"Sáu Người Bạn Đồng Hành Tập 23: Chiếc Đại Dương Cầm - Paul Jacques Bonzon full prc pdf epub azw3 [Thiếu nhi] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sáu Người Bạn Đồng Hành Tập 23: Chiếc Đại Dương Cầm - Paul Jacques Bonzon full prc pdf epub azw3 [Thiếu nhi] Ebooks Nhóm Zalo SÁU NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ ... ...CHIẾC ĐẠI DƯƠNG CẦM PAUL JACQUES BONZON CUỘC PHIÊU LƯU THỨ HAI MƯƠI BA PHẠM THANH THÚY dịch HOA QUÂN TỬ thực hiện prc NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HÀ NỘI - 1997 ----------------------------- @inno14 thực hiện epub TIDOU, THỦLÃNH 14 tuổi rưỡi, anh cả trong một gia đình thợ thuyền, chủ nhân của con chó lai sói lông đen Kafi và là sếp sòng của nhóm "Sáu người bạn đồng hành". Tidou gốc người miền Nam nước Pháp, tóc đen, mắt sáng, rất đẹp trai, luôn mang trong mình dòng máu phiêu lưu, muốn khám phá đến tận cùng bí ẩn của sự việc, để mang lại công bằng đạo lý cho những con người không phương tự vệ. Là một người thẳng tính đến mức nóng nảy, Tidou luôn quyết đoán hành động. Ánh mắt của hắn chỉ dịu lại khi bắt gặp ánh mắt nhắc nhở của Mady, vì cô bé hắn sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình. Tidou quả xứng dáng với danh hiệu thủ lĩnh của Sáu người bạn đồng hành. MADY, NỮ TIÊN TRI Sắp 14 tuổi, rất duyên dáng với mái tóc màu nâu sẫm, mắt đen, nước da bánh mật... Tạo hóa đã ban tặng cho cô bé xinh đẹp này sự phán đoán mẫn tiệp và trực giác tuyệt vời. Ngoài nét xinh xắn trời cho, Mady còn được các chiến hữu phong tặng biệt hiệu "Nữ Tiên Tri" bởi giác quan thư sáu của một nữ thám tử. Thường song hành bên cạnh Tidou, cô bé nổi lên như một nhà hòa giải thông minh và góp phần quyết định trong mọi hành động khi đặc vụ đi vào bế tắc. Mady là một báu vật mà thượng đế ban phát cho nhóm6 người. TONDU, GIÁC ĐẤU 15 tuổi đúng, Tondu chỉ cần bỏ chiếc mũ bêrê ra là giống 1 chàng một dũng sĩ giác đấu La Mã với cái đầu trọc lóc không một sợi tóc dính da bởi căn bệnh hiểm nghèo thời bé. Mặc kệ bạn bè thắc mắc với cái đầu trọc của mình, Tondu tỉnh bơ trong vai trò một "giác đấu". Lớn tuổi nhất biết đấm đá, biết sửa chữa máy móc, xe cộ như một kĩ sự cơ khí, và nhất là biết liều lĩnh lúc cần thiết. Bằng phong cách đặc biệt của mình, Tondu là kẻ duy nhứt trong băng có thể "tàng hình" dễ dàng trong đámxã hội đen. GUILLE, NGHỆSĨ Sắp 15 tuổi, không thể lẫn lộn với ai bởi mái tóc đỏ độc đáo của mình. Là một thành viên chính thức từ những ngày đầu thành lập, chàng thámtử bất đắc dĩ Guille đến với băng nhómvới cây kèn Armonica trên môi và những bài thơ trong đầu. Tối kỵ với bạo lực, Guille đặt một chân dưới đất và một chân trên... mây, lãng mạn hóa mọi cuộc phiêu lưu nguy hiểm, trong bất cứ trường hợp nào cũng là nghệ sĩ giang hồ lãng tử. Nhưng có một điều chắc chắn, Guilie là nghệ sĩ - hiệp sĩ chứ không phải nghệ sĩ của thính phòng. GNAFRON, HỀXIẾC 13 tuổi rưỡi, còi xương bẩmsinh, tóc đen như lông quạ, rối nùi đến nỗi những cái lược phải chào thua không cách nào chải được. Theo truyền thuyết, Gnafron là tên một nhân vật đóng giày trong sân khấu múa rối Pháp, trong khi Gnafron của chúng ta trên thực tế cư ngụ trong một cư xá có hiệu đóng giày, thế là coi như chết luôn tên... cúng cơm. Tuy nhiên với bạn bè, Gna- fron không hề là "thợ giày” chút nào. Nó nổi tiếng là "Hề Xiếc" bơi ngoài hình dáng gây cười bên ngoài ra, nó còn là cây tiếu lâm số một của cả nhóm và... cực kỳ đại láu cá. Sự ma lanh thiên phú của nó luôn luôn gây bất ngờ cho các đặc vụ của Sáu người bạn đồng hành. BISTEQUE, ĐẦUBẾP Hơn 14 tuổi, tóc hạt dẻ, thấp lùn, má đỏ môi hồng, mặt... bánh bao nhưng còn còn lâu mới là con gái như Mady cho dù mang tên Bít tết. Sở dĩ cu cậu bị dính biệt hiệu như vậy cũng vì ông bố thân sinh ra nó là chủ nhân một cửa hàng thịt chế biến, mà trong đó các món bít tết, xúc xích bao giờ cũng được khách hàng có “tâmhồn ăn uống” ưa chuộng. Bisteque là thủ quỹ kiêmhậu cần của cả nhóm, chuyên cung cấp chất đạmcho các bạn sau những cuộc điều tra căng thẳng thần kinh. Có điều trong những cuộc mạo hiểm, đối với bọn bất lương, Bisteque khó xơi hơn bất cứ một... miếng BISTEQUE (bít tết) nào. KAFI, ĐẤUSĨ- VỆSĨ Gốc gác từ hoang mạc của một xứ Ả Rập xa xôi, Kafi có nguồn cội kỳ dị ngay lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi lưu lạc giang hồ sang miền Namnước Pháp. Với đôi tai dựng đứng, lưỡi thè lè, lông đen, đuôi rậm, bốn bàn chân đỏ như lửa, Kafi đúng là sản phẩm của hai dòng máu cha sói, mẹ chó nhà. Từ khi được cậu chủ Tidou nuôi nấng và dạy dỗ làm chó săn chuyên nghiệp, Kafi chưa bao giờ làm thất vọng nhóm Sáu người. Nó trung thành hết mực với Tidou, yêu quý Mady như người chủ thứ hai và là đại hung thần lúc ẩn lúc hiện làm bọn tội phạm kinh hôn táng đởm. Kafi là một "thámtử bốn chân" siêu hạng. Một Người mù trên cầu Saint-Vincent Ngày hôm đó là thứ năm, tháng 12, tôi quyết định đến thăm cô bạn gái Mady. Tôi sẽ mang cho cô ấy hai con tem của Camơrun mà bà hàng xóm mới cho. Bà có con trai là giáo viên tiểu học ở Camơrun. Đó là hại con tem đẹp tuyệt vời, mới tinh mà chắc chắn Mady chưa thể có. Tôi chắc cô sẽ thích lắmđây. Thời tiết bên ngoài dìu dịu và ẩm ướt, như quá "dịu đàng" so với mùa này. Trời không mưa nhưng những hè phố vẫn loáng ướt như sau một trận mưa rào. Tôi vào nhà và thấy cô nhỏ đứng trước bàn bếp, đang sắp xếp bộ tem. Hai con temtôi mang đến làmcô sướng điên, rồi cô chỉ cho tôi xem cuốn an-bom sưu tập mới, được đóng lại từ những tờ giấy trắng thừa còn lại ở các quyền vở cũ. Rồi cô quay sang chú ý đến Kafi lúc ấy đang ngấn ngơ đứng ngắmnhững hình chư nhật bé xíu nhiều màu sắc của cô. - Chú chó dũng cảmcủa ta, - Cô ômđầu chú rồi nói. - chắc mày phải thấy mùa đông ở Lyon buồn lắmnhỉ? Kafi nhìn cô, mắt rạng rỡ vuisướng, rồi nó quay đầu về phía cửa sổ. Mady cười phá lên: - A! Ta hiểu rồi, chú mày muốn đi dạo chứ gì? Sao lại không nhỉ? Sáng nay trời có lạnh lắmđâu? Cậu nghĩsao Tidou? Tôi chấp thuận ngay. Tôi rát thích đi dạo với Mady. Cô mặc thêmmột chiếc áo choàng mỏng rồi rủ tôi xuống bến sông Saône. Chúng tôi tản bộ trên cầu Saint- Vincent, Kafi nhảy nhót theo chúng tôi, sủa với xuống chiếc sàtan trôi chậmchạp dưới cầu. Đúng lúc chúng tôi vừa sang tới bờ bên kia thì có tiếng lốp ôtô phanh rít chói tai làmhai đứa giật bẳn mình. - Ôi lạy Chúa! - Mady kêu lên. - Chiếc xe tải nhỏ chất đầy rau quả vừa đỗ xịch giữa lòng đường. Người lái xe nhảy vội từ trên cabin xuống, mọi người chạy đồ xô tới. Còn người đàn ông bị nạn nằmngã xoài ra đường, chiếc vali nhỏ của ông đã tuột khỏi tay và cũng đang đồ kềnh bên cạnh. - Ôi! - Mady lại kêu lên. - Một chiếc gậy sơn trắng này. ông ấy bị mù. Chắc người lái xe đã không chú ý chăng? Ông già cố gắng đứng dậy, những người qua đường cũng xúmlại đỡ ông. Anh lái xe tải lo lắng hỏi: - Bác có bị thương không? Quả tình cháu không hề nghe thấy có tiếng va chạmnào, cháu tưởng cháu đa phanh kịp thời? - Tôi không sao đâu, - ông mù trả lời, - tôi cũng chưa hề bị đụng mà. Xe gây nhiều tiếng động mạnh quá khiến tôi cứ ngỡ nó chồm lên tôi rồi. Đó là lỗi của tôi, le ra tôi phải ở imtại chỗ chờ nó đi qua. Cơ mà tôi hoảng quá và đã trượt chân trên mặt đường trơn ướt. Quả tình ông già không hề bị đau đớn chỗ nào. Người lái xe bế ông lên và đưa ông qua đường, một bà theo sau xách chiếc vali nhỏ mà bà đã nhặt lên hộ. - Rất cảmơn các ông bà! - Người mù vừa xin lỗi vừa nói. - Đây thực sự là lần đầu tiên có chuyện thế này xảy đến với tôi. Người lái xe tải đã bỏ mặc chiếc xe giữa đường làm tắc nghẽn cả giao thông, anh ta vội chạy lại xe, mọi người cũng tản đần. Còn người mù cũng đã đi xa đọc hè phố, ông dò dẫm Chile gậy sơn trắng đề phát hiện chướng ngại vật. Tôi đưa mắt nhìn theo ông. ông đi được quãng một trăm mét bằng những bước đi khá nhanh và dứt khoát, rồi bỗng nhiên ông có vẻ như gặp khó khăn, ông không tìm thấy đường nữa sao? Bước đi của ông trơ nên ngập ngừng. Cuối cùng, ông phải đứng dựa vào tường rồi rút khăn mùi xoa ra tau trán. Mady níu tay tôi: - Có lẽ ông ấy ốmđấy! Chúng ta ra đó xemsao. Cô chạy về phía ông: - Thưa ông, - Cô nói sốt sắng. - bọn cháu trông thấy ông bị ngã trước mũi xe tải; có lẽ ông còn chưa bình tĩnh lại sau cơn xúc động đâu. ông có muốn bọn cháu đưa giúp ông về nhà không ạ? Ông mù cố gắng gượng mỉmcười. - Chẳng sao đâu, ông hơi khó ở một chút! Nghỉ ngơi vài phút là bình thường ngay thôi. Đó là một người đàn ông quãng sáu mươi tuổi có khuôn mặt gầy hóp, và cũng như mọi người mù khác, ông đeo một chiếc kính đen dày sụ. ông đội một chiếc mũ nồi xứ Bas-cơ để lộ ra những món tóc trắng sáng chói loà xoà. Chiếc áo khoác của ông đã sờn hết khuỷu, đó là một chiếc áo hai lớp cũ kỹ nhưng rất sạch sẽ. Tôi càng thấy lạ hơn nữa, cũng như Mady, trước kiều cách nói năng diễn đạt rất chọn lựa của ông. - Thôi các con ạ, ta cảmơn các con. Tạ đã thấy khá hơn nhiều rọi và không cần gì nữa đâu. Các con tiếp tục cuộc dạo chơi với chú chó to bự kia đi! - Ông biết bọn cháu có một con chó ư? Ông già mỉmcười yếu ớt: - Nó là một con chó rất to, phải không nào? Ta đoán ra qua tiếng thở của nó. Những người mù có đôi tài cực nhạy, các cháu biết rồi đấy! Họ nghe thấy những điều mà những người khác không nhạn thấy được. Bọn chó to không thở giống bọn chó con. Con chó của các cháu, nếu theo ta nghe thấy, thì nó vừa chạy tới phải không, hơi thở của nó còn dồn dập lắm. Ta còn cuộc được rằng nó là một con becgiê kiều chó sói nữa. Sự suy đoán này làmchúng tôi kinh ngạc. - Vậy ông yêu thích chó không? - Mady hỏi. - Tất cả mọi người mù đều rất yêu chó! Rồi ông nóisau một tiếng thở dải: - Ta mất chú chó của ta tuần trước, hẳn là nó bị xe cán rồi. Ta cho phép nó xuống sân chơi, chắc nó đã chạy ra phố. Tuy nhiên nó là một chú chó thận trọng lắm cơ! Nó đã dẫn ta đi khắp thành pho Lyon này. Tôi nghiệp Briquet! Một con vật mới tốt bụng làm sao... Thế còn chú chó của các cháu tên là gì? - Kafi ạ. - Ta có thể vỗ về nó một chút được không? - Nó chỉ chờ có thế thôi ông ạ Ông mù duỗi tay ra. Kafi sẵn sàng chờ nhưng cái ve vuốt của ông, nó thậm chí còn liếm tay ông nữa - điều mà rất hiếm khi chú lam vơi người lạ. Rất đỗi xúc động, ông mù để một giọt nước mắt lăn xuống má từ dưới cặp kính đen. - Kafi dũng cảmcủa ta! - ông thở dài - Ta cũng đã đoán được rằng con không hề độc ác mà! Rồi ông cố sức đứng vững lại. - Bây giờ thì ta cảmthấy khoẻ khoắn hoàn toàn rồi, ta có thể tiếp tục đi. Một lần nữa cảmơn các con. Các con đi chơi vui vẻ nhé! Ông chìa tay cho chúng tôi bắt rồi cố bước đi cho thật vững. - Tội nghiệp ông già! - Mady thở dài. - ông ấy có vẻ không muốn ai đưa về tận nhà. Song ông còn nhợt nhạt lắm! Thôi, miễn là không có điều gì xảy đến với ông ấy nữa! *** Cuộc gặp gỡ đó cứ ám ảnh tôi mãi. Buổi chiều, tại căn cứ, tôi đã kề lại câu chuyện gặp gỡ ban sáng cho các bạn. Người đàn ông đáng thương đứng không vững ấy có thề lại ngã một lần nữa sau khi chúng tôi bỏ mặc ông. Tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm, vì đã không cố nài để được đưa ông về nhà. Ngày hôm sau và cả hôm sau nữa, tôi vẫn còn nghĩ tới ông ấy, tôi lo lắng tới những gì xảy đến với ông. Hôm chủ nhật, khi đang tự hỏi liệu có nên dạo quanh bến sông Saône để xem có gặp lại ông không, bỗng Kafi sủa ầm ĩ, có tiếng bước chân lên cầu thang. Thật ngạc nhiên lầmsao! Hoá ra đó là Mady! Hiếm khi tôi gặp cô vào chủ nhật lắm, cô thường hay đi chơi với bố mẹ vào những ngày này. Cô có cái vẻ bối rối kỳ lạ làmtôi ngạc nhiên. - Tidou này, cậu có biết tại sao mình tới đây không?... ông mù trên cậu Saint-Vincent ấy, cậu còn nhớ chứ? ờ, mà thật dở hơi, mình không lúc nào hết lo lắng cho ông áy! Vừa đêmqua trong lúc mơ, mình như nghe thấy tiếng rít hai hùng của phanh xe tải. Mình chắc rằng ông già bat hạnh đã bị một cú không vừa đâu. Nếu cậu muốn... Tôi chẳng để cho cô kịp nói hết câu. - Mình hiểu rồi, Mady ạ! Thế là chúng tôi cùng chung một ý nghĩ, và vì thế cô ấy đã cảmthấy nhẹ người. Song, làmsao tìmđược ông già tóc bạc ấy bây giờ? - Có lẽ mọi người trong khu phố biết ông đáy, - Mady nói - bọn mình đi hỏi thử xemsao. Tôi khoác vội măng-tô rồi cùng cô và Kafi lên đường. Từ hômthứ năm, thời tiết đã thay đổi. Cái lạnh cắt da đã thay thế tiết trời ẩmướt. Và đêmcòn có băng giá. Một đợt gió dông, rất hiếmthấy ơ Lyon, tưởng cứa đứt được cả tai bạn. Lúc rời phố Mảnh Trăng, cả Mady và tôi thọc sâu tay vào túi áo, còn Kafi thì xù bộ lông ấm áp đẹp đẽ lên để chống đỡ với cái lạnh gai người. Bến sông Saône vắng ngắt. Còn vài ba người qua đường hiếm hoi thì chẳng ai cho chúng tôi một chỉ dẫn nào cả. Tuy vậy, ở một góc quảng trường Saint-Paul, ông chủ tiệm cà phê cũng lên tiếng. - Một người mù tóc bạc ư?... Hay xách chiếc vali nhỏ à? Đúng rồi, tôi biết các cháu nói tới ai rồi! Có lần tôi gặp ông ấy trên con dốc Saint-Barthémy đấy. Các cháu thử tới đó xemsao. Chúng tôi biết con dốc Saint- Barthémy, chạy thẳng lên ngọn đồi Pourvière. Thật không may, là nó vắng ngắt như tờ, có lẽ cũng vì thời tiết xấu. Chúng tôi chỉ gặp có ba người đang lên nhà thờ, họ lại chẳng phải dân ở đây nên không biết gì về người mù cả. Cuối cùng, tôi dừng lại hỏi một người đàn ông đang lúi húisửa xe. ông ta lên tiếng: - À, ông già mù ấy hả? "ông mù xách vali", dân phố gọi thế đấy! ông ta sống trong ngôi nhà cũ kỹ kia kìa. Các cháu cứ vao thẳng trong sân đi, thế nào cũng có người chỉ dẫn. Ngôi nhà mà người đàn ông chỉ là một toa nhà cũ kỹ bon tầng, trông tróc lở đến thảmhại và ở trong tình trạng xuống cấp tới mức đáng bỏ đi từ lâu rồi. cồng ra vào có hai cánh như có mỗi một bản lề, xệ nghiêng xuống rất chênh vênh nguy hiểm, ờ một ô cửa sổ, những tấm bìa được cài vào thay cho các ô kính vỡ. Ban công tầng hai gỉ hoen bong lở đến mức tôi chẳng đời nào dám mạo hiềm bước lên. Tuy nhiên, nhìn vào lối kiến trúc cầu kỳ, ta cũng đoán ra được rằng ngôi nhà này xưa kia sang trọng lắm. Mady ngạc nhiên nhìn tôi: - Không thể thế được, Tidou ạ! ông mù hômtrước trông chỉn chu sạch sẽ lắmcơ mà. Ông ấy mà sống trong ngôi nhà này ư? Cồng dẫn vào hành lang trông ra sân, tới đó, Mady phải lùi lại đề toi đi trước. Sân tối om, ngồn ngộn những túi giẻ rách, xe bò kéo, bánh xe đạp, balô rách... Một người đàn bà đang giặt quần áo trong một chiếc bồn tắm trẻ con, dưới vòi nước. Thấy chúng tôi hỏi thăm, bà ta nói: - À, tìmlão mù chứ gì! Tầng trên cùng, bên phải!... Mà chắc chúng mày không gặp lão ấy đâu. Hai ba ngày nay chẳng ai thấy lão ta... Tôi và Mady đưa mắt nhìn nhau. Đã hai ba ngày rồi ư? Có nghĩa là từ hôm thứ năm! chẳng lẽ ông ay đã không đủ sức lê nồi về nhà mình sao? Nắmchặt tay Mady, tôi bước lên cầu thang tối omcũ kỹ. Dò dẫm từng bậc từng bậc một, cuối cùng chúng tôi cũng lên được tầng trên cùng, cũng hư hỏng chẳng kém nhưng còn sạch sẽ. Mỗi cánh cửa vào mỗi phòng đều mang dấu ấn của sự sang trọng ngày xưa, nhưng liệu đã bao lâu rồi chúng không được đánh vecni lại? Đúng lúc tôi định gõ cửa căn phòng bên phải thì Mady giữ tôi lại: - Đừng Tidou, bọn mình đừng vào! Bây giờ mình nghĩ là mình đã hiểu. Hôm đó ông ấy đã cư nhất định không muốn ai đưa vệ, ông ấy không muốn đề mọi người biết ông ấy sống trong một xó tồi tàn thế này. Nếu bọn mình vào, ông ấy sẽ tức giận đáy! Mặc dù cô ngăn cản, nhưng tôi vẫn gõ cửa. Không hề có tiếng trả lời. Tôi lại đập cửa một lần nữa, mạnh hơn. - Ai đấy? - Một giọng nói vang lên. Tôi nhận ra đó là giọng ông mù, giọng ông có vẻ lo lắng. - Ai ngoài đó đấy? Có phải bà không, bà Tazergue? Tôi khó phân biệt bước chân bà quá! - Ông đừng sợ. - Mady kêu lên - bọn cháu là hai đứa đã nói chuyện với ông hôm thứ năm, sau lúc ông ngã ấy! Hôm đó bọn cháu dẫn một chú chó theo. Chúng cháu đến đây hỏi thămông mà! Qua cửa, tôi nghe thấy một tiếng thở phào nhẹ nhõm, rồi tiếng lách cách của chìa tra vào ồ khoá. ông mù xuất hiện, ông mặc một chiếc áo khoác như đang sắp sửa đi đâu, nhưng vẫn đề đầu trần và mái tóc bạc như cước của ông như toả ra một vầng hào quang bên trên khuôn mặt gầy guộc. - Sao?... Các cháu... sao lại ở đây? Ai chỉ đường cho các cháu đấy? - Người trên phố ông ạ, và một bà đang giặt dướisân. Ông giơ hai tay lên trời: - Ôi, các con tội nghiệp của ta! Các con dámphiêu lưu vào căn nhà ồ chuột này à? - Bọn cháu lo lắng quá. Hôm nọ bọn cháu cứ áy náy mãi là đã để mặc ông một mình. Người ta bảo rằng ông chẳng đi đâu từ hôm thứ năm. ông ốmạ? - Không hẳn là ốm, ta chỉ hơi bị bầmtímmột chút thôi. Ta đang nằm, hay chính xác hơn là đang "dán" trên giường lúc các cháu gõ cửa Ông gượng mỉmcười rồi đưa tay lên vuốt lại mái tóc trắng như cước cho nghiêmchỉnh, ông còn chỉnh lại chiếc ca vát. - Vào đi các con!... cả mày nữa, vào đi, chú chó tốt bụng của ta! Căn phòng mà chúng tôi bước vào rất rộng, giống như mọi căn phòng của các ngôi nhà cổ khác. Toàn bộ lớp thạch cao trên trần đã bọng tróc gần hết, để lộ lớp tatit bằng gỗ bên trên. Khó có thề định rõ màu của lớp giấy bồi tường nhưng ngay từ cái nhìn đầu tiên, vẻ sạch sẽ của căn phòng đã khiến nó gần như đối lập với những gì chúng tôi nhìn thấy trong khu nhà tồi tàn này từ nãy tới giờ. Hai cửa sổ mở xuống phố, từ đây có thể thấy hết các mái nhà, và nhìn rát xa, tới tận đồi Chữ Thập Hung. Trong một góc phòng có một chiếc giường gỗ, bên cạnh là một lò sưởi bằng gang chắc chắn đang nguội lạnh vì nhiệt độ trong phòng không ấmáp hơn ngoài trời chút nào. Song, điều đập vào mắt chúng tôi mạnh nhất là một đồ gỗ lớn nằmchính giữa phòng và được phủ cẳn thận một tấmvải trùmxuống tận sàn. - Các con đừng đề ý gì tới sự sắp xếp lộn xộn nhé! - ông mù lên tiếng, chắc ông đoán được cái nhìn của chúng tôi - Các con hãy lấy ghế và ngồi xuống!... Tha lỗi cho ta vì sự xúc động lúc mở cửa nhé! Ta ít khách lắm cơ! Hơn nữa ta cũng chẳng muốn... nhưng còn các con thì ta luôn sẵn sàng... ca chú chó của các con nữa! Ông đã mỉm cười, nhưng nụ cười vẫn nhợt nhạt chứng tỏ ông chưa hoàn toàn bình phục sau cú ngã. ông dò dẫm khua tay trong khoảng không để tìmKafi, rồi ong vuốt ve âu yếmnó hồi lâu. - Các con ạ, - ông thở dài. - ta xấu hổ lắmkhi đón tiếp các con trong ngôi nhà xấu xí như thế này! Các con sẽ nghĩ gì về ta đây? - Ông sống một mình ư? - Mady hỏi liều. - Chao ôi! Con gái ạ, phải, ta đã sống một mình từ ba tháng nay rồi. Bất hạnh làm sao cái ngày hôm ấy, ngày ta mất đi cô em gái sống cùng ta suốt bao nămtrời. - Bây giờ ai chămsóc, dọn dẹp, nấu nướng cho ông? - Bà hàng xóm, bà Tazergue ấy. Đó là một người đàn bà dũng cảm đã rủ lòng thương ta, bà ấy là người duy nhất hợp với ta trong toà nhà này, nhưng rồi ta cũng tự xoay sở được. Khi ta còn con chó, ta vẫn tự đi mua bán, thậm chí còn mua hộ cho cả bà ấy nữa, vì bà ấy đi lại khá khó khăn, ôi! Briquet đáng thương! Ta không ngờ rằng ta nhớ no ghê the! - Ông không định thay nó bằng một chú chó khác à? Ông mù thở dài đánh thượt: Tất nhiên là không có chó, ta di chuyển thật khó khăn. Cứ như ta bị mù gấp đôi ấy! Briquet đã nhìn hộ ta. Liệu ta có dũng cảmthay thế bằng một con khác không? vả lại, một con chó thì đắt lắm! Rồi tất cả cùng im lặng. Bất giác chúng tôi lại đưa mắt nhìn vật lạ được giấu kín dưới tám vải phủ một lần nữa. Ông mù như đã đoán được nỗi tò mò của chúng tôi. - Cái này làmcác con ngạc nhiên phải không? - ông vừa nói vừa sờ sờ tấmvải phủ. - Ta sẽ giải thích cho các con ngay đây! Thê là ông mù bắt đầu kể câu chuyện của mình, ông bị mù bẩm sinh, người ta đã gửi ông vào một trường đặc biệt đành cho người mù và ông đã học đọc bằng chữ noi. Thật bất hạnh, bố mẹ ông lại mất sớm, vậy là ông không thể tiếp tục việc học hành được nữa. ông sống cùng bà em gái kém ông vài tuổi, bà ấy đã gần như hy sinh cả đời mình để tận tâm tận lực chăm sóc ông. Khi họ tới sống ở đây, ngôi nhà còn sang trọng lắm. Nhưng rồi tới một mùa đông, những đợt mưa lớn đã làm sụt đất đồi Fourvière khiến cho nhiều ngôi nhà bên cạnh đã sụp hoặc nứt vỡ hết Quá khiếp sợ, dân sống trong khu nhà ông bỏ đi cả. Những người bình dân hơn, thậm chí cả những người không nhà cửa bắt đầu kéo đến ở. Rút cục, toà nhà lớn bị xâm chiếm hết bởi dân bán đồ cũ, dân nhặt giẻ rách, họ chất đống "hàng hoá" của mình trong sân. - Sao ông không rời đây đi? - Mady hỏi - Chao ôi, cô bé ơi, bố mẹ ta có để lại cho chúng ta nhiều tiền lắm đâu! Từ thời đó giá thuê nhà cũng đã rất đắt rồi. Hơn nữa, khu phố này đã quá gắn bó với ta, nó là của ta, của những khách hàng của ta. - Của khách hàng của ông ư? - Ừ phải, như rất nhiều người mù khác, ta đã học nghề so đây đàn pianô. Chính vì thế mà hôm trước lúc các con gặp ta, ta đang xách một chiếc vali đấy, ta xếp đồ nghề vào đó. Nhưng khách ngày càng ít Người ta chẳng còn mấy thời gian học đàn pianô nữa... hơn nữa, bây giờ ta đã mất chú chó rồi... Xin lỗi các con nhé, lẽ ra ta không nên nói với các con những chuyện buồn... ít nhất các con cũng không bị lạnh chứ? Đề tiết kiệmthan, ta đã không nhómlò sưởi, ta cứ khoác chiếc măngtô lên người như thế này này.. Rồi ông rướn người, dường như tiếc là đã thồ lộ những đau buồn của cuộc đời mình, ông đứng dậy dò dẫm đi về phía thứ đồ gỗ lớn đặt choán cả khoảng rộng giữa phòng. - Cũng may mà ta còn cái này! - ông vừa noi vừa tự hào lắc lắc mái tóc trắng muốt rất đẹp. Bằng một cử chỉ vung tay rộng, ông kéo tấm vải phủ, nó trượt xuống và rơi xuống đất. Một chiếc đàn pianô xuất hiện, đó là một chiếc đàn đồ sộ tới mực cả Mady và tôi chưa bao giờ trông thấy một chiếc giống thế. Nó có vẻ còn mơi và được giữ gìn rất cẩn thận. - Phải, - Ông mù giải thích.- đây là một chiếc đàn chơi trong cả dàn nhạc, một chiếc đại dương cầm. Rồi ông nói tiếp sau một lát ngừng lại: - Các con đã bao giờ nghe nói đến Liszt chưa? Liszt ư! Cái tên này không phải là không quen thuộc với tôi! ờ trường, thầy giáo tôi đã nhắc tới nó. Cộ đúng đó là tên của nghệ sĩ dương cầmvĩ đại không nhỉ? - Phải, đó là một nhạc sĩ vĩ đại. - Ông mù nói tiếp. - Nghệ sỹ dương cầm vĩ đại nhất của thế kỷ trước. Nhạc cụ tuyệt vời này là của ông ấy đấy. ông ấy đã dùng nó để soạn rất nhiều bản nhạc nồi tiếng. Khi Liszt vĩ đại rời Pháp, năm 1847, ông ấy đã để lại chiếc dương cầm cho một học trò mà ông yêu quý. Lúc người này chết, ông đã tặng cho một nhạc sĩ pianô mù, rồi tới lượt ông mù ấy giao lại cho ta trước lúc chết, thế là đã ba mươi nămtrôi qua rồi. Rồi, ông cúi xuống mặt gỗ đen sáng bóng: - Hơn nữa, các con nhìn đây này: 1843, nămsản xuất của chiếc đàn, và rồi hai chữ cái này nữa: F.L, dấu ấn của Franz Liszt. Nhạc cụ này vô giá! - Ôi! - Mady kêu lên. - Vậy ra ông không chỉ là thợ so dây đàn ư? ông cũng là nhạc sĩ? Một vẻ buồn bã chợt thoáng qua trên khuôn mặt người mù. - Lúc ba mẹ ta chết, ta buộc phải bỏ dở việc học hành, song ta vẫn vô cùng yêu âm nhạc, ta tiếp tục cặm cụi học một mình, chỉ cho mình thôi, để giải trí thôi. Ông vuốt ve âu yếm những phím đàn, rồi đột nhiên, khuôn mặt ông chợt đanh lại. ông vội vã thu tấm vải phủ rồi trùm ngay lên chiếc đàn. ông lại tới ngồi trong chiếc phô-tơi cũ kỹ và gọi Kafi lại vuốt ve. - Chú chó tốt bụng của ta, chú giống "đứa" mà ta đã mất lắm! Nó cũng là mọt chú chó becgiê kiểu chó sói, nhưng nhỏ hơn, cũng thông minh như chú mày ấy. Nó là kẻ dẫn đường tuyệt diệu cho ta, nó cứ gừ gừ hoặc sủa phía trước ta, giúp ta tránh nguy hiểm... Thiếu sự bảo vệ của nó, hôm trước ta đã phát hoảng lên như thế đấy... Thôi nào, bây giờ các con của ta, các con hãy nói về mình đi nào. Các con là ai? Cũng sống ở khu phố này à? Mady giải thích cho ông rằng chúng tôi ợ khu phố Chữ Thập Hung, rằng rất nhiều bạn bè của chúng tôi sẽ rất sung sướng được tới thămông. - Các con không hề làm phiền ta đâu, - Ông trả lời sốt sắng. - mà trái lại cơ! Hôm trước, ta không muốn các con tới tận đây là vì ngôi nhà này: ta hơi xấu hồ, nhưng còn bây giờ, khi các con đã biết rồi... Ông còn nói thêm: - ...Và đừng quên dắt theo chú chó nhé! Ông đứng dậy tiễn chúng tôi ra cửa. Cuộc viếng thăm của chúng tôi làm ông rất vui. Song, vào phút cuối, ông lại có vẻ lo lắng, vẫn vì chiếc dương cầm, và ông nói thêmvới chúng tôi là không được kể với bất kỳ ai. ông lưu ý thêm: - Lúc nào các con đến thì đừng quên nói tên khi tới cửa nhé. Ta sẽ không mở cho bất kỳ ai khác đâu, ta sẽ biết đó là các con! Ông quay vào và chúng tôi lại nghe thấy tiếng xoay chìa lách cách trong ổ khoá, tiếng rút chìa. - Ông mù tội nghiệp! - Mady lên tiếng. - Sao ông ấy phải "phòng thủ" ghê thế nhỉ? Chẳng có gì ghê gớm lắm để ăn cắp được ở nhà ông, ngoại trừ cây đàn pianô. Mà ai có thể mang đi một đồ gỗ đồ sộ đến thế? Phải khiêng xuống hành lang cơ mà? Ngoài trời, màn đêm đã bắt đầu buông xuống, trời lạnh buốt. Tới trước cầu Saint-Vincent, chúng tôi nhìn lại chỗ ông mù đã suýt bị xe cán. - Cái ông cần bây giờ là một chú chó! - Mady lên tiếng. Chúng tôi qua cầu, có cảmtưởng gió có thể cuốn bay chúng tôi. Đến bờ bên kia, Mady đừng lại, nhìn tôi, rồi cô ngại ngùng hỏi: - Liệu chúng ta cho ông ấy mượn Kafi?... Hai Chiếc đại dương cầm của Franz Liszt Cho mượn Kafi! Ýtưởng ấy cũng vừa đến với tôi, mặc đầu ý nghĩ phai chia ly với nó làm tim tôi đau thắt. Kafi thông minh thế thì việc dẫn đường cho một người mù đâu có khó khăn gì. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn chỉ thuộc về tôi. Chú là của cả "Nhóm bạn đồng hành ở đồi Chữ Thập Hung" nữa. Tôi phải nói điều ấy với các bạn mình. Hômsau tới trường, khi tôi kề chuyến viếng thămvà dự định của Mady cho các bạn. Bọn chúng đều không đồng ý. Chỉ cộ Guille là đong tình VỚI tôi. Lúc biết gần như tát cả mọi người trong nhóm đều phản đối chúng tôi, Mady nổi cáu đùng đùng. Tôi phải cố gắng lắmmới làmcho co chịu chấp nhận rằng các bạn chống lại chỉ vìsợ sẽ mất Kafi. - Thật là một lũ ích kỷ, không có trái tim! - Cô tức tối kết luận. - Cậu báo các bạn ấy chiều nay học xong, mình sẽ gặp ở căn cứ. Thế là ngay chiều hôm đó, trong căn hầm quen thuộc, cuộc bàn luận diễn ra sôi nồi dù thời tiết vô cùng lạnh giá. Cả Corget và Gnafron đều không muốn từ bỏ quan điểm của mình. Ca Tondu cũng vậy, cậu này vốn rất yêu quý Mady, nhưng cũng không chịu đồng tình với cô. - Nếu cậu muốn, - Hắn nói. - bọn mình sẽ tiết kiệmtiền để mua cho ông ấy một con chó khác, nhưng hãy giữ Kafi lại! - Thôi được rồi. - Mady phật ý và thất vọng. - Chúng ta đừng nói đến chuyện này nữa! Tớ chỉ đề nghị các cậu một điều rất nhỏ này thôi: Tidou và tớ đã nói với ông mù về các cậu. Bọn tớ nghĩ chúng mình sẽ cùng nhau trở lại tham ông ay. ít nhất thì các cậu hãy hứa đồng ý đi cùng bọn mình! - Đồng ý, - Corget nói. - bọn mình sẽ cùng đi. Thế là thứ nămsau, cả lũ chúng tôi cùng tụ họp tại căn cứ để cùng đi ra bến sông Saône, trong màn sương mù mịt. Các bạn tôi đều biết con dốc Saint- Barthélemy, nhưng ít người đã trèo lên tận đỉnh. Họ cùng nhăn nhó mặt mày khi bước vào sân khu nhà tồi tàn cũ kỹ. - Nhà cửa gì mà quái quỷ thế này, - Gnafron nói. - phải, có thể nói đây là một ngôi nhà quái gở. Chỗ này mà cậu muốn đề lại Kafi a? Trèo hết tầng nậy đến tầng kia rồi cũng tới nơi. Mady tiến lên trước, cô nói to trước cửa: - Cháu đây ông ơi, ông có nhận ra không ạ? Cháu dẫn các bạn cháu đến thămông! Cũng như lần đầu, tôi nghe thấy tiếng chìa khoá lách cách, rồi tiếng xoay ồ khoá. Ông mù xuất hiện. Đúng hômnay là thứ nămnên ông có ý chờ bọn tôi tới. Ông vừa tắm rửa xong: tóc chải gọn ghẽ, cravat thắt nghiêm chỉnh, ông mặc một bộ véttông màu sẫm - một bộ khrê cồ lồ nhưng rất sạch sẽ, quần là phẳng phiu. - Sao đông thế! - ông kêu lên khi tình cờ quơ tay lên. - Ta mong chờ các con lắm, các bạn nhỏ ạ!... Và cả chú nữa, chú chó tốt bụng của ta! Rồi ông để chúng tôi vào phòng, hôm nay trong này thật ấm áp dễ chịu làm sao: ông đã nhóm lò sưởi lên, vả chắc chắn là vì sự hiện diện của chúng tôi rồi! - Ông thấy không, các bạn cháu đã đến đây này! ông có muốn cháu giới thiệu họ với ông không? - Mady vui vẻ nói. - Ồ không, con hãy đề họ tự giới thiệu, cái đó giúp ta sau này nhận ra giọng họ. Gnafron, vốn xưa nay chả hề nhút nhát bao giờ, mở đầu: - Tên cháu là Gertand nhưng mọi người đều gọi là Gnafron. Cháu hơn mười ba tuổi, cháu nhỏ người lắm. Các bạn bảo rằng cháu phải chải đầu bằng bồ cào vì tóc cháu cứ luôn xù lên như tổ quạ ấy! Cháu thích chơi bi và nhất là chơi bài tây. Đến lượt mình, Corget kề rằng hắn sống gần "Mái nhà của Những Người Thợ dệt", hắn yêu chó và thích đọc sách, rồi Tondu tự thú nhận rằng hắn bị trọc vì một căn bệnh thủa nhỏ, còn Bisteque thì kề rằng bố làmnhân viên văn phòng trong một cửa hàng thịt. Trong tất cả mọi người thì người nhút nhát nhất chắc chắn là Guille rồi! Hắn chẳng thích nói về mình chút nào. - Cháu, - Hắn lên tiếng. - cháu thích đọc sách, và môn toán không khá lắm. - Nhưng đây lại là nhà vô địch trượt patín! - Gnafron sôi nồi nói thêm. - Và giá mà ông được nghe bạn ấy thổi kèn armónica nhỉ! - A! Kèn armónica! - ông mù hào hứng. - Cháu cũng học nhạc à? Guille ngượng đỏ mặt, nhưng cái đó chẳng quan trọng vì ông mù đâu có nhìn thấy, rồi hắn thú nhận rằng hắn thậm chí còn chẳng biết đọc lấy một nốt nhạc! Gnafron nói thêm: - Dù sao cậu ấy vẫn chơi được bất cự một giai điệu nào và không hề sai. Nếu ông muốn nghe, cháu chắc chắn cậu ấy có cây kèn trong túi áo đấy! - Chắc chắn là ta muốn rồi. - ông mù đồng tình. - Ta sẽ rất vui được nghe cháu thổi ngay cả khi cháu không biết lấy một nốt nhạc nào! Vì thiếu ghế nên chúng tôi phải ngồi cả xuống sàn. Chỉ còn mọt mình Guille đứng, hẳn rút cây kèn armónica trong túi ra và bắt đầu thổi. Hai tay chống cằm, ông mù hết sức chămchú lắng nghe, - Hoan hô con trai! - ông nói. - Con có thể chưa bao giờ học nhạc nhưng con hiểu âmnhạc đấy, con thổi có hồn lắmvà hợp âmrát khá. Thật tiếc là con chưa học hành gì cả!- Mà có lẽ cũng chưa muộn đâu, nếu con muốn trở lại đây thămta... Rồi ông quay về phía chúng tôi: - Còn các con, âmnhạc không thu hút các con ư? Các con có muốn nghe một chút gì đó không? Ông già rời ghế, tiến đến gần và bằng một cử chỉ vô cùng trang trọng, ông mở nhạc cụ kỳ diệu ấy ra. Các bạn tôi không ai nện nồi một tiếng trầm trồ thán phục. Chắc chắn ông cũng đã định sẽ cho bọn tôi chiêm ngưỡng nó rồi, mặt gỗ vecni được đánh bóng kỹ lưỡng, sáng như gương, phản chiếu các đồ vật khác trong căn phòng. Ông già lại gần ghế đẩu, ngồi xuống trước phímngà. Rồi ông xoay người lại phía chúng tôi và nói: - Ta đã giải thích cho Mady và Tidou về nguồn gốc chiếc đàn này. Nó là của nghệ sỹ nồi tiếng Franz Liszt, ông đã soạn trên chiếc đàn này rất nhiều bản trong số những bản rapxôđi của ông... Các con có muốn ta chơi một bản, bản nổi tiếng nhất, bản "Rapxôđi Hungari số 2" không? Chắc chắn các con sẽ nhận ra nó vì đã nghe trên đài rồi! Và rồi, lắc lắc mái đầu bạc trắng rạt đẹp, ông già có bề ngoài thanh khiết ấy dạo một đoạn hoài âmdữ dội đến nỗi cửa kính rung lên bần bật. Cho tới ngày hôm đó, không ai trong số chúng tôi có niềm say mê đặc biệt với pianô. Chúng tôi vẫn thích ghita điện hơn. Đây thực sự là khám phá. Chưa bao giờ chúng tôi tưởng tượng được rằng mình lại có thể xúc động đến thế! Khi bàn tay điêu luyện của người nghệ sỹ mù múa trên phím đàn, chúng tôi thực sự đã bị mê hoặc, phải, bị mê hoặc! Những ngón tay ông khi thì đập mạnh như điên cuồng lên phím, khi thì chỉ thoáng lướt qua như vuốt ve! Bằng một sức mạnh thần diệu nào đó, chúng tội đã bay sang một thế giới khác, có thể về phía những bình nguyên bát ngát mênh mông cua xứ sơ Hungari, đuổi theo những chú ngựa hoang đang phi nước đại... Khi tiếng đàn ngừng bặt, chúng tôi đang còn mộng mơ ở đâu đó rất xa, không ai động đậy. Rồi cuối cùng, Mady đột ngột đứng dậy và cúi xuống ômhôn ông mù. - Ông chơi nữa đi! - Cô kêu lên xúc động. - Nữa đi ông! - Guille cũng lên tiếng. - Ông chơi nữa đi! - cả nhómcùng đồng thanh. Ông mù, lúc ấy đã đứng lên, vô cùng xúc động, ông lại ngồi xuống ghế nhưng, đúng lúc ông duỗi tay ra sắp dạo đàn bỗng đột ngột dừng lại, quay về phía chúng tôi: - Nếu các con muốn, bây giờ ta sẽ chơi cho các con nghe một bản mà ta soạn, các con là những thính giả đầu tiên đấy! Và thế là ông lại bắt đầu chơi. Từ trước tới giờ tôi chẳng hiểu biết gì về âm nhạc cả, song tôi van hiểu rằng đoạn nhạc này khác nhiều so với bản rapxôđi của Liszt. Bản nhạc của Liszt với tôi có vẻ có chất gì đó mạnh mẽ, tàn bạo hơn, ngắt quãng nhiều. Còn bản này chỉ toát lên ve êm dịu, nhẹ nhàng, vơi những thanh âm lên rất cao, như những tiếng hát trên không trung. Người nghệ sỹ như chỉ một mình với thế giới âmnhạc của mình. Chúng tôi càng cảmthấy bị thôi miên hơn, bị lôi cuốn hơn. Nhưng, chuyện gì xảy ra vậy? Chúng tôi đang mê mẩn lắng nghe đoạn nhạc có vẻ khá dài thì đột ngọt, tất cả bỗng im sững, các nốt nhạc ngừng bặt. Ông mù buông thõng cánh tay, chậmrãi quay lại phía chúng tôi, nét mặt buồn bã u ám. - Các con của ta, cho ta xin lỗi! - Ông làmsao thế? - Mady lo lắng hỏi. - ông thấy khó chịu trong người ư? Ông lắc đầu: - Ồ, không sao đâu... không, ta chẳng đau ốm gì cả. Chỉ đơn giản là trong lúc chơi, một ý nghĩ chợt đến với ta, một nỗi sợ hãi thật ngớ ngẩn. - Một nỗisợ hãi ư? - Một linh cảm. Ta có cảmgiác rằng đây là lần cuối cùng ta được chơi trên chiếc đàn này. ôi! Giá mà các con biết! Tôi nhìn Mady, cô cũng ngạc nhiên vìsự dừng chơi đột ngột và vì thái độ của ông già. Cô hỏi: - Tạisao ông lại có linh cảm? ông lo lắng gì chăng?... ông không được khoẻ ạ? Ông không trả lời. Với tâm trạng nặng nề, ông tựa vào chiếc pianô, đầu cúi gục, tay ôm trán. Tôi cùng Corget giúp ông đi vài bước tới chiếc phô-tơi. Ông thả mình nặng nhọc xuống ghế. - Hãy tha thứ cho ta. - ông nói khi biết chúng tôi đang vô cùng bối rối xúc động vì ông. - Ta thật nực cười làmsao! Đó la vì gã đàn ông ấy. - Người đàn ông nào ạ? - Một gã lạ mặt đã tới tìmta. - Lúc nào ạ? - Tháng trước, hai lần liền, rồi hômkia cũng tới gõ cửa nhà ta lần nữa. Ta chắc chan gã muốn gây khó dễ với ta. - Khó dễ ư? - Mady thốt lên. - Vì cây đàn pianô ấy, hắn muốn mua. Còn ta thì lại không đổi chiếc đàn lấy tất cả vàng trên thế giới này! Nhưng hom kia, ta đa hiểu rằng gã ta sẽ không bao giờ chịu đầu hàng. Các con hãy tin ta, dù gã có cái kiểu nói rất ngọt ngào dễ chịu, ta vẫn biết rằng gã sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích của mình! Ai cũng cố gắng xoa dịu ông, mọi người nói rằng không ai có thể ép buộc ông bán một vật thuộc sở hữu của ông. Ông vẫn lắc đầu quầy quậy. - Tất nhiên rồi! Song ta không nhầmđâu, hắn muốn gây khó dễ cho ta mà. Tôi hỏi ông những thông tin kỹ càng về gã lạ mặt nọ. - Chao ôi, ta đâu có thề nhìn thấy gã. Ta chỉ có thể nói với các con rằng gã ta tầm vóc thấp nhỏ, vì ta xác định nhờ chiều cao tiếng nói của gã lúc gã cạnh ta; khi gã đi lại, sàn chỉ hơi rung nhẹ, chắc chắn gã cũng chẳng vạm vỡ gì rồi. Hai lần gã đến, ta đều ngửi thấy mùi thuốc lá vàng chanh toả ra từ quần áo gã, ta khẳng định rằng gã hút thuốc "xịn". Nhưng cái mà ta có thể miêu tả kỹ càng hơn là giọng nói, giọng gã cao, hơi nặng âmmũi - Gã có xưng tên không ạ? - Gã chỉ nói gã là người bán đàn dương cầmthôi. - Thế theo ông thì tạisao gã lại theo đuổi đến cùng cây đàn của ông? - Hiển nhiên là vì gã biết được chiếc pianô này vô giá; nên gã mới trả cao như thế. Ông thở dài rồi cố gượng cười: - Mà thôi, các bạn trẻ ạ, có khi chính ta cứ tự nghĩ ra những điều ngớ ngẩn. Khi người ta không nhìn thấy ai thì có thể tưởng tượng ra đủ thứ! Nói được cho các con nghe những lo lắng ấy là ta đã thấy nhẹ cả người rồi. Mady giúp ông trùmtấmvải phủ lên chiếc đàn quy giá rồi chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Khi màn đêmđã buông xuống, chúng tôi phải ra về. ông mù cảm ơn chúng tôi nồng nhiệt lắm, ông rất vui vì chúng tôi đã tới thăm ông. Và thế là tự đáy lòng, mọi người đều tự nhủ sẽ quay trở lại. Trước khi để chúng tôi về, ông còn vuốt ve Kafi hồi lâu : - Chú chó tốt bụng của ta! Đúng là chú đã làm ta nhớ tới Briquet. Khi chú giụi giụi vào chân ta, ta tưởng như thấy lại nó. Chú cũng sẽ quay trở lại đây với ta, phải vậy không? Chúng tôi bước xuống cậu thang tối om. Bên dưới, sân vắng ngắt, cả quãng đường xuống dốc Saint-Barthélemy, không ai nói lời nào vì còn quá xáo động bởi những chuyện vừa qua. Rồi đột nhiên, Corget đừng lại, nói: - Tidou, Mady này, hai bạn nói có lý đấy, bọn mình không thể bỏ mặc ông mù được! Mình chắc chắn là có Kafi ở bên, ông sẽ cảmthấy bớt cô đơn, được che chở bảo vệ. Các bạn có đồng ý vậy không? Đồng ý! - Cả nhómcùng đồng thanh. *** Ngay ngày hôm sau, tôi cùng Mady trở lại nhà ông mù để báo cho ông rằng cả lũ chúng tôi đã nhất trí giao Kafi cho ông trong thời gian chờ đợi ông tìmđược một chú chó khác. Vậy là Kafi đã ở lại nhà ông mù. Hành động này chúng tôi làm là hoàn toàn tự tâm, song, lúc để lại chú ở đó, đi qua sân ngôi nhà, tôi vẫn không khỏi nghĩ tới Briquet. Liệu nó có thực sự bị xe can trên phố không? Trên con dốc Saint-Barthélemy, xe cộ đâu có nhiều! Chẳng hiểu tạisao, nhưng tôi cứ có cảmgiác rằng chính cáisân chết tiệt này đã đembất hạnh cho chú chó tội nghiệp. Nhiều ngày trôi đi. Gần như tối nào, dù đi một mình hay cùng các bạn, tôi cũng rời khu phố Chữ Thập Hung để tới thămKafi. Ông mù từ hômđó rạng rỡ hẳn. Sự hiện diện của Kafi làmông quên đi những chuyến viếng thămkỳ lạ đã làmông từng hốt hoảng, ông không biết cảmơn chúng tôi thế nào. ông bảo rằng Kafi là một người dẫn đường tuyệt diệu, ngay từ đầu nó đã hiểu rõ người ta chờ đợi gì ở nó; với một người bạn đồng hành như thế, ông mù cảm thấy rất an toàn. Khi ông xuống thành phố để tới nhà khách hàng, Kafi ngoan ngoãn đi đằng trước, ông túmsợi dây buộc, có chướng ngại vật gì là nó dừng lại ngay. - Quả thật ta đã không chờ đợi một chú chó nào có thể khá hơn Briquet... Và con biết không, Tidou, ta mới tự hào làm sao khi trên phố, ta nghe thấy người ta trầmtrồ: ‘ôi, chú chó becgiê đẹp quá!'. Briquet chẳng được khen như thế. Nó bị khập khiễng từ hồi nhỏ vì một lần bị bỏng nước sôi ở một cẳng chân. Cuộc sống mới này hình như chẳng khiến Kafi chán nản chút nào. Nó rất ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ của mình. Bất cứ lúc nào ông mù bắt đầu mò mẫm đi lại trong phòng, nó đều bám theo để giúp đỡ ông. Đối với nhóm bạn đồng hành và tôi, những chuyến viếng thămlên dốc Saint-Barthélemy này trở nên vô cùng dễ chịu. Ông mù dạy chúng tôi biết yêu âm nhạc, không phải là ông kiến nghị mở vải phủ đàn nữa mà là chúng tôi, chính chúng tôi "cầu xin" ông chơi một khúc nhạc, một bản yêu thích trong những bản của ông. - Mình chắc chắn đây là một nghệ sĩ vĩ đại đấy! - Guille thán phục. Khi ấy, chúng tôi đâu đã ngờ được điều gìsắp xảy ra! Đó là một chiều thứ bảy, tôi đến thăm ông mù và Kafi. Thông thường, cứ nhận ra tiếng bước chân tôi lên cầu thang là Kafi đã vội vã chạy ra sau cánh cửa và sủa nhắng vui vẻ để chào đón tôi. Nhưng tối hôm ấy, tôi chẳng hề nghe thấy tiếng nó. Tôi nghĩ rằng chắc ông thợ so dây đàn đã đi đâu cùng nó rồi. Đúng lúc tôi định đập cửa thì cửa tự bật mở, ông mù luống cuống chạy vội đến trước mặt tôi: - Con đấy ư, Tidou. Kafi, nó... nó đã biến mất rồi! Cồ họng ông ngắc lại vì xúc động, ông chẳng nói nên lời. - Sáng nay, - ông lập cập giải thích. - ta nằm bệt trên giường lâu hơn thường lệ vì hôm qua bị cảm lạnh. Kafi cần đi ra ngoài như mọi sáng. Nó có vẻ rát vội vã. Ta phải ngồi dậy ra mở cửa cho nó. Năm phút sau chẳng thấy động tĩnh gì, ta vừa mặc quần áo vừa lần xuống sân để gọi nó. Chẳng thấy nó đâu. Thế là ta chạy vội ra đường. Cũng chẳng thấy gì cả. Lo quá, ta lại trèo vội lên gác gọi bà Tazergue, bà ấy cũng chạy xuống sân rồi ra phố gọi nó hộ ta, nhưng vô ích. Lúc lên, bà ấy cho rằng Kafi thấy được tự do đã muốn về nhà VỚI cháu, về khu Chữ Thập Hung... Cháu không thấy nó ư? - Cháu vừa từ trường đến đây nhưng lúc đầu buổi chiều, khi cháu tơi lớp, nó vẫn không về nhà. Ông mù nắmchặt tay tỏ ý thất vọng: - Ồ! Tidou, đó là lỗi của ta! Nhưng ai có thể ngờ được cơ chứ? Duy nhất một lần ta để nó ra ngoài một mình mà đã nên nỗi...! Đến lượt tôi tao xuống cầu thang rồi lùng sục trong sân. Dù tối mò nhưng bọn trẻ con vẫn chơi đùa trong sân với một chiếc xe kéo bằng gỗ tự chế. Tôi hỏi nhưng chúng nói chẳng thấy gì. Thấy thái đọ chúng có vẻ chế nhạo tôi, tôi hơi nổi xung và gặng hỏi khá sỗ sàng. Thế là một gã đàn ông nhảy xồ ra từ trong bóng tối: - "Mày muốn gì ở lũ nhóc này, hả thằng kia? Nếu chúng đã bảo không thấy gì tức là không thay gì! Đừng có loi thôi!" Đó là một gã nhặt giẻ rách trông còn khá trẻ, mặt mũisửng cồ rất khó ưa. Những chuyến viếng thămcủa chúng tôi tới đây chắc chắn lamhắn khó chịu. Giá có biết gì thì hắn cũng chẳng hề mở miệng đâu! Thế là tôi lại chạy ra phố, đến đập cửa rất nhiều nhà hàng xóm để hỏi xem họ có thấy một chú cho becgiê trên con dốc này không. Chẳng ai có thề chỉ dẫn cho tôi một lơi nào, toi đành phải quay lại nhà ông mù. ông khuyên tôi nên về ngay nhà mình xem, biết đâu Kafi lại về lúc buổi chiều! Nhưng than ôi! Kafi đã không hề về phố Mảnh Trăng! Bộ dạng tôi lúc vào nhà khốn khổ đến nồi mẹ tôi tưởng tôi bị tai nạn. Việc Kafi biến mất cũng làm bà sững sờ như tôi. Trên thực tế, cả bố mẹ tôi cũng biết chuyện tôi cho một ông mù mượn Kafi và cũng đồng ý với hành động tốt bụng ấy. Quá that vọng, tôi muốn phi ngay tới nhà Mady và các bạn để xem nhỡ đâu họ lại thấy nó. Nhưng mẹ tôi giữ tôi lại. - Không Tidou, không phải tối nay được, quá muộn rồi. Con xem, mẹ đã dọn bàn ăn rồi! Hơn nữa, nếu Kafi có về thì chắc chắn nó chỉ về nhà mình thôi! Hôm sau tôi dậy rất sớm, sau một đêm tồi tệ đầy ác mộng. Động tác đầu tiên của tôi là nhảy phắt khỏi giường, chạy ra cửa sổ ngó xuống phố xemcó Kafi đang run cầmcập đứng đợi ngoài đó không, hay là nằmtrước cửa. Nhưng phố hoàn toàn vắng lặng. Tôi mặc vội quần áo rồi chạy tới nhà Mady trước tiên để báo tin xấu, rồi tới nhà Gnafron. Hắn tức tốc đi báo cho Guille và Corget trong khi tôi trở lại nhà Bisteque. Thế là nửa giờ sau, cả nhómđã tập họp đông đủ. Rồi, trong căn cứ, tôi kể lại chi tiết những gì đã xảy ra. Mady khóc: - Ôi! Chính mình đã cố nằn nì câu bao nhiêu về việc cho mượn Kafi! Chẳng ai lý giải nồi việc Kafi mất tích. Corget bắt đầu lên tiếng: - Mình thấy kỳ cục là Kafi cũng biến mất y hệt Briquet - con chó cũ của ông mù, đúng lúc ông để nó chạy xuống sân. Cả hai rất có thể bị bắt cóc bởi người nào đó đang chỉ chờ giây phút sơ suất này! Phải rồi, bị bật cóc!... Chính tôi cũng đã nghĩ tới điều đó. Tôi kể cho mọi người thái độ của gã đàn ông tối qua, khi tôi lùng sục trong sân. Tạisao gã ta lại can dự vào khi tôi hỏi han bọn trẻ con? Gã ta sợ chúng sẽ bép xép gì chăng? - Tất nhiên là bọn người sống trong căn nhà đó có vẻ thật quái gở, nhưng mình chẳng thấy có lý do gì để chúng bắt cóc Kafi cả! - Mady bẻ lại. Mady nói có lý. Chẳng lẽ chúng tôi lại phải giả định rằng Kafi cũng bị xe cán như Briquet sao? Tôi đề nghị quay lại nhà ông mù. Ai mà biết được, nhỡ đâu giữa đêmhômKafi lại mò về thìsao? Khi chúng tôi bước vào sân, gã trai hômqua đang đứng đó. Gã đứng chống nạnh, nhíu mày nhìn bọn tôi đi qua và không nói một lời. Chúng tôi vừa trèo lên đến nơi thì ông mù xuất hiện. - Chẳng thấy gì, các con tội nghiệp của ta ạ, chẳng thấy gì hết! Ta đã thức cả đêm qua để nghe ngóng, hy vọng Kafi thân yêu về gọi cửa! Ông để chúng tôi vào rồi kể lại câu chuyện hômqua cho các bạn tôi nghe. Đi tư hết giả thiết này tới giả thiết khác, chúng tôi vẫn chưa tìmra sự thật. Đột nhiên, đang ngồi yên trong ghế bành, ông mù chợt rùng mình, ông thầmthì run run: - Hay là... nếu thủ phạmlà... là gã muốn khó dễ cho ta!... Muốn hại ta... Ba Người đàn ông mặc áo khoác ghi -Gã đàn ông đang muốn hại ông!... Vậy mà không ai nghĩ tới hắn! Mối liên hệ nào giữa những chuyến lui tới của một gã buôn đàn pianô và sự biến mất của Kafi? Ngay cả Mady là người rất hay có sáng kiến nhanh nhạy lần này cũng không nghĩ ra. Để trấn an ông mù đang lo sợ, chúng tôi đã hứa sẽ thường xuyên tới thămông. Rồi một tối, cửa khép kín mít... và nó cũng không mở ra ngay khi tôi gõ cửa nói tên mình, ông đang ngủ trên giường hay sao? TÔI lại đập cửa và gọi một lần nữa. Chẳng thấy động tĩnh gì. Tôi xuống tầng dưới gõ cửa nhà bà Tazergue. - Sao cơ? - Bà ngạc nhiên. - ông ấy vẫn chưa về ư? ông ấy đi từ đầu buổi chiều mà! ông ấy dừng lại chồ tôi một lát để đưa đồ nhơ tôi giặt, ông ấy bảo đi đến nhà khách hàng, ở phố Poutailleric, bên bờ kia sông Saône. Cậu chắc chắn là ông ấy không có trong nhà đấy chứ? - Cháu đã đập cửa rồi gọi rất nhiều lần. Bà Tazergue cùng tôi trèo lên tầng trên, bà ra sức gọi nhưng cũng không có kết quả. Bà nhíu mày: - Hay ông ấy nán lại hàn huyên hoặc chơi đàn cho khách nghe chăng? Khách sẽ chở ông ấy về lúc muộn muộn bằng ô tô. Đã có lần như thế rồi mà. Tôi kiên nhẫn đợi chờ thêm một lúc nữa. Song, tôi còn nhiều bài vở ngày mai ở nhà quá, vả lại mẹ cũng không muốn tôi về quá muộn. Thế là tôi quay về phố Mảnh Trăng. Đêm đó tôi ngủ không ngon, cứ bị ám ảnh mãi bởi ý nghĩ đã có chuyện chẳng lành xảy đến với ông bạn già. Sáng hôm sau, tôi dậy sớmvà chạy thẳng đến nhà ông mù, nhưng vẫn không có tiếng trả lời! Tôi xuống nhà bà Tazergue, thấy bà đang xay cà phê. Nhìn vẻ hốt hoảng rụng rời của bà, tôi biết những linh cảm đã không đánh lừa mình. - Ôi! Tội nghiệp ông Vauquelin! - Bà thở dài. - Ông ấy đã bị tai nạn và đã được đưa vào bệnh viện Grange- Bunche. ông ấy đã nhờ một bà y tá nhắn tin và đưa chìa khoá để đến lấy vài đồ đạc, giấy tờ cần thiết. - Có nặng lắmkhông ạ? - Lúc đưa vào viện thì ông ấy bất tỉnh. Một chiếc xe xích lô máy đã đâm vào ông trên bờ sông Saône, quãng bốn giờ chiều. Chắc ông ấy lại phát hoảng lên lúc qua đường như lần trước ở cạnh cầu Saint-Vincent. Bệnh viện chưa cho vào thăm sáng nay, ngay chiều nay tôi sẽ vào thămông ấy. Với tâm trạng đảo lộn, tôi nói với bà Tazergue rằng chiều sẽ quay lại đề biết tin tức rồi thục mạng chạy về trường, chiếc cặp trĩu nặng trên tay. Tôi gặp các bạn lúc họ vào sân trường, tin này làmcả bọn rụng rời kinh hoảng. Tan trường là tôi chạy đi báo cho Mady ngay. Tôi "thóp" được cô ở đầu phố Những Gò Đất Cao, cô cũng từ trường về. - Lạy Chúa! - Cô kêu lên. - ông mù tội nghiệp! Tai nạn ư! Rồi tôi cũng hẹn cô sau giờ tan học đến căn cứ để cả bọn cùng tới chỗ bà Tazergue. Lúc năm giờ chiều, khi cả nhóm có mặt đông đủ, sương mù dày đặc đã làm đêm nhanh chóng buông xuống. Tới cầu Saint-Vineent, chúng tôi thậm chí còn chẳng nhìn rõ nước sông Saône. Trong sân ngôi nhà cũ kỹ, mặc dầu trời đã toi om nhưng đám dân nhặt giẻ rách vẫn cặm cụi phân loại "chiến lợi phẩm" ban ngày. Tôi xông lên cầu thang trước tiên, ở đó rát tối nên gần như ngay lập tức, tôi suýt húc phải một người đàn ông đang chạy xuống, ông ta nép vào nhường lối cho chúng tôi. Tới tầng ba, tôi gõ cửa nhà bà Tazergue. Bà lục đục một lúc mới ra mở cửa. - À, các cháu đấy? - Bà ấp úng - ... tôi, tôisợ quá... nhưng thôi vào đi! Khi ngừng lời, khuôn một bà lại biểu lộ một nỗi lo lắng khác, giống như lúc bà mở cửa cho bọn tôi. Bà hỏi nôn nóng: - Lúc lên các cháu không gặp ai giữa cầu thang?... Một người đàn ông mặc áo choàng màu ghi cổ lông ấy? - Có đấy ạ, bọn cháu trèo lên nhanh nên suýt nữa thì va phải ông ấy. - Các cháu đã bao giờ gặp ông ta ở nhà ông Vauquelin chưa? - Chưa ạ. - Lúc tôi vừa từ bệnh viện về nhà và đang treo cái áo măng tô lên cái mắc sau cửa thì bỗng nghe thấy có tiếng ai đó lên cầu thang" người đó lên tầng trên cùng, ô, ở trên đó chỉ có hai người thuê nhà thôi, ông Vauquelin và gia đình Lopez, gia đình này hiện giờ không có mặt ở Lyon. Thế là tôi áp tai vào cửa nghe ngóng... Người ấy gõ cửa rất nhiều lần, cuối cùng tôi nghi rằng chắc lại là ai đó từ bệnh viện đây. Khi người khách trở xuống, tôi mở cửa và đối mặt với một người đàn ông trông rất trang nhã. Tôi bảo ông ta rằng ông Vauquelin không có nhà, rằng ông ấy vừa bị tai nạn. Khi tôi hỏi ông ta có cần nhắn gì cho ông Vauquelin không, vì tôisẽ quay trở lại bệnh viện, ông ta đã đề nghị tôi đừng nói gì về chuyến viếng thămnày cho ong Vauquelin hết! - Có phải ông ta hơi nhỏ người không ạ? - Ừ, ông ta mặc một chiếc áo choàng màu ghi cồ lông và một chiếc mũ mềm, cũng màu ghi thì phải. - Có phải giọng ông ta rất thanh và âmmũi? - Đúng thế, âmmũi. Rồi đột nhiên, bà giật nảy người: - Sao? Vậy là các cháu đã nói chuyện với ông ta rồi à? Tôi ấp úng giải thích, rồi vờ như phải vội về, chúng tôi chào bà và hấp tấp nhảy xuống cầu thang. Cũng như tôi, các bạn tôi liền đã hiểu ra. Gã đàn ông vừa lên nhà ông mù chính là gã buôn đàn piano! *** Chủ nhật sau, ngày đầu tiên của tuần nghỉ lễ Noel, chỉ có tôi và Mady tới bệnh viện thămông mù. Hai người khác sẽ tới vào ngày hôm sau và cứ thế tiếp tục lần lượt, để cho ngày nào người bạn già của chúng tôi cũng có người tới thăm. Mady mang tới sáu bông cẩm chướng thật đẹp. Ban nãy, khi cô tới gặp tôi ở bến ôtô buýt, tôi đã không ngăn được lời nhận xét rằng hoa đối với một người mù có vẻ không được hợp lý cho lắm. - Ồ - Cô đã trả lời tôi. - Đâu chỉ có màu sắc, hoa còn mùi hương nữa chứ!... Vả lại, người ta nói rằng những người mù luôn thích được mọi người đối xử như với những ngườisáng mắt bình thường. Ông mù nằm ở một căn phòng nhỏ chỉ có tám giường. Tôi nhận ra ông ngay nhờ cặp kính đen. ông nằm bất động trên giường, có vẻ như đang ngủ trong khi những người khác tựa lưng vào gối đọc sách hoặc trò chuyện với người đến thăm. Mady đi trước tôi và nhẹ nhàng lại gần. - Tidou và Mady tới thămông đây! - Cô nói nhỏ, sợ sẽ đánh thức ong đột ngột. Nhưng ông đâu có ngủ. ông nhỏmdậy ngay: - À, các con đến đấy ư? Các con mới tốt bụng làmsao khi tới thămông bạn già khốn khổ này! Ông nắmtay chúng tôi. Mady cúi xuống ômhôn ông, và trong khi ấy, tờ giấy bọc hoa chạmvào tay người bệnh. - Ôi! - Ông kêu lên. - Hoa ư! Các con mang hoa đến cho ta ư? Đề ta rờ nó xemnao... ồ, hoa cẩmchướng! Ông ngửi hoa. - Mùi này thì ta đoán là hoa cẩm chướng đỏ. Phải, ta không lầm đâu, đúng là cẩm chướng đỏ! Màu đỏ là một màu thật là đẹp, phải không các con? Mady mỉm cười nhìn tôi như muốn nói: "Đấy, cậu thấy chưa, mình có lý nhé, ông ấy nói về những điều cứ như ông ấy đã trông thấy vậy! Ròi cô hỏi hiện giờ ông cảmthấy trong người thế nào. - Đã khá hơn rồi các con ạ, nhưng hai ngày đầu ta đau quá. Ta thở gần như khống nồi. Mỗi lần ta nâng ngực lên, cơn đau lại ập đến làmta nghẹn thở. Bác sĩ hứa là sẽ không giữ ta ở đây lâu hơn nữa, các con thấy đấy, bây giơ ta đã có thề cử động được rồi. Ông kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra như thế nào, cũng ngớ ngẩn hệt như lần trước, ông cứ ngỡ có một xe ôtô chồm lên người, thế là ông lùi lại. Một anh thanh niên đạp chiếc xích lô máy khá chậmđã quẹt phải ông. - Ôi, các con ạ, từ ngày Briquet khốn khổ của ta chết, mọi tai ương cứ dồn đập trút xuống đầu ta... và xuống cả các con nữa, bởi vì, do lỗi của ta mà các con đã mất chú chó. Ông imbặt, mặt ông nhăn lại. Rồi ông đồi giọng nói thêm: - Mà các con đừng có nghĩ ta tự vẽ ra chuyện, rằng ta chỉ tự nghĩ ra những điều ngớ ngẩn! Các con thấy không, tất cả những gì xảy đến với ta đều là do gã đàn ông ấy hệt. Đệmđêm, ta chợt thức dậy, ta nghĩ đến hắn, ta vẫn như nghe thấy giọng nói của hắn, cái giọng đã bộc lộ con người hắn! Ta đồ rằng trong lúc ta vắng nhà, thể nào hắn cũng quay lại dòm ngó, vẫn vì chiếc đàn dương cầm của ta, nhưng ta đâu có muốn bán nó. Ta sẽ ra sao đây nếu không có chiếc đàn? Ta sẽ giữ nó cho tới lúc chết! Những nắmtay ông xiết chặt bộc lộ sự quyết tâmvô bờ bến. Tôi làmhiệu cho Mady đừng nói gì về sự xuất hiện gần đây của gã lạ mặt, nhưng cô đã hiểu rồi. Chẳng việc gì phải làmcho ông mù lo lắng thêm. Đúng lúc đó, cô y tá bước tới, nhẹ nhàng hỏi ông còn cần gì nữa không. Đoạn" cô sửa lại gối cho ông rồi đi chỗ khác. Thời gian cứ thế trôi khi chúng tôi trò chuyện, đã đến lúc chúng tôi phai rời ông rồi. Tôi nói với ông rằng Corget và Gnafron ngày mai tới thămông, nếu ông có cần gì thì các bạn tôisẵn sàng đemđến cho ông. - Có đấy các con ạ! Nếu các con có thời gian, con qua nhà bà Tazergue hộ ta, bảo bà ấy đưa cho chìa khoá rồi vào nhà lấy quyển sách to bự trên giá, gần lò sưởi ấy. Đó là một tác phẩm viết về Beethoven, được chuyển thành chữ nồi, nhưng tựa đề vẫn in bằng chữ thường đấy. Ta muốn đọc lại quyền ấy một chút. Tôi hứa với ông sẽ đi lấy quyển sách rồi chuyển cho Gnafron mang đến. Ông lại cảmơn chúng tôi một lần nữa, ông nói ông rất biết ơn chúng tôi đã ngồi lại với ông lâu thế, rằng cuộc viếng tham của chúng tôi đã xua bớt những ý nghĩ buồn nản trong ông. Nhưng khi ông nắmlấy tay chúng tôi rồi xiết chặt, chúng tôi thấy bàn tay áy run run. Chúng tôi đi qua hành lang, rồi tình cờ lại gặp cô ý tá vừa bước ra từ một căn phòng trước mặt bọn tôi. Cô nhận ra bọn tôi và mỉm cười tươi tắn rồi lại bước tiếp, trên tay bưng một khay bông băng. Nhưng đi được vài bước cô lại quay lại: - Nếu các em có thể thì hãy trở lại thăm bác Vauquelin. Bác áy luôn bị đè nặng bởi những lo lắng quá nghiêm trọng đáy! Thật tiếc là người đã đến đậy hỏi tin tức bác hômqua lại không muốn vào thămbác. Mặc dù không muốn nhưng tôi vẫn không nén nồi cái nhìn đầy ngạc nhiên với Mady. Đọc được vẻ ngạc nhiên của chúng tôi, cô y tá nói thêm: - Đúng vậy, một người đàn ông mặc áo khoác màu ghi. ông ấy nài nỉ mãi để biết tình trạng hiện thời của bác Vauquelin, nhưng lại không muốn vào phòng bệnh. Thậm chí ông ấy còn đề nghị chị đừng có nói gì với bác về sự có mặt của ông ấy, mà chị chẳng biết tại s ao. Mady đã lấy lạisắc điện bình thường. Còn tôi cố giấu nổi xáo động trong lòng, hoàn chỉnh nốt chân dung gã đàn ông: - Có phải đó là một người thấp bé không ạ? ông ta nói giọng mũi? - Các emquen ông ta à? - Có nghĩa là... - Nếu chị có nói về ông ta thì quả thực phải nói rằng thái độ của ông ta rất kỳ cục. Thay vì vui mừng khi biết tin bác Vauquelin đã thoát khỏi nguy hiểm, ông ta lại có cái vẻ chán nản buồn rầu rất khó hiểu. - Quả thực đó là một gã đàn ông kỳ quái đấy chị ạ. - Mady nôn nóng nói. - "Ông bạn già" của tụi em không gặp gã lại hoá hay hơn đáy!... Và may sao chị đã không nói lại với ông về sự xuất hiện của gã. Cô y tá không gặng hỏi thêmgì và bước đi. Vài phút sau, chúng tôi đã bước qua cồng khu nhà bệnh viện. Mady mặt tái xanh... và chắc trông tôi cũng thế thôi. Vậy đấy, sau khi gõ cửa mãi không được gì ở nhà ông Vau-quelin, gã đàn ông bí hiểm ấy đã mò tới tận bệnh viện! Gã đã từ chối không vào thăm ông nhưng lại hỏi han cặn kẽ mãi cô y tá và nhất là phải, nhất là gã đã không thể giấu nồi nỗi bực dọc khi biết người bạn già của chúng tôi đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Vậy ra nỗisợ hãi của ông Vauquelin không phải là tưởng tượng ư? Bốn Ngày lễ Noel Sáng hôm sau, tôi tới nhà ông mù lấy sách. Đó là hôm trước của lễ Noel. Trời mưa tầm tã suốt đêm và thời tiết vẫn còn sì sầm đầy vẻ đe doạ. Mẹ khuyên tôi cầmcái ô cũ của bố đi tạm. Tôi chúa ghét ô, nhưng tôi chẳng còn cách lựa chọn nào khác. Đột nhiên, đúng vào lúc tôi tới hành tang tầng trệt tòa nhà, bỗng tôi rùng mình. Hình như có tiếng chó sủa. Từ ngày mất Kafi, bất cứ tiếng sủa dù nhỏ nhất nào cũng khiến tôi giật nảy mình. Tôi chần chừ chưa muốn bước tiếp. Lũ trẻ trốn sau đống túi đang phá lên cười. Chúng bắt chước tiếng cho sủa đó đùa tôi sao? Mặc kệ, tôi cứ xông ra lùng sục trong sân, đảo tung hết lũ túi, hòm, bao... Dĩ nhiên là chẳng có gì trong đó. Lũ trẻ ranh mãnh tiếp tục cười giễu tôi. Tôi tóm một đứa rồi gần như van xin nó hãy nói xem nó có biết Kafi ở đâu không. Nó giãy giụa trong tay tôi. cả lũ chúng đứng xung quanh kêu thét ầmĩ, thế là gã nhặt giẻ rách tóc xoăn xuất hiện ngay. Tôi cẳn thận tránh đi. Tới chân cầu thang, tôi cụp ô, dựa vào tường rồi trèo lên nhà bà Tazergue, hỏi lấy chìa khoá để lên tầng trên tìm sách. Nó ở đúng chỗ mà ông mù đã chỉ, trên giá sách. Toi tận dụng cuộc viếng thămnày để xemxét ngó nghiêng căn phòng. Bề ngoài, tất cả vẫn đâu vào đấy như trước khi ông mù đi. Chiếc đại dương cầmđẹp đẽ của Frank Liszt vẫn ngủ imlìmdưới tấmvải phủ, hệt như cũ. Tôi khoá cửa lại rồi xuống thang, lòng hơi lo lắng khi nghĩ tới việc lại phải đi qua sân trước mặt lũ trẻ ranh và gã nhặt giẻ rách. May sao, bọn trẻ đã biến hết cả vì cơn mưa rào đồ ập xuống lúc tôi đang ở trên gác. Tôi cất tiếng gọi chú chó một lần cuối, rồi, một tay là cuốn sách to bự, tay kia vác chiếc ồ, tôi đi ra, trong lòng trĩu nặng buồn bã. Lúc ra tới bến sông, ở chân cầu Saint-Vincent, mưa xối xả tới nỗi tôi bắt buộc phải giương ô, bỗng có một mẩu giấy trượt xuống và rơi dưới chân tôi. Tôi vội cúi xuống nhặt mẩu giấy. Đó là một mẩu giấy báo, ở góc lề trắng không chữ, một bàn tay nào đó đã dùng bút chì nguệch ngoạc lên đó vài từ: "Tối nay tới ngõ cụt" Đây chắc chắn là chữ của một đứa trẻ, một đứa trẻ không khá lắmvề môn chính tả vì nó đã phạmba lỗi nặng trong một câu vẻn vẹn có 5 từ! Dòng chữ được viết vội vàng nhưng vẫn đọc được; thậm chí ở hai chỗ, bút chì còn làm thủng cả giấy báo. Chắc chắn là Thông điệp này đã được gài vào trong ô của toi lúc tôi để lại nó ở chân cầu thang rồi. *** Tôi tới căn cứ sớm hơn giờ hẹn khá lâu. Rồi mọi người cùng lục tục kéo đến. Gnafron tới sau cùng, cậu ta bị nghẹn vì đã tống táng nhồi nhét bữa trưa trong có nămphút đồng hồ! Trước đông đủ các bạn, tôi kề lại chuyện rắc rối trong sân, rồi chuyện tìm thấy mẩu giấy. Không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là lũ trẻ hay chế nhạo bọn tôi đã gài nó vào. Nhưng chúng muốn gì đây? Tondu, Guille và tôi không có ý kiến gì rõ ràng. Còn đối với Corget, Gnafron và Bisteque thì đây là một cái bẫy, Corgel nhận xét: - Cái làmmình lo ngại là chúng lại hẹn cậu ở ngõ cụt. Tạisao lại là ngõ cụt? Cái ngõ cụt ấy là một địa điểm độc địa, nó nằm trên con dốc Saint- Barthclemy, trước khi tới nhà ông mù một chút. Trên thực tế, đó không hẳn là một ngõ cụt, mà đúng hơn là một bãi đất rộng - một ngôi nhà đã bị phá huỷ mà người ta chẳng bao giờ xây lại. Chúng tôi lập kế hoạch hành động. Ngay khi màn đêm buông xuống, tôi sẽ đi một mình tới ngõ cụt, trong khi các bạn bám theo cách một khoảng để theo dõi, họ sẽ lập tức can thiệp khi có chuyện không hay xảy ra. Mady sẽ ở lại, đó không phải là chỗ của con gái. Cuộc hẹn gặp đã được ấn định vào lúc 5 giờ chiều ở chân cầu Saint- Vincent. Gnafron và Corget ở bệnh viện về sẽ tới gặp ngay. Trong khi chờ đợi, tôi quay về nhà. Mẹ tôi phải đi mua đồ ăn cho lễ Noel ngày mai. Thật may, lúc 4 rưỡi mẹ về. Tôi mặc chiếc áo mưa đã vá rồi đi ngay. Trời không còn mưa nhưng vẫn sầm sì đầy mây. Tới bến sông Saône thì trời đã tạnh. Guille và Bisteque đang đứng giậm chân sốt ruột trên vỉa hè. Rồi Tondu cũng tới gần như ngay sau đó. Corget và Gnafron vẫn chưa ở bệnh viện về. Tới 5 giờ 20 họ mới xuất hiện, miệng thở hồn hển, đầm đìa mồ hôi vì chạy không nghỉ từ bến xe khách. Họ đã gặp ông bạn già của chúng tôi, vẫn luôn luôn lo lắng, chỉ mong sao chóng được rời viện đó về nhà mình. Vậy là tôi bắt đầu dấn thân một mình và lên dốc Saint-Barthelemy. Tôi thận trọng dấn bước, không sợ hãi vì biết rằng các bạn tôi đã sẵn sàng lao tới ngay nếu tôi cần ứng cứu. Để phòng ngừa, tôi còn đemtheo chiếc còisiêu âmdùng đề gọi Kafi. Ngõ cụt chỉ nhận được một chút ánh sáng của chiếc đèn đường bên ngoài, còn toàn bộ vẫn gần như chìm trong bóng tối dày đặc. Tôi tiến vào bóng tối rồi dựa lưng vào tường. Đámngười lên xuống phố vẫn cứ qua lại, nhưng rất ít trẻ con, vì chẳng thấy đứa nào trong số lũ trẻ ở sân cả. Nửa giờ đồng hồ trôi qua. Mưa vẫn rơi đều, thứ mưa phùn nhè nhẹ và băng giá. Tôi trùmmũ mưa lên sùmsụp. Chuông đồng hồ ở đâu đó đồ hồi sáu giờ rưỡi, hai chân tôi lạnh cứng như đóng băng, tôi phải chạy dọc bức tường. Đột nhiên, ở một góc của ngõ cụt, một bóng nhỏ xuất hiện. Nó chần chừ ngó phải, ngó trái, sẵn sàng quay đầu chạy ngược lại. Nó có mỗi một mình. Tôi ra khỏi bóng tối, và bỏ mũ mưa xuống. Đứa bé nhận ra tôi bèn đừng lại. Thấy rõ rằng tôi đi có mỗi một mình, nó tiến vài bước về phía tôi. Nó khoảng mười, mười một tuổi gì đó. Đó chắc chắn là một trong số lũ trẻ ở sân rồi, nhưng là đứa nào nhỉ? Nó mặc một chiếc áo choàng màu đen khiến khó nhận rõ trong bóng tối, mũ mưa thì sụp xuống mắt làm tôi chẳng thể nhìn rõ mặt nó. Nó đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế để không bị nhận ra ư? Tôi nói rất nhanh: - Tạisao cậu bảo tôi tới đây? Nó lo lắng đảo mắt nhìn quanh: - Vào đây! Nó lôi tôi vào trong bóng tối, sát vào bức tường vừa nãy tôi đứng. - Emkhông muốn người ta trông thấy nói chuyện với anh... anh biết đấy, vì bọn kia mà... - Cậu có điều gì để nói ư? - Vì con chó của anh đấy. Sáng nay, em đã thấy anh khổ sở quá vì bị mất nó. Em cũng rất yêu súc vật, em có một con khướu đã được thuần dưỡng và một con mèo con. Nhất là con mèo con ấy, emchẳng muốn người ta lấy nó của emchút nào! - Vậy là họ đã lấy chú chó của tôisao? Cậu biết chúng ơ đâu không? Cậu bé cúi gằmmặt. Sự imlặng này chứng tỏ lời thú nhận: - Nào, cậu nói đi, chúng ở đâu? Đứa bé chần chừ. Nó lại ngó trái, ngó phải đề chắc chắn là chỉ có mình chúng tôi ở đấy. - Về con chó của anh thì em không thể nói gì được, nhưng còn con kia, con Briquet ấy, thì là chú của thằng Tonin đã bắt nó lên chiếc xe tải của ông ấy. - Chú của Tonin ư? - Vâng, chắc chắn là anh biết đấy, ông ấy lúc nào cũng ở trong sân mà. Ông tá có bộ ria mau hung đỏ và tóc quăn ấy. Mọi người gọi là gã Xoăn. Chân dung cậu bé tả chính là của gã đàn ông cứ luôn hằmhè nhìn khi chúng tôi qua sân. - Cậu muốn nói là chú của Tonin đã mang Briquet đi ư? Đề bán à? - Hẳn vậy! - Nhưng, nó bị khập khiễng cơ mà? - Em biết, nhưng ông ta cứ vẫn bán nó đi. Chính Tonin đã kể lại cho em và bảo em đừng nói lại với ai. Lúc đó Tonin đang chơi trong chuồng ngựa cũ ở CUỐI sân, ở đó chú nó đề cái xe tải cũ màu vàng. Nó đang nghịch sau đống ván. Chú nó đã gọi Briquet và nhử nó bằng một mẩu đường. Con chó không hề ngờ vực gì cả, nó nhảy lên xe tải, thế là ông chú Tonin khởi động máy ngay. Gã Xoăn đó chẳng vắng mặt lâu. Tới trưa gã ta đã ngồi ở bàn ăn, gã nói gã vừa đi có chút việc ở sau nhà thờ Fourvière. - Thế còn Kafi? Gã Xoăn có đemnó đi không? - Hẳn vậy rồi, Tonin không trông thấy gì, nhưng một buổi sáng, khi ông mù gọi chó ở sân, nó mới nhớ ra rằng trước đó ít phút nó có nghe thấy tiếng xe khởi động máy. Lần đo gã Xoăn cung không đi xa, và lúc trở về, một cồ tay áo của chiếc áo vét của gã bị xé rách và tay thì bị xây xước. Gã nói là gã bị thương vì một cái đinh khi gã lấy đồ trong két; nhưng em thì em cũng nghĩ như Tonin, chính con chó của anh đã cắn gã. Cậu bé ngừng lời và nắmlấy cổ tay tôi: - Anh hứa đi! Anh đừng kể chuyện này với bất kỳ ai nhé! ôi, chẳng phải vì em đâu, em thì cóc cần, nhưng cho Tonin ấy! Nó sẽ bị đánh.. - Emcứ yên tâm! - Rồi thì, - cậu bé nói thêmđầy lo lắng. - Nếu anh có quay trở lạisân thì đừng tỏ vẻ quen biết emnhé, vì lũ bạn ấy mà! Tôi cũng thề rằng tôisẽ hoàn toàn không biết nó, điều nay thật dễ dàng vì tôi cũng có nhìn rõ mặt nó đâu. Tới đó, nó chuồn vội như một tên kẻ cắp và biến mất. Đã từ lâu rồi tôi không còn tin vào chuyện ông Già Tuyết nữa. Song, buổi tối hôm trước, tôi vẫn đặt giày vào trong lò sưởi vì thằng Géo vẫn còn tin vào chuyện đó. Sáng hôm sau khi thức dậy, Géo thấy bên cạnh đôi giày của nó có một chiếc máy ủi đồ chơi mà nó hằng mơ ước, còn tôi thì một chiếc áo len the thao mà mẹ tôi đã đan giấu nhưng tôi nhìn thấy được trong gio đồ của mẹ. Trong mỗi chiếc giày cũng có một gói kẹo giấy và kẹo hạnh nhân ngào đường khiến cho thằng Géo nhảy cẫng lên vì vuisướng. Còn tôi, niềmvuisướng thực sự không nằmtrong những chiếc giày, mà ẩn sau trong đáy timtôi, đó là hy vọng tìmlại được Kafi! Buổi tối hôm trước, sau khi rời ngõ cụt tôi chạy một mạch tới quảng trường Saint-Paul để gặp các bạn rồi tất cả cùng bàn luận rất lâu về điều tiết lộ của cậu bé con. Cũng như tôi, mọi người đều cho rằng như vậy hẳn Briquet và Kafi vẫn còn sống. Chỉ có điều không hiểu lý do gì đã thúc đẩy gã nhặt giẻ rách phải tống khứ chúng đi như thế. Gã ghét chó tới mức không thể chịu đựng nồi sự có mặt của chúng trong cáisân quái quỷ đó ư? Hay gã ta đã bán chúng để lay tiền? - Cậu nói lại xemnào, - Corget cứ bắt tôi nhắc lại. - gã ta đã mang chúng lên xe tải ư? - Ừ, đi về phía đồi Fourvière, và cả hai lần gã ta đều chỉ đi một lúc, chứng tỏ rằng gã cùng tới một địa điểm. Một ý nghĩ thoáng qua óc Gnafron. Đột nhiên hắn nhớ lại rằng hai năm trước đây hắn đã cùng ông chú dạo chơi trên những con đường nhỏ phía sau nhà thờ, lúc đi dọc qua một bức tường, họ đã nghe thấy những tiếng chó sủa. Thế là hắn trèo lên tường và thấy một khoảng đất rộng có lưới sắt bao quanh, trong đó có rất nhiều chó đang cắn nhau ầm ĩ. Chú hắn đã giải thích rằng đó là một "trại chó", có nghĩa là khuôn viên của một người làmnghề buôn chó. Thế là sáng hômlễ Noel, trái timtôi lại tràn ngập niềmhy vọng. Tôi cảmthấy rằng một ngày dẹp đẽ như thế này không thề nào lững lờ trôi qua mà không mang tới cho tôi niềmvui lớn nhất: Kafi trơ về. Gnafron đã hứa đưa tôi lên đồi Pourvière nhưng phải vào buổi chiều. Ôi! Sao buổisáng dài lê thê thế không biết! Mẹ tôi cứ tương tôisốt ruột chờ bữa cỗ ngon lành của mẹ, mẹ vừa cười vừa kêu: - Ôi, lẽ nào con lại trở nên háu ăn tới nhường ấy hả Tidou? Buổi trưa ở bàn ăn, tôi vội vã tới mức nuốt qua loa bữa ăn. Tôi nghiệp mẹ quá! Mẹ đã chuẩn bị một thực đơn vùng Provence quê tôi, ngon cực kỳ, với món xa-lát trộn cà chua cùng cá trống và món gà Nhật Bản nhồi quả ô liu đen - hai món tôi khoái vô cùng! Lúc hai giờ, Gnafron và Mady đã tới. Tondu, Guille và Bisteque vừa đi thăm "ông bạn già", chúng tôi không muốn đề ông một mình trong ngày lễ Noel chút nào! Trên bến sông Saône, Gnafron đưa tay chỉ một con dốc mà theo hắn, là lối tắt đó lên đồi Fourvière. Nhưng lúc lên cao rồi, hắn lại không nhớ chính xác trại chó mà hắn đã gặp nằmở chỗ nào. Chúng tôi cứ đi vơ vẩn suốt nửa tiếng đồng hồ, tự hỏi không biết Gnafron co mơ hay không đây. Đột nhiên Mady đưa tay chỉ về phía một khoảng đất rộng, đây đó có một vài lán trại được dựng lên. Đó đúng là khu trại rồi, chia cắt với con đường bằng mỗi một hàng rào lưới mà chắc thay thế cho bức tường bị phá từ hai nămnay. Không ai có thể lại gần lũ chó, chúng đều bị nhốt trong những chiếc chuồng nhỏ cách xa hàng rào, nhưng ở lối vào khuôn viên có một toà nhà gạch, chắc đó là nhà của ông chủ. - Mady gõ cửa đi, - Gnafron đề nghị. - con gái bao giờ cũng được đón tiếp tử tế hơn con trai! Một người đàn ông xuất hiện, khuôn mặt đỏ phừng phừng như bị xung huyết, ông ta đang cầm khăn ăn trên tay, có vẻ khó chịu vì bị quấy rầy vào giữa bữa ăn. - Các người muốn gì hả? - Bọn cháu tìmhai con chó becgiê kiểu chó sói bị biến mất ạ, một con là của người mù và một con của cháu. Bọn cháu đoán là chúng bị đemtới đây. - Lúc nào? - Con đầu tiên cách đây bốn tuần ạ, còn con của cháu thì cách khoảng 10 ngày. Người đàn ông gãi gãi cằm: - Thôi được! Mấy đứa chịu khó đợi ta một tí tẹo thôi nhá, ta uống nốt chỗ cà phê đã. Cái "tí tẹo" của ông ta kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ! Chúng tôi đang hết hy vọng thấy ông ta trở ra thì cửa bật mở. Ông ta mặc một chiếc áo choàng màu ghi, chắc là áo ông dùng trong lúc săn sóc lũ chó đây. - Xem nào, chó bị ăn cắp à? Các cháu có chắc không đấy? Hừ. Ta làm sao biết được chó nào la chó bị ăn cắp cơ chứ? Dù sao ta cũng không thể hỏi khách hàng giấy chứng nhận sở hữu được! Con chó của các cháu trông ra sao nhỉ? Mady tả Briquet, chú chó đã mất cách đấy khá lâu, rất dễ nhận ra vì cái chân khập khiễng. -A! - Người đàn ông reo lên. - Con chó bécgiê khập khiễng chứ gì! Ta có nó đấy, theo ta! Ông rảo bước về phía một chiếc chuồng có bốn, nămchú chó đang nép sát vào nhau để cho ấmhơn. - Con này, phải không? - ông lái buôn lên tiếng. - Nhưng mà... bọn cháu lại chưa bao giờ nhìn thấy nó ạ! - Mady thú nhận. - Chúng cháu chỉ biết tên nó là Briquet thôi! Cô vừa phát âm cái tên ấy khỏi miệng thì một con chó chợt đứng bật dậy và khập khiễng lại gần. Đúng là chú chó của ông mù rồi. Quả thực nó hơi giống Kafi, song không đẹp bằng, và nhỏ mình hơn. Mady giơ cánh tay qua tấm lưới, Briquet ngưng đầu như đề được vuốt ve. Nó có cái nhìn thật dịu hiền và thông minh. Tôi hỏi ông buôn chó: - Có phải người đàn ông đemnó tới đây trông to lớn không ạ?... Có bộ tóc xoăn hung đỏ? - Đúng đấy! Anh ta cứ nài tôi giữ nó mãi, bao rang nó là một con chó hoang cứ lảng vảng suốt trong sân nhà anh ta và làm anh ta rất khó chịu. Các cháu bảo rằng nó không phải một con chó hoang hả? - Nó bị ăn cắp của một người mù ạ... và còn một con nữa, đẹp hơn rất nhiều, cũng bị gã đàn ông đó lấy cắp đấy ạ! - Các cháu nghĩ thế ư? Ta không nhớ là đã gặp lại gã ấy lần nào cả... vơi con chó như thế! - Có đấy bác ạ, một con chó becgiê rất to, bốn bàn chân màu lửa và một đốm đỏ ở ức. Nó đeo một vòng cồ bằng da có đinh nhỏ mạ vàng. Ông buôn chó ngẫmnghĩ: - Xem nào, xem nào, - ông vừa nói vừa gãi gãi cằm. - đầu bàn chân màu đỏ, vòng cồ đinh vàng... phải, quả vậy... bà vợ tôi đã nhận nó, nhưng chúng tôi không còn nó nữa rồi. - Bác đã bán nó rồi ư? - Các cháu nghĩ xem, nó đẹp thế kia mà! Tôi khó khăn lắmmới ghìmđược những giọt nước mắt: - Nhưng cái người mua nó ấy, bác có quen người ta không ạ? Bác có địa chỉ của người ta không? - Ôi chao! Thế người ta có bao giờ hỏi tên các cháu khi các cháu mua một đôi giày hay một chiếc cần câu không? Ôi! So sánh Kafi với một đồ vật tầmthường thì thật là quá xuẩn ngốc! - Tất cả những gì tôi có thể nói với các cháu là nó được bán vào hôm thứ bảy, cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi, có vợ đi theo. Họ đều rất trang nhã và quý phái. - Họ không nói là họ sống ở khu phố nào của Lyon ạ? Ông ta lại gãi cằm, cố nhớ lại: - Xem nào, tôi thấy hình như họ., phải rồi, bà vợ muốn biết nó liệu có nhảy qua bờ tường bao quanh sân nhà không, Bà ấy giải thích rằng bà ấy sẽ dắt nó đi dạo^ hàng ngày xung quanh khu đồn luỹ cổ hay trong công viên thể thao gần nhà. Đó la tất ca những gì tôi có thề nói với các cháu, thật là nho nhặt, các cháu thấy đấy. Rồi ông vội vã thâu tómcâu chuyện: - Hãy mang con này đi. Tôi cho các cháu đấy vì chẳng ai muốn nó cả! Briquet có vẻ đoán được rằng chúng tôi sẽ mang nó đi theo. Nó cứ đứng áp vào lưới, nhìn về phía chúng tôi. Khi ông bán chó mở chuồng, nó chạy vội về phía Mady, chắc hẳn là vì cô là người đầu tiên nói ra tên nó. Hạnh phúc vì lại được tự đo, hạnh phúc hơn nữa vì lại được ai đó quan tâm chăm sóc, Briquet vẫy đuôi rối rít, và cứ thỉnh thoảng lại quay đầu lại, trong mắt ánh lên một niềm biết ơn sâu sắc. Đúng là nó đi hơi khập khiễng, nhưng với một dáng vẻ hoàn toàn không vô duyên chút nào. Mady không giấu được nồi vui mừng vì đã tìm lại được người dẫn đường cho ông bạn già, tôi cũng vui sướng như vậy, nhưng tôi phải thú nhận điều này: có một thoáng ghen tị cứ nhói lên trong lòng tôi. Mady hiểu điều đó. Cuối cùng, co dừng lại và cầmlấy tay tôi, im lặng không nói gì cả, chỉ đơn giản là để tôi hiểu rằng cô muốn chia sẻ nỗi buồn với tôi. Trời đã bắt đầu tối, đã đến giờ Mady phải về, cô nói: - Mình không muốn hai bạn phải chạy, hãy để Briquel về nhà mình cũng được. Mẹ mình sẽ làmcho nó một món súp xương gà rất ngon mà nhà mình đã ăn buổi trưa. Gnatron và tôi chưa muốn về. Từ chỗ chúng tôi đang đứng, gần nhà thờ, chúng tôi có thề quan sát toàn bộ thành phố. Tôi thầm nghĩ rằng biết đâu Kafi lại đang ở dưới một trong số những mái nhà kia, và rằng nó cũng đang khóc, theo cách của nó, vì đã mất tôi. Tôi lẩm bẩm nhắc lại những lời tả về những người đã đem nó đi. "Họ có thề dắt nó đi dạo xung quanh đồn luỹ cồ hay trong khuôn viên thể thao gần đấy." Rồi đột nhiên, tôi xiết chặt tay Gnafron: - Bản đồ của cậu?... Cậu có bản đồ ở đây không? Gnafron luôn luôn mang theo mình tấm bản đồ của thành phố Lyon và khu ngoại ô, một bản đồ luôn phục vụ cho chúng tôi trong những chuyến xông pha đây đó. May mắn là dù mặc bọ complet ngày chủ nhật nhưng hắn vẫn nhớ mang nó theo. Tôi quỳ xuống căng mắt tìm ở phần bên trái của bản đồ, còn Gnafron thi dán mắt về phần bên phải. Chiến luỹ cổ ngày xưa để bảo vệ thành phố, được thề hiện trên bản đồ bằng những chấm tròn nhỏ màu nâu viền đen. Còn công viên, các khuôn viên nhỏ, bãi đất thì được thể hiện bằng màu xanh lá cây. Đột nhiên ngón tay tôi bất động. - Đây này Gnafron, màu nâu và màu xanh ngay sát cạnh nhau. Hai chấmnhỏ đó nằmtrên khu đồi Saint-Foy kéo dài tới đồi Fourvière và nó cũng nhìn xuống toàn bộ dòng sông Saône. - Mình chắc chắn là ở đây, ở Saint-Foy đấy cậu ạ. Mà cậu xemnày, không cách xa đây lắmđâu. Cái đó giải thích tạisao mấy người mua Kafi đó lại đến trại chó này chứ không phải đến chỗ khác. Gnafron tròn mắt ngạc nhiên nhìn tôi rồi rối rít reo lên tán thưởng: - Ôi chao, Tidou của tôi ơi, cậu tuyệt vời lắm! Tôi nhìn đồng hồ: - Mới nămgiờ mười. Chúng ta vẫn còn thời gian! Nửa giờ sau, chúng tôi đã tới Saint-Foy, một vùng ngoại ô kỳ lạ mấp mô những ụ đất rồi hố trũng, ở đó những tòa nhà lớn hiện đại dường như khoe khoang độ cao ngất trời trước những ngôi nhà nhỏ lè tè rải rác trên ngọn đồi Một con đường bao quanh toàn bộ khu công sự cổ, dưới chân công sự là một bãi tập thể thao rộng cũng được chỉ dẫn trên bản đồ. Rất nhiều nhà có vườn và tường rào bao quanh sân. Trước mỗi nhà, toi lại đừng lại để gọi Kafi, mới đầu còn khe khẽ, sau to dần: - Kafi... Kafi!... Thậmchí tôi còn lôi chiếc còisiêu âmra thổi. Âm thanh rất cao của nó đã quen thuộc với Kafi từ lâu rồi. Để gọi nó, tôi thổi hai tiếng ngắn gần nhau rồi lại hai tiếng khác ngay sau đó. Kafi vẫn hiểu đó là tín hiệu khẩn gọi nó và nếu không thể đến được, nó se sủa. ôi chao! Chẳng thấy động tĩnh gì cả. Chẳng mấy chốc chuông nhà thờ đã đồ hồi bảy giờ. Đã đến lúc không thề không về! Trong lúc đi xuống con đường vắng lặng, tôi thổi hai tiếng còi một lần cuối. Chẳng có tiếng trả lời. Chúng tôi đã ở ngoài khu vực Saint-Foy, đột nhiên tôi có cảm giác như có một cái gì đó đằng sau. Đúng lúc vừa quay lại thì tôi suýt nữa bị ngã ngửa vì hai chân trước của một chú chó chồmlên vai. Kafi. Đó là Kafi! Nó ở đâu ra thế này? Làm thế nào mà nó lại thoát đi được? Tại sao trước đó nó không trả lời tiếng còi của tôi? Chắc là nó đã phải có một cố gắng phi thường để tẩu thoát với thương tích thế này. Sướng điên lên vì tìm được chúng tôi, nó cứ nhảy chồm chồm đằng sau chúng tôi, cắn cắn quần áo và liếmtay rối rít. Tôi xiết chặt nó vào mình và khóc vì hạnh phúc. - Cậu thấy không Gnafron, nó đã trở về vào đúng ngày lễ Noel! Gnafron và tôi lại âu yếmôm hôn chú Kafi dũng cảmcủa mình rồi cả ba chạy về hướng đồi Chữ Thập Hung, ở đó những ánh sáng đèn xa xa nhấp nháy như những vìsao. Năm Chiếc xe tải nhỏ màu vàng Đã tìm thấy Kafi và Briquet!... Ngày hôm sau, biết được tin tuyệt vời đó, ca nhóm nhảy cẫng lên vì vui sướng. Trong căn cứ dưới con dốc Kẻ Cướp, tôi cùng Gnafron kể lại câu chuyện tới Saint-Foy chiều hômqua. Song, khi những nỗi xúc động đã lắng xuống, một vấn đề được đặt ra. Làmsao giải thích cho ông mù về sự trở về của con chó đây? - Chúng ta không thề nói với ông ấy rằng Briquel đã bị mọt tên nhặt giẻ rách trong sân ăn cắp. - Corget lên tiếng. - Như vậy sẽ thổi bùng nỗi lo lắng của ông. - Vậy thì phải làmthế nào bây giờ? - Mady lo lắng. Corget kết luận: - Nếu chúng ta muốn làm sáng tỏ vụ này thì tốt hơn là không để gã nhặt giẻ cảm thấy bị nghi ngờ gì cả. Chúng ta phải làm rõ cái gì đang khiến "ông bạn già" của chúng ta lo lắng không yên. Vào một buổisáng thứ năm, một đồ vật nhỏ nhặt được đã làmrõ mối lo lắng của chúng tôi. Ngày hôm trước đó, tôi cùng Mady tới bệnh viện Granga-Btanche. cả hai cùng phải cố hết sức làm vẻ bình thản như không có chuyện gì xảy ra, để giấu ông mù về việc Briquet trở về... chúng tôi càng khó khăn hơn nữa khi ông cứ vô tình nói chuyện rất lâu về chú chó của ông. Để chuẩn bị cho chuyến ra viện, ông lại nhờ chúng tôi một việc nhỏ: nhờ bạn nào đến thăm ông vào ngày mai mang cho ông chiếc áo thun dày bằng len xếp ở tủ tường trong phòng, ống sợ ra khỏi bệnh viện sẽ bi lạnh. Vậy là buổi sáng thứ năm đó tôi cùng Tondu lên đồi Fourvière. Trước tiên phải qua nhà bà Tazergue đã, bà sẽ cùng chúng tôi lên nhà ông mù. Chúng tôi theo thói quen là nói tên mình ngay trong khi gõ cửa, bà sẽ mở cửa và rồi mỉmcười đón tiếp chúng tôi như mọi khi, chắc vậy. ô, nhưng sáng hôm đó, bà bắt tôi phải nói tên mình hai lần rồi mới nghe thấy tiếng xoay ồ khoá, cứ như là bà không nhận ra tôi vậy. Cuối cùng bà cũng he hé cửa, vẻ gần như hốt hoảng. - Ôi các cháu tội nghiệp của ta! Đêmqua ta đã sợ hãi biết nhường nào! - Đêmqua ư? - Các cháu vào đi, ta sẽ kề cho nghe! Bà chỉ cho chúng tôi hai chiếc ghế rồi cũng ngồi phịch xuống một chiếc khác. - Bà nói nhanh lên, bà Tazergue, điều gì đã xảy ra? Có nghiêmtrọng lắmkhông ạ? - Lúc đó đã quá nửa đêm, tôi vừa tỉnh sau một lúc chợp mắt được tí tẹo. ở tuổi tôi, các cháu biết đấy, khó ngủ lắm. Đột nhiên tôi nghe thấy tiếng bước chân lên cầu thang. Thế là tôi dậy để nghe ngóng qua cửa, không dám mở. Người lạ ở lại rất lâu trên đó, lâu lắm, tôi nghe thấy những tiếng động nhỏ, những tiếng động rất kỳ quặc. - Tiếng mở cửa, mở ngăn kéo, tủ tường ư? - Không, không phải như vậy, hình như là những tiếng cọt kẹt. Rồi một lúc có tiếng vật gì khá nặng rơi ầm xuống, búa hay sao ấy, những tiếng động im lặng mọt lát rồi lại tiếp lục. Cái đó phải kéo dài hơn nửa giờ. Cuối cùng, người lạ mặt len lén đi xuống. Tôi phải đợi cho chắc chắn hắn ta không trở lại nữa mới dám lên nhà ông Vauquelin. Khoá cửa mở dễ đàng, ổ khoá có vẻ không bị phá đập gì cả. Tôi xem xét căn phòng, tất cả có vẻ vẫn bình thường. Ngăn kéo bàn giấy mà tôi cũng cầm chìa của nó, không bị phá gì hết. Song tôi chắc chắn là có người đã lén ở đó đêmqua. Người đàn bà khốn khổ vừa kề chuyện vừa run lên cầm cập. Tôi liếc mắt nhìn Tondu. Ngay cả bà Tazergue cũng không cảm thấy yên tâmtrong ngôi nhà này. Liệu bà có thực sự nghe thấy tiếng đọng không? Hay đó chỉ là ác mộng thồi? - Sáng nay tôi không dámtrèo lại lên đó một mình đâu. - Bà thú nhận. - Các cháu hãy lên cùng tôi. Bà trèo từng bậc một sau lưng chúng tôi. Chiếc chìa khoá run run trong tay ba, Tondu phải tự mở cửa. Bề ngoài có vẻ như chẳng hề có ai vào phòng cả. Giấy tờ sách vơ vẫn ở nguyên trên giá sách, không hề bị đảo lộn, giấy tờ trong ngăn kéo bàn giấy cũng vậy. Cũng chẳng có gì khác thường trong hai chiếc tủ tương mà hôm qua bà Tazergue quá khiếp hai đã không dám mở. Chẳng có một vết chân nào trên sàn nhà, bơi vì trời ẩmthì chắc chắn phải để lại vết. Tôi mở tấmvải phủ chiếc đàn, nhạc cụ mỹ miều ấy không hề bị ai đụng vào cả. Tôi cùng Tondu xem xét kỹ lại một vòng nữa. Hiển nhiên là không có ai vào đây! Bà Tazergue đưa cho toi chiếc áo thun len của ong mù, rồi Tondu khoá cửa lại. TÔI vừa xuống được mấy bậc cầu thang, theo sau bà già, lúc quay ngay lại, tôi thấy Tondu đang cúi người xuống nhặt một vật gì đó dưới bậc thềm. - Cái gì vậy? Trước khi bà Tazergue có thời gian quay đầu lại, Tondu đưa ngón tay lên miệng ra hiệu cho tôi im lặng. Khi bà Tazergue vào nhà đóng cửa lại thì Tondu quay sang tôi nói: - Tidou ạ, ban nãy mình nhặt được cái này! Hắn lục túi rồi lấy ra một vật nhỏ đặt lên lòng bàn tay. - Cậu không thấy sao, một cái đai ốc, một cái đai ốc bằng đồng. - Nó từ đâu vậy? - Mình nghĩ là mình biết. Bọn mình quay lên gác ngay thôi. Hắn lao lên cầu thang như một người điên, còn tôi thì cũng phải cố hết sức mới theo sau những sải chân dài của hắn được. Vừa lên được thềmtrên, hắn thở hắt ra. - Đúng như điều mình nghĩ! Đây là một trong những chiếc đai ốc nhỏ vít thành cầu thang. Cậu xemnày, cộ rất nhiều đai ốc đã bị lấy đi. Cái này chắc bị rơi xuống đất và lăn mất, mình đã tìmthấy nó ở đây, cạnh tường này này! - Cậu cho rằng... - Phải, chuyện đó đã xảy ra đêmqua, ở đây, trên thềmcầu thang này chứ không phải trong phòng. Tôi lo lặng đặt tay lên tay vịn cầu thang. Nó oằn xuống. Tới chỗ thanh sắt được chôn vào tường, tôi thấy nó sắp rời hẳn ra. Tôi còn nhìn rõ ngay bên dưới từng đámmạt sắt. Lan can cầu thang đã bị cưa, rồi các thanh lan can bị tháo hết vít đã chẳng còn nâng đỡ nó được nữa, nó trở nên thật mong manh. Chỉ cần một áp lực nhỏ nhất tựa lên, nó sẽ đồ sụp. Tôi bỗng lạnh toát người, tái mặt đi. Tondu nhìn tôi, mặt hắn cũng dúmlại: - Loại bỏ ông... người ta đã muốn loại bỏ ông! Tondu nói rõ: - Mỗi khi ông mù ra khỏi nhà, ông đều phải mò mẫm lần theo lan can. Vậy thì chắc chắn nó sẽ đồ sụp và ông sẽ ngã xuống khoảng không bên dưới! Rồi hắn lấy tay lau những giọt mồ hỏi trên trán: - Ai có thề làmđiều dã man này nhỉ? Gã nhặt giẻ rách, hay gã kia.... Sự tức tối cũng làm tôi nghẹn họng, nhưng thình lình, tôi nghĩ tới bà Tazergue, tới mối hiểm nguy có thể chính bà sẽ gặp phải. Phải khẩn trương sửa chữa lại lan can ngay thôi! - Bọn mình hãy xuống gặp bà đi! Mình sẽ nói đã quên một thứ khác ông mù dặn lấy, và bọn mình sẽ trèo lên đây. RỒI cậu sẽ làm như vô tình phát hiện ra lan can đang trong tình trạng tồi tệ, sau để mình đi tìmcái gì đó sửa chữa nó! *** Lần này nghiêm trọng rồi, thực sự nghiêm trọng lắm đây! về đến đồi Chữ Thập Hung là tôi nhảy vội đi báo cho Mady ngay, trong khi đó Tondu đi tìmbáo cho những bạn khác. Nửa giờ sau, ca nhóm đã tụ hợp đầy đủ trong căn cứ. Nhợt nhạt vì xúc động, Mady vẫn còn chưa thể tin nồi vào một hành động đáng sợ đến thế. - Phải rồi, - Mady thở dài. - tất cả những bằng chứng ấy!... Thật ghê rợn! Lợi dụng sự mù loà của một con người khốn khổ để làm những điều như thế! - Ai là thủ phạmnhỉ? - Corget nói. - Gã mặc áo khoác ghi hay gã nhặt giẻ rách? Một cuộc bàn bạc sôi nổi diễn ra. Ngay cảm giác ban đầu, có vẻ như tên nhặt giẻ rách chính là thủ phạm, bởi có lẽ từ vụ bắt trộm Kafi và Briquet, chúng tôi đã coi hắn là một dạng người bất lương... Nhưng đâu là mối liên quan giữa vụ bắt trộm hai con chó và vụ phá hoại lan can cầu thang? Mối Nên hệ đó, đột nhiên Corget đã tìm ra, và sự hiển nhiên của nó làm chúng tôi choáng váng. Tại sao không hiểu được nó sớm hơn nhỉ? Thủ phạm đã mong muốn có tai nạn bằng mọi giá, mà nạn nhân phải là ông Vauquelin. Cũng chính để gây ra tai nạn đó mà hắn đã bắt đi hai con chó, và tên khốn nạn đó đã nhìn đúng bởi vì mất chú chó dẫn đường, ông Vauquelin đã hai lần suýt bị xe cán. Sự phát hiện khủng khiếp này đã khiến nỗi xúc động của chúng tôi dâng lên nghẹn ứ. - Tóm lại, - Mady lên tiếng. - thủ phạm là tên nhạt giẻ rách? Vậy thì tại sao hắn làm vậy?... VI chiếc đàn ư? Như thế có nghĩa rằng gã Xoăn quen biết người đàn ông mạc áo khoác ghi. Điều này có vẻ không chắc lắm. Họ là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Một người trang nhã, trau chuốt, người kia thì bẩn thỉu, lôi thôi và thô lỗ. - Đúng vậy, - Tondu tán đồng. - ông Vauquelin có những lý do chính đáng để nghi ngờ gã bán đàn, nhưng đó không phải là một kẻ giết người. Tên nguy hiểmlà tên nhặt giẻ cơ... nhưng thật chán là chúng ta lại thiếu cái cốt yếu: động cơ của hắn. - Dù động cơ gì cũng không quan trọng mấy, - Mady mở màn. - cái đầu tiên phải làmbây giờ là đi báo cảnh sát. - ...Và không được chậmtrễ một giây! - Guille nôn nóng đồng tình. - Tính mạng ông Vauquelin đang bị đe doạ. Song Corget vẫn nhăn trán ngẫmnghĩ: - Đúng là nghiêmtrọng đấy, nhưng hãy cần thận! Báo cho cảnh sát có nghĩa là ông mù cũng sẽ biết chuyện. Ông đã lo lắng không biết bao nhiêu vì gã mặc áo khoác ghi rồi, các cậu thử tưởng tượng xem phản ứng ông sẽ ra sao khi biết rằng chính gã nhặt giẻ cũng muốn gây khó dễ cho ông... mà điều khó để làmgì vậy? ôi, có quá nhiều cái đáng làmông đến mất trí mất! Những khoảnh khắc imlặng nặng nề bao trùmlên cả căn hầm. RỒI Gnafron nói: - Thôi chúng ta đừng lo lắng quá. Nếu cảnh sát chịu bó tay, chúng ta co lẽ vẫn làm được một cái gì đó mà. Gã nhặt giẻ chưa nghi ngờ chúng ta đâu. Hãy lạp kế hoạch theo dõi gã và bảo vệ ông mù. Bọn mình sẽ thay nhau tới chỗ ông sau giờ học. Buổi chiều, cả lũ lại tập hợp, nhưng không còn là lúc đặt giả thuyết nữa. Phải lập kế hoạch tác chiến thôi... nhưng vắng Guille và Bistèque, vì hai cậu này đến thămông mù lần cuối và mang cho ông chiếc áo thun len ông nhờ lấy. - Hay chia ra thành ba nhóm. - Gnafron đề nghị - sáng đến tối, chúng ta sẽ thay phiên nhau lên dốc Saint- Barthélemy, sẵn sàng "săn" gã Xoắn. Cái chính là đừng để gã trông thấy. Chúng ta đang nghỉ lễ ma, còn khối thơi gian! - Thế lúc vào học thìsao? - Tondu lo lắng. - Tới lúc vào học, ta sẽ tính sau. - Corget trả lời. - Từ bây giờ đến lúc đó, tớ có cảmtưởng là có nhiều chuyện xảy ra lắm. Quả thực là đã có chuyện xảy ra, chúng tôi chẳng phải chờ đợi lâu la gì. Chuyện đó diễn ra vào ngày 31 tháng 12. ông mù khi ấy đã trở về nhà, vui sướng mở chiếc đàn dương cầm thân yêu để chơi những đoạn nhạc ông sáng tác lúc nằm trên giường bệnh viện, ông vô cùng hạnh phúc trước những quan tâm chúng tôi dành cho ông, và ông hoàn toàn không còn ngờ vực điều gì nữa, gần như ông đã quên biến nỗi âu lo trước đây của mình. Mady đưa ông đến nhà khách hàng hoặc ở đó cùng ông luôn. Phấn khởi vì những đoạn nhạc mới của ông, cô cứ nài ông đọc những bản nhạc để cô chép vào quyển nhạc. - Con muốn làmgì với nó đây? - ông mù hỏi. - Vìsẽ chẳng bao giờ có ai chơi những giai điệu này đâu? - Đề cho mình cháu thôi ạ, - Mady trả lời. - cháu muốn gìn giữ chúng. Trong khi ấy, chúng tôi vẫn rình trên con dốc Saint-Barthèlemy mà ông mù không hay biết gi cả. Ngõ cụt có vẻ nguy hiềm vì lũ trẻ con trong sân hay tới đó chơi đùa. ở bên dưới một chút, giữa cửa hàng thuốc và hiệu bán than, chúng tôi đã phát hiện ra một ngách nhỏ và quyết định nấp vào đó, cùng với xe đạp. Hàng ngày, cứ vào buổi trưa, lúc 12 giờ kém 15 phút, chúng tôi lại hẹn nhau ở căn cứ để tường thuật lại những chuyến theo đuôi này. Chúng tôi đã bắt đầu ngờ rằng chúng chỉ là vô ích thì bỗng một buổi sang, Bistèque và Gnafron đến, chúng nó thở hồn hển vì phải leo dốc bằng xe đạp. Nhìn vẻ mặt, tôi đoán ngay ra chúng nó vừa khámphá được một điều gì mơi. Vừa lấy lại hơi thở, Gnafron vừa kể: - Vậy đấy! Lúc đó là gần chín rưỡi sáng; mình và Bisteque đang nấp trong ngách giữa hiệu thuốc và hiệu bán than thì chiếc xe tải khởi động. Thế là bọn mình bám theo ngay. Chiếc xe đi theo con đường hướng về khu Perrache, rồi nó rẽ trái và dừng lại ở một phố nhỏ. Bọn mình tưởng rằng gã Xoăn sẽ xuống xe như bình thường, nhưng không. Hắn chỉ bấm hai hồi còi dài. Vài giây sau có một người bước ra từ một ngôi nhà, tới chỗ gã Xoăn. Vì phố gần như lặng ngắt không một bóng người nên bọn mình chẳng chần chừ gì cả, dựng xe vào vỉa hè rồi tiến gần ngay. Gnafron ngừng lời, hắn bị đứt hơi vì đã kể câu chuyện liền một mạch mà không hề dừng lại lấy hơi. Bisteque tiếp ngay: - Cửa sau xe khép hờ, có quàng xích. Bọn tớ sẽ không có nguy cơ bị trông thấy. Ba chiếc ba lô to tướng trong xe che lấp hai gã, nhưng thùng xe lại vang âmnên bọn tớ có thề nghe được thúng nói chuyện với nhau. Chúng nói như thế này này: - Thế đấy, - Gã Xoăn giải thích. - đây là một vụ hơi đặc biệt. Tao gặp ông chủ đêm qua, ông ấy tin tưởng vào mày đấy. - Loại áp phe gì thế? - Một chiếc đàn pianô. - Đàn pianô ư? Vì như thế mà mày rộn lên đấy à? - Đây không phải là một cái đàn bình thường đâu, cái này đáng giá cả một gia tài đấy! Sẽ trúng quả rất đậm... ông chủ muốn gặp mày. Gặp tao?... Nhưng ở đâu? - Nhà ông ấy. - Sao ông ấy không bảo mày? - Tao bị quen mặt, mày hiểu chứ? Mày đến gặp ông ấy đi, ở phố Dragonne, mày sẽ nhận ra ngôi nhà dễ dàng thôi mà. Ở mỗi bên có một cái tháp nhỏ... và mày phải có nhiệm vụ ăn mặc sao cho phù hợp đấy. ông chủ vẫn là ông chủ. Nếu mọi người thấy mày vào nhà ông ấy thì không được mang vẻ mờ ám chút nào hết, không được gây ngờ vực. - Mấy giờ phải lên trên đó? - Cuối buổi chiều. Ông chủ sẽ ở nhà đấy. - Thôi được. Đến lượt Bisteque phải ngừng lời, Gnafron bấy giờ đã lấy lại được hơi, tiếp luôn: - Thấy hai gã đó sắp chia tay nhau, bọn tớ rời chỗ rình ngay để đi láy xe đạp. Thằng bạn gã Xoăn nhảy xuống xe. Hắn chạy qua vỉa hè về nhà, nhà số 7 phố Con Lạch cồ. Rồi chiếc xe nồ máy nhằm hướng khu Guillotière, nơi gã Xoăn để những chiếc túi của hắn xuống một nhà kho. Sau đó, hắn trở về nhà. Thế là trong ngách hiệu thuốc, tớ rút ngay ra tám bản đồ. Tớ và Bisteque tìm suốt trong mười phút con phố có tên Dragonne ấy... Các cậu co biết cuối cùng chúng tớ đã tìmra nó ở đâu không? Tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về phía Gnafron: - Cậu nói nhanh lên đi! - Ở Saint-Foy, chỗ mà Tidou đã tìm Sáu Lâu đài có hai ngọn tháp -Saint-Foy ư? ... Trong khu ngoại ô mà tôi đã tìm thấy Kafi? Toi lặng người bàng hoàng. Song, bây giờ không phải là lúc tìm hiểu xem đó có phải chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên không. Một sự kiện nghiêm trọng sắp xảy ra, ở trên đồi cao kia, phải hành động khẩn trương thôi. Corget quyết định tôi và Gnafron, những người đã biết địa điểm đó sẽ không chạm trễ lên đồi để khám phá "ông chủ" bí hiểm đó và những âmmưu hắn ta đang rắp tâmhành động. Thời tiết âm u kinh khủng, xám xịt, nặng mây, làm cả thành phố chìm ngập trong bóng tối. Lao xuống dốc mà chẳng cần đạp, chúng tôi đã tới được bến sông Saône đầy sương mù. Cuối cùng thì Saint-Foy kia rồi! Gnafron phát hiện ra trước tam biển chỉ tên phố: phố Dragonne. Đó là một con đường kiều nông thôn cong cong giống như con phố nhà tôi, ở đoi Chư Thập Hung. Song trên phố không hề có những ngôi nhà hình hộp mà toàn là những biệt thự sang trọng, được gìn giữ sang sửa rất chu đao. Từ xa, tôi đã nhìn thấy ngôi nhà với hai tháp nhọn được trang trí rất đẹp, nóc lợp đá hoa cương. Phía trước ngôi biệt thự là một khu vườn cảnh nhỏ, bao bọc bởi bức tường đá chạm. À đúng rồi, bức tường này đây! Hôm trước lúc đi ngang qua tôi đã cất tiếng gọi Kafi rất nhiều lần. cồng ra vào bằng sắt rèn rất đẹp, mở ra phía gara ôtô, một tám biền đồng được đánh bóng rất trau chuốt, có chạmcái tên: CH.MARNIER Đề không bị phát hiện, tôi nhanh chóng chạy qua, Gnafron bám theo sau. Có đúng là trong ngôi nhà này đang chứa đựng âm mưu gì không? Tôi không tin vào điều đó lắm. Vừa nãy thôi, lúc lên dốc, chúng tôi đã quyết định rõ rằng sẽ bấm chuông cửa với bất cứ cái cớ nào, hỏi chỉ dẫn chẳng hạn. Song giờ đây chúng tôi lại nhủn chí. Tòa nhà tĩnh lặng đẹp đẽ này khiến chúng tôi e sợ. - Không thể thế được, - Gnafron thầmthì với tôi. - gã Xoăn nhầmđấy! - Nhưng gã nói rõ là phố Dragonne, ngôi nhà có hai tháp mà! Gnafron lắc đầu: - Cậu biết tớ đấy, Tidou, tớ đâu có nhút nhát. Song tớ cũng không dám bấm chuông! Tot hơn là nên đi hỏi han ai đó, một người bán hàng chẳng hạn. Thế là bọn tôi tới trung tâmngoại ô, vừa tới nơi Gnafron đã sà ngay vào một cửa hàng bánh mì - đồ ăn nguội. Cửa hiệu rất đẹp, mới tinh. Hai bà khách đang mua hàng. Một có vẻ giản dị đang thanh toán tiền hai chiếc bánh mì bự mà bà vừa nhét vào chiếc túi lưới thực phẩm. Bà kia trông rất quý phái, sực nức mùi nước hoa, mặc một chiếc áo măng tô lông cừu màu đen, đang hỏi mua một chiếc bánh ngọt: - Một chiếc bánh trứng đường xứ Bavie tưới rượu anh đào nhé! Tất nhiên là với loại rượu anh đào ngon nhất của các vị rồi! Nhìn vào vẻ nhũn nhặn của bà bán hàng, có thể đoán ngay ra đây là một khách hàng rất "sộp". - Bà có thể tin tưởng ở tôi, thưa bà Marnier, nó sẽ ngon tuyệt trần! Khi nào tôi có thề bảo người mang nó lại cho bà ạ? Bà Marnier ư!... Bà chủ của ngôi biệt thự đẹp đẽ có hai ngọn tháp! Tôi liếc mắt trao đồi ngắn gọn với Gnafron. - Sáng mai. - Người đàn bà trả lời. Vừa lúc đó có một thằng bé bước vào cửa hiệu, dắt theo một con chó lùn batxê. Bà bán hàng hói: - À, con chó của ông bà thế nào rồi ạ?... vẫn chưa tìmthấy sao? - Chưa... mà tôi cũng mặc kệ. Một trò ngông của ông chồng tôi ấy mà! Đột nhiên ông ấy nảy ra ý định kiếm một con chó becgiê. Song, ông ấy cũng như tôi, ghét súc vật lắm! - Thế thực ra con chó nó chuồn mất như thế nào ạ? - Hôm Noel, lúc từ Lyon về, khi ấy tôi đem nó theo trong ôtô. Tôi vừa vào nhà thì nó nhảy phắt qua tường rào, và tôi chẳng bao giờ trông thấy lại nó nữa. Thế là ranh nợ! Tới đó, bà ta dựng cồ áo măng tô lên rồi đi ra. Gnafron và tôisững người bàng hoàng, không còn biết minh vào cửa hiệu làmgì nữa. Bà bán hàng phải hỏi chúng tôi cần mua gì tới hai lần. Cầm mấy chiếc bánh mì nhỏ trên tay, chúng tôi lại lững thững bước đi trên vỉa hè. Vậy ra Kafi đã "đào tẩu" từ chính nhà cái bà quý phái này đây - bà vợ của "ông chủ" bí hiểm!... và gần như chẳng cần bà nói ra cũng tin được điều đó! Họ đã đi mua Kafi trong khi cả hai người cùng không yêu thích gìsúc vật? Sự phát hiện này làm chúng tôi sửng sốt, bánh mì nghẹn lại trong họng và tôi không tài nào nuốt nồi. Tất cả mọi sự trong vụ việc này bí hiểmtới mức thà đừng có cố tìmhiểu còn hơn! - Dù sao "ông chủ" này cũng chắc chắn không phải la người đàn ông mặc áo khoác ghi. - Gnafron nhận xét. - Tạisao? - Nếu vậy gã Xoăn đã mang thẳng Kafi đến cho ông ta chứ việc gì phải đemđến nhà ông lái buôn chó. Tôi khuyên Gnafron hãy chịu khó chờ vài phút đã để bà khách hàng kỳ lạ kia về nhà, rồi hai đứa sẽ quay trở lại phố Dragonne. Bọn tôi vừa tới đầu con đường nhỏ, chỗ dựng xe đạp, bỗng một chiếc ôtô đỗ xịch trước lâu đài. Gã đồng bọn của gã Xoăn chăng? Hai đứa nhanh chóng chạy lại quan sát. Trong bóng đêmmờ mờ đã bắt đầu bao trùm, chúng tôi thấy một người đàn ông bước xuống xe. - Chính gã ta đấy! - Gnafron thì thầm. - Tớ đã nhận ra gã, đúng là bạn gã Xoăn. Gã vừa bấm nút chuông thì có một người bước ngay ra từ trong biệt thự - ông ta có vóc dáng thấp bé, nhanh chong mở cửa cho ga vào. Ở tầng trệt có một khung cửa sổ vừa sáng đèn. Thu mình trong bóng tối, nép sát vào tường, cả hai đứa cùng căng mắt nhìn. Đột nhiên, trái timtôi bật nảy lên. - Nhìn kìa Gnafron!... ở giá treo quần áo gần cửa ra vào... chiếc áo khoác màu ghi cồ lông kìa! - Bọn mình hãy lại gần hơn, dán tai vào cửa chớp mà nghe! Gnafron giúp tôi ẩn những tảng đá lớn rơi từ bức tường thật khẽ khàng, chúng sẽ "cõng" bọn tôi lên cao! Thế là cộng với việc kiễng chân, hai đứa đã lên tới bậu cửa sổ. Từ bên trong vang lên giọng nói của hai gã đàn ông, một giọng khàn khàn rất khó nghe, giọng kia rõ nét hơn - giọng mũi của người đàn ông mặc áo khoác ghi. Chúng tôi cố nín thở để lắng nghe cuộc nói chuyện: - Tôi nhắc lại với cậu, - "ông chủ” nói. - vụ này vô cùng nhẹ nhàng thôi, chẳng có nguy hiểm nào hết. Nhiệm vụ của cậu chẳng có gì phức tạp cả, giúp đỡ một người mù qua đường. Một lát imlặng, "ông chủ" đứng dậy đi lấy cái gì đó. Rồi lại ngồi xuống. - Cậu nhìn rõ cái bản đồ thành phố Lyon này rồi chứ! Dòng sông Saône này này? Việc đó phải xảy ra ở phía dối điện cầu Saint-Vincent. Cậu sẽ đi một trăm bước trên vỉa hè, phía lề bên này. Lão mù đó sẽ đi qua đây. Thằng Xoăn nó bảo thế, nó bao đó là con đường thường ngày lão mù vẫn đi để vào thành phố. Lúc lão ta tới đối diện cầu, chuẩn bị sang đường, cậu sẽ đến gần, đề nghị được giúp lão. Bắt buộc phải là cậu, không thể là thằng Xoăn vì lão ta sẽ nhận ngay ra giọng nó. - Có chắc là ông ta xuống thành phố vào sáng mai không? - Tất cả được xếp sắp trước cả rồi, nhờ thằng Xoăn. Cách đây một tháng, lão mù đó bị mất con chó. Lúc 9 giờ sáng mai, thằng Xoăn sẽ sai thằng cháu nó, cái thằng nhỏ Tonin ấy, lên nhà lão. Thằng nhóc sẽ báo là đã nhìn thấy con chó của lão lang thang ở bên kia bờ sông Saône, trên kè đa. Nó sẽ khẳng định rằng cũng đã rất muốn dẫn con chó về, nhưng con vật không chịu đi. Chắc chắn lão mù sẽ nhảy bổ xuống thành phố ngay cho xem! - Thế nếu lão ấy không đi một mình thìsao? - Lão sẽ đi một mình thôi. Bà già chămsóc lão vừa bị cảmhai hômtrước đây. Chẳng ai thấy bà ta ló ra khỏi nhà đi múa thực phẩmcả, lũ nhóc ở khu đồi Chữ Thập Hung đã đi hộ bà ta. - Vậy chính xác emphải làmgì ạ? - Chỉ phải chờ tới lúc tôi ra hiệu cho cậu. Tôisẽ chờ cách đó hai trămmét, ngồisau tay lái, sẵn sàng khởi động xe. Ngay khi cậu thấy hiệu của tôi, cậu sẽ giải thích cho lão mù rằng đường đang vắng. Cậu sẽ dắt tay lão và hai ngươi tiến chầm chậm. RỒI khi thấy ôtô vọt lên, cậu buông ngay lão mù ra và đột ngột nhảy lùi lại đằng sau. Tất cả đấy... Phần còn lại là việc tôi lo. Cậu hiểu chứ? - Hiểu ạ!... Nhưng sau đó thìsao? - Cậu còn muốn chuyện gì nữa nào? Tôi có bảo hiểm tai nạn và lão mù thì chẳng có gia đình nào hết! Vụ việc sẽ được xếp đặt nhanh chóng, đâu vào đấy... Thế nào rõ chưa, sáng mai lúc 9 giờ trên vỉa hè, đối diện cầu Saint- Vincent... và hãy tự bảo mình rằng sẽ trúng rất đậmnếu vụ này thành công! - Vâng ạ, thưa ông chủ, emsẽ có mặt ở đó! Đèn tắt, cửa ra vào khép lại. Tới lúc này, tôi mới nhận thấy mình đang run lẩy bẩy từ đầu tới chân và những giọt mồ hôi lạnh toát ròng ròng trên trán, tôi xiết chặt tay Gnafron. Rợn người trước những gì vừa nghe thấy, hai đứa quay gót, cắmđầu cắmcồ chạy. *** Nhìn vẻ hốt hoảng của bọn tôi, các bạn hiểu ngay đã có chuyện gì đó xảy ra. Gnafron sụp xuống một chiếc hòm mà bọn tôi dùng làm ghế, và rồi, con người đôi khi vẫn huênh hoang cho mình là "cứng rắn" áy, oà lên nức nở. - Ôi ghê rợn quá! Chúng muốn... chúng muốn... Cái từ khủng khiếp không thề nào bật ra nổi khỏi miệng hắn, nhưng mọi người cũng đã đoán ra. Mady quay về phía tôi, cô nắmchặt tay tôi: - Cậu nói đi Tidou! Tớ van cậu đấy, nói nhanh lên.. Thế là bằng một giọng ngắt quãng liên tục vì xúc đọng, tôi thuật lại cuộc đoi thoại bẩn thỉu đầy bất ngờ trong toà lâu đài, những phòng ngừa chu đáo của gã đàn ông mặc áo khoác ghi đề vụ việc có thể thắng lợi một cách hoàn hảo. - Phải Mady ạ, sáng mai, lúc 9 giờ. Thật là khủng khiếp! Đến lượt các bạn tôi rụng rời. Mady không kìmnồi những giọt nước mắt. - Phải chạy tới báo ngay cho ông Vauquelin thôi, nói với ông rằng sáng mai, lúc sớm bọn mình sẽ tới chúc mừng ông, bằng mọi giá sẽ không đề ông đi ra khỏi nhà với bất cứ lý do nào! - Không, - Corget lên tiếng. - chúng ta không thể chần chừ được nữa, phải báo cảnh sát thôi. - Và không được chậmtrễ. - Gnatron nói thêm. Sau những phút bủn rủn ban nãy, giờ hắn đã lấy lạisinh lực và bắt đầu tức giận. Guille và Bistèque không có mặt ở đây vì đang bám theo chiếc xe tải màu vàng. Cũng chẳng sao, chúng tôi không thể chờ đợi được nữa. Thế là chúng tôi tiến bước vào thành phố đông nghịt người, cố kiếmmột trạmcảnh sát. Người ta chỉ cho chúng tôi một đồn cảnh sát rất lớn gần khách sạn thành phố. Chúng tôi nói với người cảnh sát thường trực: - Thưa chú cảnh sát, chúng cháu muốn gặp ông cảnh sát trưởng ạ. - Các cháu đánh mất gì à? - Không ạ, việc nghiêmtrọng hơn cơ ạ... có một người đang bị nguy hiểm. Anh cảnh sát nhìn chúng tôi lần nữa, vẻ rất tò mò, rồi anh ta lùi ra để chúng tôi bước vào một căn phòng rộng. Trong đó có cả đám cảnh sát đang vừa hút thuốc vừa thảo luận xung quanh chiếc bàn. Sự xuất hiện của chúng tôi đã quấy rầy họ, họ đưa mắt nhìn dò hỏi: - Mấy đứa muốn gì hả? - Gặp ông cảnh sát trưởng ạ! - Corget trả lời. Đámcảnh sát phá lên cười: - Ông cảnh sát trưởng?... để giúp các người tìmcái ví tiền bị mất hả? Corget không hề bị bối rối: - Sáng mai, gần cầu Saint-Vincent, có một người đàn ông sẽ bị một chiếc ôtô đâm. Cậu nói ra câu đó với thái độ nghiêm trọng đến nỗi trong giây lát, những tiếng cười ngừng bặt, một trong số họ lại lên tiếng, giọng giễu cợt. - Có phải tình cờ mà các cậu nhầm những ba tháng không đấy? Ngày mai là ngày mùng 1 tháng Giêng chứ không phải ngày mung 1 tháng Tư! Các cậu nhãi nhách này, hãy biết rằng cảnh sát không thích để người ta chế giễu đâu nhé! Quả là chúng tôi đã không ngờ được tiếp đón như thế này! Mady tức giận tiến lên: - Cần phải tin chúng cháu, ngày mai bọn bất lương định đâmmột ông già mù bạn chúng cháu! - Thế bọn chúng đã báo cho các cô cậu để các cô cậu đi báo cảnh sát chứ gí? - Bọn cháu không đùa đâu. - Mady tiếp tục. - Một gã đàn ông ở Saint-Foy sẽ gây ra vụ đó bằng chiếc xe của hắn. Các bạn cháu vừa nghe lỏmđược một cuộc nói chuyện. - Phải, - Gnafron tiếp lời. - bọn cháu đã nghe rõ rằng; vụ tai nạn sẽ xảy ra vào 9 giờ sáng mai. Thế là hắn kề ngay lại vụ việc, hắn huơ tay làmnhững cử chỉ lo âu tới mức mái đầu bù xù lắc lư, không hề nhận thấy đámcảnh sát đang cười giễu cợt. Khi hắn ngừng lời, một cảnh sát đứng dậy nắmlấy tay hắn và nói bằng một giọng rát bình tĩnh từ tốn. - Câu chuyện của cậu rất hay, cậu bé nhóc con ạ! ở địa vị cậu, tôisẽ chạy đi mua ngay một quyền vở và tôisẽ viết chuyện đó, chữ đen trên giấy trắng, nó là một cuốn tiểu thuyết trinh thámthật ly kỳ! Chúng tôi phản đối, tức giận, thề thốt rằng, Ganfron nói sự thật. Nhưng đám cảnh sát không muốn nghe. Họ bực dọc đứng dậy và mời chúng tôi đi khỏi. Nhưng đứng lúc đó, có một tình tiết nhỏ đã xảy ra. Mady bỗng kêu lên một tiếng, lảo đảo rồi ngã khuỵu xuống sàn. Đám cảnh sát vội xô đến để đỡ cô bé lên. Khuôn mặt cô hết sức nhợt nhạt, cô không thể đứng vững. Mọi người xếp ba chiếc ghế cạnh nhau rồi đặt cô nằmlên đó. Đámcảnh sát mất hết vẻ bỡn cợt lúc nãy, trông họ lúc này thậmchí còn rất buồn phiền... Họ đang lo lắng như vậy thì bỗng ở cuối phòng, một cánh cửa bật mở và một người mặc thường phục bước ra. - Sao mà ồn ào thế hả? - Không có gì ạ, thưa ngài cảnh sát trưởng, một cô bé con vừa bị mệt ạ. - Nó làmgì ở đây thế?.. Còn lũ trẻ này nữa? - Đây là Mady bạn chúng cháu, - Corget sốt sắng nói ngay. - bọn cháu muốn gặp ngài ạ. Nhưng những nhân viên ở đây không cho phép. - Bọn cháu vừa nói rằng sáng ngày mai, một ông mù mà chúng cháu quen biết sẽ bị một chiếc ôtô đâm, ở gần cầu Saint-Vincent. - Cái gì cơ?... Một tội ác à? Một viên cảnh sát vội vã can thiệp: - Ôi thưa ngài cảnh sát trưởng, đừng nghe chúng lầmgì, chúng kể chuyện, chuyện bịa hoàn toàn đấy ạ, thưa ngài! Ông cảnh sát trưởng không trả lời. Ông ra hiệu imlặng và cui xuống Mady. - Cháu thấy sao rồi, cô bé? - Cháu không biết cháu bị làm sao nữa ạ. Cháu nghĩ rằng cháu đã quá lo buồn vì người bạn già của chúng cháu đang bị nguy hiểm mà người ta lại không muốn tin chúng cháu. Ông đỡ cô ngồi dậy. Khuôn mặt cô đã hồng hơn được tí chút. - Được rồi, - ông nói. - Cháu vào đây... và các cháu nữa, mấy cậu bé! Ông đưa chúng tôi vào phòng làm việc của ông, một phòng rộng thênh thang ngồn ngộn sồ sách giấy tờ. ông chỉ cho Mady một chiếc ghế, rồi để mặc bọn tôi đứng, ông ra bàn làmviệc của mình. Với một giọng chậmrãi từ tốn, ông bình tĩnh nói: - Ta nghe các cháu đây! Thế là tôi lại kể lại một lần nữa những gì chúng tôi đã nghe lỏmđược dưới bức tường của toà lâu đài. Rồi, tiếp phần xuất xứ của vụ việc, tôi kể về ông mù, về gã nhặt giẻ rách, về những chú chó biến mất rồi lại được tìmthấy. Mới đầu ông cảnh sát trưởng còn nghe chúng tôi với vẻ khá thoải mái. Ông gõ gõ đầu bút chì lên mặt bàn. Rồi chẳng mấy chốc, chiếc bút chì nằmyên không động đậy giữa những ngón tay ông, lông mày ông nhíu lại. Lúc câu chuyện kết thúc, ông đặt ra tất cả các loại câu hỏi, đến nỗi chúng tôi có cảm tưởng như đang bị thẩm vấn, như bị kết tội, trong khi mục đích của chúng tôi là muốn cứu ông Vauquelin. Cuối cùng, ông cảnh sát trưởng muốn nghe lại một lần nữa cuộc đối thoại thu được ở Saint-Foy. ông ghi chép vài điểm, giở một tấm bản đồ, bảo chúng tôi cùng tra cứu với ông. - Ở đây ạ, thưa ngài cảnh sát trưởng, sẽ diễn ra ở đây nay, ở đầu cầu, bên kia sông Saône. Ông lạisuy nghĩ, rồi nhìn chúng tôi, tiếp tục đặt ra những câu hỏi cụ thể. Cuối cùng ông tuyên bố: - Rõ rồi, ta đã tin là các cháu nói thật. Sáng mai, lúc 9 giờ, cảnh sát sẽ có mặt ở cuộc hẹn. Ta sẽ chỉ huy. Với các cháu, thì mệnh lệnh thế này này: ta không muốn thấy các cháu ở đó. Song có lẽ ta vẫn cần các cháu. Các cháu hãy trốn cách đó một ít, gần gần vào. Dĩ nhiên là các cháu không phải can dự gì vào cả. Hãy để cảnh sát hành động, về phần ông mù, ta cám các cháu báo cho ông ấy biết đấy. Các cháu hiểu vì sao rồi chư! Tất cả mọi chuyện phải diễn ra y hệt như kế hoạch cho tới phút cuối cùng. Vậy nhé, hẹn sáng mai, lúc 9 giờ, gần cầu Saint-Vin- cent. Rồi ông đứng dậy, đi qua phía trước bàn làmviệc, vỗ vỗ má Mady thân mật: - Ta cámơn các cháu, các cô cậu của ta ạ, ông bạn của các cháu có thể tin tưởng ở bọn ta. Rồi ông mở cửa và để chúng tôi ra. Đám cảnh sát nhìn chúng tôi đĩ ra, vẻ lúng túng. Gnafron lấy lại tư thế và đi ngang qua họ, có thể nói là với "tầmcao" hết mức của hắn! Bảy Trên cầu Saint-Vincent Lúc 8 giờ, sau khi nuốt vội bữa điểm tâm (thậm chí còn không nghĩ tới việc cám ơn mẹ vì món bánh sừng bò nóng giòn mà mẹ đã cố mua cho tôi), tôi rời khỏi nhà cùng Kafi. Thật kỳ lạ làm sao! Một màn sương dày dặc phủ trùm lên con phố Mảnh Trăng. Tôi chạy xuống căn cứ như bay. Bốn đứa đã có mặt ở đó. Nhìn sắc mặt, tôi đoán ngay chúng nó cũng vừa trải qua một đêm trằn trọc không yên. Mady cũng tới ngay sau đó, Gnafron tới sau cùng, nhưng hắn không có lỗi: hôm qua, mẹ hắn phải đi làm cả ngày ở nhà máy nên sáng nay bà dậy muộn. Vào một sáng như sáng mùng 1 hômnay, hắn không muốn ra khỏi nhà mà chưa ômhôn mẹ. - Nào, phi đến đấy thôi! - Corget lên tiếng. - Đến sớmmột chút thì tốt hơn đấy! Phố còn lặng ngắt không bóng người. Dân Lyon đã đón giao thừa rất muộn nên họ ngụ bù thật lâu cho đẫy giấc. Thành phố tối mù mù, có cảmgiác như sẽ không bao giờ trờisáng lên được. Trên bến sông, đèn đường vẫn sáng. Hôm qua lúc từ sở cảnh sát về, chúng tôi đã thấy trước địa điểm ẩn nấp, phía sau lan can kè dá, trên gờ tường dày đỡ lan can. Với sương mù thế này, chúng tôi chắc sẽ không bị phát hiện. Kail cũng hiểu rằng chúng tôi đang chờ đợi một điều gì đó, thay vì rậm rịch rối rít lên và đòi nhảy lên kè đá, nó ngoan ngoãn nằm xuống cạnh tôi. Chúng tôi lần lượt đứng lên, đảo mắt dõi xung quanh. Xe cộ đi lại còn rất ít: chỉ có vài chiếc ôtô con qua lại, không có xe tải như ngày thường. Gã đàn ông được giao nhiệm vụ đợi ông mù vẫn chưa tới. Cũng không có dấu hiệu của cảnh sát. Liệu ai có thể tin vào điều sắp xảy ra tại nơi này? 9 giờ! Chẳng thấy động tĩnh gì cả. Sương không tan, mà trái lại. Đèn đường vẫn bật sáng và xe cộ đang đi lại, đèn pha cũng bật sáng. Cái lạnh ẩmướt bắt đầu tấn công chúng tôi, đọng những giọt nhỏ xíu trên quần áo. Kafi giũ giũ bộ lông. 9 rưỡi! Cái lạnh và một nỗi âu lo nặng nề ngày càng xâmchiếmchúng tôi. Liệu cảnh sát có đến không? 9 giờ 40 phút! Báo động! Một chiếc ôtô tối màu, có lẽ màu đen thì phải, vừa đỗ xịch dọc vỉa hè, cách cầu 200 mét. Vì sương mù rất dày nên rất khó phân biệt nó. Song, nhìn vào hình đáng xe, Corget nhận ra đó là một chiếc xe con to bự, chắc là hiệu nước ngoài. Hơn nữa, chẳng ai xuống xe cả. Chắc chắn là xe gã mặc áo khoác ghi rồi. 9 giờ 50 phút! Bến sông dần dần nhộn nhịp hơn, ôtô qua lại ngày một đông, người đi bộ dựng cồ áo khoác để tránh sương mù băng giá. Chiếc xe con màu đen van đỗ cạnh vỉa hè thẳng tầmnhìn về phía cây cầu. 10 giờ! Đến lượt Gnafron phải nhô lên quan sát, hắn thấy hai người đang nói chuyện trên vỉa hè. Hắn nhận ra đó là gã Xoăn và tên đồng bọn. Nhưng cảnh sát đâu rồi? Corget cố gắng trấn an chúng tôi. - Các cậu đừng lo lắng quá! Ông cảnh sát trưởng phải phòng ngừa kỹ càng chứ. Cảnh sát chỉ xuất đầu lộ diện vào giây phút cuối cùng. 10 giờ 15 phút! Đúng lúc tới phiên tôi nhô lên để quan sát thì thấy gã Xoăn và tên đồng bọn chia tay nhau, sau khi xiết nắm tay thật chặt như những người quen trao đồi những lời chúc mừng vậy. Chắc là chúng thấy ông mù xuất hiện ở đầu con phố nhỏ đây. Phải rồi, ông kia kìa! Ông Vauquelin! Các bọn khác cùng nhổm hết cả lên. Mặc dù sương mù dày đặc nhưng chúng tôi không thể nào lầm được, đúng là bóng đáng người bạn già của chúng tôi! Ông tiến những bước nhỏ xít nhau, vội vã hơn bình thường. Tội nghiệp ông! Chúng nó vừa báo thấy chú chó của ông trên bến sông là ông vội đi tìm nó ngay. Đúng như gã Xoăn quan sát, ông trung thành đi trên vỉa hè với ý định sẽ qua đường tại chỗ đối điện cây cầu. Chỉ còn 100 mét nữa là tới nơi! Rồi còn 50 mét! Gã Xoăn kín đáo giãn ra đề quan sát vụ tai nạn từ đằng xa. Gã đồng bọn đang tính toán để gặp ông mù vào đúng lúc ông ra tới trước cây cầu. Timđập loạn xạ, chúng tôi cố tìm một cách vô ích dấu hiệu nhỏ nhất chứng tỏ cảnh sát đã có mặt, sẵn sàng can thiệp vào vụ này. Thái dương tôi giật giật, tim đập mạnh tới mức làm tôi nghẹn đau. Ngay cạnh tôi, Mady cũng run rẩy như một chiếc lá. Một cách vô thức, cô xiết chặt bàn tay tôi, móng tay bấmsâu vào da thịt. Gã đồng bọn của Xoăn vừa gặp ông mù. Gã nói gì đó với ông, và vừa nói, hắn vừa cúi người để nhìn chiếc ôtô. Ôi! Cảnh sát đâu rồi nhỉ? Nỗi bực tức của chúng tôi đã dâng lên ứ nghẹn đến cực điểm! Chúng tôi ở đây mà, chúng tôi thừa sức vọt lên! Chẳng lẽ chúng tôi phải imthít thế này mà thamdự vào một bi kịch khủng khiếp ư? Đột nhiên, gã lái xe ôtô đen ra hiệu. Gã sắp khởi động máy đây. Thế là thằng kia nắmtay ông mù. Tôi muốn mình có thể nhắmmắt lại để khỏi phải nhìn những điều sắp xảy ra. ôi! Những giây phút chờ đợi chết người, cảnh sát đâu, mau lên, tới đi nào!... Gã đàn ông và ông mù đang xuống tới lòng đường, còn chiếc ôtô kia đang lại gần, bắt đầu tăng tốc. Chỉ còn cách 30 mét thôi, rồi 20 mét. Tai nạn là không thể tránh được! Chẳng gì có thể ngăn cản nồi nữa rồi! Nhưng đột nhiên, một người đi xe đạp mà không hề ai để ý tới chợt nhảy phắt khỏi xe. Bằng một cú đấm trời giáng, anh ta cho tên thanh niên kia lăn lông lốc trên lòng đường và kéo vội ông mù ra phía sau. Chiếc ô tô đen đi qua, những hồi còi đồng loạt vang lên để bắt nó đừng lại. Thay vì tuân lệnh, gã lái xe nhấn ga tăng tốc. Ba phát súng vang lên, nhằmlốp ô tô của hắn. Một bánh xe nổ tung, chiếc xe bị chệch hướng, ngoằn ngoèo rất nguy hiểm, sượt vèo qua cột đèn và cuối cùng đâmuỳnh vào lan can kè đá, rồi khựng lại bất động. Cửa xe bật mở. Gã đàn ông mặc áo khoác ghi nhào vội ra, chạy băng qua đường rồi mất hút vào một con phố nhỏ. Tất cả chỉ diễn ra trong vài giây. Tất cả chúng tôi cùng nhảy ao lên. Tôi và Mady chạy về phía ông mù. Động tác hơi đột ngột của viên cảnh sát đạp xe đã làmông trượt ngã xuống đất. May là cú ngã không nặng, ông lại đứng dậy, phủi phủi áo khoác, tự hỏi cái gì vừa xảy ra và những tiếng ồn ào này có nghĩa gì đây. về phần ga đàn ông muốn đẩy ông vào bánh ô tô, gã đã bị tóm gọn... còn gã Xoăn thì cũng chẳng chạy được xa nữa. Corget, Guille và Bisteque đã nhanh chóng rượt theo gã. Trong khi tôi đang thu lại chiếc can trắng cho ông mù, có ai đó lên tiếng hỏi từ phía sau lưng tôi: - Con chó của cháu đâu? Cho nó đuổi theo được không? Tôi vỗ Kafi: - Đuổi theo! Nhanh lên! Kafi nhảy phắt ngay xuống lòng đường rồi lao về phía con phố nhỏ ma gã chạy trốn đã biến mất. Tôi bám theo nó cùng với ba viên cảnh sát, không biết từ đâu chạy ra. Cuộc săn đuổi gã đàn ông nhanh chóng kết thúc. Sau khi chần chư hai, ba lần, Rail dừng lại trước cánh cửa vào một hành lang và sủa nôn nóng. Tôi chạy lại định mở cửa. - Không, - Một viên cảnh sát ngăn, - Không phải cậu, nguy hiểmđấy! Súng lục lămlămtrong tay, anh ta xông vào hành lang trong khi tôi giữ Kafi Gã đàn ông đang tron trong đó, dưới chân cầu thang. - Giơ tay lên! Biết mình đã bị tóm gọn, gã bất lương không dám phản kháng, đành chịu để dẫn tới chiếc xe hòm nhỏ nguy trang ngay gần đó, trên một ngõ nhỏ. Giây lát sau, những viên cảnh sát khác cũng tới cùng các bạn tôi. Họ giải theo tên nhặt giẻ rách và thằng đồng bọn. - Hãy giải ba đứa đi cho tôi! - ông cảnh sát trưởng ra lệnh. - Về đồn ạ? - Không, về Saint-Foy, nếu có tên nào ở trên đó thì không nên đề cho hắn có thời gian chuồn mất... Chúng ta chắc chắn se phát hiện được ở đo những điều thú vị đấy! Rồi ông quay lại phía chúng tôi: - Hãy đi cùng bọn tôi nhé, các cậu nhỏ... cả ông bạn mù của các cậu nữa. Tôi chạy đi tìm ông Vauquelin trên bến sông. Mady đã dẫn ông vào một quán cà phê nhỏ, cô gọi cho ông một đồ uống nóng để dịu cơn xúc động. Tội nghiệp ông Vauquelin! ông vừa mới biết rằng chú chó Briquet của ông chưa chết! Ông đã quá xúc động vì tin ấy. Nămphút sau, chiếc xe hòmđen của cảnh sát đầy ních người đã khởi động và sau khi phóng hết tốc lực dọc qua bến sông, nó bắt đầu trèo lên con dốc cao của Saint-Foy. *** Thật là một bất ngờ khó chịu cho bà Marnier quý phái khi xe cảnh sát đỗ xịch trước toà biệt thự tháp nhọn này, vào một buổi sáng mùng 1 như sáng hômnay! - Trời ơi! - Bà ta kêu lên khi chạy ra mở cổng. - Điều gì xảy ra vậy? Tai nạn ư? Các vị đemông chồng tôi bị thương về ư? - Bà sẽ hiểu ngay thôi. Hãy để chúng tôi vào! - Ôi! - Bà Marnier lại kêu lên khi trông thấy còng số 8 trên cồ tay chồng - Đây là một sự nhầm lẫn đấy! Mấy ông này chắc chắn không hiểu gì cả, anh... - Đủ rồi! - Ông cảnh sát trưởng cắt ngang. - Bà hãy chỉ nói khi nào chúng tôi hỏi! Ông cảnh sát trưởng bắt đầu cuộc thẩmvấn: - Anh đã muốn tạo một tai nạn đề loại bỏ người đàn ông mù này. Tạisao ông ấy lại gây khó khăn cho anh đến thế? Kẻ bị kết tội không nhíu mày. Bằng cái giọng mũi rành rọt của mình, gã trả lời bằng cách đánh lạc hướng câu hỏi: - Tôi chẳng hiểu người ta muốn gì ở tôi nữa. Không hề xảy ra tai nạn mà. - Nếu viên cảnh sát đi xe đạp mặc thường phục không tới can thiệp thì anh đã cán người đàn ông này rồi. Từ hơn một giờ trước, anh đa đỗ xe cách cầu 200 mét, đợi khoảnh khắc thuận lợi. - Tôi dừng xe ở đó đó chờ một người tôi hẹn gặp nhưng người đó không tới. Mặt khác, tôi muốn loại bỏ người này để làm gì kia chứ? Tôi đâu có quen biết ông ta. - Nhưng ông ta thì có thể nói được là ông ta quen biết ông đấy! - Chắc chắn là vậy, - ông Vauque- lin khẳng định. - chính là anh ta, tôi có thể phân biệt được giọng anh ta giữa hàng nghìn giọng khác, ông có thể hỏi xemanh ta hút thuốc gì. Đó là thuốc lá vàng chanh, hoàn toàn chắc như vậy. Bị bắt dốc túi áo ra, gã đàn ông rút ra một hộp thuốc lá Mỹ rồi gã némlên thành sa-lông với một vẻ giễu cợt: - Cái này chứng tỏ cái gì đây? - Gã nói - Những người khác cũng hút thuốc lá ngoại quốc. Ông này nhầm rồi. Mà tôi có thể gặp ông ta ở đâu kia chứ? - Ở nhà tôi, - Ông mù trả lời nôn nóng. - anh đã đến nhà tội nhiều lần, cố mua cho bằng được chiếc đàn dương cầmcủa tôi. Kẻ bị kết tội không trả lời ngay. Gã suy nghĩ, rồi thay đồi chiến thuật! - Cũng có thể lắm. Quả là tôi cũng đã mua bán đàn pianô thật. Nếu tôi đã từng tới nhà ông này thì cũng chẳng có lý gi dẫn tới cái vụ mưu sát mạo xưng này hết! - Có lý do đấy. - Thật điên rồ! Ai có thể làmcác vị tin vào cái điều ngu ngốc này cơ chứ? - Là mấy cậu này đấy... và chúng tôi tin vào chúng! Gã ta vừa nhìn chúng tôi vừa bĩu môi: - Tôi cũng chẳng quen biết gì chúng hết! Chang lẽ canh sát lại đi tin vào miệng lưỡi mấy đứa nhóc con ư? - Tối qua, chúng đã nghe được một cuộc nói chuyện giữa anh với tên đòng loã, tên này này. Chúng đã núp sau ngôi biệt thự. Lúc đó khoảng 6 giờ, trong phòng làmviệc của anh. Tên bất lương hằn học liếc nhìn chúng tôi, trong khi gã Xoăn và thằng bạn cúi gằmmặt. - Nếu anh có một trí nhớ tồi, - ông cảnh sát trưởng tiếp tục - thì hai cậu bé này có thề nhắc cho anh nghe, từng từ một, những gì đã được nói ra. Lần này, gã đàn ông đã mất đi một chút vững vàng. Hắn lại đổi chiến thuật một lần nữa, giữ im lặng. Rồi ông cảnh sát trưởng quay về phía gã Xoăn: - Còn anh, vai trò của anh trong vụ này là gì hả? Gã Xoăn thận trọng tính nước vờ như không biết gì hết. - Tôi chẳng biết gì cả ạ, tôi chỉ đi dạo trên bến sông, lúc người ta bắt tôi, tôi chẳng hiểu tạisao cả! Tôi không thể nén nồi một tiếng kêu phẫn nộ: - Thế còn con chó của ông mù? Và con chó của tôi? Ai đã bắt trộmnó? Hắn chần chừ giây lát, rồi, chắc nghĩ rằng bắt trộmchó chẳng phải là một tội gì lớn nên hắn ấp úng: - Chúng... chúng cứ rình mò thường xuyên trong sân, cái đó làmtôi rất khó chịu. Tôi đã giải phóng mình khỏi chúng. - Thế còn lan can cầu thang tầng trên cùng ai đã cưa nó? - Lan can ư?... Tôi không biết. Dĩ nhiên là sẽ quá dại dột nếu gã thú nhận. Gã biết không có nhân chứng. Ông cảnh sát trưởng bắt đầu sốt ruột, ông quay về phía ten thứ bạ. Dĩ nhiên là cả gã này cũng không biết tại sao gã lại phải ở đây. Rằng gã không hề tới Saint-Foy tối qua. Ban nãy, gã đang bình thản đi trên bến sông thì thấy một ông mù có vẻ khó khăn đi qua, gã thấy bắt buộc phải giúp ông qua đường. Gã công nhận việc sống ở phố Con Lạch cồ nhưng chối việc gặp gã Xoăn trong chiếc xe tải màu vàng. - Tôi không hiểu, thưa ngài cảnh sát trưởng, - Gã vừa nói vừa duỗi tay ra. - Lũ trẻ này bịa ra cả đấy! Chúng tôisôi lên vì phẫn nộ. ông cảnh sát trưởng ra hiệu cho chúng tôi yên lặng. - MỘT sự im lặng nặng nề đè lên căn phòng. Liệu cảnh sát có tin mấy người này không? Liệu họ có nghĩ rằng bọn tôi là đầu trò đùa cợt không? Ông cảnh sát trưởng đi đi lại lại khắp phòng, vừa đi vừa gãi gãi trán. Đột nhiên, ông quay về phía những thanh tra viên và cảnh sát: - Hãy lục soát căn nhà. Phòng này đầu tiên, những phòng khác sau. - A, không được, - Bà Marnier phản đối với vẻ tức giận hết mức của bà ta. - phòng này là phòng tôi, tôi cấmcác ông! Để thề hiện sự phẫn nộ của mình, bà ta đứng dựa vào tường, khoanh tay, mắt nhìn các cảnh sát đầy thách thức. - Tôi rất tiếc. - Ông cảnh sát trưởng lạnh lùng nói. Rồi ông quay về phía đámnhân viên dưới quyền: - Các anh hãy thực hiện công vụ của mình đi! Trong vài phút, căn phòng khách đẹp đẽ đã bị đảo lộn tứ tung. Người đàn bà kia vẫn đứng nguyên tại chỗ, tay bắt chéo, nhưng đã mất đi vẻ thách thức tự tin. Ông cảnh sát trưởng vừa đọc được trong mắt bà ta một thoáng lo lắng, ông nhanh chóng lại gần bà ta: - Bà lùi ra! Bà ta không chịu động cựa. ông cảnh sát trưởng ra hiệu cho hai nhân viên túm tay bà ta và lôi ra xa. Rồi ông kiểm tra bức tường, chỗ bà ta đã đứng che nó, lấy bức tranh khung mạ vàng cảnh thành phố Lyon và nhấc nó xuống. Ông bắt đầu lần tay trên lớp giấy bồi tường, đó là lớp giấy bồi in những cành lá hoa rất to mau ghi và màu vàng. Đột nhiên, ông quay về phía người đàn bà và nói: - À! Tôi hiểu tạisao bà lại cứ đứng đây, dựa vào bức tường này rồi! Bằng một cử chỉ đột ngột, ông xé một mảng giấy bồi và phát hiện ra một cái hốc. Ông lôi từ trong đó ra một cái hộp nhỏ bằng gỗ. Gã mặc áo khoác ghi và mụ vợ tái mét mặt. Giữa sự im lặng đầy nặng nề ấy, ông cảnh sát trưởng đặt chiếc hộp lên đôn và mở nó ra. Trong đó không đựng tiền, mà toàn giấy tờ. Ong xemxét từng tờ một. Rồi cuối cùng, ông lắc lắc đầu, thở phào nhẹ nhõm: . - Cuối cùng thì đây! - ông kêu lên. - Chúng ta cứ tự hỏi đâu là chìa khoá của câu đố, nó đây này. Chúng ta chỉ còn thiếu mỗi bằng chứng này thôi. - Ông mở một bức thư ra, quay về phía chúng tôi và cao giọng đọc: "Tôi là Geneviève Vauquelin, trú tại Lyon, trên dốc Salnt-Barthelemy, tuyên bố rằng trong trường hợp tôi còn sống sau khi ông anh của tôi là Antoine Vauquelin chết, sẽ bãi bỏ việc thùa kế chiếc đàn dương cầm thuộc quyền sở hữu của ông. Tôi tuyên bố nhượng nó cho ngài Charles Marnier, trú tại phố Dragonne ở Saint-Foy ngoại ô Lyon, vì biết ơn những giúp đỡ lớn lao mà ngài đã dành cho anh trai tôi. Lyon, ngày 23 tháng 7 năm 19... Ký tên" Ông vừa đọc xong bức thư thì người bạn già của chúng tôi mặt mũi nhợt nhạt, ông đứng dậy run rẩy đưa tay ôm đầu và suy nghĩ nát óc. - Còn ngày tháng? - ông hỏi. - Bức thư ấy viết ngày bao nhiêu ấy nhỉ? - Ngày 23 tháng 7 nămngoái! Ông thì thầmnhắc lại, rồi đột nhiên ông kêu lên: - A! Tôi hiểu rồi! Phải, tôi chắc chắn đấy. Tội nghiệp bà emcủa tôi! Bà ấy làmđiều nay để cứu tôi đấy. Vào tháng 7 nămngoái, tôi đã bị ốm rất nặng. Để tôi được chăm sóc tốt hơn bà ấy đa đưa tôi vào một bệnh viện tư. Tôi thì không muốn vậy vì tôi biết chúng tôi có ít tiềm Vậy là bà ấy giải thích rằng bà ấy đã tiết kiếmbí mật được một tí tiền. Tiết kiệmư! Không, chúng tôi đâu có, nhưng lúc ấy tôi ốmđến nỗi tin vào điều đó. Giơ thì toi chắc chắn rằng người đàn ông này đã đề nghị với bà ấy một vụ mua bán bỉ ổi. Biết rằng tôisắp chết nên hắn ta đã giơ tiền cho bà ấy đề bắt bà ấy viết và ký vào tờ giấy này. Nước mắt nức nở ướt cả mái tóc bạc trắng rất đẹp của ông khiến ông không nói tiếp được nữa. ông cảnh sát Trưởng quay về phía gã đàn ông tự xưng là thương gia. - Tôi nghĩ rằng anh không còn đủ gan để chối nữa roi. ở tờ giấy thứ hai này. Anh đã kiến nghị với chính phủ về xuất xứ ngày xưa của chiếc dương cầm của Franz Liszt này. Qua lá thư này chính phủ sẽ cho anh một món tiền khổng lồ, gần bằng một gia tài. Điên tiết vì thấy bệnh tình không giết nồi người đàn ông này, và lại có trong tay bức thư của bà emgái có giá trị như một chúc thư, anh đã lạnh lùng quyết định sẽ trừ khư ông ấy. Lần này, cả bốn bị cáo đã mất hẳn vẻ ngạo nghễ. Dán mắt xuống đất, chúng không còn dám nhìn thẳng vào mặt chúng toi nữa. ông cảnh sát trưởng tiếp tục hỏi gã mặc áo khoác ghi, ông muốn làmrõ tất cả. - Lầmsao anh biết được sự tồn tại của chiếc đàn dương cầmcó giá trị đặc biệt này? Anh trả lời đi! Bằng một giọng lầmbầm, không ngẩng đầu lên, gã kể lại việc đã gặp bà emgái của ông mù ở nhà một người cho vay nặng lãi khi bà tới đó vay tiền, song, để không phải thế chấp chiếc đàn pianô, đồ vật duy nhất có giá trị của ông anh, bà đã ra về tay không. Thế là gã sắp xếp để gặp riêng bà vào ngày hôm sau. Hắn đã đề đạt vụ đồi chác này và bà đã hấp tấp đồng ý vì chiếc đàn sẽ chỉ bị lấy đi khi nào ong anh bà chết mà thôi. - Một sự sắp đặt bề ngoài có vẻ thành thật lắm, nhưng sẽ nhanh chóng đemlại cho anh một món không lồ, - Ông cảnh sát trưởng nói, - Vì người đàn ông này ít có may mắn sống sót. Anh đã cho bà ấy bao nhiêu? - Một khoản lớn lắmạ! - Chính xác là bao nhiêu? - Tôi không nhớ nữa, một khoản rất lớn. - Ồ, - Ông Vauquelin phản đối. - chắc chắn là không! Tôi có may mắn là đã nhanh chóng khỏi bệnh dù đã hết cả hy vọng. Tôi chỉ ở trong bệnh viện tư có vài ngày thôi. Tới giờ thì ông cảnh sát trưởng đã biết khá đủ, và chung tôi cũng vậy. Ong ta hiệu cho đámnhân viên: - Giải chúng đi cho tôi!... Còn các cháu, chúng tôisẽ đưa các cháu về dốc Saint-Barthélemy, cùng cả ông Vauquelin nữa! Còng số 8 trên tay, bốn nhân vật độc ác ấy giậm gót lần cuối trên tám thảm phòng khách, những tấm thảm mà có trời mới biết đã được mua bằng những số tiền bẩn thỉu nào! Mady dẫn người bạn già của chúng tôi về phía tiền sảnh, ông xúc động thì thào: - Ôi các con của ta! Ta nợ các con nhiều quá. Ta chịu ơn các con cả đời! - Ồ, ông đừng nói thế nữa. - Mady trả lời. - Tốt hơn ông hãy nghĩ tới việc Briquet đang chờ ông ở nhà cháu vả ông sẽ được gặp lại nó. Vĩ thanh Thế là đã ba tháng trôi qua rồi..., nhưng "vụ án cầu Saint-Vincenl" - như báo chí đã gọi - đã gây ồn ào ghê gớmtrong thành phố Lyon tới mức cho đến giờ người ta vẫn con nhắc đến nó. Đối với bọn tội phạm, nhà báo không tìmnổi câu chữ đủ mạnh. Mặt khác, ngay sau hômbắt giữ gã áo khoác ghi, cảnh sát đã phát hiện ra rằng dưới cái tên Marnier (không phải tên thật của hắn), ẩn giấu tên thủ lĩnh nguy hiểm của một băng nhóm hoành hành rất rộng khắp cả vùng. Điều duy nhất đáng kề là sự nhẹ nhõm thanh thản của "ông bạn già". Cuối cùng ông cũng đã được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi kinh hoàng mà ngày trước chúng tôi đã thầmchế giễu, nhưng nó đã được chứng minh, ồ, một cách mới khủng khiếp làmsao! Tên tuổi của người thợ mù so dây đàn được nhắc đi nhắc lại trên các báo, người ta mở một đợt quyên góp từ thiện. Và, nhờ các tấm lòng hảo tâm, vào một ngày đẹp trời, chiếc đại dương cầm đẹp đẽ của Franz Liszt đã rời con dốc Saint-Barthélemy để tới "ngự" trong căn phòng trên khu phố Ferreaux, bên kia bờ sông Saône. Một mình nó đã choán gần hệt cả căn phòng. Nhưng có hề chi? Vì đối với ngươi bạn của chúng tôi, âmnhạc là lẽ sống. Nhưng đó không phải là tất cả. Hômnay, chính trong buổi tối hômnay, sẽ xảy ra một sự kiện tuyệt vời, nhờ vào Mady. Phải, từ nhiều ngày nay, người ta có thể thấy trên khắp các bức tường của thành pho những tấm áp phích lớn thông báo rằng tối nay, tại nhà hát lớn, sẽ diễn ra một buổi biểu diễn độc tấu của nghệ sĩ pianô mù, ông Vauquelin. Chính Mady đã nảy ra ý tưởng tuyệt vời đó và chúng tôi đã ủng hộ ngay lập tức, đầy phấn khởi. Từ lâu, cô đã chép lại những bản nhạc mà ông soạn rồi đọc cho cô. Cô đã mất hàng giờ, hàng giờ, cúi gặp người xuống những khuôn nhạc để viết những nốt nhạc và những ký hiệu mà ông chỉ dẫn. Thật là một công việc vất vả làmsao! Nhưng Mady thật kiên trì bền bỉ! Rồi một hôm, tất cả chúng tôi hăm hở đến gõ một cánh cửa, với vũ khí là sự táo bạo trong mình,... gõ cánh cửa nhà ông giám đốc rạp hát Opéra của Lyon. Ông chấp nhận tiếp chuyện chúng tôi trong vài phút thôi, vì có người đang đợi ông - ông nói thế. - À, phải, - Ông nói. - ông mù ở cầu Saint-Vincent chứ gì! Tôi nhớ rồi, một người đàn ông thật quả cảm, chắc chắn là vậy. Nhưng các cháu biết đấy, một thợ so dây đàn không chắc phải là một nghệ sỹ đâu... mà tôi thì đâu có biết gì về âmnhạc của ông ấy. - Nó đây ạ! - Mady trả lời và chìa tập giấy ra. Ông giám đốc ngó qua và chúng tôi thấy môi ông bĩu ra. Hình như bản nhạc này viết xấu kinh khủng, rất khó đọc. Mady đỏ mặt xin lỗi vì sự vụng về của cô. Ông giám đốc động lòng trước vẻ buồn bã của chúng tôi đã quyết định mời chúng tôi vào phòng tập, ở đó có một chiếc đàn dương cầm. ông đặt một bản nhạc lên giá và bắt đầu chơi. Sau khi quan sát ông một lúc, chúng tôi thấy khuôn mặt ông biến đồi. Ông chơi đoạn đầu tiên, đôi lần ngập ngừng trước những nốt viết không rõ, nhưng vẫn chơi cho tới cuối. Rồi ông lại đặt một bản khác lên giá, rồi bản thứ ba. Khi nốt nhạc cuối cùng vang lên, ông xoay người quanh ghế đẩu, cầm tay Mady và nói: - Thật phi thường! Hãy bảo ông mù này tới gặp tôi nhé! *** Cả bố mẹ tôi cũng được mời. Bố mẹ tôi cũng như bố mẹ Tondu và Guille đã hơi chần chừ vì phải tốn tiền. Song họ không thề từ chối việc chia vui với chúng tôi nên đã đồng ý đi. Ngay cả mẹ Gnafron cũng sẽ đến, sau một ngày làmviệc mệt nhọc tại nhà máy như thế. Bố tôi và nhất là mẹ tôi rất rụt rè e ngại. Đây là lần đầu tiên hai người đến nhà hát Opera, nhà hát đẹp nhất trong tất cả các nhà hát tại Lyon. Mẹ tôi may một bộ váy tuyệt vời tại một nhà may nổi tiếng, còn bố thì lợi dụng dịp này mua luôn một bộ complet mà ông đang cần. Để tới một địa điểm đặc biệt như thế nên mẹ tôi đành phải để thằng Géo ở lại nhà một mình. Một bà hàng xóm hứa sẽ sang ngó nó liên tục suốt buổi tối. Mặt khác, nó không hoàn toàn là một mình vì còn có Kafi trông nó! Chú ta đang tự hỏi chúng tôi có thể đi đâu đây, diện xúng xa xúng xính, lại bỏ chú ở nhà. Làmsao đề chú hiểu rằng chó không được phép vào nhà hát? Từ 8 giờ, chúng tôi đã có mặt ở nhà ông Vauquelin. Trông ông thật sang trọng trong bộ đại lễ màu đen, thuê dùng cho dịp này. Với mái tóc đẹp trắng như cước, bồng bềnh, trông ông rất có dáng một nghệ sĩ lớn. Chiếc đại dương cầm có cánh nằm chính giữa sân khấu, nó cũng giống như chiếc đàn của ông mù. Mọi con mắt đều đổ dồn vào đó. Mady dẫn đường cho ông Vauquelin và đưa ông tới chiếc đàn dương cẩmđang chói chang dưới ánh đèn sân khấu. Toàn bộ công chúng hoan hô nhiệt liệt. Thời điểm ấy quá xúc động khiến tôi không kìm nồi nước mắt. Trong vài phút nữa thôi, sẽ là thành công, tôi tin chắc như vậy, sẽ là một đền bù tuyệt vời cho ông, cho người bạn già thân yêu ấy của chúng tôi và cho cái đêmmùng 1 tháng Giêng khủng khiếp, trong khi tất cả mọi người chúc nhau hạnh phúc thìsuýt nữa đã cướp đi mất của ông cả cuộc đời... NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG 62 BÀ TRIỆU - HÀ NỘI. FAX: 8229085. ĐT: 8264730 - 8255831 TRUNG TÂM P.H.S MIỀN TRUNG 17-19 YÊN BÁI - TP ĐÀ NẴNG. FAX: 821246. ĐT: 821246 - 820252 CHI NHÁNH NXB KIM ĐỒNG 268 NHUYỄN ĐÌNH CHIỂU - TP. HỒ CHÍ MINH. FAX:8231867.ĐT :8291832 Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYÊN THẮNG VU Biên tập: LÊ THANH NGA Trình bày: PHẠM QUANG VINH Sửa bài: NGUYÊN MẪN Kỹ thuật vi tính: LÊ VĂN TUẤN In 7.000 bản khổ 10,2x14,2 Tại CTY VĂN HÓA PHẨM số XB: 35/KĐA-154/KH-823/CXB cáp ngày 13/12/1995 Mã số ĐV19- In xong và nộp lưu chiểu tháng 2/1997 """