"
Sao Thầy Không Mãi Teen Teen? - Lê Hoàng full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sao Thầy Không Mãi Teen Teen? - Lê Hoàng full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 1
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Con trai là cái quái gì. Chỉ những đứa ngu mới suốt ngày nghĩ về chúng nó. Phần lớn con trai đều hôi, đều trơ tráo, tham lam, và chắc chắn lén lút xem phim “Đen”. Tởm. Kinh. Gớm guốc.
Cho nên với con trai mình phải trừng trị, phải cho bọn nó nhừ đòn, bò lê bò càng ra càng tốt. Tuyệt nhất là giết béng chúng đi.
-Giết? - Mai hét lên thất thanh.
Mai là đứa bạn thân nhất của tôi. Nó không đẹp bằng tôi. Tất nhiên! Ở trường này tôi là nữ hoàng, là chúa đảng. Mũi Mai to, tai Mai vểnh, và kỳ quái nhất là khi nó đi, mông nó cứ chĩa ra đằng sau. Ưu điểm duy nhất của Mai là da trắng. Và ngốc. Nhân tiện nói thêm, có tin đồn dai dẳng trong xã hội là bọn con trai thích những đứa ngốc. Do chúng nghĩ mình thừa thông minh rồi, không cần thêm nữa. Láo toét. Do bọn trai còn ngốc vô tận.
-Giết! - Mai lặp lại lần nữa. Cái gì nó không hiểu, nó thường lặp lại. Nên bọn tôi có kinh nghiệm, giảng cho Mai mọi vấn đề đều mất thời gian gấp đôi.
Tôi gật đầu:
-Phải. Giết. Để chúng sống làm gì.
Mai run run:
-Giết chúng mình sẽ đi tù đấy, Ly Cún.
A, quên mất, chưa tự giới thiệu, tôi tên là Phạm Ngọc Lưu Ly nhưng tất cả những ai biết tôi đều gọi tôi là Ly Cún. Chả phải do tôi thích chó con. Thậm chí, tên nào tặng cho tôi chó bông những hôm sinh nhật là tôi căm thù.
Tôi lấy tên Ly Cún vì bên lớp 11B có con nhỏ tên Ly Mèo. Ngu đến mấy cũng phải hiểu, chó luôn hơn mèo một bậc, thậm chí hai bậc.
Tôi mười bảy tuổi, da đen, nhưng không phải đen bẩm sinh, mà đen vì không thèm trắng. Tôi khoái mặc váy ngắn, vì thừa hiểu mặc thế “chúng nó” nhìn. Tóc thay đổi kiểu và màu theo tạp chí, răng thì đánh ngày tới ba lần. Tôi học giỏi, nhưng chỉ học cho vừa đủ. Tôi đã yêu ba lần, hai lần đá nó, một lần bị nó đá.
Ly Cún là tên tôi viết trên “Fây”. Ở “Fây”, không biệt danh chả khác gì không quần áo.
Tôi nhìn Mai, thương hại, âu yếm, nghiêm khắc:
-Đi tù là khi mình giết thể xác. Còn tao sẽ băm nát chúng về tâm hồn. Không cớ gì kết tội được.
Mai vẫn ú ớ:
-Giết tâm hồn là giết làm sao?
-Là làm cho bọn trai điên dại, vật vờ, sống mà như chết. Suốt ngày chỉ gọi tên ta, nhắn tin cho ta, chờ đợi ta đến mức gầy mòn. Nhưng ta không thiết. Ta đá đít.
Mai rú lên:
-Đá đít?
Tôi khoái trá:
-Đúng. Đá thật mạnh.
Chỉ nghĩ đến hình ảnh ấy, tôi đã sướng run hết cả người. Thử tưởng tượng một gã trai đẹp đứng co ro, khóc thút thít, và ta phi tới, tung chân đá trúng mông, khiến gã văng xa, trời ơi sung sướng tới độ nào. Gã ấy sẽ mang vết sẹo trên mông tới tận cuối đời.
Mai hỏi tiếp một câu cực ngốc, ngốc toàn diện, ngốc đỉnh cao: -Thế mày đã giết ai chưa, Ly Cún?
Tôi phì một cái mạnh đến mức suýt văng hết cả răng: -Muốn giết phải yêu. Mày xem lớp mình có thằng nào yêu được?
Mai lẩm nhẩm: Ừ hén. Hùng thì khoèo. Việt thì đầy mụn. Tùng lúc nào cũng mặc quần rách. Hải luôn nham nhở, Long cứ đi qua là thấy hôi rình. Chỉ có Sơn đẹp trai, nhưng hình như bóng.
Tôi chán nản:
-Hình như gì nữa. Bóng chúa. Hễ chạm vào con gái là mặt xanh lè.
May quá. Mai không hỏi đã chạm vào lúc nào, và chạm vào đâu. Chơi với bạn ngốc nhiều cái lợi thật.
Mai nhìn tôi, thở dài:
-Thế là mình không giết được đứa nào. Chúng thoát. Tôi buồn bã:
-Ừ, thoát.
Các bạn đang ở đâu? Đang làm gì trên thế giới này? Các bạn có hiểu, có thông cảm với hai đứa con gái trẻ, đầy căm thù lũ con trai, ở một trường phổ thông cấp III vùng ven, muốn giết trai mà không có để giết? Còn nỗi bất hạnh nào hơn? Còn bi kịch nào hơn? Ôi, chị Thúy Kiều ơi, chị nhảy xuống sông là đúng rồi. Em cũng sắp nhảy xuống kênh đây.
Ly Cún xinh đẹp và Mai ngốc nghếch trắng tươi nói những chuyện này khi đang đứng ở lầu 2 nhìn xuống sân trường.
Một đám con trai đông như ruồi đang vo ve bên dưới. Nhìn chúng thật thảm thương. Chúng không hề biết rằng sở dĩ còn sống là do chưa xứng đáng để hai cô gái giết tâm hồn.
Chuông reo. Vào lớp.
Tôi uể oải vào bàn ngồi, lôi tập vở ra. Đến giờ Lịch sử. Tại sao tôi phải biết thời Trần, thời Lý như thế nào mà không biết thời của Ly Cún sẽ ra sao? Lố bịch quá.
Thằng Sơn lao vào như một tia chớp, hét toáng lên: -Tin vui đây bà con. Cô Sử ốm rồi.
Cả lớp gào lên như thác lũ. Tiếng hò reo vang vọng một góc trời. Ốm muôn năm. Cô giáo Lịch sử muôn năm. Con xin quỳ xuống giữa sân trường, cầu cho cô không bị nặng thêm, nhưng cũng đừng khỏi vội.
Làm gì bây giờ? Đi xem phim? Đi ăn bánh tráng trộn? Hay là đi “siêu thị chỉ”? Tương lai hồng rực chợt mở ra trước mặt. Tôi vội vàng mở bóp, kiểm lại xèng. Muốn gì cũng phải có xu.
Bỗng Mai huých vào vai tôi:
-Coi kìa, Cún.
Tôi gắt gỏng:
-Coi gì?
Mai thì thầm:
-Trai đẹp.
Tôi ngẩng lên. Choáng váng. Tê dại. Đờ đẫn.
Ở cửa lớp xuất hiện một chàng trai. Đẹp đến mê hồn. Đẹp không thể nào tả được. Như trong phim Hồng Kông. Như trong phim Hàn Quốc. Như trong tranh. Như Ngô Kiến Huy và Lee Min Ho cộng lại, sau đó nhân lên gấp mười lần.
Tôi thở đứt quãng:
-Ơ.
Toàn thể tim nữ sinh trong lớp ngừng đập. Cả bọn đều chết đứ đừ.
Ly Cún và Mai Tồ cũng không ngoại lệ.
Từ lúc sinh ra cho tới cách đây một giây, tôi vẫn khinh bọn fan cuồng. Tại sao phải lăn ra khóc, tại sao phải hò hét, phải nằm vật ra như động kinh khi thấy một nam tài tử hay nam ca sĩ đi qua? Khùng. Vớ vẩn.
Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Với vẻ đẹp kia, có nằm vật ra, ngất lịm đi, hay lăn lông lốc trên sàn cũng đáng.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 2
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Tôi lắp bắp:
-Chết rồi.
Trai đẹp mặc một chiếc áo sơ mi trắng, trắng như bông bưởi, quần Tây đen, đeo một cái túi chéo qua vai, tuyệt mỹ (nói thực, đẹp như thế có đeo cái chổi cũng tuyệt mỹ), bước ba bước dài lên bục:
-Chào các em. Tôi đến thay cô giáo dạy Sử.
Cả lớp đờ ra. Đứng hình. Con thằn lằn trên trần nhà ho lên một tiếng rất vô duyên.
Trai đẹp cất tiếng lanh lảnh như chuông:
-Các em có muốn học không?
Bọn con trai há hốc mồm. Bọn con gái gào lên như sấm: -Mu...u...ố...nnnnnnnnnnnnnnnn......!
Rất lạ. Tại sao bốn bức tường trong lớp không vỡ đôi ra vì những tiếng gào này.
Tôi biết xưa nay trong phim hay trong truyện mới có thầy giáo đẹp trai.
Ngoài đời chả khi nào như thế. Trai đẹp làm ca sĩ, làm người mẫu, chứ làm ông giáo để chết đói à? Sự thật phũ phàng đó ma nào chả biết. Nhưng trai đẹp trên bục không chết đói. Cũng không chết no. Mà sẽ chết vì nữ sinh nhìn ngắm.
Đây là mơ hay thực? Đây là tự nhiên hay âm mưu gì? Rõ ràng là có ẩn chứa điều bất thường khi thầy quá đẹp với một trường nữ sinh chưa đẹp.
Trừ Ly Cún tuyệt xinh.
Thầy giáo nói dịu dàng:
-Các em lấy tập ra!
Vừa nói, Thầy vừa đưa mắt nhìn cả lớp, rồi dừng lại ở tôi. Chỉ dừng một phần trăm giây thôi. Không con ngốc nào trong lớp nhận ra. Nhưng mà tôi tin chắc ngay.
Thế là xong. Đời tôi nát bét cả rồi.
Dừng lại
Xin phép dừng ở đây một chút. Thưa các ông các bà, các ông các bà nghĩ gì Ly Cún chả quan tâm. Thưa các anh các chị, các anh các chị nghĩ gì Ly Cún cũng chả quan tâm nốt.
Nhưng thưa các bạn trai bạn gái, Ly Cún không hề có ý định trở thành nhà văn. Làm nhà văn viết cho học trò, để chết à?
Cứ xem chú Nguyễn Nhật Ánh kìa. Nghe nói sách bán chạy khắp vùng trời bình yên, nhưng giàu có gì đâu. Trừ khi chú ấy mua vàng chôn trong gốc cây mà ta không biết, chứ chưa thấy chú ấy đi xe hơi hay ở lâu đài. Đa số thời gian chú ngồi trong quán Đo Đo buồn bã, cười hiền hiền.
Minh Hằng một năm thu nhập mấy tỷ đồng không hề viết văn. Thủy Tiên đi xe Audi, Noo Phước Thịnh cũng ngồi Audi mà chả viết chữ nào. Viết văn còng lưng mờ mắt, rồi sau đó sách bán tận ngoài vỉa hè chứ ngon lành gì?
Do đấy Ly Cún viết để chơi, để ném lên “Fây” cho bọn trai lác mắt, đã xinh đẹp lại còn thông minh, chữ tốt, trai chịu nổi không?
Đứa nào thích thì đọc. Đứa nào teen thì đọc. Ly Cún chả cần. Tương lai Ly Cún chắc chắn sẽ đi thi hoa hậu, nếu giám khảo không “dìm hàng” khắc chấm ít nhất cũng vào Top 10, sau đó thi tiếp diễn viên điện ảnh hoặc ca sĩ, chả dại gì ngồi còng lưng bôi đen lên giấy.
Đứa nào không chịu nổi, đọc đến chỗ này dừng lại đi, đừng tiếp tục. Về mua sách Quỳnh Dao sướt mướt hay sách của bọn giả teen mà gặm. Đọc tiếp văn của Ly Cún sẽ khó chịu đấy, sẽ không tin đấy. Sẽ thấy đời mình so với đời Ly Cún kém xa đấy. Bye.
À quên, ta cũng biết chuyện nữ sinh yêu thầy giáo là chuyện nhạy cảm. Cấm kỵ, bất tiện. Không nên nói ra. Nhưng đây đâu phải là yêu. Đây là cảm xúc. Cảm xúc mà cấm được à? Cảm xúc có phải xe máy không? Có không được đi ngược chiều không? Bye.
Tiếp tục
Chưa có một tiết học Lịch sử nào trôi nhanh như thế. Tôi chả hiểu thầy giáo nói gì cả. Cái đẹp không cần nói, cái đẹp chỉ cần hiện ra.
Khi chuông báo hết giờ vang lên, tôi như bị sét đánh. Thầy bước khỏi lớp, tôi đổ gục xuống bàn.
Mai Tồ - Mai ngốc nghếch lôi tôi dậy:
-Thế nào?
Tôi thều thào:
-Còn thế nào nữa. Thầy đẹp quá. Tớ chết chắc rồi.
Mai run run thú nhận:
-Tớ cũng chết.
Khốn khổ chưa, bé Mai. Bé được giáo dục lung tung nên nghĩ rằng mọi người đều bình đẳng trước chết. Không. Không có đâu em. Con gái đẹp chết khác, con gái xấu chết khác.
Mai và Ly Cún dìu nhau, lảo đảo ra khỏi lớp. Ơ kìa. Trời xanh như xanh hơn, nắng vàng như vàng hơn, gió mát như mát hơn.
Sơn Bóng rụt rè hiện ra:
-Hai bà có ăn kem không?
Mai cười tít mắt:
-Có. Mời đi.
Sơn phi nước đại về phía hàng kem, mặt rạng ngời. Ôi, xấu trai đâu phải là cái tội. Mà thật ra, Sơn đâu có xấu, chỉ không đủ đẹp mà thôi.
Cầm hai cây kem Sơn dâng lên, hai chúng tôi ra gốc cây ngồi. Mai hỏi:
-Bây giờ phải làm sao?
Tôi mếu máo:
-Còn làm sao nữa. Yêu thôi.
Mai vẫn run run (xin các bạn lưu ý, run là tâm trạng thường xuyên của nó):
-Yêu thầy giáo à?
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 3
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Tôi biết thế nào Mai cũng hỏi câu này. Và theo đuôi nó, cũng vô số kẻ thắc mắc ngớ ngẩn như thế.
Thật là lộn ruột. Thầy giáo không phải con trai à? Nhất là khi thầy trẻ đẹp.
Hãy mở to mắt coi phim Hàn Quốc đi. Trên phim các nữ sinh yêu tướng cướp, yêu lưu manh, yêu cảnh sát, yêu anh bồi bàn và có cô còn yêu tù nhân đang mắc bệnh ung thư.
Một phim Mỹ gì đó, rất nổi tiếng, có tựa đề “Mận gai...” hay “Hồng gai...” còn miêu tả thiếu nữ yêu cha cố. Thế thì yêu thầy giáo thì có gì sai không?
Tôi nhồi những suy nghĩ ấy vào tai Mai như bà bán hàng nhồi bã đậu vào mỏ gà. Nó nghe và cố nuốt, sau đó yếu ớt nói thêm:
-Nhưng chả nên yêu nhanh quá, Cún ạ!
Các bạn ơi, hãy thông cảm cho Mai. Hãy tha thứ cho Mai. Nó đi học hầu như hôm nào cũng bị kẹt xe. Kẹt hết năm này qua năm khác nên cuối cùng nó nghĩ cái gì cũng phải từ từ mới đúng luật.
Yêu làm gì có nhanh hay chậm. Yêu chỉ có đúng hay sai. Mà đây chắc chắn đúng rồi. Không tin cứ đặt những đứa con trai lớp mình cạnh thầy mà coi. Cứ như là đặt cú cạnh thiên nga.
Nhưng phải yêu như thế nào? Trí tuệ thông minh ẩn trong cái đầu xinh đẹp của Cún nghĩ mãi không ra.
Nhớ lại hồi lớp 10 có yêu một tên. Cũng nắm tay đàng hoàng. Nhưng khi vào rạp xem phim, tôi kinh hãi khi thấy tên ấy nắm chân mình. Chân không phải là địa điểm biểu lộ tình cảm. Tôi biết thế, và bỏ chạy.
Ba tháng sau tôi quen một trai khác. Khá ngầu. Khá men. Tay có cả hình xăm. Nhưng vài lần tôi nghe hắn chửi thề. Tởm. Vứt ngay.
Tên cuối cùng thơ mộng hơn. Có nhắn tin vào giữa đêm khuya đàng hoàng. Nhưng sến quá. Cứ năm phút lại thấy nói tới trái tim, tới sống mãi, tới chia lìa. Nhất là chàng hay mở nhạc Tuấn Vũ rên rỉ. Làm sao con chịu nổi hả trời.
Khi yêu ba tên đó, tôi thường dùng những phương pháp na ná nhau. Nhắn tin, chở đi học, chở đi chơi, vào siêu thị ngó đồ. Và còn nhận những món quà na ná như: gấu bông, chó bông, kẹp tóc, thiệp chúc noel.
Nhưng bây giờ phải khác chứ.
Khác như thế nào?
Chịu chết!
Hỡi các bạn nữ sinh xinh đẹp trên khắp thế gian, có bao nhiêu bạn đã từng yêu thầy giáo, hãy chỉ cách cho tôi? Cho Ly Cún kiêu
kỳ, cá tính và thẳng thắn này.
Kêu gọi như thế nhưng tôi cũng chả hy vọng gì. Bởi các bạn toàn yêu bọn trai ngớ ngẩn cùng lớp, hoặc các bạn yêu đám trai lộn xộn bên ngoài. Tuy nhiên như thế vẫn còn may. Đa số các bạn yêu chả ra yêu, thích chả ra thích, cứ lờ mờ, cứ lều bều như tô bánh canh cua, không giúp gì cho tôi được.
Cũng có vài bạn may mắn gặp được hoàn cảnh thầy giáo đẹp giống Ly thì cương quyết giấu kín, chôn chặt trong lòng để khi chết mang theo, vì nói ra sợ chúng nói cười, hoặc tệ hơn, sợ cha mẹ quật cho một trận.
Chả trông cậy gì được ở các bạn, tôi rõ ràng phải tự yêu theo cách của mình.
Hai ngày nữa lại có giờ Lịch sử. Toàn thể nữ sinh trên toàn cõi Việt Nam, chỉ có tôi, Ly Cún xinh đẹp, đáng yêu, đang trông mong giờ đó.
Theo những nguồn tin tình báo thu thập ở hành lang, cô giáo Sử vẫn ốm dài dài. Em chân thành mong cô tĩnh dưỡng cẩn thận, để Thầy giáo dạy thay.
Tôi lấy ra một tờ giấy A4, trắng tinh, thơm phức, rồi lấy bút lông nét to viết lên chính giữa hàng chữ: “Thầy ơi, Thầy đẹp trai lắm, Thầy có biết không?”. Ký tên: Ki Ki.
Tất nhiên tôi không thể ký Ly Cún được. Tôi phải giữ lòng kiêu hãnh của mình. Nhưng Cún và Ki là hai danh hiệu rất gần nhau. Thầy thông minh, Thầy sẽ tìm ra.
Vào giờ ra chơi. Trước khi tiết học bắt đầu, tôi nhờ Mai đứng che chắn, rồi bỏ tờ giấy vào cuốn sổ đầu bài to, ghi danh sách lớp luôn để trên bàn giáo viên.
OK.
Giây phút mong đợi đã đến. Thầy giáo lại bước vào. Mặc một chiếc áo sơ mi xanh thẳm như bầu trời khiến tôi nghẹt thở.
Cả lớp đứng dậy chào.
Thầy ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống, rồi bắt đầu giảng bài, chả ngó ngàng gì tới cuốn sổ.
Thất bại não nề. Cõi lòng tan nát. Bầu trời sụp đổ. Tương lai mịt mờ.
Bài giảng hôm nay có tựa đề “Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”, nghe mới chán làm sao. Đâu căng thẳng bằng tình hình một thiếu nữ xinh đẹp đang run?
Tiết học kết thúc. Cả lớp đứng lên chào. Ly Cún cũng đứng lên, nỗi buồn dâng trên mí mắt.
Thầy vừa ra, tôi đã tót ngay lên bàn, nhanh như cắt lấy lại lá thư. Nó mà lọt ra ngoài thì chỉ còn mỗi cách là trèo lên gốc cây bàng giữa sân trường, thả hai tay ra, gieo mình xuống đánh”Bùm” hay đánh “Bét” như trái bàng chín rụng bất thình lình.
Ra hành lang, tôi thở dài, nhìn lá thư lần cuối cùng trước khi định xé vụn thành những miếng nhỏ như hạt bụi.
Và tôi choáng váng khi thấy hàng chữ đề bên dưới “Cám ơn, Thầy biết rồi!”.
Ơ. Ơ. A. Thầy coi thư lúc nào? Thầy viết trả lời lúc nào? Tại sao Ly Cún và Mai Tồ giương hai cặp mắt tròn xoe và sáng rực như trăng rằm mà không thấy?
Không còn nghi ngờ gì nữa. Những chàng trai tuấn tú đều có phép thần thông.
Mai Tồ ngắm nghía lá thư. Tôi thề với các bạn là chưa khi nào, chưa ở đâu một thiếu nữ lại nhìn một tờ giấy háo hức đến thế.
Nó phán một câu không phải xanh rờn mà xanh biếc: -Tốt đấy. Xông lên.
Tôi gật đầu:
-Đúng. Xông lên.
Viết tới đây, Ly Cún hy vọng các bạn đều đã từng xem phim chiến tranh. Ở đó, vào lúc cao trào, quân ta xông lên tiêu diệt quân địch. Trong tiếng nhạc rền vang. Lúc này không có địch. Chỉ có một chàng trai (nhân tiện nói thêm, trong tất cả các truyện cổ tích, con trai đều được gọi là “chàng”). Nhưng vẫn phải tiêu diệt như thường.
Phải hẹn gặp thôi. Phải hẹn gấp thôi.
Các bạn thân mến. Dù tình yêu có hàng ngàn cách kết thúc khác nhau thì cũng phải bắt đầu hẹn gặp. Đó là điều kiện bắt buộc.
Tất nhiên, cũng có những cách phi thường, hay thấy trong phim. Ví dụ như đôi trai gái cùng đi ăn trộm, cùng chung một trại giam
hoặc nam lái xe đụng vào nữ, nam đưa nữ vào bệnh viện cấp cứu rồi yêu. Quá đáng hơn, tôi đã xem một phim Hàn Quốc, mở đầu nam chĩa súng bắn nữ, nữ chĩa súng bắn nam, hai bên bắn qua bắn lại, hết hàng trăm viên đạn, cuối cùng nam nữ cưới nhau.
Nhưng đấy không phải là cách Ly Cún chọn.
Ta phải gặp Thầy trong một khung cảnh thơ mộng. Ta sẽ hé lộ cho Thầy biết những phẩm chất tuyệt vời của ta, qua đó khơi dậy những phẩm chất tuyệt vời của Thầy. Tiếp theo, mọi chuyện sẽ phát triển theo lối tự nhiên.
Đơn giản. Vô tư.
Nhưng làm sao hẹn đây?
Có vài cách để các nữ sinh chọn lựa:
-Gặp Thầy để hỏi bài. Nhưng từ cổ chí kim, có ai hỏi bài Sử không? Rõ ràng không! Khổ lắm.
-Viết thư cho Thầy, kẹp vào bài kiểm tra nộp lên. Lỡ thư rớt ra cho chúng nó đọc thì nên trùm chăn kín đầu, bỏ trường, bỏ thành phố lên núi sống.
-Trèo qua cửa sổ nhà Thầy giữa đêm khuya, nách cắp một bông hoa hồng, cách này rất xi nê. Nhưng quá mạo hiểm. Chưa biết nhà Thầy có nuôi chó hay không? Cái tin Ly Cún bị chó cắn chắc chắn khiến cho những đứa ghen ghét sung sướng đến trọn đời.
Vậy chỉ còn một phương pháp cơ bản nhất, nhanh gọn nhất là tìm số điện thoại của Thầy và gọi.
Nói ra thì dễ lắm. Bạn đã khi nào thấy một nữ sinh chặn một thầy giáo ở cổng trường và đề nghị: “Thưa Thầy, xin Thầy cho em số điện thoại?”.
Mơ đi. Hoặc Thầy không cho. Hoặc nếu có cho, mình cũng chả còn chi danh giá.
Vậy phải làm sao?
Tôi bàn điều ấy với Mai Tồ. Những kẻ Tồ thường có ý kiến vô cùng ngớ ngẩn. Nhưng trong tình yêu, kẻ ngớ ngẩn lại là kẻ thành công. (Rất buồn là nhiều lúc trong học hành cũng vậy).
Nó băn khoăn.
-Phải có số điện thoại mới được à?
Tôi bèn giảng cho Mai: Muốn có Juliet, Romeo phải có ban công. Muốn có Chí Phèo, Thị Nở phải có cháo hành. Muốn có Hoàng Tử, Bạch Tuyết phải có quả Táo nhiễm độc. Do đó, Ly Cún muốn có số điện thoại của Thầy cũng chả sai phạm gì.
Mai gật gù:
-Dễ ợt. Để tớ làm cho.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 4
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Tôi trợn mắt:
-Làm bằng cách nào?
Mai tươi tắn:
-Tớ sẽ chờ Thầy đi từ phòng giáo viên ra. Tớ sẽ khóc thút thít. Không một chàng trai nào không dừng lại hỏi khi thấy một cô bé xinh xắn khóc thút thít. Tớ sẽ bảo em vừa bị giật điện thoại không gọi được về cho mẹ. Thầy chắc chắn sẽ cho mượn máy. Tớ sẽ gọi cho cậu. Thế là có số. Xong!
Tôi bàng hoàng nhìn cô bạn ngốc. Đơn giản thế sao tôi nghĩ không ra? Nhục. Hơn con cá nục.
Tôi giục, giọng van lơn:
-Bao giờ cậu làm?
Mai cong cớn:
-Ngày mai. Sau khi Mai được Ly mời ăn gỏi cuốn.
Trời ơi, trời ơi. Vậy mà đòi là bạn gái thân! Vậy mà là học sinh giỏi của lớp “11A”, bán mình lấy vài thanh gỏi cuốn, bên trong toàn rau sống và củ sắn chứ bổ béo gì.
Nhưng tôi vẫn phải khao nó. Tình yêu đòi hỏi sự hy sinh!
Âm mưu thành công mỹ mãn. Còn thành công hơn “Âm mưu giày gót nhọn” tới cả chục lần.
7 giờ 30 phút sáng, Mai bé bỏng, Mai ngây thơ, Mai khờ khạo giả vờ khóc thút thít trước cửa phòng giáo viên, chờ Thầy dạy Sử đẹp trai khủng khiếp đi qua.
7 giờ 36 phút, máy điện thoại của tôi reo vang. Mai gọi: -Bà Nội ơi. Chiều nay con về.
A, nó dám kêu mình là bà nội. Ám chỉ mình già. Nhưng không sao. Chịu đựng. Tôi giả giọng khàn khàn:
-Con lấy điện thoại của ai số lạ vậy?
-Dạ, điện thoại thầy giáo Lịch sử cho mượn.
Tôi cười khà khà:
-Ờ. Nói Thầy, Nội gửi lời cám ơn nghe con.
Rồi tôi cúp máy. Lưu ngay cái số điện thoại vàng đó vào, dưới dòng chữ: LSL. Tại sao lại là ba chữ đấy, tôi cần giải thích một chút cho những cái đầu thiếu trí tưởng tượng hiểu.
Mọi nữ sinh đều phải có thần tượng. Một ngày có thể không ăn bánh mỳ, không gội đầu chứ không suy nghĩ về thần tượng là ngày
ấy vô nghĩa. Đã xuất hiện câu tục ngữ “Cho ta biết thần tượng của Mi là ai, ta sẽ hiểu Mi là người như thế nào?”.
Nhưng Ly Cún khác với phần lớn mấy đứa ngốc khác ở chỗ nó không dại gì thần tượng một người. Vì lấy đâu ra một người vĩ đại, ôm cả nhân gian. LSL là tên viết tắt của La Chí Cường, Sơn Tùng và Leonardo DiCaprio. Ta sẽ không giải thích tại sao thần tượng là những người đẹp trai này vì thần tượng không cần giải thích, thần tượng không phải hình học để một cô nữ sinh hiện đại phải đứng
trên bảng chứng minh cho cả lớp những mệnh đề kiểu “hai thần tượng song song không thể cắt nhau” hoặc “một thần tượng và một đường thẳng sẽ tạo thành một mặt phẳng”. Tuy nhiên, một nữ teen sành điệu phải có thần tượng cả quốc nội lẫn quốc tế. Đấy là lý do giải thích tại sao Leonardo DiCaprio được chọn, mặc dù tuổi chàng đã khá cao.
Có số điện thoại của Thầy rồi, Ly Cún phải làm gì?
Có nhiều phương pháp để nhắn tin làm quen với một chàng trai. Nếu bạn tân kỳ, bạn có thể dùng những tin như sau:
-Hê lô. Có sợ chết không? Nếu không sợ cùng đi ăn kem với tớ. -Trai đẹp đấy à? Có dám gặp gái đẹp hơn mình không? -Cà phê Ngựa Hoang. 5 giờ chiều. Không tới đừng có tiếc!
-Bạn gái mới. Muốn làm quen. Muốn trao đổi về bài vở. Về cuộc sống. Về tình yêu. Hứa không hãm hại.
Nếu bạn sến, bạn có thể dùng các tin sau:
-Trà sữa không? Kẹo dẻo không? Gấu bông không? Nhí nhảnh không?
-Sài Gòn mưa. Buồn quá. Cô đơn quá. Sao mình không nói chuyện nhỉ, bạn trai. Ký tên: Bạn gái nơ hồng.
Hoặc ghê hơn nữa:
-Chú lùn ơi, Bạch Tuyết đây. Chú lùn cứu em với, có mụ phù thủy dụ em ăn quả Táo nè. Chú lùn có ăn chung không?
Đấy, đại loại bọn gái sến và bọn gái làm ra vẻ văn minh sẽ soạn những tin như thế, hoặc nhiều tin còn khiếp vía hơn. Nhưng Ly Cún không sến, tất nhiên, và hiện đại đến mức vượt qua tất cả sự hiện đại thông thường. Nên Ly Cún đã soạn một tin như thế này gửi vào máy Thầy: “Nữ sinh trẻ trung. Thông minh. Táo bạo. Cao ráo. Tự lập. Chưa khi nào buồn. Muốn hẹn Thầy ra bể bơi Rùa Tím lúc 8 giờ sáng thứ bảy. Im lặng là đồng ý. Tới nơi nhá máy. Rất vui”.
Đọc xong cái văn bản hoành tráng này, Mai xanh cả mặt:
-Không được. Không được. Con gái lần đầu tiên không thể hẹn con trai ở bể bơi được.
Ôi, Mai ơi. Mai Tồ bé bỏng, tội nghiệp, ngây thơ ơi. Mai còn trẻ mà đã già rồi. Tại sao con gái cứ phải hẹn con trai ở quán trà chanh, ở kem dâu tây, ở tiệm sinh tố hoặc nhà sách Tuổi Ngọc thì mới ngoan? Đó là tư duy theo kiểu cứng đờ. Cún đây là một thiếu nữ phi thường. Cún sẽ hẹn ở bể bơi, ở phòng tập tạ, ở sở thú bên cạnh chuồng sư tử hoặc ở cửa trại giam. Thì đã sao nào? Xem phim Titanic đi. Người ta yêu nhau đến chết vì hẹn nhau ở con tàu đang chìm kia kìa.
Tôi ngạo nghễ nói:
-Như thế mới ấn tượng. Thầy mới đến.
Mai khóc:
-Cậu định mặc bikini để ra mắt Thầy đấy à?
Tôi lấp lửng:
-Có thể!
Dừng lại
Các bạn thân mến của tôi, chắc các bạn đều hiểu bikini đối với con gái phức tạp như thế nào.
Không ai buồn nói tới quần đùi của bọn con trai. Dù chúng may bằng lụa, bằng sa tanh hay dệt bằng bao tải. Thậm chí, nếu con trai có mặc quần đùi dây, hoặc thêu trên ấy chim công, chim phượng, chim họa mi, chim chích chòe thì cũng chả có báo nào đăng hay bàn tán.
Nhưng con gái thì khác. Con gái có thể mặc một nghìn thứ chả ai để ý, nhưng hễ mặc bikini là thiên hạ nháo lên. Thiên hạ toát mồ hôi hoặc xanh tái mặt mày.
Bikini là gì? Là hai mảnh vải bé, bé đến mức nếu dùng để lau nhà thì không khi nào sạch. Trên bikini không có in văn học, lịch sử hay địa lý gì cả. Rõ ràng nó không chứa đựng kiến thức. Vậy tại sao phải quan tâm nhiều như thế? Phải lo lắng và lên án nhiều như thế? Thiếu gì những đứa con gái hư cả đời chưa hề mặc bikini và thiếu gì
gái ngoan mặc bikini mà vẫn sáng như trăng rằm như Ly Cún này chẳng hạn.
Thật tệ hại khi đổ lên đầu bikini những tội lỗi mà nó không có, và cũng quá bất công khi giao cho bikini nhiều trách nhiệm nặng nề, kiểu như làm thế nào vừa mặc bikini vừa là con gái e lệ. Tôi, Ly Cún, xin tuyên bố với cả thế giới là tôi không đa tài đến mức đó. Tôi hứa lúc mặc áo dài tôi e ấp còn lúc mặc bikini tôi hấp dẫn. Tôi không thể nào pha trộn cả hai. Mai và những kẻ như Mai căm thù bikini đơn giản vì một cái bánh mỳ không thể mặc bikini. Mai quá mập tròn. Theo như tôi đánh giá, để may một bộ bikini cho nó, phải tốn ít nhất mười mét vải, hoặc hai chục mét dây.
Do vậy, xin bà con tỉnh táo. Đâu là kẻ ghét bikini do muốn bảo vệ nữ sinh, đâu là bọn ghét do không mặc được hoặc mặc quá kinh. Bọn thứ hai luôn luôn đông đảo. Mai của tôi cũng thuộc loại này. Còn các bạn thuộc loại này hãy nghiêm khắc kiểm điểm nhé.
Tiếp tục
Tôi điệu đà bấm số bàn phím. Cái tin nhắn đầy đủ trí tuệ bay vụt đi như chim én mùa xuân, tìm đến máy điện thoại của Thầy giáo đẹp trai rồi nhẹ nhàng đậu lại như bông tuyết tháng Tư. (Ly Cún chưa nhìn thấy tuyết bao giờ, nhưng tưởng tượng ra cảnh đó vì hay xem clip ca nhạc của nhiều ca sĩ teen, chả hiểu sao lúc nào cũng có tuyết khi Sài Gòn đang nắng như thiêu).
Rồi tôi khoái trá bảo Mai:
-Cậu cá không? Thầy sẽ đến.
Ngày thứ bảy hồng.
Đối với học sinh, thứ bảy và chủ nhật là ngày hồng vì không phải đi học, nhưng thứ bảy hôm đó đối với Ly Cún là hồng cánh sen.
Tôi ra bể bơi cùng Mai. Theo kế hoạch, tôi sẽ ngồi ở một bàn, còn Mai ngồi phía xa, quan sát để tổng kết và đánh giá. Nếu có ai đứng đắn đọc truyện này thì đừng lo. Tôi không hề mặc bikini ra đó. Đơn giản vì tôi muốn làm ngược lại. Thiên hạ hẹn nhau ở cà phê máy lạnh, mình hẹn ở chỗ tắm. Thiên hạ mặc áo tắm, mình mặc đầm dạ hội.
Gọi là đầm dạ hội, cho bà con khiếp sợ, chứ đấy chỉ là một chiếc váy bằng vải nhẹ, dài, mềm mại. Tôi cũng không kẹp tóc mà thả cho nó tự nhiên. Vì sao? Vì đã xem một bộ phim Hàn Quốc trong đó có cảnh cô gái ngồi nói chuyện với chàng trai bên bờ sông, gió thổi mạnh khiến chiếc váy cô mặc bay và mái tóc cô cũng bay. Tuyệt đẹp. Cớ gì không bắt chước? Nhất là khi trong phim, chàng trai yêu cô gái đến chết.
A, nếu bạn trai nào đọc tới đây xin đừng lo sợ quá. Tôi không hề bắt bạn phải yêu đến chết vì chính tôi cũng không hứa như thế. Hãy cứ yêu cho tới hết yêu. Chết không phải là mục đích của tình yêu. Ly Cún trân trọng tuyên bố.
Bể bơi Rùa Tím vô cùng náo nhiệt. Tiếng trai gái hò reo vang cả góc trời. Tôi chọn một chiếc bàn xinh xắn có cây dù sặc sỡ xinh xắn, tôi gọi một ly kem có cây dù bé xíu cắm ở trên. (Nghe chúng nó thì thầm là loại dù cắm kem này tô bằng phẩm màu độc hại, toàn do Trung Quốc sản xuất. Mặc kệ).
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 5
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Mai ngồi ở phía xa xa, trước một ly kem to gấp đôi. Đau quá. Đã thỏa thuận là tiền kem tôi trả. Rõ ràng trong tình yêu, kẻ thứ ba mới là kẻ có lợi nhiều.
Đố các bạn, Thầy có tới hay không?
Trong khi chờ các bạn suy nghĩ, tôi khoan khoái đưa mắt nhìn xuống bể. Rất nhiều đứa con trai và đứa con gái đang té nước vào nhau.
Ly Cún thở dài.
Ly Cún không hiểu nổi tại sao trong hẹn hò, mọi người lại kém sáng tạo đến thế? Không biết bao nhiêu lần tôi đã xem những bộ phim cứ trên bãi cỏ là trai gái phải đuổi nhau, cứ ở dưới nước là trai gái phải té nước vào nhau và cứ chờ nhau dưới gốc cây là trời phải mưa và hai đứa phải che chung một cây dù.
Thảm thương quá. Cũ mèm quá.
Lý do gì chúng ta không vừa yêu vừa đấu kiếm, không vừa yêu vừa chặt thịt gà hoặc không nắm tay nhau trèo lên cây sau đó cùng
nhảy xuống.
Thầy cô hay dặn dò chúng tôi phải biết hết sức đề phòng nghèo về kiến thức Lịch sử, Văn học, Toán học hoặc Thể dục học. Trong khi sự nghèo nàn về tình cảm học thì chả ai báo động. Hiểu sâu sắc điều đó, nữ sinh Ly Cún phải tự trang bị kiến thức về tình cảm cho mình và cho bạn gái Mai Tồ của mình.
Giờ hẹn sắp đến.
Các bạn đừng nghĩ tôi không hồi hộp. Khi ta hẹn hò mà không hồi hộp chỉ có ba khả năng:
-Chàng trai ta hẹn quá xấu.
-Chàng trai ta hẹn quá chán.
-Ta đã hẹn tới tỷ lần.
Cả ba lý do đó hôm nay đều không đúng, nên tôi hồi hộp vô cùng. Thầy mà không đến tôi nhục chết. Nhục với bản thân mình, nhục với trời đất và nhục với Mai.
Vâng. Nhục với Mai.
Mai với tôi không phải là bạn bè thông thường. Khi tôi là Tôn Ngộ Không, nó là Trư Bát Giới, khi tôi là Thanh Thảo, nó là Trương Quỳnh Anh, khi tôi là Đàm Vĩnh Hưng, nó là Tuấn Hưng.
Nghĩa là giữa hai đứa vừa có tình thân, vừa có sự đề phòng.
Mai luôn luôn kính trọng tôi, nhưng sự kính trọng đó có còn không nếu tôi thất bại?
Dễ đoán quá mà.
Hãy nhìn kìa, nó đang ngồi ở cái bàn phía xa xa cạnh một ly kem to như cái chậu. Nó giương hai con mắt to cũng như hai cái chậu để nhìn xem Ly sẽ thất bại như thế nào.
Đã tới giờ hẹn.
Tôi nhai cục kem như nhai cục đất khô, nhìn chăm chăm vào cái máy điện thoại trên bàn, cứ như đấy là cục vàng vậy.
Màn hình vẫn tối đen. Ôi, tương lai của Ly Cún, trái tim của Ly Cún cũng tối đen, mờ mịt.
À quên, thưa các bạn trai đẹp, thưa các bạn gái đẹp gần xa của tôi. Tại sao người ta cứ dùng trái tim để miêu tả tình yêu nhỉ?
Tim người thì tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Tim đâu phải huân chương, các trai đẹp gái đẹp đâu có đeo tim trước ngực để ai muốn nhìn bao lâu thì nhìn. Tôi chơi với Mai đã hai năm, nhìn tai nó cả triệu lần, nhìn mắt nó, má nó và răng nó cả ngàn lần chưa kể còn nhìn được vô số thứ khác nhưng chưa hề nhìn thấy tim Mai dù chỉ một phần trăm giây. Nhưng tôi đã nhìn thấy tim gà. Họ bán đầy cả hộp trong siêu thị. Eo ôi, chán vô cùng. Những quả tim màu xám, nằm im lìm, nom như những hạt đậu khô.
Chả lãng mạn tý nào.
Tôi thề với các bạn, nếu gọi một con gà trống cùng một con gà mái tới, chỉ cho hai đứa nó hộp tim, bảo rằng đấy là tượng trưng cho tình yêu của chúng thì gà chắc chắn chết vì nhục! Hoặc sẽ kêu quang quác vì ngượng.
Đã thế, một hộp cả trăm trái tim gà bán có năm chục ngàn, giá còn thấp hơn một lọ mắm tôm chua.
Các bạn trai và bạn gái yêu quý của tôi.
So sánh tình yêu với mắm tôm chua có lẽ là không thơ mộng. Nhưng tình yêu không cần phải có thơ mộng các bạn ạ, nó cần phải có sự thực.
Nếu tôi có quyền, tôi sẽ tìm những thứ khác tượng trưng cho tình yêu thay cho trái tim. Tim đã được giao nhiệm vụ đó mấy ngàn năm nay, nhưng đâu phải lúc nào cũng hoàn thành một cách xuất sắc. Đã đến lúc tim cần thay thế.
Nếu bạn trai nào đọc tới đây định phản đối Ly Cún xin hỏi: Bạn trai đó có xem đá bóng không? Con trai không đá bóng chả khác nào con gái không thêu thùa. Hỏng bét.
Vậy khi đá bóng thì Ronaldo hoặc Messi là những cầu thủ vĩ đại, được gọi là trái tim của cả đội chứ gì? Thế nhưng cả hai cầu thủ đấy nhiều trận đấu vẫn bị thay ra đấy thôi và đội của họ vẫn thắng như thường.
Nếu các bạn không biết yêu bằng toàn bộ các bộ phận trên người, chỉ chăm chăm nhờ vả mỗi trái tim, các bạn sẽ có lúc thất bại.
Ly Cún này không như thế . Ly Cún này sẽ yêu bằng răng bằng môi, bằng tai, bằng mũi, bằng cả mắt cá chân hoặc ngón tay út xinh xinh. Ly Cún thề yêu phong phú, không chỉ yêu khi trái tim bị mũi tên bắn xuyên qua.
Chuông reo. Tôi giật bắn mình, như có ngàn vạn quả chuông vàng kêu vang trong ngực.
Làng nước ơi. Thế giới ơi. Vũ trụ ơi. Chuông reo. Thầy đã đến.
Bàn tay trắng trẻo, xinh xắn, dễ thương, đầy đặn và teen của Ly Cún kiêu kỳ nâng máy lên, nói dịu dàng:
-Em nghe.
Bên kia, giọng một cô gái thành thót:
-Có phải Ki Ki không?
Sao lại là tiếng con gái, tôi choáng váng muốn ngã.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 6
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Thỉnh thoảng , có một ông bán băng đĩa lậu hay đạp xe ba bánh qua hẻm nhà tôi. Xe gắn cái loa, trên phát ra đủ thứ nhạc thập cẩm. Nhưng có một bài mở đầu bằng câu khiến tôi lộn ruột: “phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng”.
Vô lý. Gặp người chứ có phải khủng long đâu mà quay cuồng. Mà nếu quay cuồng còn nói năng được gì chứ?
Nhưng than ôi, tiếng cô gái trong điện thoại làm tôi quay cuồng thật.
Cố hết sức bình sinh, tôi trả lời:
-Dạ, em đây.
Các bạn yên tâm đi, dù quay cuồng đến mấy, tôi cũng không trả lời: Là La Chí Cường, Sơn Tùng và Leonardo DiCaprio đây. Trả lời như vậy thì đối phương quay cuồng là cái chắc.
Giọng cô gái vẫn trong veo:
-Em đang ngồi ở đâu?
-Dạ, bàn thứ ba bên trái. Dưới cây dù màu cam.
Trong thế giới huyền diệu của chúng ta, có hai màu luôn gây sửng sốt: Màu cam và màu xanh đọt chuối.
Không tin, bạn gái hoặc bạn trai cứ thử mặc áo màu cam và quần màu xanh đọt chuối ra đường. Bà con không chạy tán loạn, Ly Cún này không phải người.
Thế mà hôm đó, tôi lại ngồi dưới cây dù màu cam. Phải chăng đó là điềm gở.
Cô gái trong điện thoại vẫn nói giọng trong vắt:
-Chị đến ngay.
Nói xong cô ta lập tức hiện ra. Eo ôi. Chết rồi. Ly ơi, mày tiêu rồi.
Cao phải tới một mét bảy mươi, mặc một chiếc váy ngắn để lộ cập chân dài vô tận, mặc một chiếc áo màu hoàng yến vàng như một buổi chiều mùa thu có con nai vàng, đi một đôi giày cao gót đế bằng pha lê, quai bằng bạc, đeo một cái túi xách bằng da bóng như gương.
Dừng lại
Con trai đọc tới đây không hiểu được đâu. Nhưng con gái thì khác. Con trai không khi nào quan tâm tới túi xách. Do có thẩm mỹ yếu kém, phần lớn chúng không hiểu túi xách là gì, và tại sao túi xách phải đẹp. Con trai có thể vo viên đồ đạc, nhét vào túi xốp hoặc nhét trong bất cứ cái gì bèo nhèo, méo mó để vác ra đường.
Thế mới là trai đích thực. Còn anh nào cầm túi có tua rua, anh nào đeo túi thơm phức, túi có khóa vàng chóe ra phố thì các bạn gái nên tránh xa. Nửa trai nửa gái đấy.
Nhưng con gái thì khác. Con gái nhiều lúc nhìn cái túi rồi mới nhìn mặt nhau. Túi xách là sơ yếu lý lịch, là tờ khai thẩm mỹ, thành phần xuất thân, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn và trình độ nhận thức của các bạn.
Có những chiếc túi đắt bằng một chiếc xe hơi. Và có những chiếc túi trong như cái bánh bèo. Tùy bạn chọn.
Hiểu sâu sắc chân lý này, Ly Cún hôm nay mang một túi xách có hình con Cú màu xanh. Cú có cá tính. Cú không sến như gấu và không già như cá sấu.
Nhìn một cô gái mang túi xách hình chim cú, chả ma nào đoán nổi cô ta suy nghĩ ra sao. Ly Cún không mong gì hơn thế.
Tiếp tục
Cô gái ngồi xuống cạnh tôi, đặt cái túi xách lộng lẫy lên bàn như hoa hậu đặt vương miện. Chỉ cái quai túi khéo cũng đáng giá bằng cả gia tài.
Cô ấy cười, để lộ hàm răng trắng như bắp non:
-Chị là Trà My. Bạn gái của thầy giáo dạy Sử.
Tôi im lặng. Thử hỏi nếu không im lặng thì làm cái gì. Thét lên chăng? Nhảy ùm xuống bể bơi chăng?
Cô ấy tiếp tục:
-Thầy nhờ chị tới đây để nói chuyện với em.
Anh phục vụ đi tới:
-Thưa cô dùng gì? Kem hay sữa tươi?
Cô ấy ngẩng đầu lên:
-Cho mình một chai bia ướp lạnh.
Các bạn nữ sinh nghe rõ chưa? Bia ướp lạnh!
Phần lớn chúng ta khi có dịp ngồi với trai đều gọi trà chanh, xí muội, nước cam, côla hoặc sinh tố dâu hoặc sinh tố linh tinh, hầm bà lằng để uống, không hề hiểu rằng nhiều khi sinh tố ấy thường xay với ruồi.
Tại sao như thế?
Tại vì các tờ báo tuổi teen, các vở kịch chiếu trên truyền hình và các truyện ngắn của bọn teen sơ sài đã nhồi nhét rằng phải dùng các thứ ấy mới trẻ trung.
Khoan đã. Như thế nào là teen sơ sài?
Là teen ngố, teen bon chen, teen đua đòi, teen đú! Chả có chút tâm hồn teen gì, cứ cố làm ra vẻ bề ngoài để teen với đời cho thời thượng.
Thương thay.
Tôi đã nhìn thấy biết bao thiếu nữ ngồi trầm ngâm bên ly trà tranh toàn đường hóa học.
Tôi đã nhìn thấy bao nhiêu nữ sinh ngồi mơ mộng cạnh ly si rô cũng toàn đường hóa học.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều nữ sinh tu ừng ực ly nước mía xay bằng cái xe cả đời không rửa, không có đường hóa học nhưng có thằn lằn.
Cuối cùng, tôi đã chứng kiến bao nhiêu bạn gái uống sữa đậu nành mà không hề hiểu là trong đó có thạch cao.
Còn giờ phút này đây, tôi ngồi với một thiếu nữ có giọng thánh thót như chim, tự tin hót lên câu:
-Bia ướp lạnh!
Chỉ một câu nói ấy, Ly Cún đã bị đè bẹp hoàn toàn. Giữa một cô gái uống bia ướp lạnh, và một cô bé ăn kem dâu, có cả một trời ngăn cách.
Một bên là tự tin. Hiện đại. Thời thượng. Một bên là ngốc nghếch, ngớ ngẩn, quê mùa.
Tôi rất sợ khi đọc tới đây, các bạn nữ quăng hết trà sữa, quăng hết sinh tố bơ và sinh tố dâu, vội vã gọi cả thùng bia hoặc cả thùng cà phê đen sì ngồi nhâm nhi trước bàn dân thiên hạ.
Như thế để loạn à?
Vấn đề không nằm ở chỗ bạn uống bia, uống rượu hay uống nước chanh dây. Cái chính là bạn phải uống một cách tự tin, một cách không bắt chước ai, uống cho chính mình. Khi đó dù có uống nước rửa chén, bạn vẫn hiên ngang!
Chai bia được bày ra. Cô gái rót nó vào ly? Không, cô ấy không làm như thế. Cô ấy cầm cả chai, uống một hơi hết gần nửa. Ly Cún lạnh toát người. Thua về nhan sắc. Thua về trang phục. Thua về nước uống lẫn cách uống. Thua tan nát rồi.
Trà My tươi cười:
-Chị là bạn thân của thầy dạy Sử. Thầy xin lỗi không tới được, nhưng có gửi một món đồ cho em.
Rồi cô ấy mở cái túi lấp lánh ra. Thò tay vào.
Tôi nín thở nhìn theo.
Các bạn nữ sinh yêu quý của tôi.
Các bạn có hay nhận được quà của con trai không? Nếu có thường là món gì?
Ly Cún tin tưởng một cách mãnh liệt rằng dâng quà cho thiếu nữ vừa là nghĩa vụ, vừa là lẽ sống của rất nhiều anh. Đến mức, nếu chàng trai không được phép tặng quà, chàng ấy coi như đã chết.
Hiện nay có hai giả thiết vô cùng khốc liệt, khác nhau: Con gái thích quà vì muốn trai hay muốn trai vì thích quà? Cả hai phe đều to mồm và đưa ra nhiều dẫn chứng thiết thực.
Bản thân Ly Cún không tham quà. Nếu Ly Cun đóng clip “Anh không đòi quà” thì chắc chắn không ném quần áo, mà ném dép hoặc phang cho trai mấy gậy. Chỉ cần trao cho Ly Cún một nụ cười, bên trong có hàm răng trắng lóe, là Ly cảm động.
Phần lớn bạn trai khi mua quà cho con gái đều nghèo nàn trong tưởng tượng . Chúng đâm bổ vào những “shop” vớ vẩn đầy lề đường, rước về những thứ linh tinh giống nhau đến đau buốt tim gan. Nào hoa hồng ép trong cục thủy tinh, nào mốc khóa bằng nhựa tái sinh hoặc tệ hơn, sổ tay có bìa lòe loẹt bên trong in sẵn vài câu thơ giả dối. Chỉ khi nào tình yêu chấm dứt, thiếu nữ nhà ta khuân các món ấy quăng đi, mới kinh hoàng nhận ra sự đơn giản và nghèo cảm xúc của những món quà đó.
Giây phút này thì sao?
Cô gái rút từ trong túi ra (tôi xin nhắc lại: cái túi sang trọng tới mức có bỏ một con chuột chết vào, lôi ra nó cũng thành con thiên nga, một cái túi lấp lánh, chói lòa, óng ánh như mặt trời mọc trên mặt biển).
Trời ơi, một gói kẹo. Một gói kẹo, không hơn.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 7
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Cô nói:
-Thầy rất tiếc không tới được, nhưng Thầy cương quyết bắt chị phải mang món quà này tặng em, mong em tha lỗi, và Thầy hứa sẽ gặp em sớm nhất.
Tôi nghẹn ngào:
-Dạ. Em cám ơn.
Cô ta nheo mắt nhìn tôi bằng cặp mắt mát dịu sau khi đã hớp nhẹ ngụm bia còn lại:
-Em dễ thương quá! Trong lớp có nhiều bạn nữ được như thế không?
Ly Cún đã lấy được chút bình tĩnh:
-Dạ không. Em là duy nhất ạ.
Tôi biết nhiều kẻ sẽ nổi giận đùng đùng khi nghe câu này. Đối với chúng, cá nhân ta là bé nhỏ, là vô nghĩa, là như con kiến hoặc con ve sầu. Chỉ có tập thể quanh ta mới lớn lao.
Sai bét. Cả hai phải cùng lớn lao mới đúng. Ly Cún là duy nhất, My Cún cũng là duy nhất, Tèo Cún, Tý Cún cũng phải duy nhất. Nhiều cá nhân duy nhất mới làm nên một đám đông duy nhất. Giỏi thì cãi tôi đi.
-Em thấy Thầy thế nào? - Cô gái hỏi tiếp.
Thường câu hỏi đó nhằm vào cách Thầy giảng bài trên bảng. Có hấp dẫn không. Có lôi cuốn không? Nhưng thú thực, điều đó tôi hoàn toàn chưa để ý. Tôi mơ màng trả lời:
-Dạ. Em thấy Thầy như Vĩnh Thụy.
Tất cả các nữ sinh đã từng xem phim “Thần tượng” đều phải công nhận Vĩnh Thụy là tài tử đẹp trai nhất của điện ảnh Việt Nam, ở thời điểm bây giờ, và có khả năng mãi mãi về sau.
Tại sao có một chàng trai cao đến thế, với khuôn mặt vừa đàn ông, vừa lạnh lùng, vừa quyến rũ và sang đến thế? Một vẻ đẹp mê hồn, gây ngạt thở khiến chân tay các cô gái rụng rời.
Điều kỳ diệu của Vĩnh Thụy là anh toát ra một vẻ lành lạnh. Trong khi đa số chàng trai khác toát ra vẻ lòe loẹt hoặc vẻ khệnh khạng, coi kỳ quái vô cùng.
Việc so Thầy dạy Sử với Vĩnh Thụy theo Ly Cún hoàn toàn chính xác. Nó khiến cho cả hai người đều vinh dự. Vĩnh Thụy thừa hưởng của Thầy vẻ trí thức. Thầy tiếp quản ở Vĩnh Thụy vẻ hào hoa.
Cô gái kia gật đầu:
-Chị cũng nghĩ vậy.
Các bạn thấy chưa? Các cô gái đẹp đều nghĩ giống nhau. Tôi rụt rè hỏi tiếp:
-Chị Trà My ơi, chị làm nghề gì thế?
Chị ấy dịu dàng:
-Chưa rõ lắm. Nhưng rất tiếc, chị không còn khả năng làm nghề nữ sinh.
Các bạn nữ sinh gần xa thân mến. Nếu các bạn nghĩ kỹ, câu trả lời ấy kỳ diệu biết bao.
Rất nhiều cô gái làm nghề người mẫu đi lại kiêu kỳ trên sân khấu, làm diễn viên vênh váo trên thảm đỏ, làm tiếp viên hàng không đầy hấp dẫn hoặc làm nhân viên ngân hàng ngồi thơm phức trong phòng máy lạnh. Nhưng chỉ có Ly Cún và các bạn mới có thể làm nữ sinh được thôi.
Nữ sinh là nghề tươi đẹp nhất trong cuộc đời chúng ta các bạn ạ. Nghề đấy không có lương, không có chức vụ, chả bạn gái nào được danh hiệu nữ sinh giám đốc hay nữ sinh trưởng phòng. Nhưng là nghề duy nhất chúng mình có những tháng hè, có những lá me bay và có những tà áo dài buộc túm lên ngang bụng. Viết tới đây, sao Ly Cún muốn khóc òa.
Tôi nói chân thành:
-Chị làm cô giáo đi.
Tôi vô cùng thật lòng khi phát biểu như thế. Đừng tưởng học sinh chỉ mê thầy giáo đẹp trai. Cô giáo đẹp cũng là niềm tự hào của cả lớp, cả trường. Còn gì khát khao hơn khi khinh khỉnh nhìn đứa bạn
trường bên rồi hét lên với nó: “Cô giáo tớ như Hồ Ngọc Hà, thầy giáo tớ như Bình Minh”. Chúng sẽ phải run lên vì ghen tỵ.
Trà My trả lời:
-Chị sẽ cố làm. Nhưng khó lắm.
-Tại sao khó? - Đó là điều bí ẩn Ly Cún mãi mãi mang theo. -Thôi, chị đi đây. Chào em. - Cô gái đứng lên.
Tôi buồn bã:
-Dạ, cảm ơn. Cho em gửi lời thăm Thầy.
Trà My bước đi. Tôi nhìn theo mà không biết rằng thực sự cả bể bơi cũng nhìn theo.
Mai đủng đỉnh tới. Vẻ thông cảm, vẻ khoái trí, vẻ tò mò và vẻ ngạc nhiên trộn lẫn trên mắt nó như bánh tráng trộn:
-Ai thế? Sao Thầy không tới?
Tôi cố làm ra thản nhiên:
-Thầy kẹt việc bất ngờ. Nhờ bạn đến báo tin. Thầy gửi tớ gói quà. Mai nâng gói kẹo bằng cả hai tay:
-Ơ kẹo. Ơ thơm.
Đúng là kẹo ngon và thơm. Dù đóng kín trong túi ni lông, mùi thơm như cũng muốn bay ra bên ngoài.
Đây không phải thứ kẹo tầm thường, xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu nháo nhào thường bán ở các cửa tiệm con con, hay nhét trong các túi quà Tết một cách cẩu thả cho to đùng.
Rõ ràng nó là thứ kẹo tuyển lựa, có phẩm giá, có danh dự, được chọn lọc một cách công phu, theo nhiều phương pháp bí truyền.
Một món quà đầy tôn trọng của thầy giáo hào hoa gửi cô nữ sinh tươi như bông hoa.
Ít ra là tôi nghĩ thế. Nhưng Mai thì khác. Nó đưa ra một nhận xét phũ phàng:
-Thầy gửi kẹo cho cậu là có ý khuyên cậu còn trẻ con, đang ở tuổi kẹo ngọt, đừng có mơ mộng chuyện người lớn làm gì.
Tôi gân cổ cãi:
-Không. Ý Thầy muốn bảo đây là tình cảm ngọt ngào, rất lâu tan. Mai khoan khoái:
-Để có kết luận chính xác, tốt nhất hai đứa mình xơi.
Rồi không đợi cho phép, Mai thò bàn tay thô lỗ, tham lam đầy hưởng thụ tầm thường của nó vào túi, rút ra một cái kẹo, bóc và quăng lên mồm nhanh như tia chớp.
Nó phồng má, đưa viên kẹo sang bên trái rồi bên phải như con rắn hổ mang chúa rồi phán:
-Bên ngoài mềm. Bên trong cứng. Có mùi chanh pha lẫn bạc hà.
Các bạn nam sinh và nữ sinh thân yêu của tôi. Xin các bạn hãy phát biểu chân thành: Khi thầy giáo đẹp trai gửi cho cô nữ sinh đẹp gái gói kẹo ngoài mềm, trong cứng, có mùi chanh pha lẫn bạc hà thì ý Thầy muốn nói là gì? Tra trong Google liệu có biết được không?
Không!
Ly Cún nhăn nhó, đau khổ thanh toán tiền kem, dắt tay Mai ra về. Có tình yêu thành công, có tình yêu tan vỡ, có tình yêu bị phản bội và có tình yêu đơn phương. Nhưng có tình yêu nào giam cầm trong gói kẹo?
Thế còn cô gái Trà My.Việc cô ấy thay mặc Thầy rõ ràng chả phải vô tình. Thầy thừa sức cử một bà già đi, một ông xe ôm đi hoặc nhờ một chú công an đưa gói kẹo tới. Nhưng cô gái đẹp đã mang một thông điệp mạnh mẽ: Em bé khốn khổ, nhà quê như Ly Cún đừng có mơ màng. Bạn Thầy toàn xinh như vậy đó. Chả có cách nào nghĩ khác hơn.
Đau thương. Thất bại.
Chúng ta đã thấy những tình yêu bị ngăn cản vì chiến tranh. Chúng ta đã thấy những tình yêu không thành do hoạn nạn. Mọi người đã thấy những tình yêu bị chia cắt do tài sản, học thức hoặc màu da. Còn hôm nay, bà con đã được nhìn một tình cảm tan tành theo gói kẹo!
Có một câu châm ngôn nổi tiếng thế này “Ở đâu có hai kẻ cãi nhau, ở đó có kẻ thứ ba sung sướng”.
Hôm nay, kẻ thứ ba đó chính là Mai. Nó ăn kem, ăn kẹo đến căng bụng.
Dừng lại
Đã đến lúc cần phải nói đôi chút về Mai.
Trong bất cứ một lớp học cấp 3 nào, cũng có ba loại nữ sinh (Trong khi nam sinh chỉ có hai loại. Hoặc đẹp hoặc xấu. Hoặc ngu hoặc giỏi.)
Một là nữ sinh có cá tính, có nhan sắc, có khát khao nổi loạn, vươn cổ nhìn ra xa như Ly Cún. Loại này yêu táo bạo, sống xả thân, ghét con trai ngu, khinh con gái yếu.
Ra khỏi nhà đôi khi bằng cách trèo cửa sổ. Leo xuống ban công bằng cách thả dây thừng. Hăng hái đi xem phim kinh dị, kiêu hãnh xỏ quần đùi đá banh, vào bếp chỉ để mở tủ lạnh, không khi nào vo gạo, rửa rau. Lớn lên hoặc nổi danh hoặc qua đời sớm, thà yêu nhầm chứ không bỏ sót. Loại như thế chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hai là những nữ sinh rụt rè, nhút nhát, đến lớp như cái bóng, không yêu, không ghét, không dốt, không giỏi... Chúng lẫn vào nhau, hòa trộn với nhau như một tảng rêu, các nữ sinh ấy ra khỏi nhà xin phép cha mẹ, ông bà, vào trường xin phép thầy cô, bác bảo vệ, ra đường xin phép xe cộ. Chúng ăn quà vặt một cách lén lút, đau bụng một cách âm thầm.
Chúng thần tượng Miu Lê vì dễ thương. Khoái Bảo Thy vì là công chúa bong bóng, mê Ông Cao Thắng vì vẻ đẹp Bêbi. Nhưng nếu thấy Ông Cao Thắng bị đánh ngoài đường, chúng ù té chạy chứ không khi nào dám lao đầu vào cứu, sau đó về nhà đọc tin trên mạng xem chàng nằm bệnh viện chỗ nào. Sức học của chúng trung bình. Ước mơ của chúng là thi đậu đại học, bất kể trường gì, rồi mơ
ước cháy bỏng là xin được việc ở một công ty có thang máy, có nhiều máy lạnh, làm hai chục năm sẽ lên được chức phó phòng.
Loại số hai cực đông. Và có vẻ như sẽ phình ra mãi. Còn Mai thân yêu ở loại thứ ba.
Mai sôi nổi với ai sôi nổi, rụt rè với ai rụt rè. Mới một phút trước, Mai nhảy cẫng lên, mới một phút sau, Mai đổ vật xuống. Mai trung thành đi với Ly cho tới lúc chết, nhưng còn một ngày nữa Ly chết thì Mai co chân bỏ chạy. Mai đưa cho Ly gói xôi cuối cùng nhưng giữ lại một miếng chả, Mai cương quyết không khai khi Ly phạm tội nhưng lại vô tình kể ra trong lúc ăn chè. Mai là cô bạn mà nếu không có trên đời này, ta sẽ vô cùng cô đơn nhưng nếu có nhiều lúc ta mang vạ.
Nhưng vượt lên tất cả, Mai tốt bụng và đáng yêu đến nghẹn ngào. Khi nào ta già, ta run rẩy trong vườn, con cháu chuồn sạch, bỗng có ai chống gậy đến thăm, dứt khoát phải là Mai.
Tiếp tục
Hai đứa rời bể bơi Rùa Tím ra về, không nói gì với nhau. Dù sao, nỗi đau này cũng coi như nỗi đau chung.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 8
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Giờ Lịch sử lại tới.
Thầy giáo bước vào, chào học sinh rồi ngồi xuống. Mắt Thầy không hề nhìn tôi, không có một chút biểu lộ gì!
Chả hiểu Thầy có biết Ki Ki là ai không?
Thầy mở cuốn danh sách lớp ra, bắt đầu nhìn vào đó.
Tất cả các bạn đã từng đi học đều biết cái giây phút khủng khiếp, khi giáo viên nhìn vào danh sách và gọi bất kỳ ai lên bảng.
Theo kinh nghiệm nhiều năm cắp sách và mài quần trên ghế nhà trường, những đứa tên đầu tiên thường thoát. Những đứa tên tận cùng cũng thoát.
Bom thường rơi trúng đầu những kẻ ở giữa. Và đặc biệt, những kẻ có tên kỳ dị.
Nếu bạn là một nữ sinh tên Nguyễn Thị Thắm, hoặc Trần Thị Tâm thì bạn vô cùng ít cơ hội bị gọi lên đoạn đầu đài. Nhưng nếu bạn có quý danh Công Tằng Tôn Nữ Chiến Thắm hoặc Mai Phương
Thúy Thu Thảo Hồng Tâm thì bạn bị Thầy kêu lên cho biết mặt là điều chắc chắn xảy ra.
Cho nên, đã đi học phổ thông, đừng quá ham tên hay mà thiệt thân. Mà khổ.
Cả lớp nín thở. Dù sao đi nữa, môn Lịch sử cũng chả phải môn đêm trước ta thức khuya học bài.
Thầy đọc tên thong thả:
-Phạm Ngọc Lưu Ly.
Cả lớp ồ lên.
Ly Cún bị tóm rồi!
Đã đến giờ Ly Cún đền tội!
Các bạn ơi, khi đi học phần lớn chúng ta đều sợ bài kiểm tra, đặc biệt kiểu kiểm tra trực tiếp. Phải lên bảng, đứng trước toàn thể bà con để trả lời.
Vì lúc ấy còn trông mong gì nữa? Không có “phao”, không sách để quay cóp, nhét thập thò trong gầm bàn, cũng không thể liếc con mắt bên phải nhìn con mắt bên trái để cầu cứu đứa bạn bên cạnh hoặc chôm của nó.
Ở trên bảng ta như con cá nằm trên đống cát, chả mong cựa quậy gì.
Không thể đăm chiêu suy nghĩ, không thể chống tay vào cằm thở dài và cũng không ngước lên trời để suy nghĩ mông lung như khi bài kiểm tra trên giấy.
Đã vậy, phần lớn học sinh đều viết không đến nỗi nào, đặc biệt khi viết nhăng viết cuội trên “Fây” sao mà sôi động thế, nhưng khi phải nói trực tiếp, trả lời thầy cô thì lưỡi cứ như dính chặt vào răng, bảy ngày cũng không bung ra để phát thành âm thanh được.
Do đấy, đừng ai ngạc nhiên khi Ly Cún giật bắn mình như bị điện giật khi Thầy dạy Sử đẹp trai lồng lộng kêu dõng dạc:
-Phạm Ngọc Lưu Ly.
Có một câu hát lãng mạn tôi vẫn khoái nghe, mặc dù kể ra cũng khá sến: “Gọi thầm tên em, khi nắng chiều nhạt ngoài sân”.
Nhưng than ôi, đây không phải là gọi thầm. Đây là kêu lên bảng một cách oai nghiêm. Ngoài sân trường, nắng chả nhạt tí nào mà vàng rực, chói chang.
Nữ sinh Ly Cún hốt hoảng đứng dậy. Dưới cặp mắt khoái trá của hàng chục đứa trong lớp.
Tất nhiên rồi, vì tôi lên chúng nó khỏi phải lên, chúng nó thoát. Thoát cái gì?
Dạ, thoát bài học Lịch sử. Tất cả nam sinh và nữ sinh trên đời chỉ có một buổi tối hôm trước để ôn bài thôi, các bạn chắc quá biết điều này.
Thế mà buổi tối hôm qua có bao nhiêu cái hấp dẫn, khổ thân chưa.
Trên ti vi, thì chiếu phim “Vừa đi vừa khóc”, với anh Lương Mạnh Hải đẹp trai, da trắng như trứng gà bóc, đóng cũng chị Minh Hằng
xinh gái, tóc ngắn bum bê như búp bê.
Trên màn hình máy tính thì có bốn đứa bạn chờ “chát”, trên điện thoại có ba cuộc gọi nhỡ chúng nó rủ đi uống trà chanh chém gió vù vù.
Dưới bếp có cái bánh kem vẫn cón một nửa, chờ ta cất vô bụng cho khỏi hư.
Thử hỏi sức lực đâu dành cho Lịch sử bây giờ? Chưa kể bao nhiêu môn quan trọng, không nhồi nhét thì không đậu đại học, không đậu đại học chả là sinh viên, chả là sinh viên mà đi thi hoa hậu thất thế vô cùng.
Cho nên, thầy Sử gọi lên lúc này, toi là cái chắc.
Nhưng Ly Cún vẫn hất mái tóc dài đen mượt, hiên ngang đứng lên, bước những bước dài tới bảng. Có chết cũng phải chết như một công chúa anh hùng.
Cả lớp nín thở.
Thầy giáo từ tốn điềm tĩnh, nhỏ nhẹ:
-Em hãy cho biết tác hại của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ vào những năm 1928-1933?
Ôi chao. Kinh khủng.
Các bạn học sinh lớp 11 của tôi, các bạn nghe câu hỏi này đã choáng váng chưa?
Xin chất vấn, ngay giây phút này đây, bụng các bạn khủng hoảng thức ăn gì, túi các bạn khủng hoảng tiền gì, răng các bạn khủng
hoảng loại sâu gì, các bạn đã biết chưa? Mà đòi biết về nước Mỹ những năm 28-33. Vào năm đó, cả Ly Cún, cả các bạn đều còn là hạt bụi, lơ lững trên trời hoặc bốc lên mù mịt dưới đất.
Lìa đời!
Ở dưới, bọn con trai nhìn tôi, nét mặt của đứa nào cũng khoái trá tràn trề.
Bởi vì có một thực tế hiển nhiên, toàn bộ con trai lớp 11A đều mê Ly Cún. Vẻ xinh đẹp của nàng, sự thông minh của nàng luôn khiến chúng tê liệt.
Nhưng chưa kẻ nào có hy vọng mảy may. Sơn ngày nào cũng dâng quà, hết kem đến bánh. Việt cứ lăm lăm đòi chở, đường càng xa càng hạnh phúc. Long thì cứ năm phút lại kiếm cớ đến hỏi chuyện.
Rõ ràng, nếu con trai trong lớp có đuôi, thì đuôi của chúng đều xoắn tít lên, ve vẩy tứ tung khi Ly Cún đi qua. Nhưng vô vọng.
Cho nên hôm nay, nếu Ly Cún chết trên bảng, nếu nàng nhận được một điểm 0 thì chúng phải hả hê, hạnh phúc tràn trề.
Ta biết thừa điều đó. Ta hít một hơi dài. Thầy giáo động viên dịu dàng:
-Cứ bình tĩnh. Nói đi em.
Thế là Ly Cún nói:
-Thưa Thầy, thưa các bạn. Vào những năm 28-33, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nổi lên một cách bất
ngờ. Trước đó, không ai đoán được điều này. Kinh tế đang phát triển như vũ bão. Cơ hội kiếm tiền nổ ra khắp nơi. Ai cũng có cảm giác mình chắc chắn sẽ trở thành tỷ phú. Trai gái nhảy nhót, dự tiệc thâu đêm. Cả nước Mỹ chìm trong những buổi liên hoan vui vẻ. Bánh, kẹo, hoa quả và rượu ngọt chỗ nào cũng có.
Cả lớp há hốc mồm nhìn tôi. Một con ruồi bay vô mồm Sơn, rồi lại bay ra, an toàn!
Tôi nói tiếp:
-Nhưng chỉ trong một đêm, thị trường chứng khoán sụp đổ. Đấy là nơi mà toàn bộ tiền bạc dân chúng để vào. Những cổ phiếu dân Mỹ từng coi như vàng, hôm trước còn phải tranh cướp nhau mua, hôm sau bỗng vụt biến thành các tờ giấy trắng.
Các xí nghiệp phá sản hàng loạt, các nhà băng vỡ nợ liên tiếp, người dân thất nghiệp ầm ầm. Tại những lâu đài vừa đêm qua còn mở vũ hội thâu đêm suốt sáng, bỗng vụt trở thành hoang tàn. Hàng triệu gia đình và hàng triệu tình yêu tan vỡ. Rất nhiều người đàn ông đẹp trai, giàu có đã phải chọn cái chết để thoát ra. Khủng hoảng tài chính nhanh chóng trở thành khủng hoảng niềm tin. Bi kịch lan tới tận gia đình và từng cá nhân. Nhiều người đã khóc một cách tuyệt vọng, hoặc đã phản bội lại những gì mình nguyện ước. Cả nước Mỹ nhận ra họ đã tồn tại bằng ảo tưởng.
Thầy giáo kinh ngạc nhìn tôi:
-Ly, em học ở đâu những điều ấy? Nó không hề viết trong sách giáo khoa?
Tôi thở dài:
-Thưa Thầy, em không hề đọc sách giáo khoa. Em biết vì vừa xem “Gatsby vĩ đại”. Nó nói về tình yêu của một đôi nam nữ bị cuộc khủng hoảng kinh tế 29-33 chia lìa.
Thầy giáo đứng phắt dậy nhìn cả lớp:
-Tại sao các em ngồi im thế? Các em không vỗ tay đi.
Năm chục đứa học sinh đờ ra. Rồi Mai Tồ, trời ơi, chính Mai Tồ, rụt rè giơ hai bàn tay be bé của nó vỗ lên một cái.
Cả lớp như sực tỉnh ào ào vỗ theo.
Thầy giáo nói:
-Các em học sinh của lớp 11A thân mến. Thầy rất buồn khi các em nghe Khổng Tú Quỳnh hát thì vỗ tay, nghe Đông Nhi hát vỗ tay, và nghe Ông Cao Thắng hát các em còn khóc.
-Nhưng tại sao khi bạn Lưu Ly nói về một bài Lịch sử tuyệt hay thì các em im lặng? Lịch sử không có cảm xúc à?
-Bạn Ly đã rút ra những kiến thức Lịch sử từ một bộ phim. Đó là điều vô cùng nên làm. Lịch sử không phải có trong sách, mà trong cả Điện ảnh, cả ca nhạc, cả mọi thứ hàng ngày, và các em cần biết nhận ra điều đó. Tôi đên đây cũng để giúp các em nhận ra điều đó. Hãy nhớ và tin như thế.
Cả lớp 11A choáng váng vì Thầy.
Đã từ lâu, chúng tôi không còn tin vào sự hấp dẫn của môn Lịch sử và nói thực, cũng không còn tin vào các thầy giáo quá đẹp trai. Họ sẽ không bao giờ đậu lại lâu trong trường phổ thông.
Nhưng hóa ra Thầy không giống vậy. Sợ chưa?
Thầy giáo tiếp:
-Cám ơn em, Lưu Ly. Mời em về chỗ. Thầy cho em 10 điểm.
Cha mẹ ơi, 10 điểm? Đời tôi đã vô số lần nhận 10 điểm Toán, 10 điểm Hóa, 10 diểm Lý, thậm chí đã có lần đạt điểm 10 Đạo dức và điểm 10 Thể dục.
Nhưng điểm 10 Lịch sử thì chưa bao giờ. Đã thế, lại còn điểm 10 Lịch sử qua phim.
Choáng!
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 9
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Tôi về chỗ ngồi. Nhưng tôi không đi bằng chân. Tôi như Tôn Ngộ Không, cưỡi mây, đã thế còn mây trắng, bồng bềnh.
Việt vụt đứng lên. Nó là đứa khá nhất trong bọn con trai, và do đó, luôn luôn ghen tị với đứa khá nhất trong bọn con gái:
-Thưa Thầy, bạn Ly xem phim “Gatsby” thì được 10 điểm. Còn em xem phim “Tèo Em” thì được bao nhiêu điểm ạ?
Thầy giáo ngạc nhiên nhìn nó:
-Thầy không cho điểm phim. Mà cho điểm Lịch sử qua phim. Bao giờ em tìm được sự liên quan giữa “Tèo Em” và Lịch sử, Thầy sẽ xét.
Bọn con gái rầm rộ vỗ tay. Bé Việt cô đơn ngồi xuống tẽn tò. Dừng lại
Các bạn học sinh ơi, các bạn chắc chắn cũng như Ly Cún này, luôn luôn được thầy cô nhắc nhở là học phải đi đôi với hành.
Nhưng thực tế thì sao?
Thực tế là khi chúng ta đi ăn phở, luôn luôn thấy có hành. Đi ăn hủ tiếu cũng vậy. Đặc biệt, khi ăn cơm tấm, không có hành tươi thì cũng có hành khô. Ngoài ra không thấy hành ở đâu nữa hết.
Nói tóm lại, ta chỉ có khả năng học, mà không có khả năng hành, trừ khi đi ăn phở. Mà phở là món đắt, đâu ăn được thường xuyên. Và Ly Cún, Mai Tồ cùng các bạn cứ tưởng chuyện ấy đời đời không thay đổi.
Nhưng hôm nay, thầy giáo Lịch sử đã làm khác. Đã rắc hành không phải lên một món ăn, mà là lên cái đầu Ly Cún.
Tiếp tục
Khỏi phải nói, cái điểm 10 Lịch sử của tôi gây nên một cơn chấn động thế nào trong lớp 11A, và có thể trong cả trường cấp III An Hòa nơi tôi theo học, trong cả nền giáo dục, không chừng.
Lần đầu tiên trong đời, chúng tôi biết học Lịch sử có thể không nhất thiết phải chúi mũi vào sách, vào bảng đen, mà có thể chỉ cần chúi mũi vào phim, vào kịch, vào ti vi và vào vô số thứ hấp dẫn khác.
Trời ơi, điều đó mới tuyệt vời làm sao?
Nếu như vừa vô rạp coi phim, vừa nhận điểm 10, thì còn đứa nào muốn trốn học nữa? Tin tôi đi.
Chuông reo. Tiết học chấm dứt. Học sinh ùa ra khỏi lớp.
Thầy giáo thu xếp sách vở, cho vào cái cặp vẫn đeo chéo ngang vai. Nếu học sinh nam mà không biết thì hãy nghe và nhớ lấy đây: Con trai đeo túi chéo qua vai luôn đẹp. Các nữ sinh cảm nhận rõ điều này. Vậy, trai tráng hãy làm theo.
Quai chéo làm con trai vừa oai phong vừa trẻ trung, lộng lấy. Hãy xem phim chiến tranh (Lại phim!). Sẽ thấy các chàng lính luôn luôn đeo chéo băng đạn trước ngực chứ không khi nào đeo lủng lẳng như cà vạt hoặc khoác trên vai lòng thòng như cái bị.
Thầy giáo dạy Sử không những đẹp trai mà còn biết cách giữ gìn, nâng cao vẻ đẹp đó. Ngược lại với bọn nam sinh trong lớp 11A, đã xấu còn ra sức làm xấu thêm. Đứa thì đi những đôi giày bẹp rúm ró, có lẽ ba thế kỷ rồi chưa rửa hay chùi một lần. Đứa thì mặc những cái quần lôi thôi, bèo nhèo, rộng thùng thình và bay phất phơ như miếng giẻ. Đứa thì cổ áo nhào nát, vạt áo cũng nhét trong một cái thắt lưng cũng nát nhàu.
Con trai đừng cứ ngoác mồm chê con gái là cứ mê các anh Hàn Quốc. Thử nhìn nam sinh Hàn Quốc đi, quần áo, đầu tóc đẹp đến mức bà già còn mê, sá gì tới nữ sinh.
Thầy đã bước xuống từ lúc nào, đi qua sát bên tôi, gật đầu: -Chào Ki Ki.
Ơ. Ơ. Ơ. Ki Ki. Ki Ki. Thầy vẫn nhớ cái danh hiệu đó.
Tôi tê dại, đến mức không kịp chào lại. Thầy bước ra. Từ góc xa, thằng Việt hét toáng lên:
-Chợ Bến Thành, bà con ơi.
À quên, tôi chưa thông báo, trong lớp 11A có ba địa điểm: Chợ Bến Thành, khách sạn năm sao và rạp xiếc.
Chợ là những cái bàn ở giữa lớp, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể nhảy bổ vào tụ tập để phát biểu một điều gì đấy. Do bản chất chả
đứa nào nghe lời đứa nào, chợ chỉ toàn hàng tôm, hàng cá.
Khách sạn năm sao là những cái bàn ở bên phải lớp, nơi mà bọn con gái thường tụ tập và lôi các thứ ra ăn. Tiệc ở đây chả thiếu món gì: cóc, ổi, xoài, xôi, bánh mỳ, xí muội. Khách sạn luôn có loại khách trơ tráo, không góp đồ ăn mà chỉ góp mồm.
Còn rạp xiếc là góc bên trái lớp, nơi học sinh phù phép, chép bài, chế tạo “phao”. Tiết mục chủ yếu nơi đây là ảo thuật. Thầy cô giáo tuyệt đối không khi nào được làm khán giả.
Ly Cún phi tới chợ, ở nơi đó, Việt vừa béo vừa lùn đang vung tay:
-Chúng mày ạ, tao thề là thầy dạy Sử không tốt nghiệp trường Sư phạm. Thầy là ca sĩ hoặc diễn viên, mới có lối cho điểm văn minh như vậy.
Minh gật gù:
-Văn minh. OK.
Nga chép môi:
-Tiếc rằng Thầy không dạy thêm các môn khác.
Sơn Bóng rụt rè đưa ra ý kiến:
-Đừng mơ mộng các em ơi, thầy cô nào cũng tỏ ra kỳ lạ ban đầu, rồi sau đó mới siết dây cương, lúc đó các em ná thở.
Nhân tiện nói thêm, Sơn là một chàng trai cơ bản là tốt, nhưng nó theo tâm trạng hoài nghi. Ví dụ như cho nó một cái bánh, lập tức nó nghi bạn sắp hỏi bài, hay bạn đang yêu nó.
Quang trầm ngâm:
-Không, tao thấy ông thầy này rất phức tạp, cư xử táo bạo, ngẫu hứng, phá cách.
Tôi dẫu môi, “xì” một cái. Tôi biết Quang là con của một nhà thiết kế nổi tiếng, mỗi lần quần áo của bà ta được trình diễn trên ti vi là lại nghe thấy bình luận câu “táo bạo, ngẫu hứng” đến ra rả cho nên những từ đó nó luôn luôn gài sẵn trong mồm.
Ngọc khoái chí cười hí hí nửa giống dê, nửa giống bê:
-Tớ không biết. Nhưng bắt đầu từ hôm nay, tớ khoái môn Lịch sử.
Ô, điều đó thì đúng quá. Vụt một cái, như sao băng, như tia chớp, môn Lịch sử trở thành ngôi sao. Thầy giáo trở thành nghệ sĩ.
Mai Tồ quăng ra giữa chợ một câu bất hủ:
-Tớ thấy một điều rõ ràng: Những người đẹp trai làm gì cũng đúng.
Định lý đấy mới tuyệt làm sao. Mới chính xác làm sao.
Cùng một que kem, nếu chụp anh xấu trai đang bỏ nó vào mồm, ta chỉ liếc qua không tới nửa giây, đầu óc chả nhớ gì ngoài hàm răng anh lổn nhổn.
Nhưng cũng vẫn cây kem ấy, mà do một anh đẹp trai đưa lên miệng cắn, tấm hình được phóng to, treo ở ngã tư, chắc chắn sẽ có hàng triệu đứa con gái đứng sững lại nhìn, sau đó lao đi mua kem, dù có phải ăn trộm tiền của cha mẹ.
Cùng một chai nước ngọt, anh xấu trai cầm uống trên ti vi, các cô gái nhìn thấy vội vàng đi súc miệng. Nhưng khi một anh đẹp trai uống, các bạn gái hăng hái mua cả thùng nước, vừa uống vừa dội vào đầu.
Ly Cún có thể kể ra muôn vàn ví dụ khác để các bạn thấy từ màn ảnh, từ ti vi, từ pa-nô quảng cáo cho tới mấy tờ giấy dán ở hiệu thuốc tây, các anh đẹp trai tung hoành ngang dọc, ăn, uống, gọi điện, đi xe, gội đầu, uống thuốc đau bụng... khiến cả thành phố say mê, còn các anh xấu trai âm thầm, lượn lờ vật vờ như bóng ma bên dưới.
Cho nên nếu các bạn nam nào đọc tới đây thì cố gắng đẹp trai đi.
Như vậy, cái giờ Lịch sử vừa qua tuyệt diệu do thầy giáo đẹp trai hay thầy giáo văn minh? Mọi cặp mắt của bọn hàng tôm, hàng cá trong chợ lúc này đều đổ dồn vào Ly Cún, tức Phạm Ngọc Lưu Ly, nữ sinh duy nhất đạt điểm 10 Lịch sử trong quá trình tồn tại và phát triển của lớp 11A danh giá. Do đó Ly Cún kiêu kỳ, cân nhắc, dõng dạc nói từng chữ một:
-Thầy cho điểm như vậy là chính xác. Vì Thầy là Leonardo DiCaprio.
Cả khu chợ ngớ ra. Chả đứa nào hiều Ly Cún nói gì.
Tội nghiệp quá. Tội nghiệp vô cùng. Tội nghiệp tới mức đau thương.
Phần lớn học sinh lớp 11A thường đi xem phim, nhưng hoàn toàn không có thẩm mỹ ra hồn. Chúng chui vào rạp như ruồi chui vào mật vì các lý do sau:
-Hôm ấy giá vé giảm.
-Hôm ấy thầy giáo, cô giáo ốm, cúp cua.
-Hôm ấy đang chiếu một bộ phim ma, hoặc hài, do bạn bè đồn thổi.
Nhưng Ly Cún không thế. Nàng xem phim vì tài tử, như đã từng tiết lộ, Hàn Quốc nàng có Lee Min Ho, Mỹ nàng có Leonardo DiCaprio.
Lào và Campuchia nàng chưa có ai cả.
Nếu bạn dại dột hỏi Ly Cún Leonardo DiCaprio là gì, nàng sẽ kinh hãi nhìn bạn như nhìn một con chuột chết.
Đó là một nam tài tử đẹp đến dã man, hào hoa, dễ thương nhưng lại có một chút đểu giả, làm cho Ly Cún say mê.
Dừng lại
Nữ sinh không nên thích đểu giả, tôi biết thừa như vậy.
Cho nên các chàng trai đừng có chửi thề, đừng có xăm lên mình con diều hâu, con tắc kè hay còn gà, con vịt. Ly Cún sẽ không bao giờ liếc mắt tới, bởi đó là những thứ ngớ ngẩn, quê mùa đầy trong thùng rác. Còn Leonado DiCaprio thì khác. Những nét đểu giả của chàng rất đáng yêu và khác thường. Chàng nhếch mép, chàng vung tay, đều có một chút gì cao ngạo, sang trọng, bất cần. Đó là đểu giả pha oai hùng. Con gái nào cũng mơ thấy.
Tiếp tục
Khác với lớp 11A, Ly Cún xem phim theo tài tử. Từ “Titanic” cho tới “Bắn chậm là chết”, “Kim cương máu”, “Hòn đảo địa ngục” rồi tới “Gatsby vĩ đại”, hễ có chàng Leonardo DiCaprio là Ly Cún mua vé vào xem.
Đấy mới là khán giả cao cấp. Thầy Lịch sử không còn cách nào khác khi cho nàng Ly Cún điểm 10. Nếu Leonardo đứng trên bục giảng, chắc chắn chàng còn cho gấp đôi như thế.
Một người trên màn ảnh, một người trên lớp học, nhưng tất nhiên sẽ cư xử giống nhau, vì họ đều là hai trai đẹp.
Có thể giảng cho đám tôm cá đang ngồi ở chợ biết điều đó được không? Không!
Nên Ly Cún quay về chỗ, sau khi đưa ra một câu dự đoán: -Giờ Lịch sử lần sau sẽ có nhiều điều phi thường và hấp dẫn đây. Cả chợ đều nhất trí điều này.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 10
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Tan học ra về, đi trên đường tôi suy nghĩ miên man, và chợt nảy ra ý định về hỏi Ba mình.
A, có lẽ phải tới lúc kể về gia đính Ly Cún một chút. Ly là con gái duy nhất trong nhà. Mẹ tôi là bếp trưởng của một khách sạn khá to, còn Ba tôi làm ở công ty bảo hiểm. Trước đó, ông có du học bên Pháp.
Mẹ tôi hiểu rất kỹ về các món ăn. Bà có thể giảng nửa ngày chỉ với một để tài “làm sao luộc rau muống cho xanh” hoặc giảng nửa tuần về phương pháp nhồi gà. Nghe bà nói, tôi hiểu rằng cả cuộc đời mình chưa ăn món nào đúng nghĩa, vì ẩm thực không chỉ cho no bụng, nó còn là văn hóa, còn là nghệ thuật. Ly vô cùng kính trọng mẹ, nhưng thú thực không hiểu được bà. Phần lớn cuộc đời, Ly vừa nhai vừa gõ bàn phím, hoặc vừa ăn vừa xem ti vi hay nói chuyện điện thoại. Ly chưa kịp phát hiện ra sự tinh tế, sự cao quý của món ăn thì nó đã chui vào bụng.
Đặc biệt với tư cách nữ sinh, tôi chả hiểu vì lý do gì, những món ăn càng khả nghi càng hấp dẫn.
Hãy nhìn những trái cóc gọt vỏ ngâm trong thứ nước xanh lè lè. Hãy nhìn những miếng xoài cắt dài dài để gần chai muối ớt, hãy nhìn những thanh bò bía được cuốn bằng những tờ bánh tráng tẩm nước lã bên trong có những cọng hành tẩm với nước bọt của bọn kiến, bọn ruồi.
Dù nữ sinh xuất sắc hay nữ sinh dốt nát tơi bời, dù nữ sinh điểm 10 Toán học hay nữ sinh điểm 0 Văn học cũng thừa biết những thức ăn đó được chế tạo sơ sài bởi những bàn tay cả đời không rửa, thậm chí, đã không rửa còn chùi vào vạt áo, vạt quần.
Thế mà Ly Cún và đồng bọn vẫn ăn. Thế mà Ly Cún là con gái ngoan của một giáo sư ẩm thực, thỉnh thoảng có dạy về nấu nướng trên ti vi.
Do đó, giữa mẹ con tôi, chả hiểu từ lúc nào đã chia một ranh giới rõ ràng. Tôi ăn những thứ bà nấu, bà ăn những thứ tôi nấu. Cả hai đều khen ngon và đều chả hiểu tại sao.
Tôi xem phim Mỹ, và thấy rất hay có cảnh như sau: cô gái đưa chàng trai ra mắt gia đình mình. Họ cùng ngồi ăn cơm. Chàng trai cám ơn và ngồi khen ngon. Bất kể các món ăn ấy được nấu nướng ra sao. Điều đó chứng tỏ ngon hay không ngon chả phải do chế tạo mà do nỗi lo sợ của người ăn.
Với Ba, thái độ của tôi hoàn toàn khác hẳn.
Tôi vô cùng khoái Ba vì ông là một người hài hước. Các bạn sẽ chu môi lên và bảo “thế mà cũng nói. Làm như ba nó là danh hài”. Nhưng tôi cam đoan Ba tôi còn hơn những danh hài nữa.
Danh hài trên sân khấu, trên ti vi tôi xem toàn cười thiên hạ, còn Ba luôn luôn cười chính bản thân mình.
Là một người thông minh, đẹp trai, khi còn trẻ, chắc cũng chả kém Thầy giáo bao nhiêu, và luôn luôn được mọi người đánh giá cao, nhưng Ba lúc nào cũng tự nhận thấy mình kém cỏi, vụng về, quê mùa, dại khờ.
Đôi lúc đi uống “trà chanh chém gió” vỉa hè, tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn học sinh nói chuyện oang oang, tay vung lên, chém vào không khí, nhanh đến nổi một con muỗi bay qua có thể bị chẻ làm hai.
Ba Ly Cún uống bất cứ thứ gì cũng không làm thế. Ông chỉ lim dim mắt, nói nhẹ nhàng, phát biểu bằng cách lắng nghe. Nếu ông uống trà chanh, chắc chắn gió chém ông chứ ông chả chém cái gì.
Cho nên tôi có thể nói chuyện với Ba về đủ thứ trên đời, tranh luận hăng say và thường chiến thắng liên miên. Nhưng càng lớn, tôi càng nghi là ông đã để cho tôi thắng. Ông không muốn con gái mình ra đời với tâm trạng thua sớm trong nhà.
Với đầu óc háo hức như thế, tôi nhảy xổ lên cầu thang bằng cách bước hai bậc một, lao vào phòng Ba khi ông đang ngồi xem một cuốn sách tiếng Anh.
-Ba ơi, hôm nay lớp con có một ông thầy giáo Lịch sử mới vô. Ông gật đầu, mắt vẫn không rời cuốn sách:
-Ờ, Thầy đẹp trai lắm.
Tôi giật mình:
-Sao ba biết?
Ông thủng thẳng:
-Nếu không đẹp, con đâu có quan tâm.
Quê quá. Mặc dù tôi đã trao đổi nhiều thứ trong cuộc sống với Ba, nhưng chưa khi nào tiết lộ mình thích trai đẹp. Vậy mà vẫn bị ông đoán ra. Thần kỳ.
Ly Cún phẩy tay, làm như vẻ đẹp cũng nhỏ bé tựa con ruồi, chỉ cần xua đi là được:
-Đẹp xoàng thôi. Nhưng điều kỳ lạ, Ba ạ, là Thầy cho con điểm 10 về Lịch sử khi con chả nói đúng sách chữ nào.
Ba tôi không có chút ngạc nhiên. Ông thong thả gấp sách lại, để lên bàn rồi nheo mắt nhìn con gái rượu (Thú thật tôi chưa khi nào hiểu rõ từ này. Tại sao lại là con gái rượu? Tại sao không có con gái bia, con gái nước ngọt, con gái trà đá? Tại sao? Chịu!).
-Ai nói với con rằng phải đúng sách mới được điểm 10? Ly Cún sững sờ:
-Không ai nói cả. Nhưng xưa nay vẫn thế!
Ba tôi hỏi tiếp:
-Vậy ai nói với con cái gì xưa nay vẫn thế sẽ mãi mãi như thế?
Tôi cứng họng. Đơn giản vậy sao mình không hiểu nhỉ? Còn tự hào là nữ sinh thông minh, nổi loạn nhất lớp 11A.
Ba xoa dịu. Một người Ba chân chính thấy con gái tẽn tò luôn xoa dịu:
-Kể ra thầy giáo ấy cũng có cái hay, cũng có chút khác thường.
Tô bèn tường thuật cho ông nghe toàn bộ câu chuyện về bài kiểm tra. Tất nhiên giấu biệt chuyện hẹn Thầy ra bể bơi. Nói ra có mà mang họa.
Ba tôi phá lên cười:
-May cho con.
Tôi ngơ ngác:
-May ở chỗ nào?
-May mà Thầy giáo cũng có xem phim “Gatsby vĩ đại”. Nếu không thì chết chắc rồi.
Ơ, đúng quá.
Từ thuở cắp sách tới ghế nhà trường đến nay, tôi toàn nghe giảng nào là Thầy phải yêu trò, trò phải kính Thầy. Như vậy kết quả học tập mới cao. Nhưng bây giờ tôi biết thêm: Thầy và trò cần phải cùng xem một bộ phim.
Cứ thử tưởng tượng chân lý này ban ra, thời khóa biểu lớp 11A sẽ như sau:
Thứ hai: Toán - Lý - Phim - Sử - Địa
Thứ ba: Phim - Thể dục - Địa - Hóa học
Thứ tư: Văn - Phim - Đạo đức - Tiếng Anh
Thứ năm: Sử - Phim - Ngữ văn - Phim - Hóa học
Thứ sáu: Phim - Thể dục - Phim - Phim
Thứ bảy: Phim hoạt hình - Phim tình yêu - Phim kinh dị
Nếu như vậy, đi học sẽ trở thành ngày hội. Thậm chí, chả đứa nào còn muốn nghỉ hè.
Tôi reo:
-Con muốn giáo viên nào cũng như thầy dạy Sử.
Ba tôi gật đầu:
-Ba cũng muốn.
Một sự đồng ý vô cùng mạnh mẽ.
Giản dị. Không cần giải thích dài dòng.
Tôi hé lộ sự tham lam:
-Con muốn các thầy cô khác cũng thế.
Ba tôi nhún vai:
-Có một người cũng đủ kỳ lạ lắm rồi.
Đúng như vậy. Tôi chợt nhớ, từ bé đến giờ mình đọc bao nhiêu chuyện cổ tích, chuyện thần thoại có ông Tiên, bà Tiên, nhưng họ hoặc là Hoàng tử, hoặc là Công chúa, hoặc là ông Bụt, ông Ngọc
hoàng, ông Thiên lôi, cô Lọ Lem, con cóc. Chả ai làm thầy giáo hay cô giáo cả. Chán thật.
-Xuống ăn cơm đi - Ba tôi nói - Cứ bình tĩnh Ly ạ, Lịch sử vốn lâu dài.
Đúng quá, còn hai ngày nữa mới tới giờ Lịch sử mà ai cũng chợt thấy sốt ruột. Mọi đứa đều xôn xao, chả hiểu Thầy sẽ gọi học sinh nào lên bảng và cư xử kiểu gì?
Để đối phó trước, vài kẻ đã lén lút đi coi phim, vài kẻ vội vàng đọc sách, dăm ba đứa thì coi múa rối, đứa nào cũng cảm thấy Lịch sử thấp thoáng đâu đây.
Chả đứa nào coi sách giáo khoa.
Riêng thằng Tuấn đưa ra một ý kiến đáng lưu ý. Theo nó hôm đó thầy giáo đang “phê”. Khi “phê” người ta có thể làm những điều kỳ lạ.
Mai vớ ngay câu đó, hỏi đánh “bộp”:
-Phê cái gì?
Tuấn vênh váo:
-Là một cảm giác khó tả lắm.
Mai đâu bằng lòng với câu trả lời chung chung như thế: -Có phải điều ấy xảy ra khi ta uống cà phê không? Tuấn? -Không. Cao hơn nhiều - Tuấn đáp.
Tôi tin điều đó. Vì tôi rất ghét cà phê. Cái thứ nước đen sì sì, đắng ngắt đựng trong những cái ly bé tí ấy là quái gì mà bà con khoái thế nhỉ?
Ly Cún rất bực khi nhìn thấy mấy đứa bày đặt ngồi ở vỉa hè uống thứ mực kinh khiếp ấy. Nghe đồn khi cầm ly cà phê, nhìn trai có vẻ trầm tư, Lộn ruột! Chỉ cần đói là trầm tư ngay thôi mà.
Ôi hay quá, giờ Sử bắt đầu.
Thầy giáo lại bước vào với một cái áo sơ mi mới. Chưa khi nào, tôi thấy thầy mặc hai áo giống nhau. Quá đẹp. Quá sang. Quá hấp dẫn.
Cũng từ hôm đó tới giờ Ki Ki không nhắn tin cho thầy. Biết nói gì đây? Hẹn ra bể bơi nữa à? Chưa đủ sáng mắt hay sao?
Thầy để túi xách lên bàn, mời chúng tôi ngồi, rồi gạt cuốn sổ lớp sang một bên. Ô, như thế hôm nay không có kiểm tra.
Nhầm to.
SAO THẦY KHÔNG MÃI TEEN TEEN?
Lê Hoàng
www.dtv-ebook.com
Chương 11
Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Thầy cầm cuốn sách giáo khoa giơ cao:
-Các em, đây là sách Sử lớp 11. Dày 156 trang. Nặng chừng 236 gờ gam và giá là chín ngàn bốn trăm đồng. Các em biết điều đó chứ?
Tất cả sững sờ. Không, Ly Cún không biết, Mai Tồ không biết, Việt Béo không biết, Sơn Bóng không biết, Tuyết Sướt mướt cũng không biết. Tiền sách toàn do bố mẹ mua. Số trang cũng chả khi nào buồn nhìn, và toàn thân mình chưa biết nặng bao nhiêu gờ gam, nói chi tới thân sách vở. Nhưng chúng tôi biết rõ một cái bánh mì do bà Ba bán ở bên kia đường giá bao nhiêu tiền, cũng biết chắc chắn dĩa đu đủ xanh có tương ớt rắc thịt bò khô ngoài hàng rào bao nhiêu tiền. Thế mới vui.
Thầy tiếp:
-Nhưng các em đừng lo. Hôm nay Thầy sẽ không nhìn tới sách. Thầy giáo vừa nói vừa nhét cuốn sách vào ngăn bàn. Cả lớp ngó nhau. Có chuyện gì đây.
Từ bé tới giờ. Ly Cún và các bạn chưa thấy một giáo viên Sử nào vào lớp không mở sách. Chưa kể có nhiều thầy, cô còn nói giống hệt trong sách, đến mức lắm học sinh không muốn chép bài. Thế mà hôm nay? Thế mà phút này?
Thầy giáo thong thả đi xuống lối giữa hai dãy bàn, nói những lời khiến chúng tôi kinh ngạc:
-Thưa các nam sinh thông minh. Thưa các nữ sinh xinh đẹp. Lịch sử không chỉ nằm trong sách giáo khoa. Lịch sử là một thứ có ở khắp nơi, trong nhà các em, trong túi các em, ngoài đường phố, trong các cửa hoàng, trên mỗi ngọn cây.
Mai Tồ rụt rè đứng lên:
-Thưa Thầy, thế trong quà rong có không ạ?
-Có chứ - Thầy khẳng định, chắc nịch, không chút bối rối. Toàn thể con gái lớp 11A ô lên, khoan khoái đến từng sợi tóc.
Quà rong có Lịch sử? Nghĩa là kem, xí muội, me dầm, khế chua, trứng cút, xôi đậu xanh có Lịch sử. Vậy là ăn quà rong sẽ được điểm 10. Một phát minh chấn động!
Việt lại đứng lên. Nó là đứa có lý luận nhất trong đám con trai. Bọn trai gọi nó là Giáo sư, cũng như bọn con gái cũng có lúc gọi tôi là Ma Ma tổng quản.
-Thưa Thầy, làm sao khi ăn quà vặt, ví dụ như ăn kem, ta có thể biết lúc nào phát xít Đức tấn công Ba Lan?
Trời ơi, rõ ràng là một câu hỏi chí lý, chắc Thầy hết cách trả lời. Đừng nói xơi kem, xơi bất cứ cái gì cũng không thể biết ngày Ba Lan bị Đức xâm chiếm được!
Nhưng thầy giáo đẹp trai tuyệt diệu của tôi không hề bối rối chút nào:
-Cám ơn em. Một câu hỏi rất hay.
Đúng. Ăn kem không thể giúp ta biết ngày Đức tấn công , mở màn của chiến tranh thế giới. Nhưng Lịch sử đâu phải chỉ có chiến tranh. Thầy tin chắc, còn nhiều thứ quan trọng hơn chiến tranh nữa.
Khi ăn kem ta cảm thấy lạnh dưới không độ. Cái lạnh này không có ở Việt Nam. Nó phải mang từ bên ngoài vào.
Ai là người đã mang cái máy làm lạnh đến đây đầu tiên, ai là người đã đặt chúng ở sân trường từ những năm nào và bao nhiêu thế hệ đã ăn kem, đã trả bao nhiêu loại tiền và kem ngày xưa khác kem bây giờ ra sao, tất cả những thứ ấy cũng là Lịch sử. Nếu New
ton có thể tìm ra một định luật vật lý khi nhìn quả táo rơi, em Việt cũng có thể nhìn ra thời quá khứ nhờ suy nghĩ lúc ăn kem. Thầy tin như thế.
Sơn Bóng gào lên phấn khích:
-Đúng rồi.
Có hai lý do để Sơn Bóng hô vang. Một vì nó hồn nhiên. Hai vì nó luôn ăn kem và mời các bạn nữ ăn kem. Hôm nay, nhờ thầy giáo, Sơn phát hiện ra ăn kem hóa ra cũng là bác học.
Nhưng Thầy đã nói những câu nói khiến Sơn Bóng lắng xuống:
-Tất nhiên, cũng có người ăn kem cả đời hoặc ăn quà vặt cả đời nhưng chả hiểu chút nào về Lịch sử hết. Bởi vì họ ăn mà không suy nghĩ, ăn như vậy chả mang lại chút kiến thức, mà chưa chắc mang lại dinh dưỡng nếu như thức ăn được nấu cẩu thả.
Cả lớp bò lăn ra cười. A, các bạn ơi, lớp 11A ít cười lắm. Phần lớn là căng thẳng hoặc buồn ngủ hay uể oải cho qua. Cười tập thể vô cùng ít ỏi.
Thầy giáo chờ khi tiếng cười giảm xuống rồi mới nói tiếp. Không khi nào học sinh đang cười Thầy lại xen ngang.
-Thầy biết phần lớn các em từ trước tới nay ăn để mà no, ăn để mà vui hay ăn vì được mời. Nhưng Thầy hy vọng từ giờ phút này, chúng ta sẽ ăn để mà học.
Trời ơi, còn vĩ đại hơn. Như tôi đã nói, thời khóa biểu sẽ hấp dẫn vô cùng nếu kết hợp với xem phim. Còn khi nâng cao hơn, kết hợp với ăn, chẳng hạn:
-Thứ hai: Xôi - Văn - Phim - Sử - Chè
-Thứ ba: Bánh tráng trộn - Vật lý - Đạo đức - Phim - Bún bò
-Thứ tư: Hóa học - Tiếng Anh - Xoài chấm muối ớt - Ngữ văn - Phim
-Thứ năm: Ổi cắm que - Thể dục - Bánh da heo - Địa lý - Lịch sử
Nếu thời khóa biểu được cải tiến đến tuyệt đỉnh như vậy thì tốt nghiệp phổ thông làm gì? Cứ ở mãi trong trường mới hạnh phúc.
Nhưng kìa, thầy giáo lại giảng:
-Thầy xin long trọng tuyên bố, kể từ giờ phút này, toàn thể các em phải đắm chìm, phải nhảy múa, ca hát, ăn uống, bơi lội tung tăng trong Lịch sử chứ không phải ngồi trên bàn nhăn nhó và đau buồn mở sách giáo khoa.
Cả lớp cười như điên dại. Có những đứa con trai còn đập đầu xuống bàn. Chỉ có Lý Cún tức Ki Ki hơi giật mình. Tại sao lại bơi lội tung tăng? Hay Thầy ám chỉ giây phút ở bể bơi. Hôm đó ta có bơi đâu. Ta ngồi như khúc gỗ kia mà.
Nhưng kìa, Thầy lại quay lại bàn giáo viên, cầm cuốn sổ lớp lên, mở ra:
-Bây giờ Thầy kiểm tra bài theo một phương pháp mới. Một em khi được gọi tên sẽ nói về một đồ vật có giá trị lịch sử nhất trong nhà mình. Nào, bắt đầu: Lê Sĩ Long.
Thằng Long hốt hoảng đứng dậy. Nó xưa nay là một học sinh dốt toàn diện và việc lên được lớp 11 khiến cho chính nó cũng ngạc nhiên. Nó chưa từng tâm sự với Ly Cún sau này định làm nghề quay heo sữa, tiếp quản từ gia đình. Nghề ấy chẳng cần hiểu Địa lý, Văn học và tất nhiên, Sử học. Long chắc mẩm điều này.
Ôi thôi, Long tội nghiệp đã sai lầm. Long sắp bị quay. Quay đến chín vàng. Quay đến giòn tan.
Long run. Mặt xanh như tàu lá, xanh như một cái bánh cốm.
-Em Long, em hãy kể cho cả lớp nghe về một đồ vật có giá trị lịch sử trong nhà em?
Long ấp úng:
-Thưa Thầy, em không biết ạ.
-Đừng vội vã. Hãy kể trong phòng em có món gì?
Long nghĩ ngợi lung tung. Mắt đảo qua đảo lại:
-Dạ, có cái ti vi, một vi tính cũ, bốn chai nước, một cái chổi, một cái quạt bàn gãy cổ, hai dôi dép và nửa cái bàn.
Cả lớp xôn xao:
-Tại sao lại nửa cái bàn?
Long nhăn nhó:
-Dạ thưa Thầy, vì nó bằng gỗ, dùng lâu quá, gãy rồi. -Gỗ gì? - Thầy hỏi ngay - Và cái bàn ấy ba mẹ em mua ở đâu? -Thưa Thầy, gỗ xoan. Mà không phải mua. Có sẵn trong nhà. Thầy từ tốn:
-Cây xoan không có ở miền Nam. Nó được trồng phần lớn ở đồng bằng Bắc bộ. Vậy gia đình em trước kia ở miền Bắc, đúng không Long?
Long reo:
-Vâng, thưa Thầy. Quê em ở Hà Tây.
Thầy giáo tiếp tục:
-Xoan không phải loại gỗ đắt tiền, chả ai thuê thợ đóng, cái bàn ấy chắc cha em tự làm. Như vậy ông khá giỏi nghề mộc.
Mắt Long sáng lên:
-Đúng ạ. Cha em thường đóng hoặc tự sửa chữa đồ gỗ trong nhà.
-Có phải cả gia đình em hai chục năm trước đã chuyển vào Sài Gòn bằng xe vận tải đúng không?
-Dạ, sao Thầy biết?
-Vì nếu đi xe lửa thì không thể mang theo chiếc bàn gỗ xoan. Long hân hoan:
-Đúng ạ.
Thầy giáo vẫn chưa thôi:
-Em hãy cho biết trên mặt bàn có dấu vết gì?
Long ngẫm nghĩ:
-Dạ, một vết mực tím đã mờ.
-Như vậy chắc chắn em có một người anh hoặc chị gái hơn em nhiều tuổi. Bởi chỉ có học sinh nông thôn ngày xưa mới dùng mực tím. Chúng ta lúc này toàn dùng bút bi.
Long nhìn Thầy, bàng hoàng:
-Dạ vâng, chị gái hơn em tới mười lăm tuổi.
Thầy giáo khoát tay:
-Mời Long ngồi. Các em thấy đó, chỉ một đồ vật, rất đơn giản, nhưng nếu nhìn kỹ nó, chúng ta có thể đọc ra rất nhiều chi tiết của quá khứ. Đấy không phải lịch sử là gì?
Chao ôi, Ly Cún chỉ có thể phát biểu một câu: Tuyệt. Mời em Đỗ Mai Hoa.
Mai Hoa lù lù đứng lên. Tôi thề với các bạn, chưa ở đâu có một nữ sinh to đến thế lại thật thà đến thế. Nếu bất kỳ ai đến bảo nó: Này, anh Đan Trường yêu cậu đấy, nhưng không dám nói, thì nó cũng vội tin. Ngày mai đứa khác đến bảo: Cậu không viết thư cho Đan Trường, khiến anh ấy buồn, lấy vợ rồi. Nó cũng tin nốt. Tính thật thà của Hoa nổi tiếng tới độ không học sinh nào dám nói đùa vì nó sẽ nghĩ là thật. Ví dụ như ai bảo nó: Này, Ngô Kiến Huy muốn gặp cậu nhưng lại sợ Mỹ Tâm thì thế nào nó cũng tìm tới Mỹ Tâm để thanh minh.
-Hoa, xin em cho biết trong cặp của em, ngoài sách vở có gì? Hoa vui vẻ:
-Thưa Thầy, có một cái bánh bao ạ.
Cả lớp cười ầm. Thấy chưa, đã nói Hoa thật thà mà. Bánh bao mà cũng khai.
Nhưng thầy giáo chả hề cười:
-Cho tôi mượn cái bánh được không?
-Dạ, được chứ ạ. - Hoa lôi ra một chiếc hộp gỗ.
Thầy giáo đỡ lấy:
-Xin các em chú ý. Tất cả bánh bao ở ngoài đường khi bán đều đựng trong hộp xốp. Nhưng bánh bao bạn Hoa đựng trong hộp gỗ rất vừa. Chứng tỏ đây là loại hộp dành riêng, chuyên dụng. Chỉ những ai hay ăn bánh bao mới có loại này.
Chí lý.
Hoa gật đầu:
-Dạ, em hôm nào cũng ăn.
Thầy giáo mở hộp:
-Các em quan sát kỹ cái bánh. Nó đục chứ không hề trắng, nghĩa là bột bánh không trộn thuốc tẩy. Cho nên đây là thứ bánh không phải để bán, mà để nhà ăn.
Hoa ồ lên một tiếng.
Thầy vẫn chưa thôi:
-Các bánh bao hiện nay cũng phần lớn hấp bằng nồi “inox”. Riêng bánh của Hoa hấp bằng nồi có lát vỉ tre. Dấu vết của nan tre in dưới bánh, càng chứng tỏ đây là loại bánh gia đình!
-Vâng, thưa Thầy. Má em làm.
Thầy lấy hẳn cái bánh ra:
-Các em để ý sẽ thấy cái bánh này dẹp chứ không phồng lên. Nghĩa là nhân bên trong ít? Vì đó là nhân ngọt, nhân ngọt không khi nào nhiều.
"""