"
Tam Quốc Hài Hước: Chu Du Hoán Mộng Ký - Chu Nhuệ full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tam Quốc Hài Hước: Chu Du Hoán Mộng Ký - Chu Nhuệ full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]
Ebooks
Nhóm Zalo
CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Quân sư nước Thục. Quá hoàn mỹ, quá tài năng, luôn sẵn sàng đối phó với những thủ đoạn đố kị của Chu Du, kẻ có lòng dạ hẹp hòi.
Vốn là một nguyên soái rất thông minh, nhưng tính đố kị quá lớn, nên luôn luôn thất bại dưới tay Gia Cát Lượng.
Có bốn người con trai. Ông ta đã truyền cái gen diễn thuyết cho Tào Phi, sở thích võ nghệ cho Tào Chương và khả năng chữ nghĩa cho Tào Thực.
Một người tốt và vô cùng dễ thương, hễ nói dối là mặt lại đỏ ửng lên.
Thường xuyên ở bên cạnh Gia Cát Lượng. Sự vũ dũng, cộc lốc, thô lỗ của anh ta cùng với sự mưu trí, thâm trầm và nho nhã của Gia Cát Lượng đã tạo nên những câu chuyện bi hài cười ra nước mắt.
Pháp sư nước Ngô, một anh chàng bảnh trai. Để thoát khỏi sự phiền nhiễu của fan hâm mộ, anh này đã chế tạo một thiết bị chống tìm kiếm rất tinh vi.
Pháp sư nước Ngụy, không theo đuổi sự hưởng thụ vật chất, nhưng rất chú ý đến đời sống tinh thần, anh này ngụ tại một căn hầm dưới lòng đất chất đầy bắp cải.
Pháp sư chỉnh hình, em trai của Thần y Hoa Đà. Vai vác túi thuốc, đi khắp đó đây.
Fan ruột của Vu Cát. Dường như tất cả mọi phép thuật của cô ta đều nhằm truy tìm tung tích của Vu Cát, mê hoặc Vu Cát.
Tiểu Pháp sư. Cha Tả Từ và mẹ Hữu Lão Sư cũng đều là pháp sư.
Là một cô bé mà người khác luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Chưa cần nhìn mà chỉ cần nghe giọng nói của cô bé thôi là đã muốn giúp rồi.
Là một công chúa bạch mã có dung nhan thường thường bậc trung, bạn thân của Tư Mã Kiều Nhu. Dù cô bé rất muốn có cơ hội để ra tay bảo vệ chàng nam sinh dũng mãnh Tào Chương, nhưng Tào Chương không muốn cho cô bé cơ hội.
Đô đốc phu nhân, người được tất cả mọi người công nhận là mỹ nữ. Tuy nhiên trong nhà, cô không có nhiều sự khác biệt so với những người vợ khác của Chu Du.
Pháp sư kiêm nghệ thuật gia. Ngoài nghệ thuật ra, chẳng biết gì khác, còn ngây thơ hơn một đứa trẻ.
Con trai trưởng của Tào Tháo, một nhà diễn thuyết, không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích trở thành người thừa kế của cha mình.
Con trai thứ hai của Tào Tháo, người có sở thích võ nghệ. Đối với cậu ta, dùng võ nghệ để bảo vệ người khác vui và hạnh phúc hơn nhiều so với việc đánh thắng đối phương.
Con trai thứ ba của Tào Tháo, một thi nhân thứ thiệt. Tài thơ văn của anh chàng đã làm bao cô gái si mê, và cũng chính vì có nhiều cô gái theo đuổi nên chàng ta mới viết được nhiều bài thơ lãng mạn đến vậy.
Con trai thứ tư của Tào Tháo, người bình thường nhất, yếu thế nhất trong bốn anh em, nhưng anh này lại rất tự tin, không hề tỏ ra hèn kém hơn các anh mình.
Pháp sư kiêm người phát ngôn Bản tin pháp thuật, phụ trách sưu tầm và truyền bá mọi thông tin lớn nhỏ về pháp thuật, do vậy thường xuyên xảy ra xung đột với người trong cuộc.
Vợ của Tả Từ, cũng là người phụ nữ có tiếng tăm trong giới pháp sư.
Hoa Loa - pháp sư chỉnh hình vừa làm một tour chữa bệnh vòng quanh các nước và lần này ông lại sang nước Ngô.
Hoa Loa đã nhiều lần đến nước Ngô nên khách quen của ông cũng không ít. Trong lúc ông đang mải sửa sang lại phòng khám tạm thời thì một cô nàng vội vã bước vào cửa.
Cô ta nói: “Tôi là người hầu của Tiểu Kiều - phu nhân Đô đốc. Phu nhân nghe nói ông đã đến nên sai tôi đến mời ông qua thăm bệnh.”
Hoa Loa hỏi: “Tại sao phu nhân không thể tự đến phòng khám của ta?”
Thị nữ nói: “Bởi vì bà không thể ra khỏi cửa được.”
“Phu nhân bị liệt rồi ư?”
“Không phải như vậy. Phu nhân của chúng tôi từ trước đến giờ luôn giữ hình ảnh là người đẹp nhất thiên hạ trong con mắt của công chúng, nhưng hiện giờ...”
“Phu nhân sao vậy?”
“Dạo này bà hơi phát tướng, lại mọc thêm một cái ‘phao bơi’ nữa.”
“Ý cô là phần eo và bụng hơi nhiều mỡ?”
“Đúng vậy.”
Hoa Loa cười: “Cái này thì có gì đâu, có thể dùng chưởng lực giải quyết.”
Thị nữ hỏi: “Ông sẽ cắt ‘phao bơi’ bằng tay sao?”
“Đúng vậy.”
Hoa Loa đi theo thị nữ đến gặp Tiểu Kiều.
“Hoa đại sư! Nhìn thấy đại sư là nhìn thấy hy vọng rồi!” Tiểu Kiều mừng rỡ ra mặt: “Tôi cởi áo ra nhé?”
“Không cần”, Hoa Loa nói: “Không phải cởi chiếc nào cả, nếu cần phải cởi áo thì đã không phải là pháp sư Hoa Loa rồi.”
Hoa Loa bắt đầu đưa tay miết lên đầu gối.
Tiểu Kiều hỏi: “Đại sư, ông đang làm gì vậy?”
Hoa Loa nói: “Tôi đang mài dao.”
Mài dao xong, Hoa Loa liền áp bàn tay vào bụng Tiểu Kiều nhưng vẫn cách một lớp quần áo.“Phu nhân”, Hoa Loa nói: “Mời phu nhân quay một vòng.”
Tiểu Kiều xoay một vòng.
Bỗng Hoa Loa thu tay lại và nói: “Phu nhân, phu nhân thử sờ ‘phao bơi’ của bà đi.” Tiểu Kiều sờ thử bụng mình, sung sướng thốt lên:
“Không thấy nữa rồi! Đại sư, ông làm thế nào vậy?”
Hoa Loa giải thích: “Khi phu nhân quay một vòng, ‘dao’ của tôi đã cắt bớt phần mỡ thừa ở bụng của bà rồi.”
“Thật là kì diệu!”
Hai người chuyện trò rôm rả, vô tình đã làm ảnh hưởng đến Chu Du đang đọc sách trong thư phòng.
Chu Du liền bước ra.
“Ồ”, Hoa Loa lấy làm lạ liền hỏi: “Chu Đô đốc hôm nay không phải đi làm sao?” Chu Du tay cầm sách đáp: “Sắp thi rồi nên mấy hôm nay tôi ở nhà ôn bài.” Hoa Loa lại càng ngạc nhiên: “Chu Đô đốc lại quay về đèn sách từ khi nào vậy?”
Chu Du giải thích: “Bây giờ ta phải thi lấy cái bằng, thi mà không lấy nổi cái bằng thì sẽ không được làm Đô đốc nữa...”
Sự việc bắt đầu từ cuộc chiến gần nhất giữa hai nước Ngô và Ngụy.Hôm đó, trong lúc hai bên đang giao tranh, thống lĩnh quân Ngụy là Tào Tháo ngồi trên ngựa nói: “Chu Du này, cậu đã có bằng chưa vậy?”
Chu Du hốt hoảng: “Bằng gì?”
Tào Tháo rút ra một quyển sách nhỏ đưa quân lính mang sang cho Chu Du xem.
Chu Du mở ra, bên trong ghi rõ họ tên của Tào Tháo, quốc tịch, tuổi tác, học lực, thích màu gì, thích số nào, thần tượng ai nhất, ghét ai nhất, điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì...
Trong đó, dòng “chức danh” có ghi là “Nhà quân sự cấp 1”.
Còn đóng cả dấu đỏ nữa.
Chu Du hỏi Tào Tháo: “Cái bằng ‘Nhà quân sự cấp 1’ này có tác dụng gì?”
Tào Tháo nói: “Không có chứng nhận ‘Nhà quân sự cấp 1’ thì không thể làm thống soái cao nhất trong quân đội, giống kiểu đại tướng quân như Hạ Hầu Đôn chỉ được phê là ‘Nhà quân sự cấp 2’ ấy. Bạn học cũ của ông - Tưởng Cán cũng có chứng nhận quân sự rồi đấy. Ở chỗ chúng tôi, cầm cờ, nuôi ngựa, nuôi thỏ, thu gom binh khí, tất cả mọi người đều phải có chứng chỉ mới được hành nghề.”
Chu Du ngơ ngác: “Như vậy, tôi không có chứng chỉ thì không có tư cách dẫn quân đi đánh trận sao?”
Tào Tháo khẳng định: “Đúng vậy.”
“Quân lính của tôi cũng không có chứng chỉ, vậy họ cũng không có đủ tư cách để ra trận sao?” “Đúng vậy.”
Vì không có chứng chỉ nên Chu Du đành phải dẫn cả đoàn quân cũng không có chứng chỉ của mình quay về.
Trận chiến đó, do quân Ngô mất quyền, nên quân Ngụy không đánh mà thắng.
Chu Du về nước, báo cáo lên Tôn Quyền. Tôn Quyền tức tối nói: “Thứ nước Ngụy có thì nước Ngô cũng phải có. Thứ nước Ngụy không có thì nước Ngô càng phải có.”
Vậy là quy định được ban ra, mọi ngành nghề của nước Ngô đều phải có chứng chỉ, hơn nữa còn phải chặt chẽ hơn nước Ngụy.
Chu Du nói đến đó, chợt nghĩ ra điều cần phải hỏi Hoa Loa: “Hoa tiên sinh, ông đến nhà tôi có việc gì thế?”
Hoa Loa trả lời: “Tôi đến làm phẫu thuật cho phu nhân ạ.”
“Vậy ông có chứng chỉ không?”
“Có chứ.”
Hoa Loa lấy chứng chỉ ra đưa cho Chu Du.Chu Du vừa xem: “Ồ? Sao chứng chỉ này lại là của nước Thục?”
Hoa Loa giải thích: “Khi tôi hành nghề y ở nước Thục, cũng vừa hay có kì thi pháp sư nên tôi cũng thi để lấy chứng chỉ này.”
“Không được.” Chu Du nói: “Gia Cát Lượng bên đó thừa nhận ông thì ở đây ta không thể thừa nhận ông được.”
Hoa Loa hỏi: “Ở nước Ngô thi lấy chứng chỉ pháp sư chỉnh hình khó hơn ở nước Thục à?” “Đương nhiên, ở nước Ngô phải thi ngoại ngữ.
Tôi thi lấy chứng chỉ ‘Nhà quân sự cấp 1’ cũng phải thi ngoại ngữ.”
“Chu Đô đốc, ngoại ngữ của ông học thế nào rồi?”
“Ngoại ngữ rất khó học, nhưng tôi vẫn học được một câu.”
“Câu nào vậy?”
“Hế lô!”
“Ông thấy lúc nào có thể dùng câu này được?”
“Khi đánh nhau với người nước ngoài, lúc cần phải chào hỏi thì tiện mồm – Hế lô.” Chu Du ý thức được rằng câu chuyện đã đi quá xa:
“Hoa tiên sinh à, xin lỗi, ông dựa vào chứng nhận của nước Thục thì không thể làm thủ thuật cho phu nhân của tôi.”“Nhưng”, Hoa Loa không hiểu mô tê là thế nào, “Phu nhân của ông không
phải là người nước ngoài, tôi chào bà không cần phải dùng đến ngoại ngữ.”
Chu Du vẫn kiên trì nguyên tắc: “Hoa tiên sinh, đây là quy định, mà đã là quy định thì không thể tùy ý xóa bỏ được.”
Hoa Loa buồn bã: “Chu Đô đốc, vậy là ông không cho phép tôi làm phẫu thuật ở đây rồi.” Ông ta đành phải thu hồi thành quả phẫu thuật của mình.
Ông ta lại áp tay vào chỗ eo của Tiểu Kiều: “Phu nhân, bà xoay một vòng nữa nhưng lần này xoay ngược lại.”
Tiểu Kiều xoay ngược một vòng.
“Phao bơi” lại trở lại.
Hoa Loa buồn bã, thất thểu đi trên phố.
Ông nhìn thấy mọi ngành mọi nghề trên phố đều có chứng nhận, nào là “Khoai lang nướng đệ nhất”, nào là “Xiếc khỉ cấp 2”, nào là “Ảo thuật cấp 3”...
Một anh bạn to lớn kéo Hoa Loa lại: “Ông ơi, giúp cháu với.”
Hoa Loa ngạc nhiên hỏi: “Mày là cướp à?”
Anh chàng kia trả lời: “Không, cháu là ăn mày.”
Hoa Loa lại càng ngạc nhiên, nhìn anh bạn đó và hỏi: “Cháu thực sự muốn đi ăn xin ư?”“Vâng ạ, cháu đúng là ăn mày thật!”. Anh chàng liền lấy giấy chứng nhận ra.
Hoa Loa xem lướt giấy chứng nhận – “Ăn mày cấp 1”.
Anh chàng còn muốn lẵng nhẵng theo Hoa Loa nhưng lúc đó, có một bà béo đi qua thừa cơ thò tay vào túi chàng ta.
Anh chàng phát hiện ra, quay đầu mắng cho bà ta một trận: “Bà muốn ăn trộm à? Chả chuyên nghiệp tí nào.”
“Ai nói ta không chuyên nghiệp?”
Bà béo kia vênh váo tự mãn giơ ra chứng nhận “Trộm cắp cấp 1”.
Hoa Loa tiếp tục đi về phía trước.
Ông ta lại bị kéo lại, lần này là một ông mũi to.
Ông mũi to hành lễ với Hoa Loa: “Hoa đại sư, may mắn quá gặp được ông.” Hoa Loa hỏi: “Ông biết tôi à?”
Ông mũi to nói: “Hoa đại sư vang danh thiên hạ, có rất nhiều hãng mỹ phẩm dùng hình ảnh của ông đấy.”
“Ngại quá. Ông có việc gì không?”
“Vậy là hôm nay có duyên gặp đại sư, muốn mời đại sư sửa giúp hộ tôi cái mũi, nó quá gây chú ý với mọi người.”Hoa Loa nói: “Về mặt kĩ thuật thì không vấn đề gì, nhưng đáng tiếc là, tôi không có chứng nhận pháp sư chỉnh hình của nước Ngô, nên không thể chỉnh mũi cho anh được.”
“Ông không có giấy chứng nhận ư?” Ông mũi to cười, “Tôi có thể giúp ông.” Hoa Loa ngơ ngác: “Sao... ông có thể làm cho tôi giấy chứng nhận được?”
Ông mũi to đáp: “Chúng ta có thể làm một cuộc trao đổi thế này - ông làm phẫu thuật cho tôi, tôi sẽ cấp giấy chứng nhận cho ông.”
“Tôi có thể lấy được giấy chứng nhận từ chỗ ông mà không cần thi ư? Nói như vậy, nghĩa là ông chuyên…?”
“Đúng vậy, giấy chứng nhận mà cậu ăn mày và ả ăn cướp lúc nãy ông gặp đều lấy từ chỗ tôi đấy. Ông không cần phải nghi ngờ gì về kinh nghiệm của tôi, địa vị của tôi ở trong giới lừa đảo cũng giống như địa vị của ông trong giới pháp thuật.”
Hoa Loa đột nhiên nghĩ ra, nói: “Ông chính là ‘Tên trộm mũi to’ nổi tiếng bấy lâu sao?”
“Chính là tôi”, Mũi To cười nói: “Cây lớn thì dễ hút gió to, chính là vì không muốn gánh cái mũi to nặng này nữa, tôi mới muốn nhờ ông giúp đỡ.”
Hoa Loa hỏi: “Ông đã làm chứng nhận pháp sư chỉnh hình cho người khác bao giờ chưa?”Mũi To trả lời: “Vừa mới làm một cái. Có một ông nhận được nguồn tin đáng tin cậy rằng Tiểu Kiều muốn tìm một pháp sư chỉnh hình để xẻo bớt cái ‘phao bơi’ nên ông ta vừa tìm đến chỗ tôi mua giấy chứng nhận.”
Hoa Loa thầm than cho Tiểu Kiều.
“Vậy”, Hoa Loa lại hỏi “Ông ở đây cũng làm giấy chứng nhận ‘Nhà quân sự cấp 1’ chứ?”
“Cũng có người đặt hàng rồi. Ông ta nói là học ngoại ngữ khó quá, tiến bộ chậm quá, mà trận chiến sau sắp đến rồi, không có chứng nhận thì không thể dẫn quân đi đánh trận, đành phải đến nghĩ cách...”
Mũi to lấy chứng nhận “Nhà quân sự cấp 1” ra cho Hoa Loa xem.
Hoa Loa nhìn thấy trên giấy chứng nhận viết những điểm yếu chết người của người này là gì, điểm mạnh là gì, ghét ai nhất, thần tượng ai nhất, thích số nào nhất, thích màu nào...
Trong đó, ở dòng “Họ tên” chình ình hai chữ “Chu Du.”
Hôm đó, Chu Du đánh chiếc xe bốn bánh màu vàng ba chỗ ngồi của mình đến dự tiệc cưới của đại tướng Thái Sử Từ.
Trên bàn tiệc, Chu Du rót đầy chén lớn, kính rượu tân lang: “Thái Sử huynh, khi đệ kết hôn, huynh mời đệ ba chén lớn, hôm nay một chén đệ cũng không thể thiếu, cạn!”
Thái Sử Từ cười nói: “Đa tạ Chu Đô đốc, ba chén rượu đầy huynh sẽ uống cạn ngay, nhưng đệ
hôm nay đừng uống nhé.”
“Tại sao?” Chu Du tỏ vẻ không hiểu, “Rượu khác thì có thể không uống nhưng đây là rượu mừng của huynh mà.”
Thái Sử Từ nói: “Đô đốc còn phải lái xe nữa, vẫn phải đặt an toàn lên hàng đầu.”
Chu Du mất hứng: “Huynh coi thường đệ ư? Đệ có chỗ nào thua người khác chứ? Rượu vẫn cứ phải uống, xe vẫn cứ phải lái!”
Nếu như Thái Sử Từ không nhắc đến chuyện an toàn giao thông thì có lẽ Chu Du uống hết ba chén rồi thôi, nhưng giờ Chu Du bị chạm tự ái không phanh được nữa, uống cho một Thái Sử Từ thành ba Thái Sử Từ luôn.
Tàn tiệc, Chu Du ra đến ngoài bãi xe, nhìn thấy cỗ xe của mình cũng biến thành ba cỗ xe. Chu Du cũng thật thông minh, ông ta từ tốn nhằm thẳng cỗ xe ở giữa mà bổ đến, quả nhiên không vồ hụt.
Ông ta lái xe về nhà, đi không được bao xa thì bị rơi xuống cống.
Rất may, mọi người nhanh chóng phát hiện ra chiếc xe bị tai nạn. Có vài người đứng bên bờ cống, vừa quan sát vừa bàn luận:
“Người ngã xuống cống hình như là Đại Đô đốc Chu Du.”
“Không phải, chả nhẽ Chu Du lại lái xe kém vậy sao?”
“Anh không thấy mùi rượu à? Ông ấy uống say rồi.”
Chu Du kẹt cứng trong xe không nhúc nhích được gì, chỉ biết nằm đấy để mặc cho dân tình bàn tán xôn xao.Đám người đó bắt tay vào làm việc tốt, mỗi người một tay, một chân vớt Chu Du lên.
Có người tử tế phát hiện ra: “Ông ta bị thương rồi, bị rơi mất một bên tai.”
Vậy là lại có người nhảy xuống cống tìm được tai của Chu Du.
Họ đưa cả Chu Du và tai của ông đến phòng khám của pháp sư chỉnh hình Hoa Loa.
Trước khi phẫu thuật, Hoa Loa bịt kín mặt mũi như tên trộm. Chu Du hỏi: “Sao phải làm như vậy?”
Hoa Loa nói: “Mùi rượu của ông nặng quá, làm tôi mất tỉnh táo, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc phẫu thuật.”
Nghe nói kể từ đó trở đi, các bác sĩ bắt đầu đeo khẩu trang và nguồn gốc của việc đeo khẩu trang có nhiều khả năng là liên quan đến Chu Du.
Hoa Loa nhanh chóng dùng phép thuật để dán tai của Chu Du vào chỗ cũ. Ông dán rất cẩn thận, giống như nó chưa từng bị rơi ra.
Hôm sau, Chu Du đi tìm pháp sư của ông ta – Vu Cát.
Vu Cát thấy Chu Du không vui liền hỏi: “Chu Đô đốc, sao vậy?”
Chu Du tức tối nói: “Bất kể là ai, người qua đường hay bác sĩ đều có thể tùy tiện bàn tán về ta, công kích ta, thật tức quá đi.”Vu Cát nói: “Điều đó chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ ông thực sự có chỗ đáng để bị bàn tán.”
“Không phải!” Chu Du tỏ vẻ không đồng tình:
“Điều này chứng tỏ... chứng tỏ rất nhiều người nhận ra ta, bị nhiều người nhận ra là một việc rất phiền phức.”
“Vậy thì làm thế nào? Mọi người đều biết ông, muốn họ không nhận ra ông không phải là chuyện dễ, ông không thể biến con dân của nước Ngô thành những kẻ ngờ nghệch hết được.”
Chu Du nghĩ rồi nói: “Nếu vậy thì ông hãy biến ta để mọi người không nhận ra ta là ai vậy, được chứ?”
“Vậy thì... làm đầu của ông biến mất vậy.”
“Vậy mọi người sẽ thấy một người không có đầu đi đi, lại lại?”
“Và không ai nhận ra đó là Chu Du.”
“Nhưng như thế mọi người sẽ sợ chết khiếp. Tốt nhất là... đầu vẫn còn, nhưng các bộ phận trên mặt thì mờ đi.”
“Một khuôn mặt mờ ảo à?”
“Được vậy thì quá tốt.”
Một ý tưởng quá táo bạo, Vu Cát hào hứng bắt tay vào công việc.
Theo thời gian đã định, ba ngày sau, Chu Du lại đến phòng thí nghiệm của Vu Cát.Chu Du gõ cửa.
Tiếng của Vu Cát: “Chu Đô đốc, chờ một lát. Ông cứ đếm hết mười đầu ngón chân và mười đầu ngón tay là có thể vào.”
Trong lúc Chu Du đếm ngón chân và ngón tay, Vu Cát ở bên trong chuẩn bị. Cuối cùng thì Chu Du cũng đẩy cửa vào.
Ông nhìn thấy một người mặc quần áo rộng thùng thình đứng quay lưng lại với mình. Chu Du ra lệnh: “Quay người lại đây.”
Người đó từ từ quay lại.
Chu Du hỏi: “Là Vu Cát à?”
Vu Cát đáp: “Thưa vâng.”
“Sao không phải gương mặt quen thuộc mà ta biết? Có phải do ta cận nặng hơn không?” “Việc này không liên quan đến cận thị đâu, mời ông tiến lên phía trước xem.” Chu Du bước lên phía trước cho đến khi khoảng cách giữa hai người chỉ còn nửa thước.
Chu Du nói: “Vu Cát à, ta vẫn chưa nhìn rõ mắt mũi ông đâu cả, mặt của ông như bị một màn sương che phủ.”
Vu Cát nói: “Đô đốc, đó chính là điều mà ông mong muốn, một khuôn mặt mờ ảo.”Dần dần, gương mặt của Vu Cát rõ rệt trở lại, mắt mũi mồm miệng vẫn đúng là dung nhan của Vu Cát.
Vu Cát nói với Chu Du: “Tôi đã nghiên cứu thành công ‘Thủ pháp mờ ảo khuôn mặt’, cái này được làm từ những nguyên liệu kì bí. Khi nào mà ông không muốn bị người khác nhận ra, chỉ cần thế này, thế này, kiểu này, kiểu này...” rồi lấy một xếp giấy màu vàng đưa cho Chu Du.
Chu Du về đến nhà.
Cô vợ Tiểu Kiều đang ngồi trước gương trang điểm, nàng vẽ đôi viền mắt đen xì. Chu Du nhìn thấy suýt đứng tim.
Tiểu Kiều cười nói: “Suýt nữa thì không nhận ra em hả? Đây là kiểu ‘Trang điểm gấu trúc’ đang thịnh hành đấy.”
Chu Du nói: “Lát nữa ta sẽ cho nàng không còn nhận được ra ta nữa.”
“Không thể thế được.” Tiểu Kiều nói: “Chàng có hóa thành tro em cũng nhận ra.” Chu Du liền lấy một tờ giấy màu vàng, vẽ một hình người lên đó.
Vẽ xong, ông ta đưa cho Tiểu Kiều xem: “Nàng xem đây là ai?”
Tiểu Kiều xem rồi nói: “Đó là chàng.”
Chu Du liền nuốt tờ giấy đó vào miệng.Tiểu Kiều kinh ngạc: “Chàng điên sao?” Chu Du chậm rãi nhai tờ giấy.
Trong lúc Chu Du nhấm nháp tờ giấy, Tiểu Kiều thấy từ trong mũi của Chu Du bay ra một làn sương.
Làn sương dần dần che phủ khắp mặt khiến cho toàn bộ khuôn mặt của Chu Du mờ mờ ảo ảo, thần bí khó hiểu.
Tiểu Kiều bắt đầu sợ hãi: “Chu Lang, chàng đừng đùa nữa.”
Chu Du cười vang đi ra khỏi cửa.
Chu Du đánh cỗ xe bằng vàng chạy ra phố.
Ông ta cố ý đi rất chậm để có thể nghe được những bình phẩm của người đi trên phố. “Bác Vương à, hình như kia là xe của Chu Du thì phải.”
“Không phải, tôi biết Chu Du lái xe nhanh lắm, đâu có giống sên bò thế kia.”
Chu Du cầm chai rượu tu một ngụm rồi phả hơi rượu ra ngoài xe, nghĩ bụng: “Giờ thì hết đường nói Chu Du ta lái xe sau khi uống rượu nhé.”
Quả nhiên người trên phố không bình phẩm về Chu Du nữa, họ nói:
“Chả biết ai vừa uống rượu vừa lái xe kìa?”
“Tôi biết rồi, là người không cần thể diện.”Chu Du cười thầm, vừa tiếp tục nhai miếng giấy vàng đó vừa cho xe chạy nhanh hơn.
Sau khi rẽ sang đường cái, Chu Du gặp một chiếc xe màu đỏ đang đi phía trước mặt. Trước tới giờ Chu Du không hề có thói quen chạy sau xe của người khác.
Không lâu sau, chiếc xe màu vàng đuổi kịp chiếc xe màu đỏ.
Người lái chiếc xe màu đỏ không phải ai xa lạ mà chính là đại tướng Thái Sử Từ.
Nếu như Thái Sử Từ biết người trong xe là đại Đô đốc Chu Du thì chắc chắn ông ta sẽ rẽ sang một bên, nhường cho Chu Du đi.
Nhưng ông ta không nhìn rõ gương mặt của người đang ngồi trong chiếc xe màu vàng. Một Thái Sử Từ hiếu chiến, hiếu thắng sao chịu theo gót?
Vậy là một cuộc đua tốc độ diễn ra ngay trên đường phố.
Hai người họ người lao người đuổi, thi nhau dẫn trước, cuối cùng chiếc xe màu vàng bị chiếc xe màu đỏ dồn đến vách núi.
Người thắng cuộc Thái Sử Từ dừng xe quan sát, phát hiện kẻ thất bại trong vách núi đã hôn mê bất tỉnh, anh ta bị thương – rụng mất mũi.Thái Sử Từ lại đưa Chu Du và cái mũi đến chỗ của Hoa Loa.
Hoa Loa cầm chiếc mũi, ngắm khuôn mặt mờ ảo, lẩm nhẩm: “Các bộ phận trên khuôn mặt nhìn không rõ, phẫu thuật sẽ khó đây.”
Sau cuộc phẫu thuật, Chu Du tỉnh dậy.
Chu Du muốn soi gương, nhưng giữa ông ta và tấm gương đã bị ngăn cách bởi một màn sương mờ ảo, không nhìn rõ gì cả.
Ông ta nhớ đến lời Vu Cát, nuốt đống giấy đã nhai nát trong mồm xuống bụng.
Làn sương trên khuôn mặt mờ ảo đó tan đi, Hoa Loa và Thái Sử Từ bắt đầu kinh ngạc, té ra chủ nhân của khuôn mặt mờ ảo đó chính là Chu Du. Mờ ảo đã gây ra sai sót trong phẫu thuật khiến mũi của Chu Du bị dán lệch.
Hoa Loa đành phải dùng phép thuật để lấy mũi của Chu Du ra, dán lại lần nữa. Sau đó không lâu, Lỗ Túc đến nhắc nhở Chu Du.
“Công Cẩn(1) à, nửa tháng nữa là đến cuộc chiến Ngô - Thục, chúng ta phải chuẩn bị sớm thôi.”
Chu Du trầm ngâm nghĩ ngợi, đột nhiên hỏi Lỗ Túc: “Tử Kính à, ông có biết lần này Gia Cát Lượng sẽ đối phó với chúng ta thế nào không?”
Lỗ Túc mơ màng đáp: “Làm sao tôi biết được.”
“Nếu như có thể biết được ý định của Gia Cát Lượng, chúng ta có thể có phương pháp đối phó
như vậy sẽ nắm chắc phần thắng.”
“Công Cẩn à, có một câu chuyện về chuột đối phó với mèo. Có một con chuột nghĩ đủ mọi cách để đeo một chiếc chuông lên cổ mèo là có thể khiến mèo tự báo động cho chuột biết nguy hiểm, nhưng con chuột có thể đeo chuông lên cổ mèo vẫn chưa sinh ra.”
“Tử Kính à, ta hiểu ý của ông.” Chu Du nói: “Ta sẽ làm con chuột đó.”
“?!”
“Nhưng không để cho mèo nhận ra đó là một con chuột.”
Vài ngày sau. Tại nước Thục.
Trương Phi đến báo cáo Gia Cát Lượng.
“Tiên sinh, có người lạ muốn gặp ông, ông ta nói là từ nước Ngụy đến.”
Gia Cát Lượng hỏi: “Người lạ này giờ đang ở đâu?”
Trương Phi nói: “Người này khắp mặt mây mờ che phủ, thật khó nhận biết.”
Gia Cát Lượng trầm ngâm: “Người này bí ẩn như vậy, có hai trường hợp. Một là ông ta muốn thể hiện pháp thuật cao thâm của mình, khiến ta coi trọng ông ta.”
“Trường hợp còn lại là gì?”“Đó là không tiện để lộ khuôn mặt thật, cố tình gây huyễn hoặc. Cho dù thế nào ta cũng cần đích thân đến xem sao.”
Gia Cát Lượng bước ra nhà ngoài, hành lễ với người khách lạ.
“Xin hỏi tiên sinh nên xưng hô thế nào đây?”
Chu Du ẩn sau khuôn mặt mây mù kia nói: “Ta là Miêu Linh.”
Gia Cát Lượng mời khách ngồi xuống rồi hỏi:
“Miêu Linh tiên sinh có gì chỉ giáo?”
Chu Du nói: “Tôi từ nhỏ học được phép lạ, chỉ hiềm nỗi không có đất dụng võ. Nghe nói nước Thục và nước Ngô chuẩn bị giao chiến, tôi cầm một đồng xu và tự nói với mình rằng, tung đồng xu lên trời, nếu rơi xuống đất là mặt phải thì sẽ giúp nước Ngô, là mặt trái thì tôi sẽ giúp nước Thục. Kết quả là mặt trái.”
Gia Cát Lượng vỗ trán ra vẻ mừng rỡ: “Vận khí của nước Thục thật là tốt.”
Chu Du chớp ngay thời cơ tiếp: “Chúng ta giờ là người một nhà rồi, vậy nên bàn bạc một chút về chiến thuật tác chiến cái nhỉ. Không biết Gia Cát tiên sinh định đối phó với nước Ngô thế nào?”
“Tôi đã có diệu kế trong tay!” Gia Cát Lượng hào hứng nói “Có thể dùng mây mờ bao vây quân Ngô, khiến chúng không thể phán đoán quân Thục ở đâu, quân Ngô không cần đánh mà sẽ tự loạn.”
“Chờ chút”, Chu Du hoang mang: “Nước Thục không nhẽ đã học được chiêu vần vũ rồi sao?”
“Vẫn chưa. Vì nhìn thấy mây mù trên khuôn mặt của Miêu Linh tiên sinh nên tôi mới chợt nảy ra ý này mà thôi. Miêu Linh tiên sinh trên thông thiên văn dưới tường địa lý, chắc chắn sẽ giúp được nhiều cho trận chiến của quân Thục lần này.”
Chu Du lúc này mới thở phào nhẹ nhõm: “Điều này thì đương nhiên, đương nhiên rồi.”
Gia Cát Lượng nói với giọng đầy cảm kích: “Trong ba nước, chỉ có nước Ngụy mới có được cao nhân như tiên sinh đây.”
Chu Du không phục bèn nói: “Thực ra chiêu mờ ảo khuôn mặt này tôi học từ chỗ Chu Du của nước Ngô đấy.”
“Không thể nào!” Gia Cát Lượng xua tay liên hồi:
“Khả năng của Chu Du thế nào chẳng nhẽ tôi lại không rõ ư?”“Cái gì mà không thể nào chứ?!” “Ực, ực”, Chu Du liền nốt chỗ giấy vào bụng.
Chớp mắt, mây mù tan biến, Miêu Linh tiên sinh lộ rõ khuôn mặt thật. Gia Cát Lượng mỉm cười đánh mắt sang Trương Phi.
Cuộc chiến giữa Ngô và Thục chưa diễn ra nhưng Chu Du đã thất bại.
“Tiểu Kiều! Tiểu Kiều!”
Chu Du bị đánh thức.
Anh thấy Tiểu Kiều ở bên cạnh mắt nhắm nghiền miệng hét lớn: “Tiểu Kiều! Tiểu Kiều!” Chu Du cảm thấy rất kì lạ, Tiểu Kiều bình thường nói mơ đều hét “Chu Lang” cơ mà.
Anh lay Tiểu Kiều, hỏi: “Nàng mơ thấy gì à?”
Tiểu Kiều định thần, kể lại: “Em nằm mơ thấy em mặc áo của chàng, em xỏ chân vào đôi giầy của chàng mà không hề thấy rộng. Em đi soi gương, trong gương hiện ra là khuôn mặt của chàng. Em nghĩ: Mình thành Chu Du rồi, vậy Tiểu Kiều đi đâu? Nên em mới hét lên “Tiểu Kiều!”
Chu Du nói: “Đổi vai à, như thế cũng thú vị đấy chứ.”Tiểu Kiều hỏi: “Em nằm mơ biến thành chàng, vậy có phải chàng cũng nằm mơ biến thành em không?”
Chu Du nghĩ ngợi một hồi: “Uhmmmm... cóc nhớ nổi nữa.”
Đến khi đi làm, Chu Du vẫn nghĩ về giấc mơ kì quặc đó.
Anh ta đến tìm pháp sư Vu Cát.
“Vu Cát này, tại sao trong mơ Tiểu Kiều lại mơ biến thành ta?”
Vu Cát cười nói: “Đây có thể là một kiểu sai vị trí và nhầm lẫn tín hiệu giấc mơ bởi vì khoảng cách giữa ông và Tiểu Kiều quá gần nhau.”
“Vậy có cách để làm con người tự tạo ra những vị trí sai và dễ nhầm lẫn thế này được không?” “Chu Đô đốc, tôi chưa hiểu ý của ông lắm.”
Chu Du nói: “Nếu như trong mơ ta biến thành Gia Cát Lượng, ta có thể mơ thấy phòng làm việc của hắn ta được không?”
“Rất có thể.”
“Nếu đã có thể mơ thấy văn phòng của hắn ta là có thể mơ thấy những tài liệu quan trọng của hắn ta rồi.”
“Những tài liệu đó chắc là ở đấy.”
“Nếu như có thể đọc được những tài liệu quan trọng của Gia Cát Lượng, thì trận chiến tiếp theo chúng ta không phải lo bại trận nữa rồi.”Vu Cát lẩm bẩm: “Giấc mơ hoán đổi... đây quả là một bài toán pháp thuật mới.”
Chu Du nói: “Vì nước Ngô, cậu nhất định phải nghiên cứu thành công trong vòng ba ngày.”
Vu Cát nghĩ một lúc rồi yêu cầu Chu Du: “Chu Đô đốc hãy đưa áo khoác của ông cho tôi dùng thử.”
Chu Du không hiểu áo khoác có tác dụng gì nhưng vẫn cởi ra đưa cho Vu Cát. Ba ngày sau, Chu Du lại đến phòng nghiên cứu phép thuật của Vu Cát.
Vừa bước vào cửa, Chu Du đã nghe tiếng ngáy liên tục phát ra trong căn phòng tối tăm. Vu Cát đang mặc chiếc áo khoác ngoài của Chu Du, nằm trên ghế ngủ ngon lành. Chu Du tự nhủ: “Để nghiên cứu đúng thời hạn, cậu cũng vất vả thật đấy.”
Chu Du vừa ngồi xuống, liền nghe thấy Vu Cát hét lên: “Vu Cát! Cậu chạy đâu rồi? Ba ngày hết rồi đấy!”
Vì hét quá to, nên Vu Cát tự giật mình tỉnh dậy.
Chu Du liền hỏi Vu Cát: “Trong mơ cậu thấy mình thành ai rồi?”
Vu Cát nói: “Tôi biến thành Đô đốc đấy.”
“Cậu biến thành ta, vậy cậu đã đến phòng làm việc của ta chưa?”“Đến rồi.”
“Động vào đồ của ta chưa?”
“Rồi.”
Chu Du vội vàng hỏi dồn Vu Cát: “Cậu đã động vào ngăn kéo nào của ta?”
Vu Cát nói: “Chỉ động vào một cái, bên trong có ít tăm xỉa răng... đúng không?” “Đúng, đúng.”
Cũng may là chưa động vào cái ngăn kéo thứ ba - ngăn kéo giấu quỹ đen.
Chu Du mừng rỡ: “Nói như vậy, phép hoán đổi giấc mơ này đã thành công rồi à?” “Thành công rồi.”
Vu Cát đưa cho Chu Du một chiếc áo choàng đạo sĩ.
Chu Du không hiểu hỏi: “Cậu muốn ta trở thành đạo sĩ à?”
Vu Cát nói: “Không phải vậy. Lúc Gia Cát Lượng mượn gió đông ở núi Nam Bình đã từng mặc chiếc áo này, trên chiếc áo có lưu những thông tin trên cơ thể của Gia Cát Lượng. Khi chuẩn bị đi ngủ, ông hãy mặc chiếc áo này vào. “
“Nó sẽ trở thành áo ngủ của ta?”“Đúng vậy. Những thông tin còn lưu giữ trên chiếc áo đã được tôi gia tăng thêm bằng phép thuật, đủ cho ông nằm mơ có thể biến thành Gia Cát Lượng.”
“Quá tuyệt!”
Tối hôm đó, sau khi tắm xong, Chu Du mặc chiếc áo đó và leo lên giường.
Không lâu sau liền chìm vào giấc ngủ.
Chu Du mơ thấy mình mặc một chiếc áo lông hạc the xanh, tay cầm chiếc quạt lông ngỗng, đi vào văn phòng không một bóng người của Gia Cát Lượng.
Anh ta tận mắt thấy tài liệu chất đống trên ghế, tất cả đều được ghi hai chữ “tuyệt mật” bằng bút đỏ ở ngoài.
Chu Du đắc ý trong lòng.
Bước đến trước bàn làm việc, anh ta phát hiện bàn trà ở bên cạnh được đặt một cây đàn cổ quý hiếm. Chu Du vốn đam mê âm nhạc nên đã đưa tay gẩy một tiếng.
Thật không ngờ cây đàn ngay lập tức kêu lên:
“Tinh! Tinh! Tinh! Tinh! Tinh! Tinh!...”
Hóa ra đó là một chiếc máy báo động chống trộm.
Chu Du luống cuống tìm cách ngăn cái âm thanh này lại nhưng không kịp nữa rồi. Cuống quá Chu Du tự làm mình tỉnh giấc.
Anh ta đột nhiên nghĩ ra một chuyện quan trọng, liền đi tìm Vu Cát.
Vu Cát đang ngon giấc trong cái ổ của mình thì bị Chu Du lôi dậy hỏi: “Cậu nói thử xem, nếu
như ta có thể bước vào phòng làm việc của Gia Cát Lượng trong mơ, liệu có khi nào Gia Cát Lượng cũng có thể nằm mơ đến chỗ ta du ngoạn một chuyến không?”
Vu Cát mắt nhắm mắt mở trả lời: “E là không thể loại trừ được khả năng này.”
Nếu như trong mơ Gia Cát Lượng biến thành Chu Du, ông ta có thể đọc được những tài liệu quan trọng của nước Ngô mà Chu Du không hề phòng bị gì cả.
Chu Du nghĩ một hồi rồi hỏi Vu Cát: “Cậu có mỡ lợn không?”
Vu Cát thắc mắc: “Ông cần mỡ lợn để làm gì?”
Chu Du nói: “Ta dùng nó để bảo vệ lợi ích quốc gia.”
Vu Cát liền mang nửa chai mỡ lợn còn sót lại trong bếp ra đưa cho Chu Du. Chu Du cầm chai mỡ lợn lập tức quay trở về phòng làm việc của mình...
Sáng sớm ngày hôm sau.
Lúc Chu Du đến chỗ làm thì nhìn thấy nhân viên dọn vệ sinh mặt mũi bầm dập đang tức giận tru tréo:
“Ai làm ra chuyện thất đức thế này?!”
Vậy tức là mỡ lợn đã phát huy tác dụng.Ông ta liền hỏi Vu Cát đang rón rén từng bước trên cái nền nhà đầy mỡ lợn: “Nói như vậy, Gia Cát Lượng đến đây trong mơ cũng sẽ bị trơn ngã?”
Vu Cát nói: “Rất có thể như vậy.”
“Nếu như hắn ta bị ngã thì sẽ tỉnh giấc?”
“Rất có thể.”
“Hắn ta mà tỉnh dậy thì sẽ không đọc được tài liệu quan trọng của ta.”
“Ít nhất thì đêm qua hắn cũng không đọc được”.
Vu Cát nói: “Nhưng đêm nay rất có thể hắn sẽ quay lại để đọc tài liệu, hắn sẽ chú ý để không dẫm phải mỡ lợn nữa.”
“Cậu nói đúng”, Chu Du lẩm bẩm. “Cậu có thể nghiên cứu ra thuật hoán đổi giấc mơ chỉ có tác dụng một chiều không?”
“Tức là ông có thể đi đọc được tài liệu của người ta mà người ta không thể đọc được của ông?” “Đúng là như vậy.”
“Nhưng mà thuật một chiều đó không phải nghiên cứu trong một ngày mà được, nếu như tài liệu của chúng ta đêm nay bị đánh cắp, rồi sau đó mới nghiên cứu ra thuật như ông muốn thì có tác dụng gì nữa?”
Chu Du vắt óc suy nghĩ.
Sau đó ông ta cho gọi Lỗ Túc đến.“Tử Kính này, ông hãy đi phát động toàn thể nhân viên văn
phòng cho ta.”
“Phát động làm gì?”
“Làm ra những báo cáo giả, bên ngoài viết hai chữ ‘tuyệt mật’.”
Lỗ Túc hỏi: “Bên ngoài viết hai chữ ‘tuyệt mật’, bên trong thì viết cái gì?”
Chu Du nói: “Thích viết gì thì viết, chỉ cần có thể làm lệch hướng của Gia Cát Lượng là được.”
“Vậy có thể viết là – nước Ngô vì tiết kiệm chiến phí nên tất cả giáo mác đều mua hàng rẻ tiền và kém chất lượng.”
“Được chứ, như vậy nước Thục sẽ lơ là và không mua khiên quá xịn, những chiếc khiên đó sẽ dễ dàng bị chọc thủng.”
“Vậy có thể viết là – trận chiến mới sẽ diễn ra trong một ngày đông ấm áp như mùa hè?” “Được chứ, đến lúc đó quân Thục sẽ mặc rất ít quần áo và bị chết cóng.”
“Vậy có thể, có thể... viết thế này không,” Lỗ Túc ngập ngừng, “Chu Du và Tiểu Kiều đang chuẩn bị ra tòa li hôn?”
Chu Du nghĩ rồi nói: “Được chứ, như vậy nước Thục sẽ đưa nữ gián điệp sang, chúng ta có thể thừa cơ hội này phá tan mạng lưới tình báo của địch luôn.”Vậy là Chu Du cũng đích thân tham gia, cả hội hùng hục biên soạn công văn giả đánh lạc hướng Gia Cát Lượng.
Sau một ngày bận rộn, Chu Du quay về nhà.
Trước khi đi ngủ, anh ta lại mặc cái áo đạo sĩ để có thể tráo đổi giấc mơ với Gia Cát Lượng.
Một lần nữa trong giấc mơ, vào phòng làm việc của Gia Cát Lượng, Chu Du không buồn nhìn vào cái đàn cổ quý báu đó nữa, ngồi luôn trước đống tài liệu.
Anh ta cầm lấy từng tập tài liệu cơ mật tỉ mỉ đọc.
Tài liệu thứ nhất là “Sơ đồ hầm lương thực của quân Thục.”
Tài liệu thứ hai là “Sơ đồ nhà vệ sinh của quân Thục.”
Tài liệu thứ ba là “Sơ đồ hệ thống liên lạc gián điệp một chiều của nước Thục.” Chu Du đang say sưa đọc, đột nhiên có tiếng bước chân phát ra trong màn đêm yên tĩnh!
Một cô gái mặc áo trắng xuất hiện trước mặt Chu Du. Chu Du hoảng hốt, lo sợ và không biết phải đối phó thế nào.
“Chu Du tiên sinh”, cô gái mặc áo trắng hỏi “Ông định bao giờ thì li hôn với Tiểu Kiều?”
Lúc đó, Tiểu Kiều đang ngủ say bị lời nói mê của Chu Du đánh thức.Lời nói mê của Chu Du là: “Cô nương, sao cô lại biết tin tôi li hôn với Tiểu Kiều nhanh như vậy? Sáng nay tôi mới có ý định này thôi mà...”
Tiểu Kiều tát cho Chu Du một cái trời giáng.
Chu Du bị đánh thức.
Chu Du chẳng kịp giải thích cho Tiểu Kiều đang đùng đùng tức giận, vì anh ta còn mải lục lọi lại trí nhớ của mình về “Sơ đồ hầm lương thực của quân Thục”, “Sơ đồ nhà vệ sinh của quân Thục” và “Sơ đồ hệ thống liên lạc gián điệp một chiều của nước Thục”.
Nhưng trong đầu Chu Du không còn đọng lại chút dấu vết gì nữa.
Chu Du ngồi trên giường ôm đầu. Đây là do ai gây ra? Nên trách Gia Cát Lượng? Trách Tiểu Kiều? Hay là trách chính bản thân mình đây?
Ngày nghỉ, Chu Du đánh chiếc xe bốn bánh ba chỗ ngồi màu vàng của mình ra phố hóng gió.
Ông ta đang ung dung tự đắc, bỗng vang lên một tiếng “Thất á!” từ căn nhà bên đường.
Chu Du kinh ngạc, liền dừng xe.
“Thất á! Thất á!”, lại hai tiếng nữa.
Chu Du quay đầu lại ngó, té ra âm thanh lạ kia phát ra từ căn nhà của pháp sư Vu Cát. Chu Du xuống xe đi vào trong.
Vu Cát đang ngồi trên một chiếc ghế xoay ở giữa phòng. Sát tường là một chiếc bàn dài, trên bàn bày các đĩa hoa quả nào là đào, lê, mơ, táo, các loại.
Chu Du thấy có không ít hoa quả và đĩa rơi dưới đất, con quạ cưng của Vu Cát đang bận rộn thu dọn giúp chủ nhân. “Cậu đang làm gì vậy?”, Chu Du ngạc nhiên hỏi Vu Cát.
Vu Cát nói: “Tôi đang chơi bắn cung, tôi là một người ham mê bắn cung.”
“Nhưng hai tay cậu trống không, không có cung cũng chẳng có tên, làm sao mà bắn?”, Chu Du tỏ vẻ không hiểu.
Vu Cát giải thích: “Ban đầu tôi chơi bắn cung cũng có tên, có nỏ, nhưng sau đó cảm thấy chơi tên không an toàn, dễ bị thương nên chuyển sang chơi kiểu ‘bắn không cần cung cũng chẳng cần tên’.”
Chu Du hỏi: “Thế nào là ‘bắn không cần cung cũng chẳng cần tên’?”
Vu Cát liền giơ ngón tay cái của bàn tay phải ra, tiếp đến ngón trỏ tạo thành một góc 90 độ, rồi hướng ngón trỏ ngắm bừa một quả lê đặt trên đĩa.
Anh ta hô: “Thất á!”
Quả lê đó lập tức rơi xuống đất.
“Thất á!”
Cả đĩa lê cũng bị rơi xuống đất.
Chu Du cảm thấy rất kì lạ: “Cậu dùng cái gì để bắn rơi cả quả lê và đĩa lê vậy?”
Vu Cát giải thích: “Các ngón tay của chúng ta vốn có thể giải phóng được năng lượng, nhưng năng lượng này rất yếu, chỉ cách một phân thôi nhưng di chuyển 56 một con kiến còn khó. Nhưng, nếu như qua xử lý của phép thuật thì nó sẽ mạnh hơn nhiều, khi đó có thể đem đến hiệu quả đáng kinh ngạc.”
Ngón trỏ của Vu Cát chỉ thẳng vào chiếc mũ trên đầu Chu Du: “Thất á!” Chiếc mũ bay khỏi đầu Chu Du. Nhưng nó vẫn chưa rơi xuống đất, thế là Vu Cát liền ra hiệu cho con quạ dùng miệng bắt lấy và đội trả lên đầu cho Chu Du.
Vu Cát nói: “Lúc nãy là bắn những vật cố định, tôi sẽ bắn những vật đang chuyển động cho ngài xem.”
Con quạ được phân công, ngậm mấy chùm nho bay lượn trong phòng.
Cùng với những tiếng “thất á”, từng chùm nho cứ thế rơi xuống đất.
Nhưng có một sự cố ngoài ý muốn, sau mười mấy tiếng “thất á”, lần này thứ bị bắn trúng
không phải là nho mà là quạ, đầu con quạ rơi phịch xuống đất.
Chu Du kinh ngạc kêu lên: “Cậu đã vô tình ngộ sát con quạ yêu quý của mình rồi kìa!”
Vu Cát không chút lo lắng: “Nó chỉ tạm thời hôn mê thôi, rất nhanh sau đó sẽ tự động tỉnh lại. Không chết, không bị thương, không để lại di chứng, ‘thất á’ là một kiểu bắn thân thiện với môi trường.”
“Vậy khổ thân cho con quạ của cậu, đó là một cú bắn ngoài ý muốn.” “Đúng vậy.”
“Nhưng ta hy vọng có thể chuyển thất á từ trong dân dụng vào quân dụng, từ ngoài ý muốn chuyển thành có chủ ý.”
“?”
Lúc đó con quạ mở mắt, nó đập cánh bay đậu lên vai của Vu Cát.
Chu Du nói: “Nếu như áp dụng kĩ thuật này vào thực tiễn, khi quân địch đang hôn mê, quân ta hoàn toàn có thể thừa cơ khống chế được đối phương, khiến chúng trở thành tù binh của ta.”
Vu Cát hỏi: “Ý của Đô đốc là, muốn cho mọi tướng sĩ trong quân Ngô chúng ta đều nắm được kĩ thuật bắn ‘thất á’ này?”
“Đúng vậy.” Chu Du nói: “Trận chiến mới của Ngô - Ngụy sắp diễn ra, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào vũ khí cơ mật này để giành thắng lợi.”
[Cuộc chiến Ngô - Ngụy bắt đầu] Toàn bộ quân Ngụy tiến vào chiến trường dưới sự thống lĩnh của đại thống soái Tào Tháo, bài binh bố trận xong xuôi.
“Ồ”, Tào Tháo kinh ngạc quay ra nói với quân sư Tưởng Cán của mình: “Sao đến giờ này không thấy bóng dáng quân Ngô đâu vậy?” Tưởng Cán nói: “Chắc là do họ ngủ dậy muộn cũng nên.”
Vừa nói dứt lời, quân Ngô từ từ xuất hiện từ phía chân trời.
Tào Tháo ra lệnh cho toàn quân sĩ: “Quân địch đến rồi, toàn quân chờ lệnh!” Quân Ngô từ từ hiện rõ mồn một, rõ tới mức có thể nhìn thấy họ cầm binh khí gì. Nhưng điều khiến cho quân Ngụy kinh hãi là – quân Ngô không mang theo binh khí!
Tào Tháo hỏi Tưởng Cán: “Tử Thúy à, thị lực của ông tốt hơn ta, ông nhìn giúp xem, quân Ngô thực sự không mang binh khí gì sao?”
Tưởng Cán trả lời: “Tay phải thì không cầm gì, tay trái mỗi người cầm một sợi dây thừng, dây thừng thì không thể coi là binh khí được.”
“Có thể”, Tào Tháo phân tích, “Bọn họ định bắt chước kiểu trói ngựa, dùng dây thừng để trói cổ binh sĩ chúng ta lại chăng.”
Tào Tháo lại hạ lệnh: “Toàn quân chú ý, lập tức rút kiếm ra khỏi bao. Khi cổ của các ông bị dây thừng buộc vào phải nhanh chóng cắt đứt dây thừng.”
Xoẹt! Toàn bộ quân Ngụy lăm lăm kiếm trong tay.
Quân Ngô càng tiến sát hơn. Khi hai bên chỉ còn cách nhau năm bước chân, quân Ngô dừng lại.
Quân Ngụy giơ kiếm, bất cứ lúc nào cũng có thể cắt dây thừng.
Nhưng quân Ngô không hề tung ra sợi dây thừng bên tay trái mà đều nhất loạt giơ tay phải, chỉ về phía đối phương.
“Hành động này của chúng”, Tào Tháo đoán, “có phải là chửi người khác không?”
Lúc này, pháp sư Quản Lộ theo đoàn quân tham chiến nói với Tào Tháo: “Trên đầu ngón tay của quân sĩ nước Ngô đều dán một mẩu giấy màu vàng, cho thấy việc này có liên quan đến pháp thuật.”
Tào Tháo nói: “Đối phó với mưa thì phải cầm ô.
Khi binh sĩ của chúng ta bị pháp thuật uy hiếp thì, Quản Lộ, ô của ông đâu?” Quản Lộ nói: “Không kịp rồi.”
Vừa dứt lời, toàn thể quân Ngô hô vang một tiếng:
“Thất á!”
Năng lượng phép thuật từ đầu ngón tay của mười vạn quân Ngô bắn ra, tạo thành một nguồn năng lượng khổng lồ khiến mười vạn quân Ngụy bổ nhào xuống đất.
Trong lúc quân Ngụy còn hôn mê chưa tỉnh, những sợi dây thừng của quân Ngô bắt đầu phát huy tác dụng, họ đem trói quân Ngụy lại.
Nhưng quân Ngô không hề tung ra sợi dây thừng bên tay trái mà đều nhất loạt giơ tay phải, chỉ về phía đối phương. Tào Tháo ngồi trên ngựa thừ người ra, quay lại nói với Quản Lộ: “Thất á lợi hại thật đấy.”
Quản Lộ nói: “Tào công mau chạy đi, nếu không ‘Thất á’ đến chỗ ông bây giờ.” Tào Tháo vội ba chân bốn cẳng rời khỏi trận đấu.
Nước Ngô thắng lớn trong trận chiến Ngô - Ngụy lần này.
[Tại nước Thục]
Trương Phi nhận được tin tình hình chiến đấu của hai bên Ngô - Ngụy liền vội vàng chạy đến báo cáo với Gia Cát Lượng.
“Tiên sinh, lần này quân Ngô dùng vũ khí bí mật đánh thắng được quân Ngụy.” Gia Cát Lượng hỏi: “Vũ khí bí mật gì vậy?”
Trương Phi giơ ngón cái của bàn tay phải, chỉ ngón trỏ thẳng hướng Gia Cát Lượng: “Thất á!”
Một Gia Cát Lượng tinh thông pháp thuật ngay lập tức hiểu ra sự kì diệu ẩn chứa bên trong, gật đầu lia lịa: “Cao chiêu, cao chiêu.”
Gia Cát Lượng liền giơ ngón cái và ngón trỏ của mình lên huơ huơ trong không trung. “Xem ra tiên sinh rất hứng thú với phép thuật này.” Trương Phi nói.
Gia Cát Lượng đáp: “Khả năng ứng dụng của nó không hề nhỏ chút nào đâu, ta cần nghiên cứu cẩn thận.”
Gia Cát Lượng nhắm mắt, từ tốn phe phẩy chiếc quạt lông ngỗng.
Trương Phi đi ra ngoài, trong bụng mừng thầm:
“Chỉ cần tiên sinh của chúng ta vẫy quạt một cái thì tên Chu lang kia đừng hòng sơ múi được gì của nước Thục nhá.”
Vài ngày sau, vào buổi trưa, Gia Cát Lượng đến tìm Trương Phi.
Vệ binh canh ngoài cửa nói: “Gia Cát tiên sinh, Trương tướng quân đang ngủ trưa.” “Ta biết, ta cố tình đến tìm tướng quân vào giờ này”, Gia Cát Lượng nói.
“Nhưng”, vệ binh nói: “Thời gian này không ai gọi được tướng quân dậy, ông ấy ngủ say như chết vậy.”
“Để ta vào thử xem.”
Gia Cát Lượng đến trước giường của Trương Phi.
“Tam tướng quân, tam tướng quân!”
Gọi mấy tiếng mà Trương Phi vẫn ngáy o o.
Gia Cát Lượng lấy quạt cù vào gót chân của Trương Phi. Chân của Trương Phi động đậy vài cái nhưng ông ta vẫn ngủ say sưa.
Gia Cát Lượng giơ ngón cái, dùng ngón trỏ hướng về phía Trương Phi kêu lớn: “Thất á!” Trương Phi giật mình tỉnh giấc, ngồi bật dậy, mở to mắt hỏi: “Chuyện gì vậy?”
Gia Cát Lượng cười nói: “Chỉ là một thí nghiệm.
Ta nghĩ, Chu Du có thể dùng ‘Thất á’ khiến người khác hôn mê, thì ngược lại ta cũng có thể khiến người hôn mê tỉnh dậy. Mặc dù có tác dụng với con người, nhưng với động vậy thì sao? Thực vật thì sao?”
Gia Cát Lượng suy nghĩ thật sâu xa.
Một tháng trôi qua.
Trương Phi bắt đầu luyện tập binh lính chuẩn bị cho chiến tranh Thục - Ngô.
Điều khiến Trương Phi lo lắng là: Sắp đánh nhau đến nơi mà mấy hôm nay không thấy Gia Cát tiên sinh đâu cả.
Trương Phi tìm đến mật thất của Gia Cát Lượng.
Trương Phi nghĩ: “Chu Du nhất định sử dụng ‘Thất á’ trong chiến tranh Thục - Ngô. Đạo cao một thước, phép cao một trượng, Gia Cát tiên sinh nhất định là đang nghiên cứu ‘Thất á cấp cao’ để nắm chắc phần thắng đây.”
Nhưng cửa phòng mật thất khóa, bên trong không nghe thấy bất kỳ âm thanh gì. Trương Phi đi hỏi Lưu Bị: “Đại ca có biết Gia Cát tiên sinh hiện giờ đang ở đâu không?”
Lưu Bị nói với Trương Phi: “Tiên sinh nói, trong rừng không khí trong lành nên tiên sinh vào rừng rồi.”
“Hả?” Trương Phi khó hiểu: “Cuộc chiến còn đang phía trước, tiên sinh vẫn còn thú vui đi vào rừng tản bộ ư?”
Trương Phi vội vàng đi vào rừng tìm Gia Cát Lượng.
Trương Phi tìm thấy Gia Cát Lượng đang đứng ngây người trước một cái cây bị đổ.
Gia Cát Lượng hỏi Trương Phi: “Tam tướng quân, ông nói xem cây trông đẹp hơn hay là cái gốc cây trụi thùi lụi thì đẹp hơn?”
Trương Phi trả lời: “Đương nhiên là cây nhìn đẹp hơn rồi, cây còn có thể ra hoa kết quả, còn cây mà trơ mỗi cái gốc thì còn gì là đẹp.”
Gia Cát Lượng nói: “Nhưng con người chỉ vì để làm ra những ngôi nhà đẹp và đồ dùng đẹp mà biến cái cây trở nên xấu xí một cách không thương tiếc.
Trước tình trạng cây cối trơ lại gốc ngày càng nhiều thế này, con người nên cảm thấy hối hận.” “Nhưng hối hận có tác dụng gì?” Trương Phi nói:
“Gốc cây mãi chỉ là gốc cây mà thôi.”
“Ta sẽ hối lỗi thay cho những người chặt cây kia.”
Gia Cát Lượng nói: “Hối lỗi bằng hành động.” Gia Cát Lượng giơ ngón tay cái và ngón trỏ ra phía trước gốc cây: “Thất á!”
Trương Phi chờ một lát:
“Ồ sao vẫn không có động tĩnh gì vậy?”
Gia Cát Lượng nói: “Ông cứ nhìn kĩ mà xem.”
Trương Phi đứng lại gần cái cây mới nhìn thấy một mầm xanh nho nhỏ đang chồi lên. Trương Phi nói: “Lớn rất chậm ạ.”
“Đúng là rất chậm.” Gia Cát Lượng nói: “Cho nên ta phải nghiên cứu, làm thế nào để chúng lớn nhanh một chút, để uy lực của ‘Thất á’ lớn hơn một chút.”
“Nhưng chúng ta sắp đánh nhau với nước Ngô rồi, tiên sinh, ông nên phân biệt việc nặng nhẹ.” Trương Phi nhắc nhở Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng trấn an: “Tam tướng quân không cần lo lắng, ta đã có cách để đối phó với Chu Du rồi.
Ông nghĩ xem, nghĩ cho nhân loại chẳng phải quan trọng và cần kíp hơn nghĩ cho nước Thục hay sao?”
Đến ngày khai chiến hai bên Thục - Ngô.
Quân nước Thục đến chiến trường đúng giờ.
Quân Ngô vẫn theo lệ cũ, một lúc sau mới từ từ tiến đến từ phía chân trời.
Quân Ngô vẫn không mang theo binh khí, tay phải không cầm gì, tay trái cầm một sợi dây thừng. Nhưng điều khiến quân Ngô kinh ngạc là, quân Thục ra trận với hai bàn tay không.
Quân Ngô tiến sát vào.
Khi hai bên chỉ còn cách nhau năm bước chân, quân Ngô dừng lại.
Quân Ngô vừa giơ phải lên, lúc này toàn bộ quân Thục lùi về sau một bước.
“Thất á” của quân Ngô chỉ có tác dụng trong vòng năm bước chân, cho nên họ không thể không tiến thêm một bước.
Nhưng quân Thục lại tiếp tục lùi lại một bước.
Cứ như vậy, quân Ngô tiến thêm một bước, quân Thục lại lùi tiếp một bước. Quân Thục dẫn quân Ngô vào rừng sâu không có cây – khắp nơi chỉ toàn là cây còn trơ lại gốc.
Lúc này toàn bộ quân Thục liền đưa ngón cái và ngón trỏ ra phía trước, trên đầu ngón tay có dán một mẩu giấy màu đỏ... Nhưng mục tiêu của họ không phải là quân Ngô mà là mấy cái gốc cây kia.
“Thất á! Thất á! Thất á!...”
Lúc này kĩ thuật “Thất á” mà Gia Cát Lượng nghiên cứu ra đã nhuần nhuyễn hơn trước rất nhiều.
Những mầm non mới nhú trên những gốc cây nhanh chóng phát triển thành cành cây, chẳng mất chốc đã biến thành cây xanh to lớn. Quân Ngô còn đang ngơ ngác vì sự hồi sinh của những gốc cây, thì đột nhiên phát hiện quân địch đã biến mất từ bao giờ.
Chu Du và toàn bộ quân lính của mình bị bao vây trong rừng sâu bạt ngàn không thấy đường ra.
Quân sĩ kinh hãi kêu lên: “Chúng ta bị lạc đường mất rồi.”
“Không được hoang mang!”, Chu Du hạ lệnh “Dùng ‘Thất á’ của chúng ta chặt đứt chỗ cây này, phá vỡ vòng vây của địch mà thoát ra.”
“Thất á! Thất á! Thất á!...”
Nhưng uy lực ‘Thất á’ của quân Ngô có hạn, chỉ đủ bắn cho lá cây bay tứ tung.
Đột nhiên trong rừng vang lên tiếng người trách mắng: “Đừng bắn lá cây nữa, mau dừng tay lại.”
Mọi người nhìn theo hướng âm thanh, thấy một ông lão phăm phăm bước tới. Chu Du hỏi: “Ông là ai?”
Lão nhân nói: “Ta là Hoàng Thừa Ngạn - quản gia của Gia Cát Lượng. Chỉ cần các ông nhận thua trận này, hứa không phá hoại cây cối nữa, ta sẽ dẫn các ông ra khỏi đây.”
Chu Du cay cú quá. Nhưng ông ta còn lựa chọn nào khác sao?
Trương Phi có việc đến tìm Gia Cát Lượng.
Vào phủ, tìm đủ các phòng, nhưng không thấy người.
Trương Phi đến hậu hoa viên, vừa ngẩng đầu lên, vô cùng kinh ngạc nhìn khi thấy Gia Cát Lượng đang treo mình trên cây.
“Tiên sinh à, tại sao ông lại nghĩ không ra vậy?”
Trương Phi vừa hét vừa chạy lại gần gốc cây.
Trương Phi nhìn kĩ, hóa ra không phải Gia Cát Lượng định tự sát. Nếu như là tự sát sẽ phải buộc dây thừng vào cổ chứ không phải buộc tóc lên cành cây.
Chỉ thấy hai mắt Gia Cát Lượng vẫn nhắm nghiền, trông rất thư thái.
Trương Phi lẩm bẩm: “Không hiểu tiên sinh đang làm gì thế nhỉ?” Một lúc sau, Trương Phi thấy Gia Cát Lượng nhanh nhẹn nhảy thoăn thoắt trong không trung.
“Tiên sinh đang luyện công à?”
Gia Cát Lượng nhảy thêm 200 bước mới chịu dừng lại.
Ông khẽ hất đầu một cái, đám tóc đang treo trên cây được gỡ ra, cơ thể nhẹ nhàng chạm đất, lúc ấy ông mới từ từ mở mắt.
Trương Phi thở phào nói: “Tiên sinh thật khéo dọa người. Sao lại treo ngược tóc lên cây vậy?”
Gia Cát Lượng nói: “Tóc có liên quan đến não, não có liên quan đến trí thông minh, ta đang vận dụng ‘Thuật khai quật trí thông minh’.”
Trương Phi bắt đầu thấy hiếu kì: “Trí thông minh cũng có thể khai quật được ư?”
Gia Cát Lượng giải thích: “Trí thông minh của con người chỉ phát huy công dụng được một phần ba, hai phần ba còn lại chìm sâu trong đại não. Nếu như có thể gợi mở được tài nguyên não, người ngu dốt có thể trở thành thông minh, người thông minh có thể càng thông minh hơn.”
“Trí thông minh của tôi thật chẳng đủ dùng.”
Trương Phi nói: “Nếu như có thể cộng thêm hai phần ba còn lại vào với một phần ba đang có này sẽ không có ai nói tôi là hữu dũng vô mưu nữa.” Gia Cát Lượng cười nói: “Nếu Tam tướng quân đồng ý, có thể thử ở đây luôn.”
“Thử thế nào?”
“Tính thử một phép tính nhé. Lấy ngày sinh của Tam tướng quân và Nhị tướng quân nhân vào với nhau là bằng bao nhiêu? Chỉ được tính nhẩm không được tính nháp.”
Trương Phi lẩm bẩm: “Sinh nhật nhị ca là tháng Một ngày 23, sinh nhật của mình là tháng Ba ngày 21, 123 nhân với 321... tính ra được chắc mình ngất.”
“Thôi được”, Gia Cát Lượng nói: “Bây giờ ông hãy bỏ mũ xuống.”
Trương Phi cởi bỏ mũ.
“Tam tướng quân hãy đứng dưới gốc cây này.”
Trương Phi làm theo chỉ dẫn của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng phất quạt lông ngỗng, “Yo” một tiếng, Trương Phi lướt trên không, tóc xoắn vào cành cây.
Gia Cát Lượng bắt Trương Phi nhắm mắt.
Sau đó quạt lông ngỗng điều khiển cho Trương Phi nhảy 200 bước trong không trung. Trương Phi xuống đất, mở mắt ra, Gia Cát Lượng lại hỏi: “123 nhân với 321 bằng bao nhiêu?” “Bằng 39483”, Trương Phi trả lời mà không cần suy nghĩ.
[Tại nước Ngô]
Lỗ Túc nắm bắt mọi thông tin tình báo đến báo cáo với Chu Du:
“Đô đốc, tôi mới có được một thông tin.”
Chu Du hỏi: “Là tin tốt hay tin xấu?”
Lỗ Túc nói: “Đối với người khác là tin tốt, đối với ông là tin xấu.”
“Chuyện gì vậy?”
“Gia Cát Lượng lại có phát minh mới, ông ta phát minh ra Thuật khai quật trí thông minh.”
Nghe tin từ Lỗ Túc, Chu Du trong lòng lo ngay ngáy: “Ngày trước đối phó với một mình Gia Cát Lượng đã khó rồi, bây giờ coi như một lúc phải đối phó với ba Gia Cát Lượng.”
Chu Du chờ cho Lỗ Túc lui, liền cho gọi pháp sư Vu Cát tới.
Chu Du kể câu chuyện Gia Cát Lượng phát minh ra Thuật khai quật trí thông minh rồi hỏi Vu Cát: “Cậu thử nói xem, trí thông minh của Gia Cát Lượng giờ lớn hơn gấp nhiều lần, chúng ta nên làm gì?”
Vu Cát nói: “Chúng ta... cũng nghĩ cách để khai quật trí thông minh.”
“Trí thông minh cũng cần khai quật” Chu Du cười méo mó: “Nhưng chúng ta không cần khai quật trí thông minh của chính mình.” Vu Cát ngẩn người: “Ý của Đô đốc là chúng ta phải khai quật trí thông minh của người khác ư?”
Chu Du nói: “Nếu như cần phải khai quật thì khai quật trí thông minh người khác còn có ý nghĩa gì...”
“Có nghĩa là nhất định phải khai quật trí thông minh của Gia Cát Lượng?”
“Đúng thế. Cũng giống như có hai cái thùng đều chỉ chứa nửa thùng nước. Nếu như mỗi thùng đổ thêm nửa thùng nữa, hai thùng vẫn là tương đương nhau.
Nhưng nếu như đổ nửa thùng nước này vào nửa thùng nước còn lại, thì đó lại là một chuyện khác.”
“Hiểu rồi”, Vu Cát nói “Nhưng Gia Cát Lượng sẽ không chịu để yên cho người khác đến khai quật trí thông minh của ông ta đâu.”
“Đương nhiên là không”. Chu Du nghĩ ngợi một lúc, nói: “Thế này được không? Chúng ta tặng Gia Cát Lượng một chiếc mũ, nhưng không phải là chiếc mũ bình thường.”
“Đó là chiếc mũ khai quật trí thông minh?”
“Đúng.”
Vu Cát nghĩ: “Từ kĩ thuật phép thuật mà nói, điều đó là có thể, nhưng trong quá trình thử nghiệm phải liên tục quan sát phản ứng của cơ thể.”
Chu Du nói: “Ta không thể giao cơ thể ta cho cậu quan sát bởi vì ta rất quan trọng. Nhỡ thử nghiệm xảy ra sai sót, trí thông minh của ta mất đi, đây sẽ là tổn thất có thể hủy diệt cả nước Ngô.”
“Vậy, cơ thể của ai là không quan trọng lắm, nhỡ xảy ra chuyện gì sẽ không gây ra tổn thất có
thể hủy diệt cả nước Ngô?”
“À... Lỗ Túc đi.”
Vu Cát đã tạo ra được chiếc mũ khai quật trí thông minh.
Trên chiếc mũ có những đường gân sắt nhỏ để hút lấy trí thông minh.
Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Vu Cát hỏi Lỗ Túc:
“Hãy trả lời, bố của bố ông thì ông gọi là gì?”
Lỗ Túc nói: “Tôi gọi là ông nội.”
“Đúng. Vậy con trai của con trai ông thì là gì của ông?”
“Đó là cháu nội tôi.”
Vu Cát liền đội chiếc mũ khai quật trí thông minh lên đầu Lỗ Túc.
Vu Cát ngồi xuống trước mặt Lỗ Túc, bốn mắt nhìn nhau.
Những đường gân trên mũ phát ra tiếng oong oong rất nhỏ.
Khuôn mặt của Lỗ Túc từ dưới lên trên nổi lên những đường sóng màu đỏ.
Trên khuôn mặt của Vu Cát từ trên xuống dưới cũng nổi đầy những đường sóng màu đỏ. Cuối cùng Vu Cát bỏ mũ ra khỏi đầu Lỗ Túc, sắc mặt của hai người mới trở về trạng thái như ban đầu.
Vu Cát liền hỏi lại để thử trí thông minh của Lỗ Túc.
“Hãy trả lời, con trai của con trai ông là thế nào với ông?”
“Tôi mới chỉ có con trai, chưa có con trai của con trai.”
“Tôi nói trong tương lai, đến khi nào con trai ông có con trai.”
“Có thể con trai tôi không sinh con trai, sinh con gái.”
“Vậy thì trả lời, con gái của con trai ông là thế nào với ông?”
“Con trai tôi không sinh con trai cũng chẳng sinh con gái, có được không?”
Vu Cát toát mồ hôi... Nhưng anh chàng pháp sư đẹp trai rất hài lòng về kết quả thử nghiệm. Trí thông minh của Lỗ Túc giảm đi trông thấy, điều đó chứng minh việc khai quật đã thành công.
Sau khi kết thúc thử nghiệm, Vu Cát đội lên đầu mình chiếc mũ đó, trả lại trí thông minh cho Lỗ Túc.
[Tại nước Thục]
Trương Phi vào phòng gặp Gia Cát Lượng, thấy Gia Cát Lượng đang ngồi yên bất động, đang tập thể dục. Tập thể dục mà có thể không cử động ư? Được chứ. Để duy trì sự nhạy bén của tư duy, Gia Cát Lượng phải tập thể dục cho đầu óc.
“Tiên sinh”, Trương Phi báo cáo: “Pháp sư nước Ngô, Vu Cát, xin cầu kiến. Cậu ta nói đến là vì tình cảm, muốn tặng ông một chiếc mũ.”
Gia Cát Lượng bình tĩnh tập nốt động tác cuối cùng của bài thể dục trí não, với bộ óc đang cực kì minh mẫn, Gia Cát Lượng phán đoán rằng: “Chu Du phái Vu Cát đến, ắt là có liên quan đến thuật khai quật trí thông minh của ta. Tặng ta mũ là chắc muốn khai quật trí thông minh của ta rồi.”
“Mơ tưởng hão huyền”, Trương Phi tức giận: “Tôi sẽ đi đuổi tên đó đi!”
“Khoan đã” Gia Cát Lượng hỏi Trương Phi: “Tam tướng quân, ông nói xem, Chu Du sau khi có được trí lực của ta sẽ làm gì?”
Trương Phi nói: “Hắn ta sẽ thắng toàn bộ số tiền thưởng trong một cuộc thi trí tuệ lớn, sau đó sẽ đánh bại ông trong cuộc chiến Thục - Ngô.”
“Rất có thể,” Gia Cát Lượng cười nói: “Trí tuệ của ta đến nước Ngô, Chu Du sẽ để Vu Cát trả về nguyên vẹn.”
“Tôi không tin.”
“Vậy chúng ta đánh cược với nhau nhé, người thua sẽ phải đi gõ cửa 100 nhà và nói ‘xin lỗi’ với người trong nhà .” “Được, nói lời phải giữ lấy lời!”
Vu Cát bước vào.
“Gia Cát tiên sinh, Đô đốc của chúng tôi nằm mơ, trong giấc mơ ông đến đòi ông ấy một chiếc mũ, Chu tiên sinh tỉnh giấc lập tức lệnh cho tôi mang mũ đến đây ngay.”
Vu Cát cung kính dâng chiếc mũ khai quật trí thông minh.
Gia Cát Lượng nhận lấy rồi đặt chiếc mũ lên bàn.
“Thật là ngại quá.” Gia Cát Lượng nói: “Lẽ nào ta lại nhảy vào giấc mơ của Chu Đô đốc rồi yêu cầu ông ấy một việc buồn cười đến vậy, khiến cho ông phải vất vả đến đây một chuyến rồi.”
“Không sao, tình bạn mới quan trọng mà.” Vu Cát nói: “Gia Cát tiên sinh có muốn đội thử không?”
Chỉ cần Gia Cát Lượng đội mũ vào, Vu Cát có thể khai quật được trí thông minh của Gia Cát Lượng qua việc bốn mắt đối diện.
Nhưng Gia Cát Lượng nói: “Cái mũ này, đến tối ta mới đội nó.”
“Tại sao?”
“Như vậy, trong mơ Chu Đô đốc có thể nhìn thấy ta đội cái mũ mà ông ta tặng, ông ta ắt sẽ rất vui.”
Vu Cát vô cùng thất vọng và thầm nghĩ: “Mưu kế của chúng ta bị Gia Cát Lượng phá hỏng rồi.” Gia Cát Lượng lại nói: “Nhận quà mà không đáp lại thì thật là thất lễ, Chu Đô đốc tặng mũ cho ta, ta cũng nên tặng cho Đô đốc chút quà.”
Vu Cát hỏi: “Là quà gì?”
Gia Cát Lượng nói: “Mấy ngày hôm nay, trí thông minh mà ta khai quật được, thực ra nhiều quá cũng dùng không hết, muốn tặng một chút cho Chu Đô đốc, phiền Vu tiên sinh mang về.”
Vu Cát kinh ngạc há hốc mồm: “Có thể tôi nghe nhầm chăng... ông muốn... tặng trí thông minh?”
“Đúng vậy, ông không nghe nhầm.”
Vậy là theo yêu cầu của Gia Cát Lượng, hai bên cởi áo cột tóc, cách nhau khoảng hai bước chân.
Gia Cát Lượng ra khẩu lệnh: “Hai bên cúi chào.”
Vu Cát vừa cúi người cuống, tóc của ông ta bị tóc của Gia Cát Lượng buộc lại, tóc của hai người kết lại giống như một sợi dây thừng buộc hai con kiến.
Gia Cát Lượng chỉ đạo Vu Cát, hai người hướng đỉnh đầu vào vào nhau, quay vòng... Tất cả là bảy bảy bốn mươi chín vòng.
Toàn bộ trí lực chuyển hết, Gia Cát Lượng nhắc nhở Vu Cát: “Ta vẫn còn tám chữ nữa, tặng cho Chu Đô đốc...”
Về đến nước Ngô, Vu Cát liền đi gặp Chu Du.
Chu Du hỏi: “Thu được không?” Vu Cát nói: “Coi như là hoàn thành sứ mạng.”
Chu Du nói: “Trước khi đi ta có hỏi ông một vấn đề ngoắt ngoéo, ông không trả lời được, giờ thì trả lời được rồi chứ?”
Câu hỏi đó là: “Khi nào có người gõ cửa, ông tuyệt đối không được nói ‘mời vào’?” Chỉ thấy Vu Cát lạnh lùng trả lời: “Là trong nhà vệ sinh.”
“Ha ha”, Chu Du cười lớn: “Đúng là trí thông minh có hơn rồi.”
Vu Cát liền đội chiếc mũ khai quật thông minh, định chuyển những trí thông minh thu nhặt được chuyển cho Chu Du.
Đột nhiên Vu Cát nghĩ đến một chuyện, liền bỏ mũ xuống: “Đô đốc, Gia Cát Lượng tặng ông tám chữ, muốn tôi về thì gửi ông luôn.”
“Tám chữ nào?”
“Đại trí nhược ngu, đại ngu nhược trí.”
Chu Du lẩm bẩm: “Nói như vậy, người thông minh xem ra rất ngốc nghếch, còn người xem ra rất thông minh thực ra lại là tên ngốc. Vu Cát, Gia Cát Lượng nói như vậy có nghĩa là gì?”
Vu Cát lắc đầu.
Chu Du đột nhiên chuyển sắc mặt: “Tám chữ này là một tín hiệu vô cùng nguy hiểm! Nếu như để trí thông minh của Gia Cát Lượng vào đầu óc của ta, rất có thể mọi suy nghĩ và hành động của ta đều bị Gia Cát Lượng điều khiển!”
“Vậy,” Vu Cát nói: “Ông không muốn có trí thông minh của Gia Cát Lượng nữa thì để tôi dùng cho.”
“Cũng không được! Ta làm sao có thể để pháp sư của ta bị Gia Cát Lượng khống chế? Ông lập tức quay trở lại nước Thục, trả lại trí thông minh nguy hiểm này cho Gia Cát Lượng đi!”
Vu Cát lập tức quay lại nước Thục trả trí thông minh.
Đêm hôm đó, Lưu Bị đang ngủ say thì bị tiếng gọi cửa bên ngoài đánh thức. Ông ta mặc áo mở cửa, thấy Trương Phi đứng ngoài cửa.
Lưu Bị hỏi: “Tam đệ, có chuyện gấp gì à?”
“Xin lỗi,” Trương Phi nói: “Đệ đánh cược bị thua, còn phải đi gõ cửa 99 nhà nữa.”
Trương Phi đến báo với Gia Cát Lượng.
“Tiên sinh, Lỗ Túc nước Ngô đến cầu kiến.”
“Mời ông ta vào.”
Gia Cát Lượng tiếp đãi người bạn cũ bằng loại trà hảo hạng nhất.
“Tử Kính, ông tới nước Thục lần này có sứ mệnh gì mang theo chăng?”
Lỗ Túc đáp: “Khổng Minh tiên sinh, tình bang giao hữu nghị giữa hai nước Ngô - Thục là không thể chia cắt được, nhưng cũng còn vấn đề về lãnh thổ. Đô đốc Chu Du nước tôi muốn mời tiên sinh sang Ngô một chuyến bàn chuyện tranh chấp này, cũng là để thắt chặt thêm mối quan hệ của hai nước.” “Quả là một ý kiến hay, tôi rất sẵn lòng nhận lời Chu Đô đốc”, Gia Cát Lượng mỉm cười đáp.
“Tiên sinh không thể đi!”, Trương Phi vội vàng khuyên ngăn, “Chu Du sẽ mưu hại tiên sinh đó!”
Gia Cát Lượng nói: “Chu Du sẽ không hại ta đâu, mà cho dù có muốn hại ta cũng sẽ không thể thành công được. Tử Kính, ông xem tôi nói có đúng không?”
“Không được, tiên sinh không thể sang đó một mình.” Trương Phi vẫn thấy không yên tâm chút nào, “Hay là để Trương Phi tôi đi cùng, giống như Triệu Tử Long lần trước hộ tống đại ca vậy.”
Lỗ Túc tỏ ý không đồng tình: “Tiên sinh đi chuyến này là nói chuyện bang giao hữu nghị, chứ nào phải đi bàn chiến sự, hà tất cần Dực Đức hộ tống? Lỗ Túc tôi lần này đến Thục cũng không cần người bảo vệ, ai mà sẽ tới hại tôi chứ?”
Gia Cát Lượng liền nói với Trương Phi: “Tam tướng quân không cần nói nữa, ý ta đã quyết!”
Rồi quay sang nói với Lỗ Túc: “Bây giờ đã muộn,Tử Kính vào lán trại nghỉ một đêm, sáng mai tôi và ông sẽ xuất hành.”
Lỗ Túc vui vẻ cáo từ.
Lỗ Túc đi rồi, Trương Phi vẫn một mực: “Sự an toàn của tiên sinh cũng là sự an nguy của xã tắc, hay là cứ để tôi đi cùng tiên sinh!” Gia Cát Lượng nói: “Đa tạ Tam tướng quân. Tam tướng quân một mực muốn hộ tống tôi, tôi thật khó khước từ, vậy tôi sẽ nhận lời Tam tướng quân một nửa có được không?”
Trương Phi tỏ vẻ thắc mắc: “Ý tiên sinh là, tôi chỉ tiễn tiên sinh tới nửa đường rồi quay về sao?”
“Không, ý tôi là tôi sẽ chỉ mang một nửa Dực Đức mà thôi.”
“Không hiểu”.
Gia Cát Lượng giải thích: “Để thể hiện tình hữu hảo, mà cũng để đề phòng bất trắc, tôi quyết định chỉ mang phần thân của tam tướng quân, cũng có thể nói là, dùng đầu của tôi và người của tam tướng quân để hợp lại làm một.”
“Thật không thể tưởng tượng nổi!” Trương Phi nói, “Có nghĩa là Gia Cát Lượng ghép xác này sẽ có tài hùng biện và trí tuệ siêu quần, lại dũng mãnh đủ sức địch vạn quân, vừa có thể đàm phán thương thuyết lại vừa có thể tự mình tự vệ, văn võ song toàn?”
“Đúng thế.”
“Nhưng mà, hai đầu của chúng ta đều phải lìa khỏi thân, liệu có nguy hiểm quá không? Tôi không lo cho bản thân mình, mà là lo cho tiên sinh kìa, bởi mạng sống của tiên sinh quan trọng hơn tôi cả ngàn lần.”
“Không lo, không lo. Tôi tất có cách.” Gia Cát Lượng lấy ra bảy lọ nhỏ màu đen, xếp thành một vòng.
Sau đó ông lấy ra một tờ giấy màu vàng, đốt cháy thành tro rồi cũng lần lượt cho vào bảy chiếc lọ kia.
Một lúc sau, khói từ trong lọ bốc lên ngùn ngụt.
Gia Cát Lượng hỏi Trương Phi: “Ông có biết trong lọ có vật gì không?”
Trương Phi không thể trả lời được.
“Chính là phân của con hồ li chín đuôi đã được phơi khô.”
“Phân hồ li?”
“Đúng thế. Ông biết Phong Hỏa Đài dùng phân cáo để làm khói cáo, hôm nay chúng ta tạo khói hồ li.”
“Thế khói hồ li này dùng để làm gì vậy tiên sinh?”
Gia Cát Lượng giải thích:
“Trong pháp thuật, làm đầu lìa khỏi thân là một phép khó, nhất định phải dùng tới khói hồ li. Chỉ có trong khói hồ li mới có thể triển khai phép Phân thân tam tuyệt này.”
Trương Phi thắc mắc: “Thế nào gọi là Phân thân tam tuyệt?”
“Dưới tác dụng của khói hồ li, đầu có thể tách khỏi thân mà không đau, không chảy máu và không hôn mê.” Lúc này khói đã trở nên dày đặc, tạo thành một màn sương.
Gia Cát Lượng bước vào trong đám khói, ẩn đi phần thân bên dưới.
Ngoài làn khói, Trương Phi đang hồi hộp lo lắng chờ đợi.
Sau đó, Trương Phi nghe thấy một tiếng “Ầm!”
Trương Phi thất kinh hỏi: “Sao vậy tiên sinh?!”
Lúc này mới nghe thấy tiếng Gia Cát Lượng:
“Không sao đâu, tôi đang xoay cái đầu xuống.”
“Xoay… xoay thế nào?”
“Quay trái ba vòng, quay phải ba vòng, tức khắc sẽ rơi, Tam tướng quân cầm giúp tôi với.” Trong đám khói, nhìn thấy đôi tay của Gia Cát Lượng, ôm một vật, đó chính là đầu của ông. Trương Phi giơ tay đón lấy đầu của Gia Cát Lượng rồi đặt lên bàn.
Thân hình không đầu của Gia Cát Lượng từ từ bước ra khỏi làn khói, đẩy Trương Phi vào trong.
Trên bàn, đầu Gia Cát Lượng nói: “Tam tướng quân, ông hãy xoay thử chiếc đầu mình xem có thấy đau hay không”
Trương Phi đáp: “Tôi làm rồi, không đau tí nào cả.”
“Tiếp tục quay trái ba vòng, quay phải ba vòng…” Lại một tiếng “ầm” nữa từ trong đám khói vang ra.
Gia Cát Lượng đỡ lấy đầu Trương Phi rồi đặt lên bàn, sau đó để đầu mình vào tay Trương Phi.
Đầu của Gia Cát Lượng đặt trên tay của Trương Phi dặn dò: “Khi hợp nhất, phải quay phải ba vòng, rồi quay trái ba vòng… Chú ý trước sau, đừng để lắp ngược.”
Bây giờ bạn thử đoán xem, người bước ra khỏi màn khói kia là Trương Phi hay Gia Cát Lượng?
Ngày hôm sau, Gia Cát Lượng được ghép xác cùng Trương Phi bắt đầu lên đường. Khi tới nước Ngô, Chu Du thiết đãi yến tiệc, tiếp đón Gia Cát Lượng. Thấy Gia Cát Lượng đi có một mình, không ai bảo vệ, Chu Du trong lòng mừng vui khôn xiết.
Chu Du bước tới chỗ Gia Cát Lượng nâng rượu mời: “Khổng Minh tiên sinh, vì tình bang giao hữu nghị hai nước Ngô - Thục, cũng là vì tình bằng hữu giữa hai ta, hãy cùng nhau uống cạn chén này!”
Gia Cát Lượng tỏ ý chối từ: “Dạo này dạ dày tôi không được tốt, không uống được rượu!”
Sự thực là Gia Cát Lượng cần giữ cho đầu óc tỉnh táo, nên không thể uống được. Nhưng ông không thể ngờ được rằng Trương Phi là người yêu rượu hơn cả mạng sống. Một khi dự tiệc rượu, huyết mạch toàn thân rần rần không thể kiểm soát nổi.
Miệng Gia Cát Lượng nói không thể uống, nhưng tay Trương Phi lại không kìm nổi việc cầm
lấy cốc rượu kia.
Gia Cát Lượng cố dùng hết sức mình để kiềm chế không cho Trương Phi làm hành động ngu xuẩn này. Đúng lúc ấy, tướng Thái Sử Từ dưới trướng Chu Du đứng lên nói: “Gia Cát tiên sinh, ông không uống vì không có tiết mục góp vui đúng không? Tôi có thể biểu diễn vài đường kiếm giúp tiên sinh uống được thoải mái!”
“Xoẹt”, Thái Sử Từ rút ra một thanh bảo kiếm sáng lóa.
Rõ ràng Chu Du có chủ ý giống như trong vụ Hồng Môn Yến, Thái Sử Từ đóng vai Hạng Trang, sát khí đằng đằng.
Thái Sử Từ múa kiếm như cưỡi gió đạp mưa, dần dần tiến tới gần bàn Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đứng bật dậy, tay tóm lấy áo lông vũ của Thái Sử Từ, nói:
“Thái Sử tướng quân, Gia Cát Lượng tôi trước nay chưa làm việc nặng nhọc bao giờ, gần đây để tăng cường sức khỏe nên thi thoảng rảnh rỗi có luyện chút ít võ công, hôm nay mong được góp vui cùng ông, mong các vị chớ chê cười.”
Gia Cát Lượng nhẹ nhàng nhảy vọt một cái đã qua mặt bàn, bình tĩnh, nhanh nhẹn, không hổ danh là “nhanh như sóc chạy, nhẹ như lá rơi.”
Tất cả mọi người miệng há hốc mắt trố ra kinh ngạc.
Thái Sử Từ nghĩ thầm trong bụng: “Quân tử đi trước là quân tử khôn.”
Rồi Thái Sử Từ xuất luôn chiêu hòng chặt đứt quạt của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng xoay cổ tay, gạt kiếm qua một bên, từ thế bị động chuyển thành thế thượng phong, rồi dùng quạt đập vào mu bàn tay Thái Sử Từ. Tuy là cú đập của Gia Cát Lượng nhưng dùng sức của Trương Phi, Thái Sử Từ đau quá hét lên một tiếng, bảo kiếm rơi khỏi tay.
Không đợi kiếm kịp rơi, Gia Cát Lượng xuất chiêu, đá tung kiếm lên không trung.
Kiếm bay vọt lên xà nhà rồi lao xuống cắm “Phập”
một tiếng vào bàn Chu Du. Vốn bị cận thị, Chu Du để tay trên bàn không kịp né, mũi kiếm kẹp chính giữa ngón giữa và ngón đeo nhẫn rồi rung lên một hồi lâu.
Đợi kiếm đứng yên, Chu Du mới dám rút kiếm ra, nhưng không sao rút nổi! [Tại nước Thục]
Vậy thân Gia Cát Lượng và đầu Trương Phi sau khi hợp nhất liệu sẽ ra sao?
Tối hôm Gia Cát Lượng sang Ngô, Trương Phi vẫn sống theo lối cũ, uống rượu xong rồi đi ngủ từ sớm.
Nhưng thân Gia Cát Lượng lại không quen ngủ sớm, ông có thói quen đốt nến làm việc tới tận khuya.
Trương Phi thử ép thân quân sư nằm lên giường, nhưng thật không hề dễ dàng, dưới sự đấu tranh giữa ý chí và sức mạnh của thân xác, Trương Phi thật khó có thể giành được phần thắng.
Trương Phi liền nghĩ: “Dù sao thì tiên sinh cũng sắp về rồi, nhẫn nhịn vài ngày vậy.” Trương Phi ngồi xuống trước bàn làm việc của Gia Cát Lượng rồi ngủ gật, cho tới tận khuya, chân Gia Cát Lượng mới chịu bước vào giường ngủ.
Sáng hôm sau, Trương Phi có thói quen dậy luyện võ, nhưng thân Gia Cát Lượng lại rất khó kết hợp.
Trương Phi nghĩ ra một chiêu “Phi long tại thiên”, khai triển trên không trung, nhưng chân Gia Cát Lượng lại… không có lực, không sao giơ chân lên được.
Trương Phi định dùng chiêu “Bạt sơn đáo hải”, đẩy phiến đá to, lại sợ Gia Cát Lượng đẩy không nổi khéo lại… gãy cả xương.
Trương Phi bèn nghĩ: “Thôi, tạm thời không tập nữa vậy, chỉ cần vài ngày tới không cần đánh trận, chứ mình mà dùng thân xác mềm như đậu phụ này đánh nhau thì có ngày thiệt mạng mất.”
[Tại nước Ngô]
Chu Du không sao diệt trừ được Gia Cát Lượng văn võ song toàn, chỉ còn cách ngoan ngoãn ngồi xuống đàm phán mà thôi.
Cuộc đàm phán quả là thoải mái, bàn từ sáng tới tối, từ tối lại tới sáng, hết ngày này sang ngày khác… Gia Cát Lượng vốn không sợ đàm phán, nhưng mông Trương Phi lại sợ lắm lắm bởi Trương Phi vốn không chịu nổi ngồi yên một chỗ trừ phi uống rượu. Thế là người ta cứ nhìn thấy cảnh như thế này:
“Gia Cát tiên sinh, ông xem, vấn đề trả Kinh Châu…”
“Ôi, xin lỗi Chu Đô đốc, nhà vệ sinh ở đâu thế?”
“Ra khỏi cửa thì rẽ trái, tới chỗ nào bắt đầu bốc mùi thì rẽ phải.”
“Tôi biết rồi, xin cảm ơn.”
Gia Cát Lượng ra ngoài đi dạo, đợi cho mông Trương Phi thoải mái mới quay lại tiếp tục đàm
phán.
Tuy nhiên chẳng duy trì được bao lâu.
“Gia Cát tiên sinh, về vấn đề Kinh Châu, lập trường của chúng tôi là…”
“Xin lỗi Chu Đô đốc,” Gia Cát Lượng lại phải đứng dậy, “Tôi thấy bụng…”
“Không phải ông đã đi vệ sinh rồi sao?”
“Người ta có câu: “Sông có khúc, người có lúc, không tránh khỏi phải đi vệ sinh.” Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của Gia Cát Lượng, thời gian ngồi đàm phán càng lúc càng kéo dài.
Cuối cùng, thành ra ngồi lâu đến mức chính Chu Du lại không chịu nổi, mới kiến nghị Gia Cát Lượng:
“Hay là ông lại ra ngoài đi vệ sinh đi, chẳng phải người ta có câu…”
Cuộc đàm phán giữa hai nước Thục - Ngô cuối cùng cũng kết thúc, Gia Cát Lượng trở về nước Thục. Trương Phi vui mừng ôm siết Gia Cát Lượng, kì thực là ôm chính tấm thân yêu quý của mình.
“Tôi cứ mong ngóng tiên sinh trở về”, Trương Phi nói, “Việc đổi thân cuối cùng cũng kết thúc rồi.”
“Nhưng mà, ông có còn muốn chúng ta tiếp tục hoán đổi nữa không, Tam tướng quân?”
“Tại sao không?”, Trương Phi cười khì, “Nhưng dù sao dùng thân xác của chính mình vẫn sướng hơn.”
Gia Cát Lượng nói: “Cơ thể của chúng ta thể hiện thói quen của mỗi người, nhưng để có thể thay đổi thói quen này là rất khó, tôi đã thay đổi cơ thể của ông, Tam tướng quân, sao ông không thử thay đổi cơ thể tôi chứ? Nếu làm được, ông sẽ thấy mình rất giỏi đấy!”
Chu Du về tới nhà nhìn thấy con trai là Chu Tuần sắc mặt không tốt, liền hỏi:
“Tiểu Tuần, con sao thế?”
Chu Tuần không nói gì, lấy ra một quyển vở màu đen, lật ra viết chữ lên trên đó. Sau khi viết xong, Chu Tuần mới thấy nhẹ nhõm phần nào, lầm bầm nói:
“Cho nhà ông chết...”
Chu Du kinh ngạc hỏi: “Con nói cái gì?”
Chu Tuần đáp: “Không có gì.”
Chu Du với tay lấy quên vở, trên tấm bìa màu đen có khắc năm chữ vàng: Ghi chép về cái chết.
Mở trang bìa trong, đó là câu cười chế nhạo của một cái đầu lâu.
Trang bìa trong viết:
“Ai khiến cho ngươi tức giận, vô cùng khó chịu?
Có thể bắt hắn phải chết, chết một lúc hay một vạn năm sau đều được.
Trên này có viết tên của người đó, thời gian, thời hạn và phương thức.
Ngươi có thể rửa hận ngay lập tức.
Và ngươi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.”
Chu Tuần giật lấy, nói với bố: “Lớp con rất nhiều bạn có quyển tập này.”
Chu Du nói: “Vậy, lớp con cũng có rất nhiều bạn đã từng bị ghi vào tập vở của người khác sao?”
“Vâng ạ”, Chu Tuần nói, “Có bạn điểm kém hơn con một điểm, thế là sinh lòng ghen ghét, bắt con chết trong một cái ngáp.”
“Chết trong một cái ngáp là sao hả con?”
“Nghĩa là thời hạn chết ạ. Có nghĩa là sau một cái ngáp, con có thể sống lại.” “À, thời gian không dài. Thế bạn con viết con chết như thế nào?”
“Nó mong con chết sau khi ngáp, cứ như thế bất động, miệng há to như một tên ác thú.” “Con vừa dùng quyển tập kia để trả thù bạn con đúng không?”
“Dạ vâng ạ.”
Chu Du hỏi con: “Thế con báo thù bằng cách nào vậy?”
Chu Tuần đáp: “Con muốn nó chết trong hai chiếc lá rơi.” “Thế nghĩa là sao?”
Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống, tiếp theo là một chiếc lá nữa, thời gian này gọi là hai chiếc lá rơi.”
“Vậy con muốn bằng cách nào?”
“Con mong nó biến thành chiếc lá, lần thứ hai rơi xuống đất mới biến trở lại.” Chu Du đột nhiên nghĩ ra một điều gì đó rồi mượn cuốn vở ghi này.
Ngày thứ hai, Chu Du mang cuốn vở ghi chép của con đến chỗ làm.
Chu Du đưa cho pháp sư Vu Cát xem cuốn vở, Vu Cát xem xong lật sách liền nói: “Chỉ là đồ chơi thôi, chẳng có tác dụng gì.”
Chu Du hỏi Vu Cát: “Cậu có cách nào để nó không còn là trò chơi nữa không?” “Đô đốc, ý ông là muốn quyển vở này viết tên ai lên đó người đó sẽ chết thật sao?” “Vu Cát, dựa vào khả năng pháp thuật của cậu chắc chắn sẽ không có vấn đề gì đâu!”
“Sẽ không có vấn đề gì”, Vu Cát nghĩ một lát rồi nói, “Đô đốc, tôi biết ông sẽ viết tên ai vào trong đó.”
Vài ngày sau, một cuốn ghi chép làm chết người thực sự đã hoàn thành trong phòng thí nghiệm của pháp sư. Vẫn là cuốn vở bìa đen, chữ vàng nhưng nó không còn là cuốn vở đồ chơi của trẻ con nữa.
Vu Cát nói một mình: “Phải tìm một ai đó để thử nghiệm. Tuy nhiên ai dám thử? Hay là tìm Lỗ Túc, chỉ có người bạn hữu này mới có thể nhận lời.” Vu Cát bước ra khỏi phòng.
Một lát sau, một chiếc diều đứt dây bay qua tường vào, thì ra là pháp sư Vũ Trụ Phong đang tới phòng thí nghiệm tìm Vu Cát.
“Hơ, không biết lão này đi đâu mất rồi?”
“Quác, quác!”
Con quạ mà Vu Cát nuôi đang nhìn Vũ Trụ Phong kêu lên đầy tức giận.
Vũ Trụ Phong bắt đầu tìm kiếm xoong chảo, chum vại trong nhà Vu Cát, bởi có lúc, Vu Cát biến mình thành tí hon rồi nấp trong chum.
Tìm khắp phòng mà cũng không thấy Vu Cát, Vũ Trụ Phong thấy vô cùn g thất vọng. Đột nhiên cô nhìn thấy trên bàn có một quyển vở màu đen.
Mở quyển tập ra, đọc tới trang sau thấy có phần hướng dẫn sử dụng, tức thì cười lớn: “Haha, lần này thì ta sẽ tóm được rồi.”
Vũ Trụ Phong bắt đầu viết lên quyển vở:
Tên người chết: Vu Cát
Thời gian chết: Một giờ sau
Thời hạn chết: Nửa tiếng
Địa điểm chết: Hốc cây nhà Vũ Trụ Phong
Phương thức chết: Hối hận mà chết.
Sau khi viết xong, Vũ Trụ Phong liền cưỡi diều vượt tường ra ngoài, bay về hốc cây nhà mình để đợi Vu Cát. Vu Cát không tìm thấy Lỗ Túc, thì ra lão người tốt này đã lên phố tìm những con vật bị bỏ rơi mang về nhà nuôi.
Vu Cát đành quay trở về phòng thí nghiệm của mình.
Về tới nhà, anh chàng phát hiện thấy đống chum sành của mình bị lật tung lên. Trong đó có một cái chum là chum thu âm, có thể ghi lại những âm thanh trong phòng khi chủ vắng nhà.
Vu Cát sử dụng mật mã gõ mở chum thu âm, gõ dồn năm tiếng, gõ chậm hai tiếng. Trong chum liền có tiếng một người con gái: “Ha ha, lần này thì tôi bắt được anh rồi nhé.”
Vu Cát kinh ngạc: “Thì ra Vũ Trụ Phong đã tới đây sao?”
Tiếp theo, anh nhìn thấy quyển sổ ghi chép của mình đã bị lật mở. Đọc xong những dòng chữ mà Vũ Trụ Phong còn lưu lại trên giấy mà mồ hôi anh túa ra như mưa. Anh còn chưa kịp định thần để nghĩ ra cách gì đối phó thì thời gian chết của anh đã đến, anh gục ngã trên nền nhà. Vu Cát phải rất khó khăn mới để có thể thở được.
Trước khi chết, anh lấy tay ôm đầu, nói một cách ân hận: “Ta thật hối hận quá, lẽ ra ta nên đối xử với Vũ Trụ Phong tốt hơn để cô ấy có thể cười được thật nhiều, ta bây giờ hối hận cũng không kịp nữa rồi.”
Vu Cát nói xong thì tắt thở.
“Quác! Quác!”
Con chim kêu lên thất thanh. Trong chớp mắt, chủ nhân của nó đã biến mất khỏi căn nhà lúc nào không hay.
Dưới tác dụng thần kì của quyển tập, Vu Cát bị đưa tới hốc cây của nhà Vũ Trụ Phong.
Vũ Trụ Phong để Vu Cát ngủ trên chiếc giường thơm tho mà ngày nào cô cũng thay một loại cánh hoa mới. Cô nhìn chiến lợi phẩm bằng xương bằng thịt một cách hài lòng, hỏi: “Này, anh còn muốn chạy nữa không đây?”
Vu Cát nhắm chặt hai mắt, không tài nào trả lời được.
Vũ Trụ Phong lấy mật ong xoa lên mặt Vu Cát.
Vu Cát nghe thấy tiếng quạ kêu liền mở to mắt.
Vu Cát phát hiện ra mình vẫn nằm trên sàn nhà trong phòng thí nghiệm của mình, liền lẩm bẩm: “Không phải nằm mơ…”
Bởi anh chàng cảm nhận được có gì đó dinh dính ở trên mặt. Anh ta lấy lưỡi liếm thử, thì ra đó đúng là mật ong thật.
“Được lắm, Vũ Trụ Phong, ta sẽ trả thù cô gấp nhiều lần!”
Vu Cát bò lên từ sàn nhà, ngay lập tức lật quyển sổ ghi chép ra, bắt đầu viết: Tên người chết: Vũ Trụ Phong
Thời gian chết: Nửa tiếng sau
Thời gian chết: Một tiếng
Địa điểm chết: Phòng thí nghiệm của Vu Cát
Phương thức chết: Xấu hổ mà chết.
Sau đó Vu Cát tự rót cho mình một cốc trà, vừa thư giãn tận hưởng vừa chờ đợi việc hay ho sắp xảy ra.
Vũ Trụ Phong đang thu dọn cánh hoa trên giường. Tất cả những cánh hoa kia đã từng chạm vào cơ thể của người mà cô luôn thần tượng, cô bèn cho chúng vào trong chiếc hộp thần kỳ có thể giúp những cánh hoa kia không bao giờ tàn.
Trong lúc đang bận rộn dọn dẹp, đột nhiên cô thấy đỏ mặt, đó là một cảm giác xấu hổ ngại ngùng xuất phát từ tận sâu trong lòng nàng. Cô nghĩ: “Sao mình có thể làm chuyện này cơ chứ? Thật không giống một người bình thường chút nào cả. Mình sống trên đời này chỉ làm cho thế giới thêm thừa thãi, chi bằng chết quách đi cho xong.”
Cô lập tức ngã lăn ra, tuy nhiên chưa kịp nghe thấy tiếng kêu thì cô đã biến mất. Vũ Trụ Phong nằm tại phòng thí nghiệm của Vu Cát.
Vu Cát nhấc bổng Vũ Trụ Phong đặt ngồi trên ghế, sau đó lấy một mảnh vải quấn lên người cô, rồi tay cầm kéo, Vu Cát bắt đầu cắt tóc cho Vũ Trụ Phong. Sau khi cắt xong, Vu Cát ngắm nhìn chiếc đầu trọc lốc mà mình vừa cắt, cảm thấy thật thích thú.
Bỗng nhiên, đôi mắt của Vũ Trụ Phong mở ra, khiến Vu Cát giật nảy mình: “Cô… vẫn chưa hết một tiếng kia mà, làm sao có thể sống lại được?”
Vũ Trụ Phong không nói gì mà chỉ nhìn cái đầu trọc lốc sáng bóng của mình. Một lát sau, tóc
cô đã mọc dài trở lại.
Đợi cho tới khi tóc đã mọc lại hết rồi, Vũ Trụ Phong liền nói với Vu Cát: “Tôi đoán anh cũng sẽ dùng chiêu này với tôi, nên đã chuẩn bị rồi. Nếu không thể sống lại trước, tôi làm sao có thể nói chuyện mặt đối mặt với anh như thế này?”
“Tôi không muốn nói chuyện với cô.”
Vu Cát sợ bị Vũ Trụ Phong bám riết, liền rút lui chạy trốn.
Vũ Trụ Phong cuốn nguyên chiếc khăn đuổi theo Vu Cát ra ngoài.
Lúc này Chu Du tới phòng thí nghiệm của Vu Cát.
Không tìm thấy anh chàng pháp sư nhưng lại nhìn thấy cuốn ghi chép màu đen kia. Chu Du bắt đầu mở cuốn sổ ra, hào hứng viết lên trên đó:
Tên người chết: Gia Cát Lượng
Thời gian chết: Nửa tháng sau
Thời hạn chết: Từ khi chiến tranh Ngô -Thục bắt đầu cho tới khi kết thúc
Địa điểm chết: Nhà ông ta
Phương thức chết: Kêu to ba tiếng “Chu Du vĩ đại!”
Sau khi viết xong, Chu Du đắc ý tự nhủ: “Trong suốt thời gian chiến tranh, Gia Cát Lượng chỉ cần nằm bất động ở nhà, quân Thục chắc chắn thua mười mươi!” “Vị tướng của các chiến thắng trong tương lai” kiêu hãnh bước ra ngoài.
Lại nói về Vũ Trụ Phong.
Cô không đuổi theo kịp Vu Cát, lại quay trở lại. Cô muốn chơi tiếp trò chơi này để tìm lại công bằng cho bản thân.
Vào tới phòng thí nghiệm, cầm trên tay quyển sổ đen, trong lòng tự nhủ: “Em sẽ cho chàng thấy sự lợi hại của Ô Long thuật, làm ngược lại phép thuật của chàng, gieo gió gặt bão.”
Nàng thêm vào mặt sau cuốn sổ dấu vân tay Ô Long nhưng không hề để lại dấu vết, sau đó cười thầm và quay về nhà.
Nửa tháng sau.
Trận đánh mới giữa hai nước Ngô - Thục bắt đầu.
Chu Du triệu tập tướng lĩnh, nói: “Lần này chúng ta có thể yên tâm mà nắm chắc phần thắng trong tay rồi, haha.”
Tướng lĩnh nghi ngờ: “Tại sao thế?”
Chu Du truyền lệnh: “Hãy mang cuốn nhật ký tới cho ta.”
Vu Cát liền mang cuốn sổ ra.
Chu Du chỉ vào cuốn sổ, nói: “Các ông nghĩ xem, hai nước giao chiến, nếu như một bên mất đi chủ tướng thì sẽ ra sao?” Đáp: “Bên nào mất chủ tướng, toàn quân tất loạn.”
Đột nhiên Chu Du phấn khởi vô cùng, hô lớn:
“Chu Du vĩ đại! Chu Du vĩ đại! Chu Du vĩ đại!”
Tiếng hô vừa dứt, mọi người không nhìn thấy Chu Du đâu nữa.
“Ôi, Đô đốc đi đâu rồi?”
Pháp sư Vu Cát dựa trên linh cảm của mình, đoán:
“Ông ta không thể chạy nhanh như thế được, đây ắt phải là tác dụng của phép thuật.” Anh ta vội vàng mở cuốn ghi chép, nhìn thấy nội dung mà Chu Du đã viết.
“Không phải chứ.” Vu Cát thấy khó hiểu “À, Chu Du vĩ đại phải là Gia Cát Lượng nói mới phải chứ.”
Anh ta tiếp tục kiểm tra cuốn sổ đen, cuối cùng phát hiện ra dấu tích sử dụng Ô Long thuật của Vũ Trụ Phong. Vu Cát nói: “Ta biết Đô đốc đi đâu rồi.”
Mọi người hỏi: “Vậy Đô đốc đã đi đâu thế?”
“Ông ấy đang ở nhà Gia Cát Lượng”
Tất cả mọi người sau khi hiểu ra chân tướng sự việc, lại được một phen kinh hãi.
Vu Cát nói: “Chu Đô đốc sau khi chiến tranh kết thúc mới có thể sống lại, không có Đô đốc, chúng ta chắc chắn sẽ thua trận mất.”
Lỗ Túc nói: “Dù cho có Đô đốc, đấu với Gia Cát Lượng, chúng ta cũng chưa thắng được trận nào.”
Thần y Hoa Đà và em trai ông là pháp sư chỉnh hình Hoa Loa thường đi khắp nơi chữa bệnh. Lần này, họ lại đến nước Ngô.
Tối hôm đó, Hoa Loa thấy dáng vẻ mệt mỏi của Hoa Đà bèn hỏi: “Huynh mệt lắm à?”
Hoa Đà đáp: “Mệt.”
“Hôm nay nhiều bệnh nhân lắm à?”
“Không phải, ngày nào chẳng đông bệnh nhân.Tại phải trả lời đi, trả lời lại mấy câu hỏi của bệnh nhân và người nhà họ nên ta mới thấy phiền.”
“Họ hỏi đi, hỏi lại cái gì vậy?”
“Họ toàn hỏi: ‘Đại phu, bệnh của nhà tôi bao giờ thì khỏi?’ Nếu ta trả lời là: ‘Nửa tháng’ thì ngày hôm sau anh ta lại hỏi: ‘Đại phu, bệnh của nhà tôi bao giờ thì khỏi?’ ‘14 ngày’. Sau đó, ngày nào anh ta cũng đến và hỏi.”
“Hỏi cho đến khi khỏi bệnh sao?”
“Không,” Hoa Đà than, “Khỏi bệnh rồi, anh ta vẫn đến hỏi: “Đại phu, bệnh của vợ tôi bao giờ tái phát?”
Hoa Loa chau mày không nói câu Hoa Đà hỏi:
“Hoa Loa, đệ đang nghĩ gì thế?”
Hoa Loa trả lời: “Đệ muốn giúp huynh.”
“Giúp thế nào?”
“Đệ chưa nghĩ ra, ngày mai sẽ có kết quả.”
Ngày hôm sau, trước lúc Hoa Đà mở cửa phòng khám, Hoa Loa mang hai tượng gỗ, một màu trắng, một màu xanh đến.
Hoa Loa giới thiệu: “Đây là tượng người đếm ngược thời gian đệ vừa sáng chế ra, nhưng cách dùng của chúng không giống nhau. Có chúng, huynh sẽ đỡ tốn nước bọt hơn.”
Hoa Đà hỏi: “Ta phải dùng chúng như thế nào?”
Hoa Loa nói: “Huynh cứ tiếp đón bệnh nhân trước đã, khi nào cần dùng đến chúng, đệ sẽ chỉ cho huynh.”
Hoa Đà liền mở cửa phòng khám.
Một người đàn ông và một người phụ nữ bước vào.
Người đàn ông nói: “Đại phu, đêm nào vợ tôi cũng mơ thấy tôi đòi bỏ cô ấy, ban ngày cô ấy lại cãi nhau với tôi, ông có cách nào trị căn bệnh này của cô ấy không?” Hoa Đà nói: “Nếu không có cách chữa bệnh, làm sao ta dám xưng là thần y.”
Hoa Đà bắt mạch, xem lưỡi, kê đơn cho người phụ nữ.
Người đàn ông lại hỏi: “Đại phu, bao giờ bệnh của vợ tôi khỏi?”
Hoa Đà trả lời: “Nửa tháng”.
Lúc này, Hoa Loa lấy tượng gỗ màu trắng ra nói với Hoa Đà: “Huynh vỗ 15 cái lên đầu nó đi.”
Hoa Đà vỗ lên tượng gỗ màu trắng, từ trên xuống dưới tượng gỗ dần chuyển sang màu xanh. Vỗ đến cái thứ 15, toàn thân tượng gỗ đều chuyển sang màu khác.
Hoa Loa đưa tượng gỗ màu xanh cho người đàn ông: “Cậu mang tượng gỗ này về. Có nó cậu đỡ mất công đến đây hỏi ‘Bệnh của vợ tôi bao giờ khỏi?’ Mỗi ngày màu xanh trên tượng gỗ sẽ nhạt dần. Đợi đến khi toàn thân nó quay lại màu trắng, vợ cậu sẽ không còn mơ thấy cậu đòi bỏ cô ấy nữa. Đến lúc đó cậu mang tượng gỗ này đến trả lại cho đại phu, nhớ chưa?”
“Nhớ rồi ạ”.
Người đàn ông đưa vợ anh ta cùng tượng gỗ về nhà.
Lại có một ông cụ ôm đầu chạy vào.
Hoa Đà hỏi cụ: “Đầu cụ đau lắm phải không?”
Ông cụ trả lời: “Rất… đau…” Hoa Đà chẩn đoán: “Nhìn sắc mặt cụ thì chắc là bị trúng gió. Phải mổ đầu mới trị được tận gốc.”
Ông cụ thất sắc: “Không được, không được mổ đầu, tôi sợ lắm!”
Lúc này, Hoa Loa cầm tượng gỗ màu xanh đến, nói với ông cụ: “Cụ mang nó về, hàng ngày quan sát nó. Nó sẽ chuyển thành màu đen dần từ dưới lên trên, chứng tỏ bệnh của cụ càng ngày càng nặng. Đợi đến khi hoàn toàn chuyển sang màu đen, cụ không cần đến chữa bệnh nữa rồi, mọi thứ đều không kịp nữa rồi.”
Sau khi ông cụ mang tượng gỗ xanh rời đi, Hoa Loa nói với Hoa Đà: “Không cần đợi tượng gỗ hoàn toàn chuyển thành màu đen, ông cụ chắc chắn sẽ quay lại khám bệnh, xin huynh mổ não.”
Để giúp anh trai, Hoa Loa làm thêm rất nhiều tượng gỗ.
Một hôm, Lỗ Túc đến phòng khám của Hoa Đà.
Hoa Đà hỏi Lỗ Túc: “Lỗ tiên sinh, sao ông lại dắt lạc đà vào đây? Tất cả những con vật dùng để cưỡi đều phải buộc ở ngoài.”
Lỗ Túc giải thích: “Tôi không khám bệnh, con lạc đà này mới cần khám.”
“Hóa ra là vậy.”
“Tôi nuôi rất nhiều động vật lưu lạc. Con lạc đà này bị mù cả hai mắt, đáng thương lắm. Đại phu chữa bệnh như thần, ông có thể giúp nó nhìn thấy được thế giới tươi đẹp này chăng?”
Hoa Đà kê đơn thuốc cho chú lạc đà, rồi vỗ cho tượng gỗ trắng chuyển thành màu xanh.
Ông đưa tượng gỗ cho Lỗ Túc: “Lỗ tiên sinh, khi nào tượng gỗ khôi phục thành màu trắng là lạc đà có thể nhìn thấy ân nhân của nó rồi.”
“Tốt quá!” Lỗ Túc cầm tượng gỗ trên tay, “Đếm ngược thời gian làm sức khỏe và niềm vui mỗi ngày đến gần hơn…”
Đột nhiên Lỗ Túc với vẻ mặt đầy hạnh phúc nói:
“Hoa đại phu, tôi chợt nghĩ ra, y thuật cao siêu của người có thể mang lại hòa bình và niềm vui cho hai nước Ngô - Thục!”
Hoa Đà ngạc nhiên: “Tôi có thể làm được sao?”
“Chắc chắn ông có thể làm được. Không ai không biết lòng đố kị của Chu Đô đốc với Gia Cát Lượng cao hơn núi, sâu hơn biển. Kiểu đố kị này có lẽ là một loại bệnh chăng?”
“Đương nhiên”, Hoa Đà nói, “Là bệnh tâm lý. Tôi hiểu rồi, ý ông là, nếu tôi có thể trị căn bệnh đố kị của Chu Đô đốc đồng nghĩa với việc hóa giải được mối thù của hai nước Ngô - Thục?”
Lỗ Túc nói: “Đúng, đúng!” “Được”, Hoa Đà nói: “Mời Chu Đô đốc đến phòng khám của tôi, hoặc giả tôi sẽ đến tận phủ khám bệnh cũng không sao.”
Lỗ Túc thấy khó khăn: “Vấn đề là Chu Đô đốc chưa bao giờ thừa nhận ông ấy đố kị với Gia Cát Lượng, sao ông ấy đồng ý chữa bệnh chứ? Phương pháp chữa trị tốt nhất là chữa dần…”
Hoa Đà ngẫm nghĩ một lúc, hỏi: “Lỗ tiên sinh, ông có cách nào lấy được một sợi tóc trên đầu của Chu Đô đốc không?”
Lỗ Túc đáp: “Cái này không khó!”
Lỗ Túc tìm được một sợi tóc của Chu Du trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng 100 sai lầm ngớ ngẩn của Gia Cát Lượng, lập tức đem đến phòng khám của Hoa Đà.
Hoa Đà lấy ngón trỏ và ngón giữa kẹp sợi tóc lại, một lúc sau nói: “Tuy sợi tóc rất nhỏ, nhưng nó cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết về người bệnh.”
Lỗ Túc hỏi: “Theo ông phải chữa căn bệnh này thế nào?”
Hoa Đà lấy một cái hộp nhỏ ra: “Đối phó với kiểu người hay đố kị như Chu Du, thì ‘Trà Khoan Tràng’ này vô cùng hiệu quả. May mà loại trà này nhìn không khác gì trà thông thường là mấy, thậm chí còn rất thơm, rất ngon nữa. Mỗi ngày lấy ba lá ra hãm trà, uống trong một tháng, tâm tính sẽ hài hòa, bệnh đố kị cũng sẽ dần biến mất.” Lỗ Túc đỡ lấy hộp trà, rồi đề nghị Hoa Đà chuyển đối tượng áp dụng của tượng gỗ từ lạc đà sang Chu Du.
Lỗ Túc cầm trà Khoan Tràng đến chỗ Chu Du, vừa đúng lúc Chu Du đang vừa ngồi đọc 100 sai lầm ngớ ngẩn của Gia Cát Lượng vừa uống trà.
Lỗ Túc thong thả lấy ba lá trà kêu người rót trà đem đi pha.
Hương trà thơm nức bay vào mũi Chu Du, Chu Du ngẩng đầu khỏi cuốn sách: “Oa, thơm quá!”
Lỗ Túc liền nói: “Trà này là của bạn đệ tặng, Công Cẩn thích thì cứ giữ lại dùng đi.” “Cảm ơn Tử Kính”. Chu Du gọi: “Nhân viên quét dọn, mau đến dọn rác cho ta!” Lỗ Túc nhìn khắp phòng, chỗ nào cũng gọn gàng sạch sẽ, “Làm gì có rác đâu?”
Chu Du chỉ tay vào cuốn 100 sai lầm ngớ ngẩn của Gia Cát Lượng nói với nhân viên quét dọn: “Mấy đồ linh tinh vớ vẩn này, vứt đi cho ta!”
Lỗ Túc mừng thầm trong lòng: “Hoa Đà quả là danh bất hư truyền. Công Cẩn còn chưa uống trà mới chỉ ngửi mùi thơm của trà đã phát huy tác dụng rồi!”
Sau khi về nhà, Lỗ Túc thấy màu xanh trên người tượng gỗ đã nhạt bớt.
Ngày hôm sau, Lỗ Túc dậy khá muộn. Ông ta vội vội vàng vàng mua mấy cái bánh màn thầu, tay cầm bánh miệng nhai nhóp nhép bước vào phòng làm việc.
Chu Du nhìn thấy, hỏi Lỗ Túc: “Tử Kính, anh đang ăn gì thế?”
“Đây là… đây là…” Lỗ Túc ấp a ấp úng.
Vì Gia Cát Lượng là người sáng chế ra màn thầu, tất cả nhân viên trong phủ Đô đốc đều không dám nhắc đến hai từ này.
“Đây là …” Lỗ Túc trong cái khó ló cái khôn: “Đây là bánh bao không nhân”.
“Ông dám lòe người cận thị như ta hả?” Chu Du bước lại gần, cầm một cái màn thầu lên. “Đây hoàn toàn không phải bánh bao, nó được gọi là ‘màn thầu’!
Khi Gia Cát Lượng nam chinh khải hoàn, theo thông lệ phải giết nhiều người Man để cúng tế vong hồn những binh sĩ hy sinh nơi trận mạc. Nhưng Gia Cát tiên sinh đã nghĩ ra một cách làm rất nhân bản, lấy màn thầu thay thế cho đầu người Man ném xuống Lô Thủy, ta nói đúng chứ?”
“Đúng, đúng.”
Tiếp đó, Lỗ Túc thấy Chu Du vui vẻ nhét chiếc màn thầu vào miệng.
Chu Du lẩm bẩm: “Ta chưa bao giờ ăn thứ này… cũng không khó ăn lắm nhỉ”. Chu Du nói với Lỗ Túc: “Hôm qua ta đã vứt cuốn 100 sai lầm ngớ ngẩn của Gia Cát Lượng đi rồi, hôm nay không còn cuốn sách nào mà đọc nữa. Tử Kính, ông có biết gần đây có cuốn sách nào hay không?”
Lỗ Túc nói: “Có một cuốn tên là 100 ví dụ về bài binh bố trận…”
“Được”, Chu Du vô cùng hưng phấn, “Chẳng mấy nữa mà lại đánh nhau với nước Thục, ta cũng phải nghiên cứu cách bố trận mới được.”
“Nhưng mà”, Lỗ Túc để ý sắc mặt Chu Du, “Tác giả cuốn sách này là Gia Cát Lượng.”
Chu Du càng phấn khích hơn: “Đây là tác phẩm của tác gia nổi tiếng, càng có giá trị hơn chứ sao.”
“Có điều, trong 100 ví dụ đó thì có tới 60 ví dụ lấy thất bại của huynh làm tài liệu.”
“Ông ta đã giúp ta tổng kết thành bài học, ta chẳng cần tốn tí công sức nào mà vẫn được hưởng thành quả, còn phải cảm ơn ông ta mới đúng.”
Từ hôm đó, Chu Du miệt mài nghiên cứu 100 ví dụ về bài binh bố trận.
Màu xanh trên người người gỗ càng ngày càng nhạt đi, thay vào đó màu trắng càng lúc càng rõ hơn.
Khi trận chiến mới giữa Ngô và Thục bắt đầu, người gỗ đã hồi phục thành màu trắng đến chín phần, chỉ có đôi chân vẫn là màu xanh.
Chu Du thống lĩnh quân Ngô và Gia Cát Lượng thống lĩnh quân Thục gặp nhau trên chiến
trường.
Chu Du ngồi trên lưng ngựa hành lễ với Gia Cát Lượng: “Gia Cát tiên sinh, ta đã đọc tác phẩm mới của tiên sinh, thu hoạch được rất nhiều kiến thức. Chúng ta tình hữu nghị số một, đánh nhau số hai, hy vọng chúng ta có thể giao lưu học hỏi nhau nhiều hơn trong cuộc chiến này”.
Chu Du vừa nói xong liền ra lệnh cho binh mã xông lên giao chiến.
Đánh giết một lúc, quân Ngô bại trận rút lui, quân Thục thừa thắng truy đuổi. Đuổi đến một bãi đá, Gia Cát Lượng lẩm bẩm:
“Sao trông quen thế nhỉ?”
Trương Phi nói: “Tiên sinh, chỗ này rất giống Bát trận đồ của ông”.
“Đúng thế”. Gia Cát Lượng quan sát tỉ mỉ trận đồ, “Chu Du vừa bảo đã đọc tác phẩm của ta, xem ra hắn tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu Bát trận đồ của ta.
Trận thế này của hắn đã có rất nhiều sáng tạo, biến hóa dựa trên cơ sở của Bát trận đồ, biến hóa đến mức ta cũng khó mà phá giải…”
Thế là, quân Thục bị bao vây trong Bát trận đồ do Chu Du sáng chế ra, Gia Cát Lượng thì nhẫn nại tìm cách giải đống thạch trận hỗn loạn này…
Lại nói đến Chu Du.
Chu Du bắt đầu cảm thấy bực bội, khó chịu.
Hôm nay vội ra chiến trường chưa kịp uống trà Khoan Tràng.
Ông ta mới hỏi Lỗ Túc: “Sao không thấy quân Thục đâu thế? Gia Cát Lượng biến đi đâu rồi?”
Lỗ Túc nói: “Tuy là ‘tình bạn số một, đánh nhau số hai’, nhưng Gia Cát Lượng và quân Thục đang bị vây khốn trong Bát trận đồ do Đô đốc đại nhân thiết kế, quân ta sắp giành được thắng lợi…”
“Đợi đã!”, Chu Du ngắt lời Lỗ Túc, “Bát trận đồ chẳng phải chính là trò chơi với đá của Gia Cát Lượng sao?”
“Nhưng bây giờ nó đã được Công Cẩn ông áp dụng, biến hóa thành một loại trận thế mới.”
“Đầu ta có vấn đề rồi sao?” Chu Du vừa tức vừa giận, “Ta lại đi học của gã Gia Cát Lượng ấy à, đúng là nỗi sỉ nhục không gì sánh bằng!”
Đối với một Chu Du đã ngừng uống trà Khoan Tràng mà nói, thà không thắng còn hơn học theo Gia Cát Lượng.
Chu Du ra lệnh cho đám binh sĩ: lập tức dỡ bỏ Bát trận đồ.
Ở nhà Lỗ Túc, toàn thân người gỗ đếm ngược thời gian đã lại trở về màu xanh.
Chu Du phát hiện ra rằng gần đây rất ít nhân viên đến làm đúng giờ.
Nắp tách trà đã mở rất lâu rồi mà nhân viên rót trà vẫn chưa thấy đâu.
Sau khi bắt đầu làm việc, Chu Du tự lấy tay áo lau cho mặt bàn sáng loáng đến mức có thể soi gương được mà nhân viên lau bàn vẫn chưa thèm đến.
Chu Du làu bàu: “Không thắt chặt kỷ luật không được.”
Ông ta tuyên bố với toàn thể nhân viên trong phủ Đô đốc: “Bắt đầu từ ngày mai điểm danh, người nào không có mặt thì sau này những người khác sẽ không cần gọi tên người đó nữa!”
Sáng hôm sau, Chu Du đích thân đến điểm danh. “Lỗ Túc!”
“Có!”
“Trình Phổ!”
“Có!”
“Vu Cát!”
“…”
Gọi ba lần liền mà không thấy pháp sư Vu Cát trả lời.
Chu Du vô cùng tức giận: “Vu Cát to gan, dám phá vỡ quy tắc ta đặt ra, ta không phạt hắn không được! Từ nay trở đi, Vu Cát sẽ không còn là Vu Cát nữa, không ai được gọi tên hắn. Người đến làm sớm nhất mỗi ngày sẽ có quyền đặt một cái tên cho hắn. Có nghĩa là, Vu - không, người đảm nhiệm chức vụ pháp sư của ta, trong một năm sẽ phải đổi hơn ba trăm cái tên.”
Lúc này, nhân viên lau bàn nhắc nhở Chu Du:
“Đô đốc, Vu - người đảm nhiệm chức vụ pháp sư, đến rồi ạ.”
Chu Du vốn bị cận thị nhìn quanh với ánh mắt mơ màng: “Hắn đâu?”
Nhân viên lau bàn dắt Chu Du đi mười mấy bước, cuối cùng chỉ lên tường.
Chu Du mơ hồ nghìn thấy Vu Cát đang giơ tay.
“Hả? Đây đâu phải Vu Cát, đây là cái bóng của hắn mà.” Chu Du nghĩ: “Vu Cát có bản lĩnh như vậy, có thể cử cái bóng của hắn đến điểm danh sao?”
Chu Du lập tức đi về phía phòng thực nghiệm của pháp sư Vu Cát.
Rèm cửa phòng thực nghiệm kín mít.
Chu Du kéo một tấm rèm ra, mới nhìn thấy pháp sư Vu Cát.
Chu Du hỏi Vu Cát: “Cậu làm cho bóng có thể hành động độc lập là để đối phó với việc điểm danh đấy hả?”
“Có lẽ phải còn tác dụng khác nữa chứ ạ”, Vu Cát nói, “Có điều, tôi vẫn chưa nghĩ ra, chỉ là nhân dịp điểm danh nên mang đi thử nghiệm xem thế nào thôi ạ. Ông gọi cái bóng là ‘nó’, thực ra phải gọi là ‘chúng nó’, vì khi cần tôi có thể sản xuất hàng loạt, tạo ra rất rất nhiều cái bóng.”
“Rất rất nhiều cái bóng?” Chu Du mơ màng, “Giá mà có thể hợp thành đội quân bóng người đi đánh giặc cho ta thì tốt biết bao.”
Vu Cát lắc đầu: “Cái bóng nhẹ bay, vừa không cầm nổi dao vừa không vác nổi thương, sao có thể chỉ huy chúng xông pha trận mạc được chứ?”
“Hoặc là… hoặc là dùng chúng tiến hành chiến đấu tâm lý được không?”
“Ý ông là gì ạ?” “Nếu ông là quân Thục, nửa đêm dậy đi vệ sinh, bỗng nhiên nhìn thấy rất nhiều cái bóng cứ bay qua bay lại, ông có sợ đến hồn bay phách lạc không?”
“Chu Đô đốc”, Vu Cát khâm phục nói, “Chỉ có ông mới nghĩ ra được cách này.”
“Nhưng mà, ta lại nghĩ”, Chu Du lại có ý tưởng mới, “Thân thể người có bóng thì cũng có thể làm cho âm thanh có bóng chứ?”
“Bóng của âm thanh?”
“Ví dụ, nếu bây giờ ta ho, cậu sẽ không thấy sợ đúng không?”
“Cái này thì có gì mà đáng sợ, tôi sẽ nghĩ là ông đang bị cảm cúm.”
“Nhưng nếu tạo ra cái bóng từ âm tiếng ho, chờ đến nửa đêm quân nước Thục đi vệ sinh, lúc này cái bóng của âm thanh bay qua, bay lại xung quanh chúng, chúng không thấy người mà chỉ nghe thấy tiếng ho không ngớt, loại bóng chỉ nghe thấy này có phải còn khủng bố hơn bóng nhìn thấy không?”
Vu Cát lập tức phấn khích. Kỳ thực anh ta không hề quan tâm đến việc quân Thục có thấy sợ không, là một pháp sư, anh ta thấy hưng phấn với sáng kiến kỳ lạ hiếm thấy này.
“Chu Đô đốc, nếu ông đồng ý hợp tác, đêm nay tôi sẽ cho ông nhìn thấy, không, phải nói là nghe thấy thành quả!” Đầu tiên phải thu âm.
Vu Cát nói: “Chu Đô đốc, khi thu âm phải duy trì tư thế trồng cây chuối”.
Chu Du không hiểu: “Sao phải trồng cây chuối?”
“Bởi vì khi trồng cây chuối, âm thanh càng vang hơn.”
Chu Du liền đầu cắm xuống đất chân chổng lên trời, hai tay trồng cây chuối. Vu Cát cầm một cái bình gốm to bằng quả táo đến, để sát vào miệng Chu Du. “Chu Đô đốc, có thể bắt đầu ho được rồi.”
Chu Du chưa bao giờ ho trong tư thế này cả, đương nhiên cũng gặp phải khó khăn.
Chu Du ho khan thử mấy chục lần, đến lần cuối cùng mới đạt, lúc này mới được kết thúc trồng cây chuối.
Vu Cát cho cái bình gốm vừa thu được giọng của Chu Du vào một cái nồi, trong nồi toàn là bùn nhão nhoét.
Sau đó đậy nắp lên, nhóm củi đun.
Chu Du hỏi Vu Cát: “Sao phải đun? Đun chín mới dùng được, còn sống thì không được hả?” Vu Cát trả lời: “Giọng nói của chúng ta quá nặng, không bay xa được, nên phải làm cho bóng
của nó nhẹ hơn.”
Ục ục ục ục… Bùn bắt đầu sôi. Vu Cát nói: “Đô đốc, giọng của ông và cái bình gốm sẽ hòa quyện vào nước bùn phép thuật, sau đó theo hơi nước bay vào trong chiếc hộp vuông trên nắp nồi.”
Khi toàn bộ quá trình kết thúc, trời đã tối đen.
Vu Cát lấy cái hộp trên nắp nồi, mở ra, giải phóng cho cái bóng âm thanh.
“Khụ khụ! Khụ khụ!”
Bọn họ liền nhìn thấy cái bóng bay qua bay lại khắp phòng.
Cuối cùng, Vu Cát huýt sáo gọi con quạ đen yêu quý của anh ta đến.
Quạ đen kính cẩn làm theo lời dặn của chủ nhân, dùng mỏ nhổ lông đuôi đưa cho chủ nhân. Sau đó, nó lại dùng mỏ mở cửa.
Vu Cát dùng chiếc lông mà quạ đen vừa cho mượn, nhúng vào nước bùn trong nồi, vẽ lộ trình cái bóng âm thanh phải bay lên giấy.
Chu Du nghe thấy tiếng “Khụ, khụ” bay ra ngoài cửa sổ.
Trời đã tối, Tiểu Kiều đợi mãi mà không thấy Chu lang về, lo lắng đi ra vườn.
Đột nhiên có tiếng ho của Chu lang, Tiểu Kiểu vừa vui vừa buồn: “Sao chàng không chú ý giữa gìn sức khỏe để bị cảm lạnh thế?” Nhưng khi Tiểu Kiều mở cổng vườn, tiếng ho đã vang lên sau lưng Tiểu Kiều!
Tiểu Kiều hết quay trái lại quay phải, chỉ nghe thấy tiếng ho không thấy người. “Đừng đùa dai nữa, Chu lang!”
Tiểu Kiều bèn đứng áp vào tường, lần này chàng hết đứng sau lưng em rồi nhé.
Tiểu Kiều vô cùng kinh ngạc khi không nhìn thấy Chu Du. Tiếng ho lúc thì vang lên bên trái lúc lại bên phải, khi thì ở dưới mũi cô… Cái bóng âm thanh quay về phòng của Chu Du đúng theo như lộ trình đã vẽ trên giấy bằng lông quạ.
Tiểu Kiều bị tiếng ho làm cho thất kinh hồn vía.
Cô ta sợ đến nỗi ngất xỉu. May mà Chu Du đã quay về, Tiểu Kiều ngã vào lòng Chu Du. Chu Du gọi Tiểu Kiều dậy, tuyên bố thực nghiệm cái bóng âm thanh đã thành công.
Điều làm Chu Du thấy hứng khởi là một cuộc chiến mới giữa Ngô - Thục sắp diễn ra, cái bóng âm thanh của ông ta đã có đất dụng võ.
Cũng như mọi lần đại chiến trước đều phải chuẩn bị vũ khí, lương thảo, lần này Chu Du ra lệnh cho Vu Cát chuẩn bị bóng âm thanh.
Ngày đầu của cuộc đại chiến, hai nước đều bận điều động binh mã, quân đội vẫn chưa chính thức giao tranh. Nhưng mới sáng sớm ngày thứ hai, Trương Phi đã chạy như bay vào báo cáo: “Tiên sinh, có chuyện lạ xảy ra, tiền tuyến phái người cấp báo, nói một nửa binh sĩ không dậy nổi”.
Gia Cát Lượng hỏi: “Họ bị ốm hết rồi à?”
Trương Phi trả lời: “Đại phu nói không có dịch bệnh truyền nhiễm nào cả”. Gia Cát Lượng tức thì mang theo Trương Phi ra tiền tuyến thị sát tình hình. Đến doanh trại, họ trông thấy binh sĩ đang nằm ngổn ngang ngoài cửa nhà vệ sinh. Gia Cát Lượng nói với Trương Phi: “Mau nghĩ cách gọi họ dậy”.
Trương Phi lấy hơi hét lớn: “Ai ngủ nhiều ăn ít thịt!
Ai ngủ nhiều uống ít rượu!”
Nhưng đám binh sĩ vẫn nằm im bất động.
Gia Cát Lượng phán đoán: “Không phải bọn họ đang ngủ nướng mà đã bị hôn mê rồi.” Gia Cát Lượng hỏi những binh sĩ không bị hôn mê:
“Đêm qua có hiện tượng gì lạ không?”
Một binh sĩ nói: “Khi tôi đi vệ sinh, có những tiếng ho rất đáng sợ cứ bay qua bay lại như muỗi, chúng làm cho mấy người thần kinh không vững sợ bạt vía.”
Một binh sĩ khác nói: “Một số người khác thì bị va phải đám người đang nằm ngổn ngang dưới đất rồi cũng ngất lịm luôn.”
Gia Cát Lượng lại hỏi: “Trong các ông có ai giỏi bắt chước như vẹt không?” Mọi người giới thiệu cho Gia Cát Lượng - quán quân bắt chước trong toàn quân.
Gia Cát Lượng nói với quán quân bắt chước: “Ta rất muốn nghe tiếng ho khủng khiếp đó.” Quán quân Gia Cát Lượng bắt chước y như đúc:
“Khụ khụ! Khụ khụ!”
Gia Cát Lượng trầm ngâm: “Đây là tiếng của Chu Du… Lấy bóng âm thanh truyền qua không khí, quả là một sáng kiến phép thuật độc đáo”.
Trương Phi lo lắng nói: “Tiên sinh ông chớ có khen ngợi Chu Du nữa, mau nghĩ cách cứu người đi.”
Gia Cát Lượng nói: “Có câu ‘Lông cừu mọc trên thân cừu’, cách làm của Chu Du đã gợi ý cho ta. Tiếng ho khủng bố có thể làm cho người ta hôn mê, vậy chắc chắn có thứ âm thanh tuyệt vời làm người ta tỉnh lại. Tam tướng quân, tướng quân nghĩ tiếng gì được coi là tuyệt vời?”
Trương Phi nghĩ ngợi một lúc, nói: “Tiếng mở vò rượu, đổ rượu ra bát là tuyệt vời nhất.”
“Đối với ông thì có thể là như vậy. Nhưng đối với mấy người đang hôn mê kia, âm thanh tuyệt diệu nhất chính là tiếng hoa nở.” Trương Phi kinh ngạc, hai tay vẽ trên không trung hình nụ hoa: “Hoa nở cũng có tiếng động? Tiếng ‘bụp’ à?”
“Bụp là tiếng bỏng ngô nổ”. Gia Cát Lượng nói, “Thông thường khi hoa nở đều có tiếng động, rất nhẹ, không để ý kỹ thì rất khó nghe thấy.”
Gia Cát Lượng vừa nói vừa nhổ một cái lông trên chiếc quạt lông ngỗng của mình. Ông cẩn thận nhét chiếc lông vào lỗ tai người hôn mê.
Trương Phi không hiểu gì, hỏi: “Tiên sinh đang làm gì vậy?”
Gia Cát Lượng nói: “Bóng âm thanh mà bọn họ chế tạo ra lọt vào tai, ta đang loại trừ tiếng ho khủng bố trên cái bóng âm thanh đó.”
Kế đó, Gia Cát Lượng đổi đầu chiếc lông ngỗng, nhét đầu ống của lông ngỗng vào lỗ tai người hôn mê.
Trương Phi hỏi: “Tiên sinh lại đang làm gì vậy?”
Gia Cát Lượng nói: “Bây giờ bóng âm thanh đã được làm sạch, ta phải hút cái bóng âm thanh trống rỗng ấy ra.”
Cuối cùng, Gia Cát Lượng đưa chiếc lông ngỗng cho Trương Phi: “Tam tướng quân, ông ra cánh đồng, tìm một bông hoa sắp nở, nhớ là sắp nở nhé, ông đứng bên cạnh. Chờ đúng lúc hoa nở, hút tiếng hoa nở vào cái ống lông ngỗng này, rõ chưa?” Trương Phi tuân lệnh đi ra cánh đồng.
Tiếng hoa nở được hút vào bóng âm thanh trống rỗng trong ống lông ngỗng.
Sau đó, đem bóng âm thanh của tiếng hoa nở đó đi sao chép ra nhiều bản, nhét vào rất nhiều ống lông ngỗng khác, rồi đổ vào tai những người hôn mê.
Những người hôn mê tỉnh lại, tràn trề sức sống như những đóa hoa vừa nở rộ.
Để giúp binh lính giải trí, Gia Cát Lượng chế các bài hát mà các ca sĩ nổi tiếng trình diễn cũng như những bài bình sách hay thành bóng âm thanh.
Tối hôm đó, một chiếc lông ngỗng bay lượn vòng trong trại lính quân Thục, toàn thể tướng sĩ im lặng ngồi nghe bình sách Đại chiến Xích Bích.
Họ không ngờ quân Ngô đã đến bên ngoài doanh trại quân Thục.
Lúc này bình sách đang nói đến đoạn Thuyền cỏ mượn tiễn. “Hai ngày đã trôi qua, Chu Du đoán trong ba ngày Gia Cát Lượng không thể chế tạo đủ một trăm chiếc tên răng sói, liền sai người rèn đao thật sắc, chờ chặt đầu Gia Cát Lượng…”
Tướng chỉ huy của quân Ngô đứng bên ngoài trại quân Thục dặn dò binh sĩ: “Chờ chút nữa hãy hành động, chờ nghe nốt đoạn này đã, xem đầu Gia Cát Lượng có bị Đô đốc đại nhân của chúng ta chặt phăng không?” Nhưng nghe xong Thuyền cỏ mượn tiễn, đám quân Ngô này còn muốn nghe thêm Đánh Hoàng Cái, Mượn Gió đông…
Cứ thế nghe cho đến: “Râu của Tào Tháo bắt lửa, muốn biết râu Tào Tháo có bị cháy rụi không, chờ hồi sau sẽ rõ”. Quân Ngô không đợi được xông thẳng vào lều trại: “Đừng có câu khách nữa, chiếu thêm một đoạn nữa đi.”
Quân Thục nói: “Hôm nay muộn quá rồi, ngày mai đúng thời gian này các ông lại đến là được nghe đoạn sau rồi.”
Quân Ngô nói: “Ngày mai bọn ta đến, chắc chắn các ông đã chuẩn bị chu đáo rồi, lúc đó chẳng phải chúng ta tổn thất nặng sao?”
“Thế thì”, quân Thục đề xuất, “Các ông đầu hàng đi, vậy là được đường đường chính chính nghe rồi.”
Quân Ngô thấy có lý, nên toàn thể đứng ra hàng, trở thành quân Thục.
Vì vận dụng bóng âm thanh, lần này nước Ngô lại thua nước Thục.
"""