"Soi Sáng Thực Tại - Viên Minh PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Soi Sáng Thực Tại - Viên Minh PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo VIÊN MINH Bút ký (Trà đạo Bửu Long) NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Lời nói đầu Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự. Chúng tôi là nhóm nghe từ xa qua YouTube ở Sydney và Melbourne đã học được nhiều điều bổ ích cho sự tu tập thiền soi sáng thực tại qua Trà đạo Bửu Long nên phát tâm ghi lại những lời chỉ dạy của thầy để chia sẻ với bạn bè đồng đạo. Rất tiếc chúng tôi tham dự hơi muộn nên chỉ ghi được từ năm 2016. Tuy nhiên Trà đạo Bửu Long vẫn còn tiếp tục nên chúng tôi sẽ biên tập tiếp và xuất bản sau. Mặc dù đã được thầy đồng ý cho chúng tôi biên tập nhưng việc này khá khó khăn nên sẽ không tránh khỏi sai sót, xin bạn đọc thông cảm và nhất là chúng con xin sám hối thầy nếu chúng con không ghi được lời dạy của thầy một cách hoàn toàn trung thực. Thành kính, Nhóm biên tập: Như Tuệ, Viên Hướng VIÊN MINH Trà đạo ngày 14.7.2016 👎 Thấy Pháp Hỏi: Xin thầy giải thích câu "Giản dị mới uyên thâm" trong bài thi kệ của Thầy. “Giản dị mới uyên thâm”, chính là cốt lõi thể hiện trong lời Đức Phật dạy ông Bāhiya: “Trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe, trong xúc chỉ là xúc, trong biết chỉ là biết... không có cái “ta” Bāhiya trong đó, dù quá khứ, tương lai hay hiện tại”. Vừa nghe xong Bāhiya thấy ngay cái “ta” chỉ là ảo tưởng. Trong thấy biết qua căn-trần-thức nếu bản ngã lăng xăng tạo tác thì liền rơi vào sinh tử, nếu tánh biết soi sáng pháp tánh tự nhiên thì ngay đó là Niết-bàn, nên lập tức Bāhiya hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Trong Thiền tông, cái Tâm cứ khởi lên lăng xăng gọi là "đầu thượng trước đầu" (trên đầu đội thêm đầu) hoặc "tuyết thượng gia sương" (trên tuyết còn thêm 7 VIÊN MINH sương) tức là thêm thắt sự phân biệt khái niệm này nọ vào chỉ làm tăng thêm phức tạp... Giản dị chính là trả pháp lại cho trật tự vận hành của pháp, chỉ thấy pháp như nó đang là thôi, không thêm bớt gì cả. Có giản dị mới trọn vẹn tỉnh thức, mới thấy pháp đúng thực tánh. Đó là trí tuệ "giản dị mới uyên thâm", thấy biết như thị, như thực. Những phương pháp tu tập chỉ là "đầu thượng trước đầu" thêm thắt vào cái đang là... Thiền là trả pháp về với thực tánh của pháp, trả tâm về với tánh biết của tâm. Đó là tâm giản dị, pháp giản dị... Nếu tâm khởi lên một ý niệm thì liền trùng trùng duyên khởi với vô số ý niệm sai khác. Nên ngài Assaji đã chỉ ra cho đạo sĩ Sārīputta thấy rằng: Các pháp sinh do nhân Như Lai chỉ nhân ấy Nhân diệt các pháp diệt. Đó lời Đại Sa Môn Nhân là tâm sinh thì các pháp sinh, nhân là tâm diệt thì các pháp diệt. “Các pháp sinh” chính là “thế gian tập khởi", đưa đến Khổ đế, phát sinh phiền não khổ đau. “Các pháp diệt” chính là “thế gian đoạn diệt” là Diệt đế, là chấm dứt phiền não khổ đau. Cụ thể là 8 VIÊN MINH diệt cái "ta" thêm thắt tư tưởng, quan niệm vào thực tại, lúc đó mới chính là thấy pháp - trả pháp lại cho pháp như nó là. Chẳng có "ai" thấy pháp, chỉ tánh biết thấy pháp vận hành tự nhiên theo nguyên lý của nó. Cho nên không cần thêm bớt gì cả, đó chính là “giản dị mới uyên thâm”. Nhiều người cố tu hành đã đánh mất sự giản dị để trả pháp về bản chất thật của pháp, nên không thấy được tính chất vô thường, khổ, vô ngã tự nhiên của các pháp hữu vi. Không phải thấy vô thường, khổ, vô ngã qua khái niệm mà chính là trả pháp hữu vi về cho tính chất vô thường, khổ, vô ngã của nó. Thấy qua khái niệm là đã đánh mất tính giản dị tự nhiên của pháp rồi. Vì vậy, thấy càng giản dị càng sâu sắc. Trí tuệ không có nghĩa là hiểu pháp như thế nào qua tri thức của bản ngã, không để tư kiến tư dục xen vào sự vận hành tự nhiên của pháp. Thấy được sự vận hành của pháp chính là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã luân hồi sinh tử. 👎 Tánh Không Hỏi: “Tánh không” có phải là Phật tánh hay Tánh biết? 9 VIÊN MINH - Tánh không bao trùm tất cả, nhưng có hai phương diện: * Tánh Không của pháp: từ khoáng vật như đất đá, thực vật như cỏ cây cho đến sinh vật như loài thú, loài người... mọi thứ vốn là tánh không tự nhiên khi chưa bị khái niệm hoá. * Tánh Không của tâm: khi tâm rỗng lặng trong sáng, tánh biết chiếu soi, chưa sinh tư tưởng, quan niệm thì các tướng biết như nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức... cũng đều không. Đó là tánh không của tâm giác ngộ giải thoát. Tánh không của pháp Thiền tông gọi là "đương xứ tức không". Tánh không của tâm - không bị khái niệm “tưởng là”, “cho là” của bản ngã che lấp... thiền sư Bankei gọi là Tâm bất sinh - tâm không sinh khởi ý niệm, quan niệm, tư kiến nào nữa. Tâm không đó mới là cái không tối hậu... Nói chung tánh không của vật lý, của hiện tượng tâm lý và của tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng đều cùng bản chất như nhau. Cho nên, dù là cái không của vật lý, của sinh lý, của tâm lý hay của tánh biết đều gọi chung là tánh không (Suññatā). Tóm lại, về bản chất tánh không hoàn toàn giống nhau nhưng về thể loại thì có tới 5 cái không khác nhau: 10 VIÊN MINH 1. Không do vô thường 2. Không do sanh diệt 3. Không do giả hợp, duyên khởi 4. Không của thực tại đang là (đương xứ tức không). 5. Không của tâm rỗng lặng trong sáng (tâm giác ngộ giải thoát: suññatācetovimutti) 👎 Đừng hiểu lầm Khổ Đế Hỏi: Đức Phật dạy vô thường, khổ, vô ngã. Con thấy vô thường, vô ngã thì đương nhiên rồi nhưng nói khổ thì có bi quan không? Khổ là một sự thật, không bi quan đâu. Trước hết cần phải biết khổ thật sự là gì, đừng vội kết luận. Có 3 loại khổ: 1. Khổ tự nhiên: Khổ tự nhiên như đói quá, no quá, nóng quá, lạnh quá v.v… thì ai sinh ra trên đời, từ Phật đến chúng sanh đều phải có. Khổ này cực kỳ quý giá, là món quà Tạo hóa hay Pháp tặng cho mỗi người, nếu không có khổ này thì trở thành đất đá - không cảm giác. Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh 11 VIÊN MINH tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm để bảo vệ mạng sống. Bảo toàn sự sống thì phải biết trân quí giá trị của cái khổ này nếu không sẽ đồng nghĩa với bại liệt hoặc tử vong. 2. Khổ quả: Cái khổ này là hậu quả của những nhân bất thiện trong quá khứ, biểu hiện luật nhân quả giúp mọi người thấy ra những nghiệp nhân sai lầm mà mình đã tạo tác trước đây hầu qua đó biết điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình. Khổ quả mang tính giáo dục rất cao giúp mọi người tiến hoá trên đường giác ngộ giải thoát. Nếu không có khổ quả thì không ai biết được mình đã sai lầm như thế nào nên không thể đoạn tận tham ái. 3. Khổ ảo: Khổ này vốn không có thật, chỉ do ảo tưởng tạo ra. Đây mới chính là khổ đế mà Đức Phật nói đến trong bốn Thánh đế, nó còn khổ hơn cả hai loại khổ trên dù chỉ là ảo giác. Khổ này có thể chấm dứt, hay đoạn tận khi không còn ảo tưởng tham sân si. Nhầm lẫn khổ đế với khổ tự nhiên và khổ quả là sai lầm lớn. Khổ do dục ái, hữu ái, phi hữu ái tạo ra mới hình thành khổ khổ, 12 VIÊN MINH hoại khổ, hành khổ trong khổ đế. Ba loại khổ trong khổ đế này đều do ảo tưởng tạo ra nên gọi là khổ ảo. Mặc dù do ảo tưởng tạo ra nhưng một khi khổ ảo này đã được hình thành thì lại trở thành khổ quả thật sự. Thí dụ: do tưởng tượng mà sợ ma, nhưng khi đã sợ hãi thì lại mất ăn mất ngủ. Thế nên từ khổ ảo của tâm sinh ra khổ thọ trên thân là thực. Nếu ảo tưởng biến mất thì khổ ảo cũng biến mất luôn, chỉ còn di chứng trên thân như bị nhồi máu cơ tim chẳng hạn. Ví dụ một người thấy sợi dây tưởng con rắn thì sợ hãi lo âu phát sinh nên thần kinh căng thẳng bực bội, nhưng khi nhìn lại thấy đó chỉ là sợi dây thì toàn bộ ảo ảnh cùng với ảnh hưởng của chúng chấm dứt. Cho nên cái khổ này là khổ có thể chấm dứt được bằng cách soi sáng thấy nó chỉ là ảo giác do ảo tưởng sinh ra. Khổ đế cần được hiểu đúng. Nhiều người hiểu lầm khổ đế là khổ tự nhiên hoặc khổ quả nên cố tu để mong thoát ra 2 loại khổ này, như vậy chẳng khác gì tu để trở thành gỗ đá. Chỉ khi nào thấy khổ do ảo tưởng sinh ra mới chấm dứt được ảo tưởng của bản ngã, và tất nhiên cũng không còn khổ đế đó nữa. Nhưng lúc đó mới thấy cái khổ tự nhiên chính xác hơn để tránh. Thí dụ uống một chút rượu đã thấy rõ tác hại của nó ngay nên không bị nghiện ngập và 13 VIÊN MINH tránh được bệnh tật. Hoặc khi có khổ quả thì biết nguyên nhân do mình tạo ra để tự điều chỉnh, không than trách ai khác. Cho nên, chỉ chấm dứt cái khổ do tham ái tạo ra mà Đức Phật gọi là khổ đế thôi chứ không phải mong cầu thoát khỏi cái khổ tự nhiên và khổ quả. Nếu nhầm lẫn điều này thì sự tu tập sẽ hướng đến hủy diệt sự thật chứ không phải hủy diệt bản ngã tạo ra ảo tưởng. Cũng cần phân biệt giữa nhân và quả: như cái khổ thuộc tâm vô nhân dị thục, gọi là thọ ưu nhưng vẫn là khổ quả chứ không phải tâm sân thuộc nhân tạo tác. Cái “thân" có các tri giác như thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác này chính là biểu hiện của tâm vô nhân dị thục có các cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu và xả nên khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, do tâm vô nhân dị thục bất thiện mà khổ ưu tự sinh chứ không phải do nhân tạo tác hiện tại. Thực ra, nếu không có tâm vô nhân dị thục thì cũng không có thân này. Ngay cả báo thân của Phật và các bậc Thánh cũng từ tâm vô nhân dị thục mà có, cho nên các ngài vẫn có các cảm thọ khổ ưu. Nhân quả trong nghiệp báo cũng là hệ luận của nhân quả tự nhiên nên khổ quả cũng vẫn có tính chất tự nhiên, chỉ khác ở chỗ vô tình và hữu tình mà thôi. 14 VIÊN MINH Trà đạo ngày 30.7.2016 👎 Đừng hiểu lầm lời Phật dạy Hỏi: Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền định, nên hiểu như thế nào? Khi Đức Phật chưa xuất hiện ở đời, hầu hết các tôn giáo ở Ấn Độ xem thiền định là tối cao nên họ cho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị họ cho là không tu hành gì cả. Khi mới xuất gia thái tử Siddhattha cũng tu thiền định với hai vị đạo sĩ và đã đắc hết các tầng định Sắc giới và Vô sắc giới của họ nhưng thấy thiền định này không đưa đến giác ngộ giải thoát - vẫn còn bị ràng buộc trong sắc ái và vô sắc ái - nên ngài đã từ bỏ. Tuy nhiên, vì lợi ích hiện tại lạc trú, về sau trong giáo pháp của ngài thiền định này vẫn được duy trì cho những ai tâm còn nhiều vọng động với cảnh báo rằng đó không phải là hạnh đoạn giảm trong hành trình “xả ly, ly tham, đoạn diệt” để đưa 15 VIÊN MINH đến chánh trí giác ngộ Niết-bàn (xem Kinh Đoạn Giảm, Trung Bộ). Pháp hành Tứ Niệm Xứ chưa hề có trước đó, cho đến Đức Phật dạy pháp hành này cho người dân xứ Kuru, ở đó mọi người đi làm lụng, sinh hoạt bình thường nhưng vẫn thực hành Tứ Niệm Xứ một cách tự nhiên, đặc biệt Đức Phật dạy: Thân thế nào thấy như vậy, thọ thế nào thấy như vậy, tâm thế nào thấy như vậy, trải nghiệm với pháp thế nào cũng chỉ thấy như vậy… đó chính là tu, là thiền minh sát, là pháp hành duy nhất đưa đến chứng ngộ Niêt-bàn. Trong pháp hành này đã có đủ giới định tuệ, nhưng định ở đây là chánh định vô vi vô ngã, không phải là định hữu vi hữu ngã trong thiền Hữu sắc và Vô sắc của ngoại đạo. Đó là lý do vì sao Đức Phật không dạy thiền định cho Bāhiya mà chỉ ngay thiền minh sát: Trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong xúc chỉ xúc, trong biết chỉ biết… không có cái ngã Bāhiya nào ở đó… thì Bāhiya liền chứng quả A-la-hán. Trong kinh Kālāma Đức Phật cũng nêu rõ rằng đừng vội tin vào kinh điển, lời truyền tụng, những tin đồn hay bất cứ điều gì… mà mỗi người phải tự thực nghiệm để thấy ra Sự Thật. Những văn ngôn trong kinh điển trải qua cả ngàn năm đến lần kết tập thứ 4 16 VIÊN MINH mới được ghi thành văn bản Pāli, mà trước đó Tam Tạng được ngài Mahinda - con vua Asoka - đưa từ Ấn Độ sang Tích Lan, được ghi lại bằng văn tự Sihalese và tàng trữ ở Mahāvihāra đã bị phái Abhayagiri Vihāra tiêu hủy và viết lại, như vậy làm sao Tam Tạng còn nguyên vẹn như lần kết tập đầu tiên mà không bị các nhà sư gốc Bà-la-môn thêm thắt theo quan niệm thiền định của họ! Trong khi Đức Phật khai thị sự thật tự nhiên phù hợp với căn cơ trình độ của mỗi người thì bây giờ lại trở thành những công thức tu luyện tập thể cứng nhắc… Chính vì vậy trong Kinh Ví Dụ Lõi Cây Đức Phật dạy người học Phật cũng như người vào rừng tìm lõi cây, cần biết rõ đâu là lõi, đâu là giác, đâu là vỏ, đâu chỉ là cành lá, nếu không chỉ lấy được cành lá, vỏ hoặc giác cây đem về mà không tìm được chút lõi nào. Cũng vậy người học Phật nếu chỉ biết nắm giữ những điều thứ yếu mà không biết rõ điều gì là chính yếu trong lời dạy của Đức Phật thì cũng rơi vào nhánh ngọn của thời mạt pháp. Như trong kệ Dhammapāda 12 Đức Phật dạy: “Chính yếu là chính yếu Không chính là phụ tuỳ Thấu đạt điều chính yếu Đối tượng chánh tư duy” (Sārañca sārato 17 VIÊN MINH Asārañca asārato Te sāram adhigacchanti Sammā sankappa gocarā) * Người nào không thấy Phật dạy điều gì là chính yếu điều gì là phụ tuỳ, cứ nghĩ lời Phật dạy điều gì cũng giống nhau thì người đó không thể thấu đạt được cốt lõi của Phật pháp. Như người không biết đâu là lõi cây nên vào rừng chỉ đem được cành lá, vỏ cây, giác cây đem về mà thôi! Trong kinh, cần lưu ý điểm quan trọng này: Ngoại trừ một số nguyên lý phổ quát là cốt lõi, còn tất cả trường hợp cá biệt Phật đều tùy duyên mà nói, vì vậy những câu nói đó chỉ đúng với trường hợp của người trong cuộc mà thôi. Như kinh Chuyển Pháp Luân, Phật chỉ nói với nhóm Kiều Trần Như. Vì các vị này tu khổ hạnh, nên Phật mới nhấn mạnh sự thật khổ do nhân vô minh ái dục mà có để họ đừng bám vào lý tưởng khổ hạnh nữa mà chỉ cần buông hết mọi tham cầu cho tâm thanh tịnh trong sáng thì ngay đó thấy được Niết-bàn. Vì vậy cách trình bày trong kinh Chuyển Pháp Luân chỉ là hình thức phù hợp với các vị tu khổ hạnh, còn nội dung Bốn Sự Thật mới là cốt lõi của bài kinh. Nội dung đó Đức Phật và các bậc thánh đệ tử trình bày rất khác trong những tình 18 VIÊN MINH huống khác nhau. Đánh đồng ý kinh cho mỗi trường hợp - chẳng khác nào đánh đồng các toa thuốc cho mỗi bệnh nhân - là oan cho chư Phật. 👎 Quả Dự Lưu Hỏi: Có phải trong quả Dự Lưu, hoài nghi là chưa tin vào bản chất giác ngộ có sẵn để trở về với chính mình? Khi người thực chứng được nguyên lý cốt lõi của Pháp thì được gọi là bậc Dự Lưu hay Nhập Dòng (Tu đà-hoàn), tức đã sống khế hợp với Thực tánh Chân đế hay Thánh đế. Lúc đó, không còn nghi ngờ gì cả vì đã thấy rõ đâu là Pháp tánh tự nhiên. Thí dụ như người đi lạc đang cố tìm lại ngôi nhà của mình, trên đường khi thấy ngôi nhà nào cũng nghi không biết có phải nhà mình không, đó chính là hoài nghi, đến khi nhận diện đúng ngôi nhà của mình rồi, người ấy liền vào ở, không còn hoài nghi gì nữa. Vị Nhập Lưu cũng không còn xem ngũ uẩn là “ta” nên không còn thân kiến tức là không chấp vào hiện tượng đời sống trong quan hệ thân-tâm-cảnh mà thường trở về sống với tâm rỗng lặng trong sáng. Người mê không biết mình đang sống trong thế giới 19 VIÊN MINH ảo do bản ngã tạo ra, nên họ càng không thấy thế giới duyên khởi do điều kiện giả hợp mà thành, luôn biến đổi không có gì chắc thật như ý muốn. Người ngộ không còn đắm chìm trong thế giới ảo của vọng tưởng mà cũng không còn rơi vào thế giới duyên khởi vì đã thấy tính vô thường, khổ, vô ngã của nó, do đó không còn thân kiến – không còn chấp hiện tượng duyên khởi của thân-tâm-cảnh là “Ta”, không như người mê tạo ra thế giới ảo để rồi nhận giả làm chân. Vị Nhập Lưu cũng không còn giới cấm thủ tức không còn chấp vào mọi hình thức bề ngoài, họ đã thâm nhập nội dung tinh tế của mỗi hành động nên mọi cử chỉ, mọi dáng dấp đi đứng ngồi nằm đều tự nhiên thoải mái không câu nệ mà vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Đôi khi người ta lầm tưởng chứng quả Dự Lưu là một sở đắc bậc thánh. Thực ra còn sở đắc tức còn bám chấp vào sự tướng mà “ta đạt được”, có nghĩa là còn chấp thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ thì làm sao Nhập Dòng được. 20 VIÊN MINH Trà đạo ngày 02.8.2016 👎 Tà định và sự liên quan đến tà kiến Hỏi: Tà định là khi định có mục đích bất thiện. Nhưng trong lúc hành thiền không có bất cứ ý niệm bất thiện nào thì mới vào định được. Chỉ cần có 1 tâm sở bất thiện không thể nào vào định được. Vậy tà định và chánh định khác nhau chỗ nào? - Tà định thường được hiểu theo nghĩa định có động cơ và mục đích không đúng hướng giác ngộ giải thoát, nhưng cũng có loại tốt loại xấu, vì vậy gọi đó là “không phải chánh định” chính xác hơn. Dù là định tốt cũng có phân biệt phàm định với Thánh định. Phàm định là định còn “hữu, tướng, tác, cầu”, tức còn vô minh ái dục nên bị giới hạn trong Sắc ái và Vô sắc ái, đó là định hữu vi, hữu ngã, nên chỉ cần định này có mục đích không đúng hướng vẫn không phải là chánh định. Trong khi Thánh định là định “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”, đã vượt khỏi tam 21 VIÊN MINH giới, hoàn toàn vô vi, vô ngã. Đây mới là định trong bát Chánh Đạo. Chánh định là định đúng hướng “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” mà Đức Phật dạy, vì vậy chỉ cần thân thư giãn, tâm buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã để trả tâm về với bản chất thanh tịnh vắng lặng tự nhiên của nó, đó mới là định vô vi vô ngã. Lúc đó tâm tự an trú trên đối tượng tự nhiên (như sự thở vô thở ra hoặc chính trạng thái tịch tịnh của tâm). Để tâm tự yên, không cần cố gắng nỗ lực dụng công, chỉ buông ra thì tâm liền tự lắng dịu và tự đi vào định, cũng không cần phải biết tâm vào loại định sơ thiền hay tứ thiền, mà chỉ để tâm tự định, có thể đi đến định cao nhất, nhưng cũng không cần khởi khái niệm phân biệt đó là định cao hay thấp. Khi vào định tự nhiên này thì tâm vừa rỗng lặng vừa trong sáng, nên gọi là định hay tuệ gì cũng được, hoặc có khi định tuệ nhất như, có khi yếu tố tuệ trội hơn thì sáng suốt thấy rõ Pháp, khi yếu tố định mạnh hơn thì vào định dễ dàng. Dù thế nào vẫn là vô vi vô ngã. Trong Bát Chánh Đạo, khi có chánh kiến thì có chánh tư duy, khi có chánh tư duy thì có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhờ đó tâm tự động ổn định trong chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 22 VIÊN MINH Nên Bát chánh đạo là một chuỗi liên hoàn không tách rời ra để tu từng phần. Sở dĩ Đức Phật dạy tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (chánh kiến) trong Kinh Tứ Niệm Xứ, vì đó là 3 yếu tố dẫn đầu giúp hoàn thiện 5 yếu tố còn lại trong Bát Chánh Đạo. Nghĩa là khi có tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác thì tự động có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh định một cách hoàn toàn tự nhiên. Nếu hiểu đúng nguyên lý Đức Phật dạy thì việc tu tập trở nên rất dễ dàng, hoàn toàn tự động, nên mới gọi là “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”. Thời kỳ đầu Đức Phật chỉ thẳng những nguyên lý tinh yếu như Tứ Thánh Đế, Vô Ngã Tướng, Pháp duyên khởi, 5 uẩn, 18 giới, Bát chánh đạo v.v… để người nghe thấy ra sự vận hành tương giao hoặc mối quan hệ của thân-tâm-cảnh mà không bị lầm lạc trong đó. Trong Kinh Đoạn Giảm, Đức Phật dạy rất rõ: Dù chứng đắc 4 thiền hữu sắc và 4 thiền vô sắc cũng chỉ là hiện tại lạc trú và không tịch trú thôi, không phải là hạnh đoạn giảm trong giáo pháp của bậc Thánh. Hạnh đoạn giảm là hạnh “xả ly, ly tham, đoạn diệt” đối với các ác, bất thiện pháp như sát sanh, trộm cắp, dâm dục, dối trá… tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v… thì tâm mới an tịnh và chánh trí mới chứng ngộ Niết-bàn. Chỉ gọi là chánh định khi 23 VIÊN MINH kết hợp với giới và tuệ một cách hài hoà, nếu tách riêng định để tu một cách chủ quan thì dù có đắc định cao nhất trong tứ thiền bát định vẫn rơi vào tà kiến và tham ái. Sở dĩ gọi là tà định vì 62 tà kiến phần lớn xuất phát từ các loại định này. Tà kiến là chủ trương chấp vào một mặt của thực tại, còn gọi là chấp nhị nguyên hay biên kiến. Thí dụ tính thường và đoạn là hai mặt tương dung của một pháp, nhưng chỉ chấp thường hoặc chấp đoạn, hoặc chấp vừa thường vừa đoạn… đều là tà kiến. Với tà kiến hữu biên, vô biên v.v… cũng vậy. Sai ở chỗ chấp một chiều như người bịt mắt sờ voi. Sờ cái tai là thật nhưng kết luận con voi giống cái quạt là sai. Sờ cái chân là thật nhưng cho rằng con voi giống cây cột là sai. Phải mở mắt ra để nhìn thấy toàn diện mới được. Nhiều người đọc kinh nghe Phật nói 62 tà kiến thì tưởng kiến nào như vậy đều sai, nhưng thực ra chúng cũng đúng nhưng chỉ đúng cục bộ, phiến diện, một chiều thôi mà tưởng là toàn diện nên mới gọi là tà kiến. Nếu người thấy được sự tổng hợp toàn diện 62 kiến đó đúng với vị trí của mỗi phương diện thì lại là người có chánh kiến. Cũng vậy, tà định có khi không hoàn toàn là xấu, nhưng sở dĩ gọi là tà vì không đúng hướng chánh 24 VIÊN MINH đạo: viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí giác ngộ Niết-bàn, mà chỉ hướng đến đạt sở đắc này, sở đắc kia làm cho bản ngã ngày càng tăng trưởng... nên mới gọi là tà định mà thôi. 👎 Thiền để đắc định hay giác ngộ? Hỏi: Mục đích ngồi thiền là để đạt được các tầng định Sắc giới và Vô sắc giới. Có mục đích định như vậy mới ngồi thiền được. Đó là thiện tâm, vậy sai ở chỗ nào? - Tại sao ngồi thiền chỉ hướng đến mục đích đạt được các tầng định hữu sắc, vô sắc để rồi chỉ dính mắc thêm trong tam giới, trong khi có thể hướng đến trí tuệ giác ngộ Bốn Sự Thật? Như trường hợp ngài Xá Lợi Phất hướng dẫn tâm một người sắp lâm chung khiến sau khi chết người ấy sinh lên cõi Trời, đã bị Đức Phật quở trách, lẽ ra không nên hướng tâm người ấy đến cõi Trời mà có thể hướng tâm ông ta đến chứng ngộ đạo quả Tu-đà-hoàn. Mục đích các tầng định chỉ là hiện tại lạc trú và tu luyện thần thông chứ không hướng đến giác ngộ giải thoát, nên vẫn còn vướng vào những kiết sử sắc ái, vô sắc ái. Phật tuỳ căn cơ người tâm nhiều vọng động bất an mà tạm thời cho họ thiền 25 VIÊN MINH định để được an lạc thôi, không được thi triển thần thông. Nhưng với những người như Bāhiya, Vakkāli, nhóm Kondaññā v.v… Phật không dạy thiền định, mà dạy thấy biết như thực hoặc chỉ cho thấy ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã… thì liền giác ngộ giải thoát. Tất nhiên giác ngộ phải có đầy đủ giới định tuệ, nhưng đây là chánh định, không phải là định hữu sắc, vô sắc và cách hành hoàn toàn khác nhau. Vì tâm thường vọng động hoặc vì ham muốn an lạc và thần thông nên mới thích định, nhưng cố trấn áp khối tham sân si tạo tác hằng ngày nên phải cố dồn nén và hậu quả là căng thẳng dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Còn nếu đạt được định thì cũng chỉ là lấy đá đè cỏ nhưng lại dễ bành trướng bản ngã sở đắc, không thể giác ngộ giải thoát được. Tất cả phương pháp thiền định là do các vị tổ sư và thiền sư sau này tự đặt ra dựa theo Chú Giải. Thí dụ cách ngồi đếm hơi thở không có trong Chánh Tạng mà do người sau mô phỏng theo cách tu thiền định của Bà-la-môn để chế tác ra. Trong khi Đức Phật chỉ dạy cảm nhận trọn vẹn sự thở trên thân “cảm nhận toàn thân khi thở vô, cảm nhận toàn thân khi thở ra” v.v… mà thôi . Nếu biết cách thì trong khi đi đứng ngồi nằm và tất cả mọi hoạt động hàng ngày định có thể phát huy hoàn hảo, nghĩa là chỉ cần thận trọng (giới), chú tâm (định), 26 VIÊN MINH quan sát (tuệ) một cách tự nhiên trong mọi lúc mọi nơi thì định ngày càng kiên cố. Nên nếu hành như vậy một cách nghiêm túc thì chỉ cần khi ngồi buông thư là định tự đến rất dễ dàng tự nhiên, đó mới chính là chánh định, vô vi vô ngã. Cách Đức Phật dạy khác với cách dạy của thế gian là ngài dạy từ cao rồi mới xuống thấp dần, chứ không từ thấp lên cao để khỏi mất thời gian của những người căn cơ bậc thượng phải học vỡ lòng. Tức là ngài dạy những nguyên lý thực tánh rốt ráo như Tứ Thánh đế, Vô ngã, 6 Xứ, 18 Giới, 5 Uẩn, 12 Duyên sinh… trước rồi mới nói xuống các pháp môn thấp dần tuỳ theo trình độ. Cuối cùng khi trình độ tăng chúng hơi phức tạp Đức Phật mới ban hành giới định tuệ chế định. Nghĩa là trước đó không có giới định tuệ chế định các vị giác ngộ đều nhờ giới định tuệ tự tánh. Trong Bát Chánh Đạo, 8 yếu tố này luôn tương tác với nhau, không tách thiền định riêng để tu như Bà la-môn. Các yếu tố giới định tuệ luôn hợp nhất trong Bát Chánh Đạo, nên khi đã thấy rõ các yếu tố then chốt này thì có thể tuỳ lúc cần thiết mà ứng cho phù hợp với hoàn cảnh, đó chính là biết điều chỉnh nhận thức và hành vi. Về sau các tông phái tách rời các yếu tố trong Bát Chánh Đạo ra riêng để tu nên mới gọi là 27 VIÊN MINH thời Mạt Pháp. Mạt là tách ra từng nhánh ngọn riêng, từng chi Pháp riêng mà hành, như chỉ niệm Phật, chỉ hành thiền v.v… để mong đạt được sở đắc lý tưởng của mình nên mới hữu vi hữu ngã. Chánh định là trạng thái vô vi vô ngã hoàn toàn thư giãn, buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã, cảm nhận toàn thân đang thở, đang đi hoặc đang ngồi… tuỳ chỗ, tuỳ lúc, tuỳ hiện trạng một cách tự nhiên, nên tâm không còn tán loạn, tự trở về với bản chất rỗng lặng, trong sáng hồn nhiên. Lúc đó, thoát khỏi mọi ý đồ sở đắc nên tâm tự định, tánh biết tự soi, không có bản ngã tạo tác nào trong đó, vì vậy chánh định được gọi là vô vi vô ngã. Ngược lại, không phải có mục đích xấu mới gọi là tà định, mà định tác thành bởi ý đồ của bản ngã, dù có mục đích thiện vẫn là phàm định, vẫn còn vô minh ái dục, chưa phải là chánh định. Trong 4 giai đoạn tiến hóa, giai đoạn phát huy bản ngã thiền định được xem là phương tiện tối ưu để tiểu ngã trở thành đại ngã. Trong đạo Phật thì thiền định hữu vi hữu ngã vẫn còn trong tam giới nên chưa được gọi là chánh định. Về sau do một số nhà chú giải trước kia tinh thông giáo điển Bà-la-môn đã vô tình (hay hữu ý?) đưa tư tưởng và phương pháp hành trì của Bà-la-môn (nhất 28 VIÊN MINH là thiền định) vào giáo pháp Đức Phật, mà nhiều người do không đủ trình độ thâm nhập trực tiếp lời dạy của Đức Phật đã quá tin vào các chú giải ấy để rồi hiểu Phật pháp theo Bà-la-môn mà hoàn toàn không hay biết. Bāhiya nghe Phật dạy không cần qua bất kỳ một chú giải nào, một luận sư vẫn giác ngộ lập tức. 👎 Chính mình là cuốn kinh kỳ diệu nhất Cuốn kinh vô cùng quan trọng mà mỗi người cần phải đọc thật kỹ lưỡng đó là chính mình. Chính mình là cuốn kinh vi diệu nhất không có kinh luận nào có thể sánh bằng. Bất kỳ kinh luận nào dù vi diệu đến đâu cũng không thể nói hết sự thật nơi thực tại thân thọ-tâm-pháp sẵn có ở mỗi người. Toàn bộ những lời Phật dạy cũng chỉ giới thiệu sự thật đó mà thôi. Hãy đọc cuốn kinh nơi chính mình! Ai thấy sự thật ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nơi tất cả cảm giác cảm xúc, nơi những phản ứng, những thái độ, những trạng thái nội tâm, nơi sự tương giao và mối quan hệ với vạn pháp xung quanh… người ấy dễ thông suốt toàn bộ lời dạy của Phật mà không bị giới hạn bởi ngôn ngữ được thuật lại và biên tập về sau thành kinh điển. Như trên tấm bản đồ, người ta chỉ phác hoạ sơ nét 29 VIÊN MINH con đường đi thôi, còn thực tế con đường phong phú hơn nhiều, khác xa với hình vẽ. Nên khi đi trên con đường đó có thể thấy biết bao cây cối xung quanh, cây nào đang nở hoa, hoa nào màu đỏ, hoa nào màu xanh, con đường lát đá gì, rộng bao nhiêu, hai bên đường có bao nhiêu nhà... vô số những điều mà bản đồ không thể nói hết được. Cũng vậy người nào biết đọc cuốn kinh vi diệu nơi chính mình để khám phá ra ở đó sự thật vô cùng phong phú, người đó mới có khả năng xiển dương Phật Pháp nhiệm mầu, vì Phật Pháp không phải là ngôn từ được tường thuật lại trong kinh điển mà người sau đã thêm thắt và chú giải chủ quan theo lý trí hơn là chỉ thẳng sự thật. 👎 Giác ngộ y cứ trên Sự Thật, không y cứ theo Luận Giải Hỏi: Đọc trong Kinh điển và Chú giải thấy có vẻ như đề cao thiền định, nên hầu như ai cũng muốn tu để đạt được lý tưởng tứ thiền, bát định như Bà-la môn. Trong khi chính Bồ-tát Siddhattha đã từ bỏ thiền định đó khá lâu trước khi giác ngộ. Phải chăng Kinh và Chú giải đã bị lý trí của các nhà Sư gốc Bà-la-môn thêm thắt để đánh tráo thiền định với giác ngộ? Con tâm đắc câu nói của thầy: “Đọc lại chính mình mới là 30 VIÊN MINH đọc quyển Kinh vi diệu nhất!”. Ngài Ajhan Chah cũng nói vậy, phải trải nghiệm, chứng nghiệm Sự Thật mới có thể tự mình và giúp Phật tử thâm nhập chánh đạo được. Không nên quá y cứ vào Kinh điển và Chú Giải do người đời sau biên tập. - Đúng vậy! Khi đặt ra mục đích lý tưởng là tưởng tượng đã đưa khái niệm ra trước, rồi cuối cùng chạy theo phóng ảnh của khái niệm đó. Khi đạt được mục đích đề ra, tưởng đã đạt được Sự Thật, thực ra chỉ đạt được ảo tưởng của chính mình. Như cô gái nọ lấy được người chồng lý tưởng mà cô hằng mơ ước, nhưng sau một thời gian chung sống mới phát hiện ra đó chỉ là bánh vẽ của chính mình, còn anh ta vẫn chỉ là anh ta chứ không như mình mơ mộng. Trong chúng ta vốn có sẵn tất cả pháp. Định gì cũng có sẵn trong đó nhưng chúng ta lại cố gắng tu luyện cho bằng được loại định mà bản ngã mong cầu. Có lúc ngồi lặng lẽ quan sát lại mình thấy tâm đang đi qua hỷ lạc, có lúc định xả, thậm chí có lúc thấy cả trạng thái tâm phi tưởng phi tưởng xứ một cách hoàn toàn tự nhiên, không hề mong đợi. Nhưng khi chúng ta dụng ý, dụng công để cố gắng định tâm thì tâm càng bị dồn nén, cho dù có đạt được định như ý muốn thì định đó hoàn toàn hữu 31 VIÊN MINH vi hữu ngã mà bên trong khối vô minh ái dục bị dồn nén vẫn còn nguyên. Vì không biết chánh niệm tỉnh giác để chiêm ngoạn chính mình, không biết mọi tâm định đều có sẵn bên trong, nên cứ mãi loay hoay đi tìm kiếm, tu luyện, nỗ lực dụng công để rồi chỉ đi tìm được ảo tưởng của cái ngã lý trí mà thôi! Chỉ cần buông mọi tìm kiếm, trở về với tâm thái vô sự - không, vô tướng, vô tác, vô cầu - thì liền thấy tâm hoàn toàn lặng lẽ, đúng là đang vào định càng lúc càng sâu mà hoàn toàn không cần dụng công dụng ý gì cả. Như vậy, càng xả bỏ tâm ham muốn định thì định càng sâu. Chánh định bắt đầu đã là “ly dục ly ác pháp”, và định càng sâu càng tương ứng với xả, đúng với hướng “xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh” mà Đức Phật đã dạy. Chỉ cần ngồi buông xả vô sự - không ham muốn gì, không khởi bất thiện pháp nào - với tâm “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” như vậy tâm không khởi ái, thủ, hữu thì ngay đó không cần nỗ lực của bản ngã vẫn thấy hỷ, lạc, nhất tâm và xả của định là gì, thậm chí có thể thấy luôn cả tâm định trong phi tưởng phi phi tưởng xứ như thế nào nữa. Và nếu đầy đủ nhân tố giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến có thể thấy luôn cả tâm Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm… và 32 VIÊN MINH Niết-bàn không chừng. Tất cả những Pháp này đều có sẵn nơi mỗi người, chỉ vì vô minh ái dục mà không thấy ra thôi, đâu cần phải rèn luyện để trở thành, bởi vì ngay khi khởi tâm rèn luyện để trở thành là đã lọt vào quỹ đạo duyên sinh của vô minh-hành, tức rơi vào Tập đế, Khổ đế mất rồi. Nếu thấy tất cả các pháp như nó đang là thì đâu cần luyện tập để trở thành. Chỉ do không đủ sức đi theo nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh nên không thể nào thấy chánh trí giác ngộ Niết-bàn như Đức Phật đã dạy. Phật xác định giáo Pháp của Như Lai là nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt thì tâm mới an tịnh, chánh trí mới giác ngộ Niết-bàn. An tịnh này chính là tâm buông xả mọi ý đồ của bản ngã nên trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong xúc chỉ xúc, trong biết chỉ biết, đó chính là chánh trí giác ngộ Niết-bàn. Thế mà bản ngã cứ nỗ lực rèn luyện để mong cầu đạt được định này định kia để rồi chỉ loay hoay luân hồi trong Tam giới, trở thành đại ngã, làm sao liễu thoát sinh tử? Niết-bàn vẫn luôn ngay đây, không sinh không diệt, sao lại phải tìm kiếm trong thiền định hữu vi hữu ngã? Nếu tâm có tham sân si thì ngay đó liền thấy tức là minh, nhưng nếu cố gắng thiền định để trấn áp chúng thì chỉ tăng thêm vô minh ái dục, vì trấn áp chỉ dồn nén tham sân si vào vô thức, khó mà diệt được. 33 VIÊN MINH Nếu không thận trọng chú tâm quan sát, không trở về trọn vẹn tỉnh thức, không trong lành định tĩnh sáng suốt, không rỗng rang lặng lẽ trong sáng ngay đây và bây giờ với thực tại thân-thọ-tâm-pháp thì dù có nỗ lực thiền định tới đâu cũng không phải là chánh đạo, dù lên núi vào hang khổ luyện kiểu gì cũng đều không phải là chánh đạo. Nhưng khi đi đứng, khi động tịnh đều rõ biết - không mê - thì dù ở đâu tâm vẫn tự thanh tịnh trong sáng. Như nàng Patācārā sau khi mất hết mọi thứ sở hữu, trở nên điên loạn. Nhưng khi nghe Phật nói một câu kệ không có gì sở hữu được trên đời thì nàng liền tỉnh ngộ. Sau khi xuất gia hàng ngày mặc y mang bát đi khất thực trong chánh niệm tỉnh giác. Một hôm, đi khất thực về, múc nước rửa chân thấy nước chảy xuống thấm vào đất mất hút, với tâm thuần tịnh trong sáng - không, vô tướng, vô tác, vô cầu - nàng đã chứng ngộ đạo quả A-la hán. Chứng đạo quả không phải do thấy nước, mà do tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng. Lúc đó không kinh điển, không chú giải, không ngôn từ, không tư tưởng, chỉ một tâm hoàn toàn tịch tịnh mà thôi. 👎 Biết thực chất và biết tên gọi Hỏi: Các thiền sinh khi trình thiền, căn cứ trên lời 34 VIÊN MINH trình thiền thiền sư kết luận đã đắc tam thiền, tứ thiền, đắc quả này quả kia. Lúc nãy, thầy có nói đôi khi vào trạng thái tâm thiền rồi mà mình không biết là thiền gì, nhưng Phật nói ai chứng thì người đó biết ngay làm con bối rối. Vì đôi lúc con cho rằng mình thấy như vậy nhưng sợ rằng đó là ảo tưởng thì sao. Làm sao biết tâm mình khi đó ở trạng thái nào? - Người thường chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn tỉnh thức, thận trọng chú tâm quan sát thực tại thì đương nhiên biết rõ thân tâm đang ở trạng thái nào - biết rất rõ thân thọ tâm pháp ra sao - nên nếu tâm vào định cũng biết trạng thái tâm định như thế nào. Nhưng có hai loại “biết rõ”: Một là biết rõ trạng thái thực chứng nhưng không biết gọi tên nó là gì. Hai là biết rõ tên từng chi pháp các tầng thiền theo pháp học nhưng không thực chứng. Như trong thời Đức Phật có 2 vị tỳ kheo, một vị giỏi pháp học Phật hỏi chi Pháp nào cũng nói được, còn vị kia tuy thực chứng nhưng không biết nói gì cả. Đến khi Đức Phật hỏi vào sự thực chứng thì vị ấy diễn tả được rõ ràng còn vị thứ nhất lại không biết gì cả. Vị thực chứng biết rõ tâm mình nhưng không biết gọi nó là gì nên không cho mình là đắc thiền thứ mấy, hoặc đạo quả nào. Ngược lại vị giỏi pháp học có khi tưởng mình đã đắc tam thiền tứ thiền theo khái niệm học được nhưng 35 VIÊN MINH trên thực tế đó chỉ là ảo tưởng. Có nhiều thiền sư cũng ưa tuyên bố vị này đắc thiền này vị kia đắc quả nọ theo kiến thức pháp học chứ không phải đúng với tri kiến chân thực. Cho dù có đắc tam thiền tứ thiền mà thấy có “cái tôi đắc” là đã tà thiền rồi. Còn vị thực chứng chỉ thấy trạng thái tâm như vậy, như vậy… chứ không cần nói cũng không cần biết đó là tam thiền hay tứ thiền gì cả. Đặt thêm khái niệm tam tứ gì vào đó chỉ giống như chụp mũ cho pháp mà thôi. Khi cảm nhận trạng thái thực, hoàn toàn thực mới không có chụp mũ. Nếu nói đó là tứ thiền thì đã chụp mũ khái niệm vào cái thực rồi. Nhân duyên tâm thế nào thì thấy ra như thế, người giác ngộ có thể thấy rõ từ địa ngục cho tới Niết-bàn, nhưng không cần nói đắc tầng này tầng kia cao thấp làm cho hành giả phát lòng tham sở đắc. Nên Đức Phật dạy Pháp là trở về mà thấy, ngay nơi thực tại, có thể thấy ngay, không qua thời gian và mỗi người tự chứng tự biết là vậy. 👎 Không trụ chân đế, không xả tục đế Hỏi: Tứ niệm xứ nói trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe, không có tôi nghe trong đó. Vậy khi con nghe tiếng: “Cứu tôi với” cách con 100m, con phải hành xử như thế nào cho phù hợp? 36 VIÊN MINH - Pháp có hai: Pháp thực tánh chân đế và Pháp khái niệm tục đế, vì vậy người giác ngộ sống trong thế gian biết rõ cả 2 mặt nhưng không loại bỏ tục đế cũng không bám trụ chân đế. Nếu trụ thực tánh chân đế không thôi vẫn là trầm không trệ tịch, cũng sai. Thấy rõ tục đế là tục đế, chân đế là chân đế mới giác ngộ toàn diện. Thấy chân đế để không lệ thuộc hoàn toàn vào tục đế, tức “không nương tựa, không vướng mắc bất kỳ điều gì ở đời”, nhưng cũng phải thấy rõ tục đế mới giải quyết những vấn đề tương đối giữa đời. Vì vậy nghe kêu cứu phải biết rất rõ là giả hay thực. Có một lần ở Sydney, nghe tiếng kêu hốt hoảng như đang kêu cứu của một con quạ, ra xem thì đúng là con quạ đang cầu cứu, nó bị một con chim khác tấn công, thấy bóng người con chim lạ bay đi. Nên đôi lúc trong tục đế cũng cần phân biệt thật rõ ràng xem kêu cứu thật hay giả như Tôn Ngộ Không mới được, chứ đừng vội đến cứu mà bị ma quỷ bắt ăn thịt như Đường Tăng thì nguy. Không phải cứ tưởng mình nguyện hạnh Bồ-tát rồi gặp gì cũng cứu thì chỉ là bi không trí mà thôi. Giữa tục đế và chân đế có gì khác biệt? Thấy một vật, gọi cây cột, là thấy khái niệm tục đế, còn thấy nó như nó là, tức thấy thực tánh chân đế. Thực ra “cái cột” chỉ là khái niệm quy ước chỉ có giá trị tục đế, phải 37 VIÊN MINH thấy thực chất của nó là tứ đại giả hợp, là một hiện tượng duyên khởi mới thấy đâu là tục đế, đâu là chân đế. Thí dụ nghe tiếng chuông báo hiệu biết đến giờ ăn trưa là tục đế cần thiết trong sinh hoạt đời thường. Nhưng nếu chỉ biết như thế thì bị giới hạn trong khái niệm chế định mặt tục đế, khó thấy được sự thật rốt ráo mặt chân đế, nên người tu còn phải biết trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy để thoát khỏi khái niệm tục đế mới thấy được bản chất thật của đời sống. Ví như người biết ngôi nhà mình ở đâu thì dù có đi xa (tục đế) cũng biết chỗ về (chân đế), mới không bị lạc. Ngoài phân biệt tục đế và chân đế, còn một cách nhìn khác là tánh và tướng, thật và ảo. Người giác ngộ không những thấy tánh trong chân đế mà còn thấy tánh của tướng duyên khởi và thấy luôn cả tướng ảo do tưởng sinh. Như vậy thế giới này có 3 mặt: 1/ Mặt ảo. 2/ Mặt thực tướng duyên khởi. 3/ Mặt tự tánh chân đế (Thánh đế và Niết-bàn). Người thực hành sống đạo cần thường thấy ra lúc nào là ảo, lúc nào là duyên khởi, lúc nào ở trong ảo hóa và duyên khởi mà vẫn “không động, không sầu, tự tại và vô nhiễm” thì mới thấy được Niết-bàn. 38 VIÊN MINH 👎 Phân biệt tâm bất động của Định và Tuệ Hỏi: Khi ngồi thiền tâm con bất động, tâm buông xuống, hoàn toàn yên lặng, trong con không có ý niệm gì khởi lên. Vậy lúc đó con đã trở về tâm rỗng lặng trong sáng hay là tâm trong lành, định tĩnh, sáng suốt và biết tất cả như nó đang là chưa? Con vẫn chưa được rõ. - Có hai loại bất động: Bất động của định và bất động của tuệ. Bất động của định cũng có hai loại: Đối với định thuộc Sắc và Vô sắc giới thì bất động có nghĩa là an trú trên một đối tượng, không quan tâm đến các đối tượng khác. Đối với chánh định - trong Bát Chánh Đạo - thì bất động có nghĩa là tâm an tịnh trước mọi đối tượng. Còn bất động của tuệ thì trong thấy chỉ thấy, trong biết chỉ biết mọi đối tượng đến đi như nó đang là không khởi ý niệm tham sân hay thủ xả. Trong bất động của tuệ tánh biết tùy lúc, tùy nơi, tuỳ đối tượng mà tự ứng, khi hữu sự thì thận trọng chú tâm quan sát, khi vô sự thì trở về trọn vẹn tỉnh thức, khi ứng ra bên ngoài thì trong lành định tĩnh sáng suốt, khi buông xả thì rỗng rang lặng lẽ trong sáng một cách tự nhiên thuận pháp chứ không còn ý đồ của bản ngã nên tuy trong động mà vẫn bất động. Điều này mỗi người phải tự chứng mới biết đang ở trạng thái bất động nào. 39 VIÊN MINH 👎 Chỉ cần nghiêm túc, không cần nghiêm trọng Hỏi: Xin thầy chỉ dạy thêm Thiền trong đời sống hàng ngày. Sống trọn vẹn với thân tâm như nó đang là. Phải sống nghiêm túc với chính mình trong mọi hoạt động hàng ngày như thế nào? - Khi đi trọn vẹn tỉnh thức biết rõ đang đi. Cũng vậy biết mình trong mọi hành động, mọi cảm giác, cảm xúc, mọi trạng thái hoặc thái độ nội tâm, mọi sự tương giao hoặc mối quan hệ với hoàn cảnh. Biết lúc nào cần thận trọng chú tâm quan sát, lúc nào chỉ cần trở về trọn vẹn tỉnh thức. Lúc nào đối pháp tâm vẫn trong lành định tĩnh sáng suốt, lúc nào buông ra để tâm trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng nơi chính nó. Đó là tất cả giới định tuệ tự tánh có sẵn, sẽ ứng ra tùy trường hợp. Cho nên khi pháp đến tâm tự biết ứng xử, khi pháp đi tâm trở về lặng lẽ rỗng không. Cụ thể như bây giờ nghe chuông báo đến giờ ăn sáng, hết giờ Trà đạo, thì thầy nhìn xuống xem dép ở đâu, đưa chân xuống, mang dép vào, đứng dậy đi… Mỗi mỗi đều rõ ràng là tu chứ có tu gì nghiêm trọng quá đâu! Chỉ cần nghiêm túc, không cần nghiêm trọng. 40 VIÊN MINH Trà đạo ngày 04.8.2016 👎 “Tọa Vong” trong học thuyết của Trang Tử Hỏi: Trong Thiên Đại Tông Sư của Trang Tử Nam Hoa Kinh, có nói: “Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn, đó gọi là tọa vong”. Nếu tọa vong là ngồi quên tất cả thì có trái với chánh niệm tỉnh giác? - Nếu “tọa vong” thật sự hoàn toàn không còn bản ngã thì đó chính là "an trú Tánh Không" hoặc “diệt thọ tưởng định” mà Đức Phật đã dạy. Nhưng cũng có thể đó chỉ là 4 thiền vô sắc do tưởng “không” mà định. Trước kia khi chưa hoàn toàn giác ngộ Đức Phật cũng đã từng an trú 4 tầng định không này, nhưng sau khi giác ngộ ngài mới thật sự "an trú Tánh Không" hoàn hảo. Vì bây giờ là "an trú Tánh Không" của tự tánh Rỗng Lặng Trong Sáng mà Đức Phật gọi là Tâm Chói Sáng (Pabhassara Citta) an nhiên tịch tịnh. Đây là bản chất rỗng lặng trong sáng hoàn toàn tự nhiên của tâm. Khi tâm hoàn toàn buông thư, 41 VIÊN MINH vô vi, vô ngã thì nó trở về với Tánh Không mà Thiền Tông gọi là Vô Tâm hay Vô Sự. Đó cũng là Chánh Định: “Định này tịch tịnh, vi diệu, vắng lặng, nhất tánh, không điều kiện, không đối kháng, không trở ngại” (Dīgha Nikāya). Trong Thiền Tông, phái Tào Động có pháp thiền "tịch chiếu": Trong ngồi chỉ ngồi thôi chính là đã đầy đủ định tuệ, lúc đó tu chứng là một, chứ không có chỗ tu, không có chỗ chứng, vì thân tâm đã nhất như. Đức Phật dạy trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, không có bản ngã trong đó… thì ngay đó chính là Đạo, là Quả, là Niết-bàn. Tọa vong, Tịch chiếu, An trú Tánh Không, hoàn toàn thư giãn buông xả… Tuy khác nhau trên ngôn từ nhưng trong thực chứng rốt ráo thì vẫn không khác, nếu có khác là do trình độ chứng ngộ thôi. Đó mới thật là chánh tuệ, chánh định trong Bát Chánh Đạo. Trong Thiền Tông có hạnh tu gọi là "vô công dụng hạnh" - vượt ngoài dụng ý, dụng công, hoàn toàn vô vi vô ngã, nên cũng còn gọi là "Tu vô tu, chứng vô chứng”. Bên Đạo Thiên Chúa, “Nguyện” cũng là tâm thái hoàn toàn buông bỏ bản ngã để thể nhập với Chúa Trời, hoàn toàn giao phó linh hồn cho Thiên Chúa… thực ra lúc đó cũng là một hình thức “Tọa Vong”, và 42 VIÊN MINH nếu thực sự vô vi vô ngã thì gọi đó là "an trú Tánh Không”, là "buông thư rỗng lặng" hay "tịch chiếu” gì cũng được, vì khi đã thấu suốt nội dung thì ngôn từ không còn là ranh giới nữa. Phân biệt này nọ chỉ là muốn khẳng định tôn giáo mình hay nhất, cao nhất… Nhưng chẳng qua cũng chỉ là thói thường phân biệt của bản ngã mà thôi. Xem ra “Tọa Vong” mà nội dụng là "Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn” thì còn cao hơn thiền định của Bà-la-môn" vì định này có mục đích hữu vi hữu ngã, là pháp tu tập luyện để tiểu ngã trở thành Đại Ngã, nên vẫn còn trong Tam Giới… Trong khi Lão Tử, Trang Tử hay phái Tào Động nếu hành đúng thì cũng là vô vi vô ngã. Hỏi: Con thấy một trường phái thiền của Bà-la môn cũng ngồi hoàn toàn buông xả bản ngã để hòa nhập vào sự an lạc của Đấng Phạm Thiên, tức Thượng đế, thì đâu khác tọa vong hay an trú Tánh Không? - Ở đây, đang nói về mặt giống nhau và ưu điểm trong “Tọa Vong” của Trang Tử, "Huyền Đồng" của Lão Tử, “Tịch Chiếu” của Tào Động hay “Nguyện” của Đạo Thiên Chúa so với "an trú Tánh Không" mà Đức Phật đã dạy thôi. Còn về mặt khác nhau, rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu một người cứ “Tọa Vong” 43 VIÊN MINH hay “Tịch Chiếu" chỉ để hưởng thụ sự tĩnh lặng hoàn toàn cũng bị rơi vào "trầm không trệ tịch" trở thành tham đắm trong trạng thái tĩnh lặng, lúc nào cũng tranh thủ ngồi Thiền để hưởng sự an lạc của Thượng đế hay của đấng Phạm Thiên nên tuy bỏ tiểu ngã nhưng thực ra là đồng hóa với cái Ngã vĩ đại hơn. Như vậy trong vi tế vẫn còn chỗ bám trụ. Trong khi "an trú Tánh Không" hoàn toàn khác, ở đó Ngã, Pháp đều không, như Lục Tổ nói “Bản lai vô nhất vật” vậy. Trong Vi Tiếu có câu chuyện "Đấng Phạm Thiên Bất Động” như thế này: Thiên Sứ xuống trần thấy một đạo sĩ Yoga đang tuyệt thực, ngồi ngay ngắn trong một tịnh thất kín đáo yên tĩnh, thân tâm bất động. Thiên sứ hỏi: - Đạo sĩ ngồi như vậy để làm gì? - Để thể nhập đấng Phạm Thiên. Thiên sứ ngơ ngác nhủ thầm: “Thượng đế ban cho con người mọi hoạt động như đi, đứng, ngồi, nằm, uống, ăn, tay đưa lên, để xuống, chân co lại, duỗi ra, mắt nhìn lui nhìn tới… mọi thứ đều uyển chuyển tự nhiên, biến hóa vô cùng để giúp con người học ra mọi tình huống của đời sống mà qua đó họ đều thể nhập được với Thượng đế, sao đạo sĩ này cứ ngồi một chỗ 44 VIÊN MINH mà nói để thể nhập Thượng đế nhỉ?”. Thượng đế hay Pháp Tánh thì ở khắp mọi nơi, còn Tâm thì vốn rỗng lặng trong sáng, như vậy “khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm” mới là thể nhập Pháp Tánh chứ đâu phải ngồi yên bất động để mong cầu thể nhập Pháp Tánh. Suy nghĩ mãi, Thiên sứ mới chợt hiểu ra rằng đạo sĩ này muốn Thượng đế trở thành ông ta chứ không phải ông ta thể nhập Thượng đế. Nghĩa là đạo sĩ muốn Thượng đế cũng phải bất động như mình mới được! Mong muốn luôn sống trong an lạc chính là chủ trương luận thuyết “hiện tại lạc”, một trong 62 tà kiến mà Đức Phật đã đề cập trong Kinh Phạm Võng. “An trú Tánh Không” là tâm rỗng lặng trong sáng khi đang đi đứng ngồi nằm; khi đang hoạt động tự nhiên, vô ngã, nên tuy có mà không, cái không vắng bóng mọi ý đồ của bản ngã. Trong khi “thể nhập an lạc của đấng Phạm Thiên” vẫn còn chỗ bám víu dù chỗ bám đó là Đại Ngã cao siêu đi nữa. Vậy ở đây, không nên đánh đồng các nguồn thiền khác nhau mà cần thấy ra những điểm đồng nhất và dị biệt… mới không bị nhầm lẫn. Thực ra khi nói đến thiền định Bà-la-môn là muốn ám chỉ cách tu tập với mục đích tiểu ngã trở thành đại ngã thôi, còn dù đó là ai mà tu đúng hướng thì đều có thể giác ngộ giải thoát. Ngược 45 VIÊN MINH lại, tu theo thiền Phật giáo nhưng hành sai hướng thì còn tệ hơn cả thiền định Bà-la-môn. Người sống theo Phật pháp cần nắm thật vững nguyên lý giác ngộ giải thoát mới không bị nhầm lẫn hay tha hóa… Trong Thiền Đông Độ “Tịch Chiếu" của phái Tào động đôi khi cũng bị lên án vì phần lớn người thực hành đặt nặng “tịch” hơn “chiếu” nên sinh ra trì trệ. Ngài Huệ Năng đã tiên đoán trước và nói rằng “trụ tâm quán tịnh” là bệnh chứ không phải Thiền. Nếu ngồi buông thư tự nhiên để tâm rỗng lặng trong sáng hòa nhập vào sự tịch tịnh của Pháp Chân Đế thì không sai. Nhưng nếu muốn ngồi trụ tâm để được định lạc thì tất nhiên không đúng. 👎 An trú Tánh Không Hỏi: Phật dạy ngài Xá Lợi Phất về an trú Tánh Không trong tứ oai nghi, có phải là chánh niệm tỉnh giác trong tứ oai nghi? Thực ra không phải chỉ chánh niệm tỉnh giác trong 4 oai nghi mà là chánh niệm tỉnh giác trong tất cả các oai nghi, tất cả mọi hoạt động. Trong tất cả mọi hoạt động mà tâm vẫn rỗng lặng trong sáng là an trú Tánh Không. 46 VIÊN MINH Có 4 cách an trú Tánh Không với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác: 1. Thận trọng chú tâm quan sát là an trú Tánh Không trong 4 oai nghi và trong mọi hoạt động. 2. Trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại là an trú Tánh Không trong lúc nghỉ ngơi vô sự. 3. Trong lành định tĩnh sáng suốt là an trú Tánh Không khi mở tâm ra với vạn pháp. 4. Rỗng rang lặng lẽ trong sáng là an trú Tánh Không khi hoàn toàn buông xả. Như vậy, có thể an trú Tánh Không ở trong tất cả mọi hoạt động, trong các oai nghi đi đứng ngồi nằm chứ không phải chỉ ngồi mà thôi. Có thể an trú tánh không khi đang cúi xuống nhặt một ngọn lá. Có thể đang đi trên đường bỗng nhiên tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng. Có thể đang ngồi trên xe tự dưng tâm vắng bặt mọi lao xao như mặt hồ tĩnh lặng... Nhiều tình huống tuy khác nhau nhưng mỗi khi bắt gặp tâm rỗng lặng trong sáng thì đều giống nhau. Thậm chí có lúc trong chiêm bao gặp một tình huống cực kỳ nguy hiểm bỗng nhiên cũng rơi vào tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng. Từ đó khi đã nhận ra tâm vốn rỗng lặng trong sáng mà Đức Phật gọi là Pabhassara Citta thì mới thấy rằng thực ra trong đời sống bình 47 VIÊN MINH thường tâm này vẫn luôn soi sáng tự nhiên, nhưng do lý trí vọng thức che lấp nên không thấy ra thôi. Thực chứng được sự thật này thì mọi lúc mọi nơi dù đi đứng ngồi nằm hay hoạt động gì tâm đều có thể rỗng lặng trong sáng được. Nhiều người vẫn nghĩ tu hành là phải vô cùng nghiêm mật nên không biết rằng Đức Phật dạy chỉ cần “an trú chánh niệm trước mặt” trong các oai nghi, trong các sinh hoạt hàng ngày để loại khỏi tâm mọi lậu hoặc (tức mọi ý đồ của bản ngã) là người làm chói sáng khu rừng Gosinga chứ không phải đạt được các sở đắc cao siêu như đa văn, thiền định, thần thông, đầu-đà... Nếu một người có tâm trong lành, định tĩnh, sáng suốt thì mọi hoạt động đều thanh tịnh trong sáng chứ không cần phải nỗ lực để mong cầu đạt được sở đắc. Chẳng hạn câu chuyện ngài A-nan khi cố gắng hành thiền để mau chứng quả A-la-hán hầu được tham dự kết tập Tam Tạng thì chỉ bị căng thẳng thôi nên không thể nào đạt được, nhưng khi buông xuống mọi ý đồ để nằm nghỉ ngơi thì ngay đó tâm liền rỗng lặng trong sáng và hoát nhiên chứng ngộ Đạo Quả A-la-hán. 48 VIÊN MINH Trà đạo ngày 13.8.2016 👎 Thập mục ngưu đồ Hỏi: Thập mục ngưu đồ, có trong Kinh điển Nguyên thủy không? Xin thầy giảng Thập mục ngưu đồ liên hệ trong tu tập. - Thập mục ngưu đồ dùng để diễn tả tiến trình tu tập theo Thiền tông. Có 2 loại Thập mục ngưu đồ: Thập mục ngưu đồ của Thiền Tông và Thập mục ngưu đồ của Đại Thừa. Phật giáo Nguyên thủy không có Thập mục ngưu đồ. Chỉ có bài Kinh Đức Phật dạy cách chăn bò so sánh với việc tu hành thôi. Thập mục ngưu đồ đại khái ví việc tu tập như việc chăn trâu qua quá trình như sau: 1. Tìm trâu có thể so sánh với niệm thân 2. Thấy dấu có thể so sánh với niệm thọ 3. Thấy trâu có thể so sánh với tuệ thấy danh sắc 49 VIÊN MINH 4. Bắt trâu có thể so sánh với tuệ thấy tâm sinh 5. Chăn trâu có thể so sánh với tuệ thấy tâm sinh diệt 6. Cưỡi trâu về nhà có thể so sánh với tuệ thấy tâm diệt 7. Quên trâu còn người có thể so sánh với tri kiến tịnh 8. Người, trâu đều quên có thể so sánh với tuệ xả thứ 11 9. Trở về nguồn cội có thể so sánh với tuệ thấy Thánh đế 10. Thõng tay vào chợ có thể so sánh với trở về tục đế vô ngại. Ưu điểm của Thập mục ngưu đồ là gợi ý một quá trình hành thiền như vậy để người tu biết trình tự hướng đi của mình mà tránh được những sai lầm trong tìm cầu sở đắc, nhưng cũng có nhược điểm là khiến người hành phải đi theo một đường lối nên bỏ mất tính sáng tạo và bất ngờ trong việc khám phá sự thật. Trình tự tu tập này đại khái cũng tương tự như 50 VIÊN MINH sự thực chứng qua 16 tầng tuệ theo thiền Vipassanā trong Phật giáo Nguyên thuỷ. Nhưng thấy biết sự thật biến hóa vô cùng chứ không nhất thiết phải lập trình thấy như thế này, như thế kia… Hồi xưa, ngài Mahāsi có giảng 16 tầng tuệ nhưng người nào tới Tuệ nào ngài nói đến Tuệ đó chứ không phổ biến. Rồi đệ tử ngài ghi chép lại và viết ra thành sách bị ngài quở trách, vì làm như vậy khiến hành giả tính toán đắc tuệ này tuệ kia theo lý trí mà cố gắng quá mức có thể đưa đến tẩu hỏa nhập ma. Nên nói nguyên lý tu tập thôi còn để mọi người tự khám phá ra sự thật thì hay hơn là đưa ra lộ trình tu tập quá mực thước như vậy. Cho nên càng giải thích 10 tranh chăn trâu, càng phân tích 16 tầng tuệ càng khó thực hành một cách lặng lẽ, vô ngôn đầy bất ngờ và sáng tạo. Có khi luận giải rất hay nhưng chẳng thấy gì cả! Trong khi Đức Phật đơn giản hơn nhiều, Ngài dạy rất cụ thể như đang đi rõ biết đi, đang ngồi rõ biết ngồi, đang làm gì hay đang ở trong trạng thái nào đều biết rõ thân thọ tâm pháp như nó đang là... Biết rõ ở đây là tuệ tri trong tánh biết chứ không phải thức tri hay tưởng tri trong tướng biết. 51 VIÊN MINH Hỏi: Thưa thầy trong kinh Phật giáo Nguyên thủy có nói thực hành chánh niệm như chăn trâu hoang phải không ạ? - Có, trong Nikāya có Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūla Gopālaka Sutta) và Đại Kinh Người Chăn Bò (Mahā Gopālaka Sutta), Đức Phật ví dụ người biết cách tu hành giống như người biết cách chăn bò vậy. Tuy nhiên không hẳn cách diễn tả sự tu tập trong 2 bài Kinh Phật và 10 tranh chăn trâu đã giống nhau, và tranh chăn trâu của Thiền Tông cũng rất khác với tranh cùng tên của Đại thừa. 👎 Vị ngọt và sự nguy hại Hỏi: Bạch thầy, một người tu hành tiến bộ là tất cả ham muốn sẽ giảm dần phải không ạ? Kể cả ham muốn bẩm sinh di truyền như ham muốn sắc dục nam nữ phải giảm mất không còn nữa thì mới đúng phải không ạ? - Đúng, khi người tu thấy ra sự sinh diệt, vị ngọt và sự nguy hại của các pháp hữu vi sẽ không còn ham muốn chấp trước bất kỳ điều gì ở đời. Như Bồ-tát Siddhattha xuất gia không bao lâu đã chứng đắc vị 52 VIÊN MINH ngọt của tất cả thiền định hữu vi hữu ngã nhưng khi đã thấy ra định này chỉ tạo sự dính mắc trong sắc ái, vô sắc ái ngài liền từ bỏ. Về sau khi đã hoàn toàn giác ngộ ngài nhận ra rằng chánh định vô vi vô ngã khác hẳn tứ thiền bát định này. Vì vô minh - không biết sự thật - nên mới sinh ái dục. Người thấy rõ sự sinh, sự diệt, vị ngọt và mối nguy hại của các pháp thế gian nên không còn tham đắm bất kỳ điều gì ở đời. Đó là Minh, tức không còn vô minh và ái dục nữa. Ngược lại, khi vô minh mà muốn diệt ái dục thì cũng sai, vì không thấy sự thật thì diệt dục này lại sinh dục kia trong vòng Tam giới mà thôi, rồi cuối cùng cũng trở lại cái cũ nên mới gọi là luân hồi. Thí dụ, một người chán cõi Dục Giới cố gắng hành thiền để lên cõi Sắc Giới, rồi thấy cõi Sắc Giới vẫn còn thấp, muốn lên cõi Vô Sắc Giới cho cao, đến cõi Vô Sắc Giới cuối cùng cũng chán lại muốn quay về Dục Giới… cứ thế luân hồi mãi trong Tam giới. Cho nên, nếu vô minh thì muốn diệt ái dục cũng là ái dục, điều này rất dễ nhầm lẫn. Nhiều người cố diệt tham sân si để mau giải thoát hoặc lập nguyện giải thoát ngay trong kiếp này vì sợ khổ, muốn được lạc thì cũng là vô minh ái dục mà thôi. 53 VIÊN MINH Phải thấy ra sự thật mới giác ngộ giải thoát được. Thấy ra rõ ràng bằng tuệ tri là Minh, cũng như người thầy thuốc không loại bỏ vị thuốc nào (âm, dương, hàn, nhiệt, đắng, cay, ngọt, mặn v.v...) tùy thời tùy chỗ mà sử dụng. Vị thầy thuốc biết rõ tính chất của mỗi vị thuốc nên khi sử dụng mới không hại mình hại người. Còn người không biết cứ uống quá nhiều thuốc bổ thì chỉ rước hại mà thôi. Như vậy không phải là nỗ lực diệt tham sân si, mà phải thấy rõ chúng thì mới không còn bị chúng trói buộc. Có loại tham sân si ảo, có loại tham sân si do duyên sinh, có loại tham sân si trong thuộc tính tự nhiên của tâm. Vì vậy, chỉ cần thấy ra, loại ảo thấy ra thì nó tự hết, loại duyên sinh thì qua đó thấy ra sự sinh diệt, sự lợi hại của chúng, loại thuộc tính tự nhiên của tâm thì thấy ra để không diệt lầm, chứ không phải loại nào cũng diệt. Thí dụ như thấy sợi dây tưởng con rắn, vậy phải loại bỏ ảo tưởng hay loại bỏ sợi dây? Cho nên trong Phật pháp có sở đoạn và phi sở đoạn tức là cái gì diệt được và cái gì không diệt được. Chứ không phải diệt hết sạch thành ra đoạn kiến. Cuối cùng, thấy ra là chính chứ không phải cái gì cũng cố Diệt. 54 VIÊN MINH Hỏi: Xin thầy giảng thêm về vị ngọt và sự nguy hại. Sự hấp dẫn của vạn pháp là vị ngọt, nhưng có điều kỳ lạ, chính vị ngọt là động lực hấp dẫn chúng sinh đi tìm kiếm, khám phá và nhờ đó mà thấy ra toàn bộ sự thật gồm mặt trái của chúng. Mặt trái đó chính là sự nguy hại. Nhờ ham mê vị ngọt mới gặp phải sự nguy hại mà thấy ra. Càng ham lạc thì càng gặp khổ! Khi thấy ra sự thật này mới bắt đầu nhàm chán. Cuộc đời này là trường học tự nhiên mà mọi mặt đều có sự hấp dẫn của nó nên người ta mới chọn, theo sở thích khác nhau và học bài học khác nhau, nhưng nguyên lý chung là: Ban đầu thấy sự hấp dẫn của vị ngọt như mùi thơm, vị ngon, tiếng hay, sắc đẹp, sự xúc chạm dịu dàng êm ái v.v... cho nên chạy theo vị ngọt để sở hữu cho bằng được, đến khi sở hữu được rồi thì mới thấy ra mặt hôi, dở, xấu, thô của chúng. Trong đời này bất kỳ pháp nào cũng đều có 2 mặt, như bàn tay mình đây cũng có mặt sấp, mặt ngửa. Ngạn ngữ có câu “không mề đay nào không có mặt trái” là vậy. Do ảo tưởng về vị ngọt mà đi tìm kiếm, vô tình chính tham là động lực thúc đẩy sự tìm cầu mà đi vào con đường khám phá. Khi khám phá đụng phải sự thật thấy ra bên cạnh vị ngọt có sự nguy hại và rất nhiều mặt khác nhau của sự thật. Nói theo ngũ hành 55 VIÊN MINH trong Dịch lý, kim khắc mộc nhưng lại sinh thủy, tức là có mặt sinh thì cũng có mặt khắc. Thí dụ vị thầy thuốc giỏi phải thấy ra hai mặt lợi-hại, sinh-khắc của các vị thuốc nếu không chữa bệnh sẽ không hiệu quả. Cũng vậy, giác ngộ là thấy ra hai mặt của cuộc sống chứ không phải bỏ mặt này lấy mặt kia như người ta thường nghĩ. Cho nên Đức Phật định nghĩa chánh biến tri là thấy ra sự sinh, sự diệt, vị ngọt, sự nguy hại và xuất ly đối với các pháp. Tóm lại, cuộc đời là một chu trình hoàn hảo ở chỗ ban đầu nhờ sự hấp dẫn của vị ngọt khiến người ta đi tìm cầu để đạt được, nhưng khi thủ đắc được lại thấy ra rằng có sinh thì có diệt và cuối cùng khám phá được mặt nguy hại của nó nên không bị nó trói buộc nữa, đó là giác ngộ giải thoát. Hỏi: Thưa thầy, khi tu tập thay vì tâm trở nên vững vàng an lạc hơn thì con lại hay thấy rất khổ trước nhiều phiền não. Xin thầy chỉ dạy con có cách nào để được vô ngại. - Tu mà thấy ra khổ là đúng hướng. Cái sai là tu vì muốn được lạc. Khi tu mà ngày càng thấy ra vô thường, khổ, vô ngã mới đúng. Ví dụ một người lạc vào trong rừng thấy hướng nào cũng nguy hiểm, 56 VIÊN MINH hướng thì toàn cọp beo, hướng thì toàn rắn rít, hướng thì sông sâu, vực thẳm, hướng thì vách núi cheo leo, hướng thì thấy cây cối, gai góc chằng chịt... đến khi thấy được hang động an toàn thì chỉ muốn ẩn núp trong đó, như vậy làm sao thoát khỏi khu rừng nguy hiểm. Nếu biết thận trọng, chú tâm quan sát có thể tìm ra cách vượt qua được cọp beo, ra khỏi hang sâu vực thẳm, có thể vượt núi băng rừng mới hay. Cuộc đời vốn vô thường, khổ, vô ngã làm sao tìm được an lạc vĩnh hằng. Trong mộng cầu vĩnh lạc Chẳng thấy tướng khổ không Càng chuốc thêm đắm trước Biết bao giờ mới thông? Đừng cố tìm an lạc trong mộng ảo, mà phải thấy ra mặt thật cay đắng não phiền của thế sự mới không dính mắc, bám víu, chấp thủ bất cứ điều gì ở đời. Đến khi thấy được không có gì để đạt, thì buông ra, ngay đó thấy Niết-bàn. Tu còn thấy mình đạt được này kia là còn sinh tử. Cho nên, càng sớm thấy cuộc đời nhiều nhiệt não càng mau giác ngộ giải thoát. 57 VIÊN MINH Trà đạo ngày 18.8.2016 👎 Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Hỏi: Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Có người nói hiến như vậy khi chết rồi tâm thức thấy thân mình bị mổ xẻ sinh ra đau khổ, sợ hãi, có đúng không? - Bố thí thì cứ bố thí, đừng nghĩ là Ba-la-mật hay không Ba-la-mật gì cả. Mục đích bố thí là để vượt qua cái ngã xan tham ích kỷ, vượt qua bản ngã chính là Ba-la-mật. Vì xan tham ích kỷ chỉ củng cố cho cái ngã sở hữu nên càng tích luỹ càng đau khổ, vì vậy bố thí để bớt xan tham ích kỷ là vượt qua chính mình. Nói chung có tâm hiến xác sau khi chết là tốt rồi. Thường người phát tâm hiến xác là người có trình độ nhận thức tốt về sự sống chết. Ba-la-mật cũng có nhiều cấp độ, như việc hiến xác sau khi chết với tâm vị tha có thể được xem như Ba la-mật cấp độ 1 tương đương với bố thí tài sản. Hiến 58 VIÊN MINH tạng như cho thận, cho mắt, cho máu... khi đang còn sống với tâm vị tha có thể được xem như Ba-la mật cấp độ 2. Hiến cả sinh mạng của mình vì lòng vị tha là Ba-la-mật cấp độ cao nhất. Đồng thời còn tuỳ người hiến xác có nguyện vọng như thế nào nữa: Có người hiến xác sau khi chết cho nghiên cứu khoa học với tâm nguyện làm lợi ích mọi người. Có người tình nguyện nếu còn mạnh khỏe mà đột tử thì xin hiến các bộ phận cơ thể để cấy ghép cho người khác đang cần… Những người này sau khi chết sẽ không còn luyến tiếc vào thể xác nên đã được tái sinh làm người hoặc sinh thiên ngay làm sao còn sợ bị mổ xẻ hay thiêu đốt nữa, nếu đã sợ thì sau khi chôn thấy thân mình bị mục rã từ từ hoặc bị côn trùng đục khoét càng đau khổ sợ hãi lâu dài hơn nữa. Hỏi: Có người lúc sống thì tình nguyện hiến tạng sau khi chết nhưng khi chết rồi lại luyến tiếc xác thân. Ở Hawai một người phụ nữ có tâm muốn hiến xác nhưng khi chết bất đắc kỳ tử trong tai nạn ô tô, người ta lấy bộ phận trong cơ thể bà ghép cho người phụ nữ khác. Cô người Việt được nhận một bộ phận từ cơ thể bà và từ đó cô cứ thấy một người lảng vảng theo mình và đòi cái gì của họ. Cô này sợ quá bỏ đi tu, sau nhiều năm tu hành tinh tấn mới không còn bị theo đòi nữa. 59 VIÊN MINH - Có hai trường hợp: Một là người được ghép tạng từ một xác chết nên bị ám ảnh sinh ra tự kỷ ám thị. Hai là người hiến xác mong rằng làm như vậy sẽ được chết bình an nên đó chỉ là một sự đánh đổi chứ không thực sự xả kỷ vị tha. Do đó khi chết bất đắc kỳ tử, quá bất ngờ, tâm người ấy còn bám víu vào thể xác mà sinh vào cõi Âm, vì vẫn còn ảo tưởng mình chưa chết. Cũng cần nói thêm rằng người thường quán niệm về sự chết và quán niệm về thân ô trượt sẽ không sợ chết và khi chết sẽ không luyến tiếc xác thân… còn người quá chăm chút xác thân thì rất dễ bị luyến tiếc thân xác. Hỏi: Người hiến xác khi chết mạng căn và hơi ấm không còn, làm sao biết thức tánh của người ấy đã lìa khỏi xác chưa? Và khi đó phải xử lý với xác ấy thế nào cho đúng? - Theo nguyên lý thì ngay khi chết thức tái sinh liền đi đầu thai, chỉ khi còn luyến tiếc gì đó mới tạm thời sinh vào cõi Âm (Tây Tạng gọi là thân trung ấm) tức người chết tưởng mình vẫn còn sống thực ra lúc đó họ đã sinh vào cõi Asura hoặc Peta rồi, không còn đơn thuần là thức tánh, vong linh hay linh hồn vất 60 VIÊN MINH vưởng như người ta thường nói. Do tâm còn bám víu nên người chết tưởng mình vẫn là ông A, bà B… như khi còn sống mà bám vào thân do tưởng sinh ấy. Nếu như vậy người Âm này sẽ chấp vào xác thân, nếu chôn, thiêu hay hiến xác gì đi nữa thì cũng vẫn chấp, vẫn đau khổ như nhau. Còn người thấu hiểu đạo lý thường quán niệm về sự chết thì đâu còn sợ. Khoa học mới chứng minh được rằng sau khi chết thần thức người đó vẫn còn. “Còn" ở đây có hai nghĩa: Một là thân mạng đã chết lâm sàng nhưng nghiệp mạng thì vẫn chưa dứt trong một thời gian ngắn, do đó thường sau khi chết phải để thêm một thời gian mới nên khâm liệm. Hai là “còn" theo nghĩa đã tái sinh vào cõi Âm. Đa phần người chết không hiểu đạo lý, còn dính mắc dương thế nên chưa được tái sinh vào cõi tốt liền mà vẫn giữ hình ảnh mình trong cõi Âm. Đức Phật dạy người thân nên làm phước cúng dường để hồi hướng cho người mới chết để họ hoan hỷ với phước đó mà thoát được thân ảo ảnh trong cõi Âm. Hỏi: Những người mất đi để lại xá-lợi có phải thánh không? Tùy tâm nguyện. Có nhiều vị thánh không để lại xá-lợi, trong khi người phàm lại thích để lại xá-lợi. 61 VIÊN MINH Xá-lợi không biểu hiện thánh hay phàm. Trong thời Đức Phật có nhiều vị Thánh không để lại xá-lợi, như ngài Bakula sống đến 160 tuổi khi tịch bay lên giữa hư không và để thể xác tan biến vào hư không chẳng để lại dấu vết gì cả. 62 VIÊN MINH Trà đạo ngày 20.8.2016 👎 Xử lý cơ thể sau khi chết Hỏi: Hôm trước thầy nói về xá-lợi của người thường và bậc thánh. Nếu ý nghĩa không lớn như vậy việc lưu giữ có ý gì không? Như giữ nhục thể của những vị cao tăng? - Giữ xá-lợi và tro cốt tùy quan niệm của mỗi nơi. Chẳng hạn người theo đạo Hindu Ấn Độ tin rằng để linh hồn người chết được lên thiên đàng, do đó người thân đưa xác đến bên sông Hằng và tiến hành nghi lễ hỏa táng (thiêu). Thiêu xong đẩy tro cốt xuống sông Hằng. Còn tập tục điểu táng là đặt xác người chết bên rừng cho kền kền, quạ và thú ăn, đó cũng là một hình thức bố thí xác thân. Nói chung, có nhiều cách xử lý xác chết. Đối với người được quần chúng kính trọng thì được ướp xác hoặc chích thuốc bảo quản để giữ xác lại. Nhiều nơi như Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc, 63 VIÊN MINH Việt Nam có những vị tăng sau khi tịch thân không bị tan rã và đặc biệt có xác không những không hôi mà còn tỏa ra mùi thơm nữa, có thể đó là do phước đức của mỗi vị. Thường Đức Phật hoặc những vị thánh là những bậc giác ngộ có ân đức lớn với quần chúng nên khi chết được quần chúng giữ lại xá-lợi để tôn thờ. Người Trung Quốc quan niệm âm trạch (tức cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả) là xây lăng mộ cho tốt trên cuộc đất hợp phong thủy để giữ người chết lại phù hộ cho con cháu. Còn theo Phật giáo làm như thế người chết càng khó siêu sinh, nếu làm mồ càng tốt càng đẹp thì biến người chết thành ma giữ mồ. Nếu người chết chưa giải thoát thì nên trợ duyên làm phước hồi hướng giúp họ được tái sinh cảnh giới tốt đẹp hơn là xây lăng mộ giữ xác thân hoặc tro cốt khiến họ lưu luyến khó siêu sinh. Hỏi: Việc lễ nghi đối với người mất. Vừa mất xong mà đưa vào nhà xác lạnh liền có ảnh hưởng với người đã mất không? - Ảnh hưởng hay không còn tùy người mất. Nếu người vừa mất liền sinh thiên hoặc tái sinh vào bào thai một người mẹ thì còn đâu mà sợ. Nhưng nếu một số người chết lâm sàng tức những bộ phận trong 64 VIÊN MINH cơ thể ngừng hoạt động nhưng có thể nghiệp thức vẫn còn khi tử tâm chưa đến thì người ấy vẫn còn biết sợ hãi. Trong Phật giáo có chia ra 3 tình trạng chết khác nhau: - Chết do thân mạng ngưng hoạt động nhưng tâm thức chưa chết hẳn. - Chết do sinh nghiệp chấm dứt nhưng thân vẫn chưa ngưng hoạt động hoàn toàn. - Chết đúng lúc cả thân mạng và nghiệp mạng cùng chấm dứt. Khoa học khám phá rằng sau khi chết, thần thức có thể vẫn còn lưu lại một thời gian nhất định nào đó. Thí dụ trường hợp thứ nhất nêu trên, thân chết mà nghiệp vẫn còn nên tử tâm chưa đến. Trong trường hợp này nên để yên xác người chết một lúc cho tiến trình tử tâm hoàn tất và thức đã đi tái sinh mới nên liệm. Hỏi: Trường hợp “tử thân” ngưng hoạt động lâm sàng nhưng “tử tâm” chưa đến để chuyển qua thức tái sinh mà đem liệm sớm thì ảnh hưởng như thế nào? - Người nhà tưởng đã chết nhưng nếu tử tâm chưa đến tức tâm thức vẫn còn thì người ấy vẫn còn biết. Khi gặp một số người ngất xỉu hoàn toàn, đừng 65 VIÊN MINH tưởng họ không biết gì cả, thật ra họ vẫn biết. Đó là trường hợp tử thân, còn tử tâm thật sự chưa đến. Thậm chí có những trường hợp đã liệm vào quan tài rồi mà người chết vẫn ngồi dậy và sống lại, vì vậy cần phải để xác một thời gian đến khi thật sự chết hoàn toàn mới được. Cũng cần nói thêm cái biết qua cảm nhận hay gọi là linh tri còn nhanh hơn mắt thấy tai nghe nhiều. 66 VIÊN MINH Trà đạo Bửu Long 23.8.2016 👎 Nghi Hoặc và Hoài Nghi Hỏi: Trong 5 triền cái, “nghi hoặc” thuộc bất thiện, và trong 10 kiết sử, “hoài nghi” cũng thuộc bất thiện, nhưng khi dạy cho người xứ Kālāma Đức Phật khuyên đừng vội tin, như vậy có vẻ như cần phải nghi mới tốt. Vậy hai loại nghi này khác nhau thế nào? - Thật ra, chưa biết rõ sự thật tất nhiên phải nghi ngờ (kaṅkhā), tức chưa vội tin, nghi này mang tính cẩn thận, dè dặt là cái nghi cần thiết, người học Đạo nên có cái nghi của sự thận trọng này. Trong khi nghi hoặc (vicikicchā) thuộc triền cái (nīvaraṇa) có tính si - phân vân, do dự - thiếu yếu tố “tứ” (vicāra) để thẩm định đối tượng rõ ràng khiến tâm bị trở ngại chưa ổn định được. Còn hoài nghi (vicikicchā) trong kiết sử (samyojana) cũng cùng tính chất như nghi triền cái nhưng khác nhau ở chỗ sự phân vân lưỡng lự là do thiếu yếu tố trí tuệ (paññā) trên đối tượng chân đế chứ không phải trên đề mục thiền định hay 67 VIÊN MINH đối tượng tục đế. Khi chưa thật sự tuệ tri đâu là tục đế đâu là chân đế thì vẫn còn nhận thức qua lý trí (tưởng tri và thức tri của ý thức) nên chắc chắn còn hoài nghi, tức chưa thấy rõ đâu là chân đâu là giả. Bậc Thánh Dự Lưu không còn hoài nghi vì đã liễu tri Thánh đế nên luôn “tịnh tín bất động”, không còn hoài nghi đối với Sự Thật Rốt Ráo (Niết-bàn) nữa. Hỏi: Thưa thầy theo kinh sách người nào hết hoài nghi là chứng quả Tu-đà-hoàn. Vậy thấy Thực tánh pháp rồi có mất không? Và có sự khác biệt nào giữa người thấy Thực tánh pháp vẫn còn phàm phu với người thấy được thực tánh pháp chứng quả Tu-đà-hoàn? - Thấy thực tánh pháp rồi có thể mất có thể không mất, vì thực tánh chân đế có hai loại: Tánh đế (Sabhāva sacca) và thánh đế (Ariya sacca). Khi còn phàm phu chỉ mới thấy tánh đế qua tuệ tri vẫn có thể mất, còn bậc thánh thấy thánh đế qua liễu tri nên không mất. Trong tiến trình tâm chứng ngộ Đạo Quả, khi tâm Đạo ứng khởi thì một mặt thấy Tánh đế của các phiền não và lập tức phiền não diệt, ngay đó tâm Đạo liền chứng Thánh đế, Niết-bàn. Trong quá trình tu tập, bỗng một lúc nào đó tâm rỗng lặng trong sáng, vắng bặt mọi khái niệm, tri kiến tạm thời thanh tịnh, lúc đó chính là thấy ra Tánh đế, nhưng người ấy có 68 VIÊN MINH thể không biết đó là Tánh đế nên mới mất. Nhưng nhờ trải nghiệm nhiều lần như thế mới bắt đầu thực chứng đó là Tánh đế. Khi đã nhận ra Tánh đế thì sớm muộn gì cũng thực chứng Thánh đế. Hỏi: Trong kinh A Hàm có đoạn nói đến Hữu hành Niết-bàn, Vô hành Niết-bàn, Tổn hại Niết-bàn và Trung gian Bát Niết-bàn. Kính xin thầy giải thích về các loại Niết-Bàn này. - Vì đó là Kinh A-hàm của các Bộ Phái chứ không phải Kinh Nikāya Nguyên thuỷ nên thầy chỉ đoán rằng Hữu hành Niết-bàn là Niết-bàn còn tập khí (sankhàra) của bậc Hữu Học, Vô hành Niết-bàn là Niết-bàn không còn tập khí của bậc Vô Học, Tổn hại Niết-bàn là Niết-bàn của các bậc Hữu học còn phải trải qua thời gian để diệt dần (tổn hại) các kiết sử mới chứng được Niết-bàn hoàn toàn. Trung gian Niết-bàn là Niết-bàn của các vị A-na-hàm sinh vào cõi trung gian là Sắc Cứu Cánh Thiên rồi ở đó chứng quả A-la-hán và nhập Niết-bàn luôn… Khi đọc Kinh điều nào không hiểu nên bỏ qua một bên để đọc tiếp, về sau khi nào đủ duyên sẽ hiểu chứ đừng cố gắng giải đoán để cho lý trí vọng thức xen vào. Điều nào thông suốt được tức mình đã trải nghiệm, đã thấy ra trong thực tế đời sống. 69 VIÊN MINH Trà đạo ngày 25.8.2016 👎 Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn? Hỏi: Thưa thầy phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn? - Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn về mọi mặt, nhưng nó giống như một cuộc cờ có quy luật hẳn hoi, trong đó mỗi quân cờ, mỗi nước cờ đều có công dụng và vị trí nhất định của nó mà người chơi đương nhiên phải tuân thủ. Còn thắng hay bại, vui hay buồn, vinh hay nhục... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... thì mỗi người có quyền tự do lựa chọn tuỳ khả năng, tuỳ trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình. Do đó nói là lập trình sẵn cũng đúng, nhưng đó là nguyên lý, là quy luật, không phải ai đó đã an bài sẵn mọi sự như định mệnh mà mỗi người phải gánh chịu. Lập trình sẵn ở đây cũng có nghĩa là có sẵn những yếu 70 VIÊN MINH tố tự nhiên, như trong thiên nhiên đã có sẵn hydrogen, oxygen, carbonic v.v..., nhưng tuỳ hiểu biết tính chất của các nguyên tố ấy mà có thể tạo ra những phản ứng hoá học khác nhau để có những hiệu ứng nhất định tuỳ mục đích sử dụng của mỗi người. Dễ hiểu hơn như chúng ta có sẵn rau, củ, quả, gia vị mặn, ngọt, chua, cay v.v... nhưng ai thông hiểu được tính vị của chúng thì có thể chế biến thành những món ăn ngon, bổ dưỡng, ai không biết sẽ chế biến ra món ăn dở, độc hại. Như vậy, tuy thực phẩm có sẵn nhưng thức ăn ngon dở không phải do ai lập trình sẵn mà do nhận thức và cách chế biến của người nấu. Lập trình mà không phải lập trình, đây là một cách lập trình rất kỳ lạ: chỉ lập trình trên nguyên lý thôi còn ứng dụng thì tự do chọn lựa của mỗi người. Ngược lại dù tự do chọn lựa nhưng cuối cùng vẫn phải học ra sự vận hành theo nguyên lý của pháp, không phải muốn gì theo ý mình cũng được. Rốt cuộc chọn lựa đường nào rồi cũng phải học cho ra nguyên lý của pháp mới thôi. Hỏi: Có đôi khi những giấc mơ như báo hiệu chính xác điều sắp xảy ra. Vậy có phải là mọi việc đã sắp đặt sẵn rồi sao? 71 VIÊN MINH - Không phải sắp đặt sẵn mà giống như trái mít đã được 1 tháng, người trồng mít rành nghề có thể biết bao lâu nữa trái mít ấy sẽ chín vì nó có tiến trình của nó, nhưng trong đó vẫn có sự uyển chuyển mà người càng rành rẽ chừng nào càng đoán đúng chừng đó. Nếu như trời nắng nhiều thì trái mít sẽ chín sớm, trời lạnh quá thì mít sẽ chín trễ hơn, người ta có thể nhìn qua tất cả hiện tượng thiên nhiên mà biết được sự vận hành của vạn pháp. Cho nên người ta có thể dự đoán thời tiết... mà trong dịch lý gọi là "lý sương kiên băng chí" tức nhìn thấy sương mà biết sắp tới sẽ có giá băng. Những người đi làm rừng thấy măng mọc như thế nào đoán được năm đó có lũ lụt lớn hay không, hoặc thấy hoa lau nở ra sao mà đoán được thời tiết sắp xảy ra rất chính xác, như kiểu kiến đoán được trời mưa, cá đoán được động đất dưới biển vậy. Trong “lập trình” của tạo hóa (pháp) có những nguyên lý phổ quát quy mô lớn như thành-trụ-hoại không; quy mô vừa như sinh-trụ-dị-diệt; quy mô nhỏ như sinh-lão-bệnh-tử. Nhân quả, nghiệp báo cũng có quy luật của nó nên những vị có thiên nhãn minh có thể biết được người nào gieo hạnh nghiệp gì sẽ gặt hậu quả ra sao, sinh ở cõi giới nào. Nghiệp được mỗi người tự do chọn lựa nhưng chọn lựa nào cũng đều phải học bài học trong chọn lựa của mình. 72 VIÊN MINH Về phương diện tâm, phần tướng biết của tâm qua lục căn chỉ biết được đối tượng hiện khởi, nhưng tánh biết của tâm có thể biết được thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai và không gian vô tận bên trong, bên ngoài, tám hướng, mười phương. Bản chất của tâm rộng lớn bất tận về cả không gian và thời gian nên việc linh cảm được chuyện sắp xảy ra ở tương lai hoặc chuyện đang diễn biến ở cõi giới khác là chuyện bình thường. Ví như nước và sóng, tánh biết như nước, tướng biết như sóng, sóng tuỳ duyên mà biểu hiện khác nhau nhưng tánh nước không thay đổi. Tánh nước thì ở cùng khắp nhưng hiện tướng như hơi, sương, mù, mây, mưa, nước giếng, nước sông, ao, hồ, biển cả… đều tùy duyên mà biểu hiện khác nhau. Cũng vậy, tướng của tâm chỉ giới hạn trong mỗi chúng sanh, nhưng tánh của tâm rộng lớn vô cùng nên thường được gọi là vũ trụ tâm. Người thoát khỏi bản ngã, thâm nhập vào được biển tâm rộng lớn có thể thấy quá khứ, tương lai và không gian rộng lớn. Như Đức Phật có thể ngồi ở chùa Kỳ Viên mà thấy được các cõi Trời ra sao, thấy luôn cả quá khứ, tương lai ra sao. Đôi lúc chúng ta vô tình cảm ứng được tương lai, nhất là qua giấc chiêm bao, lúc đó ý thức của tướng biết không hoạt động, nhưng tánh biết của tâm thì vẫn âm thầm làm việc. Vì vậy mà nó vẫn 73 VIÊN MINH biết được quá khứ tương lai, thậm chí linh cảm được những chuyện xảy ra bên ngoài. Tâm rất kỳ diệu mà chưa môn tâm lý học nào nói hết được, kể cả những bộ luận nổi tiếng như Vi Diệu Pháp hoặc Duy Thức. Có những trường phái thấy tâm như vậy sinh ra chủ nghĩa duy tâm và cho rằng tất cả đều do tâm tạo ra hết. Thật ra, sự sống không phải chỉ có tâm không thôi mà còn có đất, nước, lửa, gió và hư không nữa. Những nguyên tố đó kết hợp với nhau sinh ra muôn loài vạn vật. Hiện tướng của muôn loài vạn vật thì có sinh có diệt, nhưng tánh của chúng vẫn không sinh diệt. Đạo Phật nhìn sự vật một cách toàn diện gồm mặt tất định, mặt tự do và cả mặt ngẫu nhiên nữa. Trong khi một số tôn giáo, triết học chỉ nhìn thấy một chiều nên họ chủ trương hoặc là định mệnh, hoặc là tự do, hoặc là ngẫu nhiên một cách phiến diện. Hỏi: Những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa có phải là tất định cho sự thành công hay thất bại? - Đó chỉ là duyên bên ngoài, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt đến thành công. Trong Phật giáo có Tứ Như Ý Túc: dục, cần, tâm và thẩm là những yếu tố bên 74 VIÊN MINH trong làm nhân quyết định sự thành công. Trong khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa có vẻ thụ động vì lệ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh và sự ủng hộ của quần chúng thì Tứ Như Ý Túc mang tính chủ động của thái độ nội tâm. Sự kết hợp hài hoà giữa nội tâm và ngoại cảnh sẽ quyết định sự thành công vững vàng hơn. Như trong chiến tranh bên nào đạt được những điều kiện thiên thời, địa thế và lòng người thì có hy vọng chiến thắng hơn, tuy nhiên tài đức và chính nghĩa mới là nhân chính quyết định chiến thắng có ý nghĩa. Như vậy chiến thắng hay thành công một mặt cần đến trí tuệ và năng lực của mỗi người, mặt khác phải thuận theo nguyên lý tất định trong sự vận hành của thiên nhiên và xã hội, nên cổ nhân mới nói “Thuận thiên lập mệnh” là thế. Vì nhiều người không thấy được điều này nên khi thành công cứ tưởng là mình tài giỏi mà sinh ngã mạn, tự cao. 👎 Đạo có phải là con đường? Hỏi: Thưa thầy, Đạo có phải là con đường? - Đạo không phải là con đường dẫn tới đâu. Thuật ngữ Đạo trong Đạo đế là những yếu tố giác ngộ ra Sự 75 VIÊN MINH Thật mà sự thật rốt ráo nhất chính là Niết-bàn trong Tứ Thánh Đế. Nếu có con đường thì phải có điểm xuất phát và đích đến như vậy đã có ham muốn trở thành, tức rơi vào hữu, tướng, tác, cầu hay sinh, hữu, tác, thành, chứ không phải là Đạo là không, vô tướng, vô tác, vô cầu hay không sinh, không hữu, không tác, không thành như Đức Phật dạy. Nhưng Niết-bàn ở ngay đây và bây giờ nơi thực tại hiện tiền nên Đức Phật dạy chỉ cần nhìn lại mà thấy chứ không phải trở thành hay đạt tới. 76 VIÊN MINH Trà đạo Bửu Long 27.8.2016 👎 Cách hiểu lời dạy của Đức Phật Hỏi: Thưa thầy trong Kinh Pháp Cú phẩm Ngu, Đức Phật có dạy: “Tìm không được bạn đường, Hơn mình hay bằng mình, Thà quyết sống một mình, Không bè bạn kẻ ngu.” Nếu vậy chỉ tìm bạn giỏi để chơi mà bỏ mặc những người kém hơn mình xung quanh thì có đúng không thưa thầy? - Trước hết cần khắc cốt ghi tâm rằng không phải lời dạy nào của Phật cũng đúng cho mọi trường hợp, vì Đức Phật chỉ đối cơ mà dạy cho trường hợp đặc thù nhất định nào đó thôi. Nếu hiểu lầm lời Phật mà áp dụng lung tung thì chẳng khác nào “râu ông nọ 77 VIÊN MINH cắm cằm bà kia” thì oan cho Phật lắm. Thí dụ hôm kia thầy ăn món canh rồi nói với người nấu bếp là “canh này chua quá” thì chỉ đúng với thời điểm đó, canh đó, người nấu đó thôi. Bây giờ nếu cứ gặp canh nào cũng bắt chước thầy nói “canh này chua quá” thì còn đúng nữa không. Rồi ai hỏi canh này ngọt sao lại nói chua thì bảo “Thầy nói vậy mà” như thế có oan cho thầy không? Đức Phật luôn dạy đúng với thời-vị-tính mỗi tình huống đặc thù của người đang đối diện thôi, không phải áp dụng cho ai cũng được. Cho nên, mỗi bài kệ Pháp Cú đều có một câu chuyện đi kèm để cho người sau thấy rằng bài kệ đó được nói trong bối cảnh đó thôi. Như lời Đức Phật dạy “không phải của ta” cho nàng Paṭācārā chỉ thích hợp với hoàn cảnh khổ đau mất mát mọi người thân của nàng nên nàng mới tỉnh ngộ, nếu đem nói với một ông vua đang lúc thanh bình thịnh trị thì mang họa! Câu Pháp cú số 61 ám chỉ trường hợp trưởng lão Mahā Kassapa sống với một người đệ tử ngu ngốc, sân hận, đã làm sai không nghe lời dạy bảo lại còn nổi giận đốt luôn tịnh thất của trưởng lão, nên Đức Phật mới dạy Kassapa rằng thà sống một mình còn hơn 78 VIÊN MINH sống với kẻ ngu, chứ không có ý nói bỏ mặc người kém hơn mình, nếu bỏ mặc người kém hơn mình sao Đức Phật lại mất công đi hoằng hóa độ sinh. 👎 Giáo Pháp nguyên thủy và cách hành Hỏi: Giáo Pháp và cách thực hành theo Phật Giáo nguyên thủy là tự tu, tự chứng để diệt khổ cho mình, như vậy có vị kỷ cá nhân không, thay vì tu trong hoạt động vị tha để giúp đời bớt khổ như Đại Thừa? - Vấn đề là ở chỗ hiểu ý nghĩa của cuộc đời như thế nào. Nếu xem cuộc đời là môi trường giáo dục, huấn luyện, đào tạo để giúp mỗi người phát huy trí tuệ và đạo đức thì để cho mọi người tự mình trải nghiệm những khó khăn gian khổ mà giác ngộ giải thoát là tất yếu. Như trong trường huấn luyện quân đội chẳng hạn, người ta phải thiết lập nhiều tình huống khó khăn nguy hiểm để học viên phải vượt qua mới phát huy được khả năng chiến đấu. Nếu có một ai đó nghĩ rằng sao lại để cho những học viên này cực khổ như vậy rồi anh ta đưa ra dự án san bằng mọi hiểm trở để biến trường huấn luyện thành khu nghỉ dưỡng 5 sao cho học viên hưởng thụ thì còn gì là ý nghĩa của trường huấn luyện khổ nhục! 79 VIÊN MINH Vậy cuộc đời đau khổ chính là để mỗi người học ra bài học giác ngộ giải thoát, nên từ xưa đến nay chưa có vị Bồ-tát hay đấng cứu rỗi nào, dù lòng vị tha rộng lớn đến đâu có thể dẹp mọi thăng trầm cho cuộc đời bằng phẳng được cả. Trong lịch sử từ khi có loài người xuất hiện trên trái đất này có thời đại nào thực sự bằng phẳng chưa? Như thế, lòng vị tha không phải là “nguyện độ chúng sinh” bằng cách dẹp bỏ những khổ đau trên cuộc đời để mọi người đều được hạnh phúc một cách không tưởng, mà điều kiện tiên quyết là mỗi người phải tự khám phá ra nguyên nhân đau khổ nơi chính mình để tự giác rồi mới có thể chỉ bày cho người khác biết tự giác ngộ giải thoát ra khỏi nguyên nhân khổ đau do chính họ gây ra như thế nào. Đó là lý do vì sao Đức Phật chỉ khai thị chứ không cứu rỗi, vì nếu cứu rỗi cho mọi người thì họ không còn khả năng tự giác để vượt qua những thử thách chông gai, để tự mình phát huy trí tuệ và đạo đức được nữa. Tự giác không phải là ích kỷ mà phải có tự giác mới có thể giác tha. Một hôm Đức Phật ghé qua một gánh xiếc, thấy hai cha con cùng biểu diễn màn xiếc giữ thăng bằng khi đang nhào lộn trên một sợi dây. Đức Phật hỏi người cha làm sao hai cha con 80 """