"
Sức Hút Của Kỹ Năng Nói Chuyện - Beauty Salon full mobi pdf epub azw3 [Self Help]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sức Hút Của Kỹ Năng Nói Chuyện - Beauty Salon full mobi pdf epub azw3 [Self Help]
Ebooks
Nhóm Zalo
Để thường xuyên được tặng eBooks hay qua Zalo, mời bạn vào đây: https://zalo.hoimesach.com
MỤC LỤC
Phần 1 Sự hấp dẫn của ngôn ngữ cơ thể 1-1 Ngôn ngữ nét mặt
1-2 Ngôn ngữ động tác
1-3 Ngôn ngữ tư thế
1-4 Đoán thử xem cơ thể nói gì
1-5 Sức ảnh hưởng của việc biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể
Phần 2 Thể hiện âm thanh quen biết bạn 2-1 Nghe âm thanh của chính mình
2-2 Luyện tập âm thanh của chính mình
2-3 Xác nhận lại giọng trước khi nói
2-4 Thêm trọng âm thích hợp
2-5 Tốc độ ngôn ngữ phù hợp
Phần 3 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt 3-1 Sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể
3-2 “Giơ tay” đúng lúc
3-3 Ngồi tựa như “chuông”, đứng tựa như “tùng” 3-4 Nhìn "chằm chằm” vào mục tiêu
3-5 Nghiêng mình lắng nghe
3-6 Giành thắng lợi từ thần thái
3-7 Sức hấp dẫn của nụ cười
3-8 Chiến thắng tốc độ chậm
3-9 Sức hấp dẫn của câu chào hỏi vui vẻ
3-10 Lấy động thay tĩnh, thể hiện tình cảm qua lời nói
Phần 4 Nói như thế này, ai cũng yêu quý 4-1 Sách lược thành thật
4-2 Sách lược đối xử với đối phương qua cách ăn mặc 4-3 Sách lược nói chuyện “mềm mỏng”
4-4 Sách lược ngừng ngắt ngữ khí
4-5 Kĩ năng vừa gặp mà như thân quen đã lâu
Phần 5 Luôn nhớ kĩ năng nhỏ, nói chuyện không hề khó
5-1 17 chiêu khiến người khác yêu thích
Tập 2
Phần 1 Ma pháp hài hước nữ vương giao tiếp 1-1 Hãy để tình yêu được bọc trong viên kẹo hài hước
1-2 Sự hài hước có thể phá đi những tư duy quán tính 1-3 Từ chối theo cách hài hước
1-4 Sự hài hước thông minh
1-5 Ngụy biện cũng là một nghệ thuật hài hước
Phần 2 Lớp nhập môn cho bạn gái giỏi giao tiếp
2-1 Ma thuật 1: Nói năng hóm hỉnh
2-2 Ma thuật 2: Kết thúc bất ngờ
2-3 Ma thuật 3: Sử dụng uyển chuyển thành ngữ
2-4 Ma thuật 4: Chuyện nhỏ hóa to
2-5 Ma thuật 5: Chuyện to hóa nhỏ
2-6 Ma thuật 6: Xa rời thực tế
2-7 Ma thuật 7: Đẩy thuyền theo dòng
Phần 3 Lớp học kế cho bạn gái giỏi giao tiếp 3-1 Ma thuật 8: Châm chọc lẫn nhau
3-2 Ma thuật 9: Nói ngược
3-3 Ma thuật 10: Thật mà không thật
3-4 Ma thuật 11:Tự mình trào phúng
3-5 Ma thuật 12: Biết sai vẫn cãi
3-6 Ma thuật 13: Lấy độc trị độc…
3-7 Ma thuật 14: Tương kế tựu kế…
Phần 4 Lớp học cao cấp cho các bạn gái giỏi giao tiếp
4-1 Ma thuật 15 : Giả điên giả khùng
4-2 Ma thuật 16 : Đổi mới cách nghĩ
4-3 Ma thuật 17 : Tạo vẻ bí hiểm
4-4 Ma thuật 18 : Ở trước cây dương cầm đó!
4-5 Ma thuật 19 : Âm thanh bên ngoài
4-6 Ma thuật 20 : Kết hợp trong ngoài
4-7 Ma thuật 21 : Giải vây hài hước
Phần 5 Tổng kết
Phần 1
Sức hấp dẫn của ngôn ngữ cơ thể Tác gia người Mỹ Emerson từng nói thế này:
“Điều mà mắt và đầu lưỡi con người muốn nói là giống nhau. Không cần từ điển, chúng ta có thể hiểu được cả thế giới từ ngôn ngữ của ánh mắt”.
Nhân vật chính giới thiệu
Cô gái A
(Angel)
Cô gái thời thượng, rất giỏi trong việc dùng ngôn ngữ khi giao tiếp khiến người khác yêu thích.
Cô gái B
(Barbie)
Cô gái ngay thẳng, không hiểu kĩ năng giao tiếp thường không cẩn thận làm phật lòng người khác.
Anh C
(Charles)
Chàng trai thành phố đẹp trai, có chí tiến thủ, rất tự tin.
NGÔN NGỮ NÉT MẶT
Có những lúc rất khó có thể dùng ngôn ngữ để chuyển thông tin đến đối phương, bạn buộc phải mượn nét mặt để làm điều đó. Biết cách dùng nét mặt để thể hiện tâm trạng một cách chân thật nhất chính là cách giao tiếp
uyển chuyển nhất.
Ngôn ngữ nét mặt chính là những biểu hiện trên khuôn mặt con người. Trong ngôn ngữ cơ thể, lượng "ngôn từ” được thể hiện bằng khuôn mặt là phong phú nhất và cũng có sức truyền đạt thông tin nhanh chóng nhất. Nó phản ánh nhanh và đầy đủ nhất tình cảm của con người như yêu thích, vui vẻ, bi thương, hận thù, vội vã, thất vọng, hoài nghi, đắn đo...
Mê cung phức tạp trên khuôn mặt
Gương mặt có thể thể hiện những trạng thái cảm xúc phức tạp như vui buồn lẫn lộn, tâm lí vừa yêu vừa ghét, cảm giác căng thẳng pha lẫn phấn khích, đúng như tác giả người Pháp - Romain Rolland từng nói: “Biểu hiện trên khuôn mặt là ngôn ngữ được nuôi dưỡng thành công qua bao nhiêu thế kỉ, cũng là ngôn ngữ phức tạp gấp hàng ngàn, hàng vạn lần điều được nói ra từ miệng."
Tất cả những trạng thái này được tạo nên qua sự biến đổi của sắc mặt, sự co giãn cơ mặt và chuyển động của mắt, mi, mũi, miệng.
⓵ Biển đổi về sắc mặt
Sắc mặt không chỉ cho thấy được tình trạng sức khỏe mà còn thể hiện trạng thái tâm lí của mỗi người. Ví dụ, sắc mặt hồng hào, gương mặt tươi sáng là biểu hiện cho sức khỏe dồi dào, tâm trạng vui vẻ; sắc mặt đỏ ửng là biểu hiện thẹn thùng; mặt đỏ tía tai là phản ứng khi bị kích động hoặc xấu hổ; sắc mặt tái mét chứng tỏ bạn đang rất tức giận hoặc căm phẫn; sắc mặt xanh xao có thể là căng thẳng, cũng có thể là do cơ thể không được khỏe...
⓶ Sự co
giãn cơ
mặt
Cơ mặt co vào
hay giãn nở cũng
là biểu hiện tự
nhiên của tâm
trạng. Ví dụ như,
gương mặt tươi
cười là biểu hiện của tâm trạng vui vẻ; chau mày là phản ứng của sự bất an đắn đo, mặt lầm lì lại cho thấy tâm trạng không vui.
⓷ Cử động của lông mày
Sự thay đổi trạng thái của lông mày có tác dụng tăng cường hay giảm nhẹ thông tin được truyền đạt qua ánh mắt. Nếu nói rằng, đôi mắt là nữ nhân vật chính xuất sắc nhất thì lông mày là nữ nhân vật phụ xuất sắc nhất. Những động thái khác nhau của lông mày cho thấy sự khác nhau của tâm trạng mỗi người.
Lời nhắc nhỏ
Romain Rolland nói:
"Biểu hiện trên khuôn mặt là ngôn ngữ được
nuôi dưỡng thành công qua bao nhiêu thế kỉ,
cũng là ngôn ngữ phức tạp gấp ngàn vạn lần điều
được nói ra từ miệng."
1 Những thông điệp được mang đến bởi nụ
cười luôn luôn giúp việc giao tiếp được xúc tiến nhanh chóng, hòa hợp, tạo nên "hiệu ứng cộng hưởng".
2 Nụ cười có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, nó không chỉ xóa bỏ được rào cản tâm lí mà còn tăng thêm sự bền chặt, tin tưởng giữa đôi bên. Trong khi giao tiếp, nếu xuất hiện những tình huống căng thẳng thì việc dùng ngôn từ hợp lí cùng với nụ cười chân thành sẽ giúp chúng ta hóa giải được tình thế.
3 Nụ cười có thể thay thế ngôn ngữ hữu thanh, biểu đạt tư tưởng và tình cảm trong nội tâm phức tạp của con người. Chỉ cần chú ý một chút, bạn có thể hiểu được thái độ thành thật hay giả tạo, đối xử đơn thuần hay lão luyện, tâm địa thật thà hay gian ác, tâm trạng hài lòng hay thất vọng… trong nụ cười của mỗi người, từ đó lựa chọn đối sách phù hợp. Nụ cười là một tấm thiệp vui trong giao tiếp giữa người với người.
⓸ Biểu cảm của miệng
Trong ngũ quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), biểu cảm của miệng chỉ xếp sau ánh mắt. Miệng khép hay mở, khóe miệng trễ xuống hay hướng lên có thể truyền đạt những thông tin khác nhau, trong đó nụ cười được coi là biểu hiện ngôn ngữ có sức hấp dẫn và sinh động nhất.
Trong quá trình giao tiếp, nụ cười trên khóe môi không chỉ giúp bạn tạo thiện cảm với người mới quen, đôi khi còn là một cách từ chối nhã nhặn. Khi bạn không có tâm trạng nói chuyện huyên thuyên mà lại
không tiện từ chối người khác, hãy cười mỉm, như vậy vừa có thể đạt được mục đích từ chối mà còn không làm đối phương buồn lòng. Bởi vậy, nụ cười không những tạo được nét duyên mà còn rút ngắn khoảng cách giữa mọi người, hơn thế, nụ cười còn là câu trả lời tinh tế cho những vấn đề mà ngôn ngữ nói không diễn tả được.
1 Khi phát hiện lời nói của mình
không thể thuyết phục được đối
phương, bạn nên…
2 Khi
muốn thâm nhập vào thế giới nội tâm của đối
phương,
khiến cho đối phương tin tưởng, ánh mắt của bạn nên…
Thêm biểu cảm thích hợp để khiến đối phương động lòng.
Nhìn trực diện đối phương bằng ánh mắt tràn đầy nhiệt huyết.
Không nói quá nhiều và gay gắt hòng thuyết phục đối phương.
Không liếc ngang liếc dọc, ánh mắt vô hồn.
Chỉ cần chú ý quan sát một chút, bạn có thể phát hiện mỗi một bộ phận trên cơ thể đều có những động tác có khả năng truyền đạt những thông tin nhất định.
Ngoài nét mặt, mỗi một bộ phận trên cơ thể đều có khả năng
truyền đạt những thông tin nhất định. Chỉ cần chú ý quan sát, tìm hiểu hàm ý trong mỗi một động tác, chúng ta có thể hiểu và dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông tin.
Hiệu quả của ngôn ngữ bàn tay
Chúng ta thường lầm tưởng trong giao tiếp, đàm phán, chỉ cần diễn thuyết giỏi là có thể làm chủ tình thế, song trên thực tế, đối phương đã vô tình nắm bắt được tâm líù của bạn qua ngôn ngữ cơ thể, và nhờ thế, biến bạn trở thành kẻ bị động.
Ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là cử động của bàn tay đặc biệt phong phú. Trong hoạt động của đời sống con người, có thể tổng kết những động tác chủ yếu sau của bàn tay có thể truyền đạt thông tin:
⓵ 18 phương thức truyền đạt thông tin
Trong ngôn ngữ cơ thể, tay là công cụ truyền đạt thông tin có tác dụng lớn nhất. Ý nghĩa những cử động của tay không phải chỉ gói gọn trong 18 phương thức trên. Chỉ cần trong đời sống hàng ngày, bạn chú ý quan sát, tích lũy dần dần, tự nhiên sẽ có thể dùng động tác của tay một cách thích hợp để truyền đạt thông tin, cũng có thể thông qua cử động tay của đối phương mà nhìn thấu được tâm lí của họ, giúp cải thiện các mối quan hệ xã hội của bạn.
⓶ Nghệ thuật bắt tay
Trong giao tiếp xã hội, bắt tay là một trong những động tác của tay mà chúng ta sử dụng nhiều nhất.
Bắt tay là một loại giao lưu thông tin hai chiều, có thể truyền đạt nhiều tình cảm phức tạp và là phương thức không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn phát huy được tác dụng truyền đạt thông tin thì phải chú ý đến kĩ năng
bắt tay. Tư thế bắt tay chính thống là dùng lực ở ngón tay dần dần nắm chặt lòng bàn tay của đối phương, đối phương cũng nên dùng lực ở ngón tay dần dần nắm chặt lại, thời gian chừng 1-3 giây. Tuyệt đối
không được nắm tay trong thời gian quá lâu kẻo sẽ gây ra sự khó xử.
1. Dùng lực quá nhẹ khi bắt tay sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bạn không nhiệt tình.
2. Dùng lực khá mạnh khi bắt tay, nắm thật chặt là phản ứng của sự nhiệt tình, thành khẩn và sức mạnh, lực đều chứng tỏ tâm trạng ổn định.
3. Khi bắt tay, ngonù caiù hươnù g 1-2 xuống phía dưới, không duỗi hết các ngón tay ra, cho thấy không muốn đối phương nắm chặt toàn bộ tay của bạn, là một biểu hiện thiếu tôn trọng.
4. Khi bắt tay, các ngón tay hơi khum lại, lòng bàn tay trũng xuống, chứng tỏ sự thành khẩn, thân thiết.
5. Đồng thời dùng hai bàn tay nắm chặt tay đối phương và lắc qua lắc lại, chứng tỏ sự nhiệt tình, hoan nghênh, cảm kích.
Mách nhỏ
6. Vừa chạm vào cạnh tay của đối phương đã lập tức bỏ ra là phản ứng lạnh nhạt, thiếu hợp tác.
Khi bắt tay dùng lực mạnh hay yếu, thời gian ngắn hay dài, vị trí và phương thức nắm tay đều cho thấy tình cảm và thái độ khác nhau. Để trở thành một bạn gái được yêu quý, bạn nên đặc biệt chú ý đến cách thức và nghệ thuật bắt tay, để qua đó thông tin mà bạn muốn truyền đạt không bị sai lệch.
Văn hóa bắt tay
Đừng để cử động của chân tiết lộ tâm trạng
Trong quá trình giao tiếp, động tác của chân thường vô tình để lộ bản
chất ý thức của con người. Ví dụ, ngồi rung chân, dùng mũi bàn chân hoặc gót chân gõ xuống mặt đất, hai chân vắt chéo đều nói lên sự căng thẳng, là biểu hiện của tâm trạng nóng lòng, bất an. Nếu không chú ý, có thể bạn sẽ để lộ ý nghĩ và mong muốn của mình cho đối phương biết.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi bắt tay với người khác, một cô gái hấp dẫn nên làm gì?
m chặt tay đối phương, để n toàn có thể nắm chặt tay hỉ dừng 1-3 giây.
Không cố gắng nắm thật chặt tay mãi không rời khiến cho đối phương khó xử.
Lực quá nhẹ, dường n bạn không đủ sự nhiệt tì
Ngôn ngữ cơ thể, ngoài trạng thái động còn có trạng thái tĩnh, trong đó, tư thế đứng và tư thế ngồi có liên quan mật thiết đến hoạt động giao tiếp giữa người với người.
Hỡi các cô gái xinh đẹp, đừng cho rằng ngôn ngữ cơ thể
đều ở trạng thái động, bởi ngoài những trạng thái động,
ngôn ngữ còn bao gồm các tư thế tĩnh của con người. Ví dụ như tư thế đứng, tư thế ngồi, tư thế ngủ... trong đó tư thế ngồi và đứng có mối quan hệ mật thiết với giao tiếp xã hội.
Đứng, ngồi không yên - Tất có nguyên nhân
Tư thế ngồi và đứng khác nhau sẽ truyền đạt những
thông tin khác nhau. Khi cảm thấy an toàn hoặc trong
lòng đã có sự chuẩn bị kĩ càng thì cơ thể chúng ta sẽ được
thả lỏng, cảm giác thoải mái, yên bình. Do đó, việc đứng
ngồi không yên cũng đồng thời phản ánh sự không ổn
định trong tâm trạng của chúng ta.
Khi nói chuyện với người khác, bạn nên quan sát một
chút, hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể của đối phương để quyết định xem có nên tiếp tục trò chuyện nữa hay không.
⓵ Ngôn ngữ của tư thế đứng
Một người thiếu tự tin, bi quan, cam chịu thì
lúc đứng luôn khom lưng. Một người tràn đầy
tự tin, lạc quan yêu đời, tích cực tiến về phía
trước, khi đứng lưng của họ luôn thẳng như cây
bút viết, có lúc hai tay còn chống nạnh.
Hai người có quan hệ tốt, có cùng chung
tiếng nói khi đứng sẽ kề vai sát cánh bên nhau.
Quan hệ càng thân thiết thì khoảng cách khi
đứng cạnh nhau sẽ càng gần. Ngược lại, nếu
như hai người xa lạ hoặc có quan điểm khác biệt thì sẽ luôn giữ khoảng cách khi đứng cùng nhau.
⓶ Ngôn ngữ của tư thế ngồi
Khi quan sát thấy hai người ngồi cạnh nhau
với tư thế thoải mái, có thể thấy quan hệ của họ
thực sự thân thiết. Tư thế ngồi khác nhau nói
lên được nhiều điều về đối tượng mình đang
hướng tới. Chẳng hạn, đối phương ngồi thẳng
trong lúc bạn nói, chứng tỏ họ rất thích thú với
nội dung câu chuyện của bạn; đồng thời, điều
đó cũng thể hiện rằng, họ rất tôn trọng bạn.
Ngược lại, nếu tư thế ngồi khom lưng, chứng tỏ
họ không thích thú hoặc cảm thấy phiền phức
khi nghe bạn nói.
Con người phải chú ý tới trang phục
Trang phục là yếu tố quan trọng tạo nên ngôn ngữ cơ thể, nó không chỉ thể hiện thông tin về cá nhân đó như tố chất văn hóa, trình độ tri thức, phẩm chất đạo đức, thân phận, địa vị... mà còn phản ánh nhiều đặc trưng khác như phong tục và đặc trưng văn hóa dân tộc.
Doanh nhân người Nhật - Motoshita trong một lần đi cắt tóc đã bị người cắt tóc thẳng thắn phê bình rằng, ông thiếu quan tâm đến diện mạo của mình. Người thợ cắt tóc nói: “Ông người là đại diện của một công ty mà không biết chú trọng đến trang phục, người khác sẽ nghĩ như thế nào? Chắc chắn sẽ cho rằng, đến cả ông chủ cũng tùy tiện như thế này thì chất lượng sản phẩm của công ty liệu có tốt được không?”
Lời của người thợ cắt tóc này thật có lí, một người y phục không chỉnh tề, thần thái không ổn định thì ngay trong phút tiếp xúc đầu tiên đã tự đào hố ươm mầm thất bại cho mình, khó có thể chiếm được cảm tình và sự tín nhiệm của người khác.
Dáng điệu phải đoan trang, cử chỉ phải nho nhã lịch thiệp
Dáng điệu đoan trang cùng với cử chỉ nho nhã, lịch thiệp sẽ thể hiện đạo đức và học vấn của bạn, nó là tố chất văn hóa và quy tắc ứng xử cơ bản của con người.
Quy tắc ứng xử là quy phạm hành vi đối nhân xử thế, nó được thể hiện bởi ngôn ngữ, hành động cụ thể của con người, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình giao tiếp xã hội.
⓵ Quy tắc bắt tay
Thông thường thì chủ nhà, người cao tuổi, người có địa vị cao hơn và phụ nữ sẽ chìa tay ra trước; khách, người nhỏ tuổi, người có địa vị thấp sẽ đưa
tay ra sau đó để nhận hành động bắt tay. Người bắt tay lại thường sẽ cúi khom nửa người phía trên, đầu cúi xuống một chút, có thể dùng hai tay nắm chặt lấy một tay của đối phương nhằm thể hiện sự kính trọng. Đối với chị em phụ nữ, nên dùng hai tay bắt lại tay của đối phương, sau đó lắc qua lắc lại nhẹ nhàng thì đối phương sẽ tự nhiên có cảm giác bạn rất nhiệt tình.
Khi bắt tay, nếu như bạn đang đeo găng tay
hoặc đội mũ thì trước khi bắt tay phải bỏ mũ và
găng tay ra, mắt nhìn thẳng đối phương, gương
mặt tươi cười, không nên nhìn trái nhìn phải
mà phải tập trung chú ý vào người mà bạn đang
bắt tay. Nếu là nam giới bắt tay bạn, theo truyền
thống, họ sẽ chỉ nắm nhẹ các ngón tay bạn, nếu
đối phương làm như vậy với bạn, chứng tỏ đó là
người rất chú trọng đến lễ nghi, bạn đừng quên
gửi cho anh ấy một nụ cười ngọt ngào để tán
thành nhé.
⓶ Nguyên tắc chào hỏi
Khi gặp người
quen biết, nếu như
khoảng cách khá
xa, bạn có thể giơ
tay phải lên để vẫy
chào, cũng có thể
gật đầu chào. Nếu
gặp người bạn
không quá thân thiết thì có thể gật đầu hoặc
cười để chào hỏi. Đối với chào tạm biệt bạn bè hoặc khách khứa, bạn có thể vẫy tay hay vẫy mũ. Biên độ vẫy tay càng lớn càng khiến cho đối phương cảm nhận được sự nhiệt tình của bạn.
⓷ Cử chỉ lịch sự khi nói chuyện
1 Khi hai người khác đang nói chuyện với nhau, nếu không được mời thì tốt nhất bạn không nên xen vào, cũng không chêm vào ý kiến của mình.
2 Nếu có việc gấp cần phải đi trước, nên thông báo với người đang nói chuyện với mình về điều đó.
3 Khi người khác đang nói chuyện với mình, phải kiên nhẫn lắng nghe, không nên ngó nghiêng, hoặc làm một số động tác không liên quan.
4 Khi nhận lời mời, nên giữ lời hứa; nếu có chuyện đột xuất, nên giải thích rõ ràng cho đối phương hiểu.
5 Khi cùng trò chuyện với một nhóm người, không nên chỉ nói chuyện với một, hai người trong thời gian dài. Đôi khi cần chú ý xung quanh, cùng nói với mọi người ở đó, không nên bỏ qua những người khác và cũng không nên nói một mình không ngừng.
6 Không nên thường xuyên đến muộn hoặc về sớm. Không đúng giờ là hành động khiến đối phương mất đi sự thiện cảm với bạn. Đôi khi, nó thể hiện sự không tôn trọng đối phương của bạn. Vì vậy, tuyệt đối đã hẹn phải đúng giờ.
Hãy nhớ kĩ những kĩ năng trò
chuyện tuyệt vời này nhé!
7 Sau khi bữa tiệc kết thúc, nên để cho khách quý về trước, sau đó mới lần lượt cáo từ, không nên về tất cả ngay một lúc.
8 Khi tìm chỗ ngồi, cần nhìn kĩ hàng ghế của mình, không được ngồi lung tung. Nên nhường người cao tuổi ngồi trước.
⓸ Tư thế ngủ cũng cần có văn hóa
Đôi khi, do đi công tác hay du lịch mà chúng
ta có thể ở cùng phòng với đồng nghiệp hay
người lạ, thậm chí là ngủ trên cùng một giường.
Lúc này, tư thế ngủ của bạn sẽ để lại ấn tượng
với người khác, nó thể hiện văn hóa của bản thân
bạn. Vì thế, hãy chú ý nhé!
Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng cũng
đủ để bạn lưu lại hình tượng đẹp của mình trong
mắt bạn bè. Đó có thể sẽ là sức mạnh thúc đẩy
mối quan hệ ngày càng tốt đẹp. Ngược lại, nếu
bạn để lại ấn tượng không tốt chỉ vì tư thế ngủ bất lịch sự của mình thì tiếng xấu nhanh chóng lan truyền và ngay cả sau này bạn cũng khó có cơ hội xóa bỏ.
Mách nhỏ
Dáng vẻ có thể nói lên rất nhiều điều về hiểu biết
và nhân cách của bạn. Đồng thời, nó cũng phản ánh
thói quen sinh hoạt và đặc trưng văn hóa của dân tộc
bạn.
1 Dáng điệu đoan trang có thể được thể hiện bằng
cách ăn mặc, trang điểm.
2 Trang phục cũng là một kênh thông tin, phản ánh được cá tính và tình trạng tâm lí của một người. Thông thường, trong
những dịp trang trọng, nghiêm túc thì nên mặc quần áo tối màu, không nên trưng diện quá lòe loẹt; còn trong các tình huống thông thường, có thể mặc thoải mái một chút, không cần phải quá cầu kì.
3 Bất luận trong tình huống nào, lựa chọn trang phục, phụ kiện nên phù hợp với địa vị, tuổi tác, khí chất, hoàn cảnh của mình. Cần chú ý gọn gàng, trang nhã, hợp người hợp cảnh, thể hiện được gu thẩm mĩ cũng như nền tảng giáo dục tốt đẹp của mình.
Bạn vào https://hoimesach.com để tải thêm những cuốn eBooks hay khác.
Không nên quy kết nhân cách con người chỉ qua một
vài hành động đơn lẻ. Khi đánh giá, bạn cần phải chú trọng đến sự thống nhất của ngôn ngữ và hành động, đồng thời, phải nhận thức mối quan hệ nhân quả giữa một hành động đơn lẻ với một chuỗi hành động khác.
Muốn hiểu rõ thông điệp đằng sau nét mặt, cử chỉ, thái độ con người, tránh tạo ra những hiểu lầm, cần phải nắm vững một số nguyên tắc cơ bản sau.
Nhìn thấu tâm trạng qua chỉnh thể hành động
Trong rất nhiều trường hợp, khi chúng ta vừa nảy
sinh một suy nghĩ nào đó, nhưng cơ thể sẽ áp dụng
phương thức "chỉnh thể hành động" - từ những góc độ khác nhau truyền đạt một thông tin giống nhau.
Trong một số tình huống, một động tác đơn lẻ giống
như một từ đơn, có thể biểu đạt một thông tin hoàn
chỉnh, thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nhưng trong đa số tình huống, cần sự tổ hợp của một chuỗi hành động đơn lẻ, cũng giống như nhiều từ đơn tạo thành một câu, mới có thể thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh. Trong cuốn sách "Làm thế nào để đọc được ý nghĩ của người khác, Henry H. Calero đã gọi sự tổ hợp này là “Nhóm thông tin hành động”.
Ông viết: “Một cử chỉ không chỉ thể hiện một ý nghĩa nhất định, nếu như không hiểu rõ nhóm thông tin tâm trạng (hàng loạt cử chỉ phối hợp liên tiếp), không dung hòa thống nhất các động tác trước sau mà chỉ dựa vào một biểu hiện nào đó đã vội vàng đưa ra kết luận thì khó mà hiểu hết thông điệp đối tượng muốn truyền đạt, dễ gây ra hiểu lầm. Vì thế, khi giao tiếp, không nên chỉ quan sát một số hành động
đơn nhất mà phải chú ý đến sự thống nhất giữa ngôn từ với các hành động đơn lẻ và quan hệ nhân quả của chúng.“
Lí giải nhóm thông tin hành động
Calero và một số học giả đã cùng chụp rất nhiều ảnh tư liệu trong cuộc sống, sau đó thảo luận, đồng thời tiến hành phân tích, nghiên cứu, tổng hợp kĩ lưỡng để tạo nên nhiều “tổ hợp thông tin hành động”.
1 Hai tay khoanh lại, ánh mắt hướng về đối phương, người thẳng như cây bút, hai chân đan chéo vào nhau.
➔ Người nói muốn truyền đạt “thông tin hành động” nghi ngờ đối phương.
2 Một người đi thật nhanh vào trong phòng nhưng lại không ngồi xuống ngay. Khi người khác mời họ ngồi
xuống thì họ lại lựa chọn một vị trí có thể cách xa mọi người, vắt chân chữ ngũ, khoanh tay ôm ngực, nhìn hướng ra phía cửa sổ.
➔ Một loạt động tác này chứng tỏ tâm trạng
3 Trong
quá trình nói
chuyện, đối
phương
thỉnh thoảng
kéo quần,
ngồi không
yên.
➔ Là động tác
thường thấy khi chuẩn bị đưa ra một quyết định.
5 Khi cuộc
trò chuyện
diễn ra suôn
sẻ, đối
phương đột
nhiên cởi nút
áo khoác ngoài, bỏ vắt chân chữ ngũ, ngồi ra mép ghế, tiến gần về phía bàn - nơi ngăn cách bản thân với người nghe hoặc
nghiêng người về phía đối phương.
bất ổn, lo lắng, tâm lí khó chịu.
4 Một
người dùng
tay hoặc gõ
bút lên trên
mặt bàn,
rung chân,
lấy bàn chân
gõ lên trên
sàn nhà hoặc chau mày, hai môi mím chặt.
➔ Thể hiện “thông tin hành động” chán chường.
6 Cơ thể
tách ra xa
một chút,
nghiêng
người nhìn
đối phương,
thỉnh thoảng xoa mũi.
➔ Tư thế điển hình thể hiện ý nghĩa phủ định.
➔ Cuộc đối thoại sắp
đến lúc đạt được sự
thống nhất, chuẩn bị
tiến tới một thỏa thuận
nào đó.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi bạn đưa ra một lời mời, làm thế nào để phán đoán được suy nghĩ chân thực qua cử chỉ của đối phương?
➔ Nét mặt vô cảm hoặc nụ cười không tự nhiên, chứng tỏ coi nhẹ sự việc.
Mách nhỏ
➔ Gật đầu lia lịa và cười vui vẻ, chứng tỏ những điều cô ấy nói là thật.
Người xưa thường đánh giá: Nam ngồi rung chân thì nghèo khó, nữ ngồi rung chân thì bần tiện. Mặc dù, những nhận xét này có thể vô căn cứ nhưng qua đó cũng cần khẳng định rằng những hành động bất nhã sẽ ảnh hưởng không
tốt tới mối quan hệ của con người, các bạn gái nhớ chú ý nhé!
Tìm hiểu kĩ về ngôn ngữ cơ thể phong phú của con người là bàn đạp cho việc nắm vững các kĩ năng giao tiếp. Cần trải qua quá trình luyện tập lâu dài mới có thể vận dụng những kiến thức này một cách tự nhiên. Chỉ có lí giải được ý nghĩa những chuỗi hành động, qua đó hiểu được thông tin muốn truyền đạt sau hành động ấy, đồng thời vận dụng chúng vào cuộc sống thì bạn mới có thể gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
dùng ngôn ngữ cơ thể
Ấn tượng của con người có tới 77% đến từ ánh mắt,
14% đến từ đôi tai, 9% đến từ những giác quan khác.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể vận
dụng những ngôn ngữ cơ thể khác nhau để tạo nên
sức hút trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội!
Mặc dù con người dùng ngôn ngữ để truyền tải thông tin, nhưng ngôn ngữ không chỉ được hiểu là lời nói, dù là người nói hay người nghe, sự truyền đạt hay tiếp nhận thông tin một cách chính xác còn phải thông qua ngôn ngữ cơ thể như thái độ, động tác, tư thế... của cả hai bên.
Hãy dùng ánh mắt để “lắng nghe”
Trong thực tế, hành động nói và nghe
của một người là quá trình thay thế cho
việc sử dụng đôi mắt và đôi tai.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia
ngôn ngữ học người Mỹ, ấn tượng của con
người có 77% đến từ đôi mắt, 14% đến từ
đôi tai, 9% đến từ những giác quan khác.
Ấn tượng đầu tiên của con người trong
quá trình giao tiếp đôi khi có tác dụng vô
cùng quan trọng. Vì thế, khi các bạn gái nói chuyện với đối phương, cần phải quan sát xem cử chỉ và hành động của mình có được đối phương chấp nhận hay không, không nên mở miệng là thao thao bất tuyệt, không sao dừng được mà không hề biết rằng đối phương có thể không thích 1-5 nghe, nghe không hiểu gì hoặc hoàn toàn không muốn nghe.
Vấn đề ở đây có thể là do cử chỉ, thần thái. Ví dụ như nét mặt kiêu căng, ngạo mạn có thể làm tổn hại đến lòng tự trọng của người nghe; thái độ lạnh lùng có thể khiến người nghe mất đi cảm hứng lắng nghe; cử chỉ suồng sã có thể khiến người nghe không tôn trọng bạn; biểu đạt thiếu tự tin khiến người nghe nảy sinh sự nghi ngờ; động tác hỗn loạn sẽ làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người nghe dành cho bạn; nét mặt quá nghiêm túc sẽ khiến người nghe có cảm giác ức chế và căng thẳng.
Cơ thể cũng biết nói chuyện
Tác dụng của ngôn ngữ cơ thể trong quá
trình giao tiếp không chỉ dừng lại ở truyền
đạt thông tin mà còn thể hiện ở sự phản
hồi thông tin. Một người giỏi giao tiếp,
nhất cử nhất động đều có thể tạo được hiệu
quả trong quá trình truyền đạt thông tin,
hơn nữa, họ sẽ nhận ra sự phúc đáp của
đối phương, đồng thời, tạo ra phản ứng
thích hợp từ ngôn ngữ cơ thể của đối
phương.
Đặc biệt hơn, đôi khi lời nói ra từ miệng
của đối phương không hẳn là điều mà đối
phương nghĩ. Lúc này, bạn cần phải quan
sát ngôn ngữ cơ thể của họ mà đưa ra phán
đoán chính xác, hiểu được điều mà đối
phương đang nghĩ. Vì vậy, người biết nói
chuyện đồng thời cũng phải là người giỏi
lắng nghe và giỏi quan sát.
Đôi khi, lắng nghe không chỉ là vận
dụng đôi tai mà còn phải dùng tới con mắt
quan sát xem đối phương muốn nói gì, từ đó, hồi đáp lại thông tin của đối phương, thể hiện bạn là một người lịch sự và biết lắng nghe.
Mách nhỏ
Đôi khi, chúng ta không biết tại sao mình
lại bị người khác ghét? Thực ra, nguyên nhân
có thể không có gì to tát mà chính những hành
động nhỏ của bạn đã vô tình khiến cho đối
phương có ác cảm.
1 Khi nghe đối phương nói, dù thế nào đi chăng nữa cũng không được phân tán tư tưởng mà phải chuyên tâm lắng nghe.
2 Trong lúc đối phương đang phát biểu ý kiến, tuyệt đối không được di chuyển ánh mắt từ mặt người nói sang nơi khác.
Nếu muốn đến một chỗ khác lấy nước uống, phải đợi tới lúc đối phương dừng lời,nếu không sẽ khiến cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng. Đặc biệt, không nên cắt ngang sự tập trung khi đối phương đang nói tới cao trào của sự việc. Nếu bạn làm như vậy, sẽ dễ dàng bị coi là cô nàng tùy tiện, không hiểu phép lịch sự.
3 Khi nghe đối phương kể về chuyện khiến họ đau lòng, bạn có thể đưa tay ra nắm chặt lấy tay hoặc là vỗ nhẹ vào vai của đối phương, như vậy sẽ truyền đi thông tin “đồng cảm”với họ, khiến họ tin tưởng và cảm kích trước tình cảm của bạn.
Những cấm kị trong bày tỏ thái độ
Những biểu hiện và thái độ trong khi nói chuyện sau có thể khiến người nghe chán ghét:
Hai lưu ý để tạo ra sức hút khi nói chuyện
Làm thế nào để đối phương muốn nghe bạn nói và hiểu lời bạn nói đây? Hãy nắm chắc hai lưu ý quan trọng dưới đây để cho lời nói của bạn được đối phương thấu hiểu nhé!
⓵ Chân thành
Hãy nhớ lại, bạn đã bao giờ đối mặt với tình huống này chưa: Khi một người nào đó ăn nói rất khó nghe, bạn biết là họ đang nói mình, nhưng bạn lại không hề tức giận bởi bạn hiểu rằng, người đó đang góp ý và nghĩ cho bạn, mong bạn sửa đổi để tốt hơn.
Những ai đã từng dám góp ý như vậy với bạn? Hẳn là cha mẹ và bạn bè thân thiết đúng không? Đó là bởi vì họ là những người luôn yêu thương và quan tâm đến bạn, luôn muốn bạn trở nên hoàn thiện hơn.
Vì vậy, trước khi nói chuyện với người khác, trước tiên hãy để cho họ cảm nhận được thành ý của mình.
Ba nguyên tắc chân thành khi nói
chuyện
1 Thái độ phải nghiêm túc, cử động cơ thể không nên quá thả lỏng cũng không được quá tùy tiện.
2 Mắt phải nhìn thẳng đối phương, kèm theo sự ấm áp thì càng tốt.
3 Tốc độ nói chuyện không nên quá nhanh, đủ khiến cho đối phương hiểu được nội dung mà bạn nói.
⓶ Nhiệt tình
Nhiệt tình không có nghĩa là phải hoa chân múa tay hay nói thật to, mà là khi bạn hiểu rõ những điều mà mình muốn bày tỏ, dùng ánh mắt tự tin, trình bày tỉ mỉ cho đối phương nghe!
Ba nguyên tắc nhiệt tình khi nói chuyện
1 Phải tự tin, bởi vì đến bản thân mình còn không tin tưởng vào những điều mình nói thì người nghe làm sao có thể có cảm hứng.
2 Khi không tự tin, phải làm tốt công tác chuẩn bị, luyện tập vài lần cho thuộc những điều quan trọng muốn nói, để khi nói chính thức sẽ lưu loát hơn và khiến người nghe hứng thú với những điều bạn nói.
3 Dùng từ ngữ dễ hiểu, không nói những điều quá sách vở! Khi nói chuyện với đối phương tốt nhất không nên để họ cứ phải hỏi câu vừa rồi có ý nghĩa gì? Ngắt quãng vấn đề vừa nói để giải thích, sau đó mới quay trở lại chủ đề chính sẽ làm mất thời gian và khiến câu chuyện trở nên rời rạc.
Phần 2
Đọc thái độ qua giọng nói
Nhân vật nữ chính tốt nhất cần phải biết thể hiện hỉ nộ ái ố. Để làm được điều này, ngoài nét mặt và những động tác cơ thể, còn cần tới sự phối hợp của “âm thanh”.
Hãy nghe giọng nói của chính mình
Nói chuyện cần giống như chơi một bản nhạc hay, phải nhập tâm các nốt nhạc vào trong đầu, lúc cần nhanh sẽ nhanh, lúc cần chậm sẽ chậm, như vậy mới tấu lên
được bản nhạc một cách thuần thục.
Khi nói chuyện với người khác, bạn đã bao giờ
lắng nghe âm thanh của chính mình chưa? Giọng của bạn khi người khác nghe thấy sẽ như thế nào? Điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải có giọng nói ngọt ngào hay du dương như những bản nhạc. Sự cao thấp của âm vực, giọng nói trong hay khàn của mỗi người là khác nhau và có liên quan tới cấu tạo bẩm sinh của cơ thể chúng ta. Vì vậy, giọng nói ngọt ngào, du dương hay không không quan trọng, âm vực không phải là điều then chốt quyết định giọng nói của bạn có rõ ràng hay không.
Phương pháp nghe giọng của chính mình
Muốn nghe giọng nói của chính bạn như thế nào khi nói chuyện với người khác, dùng máy ghi âm ghi lại giọng nói của mình là một phương pháp. Tuy nhiên, nó cũng không phản ánh được một cách
chính xác giọng thật của bạn. Lúc này, bạn
có thể thử một cách khác: dùng hai bàn tay
bịt hai tai, lòng bàn tay ấn nhẹ tai, sau đó
bắt đầu nói, lúc này có thể nghe rõ từng
câu, thậm chí từng chữ mình nói.
Dùng biện pháp này, bạn có thể nghe rõ
được giọng nói của chính mình là cao hay
thấp, có rõ ràng hay không, thanh điệu có
mềm mại không, có lay động lòng người không. Qua việc xác nhận lại giọng nói của mình, bạn sẽ tìm ra sai sót, đồng thời cũng tìm ra phương thức chỉnh sửa. Chỉ cần luyện tập thường xuyên thì cho dù
không sở hữu chất giọng êm ái tự nhiên đi chăng nữa, bạn vẫn có thể khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái.
Chớ làm "súng liên thanh" và "pháo cao xạ"
Nói quá nhanh, cũng giống như súng
liên thanh nhả đạn thần tốc khiến đối
phương chết mà chưa kịp biết tại sao mình
chết, người nghe không nghe rõ những
điều bạn đang nói, họ không biết bạn nói
gì; bạn có khả năng nói nhanh không có
nghĩa là người nghe cũng có khả năng
nghe nhanh.
Mục đích của trò chuyện là khiến cho mọi người đều hiểu thông tin bạn muốn truyền đạt. Vì thế, bạn nên rèn luyện bản thân, khi nói chuyện phải biết khi nào cần nói nhanh, khi nào cần nói chậm, khiến cho âm thanh được truyền đến tai người nghe một cách rõ ràng. Nói một câu, người nghe cũng hiểu một câu, không cần phải hỏi lại, bởi không phải ai cũng dám mạo muội yêu cầu bạn nói lại lần nữa!
Ở
Ở những nơi tương đối ồn ào như nơi
cộng cộng hoặc các công trường đang thi
công, tất yếu là bạn phải nói to để đối
phương nghe được rõ ràng, còn bình
thường sẽ là không tốt khi bắn "pháo cao
xạ" vào tai người khác. Con người khi nhất
thời cao hứng sẽ đột nhiên nói to, nếu như
có nhiều người đang cùng ở trong phòng,
giọng nói quá to của bạn có thể sẽ khiến
những người còn lại thấy phiền phức; còn nếu như ở nơi công cộng sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ, tốt nhất là hãy luôn luôn nhắc nhở chính bản thân mình rằng, người bên cạnh mình không bị điếc.
Tấu lên bản hợp ca giao tiếp
Bây giờ thì các bạn gái đã biết khi nói
chuyện không nên nói quá nhanh hoặc quá
to rồi chứ, song điều này không có nghĩa là
yêu cầu mỗi câu nói của bạn phải đều đều,
không trầm không bổng, bởi như vậy sẽ
khiến cho những người nói chuyện với bạn
có cảm giác buồn ngủ.
Một bài hát từ đầu đến cuối chỉ có mỗi một giai điệu, hẳn là bạn sẽ không thích nghe. Nói chuyện cũng giống như hát, cần phải có những nốt cao nốt thấp, cũng cần lên bổng xuống trầm để câu chuyện "có hồn" hơn.
Lên bổng xuống trầm là phương pháp điều tiết âm thanh to nhỏ, mạnh yếu, điều này cũng giống như bản nhạc có những nốt nhanh chậm khác nhau, nếu muốn nói hay và truyền cảm như một bản nhạc hòa tấu thì phải nhớ những nốt nhạc đó trong đầu. Hãy nhớ rằng lúc cần nhanh phải nhanh, lúc cần cao phải cao, lúc cần chậm phải chậm, lúc cần xuống thấp phải xuống thấp, khiến cho từng câu
chữ kết hợp một cách hoàn mĩ không chút
sai sót, tấu nên một "khúc ca" lưu loát, thể
hiện được trọn vẹn tâm trạng, cảm xúc của
bản thân.
Có như vậy,
lời nói của bạn
mới tràn ngập
cảm xúc, hấp
dẫn người nghe.
Mách nhỏ với
các bạn gái rằng,
hãy thử lựa chọn
một thần tượng được mọi người yêu thích, bắt chước thần thái nói chuyện của họ, bạn sẽ phát hiện ra, sau một thời gian trải qua “tập luyện”, giọng nói và thần thái của bạn chắc chắn sẽ khác trước rất nhiều.
Bài luyện tập giao tiếp
Làm thế nào để thể hiện tốt ngữ điệu, gây được sự chú ý và chiếm được cảm tình của người nghe? Hãy chú tâm quan sát và luyện tập hàng ngày nhé, ví dụ: lúc cao hứng giọng điệu sẽ mạnh mẽ; khi đắn đo, tông giọng xuống thấp, giọng điệu khổ sở. Luyện ba câu dưới đây, so sánh tâm trạng xem khác nhau như thế nào nhé!
Nói là khả năng bẩm sinh của con người, tuy nhiên
việc có luyện được giọng nói truyền cảm hay không
phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người. Tập luyện
giọng nói của chính mình là bài học đầu tiên để diễn thuyết tốt!
Nói là khả năng bẩm sinh của con người, tuy nhiên việc có luyện được giọng nói truyền cảm hay không phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người.
Có người nói chuyện rất hay khiến người nghe thích thú, nhưng cũng có người mỗi khi mở lời đều khiến người nghe có cảm giác khó chịu. Đây thực sự là điều đáng lo lắng, bởi vì nói chuyện không khéo, không tạo được thiện cảm không chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ xã hội, mà còn có những tác động xấu đến công việc và sự nghiệp của bạn!
Bạn cũng có thể sở hữu giọng nói tuyệt mĩ
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết những mâu thuẫn và xung đột đều nảy sinh do cách nói chuyện không phù hợp, hai bên không hiểu nhau dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc. Không nên chỉ biết ngưỡng mộ giọng nói tuyệt vời của người khác, thực ra lời nói có dễ nghe hay không phần lớn là nằm ở âm lượng, ngữ điệu, tốc độ… có thích hợp hay không.
Muốn có được giọng nói tuyệt mĩ thì phải luyện tập phát âm nhiều hơn nữa. Lời nói là âm thanh sau khi trải qua quá trình cộng hưởng, khuếch đại, biến hóa âm điệu hình thành nên. Việc phát âm
một từ là cả một quá trình, quá trình này là sự kết hợp chủ động hoặc bị động của các cử động cơ hoành, cơ ngực, phổi, khí quản, cuống họng, mũi, miệng, hàm... Thông thường, âm mà thanh đới phát ra là rất nhỏ bé và yếu ớt, cần phải có sự cộng hưởng của vòm
họng mới có thể khuếch đại. Giọng nói của
con người là sự cộng hưởng của năm
khoang bao gồm vòm ngực, vòm họng,
vòm miệng, xoang mũi, xoang đầu. Tác
dụng của vòm ngực là khiến cho thanh âm
mộc mạc; vòm họng làm cho âm thanh trở
nên lưu loát, mềm mại; phía cuối vòm
miệng khiến thanh âm nghe có vẻ ảm đạm;
lợi dụng cộng hưởng của xoang mũi khiến
âm thanh trở nên đoan trang, tuyệt mĩ; thanh âm cộng hưởng ở xoang đầu làm cho người nghe được rõ ràng hơn.
Sự kết hợp lần lượt của năm bộ phận này hình thành nên một đường ống, khiến cho âm phát ra từ thanh đới trở nên thuần thục, trơn tru. Vì thế, muốn có một giọng nói hay và dễ nghe thì phải thường xuyên luyện tập với từng bộ phận khác nhau để tạo nên sự cộng hưởng, tìm được phương thức phát ra âm thanh tuyệt vời nhất.
Dùng âm lượng thích hợp
Khi nghe điện thoại, nếu âm thanh phát ra từ ống nghe quá to, chúng ta thường đưa ống nghe cách xa tai, đồng nghĩa với nó, nếu bạn nói chuyện quá to cũng sẽ khiến người khác tạo ra một khoảng cách với bạn!
Giọng nói to như sấm sẽ tạo ra cảm giác mệt mỏi cho người nghe, cũng dễ dàng khiến người nghe hiểu lầm. Chẳng hạn khi bạn nghe thấy những tiếng nói rất to giữa hai người nọ, bạn ngỡ là họ đang cãi nhau, nhưng thực ra chỉ là hai kẻ "to mồm” đang nói chuyện với nhau mà thôi.
Nói chuyện quá to dễ gây hiểu lầm là bạn đang bực tức gì đó. Vì thế, các bạn gái không nên dùng âm lượng quá lớn, chỉ cần đủ để người nghe có thể nghe rõ ràng là được.
Ngược lại, nếu như nói quá nhỏ, thì dù
nói điều gì cũng chỉ mỗi bản thân mình
nghe thấy, người khác cho dù có tập trung
lắng nghe đến đâu cũng không nghe thấy
gì cả, điều này cũng không tốt. Khi diễn
thuyết càng không nên dùng âm lượng quá
nhỏ, bởi vì những người bên dưới khi
nghe không rõ sẽ dễ dàng không lắng nghe
bạn nữa mà bắt đầu nói chuyện riêng. Mục
đích chúng ta nói chuyện chính là muốn giao lưu với mọi người, nếu khiến đối phương không nghe được rõ ràng những lời bạn nói thì coi như mục đích ban đầu của việc trò chuyện không còn nữa, lúc này sẽ thành miệng nói tai tự nghe mà thôi!
Lựa chọn cách nói sinh động
Bạn đã bao giờ nghe kịch trên radio chưa? Mặc dù, chúng ta không nhìn thấy những biểu cảm thể hiện trên khuôn mặt người diễn kịch nhưng qua âm thanh chúng ta có thể hiểu được tâm trạng của họ, từ đó mà hòa vào vở kịch. Bất luận là kịch phát thanh, kịch trên sân khấu hay trên ti vi, phim ảnh, một diễn viên giỏi phải thể hiện được tâm trạng buồn, vui, yêu thương, giận hờn, ngoài sự biểu hiện của khuôn mặt và ngôn ngữ cử chỉ còn cần phải có “sự thể hiện của âm thanh”.
Giả sử một người bạn tường thuật lại
cho bạn chuyến đi du lịch một ngày của họ,
nội dung như sau: “Tuần trước, tôi với bạn
gái cùng lên dãy A Lý Sơn ngắm mặt trời
mọc, khi mặt trời vừa từ từ ló ra sau làn
mây, tỏa ra một vầng ánh sáng ấm áp,
chúng tôi liền cao hứng hét lớn. Cảnh mặt
trời mọc khi ấy thật khó mà quên được."
Hãy thử nghĩ xem, cảnh đẹp như thế này, nếu như cậu bạn ấy dùng giọng nói đều đều để miêu tả thì chắc chắn là không thể nào truyền tải hết vẻ đẹp của nó tới người nghe, thậm chí còn khiến cho mọi người nghĩ rằng, cảnh mặt trời mọc trên núi A Lý Sơn chẳng đẹp một chút nào.
Ngữ điệu nói chuyện có khả năng thể hiện tình cảm, khiến người nghe tiếp thu một cách rõ ràng thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Ngữ điệu rời rạc, không có sự biến đổi thì khó có thể thể hiện sự sinh động của nội dung, sẽ khiến người nghe cảm thấy khô khan vô vị, không có cảm hứng nghe, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
Không nên nuốt chữ, nói nhanh
Người dẫn chương trình, diễn viên nổi
tiếng T.V. dù nói chuyện khá nhanh nhưng
những câu nói của cô lại rất rõ ràng nên
chiếm được cảm tình của đông đảo khán
giả. Tốc độ nói chuyện nhanh của cô không
những không khiến cho người nghe cảm
thấy nghe không hiểu mà ngược lại còn
khiến cho lượng người nghe ngày một
nhiều bởi cô nói năng rất rõ ràng, tốc độ nói mặc dù nhanh nhưng người nghe vẫn hiểu lời cô nói. Tuy nhiên, để làm được như vậy, cô ấy đã phải luyện tập rất nhiều. Bạn gái chúng mình cũng đừng bỏ qua việc luyện tập này nhé.
Nói chuyện nuốt chữ giống như đang chơi trò chơi Nói khi ngậm nước, nhưng lại với người nghe bên cạnh. Nói năng ấp úng khiến người nghe không hiểu lời bạn nói và còn cảm thấy khó chịu, một câu nói bình thường có khi biến thành câu chuyện cười. Ngoài ra, phát âm không chuẩn cũng ảnh hưởng tới tính xác thực của thông tin mà mình muốn truyền đạt. Ví dụ, bạn muốn người nghe đi mua cho bạn một “lạng chè”, kết quả người nghe lại mua về cho bạn một
"bát chè", tạo ra tình huống dở khóc dở
cười.
Lược bỏ những trợ từ không cần thiết
Để lời nói thêm sinh động, linh hoạt, thông thường chúng ta hay sử dụng một vài trợ từ để câu nói thêm truyền cảm. Tuy nhiên, nếu như dùng quá nhiều trợ từ sẽ khiến cho lời nói đứt đoạn, thiếu đi tính nhất quán.
Một nhân vật nổi tiếng nọ được mời
đến phát biểu tại trường học. Sau khi được
người dẫn chương trình giới thiệu, anh ta
nói một tràng: “Hi, xin chào tất cả mọi
người! Hôm nay, à bản thân tôi, rất là vui,
a có thể đến trường mình phát biểu a,
đúng là thật vinh dự quá! À, trước tiên, à
tôi muốn…”
Nghe đến đây, liệu bạn có muốn nghe
nữa không? Kết quả cả một buổi diễn
thuyết chỉ nghe thấy toàn những trợ từ
như : “a”, “ơ”, “ừ”…, không chỉ khiến
người nghe chán nản mà nội dung bài diễn
thuyết cũng bị những trợ từ này xé nát vỡ
vụn ra thành từng mảnh, người nghe sẽ
không nhận ra đâu là nội dung chính của
bài diễn thuyết. Như vậy, cho dù bài diễn
thuyết có hoa mĩ tới đâu cũng không thể gây ấn tượng và làm rung động lòng người.
Không biết cách sử dụng trợ từ hợp lí sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn chẳng có gì để nói, đặc biệt là trên sân khấu hay thuyết trình báo cáo, chúng ta nên giản lược đi những trợ từ không cần thiết, tránh trường hợp khiến cho người nghe hoặc cấp trên cho rằng bạn chuẩn bị không chu đáo.
Phát âm và ngắt câu chuẩn xác
⓵ Ngắt câu
Ngày xửa ngày xưa, có một phú ông vô cùng keo kiệt. Ngày nọ, một thư sinh họ Trương là họ hàng xa của phú ông tới thăm, phú ông không thiết đãi gì đặc biệt mà còn nghĩ, ngày hôm sau phải đuổi hắn ra khỏi nhà.
Sáng hôm sau, trời đổ mưa lớn, phú
ông liền lấy bút ra viết hai dòng thơ: “Trời
mưa lưu khách của trời, khách trời trời
giữ khách ta không giữ”.
Thư sinh họ Trương nghe thấy, trong
lòng biết được dụng ý xa xôi của phú ông
bèn lấy bút thêm vào câu thơ vài dấu câu:
“Trời mưa lưu khách của trời, khách trời,
trời giữ, khách ta không? Giữ!”
Phú ông đọc được, mặt biến sắc nhưng cũng đành phải để cho chàng thư sinh họ Trương tiếp tục ở lại.
Hẳn nhiều người đã nghe qua câu chuyện này và bật cười vì sự lém lỉnh của anh chàng thư sinh. Trên thực tế, nếu để tâm quan sát
một chút, bạn sẽ phát hiện ra rằng trong cả văn nói và văn viết đều giống nhau, chỉ cần đặt sai một dấu câu, ý nghĩa và thông tin muốn truyền đạt có thể đã hoàn toàn sai lệch.
⓶ Phát âm gây cười
Một cô giáo ở trường tiểu học no mắc bệnh nói ngọng "l" thành "n". Một hôm, trong giờ học, cô hỏi học sinh: “Các em thân mến, em nào có thể tìm cho cô hình hoa Nan?”
Kết quả là học trò đứa nọ nhìn đứa kia, rồi đồng loạt lật tung sách vở lên tìm hình cái quạt nan. Hóa ra là do cô giáo nói ngọng nên phát âm "lan" thành "nan" và đã gây nên tình huống dở khóc dở cười trên.
Cô giáo nhìn thấy các em học sinh của
mình như vậy thì ngại đến đỏ mặt tía tai,
học sinh thì được một trận cười vỡ bụng.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy, khi
nói chuyện không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến
hiểu nhầm và gây ra những tình huống khó
xử.
Phát âm sai không chỉ ảnh hưởng tới việc người nghe không hiểu được những gì bạn nói, mà còn có thể tạo những ấn tượng không tốt. Chính vì vậy, để tránh trường hợp tự đem mình ra làm trò cười thì việc luyện tập phát âm là rất cần thiết!
Mặc dù những lời bạn nói ra có thể rất chân thành,
nhưng vẫn có lúc không được đối phương đồng tình. Vì thế, trước khi nói chuyện hãy chú ý chuẩn bị giọng nói của mình cho phù hợp.
Ngôn ngữ vốn phụ thuộc vào âm thanh, vì thế một
câu chuyện dù hay đến mấy mà ngôn ngữ không rõ ràng thì đối phương cũng không nghe được, như vậy khác nào làm mất đi ý nghĩa của lời nói; đồng thời, nếu cách nói mà khiến đối phương không thoải mái, thậm chí còn chưa đi vào chủ đề chính đã khiến cho họ cảm thấy khó chịu, thì cuộc nói chuyện sẽ không thể tiếp tục. Bởi vậy, trước khi nói chuyện, hãy chú ý những phát ngôn và giọng nói của mình, quan trọng nhất là sự cao thấp, mạnh yếu, biến hóa trong giọng nói có phù hợp với tình huống, mục đích lúc đó hay không?
Âm thanh phải truyền được tới tai của đối phương
Nếu như lời nói không truyền được tới
tai của đối phương thì nội dung đương
nhiên là không thể truyền tải được. Vì vậy
sẽ làm mất đi ý nghĩa của cuộc trò chuyện.
Ví dụ như lúc diễn thuyết, nếu như diễn
giả dùng lời nói yếu ớt, nhỏ bé như khi nói
chuyện một mình để diễn thuyết thì âm
thanh không thể truyền được tới tai của người nghe. Như vậy, cho dù bài diễn thuyết có ý nghĩa đến mấy cũng chỉ là một bài diễn thuyết thất bại. Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, giọng nói quá nhỏ không chỉ khiến đối phương không nghe thấy rõ mà có khi còn bị hiểu lầm là thiếu tự tin.
Cho nên trong giao tiếp nên điều chỉnh âm lượng vừa đủ để đối phương nghe rõ được âm thanh mình nói. Nếu không lời nói sẽ bị sai lệch, đối phương hoàn toàn không nghe được những gì bạn nói.
Không nên nói lúng búng
Nếu lời nói chưa kịp thoát ra đã bị nuốt
vào trong sẽ khiến cho đuôi câu nói mơ hồ,
không rõ ràng, nói cũng như không nói,
người nghe sẽ không nắm bắt được thông
tin, không hiểu được điều mà bạn thực sự
muốn truyền đạt.
Vì thế, để đảm bảo nội dung truyền đạt
được gẫy gọn, tuyệt đối không được để lời nói lúng búng trong miệng khiến cho đối phương nghe nhưng không hiểu.
Do đó, trước khi nói phải suy nghĩ kĩ xem lời mình nói sẽ truyền đạt tới đâu hay phần kết có bị biến mất không, hãy chú ý để hạn chế trường hợp này nhé.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Lời nói cũng có thể được hoàn thiện qua luyện tập, các bạn gái đừng vì lười rèn luyện mà ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp nhé.
Mách nhỏ
Hàng ngày, các bạn gái nên đọc nhiều sách
vở để tăng thêm vốn từ mới và biết cách dùng từ chuẩn xác, từ đó trau dồi kĩ năng nói
chuyện và trở nên tự tin hơn trong giao tiếp.
1 Để có một bài diễn thuyết xuất sắc, bạn
gái có thể rèn luyện bằng phương pháp viết trước ra giấy bài diễn thuyết đó với 200 từ, trong đó các từ không nên lặp lại. Mặc dù, khi nói chuyện khó có thể chuẩn xác như bài viết đã được chuẩn bị trước, tuy nhiên chúng ta cũng sẽ
chú ý hơn tới lượng từ, ý thức được việc không nên dùng nhiều từ lặp lại mà nên tăng thêm những từ ngữ khác nhau để tạo nên sự thay đổi trong lời nói.
2 Nếu lặp đi lặp lại một từ nhiều lần sẽ khiến người nghe có cảm giác như đang nghe một chiếc máy ghi âm lời thoại phát ra những câu giống hệt nhau, khiến lời nói trở
nên nhạt nhòa, không có điểm nhấn và trọng tâm, người nghe sẽ khó nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải.
3 Một số người khi đang nói chuyện bỗng nhiên không tìm ra được từ nào thích hợp để diễn đạt thông tin mình muốn truyền tải, cuối cùng đành phải dùng cách kéo dài lời nói mà không ngờ rằng cách nói ngập ngừng như vậy rất khó thu hút sự chú ý của người nghe.
Tránh dùng những lời nói quá kích động
Các bạn gái nên nhớ, đừng vì bị kích động mà nói những lời nói khó nghe, nó sẽ khiến đối phương sợ hãi và chán ghét bạn.
Trong giao tiếp, một số người sử dụng ngôn ngữ quá hằn học, trịch thượng hoặc quá cứng nhắc, khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu và có thể gây ra những xung đột không đáng có. Ngoài ra, cộng thêm hoàn cảnh, âm lượng của giọng nói không phù hợp đều ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giao tiếp. Vì vậy, khi nói chuyện không nên dùng ngữ khí bề trên, hách dịch tạo cho người nghe cảm giác bị uy hiếp, nên điều chỉnh giọng nói và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh, dùng cách thức tự nhiên nhất và dùng giọng nói của chính mình để nói chuyện, từ đó, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với người nghe.
Không nên nói năng lè nhè, thiếu tuần tự
Có một số người quá chậm chạp khi nói chuyện, điều này không chỉ khiến người nghe cảm thấy chán ngán mà còn không nghe rõ thông tin mà người nói muốn truyền đạt. Có người khi nói chuyện lại cúi đầu lắp ba lắp bắp, giọng điệu rời rạc "như cơm nguội" giống như tự độc thoại. Đây đều là những thói quen không tốt. Khi giao tiếp nên sử dụng ngôn từ chính xác, với một ngữ điệu phù hợp, không quá nhanh, cũng không quá chậm, tốc độ nói chuyện vừa phải, hơn nữa tuyệt đối không được nói năng thiếu tuần tự, không đến đầu đến đũa làm giảm hiệu quả giao tiếp.
Sự đơn điệu đáng ngại
Ngữ khí khi nói chuyện quá đơn điệu, hoặc phát âm không chuẩn đều dễ dàng khiến cho người nghe thấy nhàm chán, không thu hút, nó giống như cảm giác phải ăn một món ăn thiếu gia vị. Âm lượng lớn hay nhỏ, tông giọng cao hay thấp đều cần phải được cân nhắc trước khi nói để phù hợp với hoàn cảnh lúc đó và thứ tự của nội dung nói chuyện, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả giao tiếp.
Quá lớn tiếng trong một hoàn cảnh không phù hợp hay dùng ngôn từ, giọng điệu khó nghe sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, bực bội, không còn nhẫn nại nghe chuyện nữa. Đặc biệt, trong hoàn cảnh có khá đông người nghe thì càng phải chú ý đến âm lượng to nhỏ, mạnh yếu, ngừng nghỉ, ngắt đoạn...
Để thường xuyên được tặng eBooks hay qua Zalo, mời bạn vào đây: https://zalo.hoimesach.com
"Trọng âm cũng giống như ngón tay trỏ của con người, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng nhất trong câu nói". Cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng trọng âm để tránh gây ra những hiểu lầm hay xung đột.
Sử dụng trọng âm trong những hoàn cảnh giao
tiếp phù hợp cũng là một kĩ năng nhằm chuyển tải nội dung một cách chuẩn xác nhất.
⓵ Đặc điểm của "trọng âm"
"Trọng âm" trong tiếng Việt thể hiện
qua sự lên xuống, cao thấp của giọng nói.
Trọng âm không được thể hiện trên văn
bản mà dựa trên cách nhấn giọng trong
khẩu ngữ.
⓶ Nhấn mạnh trọng âm
Để nhấn mạnh một từ ngữ hay muốn
bộc lộ một tình cảm mãnh liệt, chúng ta có
thể thêm trọng âm vào câu nói.
Đặc điểm của trọng âm
Nhà viết kịch nổi tiếng người Nga - Stanislavski đã từng nói: “Trọng âm cũng giống như ngón tay trỏ của con người, nhấn mạnh từ quan trọng nhất trong câu nói."
Vị trí của trọng âm khác nhau thể hiện ý đồ khác nhau của người nói.
Ví dụ:
“Bạn có hiểu không?” Trong câu nói
này, nếu như chữ “hiểu” không nhấn mạnh
thì chỉ là một câu hỏi thăm dò thông
thường. Nếu như trọng âm rơi vào chữ
“hiểu” thì nó lại biến thành câu hỏi với
hàm ý coi thường.
Một lãnh đạo
cao cấp của ngân
hàng nọ và
trưởng nhóm
lần lượt nói với
nữ nhân viên hai
ngày đi muộn
liên tiếp: “Cái cô
này, lại đến
muộn à?”
Cùng là một
câu nói, chủ
quản cao cấp
nhấn mạnh, kéo
dài và vang chữ
“cái cô này”, còn
trưởng nhóm lại
kéo dài và vang
chữ “lại”, nên
kết quả mang
đến cũng hoàn
toàn khác nhau.
Nghe lãnh đạo nói như vậy, nhân viên nữ cúi đầu lắp bắp,có cảm giác xấu hổ. Nhưng cũng là câu nói ấy của trưởng nhóm thì nữ nhân viên lại hỏi vặn lại như một cái máy: “Thì có làm sao? Đến muộn thì đã đến muộn rồi, cùng lắm là trừ lương chứ sao!”
Chính bởi vì vị trí của trọng âm không
giống nhau, nên ý nghĩa mà hai người
muốn nhấn mạnh, tình cảm mà hai người
muốn biểu đạt cũng có sự khác biệt. Do
vậy, đã nảy sinh phản ứng hoàn toàn
không giống nhau. Trọng âm của lãnh đạo
cao cấp dù có chút trách móc nhưng vẫn có
thể hiện tình cảm thân thiết, nên đã giảm
đi tâm lí phản kháng của nữ nhân viên.
Còn lời của người trưởng nhóm vừa nghe
đã thấy có ý trách móc khiến cho đối
phương không sao chấp nhận được, khi đó
sẽ nảy sinh ý định phản kháng.
Điểm vang của trọng âm
Ví dụ trên đây đã chứng minh cho các
bạn gái biết rằng, vị trí khác nhau của
trọng âm cũng sẽ tạo nên trọng điểm bột
phát tình cảm không giống nhau. Khi giao
tiếp, chúng ta không nên sử dụng ngữ điệu
đều đều, không có điểm nhấn mà nên có sự tăng giảm trong những hoàn cảnh phù hợp, thêm chút nhấn mạnh sẽ khiến cho lời nói thu hút người nghe hơn, từ đó tạo hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi động viên người khác, bạn nên nói như thế nào?
Âm thanh ngân vang, tràn đầy khí thế sẽ khiến cho đối phương cảm nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của bạn.
Chị sẽ giúp đỡ, cổ vũ em! Tình huống đúng sai trong giao tiếp Lời nói không có khí thế giống như một việc làm nhụt chí chứ không phải là động viên khích lệ
động viên, khích lệ.
Khi muốn xin lỗi ai đó, bạn nên nói như thế nào?
Giọng điệu thành thật, nhấn mạnh trọng điểm, đối phương sẽ chấp nhận lời xin lỗi dễ dàng.
Mách nhỏ
Âm thanh hời hợt, giả vờ ngây thơ, cảm giác giả dối sẽ không thể hiện được thành ý.
Nói chuyện cũng là một nghệ thuật, nói hết
những lời muốn nói chưa đủ, còn phải cộng
thêm sự ngừng nghỉ, nhấn nhá của âm điệu
mới có thể biến lời nói thành một tác phẩm
nghệ thuật thực sự.
Có cô gái trông thì rất đáng yêu nhưng hễ mở miệng là đắc tội với người khác, đến ngay cả bản thân cô gái cũng không biết tại sao cô lại gặp rắc rối như vậy.
Không phải là cô ấy nói sai điều gì mà là ngữ điệu trong lời nói của cô ấy không đúng. Vì vậy mà lời muốn nói khó có thể truyền đạt được tới đối phương một cách chính xác, thậm chí còn khiến đối phương hiểu lầm. Các bạn gái nên nhớ rằng, xinh đẹp không có nghĩa là sẽ nói chuyện hay. Dễ dàng nhận thấy, có rất nhiều MC dẫn chương trình xinh
đẹp là vậy, giọng nói cũng ngọt ngào vô cùng nhưng vẫn cần không ngừng trau dồi và rèn luyện để luôn tự hoàn thiện thì mới được công chúng tiếp nhận và yêu mến.
Tốc độ nói chuyện phù hợp có thể so sánh với tiếng suối khẽ hát róc rách, có thể đem lại cho con người cảm giác nhẹ nhõm, sảng khoái.
Tốc độ nói chuyện phù hợp sẽ tạo ảnh hưởng tích cực tới quá trình giao tiếp. Nếu như tốc độ nói quá nhanh sẽ có thể gây ảnh hưởng tới tâm lí người nghe. Chúng ta cần căn cứ vào từng chủ đề thảo luận, ngữ cảnh và tập quán khác nhau mà điều chỉnh tốc độ nói chuyện phù hợp, tạo hiệu quả giao tiếp cao.
Những tình huống “nói nhanh”
Thông thường, những trường hợp dưới đây sẽ khiến
giọng của người nói đột nhiên nhanh hơn:
1 Động tác gấp gáp hoặc tâm lí vội vàng, lời nói cần
phải theo kịp với tốc độ của động tác.
2 Câu chuyện tới hồi
cao trào, khiến cho lời
nói cũng tuôn nhanh như dòng nước chảy.
3 Ngữ khí có hàm chứa mệnh lệnh hay sự kiên quyết,
quyết đoán. (Ở đây đề cập tới những tình huống thông
thường, có những lúc người nói cố ý kéo dài giọng, giảm
tốc độ nói chuyện cũng nhằm mục đích thể hiện ý chí quyết
đoán).
Ngoài những tình huống nói trên, thông thường, tốt nhất
nên dùng tốc độï nói vừa phải thay vì thay đổi tốc độ lúc
nhanh lúc chậm, để nội dung biểu đạt được khúc chiết, lời
nói được mạch lạc. Lời nói rõ ràng khiến cho người nghe
hiểu chính xác được từng chi tiết, đồng thời cũng lí giải và
tiếp nhận thông tin kịp thời.
Nhanh mà không loạn, chậm mà không dài dòng
Trong giao tiếp, nên có sự thay đổi tốc độ nói phù hợp cũng như biến hóa trong tiết tấu, vần luật, tránh mang lại cảm giác nhàm chán, vô vị.
Tốc độ nói chuyện trung bình của con người là 180-200 từ/phút, tùy theo nội dung và tình tiết câu chuyện mà tốc độ sẽ có sự tăng giảm khác nhau. Thông thường, trong những hoàn cảnh như hưng phấn, vội vàng, tức giận, nguy hiểm... thì tốc độ nói chuyện sẽ tương đối
nhanh. Ngược lại, trong những tình huống như khóc lóc, bi
thương, do dự, lo lắng thì tốc độ nói sẽ chậm hơn.
Tốc độ nói chuyện nhanh hay chậm, vội vàng hay từ tốn
chỉ là tương đối. Trong giao tiếp, chúng ta phải biết “nhanh
mà không loạn”, tức là không được vì nói quá nhanh mà biểu
đạt không rõ ý, và cũng phải làm được “chậm mà không dài
dòng”, không nên vì tốc độ nói chuyện quá chậm mà khiến
cho người nghe có cảm giác câu chuyện rời rạc, không đủ sức
thu hút.
Mách nhỏ
Yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ nói chuyện nhanh hay chậm là
gen di truyền. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh được tốc độ nói bằng quá trình luyện tập. Nói chuyện với tốc độ phù hợp sẽ giúp
bạn gái tự tin hơn trong mắt người đối diện.
1 Khi bạn hỏi người khác một vấn đề:
Nhớ là trước khi nói ra phải tập trước gương vài lần, sao cho câu nói lưu loát mới chính thức cất lời hỏi người khác. Ban đầu, tốc độ nói chuyện có thể chậm rãi, sau đó nhanh dần. Mỗi bài diễn thuyết của Martin Luther King diễn thuyết đều rất thu hút người nghe, sở dĩ ông có được khả năng vượt trội này cũng là do đã không ngừng luyện tập.
2 Khi bạn trả lời câu hỏi của ai đó:
Cũng giống như khi hỏi, bạn nên suy nghĩ một lần trước khi trả lời. Một khi đã nói ra có nghĩa là câu trả lời phải rõ ràng, không tiền hậu bất nhất, không nên suy nghĩ quá lâu, và cũng đừng hỏi quá nhiều câu hỏi, tốc độ nói cũng không được quá chậm!
3 Khi bạn trần thuật lại một sự việc:
Điều này phải xem cá tính của đối phương. Nếu đối phương vốn là người thiếu nhẫn nại thì bạn nên điều chỉnh tốc độ nói chuyện nhanh một chút. Nếu đối tượng giao tiếp là một người trầm tĩnh thì bạn có thể nói chậm rãi, họ sẽ liên tục gật đầu tán thưởng bạn!
Súng liên thanh và khúc hát ru
Hãy tưởng tượng tốc độ nói chuyện quá nhanh của bạn giống như trận mưa đá rơi trên trần nhà hoặc như súng liên thanh, nó sẽ khiến người nghe cảm thấy không thoải mái và mệt
mỏi bởi họ bắt buộc phải chạy theo tốc độ mà bạn nói, họ còn chưa kịp phản ứng lại câu trước thì bạn đã nói xong câu sau rồi.
Tốc độ nói chuyện quá chậm lại giống như một bài hát ru
khiến người nghe dễ dàng đi vào giấc ngủ. Chỉ có tốc độ nói
chuyện phù hợp mới làm đối phương hào hứng và thích thú
lắng nghe câu chuyện của bạn.
Xã hội hiện đại rất chú trọng tới hiệu quả giao tiếp. Vì
vậy, bạn nên không nên nói chuyện quá chậm chạp hoặc quá
nhanh, quá dài dòng mà tốc độ nói chuyện cần vừa phải, có
trọng âm, khiến người nghe cảm thấy thoải mái khi giao tiếp
với bạn.
Giả sử bạn là tuýp người thích "bắn súng liên thanh", trước khi nói chuyện hãy thử hít thở sâu, giảm bớt tâm trạng lo lắng, căng thẳng rồi mới bắt đầu nói. Nếu như bạn thuộc dạng tính cách vội vàng, hãy luôn ghi nhớ câu nói “dục tốc bất đạt”. Bởi nếu người nghe không thể hiểu những lời bạn nói, họ sẽ không thể phản ứng hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi nhận lời mời, bạn nên trả lời với tốc độ ra sao?
ộ nhanh, rõ ràng khiến đối hài lòng.
Trả lời ậm ừ trả lời khiến cho đối phương khó chịu.
"Súng liên thanh" bắn li khiến người nghe cảm thấy khi phải cố hiểu bạn nói gì.
Tăng cường kĩ năng biểu đạt bằng âm thanh
Nếu bạn nắm vững nguyên tắc vận dụng kĩ năng biểu đạt bằng âm thanh thì sẽ khiến cho cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ hơn, đồng thời còn tạo được nét duyên khi nói chuyện.
⓵ Phương thức biểu đạt đơn giản, dễ hiểu
Nếu chúng ta truyền đạt những thông tin vốn phức tạp bằng một cách nói cũng phức tạp không kém thì hẳn đối phương sẽ không biết điều mà bạn đang muốn nói là gì.
Bản thân chúng ta trước hết phải thấu hiểu những nội dung muốn nói, sau đó sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhất để truyền thông tin tới đối phương thì không những nâng cao sự nhiệt tình giao tiếp của đối phương mà còn có thể duy trì được không khí trò chuyện vui vẻ.
Ba nguyên tắc nói chuyện dễ hiểu
1 Suy ngẫm toàn bộ vấn đề mà mình muốn biểu đạt.
2 Nắm bắt rõ những nội dung trên và dùng ngôn ngữ dễ hiểu để biểu đạt.
3 Nghĩ xem có những câu nói nào có thể lược bỏ mà vẫn không ảnh hưởng tới nội dung chính? Câu nói nào nói ra có thể lôi kéo sự đồng tình của người nghe?
Hãy thử dùng những câu nói giản đơn nhất một cách tinh tế nhất để truyền đạt nội dung muốn nói.
Câu nói khó hiểu + Phát âm khó nghe + Từ chuyên ngành + Từ ngoại lai ➔ Người nghe khó hiểu, hiệu quả giao tiếp thấp.
⓶ Dùng giọng nói rõ ràng để nói chuyện
Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao có những câu chuyện vui khi bạn nghe người khác kể thì buồn cười là thế, mà khi chính bạn kể lại thì người khác lại không có phản ứng gì?
Thực ra, không phải là đối phương không có khiếu hài hước mà có thể là do giọng điệu, ngữ khí và cách biểu đạt của bạn chưa đủ hấp dẫn để gây cười cho họ!
Ba nguyên tắc tạo được cảm tình khi nói chuyện
1 Hình dáng của miệng phải phù hợp với phát âm. Ví dụ, khi phát âm chữ O, trước tiên, bạn phải há miệng rồi mới nói. Như vậy, mới không khiến người nghe gặp khó khăn trong việc lí giải điều bạn muốn nói.
2 Cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nếu có từ nào mà ngay cả bản thân bạn khi nói cũng thấy khó khăn thì mau dùng từ ngữ khác để thay thế.
3 Lời nói và suy nghĩ của bạn phải thống nhất với nhau, hơn nữa cần trò chuyện một cách thẳng thắn, tích cực. Không ai muốn nói chuyện với người có suy nghĩ đen tối, vòng vo, bởi như vậy tâm trạng sẽ không thoải mái chút nào.
Nếu bạn tạo cho đối phương ấn tượng rằng nói chuyện với bạn thật vui vẻ thì cho dù sau này bạn có muốn tỏ ra khó chịu cũng khó!
Một câu khó hiểu + Phát âm khó khăn + từ ngoại lai
➔ Người con gái tinh ý tìm hiểu rõ ý nghĩa, truyền đạt dễ hiểu
➔ Người khác lắng nghe thật thoải mái
Phần 3
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
Sự kết hợp của những động tác như cử chỉ, điệu bộ, tư thế, động tác tay kiến cho lời muốn nói trở nên sinh động, làm cho người nghe có cảm giác hứng thú khi giao tiếp.
Sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể
Một người giỏi giao tiếp trước hết phải là người hiểu và
biết sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể, giúp cho thông tin truyền đạt thêm sinh động và tạo nên sức hấp dẫn đối với người
nghe.
Khi nói chuyện, mặc dù lời nói có thể diễn tả được tư
tưởng hay thông tin mà mình muốn truyền đạt, nhưng nếu biết kết hợp ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ cơ thể đúng cách, bạn sẽ tạo được hiệu quả giao tiếp cao hơn.
Khiến thông tin thêm sinh động
Ví dụ, một người bạn thân đã lâu không gặp
hẹn sáng chủ nhật đến nhà bạn chơi. Do đêm
hôm trước thức trắng xem phim nên mặc dù
bạn rất nhiệt tình tiếp đãi nhưng khi nói chuyện
bạn thường ngáp ngắp ngáp dài, không chú tâm
vào câu chuyện.
Mặc dù, bạn tỏ ra rất hoanh nghênh và tiếp
đãi nhiệt tình nhưng ngôn ngữ cơ thể đã không giúp đỡ bạn đúng lúc mà ngược lại, khiến cho đối phương nghĩ rằng bạn không chân thật.
Trong năm giác quan của con người: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác thì thông tin mà thị giác mang lại là rõ ràng và trực tiếp nhất. Căn
cứ vào thống kê của các nhà tâm lí học, trong 100% thông tin mà chúng ta tiếp nhận được thì tới 85% có được nhờ ấn tượng của thị giác bởi mọi ngôn ngữ cơ thể như thái độ, cử chỉ của người nói đều tác động tới cảm giác của người nghe.
Có thể thấy rõ điều này qua việc xem tivi, ti vi không chỉ phát huy tính năng giải trí mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền thông tin. Ví dụ, những quảng cáo hài hước đã biết lợi dụng hiệu ứng thị giác để nắm bắt được tâm lí của người xem, giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Khi xem phim truyền hình dài tập, điều chỉnh âm lượng ở chế độ im lặng, mặc dù không nghe được đoạn đối thoại của diễn viên nhưng nếu quan sát kĩ biểu hiện của các động tác ngôn ngữ cơ thể thì hầu hết chúng ta đều hiểu được họ đang muốn truyền tải điều gì.
Thực ra, thái độ và động tác của con người
tự nó đã “biết nói”. Chính vì thế, trong quá trình
giao tiếp, không chỉ nên vận dụng thính giác mà
còn nên tận dụng hiệu quả của thị giác, mượn
sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể, qua đó nhận biết
cảm xúc của người đối diện.
Ví dụ như muốn miêu tả cách múa dây. Nếu
chỉ biết dùng miệng để miêu tả thì cho dù có nói
nhiều thế nào đi chăng nữa, người nghe cũng
cảm thấy khó hiểu, thậm chí, còn cảm thấy khó
chịu. Tuy nhiên, nếu có thể nghe một chút nhạc, múa thử vài động tác hoặc vẽ lại một số cử chỉ thì người nghe sẽ chú ý vào bạn và hiểu được những gì bạn nói.
Vì vậy mới nói một người am hiểu kĩ năng giao tiếp phải hiểu và nắm vững việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thông tin được truyền đạt thêm sinh động, hấp dẫn và thu hút người nghe.
Biểu cảm của khuôn mặt
Khi thông điệp được gửi đi từ một khuôn mặt lạnh tanh, không chút biểu cảm thì chẳng khác gì bạn đang muốn nói với người nghe rằng, cuộc sống của tôi thật là vô vị, dù có nói gì cũng chỉ là vô nghĩa. Nếu chính bản thân bạn
cũng không có chút cảm xúc nào với những lời của mình thì thật khó có thể yêu cầu được người khác hứng thú với chúng.
Một số người khi nói chuyện với người mới
gặp thường tỏ ra lạnh lùng nhằm che giấu sự
căng thẳng và lo lắng trong lòng nhưng kết quả
lại khiến người khác hiểu lầm, cho rằng bạn cao
ngạo, kiêu căng, trịch thượng, dẫn đến cảm giác
khó gần. Nên nhớ rằng, một khuôn mặt tươi
vui, sáng sủa sẽ luôn đem lại ấn tượng tốt cho
người khác, câu chuyện cũng vì thế mà trở nên
hấp dẫn hơn.
Thực ra, sự biểu hiện trên khuôn mặt chỉ cần giữ được sự tự nhiên như trong cuộc sống hàng ngày là đủ, không cần thiết phải khoa trương giống như đang diễn trên sân khấu kịch. Chính thái độ gần gũi, tự nhiên sẽ chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của người nghe.
Dáng vẻ điệu bộ phải phù hợp
Ngoài thái độ trên khuôn mặt, cử chỉ và ngữ
điệu thì dáng vẻ cũng là một trợ thủ đắc lực của
con người trong giao tiếp. Dù trong hoàn cảnh
nào, ăn mặc quần áo có phù hợp, dáng vẻ có
nghiêm túc, lịch sự hay không là ấn tượng đầu
tiên quyết định bạn có chiếm được thiện cảm
của người đối diện hay không.
Dáng vẻ đặc biệt quan trọng đối với bạn gái, bạn không cần phải trang điểm lòe loẹt, quá bắt mắt để ghi điểm trong giao tiếp, thay vào đó chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và gọn gàng, phù hợp với hoàn cảnh.
Việc trang điểm quá lòe loẹt, ăn vận cầu kì sẽ khiến người khác ái ngại khi phải giao tiếp với bạn.
Thường xuyên dùng gương
Hãy dành chút thời gian ngồi trước gương để tưởng tượng ra những tình huống giao tiếp trong cuộc sống và những cách giải quyết các tình huống đó, thử xem bạn có thể biểu hiện thái độ phù hợp hay không.
Cách biểu đạt thái độ của con người rất sinh
động và tinh tế, có thể chỉ là một chút thay đổi
nho nhỏ trong nụ cười cũng tạo ra những hiệu
quả khác nhau. Nụ cười có thể là cười mỉm,
cười khà khà, cười nhạt, cười bỡn cợt, cười đau
khổ… mà trong cười mỉm thì lại bao hàm cười
tủm, cười lễ phép, cười đắn đo… bạn hãy thử
dùng gương luyện tập xem bạn có thể thể hiện
được những sự khác biệt trên không.
Ngoài sự thay đổi của khuôn mặt thì cử động
của tay và các ngôn ngữ cơ thể khác cũng có thể luyện tập qua gương. Lựa chọn đúng công cụ sẽ giúp bạn luyện tập tốt, tạo hiệu quả giao tiếp cao.
Luyện tập giao tiếp
Sự thay đổi về âm thanh và ngôn ngữ cơ thể đều là một phần trong cách biểu đạt, và cũng đều có tác dụng phát triển mối quan hệ xã hội của bạn. Đặc biệt, thái độ trên khuôn mặt và cử động của tay thể hiện tư tưởng và quan điểm của bạn một cách rõ ràng nhất. Trong những phần sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cách vận dụng tốt hơn những biểu cảm và cử động của tay, giúp bạn gái có thể vận dụng tốt những kĩ năng trên và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Một người đột nhiên đâm sầm vào bạn rồi vội vàng bỏ chạy. Mặc dù, bạn rất bực mình nhưng bạn nên phản ứng như thế nào?
Khi tham gia bữa tiệc liên hoan của công ty, bạn sẽ trang điểm, ăn mặc như thế nào?
Thái độ đúng mực thì người bên cạnh sẽ không thể nào không tha lỗi cho bạn.
Phong cách của những cô nàng đẳng cấp, dáng điệu của một tiểu thư gia giáo.
Phản ứng thái quá, khiến người bên cạnh khiếp sợ.
Không biết là đi dự tiệc hay là đi bar đêm nữa đây?
Cử chỉ của tay chỉ là “trợ thủ”, cũng giống như diễn viên phụ không thể nào thay thế được vai trò của diễn viên chính, cử chỉ của tay không nên trở thành thứ cản trở bạn thể hiện phong thái ngôn ngữ.
Để nhấn mạnh ngữ khí, thu hút sự chú ý của người khác,
hoặc nhằm thể hiện một ý tưởng đặc biệt nào đó, trong lúc nói chuyện chúng ta thường thêm vào một số động tác của tay.
Vận dụng động tác tay tức là mượn sự biến hóa của ngón tay, cổ tay và cánh tay để bổ trợ cho tư tưởng và tình cảm mà người nói muốn truyền đạt. Bởi hoạt động của tay vô cùng phong phú, linh hoạt nên có thể mang lại ấn tượng thị giác sâu sắc, từ đó, có thể tăng thêm sức hút và khả năng thuyết phục người nghe, đồng thời cũng khiến cho nội dung nói chuyện thêm phong phú.
Sử dụng tốt cử động của tay
⓵ Tăng thêm sức biểu cảm
Khi một người bạn chia sẻ nỗi buồn, sự khổ đau
của họ, mặc dù chúng ta có thể cảm nhận được sự
thống khổ đó qua biểu hiện trên khuôn mặt. Tuy
nhiên, nếu người nói đồng thời thêm vào một số
động tác tay như vò đầu,... ngay lập tức sẽ khiến bạn
hiểu rõ người đó đang cố gắng kìm nén sự đau khổ
như thế nào. Đồng thời, khi đang nhấn mạnh, cường
điệu một thông tin nào mà hai tay nắm chặt hùng
hồn để phụ họa thì cảm xúc càng được truyền tải mạnh mẽ hơn.
⓶ Giúp bạn hình dung sự vật cụ thể hơn
Trong quá trình giao tiếp, đôi khi bạn cảm thấy khó tìm từ có thể diễn tả chính xác điều mà mình muốn truyền đạt. Trong những lúc như vậy, hãy nhờ sự trợ giúp của ngôn ngữ cử chỉ, cùng với lời nói góp phần diễn tả điều mà bạn đang hướng tới. Ví dụ, muốn hình dung một người con gái liễu yếu đào tơ, có
thể dùng đôi tay vẽ qua hình dáng hoặc khi muốn
hình dung chiều cao của trẻ con, hình dung sự to
nhỏ của đồ vật, có thể lợi dụng sự phối hợp của
đôi tay để mang lại sự hình dung cụ thể hơn.
Biết lược bỏ những cử chỉ không cần thiết
Cử chỉ của tay mặc dù có thể giúp người nói thể hiện suy nghĩ, song nếu dùng không đúng lúc hoặc dùng quá nhiều thì lại phản tác dụng! Dù sao thì cử chỉ của tay cũng chỉ là “trợ thủ” của ngôn ngữ, lạm dụng nó sẽ khiến người nghe cảm thấy chóng mặt và khôi hài.
Trong giao tiếp hàng ngày, có tới 70% thông tin không cần tới sự hỗ trợ của tay, bởi ngoài cử chỉ của tay, con người còn có thể dùng sự hỗ trợ của âm thanh, ánh mắt, nét mặt... Khi giao tiếp, một số người thường có tật xấu là khua tay hay vuốt tóc liên tục, chính những cử chỉ thiếu trang trọng này đã tố cáo sự lo lắng, hoang mang của bạn; bạn cũng không nên cho tay vào túi quần, tránh đem lại cảm giác rời rạc, thiếu thân thiện cho người nghe. Trên đây là những biểu hiện không đẹp trong quá trình giao tiếp mà bạn gái nên tránh để trở nên đẹp và cuốn hút hơn trong mắt người đối diện.
Bài tập tình huống giao tiếp
Bạn gái nên thả lỏng cơ thể một cách tự nhiên khi trò chuyện, bạn có thể ngồi hoặc đứng, tay buông thõng một cách thoải mái, dùng giọng nói tự nhiên nhất, khi cần thiết có thể kết hợp thái độ trên khuôn mặt cùng ngữ điệu để diễn
tả thông tin muốn truyền đạt. Chú ý rằng, chỉ trong tình huống cần nhấn mạnh ngữ khí và thu hút sự chú ý của người nghe mới sử dụng ngôn ngữ của tay, không nên liên tục khua tay trước mặt đối phương, điều đó sẽ làm họ khó chịu và bạn sẽ khó mà đạt được mục đích giao tiếp.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi muốn miêu tả câu chuyện vốn rất sinh động và hấp dẫn cho
người khác, ngôn ngữ cơ thể nên kết hợp như thế nào?
Thỉnh thoảng kết hợp thêm cử chỉ của đôi tay, tạo nên cảm giác sống động như sự việc đang diễn ra trước mắt.
Khua chân múa tay, khiến cho người nghe hoa mắt.
Nếu trang phục phù hợp đem lại ấn tượng thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên cho đối phương thì tư thế ngồi và đứng chuẩn mực cũng là điểm cộng cho khả năng
giao tiếp của bạn.
Trang phục phù hợp đem lại ấn tượng thiện cảm
từ cái nhìn đầu tiên cho đối phương, còn tư thế ngồi và đứng chuẩn mực sẽ tăng thêm sức hút và giúp cộng thêm điểm cho khả năng giao tiếp của bạn.
Từ bỏ những cử chỉ bất nhã
Trên truyền hình, chúng ta đã không ít
lần nhìn thấy những vị khách mời nổi tiếng,
khi trả lời phỏng vấn đã vô tình có những cử
chỉ thiếu lịch sự, chẳng hạn như vừa nói
chuyện vừa đảo mắt liên tục, hoặc chân tay
khua khoắng quá nhiều, họ không biết rằng
những cử chỉ đó đã làm mất đi hình tượng
đẹp vốn có của mình trong lòng khán giả.
Một vận động viên nọ, trong một lần
diễn thuyết trước đông đảo người xem thì vô tình đút tay vào túi quần, hôm đó anh ta lại mặc complet, do vậy, khi đút tay vào túi, chiếc quần bị cộm lên nhìn rất khó coi. Bài diễn thuyết vốn dĩ có thể nhận được những phản hồi tốt của khán giả nay chỉ nhận được những cái lắc đầu ngao ngán.
Cũng vì ấn tượng của cử chỉ, hành động mang lại mà mỗi người dẫn chương trình, trước khi xuất hiện trên màn ảnh đều phải xem và sắp xếp lại bản thảo nội dung, sau đó chỉnh sửa lại trang phục của mình, khi đã bắt đầu ghi hình thì phải ngồi ngay ngắn, thái độ nhã
nhặn tự nhiên, không được chịu ảnh hưởng bởi bất kì nhân tố nào từ bên ngoài cho tới khi ghi hình xong.
Ngay cả những người chuyên nghiệp như vậy cũng luôn luôn cẩn trọng với bề ngoài của mình, thì những người con gái bình thường như chúng ta, trước khi xuất hiện trước đông người càng cần phải chú ý tới lời nói, tư thế đứng ngồi và nét mặt sao cho chuẩn mực nhất.
Nhân tố làm nên vẻ đẹp của bạn gái
Việc nhìn thấy người khác quỳ gối, cúi đầu, khom lưng thường mang lại cho chúng ta cảm giác rằng người này đang cực kì đau khổ; tương tự như vậy, nhìn thấy người khác không ngừng cử động, hai tay dường như thừa thãi, không biết đặt vào đâu, chúng ta sẽ cho rằng người này đang rất căng thẳng. Từ đó có thể thấy rằng, cả dáng đứng và dáng ngồi đều rất dễ tiết lộ tâm trạng, khiến đối phương có cơ hội nắm được "gót chân Asin" của bạn.
Tư thế, dáng điệu lại càng quan trọng
hơn với bạn gái, một dáng vẻ lịch sự sẽ
càng làm bạn được yêu quý; ngược lại, cho
dù ăn vận thời trang đến đâu mà dáng
đứng dáng đi bất nhã thì cũng khó có được
cảm tình của người đối diện.
Các bạn gái nếu muốn duy trì cho bản
thân một hình ảnh đẹp thì không những
phải có được tư thế đứng và ngồi phù hợp, mà còn cần có lòng kiên trì, không nên vì đứng hay ngồi quá lâu mà cho phép mình được khom lưng, khuỵu gối để rồi trở thành đề tài đàm tiếu của người khác.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Hội nghị diễn ra được ba giờ đồng hồ rồi, lúc này tư thế của bạn như thế nào?
Tay chống cằm, nghiêng người, lưng khom, vẻ mất hết kiên nhẫn.
Vừa ngồi ngay ngắn
chỉnh tề, vừa chỉnh đốn lại trang phục của bản thân, vui vẻ, tập trung vào nội dung.
Nhìn thẳng vào mắt đối phương, là một cách cho họ thấy rằng: “Tôi rất chăm chú lắng nghe bạn nói”. “Tôi rất quan tâm tới bạn”.
Trong quá trình giao tiếp, hướng nhìn của ánh mắt chính là điều đáng lưu ý nhất. Ánh mắt cho thấy bạn đang nhìn vào ai, hướng nào. Nếu ánh mắt của bạn chỉ dừng lại ở một người sẽ dễ tạo ra cảm giác bạn đang phớt lờ những người khác, từ đó khiến họ cảm thấy bị coi thường và khó chịu.
Ma lực của ánh mắt
Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, nó bộc lộ tình cảm bên trong
nội tâm con người. Bởi thế mà ngày xưa, Ngưu Lang và
Chức Nữ dù bị ngăn cách bởi sông Ngân Hà vẫn có thể
dùng ánh mắt để tâm tình. Qua đó bạn có thể thấy rằng ánh
mắt có sức mạnh to lớn như thế nào trong quá trình giao
tiếp.
Ca sĩ hay diễn viên biểu diễn trên sân khấu càng phải
chú trọng tới điểm dừng của ánh mắt, làm thế nào để hướng tầm nhìn của mình tới mọi điểm, khiến cho khán giả có cảm giác họ đang được chú ý và sẽ nhiệt tình cổ vũ hơn.
Khi nói chuyện, một số người không có thói quen nhìn thẳng vào đối phương, thực ra đây là một thói quen không lịch sự. Nếu đối phương đang nói, ánh mắt của bạn lại hướng ra xung quanh chứ không thể hiện sự chú ý lắng nghe, đối phương có thể hiểu lầm rằng họ nói chuyện vô duyên nên vội vàng kết thúc nội dung cần nói.
Nhìn thẳng vào mắt của đối phương là một nghệ thuật giao tiếp rất quan trọng. Nó thể hiện cho đối phương biết: “Tôi rất chú tâm lắng nghe bạn nói” hay “Tôi rất quan tâm tới bạn”.
"Chia đều" ánh mắt cho mọi người
Có một số học sinh thường thử tính xem trong buổi học hôm đó thầy cô nhìn mình bao nhiêu lần. Do vậy, nếu bạn là một giáo viên, khi giảng bài, bạn nên nhìn khắp lượt tất cả các học sinh trong lớp một cách đều đặn, tránh trường hợp học sinh cho rằng cô giáo thiên vị.
"""