"
Tâm Hồn Giản Dị - Sống Đơn Giản Đời Thêm Thanh Thản - Courtney Carver full mobi pdf epub azw3 [Chữa Lành]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tâm Hồn Giản Dị - Sống Đơn Giản Đời Thêm Thanh Thản - Courtney Carver full mobi pdf epub azw3 [Chữa Lành]
Ebooks
Nhóm Zalo
COURTNEY CARVER
Thục Quyên dịch
TÂM HỒN GIẢN DỊ
FIRST NEWS
Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc – Tổng Biên tập ĐINH THỊ THANH THỦY
Biên tập : Hà Ngọc Lan
Sửa bản in : Ngọc Xuân
Trình bày: Lê Chi
Bìa: Phương Thảo
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1
ĐT: (028) 38 225340 – 38 296764 – 38 247225 - Fax:84 28 38222726
Email: tonghop@nxbhcm.com.vn
Sách Online: www.nxbhcm.com.vn
Ebook: www.sachweb.vn
NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 1
62 Nguyễn Thị Minh Khai – Q. 1,
TP. Hồ Chí Minh – ĐT: 028. 38 256 804
NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 2
86 – 88 Nguyễn Tất Thành – Q. 4,
TP. Hồ Chí Minh – ĐT: 028.39 433 868
GIAN HÀNG MO1 - ĐƯỜNG SÁCH TP. HCM
Đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh THỰC HIỆN LIÊN KẾT:
CÔNG TY TNHH VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT (FIRST NEWS) Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM
In 4.000 cuốn, khổ 13 x 20,5 cm tại Công ty Cổ phần In Gia Định (9D Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh, TP. HCM). Xác nhận đăng ký xuất bản số 768-2020/CXBIPH/01- 52/THTPHCM ngày 06/03/2020 - QĐXB số 191/QĐ THTPHCM-2020 cấp ngày 18/03/2020. In xong và nộp lưu chiểu quý II/2020. ISBN: 978-604-58-4353-6.
Mục lục
Cảm nhận của độc giả
Giới thiệu
PHẦN MỘT - XÂY DỰNG BẢN THÂN: BẮT ĐẦU TỪ NỘI TÂM
Chương 1: Chẩn đoán trớ trêu
Chương 2: Cùng đi ăn kem nào!
Chương 3: Yêu thương và những liều thuốc khác Chương 4: Xây dựng bản thân
Chương 5: Những bài học trên thảm yoga
Chương 6: Làm những việc mình không muốn làm Chương 7: Giảm nhu cầu
Chương 8: Đặt tay lên ngực trái
PHẦN HAI - TẠO KHÔNG GIAN TRỐNG: TRẢ SẠCH NỢ VÀ DỌN DẸP ĐỒ ĐẠC
Chương 9: Những ngộ nhận về sự sở hữu
Chương 10: Mua sắm để giải tỏa cảm giác khó chịu Chương 11: Đây có phải là yêu?
Chương 12: Phép màu của sự buông bỏ
Chương 13: Tiền hay cuộc sống
Chương 14: Lời mời đơn giản
Chương 15: Đơn giản chính là xu hướng mới Chương 16: Giảm quy mô,tăng lợi ích
Chương 17: Âm thanh của sự buông bỏ
Chương 18: Đặt tay lên chỗ trái tim
PHẦN BA - ĐỂ CÓ THỜI GIAN: TẨY CHAY SỰ BẬN RỘN Chương 19: Quy trình ý nghĩa cho buổi sáng Chương 20: 1:11
Chương 21: Tẩy chay sự bận rộn
Chương 22: Tập trung vào tâm hồn
Chương 23: Tuyên ngôn chấm dứt sự bận rộn của một chiến binh lịch thiệp
Chương 24: Sabbath
Chương 25: Chơi đàn ghi-ta với bạn bè
Chương 26: Nghệ thuật từ chối
Chương 27: Học lại nghệ thuật sống thong dong Chương 28: Nắm bắt nhịp điệu của tự nhiên Chương 29: Đặt tay lên chỗ trái tim
PHẦN BỐN - XÂY ĐẮP YÊU THƯƠNG: ĐIỀU THẬT SỰ QUAN TRỌNG
Chương 30: Những chiếc hộp ký ức
Chương 31: Bạn không có đầu đĩa
Chương 32: Bản tuyên ngôn sứ mệnh của trái tim Chương 33: Vòng chạy của người chiến thắng1 Chương 34: Bạn luôn hiện diện trong tim tôi Chương 35: Trở thành một vị thánh
Chương 36: Cuộc sống đơn giản không phải làmục tiêu cuối cùng
Chương 37: Sự đơn giản là con đường quay lại với yêu thương
Chương 38: Được nhiều hơn theo một cách khác Chương 39: Những kẻ vấp ngã duyên dáng Chương 40: Đặt tay lên chỗ trái tim
Lời cảm ơn
“B
CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
ằng sự khiêm tốn, lòng chân thành và tính xác thực, tác giả Courtney Carver mời gọi mỗi người chúng ta tìm kiếm lối sống đơn giản có chiều sâu
hơn trong đời mình, đồng thời mang đến cho chúng ta một bản hướng dẫn để tìm được phương thức đơn giản hóa cuộc sống cho riêng mình.”
- JOSHUA BECKER, nhà sáng lập cộng đồng Becoming Minimalist, tác giả của The More of Less
“Quyển sách này là một bản hướng dẫn rất thực tế giúp chúng ta đón nhận vẻ đẹp của việc sở hữu ít hơn và dọn chỗ cho những điều có ý nghĩa nhất trong cuộc sống.”
- ALI EDWARDS, Craft the StoryTM
“Giữa lúc có quá nhiều suy nghĩ cho rằng cách sống tối giản chỉ đơn giản là vứt bỏ bớt đồ đạc trong nhà, quyển sách này đã mô tả lối sống tối giản qua một cuộc sống đong đầy yêu thương. Hiểu về trái tim là một phần quan trọng trong cuộc sống cân bằng. Và tác giả Courtney Carver sẽ cho chúng ta biết phải làm thế nào để lắng nghe trái tim và sự đơn giản sâu lắng trong tâm hồn.”
- CAIT FLANDERS, tác giả của The Year of Less
“Một bản hướng dẫn tinh tế và tâm huyết để tạo ra nhiều không gian trống trong nhà, nhiều thời gian tự do trong ngày và nhiều tình yêu trong trái tim. Câu chuyện của Courtney là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để chúng ta sống đơn giản hơn và giàu ý nghĩa hơn.”
- FRANCINE JAY, missminimalist.com
“Đây là quyển sách mà bạn muốn đặt trên bàn ăn nhà mình để có thể đọc bất kỳ lúc nào. Tôi thích cách Courtney truyền cảm hứng cho độc giả qua câu chuyện đời của cô, từ đó dẫn dắt độc giả từng bước thực hiện những thay đổi thật sự - sự thay đổi mà chúng ta mong muốn có được. Quyển sách này là cả một kho tàng chờ bạn khám phá!”
- SUSANNAH CONWAY, tác giả của This I Know: Notes on Unraveling the Heart
Đơn giản hóa cuộc sống không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là hành trình đi đến một cuộc sống đúng nghĩa.
GIỚI THIỆU
Muốn được nhiều hơn
T
ất cả những gì tôi từng đinh ninh là phù hợp với đời mình đã thay đổi chỉ sau một cuộc điện thoại dài chưa đầy năm phút. Khi bắt điện thoại ngay tại bàn làm việc
của mình ở cơ quan và nghe người ta thông báo “Cô đã mắc bệnh đa xơ cứng1”, tôi chỉ nghĩ được một điều là “Không thể nào có chuyện đó”. Tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình lại bị chẩn đoán mắc một căn bệnh nan y đe dọa đến sức khỏe, lối sống năng động, gia đình và công việc của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có một hồi chuông cảnh tỉnh mà mình không thể làm ngơ như thế. Và tôi cũng chưa bao giờ tính đến khả năng được sống một cuộc sống không có nợ nần, không phải dọn dẹp và gần như không có căng thẳng, hoặc được làm một công việc mang lại lẽ sống lớn lao cho đời mình.
1
Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối
loạn não bộ và tủy sống làm suy giảm chức năng thần kinh.
Trở lại với hồi chuông cảnh tỉnh một chút. Ai từng muốn cảnh tỉnh tôi chuyện gì đó hẳn đã biết là phải khua chiêng gióng trống thật lớn mới khiến tôi chú ý được. Những kiểu thì thầm và những cú hích nhẹ nhàng không có tác dụng gì với tôi cả, nhưng còn căn bệnh đa xơ cứng thì sao? Giờ tôi đang lắng nghe đây. Tôi đã không lắng nghe cơ thể, trái tim hay tâm hồn mình trong một thời gian dài. Thay vào đó, tôi chỉ phản ứng lại mà thôi. Tôi phản ứng lại mọi chuyện mình gặp phải, đối phó cho có lệ chỉ để theo kịp những đòi hỏi của cuộc sống và thực hiện lời hứa mà tôi đã đưa ra cách đây gần một thập niên. Đó là luôn mang đến nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho con gái của mình.
Đổ vỡ
Tôi đã kết hôn với một người không yêu tôi, không thể yêu tôi… trong bảy năm trời. Một vài trong số những điều tồi tệ nhất tôi từng gặp phải trong đời đã xảy ra trong cuộc hôn nhân đó, nhưng cũng có cả những điều tốt đẹp nhất nữa. Chẳng hạn như nếu không nhờ cuộc hôn nhân đầu tiên này thì con gái tôi, người có ý nghĩa với tôi hơn bất kỳ ai, đã không trở thành một phần trong đời tôi. Một việc có lợi khác mà tôi đạt được sau khi trải qua cuộc hôn nhân này là tôi đã biết chắc về những điều mình không còn muốn gặp phải trong đời: tôi không muốn lúc nào cũng đau buồn, sợ hãi, hay lo lắng. Tôi không chắc lắm mình muốn gì, nhưng tôi biết mình muốn nhiều hơn thế.
Cuộc hôn nhân đó đã nảy sinh những điều tệ hại: những lời miệt thị, chứng nghiện rượu, sự hoài nghi và cảm giác thất bại thảm hại. Những trận bạo hành tinh thần bằng lời nói, những cuộc nhậu nhẹt liên miên, sự dối trá và thói vung tay quá trán đã tồi tệ lắm rồi, nhưng cuối cùng, chính sự thiếu quan tâm của anh ta khi không thèm đếm xỉa đến cảm nhận của tôi mới là
dấu chấm hết cho tất cả. Ngày con gái tôi chào đời, vài tiếng đồng hồ sau ca sinh mổ cấp cứu, tôi định thay tã cho con nhưng nhận ra mình không thể với tới miếng tã mới mà không rời khỏi con. Tôi nhờ chồng giúp, và anh ta đáp lại đại loại thế này: “Ôi trời, đừng có ỉu xìu nữa. Em phải biết cách làm chuyện này khi không có anh ở bên chứ”. Khi thấy anh ta trợn mắt, tôi tự nhủ: “Ừ, vậy em sẽ tự làm”. Vào giây phút ấy, tôi đã thầm thề rằng một ngày nào đó, tôi sẽ mang đến cho con gái mình nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
Và còn xảy ra nhiều lần lời qua tiếng lại nữa khiến tim tôi tan nát, cho đến tận cuộc trò chuyện cuối cùng giữa chúng tôi. Sau khi anh ta dọn đi, tôi đã nghĩ chúng tôi có thể bắt đầu hàn gắn. Tôi muốn anh ta duy trì quan hệ cha con tốt đẹp với con gái, nhưng sau một lần đón con bé về và thấy vỏ lon bia lăn ra từ dưới ghế tài xế trong xe anh ta, tôi đã yêu cầu giám sát những chuyến thăm con của anh ta. Tòa án từ chối yêu cầu của tôi và nói rằng anh ta có quyền tự bào chữa. Anh ta chẳng bao giờ đến tòa trình diện. Và vào lần cuối chúng tôi gặp nhau, anh ta nói: “Ước gì cô chết quách đi, để tôi có thể tự nuôi con bé”. Tôi có thể ngửi được hơi thở nồng nặc mùi bia và thấy rõ vẻ chán ghét trong ánh mắt của anh ta. Tôi không quan tâm đến phán quyết của tòa nữa. Anh ta chưa từng gây ra tổn thương thể xác cho tôi, nhưng tôi liều lĩnh thế là đủ rồi. Tôi phải bảo vệ con gái, trái tim tôi và cuộc đời tôi.
Đến khi tôi dứt áo ra đi, thắng lợi pháp lý duy nhất tôi giành được là toàn quyền giám hộ con gái. Đó là tất cả những gì tôi mong muốn. Tôi gánh vác hầu hết mọi trách nhiệm khác. Tôi chẳng bận tâm đến việc phải đảm đương nhiều trách nhiệm như thế. Con bé là tất cả những gì quan trọng đối với tôi. Tôi nợ ngập đầu, lại còn phải gồng gánh cả khoản chi phí pháp lý. Tôi
cảm thấy mông lung hơn bao giờ hết, nhưng tôi vẫn quyết tiếp tục thực hiện lời hứa đem lại cho con gái nhiều thứ tốt đẹp hơn nữa. Tôi sẽ cho con tất cả. Tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn, kiếm nhiều tiền hơn, mua cho con nhiều thứ hơn, làm cho con nhiều điều hơn và chứng minh cho con thấy cuộc sống của hai mẹ con rồi sẽ đâu vào đấy. Tôi không hề hay biết rằng mục tiêu mới này cũng gây cho tôi tổn thương và đau khổ không kém.
Chỉ có hai mẹ con
Vì chỉ có mình tôi chèo chống, nên tôi phải tìm cách trang trải cuộc sống. Khi đó, tôi đang làm việc toàn thời gian với mức lương mười bảy ngàn đô-la một năm và gửi con đi nhà trẻ cả ngày. Tôi không nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con từ chồng cũ và cũng không định đòi để khỏi rước bực vào mình. Mỗi tháng, tôi phải trả hơn một ngàn một trăm đô-la tiền giữ trẻ và tiền thuê nhà trong khi chỉ kiếm được hơn một ngàn bốn trăm đô-la. Thêm các khoản chi điện nước, chợ búa, quần áo, bảo hiểm và xăng xe thì những gì còn lại chỉ có thẻ tín dụng thôi. Tôi muốn Giáng sinh đầu tiên của riêng hai mẹ con phải thật đặc biệt. Hồi tôi còn bé, Giáng sinh năm sau luôn hoành tráng hơn năm trước, đầy ắp những quà là quà, mỗi năm một nhiều thêm, và tôi muốn đảm bảo con gái mình cũng được trải qua những lễ Giáng sinh giống như thế. Nhưng thực tế là tôi không có tiền để mua dù chỉ một món quà, nói chi đến cả núi quà. Vậy nên, tôi đăng ký mở thẻ tín dụng2ở mọi cửa hàng có phát hành thẻ mà tôi nhớ ra được. Thẻ tín dụng nào của tôi cũng gần vượt hạn mức, nhưng nếu tôi có thể tìm được khoản tín dụng vài trăm đô-la từ mấy cửa hàng, tôi nghĩ mình có thể dành tặng con gái một lễ Giáng sinh mà con bé xứng đáng có được. Tôi đã nghĩ gì vậy chứ? Ở tuổi lên ba, con bé nào đã biết thích thú khi
có cả đống quà đâu và đến ngày đầu tiên của năm mới, tôi bắt đầu hối hận vì đã chi tiêu quá đà. Chuyện này cần phải thay đổi.
2 Thẻ tín dụng do một chuỗi cửa hàng hoặc trung tâm thương mại lớn phát hành, chỉ được áp dụng khi mua sắm tại cửa hàng đó.
Tôi nộp đơn xin trợ cấp tài chính từ bang, nhưng lương của tôi lại cao hơn mức thu nhập được hưởng trợ cấp theo quy định một chút. Người ta khuyên tôi bỏ việc để được hưởng trợ cấp, nhưng thất nghiệp chưa bao giờ là một lựa chọn đối với tôi. Thay vì làm thế, tôi tìm được một công việc mới, dù đòi hỏi khắt khe hơn nhiều nhưng tiền lương cũng cao hơn đáng kể. Nhờ công việc này, tôi có đủ tiền để mua chiếc điện thoại di động đầu tiên và nhận được khoản tiền hoa hồng đầu tiên. Tôi đã thành công. Làm việc càng nhiều, thu nhập càng cao, tôi lại càng chi tiêu mạnh tay hơn và tôi lại càng muốn nhiều thứ hơn.
Tôi được trả tiền hoa hồng theo quý và khi tiền vào túi, điều tôi không muốn làm nhất là thanh toán nhiều hơn mức tối thiểu phải trả cho mớ thẻ tín dụng của mình. Thay vì trả nợ thẻ tín dụng, tôi dẫn con gái đi mua sắm. Hai mẹ con đi ăn nhà hàng và làm đủ mọi thứ mà đã lâu chưa được tùy ý làm. Chúng tôi đến khu resort Club Med3 nghỉ dưỡng hai lần và còn đến rất nhiều nơi khác nữa. Tôi đã làm việc quần quật và phải chịu đựng quá nhiều rồi, thế nên tôi nghĩ chúng tôi xứng đáng được hưởng thụ nhiều hơn.
3 Tên đầy đủ là Club Med SAS, một công ty có trụ sở ở Pháp, chuyên cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng trọn gói cao cấp, sở hữu hơn 70 khu nghỉ dưỡng cao cấp trên toàn thế giới.
Cảnh báo tiết lộ nội dung: Dù chưa bao giờ nói rõ ra, nhưng quả thật tôi muốn được nhiều hơn. Tôi muốn có thêm yêu thương, sự gắn kết, tiếng cười và nhiều cuộc phiêu lưu hơn nữa. Tất cả những thứ này đều quá khó đong đếm, nên thay vào đó, tôi kiếm tiền nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, chi tiêu mạnh tay hơn và cũng tích lũy nhiều hơn.
Và rồi có ba người
Tôi gặp chồng tôi, anh Mark, khi bước sang tuổi ba mươi. Nếu bạn tin mỗi người đều có một tri kỷ thì tôi có thể nói anh ấy chính là tri kỷ của tôi. Vào buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi, mẹ tôi đến thăm và tôi để Bailey ở nhà với mẹ, nhưng con bé cứ khóc mãi. Khi Mark hỏi “Sao chúng ta không dẫn con bé theo?”, tôi biết đây có thể chính là người đàn ông của đời mình, vì anh đã rất quan tâm đến cảm nhận của tôi và con gái. Chị gái anh đã giới thiệu hai chúng tôi với nhau. Và sau buổi hẹn đầu tiên, tôi nói với chị ấy là tôi không chắc hai chúng tôi đã hẹn hò hay chỉ đi chơi như bạn bè. Sau cuộc trò chuyện, tối hôm đó, Mark gửi cho tôi một e-mail có tiêu đề: Hẹn hò. Trong e-mail, anh liệt kê tất cả các định nghĩa về từ hẹn hò mà anh có thể tìm được - từ nghĩa là “thời hạn sử dụng”, “cuộc hẹn” cho đến nghĩa “buổi gặp gỡ yêu đương”. Anh nói anh rất vui lòng đưa tôi đi hẹn hò thêm buổi nữa để xua đi cảm giác mơ hồ của tôi. Chuyện tình của chúng tôi đã bắt đầu như vậy đó.
Những buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi thường là đi leo núi, dã ngoại qua đêm trong những căn nhà gỗ của Appalachian Mountain Club4ở New England, hoặc đến các khu trượt tuyết khi chưa có ai để kịp những chuyến trượt sáng sớm. Cứ mười cuộc hẹn hò thì có đến chín cuộc chúng tôi dẫn con gái Bailey của tôi theo cùng. Chúng tôi dần hiểu nhau và tôi nhanh chóng
yêu người đàn ông này cùng những con đường mòn chúng tôi đã đi qua. Đi bộ leo núi, trượt tuyết và những chuyến phiêu lưu khác trở thành điều cốt lõi trong mối quan hệ của hai chúng tôi. Sau sáu năm quen nhau và yêu nhau ở New Hampshire, chúng tôi chuyển đến Utah để sống gần cha mẹ tôi hơn, cũng như được ở gần những ngọn núi đã đánh cắp trái tim chúng tôi qua những chuyến đi, và rồi chúng tôi kết hôn. Vào cái đêm sau khi Mark cầu hôn tôi, anh hỏi ý Bailey. Anh đưa cho con bé một chiếc hộp nhỏ, trong đó có chiếc nhẫn của bà nội anh. Anh khắc lên nhẫn dòng chữ jag älskardig, trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “Cha yêu con”. Anh còn bỏ vào hộp một tờ ghi chú nhỏ, trên đó viết “Làm con gái của cha nhé?”. Chúng tôi háo hức mong chờ những chuyến phiêu lưu mới ở rặng núi Utah và hào hứng bắt đầu cuộc sống chung như một gia đình. Chúng tôi làm việc với mức lương rất khá, mua được một căn nhà lớn có sân, ga-ra, gác mái và nhà kho. Chúng tôi sắm sửa nội thất mới, tậu xe mới, và còn nuôi một chú chó nữa. Chúng tôi muốn có được tất cả. Thế rồi, một năm sau khi mẹ con tôi nói lời “đồng ý” với Mark, căn bệnh đa xơ cứng đã đe dọa lấy đi sức khỏe của tôi, hủy hoại cuộc sống hôn nhân chỉ vừa mới bắt đầu và lối sống năng động của chúng tôi.
4 Một câu lạc bộ chuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời, nhất là leo núi và các hoạt động bảo vệ môi trường, được thành lập từ năm 1876 với mục đích ban đầu là khám phá và bảo tồn dãy núi White ở New Hampshire.
Suy sụp
Cố sức để có được tất cả những thứ đó đã khiến tôi suy kiệt và phải trả giá bằng sức khỏe của mình. Khi cố gắng để có được mọi thứ, tôi quên là mình đã có đủ. Tôi nhanh chóng hiểu ra
rằng tất bật với đủ thứ việc đến mức cả ngày không có một khoảnh khắc nào thảnh thơi đã khiến bệnh tình của tôi phát tác.
Người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đa xơ cứng, nhưng tôi tin căn bệnh này là cách cơ thể phản đối lối sống của tôi. Lối sống của tôi không gây ra bệnh đa xơ cứng, nhưng nó làm các triệu chứng thêm trầm trọng và góp phần khiến căn bệnh phát ra. Mục tiêu phải chu toàn mọi việc không hòa hợp với tâm ý của tôi. Khi sống hoặc làm việc không đúng theo mong muốn thật sự trong nội tâm của mình, chúng ta sẽ lâm vào cảnh đổ vỡ, suy sụp, hoặc cả hai. Làm việc nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, làm nhiều thứ hơn và cố gắng chứng tỏ cho mọi người xung quanh thấy tôi có khả năng hơn thế khiến tôi kiệt sức và làm cơ thể tôi yếu đi theo đúng nghĩa đen.
Tôi sẽ kể cho bạn chẩn đoán của bác sĩ về bệnh tình của tôi, nhưng cuốn sách này không bàn về căn bệnh đa xơ cứng mà tôi mắc phải. Thay vào đó, cuốn sách nói về những thay đổi và chuyển biến xuất phát từ sự thôi thúc của căn bệnh này. Thoạt đầu, tôi nghĩ chứng bệnh tôi đang mắc sẽ hủy hoại mọi thứ của tôi, nhưng trái lại, nó đã cứu rỗi tôi trên mọi phương diện. Khi biết tình trạng căng thẳng tàn phá nghiêm trọng thế nào sức khỏe của người mắc bệnh đa xơ cứng, người mắc các chứng bệnh tự miễn5khác, cũng như những ai đang phải chịu đựng đau đớn hay bệnh tật, tôi quyết định bằng mọi cách phải giảm căng thẳng hết mức có thể. Tôi muốn sống tốt cùng căn bệnh đa xơ cứng, tốt hơn cả lúc tôi chưa bị chẩn đoán mắc căn bệnh này. Nhờ ý thức phải sống chậm lại và đơn giản hóa cuộc sống của mình, tôi bắt đầu hồi phục, và phần lớn quá trình hồi phục chẳng liên quan gì đến bệnh đa xơ cứng cả. Trong quá trình tôi
tìm hiểu cơ thể mình cần gì và tinh thần mình muốn gì, một lối sống mới lặng lẽ thành hình - lối sống của sự đơn giản trong tâm hồn. Đó không phải là sự thức tỉnh tâm linh hay một khoảnh khắc “khai sáng” nào đó, mà là sự hé mở nhẹ nhàng và chân thật về những điều có ý nghĩa nhất trong đời tôi. Khi bắt đầu tự hỏi điều gì là quan trọng và nhận biết được những điều không quan trọng, tôi khám phá ra những điều thật sự hòa hợp với trái tim và tâm hồn mình. Tôi dành thời gian lắng nghe bản thân. Tôi học cách tin tưởng vào những câu trả lời, tôi bắt đầu sống giản đơn và sâu lắng.
5
Bệnh tự miễn là căn bệnh phát sinh do hệ miễn dịch mất khả
năng phân biệt các kháng nguyên lạ bên ngoài và các tế bào của cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ xem chính các tế bào của cơ thể là kháng nguyên lạ và tấn công chúng.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi cân nhắc về việc sẽ sống đơn giản hơn. Nhiều năm trước tôi từng đọc quyển Your Money or Your Life (tạm dịch: Tiền hay Cuộc sống) của Vicki Robin và Joe Dominguez. Lúc đó, tôi đã thấy quyển sách này xuất sắc lạ thường, nhưng tôi từ bỏ ý định sống một cuộc sống “có ít hơn” vì tôi đang nợ nần chồng chất và phải nỗ lực phát triển ở hầu hết các mặt trong đời mình. Thật ra, tôi bỏ cuộc vì sống như thế nghe có vẻ khó quá. Sống theo cách tôi đang sống lúc đó dẫu khó, nhưng ít ra tôi còn biết cách làm. Elaine St. James, tác giả chuyên viết về lối sống đơn giản, từng nói: “Một trong những lý do chúng ta cứ khiến cho cuộc sống của mình lúc nào cũng phức tạp là để không phải nghe thấy tiếng nói bên trong của mình - tiếng nói vốn mách bảo chúng ta cần làm gì để có được cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tôi hướng đến cách sống đơn giản, và khi nói “hướng đến”, ý tôi là bắt đầu một cách chậm rãi. Tôi nhận thấy tiềm năng của việc đơn giản hóa cuộc sống, nhưng tôi không muốn đảo lộn cuộc sống của mình. Thay đổi đột ngột sẽ chỉ khiến ta căng thẳng thêm mà thôi. Lối sống đơn giản và chú trọng nội tâm này không chỉ cần hòa hợp với trái tim và tâm hồn tôi, mà còn phải cộng hưởng với trái tim và tâm hồn của các thành viên trong gia đình tôi nữa. Tôi có khuynh hướng cố gắng thay đổi mọi thứ cùng một lúc, hoặc luôn cố gắng làm mọi thứ theo kiểu được ăn cả ngã về không. Lần này thì khác. Lần này tôi thay đổi từng chút một, cho quá trình này đủ thời gian cần thiết. Sau đó tôi lấy đà và sự tự tin có được từ sự thay đổi này để bắt đầu sự thay đổi tiếp theo.
Dần dần, tôi bắt đầu thấy lối sống đơn giản đã đem niềm hy vọng thế chỗ nỗi sợ hãi như thế nào, và tôi trở nên khỏe mạnh hơn, yêu đời hơn so với trước khi bị chẩn đoán mắc bệnh. Cả gia đình tôi bắt đầu theo đuổi cuộc sống đơn giản hơn và nhận thấy lối sống đó mang lại nhiều cảm xúc sâu sắc. Kết quả là tôi khỏe lên cả về thể chất lẫn tinh thần và tôi đã thay đổi cuộc sống của mình theo những cách tôi chưa bao giờ hình dung đến. So với mười năm trước, cuộc sống hiện tại của tôi đã khác hoàn toàn, tốt đẹp hơn rất nhiều. Tôi đã triệt để đơn giản hóa cuộc sống của mình, nhưng theo cách rất chậm rãi và thận trọng. Trong quá trình đó, tôi phát hiện vấn đề không phải là sắp xếp hay chỉ bỏ bớt đồ đạc. Đó là những việc nhất thiết phải làm vì chúng là một phần hiển nhiên của quá trình đơn giản hóa, nhưng đơn giản hóa cuộc sống không chỉ là tạo ra không gian trống trong nhà. Quá trình đó còn là dành ra nhiều thời gian hơn trong cuộc sống và vun đắp thêm tình yêu thương
trong trái tim mình. Điều tôi đã rút ra là bạn thật sự nhận được nhiều hơn nếu có ít đi.
Năm 2010, tôi bắt đầu ghi lại hành trình đơn giản hóa cuộc sống của mình trên blog6với hy vọng kết nối cùng những người có chung suy nghĩ và chia sẻ những điều mình đang học hỏi. Tôi chia sẻ những điều tốt đẹp, chẳng hạn như những đợt bán đồ cũ hay quyết định giảm diện tích ở từ một trăm tám mươi lăm mét vuông xuống còn bảy mươi mét vuông. Tôi cũng chia sẻ cả những chuyện không hay ho gì, chẳng hạn như tôi phải đấu tranh dữ dội lắm mới bỏ được những món đồ mình khư khư cất giữ “chỉ để phòng hờ”. Tôi thậm chí còn kể luôn những điều xấu xí: đó là khi tôi liệt kê danh mục mỹ phẩm trị giá hai ngàn năm trăm đô-la của mình và tự hỏi tại sao mình cứ sống trong cảnh “lương tháng nào xào tháng đó”. Chia sẻ cuộc sống của mình lên mạng đôi khi khá đáng sợ, nhưng thường thì rất vui. Tôi đã gặp được những con người sâu sắc, giàu lòng cảm thông nhất, xây dựng được sự nghiệp viết lách, diễn thuyết về sức mạnh của sự đơn giản, và tôi đã thay đổi bản thân mãi mãi nhờ chia sẻ câu chuyện của mình.
6 Một dạng nhật ký trực tuyến.
Cũng cần nhắc rằng đây không phải là cuốn sách tôi có bổn phận phải viết hay cuốn sách ai đó bảo tôi viết, mà là cuốn sách tôi muốn viết và cần viết để tạo ra sự thay đổi khác biệt cho những người mong muốn thay đổi - có thể là bạn đó. Tôi tin cách duy nhất để tạo ra sự thay đổi khác biệt là kết nối trái tim mọi người lại với nhau, nên lựa chọn duy nhất tôi có là trải lòng mình trên từng trang sách để có cơ hội được kết nối với trái tim của các bạn. Tôi viết quyển sách này để chia sẻ sự đơn giản từ trong sâu thẳm lòng tôi với bạn, và biết đâu quyển sách này có
thể giúp bạn khám phá sự đơn giản sâu lắng của bản thân mình. Nếu bạn từng cảm thấy suy nhược vì bệnh tật, mệt mỏi vì túng quẫn, căng thẳng vì làm việc quá sức và không bao giờ bắt kịp người khác, vậy thì sống đơn giản hơn có thể mang lại cho cuộc sống của bạn nhiều mục đích và ý nghĩa hơn. Những cơn đau đầu, sự lo âu, trạng thái chán nản hay cảm giác thất bại nói chung thường là kết quả của sự “dư thừa” trong cuộc sống. Bạn không cần phải bị chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng hay căn bệnh nào khác thì mới nhận được lợi ích nhờ sống một cuộc sống tinh giản hơn. Thời điểm nhận được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng chính là khoảnh khắc “giọt nước làm tràn ly” của tôi. Thời điểm đó của bạn có lẽ sẽ khác.
Tôi đã thực hiện những thay đổi lớn trên bốn phương diện của cuộc sống: sức khỏe, không gian, thời gian và tình yêu. Nhờ lựa chọn sở hữu ít đi mà tôi lấy lại được nhiều thứ giá trị hơn trong cuộc sống, trên từng phương diện. Mỗi thay đổi lớn đều là kết quả của hàng trăm bước và rất nhiều câu chuyện nhỏ. Trong những chương tới, tôi sẽ chia sẻ các bước và các câu chuyện đó. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về những điều đã mang sức khỏe và tình yêu thương trở lại với tôi, và từ đó bạn có thể suy xét điều gì có thể hiệu quả với bạn. Hãy nghĩ xem điều gì thật sự quan trọng đối với bạn. Đừng lo lắng nếu bạn chưa xác định được điều đó ngay từ đầu. Đôi khi bạn phải loại bỏ những điều không quan trọng để những điều quan trọng được hiện ra. Cuối mỗi phần sẽ có một bài luyện tập giúp bạn tìm về nội tâm hay lắng nghe trái tim mình cùng danh sách các bước nhỏ cần thực hiện để đưa bạn đến với sự đơn giản sâu lắng. Khi đơn giản hóa cuộc sống, bạn sẽ tạo ra được khoảng không gian và thời gian cần thiết để lắng nghe cơ thể, thấu hiểu trái tim và gắn kết với tâm hồn mình. Không có giải pháp chung cho mọi người để đơn giản
hóa cuộc sống, nhưng tôi hy vọng câu chuyện của mình sẽ khơi nguồn cảm hứng cho hành trình cuộc sống “có ít đi để được nhiều hơn” của bạn.
PHẦN MỘT
XÂY DỰNG BẢN
THÂN: BẮT ĐẦU TỪ NỘI TÂM
Khi sống hoặc làm việc không đúng theo tâm ý, thể nào ta cũng
T
sẽ lâm vào cảnh đổ vỡ, suy sụp, hoặc cả hai.
ôi đã quên mất mình là ai. Trong một thời gian rất dài, tôi đã quên mất tôi là ai. Đứng từ bên ngoài nhìn vào thì có vẻ như tôi biết mình là ai. Thậm chí trong
khoảng thời gian đó, gần như lúc nào bản thân tôi cũng tin rằng tôi nhớ tôi là ai, nhưng rõ ràng cách tôi xây dựng và sống cuộc đời mình cho thấy là tôi đã quên. Có những lần tôi tự hỏi nếu tôi không mắc sai lầm thì mọi chuyện có tốt đẹp hơn hay
không, nhưng tôi ít khi sa đà vào lối suy nghĩ không ngừng hối tiếc về quá khứ đó. Tôi tin chắc rằng vì tôi từng lạc lối, từng mất kết nối với tâm hồn mình, từng bị đảo lộn mọi thứ trong cuộc sống nên tôi mới có thể trở nên hoàn thiện hơn và cảm thấy biết ơn - một cảm giác biết ơn mà bạn không thể nào hiểu được trừ khi bạn từng nếm trải cảnh sống không theo tâm ý của mình. Không được là chính mình là một cuộc sống rất mệt mỏi và khiến bạn bị hủy hoại từ trong ra ngoài. Đơn giản hóa cuộc sống chính là cách giúp tôi nhớ ra mình là ai. Khi nghe nói đến cuộc sống đơn giản, ta thường nghĩ ngay đến những ngăn kéo đựng vớ được sắp xếp gọn gàng, bếp núc sạch sẽ hay những kệ sách ngăn nắp; nhưng thực tế, một cuộc sống đơn giản không chỉ có thế.
Nhớ được con người mình, kết nối với trái tim và xây dựng bản thân - đây đều là những kết quả đáng ngạc nhiên từ việc đơn giản hóa cuộc sống. Bạn từng biết mình là ai, nhưng đủ thứ chuyện, đủ loại nghĩa vụ và guồng quay của cuộc sống đã cản trở và che khuất tầm nhìn của bạn. Loại bỏ tất cả những điều không quan trọng sẽ giúp bạn nhớ ra mình là ai. Sự đơn giản không thay đổi bản thân bạn mà chỉ đưa bạn quay về đúng với con người mình. Quá trình đơn giản hóa cuộc sống mời gọi bạn bắt đầu bóc tách các lớp vỏ thừa thãi của đời sống ra, cả đời sống bên ngoài lẫn đời sống bên trong. Một khi đã loại bỏ hết những thứ đang che đậy và kìm hãm con người bạn, bạn sẽ có thể bước vào thế giới đích thực của bản thân bạn, quay về với nội tâm và một lần nữa được là chính mình.
Hành trình đơn giản hóa cuộc sống của tôi khởi đầu từ việc xây dựng bản thân, và một khi đã lờ mờ nhớ ra mình là ai, mình ủng hộ điều gì và điều gì khiến mình mỉm cười, tôi muốn được nhiều hơn nữa. Mỗi lần buông bỏ thứ gì đó, tôi lại tiến đến gần
con người thật của mình thêm một bước. Khi tạo ra thêm những khoảng không gian, thời gian và thêm nhiều tình yêu hơn, tôi nhớ được bản thân mình. Sau nhiều năm, giờ đây tôi đã trở thành một người bảo vệ quyết liệt sự kết nối mà tôi có được với trái tim và tâm hồn mình. Chỉ nhớ mình là ai thôi thì chưa đủ. Tôi phải tiếp tục vun đắp những điều tôi đang nhớ và tìm hiểu về bản thân. Kiên định ghi nhớ mình là ai giúp tôi sống vị tha và giàu tình cảm hơn, đồng thời giúp tôi luôn thấy mãn nguyện trong hầu hết mọi hoàn cảnh. Tôi phải tin là điều đó góp phần hỗ trợ cho sức khỏe và các mối quan hệ của tôi theo những cách mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ hiểu hết được.
Phần một của quyển sách này bắt đầu từ chính chúng ta: xây dựng bản thân tôi và bản thân bạn. Tôi nghĩ đây là điểm khởi đầu tốt nhất, vì mọi thứ bắt nguồn từ đây.
T
Chương 1
CHẨN ĐOÁN TRỚ TRÊU
rong khoảnh khắc đó, tôi có thể cảm nhận thuốc cản quang gadolinium1đang được tiêm vào mạch máu của mình. Cảm giác âm ấm lan tỏa từ cánh tay ra khắp cơ
thể. Tôi biết mặt mình đang đỏ bừng. Sau đó, khi người ta đẩy tôi ngược vào máy MRI2, cơn buồn nôn dâng lên, tiếp đến là cảm giác hoảng loạn. “Chẳng có chỗ để ngồi dậy. Mình sắp ói, và mình nghẹt thở vì cảm giác nhờn nhợn đang trào lên cuống họng”, tôi nhủ thầm. Đầu tôi nằm gọn trong một lồng kín bằng nhựa, hai cánh tay đặt xuôi bên hông, rồi cỗ máy bắt đầu rung lên và kêu như thể có cả ngàn cái búa khoan đang hoạt động vậy. Tôi chưa từng cảm thấy sợ hãi như vậy cho đến thời điểm đó. Tôi đã chống chọi với những cơn xây xẩm, sự mỏi mệt và
các triệu chứng khác trong nhiều tháng, nhưng tôi cứ nghĩ đó là do căng thẳng và bệnh viêm tai mà thôi. Khi đó, tôi đang tập luyện cho cuộc đua xe đạp Harmon’s MS 150 được tổ chức tại Salt Lake City vào mùa xuân năm 2006. Tôi đến trung tâm giải trí ở địa phương để tập luyện trong nhà thi đấu, vì thời tiết đang rất lạnh nên không thích hợp để đạp xe ngoài trời.
1 Thuốc cản quang gadolinium là loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ để phục vụ chẩn đoán cận lâm sàng.
2 Máy chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio để thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan.
Tôi không biết nhiều về căn bệnh đa xơ cứng, nhưng sếp tôi mắc bệnh này. Tôi làm việc tại một công ty xuất bản, và John, ông chủ nơi này, là một người ngồi xe lăn. Hồi mới bắt đầu làm việc cho ông ấy, tôi không biết ông ấy bị gì, nhưng vì ngại nên tôi không hỏi. Dù phải ngồi xe lăn nhưng ông vẫn luôn tràn đầy sinh lực. Ông tận tâm với công ty, thích tính chất luôn đòi hỏi sự nỗ lực của công việc kinh doanh và sẵn sàng làm việc với cường độ cao vào bất cứ khi nào có thể. Tôi dần dần phát hiện ra mặt dịu dàng của John. Tôi hết sức nể trọng vợ chồng ông dù chúng tôi rất khác biệt. Sự nỗ lực không ngừng của họ đã truyền cho tôi động lực phát triển. Khi làm cho công ty được gần hai năm và đã hiểu vợ chồng họ rõ hơn, tôi quyết định tham gia cuộc đua xe đạp cự ly một trăm năm mươi ki-lô-mét để gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu về bệnh đa xơ cứng. Tôi không chắc mình có thể đạp hết chặng đường đó hay không, nhưng tôi vẫn muốn thử sức. Tôi muốn gây quỹ để hỗ trợ cho
các nghiên cứu về bệnh đa xơ cứng, nhưng thật ra, tôi tham gia cuộc đua xe đạp này vì John, vì sự hiền từ của ông.
Mùa xuân năm đó thật căng thẳng. Đã có vài việc xảy ra khiến mọi chuyện trầm trọng hơn, và tình trạng đó đã dẫn đến việc tôi bị chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng. Tôi làm việc hàng giờ liền và xung phong làm người chủ trì cuộc đấu giá thường niên ở trường học của con gái. Tôi tạm dừng việc luyện tập đua xe đạp một thời gian ngắn và đi thăm chị gái đang sống ở Đức. Tôi rất háo hức được gặp chị gái, anh rể và các cháu của mình. Chúng tôi sống cách nhau một đại dương nên chẳng mấy khi được gặp nhau, nhưng hầu như ngày nào chúng tôi cũng nói chuyện hoặc nhắn tin qua lại. Hồi bé, không phải lúc nào chị em tôi cũng gần gũi nhau, nhưng chúng tôi ngày càng thân thiết hơn theo năm tháng. Bailey, Mark và tôi cùng lên đường, và cả nhà đã có một chuyến đi thật vui. Tuy nhiên, qua những chiều cùng nhau uống mừng dịp đoàn tụ và những đêm thức muộn, tôi đã hoàn toàn vắt kiệt cơ thể vốn đã suy nhược của mình. Lại thêm áp lực về thời hạn hoàn thành công việc và cơn mệt mỏi do phải bay đường dài và lệch múi giờ, nên chẳng có gì lạ khi tôi trở về nhà mà cảm thấy không được khỏe. Cũng mùa xuân năm đó, ông tôi qua đời. Y học đã có những nghiên cứu chứng minh rằng tình trạng căng thẳng có thể khiến bệnh đa xơ cứng xuất hiện hoặc tái phát. Thời gian đó tôi chật vật xoay xở trong vòng quay điên cuồng của cuộc sống, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải, mọi thứ tôi chỉ đang cố gắng lèo lái được chút nào hay chút đó. Bề ngoài, mọi thứ trông vẫn cân bằng, bình ổn nhưng bên trong lại như địa ngục. Sự qua đời của ông tôi chính là giọt nước tràn ly.
Ông tôi qua đời khi đang sống trong viện dưỡng lão dành cho người bệnh Alzheimer3. Lần nào vào thăm ông, tôi cũng thấy rất nhọc lòng vì ông luôn nhớ được tôi là ai, nhưng không thể nhớ tại sao mình lại ở trong viện dưỡng lão này, tại sao mình không còn bằng lái xe và tại sao cuộc sống của mình đã tan biến mà thân xác mình vẫn còn ở đây. Ngày ông mất, tôi đã ở bên ông gần như cả ngày. Ông nhắm mắt lại và nằm đó, nhưng tinh thần ông không được thanh thản. Ông căng thẳng, lo lắng, chán nản, trăn trở không yên - mà thật ra là ông bực bội, giận dữ. Ông không hoàn toàn minh mẫn nhưng lại cau có và lảm nhảm không thôi. Có một số thứ không bao giờ thay đổi. Ông cứ giơ tay lên và nhắc đi nhắc lại: “Đỡ ông dậy, kéo ông dậy”. Tôi đỡ ông dậy, giũ nhẹ cái gối của ông và ông bắt đầu lặp lại lần nữa. Tôi không thể giúp ông cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi đã từng mất những người thân thương, bạn bè, bà tôi và nhiều người bà con xa khác nữa. Nhưng tôi chưa từng ở bên người nào trong số họ lúc họ ra đi. Sự ra đi của ông tôi không hề là một sự ra đi thanh thản như tôi đã từng nghe. Nó thật đột ngột và kinh khủng.
3
Là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành
vi; là một trong những căn nguyên phổ biến nhất gây chứng giảm trí nhớ ở người già.
Suốt nhiều tháng ròng, tôi thường gặp ác mộng thấy ông đang hét vào tôi: “Đỡ ông dậy, kéo ông dậy!”. Những lời đó và khoảnh khắc đó cứ ám ảnh tôi. Khoảng sáu tháng sau khi ông mất, tôi hẹn uống cà phê với nữ mục sư ở nhà thờ tôi thường đi lễ và tâm sự với cô ấy tôi thấy giận dữ thế nào khi Chúa để mặc ông tôi qua đời như thế, mà tôi lại không giúp được gì cho ông. Tôi không thể xoa dịu cơn đau của ông. Tôi nhắc lại những lời đó.
Tôi kể về cơn ác mộng đó. “Ông giơ tay ra và hét vào tôi: ‘Đỡ ông dậy, kéo ông dậy!’”. Sau khi trầm ngâm một lát, nữ mục sư nhìn tôi và thản nhiên nói: “Có lẽ không phải ông ấy không nói với cô đâu”.
Tôi nghĩ về từng thời điểm căng thẳng trong khoảng thời gian đó khi nằm trong máy MRI, cố dằn cơn buồn nôn đang trào lên cổ họng và nuốt ngược nước mắt cùng nỗi sợ hãi vào lòng. Tôi bắt đầu cầu nguyện hoặc van xin Chúa, hoặc vừa cầu nguyện vừa van xin một cách lộn xộn khi bị mắc kẹt trong không gian chật hẹp đó. “Xin đừng để con chết trong cỗ máy này. Xin đừng để con bị u não hay mắc một căn bệnh quái quỷ nào đó. Hãy đưa con ra khỏi đây. Đưa con ra khỏi đây.” Trong lời cầu xin của tôi, “đây” nghĩa là chỉ cỗ máy đó, bệnh viện đó, ngày hôm đó và cả cơn ác mộng đó nữa. Hãy đưa tôi ra khỏi đây.
Đời tôi bị cuốn vào trong cơn lốc căng thẳng dữ dội: thiếu ngủ, làm việc quá sức, mệt mỏi sau chuyến bay dài, căng thẳng thường trực trong cuộc sống và nỗi đau mất đi người thân mà tôi yêu thương cả đời này. Ngoài bị chóng mặt, tôi còn bị suy nhược quá độ, tay có cảm giác châm chích và một phần gương mặt bị liệt. Tôi buồn phiền, mệt mỏi, luôn thấy buồn nôn và hoàn toàn kiệt quệ. Tôi nghĩ cơn xây xẩm là do chứng viêm tai mà ra, và bác sĩ của tôi cũng nghĩ thế, ít nhất thì ông ấy đã nói với tôi như vậy. Hai tuần sau đó, tôi vẫn chưa thể đi theo đường thẳng được, nói chi đến chuyện đạp xe, thế là tôi lại đi khám bệnh. Chúng tôi bắt đầu từ việc chụp MRI phần đầu. Những phần tổn thương cho thấy có vấn đề gì đó, nhưng không có gì rõ ràng. Tôi làm thêm nhiều xét nghiệm nữa: xét nghiệm tai, xét nghiệm mắt, chụp MRI tủy sống, siêu âm tim. Có phải tôi bị
đột quỵ nhẹ không? Tôi bị mắc bệnh ALS4chăng? Xét nghiệm cuối cùng, chọc dò tủy sống, đã đưa ra kết luận.
4
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis –
ALS) là một bệnh thoái hóa thần kinh, ảnh hưởng đến các cơ. Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ từ từ bị liệt do các tế bào thần kinh vận động dần bị xơ hóa.
Đó là lúc bác sĩ khoa thần kinh gọi điện cho tôi. Thoạt đầu, bà ấy nói tôi không bị bệnh đa xơ cứng, và chúng tôi nên “chờ xem” trước khi xác định cần phải làm gì tiếp theo. Bà ấy nói bà ấy lấy làm lạ khi chưa có ai gọi điện thông báo cho tôi vì họ đã có kết quả từ tuần trước rồi. Tôi đáp lại là mình chỉ mới làm xét nghiệm vài ngày trước thôi. Bà ấy nói sẽ gọi lại cho tôi. Ba phút sau, bà ấy gọi lại và nói: “À, tôi nhìn nhầm bệnh án. Đúng là cô bị mắc chứng đa xơ cứng”.
Đấy không phải khoảnh khắc quyết định, dù tôi đã cảm thấy như vậy trong chốc lát. Đấy là khoảnh khắc đáng sợ và hỗn loạn nhất. Số phận của tôi được định đoạt qua một cuộc điện thoại, khi tôi đang ở công sở, một cách bình thản như thể người ta đang hỏi: “Cô có muốn dùng kèm khoai tây chiên không?”. Tôi không biết phải làm gì với lời thông báo này. Tôi không biết phải làm gì nữa, tôi không có kế hoạch nào cả, chỉ có nỗi sợ hãi mà thôi.
Tôi bỏ lỡ cuộc đua xe đạp hỗ trợ bệnh nhân đa xơ cứng vì vẫn chưa thể trèo lên xe đạp và bị chẩn đoán mắc căn bệnh này trong lúc đang gây quỹ cho nó. Tôi gác điện thoại, khóc suốt quãng đường về nhà và uống một viên Valium5còn dư lại từ đợt điều trị căn bệnh viêm tai mà tôi vốn không hề mắc phải.
5 Thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, các triệu chứng khi cai rượu hoặc co thắt cơ, các cơn co giật, có tác dụng an thần.
M
Chương 2
CÙNG ĐI ĂN KEM NÀO!
ột trong những việc khó khăn nhất tôi phải làm là nói cho con gái biết tôi bị bệnh. Vài tuần trước đó tôi đã xem nhiều sách trong thư viện và đọc gần
như mọi thứ tôi có thể tìm được về bệnh đa xơ cứng. Vì không biết mình có thật sự mắc bệnh hay không, nên tôi quan tâm tìm hiểu các triệu chứng của bệnh hơn là phương pháp điều trị. Nếu tôi bị đa xơ cứng thật thì chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể tôi? Theo những gì viết trong mấy cuốn sách tôi tìm được thì chẳng có gì khả quan cả. Tôi có thể bị mù hoặc mắc chứng song thị1 do viêm dây thần kinh thị giác, bị rối loạn hoặc mất chức năng ruột và bàng quang, bị suy giảm nhận thức và cuối cùng phải ngồi xe lăn. Những cuốn sách đó được xuất bản từ vài chục
năm trước, trong khi các phương pháp điều trị thông thường cho chứng bệnh này chỉ mới được tìm ra và áp dụng chưa tới hai mươi năm trở lại đây mà thôi. Mấy cuốn sách này viết về bệnh đa xơ cứng như thể nó là một bản án tử hình hoặc còn tệ hơn thế nữa. Tôi biết việc đầu tiên mình phải làm là thông báo cho mọi người biết về căn bệnh của mình. Tôi không hề nghĩ sẽ giấu kín chuyện này, dù tôi biết việc nói ra sẽ rất đáng sợ. Mọi người sẽ nghĩ gì? Họ có biết đa xơ cứng là căn bệnh thế nào không? Người lớn trong gia đình tôi được biết chuyện, nhưng họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp thì không.
1 Một triệu chứng mà bệnh nhân nhìn thấy hai hình ảnh của một sự vật.
Người cuối cùng trong nhà được tôi thông báo là con gái mình. Đó là cuộc trò chuyện mà tôi sợ nhất. Bailey và tôi rất gần gũi nhau. Con bé là tất cả của tôi. Cuộc hôn nhân trước của tôi kéo dài được bảy năm thì chấm dứt. Tôi ly hôn khi con bé lên ba, dù tôi biết mình sẽ dứt áo ra đi ngay từ ngày con bé chào đời. Một mình nuôi con suốt nhiều năm khiến quan hệ mẹ con tôi vô cùng sâu sắc. Bailey và tôi rất giống nhau. Mọi người cứ nói là đến cả biểu cảm trên gương mặt của hai mẹ con cũng y hệt nhau. Không từ ngữ nào diễn tả được tình cảm tôi dành cho con, và đó là nguyên do tôi cảm thấy rất khó khăn khi phải nói với con bé rằng tôi bị bệnh. Tôi vào phòng con bé và nói: “Cùng đi ăn kem nào con”. Tôi dẫn con bé đến tiệm kem cuối phố. Vì lý do nào đó, tôi nghĩ một nơi vui vẻ sẽ làm cho tin buồn được giảm nhẹ đi và được bù đắp phần nào. Tôi cũng cần một hoàn cảnh có thể hỗ trợ cho mình, một nơi mà ở đó, con bé không thể chạy về phòng trốn. Tôi muốn dành chỗ cho cảm xúc, cho
những câu hỏi và sự an ủi, dỗ dành. Hơn hết thảy, tôi chỉ muốn giảm bớt cú sốc mà cái tin này mang lại.
Chúng tôi cầm ly kem và ngồi vào bàn. Tôi thử bắt đầu bằng mấy chuyện linh tinh. Và rồi tôi thủ thỉ với con bé: “Con còn nhớ mẹ đã bị chóng mặt và phải đi gặp bác sĩ không?”. Tất nhiên là con bé vẫn nhớ. Sau đó, tôi nói mấy lời buồn cười như “Đừng sợ”, hoặc “Việc này nghe vậy chứ cũng không xấu lắm đâu”. Tôi còn chưa nói gì thêm thì nước mắt đã trào ra từ đôi mắt nâu xinh đẹp của con bé. Và khi tôi nói: “Mẹ bị bệnh đa xơ cứng”, con bé bắt đầu khóc và đáp: “Con đã biết rồi”. Con bé bỏ ly kem lại và chạy ào ra khỏi tiệm. Tôi chạy theo sau, mở cửa xe và hai mẹ con cùng ngồi ở băng ghế sau. Tôi thấy giống như mình đang cướp đi tuổi thơ của con và muốn bật khóc. Tôi muốn khóc không phải vì bản thân hay vì căn bệnh đa xơ cứng, mà vì tôi không tài nào hiểu được những gì đang diễn ra trong trái tim và bộ óc bé nhỏ kia. Tôi biết con bé đủ mạnh mẽ để cùng tôi vượt qua chuyện này, nhưng bản năng bảo vệ con của tôi cũng rất lớn. Tôi đã hiểu vì sao nhiều bậc cha mẹ lại giấu con mình nỗi đau mà họ đang chịu đựng. Tôi vội nói hai điều mà tôi nghĩ con bé cần được nghe và bản thân tôi cũng tin tưởng mãnh liệt: “Mẹ sẽ không chết” và “Con sẽ không mắc bệnh này đâu”. Mẹ con tôi ôm nhau khóc trên băng ghế sau một lát, rồi khi Bailey đã bình tĩnh lại, tôi đưa con về nhà. Chúng tôi cùng vào phòng con bé. Hai mẹ con nhào lên giường, ôm nhau và thủ thỉ tâm sự. Con bé nói vài tuần trước đã thấy mấy quyển sách về bệnh đa xơ cứng mà tôi mượn từ thư viện ở trong xe hơi. Tôi giải thích với con bé là lúc đó, tôi vẫn chưa biết chắc mình có mắc bệnh không, chỉ mới có khả năng thôi. Nếu biết con bé lo lắng đến vậy thì tôi đã nói ra sớm hơn rồi. Bạn thấy đấy, trẻ con rất thông minh. Chúng nghe và thấy được nhiều chuyện. Nếu
bạn từng cố giấu con mình điều gì đó, bạn sẽ hiểu ý tôi. Nếu ta không can thiệp, chia sẻ với chúng và cho chúng biết chuyện, chúng sẽ tưởng tượng tình hình còn tệ hơn nhiều so với thực tế. Tôi trấn an con bé là bây giờ mọi chuyện nghe có vẻ đáng sợ đấy, nhưng rồi sẽ có chuyển biến tốt. Tôi nói với con bé rằng căn bệnh này sẽ không trở thành vấn đề chính trong cuộc sống của gia đình mình và chỉ vài tháng nữa thôi, nó sẽ trở thành một việc bình thường. Khi hai mẹ con trò chuyện và bình tĩnh lại, cảm giác nghi ngờ, hoang mang trong tôi dần tan biến. Trong khoảnh khắc đó, tôi không còn sợ hãi và lo lắng nữa, mà vững tin là mình sẽ chiến đấu vì sức khỏe của bản thân và giành được chiến thắng. Tôi phải chiến đấu, vì tất cả chúng tôi.
Mẹ con tôi ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, chúng tôi cảm thấy nỗi sợ đã vơi đi một chút.
H
Chương 3
YÊU THƯƠNG VÀ NHỮNG LIỀU
THUỐC KHÁC
ãy bắt đầu từ tình yêu thương. Yêu thương có sức mạnh chữa lành kỳ diệu hơn bất kỳ phương pháp điều trị thông thường nào tôi từng thử. Đến bây giờ vẫn vậy.
Lúc mọi chuyện mới bắt đầu, tình yêu thương chính là những cuộc điện thoại trò chuyện với chị gái khi tôi còn chưa biết mình gặp vấn đề gì. Chị sống cách tôi cả một đại dương nhưng tôi vẫn cảm thấy như thể chị đang nắm chặt tay mình. Tình yêu thương là cách chồng tôi tìm cả ngàn phương pháp để giúp đỡ tôi trước cả khi tôi biết lên tiếng nhờ vả anh. Tình yêu
thương còn là cách cha mẹ đến bên tôi và nói sẽ làm mọi việc có thể để hỗ trợ cho tôi. Tình yêu thương là thời gian con gái tôi loay hoay viết về lợi ích của phương pháp điều trị đa xơ cứng bằng tế bào gốc ở trường dòng và là lúc chị chồng tôi thành lập một đội đua xe đạp mang tên Đội TLC (the Team who Loves Courtney - Đội Những Người Yêu Courtney) để gây quỹ cho việc nghiên cứu về bệnh đa xơ cứng. Tất cả những yêu thương đó, cùng với nhiều điều khác nữa, đã chữa lành cho tôi.
Tình yêu thương dành cho cún con
Ba tuần sau khi tôi bị chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng, cả nhà tôi tình cờ xem một kênh truyền hình cáp chuyên về nhận nuôi thú cưng của địa phương. Câu chuyện buồn nào về các chú thú cưng được chiếu trên kênh này cũng khiến chúng tôi thấy đau lòng. Bailey muốn nuôi một chú cún nhưng chúng tôi chưa có ý định đó, nên tôi không hiểu tại sao cả nhà lại bật kênh đó và dán mắt vào ti-vi. Thế rồi một chú chó tên Lloyd xuất hiện trên màn hình. Lloyd là một chú chó con màu đen bị tổn thương não. Tôi bất giác nghĩ đến những hình chụp MRI gần đây của mình. Tôi cũng bị tổn thương não. Tôi liền nghĩ: “Chúng ta thuộc về nhau”. Trước khi kịp nhận ra, trái tim tôi (hoặc bộ não bị tổn thương của tôi) đã quyết định và tôi thốt lên: “Chúng ta sẽ nhận nuôi Lloyd”. Thường thì tôi là người đại diện cho tiếng nói lý trí trong nhà, hoặc ít nhất là cũng sẵn sàng bàn bạc với mọi người về những quyết định hệ trọng trước khi bắt tay vào làm, nhưng lần này tôi đã quyết ý rồi. Chồng tôi không nói nên lời, còn con gái thì ôm chầm lấy tôi.
Tôi như lâng lâng trên mây vì vui sướng. Tôi nghĩ tôi muốn chữa lành cho chú cún Lloyd, nhưng điều tôi thật sự mong chờ là Lloyd sẽ chữa lành cho tôi và gia đình tôi. Chúng tôi cần một
tin tốt lành nào đó, một điều gì đó giúp vực dậy tinh thần cho cả nhà sau nhiều tuần lễ sợ hãi và lo lắng về chuyện sức khỏe. Sự xuất hiện của chú cún Lloyd có vẻ là một niềm vui tròn vẹn. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với “mẹ nuôi” của Lloyd, chúng tôi mới biết nhu cầu của chú chó vượt xa khả năng đáp ứng của mình. Lloyd cần một gia đình có người thường xuyên ở nhà để chăm sóc cho nó, mà tôi nào phải một “bà mẹ nội trợ” như thế. Tôi là một bà mẹ bận rộn đi làm và đang mắc phải một căn bệnh mạn tính. Tôi không thể dành cho Lloyd thời gian và sự chăm sóc mà nó cần. Thật đau lòng khi nhận ra Lloyd sẽ không trở thành một thành viên trong gia đình chúng tôi, nhưng một khi tôi đã đồng ý tìm một chú cún về nuôi, chúng tôi không thể từ bỏ ý định đó. Cả nhà quyết định tìm hiểu thêm về các chú cún khác. Rõ ràng là mong ước sống giản đơn của tôi vẫn chưa thực hiện được. Tôi chỉ muốn được giải thoát phần nào khỏi nỗi đau và cảm giác đè nặng trong lòng. Tôi chỉ mong mỏi được nhẹ nhõm.
Chúng tôi lái xe đến trung tâm cứu trợ động vật địa phương, nơi đang chăm sóc một đàn chó chăn cừu lai. Bailey và tôi bước vào khu vực chuồng trại ngoài trời, ngay tức thì vây quanh chúng tôi là những chú cún có bộ lông vằn nâu đen đang kêu ư ử. Một chú còn lập tức nhảy phắt lên và ôm chầm lấy Bailey. Khi con bé quỳ xuống, chú chó thật sự đã vòng hai chân trước quanh cổ con bé. Thế là con bé biết chú chó này là một phần trong gia đình chúng tôi. Chúng tôi không quan tâm chú chó này giống gì, có hành vi ra sao, hay bất kỳ điều gì khác mà một người nhận nuôi hay tìm hiểu. Chúng tôi đặt tên cho nguồn sáng mới của gia đình mình là Guinness.
Guinness là chú chó hiếu động, và khi nói “hiếu động”, ý tôi là nó luôn chạy loanh quanh, dí mũi vào mọi thứ và rất bám
người. Mark khuyên tôi đừng quá lo lắng. Anh nói: “Vài năm nữa nó sẽ đằm tính lại thôi”. Và trong suốt tám năm liền, năm nào Mark cũng đều lặp lại câu “nó sẽ đằm tính lại thôi” cho tôi nghe. Dù vậy, kể cả khi đang tràn trề năng lượng và chạy loạn lên, Guinness vẫn biết lúc nào tôi cần nó ngoan ngoãn hơn bình thường. Khi tôi đang hồi sức sau một đợt điều trị đa xơ cứng hoặc lúc tôi cảm thấy chán nản, nó sẽ yên lặng cuộn mình nằm cạnh tôi. Vào giai đoạn thay đổi phương pháp điều trị sau một năm bị chẩn đoán mắc bệnh, tôi thường nằm nghỉ ngơi một hoặc hai ngày sau đợt truyền thuốc hàng tháng. Lúc đó, Guinness sẽ nằm trên giường với tôi gần như cả ngày. Guinness giúp chữa lành cho tôi nhiều không kém bất kỳ phương pháp điều trị hay sự thay đổi nào khác mà tôi đã thực hiện trong cuộc sống. Có nhiều nghiên cứu rất lạc quan về khả năng chữa lành của những chú chó. Ôm ấp một chú chó có thể giúp giải phóng các hoóc-môn oxytocin, serotonin và prolactin trong não bộ. Những hoóc-môn này sẽ khiến tâm trạng ta khá hơn và giảm bớt những cơn đau của cơ thể. Vuốt ve một chú chó còn làm giảm lượng cortisol, một chất có liên quan đến sự căng thẳng. Nếu chỉ cưng nựng mấy chú chó thôi mà đã có tác dụng đến chừng đó thì tôi nghĩ mình sẽ hồi phục đến mức không ngờ sau một ngày dài ôm ấp Guinness. Hồi đó, tôi chưa hề biết về nghiên cứu này, nhưng trái tim tôi cảm nhận được trong từng tế bào cơ thể mình đang có một sự chuyển biến nào đó mỗi lần tôi nhìn vào mắt chú chó của mình hay gãi cái bụng tròn của nó.
Thuốc thang
Nghiên cứu và tìm hiểu về bệnh đa xơ cứng trở thành công việc toàn thời gian mới của tôi, bên cạnh công việc hiện tại. Trước khi chọn trị liệu bằng thuốc, tôi đã nghiên cứu bốn loại thuốc
có trên thị trường vào thời điểm đó. Bà bác sĩ lẩn thẩn của tôi, người đã xem nhầm bệnh án và chẩn bệnh cho tôi qua điện thoại, đã đề nghị tôi ghé qua phòng khám xem các bộ tài liệu quảng cáo thuốc và chọn ra một loại. Tôi phải tự chọn thuốc cho mình sao? Tôi không biết mình đang làm gì nữa, nhưng lẽ tự nhiên là tôi muốn liệu trình “nặng đô” nhất, hiệu quả nhất hiện có, mà với tôi thì một liệu trình như thế tức là dùng thuốc với liều lượng nhiều nhất và thường xuyên nhất có thể. Nghe hợp lý đấy chứ? Vấn đề không phải là việc tự-mình-chọn-thuốc mà là dùng càng nhiều thuốc càng tốt, phải vậy không? Tôi dành một buổi chiều để tập tiêm vào mấy quả cam. Tôi cố gắng bình tĩnh hết sức có thể, nhưng khi cô y tá tại gia giải thích và hướng dẫn tôi cách tự tiêm cho mình, tôi cứ ngẩn cả người. Tôi nhìn xuống chiếc bàn ăn ngổn ngang những quả cam, những ống tiêm và tự hỏi: “Đời mình từ giờ sẽ thế này sao?”, và tôi bật khóc.
Chẳng bao lâu sau, tôi đã có thể tự tiêm thuốc interferon1ba lần một tuần mà không hề rơi nước mắt. Tôi dùng ống tiêm tự động nên không cần phải gắn kim vào. Ống tiêm sẽ giúp bơm thuốc thật mạnh vào lớp mỡ ở bụng, tay và chân tôi. Những lần tiêm thuốc là những lần hiếm hoi tôi thấy mừng là mình hơi mập. Theo thông tin ghi trên nhãn dán, tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm thuốc là gặp “các triệu chứng giống bệnh cúm”, nhưng tôi thấy đó lại là “các triệu chứng giống bệnh sốt rét” hơn. Tôi đi làm mà người cứ run cầm cập, toát mồ hôi lạnh, mặt mày xanh mét. Tôi uống thuốc để ghìm cơn buồn nôn, và tôi mơ hồ chống chọi với các loại tác dụng phụ của thuốc. Nhưng tôi nghĩ không ai để ý nên tôi vẫn tiếp tục như thế. Tôi cứ tiếp tục sống như thế.
1
Interferon là một nhóm các protein tự nhiên ở hầu hết các
loài động vật, do các tế bào của hệ miễn dịch tạo ra, nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Trong khi cố chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống của mình và tập quen với việc tiêm các loại thuốc mà tôi cảm thấy không khác gì thuốc độc vào cơ thể, tôi cũng mày mò tìm kiếm các phương pháp điều trị khác để thay thế. Tôi tham gia một nhóm hỗ trợ người bị bệnh đa xơ cứng và hỏi một chuyên gia y tế trong nhóm xem liệu tôi có thể dùng loại thực phẩm chức năng rất đắt đỏ tôi từng đọc thấy trên mạng để điều trị hay không. Vì người ta vẫn nói là trên Internet có phương thuốc chữa bách bệnh mà! Một trình dược viên ngồi đằng sau đã chen vào và trả lời câu hỏi của tôi bằng một câu hỏi: “Chị tin vào điều gì?”. Từ đây, quá trình xây dựng bản thân của tôi bắt đầu. Câu hỏi của anh bạn đó nhắc tôi nhớ rằng tôi có tiếng nói của riêng mình và tôi hiểu rõ cơ thể mình hơn bất kỳ vị bác sĩ nào từng khám cho tôi hay bất cứ bài báo nào tôi từng đọc. Tôi có thể đem lại cho bản thân nhiều thứ hơn nữa.
Sau khi kết thúc buổi trò chuyện với nhóm hỗ trợ, tôi tự giới thiệu để làm quen với anh bạn trình dược viên ấy thì mới biết anh bạn này có một sự nghiệp rất thành công, hơn nữa còn là một người có sức khỏe tốt, một tay đua xe đạp có tinh thần thi đấu rất cao. Điều đáng nói là anh ấy cũng mắc chứng đa xơ cứng. Ngày hôm sau, vợ chồng tôi cùng ăn trưa với vợ chồng anh ấy. Tôi muốn biết anh ấy đã sống như thế nào, vợ anh ấy đã cảm thấy ra sao, anh ấy đã uống những loại thuốc gì, ăn uống theo chế độ nào. Chúng tôi trò chuyện nhiều giờ liền. Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm sống, anh ấy còn mang đến rất nhiều
tài liệu về các nghiên cứu và thí nghiệm lâm sàng cùng các nghiên cứu khác. Tôi không hiểu phần lớn nội dung của mấy tài liệu này, nhưng tôi sẵn sàng tìm hiểu. Tôi từng rớt môn toán cơ bản, môn khoa học và kha khá các môn khác hồi năm nhất đại học, nhưng vấn đề này thì khác, nó khiến tôi chú ý. Câu hỏi “Chị tin vào điều gì?” của anh bạn trình dược viên có tác động lớn hơn tôi tưởng. Một khi biết mình tin tưởng điều gì và hiểu ra điều mình tin tưởng thật sự quan trọng, trái tim và tâm hồn tôi đã sẵn sàng. Tất cả những gì tôi cần làm để chiến thắng căn bệnh đa xơ cứng là dành thời gian ở bên và tìm hiểu một người từng làm được điều này. Cuộc gặp ăn trưa hôm đó đã giúp tôi có thêm tự tin để chiến đấu cho cuộc sống của mình, chiến đấu cho cuộc đời, lối sống, hạnh phúc và tình yêu của tôi. Giờ đây, trái tim tôi đã sẵn sàng dấn bước. Thay vì để người ta chỉ vẽ, tôi sẽ tự quyết định phải làm gì với cơ thể mình. Tôi “sa thải” vị bác sĩ chuyên khoa thần kinh của tôi và tìm đến một người khác sẵn lòng cùng tôi đưa ra quyết định và cho tôi quyền lựa chọn. Đã đến lúc tôi chịu trách nhiệm về việc bản thân mình phải kiểm soát chuyện này. Tôi không chọn căn bệnh đa xơ cứng, nhưng tôi lựa chọn những thứ tôi đưa vào cơ thể mình, thức ăn, thuốc uống và cả những suy nghĩ nữa. Tôi không phải là nạn nhân hay kẻ ngoài cuộc thờ ơ. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng dù tôi không phải chịu trách nhiệm về việc bản thân mình bị mắc bệnh, nhưng tôi có trách nhiệm phải đương đầu với căn bệnh này.
Sau gần một năm khốn khổ vì phải tiêm những loại thuốc khiến tôi thấy khó chịu hơn cả bệnh đa xơ cứng, tôi bắt đầu đề cập với gia đình và bác sĩ chuyện đổi sang dùng loại thuốc khác. Thoạt đầu ai cũng phản đối, nhưng tôi hiểu sở dĩ mọi người phản ứng như vậy là vì sợ hãi. Mọi người sợ những tác dụng
phụ có thể gây tử vong của loại thuốc mới. Tôi cũng sợ, nhưng nỗi sợ của tôi lại khác. Tôi không mấy sợ tác dụng phụ của thuốc, tôi sợ mình đang bỏ lỡ cuộc đời mình nhiều hơn. Thuốc Interferon khiến cơ thể tôi đau nhức, đầu óc thì mơ hồ. Tôi gần như không thể giúp con gái làm bài tập lớp bốn. Tôi mệt mỏi đến mức không thể lê bước đến phòng tập gym, và một khi cảm giác khó chịu kéo dài quá lâu, ta sẽ bắt đầu đối xử chẳng ra gì với bản thân lẫn những người xung quanh. Tôi cảm thấy như mình đang lao xuống dốc, và loại thuốc mới với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm này có khả năng giúp tôi xoay chuyển tình thế.
Trong khoảng thời gian chuyển sang dùng loại thuốc mới, có những lúc tôi nghĩ về việc bỏ hết các phương pháp điều trị thông thường. Tại sao tôi không thể thật sự sống khỏe mạnh và chiến đấu với căn bệnh đa xơ cứng cơ chứ? Có khả năng đấy, nhưng cũng đầy rủi ro. Cuối cùng, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của tôi cũng đồng ý thay đổi liệu trình cho tôi, và tôi phải mất một tháng để “tẩy sạch” lượng thuốc đã tiêm còn tồn dư trong cơ thể. Tôi còn nhớ một buổi tối vào cuối cái tháng tôi thay đổi liệu trình, tôi đang nấu ăn thì chồng tôi đi làm về. Lúc đó tôi thật sự đang nấu ăn đấy. Tôi mỉm cười khi anh bước vào bếp. Tôi luôn vui sướng khi được nhìn thấy anh. Tôi chưa kịp mở lời thì anh đã nói: “Chà, thật mừng là em đã trở lại”.
Tôi biết mình không thể chiến thắng căn bệnh này chỉ với tình yêu và thuốc thang, nên tôi bắt đầu nghiên cứu các phương pháp điều trị bổ sung khác. Tôi chọn phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào trực giác. Yoga: rất phù hợp. Mát-xa đầu: chắc chắn có thể thử. Ong đốt: thôi, xin cảm ơn. Tôi bắt đầu tin tưởng bản thân và nhớ ra mình là ai.
Hãy quay về với yêu thương
Tôi không muốn tranh cãi về ưu và nhược điểm của các loại thuốc điều trị thông thường. Việc tôi tự lựa chọn phương pháp điều trị cho mình là một quyết định mang đậm tính cá nhân. Tôi sẽ không bao giờ khuyên bất cứ người bệnh nào rằng không dùng thuốc mới là lựa chọn đúng đắn, dẫu với tôi thì đó là lựa chọn chính xác. Bằng chứng là các vùng tổn thương trong não tôi đang thu hẹp lại, và chín năm nay, bệnh tình của tôi không trở nặng hoặc tái phát nữa. Tôi không nghĩ dùng thuốc là phương pháp chữa trị duy nhất. Điều này đúng với mọi chứng bệnh mà bạn mắc phải. Nếu bạn không yêu thương bản thân, không yêu cuộc sống của bạn và những người bên cạnh, thuốc dẫu có tác dụng thì cũng chỉ là nhất thời, không duy trì được lâu. Và nói hay nghĩ là mình yêu bản thân cũng chưa đủ. Yêu thương được phản ánh qua những lựa chọn hàng ngày của bạn. Khi bạn chọn các món không lành mạnh để ăn trưa, đó không phải là yêu thương. Chọn làm việc thâu đêm suốt sáng, hay chọn sự giận dữ thay vì lòng biết ơn cũng không phải nốt. Tất cả đều là lựa chọn của chúng ta. Tuy không dễ dàng nhưng đó vẫn là lựa chọn. Ước gì tôi có thể nói rằng tôi luôn lựa chọn yêu thương, nhưng nào được như vậy. Tôi đã làm được nhiều hơn trước, nhưng còn lâu mới được xem là hoàn hảo. Dẫu sao thì giờ đây, khi đã thừa nhận đó là những lựa chọn của bản thân và hiểu những lựa chọn này gắn liền với cảm nhận của tôi về bản thân và cuộc đời mình, tôi cảm thấy việc sống với yêu thương trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Căn bệnh đa xơ cứng là sự đau đớn xảy đến gần nhất và là hồi chuông đánh thức tôi, nhưng nếu tôi chú ý hơn từ trước thì hẳn là tôi đã thức tỉnh sớm hơn. Hãy để ý đến những cơn đau đớn của bạn, nỗi khổ sở của bạn. Đó có thể là một căn bệnh mạn tính, một biểu hiện nào đó dễ nhận thấy, hoặc có khi là
một điều gì khác, chẳng hạn như một mối quan hệ căng thẳng, áp lực về sinh hoạt phí, tình trạng mệt mỏi nói chung, hay đơn giản chỉ là cảm giác “có điều gì đó không ổn”. Bạn có thể cảm thấy những chuyện đó rất bình thường, tôi cũng từng cảm thấy như vậy, nhưng bạn xứng đáng với một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy xem tất cả những điều trên hay bất kỳ điều nào trong số đó như là một chất xúc tác để thay đổi.
Tôi nhận ra mình cần nhiều không gian và thời gian hơn để ưu tiên cho sức khỏe, để lắng nghe tiếng nói của trái tim và kết nối với tâm hồn mình. Tôi cần thêm khoảng không để nghỉ ngơi, tìm tòi hay đơn giản là chỉ để có thêm nhiều không gian hơn nữa.
T
Chương 4
XÂY DỰNG BẢN THÂN
ôi sẽ kể bạn nghe nhiều hơn về quá trình xây dựng bản thân của tôi, nhưng trước hết tôi muốn trò chuyện với bạn trước đã. Phần đầu tiên trong sách chủ yếu nói về
tôi: làm sao mà cuộc sống của tôi lại đi đến chỗ sụp đổ, và vì sao tôi lại quyết định hàn gắn cuộc sống của mình theo một cách hoàn toàn mới. Ba phần tiếp theo sẽ đi sâu vào các câu chuyện và các bước luyện tập để đơn giản hóa cuộc sống, cùng với các đề xuất khác nhau để giúp bạn tạo thêm không gian, thời gian, và quan trọng nhất là xây đắp thêm yêu thương quanh mình. Tất nhiên tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình, nhưng tôi cần bạn biết rằng quyển sách này không chỉ là câu chuyện của tôi, mà nó còn là câu chuyện về bạn nữa.
Khi đọc, bạn hãy nghĩ về những hồi chuông cảnh tỉnh của bản thân, những lần đổ vỡ, suy sụp và những thời điểm bạn từng có cơ hội hàn gắn lại cuộc sống của mình. Hãy tìm những điểm chung - cả tốt lẫn xấu. Tôi thường nhìn thấy bóng dáng mình trong câu chuyện của người khác. Chúng ta giống nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ. Đây chính là sức mạnh của việc chia sẻ với nhau những trải nghiệm của mỗi người. Có thể sự suy sụp của bạn không liên quan đến lời chẩn đoán đáng sợ nào của bác sĩ và sự đổ vỡ bạn trải qua cũng không phải là đổ vỡ hôn nhân… mà cũng có thể là vậy. Hồi chuông thật sự thức tỉnh bạn cũng không quan trọng bằng những chuyện diễn ra sau đó, và không có giới hạn thời gian nào cho bạn để đáp lại nó. Nếu hồi chuông thức tỉnh bạn đã vang lên từ nhiều năm trước thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để hành động và biến nó thành một điều gì đó thật mạnh mẽ. Bạn có cơ hội viết lại câu chuyện đời mình và thay đổi nhiều điều trong cuộc sống, hoặc thay đổi cả cuộc đời bạn. Hãy bỏ qua cảm giác tội lỗi hay hối tiếc cản bước bạn trên hành trình thay đổi của mình. Hãy lấy những xúc cảm tiêu cực như cảm giác tội lỗi, sự giận dữ, sự khó chịu của mình làm động lực để thay đổi. Hãy thay đổi để cuộc sống của mình được khỏe mạnh, yên bình và có thêm nhiều yêu thương hơn. Hãy thay đổi và làm những điều tốt nhất cho bản thân.
Đã hơn mười năm trôi qua từ lúc tôi đáp lại hồi chuông thức tỉnh dành cho tôi và bắt đầu thay đổi cuộc sống của mình, một cách chậm rãi nhưng triệt để. Tôi đã thay đổi chế độ ăn uống, trả sạch nợ nần, tinh giản đồ đạc trong nhà để có thêm phòng trống, dọn dẹp tủ quần áo, nghỉ việc, gầy dựng sự nghiệp mình thích, chuyển từ một căn nhà lớn sang một căn hộ nhỏ, vun đắp các mối quan hệ, làm chủ tính hướng nội, tập trung vào tâm hồn và giành lại cuộc sống của mình.
Tôi không có ý định thực hiện nhiều thay đổi đến vậy, nhưng mỗi thay đổi lại khơi nguồn cảm hứng và khích lệ tôi tiến hành sự thay đổi tiếp theo. Mười năm nghe có vẻ là một quãng thời gian dài để đổi mới, nhưng cũng trôi qua nhanh như một cái chớp mắt mà thôi. Lời chẩn đoán đáng sợ của bác sĩ đã đưa tôi đến với sự thay đổi. Còn có những hồi chuông thức tỉnh khác nữa dành cho tôi, nhưng tôi lại quá bận rộn và lơ đãng nên không hề nghe thấy, nói chi đến việc đáp lại. Khi tôi dành chút thời gian và không gian để nghe tiếng nói nội tâm của mình, thật sự lắng nghe, việc thay đổi trở nên dễ dàng hơn, thậm chí còn lý thú nữa. Khi tiếng nói nội tâm trở nên rõ ràng hơn, tôi có thể kết nối với trái tim mình và biết rõ hơn tôi thật sự mong muốn điều gì trong đời.
Hồi chuông thức tỉnh dành cho bạn
Hồi chuông thức tỉnh tôi là cú điện thoại từ vị bác sĩ chuyên khoa thần kinh, thông báo rằng tôi bị chứng đa xơ cứng. Tôi không cần ai nói để biết là mình bị bệnh. Tôi đã biết cuộc sống của tôi không hề ổn, nhưng cứ sống như vẫn sống trước giờ thì dễ dàng hơn.
Đã có bao nhiêu lần bạn từng nghĩ “thế này không được” hoặc “có gì đó không ổn” hoặc là “mọi thứ cần phải thay đổi”? Những suy nghĩ và lời lẽ đó là tiếng nói xuất phát từ nội tâm của bạn, là âm thanh của hồi chuông cảnh tỉnh bạn. Bạn không cần phải nhận một lời chẩn đoán đáng sợ từ bác sĩ hay gặp một cơn khủng hoảng trầm trọng thì mới có thể thức tỉnh. Bạn cũng chẳng cần ai đó nhắc nhở mình về việc thức tỉnh vì bạn đã biết rồi. Tiếng nói vang lên từ chính nội tâm của bạn vẫn đang cố gắng cho bạn biết. Nhưng lỡ như bạn gặp khó khăn trong việc dành ra những khoảng trống thời gian và không gian để có thể
lắng nghe tiếng nói ấy giữa những bộn bề, hỗn loạn của cuộc sống thì hãy đọc những điều dưới đây và xem liệu bạn có thể tìm thấy hồi chuông cảnh tỉnh của mình trong đó hay không.
Đây chính là hồi chuông thức tỉnh dành cho bạn, nếu… • Bạn đang sống một cách máy móc.
• Bạn không bao giờ xem việc quan tâm đến bản thân là ưu tiên số một.
• Bạn biến thành một người mà chính bạn cũng không nhận ra chỉ để làm vừa lòng người khác hay để theo đuổi thứ thành công nào đó không có ý nghĩa đối với mình.
• Bạn thường xuyên nuông chiều bản thân bằng thức ăn, mua sắm, bia rượu, ti-vi hoặc những trò tiêu khiển khác.
• Bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, căng thẳng và hoàn toàn trống rỗng.
Đón nhận hồi chuông thức tỉnh dành cho mình không khó dù có thể hơi đau đớn một chút. Đáp lại hồi chuông đó mới khó. Chọn đáp lại hồi chuông cảnh tỉnh mình thay vì phớt lờ nó là một việc rất khó khăn, vì nếu bạn làm thế, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi, mà thay đổi thì rất đáng sợ. Thế nhưng, phớt lờ hồi chuông này là quyết định còn tệ hơn, nhất là khi bạn biết đã đến lúc cần phải thay đổi.
Vậy nên chúng ta thường muốn hành động ngay. Chúng ta muốn có bản kế hoạch hoặc bản hướng dẫn từng bước một cho quá trình xây dựng bản thân, nhưng vạch ra kế hoạch cũng là một phần của quá trình này. Trước khi bắt đầu lập kế hoạch, sẽ tốt hơn nếu bạn hiểu rõ tại sao ban đầu mình lại cần kế hoạch đó. Tại sao bạn cần sự đơn giản? Tại sao bạn phải thay đổi? Điều
gì đang thúc đẩy hành trình của bạn? Câu trả lời của mỗi người đều khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian, nhưng việc liệt kê rõ ràng các câu hỏi “tại sao” sẽ khích lệ bạn trong suốt hành trình này, nhất là khi nó trở nên gian nan. Sự đơn giản và sự thay đổi lớn đều là vấn đề thuộc về trái tim. Nếu trái tim bạn chưa sẵn sàng nhập cuộc, sẽ không có sự thay đổi nào là lâu bền. Bạn phải thật sự hiểu được động lực thay đổi của mình. Điều gì đang thôi thúc trong trái tim bạn? Ví dụ như kiêng đồ ngọt để cơ thể giảm được khoảng năm ký để mặc vừa chiếc quần jean từ thời cấp ba mà bạn sẽ mặc đi dự buổi họp lớp có thể khiến cái tôi của bạn quan tâm, nhưng không thật sự thu hút được trái tim bạn; nhưng nếu bạn nghĩ kiêng đồ ngọt sẽ giúp mình ngủ ngon hơn, ngừa ung thư và sống lâu hơn… thì đây chính là vấn đề thuộc về trái tim. Sự thay đổi tuy rằng đáng sợ thật đấy, nhưng nhìn lại mười năm vừa qua, tôi vô cùng biết ơn mình đã dám thay đổi bất chấp nỗi sợ hãi của bản thân. Càng giải tỏa được nhiều áp lực, tôi càng có thêm nhiều khoảng thời gian và không gian. Cuối cùng, tôi tích đủ chỗ trống dành cho nhiều sự yêu thương hơn: yêu bản thân, yêu gia đình, yêu công việc, đủ mọi yêu thương. Từng thay đổi mà tôi đã làm được để đơn giản hóa cuộc sống đã chứng minh rằng sở hữu ít đi nghĩa là sẽ có thêm nhiều yêu thương.
Tôi không thể thay bạn trả lời những câu hỏi “tại sao” của bạn. Nhưng tôi biết một khi bạn đã tìm thấy câu trả lời, nói ra và viết lại chúng, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc cuộc sống trong quá khứ nữa. Khi việc đơn giản hóa cuộc sống trở thành vấn đề của trái tim, bạn sẽ kết nối được với những người cùng chí hướng và tìm ra nguồn năng lượng cần có để loại bỏ sự bừa bộn, sự bận rộn và tất cả những thứ khác đang ngăn cách bạn với những điều có ý nghĩa quan trọng nhất trong đời mình. Có
một điều tôi cần lưu ý với bạn về cách sống đơn giản và sâu sắc, đó là cách sống này không phải là một việc gì đó bạn có thể làm xong trong một lần hay trong một sớm một chiều. Hành trình đến với sự giản dị sâu lắng của cuộc sống tựa như những bài luyện tập cần được duy trì và tập đi tập lại. Một cuộc sống như thế luôn hiện hữu quanh bạn, nhưng bạn cần phải luyện tập, kết nối và tái kết nối với nó.
Hãy biến hành trình này thành hành trình xây dựng bản thân. Hãy nghĩ về những yếu tố tạo nên con người bạn, hãy nghĩ xem bạn mong muốn cuộc sống của mình sẽ ra sao, rồi hẵng bắt đầu hành trình này.
K
Chương 5
NHỮNG BÀI HỌC TRÊN THẢM YOGA
hi lần đầu có người đề nghị tôi học yoga, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tôi nghĩ người ta đang cố tìm một môn thể thao nhẹ nhàng, chậm rãi cho tôi vì tôi là một
người mắc bệnh đa xơ cứng. Trong khi tôi đang làm mọi thứ có thể để được khỏe mạnh bất chấp bệnh tật, thì họ lại cho rằng tôi sẽ thất bại và nên bỏ cuộc. Tôi muốn chơi quần vợt, đi tập gym và leo núi, còn họ thì muốn tôi ngồi một chỗ duỗi tay duỗi chân.
Nếu từng tham gia một lớp yoga, bạn sẽ hiểu tôi từng chẳng biết gì về thứ tôi đang đề cập đến. Vài tháng sau đó, tôi đến buổi học yoga đầu tiên và kể từ đó tôi chưa bao giờ bỏ buổi học nào.
Yoga đã thay đổi tôi từ trong ra ngoài, và nó không hề là một môn thể thao nhẹ nhàng hay chậm rãi. Trong khoảng một, hai tuần đầu đi học, tôi bắt đầu bằng các buổi tập riêng vào lúc năm giờ sáng với tần suất mỗi tuần vài lần. Tôi muốn theo một môn thể thao có thể tập ở đâu cũng được. Quyết định đó đã mang đến lợi ích cho tôi hết lần này đến lần khác trong bao năm qua. Khi phòng tập yoga đóng cửa, khi giáo viên yêu thích của tôi chuyển việc, khi tôi đi du lịch hoặc không thể đến phòng tập một thời gian, tôi luôn có thể trải thảm ra và luyện tập. Dù sau nhiều năm luyện tập yoga, tôi vẫn không làm được động tác trồng cây chuối bằng tay hay một số tư thế khó hơn, nhưng tôi có thể vận động, đặt tay lên tim và lắng nghe những bài học, những câu trả lời và sự thật về cuộc sống. Yoga đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng bản thân của tôi và vẫn tiếp tục dạy tôi những điều mới mẻ về bản thân cũng như về thế giới này. Sau đây là một vài bài học tôi đã đúc kết được trên thảm tập. Những bài học này đã tác động đến công việc, các mối quan hệ và cách sống hàng ngày của tôi.
1. Suy nghĩ giới hạn hành động
Khi giáo viên làm mẫu một tư thế khó, phản ứng thông thường của tôi là “không đời nào mình có thể làm được”. Với suy nghĩ đó, bộ não của tôi đã chiếm quyền kiểm soát và nhắc nhở cơ thể tôi rằng cơ gân kheo1của tôi đang bị co cứng quá, cánh tay tôi ngắn quá hay là tư thế đó sẽ làm tổn thương đầu gối, vai và các bộ phận khác. Từng ngày trôi qua, chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội khi tự nhủ mình không làm được một điều gì đó. Ta chấp nhận chịu thua nỗi sợ hãi. Suy nghĩ kỹ lưỡng là một thói quen tốt, nhưng bạn cũng nên tin tưởng bản thân để thử những điều mới mẻ. Nếu không bao giờ thử làm những việc từng nghĩ là
không thể làm được, tôi sẽ không bao giờ lập blog, viết quyển sách này hay leo qua đỉnh núi Cardiac Ridge hiểm trở của dãy Wasatch.
1
Cơ gân kheo hay còn gọi là “cơ kéo”, là một nhóm bốn cơ bắp
chạy dọc theo phía sau đùi. Người tập luyện yoga dễ gặp chấn thương cơ gân kheo khi căng cơ quá nhiều.
2. Không thể làm hết mọi việc trong hôm nay
Có những hôm tôi tập yoga với cảm giác rất thư thái. Tâm trí tôi tĩnh lặng và cơ thể cứ thế tự nhiên lướt từ tư thế này sang tư thế khác. Cũng có những lúc đầu óc tôi rối bời với những suy nghĩ riêng đến nỗi chỉ thả lỏng quai hàm thôi cũng thấy khó khăn vô cùng. Tôi từng có cảm giác thất bại khi đi tập yoga mà tâm trí cứ bận rộn nghĩ đủ thứ chuyện, cả người ỉu xìu hay đầu gối bị trẹo, vì như thế thì tôi sẽ không thể thực hiện được hết mọi tư thế. Sau đó, tôi nghiệm ra một điều, đó là nếu hôm nay tôi chỉ có thể làm những việc trong tầm tay của mình thôi thì cũng chẳng sao. Mỗi ngày của chúng ta đều có rất nhiều lựa chọn và cơ hội, cũng giống như một lớp yoga vậy. Ta không cần phải làm cho bằng hết. Ta không thể làm hết được. Khi không cố gắng phải làm hết mọi thứ cùng lúc, ta sẽ làm tốt hơn.
3. Ai cũng cần được thở dài
Những tiếng thở dài nặng nề thường thể hiện tình trạng kiệt sức hoặc sự bất mãn, nhưng có những lúc trong lớp yoga, giáo viên yêu cầu chúng tôi hít thật sâu rồi thở hắt ra thật mạnh. Được thở hắt ra đúng là dễ chịu vô cùng. Trong lớp, chúng tôi làm thế để giải phóng năng lượng sau khi thực hiện một chuỗi động tác có nhịp độ cao và để giúp nhịp tim chậm lại. Nhưng bạn hãy nghĩ đến lợi ích mà một hơi thở dài đem lại trong đời
sống hàng ngày mà xem. Trong quyển sáchLearning to Breathe (tạm dịch: Học thở), tác giả Priscilla Warner viết rằng từ SIGH (thở dài) là từ viết tắt của cụm từ Sitting In God’s Hands (Ngồi trong bàn tay của Thượng đế). Đúng vậy... bạn được phép thở dài, được phép ngồi trong bàn tay Thượng đế. Hãy hít một hơi sâu bằng mũi rồi thở thật dài qua miệng nếu lần tới bạn bị kẹt xe, đi muộn, cảm thấy bực mình, phấn khích, căng thẳng hay lo lắng.
4. Giữa cảm giác thư thái và căng thẳng là trạng thái cân bằng
Nếu khi tập các tư thế thăng bằng mà cơ thể không đủ căng cứng, tôi sẽ lắc lư và chao đảo. Tương tự, nếu cắn chặt răng, cau mày và nhìn chằm chằm một chỗ, tôi sẽ không thể tĩnh tâm và sẽ ngã lăn ra. Chỉ cần căng người hay thả lỏng một chút thôi, tôi sẽ đạt được trạng thái kỳ diệu nằm giữa sự thư thái và sự căng thẳng, đó là sự vững vàng. Không phải lúc nào sự gắng sức cũng đồng nghĩa với hiệu quả. Sống với tâm thế vững vàng có thể giúp ta cải thiện các mối quan hệ, khơi dậy tính sáng tạo và tăng cường sức khỏe.
5. Hành động sẽ xua tan nỗi sợ
Có một vài tư thế yoga mà khi thực hiện, tôi sợ mình sẽ ngã dập mặt và bị vỡ mũi, theo đúng nghĩa đen. Điều này khó có khả năng xảy ra, nhưng tôi vẫn sợ. Trong cuộc sống, khi phải làm một việc gì đó hay phải dấn thân vào cuộc sống bon chen, xô bồ ngoài kia, tôi cũng sợ bị ngã dập mặt và tan nát con tim.
Tôi từng ngã trong lớp yoga lẫn trong cuộc sống, nhưng mũi tôi vẫn khá thẳng và trái tim vẫn đập mạnh mẽ lắm. Sợ hãi là chuyện bình thường, và hành động sẽ luôn xua tan nỗi sợ.
6. Tập trung vào tấm thảm tập yoga của mình
Bạn không nhất thiết phải làm giống hệt tôi thì mới có các tư thế yoga đẹp. Mỗi tư thế yoga là một sự biểu đạt mang tính cá nhân, thể hiện khả năng và cảm xúc của chúng ta, cho biết ta đã ăn gì trong bữa sáng và nhiều điều khác nữa. So bì là vô ích, dù là trong lớp yoga hay trong cuộc sống.
7. Hành động bên ngoài có liên hệ trực tiếp với phản ứng nội tâm
Tư thế cuối cùng trong một buổi học yoga là tư thế Savasana hay còn được gọi là “tư thế xác chết”. Đây là tư thế mà bạn phải thả lỏng hoàn toàn. Bạn ngừng kiểm soát hơi thở và ngừng bắt cơ thể duy trì các tư thế khó. Cuối cùng, bạn được yêu cầu phải thả lỏng hoàn toàn. Từ đây, tôi đã học được rằng buông lỏng chính là tư thế khó nhất, không chỉ trên thảm tập thôi đâu. Chúng ta luôn gắng sức để làm cho mọi người hài lòng, để theo kịp người khác, để đi khắp nơi, làm như mình hiểu hết mọi điều và mỉm cười thực hiện những điều đó. Kể cả khi đang làm việc mình yêu thích, đôi khi ta cũng tập trung quá mức vào nó và ráng chịu đựng để thực hiện cho xong, như thể chỉ cần có ý chí là ta có thể làm biến dạng cả vũ trụ và vẽ ra viễn cảnh mà ta ao ước một cách thần kỳ.
Ngay bây giờ, bạn hãy làm một bài kiểm tra nhanh bằng cách trả lời những câu hỏi sau. Có phải bạn đang cắn chặt răng không? Có phải bạn đang quặp ngón chân lại không? Có phải bạn đang nín thở không? Nếu có thì đó là những dấu hiệu nhỏ của cơ thể cho thấy tinh thần và cảm xúc của bạn đang căng ra quá mức khi bạn cố gắng để kiểm soát thế giới này hoặc chí ít là thế giới của bạn. Có những lúc bạn nghĩ mình đã làm được. Bạn nghĩ mình đã làm mọi thứ một cách tự nhiên và tùy duyên, để rồi lại thấy mình nắm chặt cái cần xe đẩy siêu thị khi thấy bảng giá rau bó xôi hay hàng dài người xếp hàng ở quầy tính tiền.
Một ngày nọ, trong lúc đang thực hiện tư thế yoga cuối cùng trong tâm thái hoàn toàn thư giãn và thoải mái, giáo viên dạy yoga của tôi nói: “Nào mọi người, hãy thả lỏng đi nào”, và tôi làm theo. Tôi quên đi áp lực, sự kiểm soát và sự tập trung. Tôi như tan ra, nhập vào làm một với tấm thảm tập… và mỉm cười.
Bạn không cần có một danh sách những việc cần làm hay một cẩm nang hướng dẫn phức tạp để thực hành sự thả lỏng. Bạn chỉ cần thả lỏng quai hàm, thả lỏng ánh mắt, hít thở… và mỉm cười. Khi bạn nhận ra mình đang căng người, gồng mình, ráng sức, cố chống đỡ và chịu đựng để duy trì cuộc sống khó khăn, hãy thả lỏng.
T
Chương 6
LÀM NHỮNG VIỆC MÌNH KHÔNG
MUỐN LÀM
ôi viết và ca ngợi về việc sống lành mạnh, đơn giản hóa cuộc sống và làm những điều chúng ta thấy có ý nghĩa với đời mình, nhưng có một điều quan trọng tôi nghĩ
cần phải nói là không phải lúc nào tôi cũng muốn làm những việc mình làm. Nếu nói vậy mà bạn vẫn thấy chưa đủ rõ ràng thì hãy đọc ví dụ sau đây. Hầu như sáng nào tôi cũng uống sinh tố rau. Tôi giữ thói quen này được một thời gian dài rồi. Các loại rau mang lại năng lượng cho tôi. Chúng giúp tôi cảm thấy khỏe mạnh, và tôi cũng dần thích uống loại sinh tố này. Tuy vậy,
thỉnh thoảng tôi cũng muốn ăn bánh quế và thịt xông khói, rồi uống một ly Bloody Mary1thay vì sinh tố rau. Tôi muốn vậy dù tôi không làm vậy.
1 Một loại cốc-tai gồm có rượu vodka pha với nước cà chua và một số gia vị.
Một trong những việc sau cùng tôi muốn làm trước bữa sáng là tập thể dục. Dù một khi đã khởi động thì tôi thấy rất phấn khởi, nhưng trong khoảng thời gian từ năm giờ ba mươi phút sáng lúc mới thức dậy đến lúc bước chân vào phòng tập, tôi đâu có hào hứng hay thích thú gì. Tôi cũng không muốn dọn dẹp ga-ra hay mất hàng năm trời chỉ biết làm lụng để trả cho hết nợ, nhưng tôi thật sự muốn từ biệt cuộc sống bừa bộn và nợ nần. Trải qua gần mười năm với nhiều thay đổi lớn lao, tôi đã hiểu ra một điều, đó là ta phải làm những việc mình không muốn thì mới có thể làm được điều mình muốn và có được cuộc sống mình thật sự ao ước.
Trừ những người ưa mạo hiểm thích nhảy từ vách núi xuống hay chạy bộ cự ly siêu dài2, phần lớn chúng ta đều thích chọn con đường ít chông gai nhất. Chúng ta muốn hưởng hết mọi lợi ích và giảm bớt khối lượng công việc. Tôi tin chúng ta nên chủ động chọn cách sử dụng thời gian của mình và tham gia vào các hoạt động đem lại niềm vui đích thực cho chúng ta. Thế nên, nghe có vẻ mâu thuẫn khi tôi nói chúng ta phải làm những việc mình không muốn làm thì mới gặt hái được thành quả. May thay, trừ việc đóng thuế và đi kiểm tra răng định kỳ ra, tôi dần tìm được niềm vui khi bắt đầu làm những việc mình không muốn làm. Tôi làm những việc mình không muốn để có được sức khỏe, để tái tạo lại nguồn năng lượng và sức sáng tạo cho bản thân. Tôi làm những việc mình không thích vì tò mò
và vì tôi muốn cởi mở đối mặt với những thứ làm mình sợ hãi (ngoại trừ nhền nhện). Và thật sự là tất cả những việc tôi không muốn làm thường mang lại một thay đổi thú vị, một bài học hay một điều ích lợi nào đó. Thi thoảng có những buổi sáng, khoảng vài phút trước khi bật máy xay sinh tố, ngay trước khi nước dừa chuyển sang màu xanh lục của cải bó xôi và cải xoăn xay nhuyễn, tôi lại muốn quay về giường, gọi pizza và xem mấy bộ phim sướt mướt của Drew Barrymore, nhưng tôi biết con đường đó dẫn đến đâu và quyết định chọn lối khác. Tôi vẫn thích ăn pizza và xem phim cả ngày (bộ phim yêu thích của tôi làFever Pitch), nhưng tôi không thường xuyên làm thế.
2
Các cuộc thi chạy bộ có cự ly dài hơn 42,195 km - cự ly của
một cuộc thi chạy marathon thông thường.
Nếu phải kể ra ba việc có tác động lớn nhất đến sức khỏe mà tôi đã làm thì đó sẽ là:
1. Ăn nhiều rau và các loại thực phẩm chưa qua chế biến khác. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng, tôi rất nghiêm túc trong việc thay đổi chế độ ăn uống của mình. Tất cả các nghiên cứu mà tôi đọc được đều cho rằng nên loại bỏ chất đạm từ động vật khỏi các khẩu phần ăn hàng ngày. Tôi thử ăn chay với các loại rau củ chưa qua chế biến và trở thành một người ăn chay trường trong nhiều năm sau khi biết mình mắc bệnh. Gần đây, tôi bổ sung một ít cá và hải sản vào chế độ ăn, loại bỏ phần lớn lượng bánh mì và mì Ý mình đang nạp vào cơ thể, đồng thời cố gắng ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chưa qua chế biến. Vì cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm, nên điều quan trọng là bạn phải tự mình thử xem chế độ dinh dưỡng nào phù hợp với cơ địa của bạn nhất và bạn phải chấp nhận một điều là chế độ ăn phù hợp nhất có thể thay
đổi theo thời gian. Tôi đề nghị bạn thử chế độ ăn Whole30 để biết chế độ nào phù hợp với cơ thể mình nhất. Whole30 là một thử thách do Melissa và Dallas Hartwig khởi xướng. Họ mô tả đây là “một đợt thiết lập lại chế độ dinh dưỡng ngắn hạn, nhằm giúp bạn chấm dứt những cơn thèm ăn cùng những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe, phục hồi khả năng trao đổi chất hiệu quả, chữa lành đường tiêu hóa và cân bằng hệ miễn dịch”. Bạn sẽ phải loại bỏ đường, ngũ cốc, đồ uống có cồn, các loại thực phẩm làm từ sữa cùng với các loại đậu khỏi khẩu phần ăn trong ba mươi ngày. Tôi đã thực hiện thử thách Whole30 nhiều lần và lần nào cũng vậy, sau khi thực hiện thử thách này xong, tôi đều hiểu rõ hơn về những gì cơ thể mình thật sự cần để sống khỏe mạnh.
2. Đi bộ. Đi bộ không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có ích cho tâm trí, trái tim và tâm hồn nữa. Khi đi bộ và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, tôi có thể tạm gác các mục tiêu của mình sang một bên. Đôi khi, dứt khỏi công việc trong ngày để đi dạo một vòng là một chuyện rất khó, nhưng mỗi lần sau khi đi tản bộ về, tôi lại cảm thấy tươi tỉnh và có sức sống hơn.
3. Ngủ. Tôi đặt mục tiêu phải ngủ từ bảy đến tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Khi bị mất ngủ hay thức giấc mà không ngủ lại được, tôi sẽ sử dụng ứng dụng Headspace và cố gắng ngủ lại. Arianna Huffington - nhà vận động về giấc ngủ kiêm tác giả quyển sách The Sleep Revolution (tạm dịch: Cuộc cách mạng về giấc ngủ) - từng nói: “Quan niệm làm việc quá sức, đến mức kiệt quệ là cái giá phải trả để đạt được thành công đã ăn sâu vào tâm thức của chúng ta, và đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta gặp khủng hoảng về giấc ngủ”. Arianna Huffington cũng nói rằng dù có những cách thức và nhiều thứ khác có thể giúp ta ngủ ngon hơn, nhưng cuối cùng thì ta phải bắt đầu từ sự thay
đổi trong quan niệm, nhận thức: “Để có thể tạm gác sang một bên những bộn bề trong ngày và bước vào giấc ngủ mỗi đêm, trước tiên chúng ta cần phải nhận ra bản thân chúng ta quan trọng hơn những khó khăn, thành công và thất bại. Công việc hay chức danh không phải là những thứ định nghĩa chúng ta và những điều được viết trong bản lý lịch không thể hiện hết con người ta. Giấc ngủ giúp ta nhìn rõ thế giới này trong toàn cảnh của nó. Nhờ đó, ta có cơ hội để tái tập trung vào con người cốt lõi của mình”.
Bạn cũng có thể áp dụng phương châm “làm những việc mình không muốn làm” vào công việc. Tôi yêu thích công việc của mình, tôi thật sự rất yêu thích nó. Dẫu vậy, vẫn có những nhiệm vụ thuộc về công việc mà tôi không muốn làm. Tôi không muốn làm những việc liên quan đến sổ sách kế toán hay mấy việc quản trị. Tôi thậm chí còn không muốn thực hiện một vài việc vốn là trách nhiệm công việc của tôi. Kể cả trong việc viết lách, tôi cũng muốn tránh viết cái nọ cái kia. Tôi không muốn viết bản đề xuất xuất bản sách gửi cho các nhà xuất bản, nhưng vì tôi muốn viết cuốn sách này nên phải làm bản đề xuất đó thôi.
Tuy những việc tôi làm phần lớn đều có lợi cho cơ thể nhưng thỉnh thoảng, tôi vẫn có những lúc yếu lòng khi ăn những món không tốt cho sức khỏe, bỏ một buổi tập thể dục hoặc thức khuya, nhưng tôi phải trả giá cho những hành động đó, cả trước mắt lẫn về lâu dài. Điều tích cực là càng kiên trì rèn luyện các thói quen lành mạnh thì tôi càng dễ trở lại nề nếp sau những lần nuông chiều bản thân. Điều tôi thật sự mong muốn hơn hết thảy là có đủ sức khỏe để sống trọn vẹn những ngày tốt đẹp nhất còn lại của đời mình. Trước kia, tôi không chú tâm thực hiện những việc có lợi cho sức khỏe giống như bây giờ, và
tôi thật sự đã nghĩ rằng tôi quá bận rộn nên không thể có sự lựa chọn nào khác. Khi bạn sống theo kiểu đối phó, việc đưa ra những lựa chọn có lợi cho sức khỏe có vẻ là điều không thể. Kỳ thực bạn có thể thuyết phục bản thân rằng cuộc sống bận rộn và bề bộn đâu phải là điều bạn có thể lựa chọn, bạn đâu có tạo ra một cuộc sống như thế. Tôi từng ăn và làm việc trong xe ô tô vào khoảng thời gian giữa các cuộc điện thoại chào hàng. Ăn thức ăn nhanh ngoài cửa hàng thì tiện hơn là làm món rau trộn có lợi cho sức khỏe tại nhà. Trước khi tôi đơn giản hóa được cuộc sống của mình, dậy sớm để tập thể dục hoặc dành thời gian gầy dựng sự nghiệp là những việc hoàn toàn nằm ngoài tầm tay. Vậy bạn có thể làm gì khi bận rộn đến mức không thể lựa chọn? Bạn vẫn có thể lựa chọn, vì không lựa chọn cũng là một lựa chọn mà. Và còn một cách khác nữa: bạn có thể thử lại, giống như Thomas Edison từng nói: “Khi bạn đã tận dụng mọi khả năng, hãy nhớ điều này - bạn vẫn chưa tận dụng hết đâu”. Điều thú vị là những lựa chọn hợp lý sẽ dẫn đến thêm nhiều lựa chọn hợp lý nữa. Khi tập thể dục, tôi có động lực để ăn uống lành mạnh hơn, và ngược lại.
Tôi vốn không thích cải xoăn. Tôi bẩm sinh không thích tập thể dục và cũng không biết cách kinh doanh hay làm sao để viết blog. Lý do tôi có thể ăn hầu hết các loại rau quả, sống một cách chủ động và phát triển trong sự nghiệp không phải nhờ động lực, quyết tâm, kỹ năng hay vận may gì hết, mà là vì tôi làm những việc mình không muốn làm. Tôi làm những việc tôi thấy không hề thoải mái khi làm, những việc tôi nghĩ mình không đủ khả năng làm và những việc tôi không biết làm. Tôi ước gì những cuốn sách mình từng đọc hoặc các chuyên gia hướng dẫn về kinh doanh và sức khỏe nói nhiều hơn về đề tài này. Chúng ta phải làm những việc mình không muốn để có thể
trở thành con người mình mong muốn và cảm nhận về cuộc sống như chúng ta muốn cảm nhận. Và một khi đã vượt qua trở ngại nho nhỏ (hoặc to to) đó, ta sẽ nhận thấy mình đang làm đúng những gì mình muốn làm. Tôi đã cảm thấy bế tắc mãi cho đến khi sẵn lòng chấp nhận làm những việc chẳng thích thú, thoải mái gì. Nếu bạn cảm thấy bế tắc hay muốn thoát khỏi khủng hoảng, hãy thử làm một điều gì đó bạn chưa từng làm trước đây hoặc thật sự không muốn làm. Bạn không cần phải có cảm hứng hay động lực gì cả. Hãy cứ thế mà bắt đầu thôi. Bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ. Hãy lập danh sách mười việc bạn biết là có ích cho bản thân nhưng lại không muốn làm. Bạn có thể liệt kê cả trăm việc cũng được, nhưng hãy bắt đầu với mười việc thôi. Từ danh sách đó, bạn hãy chọn ra một việc bạn thật sự không muốn làm và tiến hành ngay. Đừng chờ đợi hoặc đưa việc đó vào danh sách những việc cần làm. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Sự chắc chắn quan trọng hơn số lượng. Đây là một ví dụ: Cứ cho là bạn muốn ăn nhiều rau hơn dù bạn không hề muốn thế. Thay vì mỗi ngày đều cố ăn hết một tô cải xoăn trộn thật to, hãy kiên trì gắp một ít rau trong mỗi bữa ăn. Sau một tuần, bạn hãy tăng lượng rau lên và cứ thế tăng dần.
Đôi khi chúng ta phải làm những việc mình không muốn làm để có thể đạt được điều mình muốn.
T
Chương 7
GIẢM NHU CẦU
ôi đăng ký mở chiếc thẻ tín dụng đầu tiên ngay trong khuôn viên trường đại học, trước cả khi bước chân vào lớp học. Trong vòng một năm, tôi mở hai thẻ tín dụng
của cùng một công ty tài chính và dùng thẻ này để trả cho thẻ kia. Có lẽ tôi không cần phải nói gì thêm, nhưng rõ ràng đây không phải là chiến lược tài chính khôn ngoan. Bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm khi biết tôi không học chuyên ngành kế toán hay toán học. Tôi nhanh chóng lún sâu vào nợ nần, những món nợ đó không hẳn không cần thiết. Sở dĩ tôi nợ nần nhiều là vì tôi muốn được sống theo ý mình hơn, muốn làm gì thì làm và tôi nghĩ tiền bạc có thể giúp tôi được sống tự do như thế, kể cả khi tôi không có tiền để tiêu.
Đến lúc tôi tìm “một công việc thật sự” khi mới qua tuổi hai mươi, tiền đã trở thành ưu tiên số một. Tôi phải kiếm đủ tiền để
trang trải cuộc sống. Tôi chưa bao giờ nghĩ xem mình thật sự muốn làm gì và muốn sử dụng thời gian của mình như thế nào. Cuộc sống chỉ đơn giản xoay quanh việc kiếm sống. Tôi luôn phải quyết định xem mình cần thanh toán những hóa đơn nào, thứ gì nên mua, thứ gì không nên mua. Suốt những năm tháng của tuổi đôi mươi, tôi chỉ quẩn quanh đối phó với nợ nần, xoay xở để có tiền thanh toán dư nợ tối thiểu và xin nhân viên thu hồi nợ hãy cho tôi thêm chút thời gian. Căng thẳng vậy nhưng tôi còn cố giữ thái độ “tới đâu thì tới”. Tôi nhận ra nếu điểm tín dụng của tôi đã tuột không phanh và tôi sẽ mắc nợ cả đời, thì nợ thêm chút nữa cũng có sao đâu. Tôi lừa dối mọi người xung quanh và lừa dối cả trái tim mình hết lần này đến lần khác. Tôi đang sống rất ổn. Tôi trang trải được cuộc sống của mình. Đại loại thế.
Có những lúc tôi cảm thấy bứt rứt và dằn vặt vì cảm giác tội lỗi. Đây không phải là cuộc sống mà tôi mong muốn. Nhưng thay vì nghiền ngẫm lại những lúc khó chịu như thế và để cảm giác ấy thức tỉnh và thay đổi bản thân mình thì tôi lại khỏa lấp chúng. Những khi thấy bứt rứt, tôi sẽ ngốn đồ ngọt, đi mua sắm, uống vài ly rượu hay tận hưởng một chuyến đi nghỉ để thấy khuây khỏa hơn. Tôi cứ tiếp tục xoay xở để khỏa lấp lỗ hổng đó nhưng đồng thời vẫn cố gắng kiếm tiền để tiêu pha.
Từ khi trưởng thành, tôi chưa bao giờ hết nợ tiền người khác. Trong quá trình tinh giản đồ đạc và xóa bỏ căng thẳng khỏi cuộc sống của mình, Mark và tôi đã quyết định là chúng tôi sẽ không sống trong cảnh nợ nần nữa. Tôi gọi điện thoại và hủy toàn bộ thẻ tín dụng của mình chỉ trong một buổi chiều. MasterCard, The Gap, Victoria’s Secret, JCPenney, Macy’s, tất cả đều bị hủy hết… Tôi gọi cho từng cửa hàng một, hủy hết thẻ và cắt bỏ chúng. Đó cũng là lúc tôi cắt bỏ những nhu cầu mà để
đáp ứng được, tôi phải vất vả kiếm tiền chi trả từ năm này sang năm khác. Khi không còn những nhu cầu đó, tôi bắt đầu nhìn lại những nhu cầu khác trong cuộc sống của mình. Những nhu cầu này không chỉ liên quan đến tiền bạc. Việc đáp ứng mọi nhu cầu của bản thân có tác động đến toàn bộ cuộc sống của tôi, đó là khiến mọi người vui vẻ, thanh toán phí sinh hoạt, các việc lặt vặt, những cuộc họp, nghĩa vụ, cam kết, công việc được hoàn tất, bắt kịp người khác - quá nhiều nhu cầu. Sao tôi luôn phải gồng mình đáp ứng các nhu cầu này và cố “bọc đường” cho chúng? Tôi gắng sức làm mọi thứ nhưng rồi rốt cuộc, tất cả đều biến thành một mớ bòng bong.
Cuối cùng tôi cũng hiểu ra một điều. Đó là thay vì làm việc cật lực để đáp ứng mọi nhu cầu, hãy làm sao cho mình có ít nhu cầu hơn.
L
Chương 8
ĐẶT TAY LÊN NGỰC TRÁI
ối sống đơn giản và sâu sắc của tôi bắt đầu từ bên trong khi tôi thay đổi chế độ ăn uống của mình và được thể hiện ra bên ngoài khi tôi dọn bớt đồ đạc và nỗ lực giảm
thiểu nhu cầu của mình. Nhờ có thêm thời gian và không gian ở thế giới bên ngoài mà tôi có được sự thông suốt để thanh lọc những điều đang diễn ra trong nội tâm của mình. Tôi sẽ nói rõ hơn về cách tạo ra những khoảng trống không gian và thời gian trong phần tiếp theo, nhưng một trong những điều quan trọng nhất tôi đã làm là bắt đầu lắng nghe trái tim mình, theo đúng nghĩa đen. Sau khi lặng lẽ viết xuống những suy tưởng hay ngồi thiền, hoặc làm một việc gì đó để mang lại chút tĩnh lặng cho thế giới xung quanh và thế giới nội tâm của mình, tôi đặt
một tay lên ngực trái rồi đặt nốt tay kia lên như thể ôm lấy trái tim mình. Đây là cử chỉ tôi dùng để nói với trái tim tôi: “Tôi đang ôm lấy cậu. Tôi tin cậu. Tôi ở đây để lắng nghe cậu”. Và rồi tôi ngồi đó, khẽ cụp mắt xuống hoặc nhắm mắt lại, và chờ đợi. Đôi khi chẳng có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ ngồi đó, lặng lẽ ôm lấy trái tim mình. Và càng luyện tập nhiều, trái tim tôi càng cảm thấy an toàn và sẽ nói chuyện với tôi nhiều hơn. Bài tập này giúp tôi thêm tin tưởng vào tiếng nói từ nội tâm mà mình đã lơ là và không hề lắng nghe suốt bấy lâu nay. Với tôi, đây vẫn luôn là một bài tập quan trọng để tập trung hướng vào tâm hồn mình và sống một cuộc sống giản dị, sâu lắng.
Tôi phát hiện trái tim và tâm hồn tôi muốn mang tặng cho tôi một món quà nào đó, và việc để cho khả năng kết nối này dẫn dắt sẽ giúp tôi xây dựng được bản thân - một “tôi” mạnh mẽ hơn, nhẹ nhõm hơn và sống đúng với con người mình.
Tâm linh
Trong phần giới thiệu, tôi có đề cập rằng việc khám phá ra lối sống đơn giản và sâu lắng không phải là một khoảnh khắc “tâm linh”, và tôi là một người không quá tin vào chuyện tâm linh. Tôi không phải là một người kịch liệt phản đối các vấn đề tâm linh. Tôi thậm chí còn sẵn sàng cân nhắc về sự tồn tại của những điều không có tính hợp lý hay căn cứ khoa học. Cụ thể, tôi yêu yoga và thiền, cũng như tin vào những điều không thể hiểu được. Tôi biết phép màu có thể xảy ra nhưng không xem bài tarot hay áp dụng thuật phong thủy khi bố trí không gian ngôi nhà của mình. Tôi không phản đối những thứ đó, có lẽ chúng sẽ hiệu quả với một số người, nhưng chúng không phải là một phần của con người tôi. Nếu bạn tin vào tâm linh, cứ tự nhiên bỏ qua đoạn này và thực hiện phần bài tập dành cho trái
tim. Giữ tâm trí cởi mở sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn đặt tay lên ngực trái của mình. Còn với những ai có quan niệm gần giống như tôi, thậm chí là hoài nghi hay hoàn toàn phản đối chuyện tâm linh, có lẽ bạn sẽ nghĩ: “Không thể tin nổi là cô ta lại muốn mình thắp nến rồi đặt tay lên chỗ trái tim”. Tôi hiểu lý do bạn phản bác, nhưng bạn nên biết là tôi không xem hành động kết nối với trái tim là chuyện huyền bí gì cả. Tôi tin chúng ta có quyền và có trách nhiệm nhớ ra con người thật của mình và thể hiện đúng con người đó với thế giới. Hồi tưởng, yêu thương, gắn kết và hiểu rõ cách thức, đối tượng, nguyên nhân của các vấn đề trong cuộc sống, tất cả đều bắt đầu từ việc đặt bàn tay lên trái tim.
Đặt tay lên chỗ trái tim
Tôi muốn mời bạn cùng tham gia thực hiện bài tập đặt-tay-lên trái-tim với tôi và hoàn thiện bài tập này cho riêng bạn. Cuối mỗi phần trong sách, tôi sẽ đề nghị bạn ngồi yên và bắt đầu tìm về sự đơn giản sâu lắng trong tâm hồn mình. Mỗi ngày bạn hãy thực hiện bài tập này một chút như cách bạn đang đọc cuốn sách này và bắt đầu thiết kế bài tập dành cho trái tim của bạn. Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ hoặc quay lại sau, khi bạn đã sẵn sàng.
Hãy chọn một thời điểm bạn có thể ngồi yên một mình trong vài phút mỗi ngày. Tuy bạn không cần phải làm điều gì đó đặc biệt nhưng việc thắp nến và để giấy bút gần đó để ghi lại bất cứ điều gì nảy ra trong đầu có lẽ sẽ hữu ích cho bạn. Cứ ngồi dưới sàn, trên ghế hay trên giường, chỗ nào cũng được, miễn là bạn cảm thấy thoải mái, sau đó hãy hít thở vài lần để ổn định tinh thần và nhận thức tầm quan trọng của việc tạo ra khoảng trống để lắng nghe trái tim mình.
Hãy thử thực hành bài tập này trong thinh lặng hoặc trong những giai điệu du dương. Sau vài lần hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, hãy nhắm mắt lại hoặc hạ tầm mắt xuống và tiếp tục tập trung vào việc hít thở.
Kế tiếp, hãy đặt một tay lên chỗ trái tim mình rồi đặt bàn tay còn lại lên đó. Hãy cảm nhận nhịp đập của trái tim. Hãy cảm nhận độ ấm của trái tim và bàn tay. Giờ thì hãy bắt đầu trò chuyện với trái tim mình trong lúc vẫn cảm nhận được độ ấm đó và tiếp tục hít vào thở ra một cách có chủ đích.
Một số câu hỏi gợi ý cho quá trình xây dựng bản thân:
Cuộc sống của mình đang diễn ra như thế nào? Hãy nghĩ xem tuần trước, tháng trước và năm trước của bạn đã trôi qua ra sao. Đừng sử dụng câu trả lời “xã giao” được mặc định sẵn của bạn. Đâu có ai đang hỏi bạn là “Bạn khỏe không?”, mà bạn đang hỏi chính mình đấy.
Bạn thấy sức khỏe của mình ra sao? Bạn có bị đau lưng không? Còn hông hoặc đầu gối của bạn thì sao? Bạn đang phải chịu đựng cơn đau nào đó hay đang thấy rất khỏe? Đây không phải lúc để phán xét, hãy chỉ chú tâm vào vấn đề.
Cảm xúc của mình như thế nào? Hãy đào sâu thêm chút nữa. Nội tâm của bạn đang cảm thấy ra sao?
Mình yêu quý điều gì trong cuộc sống của mình? Điều gì khiến bạn mỉm cười ngay khi vừa nghĩ đến? Khi nhắm mắt lại, trong tim bạn tràn ngập bóng hình ai?
Mình ghen tỵ với ai và mình nói dối chuyện gì? Tác giả Gretchen Rubin cho rằng đáp án của câu hỏi này có thể cho bạn biết những điều bạn cần thay đổi trong cuộc sống. Rubin nói lòng ghen tỵ xuất hiện khi bạn thấy người khác có được điều
bạn ao ước và việc nói dối chứng tỏ có điều gì đó chưa ổn trong cuộc sống của bạn.
Mình muốn thay đổi điều gì? Bạn muốn bổ sung hoặc loại bỏ điều gì trong cuộc sống của mình? Những thói quen mới nào thu hút sự chú ý của bạn?
Mình phải thay đổi những gì? Điều bạn cần thay đổi để cứu vãn một mối quan hệ, để trở nên khỏe mạnh hoặc giành lại cuộc sống của mình là gì? Những việc bạn phải-làm có thể sẽ khó hơn những việc bạn muốn-làm.
Bạn có thể dùng những câu hỏi trên để bắt đầu cuộc trò chuyện với trái tim mình. Bạn có thể hỏi bản thân bất kỳ câu hỏi nào chợt nảy ra trong đầu và hãy cởi mở đón nhận câu trả lời. Khi thực hiện bài tập này và xây dựng mối quan hệ mới với trái tim mình, hãy cởi mở, tò mò và thương cảm bản thân. Có thể bạn sẽ thấy việc đặt những câu hỏi thế này cho bản thân thật kỳ cục hoặc gây khó chịu. Có thể bạn sẽ không nhận được câu trả lời ngay. Hãy cứ tiếp tục luyện tập. Hãy lắng nghe và tin tưởng trái tim mình. Trái tim bạn biết nhiều điều lắm đấy.
Xây dựng bản thân: Các bước thực hiện
Hãy áp dụng danh sách các bước thực hiện sau đây theo bất kỳ trật tự nào bạn muốn, nhưng mỗi lần chỉ thử làm một bước thôi. Danh sách này không mang tính bắt buộc hay thi đua gì cả. Hãy xem mỗi bước hành động là một lời mời để hiểu thêm về chính mình và bắt đầu xây dựng bản thân.
Xác định niềm tin của mình. Tôi đã quên mất điều mình tin tưởng quan trọng đến nhường nào mãi cho đến khi có người hỏi tôi “Chị tin vào điều gì?”. Hãy dành thời gian tìm hiểu xem bạn tin vào điều gì, không phải điều người ta dạy bạn phải tin
hay điều bạn nên tin, mà là điều bạn tin tưởng khi chỉ có một mình với đôi tay đang đặt chỗ trái tim.
Nhận diện hồi chuông cảnh tỉnh của mình. Hãy nhìn lại sự đổ vỡ và suy sụp của bản thân nhưng đừng hối tiếc, và hãy nhận biết những hồi chuông cảnh tỉnh xuất hiện âm thầm hơn. Bạn đã phản ứng như thế nào? Bạn thường xử lý những hồi chuông cảnh tỉnh ra sao? Bạn có bắt tay vào hành động không? Hay bạn hoàn toàn phớt lờ chúng? Hoặc bạn cố gắng thay đổi nhưng rồi lại ngựa quen đường cũ? Hãy để ý đến các hồi chuông cảnh tỉnh và cách phản ứng của bạn. Không phán xét gì cả, chỉ để ý mà thôi.
Viết ra các lý do của bạn. Điều gì đang thôi thúc trái tim bạn? Lối sống giản dị và sâu sắc không phải là một sự chuyển hóa diễn ra trong một sớm một chiều. Những thay đổi để có được lối sống này có thể mất hàng năm trời, thế nên trái tim bạn phải thật sự vào cuộc. Tại sao bạn muốn thay đổi? Lý do nào khiến bạn muốn cuộc sống trở nên đơn giản hơn? Hãy viết ra tất cả những lý do đó và đặt ở chỗ dễ thấy để thường xuyên nhắc nhở và tăng động lực cho bản thân.
Thử theo học một lớp yoga. Hãy ghé một phòng tập yoga trong khu bạn sống và đăng ký học một lớp. Hãy chú ý đến những bài học yoga bạn có thể đưa vào đời sống hàng ngày. Những gì diễn ra trên thảm tập chỉ là một phần nhỏ của yoga mà thôi. Điều này đúng với cả người mới học yoga lẫn học viên đã đạt đến trình độ cao.
THỞ DÀI - ngồi trong bàn tay của Thượng đế. Bạn có thể thở dài bất cứ lúc nào và ở đâu cũng được. Hãy thở dài khi thức dậy, khi đang di chuyển trên đường, khi bực bội hoặc kể cả khi bạn đang cảm thấy vô cùng biết ơn. Hãy hít một hơi sâu bằng mũi và thở
hắt ra bằng miệng. Một hơi thật mạnh, thật sâu, thật vang và đầy ý nghĩa. Rồi lặp lại như thế.
Tìm một chút vững vàng. Hãy tiến hoặc lùi thêm một chút để tìm thấy tâm thế vững vàng - chốn màu nhiệm nằm giữa sự thư thái và sự căng thẳng. Ở đó, cuộc sống sẽ trôi đi một cách tự nhiên, thoải mái.
Nhận biết khi nào mình đang so bì. Việc so bì chẳng mang lại kết quả gì. Chúng ta thường so sánh khởi đầu của mình với kết cuộc của người khác, hoặc những điều bên trong chúng ta với những gì được thể hiện ra bên ngoài của họ. So sánh như thế là không ngang bằng. Nếu bạn đo lường bản thân, cuộc sống hay công việc của mình dựa trên sự so sánh với người khác, hãy nghĩ xem mình là ai và có thể mang đến điều gì mà không cần so đo với người khác. Hãy hỏi trái tim của bạn xem việc so sánh bản thân với người khác mang lại lợi ích gì cho bạn. Nếu việc đó chẳng có lợi gì thì hãy quên nó đi.
Thả lỏng. Hãy duỗi các ngón chân ra. Đừng cắn chặt răng nữa. Hãy buông lỏng nắm tay. Hãy ngừng cố gắng kiểm soát mọi thứ. Nếu bạn nghĩ mình không thể thả lỏng, hãy thở dài và thử lại sau.
Ăn nhiều rau củ. Hãy thêm một ít rau xanh vào mỗi bữa ăn của mình. Hãy làm món cải bó xôi hấp, món rau trộn hay sinh tố rau củ. Ban đầu, bạn có thể sẽ thấy một bữa sáng toàn rau với rau thật là kỳ quặc, nhưng một khi đã bắt đầu nhận ra ăn rau vào bữa sáng tiếp thêm năng lượng và hỗ trợ mình như thế nào, bạn sẽ trông đợi bữa ăn đầy rau vào mỗi buổi sáng đấy.
Ưu tiên cho giấc ngủ. Hãy thiết kế lại phòng ngủ và lên lịch ngủ từ bảy đến chín giờ đồng hồ mỗi ngày. Không gian ngủ của bạn
phải mát mẻ và tối, không có ti-vi, thiết bị kỹ thuật số và những thứ liên quan đến công việc gây xao nhãng.
Đi dạo. Hãy đi dạo mỗi ngày, nếu đi tản bộ ngoài trời thì càng tốt.
Làm những việc mình không muốn làm để thực hiện được những điều mình muốn. Đây thường là những việc bạn từng cân nhắc trước đây nhưng lại trì hoãn hoặc bỏ qua. Hãy xem lại và thực hiện chúng.
Cân nhắc việc giảm bớt nhu cầu. Hãy thay đổi cách bạn kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống. Mặc dù đó là việc bạn nghĩ bạn phải làm, nhưng giờ đây bạn có một cách thức tốt hơn. Đó là giảm bớt nhu cầu của bản thân.
Lắng nghe trái tim. Mỗi ngày, hãy dành ra ba, năm, mười phút hoặc dành nhiều thời gian hết mức có thể để đặt tay lên ngực, ngay vị trí trái tim. Đây có thể là bước đầu tiên để bạn đặt bản thân mình lên trước nhất. Đặt tay lên chỗ trái tim không phải là một bài tập mang tính tâm linh, thần bí. Nhớ ra mình là ai chính là quyền lợi và trách nhiệm của bạn. Nếu bạn biết lắng nghe, trái tim sẽ sẵn lòng giúp đỡ.
PHẦN HAI
TẠO KHÔNG GIAN TRỐNG: TRẢ SẠCH NỢ VÀ DỌN DẸP ĐỒ ĐẠC
Nếu muốn hiểu rõ điều gì mới là quan trọng, hãy loại bỏ tất cả những thứ không quan trọng.
S
au khi bắt đầu quá trình tạo dựng bản thân mình, tôi muốn dành thêm không gian để hồi phục sức khỏe và kết nối với trái tim. Tôi không nghĩ mình là kẻ ưa tích
trữ hay cuồng mua sắm, ấy thế mà tôi có một căn nhà rộng hơn
một trăm tám mươi lăm mét vuông, một ga-ra, một nhà kho đầy ắp đồ đạc ở sân sau. Có những món đồ để mấy năm rồi chưa từng được khui ra khỏi hộp. Thậm chí tôi còn không biết mình có những món đồ nào. Tất cả các tủ quần áo của chúng tôi đều chật cứng, và đương nhiên là phòng nào trong nhà cũng có đủ thứ nội thất cần có. Cả cái tủ bếp chỗ nào cũng chất đầy đĩa, tách, dụng cụ và các đồ dùng nhà bếp khác. Tôi đặt những chiếc hộp kiểu cọ trên quầy bếp, một hộp để đựng bộ sưu tập thìa gỗ của tôi, một hộp dành đựng mấy cái sạn và một hộp khác là cho cái cây đánh trứng (toàn bộ số cây đánh trứng). Ngăn kéo và tủ đựng đồ trong nhà tắm đầy ắp chai lọ xinh xắn. Các tủ đồ thì chật ních quần áo, khăn choàng, ví và giày, đến nỗi tôi phải mang bớt qua để ở các phòng khác, kể cả ga-ra. Toàn bộ không gian đều chật kín. Điều buồn cười là mọi thứ không có vẻ gì là quá nhiều cho đến khi nó trở nên quá nhiều và tôi rốt cuộc cũng chú ý đến điều đó. Một khi đã thật sự nhìn rõ sự bừa bộn trong cuộc sống của mình, tôi thấy thật khủng khiếp. Cuộc sống nặng nề quá, mà tôi thì chỉ muốn gọn nhẹ thôi.
Trong phần này, chúng ta sẽ nói về việc tạo ra không gian trống, không chỉ không gian sống mà còn cả không gian để trái tim phát triển và không gian để chúng ta tạo dựng cuộc sống của mình. Ban đầu, tôi không nghĩ sự bừa bộn khiến cuộc sống của tôi thêm căng thẳng, nhưng rõ ràng là vậy. Mớ đồ đạc bừa bộn đó thường xuyên nhắc tôi nhớ đến những khoản nợ và sự bất mãn của mình. Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào khi về nhà sau một ngày làm việc vất vả và thấy quầy bếp đầy giấy tờ, ví tiền bung chỉ mở toang nằm chỏng chơ trên sàn, một đống quần áo chưa xếp và đủ thứ đồ đạc linh tinh vứt bừa khắp nơi. Sự bừa bộn và lộn xộn trong cuộc sống bên ngoài sẽ khiến bạn thấy nội tâm mình cũng bừa bộn và lộn xộn theo. Trong
môi trường như thế, bạn không thể nào tĩnh tâm, không thể nào suy nghĩ về cuộc sống mà mình mong muốn được. Thay vào đó, những việc cần làm, những gì cần dọn dẹp hay sắp xếp sẽ choán hết tâm trí bạn. Hoặc như tôi đã nói trong đoạn đầu, có thể bạn hoàn toàn không ý thức được mớ đồ đạc và sự bừa bộn ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn, vì bạn đang bận đến tối mặt với đủ thứ chuyện khác. Sự bừa bộn này sẽ kéo theo sự bừa bộn khác, sự thanh thản cũng vậy. Một khi đã quyết định muốn sống theo cách nào hơn, bạn có thể bắt đầu thận trọng tạo dựng một cuộc sống như thế cho bản thân.
Tôi thường thay đổi từng thứ một, nhưng trả sạch nợ và thu dọn cuộc sống bừa bộn cùng một lúc là một việc rất hợp lý. Ta không thể vung tiền sắm thêm đồ đạc mới vì những khoản tiền dư ra sẽ được dùng để trả nợ. Điều này có thể giúp ta thật sự tiến triển trong việc tạo thêm các khoảng không gian. Trong những lần cố gắng dọn dẹp mớ đồ đạc bừa bộn trước đó, cứ tạo ra được khoảng không gian trống nào là tôi lại chất đầy đồ đạc mới vào đó. Lần này thì khác. Chúng tôi cần khoảng trống mà mình đang tạo ra. Chúng tôi cần một cuộc sống gọn nhẹ hơn nữa. Vì chúng tôi đang trả khoản nợ hàng chục nghìn đô-la, điều đó nghĩa là chúng tôi cần chuẩn bị cho những cuộc bàn bạc khó khăn. Tiền bạc là vấn đề rất khó giải quyết và cũng rất căng thẳng khi bàn tới, nhất là khi bạn đang nợ nần chồng chất. Bớt đi sự bừa bộn thì ta sẽ bình tĩnh hơn, nhờ đó ta có thể thấy đỡ khó chịu khi bàn đến chuyện tiền bạc, nợ nần. Tôi sẽ kể bạn nghe vợ chồng tôi đã nói chuyện tiền nong với nhau như thế nào, và chuyện đã xảy ra khi chúng tôi bắt đầu thẳng thắn hơn về những điều mình mong muốn trong đời.
Không nhất thiết tôi phải chỉ cho bạn cách dọn dẹp đồ đạc, nhưng tôi sẽ chia sẻ vài phương pháp mà tôi thấy hiệu quả.
Phương pháp của tôi có thể không phải là cách tốt nhất hoặc đúng nhất, nhưng biết đâu nó có thể giúp bạn bắt tay thực hiện việc này. Quan trọng hơn cả cách thức từng bước một thu dọn không gian sống bừa bộn của bạn là việc chúng ta sẽ tìm hiểu về bức tranh cuộc sống lớn hơn: tại sao và làm thế nào mà chúng ta đi đến tình trạng này và những bài học chúng ta rút ra để không bao giờ quay lại con đường cũ. Hãy quên chuyện tổng vệ sinh nhà cửa mỗi năm một lần, cải thiện kỹ năng sắp xếp đồ đạc và mua đồ mới để tích trữ đi. Tôi có ý này hay hơn, vì nếu chỉ cần sắp xếp đồ đạc là đủ thì giờ đây con người và cuộc sống của bạn đã ngăn nắp, đâu ra đó rồi.
"""