" Sức Mạnh Thần Thánh Ở Trong Ta PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sức Mạnh Thần Thánh Ở Trong Ta PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Giới Thiệu Tbooks TBooks – Ứng Dụng Giúp Bạn Download, Lưu Trữ Ebook và tạo thư viện Ebook riêng mình. Website: Tbooks.Cloud Thư Viện Sách Kindle tải trực tiếp: Thư Viện Kindle List Sách Tbooks: Link Đây Là Ứng Dụng Giúp Bạn Lưu Trữ Ebook và tạo thư viện riêng mình, Tbooks Cloud giúp các bạn dùng kindle, Android, Iphone, Windows có thể tải ebook từ internet dẽ dàng, ngoài ra bạn còn có thể tạo một thư viện riêng cho mình trên ứng dụng từ nay cần gì bạn có thể tải về nhanh chóng không cần chép vào máy nặng máy, tốn pin máy đọc sách, không còn nổi lo mất ebook vì tất cả ebook lưu trên cloud. Ưu điểm TBooks so với App ebook, sách khác thị trường: – Upload file ebook tới 100mb – Tạo thư viện ebook cá nhân, có thể chia sẽ bạn bè. – Kho data lớn 50.000 ebook nhiều thể loại, có thể nói kho ebook lớn nhất Việt Nam cập nhật thêm mỗi ngày – Tải trực tiếp click là download ngay không cần chờ đợi – Giao diện đơn giản chỉ có hiển thị bìa sách và tìm kiếm. – Nhiều định dạng file Azw3/Epub/Pdf/Mobi phù hợp cho tất cả thiết bị – Giao diện nhiều thiết bị điện thoại, ipad, ngay cả máy đọc sách như kindle luôn nhé, này đảm bảo chỉ Tbooks Cloud mình là thân thiện nhất theo mình biết. -Sử dụng cloud server riêng, tự mình setup chứa ebook -Tự động backup dữ liệu mỗi ngày tránh sự cố mất data -Có ứng dụng cho điện thoại Android. Phiên bản web app cho Ios, máy đọc sách kindle -Tham gia group cộng đồng chia sẽ ebook hay Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU LỜI GIỚI THIỆU PHẦN I - TRỞ NÊN CÓ Ý THỨC Chương 1 - SỨC MẠNH BÊN TRONG Chương 2 - THEO TIẾNG NÓI BÊN TRONG TÔI Chương 3 - SỨC MẠNH CỦA LỜI BẠN NÓI Chương 4 - TÁI LẬP TRÌNH NHỮNG CUỐN BĂNG CŨ PHẦN II - DỠ BỎ NHỮNG RÀO CẢN Chương 5 - HIỂU NHỮNG TRỞ NGẠI TRÓI BUỘC BẠN Chương 6 - THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA BẠN Chương 7 - VƯỢT QUA NỖI ĐAU PHẦN III - YÊU CHÍNH BẠN Chương 8 - LÀM SAO ĐỂ YÊU CHÍNH MÌNH? Chương 9 - YÊU ĐỨA TRẺ BÊN TRONG Chương 10 - LỚN LÊN VÀ GIÀ ĐI PHẦN IV - VẬN DỤNG SỰ THÔNG THÁI NỘI TẠI Chương 11 - ĐÓN NHẬN SỰ GIÀU CÓ Chương 12 - THỂ HIỆN SỰ SÁNG TẠO CỦA BẠN Chương 13 - TỔNG HÒA CỦA NHỮNG KHẢ NĂNG PHẦN V - GIẢI PHÓNG QUÁ KHỨ Chương 14 - THAY ĐỔI VÀ CHUYỂN BIẾN Chương 15 - MỘT THẾ GIỚI AN LÀNH ĐỂ YÊU THƯƠNG LỜI KẾT Phụ lục: THIỀN VÌ SỰ CHỮA LÀNH CỦA BẠN VÀ CỦA HÀNH TINH Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks CLỜI NÓI ĐẦU uốn sách này chứa đựng nhiều thông tin. Đừng cảm thấy bạn phải hấp thu chúng ngay một lúc. Có những ý tưởng sẽ ngấm vào bạn. Hãy dùng những ý tưởng ấy trước. Giả dụ tôi có nói điều gì bạn không đồng tình, hãy cứ lờ đi. Còn nếu bạn có thể nhận được từ cuốn sách này dù chỉ một ý tưởng hay và dùng nó để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, thì tôi đã cảm thấy viên mãn khi viết ra nó. Khi đọc sách, bạn sẽ nhận thấy tôi sử dụng nhiều thuật ngữ như Sức mạnh, Trí thông minh, Trí tuệ Vô hạn, Sức mạnh Tối cao, Chúa, Quyền năng Vũ trụ, Sự thông thái Nội tại... Sở dĩ tôi làm vậy để bạn thấy rằng bạn không bị giới hạn khi lựa chọn tên gọi cho Sức mạnh vận hành Vũ trụ, và cũng là Sức mạnh nằm bên trong bạn. Nếu một cái tên nào đó khiến bạn khó chịu thì sẽ có cái tên thay thế khác làm bạn hài lòng. Trước đây khi đọc một cuốn sách, tôi thậm chí đã gạch xóa những từ ngữ hoặc những cái tên không hấp dẫn với mình và viết vào đó từ mà tôi thích hơn. Bạn cũng có thể làm như vậy. Bạn cũng sẽ nhận thấy tôi viết hai từ dưới đây theo một cách khác với cách mọi người thường viết. Disease (bệnh tật) tôi viết là dis-ease (không thoải mái), hàm nghĩa là tất cả những gì không hòa hợp với bạn hay môi trường của bạn. AIDS tôi viết chữ thường là aids để giảm bớt sự nặng nề của từ này, của dis-ease này. Đây vốn là ý tưởng do Reverend Stephan Pieters nghĩ ra. Ở Nhà xuất bản Hay House chúng tôi hoàn toàn tán thành quan niệm này, và chúng tôi khuyến khích độc giả cũng làm như vậy. Có thể coi cuốn sách này nối tiếp và mở rộng cuốn You Can Heal Your Life (Chữa lành nỗi đau). Thời gian trôi qua đã lâu kể từ ngày tôi viết cuốn sách đó, nhiều ý tưởng mới đã đến với tôi. Những ý tưởng này tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn, những người bấy lâu đã viết thư hỏi tôi nhiều vấn đề. Tôi cảm thấy có một điều quan trọng cần được nhận thức là: Sức mạnh mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm “bên ngoài” cũng ở bên trong chúng ta và hoàn toàn sẵn sàng cho chúng ta sử dụng một cách tích cực. Có thể cuốn sách này sẽ tiết lộ cho bạn biết thực sự bạn mạnh mẽ đến đâu. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks TLỜI GIỚI THIỆU ôi không phải là người chữa bệnh. Tôi không chữa bệnh cho bất kỳ ai. Tôi nghĩ mình giống như một phiến đá lát trên con đường bạn tự khám phá bản thân. Tôi tạo ra một không gian nơi mọi người có thể hiểu ra họ tuyệt vời đến mức đáng ngạc nhiên thông qua việc dạy họ yêu chính bản thân họ. Đó là tất cả những việc tôi làm. Tôi là người hỗ trợ. Tôi giúp mọi người chịu trách nhiệm về cuộc đời họ. Tôi giúp họ khám phá sức mạnh của chính họ, trí tuệ và sức mạnh nội tại mà họ có. Tôi giúp mọi người quẳng đi những chướng ngại vật và rào cản trên đường, vì thế họ có thể yêu bản thân mình để dù cho hoàn cảnh nào xảy đến cũng vượt qua được. Điều này không có nghĩa là họ không bao giờ gặp rắc rối, nhưng việc chúng ta phản ứng thế nào với rắc rối lại làm nên sự khác biệt lớn lao. Sau nhiều năm làm tư vấn cá nhân cho các khách hàng, điều hành hàng trăm hội thảo và các chương trình đào tạo chuyên sâu khắp đất nước cũng như trên thế giới, tôi tìm ra một thứ có thể giải quyết mọi vấn đề, đó là lòng yêu chính mình. Khi mọi người yêu mình hơn mỗi ngày, thật ngạc nhiên là họ sống tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy thoải mái hơn. Họ có được công việc mong muốn. Họ có được món tiền mình cần. Những mối quan hệ của họ tốt đẹp lên, những điều tiêu cực tan biến và những thứ mới mẻ bắt đầu. Đây là một tiền đề giản dị - yêu chính mình. Tôi từng bị phê phán là quá giản đơn, nhưng tôi nhận thấy sự đơn giản lại là điều sâu sắc nhất. Mới đây có người nói với tôi: “Bà đã cho tôi món quà tuyệt vời nhất - bà đã tặng tôi món quà là chính mình.” Rất nhiều người trong chúng ta che giấu bản thân mình và chúng ta thậm chí không biết mình là ai. Chúng ta không biết mình cảm thấy thế nào, không biết mình muốn gì. Cuộc sống là một hành trình tự khám phá. Với tôi, được khai sáng tức là được đi sâu vào trong mình để biết thực sự chúng ta là ai, là gì, để hiểu chúng ta có khả năng thay đổi vì những điều tốt đẹp hơn bằng cách yêu và chăm sóc bản thân mình. Yêu bản thân không phải là ích kỷ. Tình yêu ấy thanh lọc chúng ta, vì thế chúng ta có thể yêu mình đủ để biết yêu người khác. Chúng ta thực sự có thể giúp hành tinh này khi đến từ một không gian đầy tình yêu và niềm vui dựa trên nền tảng mỗi cá nhân. Sức mạnh sáng tạo ra Vũ trụ tuyệt vời này thường được nhắc đến là tình yêu. Chúa là tình yêu. Chúng ta thường nghe câu này: Tình yêu làm cho thế giới quay. Điều đó hoàn toàn đúng. Tình yêu là nhân tố gắn kết toàn Vũ trụ lại với nhau. Đối với tôi, tình yêu là một nhận thức sâu sắc. Khi tôi nói chúng ta yêu bản thân mình, có nghĩa chúng ta nhận thức được sâu sắc mình là ai. Chúng ta chấp nhận tất cả những phần khác nhau trong bản thân mình - chút kỳ quặc, tính dễ bối rối, những điều chúng ta có thể làm không tốt, hay tất cả những phẩm chất tuyệt vời. Chúng ta chấp nhận toàn bộ sự khác biệt ấy bằng tình yêu. Vô điều kiện. Không may, nhiều người trong chúng ta sẽ không yêu chính mình cho đến khi giảm được cân, có việc làm, được thăng tiến, hoặc có bạn trai... Chúng ta thường đặt điều kiện cho tình yêu. Nhưng chúng ta có thể thay đổi. Chúng ta có thể yêu chính mình như chúng ta là thế ngay bây giờ! Trên toàn hành tinh này vẫn thiếu thốn tình yêu. Chúng ta có một căn bệnh gọi là aids, và ngày qua ngày càng có nhiều người chết. Thách thức vật chất này đã cho chúng ta cơ hội để vượt qua những rào chắn, vượt ra ngoài những tiêu chuẩn đạo đức lẫn sự khác biệt về tôn giáo, chính trị để rộng mở trái tim. Càng làm được như thế, chúng ta càng sớm có lời giải cho căn bệnh đó. Chúng ta đang ở giữa sự thay đổi to lớn của cá nhân con người lẫn toàn cầu. Tôi tin rằng tất cả chúng ta, những người đang sống thời điểm này đã chọn để ở đây, trở thành một phần của sự thay đổi, mang đến thay đổi và biến chuyển thế giới từ lối sống cũ sang một sự tồn tại mới giàu tình yêu và hòa bình hơn. Trong kỷ nguyên Song Ngư chúng ta nhìn “đây đó” tìm kiếm người cứu giúp: “Cứu tôi. Cứu tôi. Hãy quan tâm đến tôi.” Giờ đây khi chuyển sang thời đại Bảo Bình(1), chúng ta học cách đi sâu vào bản thân mình để tìm nguồn cứu giúp. Chúng ta chính là sức mạnh mà chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Nếu bạn không sẵn lòng yêu chính mình ngay hôm nay thì bạn cũng sẽ không yêu mình vào ngày mai, bởi vì bất cứ lý do nào bạn biện bạch cho ngày hôm nay, thì bạn cũng vẫn có lý do biện bạch cho ngày mai. Có thể bạn sẽ có lý do cho hai mươi năm nữa kể từ bây giờ, và thậm chí khi rời bỏ cuộc đời bạn vẫn còn giữ những lý do như thế. Ngày hôm nay là ngày bạn có thể yêu bản thân mình trọn vẹn mà chẳng cần trông đợi đâu đâu. Tôi muốn góp phần tạo ra một thế giới yên lành để tất cả yêu thương nhau, nơi chúng ta có thể thể hiện mình là ai, nơi chúng ta được yêu, được chấp nhận bởi những người xung quanh, không bị phán xét, chỉ trích, hay thành kiến. Tình yêu bắt đầu từ trong nhà. Kinh Thánh nói: “Yêu tha nhân như yêu chính mình.” Từ lâu lắm rồi chúng ta thường quên mấy chữ cuối cùng: yêu chính mình. Chúng ta thật sự không thể yêu bất cứ ai trừ phi tình yêu bắt đầu từ bên trong chúng ta. Yêu mình là món quà quan trọng nhất mà chúng ta có thể tặng bản thân mình, bởi vì khi yêu chính mình, chúng ta sẽ không làm đau đớn bản thân, cũng không làm đau đớn người khác. Với sự an bình từ bên trong, thế giới sẽ không có chiến tranh, không bè phái, không có những kẻ khủng bố và không có những người vô gia cư. Cũng sẽ không có bệnh tật, không aids, không ung thư, không nghèo nàn và không đói rét. Vì thế điều này đối với tôi là một giải pháp cho hòa bình thế giới: có sự an bình từ bên trong mỗi chúng ta. An bình, sự thấu hiểu, lòng trắc ẩn, sự tha thứ, và trên tất cả là tình yêu. Chúng ta có sức mạnh bên trong mình để làm nên những thay đổi ấy. Tình yêu là điều chúng ta có thể chọn lựa, cũng giống như khi chúng ta chọn cáu giận, thù ghét, hay buồn bã. Chúng ta có thể chọn tình yêu. Đó luôn là một lựa chọn bên trong. Hãy bắt đầu ngay bây giờ trong khoảnh khắc này chọn lấy tình yêu. Đấy là sức mạnh chữa lành mãnh liệt nhất trên đời. Thông tin trong cuốn sách này, là một phần trong các bài giảng của tôi trong năm năm qua, cũng là một phiến đá nữa lát trên con đường bạn tự khám phá bản thân - một cơ hội để biết đôi chút về bản thân bạn, để hiểu về tiềm năng vốn có trong bạn. Bạn có một cơ hội để yêu mình hơn, vì thế bạn có thể là một phần của vũ trụ tình yêu tuyệt vời này. Tình yêu bắt nguồn từ trái tim chúng ta, bắt đầu cùng với chúng ta. Hãy để tình yêu của bạn đóng góp vào cuộc chữa lành hành tinh này. LOUISE L. HAY Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks PHẦN I TRỞ NÊN CÓ Ý THỨC Khi rộng mở suy nghĩ và niềm tin, tình yêu của chúng ta sẽ tự nhiên tuôn chảy. Còn khi thu mình lại, ấy là chúng ta giam cầm chính bản thân mình. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks Chương 1 SỨC MẠNH BÊN TRONG Càng kết nối với Sức mạnh bên trong mình, bạn càng tự do trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bạn là ai? Vì sao bạn ở đây? Bạn có những niềm tin nào về cuộc đời? Hàng nghìn năm nay, việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này đều mang hàm ý đi vào bên trong. Nhưng điều này có nghĩa gì? Tôi tin có một Sức mạnh bên trong mỗi chúng ta, có thể trìu mến dẫn dắt để chúng ta có được sức khỏe hoàn hảo, những mối quan hệ hoàn hảo, sự nghiệp hoàn hảo, có thể mang đến cho chúng ta sự giàu có ở mọi hình thức. Để có được những điều này, trước hết chúng ta phải tin chúng là khả đắc. Tiếp theo, chúng ta phải sẵn sàng giải phóng những khuôn mẫu trong cuộc đời mình, thứ đang tạo ra những hoàn cảnh để chúng ta nói rằng không muốn. Chúng ta thực hiện điều này bằng cách đi vào bên trong và hỏi Sức mạnh nội tại, nó đã biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta rồi. Nếu chúng ta sẵn lòng hướng cuộc sống của mình vào Sức mạnh lớn lao bên trong, Sức mạnh yêu thương và nâng đỡ chúng ta, chúng ta có thể tạo ra cuộc đời nồng ấm và phồn thịnh hơn. Tôi tin rằng trí óc chúng ta luôn luôn kết nối với một Trí tuệ Vô hạn, và vì thế, mọi kiến thức và hiểu biết đều sẵn sàng để sử dụng bất cứ lúc nào. Chúng ta được kết nối với Trí tuệ Vô hạn này, với Quyền năng Vũ trụ đã sáng tạo ra chúng ta qua ánh sáng bên trong, ấy là Thượng thể của chúng ta, hay chính là Sức mạnh bên trong. Quyền năng Vũ trụ yêu thương tất cả những sáng tạo của nó. Đấy là Quyền năng vĩnh cửu, nó chỉ dẫn mọi điều trong cuộc sống của chúng ta. Nó không biết đến thù ghét, dối trá hay trừng phạt. Nó là tình yêu thuần khiết, là tự do, thấu hiểu, là lòng trắc ẩn. Điều quan trọng là hướng cuộc sống của chúng ta đến Thượng thể, bởi vì qua đó chúng ta nhận được những điều tốt lành. Cần hiểu rằng chúng ta được lựa chọn sử dụng Sức mạnh này theo mọi cách. Nếu chúng ta chọn sống như cũ, chỉ tân trang những hoàn cảnh và điều kiện bất lợi đang tiếp diễn, thì chúng ta sẽ kẹt luôn ở đó. Còn nếu chúng ta tỉnh táo quyết định không làm nạn nhân của lối sống cũ, bắt tay tạo dựng cuộc sống mới cho chính mình, chúng ta được Sức mạnh bên trong trợ giúp, và những trải nghiệm mới mẻ, hạnh phúc bắt đầu nảy nở. Tôi không tin có hai sức mạnh. Theo tôi chỉ có một Tinh thần Vô hạn. Thật quá dễ dàng khi nói “Quỷ đấy,” hoặc bọn họ. Thực sự thì chỉ có chúng ta thôi, vấn đề là chúng ta sử dụng sức mạnh mình có một cách thông minh hoặc dùng sai sức mạnh ấy. Chúng ta có con quỷ nào trong tim không? Chúng ta có chê trách người khác vì họ khác chúng ta không? Chúng ta đang lựa chọn điều gì? Trách nhiệm và đổ lỗi Tôi cũng tin rằng chúng ta góp phần tạo ra mọi điều kiện trong cuộc đời mình, cả tốt và xấu, bằng những khuôn mẫu suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Những ý tưởng chúng ta nghĩ tạo ra cảm xúc, và rồi chúng ta sống đời mình theo những cảm xúc và niềm tin ấy. Nói điều này không phải để chúng ta trách cứ bản thân vì những sai lệch trong cuộc đời mình. Ở đây có sự khác biệt giữa chịu trách nhiệm và đổ lỗi cho bản thân hoặc cho người khác. Khi nói về trách nhiệm, thực chất tôi đang nói về việc sở hữu sức mạnh. Đổ lỗi tức là sắp sửa cho đi sức mạnh của mình. Còn chịu trách nhiệm mang lại sức mạnh để chúng ta thay đổi cuộc sống. Nếu chúng ta vào vai nạn nhân, có nghĩa chúng ta đang sử dụng sức mạnh cá nhân một cách vô ích. Nếu thừa nhận trách nhiệm, chúng ta sẽ không phí thời gian để đổ lỗi cho ai đó hoặc cái gì đó bên ngoài. Một số người cảm thấy tội lỗi vì đã ốm yếu, nghèo khó và vướng vào rắc rối. Họ chọn cách hiểu trách nhiệm như là tội lỗi. (Một vài người trong giới truyền thông thích gọi đó là Tội lỗi Thời đại Mới). Những người này cảm thấy có lỗi bởi vì họ tin là mình đã thất bại theo một cách nào đó. Dưới hình thức này hình thức kia, họ thường chấp nhận mọi thứ như là tội lỗi, bởi vì đấy là một cách khác khiến chính họ sai lầm. Đó không phải điều tôi đang nói đến. Nếu chúng ta có thể dùng khó khăn và sự ốm đau của mình như là những cơ hội để nghĩ xem nên thay đổi cuộc sống của mình thế nào, thì chúng ta có sức mạnh. Nhiều người đã vượt qua ốm đau thảm khốc nói rằng đấy là điều tuyệt vời nhất xảy đến với họ, bởi nó cho họ cơ hội bắt đầu lại cuộc đời theo cách khác. Ngược lại nhiều người đi loăng quăng than vãn: “Tôi là một người bệnh tật, khổ thân tôi. Xin bác sĩ làm ơn, chữa cho tôi.” Tôi nghĩ những người ấy sẽ phải mất một giai đoạn khó khăn để khỏe lại hay để giải quyết các vấn đề của mình. Trách nhiệm là khả năng ứng phó của chúng ta trước một hoàn cảnh. Chúng ta luôn luôn có lựa chọn. Điều đó không có nghĩa chúng ta phủ nhận mình là ai và mình có gì trong cuộc đời. Nó thuần túy có nghĩa là chúng ta có thể thừa nhận mình đã đóng góp vào nơi mình đang sống. Bằng cách nhận trách nhiệm, chúng ta có sức mạnh để thay đổi. Chúng ta có thể nói: “Tôi có thể làm gì để thay đổi điều này?” Cần hiểu rằng tất cả chúng ta bao giờ cũng có sức mạnh của riêng mình. Vấn đề tùy thuộc vào việc chúng ta sử dụng sức mạnh ấy ra sao. Nhiều người trong chúng ta giờ đây nhận ra mình đã sống trong những gia đình xáo trộn. Vai chúng ta trĩu nặng bởi hàng đống cảm nghĩ tiêu cực về việc chúng ta là ai và về những mối quan hệ của chúng ta với cuộc sống. Tuổi thơ của tôi đầy ắp những điều thô bạo, trong đó có cả sự lạm dụng tình dục. Tôi đói khát tình yêu và tình thương, tôi không có tí nào lòng tự trọng. Thậm chí khi bỏ nhà đi vào năm mười lăm tuổi, tôi vẫn tiếp tục phải chịu đựng sự xâm phạm dưới nhiều hình thức. Tôi không nhận ra rằng chính những khuôn mẫu suy nghĩ và cảm xúc tôi đã nhận được trong giai đoạn đầu của cuộc đời đã mang những xâm phạm đó đến với tôi. Trẻ con thường phản ứng với môi trường tinh thần của những người lớn xung quanh chúng. Vì thế tôi sớm nếm trải sự sợ hãi, sự xâm phạm, và tiếp tục tái tạo những trải nghiệm ấy cho chính mình khi tôi lớn lên. Tất nhiên tôi đã không biết rằng tôi có sức mạnh để thay đổi tất cả điều này. Tôi nghiêm khắc với bản thân một cách không khoan nhượng bởi vì tôi cho rằng thiếu thốn tình yêu và tình thương có nghĩa tôi chắc chắn là một kẻ tồi tệ. Tất cả mọi sự kiện bạn từng trải qua trong cuộc đời cho đến thời điểm này đã được tạo ra bởi những suy nghĩ và niềm tin của bạn trong quá khứ. Đừng nhìn lại cuộc sống của chúng ta với niềm hổ thẹn. Hãy nhìn về quá khứ như là một phần của sự giàu có và đầy đủ mà cuộc sống của bạn có. Không có sự giàu có và đầy đủ ấy, bạn đã không ở đây ngày hôm nay. Chẳng có lý do gì để dằn vặt bản thân vì bạn đã không làm tốt hơn. Bạn đã làm tốt nhất theo cách bạn biết. Giải phóng quá khứ bằng tình yêu, và biết ơn nó đã mang bạn đến nhận thức mới này. Quá khứ chỉ tồn tại trong tâm trí chúng ta và trong cách chúng ta chọn để nhìn vào tâm trí mình. Đây là khoảnh khắc chúng ta đang sống. Đây là khoảnh khắc chúng ta đang cảm nhận. Đây là khoảnh khắc chúng ta đang trải nghiệm. Điều chúng ta đang làm ngay lúc này sẽ để lại nền tảng cho ngày mai. Vì thế đây là khoảnh khắc để quyết định. Chúng ta không thể làm bất cứ thứ gì của ngày mai, chúng ta không thể làm gì trong quá khứ. Chúng ta chỉ có thể thực hiện vào ngày hôm nay. Điều quan trọng là điều chúng đang ta chọn để nghĩ, để tin, và để nói ngay bây giờ. Khi chúng ta bắt đầu có ý thức trách nhiệm về suy nghĩ và lời nói của mình, thì lúc ấy chúng ta có những công cụ để có thể sử dụng. Tôi biết những lời này nghe đơn giản quá, nhưng hãy nhớ, điểm mấu chốt của sức mạnh luôn luôn nằm ở khoảnh khắc hiện tại. Điều quan trọng mà bạn cần hiểu là tâm trí bạn không chịu sự điều khiển. Bạn đang chịu sự điều khiển của tâm trí. Thượng thể điều khiển bạn. Bạn có thể dừng những suy nghĩ cũ lại. Khi những suy nghĩ cũ cố gắng trở lại và nói: “Khó thay đổi lắm,” hãy ra lệnh bằng tinh thần. Hãy nói với tâm trí bạn: “Bây giờ tôi chọn cách tin rằng mọi thứ đang trở nên dễ dàng để tôi thay đổi.” Bạn có thể đối thoại với tâm trí mình vài lần trước khi nó nhận thức được rằng bạn đã sẵn sàng, và rằng bạn thực sự nghĩ như bạn nói. Hãy tưởng tượng suy nghĩ của bạn giống như những giọt nước. Một suy nghĩ hay một giọt nước chẳng có nhiều ý nghĩa. Nhưng khi bạn lặp đi lặp lại những suy nghĩ, đầu tiên bạn sẽ nhận ra một vệt nước trên tấm thảm, sau đó là một vũng nước nhỏ, tiếp đến là một cái ao, và nếu những suy nghĩ này cứ tiếp tục, chúng có thể trở thành hồ, và cuối cùng thành đại dương. Bạn đang tạo ra một kiểu đại dương như thế nào? Một đại dương bị ô nhiễm và đầu độc không thể nào bơi trong đó, hay một đại dương xanh biếc và trong vắt như pha lê mời gọi bạn đắm mình trong làn nước mát lành? Mọi người thường nói với tôi: “Tôi không thể dừng nghĩ được.” Tôi luôn trả lời rằng: “Có, bạn có thể đấy.” Hãy nhớ xem, có phải bạn thường xuyên từ chối một suy nghĩ tích cực? Bạn chỉ cần nghĩ rằng đó là điều bạn sẽ làm. Bạn phải quyết định dừng suy nghĩ tiêu cực lại. Tôi không nói bạn phải chiến đấu với những suy nghĩ của mình khi bạn muốn thay đổi. Khi những suy nghĩ tiêu cực đến, chỉ cần nói đơn giản: “Cảm ơn vì đã chia sẻ.” Theo cách ấy, bạn không phủ nhận thứ đang tồn tại, nhưng bạn không trao sức mạnh cho suy nghĩ tiêu cực. Hãy nói với bản thân rằng bạn không chuốc thêm những điều tiêu cực một chút nào nữa. Bạn muốn tạo ra một cách suy nghĩ khác. Xin nhắc lại, bạn không phải đánh vật với những suy nghĩ của mình. Hãy nhận thức và vượt ra khỏi chúng. Đừng chìm trong cái bể tiêu cực của chính mình, khi mà bạn có thể nổi trên đại dương cuộc đời. Bạn là một hình vẻ đáng yêu, tuyệt vời của cuộc sống. Cuộc sống đang đợi bạn mở ra - để cảm nhận giá trị của những điều tốt đẹp mà cuộc sống dành cho bạn. Sự hiểu biết, trí thông minh của Vũ trụ chính là của bạn để bạn sử dụng. Cuộc sống ở đây để ủng hộ bạn. Hãy tin tưởng vào Sức mạnh bên trong bởi nó ở đây vì bạn. Nếu bạn sợ hãi, sẽ rất hữu ích nếu bạn chú ý đến hơi thở của mình khi nó đi vào và thoát ra khỏi cơ thể. Hơi thở, tài sản quý giá nhất của cuộc đời bạn được trao cho bạn một cách tự nhiên. Bạn có đủ hơi thở để kéo dài cuộc sống. Bạn thừa nhận tài sản quý giá này một cách vô tư lự, nhưng bạn vẫn ngờ rằng cuộc sống có thể ban phát cho bạn những điều cần thiết khác nữa. Bây giờ là lúc bạn biết về sức mạnh của chính mình và biết bạn có khả năng làm gì. Hãy đi vào bên trong và tìm hiểu xem bạn là ai. Tất cả chúng ta đều có những ý kiến khác nhau. Bạn có quyền với những ý kiến của bạn và tôi có quyền của tôi. Cho dù điều gì xảy ra trên thế giới, điều duy nhất bạn có thể làm là làm điều đúng đắn cho bản thân. Bạn phải kết nối với người dẫn đường bên trong, bởi vì đấy là người thông thái biết các câu trả lời cho bạn. Không dễ để nghe được bản thân mình khi bạn bè và gia đình đang bảo bạn nên làm gì. Tuy vậy, tất cả những câu trả lời cho mọi câu hỏi bạn sắp sửa hỏi bây giờ đã nằm sẵn trong bạn rồi. Mỗi khi bạn nói, “Tôi không biết,” bạn đóng sập cánh cửa lại với nhà thông thái bên trong. Những thông điệp bạn nhận được từ Thượng thể đều tích cực và mang tính tương hỗ. Nếu bạn bắt đầu nhận những thông điệp tiêu cực, thì bạn đang hoạt động ở cấp độ bản ngã và lý trí của bạn, và thậm chí ở tưởng tượng của bạn, mặc dù những thông điệp tích cực thường đến với chúng ta qua tưởng tượng và qua những giấc mơ. Hãy hỗ trợ chính bạn bằng cách ra những quyết định đúng đắn. Khi nào nghi ngờ, hãy hỏi bản thân: “Đây có phải là một quyết định tốt cho tôi? Điều này có đúng cho tôi lúc này không?” Bạn có thể đưa ra quyết định khác vào một thời điểm nào đó về sau, một ngày, một tuần, hay một tháng sau. Nhưng hãy hỏi mình những câu hỏi ấy trong từng giây phút. Khi chúng ta học cách yêu bản thân mình và tin vào Sức mạnh Tối cao, chúng ta trở thành người đồng sáng tạo với Tinh thần Vô hạn về một thế giới yêu thương. Tình yêu của chúng ta dành cho chính mình đưa chúng ta từ chỗ là nạn nhân lên địa vị của người chiến thắng. Tình yêu của chúng ta dành cho chính mình thu hút những trải nghiệm tuyệt vời đến cho chúng ta. Bạn đã từng bao giờ nhận ra những người cảm thấy thoải mái về mình đều cuốn hút một cách tự nhiên? Họ thường có một phẩm chất riêng và điều ấy thật kỳ diệu. Họ hạnh phúc với cuộc sống của mình. Mọi thứ đến với họ dễ dàng và không phải gắng sức. Từ lâu tôi biết rằng tôi là duy nhất với sự Hiện diện và Sức mạnh của Chúa. Bởi hiểu điều này, biết rằng sự thông thái và thấu hiểu của Tinh thần trú ngụ bên trong tôi, nên tôi được dẫn dắt một cách kì diệu trong mọi công việc với những người khác trên thế giới. Như thể những ngôi sao và hành tinh đang ở trong quỹ đạo hoàn hảo nhất, và tôi cũng ở trong trật tự đúng đắn và siêu phàm của tôi. Tôi có thể không hiểu được mọi thứ bằng trí óc hữu hạn của một con người, tuy nhiên, ở tầm vũ trụ, tôi biết mình ở đúng chỗ, đúng lúc và làm điều đúng đắn. Trải nghiệm hiện tại của tôi là viên đá lát cho nhận thức mới mẻ và những cơ hội mới mẻ. Bạn là ai? Bạn đến đây để học điều gì? Bạn đến đây để truyền dạy điều gì? Chúng ta to lớn hơn nhân cách của chúng ta, hơn những rắc rối, nỗi sợ hãi, và sự đau ốm của chúng ta. Chúng ta to lớn hơn nhiều cơ thể của mình. Tất cả chúng ta đều được kết nối với mọi người trên hành tinh, với tất cả mọi điều của cuộc sống. Chúng ta là tất cả tinh thần, ánh sáng, năng lượng, sự chuyển động, và tình yêu, tất cả chúng ta đều sở hữu sức mạnh để sống cuộc đời mình có mục đích và có ý nghĩa. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks Chương 2 THEO TIẾNG NÓI BÊN TRONG TÔI Những suy nghĩ chúng ta lựa chọn là công cụ chúng ta dùng để vẽ nên bức tranh cuộc sống. Tôi còn nhớ lần đầu tiên nghe được rằng tôi có thể thay đổi cuộc đời mình nếu sẵn lòng thay đổi suy nghĩ. Đấy là một ý tưởng có tính đột phá đối với tôi. Tôi sống ở New York và khám phá ra Giáo hội Khoa học Tôn giáo. (Mọi người thường nhầm lẫn Giáo hội Khoa học Tôn giáo, hay Khoa học Tâm trí mà Earnest Holmes đã sáng lập, với Giáo hội Khoa học Thiên Chúa giáo do Mary Baker Eddy sáng lập. Cả hai phái đều phản ánh về tư tưởng mới, nhưng các triết lý của họ khác nhau). Khoa học Tâm trí có những người dẫn dắt và những người thực hành, họ thực hành trên những bài giảng của Giáo hội Khoa học Tôn giáo (gọi tắt là Giáo hội). Họ chính là những người đầu tiên nói với tôi rằng suy nghĩ của tôi đã hình thành nên tương lai của tôi. Mặc dù tôi không hiểu ý họ nói gì, khái niệm này vẫn chạm vào cái mà tôi gọi là tiếng reng bên trong, hay theo góc độ trực giác gọi là tiếng nói bên trong. Qua nhiều năm, tôi đã học nghe theo nó, bởi vì khi tiếng reng bảo “Đúng” ngay cả khi đó có vẻ là một lựa chọn điên rồ, tôi biết nó vẫn đúng với tôi. Vì thế những khái niệm này đã thức tỉnh một phần trong tôi. Có cái gì đó nói: “Đúng, điều ấy là đúng.” Và rồi tôi bắt đầu mạo hiểm học cách thay đổi suy nghĩ của mình. Ngay khi tôi tiếp nhận ý tưởng này và nói “chấp nhận”, tôi thử nghiệm các loại phương pháp. Tôi đọc rất nhiều sách, và ngôi nhà của tôi trở nên giống như nhà của rất nhiều người trong số các bạn, đầy ắp những cuốn sách tâm linh và sách tự lực. Tôi đi tới các lớp học trong nhiều năm, và nghiên cứu mọi thứ liên quan đến chủ đề này. Tôi thật sự đắm chìm trong trường phái triết học tư tưởng mới. Lần đầu tiên trong đời tôi học hành thực sự. Trước đó tôi không tin vào bất cứ điều gì. Mẹ tôi là một tín đồ Thiên Chúa giáo đã cải đạo, và cha dượng của tôi là một người vô thần. Tôi đã từng hình dung rằng tín đồ Thiên Chúa giáo là những người khổ hạnh hay là những người đáng bị sư tử ăn thịt, và cả hai điều đó đều chẳng có gì cuốn hút tôi. Tôi thực sự chú tâm nghiên cứu Khoa học Tâm trí, bởi vì đó là một lĩnh vực mới mẻ đối với tôi thời gian đó, và tôi nhận thấy nó thật tuyệt vời. Lúc đầu việc nghiên cứu khá dễ dàng. Tôi nắm được một vài khái niệm, rồi tôi bắt đầu suy nghĩ và nói chuyện hơi khác trước kia. Trong những ngày ấy tôi là một là một kẻ luôn luôn phàn nàn và đầy tự ái. Tôi chỉ thích đắm mình trong những cái hố. Tôi không biết rằng mình đang tiếp tục kéo dài mãi những trải nghiệm mà trong đó tôi than vãn thương xót bản thân mình. Nhưng bởi vậy mà Khoa học Tâm trí là điều tốt đẹp nhất đối với tôi vào những ngày ấy. Dần dần, tôi nhận ra mình không còn than vãn nhiều nữa. Tôi bắt đầu lắng nghe điều mình nói. Tôi trở nên ý thức về sự tự chỉ trích, và cố gắng ngăn việc đó lại. Tôi bắt đầu lẩm nhẩm những lời quả quyết mà không thực sự hiểu chúng có nghĩa gì cho lắm. Tất nhiên tôi bắt đầu với những lời quả quyết đơn giản, và một vài thay đổi nhỏ bắt đầu xảy ra. Tôi bắt được những ánh đèn xanh và những điểm đỗ, tôi nghĩ mình là một kẻ có năng lực tuyệt vời. Ôi trời! Tôi nghĩ mình biết tất cả, và rất nhanh tôi trở nên tự phụ, kiêu căng và độc đoán với niềm tin của mình. Tôi cảm thấy mình biết tất cả các câu trả lời. Đó thực sự là cách khiến tôi cảm thấy yên ổn trong một lĩnh vực mới. Khi chúng ta bắt đầu rời xa khỏi một vài niềm tin cổ lỗ cứng nhắc của chúng ta, đặc biệt nếu trước đó chúng ta bị chúng kiểm soát hoàn toàn, điều đó rất đáng sợ. Tôi đã sợ hãi biết bao, vì thế tôi nắm lấy bất cứ điều gì khiến tôi cảm thấy yên ổn. Đấy là một khởi đầu cho tôi, tôi vẫn còn chặng đường dài phải đi. Và tôi vẫn đang đi. Giống như hầu hết mọi người, không phải lúc nào tôi cũng tìm thấy lối đi dễ dàng và êm ái bởi vì việc lẩm nhẩm những lời xác quyết đôi khi cũng không hiệu quả, và tôi không thể hiểu tại sao. Tôi hỏi mình: “Tôi đang làm sai điều gì chăng?” Ngay lập tức, tôi trách móc bản thân. Lại thêm một biểu hiện nữa chứng tỏ tôi đã không đủ tốt chăng? Đó là một niềm tin cũ ưa thích của tôi. Vào lúc ấy thầy giáo của tôi, Eric Pace, nhìn tôi và nhắc đến ý tưởng sự oán giận. Tôi không có một suy nghĩ dù là mơ hồ nhất về điều thầy nói. Oán giận? Tôi ư? Chắc chắn tôi không có chút oán giận nào. Cuối cùng, tôi đã đi trên con đường của mình. Tôi hoàn hảo về mặt tinh thần. Lúc ấy tôi thấy con người mình sao mà bé nhỏ! Tôi tiếp tục làm những điều tốt nhất có thể trong cuộc đời mình. Tôi nghiên cứu siêu hình học và tinh thần, rồi ra sức tìm hiểu về bản thân. Tôi nắm lấy những điều có thể hiểu được và đôi khi, tôi áp dụng chúng. Chúng ta thường nghe thấy rất nhiều thứ, thỉnh thoảng chúng ta đón bắt được chúng, nhưng không mấy khi chúng ta thực hành chúng. Thời gian dường như trôi quá nhanh, lúc đó tôi đã nghiên cứu Khoa học Tâm trí chừng ba năm, và đã trở thành tín đồ của Nhà thờ. Tôi bắt đầu dạy triết học, nhưng tôi không hiểu tại sao học viên của tôi có vẻ lúng túng. Tôi không hiểu tại sao họ mắc kẹt trong những vấn đề của họ. Tôi cho họ rất nhiều lời khuyên tốt. Tại sao họ không áp dụng để trở nên thoải mái? Tôi không hiểu được rằng tôi mới đang rao giảng lẽ phải chứ không phải là đang sống theo lẽ phải đó. Tôi giống như một bậc cha mẹ đang nói với con cái phải làm gì nhưng bản thân sau đó lại làm điều ngược lại. Cho đến một ngày, khi dường như đã thoát khỏi nỗi buồn chán, tôi được chẩn đoán là bị ung thư âm đạo. Ban đầu, tôi hoảng sợ. Sau đó, tôi ngờ ngợ rằng tất cả những điều tôi đang học bắt đầu hữu hiệu. Đây là một phản ứng thông thường và tự nhiên. Tôi tự nhủ: “Nếu tôi minh mẫn và tập trung, tôi hẳn đã không có nhu cầu tạo ra bệnh tật này.” Sau mọi chuyện, tôi hiểu ra rằng vào thời điểm được chẩn đoán bệnh, tôi đã cảm thấy đủ yên ổn để cho căn bệnh lộ diện, vì thế tôi có thể làm một điều gì đó cho nó, chứ không phải giữ nó như một bí mật được che giấu mà đến tận lúc chết tôi vẫn không hay biết. Lúc ấy tôi đã đủ hiểu biết để không giấu giếm bản thân mình lâu hơn nữa. Tôi biết ung thư là một căn bệnh của sự oán giận, thứ được lưu giữ rất lâu cho đến khi nó ăn dần ăn mòn cơ thể ta. Khi chúng ta kìm giữ những cảm xúc bên trong mình, chúng sẽ đi tới đâu đó trong cơ thể. Nếu chúng ta dành thời gian cả cuộc đời để nhồi nhét mọi thứ xuống, cuối cùng những thứ ấy sẽ hiển lộ ở đâu đó trong cơ thể chúng ta. Tôi nhận thức rõ ràng rằng sự oán giận (điều mà thầy của tôi đã đề cập rất nhiều lần) bên trong tôi có liên quan tới tình trạng bị xâm phạm về thân thể, về tình cảm, về tình dục khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi đã có sự oán giận một cách tự nhiên. Tôi cay đắng và không tha thứ cho quá khứ. Tôi chưa từng làm gì để thay đổi hay để giải phóng nỗi cay đắng ấy và cho nó biến đi. Khi tôi bỏ nhà, đó là tất cả những gì tôi có thể làm để quên những gì đã xảy ra với mình, tôi nghĩ đã để nỗi đau khổ lại phía sau trong khi thực tế đơn giản là tôi chỉ chôn vùi nó xuống. Khi tôi tìm ra con đường siêu hình của mình, tôi phủ kín những cảm xúc bằng một lớp tinh thần tốt đẹp và giấu rất nhiều đau khổ vào bên trong. Tôi dựng một bức tường xung quanh để tránh xa những cảm xúc của chính mình. Tôi đã không biết tôi là ai và tôi ở đâu. Sau lần chẩn đoán đó, tôi bắt đầu học thật sự từ bên trong để hiểu về bản thân. Ơn Chúa, tôi có những công cụ để sử dụng. Tôi biết tôi cần đi vào bên trong mình nếu tôi chuẩn bị làm một cuộc thay đổi lâu dài. Đúng, vị bác sĩ có thể phẫu thuật cho tôi và có lẽ sẽ điều trị cho căn bệnh của tôi trong một thời gian, nhưng nếu tôi không thay đổi cách sử dụng suy nghĩ và ngôn từ, tôi có thể lại tạo ra căn bệnh một lần nữa. Tôi luôn thấy thú vị khi tìm hiểu xem chúng ta để những khối u ở đâu trong cơ thể - phần nào của cơ thể của chúng ta có ung bướu, bên trái hay bên phải. Phần bên phải đại diện cho nam tính, từ đây chúng ta ban phát. Phần bên trái là phần nữ tính, ở đây chúng ta đón nhận. Hầu hết trong cuộc đời tôi, những thứ sai hỏng đều nằm về bên phải cơ thể tôi. Đấy là nơi tôi giấu tất cả những nỗi oán giận về người cha dượng. Tôi không vừa lòng với những ánh đèn xanh và những điểm đỗ. Tôi biết tôi phải đi thật sâu hơn nữa. Tôi nhận ra mình không thực sự tiến bộ trong cuộc đời theo cách mong muốn bởi vì tôi chưa thực sự quét sạch những đau khổ từ thời thơ ấu, và tôi không sống theo những điều tôi giảng dạy người khác. Tôi phải nhận diện đứa trẻ bên trong tôi và cùng nó đổi thay. Đứa trẻ bên trong mình cần giúp đỡ bởi nó vẫn đang chìm ngập trong nỗi đau khôn nguôi. Tôi nhanh chóng bắt đầu kế hoạch tự chữa trị một cách nghiêm túc. Tôi tập trung hoàn toàn vào tôi và ít làm việc khác. Tôi tận tâm hết mình để khỏe mạnh trở lại. Một vài điều trong kế hoạch có vẻ kì lạ, nhưng dù sao tôi vẫn thực hiện. Cuối cùng, cuộc đời của tôi đã đi đúng hướng. Tôi hầu như làm việc 24/24 giờ trong sáu tháng tiếp theo. Tôi bắt đầu đọc và nghiên cứu mọi thứ tìm được về những cách chữa bệnh ung thư khác bởi tôi thành thực tin điều đó là có thể. Tôi thực hiện một chế độ dinh dưỡng sạch, bỏ các loại thức ăn xấu mà tôi vẫn ăn suốt những năm qua để giải độc cho cơ thể. Sau nhiều tháng, tôi gần như sống bằng rau mầm và măng tây nghiền. Tôi biết mình có ăn nhiều thứ khác, nhưng nhớ nhất hai món đó. Tôi làm việc với Eric Pace, người thực hành Khoa học Tâm trí và là giáo viên của tôi, để xóa sạch những khuôn mẫu tinh thần, khiến căn bệnh ung thư không thể trở lại. Tôi nói những lời quả quyết, thực hiện các bài tập hình dung và các bài điều trị về tinh thần. Tôi làm các bài điều trị hằng ngày trước một tấm gương. Những từ khó nhất phải nói là: “Tôi yêu bạn, tôi thực lòng yêu bạn.” Phải tốn rất nhiều nước mắt lẫn công sức để vượt qua nó. Khi tôi làm được, tôi thấy như thể mình đã có một bước nhảy lượng tử. Tôi đến gặp một nhà tâm lý trị liệu giỏi, người có khả năng giúp người bệnh bộc lộ và xả đi nỗi tức giận của họ. Tôi đã dành một khoảng thời gian dài để đấm gối và gào thét. Thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy sảng khoái bởi vì tôi chưa từng được phép làm thế trong cuộc đời. Tôi không biết phương pháp nào đã hiệu nghiệm; có lẽ mỗi thứ hiệu nghiệm một chút. Tôi hầu như vững tin thật sự vào những gì tôi làm. Tôi thực hành trong tất cả những giờ còn thức. Tôi cảm ơn chính mình trước khi đi ngủ vì những điều đã làm trong ngày. Tôi đinh ninh rằng quá trình chữa trị của tôi vẫn đang diễn ra trong cơ thể khi tôi ngủ, và lúc thức dậy vào sáng hôm sau tôi sẽ sáng bừng, tươi mới và thoải mái. Vào buổi sáng, tôi tỉnh dậy, cảm ơn mình và cơ thể của mình đã làm việc suốt đêm. Tôi quả quyết rằng tôi sẵn sàng tiến bộ, sẵn sàng học hỏi hằng ngày và quyết tâm thay đổi, không coi mình là một con người tồi tệ nữa. Tôi cũng học về sự thấu hiểu và tha thứ. Một trong những cách đó là tìm hiểu thời thơ ấu của cha mẹ tôi thật nhiều. Tôi bắt đầu hiểu ra họ cư xử thật giống trẻ con, và tôi nhận ra điều đó thông qua cách họ được nuôi dạy: họ thực sự không thể làm bất cứ điều gì khác những điều họ đã làm. Cha dượng của tôi hồi nhỏ bị chửi mắng ở nhà, và sau này ông tiếp tục chửi mắng những đứa con ông. Mẹ tôi được dạy dỗ để tin rằng đàn ông luôn đúng, nên đứng sang một bên để đàn ông làm những gì đàn ông muốn. Không ai dạy họ một cách nhìn nhận khác. Đấy là cách sống của họ. Dần dần, tôi ngày càng thấu hiểu về cha mẹ mình nhiều hơn để có thể bắt đầu tha thứ cho họ. Càng tha thứ cho cha mẹ, tôi càng sẵn lòng tha thứ cho chính bản thân tôi. Lòng vị tha của chúng ta là điều quan trọng lớn lao. Rất nhiều người trong số chúng ta làm điều tổn thương tương tự đối với đứa trẻ bên trong mình, giống như các bậc cha mẹ đã làm. Chúng ta chỉ tiếp tục mắng mỏ, điều ấy thật đáng buồn. Khi chúng ta là trẻ con và bị người lớn đối xử không tốt, chúng ta chẳng có nhiều lựa chọn, nhưng khi trưởng thành rồi, chúng ta vẫn xử tệ với đứa trẻ bên trong mình. Điều đó thật bất hạnh làm sao. Khi tôi tha thứ cho mình, tôi cũng bắt đầu tin vào bản thân. Tôi nhận ra rằng nếu chúng ta không tin cuộc sống hoặc tin người khác, thật sự đó là vì chúng ta không tin chính mình. Chúng ta không tin Thượng thể của mình có thể bảo vệ mình trong mọi tình huống, vì thế chúng ta nói: “Tôi không bao giờ yêu nữa vì tôi không muốn phải chịu đau đớn,” hoặc “Tôi không bao giờ để chuyện này xảy ra lần nữa.” Điều chúng ta thực sự nói với bản thân mình là: “Tôi không tin bạn có thể chăm sóc tôi tốt, vì thế tôi sẽ tránh xa mọi thứ.” Dần dần, tôi bắt đầu tin rằng bản thân tôi có thể tự chăm sóc cho mình, và tôi nhận ra một khi tôi tin vào bản thân mình, tôi càng dễ yêu bản thân mình hơn. Thân thể tôi đang lành lại, và trái tim tôi cũng đang lành lại. Tinh thần của tôi đã lớn mạnh một cách ngoạn mục. Kết quả là, tôi bắt đầu trông trẻ ra. Giờ đây những vị khách tìm đến với tôi hầu hết là những người sẵn sàng tác động lên bản thân họ. Họ có sự tiến bộ vượt bậc mà không cần tôi nói bất cứ điều gì. Họ có thể thấy và cảm nhận được rằng tôi đang sống như những quan niệm mà tôi đang dạy, và họ chấp nhận những quan niệm này thật dễ dàng. Tất nhiên họ đạt được những kết quả tích cực. Họ bắt đầu cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Ngay khi chúng ta bắt đầu tạo ra sự yên ổn với bản thân mình từ bên trong, cuộc sống dường như trôi chảy êm ái hơn nhiều. Vậy trải nghiệm này dạy gì cho riêng tôi? Tôi nhận ra rằng tôi có sức mạnh để thay đổi cuộc đời mình nếu tôi sẵn sàng thay đổi suy nghĩ và giải phóng những khuôn mẫu vốn kìm giữ tôi trong quá khứ. Trải nghiệm này mang cho tôi một nhận thức từ bên trong rằng nếu chúng ta sẵn sàng thực hiện việc này, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi phi thường trong tâm trí mình, cơ thể mình và cuộc sống của mình. Cho dù bạn ở đang đâu trong cuộc đời, cho dù bạn đang đóng góp gì để kiến tạo, cho dù chuyện gì đang xảy ra, bạn luôn đang làm điều tốt nhất có thể với hiểu biết, nhận thức và kiến thức mà bạn có. Và khi bạn biết nhiều hơn, bạn sẽ làm khác đi, như tôi đã từng. Đừng nhiếc móc bản thân về chuyện bạn đang ở đâu. Đừng trách cứ bản thân không làm tốt hơn và nhanh hơn. Hãy nói với chính mình: “Tôi đang làm điều tốt nhất có thể, và mặc dù tôi đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn, một lúc nào đó tôi sẽ thoát ra, vì vậy hãy tìm cách tốt nhất để thực hiện việc đó.” Nếu tất cả điều bạn làm là nói với mình rằng mình ngu dốt, tồi tệ, thì bạn sẽ mắc kẹt luôn ở đó. Bạn cần yêu bản thân nếu bạn muốn tạo ra thay đổi. Những phương pháp tôi sử dụng không phải là của tôi. Tôi học chúng hầu hết trong Khoa học Tâm trí, cũng là môn tôi dạy. Và những nguyên tắc này đều xưa như trái đất. Nếu bạn đọc bất kỳ học thuyết cổ xưa nào về tinh thần, bạn cũng sẽ tìm thấy những thông điệp như thế. Tôi được đào tạo trở thành một mục sư của Giáo hội Khoa học Tôn giáo, nhưng tôi không có một giáo hội nào. Tôi là một linh hồn tự do. Tôi trình bày các bài giảng bằng ngôn ngữ giản dị để chúng có thể đến với nhiều người. Con đường này là một cách tuyệt vời để bạn suy nghĩ thông tỏ lại và thực sự hiểu cuộc đời sẽ thế nào, làm sao bạn có thể thay đổi đời mình. Khi tôi bắt đầu tất cả những điều này hai mươi năm trước hoặc gần như thế, tôi chẳng hề biết mình lại có thể mang đến hi vọng và giúp nhiều người như tôi làm ngày hôm nay. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks Chương 3 SỨC MẠNH CỦA LỜI BẠN NÓI Mỗi ngày hãy tuyên bố với bản thân những điều bạn muốn trong cuộc đời. Hãy tuyên bố như thể bạn đang có nó. Luật Tâm trí Có tồn tại một định luật vạn vật hấp dẫn, và một số định luật vật lý khác, như vật lý học và điện, nói chung tôi chẳng hiểu gì. Cũng tồn tại những luật tâm linh, như luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Cũng có luật của tâm trí nữa. Tôi không biết nó vận hành ra sao, cũng mù mờ như tôi biết về điện vậy. Tôi chỉ biết khi tôi ấn công tắc, ánh sáng sẽ bật lên. Tôi tin rằng khi chúng ta nghĩ hoặc khi chúng ta nói một từ hay một câu, bằng cách nào đó chúng thoát khỏi chúng ta đi vào quy luật tâm trí rồi trở lại với chúng ta như một kinh nghiệm. Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu sự tương liên giữa phần tinh thần và phần vật chất trong ta. Chúng ta bắt đầu hiểu tâm trí mình hoạt động thế nào và những suy nghĩ được tạo ra ra sao. Những ý nghĩ trôi qua tâm trí chúng ta với tốc độ cực nhanh nên thật khó định dạng chúng ngay từ ban đầu. Mặt khác, miệng chúng ta chậm hơn. Vậy nếu chúng ta có thể bắt đầu sắp xếp lời nói bằng việc lắng nghe những điều chúng ta nói và không để những thứ tiêu cực chạy qua miệng ra ngoài, thì sau đó chúng ta có thể định hình suy nghĩ của mình. Trong lời nói của chúng ta có một sức mạnh ghê gớm, và nhiều người không nhận thức được chúng quan trọng thế nào. Hãy xem ngôn từ như là nền tảng của những điều chúng ta đang tạo ra trong cuộc sống. Chúng ta sử dụng ngôn từ liên tục, nhưng chúng ta lại lảm nhảm, hiếm khi suy nghĩ về điều đang nói hoặc cách nói. Chúng ta vô cùng ít chú ý đến việc chọn lọc ngôn từ cho mình. Trên thực tế, hầu hết chúng ta nói những điều tiêu cực. Hồi nhỏ, chúng ta được dạy ngữ pháp. Chúng ta được dạy lựa chọn từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp này. Tuy nhiên, tôi luôn nhận thấy những quy tắc ngữ pháp liên tục thay đổi, và cái gì không thích hợp vào lúc này lại thích hợp vào lúc khác, hoặc ngược lại. Trong quá khứ cái được xem là từ lóng thì trong hiện tại lại được sử dụng bình thường. Tuy nhiên, ngữ pháp không quan tâm đến ý nghĩa của từ và việc chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của ta ra sao. Mặt khác, ở trường học tôi không được dạy rằng việc lựa chọn từ ngữ của tôi sẽ liên quan đến mọi thứ sau này tôi trải qua trong cuộc đời. Không ai bảo tôi rằng những suy nghĩ của tôi có tính sáng tạo, rằng chúng có thể tạo hình cho cuộc sống của tôi. Không ai bảo tôi rằng những gì tôi nói ra bằng từ ngữ sau này sẽ trở lại với tôi bằng trải nghiệm thực tế. Mục đích của nguyên tắc vàng dưới đây là để chỉ cho chúng ta một quy luật hết sức cơ bản của cuộc đời: “Đối xử với người khác như đối với chính mình.” Điều gì bạn cho đi sẽ trở lại với bạn. Điều này có nghĩa là đừng bao giờ gây ra tội lỗi. Không ai dạy tôi rằng tôi đáng được yêu hoặc đáng được hưởng những điều tốt đẹp. Và không ai dạy tôi rằng cuộc sống ở đây là để giúp đỡ tôi. Tôi nhớ khi còn trẻ con, chúng ta thường gọi người khác bằng những cái tên nghiệt ngã và đau đớn, cũng như ra sức xem thường người khác. Nhưng tại sao chúng ta làm thế? Chúng ta học cách cư xử ấy ở đâu? Hãy xem những gì chúng ta được dạy. Nhiều người trong số chúng ta bị cha mẹ nói đi nói lại rằng chúng ta ngu ngốc, hoặc lầm lì, hoặc lười nhác. Chúng ta là lũ phiền toái và hư đốn. Đôi khi chúng ta nghe bố mẹ nói họ không muốn chúng ta ra đời. Có lẽ chúng ta đã co rúm lại khi nghe những lời ấy, nhưng ít nhận ra nỗi đau đớn sẽ hằn sâu vào ký ức ra sao. Thay đổi độc thoại Rất thường xuyên, chúng ta chấp nhận những thông điệp ban đầu bố mẹ truyền đạt cho chúng ta. Chúng ta nghe lời bố mẹ: “Ăn rau chân vịt đi,” “Lau phòng con đi,” hoặc “Dọn giường con đi,” để được bố mẹ thương. Bạn có ý tưởng rằng bạn chỉ được chấp nhận nếu bạn làm những việc nhất định - rằng sự chấp nhận và tình yêu là có điều kiện. Thế nhưng, đấy là theo ý kiến của ai đó về cái gì đó cần phải làm, chẳng liên quan đến giá trị bản thân sâu thẳm bên trong của bạn. Bạn nghĩ rằng bạn chỉ có thể tồn tại nếu làm những việc này để làm hài lòng người khác, nếu không thì bạn không được phép tồn tại. Những thông điệp đầu đời đóng góp vào cái mà tôi gọi là độc thoại - cách chúng ta nói với bản thân mình. Cách chúng ta nói với bản thân mình từ bên trong thực sự quan trọng bởi vì nó trở thành nền tảng cho những lời ta nói ra. Nó thiết lập môi trường tinh thần mà chúng ta hoạt động trong đó và thu hút những kinh nghiệm cho chúng ta. Nếu chúng ta coi nhẹ bản thân mình, cuộc sống sẽ trở nên hẹp hòi với chúng ta. Nếu chúng ta yêu thương và trân trọng bản thân, thì cuộc sống có thể là một món quà tuyệt diệu, hạnh phúc. Nếu cuộc sống của chúng ta không hạnh phúc, hoặc nếu chúng ta cảm thấy không toại nguyện, thật dễ dàng để trách cứ cha mẹ, hoặc họ, và nói rằng tất cả là lỗi của họ. Tuy nhiên nếu làm thế, chúng ta sẽ kẹt trong những tình thế, những vấn đề và sự thất bại của mình. Những lời trách móc không cho chúng ta tự do. Hãy nhớ, trong lời nói của bạn có sức mạnh. Nhắc một lần nữa, sức mạnh của chúng ta bắt nguồn từ thái độ phát ngôn có trách nhiệm đối với cuộc sống của chính mình. Tôi biết câu chịu trách nhiệm về đời mình nghe kinh hãi, nhưng thực sự là thế, bất kể chúng ta có chấp nhận hay không. Nếu chúng ta muốn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, chúng ta phải chịu trách nhiệm với cái miệng mình. Những từ ngữ chúng ta nói là sự mở rộng suy nghĩ của chúng ta. Hãy bắt đầu lắng nghe những gì bạn nói. Nếu bạn nghe thấy mình dùng những từ tiêu cực hay hạn hẹp, hãy thay đổi chúng. Nếu tôi nghe một câu chuyện xấu, tôi sẽ không đi loanh quanh kể tiếp cho mọi người. Tôi nghĩ nó đi thế là đủ xa rồi, hãy lờ nó đi. Nhưng nếu tôi nghe được một câu chuyện tốt đẹp, tôi sẽ kể với tất cả mọi người. Khi bạn ra ngoài với những người khác, hãy bắt đầu lắng nghe xem họ nói chuyện gì và nói ra sao. Hãy thử liên tưởng những gì họ nói với những điều họ đang trải qua trong cuộc đời. Rất, rất nhiều người sống cả đời trong sự cần. Cần là một từ nghe rất êm ái. Nó như thể một tiếng chuông ngân mỗi khi tôi nghe thấy. Thường tôi nghe thấy mọi người dùng cả tá từ cần trong một đoạn văn. Những người có thói quen này thường băn khoăn vì sao cuộc sống của họ quá ư nghiệt ngã và vì sao họ không thể thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy. Họ muốn điều khiển mọi thứ mà họ không thể điều khiển. Họ vừa làm sai với bản thân mình vừa làm sai đối với người khác. Thế mà họ hỏi tại sao họ không được sống cuộc sống tự do. Chúng ta cũng có thể bỏ từ phải ra khỏi kho từ vựng cũng như suy nghĩ của mình. Khi làm thế, chúng ta giải phóng bản thân khỏi rất nhiều áp lực tự gánh. Chúng ta tạo ra hàng đống áp lực bằng việc nói: “Tôi phải đi làm. Tôi phải làm việc này. Tôi phải... Tôi phải...” Thay vào đó, hãy bắt đầu nói, chọn. “Tôi chọn đi làm để có tiền trả tiền thuê nhà ngay hôm nay.” Chọn đặt một góc nhìn hoàn toàn khác vào cuộc đời chúng ta. Mọi thứ chúng ta làm là do chúng ta lựa chọn, mặc dù không hoàn toàn như vậy. Nhiều người chúng ta cũng hay dùng từ nhưng. Chúng ta đưa ra những lời khẳng định, sau đó chúng ta nói nhưng, từ này dẫn chúng ta đi theo hai hướng khác nhau. Chúng ta đưa ra những thông điệp mâu thuẫn với chính mình. Hãy nghe thử xem bạn dùng từ nhưng như thế nào trong lần tới bạn nói. Một lối nói năng khác cần suy nghĩ là từ đừng quên. Chúng ta thường xuyên nói: “Đừng quên cái này cái kia,” và chuyện gì xảy ra? Chúng ta quên thật. Chúng ta thực sự muốn mình nhớ và thay vào đó chúng ta quên, thế thì hãy bắt đầu sử dụng cụm từ hãy nhớ thay vì đừng quên. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn có nguyền rủa cái thực tế là bạn phải đi làm không? Bạn có phàn nàn về thời tiết không? Bạn có cằn nhằn lưng bạn hay đầu bạn đau? Điều thứ hai và thứ ba mà bạn nói là gì? Bạn la hét lũ trẻ thức dậy? Hầu hết mọi người dù ít dù nhiều đều nói những thứ tương tự vào buổi sáng. Bạn nói thế nào khi bắt đầu một ngày của mình? Có phải là những điều tích cực, vui vẻ và tuyệt vời không? Hay than vãn và chỉ trích? Nếu bạn càu nhàu, phàn nàn, than vãn, chính bạn đang tạo ra cho mình một ngày như thế. Những suy nghĩ cuối cùng của bạn trước khi đi ngủ là gì? Chúng là những suy nghĩ có sức chữa lành mạnh mẽ hay là những suy nghĩ lo âu bần cùng? Khi nói đến những suy nghĩ bần cùng, tôi không chỉ nói đến việc thiếu tiền. Đấy có thể là một cách tiêu cực khi nghĩ về bất cứ thứ gì trong cuộc đời bạn - bất cứ phần nào của cuộc đời bạn không xuôi chèo mát mái. Bạn có lo lắng về ngày mai? Thường thường, tôi sẽ đọc một thứ gì đó tươi sáng trước khi đi ngủ. Tôi nhận ra là trong khi ngủ tôi làm rất nhiều công việc thanh lọc để chuẩn bị cho một ngày mới đến. Tôi nhận ra thật có ích khi xoay trở mọi vấn đề, mọi thắc mắc mà tôi có thể có vào những giấc mơ. Tôi biết giấc mơ sẽ giúp tôi chăm lo đến những gì sẽ diễn ra trong cuộc đời mình. Tôi là người duy nhất có thể suy nghĩ trong đầu tôi, cũng như bạn chỉ có thể nghĩ ở trong đầu bạn. Không ai có thể ép buộc chúng ta nghĩ theo một cách khác. Chúng ta lựa chọn những suy nghĩ của mình, và đấy là cơ sở cho sự độc thoại của chúng ta. Khi tôi nghiệm ra quá trình này đã hoạt động tốt lên trong cuộc đời mình ra sao, tôi bắt đầu sống nhiệt thành hơn đối với những điều mà tôi dạy người khác. Tôi thực sự cẩn trọng với lời mình nói, điều mình nghĩ, và tôi luôn luôn tha thứ cho bản thân khi không hoàn hảo. Tôi cho phép bản thân được là mình, hơn là vật lộn để thành một siêu nhân, kẻ có thể được chấp nhận trong con mắt của tất cả mọi người. Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu tin cuộc đời và nhìn đời như một chốn thân thiện, tôi thấy mình được khai sáng. Tâm trạng tôi bớt cay đắng hơn và thực sự vui vẻ hơn. Tôi làm việc để giải phóng những chỉ trích, phán xét về bản thân và về những người khác, tôi ngừng nói những câu chuyện bi thảm. Chúng ta thường nhanh như chớp loan truyền những tin xấu. Thật ngạc nhiên. Tôi thôi đọc báo và bỏ qua bản tin 11 giờ đêm, bởi vì tất cả những tin tức đều liên quan đến tai họa hay bạo lực, chỉ có rất ít tin tốt lành. Tôi nhận ra hầu hết mọi người đều không thích nghe tin vui. Họ thích nghe tin xấu, vì làm thế họ có chuyện để mà phàn nàn. Quá nhiều người trong chúng ta cứ quay đi quay lại với những câu chuyện tiêu cực cho đến khi chúng ta tin rằng thế giới chỉ có toàn chuyện tồi tệ. Nếu một đài phát thanh chỉ phát toàn tin tốt, họ sẽ sập tiệm ngay. Khi tôi bị ung thư, tôi quyết định ngừng ngồi lê đôi mách, thật ngạc nhiên, tôi thấy mình chẳng có gì để nói với ai. Tôi bắt đầu nhận ra trước đây mỗi khi gặp một người bạn, tôi ngay lập tức phục vụ họ bằng câu chuyện rác rưởi mới nhất. Sau cùng, tôi khám phá ra có những cách nói chuyện khác, mặc dù chẳng dễ dàng để phá vỡ thói quen đó. Như vậy, nếu tôi buôn chuyện về người khác, thì sau đó người khác cũng có thể buôn chuyện về tôi, bởi vì chúng ta sẽ nhận về những gì đã cho đi. Khi tôi làm việc ngày càng nhiều hơn với mọi người, tôi thực sự lắng nghe những điều họ nói. Tôi thực sự bắt đầu nghe các từ ngữ, chứ không chỉ bắt lấy nội dung chung chung. Thường thường, sau mười phút với một vị khách mới, tôi có thể nói chính xác vì sao họ gặp khó khăn vì tôi nghe được những từ họ đang sử dụng. Tôi có thể hiểu họ thông qua cách họ nói. Tôi biết ngôn từ của họ đang góp phần vào những khó khăn của họ. Nếu họ nói năng một cách tiêu cực, thử hình dung xem sự độc thoại của họ sẽ thế nào? Nó hẳn trầm trọng hơn cuộc lập trình tiêu cực tương tự - tức suy nghĩ bần cùng - như tôi đã gọi. Một bài học nhỏ tôi gợi ý bạn làm là đặt một máy ghi âm bên điện thoại của bạn, mỗi khi gọi đi hoặc nhận cuộc gọi đến hãy bật nút ghi âm. Khi băng đầy cả hai mặt, hãy nghe lại bạn đã nói gì và nói thế nào. Bạn sẽ bắt đầu nghe những từ mà bạn sử dụng, và sự biến đổi trong giọng nói của bạn. Bạn sẽ bắt đầu hiểu ra. Nếu bạn thấy mình nói điều gì đó hai ba lần hay nhiều hơn, hãy viết nó ra vì đấy chính là khuôn mẫu. Một vài khuôn mẫu là tích cực và có tính hỗ trợ, nhưng bạn cũng có những khuôn mẫu hết sức tiêu cực mà bạn cứ lặp đi lặp lại mãi. Sức mạnh của tiềm thức Tiếp tục những điều tôi đang bàn luận, tôi muốn nói tới sức mạnh của tiềm thức chúng ta. Tiềm thức của chúng ta không phán xét. Tiềm thức chấp nhận mọi thứ chúng ta nói và kiến tạo theo niềm tin của chúng ta. Nó luôn luôn nói đồng ý. Tiềm thức yêu chúng ta đủ để tặng cho chúng ta những gì chúng ta bày tỏ. Dù vậy, chúng ta có lựa chọn. Nếu chúng ta chọn những niềm tin và quan niệm bần cùng, tiềm thức sẽ xác nhận rằng chúng ta muốn điều đó. Nó sẽ tiếp tục cho chúng ta những điều đó cho đến khi chúng ta sẵn sàng thay đổi suy nghĩ, ngôn từ và niềm tin vì những điều tốt đẹp hơn. Chúng ta không bao giờ mắc kẹt vì chúng ta luôn luôn có thể chọn lại. Có hàng tỉ tỉ suy nghĩ để ta lựa chọn. Tiềm thức của chúng ta không biết tốt xấu hay đúng sai. Chúng ta không muốn phản lại bản thân mình dù thế nào đi nữa. Chúng ta không muốn nói những thứ như, “Ôi mình ngu xuẩn, già nua mất rồi,” bởi vì tiềm thức sẽ nhặt lấy độc thoại ấy, và một thời gian sau bạn sẽ cảm thấy mình đúng như vậy. Nếu bạn nói điều đó đủ nhiều, nó sẽ trở thành niềm tin trong tiềm thức bạn. Tiềm thức không có ý thức về sự hài hước, và điều quan trọng là bạn phải biết và hiểu ý niệm này. Bạn không thể sáng tác truyện đùa về mình và nghĩ nó chẳng có nghĩa gì hết. Nếu bạn tự giễu cợt bản thân, ngay cả khi bạn cố tỏ ra dễ thương và hài hước, thì tiềm thức vẫn chấp nhận đó là sự thật. Tôi không để mọi người nói những chuyện hài hước tự giễu trong các chương trình của mình. Họ có thể nói chuyện bậy bạ nhưng không được giễu cợt về dân tộc, giới tính hay những thứ khác nữa. Vì vậy đừng cợt nhả bản thân và nhận xét xúc phạm bản thân bởi vì chúng không đem lại những trải nghiệm tốt đẹp cho bạn. Cũng đừng hạ thấp người khác. Tiềm thức sẽ không thể phân biệt được bạn với người khác. Nó nghe các từ ngữ, và nó tin là bạn đang nói về mình. Lần sau khi muốn phê phán một ai đó, hãy hỏi vì sao bạn cũng cảm thấy như thế về mình. Bạn chỉ thấy ở người khác điều mà bạn thấy ở mình. Thay vì phê phán người khác, hãy khen ngợi họ, và trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy thay đổi lớn xảy ra trong mình. Ngôn từ của chúng ta thực tế là vấn đề tiếp cận và thái độ. Hãy để ý những người ốm yếu, nghèo đói, bất hạnh, cô đơn nói. Họ dùng những từ ngữ nào? Họ đã chấp nhận điều gì như là sự thật đối với bản thân họ? Họ miêu tả bản thân thế nào? Họ miêu tả công việc, cuộc sống, các mối quan hệ của họ như thế nào? Họ trông mong điều gì? Hãy nhận biết ngôn từ của họ, nhưng đừng lê la kể lể với những người khác rằng họ đang hủy hoại đời mình bằng cách nói năng. Đừng nói thế với gia đình, bạn bè bạn vì thông tin này sẽ không được trân trọng. Thay vào đó, hãy dùng phương châm này để bắt đầu tạo lập mối liên kết cho bản thân bạn, và thực hành nó nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời, bởi vì ngay cả ở mức độ nhỏ nhất, nếu bạn thay đổi cách nói, những trải nghiệm của bạn cũng đang thay đổi. Nếu bạn mang bệnh và tin rằng đó là số mệnh, rằng bạn sắp chết, rằng đời bạn tồi tệ vì chẳng có gì trôi chảy với bạn, hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Bạn có thể chọn giải phóng những quan niệm tiêu cực trong cuộc đời. Bắt đầu quả quyết với bản thân rằng bạn là người đáng yêu, bạn đáng được cứu chữa, rằng bạn thu hút mọi thứ bạn cần ở cấp độ vật chất để góp sức vào việc cứu chữa. Hãy biết bạn sẵn sàng hồi phục và rằng sự hồi phục là yên ổn cho bạn. Rất nhiều người chỉ cảm thấy yên ổn khi họ ốm. Họ thường là kiểu người rất khó khăn khi nói không. Cách duy nhất để họ có thể nói không là nói: “Tôi quá ốm để làm việc đó.” Đấy là lý do hoàn hảo. Tôi nhớ một phụ nữ trong một chương trình của tôi đã trải qua ba cuộc phẫu thuật khối u. Chị ấy không thể nói không với bất kỳ ai. Bố của chị là một bác sỹ, và chị là cô con gái nhỏ ngoan ngoãn của ông bố ấy, vì thế bất cứ điều gì ông bảo, chị đều làm. Nói không là điều bất khả với chị. Bấy cứ điều gì bạn yêu cầu, chị ấy đều nói vâng. Phải mất bốn ngày mới làm cho chị ấy hét “Không!” ở độ cao nhất của dây thanh. Tôi bảo chị làm thế trong khi rung nắm tay. “Không! Không! Không!” Từ lúc làm được, chị ấy rất thích thú. Tôi nhận thấy nhiều phụ nữ bị ung thư vú không thể nói không. Họ chiều chuộng tất cả mọi người trừ bản thân mình. Một trong những điều tôi gợi ý cho một phụ nữ bị ung thư vú là chị ấy phải tập nói: “Không, tôi không muốn làm việc đó. Không!” Hai hay ba tháng nói không với mọi thứ sẽ khiến những thứ xung quanh bắt đầu xoay chuyển. Chị ấy cần nâng niu bản thân bằng cách nói: “Đây là điều tôi muốn làm, không phải điều anh muốn tôi làm!” Hồi còn làm việc riêng với các vị khách, tôi thường lắng nghe họ biện minh cho những hạn chế của mình, và họ sẽ luôn muốn tôi biết vì sao họ mắc kẹt bằng lý do này hay lý do khác. Nếu chúng ta tin mình mắc kẹt và chấp nhận chuyện mình mắc kẹt, thì chúng ta mắc kẹt thật. Chúng ta “mắc kẹt” bởi vì những niềm tin tiêu cực của chúng ta đang đầy ứ. Thay vì thế, hãy bắt đầu tập trung vào sức mạnh của chúng ta. Nhiều người nói với tôi rằng những cuộn băng ghi âm của tôi đã cứu đời họ. Tôi muốn bạn hiểu rằng không có cuốn sách hay cuốn băng nào sẽ cứu đời bạn cả. Một mẩu băng trong hộp nhựa không cứu cuộc đời bạn. Những gì bạn đang làm với thông tin đó mới là vấn đề. Tôi có thể cho bạn rất nhiều ý tưởng, nhưng những gì bạn làm với những ý tưởng ấy mới là đáng kể. Tôi đề nghị bạn hãy lắng nghe một cuốn băng nào đó thật nhiều lần trong một tháng hoặc hơn, để những ý tưởng trở thành một khuôn mẫu thói quen mới. Tôi không phải nhà chữa bệnh hay người cứu vớt. Người duy nhất sắp thực hiện một cuộc đổi thay trong cuộc đời bạn chính là bạn. Bây giờ, bạn muốn nghe những thông điệp nào đây? Tôi biết tôi nói điều này mãi rồi - yêu chính bạn là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, bởi vì khi bạn yêu chính mình, bạn sẽ không làm đau đớn bản thân cũng như bất kỳ ai khác. Đấy là đơn thuốc cho hòa bình thế giới. Nếu tôi không làm mình đau đớn và không làm bạn đau đớn, làm sao chúng ta có thể có chiến tranh? Càng nhiều người hiểu được điều ấy, hành tinh chúng ta sẽ càng tốt đẹp hơn. Hãy bắt đầu ý thức về những gì sắp xảy ra bằng cách lắng nghe ngôn từ chúng ta nói với mình và với người khác. Rồi chúng ta có thể bắt đầu tạo ra những thay đổi giúp cứu rỗi bản thân cũng như những người khác trên hành tinh này. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks Chương 4 TÁI LẬP TRÌNH NHỮNG CUỐN BĂNG CŨ Hãy sẵn sàng tiến bước đầu tiên, cho dù bước ấy nhỏ thế nào đi nữa. Tập trung vào thực tế là bạn đã sẵn sàng để học. Những phép màu kì diệu sẽ xảy ra. Tác dụng của những lời xác quyết Bây giờ chúng ta đã hiểu hơn đôi chút rằng suy nghĩ và ngôn từ của chúng ta mạnh mẽ thế nào, chúng ta phải uốn nắn lại ý nghĩ và lời nói của chúng ta theo những khuôn mẫu tích cực nếu chúng ta muốn có được những kết quả hữu ích. Bạn đã sẵn sàng thay đổi cách độc thoại của mình theo những lời xác quyết tích cực chưa? Hãy nhớ, mỗi khi bạn nghĩ một điều gì đó, và mỗi khi bạn nói một từ, là bạn đang nói một điều xác quyết. Một lời xác quyết là điểm bắt đầu. Nó mở ra con đường để thay đổi. Về bản chất bạn đang nói với tiềm thức mình: “Tôi đang chịu trách nhiệm. Tôi hiểu rằng tôi có thể làm điều gì đó để thay đổi.” Khi nói về việc đưa ra lời xác quyết, ý tôi là hãy chọn lựa một cách có ý thức những câu những từ sẽ giúp loại bỏ thứ gì đó khỏi cuộc đời bạn, và giúp tạo ra điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời bạn, và bạn làm việc này theo cách tích cực. Nếu bạn nói: “Tôi không muốn ốm nữa,” tiềm thức bạn sẽ chỉ nghe thấy ốm nữa. Bạn phải nói rõ ràng điều bạn muốn. Hãy nói: “Tôi đang cảm thấy rất tuyệt vời. Tôi tỏa ra sức sống.” Tiềm thức rất minh bạch. Nó không có các chiến lược hay kế hoạch. Nó nghe gì làm nấy. Nếu bạn nói: “Tôi ghét cái ô tô này,” nó sẽ không cho bạn một cái ô tô tốt, bởi vì nó không biết bạn muốn gì. Ngay cả nếu bạn có một chiếc ô tô mới, bạn sẽ có thể nhanh chóng ghét nó, vì đó là điều bạn đã và đang nói về nó. Tiềm thức chỉ nghe thấy, ghét cái ô tô này. Bạn cần tuyên bố rõ mong muốn của mình một cách tích cực, như thế này: “Tôi có một chiếc ô tô đẹp rất hợp với mọi nhu cầu của tôi.” Nếu có điều gì đó trong cuộc đời bạn mà bạn thực sự ghét, tôi đã tìm ra một trong những cách nhanh nhất để phóng thích nó, đó là nói thân mến chúc hạnh phúc. “Tôi thân mến chúc bạn hạnh phúc, tôi giải phóng bạn và để bạn ra đi.” Điều này có tác dụng với mọi người, với các hoàn cảnh, mục tiêu, và nơi sinh sống. Bạn thậm chí có thể thử nó trên một thói quen mà bạn muốn bỏ đi và quan sát xem chuyện gì xảy ra. Tôi biết một người đàn ông, anh ta nói: “Tôi thân mến chúc bạn hạnh phúc và tôi giải phóng bạn khỏi cuộc đời tôi,” với những điếu thuốc lá anh ta hút. Sau một vài ngày cơn thèm hút thuốc của anh ta giảm hẳn và trong vài tuần thói quen ấy biến mất. Bạn đáng nhận được những điều tốt đẹp Hãy nghĩ thật nhanh. Bạn thật sự mong muốn điều gì ngay lúc này? Bạn muốn gì trong ngày hôm nay của cuộc đời bạn? Hãy nghĩ về nó, rồi nói: “Tôi chấp nhận cho mình __ (bất cứ điều gì bạn muốn).” Đây là chỗ tôi nhận thấy hầu hết chúng ta hay mắc kẹt. Điểm mấu chốt là niềm tin rằng chúng ta không xứng đáng có được điều chúng ta muốn. Sức mạnh cá nhân nằm ở cách chúng ta nhận thức được sự xứng đáng của mình. Cảm giác không xứng đáng của chúng ta đến từ những thông điệp thời thơ ấu. Một lần nữa cần lưu ý, chúng ta không được có suy nghĩ rằng mình không thể thay đổi vì những thông điệp ấy. Khá thường xuyên, mọi người đến gặp tôi và nói: “Louise, những lời xác quyết không có hiệu quả.” Thực sự những lời xác quyết ấy chẳng có tác dụng gì một khi chúng ta không tin mình xứng đáng. Nếu bạn tin mình xứng đáng với một điều gì đó, cách để nhận ra nó là nói một lời xác quyết và để ý những suy nghĩ xuất hiện khi bạn nói. Sau đó hãy viết chúng ra, bởi vì khi bạn nhìn thấy chúng trên giấy, chúng sẽ hiện rõ với bạn. Điều duy nhất cản trở bạn đến với sự xứng đáng, đến với tình yêu bản thân bạn, hoặc bất cứ điều gì, là niềm tin hay ý kiến của ai đó rằng bạn phải chấp nhận đó là sự thật. Khi không tin mình xứng đáng với những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ đánh bật những mối liên kết ra khỏi bản thân, và chúng ta có thể làm điều đó bằng vô số cách khác nhau. Chúng ta có thể tạo ra những hỗn loạn, chúng ta đánh mất thứ này thứ kia, chúng ta làm đau mình, hoặc gặp phải những rắc rối về thân thể như ngã, hay tai nạn. Chúng ta phải bắt đầu tin rằng mình xứng đáng với mọi điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng. Để tái lập trình những niềm tin sai lầm và tiêu cực, suy nghĩ nào bạn cần có trước tiên để bắt đầu “bất cứ điều gì” mới trong cuộc đời mình? Bạn sẽ cần đứng trên nền móng nào? Điều gì bạn nên biết cho bản thân mình? Để tin? Để chấp nhận? Hãy bắt đầu với vài ý nghĩ tốt: ✓ Tôi có giá trị. ✓ Tôi xứng đáng. ✓ Tôi yêu bản thân mình. ✓ Tôi cho phép mình được toại nguyện. Những ý niệm này tạo ra nền móng cơ bản của niềm tin mà trên đó bạn có thể dựng xây. Hãy đặt lời xác quyết của bạn lên trên những nền móng này để tạo ra điều bạn muốn. Dù tôi nói chuyện ở đâu, vài người sẽ đến tìm tôi sau bài giảng hoặc viết thư, kể cho tôi rằng anh ấy hoặc chị ấy đã cảm thấy sự chữa lành xảy ra ngay lúc họ ngồi trong phòng thuyết trình. Đôi khi sự chữa lành ấy là rất nhỏ, nhưng đôi khi lại lớn đến mức ngạc nhiên. Một người phụ nữ mới đây gặp tôi, kể rằng cô ấy có một khối u ở ngực, và đúng là nó biến mất trong khi cô ấy nghe giảng. Cô ấy nghe thấy một điều gì đó, và quyết định phóng thích nó đi. Đấy là một ví dụ hay để thấy chúng ta mạnh mẽ thế nào. Khi chúng ta chưa sẵn sàng để điều gì đó ra đi, khi chúng ta thực sự muốn giữ lại điều gì đó vì nó phục vụ chúng ta theo một cách nào đó, thì dù chúng ta làm gì đi nữa cũng vô tác dụng. Tuy thế, khi chúng ta sẵn sàng để nó đi, như người phụ nữ kia, thật ngạc nhiên là một tác động nhỏ nhất cũng giúp chúng ta giải phóng được nó. Nếu bạn vẫn có một thói quen mà bạn chưa giải phóng, hãy hỏi bản thân mình xem thói quen ấy phục vụ bạn thế nào. Nó mang đến điều gì cho bạn? Nếu bạn không thể trả lời được, hãy hỏi theo cách khác. “Nếu tôi không có thói quen này nữa, chuyện gì sẽ xảy ra?” Câu trả lời sẽ thường xuyên là: “Cuộc sống của tôi sẽ tốt đẹp hơn.” Điều này trở lại với thực tế rằng theo một cách nào đó, chúng ta tin mình không xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gọi món từ bếp vũ trụ Lần đầu tiên khi bạn nói một lời xác quyết, có thể nó không thành sự thật. Nhưng hãy nhớ, sự quả quyết giống như gieo hạt trên đất. Khi bạn đặt một hạt xuống đất, bạn sẽ không có một cái cây trưởng thành vào ngay ngày hôm sau. Chúng ta cần kiên nhẫn chờ đến mùa cây lớn. Khi bạn tiếp tục nói những điều quả quyết, bạn sẽ sẵn sàng giải phóng những gì mình không muốn, lời quả quyết sẽ thành sự thật; đồng thời nó sẽ mở ra cho bạn một đại lộ mới. Hoặc là, bạn có thể có một ý tưởng bất ngờ chói sáng, hoặc một người bạn sẽ gọi cho bạn và nói: “Anh đã thử điều này chưa?” Bạn sẽ được dẫn đến bước tiếp theo có ích với bạn. Hãy giữ những lời xác quyết ở thì hiện tại. Bạn có thể ngân nga và biến chúng thành thơ để chúng có thể vang mãi trong đầu bạn. Nhớ rằng bạn không thể tác động đến những hành vi của một người cụ thể bằng lời quả quyết của mình. Những lời xác quyết như “Bây giờ John đang yêu tôi,” là kiểu cố gắng điều khiển cuộc đời người khác. Nó sẽ thường tác động ngược trở lại bạn như bu-mê-răng. Bạn sẽ trở nên đau khổ vì không có được điều mình muốn. Bạn có thể nói: “Bây giờ tôi đang được một người đàn ông tuyệt vời yêu, người đó...” và liệt kê những điều bạn mong muốn cho mối tình này. Đây là cách bạn cho phép sức mạnh bên trong mang bạn đến với người đàn ông hoàn hảo, đáp ứng danh mục những điều bạn muốn, và người đó có thể là John. Bạn không biết bài học tinh thần của những người khác là gì, và bạn không có quyền can thiệp vào cuộc sống của họ. Bạn tất nhiên không muốn ai làm điều đó với mình. Nếu ai đó bị ốm, hãy chúc họ sức khỏe, gửi đến họ tình thương mến, sự bình an, đừng đòi hỏi họ hãy khỏe lên. Tôi thích nghĩ về việc thực hiện những lời xác quyết giống như việc chúng ta gọi món ăn trong căn bếp vũ trụ. Nếu bạn bước vào một nhà hàng và người phục vụ đến hỏi bạn thích dùng gì, bạn đừng theo họ vào bếp để xem liệu ông bếp trưởng nhận được yêu cầu của bạn chưa, hay là ông ta chuẩn bị thức ăn cho bạn thế nào. Bạn hãy ngồi và uống nước, uống trà, cà phê, hoặc nói chuyện với bạn mình, và có thể ăn một chiếc bánh. Bạn quả quyết rằng đồ ăn của bạn đang được chuẩn bị và sẽ được mang ra khi đã xong xuôi. Chuyện này cũng giống như chúng ta bắt đầu thực hiện lời xác quyết. Khi chúng ta đưa yêu cầu của mình vào căn bếp vũ trụ, bếp trưởng vĩ đại, Sức mạnh Tối cao của chúng ta sẽ thực hiện thực đơn ấy. Như vậy bạn cứ thẳng tiến trên đường đời, biết rằng cuộc đời mình đang được chăm lo. Tất cả đã có trong thực đơn. Các món đang được làm. Bây giờ nếu thức ăn được mang ra và không phải món bạn gọi, nếu có lòng tự trọng, bạn sẽ trả lại. Bằng không, bạn sẽ ăn món đó. Bạn cũng có quyền làm thế đối với căn bếp vũ trụ. Nếu bạn không có đúng thứ mình muốn, bạn có thể nói: “Không, đấy không phải, đây mới là món tôi muốn.” Có thể bạn đã không nói rõ yêu cầu của mình. Quan điểm ở đây, cũng vậy, là giải phóng. Vào cuối những bài điều trị và thiền định, tôi dùng các từ, Và đúng thế. Đấy là một cách nói rằng: “Sức mạnh Tối cao, giờ nó ở trong tay anh đó, ta để nó cho anh.” Cách ứng xử với tiềm thức mà Khoa học Tâm trí đã dạy rất hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về điều đó qua Hội Khoa học Tôn giáo ở nơi bạn sống hay qua những cuốn sách của Ernest Holmes. Tái lập trình tiềm thức Những suy nghĩ chúng ta có chất chồng lại, và lúc chúng ta không để ý, những suy nghĩ cũ sẽ hiện hữu trở lại. Khi chúng ta tái lập trình tâm trí, hiện tượng rất bình thường và tự nhiên là chúng ta hơi nhích về phía trước, rồi lùi trở lại một chút, và sau đó lại nhích lên. Đấy là một phần của việc thực hành. Tôi không nghĩ bạn có thể học trọn vẹn trong hai mươi phút bất kỳ kỹ năng mới nào. Bạn có nhớ lần đầu tiên học sử dụng máy tính, nó đã khiến bạn bực bội thế nào không? Cần phải có thực hành. Bạn phải học xem máy tính hoạt động thế nào, các quy luật và hệ thống của nó ra sao. Tôi gọi chiếc máy tính đầu tiên của tôi là Quý bà Ma thuật, vì khi tôi chế ngự được những quy luật của nó, “quý bà” đó mang lại những điều thực sự kỳ diệu đối với tôi. Nhưng trong khi đang học, cách nó dạy tôi khi tôi lạc lối hay đi sai hướng là ăn sống nuốt tươi những gì tôi đã làm buộc tôi phải làm lại. Qua tất cả những sai lầm, tôi đã biết phối hợp ăn ý với hệ thống ấy ra sao. Để ăn ý với hệ thống của Cuộc đời, bạn cần dần dần nhận thức được rằng tiềm thức của bạn giống như một cái máy tính - rác dữ liệu đi vào sẽ đi ra. Nếu đặt những suy nghĩ tiêu cực vào đó, thì những trải nghiệm tồi tệ sẽ sinh ra. Đúng vậy, việc này đòi hỏi thời gian và sự thực hành để học lối suy nghĩ mới. Khi bạn học một điều gì đó mới, những khuôn mẫu cũ sẽ trở lại, phải chăng bạn sẽ nói: “Ôi, tôi không học được thứ gì hết phải không?” Hay bạn sẽ nói: “Ồ, được thôi, tiếp tục nào, hãy thực hành lại theo cách mới.” Hoặc, hãy yêu cầu bản thân mình xóa sạch một vấn đề và nghĩ rằng bạn sẽ không phải loay hoay với nó nữa. Làm sao bạn biết mình đã vượt qua nó nếu không kiểm tra bản thân? Vì thế, bạn đưa ra một hoàn cảnh cũ lần nữa để xem mình phản ứng thế nào. Nếu bạn nhảy luôn về lối phản ứng cũ, bạn sẽ biết mình thực sự chưa học được bài học đặc biệt đó, và bạn cần làm việc nhiều hơn. Đó là tất cả ý nghĩa của vấn đề. Bạn phải nhận ra đấy là một bài kiểm tra nhỏ để xem mình đã tiến bộ thế nào. Nếu bạn bắt đầu nhắc lại những lời xác quyết, những tuyên bố trung thực về bản thân, bạn sẽ cho mình một cơ hội để phản ứng khác đi. Dù đấy là vấn đề sức khỏe, tài chính, khó khăn trong mối quan hệ nào đó, nếu bạn phản ứng với hoàn cảnh theo một cách mới, thì bạn đang trên đường đón nhận một vấn đề khác cần giải quyết, và bạn có thể tiến tới những hoàn cảnh khác. Cũng vậy, hãy nhớ chúng ta làm việc đồng thời trên nhiều lớp khác nhau. Bạn chạm tới một tầng lớp bằng phẳng và nghĩ: “Tôi làm được rồi!” Nhưng sau đó một vài vấn đề cũ lại hiện hữu và khiến bản thân bạn bị tổn thương, bạn ốm, không khỏe lên trong một thời gian. Hãy nhìn để thấu đạt những niềm tin nằm bên dưới ấy. Điều đó có thể là bạn phải làm việc thêm một chút bởi vì bạn sắp đạt tới tầng lớp sâu hơn. Đừng cảm thấy bạn chưa đủ giỏi do một vài điều bạn đã cố gắng xóa bỏ lại quay trở lại. Khi phát hiện ra mình không phải là một kẻ tồi chỉ vì phải đối mặt với một vấn đề cũ một lần nữa, tôi thấy dễ dàng hơn nhiều để tiếp tục tiến lên. Tôi học cách để nói với bản thân mình: “Louise, cô đang làm rất tốt. Hãy xem cô có thể tiến xa thế nào. Cô chỉ cần thực hành nhiều hơn. Và tôi yêu cô.” Tôi tin mỗi người trong chúng ta đều quyết định hiện diện trên hành tinh này tại một thời điểm cụ thể và một không gian cụ thể. Chúng ta đã chọn ở đây để học một bài học cụ thể sẽ nâng bước chúng ta trên con đường tiến bộ tinh thần của mình. Một trong những cách để cho phép quá trình sống trải ra trước bạn một con đường tươi sáng, lành mạnh là tuyên bố cá nhân bạn chính là lẽ phải. Hãy chọn xa lánh những niềm tin hạn hẹp đang phủ nhận những lợi ích mà bạn khát khao mong ước. Hãy tuyên bố rằng những khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực sẽ bị xóa khỏi đầu óc bạn. Hãy thoát ra khỏi những nỗi sợ hãi và gánh nặng của bạn. Từ trước đến nay, tôi đã và vẫn đang tin những ý tưởng này, chúng thật sự hữu ích với tôi: ✓ “Mọi thứ tôi cần biết đã được bày ra cho tôi.” ✓ “Mọi thứ tôi cần đến với tôi trong bối cảnh thời gian - không gian hoàn hảo.” ✓ “Cuộc đời là một niềm vui và tràn ngập tình yêu.” ✓ “Tôi đang yêu, đáng yêu và được yêu.” ✓ “Tôi khỏe mạnh và tràn trề năng lượng.” ✓ “Tôi thành đạt ở bất cứ nơi nào tôi chuyển đến.” ✓ “Tôi sẵn sàng thay đổi và trưởng thành.” ✓ “Tất cả đều tuyệt vời trong thế giới của tôi.” Tôi hiểu rằng không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong trạng thái tích cực, tôi cũng vậy mà thôi. Nhưng tôi cố gắng nhìn cuộc đời như một trải nghiệm vui sướng tuyệt diệu càng nhiều càng tốt. Tôi tin rằng tôi yên ổn. Tôi đã lấy đó làm nguyên tắc cá nhân cho mình. Tôi tin rằng mọi thứ tôi cần biết đã được bày sẵn cho tôi, vì thế tôi cần để tai nghe mắt thấy. Khi bị ung thư, tôi nhớ mình đã nghĩ một người bấm huyệt chân sẽ có ích với mình. Một tối nọ tôi đến một buổi giảng. Thường thì tôi hay ngồi hàng trước vì thích được gần người nói; nhưng tối đó tôi lại ngồi hàng sau. Ngay khi tôi ngồi xuống, một người bấm huyệt chân ngồi xuống cạnh tôi. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện và tôi biết anh ấy thậm chí đã từng gọi điện đến nhà tôi. Tôi không phải tìm kiếm anh ấy, mà anh ấy đến với tôi. Tôi cũng tin rằng bất cứ điều gì tôi cần sẽ đến với tôi vào bối cảnh thời gian - không gian hoàn hảo. Khi có điều gì đó bất ổn trong cuộc đời, ngay lập tức tôi bắt đầu nghĩ: “Tất cả đều tốt, ổn thôi, tôi biết chuyện này sẽ đâu vào đấy. Đây là một bài học, một kinh nghiệm, và tôi sẽ vượt qua nó. Ở đây có điều gì đó giúp ích cho lợi ích tối cao của tôi. Tất cả đều tốt. Hãy hít thở. Mọi chuyện ổn thôi.” Tôi cố hết sức để giữ mình bình tĩnh, vì thế tôi có thể suy nghĩ tỉnh táo về mọi điều đang xảy ra, và tất nhiên, tôi vượt qua tất cả. Việc đó có thể tốn chút thời gian, nhưng thỉnh thoảng những thứ có vẻ là tai họa khủng khiếp cuối cùng lại trở thành tốt đẹp, và ít nhất, không phải là những tai họa có vẻ kinh khủng như lúc đầu. Mỗi biến cố đều là một trải nghiệm học hỏi. Tôi thực hiện rất nhiều cuộc độc thoại tích cực, buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Tôi xuất phát từ tình yêu thương trong trái tim, thực hành yêu bản thân mình và người khác hết lòng. Tình yêu của tôi luôn luôn trải rộng. Điều tôi làm ngày hôm nay lớn hơn nhiều lần điều tôi làm sáu tháng hay một năm trước đây. Và một năm nữa kể từ đây sự hiểu biết của tôi và trái tim tôi sẽ rộng mở, tôi sẽ còn làm hơn thế nữa. Tôi biết điều tôi tin tưởng vào bản thân đã trở thành sự thật với tôi, vì thế tôi chọn để tin những điều tuyệt vời về bản thân mình. Đã từng có lúc tôi không như thế, vì vậy tôi biết mình đã trưởng thành, và tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân mình. Tôi cũng tin vào thiền định. Với tôi, thiền định là khi chúng ta ngồi xuống và ngừng lại cuộc đối thoại bên trong, đủ lâu để nghe được sự thông thái của chính mình. Khi thiền, tôi thường nhắm mắt lại, hít thật sâu và hỏi: “Tôi cần biết điều gì?” Tôi ngồi và lắng nghe. Tôi cũng có thể hỏi: “Bài học ở đây là gì?” Đôi khi chúng ta nghĩ mình phải giải quyết tất cả mọi thứ trong cuộc đời, nhưng có lẽ chúng ta thực sự chỉ phải học lấy điều gì đó từ hoàn cảnh. Khi tôi bắt đầu tập thiền, ba tuần đầu tôi đau đầu khủng khiếp. Thiền quá xa lạ và nó chống lại tất cả những chương trình bình thường bên trong tôi. Tuy nhiên tôi kiên trì bám trụ, và cuối cùng những cơn đau đầu cũng biến mất. Nếu khi hành thiền, trong đầu bạn thường xuyên nảy sinh hàng đống những thứ tiêu cực, thì có thể điều đó nghĩa là chúng cần phải được giải phóng, và khi bạn giữ bản thân tĩnh lặng, chúng bắt đầu hiện hữu. Đơn giản hãy xem đấy là sự tiêu cực đang được giải phóng. Cố đừng chiến đấu với nó. Hãy để nó tiếp diễn như nó cần phải thế. Nếu bạn buồn ngủ trong khi thiền, không sao cả. Hãy để cơ thể làm gì cần phải làm, cuối cùng nó sẽ cân bằng. Việc tái lập trình những niềm tin tiêu cực của bạn rất mạnh mẽ. Một cách tốt để thực hiện việc này là ghi giọng của chính bạn nói lên những lời xác quyết trong một cuộn băng. Hãy bật cuộn băng vào lúc đi ngủ. Nó sẽ mang lại giá trị lớn cho bạn vì bạn sẽ nghe giọng của chính mình. Và thậm chí cuộn băng mạnh mẽ hơn là giọng nói của mẹ bạn nói với bạn rằng bạn tuyệt vời thế nào và mẹ bạn yêu bạn ra sao. Ngay khi có cuộn băng, hãy thư giãn cơ thể trước khi bạn bắt đầu cuộc tái lập trình. Một vài người thích bắt đầu từ những đầu ngón chân và chuyển ngược lên đỉnh đầu, căng người và thả lỏng. Dù theo cách nào, hãy giải phóng sự căng thẳng. Hãy để những cảm xúc đi ra. Bước vào trạng thái cởi mở và tiếp nhận. Càng thư giãn, bạn càng dễ dàng tiếp thu được thông tin mới. Hãy nhớ, bạn luôn luôn được chăm sóc, bạn luôn luôn yên ổn. Thật tuyệt vời khi nghe những cuộn băng hoặc đọc những cuốn sách tự nhận thức, và thực hiện những lời quả quyết. Nhưng bạn sẽ làm gì suốt hai mươi ba tiếng ba mươi phút còn lại của ngày? Bạn thấy đấy, đó mới thực sự là vấn đề. Nếu bạn ngồi xuống và thiền, sau đó đứng dậy hối hả làm việc và la hét ai đó, điều đó cũng đáng quan tâm. Thiền và sự xác quyết là điều tuyệt vời, nhưng những thời gian làm việc khác cũng quan trọng không kém. Đối xử với sự hoài nghi như người nhắc nhở thân thiện Tôi thường đặt ra những câu hỏi rằng liệu mọi người đang thực hiện lời xác quyết có đúng cách không, hoặc thậm chí liệu họ có thực hiện hay không. Tôi thích bạn nghĩ về sự hoài nghi khác đi một chút so với cách bạn từng nghĩ. Tôi tin rằng tiềm thức trú ngụ trong vùng đám rối dương của cơ thể, nơi bạn mang những linh cảm. Khi một điều gì bất ngờ xảy ra, chẳng phải bạn thấy một cảm giác nôn nao trong lòng hay sao? Đấy là nơi bạn nhận mọi thứ và cất giữ chúng. Ngay từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ bé bỏng, mọi thông điệp chúng ta nhận được, mọi điều chúng ta làm, mọi thứ chúng ta nói, đều lưu cái tủ lưu trữ ở ngay trong vùng đám rối dương. Tôi thích nghĩ rằng ở đấy có những sứ giả bé nhỏ, và khi chúng ta có những suy nghĩ hay có những kinh nghiệm, những thông điệp đi vào, các sứ giả sẽ sắp xếp chúng vào những ngăn thích hợp. Nhiều người trong chúng ta đã và đang dựng nên những ngăn hồ sơ dán nhãn: Tôi chưa đủ tốt. Tôi sẽ không bao giờ làm được. Tôi không làm đúng. Chúng ta đã hoàn toàn bị chôn vùi dưới những đống hồ sơ này. Bỗng một ngày chúng ta quả quyết: “Tôi thật tuyệt vời và tôi yêu chính mình.” Các sứ giả sẽ nhặt những thông tin này, ngơ ngác: “Cái gì đây??? Nó đi đâu vậy? Chúng ta chưa từng thấy điều này trước đây!” Vì thế những sứ giả gọi Hoài nghi. “Hoài nghi! Lại đây xem chuyện gì đang xảy ra.” Vì thế Hoài nghi bắt lấy thông điệp và hỏi ý thức: “Cái gì đây? Anh luôn luôn nói những điều khác cơ mà.” Trên cấp độ ý thức chúng ta có thể phản ứng theo hai cách. Chúng ta có thể nói: “Ôi mày nói đúng đấy, tao thật tồi tệ. Tao không tốt. Tao rất tiếc.” Hoặc chúng ta có thể nói với Hoài nghi: “Đấy là thông điệp cũ rồi. Tôi không cần nó nữa. Đây mới là thông điệp mới.” Hãy nói với Hoài nghi bắt đầu lập một ngăn hồ sơ mới bởi vì từ bây giờ có những thông điệp yêu thương đang đến. Hãy học cư xử với Hoài nghi như một người bạn, chứ không phải kẻ thù, và cảm ơn vì nó đã thắc mắc với bạn. Chẳng có vấn đề gì đối với những điều bạn làm trên thế giới này. Chẳng vấn đề gì nếu bạn là chủ tịch một ngân hàng hay một người rửa bát, một bà nội trợ hay một thủy thủ. Bạn có sự thông thái bên trong và nó liên kết với Chân lý Phổ quát. Khi bạn sẵn sàng nhìn vào nội tâm và hỏi một câu đơn giản như là: “Kinh nghiệm này mang lại cho tôi điều gì?” và nếu bạn sẵn sàng lắng nghe, bạn sẽ có được câu trả lời. Hầu hết chúng ta mải miết chạy vòng quanh và sáng tác những vở bi hài kịch sướt mướt mà chúng ta cho đấy là đời mình, đến nỗi chẳng còn nghe thấy gì nữa. Đừng để sức mạnh áp đảo của bạn bị ảnh hưởng từ những phán xét đúng sai của người khác. Họ chỉ có sức mạnh áp đảo khi chúng ta trao sức mạnh của mình cho họ. Những nhóm người này trao sức mạnh cho những nhóm khác. Chuyện này xảy ra trong nhiều nền văn hóa. Phụ nữ trong nền văn hóa của chúng ta trao sức mạnh cho đàn ông. Họ nói những điều thế này: “Chồng tôi không cho phép tôi làm thế.” Ồ, câu nói đó nhất định đã cho đi sức mạnh của bạn. Nếu bạn tin thế, bạn tự nhốt mình vào một chỗ mà ở đó bạn không thể làm gì, trừ phi được người khác cho phép. Càng cởi mở tâm trí, bạn càng học được nhiều, bạn càng trưởng thành và thay đổi. Một phụ nữ có lần chia sẻ với tôi là khi kết hôn, cô rất kém quyết đoán bởi vì đấy là cách cô ấy được nuôi dạy. Phải mất hàng năm trời cô mới nhận ra sự thỏa hiệp của cô đã giam cầm cô vào một góc. Cô trách cứ mọi người, trách chồng và bố mẹ chồng vì rắc rối của mình. Cuối cùng, cô ly hôn, nhưng vẫn tiếp tục trách anh ta gây ra rất nhiều điều không tốt trong cuộc đời mình. Phải mất mười năm cô mới học lại được những khuôn mẫu và mang sức mạnh của mình trở về. Trong nhận thức muộn màng, cô nhận ra rằng chính cô chịu trách nhiệm vì đã không nói ra và không đứng dậy vì bản thân mình - chứ không phải chồng hay bố mẹ chồng của cô. Họ đã ở đó để phản chiếu những gì cô cảm thấy bên trong - một cảm giác về sự mất mát sức mạnh. Cũng đừng cho đi sức mạnh của bạn dựa trên những gì bạn đọc được. Tôi nhớ nhiều năm trước đã đọc vài bài viết trên một tạp chí danh tiếng và tôi biết một chút về vấn đề được bàn đến trong các bài báo đó. Theo ý kiến của tôi, thông tin trong đó là hoàn toàn sai. Tờ tạp chí đã đánh mất hết niềm tin của tôi, và nhiều năm sau tôi không đọc nó nữa. Bạn là người dẫn dắt của cuộc đời bạn, vì thế đừng nghĩ mọi thứ được in ra đều luôn luôn đúng. Diễn giả truyền cảm hứng Terry Cole-Whittaker đã viết một cuốn sách tuyệt vời tên là What you think of me is none of my business (Tôi không quan tâm anh nghĩ gì về tôi). Việc anh nghĩ gì về tôi không phải chuyện của tôi - đấy là chuyện của anh. Cuối cùng, điều anh nghĩ về tôi sẽ đi ra khỏi anh trong những cơn chấn động và rồi sẽ quay trở lại với chính anh. Khi chúng ta được khai sáng, khi chúng ta trở nên ý thức về việc mình đang làm, chúng ta có thể bắt đầu thay đổi cuộc sống của mình. Cuộc sống ở đây thực sự là vì bạn. Bạn chỉ cần hỏi. Hãy nói với cuộc sống điều bạn muốn, và để cho những điều tốt đẹp xảy ra. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks PHẦN II DỠ BỎ NHỮNG RÀO CẢN Chúng ta cần biết điều gì xảy ra bên trong mình, để chúng ta có thể biết thứ cần bỏ đi. Thay vì che giấu nỗi đau, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng nó. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks CHƯƠNG 5 HIỂU NHỮNG TRỞ NGẠI TRÓI BUỘC BẠN Những khuôn mẫu hằn sâu về lòng thù ghét bản thân, cảm giác tội lỗi, và thái độ tự chỉ trích làm tăng mức độ căng thẳng của cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Bây giờ chúng ta đã hiểu hơn đôi chút về sức mạnh nội tại của chúng ta, vậy hãy xem điều gì ngăn cản chúng ta sử dụng sức mạnh ấy. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều có những rào cản kiểu này kiểu khác. Ngay cả khi chúng ta làm việc thật nhiều với bản thân và xóa bỏ những chướng ngại vật, thì các lớp mới của những rào cản cũ vẫn tiếp tục nổi lên. Nhiều người chúng ta cảm thấy có quá nhiều khiếm khuyết đến mức tin rằng mình không đủ tốt và sẽ không bao giờ đủ. Và, nếu chúng ta nhận thấy một điều sai trái với mình, thì chúng ta cũng sẽ thấy điều gì đó sai trái với người khác. Nếu chúng ta tiếp tục nói: “Tôi không thể làm được vì mẹ tôi nói..., hoặc là bố tôi nói...,” thì chúng ta vẫn chưa trưởng thành. Vì vậy bây giờ bạn muốn gỡ bỏ những rào cản đi để có thể học điều gì khác bạn chưa từng biết trước đây. Có lẽ một câu ở đây thôi sẽ làm vỡ ra một suy nghĩ mới. Bạn có thể hình dung mọi chuyện sẽ tuyệt vời thế nào nếu mỗi ngày bạn học được một ý tưởng mới, giúp bạn thoát khỏi quá khứ và tạo ra sự hài hòa trong cuộc sống của mình? Khi bạn nhận thức và hiểu được quá trình riêng biệt của cuộc sống, bạn sẽ biết chọn lấy hướng đi nào. Nếu bạn dành năng lượng để tìm hiểu bản thân, cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy những vấn đề, sự việc cần giải quyết. Tất cả chúng ta đều có thử thách trong cuộc đời. Ai cũng thế. Không ai đi qua cuộc đời mà thiếu vắng những thử thách; nếu không thì người ta đến trường học đặc biệt có tên Trái đất này để làm gì? Đối với một số người, đó là thử thách về sức khỏe, với người khác là thử thách trong các mối quan hệ, hoặc là thử thách về sự nghiệp, tài chính. Một số người gặp ít thử thách và một số lại có nhiều. Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất của chúng ta là hầu hết chúng ta không có ý tưởng dù hết sức mờ nhạt về điều mình muốn bỏ đi. Chúng ta biết điều gì vô ích và biết mình muốn gì trong cuộc đời, nhưng chúng ta không biết cái gì đang níu mình lại. Vì thế lúc này hãy nhìn vào những chướng ngại vật đang trói buộc chúng ta. Nếu dành một khoảnh khắc nghĩ về những khuôn mẫu của chính mình, những khó khăn và những thứ níu kéo bạn lại, bạn thấy chúng thuộc loại nào, chỉ trích, sợ hãi, tội lỗi, hay oán giận? Tôi gọi những loại này là Bốn Ông lớn. Loại nào là loại bạn ưa thích? Loại của tôi là sự kết hợp giữa chỉ trích và oán giận. Có thể bạn giống tôi, có cả hai, ba loại. Là nỗi sợ hãi thường trực hay tội lỗi? Bạn có rất, rất hay chỉ trích hoặc oán giận? Hãy để tôi chỉ ra rằng sự oán giận là cơn giận dữ đã bị đè nén xuống. Vì thế nếu bạn tin mình không được phép thể hiện sự giận dữ, thì bạn đã và đang cất giữ rất nhiều oán giận. Chúng ta không thể chối bỏ những cảm giác của mình. Chúng ta không thể thoải mái lờ chúng đi. Khi bị chẩn đoán ung thư, tôi đã phải nhìn thật sáng tỏ vào mình. Tôi phải xác nhận điều vô lý nào đó mà tôi không muốn thú nhận với chính mình. Chẳng hạn, tôi là một người đầy oán giận, tôi đã mang nhiều nỗi đắng cay từ quá khứ. Tôi nói: “Louise, cô không còn thời gian để đắm chìm vào đó thêm nữa. Cô thực sự phải thay đổi.” Hoặc nói như Peter McWilliams: “Bạn không thể để suy nghĩ tiêu cực chi phối thêm nữa.” Những trải nghiệm của bạn luôn phản chiếu những niềm tin bên trong. Bạn có thể nhìn theo nghĩa đen vào những trải nghiệm ấy và quyết định niềm tin của bạn là gì. Việc xem xét có thể phiền phức, nhưng nếu bạn nhìn vào mọi người trong cuộc đời bạn, tất cả họ cũng đang phản ánh niềm tin nào đó mà bạn có về bản thân. Nếu bạn luôn bị chỉ trích trong công việc, có thể là vì chính bạn cũng luôn chỉ trích người khác và bạn trở thành những bậc cha mẹ đã từng chỉ trích con cái. Mọi thứ trong cuộc đời chúng ta là một tấm gương cho thấy ta là ai. Khi có điều gì đó không dễ chịu xảy ra, chúng ta có cơ hội để nhìn vào trong mình và nói: “Tôi đang đóng góp thế nào vào trải nghiệm này? Cái gì ở trong tôi tin rằng tôi đáng bị như thế?” Chúng ta đều có những khuôn mẫu gia đình, và thật dễ để trách móc cha mẹ, hay tuổi thơ, hay môi trường, nhưng điều đó càng làm chúng ta mắc kẹt. Chúng ta không thể tự do. Chúng ta vẫn là những nạn nhân, và chúng ta cứ thế lặp đi lặp lại những vấn đề tương tự. Vì thế, chuyện ai đó đã làm với bạn, hoặc điều ai đó dạy bạn trong quá khứ chẳng nghĩa lý gì. Ngày hôm nay là một ngày mới. Bây giờ bạn đã sẵn sàng. Bây giờ là khoảnh khắc bạn tạo ra tương lai cho cuộc đời bạn và cho thế giới của bạn. Cũng vậy, điều tôi nói cũng không nghĩa lý gì, bởi chỉ bạn mới có thể làm việc đó. Chỉ bạn có thể thay đổi cách bạn nghĩ, cách bạn cảm nhận và hành động. Tôi chỉ đang nói là bạn có thể. Bạn thực sự có thể vì bạn có Sức mạnh Tối cao bên trong giúp phá bỏ khuôn mẫu ấy, giúp bạn tự do nếu bạn cho phép Nó hành động. Bạn có thể nhắc nhở bản thân rằng khi bạn là một đứa trẻ, bạn yêu mình, yêu con người trước đây của bạn. Không có đứa trẻ bé bỏng nào chê trách cơ thể nó và nghĩ: “Ôi cái hông của mình to quá.” Trẻ con sợ hãi hay vui sướng chỉ bởi vì chúng có cơ thể. Chúng bộc lộ những cảm xúc của mình. Khi một đứa trẻ hạnh phúc, bạn biết, và khi một đứa trẻ tức giận, tất cả hàng xóm đều biết. Chúng không bao giờ sợ để mọi người biết chúng cảm thấy thế nào. Chúng sống trong từng khoảnh khắc ấy. Bạn cũng từng như vậy. Nhưng khi lớn lên, bạn nghe mọi người xung quanh, bạn học về sự sợ hãi, về tội lỗi và sự chỉ trích từ họ. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình mà chỉ trích là một quy tắc, thì khi trưởng thành bạn cũng sẽ là một người ưa chỉ trích. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình mà bạn không được phép thể hiện nỗi giận dữ, thì về sau bạn có thể sợ hãi nỗi giận dữ, sợ hãi đối mặt, và bạn nuốt nó vào, để nó trú ngụ trong cơ thể bạn. Nếu bạn được nuôi dạy trong một gia đình nơi mọi người bị chi phối bởi cảm giác tội lỗi, có lẽ sau khi trưởng thành bạn có xu hướng thừa hưởng cảm giác đó. Bạn có lẽ thuộc típ người luôn miệng nói “Tôi xin lỗi” và không thể đòi hỏi bất cứ điều gì một cách dứt khoát. Bạn cảm thấy bạn phải gian manh theo cách nào đó để nhận được điều bạn muốn. Khi lớn lên, chúng ta bắt đầu nhặt lấy những ý kiến sai lầm và để mất kết nối với sự thông thái bên trong mình. Vì thế chúng ta rất cần phóng thích những ý kiến ấy, trở lại với sự tinh khiết của tinh thần, nơi chúng ta chân thành yêu chính mình. Chúng ta cần tái lập lại sự trong sáng tuyệt vời của cuộc đời và từng khoảnh khắc niềm vui của cuộc tồn tại, niềm vui giống như một đứa trẻ cảm thấy trong trạng thái hạnh phúc thiên thần của nó. Hãy nghĩ về điều mà chính bạn mong muốn nó trở thành sự thật. Hãy diễn đạt chúng bằng những lời xác quyết tích cực, chứ không phải tiêu cực. Bây giờ, hãy đến trước gương và nhắc lại những lời xác quyết. Hãy xem những chướng ngại vật nào đang nằm trên con đường của bạn. Khi bạn bắt đầu đọc một lời xác quyết như: “Tôi yêu và tôi chấp nhận bản thân mình,” hãy hết sức chú ý vào những thông điệp tiêu cực nào đó xuất hiện bởi vì khi bạn nhận ra chúng, chúng sẽ trở thành những báu vật giúp mở khóa cánh cửa dẫn đến tự do của bạn. Những thông điệp thường là một trong bốn điều tôi đã đề cập ở phần trước - chỉ trích, sợ hãi, tội lỗi và oán giận. Và hầu như bạn có thể học những thông điệp ấy từ những người “phía sau”. Một vài người trong chúng ta chọn những nhiệm vụ khó khăn để đương đầu trong cuộc đời mình, và tôi tin rằng chúng ta thực sự đến đây để yêu chính mình bất kể người ta nói hay làm gì. Chúng ta luôn có thể tiến xa hơn những gì mà cha mẹ hay bạn bè kỳ vọng. Nếu bạn là một cô bé, cậu bé ngoan, bạn đã học từ cha mẹ cách nhìn giới hạn về cuộc sống. Bạn thấy đấy, bạn không tồi; các bạn là những đứa trẻ tuyệt vời. Bạn đã học được chính xác những gì cha mẹ dạy. Giờ đây bạn trưởng thành, bạn cũng đang làm điều tương tự. Bao nhiêu người trong số các bạn nghe chính mình nói những điều mà cha mẹ mình từng nói? Chúc mừng! Họ là thầy giỏi và bạn là trò ngoan, nhưng bây giờ đã đến lúc bạn nghĩ cho bản thân. Nhiều người có thể cảm thấy ngượng nghịu khi nhìn vào gương và lặp lại những lời xác quyết. Tuy nhiên, sự ngượng nghịu là bước đầu tiên để thay đổi. Hầu hết chúng ta muốn cuộc sống của mình thay đổi, nhưng khi được bảo cần làm một số thứ khác đi, chúng ta nói: “Tôi ư? Tôi không muốn làm thế.” Những người khác có thể trải qua cảm giác thất vọng. Thông thường, nếu bạn nhìn vào gương và nói: “Tôi yêu bạn,” đứa trẻ bên trong gương sẽ nói: “Anh đã ở đâu suốt thời gian này vậy? Tôi đã đợi anh chú ý đến tôi lâu lắm rồi.” Nỗi buồn tuôn trào như những con sóng sẽ ập đến bởi vì bạn đã bỏ rơi đứa bé ấy từ rất rất lâu. Khi tôi thực hiện bài tập này trong một hội thảo của tôi, một phụ nữ đã nói rằng cô ấy vô cùng sợ hãi. Tôi hỏi điều gì làm cô sợ, cô ấy chia sẻ rằng mình là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục loạn luân. Nhiều người đã trải qua cơn ác mộng gọi là tình dục loạn luân và chúng ta đang học cách vượt qua. Điều đáng nói là nó xảy ra thường xuyên trên hành tinh chúng ta. Chúng ta đọc quá nhiều về chuyện tình dục loạn luân vào thời này, nhưng tôi không nghĩ nó xảy ra nhiều hơn trước kia. Chúng ta đang sống ở một xã hội văn minh hơn, giờ đây chúng ta thừa nhận quyền trẻ em và chúng ta để mình trông thấy vết thương xấu xí trong xã hội. Muốn giải phóng những khó khăn, chúng ta trước hết phải nhận ra nó rồi mới xử lý nó. Liệu pháp tâm lý rất quan trọng đối với những nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Chúng ta cần một không gian yên ổn để có thể giải quyết những cảm giác ấy. Khi để cho nỗi tức giận, cơn thịnh nộ và nỗi xấu hổ ra đi thì chúng ta mới chuyển được đến một không gian nơi chúng ta có thể yêu bản thân mình. Bất cứ chuyện gì chúng ta đang đối mặt, cần nhớ những cảm giác xảy đến chỉ là cảm giác. Chúng ta không phải kinh qua trải nghiệm ấy thêm nữa. Chúng ta cần nỗ lực làm cho đứa trẻ bên trong mình cảm thấy an toàn. Chúng ta phải cảm ơn bản thân vì đã dũng cảm sống qua trải nghiệm này. Đôi khi, trong lúc chúng ta đang xử lý một vấn đề như là tình dục loạn luân, thật khó để chấp nhận rằng vào thời điểm trước đó những người gây tội kia đã từng cố gắng hết mình làm vậy với sự hiểu biết, nhận thức và tri thức họ có. Những hành vi xâm phạm luôn luôn xuất phát từ những người chính bản thân họ đã từng bị xâm phạm. Tất cả chúng ta đều cần cứu chữa. Khi chúng ta học cách để yêu và trân trọng con người chúng ta, chúng ta sẽ không còn làm hại bất kỳ ai nữa. Ngừng mọi chỉ trích Khi đang đối mặt với sự chỉ trích, chúng ta thường phê phán bản thân vì những thứ giống nhau, và cứ thế liên tục lặp đi lặp lại. Khi nào chúng ta mới tỉnh dậy và nhận ra rằng chỉ trích chẳng có tác dụng gì? Hãy thử một cách khác. Hiện tại, hãy chấp nhận bản thân như chúng ta vốn thế. Những người ưa chỉ trích thường lại thu được rất nhiều sự chỉ trích bởi vì đấy là bởi tính hay chỉ trích của họ. Gieo nhân gì, gặt quả ấy. Có lẽ họ luôn đòi hỏi mình là người hoàn hảo ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng ai hoàn hảo đây? Bạn đã từng gặp một người hoàn hảo? Tôi chưa gặp bao giờ. Nếu chúng ta phàn nàn về một người khác, thực tế là chúng ta đang phàn nàn về một khía cạnh nào đó trong chính chúng ta. Mỗi người là hình ảnh một phản chiếu của chúng ta, và điều chúng ta nhìn thấy ở người khác thì cũng thấy ở bản thân mình. Nhiều khi chúng ta không muốn chấp nhận những phần này phần kia của con người mình. Chúng ta ngược đãi bản thân bằng rượu, ma túy, thuốc lá, ăn uống vô độ và đủ thứ khác nữa. Đây là những cách để quấy rối bản thân vì sự không hoàn hảo - nhưng, hoàn hảo để cho ai? Chúng ta đang cố gắng đạt được những yêu cầu và kỳ vọng của người nào trước kia? Hãy sẵn sàng để những thứ đó ra đi. Chỉ cần là bạn. Bạn sẽ thấy mình tuyệt vời như vốn thế ngay trong khoảnh khắc này. Nếu bạn là người luôn thích chỉ trích, hay nhìn cuộc đời qua con mắt tiêu cực, sẽ mất nhiều thời gian để bạn thay đổi bản thân tới chỗ yêu và chấp nhận mình hơn. Bạn sẽ học để biết kiên nhẫn với bản thân khi luyện tập giải phóng sự chỉ trích, nó chỉ là một thói quen, không phải là bản chất con người bạn. Bạn hãy hình dung sẽ tuyệt vời thế nào nếu chúng ta có thể sống mà không bị bất kỳ ai chỉ trích? Chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu, vô cùng thoải mái. Mỗi buổi sáng sẽ là một ngày mới tuyệt vời bởi vì mọi người sẽ yêu bạn và chấp nhận bạn, không ai chỉ trích và hạ thấp bạn. Bạn có thể tặng niềm hạnh phúc này cho chính mình bằng cách trở nên phóng khoáng với mọi sự, điều ấy làm bạn thật đặc biệt và độc đáo. Trải nghiệm cuộc sống với chính bản thân có thể là trải nghiệm tuyệt diệu nhất bạn hình dung được. Bạn có thể thức dậy buổi sáng và cảm thấy vui vì được có thêm một ngày mới để trải nghiệm. Khi yêu con người bạn, bạn tự khắc sẽ tạo ra điều tốt đẹp nhất trong mình. Tôi không nói bạn sẽ trở thành một người tốt hơn bởi điều ấy ngụ ý rằng hiện giờ bạn chưa đủ tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm ra nhiều cách tích cực hơn để thỏa mãn những nhu cầu của bạn, và thể hiện nhiều hơn con người thật của bạn. Tội lỗi khiến chúng ta cảm thấy thấp kém Nhiều khi mọi người truyền cho bạn những thông điệp tiêu cực bởi vì đấy là cách dễ nhất để áp đảo bạn. Nếu ai đó đang cố gắng làm bạn cảm thấy có lỗi, hãy hỏi bản thân: “Họ muốn gì? Vì sao họ làm chuyện này?” Hãy hỏi những câu này thay vì đồng tình từ bên trong: “Vâng, tôi có lỗi, tôi phải làm điều họ bảo.” Nhiều bậc cha mẹ áp chế con cái mình bằng tội lỗi bởi vì ngày xưa họ cũng được nuôi dạy như thế. Họ nói dối con cái để làm chúng cảm thấy kém cỏi hơn chúng vốn thế. Một số người vẫn bị họ hàng và bạn bè áp chế khi họ trưởng thành bởi vì, trước hết, họ không trân trọng bản thân mình, nếu không họ đã không để chuyện đó xảy ra. Thứ hai, chính họ đang áp chế bản thân. Nhiều người các bạn sống dưới một đám mây tội lỗi. Bạn luôn cảm thấy sai, hoặc cảm thấy mình đang làm điều không đúng đắn, hoặc phải xin lỗi ai về chuyện gì đó. Bạn sẽ không tha thứ cho bản thân vì những việc đã làm trong quá khứ. Bạn nhiếc móc bản thân về vô số thứ xảy ra trong cuộc đời mình. Hãy để đám mây đó tan đi. Bạn không cần phải sống theo cách đó thêm phút giây nào nữa. Trong số các bạn, những ai cảm thấy tội lỗi bây giờ có thể học cách nói không và cho mọi người thấy sự vô lý của họ. Tôi không nói bạn phải giận dữ với họ, nhưng bạn không phải chơi trò chơi của họ thêm chút nào nữa. Nếu nói “Không” là mới lạ với bạn, thì hãy nói đơn giản: “Không. Không, tôi không thể làm điều đó.” Đừng xin lỗi, nếu không, người áp chế sẽ có lý lẽ để ngăn cản quyết định của bạn. Khi người ta nhận ra việc áp chế bạn không còn tác dụng, họ sẽ ngừng lại. Người ta sẽ chỉ điều khiển bạn nếu bạn để cho họ làm thế. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi lần đầu nói không; nhưng những lần sau sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một phụ nữ trong buổi giảng của tôi có đứa con nhỏ sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh. Cô ấy cảm thấy có tội vì tin rằng đó là lỗi của mình - cô ấy đã làm gì đó không tốt với đứa trẻ. Bất hạnh thay, cảm thấy tội lỗi chẳng giải quyết vấn đề gì. Trong chuyện của cô, không ai làm gì sai. Tôi bảo cô ấy rằng đó có thể là một lựa chọn tâm hồn đối với đứa trẻ, và dạy cô ấy một bài học cho cả hai mẹ con. Câu trả lời của tôi dành cho cô ấy là hãy yêu đứa trẻ và yêu bản thân cô, ngừng cảm giác đã làm sai điều gì đó. Loại tội lỗi đó chẳng cứu chữa được ai. Nếu bạn làm việc gì đó và cảm thấy hối tiếc, hãy ngừng làm. Nếu bạn làm gì đó trong quá khứ và đến nay vẫn cảm thấy có lỗi, hãy tha thứ cho bản thân. Nếu bạn có thể sửa chữa lỗi lầm, hãy làm, và đừng lặp lại hành động này lần nữa. Mỗi khi tội lỗi xuất hiện trong cuộc đời bạn, hãy hỏi bản thân: “Điều gì tôi vẫn hằng tin vào bản thân?” “Tôi đang cố làm vừa lòng ai?” Hãy chú ý tới những niềm tin ấu thơ khi chúng xuất hiện. Khi ai đó vừa gây tai nạn ô tô và đến gặp tôi, họ thường mang cảm giác tội lỗi nặng nề và muốn bị trừng phạt. Cũng có rất nhiều những sự phản kháng bị kìm nén lại bởi vì chúng ta cảm thấy mình không có quyền biện hộ cho bản thân. Tội lỗi tìm kiếm trừng phạt, vì thế chúng ta đích thực có thể trở thành quan tòa, bồi thẩm đoàn và đao phủ của chính mình - để kết tội mình một án tù tự gánh. Chúng ta trừng phạt chính mình, và chẳng có ai xung quanh đến bào chữa cho chúng ta. Đã đến lúc chúng ta tha thứ cho bản thân và để bản thân được tự do. Trong một cuộc hội thảo của tôi, một bà cụ cảm thấy tội lỗi khủng khiếp về người con trai tuổi trung niên của bà. Anh ta chỉ là một đứa trẻ, bởi khi lớn lên đã trở thành người vô cùng khép kín. Bà cảm thấy có lỗi vì đã quá khắt khe với anh trong thời kỳ anh đang trưởng thành. Tôi giải thích rằng bà đã làm điều tốt nhất mà bà biết vào lúc đó. Tôi tin người con trai kia chọn bà là mẹ từ trước khi anh hiện diện trong cuộc đời, vì thế trên tầng bậc tinh thần, anh ấy biết điều anh đang làm. Tôi nói rằng bà đang phí sức lực vào việc cảm thấy tội lỗi về điều mà bà không thể thay đổi. Bà thở dài: “Thật hổ thẹn vì nó ra nông nỗi ấy, và tôi hối hận đã gây ra một điều tồi tệ như vậy.” Bạn thấy đấy, điều đó thật tốn công sức bởi vì nó chẳng giúp gì cho con trai bà bây giờ, và nó cũng chẳng giúp gì bà cụ. Tội lỗi trở thành một gánh nặng và làm người ta thấy mình kém cỏi. Thực vậy, tôi nói với bà rằng mỗi khi cảm giác ấy xuất hiện, bà có thể nói một điều gì đó, ví dụ như: “Không, tôi không muốn cảm thấy thế một chút nào nữa. Tôi sẵn sàng tập để yêu bản thân mình. Tôi chấp nhận con trai tôi như thế.” Nếu bà tiếp tục thực hiện việc này, khuôn mẫu suy nghĩ sẽ bắt đầu thay đổi. Ngay cả nếu chúng ta không biết làm thế nào để yêu bản thân, thì sự thật việc chúng ta sẵn lòng yêu bản thân sẽ tạo ra khác biệt. Thật không đáng để tiếp tục giữ lại những khuôn mẫu suy nghĩ cũ đó. Bài học rút ra là chúng ta hãy luôn yêu chính bản thân mình. Bài học của bà cụ đó không phải là cách cứu chữa con trai bà, mà là yêu lấy chính bà. Người con trai ấy đến trong cuộc đời này để yêu chính anh ta. Bà cụ không thể làm điều đó hộ anh ta, và anh ta cũng không thể làm việc đó cho bà. Những tôn giáo có tổ chức thường rất giỏi làm cho người ta cảm thấy có tội. Nhiều tôn giáo thực hiện những sự vụ nặng nề để giữ mọi người trong lề lối đặc biệt khi họ còn trẻ. Tuy nhiên, chúng ta không còn là trẻ con nữa và chúng ta không phải tuân theo lề thói. Chúng ta là những người trưởng thành, có thể quyết định mình muốn tin vào điều gì. Đứa trẻ trong chúng ta cảm thấy tội lỗi, nhưng mặt khác cũng có một người trưởng thành bên trong chúng ta có thể dạy bảo đứa trẻ ấy. Khi bạn nén những cảm xúc của mình xuống, hay ôm đồm quá nhiều thứ, bạn gây ra sự tàn phá trong mình. Hãy yêu bản thân đủ để cảm nhận được những cảm xúc của mình. Hãy để những cảm xúc của bạn hiện hữu. Bạn có thể khóc ròng nhiều ngày, hoặc vô cùng giận dữ. Bạn có thể phải trải qua mấy chuyện khó chịu xưa cũ. Tôi gợi ý bạn hãy nói những lời quả quyết để giúp mình trải qua quá trình đó dễ dàng hơn, trôi chảy hơn, thuận lợi hơn: ✓ “Bây giờ tôi thanh thản giải phóng tất cả những niềm tin lệch lạc xưa cũ.” ✓ “Thay đổi với tôi thật dễ dàng.” ✓ “Con đường của tôi bây giờ bằng phẳng.” ✓ “Tôi đã được giải thoát khỏi quá khứ.” Cũng đừng thêm phán xét vào những cảm xúc của bạn. Điều đó chỉ đè nén cảm xúc xuống thêm nữa. Nếu bạn sắp trải nghiệm lại những tình huống khó xử hay cơn khủng hoảng khủng khiếp, hãy quả quyết rằng bạn yên ổn và sẵn sàng để cảm thấy chúng. Hãy quả quyết rằng những cảm giác tích cực sẽ mang đến sự thay đổi có lợi. Website: Xem Thêm Sách Khác Tại Tbooks Chương 6 THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA BẠN Một bi kịch có thể trở thành điều tốt đẹp nhất nếu chúng ta tiếp cận nó theo những cách mà từ đó chúng ta trưởng thành. Giải phóng nỗi giận dữ theo cách tích cực Mọi người thường phải đối mặt với nỗi giận dữ vào thời điểm này hoặc thời điểm khác trong cuộc đời. Giận dữ là một cảm xúc trung thực. Khi không được thể hiện hay giải tỏa ra bên ngoài, nó sẽ ngấm vào bên trong, trong cơ thể, và thường phát triển thành bệnh hay sự rối loạn chức năng theo một kiểu nào đó. Giống như sự chỉ trích, chúng ta thường giận dữ về những thứ giống nhau lặp đi lặp lại. Khi chúng ta giận dữ, và cảm thấy mình không có quyền thể hiện ra, chúng ta nuốt nó xuống, và việc đó sẽ gây ra nỗi oán giận, cay đắng, hay thất vọng. Vì thế, tốt nhất hãy giải tỏa cơn giận dữ ra ngoài khi nó xảy đến. Có một vài cách để ứng xử với cơn giận dữ theo hướng tích cực. Một trong những cách tốt nhất là nói chuyện cởi mở với người khiến bạn giận dữ để giải phóng những cảm xúc dồn nén. Bạn có thể nói: “Tôi giận dữ với anh vì___” Khi chúng ta cảm thấy có thể hét vào mặt ai đó, thì nỗi giận dữ đã được chất chồng từ rất lâu. Thông thường, đó là vì chúng ta cảm thấy không thể thổ lộ với người khác. Vì vậy, một cách hiệu quả khác để giải thoát nỗi giận dữ ra ngoài là nói với người trong gương. Hãy tìm đến một nơi mà bạn cảm thấy yên ổn và không bị làm phiền. Nhìn thẳng vào mắt mình trong gương. Nếu bạn cảm thấy không thể, hãy chú ý vào mũi hay miệng bạn. Nhìn chính bạn và/hoặc người bạn tin là đã có lỗi với bạn. Hãy nhớ khoảnh khắc khi bạn trở nên giận dữ và để bản thân cảm thấy nỗi giận dữ chạy qua. Bắt đầu nói với người này chính xác điều khiến bạn giận dữ với họ. Hãy thể hiện tất cả những nỗi giận dữ bạn cảm thấy. Bạn có thể nói những điều như: ✓ “Tôi giận dữ với anh vì...” ✓ “Tôi đau lòng bởi vì anh đã...” ✓ “Tôi rất sợ hãi bởi vì anh...” Hãy xả hết tất cả cảm xúc ra ngoài. Nếu bạn cảm thấy thích thể hiện bản thân theo kiểu tay chân, vậy cứ tìm một cái gối mà đánh đấm. Đừng ngại để cơn giận dữ của bạn diễn ra theo cách tự nhiên của nó. Bạn đã để những cảm xúc của mình kìm nén quá lâu. Không cần phải cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ gì hết. Hãy nhớ, cảm xúc của chúng ta chính là những suy nghĩ được thể hiện bằng hành động. Chúng phục vụ một mục đích, và khi bạn giải thoát chúng khỏi thân thể và tâm trí, bạn sẽ có thêm không gian bên trong cho những trải nghiệm khác tích cực hơn. Khi bạn ngừng thể hiện nỗi giận dữ với một hay nhiều người, hãy cố hết mình để tha thứ cho họ. Tha thứ là một hành động khiến bản thân bạn thanh thản bởi vì bạn là người có lợi từ việc đó. Nếu bạn không thể tha thứ cho ai đó, thì luyện tập chỉ là một lời xác quyết tiêu cực và không cứu chữa được bạn. Có một sự khác biệt giữa giải phóng và làm mới những nỗi giận dữ cũ. Bạn có thể muốn nói một điều gì đó như: “Được rồi, tình huống này đã qua đi. Nó đã thuộc về quá khứ. Tôi không chấp nhận hành động của anh, nhưng tôi hiểu anh đã làm tốt nhất có thể với kiến thức và hiểu biết anh có vào lúc ấy. Tôi đã xong xuôi với chuyện này. Tôi giải phóng anh và để anh đi. Anh tự do và tôi tự do.” Bạn có thể muốn thực hành bài tập này vài lần trước khi thực sự cảm thấy bạn đã từ bỏ được tất cả nỗi giận dữ. Bạn có thể cũng muốn thực hiện trên một hay một vài chuyện khiến bạn tức giận. Hãy làm những gì bạn cảm thấy đúng. Cũng có những phương pháp khác có thể sử dụng để giải phóng nỗi giận dữ. Chúng ta có thể la hét vào một cái gối, đá chúng, đập chiếc giường hay thụi cái túi đấm. Chúng ta có thể viết một lá thư căm giận rồi đốt nó đi. Chúng ta có thể la hét trong ô tô riêng khi đóng hết các cửa lại. Chúng ta có thể chơi tennis, tới sân golf chỉ để đánh hết quả bóng này đến quả bóng khác. Chúng ta có thể tập thể thao, bơi hay chạy xung quanh khu nhà mình vài lần. Chúng ta có thể viết hay vẽ những cảm xúc của mình một cách vô thức lên giấy - quá trình sáng tạo là một sự giải phóng tự nhiên những cảm xúc. Một người đàn ông trong một cuộc tọa đàm của tôi nói anh ta dùng một chiếc đồng hồ hẹn giờ khi bắt đầu hét vào một cái gối. Anh ta cho mình mười phút để xả tất cả những thất vọng và giận dữ về cha mình. Sau năm phút, anh ta kiệt sức, và mỗi ba mươi giây, anh ta sẽ nhìn vào đồng hồ và nhận ra vẫn có vài phút nữa để la hét. Tôi từng trút giận lên chiếc giường và gây ầm ĩ. Tôi không thể làm thế bây giờ nữa vì những chú chó của tôi sẽ sợ hãi và nghĩ tôi giận dữ với chúng. Bây giờ tôi nhận thấy hét trong ô tô rất hiệu quả, hoặc đào một cái hố trong vườn nhà. Như bạn có thể thấy, bạn có thể trở nên rất sáng tạo khi giải phóng những cảm xúc của mình. Tôi gợi ý bạn hãy làm việc gì có tính chân tay để giải phóng - theo một cách an toàn - những cảm xúc đã được nạp vào chúng ta. Đừng liều lĩnh hay gây nguy hiểm cho bạn hoặc cho người khác. Cũng vậy, hãy nhớ trò chuyện với Sức mạnh Tối cao trong bạn. Hãy đi vào bên trong và biết rằng ở đấy có câu trả lời cho nỗi giận dữ của bạn và bạn sẽ tìm thấy nó. Thật khỏe khoắn khi bạn suy ngẫm và mường tượng cơn thịnh nộ của mình chảy trôi tự do ra khỏi cơ thể. Hãy gửi tình yêu đến những người khác, và xem tình yêu giải quyết bất cứ nỗi bất ổn nào trong bạn. Hãy sẵn sàng để trở nên yên ổn. Có lẽ nỗi giận dữ bạn cảm thấy đang nhắc nhở rằng bạn đang giao tiếp không tốt đối với người khác. Bằng việc nhận ra điều đó, bạn có thể sửa chữa nó. Thật ngạc nhiên là nhiều người nói với tôi họ đã trở nên hạnh phúc đến thế nào một khi giải phóng được nỗi giận dữ sang người khác. Dường như một gánh nặng lớn đã được trút đi. Một trong số các học viên của tôi đã gặp giai đoạn khó khăn khi xả nỗi giận dữ. Rất tỉnh táo, chị ấy hiểu những cảm xúc của mình, nhưng lại không thể bộc lộ ra. Một lần chị đã cho phép bản thân bộc lộ nỗi giận dữ ấy, chị ấy đấm đá, la hét, gọi mẹ và đứa con gái nghiện rượu của chị bằng đủ các kiểu tên. Chị cảm thấy nhấc được khỏi mình một sức nặng khủng khiếp. Khi cô con gái của chị đến thăm chị sau đó, chị ôm choàng lấy cô mãi. Chị đã dành chỗ cho tình yêu bước vào nơi mà nỗi giận dữ kìm nén từng ngự trị. Có thể bạn là người đã giận dữ trong suốt phần lớn cuộc đời mình. Bạn có cái tôi gọi là thói quen giận dữ. Khi có chuyện gì đó xảy đến bạn tức giận. Một chuyện khác xảy ra, bạn lại tức giận. Khi nó xảy ra lần nữa, bạn tiếp tục tức giận, nhưng không bao giờ vượt ra ngoài được nỗi giận dữ. Thói quen giận dữ rất trẻ con - bạn luôn muốn làm theo cách của mình. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu bạn hỏi bản thân mình: ✓ “Tại sao lúc nào tôi cũng lựa chọn giận dữ?” ✓ “Tôi đang tạo ra hoàn cảnh nào sau hoàn cảnh đã làm tôi tức giận?” ✓ “Đây là cách duy nhất tôi có thể phản ứng lại với cuộc đời chăng?” ✓ “Đây là điều tôi muốn chăng?” ✓ “Tôi vẫn đang trừng phạt ai? Hay yêu ai?” ✓ “Tại sao tôi muốn ở trong tình trạng này?” ✓ “Điều gì tôi đang nghĩ đã gây ra tất cả những nỗi thất vọng này?” ✓ “Tôi đang thể hiện điều gì khiến người khác muốn làm tôi tức giận?” Nói cách khác, tại sao bạn tin rằng giận dữ là điều bạn cần để tìm ra cách giải quyết vấn đề? Tôi không nói rằng trên đời không có sự bất công, và không có những lúc bạn có quyền cảm thấy tức giận. Tuy nhiên, thói quen giận dữ không tốt cho cơ thể bạn bởi vì nó trú ngụ luôn trong đó. Hãy nhận biết điều bạn bận tâm trong hầu hết thời gian. Ngồi trước một tấm gương trong mười phút và nhìn vào chính bạn. Hãy hỏi: “Bạn là ai? Điều bạn muốn là gì? Điều gì khiến bạn hạnh phúc? Tôi có thể làm gì để bạn hạnh phúc?” Bây giờ là lúc làm một việc gì đó khác đi. Hãy tạo ra một không gian mới bên trong bạn dành cho những khuôn mẫu yêu thương, lạc quan và vui vẻ. Mọi người thường giận dữ khi đang lái xe. Mọi người thường thể hiện nỗi thất vọng về những người lái xe ẩu khác trên đường. Trước đây lâu rồi, tôi đã vượt qua được trạng thái sắp sửa phát điên bởi vì ai đó không theo quy tắc trên đường. Vì thế cách tôi giải quyết việc lái xe là: thứ nhất, tôi đặt tình yêu vào chiếc xe mỗi khi ngồi vào; thứ hai, tôi biết và quả quyết rằng xung quanh tôi luôn là những lái xe tuyệt vời, thành thục và vui vẻ. Mỗi người xung quanh tôi đều là một lái xe tốt. Nhờ những niềm tin và sự quả quyết của tôi mỗi khi tôi đi trên đường nên có rất ít người lái xe tồi quanh tôi. Họ đã đi gây phiền nhiễu cho người giơ nắm đấm và la hét. Chiếc ô tô bạn sở hữu là một sự mở rộng của bạn, cũng như mọi vật và mọi người đều là sự mở rộng của bạn, vì thế hãy đặt một chút yêu thương vào chiếc xe, rồi gửi một chút tình yêu đến những người xung quanh trên đường phố và xa lộ. Tôi tin rằng những bộ phận của chiếc ô tô cũng giống như các bộ phận trên cơ thể bạn. Ví dụ, một trong các học viên của tôi cảm thấy cô ấy không có “tầm nhìn”, cô ấy không thể nhìn thấy cuộc đời mình sẽ về đâu, cũng như cô muốn nó đi đến đâu. Một buổi sáng cô tỉnh dậy và thấy kính chắn gió xe mình bị đập tan. Một người khác, người quen của tôi, cảm thấy anh ta “mắc kẹt” trong cuộc đời. Anh ta không tiến lên trước, không lùi về sau mà chỉ giậm chân tại chỗ. Lốp xe của anh ta bẹp gí và không thể đi đâu. Tôi biết thoạt đầu chuyện này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó thú vị với tôi ở chỗ những từ mà hai người trên sử dụng để miêu tả hiện trạng tinh thần của họ đều liên quan đến chiếc xe của họ. “Không có tầm nhìn” tức là bạn không thể nhìn thấy phía trước mình. Kính chắn gió là một ẩn dụ hoàn hảo, cũng như “bị mắc kẹt” là một ví dụ hoàn hảo về cái lốp xe hết hơi. Lần tới có điều gì xảy ra với chiếc ô tô của bạn, hãy chú ý xem bộ phận hỏng hóc đó thể hiện điều gì, và xem liệu có thể liên hệ nó với việc bạn đang cảm thấy thế nào vào thời điểm đặc biệt ấy hay không. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với kết quả nhận được. Một ngày nào đó tôi sẽ viết một cuốn sách nhỏ, đặt tên là Chữa bệnh cho ô tô của bạn. Có thời gian mọi người không hiểu về mối liên hệ cơ thể - tâm trí. Bây giờ là lúc chúng ta suy nghĩ rộng hơn và để hiểu mối liên hệ máy móc - tâm trí. Mọi hoàn cảnh trong cuộc đời bạn đều là một kinh nghiệm để học tập và có thể giải quyết được, vì thế nó có ích cho bạn. Nỗi giận dữ chẳng có gì mới lạ và độc đáo. Không ai thoát được trải nghiệm này. Điểm mấu chốt là nhận biết được lý do bạn tức giận và sử dụng năng lượng đó theo cách lành mạnh hơn. Nếu bạn bị ốm, đừng tức giận về chuyện đó. Thay vì vác cơn giận dữ vào cơ thể mình, hãy làm ngập tràn cơ thể bằng tình yêu và tha thứ cho bản thân. Trong số các bạn, những ai là điều dưỡng viên cũng nhớ chăm sóc bản thân mình. Nếu không, các bạn sẽ không mang lại điều tốt nào cho bản thân, cho bạn bè và gia đình mình. Bạn sẽ cháy rụi. Hãy cũng làm điều gì đó để xả những cảm xúc của mình ra. Một khi bạn học được cách xử lý tích cực nỗi giận dữ, việc ấy sẵn sàng mang lợi ích đến cho bạn, và bạn sẽ thấy nhiều thay đổi diệu kỳ đến với chất lượng cuộc sống của mình. Oán giận gây ra đủ thứ đau ốm Oán giận là sự giận dữ đã được chôn lấp từ rất lâu. Vấn đề chính với nỗi oán giận là nó nằm trong cơ thể, thường ở cùng một chỗ, và sớm muộn, nó sôi sục, ăn dần ăn mòn cơ thể, rồi biến thành các khối u và bệnh ung thư. Vì thế, kìm nén giận dữ và để nó cư ngụ trong cơ thể sẽ không mang lại cho chúng ta một sức khỏe tốt. Nhắc lại một lần nữa, đã đến lúc để những cảm xúc giận dữ thoát ra ngoài. Nhiều người trong chúng ta được nuôi nấng trong những gia đình không cho phép bộc lộ sự tức giận. Nhất là phụ nữ, họ được dạy dỗ rằng giận dữ là điều xấu xa. Giận dữ là điều không thể chấp nhận được, ngoại trừ đối với một số người, thường là bậc cha mẹ. Vì thế chúng ta học nuốt vào cơn giận dữ hơn là bộc lộ nó. Tôi nhắc lại, bây giờ chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta chính là những kẻ đang giữ chặt nó. Ngoài ra không có ai khác. Một con trai ngậm phải một hạt cát, và nó bọc canxi hết lớp này đến lớp khác quanh hạt cát ấy cho đến khi hạt cát biến thành một viên ngọc xinh đẹp. Giống như vậy, chúng ta có những nỗi đau tình cảm, chúng ta nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, theo ý tôi, bằng cách tua đi tua lại cuốn phim cũ trong tâm trí mình. Nếu chúng ta muốn được giải thoát khỏi những đau đớn, hay thoát khỏi chúng, thì đây là lúc vượt qua chúng. Một trong những lý do phụ nữ mang u bướu trong tử cung là vì, theo cách gọi của tôi là, hội chứng bị ngược đãi. Những cơ quan sinh dục đại diện cho phần đàn ông nhất của cơ thể, nguyên lý nam tính, và phần đàn bà nhất, nguyên lý nữ tính. Khi mọi người có các vấn đề cảm xúc, thường trong những mối quan hệ, họ đưa nỗi đau vào những vùng nam hay nữ tính này. Với phụ nữ, họ có thể đưa nỗi đau vào các cơ quan nữ tính, phần nữ tính nhất, và ấp ủ nỗi đau cho đến khi nó trở thành một khối u nang hay u bướu trong mình. Vì nỗi oán giận được chôn sâu trong chúng ta, chúng ta có lẽ phải tốn nhiều công sức để làm tan biến nó. Tôi nhận được một lá thư từ một phụ nữ đang chống chọi với khối u thứ ba. Chị ấy vẫn không thể giải tỏa được khuôn mẫu oán giận và tiếp tục tạo ra những khối u mới trong người. Tôi có thể nói chị ấy cảm thấy nỗi đau đớn của mình là chính đáng. Chị ấy dễ dàng để bác sĩ cắt bỏ khối u mới nhất còn hơn là nỗ lực để tha thứ. Chuyện của chị hẳn đã tốt nếu chị có thể thực hiện cả hai việc. Các bác sĩ rất giỏi cắt bỏ những khối u, nhưng chỉ chúng ta có thể giữ gìn để chúng không tái phát. Đôi khi chúng ta có xu hướng tìm tới cái chết hơn là thay đổi những khuôn mẫu vốn có. Và chúng ta đã làm thế. Tôi thấy nhiều người thà chết hơn là thay đổi thói quen ăn uống. Và họ đã làm thế. Thật bối rối khi chuyện đó xảy ra với người chúng ta yêu thương, trong khi chúng ta nhận thức được những lựa chọn thay thế mà họ có thể làm. Bất kể chúng ta chọn lựa gì, lựa chọn ấy cũng luôn đúng và không ai có thể phiền trách, ngay cả nếu chúng ta muốn rời bỏ hành tinh này. Cuối cùng, đến một lúc nào đó, tất cả đều sẽ rời khỏi hành tinh này và chúng ta đều sẽ phải làm điều cần phải làm khi khoảnh khắc ấy đến. Tôi xin nhắc lại, chúng ta không cần phải trách móc bản thân vì đã thất bại hay làm sai. Chúng ta không cần cảm thấy tội lỗi. Chẳng có gì đáng trách móc ở đây hết. Không ai làm sai. Mọi người đều đã làm điều tốt nhất trong giới hạn hiểu biết và nhận thức của mình. Hãy nhớ, tất cả chúng ta đều có Sức mạnh nội tại, và tất cả chúng ta đến đây để học những bài học nhất định. Thượng thể của chúng ta biết số phận của chúng ta trong cuộc đời và những điều chúng ta học để tiến lên trong quá trình phát triển của mình. Không có bất cứ con đường nào sai lầm, chỉ có đường thôi. Tất cả chúng ta đều ở trên một cuộc hành trình bất tận qua sự vĩnh cửu, và chúng ta có cuộc đời nối tiếp cuộc đời. Điều gì không làm xong trong cuộc đời này, tôi tin chúng ta sẽ hoàn thành trong một cuộc đời khác. Những cảm xúc bị kìm nén dẫn tới trầm cảm Trầm cảm là sự giận dữ được chuyển vào bên trong. Nó cũng là nỗi giận dữ khi bạn cảm thấy bạn không có quyền giận dữ. Ví dụ, có thể bạn không cảm thấy rằng giận dữ với cha mẹ hay vợ/chồng hay ông chủ hay bạn thân là điều chấp nhận được. Nhưng bạn vẫn giận dữ. Và bạn cảm thấy bế tắc. Nỗi giận dữ trở thành trầm cảm. Ngày nay có quá nhiều người chịu đựng bệnh trầm cảm, thậm chí trầm cảm kinh niên. Khi chúng ta cảm thấy suy sụp, rất khó để thoát ra. Trầm cảm khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng đến mức không thể nỗ lực làm bất cứ điều gì. Tôi không quan tâm bạn “siêu hình” đến thế nào, bạn thi thoảng vẫn phải rửa bát đĩa. Bạn không thể để bát đĩa bẩn chất đống trong chậu rửa và nói: “Ôi, tôi siêu hình mà.” Với cảm xúc của bạn cũng vậy, nếu bạn muốn có một tâm trí thông suốt thì hãy lau rửa những chiếc bát đĩa tinh thần cáu bẩn bên trong mình. Một trong những cách tốt nhất là cho phép bản thân bạn bộc lộ một vài cơn giận dữ, vì thế bạn không phải chịu nỗi suy sụp quá sức. Hiện có những nhà trị liệu chuyên về giải tỏa sự giận dữ. Học một, hai buổi với một nhà trị liệu có thể là cách hết sức hữu ích. Tôi có ý tưởng riêng rằng tất cả chúng ta cần phải đánh đấm chiếc giường một tuần một lần bất kể chúng ta có cảm thấy giận dữ hay không. Có vài liệu pháp khuyến khích bạn hòa nhập với nỗi giận dữ; tuy nhiên tôi e chúng thường giữ bạn chìm vào nỗi giận dữ ấy quá lâu. Cơn giận dữ, cũng giống như bất kỳ cảm xúc khác, nổi lên và kéo dài chỉ trong vài phút. Cảm xúc ở trẻ con xuất hiện và biến mất rất nhanh. Chính phản ứng của chúng ta đối với nỗi giận dữ khiến chúng ta giữ nó lại và kiềm chế nó. Tác giả Elisabeth Kübler-Ross sử dụng một bài tập tuyệt vời trong những cuộc hội thảo của bà, gọi là ngoại hiện. Bà đề nghị bạn lấy một đoạn ống cao su với vài cuốn danh bạ cũ, và đập chúng thật nhiều để tất cả những loại cảm xúc bật ra. Khi đang giải phóng nỗi giận dữ, bạn bị lúng túng, đặc biệt nếu việc đó đi ngược lại quy tắc gia đình bạn vốn không cho phép giận dữ, vậy cũng không sao. Việc này sẽ gây lúng túng vào lần đầu tiên bạn thực hiện, nhưng khi bạn hòa nhập được, nó có thể mang lại niềm vui và sức mạnh. Chúa không định ghét bạn vì bạn giận dữ. Một khi bạn giải phóng được phần nào nỗi giận dữ này, bạn sẽ có thể nhìn nhận hoàn cảnh của mình dưới một ánh sáng mới và tìm ra những giải pháp mới. Một trong những gợi ý khác tôi đã từng đưa cho một người bị suy sụp là gặp một nhà dinh dưỡng học và điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Thật ngạc nhiên, điều đó có thể rất có ích cho tâm trí. Những người suy sụp thường ăn uống qua quýt khiến vấn đề càng trầm trọng hơn. Tất cả chúng ta đều muốn có những lựa chọn tốt nhất, vì thế thức ăn chúng ta ăn vào cần phải tốt cho cơ thể. Cũng vậy, nhiều lần chúng ta nhận thấy sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể lại bị làm xấu thêm bởi việc dùng thuốc theo cách này cách khác. Tái sinh là một quá trình tuyệt diệu đối với sự giải phóng cảm xúc của bạn bởi vì nó đi xa hơn khả năng hiểu biết. Nếu bạn chưa từng tham gia một khóa học về liệu pháp tái sinh, tôi khuyên bạn nên thử. Nó đã rất hiệu quả với nhiều người. Đó là một phương thức hít thở giúp bạn kết nối với những chuyện cũ và vì thế bạn có thể giải phóng chúng theo một cách tích cực. Một vài người hướng dẫn liệu pháp tái sinh sẽ đề nghị bạn lặp lại những lời quả quyết khi bạn trải qua quá trình đó. Và ngoài ra còn có những liệu pháp cho cơ thể, như liệu pháp Rolfling, một quá trình thao tác chuỗi kết nối sâu sắc mà Ida Rolf đã phát triển. Hay phương pháp Heller, phương pháp Trager. Tất cả đều là những cách tuyệt vời để giải phóng những khuôn mẫu hạn chế trong cơ thể. Những quá trình khác nhau hoạt động khác nhau với mỗi người. Một quá trình có thể tốt cho người này, nhưng lại không hiệu quả với người khác. Chúng ta chỉ việc tìm ra đâu là thứ tốt nhất cho mình qua việc thử đi những con đường khác nhau. Khu vực Sách Tự lực trong hiệu sách là nơi tuyệt vời để đọc về những phương pháp thay thế khác nhau đó. Cửa hàng Thức ăn có lợi cho Sức khỏe thường có những bảng tin ghi các cuộc hội họp và các lớp học. Khi học viên đã sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Sợ hãi là không có lòng tin Nỗi sợ hãi lan tràn trên hành tinh này. Bạn có thể thấy và nghe về nó trong tin tức thời sự hằng ngày về chiến tranh, giết người, lòng tham và nhiều hơn thế nữa. Nỗi sợ hãi là biểu hiện của sự thiếu vắng lòng tin trong chúng ta. Bởi vì thế chúng ta không tin vào Cuộc đời. Chúng ta không tin rằng mình đang được chăm sóc trên một tầng bậc cao hơn, vì thế chúng ta cảm thấy mình phải điều khiển mọi thứ từ tầng cơ thể vật chất. Tất nhiên, chúng ta dần cảm thấy sợ hãi bởi vì chúng ta không thể kiểm soát tất cả mọi thứ trong cuộc đời mình. Lòng tin là điều chúng ta cần học khi muốn vượt qua những nỗi sợ hãi. Đó gọi là thực hiện bước nhảy niềm tin(1). Có lòng tin vào Sức mạnh bên trong tức là được nối với Trí tuệ Vũ trụ. Hãy tin vào điều vô hình đó, thay vì chỉ tin vào thế giới vật chất hữu hình. Tôi không định nói rằng chúng ta không làm gì cả, nhưng nếu tin, chúng ta có thể khiến cuộc sống dễ dàng hơn. Nếu bạn nhớ lại điều tôi đã nói ở trước, tôi tin rằng mọi thứ tôi cần biết đều hiển hiện với tôi. Tôi tin rằng mình đang được chăm sóc, mặc dù tôi không đích thân điều khiển mọi thứ xảy ra xung quanh tôi. Khi một suy nghĩ sợ hãi xuất hiện, thực sự nó đang cố gắng bảo vệ bạn. Bạn hãy nói với nỗi sợ hãi: “Tôi biết bạn muốn bảo vệ tôi. Tôi trân trọng vì bạn muốn giúp tôi. Cảm ơn bạn.” Hãy hiểu rằng những suy nghĩ sợ hãi đến để chăm sóc bạn. Khi cơ thể bạn trở nên khiếp sợ, chất adrenalin được bơm khắp cơ thể để bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm. Cũng giống như vậy với nỗi sợ hãi mà bạn tạo ra trong tâm thức. Hãy quan sát những nỗi sợ hãi của bạn và nhận ra rằng bạn không phải là chúng. Hãy nghĩ về nỗi sợ hãi theo cách bạn xem những hình ảnh chiếu trên màn ảnh. Những bức ảnh chuyển động chỉ là những tấm ảnh nhựa xenluliot, chúng thay đổi và biến mất rất nhanh. Nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ đến và đi cũng nhanh như những bức ảnh ấy, trừ phi chúng ta khăng khăng giữ chúng lại. Sợ hãi là một hạn chế của tâm trí chúng ta. Mọi người thường sợ hãi quá nhiều về việc bị ốm hay trở thành vô gia cư, v.v. Giận dữ là nỗi sợ hãi đã chuyển thành cơ chế bảo vệ. Nó bảo vệ bạn nhưng nó sẽ quá mạnh mẽ khiến bạn không thể thực hiện những lời quả quyết, vì thế bạn hãy ngừng tạo ra những tình thế đáng sợ trong tâm trí mình, và yêu bản thân qua nỗi sợ hãi. Tôi xin nhắc lại là, chẳng có gì đến từ bên ngoài chúng ta. Chúng ta ở vị trí trung tâm của tất cả những điều xảy ra trong cuộc đời mình. Mọi thứ đến từ bên trong - mọi trải nghiệm, mọi mối quan hệ đều là tấm gương của một khuôn mẫu tinh thần mà chúng ta có bên trong. Nỗi sợ đối nghịch với tình yêu. Càng sẵn lòng yêu và tin vào bản thân, chúng ta càng thu được nhiều phẩm chất này cho chính mình. Lúc chúng ta bị lâm vào một quãng thời gian thực sự sợ hãi, đau buồn, hay lo lắng, hay không yêu thương bản thân mình, liệu có gì đáng ngạc nhiên khi mọi thứ trong trong cuộc đời chúng ta trở nên chệch choạc? Họa vô đơn chí. Có vẻ như nó sẽ không bao giờ kết thúc. Ồ, điều đó cũng giống như khi chúng ta thực lòng yêu bản thân mình. Mọi thứ bắt đầu diễn tiến trên một vệt những thành công, và chúng ta luôn gặp “những đèn xanh,” tìm được “những điểm đỗ.” Tất cả mọi điều đều khiến cuộc sống trở nên tuyệt vời - cả những điều to lớn và những điều bé nhỏ. Chúng ta thức dậy vào buổi sáng, và ngày sẽ êm đẹp trôi qua. Hãy yêu chính bạn vì thế bạn có thể tự chăm sóc bản thân. Làm mọi thứ có thể để trái tim, cơ thể và tâm trí khỏe mạnh. Hướng vào Sức mạnh bên trong bạn. Tìm một mối liên kết tinh thần, và hết mình làm việc để duy trì liên kết ấy. Nếu bạn cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi, hãy hít thở một cách có ý thức. Chúng ta thường nín thở khi sợ hãi. Vì thế hãy hít thở sâu vài lần. Việc hít thở sẽ mở ra không gian bên trong tức là sức mạnh của bạn. Nó làm xương sống của bạn thẳng lại. Nó mở rộng lồng ngực bạn để trái tim có chỗ căng đầy. Bằng việc hít thở bạn bắt đầu lật đổ những rào cản và trở nên khai mở. Bạn rộng mở chứ không phải co rúm lại. Tình yêu của bạn chứa chan. Hãy nói: “Tôi là người có Sức mạnh, Sức mạnh ấy đã tạo nên tôi. Tôi yên ổn. Tất cả đều tuyệt vời trong thế giới của tôi.” Tránh xa thói nghiện ngập Một trong những cách chúng ta che đậy nỗi sợ hãi của mình là qua thói nghiện ngập. Nghiện ngập đè nén cảm xúc, vì thế chúng ta không cảm thấy chúng. Nhưng có nhiều loại nghiện ngoài việc nghiện những chất kích thích. Chúng bao gồm cả cái tôi gọi là khuôn mẫu nghiệp ngập mà chúng ta áp dụng để che giấu bản thân. Nếu chúng ta không muốn đối mặt với thực tại, hoặc nếu chúng ta không muốn ở chỗ mình đang ở, thì chúng ta có một khuôn mẫu tách mình ra khỏi sự liên hệ với cuộc đời. Đối với một số người, đấy là thói nghiện ăn hay nghiện chất kích thích. Có khả năng chứng nghiện rượu mang tính di truyền, tuy nhiên, việc lựa chọn sự ốm yếu luôn luôn là một lựa chọn cá nhân. Rất thông thường khi chúng ta nói về thứ gì đó do di truyền, thực chất đấy là sự chấp nhận của đứa trẻ về cách cha mẹ chúng ứng xử với nỗi sợ hãi. Đối với những người khác, họ mắc chứng nghiện mang tính cảm xúc. Bạn có thể nghiện việc soi mói người khác. Bất kể điều gì xảy ra, bạn sẽ luôn tìm được cách để trách móc ai đó. “Đây là lỗi của họ, họ đã có lỗi với tôi.” Có thể bạn nghiện tích những hóa đơn. Rất nhiều người trong các bạn nghiện nợ nần; các bạn làm mọi chuyện để giữ mình nợ ngập đầu. Việc đó dường như chẳng liên quan gì với số tiền mà bạn có. Bạn có thể nghiện sự ruồng bỏ. Bất cứ nơi nào bạn đến, bạn quyến rũ người sẽ từ bỏ bạn. Bạn sẽ tìm họ. Tuy nhiên, sự ruồng bỏ bề ngoài là phản chiếu từ sự ruồng bỏ bên trong bạn. Nếu bạn không ruồng bỏ bản thân, sẽ không ai ruồng bỏ bạn, hoặc nếu họ có làm thế, điều đó cũng chẳng vấn đề gì với bạn. Hãy hỏi mình: “Tôi đang không chấp nhận điều gì về tôi?” Có rất nhiều người nghiện ốm đau. Họ luôn lây nhiễm cái gì đó hoặc lo lắng về việc bị ốm. Họ như là thành viên của “Câu lạc bộ Trận ốm của tháng” vậy. Nếu bạn sắp sửa nghiện một cái gì đó, tại sao không nghiện yêu bản thân mình? Bạn có thể nghiện thực hiện những lời xác quyết tích cực hoặc nghiện làm một điều gì đó có ích cho bản thân. Buộc phải ăn quá nhiều Tôi nhận được rất nhiều thư từ những người gặp vấn đề cân nặng. Họ đã thực hiện ăn kiêng một hay hai tuần, rồi thôi. Họ cảm thấy tội lỗi vì đã bỏ chế độ ăn kiêng, và thay vì nhận ra họ đã làm điều mình có thể làm vào lúc đó, họ lại giận dữ với bản thân và cảm thấy """