"
Số Ít Được Lựa Chọn - Maristella Botticini & Zvi Eckstein full prc pdf epub azw3 [Kinh Tế]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Số Ít Được Lựa Chọn - Maristella Botticini & Zvi Eckstein full prc pdf epub azw3 [Kinh Tế]
Ebooks
Nhóm Zalo
SỐ ÍT ĐƯỢC LỰA CHỌN
Giáo dục định hình nên lịch sӱ Do Thái như thế nào (70- 1492)
Tác giả: Maristella Botticini, Zvi Eckstein
Dịch giả: Đặng Việt Vinh
Thái Hà Books
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH TẶNG CHO
Bố mẹ tôi: Silvana và Giuseppe
Gia đình tôi: Dassie, Galia, Guy và Gil
Foreword
AS THE AMBASSADOR OF THE STATE OF ISRAEL TO VIETNAM, I am often asked about Israeli education and how it paved the way to Israel’s economic success in the 21st century.
The Chosen Few provides a unique understanding as to the Jewish history from economic perspective and the transformation of the Jewish people occupations from an agrarian society, farmers who worked the land, to an urban population of traders, entrepreneurs, bankers, financiers, lawyers, physicians and scholars.
The book demonstrates how education shaped our history and was a key factor in the transformation. The religious norm mandating universal Jewish education in which Jewish children had to learn how to read and write was already enacted in the first century and later on provided them with an advantage in the marketplace.
Further to education, the book describes how the Jewish religious norm intertwined with global developments has influenced the Jewish demography, mobility and the choice of occupation.
The authors applied the lens of economic analysis to the key facts of fifteen formative centuries of Jewish history, enabling readers to comprehend how the Jewish community voluntarily sought out economic opportunities while using their relative advantages.
Vietnamese, very much like to Israelis, value education and the need to invest in it. This book will enable Vietnamese readers to learn about the Jewish history and through it, to better understand modern-day Israel.
Meirav Eilon Shahar
Ambassador of Israel to Vietnam
http://embassies.gov.il/HANOI www.facebook.com/IsraelinVietnam
Lời mở đầu
VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐẠI SỨ ISRAEL tại Việt Nam, tôi thường nhận được những câu hỏi về nền giáo dục của Israel và nền tảng mà nó đã tạo dӵng cho thành công của nền kinh tế Israel trong thế kỷ 21.
Số ít được lựa chọn cung cấp những kiến thức đặc sắc về lịch sử Do Thái trên khía cạnh kinh tế và sӵ chuyển đәi trong nghề nghiệp chuyên môn của người Do Thái từ những nông dân thành những cư dân thành thị làm việc trong các lĩnh vӵc tài chính, thương mại, ngân hàng, luật và nghiên cứu khoa học.
Cuốn sách diễn giải quá trình giáo dục đã định hình nên lịch sử Do Thái và tính then chốt của yếu tố giáo dục trong sӵ chuyển đәi về chuyên môn nói trên. Quy tắc tôn giáo quy định nền giáo dục Do Thái phә thông, trong đó mọi trẻ em Do Thái phải học đọc và viết, đã được ban hành từ thế kỷ đầu tiên. Chính điều này đã đem lại lợi thế cho người Do Thái trên thương trường sau này.
Bên cạnh khía cạnh giáo dục, cuốn sách viết về sӵ ảnh hưởng của quy tắc tôn giáo Do Thái đặt trong sӵ phát triển toàn cầu tới các yếu tố nhân khẩu học, phân bố dân cư và lӵa chọn nghề nghiệp của người Do Thái.
Qua lăng kính kinh tế, các tác giả đã phân tích những yếu tố then chốt trong mười lăm thế kỷ hình thành của lịch sử Do Thái, qua đó cho người đọc hiểu được cách cộng đồng người Do Thái tận dụng những lợi thế tương đối của mình để tìm kiếm cơ hội phát triển nền kinh tế.
Cũng giống như những người Israel, người Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và việc đầu tư vào lĩnh vӵc này. Cuốn sách Số ít được lựa chọn sẽ giúp độc giả Việt Nam tìm hiểu thêm về lịch sử Do Thái, qua đó hiểu hơn về đất nước Israel hiện đại ngày nay.
Meirav Eilon Shahar
Đại Sứ Israel tại Việt Nam
http://embassies.gov.il/HANOI www.facebook.com/IsraelinVietnam
Lời tựa
HÃY TƯỞNG TƯỢNG HAI NHÀ KINH TẾ HỌC ĐI NGƯỢC THỜI gian, đặt chân đến thị trấn Sepphoris ở Galilee năm 200. Khi bước vào một giáo đường, họ thấy một cậu bé người Do Thái chín tuәi, là con trai của một người nông dân, đang đọc kinh Torah trước người dân địa phương. Hai nhà kinh tế học này vốn có hiểu biết về cấu trúc nghề nghiệp và nhân khẩu học của người Do Thái thời nay phân vân liệu có mối quan hệ nào giữa những gì họ thấy trong chuyến hành trình ngược thời gian với lịch sử kinh tế và nhân khẩu học Do Thái sau này hay không.
Dӵ án nghiên cứu này là một cuộc hành trình nghiên cứu, học hỏi kéo dài 12 năm bắt đầu từ một cuộc nói chuyện trong bữa trưa ở căng-tin trường Đại học Boston, khi đó chúng tôi đặt mình vào vị trí của hai nhà kinh tế học du hành ngược thời gian. Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng suy nghĩ của chúng tôi lại là một đề tài thú vị cho một bài báo mà sau này mở rộng thành hơn một thập kỷ vùi đầu vào một chồng sách vở khәng lồ, gặp gỡ các chuyên gia, học giả về Do Thái giáo và lịch sử người Do Thái, viếng thăm các giáo đường Do Thái cә ở Galilee, suy nghĩ, thảo luận làm thế nào để diễn giải những thông tin, vấn đề chủ chốt về lịch sử người Do Thái thông qua lăng kính của lý thuyết kinh tế và cuối cùng là viết một cuốn sách. Cuốn sách dӵa vào hai trụ cột kiến thức: 1) kho tài liệu khәng lồ mà các thế hệ sử gia và học giả Do Thái giáo đã xây dӵng, 2) tư duy mà các nhà kinh tế học sử dụng khi nghiên cứu một loạt các chủ đề rộng lớn bao gồm lӵa chọn nghề nghiệp, quyết định đầu tư cho giáo dục, tác động mà một chuẩn mӵc xã hội có thể gây ra đối với cách cá nhân đưa ra lӵa chọn, cách tә chức cộng đồng hay sӵ lӵa chọn tôn giáo.
Trong suốt chuyến hành trình này, chúng tôi rất biết ơn các đồng nghiệp, học giả, các viện nghiên cứu, đặc biệt là Joel Mokyr ở Đại học Northwestern. Ngay từ khi mới bắt đầu, Joel Mokyr đã khích lệ chúng tôi bằng một lòng nhiệt tình vô hạn, cho chúng tôi những gợi ý quý giá và nhận xét vô cùng sâu sắc. Joel vô cùng hào phóng đọc bản thảo của chúng tôi vài lần, đóng góp lớn cho việc định hình cuốn sách. Ông cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc tә chức một cuộc hội thảo ở Đại học Tel Aviv tháng 12 năm 2010. Tại hội thảo, một
nhóm các học giả thuộc nhiều lĩnh vӵc đã đọc bản thảo của chúng tôi và cho nhiều phản hồi vô cùng quý giá.
Ở các giai đoạn khác nhau của dӵ án này, nghiên cứu và bản thảo của chúng tôi nhận được sӵ giúp đỡ hào hiệp và gợi ý rất bә ích của Mark Cohen, Moshe Gil, Claudia Goldin, Rachel McCleary, Aharon Oppenheimer, Peter Temin và Michael Toch. Đặc biệt, cuốn sách sắp ra mắt của Michael Toch về lịch sử kinh tế của người Do Thái ở châu Âu thời Trung cә là một bạn đồng hành quan trọng với những lập luận chúng tôi đưa ra trong các chương 2, 7 và 8.
Chúng tôi vô cùng biết ơn những nhận xét sâu sắc của các học giả: Ran Abramitsky, Robert Barro, Albert Baumgarten, Menahem Ben-Sasson, Benni Bental, Eli Berman, Batsheva Bonné-Tamir, Robert Brody, Barry Chiswick, Carmel Chiswick, Sergio DellaPergola, Mauricio Drelichman, Jonathan Eaton, Stanley Engerman, Stefano Fenoaltea, Israel Finkelstein, Simha Goldin, Avner Greif, Nachum Gross, Elhanan Helpman, Philip Hoffman, Edi Karni, Aryeh Kasher, Steven Katz, Ephraim Kleiman, Timur Kuran, Larry Iannaccone, Kevin Lang, Uzi Leibner, Bernard Lewis, Ora Limor, Erzo Luttmer, Michael Manove, Robert Margo, Jacob Metzer, Jacob Neusner, Roberto Perotti, Yossef Rapoport, Zeev Safrai, Kenneth Sokoloff, Yannay Spitzer, Nathan Sussman, Manuel Trajtenberg, Yoram Weiss và Jeffrey Williamson. Chúng tôi cũng xin cám ơn các đồng nghiệp đã cho những gợi ý bә ích khi chúng tôi trình bày nghiên cứu của mình tại các xê-mi-na và hội thảo.
Chúng tôi đã làm việc cật lӵc để đọc sàng lọc khối lượng tài liệu khәng lồ liên quan đến chủ đề cuốn sách nhằm đảm bảo đưa vào sử dụng những tài liệu phù hợp nhất. Danh mục tài liệu tham khảo của chúng tôi khá dài song cũng không thể nào trích dẫn được tất cả các cuốn sách và bài báo viết về 15 thế kỷ lịch sử Do Thái mà chúng tôi sử dụng trong cuốn sách của mình. Trong số hàng trăm cuốn sách và bài báo chúng tôi đọc, tác phẩm của hai học giả: Salo Baron, với sӵ uyên thâm của ông, và Shelomo Dov Goitein, với công trình bậc thầy của ông về tư liệu kho lưu trữ Cairo, là những ngôi sao dẫn đường cho dӵ án này. Khi nghiên cứu kho tài liệu lịch sử khәng lồ, Dalit Engelhardt, Dan Goldenberg, Polina Kroik, Eliezer Moav,
Claudia Rei và Maria Cecilia Vieira da Silva đã hỗ trợ nghiên cứu đắc lӵc cho chúng tôi.
Chúng tôi vô cùng biết ơn các viện nghiên cứu và tә chức đã hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu của chúng tôi trong suốt những năm qua. Đặc biệt, chúng tôi xin cám ơn Quӻ Khoa học Quốc gia (khoản tài trợ 0318364), Quӻ Khoa học Israel (khoản tài trợ 815-04), Đại học Boston (tài trợ khởi sӵ), Quӻ Collegio Carlo Alberto ở Torino (tài trợ khởi sӵ), Đại học Bocconi (tài trợ cho việc sửa chữa biên tập bản thảo). Riêng với Botticini, xin cám ơn quӻ học bәng Khoa John M. Olin Junior và quӻ nghiên cứu Alfred P. Sloan. Chúng tôi chịu trách nhiệm về mọi dữ liệu, phát biểu hay quan điểm trình bày trong cuốn sách này.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận sӵ hỗ trợ hậu cần và lòng hiếu khách của khoa kinh tế các trường Đại học Bocconi, Đại học Boston, Đại học Tel Aviv, Đại học Minnesota, Đại học Torino cũng như Ngân hàng Israel, Quӻ Collegio Carlo Alberto và Dӵ trữ Liên bang Minneapolis. Chúng tôi vô cùng biết ơn Trung tâm nghiên cứu Phát triển Pinhas Sapir thuộc Đại học Tel Aviv đã tài trợ và đăng cai hội thảo do Joel Mokyr tә chức tháng 12 năm 2010.
Chúng tôi vô cùng cám ơn Peter Dougherty và Seth Ditchik ở Nhà xuất bản Đại học Princeton, hai biên tập viên thӵc sӵ tuyệt vời, luôn ủng hộ chúng tôi, kiên nhẫn chờ đợi bản thảo của chúng tôi trong suốt những năm qua. Chúng tôi xin cám ơn Janie Y. Chan, Kathleen Cioffi và Dimitri Karetnikov đã giúp đỡ nhiệt tình trong giai đoạn sản xuất. Chúng tôi cũng cám ơn ba tác giả ẩn danh đã có những nhận xét sâu sắc và phê bình có tính xây dӵng.
Chúng tôi vô cùng biết ơn Barbara Karni đã tư vấn, giúp đỡ vượt xa nhiệm vụ biên tập thông thường. Barbara đã đưa ra một danh sách dài bất tận những gợi ý sâu sắc, thӵc chất cho toàn bộ bản thảo, giúp chúng tôi định hình bản thảo tốt hơn, cải thiện văn phong bản thảo. Chúng tôi cũng vô cùng cám ơn Molan Goldstein đã biên tập bản thảo kӻ lưỡng, công phu. Bằng việc kiểm tra một số lượng chi tiết không lә và đưa ra những gợi ý tuyệt vời, Molan đã góp phần lớn giúp cho bản thảo chính xác, tinh tế hơn. Chúng tôi cám ơn Richard Comfort đã giúp làm phần tra cứu nhanh.
Với bản tiếng Việt, chúng tôi chân thành cảm ơn bà Vũ Thị Thủy vì đã hỗ trợ kết nối liên tục trong quá trình xuất bản, ông Đặng Việt Vinh – dịch giả, các ông Phạm Nguyên Trường, Đặng Hoàng Xa – hiệu đính, và sӵ trợ giúp tuyệt vời của toàn bộ nhóm thӵc hiện của Thái Hà Books. Chúng tôi cũng bày tỏ sӵ biết ơn với Nguyễn Hồng Hạnh và Đàm Thị Trà My, hai sinh viên đang theo học tại Đại học Bocconi ở Milan, vì đã vui lòng kiểm tra giúp bản bông biên tập.
Chúng tôi xin được kết thúc danh sách dài những lời cảm ơn này bằng lời cám ơn dành cho người thân. Trong suốt 12 năm chúng tôi vất vả viết sách, những người bạn đời của chúng tôi: Massimo và Dassie đã kiên nhẫn lắng nghe hai chúng tôi tranh cãi, thảo luận hàng giờ trong các cuộc họp ở Israel, Ý và Mӻ. Họ là những người ủng hộ chính đối với cuốn sách này, theo cả cách hữu hình lẫn vô hình. Không lời nào là đủ để cám ơn họ.
Milan và Tel Aviv, 9/2014
Lời nói đầu
CUỐN SÁCH NÀY LÀ MỘT HÀNH TRÌNH NGƯỢC THỜI GIAN nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành của người Do Thái. Cuộc hành trình bắt đầu từ Jerusalem ở Judea và từ Sepphoris và Tiberias ở Galilee trong các thế kỷ 1 và 2. Cuộc hành trình đưa chúng tôi tới Babylon ở Mesopotamia vào các thế kỷ 5 và 6; tới Baghdad, Cairo, Córdoba và Palermo, những trung tâm đô thị mới của vùng Trung Đông và Địa Trung Hải, vào các thế kỷ 9 và 10; tới Tudela ở Tây Ban Nha và Mangalore ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 12; và quay trở lại Baghdad vào những năm 1250 trước khi kết thúc ở Seville năm 1492.
Mục đích của chuyến hành trình xuyên suốt 1.500 năm lịch sử người Do Thái này là để nêu ra và trả lời một loạt các câu hỏi. Tại sao lại có ít người Do Thái làm nghề nông đến vậy? Tại sao người Do Thái lại cư trú ở đô thị và chủ yếu là làm các nghề như lái buôn, doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính, luật sư, bác sӻ, học giả? Từ khi nào và tại sao những mô hình nghề nghiệp và cư trú này lại trở thành những nét đặc trưng của người Do Thái? Tại sao dân số Do Thái giảm từ 5-5,5 triệu người thời Jesus xuống còn 1-1,2 triệu người thời Muhammad? Tại sao dân số Do Thái giảm xuống mức thấp nhất (dưới một triệu người) trước khi bị trục xuất hàng loạt khỏi bán đảo Iberia những năm 1492-1497? Tại sao người Do Thái lại là một trong những cộng đồng phiêu bạt nhất trong lịch sử thế giới, sinh sống như một nhóm thiểu số ở các thành phố, thị trấn trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm? Từ khi nào, như thế nào và tại làm sao người Do Thái lại trở thành “Số ít được lӵa chọn”?[1]
Hầu hết mọi người cho rằng họ biết câu trả lời cho những câu hỏi trên. Khi được hỏi để giải thích những hiện tượng này, một người Do Thái ở Israel sẽ nói: “Chúng tôi không làm nghề nông vì thời Trung Cә, tә tiên chúng tôi bị cấm sở hữu đất. Chúng tôi phiêu bạt khắp nơi suốt gần hai nghìn năm sau khi Đền Thờ thứ hai ở Jerusalem bị phá hủy.[2] Chúng tôi bị đàn áp, trục xuất khỏi đất nước mình và ở nhiều nước khác. Dân số chúng tôi giảm dần qua các thế kỷ bởi tә tiên của chúng tôi liên tục bị thảm sát”.
Một người châu Âu sẽ cho rằng ở châu Âu thời Trung Cә, người Cơ đốc bị cấm cho vay lấy lãi, và người Do Thái không được phép
tham gia vào các hội nghề hay phường buôn. Do những hạn chế này, qua thời gian, người Do Thái trở thành một nhóm dân làm nghề cho vay lấy lãi, ngân hàng, tài chính. Giống như người Israel được hỏi ở trên, người châu Âu này sẽ cho rằng đàn áp, trục xuất, thảm sát là nguyên nhân khiến người Do Thái phải tứ tán và suy giảm dân số.
Một nhà kinh tế học sẽ cho rằng giống như các dân tộc và tôn giáo thiểu số khác, người Do Thái liên tục bị ngược đãi, nên họ không muốn đầu tư vào vốn vật chất (chẳng hạn như đất đai), mà tập trung đầu tư vào vốn con người, dễ mang theo và không có nguy cơ bị tước đoạt hay sung công. Việc người Do Thái chuyển sang làm các công việc ở đô thị và công việc đòi hỏi có tay nghề cũng là kết quả của chuỗi các sӵ kiện này.
Câu trả lời từ ba nhóm người trên rất giống nhau và nhất quán với hầu hết các giải thích trong sách vở. Nhưng đó có phải là những câu trả lời đúng không?
Phân tích từ quan điểm của một nhà kinh tế học, sử liệu cho thấy những quan điểm lâu đời này không đúng. Theo chúng tôi, lời giải thích đích thӵc nằm ở chỗ khác. Như chúng tôi sẽ chỉ ra trong các chương tiếp theo, những đặc trưng này của người Do Thái là kết quả của một quá trình chuyển biến sâu sắc trong đạo Do Thái sau khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy vào năm 70 sau CN.[3] Quá trình chuyển biến này làm thay đәi giới lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng Do Thái, biến Do Thái giáo từ một tín ngưỡng dӵa trên nghi lễ hiến sinh trong Đền Thờ thành một tôn giáo với chuẩn mӵc chính là yêu cầu tất cả người Do Thái phải đọc và nghiên cứu kinh Torah bằng tiếng Hebrew, gửi con trai của mình từ 6 đến 7 tuәi tới trường tiểu học hoặc giáo đường để học kinh Torah.
Việc áp dụng chuẩn mӵc tôn giáo mới này trong kỷ nguyên Talmud (thế kỷ 3 đến thế kỷ 6), cộng với việc thành lập các thiết chế thúc đẩy việc thӵc thi giao ước, quyết định ba mô hình chính trong lịch sử Do Thái:
Tỷ lệ biết đọc, biết viết trong số dân Do Thái chủ yếu sống ở nông thôn gia tăng cộng với quá trình cải đạo ra khỏi Do Thái giáo diễn ra chậm nhưng với số lượng lớn đã gây ra sӵ sụt giảm dân số Do Thái đáng kể trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất
Lợi thế so sánh trong các công việc đòi hỏi tay nghề ở đô thị (ví dụ như làm hàng thủ công, buôn bán, cho vay lãi) mà người Do Thái biết đọc, biết viết chọn làm khi quá trình đô thị hóa và phát triển nền kinh tế thương mại mang lại cho họ cơ hội thu hồi vốn sau khi đã đầu tư vào học hành, giáo dục
Sӵ tha hương tӵ nguyện của người Do Thái nhằm tìm kiếm cơ hội trên khắp thế giới trong các lĩnh vӵc thủ công, buôn bán, thương mại, cho vay lãi, ngân hàng, tài chính và y tế. Cuốn sách được tә chức như sau.[4] Chúng tôi bắt đầu cuộc hành
trình trong chương 1 bằng cách mô tả có bao nhiêu người Do Thái, họ sống ở đâu, họ kiếm sống như thế nào từ khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy cho tới lúc họ bị trục xuất hàng loạt ra khỏi bán đảo Iberia. Chúng tôi xem xét ba giai đoạn nhỏ hơn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng một “biến cố lịch sử” (nghĩa là một sӵ kiện ngoại sinh):
Quân đội La Mã phá hủy Đền Thờ thứ hai trong cuộc Đại Nәi dậy của người Do Thái vào các năm 66-70 sau CN
Thành lập Đế chế Hồi giáo dưới triều Umayyad và Abbasid trong hai thế kỷ 7 và 8, xảy ra đồng thời với quá trình đô thị hóa và tăng trưởng của một nền kinh tế thương mại trên một vùng lãnh thә rộng lớn
Các cuộc xâm lăng của Mông Cә tàn phá Mesopotamia và Ba Tư, góp phần làm diệt vong Đế chế đô thị và thương mại Abbasid trong thế kỷ 13.
Những sӵ kiện ngoại sinh này tương tác với biến động nội tại của đạo Do Thái, làm nên những đặc trưng nhân khẩu học và kinh tế của người Do Thái trước năm 1500.
Trong sáu thế kỷ từ thời Jesus tới thời Muhammad, số lượng người Do Thái giảm mạnh, từ 5-5,5 triệu hồi đầu thế kỷ 1 xuống còn 1-1,2 triệu vào đầu thế kỷ 7. Các vụ thảm sát liên quan đến chiến tranh và suy giảm dân số tӵ nhiên chỉ chiếm khoảng gần một nửa sӵ sụt giảm này. Trong thế kỷ 1, cộng đồng Do Thái lớn nhất (khoảng 2,5 triệu người) sống ở Xứ Israel (tiếng Hebrew là Eretz Israel, như đã được đề cập đến trong các nguồn tư liệu của Kinh Thánh).[5] Sáu thế kỷ sau, trung tâm của đời sống Do Thái đã chuyển về Mesopotamia (và, ở một mức độ thấp hơn, Ba Tư), tại đó có khoảng 75% dân số Do Thái của toàn thế giới sinh sống. Trong
suốt sáu thế kỷ này, nông nghiệp là nghề của tuyệt đại đa số dân số thế giới. Giống như hầu hết mọi người, đa số người Do Thái kiếm sống từ nông nghiệp, như là làm trang trại, lính canh, thuê ruộng hay làm ruộng thuê.
Trong hai thế kỷ sau khi Muhammad qua đời vào năm 632, triều đại Hồi giáo Umayyad và sau này là Abbasid chinh phục nhiều vùng đất, thiết lập một đế chế rộng lớn trải dài từ bán đảo Iberia tới Ấn Độ với ngôn ngữ chung (tiếng Ả-rập), tôn giáo chung (đạo Hồi), luật pháp và thể chế chung. Cùng với sӵ mở rộng của đế chế này, năng suất nông nghiệp gia tăng, các ngành công nghiệp mới phát triển nhờ vào tiến bộ công nghệ trong một loạt các lĩnh vӵc, mậu dịch địa phương và thương mại đường dài phát triển mạnh, các thành phố, thị trấn mới mọc lên ở Mesopotamia, Ba Tư và sau này là ở Bắc Phi, Syria, bán đảo Iberia và Sicily. Những thay đәi này làm gia tăng chóng mặt nhu cầu đối với công việc đòi hỏi tay nghề ở những trung tâm đô thị mới thành lập, mở ra nhiều điểm đến mới cho thương mại từ bán đảo Iberia đến Ấn Độ.
Những sӵ kiện này tác động như thế nào đối với người Do Thái trên toàn thế giới? Từ năm 750 đến năm 900, đa số người Do Thái sinh sống ở Mesopotamia và Ba Tư, chiếm gần 75% dân số Do Thái trên thế giới, rời bỏ nông nghiệp, chuyển ra sống ở các thành phố, thị trấn ở Đế chế Abbasid mới thành lập, tham gia vào vô số các công việc đòi hỏi tay nghề. Rất nhiều người trong số họ bắt đầu di cư tới Yemen, Syria, Ai Cập và vùng Maghreb. Làn sóng di cư của người Do Thái tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng vươn tới cả châu Âu. Những đợt di cư bên trong Đế chế Byzantine, vốn bao gồm cả miền Nam nước Ý, và ra ngoài nó có thể đã đặt nền móng cho người Do Thái ở châu Âu. Tương tӵ như vậy, người Do Thái từ Ai Cập và Maghreb chuyển đến định cư ở bán đảo Iberia và sau này là ở Sicily và nhiều nơi ở miền Nam nước Ý.
Vào giữa thế kỷ 12, khi nhà du hành Do Thái Benjamin xứ Tudela mạo hiểm đi một hành trình dài từ bán đảo Iberia tới Trung Đông, ghi chép về các cộng đồng Do Thái mà ông tới thăm hoặc nghe nói tới, người Do Thái lúc này đã có mặt ở hầu khắp các nơi từ Tudela ở Tây Ban Nha cho tới Mangalore ở Ấn Độ. Vào lúc này, người Do Thái đã chuyển hết sang làm những công việc đòi hỏi tay nghề ở
thành thị. Việc chuyên làm những nghề này là một đặc điểm nәi bật của người Do Thái cho tới tận ngày nay.
Đầu năm 1219, người Mông Cә xâm chiếm Bắc Ba Tư và Armenia, tàn phá những vùng đất này. Người Mông Cә tiếp tục chinh phục Ba Tư và Mesopotamia trong ba thập kỷ tiếp theo, khiến các trung tâm đô thị và mậu dịch sụp đә, gây ra tәn thất nặng nề đối với dân số. Cú đấm cuối cùng giáng xuống Đế chế Abbasid là vào năm 1258 khi quân Mông Cә phá hủy thành Baghdad. Sau cuộc chinh phạt của quân Mông Cә, nền kinh tế ở Mesopotamia và Ba Tư quay trở lại giai đoạn nông nghiệp tӵ cung tӵ cấp, du mục.
Trong suốt hai thế kỷ sau cú sốc Mông Cә, số lượng người Do Thái giảm xuống mức thấp nhất kể từ thế kỷ 1. Vào năm 1450, hơn một nửa trong tәng số một triệu người Do Thái trên thế giới sống ở châu Âu Cơ đốc. Vào thời Trung Cә, người Do Thái ở bán đảo Iberia, Sicily và Nam Ý vẫn tham gia vào một loạt các ngành nghề đô thị. Ngược lại, người Do Thái ở Anh, Pháp, Đức, Bắc và Trung Ý chuyên làm nghề cho vay lãi. Trong khi người Do Thái ở Trung Đông đang phải đối mặt với hậu quả của việc bị người Mông Cә xâm lược, người Do Thái ở châu Âu phải đương đầu với sӵ hạn chế và đàn áp ngày càng gia tăng, đỉnh điểm là những vụ trục xuất người Do Thái hàng loạt ra khỏi Anh (1290), Pháp (1306, 1321-1322, 1394), Tây Ban Nha (1492), Sicily (1492-1493), Bồ Đào Nha (1496- 1497) và các vụ trục xuất quy mô nhỏ hơn tại nhiều nơi ở Ý và Đế chế La Mã Thần Thánh.
Trong Chương 2, chúng tôi xem xét các lập luận được đưa ra để giải thích tại sao người Do Thái lại trở thành thợ thủ công lành nghề, nhà buôn, chủ ngân hàng, bác sӻ và tại sao họ lại tạo ra cộng đồng đô thị trên khắp thế giới. Những lập luận này được chia thành hai nhóm chính: nhóm thứ nhất đề cao các yếu tố ngoại sinh (như phân biệt đối xử, hạn chế, đàn áp, thảm sát), nhóm thứ hai nhấn mạnh lӵa chọn nội sinh (như tӵ nguyện tách biệt nhằm duy trì nghi lễ tôn giáo, tӵ nguyện di cư ra thành phố để duy trì bản sắc nhóm). Dӵa vào các dữ liệu trong Chương 1, chúng tôi chỉ ra rằng những giả thuyết này không ăn nhập với bằng chứng lịch sử: những lập luận này không thể giải thích tại sao người Do Thái lại tӵ nguyện rời bỏ
nông nghiệp, tại sao họ lại tӵ nguyện trở thành một dân tộc bỏ xứ phiêu bạt.
Sau đó chúng tôi trình bày luận điểm của mình: trong một thế giới của những người không biết đọc, biết viết – như thế giới của thiên niên kỷ thứ nhất – thì khả năng biết đọc, biết viết hợp đồng, lập thư từ giao dịch, sә sách kế toán sử dụng bảng chữ cái thông dụng mang lại cho người Do Thái một lợi thế so sánh so với các dân tộc khác. Người Do Thái cũng lập ra một bộ quy tắc pháp luật thống nhất (bộ luật Talmud) và một hệ thống các thiết chế (như tòa án giáo sӻ, thư từ phúc đáp) khuyến khích mọi người làm việc thông qua hợp đồng, mở rộng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp, trọng tài tranh chấp ở những nơi cách xa nhau. Tỷ lệ biết đọc, biết viết cao cộng với sӵ tồn tại của các thiết chế giám sát việc thӵc thi giao ước trở thành đòn bẩy cho người Do Thái.
Tại sao người Do Thái biết đọc, biết viết, có trình độ giáo dục cao hơn so với phần còn lại của dân số thế giới trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên? Trong Chương 3, chúng tôi mô tả sӵ thay đәi chuẩn mӵc tôn giáo được ghi chép nhiều trong sử liệu, sӵ thay đәi đã biến người Do Thái thành Dân tộc của Sách. Trong thiên niên kỷ đầu tiên trước CN, Đền Thờ ở Jerusalem và kinh Torah là hai trụ cột của Do Thái giáo. Nghi lễ ở đền thờ và lễ hiến sinh do các bậc giáo sӻ cao kính tiến hành là những điểm chung cho mọi tôn giáo. Do Thái giáo là tín ngưỡng độc thần duy nhất dӵa trên một văn bản viết.
Trong thế kỷ 1 trước CN, một số học giả Do Thái và lãnh tụ tôn giáo thúc đẩy việc thành lập trường phә thông miễn phí. Một thế kỷ sau, họ ban hành một sắc lệnh tôn giáo yêu cầu tất cả các ông bố Do Thái phải gửi con trai từ 6-7 tuәi đến trường để học đọc và nghiên cứu kinh Torah bằng tiếng Hebrew. Trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, không có dân tộc nào trên thế giới trừ người Do Thái có yêu cầu cha phải giáo dục con trai.
Với sӵ kiện Đền Thờ thứ hai bị phá hủy, tín ngưỡng Do Thái vĩnh viễn mất đi một trong hai trụ cột (Đền Thờ), chỉ còn trụ cột là kinh Torah và bắt đầu đi trên một con đường độc đáo. Học giả và giáo sӻ – các lãnh tụ tôn giáo nәi lên sau cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã lần thứ nhất – thay thế lễ đền và lễ hiến sinh bằng việc nghiên cứu kinh Torah trong giáo đường – thiết chế trung tâm mới của Do Thái
giáo. Chức năng cốt lõi của kinh Torah là dạy tôn giáo cho cả người lớn và trẻ em. Một người Do Thái mộ đạo là một người đọc, nghiên cứu kinh Torah và đưa con mình tới trường để học kinh Torah. Trong thế kỷ tiếp theo, giáo sӻ, học giả tại các học viện ở Galilee diễn giải Kinh Luật, thảo luận chuẩn mӵc tôn giáo cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến cuộc sống hàng ngày, lập ra phần chính yếu của Luật Truyền miệng được tích lũy qua nhiều thế kỷ. Vào khoảng năm 200, giáo sӻ Judah haNasi hoàn thành công trình này bằng cách biên tập sáu cuốn Mishna. Mishna sau này phát triển thành Talmud, trở thành bộ luật chính cho tất cả người Do Thái trên thế giới. Dưới sӵ lãnh đạo của các học giả trong học viện, người không biết đọc, biết viết bị ruồng rẫy.
Việc thӵc thi chuẩn mӵc tôn giáo mới tập trung vào việc đọc và nghiên cứu kinh Torah đã mang lại lợi ích và chi phí tiềm tàng cho người Do Thái sống vào thời giáo sӻ Judah haNasi và các học giả đồng nghiệp của ông. Việc thӵc thi chuẩn mӵc tôn giáo mới này có tác động như thế nào đối với hành vi của người Do Thái trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất? Để trả lời câu hỏi này, ở Chương 4, chúng tôi đưa ra giả thuyết kinh tế mô tả sӵ lӵa chọn tôn giáo, đầu tư như thế nào cho việc học hành, giáo dục của con cái trong một thế giới của nông dân Do Thái và phi Do Thái, giống như Xứ Israel hồi đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Để giải thích cơ sở cho giả thuyết, chúng tôi đặt mình vào vị trí của nông dân Do Thái thời đó nhằm tìm hiểu sӵ lӵa chọn tôn giáo và kinh tế trong bối cảnh có chuẩn mӵc tôn giáo mới do các giáo sӻ Do Thái giáo áp đặt.
Giả thuyết của chúng tôi có hai hàm ý chính. Một là, do mỗi cá nhân có lӵa chọn tôn giáo, kӻ năng, chi phí giáo dục, thu nhập khác nhau nên một số nông dân Do Thái đầu tư cho việc giáo dục tôn giáo của con cái mình trong khi những người khác thì không. Hai là, những người nông dân Do Thái thấy quá tốn kém để tuân thủ các quy định của Do Thái giáo (bao gồm cả quy định buộc phải đưa con trai đi học) nên cải sang đạo khác. Nếu kinh tế vẫn chủ yếu mang tính nông nghiệp thì những người biết đọc, biết viết không thể nào tìm được công việc ở đô thị đòi hỏi tay nghề để giúp hoàn lại chi phí họ đã đầu tư cho việc học hành. Do đó, dân số Do Thái tiếp tục giảm đồng thời họ có tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn. Về lâu về dài, do
quá trình cải đạo, Do Thái giáo không thể tồn tại trong một nền kinh tế nông nghiệp tӵ cung tӵ cấp.
Trong Chương 5, chúng tôi chứng minh giả thuyết của mình phù hợp với những gì đã xảy ra với người Do Thái trong suốt năm thế kỷ sau khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy. Thời Talmud là thời mà người Do Thái trở thành một nhóm nhỏ người biết đọc, biết viết.
Một nhóm bằng chứng ấn tượng từ bộ luật Talmud và các phát hiện khảo cә học cho thấy thời Talmud, người Do Thái ở Xứ Israel và Mesopotamia – hai trung tâm chính của đời sống Do Thái – bắt đầu tuân thủ nghĩa vụ giáo dục con trai do tôn giáo họ đặt ra. Ngày càng có nhiều nông dân Do Thái gửi con trai mình tới trường tiểu học đặt trong hoặc gần giáo đường. Những từ như “lương giáo viên”, “nghĩa vụ của giáo viên”, “học sinh”, “thời gian học ở trường”, “trường học”, “sách”, “thuế giáo dục” xuất hiện dày đặc trên các trang thảo luận, phán quyết trong bộ luật Talmud. Không một nền văn minh cә đại nào có các cuộc thảo luận tương tӵ liên quan đến việc tә chức hệ thống giáo dục tiểu học. Những người Do Thái quyết định không tuân thủ quy định tôn giáo về việc học hành, giáo dục con cái sẽ bị gạt ra ngoài xã hội Do Thái.
Về vấn đề cải đạo, nhiều nguồn tư liệu và khảo cә chứng minh rằng vào thời Talmud, rất nhiều nông dân Do Thái ở Xứ Israel, Mesopotamia, Ai Cập, Syria, Tiểu Á, vùng Balkan và Tây Âu đã cải đạo sang Cơ đốc giáo. Bằng cách theo Cơ đốc giáo, những người Do Thái cải đạo vẫn giữ niềm tin cốt lõi rằng chỉ có duy nhất một Chúa trên đời và vẫn tin vào Kinh Luật, chứ không buộc phải tuân thủ luật lệ, giáo lý của Do Thái giáo, bao gồm quy tắc gây tốn kém là đòi hỏi các ông bố phải đưa con trai mình đến trường. Làn sóng cải đạo tӵ nguyện thời Talmud này cùng với các vụ thảm sát liên quan đến chiến tranh và suy giảm dân số nói chung chút nữa làm biến mất người Do Thái ở Xứ Israel, Ai Cập, Syria, Tiểu Á, vùng Balkan và Tây Âu vào năm 600. Cộng đồng Do Thái duy nhất sống sót và duy trì được dân số là cộng đồng Do Thái ở Mesopotamia. Mesopotamia trở thành trung tâm kinh tế, tôn giáo mới của người Do Thái trên thế giới.
Ai đó có thể lập luận rằng nếu việc có con trở nên tốn kém sau khi có quy định tôn giáo là các ông bố phải gửi con tới trường tiểu học
thì một số gia đình có lẽ đã quyết định có ít con hơn để có thể tuân thủ quy định tôn giáo mới này. Theo những gì chúng tôi biết, không có bằng chứng lịch sử cho thấy các hộ gia đình Do Thái giảm tỷ suất sinh sau khi Do Thái giáo chuyển thành một tôn giáo dành cho người biết đọc, biết viết.
Tuy việc gửi con cái tới trường để học đọc và nghiên cứu kinh Torah là một sӵ hi sinh không thể thu hồi vốn trong nền kinh tế nông nghiệp của người Do Thái nhưng vào thời Talmud, có một tỷ lệ người Do Thái không cải đạo, tuân thủ quy định này, đầu tư cho việc học hành của con họ. Theo thời gian, điều gì xảy ra với những người nông dân Do Thái biết đọc, biết viết? Trong Chương 6, chúng tôi chỉ ra rằng họ từ bỏ nông nghiệp, trở thành nhóm dân đô thị nhỏ làm nghề thủ công, bán hàng, lái buôn, đәi tiền, cho vay lãi, học giả, bác sӻ. Việc thiết lập thể chế Caliphate[6] thế kỷ 7-8, quá trình đô thị hóa và tăng trưởng sản xuất, thương mại diễn ra cùng thời gian ở Trung Đông là chất xúc tác để người Do Thái chuyển dịch hàng loạt từ nghề nông sang nghề thủ công và buôn bán.
Việc người Do Thái biết đọc, biết viết cộng với một hệ thống thiết chế giám sát thӵc thi giao ước được lập ra trong suốt năm thế kỷ sau khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy mang lại cho người Do Thái một lợi thế so sánh trong các ngành nghề như thủ công, buôn bán, cho vay lãi – những nghề được hưởng lợi từ việc biết đọc, biết viết, cơ chế giám sát thӵc thi giao ước, mạng lưới quan hệ nghề nghiệp. Một khi đã tham gia vào những ngành nghề này thì người Do Thái hiếm khi cải đạo, điều này nhất quán với thӵc tế là dân số Do Thái tăng nhẹ từ thế kỷ 7-12.
Trong Chương 7, chúng tôi chỉ ra một khi người Do Thái biết đọc, biết viết, sống ở đô thị, làm những công việc đòi hỏi tay nghề thì họ bắt đầu di cư trong lãnh thә rộng lớn dưới triều đại Hồi giáo, trải dài từ bán đảo Iberia tới Ấn Độ từ thế kỷ 8-12, di cư từ Đế chế Byzantine tới Tây Âu qua ngả Ý và trong nội vùng Tây Âu từ thế kỷ 9-13. Ở châu Âu giai đoạn đầu thời Trung Cә, mậu dịch hồi sinh cùng với cuộc cách mạng thương mại và kinh tế đô thị, thương mại phát triển giống với quá trình đô thị hóa rộng lớn và tăng trưởng mậu dịch diễn ra ở các triều đại Umayyad và Abbasid bốn đến năm thế kỷ trước. Việc người Do Thái tha hương giai đoạn đầu thời
Trung Cә chủ yếu là do những người thợ thủ công, bán hàng, lái buôn, học giả, giáo viên, bác sӻ, người cho vay lãi biết đọc, biết viết di cư để tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhằm thu hồi lại vốn họ đã đầu tư cho việc học hành.
Vào thế kỷ 12-13, cho vay lãi là nghề tuyệt vời cho người Do Thái ở Anh, Pháp, Đức và là một trong những nghề chính của người Do Thái ở bán đảo Iberia, Ý và các nơi khác ở Tây Âu. Tại sao lại như vậy? Một quan điểm phә biến cho rằng việc không cho phép người Do Thái ở châu Âu tham gia hội nghề, phường buôn và lệnh cấm người Cơ đốc cho vay lãi đã đẩy người Do Thái ở châu Âu vào nghề cho vay lãi trong suốt thời Trung Cә. Trong Chương 8, chúng tôi chứng minh quan điểm này không đứng vững. Dӵa trên thông tin lịch sử và giả thuyết kinh tế ở các chương trước, chúng tôi đưa ra một giải thích thay thế phù hợp với những đặc trưng của lịch sử người Do Thái: Người Do Thái ở châu Âu thời Trung Cә tӵ nguyện tham gia và sau này chuyên làm nghề cho vay lãi bởi vì họ có những thế mạnh để có thể thành công trong thị trường tín dụng, đó là: vốn, mạng lưới quan hệ, biết đọc, biết viết, biết làm tính, có các thiết chế giám sát việc thӵc thi giao ước.
Người Do Thái có lợi thế so sánh trong những ngành nghề có thu nhập cao so với các cộng đồng địa phương khác, nhưng tại sao dân số Do Thái trên thế giới lại giảm xuống mức thấp nhất vào cuối thế kỷ 15? Giả sử, một cú sốc tiêu cӵc (chẳng hạn như chiến tranh hay đại dịch) tàn phá nền kinh tế đô thị và thương mại, khiến nó quay trở lại giai đoạn nông thôn, nông nghiệp trong đó việc biết đọc, biết viết không có mấy giá trị gì. Về lâu dài, điều gì sẽ xảy ra với người Do Thái và Do Thái giáo? Giả thuyết của chúng tôi dӵ đoán trong một xã hội nông nghiệp tӵ cung tӵ cấp, một số người Do Thái thấy việc tuân thủ các quy định tôn giáo trong đó có chi phí đầu tư cao cho việc học của con cái là quá tốn kém nên họ cải đạo. Cuối cùng, Do Thái giáo có thể biến mất.
Trong Chương 9, chúng tôi chỉ ra việc Mông Cә xâm chiếm Ba Tư và Mesopotamia bắt đầu từ năm 1219 và đỉnh điểm là việc san phẳng thành Baghdad năm 1258 góp phần bóp chết nền kinh tế đô thị và thương mại của Đế chế Abbasid, đưa kinh tế Mesopotamia và Ba Tư quay trở về thời kỳ nông nghiệp, nông thôn trong một khoảng
thời gian dài. Do đó, một tỷ lệ nhất định người Do Thái ở Ba Tư, Mesopotamia, rồi ở Ai Cập, Syria từ bỏ Do Thái giáo – mà nguyên nhân chủ yếu là do những quy định của tôn giáo này, nhất là quy định bắt buộc các ông bố phải đưa con trai tới trường, một lần nữa trở thành gánh nặng lớn mà không có cách gì bù đắp về mặt kinh tế – để cải sang Hồi giáo. Quá trình cải đạo này của người Do Thái ở Trung Đông và Bắc Phi cũng như các vụ đàn áp, thảm sát, dịch bệnh (chẳng hạn như trận Đại Dịch hạch năm 1348) ở những khu vӵc này và Tây Âu giải thích lý do tại sao dân số Do Thái trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất vào cuối thế kỷ 15.
Trong Chương 10, chúng tôi kết thúc chuyến hành trình ngược thời gian bằng cách nhấn mạnh các câu hỏi làm nên lịch sử của người Do Thái, từ các vụ trục xuất người Do Thái hàng loạt khỏi bán đảo Iberia giai đoạn 1492-1497 cho đến ngày nay. Trả lời các câu hỏi này sẽ là nhiệm vụ cho chuyến hành trình tiếp theo của chúng tôi, là nội dung cuốn sách tiếp theo của chúng tôi.
Trong những năm gần đây, các nhà kinh tế học và sử gia kinh tế đã nhấn mạnh và phân tích nhiều mối tương tác giữa giá trị văn hóa, chuẩn mӵc xã hội và hậu quả kinh tế.[7] Các vấn đề được nghiên cứu bao gồm lý giải sӵ thành công của các lái buôn Maghreb ở Địa Trung Hải giai đoạn đầu thời Trung Cә, giải thích sӵ trỗi dậy của tinh thần tư bản chủ nghĩa ở châu Âu thời tiền hiện đại, sӵ thay đәi công nghệ kỳ diệu khởi nguồn cho cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh thế kỷ 18, những thăng trầm kinh tế của Đế chế Hồi giáo, tỷ lệ phụ nữ tham gia lӵc lượng lao động ở Mӻ gia tăng trong thế kỷ 20, những cách thức mà sӵ chia rẽ sắc tộc ảnh hưởng đến hành vi kinh tế, tương tác hai chiều giữa niềm tin và hiệu suất kinh tế theo thời gian và giữa các nước. Cuốn sách của chúng tôi đóng góp cho tư liệu nghiên cứu trong lĩnh vӵc này hiểu biết đúng đắn như sau: Các giá trị văn hóa và chuẩn mӵc xã hội mà Do Thái giáo nuôi dưỡng hai nghìn năm trước định hình lịch sử dân số và kinh tế của người Do Thái tới tận ngày nay.
Ngày càng có nhiều học giả nghiên cứu về tác động lâu dài của thể chế bằng cách chứng minh một số mô hình kinh tế đương đại chịu ảnh hưởng của các thể chế được thiết lập cách đây hàng thế kỷ.[8] Các thiết chế kinh tế chính trị, hệ thống pháp lý, bộ luật, cơ chế
giám sát thӵc thi giao ước đóng một vai trò quan trọng trong: 1) định hình con đường hiệu suất kinh tế của các nhóm nắm vai trò chủ đạo trong thương mại thời Trung Cә, 2) phát triển kinh tế của các quốc gia Đại Tây Dương ở Tây Âu sau năm 1500, 3) tình trạng khó khăn kinh tế của Trung Đông Hồi giáo sau hàng thế kỷ kinh tế, trí tuệ phát triển huy hoàng, 4) động lӵc của sáng tạo khoa học công nghệ dẫn tới cuộc Cách mạng Công nghiệp, 5) những đặc điểm lý thú của nông trang tập thể Israel, 6) thành bại kinh tế của các khu vӵc trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử. Chúng tôi đóng góp cho tư liệu nghiên cứu trong lĩnh vӵc này bằng cách chỉ ra sӵ chuyển dịch của người Do Thái từ nghề nông sang nghề thủ công, buôn bán, tài chính và các công việc đòi hỏi tay nghề cao khác cũng do có các thiết chế giám sát thӵc thi giao ước được định hình bởi các đặc điểm độc đáo của đạo Do Thái.
Các nhà khoa học xã hội luôn quan tâm đến nghiên cứu tín ngưỡng, ảnh hưởng và quy định tín ngưỡng có thể có đối với hành vi của con người. Trong hai thập kỷ qua, các nhà kinh tế học ngày càng chú ý tới mối liên hệ giữa tín ngưỡng và hệ quả kinh tế.[9] Các vấn đề được nghiên cứu bao gồm phân tích mối liên hệ giữa đạo Tin lành và tích lũy vốn con người ở châu Âu hiện đại, nền tảng tín ngưỡng của chủ nghĩa cӵc đoan và chủ nghĩa khủng bố, di sản lâu dài của Do Thái giáo, cách thức tôn giáo hoạt động như câu lạc bộ, mối quan hệ hai chiều giữa giá trị văn hóa và hệ quả kinh tế ở một nhóm tiêu biểu các nước trên thế giới. Chúng tôi đóng góp cho kho tư liệu nghiên cứu đang nhiều lên trong trong lĩnh vӵc này bằng cách kết nối các nét đặc trưng của Do Thái giáo với các đặc điểm dân số và kinh tế độc đáo đã định hình lịch sử người Do Thái trong hai thiên niên kỷ qua.
CHƯƠNG 1.
70 SAU CN – 1492: CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI DO THÁI? HỌ SỐNG Ở ĐÂU, SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta không phải là một quốc gia biển; sӵ giao lưu với thế giới bên ngoài mà thương mại mang lại không hấp dẫn chúng ta. Các thành phố của chúng ta được xây dӵng trong lục địa, cách xa biển, và chúng ta làm việc hết mình để vun đắp một đất nước sản suất.
—Flavius Josephus, khoảng năm 96 sau CN
Con đường đi của các thương nhân Rādhānite [lái buôn Do Thái thời Trung Cә] – những người nói tiếng Ả-rập, Ba Tư, Rūmī (Hy Lạp), Ifranjī (La-tinh), Andalusī (Tây Ban Nha), Xla-vơ. Họ đi từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông, trên đất liền và trên biển… Họ vận chuyển từ Trung Hoa… đôi khi họ sang Constantinople với món hàng hóa của mình…; đôi khi họ mang hàng tới nhà vua xứ Firanja (vương quốc của người Frank) và bán hàng ở đó. Và nếu muốn, họ vận chuyển hàng từ Firanja… tới Baghdad, và từ đó… tới Sind, Hind và Trung Hoa.
—Ibn Khordadbeh, khoảng năm 850
QUAY QUẢ ĐỊA CẦU, ĐỢI CHO NÓ DỪNG, RỒI ĐẶT NGÓN TAY lên nơi đầu tiên bạn thấy. Một cộng đồng Do Thái rất có thể đã từng sống ở đó trong quá khứ xa xôi hoặc thời gian gần đây. Người Do Thái đã sống ở rất nhiều nơi trong các môi trường chính trị, kinh tế, tôn giáo vô cùng đa dạng, nên để tóm tắt lịch sử của họ trong vài tập sách là điều rất khó, huống hồ chỉ trong một chương. Tuy nhiên, để hiểu xem tại sao người Do Thái có một số đặc điểm chung nhất định, chúng ta cần phải làm quen với các sӵ kiện cơ bản của lịch sử Do Thái, từ việc Đền Thờ thứ hai ở Jerusalem bị phá hủy cho tới việc trục xuất hàng loạt người Do Thái ra khỏi bán đảo Iberia. Do đó, trong chương này, chúng tôi minh họa và nghiên cứu dân số Do Thái cũng như các xu hướng nghề nghiệp của họ.
Suốt nhiều thế kỷ, người Do Thái sống ở Judea, Samaria và Galilee – ba vùng chính của Xứ Israel. Trung tâm thӵc hành tín ngưỡng Do Thái là Đền Thờ ở Jerusalem xây trong thế kỷ 10 hoặc thế kỷ 9 trước CN. Năm 586 trước CN, trong chiến dịch quân sӵ nhằm mở rộng đế chế, quân đội Babylon dưới sӵ chỉ huy của vua Nebuchadnezzar Đệ nhị đã phá hủy Đền Thờ và lưu đày nhiều người Do Thái từ Judea tới Mesopotamia, nhất là tới kinh đô Babylon (xem Bản đồ 1.1). Sӵ kiện này đánh dấu sӵ kết thúc thời kỳ Đền Thờ thứ nhất.[10]
Cuộc đi đày ở Babylon mang lại một số thay đәi quan trọng như kinh Torah nәi lên với vai trò trung tâm trong đời sống người Do Thái, học giả tôn giáo, nhà hiền triết trở thành lãnh tụ của người Do Thái. Kinh Luật bao gồm Năm cuốn sách hay Ngũ kinh Moses (Sách Sáng Thế, Sách Xuất Hành, Sách Lê-vi, Sách Dân Số, Sách Đệ Nhị Luật).[11] Năm 538 trước CN, hoàng đế Ba Tư là Cyrus – người đã chinh phục Mesopotamia – ban hành chỉ dụ cho phép người Do Thái quay trở lại Judea và xây dӵng lại Đền Thờ ở Jerusalem. Trong các làn sóng di cư sau đó, gần 40.000 người Do Thái quay trở lại Xứ Israel. Tuy nhiên, một số lượng lớn người Do Thái ở lại Mesopotamia, nơi mà trong các thế kỷ sau là chốn cư trú của một trong những cộng đồng người Do Thái nәi bật và đông đúc nhất trong kỷ nguyên Phiêu bạt – tức là bên ngoài Xứ Israel.
Bản đồ 1.1. Đế chế Babylon của Nebuchadnezzar Đệ nhị (604-562 trước CN). Nguồn: Vẽ lại và phỏng theo Beek (1962).
Bản đồ 1.2. Xứ Israel thế kỷ 1 trước CN.
Nguồn: Vẽ lại và phỏng theo Aharoni và cộng sӵ (2002). Chú ý: Đường đứt đoạn là biên giới vương quốc Hasmonaean của Alexander Yannai (103-76 trước CN), người cai trị Xứ Israel vào thế kỷ 1 trước CN.
Việc xây dӵng lại Đền Thờ mất khoảng 20 năm; lễ khánh thành đền năm 515 trước CN đánh dấu sӵ bắt đầu giai đoạn Đền Thờ thứ hai.[12] Trong bốn thế kỷ tiếp theo, Xứ Israel lần lượt nằm dưới quyền kiểm soát của nhà cai trị Hy Lạp cә đại là Alexander Đại đế, vương triều Plotemy cai trị Ai Cập và vương triều Seleusid của Hy Lạp cә đại. Trong thời kỳ này, nhất là giai đoạn về sau, thế hệ các nhà tiên tri, học giả và đại tư tế nghiên cứu, giải thích, bә sung cho Kinh Luật. Các cuộc thảo luận, đánh giá,
quyết định của họ được gọi là Khẩu Luật mà cùng với Kinh Luật tạo thành xương sống cho toàn bộ luật pháp Do Thái (halakha) trong các thế kỷ sau. Halakha quy định những điều người Do Thái được và không được làm, những điều họ nên và không nên làm trong mọi khía cạnh của cuộc sống thường nhật, từ việc thӵc hiện nghĩa vụ tôn giáo, lễ nghi cho tới quan hệ hôn nhân, từ ứng xử trong cộng đồng cho tới luật dân sӵ và hình sӵ.
Người Hy Lạp trao cho người Do Thái một kiểu tӵ chủ tập thể và tӵ do tín ngưỡng nhưng bị ngắt quãng bởi một vụ đàn áp khoảng năm 167 trước CN khiến người Do Thái nәi dậy. Từ năm 140 trước
CN, Judea hưởng tӵ do trong gần một thế kỷ dưới triều Hasmonaean (Bản đồ 1.2).[13] Năm 63 trước CN, La Mã bắt đầu gây ảnh hưởng và sau đó thống trị khu vӵc này. Tuy nhiên, Rome trao quyền tӵ trị tôn giáo cho người Do Thái cũng như một số quyền tư pháp, lập pháp thông qua Sanhedrin ở
Jerusalem, một cơ quan có chức năng như nghị viện, tòa án tối cao và viện hàn lâm (yeshiva). Thời kỳ Đền Thờ thứ hai kết thúc bi thảm vào năm 70 sau CN. Cuốn sách của chúng tôi bắt đầu từ thời điểm này. Trọng tâm là ba thời kỳ, mỗi thời kỳ được đánh dấu bằng một “biến cố lịch sử”: quân La Mã phá hủy Đền Thờ thứ hai trong cuộc chiến Do Thái – La Mã thứ nhất (còn được gọi là cuộc Đại nәi dậy); sӵ vươn lên của Hồi giáo thế kỷ 7 dẫn tới việc sau này thành lập một trong những đế quốc lớn nhất, thành thị nhất, thương mại nhất trong lịch sử; quân Mông Cә chiếm Mesopotamia và Ba Tư đầu và giữa thế kỷ 13 góp phần làm sụp đә nền kinh tế thương mại và thành thị của triều Abbasid. Những sӵ kiện ngoại sinh này tương tác với động lӵc nội sinh của đạo Do Thái để định hình nên những đặc điểm dân số, kinh tế độc đáo đặc trưng cho lịch sử người Do Thái trước năm 1500.
TỪ JESUS ĐẾN MUHAMMAD (1-622): THẾ GIỚI CỦA NÔNG DÂN
Người Do Thái thời kỳ Đền Thờ thứ hai là người như thế nào?[14] Cho tới tận khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy, cuộc sống thường nhật của người Do Thái giống như những sắc dân khác: ăn mặc giống nhau, nói cùng các thứ tiếng địa phương (như tiếng Aram hay tiếng Syria cә, tiếng Hebrew, tiếng Hy Lạp) và kiếm sống bằng những nghề tương tӵ nhau (chủ yếu là nông nghiệp). Giống như ở các tôn giáo khác, bao gồm cả những tín ngưỡng đa thần, đặc điểm trung tâm của đời sống tín ngưỡng Do Thái gồm lễ đền và hiến sinh do một nhóm nhỏ đại tư tế thӵc hiện.
Người Do Thái khác với người đa thần ở ba điểm chính: tin vào một Thượng đế; đời sống tín ngưỡng, xã hội, kinh tế của họ được định hình bởi kinh Torah; họ có tập tục cắt bao quy đầu cho nam giới, ăn thức ăn kiêng và nghỉ ngày Sabbath hay ngày thứ Bảy cuối tuần.[15] Cuối thời kỳ Đền Thờ thứ hai (300 trước CN – 65 sau CN), Do Thái giáo chứng kiến sӵ hình thành nhiều giáo phái (như Sadducee, Pharisee, Essene, Samaritan, Zealot, Sicarii) ngày càng trở nên khác biệt với các quy định tín ngưỡng của mình. Cơ đốc giáo cũng phát triển từ Do Thái giáo trong những thập kỷ đầu của thế kỷ
1. Tất cả các giáo phái Do Thái này có chung ba đặc điểm khiến chúng khác biệt với các tôn giáo đa thần. Do đó, cho tới tận năm 70 sau CN, tất cả những người theo các giáo phái này được coi là người Do Thái. Sau này, nhất là sau năm 200, câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào được coi là người Do Thái?” đã thay đәi ghê gớm (xem Chương 3 và Chương 5).
Dân số Do Thái giảm mạnh
Các con số ước lượng số dân Do Thái thời cә đại giỏi lắm cũng chỉ gần đúng. Salo Baron, một trong những học giả xuất chúng nhất về lịch sử Do Thái, đoán có khoảng 8 triệu người trước cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất vào năm 65 sau CN. Sergio DellaPergola, một trong những học giả hàng đầu về dân số học Do Thái, ước tính số dân Do Thái thế kỷ 1 trước CN vào khoảng 4,5 triệu người và từ 4- 5 triệu người vào thế kỷ 1 sau CN (Bảng 1.1). Các học giả danh tiếng khác như Magen Broshi, Gildas Hamel hay Seth Schwartz thậm chí còn đưa ra con số thấp hơn, cho rằng số dân Do Thái trên thế giới
hồi đầu thế kỷ 1 sau CN chỉ từ 2-2,5 triệu người. Chúng tôi đồng ý với ước tính của DellaPergola, còn vào năm 65 sau CN chúng tôi ước tính có từ 5-5,5 triệu người Do Thái, chiếm 9-10% dân số Đế chế Ba Tư ở phương Đông và toàn bộ Đế chế La Mã.[16]
Con số 5-5,5 triệu người Do Thái này phân bố như thế nào trước cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất? Số dân Do Thái lớn nhất là ở Xứ Israel, tại đó có khoảng 2,5 triệu người Do Thái, bao gồm cả 300.000 người Samaritan sinh sống. Hai cộng đồng cùng chung sống bên nhau. Vùng ven biển có các thị trấn Hy Lạp cә đại, ở đó ngôn ngữ chính là tiếng Hy Lạp; vùng Galilee (ở phía Bắc), thung lũng Jordan và miền Nam Judea là nơi sinh sống của người Do Thái chủ yếu nói tiếng Aram. Tình hình chính trị tương đối yên ả, kinh tế phát triển tốt trong thời kỳ Hasmonaean (140-63 trước CN) cộng với
làn sóng người đa thần giáo cải đạo sang Do Thái giáo suốt 200 năm trước khi Đền Thờ thứ hai bị phá hủy chắc chắn góp phần vào sӵ gia tăng dân số Do Thái ở Xứ Israel, vùng đất mà vào năm 65 sau CN mở rộng nhất từ trước tới nay.
Các trung tâm dân số Do Thái chính khác là Bắc Phi thuộc La Mã và Mesopotamia thuộc Parthia. Khoảng 1 triệu người Do Thái Hy Lạp cә sống ở Bắc Phi (chủ yếu ở Ai Cập) trong những thập niên đầu của thế kỷ 1 sau CN. Cùng thời kỳ đó, khoảng 1 triệu người Do Thái nói tiếng Aram sống ở Đế chế Parthia, đế chế cai trị Mesopotamia và Ba Tư.
Bảng 1.1. Dân số Do Thái và tәng dân số theo khu vӵc, 65 sau CN – 650 (đơn vị: triệu, trừ trường hợp đặc biệt)
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử của vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Italia, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh, tất cả đều bị La Mã cai trị trong hầu hết bốn thế kỷ đầu.
… Số lượng không đáng kể.
__ Không có dữ liệu.
a Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
Hình 1.1. Dân số Do Thái và tәng dân số, vào khoảng năm 65 sau CN, năm 650, năm 1170 và năm 1490 (đơn vị tính: triệu người).
Nguồn: Ước tính của các tác giả,có giải thích ở phụ lục.
Chú ý:Ước tính dân số Do Thái và tәng dân số là của các khu vӵc địa lý sau: Xứ Israel, Syria, Lebanon, Mesopotamia, Ba Tư, bán đảo Ả-rập, Bắc Phi, Tiểu Á (tên gọi lịch sử vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay), khu vӵc Balkan (Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ), Đông Âu (Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ), Tây Âu (Italia, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Áo, Đức và Anh).
Người Do Thái cũng sống khắp Đế chế La Mã rộng lớn. Khoảng năm 65 sau CN, khu vӵc tương ứng với Syria và Lebanon ngày nay có khoảng 200-400 nghìn người Do Thái sinh sống. Tương tӵ như vậy, Tiểu Á (khu vӵc tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay) và vùng Balkan (Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Nam Tư cũ) là nơi sinh sống của khoảng 200-400 nghìn người Do Thái. Từ 100-200 nghìn người Do Thái khác sống ở Tây Âu (nhất là miền Trung và Nam Ý, Pháp và bán đảo Iberia). Các thành phố có cộng đồng Do Thái lớn còn có Rome, Corinth, Ephesus, Antioch và Damascus.
Cho dù có bao nhiêu người Do Thái trước cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất đi nữa thì tất cả các học giả đều thống nhất là dân số Do Thái bắt đầu giảm mạnh.[17] Vào thời Muhammad đầu thế kỷ 7, chỉ có khoảng 1-1,2 triệu người Do Thái trên thế giới, chiếm 1,9-2,3% tәng số dân của những khu vӵc nơi họ sinh sống (Hình 1.1).
Các cộng đồng Do Thái ở Xứ Israel, Bắc Phi, Syria, Lebanon, Tiểu Á, khu vӵc Balkan và Tây Âu giảm xuống còn vài nghìn người. Cộng đồng Do Thái duy nhất tương đối әn định là cộng đồng ở Mesopotamia (và ở một mức độ thấp hơn là ở Ba Tư), nơi đây vào thời Muhammad trở thành trung tâm Do Thái giáo và là nơi sinh sống của gần 75% người Do Thái trên thế giới.
Điều gì giải thích cho sӵ sụt giảm ghê gớm của dân số Do Thái thế giới trong sáu thế kỷ này? Có phải các vụ thảm sát liên quan đến chiến tranh và suy giảm dân số tӵ nhiên gây ra sӵ sụt giảm này? Hay có cái gì khác gây ra sӵ sụt giảm gần 80% dân số này?
XỨ ISRAEL
Vào các thế kỷ 1 và 2, người Do Thái ở Judea có hai cuộc nәi dậy lớn chống lại Đế chế La Mã. Cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất nә ra do căng thẳng tôn giáo và động cơ kinh tế vào thời điểm Judea trở thành một tỉnh thuộc La Mã hồi đầu thế kỷ 1. Những hình thức lạm thu thuế và việc chính quyền La Mã thiết lập điều tra nhân khẩu ở Judea, rồi vụ quan tәng trấn La Mã Gessius Florus biển thủ lượng lớn tiền bạc trong ngân khố Đền Thờ, và việc can thiệp vào những vấn đề tôn giáo (như việc bә nhiệm đại tư tế hay sắc lệnh yêu cầu dӵng tượng hoàng đế La Mã Caligula ở các đền thờ trên toàn bộ lãnh thә đế chế), tất cả đều làm cho giáo phái Zealot[18] ngày càng trở nên phә biến. Giáo phái này xúi giục người Do Thái của mình nәi dậy giành độc lập chính trị và tôn giáo.[19]
Cuộc nәi dậy bắt đầu năm 66 sau CN ở thị trấn Caesarea, rõ ràng là do quân La Mã đồn trú ở đó không ngăn được người Hy Lạp mang chim chóc ra hiến tế trước một ngôi đền Do Thái địa phương. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân nәi dậy đánh bại quân La Mã.
Vận may của những người nәi dậy thay đәi khi Hoàng đế Nero bә nhiệm tướng Vespasian làm chỉ huy quân La Mã ở Xứ Israel. Năm 67 sau CN, với gần 60.000 binh sӻ chuyên nghiệp trong tay, Vespasian đập tan cuộc nәi dậy ở Galilee bằng cách chinh phục các đồn lũy của người Do Thái như Gamla và Jotapata. Jotapata là nơi Flavius Josephus (từ đây về sau gọi là Josephus), chỉ huy của quân Do Thái, bị bắt làm tù binh.[20] Sau đó Vespasian tiến về Jerusalem là nơi mà các lãnh đạo của cuộc nәi dậy đang ẩn trốn, và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bao vây. Khi những sӵ kiện này diễn ra thì Nero qua đời năm 68 sau CN, buộc Vespasian phải quay trở lại Rome vì lúc này ở đây tình hình chính trị đang hỗn loạn, đe dọa xảy ra nội chiến. Với cái chết của Otho, Galba và sӵ thất bại của Vitellius sau đó, Vespasian lên ngôi hoàng đế La Mã vào ngày 21 tháng 12 năm 69 sau CN. Năm này về sau được gọi là “Năm tứ đế” (năm của bốn vị hoàng đế).
Để dập tắt cuộc nәi dậy ở Judea, Vespasian cử con trai là Titus chỉ huy cuộc vây hãm và tấn công cuối cùng. Quyết định của Titus là nhanh chóng tung ra đòn quyết định vào Jerusalem thay vì chờ đợi dân Jerusalem chết đói. Đấu đá nội bộ giữa hai giáo phái Zealot và Sicarii, phe muốn tiếp tục chiến đấu, với người Do Thái bao gồm nhiều người Pharisee, phe muốn đầu hàng người La Mã, góp phần định đoạt số mệnh của Jerusalem. Cuộc chiến kết thúc khi quân La Mã do Titus dẫn đầu kéo vào phá hủy Jerusalem, cướp bóc, đốt cháy Đền Thờ, thảm sát người Do Thái.[21] Kể cả nếu con số 600.000 người Do Thái thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất do sử gia La Mã Tacitus đưa ra không được chấp nhận thì con số thương vong chắc chắn là rất cao.[22] Mặc dù có một số người Do Thái bị bắt tới Rome làm nô lệ (như mô tả trên Cәng vòm Titus) nhưng không có bằng chứng về việc lưu đày hàng loạt hay di cư cưỡng bức người Do Thái tới Rome sau cuộc Đại nәi dậy.[23]
Cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất làm thay đәi sâu sắc cán cân quyền lӵc giữa các nhóm tín ngưỡng Do Thái. Người Sadducee, nhóm ưu tú giàu có chi phối hoạt động tín ngưỡng ở Đền Thờ, mất đi nguồn của cải và quyền lӵc. Người Zealot và Sicarii, những người xúi giục, ủng hộ cuộc nәi dậy, bị tiêu diệt trong cuộc vây hãm thành Jerusalem và cuộc vây hãm pháo đài Masada diễn ra sau đó ba năm. Ngược lại, giáo phái Pharisee của các học giả và nhà thông thái hàng đầu của các học viện ở Jerusalem lại không tham gia vào cuộc chiến. Họ sống sót sau các vụ thảm sát và nәi lên thành các lãnh tụ tôn giáo và lãnh tụ chính trị. Một trong những nhân vật chủ chốt là giáo sӻ Johanan ben Zakkai được người La Mã cho phép tái lập Hội đồng Sanhedrin ở thị trấn Jabneh ven biển, trung tâm học hành quan trọng nhất của người Do Thái cho tới tận năm 135. Thành phần lãnh đạo mới của người Do Thái gồm giáo viên, học giả, giáo sӻ đã thay thế các nghi lễ đền thờ và lễ hiến sinh bằng việc học và nghiên cứu Kinh Thánh.[24]
Kết cục của cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ nhất củng cố sӵ cai trị của người La Mã ở Judea và các khu vӵc ven Địa Trung Hải và Trung Đông. Hoàng đế Trajan gia tăng sức ép lên người Do Thái, gây ra cuộc nәi dậy năm 115 nhưng bị dập tắt năm 117.[25] Cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ hai ở Xứ Israel – còn được gọi là cuộc nәi dậy Bar Kokhba, đặt theo tên người lãnh đạo cuộc nәi dậy Simon bar Kokhba – nә ra năm 132 khi hoàng đế La Mã Hadrian chuyển tới Hy Lạp sau ba năm ở Xứ Israel. [26] Sử gia La Mã Cassius Dio – nguồn cung cấp thông tin chính về sӵ kiện này – cho rằng cuộc nәi dậy trầm trọng thêm là do một vài sắc lệnh mang tính chất đàn áp người Do Thái như sắc lệnh cấm cắt bao quy đầu của bé trai. Cũng theo Cassius Dio, tia lửa châm ngòi cuộc nәi dậy là quyết định của Hadrian xây dӵng một thành phố mới ở Jerusalem gọi là Aelia Capitolina (đặt theo tên của chính ông, Aelius), tại đó sẽ dӵng một đền thờ thờ Jupiter Capitolinus. Khác với cuộc Đại nәi dậy mà người Pharisee phản
đối, cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thứ hai do người Pharisee cầm đầu trong đó có cả người đứng đầu Hội đồng Sanhedrin là giáo sӻ Akiva, ông này tuyên bố Bar Kokhba là Đấng cứu thế của người Do Thái.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc nәi dậy thành công. Người Do Thái vây hãm các thị trấn, củng cố lӵc lượng và gây ra tәn thất nặng nề cho quân La Mã, tiêu diệt cả một binh đoàn quân La Mã (binh đoàn Deiotariana XXII). Hoàng đế Hadrian đáp lại bằng việc cử một số binh đoàn dưới sӵ chỉ huy của một trong những vị tướng tài ba nhất của mình, tướng Julius Severus người xứ Britain. Severus bao vây các pháo đài của người Do Thái và đánh bại quân nәi dậy sau ba năm rưỡi chiến đấu. Cassius Dio cho biết quân La Mã đã phá hủy 50 pháo đài, hàng trăm ngôi làng, giết chết khoảng 580.000 người. Tuy con số ước tính người chết của Cassius Dio chắc chắn là sӵ phóng đại thái quá nhưng đây là một vụ thảm
sát lớn. Bộ luật Talmud (Tanit 4:5) ghi rằng số người Do Thái bị người La Mã giết nhiều đến nỗi “máu ngập đến mũi những con ngӵa của họ”. Giáo sӻ Akiva và các lãnh tụ tôn giáo Do Thái khác bị hành quyết.
Judea không còn là một nhà nước độc lập nữa mà trở thành tỉnh Syria Palestina thuộc La Mã. Trung tâm của người Do Thái dịch lên Galilee ở phía Bắc; trung tâm giáo dục của người Do Thái cũng vậy. Học viện Jabneh chuyển tới Usha, rồi tới Shefaram, Bet Shearim, Sepphoris, Caeasarea và Tiberias. Chính tại những học viện này, nhóm học giả Tanna và sau này là nhóm Amora soạn ra hai văn bản luật pháp Do Thái quan trọng nhất: Mishna (khoảng năm 200) và Talmud của Xứ Israel (350-400) còn được gọi là Talmud Jerusalem hay Yerushalmi Talmud.[27] Cả hai nhóm Tanna và Amora đều coi cuộc nәi dậy chống La Mã là một sai lầm khủng khiếp của lãnh đạo Do Thái. Danh sách các ngày lễ tôn giáo ghi trong Mishna không có ngày lễ kỷ niệm cuộc nәi dậy Bar Kokhba.
Cuộc nәi dậy thất bại không ảnh hưởng gì đến người Samaritan, những người vốn về phe La Mã, nhưng lại làm trầm trọng thêm mối quan hệ thù địch giữa người Samaritan và người Do Thái. Các giáo phái Do Thái – Cơ đốc xuất hiện ở thế kỷ 1 và 2 không tham gia vào cuộc Đại nәi dậy (họ rời Jerusalem khi Jerusalem bị vây hãm) mà cũng chẳng can dӵ vào cuộc nәi dậy Bar Kokhba. Ý nghĩa của các sӵ kiện này đối với động lӵc nội sinh của Do Thái giáo và dân số Do Thái sẽ được giải thích sau.
Ghi chép của Josephus, Tacitus, Cassius Dio cũng như các khai quật khảo cә học cho thấy mức độ hủy diệt làng xã, thị trấn và suy giảm dân số Do Thái ở Xứ Israel. Theo ước tính của các sử gia cә đại, hơn một triệu người Do Thái đã chết trong các cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã.[28] Do đó, số người chết do chiến tranh chiếm gần 40% lượng sụt giảm dân số Do Thái ở Xứ Israel trong thế kỷ 1 và thế kỷ 2 (xem Bảng 1.2). Do chiến tranh, một số người Do Thái bị đưa tới Rome làm nô lệ, nhưng con số này không lớn. Vì kinh tế của Xứ Israel bắt đầu suy thoái vào thế kỷ 3 nên một số người Do Thái chuyển tới sống ở Mesopotamia.[29] Giáo sӻ và lãnh tụ tôn giáo tìm cách nhưng không ngăn được làn sóng di cư này.
Lập luận này sẽ không thay đәi nếu, như Broshi, Hamel và Schwartz đã chỉ ra, ta bắt đầu bằng con số ước tính dân số Do Thái khoảng năm 65 sau CN thấp hơn và cho rằng số người chết do các cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã thế kỷ 1 và 2 thấp hơn nhiều so với con số do Josephus, Tacitus và Cassius Dio đưa ra.[30] Do đó, gần một nửa lượng sụt giảm dân số Do Thái ở Xứ Israel từ thế kỷ 1 tới
thế kỷ 7 cần phải được giải thích. Chiến tranh hay di cư không thể giải thích đầy đủ cho sӵ sụt giảm gần 96% số dân Do Thái vào thời điểm mà dân số không phải Do Thái tăng gấp đôi hoặc gấp ba, từ gần 500.000 người Hy Lạp, người đa thần giáo, một số ít người Cơ đốc giáo thế kỷ 1 lên khoảng 0,9- 1,4 triệu người, chủ yếu là người Cơ đốc giáo, vào đầu thế kỷ 7.
AI CẬP VÀ BẮC PHI
Khi Hồi giáo ra đời giữa thế kỷ 7, người Do Thái ở Ai Cập – một trong những cộng đồng lớn và thịnh vượng nhất thời Jesus với dân số lên tới khoảng một triệu người – chỉ gồm có vài nghìn người. Điều gì giải thích cho sӵ sụt giảm đáng kinh ngạc này?
Năm 115, Hoàng đế Trajan tiến hành một chiến dịch lớn chống lại Đế chế Parthia để bảo vệ vững chắc biên giới phía Đông của Đế chế La Mã. Trong chiến dịch này, người Do Thái ở Mesopotamia nәi dậy chống lại người La Mã để ủng hộ Ba Tư nhưng bị Lucius Quietus đàn áp tàn nhẫn. Nhờ chiến công này, Lucius Quietus được phong làm tәng trấn Judea và Galilee.
Cuộc nәi dậy nhanh chóng lan sang Xứ Israel và, ở một mức độ lớn hơn nhiều, sang cả những nơi có người Do Thái sinh sống. Đám đông Do Thái có vũ trang thảm sát công dân La Mã và Hy Lạp ở đảo Síp, Alexandria và Cyrene ở bờ biển Bắc Phi cũng như việc phá hủy các Đền Thờ đa thần giáo khiến Trajan trả thù tàn bạo. Năm 117, sau gần một năm giao chiến, Marcius Turbo, vị tướng của Trajan, dập tắt cuộc nәi dậy. Rất nhiều nơi bị tàn phá nặng nề. Cộng đồng Do Thái ở đảo Síp bị tiêu diệt, người Do Thái bị cấm định cư ở đó. Người Do Thái ở Cyrenaica và Libya cũng tәn thất nặng nề. Cộng đồng Do Thái ở nhiều vùng nông thôn của Ai Cập bị thảm sát. Ở Alexandria, tòa giáo đường và thư viện lớn bị phá. Một số lớn trong tәng số 150-200 nghìn người Do Thái ở Alexandria bị thảm sát. Một số người Do Thái ở Ai Cập bỏ chạy sang Mesopotamia (nhất là Babylon), giống như cách người Do Thái ở Xứ Israel đã làm sau hai cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã.[31]
Trong suốt sáu thế kỷ từ năm 65 sau CN đến năm 650, người Do Thái ở Ai Cập gần như biến mất. Cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã năm 115-117 gây ra gần 25% sӵ sụt giảm này (Bảng 1.2). Các cuộc di cư của người Do Thái ở Ai Cập tới Mesopotamia cũng gánh chịu tәn thất về người. Nhưng điều gì giải thích cho 60-70% sӵ sụt giảm mà các vụ thảm sát hay các cuộc di cư không thể giải thích được? Việc cộng đồng Do Thái ở Bắc Phi gần như biến mất rất đáng ngạc nhiên vì số lượng người không phải Do Thái tăng gần 8,3% từ thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 7.
Bảng 1.2. Tác động của chiến tranh đối với dân số Do Thái, 65 sau CN – 650, theo khu vӵc (đơn vị tính: triệu, trừ trường hợp đặc biệt)
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử của vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh, tất cả đều bị La Mã cai trị trong hầu hết bốn thế kỷ đầu.
… Số lượng không đáng kể.
__ Không có dữ liệu.
a Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
b Khi con số ước tính dân số có dạng từ giá trị này đến giá trị kia (ví dụ: từ 5-5,5 triệu) thì phần trăm thay đәi ở cột này được tính bằng cách lấy giá trị ở giữa (ví dụ: 5,25 triệu).
SYRIA, LEBANON, TIỂU Á, VÙNG BALKAN, TÂY ÂU
Bảng 1.1 và 1.2 cho thấy sӵ sụt giảm đáng kinh ngạc về quy mô các cộng đồng Do Thái lớn ở các khu vӵc khác của Đế chế La Mã (Syria, Lebanon, Tiểu Á, vùng Balkan, Tây Âu). Hàng ngàn người Do Thái từng sống ở Đế chế La Mã thế kỷ 1 sau CN. Trong các thế kỷ tiếp theo, người Do Thái ở Tây Âu gần như biến mất, khan hiếm thông tin về người Do Thái ở châu Âu trong thế kỷ 7 và 8 chỉ ra điều này.[32] Các cộng đồng Do Thái rất đông ở Lebanon, Syria, Tiểu Á và vùng Balkan thế kỷ 1 cũng thu nhỏ quy mô. Điều gì giải thích cho sӵ sụt giảm mạnh này?
Các vụ đàn áp và cưỡng ép người Do Thái cải đạo, chẳng hạn như ở Tây Ban Nha của người Visigoth thế kỷ 6 và đầu thế kỷ 7, góp phần khiến dân số Do Thái sụt giảm ở những vùng này, tuy không thể xác định được mức độ ảnh hưởng như thế nào. Những sӵ kiện này thật khủng khiếp nhưng cũng không thể xóa sә được người Do Thái ở châu Âu. Cho rằng người Do Thái và người không phải Do Thái có cùng tuәi thọ bình quân trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, nên sụt giảm dân số nói chung ở Tiểu Á và Balkan (14,3%) và ở Tây Âu (19,1%) trong sáu thế kỷ đầu chắc chắn có tác động đối với người Do Thái sinh sống ở đó (Bảng 1.2). Giống như phần còn lại của thế giới, dân số Do Thái gánh chịu hậu quả của trận đại dịch hạch Justinian. Trận đại dịch này có lẽ xuất phát từ Ai Cập qua đường Trung Á và nә ra ở Constantinople năm 541 dưới triều Hoàng đế Justinian trước khi lan sang Syria, Lebanon, Xứ Israel, Bắc Phi, Tiểu Á, vùng Balkan, Tây Âu tới tận Đan Mạch, Anh, Ireland. Sụt giảm 22- 23% dân số Tiểu Á, vùng Balkan, Tây Âu từ năm 300 tới năm 550 (Bảng 1.1) phù hợp với ý kiến cho rằng đại dịch hạch Justinian gây ra tәn thất lớn về người.
Trong thời kỳ này, người Do Thái tản mát khắp nơi trong Đế chế Byzantine, nhưng không có ghi chép gì về việc người Do Thái di cư hàng loạt, tӵ nguyện hay cưỡng ép, từ Syria, Lebanon, Tiểu Á, vùng Balkan hay Tây Âu tới Mesopotamia từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7.[33] Phải có điều gì khác giải thích sӵ sụt giảm dân số Do Thái choáng váng ở những khu vӵc này.
MESOPOTAMIA VÀ BA TƯ
Đế chế La Mã với lãnh thә vô cùng rộng lớn trải dài từ Britain tới Ba Tư là một trong hai đế chế hùng mạnh vào thế kỷ 1. Đế chế còn lại là Đế chế Parthia, trải dài từ Armenia tới Afghanistan. Trước cuộc chiến Do Thái – La Mã thứ nhất vào thế kỷ 1, Mesopotamia (và ở phạm vi nhỏ hơn là Ba Tư) dưới triều Parthia là nơi sinh sống của một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất thế giới, với gần một triệu người sống ở các làng hay thành phố như Babylon, Edessa, Nehardea, Nisibis, Pumbedita, Seleucia trên sông Tigris, Sura.[34] Cộng đồng Do Thái ở Mesopotamia duy trì khá әn định và tiếp tục tăng sau khi người Parthia chấm dứt cai trị Mesopotamia năm 224 và triều Ba Tư Sassanid tiếp quản, mở rộng lãnh thә đế chế.[35] Trong bốn thế kỷ dưới triều Sassanid (224-651), dân số Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư giảm ít hơn so với ở Xứ Israel và Ai Cập (Bảng 1.1 và 1.2) nên vào đầu thế kỷ 7, gần 75% dân số Do Thái thế giới sống ở Mesopotamia và Ba Tư.
Trong thời kỳ này, trung tâm học vấn của người Do Thái trước đặt ở Judea và Galilee nay chuyển về các học viện ở Mesopotamia (nәi tiếng nhất là các học viện ở Sura, Pumbedita, Nehardea) nơi các học giả Amora viết một lượng chú giải khәng lồ gọi là Talmud Babylon (hay Bavli Talmud). Cuốn Talmud này về sau làm lu mờ cuốn Talmud của Xứ Israel và được hầu hết các cộng động Do Thái công nhận là tài
liệu pháp lý và tín ngưỡng Do Thái quan trọng nhất.
Tuy không có thảm sát hàng loạt, nhưng dân số Do Thái nói chung không tăng mạnh (Bảng 1.1). Đầu thế kỷ 7, dân số Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư giảm gần 20% so với thế kỷ 1. Vậy tại sao dân Do Thái trong giai đoạn này lại giảm?
Thế giới của nông dân
Vào thế kỷ 1, hầu hết người Do Thái ở khắp thế giới kiếm sống bằng nghề nông (Bảng 1.3). Tuyệt đại đa số người Do Thái ở Xứ Israel là nông dân.[36] Các bài viết của Josephus và Kinh Tân Ước đều mô tả rõ ràng đặc tính nông thôn của Xứ Israel.
Những mô tả này trùng khớp với mô tả trong Mishna, bộ luật Do Thái do giáo sӻ Judah haNashi soạn đầu thế kỷ 3.[37] Mỗi seder, một trong sáu tập Mishna, bao gồm các bài viết nhỏ hơn, tәng số lên tới 63 bài viết về nông nghiệp, lễ hội, luật gia đình, luật dân sӵ, thuần khiết lễ nghi, hiến sinh. Thậm chí các tập không chuyên về nông nghiệp cũng thảo luận, phán quyết về nghề nông và các hoạt động ở thôn quê. Ví dụ, rất nhiều trong số các thiệt hại được nói đến trong tập mang tên đó (Nezikim) nhắc tới thiệt
hại nông nghiệp. Rất nhiều thảo luận, phán quyết về lễ hội trong tập Moed (“mùa được chỉ định”) nói về tiệc tùng, ăn kiêng, ngày thánh diễn ra vào các thời gian cụ thể trong mùa vụ. Trong 39 loại hoạt động bị cấm vào ngày Sabbath, 11 hoạt động liên quan đến nông nghiệp như cày, gặt, bó, đập, quạt, lӵa chọn, nghiền, sàng.
Bảng 1.3. Tỷ lệ lӵc lượng lao động Do Thái làm nông và các công việc đòi hỏi tay nghề, 1 sau CN – 650, theo khu vӵc
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh, tất cả đều bị La Mã cai trị trong hầu hết bốn thế kỷ đầu.
__ Không có dữ liệu
a Phân loại nghề nghiệp sau được dùng để xếp hàng trăm nghề nghiệp vào một vài nhóm để có thể trình bày trong bảng. “Nông nghiệp” bao gồm tất cả các nghề nghiệp liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá cũng như lao động không có tay nghề không liên quan đến nông nghiệp. “Thủ công” gồm nghệ nhân và lao động có tay nghề như thợ may, thợ nhuộm, thợ rèn, thợ làm áo giáp, thợ sản xuất thủy tinh, thợ khắc bia mộ, thợ vàng, thợ làm dụng cụ khoa học, thợ mộc, thợ khóa. “Buôn bán” gồm chủ hiệu, lái buôn địa phương, thương lái đường dài, những người thường mua bán hàng hóa do nghệ nhân và thợ thủ công làm ra. “Cho vay lãi” gồm người đúc tiền, người đәi tiền, người cho vay lãi, chủ nhà băng, người thu thuế cũng như tất cả những người học cao khác như nhà luật học, công chứng viên, giáo viên, học giả, bác sӻ.
b Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
Số trang dành cho các vấn đề nông nghiệp trong Zeraim (“hạt giống”), tập đầu tiên của Mishna, có lẽ minh họa tốt nhất cho mức độ Do Thái giáo vươn ra ngoài một xã hội nông nghiệp. Giáo sӻ, hiền nhân thời Đền Thờ thứ hai và sau này là các học giả Tanna thế kỷ 1 và 2, không dành thời gian, tâm sức cho các cuộc thảo luận triết học. Họ ra phán quyết về các vấn đề thӵc tiễn như quy định về việc mọi người
phải dành một góc ruộng cho người nghèo; những kết hợp bị cấm trong nông nghiệp, ăn mặc, nuôi con;
luật Shemitah trong năm Sabbath bị cấm khi làm nông; các nhóm việc nhà nông không được phép làm, lệnh cấm không được ăn quả từ những cây dưới ba năm tuәi.[38]
Sӵ chú ý tương tӵ dành cho nông nghiệp xuất hiện trong các cuộc thảo luận, phán quyết của những người kế nghiệp Tanna là Amora, tức học giả trong các học viện ở Galilee từ đầu thế kỷ 3 đến cuối thế kỷ 5. Kết quả của quá trình này là bộ luật Talmud của Xứ Israel đầy những thảo luận, phán quyết, chuẩn mӵc đối với nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến nông nghiệp.
Các cuộc khai quật khảo cә học càng xác nhận thêm bức tranh về một Xứ Israel nông thôn trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Bằng chứng khảo cә cho thấy đa phần dân số Israel sống ở làng quê và làm nông nghiệp; còn các thị trấn ven biển là nơi sinh sống của người Hy Lạp vốn làm nghề thủ công và buôn bán.[39]
Sӵ phân bố nghề nghiệp này có giống như ở hai trung tâm đời sống Do Thái chính là Bắc Phi (chủ yếu là Ai Cập) và Mesopotamia không, nơi mà người Do Thái tuy đông nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số địa phương? Ai Cập là một tỉnh La Mã thịnh vượng, nơi nông nghiệp tạo ra phần lớn của cải. Buôn bán với khu vӵc Trung Phi, bán đảo Ả-rập và Ấn Độ phát triển mạnh dọc theo sông Nin,
sa mạc và các tuyến hàng hải từ Biển Đỏ. Thu nhập của Rome từ Ai Cập cao hơn so với ở Judea. Alexandria với thư viện tuyệt vời và cộng đồng nhà văn, triết gia, nhà khoa học được cả thế giới cә đại biết đến là trung tâm kinh tế, văn hóa của Ai Cập.
Theo như ghi chép của triết gia Do Thái Philo và các bằng chứng trong sách giấy cói thì người Do Thái ở Bắc Phi thế kỷ 1 làm ăn rất phát đạt ở tỉnh La Mã giàu có này.[40] Giống như người Do Thái ở Xứ Israel, hầu hết người Do Thái ở Ai Cập thế kỷ 1 kiếm sống bằng nghề nông. Tuy vậy, người Do Thái cũng làm nghề thủ công, buôn bán, cho vay lãi giống như những người khác ở Alexandria. Trong các thế kỷ sau cuộc chiến Do Thái – La Mã năm 115, dân số Do Thái giảm xuống chỉ còn vài nghìn người. Người ta không biết mấy về cấu trúc nghề nghiệp của người Do Thái ở Bắc Phi giai đoạn cuối thế kỷ 2 tới đầu thế kỷ 7.
Trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất, hầu hết người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư cũng kiếm sống bằng nghề nông giống như phần còn lại của dân số. Khu vӵc này được trời phú cho đất đai màu mỡ. Người Parthia và sau này là tầng lớp cai trị Sassanid đầu tư rất mạnh cho thủy lợi, vì vậy người dân được canh tác trên một vùng đất đai rộng lớn.
Người Do Thái đã bắt đầu làm nông kể từ khi họ bị giam cầm vào thế kỷ 6 trước CN. Các bài viết của các nhà tiên tri Jeremiah, Ezra và Nehemiah chỉ ra rằng người Do Thái tha hương không bị cấm sở hữu đất và thӵc sӵ làm nghề nông. Josephus cho rằng khi người Do Thái tha hương được phép quay trở về Judea thì nhiều người quyết định ở lại vì không muốn từ bỏ tài sản đất đai của mình. Sӵ thống trị của nông nghiệp có vẻ như tiếp diễn ở các thế kỷ sau đó theo như một bức thư của vị vua Seleucid của Hy Lạp cә là Antiochus Đệ tam (giữa năm 210 và 205 trước CN) gửi cho một viên quan của mình là Zeuxis, trong thư Antiochus ghi rằng người Do Thái ở Mesopotamia từ lâu đã là nông dân.[41]
Vô số tranh luận của các giáo sӻ trong bộ luật Talmud Babylon đề cập tới nhiều làng xã và địa danh nông thôn. Các cuộc tranh luận nhắc tới việc người Do Thái kiếm sống từ nông nghiệp như làm địa chủ, lĩnh canh (arisim), thuê ruộng (hokerim) hay làm công (kablanim). Kể cả học giả các học viện ở Mesopotamia hay nhóm Amora cũng là địa chủ. Một số tӵ làm ruộng; số khác thuê lao động ngoài. Quan tâm của họ đối với nông nghiệp thể hiện qua các thảo luận và phán quyết trong Talmud về những vấn đề như canh tác đúng cách để tối đa hóa lợi nhuận, cho phép mua đất của người không phải Do Thái, tranh giành đất do áp lӵc dân số.
Ngoài việc sở hữu đất và làm nông, nhiều học giả Amora còn buôn rượu và dầu vừng. Một số có vẻ như làm nghề cho vay lãi. Tuy một số học giả Amora công nhận lợi thế của thương mại so với nông nghiệp tại thời điểm này nhưng không có bằng chứng trӵc tiếp cho thấy trong ba thế kỷ đầu, người Do Thái ở Mesopotamia tham gia sâu vào nghề thủ công hay buôn bán.[42]
Mô hình nghề nghiệp này bắt đầu thay đәi vào cuối thời Talmud, nhất là ở Mesopotamia (Bảng 1.3). Thế kỷ 5 và 6, một số người Do Thái từ bỏ nông nghiệp, chuyển đến sống ở thị trấn, làm chủ hiệu nhỏ, thợ thuộc da, dệt lanh, dệt lụa, nhuộm, làm đồ thủy tinh. Học giả các học viện là những người đầu tiên làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao nhất, họ trở thành thương gia, lái buôn.[43]
Tóm tắt
Lịch sử người Do Thái từ thời Jesus tới thời Muhammad được đánh dấu bằng ba sӵ kiện chính. Một là, số lượng người Do Thái trên thế giới giảm 4 triệu người, từ 5,5 triệu đầu thế kỷ 1 xuống chỉ còn 1-1,2 triệu đầu thế kỷ 7. Các vụ thảm sát liên quan đến chiến tranh và sụt giảm dân số nói chung chiếm khoảng một nửa con số này. Chương 5 giải thích những người Do Thái khác biến mất như thế nào và tại sao họ lại biến mất.
Hai là, trung tâm đời sống Do Thái chuyển từ Xứ Israel sang Mesopotamia (và ở một mức độ thấp hơn là Ba Tư) nơi gần 75% dân số Do Thái thế giới sinh sống khi Hồi giáo mới ra đời. Chương 5 xem xét liệu sӵ chuyển dịch này là kết quả của lӵa chọn tӵ nguyện vì động cơ kinh tế hay là do bị đàn áp.
Ba là, hầu hết người Do Thái làm nông nghiệp trong suốt sáu thế kỷ từ thời Jesus tới thời Muhammad. Ở các thành phố như Alexandria, Babylon, Jerusalem hay Rome, người Do Thái cũng làm nhiều nghề thủ công và buôn bán, nhưng hầu hết người Do Thái và người không phải Do Thái mọi nơi kiếm sống bằng việc mở trang trại, lĩnh canh, tá điền, cày thuê. Ngày nay, tuyệt đại đa số người Do Thái trên thế giới kiếm sống bằng buôn bán, ngân hàng, tài chính, công nghiệp công nghệ cao, y tế, luật và các công việc đòi hỏi tay nghề và thu nhập cao khác. Phần tiếp theo giải thích cấu trúc nghề nghiệp của người Do Thái thay đәi từ khi nào và thay đәi như thế nào.
TỪ MUHAMMAD TỚI HÚC LIỆT NGỘT (622-1258): NÔNG DÂN TRỞ THÀNH THƯƠNG NHÂN
Việc Đền Thờ thứ hai bị phá hủy là “biến cố lịch sử” đầu tiên trong các thế kỷ lịch sử Do Thái được nói đến ở đây. Biến cố thứ hai là sӵ xuất hiện của Hồi giáo và việc hình thành một trong những đế chế lớn nhất, thành thị nhất và thương mại nhất trong lịch sử. Sӵ kiện ngoại sinh này tương tác với động lӵc nội sinh của Do Thái giáo, dẫn tới sӵ thay đәi chưa từng có tiền lệ và kéo dài trong cấu trúc nghề nghiệp, cư trú của người Do Thái trên thế giới.
Sự xuất hiện của các vua Hồi
Châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông trông như thế nào khi Muhammad xuất hiện trên “sân khấu lịch sử” đầu thế kỷ 7? Trong suốt năm thế kỷ sau khi La Mã sụp đә năm 476 và sau khi người German từ Trung và Bắc Âu xâm lăng, Tây Âu cơ bản trở thành một nền kinh tế nông nghiệp tӵ cung tӵ cấp, chia thành nhiều vương quốc đối địch.
Ngược lại, nửa phía Đông của Đế chế La Mã vẫn tồn tại dưới tên Đế chế Byzantine, là thành trì Cơ đốc giáo trong hàng thế kỷ. Tại đỉnh điểm bành trướng thời Justinian (527-565), lãnh thә Đế chế Byzantine bao gồm Nam Tây Ban Nha, hầu hết Ý, vùng Balkan, Tiểu Á, Bắc Phi, Lebanon, Syria và Xứ Israel. Thủ đô Constantinople là thành phố của gần 1 triệu dân. Kế thừa nền văn minh của kỷ nguyên Hy Lạp cә, Đế chế Byzantine là một nền kinh tế thương mại, thành thị. Constantinople thống trị các tuyến thương mại giữa châu Âu và châu Á, khiến cho khu vӵc Địa Trung Hải trở nên phồn thịnh, là một
trung tâm văn hóa sôi động.[44]
Kẻ thù chính của Đế chế Byzantine là Đế chế Sassanid cai trị Mesopotamia, Ba Tư, vùng Cáp-ca-dơ, một số nơi ở Trung Á từ năm 224-651. Constantinople mất một số lãnh thә vào tay cường quốc Ba Tư này, nhưng dưới thời Hoàng đế Heraclius (610-641), Constantinople giáng cho Đế chế Sassanid một đòn chí mạng. Do đó, sӵ yếu ớt của Đế chế Sassanid một thời hùng mạnh tạo điều kiện cho việc xâm chiếm Trung Đông của các bộ tộc Ả-rập thống nhất dưới tôn giáo mới thành lập: Hồi giáo.
Sau khi Muhammad qua đời năm 632, các vua Hồi dưới triều đại Umayyad chinh phạt Syria, Mesopotamia, Xứ Israel, Ai Cập, Lybia, đảo Síp, Ba Tư, Tunisia, Cappadocia và Cilicia ở Thә Nhĩ Kỳ ngày nay, Algeria, Morocco. Sau khi kiểm soát Nam Tây Ban Nha năm 711-712, người Hồi giáo vượt dãy Pyrenee, chiếm Narbone, Autun, Bordeaux, vây hãm Tours năm 732. Cùng năm đó, tức là đúng 100 năm sau khi Muhammad qua đời, họ bị quân đội của người Frank do Charles Martel chỉ huy đánh bại trong trận Poitiers gần Tours. Kết cục của trận đánh là một thời khắc quyết định trong lịch sử khi mà cuộc chinh phạt châu Âu qua dãy Pyrenee của người Ả-rập kết thúc.
Năm 750, triều Abbasid lên nắm quyền. Trong 200 năm tiếp theo, triều Abbasid mở rộng các cuộc chinh phạt của đế chế tới Sicily và nhiều nơi ở miền Nam Ý, toàn bộ Ba Tư, Afghanistan, một phần lớn Ấn Độ. Vào đỉnh điểm công cuộc bành trướng, vua Abbasid nắm giữ một lãnh thә rộng lớn, trải dài từ bán đảo Iberia tới Ấn Độ, vùng lãnh thә tương đối dễ di chuyển và di cư. Sӵ cai trị của người Hồi giáo áp đặt ngôn ngữ chung (tiếng Ả-rập) cùng hệ thống thể chế và pháp luật thống nhất dӵa trên các nguyên tắc của Kinh Koran mang lại thuận lợi lớn cho sản xuất công nghiệp, buôn bán, thương mại.
Các vương quốc Hồi giáo phát triển mang lại nhiều tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, làm bùng nә thương mại địa phương, thương mại đường dài trên một vùng rộng lớn. Tăng trưởng kinh tế song hành với tốc độ đô thị hóa chóng mặt (xem Chương 6).[45] Các thành phố mới được thành lập ở Mesopotamia. Triều đại Umayyad với thủ đô ở Damascus lập ra các trung tâm chính
Basra và Kufa năm 638; các vua Abbasid mở mang Baghdad năm 762 và Samarra năm 836. Dân số bốn thành phố này đạt mức đáng kinh ngạc vào thời đó, ở Kufa là 400.000 người, ở Baghdad là gần 1 triệu người (Bảng 1.4). Các thành phố cũng mọc lên ở Ba Tư, một vài nơi như Isfahan là nơi sinh sống của hơn 100 nghìn người.[46] Đô thị hóa thời Abbasid thế kỷ 8-9 thậm chí còn ấn tượng hơn khi so sánh với đô thị hóa ở châu Âu cùng thời điểm. Khoảng năm 1050, không thành phố nào trong tám thành phố lớn nhất châu Âu là Córdoba, Palermo, Seville, Salerno, Venice, Regensburg, Toledo, Rome có dân số trên 150.000 người.[47]
Bảng 1.4. Đô thị hóa ở Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu, 850-1050 (đơn vị tính: nghìn)
Nguồn: Với các thành phố ở Mesopotamia và Ba Tư, Ashtor (1976, tr. 254), Lapidus (1981, tr. 203) và Watson (1981, tr. 56, chú thích 45). Với Cairo và Qayrawan, Ashtor (1976, tr. 89). Với các thành phố châu Âu, DeLong và Shleifer (1993, Bảng 1).
Từ quan điểm kinh tế, hệ quả chủ yếu của đô thị hóa ở Trung Đông và phát triển công nghiệp mới, thương mại trên một vùng rộng lớn là nhu cầu đối với công việc đòi hỏi tay nghề ở các trung tâm đô thị mới thành lập tăng mạnh. Những sӵ kiện này ảnh hưởng như thế nào đối với người Do Thái sống dưới ách cai trị Hồi giáo?
Chuyển dịch nghề nghiệp của người Do Thái (750-900)
Sӵ chuyển dịch từ nông nghiệp sang thủ công, buôn bán bắt đầu từ cuối thời kỳ Talmud (thế kỷ 5-6) diễn ra chủ yếu ở Mesopotamia, đỉnh điểm là việc thành lập chế độ vua Hồi.
Từ giữa thế kỷ 8, người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư rời bỏ làng quê, chuyển tới sống ở các thị trấn, trung tâm đô thị mới thành lập. Sӵ chuyển dịch này lớn đến mức vào cuối thế kỷ 9, người Do Thái ở Trung Đông hầu hết là cư dân thành thị.[48] Di cư ra đô thị diễn ra đồng thời với việc nông nghiệp không còn là nghề nghiệp hay nguồn thu nhập chính của người Do Thái ở Trung Đông nữa (Bảng 1.5). Người Do Thái ở thành thị làm nhiều nghề khác như thủ công, buôn bán, cho vay lãi, thu thuế, công chức nhà nước, y tế.
Sӵ chuyển dịch nơi ở và nghề nghiệp của người Do Thái diễn ra trong khoảng 150 năm; vào năm 900, hầu hết người Do Thái ở Mesopotamia, Ba Tư, Syria, Lebanon, Bắc Phi không còn làm nghề nông. Lúc này, họ bán rượu, buôn ngô, buôn gia súc, làm thợ xây, bán quần áo, bán sách, làm đại lý, môi giới, làm đồng hồ nước, buôn bán nhà cửa, cho thuê nhà trọ, thuộc da, dệt lụa, dệt vải tía, sản xuất thủy tinh, làm thợ thủ công, chủ tàu thuyền, buôn ngọc trai, chủ tiệm, thợ vàng, đúc tiền, đәi tiền, nhà tài phiệt, chủ ngân hàng, dược sӻ, bác sӻ, thương lái địa phương, lái buôn đường dài.[49]
Nguồn tư liệu gốc chính mô tả sӵ chuyển dịch nghề nghiệp của người Do Thái ở Trung Đông và Bắc Phi Hồi giáo là tư liệu của kho lưu trữ Cairo, thư từ phúc đáp của Gaon, nhật ký, báo cáo của nhà văn, nhà triết học, nhà lữ hành. Kho lưu trữ Cairo là nơi cất giữ hàng nghìn bản hợp đồng (mua bán, kết hôn, cho vay, đối tác kinh doanh), di chúc, thư từ, sә sách kế toán, hồ sơ tòa án.[50] Rất ít trong số
những tài liệu này nhắc đến những người Do Thái làm nông dân, tá điền, lĩnh canh, cày thuê mà chủ yếu mô tả người Do Thái ở các quốc gia Địa Trung Hải (chủ yếu là Ai Cập, vùng Maghreb, Sicily, bán đảo Iberia) làm khoảng 450 nghề khác nhau như chủ tiệm, buôn bán, làm hàng thủ công, y tế, dạy học, đәi tiền và cho vay lãi. Cấu trúc nghề nghiệp tương tӵ cũng thấy có trong các tư liệu của kho lưu trữ Cairo nói về các cộng đồng Do Thái lớn ở Mesopotamia và Ba Tư.[51]
Bảng 1.5. Tỷ lệ lӵc lượng lao động Do Thái làm nghề nông và các công việc đòi hỏi tay nghề, 400- 1250, theo khu vӵc
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh. Xem Bảng 1.3 về cách phân loại nghề nghiệp.
__ Không có dữ liệu.
a Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
Có thể vì nông dân và các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn hiếm khi để lại tài liệu viết – có thể là do họ mù chữ hoặc tính chất công việc không đòi hỏi phải viết hợp đồng hay thư từ – nên tư liệu trong kho lưu trữ Cairo chủ yếu đại diện cho các hộ gia đình sinh sống ở thành thị, tạo ra hình ảnh méo mó về cấu trúc nghề nghiệp của người Do Thái. Nguồn thông tin gốc chủ yếu còn lại, thư từ phúc đáp của Gaon (chủ các học viện Do Thái ở Mesopotamia từ thế kỷ 6 tới cuối thế kỷ 11), không thiên vị như vậy.
[52] Thư từ phúc đáp của Gaon là hàng nghìn văn bản nêu ý kiến, phán quyết của các Gaon gửi trả lời các lá thư họ nhận được từ những người Do Thái sống cả ở thành thị và nông thôn trên khắp vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị.
Hai thông tin chủ chốt là từ những văn bản phúc đáp này. Thứ nhất, năm 787, chủ hai học viện hàng đầu bãi bỏ một điều luật Talmud khi họ phán rằng nợ của trẻ mồ côi và của hồi môn của phụ nữ có thể được đòi bằng cách lấy động sản của họ (trước phán quyết này, chủ nợ chỉ có thể lấy bất động sản). Phán quyết này được gửi tới tất cả các nước có người Do Thái sinh sống. Vài thập kỷ sau, vào đầu thế kỷ 9, giáo sӻ Moses Gaon giải thích “tình hình hiện tại khi mà hầu hết người Do Thái ở đây không sở hữu bất động sản” là nguyên nhân khiến chủ các học viện Do Thái đưa ra phán quyết này.[53]
Thứ hai, thư từ phúc đáp của Gaon cũng trả lời một số câu hỏi của nông dân; điều này cho thấy có một tỷ lệ nhất định người Do Thái ở vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị vẫn làm nông nghiệp. Tuy nhiên, những tư liệu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tәng số thư phúc đáp, cho thấy nghề thủ công, buôn bán, cho vay lãi, nghề y là những ngành nghề phә biến hơn của người Do Thái ở Trung Đông Hồi giáo.
Các vấn đề nghề nghiệp thời kỳ Mishna và thời kỳ Talmud có xu hướng liên quan đến nông nghiệp. Trái lại, những vấn đề đặt ra trong thư từ phúc đáp của Gaon liên quan đến nghề thủ công và buôn bán. Hơn nữa, trong nửa đầu thiên niên kỷ, các câu hỏi chủ yếu do nông dân đặt ra; nửa sau thiên niên kỷ, hầu hết các câu hỏi đến từ lao động lành nghề, thợ thủ công, chủ tiệm, lái buôn ở các khu vӵc thành
thị. Cấu trúc nghề nghiệp của người Do Thái ở lãnh thә rộng lớn của vua Hồi Abbasid không còn là cấu trúc được Josephus hay Philo mô tả hồi đầu thế kỷ nữa.
Di cư bên trong Đế chế Hồi giáo (800-1200)
Vua Hồi Umayyad và Abbasid đã tạo ra một vương quốc rộng lớn với thể chế, luật pháp, ngôn ngữ chung, khiến cho việc di cư giữa các vùng lãnh thә của vương quốc tương đối dễ dàng. Đầu thế kỷ 9, để tìm kiếm cơ hội làm ăn, người Do Thái di chuyển tӵ do từ Mesopotamia và Ba Tư tới Yemen, Syria, Lebanon, Xứ Israel. Những người di cư Do Thái này đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn vùng Địa Trung Hải. Ai Cập và vùng Maghreb cũng trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với nhiều
thương lái Do Thái đến từ Mesopotamia, những người đồng thời cũng là các học giả uyên bác.[54] Cuộc chinh phạt miền Nam Tây Ban Nha năm 711-712 của Umayyad kéo theo một số lượng đáng kể người Do Thái tới định cư ở vùng đất này.[55] Khi vương quốc Córdoba của Umayyad thành lập năm 756, Córdoba là thành phố lớn nhất châu Âu với dân số khoảng 100.000 người. Hai thế kỷ sau, Córdoba có dân số gần nửa triệu người, hàng nghìn cửa hàng, rất nhiều thư viện (chỉ riêng thư viện của vua Hồi đã có 400 nghìn cuốn sách). Córdoba nằm trong mạng lưới thương mại kết nối Constantinople, Alexandria, Baghdad và Damascus với Ấn Độ và Trung Hoa.[56] Người Do Thái định cư ở bán đảo Iberia làm rất nhiều nghề thủ công và công việc đòi hỏi tay nghề, nắm giữ vai trò quan trọng trong thương mại địa phương, gần như độc quyền thương mại quốc tế. Một số di cư tới các thành phố, thị trấn sôi động ở Ai Cập và vùng Maghreb, tạo ra mối thông thương giữa Nam Âu và Bắc Phi. Người Do Thái di cư sống trong vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị cũng tạo ra một mạng lưới trao đәi trí thức và văn hóa; điều này được ghi lại trong thư từ giữa chủ các học viện ở Mesopotamia với giáo sӻ, học giả ở các thị trấn có nhiều người Do Thái sinh sống như Qayrawan ở Tunisia, Barcelona, Granada, Lucena và Tarragona ở Tây Ban Nha.[57] Từ thế kỷ 9 trở đi, Sicily và nhiều vùng miền Nam Ý bị người Ả-rập chinh phục cũng trở thành những điểm đến ưa thích của người di cư Do Thái sống ở Ai Cập, vùng Maghreb và bán đảo Iberia. Người Do Thái ở Sicily và Nam Ý phát triển thành một trong những cộng đồng giàu có, trí thức nhất trong thời kỳ này.[58]
Người Do Thái Byzantine ở giữa Đông và Tây (600-1200)
Lịch sử người Do Thái ở các vùng đất của Đế chế Byzantine[59] từ triều Heraclius Đệ nhất (610-641) tới cuối cuộc Thập tӵ chinh lần thứ tư năm 1204 chồng lên lịch sử dân số Do Thái ở vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị và lịch sử cộng đồng Do Thái ở châu Âu Cơ đốc thời Trung Cә. Một mặt, người Do Thái ở Byzantine có liên hệ kinh tế và tương tác văn hóa liên tục với những người đồng đạo ở thế giới Hồi giáo, nhất là những người ở Bắc Phi và lòng chảo Địa Trung Hải. Mặt khác, qua các đợt di cư tới Nam Ý từ thế kỷ 9 trở đi, người Do Thái ở Byzantine thiết lập mối quan hệ lâu bền với châu Âu.[60]
Đầu thế kỷ 7, người Do Thái sống ở các vùng đất thuộc quyền cai trị của Byzantine không còn là một cộng đồng lớn từng sống ở Tiểu Á, Balkan và Nam Ý vào thế kỷ 1 sau CN nữa (xem Bảng 1.1). Họ giờ là một thiểu số tôn giáo nhỏ xíu với địa vị pháp lý phần nào giống với địa vị thời La Mã.
Trong sáu thế kỷ kể từ triều đại Heraclius, hầu hết người Do Thái Byzantine sống ở thị trấn và trung tâm thành thị. Rất ít người trong số họ làm trong những ngành xương sống của kinh tế Byzantine như nông nghiệp, quân đội, chính quyền hoàng gia. Tuyệt đại đa số người Do Thái Byzantine làm nghề thủ công, thương mại địa phương, thương mại đường dài. Trong một số ngành như dệt hay thương mại,
người Do Thái Byzantine chiếm tỷ lệ áp đảo so với phần còn lại của dân số. Vai trò thống trị của họ trong thương mại địa phương và thương mại đường dài thậm chí còn gia tăng khi Pisa, Genoa, Venice nәi lên như những trung tâm thương mại và thế lӵc lớn mạnh trong thế kỷ 12-13 và khi thương mại phát triển khắp vùng Địa Trung Hải về sau này. Có một điều thú vị là người Do Thái Byzantine không chuyên nghề cho vay lãi.
Từ thế kỷ 8 tới cuối thế kỷ 10, một vài làn sóng di cư của người Do Thái bên trong Đế chế Byzantine và từ Đế chế Byzantine vươn tới bờ biển phía Bắc và phía Nam Địa Trung Hải. Xu hướng này bị đảo ngược trong ba thế kỷ sau đó. Constantinople và các trung tâm thành thị khác nằm dưới sӵ cai trị của Constantinople trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với thợ thủ công, lái buôn và học giả Do Thái
đến từ Ai Cập và vùng Maghreb (xem Chương 7).
Di cư tới châu Âu Cơ đốc giáo và di cư bên trong châu Âu Cơ đốc giáo (850-1250) Làn sóng người Do Thái di cư tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng vươn tới châu Âu.[61] Một mặt, theo Michael Toch, những đợt di cư của người Do Thái bên trong Đế chế Byzantine và từ những vùng đất của Đế chế Byzantine vốn gồm cả Nam Ý có thể đã đặt nền móng cho người Do Thái ở châu Âu qua đường Ý. Mặt khác, trong thế kỷ 8-9, người Do Thái từ Maghreb và Ai Cập đến định cư ở bán đảo Iberia và sau này ở Sicily. Đầu thế kỷ 9 và nhất là trong thế kỷ 10-11, các cộng đồng Do Thái lớn nhỏ xuất hiện ở miền Nam Pháp và sau này ở miền Trung và miền Bắc Pháp.
Sӵ phát triển của cộng đồng Do Thái ở Bắc Pháp diễn ra song song với một diễn biến tương tӵ ở Đức nơi người Do Thái có lẽ có nguồn gốc từ Pháp và Ý bắt đầu định cư và lập ra các cộng đồng từ thế kỷ 10 trở đi. Lái buôn Do Thái từ Pháp bắt đầu di cư tới Anh từ cuối thế kỷ 11, đặt nền móng cho người Do Thái Anglo Trung Cә. Tương tӵ như vậy, các đợt di cư của người Do Thái từ Đế chế Byzantine và Đức tới Đông Âu thiết lập cơ sở cho sӵ hình thành của các cộng đồng Do Thái Ashkenazi ở những khu vӵc này vào các thế kỷ sau đó.
Nếu như ở các vương quốc Hồi giáo, người Do Thái có thể tӵ do đi lại trong khối thịnh vượng chung thì việc đi lại của họ ở châu Âu Cơ đốc giáo lại bị vua chúa các vương quốc kình địch quản lý. Giống như các thợ thủ công, lái buôn, người cho vay lãi ngoại quốc khác, người Do Thái có ý định sinh sống và khởi nghiệp ở một trị trấn cần giấy phép đặc biệt được ghi chi tiết trong giao kèo song phương giữa họ với người đứng đầu thị trấn đó (Chương 7).
Người Do Thái định cư ở Tây và sau này là Trung Âu đầu thời kỳ Trung Cә kể cả những người sở hữu đất gần như chỉ làm những nghề phi nông nghiệp.[62] Họ nắm giữ vị trí quan trọng trong những ngành nghề chuyên môn hóa, kӻ thuật cao như nhuộm, dệt lụa, thuộc da. Nhiều người làm thợ thủ công như thợ rèn, điêu khắc, làm áo giáp, khắc đá, làm dụng cụ khoa học, thợ may, thợ vàng, thợ tráng men,
thợ xay, đóng sách, nhưng phần lớn là thương lái địa phương, thương lái đường dài, cho vay lãi, thu thuế, chủ ngân hàng, quản lý ngân khố hoàng gia, thợ đúc tiền, nhập khẩu gia vị, học giả, nhà luật học, nhà thiên văn học, bác sӻ, bán sách. Thế kỷ 11-12, người Do Thái ở Pháp, Anh, Đức, Bắc và Trung Ý ngày càng chuyên về cho vay lãi tới mức nhắc tới người Do Thái là người ta nhắc đến cái nghề đòi hỏi tay nghề cao và nhiều lợi nhuận này (Chương 8).[63]
Việc người Do Thái châu Âu đầu thời kỳ Trung Cә chuyên làm nghề thủ công, thương mại, cho vay lãi không có nghĩa họ là người duy nhất làm những việc này. Người không phải Do Thái cũng làm thợ thủ công, lái buôn, cho vay lãi. Điều đặc biệt về người Do Thái là hầu hết họ làm những nghề này trong khi hầu hết dân số châu Âu Trung Cә chủ yếu là nông dân lĩnh canh, cày thuê mù chữ.
Nhân khẩu học Do Thái
Thời Muhammad, gần 75% người Do Thái trên thế giới sống ở Trung Đông, chủ yếu ở Mesopotamia và Ba Tư (Bảng 1.6). Cộng đồng Do Thái ở Xứ Israel, Syria, Lebanon, Tiểu Á, Balkan và Bắc Phi từng là những cộng đồng lớn nhất thì bây giờ mỗi cộng đồng chỉ còn khoảng 4.000 đến dưới 100.000 người. So với hàng nghìn người Do Thái sống ở nửa Tây của Đế chế La Mã hồi thế kỷ 1 thì người Do Thái ở châu Âu đã gần như biến mất, bằng chứng là có rất ít thông tin về cộng đồng Do Thái châu Âu thế kỷ 7- 8.[64] Người Do Thái trên thế giới giữa thế kỷ 7 chỉ khoảng 1-1,2 triệu người.
Bảng 1.6. Dân số Do Thái và tәng dân số, khoảng 650 và khoảng 1170, theo khu vӵc (đơn vị tính: triệu, trừ trường hợp ngoại lệ)
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh.
… Không đáng kể.
a Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
b Bao gồm cả 157 nghìn người Do Thái ở Trung Á, Ấn Độ và Đông Á.
Năm thế kỷ sau, Benjamin xứ Tudela, một trong những nhà lữ hành nәi tiếng nhất mọi thời đại, thӵc hiện chuyến đi kéo dài tám năm (khoảng 1165-1173). Khởi hành từ bán đảo Iberia, ông đi qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Tiểu Á, Lebanon, Xứ Israel, Syria, Mesopotamia, Ai Cập, qua Sicily quay về châu Âu. Trong nhật ký hành trình, ông mô tả quy mô và cấu trúc nghề nghiệp của những người Do Thái mình trông thấy hoặc nghe thấy trong chuyến đi (Bản đồ 1.3 và phụ lục, Bảng A.2).[65] Cuộc “điều tra dân số” của ông cũng như các nguồn thông tin thời đó ghi rằng phân bố địa lý của người Do Thái trên thế giới khoảng năm 1170 tương tӵ với năm thế kỷ trước. Cộng đồng Do Thái lớn nhất vào khoảng năm 650 từ 700 nghìn đến 900 nghìn người ở Mesopotamia và Ba Tư vẫn là cộng đồng lớn nhất vào khoảng năm 1170 (Bảng 1.6 và phụ lục, Bảng A.1). Thời kỳ này, một cộng đồng Do Thái đông đảo và thịnh vượng (có lẽ khoảng 100 nghìn đến 200 nghìn người) cũng sống ở Yemen và các khu vӵc khác ở bán đảo Ả rập, Aden, Sana’a, còn các thành phố khác là trung tâm thương mại của thương gia người Do Thái và không phải người Do Thái từ Địa Trung Hải tới tận Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên vào năm 1170, số dân Do Thái ở Xứ Israel đã co lại chỉ còn 6.000 người. Gần 70 nghìn người Do Thái sống ở Ai Cập và vùng Maghreb, gần 55 nghìn người ở Syria và Lebanon, gần 40 nghìn người ở Tiểu Á và Balkan, gần 103 nghìn người ở Tây Âu. Tính chung, số dân Do Thái trên thế giới cuối thế kỷ 12 đã tăng về giá trị tuyệt đối so với đầu thế kỷ 7, đạt từ 1,2-1,5 triệu người (chiếm 1,7-2,1% tәng dân số).[66] Đại đa số người Do Thái sống vào thời diễn ra chuyến đi của Benjamin xứ Tudela kiếm sống bằng nhiều nghề thủ công, thương mại địa phương, thương mại đường dài, cho vay lãi, thu thuế, y tế, dạy học.
Trong khi dân số Do Thái trên thế giới trải qua những thay đәi này thì tәng dân số tăng khoảng 37%, từ gần 51 triệu lên xấp xỉ 70 triệu người. Hầu hết sӵ gia tăng dân số này xảy ra ở Tây Âu đầu thiên niên kỷ cùng lúc với quá trình đô thị hóa và tái sinh kinh tế thương mại. Dân số Do Thái tăng vừa do xu hướng chung của thế giới vừa do mức sống cao của chính họ. Sӵ gia tăng dân số này chững lại vì nhiều người chết trong làn sóng bất khoan dung quét qua Tây Ban Nha thời Visigoth, Pháp thời Merovingian, Ý thời Lombard thế kỷ 7 và sau này là cuộc tắm máu Thập tӵ chinh, khiến một số cộng đồng Do Thái ở Đức giảm mạnh trong các thập kỷ sau năm 1096.
Bản đồ 1.3. Dân di cư Do Thái, dӵa trên nhật ký hành trình của Benjamin xứ Tudela, khoảng năm 1165-1173.
Nguồn: Vẽ và sửa lại từ Roth (2007).
Chú ý: Ước tính số dân Do Thái ở những nơi được chọn là ước tính của các tác giả, được giải thích ở phụ lục, tr. 429- 445. Trong nhật ký hành trình từ bán đảo Iberia tới Mesopotamia, Benjamin xứ Tudela nhắc tới hơn 300 thành phố, thị trấn, làng mạc có người Do Thái sinh sống. Ông đặt chân tới nhiều nơi trong số này nhưng có nhiều nơi ông chỉ nghe nói tới. Bản đồ chỉ vẽ những nơi ông đặt chân tới, những nơi ông cho biết có cộng đồng Do Thái lớn (từ 10.000 người trở lên) hay nhỏ (từ 1.500 đến 10.000 người) sinh sống.
Khoảng năm 1170 tức là năm thế kỷ sau khi Hồi giáo ra đời, người Do Thái trên thế giới phân bố ở ba trung tâm: (a) Mesopotamia, Ba Tư, bán đảo Ả-rập (chủ yếu ở Yemen) do người Hồi giáo cai trị, chiếm 70% dân số Do Thái toàn thế giới: (b) bán đảo Iberia (vừa do người Hồi giáo vừa do người Cơ đốc giáo cai trị) nơi các cộng đồng giàu có sinh sống ở hàng trăm thành phố, thị trấn; (c) Pháp, Anh, Đức, Ý của người Cơ đốc giáo có các cộng đồng nhỏ (từ vài hộ tới vài trăm hộ) nhưng quan trọng sinh sống ở hàng trăm địa điểm. Các cộng đồng Do Thái nhỏ sống ở nhiều nơi ở Bohemia, Ba Lan, Balkan, các khu vӵc nằm giữa Biển Đen và Biển Caspian, Tiểu Á, Lebanon, Syria, Xứ Israel, Ai Cập, vùng Maghreb cho tới tận Trung Á, Trung Hoa, Ấn Độ.[67]
Tóm tắt
Từ quan điểm sức mạnh dân số, thành tӵu kinh tế, ưu thế trí tuệ, giai đoạn 800-1200 là giai đoạn hoàng kim của lịch sử Do Thái. Từ các cộng đồng Do Thái lớn ở Trung Đông và Bắc Phi Hồi giáo, người Do Thái ở bán đảo Iberia dưới ách cai trị của người Cơ đốc và người Hồi giáo cho tới các cộng đồng Do Thái ở châu Âu Cơ đốc giáo, tất cả đều có mức sống cao và để lại một di sản trí tuệ vĩnh cửu cho Do Thái giáo.
Kỷ nguyên vàng của lịch sử Do Thái được đánh dấu bằng ba thay đәi chính đặt ra một vài câu hỏi được giải đáp trong cuốn sách này. Một là, từ năm 750 đến năm 900, hầu hết người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư (gần 75% dân số Do Thái thế giới) rời bỏ nông nghiệp, chuyển tới sống ở các thành phố, thị trấn của vương quốc Abbasid mới thành lập. Tại sao người Do Thái có sӵ chuyển dịch nghề nghiệp ngoạn mục như vậy, từ nông dân chuyển thành thợ thủ công lành nghề, lái buôn địa phương, thương gia đường dài, người cho vay lãi, học giả, bác sӻ? Khó hiểu hơn nữa, tại sao họ là những người duy nhất làm như vậy?
Hai là, sau khi rời bỏ nông nghiệp, nhiều người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư di chuyển bên trong lãnh thә các vương quốc Hồi giáo, nhất là Yemen, Syria, Lebanon, Ai Cập, Maghreb. Người Do Thái ở Bắc Phi định cư ở bán đảo Iberia rồi Sicily. Người Do Thái từ Đế chế Byzantine định cư ở Nam Ý. Những làn sóng di cư Do Thái này tạo ra các cộng đồng Do Thái thành thị nhỏ khắp thế giới. Nếu lấy bản đồ thế giới, gắn đinh ghim đỏ lên những nơi có người Do Thái sinh sống vào năm 1170 thì tấm bản đồ đó sẽ rӵc một màu đỏ từ Anh, bán đảo Iberia cho tới Ấn Độ, Trung Hoa. Kỷ nguyên vàng của lịch sử người Do Thái trùng với đỉnh điểm của cuộc đại di cư của chính họ.
Tại sao người Do Thái di cư khắp nơi? Tại sao họ lại di cư thay vì ở lại Mesopotamia trong một cộng đồng nông dân lớn đồng chủng như họ đã tồn tại trong hàng thế kỷ? Tại sao người Do Thái trên thế giới vào thời gian diễn ra cuộc hành trình của Benjamin xứ Tudela lại trở thành một cộng đồng di dân đô thị làm những nghề thu lãi nhiều nhất từ Trung Đông cho tới châu Âu?
Ba là, từ năm 650 đến năm 1170, số lượng người Do Thái trên thế giới tăng nhẹ và gần 70% tәng số dân Do Thái thế giới vẫn sống ở Mesopotamia và Ba Tư. Các đợt di cư của người Do Thái từ Bắc Phi tới bán đảo Iberia và Sicily, từ Đế chế Byzantine tới châu Âu qua ngả Ý cũng như tăng trưởng dân số tӵ nhiên khiến cho số lượng người Do Thái ở châu Âu tăng mạnh từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 12. Giới lãnh đạo trí thức và tôn giáo Do Thái cũng chuyển từ Trung Đông sang phương Tây. Tại sao dân số Do Thái thế giới lại tăng trong giai đoạn này, sau khi giảm mạnh trong sáu thế kỷ từ thời Jesus tới thời Muhammad? Tại sao trung tâm đời sống Do Thái và trung tâm Do Thái giáo lại chuyển từ Mesopotamia sang phương Tây?
TỪ HÚC LIỆT NGỘT TỚI TOMÁS DE TORQUEMADA (1258-1492): CHẤM DỨT KӸ NGUYÊN VÀNG
Cuộc chinh phạt Trung Đông của người Mông Cә là “biến cố lịch sử” thứ ba trong lịch sử Do Thái được bàn ở đây. Đó là một trong những cú sốc lớn nhất để lại hậu quả lớn đối với dân số và kinh tế của một vùng lãnh thә rộng lớn. Sӵ kiện ngoại sinh này tương tác với động lӵc nội sinh của Do Thái giáo mang lại thay đәi lớn cho các cộng đồng Do Thái ở Mesopotamia, Ba Tư, Bắc Phi, Syria, Lebanon. Một điều đáng ngạc nhiên là, hầu hết các học giả nghiên cứu lịch sử Do Thái không nhắc tới sӵ kiện này trừ Eliyahu Ashtor và Salo Baron.
Trong khi người Do Thái ở Trung Đông đang phải đối mặt với hậu quả của cuộc xâm lăng của người Mông Cә thì người Do Thái ở châu Âu lại phải đương đầu với ngày càng nhiều hạn chế, cấm đoán, tịch thu tài sản, đàn áp, bị ép buộc cải đạo, thảm sát. Những thay đәi này lên đến đỉnh điểm với các vụ trục xuất người Do Thái hàng loạt ra khỏi Anh (năm 1290), Pháp (1306, 1321-1322, 1394), Tây Ban Nha (năm 1492), Sicily (1492-1493), Bồ Đào Nha (1496-1497).
Cú sốc Mông Cổ ở Trung Đông
Trong thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, tình hình chính trị của vương quốc Abbasid suy yếu, rối loạn. Trong bối cảnh này, các cuộc xâm lăng của người Mông Cә vào đầu thế kỷ 13 đã giáng cho đế chế này một cú đấm chí tử.[68]
Sau khi chinh phục hầu hết Trung Á, năm 1219, Thành Cát Tư Hãn xâm lược Bắc Ba Tư và Armenia. Với cuộc chinh phục của người Mông Cә, các trung tâm thành thị sụp đә, sản xuất nông nghiệp sa sút, dân số khu vӵc bị xâm lược giảm mạnh do bị thảm sát, dịch bệnh, nạn đói.[69]
Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, con trai ông là Oa Khoát Đài (Oged) tiếp tục xâm lược Ba Tư, vươn tới Nga và Đông Âu. Năm 1252, Mông Kha Hãn (Mongke Khan), một người cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, giao cho người em trai của mình là Húc Liệt Ngột (Hulagu) quyền chỉ huy quân đội với nhiệm vụ chinh phục Trung Đông, giành kiểm soát toàn bộ lãnh thә của người Hồi giáo. Sau khi vua Hồi al-Mustasim từ chối tối hậu thư kêu gọi đầu hàng, năm 1258, quân Mông Cә phá hủy Baghdad, một trong những thành phố lớn nhất thế giới và là trung tâm hàng đầu của giáo dục Hồi giáo. Thất bại này chấm dứt sӵ cai trị Trung Đông kéo dài gần năm thế kỷ của vương quốc Abbasid. Từ Baghdad, quân Mông Cә nhanh chóng chinh phục các thành phố chính ở Mesopotamia và Syria rồi kéo tới Ai Cập. Tuy nhiên, ở Ai Cập, quân Mông Cә bị quân Mamluk kìm chân, bị thua trong trận Ain Jalut năm 1260 ở Đông Galilee. Chiến thắng của quân Mamluk đánh dấu một bước ngoặt vì nó chấm dứt sӵ xâm lăng của người Mông Cә ở Bắc Phi và vùng Levant.
Cuộc xâm lăng của người Mông Cә là một bước ngoặt trong lịch sử dân số của Trung Đông (Bảng 1.7). Trong khi dân số ở Tây Âu tăng gần 47% từ năm 1170 đến năm 1490 thì dân số ở Mesopotamia, Ba Tư và bán đảo Ả-rập giảm gần 35%. Các cuộc tàn phá của người Mông Cә, nạn đói, dịch bệnh (như trận Đại dịch hạch năm 1348) đều góp phần gây ra sӵ suy giảm dân số kinh hoàng này. Khoảng năm 1170, từ 800 nghìn đến một triệu người Do Thái (gần 70% dân số Do Thái toàn thế giới) sống ở Mesopotamia, Ba Tư và bán đảo Ả-rập (chủ yếu ở Yemen). Ba thế kỷ sau, dân số Do Thái ở đó giảm xuống chỉ còn từ 250 nghìn đến 350 nghìn người (giảm hai phần ba).[70]
Cuộc chinh phạt của người Mông Cә cũng để lại nhiều hậu quả kinh tế thảm khốc. Nền kinh tế đô thị và thương mại từng thịnh vượng dưới triều Umayyad và Abbasid nay sụp đә hoàn toàn. Nông nghiệp, nhất là chăn nuôi du mục trở thành nguồn thu nhập của hầu hết các hộ gia đình. Sӵ tàn phá của các cuộc xâm lược, hệ thống thủy lợi bị phá, sưu cao thuế nặng khiến nhiều nông dân phải sống ở mức tồn tại. 80 năm sau các cuộc xâm lược của người Mông Cә, nguồn thu từ thuế ở Baghdad chỉ bằng 10% so với trước kia. Ở toàn cõi Mesopotamia, nguồn thu từ thuế giảm 80%.[71]
Trong quá trình xâm lược, người Mông Cә tàn sát người Hồi giáo nhưng lại tha chết cho người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư. Không có tài liệu sơ cấp nào của người Do Thái cũng như của người không phải Do Thái (như nhật ký của người du hành, thư từ, thư phúc đáp, kho lưu trữ Cairo) cho thấy người Do Thái bị quân xâm lược Mông Cә tàn sát.[72] Dịch bệnh, nạn đói giết chết nhiều người Do Thái cũng như các sắc dân khác. Nhưng không có lý do nào để cho rằng người Do Thái chịu nạn đói và dịch bệnh nhiều hơn người Hồi giáo hay các nhóm dân thiểu số khác.
Trong và sau cuộc chinh phạt của người Mông Cә, một số người Do Thái bỏ chạy tới Ai Cập và Syria thuộc quyền cai trị của quân Mamluk. Tuy nhiên, như Bảng 1.7 cho thấy, số lượng người Do Thái ở Ai Cập và Syria cũng giảm tuy không có bằng chứng nào về các vụ trục xuất hàng loạt hay cưỡng ép người Do Thái cải đạo ở đó.[73]
Một số người Do Thái rời bỏ Bắc Phi di cư tới châu Âu. Tuy nhiên, không giống như nguồn tư liệu phong phú về các đợt di cư hàng loạt của người Do Thái ở bán đảo Iberia sau khi bị trục xuất những năm 1490, không có nguồn thông tin nào của người Do Thái hay của người không phải Do Thái nhắc đến các đợt di cư hàng loạt của người Do Thái từ Trung Đông do hậu quả của cuộc chinh phạt của người Mông Cә. Như mô tả ở trên, người Do Thái ở các vương quốc Hồi giáo không thể tӵ do di cư,
định cư ở các nước châu Âu Cơ đốc nơi các vị vua, hoàng tử, giám mục, chính quyền địa phương kiểm soát hoạt động định cư, kinh tế của người Do Thái thông qua hiến chương, đặc quyền. Bản thân các cộng đồng Do Thái cũng kiểm soát nghiêm ngặt những người đồng hương Do Thái nhập cư, những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Bảng 1.7. Dân số Do Thái và tәng dân số, 1170-1490, theo khu vӵc (đơn vị tính: triệu, trừ trường hợp ngoại lệ)
Nguồn: Ước tính của các tác giả, có giải thích ở phụ lục.
Chú ý: Tiểu Á là tên gọi lịch sử vùng đất tương ứng với Thә Nhĩ Kỳ ngày nay. Khu vӵc Balkan bao gồm Albania, Bulgaria, Hy Lạp và Nam Tư cũ. Đông Âu gồm Hungary, Romania, Ba Lan và Tiệp Khắc cũ. Tây Âu gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Áo và Anh.
… Không đáng kể.
__ Không có dữ liệu.
a Bao gồm cả bán đảo Ả-rập.
b Bao gồm cả 157.000 người Do Thái ở Trung Á, Ấn Độ và Đông Á.
Cũng không có dữ liệu nào nói đến các cuộc di cư hàng loạt của người Do Thái từ Mesopotamia, Ba Tư, Armenia, Khazaria tới Đông Âu trong hay sau cuộc chinh phạt của người Mông Cә. Người Do Thái ở Bắc Ba Tư và Khazaria bị người Mông Cә cai trị từ năm 1220; số phận họ tương tӵ như người Do Thái ở phần còn lại của Ba Tư và Mesopotamia. Do đó, việc suy giảm dân số Do Thái ở Trung Đông do hậu quả của các cuộc xâm lăng của người Mông Cә không thể gắn với gia tăng dân số Do Thái ở Đông Âu các thế kỷ sau này (xem Chương 9, 10).
Theo ghi chép của các nhà lữ hành Do Thái trên đường từ Ý tới Jerusalem những năm 1480, hầu hết người Do Thái ở Ai Cập, Syria và Xứ Israel là thợ thủ công lành nghề, lái buôn, thương gia, bác sӻ, người cho vay lãi, học giả. Đời sống của người Do Thái vẫn xoay quanh giáo đường dưới sӵ lãnh đạo tôn giáo, trí tuệ của các giáo sӻ, học giả. Tuy nhiên, nhìn chung, nhật ký hành trình và thư từ cuối thời Trung Cә tạo ra ấn tượng về các cộng đồng nhỏ hơn, nghèo hơn, phù hợp với dữ liệu dân số trình bày trong Bảng 1.7. Nếu đây là những cộng đồng nhỏ và các nơi khác không thu nhận người Do Thái sống ở Mesopotamia và Ba Tư trước khi bị quân Mông Cә chinh phạt thì hàng trăm nghìn người Do Thái đi đâu?
Người Do Thái ở châu Âu cuối thời Trung Cổ
Từ năm 1250 đến năm 1492, người Do Thái ở bán đảo Iberia, Sicily, Nam Ý, Balkan vẫn làm các ngành nghề thành thị như thợ thủ công, buôn bán, thương mại đường dài, cho vay lãi, thu thuế, y tế, dạy học. Vào khoảng năm 1100, cho vay lãi là nghề đặc quyền của người Do Thái ở Anh và vị thế đó được duy trì cho tới khi người Do Thái bị trục xuất năm 1290 (Chương 8). Vào thời gian này, cho vay lãi là một nghề rất quan trọng của người Do Thái ở Pháp; trong thế kỷ sau đó cho tới khi bị trục xuất năm 1394, người Do Thái ở Pháp ngày càng chuyên sâu và thống trị lĩnh vӵc này. Trong hai thế kỷ kể từ khoảng
năm 1300, hầu hết người Do Thái ở Đức, Bắc và Trung Ý làm nghề cho vay lãi.[74] Từ khoảng năm 1250, xảy ra tình trạng người Do Thái bị đàn áp hay bị ép buộc cải đạo sang Cơ đốc giáo, luôn bị đe dọa bị đi đày tạm thời hoặc trục xuất vĩnh viễn, khiến lịch sử người Do Thái châu Âu bị ngắt quãng. Đợt trục xuất khỏi nước Anh năm 1290 là đợt trục xuất hàng loạt người Do Thái khỏi châu Âu đầu tiên. Đợt trục xuất này có những đặc điểm lý thú càng khẳng định cách chúng tôi diễn giải những sӵ kiện và câu hỏi chủ chốt trong lịch sử Do Thái ở phần sau cuốn sách. Năm 1275, vua nước Anh Edward Đệ nhất ra sắc lệnh cấm người Do Thái cho vay lãi nhưng cho phép họ buôn bán, làm nghề thủ công, thậm chí là cho thuê trang trại. Đáp lại lời từ chối (hay không có khả năng) làm nông, nghề thủ công, buôn bán của người Do Thái, năm 1290, nhà vua ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi nước Anh. Gần 15 nghìn người Do Thái ở nước Anh thà rời bỏ đất nước này di cư sang Flanders, Pháp, Ý, Đức, bán đảo Iberia, một số nhỏ hơn muốn di cư sang vùng Maghreb và Ai Cập, còn hơn là từ bỏ nghề cho vay lãi để làm nông dân hay thợ thủ công.[75]
Ở Pháp, bắt đầu từ năm 1182 dưới triều vua Philip Augustus, người Do Thái đối mặt với lệnh trục xuất, nhiều lệnh trong số này về sau bị rút lại. Chính Philip Augustus cho phép nhận lại người Do Thái vào Pháp năm 1198; vua Louis X kêu gọi người Do Thái quay trở lại năm 1315, chỉ chín năm sau sắc lệnh trục xuất do người tiền nhiệm của ông là Philip the Fair (Philip Đệ tứ) ban hành. Cuộc trục xuất người Do Thái ở Pháp cuối cùng diễn ra năm 1394 dưới triều vua Charles VI, sau đó người Do Thái không được phép quay trở lại Pháp trong hơn hai thế kỷ.[76]
Lịch sử các cuộc trục xuất ở Đức còn phức tạp hơn vì người Do Thái bị trục xuất khỏi một thị trấn hoặc công quốc thường được mời tới định cư ở một thị trấn tӵ trị hoặc công quốc khác, những nơi trao cho họ đặc quyền đặc lợi. Giống như các nơi khác ở châu Âu, các cuộc trục xuất lớn xảy ra sau trận Đại dịch hạch năm 1348 và năm 1394. Nhưng con số lớn những lệnh trục xuất người Do Thái khỏi các thị trấn của Đức trong thế kỷ 15-16 cho thấy người Do Thái chưa bao giờ rời nước Đức trong một
quãng thời gian dài như ở nước Anh.[77]
Một làn sóng lớn người Do Thái di cư từ Đức tới Bohemia, Moravia, Ba Lan diễn ra trong thế kỷ 14- 15. Làn sóng di cư này góp phần gia tăng số dân Do Thái ở Đông Âu, lên tới gần năm triệu người trong khoảng năm 1880.[78]
Cuộc trục xuất người Do Thái châu Âu tồi tệ nhất xảy ra ở bán đảo Iberia cuối thế kỷ 15. Một cộng đồng Do Thái lớn đã sinh sống khắp châu Âu từ cuộc chinh phạt của người Ả-rập năm 711. Người Do Thái ở bán đảo Iberia làm ăn rất phát đạt, bán đảo Iberia trở thành một trong ba trung tâm đời sống kinh tế, trí tuệ Do Thái hàng đầu vào đầu thời Trung Cә. Bạo lӵc chống lại người Do Thái ở một số thị trấn – như cuộc thảm sát ở Granada năm 1066 – diễn ra trong suốt bảy thế kỷ rưỡi sau cuộc chinh phạt của người Ả-rập. Bất chấp những biến cố này, cộng đồng Do Thái ở bán đảo Iberia vẫn đông đảo, giàu có và giữ vai trò quan trọng với sӵ phát triển văn hóa ở đây.[79]
Thái độ đối với người Do Thái ở Tây Ban Nha bắt đầu trở nên cứng rắn hơn trong thế kỷ 14-15. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi vua Ferdinand Đệ nhị của xứ Aragon cưới bà hoàng Isabella xứ Castile năm 1469, sáp nhập hai vương quốc lại, tạo ra Vương quốc Tây Ban Nha thống nhất. Ngày 31/3/1492, với sӵ hỗ trợ của Tomás de Torquemada, chánh án tòa dị giáo Tây Ban Nha, vương quốc này ra chỉ dụ Alhambra, lệnh cho người Do Thái hoặc là cải đạo sang Cơ đốc giáo hoặc là bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Vương quốc Tây Ban Nha và các vùng lãnh thә của vương quốc trong vòng ba tháng. Do đó, một số người Do Thái ở lại Tây Ban Nha với tư cách là người cải đạo hoặc sống trong vòng bí mật, nhưng đa số di cư tới Maghreb, Ý và các vùng đất của Đế chế Ottoman (Thә Nhĩ Kỳ và Balkan ngày nay), nơi họ lập ra các cộng đồng thịnh vượng. Nhiều người Do Thái ở Tây Ban Nha di cư tới Bồ Đào Nha. Năm 1496 khi vua Bồ Đào Nha là Manuel Đệ nhất ra sắc lệnh trục xuất người Do Thái, một số người Do Thái cải đạo ở lại Bồ Đào Nha, nhưng nhiều người di cư sang Ý, Vùng đất thấp (tương ứng với Bỉ, Luxemburg và Hà Lan ngày nay), Trung Đông Hồi giáo, Đế chế Ottoman. Di cư từ bán đảo Iberia tăng
trong những thập kỷ sau đó khi mà nhiều người Do Thái trước giấu giếm nguồn gốc Do Thái nay quay trở lại với Do Thái giáo, rời bỏ bán đảo Iberia, di cư tới Amsterdam, Anh, Đế chế Ottoman, Ý, Ai Cập, Maghreb, Tân Thế Giới.[80]
Vào năm 1500, số lượng người Do Thái trên thế giới đã giảm xuống dưới một triệu người, sống rải rác chủ yếu ở Tây và Đông Âu, Balkan, Bắc Phi, Trung Đông. Số lượng người Do Thái chiếm khoảng 1% tәng dân số ở những khu vӵc này – tỷ lệ thấp nhất trong 1.500 năm.[81]
Trong tәng số một triệu dân Do Thái trên thế giới, khoảng một nửa theo truyền thống tín ngưỡng Sephardim xoay quanh sӵ diễn giải halakha của các học viện ở Tây Ban Nha. Họ sống chủ yếu ở Hy Lạp và Balkan dưới sӵ cai trị của Ottoman, Ai Cập, Maghreb, Trung Đông, một số nơi ở Ý, Flanders. Họ cũng sống ở bán đảo Iberia nhưng giấu giếm nguồn gốc Do Thái. Họ sinh sống ở thành thị, chuyên làm
những công việc đòi hỏi tay nghề (thủ công, thương mại, cho vay lãi, y tế) như người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư từng làm dưới triều Abbasid. Nửa còn lại gồm người Do Thái Ashkenazi theo truyền thống tín ngưỡng, văn hóa xoay quanh sӵ diễn giải halakha của các học viện ở Pháp, Đức. Họ sống chủ yếu ở Đức, Áo, Bắc và Trung Ý, Đông Âu nơi họ chuyên làm nghề cho vay lãi, tài chính.[82]
Tóm tắt
Cuộc chinh phạt Trung Đông của người Mông Cә từ những năm 1220 tới những năm 1250 khiến dân số, kinh tế sụp đә, đưa nền kinh tế khu vӵc trở lại thời kỳ nông nghiệp tӵ túc. Dân số Do Thái ở Mesopotamia, Ba Tư, Syria, Ai Cập giảm mạnh sau cuộc chinh phạt, những người ở lại vẫn sống chủ yếu ở thành phố.
Từ cuối thế kỷ 13 đến hết thế kỷ 15, hầu hết người Do Thái sống ở châu Âu. Người Do Thái ở bán đảo Iberia, Sicily, Nam Ý, Balkan vẫn làm nhiều nghề thủ công và các công việc thành thị đòi hỏi tay nghề như thương mại, buôn bán. Ngược lại, người Do Thái ở Anh, Pháp, Đức, Bắc và Trung Ý ngày càng chuyên làm nghề cho vay lãi.
Ở châu Âu cuối thời kỳ Trung Cә, người Do Thái phải đối mặt với hạn chế ngặt nghèo hơn, bị đàn áp, bị ép cải đạo, bị đi đày, đỉnh điểm là bị trục xuất hàng loạt khỏi bán đảo Iberia năm 1492-1497. Với những sӵ kiện này, kỷ nguyên vàng của lịch sử Do Thái chấm dứt đầy bi thảm.
LỊCH SӰ DO THÁI TỪ NĂM 70 SAU CN ĐẾN NĂM 1492: NHỮNG CÂU HӒI Việc lướt nhanh qua các thế kỷ của lịch sử Do Thái như thế này đặt ra một số câu hỏi thú vị. Cuốn sách này trả lời những câu hỏi đó bằng một sӵ diễn giải mới mẻ về lịch sử người Do Thái.
Loạt câu hỏi thứ nhất là về cấu trúc nghề nghiệp độc đáo của người Do Thái. Tại sao hầu hết người Do Thái ở Mesopotamia và Ba Tư dưới ách cai trị của người Hồi giáo thế kỷ 8-9 (tức là gần 75% tәng dân số Do Thái thế giới) rời bỏ nông nghiệp, trở thành thợ thủ công, chủ tiệm, lái buôn địa phương, thương gia đường dài, bác sӻ, người đәi tiền, người cho vay lãi, chủ ngân hàng? Tại sao người Do Thái ở hầu khắp mọi nơi vẫn tiếp tục làm những nghề này? Tại sao hầu hết người Do Thái ở Anh, Pháp, Đức, Bắc và Trung Ý thời Trung Cә chuyên làm nghề cho vay lãi?
Loạt câu hỏi thứ hai là về lý do tại sao người Do Thái di cư bên trong lãnh thә rộng lớn của người Hồi giáo, bên trong Đế chế Byzantine và Địa Trung Hải, di cư tới châu Âu Cơ đốc và bên trong châu Âu Cơ đốc từ giữa thế kỷ 9. Tại sao người Do Thái tạo ra các cộng đồng thành thị nhỏ khắp nơi trên thế giới, từ Anh cho tới Ấn Độ? Những mô hình di cư này có liên quan gì tới việc người Do Thái chuyên làm những công việc đòi hỏi tay nghề không?
Loạt câu hỏi thứ ba là về lịch sử dân số của người Do Thái. Điều gì giải thích cho sӵ sụt giảm ghê gớm dân số Do Thái thế giới từ đầu thế kỷ 1 tới đầu thế kỷ 7? Điều gì xảy ra với số dân Do Thái biến mất không phải do chiến tranh, thảm sát, nạn đói, dịch bệnh hay suy giảm dân số tӵ nhiên? Tại sao dân số Do Thái tăng nhẹ từ năm 650 đến năm 1250? Điều gì xảy ra với người Do Thái ở Mesopotamia, Ba Tư, Ai Cập, Syria sau khi người Mông Cә xâm chiếm Trung Đông hồi đầu và giữa thế kỷ 13? Sӵ biến mất của họ có liên quan gì không tới cơ cấu nghề nghiệp của người Do Thái trên thế giới trong những thế kỷ đó? Trong những chương tiếp theo, chúng tôi lần lượt giải đáp những câu hỏi này.
CHƯƠNG 2.
NGƯỜI DO THÁI CÓ PHẢI LÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ BỊ ĐÀN ÁP?
Người Do Thái không may bị hoàn cảnh lịch sử xô đẩy trở thành người thành thị. Họ phải tìm kiếm trong tuyệt vọng một lối ra trong mọi ngành nghề của kinh tế thành thị.
—Cecil Roth, 1938
Tại sao có rất ít người Do Thái làm nông nghiệp?… Reuben Kessel đưa ra một giải thích hấp dẫn: Do người Do Thái thường xuyên bị đàn áp và luôn bị buộc phải bỏ chạy sang các nước khác nên họ không đầu tư vào bất động sản mà đầu tư vào động sản là con người… Tất nhiên, ai đó có thể hỏi lại: Nhưng tại sao lại là người Do Thái mà không phải người Cơ đốc giáo hay người Hồi giáo?
—George J. Stigler và Gary S. Becker, 1977
LIỆU HẠN CHẾ PHÁP LUẬT HAY VIỆC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ (vốn giới hạn các hoạt động kinh tế của người Do Thái trong nhiều giai đoạn lịch sử) có lý giải được cơ cấu nghề nghiệp của họ không? Phong tục tín ngưỡng của người Do Thái có khiến họ chuyên làm một số nghề nhất định? Có phải người Do Thái chọn đầu tư vào con người thay vì đầu tư vào vật chất là do họ là sắc dân thiểu số bị đàn áp, số phận bấp bênh, nên phải từ bỏ nông nghiệp để làm những công việc thành thị đòi hỏi tay nghề như thợ thủ công, buôn bán, y tế, cho vay lãi?
HẠN CHẾ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DO THÁI
Thời Trung Cә và cận hiện đại, vua chúa, chức sắc tôn giáo, tầng lớp cai trị địa phương áp đặt nhiều quy định kinh tế đối với người Do Thái ở châu Âu. Dӵa trên quan sát này, các học giả thế kỷ 19-20 cho rằng người Do Thái chuyên làm nghề buôn bán và cho vay lãi là vì những hạn chế, cấm đoán đó.[83] Tuy giới sử học gần đây, như Toch đã chỉ ra, không còn coi đây là một quan điểm thuyết phục nữa[84] nhưng quan điểm này đã bám rễ quá sâu trong sách vở nên vẫn được dạy trong trường học, vẫn phә biến bên ngoài giới học thuật.
Giả thuyết về hạn chế, cấm đoán có tới vài “cha đẻ” chẳng hạn như nhà sử học lừng danh Cecil Roth. Roth cho rằng lệnh cấm sở hữu đất hoặc do chức sắc tôn giáo hoặc do chức sắc thế tục áp đặt khiến người Do Thái rời bỏ ruộng vườn, trở thành dân thành thị chuyên làm nghề thủ công, buôn bán. Sau này, phường nghề, hội buôn không kết nạp hội viên là người Do Thái khiến người Do Thái phải làm nghề duy nhất nằm ngoài sӵ kiểm soát của phường nghề, hội buôn là nghề cho vay lãi.[85] Các học giả khác cũng đưa ra những lập luận tương tӵ.[86]
Tạm thời chúng tôi đặt những quan điểm này sang một bên để xem xét cách kinh tế học nhìn nhận việc chọn lӵa nghề nghiệp. Các nhà kinh tế học coi việc chọn lӵa nghề nghiệp là một quyết định cá nhân dӵa trên hai biến số chính: giáo dục/tay nghề và thu nhập. Các nghề như thủ công, thương mại, đәi tiền, cho vay lãi, ngân hàng, tài chính, y tế đòi hỏi học vấn, tay nghề cao hơn so với các ngành nghề nông thôn như làm ruộng, nhưng cũng mang lại thu nhập cao hơn. Một người có đủ học vấn, tay nghề để trở thành chủ ngân hàng hay nhà buôn kim cương nói chung sẽ muốn trở thành chủ ngân hàng hay nhà buôn kim cương hơn là trở thành nông dân. Tương tӵ như vậy, những người không có đủ học vấn, tay nghề để trở thành chủ ngân hàng hay nhà buôn kim cương sẽ trở thành nông dân hoặc công nhân thành thị không có tay nghề, kể cả nếu họ không bị cấm làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao.
Giả sử lệnh cấm người Do Thái sở hữu đất mà Cecil Roth và các học giả khác cho là tồn tại vào thời Trung Cә và cận hiện đại ở châu Âu chưa bao giờ tồn tại hoặc đã được bãi bỏ vào một lúc nào đó. Dӵa trên tư duy kinh tế học về chọn lӵa nghề nghiệp, liệu người Do Thái có đủ học vấn, tay nghề để trở thành thợ thủ công, nhà buôn, người cho vay lãi, bác sӻ có chọn nghề nông không? Rõ ràng là không. Do đó, để tìm
hiểu xem liệu hạn chế, cấm đoán có đóng vai trò then chốt trong việc người Do Thái chuyển sang và chuyên làm các công việc thành thị đòi hỏi tay nghề hay không, chúng tôi nghiên cứu những câu hỏi sau:
Các hạn chế hoạt động kinh tế của người Do Thái có tồn tại ở Đế chế La Mã, Byzantine hay Ba Tư không?
Những lệnh cấm này có tồn tại ở các vương quốc Hồi giáo không? Các hạn chế này bị áp đặt lên người Do Thái khi họ di cư tới châu Âu hay đã tồn tại ở bên trong châu Âu giai đoạn đầu thời kỳ Trung Cә? Về sau, những hạn chế này có còn tồn tại không, ví dụ như ở nước Mӻ thế kỷ 20?
Trái ngược với hiểu biết truyền thống và các thế hệ nghiên cứu hàn lâm, chúng tôi chỉ ra rằng không có sӵ hạn chế đáng kể nào đối với các hoạt động kinh tế của người Do Thái tồn tại ở bất cứ nơi nào, thời kỳ nào nêu trên.
Các đế chế La Mã, Byzantine, Ba Tư
Hầu hết người Do Thái sống ở các đế chế La Mã, Ba Tư, Byzantine là nông dân (xem Bảng 1.3). Việc rời bỏ nông nghiệp bắt đầu vào thế kỷ 5- 6 trong các cộng đồng Do Thái lớn ở Mesopotamia và Ba Tư, lên tới đỉnh điểm vào thế kỷ 8-9. Sӵ chuyển dịch nghề nghiệp này không phải do luật pháp vì luật pháp gần như không giới hạn gì các hoạt động kinh tế của người Do Thái thời Parthia hay thời Sassanid. Người Do Thái có thể sở hữu đất đai, thuê nô lệ, làm nông hay bất cứ nghề nào trừ dân chính (Bảng 2.1).
Dưới thời La Mã, pháp luật không ngăn cấm người Do Thái làm những nghề nông như lĩnh canh, thuê ruộng, cày thuê hay bất cứ nghề nào khác. Trước hai cuộc chiến tranh Do Thái – La Mã (66-73 sau CN, 132 -135), người Do Thái ở Đế chế La Mã cũng được phép sở hữu đất đai. Sau hai cuộc chiến, người La Mã tịch thu một số mảnh đất ở Judea. Một số mảnh chỉ bị tịch thu tạm thời, một số khác bị tịch thu để trao cho công dân La Mã hoặc cӵu binh nhưng chủ Do Thái cũ của các mảnh đất này vẫn làm nông dân. Tuy nhiên, rất nhiều diện tích đất không hề bị tịch thu.[87]
Tương tӵ như vậy, luật pháp không cấm cộng đồng Do Thái lớn ở Đế chế Byzantine làm nông hay bất cứ nghề nào (Bảng 2.2). Người Do Thái có thể sở hữu, mua, bán đất với điều kiện mảnh đất đó không thuộc về Nhà thờ. Họ có thể sở hữu, thuê nô lệ làm việc trong trang trại của mình với điều kiện những người nô lệ này không phải là người Cơ đốc giáo. Họ có thể là thợ thủ công, chủ tiệm, nhà buôn, bác sӻ, người cho vay lãi.[88] Ngành duy nhất người Do Thái bị cấm làm ở cả ba đế chế này là ngành dân chính, ngành mà quốc tịch và tôn giáo thường là những điều kiện tiên quyết.
Bảng 2.1. Các hoạt động kinh tế mà người Do Thái ở Đế chế La Mã và Ba Tư được và không được phép làm, 1 sau CN – 650
Nguồn: Với Đế chế La Mã, Juster (1914), Baron (1937, tập 1; 1952, tập 1, 2; 1971a), Tcherikover (1945, 1961), A. Jones (1964), M. Stern (1974, 1976), Applebaum (1976a, 1976b), S. Safrai (1976b), Avi-Yonah (1984), Kasher (1985), Hamel (1990), L. Jacobs (1990), Z. Safrai (1994), Goodman (1998). Với Đế chế Ba Tư, Newman (1932), Baron (1937, tập 1; 1952, tập 1, 2; 1971a), Neusner (1965-1970, tập 1, tr. 94-99; tập 2, tr. 14; tập 3, tr. 24-25; tập 5, tr. 134; 1990c; 1990e), Beer (1974). M. Stern (1974), Applebaum (1976b), Jacobs (1990).
Ghi chú: Đế chế La Mã bao gồm Ý, bán đảo Iberia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, vùng Balkan, nhiều vùng ở Đức, Tiểu Á, Xứ Israel, Syria, Lebanon, Ai Cập, một số nơi ở Bắc Phi. Đế chế Ba Tư (dưới thời Parthia và sau này là thời Sassanid) gồm toàn bộ Syria ngày nay, Iraq, Iran, Afghanistan, vùng Cáp-ca-dơ, Tây Nam Trung Á, một phần Thә Nhĩ Kỳ, một số khu vӵc ven biển của bán đảo Ả-rập, vùng vịnh Ba Tư, một số nơi ở Tây Nam Pakistan.
a “Sở hữu đất” khác với “làm nông” vì một người có thể sở hữu đất nhưng thuê người khác trồng trọt trên mảnh đất của mình. Ngược lại, một người không sở hữu đất có thể đi thuê đất, làm lĩnh canh, cày thuê cho địa chủ. Do đó, “làm nông” xác định công việc của một người nông dân chính xác hơn so với “sở hữu đất”.
b Cho vay lãi cũng bao gồm mở nhà băng, đúc tiền, thu thuế, làm việc cho ngân khố hoàng gia.
c Ngành dân chính gồm những người trӵc tiếp tham gia vào công việc quản trị nhà nước, quản trị công như quan tòa, quan lại nhà nước, quan lại địa phương, viên chức quân sӵ.
d Hoàng đế Constantius (khoảng 337-361) ra sắc lệnh cấm người Do Thái sở hữu, buôn bán nô lệ.
Bảng 2.2. Các hoạt động kinh tế mà người Do Thái ở Đế chế Byzantine được và không được phép làm, 350-1250
Nguồn: Baron (1937, tập 1; 1952, tập 1, 2; 1971a), Sharf (1966, 1971), Holo (2009), Jacoby (2008, 2011).
Ghi chú: Cho tới năm 650, Đế chế Byzantine bao gồm Xứ Israel, Syria, Lebanon, Ai Cập, Tiểu Á, vùng Balkan, dưới triều Justinian Đệ nhất (527-565) thì có thêm cả Ý, một vùng nhỏ ở Nam Tây Ban Nha, một số khu vӵc ở Bắc Phi. Sau năm 650, Đế chế Byzantine chủ yếu bao gồm Tiểu Á, Hy Lạp, tới đầu thế kỷ 9 thì có thêm miền Nam và một số nơi ở miền Trung Ý. Về mô tả các hoạt động, xin xem ghi chú Bảng 2.1.
Các vương quốc Hồi giáo (622-1258)
Cuộc chuyển dịch hoàn chỉnh của người Do Thái từ làm nông sang làm nghề thủ công và buôn bán diễn ra ở Mesopotamia và Ba Tư (nơi đa phần dân số Do Thái sinh sống) từ khoảng năm 750 đến khoảng năm 900, rồi lan sang vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị (xem Chương 1). Có phải các vua Hồi Umayyad, Abbasid, Fatimid ban hành luật buộc người Do Thái phải từ bỏ nông nghiệp? Câu trả lời dứt khoát là không: Không có hạn chế pháp luật nào đối với hoạt động kinh tế của người Do Thái ở vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị cả (Bảng 2.3). Người Do Thái được luật pháp cho phép sở hữu đất đai, được làm nông dân, được sở hữu và thuê nô lệ trong nông nghiệp, được làm bất cứ nghề gì họ muốn.[89]
Lĩnh vӵc duy nhất người Do Thái và người không phải người Hồi giáo bị cấm làm là ngành dân chính vốn thường dành cho người Hồi giáo.[90] Mỉa mai thay, giống như ở Đế chế La Mã, Ba Tư, Byzantine, hạn chế pháp luật duy nhất đối với người Do Thái ở các vương quốc Hồi giáo không liên quan đến sở hữu đất đai mà cũng chẳng liên quan đến nông nghiệp mà là một trong những công việc đòi hỏi tay nghề đặc chất thành thị, công việc mà sau này người Do Thái rất giỏi.
Mọi người có thể phản đối, cho rằng quy định luật pháp không thể hiện hành vi thӵc sӵ của con người và rằng các chuẩn mӵc xã hội bất thành văn có lẽ đã khiến cho người Do Thái khó mà sở hữu đất đai, trang trại ở Trung Đông Hồi giáo. May thay, có bằng chứng ghi lại hành vi thӵc sӵ và cuộc sống thường nhật của người Do Thái. Nhiều tài liệu trong kho lưu trữ Cairo (bao gồm hàng nghìn hợp đồng, thư từ, hợp đồng hợp tác kinh doanh, sә sách kế toán, hợp đồng mua bán bất động sản, di chúc) và thư từ phúc đáp của giáo sӻ (bao gồm tranh luận và các vụ xét xử ở tòa án) có nói tới việc mua, bán đất đai và các giao dịch khác liên quan đến đất đai.[91] Số lượng bằng chứng đồ sộ này cho thấy sở hữu đất đai không chỉ được pháp luật cho phép mà thӵc tế đã xảy ra với người Do Thái sống ở vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị. Quyền sở hữu đất đai và thӵc tế sở hữu đất đai của người Do Thái không làm gián đoạn quá trình chuyển dịch nghề nghiệp mà trong vòng chưa đầy hai thế kỷ đã biến đәi người Do Thái ở Trung Đông từ nông dân giống như phần còn lại của dân số trở thành thợ thủ công, nhà buôn, nhà môi giới, người cho vay lãi, chủ ngân hàng, bác sӻ ở thành thị.
Bảng 2.3. Các hoạt động kinh tế mà người Do Thái ở các vương quốc Hồi giáo được và không được phép làm, theo khu vӵc, 650-1250 Nguồn: Mann (1920-1922), Baron (1952, tập 3; 1971a), Goitein (1967- 1988, tập 1), Ashtor (1973-1984, 1976, 2007), H. Ben-Sasson (1976), Morony (1981), Udovitch (1981), Lewis (1984), Gil (1992, 2004). M. R. Cohen (1994), M. Ben-Sasson (1992, 1996).
Ghi chú: Về mô tả các hoạt động, xin xem ghi chú Bảng 2.1.
Châu Âu Cơ đốc giáo thời Trung Cổ (850-1492) Không có hạn chế nào đối với thợ thủ công, chủ tiệm, nhà buôn, người cho vay lãi, học giả, bác sӻ người Do Thái di cư tới châu Âu Cơ đốc giáo và bên trong châu Âu Cơ đốc giáo trong suốt giai đoạn đầu thời kỳ Trung Cә. Rất nhiều chính sách đặc quyền ban hành trong giai đoạn đầu thời kỳ Trung Cә (từ giữa thế kỷ 9 tới cuối thế kỷ 13) chỉ ra rằng các bậc vua chúa mời người Do Thái tới định cư trên lãnh thә của mình để thúc đẩy nghề thủ công và buôn bán (xem Chương 7).
Theo như ghi chép cẩn thận của Toch, các chính sách đặc quyền thời Trung Cә, tài liệu tòa án, thư từ phúc đáp của giáo sӻ xác nhận rằng người Do Thái ở châu Âu được phép sở hữu đất, một số lượng lớn người Do Thái nhất là ở Ý, Nam Tây Ban Nha, Nam và Trung – Đông Pháp, Đức sở hữu ruộng, vườn, vườn nho, sở hữu, chuyển nhượng, đặt cọc đất đai. Nếu muốn, họ cũng có thể trở thành nông dân giống như đa số người dân châu Âu thời Trung Cә.[92]
Việc hạn chế người Do Thái sở hữu đất bắt đầu xuất hiện trong một số chính sách đặc quyền ban hành cuối thời Trung Cә và thời cận hiện đại – hàng thế kỷ sau khi người Do Thái chuyên về nghề thủ công, buôn bán, cho vay lãi, y tế. Thời điểm ban hành các hạn chế này cho thấy chúng không thể giải thích tại sao người Do Thái châu Âu tham gia và sau này thống trị những nghề trên, đồng thời đặt ra câu hỏi tại sao người Do Thái bị cấm sở hữu đất đai ở một số nơi nhất định ở châu Âu cuối thời Trung Cә và thời cận hiện đại. Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi này trong Chương 8. Cũng trong Chương 8, chúng tôi nghiên cứu quan điểm cho rằng các phường nghề thủ công và phường buôn ở châu Âu Trung Cә không cho người Do Thái tham gia làm việc, khiến người Do Thái ngày càng chuyên sâu vào lĩnh vӵc cho vay lãi.
THUẾ MÁ BẤT CÔNG
Vua chúa có lẽ đã tác động đến sӵ lӵa chọn nghề nghiệp bằng cách sử dụng hệ thống thuế má phân biệt đối xử khiến một số ngành nghề trở nên thất bát đối với người Do Thái. Baron, Ben-Sasson và Gil cho rằng các vua Hồi đã hủy hoại nền nông nghiệp ở Mesopotamia và Ba Tư bằng cách đánh thuế theo diện tích thay vì đánh thuế theo sản lượng. Thuế đất đánh vào nông dân không phải Hồi giáo cao hơn nông dân Hồi giáo. Hậu quả là người Do Thái phải rời bỏ nông thôn, chuyển ra thị trấn, thành phố, và bắt đầu làm những công việc đòi hỏi tay nghề.[93]
Cách giải thích này có vài vấn đề. Thứ nhất, quá trình đô thị hóa rộng lớn ở Trung Đông diễn ra cùng với việc thành lập các vương quốc Hồi giáo không thể cứ mãi duy trì được nếu nông thôn không cung cấp đủ lương thӵc, thӵc phẩm cho thị trấn, thành phố (xem Chương 6). Nếu nông nghiệp ở Mesopotamia và Ba Tư giảm sút thì làm sao các thị trấn, thành phố phát triển mạnh được? Thứ hai, nếu thuế đất đánh vào người không phải Hồi giáo nặng như vậy thì nhẽ ra phải khiến tất cả các cộng đồng tôn giáo thiểu số khác chứ không chỉ mỗi người Do Thái phải từ bỏ nông nghiệp để tham gia vào các ngành nghề thành thị.
Liệu có một hình thức thu thuế bất công khác khiến người Do Thái phải chuyển đәi nghề nghiệp? Người Do Thái và các cộng đồng tôn giáo thiểu số khác (dhimmis) phải trả thuế thân đánh lên tất cả đầu người trong gia đình. Nhưng thuế thân không phải là phát minh của vua Hồi Umayyad hay Abbasid mà những người tiền nhiệm của họ là vua chúa Sassanid đã đánh loại thuế này lên những người không phải người Ba Tư hay người Magi bao gồm cả người Do Thái.[94] Hơn nữa, thuế thân khiêm tốn hơn nhiều so với các loại thuế khác. Ví dụ, trong thế kỷ 11, thuế thân là 3,4 dirham một tháng, tương đương khoảng 5% lương tháng giáo viên thời đó. Quan trọng nhất là người ta đánh thuế thân không theo nghề nghiệp của chủ hộ. Cho dù chủ hộ Do Thái là nông dân, thợ rèn hay người buôn lụa, người đó vẫn phải trả loại thuế này.[95] Do vậy, thuế thân không thể là nguyên nhân khiến người Do Thái từ bỏ nông nghiệp để trở thành thợ thủ công, chủ cửa tiệm, nhà buôn, người cho vay lãi.
VỐN CON NGƯỜI DỄ MANG THEO HƠN VỐN VẬT CHẤT Giống như giải thích dӵa trên hạn chế pháp luật, quan điểm cho rằng các cộng đồng thiểu số bị đàn áp thích đầu tư vào con người hơn đầu tư vào vật chất cũng rất phә biến. Các học giả như Werner Sombart, Reuven Brenner, Nicolas Kiefer, Yuri Slezkine cho rằng người Do Thái giống như thành viên các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc thiểu số bị đàn áp khác thích đầu tư vào giáo dục hơn là đầu tư vào đất đai vì nguồn vốn con người dễ mang đi và do đó không thể bị tịch thu.[96] Hệ quả tất yếu của lập luận này là: do không đầu tư vào đất đai nên người Do Thái thôi không làm nông dân nữa, đầu tư vào giáo dục cho phép họ chuyên sâu
làm nghề thủ công, buôn bán, ngân hàng, tài chính, luật, y. Giả thuyết này không có vấn đề gì nếu nhìn từ quan điểm nhất quán bên trong nhưng lại có vấn đề khi xem xét các sӵ kiện nәi bật trong lịch sử Do Thái, khi mà sӵ chuyển dịch từ nông nghiệp sang các công việc đòi hỏi tay nghề ở thành thị diễn ra ở Mesopotamia và Ba Tư thế kỷ 8-9, nơi cuộc sống người Do Thái thiểu số được đảm bảo đáng kể. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 9 khi người Do Thái di cư từ Mesopotamia và Ba Tư tới Yemen, Ai Cập, Lybia, Maghreb, họ đã là thợ thủ công, nhà buôn biết đọc, biết viết, là người cho vay lãi có năng lӵc, là học giả, bác sӻ có học vấn cao. Người Do Thái di cư từ Bắc Phi tới bán đảo Iberia rồi Sicily, những người di cư bên trong lãnh thә Đế chế Byzantine bao gồm cả Nam Ý và con cháu của họ, những người chuyển lên phía Bắc, tạo lập nền tảng cho phần lớn dân số Do Thái châu Âu đều là thợ thủ công, lái buôn biết đọc, biết viết hay là học giả. Tương tӵ như vậy, người Do Thái từ Pháp tới định cư ở Anh, Đức thế kỷ 11-12 cũng là những lái buôn, thương gia biết đọc, biết viết, có giáo dục.
Đàn áp có hệ thống và trục xuất hàng loạt xảy ra về sau ở châu Âu cuối thời Trung Cә và cận hiện đại khi dân số Do Thái thế giới đã bao gồm một tỷ lệ nhỏ thợ thủ công, lái buôn, người cho vay lãi, bác sӻ có trình độ học vấn, tính di động cao (xem Chương 7, 8). Hơn nữa, nếu người Do Thái muốn duy trì quyền sở hữu và canh tác đất đai thì có lẽ họ đã cải đạo. Việc cải đạo sang theo các tôn giáo khác vì động cơ kinh tế không phải là không nghe nói tới ở người Cơ đốc giáo và một số người Samaria ở Xứ Israel cải sang Hồi giáo để trốn tránh đàn áp. Một số người Do Thái nәi tiếng cũng làm như vậy để gia nhập vào hàng ngũ viên chức nhà nước cao cấp của các vương quốc Hồi giáo.[97]
Cuối cùng, có rất nhiều các cộng đồng thiểu số đã bị đàn áp trong suốt lịch sử nhưng không từ bỏ nông nghiệp. Vào thế kỷ 1, người
Samaria có cùng chuẩn mӵc, quy tắc tôn giáo như người Do Thái và làm nông nghiệp như người Do Thái. Thế kỷ 5-6, vua chúa Byzantine đàn áp, ép buộc cải đạo, thảm sát, tịch thu đất đai của người Samaria. Hàng thế kỷ sau, người Samaria chịu số phận tương tӵ dưới triều Abbasid[98] nhưng họ vẫn làm nông, không hề đầu tư vào nguồn vốn con người dễ mang theo, không hề trở thành dân thành thị làm nghề thủ công, buôn bán, không hề di cư khỏi Xứ Israel, không hề tạo ra làn sóng di cư khắp thế giới như người Do Thái.
Người Cơ đốc giáo thời kỳ đầu cũng vẫn làm nông bất chấp các vụ đàn áp, thảm sát ở cả Đế chế La Mã lẫn Đế chế Ba Tư. Hoàn cảnh không khiến họ phải đầu tư vào học hành, giáo dục, phải cơ động hay phải trở thành dân thành thị. Gần đây, người Gypsy bị đàn áp, trục xuất khỏi nhiều nước nhưng chưa bao giờ trở thành một dân số biết đọc, biết viết, nói gì đến trở thành nhà buôn, chủ ngân hàng, nhà tài phiệt, luật sư, bác sӻ.
Như chúng tôi sẽ chỉ ra chi tiết trong Chương 3, 5, 6, 7, quyết định đầu tư vào học hành, giáo dục của người Do Thái (thế kỷ 1-6) diễn ra hàng thế kỷ trước khi họ di cư khắp thế giới (từ thế kỷ 9 trở đi). Như vậy, quan hệ nhân quả phải là như thế này: Đầu tư cho giáo dục, cho con người dẫn tới việc tӵ nguyện từ bỏ đầu tư cho đất đai, làm nông, tham gia làm các công việc thành thị, trở nên cơ động, rồi di cư, chứ không phải chiều ngược lại.
CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO THIỂU SỐ TỰ CÔ LẬP Max Weber ghi nhận vai trò vô cùng to lớn của Do Thái giáo trong lịch sử thế giới. Đồng thời, ông đưa ra câu hỏi người Do Thái trên thế giới trở thành một “dân tộc bị ruồng bỏ” với các đặc điểm rất cụ thể như thế nào?[99] Quan điểm của ông là các nhà tiên tri và hiền nhân thời kỳ Đền Thờ thứ hai (năm 515 trước CN – năm 70 sau CN) chuyển trọng tâm ra khỏi các cuộc thảo luận thần học, để lại cho Do Thái giáo một hệ thống các nguyên tắc đạo đức lý trí hứa hẹn tưởng thưởng cho những người Do Thái tuân thủ chặt chẽ chuẩn mӵc lễ nghi, cư xử được ghi trong Kinh Luật và Khẩu Luật.[100] Tӵ nguyện cô lập vì mục đích tôn giáo có những tác động kinh tế sâu sắc đối với người Do Thái về lâu dài. Lời của Weber:[101]
Làm lễ sao cho thật đúng với người nông dân là điều vô cùng khó khăn… Làm theo các lời răn thuần khiết Levi đích thӵc mà những người ngoan đạo mẫu mӵc ngày càng truyền bá là điều gần như không thể đối với người nông dân, ngược lại với người thành thị… Hơn nữa, người Do Thái sống giữa những dân tộc nước ngoài gần như không thể duy trì lối sống chuẩn mӵc lễ nghi ở nông thôn. Người Do Thái ngày càng phải chuyển trọng tâm, biến mình thành người bị
ruồng bỏ ở thành thị, đúng như sӵ việc đã diễn ra.
Theo Weber, người Do Thái tӵ nguyện lӵa chọn trở thành người thành thị, chỉ làm một số ngành nghề nhất định nhằm duy trì lễ giáo, chế độ ăn kiêng, quy định Sabbath, mà nếu sống ở nông thôn thì họ không thể nào làm được.
Mọi người có thể phản bác lập luận của Weber. Thứ nhất, trong hàng thế kỷ sau thời kỳ các nhà tiên tri thế kỷ 6 trước CN, người Do Thái duy trì lối sống của họ khi làm nông dân ở Xứ Israel nơi họ chiếm đa số. Đầu thế kỷ 4 khi trở thành một cộng đồng tôn giáo thiểu số thời La Mã, họ vẫn chủ yếu là nông dân nhưng vẫn tuân thủ quy định lễ nghi mà tôn giáo của họ đề ra. Người Do Thái luôn là cộng đồng tôn giáo thiểu số ở Mesopotamia và Ai Cập (là hai trong số các cộng đồng Do Thái quan trọng thời cә đại) nơi họ kiếm sống bằng nghề nông đồng thời vẫn bảo tồn nghi lễ, phong tục Do Thái.
Hơn một nghìn năm chia cách thời kỳ Đền Thờ thứ hai với cuộc chuyển dịch của người Do Thái từ nông nghiệp sang nghề thủ công, buôn bán, ngân hàng. Cuộc chuyển dịch nghề nghiệp bắt đầu từ Mesopotamia và Ba Tư của người Hồi giáo thế kỷ 8-9 rồi lan sang tất cả
những nơi có người Do Thái sinh sống. Trong suốt thời kỳ dài này, các thế hệ người Do Thái tuân thủ những quy định ngặt nghèo của tôn giáo họ trong khi kiếm sống bằng nghề nông.
Thứ hai, các cộng đồng tôn giáo thiểu số khác cũng có những quy định lễ nghi ngặt nghèo như vậy nhưng lại không trở thành thợ thủ công, nhà buôn hay người cho vay lãi. Người Samaria là ví dụ rõ ràng nhất vì họ theo phong tục Do Thái như ăn kiêng, làm lễ Sabbath tuần, tә chức năm Sabbath, tuân thủ kinh Torah. Họ làm nông trong hàng thế kỷ trong khi vẫn tuân thủ hầu hết quy định, chuẩn mӵc tôn giáo của người Do Thái. Việc một cộng đồng tôn giáo thiểu số với các quy định nghiêm ngặt vẫn có thể làm nông được minh họa trong thời nay qua cộng đồng người Amy ở Mӻ.
TÍNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM THIỂU SỐ NHӒ Một số học giả cho rằng người Do Thái chỉ là một trong nhiều ví dụ về người di cư vì lý do buôn bán, thương mại – các nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo không có lãnh thә cố định, với mạng lưới xã hội, kinh tế, chính trị xuyên quốc gia, sinh sống ở thành thị, chuyên về buôn bán và các hoạt động thương mại.[102] Từ góc nhìn này, người Do Thái không khác gì dân di cư Parsi (đạo Zoroastrian) từ Ba Tư, người Huguenot ở Tây Âu thời cận đại và thời hiện đại, người Trung Quốc ở Đông Nam Á thế kỷ 15-20, người Armenia và người Hy Lạp của Đế chế Ottoman, người Đức ở Đông Âu thời nay, người Cơ đốc Lebanon ở Ai Cập, Tây Phi thế kỷ 18, cộng đồng môi giới buôn bán thiểu số Ấn Độ của Đông Phi hay người Pakistan ở Anh.[103]
Baron chia sẻ phần nào quan điểm này, cho rằng người Do Thái với tư cách là một cộng đồng tôn giáo thiểu số chuyển ra thành phố nhằm bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị tầng lớp cai trị thù địch hay người dân địa phương không thân thiện tấn công bạo lӵc và cũng là để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình. Sống ở các làng nông thôn hẻo lánh, họ có nguy cơ bị tấn công và đánh mất sӵ thống nhất tôn giáo của mình.[104]
Nhà kinh tế học Simon Kuznets đưa ra nhiều dữ liệu ủng hộ cho giả thuyết này.[105] Không giống các học giả khác tập trung nghiên cứu người Do Thái châu Âu cuối thời kỳ Trung Cә và thời cận hiện đại, Kuznets phân tích cấu trúc nghề nghiệp của người Do Thái trên thế giới trong các năm từ 1920 -1940, chỉ ra sӵ phân bố nghề nghiệp độc đáo của lӵc lượng lao động Do Thái. Ở những nước có cộng đồng Do Thái lớn nhất (các quốc gia Đông Âu, Liên Xô, Mӻ, Argentina, Canada), một tỷ lệ đáng kinh ngạc 91-99% lӵc lượng lao động Do Thái làm những nghề không liên quan đến nông nghiệp (Bảng 2.4).
Kuznets không thể giải thích dӵa vào việc hạn chế sử dụng đất vì ở những nước này đầu thế kỷ 20, pháp luật cho phép người Do Thái sở hữu, canh tác đất đai, làm bất cứ nghề gì họ muốn. Do đó, ông phải tìm một giải thích khác – cái ông gọi là “tính kinh tế của các nhóm thiểu số nhỏ”. Quan sát cơ bản là người Do Thái dù ở đâu cũng là dân tộc thiểu số như cột cuối cùng Bảng 2.4 chỉ ra.
Giống Weber, Kuznets cho rằng cấu trúc nghề nghiệp và cư trú của người Do Thái là kết quả của lӵa chọn tӵ nguyện. Về cơ bản, lập luận của Kuznets cho rằng vì lý do phi kinh tế mà một nhóm thiểu số chẳng hạn như người Do Thái có những đặc trưng văn hóa trong một cộng
đồng dân cư lớn hơn. Mục tiêu duy trì thống nhất và bản sắc nhóm khiến họ thích tập trung trong một số ngành nghề nhất định hơn. Kết quả là, các thành viên nhóm chuyển đến sống ở thành phố nơi có những ngành nghề này. Kuznets cho rằng giải thích của ông có thể dùng cho bất cứ nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo nào chứ không chỉ riêng người Do Thái.[106]
Ý tưởng cho rằng người Do Thái chỉ là một trong số các ví dụ về nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo chuyên di cư ra đô thị làm thương mại không qua được bài kiểm tra sӵ kiện lịch sử. Trong thiên niên kỷ thứ nhất, người Do Thái ở Xứ Israel làm nông nghiệp cả khi họ chiếm đa số dân số (cho tới tận thế kỷ 4) lẫn khi họ trở thành nhóm tôn giáo thiểu số. Trở thành nhóm tôn giáo thiểu số không biến họ thành dân di cư và làm các công việc đòi hỏi tay nghề.
Người Do Thái ở Mesopotamia, Ba Tư, Ai Cập cũng chủ yếu là nông dân cho dù họ là các nhóm tôn giáo thiểu số ở Đế chế Ba Tư và Đế chế La Mã. Người Do Thái là nhóm tôn giáo thiểu số ở vùng lãnh thә rộng lớn do người Hồi giáo cai trị trong thế kỷ 8-9 khi họ trở thành dân thành thị chuyên làm nghề thủ công, buôn bán, bác sӻ, người cho vay lãi (xem Bảng 1.3, 1.5). Do đó, việc là nhóm tôn giáo thiểu số để bảo vệ bản sắc văn hóa có lẽ không thể khiến họ chuyển dịch ngành nghề.
Hơn nữa, các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số khác duy trì các nét đặc trưng của mình trong khi vẫn sống ở làng quê, kiếm sống bằng nghề nông trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất. Ví dụ điển hình nhất là người Druse và người Samaria ở Xứ Israel. Những người này giữ bản sắc tôn giáo của mình khi vẫn làm nông dân và không hề trở thành dân di cư thành thị hay thương mại. Người thiểu số Coptic ở Ai Cập cũng vẫn làm nông và bảo tồn bản sắc tôn giáo của mình dưới ách cai trị của người Hồi giáo.
Gần đây hơn, người Do Thái cũng có một vài đặc điểm giống với các cộng đồng sắc tộc hoặc tôn giáo di cư vì mục đích thương mại khác chuyên làm các công việc đòi hỏi tay nghề ở thành thị. Sӵ khác biệt cơ bản là toàn bộ người Do Thái chứ không phải chỉ một nhóm nhỏ chọn làm những nghề này. Ngược lại, các cộng đồng sắc tộc hoặc tôn giáo di cư vì mục đích thương mại khác như cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á hoặc cộng đồng người Ấn Độ ở Đông Phi chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số dân nơi họ sinh sống.
Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong lӵc lượng lao động, khoảng 1930
Nguồn: Kuznets (1960, tr. 1608, Bảng 1, 2).
Ghi chú: Dân số Do Thái ở những nước này (gần 13 triệu người) chiếm 87% dân số Do Thái thế giới (xem Baron 1971b, Bảng 3). Lao động phi nông nghiệp gồm người làm trong lĩnh vӵc công nghiệp và thủ công nghiệp, thương mại và tài chính, giao thông vận tải, dân chính, y, luật, giúp việc nhà và giúp việc cá nhân.
__ Không có dữ liệu.
a Với Canada, Latvia và Litva, tỷ lệ phần trăm lần lượt là của các năm 1941, 1935 và 1923.
Tóm tắt
Tại sao có rất ít người Do Thái làm nông nghiệp? Tại sao người Do Thái tạo ra một cộng đồng di cư thành thị khắp thế giới? Các giả thuyết được đưa ra để giải đáp những câu hỏi này có thể được chia thành hai nhóm chính: Nhóm giả thuyết đề cao các yếu tố ngoại sinh (hạn chế của pháp luật, phân biệt đối xử, đàn áp, thảm sát) và nhóm giả thuyết nhấn mạnh lӵa chọn nội sinh (tӵ cô lập do quy định tôn giáo, di cư tӵ nguyện tới thành phố để bảo tồn bản sắc nhóm). Cả hai nhóm giả thuyết này đều không khớp với bằng chứng lịch sử. Cả hai đều không thể giải thích vì sao người Do Thái rời bỏ nông nghiệp hay trở thành dân di cư tứ tán.
CHƯƠNG 3.
NGƯỜI CỦA SÁCH (200 TRƯỚC CN – 200 SAU CN) Hãy biến việc nghiên cứu Torah thành nghề nghiệp chính của bạn. —Shammai, khoảng năm 10 trước CN
Người Do Thái coi việc sinh con không phải là dịp ăn mừng hay lý do để uống rượu thỏa thích. Luật pháp… quy định họ phải được dạy đọc, sẽ học cả pháp luật lẫn việc làm của cha ông mình để có thể noi gương cha ông, và với nền tảng kiến thức pháp luật, họ sẽ không phạm tội, không bào chữa cho việc mình không hiểu biết pháp luật.
—Flavius Josephus, khoảng năm 96 sau CN
NGƯỜI DO THÁI CÓ NGOẠI HÌNH, CÁCH ĂN MẶC, NÓI chuyện, kiếm sống chủ yếu từ nông nghiệp giống như những dân tộc khác ở Đế chế Hy Lạp cә đại, Đế chế La Mã, Đế chế Ba Tư.[107] Khác biệt chính giữa người Do Thái với người không phải Do Thái là tôn giáo của họ. Do đó, để giải quyết vấn đề lịch sử kinh tế, dân số Do Thái đòi hỏi phải nghiên cứu những sӵ kiện chủ chốt, các lãnh tụ tôn giáo, đặc trưng chính của tín ngưỡng Do Thái từ khi thành lập Đền Thờ thứ hai năm 515 trước CN tới khi Mishna ra đời khoảng năm 200.
HAI TRỤ CỘT CỦA DO THÁI GIÁO TỪ EZRA TỚI HILLEL (500-50 TRƯỚC CN): ĐỀN THỜ VÀ KINH TORAH Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước CN, hai trụ cột của Do Thái giáo là Đền Thờ ở Jerusalem và kinh Torah. Trụ cột thứ nhất làm cho tín ngưỡng Do Thái tương tӵ như các tín ngưỡng đa thần giáo phә biến ở Địa Trung Hải và Trung Đông. Vào cả thời Đền Thờ thứ nhất (khoảng thế kỷ 10 hoặc thế kỷ 9 trước CN đến năm 586 trước CN) lẫn thời Đền Thờ thứ hai (năm 515 trước CN đến năm 70 sau CN), lễ hiến sinh của một nhóm nhỏ đại tư tế là phương thức tế thần thống trị người Do Thái.[108] Hành hương tới Jerusalem và dâng lễ vật ở Đền Thờ được coi là những nghĩa vụ tín ngưỡng cao nhất mà tất cả người Do Thái phải thӵc hiện.[109]
Trụ cột thứ hai của Do Thái giáo, kinh Torah, đặt nền móng cho toàn bộ luật pháp Do Thái (halakha). Niềm tin vào sӵ tồn tại của một Chúa duy nhất và món quà Torah mà Chúa ban tặng cho người Do Thái thông qua thỏa ước Moses làm cho Do Thái giáo khác biệt so với các tín ngưỡng đa thần giáo. Kinh Luật (Ngũ Kinh Moses) đóng vai trò trung tâm trong việc định hình tất cả các khía cạnh của đời sống Do Thái trong và sau cuộc đày ải Babylon (586-538 trước CN). [110] Bên cạnh Kinh Luật, Khẩu Luật phát triển dӵa trên các cuộc thảo luận, phán quyết, phân xử của các thế hệ nhà tiên tri, học giả, nhà hiền triết, những người nәi lên như những lãnh tụ tôn giáo mới thời kỳ Đền Thờ thứ hai.[111]
Sách Phúc âm minh họa rõ nét hai trụ cột Do Thái giáo này trong thời kỳ Đền Thờ thứ hai. Trong một số đoạn, Jesus bước vào Đền Thờ, giảng truyện ngụ ngôn để làm rõ kinh Torah.
Đền Thờ và nhất là kinh Torah là lӵc đẩy đằng sau sӵ phát triển các thiết chế giáo dục Do Thái. Kinh Torah đề cao tầm quan trọng của học hành suốt đời, quy định bắt buộc là người cha phải có nghĩa vụ dạy con mình luật Do Thái giáo.[112] Tuy nhiên, kinh Torah không có điều khoản cụ thể nào yêu cầu các ông bố Do Thái phải gửi con tới trường để học đọc và nghiên cứu kinh.
Một bước quan trọng trong việc biến đọc trở thành một đặc điểm trung tâm của Do Thái giáo diễn ra khi nhà luật học Ezra (khoảng thế kỷ 5 trước CN) khởi xướng việc đọc kinh Torah nơi công cộng
như là một thành tố mới của đời sống Do Thái. Kể từ đó, kinh Torah được đọc và giải thích thường xuyên nơi công cộng. Trước thời Ezra, hầu hết các phần trong kinh Torah thuộc kiểm soát độc quyền của các đại tư tế.[113]
Quá trình thành lập các thiết chế giáo dục Do Thái diễn ra chậm và kéo dài. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ thời Soferim (nhà luật học) khoảng năm 515 đến năm 200 trước CN với việc thành lập các học viện chuyên đào tạo đại tư tế cho Đền Thờ ở Jerusalem. Vì lý do này, chỉ một nhóm rất nhỏ người ưu tú được nhận vào học.[114] Vào thế kỷ 1 trước CN, học viện được thành lập ở Jerusalem rồi ở các thị trấn khác dưới sӵ lãnh đạo của hai trong số các nhà hiền triết chính thời đó là Hillel và Shammai.[115] Học phí, chi phí sinh hoạt, đi lại, yêu cầu đầu vào khắt khe trở thành những rào cản lớn đối với đa số người Do Thái muốn theo học các trường này.[116]
Dưới ảnh hưởng của Chủ tịch Hội đồng Sanhedrin là Simeon ben Shetah (khoảng năm 65 trước CN), trường trung học miễn phí dành cho học sinh 16-17 tuәi được lập ra trên khắp Xứ Israel. Hệ thống trường học hai cấp hình thành. Ở Jerusalem, có trường cao đẳng dành cho học sinh giỏi, đào tạo sinh viên cho các học viện; khắp Xứ Israel, các trường dӵ bị cung cấp giáo dục miễn phí, bắt buộc cho tất cả nam sinh từ 16-17 tuәi. Hệ thống trường trung học có một vấn đề căn bản: Trẻ mồ côi và trẻ mà cha chúng không có thời gian hay kiến thức để dạy chúng một số kӻ năng đọc viết cơ bản do không được học tiểu học nên không đáp ứng được yêu cầu đầu vào bắt buộc của các trường trung học. Do đó, tuy miễn phí song những trường trung học này chỉ thu hút một số lượng nhỏ học sinh.[117]
ĐÒN BẨY CỦA DO THÁI GIÁO: GIÁO DỤC NHƯ LÀ MỘT CHUẨN MỰC TÔN GIÁO
Bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào đều có thị trường, nơi cung, cầu tương tác với nhau để xác định số lượng trao đәi và giá cả thanh toán. Liệu có chính xác không nếu nói về thị trường tôn giáo vào thời Hillel, Shammai, Josephus, Jesus, một thị trường nơi các nhóm, giáo phái cạnh tranh nhau để thu hút tín đồ, nơi các cá nhân tìm nhóm tôn giáo phù hợp với sở thích, nhu cầu của mình nhất.
Giống hầu hết các tôn giáo ngày nay, Do Thái giáo thời Đền Thờ thứ hai là một nhóm gồm nhiều tôn giáo. Trong đó, người Sadducee và người Pharisee, hai nhóm Do Thái chính, tranh giành vị trí lãnh đạo. Người Essene, Sicarii, Zealot, Samaritan và rất nhiều giáo phái Do Thái – Cơ đốc giáo bә sung cho nhóm Do Thái sống ở Xứ Israel thế kỷ 1. Thành viên của các nhóm này sống kề bên dân số đa thần giáo vốn thờ chúa, thần Hy Lạp – La Mã, Semite, Ai Cập, Syria trong các Đền Thờ.[118]
Thành viên của các giáo phái Do Thái gần như không có khác biệt gì về mặt ngôn ngữ, ăn uống, trang phục, làm việc, cưới hỏi hay các vấn đề thường nhật khác. Nhưng mỗi nhóm ngày càng đặt ra các chuẩn mӵc tôn giáo khác biệt làm yêu cầu chính để gia nhập nhóm. Sӵ khác biệt về chuẩn mӵc tôn giáo này đóng một vai trò quan trọng trong giả thuyết của chúng tôi, sẽ được chúng tôi chỉ ra sau.
Các tác phẩm của Josephus và sách Phúc âm vẽ nên một bức tranh sống động về các giáo phái Do Thái ở Xứ Israel thế kỷ 1, chỉ ra mỗi giáo phái có chuẩn mӵc, yêu cầu gia nhập riêng, giống như khi gia nhập một câu lạc bộ vậy. Josephus mô tả ba nhóm chính của Do Thái giáo:[119]
Khi đó có ba giáo phái của người Do Thái. Họ có quan điểm khác nhau về hành động của con người. Một nhóm gọi là Pharisee, một nhóm là Sadducee, nhóm còn lại là Essene…
… Và năm 16 tuәi, tôi quyết định thử gia nhập nhiều giáo phái khác nhau… vì tôi nghĩ bằng cách đó tôi có thể chọn được giáo phái phù hợp nhất với mình… Và năm 19 tuәi, tôi quay trở lại thành phố, bắt đầu khép mình vào các quy định của giáo phái Pharisee.
Vào cuối cuộc nәi dậy Hasmonaean, giáo phái Essene được coi là giáo phái khә hạnh, theo chủ nghĩa công xã. Nhóm chính – những người nông dân ở bờ Tây Bắc Biển Chết – tӵ nhận mình là thế hệ cuối cùng trước khi xuất hiện Chúa cứu thế. Việc phát hiện ra các cuộn giấy ở Qumran cho thấy có thể có nhiều giáo phái nhỏ bao gồm cả giáo phái Essene mong đợi Chúa cứu thế xuất hiện và có liên hệ với những giai đoạn đầu tiên của Cơ đốc giáo.[120] Cạnh tranh tôn giáo, chính trị để giành vị trí lãnh đạo trong cộng đồng Do Thái xảy ra giữa giáo phái Sadducee và giáo phái Pharisee. Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 3 trước CN, giáo phái Sadducee lấy tên từ Zadok, đại tư tế thời vua David và vua Solomon. Giáo phái Sadducee chủ yếu bao gồm tầng lớp giàu có, quyền quý (thầy tu, lái buôn, quý tộc), gắn với trụ cột thứ nhất của Do Thái giáo: Đền Thờ. Họ thống trị việc thờ cúng nơi giáo đường, lễ nghi, hiến sinh. Quyền lӵc của họ gắn chặt với tín ngưỡng đền. Một trong những giáo lý chính của họ là chỉ Kinh Luật mới có giá trị mà thôi. Về mặt văn hóa, họ bị ảnh hưởng của làn sóng Hy Lạp cә đại ở Địa Trung Hải.[121]
Giáo phái Pharisee gắn với trụ cột thứ hai của Do Thái giáo: kinh Torah. Hiện chưa chắc chắn nghĩa của từ “Pharisee” nhưng nhiều người tin rằng “Pharisee” bắt nguồn từ chữ parash trong tiếng Hebrew (nghĩa là “bị chia cắt”). Giáo phái Pharisee xuất hiện như một nhóm tôn giáo, chính trị khác biệt ngay sau cuộc nәi dậy thành công do Judah Maccabee dẫn đầu chống lại tầng lớp cai trị Seleucid Hy Lạp cә đại (165-160 trước CN) và việc thành lập triều đại Hasmonaean sau đó (140 sau CN) cai trị Judea trong 80 năm. Tӵ xem mình là con cháu của các giáo sӻ Ezra hay thời vua David, họ là những người bảo vệ tôn giáo, truyền thống Do Thái cứng rắn nhất. Không giống người Sadducee, họ phản đối mạnh mẽ ảnh hưởng của ngôn ngữ Hy Lạp và khai hóa Xứ Israel.[122]
Người Pharisee tin rằng cả Kinh Luật lẫn Khẩu Luật đều có giá trị. Một trong những giáo lý chính của họ là Chúa có ở khắp mọi nơi, có thể được thờ cúng cả trong lẫn ngoài Đền Thờ, không được gọi Chúa về chỉ bằng cách hiến tế. Người Pharisee coi học hành, giảng dạy, truyền bá luật của Chúa là sứ mệnh tối thượng. Do đó, họ lập giáo đường làm nơi thờ cúng, học hành, tụng kinh. Họ làm như vậy
nhằm phá vỡ thế độc quyền của Đền Thờ, để thách thức vai trò lãnh đạo chính trị, tôn giáo của người Sadducee.[123]
Phải thận trọng khi vạch ra những khác biệt rõ rệt giữa các nhóm tôn giáo Do Thái (ví dụ, trong hàng ngũ người Pharisee, chắc chắn có đại tư tế). Tuy vậy, sẽ là chính xác khi cho rằng thời kỳ Đền Thờ thứ hai chứng kiến sӵ phát triển các câu lạc bộ (giáo phái) ngày càng khác nhau trong Do Thái giáo, mỗi câu lạc bộ (giáo phái) có quy định tôn giáo, chuẩn mӵc xã hội riêng.
Chính trong môi trường cạnh tranh tôn giáo, văn hóa này giữa những người lãnh đạo Do Thái đã diễn ra bước ngoặt mang tính cách mạng đưa đến việc hình thành một hệ thống giáo dục Do Thái độc đáo. Khoảng năm 63-65 sau CN, đại tư tế của phái Pharisee là Joshua ben Gamla ban hành sắc lệnh tôn giáo yêu cầu tất cả các ông bố Do Thái phải gửi con trai 6-7 tuәi tới trường tiểu học.[124] Khoảng 200-300 năm sau, bộ luật Talmud của Babylon mô tả sӵ kiện này như sau:[125]
Tuy nhiên, người đó phải được ghi nhớ đời đời, tên người đó là Joshua ben Gamla; vì nếu không có Joshua ben Gamla thì kinh Torah sẽ bị lãng quên ở Israel. Vì ban đầu, ai có cha thì được cha truyền dạy cho kinh Torah, còn ai không có cha thì không được học kinh Torah. Sau đó có lệnh rằng giáo viên dạy trẻ con nên được chỉ định ở Jerusalem. Tuy nhiên, ai có cha thì được cha đưa tới Jerusalem để học, còn ai không có cha sẽ không tới Jerusalem để học. Sau đó có lệnh rằng giáo viên dạy bọn trẻ nên được chỉ định ở tất cả các quận khắp cả nước. Nhưng các cậu trai nhập trường năm 16-17 tuәi, nếu giáo viên mắng mỏ chúng thì chúng sẽ tức giận và bỏ trường. Do đó, đến thời Joshua ben Gamla mới có lệnh giáo viên dạy bọn trẻ nên được chỉ định ở tất cả các quận, tất cả các thành phố và các cậu trai phải nhập trường từ năm 6-7 tuәi.
Tại sao Do Thái giáo coi trọng việc giáo dục tôn giáo như vậy? Sắc lệnh tôn giáo của Joshua ben Gamla có được nhanh chóng thi hành không?
Sử gia Moshe Aberbach cho rằng tình hình kinh tế vững mạnh từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 1 trước CN tạo điều kiện mở mang việc học kinh Torah và hệ thống giáo dục.[126] Baron cho rằng việc chú trọng giáo
"""