" Tam Quốc Hài Hước: Giá Của Bít Tất Thối - Chu Nhuệ full prc pdf epub azw3 [Hài Hước] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tam Quốc Hài Hước: Giá Của Bít Tất Thối - Chu Nhuệ full prc pdf epub azw3 [Hài Hước] Ebooks Nhóm Zalo CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN Quân sư nước Thục. Quá hoàn mỹ, quá tài năng, luôn sẵn sàng đối phó với những thủ đoạn đố kị của Chu Du, kẻ có lòng dạ hẹp hòi. Vốn là một nguyên soái rất thông minh, nhưng tính đố kị quá lớn, nên luôn luôn thất bại dưới tay Gia Cát Lượng. Có bốn người con trai. Ông ta đã truyền cái gen diễn thuyết cho Tào Phi, sở thích võ nghệ cho Tào Chương và khả năng chữ nghĩa cho Tào Thực. Một người tốt và vô cùng dễ thương, hễ nói dối là mặt lại đỏ ửng lên. Thường xuyên ở bên cạnh Gia Cát Lượng. Sự vũ dũng, cộc lốc, thô lỗ của anh ta cùng với sự mưu trí, thâm trầm và nho nhã của Gia Cát Lượng đã tạo nên những câu chuyện bi hài cười ra nước mắt. Pháp sư nước Ngô, một anh chàng bảnh trai. Để thoát khỏi sự phiền nhiễu của fan hâm mộ, anh này đã chế tạo một thiết bị chống tìm kiếm rất tinh vi. Pháp sư nước Ngụy, không theo đuổi sự hưởng thụ vật chất, nhưng rất chú ý đến đời sống tinh thần, anh này ngụ tại một căn hầm dưới lòng đất chất đầy bắp cải. Pháp sư chỉnh hình, em trai của Thần y Hoa Đà. Vai vác túi thuốc, đi khắp đó đây. Fan ruột của Vu Cát. Dường như tất cả mọi phép thuật của cô ta đều nhằm truy tìm tung tích của Vu Cát, mê hoặc Vu Cát. Tiểu Pháp sư. Cha Tả Từ và mẹ Hữu Lão Sư cũng đều là pháp sư. Là một cô bé mà người khác luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Chưa cần nhìn mà chỉ cần nghe giọng nói của cô bé thôi là đã muốn giúp rồi. Là một công chúa bạch mã có dung nhan thường thường bậc trung, bạn thân của Tư Mã Kiều Nhu. Dù cô bé rất muốn có cơ hội để ra tay bảo vệ chàng nam sinh dũng mãnh Tào Chương, nhưng Tào Chương không muốn cho cô bé cơ hội. Đô đốc phu nhân, người được tất cả mọi người công nhận là mỹ nữ. Tuy nhiên trong nhà, cô không có nhiều sự khác biệt so với những người vợ khác của Chu Du. Pháp sư kiêm nghệ thuật gia. Ngoài nghệ thuật ra, chẳng biết gì khác, còn ngây thơ hơn một đứa trẻ. Con trai trưởng của Tào Tháo, một nhà diễn thuyết, không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích trở thành người thừa kế của cha mình. Con trai thứ hai của Tào Tháo, người có sở thích võ nghệ. Đối với cậu ta, dùng võ nghệ để bảo vệ người khác vui và hạnh phúc hơn nhiều so với việc đánh thắng đối phương. Con trai thứ ba của Tào Tháo, một thi nhân thứ thiệt. Tài thơ văn của anh chàng đã làm bao cô gái si mê, và cũng chính vì có nhiều cô gái theo đuổi nên chàng ta mới viết được nhiều bài thơ lãng mạn đến vậy. Con trai thứ tư của Tào Tháo, người bình thường nhất, yếu thế nhất trong bốn anh em, nhưng anh này lại rất tự tin, không hề tỏ ra hèn kém hơn các anh mình. Pháp sư kiêm người phát ngôn Bản tin pháp thuật, phụ trách sưu tầm và truyền bá mọi thông tin lớn nhỏ về pháp thuật, do vậy thường xuyên xảy ra xung đột với người trong cuộc. Vợ của Tả Từ, cũng là người phụ nữ có tiếng tăm trong giới pháp sư. LƯƠNG CỦA PHÁP SƯ Gia Cát Lượng đang đọc tài liệu, bỗng dưng “hắt hắt hắtttt … xì ơi!” Trương Phi tận tình hỏi thăm: “Tiên sinh bị cảm cúm à?” Gia Cát Lượng lắc đầu giải thích: “Nếu ta bị cảm cúm thì sẽ ‘hắt xì’ rất dứt khoát chứ không phải ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’ như thế.” Trương Phi: “Vậy tại sao tiên sinh lại ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’ như thế?” Gia Cát Lượng không trả lời, ánh mắt tối sầm xuống, hai mắt từ từ khép lại, đầu đập một cái ruỳnh xuống bàn. Trương Phi hốt hoảng lay gọi nhưng Gia Cát Lượng vẫn bất tỉnh nhân sự. Trương Phi định chạy đi tìm bác sĩ nhưng vừa bước qua khỏi cửa liền nghe thấy tiếng ngáy như sấm ở trong phòng. “Hóa ra tiên sinh ngủ”, Trương Phi thở phào nhẹ nhõm. Trương Phi lặng lẽ đứng chờ. Một lúc sau, Gia Cát Lượng từ từ tỉnh dậy. Trương Phi: “Tiên sinh ngủ đột ngột quá làm em giật mình!” Gia Cát Lượng đáp: “Không phải là ta ngủ, ta đang nhận ‘tín hiệu’ từ một người bạn.” “Nhận tín hiệu?” “Đương nhiên phải là một pháp sư mới có thể truyền tín hiệu kiểu này. Khi hắn đọc nhẩm mật mã của ta thì ta sẽ có phản ứng ngay lập tức.” “Phản ứng như thế nào?” “Chính là ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’.” “À, ra là thế”, Trương Phi chợt hiểu ra. “Sau đó ta sẽ chìm vào cõi mộng và đến gặp hắn.” “Tiên sinh gặp vị pháp sư nào vậy?” “Tên hắn là Quản Lộ.” Quản Lộ, người nước Ngụy, quen Gia Cát Lượng tại phòng tập pháp thuật. Tại phòng tập pháp thuật có nhiều loại hình luyện tập: Nướng gà: Một con gà trống lông xanh được nhốt trong một cái lồng sắt cách các pháp sư khoảng 10 bước chân. Các pháp sư phải dùng năng lượng từ ánh mắt để nướng chín con gà. Những pháp sư cao tay là những người có thể nướng cháy con gà. Sau khi một pháp sư luyện tập xong, những con gà này lại sống trở lại và người tiếp theo lại tiếp tục luyện tập. Nâng núi Thái Sơn: Một tảng đá to được treo giữa không trung, khi có người đi qua, nó sẽ tự động rớt xuống. Trọng lượng của tảng đá này bằng cả ngọn núi Thái Sơn. Các pháp sư sẽ phải nâng tảng đá này lên nhiều lần, dĩ nhiên không thể dùng sức người mà phải dựa vào pháp lực. Nếu pháp lực của ai không đủ sẽ bị đè bẹp dí như một tờ giấy. Thổi bò: Một con bò có kích cỡ nhỏ hơn con chuột sẽ được các pháp sư thổi to thành một con bò to như khủng long. Khi đó, da bò sẽ bị kéo ra mỏng dính và hoàn toàn trong suốt. Một số pháp sư cao tay còn nhân tiện thổi giúp mấy tay pháp sư trẻ bị núi Thái Sơn đè bẹp trở lại nguyên hình. (Chỉ khác là thổi bò thì thổi vào hậu môn còn thổi người thì thổi vào lỗ rốn). Một lần Quản Lộ bị núi Thái Sơn đè bẹp. Gia Cát Lượng giúp Quản Lộ trở lại nguyên dạng. Từ đấy hai người trở thành bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luyện tập ở phòng tập pháp thuật. Các pháp sư đều cần có một chút pháp thuật cơ bản. Các pháp sư phải đổ đầy nước sôi vào một cái bồn tắm, tiếp theo đó đổ nước phép vào để nước biến thành màu tím, sau đó đọc thần chú và ngâm mình vào bồn. Các pháp sư có pháp thuật thật sự sẽ không cảm thấy khó chịu bởi nước sôi, họ sẽ nhìn thấy một con đường màu tím mở ra giữa dòng nước và trong chớp mắt, giống như một con cá, họ lao vào lỗ xoáy mở ra ở phía cuối con đường này. Phía sau lỗ xoáy đó là cả một thế giới và không gian khác. Tại phòng tập pháp thuật, các pháp sư sẽ lần lượt trải qua tất cả các loại hình luyện tập nhưng thực chất là họ chỉ ngâm mình trong cái bồn tắm đó một lúc. Hôm nay, Quản Lộ ngồi thiền ở trong căn hầm chất đầy rau cải bắp của mình và đọc nhẩm mật mã của Gia Cát Lượng rồi nhắm mắt chờ đợi. Quản Lộ nghe thấy một chuỗi tín hiệu truyền đến: “Tu lu… tu lu…” Lúc này, Gia Cát Lượng ở nước Thục bắt đầu hắt xì. Sau đó, trong đầu Quản Lộ “tạch” một cái, Gia Cát Lượng liền xuất hiện. Quản Lộ bắt đầu cuộc nói chuyện với Gia Cát Lượng: “Chúc mừng Khổng Minh huynh!” “Chúc mừng gì cơ?” “Chúc mừng huynh đánh thắng trận lớn!” “Ý đệ là…?” “Trận Xích Bích!” “À, trận này là do Chu Du chỉ huy, đệ nên chúc mừng cậu ấy.” “Huynh không cần phải khiêm tốn, nếu không phải là do huynh cầu gió Đông giúp Chu Du thì Tào Tháo đã san bằng nước Ngô rồi. À, đúng rồi, Khổng Minh huynh, pháp thuật mượn gió là như thế nào vậy, đệ có thể thỉnh giáo huynh không?” Gia Cát Lượng: “Ok, chúng ta có thể học tập lẫn nhau.” Quản Lộ hỏi: “Đệ cũng đã từng học theo cách của huynh lấy đất hướng Đông Nam lập đàn Thất Tinh. Như thế đúng không?” Gia Cát Lượng gật đầu, bổ sung thêm: “Lần này là cầu gió Đông nên dùng đất hướng Đông Nam. Nếu cầu gió Tây thì phải dùng đất hướng Tây Bắc.” Quản Lộ hỏi tiếp: “Đàn Thất Tinh có ba tầng, mỗi tầng cao ba thước, ba tầng là chín thước, đúng không?” “Đúng thế.” “Tầng thứ nhất có người đứng gác, đại diện cho 28 chòm sao; tầng thứ hai có 64 người, đại diện cho 64 quẻ; tầng thứ ba có 4 người, mỗi người cầm một thanh bảo kiếm, một lư hương và một cái gậy dài có treo đai thất tinh và lông gà; bên dưới của đàn có 24 người đứng gác, tay cầm cờ và lọng quý. Tất cả gồm có 124 người.” “Đúng vậy.” “Những người này cần cầm những đồ vật gì, động tác ra sao, ai để chân trần, ai đi giầy, tất cả đều mô phỏng theo những gì huynh làm ở Nam Bình. Nhưng đệ đã thất bại, không hề có một tí gió nào. Thế là ra làm sao?” Gia Cát Lượng: “Đệ cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ, những chi tiết nhỏ quyết định thành bại. Đệ có biết ta làm những việc gì trước khi đăng đàn không?” Quản Lộ: “Tắm rửa, chay tịnh, đệ đều làm hết rồi.” “Đệ dùng sữa tắm hiệu gì?” “Cái này cũng có liên quan sao?” “Dĩ nhiên là có liên quan. Ta dùng sữa tắm hiệu Mát Mẻ.” “Đệ dùng sữa tắm hiệu Vô Phong.” “Loại sữa tắm này không tốt. Vô Phong tức là không có gió. Như thế thì đệ làm sao mà cầu được gió?” “Đa tạ huynh đã chỉ giáo. Khổng Minh huynh, đệ là người nước Ngụy, đệ cảm thấy rất xấu hổ vì Tào Tháo bại trận. Đệ phải giúp Tào Tháo và nước Ngụy đánh thắng trận.” Gia Cát Lượng hỏi: “Đệ định làm pháp sư cho Tào Tháo à?” “Đúng vậy!” “Tốt thôi, vậy thì sau này chúng ta sẽ có cơ hội giao đấu pháp thuật.” “Đệ hy vọng có thể thắng huynh!” “Rất có thể, vì đệ rất cố gắng và nỗ lực.” Gia Cát Lượng biến mất trong đầu Quản Lộ. Quản Lộ mở mắt ra, bước qua đống bắp cải và đi ra khỏi căn hầm. Quản Lộ lẩm bẩm: “Ta phải xuất hiện đột ngột trước mắt Tào Tháo để dọa ngài!” Quản Lộ bước ra từ trong một bức tranh treo ở phòng Tào Tháo. Tào Tháo cười tự đập đập vào đầu mình: “Chắc là ta đang bị ảo giác. Tuy nhiên ảo giác kiểu này chẳng hay chút nào. Ta hy vọng là một tiên nữ bước ra từ trong tranh.” Quản Lộ liền nói: “Tào Tháo, đây không phải là ảo giác. Tôi là pháp sư Quản Lộ.” Tào Tháo tức giận nói: “Chưa có ai dám trực tiếp gọi thẳng tên của ta. Chí ít ngươi cũng phải gọi ta là Tào thúc thúc.” Quản Lộ: “Ngài có thể trực tiếp gọi tôi là Quản Lộ, như thế là công bằng chứ gì!” “Không được,” Tào Tháo rất cố chấp, “nếu như ngươi nhất định gọi ta là Tào Tháo, ta sẽ cho người chặt đầu nhà ngươi.” Quản Lộ: “Không cần phải gọi người chặt đầu tôi đâu, để tôi tự xử được rồi.” Quản Lộ liền giơ tay ra, múa vài đường trước bụng của Tào Tháo như thể mài đao rồi sau đó đưa tay lên cổ chém một nhát. Đầu của Quản Lộ rơi xuống. Quản Lộ dùng tay đỡ lấy chiếc đầu lâu của mình. Chiếc đầu lâu nằm trong tay Quản Lộ vẫn tiếp tục nói: “Tào Tháo, nếu ngài chịu nói chuyện với một người không có đầu thì tôi có thể cứ mãi không có đầu như thế này.” Tào Tháo bắt đầu hoảng sợ: “Ừm, ta không quen như thế này mà đồng nghiệp của ta cũng sẽ cảm thấy không quen.” Quản Lộ liền đặt lại cái đầu lên cổ, sau đó lắc lắc vài cái, Quản Lộ lại trở thành người có đầu như trước. Tào Tháo hỏi Quản Lộ: “Xem ra ngươi nhất định phải gọi thẳng tên của ta.” Quản Lộ nói: “Con người có tên là để cho người khác gọi. Tôi còn biết tên gọi hồi nhỏ của ngài là ‘A Mãn’. Nếu ngài không thích tôi gọi ngài là Tào Tháo thì tôi cũng có thể gọi ngài là A Mãn.” Tào Tháo vội vàng nói: “Ngươi cứ gọi ta là Tào Tháo được rồi.” Tào Tháo hỏi Quản Lộ: “Ngoài việc bước ra từ trong tranh, tự chặt đầu rồi lắp lại, ngươi còn biết pháp thuật gì khác nữa?” Quản Lộ đáp: “Tôi còn có khả năng cầu gió.” “Có thể cầu gió Đông như Gia Cát Lượng không?” “Tôi còn có thể cầu các loại gió khác nữa. Nếu đánh thêm một trận Xích Bích nữa, tôi có thể giúp ngài cầu gió Tây.” “Vậy thì…”, Tào Tháo tưởng tượng, “ngươi cầu gió Tây, Gia Cát Lượng cầu gió Đông, hai cơn gió đụng nhau trên mặt sông, vậy thì hai cơn gió này sẽ cản lẫn nhau, chẳng có cơn gió nào thổi qua được.” Quản Lộ nói: “Nếu hai cơn gió này cản lẫn nhau thì Chu Du cũng không thể dùng kế hỏa công được.” “Đúng, đúng!” Tào Tháo vui mừng: “Có gió Tây thì ta cũng không bị cháy thê thảm như vậy nữa.” Tào Tháo quyết định tuyển dụng Quản Lộ. “Quản tiên sinh! À, không đúng, ta phải gọi tên của ngươi. Quản Lộ à, ngươi làm pháp sư cho ta có yêu cầu gì về đãi ngộ không?” “Về tiền lương thì mỗi tháng đưa tôi một lạng bạc là được rồi.” “Chỉ cần một lạng thôi á?” Tào Tháo kinh ngạc: “Như thế có quá ít không?” Quản Lộ: “Tôi là người nước Ngụy, muốn giúp nước Ngụy làm một việc gì đó, nên chỉ cần lấy thù lao tượng trưng là được.” “Nhưng mà một lạng bạc làm sao đủ tiền ăn ở đi lại hàng tháng?” Quản Lộ liền giải thích: “Các pháp sư quanh năm chỉ mặc một bộ quần áo, không sợ nóng cũng chẳng sợ rét. Loại áo này rất khó rách mà cũng chẳng cũ được. Nếu quần áo bẩn chỉ cần đốt qua lửa là xong. Vì vậy các pháp sư không cần quần áo mới. Còn nói về ăn thì các pháp sư không ăn thức ăn bình thường. Tào Tháo hỏi: “Chẳng nhẽ các pháp sư ăn không khí à?” “Ăn không khí thì không được.” Quản Lộ tiếp: “Con người cần phải nạp năng lượng, không khí không có năng lượng. Các pháp sư thích phơi nắng vì họ có thể hấp thụ và sử dụng năng lượng mặt trời.” “Vậy còn chỗ ở thì sao?” “Tôi ở trong một căn hầm nhỏ, bởi vì các pháp sư cần chỗ yên tĩnh để tu luyện.” “Nói đến chuyện đi lại, ngươi ra khỏi nhà cũng cần phải thuê xe chứ?” “Không cần xe, các pháp sư có thể độn thổ.” “Chui lên chui xuống giống như chuột đồng á?” “Đúng vậy.” Tào Tháo bắt đầu phát huy trí tưởng tượng bay bổng của mình, như vậy thì lòng đất sẽ loằng ngoằng ngang dọc các đường hầm và bị mấy tên pháp sư này đào khoét đến mức đâu đâu cũng là các hang động. Ngày hôm sau, Quản Lộ đến gặp Tào Tháo. “Ngài biết không, Đại Đô đốc nước Ngô Chu Du cũng đang thuê một pháp sư tên là Vu Cát.” “Ồ, vậy trình độ của Vu Cát so với ngươi thế nào?” “Không cao tay hơn tôi”, Quản Lộ tiếp: “Tôi hy vọng được tăng lương thành ba lạng bạc.” “Chê lương ít rồi đúng không?”, Tào Tháo cười, “Tăng lên thành 30 lạng cũng không vấn đề gì.” “Không”, Quản Lộ nói, “Tôi chỉ cần ba lạng bạc.” “Tại sao?” “Bởi vì lương của Vu Cát là hai lạng bạc. Nếu lương của tôi không nhiều hơn hắn một lạng thì tôi cảm thấy ấm ức.” “Nhưng mà lương của ngươi cao hơn lương của hắn một lạng, hắn không cảm thấy ấm ức sao?” “Đáng đời, ai bảo hắn khiêu khích tôi trước.” Sau khi lương của Quản Lộ tăng lên thành ba lạng bạc, Vu Cát liền đòi Chu Du tăng lương. Chu Du đồng ý tăng lương cho Vu Cát lên thành bốn lạng. Quản Lộ sau khi biết tin lại đòi Tào Tháo tăng lương. “Hắt hắt hắtttt … xì ơi!” Gia Cát Lượng lại nhận được tín hiệu từ Quản Lộ. Thoát khỏi không gian thực, cuộc nói chuyện bí mật giữa họ lại bắt đầu. “Khổng Minh huynh, chắc đệ không tiếp tục được làm công việc pháp sư của mình rồi!” “Sao thế?” “Lương của đệ tăng cao quá, Tào Tháo sắp không chịu nổi nhiệt rồi.” “Đệ đòi lương tháng bao nhiêu?” “ 1000 lạng bạc.” “Đệ hét giá kinh thế!” “Tại cái tên Vu Cát kia không chịu đầu hàng mà đệ thì cũng không thể chịu lép vế.” Gia Cát Lượng nghĩ ngợi một lúc, trầm tư nói: “Thực ra đệ không cần tiền, chủ yếu là giải quyết vấn đề tâm lý thôi.” Quản Lộ: “Đúng vậy, chính xác!” “Có cách rồi”, Gia Cát Lượng giúp Quản Lộ nghĩ ra một cách thức lấy thù lao mới lạ. Quản Lộ lại đi tìm Tào Tháo. “Tào Tháo, tôi lại đến tìm ngài để nói về chuyện tiền lương.” Tào Tháo nói: “Yêu cầu của ngươi cao quá, thật sự là ta đáp ứng không nổi nữa rồi.” “Ngài biết yêu cầu hôm nay của tôi là gì không?” “ 1000 lạng bạc.” “Không đúng”, Quản Lộ nói, “Tôi không cần lấy một xu tiền lương nào nữa.” Tào Tháo kinh ngạc: “Ngươi… ngươi định làm không công cho ta???” “Cũng không phải là làm không công. Tôi muốn ngài đồng ý trả tôi một loại thù lao mà người khác chưa bao giờ được nhận.” “Thù lao… kiểu gì???” Quản Lộ đề xuất: “Đây là một loại thù lao tinh thần. Mỗi tháng khi ngài phát lương cho tôi, tôi muốn ngài biểu diễn một tiết mục cho tôi xem.” “CÁI GÌ CƠ??? Ta chưa nghe thấy loại thù lao kiểu này bao giờ.” Quản Lộ nhắc lại một lần nữa: “Mỗi tháng khi ngài phát lương cho tôi, tôi muốn ngài biểu diễn một tiết mục cho tôi xem, cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với tôi.” Tào Tháo hỏi: “Ta cho các mỹ nữ hát múa cho ngươi xem có được không?” Quản Lộ từ chối: “Không được, nhất định là phải tự ngài biểu diễn.” “Mình không có giọng hát hay, tướng người bệ phệ, múa cũng xấu…”, nghĩ vậy Tào Tháo liền hỏi Quản Lộ: “Mỗi tháng phát lương cho ngươi, ta sẽ làm tặng ngươi một bài thơ, như thế có được không?” Làm thơ là sở trường của Tào Tháo. “Được”, Quản Lộ đồng ý, “nhưng không được dùng các bài thơ cũ của ngài, bắt buộc phải là sáng tác tại chỗ.” “Không vấn đề gì.” Tào Tháo liền sáng tác luôn một bài thơ, coi như là món thù lao đầu tiên trả cho Quản Lộ: “Không sợ lạnh, không sợ nóng, Không cần ăn, không cần uống. Một pháp sư kỳ quặc, Lấy thơ làm thù lao!” CHỮ KÝ MA THUẬT Liên hoan pháp thuật lần này được tổ chức tại nước Ngụy. Trong thời gian diễn ra liên hoan, các pháp sư đến từ các nước không chỉ được cọ xát, học hỏi mà còn được biểu diễn công khai. Những người yêu thích pháp thuật ở nước Ngụy sắp có một bữa tiệc mãn nhãn! Pháp sư nước Thục, Gia Cát Lượng, biểu diễn một tiểu phẩm pháp thuật tên là Ngỗng, ngỗng, ngỗng, bằng cách chỉ dùng một cọng lông ngỗng để biến ra cả một đàn ngỗng. Pháp sư nước Ngô, Vu Cát, là một anh chàng rất đẹp trai. Vu Cát hỏi khán giả: “Mọi người có muốn lấy ảnh lưu niệm của tôi không?” Đám đông hỏi: “Ảnh lưu niệm là cái gì?” Vu Cát nói: “Mọi người sẽ hiểu ngay thôi. Nhưng tôi chỉ có thể đáp ứng nguyện vọng của một vị khán giả.” Vu Cát mời một cô gái trẻ lên sân khấu, hỏi: “Cô có khăn mùi xoa không?” “Có”, cô gái trẻ đáp. Vu Cát bảo cô gái lấy khăn mùi xoa ra và dặn dò: “Lấy khăn mùi xoa đắp lên mặt tôi.” Cô gái làm theo. Thế là khán giả chỉ nhìn thấy khăn mùi xoa chứ không thấy mặt Vu Cát đâu. Tiếng nói của Vu Cát vọng ra từ sau chiếc khăn mùi xoa: “Bây giờ hãy hô ‘Cười lên Konica!’.” Cô gái cảm thấy khó hiểu: “Là ý gì vậy?” Vu Cát nói: “Đây là câu thần chú chụp ảnh lưu niệm.” “Không phải là pháp sư đọc thần chú à?” “Bây giờ cô đã trở thành trợ lí của pháp sư. Có nhiều lúc pháp sư phải nhờ trợ lí đọc thần chú.” Cô gái trẻ bán tín bán nghi đọc: “Cười lên Konica!” Chỉ thấy chiếc khăn mùi xoa “tạch” một cái. Khán giả chăm chú theo dõi Vu Cát, tò mò không biết sau khi đọc thần chú sẽ xảy ra chuyện gì. Vu Cát lại bảo cô gái: “Hãy gỡ chiếc khăn xuống.” Cô gái run rẩy gỡ chiếc khăn xuống. Cô sợ câu thần chú sẽ biến vị pháp sư đẹp trai thành ma quỷ. Chiếc khăn đã được gỡ xuống nhưng tướng mạo của Vu Cát vẫn không có gì thay đổi. Khán giả rất thất vọng. Vu Cát nói với cô gái: “Hãy giơ chiếc khăn của cô lên cho mọi người xem!” Cô gái làm theo. Trên chiếc khăn mùi xoa lưu lại rõ nét hình ảnh khuôn mặt của Vu Cát. Vu Cát nói: “Đây chính là pháp thuật chụp ảnh lưu niệm của tôi.” Cô gái trẻ vui mừng cầm chiếc khăn mùi xoa xuống sân khấu, mọi người đều rất ngưỡng mộ cô. Hai cô bé Tư Mã Kiều Nhu và Hạ Hầu Kiên Cường cũng chen lấn trong đám đông xem biểu diễn pháp thuật. Tư Mã Kiều Nhu chỉ vào một góc trong hậu trường nói: “Nhìn kìa, họ ở đằng kia!” Thì ra Gia Cát Lượng và Vu Cát đang giao lưu sau màn biểu diễn. Tư Mã Kiều Nhu rủ Hạ Hầu Kiên Cường: “Chúng ta đi xin chữ ký của các đại pháp sư đi!” Thế là họ liền đi đến chỗ Gia Cát Lượng và Vu Cát xin chữ ký. Gia Cát Lượng cười ngượng ngập: “Không phải là ta không muốn ký mà là ta không đem bút.” Vu Cát hừm một tiếng: “Gia Cát tiên sinh, không có bút thì không ký được à? Chúng ta là pháp sư cơ mà.” Vu Cát giơ một ngón tay ra, hỏi hai cô bé: “Các cô thích ký vào đâu?” Hạ Hầu Kiên Cường nói nhỏ với Tư Mã Kiều Nhu: “Tớ không đem theo giấy, ký vào áo vậy!” Tư Mã Kiều Nhu kéo tay áo lên, để lộ ra cánh tay: “Ký vào đây!” Vu Cát đung đưa ngón tay: “Cô nghĩ cho kỹ nhé, ký rồi là không xóa được đâu.” “Xóa làm gì?” Tư Mã Kiều Nhu nói, “Pháp sư là thần tượng của tôi, tôi muốn lưu giữ chữ ký của pháp sư cả đời!” “Vậy được thôi!” Vu Cát dùng đầu ngón tay ký tên lên cánh tay của Tư Mã Kiều Nhu. Hạ Hầu Kiên Cường hỏi Tư Mã Kiều Nhu: “Có đau không?” Tư Mã Kiều Nhu nói: “Không đau, hơi buồn buồn.” Thế là Hạ Hầu Kiên Cường cũng kéo tay áo lên: “Gia Cát tiên sinh, mời tiên sinh ký cho tôi!” Gia Cát Lượng cũng ký tên lên cánh tay của Hạ Hầu Kiên Cường. Tối hôm đó Hạ Hầu Kiên Cường tắm rửa. Bình thường tắm thế nào thì hôm nay cô cũng tắm như vậy. Khi cô nhớ ra ở trên cánh tay có chữ ký của Gia Cát Lượng thì cô cũng gần tắm xong. Cô vội vàng nhìn xuống cánh tay, cũng may, ba chữ “Gia Cát Lượng” vẫn còn, không hề bị mờ đi. Đúng là chữ ký pháp thuật! Qua một đêm. Sáng ngày hôm sau khi Hạ Hầu Kiên Cường tỉnh dậy, đột nhiên nghĩ: “Chẳng nhẽ ba chữ này thật sự sẽ gắn bó với mình, hơn nữa sẽ theo mình cả đời sao?” Hạ Hầu Kiên Cường rút cánh tay ra khỏi chăn, muốn nhìn lại một lần nữa nhưng chữ ký của Gia Cát Lượng đã biến mất. “Hay là ở trên cánh tay kia?” Cô vội vàng giơ cánh tay còn lại ra, kỳ lạ, vẫn không thấy chữ ký của Gia Cát Lượng đâu cả. “Hay là nó chạy đi đâu rồi? Bình thường thì chữ không thể chạy được, nhưng chữ ký pháp thuật chắc là có thể chạy tới chạy lui.” Hạ Hầu Kiên Cường kiểm tra hai chân của mình, cũng không thấy đâu cả. Cô hỏi mẹ: “Trên lưng con có chữ không?” Mẹ cô nhìn lưng con gái, nói: “Không có!” Hạ Hầu Kiên Cường mừng rỡ: “Gia Cát Lượng thật tốt bụng, không muốn để mình cả đời gắn với chữ ký của ông ấy, nhưng mình sẽ ghi nhớ ông ấy cả đời.” Hạ Hầu Kiên Cường đến trường, vội đi tìm Tư Mã Kiều Nhu. “Kiều Nhu, chữ ký trên người mình biến mất rồi. Của cậu thì sao?” Tư Mã Kiều Nhu vén tay áo lên: “Vẫn ở đây này.” “Cậu hy vọng nó mãi mãi ở đấy sao?” “Tại sao tớ lại hy vọng như thế?” “Vì pháp sư Vu Cát là thần tượng của cậu mà!” “Hôm qua thì đúng là như thế,” Tư Mã Kiều Nhu thở dài, “nhưng hôm nay thì không phải nữa rồi.” “Sao thế?” “Anh ta có tin đồn tình ái.” Hạ Hầu Kiên Cường không hiểu: “Tin đồn tình ái là cái gì???” Tư Mã Kiều Nhu cảm thấy nói chuyện với một người đến tin đồn tình ái là gì cũng không biết thật là mệt. “Là các tin đồn liên quan đến chuyện tình cảm. Một pháp sư thần tượng chỉ có thể yêu fan. Nếu anh ta yêu một cô gái nào đó tức là có lỗi với fan. Khi đó các fan có quyền rời bỏ thần tượng.” “Vậy thì…”, Hạ Hầu Kiên Cường hỏi: “Vu Cát yêu ai à?” Tư Mã Kiều Nhu nói: “Tối hôm qua, pháp sư Tả Từ phát hiện Vu Cát và nữ pháp sư Vũ Trụ Phong cùng ngồi trên một ngọn cây cao.” “Họ ngồi trên cây làm gì?” “Tả Từ rất thích sưu tập các tin đồn nên đã sáng chế ra 'Bít tất nghe trộm'. Tối qua, Tả Từ cho chiếc tất này bay lên ngọn cây, vắt ngay bên cạnh chỗ Vu Cát và Vũ Trụ Phong ngồi. Hai người này đang ngâm thơ với nhau, nhưng họ không hề biết rằng lời nói của họ đang bị thu vào trong một chiếc bít tất. Sau đó, Tả Từ copy những gì ghi âm được thành nhiều bản, sáng sớm nay, tất cả các pháp sư tham gia liên hoan pháp thuật đều thấy một chiếc bít tất treo ngay ở cửa phòng.” “Các pháp sư nghe thấy những gì từ chiếc tất?” “Là một bài thơ cổ, gồm bốn câu. Vu Cát đọc hai câu trước, Vũ Trụ Phong đọc hai câu sau. Bài thơ như thế này…” Tư Mã Kiều Nhu bắt đầu cất giọng: “Quan quan thư cưu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu.” Hạ Hầu Kiên Cường hỏi: “Nghĩa là gì?” “Tóm lại là…”, Tư Mã Kiều Nhu nói, “Tóm lại là một bài thơ tình!” “Có thế thôi mà đã được gọi là tin đồn tình ái sao?” Suy nghĩ của Hạ Hầu Kiên Cường thường không bắt kịp thời đại, “Vu Cát có tin đồn tình ái là có lỗi với fan? Cậu cũng nghĩ như thế thật à?” Tư Mã Kiều Nhu: “Tớ cũng không biết nữa, nói chung là nếu không nghĩ như vậy thì không được gọi là fan ruột. Tớ phải đi tìm Vu Cát, bảo anh ta xóa chữ ký trên tay tớ đi.” Sáng hôm nay Vu Cát cũng nhận được một chiếc tất nghe trộm nên đang rất tức giận. Một pháp sư không được phép quá nóng giận. Nếu nóng giận quá mức, cái vũ trụ bên trong của anh ta sẽ bị nổ tung. Vu Cát phải nghĩ cách trút hết nỗi bực tức ra ngoài. Đúng lúc này, Tư Mã Kiều Nhu đi cùng với Hạ Hầu Kiên Cường đến tìm Vu Cát. “Đừng có mà làm phiền tôi!” Vu Cát được thể trút giận, “Bất kỳ ai cũng đừng hòng xin tôi chữ ký nữa!” Tư Mã Kiều Nhu nói: “Không phải tôi muốn xin anh chữ ký, mà muốn anh xóa chữ ký của anh đi hộ tôi!” Tư Mã Kiều Nhu kéo tay áo lên, để lộ ra cánh tay in hai chữ “Vu Cát”. “Tại sao lại phải xóa đi?” Vu Cát ngạc nhiên. “Bởi vì…” Tư Mã Kiều Nhu hơi ấp úng. Hạ Hầu Kiên Cường giải thích giúp: “Bởi vì anh không còn là thần tượng của cô ấy nữa.” Vu Cát giận run người, nhưng ngay lập tức khống chế được bản thân. Vu Cát rên lên với Tư Mã Kiều Nhu: “Tôi đã rất tức giận rồi, tại sao cô lại cố tình làm tôi tức giận hơn nữa. Một pháp sư không thể quá tức giận…” Hạ Hầu Kiên Cường khuyên Tư Mã Kiều Nhu: “Đợi đến lúc anh ta hết tức giận, anh ta sẽ đồng ý giúp cậu xóa chữ ký.” “Không được! Lúc tôi không tức giận mà nghe thấy yêu cầu này của các cô thì tôi chắc chắn sẽ lại tức giận.” “Vậy thì…”, Tư Mã Kiều Nhu hỏi: “Anh sẽ không bao giờ giúp tôi xóa chữ ký này đi à?” “Không bao giờ!” “Vậy thì tôi chỉ còn cách là nhờ pháp sư khác giúp vậy!” “Được thôi”, Vu Cát cười nhạt, “các cô cứ thử đi!” Hai cô gái đi ra ngoài thì gặp ngay nữ pháp sư Vũ Trụ Phong. Họ nhờ Vũ Trụ Phong giúp. Vũ Trụ Phong lắc đầu nói: “Cởi chuông phải cần đến người buộc chuông. Ngoài Vu Cát ra thì chẳng ai dám xóa chữ ký của anh ta cả.” Tư Mã Kiều Nhu và Hạ Hầu Kiên Cường lại gặp Tả Từ, một pháp sư chuyên thích gây chuyện. Nhưng khi Tả Từ nghe yêu cầu của hai cô gái cũng cau mày: “Không phải là tôi không dám. Chữ ký pháp thuật của mỗi pháp sư đều dùng các bí quyết riêng. Chữ ký của tôi Vu Cát cũng không xóa được, vậy nên…” Vậy nên Tả Từ cũng không giúp Tư Mã Kiều Nhu xóa chữ ký của Vu Cát. Tiếp đó hai cô gái gặp pháp sư Quản Lộ. Quản Lộ đồng ý ngay: “Tôi tin rằng sau khi nghiên cứu, tôi nhất định sẽ tìm ra cách xóa chữ ký của Vu Cát.” Hai cô gái hỏi: “Ông định nghiên cứu thế nào?” Quản Lộ chỉ vào cánh tay có chữ ký của Tư Mã Kiều Nhu: “Tôi phải mang nó về nghiên cứu.” Tư Mã Kiều Nhu giật mình: “Ông định nói là ông chỉ mang cánh tay của tôi về nghiên cứu?” Hạ Hầu Kiên Cường hỏi Quản Lộ: “Tại sao không mang luôn cả các bộ phận khác về?” Quản Lộ nói với Tư Mã Kiều Nhu: “Như thế này tiện hơn cho cả cô và tôi, đúng không?” Tư Mã Kiều Nhu nghĩ: “Đúng vậy, ngồi trước mặt người ta, để người ta lật đi lật lại nghiên cứu, đúng thật là khó chịu!” Cô hỏi Quản Lộ: “Mất bao nhiêu thời gian?” Quản Lộ nói: “Một đêm là được rồi.” “Thôi được”, Tư Mã Kiều Nhu đồng ý, “nhưng ông không được làm cho cánh tay của tôi biến dạng.” “Cô yên tâm”, Quản Lộ đảm bảo, “nếu có gì hư hỏng mất mát, tôi sẽ đền cánh tay của tôi cho cô.” Quản Lộ dùng bàn tay mài vài nhát trên đầu gối như kiểu mài dao, rồi sau đó giơ bàn tay chém một nhát vào giữa cánh tay của Tư Mã Kiều Nhu. Một nửa cánh tay của Tư Mã Kiều Nhu rớt xuống. Hạ Hầu Kiên Cường thấy Tư Mã Kiều Nhu không có biểu hiện đau đớn, trong lòng rất khâm phục tài năng của Quản Lộ. Buổi tối, nữ pháp sư Vũ Trụ Phong tìm thấy Vu Cát trong lỗ kim của một chiếc kim khâu. Lần trước cô tìm thấy Vu Cát ở trên ngọn cây, đố Vu Cát xem có thuộc bài thơ Quan quan thư cưu không, kết quả là bị Tả Từ đồn thổi thành scandal tình ái. Vu Cát nhìn Vũ Trụ Phong với ánh mắt không được thân thiện cho lắm: “Cô tài thật đấy, lần này lại bị cô tìm thấy.” Vũ Trụ Phong đắc ý nói: “Tôi có một cái sa bàn tìm kiếm, bên trong nuôi một con giun do thám. Chỉ cần dùng một ấm trà nhỏ có chứa mật ong vẽ hai chữ ‘Vu Cát’ lên mặt sa bàn, con giun sau khi uống mật ong sẽ vẽ ra các loại ký hiệu. Chỉ có tôi mới hiểu các ký hiệu đó. Cũng chỉ có tôi mới biết anh đang trốn ở chỗ nào.” Vu Cát nói: “Chỉ tại cô, toàn gây rắc rối cho tôi, các fan không coi tôi là thần tượng nữa. Còn có fan đòi xóa chữ ký của tôi đi.” Vũ Trụ Phong: “Hi hi, cô gái đó cũng đến tìm tôi, tôi không nhận lời giúp cô ta.” Vu Cát hừm một tiếng: “Cô có khả năng giúp cô ta không?” “Tôi không có khả năng giúp cô ta, nhưng người khác có lẽ có!” “Ai?” “Thôi”, Vũ Trụ Phong chui ra khỏi cái lỗ kim, “tôi cũng không gây thêm phiền phức cho anh nữa, một trăm năm nữa anh cũng đừng hòng dùng cái sa bàn của tôi để tìm ra đáp án mà anh cần.” Một lúc sau, Vu Cát nghe thấy Vũ Trụ Phong gọi: “Ra đây đi!” Vu Cát hỏi: “Cô lại gọi tôi ra làm gì?” Vũ Trụ Phong nói: “Một trăm năm đã qua, bây giờ là năm thứ một trăm linh một.” Thời gian thực ra là một thứ rất dễ nắm bắt, nói một năm thì là một năm, nói một trăm năm thì là một trăm năm. Vu Cát từ từ chui ra khỏi cái lỗ kim. Anh ta nhìn thấy Vũ Trụ Phong lôi một chiếc hộp gỗ từ trong chiếc túi pháp thuật ra. Cái hộp này chính là chiếc sa bàn tìm kiếm của cô ta. Vũ Trụ Phong rót mật ong lên chiếc sa bàn, lần này cô viết: “Chữ ký của Vu Cát”. Con giun chui ra từ đống cát nhỏ, ngơ ngác một lúc rồi từ từ uống sạch chỗ mật ong. Tiếp sau đó, nó dùng thân san bằng đống cát. Con giun bắt đầu vẽ ra một loạt các ký hiệu… Đầu tiên nó vẽ ra một hình tam giác, vẽ xong nó liền xóa đi. Nó lại vẽ một dấu #, sau đó lại xóa đi. Ngoài việc vẽ ra các ký hiệu kỳ quái, nhiều lúc nó còn tự biến mình thành các ký hiệu. Ví dụ nó tự buộc mình thành một cái nút thắt hoặc là ngước đầu lên như một con rắn mắt kính,… Vu Cát hỏi Vũ Trụ Phong: “Nó có nghĩa là gì?” Đến khi con giun vẽ xong ký hiệu cuối cùng, Vũ Trụ Phong mới bảo Vu Cát: “Quản Lộ đồng ý giúp cô bé đó, ông ta đã mang cánh tay có chữ ký về nhà nghiên cứu.” Một đêm đã trôi qua. Qua một đêm, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Buổi sáng, Hạ Hầu Kiên Cường lại đi cùng Tư Mã Kiều Nhu đến nhà Quản Lộ. Quản Lộ ở trong một căn hầm chất đầy rau bắp cải. Vẫn còn chưa tới nơi, hai cô gái đã nhìn thấy Quản Lộ hấp ta hấp tấp ra khỏi nhà. Vừa mới gặp mặt, Tư Mã Kiều Nhu đã vội hỏi: “Tay của tôi…?” Lúc này, Tư Mã Kiều Nhu đã không còn để ý đến việc có xóa được chữ ký hay không nữa, cô chỉ nhớ cánh tay của mình, cánh tay đó từ trước đến nay chưa bao giờ rời xa cô. Quản Lộ liền rút trong tay áo ra một cánh tay và giúp Tư Mã Kiều Nhu gắn lại. Pháp sư gắn cánh tay còn nhanh hơn bác sĩ nhiều! “Cám ơn!” Tư Mã Kiều Nhu nhìn cánh tay của mình, quả nhiên là rất sạch sẽ, không còn tí dấu vết nào của chữ ký. “Nhưng…”, Tư Mã Kiều Nhu đột nhiên hét lên, “Đây không phải là cánh tay của tôi!” “Không phải chứ?” Hạ Hầu Kiên Cường an ủi bạn: “Cậu nhìn kỹ lại xem nào?” “Tay của tớ, tớ biết!” “Đây quả thật không phải là cánh tay của cô”, Quản Lộ nói: “Đây là cánh tay của tôi!” Hai cô gái bây giờ mới để ý, một bên tay áo của Quản Lộ hoàn toàn không có gì. “Thế là thế nào?”, Tư Mã Kiều Nhu sắp phát khóc, “Tôi không cần tay của ông! Cánh tay của tôi đâu?” “Xin lỗi”, vẻ mặt của Quản Lộ nặng trĩu, “Cánh tay của cô bị tôi làm mất rồi. Theo giao ước của chúng ta, tôi phải bồi thường cho cô. Nếu cô không hài lòng với cánh tay này, tôi có thể mời Hoa Loa tiên sinh đến giúp. Ông ấy là em của thần y Hoa Đà, cũng là một pháp sư chỉnh hình nổi tiếng.” “Quản tiên sinh”, Hạ Hầu Kiên Cường hỏi Quản Lộ, “Ông là một người làm việc rất cẩn thận, sao lại có thể làm mất cánh tay được?” Quản Lộ nói: “Tôi làm việc đến rạng sáng, lúc đó trời vẫn còn nhá nhem tối, cuối cùng cũng hóa giải được pháp thuật ký tên của Vu Cát. Đúng lúc tôi định tách chữ ký ra khỏi cánh tay thì đèn vụt tắt!” Tư Mã Kiều Nhu hỏi: “Gió thổi tắt à?” “Tôi không dùng đèn dầu. Các cô chắc biết rằng dưới lòng đại dương sâu thẳm có một vài loại cá có thể tự phát ra ánh sáng. Loại đèn của tôi dùng điện sinh vật từ các loại cá đó, gió không thể thổi tắt được. Chiếc đèn cá đại dương của tôi vừa tắt thì những tia nắng đầu tiên cũng bắt đầu rọi vào căn hầm tối. Nhưng cũng chính vào khoảnh khắc chuyển giao đó, cánh tay ở trước mặt tôi bỗng biến mất.” Hạ Hầu Kiên Cường hét lên: “Chắc chắn là do Vu Cát làm!” “Nhưng không bảo quản được cánh tay là trách nhiệm của tôi.” Quản Lộ nói: “Tôi quyết định bồi thường cho cô trước rồi đi tìm Vu Cát sau. Chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc chiến sống còn với Vu Cát.” “Nhưng mà ông mất đi một cánh tay không phải là càng khó đánh thắng Vu Cát sao?” Đúng lúc họ đang nói chuyện sôi nổi thì Gia Cát Lượng tay cầm quạt lông lướt tới. Gia Cát Lượng nói với Quản Lộ: “Liên hoan pháp thuật lần này thật là một dịp hiếm có. Hôm nay ta phải về nước Thục rồi. Chúng ta hẹn sau này gặp lại.” Gia Cát Lượng định bắt tay tạm biệt Quản Lộ, nhưng khi đưa tay ra thì phát hiện Quản Lộ đã bị mất một bên cánh tay. Hai cô gái liền thuật lại chuyện vừa diễn ra cho Gia Cát Lượng nghe. Gia Cát Lượng phe phẩy chiếc quạt lông ngỗng. Thời tiết hôm nay không nóng nhưng khi Gia Cát Lượng suy nghĩ, ông thường phe phẩy chiếc quạt. Rất nhanh, chiếc quạt đứng lại. Mọi người hiểu rằng Gia Cát Lượng đã nghĩ ra cách. Gia Cát Lượng tìm Vu Cát cáo biệt. Ông nói với Vu Cát: “Liên hoan pháp thuật lần này thật là một dịp hiếm có. Hôm nay ta phải về nước Thục rồi. Chúng ta hẹn sau này gặp lại.” Gia Cát Lượng đưa tay ra. Vu Cát bắt tay Gia Cát Lượng. Sau khi bắt tay, Gia Cát Lượng nói với Vu Cát: “Ta tặng đệ mấy chữ!” Vu Cát hỏi: “Ở đâu?” “Mấy chữ này vốn ở lòng bàn tay của ta, khi nãy bắt tay với đệ đã đưa cho đệ rồi.” Vu Cát vội vàng mở lòng bàn tay ra, chỉ nhìn thấy bốn chữ: “CHÚC LỢN VUI VẺ”. Vu Cát nói: “Nếu để người khác nhìn thấy mấy chữ này, họ lại tưởng đệ là lợn.” Gia Cát Lượng nói: “Thì đệ đừng để cho người khác nhìn thấy.” “Nhưng mà như thế thì suốt ngày phải cẩn thận từng li từng tí, hốt hoảng lo sợ, thật là không dễ chịu chút nào!” “Vậy thì đệ xóa mấy chữ đó đi là được.” Vu Cát lẩm bẩm: “Muốn xóa chữ của Gia Cát Lượng tiên sinh đâu có dễ dàng thế!” “Nói dễ thì cũng dễ,” Gia Cát Lượng nói, “ta đã dùng pháp thuật mặc định trên mấy chữ này, chỉ cần đệ trả cánh tay cho người ta, mấy chữ này sẽ lập tức biến mất. Đệ cũng không cần phải lo lắng bị người khác coi là lợn nữa.” “Uhm, được rồi, đệ hiểu rồi.” “Ta phải đi đây. Chúc lợn không còn là lợn nữa!” NGÓN CHÂN KẾT BẠN Hạ Hầu Kiên Cường ủ rũ trèo lên một cây to và ngồi một mình trên đó. Trên cành cây gần đó có một cánh diều đứt dây đang bị mắc vào. Không khí xung quanh thật là ảm đạm! Hạ Hầu Kiên Cường vừa mới cãi nhau với Tư Mã Kiều Nhu. Thực ra chuyện cũng chẳng có gì liên quan đến Hạ Hầu Kiên Cường cả. Tào Chương đi ngang qua chỗ Tư Mã Kiều Nhu, bị Tư Mã Kiều Nhu gọi lại: “Này, Tào Chương, cậu định cứ thế mà đi đấy à?” “Thì sao?”, Tào Chương nói: “Chẳng nhẽ phải trả tiền mãi lộ à? Cậu định làm nữ tướng cướp thì cũng còn phải luyện tập nhiều.” Tư Mã Kiều Nhu nói: “Tiền mãi lộ thì khỏi cần, nhưng cậu phải xin lỗi tớ.” “Dựa vào cái gì mà tớ phải xin lỗi cậu?” “Cậu dẫm lên cái bóng của tớ.” Tào Chương nổi giận: “Hơ, dẫm vào cái bóng của cậu đã phải xin lỗi, vậy nếu dẫm lên chân cậu chắc tớ phải đền mạng cũng nên.” Đúng lúc này, Hạ Hầu Kiên Cường đi tới, Tư Mã Kiều Nhu nói: “Hạ Hầu, cậu là bạn của tớ, cậu đến đây nói một câu công bằng xem nào.” Tào Chương cũng nói: “Hạ Hầu, cậu cùng một phe với tớ, cậu nói xem nào!” “Thôi mà”, Hạ Hầu Kiên Cường nói, “các cậu nể mặt tớ…” Tư Mã Kiều Nhu và Tào Chương cùng đồng thanh: “Như thế nào?” “Tào Chương, cậu để Tư Mã Kiều Nhu dẫm lại cái bóng của cậu được không?” Tào Chương đang định chấp nhận điều kiện đình chiến này của Hạ Hầu Kiên Cường nhưng Tư Mã Kiều Nhu không đồng ý: “Tớ không cần dẫm vào cái bóng thối của cậu ta, tớ muốn cậu ta xin lỗi.” Hai bên lại bắt đầu kích động. Hạ Hầu Kiên Cường đứng ở giữa cảm thấy rất khó xử. Cuối cùng, Tư Mã Kiều Nhu nói với Hạ Hầu Kiên Cường: “Vì giúp đỡ bè đảng mà hy sinh cả bạn thân! Cậu không cần phải cảm thấy khó xử nữa đâu.” Hạ Hầu Kiên Cường chỉ còn biết trèo lên cây cao cho những đợt gió to thổi bay mọi sự ưu phiền của cô bé. Trong lúc đang chờ những phiền muộn cuối cùng tan biến, tự dưng Hạ Hầu Kiên Cường bị một cái gì đấy đập vào sau đầu. Hạ Hầu Kiên Cường quay đầu lại nhìn, hóa ra là cánh diều đứt dây lúc nãy bị gió quạt tới. Cô gỡ cánh diều ra khỏi cành cây, đang định thả đi thì bỗng nghe thấy có người nói: “Đừng!” Hạ Hầu Kiên Cường định thần nhìn lại, thấy một cô gái dáng vóc nhỏ nhắn đang nằm trên cánh diều. Cô gái này dặn dò Hạ Hầu Kiên Cường: “Quấn lại dây diều vào cành cây và rời khỏi chỗ này, đừng làm phiền tôi.” Hạ Hầu Kiên Cường hỏi: “Chị là pháp sư Vũ Trụ Phong có phải không?” Vũ Trụ Phong giật mình: “Sao cô biết tôi?” Hạ Hầu Kiên Cường nói: “Ở liên hoan pháp thuật, em và một cô bạn gái khác từng đến tìm chị nhờ chị giúp đỡ.” Vũ Trụ Phong biến mình lớn hơn một chút, hỏi: “Nhờ tôi giúp gì nhỉ?” Hạ Hầu Kiên Cường nói: “Nhờ chị giúp xóa chữ ký của Vu Cát trên cánh tay bạn em.” “Đừng có mà nhắc đến cái tên đó nữa!” Vũ Trụ Phong ngay lập tức thay đổi sắc mặt. “Ơ!” Hạ Hầu Kiên Cường cảm thấy kỳ lạ, “Em tưởng hai anh chị quan hệ thân thiết lắm cơ mà?” Vũ Trụ Phong lại lớn hơn một chút, thở dài: “Nhưng mà không biết anh ta trốn đi đâu mất rồi, tôi không tìm thấy anh ta. Trước đây anh ta cũng trốn ở khắp nơi nhưng tôi luôn tìm được anh ta qua chiếc sa bàn tìm kiếm. Một người trốn, một người tìm, rồi lại trốn, rồi lại tìm, cứ như thế cũng rất vui. Nhưng mà bây giờ tôi tìm anh ta theo chỉ dẫn của con giun thì không thấy anh ta đâu cả, chỉ thấy một mảnh giấy anh ta để lại: ‘Tiếp tục cố gắng!’ Anh ta chắc chắn đã mầy mò ra một hệ thống chống tìm kiếm, có thể giúp anh ta trốn biệt mà không bị tôi tìm thấy. Việc này làm tôi rất buồn!” “Vì buồn nên chị mới biến mình thành tí hon và trốn vào chiếc diều đứt dây này để người khác không dễ gì phát hiện ra, đúng không?” “Đúng thế. Hơn nữa tôi thấy chiếc diều đứt dây này rất giống tôi, số mệnh của nó cũng như tôi vậy.” “Chị đừng đau lòng như thế”, Hạ Hầu Kiên Cường an ủi Vũ Trụ Phong, “Có lẽ Vu Cát cứ trốn như thế tự anh ta cũng cảm thấy mệt. Chị không đi tìm anh ta nữa, không thấy chị đâu, anh ta có lẽ cũng cảm thấy lạ và đi tìm chị chăng?” Vũ Trụ Phong nghĩ: “Uhm, cũng có thể lắm chứ.” Hai cô gái tiếp tục ngồi trên cây nói chuyện. Hạ Hầu Kiên Cường hỏi Vũ Trụ Phong: “Ngoài Vu Cát ra, chị không còn người bạn nào khác à?” Vũ Trụ Phong cúi đầu lí nhí: “Tôi rất ít bạn…” “Nhưng mà…”, Vũ Trụ Phong tiếp, “cho dù tất cả mọi người đều quay lưng lại với tôi thì cuối cùng tôi vẫn còn 20 người bạn trung thành.” “Vậy thì chị cũng đâu có ít bạn đâu.” Hạ Hầu Kiên Cường nói với vẻ ngưỡng mộ, “Chị còn nhiều bạn hơn em nhiều.” Vũ Trụ Phong cười nói: “Cô có biết 20 người bạn của tôi ở đâu không?” “Em làm sao mà biết được.” Vũ Trụ Phong giơ hai bàn tay và hai bàn chân ra. Vũ Trụ Phong không đi giày. Hạ Hầu Kiên Cường nhìn thấy 10 ngón tay và 10 ngón chân của Vũ Trụ Phong. Trên mỗi đầu ngón chân, ngón tay đều vẽ hình mặt người, cũng giống như kiểu mặt trong kinh kịch, có mặt đen, mặt đỏ, mặt vàng, mặt xanh… Hóa ra, những người bạn trung thành nhất của Vũ Trụ Phong chính là các đầu ngón chân và đầu ngón tay của cô ấy. Hạ Hầu Kiên Cường hỏi: “Chúng có tên không?” “Dĩ nhiên là có”, Vũ Trụ Phong nắn từng đầu ngón tay và ngón chân giới thiệu: “Đây là Phụ Huynh, đây là Đấu Sĩ, đây là Khoai Tây Chiên, đây là Bíp Bíp, McDonalds, Nữ Yêu, Thế Lực Hắc Ám…” Hạ Hầu Kiên Cường bắt đầu cảm thấy ngưỡng mộ Vũ Trụ Phong. Cô bỏ giầy ra, để 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân cạnh nhau: “Em cũng có thể có 20 người bạn.” Vũ Trụ Phong nói: “Có nhiều khi tôi không muốn kết bạn với người khác, nhưng lại muốn ngón chân, ngón tay của mình kết bạn với ngón chân, ngón tay của người khác.” “Vậy thì…” Hạ Hầu Kiên Cường vội vàng đề nghị: “Để ngón chân của em kết bạn với ngón chân của chị được không?” “Được chứ!” Vũ Trụ Phong nói: “Ngón chân của cô muốn kết bạn với ngón chân nào của tôi?” “Gạo”, Hạ Hầu Kiên Cường chỉ vào ngón chân út bên phải của Vũ Trụ Phong. “Vậy Gạo của tôi sẽ kết bạn với ai?” “Chuột”, Hạ Hầu Kiên Cường lắc lắc ngón chân cái bên trái của mình, “Chuột yêu Gạo!” Vũ Trụ Phong nói: “Tôi phải đi đây, đành để Gạo tạm thời rời xa Chuột vậy.” Hạ Hầu Kiên Cường nói: “Có lẽ tình bạn cũng cần có lúc chia xa!” Vũ Trụ Phong lái cánh diều bay vào không trung và nói với Hạ Hầu Kiên Cường: “Tôi không muốn trốn nữa. Nếu đúng như cô nói, Vu Cát đang tìm tôi thì tôi phải để cho anh ấy dễ dàng tìm ra tôi một chút.” Nói xong, Vũ Trụ Phong bay đi mất. Lúc này, Hạ Hầu Kiên Cường nhìn thấy Tư Mã Kiều Nhu đang hớt hải đi tới. Hạ Hầu Kiên Cường rất muốn mình bé lại như Vũ Trụ Phong và nhìn Tư Mã Kiều Nhu lo lắng tìm kiếm khắp nơi. Nhưng Tư Mã Kiều Nhu vừa ngẩng đầu lên đã nhìn thấy Hạ Hầu Kiên Cường, còn phát hiện ra Hạ Hầu Kiên Cường để chân trần, trên ngón chân cái bên trái còn vẽ hình mặt chuột. Một vài ngày trôi qua. Một hôm, thầy giáo dạy quá giờ nên tan học muộn. Lúc ra khỏi lớp mọi người hơi có ý chen lấn nhau. Hạ Hầu Kiên Cường bị một ai đó đẩy từ phía sau. Một tiếng kêu “ái” vang lên. Hạ Hầu Kiên Cường dẫm phải chân của người khác. Người bị dẫm vào chân là Tư Mã Kiều Nhu. Hạ Hầu Kiên Cường đưa chân ra và nói với Tư Mã Kiều Nhu: “Cho cậu dẫm lại nè!” Tư Mã Kiều Nhu ngạc nhiên: “Tớ không cần dẫm lại chân của cậu. Cậu xin lỗi tớ một câu là được. Tớ nghĩ, nếu là Tào Chương dẫm lên chân của cậu, chắc cậu không cần cậu ta nói xin lỗi, cậu dẫm lại lên chân cậu ta là hòa, đúng không?” “Không”, Hạ Hầu Kiên Cường nói, “Nếu Tào Chương vô ý dẫm phải chân của tớ, dẫm rồi thì thôi. Tớ không dẫm lại chân của cậu ta, cũng không yêu cầu cậu ta xin lỗi, đến một tiếng ‘ái’ cũng không kêu.” Tư Mã Kiều Nhu đang định nói gì đấy thì bỗng nhiên thấy Hạ Hầu Kiên Cường kêu lên một tiếng “Ái!” Tư Mã Kiều Nhu vội vàng thanh minh: “Tớ không dẫm lên chân của cậu!” Hạ Hầu Kiên Cường nói: “Tớ biết không phải cậu.” Tư Mã Kiều Nhu: “Cũng không thấy ai dẫm lên chân của cậu cả.” Hạ Hầu Kiên Cường cố chịu đau, cởi chiếc tất bên chân trái ra… Tư Mã Kiều Nhu hỏi: “Cậu đau ở đâu?” Hạ Hầu Kiên Cường lắc lắc đầu ngón chân: “Tớ đau ở đầu ngón chân có vẽ hình mặt chuột.” Kỳ lạ là đầu ngón chân này không sưng không tấy, không có vẻ gì là bị đau cả. “Có khi nào…”, Hạ Hầu Kiên Cường nói líu ríu: “Gạo xảy ra chuyện gì rồi chăng?” “Gạo thì có liên quan gì?” “Tớ đã từng kể với cậu, ngón chân của tớ kết bạn với ngón chân của Vũ Trụ Phong, ngón chân của tớ tên là Chuột, ngón chân của chị ấy tên là Gạo. Nghe nói bạn bè với nhau có thần giao cách cảm. Gạo là ngón chân của một pháp sư, chắc là cảm giác sẽ càng rõ rệt.” “Vậy thì cậu mau đi nghe ngóng xem.” Tư Mã Kiều Nhu đề xuất: “Tả Từ là pháp sư chuyên đưa tin tức, ông ta chắc biết Vũ Trụ Phong và ngón chân của chị ấy đã xảy ra chuyện gì.” “Tớ không quen biết gì với Tả Từ…”, Hạ Hầu Kiên Cường ái ngại, “Nhưng mà Tào Chương có quen với con gái của Tả Từ là Tả Tước Ban. Tớ sẽ nhờ Tào Chương giúp.” Ngày hôm sau khi lên lớp, Tư Mã Kiều Nhu hỏi Hạ Hầu Kiên Cường: “Cậu hỏi thăm được chưa?” Hạ Hầu Kiên Cường nói: “Tớ hỏi thăm được rồi. Không phải là ngón chân của Vũ Trụ Phong có vấn đề mà là ngón chân của bạn của Vũ Trụ Phong có vấn đề.” Tư Mã Kiều Nhu lại hỏi: “Cậu có quen với người bạn này của Vũ Trụ Phong không?” “Không quen!” “Thế tại sao cậu lại có cảm giác đau?” “Là thế này: Người bạn này của Vũ Trụ Phong nuôi một con sói cưng. Con sói này trong lúc nô đùa với chủ đã cắn vào đầu ngón chân của chủ. Đáng lẽ ra răng nanh của sói cần phải được mài giũa mỗi ngày cho bằng phẳng nhưng hôm qua vị chủ nhân này lại quên mài răng cho sói. Kết quả là con sói này đã cắn đứt đầu ngón chân của chủ. Ngón chân bị sói cắn này có tên là Thóc. Thóc là bạn của Gạo, ngón chân út bên phải của Vũ Trụ Phong.” “Đợi đã!” Tư Mã Kiều Nhu ngắt lời Hạ Hầu Kiên Cường, “Gạo là bạn của Chuột cơ mà?” “Nhưng mà có ai quy định Gạo chỉ được kết bạn với mỗi Chuột đâu!” “Uhm, cũng đúng!” “Vì vậy, khi Thóc bị thương thì Gạo cũng bị đau. Gạo bị đau thì…” “Thì bạn của Gạo là Chuột cũng sẽ bị đau.” “Đúng, đúng thế!” Một vài ngày trôi qua. Tư Mã Kiều Nhu đang trên đường đi học thì gặp một nữ pháp sư đi chân trần vội vàng lướt tới. Vị pháp sư này là Vũ Trụ Phong. Vũ Trụ Phong hỏi Tư Mã Kiều Nhu: “Cô là bạn của Chuột đúng không?” “Nói chính xác thì em là bạn của Hạ Hầu Kiên Cường, người có ngón chân cái tên là Chuột.“ Vũ Trụ Phong không có thời giờ bàn cãi, cô lấy ra một gói giấy nhỏ đưa cho Tư Mã Kiều Nhu và dặn: “Đây là thuốc bột trị bệnh nấm chân. Cô dặn cô ấy mỗi ngày rắc vào chân ba lần.” Tư Mã Kiều Nhu ngạc nhiên: “Hạ Hầu Kiên Cường bị nấm chân? Em còn chưa biết chuyện này!” “Nhưng mà tôi thì không thể không biết”, Vũ Trụ Phong nói, “Gạo và Chuột có thần giao cách cảm!” “Được rồi, em sẽ đưa thuốc cho Hạ Hầu Kiên Cường.” “Mỗi ngày ba lần, đừng quên đấy!” “Chị có vẻ quan tâm đến bạn ấy nhỉ!” “Nếu chân của cô ấy không khỏi thì chân của tôi ngày ngày cũng sẽ bị ngứa theo!” GIÁ CỦA BÍT TẤT THỐI Nếu Vu Cát là mặt trời thì Vũ Trụ Phong là mặt trăng. Khi mặt trời lặn ở đằng tây thì cũng là lúc mặt trăng nhô dần lên từ phía đông. Mặt trăng lúc nào cũng đuổi theo mặt trời nhưng không bao giờ đuổi kịp. Một lần, Vũ Trụ Phong đang trên đường đuổi theo Vu Cát thì bị Vu Cát dùng kế “ve sầu thoát xác” đột nhiên trời xoay đất chuyển, trước mắt là một màn đen mờ mịt. Đợi đến khi Vũ Trụ Phong định thần lại thì đã không thấy Vu Cát đâu nữa. Vũ Trụ Phong đuổi theo một hồi, vẫn không thấy bóng dáng Vu Cát đâu. Ở phía trước có một cửa tiệm nhỏ. Vũ Trụ Phong nghĩ: “Mình thử vào cửa hàng đó nghe ngóng xem, biết đâu lại tìm ra manh mối gì.” Đúng lúc Vũ Trụ Phong đang mải mê nghĩ thì đột nhiên có cái gì đó bay vèo qua trước mặt. Cô liền đưa tay ra bắt chặt lấy vật thể lạ. Hóa ra là một đôi tất nam. Đôi tất này bốc mùi khủng khiếp. Quanh đây không thấy ai, nhất định nó phải là của một ai đó có nội công thâm hậu vứt lại từ phía xa. Vũ Trụ Phong vội vàng vứt đôi tất thối đi, chửi rủa: “Đúng là không ra sao, ta mà biết đôi tất này của ai thì ta phải nhét vào mồm người đó!” Vũ Trụ Phong bước tới chỗ cửa tiệm nhỏ. Hóa ra là một cửa tiệm chuyên bán tất. Chủ tiệm nhìn thấy Vũ Trụ Phong để chân trần có vẻ thất vọng, nhưng rồi ông ta nói: “Tôi vẫn hoan nghênh quý khách vào xem tất. Quý khách không cần đi tất nhưng quý khách có thể mua tất cho người nhà.” Vũ Trụ Phong nói: “Ông chủ, tôi chỉ muốn hỏi thăm ông một chút, ông có nhìn thấy pháp sư Vu Cát đi qua đây không?” Chủ tiệm nói: “Là anh chàng pháp sư đẹp trai phải không? Hôm nay tôi không gặp anh ta.” Vũ Trụ Phong hỏi tiếp: “Thế ông gặp anh ấy khi nào?” Chủ tiệm nói: “Một năm trước. Khi đấy anh ta đến chỗ tôi mua tất. Anh ấy mua 365 đôi tất.” “Mua nhiều thế cơ à?” “Anh ta mỗi ngày đi một đôi tất, khi nào tất bốc mùi thì vứt đi. Anh ta nói nếu như đi lại tất đã giặt thì không ra dáng minh tinh nữa.” Chủ tiệm chỉ vào giá hàng: “Anh ta chỉ mua tất hiệu này, một lạng bạc 10 đôi.” Vũ Trụ Phong nghĩ đến đôi tất lúc nãy bay qua chỗ cô, hình như là hiệu này thì phải. Đột nhiên Vũ Trụ Phong hít hít ngửi ngửi: “Ông chủ, sao tiệm của ông có mùi gì lạ thế?” Chủ tiệm nói: “Là mùi của tất!” “Không phải, mùi này như kiểu mùi tất đã bốc mùi.” “Tiệm của tôi cũng có bán tất cũ!” Chủ tiệm lấy ra một vài chiếc hộp có thiết kế tinh xảo. Vũ Trụ Phong mở một chiếc hộp ra, một mùi lờm lợm khiến người khác buồn nôn bay xộc vào mũi. Chủ tiệm giới thiệu: “Đây đều là những đôi tất mà các minh tinh đã từng dùng, là do tôi đặc biệt sưu tầm.” Vũ Trụ Phong hỏi: “Có phải là sau khi được các minh tinh dùng, giá của những đôi tất này cũng tăng lên đáng kể?” “Đúng vậy, giá trị của những đôi tất được minh tinh dùng thường tăng lên 10 lần. Giá tôi mua vào đã là một lạng bạc một đôi.” “Thếôngmuanhữngđôitấtnàyvềchắccũngkhôngchỉđểsưutầmnhỉ?” “Dĩ nhiên là không phải”, chủ tiệm cười: “Tôi chuyên bán tất, tôi sẽ bán những đôi tất này với giá cao hơn.” “Giá cao hơn là bao nhiêu?” “Ít nhất cũng phải 10 lạng một đôi.” Vũ Trụ Phong lè lưỡi: “Ông thật là xấu bụng! Ông lấy của người ta bao nhiêu tiền như thế mà cũng không chịu giặt những đôi tất này cho sạch sẽ một chút!” Chủ tiệm nói: “Không được giặt. Phải để như thế này thì mới còn nguyên dư vị, mới có giá trị!” Vũ Trụ Phong tò mò: “Ông có thể ngửi mùi của tất mà đoán ra được minh tinh nào đã dùng nó không?” “Dĩ nhiên là tôi có khả năng này, có thể nói đây là khả năng tối thiểu của những người làm ngành này!” Chủ tiệm vừa nói vừa giới thiệu từng đôi tất trong bộ sưu tập quý giá của ông ta: “Đây là tất của Tào Tháo, ông ta thích uống rượu, xem hát nên tất của ông ta có mùi hương của rượu Đỗ Khang. Đôi tất này cũng là của Tào Tháo nhưng còn quý hơn nữa. Đây là đôi tất mà Tào Tháo mang trong trận Xích Bích, vì bị cháy nên có mùi thịt hun khói. Tất của Gia Cát Lượng là đắt nhất, 100 lạng bạc một đôi. Đồ càng hiếm càng đắt mà. Gia Cát Lượng rất tiết kiệm, tất của ông ấy thường vá đi vá lại chằng chịt, dùng mười mấy năm mới vứt đi. Đôi tất này cũng không phải là ông ấy vứt đi mà là do một tên trộm nghĩ trăm phương ngàn kế mới lấy được.” “Thôi được”, Vũ Trụ Phong nói, “tôi muốn mua tất cả tất của Vu Cát mà ông có!” “Quý khách đúng thật là fan cuồng nhiệt của Vu Cát! Nhưng mà…” “Nhưng mà sao?” “Tiếc rằng tất của Vu Cát bán rất chạy, hiện nay tiệm của chúng tôi đã hết hàng. Hay là quý khách chọn thử loại khác?” “Không!” Vũ Trụ Phong nói, “Chỉ có mùi hôi của Vu Cát là tôi có thể chấp nhận được.” Đúng lúc này có một người từ bên ngoài xồng xộc chạy vào. “Ông chủ, có hàng rồi!” Người này tay cầm một đôi tất. Vũ Trụ Phong liếc nhìn, đúng là đôi tất mà lúc nãy cô quẳng đi. Vũ Trụ Phong giương mắt nhìn ông chủ mua lại đôi tất của Vu Cát với giá một lạng bạc, sau đó đóng gói vào một cái hộp trông rất đẹp mắt. Chủ tiệm đưa chiếc hộp đựng đôi tất cho Vũ Trụ Phong: “Đến sớm không bằng đến đúng lúc. 10 lạng bạc, đôi tất này đã thuộc về quý khách!” Vũ Trụ Phong lẩm bẩm: “Lúc nãy đôi tất này rơi vào tay tôi, tôi còn không thèm. Bây giờ tự dưng lại mất đến 10 lạng bạc…” Chủ tiệm giảng giải: “Không giống nhau! Thứ lúc nãy quý khách vứt là đồ bỏ đi, còn bây giờ quý khách mất tiền mua lại một đôi tất quý. Ví dụ quý khách nói với bạn rằng: ‘Tôi nhặt được một đôi tất thối, có ai muốn xem không?’ thì người ta sẽ khuyên cô nên đi khám bác sĩ vì tưởng rằng cô bị thần kinh. Nhưng nếu quý khách nói: ‘Tôi vừa mua một đôi tất thối với giá 10 lạng bạc’ thì người ta sẽ nói: ‘Cho tôi ngửi thử xem nào, chắc chắn là mùi thối này rất đặc biệt!’” Vũ Trụ Phong cảm thấy ông chủ tiệm nói rất có lý, liền vui vẻ mua đôi tất với giá trên trời rồi rời khỏi cửa tiệm. Một lát sau, lại có một cô gái trẻ bước vào cửa tiệm bán tất. Chủ tiệm hỏi: “Quý khách muốn mua tất?” “Không”, cô gái trẻ nói, “tôi đến đưa tất.” “Được”, chủ tiệm vui vẻ nói, “Để tôi xem hàng nào!” Cô gái trẻ lấy ra một đôi tất. Đôi tất này cùng hiệu với đôi tất lúc nãy, cũng cùng một mẫu mã. Chủ tiệm giơ đôi tất lên ngửi, ngửi mãi một lúc lâu. Cuối cùng ông ta trau mày hỏi: “Đôi tất này của cô ở đâu ra?” Cô gái nói: “Tôi nhặt được.” “Cô có nhìn thấy là ai vứt không?” “Không, đôi tất này bay từ xa tới!” Chủ tiệm tự lẩm bẩm: “Hình như đúng là kiểu của Vu Cát. Nhưng mà hôm nay anh ta đã vứt một đôi tất rồi cơ mà nhỉ?” Chủ tiệm lại hỏi: “Cô nhặt được đôi tất này lúc nào?” “Hôm qua.” “Uhm, thế mới đúng. Nhưng mà tại sao hôm qua cô không mang tới đây?” “Hôm qua tôi đem đôi tất này đi giặt, đợi hôm nay khô rồi mới mang tới.” “Hả, hả, cái gì cơ?” Chủ tiệm thất sắc, “Cô…, cô giặt đôi tất này rồi à?!” Cô gái trẻ nói: “Vâng. Đôi tất này rất thối, tôi phải giặt mấy lần mới hết mùi.” Chủ tiệm thở dài nói: “Thật là đáng tiếc! Quá đáng tiếc! Đôi tất này mà mất mùi thì không bán được nữa!” Cô gái trẻ nói: “Nhưng mà tôi không muốn bán nó!” “Vậy…???” “Tôi muốn trả lại đôi tất này cho người đã vứt nó đi. Đôi tất mới như thế này, chỉ cần giặt đi là có thể dùng lại, tại sao lại phải vứt đi? Tôi nghĩ rằng người nào vứt đôi tất này đi nhất định sẽ phải mua tất mới. Vì vậy tôi mang đôi tất này đến chỗ bán tất, đợi lúc anh ta đến mua tất, nhờ ông…” Người cuối cùng ghé qua cửa tiệm bán tất ngày hôm nay là vị khách vip của cửa tiệm: Pháp sư đẹp trai Vu Cát. Chủ tiệm mừng rỡ: “Mặc dù lâu lắm không gặp ngài nhưng mỗi ngày nhìn thấy những đôi tất mà ngài vứt đi, tôi cũng đều có cảm giác rất thân quen.” Vu Cát nói: “Hôm nay chúng ta bắt buộc phải gặp nhau, nếu không thì tôi cũng chẳng còn tất mà đi nữa.” Chủ tiệm nói: “Ngài yên tâm, 365 đôi tất dùng cho cả năm đã được chuẩn bị đầy đủ.” Vu Cát rút tiền ra trả. Chủ tiệm nói với Vu Cát: “Hôm nay có hai cô gái đến tìm ngài.” “Ồ, vậy hả? Hai cô gái nào vậy?” “Một cô gái lớn tuổi một chút muốn sưu tầm tất cả các đôi tất của ngài.” Vu Cát kiêu ngạo nói: “Những cô gái kiểu này thì chỉ có thể để cho cô ta thấy tất của tôi, không thể để cho cô ta gặp tôi.” “Tại sao?” “Như thế mới có thể duy trì cảm giác bí hiểm.” “Một cô gái khác, trẻ hơn một chút”, chủ tiệm kể tiếp, “cô ấy mang đến một đôi tất bị ngài vứt đi mà cô ấy nhặt được và giặt sạch sẽ.” Vu Cát có đôi chút ngạc nhiên nhìn đôi tất vừa quen thuộc lại vừa xa lạ này. Hình dáng thân quen nhưng mùi tất thì thật lạ lẫm. Chủ tiệm nói: “Cô gái này lại còn định dạy tôi cách giặt bít tất như thế nào nữa chứ!” “Thế là ý gì?” “Cô ấy dạy tôi cách giặt bít tất để khi nào tôi gặp ngài thì dạy lại ngài.” Vu Cát hỏi chủ tiệm: “Vậy là ngài đã biết cách giặt bít tất?” “Không, tôi đã từ chối cô ấy.” “Tại sao?” “Nếu tôi học được cách giặt bít tất và dạy lại cho ngài, thì lúc ngài giặt bít tất cũng là lúc ngài cuốn trôi luôn cả tài lộc của tôi đi, bởi vì ngài không cần mua nhiều tất đến như vậy nữa.” Vu Cát mỉm cười suy nghĩ một lát rồi nói: “Tôi nghĩ có lẽ cô gái này đã cuốn trôi cả sự ngạo mạn của tôi nữa.” “Hả???” “Tôi phải đi tìm cô ấy để học cách giặt bít tất.” “Ngài định tìm cô ấy như thế nào.” “Dễ thôi!” Vu Cát thay đôi tất mà cô gái kia đã giặt sạch rồi nói: “Những thông tin lưu lại trên đôi tất sẽ mang tôi tới chỗ cô ấy.” “Roạt” một tiếng, Vu Cát đã độn thổ. Chủ tiệm ngơ ngác nhìn cái hố xuất hiện trên mặt đất! THUẬT CHỈNH HÌNH Con trai của Tào Tháo là Tào Phi cả ngày nay tâm trạng nặng nề, ủ rũ. Nỗi băn khoăn lớn nhất của anh ta là, trong bốn anh em, Tào Tháo sẽ chọn ai làm người kế vị. Một hôm, đang ngồi ăn bữa sáng với quẩy và bánh nướng, Tào Tháo nói với các con trai: “Ai có thể làm một bài thơ về quẩy và bánh nướng?” Người con thứ ba là Tào Thực xuất khẩu thành thơ: “Bánh nướng nói mình giống mặt trăng Quẩy nói: Không giống Bánh nướng không thể chiếu sáng đêm rằm Bánh nướng không thể lơ lửng trong không trung. Nhưng mà bánh nướng hình tròn Mặt trăng đôi lúc cũng hình tròn Bánh nướng và mặt trăng đúng là cũng giống nhau đôi chút.” Tào Tháo cười ha ha khen: “Được, Tào Thực tứ thơ nhạy bén, giống ta.” Nghe xong câu nói này, Tào Phi khó chịu đến mức không nuốt nổi bữa sáng. Về sau hễ nhìn thấy bánh nướng và quẩy là bị dị ứng. Một đêm khác, trộm tìm đến nhà Táo Tháo. Chỉ nghe thấy tiếng “binh binh, bang bang” hỗn loạn. Đợi đến khi Tào Phi thắp được đèn thì em hai là Tào Chương đã bắt gọn tên trộm. Tào Tháo nói: “Được! Tào Chương thân thủ phi phàm, giống ta. Lúc ta còn nhỏ, cứ hễ có trộm vào nhà là đều được ta ‘nghênh tiếp’, dĩ nhiên là bọn chúng không nhận được gì tốt đẹp.” Nghe xong câu nói này của Tào Tháo, Tào Phi bực tức đá cho tên trộm mấy cái, trong lòng chửi rủa: “Ai bảo mi làm hỏng việc của ta!” “Phụ thân, xin phụ thân giao tên trộm này cho con xử lý!”, Tào Phi khẩn cầu. “Được.” Tào Phi lôi tên trộm về phòng của mình. Nhân lúc Tào Phi còn chưa ra tay, tên trộm nuốt vội mấy viên thuốc. Tào Phi hỏi: “Mi uống thuốc gì thế?” Tên trộm trả lời: “Là thuốc giảm đau. Tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để gánh chịu trận đòn nhừ tử của ngài.” Tào Phi an ủi tên trộm: “Ta không đánh ngươi. Ta chỉ muốn nói chuyện trước với ngươi thôi. Lần sau, nếu ngươi đến trộm đồ của nhà ta thì ngươi hãy đến tìm ta trước.” “Tìm ngài làm gì?” “Ngươi muốn lấy thứ gì thì cứ liệt kê ra rồi đưa danh sách cho ta, ta sẽ đáp ứng nguyện vọng của ngươi.” Tên trộm cảm thấy vô cùng ngạc nhiên: “Như thế thì… làm ăn trộm thật quá dễ dàng, thế này không phải là không làm mà vẫn có ăn sao? Không được, như thế thì ngại lắm!” Tào Phi nói: “Ngươi đừng ngại, ta chỉ không muốn em hai của ta có cơ hội thể hiện ‘thân thủ phi phàm’ của nó thôi.” Trong bốn anh em thì em út Tào Hùng là ham chơi nhất, thành tích cũng kém nhất. Tào Hùng không phải là mối đe dọa đối với Tào Phi. Một hôm, thầy giáo của Tào Hùng tìm đến nhà. “Cha của Tào Hùng à, ngài phải quản thúc Tào Hùng cẩn thận!” Tào Tháo hỏi: “Thế đứa con út của tôi làm sao ạ?” Thầy giáo nói: “Tào Hùng cứ tan học là lại trèo lên một cái cây to ở gần trường. Trên cây có một tổ ong vò vẽ.” “Ồ, nó chọc tổ ong à?” “Không, nó muốn huấn luyện ong vò vẽ.” “Nhưng mà…, ong vò vẽ lợi hại thế, làm sao ngoan ngoãn chịu để cho nó huấn luyện?” “Lúc mới đầu thì lũ ong không chịu, Tào Hùng bị đốt mấy lần.” “Ý của thầy là, bây giờ lũ ong không đốt Tào Hùng nữa?” “Đúng vậy. Bây giờ lũ ong đã quen với Tào Hùng, bắt đầu chịu để cho Tào Hùng huấn luyện.” “Thế Tào Hùng huấn luyện ong để làm gì?” “Trong sách giáo khoa có bài Gia tộc nhà ong, Tào Hùng nói với tôi, khi học đến bài này sẽ cho mấy trăm con ong vò vẽ của nó bay vào lớp học. Nó nói như thế có thể giúp cho các bạn hiểu kỹ hơn về bài học. Tào Tháo vỗ đùi: “Ý kiến hay!” Thầy giáo ngạc nhiên: “Ngài còn khen nó?” Tào Tháo nói: “Thằng này ham chơi, giống tôi! Nhưng mà hồi bé tôi toàn nghịch ngợm linh tinh. Không ngờ Tào Hùng bây giờ lại có thể nghịch ra trò trống.” Cảm giác bất an bao trùm lấy Tào Phi. Tào Tháo từng nói thằng hai, thằng ba, thằng bốn “giống tôi” nhưng chưa từng nói “thằng cả mưu ma chước quỷ giống tôi”. Tào Tháo chưa bao giờ nói như thế! “Không được!”, Tào Phi nghĩ, “ta cần phải giống phụ thân hơn Tào Thực, Tào Chương, Tào Hùng thì mới có thể trở thành người kế vị.” Thế là Tào Phi quyết định đi tìm pháp sư chỉnh hình. Cũng có thể tìm bác sĩ chỉnh hình nhưng phẫu thuật chỉnh hình quá nguy hiểm, chẳng thà tìm pháp sư chỉnh hình, an toàn, tiện lợi lại nhanh chóng, “chớp mắt gà mái biến thành vịt!” Hoa Loa, em của thần y Hoa Đà là pháp sư chỉnh hình nổi tiếng nhất trong giới. Cũng giống anh của mình, Hoa Loa phiêu bạt nay đây mai đó, bốn biển là nhà. Đúng đợt này, Hoa Loa phiêu bạt đến nước Ngụy. Tào Phi tìm đến phòng làm việc tạm thời của Hoa Loa. Vừa mới đẩy cửa bước vào đã kinh hãi nhìn thấy một người đàn ông treo cổ trên xà nhà. Tào Phi nhìn kỹ lại, lẩm bẩm: “Hình như không phải treo cổ. Nếu là treo cổ thì dây thừng phải cuốn quanh cổ mới phải, còn đây dây thừng lại buộc vào tóc.” “Thì đúng là không phải treo cổ”, người đàn ông treo trên xà nhà nói, “Ta đang luyện công!” Người đàn ông đó tiếp tục treo như thế một lúc rồi mới đưa tay lên gỡ nút thắt ở trên đầu và đáp xuống sàn nhà. Tào Phi hỏi: “Ngươi là ai?” Người đàn ông nói: “Ta là pháp sư Hoa Loa, trên tấm biển ngoài cửa có ghi rõ.” “Tôi có quen biết với thần y Hoa Đà, nếu ông là em của ông ấy thì tướng mạo cũng phải giống đôi phần, đằng này chẳng giống chút nào hết cả.” Hoa Loa nói: “Hai anh em ta vốn rất giống nhau nhưng sau này thì không giống nữa rồi.” “Là sao?” “Chúng ta là hai anh em sinh đôi nên người khác rất khó phân biệt. Việc này đem lại khá nhiều phiền phức. Có một tên đạo tặc muốn chỉnh hình để làm lại cuộc đời lại đến tìm Hoa Đà. Có một bà không sinh được con thì lại đến tìm ta. Để tránh cho mọi người khỏi nhầm lẫn, ta chỉ còn cách dùng pháp thuật chỉnh hình đối với chính bản thân. Kết quả là sau khi chỉnh hình, ta hoàn toàn không giống anh trai ta nữa. À, đúng rồi, quý khách đến có việc gì không?” Tào Phi nói: “Tôi thấy là tôi chưa đủ giống phụ thân tôi nên muốn nhờ ông chỉnh hình, tốt nhất là chỉnh sao cho giống y như đúc.” Hoa Loa cảm thấy khó hiểu: “Tại sao lại phải chỉnh giống y như đúc? Cậu không muốn có chút cá tính riêng à?” Tào Phi nặng mặt: “Ông chỉ phụ trách chỉnh hình, không cần phải hỏi nhiều!” “Được rồi, ta tôn trọng sự riêng tư của quý khách.” Hoa Loa nói: “Quý khách yêu cầu chỉnh giống y như đúc, nhưng mà là chỉnh cho cậu giống phụ thân cậu y như đúc hay chỉnh cho phụ thân cậu giống cậu y như đúc?” Tào Phi nói: “Dĩ nhiên là chỉnh cho tôi giống phụ thân tôi rồi.” Hoa Loa bàn với Tào Phi: “Hay là cứ chỉnh cho phụ thân cậu giống cậu y như đúc đi!” Nhưng Tào Phi cảm thấy không cần bàn cãi thêm: “Ông nhận tiền của tôi thì phải làm theo ý tôi chứ!” Hoa Loa nói: “Có lúc tôi có thể không cần lấy tiền, thậm chí là đưa tiền cho khách để thuyết phục khách hàng làm theo ý tôi.” Tào Phi hỏi: “Thế ông nói xem, tại sao ông không muốn chỉnh hình tôi mà lại muốn chỉnh hình phụ thân tôi?” Hoa Loa nói: “Chỉnh cho cha giống con thú vị và sáng tạo hơn là chỉnh cho con giống cha.” Tào Phi nghĩ: “Nếu từ chối làm theo ý của Hoa Loa thì hôm nay ta cũng đừng mong làm khách hàng của ông ấy nữa. Còn nếu làm theo ý của ông ta thì…, ta giống phụ thân hay phụ thân giống ta cũng vậy cả. Thế là Tào Phi đồng ý với đề nghị của Hoa Loa. Hoa Loa liền dùng dây thừng buộc chặt lấy tóc của Tào Phi và treo lên xà nhà. Tào Phi bị treo lơ lửng trong không trung, hỏi: “Tại sao lại phải treo tôi lên như thế này?” Hoa Loa nói: “Không cần hỏi nhiều, đây là bí mật nghề nghiệp!” Treo được một lúc, Hoa Loa hỏi Tào Phi: “Cậu cảm thấy thế nào?” Tào Phi nói: “Tôi thấy đầu mình như một nồi lẩu, còn tóc của tôi như những sợi miến nhúng trong nồi lẩu đó.” Hoa Loa: “Vậy thì được rồi.” Hoa Loa thả Tào Phi xuống và nói: “Phụ thân cậu ngày nào cũng tắm chứ?” Tào Phi nói: “Đúng vậy, ông ấy ngày nào cũng tắm.” Hoa Loa dặn dò Tào Phi: “Cậu cần phải làm một việc: Trước khi phụ thân cậu tắm, hãy bỏ một sợi tóc của cậu vào bồn nước tắm. Tóc của cậu sau khi được hóa phép đã thu thập đầy đủ dữ liệu của cậu. Những dữ liệu này sẽ tác động đến cơ thể của phụ thân cậu và làm cho ông ấy ngày càng giống cậu.” Hôm đó, sau bữa tối… Tào Phi hỏi Tào Tháo: “Cha đi tắm bây giờ ạ?” Tào Tháo: “Uh!” Tào Phi nói: “Để con đi kiểm tra nhiệt độ nước tắm giúp cha, nước phải không quá nóng và cũng không quá lạnh!” Tào Tháo vui mừng: “Con trai cả của ta đúng là rất biết quan tâm đến cha!” Tào Phi vào phòng tắm. Trong phòng tắm có một chiếc bồn tắm, hình dạng như chiếc bồn đựng nước. Tào Phi liền nhổ một sợi tóc thả vào trong bồn rồi đi ra. “Cha, nước rất vừa, cha yên tâm.” “Tốt, tốt!” Tào Tháo sẽ bị sợi tóc pháp thuật trong bồn tắm tác động. Tào Phi đứng ở bên ngoài buồng tắm, vừa phấn khích lại vừa hồi hộp. “Cha ta sẽ trở nên rất giống ta sao?” Cửa phòng tắm cuối cùng cũng được mở ra. Tào Tháo giống như một chiếc bánh bao vừa ra khỏi lồng hấp, bốc hơi ngùn ngụt đứng trước mặt Tào Phi. Thấy con trai dán mắt nhìn mình, Tào Tháo cảm thấy kỳ lạ: “Con sao đấy? Ta bị làm sao à?” Tào Phi nói: “Con… con cảm thấy… hình như cha…” “Làm sao?” “Hình như cha trẻ ra một chút.” “Có thật không?” Tào Tháo ngạc nhiên vui mừng: “Không phải chứ?” Tào Phi nói: “Cha đừng động đậy, để con đếm xem…” “Đếm gì cơ?” “Đếm nếp nhăn. Nếu ngày mai nếp nhăn của cha ít hơn hôm nay thì đúng là cha ngày càng trẻ ra.” Tào Tháo ngoan ngoãn đứng yên một chỗ để Tào Phi đếm nếp nhăn. “Một, hai, ba…” Đếm kỹ rồi, tất cả có sáu nếp nhăn. Ngày hôm sau. Lại đến lúc Tào Tháo đi tắm. Tào Phi lại vào phòng tắm kiểm tra nước. Đợi Tào Tháo tắm xong, Tào Phi vội vàng đếm lại số nếp nhăn. “Một,hai,ba,bốn,năm!Chỉcòncónămnếpnhăn!” Tào Phi đếm đi đếm lại vài lần, đúng là chỉ có năm nếp nhăn. Tào Phi nghĩ bụng: “Thành công rồi. Ta còn trẻ, còn cha đã già. Nếu muốn cha giống ta thì đương nhiên là cha phải trẻ ra. Đến cuối cùng thì cha ta sẽ trở nên giống ta như đúc. Ông ấy sẽ nói: “Các ngươi xem, chỉ có thằng cả là giống ta nhất, nó là người kế vị ưng ý nhất của ta.” Tào Phi mở cờ trong bụng. Buổi tối, Tào Phi vui mừng đến mức không ngủ được, trở mình trằn trọc ở trên giường nghĩ về việc tốt lành sắp xảy ra. Suy nghĩ một hồi, bỗng dưng Tào Phi ngồi bật dậy hét lớn: “Không được!” Tào Phi tự nói một mình: “Nếu như cha ngày càng trẻ ra thì ngày kế vị của ta không biết bao giờ mới tới.” Tào Phi lại rơi vào ưu tư phiền muộn! ANH CHỊ EM CỦA TẢ TƯỚC BAN Hôm nay thi. Tào Hùng không thích thi cử. Chỉ có những người có thành tích xuất sắc như Tào Thực, anh của Tào Hùng, mới thích thi cử vì thành tích thi cử tốt có thể làm cho họ càng nổi bật hơn. Nhưng những người thích thi cử và những người không thích thi cử đều buộc phải tham gia thi. Tào Hùng xem qua một lượt đề thi vừa mới phát, thở dài một tiếng. Những câu không biết làm còn nhiều hơn cả những câu làm được. Tào Hùng nhìn quanh, mọi người đều có vẻ rất căng thẳng. Tài nữ Sái Văn Cơ ngồi phía trước Tào Hùng vừa làm bài thoăn thoắt vừa kín đáo che bài làm của mình. Đừng hòng có ai nhìn được đáp án của cô ta. Tào Hùng ngồi sau lưng Sái Văn Cơ, lầu bầu khinh rẻ: “Ai thèm nhìn trộm bài làm của cô!” Anh mắt của Tào Hùng lướt qua lướt lại, đột nhiên nhìn thấy mấy vết tàn nhang trên mặt một cô gái bên ngoài cửa sổ. Cô gái mặt đầy tàn nhang này nháy mắt với Tào Hùng. Tào Hùng cũng hướng về phía cô gái giật giật chiếc mũi. Sau đó, ngón tay của cô gái mặt tàn nhang hướng về phía Sái Văn Cơ vẽ vẽ gì đó một hồi trong không trung. Sái Văn Cơ lập tức giơ tay: “Thưa thầy, em muốn đi vệ sinh.” “Được rồi, em đi đi!” Sái Văn Cơ để bài làm vào ngăn bàn rồi rời khỏi chỗ. Sái Văn Cơ vừa rời khỏi lớp học thì Tào Hùng nghe thấy tiếng “rẹt” một cái, trên bàn của cậu tự dưng xuất hiện một tờ giấy. Tào Hùng liếc nhìn, là một tờ bài thi, trên có ghi tên của Sái Văn Cơ. “Ủa, tại sao bài thi của cô ta lại ở trên bàn của mình nhỉ?” Tào Hùng vừa định giơ tay để đưa cho thầy giáo tờ bài thi này thì không ngờ thầy giáo đã ở sau lưng của cậu. “Tào Hùng”, thầy giáo đưa tay ra, “đưa đây tôi xem nào!” Tào Hùng đưa bài thi của Sái Văn Cơ cho thầy giáo. Thầy giáo lập tức chau mày: “Bài thi của Sái Văn Cơ sao lại ở chỗ em?” “Vâng, em đang định hỏi thầy đây ạ.” “Em còn định hỏi tôi?!” Thầy giáo cố kìm chế cơn tức giận, “Em nói đi, copy bài của bạn nên xử như thế nào?” Tào Hùng kêu oan: “Em không copy bài của người khác!” Thầy giáo liếc nhìn bài làm của Tào Hùng ở trên mặt bàn, trên giấy vẫn chưa viết chữ nào. “Uhm, em vẫn chưa kịp copy thì đã bị tôi phát hiện. Nhưng em lấy trộm bài làm của người khác, không cần biết là đã kịp copy hay chưa cũng đều tính là gian lận”, thầy giáo nói. Tào Hùng nước mắt rưng rưng giải thích: “Em không lấy trộm bài làm của người khác!” Thầy giáo đau lòng giơ bài thi đang cầm trong tay ra: “Em không lấy? Chẳng nhẽ bài thi của Sái Văn Cơ tự chạy đến chỗ em à?” Lúc này, Sái Văn Cơ đã trở về chỗ ngồi. Sái Văn Cơ cảm thấy rất kỳ lạ: “Thưa thầy, bài thi trong tay thầy không phải là của em. Bài thi của em vẫn ở trong ngăn bàn.” Thầy giáo sững sờ: “Rõ ràng là…” Thầy giáo nhìn kỹ lại bài thi cầm trong tay. Ơ, là tên của Tào Hùng! Bài làm của Tào Hùng ở trên bàn cơ mà. Nhưng khi thầy giáo nhìn lại mặt bàn thì đã không thấy bài thi của Tào Hùng đâu nữa. Tào Hùng cũng nghi hoặc. Cậu quay đầu nhìn ra cửa sổ. Cô gái mặt tàn nhang đang làm mặt xấu với cậu. Tan học, trên đường về nhà, Tào Hùng nhìn thấy cô gái mặt tàn nhang đang dùng gạch vẽ một đường thẳng trên mặt đường. Tào Hùng bước đến chỗ vạch ngang nhưng làm thế nào cũng không thể bước qua được cái vạch ngang đó. Cô gái vỗ tay cười. Tào Hùng cũng cười hỏi: “Cậu là tiên nữ à?” Cô gái nói: “Tớ là con gái của pháp sư Tả Từ.” “Thế cậu tên là gì?” “Tớ tên là Tả Tước Ban.” “Tại sao lại đặt cái tên này…”, nhưng Tào Hùng chợt hiểu ra, mặt của cô gái này bên trái toàn tàn nhang nên tên là Tả Tước Ban. Tào Hùng nói: “Vừa nãy chính cậu đã biến bài thi của Sái Văn Cơ đến chỗ tớ có đúng không?” Tả Tước Ban nói: “Tớ thấy cậu khổ sở nên muốn giúp cậu thôi.” “Tớ thà thi trượt còn hơn là copy bài của người khác.” “Cậu đúng là hảo hán!” “Nhưng suýt chút nữa thì đã bị quy tội gian lận.” “Thì cuối cùng không phải chính tớ đã cứu cậu đấy sao?” Tào Hùng hỏi Tả Tước Ban: “Sao cậu lại đứng ở trước cửa sổ lớp tớ? Cậu không đi học à?” Tả Tước Ban nói: “Tớ muốn đi học, nhưng chẳng có trường nào chịu nhận tớ cả.” “Tại sao?” “Chỉ tại cha mẹ tớ là pháp sư nên từ nhỏ tớ đã bị ảnh hưởng, đi đến đâu cũng gây ra phiền phức.” “Cậu đã gây ra phiền phức gì ở trong trường?” Tả Tước Ban nhớ lại: “Giáo viên dạy tớ ở trường Đông Thành là một cô giáo. Tớ thích thầy giáo hơn nên đã yêu cầu hiệu trưởng đổi thành một thầy giáo nhưng thầy hiệu trưởng không đồng ý. Thế là tớ chỉ còn biết tự nghĩ cách. Đợi lúc cô giáo bước vào lớp học, tớ liền dùng pháp thuật biến giọng nói thanh nhẹ của cô ấy trở thành ồm ồm và còn làm cho cô ấy mọc râu quai nón. Như thế là cũng gần giống với thầy giáo rồi. Ai ngờ cô ấy khóc ầm ĩ. Tớ không biết cách dùng pháp thuật để cho cô ý ngừng khóc nên chỉ còn biết biến cho cô ấy trở về nguyên dạng, thế là cô ấy không khóc nữa. Nhưng cô ấy nói cô ấy nhất quyết không làm việc ở một trường học có học sinh như tớ. Để giữ cô giáo này lại, hiệu trưởng đành khuyên tớ chuyển trường. Nhưng mà các bạn học sinh thì vẫn mong muốn trong trường có một người có thể dùng chút pháp thuật đối với các thầy cô giáo.” “Sau đó cậu chuyển đến trường nào?” “Tớ chuyển đến trường Nam Thành. Cậu biết đấy, tớ rất thích giúp đỡ người khác. Tớ nhìn thấy một cậu học sinh chơi trượt băng trên con đường đá ở trường học. Tớ nói với cậu ta: ‘Chơi như thế này thì có gì mà hay, trượt băng thì phải có băng thật mới đã.’ Cậu ta nói: ‘Ở đâu ra băng thật?’ Lúc đó đã sắp sang mùa hè. Tớ liền đổ nước vào một cái mũ cối cũ, sau đó đọc thần chú rồi buộc chiếc mũ vào đuôi của một con chó to. Con chó này kéo cái mũ chạy khắp trường, nó chạy đến đâu là mặt đất đóng băng đến đó. Thế là học sinh trong trường có thể thoải mái trượt băng. Nhưng cũng có nhiều người bị trượt ngã. Người đầu tiên bị trượt ngã là thầy hiệu trưởng. Ông ấy liền nói với tớ: ‘Tả Tước Ban, đề nghị em lập tức chuyển trường! Em vào trường thế nào thì cũng mời em chuyển khỏi trường như thế. Nhưng trước khi rời khỏi trường, đề nghị em giải quyết đống băng này đi đã.’” “Sau đó cậu lại chuyển đến trường Tây Thành à?” “Đúng vậy. Lúc chuyển đến trường mới, mẹ tớ dặn: ‘Tả Tước Ban, nếu con muốn nghịch pháp thuật thì có thể nghịch ở nhà. Nếu đến trường mà dùng pháp thuật thì sẽ gây họa.’ Tớ nghe lời mẹ dặn, không dám để lộ thân phận là con gái của pháp sư nữa. Nhưng có một lần, tớ dậy muộn, không kịp ăn sáng đã chạy vội đến trường. Tớ nghĩ người chưa ăn sáng muốn ăn sáng thì cũng là chuyện hiển nhiên. Tớ muốn ăn một bát mì bò. Chủ tiệm mì nhìn thấy tiền rơi từ trên trời xuống chắc hẳn là rất ngạc nhiên và vui mừng. Nhưng sau đấy thì ông ấy chỉ còn cảm thấy ngạc nhiên chứ chẳng vui mừng tẹo nào vì mấy bát mì bò mà ông ấy vừa nấu xong bỗng dưng thiếu mất một bát. Bát mì bò này lúc được chuyển đến lớp học vẫn còn nóng hôi hổi. Tớ vừa nghe giảng, vừa xì xụp ăn mì, khỏi phải nói, ngon tuyệt vời! Nhưng cuối cùng thầy hiệu trưởng của trường Tây Thành vẫn đuổi học tớ. Việc này phải trách bát mì thơm phức khiến cho thầy giáo không tập trung giảng bài được mà học sinh thì cũng chẳng có tâm trí đâu mà nghe giảng.” Tào Hùng hỏi: “Thế tại sao trường Bắc Thành cũng đuổi cậu?” Tả Tước Ban nói: “Vẫn là do tớ quá nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Tớ đã ngoan ngoãn học ở trường Bắc Thành được gần một học kỳ, đến thi cũng xong rồi. Có một vài bạn thi trượt khóc sưng hết cả mắt. Các bạn ấy bảo là nếu cha mẹ các bạn ấy mà nhìn thấy bảng điểm thì các bạn ấy sẽ bị đánh nhừ đòn. Trong số đó có một bạn không biết nghe được ở đâu là tớ biết dùng pháp thuật, liền đề nghị tớ giúp sửa điểm. Tớ nói: ‘Sửa điểm? Việc này không phải quá dễ dàng sao? Người không biết pháp thuật cũng có thể làm được!’ Các bạn ấy nói: ‘Nói chung là bạn phải làm sao để chúng tớ về nhà không bị đánh đòn.’ Tớ hỏi bọn họ: ‘Bình thường cha mẹ các bạn thường đánh vào đâu?’ Họ nói: ‘Đánh vào mông.’ Tớ liền lấy một cái bút lông chấm vào nước lã và vẽ một dấu x lên mông của mỗi người. Kết quả là lúc bọn họ bị đánh thì không hề cảm thấy đau. Ngược lại mông của cha mẹ họ lại bị đau nhói. Sau đó tin tức bị lộ ra ngoài, cha mẹ họ biết tớ sử dụng pháp thuật liền phản ánh với hiệu trưởng nên tớ lại đành phải thôi học.” Tào Hùng rất đồng cảm với Tả Tước Ban: “Cậu không được đi học nữa nên chỉ còn biết đứng ở ngoài cửa sổ nhìn bọn tớ học?” Tả Tước Ban: “Tớ vẫn đi học nhưng mà là học ngay tại nhà. Chỉ là không đông vui náo nhiệt như các cậu học ở trường thôi.” “Cậu lên lớp ở nhà?”, Tào Hùng không tưởng tượng ra lên lớp ở nhà là như thế nào. “Cậu có muốn đến nhà tớ xem không?” “Muốn!” Tào Hùng dĩ nhiên là rất có hứng thú đi thăm nhà của một pháp sư. Tả Tước Ban đưa Tào Hùng đến trước một bảng quảng cáo có dán đầy chữ. Tả Tước Ban tìm một hồi trong đống giấy quảng cáo dán ở đó, lẩm bẩm: “Không biết tờ quảng cáo cho thuê nhà đó biến đi đâu mất rồi!” Tào Hùng hỏi: “Cậu muốn thuê nhà à?” “A, đây rồi!” Tả Tước Ban đưa tay xé một tờ giấy quảng cáo thuốc giả vừa được dán lên, để lộ ra tờ giấy quảng cáo cho thuê nhà mà cô bé cần tìm. “Tào Hùng”, Tả Tước Ban nói, “cậu nhìn xem chữ ‘nhà’ này bên trên là bộ gì?” “Bộ ‘Hộ’, Tào Hùng nói. “‘Hộ’ có nghĩa là gì?” “‘Hộ’ có nghĩa là cái cửa.” “Đúng vậy, cậu nhìn thẳng vào cái ô vuông trên bộ ‘Hộ’, không được chớp mắt, cứ nhìn thế cho đến khi nào nhìn thấy cái cửa to ra là cậu có thể vào nhà rồi.” Tào Hùng nhìn chăm chú vào cái ô vuông mà Tả Tước Ban bảo. Quả nhiên, cái ô vuông đó dần dần to ra. Tả Tước Ban nắm chặt tay của Tào Hùng, rồi cùng nhảy vào cái ô vuông đó. Tào Hùng có cảm giác như bị một miếng vải đen bịt vào mắt. Bóng đêm dần dần tan biến. Tào Hùng thấy mình đang ở trong một căn phòng. Kỳ lạ là, căn phòng này hoàn toàn trống rỗng, không có một thứ đồ đạc gì cả. Tào Hùng hỏi Tả Tước Ban: “Đây là nhà cậu á?” Tả Tước Ban nói: “Đây chính là nhà tớ.” Tào Hùng kinh ngạc: “Nhà cậu nghèo đến thế sao?” Tả Tước Ban nói: “Nhà tớ không nghèo, nhà người khác có gì thì nhà tớ cũng có nấy.” “Sao tớ chẳng thấy một chiếc ghế hay một chiếc giường nào cả?” “Tất cả đồ đạc của nhà tớ chỉ khi nào cần mới xuất hiện. Ví dụ, khi cậu cần ngồi thì cái ghế sẽ xuất hiện.” Tả Tước Ban bảo Tào Hùng đừng sợ ngã, cứ ngồi xuống. Tào Hùng cũng thử ngồi xuống, quả nhiên là có một cái ghế tự dưng xuất hiện ở phía dưới. Tào Hùng đứng lên thì cái ghế cũng biến mất. “Thật là thú vị!” Tào Hùng thử nằm xuống. Lần này không phải xuất hiện một cái ghế mà là một cái giường cực kỳ êm ái. Tào Hùng không ngớt lời khen: “Không gian nhà cậu thật là rộng rãi, vì tất cả mọi đồ đạc đều không chiếm diện tích.” “Đúng vậy”, Tả Tước Ban nói, “Căn phòng này vừa có thể làm phòng ngủ, vừa có thể làm nhà bếp, cũng có thể làm lớp học tại nhà.” “À, đúng rồi”, Tào Hùng hỏi: “Cậu nói cậu đi học ở nhà, vậy thì có giáo viên không? Có sách giáo khoa không?” Tả Tước Ban nói: “Cha mẹ tớ chính là giáo viên. Sách học của tớ do cha tớ soạn.” Tào Hùng tỏ vẻ nghi ngờ: “Cha mẹ cậu chắc chỉ biết đọc thần chú. Họ cũng có thể làm giáo viên sao?” Tả Tước Ban nói: “Sách mà cha tớ soạn đúng thật là rất giống thần chú nhưng mọi thứ mà những đứa trẻ khác cần học đều có trong đó.” Tả Tước Ban xòe hai tay ra. Lúc mà cô bé cần sách thì quyển sách cũng xuất hiện trong tay. Tào Hùng cầm lấy quyển sách của Tả Tước Ban và lật đến một trang: “Một hai ba bốn năm Kim mộc thủy hỏa thổ Thiên cẩu nuốt mặt trăng Mèo mù bắt chuột Mèo mù bị trượt ngã Trượt đến tận Mông Cổ Mông Cổ gió to Mèo mù thật đau khổ.” Tào Hùng cười haha: “Cái thứ loạn tùng bậy gì đây? Đây mà cũng gọi là bài văn à?” Tả Tước Ban giải thích: “Một hai ba bốn năm là Toán học, Kim mộc thủy hỏa thổ là Hóa học.” “Thế còn Thiên cẩu nuốt mặt trăng?” “Là Thiên văn học.” “Mèo mù bắt chuột?” “Sinh học.” “Tớ biết rồi”, Tào Hùng nói: “Mèo mù bị trượt ngã là Vật lý, Trượt đến tận Mông Cổ là Địa lý, Mông Cổ gió to là Khí tượng học. Nhưng tớ không đoán được Mèo mù thật đau khổ là môn học gì!” Tả Tước Ban nói: “Thế mà cũng không đoán ra. Là Tâm lý học.” Tào Hùng lại hỏi: “Cậu học ở lớp học tại nhà như thế này có viết Tập làm văn không?” Tả Tước Ban trả lời: “Có chứ.” Tả Tước Ban lại xòa hai bàn tay ra, quyển vở bài tập lại xuất hiện. Tào Hùng đọc được bốn bài văn trong quyển vở bài tập của Tả Tước Ban. Bài văn thứ nhất: Anh trai của tôi Anh trai của tôi tên là Tả Sẹo, là một tướng quân bách chiến bách thắng. Nếu không có vết sẹo đáng sợ trên má trái thì anh tôi nhất định là một anh chàng rất đẹp trai. Nghe cha tôi kể, lúc nhỏ anh tôi rất nghịch ngợm. Nhà hàng xóm có nuôi một con rồng. Trong một lần họ dắt rồng đi chơi, anh tôi tiến lại trêu nó, kết quả là bị móng rồng cào vào mặt. Năm nay tôi muốn tặng anh tôi một món quà nhân dịp năm mới. Tôi nhờ pháp sư chỉnh hình Hoa Loa xóa vết sẹo trên mặt anh tôi trong lúc anh ấy đang ngủ. Không ngờ anh tôi sau khi trở nên đẹp trai lại thường bại trận. Hóa ra là các đối thủ của anh tôi vì sợ vết sẹo trên mặt anh ý nên mới mất đi ý chí chiến đấu. Thế là tôi chỉ còn cách nhờ pháp sư Hoa Loa trả lại vết sẹo trên mặt anh tôi. Bài văn thứ hai: Chị gái của tôi Chị gái của tôi có rất nhiều mụn ở trên mặt nên được gọi là Tả Trứng Cá. Cuộc thi “Hương sắc thanh xuân” sắp diễn ra. Tôi biết chị tôi rất muốn trở thành quán quân của cuộc thi này nhưng lại không dám đăng ký. Thế là tôi liền đăng ký hộ chị. Hôm chị tôi lên biểu diễn, tôi giúp chị ấy hóa trang. Trên mỗi nốt mụn của chị ấy tôi đều vẽ một bông hoa mai. Chị tôi giành giải nhất. Thế là cách trang điểm “hoa mai” của tôi trở thành trào lưu mới. Rất nhiều cô gái không có mụn cũng vẽ hoa mai lên mặt. Bài văn thứ ba: Em gái của tôi Em gái của tôi tên là Tả Bím Tóc. Bím tóc của nó thường được mẹ tết hộ. Có một lần mẹ tôi đi tham gia khóa huấn luyện pháp sư (không phải là người khác huấn luyện mẹ tôi mà là mẹ tôi huấn luyện người khác). Mẹ nói với tôi: “Con giúp em tết tóc nhé!” Thế là mẹ tôi dạy tôi cách tết bím tóc, còn dặn tôi phải nhớ buộc chun cho thật chặt. Khi mẹ tôi vừa bước ra khỏi nhà, tôi nói với Tả Bím Tóc: “Nào, để chị tết tóc cho em.” Tôi rất đảm đang, bím tóc tôi tết cho em đẹp hệt như của mẹ tết. Tết tóc xong, em tôi liền chạy ra ngoài chơi. Nhưng chỉ khoảng một lúc sau đã thấy nó chạy về nhà. Chết dở! Chiếc chun buộc tóc màu vàng không thấy đâu. Tóc của em tôi vốn chỉ dài một thước, nay đã mọc dài quét đất. Hóa ra phải buộc chặt chun buộc tóc, nếu không tóc của em tôi sẽ mọc dài mãi không thôi. Tôi liền cuống cuồng đi tìm chun buộc tóc. Nhưng cho đến giờ vẫn không tìm thấy. Mẹ tôi phải 10 ngày nữa mới về. Lúc đó thì tóc của em tôi đã mọc dài ra đến tận ngoài cổng. Cả con đường ngoài nhà sẽ trải đầy tóc của em tôi… Bài văn thứ tư: Em trai của tôi Em trai của tôi tên là Tả Tai. Không phải là em trai tôi chỉ có tai trái không có tai phải mà là bởi vì tai trái của em tôi rất thần kỳ, có thể nghe hiểu ngôn ngữ của cây cỏ. Có một lần, em tôi nói với cha: “Cha ơi, cái ghế gỗ kêu than với con là cha không tôn trọng nó.” Cha tôi nói: “Cha không đá nó, cũng không đập nó, sao nó lại bảo là cha không tôn trọng nó?” Em tôi nói: “Cha thường đánh hơi khi ngồi trên cái ghế đó.” Để thể hiện sự tôn trọng đối với cái ghế, từ đó, hễ khi nào đánh hơi là cha tôi lại phải đứng lên. Tào Hùng nói với Tả Tước Ban: “Tớ thật là ngưỡng mộ cậu. Nhà tớ mặc dù cũng có bốn anh em trai nhưng không vui như nhà cậu.” Tả Tước Ban nói: “Tớ mới ngưỡng mộ cậu.” “Ngưỡng mộ tớ cái gì cơ?” “Ngưỡng mộ nhà cậu có bốn anh em trai.” “Ủa”, Tào Hùng cảm thấy kỳ lạ, “nhà cậu còn đông anh em hơn nhà tớ, tất cả có năm anh chị em.” Tả Tước Ban lắc đầu: “Cha mẹ tớ chỉ có mỗi một mình tớ, rất cô đơn.” “Nhưng cậu viết về Tả Sẹo, Tả Trứng Cá, Tả Bím Tóc, Tả Tai trong bài văn của cậu mà?” “Là do tớ tưởng tượng ra thôi!” TẢ TƯỚC BAN NHẬN ANH TRAI Tào Hùng đang ở trong lớp học bỗng nhiên nghe thấy tiếng gõ ngoài cửa sổ “Cộc cộc cộc!” Không phải là tiếng gõ nhẹ mà là tiếng gõ rất to. Kỳ lạ là thầy giáo và các bạn khác không hề có phản ứng gì, như là tai họ bị điếc. Chỉ có Tào Hùng nghe thấy tiếng gõ cửa. Tào Hùng quay đầu nhìn, Tả Tước Ban đang đứng ở ngoài cửa sổ nháy mắt ra hiệu với cậu. Muốn biết Tả Tước Ban tìm cậu có chuyện gì, Tào Hùng phải đợi đến khi tan học. Nhưng Tào Hùng lại nghĩ: “Nếu Tả Tước Ban có thể làm cho một mình mình nghe thấy tiếng của cậu ấy thì cậu ấy cũng có thể làm cho chỉ có cậu ấy mới nghe thấy tiếng của mình!” Tào Hùng liền thử. Mắt cậu vẫn nhìn chăm chú vào thầy giáo nhưng mồm lại gọi: “Tả Tước Ban!” Thầy giáo vẫn tiếp tục giảng bài, các bạn vẫn đang chăm chú nghe giảng, không ai để ý đến Tào Hùng cả. Tào Hùng mạnh dạn hơn một chút nữa, cậu lớn tiếng gọi: “Tả Tước Ban!” Tiếng hét lớn này của cậu vẫn không làm ảnh hưởng gì đến lớp học. Tào Hùng liền hỏi Tả Tước Ban: “Có việc gì thế?” Tả Tước Ban nói: “Một mình tớ ở nhà chán quá nên tìm cậu nói chuyện. Tớ nghe nói bây giờ trong trường học đang có mốt nhận anh.” Tào Hùng nói: “Đúng thế” “Thế đã có cô bạn nào nhận cậu là anh chưa?” “Chưa. Thứ nhất là vì tớ không đẹp trai, không sáng sủa. Thứ hai là vì tớ không biết đánh nhau, không thể bảo vệ cho các bạn gái. Thứ ba là tớ cũng không có tài ăn nói, không thể chọc cười các bạn gái.” Tả Tước Ban liền cho Tào Hùng một cơ hội: “Vậy thì cậu làm anh trai tớ đi, tớ đang cần có anh trai.” “Nếu cậu cần anh trai thì tớ có thể giúp cậu có bốn người anh trai”, Tào Hùng nói. “Ba người khác là ai?” “Chính là ba ông anh trai của tớ, tớ có thể thuyết phục các anh ấy nhận cậu làm em gái. Anh cả của tớ biết ăn nói, anh hai có thể làm vệ sĩ, anh ba là anh chàng sát gái, cực kỳ đẹp trai.” Tả Tước Ban vốn cô độc từ nhỏ, bỗng chốc sắp được có rất nhiều anh thì cảm thấy hạnh phúc ngập tràn. Cô bé bắt đầu kén chọn. Tả Tước Ban hỏi Tào Hùng: “Cậu chắc chỉ bằng tuổi tớ thôi nhỉ. Cậu tuổi gì?” Tào Hùng nói: “Tớ tuổi hợi.” “Tớ cũng tuổi hợi, tớ sinh tháng ba, cậu sinh tháng mấy?” “Tớ cũng sinh tháng ba.” “Tớ sinh ngày mồng ba tháng ba.” “Tớ sinh ngày mồng bốn tháng ba.” “Ha ha, cậu còn sinh sau tớ một ngày, cậu không làm anh của tớ được.” Tào Hùng vội nói: “Lớp tớ có một cậu bạn, cậu bạn này nhỏ hơn một cô bạn khác đến mấy tháng tuổi nhưng vẫn có thể làm anh của cô ấy.” Tả Tước Ban khéo léo giải thích: “Tớ đã có ba người anh, tớ làm em như thế có vẻ nhiều quá. Cậu đừng buồn, đợi cậu lớn hơn một chút nữa là có thể làm anh tớ rồi.” Tào Hùng hỏi: “Đợi tớ lớn hơn một chút nữa thì chắc là có thể làm anh cậu phải không?” Lúc này thầy giáo bắt đầu cảm thấy Tào Hùng có vẻ gì đó là lạ, mồm của Tào Hùng liên tục động đậy, thầy hỏi: “Tào Hùng, em đang ăn gì đấy?” nên họ phải dừng lại cuộc trò chuyện. Mặc dù không làm được anh trai của Tả Tước Ban nhưng Tào Hùng vẫn giúp Tả Tước Ban thuyết phụ Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực nhận cô làm em gái. Một lần, Tả Tước Ban đi mua bánh nướng. Trên đường về nhà, cô gặp phải một cậu béo. Cậu béo này chỉ vào vết tàn nhang trên mặt Tả Tước Ban châm chọc: “Mặt giống hệt cái bánh nướng rắc đầy vừng ở trên thế mà còn mua bánh nướng làm gì cơ chứ?” Tả Tước Ban cười nhạt trong bụng nhưng lại giả vờ tỏ vẻ sợ hãi, nói: “Cậu đừng bắt nạt tôi, cho cậu bánh nướng của tôi này!” Nói rồi Tả Tước Ban liền giơ tay đưa chiếc bánh nướng cho cậu ta. Chỉ cần cậu ta cầm lấy thì chiếc bánh nướng này sẽ dính chặt vào tay của cậu ta. Hơn nữa, pháp thuật của Tả Tước Ban sẽ khiến cho chiếc bánh nướng này nóng sôi lên. Cậu béo này sẽ hét to lên vì bị bỏng nhưng không làm cách nào vứt cái bánh nướng đi được… Nhưng đúng lúc đó thì tên béo này bị một người chặn trước mặt, hóa ra là Tào Chương đã ra tay. Tào Chương nói với Tả Tước Ban: “Đừng sợ nó, không cần đưa bánh nướng cho nó đâu.” Tào Chương lại nói với tên béo: “Mày hãy xin lỗi cô bé này vì những gì mà ban nãy mày nói!” Tên béo trừng mắt: “Mày là ai? Mày muốn lấy bánh nướng của nó à?” Tào Chương nói: “Tao là anh của nó!” “Anh?” Tên béo nhìn Tào Chương, “Bọn mày không giống nhau, trên mặt mày không có vừng!” “Bây giờ”, Tào Chương ra lệnh, “mày không những phải xin lỗi em tao mà còn phải xin lỗi cả tao nữa, thế là phải xin lỗi hai lần.” “Làm sao?” Tên béo đẩy Tào Chương một cái, “tao không xin lỗi ai cả đấy, mày dám làm gì nào?” Thế là hai người liền xông vào đánh nhau. Tả Tước Ban rất vui, lần đầu tiên có một người anh vì bảo vệ cô mà đánh nhau với người khác. Cô đứng một bên hò hét cổ vũ cho anh. Nhưng hò hét một hồi, cô không thể tiếp tục vui mừng được nữa. Tên béo đó không chỉ béo mà còn cao hơn Tào Chương một cái đầu, lại còn khỏe hơn Tào Chương. Rất nhanh, tên béo đó đã quật được Tào Chương xuống dưới đất, chiếm thế thượng phong. Tên béo ra lệnh cho Tào Chương: “Mày xin lỗi tao đi, phải xin lỗi ba lần!” Nhìn thấy Tào Chương bị bóp cổ tới mức khó thở, Tả Tước Ban đành phải đọc thần chú, sử dụng pháp thuật “truyền năng lượng”, tạm thời chuyển một phần sức lực của tên béo sang cho Tào Chương, khiến Tào Chương trở nên mạnh hơn. Tào Chương lập tức quật lại tên béo và đè nó xuống đất. Cuối cùng, tên béo đành phải xin lỗi Tào Chương và Tả Tước Ban. Tên béo ấm ức bỏ đi. Tào Chương dương dương tự đắc nói với Tả Tước Ban: “Hôm nay nếu không có anh thì em đã thê thảm rồi!” Tả Tước Ban gật đầu lia lịa: “May mà có anh ra tay bảo vệ em và bánh nướng.” Cho dù thế nào đi nữa, đối với một cô gái mà nói, có một người anh trai sẵn sàng đứng ra bảo vệ mình là một chuyện đáng tự hào và cảm động. Tả Tước Ban cảm thấy, có một người anh như Tào Phi ban đầu cũng đem lại rất nhiều niềm vui mới. Tào Phi đố Tả Tước Ban: “Một cô béo bị ốm, cô ta sợ nhất những người đến thăm nói với cô ta câu gì?” Tả Tước Ban lắc đầu: “Không biết!” Tào Phi nói ra đáp án: “Cô ta sợ nhất là nghe thấy câu: Xin hãy ‘bảo trọng’!” Tả Tước Ban cười phá lên, đáp án này rất thú vị! Tào Phi lại hỏi: “Một bác nông dân nuôi 10 con trâu, tại sao lại chỉ có 19 cái sừng?” Tả Tước Ban trả lời: “Vì có một con trâu đánh nhau với một con trâu khác và bị gãy mất một chiếc sừng.” “Không đúng, sừng của mỗi con trâu đều còn nguyên vẹn, không có chiếc sừng nào bị gãy cả.” “Thế tại sao lại chỉ có 19 chiếc sừng?” “Tại vì trong số 10 con trâu này có một con là tê giác.” Đúng là tê giác chỉ có một sừng ở trên mũi. Haha, đúng là chỉ có Tào Phi mới nghĩ ra những đáp án như vậy. Câu hỏi thứ ba là: “Tiểu nhị bưng một bát canh ra cho khách, bỗng dưng một con ruồi bay vào trong bát canh. Hỏi ai là người xui xẻo nhất?” Tả Tước Ban nói: “Vị khách là xui xẻo nhất. Anh ta bỏ tiền ra mua một bát canh có ruồi, thật là buồn nôn!” Tào Phi lắc lắc ngón tay trỏ. Tả Tước Ban lại nói: “Thế thì là tiểu nhị xui xẻo nhất, anh ta đắc tội với khách hàng, bị ông chủ đuổi việc.” Tào Phi lại lắc lắc ngón tay trỏ: “Đáp án chính xác là: Con ruồi xui xẻo nhất!” Tả Tước Ban phá lên cười ha ha. Tào Phi nói: “Anh mang lại cho em gái nhiều niềm vui như vậy, em gái cũng nên có gì báo đáp anh chứ nhỉ?” Tả Tước Ban nói: “Em không biết kể chuyện cười.” “Anh không cần em kể chuyện cười, chỉ cần em gái thay anh trực nhật, quét dọn là được.” “Thôi… được!” “Anh kể cho em nghe ba câu chuyện cười, em cũng giúp anh quét dọn ba ngày có được không?” Tả Tước Ban nghe mà muốn ngất! “Cứ theo quy tắc này”, Tào Phi đề xuất, “anh em mình ký một bản Cam kết giúp đỡ lẫn nhau lâu dài giữa anh trai và em gái được không?” Mặc dù Tả Tước Ban có thể dùng pháp thuật ung dung nhẹ nhàng quét dọn nhưng cô bé cũng chẳng hứng thú ký bản cam kết này với Tào Phi. Người anh đẹp trai là Tào Thực biết được chuyện này, liền tuôn tràn tứ thơ: Ký tên, Đóng dấu. Anh tặng em, những trận cười sảng khoái Em giúp anh, căn phòng sạch bụi đất Anh trai mặt dày như vậy Em gái cũng không cần nể tình. Mãi cho đến khi nhận được bài thơ Tào Thực tặng, Tả Tước Ban mới lại cảm thấy hạnh phúc ngập tràn. Tào Thực nói với Tả Tước Ban: “Em gái, có muốn cùng anh ra ngoài đi dạo không?” Tả Tước Ban không mong điều gì hơn thế: “Dĩ nhiên là em muốn!” Sánh vai với một anh chàng đẹp trai ở trên đường, Tả Tước Ban sung sướng với mọi ánh mắt đố kỵ từ các cô gái khác. Tả Tước Ban hỏi Tào Thực: “Anh, chúng ta đi đâu vậy?” Tào Thực nói: “Đi thăm một người em gái khác của anh. Cô ấy bị ốm.” Tả Tước Ban vừa đi vừa nghĩ: “Nếu cô em gái này là một cô béo thì mình sẽ nói với cô ấy ‘xin hãy bảo trọng!’” Nhưng cô gái này còn yểu điệu thướt tha hơn cả Tả Tước Ban, cô ấy nói với Tào Thực: “Cảm ơn anh đã quan tâm đến em, vừa gặp anh là mọi bệnh tật của em đều đã tiêu tan hết. Chúng mình ra ngoài chơi đi.” Tào Thực nói: “Xin lỗi, anh còn một người em gái khác cũng bị ốm. Các em có muốn đi thăm cô ấy với anh không?” “Đồng… ý!”, hai cô gái miễn cưỡng trả lời. Cứ như vậy, ba người cùng đi trên đường. Một lát sau, bốn người cùng đi trên đường… Sau khi Tào Thực đi thăm rất nhiều em gái, đằng sau cậu hình thành cả một đội hình toàn là em gái… Cuối cùng, Tả Tước Ban không bước nổi nữa, đành rút khỏi đội hình. Thực ra Tả Tước Ban dùng pháp thuật di chuyển rất tiết kiệm sức nhưng đi trong đội quân em gái của Tào Thực, cô cảm thấy rất mệt. Tả Tước Ban bỗng dưng nghĩ đến Tào Hùng. Cậu ta chẳng có một cô em gái nào cả. Tả Tước Ban đi tìm Tào Hùng. Cô dùng phép tàng hình khiến cho Tào Hùng không nhìn thấy cô. Cô còn thay đổi cả giọng nói. Tào Hùng nghe thấy một giọng nói lạ lẫm nói với cậu: “Cậu có muốn làm anh trai của Tả Tước Ban không?” Tào Hùng nói: “Muốn! Nhưng tôi nhỏ hơn cô ấy một ngày tuổi!” Giọng nói lạ tiếp tục: “Cô ấy không để ý nữa. Cô ấy ốm rồi!” “Cô ấy bị ốm?!” “Cậu không cần phải lo, cô ấy nhìn thấy cậu là hết bệnh thôi. Nếu cậu đi thăm cô ấy thì cần phải chú ý một điều.” “Chú ý điều gì?” “Không được nói ‘xin hãy bảo trọng!’ “ vào phòng giặt qua chiếc cửa sổ này. Mẹ của Tả Tước Ban lại nói: “Phải đổ nước vào trong phòng.” Tào Tháo sai người gánh từng thùng nước tới và đổ vào trong phòng qua cửa sổ. Mực nước trong phòng giặt dần dần dâng cao. Khi mực nước dần dần dâng đến gần chỗ cửa sổ, mẹ của Tả Tước Ban bảo mọi người ngừng đổ nước. Bà đứng trước cửa sổ và nâng hai cánh tay lên. Ống tay áo rộng lùng thùng để lộ ra đôi cánh tay rất đẹp. Sau đó bà liền ngân vang một vũ khúc và nhún chân quay vòng theo vũ khúc này. Nước trong phòng giặt cũng quay theo nhịp nhảy của mẹ Tả Tước Ban. NGƯỜI CHA MAY MẮN Sắp đến bữa cơm tối. Con trai cả của Tào Tháo là Tào Phi về đến nhà. Tào Tháo giật mình nhìn Tào Phi, trên người Tào Phi từ đầu đến chân dính đầy cà chua. Tào Tháo nói: “Ở nước ngoài có lễ hội cà chua. Mỗi khi đến ngày này, mọi người đều dùng cà chua để ném nhau. Tào Phi, các con cũng đang học tập nước ngoài à?” “Không phải thế!” Tào Phi ủ rũ nói: “Con lên diễn thuyết bị khán giả ném cà chua vào người.” Tào Tháo hỏi Tào Phi: “Con diễn thuyết về chủ đề gì?” Tào Phi: “Tại sao anh cả lại xuất sắc hơn em ba?” “Con diễn thuyết như thế nào?” “Con nói có sách, mách có chứng. Con đã dẫn ra những người anh cả xuất sắc nhất và những người em thứ ba bạc nhược nhất trong lịch sử.” “Con không dẫn ra những người anh cả bạc nhược nhất và những người em ba xuất sắc nhất trong lịch sử sao?” “Không ạ, vì như thế sẽ không chứng minh được vấn đề.” “Vậy thì tại sao con chứng minh được vấn đề mà khán giả vẫn ném cà chua vào con?” Tào Phi nói: “Chết nỗi là không phải tất cả khán giả đều là con cả. Chỉ có 1/ 5 số khán giả là con cả, vẫn còn 1/5 số khán giả là con thứ ba.” “Vậy thì vẫn còn 3/5 số khán giả không phải là con cả mà cũng chẳng phải là con thứ ba sao?” “Đúng vậy. 1/5 số khán giả là con cả không ném cà chua. Nhưng 3/5 số khán giả không phải con cả cũng chẳng phải con thứ ba cũng ném cà chua vào con cùng với 1/5 số khán giả là con thứ ba. Cha nói như thế có xui xẻo không chứ!” Tào Tháo cười: “Con à, con đừng ủ rũ nữa. Ta thấy con như vậy là còn khá may mắn rồi.” “Gì cơ ạ? May mắn?” “Đúng là may mắn. Con nghĩ xem, nếu toàn bộ khán giả là con thứ ba thì con đã bị chôn vùi trong đống cà chua rồi.” “Uhm, cũng phải!” “Hơn nữa, nếu như họ không ném cà chua mà ném thứ khác thì còn tồi tệ hơn.” “Ném thứ khác?” “Ví dụ như ném trứng gà thối.” “Thế thì khó ngửi chết đi được.” “Ném cốc trà?” “Thế thì con sẽ bị vỡ đầu mất!” “Nếu mà ném sâu róm thì sao?” “Ôi mẹ ơi!”, Tào Phi nhảy dựng lên, “con sợ nhất là sâu róm!” “Thế nên”, Tào Tháo tổng kết, “khán giả không ném sâu róm, không ném cốc trà hay trứng thối vào con, như thế là con đã quá may mắn rồi. Con có biết kinh khủng nhất là gì không?” “Kinh khủng nhất?”, Tào Phi vắt óc suy nghĩ, “kinh khủng hơn cả sâu róm sao?” “Đúng vậy.” “Con không nghĩ ra.” Tào Tháo nói: “Kinh khủng nhất là họ không ném gì hết cả.” Tào Phi: “Con không hiểu.” “Diễn thuyết kiểu như con thì kiểu gì cũng bị ném một thứ gì đó. Nếu như không có ai ném gì tức là không hề có người nghe. Nếu một bài diễn thuyết không có người nghe thì chẳng phải là càng kinh khủng hơn sao?” Tiếp đó, Tào Chương bước vào phòng. “Ngày hôm nay đúng thật là sao thái bạch chiếu, xui xẻo hết mức!”, Tào Chương càu nhàu. “Sao thế?”, Tào Tháo hỏi Tào Chương, “Không phải là con đi đấu võ sao?” “Đúng ạ!” “Bị thua à?” “Không ạ. Con chỉ dùng ba quyền hai cước là đã lấy được vị trí đài chủ.” “Ồ, đây là một việc đáng vui mừng đấy chứ!” “Nhưng mà đài chủ thì vẫn cứ phải nhận lời thách đấu của người khác.” “Thế con không bảo vệ được vị trí đài chủ à?” “Con 10 lần liên tiếp bảo vệ thành công vị trí đài chủ. Nhưng đến lần thứ 11 thì một cô gái bước lên đài.” “Con đã nhường cô ta?” Tào Chương nói: “Con định nhường cô ta một quyền một cước nhưng ai ngờ cô ta ép con về phía mép đài. Nếu không phải là cô ấy kéo con thì con đã rơi xuống dưới đài rồi.” Tào Tháo cười lớn. Tào Chương xấu hổ nói: “Thật là mất mặt. Hôm nay con đã nhận nỗi nhục lớn!” “Ta không thấy thế”, Tào Tháo nói, “Hôm nay là ngày may mắn của con mới phải.” “Tại sao?” “Thứ nhất, cô ta chỉ dừng lại ở đó, không làm con bị thương đúng không?” “Vâng.” “Thứ hai, cô ta không sỉ nhục con, không bắt con gọi cô ta là “chị” hoặc là “cô”, đúng không?” “Không!” “Cho nên so với những thằng con trai phải gọi con gái là cô, là chị thì con vẫn còn may mắn chán!” Người con trai thứ ba của Tào Tháo là Tào Thực cũng vừa về đến nhà. Tào Thực cũng gặp phải chuyện rắc rối với con gái. “Hôm nay đúng là bị ma ám!”, Tào Thực nói, “Trước đây nếu con muốn kết bạn với cô gái nào thì chỉ cần làm một bài thơ là được. Con chỉ cần đi bảy bước là có thể làm được một bài thơ. Nhưng hôm nay có một cô gái rất cành cao. Con theo sau cô ấy 49 bước mà vẫn…” Tào Tháo hỏi: “Con làm bảy bài thơ à?” “Vâng, đúng thế”, Tào Thực thở dài, “nhưng mà cô ấy chẳng thèm để ý đến con, thậm chí còn chẳng thèm liếc nhìn con nữa.” Tào Tháo nói: “Con thật là may mắn!” Tào Thực không hiểu: “Con không hiểu!” Tào Tháo giải thích: “Nếu cô gái này để ý đến con, theo đuổi con, quấn lấy con, đòi con chơi với cô ta cả ngày thì con còn thời gian mà làm thơ không?” “Thế thì chẳng còn thời gian nữa!” “Đối với một nhà thơ hoặc một người muốn trở thành nhà thơ mà nói, những vấp váp về mặt tình cảm chính là nguồn cảm hứng bất tận.” “Nếu nói như vậy thì…”, Tào Thực suy xét, “một thi nhân lớn được tạo nên bởi vô số các lần thất tình?” “Đúng vậy, đúng thế!” “Vậy thì phụ thân cũng trải qua vô số các lần thất tình ạ?” Tào Hùng là người về nhà cuối cùng, cũng mặt mày ủ rũ. Tào Tháo hỏi Tào Hùng: “Thế con lại làm sao thế?” Tào Hùng nói: “Phụ thân biết con là trưởng nhóm ‘tài lẻ’ chứ?” “Ta biết.” “Nhưng mà hôm nay trong nhóm có người đề xuất vị trí nhóm trưởng phải do mọi người luân phiên đảm nhiệm.” “Thế nên con không vui?” “Vâng, đương nhiên là con không vui rồi. Cái nhóm này là do con lập ra. Còn ai muốn làm nhóm trưởng thì tự đi mà thành lập nhóm mới chứ!” “Con à”, Tào Tháo khuyên Tào Hùng, “ai muốn làm nhóm trưởng thì con cứ để người đó làm. Nếu người đó làm không tốt thì mọi người tự khắc sẽ lại để con làm nhóm trưởng.” “Nếu mà người đó làm tốt thì sao?” “Thế thì đó là may mắn của cả nhóm, cũng là may mắn của mỗi người trong nhóm. Con phải cố gắng học tập vị trưởng nhóm mới này, để đến lúc đến phiên con làm nhóm trưởng thì con có thể làm tốt hơn nữa.” Sau bữa tối, bốn anh em cùng nhau ngồi thảo luận. Tào Chương nói: “Em không hiểu, sao phụ thân lại có thể suy nghĩ tích cực coi họa là phước như vậy được nhỉ?” Tào Phi nói: “Các em còn nhớ trận Xích Bích không? Hao binh tổn tướng, người ngựa kiệt sức. Trong tình thế khó khăn như vậy mà phụ thân còn cười to ba tiếng. Phụ thân bản tính lạc quan.” “Em không tin trong bất kỳ hoàn cảnh nào phụ thân cũng đều có thể lạc quan như vậy”, Tào Thực nói. Tào Hùng nói: “Chúng ta có thể thử xem.” Tào Hùng đi tìm Tả Tước Ban nhờ giúp đỡ. Tả Tước Ban nói: “Em cần khăn mặt của cha anh.” Tào Hùng liền lén lấy trộm khăn mặt của Tào Tháo. Tả Tước Ban hóa phép cho chiếc khăn mặt của Tào Tháo. Sáng hôm sau, Tào Tháo dùng chiếc khăn mặt này để rửa mặt. Rửa mặt xong, Tào Tháo cảm thấy một bên mặt bị ngứa. Lúc đi làm, Tào Tháo vừa ra lệnh cho cấp dưới, vừa liên tục gãi mặt. Tưởng Cán khuyên Tào Tháo: “Ngài nên tìm bác sĩ khám xem sao.” Tào Tháo nói: “Không sao! Ta đã rất may mắn rồi, chỉ ngứa một chút thôi chứ không bị đau.” Mấy anh em quyết định tiếp tục nhờ Tả Tước Ban giúp. Tả Tước Ban lại hóa phép chiếc khăn mặt của Tào Tháo. Ngày thứ ba, Tào Tháo vừa xoa mặt vừa nói với cấp dưới: “Không sao. Vẫn còn may. Chỉ hơi đau thôi chứ chưa bị sưng.” Chắc mọi người đều đoán được, ngày thứ tư sau khi Tào Tháo rửa mặt, mặt của Tào Tháo bắt đầu sưng lên. Nhưng Tào Tháo vẫn nói: “Ta rất may mắn…” Tưởng Cán liền nói: “Chỉ hơi sưng thôi chứ chưa bị dập.” Ngày thứ năm, mặt Tào Tháo không dập, không sưng, không đau, cũng không ngứa, hoàn toàn trở lại như bình thường. Các con của Tào Tháo quyết định ngừng việc thử thách Tào Tháo, họ hoàn toàn bái phục vị cha già may mắn của mình. PHÁP SƯ GIÚP VIỆC THEO GIỜ """