" Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân Cư Sĩ full prc, pdf, epub [Huyền ảo] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tế Điên Hòa Thượng - Khánh Vân Cư Sĩ full prc, pdf, epub [Huyền ảo] Ebooks Nhóm Zalo Tiết Đại Sứ Lạy Phật Xin Con Chân La Hán Đầu Thai Cứu Thế Đổng Sĩ Hoằng Đợ Con Chôn Mẹ Hoạt La Hán Cứu Nạn Người Hiền. Ở Triệu Gia Thi Thiền Cơ Trị Bệnh Ngầm Cứu Người Nói Phật Pháp Linh Cơ Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Lý Bình Thương Bạn Thỉnh Tế Công Mã Tịnh Bắt Gian Chùa Tỳ Lô Luật Lịnh Quỷ Bắt Yêu Nhà Vương Viên Ngoại Tế Thiền Sư Trị Cáo Ở Chùa Tỳ Lô Cầu Ngọa Hồ, Dâm Tặc Giết Hòa Thượng Khánh Phong Đồn, Tế Diên Cứu Văn Sinh Hai Ban Đầu Đói Khát Đi Tìm Hòa Thượng Hai Hào Kiệt Quán Rượu Năn Nỉ Tế Công Xem Thơ Dặn, Thám Dọ Triệu Gia Lầu Gặp Nạn Phụ, Anh Hùng Tâm Trắc Ẩn Tiền Tâm Thắng Đêm Tối Trộm Bạc Tang Thánh Thủ Viên Ngầm Dọ Triệu Gia Lầu Thấy Gái Đẹp, Dâm Tặc Mời Tri Kỷ Gặp Cố Tri, Ba Tên Giặc Hái Hoa Vâng Lệnh Thầy, Anh Hùng Xu Cát Tỵ Hung Hoa Vân Long Ném Phiêu Cố Hại Ba Bạn Trấn Bát Phương Tức Giận Tìm Trương Vinh Càn Khôn Thử Đánh Phiêu Hại Dương Minh Trong Rừng Liễu, Tế Công Kinh Dâm Tặc Quán Rượu Nghèo, Ban Đầu Gặp Thánh Tăng Thi Phép Phật Giỡn Đùa Hào Kiệt Dương Lôi Trần Lại Gặp (Dâm) Tặc Nhân Mãnh Hán Nghe Xúi Tìm Huỳnh Vân Nghĩa Sĩ Đọc Thơ Nhận Lục Thông Bồng Lai Quán, Bốn Anh Hùng Trò Chuyện Tại Rừng Sâu, Mãn Hán Bị Nhát Hù Tiệm Đức Hưng, Ban Đầu Gặp Hung Tăng Quán Bồng Lai, Tế Điên Tìm Dam Tặc Mất Công Văn, Sài, Đỗ Bị Còng Thát Lời Giả Tế Công Đầu Án Huyện Long Du Ngày Phá Luôn Ba Án Nhị Long Cư Đùa Cợt Kẻ Hung Tàn Nghe Nói Xóc Nổi Giận Đánh Hòa Thượng Nghiệm Tử Thi Hung Phạm Khai Sự Tình Xem Di Thư, Quan Huyện Phục Thánh Tăng Rượt Tử Thi, Giữa Đường Gặp Ban Đầu Tế Điên Tiệm Rượu Đánh Tặc Nhân Từ Phái Quán Trọ Gặp Bạn Cũ Tiểu Thần Phi Đang Đêm Giết Khai Phong Quỷ Tế Thiền Sư Đùa Giỡn Bắt Tặc Nhân Trần Huyền Lượng Bắt Yêu Chùa Thiết Phật Mã Huyền Thông Đi Đường Gặp Tế Điên Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 123 Chương 124 Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Chương 163 Chương 164 Chương 165 Chương 166 Chương 167 Chương 168 Chương 169 Chương 170 Chương 171 Chương 172 Chương 173 Chương 174 Chương 175 Chương 176 Chương 177 Chương 178 Chương 179 Chương 180 Chương 181 Chương 182 Chương 183 Chương 184 Chương 185 Chương 186 Chương 187 Chương 188 Chương 189 Chương 190 Chương 191 Chương 192 Chương 193 Chương 194 Chương 195 Chương 196 Chương 197 Chương 198 Chương 199 Chương 200 Chương 201 Chương 202 Chương 203 Chương 204 Chương 205 Chương 206 Chương 207 Chương 208 Chương 209 Chương 210 Chương 211 Chương 212 Chương 213 Chương 214 Chương 215 Chương 216 Chương 217 Chương 218 Chương 219 Chương 220 Chương 221 Chương 222 Chương 223 Chương 224 Chương 225 Chương 226 Chương 227 Chương 228 Chương 229 Chương 230 Chương 231 Chương 232 Chương 233 Chương 234 Chương 235 Chương 236 Chương 237 Chương 238 Chương 239 Chương 240 Đào Tiểu Vũ eBook Tiết Đại Sứ Lạy Phật Xin Con Chân La Hán Đầu Thai Cứu Thế Chương 1: Tiết Đại Sứ Lạy Phật Xin Con Chân La Hán Đầu Thai Cứu Thế Năm nhà Tống dời đô về đất Lâm An ở phía Nam, nhằm niên hiệu Kiến Viêm năm thứ tư, Cao Tông hoàng đế cải hiệu là Thiệu Hưng năm thứ nhất. Thuở đó có một vị Kinh doanh Tiết đạt sứ tên là Lý Mậu Xuân, người Chiết Giang, vợ là Ứng thị rất hiền thục. Lý tướng quân vì tính nết hiền hòa, giữ quân lệnh không nghiêm nên bị bãi chức về làng. Trở về quên cũ sống đời nhàn nhã, Lý tướng quân càng ưa làm việc phước thiện, bắc cầu đắp lộ, giúp đỡ kẻ khốn cùng: mùa Đông cho áo, mùa hè thuốc men. Người trong phố chợ đều ca ngợi là Lý thiện nhơn. Tuy nhiên cũng có người xầm xì: "Tiếng là Lý thiện nhơn nhưng chưa chắc là thiện nhơn đâu. Nếu quả là thiện nhơn sao lại không con nối dõi?" Lời nói đó thấu tai Lý tướng quân làm ông dàu dàu kém vui. Lý phu nhân thấy thế liền hỏi nguyên nhân: - Phu quân sao hôm nay mặt mày kém tươi thế? Lý tướng nói: Ta vừa đi ra ngoài phố, người người đều gọi ta là Lý thiện nhơn cả, duy có kẻ xầm xì ta là kẻ giả nhân giả nghĩa để che giấu những điều xấu xa khuất lấp. Họ lại nói ta làm lành không phải do thật lòng; nếu thật lòng sao lại không con. Ta nghĩ nếu hoàng thiên có mắt, thần Phật hiển linh, đáng lẽ cho chúng ta một đứa con mới phải. Phu nhân nói: - Thưa phu quân, phận thiếp hiếm hoi, trời bắt tội không có con để phu quân có người nối dõi, đó là lỗi của thiếp, xin phu quân hãy nạp thêm nàng hầu họa may có được đứa con để ẵm bồng. Lý tướng quân nói: - Phu nhân nói thế sai rồi, ta đâu có thể làm việc bậy bạ như thế. Hơn nữa, phu nhân tuổi chưa đầy bốn mươi, còn có thể sanh nuôi con cái, chưa đến nỗi tuyệt vọng. Chúng ta nên tắm gội sạch sẽ, trai giới ba ngày rồi cùng lên chùa Quốc Thanh ở phía Bắc núi Thiên Thai lễ Phật cầu con, biết đâu Trời Phật chẳng phụ lòng ta mà nhỏ phước ban cho một đứa bé để ẵm bồng. Phu nhân nói: Ý kiến đó rất hay. Sau khi chọn ngày lành tháng tốt, Lý tướng quân cưỡi ngựa, phu nhân ngồi kiệu cùng đám gia nhân nhắm hướng núi Thiên Thai tiến phát. Từ chân núi nhìn lên: Núi cao sừng sững, đá núi chập chồng, cỏ cây rậm rạp. Lưng chừng đồi, chùa Quốc Thanh cổ kính vươn mình bên tàng lá rậm. Đàng sau cổng chùa uy nghiêm, hai lầu trống chuông cao vút. Sau năm tầng đại điện là trai đường, khách xá, kinh đường, giới đường và 25 gian Tàng kinh các. Lý viên ngoại vừa xuống ngựa, bên trong mấy Tăngnhân ra tiếp rước đưa vào nhà khách đãi trà. Đương kim phương trượng là Tánh Không trưởng lão nghe tin Lý viên ngoại đến chùa dâng hương cũng ra tiếp kiến và cho vị Tri khách đưa đi các điện dâng hương. Trước hết, viên ngoại đến Đại hùng bửu điện lễ hương khấn vái: - Cầu xin đức Phật phù hộ, ban cho đệ tử một đứa con, đệ tử nguyện trùng tu ngôi cổ sát, thếp lại kim thân để cúng dường Tam bảo. Khấn xong lại lần lượt đến các điện khác. Khi đến điện La Hán thứ tư, bỗng nhiên thần tượng từ liên đài ngã xuống đất. Tánh Không trưởng lão chắp tay niệm Phật: - Lành thay, lành thay! Bần đạo xin mừng viên ngoại được sinh quý tử, chẳng bao lâu sẽ có tin mừng. Ngày tháng như thoi đưa, Đông qua Hạ tới, chẳng mấy chốc phu nhân đến kỳ nở nhụy khai hoa. đến khi sanh nở, hào quang sáng rực khắp phòng, hương thơm tỏa ra sực nức. Thấy lạ ai nấy đều lấy làm vui mừng. Có một điều kỳ quái làm viên ngoại lo âu không xiết. Số là đứa bé sau phút chào đời cứ khóc mãi không thôi. Đến ngày thứ ba, đang lúc bè bạn hàng xóm đến chúc mừng có gia nhân vào báo tin: Phượng trượng ở chùa Quốc Thanh là Tánh Không trưởng lão đích thân đưa một phần trọng lễ đến chúc mừng. Viên ngoại vội vã ra cửa nghinh đón và mời vào khách sảnh. Tánh Không trưởng lão nói: - Bần đạo xin chúc mừng viên ngoại, chẳng hay lệnh công tử vẫn được an khang? Viên ngoại nói: - Đa tạ đại sư có lòng chiếu cố. Tệ nhi từ khi lọt lòng cứ khóc mãi, đến hôm nay cũng vẫn chưa nín. Đệ tử đang lo lắng về việc này. Xin đại sư có phương cách gì chữa trị hộ cho cháu. Tánh Không trưởng lão bảo: - Được, được! Viên ngoại sai người bồng công tử ra cho bần đạo xem thử mới biết rõ nguyên cớ. Viên ngoại nói: - Tệ nhi mới sinh có mấy ngày còn mềm mại, bồng ra quá sớm sợ e không tiện. Tánh Không Trưởng lão nói: - Không hề chi, viên ngoại chỉ cần lấy khăn mềm bọc kín công tử lại tất khỏi sợ nắng gió phạm nhằm. Viên ngoại nghe có lý, vội sai người bồng đứa bé ra cho mọi người xem. Thằng bé mặt mũi khôi ngô, phẩm chất thanh kỳ, khóc mãi không dứt. Thấy Tánh Không trưởng lão, đứa bé lập tức nín khóc và toét miệng cười. Lão Hòa thượng lấy tay vỗ vỗ trên đầu đứa bé, nói: "Thôi thôi chớ có vội cười Lai lịch nhà ngươi ta biết hết Chúng ta giao ước cùng trao đổi Bớt được tựa nương ở thế gian". Đứa bé nín khóc hẳn. Tánh Không trưởng lão nói: - Này viên ngoại, lệnh công tử có túc duyên với bần đạo, thôi để bần đạo thu nhận làm đệ tử ký danh và đặt tên là Lý Tu Duyên nhé. Viên ngoại tỏ lòng cảm tạ, cho bồng đứa bé vào trong nhà và mời Hòa thượng dùng cơm chaỵ Thọ trai xong, Hòa thượng kiếu từ trở về, các thân hữu cũng nói lời từ biệt. Viên ngoại thuê một người vú khoẻ mạnh chăm nuôi săn sóc công tử. Ngày tháng qua nhanh, thoáng chốc Lý Tu Duyên đã được 7 tuổi, suốt ngày biếng nói biếng cười, không thích chơi đùa với bọn trẻ cùng trang lứa ở hàng xóm. Đến tuổi đi học, viên ngoại mời một Tú tài già tên là Đỗ Quân Anh đến nhà kèm dạy. Ngoài ra, Lý Tu Duyên lại có hai bạn đồng song: Một là Hàn Văn Mỹ, 9 tuổi, con quan Võ Hiếu liêm Hàn Thành; và một là Vương Toàn, 8 tuổi, con quan Binh bộ Tư mã Vương An Sỹ, cháu ruột của Lý phu nhân. Ba anh em cùng chung học tập rất là vui vẻ. Riêng Lý Tu Duyên tuy nhỏ tuổi nhưng rất thông minh, học một biết mười, hễ qua mắt không quên. Đỗ lão sư cho là kỳ tài, thường khoe với mọi người: - Thằng bé này về sau sẽ nổi danh trong thiên hạ. Đến 14 tuổi, Lý Tu Duyên làu thông cả Tứ thư, Ngũ kinh, và các sách của Bách gia chư tử, hàng ngày cùng hai bạn Vương và Hàn thường ở thư phòng xướng họa thi thơ, khẩu khí rất là cao đẹp. Năm đó Lý Tu Duyên sắp sửa vào trường luyện thi lấy bằng Văn Đồng, không may Lý viên ngoại ngã bệnh nặng, mỗi lúc thêm nguy kịch. Viên ngoại cho mời người em vợ là Vương An Sỹ đến bên giường trăn trối: - Hiền đệ Ơi, ta không thể sống nổi được ở đời, từ nay xin hiền đệ thay ta săn sóc cho chị và cháu bé dại khờ. Lý Tu Duyên hãy còn nhỏ dại, hiền đệ đừng để cho nó ham chơi bỏ học. Về việc hôn nhân của cháu, ta cũng đính ước với con gái nhà Lưu Thiên Hộ đã xong. Sau khi ta mất rồi, nhà cửa không người coi ngó, việc nên hư cũng xin hiền đệ lưu ý quản nhiệm cho. Vương An Sỹ nói: - Xin anh cứ an lòng dưỡng bệnh, khỏi phải bận tâm, tôi xin hết sức giúp đỡ mọi việc. Viên ngoại lại dặn Lý phu nhân rằng: Hiền thê ơi, ta nay đã 55 tuổi, kể cũng là thọ rồi. Sau khi ta chết, hiền thê hãy cố gắng nuôi con, dạy dỗ cho nó nên người. Có như thế, ta mới yên lòng nơi chín suối. Viên ngoại dặn Lý Tu Duyên mấy câu nữa rồi nhắm mắt đi xuôi. Lý viên ngoại mất rồi, cả nhà khóc lóc vang đầy. Nhờ có Vương viên ngoại giúp đỡ, việc ma chay thập phần viên mãn. Lý Tu Duyên cư tang nên không đến trường khảo thí, Vương Toàn và Hàn Văn Mỹ đều thi đỗ tú tài. Vợ chồng Vương viên ngoại có một tòa nhà tên là Vấn Tâm lầu, tất cả các việc làm trong năm đều nghi trên tấm trướng. Cuối năm theo đó, viết một bảng biểu chương tấu cáo đất trời, không một điều chi giấu giếm. Lý Tu Duyên rất ham học đạo, mỗi khi gặp được quyển kinh nào ưa thích nghiền ngẫm không rời. Hai năm sau, Lý phu nhân cũng qua đời, Lý Tu Duyên càng thích xem kinh sách hơn nữa. Đến 18 tuổi, cư tang báo hiếu đã xong, Lý Tu Duyên nhìn thấy cõi hồng trần mộng ảo, quyết chí xuất gia đầu Phật. Mọi việc trong nhà đều nhờ Vương viên ngoại coi sóc giùm. Đến trước phần mộ song thân đốt hương khấn nguyện xong, Lý Tu Duyên lẻn ra đi, để lại một phong thư nhỏ. Vương viên ngoại đã hai ngày không thấy cháu trở về, sai người đi dọ hỏi các chỗ cũng không thấy tăm hơi..., bèn mở thư ra xem. Trên thư chỉ để lại mấy chữ vắn tắt: "Tu Duyên đã đi, Đừng tìm làm chi, Sau này gặp lại, Sẽ rõ sự nghì". Vương viên ngoại biết cháu mình ưa đọc sách Tiên Phật, bèn cho người đi tìm kiếm ở các chùa miếu lân cận, cũng không được dấu vết gì. Lại viết bản báo cáo dán khắp nơi: Ai đưa Lý Tu Duyên về nhà sẽ được thưởng 100 lượng bạc. Ai đưa tin chắc chắn Tu Duyên ở đâu sẽ hậu tạ 50 lượng bạc. Liên tiếp ba tháng trời tìm kiếm, tin tức vắng không, những tấm bố cáo ố màu rơi lả tả. Về phần Lý Tu Duyên, sau khi bỏ nhà ra đi, vui chân đi mãi, du sơn ngoạn cảnh tìm chưa được chỗ nào xứng ý xuất gia. Đến Hàng Châu, tiền bạc mang theo hết sạch, Lý Tu Duyên đến một ngôi chùa xin xuất gia nhưng không được nhận, chàng bèn đến chùa Linh Ẩn trên ngọn Phi Lai nơi Tây Hồ ra mắt lão phương trượng xin xuất gia. Hòa thượng lão phương trượng chính là kế vị đời thứ 9 bổn tự tên là Nguyên Không trưởng lão, hiện là Viên Hạc Đường, khi thấy Lý Tu Duyên liền biết chàng là kim thân La Hán đầu thai vâng lệnh Đức Phật giáng thế độ đời. Thấy chàng còn mơ hồ chưa tỉnh, Hòa thượng bèn dùng tay vỗ huyệt thiên môn của chàng ba cái. Bao nhiêu căn nguyên nguồi cội sau ba cái vỗ tức hồi phục hồi như cũ. Lý Tu Duyên sụp xuống lễ Nguyên Không trưởng lão cầu xin xuất gia và được đặt pháp hiệu là Đạo Tế. Đạo tế tọa thiền có vẻ điên điên lại có vẻ ba trợn, đạo chúng trong chùa bảo nhau kêu ông ta là Hòa thượng điên (Điên hòa thượng), lại có người gọi ông ta là ông thầy ba trợn (Phung Hòa thượng), thêm đi bớt lại rút cục thành Tế Điên tăng. Thực ra ông ta vốn là người vâng lệnh Phật Tổ xuống độ đời, mượn việc cứu khốn phò nguy để khuyến hóa chúng sanh qui về Phật pháp. Trong chùa, bất cứ ông tăng nào hễ có tiền dư đều bị trộm lấy, có y phục đẹp đẽ cũng bị đánh cắp chuồn vào tiệm cầm đồ để đổi làm đồ nhắm cho Đạo Tế cả. Rượu là món ông ta ưa thích nhất. Có người nói: - Hễ làm Hòa thượng lẽ ra phải ăn chay, cớ sao ông lại rượu thịt tối ngày như thế? Đạo Tế nói: Cổ thi Phật Tổ để một phong, Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng, Người nay tu miệng, lòng không sửa. Bần tăng lòng sửa, miệng thì không. Việc rượu thịt suốt ngày của Đạo Tế làm cho vị Giám tự là Quảng Lượng bất bình không ít. Địa vị của vị Giám tự chỉ dưới vị Phương trượng chủ trì một bậc mà thôi. Tế Điên bất chấp điều đó. Một hôm, Quảng Lượng vừa sắm một bộ tăng bào mới trị giá 40 quan, Tế Điên chụp lấy đem cầm nhậu rượu rồi đem giấy cầm đồ dán ở cổng chùa. Vị Giám tự thấy áo không cánh mà bay vội vã cho người tìm kiếm khắp nơi, mới biết áo mình nằm gọn trong tiệm cầm đồ và giấy cầm hiện dán trước cửa. Lạ một điều là gỡ mãi chẳng ra, không biết làm sao, Quảng Lượng đành hạ cổng gỡ xuống và cho bốn người khiêng đến tiệm chuộc áo. Chuộc áo áo xong, Quảng Lượng trở về bạch cùng Phương trượng: - Bạch Thầy, Đạo Tế ở chùa cứ giở chứng điên khùng không giữ thanh quỵ Bao nhiêu áo quần, tiền bạc của Tăng chúng để hở ra đều bị Ông ấy chộp lấy, xin Thầy y chiếu thanh quy mà sửa trị để răn chúng. Nguyên Không trưởng lão nói: - Không thấy Đạo Tế lấy trộm, làm sao xử trị Ông ấy được. Các ông từ nay cứ ngầm theo dõi, nếu bắt được quả tang ông ấy lấy trộm, cứ đưa đến ta xử trị. Quảng Lượng liền phái hai người đệ tử luôn theo dõi Tế Điên. Về phần Tế Điên cứ ung dung gối đầu nằm ngủ ở góc đại điện. Hai chú tiểu tăng tên là Chí Thanh và Chí Minh hàng ngày để ý rình rập. Ngày kia, chợt thấy Tế Điên ló đầu ra nhìn bốn phía, lại đến mỗi bàn dừng lại một lúc rồi lại đến một bàn khác lén lén lút lút có vẻ khả nghị Sau cùng rón rén đi ra, trước bụng gồ lên một cục, nhắm hướng chợ đi tới. Chí Thanh Chí Minh từ trong nhà lật đật kêu lớn: - Này Tế Điên! Ông trộm cái gì đó, phen này hết đường chạy tội nhé! Mỗi người một tay giữ Tế Điên lại, đưa thẳng vào Phương trượng. Trong lúc đó, Giám tự vào trước bạch với Phương trượng rằng: - Bạch thầy, Đạo Tế ở trong chùa chúng ta không giữ thanh quy, lấy trộm đồ vật của chùa, xin thầy cứ y chiếu thanh quy mà trị tội ông ấy. Nguyên Không trưởng lão nghe nói thế, than thở: "Đạo Tế ơi, đạo Tế! Ông lấy trộm đồ vật của chùa làm chi cho chúng bắt được. Ta dù có ý che chở cho ông cũng không biết nói thế nào cho phải". Bèn bảo mọi người: - Thôi, hãy đưa ông ấy vào đây. Tế Điên đến trước phòng Phương trượng, nói: - Con xin vấn an lão phương trượng. Nguyên Không trưởng lão nghiêm sắt hỏi: - Đạo Tế không giữ thanh quy, lấy trộm đồ vật của chùa mắc phải tội gì? Quảng Lượng vội thưa: - Chiếu thanh quy, người mắc tội ấy bị thâu hủy y bát giới điệp, đuổi ra khỏi chùa không được làm Tăng nữa. Phương trượng nói: - Ta sẽ phạt nặng ông ấy mới được. Đoạn quay qua Tế Điên, Phương trượng nói: - Này Đạo Tế! Hãy trình vật ấy ra đây! Tế Điên nói: - Bạch sư phụ, các huynh đệ thật là khi dể và ăn hiếp con quá. Con ngũ ở chánh điện, thức dậy dọn quét, nhân tìm đồ đựng rác không ra, con mới túm trước bụng để đem bỏ. Các huynh đệ không tin, cứ lại đây xem. Tế Điên nói rồi, lấy tay gỡ nút vạt áo ra, đất cát rơi xuống lả tả. Lão phương trượng cả giận, nói: - Hay cho Quảng Lượng, ông dám vu khống cho người hiền là kẻ trộm. Tội đó phải phạt đòn mới được. Chúng tăng sợ xanh cả mặt, không khỏi bàn tán xôn xao. Bỏ mặc tiếng ồn ào, Tế Diên nhắm hướng Tây Hồ đi tới. Thấy bên gốc cây có người thắt thòng lọng sắp treo mình, Tế Điên lật đật đến cứu người đó. Thật là: Người ngay mắc mạn gặp Thánh Tăng, Thất lạc cha con hợp một nhà. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Đổng Sĩ Hoằng Đợ Con Chôn Mẹ Hoạt La Hán Cứu Nạn Người Hiền. Chương 2: Đổng Sĩ Hoằng Đợ Con Chôn Mẹ Hoạt La Hán Cứu Nạn Người Hiền. Thơ rằng: Có công tìm tiên cảnh Tiên cảnh nào đâu xa Trước mắt không tham luyến Trong lòng ắt thảnh thơi đất trời thênh thang rộng Ung dung ngày tháng dài Suốt đời an bổn phận Nào phải đắn đo chi. Tế Điên Hòa thượng đi đến Tây Hồ thấy một người đang thắt thòng lọng định treo cổ, vội bấm linh quang biết rõ mọi việc. Nguyên người định treo cổ có tên là Đổng Sĩ Hoằng ở huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang, thờ mẹ rất hiếu thảo. Cha mất sớm, mẹ họ Tần cưới cho người vợ họ Đỗ, chẳng may gãy gánh giữa đường, để lại một đứa con gái khá lanh lợi tên là Ngọc Thợ Đổng Sĩ Hoằng nhờ nghề thợ bạc sống qua ngày. Đến năm Ngọc Thơ 8 tuổi, bà cụ họ Tần nhuốm bệnh nặng. Đổng Sĩ Hoằng hết lòng chăm sóc, hiềm nổi nhà nghèo không đủ sức lo thuốc thang cho mẹ già. Túng cùng, ông ta đành đem đợ đứa con gái của mình cho nhà tiến sĩ họ Cố lấy 50 lượng bạc, với thời hạn là 10 năm chuộc lại. Bà cụ Tần nhân không thấy mặt cháu mới gạn hỏi lý do. Đổng Sĩ Hoằng đổ thừa: - Con bé đã về chơi bên ngoại. Vì nhớ cháu, bà cụ Ốm liệt thêm, bảy ngày dây dưa rồi mất. Đổng Sĩ Hoằng phát mãi hết những đồ vật có giá trị trong nhà để chôn cất mẹ già xong, cũng đến phủ Trấn Giang làm mướn qua ngày. Thấm thoát đã 10 năm, tính lại số tiền dành dụm cũng dễ đến 60 lượng bạc. Đổng Sĩ Hoằng định trở lại làng cũ chuộc con về rồi tìm mua một ngôi nhà cũ để cha con ở. Ngày kia đến Lâm An, ngụ lại khách điếm ngoài cửa Tiền Đường, chờ hôm sau về ngõ hẻm cũ hỏi thăm nhà Cố tiến sĩ. Nào ngờ, người lối xóm đều bảo: "Cố tiến sĩ đã đi nhận chức ở tỉnh nào xa lắm, bây giờ không biết đi phương nào... ". Đổng Sĩ Hoằng nghe nói thế như sét nổ bên tai, như rơi tuột giữa vực thẳm, cố dọ hỏi khắp nơi lân cận cũng không biết Cố đại nhân trấn nhậm ở đâu và con gái mình xiêu dạt phương nào. Buồn bực, Đổng Sĩ Hoằng vào quán rượu uống ít chén giải sầu. Uống vào mấy ly rượu say túy lúy, chân thấp chân cao bước ra khỏi quán, quên cả đường về nơi ngụ, cả đến gói bạc rơi rớt lúc nào cũng chả haỵ đến khi tỉnh rượu, rờ lại gói bạc không còn. Đổng Sĩ Hoằng chậm chạp đi về phía bờ rừng, càng nghĩ càng thêm rầu rĩ: "Muốn tìm con gái rốt cục chẳng thấy được mặt, gói tiền dành dụm bao năm vô ý trắng tay, chi bằng chết phứt cho xong". Nghĩ thế rồi Đổng Sĩ Hoằng đến bên rừng, lần mở thắt lưng buộc lên nhánh cây và làm một cái thòng lọng, sắp sửa đút đầu vào. Ngay lúc đó, có một vị Hòa thượng vừa đi vừa than thở: "Chết! Chết! Phải chết mới được, chết còn sướng hơn sống trên đời. Ta treo cổ quách cho xong". Vừa nói vừa mở thắt lưng dòm lên trên cây định buộc. Hòa thượng ấy phục sức lôi thôi, bộ dạng nửa người nửa ngợm. Có thơ rằng: Mặt chẳng lau, đầu chẳng cạo, Mắt say hé mở nhắm liền vô, Như điên như dại, như khờ khạo, Gặp chỗ khôi hài thích giở trò, Tăng y rách nát chẳng kín thân, Trên dưới xun xoe tiền rủng rẻng, Tơi tả quanh mình khiếu với chầm, Giày dây đứt nối đỏ cùng đen, Tăng hài mòn rách còn lại đế, Sức mạnh cặp đùi tuy nhỏ thó, Càn khôn bốn bể mặc tiêu dao, Qua sông trèo núi nhanh như gió, Kinh chẳng đọc, thiền bất biết, Rượu thịt tối ngày, giở trò xiếc, Thức mê khuyến thiện độ quần sinh, Cứu vớt nhân gian bất bình diệt, Đổng Sĩ Hoằng liếc mắt theo dõi, nghe Hòa thượng nói: "Ta chết cho rảnh", rồi thò vào thòng lọng. Đổng Sĩ Hoằng lật đật chạy đến, nói: - Này Hòa thượng ơi, ông vì cớ gì mà làm việc uổng đời như vậy? Tế Điên nói: - Ba năm nay, tôi theo sư phụ đi hóa duyên khắp nơi, cực khổ trăm điều, tính lại chỉ vừa năm lượng bạc. Hôm nay sư phụ sai tôi ra chợ sắm hai bộ tăng bào và tăng mão (mũ ni). Thèm rượu quá, tôi ghé vào quán uống chơi vài chén, ngờ đâu say quá đánh rơi mất 5 lượng bạc mang theo. Bây giờ tôi còn mặt mũi nào trở về gặp sư phụ nữa. Mất tiền này, sư phụ tôi thế nào chẳng nổi giận đánh mắng. Nghĩ tới nghĩ lui, thôi thà chết cho khoẻ. Đổng Sĩ Hoằng nghe nói thế, liền nói: - Này Hòa thượng, 5 lượng bạc có xá gì mà ông lại muốn tìm cái chết. Tôi cũng làm người mắc nạn, sẳn trong túi có 5 - 6 lượng bạc vụn để cũng chả làm gì. Ông lại đây, tôi đem số tiền giúp đỡ ông. Nói xong thò tay vào bọc lấy bạc đưa cho Tế Điên. Tế Điên cầm bạc 5 trong tay, cười ha hả nói: - Bạc của ông không tốt bằng bạc của ta, lại vụn nát lấm chấm. Tuy vậy cầm tạm cũng được. Đổng Sĩ Hoằng nghe nói không vui, thầm nghĩ: "Mình đã biếu ông hết cả tiền mà ông còn chê là bạc xấu!". Rồi nói: - Hòa thượng ơi, có tiền rồi đó, ông mặc ý mà xoay xở đi. Tế Điên nói: Tôi đi nhé. Đổng Sĩ Hoằng lẩm bẩm: "Ông Hòa thượng này thật chẳng biết điều chút nào cả, mình có bao nhiêu cho hết mà ông lại còn chê là bạc xấu. Lúc đi, họ tên mình ông cũng không hỏi, cả đến tiếng cám ơn cũng không. Thiệt là hạng hạ cấp. Ôi, để chết đi cho rảnh". Đang lúc đùng đùng nổi giận như thế, lại thấy Tế Điên từ đằng kia trở lại nói: - Hòa thượng ta một khi thấy bạc là quên hết, cũng không hỏi ân công tên họ là gì? Tại sao ra nông nỗi thế? Đổng Sĩ Hoằng đem việc mình mang bạc đi bị mất ra sao lần lượt thuật lại. Tế Điên nói: - Té ra ông cũng là người mất bạc để cha con không được gặp mặt nhau. Như vậy ông chết là đáng lắm! Thôi ta đi nhé! Đổng Sĩ Hoằng nghe thế, giận nói: - Ông Hòa thượng này thiệt mất lịch sự quá, mở miệng nói toàn những việc không đâu vào đâu. Tế Điên đi được năm sáu bước, quay lại hỏi: - Này Đổng Sĩ Hoằng, ông muốn chết đó là muốn chết thiệt hay chết giả? Đổng Sĩ Hoằng nói: - Tôi muốn chết thiệt thì sao? Tế Điên nói: - Ông muốn chết thiệt hử? Ta sẽ giúp ông trọn tình trọn nghĩa: Bộ quần áo ông đang mặc đáng giá năm sáu lượng bạc. Khi ông chết bị chồn xé, quạ rỉa rách nát cũng uổng, chi bằng cởi ra đưa cho tạ Cởi hết ra, cởi hết ra, chết chẳng là thoải mái lắm sao? Đổng Sĩ Hoằng nghe thế, giận run cả người, nói: - Hay cho Hòa thượng, ông trọn tình trọn nghĩa quá! Tôi với ông bèo nước gặp nhau, tôi cho ông mấy lượng bạc, ông lại nói với tôi những lời khó nghe nhỉ? Tế Điên vỗ tay cười ha hả nói: - Lành thay, lành thay! Ông chưa muốn chết vội, ta hãy hỏi ông: số bạc ấy đã mất rồi, ông lại muốn chết. Số tiền 50 - 60 lượng kể có là bao, ta sẽ tìm giùm con gái ông có bằng lòng không? Đổng Sĩ Hoằng nói: - Hòa thượng ơi, số tiền mang đi chuộc con tôi đã đánh mất rồi. Giả sử bây giờ có tìm gặp nó, tôi cũng không biết lấy gì để chuộc ra được. Tế Điên nói: - Được, được, ta sẽ có cách. Ông cùng đi với ta nhé! Đổng Sĩ Hoằng hỏi: - Hòa thượng hiện tu ở chùa nào? Và quý hiệu là chi? Tế Điên nói: - Bần đạo tên là Đạo Tế, tu ở chùa Linh Ẩn trên núi Phi Lai nơi Tây Hồ, người ta thường gọi là Tế Điên tăng. Đổng Sĩ Hoằng thấy Hòa thượng nói năng khác thường, lại có ý cứu vớt hoạn nạn cho mình, bèn nói: - Thưa sư phụ, chúng ta sẽ đi đâu? Tế Điên chỉ nói: Đi! Đoạn xoay mình cắp tay Đổng Sĩ Hoằng đi tới trước, vừa đi vừa hát: Đi đi đi, dạo dạo dạo. Không thị, không phi suốt tháng năm. Ngày nay mới biết xuất gia quý. Ăn năn thuở trước kiếp ngựa trâu! Ân với ái? Chỉ là mộng ảo. Vợ cùng con? Chi khác ma đầu! Chi bằng ta, tay trắng với một bầu. Chi bằng ta, qua phố phủ, kinh châu. Chi bằng ta thong thong thả thả. Chi bằng ta lãng đãng giang hồ Suốt ngày vui sống đời thư thả, Cũng chẳng ưu tư cũng chẳng sầu. Vẹt gót giày băng đồng trèo núi, Rách tăng y vượt suốt qua sông Ta cũng hát hè ca với xướng Ta cũng cương hề lại cũng nhu. Ngoài thân thể hợp cùng trời đất Nào ngại chi đời chẳng chỗ dung. Trời cũng thây, đất cũng thây. Vui vui vẻ vẻ ngạo vương hầu. Buồn ngủ khoanh tròn say một giấc, Tỉnh lại sự đời chả đáng chị Đến một ngõ hẻm, Tế Điên bảo Đổng Sĩ Hoằng: - Ông đứng ở ngoài này nhé, giây lát sẽ có người ra hỏi ngày tháng năm sinh của ông. Ông cứ thực mà nói, đừng đi đâu nhé. Hôm nay ta sẽ làm cho cha con ông được đoàn tụ. Đổng Sĩ Hoằng nói: - Cúi xin Thánh Tăng từ bi thương xót. Tế Điên ngước mắt nhìn thấy mười mấy tên gia đinh đang ngồi phía trong cổng một tòa nhà cao lớn với biển đề treo cao, biết rằng đây là nhà một vị quan nào, bèn xăm xăm đi tới hỏi: - Kính chào chư vị, đây có phải là nhà Triệu lão gia không? Gia nhân thấy vị Hòa thượng ăn mặc lôi thôi, trả lời: - Phải đấy, chủ nhân chúng tôi họ Triệu, Hòa thượng hỏi có việc chi? Tế Điên nói: - Nghe người ta nói bà cụ Ở nhà bệnh thế trầm trọng sợ e khó sống, ta muốn đến tìm chủ nhân của các người để trị bệnh cho bà cụ. Gia nhân nói: - Hòa thượng đến thật đúng lúc; bà cụ, nhân vì tiểu chủ bệnh, nặng lòng lo cho cháu, lo quá thành bệnh. Gia chủ đã rước khá nhiều thầy thuốc đến điều trị mà chưa thấy thuyên giảm. Gia chủ chúng tôi tên là Triệu Văn Hội rất có hiếu với mẹ, thấy bà cụ bị bệnh nặng, hễ có thầy thuốc nào tài giỏi đều cho người mời đến để trị bệnh. Gần đây có một vị viên ngoại họ Tô tên Bắc Sơn, cũng có bà cụ mắc bệnh. Bên đó mời được một vị lương y tên là Lý Hoài Xuân, trác hiệu là Trại thúc hòa, rất tinh thông y lý. Chủ nhân chúng tôi vừa sang nhà Tô viên ngoại để mời y sĩ về. Vừa nói đến đó, bên ngoài có một đoàn người cưỡi ngựa về tới. Ba người đi trước, một người cưỡi ngựa bạch, tướng mạo đẹp đẽ, tuổi trạc 30, đầu đội khăn bốn góc, trên có cài phiến ngọc, mình mặc áo cừu viên ngoại, trên đó thêu hàng trăm con bướm nhỏ, chân mang đôi giày gấm, da mặt hơi trắng, dưới cằm không râu. Người này chính là Trại thúc hòa Lý Hòa Xuân. Người thứ hai đội khăn lam chéo góc thêu khảm ngọc đẹp, mình mặc áo cừu lam, chân mang giày xanh, mặt như trăng rằm, đôi mắt hiền từ, râu ba chòm phất phơ trước ngực. Người này chính là Tô bắc Sơn viên ngoại. Người thứ ba cũng có dáng dấp một phú ông viên ngoại, mặt trắng râu dài, ngũ quan thanh tú. Tế Điên thấy rồi, ra trước đầu ngựa nói: - Xin ba vị khoan đi đã, Hòa thượng ta chờ quý vị đã lâu rồi. Triệu Văn Hội ở phía sau thấy một vị Hòa thượng khùng khùng cản lối, vượt lên trước nói: - Này Hòa thượng, chúng tôi có việc gấp, rước thầy thuốc về trị bệnh cho mẹ già. Hòa thượng muốn hóa duyên thì để ngày khác, hôm nay không được đâu. Tế Điên nói: - Không phải đâu, Hòa thượng ta đâu có đi hóa duyên. Nghe nói trong quý phủ có bà cụ bệnh nặng, ta muốn đến thăm bệnh nhơn, phải đi cứu bệnh mới được. Ý của Hòa thượng ta chỉ cốt đến trị bệnh mà thôi. Triệu Văn Hội nói: Tôi đã mời thầy thuốc rồi, vị này là một danh y đương thời. Thôi, Hòa thượng đi đi, tôi không mời ông. Tế Điên quay nhìn Lý Hoài Xuân với một mắt, nói: - Ông là danh y đương thời hử? Tôi xin hỏi ông một vị thuốc này xem trị bệnh gì? Lý Hoài Xuân nói: - Xin Hòa thượng cứ hỏi. Tế Điên nói: - Bánh bao mới ra lò trị bệnh gì? Lý Hoài Xuân nói: - Sách bản thảo không có nói vị đó, tôi không biết. Tế Điên cười ha hả, nói: - Cả đến vìệc quan trọng dường ấy ông không biết mà lại dám xưng là danh ỵ Này nhé, bánh bao mới ra lò là trị bệnh đói, có phải không? Ông nói không trôi, Vậy ta sẽ vào nhà họ giúp đỡ ông một tay nhé! Lý Hoài Xuân nói: - Được, Hòa thượng muốn đi thì cứ đi. Triệu Văn Hội và Tô Bắc Sơn cũng không tiện ngăn trở, lấy mắt nhìn nhau rồi cùng nhau tiến vào cổng. Đến trước phòng của Triêu thái thái, gia nhân dâng trà xong, Lý tiên sinh chẩn mạch cho bà cụ, nói: - Đây là chứng đàm ứ uất kết bừng lên, Phải trị bằng cách cho mửa cục đàm đó ra mới lành bệnh. Bà cụ tuổi tác đã cao, khí hhuyết kém suy, không thể trị bằng cách đó được. Xin viên ngoại thỉnh một vị lương y khác cao minh hơn. Triệu Văn Hội nói: - Thưa tiên sinh, không ở trong y giới, làm sao tôi biết vị nào là cao minh để tôi mời, xin tiên sinh vui lòng tiến cử hộ. Lý Hoài Xuân nói: - Ở Lâm An này chỉ có tôi và Thang Vạn Phương mà thôi. Bệnh nào ông ấy trị được, tôi cũng trị được. Ngược lại, bệnh nào tôi trị không được, ông ấy cũng đành thúc thủ mà thôi. Chúng tôi tài học ngang nhau. Câu chuyện đến đó bỗng nghe Tế Điên nói: - Các ông đừng quá lo, để Hòa thượng ta chẩn mạch bà cụ thử xem. Triệu Văn Hội là người con chí hiếu, nghe thế lật đật nói: - Phải đấy, xin kính mời Hòa thượng. Lý Hoài Xuân cũng muốn xem tài nghệ Hòa thượng ra sao. Chỉ thấy Tế Điên đến trước lão thái thái vỗ tay nói: - Lão thái thái chưa chết được đâu, xương sọ còn cứng lắm mà. Lý Hoài Xuân nói: - Hòa thượng này khéo nói chuyện tầm ruồng không. Tế Điên nói: - Được rồi, để Hòa thượng ta đem cục đàm ra là xong. Nói rồi, Tế Điên đến trước lão thái thái nói: - Đàm a đàm, ra đây mau, ra đây mau! Mi ở trong đó tức chết lão thái thái ư? Lý Hoài Xuân cười thầm: "Thực là đồ bá vơ ở đâu". Chỉ thấy lão thái thái ho ra một cụ đàm. Tế Điên thò tay vào mình lấy một viên thuốc vò vò, hô: - Đem một chén nước âm dương ra đây! Giây lát, gia nhân đem nước tới. Triệu văn Hội vội hỏi: - Thuốc đó tên là chi mà có thể trị bệnh cho mẫu thân của tôi được? Tế Điên cười lớn, tay cầm hoàn thuốc, nói: Thuốc này tùy thân dùng mãi mãi Chẳng phải hoàn tán với cao đơn Tạp bênh uốngvào liền hiệu nghiệm Bát bửu tiên y Trừng nhãn hoàn. Tế Điên nói xong, thà viên thuốc vào chén nước, nói: - Lão thái thái vì lòng lo lắng nóng nảy, nên bị một cục đàm vọt lên lập tức hôn mê bất tỉnh. Qúy vị nên khéo léo phò dưỡng lão bà và cho uống viên thuốc này, lập tức có công hiêu. Triệu Văn Hội nghe nói như thế, biết Hòa thượng này lai lịch phi thường nên nói nguyên nhân gây bệnh rất đúng, vội nói: - Bạch Thánh tăng, xin người từ bì cứu giúp chọ Mẹ cửa con nhân vì quá lo lắng cho bệnh tình của cháu nội, lòng dạ cấp bách mà ra nông nỗi. Con có một đứa bé mới lên 6 tuổi không biết bị chứng bệnh oan nghiệt gì mà cứ hôn mê bất tỉnh luôn. Mỗi lần như thế, mẹ con lo sợ cuống cồng mới bị đàm chặn nghẹt như thế. Sư phụ có ý trị bệnh cho mẹ con, luôn tiện xin rủ lòng thương chữa trị cho cháu. Tế Điên bảo đem thuốc đổ cho bà cụ, giây lát đàm hạ bình phục như xưa. Triêu Văn Hội đến thỉnh an lão thái thái rồi lại dập đầu cầu xin Hòa thượng trị bệnh cho con mình. Tế Điên nói: - Muốn Hòa thượng ta trị cho thằng bé hết bệnh không phải là chuyện khó, chỉ cần y theo những điều kiện sau đây. Triệu văn Hội hỏi: - Bạch Hòa thượng, điều kiện đó thế nào? Tế Điên thông thả nói: - Điều kiện ấy thế này... thế này..! www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Ở Triệu Gia Thi Thiền Cơ Trị Bệnh Ngầm Cứu Người Nói Phật Pháp Linh Cơ Chương 3: Ở Triệu Gia Thi Thiền Cơ Trị Bệnh Ngầm Cứu Người Nói Phật Pháp Linh Cơ Thơ rằng: Cây cỏ hương hoa cũng hiếu thiền Mấy người nấy ná thoát trần duyên Đạt Ma Tây trúc truyền Đông đô. Đạo Tế Tây Hồ cưỡi rượu thuyền Mưa núi mịt mờ xiên lại thẳng Giọt sen lác đác khẳm rồi nghiêng Mây trắng la đà trôi tự tại Bên rừng thong thả ấy thần tiên. Tế Điên nói: Bệng đó trị không khó, ngặt vị dẫn thuốc hơi khó tìm. Phải tìm cho được người đàn ông 52 tuổi, sanh ngày mồng 5 tháng 5 và đứa con gái 19 tuổi sanh ngày mồng 5 tháng 8. Lấy nước mắt của hai người đó hòa với thuốc uống mới hiệu nghiệm. Tô Bắc Sơn và Lý Hoài Xuân thấy Hòa thượng có hành động khác thường như vậy, bèn hỏi Hòa thượng hiện ở đâu, pháp hiệu là chỉ Tế Điên một mạch nói rõ. Triệu Văn Hội sai gia nhân tìm một người đàn ông 52 tuổi sanh ngày mồng 5 tháng 5. Mọi người đổ xô đi tìm, sang đến các nhà kế cận cũng không có. Có người đúng tuổi mà ngày tháng sanh không đúng; có người ngày tháng đúng nhưng số tuổi không phải. Một gia nhân đi ra ngoài cổng thấy một người đàn ông đang đứng, tuổi trạc 50, liền chấp tay hỏi: - Xin hỏi lão huynh họ tên chi? Người kia đáp: - Tôi họ Đổng, tên Sĩ Hoằng, vốn người Tiền Đường. đang ở đây đợi một người. - L ão huynh có phải 52 tuổi không? - Đúng. - Lão huynh sanh ngày mùng 5 tháng 5? - Quả vậy. Gia nhân vội bước tới nói: - Xin mời Đổng lão gia đi cùng tôi vào trong này, gia chủ tôi có lời mời. Đổng Sĩ Hoằng nói: - Chủ nhân của ngươi làm sao biết ta mà mời? Ngươi phải nói rõ ta mới chịu đi. Gia nhân bèn đem việc tìm vị dẫn thuốc kể lại, Đổng Sĩ Hoằng mới chịu theo vào ra mắt Tế Điên và Triệu Văn Hội. Tế Điên nói: - Mau đi tìm đứa con gái 19 tuổi sanh mồng 5 tháng 8 mới xong. Đổng Sĩ Hoằng nghe nói đến ngày tháng sanh của người con gái giống hệt ngày sanh của con gái mình, nên hồi hộp không an. Một lát, gia nhân vào thưa: Cố nhưng nhưng, có một đứa a hoàn tên là Xuân Hương, 19 tuổi, ngày sanh đúng là mồng 5 tháng 8, tôi đã dẫn vào đây. Dứt lời, từ bên ngoài một người con gái đi vào. Đổng Sĩ Hoằng nhìn ra chính là con gái mình, động nối thương tâm, lệ tuôn lã chã. Cô gái thấy mặt cha mình, mừng vui lẫn lộn, sụt sùi rơi nước mắt. Tế Điên vỗ tay cười ha hả: - Lành thay, lành thay! Hôm nay ta làm một việc lợi cả ba, hoàn toàn mỹ mãn. Nói rồi thò tay vào túi lấy viên thuốc, bảo gia nhân lấy nước có trộn nước mắt vừa hứng hòa với thuốc đem đổ cho Triệu công tử. Giây lát, công tử tinh thần thanh sảng, lành mạnh như xưa. Tế Điên mới kể cho Triệu Văn Hội nghe việc Đổng Sĩ Hoằng mất bạc định treo cổ và được mình đưa đến đây để cha con gặp nhau. Triệu Văn Hội giúp cho Đổng Sĩ Hoằng 100 lượng bạc để cha con làm vốn sanh nhai và tìm mua cho Cố nhưng nhưng một đứa a hoàn khác. Lý Hoài Xuân hỏi ra mới biết Hòa thượng là Tế Điên trưởng lão ở chùa Linh Ẩn. Tô Bắc Sơn tới trước Hòa thượng đảnh lễ cầu xin từ bi trị bệnh cho mẫu thân. Tế Điên đứng rột dậy, nói: - Hòa thượng ta đến nhà ông nhé. Tô Bắc Sơn nói: Thế thì quý lắm. Triệu văn Hội biết không thể lưu lại được, bèn đem 100 lượng bạc tặng cho Tế Điên để sắm y phục. Tế Điên nói: - Ngươi muốn tạ Ơn Hòa thượng ta, hãy kề tai nghe ta nói như vầy... như vầy... Triệu Văn Hội thưa: - Xin sư phụ chớ lo, ngày hôm nay con sẽ đến đó. Dặn Triệu Văn Hội xong, Tế Điên và Tô Bắc Sơn cùng ra khỏi nhà họ Triệu. Vừa đến thư phòng, Hòa thượng hỏi: - Lệnh đường lão thái thái mắc bệnh đến nay đã rước được mấy vị thầy thuốc chẩn trị? Tô Bắc Sơn nói: - Thật không dối chi Hòa thượng, từ trước tới nay cũng mời khá nhiều thầy thuốc nhưng bệnh chưa thấy thuyên giảm. Trước đây có mời một vị thần y là Thang Vạn Phương đến chẩn trị bệnh cũng không thấy bớt, kế đến mời Lý Hoài Xuân đến xem mạch, bệnh vẫn trơ trợ Vị thầy thuốc nào đến xem mạch cũng bảo là do tuổi cao khí huyết suy kém không thể phò dưỡng được. Tôi chỉ biết cố hết sức mình, được từng nào hay từng ấy. Hôm nay gặp được Thánh Tăng, thật là tam sinh hữu hạnh, lão mẫu chắc sẽ lành bệnh. Nói rồi dẫn Hòa thượng đi thăm bệnh. Qua hiên thanh trúc đi suốt năm gian nhà đến phòng lão thái thái. Thái thái đang nằm trên giường. Hai đứa a hoàn thấy Hòa thượng tăng bào rách nát bèn che miệng cười. Tế Điên nói: Đừng cười bộ y phục rách nát, hãy nghe ta nói: Chớ nhạo không tiền y phục rách, Bản lai diện mục có mới hách. Gia nhân dâng trà lên. Thấy Tế Điên cầm một viên thuốc, Tô Bắc Sơn liền hỏi: - Bạch sư phụ, thuốc đó tên chi? Đây là diệu dược của Hòa thượng ta, tên là "Yếu mạng đan". Người sắp chết uống vào sẽ hồi sinh ngay, nó còn một tên khác là "Thần thối trừng nhản hoàn". Tô Bắc Sơn lấy thuốc hòa đổ cho mẹ... Giây lát thái thái bình phục như xưa. Tô Bắc Sơn dặn người dọn cơm rượu rồi mời Hòa thượng vào thư phòng dùng tiệc, đàm luận việc cổ kim. Tế Điên chữ nghĩa đầy mình, kinh luận gồm đủ, biện bác thao thao. Tô Bắc Sơn mới biết trước mặt mình là một ngoại thế cao nhân, bèn bái Hòa thượng làm thầy và thay y phục khác cho Tế Điên. Tế Điên một mực khước từ và nói: - Ngươi muốn đền ơn ta chỉ cần làm như vầy... như vầy. Ta đi đây. Tô Bắc Sơn nói: - Bạch sư phụ, nhà này coi như là nhà của sư phụ, lúc nào thích đến xin sư phụ cứ đến ở đây. - Tốt lắm, bây giờ ta phải về chùa. Tế Điên nói rồi bước ra hè phố vừa đi vừa hát nghêu ngao: Nào có ra chi chức tước hầu, Ăn sang mặc đẹp quá phong lưu, Đến nay tính lại còn ai nhỉ, Nắng quái gò hoang nắm cỏ rầu! Như bọn ta suốt đời thư thả, Xem việc đời nhẹ tựa giấc chiêm bao, Dắt người mê trở về bến giác, Phá tâm mê trực nhận bản lai. Tế Điên về chùa ngủ ở lầu Đại Bi suốt ngày. Quảng Lượng muốn hại Tế Điên cho bỏ ghét để trả mối thù ngày nọ, bèn sai tên đệ tử là Tâm Thanh lén phóng hỏa đốt lầu giết chết Tế Điên. Lần đầu Tâm Thanh mới vừa lum khum châm lửa, bị Tế Điên đái tưới trên đầu, nước văng tung tóe, lửa tắt ngấm. Lần thứ hai, lầu Đại Bi bén lửa, khói bốc mù trời, tàn lửa bắt tứ tung. Chúng tăng trong chùa giật mình tỉnh giấc, hô: - Cháy! Cháy! Tế Điên Hòa thượng ngủ trên lầu chắc bị lửa cháy chết rồi! Thật là họa kiếp. Mọi người hò nhau dập tắc lửa. Giám tự tăng Quảng Lượng cho là phen này Hòa thượng điên thế nào cũng bị lửa đốt cháy chết. Còn đương mừng thầm, bỗng thấy Tế Điên từ chánh điện bước ra cười ha hả, nói: Người nào bảo chết trời không nỡ, Trời bắt người chết nào khó chi! Quảng Lượng thấy Tế Điên còn sống nhăn, trong lòng không vui, trở vào bạch với Phương trượng: Bạch Phương trượng, Đạo Tế để lửa cháy lầu Đại Bi, phải nên trị tội ông ấy mới được. Lão Phương trượng nói: - Lửa cháy lầu Đại Bi, đó là ý trời. Đạo Tế còn có can chi vào việc đó. Quảng Lượng lại bạch Phương trượng: - Trong nước có phép vua, ở chùa có thanh quy: Trong chùa chúng ta áng thời khắc mà nổi lửa, ăn cơm, ngủ nghỉ, Đạo Tế để đèn chong suốt đêm, lửa phàm lẫn lửa thần mới ra cớ sự. Tội cháy lầu Đại Bi thuộc về ông ấy. Cứ theo thanh quy thì tội ấy phải bị thâu hồi y bát, giới điệp, đuổi ra khỏi chùa không cho làm Tăng nữa. Lão phương trượng nói: Phạt như thế thì quá nặng, bắt ông ta đi khuyến hóa về trùng tu lại chùa là xong. Bảo thị giả kêu Đạo Tế vào dạy việc. Giây lát, Đạo Tế từ bên ngoài bước vào thưa: - Bạch phương trượng, Đạo Tế ra mắt Ngài. Lão phương trượng nói: - Này Đạo Tế, ông không giữ thanh quy, chong đèn cả đêm làm lầu Đại Bi bị cháy rụi. Ta phạt ông bằng cách đi hóa duyên trùng tu lại ngôi lầu ấy. Công tác trùng tu cần đến muôn lượng bạc. Ông đến hỏi sư huynh ông xem cho thời hạn hóa duyên là bao lâu. Tế Điên quay sang Quảng Lượng hỏi: - Thưa sư huynh, sư huynh cho thời hạn tiểu đệ là bao nhiêu ngày? Quảng Lượng nói: - Ba năm được không? Tế Điên nói: - Không được, lâu quá! Xin rút ngắn lại một ít. - Một năm được không? - Không được, còn lâu lắm, Xin rút ngắn thêm nữa. - Thôi nữa năm nhé? Tế Điên lắc đầu nói còn lâu quá. Quảng Lượng đưa thời hạn một tháng, Tế Điên vẫn còn chê lâu quá. Quảng Lượng lại nói: - Vậy trong một ngày ông có thể hóa duyên đủ một muôn lượng được không? - Một ngày hóa duyên một muôn lượng hả? Thôi huynh đi đi, tôi không đi đâu. Tế Điên nói rồi cười ha hả. Chúng tăng xôn xao cùng nhau nghị luận: - Trong thời hạn một trăm ngày cho ông ấy đi hóa duyên, nếu được một muôn lượng bạc sẽ lấy công chuộc tội. Tế Điên ưng chịu mỗi ngày đi hóa duyên, ở Lâm An cho thuốc cứu người phổ độ chúng sanh, thâu đồ dệ ký danh không xiết kể nhưng giả bộ khùng điên không lộ bản lai diện mục của mình. Một ngày kia, Tế Điên đang ở sườn núi phía sau ngọn Phi Lai, gặp hai người thợ săn vác thỏ, chồn, nai, hươu, bèn bước ra cản lối hỏi: - Xin hỏi quý vị họ tên là chỉ Và định đi đâu đó? Người kia trả lời: - Tên là Trần Hiếu, trác hiệu là Mỹ nhiệm công, còn người này là anh em kết nghĩa với tôi tên là Bệnh phục thần Dương Mãnh, chúng tôi từ trên núi trở về. Chẳng hay sư phụ là ai? Tế Điên nghe nói cười ha hả, hát: Sáng ra ngoài hang núi Suốt ngày bắn với săn Vì muốn béo thân mình Kẻ khác đành chịu chết. Dương Mãnh, Trần Hiếu biết Hòa thượng là bậc cao nhân ẩn sĩ, lập tức quỳ xuống hành lễ, bái Tế Công làm thầy và nói: - Anh em tôi từ nay xin đổi nghề, theo bèn bạn làm cho h ảng bảo tiêu để sinh sống, cải ác tùng thiện. Tế Điên nói: - Tốt lắm, các ngươi không bao lâu sẽ phát đạt. Hai người từ tạ ra về. Tế Điên ở trong chùa suốt ngày chè chén lu bu, chẳng đi hóa duyên nơi nào hết. Quảng Lượng cũng không thèm hối thúc, nghĩ rằng cứ đến kỳ hạn y luật mà đuổi Tế Điên ra khỏi chùa là xong. Thời gian qua mau, thấm thoát đã hơn ba tháng mà Tế Điên chẳng hóa duyên được một lượng bạc nào. Ngày kia, Tế Điên thấy vị sư giữ cổng chùa đi vắng, bèn đến điện Hộ Pháp ngắm nhìn thần tượng uy nghi, tướng mạo đẹp đẽ rồi nói: - Lão Vi Đà này, ông đi chơi với ta nhé! Nói rồi vác ông Hộ Pháp đi ra cổng. Kẻ qua lại hai bên đường xì xào: "Mấy vị coi kìa, từ đó tới giờ Hòa thượng đi hóa duyên rất nhiều, có vị chỉ cầm cái chìa khóa lớn, có vị gõ cái mõ thật to, chứ chưa có ai vác ông Hộ Pháp Vi Đà đi khắp phố như thế này". Tế Điên cười hề hề nói: - Các người không biết nói lung tung thế, chớ đây là người giúp việc đắc lực trong chùa chúng tôi đây. Mọi người nghe thế đều cười rộ. Tế Điên đang đi bỗng ngước nhìn thấy phía trước có một luồng đen xông thẳng lên trời, bèn bấm linh quang rồi vỗ tay nói: - Lành thay, lành thay! Ta đâu bỏ qua được. Bên đường là một quán rượu tên Túy Tiên lầu, với bài thơ viết đại tự phía trước: Thái Bạch rượu vào thơ trăm thiên Trường An phố thị ngát hơi men Thiên tử cho vời trơ mắt ngó Muôn tâu: thiên hạ, Tửu Trung Tiên. Tế Điên bước vào nói: - Ôi chao mệt quá, Chưởng quỹ đâu? Bên trong nghe tiếng đi ra một chưởng quỹ, thấy khách đến chỉ là một Hòa thượng đi hóa duyên, bèn nói: - Hòa thượng ơi, ở đây mồng một và ngày rằm chúng tôi mới thí tiền. Tế Điên nói: - Phải đó, ở đây ngày rằm và mồng một mới bán cơm. Rồi ra đứng chặn ngoài cửa. Giây lát từ hướng Đông có ba người đi lại. Phổ ky mời khách vào. Tế Điên đưa tay cản, nói: - Ba vị muốn ăn cơm hử, ở đây ngày rằm và mồng một mới bán cơm. Ba người khách nghe nói thế kéo nhau sang tiệm khác. Ba bốn mối như thế đều bị Tế điên xua đi hết. Vị chưởng quỹ nổi giận, từ trong bước ra nói: - Này Hòa thượng, ông đuổi khách của tôi đi chỗ khác hết là ý gì thế? Tế Điên nói: - Ta muốn ăn cơm, vừa bước vào cửa ông bảo cho biết là ngày mồng một và rằm, ta mới biết là ngày mồng một và ngày rằm các ông mới bán cơm chứ. Chưởng quỹ nói: - Tôi tưởng ông đi hóa duyên mới nói ngày mồng một và rằm chúng tôi mới thí tiền cho Tăng được. Tế điên nói: - Không phải đâu, ta đến ăn cơm mà. - Vậy thì xin mời vào. Tế Điên vác ông Hộ Pháp vào trong nhà, lựa một bàn sạch sẽ ngồi xuống, kêu mấy món ăn, bốn năm hồ rượu, ăn xong kêu tính tiền. Cộng tất cả tiền cơm rượu là một ngàn sáu trăm tám mươi tiền. Tế Điên nói: - Ghi sổ đi, hôm khác ta ăn nữa tính chung một thể. Chưởng quỹ sớm lưu ý việc này, liền bước tới nói: - Này Hòa thượng, ăn cơm thì phải trả tiền. Hôm nay Hòa thượng ăn cơm rồi không trả tiền không đi được đâu. Phải trả 1.680 đồng tiền đã. Tế điên đang phân bua với phổ ky, bổng nghe bên ngoài có tiếng hét vang như sấm, hai người tướng mạo hùng vĩ bước vào. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 4 Chương 4 Vác Hộ Pháp rượt yêu khắp trang viện Bệnh phục thần giận đánh lão đại nhân Có thơ rằng: Cửa gỗ dựng rồi chửa muốn sang Dõi nhìn chim chậu nhảy lan man Nhà ngọc dễ chôn thiên cổ hận Gác vàng khó đổi một thân nhàn Mây giăng đầu núi soi lòng thác Lá rụng rừng thu thấu viễn san Thông già thở khói màu xanh biếc Phải trái xem tuồng mây trắng ngang. Nhắc lại Tế Điên đang cải lộn với phổ ky trong quán cơm, bỗng có hai người vén rèm đến trước Tế Điên vái chào. Người đi đầu thân hình cao lớn, đầu đội khăn lam kim tuyến có gắn hai hạt châu, mình mặc tiễn tụ bào màu lam, lưng thắt giây tơ, chân mang giày võ sinh, ngoài choàng áo lông thêu hoa, sắc mặt hơi vàng, mày dài mắt to, đôi mắt thần quang lóng lánh, mũi thẳng miệng rộng, dưới cằm vuông, bộ râu đen phất phơ trước ngực. Người đi sau, tuổi ngoài hai mươi, đầu đội khăn đoạn thêu ngũ sắc, mình mặc áo đoạn tiễn tụ bào thêu ba đóa hoa lam, chân mang võ hài, choàng ngoài một áo cừu lam, mặt trắng bệch không huyết sắc như mùa giấy trắng. Vị đi trước chính là Mỹ nhiệm công Trần Hiếu, người đi sau là Bệnh phục thần Dương mãnh, hai người này từ hảng bảo tiêu trở về định lên Linh Ẩn tìm Tế Điên. Đến ngang quán cơm nghe tiếng cãi cọ Ồn ào liền vén rèm bước vào, thấy Tế Điên đang cải nhau với phổ ky vội bước tới chào và nói: - Bạch sư phụ, sao sư phụ lại cãi nhau ở chỗ này? Mấy đứa này có khi dễ sư phụ không? Sư phụ nói cho chúng con biết để con đánh bọn nó một trận cho biết tay. Trần Hiếu vội can: - Này hiền đệ, chớ nên lỗ mãng vội, phải nói ra nguyên nhân đã. Phổ ky trong quán thấy hai ngưòi ăn nói hung hổ như vậy, vội nói: - Xin hai vị quan nhân chớ giận, nguyên do tại vị sư phụ đây vào ăn cơm không tiền trả lại nói những lời ngang bướng mới sinh cãi cọ như vậy. Tế Điên nói: - Phải đa, hai đồ đệ đến đây thật đúng lúc, tiệm cơm này làm khó dễ ta quá. Trần Hiếu hỏi: - Bạch sư phụ, tạo sao họ làm khó dễ sư phụ như vậy? Tế Điên nói: - Ta ăn cơm rồi, bọn họ không chịu cho đi cứ đòi tiền hoài. Trần Hiếu nghe qua không nhịn được, tức cười nói: - À, té ra là đòi tiền! Bèn quay qua nói: - Này chưởng quỹ, các nhười không biết vị Hòa thượng này ư? Đây là Tế Công trưởng lão, vị Phật sống ở chùa Linh Ẩn đó. Số tiền có là bao, Hòa thượng ăn uống hết bao nhiêu đừng đòi Hòa thượng, sau ba tháng anh em ta sẽ tính gộp một lần cho. Chưởng quỹ nói: Chúng tôi xin tạ lễ thất kính! Tế Điên hỏi: Các ngươi đã ăn cơm chưa? - Chúng con ăn cơm rồi. - Các ngươi vác tượng Hộ Pháp đi hóa duyên với ta nhé. Trần Hiếu nói: - Bạch sư phụ, đệ tử của sư phụ đều là danh giá phú hộ. Sư phụ cần nhiều nữa, chúng tôi chẳng dám thưa, chớ còn khoảng 9 - 10 lượng bạc, hiện chúng tôi có sẳn, cần chi sư phụ phải đi cho nhọc sức. Tế Điên lắc đầu nói: - Không được, không được! Hóa duyên là bổn phận của Hòa thhượng tạ Này Dương mãnh, người vác ông Hộ Pháp này cho Hòa thượng ta nhé. Dương Mãnh vâng dạ rồi kê vai vác ngaỵ Ba người cùng ra khỏi quán cơm đi về hướng Đông. Mấy người quen biết với Trần Hiếu và Dương Mãnh kề nhau xầm xì. Trần Hiếu hổ thẹn đỏ mặt, đứng lại nói chuyện với người quen ở bên đường. Dương Mãnh hồn nhiên không biết mắc cỡ, cùng Tế Điên xăm xăm đi tới. Thấy bên đường có một tiệm trà mới khai trương, Tế Điên bảo Dương Mãnh để tượng Hộ Pháp xuống nghỉ. Đoạn xăm xăm đến trước tiệm trà kêu lên: - Khổ dữ a! Khổ dữ a! Mấy người làm công trong tiệm nghe Hòa thượng kêu khổ lật đật chạy ra hỏi: - Hòa thượng đi mua trà hỉ? - Không phải đâu! thấy tiệm mới khai trương ta đến chúc mừng đó chứ. - À, té ra Hòa thượng đến chúc mừng. Xin mời vào, mời vào. - Hòa thượng ta tới đây có hai việc: thứ nhất là đến chúc mừng, thứ hai là đến hóa chút duyên. - Hòa thượng hóa duyên bao nhiêu? - Không cần nhiều, 200 lượng thôi. Đủ số ta mới đi. - Tưởng chút ít, chứ còn số đó nhiều quá, tiệm tôi thứ xả không đủ. Thôi đi hóa duyên chỗ khác đi! Tế Điên nghe thế, cười hà hà nói: - Bây giờ ta xin 200 lượng, người cho thì thôi; tới chừng đứng bong không chỉ 200 đâu mà phải 400 lượng, qua xế phải 600 lượng, chiều tối phải 800 lượng; còn để giáp một ngày đêm thì cả tiệm trà nhà ngươi cũng tính chưa đủ số đó nhé! Chưởng quỹ nghe nói biết là Hòa thượng khùng đến quấy rối. Có một người mua trà ưa xen việc tào lao, tới nói: - Này Hòa thượng! Cửa hàng người ta mới khai trương, ông tới phá đám làm chị Ông muốn xin vài ba tiền để mua hương đèn thì đây tôi cho ông; còn muốn vài ba điếu để có quần áo đổi thay thì hôm khác lại, cưỡi trên người tôi đây nè! - Cưỡi trên người ông hả, ngươi cõng ta được à! Ha ha! Người kia nghe những lời ngoắt ngoéo đó, nói: - Này Hòa thượng, hóa duyên là hóa bao nhiêu tiền? - Có 200 lượng bạc là ta đi ngay thôi, không lấy thêm một điếu nào hết. Người ấy nghe Tế điên nói bắt quàng, bèn nghiêm sắc mặt, nói: - Này Hòa thượng, ông đừng có đùa, tôi không chấp ông đâu. Thôi, ông đi hóa duyên cho đủ số đi! - Không cần ông chấp với nê, ông cố mà xem ta hành sự sẽ biết. Đoạn kêu: - Dương Mãnh, hãy để ý xem nhé! Hễ thấy có lão đạo sĩ nào từ phía Nam Hồ Đồng đi tới, ngươi cứ nếu lại đập chết ngay trước tiệm trà, để cho chủ tiệm trà đến cửa quan đền mạng người ta chơi! Dương Mãnh bản tính hồn nhiên, nghe Tế Điên bảo thế liền gật đầu vâng dạ, nhìn chăm chăm về phía Hồ Đồng chờ đợi lão đạo sĩ. Quả nhiên không bao lâu, từ phía Hồ Đồng đi lại một lão đạo sĩ mình cao tám thước, eo nhỏ lưng gù, đầu đội khăn đạo sĩ màu xanh, mình mặc đạo bào bằng đoạn màu lam thắt lưng tơ, chân mang giày thêu vớ trắng. Trên lưng lủng lẳng một cây bảo kiếm trong bao bằng da cá, đuôi gươm mấy tua màu vàng phất phơ theo gió. Vị đạo sĩ ấy mặt như trăng rằm, mắt mũi hiền từ, ngũ quan thanh tú, ba chòm râu thưa buông dài trước ngực, vừa đi vừa hát: Huyền trong diệu, diệu trong huyền Dưới điện Tam Thanh có chân truyền Không phải Thánh cũng không Tiên Mải miết động sâu khổ tu luyện Miệng nuốt kim đan nguyên thần hiện Chứng tỏ Tam Thanh thiệt có truyền. Dương Mãnh ngó thấy, đùng đùng nổi giận, hét lớn: - Hay a! yêu đạo chớ chạy, ông đợi ở đây đã lâu! Nói rồi liền hươ quyền đánh tới. Lão đạo sĩ này từ đâu đến? Tại sao Tế Điên lại bảo Dương Mãnh đón đánh ông ta? Nguyên bởi ở đường Thái Bình trong thành Lâm An có một nhà tỷ phú họ Châu tên Cảnh, tự Vọng Liêm. Bởi ông ta giàu quá nên mọi người thường gọi là Châu Bán Thành, trong nhà của đến trăm muôn. Ông ta chỉ có một đứa con trai tên là Châu Chí Khôi, 21 tuổi, chưa lập gia đình. Chí Khôi cũng khá đẹp trai, nhưng hiềm nỗi quá kén chọn, cao với không tới, thấp chẳng để mắt nhìn, vì thế từng tuổi đó còn lẻ loi một bóng. Châu viên ngoại tuổi quá 70 lại dưới gối chỉ có Chí khôi nên rất mực cưng chiều. Ngày kia, Chí khôi bỗng nhiên ngọa bệnh và điều dưỡng ở thư phòng hoa viên. Mời rất nhiều thầy thuốc nổi danh chẩn trị mà bệnh thế vẫn không thuyên giảm, viên ngoại vì thế rất đỗi lo âu. Một hôm tối lại, viên ngoại tự tay xách đèn lồng ra thư phòng ở hoa viên thăm bệnh con. Vừa đến cửa thư phòng, bỗng nghe bên trong có tiếng trai gái cười đùa; viên ngoại động tâm nghĩ rằng: "Chắc đứa a hoàn nào của bà lén dẫn dụ con ta làm chuyện bại hoại gia phong đây. Ta phải đến xem mặt coi đứa nào cho biết". Bèn đến bên cửa sổ thấm ướt một khoảng giấy, xoi lỗ nhìn vào. Bên trong, đồ đạc thiết trí vẫn như cũ. Trên chiếc bàn nhỏ ở trên sạp, ngọn bạch lạp đang tỏa chiếu bên mấy thức ăn. Chí Khôi đang ngồi ở một bên, còn ngồi đối diện bên kia là một cô gái sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn. Lão viên ngoại nhìn kỹ, té ra cô gái ấy chính là Nguyệt Nga, con gái của Vương viên ngoại ở sát tường nhà. Lão viên ngoại cả kinh, thầm nghĩ: "Ta với viên ngoại là bạn hồi còn để chỏm. Sao hai đứa nhỏ này dám làm việc trăng hoa xấu hổ như vậy kìa?". Chính ông cũng không dám bước vào nhà sợ hai người xấu hổ tự tận, bèn trở về phòng mình, thở dài, kêu phu nhân nói: - Bà ơi, bà có biết thằng con mình mắc bệnh gì không? Tôi vừa thấy nó cùng Vương Nguyệt Nga, con gái của bác Vương Thành ở kế nhà mình, uống rượu vui đùa ở ngoài thư phòng đấy. Bà tính lẽ nào cho phải đây? Phu nhân nói: - Có gì mà viên ngoại phải lo! Ngày mai, ông sang nhà bác Vương thăm hỏi chuyện trò rồi nhân tiện hỏi thăm con gái bác đã có đôi bạn chưa. Nếu chưa đính ước ở đâu thì mình gấp rút cậy mai mối đến hỏi. Làm như thế, một là giữ vẹn được danh giá của hai nhà, hai là cho đôi trẻ được tâm nguyện, há không phải là kế lưỡng toàn sao? Viên ngoại cho là có lý, bèn an lòng đi nghỉ. Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong, viên ngoại thay đổi y phục, cùng với gia nhân mang lễ sang thăm Vương viên ngoại. Vừa bước đến cổng, thấy từ xa bốc lên cát bụi mịt mù, một người cưỡi ngựa và hai chiếc kiệu đi lại, thì ra đó là Vương viên ngoại. Vương viên ngoại lật đật xuống ngựa, chào hỏi Châu viên ngoại rằng: - Lâu nay huynh trưởng có mạnh giỏi chăng? Hiền đệ đi đâu về thế? Người ngồi trong kiệu là ai vậy? Vương viên ngoại nói: - Đó là cháu gái anh, Vương Nguyệt Nga chớ ai. Cháu đó hơn hai tháng nay ở bên nhà cậu. Nhân vì có mai mối đến hỏi, ngày mai đưa lễ đến nên sáng hôm nay tôi phải qua rước cháu về. Châu viên ngoại nghe nói, thầm nghĩ: "Sao có chuyện lạ vậy kìa? Chính mắt mình thấy Vương Nguyệt Nga đang ngồi uống rượu với thằng con mình, làm sao nó lại ở nhà cậu nó hơn hai tháng được? Có phải mình hoa mắt, nhìn lầm người chăng? Chuyện đó đâu thể có được?". Nghĩ rồi bèn nói: - Này hiền đệ, cho kiệu đến gần cửa cho ta thăm nhìn mặt cháu một chút. Vương viên ngoại bảo khiêng kiệu lại gần, thị tỳ vén rèm, dìu Vương Nguyệt Nga xuống vái chào chúc phúc Châu viên ngoại. Châu viên ngoại nhìn kỹ, quả nhiên cùng với cô gái đã thấu ở thư phòng ngày hôm qua không sai một nét, trong lòng thầm nghĩ: "Không xong, không xong rồi! Con Nguyệt Nga này không yêu cũng là quái, chẳng phải quỷ cũng hồ ly!". Ông quá lo sợ, cơ hồ muốn ngất đi, may có người ở một bên dìu đỡ mới khỏi ngã. Vương viên ngoại hỏi: - Huynh trưởng thấy cháu gái ra sao mà có dáng điệu khác thường như thế? Châu viên ngoại nói: - Hiền đệ Ơi, ta nhìn thấy cháu mà sực nghĩ đến con mình ở nhà, bây giờ không biết bệnh thể nhẹ nặng ra sao! Vương viên ngoại nói: - Tôi thiệt không rõ việc đó, để ngày mai tôi sẽ sang thăm cháu. Nói rồi kiếu từ. Châu viên ngoại về đến nhà thở vắn than dài. Phu nhân hỏi nguyên cớ cũng lo lắng không an. Viên ngoại nói: - Vợ chồng ta chắc không sống nổi vì việc này. Biết làm sao bây giờ? Hai vợ chồng đang lo rầu, xảy thấy từ ngoài đi vào một đứa thơ tên là A Phước, Tên này khoảng 15,16 tuổi, rất là lanh lợi, nói: - Thưa viên ngoại, chớ lọ Ở ngoài cửa Thanh Ba có tòa Tam Thanh quán, lão đạo sĩ ở miếu đó tên là Lưu Thái Chơn, có tài bắt yêu trấn trạch, lui quỷ trị bệnh rất tài. Viên ngoại đi mời ông ấy đến có thể trị bệnh cho công tử được. Viên ngoại nghe nói có lý, liền hối gia nhân thắng ngựa cùng với bốn gia nhân do A Phước dẫn đường đi thỉnh thầy. Đến cổng Tam Thánh quán ngoài cửa Thanh Ba, tớ thầy xuống ngựa gõ cửa. Bên trong có một đạo đồng đi ra, hỏi: - Qúy vị tìm ai? Gia nhân đáp: - Chúng tôi là người của Châu viên ngoại ở trong thành, đến đây mời đạo gia bắt yêu. Đạo đồng vào trong thông báo. Tòa miếu này có một tòa điện chính, hai bên có kèm Đông Tây hai dãy. Lão viên ngoại đi đến nhà Đông được lão đạo sĩ xuống thềm tiếp rước. Viên ngoại thấy lão đạo sĩ đầu đội khăn đạo sĩ cũ, mặc đạo bào bằng vải lam, ngũ quan rất thanh tú. Viên ngoại nói: - Đã lâu ngưỡng mộ đại danh tiên trưởng như sấm nổ bên tai. Hiện tại trong hoa viên nhà tôi có con yêu làm loạn, biến mình làm Vương Nguyệt Nga ở gần nhà để mê hoặc con trai tôi là Chí Khôi. Cầu xin tiên trưởng mở lòng từ bi đến bắt yêu an trạch, lui quỷ, trị bệnh giùm cho cháu Lão đạo sĩ biết họ Châu là một nhà đại phú, liền vội vàng ưng thuận, nói: - Xin viên ngoại cứ về trước, tiểu đạo giây lát sẽ đến sau. Viên ngoại uống cạn ly trà rồi cáo từ. Lão đạo sĩ đưa khách ra cửa rồi trở vào miếu kêu đạo đồng hỏi: - Này đạo đồng! Khăn đạo sĩ và đôi giày mới của ta, mi cầm bao nhiêu tiền? - Hôm trước mua rượu cầm được hai điếu. - Đem cái khánh cùng chân đèn đổi về. Còn đạo bào cùng dây tơ buộc cầm bao nhiêu? - Cầm năm điếu. - Đem chiếc tiền bàn và mấy tấm gương đổi lại. Đi chuyến này phải ăn mặt coi được một chút mới phát tài. Đồ vật đã chuộc về, lão đạo sĩ mặt áo đội mũ chỉnh tề mới đi về phía cửa Tam Bạ Ông lại đi vòng qua cửa Tiền Đường cố ý kheo bộ cánh đẹp. Nào ngờ đang đi bỗng nghe trước mặt có tiếng hét và có người đưa tay đánh tới. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 5 Chương 5 Châu viên ngoại nơi hoa viên gặp yêu Quán Tam Thanh mời được lão đạo sĩ Có thơ rằng: Tháng năm vùn vụt nắng mưa thay Khóa lợi đàm danh chớ miệt mài, Xương trắngbuông tay chôn trũng rậm Vàng ròng khó gìữ tóc khôn phai Chết đi luống để thiên niên hận Lúc sống nào ai chịu rảnh tay Ra cửa hú dài trời đất rúng Mây trắng bồng bềnh chim hạc baỵ Lão đạo sĩ bị Dương Mãnh lia mấy quyền, khăn đạo sĩ rách bươm, trâm vàng rơi xuống đất. Tế Điên lật đật chạy ra can. Trần Hiếu cũng nạt: - Dương hiền đệ! Còn chưa chịu đi sao. Tiếp tay sư phụ đánh càn để đền nhơn mạng người ta à? Nói rồi kéo Dương Mãnh đi mất. Lão đạo sĩ giận đến uất cả người, trợn mắt hét lớn: - Phản rồi, phản rồi! Khi khổng khi không, níu người ta lại mà đánh. Ta phải lên huyện Tiền Đường tố cáo ngươi mới được. Tế Điên nói: - Được rồi, đạo gia gặp ta ở đây hay quá! Vậy thì như thế này nhé. Đạo gia cứ bỏ mấy cái khánh với mấy cặp chân đèn đem cầm ra đây, năm cái tiền bàn cũng đem ra nốt, rồi muốn làm gì mặc ý. Lão đạo sĩ nghe nói ngạc nhiên thầm nghĩ: "Mình đem đồ đi cầm, sao ông thầy chùa này biết vậy cà!" Định thần nhìn kỹ Hòa thượng trước mặt tướng mạo xấu xí, thân cao khoảng năm thước, trên đầu tóc dài gần một gang tay, mặt mũi tẻm lem, tăng bào rách nát, thiếu tay, rách bâu, lưng cột sợ dây tơ, khật khà khật khưỡng trên đôi giầy cỏ nát. Đạo sĩ hỏi: - Hòa thượng ở chùa nào vậy? Tế Điên nói: - Ta ở chùa Hoàng Liên nên bến cỏ Phổ Đồng tên là Khổ Hạnh. Lão đạo sĩ nói: - Hòa thượng định đi đâu? - Ta định vào thành Lâm An, có một nhà tài chủ ở đường Thái Bình tên Châu Vọng Liêm. Ông ấy giàu nhất trong thành Lâm An này, thiên hạ còn kêu ông là Châu Bán Thành nữa. Ông ấy mời ta đến nhà để bắt yêu an trạch, trừ quỷ, trị bệnh cho con. Lưu Thái Chơn nghe nói trong lòng không vui, nghĩ rằng: "Châu viên ngoại thiệt không phải chút nào! Đã thỉnh ta thì mời Hòa thượng, đã thỉnh Hòa thượng còn mời ta làm gì? Thôi ta cứ đến đó xem sao. Nếu cung kính ta thì ta bắt yêu cho, còn cung kính Hòa thượng thì ta rút lui vậy". Nghĩ rồi bèn nói: - Này Hòa thượng! Ông với tôi cùng đi đến đó nhé. Tế Điên vác tượng Vi Đà lên vai vừa đi vừa hỏi: - Này Lưu đạo gia, ông họ gì? Lưu Thái Chơn giận nói: - Ông đã kêu tôi là Lưu đạo gia rồi, lại còn hỏi tôi họ gì nữa. Bộ Ông điên hả? Tế Điên cười ha hả, chợt miệng hát: Người bảo ta điên, ừ ta điên! Khùng điên đất sợ quỷ thần kiêng. Ví bằng muốn học khùng điên ấy, Phải nộp bần tăng rượu mấy tiền. Hai người đi vào cửa Tiền Đường, đến cổng lớn nhà phía Bắc đường Thái Bình thấy có bốn cây hòe trước ngõ. Trong cửa treo lủng lẳng mấy tấm bảng "Nghĩa công là trọng - Việc thiện gắng công - Xóm làng nghĩ nặng - Gặp nghĩa cố thi". Hai người đến cửa gọi. Quản gia từ trong chạy ra nói: - Đạo gia đến rồi! Lão đạo sĩ nói: - Xin phiền thưa lại có bần đạo vừa đến. Thấy có vị Hòa thượng vác tượng Hộ Pháp Vi Đà đứng lặng một bên, quản gia lấy mắt ngó một cái rồi trở vào. Viên ngoại đang ở thư phòng chờ đợi lão đạo sĩ, thấy gia nhân vào thưa là có Lưu Thái Chơn, đạo sĩ Tam Thanh Quán đến, lại cùng đi với một vị Hòa thượng. Châu viên ngoại ngạc nhiên nói: - Ai thỉnh Hòa thượng vậy? Châu Phước nói: - Chắc là đạo sĩ mời thêm đó. Viên ngoại ra tiếp rước phải tỏ vẻ cung kính cho đạo sĩ vui lòng. Chính ra ai nấy đều lầm cả. Viên ngoại ngỡ là đạo sĩ mời Hòa thượng đến, còn lão đạo sĩ lại đinh ninh là gia chủ đi mời Hòa thượng trước. Sự thật chính là Hòa thượng tự ý đến mà thôi. Viên ngoại từ bên trong đi ra, Tế Điên ngước mắt nhìn: Viên ngoại thân hình cao ráo, nét mặt phương phi, phục sức tao nhã, dưới cằm lưa thưa chòm râu bạc, dáng điệu thong dong. Viên ngoại hướng về phía Hòa thượng chắp tay nói: - Xin kính mời Hòa thượng. Mời đạo gia vào trong nhà. Lưu Thái Chơn thấy vậy hơi phật ý, nghĩ rằng: "Quả là viên ngoại cung kính Hòa thượng quá mức. Gặp Hòa thượng chắp tay xá lia lịa, còn gặp mình chỉ kêu đạo gia mà thôi. Về quách cho rồi". Tuy nghĩ thế nhưng vẫn không trở bước. Lại nghĩ: "Mình đem năm bộ chân đèn mới chuộc ra bộ quần áo, hy vọng đi chuyến này có mấy mươi lạng bạc để chuộc đồ về. Nếu giận bỏ về không, lấy gì để chuộc lại". Nghĩ thế đành theo viên ngoại đi vào. Thơ phòng đặt ở nhà ba gian phía Tây, ở giữa đặt bàn bát tiên, hai bên đặt hai hàng ghế dựa, trên tường treo tự thiếp của danh nhân rất tranh nhã. Hòa thượng và lão đạo sĩ vừa ngồi xuống, gian nhân lật đật dâng trà. Hòa thượng nói: Dọn rượu đi. Lão đạo sĩ thấy thế nghĩ rằng: "Hòa thượng này có vẽ quen thuộc quá, chắc là đến đây thường nên không kỵ hiềm kia đây gì hết". Lão viên ngoại lật đật bảo gia nhân dọn rượu. Giây lát gia nhân dọn chén bát, bày tiệc rượu lên. Hòa thượng chẳng tỵ hiềm chi, xề qua ngồi ngay giữa. Lão đạo sĩ trong lòng dẫu không vui cũng không tiện nói ra. Uống xong ba bốn ly rượu, thấy viên ngoại đối với Hòa thượng cung kính, lão đạo sĩ nhịn không được mới hỏi viên ngoại: Vị Hòa thượng này có phải viên ngoại mời không? Viên ngoại nghe nói lắc đầu lia lịa: - Không phải tôi mời, tôi đâu có quen, ông ấy đi với đạo gia mà. Lão đạo sĩ nói: - Tôi cũng đâu có quen, ông ấy nói viên ngoại mời đến mà. Hòa thượng nói: - Cần chi nhắc chuyện đó, hãy uống thêm vài chén nữa đã nào. Viên ngoại cả giận nói: Hay cho Hòa thượng, ông dám tới đây ăn bậy nói càng hả? Bay đâu, tống cổ Hòa thượng này cho mau. Gia nhân chạy ra thấy hòa thượng đương bưng chén, kê lên miệng toan uống. Châu Phước nói: - Nè Hòa thượng, ông làng chàng ở đâu lại đây. Thôi ra mau đi ông. Vừa nói vừa kéo kéo xôi xôi lôi Hòa thượng tuốt ra khỏi cổng. Đóng cửa trở vào, dòm lại thấy tượng Vi Đà Hòa thượng còn bỏ quên lại đó liền vào thưa với viên ngoại: - Hòa thượng bị tôi đẩy ra rồi, mà tượng Vi Đà còn bỏ quên lại đó. Viên ngoại nói: - Mi đem trở ra cho ổng kẻo tội nghiệp. Lão đạo sĩ nói: - Thưa viên ngoại, bây giờ trong quý viện có yêu tinh ra làm sao, mê hoặc công tử như thế nào xin cho biết rõ để lát tôi đốt hương cầu đảo, họa bùa trấn trạch cho xong. Thật ra lão đạo sĩ về việc đốt hương họa phù chẳng có chút bản lãnh chi, lâu nay núp bóng điện Tam Thanh lòe thiên hạ để sống nhờ lộc Thánh Tiên mà thôi. Viên ngoại nói: - Con yêu tinh ấy biến hình cô gái giống hệt như Vương Nguyệt Nga ở kế bên nhà. Mỗi tối nó thường uống rượu với con trai tôi ở hoa viên. Lão đạo sĩ nghe nói ngạc nhiên nghĩ thầm: "Ta đâu có biết đốt hương họa phù là chị Yêu tinh có thể biến thành hình người được thì đâu phải là vừa. Ta bắt nó không được, nó bắt lại ta thì mang khốn!". Trù trừ giây lát mới nói: - Thưa viên ngoại, con yêu này dữ lắm, phải có thêm bảy người nữa hợp với tôi là tám. Tám người lập thành bát quái liên hoàn trận bao vây mới được. Viên ngoại nói: Được, được. Bèn kêu Châu Phước: - Ngươi đi bắt yêu với đạo sĩ nhé. Châu Phước nói: - Không được đâu, tôi nhát gan lắm, không cáng đáng nổi. Xin viên ngoại sai người khác đi. Viên ngoại lại kêu Châu Lộc: Vậy ngươi đi nhé! Châu Lộc nói: - Không được đâu! Mắt tôi kém lắm. Viên ngoại là người tinh tế, thấy không ai chịu đi đã hiểu phải có trọng thưởng mới có dõng phụ Người ta không có quyền lợi ai chịu ra sức! Viên ngoại mới nói: - Có ai chịu đi với đạo gia không? Không phải đi không đâu. Mỗi đêm, một người ta cho mười lạng bạc. Cần số bảy người có ai đi không? Châu Phước đứng kề bên vọt miệng nói: - Tôi xin đi. Viên ngoại hỏi: - Ngươi không còn nhát gan nữa sao? Châu Phước nói: - Tôi vừa mới được thuốc tiên, mua được một củ thược dược to tổ bố. Viên ngoại hỏi: - Mua để làm gì vậy? Châu Phước nói: - Sắc uống hết sợ ngay. Viên ngoại nói: - Chà, đánh được hơi tiền, nó đổi nhát ra gan ngay. Châu Lộc cũng nói: - Tôi cũng xin đi nữa. Viên ngoại hỏi: - Bộ ngươi hết quáng mắt rồi sao? - Không phải vậy đâu. Viên ngoại nghe nói chưa rõ, tôi chỉ quáng mắt trong nhà mà thôi. Giây lát số bảy người đã đủ. Viên ngoại hỏi: - Đạo gia cần thêm những gì nữa, xin cho biết. Lão đạo sĩ bảo đem giấy bút ra viết một cái toa gồm các vật dụng: một cái bàn cao, một ghế thái sư, một cái lư hương có nắm tay đèn, một hộp đèn trắng, một thẻ nhang dài, một xấp giấy tiền, một cây bút mới, một chỉ châu sa, một nghiên mực mới, một tờ giấy vàng, rau thơm một nắm, nước vô căn một chén, năm hộc đậu mè, một mớ bạch cập. Viên ngoại chiếu theo toa cho mua sắm đầy đủ rồi hỏi: - Thưa đạo gia, những thứ này bài trí ở đâu? Lão đạo sĩ bảo: - Đem thiết trí ở thư phòng công tử nơi hậu viên, ta sẽ đến sau. Chốc lát trời sụp tối, lão đạo sĩ cùng viên ngoại đem bảy tên tùy tùng, mỗi người trong tay đều cầm giáo nhọn đi ra hậu viên. Lão đạo sĩ đưa mắt nhìn một lượt. Hoa viên này thiết trí rất chỉnh tề, muôn hoa đua thơm, cỏ cây rậm rạp, nào lâu đài điện gác, nào thủy tạ lương đình thật là hoa cỏ bốn mùa tranh vẽ. Lão đạo sĩ đi đến phía trước, thấy căn nhà gồm có ba gian. Gian phía Bắc có ba căn, hai bên cũng đều có ba căn. Những đồ vật cần thiết đã dự bị đầy đủ. Mọi ngưòi kéo nhau vào nhà, bên trong công tử nghe thấy tiếng động, hỏi vọng ra: - Ai làm gì bên ngoài đó, mau cút đi ra xa nghe. Gia nhân nói: - Xin công tử đừng la lớn. Viên ngoại mời được đạo gia đến bắt yêu an trạch lui quỷ trị bệnh cho công tử đó. Công tử chắc bị yêu tinh hớp hồn mất rồi. Công tử giận quá hét lớn: - Cút đi, đừng nói bậy. Lão đạo sĩ không trả lời. Viên ngoại trở ra nhà trước, chờ đợi tin mừng do đạo sĩ đưa đến. Lão đạo sĩ dặn mọi người hãy ở cả nhà ngoài để sẵn sàng trợ Oai. Lão đạo sĩ ngồi ở ghế thái sư chờ đến khi trống điểm canh hai mới đốt sáp lên, cung kính đốt một nén hương lâm râm khấn đảo: "Tam thanh giáo chủ, thần Phật ở trên, tín sĩ đệ tử là Lưu Thái Chơn làm đạo sĩ ở Tam Thanh quán. Hôm nay có nhà họ Châu bị yêu ma quấy phá, thỉnh đệ tử bắt yêu an trạch lui quỷ trị bệnh. Kính mong Thần Phật xót thương bảo hộ, xui đi yêu quái. Đệ tử được mấy mươi lạng bạc trở về xin cúng tạ lễ hoàn nguyện". Khấn vái đã xong, đạo sĩ lột mũ đạo sĩ xuống, cả khăn bịt đầu cũng bỏ ra để tóc xõa, rút thanh bảo kiếm, dùng nước cốt bạch cập hòa với châu sa vẽ nên ba đạo linh phù. Lão đạo sĩ nói: - Này Châu Phước, ngươi hãy xem đây! Ta đốt đạo linh phù thứ nhất thì cuồng phong nổi dậy, đến đạo thứ hai thì yêu quái bị thâu tóm, đạo thứ ba đốt đi thì bảo kiếm sẽ chém đầu yêu quái, bắt nó phải hiện nguyên hình. Nếu là người chết biến thành quỷ, quỷ chết biến thành tinh, tính mạng của nó bị kết túc ngay lập tức. Bọn Châu Phước lặng lẽ theo dõi. Đạo sĩ dán linh phù lên đầu kiếm, miệng đọc lô lô la la, chẳng nghe rõ tiếng gì. Đọc xong đạo sĩ hô: - Thái Thượng lão quân, cấp cấp như luật lịnh. Bảo kiếm kèm theo đạo linh phù hươi lên, ánh sáng lấp loáng. Đoạn đốt linh phù. Mọi người chờ mãi mà không thấy có tí gió nào nổi lên. Châu Phước nói: - Các anh thấy ông đạo sĩ nói dốc chưa? Châu Lộc nói: - Đừng nóng, đợi đốt linh phù thứ hai xem sao! Đạo sĩ lại trong miệng lâm râm niệm chú, gắn đạo linh phù vào kiếm đốt lửa hươi lên, lại không thấy động tĩnh gì. Lão đạo sĩ thấy thế, lật đật lấy đạo linh phù thứ ba gắn trên mũi kiếm đốt, miệng đọc lâm râm, vừa mới hươi ra, bỗng thấy cuồng phong nổi dậy, lão đạo sĩ nhướng mắt nhìn xem, sợ đến hồn bất phụ thể: một con yêu chờn vờn xô đến chụp lão đạo sĩ. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 6 Chương 6 Châu viên ngoại thuật kỹ việc gặp yêu Lưu Thái Chơn bắt yêu bị Yêu bắt Có thơ rằng đời người như giấc chiêm bao đất trời quán trọ nơi nào quê cha đó đây lưu lạc ta bà, Nơi nào dừng bước, mai hoa thưởng nhàn. Lão đạo sĩ đốt ba đạo linh phù xong thì một trận cuồng phong nổi dậy, ầm ầm có tiếng bước chân đi đến. Đạo sĩ đinh ninh con yêu này mặt xanh tóc đỏ lông lá đầy mình trông dễ sợ lắm. Nào ngờ hé mắt nhìn ra là một cô gái mặt trắng môi son, tóc liễu lưng eo, thiên kiều bách mị, chưa từng thấy bao giờ. Có lời khen rằng: Gió đưa hương lạ ngọt ngào Dáng đi thiên kiều bách mi. Đan thanh tay phàm khó ta? Vóc người lồ lộ ưa nhìn Y phục càng tôn nét đẹp Trâm vàng cài lỏng tóc mai Môi hồng hé nở nụ cười. Cô gái đó đi về phía lão sĩ, nói: Hay cho lão tặc Thái Chơn, mi dám tính bắt bà cô mi hử? Châu Phước mới nói với mọi người: - Té ra có ai xa lạ đâu, bà con với ông đạo đó mà. Lão đạo sĩ sợ đến hồn phi phách tán, nói: - Xin tiên cô chớ giận, để nghe tiểu đạo nói đây. tiểu đạo dù có gan trời cũng nào dám bắt tiên cô được. Chỉ nhơn vì nhà họ Châu mời tiểu đạo đến trị bệnh cho công tử, mới phiền thỉnh tiên cô đến đó thôi. Xin tiên cô hãy nghe tiểu đạo lời này. Hà hà, tiên cô chắc đang tu luyện ở thâm sơn cùng cốc nào đó, đạo cao đức trọng, sá chi chút bụi hồng trần này. Tiểu đạo dám khuyên tiên cô nên trở về tiếp tục tu luyện kim thân muôn đời bất hủ. Như vậy có dược chăng? Yêu tinh nghe nói thế, cả giận hét: - Đồ khỉ, lâu nay ta chưa ăn thịt người, sẵn mi đây, hôm nay ta chén một bữa cho sướng miệng! Nói rồi chạy xô đến, miệng phun ra một luồng khói đen. Đạo sĩ la ối một tiếng, té lăn xuống đất, bảo kiếm cũng tuột khỏi taỵ Bọn Châu Phước sợ đến hồn vía lên mây, lủi xuống sàn chui trốn. Chiếc giường nhỏ quá mà người lại đông, không thể nào đựng chứa hết. Châu Lộc mới kéo Châu Phước nói: Anh xê qua cho tôi chui vào tí. Châu Phước sợ quá mê đi, nên trông gà hóa cuốc, nói: - Xin cô đừng kéo chân con tội nghiệp. Trong lúc mọi người đang giành nhau chui trốn, thì bên ngoài vang lên tiếng như trời long đất lở. Có kẻ lớn mật lén nhìn ra, thấy bên ngoài có một vầng hào quang đỏ rực, có một vị Kim giáp thiên thần đứng chắn ở cửa. Đó chính là tượng Vi Đà hiển thinh. Mọi người sợ quá chẳng dám ra, rúc dưới gầm giường cho đến trời sáng bạch. Bên ngoài, lão viên ngoại thức suốt đêm chờ đợi, sáng ra cùng với những người lớn gan ra huê viên xem đạo sĩ bắt yêu như thế nào. Vào đến trong nhà xem lại thấy đạo sĩ té nằm trên đất, mặt mũi xanh dờn, bảo kiếm tuột khỏi tay nằm kế đó. Sờ tay xem thì thấy cả người ông ta đều lạnh. Đến thư phòng xem thì thấy cả người đang chui trốn dưới giường, người chui dưới bàn cũng có. Kéo chân ra, mọi người nói: - Xin cô cô nào ở đây, bay chưa chịu chui ra còn làm gì trong đó? Bọn Châu Phước nhìn ra thấy viên ngoai., nói: - Viên ngoai. Ơi, chúng con sợ bắt chết đi được! Viên ngoại hỏi sự việc như thế nào, bọn Châu Phước đem sự tình hôm qua đạo sĩ bắt yêu ra sao thuật lai. một lượt. Viên ngoại đằng hắng một tiếng rồi nói: - Thiệt là phước bất trùng lai, họa vô đơn chí! Yêu quái đã không bắt được mà vị đạo sĩ còn nằm chết ở đây nữa. Phải đi báo quan khám nghiệm mới xong. Phàm người có tiền rất sợ dây dưa đến cửa quan. Viên ngoại bảo gia nhân trước hết phải quét dọn cho nhanh chóng, rồi ra nhà trước thầm nghĩ: "Tượng Vi Đà của vị Hoà thượng này hay quá, đang đứng ở nhà trước sao lại chạy ra nhà sau hiển thánh? Đợi khi lão Hòa thượng đến lấy mình không cho, hỏi ông cần bao nhiêu tiền, mình mua lại để trấn nhà thì hợp cách quá". Còn đang tính nhẩm như thế, xảy nghe có tiếng người đập cửa và tiếng của Hòa thượng vọng vào bảo mở lấy tượng Vi Đà: - Tượng Vi Đà của tôi đã có chủ mua rồi, dù cho sáu trăm muôn lượng bạc cũng không bán. Viên ngoại nghe nói, vội chạy ra trước xem. Bên ngoài không phải là Hòa thượng mà là một người mình cao tám thước, đầu đội khăn viên ngoại, mình mặc áo đoạn màu lam, mặt mũi phương phi hiền từ, râu ba chòm phất phơ trước ngực, sau lưng có một đứa tiểu đồng độ 14,15 tuổi. Viên ngoại nhìn kỹ chính là Tô Bắc Sơn, em kết nghĩa của mình. Châu viên ngoại hỏi: - Phải hiền đệ kêu cửa không? Tô Bắc Sơn nói: - Phải đó, hôm nay tôi đến giới thiệu với anh một người, đó là Phật sống Tế Điên ở chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ mà tôi thường nói với anh đó. Tối hôm qua ông đến nhà tôi nhắc tôi việc vác tượng Vi Đà đi hóa duyên. - Ông nói trong nhà yêu tinh quấy phá, đến đây để bắt yêu bị anh đuổi ra, còn bỏ tượng Vi Đà lại. Hôm qua ông ở đằng nhà tôi. Tôi nghĩ rằng chắc tại anh chưa biết, nếu biết là Tế Công, chắc anh đâu có xử tệ như vậy. Hôm nay tôi đưa ông đến, một là để bắt yêu, hai là để đem tượng Vi Đà về. Châu viên ngoại nói: - Này hiền đệ, có như vậy sao? Hiện tại LưuThái Chơn ở Tam Thanh quán đến bắt yêu không xong lại bị yêu phun độc khí đến giờ vẫn còn bị hôn mê bất tỉnh. Tôi đang cho người một mặt báo tin cho đằng miếu của lão đạo hay, một mặt báo quan đến khám nghiệm, kế bên ngoài nghe Hòa thượng gọi cửa đó. Này hiền đệ mời giùm đại sư đó đến đây đi. Tô Bắc Sơn quay lại thấy Hòa thượng đang ngồi chồm hổm bên tường, nói: - Xin mời sư phụ đến đây cho viên ngoại ra mắt. Châu viên ngoại lật đật ra rước vào đại sảnh, gia nhân dâng trà. Châu viên ngoại nói: - Bạch Thánh Tăng, việc hôm qua bọn tôi không hề biết kể như không mắc tội, xin Thánh Tăng hỷ xả cho, để bảo dọn rượu tạ tội với Hoà thượng. Tế Điên nói: - Bữa nay ta không uống rượu. Đi bắt yêu an trạch trước rồi uống rượu sau. Ông dẫn ta ra hậu viên nhé. Châu viên ngoại nói: - Phải đó! Rồi lập tức dẫn đường. Ra đến hậu viên thấy đạo sĩ vẫn còn nằm ngay trên đất. Hòa thượng nói: - Hôm qua đạo sĩ gặp bà con đây! Châu phước nói: - Phải đó, hôm qua chúng tôi nghe ông ta gọi là cô cô đấy. Tế Điên nói: - Trước hết ta hãy cứu trị cho lão đạo đã. Các ngươi đi lấy cho ta nửa chén nước nóng, nửa chén nước mát, ta cho ông ấy uống chút thuốc hòa với chút nước âm dương sẽ tỉnh ngay chớ gì. Gia nhân đem nước đến, Hòa thượng lấy thuốc hòa vào đổ vô miệng đạo sĩ. Giây lát đạo sĩ mửa ra một thôi một hồi rồi từ từ mở mắt, thì ra trước mặt là Hòa thượng đến cùng với Châu, Tô hai vị viên ngoại. Lão đạo sĩ lật đật đứng dậy nói: - Thiệt xấu hổ quá, xấu hổ quá! Hòa thượng nói: - Này viên ngoại, ông lấy cho lão đạo 50 lượng bạc để ông ấy về chuộc lại năm bộ đèn nhé. Viên ngoại bảo gia nhân đem bạc đưa cho lão đạo. Lão đạo nhận bạc rồi tạ Ơn hỏi viên ngoại: - Xin hỏi chùa của vị Hòa thượng này ở đâu? Châu viên ngoại đáp: - Đó chính là Phật sống Tế Công ở chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ đấy. Lão đạo sĩ nghe nói lật đật sụp xuống đất dập đầu tạ lỗi: - Thật tôi không biết Thánh tăng, hôm qua có nhiều điều xúc phạm. Tế Điên nói: - Đạo gia chớ lạy lục làm chị Từ nay có còn muốn bắt yêu giùm người nữa thôi?! Lão đạo sĩ nói: - Lần này suýt tiêu mạng tôi sợ quá rồi. Từ nay về sau không dám đi bắt yêu nữa. Nói rồi đạo sĩ cáo từ về miếu. Về đến Tam Thanh quán, bảo đạo đồng đem bạc chuộc đồ về. Gỡ bảng đề "Bắt yêu trấn trạch" treo phía trước bỏ đi và dặn đạo đồng: - Bất luận ai mời ta đi bắt yêu, mi cũng bảo ta vào núi hái thuốc rồi nhé. Sau khi đạo sĩ đi rồi, Hòa thượng mới nói: - Này viên ngoại, ta lui quỷ trị bệnh cho công tử rồi sau mới bắt yêu nhé! Viên ngoại nói: - Vâng, xin Thánh tăng đại phát từ bi xuống phước cho. Nói rồi dẫn Tế Điên vào phòng Chí Khôi. Trong phòng bàn ghế vẫn như trước. Công tử Châu Khôi đang nằm đầu day hướng Đông, chân day hướng Tây, mặt mày vàng võ không có chút máu. Viên ngoại thấy thế rất làm đau đớn, liên tiếp kêu mất tiếng Chí Khôi ơi, Chí Khôi hỡi, nhưng công tử vẫn không một tiếng trả lời, nhướng nmắt nhìn viên ngoại rồi lại nhắm mắt như cũ. Tô viên ngoại nói: - Thằng bé này ngày thường vốn là nhân vật phong lưu, mấy hôm nay không gặp mà biến đổi quá chừng. Mặt mũi nhợt nhạt quá nên tiều tụy. Tế Điên nói: - Không hề chi, ta cho cậu ấy uống tí thuốc là hết ngay. Nguyên nhân Chí Khôi mắc bệnh hư nhược, ban ngày hôn hôn mê mê, tối lại suốt đêm không ngủ, tinh thần hoảng hốt nhưng trong tâm vẫn còn nhận định rõ ràng. Thấy lão viên ngoại, Tô viên ngoại và Hòa thượng đến kế bên mà mắt mở không ra. Thấy Hòa thượng đưa tay vào trong áo móc ra một viên thuốc. Châu viên ngoại hỏi: - Bạch Thánh tăng, đó là viên thuốc chi vậy? Tế Điên đáp: - Cái này kêu là Yếu mạng đơn. Con ông mạng sắp đứt rồi, nhờ viên thuốc của ta níu mạng lại. Nói rồi bỏ thuốc vào miệng nhai ngỏm ngoẻm, đoạn lấy tay vạch miệng Chí Khôi nhổ toẹt vào. Châu Chí Khôi gớm quá, muốn nhổ mà nhổ chẳng ra, đành phải nuốt tuột xuống. Thuốc xuống tới bụng sôi lụp bụp tới đó. Thuốc dẫn máu chạy, máu dẫn khí đi, ngũ tạng lục phủ rất là dể chịu, trên mình nhẹ nhõm như cất đi gánh nặng ngàn cân. Hòa thượng hỏi: - Chí Khôi, cha mẹ ngươi được mấy người con? Chí Khôi thưa: - Chỉ có một mình tôi thôi. Hòa thượng nói: - Đã biết như vậy ngươi há không biết câu: "Bất hiếu có ba tội, không con là lớn nhất" hay sao mà dám ở hoa viên khởi tà tâm chiêu lấy yêu tà mới gây ra cớ sự? Càng nói, Hòa thượng ta càng thêm nổi nóng. Nói rồi xáng lên đầu Chí Khôi một cái bốp. Nguyên Chí Khôi mắc bệnh đã lâu, trong người hư nhược lắm, bị cái tát đó té nhào, thở chẳng ra hơi. Châu viên ngoại thất kinh. Tế Điên day qua nói: - Viên ngoại đừng có lo! Thằng nhỏ này không chết đâu. Để oan khí không tan chừng đó mới chết thiệt đấy. Nên đem tiền của cúng vào chùa ta để tiếp xây ba gian nhà bị cháy nhé. Viên ngoại lòng lo mạng sống cho con, lật đật đáp ứng ngay. Nguyên nhân Chí Khôi mắc bệnh là như thế này. Một bữa nọ, Chí Khôi đứng tựa lan can ở Diễm Dương lầu, nơi hoa viên xem hoa, xảy nghe về phía Đông cách tường có tiếng con gái nói chuyện. Chí Khôi nhìn lại, thì ra đó là hoa viên của Vương viên ngoại, tiểu thơ Vương Nguyệt Nga đang kêu a hoàn hái hoa lài. Chí Khôi nhìn kỹ thấy Vương Nguyệt Nga quả là trang quốc sắc, mới nghĩ thầm: "Mới mấy năm trước đây, mình với Vương Nguyệt Nga cùng chơi đùa thấy cô ta cũng thường, có chi lạ đâu! Chỉ mấy năm không gặp lại mà cô nàng trổ mã đẹp quá chừng. Thiệt là gái mười tám có khác. Chí Khôi ta nếu cưới được người như thế làm vợ không bỏ công kén chọn bấy lâu". Lòng nghĩ như thế, hai mắt ngó chăm bẳm xuất thần. Bên kia Vương Nguyệt Nga đang kêu a hoàn hái hoa, ngước lên ngó thấy bên lầu phía Tây có một văn sinh công tử, tay mặt xách túi gấm thêu, tay trái cầm chiếc quạt nhỏ, đương giương mắt nhìn đăm đăm về phía bên này. Cô nương mắc cỡ mặt đỏ hồng, rồi hối a hoàn hái hoa mau xuống lầu. Chí Khôi nhìn theo cô nương xuống lầu hút bóng thở dài than rằng: "Ôi phải chi mình mọc đôi cánh bay qua bên đó cùng Nguyệt Nga hội hợp mới thỏa lòng này". Từ đó Chí Khôi như mê như dại, ở trong thư phòng nhắm suốt ngày. Tiểu đồng đưa trà đến, Chí Khôi nói: "Em Nguyệt Nga đến đó phải không?", làm tiểu đồng sợ chạy vắt giò. Một tối nọ, Chí Khôi ngồi buồn, nhắm mắt lại, thấy phảng phất Nguyệt Nga trước mặt, mở mắt lại không. Ngày ngày cứ ra hoa viên kêu: "Nguyệt Nga em ơi, lại đây với anh", làm cho tiểu đồng kinh sợ thêm. Một tối kia, Chí Khôi ngồi buồn xo, nói: "Tính mạng của ta đã giao phó cho Nguyệt Nga rồi", và không thiết ăn uống gì nữa. Bỗng thấy bức rèm lay động, rồi một người bước vào, chính là Vương Nguyệt Ngạ Chí Khôi như người bắt được vàng, nhảy tới ôm chầm lấy. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 7 Chương 7 Thấy giai nhân, chàng ngốc nổi lòng tà Tưởng người đẹp, nào ngờ yêu nữ hiện Thơ phù dung: Phù dung nở, bến sông hồng Mặt thiếp xinh hay phù dung rõ xinh! Hôm qua đê dấu thiếp in Cớ sao thiên hạ quên nhìn phù dung? Chí Khôi đang ngồi tơ tưởng đến Nguyệt Ngạ Trống đổ canh hai, bỗng tấm rèm lay động, một người con gái thiên kiều bách mị, phẩm mạo đẹp xinh, phong thư diễm lệ đi vào. Chí Khôi nhìn quả là Vương Nguyệt Nga, vội vàng nói: - Hiền muội ơi, có phải em đến đó không? Anh đang tơ tưởng đến em như nắng hạn mong mưa. Em đến được, thiệt là anh thỏa dạ mơ ước bình sanh vô ngần. Thực ra người đến không phải là Nguyệt Nga thiệt, mà chính là con hồ ly có hơn ba ngàn năm tu luyện ở núi Thiên Thai, mỗi ngày nó đến núi Thành Hoàng nghe kinh, trên đường đi ngang thấy Chí Khôi cứ ngày đêm tơ tưởng Nguyệt Nga gần như điên, bèn biến thành Nguyệt Nga với lòng tốt khuyên giải. Đã gặp Nguyệt Nga một lần, nên vùng biến ra Nguyệt Nga giống hệt không sai một nét, đến phòng Chí Khôi nói: - Này Châu đại ca, ngày nào anh cũng đứng trên lan can gọi tên em chi vậy, có phải là bại hoại danh tiết của em không? Nếu anh thật lòng thương em thì cậy mối mai đến hỏi, cha mẹ em chắc cũng không thể từ chối. Chừng đó danh chánh ngôn thuận, lại hợp với tâm nguyện của đôi ta nữa. Chí Khôi nghe rồi nói: - Hiền muội ơi, em đừng đi nữa nhé. Từ ngày anh gặp em tới nay, không phút giây nào anh không nghĩ tới em. Anh hận vì tường vách cách ngăn không được cùng nhau thành vợ thành chồng tức khắc. Hôm nay em tới đây rồi, anh đâu thể thả em về được. Nói rồi ôm Nguyệt Nga chặt cứng. Yêu tinh ban đầu lập tâm định khuyên giải, thấy Chí Khôi ôm cứng không chịu rời, lại thấy Châu công tử cũng đẹp trai mới tự nghĩ: "Sao không dịp này trộm lấy chơn dương của hắn để luyện bổ nội âm cho rồi". Nghĩ rồi bèn nói: - Anh đã có lòng thương tưởng đến, em há chẳng mong được nâng khăn sửa túi anh sao? Hai ta âu cũng là nhân duyên tiền định, chỉ e mẹ cha anh biết được có điều bất tiện cho chăng! Chí Khôi lúc đó tâm hồn mê mệt, tất cả đều thành bất kể, coi trời bằng vung, cùng con yêu dắt tay cụng chén cùng vào trướng loan. Đến khi trống điểm canh tư, yêu quái nói: - Em đi về nhé, ở trễ sợ người ta biết được. Chí Khôi hỏi: Chừng nào em trở lại? Yêu quái nói: Ngày mai em trở lại. Từ đó trở đi, đêm nào đến đầu canh một, hai người cũng uống rượu chuyện trò, truy loan hưởng lạc, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường. Ngày nào cũng thế làm sao tinh thần không suy bại cho được. Tội nghiệp Chí Khôi, ba thứ quý báu của người ta là tinh khí thần bị hao tổn quá mức nên ăn uống không được, mặt như tờ giấy trắng. Viên ngoại không rõ nguyên do, cho là tại con mình dụng công học tập, lao thần quá độ, chớ biết đâu con ông đã đem sức lực phung phí thâu đêm mà ra. Nay bị một bạt tay của Hòa thượng, yêu khí tan mất, Chí Khôn lập tức đứt hơi luôn. Châu viên ngoại lòng đau như cắt lật đật nâng con dậy. Tô Bắc Sơn cũng có ý ăn năn, thiệt là tiến cử thầy bói dễ bằng mười thầy thuốc bây giờ biết phải làm sao. Đúng lúc mọi người lo lắng bỗng thấy Chí Khôi lấy hơi thở nhè nhẹ. Hòa thượng nói: Càng thấy ngươi, ta càng nổi giận. Nói rồi đưa tay đánh luôn nữa, may có Tô Bắc Sơn tay cản kịp. Châu viên ngoại thấy con tỉnh mới tạm yên lòng. Chí Khôi lúc đó tinh thần mới định tĩnh lại, đòi nước uống đường, yêu khí cũng tan biến. Hòa thượng bây giờ mới nói: - Chúng ta đi bắt yêu nhé. Rồi bảo Châu Phước, Châu Lộc hai đứa khiêng tượng Vi Đà ra đây. Hai đứa đi ra, nhấc mãi không lên. Châu Phước nghĩ thầm: "Ngó Vi Đà này không nặng gì lắm, mà sao hai đứa rinh không nổi vậy kìa?". Hòa thượng nói: - Ta vốn biết tụi bây giở không nổi. Nói rồi đi đến đưa tay nhấc tượng Vi Đà lên. Một luồng khói đen bay vụt lên, té ra con yêu quái ấy chun nép dưới đáy tượng Vi Đà. Luồng khói ấy mỗi lúc to rộng ra, con yêu quái thấy Hòa thượng tướng mạo tầm thường, muốn đem yêu khí chụp lấy Hòa thượng. Tế Điên hà hà cười, nói lớn: - Đồ nghiệt súc, ngươi không biết ta là ai sao? Nói rồi lấy tay vỗ lên thiên linh cái, thấu ra ba đạo hào quang: Phật quang, kim quang, linh quang. Người thường thì thấy Hòa thượng vẫn là thân xác phàm trần như cũ, còn yêu quái ngó thấy hồn bay ngàn dặm, Hòa thượng rành rành là một vị mình cao một trượng sáu, đầu to ba đấu, mặt sắt đen sì, mình mang giáp sắt, chính là Tri Giác La Hán. Yêu quái chạm phải kim quang này tiêu đi năm trăm năm đạo hạnh. Hòa thượng lột mũ xuống, hào quang muôn đạo, tử khí ngàn tia, rọi về phía yêu quái. Sau một cuồn phong nổi dậy, mọi người nhìn lại thấy một con hồ ly lớn đang quỳ dưới đất, cúi xin Hòa thượng dung tha tính mạng: - Bạch sư phụ, xin người chớ giận, đệ tử vốn có ý khuyên thôi, nào ngờ công tử cứ níu chặt không chịu buông. Đệ tử nếu không nghe theo y cũng đòi chết. Sư phụ Ơi, xin người mở lượng từ bi tha cho đệ tử một lần thề không tái phạm nữa. Tế Điên đội mũ lên đầu, nói: - Hay cho mi dữ a! Lần này tha tính mạng cho ngươi, lần sau còn tái phạm, ta sẽ dùng chưởng tâm lôi đánh chết đấy nhé! Yêu quái cúi đầu lạy tạ, hóa gió bay mất. Châu viên ngoại thấy con đã lành bệnh, bèn mời Hòa thượng lên thơ phòng thết rượu, sẵn mời cả Tô Bắc Sơn cùng ngồi. Uống được vài chén, Châu viên ngoại kéo Tô Bắc Sơn ra ngoài nói: - Này hiền đệ, như hiền đệ thấy đó, Chí Khôi đã khỏi bệnh, yêu quái đã trừ xong, ta chỉ nhờ hiền đệ nói giúp cho ta một tiếng, ta ở trước mặt Hòa thượng bày tỏ chút lòng thành. Hiền đệ nói thế nào cũng được, ta không thay đổi đâu. Tô Bắc Sơn nói: - Này huynh trưởng, ý anh muốn đền ơn Tế Công bằng tiền phải không? Cái đó không được đâu! Thánh tăng tánh tình cổ quái lắm, nhất là không ưa tiền. Lần trước trị bệnh cho gia đình tôi và gia đình của Triệu Văn Hội, chúng tôi đền ơn bằng tiền mà Ngài một đồng cũng không lấy. Theo ý tôi thì nên làm theo như vầy. Anh đến cửa hàng cho thuê kiệu trang sức thật lộng lẫy rồi rước tượng Vi Đà đưa về chùa Linh Ẩn. Làm như vậy chắc Thánh tăng sẽ vừa lòng. Đừng nói chuyện tiền bạc làm chi, người ta có biết bao đệ tử thí chủ phú hộ. Hai người thương lượng xong cùng trở về phòng. Hòa thượng hãy còn đang uống rượu. Tô Bắc Sơn nói: - Bạch sư phụ, tôi biết sư phụ không ưa tiền, nên đã cản việc đem tiền đền ơn sư phụ rồi, tôi bảo thuê kiệu đưa tượng Vi Đà trở về chùa. Hòa thượng nói: - Đưa bạc hay không đưa bạc chẳng hề chị Chớ dây dưa vào việc của ta! Lát nữa lấy kiệu đưa ông Vi Đà về chùa, về sau ta có đi đâu ông ấy cứ theo đòi đi làm vướng chân cẳng ta không chịu được. Chốc nữa ta vác ổng đi ra đường coi chỗ nào cứng cứng va đầu ông vô cho bể một miếng, lần sau ông ấy sợ không dám đi với ta nữa. Viên ngoại nói: - Thế thì tôi xin đưa sư phụ một ít tiền để thay đổi xiêm y. - Viên ngoại muốn đưa tiền hãy kề tai ta nói như vầy… như vầy. Hãy ghi vào lòng, đừng nên nhầm lẫn nhé! Ai nấy gật đầu lãnh ý, Hòa thượng cáo từ vác tượng Vi Đà đi ra. Đi được một quãng, Tế Điên tịnh khai huệ nhãn, thấy trước mặt oán khí ngất trời bèn gật gật đầu. Thấy đường phía Bắc có quán rượu, Tế Điên đi về phía đó. Có người thấy hỏi: - Hòa thượng đi hóa duyên hả? - Phải đó. - Hòa thượng vác tượng Vi Đà đi đâu cùng đường vậy? - Ta đi bán đây. - Này Hòa thượng, tượng Vi Đà này tại sao đem bán vậy? Mà bán bao nhiêu? - Ta mua vốn là một trăm lượng, phải hai trăm mới bán. Ông Vi Đà của ta đây thờ ở chùa nào thì chùa đó linh lắm, người ta đến thắp hương vô số. Nói rồi kêu một bầu rượu để tượng Vi Đà kế bên. Uống được vài chén, Tế Điên kêu phổ ky bảo: - Coi chừng giùm, ta đi ra ngoài một lát. Tế Điên vừa đi ra, thì ngoài cửa có tám chín vị Hòa thượng từ ngoài đi vào nói: - Ở đây rồi. Trong chùa chúng tôi có ông thầy khùng vác tượng Vi Đà, đi đến đâu nhậu đến đó. Vâng lệnh lão Hòa thượng, chúng tôi đi tìm. - Chưởng quỹ nói: - Vâng, các vị cứ khiêng về đi, cái tượng đất này chúng tôi không dùng làm gì được. Chưởng quỹ chỉ nói tắt một câu cho xong chớ không hỏi các Hòa thượng ấy ở chùa nào lại. Các Hòa thượng ráp nhau mỗi người một tay khiêng tượng Vi Đà đi mất. Một lát sau, Tế Điên trở lại, vừa vào đến cửa liền la lên: - A, món hàng của ta đâu mất rồi!? Chưởng quỹ nói: - Các ông thầy đằng chùa ông khiêng về rồi. Tế Điên hỏi: - Chùa ta là chùa nào? Chưởng quỹ tắc tị không trả lời được. Tế Điên nói: - Ông bị người ta gạt lấy rồi, ông phải đền cho ta hai trăm lượng, nếu không ta sẽ kéo ông lên quan mới được. Các thực khách đều nói với chưởng quỹ: - Đúng là lỗi tại ông, hồi nãy khi các Hòa thượng khiêng tượng Vi Đà đi sao ông không hỏi ở chùa nào? Rồi họ day qua Tế Điên nói: - Xin Hòa thượng nể mặt chúng tôi mà bỏ qua chọ Ông ta vốn nghèo lắm, mỗi tháng chỉ kiếm được mấy điếu tiền lương thôi, làm sao ông ấy đền nổi hai trăm lượng. Đây, chúng tôi xin góp nhặt mấy điếu lại cho ông. Tế Điên nói: Góp mấy điếu hả? Ta chẳng cần đâu. Đã có các vị nói giúp, tiền ta chẳng cần. Thôi, ta đi đây. Nói rồi bước ra khỏi quán. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 8 Chương 8 Dạy pháp thuật, Tế Điên đùa đạo sĩ Mất linh phù, Quốc Nguyên vội tìm thầy Có thơ rằng: Đêm thanh gió mát trăng trong Có người thiếu nữ bên sông mỉm cười Nắn dây mượn phím gởi người Ai tri âm đó đã mười năm quạ Ra khỏi quán rượu, định đi đến Tam Thanh tìm Lưu Thái Chơn, thấy khí ngất trời, Tế Điên vội án linh quang xem rồi vỗ tay ba cái, gật gật đầu, nói: - Hay quá! Hay quá! Ta đâu bỏ đi được! Vừa đi vừa lẩm bẩm cho tới Tam Thanh quán. Đến nơi thấy tấm bảng đề bắt yêu trị bệnh đã bỏ, lạnh tanh lạnh ngắt. Lão đạo sĩ từ khi bắt yêu ở nhà Châu viên ngoại trở về, đem bạc chuộc đồ vật lại, bảo đạo đồng gỡ bỏ bảng bắt yêu xuống và dặn: - Nếu có ai mời ta đi bắt yêu, ngươi nói là ta vào núi hái thuốc rồi nhé. Tiểu đồng vâng dạ, lão đạo sĩ ngày ngày xem sách đỡ buồn! Hôm nay tiểu đồng đang chơi đùa trong viện bỗng nghe có tiếng gõ cửa, tiểu đồng chạy ra xem thì thấy một vị Hòa thượng kiếc đang đứng đó. Tiểu đồng hỏi: - Ông tìm ai? Tế Điên nói: - Tìm Lưu đạo gia của nhà ngươi, mời đến nhà ta bắt yêu, lui quỷ trị bệnh. - Không được đâu. Thầy tôi đã vào núi hái thuốc rồi, không biết ngày nào mới về. - Ngươi vào nói với lão đạo sĩ đang xem sách ở nhà trong là có ta là lão nhân gia đến, ông ấy sẽ ra gặp ta ngay! Tiểu đồng nghe nói ngạc nhiên nghĩ thầm: "Chà! Sao ông ấy biết thầy mình đang xem sách kìa?". Lật đật nói: - Xin Hòa thượng chờ cho một chút. Rồi chạy vào trong thưa: - Bạch sư phụ, bên ngoài có ông Hòa thượng kiếc nói mời sư phụ đi bắt yêu an trạch. Tôi nói sư phụ đi hái thuốc rồi. Ông ấy bảo tôi vào bên trong nói với lão đạo sĩ đang xem sách rằng có ông ấy đến là sư phụ sẽ ra ngay. Lão đạo sĩ nghe, ngạc nhiên nói: - Hay là ông ấy, lão nhân gia đến chăng? Tiểu đồng nói: - Đúng rồi, ông Hòa thượng cũng có xưng là lão nhân gia nữa đấy. Lão đạo sĩ vội chạy ra nhìn xem, quả nhiên là Tế Điên, vội nói: - Bạch Thánh tăng, lão nhân gia từ đâu đến? Đệ tử ở đây xin kính lễ Ngài. Tế Điên nói: - Được, được, ông hãy đi trước dẫn đường, ta vào miếu ông ngồi đã. Ta hỏi ông chuyện này nhé. Ông bây giờ không bắt yêu trị bệnh nữa rồi thầy trò ông lấy gì để sống chớ? Lão đạo sĩ nói: - Bạch sư phụ, chúng tôi ở đây thường chỉ nhờ vào việc bắt quỷ trị bệnh để có chén cơm qua ngày. Từ ngày hôm ở nhà Châu viên ngoại trở về, tôi sợ quá đâu dám bắt yêu nữa. Trong miếu hiện cũng không có chút lợi tức nào. Xin lão nhân gia chỉ điểm cho một phương cách để có thể sống qua ngày. Tế Điên nói: - Ta sẽ dạy phương pháp chuyển vận. Nếu ngươi học được, khi muốn có vàng bạc niệm câu chú này sẽ có ngay; muốn có quần áo, thức ăn ngon, hễ nghĩ đến là có ngay. Lão đạo sĩ nói: - Thế thì tôi xin học phép đó, còn cái khác thì không học đâu. Xin sư phụ lão nhân gia dạy tôi luyện đi. Tế Điên nói: - Ngươi luyện chưa được đâu. Muốn luyện phép này trước hết phải dập đầu một ngàn cái, dập đủ bốn mươi chín ngày và nhận ta làm thầy mới được. Ngươi quỳ trên đất niệm "Vô lượng Phật", dập đầu một cái rồi đứng dậy niệm "A Di Đà Phật". Như thế mới kể là một lần. Lão đạo sĩ nói: - Tôi chịu luyện. Mỗi ngày dập đầu một ngàn cái, chỉ cần 49 ngày là xong, muốn gì có nấy, tôi quyết ý tập luyện. Tế Điên nói: - Còn chưa được, Hòa thượng ta uống rượu ai đi mua đây? - Đệ tử bảo đạo đồng đi mua. - Mỗi bửa cơm ta muốn ăn thịt ai đi mua đây? - Đệ tử đi mua, sớm tối hai lần điểm tâm, hai bửa cơm toàn do đệ tử lo cả. - Thế thì sáng sớm ngày mai bắt đầu luyện tập nhé. Ngươi trước hết bảo đạo đồng đi đong rượu mua thức ăn đi, ta uống rượu trước. Lão đạo sĩ bảo đạo đồng đi mua thức ăn. Ngày kế, Tế Điên đề nghị dùng hai cái bình pha lê và mua một ngàn hạt đậu vàng. Hòa thượng ngồi trên bồ đoàn, lão đạo sĩ niệm một tiếng "Vô lượng Phật", rồi dập đầu một cái, niệm "A Di Đà Phật". Đoạn lấy một hạt đậu từ bình pha lê vàng bỏ qua bình pha lê đỏ, để đỡ phải ghi nhớ. Lão đạo sĩ dập đầu được mấy mươi cái cảm thấy lưng ê đùi nhức. Dập được hai trăm cái, thấy Tế Điên nhắm mắt lim dim, lão đạo sĩ nghĩ thầm: "Mình hốt đại một nắm bỏ qua sẽ ít dập đầu một số". Thấy Tế Điên ngủ say, lão đạo sĩ hốt vội một nắm đậu bỏ qua bình pha lê đỏ. Tế Điên mở mắt ra hỏi: - Cái gì vậy? Luyện phép thuật mà còn gian dối à? Phải luyện lại. Rồi đem số đậu trút vào bình pha lê kia lại! Thế là toi đi hơn ba trăm lần dập đầu trước. Lão đạo sĩ dập đầu được năm sáu ngày, số bạc còn lại đã tiêu sạch hết. Tế Điên bảo đong rượu mua thịt, lão đạo sĩ bảo đạo đồng đem đạo bào đi thế, trâm vàng đem đi cầm, đợi khi luyện pháp chuyển vận xong sẽ chuộc lại. Đạo đồng đem đồ vật đi cầm, ăn được năm sáu ngày lại hết nhẵn. Lão đạo sĩ đem cầm mấy tấm tiền bàn, lần lượt các bàn ghế ở đại điện cũng bán hết. Cho đến khi luyện được một tháng sáu ngày, lão đạo sĩ chỉ còn lại một chiếc quần đang mặc, bốn tên đạo đồng đều trần truồng như nhộng. Lão đạo sĩ nói: - Bạch sư phụ, đệ tử thiệt bây giờ hết nhẵn tiền rồi, sư phụ dạy phép chuyển vận, vậy xin chuyển vận vật thực đến để ăn chớ. - Nếu ta biết phép chuyển vận, tại sao còn bảo ông mua rượu làm chi! - Đúng là sư phụ hại đệ tử rồi, bây giờ phải làm sao đây? - Ông không tiền, Hòa thượng ta đi nhé! - Thánh tăng mà đi ra rồi, thầy trò đệ tử treo cổ chết cho xong. - Ta dạy ngươi niệm chú, ngươi có niệm không? - Thưa chú gì vậy? - Án ma ni bát mê hồng. Lão đạo sĩ nghe không rõ, nói: Bát nì (ông) hoáng. Tế Điên nói: - Đúng đó. Dạy liên tiếp ba lần, lão đạo sĩ đã học thuộc. Tế Điên bảo ông ta quỳ trong điện niệm chú. Lão đạo sĩ vừa niệm: "Án ma ni bát mê hồng", Tế Điên ở phía sau lấy tay chỉ xuống đất, tức thì một cục gạch nhỏ từ dưới đất bay lên trúng đầu lão đạo sĩ một cái "cốc" u lên một cục. Lão đạo sĩ hỏi: - Thưa sư phụ, sao kỳ vậy? Tế Điên nói: - Ông niệm chú mà gạch ngói muốn phang ông thì ông niệm làm chi? - Thế thì đệ tử không niệm nữa. - Không hề chi, để ta dạy ngươi mấy câu này, ngươi gặp gạch ngói thì nói: Ông gạch ngói ơi, Con xin lạy ông, Con không niệm chú, Ông đừng phang con. - Bạch sư phụ, thế thì con phải làm sao đây? - Ông lấy tăng bào của ta mặc vào, tăng mạo của ta ông đội lên, rồi ta sẽ dạy ông mấy câu, ông đi lên Tô Đê của Tây Hồ ở cửa Tiền Đường, gặp Lãnh Tuyền đình sẽ đứng lại và nói lớn: Lý Quốc Nguyên, Lý Quốc Nguyên! Khỏi phải lên chùa tìm Tế Điên Mười lạng bạc ròng đưa ta đu? Trong lưng còn đúng 360 tiền. Lão đạo sĩ muốn không đi, ngặt nổi trong miếu một đồng cũng không có, còn đi thì thật là khó coi. Mọi khi đạo sĩ đi ra ngoài áo quần chải chuốt lắm, hôm nay không còn cách nào khác hơn được đành phải mặc áo rách nát của Tế Điên vào rồi nói: - Bạch sư phụ, con đến đó nói như vậy ba lần, rồi sẽ có việc gì xảy ra? - Ông chỉ cần đi đến đó nói ba lần như vậy rồi sẽ có ngưòi đến hỏi. Hòa thượng ta thuyết pháp hóa chút duyên nhỏ sẽ đủ cho thầy trò ông chi dùng. Lão đạo sĩ không còn cách nào khác để làm, đành phải ra khỏi Tam Thanh quán, mặt cúi gầm xuống sợ gặp phải người quen. Hai bên đường người quen biết với đạo sĩ không phải là ít. Có người nhìn thấy ông, nói: - Ai như là Lưu đạo gia ở Tam Thanh quán vậy cà? Sao mà ra nông nổi thế? Bình thường ông ta có tiền lắm mà! Có người nói: - Chắc là nướng sạch rồi, đạo gia đó chớ ai. Thiệt là người mê bạc! Lão đạo sĩ nghe thấy hết, nhưng không dám trả lời, cứ cắm đầu đi thẳng về phía Lãnh Tuyền đình ở Tô Đề nơi Tây Hồ. Khúc này là con đường lớn, người qua lại nhộn nhịp, lão đạo sĩ đứng tại Lãnh Tuyền đình la lớn: Lý Quốc Nguyên, Lý Quốc Nguyên! Khỏi phải lên chùa tìm Tế Điên Mười lạng bạc ròng đưa ta đu? Trong lưng còn đúng 360 tiền. Lão đạo sĩ hô to ba lần như vậy, người ta bu lại khá đông, ai nấy bàn bạc lăng xăng, có người cho ông ta là thằng điên, có người đoán chắc là muốn tìm Lý Quốc Nguyên. Đang lúc mọi người bàn tán thì có hai người đi lại. Người kia nói: - Này hiền đệ, ta nói Tế Công là bậc tiên tri mà. Hai người đi lại gần, lão đạo sĩ nhìn thấy, người đi trước ăn mặc theo lối phú ông, còn người đi sau phục sức ra dáng nam sinh công tử. Khi hai người đến trước lão đạo sĩ, vị viên ngoại nói: - Ông đạo sĩ này chắc hại Tế Công rồi mới lấy quần áo của người mặc vào đây chứ gì? Lão đạo sĩ nói: - Tôi đâu có hại Tế Công, trái lại Tế Công hại tôi thì có, ông ấy ăn uống sạch hết gia tài tôi, bây giờ tôi chỉ còn mỗi cái quần! Xin hỏi hai vị quý danh là chi? Nguyên vị nam sinh công tử tên là Lý Quốc Nguyên, nhà ở Thanh Trúc Lâm nơi An Lâm, kế ngã tư Hồ Đồng. Anh ta vốn là một nhà giàu, mới vừa đậu tú tài, cưới vợ là Lan thị rất là hiền thục. Bỗng nhiên Lan thị mắc bệnh điên, rước nhiều thầy chữa trị vẫn không khỏi. Lý Quốc Nguyên vì thế rất lo rầu, anh ta có một người bạn tên là Lý Xuân Sơn đang dạy học ở nhà quan họ Đỗ. Một ngày kia, Lý Quốc Nguyên đi tìm Lý Xuân Sơn than thở việc vợ mình mắc bệnh điên uống thuốc nhiều thầy không hết. Lý Xuân Sơn nói: - Trong từ đường của Đỗ đại nhân của ta có một lá Ngũ lôi bát quái thiên sư phù. Đó là món báu vật trấn gia. Ta hỏi mượn chắc ông ấy không cho, để ta lén lấy cho hiền đệ mượn treo ở trong nhà, hễ có yêu quái gì cũng bị xua đuổi đi hết. - Phải đó, thẳng như mượn được trị bệnh cho vợ tiểu đệ xong sẽ hoàn trả lại cho anh ngay. Lý Xuân Sơn bèn vào từ đường mở rương lấy Thiên sư phù đem ra. Đó là chiếc hộp chạm trổ rất khéo. Lý Xuân Sơn nói: - Đây là bảo vật truyền gia của Đỗ đại nhân, ta lén mượn cho hiền đệ, ngàn muôn lần phải nên cẩn thận nhé! Hiền đệ đem về treo khoảng hai tiếng đồng hồ, tà ma đi rồi nên mau mau đem trả lại cho ta. - Ngày mai tôi sẽ đưa lại. Lý Quốc Nguyên nói xong, cáo từ đi vừa nghĩ: "A, sáng giờ mình chưa ăn gì hết định đến rủ anh Lý Xuân Sơn đi ăn sáng, nào dè mắc nói chuyện linh phù mà cơm nước gì quên ráo. Bây giờ phải kiếm cái gì ăn đã". Nghĩ rồi ghé quán rượu trước mặt bên đường. Bên trong quả nhiên bạn hữu ngồi đầy. Ai nấy đều đứng dậy mời gọi: - Lý tiên sanh, xin lại ngồi cùng bàn uống cho vui. Lý Quốc Nguyên nói: - Xin cảm ơn hai vị, tôi còn phải nói chuyện riêng với người bạn nữa. Nói rồi vào bên trong tìm một cái bàn trống ngồi xuống kêu rượu. Uống được vài chén lại nghĩ: "Người ta đã mời mình, mình không mời lại người ta, vậy đâu phải lẽ". Nghĩ thế bèn đứng dậy đi đến các bàn quen mời rượu. Mời xong trở lại bàn thì bỗng nhiên đứng đờ ra đó: Ngũ lôi thiên sư phù không cánh mà bay. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 9 Chương 9 Triệu Văn Hội Tây Hồ mời Đạo Tế Túy Thiền sư khiển tướng trộm linh phù Có thơ rằng: Tiêu Tương bến nước đón xuân sang Băng rã hoa mai se sẽ tàn Mong chàng giữ mãi màu son tre? Mỗi năm một bận ghé huyên hàn. Khi Lý Quốc Nguyên trở về bàn thấy mất bức họa linh phù, muốn uống cũng uống không vô, muốn nuốt cũng nuốt không trôi. Thầm nghĩ: "Khổ dữ a! Mất cái gì khác mình có thể thường lại cho người ta, còn thứ này dẫu có tiền cũng đành chịu. Đây là vật báu truyền gia của nhà họ Đỗ, thảng như việc này bị tiết lộ ra ngoài, há chẳng hại huynh trưởng sao!". Nghĩ thế rồi vội kêu thính tiền. Tài phú nói: - Ông tại sao không ăn cơm? Lý Quốc Nguyên nói: - Ta bận việc gấp. Cũng không đòi tiền thối, lật đật trở về nhà. Về đến nhà kêu mấy đứa ở tâm phúc lại, nói: - Ta vừa bị đánh cắp ở tiệm cơm một cuộn Ngũ lôi bát quái thiên sư phù, các ngươi ráng đi dò xét xem nó lọt vào tay tên trộm nào. Nếu gặp thì bỏ tiền ra chuộc về. Nó là báu vật người ta cho mượn đấy. Bọn gia nhân vâng lời chia đi các ngả, không bao lâu Lý Bệ trở về nói: - Tôi vừa mới dò nghe rõ là: Hồi nãy chủ gia đang uống rượu trong quán, linh phù bị tên Bạch tiên tặc trộm đi đem bán cho Lưu chưởng quỹ ở tiệm bán đồ cổ. Chưởng quỹ lại là chỗ quen biết với phủ Thừa tướng. Hiện tại Thừa tướng đã mua linh phù với giá 500 lượng đem treo trấn trạch ở Các Thiên lâu rồi. Lý Quốc Nguyên nghe nói, lắc đầu than thở: - Nếu còn ở tiệm bán đồ cổ, ta còn có thể bỏ tiền ra mua về, chớ còn rơi vào phủ Thừa tướng, luận về nhân tình thế lợi ta đều kém xa ông ấy. Còn đang than thở, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, Quốc Nguyên bảo gia nhân ra xem, thì ra người đến là Lý Thiếu Chưởng, con trai của Lý Xuân Sơn. Lý Thiếu Chưởng nói: Hồi nảy chú đi rồi, nghe bên nhà của Đỗ đại nhân nói ngày mai có cúng tế, cha cháu bảo qua lấy Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về, đợi vài ngày sẽ cho chú mượn dùng. Lý Quốc Nguyên nói: - Cháu về trước đi, bức linh phù của ta mới vẽ có một quái, hãy còn một ít chưa xong, hiện để đằng tiệm vẽ, lát nữa ta sẽ đem tới, cháu khỏi phải lại lấy. Lý Thiếu Chưởng đi rồi, Quốc Nguyên càng quýnh hơn nữa. Chính lúc khó khắn đó, người nhà lại báo có Triệu viên ngoại tới. Lý Quốc Nguyên chạy ra xem, quả là Triệu Văn Hội, bạn tri kỷ của mình, vội đến trước chào hỏi: - Chào huynh trưởng, lâu quá mới ghé tiểu đệ. Triệu Văn Hội nói: - Hôm nay ta rủ hiền đệ lên núi Thành Hoàng chơi rồi trở về Vọng giang lâu ở đường Thiên Chu uống rượu nhìn khói sóng trên con sông bậc nhất trong thiên hạ. Lý Quốc Nguyên nói: - Xin đại ca thứ lỗi, hôm nay tiểu đệ có một việc bận tâm lắm không thể nào bồi tiếp đại ca được. Xin mời đại ca vào trong này ngồi. Vào đến thư phòng, Quốc Nguyên mới đem việc bị mất thiên phù kể lại. Triệu Văn Hội nói: - Không hề gì, việc đó để cho ta lọ Tế Công trưởng lão ở chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ là vị Phật sống thời nay đó. Chúng ta sẽ đi đến đó để cầu lão nhân gia giúp đỡ. Ta chắc chắn Thiên sư phù có thể thâu hồi mà bệnh của thím nó cũng lành mạnh được. Ngài thật là bậc thần thông quảng đại, Phật pháp vô biên. Lý Quốc Nguyên nghĩ: "Ta có nghe danh mà chưa gặp mặt người. Thảng như mời Ngài được, ta phải mang tiền theo để đãi Ngài một bữa". Nghĩ thế bèn đem theo mười lạng bạc và 400 tiền cùng Triệu Văn Hội ra đi. Mua một gói trà hết 40 đồng rồi cùng nhau đi tới trước. Thật là: Mười dặm đê dài cầu sáu chiếc Một cây liễu biếc tiếp cây đào. Tại sao con đê này lấy tên là Tô Đê Xuân Hiểu? Nguyên Hồi Tô Đông Pha làm Thái thú đất này đã cho sửa sang con đường đê, tháng ba tiết xuân, đào liễu khoe tươi. Trong hồ có Hồ Tâm Đình, nhìn về Nam có Lôi phong tháp ở Nam Bình Sơn, sườn núi Bắc có vườn mai của Lâm Hòa Tịnh, ngó sang Tây có mộ Nhạc Vương và mộ Tô Tiểu Tiểu. Thật là cảnh trí nên thợ Hai người đi đến Lãnh Tuyền đình nghe trong đám người có tiếng hô: Lý Quốc Nguyên, Lý Quốc Nguyên! Khỏi phải lên chùa tìm Tế Điên Mười lạng bạc ròng đưa ta đu? Trong lưng còn đúng 360 tiền. Triệu Văn Hội nghe hô, nói: - Này hiền đệ, Thánh tăng Ngài biết trước hết, đang ở đây chờ chúng ta đó. Đến chừng vẹt mọi người ra nhìn thì thấy chỉ có y phục của Tế Điên mà người chẳng phải là Tế Điên, Triệu Văn Hội mới bước tới nắm áo đạo sĩ hỏi: - Hay cho lão đạo này, ông đã làm hại Tế Công còn toan giở trò gạt gẫm gì nữa đây? Lão đạo sĩ nói: - Trái lại, tôi còn bị Tế Công hại nữa là đằng khác. Thầy trò chúng tôi nuôi người đến quần áo bán sạch chẳng còn. Người mới dạy tôi mấy câu này bảo ra đây nói to như vậy. Triệu Văn Hội hỏi: - Hiện giờ Tế Công ở đâu? Ông hãy đưa chúng tôi đến gặp mặt. Lão đạo sĩ bèn đưa hai vị về Tam Thanh quán. Triệu Văn Hội nhìn thấy trong miếu xác xơ không còn thứ chi hết. Bốn tên đạo đồng trần truồng như nhộng. Tế Điên cũng đánh trần trên một chiếc ghế. Triệu Văn Hội nói: - Bạch sư phụ, đệ tử là Triệu Văn Hội xin kính chào sư phụ. Rồi kêu Lý Quốc Nguyên đến tham kiến Thánh tăng. Lý Quốc Nguyên nhìn thấy Tế Điên giống hệt như một tên ăn mày, ngặt nể mặt Triệu Văn Hội, bất đắc dĩ phải tới thi lễ. Tế Điên hỏi: - Hai ông tới đây có việc gì? Triệu Văn Hội mới đem tình tiết mất Ngũ lôi bát quái thiên sư phù thuật lại. Tế Điên nói: - Không hề chi. Rồi kêu lão đạo sĩ cởi quần áo ra đoạn mặc vào, lại lấy mười lạng bạc của Quốc Nguyên giao lão đạo sĩ để chuộc đồ về. Tế Điên cùng hai người rời khỏi Tam Thanh quán đến nhà Lý Quốc Nguyên. Tế Điên nói: Để ta trị bệnh cho vợ ngươi trước rồi sẽ tìm Thiên sư phù sau. Mà điều này nữa là ta trị bệnh cho vợ ngươi, một lát nữa có níu nó lại hay vật nó ngã lăn, ngươi cũng đừng quan tâm đến nhé! Lý Quốc Nguyên nghe nói lặng thinh giây lát. Triệu Văn Hội nói: - Này hiền đệ, chớ có nên nghi ngờ. Tế Điên là vị Phật sống đương thời quyết không có điều càn rỡ đâu. Nếu không phải là người có phẩm cách đáng tin cậy, ta cũng không mời đến đâu. Lý Quốc Nguyên nói: - Vậy thì được. Bèn đưa Tế Điên thẳng lên phòng. Cửa phòng đã khóa chặt. Lan thị cột bằng sợi lòi tói, a hoàn vú em đều đã lánh xa, sợ con điên nổi lên bị đánh. Khóa vừa mở, Lan thị dòm ra thấy phía ngoài có một vị Hòa thượng kiếc, liền chạy ra rượt. Tế Điên chạy đến trong viện thấy có một cái bầu nuôi cá bèn đem trút cá ra, day về phía Lan thị hô: - Hay dữ a, có mau ra không. Không ra thì mày chết với ta nhé! Vừa la vừa chạy, Lan thị chạy xà quần ráng sức rượt theo, trong miệng vọt ra một cục đàm lớn, tức thì tâm thần định tỉnh lại, tự hỏi: "Tại sao ta lại ở đây?". Lúc đó có người vú em gan dạ, lật đật lại dìu đỡ. Tế Điên móc một cục thuốc bảo người nhà đem nước lại hòa cho uống. Nguyên bệnh của Lan thị là bởi đàm mê tâm khiếu, do gặp việc rối rắc gây nên. Nhân vì nàng ta vốn có một đứa em tên là Lan Đình Ngọc, hay giao du với bọn người vô lại, đem một phần gia nghiệp tiêu sạch sanh rồi. Ngày kia y tìm đến Lan thị mượn tiền, bảo rằng để đi buôn bán. Cốt nhục tình thâm, không nỡ để em nghèo khổ, nàng mới lén chồng lấy cho em mượn mấy trăm lượng bạc. Có tiền trong tay, Lan Đình Ngọc cùng lũ bạn bè du thủ du thực rủ nhau tiêu sạch. Một ngày kia lại tìm đến chị của hắn bảo đem tiền đi mua bán, giữa đường bị bọn cường đạo cướp hết, xin mượn thêm ít trăm lượng để buôn bán lại, tính gộp số tiền mượn trước và sau trả một lần. Lan thị lại lén lấy tiền cho em mượn lần nữa. Một hôm Lan thị đang ngồi trong hoa viên thấy Đình Ngọc lại đến, trên thân quần áo rách te tua, trong lòng vừa buồn vừa giận, đàm dâng nghẹt làm mê đi, nhân đó phát điên. Hôm nay chạy rượt theo Hòa thượng, cục á đàm trong ngực trơn vọt ra được. Quốc Nguyên rất bội phục bèn mời Tế Điên về thư phòng đãi rượu. Đương lúc uống rượu, bên ngoài có người nhà đi vào thưa có Lý Thiếu Chưởng đến thúc lấy Ngũ lôi bát quái thiên sư phù. Lý Quốc Nguyên bảo người nhà ra nói: - Một lát nữa ta sẽ đích thân đem sang. Đoạn thưa với Tế Điên: - Bạch sư phụ, bây giờ phải làm sao? - Lát nữa, ta trở về chùa mượn ông Vi Đà đi trộm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về cho ngươi. - Bạch sư phụ, ông Vi Đà trong chùa bằng đất nặn làm sao có thể trộm đồ vật được? - Được chớ, ông Vi Đà trong chùa ta hay can thiệp đến chuyện tào lao lắm. - Bạch sư phụ, bây giờ chúng ta đi thỉnh nhé. - Để ta đi gặp ông ấy thương lượng xem, ông ấy muốn lấy công bao nhiêu tiền. Mượn ông ấy đi không chẳng được đâu. Các ngươi ở nhà uống rượu chờ ta, ta đi một lát rồi trở về uống rượu nữa. Tế Điên nói rồi đứng dậy đi ra, hai người đưa ra cửa, trở vào, Quốc Nguyên hỏi: - Triệu huynh nè, anh nghe lời Hòa thưọng nói có thiệt không? Triệu Văn Hội nói: - Ta cũng không biết thiệt hay là giả nữa. Lần trước ở nhà Châu Bán Thành vác tượng Vi Đà bắt yêu quái, chuyện đó có thiệt rõ ràng. Hai người bảo dọn dẹp tiệc rượu. Mãi đến khi đỏ đèn, hai người càng lo lắng thêm, sợ e cửa thành đóng lại bỏ Tế Điên kẹt lại bên ngoài. Đang nói chuyện, thấy Tế Điên bước vào, hai người mừng quá cùng nói: - A, có sư phụ về rồi. Tế Điên nói: Thiệt tức chết đi thôi! - Triệu Văn Hội hỏi: Ai làm sư phụ giận thế? Tế Điên nói: - Cái ông Vi Đà Trong chùa ta thiệt đáng giận. Bình thường hễ ta đi đâu ông ấy nói Tế sư phụ, có việc gì sai bảo tôi với. Vậy mà bữa nay ta trở về, ông thấy mặt dương dương không thèm nhìn ta lấy một tí. Ta đấu dịu ông ấy: - Này lão Vi, ta kiếm được cho ông một việc đây. Ông ấy hỏi việc gì, ta mới đem việc nhờ ông ấy đến Các Thiên lâu ở hoa viên phủ Thừa tướng trộm giùm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về và hỏi ông ấy đòi bao nhiêu. Ông ấy một mực đòi giá cao. Lý Quốc Nguyên và Triệu Văn Hội đều hỏi: - Ông ấy đòi bao nhiêu tiền? Tế Điên nói: Ông ấy đòi năm điếu tiền, ta tính công cho ông ấy 500 tiền. Lý Quốc Nguyên nói: Năm điếu tiền đâu có đắt! Tế Điên nói: - Ban đầu ông ấy cứ giữ giá nhất định, nói chỉ có hai điếu tiền, ít quá đi không được. Ta mới nói, nếu ông chịu bớt ta thêm cho ông 500 tiền nữa, chớ nhiều quá không được. Ông ấy chê ít quá không đi, cho nên cuộc thương lượng bất thành. Ta ra khỏi chùa, ngang chùa Đại Phật, gặp ông Vi Đà ở chùa này. Thấy ta còn đằng xa, ông ấy lên tiếng hỏi ta đi đâu đấy? Ta nói kiếm cho ông một việc mà ông có đi không? Ông ấy hỏi là việc gì. Ta mới bảo ông ấy là đi lấy linh phù. Ông ấy nói: - Sao ông không bảo ông Vi Đà ở chùa ông trước? Ta nói, đã có nói rồi mà ông ấy đòn tiền chuộc mắc quá. Ông ấy đòi ba điếu tiền mà ta chỉ trả 500 tiền, không thể hơn được. Ông ta nói: - Tôi không thể lấy ít hơn được, lấy ít hơn thì có lỗi với ông Vi Đà ở chùa ông sao? Ta nói: - Ta cũng không thể chi nhiều hơn được. Cuộc thương lượng lại bất thành. Lý Quốc Nguyên nghe nói giữ giá không đổi cũng không biết làm sao. Tế Điên nói: - Ta lại đi nữa, đi đến chùa Tử Trúc. Ông Vi Đà ở chùa này bị đói meo, thấy ta ở đằng xa vội kêu rối rít. Ta mới đem việc lấy linh phù ra nói, ông ấy chịu đi ngaỵ Ông ấy nói lát nữa sẽ đến, tiền công bao nhiêu cũng được. Lý Quốc Nguyên hỏi: Chừng nào ông ấy đến? Tế Điên nói: Chúng ta ăn cơm xong, bảo bầy trẻ dọn một cái bàn, ta kêu một tiếng thì ông ấy sẽ đến ngay. Lý Quốc Nguyên hối dọn cơm xong, và bảo gia nhân chuẩn bị những thứ cần dùng để ở trong nhà. Tế Điên nói: Các ông đừng nóng, chờ một lát sao mọc tỏ rạng đã. Tế Điên bước ra sân, hô: - Có ta đây, có ta đây! Tây Hồ Linh Ẩn Tế Điên tăng! Vi Đà không đến còn đợi chừng nào? Tức thì ở nửa tầng không có tiếng đáp lại: - Ngô thần đã đến. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 10 Chương 10: Chương 10 Triệu Bân đêm dọ Các Thiên lâu Anh hùng trượng nghĩa cứu công tử Thơ rằng: Bọt nước phù hoa bã lợi danh Lửa hồng đốt rụi cả mày xanh Sang hèn giàu có thay phúc chốc Trí nhân tạng mắt chỉ cười lành. Tế Điên đang ở trong nhà đốt hương thỉnh Vi Đà, thì nghe trên nhà có tiếng hô to: - Ngô thần đã đến. Thật ra người đến không phải là Vi Đà thật mà là người ở huyện Đơn Dương, phủ Trấn Giang, họ Triệu tên Cửu Châu cưới vợ là Mai thị sinh chỉ được một đứa con trai đặt tên là Triệu Bân, tánh tình lãng mạn, nhưng không kém phần cứng rắn, được cha truyền võ nghệ quyền bổng, kể ra cũng có hạng. Triệu lão anh hùng suốt đời chỉ dạy dỗ có hai đồ đệ. Đại đồ đệ chính là Oai trấn bát phương Dương Minh ở huyện Ngọc Sơn, Giang Tây. Nhị đồ đệ chính là Y Sĩ Hùng làm cận tướng cho Đông lộ tiêu đầu. Triệu Cửu Châu mắc bệnh nặng, kêu Mai thị lại bên giường nói: - Sau khi ta chết rồi, ngàn muôn lần bà đừng cho Triệu Bân đi làm bảo tiêu nhé. Nó hẹp hòi tự đại cuồng ngạo không biết gì chỉ tổ làm mất chút hư danh của ta truyền lại cho đời sau mà thôi. Nói rồi xuôi tay tắt nghỉ. Mẹ con Mai thị lo việc tang ma đã xong, của cải còn lại cũng đủ sống qua ngày. Triệu Bân nhờ có gia tư của cha để lại đủ sống nên không phải làm việc chi, rảnh tay giao du với mấy người bạn ở xóm, một người tên là Tần Nguyên Lượng, trác hiệu là Phi thiên hỏa tổ, còn một người nữa tên là Mã Dao Hùng, trác hiệu là Lập địa ôn thần. Hai người này trong giới lục lâm, cùng kết bạn với Triệu Bân. Một ngày kia ba người cùng nhau ăn cơm, Tần Nguyên Lượng nói: - Này Triệu hiền đệ, hiền đệ có biết chúng ta đang làm gì không? Triệu Bân nói: - Em thực không biết hai anh đang buôn bán vật chi. Tần Nguyên Lượng nói: - Chúng ta đều làm nghề giặc cướp đây, không phải là làm những tên giặc hái hoa gian dâm tầm thường đâu mà là chuyên đi trộm của nhà giàu giúp đỡ nhà nghèo, giết tham quan, chém ác bá, trừ bạo an lương, chuyên can thiệp những chuyện bất bình thường. Nhân vì yêu hiền đệ là người có tài, muốn kéo hiền đệ nhập bọn để hành hiệp tác nghĩa đó thôi. Ta có đem theo một bộ đồ da hành dành cho hiền đệ đây. Nói rồi, lấy đưa cho Triệu Bân một cái túi vải. Triệu Bân mở ra xem thấy bên trong những thứ đi đêm đều đầy đủ, và cũng từ hôm đó Triệu Bân cùng hai bạn đang đêm thường đi trộm của người giàu giúp kẻ nghèo. Một hôm Triệu Bân bỏ quên bọc đồ ở nhà, Mai thị mở ra xem thấy áo dạ hành. Vợ Triệu Cửu Châu có từng thấy qua đồ dùng luyện võ của chồng nên biết được. Lúc đang xem thì Triệu Bân từ ngoài đi vào. Mai thị thấy mặt con đùng đùng nổi giận mắng: - Triệu Bân, cha mi thân danh làm bảo tiêu một đời anh hùng, danh tiếng vì mi mà tiêu hết, bây giờ mi lại đi làm giặc cướp hử? Con ơi là con! Ta đập đầu chết phức cho rồi, không sống làm chi nữa! Triệu Bân vội thưa: - Xin mẹ đừng giận, mẹ không muốn con làm giặc thì con xin thôi không làm giặc nữa. Mai thị bảo: - Mi đem đồ dạ hành đốt đi, ném dao đi nhé! Rồi lại nghĩ: "Chỗ này ở không khá rồi, bắt nó đoạn tuyệt với đám bạn bè này rồi, tụi khác lại rủ rê nữa!". Lão thái thái muốn bắt chước phương pháp Mạnh mẫu dời nhà để dạy con, bèn vội bán hết đồ đạc trong nhà, chỉ mang theo vàng bạc và đồ tế nhuyễn cùng con đến Lâm An phủ ở Kinh sư, mướn nhà của Vương Hùng bán trái cây ở hẻm Thanh Trúc, ngõ Hồ Đồng. Ở đây Triệu Bân cũng không làm việc gì. Mẹ của Vương Hùng là Vương lão thái thái thấy vậy mới nói: - Triệu lão thái nè, tại sao không bảo thằng bé đi buôn bán với người tả Ở nhà lần khân ăn mãi núi cũng hết nữa là! Mai thị nói: - Cháu bé nó từ nhỏ đã chẳng làm việc gì, nên bây giờ chẳng biết việc chi để làm. Vương lão thái nói: - Thì bảo nó theo thằng nhỏ nhà tôi lên hàng trái cây mua về bán lại, tập riết rồi quen. Mai thị nghĩ cũng phải, về bàn với con, Triệu Bân cũng đồng ý. Hôm sau Triệu Bân đem theo hai điếu tiền cùng Vương Hùng lên hàng trái cây tươi ngon. Vương Hùng nói: - Anh mua chỗ trái cây này rẻ lắm đấy, tính ra lời cũng phải gấp đôi, người ta trả đúng bốn điếu mới bán nhé, anh liệu mà đi bán đi. Triệu Bân ăn bánh xong, xách giỏ nhỏ ra đi, gặp người ta không dám mời rao, đi qua mấy con đường ở Hồ Đồng, người ta cho là đưa lễ vật đi tặng vì bộ dáng không giống người đi buôn bán nên chẳng có ai mua hết. Triệu Bân đi đến ngõ Phụng Sơn, thấy mé Bắc có một tòa cổng lớn giống như nhà quan, trong cổng có treo một tấm bảng to, Triệu Bân xách giỏ trái cây để trên đất, rồi ngồi ngay trước cổng ngây người nhìn giỏ trái cây của mình. Một lát bên trong có một vị viên ngoại đi ra tiễn khách, vị viên ngoại đó mình cao tám thước, vai hổ lưng gấu, mặt như giấy ô kim, mày cong mắt lộ, họ Trịnh tên Hùng, người ta thường gọi là Thiết diện thiên vương. Vốn dòng dõi thế gia, lại đỗ Võ tiến sĩ, ông ta ở nhà thường thấy nghĩa quyết làm, ưa thích việc thiện. Hôm nay đưa khách ra cửa, thấy Triệu Bân tướng mạo khác người đang ngồi bơ phờ bèn đem lòng ái mộ, hỏi: - Này bạn, bạn làm gì ngồi đây? Triệu Bân đáp: Tôi bán trái cây. Trịnh Hùng hỏi: Bạn bán bao nhiêu tiền giỏ trái cây này? Triệu Bân đáp: Giỏ trái cây này tôi mua hai điếu vốn, phải bốn điếu mới bán được. Trịnh quan nhân bảo người nhà xách giỏ trái cây vào và lấy bốn điếu tiền đem ra trả. Trịnh Hùng lại hỏi: - Này bạn, chắc bạn chưa từng buôn bán phải không? Triệu Bân nói: - Hôm nay tôi mới bán lần đầu. Nói rồi cầm bốn điếu và xách giỏ về, nói với mẹ là hôm nay lời được hai điếu. Hôm sau lại cùng với Vương Hùng ra chợ đếm hai điếu trái cây, trở về nhà ăn cơm xong, không đi chỗ nào khác lại xách giỏ trái cây đến đường Phụng Sơn nơi nhà Trịnh Hùng, để giỏ trái cây đó ngồi chờ. Chờ mãi đến xế trưa, Trịnh Hùng mới ra cửa. Vừa ra tới cửa, Triệu Bân kêu lại nói: - Ông đừng đi, tôi đưa trái cây lại cho ông đây. Trịnh Hùng hỏi: Ai bảo bạn đưa đến vậy? Triệu Bân nói: Ông lấy đem vào nhà thì tôi khỏi đem chỗ khác bán nữa. Trịnh Hùng nói: Cái này là bạn muốn chớ tôi đâu muốn. Chi bằng mỗi ngày tôi bỏ ra hai điếu cho không bạn có được không? Triệu Bân nói: Được chớ. Trịnh Hùng nghe vậy cũng vui, nói: - Bữa nay để trái lại đây, ngày mai đừng đem tới nữa. Tôi không cần đâu. Nói rồi kêu gia nhân lấy bốn điếu tiền ra đưa chọ Triệu Bân nghe nói cũng buồn, dễ gì bán được giá như đã liệu, lại mất một mối rồi! Triệu Bân cầm tiền trở về nhà và từ đó tập buôn bán lặt vặt, có khi được lời có khi lỗ vốn. Một hôm, nhân vì Hoa thái tuế Vương Thắng bắt cóc con gái người ta đi dạo Tây Hồ. Triệu Bân giữa đường gặp chuyện bất bình, đánh chết ba mạng người, may nhờ Tế Công cứu khỏi và nhận Tế Công làm sư phụ. Hôm nay Tế Điên ra khỏi nhà Lý Quốc Nguyên chính là đi tìm anh chàng bán trái cây Triệu Bân đó. Tế Điên nói: - Này Triệu Bân, đi uống rượu với ta chơi. Triệu Bân cùng với Tế Điên vào tửu quán uống rượu. Tế Điên nói: Bữa nay ngươi giả làm Vi Đà một lát nhé. Triệu Bân hỏi: Tại sao phải giả làm Vi Đà? Tế Điên mới đem việc Lý Quốc Nguyên đánh mất Ngũ lôi bát quái thiên sư phù, nó lại rơi vào Các Thiên lâu nơi hoa viên ở phủ Thừa tướng, và bảo Triệu Bân đi lấy nơi trộm đem về. Đến nhà họ Lý giả dạng Vi Đà che mắt chúng nhân. Triệu Bân nói: Tôi không biết nhà Lý Quốc Nguyên ở đâu. Tế Điên nói: Để ta đưa ngươi tới đó. Uống rượu xong, trả tiền rồi dẫn Triệu Bân đến cổng nhà họ Lý, Tế Điên nói: - Tối nay ngươi đến nhà làm như vậy, như vậy nhé! Triệu Bân gật đầu trở về nhà, nói với mẹ: - Sư phụ Tế Công bảo con tối nay giả làm ông Vi Đà! Mai thị hỏi: Sao phải giả làm ông Vi Đà? Triệu Bân nói: Sư phụ bảo con giả làm ông Vi Đà đến tướng phủ tìm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù. Mai thị biết Tế Điên là ngươi tốt, nếu không phải là việc của Tế Điên sai bảo, tối nay cũng không cho con đi. Triệu Bân thay đổi y phục, giắt một con dao thái rau, trời vừa tối, để mẹ khỏi mở cửa, Bân vượt tường đi ra. Đến nhà họ Lý, nằm mọp trên nóc nhà trong bóng tối chờ sẳn. Nghe Tế Điên gọi Vi Đà sao không đến còn đợi chừng nào, Triệu Bân ứng tiếng đáp lại: - Ngô thần đã đến. Tế Điên nói: - Này lão Vi, ông hãy đến Các Thiên lâu ở hoa viên Tần tướng phủ lấy Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về cho ta nhé. Triệu Bân nói: - Xin tuân pháp chỉ. Nói rồi vượt nhà nhảy tường đi về phía phườngTần Hợp. Đến hoa viên tướng phủ thấy hoa viên quá lớn, không biết tòa nào là Các Thiên lâu! Thật là: Thủy các lương đình, Lâu đài san sát, Hoa nở bốn mùa chẳng dứt, Cỏ xuân tám tiết còn hoài. Nhảy xuống bờ tường, Triệu Bân đi tìm khắp nơi, tìm đến Đông bắc, riêng có một cái nhà đó là Bắc phòng, ánh sáng chập chờn, hai bên đều có nhà phụ. Trong Bắc phòng ánh đèn chập chờn, bóng người lay động, Triệu Bân đi đến phòng đó, ở bên ngoài lấy lưỡi thấm nước miếng xoi thủng giấy cửa sổ nhìn vào. Cách chõng tre trước mặt, một cái bàn bát tiên để sát vách với hai cái ghế. Trên tường, thanh đơn đao lấp lánh ánh bạch lạp để trên bàn. Hai người ngồi đối diện ở bàn uống trà. Người ngồi phía Đông, tuổi độ ngoài 60, da mặt hơi trắng, hai đạo lông mày kiếm trên đôi mắt hình ba góc, với chùm râu ngà bạc, đầu đội khăn màu lam bốn góc, mình mặc áo bào lam hào hoa. Đối diện là một vị chừng 30 tuổi, đầu đội mũ tráng sĩ màu xanh, mình mặc áo tiễn tụ bào màu xanh, lưng thắt dây tơ, quấn xà cạp rằn. Lúc đó, người già nói: - Tráng sĩ nè, tôi đưa tráng sĩ về đây phò dưỡng lành mạnh rồi, bây giờ cũng muốn tráng sĩ giúp cho một việc, tôi chỉ mong việc này được kết quả tốt. Tôi xin đưa tặng tráng sĩ 100 lượng bạc, và đây tráng sĩ hãy cầm lấy. Dù ở chân trời góc bể nào, tráng sĩ cũng đừng tiết lộ để dây dưa đến cửa quan. Nói rồi, ông già bèn rút trong bọc ra hai gói bạc để ở trên bàn, ánh bạc chói lấp lánh. Vị tráng sĩ đó nói: - Cảm tạ Ơn đức tài bồi của lão trượng, nếu từ chối thì bất kính mà nhận lấy thật hổ thẹn trong lòng. Xin cho được mang tội bất kính. Ông già nói: - Tráng sĩ nè, cung kính không bằng nghe lời! Bèn thấy vị tráng sĩ ấy bạc nhét vào túi rồi đứng dậy với lấy thanh đao trên vách, nói: - Thưa lão trượng, lát nữa bất luận bên ngoài có động tịnh chi, người đừng quan tâm nhé. Lát sau sẽ có đầu người trình cho người. Nói rồi mở cửa đi ra ngoài. Triệu Bân lật đật nép vào bóng tối, đợi người ấy đi qua khỏi, theo dõi ở phía sau, bụng nghĩ: "Chắc chắn là hắn ta đi giết người, ta phải nom theo mới được". Thấy người ấy đi qua nhà hai tầng ở phía Tây. Qua khỏi bốn bức lục bình phong có ba gian phòng, ánh đèn mờ tỏ, hình như có tiếng đọc sách. Triệu Bân thấm nước miếng dùi giấy cửa sổ nhìn vào, thấy bên trong có một cái bàn bát tiên và hai cái ghế. Một vị văn sanh công tử đang ngồi trên ghế đọc sách, kế bên là một lão bộc đang hầu hạ. Người kia bước vào dằn dao trên bàn nói: - Hai chủ tớ nhà ngươi hãy cung xưng lai lịch cho rõ ràng, hôm nay ta đến lấy tánh mạng các ngươi đây! Công tử cùng gia nhân sợ bò lăn dưới đất, nói: - Xin hảo hán gia tha mạng cho! Người muốn hỏi chúng tôi điều gì, chúng tôi sẽ từng phần từng đoạn giải bày hết cho người. Triệu Bân nghe nói lửa giận phừng phừng, rút dao thái rau muốn xông vào nhà can thiệp. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 11 Chương 11 Anh em nhận mặt cùng tỏ khúc nhôi ngày cũ Tớ thầy lánh nạn tạm thời trốn ở Lý gia Có thơ rằng: Nhà tranh mé núi nước xanh trong Tới lui chầy tháng hóa thêm nồng Mấy hàng đào lý hoa hồng bạch Một thảm đồng xanh lúa trổ bông Chõng trúc đêm nằm mưa gõ nhịp Bên song hé mở ngắm mây hồng Nhân sinh vô sự thân nhàn cảnh Được đến thanh nhàn há bổng không. Lại nói Triệu Bân núp trong bóng tối, nhìn thấy người kia xách dao tiến vào muốn giết hai chủ tớ nọ. Vị công tử sợ run lập cập quỳ dưới đất cầu xin đại thái gia bớt trận lôi đình để tôi từ từ thưa bẩm. Vị lão bộc cũng quỳ dưới đất bên chủ. Kế nghe vị tráng sĩ kia nói: - Hai chủ tớ nhà ngươi sự tình như thế nào hãy mau nói ra! Vị lão quản gia nói: - Lão nhân muốn biết, chúng tôi xin giải bày. Gia chủ tôi họ Từ tên Chí Bình, nguyên quán ở quận Kiến An. Lão thái gia nhà tôi tên là Từ Chiếm Khôi, cùng với vị tổng quản Hàn Điện Nguyên của hoa viên Tần tướng phủ đây là bạn chi giao. Hàn Điện Nguyên có một người con gái đồng một tuổi với con gái nhà tôi, ông ấy tình nguyện đem con gái gả cho công tử tôi và đã định hôn ước từ thuở nhỏ. Về sau lão gia tôi qua đời, trong nhà lại gặp trận hỏa hoạn, bao nhiêu gia tài của cải đều bị thiêu rụi. Tôi cùng công tử đến đây nương nhờ tình thân gia. Hàn Điện Nguyên thấy chủ tớ nhà tôi quần áo rách nát, bèn có ý ăn năn, khinh nghèo ưa giàu. Ngoài mặt ông ta lưu chủ tớ lại, bảo công tử tôi ở hoa viên này đọc sách, nào ngờ ông ấy lại kêu lão nhân gia đến hại chủ tớ tôi. Tráng sĩ cầm dao nghe thế mới nói: - À ra vậy, ta thật không biểt. Nói rồi thò tay vào túi lấy 100 lượng bạc ra nói: - Đây ta tặng chủ tớ ngươi, nên kíp trốn khỏi chốn này tìm nơi khác ở, gắng công học tập đợi kỳ đại khoa vào thí trường tìm chút công danh. Các ngươi đừng ở đây nữa, e rằng ông ấy còn muốn gia hại các ngươi. Triệu Bân vốn là người trực tính, quên mình đang nghe lén, trong lòng rất hào sảng, nghe tráng sĩ nói thế, buột miệng nói: - Việc đó tính như vậy phải lắm. Vị tráng sĩ nghe ngoài có tiếng nói, lập tức rút dao chém xuống đầu Triệu Bân. Triệu Bân lật đật lấy dao thái trả đòn. Hai người mấy phen đối diện. Triệu Bân kinh ngạc nghĩ thầm: "Sao đao pháp của người này giống ta thế?". Vị tráng sĩ kia cũng lấy làm kỳ vội nhảy ra vòng chiến, lấy đao chỉ Triệu Bân hỏi: - Chú kia khoan đánh nhau đã! Họ tên chú là gì? Ở đâu? Học nghề với ai và đến đây làm gì? Triệu Bân đáp: - Ta họ Triệu tên Bân, trác hiệu là Thám nan thủ vật, ngươi nếu biết ta lợi hại thì chẳng nên đâm đầu vào chỗ chết. Vị tráng sĩ vừa nghe vội thu đao lại, nói: - Té ra là hiền đệ, cái này thật là nước chầu về long vương miếu, anh em một nhà mà không nhìn nhau được. Triệu Bân hỏi: Ngươi là ai? Tráng sĩ nói: Ta họ Y tên Sĩ Hùng, hiền đệ quên ta rồi sao? Triệu Bân nhớ lại hồi còn bảy tám tuổi, Y Sĩ Hùng đang học võ nghệ với cha mình, cách nay hơn mười năm rồi. Triệu Bân liền bỏ dao thái rau xuống bước tới thi lễ. Hai người cùng bày tỏ nỗi niềm ly biệt. Y Sĩ Hùng nói: - Từ khi ta theo Đông lộ bảo tiêu trở về, nghe nói sư mẫu cùng hiền đệ đã dọn đến kinh sư rồi. Ta dò la mãi mà cũng không ra. Kế ta bị bệnh ở Tam Thuận điếm, trên đùi bị một mụt ghẻ độc, gặp Hàn Đại Nguyên, tổng đốc ở hoa viên này là chủ của Tam Thuận quán. Ông ấy thấy ta bị bệnh mới rước về hoa viên này trị thuốc dưỡng thương lành mạnh. Hôm nay ông ấy cho ta 100 lượng bạc bảo ta đi giết kẻ cựu thù. Ta đi đến đây mới biết rõ sự tình là thế. Còn hiền đệ đến đây để làm gì? Triệu Bân đem việc sau ngày từ biệt thuật qua một lượt. Hôm nay vâng lệnh Tế Công đến để lấy trộm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về. Y Sĩ Hùng nói: - Hiền đệ hôm nay may mắn được gặp ta, nếu không gặp ta, hiền đệ không làm sao trộm được linh phù đem về. Bây giờ hiền đệ cùng ta đưa chủ tớ Từ Chí Bình lánh đi trước, sau đó ta sẽ tiếp tay hiền đệ đi trộm linh phù. Hai người vào nhà kêu Từ Chí Bình mau mau thu dọn đồ đạc đi lánh nạn, 100 lượng bạc đem theo để làm lộ phí. Từ Chí Bình hỏi họ tên Y Sĩ Hùng, lão gia nhân Từ Phước cũng dập đầu cảm tạ ân công, rồi vội vàng thu dọn cầm kiếm rương sách. Từ Phước hỏi: - Y ân công, đêm tối như thế này, thầy trò chúng tôi biết đi đâu bây giờ? Kinh đô là nơi trọng địa, tuần canh đi tra xét rất nhiều, rủi bị bọn họ bắt được, chúng tôi phải làm sao? Y Sĩ Hùng nghe nói có lý, nói: - Này Triệu hiền đệ, hiền đệ có chỗ nào yên không, tạm thời cho hai người đến đó, ngày mai lại tìm lữ điếm trú ngụ. Triệu Bân nói: - Y huynh trưởng hãy ở đây chờ giây lát, hai chủ tớ ngươi hãy theo ta. Triệu Bân định đưa hai người ra góc vườn rồi dẫn về nhà mình, nào ngờ ra khỏi góc vườn không xa thấy có một người đứng thù lù ở đó, chính là Tế Điên. Triệu Bân nói: - Có sư phụ đây hay quá! Bây giờ chủ tớ ngươi phải làm như vậy, như vậy… Tế Điên nói: - Được, ta đến đây là gì việc này đó. Ta đang ở trong thơ phòng uống rượu với bọn họ, nói lời cáo lỗi rồi thẳng ra đây. Bây giờ ngươi giao bọn họ cho ta và đi lo làm việc ta nhờ đi. Từ Chí Bình nhìn kỹ là một vị Hòa thượng liền hỏi: - Vị Hòa thượng này tên họ là gì vậy? Triệu Bân đáp: - Đây là Tế Công trưởng lão ở Linh Ẩn tự đấy. Từ Chí Bình nghe nói vội vàng thi lễ. Tế Điên bèn đưa họ về nhà họ Lý, bảo Từ Phước bỏ đồ trong nhà rồi dẫn hai người vào thư phòng. Triệu Văn Hội và Lý Quốc Nguyên đang uống rượu thấy Tế Điên dẫn vào một vị văn sanh công tử và một người lão bộc, vội vàng đứng dậy hỏi: - Bạch sư phụ, nãy giờ lão nhân gia đi đâu vậy? Và mang về hai người nào đây? Tế Điên mới đem cội nguồn Từ Chí Bình kể lại. Chừng đó Lý Quốc Nguyên mới rõ. Kế nghe Tế Điên nói: - Ngươi cho chú ấy mượn vài gian phòng để ở đọc sách, có điều gì lôi thôi, Hòa thượng ta bảo lãnh cho. Lý Quốc Nguyên thấy Từ Chí Bình là người rất văn nhã, nói: - Có sư phụ dự vào thì được. Liền vội mời vào bàn cùng uống rượu. Trống điểm canh ba, bỗng nghe bên ngoài có tiếng hô to: - Ngô thần đã về, kính bạch Tế Công trưởng lão, Ngô thần đã trộm được Ngũ lôi bát quái thiên sư phù về đây. Tế Điên lật đật bước ra, thấy trên nóc nhà Triệu Bân và Y Sĩ Hùng. Nguyên khi Triệu Bân đem chủ tớ Từ Chí Bình giao cho Tế Điên xong liền trở vào hoa viên gặp Y Sĩ Hùng, hai người cùng thẳng đến Các Thiên lâu. Tòa Các Thiên lâu này có 25 căn, mặt đất lại rộng lớn, lấy giấy đốt lửa lên xem thì ở giữa có treo một cái khám thờ. Y Sĩ Hùng trèo lên xem thấy ở trên có một chiếc hộp cứng, mở ra xem, chính là Ngũ lôi bát quái thiên sư phù. Triệu Bân nói: - Đúng rồi! Sư huynh, chúng ta cùng đi về. Y Sĩ Hùng nói: - Chúng ta đi về bây giờ, bậy bạ dữ đa! Triệu Bân hỏi: - Có gì mà bậy bạ? Y Sĩ Hùng nói: - Hiền đệ nghĩ xem, ông ấy hiện giờ là Tể tướng đương triều mà mất đi vật báu truyền gia há lại để yên hay sao? Lúc đó các quan phủ địa phương triệt để truy tầm, chưa khỏi kéo theo bao nhiêu chuyện thị phi! Chi bằng bây giờ chúng ta dùng cách trảm thảo trừ căn là yên việc. Nói rồi móc vật dẫn hỏa kề bên cửa sổ của Các Thiên lâu mồi lên. Hai người chạy ra khỏi lầu nhìn lại thấy ngọn lửa bốc cao, như bầy rắn vàng lồng lộn, khói lửa ngất trời chưa từng thấy bao giờ. Có bài tán rằng: Một đám lửa phàm dấy động Kéo theo ly bộ vô tình Theo gió hiển oai cuồn cuộn Trên không lửa dữ bốc cao Chỉ nghe ào ào vang động Tầng mây khói cuốn mịt mù Đỏ hồng khắp trời đầy đất Lầu son gác tía còn đâu. Lúc đó hai người đã sớm vượt ra ngoài đường, trổ thuật phi thiềm tẩu bích thẳng đến nhà họ Lý và hô: - Ngô thần đã về. Tế Điên đi ra tiếp lấy linh phù rồi cầm một cái túi nhỏ bên trong để sẵn 500 tiền, một lư hương gạo, năm chén bột thơm, hô: - Lão Vi hãy cầm lấy! Đây là phần lễ tạ của gia chủ đó. Bên trên, Triệu Bân tiếp nhận và hô: - Ngô thần xin kiếu từ. Rồi dắt Y Sĩ Hùng về nhà thăm mẹ. Tế Điên sau khi tiếp nhận Ngũ lôi bát quái thiên sư phù đem vào, mở ra đúng là vật cũ. Lý Quốc Nguyên vội sai người nhà tin cậy đem sang cho Lý Xuân Sơn. Tiệc rượu kéo dài suốt đêm. Sáng ra Tế Điên cáo từ. Lý Quốc Nguyên muốn đưa tặng vàng bạc, Tế Điên nói: - Ngươi nếu muốn tạ Ơn ta hãy ghé tai ta nói như vầy… như vầy. Như thế Hòa thượng ta mới nhận lãnh. Ngươi nên chiếu cố giúp Từ Chí Bình học tập. Lý Quốc Nguyên vâng dạ, Tế Điên từ biệt đi về phía trước, thấy có một tên gia đinh chờ sẵn ở đó và hỏi: - Tế Công, Ngài đi đâu đó? Tế Điên hỏi: - Ai mời ta vậy? Gia đinh đáp: - Chủ khách điếm nhà tôi bị phạt 40 hèo, da thịt rách nát, thương thế trầm trọng, nghe nói lão tiên gia có tiên đơn diệu dược, xin Ngài chữa trị giúp cho. Tế Điên hỏi: - Chủ điếm của ngươi là ai? Gia đinh đáp: - Là Hàn Điện Nguyên, chủ Tam Thuận điếm và là tổng quản hoa viên của Tần tướng phủ. Nhân vì tối hôm qua Các Thiên lâu bị lửa cháy, Tần tướng nổi giận nói rằng Hàn Điện Nguyên không chịu kiểm điểm mới ra cớ sự, phạt lấy 40 hèo, hiện thời đau nhức khó tả. Tế Điên nghe nói bèn cùng đi đến Tam Thuận điếm, vào phòng chưởng quỹ thấy Hàn Điện Nguyên nằm dài, rên rỉ không ngớt, mấy đứa hầu bàn đang ở một bên khuyên giải. Thấy Tế Đìên vào, mọi người nói: - A, được rồi, sư phụ đây có tiên đơn diệu dược xin người từ bi cứu giúp cho. Tế Điên cười hà hà, lấy tay chỉ và nói: "Diệu dược khó trị bệnh oan nghiệt, Trời xanh khó ứng kẻ lang tâm". Hàn Điện Nguyên nghe nói giật mình, trong bụng nghĩ: "Ông Hòa thượng này không phải người thường. Hồi hôm mình sai Y Sĩ Hùng đi giết tớ thầy vị hôn phu của con gái mình là Từ Chí Bình, chưa thấy trở về mà tớ thầy nó đã trốn mất, vô cớ Các Thiên lâu lại phát hỏa nữa". Nghĩ rồi liền nói: - Bạch Thánh tăng, xin người cứu tôi với, tôi mê lú đi mất rồi! Tế Điên hỏi: - Ta trị bệnh cho ngươi rồi, ngươi có đem con gái gả cho Từ Chí Bình hay không? Hàn Điện Nguyên nói: - Khi lành mạnh rồi, tôi xin rước Từ Chí Bình về gả con gái cho nó, tôi không ăn năn gì hết. Hiện giờ Tần tướng đã đuổi tôi rồi, tôi quyết không đem lòng đây kia nữa. Nếu tôi có bụng đổi dời xin cho trời tru đất diệt. Tế Điên lấy một viên thuốc ra cho uống, vết thương liền hết đau nhức. Tế Điên bảo Hàn Điện Nguyên đến nhà Lý Quốc Nguyên rước Từ Chí Bình. Hàn Điện Nguyên gật đầu. Ra khỏi Tam Thuận điếm thấy phía trước người ta bu lại hai ba lớp đen nghẹt, xo đẩy không nhúc nhích, oán khí ngất trời, Tế Điên án quẻ linh quang, nói: - Chao ôi, A Di Đà Phật! Hòa thượng ta đâu có thể nào không hỏi đến! Thật là: Việc này chưa xong, tiếp theo một việc khác! Vội chen mọi người vào xem. www.dtv-ebook.com Đào Tiểu Vũ eBook Chương 12 Chương 12 Tế Công khéo độ Hàn Điện Nguyên Hàn sĩ bỏ con gặp Phật sống Có thơ rằng: Ngọc đường hoa chúc với sanh ca Trướng gấm đầu làng phú quý gia Nào giống nhà tu tranh lá cũ Một trời tuyết lạnh sáng mai hoạ Tế Điên vẹt mọi người ra, vào xem thấy bên trong là một thầy đồ kiếc, đầu đội khăn nho sinh cũ, cháy lủng lỗ chỗ, mình mặc tấm áo nho sinh chắp vá bảy tám nơi, đang ôm một đứa trẻ trong lòng. Người này trạc hơn ba mươi tuổi, gương mặt khô gầy, đứng giữa dòng người nói: - Thưa quý vị, đứa bé tôi đang ôm trong lòng đây được một năm hai tháng, mẹ nó mới mất cách đây ba ngày. Tôi lại không đủ sức mướn vú nuôi. Người nói lời này là Mã Bái Nhiên, nguyên quán là người huyện Thuần Thục, phủ Thường Châu, từ nhỏ ở nhà đọc sách, ăn không ngồi rồi, chẳng biết kinh doanh thêm, núi vàng ăn mãi cũng hết. Tới chừng trên không còn mảnh ngói, dưới không tấc đất cấm dùi, lại thêm đứa con mọn, phải bồng bế vợ con đi lánh nạn. Bái Nhiên đến Lâm An ở nhà Ngô Bá Chu chuyên cho thuê thuyền ở Tây Hồ. Ông ta có dưới tay hơn trăm chiếc thuyền, khách du Tây Hồ phần lớn đều đến đó thuệ Bá Chu vốn là bạn cố giao với Bái Nhiên, biết Bái Nhiên là người có học bèn lưu lại làm việc quản lý thuê thuyền, mỗi ngày chia được hai, ba trăm đồng tiền cũng đủ vợ chồng qua bữa. Nào hay số phận không thông, Tây Hồ mọc lên bốn nhà ác bá luôn luôn cướp người ở Tây Hồ, náo loạn đến nổi Tây Hồ không có du khách nữa. Thuyền cũng không người thuê, Mã Bái Nhiên không còn cách nào hơn là bãi công nghỉ việc. Đứng đầu bọn ác bá ở Tây Hồ chính là Hoa hoa thái tuế Vương Thắng Tiên, em của Thừa tướng Tần Hỷ. Bấy giờ là thời Cao Tôn hoàng đế. Ông ta vốn họ Vương, vì kế nghiệp họ Tần nên phải đổi họ là Tần. Vương Thắng Tiên là anh em chú bác với Tần tướng, ỷ thế lực của anh thường dắt thủ hạ dạo chơi trên hồ, hễ thấy phụ nữ xinh đẹp liền kêu thủ hạ cướp đi, không ai dám chống cự lại hắn, nhân đó mà không ai dám chơi hồ nữa, thuyền của Ngô Bá Chu không ai thuê, Mã Bái Nhiên thất nghiệp, Châu thị là người vợ hiền đức, nói: - Vợ chồng chúng ta chả lẽ chịu chết đói sao? Chàng hãy ở nhà xem chừng đứa nhỏ để tôi đi ra tìm việc vá may, chúng ta còn có thể lây lất qua ngày. Nghe vợ nói mấy câu đó, Mã Bái Nhiên lặng thinh không nói một lời. Châu thị bèn để đứa nhỏ ở nhà rồi ra đi. Mã Bái Nhiên ngồi lại trong nhà, tự nghĩ: "Thân trai đại trượng phu, không thể nuôi nấng được vợ con, lại để vợ con đi làm kiếm tiền mua gạo, sao cho phải lẽ!". Càng nghĩ càng buồn, hiện tại không lối thoát, bồng đứa bé tính nhảy xuống Tây Hồ tìm cái chết. Rồi lại nghĩ: "Đứa nhỏ lọt lòng mẹ đến nay đã được một năm, bây giờ lại phải chết thật là oan uổng biết bao. Chi bằng đem cho người ta rồi đi tìm cái chết sau". Nghĩ rồi, ôm con đứng ở ngã tư đường, nói: - Thưa chư vị, vị nào thích đứa nhỏ này, xin bồng nuôi giùm cháu! Kêu mấy lượt như vậy, có một ông già đứng gần, thấy đứa bé khá xinh bèn nghĩ: "Mình không có con, nên nuôi nấng nó". Vừa mới bồng đứa nhỏ thì có người nói: - Ấy, ấy! Ông chớ nên rước nó. Nếu ông rước nó thì nó sẽ theo ông về nhà, vài hôm sau mẹ nó sẽ đến mượn tiền ông. Cách ít ngày đến lượt cha nó đến, ông có chịu nổi không? Ông già kia nghe nói không có ý dám xin nữa. Tế Điên nói: - Ngươi cho ta đứa bé này nhé. Mã Bái Nhiên nói: - Này Hòa thượng, ông là người xuất gia, xin đứa bé này làm gì? Tế Điên nói: Ta thu nó làm đồ đệ. Mã Bái Nhiên nói: - Nó chưa dứt sữa, lại chưa biết ăn cơm, Hòa thượng nuôi nó sao được? Tế Điên nói: - Không được thì thôi ta không xin. Ngươi phải nói thiệt, mẹ đứa bé này chưa chết phải không? Chùa ta ở sát vách nhà ngươi ở trọ. Có phải ngươi ở trọ nhà của Ngô Bá Chu không nào? Mã Bái Nhiên nói: - Mẹ nó dù không chết thật, nhưng tôi không tìm được sinh kế nên muốn đem đứa bé gạt cho người. Tế Điên nói: - Ta biết rồi, ngươi đi theo ta nhé! Ta sẽ tìm ra vợ ngươi, để chồng vợ con cái thấy mặt rồi ta sẽ kiếm cho ngươi một việc làm. Mã Bái Nhiên nghe nói thế, hỏi Hòa thượng ở chùa nào và tên hiệu thượng gì hạ gì? Tế Điên mỗi mỗi nói rõ rồi dắt Mã Bái Nhiên đi tới, vừa đi vừa hát: Ai tài, ai chẳng tài? Tài giỏi, ngũ hành thông Ngũ hành nếu sai chạy Tài giỏi cũng thành không Ai nấy không tin, nghe ta kỹ Hãy xem bọn phú ông Lừa ngựa cỡi long nhong Lại xem người nghèo khổ, Cơm chẳng no lòng, áo quần lỗ chỗ Ấy do đời trước định duyên số. Tế Điên dẫn Mã Bái Nhiên tới trước tiệm tương, nói: - Nè tài phú, bán cho ta ba xu củ cải lớn đi. Bên trong có tiếng trả lời rồi mang củ cải ra. Tế Điên nói: - Chà ít quá ta đưa hai xu nhé. Tài phú đi ra nói: - Hòa thượng ơi, tiệm của chúng tôi ở đây bán giá nhất định, trả giá thì không bán đâu. Tế Điên nói: - Nào ta có trả giá đâu, trong túi ta chỉ còn có hai xu thôi, ta xin ông một xu nhé. Tài phú nói: - Thôi được, tôi bán cho ông là người tu hành đó. Tế Điên thò tay vào túi mò một lát, nói: - Chao ôi, túi của ta lủng rồi, đồng xu rớt đi ngả nào mất. Thôi ta đưa trước cho ông một xu, còn một xu ngày mai ta trả cho ông nhé. Nói rồi lại đi nữa, trước hàng bán rau cải, Tế Điên lại gần người bán: - Tài phú nè, bán cho ta một xu tỏi đi. Tài phú nói: - Một xu một củ nhé, và lấy củ tỏi đưa ra. Tế Điên trả một xu, cầm củ tỏi coi coi rồi nói: - Tài phú ơi, một xu một củ tỏi, sao ông lại bán cho tôi củ tỏi thúi, cho đổi lại củ khác đi! Tài phú lại rút một củ khác đưa ra. Tế Điên nhận lấy và cũng không giao lại củ kia, thành ra một xu mua được hai củ tỏi. Thật ra Tế Điên chỉ đem có hai xu thôi, lại muốn mua bốn món để làm lễ vật chúc thọ cho người. Mã Bái Nhiên thấy Hòa thượng nghèo quá! Đi với Tế Điên một thôi độ nửa dặm đường, thấy bên đường có gánh thịt chó. Tế Điên cà rà tới nói: - Chà, thịt này béo thiệt, thiệt thơm, thiệt mềm năm hoa ba lớp, ăn được thịt này béo bổ ra phết! Tán dồi một hồi rồi nói: - Bác lái nè, bác cắt cho ta một miếng thịt chó nhé! Người bán thịt chưa mở hàng, nghe Hòa thượng kiếc khen dồi huyên thuyên rồi xin một miếng thịt, cũng cao hứng cầm dao cắt một miếng chừng hai lượng. Tế Điên đón lấy, dòm dòm nói: - Bác cho thêm một miếng nữa đi. Người bán thịt chó hỏi: - Bao nhiêu đó bộ chưa đủ sao? """