"Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân & Thụy Đình (dịch) full prc, pdf, epub [Tiên Hiệp] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân & Thụy Đình (dịch) full prc, pdf, epub [Tiên Hiệp] Ebooks Nhóm Zalo TÂY DU KÝ Tác giả: Ngô Thừa Ân Dịch giả: Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh Nhà xuất bản Văn học hà Nội - 1988 Dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc - Nhân dân văn học xuất bản xã - 1972 Khổ sách: 13cm x 19cm Số tập: 10 Ngày bắt đầu: 19-01- 2013 Ngày hoàn thành: 21-6- 2013 Scan: 4DHN Scan những trang bị rách: ICT Hình minh họa: Thien_Tue Đánh máy: 4DHN, tilungho, bablu, minhthu1021, thaodp, cloudy_icy, sao truc, hanchan, tabinh, augiangphong, lenam126, lemontree123, boyband172, Thien_Tue, hermione240992, mishuchia, je_ry, hallage, vantungnguyen, luongicpt, annsuri, semi282, ilovears4r. Soát lỗi: Foli, 4DHN Làm ebooks: 4DHN MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU LỜI GIỚI THIỆU HỒI THỨ NHẤT Gốc thiêng ấp ủ, nguồn rộng chảy Tâm tính sửa sang, đạo lớn sinh HỒI THỨ HAI Thấu lẽ bồ đề là diệu lý Bỏ ma về gốc ấy nguyên thần HỒI THỨ BA Bốn biển nghìn non đều sợ phục Mười loại âm ti thảy xóa tên HỒI THỨ TƯ Quan phong Bật mã lòng đâu thỏa Tên gọi Tề Thiên dạ chẳng yên HỒI THỨ NĂM Loạn vườn đào Đại thánh trộm thuốc tiên Về thiên cung, các thần bắt yêu quái HỒI THỨ SÁU Quan âm dự hội hỏi nguyên nhân Tiểu thánh trổ tài bắt Đại thánh HỒI THỨ BẢY Đại thánh trốn khỏi lò bát quái Hầu vương giam dưới núi Ngũ Hành HỒI THỨ TÁM Phật tổ tạo kinh truyền cực lạc Quan Âm vâng mệnh đến Tràng An HỒI THỨ CHÍN Trần Quang Nhị nhậmchức gặp nạn Sư Giang Lưu phục thù báo ơn HỒI THỨ MƯỜI Lão Long vương vụng kế phạm phép trời Ngụy thừa tướng gởi thư nhờ âm sứ HỒI THỨ MƯỜI MỘT Chơi âm phủ Thái Tông về trần Dâng quả bí Lưu Toàn gặp vợ HỒI THỨ MƯỜI HAI Vua Đường lòng thành mở đại hội Quan Âm hiển thánh hóa Kim Thiền HỒI THỨ MƯỜI BA Sa hang cọp Kim Tinh cứu thoát Núi Song Soa Bá Khâmmời sư HỒI THỨ MƯỜI BỐN Lòng vươn theo đường chính Sáu giặc mất tăm hơi HỒI THỨ MƯỜI LĂM Núi Xà Bàn các thần ngầm giúp sức Khe Ưng Sầu long mã thắng yên cương HỒI THỨ MƯỜI SÁU Viện Quan Âm, các sư lừa bảo bối Núi Hắc Phong, yêu quái trộm cà sa HỒI THỨ MƯỜI BẢY Tôn Hành Giả đại náo núi Hắc Phong Quan Thế Âm thu phục yêu tinh gấu HỒI THỨ MƯỜI TÁM Chùa Quan Âm, Đường Tăng thoát nạn Thôn Cao Lão, Đại thánh trừ ma HỒI THỨ MƯỜI CHÍN Động Vân Sạn, Ngộ Không thu Bát Giới, Núi Phù Đồ, Tam Tạng nhận Tâm Kinh HỒI THỨ HAI MƯƠI Núi Hoàng Phong, Đường Tăng gặp nạn, Giữa rừng thâm, Bát Giới lập công HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT Hộ Pháp dựng nhà lưu Đại Thánh Tu Di Linh Cát bắt yêu ma HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI Bát Giới đại chiến sông Lưu Sa, Mộc Soa vâng lệnh bắt Ngộ Tĩnh HỒI THỨ HAI MƯƠI BA Tam Tạng không quên gốc, Bốn thánh thử lòng thiền HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN Núi Vạn Thọ Đại Tiên lưu bạn cũ Quán Ngũ Trang, Hành Giả trộm nhân sâm HỒI THỨ HAI MƯƠI LĂM Trấn Nguyên tiên đuổi bắt người lấy kinh Tôn Hành Giả đại náo Ngũ Trang quán HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU Khắp ba đảo, Ngộ Không tìm thuốc, Nước cam lồ, Bồ Tát chữa cây HỒI THỨ HAI MƯƠI BẢY Thây ma ba lượt trêu Tam Tạng Đường Tăng giận đuổi Mỹ Hầu vương HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM Núi Hoa Quả, lũ yêu tụ nghĩa Rừng Hắc Tùng, TamTạng gặp ma HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN Thoát nạn Giang Lưu sang nước khác, Đội ơn Bát Giới chuyển non ngàn HỒI THỨ BA MƯƠI Tà ma phạm chính đạo, Tiểu Long nhớ Ngộ Không HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT Trư Bát Giới lấy nghĩa khích Hầu vương, Tôn Ngộ Không dùng mưu hàng yêu quái HỒI THỨ BA MƯƠI HAI Núi Bình Đính Công Tào truyền tin, Động Liên Hoa Bát Giới gặp tai HỒI THỨ BA MƯƠI BA Ngoại đạo mê chân tinh Nguyên thần giúp bản tâm HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ Ma vương giỏi mẹo khốn Hầu vương Đại Thánh khéo lừa thay bảo bối HỒI THỨ BA MƯƠI NHĂM Ngoại đạo ra oai lừa tính thắng. Ngộ Không được báu thắng yêu ma HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU Ngộ Không xử đúng muôn duyên phục, Đạo tà phá bỏ thấy trăng soi HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY Đêm khuya vua quỷ cầu Tam Tạng Hóa phép Ngộ Không dắt trẻ thơ HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM Trẻ thơ hỏi mẹ hay tà chính Kim, mộc thăm dò rõ thực hư HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN Một hạt linh đơn xin thượng giới Ba năm vua cũ lại hồi sinh HỒI THỨ BỐN MƯƠI Trẻ thơ bỡn cợt lòng thiền rối Vượn cắp đao về, mộc mẫu trơ HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT Hành Giả gặp lửa thua, Bát Giới bị ma bắt HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI Đại Thánh ân cần cầu Bồ Tát Quan Âm từ thiện trói Hồng Hài HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA Ma sông Hắc Thủy bắt Tam Tạng Rồng biển, Tây Dương tóm Đà Long HỒI THỨ BỐN MƯƠI TƯ Thần thông vận phép đun xe nặng Tâm chính trừ yêu vượt cổng cao HỒI THỨ BỐN MƯƠI LĂM Quán Tam Thanh, Đại Thánh lưu danh Nước Xa Trì, Hầu Vương hóa phép HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU Ngoại đạo cậy tài lừa chính pháp Ngộ Không hiền thánh diệt yêu ma HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY Thánh tăng đêm vướng sông Thông Thiên Hành Giả thương tình cứu con trẻ HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM Ma nổi gió hàn sa tuyết lớn, Sư mong bái Phật giẫmbăng dầy HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN Tam Tạng gặp nạn chìm đáy sông, Quan Âm trừ tai hiện làn cá HỒI THỨ NĂM MƯƠI Tình loạn, tình theo vi ái dục, Thần mờ, tâm động gặp yêu ma HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT Nghìn mưu Đại Thánh thành vô dụng, Nước lửa không công khó diệt ma HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI Ngộ Không đại náo động Kim Đâu Như Lai ngầm mách cho ông chủ HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA Uống nước sông, TamTạng mang nghén quỷ Đi lấy nước, Sa Tăng giải thai ma HỒI THỨ NĂM MƯƠI TƯ Tam Tạng sang Tây qua nước gái Ngộ Không lập mẹo thoát trăng hoa HỒI THỨ NĂM MƯƠI LĂM Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng, Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU Điên lòng trừ giặc cỏ Mê đạo đuổi Ngộ Không HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY Núi Lạc Già, Hành Giả thật kể khổ Động Thủy Liêm, Hầu Vương giả đọc văn HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM Nhị tâm làm loạn càn khôn rộng Một thể khó tu tịch diệt chân HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN Tam Tạng gặp Hỏa Diệm Sơn nghẽn lối Hành Giả lần đầu mượn quạt ba tiêu HỒI THỨ SÁU MƯƠI Ma vương ngừng đánh đi dự tiệc rượu Hành Giả lần hai mượn quạt ba tiêu HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT Bát giới giúp sức đánh bại yêu quái Hành giả lần ba mượn quạt ba tiêu HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI Tắm bụi rửa thân lên quét tháp Bắt ma về chủ ấy tu thân HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA Hai sư diệt quái náo long cung Các thánh trừ tà thu bảo bối HỒI THỨ SÁU MƯƠI TƯ Núi Kinh Cức Ngộ Năng gắng sức Am Mộc Tiên TamTạng làm thơ HỒI THỨ SÁU MƯƠI LĂM Yêu ma bày đặt Lôi Âmgiả Thầy trò đều gặp ách nạn to HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU Các thần gặp độc thủ Di Lặc trói yêu ma HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY Cứu xóm Đà La thiền tính vững Thoát đường ô uế đạo tâm trong HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM Nước Chu Tử, Đường Tăng bàn đời trước Chữa quốc vương, Hành Giả đóng thầy lang HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN Hành Giả nửa đêmđiều thuốc tễ Quân vương trên tiệc kể yêu ma HỒI THỨ BẢY MƯƠI Yêu ma rung vòng tung khói lửa Hành Giả trộm nhạc tính mẹo lừa HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT Hành Giả giả danh hàng quái sấu Quan Âm hiện tướng phục ma vương HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI Động Bàn ty bảy tinh mê gốc Suối Trạc Cấu Bát Giới quên hình HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA Hận cũ bởi tình, gây nên đầu độc mới Đường Tăng gặp nạn, Tỳ Lam phá hào quang HỒI THỨ BẢY MƯƠI TƯ Trường Canh truyền báo ma hung dữ Hành Giả ra tay trổ phép tài HỒI THỨ BẢY MƯƠI LĂM Hành Giả khoan thủng bình âm dương Ma chúa theo về chân đại đạo HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU Hành Giả tha về, ma theo tính cũ Ngộ Năng cũng đánh, quái vẫn tâm xưa HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY Yêu ma lừa bản tính Nhất thể bái chân như HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM Nước Tỳ Kheo thương trẻ, khiến âm thần Điện Kim Loan biết ma, bàn đạo đức HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN Tìm hang bắt quái gặp Thọ Tinh Giữa điện dạy vua mừng nhận trẻ HỒI THỨ TÁM MƯƠI Gái đẹp thèm lấy chồng, mong được sánh đôi Ngộ Không bảo vệ thầy, biết ngay yêu quái HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI Gái đẹp tìm cách lấy chồng Sư phụ bền lòng giữ đạo HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA Ngộ Không biết rõ đầu đuôi Gái đẹp lại về bản tính HỒI THỨ TÁM MƯƠI TƯ Khó diệt nhà sư tròn giác ngộ Phép vương thành đạo thể theo trời HỒI THỨ TÁM MƯƠI LĂM Hành Giả đố kỵ lừa Bát Giới Ma vương bày mẹo bắt Đường Tăng HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU Bát Giới giúp oai trừ quái vật Ngộ Không trổ phép diệt yêu tà HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY Quận Phượng Tiên khinh trời bị hạn Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM Thiền đến Ngọc Hoa thi võ nghệ Ba trò xin phép nhận môn đồ HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN Quái Hoàng Sư hỏng mất hội Đinh ba Ba đồ đệ đại náo núi Đầu Báo HỒI THỨ CHÍN MƯƠI Quái Sư Tử bắt thầy trò Tam Tạng Tiêu Thiện Tôn thu yêu quái chín đầu HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT Phủ Kim Bình đêmnguyên tiêu xem xét Động Huyền Anh Đường Tam Tạng khai cung HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI Ba sư đại chiến núi Thanh Long Bốn sao vây bắt quái tê giác HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA Vườn Cấp Cô hỏi cổ bàn nguồn Nước Thiên Trúc chầu vua được vợ HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TƯ Bốn sư dự tiệc vườn ngự uyển Một quái mơ mộng tình ái vui HỒI THỨ CHÍN MƯƠI LĂM Giả hợp chân hình bắt thỏ ngọc Chân âm về chính gặp nguồn thiêng HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU Khấu viên ngoại mừng đãi cao tăng Đường trưởng lão không màng phú quý HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY Vàng mang trả gây thành tai họa Thánh hiện hồn cứu thoát cao tăng HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM Vượn ngựa thục thuần nay thoát xác Công quả viên mãn gặp Như Lai HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN Tám mươi mốt nạn yêu ma hết Vẹn tròn công quả đạo về nguồn HỒI THỨ MỘT TRĂM Về thẳng phương Đông Năm thánh thành Phật LỜI NÓI ĐẦU Tây du ký là một bộ tiểuthuyết mang tính chất thần thoại và truyền thuyết dân gian Trung Quốc của nhà văn Ngô Thừa Ân, vào khoảng năm Gia Tĩnh, Vạn Lịch giữa đời Minh. Nhiềunhân vật như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... đã đi vào cuộc sống quần chúng và trở thành biểu tượng cho các loại người. Cho đến nay, Tây du ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Nga, Anh, Nhật. v. v... Đặc biệt ở vùng Đông Namchâu Á, nó được quần chúng rất ưa thích. Trước đây ở nước ta đã có nhiều người dịch Tây duký ra tiếng Việt. Nhưng qua mỗi lần dịch, tác phẩm bị lược bỏ ít nhiều chi tiết, hoặc dịch nhiều đoạn không sát ý của nguyên tác (có lẽ theo các nguyên bản khác nhau). Lần này, Nhà xuất bản Văn học chủ trương cho dịch lại Tây du ký một cách đầy đủ hơn. Trong quá trình dịch thuật, dịch giả có thamkhảo các bản dịch đã xuất bản trước đây, chủ yếu là bản dịch của Thụy đình - Chu Thiên, hiệu đính Nhà xuất bản Phổ thông Hà Nội, 1960, - bản dịch gần đây nhất. Trong phần dịch thơ, nếu đoạn nào, bài nào của bản dịch cũ dịch tương đối tốt, thì dịch giả lần này không dịch lại, mà lấy nguyên vẹn và đánh dấu hoa thị ngay ở câu mở đầu. Tuy dịch giả lần này đã có nhiều cố gắng, nhưng không sao tránh khỏi sai sót, rất mong các bạn đọc chỉ giáo thêm. NHÀ XUẤT BẢN VĂNHỌC LỜI GIỚI THIỆU Nói đến văn học cổ điển Trung Hoa người ta thường kể: tản văn bách gia, thơ Đường, từ Tống, kịch Nguyên, tiểu thuyết Minh Thanh. Quả vậy, Minh Thanh (thế kỷ 14 - 19) là thời kỳ phồn vinh của tiểuthuyết, nói cho chính xác là kể truyện kể chương hồi[1], Có thể thấy ở đây loại truyện lịch sử, căn cứ chút ít vào sử sách rồi phát triển hư cấu thêm, mà Tam quốc là tác phẩm tiêu biểu; loại truyện anh hùng nghĩa hiệp, viết về cuộc đời các hảo hán phi thường mà Thủy hử là tiêu biểu; loại truyện thần tiên ma quái mà Tây du ký là tiêu biểu; loại truyện thế cố nhân tình mà Hồng lâu mộng là tiêu biểu. Trong kho tang hơn 300 bộ trường thiên tiểu thuyết đó, Tây duký có một vị trí đặc biệt. Đó là tác phẩm lãng mạn mang sắc thái thần thoại hiếm có trong lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc. Tây du ký ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tác giả là Ngô Thừa Ân (1500 - 1581?), người Sơn Dương, phủ Hoài An, nay thuộc tỉnh Giang Tô, tên chữ Nhữ Trung, bút danh Xạ Dương Sơn Nhân, con một nhà buôn nhỏ chuyên bán chỉ màu và đồ thêu, nhưng lại có cái thú tàng trữ sách. Điều đó cũng chẳng có gì kỳ lạ vì vốn dĩ ông nội và cố nội Ngô Thừa Ân đều xuất thân học quan. Trong kho sách gia đình, cậu bé Ngô Thừa Ân đã ngày đêm miệt mài với truyện lịch sử, đặc biệt với các bộ truyền kỳ. Lớn lên, tính khí ngang ngạnh,“bình sinh không để người thương hại”,“trong lòng mài dũa dao trừ tà... buồn không đủ sức” (Nhị lan sưu sơn đồ ca). Ông học giỏi, đọc rộng,“hạ bút thành thơ,... rất thích hài kịch, từng viết nhiều tập ký lừng danh một thời” (Thiên khải Hoài an phủ chí). Tuy đa tài nhưng lận đận trên con đường khoa hoạn, mãi đến năm 43 tuổi, ông mới đỗ “tuế cống sinh” (tức cử nhân), từ đó về sau còn đi thi hai lần nữa nhưng đềubất thành. Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng thân cô thế cô, không toại nguyện. Mãi đến năm67 tuổi mới được bổ làmthừa lại huyện Trường Hưng, nhưng “không bao lâu nhục nhã vì phải vào luồn ra cúi mà phủi áo bỏ về”. Sau đó ông lại được tiến cử giữ chức Kỷ thiện trong Kinh vương phủchuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được ba năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Từ đây ông chỉ làmbạn với thơ văn, được hơn 10 năm thì mất; thơ văn của ông, người đời sau thu thập lại in thành Xa dương tiên sinh tồn cảo 4 quyển. Ông còn viết bộ Vũ đĩnh chi, cũng là truyện thần tiên ma quái, nhưng vì nghèo túng, lại không con, chẳng ai bảo quản, nên nay thất lạc hết. Tây du ký là bộ tiểu thuyết duy nhất còn giữ lại được của ông, có lẽ hoàn thành vào những năm cuối đời trong nghèo khổ ở quê nhà. Tây du ký vốn bắt nguồn từ một câu chuyện có thật, nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi năm 629 đến năm 645 mới trở về, tổng cộng mất 17 năm. Đường đi trên 5 vạn dặm, qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 4 năm, ở lại Ấn Độ tìm thầy học đạo 13 năm, đặc biệt lưu học những 6 năm ở chùa Na Lan Đà vốn là trung tâm Phật học thời bấy giờ. Khi về nước ông phải dùng 24 ngựa tải, mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 Xá lợi tử (tinh cốt Phật), 6 tượng Phật. Ông để ra 19 năm trời, dịch được 75 bộ kinh Phật, cho đến khi mất. Ông còn để lại bộ Đại Đường Tây vực ký 12 quyển, ghi chép đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Khi ông mất có đến 1 triệungười đưa tang và 3 vạn Phật tử đã dựng lều cư tang gần phần mộ ông. Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Lâungày nó trở thành truyền thuyết và được thần thoại hóa. Các nghệ nhân kể chuyện đời Tống đã phát triển thành những câuchuyện hoàn chỉnh nay còn giữ lại trong cuốn Đại Đường Tam Tạng Thủ kinh thi thoại, trong đó đã thấy xuất hiện Hầu hành giả, bóng dáng của Tôn Ngộ Không sau này. Đến đời Nguyên lại xuất hiện bộ Tây du ký bình thoại, so với Thủkinh thi thoại thì nội dung phong phú hơn, nhân vật nhiều hơn, tình tiết cũng phức tạp hơn. Có thể tìmthấy tất cả những tình tiết quan trọng của Tây du ký trong bộ này. Đó là xét từ nguồn gốc thoại bản (truyện kể). Về kịch, chuyện Tây duký cũng đã được đưa lên sân khấu khá sớm. Đời Kimcó vở Đường Tam Tạng, đời Nguyên có vở Đường TamTạng Tây thiên thủ kinh của Ngô Xương Linh. Cuối đời Nguyên đầu Minh có vở Tây du ký tạp kịch của Dương Nội. Ngô Thừa Ân là người tập hợp và gia công cuối cùng của bộ Tây du ký, bởi vì dưới ngòi bút sáng tạo của ông không những tác phẩm có một dung lượng đồ sộ 100 hồi trước kia chưa hề có, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sinh động, đa dạng, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, khúc chiết và trước sau nhất quán. * * * Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không cùng với Trư Bát Giới và Sa hòa thượng phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Tây Trung Quốc). Đường đi gặp biết bao gian nan trắc trở, tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở của Phật tổ, mang kinh Phật truyền bá về phương Đông. Cốt truyện có thể tómtắt như sau: Từ hồi 1 đến hồi 7, tác giả giới thiệu lai lịch Tôn Ngộ Không[2]. Đó là một con khỉ do một hòn đá tiên hóa thành. Từ nhỏ y đã thông minh, lanh lợi, dũng cảm, được đàn khỉ tôn làm vua (Mỹ hầu vương). Sau đó y đi tìm thầy học đạo, học được 72 phép biến hóa thần thông. Y náo động long cung, bắt Long vương nộp gậy thần (thiết bổng) để làm vũ khí, rồi náo động âmti, xóa tên loài khỉ trong sổ tử để hưởng trường sinh. Long vương và Diêm vương kiện lên Ngọc hoàng, Ngọc hoàng nổ giận sai tiên binh, thiên tướng đánh bắt nhưng không được, bèn theo kế chiêu an phong cho Tôn Ngộ Không chức quan giữ ngựa (Bật mã ôn) trên thiên đình để giữ chân y. Chẳng bao lâu sau biết bị lừa, y lại náo loạn thiên cung, đòi cho được chức Tề thiên đại thánh (thánh bằng trời). Ngọc hoàng thượng đế phải nghe theo. Nhưng rồi tính khí vẫn ngang ngạnh như xưa. Các thần mở tiệc đào tiên mà không mời y, y phá tiệc rồi trốn về động khỉ. Thượng đế phải sai cháumình là Nhị Lang thần mang “kính chiếu yêu” đuổi bắt mới được, đem xử trảmnhưng dao chém không đứt, phải bỏ vào lò bát quái nung trong 49 ngày đêm cũng không chảy, cuối cùng y phá ra được. Y lại loạn đả thiên cung, đánh cho thiên binh, thiên tướng tả tơi. Thượng đế phải vời Phật tổ Như Lai dùng pháp thuật mới bắt được, đem giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Từ hồi 8 đến hồi 12: giải thích nguyên do việc đi thỉnh kinh, giới thiệu lai lịch Huyền Trang và các đệ tử. Quan Âm bồ tát vâng mệnh Phật tổ đi tìm người sang Ấn Độ để lấy kinh Phật truyền bá về phương Đông. Trên đường đến Trường An. Quan Âm gặp Sa Ngộ tĩnh[3], nguyên là đại tướng lo việc cuốn rèm cho Thượng đế (Quyển liêmtướng quân), vì làm vỡ đèn lưu li trong Hội bàn đào mà bị đày làm quỷ trên sông Lưu Sa. Quan Âm thu nạp, cho làm đồ đệ đi thỉnh kinh đổi kiếp. Lại gặp Trư Bát Giới[4], nguyên là Thiên Bồng nguyên soái vì chòng ghẹo Hằng Nga mà bị đày xuống trần gian làm quái đầu lợn. Chấp nhận lời tỉnh cầu của y, Quan Âm cho làmđồ đệ giúp việc thỉnh kinh để chuộc tội. Lại gặp con rồng trắng bị treo ngược giữa trời - đó là con trai của Long vương phạm tội chờ ngày xử trảm. Quan Âm xin cho rồi hóa phép thành con ngựa vàng đỡ gót người đi thỉnh kinh. Lại gặp Tôn Ngộ Không đang bị đè bẹp dưới núi Ngũ Hành. Quan Âmcho phép đi theo hộ vệ người thỉnh kinh để cải tà quy chính. Đến Trường An, Quan Âm tìm được Trần Huyền Trang một hòa thượng chân tu, có thể phó thác sứ mệnh sang phương Tây thỉnh kinh. Vốn là đứa trẻ trôi sông được chùa cứuvớt, Huyền Trang chuyên tâm học đạo, tinh thông Phật pháp, dần dần trở thành nhà sư tiếng tăm lừng lẫy. Quan Âm bèn giao trọng trách “Tây du thỉnh kinh” cho Huyền Trang. Hồi 13 đến hồi 98: thuật lại quá trình đi thỉnh kinh. Ban đầu có hai người đưa đường Huyền Trang. Nhưng vừa ra khỏi biên giới thì bị hổ và gấu ăn thịt mất. Huyền Trang hết đường lui tới, chỉ biết ngồi khóc. May gặp Tôn Ngộ """