"
Số Không - Umberto Eco full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Số Không - Umberto Eco full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
SỐ KHÔNG
Tác giả: Umberto Eco Dịch giả: Lê Thúy Hiền NXB Văn Học
TVE-4U.org
ebook©vctvegroup
Only connect! (Chỉ có kết nối!) - E.M. Forster
I.
Thứ Bảy mồng 6 tháng Sáu năm 1992, 8 giờ sáng
Sáng nay vòi nước không chảy.
Toóc, toóc hai tiếng như tiếng trẻ con ợ, rồi tịt ngóm.
Tôi gõ cửa hàng xóm: ở nhà họ mọi thứ vẫn ổn. Bà hàng xóm bảo: hay cậu lại khóa van tổng rồi. Cháu á? Nó ở đâu cháu còn chẳng biết nữa là. Cháu cũng mới chuyển đến, mà bác thấy đấy, cháu đi làm suốt, tối mịt mới về. Ôi Trời! Thế khi cậu đi vắng cả tuần cũng không khóa van nước và gas à? Rõ là bất cẩn. Để tôi vào xem thế nào.
Bà ta mở chiếc tủ nhỏ dưới bồn nước, vặn vặn cái gì đó thế rồi nước chảy ra. Thấy chưa? Cậu khóa van vào còn gì. Xin lỗi bác, cháu lơ đễnh quá. Ôi giời, xinh-gờ độc thân như chú! ôkê-gâu: vâng thế mời bà đi cho! Giờ thì đến bà hàng xóm cũng nói tiếng Anh kia đấy!
Bình tĩnh nào. Không có chuyện ma quỷ gì ở đây hết, những thứ đó chỉ có trong phim ảnh mà thôi. Tôi cũng không mắc chứng mộng du, mà ngay cả khi có bị mộng du đi chăng nữa, tôi cũng chẳng biết cái van nằm ở chỗ nào, nếu không thì hẳn tôi đã đóng nó lại khi không ngủ được rồi, bởi vòi hoa sen trong nhà tắm bị rỉ nước nên lúc nào tôi cũng có nguy cơ thức chong chong cả đêm vì tiếng róc rách nhỏ giọt, khác nào Chopin trên đảo Valldemossa![1] Quả thật, nhiều khi đã ngủ rồi lại tỉnh, tôi phải ra khỏi giường, đi đóng cửa nhà
tắm và cửa phòng ngủ tại để khỏi phải nghe tiếng nước róc rách khó chịu đó.
Cũng không có chuyện chập điện hay gì gì đó (vì van là van tay vặn, cái tên nó cũng đủ để hiểu là cơ chế vận hành bằng tay rồi), mà chuột có chạy qua cũng không thể đủ mạnh để làm quay nắp van có dạng bánh xe sắt kiểu cổ lỗ sĩ (mọi vật dụng trong cái nhà này phải có từ ít nhất năm mươi năm trước rồi), lại còn han gỉ nữa chứ. Cho nên hẳn phải có tay người (hay mang hình dáng người) ở đây. Tôi cũng chẳng có ống khói lò sưởi để cho con đười ươi phố Morgue[2] trèo vào.
Thử nghĩ xem nào. Người ta nói cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Loại bỏ khả năng có điều kỳ diệu nào xảy ra, bởi đó chỉ là cái vòi hoa sen chứ có phải Biển Đỏ đâu mà Chúa đoái hoài tới. Cho nên kết quả tự nhiên thì nguyên nhân cũng phải tự nhiên. Đêm qua trước khi lên giường tôi có uống một viên thuốc ngủ, như vậy là cho tới lúc đó nước vẫn chảy.
Sáng nay thì không. Cho nên Watson[3] thân mến ơi, van nước đã bị khóa đêm qua, mà không phải do mi. Ai đó đã vào nhà, hắn, hay chúng, sợ rằng tôi tỉnh dậy, không phải do tiếng động chúng gây ra (chúng hẳn êm như ru rồi), mà bởi tiếng nhỏ giọt của vòi nước, khiến chính chúng cũng phát điên, có khi còn tự hỏi sao nó lại không đánh thức tôi dậy. Thế nên, vốn láu cá, chúng đã đóng van nước lại, y như bà hàng xóm hẳn đã làm.
Thế rồi sao? Đống sách vở vẫn để lộn xộn như thường, cho dù toàn bộ mật thám trên thế giới có qua đây lật từng trang sách đi chăng nữa thì tôi cũng chẳng nhận ra. Có xem trong ngăn kéo hay mở tủ ở hành lang chăng nữa cũng vô ích. Thời buổi này nếu muốn
tìm gì thì chỉ có một chỗ: lục trong máy tính. Có khi để tiết kiệm thời gian, chúng đã sao lại tất cả rồi trở về nhà. Và lúc này, sau khi đã mở đi mở lại từng tài liệu, chúng hẳn đã nhận ra trong máy tính không có thứ gì đáng quan tâm.
Chúng hy vọng tìm được gì? Hẳn là thứ gì đó liên quan tới tờ báo (tôi chẳng thấy có khả năng nào khác). Chúng không ngu đâu, chúng nghĩ tôi đã ghi chép toàn bộ công việc diễn ra tại tòa soạn, và do đó, nếu biết điều gì về vụ Braggadocio, hẳn tôi đã ghi lại vào đâu đấy. Giờ thì chúng đoán ra sự thật rồi, tức là tôi giữ mọi thứ trong một đĩa máy tính. Đương nhiên đêm qua chúng đã ghé thăm cả phòng làm việc, và không tìm thấy cái đĩa nào của tôi cả. Do đó chúng bây giờ mới suy ra rằng có lẽ tôi giữ nó trong túi. Hẳn chúng đang tự rủa sao lại ngu thế chứ, đáng lẽ phải tìm trong túi áo khoác của nó. Ngu ư? Lũ khốn. Nếu khôn thì hẳn đã không làm cái nghề bẩn thỉu này rồi.
Chúng sẽ thử lại lần nữa, ít nhất là sẽ giở chiêu lá thư bị đánh cắp[4] ra với tôi, chúng sẽ giả làm lũ móc túi mà tấn công tôi trên đường. Cho nên tôi phải nhanh chân lên, trước khi chúng quay lại, phải gửi cái đĩa tới một địa chỉ nào đó, rồi xem lúc nào có thể tới lấy được. Trời ơi sao tôi lại có thể nghĩ những điều vớ vẩn thế được kia chứ? Đã có một xác chết rồi, còn Simei đã phải tháo chạy. Ai cần biết tôi có biết gì hay không đâu: để cho chắc, chúng sẽ loại tôi đi cho rảnh nợ. Tôi chẳng thể lên báo mà trình bày mình chẳng biết gì về vụ việc này, bởi chỉ riêng việc nhắc tới nó thôi đã để lộ ra là mình biết về nó.
Tại sao tôi lại rơi vào vũng lầy này? Tôi tin mọi chuyện là do giáo sư Di Samis và việc tôi biết tiếng Đức mà ra cả.
***
Tại sao tôi lại nghĩ tới Di Samis? Đã bốn mươi năm trôi qua rồi còn gì. Bởi tôi vẫn luôn đổ lỗi cho ông về việc mình chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, và chỉ vì chưa bao giờ tốt nghiệp đại học nên bây giờ tôi mới bị cuốn vào âm mưu này. Còn Anna đã bỏ tôi hai năm sau khi cưới, nói rằng cô ấy nhận thấy tôi là một kẻ bỏ đi, một tên thất bại. Chẳng rõ ngày trước tôi đã kể với cô ấy những gì để tỏ ra mình hay ho đẹp đẽ.
Tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học bởi tôi biết tiếng Đức. Bà tôi là người vùng Alto Adige nên đã luyện cho tôi nói tiếng Đức từ bé. Từ năm thứ nhất đại học, tôi đã nhận dịch sách tiếng Đức để trang trải chi phí. Thời đó, chỉ cần biết tiếng Đức thì đã coi như có một nghề rồi. Ai đọc và dịch được những cuốn sách Đức mà người khác không hiểu (và do đó được coi là quan trọng) sẽ được trả công cao hơn so với tiếng Pháp, thậm chí cả tiếng Anh. Ngày nay tôi nghĩ cũng tương tự như ai biết tiếng Trung hay tiếng Nga. Nói ngắn gọn thì hoặc dịch tiếng Đức, hoặc tốt nghiệp. Làm cả hai thì không được. Quả thật, dịch tức là ở trong nhà, cả khi trời nóng lẫn khi trời rét, làm việc mà chân vẫn xỏ dép đi trong nhà, và nhất là học được khối thứ. Sao lại phải lên lớp, theo các bài học ở trường làm gì?
Vốn tính biếng nhác, tôi đã quyết định đăng ký vào khoa tiếng Đức, tự nhủ như thế chẳng phải học gì nhiều, bởi tôi đã biết hết rồi. Thuở đó, giáo sư Di Samis đã tạo ra cái mà đám sinh viên vẫn gọi là tổ đại bàng, trong một tòa nhà xây theo lối ba rốc nay đã cũ nát, nơi phải trèo lên một cầu thang rộng để tới sảnh lớn. Một bên là tới văn phòng của thầy Di Samis, một bên là khán phòng lớn, như cách giáo
sư gọi thật khoa trương: phòng học chỉ có sức chứa khoảng năm mươi sinh viên.
Ta chỉ có thể vào văn phòng của thầy Di Samis nếu xỏ dép đi trong nhà vào. Thế nhưng ngoài cửa chỉ có đủ số dép cho các trợ lý của giáo sư và hai hoặc ba sinh viên. Ai không có dép thì đứng ở bên ngoài chờ tới lượt mình. Tôi nghĩ mọi thứ ở đây đều được đánh sáp bóng loáng, kể cả đống sách trên tường, kể cả khuôn mặt của các trợ lý đã già, tự cổ lai hỵ vẫn đang ngồi chờ tới lượt mình được lên chức giảng viên.
Phòng học có mái vòm rất cao và cửa sổ theo lối gô tích (chẳng hiểu nổi sao lại có lối kiến trúc như thế trong một tòa nhà ba rốc), với kính màu xanh. Khi tới giờ, tức là đúng mười bốn phút sau giờ lên lớp, giáo sư Di Samis rời phòng làm việc. Đi cách ông một mét là vị trợ lý già, và cách hai mét là các trợ lý trẻ hơn, chỉ dưới năm mươi thôi. Vị trợ lý già mang sách hộ giáo sư, các trợ lý trẻ vác máy ghi âm - vào thời cuối những năm năm mươi, đống máy ghi âm vẫn còn to đùng, chẳng khác gì chiếc xe Rolls-Royce.
Thầy Di Samis bước qua mười mét ngăn cách phòng làm việc và phòng học như thể khoảng cách là hai mươi mét vậy: ông không đi đường thẳng, mà đường cong (đường cong parabol hay đường elip, tôi cũng chẳng rõ nữa), vừa đi vừa nói to "tới đây, tới đây!", rồi bước vào phòng học, ngồi xuống cái ghế bành chạm trổ cầu kỳ - thiếu mỗi nước ông bắt đầu tự xưng là Thánh Ishmael nữa thôi.
Ánh sáng chiếu qua tấm kính cửa sổ màu xanh khiến cho khuôn mặt ông trở nên nhợt nhạt, ông mỉm cười nham hiểm trong lúc các trợ lý bật máy ghi âm, rồi bắt đầu lên tiếng: "Trái với những gì mà vị
đồng nghiệp đáng kính của tôi - giáo sư Bocardo - đã nói gần đây..." và cứ thế suốt hai tiếng đồng hồ.
Thứ ánh sáng xanh le lét đó khiến tôi luôn rơi vào trạng thái thiu thiu ngủ. Mắt các trợ lý cũng chẳng khá gì hơn. Tôi biết nỗi khổ của họ. Sau hai giờ giảng, trong khi lũ sinh viên chúng tôi ùa ra khỏi phòng học, giáo sư Di Samis cho tua lại đoạn băng rồi rời khỏi ghế bành, ngồi xuống hàng ghế đầu cạnh các trợ lý đầy dân chủ. Thế rồi tất cả cùng nghe lại bài giảng dài hai tiếng đồng hồ, giáo sư gật gù thỏa mãn mỗi khi tới đoạn ông cho là quan trọng. Cần phải biết rằng khóa học có chủ đề là bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Martin Luther. Thật là quá sức tưởng tượng! Lũ sinh viên cùng lớp tôi vẫn nói thế với ánh mắt đau khổ.
Vào cuối năm thứ hai, sau khi theo rất ít bài giảng, tôi liền đánh bạo xin làm đề tài khóa luận về tính châm biếm trong các tác phẩm của nhà thơ Heine (tôi thấy được an ủi với cách ông đối mặt những mối tình bất hạnh, cái cách mà tôi gọi là những lời châm biếm chua cay cần thiết - tôi đang chuẩn bị cho nỗi bất hạnh trong tình yêu của chính mình). Thầy Di Samis thất vọng nói: "ôi giới trẻ bây giờ chỉ chăm chăm bập ngay vào các tác giả hiện thời..."
Trong một phút thông minh bất thình lình, tôi nhận ra rằng không hy vọng gì vào việc viết luận với thầy Di Samis. Tôi nghĩ tới giáo sư Ferio, trẻ hơn, nổi tiếng thông minh sáng suốt. Mảng nghiên cứu của ông là thời kỳ lãng mạn và các thời kỳ lân cận. Nhưng các bạn học lớn tuổi hơn đã cảnh báo tôi rằng muốn gì thì gì, tôi vẫn phải có thầy Di Samis là giáo viên hướng dẫn thứ hai, rằng tôi không được tiếp cận giáo sư Ferio một cách chính thức, nếu không Di Samis sẽ biết ngay và biến tôi thành kẻ thù vĩnh viễn. Tôi phải đi lách, phải giả bộ
là chính Ferio đã yêu cầu tôi làm khóa luận với thầy, như thế Di Samis sẽ giận ông ta, chứ không giận tôi. Di Samis ghét Ferio, bởi một lý do đơn giản là chính Di Samis đã giúp Ferio có được cái chức giảng viên này. Tại trường đại học thuở ấy (tôi nghĩ cả ngày nay cũng vậy), mọi thứ đều đảo ngược so với thế giới thông thường: không phải con ghét cha, mà là cha ghét con.
Tôi nghĩ sẽ có thể giả vờ tình cờ tiếp cận Ferio tại một trong các hội thảo hằng tháng do Di Samis tổ chức ở phòng học của ông, vốn được rất nhiều đồng nghiệp tham dự bởi ông luôn mời được các nhà nghiên cứu nổi tiếng.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy: ngay sau hội thảo là thời gian dành cho tranh luận, do các giáo sư độc diễn, rồi tất cả rời đi vì diễn giả được mời tới nhà hàng Con Rùa - nhà hàng ngon nhất trong vùng, với phong cách giữa thế kỷ mười chín, thậm chí những người phục vụ ở đó còn mặc bộ áo đuôi tôm. Từ tổ đại bàng tới nhà hàng, cần phải đi qua một phố lớn hai bên là những mái vòm, rồi quảng trường cổ kính, rẽ tại góc một tòa nhà trang trí cầu kỳ và cuối cùng đi qua một quảng trường nhỏ. Suốt dọc con phố có mái vòm, vị diễn giả được các giáo sư bao quanh, cách họ một mét là các giáo viên hợp đồng, cách hai mét là cánh trợ lý trẻ hơn, và cách đó xa xa là đám sinh viên mạnh dạn nhất. Khi tới quảng trưởng cổ, các sinh viên tản đi, tới góc tòa nhà, cánh trợ lý rút lui, các giáo viên họp đồng đi hết quảng trường nhỏ, nhưng cáo lui trước ngưỡng cửa nhà hàng, chỉ diễn giả và các giáo sư bước vào trong.
Thế nên thầy Ferio không biết tới sự tồn tại của tôi. Mà bấy giờ tôi cũng hết hứng thú với môi trường ấy, cho nên không tới lớp nữa. Tôi làm công việc dịch thuật như một cái máy, chấp nhận dịch bất cứ cái
gì khách hàng yêu cầu. Có lúc tôi còn đắm mình trong cái lãng mạn của trọn bộ ba tập về vai trò của nhà lý thuyết kinh tế Friedrich List trong việc sáng lập ra Liên minh quan thuế Đức Zottverein. Thế nên có thể hiểu được tại sao sau đó tôi từ bỏ việc dịch tiếng Đức, nhưng lúc ấy thì cũng đã quá muộn để quay trở lại trường đại học rồi.
Vấn đề nằm ở chỗ ta không chịu chấp nhận sự thật: ta cứ tiếp tục sống mà đinh ninh rằng một ngày nào đó sẽ hoàn thành tất cả các bài thi và luận văn. Và khi sống mà nuôi hy vọng bất khả thì ta đã là kẻ thất bại rồi. Khi nhận ra điều đó thì chẳng còn cách nào khác là từ bỏ.
Ban đầu tôi tìm được công việc gia sư cho một thằng bé Đức quá ngu không thể đến trường tại vùng núi Thụy Sĩ Engadina. Khí hậu rất tốt, cô quạnh trong mức có thể chịu đựng được, tôi ở đó một năm vì tiền công cao. Thế rồi một hôm, bà mẹ thằng bé xán lại sát người tôi trong hành lang, ám chỉ bà ta sẵn lòng chiều tôi. Bà ta răng vẩu, mép lún phún ria. Tôi lịch thiệp nói cho bà ta hiểu mình chẳng mặn mà gì. Ba hôm sau tôi bị đuổi việc với lý do thằng bé không đạt tiến bộ gì trong học tập.
Thế là tôi làm nghề viết báo thuê để kiếm sống. Tôi muốn được viết báo chính thức, song chỉ được đăng trên mấy tờ tin địa phương, kiểu như phê bình kịch cho các buổi biểu diễn trên tỉnh hay các đoàn diễn rong để đổi lại vài đồng tiền công rẻ mạt. Tôi chỉ có đủ thời gian xem màn khởi động trước khi diễn, nhòm sau cánh gà các nữ vũ công mặc bộ lính thủy (lớp da nhăn nheo của họ chẳng khiến tôi ngán), rồi theo họ tới quầy bar, nơi họ ăn tối bằng một cốc cà phê sữa, hay nếu không hết sạch tiền thì họ còn gọi thêm cả món trứng tráng bơ. Tôi có trải nghiệm tình dục đầu tiên với một nữ ca sĩ, dùng
tình để đổi lấy bài khen ngợi trên một tờ báo tỉnh Saluzzo: với cô ả thế là đủ.
Tôi không có nơi nào có thể gọi là nhà. Tôi sống tại nhiều thành phố khác nhau (tôi tới Milano chỉ sau khi nhận được cuộc gọi của Simei), làm việc chỉnh sửa bản thảo cho ít nhất ba nhà xuất bản (thuộc trường đại học, chứ chưa bao giờ cho những nhà xuất bản lớn). Một trong ba nhà xuất bản đó giao cho tôi việc rà soát bách khoa toàn thư (cần phải kiểm tra mấy thông tin như ngày tháng, nhan đề các tác phẩm...], tất cả các công việc khiến cho tôi có được cái mà sau này nhà biên kịch Paolo Villaggio gọi là một thứ "văn hóa gớm guốc". Những kẻ thất bại, cũng như những kẻ tự giáo dục, luôn có thứ hiểu biết rộng hơn kẻ chiến thắng. Muốn thắng, bạn phải biết rõ một thứ thôi, mà không mất thời gian vào những thứ khác. Sự uyên bác dành cho kẻ thất bại. Càng biết nhiều, thì mọi thứ của anh ta lại càng đi lệch hướng.
Tôi dành vài năm đọc đống bản thảo mà các nhà xuất bản chuyển đến (đôi khi cả những nhà xuất bản quan trọng), bởi chẳng có ai ở chỗ họ muốn đọc những bản thảo được gửi tới. Họ trả tôi năm ngàn lia cho mỗi bản, tôi nằm cả ngày trên giường điên cuồng đọc, rồi bôi ra hai trang đánh giá bản thảo theo cách mỉa mai nhất có thể để phá hoại một tác giả nào đó, kẻ chẳng bao giờ ngờ được rằng bản thảo của mình bị từ chối là do tôi. Các nhà xuất bản thở phào nhẹ nhõm, gửi thư tới kẻ bất hạnh đó rằng họ lấy làm tiếc mà phải từ chối xuất bản... Đọc các bản thảo không bao giờ được xuất bản có thể trở thành một nghề đích thực.
Trong thời gian đó lại còn cả chuyện với Anna, mối quan hệ của chúng tôi đã kết thúc đúng như nó phải thế. Kể từ đó tôi không thể
(hay nhất quyết từ chối) hứng thú nghĩ tới đàn bà, bởi tôi sợ sẽ lại thất bại. Tôi viện tới tình dục vì mục đích trị liệu: những cuộc phiêu lưu ngẫu nhiên, không lo sợ phải yêu đương, chỉ một đêm (cảm ơn em, chuyện đêm qua thật tuyệt) và thế là xong; hay trả tiền cho một mối quan hệ định kỳ, để không bị ham muốn ám ảnh (các nữ vũ công đã giúp tôi không thấy gớm khi nhìn lớp da nhăn nheo).
Và tôi vẫn mơ về điều mà tất cả những kẻ thất bại đều mơ, ấy là một ngày nào đó có thể viết một cuốn sách đem lại cho tôi vinh quang và giàu có. Để học cách trở thành nhà văn lớn, tôi thậm chí còn làm đen (hay người viết thế, như cách gọi ngày nay để tránh mắc tội phân biệt chủng tộc) cho một nhà văn trinh thám. Gã này, để thu hút độc giả, còn dùng một cái tên Mỹ làm biệt hiệu, giống như các diễn viên phim cao bồi miền Tây vậy. Nhưng cũng thật thú khi làm việc trong bóng tối, ẩn mình sau hai tấm rèm (Kẻ khác và tên khác của Kẻ khác).
Viết truyện trinh thám cho kẻ khác rất dễ, chỉ việc bắt chước kiểu của Chandler hay cùng lắm là kiểu của Mickey Spillane - hai tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng người Mỹ, nhưng khi thử viết gì đó cho chính mình thì tôi nhận ra rằng để miêu tả ai đó, hay cái gì đó, tôi luôn viện tới các ẩn dụ văn hóa: tôi không có khả năng nói một gã nào đó đang đi dạo vào một buổi chiều trong xanh, mà phải viết là hắn đang đi "dưới vòm trời đẹp như trong tranh của Canaletto". Rồi tôi nhận ra ngay cả nhà văn nổi tiếng D'Annunzio cũng làm vậy: để nói rằng Costanza Landbrook có vài phẩm chất tốt đẹp, ông ta viết dường như đây là một sáng tạo của Thomas Lawrence, rồi quan sát rằng các đường nét của Elena Muti gợi nhớ loạt bức chân dung của Moreau thời kỳ đầu, và trông Andrea Sperelli chẳng khác nào quý ngài vô danh trong bức chân dung tại Viện tranh Borghese. Và thế là
để đọc được một cuốn tiểu thuyết, người ta phải lần giở cả đống sách về lịch sử nghệ thuật.
Nếu D'Annunzio là một nhà văn tồi, thì không có nghĩa là tôi cũng phải viết tồi như thế. Để thoát khỏi tật trích dẫn, tôi quyết định thôi không viết lách gì hết nữa.
Tóm lại là cuộc đời tôi chẳng có gì to tát cả. Giờ, khi đã ngoài năm mươi rồi, tôi nhận được lời mời của Simei. Tại sao không? Cũng đáng thử xem sao.
***
Tôi phải làm gì bây giờ? Thò mặt ra ngoài sẽ rất nguy hiểm. Tốt hơn cả là đợi ở trong này, chúng có thể canh bên ngoài chờ tôi ra. Tôi sẽ không ra đâu. Trong bếp, tôi có vài gói bánh quy cùng mấy hộp thịt nguội. Tôi vẫn còn nửa chai whisky từ tối qua. Vậy là đủ cho một vài ngày. Tôi rót cho mình một ít (chiều có thể uống thêm chút nữa, chứ uống vào ban sáng khiến người trở nên mụ mẫm), và cố gắng nghĩ ngược trở lại từ đầu cuộc phiêu lưu này. Tôi không cần viện tới cái đĩa máy tính bởi tôi nhớ tất cả, ít ra là bây giờ, khi còn tỉnh táo.
Nỗi sợ chết khiến trí nhớ thức tỉnh.
II.
Thứ Hai mồng 6 tháng Tư năm 1992
Simei mang bộ mặt của kẻ khác. Đôi khi ta gặp kẻ nào đó mang một cái tên mà ta có cảm tưởng hắn phải mang cái tên khác mới đúng, và kết quả là ta không nhớ được hắn tên gì. Với Simei thì ta không thể nhớ mặt hắn, bởi mặt hắn có cái gì đó khiến ta nghĩ đỏ phải là khuôn mặt của kẻ khác mới đúng. Hay ngược lại, đó là bộ mặt của bất kỳ ai.
Tôi hỏi Simei: "Một cuốn sách ư?"
"Một cuốn sách. Hồi ký của một nhà báo. Câu chuyện về một năm làm việc để chuẩn bị cho một tờ nhật báo sẽ không bao giờ được xuất bản. Tên tờ báo là Ngày mai. Nghe có vẻ là khẩu lệnh của các chính khách ngày nay: vấn đề sẽ được đề cập vào ngày mai. Do đó cuốn sách cũng phải có tiêu đề: Ngày mai: hôm qua. Hay đó chứ, phải không?"
"Anh muốn tôi viết nó? Sao anh không tự viết? Anh là một nhà báo đúng không? Anh cũng đang sắp sửa điều hành một tờ báo đó thôi..."
"Điều hành một tờ báo không có nghĩa là biết viết lách. Có phải làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nghĩa là chắc chắn phải biết kích hoạt bom tay đâu. Đương nhiên là trong năm tới, ta sẽ thảo luận hằng ngày về cuốn sách, anh phải cho nó một văn phong, thêm mắm giặm muối vào, còn những nét chính sẽ do tôi kiểm soát.”
"Nghĩa là cuốn sách sẽ do cả hai ký tên, hay sẽ theo dạng Colonna phỏng vấn Simei?"
"Không, không, Colonna thân mến ơi. Cuốn sách sẽ do tôi ký tên. Anh viết xong thì biến mất luôn. Anh sẽ làm chìm. Mong anh không lấy thế làm phật lòng. Đến Dumas còn có người thế chân, sao tôi lại không thể có kia chứ?"
"Sao anh lại chọn tôi?"
"Anh có năng kiếu viết lách..."
"Cảm ơn anh."
"... nhưng chẳng ai nhận ra nó cả."
"Thật cảm ơn hết sức."
"Xin thứ lỗi chứ từ truớc tới giờ anh chỉ toàn cộng tác với mấy tờ báo địa phương, làm chân cửu vạn cho các nhà xuất bản, viết một cuốn tiểu thuyết cho người khác (đừng hỏi sao tôi lại có cuốn đấy. Tôi đọc rồi, cũng có giọng văn rõ ràng), và ngót nghét hơn năm chục tuổi đầu rồi mà nghe tin có việc làm là anh chạy lại chỗ tôi ngay. Cho nên anh biết viết, biết thế nào là sách, nhưng làm ăn tệ lắm. Đừng lấy thế làm ngại. Ngay chính tôi đây này, nếu tôi sắp sửa điều hành một tờ báo sẽ không bao giờ được xuất bản, thì ấy là bởi tôi chưa bao giờ được ứng cử giải Pulitzer. Tôi mới chỉ điều hành một tờ tuần báo thể thao và một tờ nguyệt san cho độc nam giới, hay cho nam giới độc thân, tùy anh muốn nói thế nào cũng được..."
"Biết đâu đấy, có thể tôi trọng danh dự mà từ chối..." "Anh sẽ chẳng làm thế đâu, bởi trong suốt một năm ròng, tôi sẽ trả anh sáu triệu lia một tháng, đương nhiên đưa phong bì không mất thuế rồi."
"Thế là rất cao cho một tay bút thất bại. Rồi sao nữa?"
"Rồi khi đã hoàn thành xong cuốn sách, trong vòng sáu tháng kể từ khi vụ thử nghiệm chấm dứt, anh sẽ nhận thêm mười triệu tiền mặt nữa. Khoản đó tôi móc từ túi tôi ra đó."
"Rồi sao nữa?"
"Rồi anh muốn làm gì thì làm. Nếu không tiêu xài hết vào đàn bà, ngựa và sâm banh, thì coi như chỉ trong vòng một năm rưỡi, anh kiếm được hơn tám chục triệu lia, không đánh thuế. Thế là tha hồ thảnh thơi ngắm thiên hạ rồi."
"Tôi xin hỏi thẳng nhé. Nếu anh trả tôi sáu triệu thì ai biết được anh còn nhận bao nhiêu, rồi lại còn những người khác trong ban biên tập, còn chi phí sản xuất, in ấn và phân phối nữa chứ. Nghĩa là anh đang nói với tôi rằng ai đó, hẳn là một chủ báo nào đó, sẵn lòng chi trả nhiều như thế cho một năm thử nghiệm, rồi không làm gì với nó sao?"
"Tôi có nói ông ta sẽ không làm gì với nó đâu. Ông ta sẽ thu lợi từ nó chứ. Tôi thì không: nếu tờ báo không được xuất bản thì tôi chẳng hưởng lợi gì từ nó cả. Đương nhiên không thể loại trừ khả năng là cuối cùng chủ báo quyết định xuất bản nó thật, nhưng lúc đó vụ làm ăn sẽ lớn và chẳng biết họ có còn muốn tôi chịu trách nhiệm về nó nữa không. Do đó tôi chuẩn bị cho phương án là vào cuối năm, chủ báo quyết định cuộc thử nghiệm đã đem lại kết quả ông ta muốn và cho đóng cửa tòa soạn.
Nên tôi phòng thân trước: nếu tất cả đổ vỡ thì tôi cho xuất bản sách. Nó sẽ là quả bom bất ngờ và tôi sẽ thu được một khoản nhờ bản quyền tác giả. Hoặc nói chơi là ai đó không muốn cuốn sách
được xuất bản thì phải trả tôi một khoản. Đương nhiên miễn thuế rồi."
"Tôi hiểu rồi. Nhưng có lẽ nếu anh muốn tôi hợp tác, anh phải nói cho tôi biết ai trả tiền, tại sao lại có tờ Ngày mai, tại sao có lẽ nó lại thất bại và anh muốn nói gì trong cuốn sách mà nói thẳng ra là tôi sẽ viết."
"Thế này, người trả tiền là người đã được phong tước Hiệp sĩ - ngài Vimercate. Hẳn anh đã nghe nhắc tới ông ta..."
"Tôi biết Vimercate, đôi khi báo chí vẫn nhắc tới: ông ta nắm quyền kiểm soát hàng chục khách sạn bên bờ biển Adriatic, rất nhiều viện dưỡng lão, một loạt các phi vụ buôn bán gây xôn xao dư luận, một vài kênh truyền hình địa phương bắt đầu lên sóng lúc mười một giờ đêm và chỉ chiếu các vụ đấu giá, mua bán qua kênh truyền hình cùng loạt chương trình thiếu vải..."
"Và khoảng hai chục tờ phát hành nữa."
"Nếu tôi không nhầm thì toàn là các tạp chí lá cải, chuyên buôn chuyện phiếm về những người nổi tiếng, như tờ Họ, hay Hé lộ, và mấy tờ nhật báo chuyên về điều tra như Vụ án, Có gì ẩn giấu? Nói chung toàn là rác cả."
"Không phải tất cả, có cả những tờ tạp chí chuyên ngành nữa, về làm vườn, du lịch, xe hơi, thuyền buồm, tờ Bác sĩ tại gia. Nói chung là cả một đế chế. Mà anh thấy văn phòng có đẹp không? Còn có cả cây cảnh nữa chứ, khác gì văn phòng những gã lớn tại trụ sở truyền hình trung ương đâu. Chúng tôi còn tạo ra cả một khoảng không gian rộng không có tường ngăn - open plan như cách nói tại Mỹ - dành cho các biên tập viên. Anh được dành riêng một phòng làm
việc, nhỏ thôi nhưng đường hoàng, và một phòng dành cho kho lưu trữ. Tất cả đều miễn phí, tòa nhà chứa toàn bộ các doanh nghiệp thuộc nhà bảo trợ của chúng ta. Phần còn lại như chi phí sản xuất và in ấn tờ báo bản Số Không sẽ sáp nhập với ê kíp của các tờ tạp chí khác, như thế chi phí thử nghiệm sẽ giảm tới mức có thể chấp nhận được. Và chúng ta ở ngay trong trung tâm, chứ không phải như những tờ báo lớn, phải bắt hai chuyến tàu điện ngầm cùng một chuyến xe buýt mới tới được trụ sở." "Nhưng Vimercate trông chờ gì từ thử nghiệm này?" "Ông ta muốn xâm nhập vào thánh địa tài chính, ngân hàng và có lẽ là những tờ báo lớn. Phương tiện chính để tới được đó là lời hứa hẹn sẽ cho ra đời một tờ báo dám nói toàn bộ sự thật. Mười hai Số Không, từ 0/1, 0/2 cho tới 0/12; chỉ in ít bản thôi, để ông chủ đánh giá rồi chuyển cho ai tùy thích. Một khi ông ta đã chứng minh mình có khả năng khiến cho cái được gọi là thánh địa tài chính và chính trị lâm vào thế khó, hẳn họ sẽ cầu khẩn ông ta hãy thôi ngay ý tưởng đó đi. Ông ta ngưng làm tờ Ngày mai, và thế là được phép bước vào thánh địa. Ta nói ví như ông ta được phép mua hai phần trăm cổ phiếu của một tờ báo lớn, một ngân hàng, một kênh truyền hình quan trọng thôi chẳng hạn."
Tôi huýt sáo một tiếng: "Hai phần trăm là rất nhiều! Ông ta có đủ tiền cho việc đó ư?"
"Đừng có giả ngây ngô. Chúng ta đang nói về tài chính, chứ không phải thương mại. Trước tiên ta cứ mua, rồi khắc sẽ có tiền trả."
"Tôi hiểu rồi. Tôi cũng có thể thấy rằng việc thử nghiệm được coi là thành công chỉ khi ông ta giữ im lặng về việc thực ra tờ báo sẽ
không được xuất bản sau cuộc thử nghiệm. Tất cả phải nghĩ rằng guồng máy của ông ta đang khỏi động sẵn sàng quay bánh..."
"Đương nhiên. Việc tờ báo sẽ không ra lò ông ta còn không nói ngay cả với chính tôi nữa là. Nhung tôi nghi ngờ thế, phải nói là chắc chắn thế mới đúng. Điều này thì các cộng sự của chúng ta không được biết. Ta sẽ gặp họ ngày mai: những người làm việc cho tờ báo phải nghĩ rằng họ đang xây dựng cho tương lai của chính mình. Chỉ có tôi và anh biết thôi."
"Nhưng anh được lợi gì nếu sau đó viết lại tất cả những gì đã làm trong vòng một năm để có thể tống tiền chủ tòa báo của mình?"
"Đừng có dùng từ Tống tiền'. Chúng ta cho xuất bản những tin mà theo như tờ Thời báo New York nói Tất cả những tin phù hợp để được in ra'..."
"... và có lẽ tin gì đó khác nữa..."
"Có thể thấy ta hiểu nhau rồi đấy. Sau đó nếu chủ tòa soạn dùng những bản Số Không để dọa ai đó, hoặc để phủi tay, thì đó là việc của ông ta, chứ không phải việc của chúng ta. Điểm cốt yếu là cuốn sách của tôi không được dùng để kể lại những gì chúng ta quyết định trong các cuộc họp ban biên tập. Nếu thế tôi cần gì tới anh, chỉ một cái máy ghi âm là đủ. Cuốn sách phải tạo ấn tượng là nó viết về một tờ báo nào khác, thể hiện được làm thế nào mà trong vòng một năm tôi bận rộn thực thi một mô hình báo chí độc lập, không chịu sức ép từ bất cứ áp lực nào, và do đó ám chỉ rằng cuộc phiêu lưu thất bại bởi không ai có thể đưa ra một tiếng nói tự do. Cho nên tôi cần anh chế ra, gây dựng ý tưởng, cho ra đời một bản hùng ca... tôi giải thích rõ chứ?"
"Cuốn sách sẽ nói ngược lại với những gì xảy ra trong thực tế. Tốt lắm. Nhưng anh sẽ bị phản cung."
"Bởi ai? Bởi chủ tòa soạn? Chẳng lẽ ông ta cãi: ồ không, dự án chỉ nhằm tống tiền thôi! Thà để cho mọi người nghĩ ông ta buộc phải từ bỏ bởi phải chịu quá nhiều áp lực, thà giết chết tờ báo còn hơn là trở thành một tiếng nói bị kiểm soát. Hay bởi các biên tập viên của chúng ta? Chẳng lẽ họ sẽ nói chúng ta đã sai khi để cuốn sách miêu tả họ như những nhà báo trung thực, cống hiến nhất? Chẳng ai muốn, hay đủ sức chống lại cuốn bet-zeller lổi tiếng của tôi cả." (Đó là cách ông ta phát âm từ 'nổi tiếng' bestseller giống như rất nhiều người khác).
"Tốt thôi, bởi cả hai ta đều là những kẻ không biết tới đạo lý - xin thứ lỗi tôi nói thẳng - nên tôi xin chấp nhận giao kèo."
"Tôi thích làm việc với những người trung thành và thẳng thắn, có gì nói nấy."
III.
Thứ Ba mồng 7 tháng Tư
Cuộc họp đầu tiên với ban biên tập. Sáu người tất cả. Có vẻ như thế là đủ.
Simei đã cảnh báo tôi không được đi loăng quăng điều tra vớ vẩn. Tôi phải luôn có mặt trong ban biên tập để ghi chép các sự kiện. Thế nên để biện minh cho sự có mặt của tôi, Simei nói:
"Các anh chị thân mến, chúng ta biết nhau cả rồi. Đây là anh Colonna, người có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành báo chí. Anh ấy sẽ làm việc sát cánh bên tôi, ta có thể gọi là trợ lý chủ bút. Công việc chính của Colonna là duyệt tất cả các bài báo. Mỗi người trong ban biên tập của chúng ta làm việc ở các mảng khác nhau, mà việc làm cho một tờ báo cấp tiến thì khác xa so với kinh nghiệm trong một tờ, có thể gọi là Bản tin chim lợn. Bởi đội ngũ của chúng ta rất eo hẹp, cho nên ai đã từng làm việc trong mục cáo phó giờ có thể viết về khủng hoảng của chính phủ. Cái cần là thống nhất về phong cách. Nếu có ai lại muốn dùng lối văn cầu kỳ thì Colonna sẽ chỉ rõ từ nào không được và gọi ý từ đơn giản thay thế."
Tôi nói: "Một sự khôi phục đạo lý toàn diện."
"Ví như ai đó, để chỉ một tình huống bi kịch mà lại nói rằng ta đang ở trong 'mắt bão', thì ngài Colonna sẽ cẩn trọng mà nhắc nhở các vị rằng theo các nghiên cứu khoa học, mắt bão là nơi bình yên duy nhất, bởi bão xoáy phát triển quanh nó."
Tôi xen ngang: "Không đâu, anh Simei, trong trường họp này tôi sẽ nói rằng ta vẫn cần dùng cụm từ 'mắt bão', bởi khoa học nói gì chẳng quan trọng, độc giả có ai biết đâu, họ chỉ cần biết là cụm từ đó gọi nên ý tưởng 'ở trong tình thế khó khăn'. Báo chí và truyền hình vốn quen dùng thế rồi."
"Rất đúng. Colonna nói phải, cần nói thứ ngôn ngữ của độc giả, chứ không phải thứ ngôn ngữ tinh tế của nhà trí thức. Thêm vào đó, nếu không nhầm thì có bận ông chủ của chúng ta nói rằng độ tuổi trung bình của khán giả xem các chương trình truyền hình của ông ta là mười hai. Đương nhiên với báo thì không phải như thế, song ta cũng nên xác định độ tuổi trung bình của độc giả báo ta: tôi nghĩ khoảng trên năm mươi, thuộc tầng lớp trung lưu, trung thực và biết tuân thủ luật lệ, nhưng cũng rất ham đọc tin đồn thổi này nọ, hay những bật mí về mấy vụ xâm phạm luật lệ đủ mọi dạng khác nhau. Cần phải biết rằng đó không phải là những độc giả được coi là ham đọc. Ta phải xác định ngay từ đầu là phần lớn họ chẳng có lấy một cuốn sách ở nhà, nhưng nếu cần, họ có thể nói về một cuốn tiểu thuyết mới xuất bản nào đó đang bán được cả triệu bản khắp thế giới. Độc giả của chúng ta không đọc sách, nhưng lại yêu thích các họa sĩ kỳ quặc bán tranh hàng triệu đô; cũng như họ sẽ chẳng bao giờ gặp được một minh tinh màn bạc chân dài, thế nhưng lại muốn biết tất cả những mối tình vụng trộm của cô ta. Nhưng thôi, hãy để những người khác tự giới thiệu. Chúng ta hãy bắt đầu với thành phần nữ duy nhất, quý cô (hay tôi nên gọi là quý bà)..."
"Maia Fresia. Gái ế, hay độc thân, hay xinh-gờ, tùy anh muốn gọi thế nào cũng được. Tôi hai tám tuổi, hụt kỳ tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn vì lý do gia đình. Tôi từng cộng tác cho một tờ tạp chí lá cải
được năm năm. Công việc của tôi là tiếp cận thế giới giải trí, đánh hơi xem ai đang kết mối quan hệ thân tình với ai, rồi thì tổ chức những cuộc phục kích ảnh. Rất nhiều khi tôi phải thuyết phục một ca sĩ, hay một nữ diễn viên bịa ra một mối quan hệ thân tình với ai đó, rồi đưa họ tới địa điểm nơi đống phóng viên ảnh phục kích sẵn, chỉ đạo họ nắm tay nhau đi dạo thế nào, thêm vài nụ hôn vụng trộm nữa. Ban đầu tôi cũng thích thú việc đó, nhưng giờ tôi đã mệt mỏi khi phải viết những chuyện vớ vẩn thế rồi."
"Vậy sao cô lại đồng ý tham gia phiêu lưu cùng chúng tôi?"
"Tôi nghĩ một tờ nhật báo sẽ đề cập tới những vấn đề nghiêm túc hơn, tôi sẽ có cơ hội để mình được biết đến với những cuộc điều tra không liên quan tới mối ái tình nào hết. Tôi là người có tính tò mò, và nghĩ là mình biết đánh hơi tốt."
Maia có thân hình mảnh khảnh, và nói năng khá thận trọng. "Tốt lắm. Thế còn anh?"
"Romano Braggadocio."
"Một cái tên khá độc đáo. Anh người vùng nào?"
"Chẹp, đây đúng là một trong những nỗi khổ tôi phải gánh chịu. Hình như trong tiếng Anh nó còn mang nghĩa xấu nữa kia, may mà trong các tiếng khác thì không. Ông nội tôi là trẻ mồ côi, và ngài biết đó, trong những trường hợp như thế này, họ tên là do nhân viên xã đặt cho. Nếu vớ phải một gã khùng thì hắn còn có thể đặt cho mấy cái tên kiểu 'Cái đĩ' nữa kia. Trong trường hợp ông tôi, gã nhân viên chỉ khùng khùng thôi, chứ vẫn còn có chút văn hóa. Về phần mình mà nói, tôi chuyên bật mí những vụ xì căng đan om sòm. Tôi làm việc cho chính một trong những tờ tạp chí của ông chủ tòa soạn của
chúng ta đây, tờ Có gì ẩn giấu? Nhưng tôi chưa bao giờ được tuyển vào làm cả, toàn trả công theo bài thôi."
Bốn người còn lại gồm có Cambria, hắn vốn chầu chực đêm hôm tại các trạm cấp cứu và đồn cảnh sát để săn tin nóng hổi, như những vụ bắt giữ, những cái chết vì tai nạn bất thường trên quốc lộ. Gã này chưa bao giờ tạo được tên tuổi gì hết. Lucidi thì mới nhìn đã thấy không đáng tin. Hắn tham gia cộng tác cho những ấn phẩm chẳng ai biết đến tên. Palatino đã làm việc lâu năm cho mấy tờ tuần san chuyên về các trò chơi, đố chữ này nọ. Costanza từng làm việc sửa bản in cho một vài tờ báo, nhưng giờ báo có quá nhiều trang, ai mà lại muốn đọc lại tất cả trước khi đem đi in kia chứ. Ngay cả những tờ nhật báo lớn còn viết nhầm tên tuổi các nhân vật quan trọng nữa là. Thành ra cái nghề sửa bản in cũng trở nên vô dụng như máy in tay Gutenberg vậy. Nói chung chẳng ai trong số năm người bạn đồng hành này có được kinh nghiệm nào đáng thú vị cả. Khác gì Cây cầu San Luis Rey[5] kia chứ. Không hiểu Simei móc họ ra từ đâu nữa.
Sau khi phần giới thiệu kết thúc, Simei phác thảo các nét chính của tờ báo.
"Các vị biết đấy, chúng ta sẽ cho ra đời một tờ nhật báo. Tại sao là Ngày mai? Bởi các tờ báo lâu đời vốn đã và đang kể những tin tức diễn ra cho tới buổi tối ngày hôm trước, thế cho nên chúng mới có tên Người đưa tin buổi chiều, Tin chuẩn buổi tối hay Buổỉ chiều. Nhưng thời nay chúng ta đã biết tin tức ngày hôm trước qua kênh truyền hình từ tám giờ tối rồi, thành ra báo chí kể những gì ta đã biết, nên doanh thu ngày càng giảm. Trong tờ Ngày mai, những tin
tức đã có mùi cá ươn đương nhiên vẫn sẽ được ghi lại nhưng chỉ tóm tắt trong một cột ngắn, có thể đọc vài phút là xong."
Cambria hỏi: "Vậy tờ báo phải nói về những gì?"
"Bây giờ một tờ nhật báo phải giống như tờ tuần san. Ta sẽ nói về cái có thể sẽ xảy ra vào ngày mai, với những bài xã luận phân tích kỹ lưỡng, những cuộc điều tra bên lề, những dự báo không ai ngờ tới... Ví dụ thế này. Nếu vào lúc bốn giờ chiều có một quả bom phát nổ, ngày hôm sau ai ai cũng biết rồi. Thế nhưng từ bốn giờ chiều tới nửa đêm, trước khi cho in, ta sẽ phải khai thác xem ai có thể cung cấp điều gì đó chưa được nhắc tới về kẻ tình nghi, điều mà ngay chính cảnh sát còn chưa biết, và vẽ ra một kịch bản những gì sẽ xảy ra trong vòng vài tuần sau vụ nổ tấn công đó..."
Braggadocio ngắt lời: "Nhưng để khởi động những cuộc điều tra như vậy trong vòng tám tiếng đồng hồ, cần có một đội ngũ biên tập ít nhất là gấp mười lần, với rất nhiều đầu mối liên lạc, người cung cấp thông tin và rất nhiều thứ khác nữa chứ..."
"Rất chính xác, khi nào tờ báo được thực sự phát hành, ta sẽ có tất cả. Nhưng hiện giờ, trong vòng một năm ròng, ta chỉ phải cho thấy có thể thực hiện được. Và có thể thực hiện được là bởi khi mang nhãn Số Không, tờ báo có thể đề bất kỳ ngày nào nó muốn, ví dụ ta có thể để tờ báo in ngày xuất bản là vài tháng trước khi quả bom phát nổ. Như vậy ta đã biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng ta sẽ nói như thể độc giả còn chưa biết. Vậy nên tất cả những vụ rò rỉ thông tin của chúng ta sẽ tạo nên mùi vị mới mẻ, ngạc nhiên, chẳng khác nào lời tiên tri cả. Nói cách khác là ta phải trả lời cho ông chủ của mình: tờ Ngày mai sẽ như thế nào nếu nó được xuất bản vào ngày hôm qua. Các vị hiểu cả rồi chứ? Nếu muốn, thậm chí ngay cả khi
chẳng có ai ném bom cả, ta vẫn có thể cho ra một số báo như thể chuyện đó thực sự xảy ra vậy."
Braggadocio cười khẩy: "Hoặc nếu cần, chính ta cho ném bom luôn."
Simei nhắc nhở: "Đừng có nói linh tinh vậy chứ." Rồi nghĩ lại: "Nếu muốn làm thế, cũng đừng tới mà nói cho tôi hay."
***
Sau cuộc họp, tôi buớc xuống tầng dưới cùng Braggadocio. Hắn hỏi: "Ta từng gặp nhau trước đây chưa nhỉ?", "Tôi nghĩ là chưa", "Hẳn rồi", hắn nói với vẻ hơi nghi ngờ, rồi dùng ngay giọng thân mật trò chuyện. Simei đã dùng ngôn ngữ trịnh trọng với ban biên tập, và tôi cũng thường xuyên giữ khoảng cách với mọi người xung quanh, trừ phi là với người để sau đó đưa lên giường cùng mình. Nhưng hẳn là Braggadocio đang nhấn mạnh việc chúng tôi là đồng nghiệp với nhau, mà tôi thì không muốn ra cái vẻ này nọ chỉ vì Simei đã giới thiệu tôi là trưởng ban biên tập hay tương tự thế. Thêm vào đó, tôi khá tò mò về tay này, và cũng vì chẳng có gì hay ho hơn mà làm.
Hắn kéo khuỷu tay tôi, nói đi uống cái gì đi, hắn biết một chỗ hay. Hắn mỉm cười với cặp môi dày và con mắt hơi lờ đờ, theo cái kiểu tôi thấy khá thô tục. Hắn hói như diễn viên Von Stroheim, cái đầu dính lấy vai, hầu như không thấy gáy, nhưng lại mang khuôn mặt của Telly Savalas trong phim Trung úy Kojak. Đấy, lại cái tật hay trích dẫn rồi!
"Cô nàng Maia cũng đẹp đó chớ, phải không?"
Tôi lấy làm ngại mà thú nhận mình chỉ nhìn cô thoáng qua thôi, rằng tôi tránh xa đàn bà. Braggadocio khẽ đập cánh tay tôi một cái: "Colonna, đừng làm bộ lịch thiệp. Tôi thấy anh lén nhìn cô nàng. Theo tôi, nàng thuộc loại cũng muốn chiều. Thực ra thì đàn bà ai chẳng muốn, chỉ cần tiếp cận đúng cách thôi. Với khẩu vị của tôi thì cô nàng gầy quá, chẳng có ngực gì cả, nhung nói chung cũng được."
Chúng tôi tới đường Turin, rồi ở đoạn nhà thờ thì rẽ phải vào một phố gấp khúc, mờ ảo. Nhiều cánh cửa đóng chặt chẳng biết từ thuở nào rồi, cũng chẳng có cửa hiệu nào cả, như thể khu này đã bị bỏ hoang từ lâu. Thoang thoảng có mùi ôi, nhưng đó ắt chẳng qua là cảm giác đi kèm gây ra bởi những mảng tường bong tróc, bôi đầy chữ viết đang mờ dần. Có một đường ống trên cao tỏa khói, chẳng hiểu dẫn từ đâu ra nữa bởi phía trên đó cửa sổ đóng kín như thể không có ai sống. Có lẽ đó là đường ống đi từ một căn nhà có mặt tiền ở phía bên kia, và chẳng có ai thèm để ý tới việc khói tỏa khắp con phố bỏ hoang.
"Đây là phố Bagnera, con phố hẹp nhất Milano, dù không hẹp bằng con phố Chat-qui-Pêche ở Paris, hẹp tới mức hai người chật vật mới đi qua được cùng lúc. Giờ là phố Bagnera, nhưng trước đây chỉ được gọi là hẻm Bagnera, trước đó nữa là hẻm Bagneria, bởi có mấy nhà tắm công cộng từ thời La Mã[6]."
Lúc đó có một phụ nữ đẩy xe nôi từ góc phố đi ra. Braggadocio bình luận luôn: "Rõ là bất cẩn, hoặc ngu ngơ không biết gì. Nếu là đàn bà, tôi sẽ chẳng đời nào đi qua đây, đặc biệt là khi trời sẩm tối. Khéo lại bị đâm chẳng biết chừng. Thế thì sẽ đáng tiếc lắm, bởi ả cũng õng ẹo lắm chứ chẳng chơi đâu, mấy bà mẹ trẻ điển hình sẵn
sàng chim chuột với cả cánh thợ thuyền. Quay lại mà nhìn cách ả nguẩy mông kìa. Ở phố này từng xảy ra nhiều chuyện đổ máu. Phía sau mấy cánh cửa giờ đang cổng kín then cài kia hẳn vẫn còn những căn hầm bỏ hoang, có lẽ còn cả những lối đi bí mật nữa. Vào thế kỷ mười chín, một thằng khốn vô công rồi nghề tên là Antonio Boggia đã dụ một tay kế toán xuống dưới một trong số những căn hầm đó, lấy cớ là cho xem sổ sách tính toán, rồi dùng rìu đập gã ấy. Nạn nhân thoát được, Boggia bị bắt. Người ta kết luận hắn bị điên, ném vào nhà thương điên trong vòng hai năm. Nhưng ngay khi vừa được thả ra, hắn ta liền đi săn những người giàu có ngây ngô, dụ họ xuống hầm, trấn đồ rồi giết hại và chôn ngay tại chỗ. Một kẻ giết người hàng loạt, serial killer như cách nói ngày nay. Nhưng là một kẻ giết người hàng loạt bất cẩn, bởi hắn để lại dấu vết giao dịch buôn bán với các nạn nhân, thành ra cuối cùng cũng bị bắt. Cảnh sát đào hầm và tìm thấy năm hay sáu xác chết. Tên Boggia bị treo cổ ở phía cổng thành Porto Ludovica. Cái sọ của hắn được đưa vào phòng nghiên cứu khoa giải phẫu học của Bệnh viện Lớn. Đó là vào thời kỳ của bác sĩ Cesare Lombroso, khi người ta còn tìm trong sọ và các đường nét khuôn mặt những dấu hiệu di truyền của xu hướng phạm pháp. Rồi hình như sau đấy cái sọ của hắn được đem chôn ở nghĩa địa Musocco, nhưng ai mà biết được. Những di hài như thế là miếng mồi ngon cho mấy kẻ làm phép huyền bí, ma quỷ đủ loại... Đây là nơi mà tới tận ngày nay ta vẫn cảm giác Boggia hiện diện, khác gì ở London nơi Jack - Kẻ Phanh Thây lượn lờ[7]. Tôi chẳng muốn ở đây ban đêm, dù cũng bị nó thu hút đấy. Tôi vẫn thường qua đây, đôi khi còn có hẹn ở đây nữa."
Ra khỏi con phố Bagnera, chúng tôi tới quảng trường Mentana, Braggadocio dẫn tôi đi vào đường Morigi, cả con đường này cũng
khá tối, nhưng còn có vài cửa hiệu và cánh cổng trang trí khá đẹp. Rồi chúng tôi tới một khoảng không gian lớn, với khu để xe rộng rãi, bao quanh là những khu di tích hoang tàn. Braggadocio bảo tôi: "Anh thấy đó, phía tay trái vẫn còn khu di tích từ thời La Mã. Hầu như chẳng ai còn nhớ Milano từng có thời là thủ phủ của đế chế. Do đó chúng vẫn được giữ nguyên, mặc dù chẳng ai thèm quan tâm. Còn khu hoang phế phía sau bãi đậu xe là những ngôi nhà bị bom đạn tàn phá từ thời thế chiến."
Những ngôi nhà trống hoác không có cái vẻ trầm mặc cổ kính như khu di tích La Mã giờ đã chung sống hòa bình với cái chết, và mang vẻ gì đó quái gở bởi sự trống rỗng nghiệt ngã như thể mắc bệnh lupus ban đỏ.
Braggadocio nói tiếp: "Chẳng hiểu sao không ai muốn xây dựng cái gì ở khu này. Có lẽ nó thuộc khu vực được bảo tồn, hoặc bãi đậu xe còn đem lại nhiều lợi nhuận hơn là xây nhà cho thuê. Nhưng tại sao lại để nguyên dấu vết bom đạn? Tôi còn sợ khu này hơn cả phố Bagnera. Nhưng thế cũng tốt bởi nó cho ta thấy Milano sau chiến tranh là như thế nào. Tại thành phố này chỉ còn rất ít chỗ nhắc ta nhớ về chính Milano năm mươi năm trước đây. Đó chính là Milano mà tôi muốn tìm lại, nơi tôi đã sống suốt thời niên thiếu. Chiến tranh kết thúc khi tôi lên chín, thế mà đôi khi nửa đêm tỉnh dậy tôi vẫn có cảm giác nghe thấy tiếng bom đạn. Mà không chỉ có khu hoang tàn thế này đâu nhé, anh nhìn đầu đường Morigi mà xem, ngọn tháp ấy có từ thế kỷ mười lăm, chẳng bom đạn nào đánh sập nó. Lại đây xem, dưới này còn có quán rượu từ đầu những năm chín mươi, quán Moriggi. Đừng hỏi tại sao tên quán lại có thêm một chữ g so với tên đường, hẳn là quận đã làm biển hiệu sai, bởi quán lâu đời hơn, nên tên quán hẳn phải là tên đúng."
Chúng tôi bước vào một phòng lớn. Tường màu đỏ, trần nhà đã bong tróc, trên đó treo lủng lẳng một chiếc đèn trần ốp sắt rèn, một cái đầu hươu treo phía trên quầy, vài trăm chai rượu phủ bụi xếp dài khắp tường, bàn gỗ còn chưa được trải khăn (Braggadocio nói ấy là bởi chưa đến giờ ăn tối, chốc nữa họ sẽ trải khăn ăn ô vuông trắng đỏ lên, rồi viết thực đơn lên trên tấm bảng treo, giống như ở các quán bình dân tại Pháp). Ngồi bên bàn có vài sinh viên, một vài gã để tóc dài theo kiểu bô hê miêng đã lỗi thời - không phải phong cách những năm sáu mươi, mà là phong cách của những nhà thơ đội mũ rộng vành, đeo cà vạt thắt to kiểu Lavallière. Lại còn có cả vài ông già khật khừ say nữa, chẳng hiểu họ đã ở đó từ trăm năm trước rồi, hay các ông chủ mới của quán rượu thuê họ cho thêm không khí. Chúng tôi nhấm nháp đĩa phô mai, thịt nguội, thịt mỡ vùng Colonnata, rồi cùng uống thứ rượu merlot tuyệt hảo.
Braggadocio hỏi: "Tuyệt đấy chứ hả? Như thể ta vẫn đang còn trong quá khứ vậy."
"Mà sao anh lại bị cái Milano của ngày xưa lẽ ra đã phải bị xóa sổ rồi cuốn hút đến thế?"
"Thì tôi đã bảo anh rồi, tôi muốn thấy cái mà tôi không còn nhớ nữa, cái Milano của ông tôi, và cha tôi."
Rồi hắn ngồi uống, cặp mắt bắt đầu sáng lên. Hắn lấy khăn giấy lau lau vệt rượu dưới đáy cốc tạo thành hình tròn trên mặt bàn gỗ cũ.
"Chuyện gia đình tôi chẳng có gì hay ho. Ông nội tôi là sĩ quan chỉ huy phát xít dưới cái thời mà sau này người ta gọi là chế độ bất hạnh đó. Ngày 25 tháng Tư, trên đường Cappuccio ngay ở gần khu
này đây, một du kích đã nhận ra ông khi ông cố lẩn trốn. Họ tóm được ông rồi đem xử bắn, ngay ở góc đường ấy. Cha tôi biết tin muộn. Trung thành với lý tưởng của ông nội, cha tôi đã gia nhập đội biệt kích Xa Mas vào năm 1943. Ông bị bắt tại Salò, rồi bị tống vào trại tập trung Coltano một năm. Ông thoát chết trong đường tơ kẽ tóc: bọn họ không tìm ra các cáo buộc thực sự chống lại ông. Thế rồi vào năm 1946, Bộ trưởng Togliatti ban lệnh ân xá toàn bộ. Thật là những điều trái khoáy trong lịch sử, những kẻ theo phát xít được cộng sản cho cải tạo phục hồi nhân phẩm, nhưng có lẽ Togliatti có lý, bằng mọi giá cần phải quay trở lại tình trạng bình thường. Thế nhưng với chúng tôi, tình trạng bình thường tức là cha tôi không kiếm được việc làm, bởi quá khứ của ông cũng như cái bóng của cha ông, mẹ tôi làm thợ may phải nuôi cả nhà. Thế nên dần dần ông ngày càng chán nản, rượu chè. Tất cả những gì tôi nhớ về ông là khuôn mặt đỏ ngầu và đôi mắt ngậm nước khi ông kể tôi nghe về những ám ảnh của mình. Ông cũng chẳng muốn biện hộ cho chủ nghĩa phát xít (bấy giờ ông chẳng còn biết nó thực sự là gì nữa rồi), nhưng ông nói rằng những người chống phát xít, để kết tội nó, đã kể rất nhiều chuyện thực sự kinh khủng. Ông không tin là sáu triệu người Do Thái bị giết bằng hơi ga trong trại tập trung. Ý tôi là ông không phải một trong số những kẻ tới bây giờ vẫn còn cho rằng nạn diệt chủng Holocaust là không hề có, nhưng ông không tin vào mấy câu chuyện do quân giải phóng nghĩ ra. Ông nói với tôi: 'Tất cả các lời chứng đều phóng đại lên cả. Ta đọc được rằng theo một vài người sống sót, ở trung tâm một trại tập trung, quần áo của những kẻ bị giết chất đống như núi, mỗi đống cao cả trăm mét. Trăm mét? Con có hình dung được không? Một núi quần áo cao trăm mét, mà
chất đống lại thì nó phải có dạng hình chóp, suy ra chân núi phải rộng hơn cả khu trại ấy chứ.
"Thế ông ấy không tính tới việc ai buộc phải chứng kiến một điều gì kinh khủng, khi kể lại, thường dùng lối ngoa dụ à? Ví như khi chứng kiến một vụ tai nạn trên đường, anh sẽ kể là các nạn nhân nằm trong bể máu. Không phải anh muốn người ta tin rằng có một bể máu thực sự, mà chỉ muốn họ hình dung được là có rất nhiều máu. Thế nên thử đặt vào địa vị ai phải nhớ lại một trong những trải nghiệm kinh khủng nhất của cuộc đời mình..."
"Tôi không phủ nhận điều này, nhưng cha tôi đã luyện cho tôi không nhắm mắt tin vào bất cứ thông tin gì.
Báo chí dối trá, truyền hình dối trá, cả các nhà sử học cũng nói dối nốt. Anh còn nhớ chỉ một năm trước đây, vào thời điểm cuộc chiến vùng Vịnh, các bản tin đăng tải hình ảnh một con cốc dính đầy dầu mỏ đang ngắc ngoải chết trên vịnh Ba Tư? Thế rồi người ta nhận ra vào mùa ấy trong năm đào đâu ra chim cốc ở Vịnh? Mấy hình ảnh đó có từ tám năm trước rồi, ở thời kỳ chiến tranh Iran-Iraq. Lại có người còn nói thực chất chúng là những con cốc trong vườn thú bị đổ dầu đó thôi. Với tội phạm phát xít hẳn cũng thế. Xin nhớ cho là tôi không bận tâm tới các lý tưởng của cha tôi và ông tôi, cũng chẳng hề tự huyễn hoặc là người Do Thái không bị tàn sát. Ấy, một vài người bạn thân thiết nhất của tôi là người Do Thái nữa kia đấy. Chẳng qua là tôi không tin vào điều gì hết. Có thực là người Mỹ đã đi lên mặt trăng không? Chẳng phải là không có khả năng họ dựng lên tất cả trong phòng quay. Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy bóng các nhà du hành sau khi tàu vũ trụ hạ cánh thật đáng ngờ. Cuộc chiến vùng Vịnh là có thực, hay họ chỉ cho chúng ta thấy một vài
mảng tư liệu dựng lên? Chúng ta sống trong dối trá, và nếu biết có kẻ đang lừa dối mình, thì ta phải luôn biết nghi ngờ. Tôi nghi ngờ, lúc nào cũng nghi ngờ. Điều duy nhất tôi thực sự có được bằng chứng chính là thành phố Milano của vài thập niên trước. Những vụ ném bom là có thật, và chính người Anh, người Mỹ đã ném chúng xuống."
"Thế cha anh sau đó thế nào?"
"Ông chết vì rượu lúc tôi mới mười ba tuổi. Để thoát khỏi những ký ức đó, khi trưởng thành, tôi đã cố đi theo chiều ngược lại. Năm 1968, dù đã ba mươi tuổi đầu, tôi vẫn để tóc dài, mặc áo len dài tay và áo khoác kiểu người Eskimo, gia nhập một cộng đồng thế giới chủ nghĩa. Sau đó tôi phát hiện ra phe này đã xử tử số người bằng mấy phe kia cộng lại. Không chỉ có thế, có lẽ một số kẻ thuộc sở Mật vụ còn trà trộn vào cộng đồng đóng vai kích động. Thế là tôi quyết định trở thành nhà báo chuyên đi săn tin về các mưu đồ. Nhờ thế mà tôi tránh được việc bị rơi vào bẫy của những kẻ khủng bố phương Đông (tôi có những mối quan hệ nguy hiểm). Tôi đã hoàn toàn đánh mất niềm tin vào mọi thứ, ngoại trừ mỗi một điều, đó là luôn có kẻ nào đó tìm cách lừa dối sau lưng ta."
"Giờ thì sao?"
"Giờ thì, nếu như tờ báo được phép xuất bản, có lẽ tôi đã tìm được một nơi mà các khám phá của tôi được đánh giá cao. Tôi đang thăm dò một thông tin là... Ngoài tờ báo, còn có cả một cuốn sách cũng sẽ được xuất bản. Thế thì... Nhưng thôi hãy chuyển chủ đề đi, ta sẽ nhắc lại chuyện này khi tôi có thể sắp xếp mọi dữ kiện lại với nhau... Tôi cần phải làm gấp mới được, đang cần tiền mà. Số tiền Simei phát cũng giúp phần nào, nhưng không đủ."
"Để trang trải sinh hoạt phí?"
"Không, để mua xe. Đương nhiên tôi sẽ mua trả góp, nhưng cũng vẫn phải trả theo hạn chứ. Tôi lại còn cần tới nó ngay, để còn đi điều tra."
"Nghĩa là anh đi điều tra để lấy tiền mua xe, nhưng lại cần xe để đi điều tra."
"Để làm rõ một số thứ tôi phải di chuyển nhiều, tới chỗ này chỗ nọ, có khi phải dò hỏi người này người kia. Không có xe, mà lại phải tới tòa soạn hằng ngày, tôi buộc phải kiến tạo mọi thứ qua trí nhớ, làm việc trong trí óc mà thôi. Mà giá như đó là vấn đề duy nhất thì đã tốt."
"Vậy vấn đề thực sự là gì?"
"Anh thấy đấy, tôi không phải là người thiếu quyết đoán, nhung mà để hiểu được cần làm cái gì thì phải biết kết hợp các thông tin. Một thông tin không thôi chẳng nói lên được điều gì, tất cả thông tin xếp lại cho ta thấy được cái mà ban đầu ta không nhìn ra. Cần phải thấy được cái mà chúng cố giấu ta."
"Anh vẫn đang nói về cuộc điều tra đấy chứ?" "Không, tôi nói về việc lựa chọn loại xe nào..." Braggadocio nhúng một ngón tay vào cốc rượu rồi chấm chấm lên bàn một loạt các nốt, giống như trong mấy tờ báo giải trí phải nối các nốt chấm để tạo nên hình.
"Xe thì cần phải chạy nhanh, thuộc loại đẳng cấp, chứ không chỉ một chiếc rẻ tiền. Mà với tôi thì hoặc là FWD - động cơ nằm cả ở bánh trước, hoặc không xe cộ gì hết. Tôi đang nghĩ tới con Lancia Thema 16V, đó là một trong những con đắt nhất, gần sáu mươi triệu
lia. Có thể tăng tốc đạt 235 km/h từ vị trí xuất phát chỉ trong vòng 7,2 giây. Như thế là gần như đỉnh rồi."
"Đắt thật."
"Không những thế, còn phải đi tìm hiểu những thông tin bị giấu kín. Quảng cáo xe hơi nếu không nói dối thì cũng giấu điều gì đó. Cần phải săm soi loạt thông số kỹ thuật đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, và anh sẽ phát hiện ra nó rộng 183 cm."
"Thế có gì không tốt?"
"Vậy là anh cũng chẳng để ý tới việc trong tất cả các tờ quảng cáo người ta chỉ luôn nói tới chiều dài: cái này đương nhiên là cần thiết khi tính tới việc đậu xe hay để làm sang. Nhưng rất ít khi người ta đề cập tới chiều rộng, vốn là điều rất quan trọng nếu anh có hầm để xe nhỏ, hay chỉ có chỗ để xe rất hẹp, ấy là còn chưa nói tới việc phải lái xe lòng vòng như điên trong thành phố để tìm chỗ đủ rộng mà lách xe vào bãi đậu. Chiều rộng cũng quan trọng lắm. Cần phải tìm loại dưới 170 cm."
"Hẳn phải có nhiều loại rồi."
"Đương nhiên, nhưng ở trong một cái xe rộng 170cm, nếu có ai ngồi bên cạnh thì ta khó mà có đủ chỗ cho cùi tay phải. Đương nhiên cũng không có mọi tiện nghi như đối với những chiếc xe rộng, với nhiều nút điều khiển ở bên tay phải, gần cần số."
"Thế thì biết làm sao?"
"Cần để ý bảng đồng hồ phải có nhiều chức năng, phải có điều khiển ở vô lăng, như thế thì tay phải không phải dò dẫm xung quanh. Thế nên tôi đã tăm một con Saab 900 Turbo, 168 cm, tốc độ tối đa 230 km/h, và giá giảm xuống còn trên năm mươi triệu."
"Đó đúng là con xe dành cho anh rồi."
"Phải, thế nhưng chỉ một góc thông tin bé tí xíu cho biết khả năng tăng tốc 0-100 km/h là 8,5 giây, trong khi lý tưởng mà nói phải ít nhất là 7, như con Rover 220 Turbo, bốn mươi triệu, rộng 168 cm, tốc độ tối đa 235 và tăng tốc 0-100 km/h trong vòng 6,6 giây. Khác gì xe đua đâu."
"Vậy thì anh phải nhắm nó thôi."
"Không được, bởi ở cuối bảng thông tin mới lộ ra là nó cao có 137 cm, chẳng khác gì loại xe đua dành cho bọn choai choai thích thể thao. Quá thấp cho một người vóc dáng cao ráo như tôi. Trong khi con Lancia cao 143 cm con con Saab cao 144 cm, nên thoải mái chui ra chui vào. Mà đâu chỉ có thế, nếu là một tên choai choai không xem kỹ thông tin kỹ thuật, vốn chẳng khác gì phần thông tin tác dụng phụ của thuốc được viết lí nhí khiến ta bỏ qua mà không nhận ra rằng uống vào sẽ chết ngày hôm sau, con Rover 220 nặng có 1.185 kg - thế là không nhiều, nếu lao vào xe tải thì bị lật tung ngay, cần phải nhắm những con xe nặng hơn, với các bộ phận tăng lực bằng thép. Không cần phải tới con Volvo, vốn chẳng khác gì xe tăng, nhưng lại quá chậm, nhưng ít nhất cũng phải như con Rover 820 TI, khoảng trên năm chục triệu, 230 km/h, 1.420 kg."
"Hẳn con này cũng không được bởi..." tôi bình luận, bấy giờ thì chính tôi cũng bị lây cái chứng hoang tưởng của hắn rồi.
"Bởi nó mất tới 8,2 giây để tăng tốc 0-100 km/h: khác gì rùa bò; mà nó lại không được tạo ra để chạy nước rút. Con Mercedes 280c cũng vậy, rộng 172cm, nhưng ngoài chuyện giá những sáu mươi bảy triệu, nó tăng tốc mất 8,8 giây. Rồi lại còn năm tháng sau mới
giao hàng nữa chứ. Đó cũng là điều phải cân nhắc, bởi một trong số những mẫu mà tôi vừa nhắc tới chỉ yêu cầu có hai tháng, một số khác còn giao ngay. Sao lại không giao ngay chứ? Bởi có ai muốn chúng đâu. Phải luôn cảnh giác. Hình như con Calibra 16V được giao ngay: 245km/h, xe dẫn động bốn bánh 4WD, tăng tốc sau 6,8 giây, rộng 169cm, giá trên năm mươi triệu."
"Nghe có vẻ quá ổn rồi."
"Ấy không, bởi nó nặng có 1.135 kg. Thế là quá nhẹ. Cao có 132 cm: thế là thấp hơn tất cả các loại kể trên, đúng là dành cho lũ khách hàng có tiền nhưng lùn tịt. Mà đâu chỉ có thế. Ta còn chưa xét đến cốp để hàng. Loại rộng nhất là của con Thema 16V, nhưng lại rộng những 175cm. Trong số những con xe hẹp, tôi có để ý tới con Dedra 2.0 LX, cốp rộng, nhưng để tăng tốc 0-100 km/h mất những 9,4 giây, nặng không dưới 1.200kg, và chỉ có tốc độ tối đa là 210km/h "
"Vậy thì biết làm thế nào?"
"Vậy nên tôi chẳng biết đâm đầu vào đâu nữa. Trí óc tôi vốn bận rộn sẵn với cuộc điều tra rồi, giờ tôi còn thức đêm để xem xét cân nhắc các loại xe nữa."
"Anh nhớ tất cả sao?"
"Tôi đã lập bảng thống kê thông tin. Khổ một nỗi là tôi đã ghi nhớ hết các bảng đó rồi, nhưng mọi chuyện trở nên không thể nào chịu nổi. Tôi bắt đầu nghĩ là lũ xe đó được thiết kế theo cách để tôi không thể mua chúng được."
"Nghi ngờ như thế chẳng phải hơi quá à?"
"Nghi ngờ không bao giờ là quá cả. Nghi ngờ, lúc nào cũng phải nghi ngờ. Như thế mới tìm ra sự thật. Chẳng phải các nhà khoa học vẫn nói thế sao?"
"Nói và làm thật."
"Vớ vẩn. Cả khoa học cũng lừa bịp nốt. Thử coi lại câu chuyện về phản ứng hạt nhân nhiệt độ thấp mà xem. Họ đã lừa chúng ta suốt hàng tháng trời, để rồi lộ ra sau đó chỉ là chuyện bịa mà thôi."
"Họ đã phát hiện ra."
"Ai? Lầu Năm Góc, có lẽ bởi họ muốn che giấu điều gì đó còn đáng xấu hổ hơn. Có lẽ đám người theo thuyết phản ứng hạt nhân ở nhiệt độ thấp có lý, và chính những kẻ nói họ nói dối thực ra mới là kẻ nói dối."
"Thôi thì Lầu Năm Góc và CIA còn được, chứ chẳng lẽ anh thực sự nghĩ tất cả các tờ tạp chí xe hơi nằm trong tay của cơ quan tình báo dán mác dân chủ được kiểm soát bởi những tay Do Thái nhà giàu muốn hại anh sao?" Tôi cố gắng kéo hắn trở về thực tế.
Hắn trả lời với nụ cười cay đắng. "Không phải thế sao? Đó là những kẻ có quan hệ với cả nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ và Bảy Chị em công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Chúng là kẻ đã ám sát Mattei[8]- tôi chẳng bận tâm chút nào tới vụ đó - ngoại trừ việc chúng cũng chính là những kẻ đã xử bắn ông tôi thông qua việc tài trợ cho lũ du kích. Anh có thấy là mọi thứ đều liên quan tới nhau không?"
Bấy giờ phục vụ bàn đã trải khăn ăn ra, ngầm cho chúng tôi hiểu rằng thời gian dành cho những ai chỉ uống hai ly rượu đã qua rồi.
Braggadocio thở dài: "Từng có thời chỉ uống hai ly là có thể lưu lại tới hai giờ đêm. Giờ ở đây cũng chỉ bận tâm tới khách hàng có tiền. Có khi ngày nào đó họ lại chẳng dựng sàn nhảy nhấp nháy ánh đèn chứ chẳng chơi. Mọi thứ ở chốn này còn rất thật, nhưng đã bốc mùi như thể tất cả đều giả rối. Họ lại còn bảo tôi là đã từ vài năm nay, chủ sở hữu cái quán ở trung tâm Milano này đều là người vùng Toscana. Tôi chẳng có gì chống lại dân vùng Toscana cả, hẳn họ cũng giỏi giang, nhưng tôi nhớ hồi còn bé, có lần ai đó nói về đứa con gái của người quen có cuộc hôn nhân bất hạnh, ông cậu tôi thốt lên: 'Cần phải dựng một bức tường ngăn ngay dưới Firenze’. Mẹ tôi vặn lại: 'Dưới Firenze á? Chếch lên phía Bắc, lên phía Bắc nữa đi!' "
Trong khi đợi người hầu bàn đem hóa đơn lại, Braggadocio thì thầm bảo tôi: "Anh không cho tôi vay ít tiền được à? Tôi sẽ trả lại trong vòng hai tháng."
"Tôi á? Tôi cũng rỗng túi khác gì anh."
"Ờ phải. Tôi không rõ Simei trả anh bao nhiêu, cũng chẳng có quyền hỏi. Cơ hôm nay anh bao nhỉ?"
Tôi quen Braggadocio như thế đó.
IV.
Thứ Tư mồng 8 tháng Tư
Ngày hôm sau cuộc họp ban biên tập mới thực sự diễn ra. Simei nói: "Ta hãy làm tờ báo ra ngày 18 tháng Hai năm nay."
Cambria hỏi: "Sao lại là 18 tháng Hai?", kể từ đó hắn đuợc biết đến như kẻ hỏi nhiều câu ngớ ngẩn nhất.
"Bởi mùa đông năm nay, vào ngày 17 tháng Hai, lực lượng an ninh đã ập vào văn phòng của Mario Chiesa, chủ tịch hệ thống nhà dưỡng lão và bệnh viện cho người già Pio Albergo Trivulzio và cũng là một cái tên lớn trong đảng Xã hội Milano. Hẳn tất cả còn nhớ Chiesa đã đòi tiền đút lót của một công ty môi trường đô thị tỉnh Monza trong một vụ đấu thầu. Số tiền dự án khoảng một trăm bốn mươi triệu lia, Chiesa đòi mười phần trăm. Các ngài thấy đấy, một cơ sở chăm sóc người già mà không khác gì con bò sữa vàng. Hẳn đó cũng không phải lần đầu hắn vắt sữa, bởi công ty kia cũng đã phát ngán với việc phải trả tiền đút lót rồi nên đã tố cáo Chiesa. Người của công ty đem nộp cho Chiesa khoản đầu tiên của mười bốn triệu theo như thỏa thuận trước đó, kèm theo máy ghi âm mini và máy quay giấu kín. Ngay khi Chiesa nhận tiền, cảnh sát ập tới. Hốt hoảng, hắn liền lôi trong ngăn kéo tủ khoản tiền đút lót còn lớn hơn thế từ một vụ tham nhũng khác, rồi chui vào nhà vệ sinh để ném tiền vào bồn cầu. Nhưng trước khi có thể tiêu hủy hết số tiền thì hắn đã bị còng tay rồi. Chuyện là thế, hẳn các anh chị còn nhớ. Giờ thì Cambria, anh biết chúng ta phải kể gì trên báo ngày 18 rồi đấy. Giờ hãy sang kho đọc lại tất cả các mục tin của ngày hôm ấy, rồi viết
cho chúng tôi một cột báo, à không, một bài báo chi tiết luôn đi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì tối hôm đó các bản tin truyền hình chưa nhắc tới vụ việc này."
"Ok sếp. Tôi đi luôn đây."
"Khoan đã. Giờ mới là lúc nói về sứ mệnh của tờ Ngày mai. Tất cả hẳn còn nhớ là những ngày sau đó người ta cố tìm cách giảm bớt tính nghiêm trọng của vụ việc. Bí thư đảng Xã hội Ý Craxi tuyên bố Chiesa chỉ là một kẻ lưu manh, rằng ông ta đang định trục xuất hắn. Nhưng cái mà độc giả ngày 18 tháng Hai còn chưa biết là việc các thẩm phán tiếp tục cho điều tra. Thẩm phán Antonio Di Pietro, người mà giờ ai cũng phải biết đến nhưng hồi ấy còn chưa ai nghe nhắc tới tên, đang hiện nguyên hình là con chó săn thực thụ. Chiesa bị Di Pietro xoay trong phòng thẩm vấn, hắn bị phát hiện có cả loạt tài khoản ngân hàng bên Thụy Sĩ và đành thú nhận mình không phải là một trường họp ngoại lệ. Dần dần, Di Pietro khám phá ra được cả một mạng lưới tham nhũng chính trị liên quan tới tất cả các đảng. Những hậu quả đầu tiên có thể thấy được ngay trong đợt bầu cử diễn ra vài ngày trước đây: các anh chị thấy đó, đảng Dân chủ Công giáo và đảng Xã hội đã mất rất nhiều phiếu, trong khi Liên đoàn Lega Nord vốn đối lập với chính phủ tại Roma lại đang ăn theo vụ ầm ĩ này và trở nên mạnh hơn. Các vụ bắt giữ ập xuống tới tấp như mưa, các đảng phái dần tan ra từng mảnh. Ai đó còn cho rằng sau khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên bang Xô viết tan rã, người Mỹ không còn quan tâm tới việc thao túng các đảng chính trị nữa, và để mặc mọi việc rơi vào tay các thẩm phán. Thậm chí ta còn có thể đánh bạo mà giả định rằng các phẩm thán đang diễn kịch bản do tình báo Mỹ giao cho... Nhưng giờ chưa phải lúc để vội vàng đưa ra kết luận. Tình hình hiện giờ như sau: vào ngày 18 tháng Hai chẳng
ai có thể hình dung điều sẽ xảy ra. Không ai cả, ngoại trừ tờ Ngày mai. Nó sẽ đưa ra một loạt các dự báo. Tôi sẽ giao bài báo chứa các giả thiết và những lời ám chỉ bóng gió cho Lucidi, người phải biết khéo léo thêm cụm từ "có lẽ" hay "không biết chừng" để ám chỉ những gì sau đó sẽ trở thành hiện thực. Lucidi, anh hãy cho vài cái tên chính trị gia vào, nhớ phân bố đều giữa các đảng, cả bên cánh tả lẫn cánh hữu, làm thế nào để người ta hiểu rằng tờ báo đang thu thập dữ liệu, khiến cho những ai sẽ đọc bản thứ nhất (số 0/1) vốn đã biết đuợc những gì xảy ra hai tháng sau tháng Hai rồi mà vẫn còn phải khiếp sợ, tự nhủ bản Số Không sẽ như thế nào nếu ra ngày hôm nay nhỉ... Tất cả rõ rồi chứ? Vậy hãy bắt tay vào công việc đi!"
Lucidi hỏi: "Sao anh lại giao việc này cho tôi?"
Simei nhìn hắn rất lạ lùng, như thể hắn phải hiểu những gì chúng tôi không hiểu: "Bởi tôi biết anh rất giỏi trong việc phát hiện điều gì đã được nói ra, và báo cáo lại cho người cần được báo cáo."
***
Sau đó, khi chỉ còn lại một mình với Simei, tôi mới hỏi thế nghĩa là sao, hắn trả lời: "Đừng có nói lại cho ai khác. Theo tôi, Lucidi dính dáng tới Cục Mật vụ. Báo chí chẳng qua là vỏ bọc mà thôi."
"Nghĩa là theo anh hắn làm gián điệp? Sao anh lại muốn có một kẻ do thám trong ban biên tập?"
"Bởi hắn có do thám ta thì quan trọng gì, hắn có thể kể gì khác ngoài những gì mà bên Mật vụ có thể dễ dàng đọc đuợc trong bất kỳ bản Số Không nào của chúng ta? Nhung hắn có thể đem lại cho ta các thông tin hắn nắm đuợc khi đi do thám kẻ khác."
Tôi nghĩ có lẽ tuy không phải là một nhà báo lón, nhung Simei quả là thần đồng trong hạng người nhu hắn. Tôi chợt nghĩ tới một câu nói, đuợc coi là của một nhạc truỏng vốn có tính nói xấu người khác, khi ông này bình luận về một nhạc sĩ: "Trong số những nguôi nhu ông ta, ông ta là Chúa tể. Cái chính là hạng nguôi đó chẳng khác gì cục phân."
V.
Thứ Sáu mồng 10 tháng Tư
Trong lúc chúng tôi tiếp tục nghĩ xem nên cho cái gì lên tờ số 0/1, Simei phác thảo một số quy tắc quan trọng trong công việc chung.
"Colonna sẽ giải thích thêm cho chúng ta làm thế nào để tôn trọng, hay ít nhất là ra vẻ tôn trọng, quy tắc cơ bản của báo chí dân chủ: ấy là dữ kiện phải tách biệt khỏi quan điểm. Rất nhiều ý kiến, quan điểm sẽ đuợc đăng tải trên tờ Ngày mai, và phải được nhấn mạnh chúng chỉ là các ý kiến, quan điểm. Nhưng làm thế nào để chỉ rõ ra là ở các bài báo khác chỉ đang đăng tải sự vật hiện tưọng thôi?"
Tôi trả lời: "Rất đơn giản. Hãy thử nhìn các tờ báo lớn ở Anh quốc hay Hoa Kỳ mà xem. Nếu kể về một đám cháy hay một tai nạn xe hoi thì đương nhiên họ không thể nói cái họ nghĩ. Thế nên’ họ đăng lời chứng của ai đó trong dấu ngoặc kép, ví như ai đó đang đi trên đường, một người đại diện cho công luận. Những lời chứng đó khi được đặt trong dấu ngoặc kép thì được coi như sự việc rồi; nói cách khác tức là một sự việc được biểu hiện qua quan điểm của ai đó. Nhưng người ta cũng có thể nghi ngờ rằng nhà báo chỉ trích dẫn lời của ai có cùng quan điểm với anh ta. Thế cho nên mới phải đăng hai luồng du luận đối lập, để cho thấy có nhiều ý kiến trái nguợc nhau về cùng một sự kiện, và thế là tờ báo cho thấy sự kiện là không thể chối cãi. Cái khéo nằm ở chỗ ý kiến đuợc trích dẫn đầu tiên phải thật tầm thuờng, còn ý kiến sau thì họp lý hơn, và rất gần với ý kiến của phóng viên. Nhu thế, độc giả có cảm giác được cung
cấp thông tin cả hai chiều, nhưng thực tế lại được hướng tới việc chấp nhận một quan điểm duy nhất, bởi nó có sức thuyết phục nhất. Ví dụ thế này, một cây cầu cạn bị sập khiến một chiếc xe tải lao xuống hố làm tài xế bị tử vong. Bài báo, sau khi đã thuật lại chính xác vụ việc, sẽ được tiếp tục như sau: chúng tôi đã phỏng vấn ông Rossi, 42 tuổi, chủ một sạp báo nằm ngay góc đường, ông nói: 'Rủi ro chứ biết làm sao? Rõ tội chưa, sống chết có số cả rồi.' Tiếp đó, anh Bianchi, 34 tuổi, làm thợ xây trong một công trường ngay đó: 'Lỗỉ là do địa phưong không sát sao, chứ ai chẳng biết là cây cầu đó có vấn đề từ lâu rồi.' Giờ thì độc giả sẽ ngả theo ai? Theo người biết phê phán, biết quy ra trách nhiệm thuộc về đâu. Các anh chị rõ rồi chứ? Vấn đề là ở chỗ trích dẫn cái gì và như thế nào. Chúng ta hãy luyện tập thực hành luôn. Costanza, anh bắt đầu nhé. Một quả bom phát nổ tại quảng trường Đài phun nước."
Costanza nghĩ ngọi một lúc rồi nói: "Ông Rossi, 41 tuổi, nhân viên phường, người lẽ ra phải có mặt tại một ngân hàng khi quả bom phát nổ, nói với chúng tôi: 'Tôi ở ngay sát đó nên nghe rõ tiếng nổ. Quá khủng khiếp. Hẳn có
kẻ nào muốn lợi dụng tình huống lộn xộn để trục lợi chi đấy, nhưng làm sao biết là ai được/ Ông Bianchi, 50 tuổi, làm nghề cắt tóc, cũng đi ngang qua đó vào thòi điểm nổ bom. Ông nhớ lại tiếng nổ thật kinh khủng, điếc cả tai, rồi bình luận: 'Nó hẳn phải liên quan tới mấy cuộc bạo loạn của phe vô chính phủ. Chắc chắn thế/ "
"Tốt lắm. Cô Fresia, vừa có tin về cái chết của Napoléon."
"À thì, ông Bianchi (ta chú thích cả tuổi và nghề nghiệp), cho rằng chẳng nên giam cầm một người vốn đã hết thòi trên đảo, thật khốn khổ cho hắn, dù gì thì hắn cũng có gia đình nhu ai. Rồi ông Manzoni,
à, Manzonì, bình luận: 'Chúng ta vừa mất đi một người đã làm thay đổi thế giới, từ con sông Manzanaresw[9] tới con sông Rhine! Thật là một người vĩ đại.’"
Simei mỉm cười: "Nhắc tới Manzanares hay lắm. Nhưng ta còn có nhiều cách khác để có thể nhồi nhét quan điểm mà không bị phát hiện. Các nhà báo vẫn nói, để biết cần phải cho gì lên mặt báo, ta phải vạch rõ nhật ký công tác. Tin tức trên thế giới để đưa vào thì vô tận, nhưng sao lại phải viết về một tai nạn xảy ra tại phía Bắc, thành phố Bergamo mà lại lờ đi vụ tai nạn khác ở phía Nam, tại Messina? Không phải tin tức làm nên tờ báo, mà là tờ báo làm nên tin tức. Nếu biết cách xếp đặt bốn tin tức khác nhau lại, ta có thể khiến độc giả tự luận ra tin thứ năm. Một tờ nhật báo ngày hôm kia đăng trên cùng một trang các tin thế này: 'Milano: đứa con sơ sinh bị ném vào bồn cầu; Pescara: nguôi anh không bị coi là có liên quan tới cái chết của Davide; Amalfi: bà mẹ tố cáo bác sĩ tâm lý lừa đảo khi chữa trị cho đứa con gái mắc chứng biếng ăn; Buscate: kẻ bị bắt vào trại cải tạo khi mới muòi lăm tuổi vì tội sát hại một đứa trẻ lên tám được phóng thích sau muôi bốn năm'. Bốn tin tức xuất hiện cùng trên một trang báo có tiêu đề 'Bạo hành trẻ em và Xã hội'. Đưong nhiên ta đang nói tới hành vi bạo lực liên quan tới trẻ vị thanh niên, nhung các sự kiện hoàn toàn khác nhau. Chỉ có một trường họp duy nhất (giết trẻ sơ sinh) là hành vi bạo lực từ phía cha mẹ đối với con cái. Vụ bác sĩ tâm lý không có vẻ gì liên quan tới trẻ nhỏ, bởi bài báo không nhắc tới tuổi của đứa con gái mắc chứng biếng ăn. Câu chuyện ở Pescara có chăng chỉ cho thấy không có hành vi bạo lực, rằng đứa trẻ chết vì tai nạn rủi ro. Cuối cùng là trường họp ở Bưscate, nếu đọc kỹ sẽ thấy là bài báo nói về một thằng lưu manh giờ đã gần ba mươi tuổi, và tin tức thực sự là cái tin có từ cách đây
mưòi bốn năm rồi kia. Trang báo này muốn nói gì với ta? Có thể chẳng có chủ ý gì cả, có thể tay biên tập lười biếng, vớ được bốn bản tin thì cứ đăng chúng cạnh nhau để gây ấn tượng hơn. Nhưng sự thật là tờ báo nhồi vào óc chúng ta một ý nghĩ, một lời cảnh báo, một tiếng chuông báo động... Dù gì chăng nữa, cứ thử nghĩ tới độc giả mà xem: nếu mỗi tin đó được đăng đơn lẻ, sẽ chẳng mấy ai bận tâm. Bốn bản tin xếp lại khiến người ta phải chú ý đọc trang báo. Tất cả rõ rồi chứ? Tôi thấy nếu có vụ xô xát nào đó, một công nhân tấn công đồng nghiệp chẳng hạn, thì các tờ báo thường chỉ nhắc tới việc anh ta tới từ đâu, nếu anh ta là người miền Nam, chứ nếu là người miền Bắc thì chẳng ai nhắc tới quê quán của anh ta cả. Phải, đó đúng là một dạng phân biệt vùng miền thật, nhưng thử nghĩ mà xem, nếu trên trang báo viết về một công nhân vùng Piemonte bạo lực, một kẻ hưu trí ở Venezia giết vợ, một tay bán báo ở Bologna tự tử, một công nhân xây dựng ở Genova ký séc khống... thì cuối cùng độc giả nào còn quan tâm tới việc họ sinh ra ở đâu nữa? Trong khi đó, nếu ta nói tới một công nhân vùng Calabria, một kẻ hưu trí gốc Matera, một tay bán báo từ Foggia, một thợ xây dựng đến từ Palermo - tất cả các vùng thuộc miền Nam, thì ngay lập tức sẽ gây nhiều lo ngại về tội phạm tới từ miền Nam... như thế mới là tạo tin chứ. Chúng ta là một tờ báo xuất bản tại Milano, chứ không phải mãi tít dưới Catania, nên phải để ý tới cảm nghĩ của độc giả Milano. Các vị xin hãy nhớ cho là: Tạo tin' là một cụm từ rất hay. Chính chúng ta là những người tạo tin, và chúng ta cần biết cách để nó tự nổi lên đằng sau những con chữ. Colonna, mong anh hãy dành thòi gian rảnh rỗi làm việc với các biên tập viên của chúng ta. Các anh chị hãy lật giở các thông cáo báo chí, dựng vài trang báo theo chủ đề. Hãy
luyện làm sao để tạo tin ở noi vốn nó không có, hay ở noi người ta chưa nhìn ra! Được chứ?"
***
Một trong những chủ đề khác là Phủ nhận Thông tin. Bấy giờ tờ báo còn chưa có độc giả, nên cho dù đăng tin gì thì cũng chẳng có ai phản đối này nọ. Nhưng một tờ báo còn được đánh giá bởi khả năng xử lý các lời phủ nhận, phản đối; nhất là một tờ báo muốn chứng minh mình không sợ đâm đầu vào hang hùm. Ngoài việc phải luyện tập sẵn sàng đối phó với các đn từ phản đối, phủ nhận thực sự sau này, chúng tôi còn phải bịa ra một vài lá thư độc giả viết để sau đó đăng tin phủ nhận. Như thế để cho ông chủ thấy chúng tôi là những tay chơi rắn thế nào.
"Hôm qua tôi đã bàn về vấn đề này với Colonna. Colonna, xin anh giảng về nghệ thuật phủ nhận thông tin."
Tôi liền đáp: "Được thôi. Ta hãy lấy ví dụ đon giản này. Nó không chỉ hoàn toàn bịa đặt, mà còn có thể nói là khá lố bịch. Đó là một lá thư nhại, được đăng trên tờ tạp chí Espresso cách đây mấy năm. Ta giả định rằng tờ báo nhận được lá thư từ một kẻ mà ta gọi là Người Phủ Nhận Tin nào đó, tôi xin đọc để quý vị nghe."
Kính gửi ban Giám đốc,
Tôi xin phép được đính chính một số điều liên quan tới bài báo "Vụ án tháng Ba - Kẻ tình nghi giết người phủ nhận hoàn toàn" trong số ra tuần trước, do quý ông Sự Thật ký tên. Tôi xin được đính chính những vấn đề sau. Viết rằng tôi có mặt tại hiện trường vụ ám sát Giulio Cesare là hoàn toàn sai sự thật. Trong
tờ giấy khai sinh được đính kèm lá thư này có ghi rõ tôi sinh tại Molfetta ngày 15 tháng Ba năm 1944, tức là rất nhiều thế kỷ sau khi sự kiện đáng buồn đó xảy ra (tới giờ mà tôi vẫn còn thấy tiếc thương). Ông Sự Thật hẳn đã nhầm lẫn lúc tôi nói với ông ta rằng tôi luôn cùng bạn bè uống mừng cái ngày 15 tháng Ba năm 44[10].
Cũng hoàn toàn không có chuyện tôi lại đi nói với một tay Bruto nào đó là: "'Ta hãy cùng qua Filippi[11]" Tôi xin nói rỗ là mình không hề có bất cứ liên hệ nào với ai tên là Bruto hết: tới hôm qua tôi còn chưa nghe thấy cái tên này bao giờ. Quả đúng là trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngắn ngủi, tôí có nói với ông Sự Thật rằng sau đó tôi sẽ đi gặp một nhân viên xã tên là Filippi, nhưng mà tôi nói thế trong lúc chúng tôi đang trò chuyện về việc thu hồi nợ thuế. Trong suốt cuộc hội thoại tôi không hề nói mình có hẹn với một nhân vật X để xử lý dứt điểm tên vạn đại độc tài Giulio Cesare, mà là tôi đang "có hẹn với một nhân viên xã để tìm cách xử lý dứt điểm vấn đề đóng thuế của ồng Giulio Cesare."
Kính thư,
Người Phủ Nhận Tin.
"Khi nhận được lá thư khiếu nại phản đối không thể chối cãi như vậy thì phải xử lý thế nào cho khỏi mất mặt? Đây là ví dụ trả lời ổn thỏa."
Tôi nhận thấy Người Phủ Nhận Tin quả đã không phủ nhận việc Giulio Cesare bị ám sát vào ngày 15 tháng Ba năm 44. Tôi cũng
ghi nhận rằng Người Phủ Nhận Tin luôn cùng bạn bè uôhg mừng cái ngày 15 thắng Ba năm 44. Đó chính là thói quen kỳ lạ mà tôi muôh nêu lên trong bài báo của mình. Người Phủ Nhận Tin hẳn phải có lý do cá nhân chính đáng để say sưa uống mừng vào cái ngày này, nhưng cũng không thể phủ nhận sự trùng họp như thế là quá đỗi lạ lùng. Hằn ông cũng còn nhớ trong cuộc phỏng vấn dài qua điện thoại với tôi, ông đã nói: "Tôi luôn cho rằng 'Của Cesare phải trả lại Cesare'.” Một người rất gần gũi với Người Phủ Nhận Tin (tôi hoàn toàn tin tưởng vào lời chứng của người này) cho tôi biết Cesare đã nhận hai mươi ba nhát dao. Tôi cũng xin được lưu ý là trong toàn bộ lá thư, Người Phủ Nhận Tin đã tránh không nói cho chúng ta biết ai thực sự là kẻ đã đâm những nhát dao kia.
Liên quan tới lời phủ nhận nực cười về Filippi, tôi còn ngay trước mắt đây cuốn sổ tay trong đó tôi ghi rõ ràng rằng Người Phủ Nhận Tin không hề nói: "Ta hãy cùng qua chỗ Pilippi" mà là "Ta hãy cùng qua Pilippi".
Tương tự như vậy, tôi có thể đảm bảo về lời đe dọa của ông nhắm tới Giulio Cesare. Trong cuốn sổ tay đặt ngay trước mặt tôi đây có ghi rỡ: "Hẹn 1 nv X... xử lý dứt điểm vđ đt. Giulio Cesare." Xin thưa với ông rằng không phải đùa với lửa, đổi trắng thay đen, thích chơi chữ mà tránh được hậu quả nghiêm trọng, hay bịt miệng báo chí mà được đâu.
"Bên dưới ký tên Sự Thật. Các vị thấy thế nào? Bài phủ nhận lá thư phủ nhận có gì mà hiệu quả như thế? Trước hết, đó là tờ báo đã viết những gì thu thập được từ các nguồn thông tin sát với Người
Phủ Nhận Tin. Món nghề này lúc nào cũng hiệu quả: nguồn tin không được tiết lộ, nhưng vẫn khiến độc giả nghĩ tờ báo hẳn có những mối thông tin độc quyền, có lẽ đáng tin cậy hon Người Phủ Nhận Tin. Rồi nó nhắc tới sổ ghi chép của nhà báo. Chẳng ai nhìn thấy quyển sổ đó cả, nhung ý tưỏng có một ghi chép trực tiếp tại thòi điểm phỏng vấn khiến người ta thấy tờ báo đáng tin và có chứng cứ rõ ràng. Và cuối cùng là việc ám chỉ này nọ: ám chỉ thì không nói rõ điều gì, nhưng lại phủ bóng nghi ngờ lên Người Phủ Nhận Tin. Tôi không nói rằng các bài phủ nhận của chúng ta phải viết như thế: đây chỉ là một bài viết hài hước thôi, nhưng xin tất cả hãy nhớ cho ba quy tắc cơ bản của một bài báo phủ nhận lại bài phủ nhận tin báo: các nguồn cung cấp thông tin, các ghi chép trong sổ tay phóng viên và các nghi vấn về độ tin cậy của người đang khiếu nại nội dung tin bài. Rõ rồi chứ ạ?"
Tất cả đều đồng thanh "tuyệt vòi". Ngày hôm sau, mỗi người trong sô họ đem tới một ví dụ về bài phủ nhận một bài phủ nhận tin báo, ít phóng đại hon nhưng cũng đầy sức thuyết phục. Sáu học viên của tôi đã hiểu bài rồi.
Maia Frisa bắt đầu: "Chúng tôi xin ghi nhận lá thư phủ nhận tin háo, nhưng cũng xin được làm rỗ rằng chúng tôi đã đăng những gì ghi nhận được từ các văn bản chính thức của vẫn phòng thẩm phán, tức là thông báo điền tra gửi tới người bị tình nghi. Độc giả thì đâu có biết là sau đó các thẩm phán đã quyết định không tố tụng người bị tình nghi - tức là nguôi phủ nhận tin báo, cũng nhu việc những thông báo điều tra này là thuộc dạng tối mật, không hiểu sao nhà báo lại có đuợc, và tính xác thực của chúng ra sao. Anh Simei, tôi đã hoàn thành bài tập được giao, song nếu cho phép đuợc nói thẳng thì tôi thấy việc này quả là trò bịp bợm."
Simei đáp trả: "Còn hon thú nhận rằng tờ báo cho đăng tin mà không kiểm chứng nguồn. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý ta nên dùng các biện pháp ám chỉ này nọ thay vì công bố dữ kiện - ai đó có thể đi kiểm tra chúng. Ám chỉ nghĩa là không nói điều gì đó cụ thể, chỉ nhằm phủ bóng nghi ngờ lên Người Phủ Nhận Tin. Ví nhu: chúng tôi sẵn lòng ghi nhận đính chính, nhưng cũng xin nói rằng ông Phủ Nhận Tin (luôn dùng 'ông', chứ không dùng 'ngài' gì hết. Ở nước ta, nó chẳng khác nào lời lăng mạ) đã gửi hàng chục lá thư đòi đính chính đến khắp các tờ báo. Đây hẳn là một thói quen không thể kiểm soát. Tới lúc đó, Nguôi Phủ Nhận Tin sẽ gửi thêm một lá thu bác bỏ nữa, và chúng ta hoàn toàn có quyền không đăng nó, hoặc nếu đăng thì kèm lời bình rằng ông ta chỉ tiếp tục nhắc đi nhắc lại mọi chuyện. Nhu thế độc giả sẽ đinh ninh hắn là kẻ mắc chứng hoang tưởng. Các anh chị thấy sự lọi hại của việc ám chỉ rồi đấy: nói rằng ai đó đã viết thư đòi đính chính đến các tờ báo khác là nói thật, không ai có thể chối cãi được. Cái ám chỉ lọi hại nhất là nêu ra những dữ kiện vốn chẳng có giá trị nào, nhưng lại có thật, không gì phủ nhận được."
***
Chúng tôi ghi nhớ mấy lời khuyên đó và, theo như cách nói của Simei, cùng "động não". Palatino nhắc chúng tôi nhớ rằng trước đây hắn từng cộng tác với các tờ tạp chí đố vui, và đề nghị tờ báo dành thêm nửa trang cho loạt trò đố vui nữa, bên cạnh các chưong trình truyền hình, dự báo thòi tiết và tử vi mỗi ngày.
Simei cắt ngang: "Tử vi! Đúng thế, may mà anh nhắc đến! Đó là mục đầu tiên mà độc giả tìm tới! Cô Fresia, nhiệm vụ đầu tiên của
cô đây: tìm đọc loạt báo và tạp chí có chuyên mục này, rồi tạo ra mấy chủ đề lặp đi lặp lại. Xin cô hãy nhớ cho là chỉ thu thập những dự báo lạc quan thôi đấy, chẳng ai muốn nghe nói tháng sau sẽ chết vì ung thư cả. Cô hãy viết các dự báo có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Ý tôi là một nữ độc giả sáu mươi tuổi sẽ chẳng quan tâm tới viễn cảnh gặp được người trong mộng của đòi mình, nhưng trước lời tiên đoán là trong vòng vài tháng tới sẽ có một sự kiện lớn khiến cho Ma Kết rất hạnh phúc thì ai cũng thấy họp cả: từ bọn thanh niên choai choai (nếu chúng có đọc báo của ta) tới các bà sồn sồn hay lũ công chức đang chờ tăng lưong. Còn về các trò đố vui thì sao nhỉ? Palatino, anh nghĩ sao? Trò choi ô chữ chẳng hạn?"
Paỉatino trả lời: "Phải, trò chơi ô chữ cũng hay. Thật buồn khi phải tạo những ô chữ hỏi ai là người thống trị Đế quốc Đức trong Thế chiến II."
Simei cười mỉa mai: "Độc giả mà ghi được tên Hitler là may lắm rồi đấy."
"Trong khi đó trò choi ô chữ ở các báo nước ngoài còn có dạng đoán từ thông qua định nghĩa mà riêng nó cũng đã khó hiểu rồi. Có lần tôi còn đọc được trên một tờ báo Pháp định nghĩa người hiểu biết về thực vật, đặc biệt toại có thể làm thuốc, và đáp án là thầy lang, chứ không phải là nhà thực vật học, vốn nghiên cứu các loài cây cỏ nói chung."
Simei đáp: "Không phải loại dành cho ta. Độc giả của chúng ta không những không biết thầy lang là ai, làm gì, mà có lẽ thực vật nghĩa là gì cũng chẳng biết nữa là. Ta chỉ tập trung vào những thứ như Hitler, chồng của Eva, mẹ của Chúa Jessus thôi."
Tới lúc ấy, Maia nói chen vào. Cô mỉm cười, khuôn mặt bừng sáng như trẻ nhỏ, như thể cô sắp sửa gây trò nghịch ngợm gì đây. Maia nói choi ô chữ cũng hay, nhưng độc giả cần phải đọi tới số sau mới biết được câu trả lời của mình có đúng hay không. Trong khi đó, ta có thể giả bộ như trong số báo trước đã có một cuộc thi, và giờ ta công bố câu trả lời hài hước nhất của độc giả. Ta có thể yêu cầu độc giả gửi tới câu trả lời ngốc nghếch nhất cho những câu hỏi cũng ngớ ngẩn không kém. "Một lần hồi còn ở trưòng Đại học, chúng tôi đã đùa mà tưởng tượng cả đống câu hỏi và câu trả lời kỳ cục nhất. Ví như: Tại sao chuối lại mọc trên cây? Bởi chúng mà mọc sát đất thì sẽ bị cá sấu chén sạch mất. Tại sao ván trượt lại trượt trên tuyết? Vì nếu trượt trên kim cưong thì những môn thể thao mùa đông sẽ tốn kém quá."
Palatino hào hứng nói theo: "Tại sao khi bị phục kích
và bị các vị Nguyên lão đâm hai mươi ba nhát dao, Cesare lại nói Cả mi nữa sao Bruto? Vì mới kịp nói đến thế thì ông đã chết rồi. Tại sao ta lại viết từ trái sang phải chứ không phải từ phải sang trái? Bởi nếu không tất cả sẽ bắt đầu bằng một dấu chấm. Tại sao xà kép lại song song? Vì nếu không, ai tập xà kép hẳn sẽ bị gãy cẳng."
Tất cả đều hào hứng với trò này, Braggadocio nói: "Tại sao đôi bàn tay lại có muòi ngón chứ không phải sáu ngón? Bởi nếu không thì Mưòi điều răn mà Thiên Chúa phán truyền cho Moses tại núi Sinai sẽ còn lại có sáu, và thế là không còn điều cấm ăn cắp nũa. Tại sao lại gọi là Đấng toàn năng? Vì Đấng toàn ăn là tên của ông bác tôi."
Tôi cũng hùa theo: "Tại sao whisky lại có nguồn gốc từ Scotland? Bởi nếu đuợc sinb ra tại Nhật Bản thì nó đã có tên là sa kê và không
thể uống cùng sô đa đuợc. Tại sao biển lại rộng? Vì có quá nhiều cá và sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu thả chúng trên đỉnh núi Thụy Sĩ. Tại sao gà trống lại gáy một trăm năm muoi lần? Vì nếu ba muoi ba lần thì đã là Giáo chủ Hội Tam Điểm rồi."
Palatino tiếp lời: "Tại sao chiếc ly lại rộng vành phía trên mà hẹp phía duói? Bởi nếu không thì các quán bar đã phá sản từ lâu rồi. Tại sao móng dài ra rất nhanh mà răng thì không? Vì nếu không, thì thay vì cắn móng tay nguôi ta sẽ cắn răng khi hồi hộp lo lắng. Sao chân lại gập ra đằng sau chứ không gập ra đằng trước? Vì nếu không thì những trưòng họp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp sẽ trở nên nguy hiểm gấp vạn lần. Tại sao Christopher Columbus lại dong buồm về phía Tây? Vì nếu đi về phía Đông, ông đã xuống miền Nam nước Ý. Tại sao ngón chân ngón tay lại có móng? Vì nếu chúng có mí thì đã gọi là mắt rồi."
Bấy giờ cuộc thi đã trở nên sôi nổi không thể kìm hãm lại nữa rồi. Fresia lại tiếp tục nói: "Tại sao chó lại chết bên mộ chủ? Vì ở đó không có cây để nó tè vào, nên ba ngày sau bụng căng quá vỡ ra mà chết."
Simei ngắt lời: "Thôi đủ rồi!", cho dù chính hắn cũng không thể cuòi, "Toàn những thứ chỉ có bọn sinh viên mới có thể nghĩ ra. Các vị quên là độc giả của chúng ta không thuộc loại trí thức. Họ sẽ không hiểu được đâu là trò đùa, và sẽ coi ta là một lũ điên. Thôi nào, ta ở đây không phải để vui đùa. Quay lại bàn chuyện nghiêm túc đi."
Như vậy là chuyên mục những câu hỏi và câu trả lời ngớ ngẩn nhất đã bị loại. Tiếc thật, hẳn đó sẽ là mục thú vị. Tuy nhiên việc này đã khiến tôi chú ý tới Maia Fresia. Một cô nàng hóm hỉnh thì thể nào chẳng có gì đó thú vị. Và cô nàng cũng thú vị theo cách riêng của
mình đấy chứ. Sao lại theo cách riêng? Tôi còn chưa hiểu được cái riêng đó là gì, nhưng cũng đã bắt đầu thấy tò mò rồi.
***
Nhưng có thể thấy Fresia khá thất vọng và đang cố gắng gọi ý điều gì đó liên quan tới những mảng mà cô quan tâm: "Giải thưởng văn học hằng năm gần tới rồi, ta có nên nói về những cuốn nằm trong danh sách đề cử không?"
"Văn hóa - giới trẻ giờ lúc nào cũng nói về văn hóa. May mà cồ còn chưa có bằng tốt nghiệp đấy, nếu không hẳn sẽ đòi viết tiểu luận năm mươi trang..."
"Tôi chưa tốt nghiệp, nhưng cũng hay đọc."
"Chúng ta không đi sâu vào mảng văn hóa làm gì. Độc giả của chúng ta chẳng bao giờ đọc sách, cùng lắm là tờ Thê thao hằng ngày. Tuy nhiên tôi cũng đồng ý là tờ báo không thể không có một trang, không dám nói là trang văn hóa, nhưng cũng có thể gọi là chuyên mục văn hóa giải trí. Điều co bản là các thông tin văn hóa phải được trình bày theo dạng phỏng vấn. Phỏng vấn tác giả là chắc ăn nhất: chẳng có ai nói xấu đứa con tinh thần của mình cả, thế cho nên độc giả không phải biết tới những bình phẩm chua ngoa, hằn học mà làm gì. Rồi thì cũng phải biết lựa câu hỏi: không nên nói quá nhiều về cuốn sách, mà phải khiến tác giả nói về chính mình, về những trăn trở, những nhược điểm của bản thân. Cô Fresia, cô đã có nhiều kinh nghiệm với việc soi mới đòi tư người nổi tiếng. Cô hãy tưởng tượng ra cuộc phỏng vấn với một trong các tác giả trong danh sách đề cử. Nếu cuốn sách nói về một câu chuyện tình thì làm thế nào cho tác giả nói về mối tình đầu của mình, hoặc đi nói xấu các
đối thủ cạnh tranh khác cũng được. Làm thế nào để cuốn sách tồi đó biêh thành cái gì dễ nuốt, để cho ngay cả các bà nội trợ cũng hiểu được, và do đó nếu sau này không đọc thì cũng không cảm thấy ăn năn. Mà có ai lại đi đọc những cuốn sách mà báo chí viết bài phê bình kia chứ. Nói thật thì nhiều khi chính người viết bài phê bình cũng còn chả đọc nữa là. Tác giả cuốn sách đọc nó đã là may lắm rồi. Có những cuốn mà người ta băn khoăn tự hỏi liệu tác giả có đọc nó trước khi ký tên không ấy chứ."
Maia Fresia tái mặt: "Ôi tròi, tôi chẳng bao giờ thoát khỏi mấy vụ tình ái hay sao..."
"Hẳn cô chẳng thể nghĩ mình được gọi tới đây để viết bài về chính trị hay kinh tế thế giới."
"Đã hẳn, nhưng tôi cứ hy vọng mình lầm."
"Thôi nào, đừng có gay gắt thế chứ. Cô hãy thử viết gì đó đi, chúng tôi trông đọi cả vào cô đấy."
VI.
Thứ Tư 15 tháng Tư
Tôi nhớ có lần Cambria kể: "Tôi nghe đài nói về một vài nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí đang có tác động tới kích thước dương vật của thế hệ trẻ. Theo tôi, vấn đề này chẳng những tác động tới các thằng con, mà ngay cả tới cha chúng nữa - những kẻ lúc nào cũng hãnh diện khoe khoang về kích thước cái cu thằng con mình. Tôi còn nhớ khi thằng con tôi sinh ra, lúc họ cho tôi vào thăm nó ỏ phòng trẻ sơ sinh trong bệnh viện, tôi đã thốt lên úi cha cái chim kìa, rồi còn đi khoe với tất cả đồng nghiệp nữa."
Simei nói: "Bọn trẻ lúc mới sinh ra đứa nào chẳng có bộ phận ấy to tướng, thành ra ông bố nào cũng khoe thế cả. Mà có lẽ anh cũng biết trong bệnh viện người ta hay nhầm thẻ sinh lắm, cho nên chắc gì nó đã là con anh (ấy, xin không dám mạo phạm gì tới bà nhà)."
Cambria phản đối: "Thế nhưng thông tin này có liên quan sát sườn tới các ông bố, bởi nó còn cho biết có thể có những ảnh hưởng xấu tới cơ quan sinh dục nam. Nếu ta truyền bá rộng rãi thông tin ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng tới cá voi mà cả chim nữa (mong các ngài thứ lỗi cho cách nói này), thì hẳn ngay lập tức tất cả sẽ trở nên thân thiện với môi trường."
Simei bình phẩm: "Thú vị thật, nhưng ai bảo là chủ tòa soạn của chúng ta, hay những đối tác của ông ta quan tâm tới việc giảm ô nhiễm bầu khí quyển?"
"Nhưng gì thì gì cũng để đánh động, mà lại rất đúng đắn nữa chứ."
"Phải rồi, nhưng chúng ta không phải những kẻ chuyên đi đánh động, gây hoảng hốt. Đó là khủng bố. Anh muốn bàn về vấn đề ống dẫn dầu, dầu hỏa và ngành công nghiệp sắt thép của chúng ta? Đây có phải là tờ báo của đảng Môi trường đâu kia chứ! Độc giả của ta cần được thấy an tâm, chứ không phải bị dọa cho sợ."
Thế nhưng sau vài giây suy ngẫm, Simei nói thêm: "Đương nhiên là trừ phi những gì gây ảnh hưởng tới dương vật lại được sản xuất bởi một hãng dược phẩm nào đó mà vị bảo trợ của chúng ta sẵn sàng đánh động. Nhưng đó là những thứ phải thảo luận từng trường hợp một. Dù thế nào thì nếu các vị có ý tưởng gì thì cứ đưa ra, rồi tôi sẽ quyết định có làm hay không."
***
Ngày hôm sau Lucidi bước vào văn phòng với một bài báo có thể coi đã hoàn chỉnh. Chuyện là thế này: người quen của hắn nhận được một lá thư từ Dòng Toàn quyền Thánh Giovanni xứ Jerusalem - Hiệp sĩ xứ Malta - Tu sĩ giáo hội đại đồng Sainte-Trinité-de
Villedieu - Trụ sở chính của Vallette-Tu sĩ giáo hội Québec, mời ông ta nhận chức Hiệp sĩ Malta, chỉ với một khoản đóng góp hào phóng cho văn bằng, huy chương, mề đay các loại. Lucidi nảy ra ý định tìm hiểu công việc làm ăn của hội dòng hiệp sĩ này, và khám phá ra rất nhiều điều đặc biệt.
"Xin tất cả hãy chú ý lắng nghe. Tôi nắm trong tay một bản báo cáo của cảnh sát - đừng hỏi tôi làm thế nào mà mò ra đuợc nó - về một vài hội dòng giả mạo của Malta. Có tất cả là mười sáu hội: cần
phải biết phân biệt chúng với Giáo binh đoàn tối cao của Thánh Giovanni xứ Jerusalem, xứ Rodi và Malta, có trụ sở tại Roma. Tất cả những hội còn lại đều có cái tên na ná như thế, chỉ khác biệt chút ít. Tất cả chúng đều biết lẫn nhau và tách nhập lẫn nhau. Năm 1908, một vài gã người Nga lập nên một hội, lấy trụ sở tại Hoa Kỳ, từ một vài năm nay nằm dưới sự chủ trì của Thái tử Điện hạ Hoàng gia Roberto Paternò Ayerbe Aragona, Công tuớc xứ Perpignano, người đứng đầu Hoàng gia xứ Aragona, người kế vị ngôi vua Aragona và Baleari, Giáo trưởng Hội Thánh Collare di San't Agata xứ Paternò và Vương miện Hoàng gia Baleari. Nhưng một người Đan Mạch đã tách khỏi hội này vào năm 1934, rồi lập nên một hội khác, phong Thái tử Pietro xứ Hy Lạp và Đan Mạch là đại pháp quan. Vào những năm sáu mươi, một kẻ đào ngũ phe Nga, Paul de Cranier de Cassagnac, đã lập một hội tại Pháp và chọn nhà bảo trợ là vị vua Pietro II của lugoslavia trước đây. Năm 1965, vị này cãi vã với Cassagnac và lập nên một hội khác tại New York, mà chính Thái tử Pietro xứ Hy Lạp và Đan Mạch là viện trưởng tối cao. Năm 1966, người có cái tên Robert Bassaraba von Brancovan Khimchiacvili được phong làm đại pháp quan, nhưng sau đó bị đuổi ra khỏi hội, bèn lập Hội Hiệp sĩ đại đồng Malta, mà thái tử Enrico III Costantino di Vigo Lascaris Aleramico Paleologo xứ Monlerrato được tôn làm Người bảo trợ đế quốc và hoàng gia. Vị thái tử này tự xưng là kẻ thừa kế ngôi báu xứ Byzantium, thái tử xứ Tessaglia, và sau đó lập nên một hội khác tại Malta. Tôi còn tìm thấy một hội bảo hộ Byzantium, do thái tử Carol của Romania lập ra, người tách khỏi hội giáo của Cassagnac; một viện tối cao mà Tonna-Barthet là quan khâm sai và thái tử Andrea xứ lugoslavia - vốn trước là giáo trưởng hội giáo do Pietro II lập ra - là viện trưởng tối cao của viện Nga (sau
đó trở thành Viện Hoàng gia tối cao xứ Malta và châu Âu). Lại còn có cả một hội lập ra vào những năm bảy mươi bởi nam tước Choibert và Vittorio Busa - chính là người được biết tới với rất nhiều tước danh: Viktor Timur II, tổng giám mục chính thống vùng đô thị xứ Bialystok, Giáo trưởng cộng đồng Do Thái hải ngoại phương Tây và phương Đông, Tổng thống Cộng hòa Danzica và Cộng hòa dân chủ Bielorussia, Đại hãn vùng Tartaria và Mông Cổ. Rồi lại còn có Đại hý viện quốc tế được thành lập năm 1971 bởi Thái tử Điện hạ Hoàng gia Roberto Paternò đã được nhắc tới bên trên, cùng với hầu tước xứ Alaro. Viện này sau đó vào năm 1982 đổi thành Viện Bảo hộ nằm dưới sự quản lý của một Paternò khác: Leopardi Tornassini Paternò xứ Costantinopolis, người đứng đầu vương triều và là người thừa kế Đế chế La Mã phương Đông, kẻ kế vị chính thống được phong thánh của Giáo hội Công giáo chính thống Apostolic theo nghi thức Byzantium, nam tước xứ Monteaperto, bá tước sứ quân của ngôi báu xứ Ba Lan. Năm 1971, tại Malta lại xuất hiện Dòng chiến sĩ Toàn quyền Thánh Giovanni xứ Jerusalem (tôi bắt đầu từ chính hội giáo này), vốn tách khỏi hội giáo của Bassaraba, nằm dưới sự bảo trợ của Alessandro Licastro Grimaldi Lascaris Comneno Ventimiglia, công tuớc xứ La Chastre, thái tử vương quyền và hầu tước vùng Déols. Hiện giờ công tuớc Carlo Stivali xứ Flavigny là người chủ trì của hội. Vị này, khi Licastro chết, đã đi theo Piere Pasleau, người đã thừa hưởng mọi tước vị của Licastro, cộng với tước vị tổng giám mục tối cao Giáo hội Công giáo chính thống Bỉ, giáo trưởng Giáo binh đoàn tối cao dòng Đền Jerusalem và giáo chủ kiêm thầy tế của Hội Tam Điểm toàn năng theo nghi thức phương Đông cổ và nghi thức nguyên thủy Memphis và Misraim hợp nhất. À quên, mốt mới nhất đó là trở thành thành viên của Hội
Sion, như một hậu duệ của Chúa Jesus, người kết hôn với Maria Maddalena và trở thành kẻ sáng lập ra triều đại Merovingian."
Simei ngừng ghi chép, phấn khởi nói: "Chỉ riêng mấy cái tên thôi đã đủ làm tin rồi. Thử nghĩ mà xem, Paul de Granier de Cassagnac, Licastro (đúng thế không nhỉ?) Grimaldi Lascaris Comneno Ventimiglia, Carlo Stivala xứ Plavigny..."
Lucidi hoan hỉ nhắc: "Robert Bassaraba von Brancovan Khimchiacvili."
Tôi nói thêm: "Tôi tin rằng nhiều độc giả của chúng ta cũng liên tục nhận được lời đề nghị tương tự như thế này, nên ta sẽ giúp họ tránh được những kẻ cơ hội."
Simei lưỡng lự một lát rồi nói cần cân nhắc thêm. Ngày hôm sau hẳn hắn đã tìm hiểu, bởi sau đó Simei nói với chúng tôi rằng ông chủ của chúng tôi mang tước hiệu Hiệp Sĩ chỉ huy của dòng Santa Maria xứ Bethlehem. "Hóa ra ngay cả dòng Santa Maria xứ Bethlehem cũng là một hội giả. Hội chính thống phải là dòng Thánh Santa Maria xứ Jerusalem, tức là Dòng huynh đệ Nhà Tơ-tông Thánh Maria tại Jerusalem. Điều này được ghi nhận trong Niên giám của giáo hoàng. Đương nhiên là với bao việc lộn xộn xảy ra tại Tòa thánh Vatican thì bây giờ tôi cũng chẳng tin vào cuốn sổ đó nữa. Nhưng có điều chắc chắn, ấy là tước Hiệp sĩ chỉ huy dòng Santa Maria xứ Bethlehem cũng chỉ quan trọng như tước thị trưởng một thành phố tưởng tượng bất kỳ nào thôi. Các ngài lại muốn cho đăng một bài báo khiến độc giả hồ nghi, thậm chí là giễu cợt tước hiệu của ông chủ tòa soạn của chúng ta hay sao? Thôi thì của ai người nấy hưởng. Tôi rất tiếc, Lucidi, nhưng chúng ta đành phải loại bài báo hay ho của anh ra."
Như thường lệ, Cambria hỏi một câu rất ngu ngốc: "Theo anh, chúng ta phải kiểm tra từng bài báo định đăng xem chủ tòa soạn có thích không hay sao?"
Simei trả lời: "Đương nhiên là thế rồi. Ông ta là cổ đông chính mà."
Tới lúc này, Maia lấy can đảm nói về một hướng điều tra mới. Chuyện là thế này: tại vùng Porta Ticinese, trong một khu vực đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, có một quán pizza tên là Paglia & Fieno. Maia sống ở phía bên kia kênh, nên từ nhiều năm nay phải thường xuyên đi ngang qua đó. Nhìn qua cửa kính có thể thấy bên trong phải chứa được ít nhất một trăm người, thế mà từ nhiều năm nay cả nhà hàng rộng thênh thang này thường xuyên vắng tanh, ngoại trừ vài khách du lịch ngồi uống cà phê phía ngoài. Mà có phải là chốn bỏ hoang đâu. Một lần Maia tò mò vào trong. Ngoài cô ra, chỉ có một gia đình ít người ngồi cách đó khoảng hai mươi bàn. Maia gọi món mì ống đặc biệt của quán, một phần tư chai rượu vang và một cái bánh táo: tất cả đều ngon tuyệt, giá lại phải chăng, phục vụ bàn rất lịch sự. Bình thường ra, nếu ai đó quản lý một nhà hàng rộng như vậy, với nhân sự, đầu bếp cao cấp thế, mà lại chẳng có ai lui tới suốt nhiều năm, thì hẳn phải đóng cửa hay bán nó đi từ lâu rồi. Thế nhưng quán Paglia & Pieno vẫn tồn tại, mở tất cả các ngày trong tuần suốt mười năm nay, cả thảy ba nghìn sáu trăm năm mươi ngày tất cả.
Costanza nhận xét: "Hẳn có chuyện gì mờ ám đây."
Maia đáp: "Chẳng có gì khó hình dung cả. Lời giải thích rất đơn giản: hoặc nó được thần thánh nào đó phù trợ, hoặc nằm dưới sự bảo hộ của Mafia hay Camorra. Nó được mua bằng tiền bẩn, và giờ
đã trở thành khoản đầu tư chính thống tồn tại sờ sờ giữa ban ngày. Các ngài hẳn sẽ nói khoản đầu tư dựng lên nhà hàng đã có rồi, giờ có thể cho đóng cửa, còn để nó tồn tại mà ngốn tiền làm gì. Ấy thế mà nó vẫn hoạt động. Sao lại thế?" vẫn là gã Cambria hỏi dốt: "Sao lại thế?"
Câu trả lời cho thấy cô nàng Maia cũng có bộ óc thông minh: "Hằng ngày nó phục vụ việc rửa số tiền bẩn đến liên tục. Chỉ cần có vài khách hàng mỗi tối thôi, nhưng đến cuối ngày anh đánh số hóa đơn như thể có cả trăm khách hàng vậy. Một khi đã kê khai số lượng tiền thu vào rồi, anh có thể gửi chúng tới nhà băng. Có khi để không gây chú ý tới số tiền mặt, bởi chẳng có ai trả bằng thẻ tín dụng cả, anh liền mở tài khoản tại vài chục ngân hàng. Với số tiền thu vào đã kê khai và do đó đã hợp thức hóa này rồi, anh trả tất cả những khoản thuế cần đóng, sau khi đã hào phóng trừ đi chi phí hoạt động này nọ (không khó để làm chứng từ thanh toán giả). Ai cũng biết rằng để rửa tiền có khi phải mất tới cả năm mươi phần trăm ấy chứ. Với cách này, anh sẽ mất ít hơn rất nhiều."
Palatino hỏi: "Làm sao để chứng minh được tất cả điều này?"
"Đơn giản thôi. Chỉ cần hai thanh tra thuế tới đó ăn tối, đóng giả một cặp vừa mới cưới chẳng hạn. Vừa ăn vừa nhìn xung quanh, họ chỉ thấy ngoài họ ra có mỗi vài khách lẻ nữa thôi. Hôm sau thanh tra thuế tới kiểm tra, thấy rằng hôm truớc nhà hàng kê cả trăm hóa đơn tất cả. Để xem họ trả lời thế nào."
Tôi nhận xét: "Cũng chẳng đơn giản đến thế đâu. Hai thanh tra thuế tới đó lúc tám giờ tối chẳng hạn. Cho dù có ăn bao nhiêu thì sau chín giờ cũng phải đi, nếu không sẽ gây nghi ngờ. Ai chứng minh đuợc là từ lúc đó tới nửa đêm không còn khách hàng nào
nữa? Cho nên cần phải cho ít nhất là ba hay bốn cặp tới để có thể bao trọn cả buổi tối. Sáng hôm sau thanh tra tới thì sao? Mà họ vốn chăm chăm tìm ra ai không viết hóa đơn, chứ làm gì được với kẻ kê khai khống? Quán có thể nói là máy bị hỏng hóc gì đó, nên cứ in liên tiếp. Thế thì anh biết làm gì? Đi kiểm tra lần nữa? Chúng đâu có ngu, chúng đã nhận diện thanh tra thuế rồi, cho nên nếu có quay lại thì tối hôm đó chúng sẽ không đánh hóa đơn giả nữa. Nên hoặc là phải thanh tra liên tục, cử một nửa lực lượng thanh tra đi ăn pizza hằng tối thì may ra một năm sau sẽ khiến quán phải đóng cửa. Nhưng có lẽ chính những thanh tra sẽ ngán mà bỏ trước, bởi họ còn có khối việc khác phải làm."
Maia bực bội đáp: "Cái đó là việc của họ. Họ sẽ tìm ra cách nào đó hay ho để giải quyết. Ta chỉ chỉ ra vấn đề thôi."
Simei nhã nhặn nói: "Maia thân mến ơi, tôi sẽ cho cô biết điều gì sẽ xảy ra nếu như ta cho đăng bài phóng sự này. Trước hết ta khiến cảnh sát quay lưng lại với mình bởi đã chỉ trích họ không nhận biết được vụ lừa đảo. Đó là những kẻ biết cách trả thù, nếu không trực tiếp lên ta thì cũng là chủ tòa soạn. Mặt khác, như chính cô nói, ta lại chống lại thần thánh, hay Mafia, hay Camorra, hay một nhóm tội phạm nào khác. Thế cô nghĩ chúng để ta yên à? Thành ra đang yên đang lành ta lại ngồi ngoan ngoãn cho chúng mang bom tới tòa soạn sao? Cho nên cô biết tôi nói gì không? Độc giả của chúng ta sẽ hứng thú với ý tưởng được ăn ngon giá rẻ tại một địa điểm xứng với tiểu thuyết trinh thám mà đổ xô tới nhà hàng đó. Thành ra việc tốt đẹp duy nhất mà ta làm là khiến nó càng giàu thêm. Thế nên xin hãy quên chuyện này đi. Đừng bận tâm làm chi, cứ quay lại làm mục tử vi là được rồi."
VII.
Thứ Tư 15 tháng Tư, buổi chiều
Tôi có thể thấy Maia chán nản thế nào nên đi theo khi cô ra về. Rất tự nhiên, tôi khoác tay cô.
"Đừng phật lòng làm gì, Maia. Tôi đưa cô về nhà nhé. Ta có thể uống thứ gì đó trên đường về."
"Cảm ơn anh. Tôi ở phía kênh, dưới đó có nhiều quán lắm. Tôi biết một chỗ pha cocktail rất ngon - đồ uống yêu thích của tôi đấy."
Chúng tôi tới đường Ripa Ticinese. Đó là lần đầu tôi thấy các con kênh ở đây. Đương nhiên là tôi đã nghe nói về chúng, song tôi cứ ngỡ kênh rạch ở Milano thuộc loại kênh ngầm kia. Thực tế tôi có cảm giác như đang ở Amsterdam vậy. Maia khá tự hào nói rằng trước đây Milano quả giống như Amsterdam, với những con kênh chằng chịt tới tận trung tâm. Hẳn nó phải đẹp lắm, nên Stendhal mới thích thú đến vậy. Nhưng sau này vì lý do vệ sinh, nguôi ta cho lấp đi rất nhiều kênh. Chỉ phía này của thành phố mới còn lại vài con kênh, mà giờ nước cũng ô uế cả rồi, trong khi ngày trước người ta còn đem đồ ra giặt dọc kênh. Nếu rẽ vào ngõ hẻm, ta sẽ thấy rất nhiều ngôi nhà cổ, và vô số tòa chung cư cổ. Đó là những tòa nhà lớn, mỗi tòa gồm rất nhiều căn hộ có chung ban công với lan can bằng sắt, quây quanh các khu sân chơi ở giữa. Với tôi, chúng là hình ảnh điển hình của những năm năm mươi. Tôi đã từng đọc cụm từ này khi còn cộng tác biên tập bách khoa toàn thu, hay khi nhắc tới vở opera El
nost Milan của Bertolazzi tại nhà hát Piccolo Teatro. Thật không tưởng tượng được là chúng vẫn còn tồn tại.
Maia phá lên cười: "Milano vẫn còn đầy những tòa chung cư kiểu cổ như thế, có điều là giờ chúng không dành cho người nghèo nữa. Đi nào, tôi sẽ chỉ anh xem." Cô dẫn tôi vào trong một khoảng sân lớn: "Toàn bộ mặt bằng đã được xây mới hoàn toàn. Giờ tầng một dành cho mấy cửa hàng đồ cổ (thực ra toàn là đồ mua đi bán lại nhưng ra vẻ cổ để nâng giá) và một vài phòng tranh của những họa sĩ mong được thành danh. Nói chung toàn đồ dành cho khách du lịch. Nhưng nếu nhìn lên cao, hai tầng phía trên vẫn giữ được như xưa."
Những tầng phía trên có lan can bằng sắt, và cửa mỗi căn hộ đều hướng ra ban công chung. Tôi hỏi liệu còn có ai phơi quần áo trên lan can không. Maia cười: "Đây có phải Napoli đâu kia chứ. Phần lớn những tòa nhà như thế này đều được tu sửa, nâng cấp hết cả rồi. Ngày trước cầu thang dẫn thẳng lên ban công, từ đó dẫn vào các nhà. Tít cuối cùng mới có một nhà tắm, chung cho cả tầng, đương nhiên là loại nhà tắm cổ ngày xưa, chứ không có bồn tắm hay vòi hoa sen gì hết. Giờ thì những tòa nhà này dành cho người giàu. Nhiều căn hộ còn có cả bồn tắm nóng lạnh mát xa tự động, sang trọng đắt tiền lắm. Nơi tôi sống rẻ hơn rất nhiều. Tôi ở trong một căn hộ hai buồng, tường nhà ngấm nước. Cũng may là họ đã đục lỗ cho bồn cầu và vòi hoa sen rồi. Nói gì thì nói, tôi vẫn thích ở khu ấy. Nhưng họ cũng sớm cho sửa lại toàn bộ khu nhà đó thôi, và tôi sẽ phải chuyển đi vì không thể trả tiền thuê nhà, trừ phi tờ Ngày mai ra càng sớm càng tốt, và họ tuyển tôi làm ổn định. Chính vì thế mà tôi chịu đựng tất cả những sỉ nhục này."
"Đừng dễ phật lòng thế, Maia. Đương nhiên là ở trong giai đoạn thử nghiệm này ta cần phải học xem cái gì viết được, cái gì không. Mà Simei cũng có trách nhiệm của mình, không phải chỉ với tờ báo, mà cả với chủ tòa soạn nữa. Có lẽ khi làm về những mối quan hệ tình cảm trong giới nghệ sĩ, cô muốn làm gì thì làm, nhưng ở đây thì khác, ta đang viết nhật báo kia mà."
"Chính vì vậy nên tôi cứ hy vọng có thể thoát khỏi những thứ lá cải như thế. Tôi muốn làm một nhà báo nghiêm túc kia. Nhưng có lẽ tôi chỉ là một kẻ thất bại. Tôi còn chưa tốt nghiệp đại học, tôi phải bỏ dở để giúp đỡ cha mẹ. Khi họ mất đi thì đã quá muộn để quay lại học tiếp rồi. Giờ tôi sống trong cảnh ổ chuột. Tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành đặc phái viên báo chí, được cử đi... vùng Vịnh chẳng hạn. Việc của tôi là gì? Viết tử vi, lợi dụng những kẻ cả tin. Thế chẳng phải là thất bại hay sao?"
"Chúng ta vừa mới bắt đầu, khi nào đã lên bệ phóng rồi thì hẳn cô sẽ có nhiều cơ hội hơn. Cho tới giờ cô đã đưa ra nhiều ý tưởng rất hay, tôi thích chúng. Tôi nghĩ cả Simei cũng thích chúng."
Tôi có thể nhận thấy mình đang nói dối. Tôi nên nói rằng cô đang đi vào ngõ cụt, rằng cô sẽ chẳng bao giờ được cử đi làm tin ở vùng Vịnh, rằng có lẽ tốt hơn hết là thoát ra trước khi quá muộn. Nhưng tôi không thể khiến cô buồn hơn nữa. Thành ra tôi lại nói với cô về một viễn cảnh có thật, nhưng không phải về cô, mà là về chính mình.
Cũng bởi tôi đang sắp sửa thổ lộ tâm tình chẳng khác nào một nhà thơ, nên tôi tự động chuyển sang ngôi thân mật hơn.
"Em thử nhìn anh mà xem. Anh cũng chẳng có bằng cấp gì. Hơn nửa đời người lúc nào cũng chỉ có những công việc thời vụ, giờ trên năm mươi tuổi lại chuyển sang làm báo. Em có biết khi nào thì anh nhận ra mình là kẻ thất bại không? Từ khi nghĩ mình là một kẻ thất bại. Giá như không mất thời gian ngồi than vãn về điều đó, có lẽ ít ra anh cũng đã làm nên được điều gì rồi."
"Trên năm mươi? Trông anh không tới ngần ấy tuổi... ý em là anh..."
"Em cho anh khoảng bốn mươi chín thôi phải không?"
"Ồ không. Anh rất có phong độ, lại hài hước. Hài hước vốn là điểm cho thấy sự trẻ trung."
"Ấy, đó là điểm cho thấy sự thông thái thì có. Mà thông thái tức cho thấy độ cao tuổi."
"Không, anh cũng không tin vào điều mình đang nói mà. Hẳn là anh quyết định tham gia cuộc phiêu lưu này với lòng hoài nghi đầy... hứng khởi."
Đầy hứng khởi? Cô vừa có cái vẻ hứng khỏi, vừa có vẻ sầu não, và nhìn tôi (một nhà văn tồi sẽ nói thế nào nhỉ?) với cặp mắt nai ngơ ngác.
Cặp mắt nai? Thôi nào, chẳng qua là vừa đi vừa nói chuyện, ánh mắt cô ngước lên nhìn, bởi tôi cao hơn. Tất cả chỉ có thế thôi. Bất cứ người phụ nữ nào ngước lên nhìn bạn đều trông có vẻ như chú hươu Bambi cả.
Chúng tôi tới quán bar ưa thích của cô. Cô nhấp ly cocktail Bellini, còn tôi thấy rất thoải mái trước cốc whisky của mình. Tôi nhìn cô,
trước một người đàn bà không phải là gái điếm, tôi thấy mình trẻ ra.
Có lẽ là tại chất cồn, nhưng bấy giờ tôi cảm thấy bị hối thúc muốn được tâm sự. Từ bao lâu rồi tôi không tâm sự với ai? Tôi kể với cô đã từng lấy vợ, nhưng bị vợ bỏ. Tôi kể rằng mình đã bị người đàn bà đó chinh phục bởi một lần, khi mới quen nhau, tôi đã làm việc gì đó rối tung lên, và để xin lỗi, tôi nói có lẽ mình ngu ngốc quá, và cô ta trả lời tôi rằng có ngu ngốc nàng vẫn yêu tôi. Những điều như thế khiến ta phát điên lên vì tình. Nhưng rồi có lẽ sau này cô ta nhận ra tôi ngu ngốc hơn mức có thể chịu đựng được, và thế là mọi chuyện chấm hết.
Maia cười ("Thật là một lời tỏ tình hay ho: anh có ngu ngốc em vẫn yêu anh!"), rồi kể với tôi rằng cho dù trẻ tuổi hơn, và chưa bao giờ nghĩ rằng mình ngu, cô cũng chỉ có toàn những mối tình bất hạnh, có lẽ bởi cô không chịu nổi sự ngu ngốc của kẻ khác, hay có lẽ bởi cô thấy tất cả những người bằng vai phải lứa với mình đều thiếu chín chắn. "Cứ như thể em thì chín chắn lắm ấy. Cho nên anh thấy đấy, em đã gần ba mươi rồi mà vẫn còn độc thân. Chúng ta chẳng bao giờ hài lòng với cái mình có, phải không."
Ba mươi? Vào thời của Balzac, phụ nữ ba mươi tuổi đã già và nhăn nheo cả rồi. Maia trông như mới chỉ hai mươi, ngoại trừ vài nếp nhăn mờ mờ quanh mắt, như thể cô đã khóc rất nhiều, hoặc nhạy cảm với ánh sáng nên hay nheo mắt khi ra nắng.
"Chẳng có gì thú vị hơn cuộc gặp gỡ vui vẻ giữa hai kẻ thất bại." "Ngốc thế," cô khẽ nói, rồi xin lỗi vì đã hơi quá trơn.
Tôi đáp: "Không, phải cảm ơn em mới đúng. Không ai bảo anh ngốc một cách đáng yêu như thế."
Tôi đã đi quá đà rồi. May cô đã nhanh chóng thay đổi chủ đề.
"Họ muốn bắt chước trang trí theo kiểu quán Harry's Bar nổi tiếng, nhưng lại không biết sắp xếp họp lý các loại rượu mạnh. Anh cũng thấy đấy, giữa mấy chai whisky có một chai gin Gordon, trong khi Sapphire và Tanqueray lại nằm ở phía khác."
"Đâu kia?" tôi hỏi, mắt nhìn ra phía trước, chỉ thấy mấy chiếc bàn thôi.
"Không, ở trên quầy bar ấy chứ."
Tôi quay lưng lại. Phải, cô có lý. Nhưng làm sao cô lại nghĩ tôi có thể thấy cái cô trông thấy được kia chứ. Đó là một dấu hiệu cho điều mà sau này tôi nhận ra được, cũng một phần là nhờ gã Braggadocio đáng ghét đó. Vào thời điểm ấy tôi chẳng để ý, chỉ nhân cơ hội mà gọi thanh toán. Tôi nói với cô vài câu an ủi nữa, rồi đưa cô về tới cổng tòa nhà, từ đó có thể nhìn thoáng thấy một góc sân bên trong và một cửa hiệu làm đệm. Có vẻ như vẫn còn có người theo nghề làm đệm, cho dù các quảng cáo trên truyền hình chỉ nói tới đệm công nghiệp. Cô mỉm cười cảm ơn tôi, và đưa tay ra bắt. Bàn tay cô ấm áp đầy ân tình.
***
Tôi trở về nhà, đi dọc theo các con kênh của một Milano hiền hòa hơn rất nhiều cái thành phố Milano của Braggadocio. Tôi phải tìm hiểu kỹ hơn về cái thành phố đầy những điều bất ngờ này mới được.
VIII.
Thứ Sáu 17 tháng Tư
Những ngày sau đó, trong khi chúng tôi chuẩn bị bài tập về nhà (giờ chúng tôi gọi nó như thế), Simei bàn về các dự án có lẽ cũng không cần làm ngay, nhưng cũng phải nghĩ dần đi là vừa.
"Tôi cũng chưa rõ sẽ để nó cho số 0/1 hay 0/2 nữa, cho dù ngay cả số đầu 0/1 vẫn còn rất nhiều trang trống. Ta không phải bắt đầu với sáu mươi trang báo như tờ Người đưa tin Corriere, nhưng ít nhất cũng phải làm hai mươi tư trang. Một vài trang ta nhét quảng cáo vào, việc chưa có ai liên hệ quảng cáo không quan trọng, cứ lấy từ các tờ khác là được. Như thế đồng thời lại khiến ban quản trị tin tưởng triển vọng lợi nhuận sau này hơn."
Maia gợi ý: "Thêm cả cột cáo phó nữa. Mục này cũng kiếm được khối tiền. Để tôi vẽ ra. Tôi thích tưởng tượng ra các nhân vật với cái tên kỳ dị và gia đình thống khổ; đặc biệt là những kẻ khóc lóc cho cái chết của người nổi tiếng, không phải bởi chúng bận tâm gì tới người đã khuất hay gia đình của họ, mà lợi dụng tin báo tử để cho thiên hạ biết mình quen người nổi tiếng."
Cô lúc nào cũng sắc sảo như vậy đấy. Nhưng từ sau buổi đi dạo tối hôm vừa rồi, tôi có ý cách xa một chút, và cô cũng vậy. Cả hai đều cảm thấy dễ bị tổn thương.
Simei nói: "Tin báo tử cũng được thôi, nhưng trước hết cô cứ làm cho xong mục tử vi đi đã. Tôi thì đang nghĩ tới một thứ khác. Ấy là nhà chứa, hay còn gọi là nhà thổ. Giờ tất cả dùng cái tên ấy, cho dù
chẳng ai biết nó là cái gì. Nhưng tôi vẫn còn nhớ: lúc chúng bị đóng cửa vào năm 1958 thì tôi cũng đã lớn rồi."
Braggadocio tiếp lời: "Tôi lúc đó cũng đến tuổi trưỏng thành, nên đã đi thám thính được vài điểm... Tôi không nói tới nhà thổ đường Chiaravalle đâu nhé - đó đúng là nhà chứa thực sự, có cả chỗ đi tiểu ở lối vào để các toán lính có thể dùng trước khi bước vào trong... Và mấy ả điếm xấu xí đi nghênh ngang, thè lưỡi trêu đống lính tráng hay đám trai làng nhút nhát, trong khi các mụ tú bà thì gào lên: 'Vào đây các chàng trai, còn đợi gì nữa?' "
"Braggadocio, chúng ta có một quý cô ở đây đấy."
Maia không hề bối rối, nói luôn: "Có lẽ nếu viết, anh phải tả rằng: những phụ nữ mặn mà, đầy trải nghiệm, thong dong tản bộ đầy khêu gợi trước các khách hàng đầy nhục dục..."
"Khá lắm, đúng là cần tới thứ ngôn ngữ tế nhị hơn, dù không đến mức như vậy. Tôi thì quan tâm tới những ngôi nhà đáng kính hơn, giống như cái ở San Giovanni sul Muro, tất cả đều theo lối Tân nghệ thuật Liberty, và toàn các trí thức qua lại đó cả. Họ nói không phải là tới vì tình, mà để nghiên cứu lịch sử nghệ thuật..."
Braggadocio nói đầy vẻ nuối tiếc: "Hay cái nhà ở đường Fiori Chiari, theo lối nghệ thuật trang trí Art Déco, với đá lát nhiều màu. Chẳng biết có độc giả nào còn nhớ chúng không."
"Những ai thuở đó chưa đủ tuổi thì cũng đã thấy chúng trong mấy thước phim của Fellini rồi," tôi nói thêm, bởi khi không nhớ sự kiện nào thì ta có thể lấy dẫn chứng trong nghệ thuật.
Simei kết luận: "Tôi giao vụ này cho Braggadocio. Anh tô màu tô mè sao cho có thể suy ra được là thuở đó mọi việc cũng đâu có đến
nỗi nào."
Tôi băn khoăn hỏi: "Nhưng tại sao lại nhắc đến nhà thổ làm gì? Nó có thể khiến các ông già phấn khích, còn mấy bà già lại giật thột."
Simei đáp: "Colonna, để tôi nói cho anh hay. Sau khi nhà thổ phố Fiori Chiari bị đóng cửa vào năm 1958, vào đầu những năm sáu mươi ai đó đã mua lại, biến nó thành một nhà hàng rất sang chảnh với nền đá lát sặc sỡ, sau đó họ còn giữ lại hai phòng ngủ nhỏ và mạ vàng nhà tắm. Ấy, anh chẳng tưởng tượng được bao nhiêu bà vợ đòi chồng dẫn tới đó vì tò mò muốn xem thời trước như thế nào đâu... Rồi đương nhiên mọi thứ chỉ tồn tại được một thời gian, cho tới khi các bà vợ mất hứng thú, hay có lẽ bởi chất lượng đồ ăn không xứng tầm như không gian xung quanh. Nhà hàng phải đóng cửa, và chuyện kết thúc ở đó. Nhưng mà tôi đang nghĩ làm một trang báo theo chủ đề: bên trái là bài viết của Braggadocio, bên phải là phóng sự điều tra về cảnh những con đường ven ngoại ô tha hóa, với mạng lưới những cô ả dạn dĩ lượn lờ dọc đường khiến trẻ con chẳng dám ra khỏi nhà. Sẽ không có bất cứ lời bình nào liên hệ hai sự việc này, để độc giả tự rút ra kết luận.
Nói cho cùng thì thực lòng ai cũng ủng hộ việc mở lại nhà thổ: đàn bà thì muốn chồng mình không nán lại giữa đường mà chở gái điếm khiến xe bốc mùi nước hoa rẻ tiền, đàn ông thì có thể lẻn vào một trong những tòa nhà đó, mà nếu bị ai bắt gặp có thể nói mình tới vì hương vị địa phương, hay để ngắm nghệ thuật bài trí. Ai đi làm phóng sự về gái điếm đây?"
Costanza nói có thể làm vụ này, và tất cả đều đồng ý. Lái xe lòng vòng quanh mấy con đường ấy tốn xăng lắm, mà có khi lại còn đâm
đầu vào cảnh sát mặc thường phục cũng nên.
***
Buổi chiều hôm đó ánh mắt của Maia khiến tôi giật mình. Như thể cô nhận ra mình đang rơi vào một ổ rắn. Thế nên tôi lấy cớ phải vào trung tâm mua thuốc, nấn ná đợi cô rời khỏi tòa soạn rồi đi vòng, gặp cô ở giữa đường (tôi biết cô về nhà theo lối nào). Maia nhìn tôi gần như phát khóc.
"Em bỏ thôi. Em phải bỏ thôi. Em đang đâm đầu vào loại báo gì thế này? Ít nhất thì mấy mối tình trong giới nghệ sĩ cũng không làm hại ai, thậm chí còn làm giàu cho những tiệm làm đầu dành cho quý bà."
"Maia, đừng quyết định điều gì vội. Simei đang cân nhắc mọi việc, chắc gì đã cho đăng tất cả đâu kia chứ. Chúng ta còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nghĩ ra ý tưởng, viết bài: đều là điều tốt cả. Có ai yêu cầu em giả làm gái đứng đường để phỏng vấn họ đâu. Giờ em đang nghĩ mọi chuyện xiên xẹo hết rồi, tốt hơn cả là đừng nghĩ ngợi gì nữa. Ta đi xem phim nhé?"
"Rạp đó có một bộ phim em đã xem rồi."
"Rạp đó là rạp nào?"
"Ta vừa đi qua xong, ở phía bên kia đường."
"Nhưng anh đang khoác tay em và nhìn em, chứ có nhìn ra phía bên kia đường đâu. Em lạ lắm ấy."
Cô nói: "Anh chẳng bao giờ thấy những gì em thấy. Thôi đi xem phim cũng được. Giờ ta mua một tờ báo địa phương để kiểm tra
xem quanh đây đang có gì diễn ra."
Chúng tôi xem một bộ phim mà giờ tôi chẳng nhớ gì về nó, bởi suốt buổi chiếu tôi cảm thấy Maia vẫn run rẩy, tôi liền cầm tay cô, bàn tay vẫn ấm áp đầy biết ơn. Chúng tôi ngồi đó như cặp tình nhân mới lớn, ngoại trừ mỗi việc chúng tôi giống như hai kẻ trên Bàn tròn, nằm ngủ với thanh kiếm đặt giữa.
Rồi tôi đưa cô về tận nhà. Bấy giờ cô đã vui vẻ hơn một chút. Tôi hôn lên trán cô, vỗ nhẹ vào má như một người bạn già ân cần. Dù sao thì tôi nghĩ mình cũng đáng tuổi cha cô. Hoặc gần như vậy.
IX.
Thứ Sáu 24 tháng Tư
Tuần đó công việc tiến triển chậm. Có vẻ như chẳng ai có hứng thú làm việc, kể cả Simei. Mặt khác, trong năm thử nghiệm đầu tiên này, tờ Ngày mai chỉ ra mười hai bản Số Không, chứ chưa phải là tờ nhật báo mỗi số một ngày. Tôi đọc bản nháp các bài viết đầu tiên, tìm ra một lối viết thống nhất, cố gắng loại bỏ những cụm từ quá cầu kỳ. Simei ủng hộ việc này: "Các anh chị biết đấy, chúng ta làm báo, chứ có phải viết văn đâu."
Costanza nói xen vào: "À mà mốt dùng điện thoại di động đang ngày càng phổ biến đấy nhé. Hôm qua người ngồi cạnh tôi trên tàu nói điện thoại suốt, kể lể về đủ loại chuyển khoản ngân hàng, thành ra tôi biết tất cả về hắn. Thiên hạ giờ điên thật đấy. Có lẽ cần phải viết một bài về văn minh điện thoại."
Simei đáp: "Cả cái nền công nghiệp điện thoại di động này chẳng tồn tại được bao lâu đâu. Trước hết là nó rất đắt, chỉ có vài người mua nổi. Rồi người ta sẽ khám phá ra rằng chẳng cần phải gọi cho tất cả mọi nơi mọi lúc. Ta sẽ mất đi cái thú trò chuyện riêng với nhau, trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt ấy, và cuối tháng lại phải thêm một khoản thanh toán không thể kiểm soát nổi. Thế là cái mốt sẽ biến mất trong vòng một, hai năm là cùng. Cho tới giờ di động chỉ có ích cho mấy ông chồng đi bồ bịch, để có thể giữ quan hệ mà không cần dùng tới điện thoại ở nhà, hay có lẽ là cánh thợ sửa ống nước, để khách hàng có thể liên hệ kể cả khi đang ở ngoài đường. Chỉ thế thôi. Cho nên đối với phần lớn độc giả của chúng ta không
có di động, thì bài báo chẳng có ý nghĩa gì, còn những ai có điện thoại cũng chẳng quan tâm, thậm chí còn có vẻ trưởng giả học làm sang."
Tôi nói thêm: "Đâu chỉ có thế. Như Rocketeller hay Agnelli, hay tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn, họ không cần tới di động vì đã có cả đội ngũ thư ký làm việc cho. Vậy nên người ta cũng sẽ sớm nhận ra là chỉ những kẻ bần cùng mới dùng chúng: những kẻ cần phải giữ liên lạc thường xuyên với ngân hàng để chắc chắn rằng mình không vung tay quá trán, hay giữ liên lạc với cấp trên - những người thường xuyên kiểm tra xem nhân viên làm gì. Và thế là điện thoại sẽ trở thành biểu tượng cho sự thất thế trong xã hội, và chẳng ai còn muốn chúng nữa."
Maia nói: "Tôi lại không chắc như thế đâu. Cũng giống như thời trang may sẵn, hay là việc kết hợp áo thun, quần jean và khăn quàng: từ những phụ nữ thuộc giới thượng lưu tới người thuộc tầng lớp lao động đều có thể mặc chúng dễ dàng; chỉ có điều dạng thứ hai không biết kết hợp chúng ra sao, hoặc nghĩ quần jean là phải mới cứng, chứ không phải những chiếc bị xơ đầu gối, và kết hợp chúng với giày cao gót. Thế là có thể nhận thấy ngay đó không phải người thuộc tầng lóp trên, biết được các xu hướng thời trang. Nhưng ai không biết thì cứ vui vẻ mà kết hợp sai trang phục."
"Và nếu như bà ta đọc tờ Ngày mai, thì hóa ra chính ta là người nói cho bà ta biết mình không phải một quý bà. Và rằng chồng bà ta hoặc là một kẻ bần cùng, hoặc là một kẻ đi ngoại tình. Mà biết đâu ông chủ Vimercate lại chẳng đang dòm ngó các công ty điện thoại di động, thế mà ta lại cung cấp cho ông ta một dịch vụ tốt đẹp gớm. Tóm lại là chủ đề hoặc không quan trọng, hoặc quá nóng để có thể
xử lý được, nên bỏ đi. Giống như vụ máy tính vậy. Ông chủ cho mỗi người trong đội chúng ta một cái, vì chúng hữu hiệu để viết, hay lưu giữ thông tin, dù tôi thuộc loại người cổ điển, chẳng biết phải dùng nó thế nào. Phần lớn độc giả của chúng ta cũng như tôi thôi, họ chẳng cần nó vì không có thông tin mà lưu trữ. Như thế cuối cùng ta chỉ khiến cho độc giả của mình cảm thấy thấp kém mà thôi."
***
Gạt chủ đề đồ điện tử sang một bên, chúng tôi bắt đầu đọc lại một bài báo đã được sửa kỹ lưỡng. Braggadocio hỏi: "Cơn giận dữ của Moskva? Lúc nào cũng dùng những mẫu biểu đạt như vậy chẳng sáo quá hay sao? Con giận dữ của tổng thống, con giận dữ của siêu bão, vân vân và vân vân."
Tôi đáp: "Không, chúng ta cung cấp cho độc giả đúng những gì mà họ trông đợi. Họ đã quen với những mẫu biểu đạt được báo chí dùng hằng ngày như thế này rồi. Độc giả chỉ có thể hiểu được điều gì đang diễn ra nếu đọc: chúng ta đang ở trong 'tình huống không có lối thoát', phải 'trèo đèo lội suối', chính phủ buộc phải 'thắt lưng buộc bụng', hay 'tình huống cấp bách', ta đang ở thế 'nước ngập tới cổ', hay 'ở trong tâm bão'. Các chính trị gia không chỉ nói, mà 'yêu cầu và nhấn mạnh'; và cảnh sát thì 'xử lý một cách chuyên nghiệp'..."
Maia ngắt lời: "Có thật chúng ta phải nhắc tới 'xử lý một cách chuyên nghiệp' không? Ai cũng chuyên nghiệp hết. Ông thợ cả xây xong một bức tường mà nó không đổ tức là đã làm việc thật chuyên nghiệp. Nhưng đó phải là điều bình thường chứ? Ta chỉ nên nhắc tới khi một gã thợ tồi xây tường mà tường lại sập. Khi tôi gọi thợ tới sửa đường ống nước bị tắc, sửa xong đương nhiên tôi phải lấy làm hài
"""