" Siêu Kinh Tế Học Hài Hước - Steven D. Levitt full prc, pdf, epub [Kinh Tế] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Siêu Kinh Tế Học Hài Hước - Steven D. Levitt full prc, pdf, epub [Kinh Tế] Ebooks Nhóm Zalo STEVEN D. LEVITT & STEPHEN J. DUBNER SIÊU KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC SỰ GIẢM NHIỆTTOÀN CẦU, NHỮNG CÔ GÁI BÁN HOAYÊU NƯỚC VÀ VÌ SAO NHỮNG KẺ ĐÁNH BOM LIỀU CHẾT NÊN MUABẢO HIỂM NHÂN THỌ Bản quyền Tiếng Việt © 2010 Tạo prc: Lê X Nguồn: fb.com/groups/tusachtamly Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - http://www.dtv-ebook.com MỤC LỤC § SIÊU KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC § VÀI LỜI PHÂN BUA § LỜI GIỚI THIỆU § DẪN NHẬP Chương I. Tại sao một Cô gái đứng đường lại giống Ông già NOEL trong cửa hàng bách hóa? Chương 2. Vì sao những kẻ đánh bom liều chết nên mua Bảo hiểm nhân thọ? Chương 3. Những câu chuyện khó tin về sự Vô cảm và Lòng vị tha Chương 4. Gỉai pháp đã có - Rẻ tiền và Đơn giản Chương 5. Ngài AL GORE và đỉnh núi PINATUBO có điểm gì chung? § LỜI KẾT - KHỈ CŨNG LÀ NGƯỜI ĐVÀI LỜI PHÂN BUA ã đến lúc phải thừa nhận rằng, trong cuốn sách đầu tiên, chúng tôi đã nói dối. Những hai lần. Lời nói dối đầu tiên xuất hiện ở phần giới thiệu, khi chúng tôi viết rằng cuốn sách đó không có “chủ đề thống nhất”. Sự tình là thế này. Khi những biên tập viên của nhà xuất bản – những người ấy thật dễ mến và thông minh – lần đầu tiên đọc bản thảo, họ đã la toáng lên: “Cuốn sách này chả có chủ đề thống nhất gì cả!” Thay vào đó, bản thảo gồm một đống câu chuyện về những thầy giáo lừa đảo, những kẻ môi giới nhà đất cơ hội và những tên ma cô trẻ ranh bám váy mẹ (crak-selling mama’s boys). Chẳng có nền tảng lý thuyết kỳ diệu nào được xây dựng dựa trên cơ sở là những câu chuyện này hết, chỉ có một con số đáng kể được tính bằng tổng số các câu chuyện cộng lại với nhau. Sự cảnh báo của nhà xuất bản chỉ thực sự trở thành vấn đề khi chúng tôi đề xuất một cái tên đặt cho mớ hỗn độn ấy: Freakonomics (Kinh tế học hài hước). Ngay cả trên điện thoại, bạn cũng có thể nghe thấy họ vò đầu bứt tóc than van: Hai gã này vừa chuyển đến một bản thảo chả có chủ đề thống nhất và vô nghĩa lý, đã thế lại còn một cái tên kỳ cục nữa chứ! Vì vậy, thật hợp lý khi người ta đề xuất phải in ngay ở trang đầu tiên của cuốn sách, ngay trong lời giới thiệu, rằng cuốn sách này không có chủ đề thống nhất. Và, để giữ hòa khí (cũng vì cuốn sách nữa), chúng tôi đã đồng ý như vậy. Nhưng sự thực là cuốn sách có một chủ đề thống nhất, ngay cả khi nó không rõ ràng với chúng tôi, vào thời điểm ấy. Nếu phải lựa chọn, bạn có thể rút gọn chủ đề của cuốn sách trong cụm từ: Con người hành động vì động cơ. Còn nếu bạn muốn rõ hơn, thì có thể nói thế này: Con người hành động vì động cơ, mặc dù không nhất thiết phải theo những cách có thể đoán định được hoặc tuyên ngôn. Bởi vậy, một trong những quy tắc hành xử quyền năng nhất trong vũ trụ này chính là quy tắc của sự bất quy tắc. Điều này áp dụng cho cả giáo viên, những tay đầu cơ nhà đất, những lái buôn thông thái cũng như các bà mẹ đang mong chờ đứa con đầu lòng, vận động viên sumô, người bán bánh ngọt và những thành viên Ku Klus Klan. Vấn đề tên gọi của cuốn sách, trong khi đó, vẫn tiếp tục bế tắc. Sau vài tháng với hàng tá những gợi ý, bao gồm Trí tuệ Độc đáo (Unconventional Wisdom) (é!), Chẳng cần thiết phải thế (Ain’t Necessarily So) (bleh!), và Tầm nhìn E Ray (E-Ray Vision) (ôi, đừng hỏi!), nhà xuất bản cuối cùng quyết định rằng có lẽ Kinh tế học hài hước cũng chẳng đến nỗi tệ lắm – hay đúng hơn nó tệ đến nỗi có khi trên thực tế lại trở thành một phương án tốt. Hoặc đơn giản là vì họ đã kiệt sức. Phần đề phụ hứa hẹn rằng cuốn sách sẽ khám phá “những khía cạnh bí mật của tất cả mọi thứ.” Đó là lời nói dối thứ hai. Chúng tôi thì tưởng như chắc chắn rằng những bạn đọc chí lý sẽ coi những câu như vậy là một cách nói quá. Nhưng một vài độc giả lại hiểu theo nghĩa đen, rồi phàn nàn rằng các câu chuyện của chúng tôi, một bộ sưu tập rất nhiều những câu chuyện dù thú vị, nhưng thực ra vẫn không đề cập được đến “tất cả mọi chuyện”. Và vì vậy, mặc dù lời đề phụ không có ý nói dối, nhưng lại trở thành một lời nói dối như vậy. Chúng tôi xin được thứ lỗi. Sai sót khi kết luận “tất cả mọi thứ” trong cuốn sách đầu tiên của chúng tôi, tuy vậy, tự nó lại mang đến một hệ quả bất ngờ: nhu cầu cho ra đời cuốn sách thứ hai. Nhưng cũng phải lưu ý một cách thẳng thắn rằng kể cả cuốn sách thứ hai này kết hợp với cuốn sách đầu tiên lại cũng không thể hiểu theo nghĩa đen là đã bao gồm “tất cả mọi thứ”. Chúng tôi đã cộng tác với nhau trong vài năm. Mọi việc bắt đầu khi một trong hai chúng tôi (Dubner, một nhà văn, nhà báo) viết một bài cho tạp chí về người còn lại (Levitt, một nhà kinh tế học hàn lâm). Đầu tiên là đối thủ nghiên cứu về nhau, dù chỉ là sự đối đầu một cách ôn hoà, sau đó, chúng tôi bắt đầu gắn bó chặt chẽ với nhau khi vài nhà sách mời gọi chúng tôi viết chung một cuốn sách với những món thù lao khá hời. (Hãy nhớ: con người hành động vì động cơ – và, trên hết, nhà kinh tế học hay nhà báo thì cũng là người trần mắt thịt mà thôi.) Chúng tôi đã thảo luận xem số tiền đó nên chia như thế nào. Gần như ngay lập tức, chúng tôi sa vào ngõ cụt, vì cả hai đều đề xuất chia theo tỷ lệ 60-40. Đến khi nhận ra, cả hai đều nghĩ người kia nên nhận được 60%, thì chúng tôi hiểu rằng mình đã thật may mắn tìm được một cộng sự tuyệt vời. Vì vậy chúng tôi quyết định là 50-50 và bắt tay vào việc. Chúng tôi không thấy áp lực nhiều khi viết cuốn sách đầu tiên bởi vì đơn giản chúng tôi cho rằng sẽ có rất ít người đọc nó. (Cha của Levitt đồng tình với điều này và còn nói sẽ là “mất trí” nếu chấp nhận bỏ ra dù chỉ một xu để mua sách.) Nhờ sự kỳ vọng không quá cao này mà chúng tôi được giải phóng, để viết về bất cứ vấn đề nào chúng tôi chủ quan cho rằng đáng giá. Vậy là chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt diệu. Chúng tôi ngạc nhiên và sửng sốt khi cuốn sách của mình trở thành một hiện tượng. Những tưởng vì lợi nhuận mà chúng tôi sẽ rầm rập xuất bản thêm một cuốn sách “ăn theo” – nghĩ coi, Kinh tế học hài hước cho tất cả mọi người (Freakonomics for Dummies) hay Súp gà cho Tâm hồn Kinh tế học hài hước (Chicken Soup for the Freakonomics Soul) – nhưng chúng tôi phải chờ đợi cho đến khi thực hiện đủ các nghiên cứu cần thiết, đến mức mà chúng tôi buộc phải viết chúng cụ thể ra giấy. Và cuối cùng, chúng tôi đã ở đây, sau hơn bốn năm, với cuốn sách thứ hai mà chúng tôi giản dị tin rằng nó hấp dẫn hơn cuốn đầu tiên. Tất nhiên, hoàn toàn tuỳ thuộc vào đánh giá của các bạn, chứ không phải chúng tôi, để kiểm chứng xemđiều đó có chính xác không – biết đâu nó lại tệ hại như một số người đã từng e ngại khi đọc cuốn sách đầu tiên của chúng tôi cũng nên. Những người làm xuất bản đến phải bỏ việc vì sự cứng đầu cứng cổ phát chán của chúng tôi: khi chúng tôi đề xuất tên gọi của cuốn sách mới sẽ là Siêu kinh tế học hài hước, họ thậm chí còn không chớp mắt. Nếu bạn thấy cuốn sách này có điều gì thú vị, hãy cảm ơn bản thân mình nhé. Một ích lợi của việc viết sách vào thời đại mà truyền thông rẻ và dễ như hiện nay đó là các tác giả được nghe trực tiếp ý kiến của độc giả, to, rõ ràng và thương xuyên. Những phản hồi tốt không thể bỏ qua và cực kỳ giá trị. Không chỉ nhận được những phản hồi về những gì chúng tôi đã viết, mà chúng tôi còn nhận được rất nhiều gợi ý cho các chủ đề mới trong tương lai. Một vài độc giả gửi email cho chúng tôi cũng sẽ thấy suy nghĩ của mình được phản ánh trong cuốn sách này. Cảmơn các bạn. Thành công của Kinh tế học hài hước còn mang đến hệ quả đặc biệt lạ thường: chúng tôi thường xuyên được mời, hoặc cùng nhau, hoặc riêng lẻ, đến thuyết trình cho những nhóm thính giả khác nhau. Họ thường giới thiệu chúng tôi như những “chuyên gia” cực kỳ đặc biệt mà trong cuốn sách chúng tôi đã khuyến cáo các bạn nên để tâm đến – những người có lợi thế nắm bắt được nguồn thông tin và háo hức tận hưởng thông tin ấy. (Chúng tôi đã cố gắng hết sức để thức tỉnh cử tọa về ý niệm rằng chúng tôi giờ đây là chuyên gia về bất cứ lĩnh vực nào). Những cuộc gặp gỡ ấy cũng tạo ra những chất liệu cho việc viết lách của chúng tôi sau này. Một lần, chúng tôi đến nói chuyện tại Đại học California, Los Angeles (UCLA). Sau khi Dubner đưa ra thông điệp rằng: quan sát cho thấy thực tế số người rửa tay sau khi đi vệ sinh ít hơn rất nhiều so với số người tự nhận mình có rửa tay. Ngay sau đó một cử tọa tiến lại gần khán đài, giơ tay xin phát biểu và giới thiệu mình là bác sĩ tiết niệu. Bất chấp lời giới thiệu về nghề nghiệp không lấy gì làm thơm tho ấy, nhà niệu học đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cực kỳ thú vị về sự thất bại liên quan đến rửa tay ở một môi trường đòi hỏi sự vệ sinh cao – bệnh viện nơi anh làm việc – và cách sáng tạo mà bệnh viện đã sử dụng để vượt qua những thất bại ấy. Bạn sẽ thấy câu chuyện ấy trong cuốn sách này, cũng như câu chuyện hấp dẫn về một người khác, một bác sĩ lâu năm khi phải chống chọi với yêu cầu vệ sinh vô trùng. Ở một buổi diễn thuyết khác dành cho một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm, Levitt thảo luận về một vài nghiên cứu mới mà anh thực hiện chung với Sudhir Venkatesh, nhà xã hội học đã từng mạo hiểm với một đám “cò” nhà đất đã được đề cập trong Kinh tế học hài hước. Nghiên cứu mới này liên quan đến công việc theo giờ của những cô gái bán dâmở Chicago. Trùng hợp là, khuya hôm ấy, một trong số các nhà đầu tư mạo hiểmtham dự buổi diễn thuyết (chúng tôi sẽ gọi anh ta là John) đã có buổi “vui vẻ” cùng một gái bán dâm theo giờ (mà chúng tôi sẽ gọi là Allie) với giá 300$. Khi John đến căn hộ của Allie, anh ta thấy một bản Kinh tế học hài hước ở trên bàn. “Em lấy cái này ở đâu vậy?” John hỏi. Allie nói một cô bạn “cùng nghề” đã gửi nó cho cô. Để gây ấn tượng được với Allie – bản năng gây ấn tượng của đàn ông với đàn bà rõ ràng rất mạnh mẽ ngay cả khi giữa họ chỉ có tình dục được mua và trả tiền sòng phẳng – John “khoe” anh vừa dự buổi diễn thuyết của một trong hai tác giả cuốn sách. Vẫn còn chưa hết trùng hợp ngẫu nhiên, trong buổi nói chuyện, Levitt đề cập đến việc ông đang tiến hành nghiên cứu một số thứ liên quan đến những cô gái bán hoa. Một vài ngày sau, email dưới đây “đậu” xuống hộp thư điện tử của Levitt: Tôi tình cờ được biết ông đang nghiên cứu khía cạnh kinh tế về những người hành nghề mại dâm, phải vậy không? Tôi không dám chắc dự án này có nghiêm túc không hay thông tin của tôi có chuẩn xác không, tôi cứ viết thư này để ông biết là tôi có thể kể trường hợp của mình và sẵn lòng hỗ trợ ông. Xin cảm ơn, Allie Rắc rối là ở chỗ: Levitt phải giải thích cho vợ và bốn đứa con vì sao ông không có mặt ở nhà vào sáng thứ bảy, thay vào đó, ông sẽ có một cuộc gặp với một gái làng chơi. Đây là chuyện sống còn, ông lập luận, ông phải gặp riêng cô để tiên lượng một cách tương đối nhu cầu thực sự của cô ấy. Theo cách nào đấy, những kẻ đó đã phải trả phi cho nhu cầu của cô ấy. Và bạn sẽ gặp câu chuyện về Allie trong cuốn sách này. Một loạt các sự kiện khiến cô đi đến quyết định cuối cùng này được các nhà kinh tế học gọi là lợi thế tích luỹ. Tương tự, sự thành công của cuốn sách đầu tiên đã tạo cho chúng tôi một loạt lợi thế, mà các tác giả khác có thể không được tận hưởng, khi bắt tay vào viết cuốn sách thứ hai. Chúng tôi hi vọng rằng mình có thể tận dụng hết những lợi thế này. Cuối cùng, trong khi viết cuốn sách này, chúng tôi cố gắng giảm thiểu tối đa việc phụ thuộc vào các thuật ngữ kinh tế nhằm tránh gây khó hiểu và khó nhớ cho bạn đọc. Vì vậy, thay vì gọi hành động của Allie là một ví dụ về lợi thế tích luỹ, chúng ta đơn giản gọi nó là… ừm, thói đỏng đảnh. BLỜI GIỚI THIỆU ạn đã đọc Kinh tế học hài hước (Freakonomics) và bạn muốn biết Siêu kinh tế học hài hước (Superfreakonomics) có gì khác biệt? Nếu như trong Kinh tế học hài hước, tác giả đã làm cho chúng ta cực kỳ ngạc nhiên, thú vị trước những hiện tượng tưởng như bình thường nhưng “nhìn vậy mà không phải vậy” xảy ra hàng ngày quanh ta thì Siêu kinh tế học hài hước hướng ta suy nghĩ đến những vấn đề mang tính xã hội hơn, thời sự hơn, và khiến ta phải trăn trở nhiều hơn. Vẫn phong cách đặt câu hỏi không những chỉ khó mà còn hoàn toàn bất ngờ như “Điều gì là nguy hiểm hơn, vừa say rượu vừa lái xe, hay vừa say rượu vừa đi bộ?”, “Tại sao biện pháp hóa trị liệu được kê đơn cho bệnh nhân nhiều như vậy trong khi nó thực sự không hiệu nghiệm đến thế?”, hay “Liệu thay đổi giới tính có giúp tăng mức lương của bạn lên không?”… các tác giả đã thử thách tư duy chúng ta một lần nữa, giúp ta khámphá những khía cạnh bí ẩn rất thú vị của đời sống xã hội. Qua những câu chuyện về cách con người phản ứng trước động cơ, và sử dụng những dữ liệu thống kê để làm nổi bật những khía cạnh mà trước đó bạn chưa bao giờ nghĩ đến, tác giả cho ta thấy kinh tế học đã chạm đến cuộc sống hàng ngày như thế nào. Ví như việc đi bộ khi say xỉn thì nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với việc lái xe khi say; Những tay ma cô dắt gái giống với đám cò nhà đất như thế nào; Vì sao những kẻ đánh bomliều chết nên mua bảo hiểm sinh mạng; Tại sao Iran lại dùng động cơ kinh tế, chứ không phải kêu gọi lòng thương người, để tăng số người hiến thận; Trẻ xem ti vi thường xuyên có nhiều nguy cơ dính dáng đến tội ác khi lớn lên… Trong Kinh tế học hài hước và Siêu Kinh tế học hài hước, Levitt và Dubner đã pha trộn cách suy nghĩ thông minh với tài kể chuyện hấp dẫn không giống bất kỳ ai trong nhiều chủ đề khác nhau của cuốn sách, từ việc tìm hiểu cách thức giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu cho đến lý giải vì sao giá của việc mua dâmcàng ngày càng giảm một cách không ngờ. Từ việc khảo sát cách thức mà con người phản ứng trước những sự việc khác nhau, các tác giả đã cho cả thế giới thấy rõ động cơ của những hành động đó – có tốt, có xấu. Phần phân tích cuối cùng rất đáng đọc vì vấn đề đó thực sự “siêu hài hước”. Ngay lập tức trở thành một hiện tượng xuất bản ở Mỹ khi leo lên vị trí hàng đầu trong danh mục các sách bestseller, Siêu Kinh tế học hài hước chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cách nhìn mới về những việc tưởng chừng đã cũ… Xin trân trọng giới thiệu với các bạn. NGUYỄN THU HIỀN, MBA Nghiên cứu sinh chuyên ngành tài chính tại Đại Học Arkansas, Mỹ ĐDẪN NHẬP ưa sự hài hước vào kinh tế học Rất khó để đưa ra nhiều quyết định trong cuộc sống. Bạn nên theo đuổi sự nghiệp theo hướng nào? Bạn có nên đưa người mẹ già yếu của mình vào một viện dưỡng lão? Vợ chồng bạn đã có hai đứa con; vậy có nên sinh đứa thứ ba? Những vấn đề như vậy rất khó quyết định bởi vô số lý do. Một trong số đó là tính rủi ro cao. Có rất nhiều yếu tố không chắc chắn trong đó. Trên tất cả, những quyết định như vậy rất hiếm gặp, nghĩa là bạn không được thực hành nhiều trước khi ra quyết định. Bạn có thể rất thạo mua hàng nhu yếu phẩm cho gia đình, vì bạn thường xuyên làm như thế, nhưng mua căn nhà đầu tiên lại là một chuyện hoàn toàn khác. Một số quyết định khác, trong khi ấy, lại rất, rất dễ dàng. Tưởng tượng là bạn vừa rời khỏi bữa tiệc ở nhà một người bạn. Anh ấy sống cách nhà bạn chỉ có một dặm thôi. Các bạn đã rất vui vẻ, bạn đã uống đến 4 ly rượu lớn. Giờ thì cuộc vui đã đến lúc tàn. Trong khi cạn ly cuối cùng, bạn rút chìa khóa ô-tô ra khỏi túi. Bất chợt bạn nhận ra đó là một ý tưởng tồi: bạn đâu đủ điều kiện để lái xe chứ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, tất cả chúng ta đều được dạy dỗ đầy đủ về những nguy cơ có thể xảy ra nếu lái xe trong tình trạng say xỉn. Một người lái xe trong tình trạng ấy có nguy cơ gây ra tai nạn nhiều gấp 13 lần so với một người bình thường. Vậy mà vẫn có rất nhiều người lái xe khi đã say xỉn. Ở Hoa Kỳ, hơn 30% các cuộc va chạm xe cộ chết người xảy ra do có ít nhất một tài xế đang ở tình trạng say rượu. Lúc đêmkhuya, thời điểm mọi người thường uống nhiều rượu nhất, thì tỷ lệ này tăng lên gần 60%. Tính tổng thể thì cứ 140 dặmđường thì có một lái xe say rượu, hoặc 21 tỷ dặm mỗi năm. Tại sao lại có nhiều người ngồi sau vô-lăng khi uống say đến thế? Có thể là vì – và điều này có lẽ là một thống kê gây sốc nhất – các lái xe say xỉn rất ít khi bị “tóm”. Trên 27.000 dặm đường có lái xe say xỉn điều khiển thì chỉ có 1 người bị bắt. Nghĩa là, nếu bạn lái xe hết một chiều dọc nước Mỹ, sau đó vòng đi, rồi vòng lại tới 3 lần nữa, trong tình trạng say bia rượu, thì mới bị cảnh sát tóm, bắt tấp vô lề đường. Cùng với các hành vi xấu khác, lái xe khi say xỉn hoàn toàn có thể bị xoá bỏ nếu có một động cơ đủ mạnh được thiết lập – ví dụ là những rào chắn đường được lập ra một cách ngẫu nhiên để có thể xử lý các lái xe say xỉn ngay tại chỗ - nhưng xã hội của chúng ta dường như không có ý định ấy. Hãy quay lại bữa tiệc tại nhà bạn thân của bạn, bạn đã hành động như thể đây là quyết định dễ nhất trên đời này: thay vì lái xe về nhà, bạn sẽ đi bộ. Với lại, bạn cũng chỉ phải đi bộ có một dặmthôi mà. Bạn đến chào tạm biệt người bạn của mình, cảm ơn về bữa tiệc, và nói cho anh ấy nghe kế hoạch của bạn. Anh bạn ủng hộ nhiệt liệt quyết định sáng suốt ấy. Nhưng anh ta có nên làm như vậy không? Tất cả chúng ta đều biết rằng lái xe khi say rượu là cực kỳ nguy hiểm, thế còn đi bộ khi say thì sao? Liệu đó có phải là một quyết định quá nhanh chóng và đơn giản? Hãy để các con số thống kê trả lời. Mỗi năm, có hơn 1.000 khách bộ hành thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông. Vì bước xuống lòng đường không quan sát; vì nằm nghỉ bên các quốc lộ; vì bị va chạm mạnh khi đang băng qua đường cao tốc. Hãy so sánh con số này với tổng số những người chết trong các vụ tai nạn liên quan đến chất cồn mỗi năm – khoảng 13.000 – thì con số những người chết khi đi bộ trong tình trạng say rượu có vẻ rất nhỏ bé. Nhưng khi bạn lựa chọn hoặc đi bộ hoặc lái xe, con số tổng thể lại không thể đong đếm được. Đây là câu hỏi liên quan: tính theo đơn vị dặm đường thì lái xe khi say xỉn nguy hiểm hơn hay đi bộ khi say xỉn nguy hiểmhơn? Mỗi ngày một người Mỹ đi bộ trung bình 1,5 dặm. Có khoảng 327 triệu người Mỹ trong độ tuổi từ 16 trở lên; nghĩa là, mỗi năm những người Mỹ trong độ tuổi được phép lái xe đi bộ khoảng 43 tỷ dặm. Giả sử là cứ 140 dặm thì có 1 người đi bộ say xỉn – tỷ lệ quãng đường tương ứng có 1 người lái xe say rượu – thì trung bình mỗi năm người Mỹ đi bộ 307 triệu dặm đường trong tình trạng say xỉn. Làm một phép tính đơn giản, tính trên tỷ lệ dặm đường, thì một người khách bộ hành say xỉn có nguy cơ bị thiệt mạng nhiều gấp tám lần so với người lái xe bị say xỉn. Nhưng vẫn còn một điểm quan trọng nữa: một người đi bộ say rượu dường như không có khả năng làm hại hay gây thiệt mạng cho người khác ngoài chính bản thân mình. Điều này ngược lại với người lái xe say xỉn. Trong các tai nạn chết người do say rượu, có 36% nạn nhân hoặc là hành khách, hoặc khách bộ hành, hoặc là những người tài xế khác. Dầu vậy, sau khi tính cả số lượng những người vô tội bị thiệt mạng trong những tai nạn xe cộ do lái xe say rượu thì tỷ lệ thương vong do người đi bộ say rượu vẫn nhiều gấp năm lần so với người lái xe say rượu tính trên tỷ lệ trung bình dặmđường. Vậy là khi bạn rời khỏi bữa tiệc, thì quyết định rõ ràng là: lái xe an toàn hơn đi bộ. (Tất nhiên, sẽ an toàn hơn nữa nếu bạn chịu khó uống bớt đi hoặc gọi một chiếc taxi). Có thể lần tới, sau khi uống đến bốn cốc rượu mạnh ở một bữa tiệc nào đó, bạn sẽ ra một quyết định hơi khác biệt một chút đấy. Hoặc, nếu bạn không giữ được mình, thì bạn bè của bạn có thể sẽ sắp xếp mọi việc theo chiều hướng ấy. Bởi vì đã là bạn tốt của nhau thì không nên để bạn bè đi bộ khi say xỉn. Ngày nay, nếu bạn được quyền lựa chọn nơi sinh ở bất kỳ đâu trên thế giới này, thì Ấn Độ hẳn không phải là một lựa chọn khôn ngoan nhất. Bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhảy vọt của Ấn Độ trên trường quốc tế, quốc gia này vẫn đang oằn mình chịu nhiều đau đớn. Triển vọng sống và tỷ lệ biết đọc biết viết thấp; ô nhiễm và tham nhũng cao. Ở khu vực nông thôn, nơi có đến hơn hai phần ba người Ấn Độ sinh sống, chỉ hơn một nửa số dân có điện sinh hoạt và trong bốn hộ gia đình thì chỉ có một hộ có nhà vệ sinh. Và sẽ đặc biệt kém may mắn nếu sinh ra là phụ nữ, bởi vì rất nhiều bậc cha mẹ Ấn Độ thể hiện thái độ “trọng nam khinh nữ” rất nặng nề. Chỉ có 10% gia đình Ấn Độ có hai con trai muốn sinh thêm, trong khi có gần 40% gia đình có hai con gái muốn cố thử sinh thêm một “quý tử”. Sinh ra một cậu con trai như thể đẻ ra được một sổ lương hưu vậy. Cậu bé đó sẽ lớn lên, trở thành một người đàn ông hái ra tiền, có thể cung cấp cho cha mẹ cậu một cuộc sống đầy đủ khi họ đến tuổi xế bóng chiều tà, và khi “hai năm mươi về già”, cậu sẽ lo chuyện hậu sự cho cha mẹ chu đáo. Trong khi đó, sinh ra một cô con gái, thì thay vì có được một quỹ lương hưu, họ lại phải lo của hồi môn cho nó. Mặc dù chuẩn bị của hồi môn cho con gái về nhà chồng ở Ấn Độ từ lâu đã bị lên án, nhưng phong tục này vẫn còn rất phổ biến, thể hiện bằng việc nhà gái phải tặng chú rể và nhà trai tiền mặt, xe cộ hoặc đất đai. Gia đình nhà gái cũng thường bị gắn trách nhiệm lo tiền tổ chức đám cưới. Quỹ từ thiện Smile Train (Tạm dịch: Con tàu chở những nụ cười) của Mỹ, chuyên hỗ trợ các cuộc phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới gần đây đã đến Chennai, Ấn Độ. Khi một người đàn ông địa phương được hỏi ông ta có bao nhiêu người con, ông ta đã trả lời “Một”. Nhưng sau đó, tổ chức này được biết người đàn ông đó đúng là có một cậu con trai – nhưng ông ta còn có năm cô con gái nữa, những người con này rõ ràng bị cha của chúng coi như không có. Smile Train cũng được biết rằng các bà đỡ ở Chennai đôi khi được trả khoảng 2,50 đô-la để làm ngạt một đứa trẻ gái sơ sinh nếu nó bị dị tật hở hàm ếch – và thế là, để đạt được mục đích nhân đạo của quỹ từ thiện, tổ chức này đã trả khoảng 10 đô-la cho các bà đỡ mỗi khi họ mang được một đứa trẻ bị hở hàm ếch đến bệnh viện để làm phẫu thuật. Các bé gái ở Ấn Độ bị rẻ rúng đến mức hệ quả là số lượng nam giới hiện nay đã dư thừa tới 35 triệu người. Số những “phụ nữ bị mất tích” này, như cách nhà kinh tế học Amartya Sen đã gọi, được cho là đã chết, bởi những tác động gián tiếp (bị cha mẹ bỏ đói hoặc không được chăm sóc y tế, có thể là để nhường phần chăm sóc cho anh/em trai); hoặc bị làm hại trực tiếp (bé gái vừa ra đời đã bị bà đỡ hoặc cha mẹ giết ngay), hoặc, ngày càng phổ biến, là phá thai khi biết giới tính của đứa trẻ. Ngay cả trong ngôi làng nhỏ bé nhất của Ấn Độ, nơi mà thỉnh thoảng mới có điện dùng và rất hiếmnước sạch, thì một thai phụ cũng dành được đủ tiền để đi siêu âm và nếu thai nhi là con gái, sẽ phá thai. Trong mấy năm gần đây, khi việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính đã trở nên phổ biến, tỷ lệ nam nữ ở Ấn Độ - cũng giống như ở một đất nước có tinh thần trọng namkhinh nữ khác là Trung Quốc – đã phát triển lệch lạc hơn bao giờ hết. Một bé gái Ấn Độ sinh ra và lớn lên, rồi hòa nhập vào xã hội người lớn với biết bao bất công ở hầu hết mọi bước ngoặt của cuộc đời. Cô sẽ kiếm được ít tiền hơn đàn ông, nhận được sự chăm sóc sức khoẻ tồi hơn, ít được học hành hơn và có thể sẽ là đối tượng của nạn bạo hành thường xuyên. Theo khảo sát sức khoẻ quốc gia, 51% đàn ông Ấn Độ cho rằng đánh vợ là bình thường trong một vài trường hợp; ngạc nhiên hơn là 54% phụ nữ đồng tình với điều này – ví dụ là, nếu người vợ làm hỏng bữa tối hoặc đi chơi khi chưa được phép. Hơn 100.000 phụ nữ trẻ bị thiêu sống mỗi năm, rất nhiều người trong số họ “chết để bảo toàn danh dự” hoặc vì bị lạm dụng trong gia đình. Phụ nữ Ấn Độ cũng phải chịu tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và các nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật qua đường tình dục, trong đó bao gồm cả tỷ lệ bị nhiễmHIV/AIDS cao. Một lý do là hơn 15% bao cao su dành cho đàn ông Ấn Độ có vấn đề về chất lượng. Tại sao lại có tỷ lệ cao như vậy? Theo Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ, khoảng 60% đàn ông Ấn Độ có dương vật quá nhỏ so với bao cao su được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó là kết luận từ một nghiên cứu khoa học sau 2 năm đo đạc và chụp ảnh dương vật của hơn 1.000 đàn ông Ấn Độ. “Bao cao su,” như tuyên bố của một nhà nghiên cứu, “không phù hợp với người Ấn Độ”. Với ngần ấy khó khăn chồng chất, phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt khi đa số họ sống ở nông thôn? Chính phủ đã có nỗ lực giúp đỡ bằng cách bài trừ hủ tục hồi môn nặng nề khi con gái về nhà chồng, cũng như việc lựa chọn sinh con theo ý muốn, nhưng những luật này hầu như bị người dân bỏ qua. Rất nhiều quỹ hỗ trợ dành riêng cho phụ nữ Ấn Độ được thành lập. Trong số này có quỹ Apni Beti, Apna Dhan (“Con gái tôi, niềm tự hào của tôi”), một dự án trả tiền cho phụ nữ nông thôn để họ không nạo phá thai nhi có giới tính nữ; một loạt các quỹ tín dụng nhỏ cho phụ nữ vay tiền; và một loạt các chương trình từ thiện do một số đáng kể các tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế (xếp theo thứ tự alphabet) khởi động. Chính phủ Ấn Độ cũng hứa hẹn sẽ sản xuất những chiếc bao cao su phù hợp hơn với đàn ông Ấn Độ. Đáng tiếc thay, hầu hết những dự án đó đều rất phức tạp, tốn kém và, tệ hơn hết, chỉ thành công trên danh nghĩa. Trong khi đó, một kiểu hỗ trợ khác lại có vẻ phát huy tác dụng. Cái này, cũng giống máy siêu âm, cùng là thiết bị công nghệ, nhưng về bản chất, lại rất ít liên quan đến phụ nữ, càng không liên quan gì đến việc tạo ra trẻ con. Và nó không bị Chính phủ Ấn Độ hay bất cứ tổ chức từ thiện đa quốc gia nào kiểm soát. Trên thực tế, nó còn không được tạo ra nhằm mục đích giúp đỡ bất cứ ai, ít nhất là theo cách thông thường mà chúng ta thường nghĩ về chuyện “giúp đỡ”. Thực ra nó chỉ là một phát minh cũ, được gọi là cái ti-vi. Mạng lưới truyền hình quốc gia đã có mặt từ nhiều thập kỷ, nhưng đơn giản vì độ phủ sóng kém và các chương trình nghèo nàn nên rất ít người theo dõi truyền hình. Gần đây, nhờ giá thành các trang thiết bị truyền hình và hệ thống phân phối giảm mạnh nên một số lượng lớn người dân Ấn Độ - những người chưa từng biết đến sự tồn tại của loại thiết bị này đã được tiếp cận rộng rãi với truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh. Từ năm 2001 đến năm 2006, có khoảng 150 triệu người dân Ấn Độ lần đầu biết đến truyền hình cáp, ngôi làng của họ đột nhiên được tiếp xúc với những chương trình trò chơi và các bộ phim truyền hình mới mẻ nhất, các bản tin thời sự và các phóng sự điều tra được phát đi từ các thành phố lớn của Ấn Độ cũng như các kênh nước ngoài. Đối với nhiều người dân Ấn Độ, ti-vi là cánh cửa đầu tiên nhìn ra với thế giới tươi đẹp bên ngoài. Nhưng không phải tất cả mọi làng quê đều có truyền hình cáp, và thời điểmđược tiếp nhận hệ thống truyền hình này cũng khác nhau. Sự phát triển bước đầu non trẻ của truyền hình ở địa phương chỉ là vấn đề về dữ liệu – một trải nghiệmthú vị tự nhiên – mà các nhà kinh tế học mong muốn được khám phá. Các nhà kinh tế học được nhắc đến ở đây chính là cặp bạn trẻ người Mỹ, Emily Oster và Robert Jensen. Bằng cách tìm hiểu sự thay đổi ở các làng khác nhau dựa trên việc làng đó đã có truyền hình cáp để xem hay chưa và thời điểm xuất hiện phương tiện truyền thông này mà họ có thể đưa ra mức độ ảnh hưởng của TV đối với phụ nữ Ấn Độ. Họ khảo sát số liệu từ một cuộc thămdò của chính phủ trên 2.700 hộ gia đình, hầu hết đều sống ở nông thôn. Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được hỏi về phong cách sống, sở thích và các mối quan hệ gia đình. Và họ phát hiện ra rằng, những phụ nữ được tiếp cận với truyền hình cáp sớm hơn bộc lộ một thái độ ít khoan dung hơn với hành động bạo hành phụ nữ, thái độ sùng bái con trai giảm đáng kể, và có xu hướng thực hành sự tự chủ của bản thân hơn. TV, theo một cách nào đó, đã tiếp sức cho phụ nữ mà bản thân chính phủ cũng không hình dung được khi họ phát triển hệ thống truyền hình. Nguyên nhân của sự thay đổi này là gì? Có phải phụ nữ Ấn Độ trở nên độc lập hơn sau khi được nhìn thấy cuộc sống của những người phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới bước ra từ chiếc TV - những phụ nữ ăn vận trang phục mà họ thích, tiêu tiền theo cách họ muốn và được đối xử không giống như một vật sở hữu hay một chiếc máy đẻ? Hay phải chăng những chương trình ấy đơn giản là khiến những người phụ nữ nông thôn cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận với người thực hiện khảo sát của chính phủ rằng họ đang bị đối xử một cách tàn tệ? Có thể hiểu được lý do vì sao người ta hay hoài nghi về dữ liệu trong các cuộc khảo sát cá nhân. Bởi thường có một hố sâu ngăn cách giữa câu trả lời và hành động trên thực tế của người được hỏi. (Theo ngôn ngữ kinh tế, đó là hai hành vi được biết đến với tên gọi là những sở thích được tuyên bố và những sở thích được phơi bày). Hơn nữa, nếu là một khảo sát vô thưởng vô phạt – khảo sát của chính phủ ở đây là một trường hợp như thế - rất có thể số lượng câu trả lời không trung thực sẽ rất lớn. Thậm chí những câu trả lời ấy diễn ra một cách vô thức, bởi các đối tượng được hỏi đơn giản chỉ đánh dấu vào các câu trả lời mà họ nghĩ rằng người khảo sát muốn nghe. Nhưng khi bạn có thể kiểm chứng những sở thích được phơi bày, hay những hành vi trên thực tế, thì bạn sẽ thấy mọi việc rất khác. Đó chính là điểm mà Oster và Jensen phát hiện ra bằng chứng thuyết phục của sự thay đổi thực sự. Tỷ lệ sinh của những gia đình Ấn Độ có truyền hình cáp thấp hơn so với những gia đình không có phương tiện truyền thông này. (Ở một đất nước như Ấn Độ, tỷ lệ sinh nở thấp hơn thường đồng nghĩa với sự tự chủ hơn cho phụ nữ và hạn chế những nguy cơ về sức khoẻ.) Các gia đình có ti vi có xu hướng cho con đi học lâu hơn, tương ứng với việc các cô bé được coi trọng hơn, hoặc ít nhất là được đối xử bình đẳng hơn. (Điều đặc biệt là tỷ lệ này đối với các cậu bé lại không hề thay đổi). Những con số hiếm hoi này khiến bộ dữ liệu cuộc khảo sát cá nhân trở nên đáng tin hơn. Rõ ràng là truyền hình cáp đã thực sự truyền thêm sức mạnh cho phụ nữ nông thôn của Ấn Độ, ngay cả ở những nơi mà sự khoan dung đối với nạn bạo hành gia đình vẫn chưa kịp vươn tới. Hoặc có thể đơn giản là vì các ông chồng quá mải mê xem bóng chày. Khi thế giới khật khừ tiến tới kỷ nguyên hiện đại, nó phát triển ngày một đông đúc và vội vã. Hầu hết các cuộc mở rộng đều diễn ra ở các thành phố như London, Paris, New York và Chicago. Chỉ tính riêng ở nước Mỹ, các thành phố đã tăng lên 30 triệu dân trong thế kỷ XIX, một nửa trong số đó xuất hiện chỉ vỏn vẹn trong 20 năm cuối thế kỷ. Bản thân sự gia tăng dân số và sự dịch chuyển của cải vật chất đi kèm với nó, từ nơi này sang nơi khác, làm nảy sinh một vấn đề phức tạp. Phương thức vận chuyển chính sản sinh ra một loạt các sản phẩm phụ mà các nhà kinh tế học gọi là những ảnh hưởng ngoại biên tiêu cực, bao gồm sự tắc nghẽn giao thông, chi phí bảo hiểm tăng cao, và quá nhiều tai nạn giao thông chết người. Mùa màng thể hiện rõ nét trong bữa cơm gia đình, đôi khi được thể hiện bằng việc giá xăng dầu và lương thực tăng, kéo theo tình trạng khan hiếm. Tiếp đến là vấn đề về ô nhiễm không khí và nhiễm độc chất thải, hiểm họa đối với môi trường cũng như các nguy cơ về sức khỏe con người. Chúng ta đang bàn về vấn đề xe cộ phải không? Không, không phải. Chúng ta đang nói về ngựa. Ngựa, người bạn linh hoạt và khỏe khoắn của con người từ xa xưa, trở thành con vật hữu ích theo rất nhiều cách khác nhau khi các thành phố hiện đại đua nhau mọc lên như nấm: kéo xe hàng và xe chở khách, vận chuyển vật liệu xây dựng, bốc dỡ hàng hóa từ tàu và thuyền, thậm chí hỗ trợ quá trình sản xuất đồ gia dụng, kéo dây cáp, sản xuất bia và quần áo. Nếu cô con gái yêu dấu của bạn bị bệnh nguy cấp, bác sĩ sẽ lao đến nhà bạn trên lưng ngựa. Nếu một đám cháy bùng phát, nhân viên cứu hỏa cưỡi ngựa phi trên phố mang theo bình xịt cứu hỏa. Tính đến thế kỷ XX, thành phố New York có khoảng 200.000 con ngựa, tức là cứ 17 người thì có một con ngựa. Nhưng, hãy xem những rắc rối mà lũ ngựa gây ra! Những toa xe hàng ngựa kéo gây tắc đường kinh khủng, và khi một con ngựa bị gãy chân, thường thì người ta phải bắn chết nó ngay tại chỗ. Điều này còn gây ra sự ùn tắc tồi tệ hơn. Rất nhiều chủ ngựa mua bảo hiểm cho ngựa, chính vì vậy, để đảm bảo không có gian lận, quy định đặt ra là phải có bên thứ ba xác nhận cái chết hợp lệ. Nghĩa là phải chờ cho đến khi cảnh sát, bác sĩ thú y hoặc Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoa Kỳ (ASPCA) đến chứng nhận. Ngay cả khi ngựa đã chết cũng không giải tỏa được ùn tắc. “Cực kỳ khó xử lý những con ngựa chết,” giáo sư về các phương tiện giao thông Eric Morris viết. “Kết quả là, nhân viên môi trường đô thị thường phải chờ cho đến khi xác ngựa thối rữa mới có thể dễ dàng xẻ nhỏ con ngựa ra nhiều phần và dọn đi.” Tiếng ồn do bánh xe bằng sắt nghiến đường và tiếng ngựa hí cũng gây rất nhiều phiền toái - nó là nguyên nhân phổ biến của tình trạng căng thẳng thần kinh - điều này khiến một vài thành phố quyết định cấm ngựa lưu thông xung quanh bệnh viện và một vài khu vực nhạy cảmkhác. Còn nữa, việc tháo toa xe hàng ra khỏi ngựa cũng rất dễ gây khiếp đảm, nó không hề đơn giản như khi bạn nhìn thấy trên phim ảnh, đặc biệt khi đường trơn và đông người. Năm 1900, tai nạn do ngựa gây ra đã cướp đi sinh mạng của 200 người New York, cứ 17.000 dân lại có một người thiệt mạng trong tai nạn do ngựa gây ra. Năm 2007, tỷ lệ tai nạn giao thông là 1/30.000 (274 người thiệt mạng trong các tai nạn giao thông do xe cộ gây ra). Như vậy, tỷ lệ người New York bị thiệt mạng trong tai nạn do ngựa gây ra vào năm 1900 gấp gần hai lần so với tỷ lệ người thiệt mạng do xe cộ gây ra ngày nay. (Tiếc là không có thống kê nào về tỷ lệ người chết do cưỡi ngựa khi say rượu, nhưng chúng ta cũng có thể ước chừng con số đó không hề nhỏ.) Điều tệ hại hơn tất cả chính là phân ngựa. Trung bình một con ngựa thải ra gần 11 kg chất thải mỗi ngày. Khoảng 200.000 con ngựa sẽ thải ra 2,1 triệu tấn phân. Mỗi ngày! Lấy đâu ra chỗ chứa phân ngựa? Nhiều thập kỷ trước đấy, khi các thành phố chưa có quá nhiều ngựa như lúc này, đã xuất hiện khu “chợ làm chức năng mua phân ngựa”, ở đó nông dân đến chở phân ngựa (bằng ngựa, tất nhiên) về bón cho ruộng của mình. Nhưng khi số lượng ngựa ở các thành phố bùng phát, thì phân ngựa trở nên thừa mứa. Ở các bãi đất trống, phân ngựa chất thành từng cột cao hàng 18 mét. Phân ngựa dày trên đường hằn thành rãnh dài như khi trời có tuyết. Vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên tận thiên đàng; khi trời mưa, những vũng lầy phân ngựa ngập ngụa lên cả vỉa hè và ngấm vào tận các tầng hầm nhà dân. Ngày nay, khi bạn chiêm ngưỡng những ngôi nhà quý tộc xưa với hiên nhà trang nhã, phòng khách kiêu hãnh, cao hơn hẳn so với mặt đường thì hãy nhớ rằng chúng được thiết kế như vậy là để chủ nhân của các ngôi nhà có thể đứng cao hơn so với “bãi biển phân ngựa” dưới chân. Phân ngựa còn ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe con người. Chúng là nguồn thức ăn dồi dào cho hàng tỷ loại ruồi nhặng mang trong mình những mầmdịch bệnh chết người. Chuột và những loài sâu bọ khác đào bới trong đống phân ngựa để tìm kiếm những hạt ngũ cốc chưa tiêu hóa hết, và những loại thức ăn cho ngựa - lúa mạch - trở nên đắt đỏ hơn vì nhu cầu thức ăn cho ngựa tăng cao. Vào thời ấy, chẳng có ai lo lắng việc trái đất nóng lên nhưng nếu có, thì rất có thể ngựa sẽ trở thành Kẻ thù số một của loài người do phân ngựa sinh ra khí methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính khủng khiếp. Năm 1898, thành phố New York đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế về quy hoạch đô thị đầu tiên. Nội dung chủ yếu là giải quyết vấn đề liên quan đến phân ngựa, vì tất cả các thành phố lớn khác trên thế giới đều đứng trước cuộc khủng hoảng tương tự. Nhưng không tìm được giải pháp nào khả dĩ. “Vấp phải cuộc khủng hoảng này,” Eric Morris viết, “hội nghị quy hoạch đô thị tuyên bố thất bại và giải tán sau 3 ngày làm việc thay vì 10 ngày như dự kiến.” Tất cả các thành phố lớn trên thế giới đều lâm vào một tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, họ không thể thiếu ngựa đồng thời cũng không thể chung sống với ngựa. Và rồi vấn đề nan giải bỗng biến mất. Không phải do các chính phủ đưa ra được giải pháp, cũng chẳng phải có phép lạ nào can thiệp. Số lượng ngựa ở các thành phố không tăng lên không phải nhờ những cuộc biểu tình của đám đông nhằmthể hiện lòng vị tha hay sự tự kiềm chế, bất chấp những lợi ích do ngựa mang lại. Vấn đề được giải quyết nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Không, cũng không phải là phát minh xử lý chất thải của ngựa. Ngựa bị đẩy lui ra các vùng ngoại ô vì sự xuất hiện của xe điện và xe hơi, cả hai loại phương tiện này đều cực kỳ sạch sẽ và rõ ràng là tiện ích hơn. Xe hơi, với giá thành rẻ hơn và tiện dụng hơn xe ngựa được tuyên bố là “vị cứu tinh của môi trường”. Các thành phố trên thế giới có thể thở phào nhẹ nhõm - cuối cùng họ không còn phải bịt mũi nữa - và lại tiếp tục tiến bước phát triển. Câu chuyện, tiếc thay, lại chưa dừng ở đó. Những giải pháp đã cứu thế kỷ XX dường như lại lâm vào tình thế hiểmnghèo ở thế kỷ XXI bởi vì xe hơi và xe điện bản thân chúng lại mang trong mình những tác động ngoại biên tiêu cực. Lượng khí carbon từ hơn 1 tỷ chiếc xe hơi và hàng nghìn lò đốt than đá thải ra trong một thế kỷ qua dường như đã làmtrái đất nóng lên. Cũng giống như hoạt động của ngựa trước đây đã từng đe dọa bước tiến của nhân loại, thì nay, xuất hiện một nỗi lo ngại, rằng hoạt động của con người cũng tạo ra nguy cơ tương tự. Martin Weitzman, một nhà kinh tế môi trường của Đại học Harvard đã chứng minh rằng, có khoảng 5% nguy cơ nhiệt độ trái đất sẽ tăng đến độ “đủ để phá hủy hành tinh Trái đất mà chúng ta đang sống.” Ở một vài lĩnh vực - như truyền thông chẳng hạn, không bao giờ gặp phải tình thế mà nó không tiên lượng trước - thì thuyết định mệnh thậm chí còn có đất phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Có lẽ điều này cũng không quá ngạc nhiên. Khi giải pháp cho một vấn đề không xuất hiện ngay trước mắt chúng ta, thì rất dễ kết luận rằng không có giải pháp nào xuất hiện hết. Nhưng lịch sử đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng những giả thuyết như vậy là hoàn toàn sai lầm. Không thể nói rằng thế giới hoàn hảo. Cũng không thể nói rằng tất cả mọi sự phát triển đều tốt đẹp, ngay cả khi sự phát triển của xã hội sản sinh ra những sản phẩm không thể thiếu được đối với một số người. Đó là lý do tại sao nhà kinh tế học Joseph Schumpeter đã gọi chủ nghĩa tư bản là “một sự phá hoại sáng tạo”. Nhưng loài người có khả năng kỳ diệu là luôn tìm ra những giải pháp công nghệ có khả năng hóa giải các vấn đề, và điều này có vẻ đúng với trường hợp trái đất nóng lên. Chẳng phải vì vấn đề này ít nghiêm trọng. Chẳng qua chỉ là sự khéo léo của con người - khi gán cho vấn đề này một động cơ thích đáng - nhất định sẽ khiến nó trở thành một vấn đề hệ trọng hơn. Thậm chí đáng khích lệ hơn, thay đổi công nghệ ngày càng đơn giản hơn, và vì vậy, có giá thành thấp, hơn cả những tiên đoán điên rồ nhất của các nhà tiên tri. Thực vậy, trong chương cuối cùng của cuốn sách, chúng ta sẽ gặp một nhóm những nhà phản kỹ sư, những người đã phát triển không chỉ một mà là hai giải pháp cho vấn đề trái đất nóng lên, cả hai đều có giá rẻ hơn doanh thu bán hàng của hàng trăm con ngựa thuần chủng Keeneland trong nhà bán đấu giá ở Kentucky. Phân ngựa, bỗng nhiên trở nên có giá, đến mức nhiều ông chủ nông trại ở Massachussetts phải gọi cảnh sát để ngăn người hàng xóm chở phân ngựa đi. Người hàng xóm thì cho là có sự hiểu lầm ở đây, rằng ông ta đã được người chủ cũ cho phép. Nhưng người chủ hiện tại cũng không chịu lùi bước, mà ngược lại, đòi ông hàng xóm phải trả 600 đô-la mới được mang phân ngựa đi. Người hàng xóm mê phân ngựa này là ai vậy? Không ai khác chính là Martin Weitzman, một nhà kinh tế học với những dự báo nghiêm trọng về tình trạng trái đất nóng lên. “Xin chúc mừng,” một đồng nghiệp viết cho Weitzman khi câu chuyện này được đăng tải trên báo chí. “Hầu hết các nhà kinh tế học mà tôi biết đều là những nhà xuất khẩu ròng phân ngựa. Và bạn, có vẻ như là một nhà nhập khẩu ròng.” Chế ngự được vấn đề phân ngựa... những hiệu quả không lường của truyền hình cáp... những hiểm nguy khi đi bộ trong tình trạng say rượu: có gì trong số đó liên quan đến kinh tế học? Thay vì tư duy theo kiểu một vấn đề “kinh tế”, tốt hơn hãy coi chúng là những câu chuyện minh họa cho “phương pháp tiếp cận kinh tế.” Đó là khái niệm do Gary Becker - nhà kinh tế học lâu nămthuộc trường Đại học Chicago, người được trao giải Nobel năm 1992 - đưa ra, giờ đã trở nên thông dụng. Trong bài diễn văn nhận giải, ông giải thích rằng phương pháp tiếp cận kinh tế này “không thừa nhận việc con người bị thúc đẩy chỉ bởi tính ích kỷ hay hiếu thắng. Đó là một phương pháp phân tích, không phải là sự thừa nhận về những động cơ cụ thể nào... Hành vi của con người được thực hiện bởi một loạt các giá trị và sở thích phong phú hơn nhiều.” Becker bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghiên cứu về những đề tài không phải là đặc trưng của ngành kinh tế học như: tội ác và sự trừng phạt, nghiện ma túy, sự phân chia thời gian, chi phí và lợi nhuận của các đám cưới, sự nuôi dạy con cái, vấn đề ly hôn. Hầu hết các đồng nghiệp của ông đều không để mắt tới những vấn đề này. “Trong thời gian dài, những việc làm của tôi bị hầu hết các nhà kinh tế học hàng đầu tẩy chay hoặc kịch liệt phản đối. Tôi bị coi là kẻ ‘lạc loài’ và có lẽ không phải là một nhà kinh tế học chân chính.” Ông nhớ lại. Ừm, nếu những gì Gary Becker làm“không phải là đặc trưng của ngành kinh tế học”, thì chúng tôi lại càng muốn thực hiện chúng. Nói cho đúng, những gì Becker đã làm trước đây thì ngày nay được biết tới với tên gọi kinh tế học hài hước - sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận kinh tế với một “góc nhìn lém lỉnh”, sự hài hước - nhưng ở thời điểm đó, người ta còn chưa kịp phát minh ra từ này. Phát biểu trong lễ trao giải Nobel, Becker cho rằng phương pháp tiếp cận kinh tế không phải là vấn đề chính, cũng không phải là một thuật toán lý giải “nền kinh tế”. Hơn thế, đó là một quyết định khám phá thế giới với một góc nhìn hơi khác biệt một chút. Đó là một hệ thống mô tả cách thức con người đưa ra những quyết định và cách thức mà họ thay đổi suy nghĩ; tại sao họ lại yêu và cưới một người nào đó; tại sao họ lại hận và thậmchí giết chết một ai đó; hay như khi đứng trước một cọc tiền, người ta sẽ ăn trộmnó, để mặc đấy, thậm chí còn cho thêmtiền của mình vào; tại sao người ta sợ hãi một điều và khát khao một điều gì khác dù chỉ sai khác so với cái đầu tiên một khoảng cách mỏng manh bằng sợi tóc; tại sao họ trừng phạt một người vì hành vi nào đó, trong khi lại tưởng thưởng cho người khác có cùng hành vi tương tự. Làm sao nhà kinh tế học có thể lý giải tất cả những quyết định như thế? Tất cả thường đều bắt đầu bằng việc tích lũy thông tin, nhập tâm những thông tin ấy, sắp xếp chúng một cách không chủ đích hoặc cũng có thể bỏ quên những thông tin ấy ở đâu đó trong bộ nhớ. Một bộ dữ liệu tốt có thể phải được tích lũy rất lâu trước khi có thể phân tích được hành vi của con người cũng như lý giải được mọi câu hỏi xung quanh vấn đề đó. Công việc của chúng tôi trong cuốn sách này là đi trả lời những câu hỏi như thế. Nó cho phép chúng tôi mô tả, ví dụ như, cách phản ứng của một bác sĩ chuyên khoa ung thư điển hình hay một tên khủng bố hay một sinh viên đại học trong những hoàn cảnh cụ thể và tại sao lại như vậy. Một vài người có thể cảm thấy không dễ dàng khi lý giải các hành vi thất thường của con người bằng các con số xác suất thống kê lạnh lùng. Ai trong số chúng ta lại muốn mô tả bản thân bằng từ “điển hình”? Ví dụ như nếu bạn cộng tất cả đàn ông và đàn bà trên trái đất này vào với nhau, thì bạn sẽ phát hiện ra trung bình một người trưởng thành “điển hình” sẽ có một nửa bầu ngực và một nửa dương vật - Vậy liệu có bao nhiêu người trên trái đất này phù hợp với sự miêu tả ấy? Nếu người yêu của bạn bị chết trong một tai nạn giao thông do lái xe say rượu, thì cảm xúc của bạn sẽ thế nào khi biết rằng đi bộ khi uống say còn nguy hiểm hơn nhiều? Nếu bạn là một cô dâu trẻ người Ấn Độ, người sau này sẽ bị chính chồng mình thiêu sống, thì bạn sẽ vui ra sao khi biết truyền hình cáp đã truyền thêm sức mạnh cho các cô dâu Ấn Độ điển hình? Những sự đối lập này đúng và có thật. Nhưng luôn luôn có những ngoại lệ trong bất cứ quy tắc nào, và biết được quy tắc cũng là một điều tốt. Trong thế giới phức tạp này, khi bất cứ ai cũng có thể có những hành vi bất quy tắc trong rất nhiều trường hợp cụ thể, sẽ rất tuyệt nếu khám phá được điều ẩn sâu bên dưới những hành động ấy. Điểm xuất phát của hành trình tìm kiếm này tốt nhất là nắmbắt được những gì đang diễn ra tính theo trung bình? Để làm được điều này, chúng ta phải tách biệt bản thân khỏi những cách tư duy thông thường của mình - những quyết định hàng ngày, những luật lệ, những tiết chế của bản thân - dựa trên những ngoại lệ và những hoàn cảnh bất thường hơn so với hiện thực. Hãy trở lại năm 2001, mùa hè nămấy ở nước Mỹ được mô tả là Mùa hè Cá Mập. Giới truyền thông kể những câu chuyện rùng rợn về những vụ tấn công đẫm máu mà cá mập là thủ phạm. Đỉnh cao là câu chuyện về Jesssie Arbogast, một cậu bé 8 tuổi trong khi đang thả mình tận hưởng làn nước ấm áp của vịnh nước cạn Pensacola bang Florida, thì bị một con cá mập ngoạm mất cánh tay phải và một bắp đùi. Tạp chí Time chạy một bài trên trang nhất về những vụ cá mập tấn công. Đây là phần mở đầu dẫn dắt vào bài báo: Những con cá mập lừ lừ tiến đến mà không hề báo trước. Có ba cách tấn công: cắn-và-bỏ chạy, sáp lại-ngoạm và lén lút tấn công. Chiêu cắn-và-bỏ chạy được sử dụng nhiều nhất. Cá mập nhìn thấy bàn chân của con người, nhầm tưởng là cá nên chạy lại cắn một nhát trước khi kịp nhận ra đó không phải là con mồi thường ngày của mình. Thấy sợ không? Những người hay hoảng hốt có thể sẽ không bao giờ lại gần biển nữa. Nhưng bạn đoán xem có bao nhiêu vụ cá mập tấn công thực sự diễn ra trong năm đó? Hãy đoán một con số - sau đó chỉ lấy một nửa con số mà bạn vừa đoán, và rồi lại chia hai thêm vài lần nữa. Tính trong cả năm 2001, trên toàn thế giới chỉ có 68 vụ cá mập tấn công, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Những số liệu thực về các vụ cá mập tấn công không chỉ thấp hơn nhiều so với ấn tượng mà giới truyền thông kích động tạo ra; mà nó thậm chí còn không cao hơn so với những năm trước đó và vài năm tiếp theo. Từ năm 1995 đến năm2005, trung bình mỗi năm có 60,3 vụ cá mập tấn công người trên toàn thế giới, năm nhiều nhất là 79 vụ và năm ít nhất là 46. Trung bình có 5,9 người chết mỗi năm, năm nhiều nhất là 11, thấp nhất là 3. Nói cách khác, những dòng tin trên trang nhất về các vụ cá mập tấn công người trong suốt mùa hè năm 2001 có thể viết lại đơn giản như sau: “Cá mập Tấn công Trung bình trong Năm nay.” Nhưng nếu viết như vậy thì làm sao các báo có thể không bán được ấn phẩm của mình. Vậy là vào lúc này đây, thay vì nghĩ đến cậu bé đáng thương Jesssie Arbogast và thảm kịch mà cậu và gia đình đã phải đối mặt, bạn hãy nghĩ đến điều này: vào năm 2001, thế giới có hơn 6 tỷ người, chỉ 4 người trong số đó chết do bị cá mập tấn công. Có lẽ số người bị chết do xe ô-tô truyền hình thời sự gây tai nạn còn nhiều hơn thế. Trong khi đó, voi làm thiệt mạng hơn 200 người mỗi năm. Vậy tại sao chúng ta lại không “chết điếng người” khi đứng trước lũ voi? Rất có thể vì hầu hết nạn nhân của voi thường sống ở những nơi cách xa trung tâm truyền thông thế giới. Có lẽ cũng còn vài việc phải làm để thay đổi cả nhận thức mà chúng ta tiếp thu, lượm lặt được qua các bộ phim. Rất thân thiện, các chú voi đáng yêu chính là cảmhứng và nhân vật chính cho các bộ phimdành cho thiếu nhi (hãy nhớ đến bộ phim Babar và Dumbo); các bạn cá mập, trong khi ấy, không nghi ngờ gì nữa, lại là những con vật hung dữ, những sát thủ khát máu. Nếu cá mập có bất cứ mối liên hệ luật pháp nào, chắc chắn chúng sẽ yêu cầu một phiên tòa chống lại bộ phim Hàm Cá Mập. Nỗi sợ hãi do cá mập gây ra vào mùa hè năm 2001, cùng những nỗi khiếp đảm khiến người ta cứng họng ấy chỉ lắng xuống xảy ra vụ việc những tên khủng bố tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc vào ngày 11 tháng Chín. Gần 3.000 người bị chết vào ngày hôm ấy - tức là gấp khoảng 2.500 lần so với tổng số người chết do bị cá mập tấn công kể từ vụ tấn công đầu tiên được ghi nhận, trong vòng 16 thế kỷ. Bất chấp những thiếu sót, tư duy trên khái niệm tiêu chuẩn có những lợi thế riêng của nó. Trong cuốn sách này chúng tôi đã cố gắng hết sức để truyền tải những câu chuyện thông qua những dữ liệu được tích lũy hơn là giai thoại cá nhân, những chuyện kể bất thường một cách khác thường, sự bùng nổ xúc cảmdựa trên những thuộc tính đạo đức. Một vài người có thể lập luận rằng mọi con số thống kê đều có thể được dựng lên nhằm một mục đích nào đó, để bảo vệ những lý lẽ không thể bảo vệ được hay đơn giản là nói dối. Nhưng tiếp cận kinh tế hướng tới điều ngược lại: đề cập đến một chủ đề nào đó mà không khiến người nghe sợ hãi hay yêu thích, chỉ là để các con số tự thân nói lên sự thật. Chúng tôi không đứng về phía nào hết. Ví dụ như khi truyền hình xâm nhập vào một xã hội, chúng tôi đã chứng minh rằng về căn bản, nó có ích đối với những người phụ nữ nông thôn Ấn Độ. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi thừa nhận truyền hình có quyền năng hoàn toàn tích cực. Như các bạn sẽ được đọc trong Chương 3, sự xuất hiện của truyền hình ở Hoa Kỳ lại làm nảy sinh một sự thay đổi tàn phá xã hội. Tiếp cận kinh tế không có nghĩa là miêu tả thế giới theo cách mà bất cứ ai trong số chúng ta muốn nó là, như chúng ta sợ nó lẽ là, hay như chúng ta nguyện cầu cho nó trở thành - mà là giải thích thế giới đúng như hiện thực của nó. Hầu hết tất cả chúng ta đều muốn định dạng hoặc thay đổi thế giới theo một cách nào đó. Nhưng để thay đổi được thế giới, trước tiên bạn phải hiểu nó đã. Khi viết cuốn sách này, chúng tôi đã trải qua một năm khủng hoảng tài chính khó khăn, bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay nợ mua nhà dưới chuẩn ở Hoa Kỳ và lan rộng ra, như bệnh dịch hạch kinh tế lây nhiễm ra toàn thế giới. Phải có đến hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn cuốn sách được xuất bản về đề tài ấy. Nhưng đây không phải là một trong số những cuốn sách như vậy. Tại sao? Chủ yếu bởi vì kinh tế học vĩ mô và các khía cạnh phức tạp của nó cũng như các phần chuyển động đơn giản """