"Sống Ở Đời Biết Khi Nào Ta Khôn - Y Ban full prc pdf epub azw3 [Truyện Ngắn]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sống Ở Đời Biết Khi Nào Ta Khôn - Y Ban full prc pdf epub azw3 [Truyện Ngắn]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com G
Công chúa mắt nai
iao thông ở đây rất tệ. Người và phương tiện giao thông đi lại trên đường như kiến vỡ tổ. Chẳng hàng chẳng lối, mạnh ai người nấy đi, chen lấn nhau từng centimét, rồi ùn tắc, dí dị, xả khói khét lẹt, mặt người méo xẹo, đỏ gay , vàng nghệ, ấm ức, tức tối, chửi rủa, khạc nhổ. Người ta đặt đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng và tăng cường công an ở các
nút giao thông để bắt những người vi phạm luật lệ. Một hôm, có một “công chúa” đi trên chiếc Piaggio màu vàng sành điệu. Áo quần hàng hiệu, lông mi chuốt cong. Ở nhà, mọi người phải nhường cô mọi nhẽ. Ra đường, cô nàng rất ấm ức việc không ai chịu nhường đường cho mình. Nhưng thôi, đông người như thế, biết ai là ai mà ăn vạ được. Có điều mấy cái đèn đỏ kia đừng có hòng bắt cô dừng lại. Cô vượt đèn đỏ. Một cảnh sát giao thông tuý t còi chặn cô lại. Cô cứ rú ga để phóng. Hai cảnh sát rồi ba cảnh sát phối hợp giữ chặt xe và rút chìa khóa điện. Cô nàng cứ ngồi chễm chệ trên xe, mặc cho những khẩu lệnh y êu cầu cô xuống xe, dắt lên vỉa hè. Cô nàng như điếc như câm, cứ một mực ngồi ngay ngắn trên y ên xe, thậm chí còn rút nốt cái chân đang chống xuống đất vì xe đã được ba cảnh sát giữ chặt, không thể đổ được. Cô nàng tĩnh tọa, lấy tay chống cằm, mắt nai chớp chớp. Hàng mi cong veo chập chờn như hai cánh bướm.
Đường bắt đầu ùn tắc. Những kẻ tò mò dừng lại để xem có việc gì. Một trong ba cảnh sát bỏ việc giữ xe, ra giải tán đám đông. Còi thổi liên tục, gậy chỉ đường khua loạn xạ nhưng đám đông vẫn tò mò xúm lại, mỗi lúc một đông. Ba cảnh sát ở nút giao thông phải gọi thêm chi viện. Sáu cảnh sát khác được điều động tới. Sau vài phút bàn bạc, họ quy ết định khiêng chiếc xe có cô gái ngồi trên vào trong vỉa hè để giải quy ết việc ùn tắc. Đám đông giải tán ngay sau khi được xem màn rước kiệu bằng xe máy , và họ cũng chắc mẩm rằng cô gái kia sẽ bị phạt nặng vì đã phạm luật lại còn giở thói ăn vạ.
Một tuần sau, chín cảnh sát trong vụ rước kiệu cô nàng trên xe Piaggio bị triệu tập làm kiểm điểm với tội danh “gây phản cảm”. Trong bộ luật hình sự không có tội danh “gây phản cảm” nhưng chín cảnh sát đã phải viết một bản kiểm điểm rất lâm li. Họ cùng nhận lỗi rằng, do nghiệp vụ y ếu kém nên họ không biết xử lý tình huống đó thế nào, trong khi phải nhanh chóng giải tỏa vụ kẹt đường. Lý do chính xác của việc chín cảnh sát bị kiểm điểm là họ có mắt không tròng, đã bắt nhầm con gái y êu của sếp.
Công chúa mắt nai đổi con xe đen đủi đó sang con xe mới coóng màu đỏ với một biển số đặc biệt được thông báo nội eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
bộ đến các chốt giao thông, bất luận thế nào cũng không được bắt xe có biển số đó. eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com S.
Nhà tư vấn
là một nhà tư vấn tình cảm siêu hạng. S. có hẳn một công ty và một đường dây nóng 24/24 giờ để khách hàng có điều gì khúc mắc có thể gọi đến để tư vấn. Gọi là nhà tư vấn tình cảm nhưng mọi vấn đề của con người đều được gọi đến qua đường dây nóng. Ví dụ như, lúc nãy đi ngoài, cục trĩ của tôi bị lòi ra bằng đốt ngón tay rồi. Nhà tư vấn trả
lời, làm cách nào mà quý khách lại biết cục trĩ lòi ra bằng đốt ngón tay ? Là tôi áng chừng vậy . Quý khách chùi bằng giấy hay rửa bằng nước? Hỏi vậy là cớ làm sao? Là để chúng tôi tư vấn cho cặn kẽ, nếu chùi bằng giấy thì độ chính xác không cao, còn khi rửa bằng nước thì tay sờ trực tiếp vào đó, sự áng chừng sẽ có độ tin cậy cao hơn. Thế thì tôi rửa bằng nước. Vậy là quý khách trực tiếp sờ tay vào phải không? Đúng vậy ! Thế thì quý khách phải đến ngay bác sĩ chuy ên khoa để khám. Hoặc là, nhà tư vấn ơi, tôi bị sa đì thì có lấy được vợ không? Quý khách bị sa đì đã lâu chưa? Tôi bị từ nhỏ. Vậy khi đi lại, đã có người nào chỉ vào quý khách mà nói, trông thằng sa đì kìa, chưa? Này , tiên sư mày , ông mất tiền điện thoại để mày tư vấn hay là mày chửi ông đấy ? Xin quý khách bình tĩnh, chúng tôi phải hỏi cặn kẽ như vậy thì mới tư vấn được cho quý khách. Sa đì có từng mức độ khác nhau, nếu nhẹ thì đi lại vẫn bình thường, nếu nặng thì chân bước hai hàng vì hai tinh hoàn đã bị rơi xuống bẹn. Quý khách phải đến ngay bác sĩ chuy ên khoa khám để được tư vấn và giải phẫu.
Công ty của S. ngày càng làm ăn phát đạt. Với cách tư vấn từ Lào nhào qua Cu Ba như vậy và cách chia lợi nhuận 60/40, S. đã mua được mấy cái nhà tiền tỉ. Trước đây , S. có một gia đình y ên ấm, hạnh phúc. Khi S. mở công ty và thành nhà tư vấn nổi tiếng, mối quan hệ xã hội của S. được mở rộng hơn nhiều. S. gần như đã bỏ quên gia đình bé nhỏ của mình. Nói “gần như” là vì có một thứ S. không quên, đó là tiền. S. đưa tiền cho các thành viên trong gia đình để tự lo liệu cuộc sống. Khi làm ăn phát đạt, S. còn đưa tiền để các thành viên trong gia đình thoải mái vui chơi. Các thành viên trong gia đình S. nổi giận. Đầu tiên là ông chồng, người đàn ông này không thể chấp nhận cô vợ đi tối ngày , thậm chí cả tuần, cả tháng không có mặt ở nhà. Khi về nhà lại tư vấn cho mấy bố con phải sống thế này , phải chơi thế khác. Ông chồng làm đơn ly dị. Chuy ện vặt. S. bỏ hẳn một ngày để ở nhà tư vấn cho ông chồng lẽ thiệt hơn của việc bỏ vợ. Ông chồng không nghe, nhà tư vấn bèn nói huỵch toẹt, thế thì cứ việc ra khỏi nhà, đây sẽ có người khác lấp chỗ ngay . Cô con gái đang ở cái tuổi ô mai, vốn ngưỡng mộ mẹ, bỗng trở nên thất vọng quá. Cô bé muốn hỏi một nhà tư vấn nhưng nhà tư vấn duy nhất mà cô biết lại chính là mẹ cô. Vì mẹ cô quá nổi tiếng. Còn những nhà tư vấn khác, cô không biết. Một đêm, nghĩ quẩn, cô đã lấy vỉ thuốc hạ huy ết áp của bố để uống.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Khi những người lớn mở cửa phòng cô bé thì thiên thần đã mang cô đi rồi. Nhưng đằng sau cánh cửa phòng cô bé đầy những vết cào. Mười ngón tay của cô bé dập nát vì khi thiên thần đến mang cô đi, cô đã cố cưỡng lại. Cô vẫn còn muốn sống với bố mẹ, cô đã y êu họ biết bao nhiêu. Cái đêm thiên thần đến mang cô bé đi, nhà tư vấn S. vẫn đang dành hết tâm huy ết để tư vấn một ca khó. Thường thì những ca tư vấn bình thường S. để cho nhân viên làm, nhưng ca tư vấn này rất khó, đó là một người đàn bà đã ngoại tứ tuần nhưng lại đem lòng y êu một người đàn ông mới hai mươi lăm tuổi, chị này rất y êu người đàn ông đó nhưng lại sợ vi phạm đạo đức.
Con gái chết rồi, S. vẫn tiếp tục làm nghề tư vấn.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Tôm và cua
rong con xe Camry mới coóng có một sếp, một lái xe, một nhân viên và một người bạn của sếp. Đây là chuy ến công cán hiếu hỷ. Một ông bạn của sếp ở quê tổ chức đám cưới cho con. Cơm no rượu say , chủ nhà còn gửi quà biếu cho mọi người, một cân tôm sú và một bẹ cua biển chắc gạch. Vị chi bốn người bốn suất như nhau. Chủ nhà quả là người biết đối nhân xử thế.
Đường tốt, xe chạy bon bon. Khi gần về đến cơ quan, bạn của sếp nói:
- Cua bể và tôm sú là hai món khoái khẩu nhất của sếp T.
- Thế à? Sếp T. thích tôm sú và cua bể lắm à?
- Tất nhiên. Ở nhà khách của tôi, ngày nào sếp T. đi công cán thì thôi chứ cứ về ở khách sạn là tôi phải chỉ đạo nhà bếp làm ngay hai món tôm sú và cua bể. Cái món cua gạch này là sếp T. thích nhất đấy ! Mà có dịp mới mua được chứ có phải cứ thích là có ngay đâu.
- Vậy à?
- Này , cái việc anh muốn ở lại thêm khi đủ tuổi về hưu ấy mà, hôm trước tôi đã lựa lời nói với sếp T. rồi đấy ! - Vậy à? Thế mới là bạn chi tốn chi tồn với nhau chứ! Thế hôm nay sếp T. có ở nhà khách công vụ không? - Có, hôm nay có đấy .
- Vậy à?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Xe bon bon đưa khách của sếp về trước. Sếp xuống mở cốp, lấy quà cho khách. Việc này vốn không phải của sếp nên lái xe cứ đứng gãi đầu gãi tai, khó xử. Sếp lấy thùng xốp đựng tôm và cua phần của khách đưa cho khách, thì đúng rồi, phần của ai người đấy lấy . Sếp lại lấy hai thùng nữa đưa cho khách và dặn:
- Anh mang về biếu sếp T. hộ tôi nhé! Đặc sản đấy , ngon lắm! Ở thành phố không kiếm đâu ra.
- Thế thì tốt quá! - Bạn sếp vui mừng, hỉ hả. - Tôi mang về, chỉ đạo nhà bếp làm món thật đặc biệt cho sếp T. À này , anh cứ y ên tâm nhé! Tối nay tôi sẽ nhắc lại việc của anh với sếp T.
Xe đưa sếp về cơ quan, vẫn còn sớm nên sếp ở lại cơ quan làm việc. Sếp bảo với lái xe:
- Đánh xe về nhà chú, bảo cô luộc ngay cua và tôm ăn đi nhé! Để đến chiều cua chết, khai, ăn mất ngon.
Lái xe buồn bã đánh xe đi. Khi mang quà ra xe, ông chủ nhà đã nói rất đàng hoàng rằng: “Đây là phần của chú lái xe và chú nhân viên đã có lòng với gia đình, đi cả một quãng đường xa xôi để về dự đám cưới”, cứ tưởng bở trẻ con tối nay sẽ có bữa xôm trò, nào ngờ… Mà mua thì đắt, lương lái xe sao dám ăn đặc sản? Thôi, mua cho bọn trẻ phong kẹo lạc vậy . Khi nãy nghỉ uống nước giữa đường đã trót gọi điện về cho vợ rồi. Cái tội nói dối thần khẩu cũng to lắm!
Hôm sau, lái xe gặp tay nhân viên đi cùng sếp. Tay này khùng lắm, qua đêm rồi mà vẫn tức không chịu được, bèn văng ra:
- Đúng là của người phúc ta!
Lái xe sợ tai mắt của sếp, bèn bước đi thất thần như không nghe thấy gì.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com Ở
Miếng giữa làng
quê tôi, khi đi ăn cỗ, các bà, các mẹ thường chọn ngồi chung một mâm. Khi đó, họ chia nhau thịt, xôi, gói vào lá chuối mang về cho con cháu. Họ chỉ ăn cơm với canh và món xào. So với những bữa ăn hằng ngày , thế là đã xôm rồi. Thịt, xôi, họ mang về cho con cháu. Thế là thành thói quen với bọn trẻ. Khi có mẹ, có bà đi ăn cỗ, chúng cứ đứng chờ ở ngõ để được ăn phần.
Tôi rời khỏi làng quê, mang theo ký ức sống động, ngọt ngào về phần xôi thịt mẹ gói trong lá chuối. Nhờ có chút thành đạt trong nghề nghiệp, tôi hay được mời đi ăn tiệc. Tôi ăn tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc Pháp, tiệc Bỉ, tiệc Mỹ, tiệc Hàn... Tôi đi ăn không phải vì tôi thèm ăn mà vì tôi muốn biết mùi vị thức ăn của họ như thế nào. Đi đến lần thứ bảy thì tôi thôi không đi nữa. Tôi thôi không đi không phải vì tôi đã chán các món ăn của họ mà vì khi đến đó, cái bản năng muốn gói xôi, gói thịt mang về cho con của người đàn bà trong tôi lại trỗi dậy . Miếng ăn ở trong miệng tôi không còn ngon nữa vì tôi còn mải tìm cách để gói mấy cái xúc xích, mấy cái bánh ngọt... Mắt tôi liếc ngang liếc dọc. Liếc chỗ nào tôi cũng chạm phải ánh nhìn. Thế là tôi sợ, tôi không dám, để khi đi về, tôi tiếc hùi hụi. Thì thôi, tôi không đi nữa.
Bữa tiệc này thì tôi muốn đi vì đến đó, tôi sẽ được gặp nhiều bạn bè và đồng nghiệp. Sau phần lễ đặc sịt chữ trong phòng, ngoài hành lang, người ta đã bày sẵn đồ ăn. Một nhóm phụ nữ gặp mặt là ồn ào tranh nhau nói nhưng cũng không quên kiếm cái ăn. Chúng tôi kéo nhau đến dãy bàn cuối hành lang thưa người. Điều đập vào mắt tôi đầu tiên là tất cả các lon bia và lon nước ngọt đều đã được bật nắp. Tôi băn khoăn nghĩ, sao đã có người đến đây uống hết cả thế này ? Tôi thò tay lấy một lon nước ngọt, nước còn đầy ắp trong lon. Để kiểm chứng, tôi cầm một lon bia, bia cũng còn đầy ắp trong lon. Tôi không hiểu. Một vị quan to bước đến, hỏi han công việc của chúng tôi. Tôi muốn làm một chủ nhà mến khách. Tôi đi dọc dãy bàn tiệc để tìm một lon bia hoặc nước ngọt chưa mở để mời vị quan kia, nhưng tịnh không có lon nào còn nguy ên nắp. Tôi đành quay trở lại, cầm một lon bia còn nguy ên bia nhưng đã bật nắp, mời vị quan: “Xin lỗi bác, cháu không hiểu vì sao họ lại đi mua loại bia đã bật nắp thế này ạ!” Một nhà thơ đứng cạnh tôi phì một cái, bia trong mồm bắn ra thành hơi. Ho xong một chập, nhà thơ nọ quay sang tôi, nói: “Cái nhà cô này , suý t làm tôi chết sặc. Cô ngố thật hay là giả nai đấy ?” “Anh xỏ xiên gì tôi thế? Tôi chỉ không hiểu tại sao người ta lại đi mua loại bia đã bật nắp thế này , nó hả hết, uống không ngon đã đành, lại còn tạo cho người ta cái cảm giác ngờ ngợ rằng có ai đó vừa phun nước bọt vào.” “Cô này đúng là chưa
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
biết gì rồi. Đó là sáng kiến của ông chủ bữa tiệc đấy ! Ông ấy bảo các bữa tiệc trước, nhoằng một cái đã không còn lon bia nào. Thì ra các cha đã thó vào túi. Vậy thì giải pháp để khắc phục tình trạng đó là bật hết nắp ra. Đố cha nào dám thó vào túi.” Ô hô, thật là sáng kiến hay hết chỗ nói. Chỉ có điều, tay bợm bia nhất cũng không thể uống nổi thứ bia đã bị bật nắp để tênh hênh kia. Chỉ khổ mấy người quét dọn, phải lấy một cái thùng to xả bia để lấy lon bán với giá hai trăm đồng một cái.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Bảo toàn năng lượng
- Khi bắt tay , anh có mất năng lượng không?
- Tôi mất năng lượng khi bắt tay thân ái.
- Tôi nhìn anh, tôi có mất năng lượng không?
- Nếu anh muốn truy ền vào tôi một điều gì đó.
- Tôi nói chuy ện với anh, tôi có mất năng lượng không?
- Tất nhiên rồi, anh mất năng lượng để phát ra tiếng nói và truy ền điều anh muốn nói cho người nghe. - Anh nghe, anh có mất năng lượng không?
- Tôi sẽ mất năng lượng nếu như tôi muốn nghe điều gì đó.
- Tôi kể cho anh nghe sức làm việc kỳ lạ của một vị quan. Buổi sáng 5h30, vị quan lên xe về tỉnh N; Đến 8h30 làm việc với trường L; 10h với trường M; 1 1h với ủy ban nhân dân; 13h với nhà báo; 14h với trường V; 16h30 với trường T; 20h với học sinh ở nhà hát tỉnh. Ghê chưa? Ngày đó không phải là cá biệt đâu nhé! Ba tháng nhậm chức là 90 ngày thì lịch làm việc của vị quan đó đều như cái ngày tôi vừa kể. Có ngày ít là tiếp Tây thì cũng phải ba cuộc. Vậy mà ngọc thể của vị quan đó không hề xây xước gì, tinh khí vẫn tán đều. Vẻ mặt lúc sáng ra sao thì đến tối vẫn vậy , không chút mệt mỏi. Tài thật! Vị quan ấy làm việc nhiều như thế mà hầu như không mất đi chút năng lượng nào.
- Tài, tài thật! Vị quan anh kể luy ện được môn võ thần kỳ thật.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Võ à? Anh bảo võ à?
- Thì chỉ có võ mới tài thế chứ! Không biết ông ấy luy ện ở lò nào mà tài thế?
- Tôi nghe nói trước ông ấy làm thường trực tiếp dân.
- Thảo nào! Thảo nào! Tôi đang không sao lý giải được cái sự này . Tôi đi công tác với vị quan đó một lần, tôi chứng kiến. Cái bắt tay của vị quan đó lạnh toát.
- Tất nhiên, nếu không thì tẩu hỏa nhập ma à?
- Khi nói chuy ện, vị ấy không bao giờ nhìn vào ai cả.
- Tất nhiên, nếu không thì bị tẩu hỏa nhập ma à?
- Khi vị ấy nghe người khác phát biểu, vị ấy cũng không nhìn vào người ta mà lim dim mắt. - Ấy là lúc vị ấy đang tranh thủ để luy ện công.
- Khi vị ấy phát biểu, tôi đếm được đúng một trăm từ được xoay vòng đi xoay vòng lại.
- Nói hơn một trăm từ thì sẽ hao năng lượng.
- Lúc vị ấy đứng cạnh một em học sinh để nghe em ấy phát biểu, tôi thấy vị ấy rùng mình rồi bỗng toát mồ hôi. Tôi thấy vị ấy phải đi cách xa em ấy .
- Đó là vì năng lượng của em ấy tỏa ra nhiều quá, đòi hỏi vị quan cũng phải xuất năng lượng. - À ra thế, do vậy vị quan ấy phải vội vàng đứng xa em đó.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Tôi hỏi thêm điều này . Nếu không xuất năng lượng thì là dạng người gì nhỉ?
- Là người vô cảm.
- Thế thì chết thật đấy , người vô cảm thì chả có lực nào tác động được. Thế mà người ta đang nói rằng, ông ấy làm việc nhiều như thế để tạo bàn đạp lên một chức to hơn nữa đấy .
- Vậy nên ông ấy phải bảo toàn năng lượng là phải.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Từ nay đã có mồi trong mồm, đừng có kêu ha ha nữa nhé! C
ơ quan tôi đang thiếu một cái chân phó. Thời buổi “ghế thì ít mà đít thì nhiều” nên cuộc chạy đua vũ trang bắt đầu. Nhưng cuộc chạy đua không phải dưới ánh mặt trời mà là cuộc chạy đua ma quỷ. Chúng chế bom không phải bằng TNT mà bằng thư nặc danh. Lần đầu nhận được thư nặc danh, cơ quan tôi còn thì thì thào thào người nọ với người
kia ra điều bí mật, nhưng chỉ hai mươi phút sau thì cả cơ quan đều biết. Dĩ độc trị độc, ngày hôm sau lại có thư nặc danh tiếp. Hôm sau nữa lại tiếp thư nặc danh... Quay vòng đủ các nhân sự trong quy hoạch. Trong lúc các nhân sự trong quy hoạch đang mải mê bỏ bom thối vào mặt nhau thì có kẻ ngoài quy hoạch đã lặng lẽ đục nước béo cò. Hắn làm một bản tường trình về nội tình cơ quan rồi trình lên cơ quan chủ quản. Ngài quan phụ trách về vấn đề nhân sự có một bạn cánh hẩu đang thất sủng bèn bàn nhau chớp cơ hội, lật luôn cả thằng trưởng để ông bạn cánh hẩu thế chân. Cái tội nó rành rành ra đấy , không lãnh đạo được cơ quan để mất đoàn kết. Nhưng hất chân một thằng trưởng đâu phải dễ, nó có tội tày đình, bị thanh tra rõ ràng mà còn phải nâng lên đặt xuống mãi. Quan phụ trách vấn đề nhân sự là quan thâm nên rào trước đón sau rất kĩ, sao cho nó không thể kiện được quan. Nhưng được cơ hội vàng như vậy mà không tóm lấy thì ngu quá! Thôi thì hất nó không được thì luân chuy ển cán bộ vậy . Ô hô, hay , luân chuy ển cán bộ là một chủ trương, chính sách, kẻ nào dám chống? Chống thì về nhà.
Quan phụ trách vấn đề nhân sự đã có thâm niên trong vấn đề nhân sự nên hiểu rằng cái vấn đề nhân sự càng kín đáo thì càng thành công. Cứ đến giờ G thì ập đến công bố quy ết định là xong. Nhưng vấn đề ở đây là, nếu cứ dễ thế thì chúng lại không biết ơn sếp. Thời buổi lắm kẻ vô ơn, ngay cả cái gã bạn thân. Thân thì thân tình thân nghĩa, chứ tiền bạc thì không thân, cứ phải rõ ràng, rành mạch. Lại còn cái thằng đục nước béo cò kia nữa chứ! Mả nhà nó có táng hàm rồng đi chăng nữa thì nó cũng phải biết ơn quan. Biết ơn quan rồi thì nó phải trả ơn. Mà cách trả ơn tốt nhất bây giờ là tiền thôi, chứ sông nước hoạn nạn gì đâu mà cần nó cứu mạng.
Quan phụ trách vấn đề nhân sự gọi ông bạn cánh hẩu và thằng đục nước béo cò đến, cho xem công văn gửi các cơ quan liên quan về vấn đề luân chuy ển cán bộ. Công văn này chỉ có tính chất báo cáo để hiệp y mà thôi. Ông bạn cánh hẩu thì vui vừa phải, còn thằng đục nước béo cò thì sướng rên. Hắn “phôn” ngay cho một nữ cán bộ cùng phe với hắn ra một quán rượu để mở tiệc ăn mừng. Ăn uống no nê trong trạng thái vô cùng phấn khích, hắn cười: “À hà hà, phen này ông sẽ
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
đạp lên đầu chúng nó.” Rồi hắn bấm điện thoại cho một gã ở cơ quan thường trú: “À hà hà, ông chuẩn bị ra mà đưa tiễn sếp nhé!”
Không biết trong lúc phê rượu, hắn đã cười “à hà hà” bao nhiêu lần qua điện thoại. Chỉ biết là đến đầu giờ chiều thì sếp biết. Sếp liền chạy lên quan trên của quan phụ trách vấn đề nhân sự. Chuy ện bung bét. Thế là xong, người nào vật nào vẫn ở nguy ên chỗ đấy . Thằng đục nước béo cò xẹp như gián, không cười “à hà hà” nữa. Trong lòng hắn than tiếc vì không được đạp lên đầu chúng nó. Hắn ngồi nghĩ xem mình sai ở chỗ nào. Hồi đi học, hắn luôn làm hết các bài tập thầy giao nhưng không bao giờ được đứng đầu lớp. Hắn cú lắm, vì thế khi đi làm, hắn mới nghĩ ra cái mẹo, chẳng tội gì mà hắn phải làm, mệt thân. Hắn chỉ chuy ên đề xuất các ý tưởng và to mồm để bảo vệ các ý tưởng đó. Sau hắn nghe ngóng các phe nhóm trong cơ quan để cố vấn. Hắn cố vấn cho tất cả các phe nhóm. Hắn luôn vỗ ngực là người thông minh. Cơ quan hắn đang náo loạn như bây giờ là công của hắn. Vậy mà sao việc của hắn lại thất bại được nhỉ? Hắn còn nhớ tất cả các bài giảng của thầy mà.
Mấy hôm sau, hắn bị đau bụng nhưng toilet nam đã có người, hắn đành phải vào toilet nữ. Cơ quan hắn vẫn có lúc phải thế. Vì vậy , hắn nghe được chuy ện của cô thư ký với bà dọn dẹp trong phòng rửa tay . “Cháu kể cho cô nghe chuy ện con cá sấu và con thỏ nhé! Có một con thỏ nhởn nhơ chơi trên bờ hồ, đâu biết rằng có một con cá sấu đang rình nó. Bất thình lình, con cá sấu đớp gọn con thỏ vào mồm. Con cá sấu chưa nuốt con thỏ vội mà muốn làm cho con thỏ chết khiếp đã. Con cá sấu hú một hơi dài làm con thỏ sợ chết khiếp nhưng con thỏ nhắc mình không được sợ. Nó nói với con cá sấu: “Này , ngươi kêu hu hu ta không sợ đâu. Ngươi phải kêu ha ha ta mới sợ.” Con cá sấu nghe thế bèn kêu ha ha. Cái miệng con cá sấu há ra nên con thỏ đã nhanh chân chạy khỏi miệng cá sấu. Chạy lên bờ, con thỏ bèn quay lại, nói với con cá sấu: “Này , từ nay đã có mồi trong mồm, đừng có kêu ha ha nữa nhé!”” “Ồ, thế mà ở cơ quan mình có đứa nó lại kêu à hà hà. Đúng là ngu thật!”
Nghe xong câu chuy ện, hắn ngẩn người, tiếc ngẩn ngơ. Hắn tiếc vì câu chuy ện này có trong sách học của hắn hồi xưa nhưng nó là bài đọc thêm nên hắn đã bỏ qua.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com M
Đất thiêng
ảnh đất này thiêng lạ lùng. Ban đầu, nó chỉ là một bãi đất ven sông. Bỗng có một vị quái nhân đến đó dựng lều để luy ện võ. Vị quái nhân luy ện võ tiên. Võ tiên của vị quái nhân này là gì, chẳng ai biết được. Một thời gian sau, bỗng có một truy ền thuy ết rất hay nổi lên trong dân gian. Truy ền thuy ết kể rằng, có một tiên nữ trên trời mê
cảnh đẹp của trần thế nên thường xuy ên xuống chơi. Một lần xuống chơi trần thế, nàng gặp một anh học trò nghèo, bèn đem lòng y êu anh ta. Tình y êu của họ rất đẹp. Anh học trò ngày ngày cùng nàng tiên đi ra dòng sông thơ mộng vừa trong vừa mát, hai bên bờ bát ngát lúa ngô. Chàng làm thơ còn nàng thì hái hoa bắt bướm. Tình y êu của họ đẹp như mơ, kết thành chồng vợ. Ngày ngày , chàng làm thơ còn nàng thì thêu thùa và nấu cơm cho chàng. Ngọc Hoàng trên trời nhòm xuống trần gian, thấy con gái y êu (đó chính là con gái y êu của Ngọc Hoàng) kiêu sa, ngọc ngà như vậy mà lại đi lấy một con người trần thế tầm thường, bèn sai người giời xuống bắt tiên nữ về. Anh học trò nghèo mất vợ, sinh ra ngơ ngẩn, bỏ cả làm thơ. Có một tiên ông thương tình truy ền cho một môn võ, gọi là tu tiên. Nếu cứ tập theo môn võ đó thì sẽ thành tiên. Anh học trò nghèo bèn dựng một cái lều ở nơi trước kia anh và tiên nữ gặp nhau để luy ện võ tu tiên. Ngày đêm anh miệt mài luy ện võ. Chẳng bao lâu thì anh đắc đạo và thành tiên, bay về trời để gặp vợ y êu của mình.
Nhiều người nghe xong câu chuy ện cũng muốn thành tiên. Thành tiên không phải để mong gặp người mình y êu dấu, mà muốn thành tiên cho bớt khổ vì làm kiếp người khổ quá. Họ tìm đến cái nơi trong truy ền thuy ết kia. Không thấy người, cũng không thấy tiên nhưng quả là vẫn còn một cái lều của vị quái nhân để lại. Người ta ở lại vài ngày , có người thì chỉ ở một lúc, rồi người nọ kể cho người kia nghe truy ền thuy ết anh học trò nghèo gặp tiên. Nghe đi nghe lại vài lần thì chán, bèn ra về. Về nhà, mọi người hỏi thế nào thì bèn phồng má trợn mang, mắt tròn mắt dẹt kể lại rằng đã gặp được nhiều người thành tiên lắm, bay lên giời sung sướng vô cùng. Có người hỏi lại: Sao không ở lại để tu thành tiên? Mới rằng: Sợ bay về giời, giời không cho về gặp vợ con thì nhớ lắm. Cũng đúng, đúng quá! Sống sung sướng mà không được gặp vợ con nữa thì kể cũng buồn thật.
Lâu sau, cái lều bị đổ. Người ta bèn xây lại thành cái đền có chỗ để thắp hương. Chiến tranh loạn lạc, cái đền sập mái nhưng vẫn còn cái nền. Trên cái nền vẫn thi thoảng có người đến thắp hương. Hết chiến tranh, con người trở về cuộc sống đời thường. Cuộc sống vẫn nhiều khổ sở. Người ta lại ước được thành tiên. Người dân quy ên góp nhau để xây lại ngôi đền.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Một ngôi đền nhỏ nhưng chứa ước vọng lớn lao.
Một trăm năm trôi qua, đất bồi lấp mất sông. Ngôi đền nằm trong khu phố xá đông đúc. Có một gia đình nghệ sĩ nằm cách ngôi đền một khoảng. Chồng là nhà tạc tượng, vợ là nhà văn. Khi họ nghe xong truy ền thuy ết về ngôi đền, người chồng bèn tạc tượng anh học trò nghèo và nàng tiên, còn người vợ thì viết một tiểu thuy ết về mối tình tiên - người. Những bức tượng và những trang tiểu thuy ết đã làm cho ngôi đền ngày càng nổi tiếng. Người ta lên dự án trùng tu lại ngôi đền. Thành ra ngôi nhà nhỏ của gia đình nghệ sĩ nằm trong khuôn viên của ngôi đền. Họ phải cay đắng từ bỏ cái nơi mà họ đã làm bức tượng đầu tiên và viết những trang tiểu thuy ết đầu tiên để đến bây giờ họ đã có đầy ắp một nhà tượng và hàng ngàn trang sách. Tên tuổi của họ xuất hiện dày đặc trên các trang báo.
Hôm người ta đến đo đạc căn nhà để giải tỏa, họ hỏi: “Gia đình thuộc diện gì?” Người chồng trả lời: “Văn nghệ sĩ.” “À, thế là thường dân, không phải diện chính sách.”
Đêm, hai vợ chồng buồn rầu ôm nhau ngủ. Sáng ra, cả hai tỉnh dậy , nhìn nhau có vẻ lạ. Cả hai ngập ngừng, vừa như muốn nói ra vừa như không muốn nói. Rồi cuối cùng, họ cùng thốt ra: “Đêm qua có giấc mơ lạ quá!” Người vợ tranh kể trước: “Có một người đàn ông tự xưng là tiên trên trời xuống bảo, đừng buồn, một trăm năm nữa, người ta sẽ xây dựng trên chính nền nhà các ngươi một ngôi đền, trong ngôi đền đó sẽ đặt tác phẩm của vợ chồng các ngươi.” Người chồng kể sau: “Có một người đàn ông tự xưng là tiên trên trời xuống bảo, đừng buồn, một trăm năm nữa người ta sẽ xây dựng trên chính nền nhà các ngươi một ngôi đền, trong ngôi đền đó sẽ đặt tác phẩm của vợ chồng các ngươi.”
Kể xong câu chuy ện, hai vợ chồng cười rũ ra. Cười xong thì bảo nhau: “Ảo tưởng, ảo tưởng quá! Đi dọn đồ đạc thôi, nhớ cẩn thận với những bức tượng và các trang sách nhé! Gia đình nghệ sĩ không có ưu tiên gì đâu và một trăm năm nữa thì chúng mình cũng đã sống thêm được mấy kiếp rồi.”
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com N
Không biết lùi
ơi đây động mưa là ngập. Ngập đường ngập phố. Nước trắng xóa những con đường. Đường ngập tất phải tắc đường. Trời quang mây tạnh. Đường phố khô nỏ thì chỉ tắc đường vào giờ cao điểm. Còn khi mưa, những chỗ ngập ắt xe chết máy . Xe mô tô chết máy thì đã có đội lau bu-gi trực sẵn. Lau xong bu-gi, máy lại nổ bành bạch. Ô tô chết máy
thì phải đợi cứu hộ. Gặp chỗ nước sâu, cứu hộ cũng chết máy . Ở ngã tư N., xe cứu hộ nằm ngang ngã tư, chết chềnh ềnh. Thế là ùn tắc. Ngã tư có bốn đường giao nhau. Một con đường ngập trắng nước, vắng xe. Một chiếc ô tô con đen láng đứng chắn ngay lối rẽ. Tình thế này sẽ còn kẹt lâu. Mấy người đi xe máy bèn bàn nhau rẽ vào con đường ngập nước để thoát khỏi đám kẹt xe. Một chị phụ nữ đứng gần chiếc xe nhất được làm nhiệm vụ nói với lái xe lùi xuống một chút, một chút thôi, độ khoảng 20 cm để các xe mô tô lách qua. Chị phụ nữ gõ vào cửa xe. Lái xe hạ cửa kính để nghe chị phụ nữ nói:
- Xin anh làm ơn lùi lại một chút cho chúng tôi rẽ đường này với!
Lái xe nói với chị phụ nữ:
- Xin lỗi, đây không biết lùi.
Rồi lái xe đóng sập cửa lại.
Mọi người không còn cách nào khác, đành đứng chôn chân tại chỗ. Ba phút sau, giọng một phụ nữ nói trong nuối tiếc:
- Thôi xong, bây giờ có lùi cũng chẳng còn chỗ nữa rồi.
Quả là vậy ! Cái khoảng trống 20 cm mà những người đi xe máy loay hoay giữ cốt mong người lái chiếc ô tô con đen láng kia lùi xuống để họ có lối thoát vào con đường ngập nước đã bị một chiếc xe mô tô chèn ngang. Dòng người cứ thế
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
tiến lên, lấp kín từng centimét đường. Hai giờ sau, đám kẹt xe mới được giải phóng.
Những người ở đây đã quá quen với việc kẹt xe. Họ đứng trong đám kẹt xe một cách cần mẫn, chăm chỉ, không nóng vội, không bức bối, không nhìn vào tương lai, không mơ về quá khứ.
Tôi là một kẻ lạc loài trong đám kẹt xe đó. Bởi tôi ngoái đầu nhìn lại. Tôi ngoái đầu nhìn lại vì câu nói của người lái xe ám ảnh tôi. “Đây không biết lùi.” Có thể ai nghe câu nói đó sẽ phát khùng lên. Còn tôi, tôi lại tin gã lái xe nói đúng. Trong trường học, trẻ con luôn được dạy rằng: phải tiến lên hàng đầu. Từ “tiến lên” thì đứa trẻ nào đến trường cũng biết. Mà chưa đến trường cũng biết. Chúng biết từ “tiến lên” từ trong bụng mẹ. Nhưng còn “hàng đầu” thì lại là một khái niệm mơ hồ. Tại
sao lại là khái niệm mơ hồ? Tôi không phải là nhà nghiên cứu nên tôi không thể giải thích thấu đáo điều này . Trẻ con lại càng mơ hồ. Sự mơ hồ đó được chúng chế thành thơ như sau: “Tiến lên ta quy ết tiến lên hàng đầu/ Hàng đầu ta tiến về đâu/ Hàng đầu ta tiến về đâu thì về.”
Và hình như kẹt xe đang trở thành một thứ văn hóa!
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Cú sang đường cuối cùng
háng trước, chúng tôi nhận được tin vui, Đức đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ với học bổng toàn phần. Chúng tôi là đồng môn lớp 7 A cách đây đã hơn hai mươi năm. Bây giờ chúng tôi đều đã trưởng thành, từ công ăn việc làm đến vợ chồng con cái. Còn mỗi Đức, cứ như một hạt Neutron, hết va chạm nọ đến va chạm kia nên chưa dừng lại được. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là điểm cuối cùng để Đức cắm chân.
Lớp 7 A là lớp chuy ên Toán. Chúng tôi đều là những “gạo cội” trong học tập. Đức không phải là “gạo cội” trong “gạo cội” nhưng hay thông minh đột xuất và ngu bất thình lình. Lúc thông minh đột xuất, Đức có thể tìm ra các cách giải toán rất khó, không theo khuôn mẫu của các thầy cô và sách giáo khoa. Còn lúc ngu bất thình lình, một bài toán đơn giản nhất Đức cũng không giải được. Dân chuy ên Toán thường không giỏi văn. Vậy mà những bài văn của Đức thường được đọc trước lớp. Một lần, cô giáo dạy Văn đọc trước lớp bài văn của Đức tả cảnh gà mẹ đánh nhau với con rắn hổ mang như sau: Con rắn hổ mang bành lắc lư cái đầu như thôi miên lũ gà con. Bỗng nhiên, nó mổ mạnh vào một con gà con. Con gà con trúng độc, lăn quay ra đất. Gà mẹ xù cánh, lăn xả vào, mổ lấy mổ để lên đầu con rắn. Gà mẹ còn nhảy lên, lấy chân với những cái móng sắc nhọn đạp vào đầu con rắn. Con rắn hổ mang bèn quấn chặt lấy gà mẹ. Gà mẹ liền bấu những cái móng sắc nhọn vào đầu con rắn. Con rắn hổ mang bành đau đớn phải bỏ gà mẹ ra, bò đi. Gà mẹ xõa cánh, lông bay tả tơi, cục cục gọi đàn con. Than ôi, lũ gà con đã chết cả. Gà mẹ nhìn lũ gà con nằm chết trên đất, đau đớn gục cái mỏ xuống ức, chân khuỵu xuống. Gà mẹ từ từ gục xuống đất. Tim gà mẹ đau đớn muốn vỡ tung ra. Bỗng nhiên, gà mẹ nhớ ra một điều. Gà mẹ đứng dậy , đập hai cánh để chỉnh trang nhan sắc, cất cao cái mỏ rồi ngửng đầu lên. Gà mẹ đủng đỉnh đi ra vườn, đến gần những gã gà trống. Điều mà gà mẹ vừa nhớ ra là: Không sao, trong bụng ta còn nhiều trứng, ta sẽ đẻ và ấp ra một ổ gà con.
Cả lớp nghe bài văn của Đức thì cười bò ra. Cô giáo phê vào bài văn của Đức là: Lạc đề (nhưng với tư cách cá nhân, cô thích bài viết của em).
Sau lớp bảy , Đức không học chung với chúng tôi nữa. Nhưng vì Đức đặc biệt như vậy nên chúng tôi vẫn thông báo cho nhau những việc liên quan đến Đức. Ví như khi chúng tôi tốt nghiệp đại học thì Đức đang học qua trường đại học thứ
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
ba. Có nghĩa là Đức thi đỗ Đại học Khoa học Tự nhiên, học được một năm thì chán, bỏ. Năm sau thi đỗ Đại học Kinh tế, học được hai năm, chán, bỏ. Lại thi Đại học Luật. Khi chúng tôi lập gia đình, sinh con đầu lòng thì Đức lại đang học trường đại học thứ tư. Đức tốt nghiệp trường đại học thứ năm là Đại học Bách khoa. Sau đó được học bổng thạc sĩ ở Singapore. Sang Singapore học thạc sĩ, Đức lại chán, bỏ, thi qua một trường khác. Đến nay , chúng tôi cũng không biết chính xác Đức học qua mấy trường đại học rồi.
Nửa đêm, tôi đang chìm đắm trong giấc ngủ say bên vợ y êu, bỗng điện thoại réo nhức tai. Tôi tỉnh giấc trong sự nhồn nhột của con tim đang đập mạnh. Tôi nhấc máy . Tiếng thằng Quân hớt hải: “Này , thằng Đức chết rồi!” Tôi bỗng cáu với thằng Quân: “Nó chết thì cũng chết rồi, quan trọng gì mà ông phải đánh thức tôi lúc nửa đêm như vậy ?” Giọng Quân chùng xuống: “Xin lỗi ông, ừ đúng là tôi không nên đánh thức ông lúc nửa đêm như vậy , thằng Đức vô tích sự ấy mà. Nhưng tôi cứ nghĩ nghĩa tử là nghĩa tận.” Quân dập máy .
Ngày đưa ma Đức, chúng tôi đều có mặt. Sau lớp kính, mặt Đức rất thanh thản. Cái chết của Đức là cái chết vô nghĩa nhất. Đức sang đường và bị xe máy tông. Đó là lần sang đường cuối cùng của Đức. Nhưng dường như Đức vẫn chưa tìm ra con đường nào định đi.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Sáng kiến của tổng biên tập
ổng biên tập đi tập huấn ở nước ngoài về, học được rất nhiều cái mới. Cái mới nhất mà dễ áp dụng nhất là dưới mỗi bài viết của phóng viên đều để số điện thoại di động và ảnh chân dung. Đó là cách tốt nhất để kéo độc giả lại gần với tác giả. Mấy phóng viên nam coi đó là chuy ện vặt. Còn đối với mấy phóng viên nữ thì lại là chuy ện lớn. Cái việc
chụp thiên hạ lên báo, thôi thì có nhòe có xấu một tí cũng chả sao. Ai có khó tính đến mấy thì khi nghe lời trần tình của bản báo rằng, đó là do lỗi in ấn, cũng đành bỏ qua. Chả lẽ lại đi kiện mấy cái máy in à? Nhưng chính mình lên báo thì lại là chuy ện khác hẳn. Chả lẽ lại để nguy ên cái mặt mộc, không mấy xinh đẹp mà phô lên báo. Thế là phải chụp bằng được một cái ảnh thật đẹp. Mấy phóng viên nữ để ảnh dưới bài viết trông ai cũng như hoa hậu, trẻ trung xinh đẹp.
Mà kể cũng lạ! Tai họa đầu tiên giáng ngay xuống một “em” phóng viên trung niên. Em trung niên, chồng cũng trung niên. Em “ti ma ki”, chồng cũng “ti ma ki”. Em hay trái gió trở trời thì chồng cũng hay trúng gió. Vậy nên cuộc sống chăn gối của vợ chồng em trung niên đang trong thời kỳ “vui thì ít mà nguý t thì nhiều”. Đúng lúc vợ chồng em trung niên vừa lâm trận kiểu đứt gánh giữa đường xong, chưa kịp nguý t nhau, mới chỉ mỗi người quay đi một phía thì điện thoại di động của em phóng viên trung niên kêu tít tít. Em trung niên có cuộc sống lành mạnh nên chẳng có tật giật mình. Em cứ nằm ì. Ông chồng thì tức khí, bí bách bèn trở dậy , lấy máy của vợ, đọc tin nhắn. Đọc xong, ông chồng gầm lên: “Á à, thế là tao đã hiểu. Tao đã hiểu vì sao mày nằm ì ra như khúc gỗ rồi. Mày khốn nạn quá!” Ông chồng hộc lên rồi ngã lăn ra đất. Em phóng viên trung niên vội vàng bật dậy đỡ chồng. Ông chồng vốn có tiền sử cao huy ết áp, không khéo đột quỵ thì nguy . Ông chồng đạp em phóng viên trung niên ngã lăn quay . Em phóng viên trung niên vồ lấy cái máy điện thoại để xem tin nhắn gì mà khủng khiếp thế. Tin nhắn viết thế này : “Len giuong voi anh khong Hai Huong?” Ối giời đất ôi! Em phóng viên trung niên ngã lăn kềnh ra đất, ngực đau thốc lên.
Tổng biên tập đích thân ra tay tìm hiểu nguy ên nhân vụ việc. Chỉ hai cuộc điện thoại, Tổng biên tập đã tìm ra chủ nhân của tin nhắn trên. Đó là một tay giám đốc của một công ty . Tay này thổ lộ rằng đọc báo thấy em Hai Hương xinh đẹp, trẻ trung quá, lại sẵn số điện thoại của em nên đêm về mới mơ tưởng đến em, bèn nhắn tin để làm quen, mong được kết bạn.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Sau đó, Tổng biên tập không để số điện thoại và ảnh phóng viên dưới những bài viết của họ nữa. Thế là, một việc Tổng biên tập học được ở nước ngoài mong áp dụng ở báo nhà đã bị phá sản.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Và nhớ, nhớ là đừng có mở mồm xin lỗi đấy nhé!
T.
nghe tin thủ trưởng cũ bị nạn, bèn vội vàng đến thăm. Nguy ên cái việc thủ trưởng cũ, đã về hưu mà lại được nhân viên cũ đến thăm như vậy thì hẳn ông thủ trưởng cũ này cũng là người đáng được đến thăm.
T. làm việc dưới thời thủ trưởng cũ hơn năm năm. Có nhiều việc T. không hẳn đã đồng ý với ông Ch., thủ trưởng cũ, nhưng cái mà T. phục ông là ông luôn chực sẵn lời xin lỗi ở cửa miệng. Thời bao cấp, cơ quan của T. chỉ có mấy gian nhà cấp bốn, đất còn thừa, cỏ mọc tốt um. Mấy chị phụ nữ bèn nghĩ cách trồng rau cải thiện. Một lần, ông Ch. đi ra nhà vệ sinh thì gặp chị H. xách xô phân đi tưới cà. Chị này vốn không phải gốc nông dân nên vừa nhìn thấy phân đã kinh, nay lại còn tự tay đi múc phân nên chị ta tay xách xô phân còn mắt thì nhắm chặt, mồm nhổ phì phì. Mắt nhắm chặt nên chị H. không nhìn thấy thủ trưởng, cứ bước phăm phăm. Thành ra khi hai người va vào nhau thì cả xô phân đổ hết lên người ông Ch. Chị H. mở mắt ra, hoảng hồn hét toáng lên. Còn ông Ch. thì mặt mũi trắng bệch, mồm không ngớt tuôn ra những câu xin lỗi: “Ôi cô H. ơi, tôi xin lỗi cô. Tôi sơ ý quá để đến nỗi thành ra thế này , thôi xin cô bỏ qua cho tôi!” Chị H. không biết nói sao, cứ mặc hai tay dính phân mà giơ lên trời.
Một lần khác là sau khi lên lương. Tay G., nhân viên phòng nghiên cứu không được lên lương. Lý do là vì tay này chân ngoài dài hơn chân trong. Hắn luôn bỏ cơ quan để đi làm ngoài. Thật ra, ở thời đấy , ai mà đi làm ngoài được là quá tốt. Phải có tay nghề vững mới có thể đi làm ngoài được. Không đi làm ngoài thì đến cơ quan cũng chỉ ngồi chơi xơi nước, hút thuốc lào và đánh rắm vặt. Viện nghiên cứu thì có việc gì làm đâu. Hội đồng lương không xét duy ệt cho G. là cũng có phần ghen tỵ vì hắn được đi làm ngoài. Tay G., nếu biết điều thì cũng nên cho qua việc đó, bởi cứ chiểu theo quy định thì G. cũng đã vi phạm rồi. Nhưng G. lại là tay không biết điều. G. tức tối lên phòng thủ trưởng để hỏi cho ra nhẽ. Ông Ch. thấy G. hùng hùng hổ hổ bước vào phòng thì vội vàng chạy ra.
- Xin lỗi G., có việc gì mà tức giận vậy ?
- Tại sao ông không cho tôi lên lương? Mọi việc ông giao tôi đều làm tốt cơ mà.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Xin lỗi G. nhé! Tớ biết vậy nhưng chủ tịch công đoàn bảo là cậu không đi làm đủ giờ.
- Đủ giờ là đủ giờ nào, ông nói cho tôi nghe xem. Đến đây chỉ ngồi chơi như chúng nó thì tôi không ngồi được, ê đít lắm!
- Ấy , xin lỗi G., cậu đừng nói vậy . Thì người ta lên lương để cậu đến ngồi chơi ở cơ quan mà. Giờ cậu không đến ngồi chơi ở cơ quan thì người ta không lên lương cho cậu.
- Trời đất, thế mà ông cũng đồng ý với chúng nó à?
G. tức điên người, vơ lấy cái ghế, giơ lên đầu.
Ông Ch. tưởng sắp bị G. phang, bèn lấy hai tay ôm chặt đầu rồi bảo G.:
- Cậu đừng đánh tớ, cậu đánh tớ chết rồi thì lấy ai ký quy ết định lên lương cho cậu?
Ông Ch. là một tiến sĩ khoa học. Các công trình khoa học của ông được báo chí nước ngoài ca ngợi rầm rộ. Khi T. đến thăm ông Ch. thì G. cũng đến thăm ông. G. bây giờ đã là một doanh nhân thành đạt.
Ông Ch. lẩy bẩy định ra khỏi giường để tiếp chúng tôi. Ông mới ngoài bảy mươi tuổi, thần sắc vẫn hồng hào, khỏe mạnh, chỉ có điều chân ông bị què nên di chuy ển khó khăn. Ông thở dài đánh sượt rồi không cố ra khỏi giường nữa. Chúng tôi kéo ghế đến ngồi cạnh giường ông. Ông lảng tránh ánh mắt của chúng tôi, lại thở dài đánh sượt. G. nhìn ông Ch. rồi bắt
đầu cười. Ban đầu thì còn cười một cách có kiểm soát. Lát sau thì G. cười như hóa dại. Cười đến giàn giụa nước mắt. Ông Ch. vẫn im lặng. Cười chán rồi G. mới nói:
- Ông lại giở cái bài xin lỗi ra chứ gì? Ông kể cho chúng tôi nghe với! Kể đi rồi tôi dạy cách cho ông. Lần sau ông không què nữa.
Bấy giờ ông Ch. mới thủng thẳng kể:
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Mình đang đi bộ ở lề đường bên phải. Các cậu nhớ nhé, lề đường bên phải. Có hai thằng thanh niên. Thanh niên chứ không phải oắt con nhé! Thằng cầm lái vừa đi xe máy vừa bấm điện thoại di động. Thế là nó đâm sầm vào mình. Chúng ngã chổng kềnh. Mình thì không ngã. Mình mới đỡ chúng dậy và tiện mồm xin lỗi. Câu xin lỗi của mình như là câu thần chú vậy . Rõ ràng mình thấy chúng đang nằm dưới đất, có vẻ bị thương nặng lắm. Vậy mà chúng vùng ngay dậy , túm lấy mình, chửi: “Thằng già kia! Mày đi thế à? Mày đâm vào chúng ông.” Mình mới cãi lại: “Chính các anh đâm vào tôi nên bị ngã đấy chứ! Tôi đang đi bộ cơ mà.” Một thằng mới đạp cho mình một cái, làm mình ngã lăn ra đất rồi nó bảo: “Chúng ông đâm vào mày thì việc đếch gì mày phải xin lỗi chúng ông. Mày định lên mặt đạo đức để dạy chúng ông à? Đồ trí thức rắm rít!” Nói xong, chúng nhảy lên xe phóng đi. Còn mình thì què lê ra như thế này đây .
- Ối ông Ch. ơi là ông Ch. ơi. - G. lại cười như nắc nẻ. - Tôi đoán không sai mà. Ông có biết không, hai thằng mà ông bảo là thanh niên đó, chúng là loại oắt con của trí tuệ và đạo đức nhưng lại là bợm già trong việc đụng chạm giao thông. Bởi chính bọn chúng là những kẻ góp phần làm cho giao thông ở xứ này rối loạn. Chúng chính là điểm đen của giao thông, rất dễ xóa nhưng lại không ai muốn xóa. Tôi có thể nói với ông cả một chuy ên đề về vấn đề này . Nhưng thôi để khi khác. Khi chúng đụng vào ông, chúng ngã xe, chúng vội nằm kềnh ra để thoát tội. Trong trường hợp này là để thoát tội chứ không phải ăn vạ, vì ông là ông già đi bộ ở lề đường bên phải, vì chúng chưa biết là ông có bị thương hay không nên cách tốt nhất là chúng cứ nằm ì ra đấy đã. Ông không bị thương hay bị ngã, ông lại còn đỡ chúng dậy và xin lỗi. Thế là chúng điên lên, cho ông ăn đòn là đúng rồi! Ông là vật cản trên đường chúng đi. Ông hiểu chưa?
- Thế à? Bài giảng hay quá cậu ạ! Vậy lần sau tớ phải làm thế nào?
- Bận sau á? Ông nhớ nhá! Ông chưa ngã thì cũng cứ phải lăn kềnh ra. Ông nằm im như chết rồi. Sau đó ông rên rỉ. Ông nhắm chặt mắt và rên rỉ. Và nhớ, nhớ là đừng có mở mồm xin lỗi đấy nhé!
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com C
Nụ hôn Listerine
ác cơ quan đều có một bản nội quy , trong đó có quy định thời gian làm việc ở cơ quan. Mùa hè: sáng bắt đầu từ 7 h30 đến 1 1h30; chiều từ 13h00 đến 17 h00. Mùa đông: sáng từ 8h00 đến 12h00; chiều từ 13h00 đến 17 h00. Thời gian nghỉ trưa vào mùa hè là một tiếng rưỡi. Mùa hè ở xứ này rất nóng, chẳng làm được việc gì nên phải để thời
gian nghỉ trưa dài hơn mùa đông ba mươi phút. Dẫu vậy , có một việc mà bất kể mùa đông hay mùa hè đều diễn ra hết sức tốt đẹp. Nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự tốt đẹp của nó. Đó là nụ hôn Listerine.
Nụ hôn Listerine vô cùng ngọt ngào và hưng phấn bởi nó diễn ra trong thời gian vô cùng gấp gáp và độ chín cũng đã đến phần muồi. Hành trình của nụ hôn Listerine diễn ra như sau. Chàng (hoặc nàng) “phôn” cho nàng (hoặc chàng) đi ăn trưa, đó là khúc khởi đầu. Theo các nhà khoa học, thời gian để người đàn ông phải lòng người đàn bà chỉ diễn ra trong 6,5 giây . Còn thời gian để người đàn bà phải lòng người đàn ông thì lâu hơn, khoảng 10 giây . Bữa ăn trưa đó sẽ là khoảng thời
gian quy ết định xem họ có phải lòng nhau hay không. Nếu có (mà còn thời gian) thì họ sẽ cùng nhau bước vào giai đoạn hai. Đó là đến một nhà nghỉ. Nếu là lần đầu tiên, sau bữa ăn, bước ngay vào giai đoạn hai thì nàng sẽ không kịp chuẩn bị. Trong túi xách của nàng sẽ không có Listerine. Nhưng dứt khoát là nàng sẽ vào một quán nước để mua kẹo cao su. Trong lần hẹn hò sau, nàng sẽ chủ động mua sẵn một lọ Listerine nhỏ.
Tại sao lại là Listerine nhỉ? Một câu hỏi có lẽ rất khó trả lời với người phương Tây nhưng lại rất dễ trả lời với người ta. Xứ sở này có đồ ăn rất ngon, bởi nó được chế biến bằng rất nhiều gia vị. Trong đó có hai loại gia vị chủ y ếu là hành và tỏi. Hành và tỏi khi phi lên thì thơm lừng, khi ăn cũng rất ngon, nhưng chao ôi, khi thở ra thì chết khiếp! Nàng công chúa hạt đậu khi xưa ngủ trên mười hai lần đệm mà một hạt đậu nhỏ cũng đã làm cho nàng đau hết mình mẩy thì đảm bảo rằng, khi nàng ngửi phải hơi thở của chàng hoàng tử vừa ăn tỏi sống với rượu nếp cái hoa vàng thì nàng sẽ chết đến sáu mươi kiếp cũng chưa dám lộn lại kiếp người. Nhưng nàng và chàng ở xứ sở này không phải là công chúa hạt đậu và họ cũng đã quen với những hơi thở hành tỏi rồi. Nhưng hôn nhau thì lại là chuy ện khác. Nụ hôn ngọt ngào đến vậy chẳng lẽ lại bị ngưng chỉ vì mùi hành tỏi ư? Vậy là Listerine phát huy tác dụng. Listerine là sản phẩm ngoại nhập nên rất tốt.
Khi cánh cửa phòng nghỉ sập lại, nàng vào phòng tắm, lấy lọ Listerine ra chiêu một ngụm rồi súc miệng. Listerine có eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
mùi bạc hà, cay cay , ngọt ngọt. Chàng bước vào, ôm nàng từ phía sau lưng. Chàng đặt một nụ hôn vào cổ nàng. Nàng đẩy chàng ra, đưa cho chàng lọ Listerine. Chàng hiểu điều nàng muốn nói. Chàng chiêu một ngụm Listerine, súc súc trong miệng một lát rồi nhổ vào lavabo.
Và nụ hôn Listerine bắt đầu, thơm mùi bạc hà, cay cay , ngọt ngọt, vô cùng quy ến rũ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com D
Ăn cắp vặt
ân gian có câu: “Tin bợm thì mất bò, tin bạn thì mất vợ.” Nhưng câu chuy ện của ngài giáo sư văn học dưới đây lại chỉ là hành động ăn cắp vặt.
Giáo sư Ng. là người tôi rất y êu quý . Đơn giản vì ngài cũng quý tôi. Ở đời, người ta cứ đi tìm những sự rắc rối không đâu còn những lý do đơn giản mà đúng đắn nhất thì lại dễ dàng bỏ qua. Giáo sư Ng. có một gia đình rất đặc biệt. Sự đặc biệt của một gia đình có thể là do có một con chó đặc biệt, một con mèo đặc biệt, một đứa con đặc biệt... Nhưng sự đặc biệt của gia đình giáo sư Ng. là có một bà vợ đặc biệt. Sự đặc biệt của bà vợ có kể hàng ngàn trang sách cũng không xuể. Sự đặc biệt của bà không theo chiều hướng tử tế, đến nỗi nhiều người không muốn dây với bà. Bạn của giáo sư Ng. cũng là những giáo sư đáng kính, nhưng nếu họ đến nhà gặp lúc bà không tử tế thì cũng bị bà đuổi ra khỏi nhà. Khi bà vừa đuổi một vị giáo sư ra khỏi nhà mà lại gặp ngay một cô/cậu học trò của giáo sư Ng. đến thì bà nói rất tử tế rằng: “Xin lỗi cháu, cô không thể mời cháu vào nhà được vì cô đang bận… Vừa xong, giáo sư P. đến mà cô còn đuổi ra khỏi nhà.”
Ấy vậy mà giáo sư N., bạn thân của giáo sư Ng., lại phải lòng vợ của Ng. Họ chết mê chết mệt nhau đến nỗi mất cả cảnh giác. Giáo sư N. thường kiếm cớ đến nhà giáo sư Ng. để được gần gũi với bà vợ của Ng. Thực ra giáo sư Ng. cũng là người đặc biệt. Giáo sư có thói quen, bạn đến nhà chơi thì làm gì mặc bạn, còn giáo sư cứ việc mình mình làm. Bởi vậy giáo sư N. đã lợi dụng chính sự đặc biệt của bạn mình. Giáo sư N. đến nhà giáo sư Ng., chào hỏi nhau, uống chén nước chủ mời xong thì cầm ngay lấy một quy ển sách để đọc. Một lát thì đứng lên, vào nhà bếp. Vợ giáo sư Ng. đã chờ sẵn ở đó. Họ ôm choàng lấy nhau. Môi xoắn môi. Chao ôi, nụ hôn đánh cắp sao mà ngọt ngào đến vậy ! Thời gian như ngưng đọng trong nụ hôn của họ. Giáo sư Ng. bỗng muốn uống một cốc nước mát, bèn đi vào bếp. Giáo sư bắt gặp họ đang hôn nhau, bèn bỏ ra ngoài. Nghĩ thế nào, ông lại quay lại, thủng thẳng nói vào mặt bạn: “Trên đời này , tôi ghét nhất là kẻ ăn cắp vặt.” Nghe bạn nói vậy , giáo sư N. lặng lẽ ra về. Từ đó, ông ta không bao giờ đến nhà Ng. chơi nữa.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Người ta tiến thì mình lùi, người ta hơn thì mình kém T
ôi sống trong một căn nhà nhỏ trong một con ngõ nhỏ. Câu nói “dửng dưng như người thành phố” không đúng với những cư dân sống trong con ngõ nhỏ này . Có thể đa phần chúng tôi là dân ngụ cư nên sớm tối đùm bọc nhau. Nhưng ba nhà là người Hà Nội gốc cũng sống chan hòa như chúng tôi vậy . Tôi có thể kể chi tiết về ba nhà Hà Nội gốc
ấy . Nhà thứ nhất là một gia đình làm nghề y . Cả nhà sáu người thì có đến bốn người theo nghề y . Người đầu tiên phải kể ngay là ông bố, một bác sĩ đã nghỉ hưu. Theo gương ông, hai người con trai cũng là bác sĩ, thêm một cô con dâu cũng là bác sĩ. Từ ngày về hưu, ông không mở phòng khám nhưng cả ngõ cứ có ai hu hi là đều đến nhờ ông khám và kê đơn. Nhà thứ hai là nhà ông bà giáo già. Họ đã già và chỉ có hai vợ chồng sống với nhau. Con cái ông bà thành đạt, làm ăn ở nước ngoài, thi thoảng mới về thăm cha mẹ. Nhà ông bà giáo già có nhiều kẹo và sách. Bọn trẻ con trong ngõ hay được ông bà giáo mời vào nhà cho kẹo và cho sách. Nhà thứ ba là một nhà lao động. Họ có năm người sống trong một căn nhà hơn 20m2. Khi tôi mới về ở trong con ngõ nhỏ này thì đã có món xôi ngô do bà già bán ở đầu ngõ. Xôi của bà ngon lắm. Không chỉ cư dân trong ngõ mà cả những người ở ngõ bên, phố bên hay người đi đường cứ phải đến xôi ngô bà gù thì mới ăn. Bà gù có tên hẳn hoi, bà tên là Hiên, vậy mà chả ai gọi xôi ngô bà Hiên. Người ta gọi xôi ngô bà gù. Một lần tôi hỏi bà, vì sao người ta lại gọi là xôi ngô bà gù. Bà Hiên bảo rằng, cô mới về nên không biết, tôi bán xôi ngô ở ngõ này đã gần năm mươi năm rồi, từ hồi tôi về làm dâu ở đây . Ông lão nhà tôi là thầy giáo tiểu học. Tôi với ông lão đẻ luôn một mạch năm đứa con. Lương ông lão sao đủ nuôi năm đứa. Vì thế tôi mới học cái nghề làm xôi ngô này đây . Vậy mà cũng nuôi được năm đứa con nên người. Bốn đứa con lớn nhà tôi đều có nghề nghiệp tốt, mua được nhà cửa ở nơi khác, còn thằng út ít, vợ chồng nó chỉ làm công nhân thôi. Tôi thương vợ chồng nó nên ở với nó. Nói thật với cô chứ tiền tôi không thiếu, các con tôi nó cho nhưng tôi vẫn bán xôi ngô để phụ giúp vợ chồng thằng út. Chúng nó khái tính lắm, không nhận tiền của anh chị nó cho. Tôi bán xôi từ trẻ đến giờ, từ lúc cái lưng còn thẳng thớm rồi nó gù lúc nào không hay . Trước thì người ta gọi là xôi ngô ngõ Trăng, gọi theo tên ngõ nhà mình đây cô ạ. Rồi từ lúc tôi gù thì họ chuy ển sang gọi xôi ngô bà gù.
Bẵng đi một thời gian, không thấy bà gù bán xôi nữa, người bán thay bà là cô con dâu. Bà gù chỉ ngồi bên cạnh, lau lá sen cho cô con dâu gói xôi cho khách. Hỏi ra mới biết, vợ chồng cô về một cục. Nhà máy hết việc làm, giảm biên chế cả hai vợ chồng cùng lúc. Hai đứa con choai choai đang tuổi ăn tuổi lớn, trông vào một cục đó, mấy nả thì hết. Vậy là cô con dâu thay chân mẹ chồng bán xôi, còn anh chồng thì làm xe ôm đứng ở đầu ngõ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Xôi ngô chuy ển qua tay cô con dâu vẫn đắt hàng vì bà gù vẫn ngồi bên cạnh. Bà ngồi không chỉ để đảm bảo thương hiệu quán của bà mà còn để chỉ bảo cho cô con dâu từng li từng tí. Có bận cô con dâu không lau sạch nước trên lá sen, bà liền bắt cô đứng lên, ngồi sang bên cạnh để bà bán. Bà không muốn cô con dâu học theo cách người đời bây giờ, làm ăn kiểu chụp giật, mất thương hiệu của bà. Với lại, “nó sẽ đánh mất nồi cơm nhà nó trước, khách không đến ăn nữa thì bán cho ai?”
Anh con trai làm xe ôm cũng đắt khách vì dân trong ngõ nếu đi xe ôm thì chỉ đi của anh. Tôi cũng là khách thường xuy ên của anh. Tính anh điềm đạm nên ngồi sau xe của anh rất y ên tâm. Giao thông ở đây rất tệ. Nguời và xe ken nhau. Đã thế không ai chịu nhường ai, cứ như đàn kiến vỡ tổ. Thấy bóng công an thì họ mới chấp hành luật lệ. Mà kể cũng lạ, người ở đây họ có thể ngồi cả ngày ở quán bia, quán cà phê để tán dóc chuy ện trên trời dưới bể, rồi khi kê đít lên xe máy là họ phóng như thể chỉ chậm vài giây là không thể cứu được trái đất sắp nổ tung. Điều lạ hơn là họ chỉ thích phóng tít mù và đánh võng diễu oai trên đường phố chật hẹp của đất nước họ chứ chả thấy người nào dám đua tốc độ trên đường đua quốc tế để làm rạng danh đất nước. Tôi y ên tâm ngồi sau xe con trai út của bà gù phần nữa là vì có một lần, anh đã dạy cho tôi một bài học.
... Trời nắng chang chang, theo dự báo thời tiết, nhiệt độ ngoài trời là 40oC nhưng chắc phải tăng thêm vài độ nữa vì khói xe, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ của sự tức tối của đám kẹt xe. Đám xe nhích từng centimét đường. Tiếng khạc nhổ phì phì. Tiếng thở dài ngán ngẩm. Tôi ngồi sau xe anh con út nhà bà gù, lòng dạ rối bời. Chỉ còn nửa giờ nữa là cuộc họp bắt đầu. Cuộc họp với đối tác nước ngoài để xin kinh phí cho dự án khoa học tôi đang làm chủ nhiệm. Tôi thở dài và phun phì phì như rắn. Anh con trai út nhà bà gù bảo tôi: “Chị hãy hít thật sâu và thở đều. Đừng tức tối làm gì! Tôi sẽ cố gắng để chị không muộn giờ.” Tôi nghe theo người con trai út, hít thật sâu một luồng khí vào lồng ngực rồi nhắm chặt mắt lại, chờ đợi. Xe chầm chậm tiến lên, dù nhắm mắt tôi vẫn nhận biết được điều đó. Bỗng nhiên xe phanh gấp, ngực tôi đập vào lưng anh con út. Tôi mở choàng mắt. Đến lối rẽ vào con ngõ nhỏ, có một thanh niên đi sau rồ ga tạt vào mũi xe của chúng tôi. Nếu không có cú phanh gấp đó, chắc chúng tôi đã ngã lăn ra đường. Tôi tức quá, không thể kìm được, bèn hét lên:
- Đi kiểu khốn nạn như thế à?
Lập tức người thanh niên kia quay lại, dừng xe chắn trước mặt xe chúng tôi, sừng sộ:
- Bà nói cái gì đấy ? Đây thích đi kiểu ấy đấy . Thích gì?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Máu nóng dồn lên mặt, tôi không biết sợ là gì. Tôi nhảy khỏi y ên xe, đến trước mặt gã thanh niên. Tôi bỏ khăn trùm mặt. Tôi trợn tròn đôi mắt dữ tợn để bắn những tia nhìn tức giận vào mặt gã thanh niên:
- Tao nói mày ấy . Không ai dạy mày đi đứng tử tế à?
- Á à, con mụ này ghê nhỉ! Mày dám không?
Gã thanh niên thoi một quả đấm về phía tôi. Tôi né người và thoi một quả đấm vào mặt gã. Gã hứng trọn quả đấm của tôi. Hàng phố tụ lại xem. Người hô kẻ hét, kích động tôi và gã thanh niên đánh nhau tiếp.
Người con út của bà gù sau khi đờ đẫn mất mấy phút vì không thể ngờ một người đàn bà trung tuổi, có học thức như tôi mà lại đi đánh nhau giữa phố như vậy , bèn kéo tôi lên xe, rồ ga phóng đi. Chưa khi nào, từ ngày tôi ngồi sau xe anh, anh phóng nhanh như vậy .
Tôi đến chỗ họp muộn mất nửa giờ. Đối tác của tôi vẫn chờ nhưng chỉ để thông báo với tôi rằng, họ sẽ không hợp tác với dự án của chúng tôi nữa. Vấn đề giao thông ở đây rất khó khăn cho việc đi lại của họ đã đành, lại còn nguy hiểm đến tính mạng nữa. Họ còn nói rõ thêm rằng, không những kẹt xe mà còn đánh nhau. Tôi giật mình đánh thột, có lẽ nào họ đã chứng kiến vụ tôi đánh gã thanh niên kia.
Tôi buồn bã đi về. Người con út bà gù vẫn đợi tôi. Tôi kể chuy ện của tôi cho anh nghe. Nghe xong, anh không bình luận câu nào. Anh chỉ thở dài, nói, như bâng quơ cho chính mình nghe hoặc ai nghe được thì nghe:
- Mẹ tôi luôn dạy tôi rằng, người ta hơn thì mình kém, người ta tiến thì mình lùi. Hôm nay , tôi đã phanh được rồi mà...
Đêm đó, tôi ngẫm nghĩ rất nhiều về điều mà bà gù bán xôi ngô đã dạy con trai mình, nguời ta hơn thì mình kém, người ta tiến thì mình lùi. Thế có phải là mình không tiến lên không? Như nhà anh con út đó, hai vợ chồng về một cục, vợ bán xôi ngô, chồng làm xe ôm mà hai đứa con anh đều đỗ đại học. A, thì ra là vậy ! Tôi đã hiểu ra chân lý đơn giản của một người mẹ bán xôi ngô gần như suốt cuộc đời. Một chân lý mà một quý bà tiến sĩ như tôi có đọc trăm cuốn sách vẫn chưa tìm ra.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com M
Hai người nhẫn tâm tử tế
ấy hôm nay , báo chí xôn xao đưa tin về vụ việc một cháu bé mới mấy tháng tuổi bị cha mẹ nhẫn tâm bỏ rơi. Cháu bị bệnh tim bẩm sinh, ba tháng tuổi đã phải nhập viện. Bệnh tình của cháu ngày một nặng. Cháu phải ở phòng cách ly , hằng tuần cha mẹ cháu vào thăm cháu một lần. Rồi đến một tuần, cha mẹ cháu không vào thăm cháu
nữa. Hằng tuần, khi những đứa trẻ khác nằm cùng phòng với cháu có người thân vào thăm, cháu đều hướng đôi mắt đen tròn về phía những người thân đó và chảy nước mắt. Có ai đến bế ẵm, vỗ về cháu thì cháu cười rồi lại khóc. Những hình ảnh đó đã được phóng viên ghi lại và đưa lên báo. Tờ báo đầu tiên đăng sự kiện đó chỉ có một cái tít hết sức bình thường: “Một cháu bé bạo bệnh bị bỏ rơi”. Thấy sự kiện nóng, nhiều người quan tâm, các phóng viên đua nhau tìm đến bệnh viện. Thời buổi các báo trả tin bài theo sự kiện giật gân và nóng nên việc các phóng viên cùng đổ xô đi khai thác sự kiện là chuy ện rất đỗi bình thường. Cũng giống như người dân đổ xô đi khai thác vàng vậy . Cùng một cháu bé, cùng một sự kiện, chỉ có cách giật tít là khác nhau. Bài cuối cùng, tít được giật là: “Cha mẹ nhẫn tâm bỏ rơi cháu bé bị bạo bệnh”. Thì đúng là chỉ những kẻ nhẫn tâm mới bỏ rơi con nhỏ khi con bị bệnh hiểm nghèo như vậy chứ!
Cặp cha mẹ nhẫn tâm kia là ai vậy ? Tôi không phải nhà báo, tôi là một con cánh cam nhỏ sống trên một cành nhãn cạnh cửa sổ của đôi vợ chồng nhẫn tâm kia. Họ là hai người trẻ tuổi và họ nghèo lắm. Quê họ ở một vùng rất xa. Họ lặn lội đưa nhau lên thành phố để kiếm miếng ăn. Anh chồng ước mơ được làm xe ôm. Cô vợ ước mơ có chiếc xe đẩy để bán hoa quả dạo. Căn phòng họ ở trọ chỉ vỏn vẹn mấy mét vuông, chật chội, nóng bức. Họ cùng mơ có một chiếc quạt máy . Khi cô bé bị bạo bệnh chưa ra đời, họ cũng chắt chiu, dành dụm được một ít tiền từ gánh hàng rong của vợ, từ gánh đất thuê của chồng. Họ cũng đã từng có một chiếc quạt máy . Cô bé thiên thần ra đời, hai vợ chồng trẻ nghẹn ngào hạnh phúc. Họ ước mong cô bé thương cha mẹ nghèo mà hay ăn chóng lớn, không bệnh tật gì. Nhưng mong ước của họ chỉ là mong ước thôi. Bế cô bé từ nhà hộ sinh về hôm trước, hôm sau họ lại khăn gói đến bệnh viện. Cho đến khi cô bé được ba tháng tuổi, được nhập bệnh viện lớn vì bệnh nặng thì cô bé đã qua mấy bệnh viện nhỏ rồi. Mẹ cô bé khóc thương con, thức đêm trông con lại không được ăn no nên dòng sữa trên ngực khô kiệt.
Cái ngày họ quy ết định không đến thăm cô bé ở bệnh viện nữa, tôi biết hai kẻ nhẫn tâm kia đã ôm nhau khóc đến lả đi. Cô vợ còn đòi tự tử. Sao họ thương con như vậy mà lại nhẫn tâm bỏ con, không đến thăm cô bé? Đó là do bà chủ nhà
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
trọ. Một bà già cũng nghèo nhưng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý , vì bà già không bao giờ chịu ngồi y ên trong nhà. Bà bắc một cái ghế đẩu, ngồi trước cửa nhà. Bà mua rất nhiều loại báo của những người bán báo rong. Bà đọc tất cả những gì tờ báo kia viết và nhớ vanh vách. Bà chủ nhà trọ thương hai vợ chồng nghèo kia, mới nghĩ kế:
- Bà bảo nhé! Nếu chúng bay cứ vào thăm con bé như vậy , họ vẫn nghĩ là con bé có cha, có mẹ, có người lo tiền cho nó chữa bệnh. Cha mẹ nó nghèo như chết thế này thì lo sao nổi hở giời? Thôi cứ đành vậy , sống như là chết rồi.
- Thế là sao ạ?
- Chậm hiểu thế à? Trời sinh ra ngu thế hay là khó quá rồi sinh ngu?
- Vâng, nhà chúng cháu vốn ngu sẵn rồi, khó quá ngu thêm ạ!
- Rõ khổ! Nghe rõ đây . Sống cũng như chết nghĩa là không đến thăm con bé nữa, thương nhớ lặn vào lòng. Coi như mang tiếng thất đức vậy . Coi như mang tiếng bạc ác vậy . Coi như có tội với con kiếp này vậy .
- Thế là bỏ mặc cho nó chết à bà ơi? - Cô vợ khóc rú lên.
- Thì là vậy chứ sao. Câm miệng đi, đừng khóc nữa để nghe cho rõ đây ! Không đến thăm nó nữa thì là nó không cha không mẹ rồi. Vậy người ta mới thương, người ta mới cho nó tiền. Hừ, có tiền biết đâu người ta lại chữa khỏi bệnh cho nó.
- Thật thế hở bà?
- Thì cũng cứ hy vọng là thế.
Cha mẹ đứa bé đau đớn nghe theo kế của bà già cho thuê nhà với hy vọng có người hảo tâm cho con bé tiền, có tiền rồi biết đâu người ta sẽ chữa khỏi bệnh cho nó.
Đêm đêm, từ ngày bố mẹ con bé không đến thăm con bé nữa, tôi thường nghe thấy tiếng khóc nấc nghẹn của mẹ con bé và tiếng thở dài não lòng của cha con bé.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Hôm nay , bà già cho thuê nhà lại gọi cha mẹ của đứa bé bạo bệnh bị bỏ rơi vào nói chuy ện:
- Này đã biết gì chưa?
- Dạ, là chuy ện gì ạ?
- Con bé nhà chúng bay được nhiều người cho tiền lắm đấy ! Nó có nhiều tiền lắm đấy !
Mẹ con bé bưng mặt, khóc rú lên:
- Ơn giời, thế là con bé sẽ được chữa bệnh rồi. Nó sẽ khỏe mạnh chứ bà nhỉ?
- Còn xem giời đất có thương nó không đã. Này , tôi bảo đây . Anh chị đến nhận lại và chăm sóc con bé đi! - Sao lại thế ạ?
- Thì anh chị vẫn là cha mẹ của con bé kia mà. Cha mẹ đẻ của nó thì phải đến nhận lại con chứ! Nhận lại con bé là nhận luôn cả tiền của nó nữa chứ! Đấy , vấn đề là ở chỗ ấy . Có tiền để mà mua cái xe máy , mà mua cái xe đẩy . Vẫn còn tiền cho nó chữa bệnh cơ mà.
Cha con bé nghe thế, giãy nảy lên.
- Có chết ngay tôi cũng không làm như vậy .
Mẹ con bé khóc hu hu.
- Có chết ngay tôi cũng không làm như vậy . Chúng tôi đã bỏ rơi nó rồi. Người đời người ta đã thương nó, cho nó tiền chữa bệnh. Chúng tôi có khốn nạn đến mấy cũng không thể nào quay lại mà lấy tiền của nó đâu.
Bà già cho thuê nhà vừa thở dài vừa nói:
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Ta mà là nhà báo, ta sẽ viết về các người. Các người đúng là những kẻ nhẫn tâm tử tế. eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Tặng quà
rong lúc làm thủ tục để nhận phòng khách sạn, tôi đến gặp anh để đưa quà. Vẫn biết ở trời Tây thì món quà được mang từ một đất nước nghèo sang nào có thấm tháp gì. Nhưng để mua nó, tôi đã phải động não suy nghĩ. Anh là một trong những người có tên trong danh sách nhận quà của tôi. Tôi phải chọn thời điểm thích hợp này để đưa quà.
Đã gặp nhau mấy hôm rồi nhưng toàn là khi đông người. Những người mới gặp lần đầu mà lại thân tình muốn tặng quà ngay . Ngặt nỗi quà mua ít quá! Anh cũng có cách tặng những món quà nhỏ cho tôi thật lãng mạn. Cái kẹo gừng, vài quả mận, chiếc bánh giò nóng... nơi đất khách quê người thật dễ làm người ta chảy nước mắt. Bởi vậy , chiếc khăn lụa Hà Đông chắc cũng làm người khác cảm động.
Anh đang đứng trước cửa hàng lưu niệm. Tôi khẽ kéo áo anh. Tôi đưa hộp quà.
- Em mang quà cho anh.
- Gì vậy ? Vẽ thế?
- Không có gì đâu ạ, chiếc khăn lụa cho chị thôi mà.
- Ối ối, anh không lấy đâu, chị nhà anh thiếu gì khăn lụa.
- Quà em mang từ Hà Nội mà. Vậy anh lấy cà vạt nhé!
- Ừ, cũng được! Em cứ giữ cho anh, tí nữa anh lấy .
Anh đứng nói chuy ện với một cô gái Tây trẻ xinh. Một lát sau, anh quay lại chỗ tôi đang đứng tần ngần về vụ tặng quà. Da mặt tôi đang bì bì vì xấu hổ hay vì điều gì mà tôi chưa gọi đúng tên.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Em này , em đưa cho anh chiếc khăn lụa mà em định tặng cho bà xã anh.
Tôi mở túi như một cái máy để lấy chiếc khăn lụa đựng trong chiếc hộp. Trong túi tôi còn hai chiếc khăn lụa. Anh nhìn thấy , bèn bảo tôi:
- Em đưa cả hai chiếc đây cho cô ấy chọn.
Tôi lại như một cái máy , lấy cả hai chiếc khăn đựng trong hộp, đưa cho anh mà chưa kịp hiểu cô ấy là ai. Anh cầm hai chiếc hộp, đi lại quầy bán hàng lưu niệm. Tôi đi theo anh như phản xạ tự nhiên. Tôi đứng đằng sau anh. Anh đưa hai hộp khăn cho cô gái bán hàng. Cô gái cười bẽn lẽn rồi nói một câu tiếng bản địa. Tôi không hiểu cô ấy nói gì. Anh cũng nói lại với cô ấy bằng tiếng bản địa. Sau đó, cô gái trẻ mở hai hộp khăn. Cô ướm lên người. Cô soi gương. Cô quy ết định lấy chiếc khăn màu trắng. Họ lại nói với nhau bằng tiếng bản địa. Anh gấp chiếc khăn còn lại, cho vào trong hộp rồi trả lại tôi. Tôi ngơ ngẩn không hiểu điều gì đang diễn ra. Cô gái trẻ cười cười cám ơn anh. Anh quầy quả quay đi. Lễ tân gọi tôi đến quầy nhận chìa khóa. Tôi cứ lấn cấn chờ như kiểu chờ cô gái trẻ kia chỉ ướm thử rồi sẽ trả lại chiếc khăn lụa tôi mua 150.000 VND từ Hà Nội và vượt qua bảy nghìn cây số để mang tặng anh. Không, khi anh vừa quay đi, cô tháo chiếc khăn trên cổ mình, vo lại, đút vào ngăn bàn. Tôi nhìn thấy hành động ấy của cô, bèn muốn nhảy xổ vào, đòi lại chiếc khăn. Ý nghĩ manh động đó của tôi đã được ngăn lại vì tôi không biết một câu tiếng bản địa nào. Tôi chậm chạp lê vào quầy lễ tân với trái tim tan nát.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Ước mơ của bố mẹ thằng Cò
hằng con trai nhỏ, tên cúng cơm là Cò, đọc véo von: “Buổi tối nhà em. Mỗi ngày sau bữa cơm chiều/ Dưới đèn một cảnh thương y êu quây quần/ Mẹ em sàng gạo dưới sân/ Cha em nghe đọc rõ ràng từng câu/ Bé em chạy trước chạy sau/ Bá vai rồi lại kề đầu bên cha/ Con mèo ngồi gọn giữa nhà/ Lim dim đôi mắt như là thủy tinh.” Đọc xong, nó
hỏi: “Mẹ ơi, đấy là tả cảnh gia đình hạnh phúc phải không mẹ?” Mẹ trả lời: “Đúng rồi con trai ạ, đấy là tả cảnh gia đình hạnh phúc.” Cha nó đang nằm lim dim trên giường, nửa thức nửa ngủ, cất giọng lè nhè: “Hạnh phúc gì? Tao sắp bỏ mẹ con nhà mày rồi!”
Thằng Cò bảo:
- Con không sống với bố đâu, con cũng không gọi cô ấy là mẹ đâu. Con sống với mẹ cơ.
Mẹ nó hỏi:
- Cô ấy là ai hả con?
- Là vợ mới của bố ấy .
- Thế con có biết cô ấy là ai không?
- Thế mẹ có biết không?
- Mẹ biết.
- Cô ấy là ai ạ?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Là cô bán đồng nát, ai có lông gà, lông vịt, sách báo cũ bán điii… - Vậy lúc ấy tóc bố thế nào hả mẹ?
- Tóc bố rụng hết vì làm gì có dầu Pantene mà gội.
- Vậy bố gội đầu bằng gì?
- Gội bằng xà phòng bột pha ra.
- Lúc đó răng bố thế nào hả mẹ?
- Răng bố rụng hết, chỉ còn trơ lợi.
- Vì sao vậy hở mẹ?
- Vì bố gặm xương nhiều mà lại không có thuốc đánh răng. - Vậy quần áo bố như thế nào hở mẹ?
- Quần bố có bốn miếng vá, đũng quần cũng rách.
- Vậy có lòi chim ra không hở mẹ?
- Không, chỉ hở quần đùi thôi.
- Quần đùi có rách không hở mẹ?
- Quần đùi được vợ vá lại rồi.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Vậy bố đi dép gì hở mẹ?
- Bố đi dép tổ ong đứt mất mũi dép.
- Sao lại mất mũi dép hở mẹ?
- Vì bố đi xe đạp không chuông, không phanh, không gác đờ bu, lấy dép thay phanh nên đứt mất mũi dép. - Mẹ ơi, gác đờ bu là cái gì hở mẹ?
- Là cái chắn bùn con ạ.
- Vậy lỗ tai bố bấm rồi thì như thế nào hở mẹ?
- Làm gì có tiền mà đeo khuy ên đẹp, lấy dây đồng vợ mua đồng nát về xoắn vào tai, hoặc là lấy cuống chiếu bị con đái thâm sì mà xâu vào tai.
- Vậy bố có đi uống bia nữa không hở mẹ?
- Có, thi thoảng. Bao giờ lớn, làm ra tiền, thi thoảng con nhớ mời bố đi uống bia nhé!
- Sao phải mời bố hở mẹ, tiền của bố đâu?
- Bố làm gì có tiền.
- Vậy lúc ấy bố làm gì?
- Bố bơm xe ở đầu đường, giúp vợ.
Thằng Cò im lặng nghĩ ngợi.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Bố nó trước khi thiếp vào giấc ngủ còn nói to, dõng dạc như tuy ên ngôn: - Chúng mày nhầm to, tao sẽ lấy một cô hai mươi tuổi có ba bằng đại học.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com G
Giúp việc cho thủ trưởng
iám đốc mới về nhậm chức, gọi nữ phó giám đốc lên để giao việc:
- Em phụ trách công việc dưới nhà (phòng kinh doanh và phòng tài vụ) cho anh.
- Vâng! Vậy hằng tháng hay hằng tuần họ phải báo cáo công việc cho em, hay là em phải xuống kiểm tra hả anh? Anh phải cho em kế hoạch cụ thể thì em mới hoàn thành tốt công việc được anh ạ!
Giám đốc mới nghiêm mặt:
- Họ không phải báo cáo mà cô cũng không phải xuống kiểm tra.
Nữ phó giám đốc ngẩn người, nghĩ ngợi hết mấy phút. Nghĩ xong mới nói:
- Vậy là tôi làm Gia-ve(1) à? Tôi có được trả lương để làm Gia-ve đâu?
- Cô này không hiểu gì về nhiệm vụ của mình rồi. Cô mang cái quy ết định của cô ra đây để tôi chỉ nhiệm vụ của cô cho cô xem. Đây , đây nhớ, phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc. Là người giúp việc thì tôi bảo gì, cô phải làm nấy . Cô không làm là không hoàn thành nhiệm vụ.
Độc giả thử đoán xem nữ phó giám đốc kia có hoàn thành nhiệm vụ hay không?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Tặng sách
hi sĩ H H bỏ tiền túi ra in một tập thơ mới với bao toan tính trong đầu. Xứ sở này có đến hơn hai mươi triệu người xuất khẩu thành thơ, năm triệu người có thơ được in trên giấy và năm trăm người có tiền để in thơ thành tập nhưng chỉ có khoảng vài chục người được thiên hạ biết đến thơ mình. Như vậy , H H rơi vào con số năm trăm người và mơ
mộng rằng sẽ được là vài chục người kia (H H là nữ thi sĩ nên sự mơ mộng lớn hơn thi sĩ nam). H H bèn lên kế hoạch tặng sách cho mười nhà thơ nổi tiếng để biết đâu có hai người đọc tập thơ và một người thích một vài câu thơ trong tập thơ, nhân một dịp nào đó phát biểu về thơ ca sẽ nhắc đến mấy câu thơ của H H. Thế là H H nổi tiếng. Và khi đã nổi tiếng rồi thì sẽ được thiên hạ đọc thơ của mình.
Một sáng nọ, H H đạp xe đến hội nhà thơ, nơi tập trung nhiều nhà thơ và thi thoảng cả nhà thơ nổi tiếng cũng đến. Thật may , hôm ấy ngay ở cổng H H đã gặp nhà thơ Đ Đ, một nhà thơ nổi tiếng. Thi sĩ H H bèn níu nhà thơ Đ Đ lại để tặng tập thơ của mình. Thi sĩ H H nắn nót viết ở trang đầu tiên: “Kính tặng nhà thơ Đ Đ, người tôi luôn ngưỡng mộ.” Thi sĩ H H nâng tập thơ trên hai tay , cung kính tặng nhà thơ Đ Đ. Nhà thơ Đ Đ cầm lấy tập thơ rồi nói: “Vâng, quý hóa quá, cám ơn nhiều!” Thi sĩ H H cảm động đến chộn rộn trong lòng, lúng túng dắt xe đi. Đi được hơn chục bước bèn ngoái lại nhìn thần tượng của mình thì thấy nhà thơ Đ Đ cầm tập thơ vẩy vẩy vào mặt người vá xe trên vỉa hè và nói (rõ to): “Này , cho cậu, lúc không có khách thì lấy ra mà đọc, chán không đọc được thì kê mà ngồi.” Đưa tập thơ cho người vá xe xong, nhà thơ Đ Đ đút tay vào túi quần, đi thẳng vào hội nhà thơ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com L
Ô hô, sao
àm văn chương nghệ thuật, ai chả có ước vọng thành sao. Đó cũng là ước vọng chính đáng thôi. Thành sao thì mới có nhà lầu xe hơi, chứ chỉ là nghệ sĩ quèn thì hẩm hiu rồi.
Sao cũng có dăm bảy loại sao. Có sao trên giời cao. Có đèn ông sao dưới đất. Vụt sáng thành sao trên giời cao thì nhất rồi, chẳng có gì phải nói cả. Còn thành đèn ông sao dưới đất mới hay .
Có một người đàn bà dung nhan tầm tầm, trí tuệ cũng tầm tầm. Bước vào đời là cô công nhân xây dựng. Trên đời này có khối cô công nhân xây dựng sống đàng hoàng, hạnh phúc. Còn người đàn bà của chúng ta trong câu chuy ện này thì bỗng nhiên viết văn. Đầu tiên là một tiểu thuy ết. Tiểu thuy ết thì có gì lạ đâu. Ối người viết tiểu thuy ết ra đấy . Cái lạ ở đây là cô công nhân xây dựng mà viết được tiểu thuy ết. Báo chí đua nhau khai thác đề tài cô công nhân xây dựng viết tiểu thuy ết. Sau khi mười lăm báo đưa tin, viết bài, cô công nhân xây dựng vụt thành sao. Khi thành sao thì phải có phong cách sao, tư cách sao. Ví dụ nhớ, khi đến chỗ tụ họp đông người thì cô luôn khoác thêm một cái khăn choàng trắng như những “quý sờ tộc”. Ví dụ nhớ, cô không ngồi cùng những cô công nhân xây dựng làm cùng cô. Ví dụ nhớ, khi trả lời phỏng vấn, cô nói rằng cô rất thích nhạc giao hưởng. Và cô giảng giải rằng, nhạc giao hưởng thì chỉ những người được đào tạo bài bản mới biết nghe. Ví dụ nhớ, khi cô đã trót ngồi vào một đám chị em đang nói về chuy ện gia đình chồng con thì cô bèn đứng lên ngay , nói rằng những chuy ện tầm phào đó rác tai cô. Rằng cô đang mải nghĩ đến những chuy ện nghị sự lớn lao như giải quy ết vấn đề bô xít thế nào.
Vài tháng sau, câu chuy ện cô công nhân xây dựng viết tiểu thuy ết bị rơi vào quên lãng vì có bao nhiêu cuốn tiểu thuy ết khác ra lò. Còn cô công nhân viết tiểu thuy ết của chúng ta thì có một biệt danh mới: đèn ông sao. Đèn ông sao đi đến đâu, mọi người tự động dạt ra đến đấy . Người đang ngồi thì tự động đứng lên và khúc khích cười. Có người còn ngân nga hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu...” Có người thì đến bên cạnh cô công nhân viết tiểu thuy ết, thì thầm: “Này , ai lại để cái móng chân thối thế kia! Vá cái khăn choàng trắng lại đi, đầy vết rỗ rồi đấy !” Thậm chí khi có cuộc họp toàn thể long trọng, các bàn đều phủ khăn trắng, có người còn vén khăn bàn chỗ cô ngồi lên, để mọi người chiêm ngưỡng. Cái chân vốn dận trên giày cao gót đã được cô hạ bệt xuống đất cho mát. Cái váy được cô kéo cao đến tận vế đùi cho
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
thoáng. Đã thế, một lúc sau, cô còn gác chân lên cái ghế trước mặt. Có người còn cúi thấp xuống gầm bàn để nhìn, sau đó cười hô hố và bàn tán. Rồi sau đó người ta đồng thanh hát to lên như trẻ con: “Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh, chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu...” Rõ khổ cho cô. Sống thế thì khổ quá nhỉ? Không, cô không coi đó là khổ. Sao mà. Sao thì phải chịu búa rìu của dư luận chứ!
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Này hỏi thật, đã nhìn thấy gì chưa đấy?
S
ếp có phòng làm việc riêng và trong phòng làm việc có toilet riêng. Trong toilet phải có bình nóng lạnh. Nhiều cơ quan muốn bảo vệ sức khỏe cho sếp, còn kê thêm cả giường.
Sếp của cơ quan này là sếp nữ và có bằng cấp rất cao: tiến sĩ. Sếp rất nghiêm khắc và bài bản trong công tác lãnh đạo. Sếp luôn mang gương mặt lạnh lùng, oai nghiêm. Sếp có phòng riêng và toilet. Nhưng nguy ên tắc của sếp là không bao giờ khép kín cửa phòng. Phòng có điều hòa sếp cũng không bao giờ đóng kín. Sếp còn nói trước cuộc họp toàn cơ quan rằng: trong giờ làm việc, khi tôi còn ở cơ quan thì các đồng chí vào làm việc với tôi không cần gõ cửa. Phòng làm việc không có gì khuất tất mà phải gõ cửa trước khi vào.
Cơ quan mới nhận thêm một nhân sự mới. Một tiến sĩ trẻ vừa tốt nghiệp ở Sorbonne về, đẹp trai như tượng, làm việc ở phòng nghiên cứu khoa học. Năm giờ kém mười lăm phút, mùa hè, tức là còn mười lăm phút nữa mới hết giờ làm việc, tiến sĩ trẻ kia được trưởng phòng sai lên trình sếp bản dự toán. Tiến sĩ trẻ đầy nhiệt huy ết, trí tuệ và sức trai nhảy hai bậc cầu thang để tiến về phòng sếp. Phòng sếp mở cửa he hé. Vì đã được học nội quy trước khi ký hợp đồng làm việc với cơ quan nên tiến sĩ trẻ mở cửa, đi vào phòng sếp, bỏ qua khâu gõ cửa. Tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng lọt vào phòng sếp mà không thấy sếp đâu, chỉ thấy tiếng hát rộn ràng vọng ra từ nhà tắm. Và rồi sếp xuất hiện với những giọt nước còn vương trên tấm thân ngọc ngà. Tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng phi thẳng ra khỏi phòng, chạy cầu thang ba bậc một.
Một lát sau, thời gian vừa đủ để lau khô người và mặc áo quần chỉnh tề, sếp xuống phòng nghiên cứu khoa học. Sếp đến thẳng chỗ tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng đang ngồi cắm mặt vào màn hình vi tính. Sếp nói:
- Này hỏi thật, lúc nãy có nhìn thấy gì không đấy ?
Tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng không nói gì và cũng không ngẩng mặt lên. Sếp hỏi lại:
- Này hỏi thật, lúc nãy có nhìn thấy gì không đấy ?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Trong phòng có tiếng cười rúc rích. Sếp đi ra khỏi phòng. Tiếng cười lập tức rộ lên. Trưởng phòng đến bên tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng, vỗ vào vai:
- Bài học đầu tiên đã xong. Xin chào mừng đến với viện nghiên cứu nguy ên tố lạ. Đừng có phủ lên mặt mình nguy ên tố lạ như vậy . Đi, đi khao phòng một chầu bia, rồi bọn tớ sẽ nói cho trong lúc ấy , cậu đã nhìn thấy gì của sếp.
Sau chầu bia, tiến sĩ trẻ đẹp trai như tượng đã trút bỏ bộ mặt nguy ên tố lạ, cười rất khoái khi biết rằng, chiều nào sếp cũng tắm và khi tắm thì hát véo von, ra khỏi nhà tắm thì sếp không mặc gì.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Bức tượng quy ra tiền là bao nhiêu?
C
on gái Xuân đã thi đỗ đại học khoa Văn. Con gái Xuân vui thí ít mà Xuân vui thì nhiều. Bao nhiêu công sức đẻ con rồi nuôi con. Niềm vui cứ dâng tràn làm Xuân thao thức không ngủ được. Xuân nhớ như in mọi hình ảnh về con gái, từ lúc nó đỏ hỏn chui ra khỏi dạ mẹ. Cô đỡ túm cổ nó, giơ cho Xuân xem mặt. Xuân bỗng đau nhột tim khi nhìn
thấy cái lợi của nó trước, tưởng con bị sứt môi. Thì ra không phải, con bé ra ngôi mặt, làm cái mặt nó hơi bị sưng, môi cong lên thành ra hở lợi. Đến ngày thứ ba thì con bé đã xinh xắn lắm rồi. Dãy dài các bà mẹ ngồi cho con bú ở nhà sơ sinh mà vẫn có những con mắt nhòm sang con bé, khen xinh quá!
Mười hai năm đi học của con bé không được hanh thông lắm. Hai mẹ con Xuân đã xác định, sức học của con thế nào thì sẽ theo trường đó, không a dua chạy vào trường điểm. Đơn giản vì nhà Xuân nghèo, vợ làm công chức, chồng làm nghệ sĩ. Chồng Xuân rất tài hoa. Chồng Xuân tạc tượng rất đẹp. Chồng Xuân đã tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước, ngoài nước, được báo chí và các nhà phê bình khen ngợi. Chỉ có điều “tiếng cả nhà thanh”, những bức tượng không có người mua. Nếu nói như các cụ xưa, đếm cua trong lỗ, đặt tiền cho những bức tượng thì tài sản nhà Xuân cũng khấm khá, có thể mua được nhà lầu xe hơi. Năm con gái Xuân thi vào cấp ba, còn thiếu nửa điểm thì được vào lớp chuy ên Văn. Con gái Xuân buồn lắm. Xuân hiểu được nỗi buồn của con nhưng cũng chỉ biết thở dài. Có người làm cùng cơ quan bảo Xuân:
- Chị ngốc lắm, nửa điểm chạy dễ không ấy mà. Tôi quen chị vợ của hiệu trưởng trường này , để tôi nói cho. Chị cứ bảo thủ là làm hỏng tương lai của con đấy !
Xuân thấy người đó nói phải. Xuân sợ nhất là câu người ấy nói, chị cứ bảo thủ là làm hỏng tương lai của con. Xuân bèn nhờ người đó móc nối hộ. Quả nhiên hiệu trưởng trường đó đồng ý cho Xuân gặp mặt trình bày . Xuân gặp mặt, thấy thầy hiệu trưởng đạo mạo nên nói năng ấp úng. Sau một hồi nghe Xuân trình bày nguy ện vọng, thầy hiệu trưởng bảo:
- Việc của con chị không khó. Chúng tôi chỉ cần hạ điểm chuẩn nửa điểm là con chị được vào. Nhưng cái khó là nhà chị cám ơn nhà trường được bao nhiêu?
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Xuân bỗng phấn chấn nên giọng nói lưu loát hẳn:
- Thưa thầy , thế này ạ! Bố cháu là nhà điêu khắc rất có tiếng. Nhà cháu có rất nhiều tượng. Bố cháu vừa làm một bức tượng chim hạc cách điệu bằng đồng. Nhà thầy giáo chắc phải cao đẹp lắm ạ?
- Vâng vâng, nhà tôi cũng rộng rãi, mới xây , mới xây , cũng đẹp, cũng đẹp.
- Vậy thì để bức tượng đó trong nhà thì đẹp mà sang lắm ạ! Tối nay chúng tôi sẽ mang đến tặng thầy ạ! - Này , tôi hỏi nhỏ một tí.
- Vâng ạ!
- Bức tượng đó trị giá bao nhiêu?
- Dạ. - Xuân lúng túng một lúc vì chưa nghĩ ra ngay . Bức tượng là nghệ thuật. Nghệ thuật thì vô giá. Nào ai đã đặt giá cho nó đâu. Nhưng quả là lúc này nó phải có giá chứ! Thôi thì cứ đặt cho nó giá rẻ rẻ vậy . Bức tượng đặt ở góc tường nhà Xuân. Xuân thích nó lắm nên đã nói với chồng: “Khi nào nhà mình giàu rồi, xây được nhà đẹp thì anh cho em bức tượng này , em để ở trong phòng ngủ của em.” Lạ thế! Ý nghĩ đẩu đâu lại chen vào cái lúc này . Xuân nhìn lên, bắt gặp ánh mắt của thầy hiệu trưởng đang nhìn xoáy , chờ câu trả lời. Xuân thở dài đánh sượt rồi nói bừa:
- Dạ thưa thầy , khoảng ba vé ạ!
- Thế à? Thế thì quy bức tượng ra thành tiền nhé!
Vậy là con Xuân đã không được học lớp chuy ên Văn.
Trời ơi, thật may làm sao, Xuân đã không làm hỏng tương lai của con. Không phải do Xuân bảo thủ mà chỉ vì Xuân đã không quy được bức tượng thành tiền.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Ô hô, thêm một tác dụng nữa của bao cao su
N
hà nọ làm cơm đãi sếp của vợ, bèn mua một con cá sộp to làm món hấp. Lại còn mua thêm cả chai rượu vang. Mùi cá sộp hấp thơm lựng thì bỗng có thêm một người khách nữa. Đó là sếp của chồng. Thêm khách, thêm bát thêm đũa, thêm vui. Bỗng nhiên người chồng giật mình đánh thột. Bởi vì trên mâm chỉ có một con cá sộp. Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ có một bộ lòng cá.
Xin xuống dòng để nói thêm về bộ lòng cá. Thường cái gì duy nhất cũng quý . Cá sộp trên thị trường chỉ có hơn 100.000 đồng một cân, đâu phải là thứ quý hiếm. Nhưng bộ lòng cá sộp ở trên mâm thì sẽ là thứ quý hiếm. Giống như đầu gà và phao câu gà. Dân gian có câu, thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh. Đó là chỉ những phần ngon trên con gà. Vậy nhưng khi mâm cơm được dọn ra cho họ hàng bậc trên mà lại gắp cho họ hàng bậc trên cái phao câu là ngay lập tức họ hàng bậc trên sẽ dằn chén rượu xuống, bỏ về. Hoặc chí ít là để bụng ăn hết bát cơm rồi sau đó sẽ rêu rao rằng cái quân không biết ăn ở. Miếng đầu tiên phải là cái đầu gà. Cho dù họ hàng bậc trên có móm hết răng thì cũng phải gắp cho miếng đầu gà trước, để sau đó, họ hàng bậc trên gắp lại (trả) cho miếng đầu gà thì sẽ gắp miếng phao câu cho họ hàng bậc trên. Thế mới là phải đạo. Thế mới là biết ăn biết ở. Trở lại cái bộ lòng cá sộp. Thì bộ lòng cá sộp cũng giống như cái đầu gà trong mâm cơm mời họ hàng bậc trên. Bộ lòng cá sộp sẽ thể hiện lòng biết ăn ở phải đạo với khách.
Người chồng căng óc nghĩ cách (bày tỏ) lòng ăn ở phải đạo với sếp của mình, nhưng cũng phải đạo với sếp của vợ. Nếu được lòng sếp mình mà sếp của vợ mất lòng thì cũng chết. Lương của cả hai vợ chồng cộng lại, thêm cả lộc thi thoảng sếp ban cho, mới chật vật nuôi được đứa con. Nay mà mất lòng một trong hai thì có nghĩa rằng cái lộc thi thoảng sếp ban cho sẽ giảm đi, là chết. Bây giờ có ai sống được bằng lương đâu. Vậy thì phải sống bằng lộc. Chết ở đây có nhiều nẻo, chứ không phải là chết thật. Đôi khi chết thật còn sung sướng hơn. Chết thật thì không còn biết gì nữa, không phải suy nghĩ gì nữa. Chứ chết thế này thì thà chết luôn cho xong. Quẩn quanh thế đấy !
May quá, thật là may quá! Người chồng thầm khen mình thông minh. Người chồng đã nghĩ ra cách. Người chồng bèn lấy đũa gỡ bộ lòng cá sộp ra đĩa. Sau đó, người chồng thủng thẳng kể chuy ện:
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Tuần trước, em với mấy thằng bạn đi câu cá. Câu được một con cá sộp y như con này . Mà các sếp biết không, cá sộp ở hồ là ngon nhất đấy ! Bây giờ toàn là cá nuôi nên ăn không ngon. Vợ em phải cất công đi mấy chợ mới mua được con cá sộp hồ đấy ạ! Con cá sộp vừa đưa lên khỏi mặt nước, bọn em bảo nhà hàng hấp luôn. Thế là bỏ buổi câu để nhậu. Chết cái là ba, bốn thằng mà lại chỉ có một bộ lòng cá. Đứa nào cũng muốn ăn. Bọn em mới áp dụng cách cơ quan mình hay làm là đấu thầu sếp ạ. Cuối cùng thằng Lợi trúng thầu vì nó bỏ cao nhất, ba két bia. Bọn em nhìn nó bỏ bộ lòng cá sộp vào mồm mà thèm nhỏ dãi. Nó khoan khoái nhai bộ lòng cá. Nhai một hồi, bỗng nhiên nó dừng lại, kêu lên: “Dai thế, không nuốt được.” Nó nhai thêm hồi nữa, vẫn không nuốt được, bèn nhả ra. Thì ra là cái bao cao su trong dạ dày cá. Con cá này nuốt phải cái bao cao su.
Kể xong câu chuy ện, người chồng bèn gắp bộ lòng cá sộp vào bát của sếp mình. Sếp giãy nảy , chối đây đẩy : - Ấy chết, bụng mình y ếu, mình không xơi được món này .
Người chồng lại gắp bộ lòng cá sộp vào bát sếp của vợ. Sếp của vợ rụt ngay bát lại:
- Răng mình y ếu lắm, không nhai được món này đâu.
Người chồng bèn nói:
- Tiếc quá! Lòng cá sộp vừa bổ vừa ngon. Thôi thì em ăn đi vậy .
Người chồng gắp bộ lòng cá sộp vào bát vợ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Thế còn bộ xương biết vứt đi đâu?
C
ò là một cậu con trai. Ở nơi đây , khi sinh con trai hay đặt tên tục là Cò cho dễ nuôi. Con cò, con vạc lầm lũi kiếm ăn suốt ngày . Cò rất y êu mẹ. Cò đang cười khanh khách nhưng muốn làm Cò khóc thì cũng rất dễ. Chỉ cần mẹ hỏi Cò:
- Mẹ chết, Cò sống với ai?
Mẹ Cò là người đàn bà biết tự y êu mình và hay thương thân. Nhưng là người luôn hoài nghi. Mẹ Cò chỉ tin một điều duy nhất, đó là tình y êu tuy ệt đối của cậu con trai nhỏ đối với mình. Thi thoảng, để củng cố niềm tin đó, mẹ Cò lại hỏi Cò:
- Mẹ chết, Cò sống với ai?
Cò lại nức nở khóc.
Năm Cò lên bốn tuổi, hai mẹ con nằm khểnh trên giường vui vẻ. Mẹ hỏi Cò:
- Mẹ chết, Cò sống với ai?
- Hu hu, khi ấy con lớn rồi.
- Con lớn rồi thì con làm gì?
- Hu hu, con chôn mẹ.
- Con đừng chôn mẹ. Con chôn mẹ xuống đất thì con giun con dế nó ăn hết mẹ. Con cứ để mẹ nằm trên giường như thế này này .
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Hu hu, ối giời ơi, thế còn bộ xương biết vứt đi đâu?
Nghe Cò trả lời thế, mẹ Cò cũng muốn khóc nhưng cố kìm. Nhưng từ đó, không bao giờ mẹ Cò hỏi Cò rằng, mẹ chết, Cò sống với ai nữa.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com C
Hoa gạo rụng
ó một bà già nghèo, nhỏ thó sống trong một căn nhà nhỏ bên cạnh một cây gạo già. Cây gạo già nhưng vẫn trổ hoa vào tháng Ba. Tháng Ba, bà già nhỏ thó đứng dưới gốc cây , ngắm hoa gạo rụng. Hoa gạo ở đầu cành lặng lẽ bứng khỏi cành, rơi cái núm hoa xuống trước, năm cánh hoa xoay tròn trong không khí như cái chong chóng. Cách rụng
hoa kiểu chong chóng, cánh hoa không bị giập nát khi tiếp đất. Bà già nhỏ thó nhặt bông hoa đó mang vào nhà. Còn nếu hoa rụng bộp xuống đất, đó là khi có gió lay hoặc những cánh hoa úp xuống. Khi đó những cánh hoa đỏ bị bầm dập. Bà già nhỏ thó nhặt hoa gạo lên, thương tiếc rồi lại vứt xuống đất.
Bà già nghèo nhỏ thó có một nỗi niềm riêng mà không bao giờ bà nói cho ai biết. Chỉ có những bông hoa gạo nở vào tháng Ba mới biết điều đó. Và một bông hoa gạo đã kể cho tôi nghe khi tôi đi qua nhà bà vào tháng Ba, tôi đã đứng lặng dưới gốc để chờ một bông hoa gạo rụng.
Xưa bà già nghèo sống trong một gia đình nghèo. Gia đình nghèo sống trong một cộng đồng nghèo. Nghèo là đói. Cái đói triền miên. Nhưng cái đói thanh sạch. Không biết từ bao giờ mà từ cộng đồng đến gia đình và từng cá nhân biết chịu đựng cái đói. Điều này nhìn vào là biết ngay , nhà không cần cửa, vườn không cần rào. Trong gia đình bà già nghèo có một cái chum rất to. Ở trong đó có những thứ ăn được. Lũ trẻ bụng lúc nào cũng đói meo nhưng không bao giờ dám bén mảng đến gần cái chum. Chỉ có mẹ là người duy nhất trong nhà được mở chum để lấy gạo nấu ăn, hoặc một loại thức ăn nào đó. Một lần, mẹ lấy từ trong chum ra một thứ gọi là mì sợi. Mẹ bắc chảo rồi cho mì sợi vào rang. Mẹ cho thêm ít mỡ và ít đường. Một món ăn tuy ệt vời. Nó ngon hơn tất thảy mọi thứ ngon nhất trên đời này . Chỉ đơn giản là bọn trẻ con khi ấy chưa bao giờ được ăn thứ gì ngon hơn. Mấy ngày sau, bố mẹ đi làm, chỉ có ba chị em ở nhà. Bà già nghèo nhỏ thó là chị cả, lên mười tuổi, gầy đen như que củi nhưng mầm lớn đang cựa quậy để trỗi dậy . Cái món ăn tuy ệt vời của mẹ làm cho ba chị em cứ nhòm ngó vào cái chum. Không thể đừng được, ba chị em quy ết định mở chum để lấy một ít mì sợi, đường và mỡ. Chị cả gầy đen bảo với hai thằng em:
- Chúng mày ra ngõ đứng canh mẹ. Mẹ mà bắt gặp chị em mình ăn vụng thế này , mẹ sẽ rất đau khổ. Nếu mẹ về, chúng mày hô “hoa gạo rụng” thì tao sẽ giấu chảo mì vào đống rạ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Hai thằng em ra ngõ canh mẹ. Chị cả gầy đen nổi lửa rang mì. Chảo mì đã bốc mùi thơm lựng, chỉ cần cho ít đường nữa là xong. Bỗng nhiên một tiếng hô ở ngõ dội vào bếp: “Hoa gạo rụng.”
Chị cả gầy đen cuống quý t bắc chảo mì giấu vào đống rạ. Vì sợ quá mà quên dùng lót tay nên hai bàn tay đỏ ửng lên vì bị bỏng chảo nóng. Chị cả gầy đen đau rát ở hai tay nên thu hai tay vào trong áo, áp vào bụng thấy đỡ đau. Chị cả gầy đen chạy ra cổng. Hai thằng em đang cười nhăn nhở. Chúng bảo chúng dọa chị đấy . Chị cả khóc nức lên, giơ hai bàn tay đỏ ửng cho hai thằng em xem. Nhưng có một cái chị cả không cho hai thằng em nghịch ngợm xem được, đó là các mầm lớn trong chị cả đã thui chột rồi. Cái lúc ba từ “hoa gạo rụng” lọt vào tai chị cả thì một sự sợ hãi tột cùng cũng ập đến. Chị cả rùng mình và cảm nhận được một sự mất mát hữu hình trong cơ thể. Như cái lúc bông hoa gạo lìa cành, chỉ có mình chị cả nhìn thấy , mà có giải thích thế nào, hai thằng em cũng không cảm nhận được.
Từ đó, chị cả không lớn lên được nữa. Bố mẹ đã mang chị cả đi đến nhiều bệnh viện để khám và chữa. Không có phương thuốc nào có thể khiến chị cả lớn lên được.
Hai đứa em lớn lên, đi khỏi làng. Chúng thành đạt trên đường đời chúng chọn. Chị cả ở lại căn nhà nhỏ của cha mẹ nghèo. Chị cả thành một bà già nghèo nhỏ thó. Hai đứa em thi thoảng về thăm. Chúng nói chuy ện với nhau rằng, bây giờ người ta no đủ trong sự dối trá và suy đồi. Chúng bảo với bà già nghèo nhỏ thó rằng, chị thật hạnh phúc, tháng Ba chị được xem hoa gạo rụng và chị vẫn thích món mì rang đường. Chị không phải bon chen.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com V
Ô hô, chảy máu chất xám
ợ sếp làm cùng cơ quan với sếp. Vậy nên lúc nào quanh vợ sếp cũng có vài người. Vợ sếp có đôi giày mới. Vợ sếp ngồi vắt chân chữ ngũ để khoe đôi giày mới. Một chuy ên viên nữ đi qua, dừng ngay lại:
- Ối, giày chị đẹp thế!
- Mấy vé đấy ! Thử đi!
Chuy ên viên nữ ngồi xổm xuống đất để tháo giày ở chân vợ sếp rồi cung kính xỏ vào chân mình. Vợ sếp khen: - Ừ, cũng đẹp đấy !
- Nhưng em làm gì có tiền mà mua. Lương chuy ên viên bèo bọt chỉ đủ nuôi con tùng tiệm. Chuy ên viên nữ tháo giày ra khỏi chân, để cạnh chân vợ sếp. Vợ sếp hất cái chân không:
- Đi trả lại vào chân đi!
Chuy ên viên nữ lại ngồi xổm xuống, lồng giày vào chân vợ sếp.
Một chuy ên viên nữ khác có một đôi giày mới. Mấy chuy ên viên nữ xúm quanh, mỗi người thử một lần rồi tấm tắc khen:
- Ôi, giày Tây có khác, đẹp thật!
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
- Đẹp mà lại độc nữa.
- Chứ không à? Giờ toàn giày Tàu, rặt một kiểu như đồng phục ấy .
Vợ sếp đi qua.
Chuy ên viên nữ có đôi giày mới được gọi vào phòng vợ sếp. Một lúc sau, chuy ên viên nữ đi ra với đôi dép lê ở chân. Vợ sếp đi sau chuy ên viên nữ với đôi giày Tây mới diện ở chân. Mặt vợ sếp vui lắm.
Vợ sếp học trung cấp, làm ở bộ phận hành chính, phụ trách mảng dầu đèn kèn trống. Các chuy ên viên nữ thì người ít học nhất cũng phải tốt nghiệp đại học, còn lại là thạc sĩ với tiến sĩ.
Thời gian sau, các chuy ên viên nữ lần lượt xin chuy ển cơ quan. Sếp báo cáo lên cấp trên, viện nghiên cứu đang chảy máu chất xám trầm trọng.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Thế giới phẳng
ôi sống ở thành phố, đất chật người đông. Đi trên đường phố, xe máy người nọ húc vào xe máy người kia. Ánh mắt nhìn nhau gầm ghè, miệng phun phì phì như rắn. Thì thôi, không đánh được nhau thì phì ra cho đỡ tức. Tôi dành dụm được một khoản tiền, mua một mảnh đất ở quê để hưởng cái hương đồng gió nội. Tôi xây một căn nhà âm lịch
để trăng, gió lùa vào. Còn thừa ít đất, tôi trồng một khóm tre đằng ngà để nghe lá tre xào xạc và chim hót líu lo. Tôi hạnh phúc trên mảnh đất quê của tôi.
Bỗng năm ấy , thành phố lụt to lắm. Thì trời làm mưa to thì ắt lụt thôi. Năm nào vào mùa mưa mà thành phố chẳng lụt. Nước không thoát kịp thì nước dâng ngập phố. Mà bấy giờ đã là cuối thu, đầu đông, không còn là mùa mưa nữa mà sao trời đổ nước xuống lắm thế. Mưa như trút nước cả ngày cả đêm. Nước dâng ngập phố. Nước ngập vào tận nhà. Thành phố mênh mông nước. Trời tạnh mưa. Nước không biết chảy đi đâu, vẫn đọng lại trên nhà, trên phố.
Tôi không thấy thương cái thân tôi lội mưa đi làm, ướt hết trôn. Tôi lo cho đống sách tôi để trong ngôi nhà âm lịch ở quê. Trời hưng hửng, tôi đi xe máy về quê. Là quê nhưng thực ra theo đường chim bay , nó chỉ cách Bờ Hồ chưa đầy hai mươi cây số. Đường có chỗ khô, chỗ còn ngập sâu trong nước. Tôi về số một, tăng ga, rẽ nước mà phóng. Đến đầu làng thì tôi đầu hàng. Nước ngập ngang y ên xe. Tôi tìm chỗ gửi xe máy , bì bõm lội vào nhà, mở cửa. Những thứ dập dềnh trong nhà ào ra. Mấy cái ván tôi kê làm giá sách. Và thế giới phẳng. Nó dang ra, dập dềnh trên mặt nước. Tôi vớt nó lên. Nó ướt nhoẹt. Tôi đặt nó lên bàn thờ, chỗ cao ráo nhất. Tôi chán ngán đóng cửa, đi về. Tôi nhìn nước và nghĩ thầm. Thế giới phẳng. Nước ngập đến đâu, thế giới phẳng đến đó.
Mười ba ngày sau, điểm ngập cuối cùng của thành phố đã bay hơi hết nước, tôi về quê. Nước ở quê vẫn còn xâm xấp. Tôi quay về, không vào nhà nữa.
Sau trận lụt, trời đền bù cho thành phố một đợt nắng thủy tinh trong veo. Thời tiết của thành phố chưa bao giờ đẹp đến thế. Buổi sáng, trời se se lạnh rồi nắng vàng hanh hao cuối thu bừng lên đến tận cuối chiều mới tắt. Thời tiết đẹp như vậy kéo dài tận gần tháng trời.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Tôi căn thời gian để mảnh vườn ở quê đã khô đất. Tôi về quê. Đường làng rắc đầy vôi bột, trắng xóa. Đấy là cách dân quê phòng chống dịch sau lũ. Trước cổng nhà tôi trắng vôi bột. Quả là mảnh vườn đã khô. Tôi mở cửa, vào nhà dọn dẹp. Cái chăn, cái chiếu ngâm lâu ngày trong nước, bở bục. Tôi quẳng ra vườn. Sách ngâm nước tả ra, tôi cũng quẳng ra vườn. Tôi nhổ cỏ, quét lá. Tôi gom tất cả lại để đốt. Lửa cháy bùng lên. Tôi với tay lấy thế giới phẳng trên bàn thờ. Không bị ngâm lâu trong nước nên không tở nhưng quăn queo hết cả. Tôi quăng luôn vào đống lửa. Dọn dẹp một hồi, mảnh vườn đã sạch sẽ.
Nắng vẫn đẹp rực rỡ. Tôi về mảnh vườn của tôi. Trên mảnh vườn, ngải cứu đã nảy mầm. Hai cây cau vẫn nặng buồng cau. Hai cây trầu thì chết. Thế giới phẳng vẫn không chịu cháy , chỉ lẹm vài chục tờ. Cũng chẳng sao đâu. Mấy nữa mưa phùn gió bấc rồi sẽ tở hết. Tôi bắc một chiếc ghế, ngồi trước thềm nhà để ngắm nắng. Tôi ngắm no những bóng nắng rúc qua tán lá. Tôi tấm tắc tán thưởng bụi tre đằng ngà tốt um cả một góc vườn. Tôi bỗng nghe thấy tiếng chim líu lo. Tôi rón rén đi đến bụi tre để tìm con chim đang hót. Tôi ngửa cổ để tìm chim. Tôi chưa nhìn thấy chim nhưng đã nhìn thấy những bọc ny lon treo lủng lẳng trên các cành tre vàng. Tôi rùng mình và lấy hai tay che đầu theo phản xạ. Tôi đã biết trong cái túi ny lon kia là thứ gì rồi. Thật may , lúc đó trời im gió.
Chắc hẳn người phát minh ra túi ny lon cũng không bao giờ nghĩ được rằng, túi ny lon còn có một công dụng vô cùng hữu ích. Đó là phóng uế vào đó rồi ném sang vườn nhà người khác.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com K
Vụ đắm đò
ỷ Sửu niên, có một vụ đắm đò chưa từng có xảy ra trên sông G. làm cho hơn 42 người chết. Nếu tính cả đứa bé trong bụng mẹ thì phải là 43 người. Những người bị chết sống ở cồn, bị nước bao vây tứ phía. Có chợ nhưng chỉ là tự cung tự cấp. Muốn mua sắm cái gì khác thì phải sang đất liền ở bên kia sông. Những người sống ở cồn là những
người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời. Họ hiền lành, chăm chỉ làm ăn quanh năm. Vậy mà quanh năm vẫn đói. Đất chật người đông, đất không màu mỡ, thời tiết khắc nghiệt. Họ là những người rất nghèo. Chính phủ khởi công xây dựng cho người dân ở đây một cây cầu qua sông để đi lại cho thuận tiện. Nhất là đi chợ. Cây cầu xây mãi không xong vì những người xây cầu thấy người dân cũng chẳng cần đi lại mấy . Họ đâu có nhiều tiền để đi chợ. Mỗi phiên chợ chỉ có mấy người sang sông thì cần gì cầu, chỉ cần đi đò là xong.
Sáng Ba mươi Tết năm Kỷ Sửu, rất nhiều người đổ xô đi chợ. Họ còn mang cả con cái đi theo. Nét mặt ai cũng phấn khởi lắm. Người lái đò chưa bao giờ chở nhiều người qua sông như vậy . Chuy ến đò lúc chợ sắp tan, người xuống bến đông như trẩy hội, ai cũng muốn lên đò luôn để về nhà kịp làm mâm cơm tất niên. Vì những người đi chợ phần đông là đàn bà. Họ cũng chính là người nấu nướng. Con đò thường ngày chỉ chở hơn 10 người, nay có đến 7 8 người xuống đò với một con bò nữa. Con đò chuẩn bị rời bến thì có tiếng gọi với: “Đò ơi!” Có hai người đèo nhau trên chiếc xe đạp muốn xuống đò. Những người trên đò bảo: “Đò chật rồi, chỉ thêm được một người nữa thôi.” Người phụ nữ xuống đò còn người đàn ông với chiếc xe đạp ở lại, chờ chuy ến đò sau. Người đàn ông dặn với người đàn bà: “Em ơi, cẩn thận nhé!” Thì ra người đàn bà đang bụng mang dạ chửa. Cái bụng vồng cao sau lớp áo. Vậy là con đò chở 7 9 người với một con bò. Nếu tính cả người trong bụng nữa là 80 người.
Dòng sông phẳng lặng như nín thở cho con đò nặng qua sông. Bến đã trước mặt, bỗng sóng nổi lên làm con đò lạng đi. Con bò trên đò hoảng hốt đầu tiên. Nó bước lệch mạn thuy ền làm con đò tròng trành. Những người trên đò mất thăng bằng, ngã chúi vào một bên. Con đò lật úp, hất 7 9 người xuống dòng sông lạnh giá. Sáng Ba mươi Tết, nhiệt độ ngoài trời chỉ có 8 độ.
Chỉ có 35 người được cứu thoát. Con bò và hai người lái đò tự bơi được vào bờ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Người ta nói nhiều đến nguy ên nhân của vụ đắm đò. Người ta kể về những đứa trẻ mồ côi. Người ta kể về người phụ nữ mang thai bước lên đò sau cùng, người này cưới chồng đã chín năm mà không có con, hai vợ chồng vừa đưa nhau đi chữa ở tận Sài Gòn, chị đã mang thai được một đứa con trai, đang chờ ngày sinh nở. Người ta kể về những người chồng bế con thơ đi xin sữa, con thơ cứ khóc ngằn ngặt, nhưng khi bế ra mộ mẹ thì nó im bặt.
42 ngôi mộ được chôn cùng một ngày ở nghĩa trang làng. Mỗi ngôi mộ đều được rào kín bằng tre nứa như những mảnh vườn rau được rào kín để cho gà khỏi phá. Phong tục nơi đây là những người chết oan thì mộ sẽ phải rào kín lại để hồn không lên kêu oan được nữa.
Sao mà họ chết oan vậy ? Không có ai trả lời.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Khi lòng tốt không được đặt đúng chỗ
M
ùng Hai tết, Dương Xuân đưa con gái vào đền thờ Chu Văn An để xin chữ. Năm nay , con gái thị thi tốt nghiệp lớp Mười hai. Đền thờ đông người. Đất này dân sính chữ. Bởi chữ bây giờ cũng làm ra tiền. Chữ còn làm sang cho con người nữa. Hai mẹ con Dương Xuân chen vào bàn đặt lễ. Bỗng nhiên tim Dương thị như ngừng đập. Tai thị ù lên.
Đầu thị bốc khói mù mịt. Mồm thị khô khốc. Trên cái bàn đặt lễ trống trơn. Vì sao cái bàn đặt lễ lại trống trơn? Đây là sự khác biệt lớn với các chùa chiền ở nơi đây . Các chùa chiền thì trong những ngày đầu năm đầy ắp lễ vật, không còn một chỗ trống để mà đặt lễ. Lễ vật của người nọ đặt chồng lên của người kia. Vì thế mà đã có những vụ đánh chửi nhau. Người bị người kia đặt lễ vật lên trên lễ vật của mình chửi rằng: “Lễ vật tầm thường của mày mà dám đặt lên trên lễ vật của tao à? Để các ngài lại nhầm tưởng lễ vật của tao tầm thường như của mày à?” Người kia cãi rằng: “Sao mày dám bảo lễ vật của tao tầm thường? Chính lễ vật của mày mới tầm thường, không đáng được dâng lên cho các quan ngài.” Thế rồi thành đám chửi nhau to. Có khi còn đánh nhau nữa. Ở đền thờ này , người ta không dâng lễ vật. Khi còn sống, ông thánh đã từ quan về ở ẩn nên khi chết, thành thánh, ông đâu cần lễ vật. Vì thế, người ta không dâng lễ vật, chỉ để một chút kim ngân vào hòm công đức để thủ từ nhang khói quanh năm.
Cái bàn lễ vật không có lễ vật nhưng lại lù lù một cái ví. Dương Xuân định kêu to: “Cái ví của ai để quên!” nhưng mồm thị không mở ra được. Thị nhìn những người xung quanh. Không ai để mắt tới cái bàn đặt lễ. Họ đang hướng cả vào ngai của ông thánh để cầu khấn. Dương thị áp sát cái bàn đặt lễ. Thị rút trong túi ra một tờ tiền, để lên bàn rồi như tiện tay cầm luôn chiếc ví của mình để cạnh đấy . Dương Xuân không còn lòng dạ nào để khấn vái nữa. Thị lủi ra ngoài, định bụng tìm ban tổ chức. Bỗng có một kẻ xông đến bên Dương thị, trỏ tay vào cái ví thị đang cầm trên tay , nói gằn giọng nhưng không quát to: “Mụ kia, sao dám móc ví của ta?” Dương Xuân đờ người nhưng không lạc vía. Thị nhìn vào mặt người đang trỏ tay . Cái mặt người đàn ông đó trông chẳng tử tế gì. Dương Xuân hỏi: “Ví nào của anh? Anh đi với tôi ra ban tổ chức phân rõ phải trái.” Người đàn ông nghe nói đến ban tổ chức bèn lủi mất.
Con gái Dương Xuân chứng kiến câu chuy ện, bèn cự mẹ: “Mẹ lấy ví của người ta à?” Dương Xuân hỏi lại con gái: “Con thấy mẹ giống kẻ trộm lắm à?” Con gái không trả lời, hỏi lại: “Mẹ lấy ví của người ta à?” Dương Xuân bảo con gái: “Mẹ con mình sẽ ra ban tổ chức để giao lại cái ví này . Bây giờ con cầm lấy cái ví, mở nó ra đi! Mẹ tin chắc là trong ví không còn
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
tiền nữa đâu nhưng sẽ còn giấy tờ của người mất ví. Ta sẽ đến ban tổ chức để giao cho họ, họ sẽ trả lại người mất. Giấy tờ quan trọng hơn tiền bạc nhiều con ạ!” Con gái Dương Xuân mở ví ra theo lời mẹ. Trong ví chỉ có 7 .000 đồng tiền lẻ, không có giấy tờ. Dương Xuân bảo con gái: “Con cầm tiền bỏ vào hòm công đức rồi vứt cái ví đi! Bọn trộm nó ranh ma rồi, nó lấy luôn cả giấy tờ để kiếm tiền chuộc.” Con gái Dương Xuân lẩm bẩm: “Mẹ chỉ hay làm những chuy ện dại dột. Nếu lúc nãy là người mất ví thật, người ta cứ đổ cho mẹ ăn cắp thì sao?” Dương Xuân nghĩ ngợi, thấy con mình nói đúng quá. Không biết ông thánh có chứng giám cho tấm lòng của Dương Xuân hay không chứ quả là Dương Xuân không có lòng tham. Chỉ sợ người khác có lòng tham. Nhiều bận Dương Xuân nhặt được ví tiền của người khác, có nguy ên cả giấy tờ với mấy triệu đồng. Dương Xuân gọi đến trả, được mấy lời cám ơn, Dương Xuân vui lắm.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Trẻ con luôn luôn đúng
hằng con trai của Thìn học lớp Bốn về nói với mẹ: “Mẹ ơi, con già nhất nhà mình.” Thìn đang nấu cơm, ậm ừ: “Đúng rồi, con già nhất nhà mình.” Thằng bé khoái quá, chạy đi chơi. Đến tối, ngồi ăn cơm, thằng bé lại bảo với bố: “Bố ơi, con già nhất nhà mình đấy !” Ông bố đang đầy mồm cơm, không quát to được: “Bố láo nào.” Rồi nuốt cái ục cho cục
cơm trôi vào miệng. Thằng con trai nói lại: “Thật mà bố!” Ông bố thấy sự hồn nhiên của thằng con mới thấy mình cáu thật vô lý , bèn ôn tồn hỏi con: “Tại sao con lại bảo con già nhất nhà mình?” “Thật mà bố, hôm nay con học bài thơ thế này bố ạ: Trời sinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ con… Vậy thì con chẳng già nhất nhà ta là gì!” Ông bố đần mặt ra nghĩ ngợi, còn Thìn phá lên cười rồi ôm con vào lòng: “Đúng lắm, con nói đúng quá!”
Thìn là cô giáo dạy tiểu học. Quả là nếu không có cậu con trai hiếu động, thông minh mà có lúc Thìn đã gọi là trợ giảng của mẹ thì những tình huống dạy học trên lớp, Thìn không biết phải xử lý thế nào. Như hôm trước, khi Thìn dạy cho học sinh bài Nàng tiên ốc(2), sau khi kể câu chuy ện bằng thơ cho cả lớp nghe, Thìn mới đặt câu hỏi: “Bà già nghèo bỏ ốc vào trong chum để làm gì?” Một em học sinh đứng dậy , trả lời: “Em thưa cô, bà già bỏ ốc vào trong chum nuôi cho béo rồi ăn thịt ạ!” Cả lớp cười nghiêng ngả. Thìn cũng cười. Để cả lớp cười xong, Thìn mới nói: “Em trả lời đúng rồi, nhưng trong câu chuy ện cổ tích cô vừa kể thì bà già bỏ ốc vào trong chum rồi con ốc hóa thành ai nhỉ?” “Con thưa cô, nàng tiên ạ!” “Đúng rồi, cả lớp mình giỏi lắm!”
Lớp học của Thìn hay được cấp trên dự giờ. Một lần, có cấp trên to lắm về dự. Cấp trên to lắm muốn làm gương cho cô giáo về cách giảng dạy chủ động. Hôm ấy , các em học bài Sự tích cây vú sữa. Cấp trên to lắm mới đặt câu hỏi: “Khi mẹ đi mất rồi thì các con phải làm gì?” Cả lớp đồng thanh trả lời: “Chúng con ở với bố ạ!” (Câu trả lời theo sách giáo khoa là các con phải ngoan ngoãn rồi mẹ sẽ quay về.) Nghe học sinh trả lời xong, cấp trên to lắm buồn rầu kết thúc tiết học. Sau đó họp các giáo viên rút kinh nghiệm. Cấp trên to lắm phê bình các giáo viên dạy dỗ các em học sinh không đến nơi đến chốn, không nắm chắc bài, trả lời lung tung. Thìn buồn lắm. Buồn vì thương lũ học trò mới lên chín tuổi đầu mà đã bị cấp trên to lắm nhận xét như vậy .
Một lần khác, cấp trên to nhất về thăm trường của Thìn. Lớp Thìn lại được chỉ định cho cấp trên to nhất dự giờ. Hôm eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
ấy , lớp Thìn học bài Sự thân thiện. Cấp trên to nhất lên bục giảng để giải thích cho các em nghe vì sao các em phải thân thiện với môi trường, với con người. Cấp trên to nhất đặt câu hỏi: “Truy ền thống của dân tộc ta là ra ngõ gặp ai các con nhỉ?” Lác đác có em trả lời (chắc vì ngại sự uy nghiêm của cấp trên to nhất): “Gặp gái ạ!” Cấp trên to nhất hỏi lại: “Gặp ai các con nhỉ?” Cả lớp đồng thanh trả lời rất đều và to: “Gặp gái ạ!” (Câu trả lời đúng là ra ngõ gặp anh hùng.)
Lần này thì cả ban giám hiệu bị phê bình. Cũng từ lần đó, không có cấp trên nào về thăm trường của Thìn nữa. Nhưng từ trong thâm tâm, Thìn biết học sinh của cô đã trả lời đúng câu hỏi. Các gia đình bây giờ bỏ nhau như cơm bữa. Trẻ con chỉ được sống cùng một trong hai người. Bố bỏ đi thì sống với mẹ, mẹ bỏ đi thì sống với bố. Trẻ con thì đều ngoan ngoãn như thiên thần cả mà bố với mẹ đã bỏ đi rồi, có bao giờ quay về đâu. Còn câu hỏi của quan to nhất thì học sinh cũng trả lời quá đúng. Ở nhà thì bố mẹ, ông bà luôn có câu cửa miệng: “Ra ngõ gặp gái là xui lắm!” Ra đường thì bác hàng xóm, cô hàng xóm cũng cùng một câu: “Hôm nay ra đường gặp gái, xui quá!” Thậm chí còn nghe được cả cô giáo vô tình phàn nàn: “Xui quá, hôm nay đã ngày Ba, ra ngõ còn gặp gái.” Đó là chưa kể dân chơi đề nhan nhản, câu cửa miệng lúc nào chẳng là: “Chết là phải, gặp gái khác gì ăn phải thịt trâu toi.” Trẻ con luôn luôn đúng.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com M
Đi câu mực ở biển Sầm Sơn
ấy năm nay , ở bãi biển Sầm Sơn có thêm một thú vui giải trí ngoài những trò đỏ đen và trò vui một tí giải trí cuộc đời, ấy là trò đi câu mực. Hằng ngày , trong bữa ăn có mực tươi ngon miệng làm cho nhiều khách tò mò muốn biết câu được con mực là khó hay dễ. Có người thì bảo khó lắm, nếu mà dễ thì mực tươi chả đến mức lên hàng đặc
sản, đắt đỏ. Lại có người bảo câu mực dễ như đút cơm vào miệng. Mực đi từng đàn bắt đèn, cứ thế cho tay xuống nước mà vớt lên. Thế là khách rất khoái trò đi câu mực.
Câu mực phải ngồi lên thuy ền thúng, dứt khoát không phải là thuy ền nào khác. Thuy ền thúng là cái thúng to được phết hắc ín để nước không thấm vào. Thuy ền thúng của dân câu mực thì chả có ghế ngồi hay mái chèo. Ngồi xổm, chèo bằng tay . Còn thuy ền thúng của khách câu mực thì có thêm mấy cái ghế cho khách ngồi và có mái chèo cho người chèo thuy ền thúng đưa khách ra biển. Người chèo thuy ền thúng có cách chèo rất đặc biệt. Ấy là đít phải ngoáy tít. Có nghĩa là phải vận động cả hai tay và cái đít để ngoáy mái chèo vào nước thì mới đưa được thuy ền thúng đi. Thuy ền thúng đi đường vòng xoáy . Ngồi thuy ền thúng đi câu mực không đắt, chỉ có 50.000 đồng một giờ đồng hồ. Thuy ền được đưa ra xa bờ khoảng vài trăm mét thì neo lại. Một cái đèn pin sáng nhờ nhờ được bật lên, thả xuống nước để nhử mực đến. Đi câu không phải dễ. Người nào biết chờ đợi thì mới câu được cá. Kẻ sồn sồn thì chả bao giờ câu được con cá nào. Chiếc thuy ền thúng mỏng manh dù đã được neo lại thì cũng vẫn nhẹ, lúc nhảy nhênh nhênh trên ngọn sóng, lúc lại quay vòng tròn. Khách câu mực, kẻ sồn sồn thì bắt đầu nóng đít, người nhẫn nại thì bỗng thấy dại. Biển mênh mông, đen kịt chứa đựng biết bao điều bí hiểm. Thôi thì chẳng biết có tiên cá, có vua thủy tề hay không nhưng chỉ cần một cơn gió lớn là lập tức con thuy ền chao đảo mạnh. Vô phúc thuy ền mà lật thì lăn tõm cả xuống biển, phao không có cái nào, biết bấu víu vào đâu. Chết ráo cả lũ. Lại còn người bị say sóng, ậm ọe đòi nôn. Một giờ là sáu mươi phút, mới được có mười lăm phút. Chả tiếc làm gì. Biết thế nào là câu mực rồi.
- Thuy ền ơi, vào bờ thôi, không câu nữa. Chóng mặt lắm rồi!
- Không vào được đâu các bác, các anh, các chị, các cô, các chú ạ! Ở đây chúng cháu làm ăn đứng đắn lắm, đúng sáu mươi phút nhà cháu mới được đưa các bác, các anh, các chị, các cô, các chú vào bờ.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Thuy ền thúng chao mạnh, nước còn bắn cả vào người. Một khách nữ kêu ré lên rồi ọe ra một đống mực xào và cua ghẹ. Tiếc đứt ruột. Bữa ăn chiều tính ra mỗi người hết hơn 200.000 đồng. Cả nhà mình bốn người mà cũng chỉ mong tháng lạnh giời có ngần ấy tiền để mua cá khô cho đỡ thèm thịt. Tay lái thuy ền nghĩ thầm trong bụng.
Nôn xong một chập, khách nữ rên lên:
- Vào thôi, chết mất!
Khách nam nói như ra lệnh:
- Nhổ neo rồi chèo thuy ền vào bờ đi, không câu kẽo gì nữa.
- Không vào được đâu các bác, các anh, các chị, các cô, các chú ạ, ở đây chúng cháu làm ăn đứng đắn lắm, một giờ là sáu mươi phút nhà cháu mới đưa các bác, các anh, các chị, các cô, các chú vào bờ được ạ!
Khách nam hét lên rồi nắm lấy cổ áo tay lái thuy ền:
- Mày muốn gì?
- Cháu chẳng muốn gì ạ! Chú bỏ tay ra đi, không thuy ền úp là cháu không cứu người được đâu. Một khách nam khác đành đấu dịu:
- Chú mày cần gì?
- Dạ, nhà cháu cần… Dạ, không ạ! Thôi thì đưa cho nhà cháu 150.000 đồng để nhà cháu chèo vào bờ. - Mày nói gì? - Du khách nam nóng tính lại hét lên. - Mày định giở trò ăn chặn, lưu manh tống tiền hả?
- Dạ, không ạ! Ở đây chúng cháu làm ăn đứng đắn lắm ạ, đúng sáu mươi phút chúng cháu mới đưa các bác, các anh, eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
các chị, các cô, các chú vào bờ được ạ!
- Thôi anh ơi, anh đưa cho nó tiền đi, em chết mất.
Tiền trao cháo múc. Tay lái thuy ền như con rối ngoáy đít, ngoáy mái chèo đưa con thuy ền thúng vào bờ. Lên bờ, khách nữ hết say , cười rũ ra. Khách nam nóng tính chửi thề, vui đếch gì mà cười. Khách nữ mới kể:
- Các anh đã đi du lịch bằng lạc đà ở Ai Cập chưa? Cưỡi lạc đà một giờ đồng hồ chỉ mất có 20 đô la, nhưng xuống lạc đà thì phải mất 100 đô la. Tiếc tiền à? Tự trèo xuống đi, gãy chân, chủ lạc đà không chịu trách nhiệm đâu nhé!
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T.
Cho xin lại cái bút!
làm việc trong một tòa báo với chức vụ phóng viên. T. là một phóng viên giỏi. T. còn rất tâm huy ết với nghề. Một người như vậy thì tòa soạn nào chẳng muốn có. Nhưng cái dở của T. là T. lại làm thơ. Mà thơ lại hay nữa mới chết. Thế là bao nhiêu bài báo của T., bạn đọc không nhớ lâu bằng mấy bài thơ hay . Điều này không có gì là mâu thuẫn
cả. Tuổi thọ của một tờ báo ngày là 24 giờ. Càng báo nào chạy theo thời sự thì tuổi thọ càng ngắn. Cơm áo không đùa với khách thơ, T. biết thế nên cố thu mình vào vừa đủ sự mẫn cán. T. sống có vẻ bình y ên qua hai đời tổng biên tập. Tổng biên tập mới cũng là người làm thơ. Khi mới nhậm chức, tổng biên tập tỏ ra là người biết trọng dụng nhân tài, mới đưa T. lên chức phó ban phóng viên. Đã đi qua hai phần ba cuộc đời công chức mà chức vụ lớn nhất T. trải qua mới chỉ là tổ trưởng công đoàn. T. cảm động lắm, nhất là phần người làm thơ của T. nó cứ rưng rưng. T. muốn tặng sếp một món quà để tỏ lòng tri ân. Thật là một việc khó hơn viết một bài phóng sự điều tra, lại càng khó hơn làm một bài thơ tứ tuy ệt. Đối với T., quà là một niềm vui có tuổi thọ nửa giờ. Khi nhận được quà, T. vui lắm, vui trong nửa giờ. Để tạo niềm vui cho bạn trong nửa giờ hoặc mười lăm phút, hoặc là năm phút, T. cũng hay tặng quà cho bạn. Nhưng với sếp lại là chuy ện khác. Cái phần người làm thơ trong T. rưng rưng bảo với phần người phàm tục của T. rằng, quà chứ không phải tiền, tức là chỉ là quà mà thôi. Nhưng phải là một món quà có ý nghĩa. Sếp là người cao quý , nghĩa trượng như vậy , không thể là món quà có cuộc sống nửa giờ được.
T. về lục tung tủ rả để xem mình có vật gì quý giá. T. hay được mời đi hội thảo thơ ở nước ngoài nên có nhiều đồ lưu niệm. Chỉ có điều những đồ lưu niệm đó cũng có tuổi thọ nửa giờ thôi.
- Ô, đây rồi! - T. kêu lên như bắt được vàng.
T. nâng cái hộp màu đen như nâng vật báu trong tay . T. trân trọng mở nó ra. Trong hộp là một cái bút máy , ngòi mạ vàng hiệu Parker, một hiệu bút nổi tiếng trên thế giới. Cái bút này T. được tặng khi đi hội thảo thơ ở Hàn Quốc. T. đã vui với món quà tặng này lâu hơn nửa giờ nhiều. T. cất nó một chỗ trong tủ, thi thoảng lại bỏ ra ngắm. T. có cái tính rất lạ là rất thích bút. T. không thể không cúi xuống nhặt một cái bút rơi trên mặt đất dù nhiều phen xấu hổ vì đó là bút bi hết mực người ta vứt đi.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
T. nghĩ mãi. Bởi vì T. tiếc đứt ruột nếu phải cho cái bút này đi. Một mặt, nó là món quà tặng, T. nâng niu tất cả các món quà tặng, dù tuổi thọ niềm vui của chúng chỉ có nửa giờ. Mặt khác, T. rất y êu quý bút, dù là chiếc bút bi T. cũng không muốn cho ai nữa là bút hiệu Parker.
Tiếc thì cũng phải tặng. Chẳng lẽ mình lại là kẻ vô ơn.
Sáng hôm sau, đến cơ quan, T. lên ngay phòng sếp, trân trọng nâng cái bút bằng cả hai tay , đưa cho sếp: - Anh ạ, em xin tặng anh cái bút này để anh ký những chữ ký đẹp và làm những vần thơ hay . Sếp đưa một tay cầm lấy hộp bút rồi đặt xuống bàn trước khi lời cám ơn được bật ra.
Sáu tháng sau khi sếp lên chức, sếp bổ nhiệm mười một chức vụ từ phó ban trở lên với T. nữa là mười hai.
Một năm, quan hệ công việc giữa sếp và T. có nhiều trục trặc. Một hôm, trong cuộc họp giao ban, T. phản đối sếp một việc. Sếp chỉ thẳng vào mặt T.:
- Đồ ăn cháo đá bát, tao đưa mày lên phó ban mà mày chỉ tặng tao có một cái bút, tao để phủ bụi kia kìa!
Quả là mỗi lần lên trình sếp duy ệt bài, T. đều nhìn thấy cái hộp bút sếp để đó từ hôm nhận từ tay T. Mỗi lần nhìn nó, T. xót xa vô cùng.
Nghe sếp nói xong, mặt T. tê bì rồi mất luôn cảm giác.
Sáng hôm sau, cũng như cái sáng T. tặng sếp cái bút, T. lẳng lặng đi vào phòng sếp, tiến thẳng đến trước mặt sếp. Sếp ngẩng lên, có vẻ hơi giật mình. T. nói:
- Anh cho tôi xin lại cái bút tôi đã tặng anh.
Sếp không ngờ lại xảy ra tình huống này nên giật mình thêm cái nữa. Tay sếp như cái máy , cầm hộp bút bị phủ một eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
lớp bụi dày đưa cho T. T. cầm hộp bút, đi ra khỏi phòng sếp. Về phòng mình, T. lấy chiếc khăn vẫn để lau mặt, lau sạch bụi trên hộp. T. vui lắm, niềm vui có tuổi thọ dài nhất trong các niềm vui của T.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Đồng tiền chết
hị là người đàn bà tham lam nhưng không gian giảo. Thị làm nghề quét rác. Buổi chiều, khi vào ca làm việc của thị thì có một đám tang đi qua. Mắt thị sáng lên khi thị nhìn thấy lẫn trong những đồng tiền âm phủ có những đồng tiền “dương phủ”. Những đồng tiền có mệnh giá 200 đồng. Có điều thị hơi lạ. Giờ này cũng là giờ của giới lô đề, vậy mà
những đồng tiền mệnh giá 200 kia vẫn được nằm im trên mặt đường để chờ những nhát chổi của thị. Thị không nỡ lia nhát chổi vào các tờ tiền. Thị cúi xuống nhặt chúng lên với một niềm vui sướng nho nhỏ và một sự hân hoan cũng nho nhỏ. Bởi vì những đồng tiền mệnh giá 200 được làm trên giấy cotton và còn rất mới. Thị rất y êu những đồng tiền được làm trên giấy cotton. Đồng mệnh giá 200 có màu rất nền nã. Trước đây thị thường gom chúng mỗi khi đi chợ, cất vào một nơi để đến Tết đi chùa. Mỗi khi có được một đồng tiền mới, thị thường ngắm nghía, xuý t xoa mãi. Trước đây cũng hiếm khi thị có được một đồng tiền mới. Vậy mà bây giờ chỉ nội trong ba mươi mét đường thị quản lý , thị đã nhặt được hơn một chục tờ tiền mới mệnh giá 200. Thị cẩn thận cất những tờ tiền mới vào trong túi áo.
Chồng thị làm xe ôm, bị tai nạn. May có mũ bảo hiểm nên đầu không việc gì. Còn hai chân bị xe buý t cán nát. Nhà thị lâm vào cảnh cùng quẫn. Những đồng tiền khó nhọc của thị nướng hết vào thuốc thang cho chồng. Thằng con trai thị học lớp năm hỏi thị: “Mẹ ơi, giọt mồ hôi sa những trưa tháng Sáu là gì?” Thị đang chổng mông nhóm lửa để sắc thuốc cho chồng bèn ngửng mặt lên bảo con: “Con nhìn mặt mẹ đây này , giọt mồ hôi sa đây này .” Thằng con trai bảo: “Thế thì cứ bảo là vễ vãi mồ hôi mẹ nhỉ?” Sắc xong thuốc, bê lên cho chồng, thị mới đi nấu cơm cho con. Gạo trong thùng hãy còn. Rau với thức ăn thì đã hết sạch. Ví tiền của thị cũng trống trơn. Thị chợt nhớ những đồng tiền mệnh giá 200 để trong ngăn kéo bàn. Thị đắn đo không muốn tiêu chúng vì đã định để đến Tết đi lễ chùa. Thị chợt nhìn sang thằng con trai. Con trai thị gầy nhẳng. Thị không đắn đo nữa. Thị lấy xấp tiền trong ngăn tủ ra. Thị săm sỏa đi ra chợ. Thị đến hàng trứng gà. Thị hỏi giá. Chị hàng trứng bảo nghìn rưởi một quả. Thị bảo cho thị hai quả. Chị hàng trứng nhặt hai quả cho vào túi bóng đưa cho thị. Thị đếm tiền trả chị hàng trứng. Ba nghìn đồng là mười lăm tờ mệnh giá 200 đồng. Thị đưa cho chị hàng trứng. Chị hàng trứng gạt phắt, không lấy tiền này . Thị ngơ ngác, tiền thật chứ có phải tiền giả đâu mà không lấy . Chị hàng trứng gắt lên, tiền này ai tiêu nữa mà lấy . Cô hàng ốc bĩu môi, tờ 500 còn chả ai muốn cầm nữa là tờ 200. Thị đứng nghệt mặt ra một lúc rồi y ếu ớt thanh minh, tiền này nhà nước vẫn lưu hành đấy chứ, có ai bảo là không được lưu hành nữa đâu. Nghe thị thanh minh như vậy , chị hàng trứng như nổi cơn tam bành, giật ngay hai quả trứng lại, không có tiền thì thôi đừng
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
mua, đã bảo rằng tiền này không lấy , lấy cũng có tiêu được đâu, bà không ra đường mà xem, tiền này rơi đầy đường có ai cúi xuống nhặt đâu, đến cả dân chơi đề nó còn chả thèm nhặt để xem đầu, đít nữa là, tiền này chỉ rải đám ma thôi, đồng tiền này bị khai tử rồi, đố bà đến hàng nào ở cái chợ này nó nhận tiền này nhà bà đấy . Thị chưng hửng quay đi. Thị đến hàng hành mua 500 hành. Thị không cố chấp nhưng quả là thị cần mua hành. Thôi thì không có trứng nhưng phải có ít hành hoa. Ở nhà thị còn một chút mỡ. Thị sẽ rang cơm lên cho con. Không có trứng thì cho thêm hành hoa sẽ ngon. Thị mua 500 đồng hành hoa. Thị đưa ba tờ mệnh giá 200. Bà bán hành giãy lên, không lấy tiền này đâu, giờ còn ai tiêu tiền này nữa mà lấy , tờ tiền này bị khai tử lâu rồi, hâm thế, không biết à?
Thị buồn bã quay về. Thị không hâm. Chỉ có điều những đồng tiền thị nhặt được là tiền chết. Nếu là tiền sống chắc thị chả nhặt được.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com V
Hàng xóm
ợ chồng Tần vừa đi xe máy về đến cổng đã thấy ông hàng xóm dắt con chạy thốc từ trong nhà ra, đứng chắn trước mặt:
- Cô chú lâu lắm rồi mới về. Cho tôi vào nhà chơi tí.
Chồng Tần có vẻ khó chịu ra mặt, đứng nói chuy ện vu vơ với ông hàng xóm khác. Tần không muốn nhưng vẫn phải mở cổng để ông hàng xóm dắt con vào nhà chơi. Vừa vào đến sân, ông hàng xóm đã sà ngay đến gốc khế rồi ngửa cổ lên khen:
- Khế năm nay lắm quả quá! Cho tôi hái mấy quả nhé!
Không muốn nhưng Tần vẫn phải đồng ý :
- Vâng, anh cứ hái đi!
Ông hàng xóm để đứa con gái nhỏ đứng dưới gốc khế rồi leo tót lên cây . Lại còn réo to, gọi tên vợ: - Lèo ơi, sang lấy khế.
Cô vợ tên Lèo te tái chạy sang với cái nón trên tay . Thế là chồng hái, vợ đón, đến lưng nón rồi mà vẫn ngửa nón ra hứng.
Tần đứng dưới gốc cây , xót hết cả ruột. Khế chả phải là loại quả ái ố mỹ miều gì. Nhưng nghĩ đến công chăm sóc cây khế để cho nó thoát chết, rồi ra quả, rồi để người ta leo tót lên cây hái thế kia thì xót quá! Vợ chồng Tần ở phố chật hẹp
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
mới mua căn nhà ngoại ô rộng rãi để thứ Bảy , Chủ nhật về hưởng chút không khí thoáng đãng, ít bị ô nhiễm khói bụi của ô tô, xe máy . Căn nhà ngói ba gian, có mảnh vườn nhỏ trước mặt, trong mảnh vườn nhỏ đó có cây cau và cây khế ngọt. Cây khế ngọt bị sâu đục thân đã chết mất mấy cành. Còn có hai cành, vợ chồng Tần phải ngồi hàng giờ để tìm cho ra con sâu đang đục trong thân cây . Thì ra con sâu đó đang lẩn dưới lớp đất dưới gốc cây . Chồng Tần cưa những cành đã chết. Tần mua mấy gói phân vi sinh, bón quanh gốc. Lại còn bón cho cả cây cau. Cây cau già cao đến hơn sáu mét. Chồng Tần cười bảo vợ:
- Cau điếc rồi, bón phân làm gì cho phí.
Ấy vậy mà ra Giêng, khi mưa phùn đổ xuống thì cây khế trổ đầy hoa. Những nụ hoa khế đỏ bé li ti chẳng đem lại cảm giác gì. Cây cau già không điếc. Một cái mo cau rơi bộp xuống sân. Tần ngước nhìn lên, ô kìa, hoa cau đang bung ra ngon ngái. Giờ thì cau đã chín, khế đã chín. Cau chín cau rụng, khế chín khế rụng. Vợ chồng Tần chỉ đứng ngắm những chùm khế rồi ngửa hẳn cổ để ngắm chùm cau, cho no mắt. Khế với cau quá rẻ để nghĩ đến việc thu hoạch chúng. Cứ để chúng trên cây mà ngắm đã là một vụ bội thu rồi.
Cái loại hàng xóm… Tần nén tiếng thở dài.
- Thôi anh ơi, đừng hái nữa để lần sau, nhiều quá không ăn hết.
Nghe tiếng vợ nói, ông hàng xóm mới nhảy xuống khỏi cây khế. Tưởng ông hàng xóm sẽ theo vợ và nón khế về ngay , ai ngờ ông vẫn ở lại. Ông ngửa cổ nhìn lên cây cau. Ông bảo Tần:
- Cau chín rồi. Để cau chín là vứt. Cho tôi buồng cau nhá!
Tần vội chối:
- Cây cao thế, ai leo lên mà hái được.
- Cô cứ cho tôi, để tôi hái cho.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
Tần lờ đi, không trả lời.
Ông hàng xóm đến bên thềm nhà ngồi xuống. Tần loanh quanh không mở cửa. Tần đã nhận được tín hiệu từ chồng, không được mở cửa. Ông hàng xóm bỗng đần mặt rồi cứ ngửa cổ lên cây cau nhìn. Tần tức lộn ruột, muốn xả một câu cho bõ tức nhưng nhịn được. Ông hàng xóm nói:
- Cây cau này tôi trồng từ lúc vợ chồng tôi cưới nhau. Ở với nhau hai mươi năm, nó chẳng ra quả lần nào. Cứ bảo nó là cau điếc. Thế mà cô chú về ở, nó lại ra quả. Cô cho tôi vào thăm nhà một tí, được không?
Tần ngẩn người, không biết phải làm gì. Ông hàng xóm nói tiếp:
- Cái lúc đói không có gì ăn mà vợ chồng còn vượt qua được. Giờ đã có nhà xây rồi lại bỏ nhau. Khi tôi xây cái nhà này , tôi đã tính toán cả đấy . Cái vườn này , cái sân này bày được đến năm mươi mâm cỗ đấy . Chết cũng chả phải khiêng ra nhà xác.
Tần ngẩn người, chả biết đầu cua tai nheo câu chuy ện thế nào.
- Đi! Cô cho tôi vào thăm nhà tí. Mấy năm nay tôi có được bước chân vào nhà đâu.
Tần ra bảo chồng:
- Ông hàng xóm bảo cho vào thăm nhà tí. Nhà này trước của ông ấy .
Chồng Tần bảo:
- Nhà nào của ông ấy ? Mình mua của bà Nhân cơ mà.
Một ông hàng xóm nữa đang đứng cạnh chồng Tần, nghe câu chuy ện, cả cười:
- Đúng là nhà của bà Nhân, bà Nhân trước kia là vợ của ông này . Dăm năm trước bỏ nhau. Bà Nhân ở cái nhà bán cho eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com
cô chú đây , còn ông này ở mảnh đất bên cạnh. Ông này lấy vợ khác rồi lại đưa nhau về đây ở. Bà Nhân không chịu được hàng xóm là chồng cũ nên mới bán nhà cho cô chú. Nghe thủng câu chuy ện chưa?
Chồng Tần gào lên:
- Rắc rối, rắc rối. Thôi đi về! Tưởng về quê thì ít chuy ện đau đầu. Đau đầu quá, đau đầu quá! Ông hàng xóm nghe tiếng chồng Tần gào lên thì đứng dậy . Ở bên nhà, vợ ông - cô Lèo - cũng đang gào lên:
- Ông còn ngơ ngẩn gì bên đấy , tiếc người hay tiếc của? Của thì của người ta rồi, người thì còn kia kìa, có tiếc thì đến mà rước về.
Ông hàng xóm lật đật đi về.
eBook by Đào Tiểu Vũ
Tải eBook tại: www.dtv-ebook.com T
Bệnh thận
hằng bé đi học về. Nó mới học lớp bảy . Nó tháo khăn đỏ bỏ vào cặp sách. Nó treo cặp sách trên giường. Nó nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. Chưa đến sáu giờ mà trời đã tối sẫm. Nó đói. Hôm nay nó phải học cả ngày ở trường. Buổi trưa nó chỉ ăn có một cái bánh mì. Nó vào bếp. Trên bàn ăn có thức ăn để phần nó đậy trong lồng bàn. Nó mở lồng
bàn. Thức ăn đạm bạc như mọi lần. Rau muống và đậu phụ xốt cà chua. Có hai cái bát sạch để trên bàn. Nó hiểu. Nó đơm cơm vào một bát. Nó gắp hai miếng đậu phụ vào bát cơm. Nó gắp thêm mấy ngọn rau muống nữa. Nó không rưới nước mắm. Nó làm thành thục và chỉ nhìn vào một chỗ. Nhưng mũi nó rất thính. Nó ngửi thấy mùi thịt rán thơm lựng. Ở đằng sau nó có một cái bàn nữa. Trên chiếc bàn đó có một mâm thức ăn. Mâm thức ăn của nhà chú nó. Đây thực ra là nhà của ông bà nội nó. Khi bố nó chưa bỏ đi thì có ba gia đình nhỏ sống trong căn hộ này . Căn hộ này là căn hộ cao cấp ông nội nó được phân. Có ba phòng ngủ, một phòng khách, hai toilet, một phòng ăn. Ông bà nội, nhà chú nó và nhà nó. Từ ngày mẹ nó bị bệnh, bố nó bỏ đi. Thi thoảng cũng về xem nhà cửa thế nào. Nó nghe chú nó nói với ông bà nó, bố nó đang sống với một người đàn bà khác ở ngoài phố. Bệnh của mẹ nó không chữa được nữa. Mẹ nó bị bệnh, không đi làm được. Bố nó không đưa tiền về. Vậy là nó với mẹ nó phải sống nhờ vào ông bà nội. Nó bê cơm vào phòng cho mẹ nó. Nó vừa đi vừa nghĩ, sáng nay nó dậy hơi muộn, sợ trường đóng cửa nên nó đã không vào để hỏi thăm xem mẹ thế nào. Vì vậy mà nó nhớ mẹ nó suốt cả buổi học. Buồng của mẹ nó tối om. Mọi ngày cũng vẫn tối. Hôm nay trời tối hơn, phòng càng tối. Nó gọi: “Mẹ ơi!” Nó không nghe thấy tiếng mẹ thưa. Nó lần công tắc trên tường, bật đèn lên. Mẹ nó nằm trên giường, bé như dính vào giường. Mắt mẹ nhắm nhưng mẹ vẫn đang cười với nó. Nó ngồi xuống mép giường, để bát cơm bên cạnh. Nó lại gọi: “Mẹ ơi!” Mẹ vẫn nằm im. Thấy lạ. Sao mẹ vẫn nằm im thế? Mọi bận, dù rất mệt mẹ vẫn hỏi chuy ện nó đi học thế nào. Nay mẹ vẫn cười với nó mà lại không nói gì. Nó lấy tay lay mẹ. Người mẹ cứng ngắc như khúc gỗ. Nó nhìn kĩ vào mặt mẹ. Không phải mẹ cười mà cả cái môi trên của mẹ bị mất rồi. Nó bỗng hiểu điều gì. Nó rú lên đau đớn. Ông bà nó, rồi cô chú nó vội chạy vào. Sau vài giây kinh ngạc, họ bỗng hiểu ra một điều. Bà nội nó ôm lấy mặt nó rồi lôi nó ra khỏi phòng mẹ nó. Còn ông nó với chú nó thì quấn vội mẹ nó vào cái chăn. Thím nó thì gọi điện thoại. Một lúc sau, có chiếc ô tô đến chở mẹ nó đi.
Nó là một thằng bé ngoan. Nó đã học hành rất giỏi giang. Sau nó trở thành một giáo sư nghiên cứu về bệnh thận. Trước khi nói về các triệu chứng của bệnh thận, ngài giáo sư kể một câu chuy ện với sinh viên: “Khi bệnh nhân đã phải
eBook by Đào Tiểu Vũ
"""