" Sẵn Sàng Cho Mọi Việc - David Allen full prc pdf epub azw3 [Self Help] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sẵn Sàng Cho Mọi Việc - David Allen full prc pdf epub azw3 [Self Help] Ebooks Nhóm Zalo 5698 Mөc lөc 1. 52 nguyên tắc nâng cao hiệu suất trong cuộc sống và công việc 2. Giới thiệu 3. PHẦN I. GIẢI QUYẾT NHỮNG VIỆC DỞ DANG 4. 1. Gạt bỏ chướng ngại để tạo những hướng đi mới 5. 2. Bạn chỉ cảm thấy thoải mái khi biết rõ về những điều mình chưa làm 6. 3. Hiểu rõ các cam kết của mình sẽ giúp bạn lӵa chọn những cam kết mới tốt hơn 7. 4. Muốn tới nơi cần đến, phải biết nơi đang đứng 8. 5. Cơ hội vô hạn đưӧc tận dөng bằng khả năng hữu hạn 9. 6. Quá nhiều cam kết trong đầu dẫn đến stress và thất bại 10. 7. Các ưu tiên chỉ phát huy tác dөng khi ta hiểu rõ chúng 11. 8. Hoàn tất công việc dở dang để giải phóng năng lưӧng 12. 9. Nếu vấn đề còn nằm trong tâm trí bạn, có thể nó chưa hoàn thành 13. 10. Sӵ sáng tạo xuất hiện khi có không gian tinh thần 14. 11. Sông càng sâu, dòng càng xiết 15. 12. Lo lắng là vô ích! 16. 13. Đӯng đồng nhất mình với công việc 17. PHẦN II. TẬP TRUNG HIỆU QUẢ 18. 14. Để thấy rõ, hãy nhìn tӯ vị trí bao quát hơn 19. 15. Bạn không thể thӵc hiện nếu chưa hình dung 20. 16. Làm việc đủ chăm chỉ là điều không thể 21. 17. Năng lưӧng sinh ra tӯ suy nghĩ 22. 18. Mөc đích càng rõ ràng, càng có nhiều cách thӵc hiện 23. 19. "Tốt nhất" luôn vưӧt xa "tốt" 24. 20. Thay đổi mөc tiêu tập trung sẽ dẫn đến thay đổi trong kết quả 25. 21. Viễn cảnh là thứ giá trị nhất trên thế giới này 26. 22. Bạn cần nghĩ về những vấn đề của mình nhiều hơn mức hiện tại 27. 23. Nhưng bạn không nên quá lo lắng 28. 24. Khi bạn biết mình đang làm gì thì hiệu suất là cơ hội cải thiện duy nhất 29. 25. Chỉ có một điều trong tâm trí bạn: "Ở trong vùng tập trung cao độ " 30. 26. Giá trị của mөc tiêu tương lai nằm ở sӵ thay đổi trong hiện tại mà nó nuôi dưӥng 31. PHẦN III. TẠO NÊN NHỮNG KHUÔN KHỔ HIỆU QUẢ 32. 27. Ổn định ở mặt này mở ra sức sáng tạo ở mặt khác 33. 28. Hình thức và chức năng phải phù hӧp với hiệu suất tối đa 34. 29. Hoàn thiện hệ thống tổ chức để tâm trí đưӧc thảnh thơi 35. 30. Khả năng phản ứng sẽ làm tăng khả năng tồn tại 36. 31. Sức mạnh của toàn bộ hệ thống chỉ bằng sức mạnh của mắt xích yếu nhất 37. 32. Hiệu quả của hệ thống tổ chức công việc tӹ lệ nghịch với mức tâm trí bạn để vào nó 38. 33. Nên khuấy động phần nào trong con người bạn? 39. 34. Bạn không thể thắng trong một cuộc chơi mà bạn không hiểu rõ 40. 35. Nhiều người cùng chịu trách nhiệm nghĩa là không ai cả 41. 36. Tối ưu hóa các nguyên tắc thay vì áp dөng nhiều chính sách 42. 37. Xem xét thay vì nghĩ đến công việc 43. 38. Những điều bạn đang suy nghĩ giá trị hơn bạn tưởng 44. 39. Sӵ cần thiết của việc lên kế hoạch và tổ chức tӹ lệ nghịch với những nguồn lӵc bạn nắm đưӧc 45. PHẦN IV. NGHỈ NGƠI VÀ HÀNH ĐỘNG 46. 40. Bạn là người chơi duy nhất trong cuộc chơi của mình 47. 41. Quá kiểm soát sẽ mất kiểm soát 48. 42. Càng đạt hiệu suất cao, bạn càng có thể đột phá 49. 43. Bạn cần một quá trình tӵ quản lý đa mức 50. 44. Sức mạnh của bạn tỉ lệ với khả năng thư giãn 51. 45. Sẵn sàng đối diện với những tình huống xấu nhất 52. 46. Tầm nhìn càng xa, mọi việc càng trôi chảy 53. 47. Tăng tốc bằng cách giảm tốc 54. 48. Bạn không có thời gian thӵc hiện bất kỳ một dӵ án nào 55. 49. Việc nhỏ nhưng thường xuyên làm sẽ có ảnh hưởng lớn 56. 50. Bạn phải làm việc để biết việc 57. 51. Chuyển động dễ hơn khi bạn đang di chuyển 58. 52. Những thành công rӵc rӥ nhất đến tӯ những thất bại đắng cay nhất 59. PHẦN V. GHI NHỚ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 60. Năm giai đoạn nắm bắt quy trình công việc 61. Mô hình xây dӵng kế hoạch 62. Đánh giá hàng tuần 63. Lời bạt 52 nguyên tắc nâng cao hiệu suất trong cuộc sống và công việc Khi cơ hội gõ cӱa nhà bạn, bạn sẽ bước ra trong tâm thế hào hứng, sẵn sàng chờ đón hay còn mải vùi đầu vào những kế hoạch ngổn ngang, chồng chất đến mức không thể nào nghe đưӧc tiếng gõ cӱa may mắn ấy? Nhu cầu nâng cao hiệu suất, giải phóng bản thân khỏi áp lӵc của công việc và thời gian, cải thiện kết quả để thăng tiến đã tӯ lâu là câu hỏi chung của con người thời hiện đại. Trong cuốn Sẵn sàng cho mọi việc, bạn có thể thấy ở đây những nguyên tắc tổ chức công việc của David Allen, một trong những nhà tư tưởng về hiệu suất công việc có ảnh hưởng nhất trên thế giới, diễn giả nổi tiếng cũng như nhà tư vấn cho các tổ chức như New York Life, Ngân hàng Thế giới, Quӻ Ford…Theo quan niệm của ông, việc quản lý thời gian liên quan rất ít đến những thứ nhàm chán như danh sách, nguyên lý hay những luật lệ hà khắc. Mà quan trọng hơn là học cách khát khao những điều vĩ đại và đạt mөc tiêu bằng nhiệt huyết và sӵ tập trung. Cách nhìn khác về hiệu suất này làm cho cuốn sách của ông không chỉ là tác phẩm đáng đọc mà còn đáng để bạn thӵc sӵ tin tưởng. Để đạt hiệu suất cao, bạn sẽ học cách Giải quyết những việc dở dang. Hoàn thành những công việc dở dang, cho dù là các dӵ án trọng yếu hay những việc vặt vãnh tồn đọng cần giải quyết, sẽ là nền tảng tạo nguồn sinh lӵc dồi dào hơn, minh mẫn hơn để bạn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì xảy ra. Khi gạt bỏ đưӧc những yếu tố tiêu tốn năng lưӧng của bạn, hãy Tập trung hiệu quả. Bị sao nhãng vì những công việc chưa giải quyết, dòng chảy sáng tạo trong bạn sẽ bế tắc. Hãy khơi thông dòng chảy, thu hút và phát triển tư duy mới, khi đó hiệu suất cao sẽ tӵ xuất hiện. Tạo nên những khuôn ổ khổ hiệu quả là yếu tố quyết định thứ ba vì sức mạnh của toàn bộ hệ thống chỉ bằng sức mạnh của mắt xích yếu nhất… Sau cuốn OK mọi việc – loại bỏ stress để đạt hiệu suất cao, Alphabooks chọn dịch và xuất bản cuốn sách này. Hi vọng quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình công cө hӛ trӧ tốt nhất để nâng cao hiệu suất và thành công. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Công ty sách Alpha Giới thiệu Đơn giản hóa để dễ dàng thΉc hiện Chúng ta đạt đưӧc hiệu suất tối đa khi hoàn thành đưӧc công việc với nӛ lӵc tối thiểu. Tuy nhiên, thӵc tế là chúng ta luôn phải đối mặt với các chướng ngại và vật cản khi muốn thӵc hiện bất kỳ công việc nào. Muốn nâng cao hiệu suất, ta cần phải vưӧt qua những rào cản, chướng ngại, sӵ sao lãng – bất kỳ điều gì cản trở hoặc làm chậm bước tiến của mình. Trong thế giới luôn chuyển động không ngӯng, mọi vấn đề phát sinh ngay khi chúng ta vӯa kịp hình dung ra, do đó việc rèn luyện để đạt đưӧc tính linh động và tập trung cao hơn hoặc thiết lập những phương pháp, cách tiếp cận tốt hơn dường như không mấy cần thiết. Tuy nhiên, để thật sӵ đạt đưӧc những điều mình muốn, chúng ta phải luôn sẵn sàng cho mọi việc. Và có những việc mà chúng ta đều có thể làm, trong bất kỳ lúc nào, để dễ dàng vưӧt qua những chướng ngại và kiên định với mөc tiêu theo đuổi. Trong suốt hơn 20 năm qua, tôi đã tìm kiếm những phương pháp tốt nhất để sống và làm việc thoải mái hơn, tích cӵc, bền vững hơn. Là nhà tư vấn quản lý và đào tạo về hiệu suất công việc, tôi đã giúp hàng nghìn người biến các phương pháp tôi khám phá ra thành những phương thức tuyệt vời nhất để nâng cao hiệu suất công việc và tìm thấy niềm yêu thích đối với mọi việc họ làm. Khi đã có trong tay bí quyết tạo sӵ cân bằng trong công việc hàng ngày, thì dù có vấn đề gì xảy ra, trӵc giác và óc sáng tạo của họ cũng sẽ rộng mở hơn. Họ sẽ xӱ lý thông tin tốt hơn, kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc tốt hơn, tập trung vào kết quả và tin tưởng vào những phán đoán của mình về những việc phải thӵc hiện tiếp theo. Họ có cách tiếp cận mang tính hệ thống thích hӧp để xӱ lý những vấn đề liên quan đến cuộc sống và công việc. Cách tiếp cận này hữu ích hơn nhiều so với việc chỉ dӵa vào những hành vi mang tính phản ứng, đối phó để thoát khỏi áp lӵc và khủng hoảng. Khi biết rõ mình có những quy trình thích hӧp để xӱ lý mọi tình huống, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Và khi đó, mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Hoàn thành nhiều việc hơn, với ít nӛ lӵc hơn và rất nhiều ảnh hưởng tuyệt vời khác sẽ làm tăng thêm chất lưӧng cuộc sống và thành quả thu đưӧc tӯ những nӛ lӵc của họ. Các phương pháp này xuất phát tӯ những hành vi và cách thức giúp chúng ta phát huy bản thân cao nhất mà tôi đã khám phá ra. Tӯ những năm 1980, chúng đã đưӧc thӱ nghiệm và chứng minh tính hiệu quả đối với cả cá nhân và tổ chức. Các bước của chúng đã đưӧc mô tả trong cuốn Getting things done: The art of Stress Free Productivity (OK mọi việc: Loại bỏ stress để đạt hiệu suất cao). Thành công của cuốn sách trên toàn thế giới cho thấy dù ở nền văn hóa và lĩnh vӵc nghề nghiệp nào, dường như ai cũng sẵn sàng đón nhận thông tin này và hào hứng thay đổi. Họ mệt mỏi do quá tải với công việc và các vấn đề cuộc sống. Họ muốn tìm lại những cơ hội vui chơi và sáng tạo. Họ đang tìm kiếm một phương pháp, một hệ thống hiệu quả trong mọi loại công việc và tình huống. Họ muốn có một khuôn mẫu nhưng phải là khuôn mẫu tӵ nhiên phù hӧp với những lối sống phức tạp của mình, đem lại tӵ do, chứ không phải sӵ gò ép. Khi khám phá và thӵc hiện các vấn đề trọng tâm trong chương trình của mình, đó là Cái gì (What), Khi nào (When) và bằng Cách nào (How), tôi còn làm một số việc nữa: liệt kê những lý do Tại sao (Why) đằng sau các bước này. Tại sao chúng lại có tác dөng tích cӵc? Tại sao chúng giúp mọi người phát huy khả năng tốt hơn và vui sống hơn? Có điều gì sâu xa hơn ở đây không? Nền tảng của những thành công này là gì? Dường như đó là những nguyên lý cơ bản đưӧc hình thành trong và thông qua phương pháp luận – những yếu tố luôn thích hӧp dù ta áp dөng chúng khi nào, ở đâu và với ai. Một người có thể trở thành tay đua xe xuất sắc mà không biết chút gì về trọng lӵc, mặc dù đó là lӵc cơ bản tác động đến mọi thứ anh ta thӵc hiện sau vô-lăng. Để chiến thắng, tay đua chỉ cần biết điều khiển vô-lăng, kiểm soát tốc độ, nắm vững kӻ thuật cua và luôn luôn làm chủ tay lái. Bạn sẽ làm công việc của mình, còn trọng lӵc sẽ làm công việc của nó. Làm chủ đưӧc mình, chiếc xe của bạn sẽ đến đích. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu chỉ lái xe nhanh thôi vẫn chưa đủ? Điều gì xảy ra nếu bạn muốn biết lý do tại sao những kӻ năng của bạn lại hiệu quả đến vậy và chúng đã giúp bạn tránh va chạm và bốc cháy như thế nào? Điều gì xảy ra nếu bạn vén màn những bí mật đằng sau thành công của mình? Và điều gì sẽ xảy ra nếu việc khám phá những bí mật đó sẽ giúp bạn có nhiều công cө hơn để đạt hiệu suất cao hơn, thậm chí đạt thành công lớn hơn? Năm 1997, tôi bắt đầu đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này bằng cách tập hӧp một loạt nguyên tắc nền tảng của những hành vi hiệu quả và viết một bài tổng kết về cách kết hӧp và áp dөng những chân lý này vào thӵc tế cuộc sống. Tôi cũng bắt đầu mở rộng giả thiết cốt lõi của mình, rằng khả năng tăng hiệu suất của một người tӹ lệ thuận với khả năng giải tỏa căng thẳng của người đó. Tôi đã nghiên cứu sâu hơn về bốn lĩnh vӵc chính của hoạt động năng suất: 1. Nắm bắt và kiểm soát mọi công việc dở dang để lấy lại sӵ minh mẫn và nhiệt huyết 2. Có ý thức kiểm soát sӵ tập trung của mình vào các trách nhiệm và kết quả đã cam kết. 3. Tạo ra một mô hình đáng tin cậy và vận dөng thường xuyên để có thể khởi động sӵ tập trung và “bộ nhớ” khi cần thiết. 4. Thiết lập hành vi hiệu quả linh hoạt, tiến lên bằng những hành động thӵc tiễn. Tôi đã khám phá ra rằng con người không cần thêm những nguyên tắc như vậy, cái họ cần là một phương pháp. Họ cũng không cần phải làm việc chăm chỉ hơn mà cần xác định công việc tốt hơn, chi tiết hơn, đồng thời duy trì sӵ tập trung cao hơn. Đằng sau tất cả những điều này là khái niệm “tâm tĩnh như nước”, một hình ảnh mà tôi đã nghiền ngẫm trong rất nhiều năm theo học karate. Khi bạn ném một hòn sỏi xuống ao, mặt nước sẽ phản hồi chính xác lӵc và khối lưӧng của hòn sỏi, không hơn không kém. Nó chỉ đơn giản tương tác với bất cứ thứ gì chạm vào nó và sau đó lại trở về trạng thái ban đầu. Con người chỉ có thể hoạt động theo cách này khi họ có một ý thức hệ phù hӧp, hình thành dӵa trên khả năng chịu đӵng sӵ hӛn loạn và căng thẳng. Những nguyên tắc đó phải phù hӧp với những gì ẩn sâu trong bản tính của chúng ta. Hai năm sau khi bắt đầu viết các bài tổng kết, tôi đã quyết định gӱi một thư thông báo (newsletter) tới những người đang quen dần với các phương pháp của tôi. Tôi hy vọng sẽ thiết lập đưӧc một mạng lưới những người đã áp dөng phương pháp này và xây dӵng đưӧc một cộng đồng những người thành công trong công việc, biết chia sẻ các kinh nghiệm và tận hưởng cuộc sống. Các bức thư đều nhằm củng cố và mở rộng các ý tưởng ẩn sau việc kiểm soát chế độ nghỉ ngơi và hoạt động hiệu quả. Tôi băn khoăn không biết liệu mọi người có phản hồi hay không. Ngay sau đó, sӵ hồi đáp đã vưӧt quá mong đӧi của tôi. Trong hai năm, số lưӧng độc giả đã gia tăng nhanh chóng, tӯ 2 nghìn đến 20 nghìn. Năm thứ ba, số lưӧng độc giả đạt 30 nghìn người và vẫn tiếp tөc tăng. Mọi người đã đưa các thư thông báo này lên mạng trӵc tuyến, gӱi qua email trên khắp nước Mӻ và toàn thế giới. Một số người khác thì in ra và đóng thành tӯng tập tài liệu rồi tặng cho bạn bè và đồng nghiệp. Có người còn dán lên thang máy nơi làm việc. Họ giới thiệu chúng ở khắp mọi nơi. Những ý kiến phản hồi hết sức tích cӵc – dường như mọi người đều nóng lòng củng cố lại các nền tảng, khám phá những bí ẩn, tìm ra những điều bất ngờ nảy sinh tӯ các kӻ thuật, công cө và hiểu biết hết sức đơn giản. Những thành quả tuyệt vời nhất tӯ việc áp dөng các phương pháp này thuộc về một số tài năng lớn và xuất sắc nhất thế giới, rất nhiều trong số đó nằm trong tốp dẫn đầu về hiệu suất làm việc. Vì thế, tôi thấy cần phải tập hӧp các phương pháp đó thành một cuốn sách. Tôi tin những nguyên tắc, bài bình luận, bài tổng kết trong cuốn sách sẽ hình thành nên một lối tư duy chứ không đơn thuần chỉ là những mẹo hay thủ thuật. Cho dù các bạn có thӵc hiện đúng những phương pháp thӵc hành tuyệt vời mà tôi đã đưa ra trong cuốn OK Mọi việc - Loại bỏ stress để đạt hiệu suất cao hay không, thì vẫn còn nhiều điều mà các bạn có thể theo đuổi bền bỉ, thường xuyên hơn để tăng hiệu suất công việc và đạt đưӧc cảm giác mãn nguyện. Bạn sẽ tìm thấy những giá trị đưӧc công nhận và củng cố trong các nguyên tắc và bài tổng kết này. Cuốn sách đưӧc chia thành bốn phần chính, dӵa trên bốn lĩnh vӵc của hoạt động hiệu suất cao: hoàn thành, tập trung, tổ chức và hành động. Các nguyên tắc này đưӧc tập hӧp nhằm kích thích tư duy của bạn và giúp bạn tìm ra cách giải quyết mọi việc hiệu quả nhất. Bạn sẽ nhận thấy, các bài tổng kết không mô tả, giải thích cho các nguyên tắc đó, mà xoay quanh những quan điểm đáng suy ngẫm về các chủ đề. Cuối mӛi chương có các câu hỏi khuyến khích bạn tiếp tөc tìm tòi thêm những ứng dөng tiềm năng. Hành vi và nhận thức của con người vốn vӯa đơn giản, vӯa phức tạp và có thể khám phá, tôi cũng cố gắng không gò nó vào cái gì quá cứng nhắc. Tuy nhiên, ít nhất bạn cũng sẽ tìm thấy những gӧi ý về cách công việc vận hành ở các cấp độ cao hơn như thế nào, chúng ta và thế giới hành động ra sao. Khi áp dөng những nguyên tắc này vào thӵc tiễn, bạn sẽ có cơ hội cống hiến trọn vẹn cho công việc và cuộc sống của mình. Những thay đổi vẫn còn mơ hồ trong nhận thức của bạn sẽ đưӧc củng cố thêm và dẫn đến thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi sẽ dẫn đến thay đổi hành động và kết quả. Sӵ thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi tích cӵc. Chính những việc nhỏ bé nhưng đưӧc thӵc hiện thường xuyên và đúng chiến lưӧc sẽ tạo ra sӵ khác biệt. Như tôi đã nói, bạn không cần làm việc chăm chỉ hơn. Có thể bạn cũng không cần thӵc hiện theo tӯng bước như trong cuốn OK Mọi việc - Loại bỏ stress để đạt hiệu suất cao. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào, bạn cũng phải kiểm soát tốt hơn phần chưa hoàn thiện, trở nên sáng tạo và bao quát tốt hơn, tập trung suy nghĩ hơn, tiếp cận trӵc giác, có những cách tổ chức tốt hơn, linh hoạt hơn và thoải mái hơn, hoặc chỉ đơn giản là tiến lên phía trước. Cuốn sách này cung cấp những nền tảng quan trọng trong tất cả các lĩnh vӵc và là bí quyết thiết yếu thúc đẩy bạn đón nhận những thӱ thách mới. Bạn sẽ có cảm giác rất quen thuộc với các nguyên tắc này vì bạn nhận thấy chúng cũng giống như một số điều mình đã biết nhờ trӵc giác của bản thân. Để tiếp nhận đầy đủ những giá trị tӯ nội dung cuốn sách, bạn không cần phải có kӻ năng mới hay phải học cách tìm hiểu những thông tin mới phức tạp. Cuốn sách này phát huy những gì bạn đã biết và đã làm. Tuy nhiên, nó cũng thӱ thách bạn sӱ dөng hiểu biết của mình tỉnh táo và thường xuyên hơn và đó cũng chính là nguồn gốc của sức mạnh đích thӵc. Cuốn sách là sӵ tập hӧp những hành vi và góc nhìn hiệu quả, có thể ứng dөng mọi lúc, mọi nơi. Mặc dù mӛi bí quyết mang một giá trị, nhưng khi tập hӧp lại, chúng sẽ đem lại một giá trị tổng thể lớn hơn tổng các giá trị của chúng cộng lại. Dù bạn sẽ sӱ dөng những bí quyết đó thường xuyên hay không, tôi cũng mời bạn xem một bức tranh rộng lớn hơn về sӵ sẵn sàng và năng động tích cӵc trong cuộc sống khi bạn lật sang các trang tiếp theo. Trong võ thuật, “Sẵn sàng” không phải là tư thế thө động, một phản ứng hay một điều gì đó đã đưӧc xác định. Nó hoàn toàn là sӵ năng động, sáng tạo, thӵc tế, và mở rộng có quy tắc. Chúng ta chỉ có thể đạt đến trạng thái này bằng cách không ngӯng đổi mới phương pháp rèn luyện và thӱ ngiệm cho công việc cũng như cuộc sống. Rất có thể những nguyên tắc này sẽ trở thành tín hiệu và biển chỉ dẫn trên suốt chặng đường của bạn. Phần IGiải quyết những việc dở dang Chúng ta không có thời gian để hoàn thành công việc vì có quá nhiều việc phải làm. Chúng ta sẽ hoàn thành tӯng việc tốt hơn rất nhiều nếu không phải làm tất cả mọi việc. Đôi khi thành công lớn nhất của chúng ta lại xuất phát tӯ việc giũ bỏ mọi vướng mắc, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và chuẩn bị sẵn sàng – nghĩa là hạn chế tất cả những trở ngại đang cản trở bước tiến. 1Gạt bӓ chướng ngại đӇ tạo những hướng đi mới Việc hoàn thành nh·ng gì còn dͷ dang, cho dù là các dΉ án trọng yếu hay công việc vặt vãnh tồn đọng cần giải quyết, sẽ tạo nền tảng cho một nguồn sinh lΉc dồi dào hơn, minh mẫn hơn để bạn sẵn sàng đón nhận bất c΁ điều gì xảy ra. Chúng ta thường không thể biết rõ nhiệm vͽ và trͷ ngại nào sẽ chờ ta phía trưͳc. Vì thế, ngay lập t΁c, hãy giải quyết d΁t điểm nh·ng việc đã rõ ràng và ngay trưͳc mắt. Khi đó, bạn sẽ có lại sinh lΉc, sΉ sáng suốt để đoán dịnh nh·ng việc tiếp theo và đáp ΁ng hiệu quả tất cả nh·ng gì đang chờ đón. Hãy dọn dẹp thùng rác, lọc email hay ngăn kéo bàn. Chuҭn bị cho những việc chưa nhận thấy MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ SẮP XẢY RA – có thể trong vài ngày tới – sẽ làm thay đổi cả cuộc đời bạn. Bạn không thể nhìn thấy nó. Bạn cũng không biết nó là gì. Nhưng nó vẫn đến, không gì ngăn cản nổi và sẽ mang lại một vài khó khăn không mong đӧi cho bạn. Nó có thể xảy ra sớm hay muộn – nhưng chắc chắn sẽ xảy ra. Hãy viết chính xác những dòng chữ này lên quyển lịch của bạn trong vòng bốn tuần kể tӯ ngày hôm nay: “Một tháng trước, David Allen đã nói là sẽ có điều gì đó mình không lường trước đưӧc xảy ra có thể tác động sâu sắc đến mình”. Bạn hãy chứng minh tôi sai đi. Bạn đã sẵn sàng chưa? Liệu những việc không mong đӧi đó có làm bạn tổn thương thêm do bị mất kiểm soát không? Hay là bạn sẽ coi đây là một cơ hội sáng tạo, giúp mình thể hiện và cống hiến nhiều hơn? Bạn chuẩn bị thế nào để đón nhận sӵ bất ngờ mà trải nghiệm mới sẽ mang đến trên con đường bạn đi? Có hai yếu tố cơ bản giúp kiểm soát bất kỳ tình huống bất ngờ nào: 1. Tinh thần. Hãy thư giãn. 2. Tất cả những thứ còn lại. Với yếu tố này, bạn phải kết hӧp các hành động với nhau thì mới có thể “tăng tốc” ngay khi cần. Ngạn ngữ châu Á có câu: “Càng đổ mồ hôi trong hòa bình, càng ít đổ máu trong chiến tranh”. Trong quân đội, khi không chiến đấu thì bạn cũng phải rèn luyện. Hầu hết mọi người chỉ sẵn sàng cho thay đổi vài ngày trước kỳ nghỉ phép dài, khi họ ly dị và phải bán mọi thứ mình sở hữu rồi chuyển đi, hay khi các vấn đề lớn trong cuộc sống hàng ngày khiến họ phải suy nghĩ và đánh giá lại mọi thứ. Họ đang “dọn dẹp”, nhìn nhận kӻ càng hoặc xem xét lại tất cả những thỏa thuận với chính mình và với người khác. Một trí tuệ minh mẫn có đưͻc nhờ thư giãn, thoải mái. – SAMUEL JOHNSON Bạn nên làm điều này hàng tuần. Hãy tӵ tổ chức lại thời gian thật tốt để khi có một cuộc họp bắt đầu muộn, bạn vẫn có thể tranh thủ giải quyết đống thư tӯ hoặc các việc tương tӵ. Hay khi đang chờ đӧi người bạn đời, hãy kiểm tra xem có thể tranh thủ gọi điện cho ai. Tôi biết rất ít người quan tâm đúng mức đến thời gian của mình và những việc họ làm, tӯng phút một, để tận dөng tối đa những khoảng thời gian quý báu đó. Và nếu bạn chưa tận dөng thời gian theo cách đó, thì lý do là gì? Lần cuối cùng bạn cập nhật danh sách kế hoạch công việc (những kế hoạch cần tӯ hai việc trở lên để hoàn thành) và tiến hành thӵc hiện chúng là khi nào? Mức độ chưa hoàn thành chính là mức độ căng thẳng không cần thiết mà bạn đang chịu đӵng. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra, hãy sӱ dөng một công cө lưu giữ ý tưởng phổ biến. Hãy ghi lại ý tưởng bất kỳ khi nào chúng xuất hiện. Bạn sẽ ghi chúng vào đâu để có thể đọc lại khi cần làm việc gì đó? Hãy dùng giấy ghi nhớ, máy ghi âm hay một cuốn sổ nhỏ bên mình – trên bãi biển, trong câu lạc bộ thể hình, khi làm việc hay ra ngoài ăn tối. Sẽ rất tốt nếu bạn luôn mang nó trong ví hay túi xách và có thể sӱ dөng bất kỳ lúc nào. Công cө của bạn càng thông minh, hiện đại và đầy đủ, bạn càng có nhiều ý tưởng tuyệt vời về những điều xảy ra ở đâu đó mà chúng chưa thể hoàn thành vào lúc ấy. Khi bạn biết tất cả, tâm trí bạn giống như bầu trời đêm. Một ý tưͷng sẽ như ánh chͳp xuyên qua bầu trời đó. Và khi nó biến mất, bạn quên tất cả về nó, và lại chẳng còn gì ngoài một bầu trời đêm. Điều quan trọng là đ΃ng bao giờ bất ngờ khi có bất kỳ ánh chͳp đột ngột nào loé lên. Và như vậy, khi ánh chͳp xuất hiện, ta sẽ thấy một cảnh tưͻng tuyệt vời. Khi tâm ta tĩnh như nưͳc, ta sẽ luôn sẵn sàng để nhìn nh·ng tia chͳp. − SHUNRYU SUZUKI Hãy sӱ dөng công cө nắm bắt ý tưởng tồn tại khắp nơi đúng lúc và như một công cө bổ trӧ cho cuộc sống chất lưӧng cao. Nếu không luôn mang theo nó bên mình, bạn sẽ có cảm giác khó chịu như khi ra ngoài mà không mang giày. Công cө này sẽ đưa bạn đến một cấp độ tư duy sáng tạo và làm việc hoàn toàn mới. • Hãy xem xét những điều này: • Khu vӵc cần “dọn dẹp” của bạn là gì? • Điều gì sẽ gây cản trở khi bạn cảm thấy không chắc phải làm gì tiếp theo? • Ngày hôm nay, bạn có thể bỏ qua điều gì? 2Bạn chӍ cảm thấy thoải mái khi biết rõ về những điều mình chưa làm Khi không tuân thͿ nh·ng thỏa thuận vͳi chính mình, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách hͿy bỏ các thỏa thuận, duy trì hoặc thương lưͻng lại. Tuy nhiên, bạn không thể thương lưͻng lại nếu bạn quên là đã lập ra chúng. Bͷi “bộ nhͳ” cͿa bạn không thể cảm nhận về quá kh΁ hay tương lai, nh·ng việc cần làm tràn ngập trong nó sẽ liên tͽc thúc giͽc bạn phải hoàn thành. Bạn phải ý th΁c đưͻc sΉ có mặt cͿa chúng để giảm bͳt áp lΉc. Tại sao "tổ chức mọi việc" lại thưӡng không có tác dөng? VÀO MỘT NGÀY NỌ, tôi đã nhận ra một điều. Nhiều người có ác cảm với việc “tổ chức mọi việc” bởi họ tӯng không thành công khi sӱ dөng danh sách những việc cần làm. Các danh sách đó không hiệu quả bởi chúng chỉ là nӛ lӵc gò ép tất cả các công việc riêng biệt và khác nhau vào cùng một nội dung và bối cảnh. Nếu bạn cố gắng đơn giản hóa quá mức một việc, bạn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tất cả chúng ta đang đứng trước vô số việc phải làm đang hối thúc và tạm thời giảm nhẹ chúng bằng cách “hãy lập danh sách những việc cần làm”. Nhưng đó không phải là một chiến lưӧc có hiệu quả lâu dài. Hãy để tâm trí thoải mái. Điều đó sẽ tốt hơn cho dạ dày cͿa bạn. – MICHEL EYQUEM DE MONTAIGNE Khi lập danh sách, hầu hết mọi người đều rất cố gắng kết hӧp cả năm bước kiểm soát khối lưӧng công việc, đó là: tập hӧp, xӱ lý, sắp xếp, đánh giá lại và hành động. Đồng thời họ cũng quyết định xem chúng có ý nghĩa gì, sắp xếp chúng vào một trật tӵ hӧp lý hoặc có ý nghĩa, đánh giá và sau đó chọn một việc quan trọng nhất để thӵc hiện. Thành quả họ nhận đưӧc thường là sӵ hài lòng tạm thời vì sӵ lộn xộn đã giảm bớt, nhưng họ lại day dứt với những việc chưa đưӧc nắm bắt, chưa đưӧc xӱ lý, sắp xếp và đánh giá. Sau nhiều năm nghiên cứu và huấn luyện, chúng tôi đã khám phá ra rằng cách thӵc hiện tốt nhất các bước trên của quản lý tiến trình công việc là chia chúng thành các hoạt động riêng rẽ. Đầu tiên, bạn nên tập hӧp mọi thứ, dù lớn hay nhỏ, đang ám ảnh tâm trí bạn. Sau đó, xem xét tӯng việc và trả lời câu hỏi liệu có thể đưa việc đó vào thӵc hiện không? Nếu có thì kết quả là gì? Công việc tiếp theo là gì? Sau đó, bạn sắp xếp tất cả kết quả dӵ đoán thành tӯng mөc phù hӧp. Khi đó, bạn sẽ có thể đánh giá lại một cách rõ ràng tất cả những việc mình lӵa chọn để thӵc hiện và đưa ra những lӵa chọn tốt nhất dӵa trên các tiêu chuẩn nhất định (thời gian, sức lӵc, hoàn cảnh, ưu tiên…). Nên làm mọi việc càng đơn giản càng tốt, nhưng đ΃ng đơn giản thái quá. – ALBERT EINSTEIN Quản lý chính bản thân bạn rất đơn giản, nhưng đӯng đơn giản thái quá. Hãy dành 5 phút để viết ra thật nhanh những việc cần làm và gạt bỏ bất cứ thứ gì bӛng nhiên xuất hiện trong đầu bạn. Đӯng phân tích hay sắp xếp. Sau đó, bạn có thể đánh giá ý nghĩa của tӯng việc. Bây giờ, hãy loại bớt. Hãy tӵ cho mình tӵ do để chỉ thӵc hiện tӯng việc một lúc. Hãy sáng tạo, tưởng tưӧng, thể hiện bản thân, nắm bắt nó mà không hề cảm thấy phải có trách nhiệm thật sӵ làm bất kỳ điều gì với nó. Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng thӵc hiện, hãy quay lại với tӯng việc và quyết định xem tất cả chúng có ý nghĩa gì và bạn sẽ cam kết cũng như thӵc hiện những gì với chúng. Tiếp theo, bạn có thể hành động như một người quản lý, và quyết định sáng suốt xem việc nào trong số những lӵa chọn bạn đã đưa ra phù hӧp với thời gian và địa điểm của bạn. Mӛi việc trong số đó đều rất quan trọng, đòi hỏi phải có sức lӵc và tầm nhìn đặc biệt. Vì thế đӯng làm chúng rối lên. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Lần cuối cùng bạn “dọn dẹp” hết những thứ ám ảnh tâm trí là khi nào? • Bạn có danh sách việc cần làm nào mà bạn không muốn xem không? • Nếu không phải lo lắng về những việc bạn chưa thӵc hiện thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? 3HiӇu rõ các cam kết của mình sẽ giúp bạn lựa chọn những cam kết mới tốt hơn Nếu không biết đưͻc toàn bộ nh·ng việc cần làm, bạn sẽ không ý th΁c đầy đͿ về nh·ng gì mình không làm đưͻc. Tính cầu toàn sẽ dẫn bạn đến một danh sách vô tận nh·ng việc mͳi phải làm. Khi bạn có ý th΁c theo dõi tất cả cam kết cͿa mình, thì cũng chính tính cầu toàn đó sẽ buộc bạn phải lΉa chọn và nói “không”, bͷi bạn sẽ ý th΁c rõ hơn khả năng cͿa mình đến đâu. Ví dͽ, nếu để tài liệu cần đọc ͷ khắp nơi, bạn sẽ gặp khó khăn khi cần tìm bất c΁ tài liệu nào. Nhưng nếu đặt chúng vào một chỗ, bạn có thể đọc đưͻc nhiều th΁ vͳi rất ít thời gian. Khi trọng tâm nҵm ở ngoài rìa MỘT CHỦ ĐỀ QUEN THUỘC trong lĩnh vӵc đào tạo con người của tôi theo tinh thần võ thuật phương Đông là: đâu là điểm lý tưởng nằm giữa tӵ do và khuôn khổ? Vận may thΉc chất là khi một người có thể đánh giá đúng khả năng cͿa mình, đồng thời cân bằng gi·a cái có thể đạt đưͻc và cái có thể s΅ dͽng -PETER MERE LATHAM Chúng ta phải tránh hai lỗi: một mặt cho rằng thế giͳi là một khuôn khổ duy nhất, nội tại, tồn tại t΃ trưͳc chờ chúng ta thấu hiểu; còn mặt kia lại cho rằng thế giͳi ͷ trong tình trạng vô cùng hỗn loạn. Lỗi th΁ nhất là kiểu sinh viên ồ lên ngạc nhiên tại sao các nhà thiên văn học có thể tìm ra tên chính xác cͿa nh·ng tinh cầu xa xôi. Lỗi th΁ hai có thể gặp trong bài thơ Walrus cͿa Lewis Carroll – người đã đánh đồng tất cả giày dép vͳi tàu bè và xi gắn, cải bắp vͳi vua chúa. – REUBEN ABEL Khi nào tổ chức trở thành gò ép, kiểm soát trở thành bó buộc, xây dӵng trở thành xiết chặt? Và ngưӧc lại, khi nào nới lỏng trở thành buông lỏng, không giới hạn trở thành tùy tiện, vô tư trở thành vô tâm? Mọi người thường cho rằng mình bị ngăn cản bởi những giới hạn. Họ lên tiếng: “Đӯng trói buộc tôi”. Nhưng chúng ta cũng biết rằng để hoàn thành một việc, ta phải rất nӛ lӵc “Phải lao động không ngӯng”. Vậy đâu là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất? Đó không chỉ là cuộc tranh luận thuộc phạm trù lý luận hay triết học. Hàng ngày khi bạn nhận 400 email, 100 thư thoại, 50 lần bị ngắt quãng, bạn phải đương đầu với vấn đề tӵ do và khuôn khổ. Những người tôn thờ tӵ do cảm thấy phiền toái khi những việc này luôn tồn tại và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Họ chỉ muốn lờ đi tất cả (ngoại trӯ những việc vui vẻ, dễ dàng, thú vị và thật sӵ gấp gáp). Những người sùng bái khuôn khổ luôn có các quy tắc, quy định, luật lệ cho tӯng tiểu tiết, điều đó giúp cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng bởi tất cả những việc phát sinh do mở rộng sӵ tập trung. Chúng ta có thể kết hӧp cả hai khía cạnh. Chúng ta muốn có sӵ kiểm soát chứ không phải bó buộc. Vấn đề nảy sinh tӯ ý nghĩa tiêu cӵc (và kinh nghiệm thӵc tế) của khái niệm “kiểm soát”, đó là chế ngӵ và xiết chặt – giống như cầm tù. Có một cách đạt đưӧc lӧi ích của cả hai khía cạnh, đó là sӱ dөng chiến thuật hai động thái cơ bản – tập trung và kết hӧp. Bên cạnh nghệ thuật hoàn thành công việc còn có nghệ thuật để công việc không hoàn thành. Người sáng suốt biết loại bỏ nh·ng điều không cần thiết. – LÂM NGỮ ĐƯỜNG Khi kết nối cả hai khía cạnh với nhau, hai động thái này sẽ đem lại sӵ tӵ do chúng ta muốn và khuôn khổ chúng ta cần để tối đa hóa hiệu suất. Tập trung là bí quyết của sức mạnh trong vật lý và cuộc sống, còn kết hӧp là chất bôi trơn dòng năng lưӧng hiệu quả. Các vận động viên hàng đầu thӵc hiện điều này rất xuất sắc. Họ tập trung, chú ý cao độ vào hoàn cảnh thӵc tế và cách thức phối hӧp với hoàn cảnh để có đưӧc lӧi thế. Để giải quyết email, bạn phải tập trung. Bạn đang làm gì và mӛi một cuộc giao tiếp phù hӧp như thế nào với công việc ấy? Những email ở đó – bạn vӯa soạn thảo vӯa phải xây dӵng một chiến lưӧc và quy trình giải quyết chúng. Phương thức này hӛ trӧ phương thức kia. Bạn phải kết hӧp bản thân với thế giới của mình nhằm vưӧt qua trở ngại và sӵ sao nhãng để có thể tập trung. Bạn phải tập trung để làm sáng tỏ bản chất của mọi thứ và làm cách nào để ăn khớp với chúng. Giải quyết những vấn đề của cuộc sống và công việc đòi hỏi sӵ tập trung tối đa và mức độ nhận thức cao mọi chi tiết trong thế giới của bạn. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng sẽ là cả một kỳ công để có thể luôn luôn ý thức đưӧc mình đang làm gì, biết mình đang đi đâu, xác định đưӧc mọi điều đã cam kết để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào một việc. • Hãy xem xét những câu hỏi này: • Bạn thật sӵ muốn tӵ do về điều gì? Để đạt đưӧc nó, cần có những kӹ luật nào? • Bạn có thể nới lỏng trong trường hӧp nào? • Bạn có thể tuân theo khuôn khổ trong trường hӧp nào? 4Muốn tới nơi cần đến, phải biết nơi đang đứng Bản đồ sẽ chẳng có tác dͽng gì nếu bạn không biết mình đang ͷ vị trí nào trên đó. Xác định vị trí và thời gian giúp bạn định hưͳng cho hành động: cần bỏ bao nhiêu công s΁c và phải đi về hưͳng nào. Nhận định khách quan về tình trạng hiện tại giúp giảm khả năng xảy ra lộn xộn, nhầm lẫn. Thỏa thuận vͳi bản thân và nh·ng người khác điều gì là đúng ngay bây giờ trong công việc cũng như cuộc đời bạn là yếu tố quan trọng tạo nên bưͳc tiến triển rõ ràng. Hãy quên tương lai – chӍ nắm chắc hiện tại CÓ MỘT CÂU NÓI QUEN THUỘC đưӧc dân gian đúc kết: “Càng tránh, càng mắc”. Tôi vẫn chiêm nghiệm xem câu nói này đúng đến đâu. Nếu không biết rõ công việc hiện tại của mình là gì và không đánh giá toàn diện, khách quan, bạn sẽ phải rất khó khăn mới có thể tạo nên sӵ khác biệt hoặc kết quả tốt hơn. Thiện chí hưͳng tͳi tương lai thật sΉ nằm ͷ việc chú trọng đến nh·ng gì ͷ hiện tại. – ALBERT CAMUS Mọi người thường hỏi tôi: “Làm thế nào để sắp xếp thứ tӵ việc nào trước, việc nào sau?” Tôi luôn hỏi ngưӧc lại: “Vậy công việc của anh là gì?” Để biết hành động nào quan trọng hơn, bạn phải có cái đích cho những gì bạn muốn duy trì, vươn tới hoặc trải nghiệm – bạn phải biết công việc của mình là gì. Nhưng ngay lúc này, công việc của bạn là gì? Vấn đề này không hề rõ ràng như mọi người vẫn nghĩ. Bạn sẽ trả lời đưӧc câu hỏi này bằng cách trả lời sáu câu hỏi sau, tӯ dưới lên: 1. Nhiệm vө hiện tại của bạn là gì? Đó là những hành động bạn cần làm ngay bây giờ để hoàn thành tất cả các cam kết và trách nhiệm của mình: gọi điện thoại, trả lời email, thảo luận, làm việc vặt, động não để tìm ra ý tưởng, v.v... Mӛi ngày, một người có tӯ 100 đến 120 việc kiểu này. 2. Kế hoạch hiện tại của bạn là gì? Đó là những cái đích mà bạn thỏa thuận với bản thân để đạt tới, kế hoạch bao gồm nhiều hành động, ví dө như thay lốp xe, đưa con đến trại hè, mua một công ty. Mӛi người có tӯ 30 đến 100 việc kiểu này. 3. Lĩnh vӵc trách nhiệm hiện tại của bạn là gì? Phần lớn mọi người có tӯ 10 đến 15 lĩnh vӵc, bao gồm cả những lĩnh vӵc chính trong công việc (phát triển đội ngũ nhân viên, quản lý công nӧ, lập kế hoạch, dịch vө khách hàng, v.v...) và những lĩnh vӵc chủ chốt của cuộc sống (tài chính, sức khỏe, gia đình, sӵ nghiệp, giải trí, v.v...). 4. Công việc và tình hình tài chính của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong năm tới? Đây là các mөc tiêu bạn cam kết hoàn thành hoặc duy trì trong những tháng tiếp theo – các mөc tiêu, dӵ định thay đổi, kế hoạch lớn hơn, v.v... 5. Công việc, sӵ nghiệp, cuộc sống riêng tư của bạn sẽ thay đổi như thế nào? Đây là bức tranh lớn – là tầm nhìn về những việc sẽ xảy ra trong vài năm tới. Phải mất mười năm con người mͳi quen đưͻc vͳi tuổi tác cͿa mình. – KHUYẾT DANH 6. Tại sao bạn hiện diện trên đời? Đây là lý do cho sӵ tồn tại của bạn – “công việc” của bạn với tư cách là một con người. Nếu bạn nghiêm túc hoàn thành việc đánh giá các cam kết, vấn đề, kế hoạch hiện có theo sáu cấp độ trên, bạn sẽ có một định nghĩa rõ ràng về công việc của mình. Tuy nhiên, rất ít người có thể xác định đưӧc đầy đủ tất cả những vấn đề này. Tôi thường dành tӯ 10 đến 15 tiếng cho một người chỉ để xác định công việc của họ trên hai cấp độ thông thường và có tác dөng nhất: các hành động và kế hoạch hiện tại. Nếu không xem xét khách quan để chuẩn bị tâm lý cho các cấp độ đó, chúng ta sẽ không sẵn sàng trao đổi với sếp, đối tác, bạn đời về việc điều chỉnh lại công việc hay giải quyết những thay đổi cần thiết trong mối quan hệ. Những người không biết mình đang làm gì thường không suy nghĩ nghiêm túc về sӵ thay đổi cần thiết để phù hӧp với những đổi thay đang diễn ra thường trӵc trong công ty, thế giới và cuộc sống của mình. K΍ luật không phải là kìm hãm và kiểm soát, cũng không phải là điều chỉnh thành một khuôn mẫu hay ý th΁c hệ. Nó có nghĩa là lý trí nhận th΁c đưͻc “đó là gì” và học đưͻc t΃ “đó là gì”. – J. KRISHNAMURTI Nhiều người láng máng cảm thấy muốn làm gì đó hoặc trở thành một người nào đó khác biệt trong tương lai. Nhưng nếu không xác định đưӧc mình đang ở vị trí nào, họ sẽ giống như con tàu ma Người Hà Lan bay và tất yếu sẽ bị cuốn đi. Ngưӧc lại, xác định rõ và quản lý những việc có thể xảy ra trong tương lai để giải quyết ngay tӯ bây giờ, dù với khả năng hoàn thành thấp, cũng sẽ tạo cảm hứng và khả năng sáng tạo tӵ nhiên cho những điều sắp tới mà không cần phải cố gắng nhiều. Nếu không biết mình đang ở vị trí nào trên bản đồ, bạn sẽ không biết nên đi theo hướng đông hay hướng tây dù đích đến đã rất rõ ràng. Việc thӯa nhận có ý thức toàn bộ những điều bạn đã tạo dӵng đưӧc trong công việc và cuộc sống đã là một thӱ thách thật sӵ. Nhưng việc chấp nhận thӵc tế sẽ thay đổi thӱ thách này theo hướng tích cӵc. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Ngay lúc này, điều gì có ý nghĩa với bạn? Có hữu ích không nếu mang thêm những việc khác vào cuộc sống và xӱ lý chúng ngay bây giờ? • Bạn có thể nhìn nhận thông tin theo cách khác không? 5Cơ hội vô hạn đưӧc tận dөng bҵng khả năng hữu hạn Cố gắng làm tất cả, ôm đồm tất cả mọi việc sẽ khiến bạn kiệt s΁c. Để luôn dẫn đầu cuộc chơi, danh sách vô tận “nh·ng th΁ bạn t΃ng muốn” phải đưͻc đưa về quy mô thΉc tế, có khả năng thΉc hiện. Một phút làm nhà quản lý tiến trình công việc TÔI Đà THAM DỰ nhiều chương trình phỏng vấn “chớp nhoáng” trên đài, tivi kiểu phỏng vấn cho bạn khoảng 50 giây để truyền tải các bí quyết cải thiện sức khỏe, giàu sang, hạnh phúc. Tôi buộc phải cô đọng thông điệp thành những điều cốt yếu nhất. Câu hỏi thường đưӧc đặt ra là: “Thưa ông David, xin ông cho biết một việc chúng ta cần làm để có đưӧc năng suất cao là gì?” Câu trả lời của tôi là: “Không phải một việc mà là năm việc cùng phối hӧp: Mọi người thường chỉ giữ các vấn đề trong đầu. Họ không quyết định cần làm gì để giải quyết những thứ họ biết là cần phải giải quyết. Họ không sắp xếp các công cө nhắc việc và tài liệu phân loại theo chức năng. Họ không duy trì và xem xét lại những cam kết của mình. Vì thế, họ lãng phí, hao mòn sức lӵc, và luôn bị những việc gấp gáp nhất chi phối tất cả công việc, hy vọng đó đúng là việc cần thӵc hiện trước, nhưng không bao giờ cảm thấy thật sӵ thoải mái với suy nghĩ đó.” Người có một chiếc đồng hồ sẽ biết chính xác thời gian, người có hai chiếc đồng hồ thì không. - LEE SEGALL Nếu không quản lý, công việc sẽ dồn lại đến ngập đầu. – CHARLES BOYLE Khi cuộc sống đòi hỏi ͷ con người nhiều hơn nh·ng gì ta đòi hỏi nó, hậu quả sẽ là sΉ oán giận cuộc đời càng trͷ nên thâm căn cố đế như nỗi sͻ cái chết. – TOM ROBBINS Tôi sẽ làm thế nào? Tôi chỉ xác định những thói quen xấu nhất trong năm giai đoạn của quản lý tiến trình công việc: tập hӧp, xӱ lý, tổ chức, đánh giá lại và hành động. Tôi không thể chỉ ra cho phóng viên giai đoạn nào trong số này là giai đoạn gây ra vấn đề. Bạn có thể thӵc hiện tốt bốn giai đoạn quản lý tiến trình công việc nhưng nếu để lӥ một giai đoạn, bạn sẽ khiến cả quá trình lӥ nhịp theo. Kết quả của cả quá trình sẽ tương đương với khâu yếu nhất trong toàn chuӛi. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ mọi thứ trong đầu, điều đó làm gián đoạn việc bắt đầu tiến trình. Nhiều người viết ra giấy đủ thứ nhưng lại không quyết định tiếp theo cần làm gì. Ngay cả khi thật sӵ suy nghĩ về những hành động cần thiết (trước khi lâm vào tình trạng khủng hoảng), họ cũng không sắp xếp những công cө nhắc việc để chúng kịp thời nhắc họ thời điểm hành động. Thậm chí, ngay cả những người lập danh sách công việc này với nӛ lӵc đạt đưӧc hiệu suất cao cũng để cho phương pháp của họ nhanh chóng trở nên lạc hậu và thiếu nhất quán. Kết quả là do thiếu quan tâm và rèn luyện công cө tư duy, cuộc sống và công việc của họ trở thành phản ứng thө động thay vì những lӵa chọn hành động có định hướng rõ ràng. “Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì?” “Chính là phương pháp kết hӧp năm hành vi mang tính thӵc tiễn nhất. Hãy đưa mọi thứ ra khỏi đầu. Quyết định các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề khi nó chớm xuất hiện chứ không phải khi đã xảy ra. Sắp xếp các công cө nhắc nhở kế hoạch và những hành động tiếp theo để thӵc hiện kế hoạch thành các mөc phù hӧp. Luôn cập nhật, hoàn thiện và thường xuyên đánh giá lại phương pháp của bạn để bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tin tưởng vào sӵ lӵa chọn trӵc giác về những gì mình đang làm (và không làm).” Tôi cho rằng có thể đơn giản hóa vấn đề như sau: “Tập trung vào các kết quả tích cӵc và không ngӯng triển khai hành động tiếp theo đối với việc quan trọng nhất”. Bất cứ ai cũng biết điều này! Kiên trì thӵc hiện nguyên tắc đó, tổng hòa mọi khía cạnh của cuộc sống là thӱ thách lớn nhất và không hề đơn giản. • Hãy xem xét những câu hỏi sau: • Gần đây bạn đã xem qua danh mөc trong mô tả công việc (4 đến 7 lĩnh vӵc cần lưu tâm và chịu trách nhiệm) chưa? • Bạn có đánh giá lại 5 đến 10 lĩnh vӵc trọng tâm trong cuộc sống (sức khỏe, tài chính, sӵ nghiệp, mối quan hệ…) để chắc chắn mình có mọi kế hoạch cần thiết cũng như giữ chúng nguyên vẹn và phù hӧp với tiêu chuẩn không? 6Quá nhiều cam kết trong đầu dүn đến stress và thất bại Bằng tiềm th΁c, bạn nhận biết tất cả các cam kết t΃ nhỏ tͳi lͳn, t΃ đời tư đến công việc cͿa mình. Tuy nhiên, phần tiềm th΁c đó không ch΁a đΉng cảm giác về quá kh΁ hay tương lai; vì vậy khi gắn kết vͳi tình trạng chưa hoàn thành, nó sẽ gây ra cảm giác lo lắng, thất vọng. Lúc này, bạn phải nỗ lo về việc cͿa cả quá kh΁ và tương lai một lúc và đó là điều không thể. Nhưng tâm trí bạn không đầu hàng và vẫn tiếp tͽc cố gắng không ng΃ng. Hoàn thành công việc: phản ứng chủ động hay bị động? GẦN ĐÂY, CÓ MỘT SỐ Ý KIẾN cho rằng phương pháp hoàn thành mọi việc trong cuốn OK mọi việc - loại bỏ stress để đạt hiệu suất cao của tôi mang tính “phản ứng bị động” hơn so với các phương pháp tập trung vào những ưu tiên và “cái nhìn toàn cảnh” khác. Hoàn toàn có thể hiểu đưӧc sӵ phê bình đó. Trong phần lớn công việc, chúng ta thường tập trung trước hết vào việc xӱ lý tài liệu trên bàn, sắp xếp công việc tiềm thức (“những việc nên làm” và “những việc cần làm”) trong trí não cùng hàng nghìn email trong máy tính. Chúng ta không bắt tay vào tập trung giải thích tại sao công việc lại chồng chất và làm thế nào để sắp xếp chúng theo thứ tӵ quan trọng. Tuy nhiên, có một phương pháp để giải quyết tình trạng này. ThΉc hiện kế hoạch mͳi không phải lúc nào cũng là một thay đổi tích cΉc. Đó có thể là biểu hiện cͿa sΉ liều lĩnh và khả năng không hoàn thành. Nhưng xem xét lại mọi cấp độ chưa hoàn thành và hoàn thành chúng lại là một dấu hiệu cͿa thay đổi tích cΉc. – JOHN-ROGER Sӱ dөng thời gian và sức lӵc vào tất cả những việc dở dang có thể bị xem là một phương pháp phản ứng bị động. Nhưng sӵ thật có phải là như vậy? Bạn vӯa đưa những việc dở dang đó vào cả cuộc sống và tâm trí mình, và phản ứng (hoặc sӵ thiếu phản ứng) của bạn đang tác động trӵc tiếp đến sức lӵc và khả năng để có thể tuân theo sӵ chỉ huy của tiềm lӵc tinh thần. Phương pháp này buộc bạn phản ứng lại chúng. Chúng là gì? Bạn cam kết điều gì với chúng? tiếp theo bạn cầ hành động như thế nào để thӵc hiện cam kết? Bạn cần suy nghĩ và tổ chức cái gì để nhanh chóng giải quyết hӧp lý tӯng thứ trong số chúng? Chúng ta có nên bắt đầu với những việc do các mức độ ưu tiên sau chi phối: mөc tiêu, giá trị, mөc đích và mөc tiêu chiến lưӧc? Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu trở nên chủ động, sáng tạo, hướng về phía trước thay vì tập trung vào những chi tiết trong quá khứ? Đúng vậy, nhưng lý do lớn khiến chúng ta thường không bắt đầu theo cách đó là vì gần như không thể tập trung vào một cái nhìn tổng thể trong khi phần lớn năng lưӧng bị kìm hãm. Nhằm khởi động và tiếp cận dễ dàng nhất, hiệu quả nhất nguồn sáng tạo cần cho tư duy mới về thӵc tế, bộ nhớ bạn phải đưӧc thông suốt. Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng khiến chúng ta thӵc hiện nhiều bước tiến hành những chi tiết kiểu này là: Chúng ta đang đào tạo cách phản ứng mạnh mẽ, hiệu quả và chủ động. Nhiều người tӵ cho mình là chỉ để “những việc quan trọng nhất” chi phối thường giải quyết vấn đề sau khi chúng đã trở nên gấp gáp. Nếu bạn nghĩ rằng những tiểu tiết quanh bạn sẽ tӵ động biến mất khi bạn có một định hướng rõ ràng, mới và tích cӵc, thì bạn nên nghĩ lại. Ngay bây giờ bạn phải nhanh chóng xӱ lý tất cả những chi tiết đó tùy theo tình hình mới. Gạt bỏ chúng, sắp xếp, thӵc hiện, phân bổ, đẩy mạnh hoặc hoãn chúng đến thời điểm thích hӧp hơn. Học cách phản ứng hiệu quả với mọi th΁ vướng mắc tâm trí bạn là một cách ứng xӱ thông minh. Bạn sẽ luôn có những ưu tiên, và chúng sẽ phát triển rồi thay đổi khi bạn trưởng thành. Chúng có thể làm cho việc quyết định muốn đọc tạp chí nào hoặc xӱ lý thư điện tӱ nào trước tiên trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên bạn không tӵ nhiên có đưӧc khả năng xӱ lý rõ ràng, gọn gàng và giải quyết nhanh chóng bất cứ cái gì chớm phát sinh nếu chỉ đơn giản xác định đưӧc những ưu tiên đó. Nếu các trò biết điểm cân bằng, các trò có thể giải quyết đưͻc các tiểu tiết. Nếu có thể giải quyết các tiểu tiết, tâm hồn các trò sẽ trͷ nên tĩnh lặng. Nếu tâm hồn các trò trͷ nên tĩnh lặng, các trò có thể suy nghĩ cả khi đ΁ng trưͳc hổ. Nếu có thể suy nghĩ ngay cả khi đ΁ng trưͳc hổ, các trò chắc chắn sẽ thành công. – MẠNH TỬ Thậm chí ngay khi đã nhận ra và cam kết đạt tới một cái đích hoặc tầm nhìn, thì để thӵc hiện hay hoàn thành nó, bạn vẫn phản ứng lại với nó. Khả năng phản ứng chủ động đơn giản là như vậy. Khi bạn làm mình trở nên nhạy cảm, khi bạn rèn luyện bản thân để đánh giá và nhanh chóng thӵc hiện mọi thứ một cách hӧp lý, bạn sẽ thӵc hiện chúng ngày càng thuần thөc để thu đưӧc kết quả cao. Chúng tôi sẽ đưa bạn tới mọi thảo luận cần thiết để chỉnh hướng bản thân, điều chỉnh các kế hoạch, công việc, các lĩnh vӵc trọng tâm chủ chốt, mөc tiêu ngắn hạn, tầm nhìn dài hạn... của mình. Nhưng chúng tôi sẽ làm điều này sau khi bạn đã xӱ lý xong mọi thứ vặt vãnh trong cuộc sống, công việc hiện tại và đạt đưӧc kӹ luật để thӵc hiện việc đó với mọi thứ tӯ bây giờ. Nếu bạn vẫn chưa kiểm soát đưӧc giấy tờ bӯa bộn trên bàn hoặc thư điện tӱ trong máy tính, bạn vẫn đang để lӥ một yếu tố chủ chốt để chứng minh khả năng sẵn sàng cho mọi việc. • Hãy xem xét những câu hỏi này: • Điều gì vẫn lẩn quất trong đầu bạn, không ngӯng xuất hiện để nhắc bạn về những cam kết bạn đặt ra với bản thân để làm nên điều khác biệt? • Hôm nay bạn đã tránh giải quyết việc gì? Tại sao bạn nghĩ ngày mai việc đó sẽ không còn? Gӥ bỏ sӵ ám ảnh của nó ngay bây giờ sẽ hữu ích như thế nào? 7Các ưu tiên chӍ phát huy tác dөng khi ta hiӇu rõ chúng Bạn chỉ có thể thấy đưͻc tầm quan trọng cͿa mỗi hành động, kế hoạch cͿa mình khi so sánh chúng vͳi nhau một cách có ý th΁c. Nếu chỉ sắp xếp vào bộ nhͳ cͿa bạn, các kế hoạch có thể bị đánh giá quá thấp hoặc quá cao. Duy trì đánh giá toàn diện, thường xuyên và có thể kiểm nghiệm đối vͳi mọi công việc dͷ dang t΃ lͳn đến nhỏ là điều kiện tiên quyết để thiết lập các ưu tiên đáng tin cậy. Mối nguy hiӇm của các kế hoạch ”ít quan trọng hơn” QUÁ NHIỀU sӵ phá hủy hiệu suất cá nhân ngày nay xuất phát tӯ việc không giải quyết những vấn đề quan trọng “thứ yếu”. Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không có thời gian giải quyết những việc quan trọng thứ yếu, vì phải giải quyết quá nhiều vấn đề nguy cấp, rối ren khác? Hãy đoán xem hầu hết những việc nguy cấp, rối ren này xuất phát tӯ đâu? Câu trả lời là tӯ chính các vấn đề quan trọng thứ yếu đã bị phớt lờ vì các việc nguy cấp, rối ren. Hội chứng này sẽ không tӵ điều chỉnh – nó sẽ sống dai dẳng. Một việc sẽ trͷ nên khó khăn khi bạn miễn cư͹ng thΉc hiện nó. – TERENCE Điều gì nằm trong khả năng thΉc hiện cͿa chúng ta thì cũng nằm trong khả năng không thΉc hiện cͿa chúng ta. – ARISTOTLE Nhiều người đổ tại việc quản lý tồi cho số phận. – KIN HUBBARD Tôi cho rằng một phần nguyên nhân của hội chứng này xuất phát tӯ tư duy theo nguyên tắc ưu tiên thường xuất hiện trong các chương trình đào tạo quản lý thời gian và quản lý các ưu tiên gần đây. Tôi hiểu rằng khi hướng dẫn mọi người lӵa chọn sẽ làm gì trong thời gian mình có, thì một số lӵa chọn sẽ tạo ra kết quả tốt hơn những lӵa chọn khác. Nhưng mặt trái của nguyên tắc này là nó khiến ta trốn tránh trách nhiệm kiểm soát những công việc dở dang và ít quan trọng hơn. Những người tham dӵ hội thảo của tôi thường băn khoăn tại sao tôi lại khuyên họ lập danh sách kế hoạch hoàn chỉnh, không phân biệt ưu tiên, khung thời gian hay quy mô. Câu trả lời của tôi là tôi phân biệt chúng rất đơn giản: tôi chia chúng thành hai loại danh sách kế hoạch. Danh sách đầu tiên là một bản thống kê toàn diện tất cả những công việc dở dang của chúng ta đòi hỏi phải hoàn tất. Đa số mọi người có 30-100 công việc dở dang như vậy. Danh sách thứ hai là tất cả các kế hoạch bạn có thể muốn thӵc hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lai nhưng không cam kết thӵc hiện ngay bây giờ. Với mӛi việc nằm trong danh sách đầu tiên, bạn cần quyết định các hành động tiếp theo và thường xuyên đánh giá lại tình trạng của nó. Bạn có thể không hành động ngay, miễn là bạn biết phải làm gì và hiểu rõ lӵa chọn của mình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại thường tránh xӱ lý vấn đề vì luôn phải bận tâm xem cần hành động gì và vì thế mà bỏ lӥ vô số cơ hội thúc đẩy công việc trước khi nó lâm vào tình trạng khủng hoảng. Bạn có thể cần hoặc chưa cần thay lốp xe mới. Đến một thời điểm nào đó, vấn đề lốp xe sẽ vưӧt quá một ranh giới nhất định. Trước thời điểm này, việc thay lốp không cần thiết. Sau thời điểm này, việc thay lốp lại rất cần thiết. Khi đã cần thiết, tức là không còn sӵ phân loại ưu tiên. Đó là kế hoạch phải thӵc hiện. Khi kế hoạch đã vưӧt quá một ranh giới nhất định, thì nó chuyển tӯ mức độ “cần thiết” sang “cӵc kỳ cần thiết”. Tình trạng này vẫn liên tөc xảy ra vì chúng ta thường không giải quyết chúng triệt để khi mới chỉ ở mức “cần thiết”, mà chỉ chú ý khi vấn đề trở nên “cӵc kỳ cần thiết”. Thay vì thӵc hiện hành động “Gọi điện cho cӱa hàng để khảo giá lốp”, chúng ta lại thӵc hiện hành động “Gọi điện cho trung tâm sӱa chữa ô tô đến thay lốp bị nổ”. Hãy vạch rõ và xác định mọi kết quả mà bạn tӵ cam kết đạt đưӧc, dù lớn hay nhỏ, cũng như những hành động cần thiết để thӵc hiện. Khi đó bạn đã sẵn sàng cho cuộc chơi hiệu suất thật sӵ mang tên hoàn thành mọi kế hoạch ngay khi có thể và cảm thấy hài lòng về cách thӵc hiện mӛi việc. Các phòng dịch vө khách hàng không bao giờ tạo ra sӵ tảng lờ không cần thiết đối với bất c΁ yêu cầu hoặc công việc dở dang nào. Nếu bạn thật sӵ muốn tӵ phөc vө chính mình, bạn cũng đӯng nên lờ đi những việc cần thiết. · Xem xét các câu hỏi sau: · Bạn đã quyết định lờ đi việc gì vì nó dường như không quan trọng lúc này? · Tầm quan trọng của việc hoàn thành việc đó? · Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu hoàn thành nó? 8Hoàn tất công việc dở dang đӇ giải phóng năng lưӧng Dù nh·ng công việc chưa hoàn thành có vẻ không quan trọng hay chúng ta không ý th΁c về chúng, chúng vẫn chiếm h·u nguồn năng lưͻng tinh thần h·u hạn cͿa chúng ta. Khi chúng đưͻc đưa ra và hoàn thành (hoặc đưͻc công nhận là đã hoàn thành), nguồn năng bị chiếm dͽng trưͳc đó mͳi đưͻc bù đắp. Hiện thực kỳ diệu CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT để đánh thức sӵ năng động là dọn sạch ga-ra của bạn. Đӯng vội kết luận là tôi sai. Lập một kế hoạch chiến lưӧc lớn và tạo nên một cái ga-ra sạch sẽ, ngăn nắp là hai hoạt động rất khác nhau. Một hoạt động đòi hỏi sӵ sẵn sàng và tập trung cao độ để nhìn xa hơn những điều kiện và sӵ việc của hiện tại. Hoạt động kia đòi hỏi một trận đánh giáp lá cà quyết liệt với những sӵ việc đó. Tuy nhiên, giữa hai hoạt động này lại có một mối quan hệ kỳ lạ, đáng ngạc nhiên. Hãy kết thúc mỗi ngày và dồn toàn s΁c cho nó. Bạn đã làm nh·ng gì có thể. Chắc chắn bạn sẽ vấp phải vài điều sai lầm, ngͳ ngẩn nhưng hãy quên chúng đi ngay khi có thể. Mai là một ngày mͳi; hãy bắt đầu nó tốt đẹp và yên bình vͳi lòng phấn chấn để không bị nhͽt chí bͷi nh·ng sai lầm trưͳc đây. – RALPH WALDO EMERSON Bạn có thể có một chiến lưӧc vĩ đại về những việc định làm với cái ga ra. Nhưng đến ngày thứ bảy, khi bạn đeo thắt lưng, mặc quần jean, xắn tay áo để bắt đầu công việc, tầm nhìn trước đó của bạn có thể trở nên lạc hậu chỉ trong tiếng đồng hồ. Giấc mơ của bạn thúc đẩy bạn hành động nhưng cảm hứng chỉ có khi bạn thật sӵ tận tậm với một cái gì đó mang tính sáng tạo cá nhân. Khi đó, thӵc tế sẽ mở ra cho bạn những khả năng ngoài sức tưởng tưӧng. Có thể đó là khi bạn khuấy động những câu hỏi sôi nổi và sáng tạo về cuộc đời mình. Có thể đó là hành động chủ động chịu trách nhiệm với những thứ bạn tạo ra và gắn với bản thân bạn, tӯ đó tӵ động hình thành nhận thức. Có thể đó là tầm cao tӵ nhiên xuất hiện khi bạn hoàn thành, lấp đầy những phạm vi năng lưӧng cũ kӻ. Những việc bạn giải quyết đưӧc sẽ tuyệt vời hơn nhiều so với thứ ban đầu bạn hình dung mình sẽ tạo ra. Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy dường như cuộc sống mͳi chuẩn bị bắt đầu – cuộc sống thΉc cͿa tôi. Nhưng luôn có nh·ng chưͳng ngại trên con đường phía trưͳc: một cái gì đó phải vưͻt qua, một công việc chưa hoàn thành, sΉ lãng phí thời gian, một món nͻ phải trả. Và khi đó, cuộc sống bắt đầu. Cuối cùng tôi chͻt nhận ra nh·ng chưͳng ngại đó chính là cuộc sống cͿa tôi. – ALFRED D’SOUZA Hầu hết mọi người thường bỏ l͹ cơ hội vì chúng ẩn mình dưͳi lͳp áo khoác và mang diện mạo cͿa công việc. – THOMAS EDISON Đó là lý do vì sao tôi lại hoài nghi việc mọi người muốn kiểm soát công việc và cuộc sống của mình bằng cách “thiết lập các ưu tiên”. Đây chỉ là nӛ lӵc lảng tránh trách nhiệm với những gì họ có liên quan. Lӵa chọn tôi đưa ra luôn là dọn sạch “ga-ra” công việc, cuộc sống và đầu óc của mӛi người. Tiếp đến mới là các ưu tiên, tầm nhìn và một kế hoạch đưӧc thiết lập trên một nền tảng vững chắc. Và chúng hầu như không giống với những gì ta hình dung ra. Hiện thӵc không phải là vật thay thế cho cái siêu phàm mà chỉ là con đường bí mật dẫn tới đó. Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Khi nào thì bạn khơi dậy đưӧc cảm hứng tӯ một hoạt động thӵc tế? • Công việc dở dang nào quanh bạn cần bạn “tác động” theo quy luật tӵ nhiên? Bạn có thể hình dung điều gì đang đӧi mình ở phía bên kia không? 9Nếu vấn đề còn nҵm trong tâm trí bạn, có thӇ nó chưa hoàn thành Một số việc sẽ khiến bạn “phát cáu” cho đến khi bạn xác định rõ mình định làm gì vͳi chúng, quyết định nh·ng hành động tiếp theo, đặt công cͽ nhắc nhͷ kết quả và hành động tại nh·ng nơi có thể thường xuyên nhìn thấy khi cần. Đó cũng chính là nh·ng hành vi đảm bảo cho mọi việc hoàn thành – xác định ý nghĩa cͿa “hoàn thành”, quyết định diện mạo cͿa việc “đang làm” và lắp ráp kết quả cͿa suy nghĩ đó vào một khuôn khổ có khả năng thúc đẩy sΉ tiến hành dễ dàng nhất. Thứ tự ưu tiên trong tâm trí SAU KHI tôi hoàn thành bài diễn thuyết, một ủy viên ban quản trị tiến lại gần tôi v,ới cái nhìn xúc động: “Tôi nghĩ có thể ông đã thay đổi cuộc đời tôi”. Tôi hỏi lại: “Sao cơ?” “Tӯ trước đến giờ, tôi luôn tӵ hào về những gì mình có thể giữ và quản lý trong đầu, và tôi thậm chí luôn cố gắng phát triển điều này. Bây giờ, tôi nhận ra rằng sức lӵc của mình đã hoàn toàn đặt sai chӛ!” Tâm trí không phải cái thùng để đổ đầy mà là ngọn l΅a phải nhen lên. –PLUTARCH Trͷ thành chúng ta hiện tại và trͷ thành người ta có khả năng trͷ thành là cái kết duy nhất trong cuộc đời. – ROBERT LOUIS STEVENSON Nhiều năm trước, tôi đã quyết định tìm hiểu xem liệu tâm trí có phải là nơi lưu trữ tốt nhất hay không. Bạn sẽ chọn câu trả lời nào? Dù đa phần câu trả lời của mọi người là: “Không, tâm trí chắc chắn không phải nơi lưu trữ tốt nhất”, nhưng họ vẫn lưu trong đó rất nhiều thứ. Hàng loạt những việc sẽ, có thể, nên, cần, phải, muốn ... bị chèn chặt vào một chӛ. Nếu chỉ đưӧc lưu trữ trong tâm trí, những cam kết với bản thân đó không những không tạo nên bước tiến triển nào, mà còn gây ra mâu thuẫn và căng thẳng bên trong. Khi bạn có bất cứ cam kết nào với bản thân và chưa hoàn thành ngay, tâm trí sẽ của bạn sẽ đòi hỏi và chiếm dөng nguồn năng lưӧng tinh thần cho đến khi cam kết đưӧc hoàn thành. Đó là sӵ cản trở tinh thần. Mọi suy nghĩ kiểu như “Tôi cần sữa” hay “Tôi cần quyết định có nên mua công ty này không” đều choán chӛ trong bộ nhớ. Cách giải quyết rất đơn giản. Hãy liệt kê công việc ra, sau đó thӵc hiện nó hoặc tӵ nhủ: “Không phải bây giờ”. Hãy tin rằng bạn sẽ gặp lại sӵ lӵa chọn đó bất cứ khi nào bạn cần đánh giá lại. Chuyển vấn đề lên một hệ thống cao hơn để có thể tiếp tөc sӱ dөng năng lưӧng tinh thần vào những việc lớn lao và tuyệt vời hơn. Đây là một thói quen rất hữu ích mà những người trưởng thành cần tiếp nhận. Những người xuất sắc nhất mà chúng tôi đã đào tạo, những người thật sӵ nắm vững mөc đích của phương pháp này đôi khi vẫn phải mất đến hai năm để áp dөng và luyện tập đầy đủ chúng. Lần đầu tiên thӱ nghiệm, ngay lập tức họ đã nhận thấy nguồn năng lưӧng của mình sinh sôi mạnh mẽ. Nhưng để đạt đến độ mà những gì còn lại trong tâm trí, ngoại trӯ tất cả những điều họ đang làm ở thời điểm hiện tại, chỉ còn là vài ấn tưӧng nguyên sơ trong cuộc đời họ – thì đó là cấp độ ứng dөng thành thạo hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể nắm bắt vấn đề này khá nhanh. Tôi hình dung có thể 25 năm nữa, những đứa trẻ trên trái đất sẽ nói: “Tại sao ông lại giữ mọi thứ trong tâm trí? Như thế là bảo thủ và ngớ ngẩn lắm đấy!” Chúng sẽ dồn sức lӵc để tạo ra những lӧi ích tốt hơn. Hãy giúp trẻ nhỏ có đưӧc kӻ năng đó. • Hãy xem xét những câu hỏi sau: • Những việc chưa hoàn thành nào thật sӵ đã ra khỏi tâm trí bạn? Bạn đã giải quyết việc đó như thế nào? • Điều gì vẫn ở trong tâm trí bạn gây ra sӵ bế tắc? • Điều gì bạn không muốn nghĩ đến nữa? 10Sự sáng tạo xuất hiện khi có không gian tinh thần Khi không gian tinh thần có quá nhiều sao nhãng và nh·ng công việc chưa giải quyết, dòng chảy sáng tạo sẽ bị tắc. Hãy thông dòng chảy, thu hút và phát triển tư duy mͳi, hiệu suất cao sẽ tΉ xuất hiện. Đó là tất cả những gì chúng ta có? TÔI Đà THUYẾT GIẢNG nhiều năm về giá trị của việc đưa mọi thứ ra khỏi tâm trí. Tôi không khỏi băn khoăn tại sao ngay cả những khách hàng hăng hái nhất và những người tham dӵ hội thảo của chúng tôi lại thường gặp khó khăn khi rèn luyện thói quen này. Hàng chөc nghìn người đã hiểu và đồng ý với tôi rằng không gian của tâm trí là giới hạn. Đó là một căn phòng hӛn độn và mọi thứ lưu trữ trong đó luôn bị sӱ dөng quá mức hoặc không đúng mức. Tại sao mọi yếu tố lại cản trở việc triển khai tối đa nguyên tắc đưa mọi thứ ra khỏi tâm trí? SΉ giả vờ lͳn nhất cͿa con người đưͻc dΉng lên không phải để che giấu phần xấu xa, độc ác mà là phần trống rỗng trong chúng ta. – ERIC HOFFER Bởi vì ở đây có những nguyên nhân sâu xa hơn, dẫn đến những thách thức lớn đối với sӵ thoải mái và động lӵc tӵ nhận thức của chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu đây thật sӵ là tất cả những gì ta có, là cái tốt nhất ta có thể làm nhưng vẫn không phải cái ta nên có? Nếu nhìn sâu vào bản thân, chúng ta sẽ thấy đó là những lo lắng thường trӵc ẩn bên trong hết thảy con người. Và điều cuối cùng mà chúng ta muốn làm là đi vào tận cùng nӛi lo sӧ đó. Để đến cái đích mà bạn không biết, bạn phải đi bằng con đường mò mẫm. – T. S. ELIOT Giữ những việc chưa hoàn thành, chưa sáng tỏ, chưa giải quyết trong tâm trí sẽ gây ra căng thẳng không đáng có. Giải tỏa chúng, ta sẽ có niềm tin rằng vẫn còn nhiều thứ quan trọng và tiềm ẩn giá trị đối với tư duy của chúng ta đang nằm trong trí óc. Nếu viết ra mọi thứ cần làm cùng mọi suy nghĩ mang tính xây dӵng về chúng, ta có thể nhìn thấy khả năng hạn chế của mình. Nếu duy trì sӵ hӛn loạn và vô định, chúng ta sẽ luôn giả vờ rằng mình thông minh, mạnh mẽ, làm việc hiệu quả theo mөc đích nhưng không bao giờ phải chứng minh điều đó cho chính mình. “Ồ, tôi có thể thể hiện tính sáng tạo, thông minh, năng động của mình nhiều hơn nhưng vì đang phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm nên tôi không thể chứng tỏ vào lúc này.” Đó là một mánh khóe huyễn hoặc bản thân! Tôi biết bạn không có gì cả. Đó là lý do vì sao tôi đòi hỏi ͷ bạn mọi th΁. Khi đó bạn sẽ có mọi th΁. – ANTONIO PORCHIA Nguyên tắc cơ bản trong phương pháp tăng hiệu suất cá nhân của tôi cho vấn đề này là: viết ra tất cả, suy nghĩ tất cả, quyết định việc cần làm đối với tất cả, quản lý tất cả những lӵa chọn trong một hệ thống liên tөc đưӧc đánh giá khách quan. Điều thú vị là đối với những người thật sӵ dám mạo hiểm − thật sӵ đối diện với mọi thứ - kinh nghiệm đạt đưӧc rất đáng giá. Nó giúp giải phóng áp lӵc, củng cố lòng tӵ trọng vì họ đang hoạt động tӯ nguồn gốc của tính sáng tạo chứ không phải tӯ tác động của nó. Một trong những thӱ thách lớn nhất mà ta phải đối mặt trong cuộc đời là nhận thức về giá trị bản thân không thể dӵa hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của mình. Giả sӱ ngay bây giờ mọi thứ ta đã làm đều biến mất, thì ta phải biết rằng mình sẽ tiếp tөc có giá trị và có thể tạo dӵng tӯ đầu những gì ta cần hoặc muốn. Chúng ta phải biết rằng trên đời không có cái gọi là đường cùng. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Hai mươi năm trước bạn có thể hình dung ra tất cả những gì mình sẽ trải nghiệm và đạt đưӧc cho đến nay không? • Bạn có cho rằng mình sẽ khiến dòng chảy thành công của bản thân chảy chậm lại không? • Bạn đã sẵn sàng sống và làm việc mạnh dạn hơn chưa? 11Sông càng sâu, dòng càng xiết Việc dọn dẹp, sắp xếp, tổ ch΁c cuộc sống và công việc sẽ giúp bạn tăng cường khả năng giải quyết nh·ng khó khăn lͳn và khơi gͻi s΁c mạnh tiềm ẩn. Năng lưͻng đưͻc gia tăng sẽ lan tỏa khắp tổ ch΁c hay doanh nghiệp. Nó lôi cuốn sΉ tham gia cͿa mọi người một cách sâu sắc và sáng tạo. Ngưͻc lại, các vấn đề chưa đưͻc giải quyết sẽ tΉ dẫm chân tại chỗ. Bạn đã thật sự sҹn sàng làm nhiều hơn? CHÚNG TÔI Đà TĂNG GIÁ – tôi không muốn doanh nghiệp của mình phá sản. Hãy để tôi giải thích. Một hôm, tôi nhận thấy một tín hiệu nguy hiểm bên trong: Tôi không hề có cảm giác hứng khởi khi một khách hàng yêu thích nào đó yêu cầu tôi làm nhiều, nhiều hơn một công việc gì đó cho họ. Rõ ràng là tôi không muốn điện thoại đổ chuông. Sau nhiều năm theo dõi quá trình này, tôi biết rằng nếu mình cho phép cảm giác này tiếp tөc tồn tại thì rồi điện thoại cũng sẽ không còn đổ chuông nữa. Khách hàng sẽ bỏ đi. Trưͳc bất kỳ điều gì, sΉ chuẩn bị sẵn sàng là bí quyết thành công. – HENRY FORD Tôi đã đối diện với cảm giác đó và phát hiện ra nguồn gốc vấn đề: chúng tôi đã định giá thấp lưӧng thời gian và sӵ tập trung mà mình bỏ ra để thӵc hiện các công việc chất lưӧng cao của mình. Tôi đã phải thách thức chính mình bằng câu hỏi: cần làm gì để có cảm giác háo hức khi điện thoại đổ chuông? Câu trả lời rất đơn giản: tăng giá. Sau đó, tôi cảm thấy vui khi dành thời gian và công sức thӵc hiện yêu cầu của khách hàng và càng mất nhiều thời gian càng vui. Nếu bạn để một cành cây xanh trong trái tim thì nh·ng con chim đang hót sẽ bay đến vͳi bạn. Ố – TỤC NGỮ TRUNG QUỐC Điều đó dường như rất hiển nhiên với bạn nhưng với tôi trước kia thì không. Chúng tôi có những mức tiêu chuẩn cao về việc thӵc hiện công việc ở mức trên cả kỳ vọng và giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, đôi khi tôi cần thoát khỏi khu vӵc thoải mái quen thuộc của mình để có động lӵc hoàn thành xuất sắc công việc trong dài hạn. Ở đây, có một nguyên tắc cơ bản đang phát huy hiệu quả. Tất cả chúng ta, cá nhân hay tổ chức, có thể đang vô tình kìm hãm những thứ mới và tốt đẹp hơn của bản thân bởi chúng ta nhận thấy mình không thể giải quyết chúng thành công và trọn vẹn. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng mình muốn mọi thứ “nhiều hơn”. Nhiều tiền hơn, nhiều khách hàng hơn, nhiều trách nhiệm hơn, nhiều niềm vui hơn, nhiều thời gian hơn. Nhưng có thật sӵ như vậy không? Tôi phát hiện ra rằng những gì tôi muốn một cách vô thức chỉ là một phần nhỏ của những gì chi phối năng lӵc sáng tạo của tôi. Rất nhiều lần, những gì mà tôi cho là mình muốn đã phải chịu thua những ảnh hưởng khác. Tôi đã có rất nhiều cơ hội trong sӵ nghiệp – có nhiều tiền hơn, nhiều khách hàng hơn, nhiều trách nhiệm hơn, nhiều niềm vui và nhiều cơ hội hoàn thiện bản thân hơn. Nhưng tôi đã không thật sӵ sẵn sàng để giải quyết chúng nên đã không nhận ra các cơ hội khi chúng xuất hiện, và thậm chí nếu có nhận ra thì tôi cũng chỉ tìm cách đẩy chúng đi. Nhiều năm trước, một cố vấn của tôi, người đã tư vấn cho rất nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe, nói với tôi rằng chỉ khi nào bộ phận hành chính của một phòng khám giải quyết hết các yêu cầu tồn đọng của khách hàng, các công việc giấy tờ và tổ chức lại công việc tốt hơn thì số lưӧng bệnh nhân mới tăng lên đáng kể. Ông cho rằng chӯng nào đội ngũ nhân viên lễ tân còn cảm thấy việc có thêm nhiều khách hàng mới là tạo thêm áp lӵc (vì hệ thống bị tắc nghẽn), họ sẽ vô tình đẩy khách hàng đi. Nhiều tổ chức hô hào nhân viên luôn “nӛ lӵc vì khách hàng” và “tiến thêm một bước nữa” để gia tăng sức cạnh tranh của dịch vө hấp dẫn nhằm giành đưӧc nhiều khách hàng nhưng họ lại không tính đến khả năng giải quyết các công việc tăng thêm đó. Ai cũng có thể nhận thấy điều này ở một mức độ nào đó và nếu môi trường làm việc của họ đã cӵc kỳ căng thẳng thì một bước tiến thêm hay nở thêm một nө cười sẽ không thể thӵc hiện khi cần nhất. Khi bộ phận giao dịch của bạn cảm thấy ngập lөt trong công việc, hãy đề phòng tình huống họ tӯ chối khách hàng và cơ hội mới. Khi tiếng chuông điện thoại gây ra áp lӵc tâm lý, họ sẽ nói “Tôi có thể giúp gì cho anh?” nhưng thông điệp thật sӵ ẩn sau đó là “Đi đi, tôi không giải quyết đưӧc đâu!” Đó không phải là thông điệp đầu tiên bạn nên gӱi đến người mà rốt cөc sẽ trả lương cho mình. Hàng triệu người ao ưͳc đưͻc trường sinh bất t΅ nhưng lại không biết làm gì trong một chiều mưa ngày chͿ nhật. – SUSAN ERTZ Khi trò chuyện với những người quan trọng trong cuộc sống và công việc, bạn có cảm thấy đưӧc thoải mái khi phát triển những ý tưởng mới để làm họ hài lòng hơn không? Nếu không thì tại sao? Có phải do bạn cảm thấy mình không thể thӵc hiện chúng? Bạn có hài lòng với điều đó không? Bạn có định mở rộng hoặc thu hẹp mọi lĩnh vӵc trong công việc và cuộc sống không? Sức mạnh của những ý định bên trong bạn, dù tích cӵc hay tiêu cӵc, luôn là vô hạn. Bạn cảm thấy không mấy hào hứng chờ điện thoại hay chờ ai đó gõ cӱa? Các cơ hội để phát triển, thể hiện mình và có cuộc sống dư dả hơn sẽ xuất hiện như thế nào trước mắt bạn? Nếu bạn muốn có nhiều hơn những “cơ hội vàng” trong cuộc sống, tôi khuyên bạn nên chấp nhận rủi ro. Hãy làm những gì cần làm để lấy lại sӵ háo hức khi đón chờ tiếng chuông điện thoại. • Hãy nhớ lại một lần nào đó khi các cơ hội xuất hiện trước mắt bạn. Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho mình trước các cơ hội đó? • Điều gì dẫn đến sӵ cản trở công việc mới? 12Lo lắng là vô ích! Việc phân tích các tình huống và nâng cao nhận th΁c đòi hỏi rất nhiều thời gian và công s΁c, nhưng đó là việc rất h·u ích. Né tránh nghĩ về nh·ng điều phải nghĩ – lo lắng mà không tìm cách giải quyết vấn đề – mͳi là lãng phí thời gian và tốn công s΁c. Đưa những suy nghĩ ra ngoài tâm trí bạn MỘT VÍ DӨ TUYỆT VӠI của việc ngӯng nghĩ ngӧi đó là các vận động viên đang hưng phấn, những người xem phim và đọc tiểu thuyết đang bị cuốn hút vào câu chuyện, những người làm vườn đang say mê tỉa cây, những người yêu nhau đang thì thầm. Họ có những niềm hạnh phúc bất tận, không căng thẳng và không ... suy nghĩ. Tuy nhiên, một người có thể dồn toàn bộ suy nghĩ, quên cả hiện tại như khi chơi cờ, động não cho dӵ án, đàm phán hӧp đồng hay viết bài luận. Trạng thái hiệu quả trong đó khái niệm thời gian không còn tồn tại không phải là không suy nghĩ, mà là không bận tâm về việc suy nghĩ. Nhưng làm thế nào để đạt đưӧc trạng thái này? Làm sao tôi biết nh·ng gì tôi nghĩ cho đến khi tôi nghe thấy nh·ng gì tôi nói? – E.M. FORSTER Nền văn minh phát triển bằng cách mͷ rộng nh·ng hoạt động quan trọng mà chúng ta thΉc hiện nhưng lại không hề nghĩ đến. Quá trình tư duy cũng giống như cầm đầu k΋ binh trong một trận chiến – họ bị hạn chế số lưͻng, họ cần nh·ng con ngΉa khỏe mạnh và họ phải đưͻc chiến đấu ͷ nh·ng thời khắc quyết định. – ALFRED NORTH WHITEHEAD Phương pháp hiệu quả nhất là hãy nghĩ càng ít càng tốt về những việc bạn có thể bỏ qua nhưng nghĩ càng nhiều càng tốt về việc bạn cần phải thӵc hiện. Làm thế nào bạn đưa hiện tại ra ngoài tâm trí? Mӛi ngày, bạn nên đánh giá lại vài lần toàn bộ những hành động cần làm để hoàn thành những điều mình cam kết. Việc mӛi tuần xem xét lại ít nhất một lần toàn bộ công việc và các hoạt động quan trọng là rất cần thiết. Cứ mӛi một hoặc hai tháng, bạn nên nghĩ về toàn bộ trách nhiệm trong công việc và cuộc sống của mình để đảm bảo mọi việc đang diễn ra theo trình tӵ. Hàng năm, bạn nên cẩn thận xem xét kế hoạch cho 12 đến 18 tháng tiếp theo và xác định rõ bạn muốn đạt đưӧc gì. Sau một vài năm, bạn (và bất kỳ ai) cũng cần phải nhìn nhận lại cách suy nghĩ của mình về cuộc sống cũng như lối sống. Bạn sẽ có cách làm việc thật sӵ hiệu quả khi có thể thiết lập đánh giá thường xuyên theo các cấp độ kể trên. Khi biết rằng mình luôn đưa ra những đánh giá hàng tuần thì bạn sẽ không còn phải lo lắng về tất cả những vấn đề đó vào tuần sau. Với phương pháp làm việc hiệu quả này, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc với một tuần làm việc. Bất kỳ ai đͻi để có đưͻc một ý tưͷng hay thì sẽ phải đͻi rất lâu. Nếu tôi có thời hạn cho một mͽc báo hoặc một kịch bản truyền hình, tôi sẽ ngồi xuống máy ch· và vạch ra ý tưͷng cͿa mình. – ANDY ROONEY Nếu rèn luyện thói quen đánh giá lại hàng tuần, bạn sẽ luôn tin tưởng rằng mình lúc nào cũng suy xét cẩn thận và không bỏ sót điều gì. Ngưӧc lại, nếu bạn không xem xét lại hàng tuần, thì cái cảm giác luôn phải suy nghĩ về điều gì đó sẽ khiến bạn lo lắng. Nó làm cạn kiệt thời gian và tâm trí bạn. Nếu bạn để những rắc rối xâm lấn sӵ thoải mái hoặc trạng thái “tâm tĩnh như nước”, hãy tӵ hỏi mình cần tập trung suy nghĩ ở mức độ nào và sau đó thӵc hiện nó. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Khi nào bạn cảm thấy thật sӵ thoải mái? Làm cách nào để có đưӧc điều đó? • Còn kế hoạch nào bạn thấy cần tiếp tөc suy nghĩ thêm? Hành động tiếp theo để thӵc hiện kế hoạch đó là gì? 13Đӯng đӗng nhất mình với công việc Nh·ng việc chưa đưͻc nắm bắt, thiếu rõ ràng và khó kiểm soát sẽ chiếm lĩnh một phần con người bạn và khiến bạn không thể nghỉ ngơi. Xác định rõ công việc cͿa mình sẽ giúp bạn có đͿ s΁c mạnh giải quyết nó. Hãy làm chͿ ch΁ không phải làm nô lệ cho nó. Bí mật lớn về những danh sách của tôi TÔI CÓ RẤT ÍT DANH SÁCH CÔNG VIỆC và mӛi danh sách chỉ bao gồm rất ít việc. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một bí mật lớn về những danh sách của mình: một vài dӵ án hay nhất mà tôi đã thӵc hiện không nằm trong danh sách đó! Chẳng phải những danh sách đó đưӧc coi là kim chỉ nam để hoàn thành mọi việc hay sao? Phải chăng ngay tӯ đầu tôi đã lӯa gạt bạn? Phải chăng tôi đã nói dối để khiến bạn tin rằng việc đưa mọi thứ ra khỏi tâm trí, biến chúng thành kết quả và hành động, ghi lại kết quả theo các phân loại mөc tiêu để thường xuyên đánh giá chính là cách thức hoàn thành tất cả các công việc của bạn? Hãy kiên định và sắp xếp cuộc sống cͿa bạn theo trật tΉ để bạn có thể mạnh mẽ và xuất sắc trong công việc. – GUSTAVE FLAUBERT Kiểm soát sΉ chú tâm nghĩa là kiểm soát kinh nghiệm, và sau đó là chất lưͻng cuộc sống. - MIHALY CSIKSZENTMIHALYI Khi đói, bạn nên ăn cơm, khi mệt mỏi, hãy nhắm mắt lại. Nh·ng người ngu ngốc sẽ cuời nhạo còn nh·ng người khôn ngoan sẽ hiểu điều tôi nói. -LIN-CHI Đó dường như là tất cả những điều mà tôi đã luôn truyền đạt tới các bạn. Thӵc tế, những hành động đó sẽ giúp bạn hoàn thành rất nhiều việc, các dӵ án không bị sa lầy bằng cách phân rõ “việc đang làm” và “đã làm” đồng thời đặt kết quả vào những nơi thích hӧp để thúc đẩy hành động diễn ra. Tuy nhiên, rất nhiều người quên những lý do thật sӵ để làm việc này. Trong cuộc sống, bạn không lên danh sách các hành động và dӵ án chỉ để hoàn thành tất thảy chúng và chẳng còn làm đưӧc gì khác. Bạn giải quyết chúng để có thể làm những việc khác mà bạn thӵc sӵ yêu thích. Khi đó, bạn thật sӵ làm việc với 100% sӵ tập trung và sức sáng tạo. Tôi đã dành cả buổi sáng chỉ để tỉa một cây thông lớn trong vườn. Giờ trông nó thật tuyệt vời. Niềm hưng phấn sáng tạo đang phát huy tận độ trong tôi, khiếu thẩm mӻ trong tôi cũng trào dâng để thiết kế dáng cây phù hӧp với bối cảnh không gian ở góc sân. Tuy nhiên, việc này không nằm trong danh sách của tôi. Dường như buổi sáng nay chỉ để dành cho việc đó. Nếu tôi không có các danh sách và không xem xét chúng kӻ lưӥng tӯ vài ngày trước, tôi sẽ không thể tin rằng mình đã hoàn toàn kiểm soát “những công việc đã đưӧc xác định” trong buổi sáng nay. Và rằng nó có thể trì hoãn. Nếu không có quá trình tӵ suy ngẫm lại một cách có ý thức đó thì ít nhất tôi cũng sẽ cảm thấy day dứt, lo lắng rằng luôn có cái gì đó ẩn trong bóng tối có thể tấn công tôi bất kỳ lúc nào. Và cái gì sẽ giảm nhẹ (tạm thời) và bảo vệ tôi tốt nhất khỏi những điều tệ hại ẩn giấu kia? Đó là trở nên bận rộn. Nếu không có các danh sách, có lẽ tôi vẫn sẽ tỉa cây thông vào sáng nay nhưng vì tất cả những lý do sai lầm. • Những công việc hiệu quả, vui vẻ và sáng tạo nhất nào bạn đã làm không nằm trong kế hoạch hay lên danh sách tӯ trước? • Phương thức để có nhiều công việc như thế có ý nghĩa thế nào? Phần IITập trung hiệu quả Sức mạnh vĩ đại nhất để tác động đến thế giới luôn ở trong tầm tay chúng ta: đó là khả năng thay đổi cách nhìn mọi thứ. Việc thúc đẩy điều gì đó xảy ra nhanh hơn, tốt hơn và mạnh mẽ hơn thường không dӵa vào nӛ lӵc lớn hơn − mà chủ yếu phө thuộc vào sӵ thay đổi trong quan điểm. Thường thì tập trung vào những việc cần tập trung chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta gặt hái thêm lӧi ích mới. 14ĐӇ thấy rõ, hãy nhìn tӯ vị trí bao quát hơn Bất kỳ khi nào tư duy trͷ nên tối tăm, mập mờ hay thiếu mͽc đích, bạn phải d΃ng tập trung vào nh·ng việc hiện tại để mͷ rộng tầm nhìn cͿa bản thân. Nếu bạn quá bận rộn và cảm thấy rối tinh vͳi mọi việc, hãy ng΃ng lại và xem xét các kế hoạch cͿa mình. Nếu bạn đang lập kế hoạch và cảm thấy không rõ ràng, hãy tập trung tinh thần để tìm ra và viết các ý tưͷng, thông tin mà có thể bạn đã quên lên bảng hoặc giấy trắng. Nếu bạn đang cố gắng mͷ rộng giͳi hạn hay đổi mͳi tư duy (động não) và cảm thấy không rõ ràng, hãy quay lại và hình dung xem thành công cͽ thể cͿa nó sẽ như thế nào. Nếu tầm nhìn hiện lên quá mơ hồ, hãy nhìn lại mͽc đích ban đầu cͿa bạn – tại sao bạn lại làm việc này. Bạn không thể tìm thấy sΉ minh bạch trong nh·ng điều không rõ ràng. Hãy g͹ bỏ giͳi hạn nhận th΁c cͿa bản thân và mͷ rộng tầm nhìn. Trò chơi của hôm nay KHI MỌI THỨ TRỞ NÊN KHÓ KHĂN, bạn thường than vãn: “Ôi! Mọi thứ thật rắc rối và phức tạp!” Chúng ta thường than thân trách phận và cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng thӵc ra, những thời điểm như vậy lại chính là cơ hội tuyệt vời để ta đánh giá lại mọi việc mình đang thật sӵ làm, đồng thời nhìn sâu vào những suy nghĩ và vấn đề cần tập trung. Thời điểm khó khăn có thể trở thành thuận lӧi nếu chúng ta hiểu trò chơi mà mình đang chơi và làm chủ nó. Vũ khí chống căng thẳng tuyệt vời nhất là khả năng lΉa chọn cách nghĩ này thay vì cách khác. – WILLIAM JAMES Những tình huống vưӧt ngoài tầm kiểm soát và làm ta phải lo âu - chứng khoán sөt giảm, những khó khăn và tai họa khác trong cuộc sống - có thể khiến chúng ta bị tổn thương. Đã bao giờ bạn có cảm giác như vӯa tỉnh dậy trên sân bóng đá, đã bị những cầu thủ cao lớn, xấu xí và thô bạo đuổi theo và bạn ngơ ngác không hiểu mình đang làm gì ở đó? Bạn thấy mình bị đánh đập, người đầy máu và bùn đất – mọi thứ dường như thật tồi tệ. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn phải làm gì? Trước hết, bạn phải chấp nhận luật lệ của trò chơi và xác định đưӧc đích của mình. Khi đã xác định đích và quyết tâm đến đích, bạn phải nhanh chóng quên việc mình đã bị tổn thương ra sao. Chúng ta sẽ hiểu sống khỏe không phải là không có bệnh mà là một quá trình các cá nhân duy trì cảm giác về sΉ mạch lạc (ví dͽ, cảm nhận rằng cuộc sống có thể nắm bắt, kiểm soát và đầy ý nghĩa) và khả năng hành động khi phải đối mặt vͳi nh·ng thay đổi cͿa chính mình cũng như trong mối quan hệ gi·a bản thân vͳi môi trường xung quanh. – AARON ANTONOVSKY Một người có thể đ΁ng yên trong dòng nưͳc đang chảy nhưng không thể đ΁ng gi·a dòng người. – THÀNH NGỮ NHẬT BẢN Bây giờ bạn đang bước vào thách thức. Nhưng ngay cả khi đã biết rõ đích hướng tới, bạn vẫn sẽ cảm thấy bị tê liệt và phó mặc cho số phận đến tận khi quyết định đưӧc hành động tiếp theo. Vào thời điểm đó, hành động tiếp theo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, để có đưӧc sӵ rõ ràng, đầy đủ và tích cӵc dồn hết sức vào những gì đang làm, bạn phải: (1) biết mөc tiêu và kết quả mà mình đang hướng đến, (2) quyết định thӵc hiện hành động tiếp theo để giữ cho mình luôn đi đúng định hướng ban đầu. Bạn vӯa bị mất việc. Bây giờ, nếu muốn kiếm một công việc phù hӧp thì bạn bắt đầu như thế nào? Sức khỏe của bạn vӯa giảm sút nghiêm trọng. Bạn đối diện với tình trạng đó thế nào và sẽ làm gì để cải thiện nó? Khi thế giới tác động lên bạn dưới bất kỳ hình thức nào, lúc đó thành công có ý nghĩa gì với bạn và hành động nào sẽ giúp bạn đi đúng hướng? Bạn rất dễ rơi vào vòng suy nghĩ luẩn quẩn rằng lẽ ra không nên thay đổi trò chơi và vẫn nên áp dөng luật chơi cũ. “Tôi đã quen với luật chơi cũ – ai đã phá hủy sân chơi?” Trong cuộc sống, thành công đồng nghĩa với việc bạn cần phải cố gắng làm quen và bắt kịp ngay với trò chơi mới chứ không phải là bạn chơi tốt trò chơi cũ ra sao. Chiến đấu vͳi một con bò khi bạn không cảm thấy sͻ hãi và không chiến đấu vͳi một con bò khi bạn sͻ hãi đều không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu bạn chiến đấu vͳi một con bò khi đang sͻ hãi thì điều đó rất có ý nghĩa. - KHUYẾT DANH Vấn đề không nằm ở chӛ những điều đang diễn ra trong thế giới của bạn tốt hay xấu. Thế giới vốn đã như vậy. Cái làm nên sӵ khác biệt là cách bạn “chiến đấu” với nó. Như bất kỳ một tay đua nào cũng sẽ nói với bạn, rằng tắt máy lao dốc chính là hành động nguy hiểm nhất. Bạn cần phải đặt chân trên bàn đạp và cần hiểu rõ trò chơi mình tham gia. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Ngay bây giờ, bạn có thể tập trung tinh thần vào việc gì? • Lần cuối cùng bạn thất bại và cảm thấy tuyệt vọng là khi nào? Liệu tình trạng đó có lặp lại không? • Bạn đã chủ động nhìn nhận tӯ vị trí cao hơn trong hoàn cảnh nào và với loại hành động nào? • Bạn tham gia trò chơi mới nào? Trò chơi tiếp theo là gì? 15Bạn không thӇ thực hiện nếu chưa hình dung Cơ chế nhận dạng cͿa bộ não đưͻc bắt đầu bằng nh·ng hình ảnh mà bạn xác định và nh·ng mͽc tiêu mà bạn theo đuổi. Đầu tiên bạn hình dung kết quả và sau đó, bạn nhận biết thông tin một cách vô th΁c. Cho dù đó là cách bắt bóng, thành lập công ty, chăm sóc cha mẹ, thì hình dung sẽ luôn đến trưͳc. Nếu chưa hình dung đưͻc mình đang có hoặc đang làm điều gì, bạn sẽ không bao giờ tìm ra phương pháp thΉc hiện mặc dù chúng luôn ͷ quanh bạn. Hãy chú ý đến nh·ng điều bạn lưu tâm và cách thΉc hiện chúng. Hãy thức tӍnh đӇ thực hiện công việc TÔI LIÊN TӨC BẤT NGӠ về khả năng kỳ diệu của con người có thể tạo ra những gì mình muốn thông qua hình dung. Khả năng nghĩ trước về kết quả và nhiệt tình hình dung điều gì đó trước khi nó thật sӵ diễn ra là một kӻ năng chủ chốt mà chúng ta đều có khả năng phát triển lên một cấp độ cao hơn. Không có gì xảy ra nếu không có một giấc mơ đầu tiên. – CARL SANDBURG Tôi vӯa xem lại bản đồ tư duy mình lập cách đây 10 năm. Đó là hình ảnh cuộc sống mơ ước của tôi. Ngồi trong phòng, với một hộp bút chì màu, tôi đã mất hai tiếng đồng hồ để vẽ vài hình minh họa nhỏ và viết vào đó một số tӯ, cөm tӯ. Một bức tranh lớn mở ra. Nó bao gồm cách làm việc mà tôi muốn, những nguồn lӵc và tӵ do mà tôi có thể sẽ có, những thành công mà tôi có thể đạt đưӧc và nhiều khía cạnh phong phú khác của một phong cách sống đáng mơ ước – thậm chí nó còn bao gồm cả những hình dung về đời sống tinh thần của tôi sau này. Tôi không thể nói rằng tất cả những điều đó đều xảy ra, nhưng khi soi lại các hình vẽ đó vào cuộc sống hiện tại của mình, tôi nhận ra suốt nhiều năm qua, các hình vẽ đó đã soi sáng và khuyến khích cho những lӵa chọn quan trọng của tôi. So với những gì đã hình dung trong bức tranh, có vài điều tôi chưa đạt đưӧc. Tôi chưa bao giờ thổi sáo điêu luyện như hình vẽ (mặc dù tôi cũng biết chơi một số nhạc cө cổ điển). Tất nhiên, tôi cũng chưa thӵc hiện đưӧc bức tranh tôi vẽ một hành tinh đưӧc bao quanh bằng tình cảm chan hòa của con người trên khắp các thành phố nhỏ và những cộng đồng toàn thế giới. Tuy nhiên, bây giờ tôi đang sống tại một trong những thành phố nhỏ như vậy và đã có những đóng góp cho rất nhiều cá nhân và tổ chức đang nӛ lӵc làm thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng cũng có rất nhiều chi tiết trong bức tranh đã trở thành hiện thӵc. Ví dө, ngày nay, chúng ta có thể chia sẻ thông tin mọi lúc, mọi nơi trên toàn cầu thông qua các phương tiện công nghệ cao. (Khi vẽ tranh, tôi còn chưa biết email là gì, và cũng không biết có ngày sẽ sӱ dөng nó). Nếu bạn hạn chế sΉ lΉa chọn cͿa mình trong phạm vi nh·ng điều có thể và hͻp lý thì bạn đang để tuột mất nh·ng gì mình thật sΉ muốn và chỉ còn lại sΉ thỏa hiệp. – ROBERT FRITZ Bức tranh của tôi hoàn toàn là những hình ảnh tưởng tưӧng về những gì tôi sẽ có. Nhưng tôi đã tӵ cho phép mình vẽ nên bản kế hoạch đó và những khoảng trống trên đó đang đưӧc lấp đầy. Không phải là không có những đoạn đường gồ ghề trắc trở theo cách này hay cách khác, chúng ta đều phải trả cho những gì mình đưӧc hưởng – nhưng sẽ rất tốt nếu có thể tạo ra cho bản thân nhiều viễn cảnh. • Gần đây bạn đang chú tâm vào điều gì? Bạn tập trung vào sức mạnh nội tại nào để tạo ra điều đó? • Điều gì bạn có thể có, có thể làm hay trở thành mà bạn chưa hình dung ra cho đến khi ai đó chỉ cho bạn? Bây giờ, bạn nắm giữ hình ảnh mơ ước đó như thế nào? 16Làm việc đủ chăm chӍ là điều không thӇ Rất nhiều người đang cố gắng nhưng chưa bao giờ có thể làm việc đͿ chăm chỉ, vì đó không phải là điều họ thật sΉ cần. Họ chỉ cần thΉc hiện công việc cẩn thận và chu đáo, mà không phải lo lắng, băn khoăn. Đã bao giờ bạn để ý rằng khi chọn đúng một cách để làm việc chăm chỉ thì việc đó sẽ không còn nặng nhọc? Lúc nào cũng phải làm thêm giӡ? GẦN ĐÂY, TRONG KHI huấn luyện một giám đốc thành đạt, tôi khám phá ra một điều rất rõ rệt − “cái bẫy bận rộn”. Bạn có biết một hội chứng: “Nếu chỉ làm một việc gì đó mà tôi cảm thấy mình đang tiến hành với sӵ tập trung cao độ thì tôi không cần lo lắng về tất cả những việc khác mà có lẽ tôi nên làm”? Anh giám đốc kia vẫn còn một tá email trong hòm thư sau khi đã xӱ lý hàng trăm email vào tối hôm trước. Nhưng anh ta đã lập một mөc bao gồm các email sắp trả lời (chúng cần hơn hai phút để trả lời) trong một chӛ khác. Tôi muốn anh ta dӯng việc chứa email vào thư mөc đó, trải nghiệm cảm giác khi nó hoàn toàn trống rӛng, vì vậy tôi khuyến khích anh ta loại email ra khỏi thư mөc đó và đưa vào chӛ anh ta lưu những email khác. Nếu đã chán ngấy sΉ bận rộn… hãy trả lời câu hỏi : Bạn bận rộn vì cái gì? – HENRY DAVID THOREAU Nếu bạn không biết mình đang làm gì thì cũng sẽ không biết khi nào d΃ng. -KHUYẾT DANH Khi làm như vậy, anh ta sẽ nhận thấy một sӵ khởi đầu mới nhẹ nhõm: “Chà! Bây giờ tôi đã có thể sắp xếp toàn bộ công việc của mình trong cùng một chӛ! Và tôi nhận ra rằng mình có thể dành thời gian cho những email kia trước khi làm việc khác vì dường như đó là sӵ lӵa chọn dễ dàng nhất. Bây giờ, tôi có thể đánh giá chúng ngay lập tức trong tổng thể tất cả những việc cần làm. Những email đó không mất đi, chúng chỉ đưӧc xếp vào chӛ thích hӧp. Tôi đã để mình bị cuốn vào tình trạng bận rộn thay vì cảm thấy thoải mái khi đưa ra lӵa chọn đúng đắn hơn.” Chúng ta thường hồi tưởng mọi việc đưӧc lưu giữ trong tâm trí dӵa trên tiêu chí mới nhất (về thời gian) và mạnh mẽ nhất (về cảm xúc), nhưng đây không phải là hệ thống cho phép phөc hồi thông tin hiệu quả nhất. Tương tӵ như vậy, nếu hệ thống ghi nhớ công việc của bạn luôn lộn xộn (màn hình dán đầy giấy nhớ, số điện thoại vứt lung tung trên bàn), thì động lӵc của bạn sẽ tӵ động giảm xuống. Các tiêu chí trên không phải là cơ sở tốt nhất để lӵa chọn những việc đang cần thӵc hiện. Khi bạn đang ͷ trong hố, thì việc đầu tiên là hãy ng΃ng đào hố. -WILL ROGERS Một lӧi ích nữa của việc dọn dẹp toàn bộ tâm trí, xem xét tổng thể công việc của bạn và đưa ra những lӵa chọn tốt nhất về những việc phải làm tiếp theo là: khi bạn có thể lӵa chọn công việc để làm thì bạn cũng có thể dễ dàng lӵa chọn những việc không phải làm. • Ngay lúc này, việc gì bạn đang làm mà bạn cho rằng “vất vả”? Cảm giác đó đúng khi bạn đang làm việc đó hay khi không làm ? • Khi nào bạn làm việc chăm chỉ nhưng không lo lắng? Bạn rút ra đưӧc bài học đưӧc gì về cách tạo ra trải nghiệm đó khi bạn muốn? 17Năng lưӧng sinh ra tӯ suy nghĩ Có suy nghĩ là một chuyện song nuôi dư͹ng chúng lại là chuyện khác. Bằng cách chú tâm và có mͽc đích, bạn sẽ luôn tràn đầy s΁c mạnh. Câu hỏi đặt ra là, bạn tập trung s΁c mạnh đó vào việc gì? Hãy chế ngΉ tâm trí bạn hoặc nó sẽ thống trị bạn. – HORACE Chúng ta vất vả chiến đấu vͳi nh·ng điều nhỏ nhặt đến nỗi chính chúng ta cũng trͷ nên nhỏ bé. – EUGENE O’NEILL Bạn đang đӇ cái gì trước cӱa? KHI PHẢI TẬP TRUNG, tôi cần tất cả sӵ giúp đӥ xung quanh. Tôi luôn muốn tiến bộ, phát triển và đạt đưӧc kết quả nhưng thiếu sӵ an định tinh thần của một thiền sư và sӵ chuyên tâm cao độ của một nhà bác học. Thú thật là tôi rất lười và rất dễ bị rối trí bởi bất kỳ thứ gì hào nhoáng nhưng vô giá trị xuất hiện trong tâm trí. Nhận th΁c nh·ng kinh nghiệm truyền miệng, chͿ quan và nội tại để đưa chúng vào thế giͳi tr΃u tưͻng, thế giͳi giao tiếp và thế giͳi xác định, v.v… và kết quả là chúng ta có thể ngay lập t΁c kiểm soát đưͻc phần lͳn quá trình vô th΁c và không kiểm soát đưͻc đó. – ABRAHAM MASLOW Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng để đạt đưӧc những điều mình mong muốn cần thì phải tập trung. Lý do duy nhất khiến tôi không có đưӧc chúng là tôi đã tập trung vào những việc khác nhiều hơn. Nhưng, chuyển hướng sӵ tập trung vào một đối tưӧng mới và duy trì nó là điều không hề dễ dàng. Dường như mӛi khi muốn phát triển, thay đổi hoặc thӵc hiện một điều gì đó, tôi thường cảm thấy đang rơi vào một thế giới nặng nề và trì trệ. Tôi đang tạo ra một lối đi mới đầy bөi rậm và chông gai. Suy nghĩ theo những cách quen thuộc dễ dàng hơn nhiều so với việc kiên trì tập trung vào những con đường mới. Vì vậy, tôi có rất nhiều thủ thuật. Tất cả những thủ thuật này đều dӵa trên một nguyên tắc hiệu suất cơ bản: đặt mọi thứ trước cӱa. Bạn phải mang theo một thứ gì đó đi làm vào sáng hôm sau (vì nếu quên, công việc của bạn sẽ gặp rắc rối)? Vậy tối hôm qua bạn đã đặt nó ở đâu? Ngay trước cӱa nhà. Đó là một chiến lưӧc rất khả quan. Bởi bạn rất thông minh và tối hôm qua bạn đã đủ tỉnh táo để biết rằng sáng hôm sau mình sẽ không thể quên: “Cái gì đây? À, mình phải mang nó theo!” Các thủ thuật của tôi cũng hoạt động như vậy. Đó là “cánh cӱa tinh thần” chứ không phải cӱa nhà, nhưng giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Nếu tôi có thể đặt tất cả những thứ nên suy nghĩ và tập trung sẵn sàng trước “cӱa” ý thức của mình, những suy nghĩ tích cӵc sẽ đến với tôi. Tất cả các dӵ án, hàng tá quyết định cá nhân, các mөc tiêu lâu dài và một tư tưởng chủ chốt mà tôi lưu giữ trong tâm trí – tất cả chúng đều đưӧc viết ra vì chúng không tӵ kiểm soát và tӵ động nằm đúng chӛ. Tôi biết chúng có thể sẽ xuất hiện trên con đường vì tôi biết sӵ tập trung và tầm nhìn sẽ tác động một cách vô thức để tạo nên những nhận thức và hành vi mới. Vì vậy, tôi cố gắng tìm cách khiến điều đó xảy ra tӵ động nhất có thể. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Bạn sӱ dөng những mẹo gì để nâng cao hiệu suất? • Điều gì bạn có thể thường xuyên đặt sẵn sàng trước “cӱa” tâm trí mà có khả năng sẽ hữu ích cho bạn? Bạn sẽ đặt nó ở đâu? • Hãy tưởng tưӧng những điều bạn muốn có nhiều hơn trong hiện tại. Hãy nghĩ về chúng càng nhiều càng tốt trong giờ tiếp theo. 18Mөc đích càng rõ ràng, càng có nhiều cách thực hiện Đây là một nghịch lý rất thú vị trong thế giͳi vật chất: tầm nhìn hay ý định cͿa bạn càng cͽ thể thì s΁c sáng tạo cͿa bạn càng lͳn. Càng biết rõ tại sao mình đang làm nh·ng việc này, bạn càng tΉ do khai thác nh·ng cách thΉc hiện. Càng hiểu rõ tại sao bạn đang tổ ch΁c tiệc công ty, tại sao bạn có phòng làm việc riêng, tại sao bạn có một trͻ lý, tại sao phần mềm bạn thiết kế rất cần thiết và tại sao bạn sáp nhập vͳi công ty khác, bạn càng đưa ra đưͻc nhiều ý tưͷng độc đáo, nhiều khả năng và sáng kiến tuyệt vời để đạt đến thành công. Có phải bạn đang sống trong phòng khách? Trong hàng thập kӹ qua, giá trị của việc tập trung có mөc đích đã trở thành nhân tố cốt lõi trong việc học, dạy, huấn luyện và tư vấn quản lý của tôi. Nếu không biết rõ tại sao chúng ta lại đang làm một việc nào đó thì công việc của ta sẽ thiếu ý nghĩa và phương hướng rõ ràng. Còn khi biết rõ mөc đích – ví dө đối với một cuộc họp, một chiến dịch quảng cáo hay một công ty – chúng ta sẽ có tiêu chuẩn để ra quyết định, có nӛ lӵc để thành công và động lӵc vưӧt qua những trở ngại khó khăn để đạt đưӧc điều đó. Gần đây, tôi đã tổng kết có bao nhiêu phương pháp mà mọi người sống và làm việc trong văn phòng. Suy nghĩ này của tôi hình thành khi chứng kiến cách quản lý văn phòng hoàn toàn mất chức năng tạo ra năng suất cá nhân. Không cung cấp thông tin cá nhân quan trọng, không có ngăn chứa tài liệu đến – đi, không có chӛ cho các tài liệu quan trọng cần nghiên cứu, không có máy in thuận tiện, không có giá sách và sổ tay tham khảo, bàn làm việc to nhưng không ai sӱ dөng đến bởi chúng quá lộn xộn. Theo tôi, dường như sΉ hoàn hảo cͿa phương tiện và sΉ mơ hồ về mͽc đích đã hình thành nên đặc trưng cͿa thời đại chúng ta. -ALBERT EINSTEIN Tӯ xưa đến nay, mөc đích của rất nhiều văn phòng kiểu này là gây ấn tưӧng bằng những phòng làm việc phủ gӛ đẹp và công việc ít ỏi mà các giám đốc phải làm. Ồ, hãy nhìn xem, một ngai vàng! Và để ý xem, trên đó là một ông hoàng! Nhưng ngày nay, những con người làm việc tại các văn phòng đó có nhiều ưu tiên và nhu cầu khác nhau: họ ở đó để hoàn thành công việc, kiểm soát một núi công việc khổng lồ, để truyền thông nhanh chóng và nắm bắt công việc hiệu quả. Văn phòng kiểu cũ đã trở nên lạc hậu. Cần thiết kế lại chúng. Trong nhiều năm làm việc với các công ty, tôi hay để ý đến rất nhiều cuộc họp đưӧc tiến hành hàng tuần. Mọi người tham dӵ một cách rời rạc, ít hoặc không đưa ra đưӧc ý kiến đáng giá nào. Các nhóm và phòng ban mới thường tổ chức họp hàng tuần do các thay đổi và vấn đề mới của hoàn cảnh đòi hỏi họ phải thường xuyên triệu tập mọi người để ai cũng nắm bắt đưӧc tình hình. Nhưng khi mọi việc bắt đầu suôn sẻ và đi vào quӻ đạo, sӵ cần thiết của các buổi họp dần dần giảm bớt. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tөc họp hành cho dù đó là một cách sӱ dөng thời gian và nhân lӵc kém hiệu quả. Tôi cho rằng mọi cuộc họp trong các tổ chức đều nên hủy bỏ, chỉ những cuộc họp có mөc đích rõ ràng thì nên giãn ra và nên xác định khoảng cách giữa các cuộc họp thường kỳ trên cơ sở nhu cầu thӵc tiễn chứ không phải thói quen. Một trong các vấn đề của những chiếc thuyền buồm cũ là khu bếp thường cách xa không gian sinh họat thường xuyên, điều này gây bất tiện cho cả hai không gian. Trong thập kӹ vӯa qua, hầu hết những người có thuyền lớn đều đủ điều kiện thuê những nhân viên làm việc toàn thời gian chuẩn bị và phөc vө đồ ăn tӯ khu bếp cách biệt. Tuy nhiên, những tàu có thiết kế kiểu mới đã bố trí cả khu bếp và khu sinh hoạt tại trung tâm tàu với diện tích bằng nhau rất thuận tiện và dễ sӱ dөng, đồng thời giảm thiểu đưӧc số lưӧng nhân viên. Trong ngôi nhà, đâu là nơi mọi người thường tө họp? Đó là bếp. Ngày nay chúng ta có một phong cách sống hoàn toàn khác trước, trong đó tất cả mọi người cùng tө họp với nhau, và điều đó thật thú vị. Nhiều nhà hàng lớn mới mở có khu nấu nướng đặt ở trung tâm. Tôi biết những chuyên gia rất cấp tiến đã biến phòng khách của họ thành nơi làm việc. Họ thật sӵ sống tại phòng bếp và/hay phòng làm việc riêng khiêm tốn. Còn có không gian nào để bạn dành thời gian làm việc tốt hơn một khu vӵc nhiều ánh sáng, đủ rộng rãi để đặt các thiết bị và tủ sách của bạn? Một người bình thường không biết phải làm gì vͳi cuộc sống hiện tại cͿa mình, nhưng lại muốn một cuộc đời bất t΅. - ANATOLE FRANCE Hãy đánh giá lại các tài sản chính và các phương pháp làm việc của bạn − các không gian, các cách giải quyết vấn đề, nhân viên của bạn, những thứ vô giá trị, quần áo cũ và đồ trang sức của bạn. Viết ra mөc đích tồn tại của chúng. Tôi chắc rằng bạn sẽ thay đổi số lưӧng của chúng và rất thích thú khi làm vậy. Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Những công việc thường ngày và các phương pháp làm việc nào khiến bạn mệt mỏi? Điều gì xảy ra nếu bạn loại bỏ chúng? • Bạn đã tạo ra những cách sӱ dөng sáng tạo nào cho bất kỳ không gian chưa sӱ dөng nào trong cuộc sống của mình? Nếu đã thiết lập đưӧc một văn phòng làm việc mới, bạn sẽ giữ nó như thế nào? Bạn sẽ loại bỏ và bổ sung cái gì? 19"Tốt nhất" luôn vưӧt xa "tốt" Cam kết đạt đưͻc chất lưͻng cao nhất trong bất c΁ việc gì sẽ giúp chúng ta khơi dậy tính sáng tạo và trí thông minh. T΃ hoạt động nhỏ nhất cho đến mͽc đích cao nhất, chͿ động tập trung vào việc hoàn thành tối đa mͽc đích là cách tối ưu để đem lại kiến th΁c và động lΉc. Làm thế nào đӇ không thӇ thất bại? CÁCH ĐƠN GIẢN để không thể thất bại là cố gắng làm tốt nhất bất cứ việc gì bạn đang làm, ngay bây giờ. Để có đưӧc điều đó, bạn không cần phải làm người giỏi nhất, hãy làm tốt nhất có thể. Cố gắng thành người giỏi nhất, bạn sẽ dễ rơi vào việc phải vùng vẫy đấu tranh, tӵ buộc tội mình như một kẻ vô dөng, và lấy chuyện thắng/ thua làm tiêu chuẩn. Còn làm hết sức lại là một trải nghiệm sống động, luôn thay đổi mà bất cứ ai cũng có thể thӵc hiện bất cứ lúc nào. Nó ăn khớp với cuộc sống và công việc hiện tại của bạn, với thái độ và vị thế liên tөc đưӧc tiếp thêm sinh lӵc và đổi mới. Và bạn có thể chiến thắng bất cứ lúc nào. Khi cố gắng hết s΁c, chúng ta không bao giờ biết đưͻc điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra trong cuộc sống cͿa mình hay cͿa nh·ng người khác. – HELEN KELLER Người đạt đến bậc thầy cͿa nghệ thuật sống hầu như không phân biệt gi·a làm và chơi, lao động và nghỉ ngơi, trí óc và chân tay, thông tin và giải trí, tình yêu và tôn giáo. Họ chỉ mưu cầu kết quả tốt nhất cho mọi việc mình làm, còn để người khác nhận định xem đó là làm hay chơi. Họ luôn thΉc hiện cả hai việc. – JAMES MICHENER Tuy nhiên, sӵ tӵ do tối đa mà trải nghiệm đó tạo ra không tӵ nhiên mà có. Bạn phải dám mạo hiểm. Bạn phải tӵ hỏi: “Điều gì là tốt nhất?”, lắng nghe nội tâm, dồn toàn bộ sӵ sẵn sàng để phản hồi lại câu trả lời mình nhận đưӧc. Điều đó có thể là hy sinh niềm vui chốc lát, tӯ bỏ những thói quen, tính thờ ơ và sӵ hoài nghi của bạn. Nếu tôi sẵn sàng tӯ bỏ mong muốn tӵ do trước kia, tӯ bỏ cảm giác bị kiểm soát để làm theo chỉ dẫn của trӵc giác, tôi sẽ biết cách đạt đưӧc sӵ hài lòng, tӵ do và tӵ chủ thật sӵ. Khi tôi thành thật tӵ hỏi: “Việc gì là tốt nhất để làm ngay lúc này?”, sẵn sàng nghe câu trả lời và hành động, tôi không còn sӧ hãi trước sӵ tấn công của nӛi hoài nghi, phân vân hay tӵ buộc tội. Khi thật sӵ tập trung làm hết sức, tôi sẽ quên (ít nhất tại thời điểm đó) quá khứ cũng như gạt đi những lo lắng về tương lai. Bản thân việc này chắc chắn là một điều tích cӵc (nếu không muốn nói là sӵ hàn gắn kỳ diệu.) Việc gì tốt nhất để bạn làm ngay lúc này? Bạn có thể tiếp tөc trả lời câu hỏi đó cho bất cứ chuyện gì, trên bất cứ chặng đường đời nào của bạn. Tốt nhất không có có nghĩa là hoàn hảo − nó chỉ đơn giản là việc bạn có thể làm tốt nhất vào lúc này, với những nguồn lӵc và nhận thức mà bạn hiện có. Ngay bây giờ, hãy làm món mỳ ngon nhất có thể bằng những gì bạn có. Hãy khiến cuộc họp trở nên tốt nhất có thể với những điều kiện hiện tại. Khi trò chuyện với bạn bè, người bạn đời, cha mẹ hay con cái, hãy trò chuyện tuyệt vời nhất có thể. Lập kế hoạch tốt nhất, tổ chức cuộc đi chơi với gia đình tốt nhất, đánh giá thành tích tốt nhất và hăng hái nhất. Điều thú vị là những câu trả lời tôi có đưӧc khi tôi đủ sáng suốt để làm chủ cuộc đời mình theo cách này không khác xa những gì tôi thật sӵ đã và đang làm. Nhưng sӵ thay đổi tương lai luôn tạo ra những ý tưởng và bổ sung vào hiệu suất của tôi, cho dù là thêm công việc hay chỉ đơn giản là thêm niềm vui cho cuộc sống. • Hãy xem xét các câu hỏi sau : • Điều gì tốt nhất bạn có thể làm vào lúc này? • Điều gì đã ngăn bạn không hỏi và trả lời câu hỏi trên? 20Thay đổi mөc tiêu tập trung sẽ dүn đến thay đổi trong kết quả Nếu muốn đạt đưͻc kết quả khác, bạn cần thay đổi sΉ tập trung. Khi bạn thay đổi hình ảnh trong tâm trí, nh·ng điều khác biệt sẽ tΉ động xảy ra. Não bạn sẵn có một bộ máy để tìm kiếm nh·ng hình mẫu bạn đã thiết lập dΉa trên vấn đề mà bạn đang chú ý. Bạn đã sҹn sàng chưa? MỘT TRONG NHỮNG KӺ NĂNG CẦN CÓ của các chuyên gia (cũng như mọi người) là kӻ năng nhanh chóng trở lại trạng thái “sẵn sàng”. Bạn có thể dễ dàng, nhanh chóng thư giãn và tập trung lại khi cần thiết không? Khả năng giữ tâm trí tập trung, cân bằng, sáng suốt, thoải mái cho những việc hoặc động lӵc sẽ xuất hiện trong thế giới của bạn ra sao? Khi có một điều gì đó tác động đến bạn, thu hút sӵ chú ý của bạn, làm đảo lộn hoặc kích động bạn; thì khi nào bạn sẽ thoát khỏi những cảm giác đó, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tiếp tөc đón nhận một triển vọng mới và đối tưӧng mới trước mắt? Tâm hồn thanh thản là không bao giờ lúng túng hay sͻ hãi mà giải quyết mọi chuyện may rͿi vͳi tốc độ vốn có cͿa chính mình giống như đồng hồ vẫn điểm trong cơn bão tố. – ROBERT LOUIS STEVENSON Bạn có thể tạo dӵng một phong cách sống và làm việc dễ dàng và thường xuyên trở về trạng thái “sẵn sàng” như thế nào? Sӵ trì trệ và bế tắc do những công việc chưa hoàn thành, chưa đưӧc sắp xếp, chưa quyết định trên bàn làm việc, trong công sở, trong tâm trí sẽ gây ra sӵ tù túng tinh thần, có thể làm suy yếu trạng thái sẵn sàng của bạn. Trong môn tennis, khi đӧi đến lưӧt giao bóng, bạn nên ở trạng thái tâm lý nào là tốt nhất? Trong môn karate, khi ba người đang tiến lại tӯ ba phía khác nhau và chuẩn bị tấn công bạn, tư thế nào của bạn sẽ hiệu quả nhất? Khi tiến hành những đàm phán cuối cùng trong một vө mua lại công ty, luật sư công ty kia đưa ra một yêu cầu bất ngờ, có nguy cơ phá vӥ vө làm ăn, bạn có sẵn bao nhiêu nội lӵc để nhanh chóng đưa ra những quyết định mang tính trӵc giác? Bạn có thể vưӧt qua mọi cản trở trong kế hoạch, dӵ định của mình và thӵc hiện những hành động mới dӵa trên triển vọng mới? Bạn có thể tӯ bỏ quyền kiểm soát ở một cấp độ để nhanh chóng tiến lên cấp độ cao hơn không? Hệ thống hóa vấn đề cần thiết hơn nhiều so vͳi giải pháp, giải pháp có thể chỉ đơn thuần là vấn đề thuộc về kΏ năng toán học hoặc thΉc nghiệm. Việc xây dΉng nh·ng câu hỏi mͳi, khả năng mͳi, đánh giá vấn đề cũ t΃ một góc nhìn mͳi đòi hỏi trí tưͷng tưͻng sáng tạo và ghi dấu nh·ng bưͳc tiến thật sΉ trong khoa học. – ALBERT EINSTEIN Lòng mộ đạo không nằm ͷ việc đeo mạng và cúi đầu trưͳc bia mộ để người khác ch΁ng kiến hay phͿ phͽc trưͳc thánh đường... mà ͷ khả năng xem xét mọi việc vͳi một tâm hồn thanh thản. - LUCRETIUS Lần sau khi bạn muốn tuyển dөng ai đó và đang đánh giá ứng viên, hãy xem xét khả năng nhanh chóng trở lại trạng thái sẵn sàng của người đó. Khi nào ứng viên thật sӵ ngạc nhiên (theo hướng tích cӵc hay tiêu cӵc)? Ứng viên mất bao lâu để làm quen và điều chỉnh theo hướng phản ứng tích cӵc? Hành vi này sẽ đưӧc tổ chức của bạn đánh giá cao và khuyến khích. Lần sau khi bạn đánh giá những điểm mạnh/yếu của bản thân, hãy tập trung vào những câu hỏi như vậy. Bạn đã sẵn sàng để “sẵn sàng” như thế nào? Hai mươi năm nữa, bạn sẽ hài lòng vì những gì mình đã làm. Bây giờ, tôi luôn làm việc với một cam kết mới mẻ và mạnh mẽ trong quy trình tӵ phát triển bản thân, đó là: “Thư giãn để tái tập trung”. Bạn hãy thӱ xem. • Hãy xem xét những câu hỏi sau: • Bây giờ, rắc rối lớn nhất của bạn là gì? Bạn tập trung vào nó như thế nào? Bạn định hình nó ra sao? • Bạn có thể dễ dàng ngӯng những suy nghĩ hiện tại và tập trung vào thành công lớn như thế nào? • Bạn sẽ cảm thấy và phản ứng như thế nào khi đón nhận điều ngạc nhiên lớn sắp tới? 21ViӉn cảnh là thứ giá trị nhất trên thế giới này Đây là hệ quả tất yếu cͿa nguyên tắc “Thay đổi sΉ tập trung sẽ dẫn đến thay đổi trong kết quả”. Nh·ng ưu tiên trong công việc hiện tại (và nh·ng hoạt động mà bạn tập trung) có thể thay đổi nếu bạn suy nghĩ xem công việc cͿa bạn phải thế nào trong 18 tháng tͳi. Đặt mọi việc trong một bối cảnh khác có thể tạo ra nh·ng ý tưͷng và giải pháp mà ta chưa nhận ra. Quan điểm cͿa bạn có thể thay đổi tình huống khó khăn nhất thành trải nghiệm tích cΉc, hiệu quả nhất. Rất nhiều việc trong thế giͳi này không thể đến vͳi bạn chỉ vì quan điểm và thái độ cͿa bạn. Nӛ lực thúc đҭy mình hoàn thiện hơn ĐÔI KHI, TÔI KHÔNG SÁNG SUỐT hay tràn đầy cảm hứng như mình mong muốn. Vì vậy, nếu tôi thật sӵ muốn phát triển công việc, cuộc đời và bản thân, thì việc làm khôn ngoan nhất là giữ lấy những suy nghĩ và cách diễn đạt ý tưởng, kinh nghiệm khi tôi đang ở trạng thái sáng suốt. Sau đó, tôi có thể sӱ dөng chúng để tập hӧp thông tin, thúc đẩy, định hướng bản thân khi không còn linh hoạt. Khi có ý tưởng, việc giữ lấy nó sẽ rất hữu dөng vì có thể nó sẽ không xuất hiện lần thứ hai. Khi đang ở trên bãi biển và nghĩ về cách trình bày quan điểm trong hội thảo, tôi phải viết ra ngay khi có giấy và bút. Khi đang lái xe và nghĩ ra một điều thật sӵ sáng tạo và đáng yêu dành cho ai đó, tôi cần ghi ra giấy. Khi đang ở trong trạng thái sáng suốt tuyệt vời, tôi cần viết ra những suy nghĩ đầy cảm hứng của mình. Cuộc sống là một chuỗi nh·ng việc điên rồ đầy cảm h΁ng. Điều khó khăn là tìm ra chúng để thΉc hiện. Đ΃ng bao giờ để l͹ một cơ hội vì nó không đến vͳi ta mỗi ngày. – GEORGE BERNARD SHAW Chính mối quan hệ gi·a con người và các tình huống đã quyết định sΉ tác động cͿa chúng đối vͳi ta. Một cơn gió có thể xô một con thuyền cập cảng và cũng có thể đẩy một con thuyền khác ra khơi. – CHRISTIAN BOVÉE Tôi có thể thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi thái độ. Người nào không đͽng tͳi gai nghĩa là không bao giờ cố gắng hái hoa. – HENRY DAVID THOREAU Nhưng vấn đề là khi tôi có những suy nghĩ đó, tôi thường không nghĩ ra mình cần làm gì với chúng. Lúc ấy, tôi thường chắc chắn rằng mình sẽ nhớ ra chúng ngay khi cần đến. Tất nhiên, hai phút sau, khi suy nghĩ về việc tiếp theo – việc mà tôi chắc mình sẽ không bao giờ quên - thì tôi cũng quên ngay suy nghĩ trước đó. Và khi ở trong trạng thái tinh thần tích cӵc, thì với tôi dường như thế giới sẽ luôn như thế, nên tôi không cần làm gì để chuẩn bị phòng khi mọi việc khác đi. Nhưng việc lúc này chúng ta đang sắc sảo, thông minh, đầy hứng khởi không đồng nghĩa với việc lúc nào chúng ta cũng sẽ ở trong trạng thái đó. Nếu bạn giống tôi, bạn cũng cần tạo ra và sӱ dөng nӛ lӵc tӵ thân đó thật hiệu quả. Khi tôi làm việc vặt hoặc lướt web, sẽ rất tốt nếu tôi đưӧc nhắc về những gì mình đã muốn làm cho ai đó khi mình đang rất chu đáo. Khi trình bày quan điểm trong hội thảo, tôi nên đưӧc nhắc về cách thể hiện quan điểm sáng tạo đã nảy ra khi dạo trên bờ biển. Khi chán nản, tôi nên mang những cam kết cá nhân của mình ra đọc để lấy lại sӵ tập trung và sinh lӵc. Vì thế khi bạn có cảm hứng, hãy nâng cảm hứng lên đến đỉnh cao. Niềm vui sướng đưӧc giữ gìn sẽ có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Hãy phát triển thói quen và tìm ra những công cө bạn cần để nắm giữ đưӧc những niềm hứng khởi khi bạn có chúng, sau đó mang chúng ra khi có thể tận dөng chúng tốt nhất. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Ngay bây giờ, bạn có thể tận dөng tối đa tình huống thӱ thách nhất của mình như thế nào? • Điều thú vị nhất mà gần đây bạn đã viết hoặc đọc là gì? Bạn có thể làm cách nào để khai thác thêm giá trị tӯ điều đó? • Điều tuyệt vời nhất xảy ra với bạn trong vài ngày gần đây là gì? Bạn có thể làm gì để những điều như vậy tiếp tөc xảy ra? 22Bạn cần nghĩ về những vấn đề của mình nhiều hơn mức hiện tại Chúng ta luôn phải tư duy, không cần nhiều lắm nhưng đͿ để quyết định bưͳc tiếp theo tiến tͳi hoàn thành công việc là gì. Suy nghĩ đó thường bị chối bỏ cho đến khi chúng ta bị gây s΁c ép phải x΅ lý các vấn đề. Yêu cầu tối thiểu cͿa việc suy nghĩ về một vấn đề thường không tốn nhiều thời gian và nỗ lΉc (thông thường chỉ khoảng 15 giây). Tuy nhiên bản thân vấn đề đó lại chiếm nhiều thời gian và nỗ lΉc. Hiệu suất không tự sinh ra CÓ BA ĐIỀU phải thӵc hiện để có thể xác định và tối đa hóa hiệu suất công việc. Và ba điều này không tӵ xảy ra. Chúng ta phải tӵ rèn luyện bản thân để làm cả ba điều đó, và cho đến khi có thể biến chúng thành thói quen thường xuyên và tӵ động, chúng ta phải tӵ khép mình vào kӹ luật để thӵc hiện chúng. Chúng ta phải: 1. Quyết định những việc sẽ làm với vấn đề của mình và những hành động cần thiết tiếp theo. Không thể giải quyết đưӧc vấn đề cho đến khi chúng ta quyết định kết quả và bước hành động tiếp theo. Những việc trong danh sách công việc và email thường khiến chúng ta muốn trốn tránh thay vì xӱ lý, cho tới khi chúng ta biết chính xác ý định của mình về chúng và bước cần làm tiếp theo là gọi điện thoại, phác thảo ra câu trả lời hay nói chuyện... 2. Viết ra các kết quả và hành động, nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ngay khi nghĩ đến nó. Thậm chí ngay cả khi chúng ta quyết định việc cần thӵc hiện và xếp sắp nó vào bộ nhớ tinh thần, chúng ta vẫn có nguy cơ mất kiểm soát sӵ lӵa chọn và gây ra thất bại ngay tức khắc cũng như rơi vào tình trạng căng thẳng không cần thiết. 3. Xem các công cө nhắc việc. Thậm chí ngay cả khi bạn đã quyết định hành động tiếp theo là gӱi email, nếu không nhìn vào công cө nhắc việc khi lên mạng, bạn sẽ có thể bỏ lӥ cơ hội giải quyết việc đó. Khi đang ở trong một bối cảnh cө thể, bạn cần phải xem xét tất cả mọi thứ có thể làm đưӧc trong bối cảnh đó. Hãy suy nghĩ như một người hành động và hãy hành động như một người suy nghĩ. – HENRI BERGSON Sӵ kết hӧp ba hành vi hiệu suất này mang lại một tập hӧp kӻ năng chính phөc vө cho công việc trí óc. Cho đến nay, gần như tất cả những người chuyên nghiệp tôi gặp đều có thể cải thiện đáng kể mức độ kiên trì trong việc thӵc hiện ba hành vi chính yếu này. Suy nghĩ là vấn đề cốt lõi và khó thΉc hiện nhất trong công việc và cuộc sống. Nh·ng người tạo dΉng quyền lΉc phải suy nghĩ hàng giờ trong khi nh·ng người khác vui thú tiệc tùng. Nếu bạn không nhận th΁c đưͻc là cần nỗ lΉc tìm ra một cách suy nghĩ tổng hͻp đồng thời tΉ hưͳng dẫn mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái lười biếng và không còn kiểm soát đưͻc cuộc sống riêng. – DAVID KEKICH Suy nghĩ là ông tổ cͿa mọi hành động. – RALPH WALDO EMERSON Khi lớn lên, chúng ta không đưӧc dạy các kӻ năng phát triển này. Thế giới thường nhật của bố mẹ chúng ta không yêu cầu các hành vi đó. Mọi người chỉ làm những gì rõ ràng là cần làm – họ chỉ có thể nhìn thấy những điều ngay trước mắt. Bây giờ, hầu như không còn ai làm việc kiểu này nữa. Bất kỳ người nào chỉ muốn làm những việc rõ ràng đã bày ra trước mắt chính là đang hoài niệm về một thế giới xưa cũ không còn tồn tại. Hẳn người này sẽ phải trải qua vô vàn căng thẳng khó có thể cải thiện. Chúng ta phải rèn luyện bản thân để huy động đưӧc nguồn năng lưӧng tinh thần giúp nắm bắt chính xác và giải quyết nhanh chóng những việc chưa biết đến đang đӧi mình phía trước. • Hãy suy nghĩ những câu hỏi sau: • Vấn đề nào đang chiếm lĩnh tâm trí bạn? Hành động tiếp theo là gì và diễn ra ở đâu? Bạn có thể đặt công cө nhắc việc ở đâu? • Bạn có thể nhìn thấy cái gì trong môi trường xung quanh bạn mà bạn không tồn tại ở đó mãi mãi? Bạn cần suy nghĩ những gì để biết những việc phải làm với nó? 23Nhưng bạn không nên quá lo lắng Đây chính là hệ quả cͿa nguyên tắc trưͳc. Mặc dù bạn cần suy nghĩ về vấn đề cͿa mình để biết mình phải làm gì vͳi nó, nhưng có lẽ nó không đáng sͻ như bạn tưͷng đâu. Chỉ cần một chút suy nghĩ (Mͽc đích cͿa tôi là gì? Hành động tiếp theo cͿa tôi là gì?) cũng đͿ tạo ra sΉ tập trung và kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người hoàn toàn không nghĩ gì về rất nhiều vấn đề. Tại sao vậy? Bͷi chỉ v΃a liếc qua tình huống họ đã không thể kiểm soát nổi cảm xúc trưͳc tất cả nh·ng chi tiết rối beng và họ sͻ sẽ phải suy nghĩ. Vì thế tình huống đó chiếm h·u một phần tinh thần cͿa họ. Quyết định kết quả và bưͳc hành động, đặt mốc nhắc nhͷ ͷ đâu đó trong tâm trí để chắc chắn rằng bạn sẽ thấy nó đúng thời điểm, và khi đó bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vͳi cảm giác sẽ hoàn thành. Hoàn thành những việc dở dang của bạn TRONG CÁC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ, tôi thường chỉ cho mọi người tất cả các kế hoạch của tôi và rất nhiều hành động tiếp theo để thӵc hiện chúng (khoảng 150 hành động). Mọi người thường nói: “Làm cách nào mà anh không cảm thấy bị choáng váng và nhөt chí hoàn toàn khi phải nhìn vào danh sách vô tận những thứ phải làm như vậy?” Họ thành thӵc nói: “Tôi không muốn phải làm việc đó!” Điều này xuất phát tӯ khát khao thường trӵc về sӵ cân bằng và sӵ yên bình nội tâm của chính bản thân họ. Với hầu hết mọi người, việc tӵ nhắc nhở bản thân về những việc dở dang trong cuộc đời mình dường như đã làm khuấy động sӵ bình yên vốn có. Nhưng không phải vậy. Thӵc ra, nó là sӵ thể hiện đầy đủ hơn sӵ cân bằng, hài hòa mà họ vẫn hướng tới. Bạn chỉ cần hoàn thành những việc dở dang. Suy nghĩ h·u ích khi nó thúc đẩy hành động và là chưͳng ngại khi nó thay thế hành động. - BILL RAEDER Một vấn đề quan trọng tôi học đưͻc trong nh·ng năm qua là sΉ khác biệt gi·a việc nghiêm túc xem xét công việc cͿa một người và xem xét nghiêm túc bản thân người đó. Điều đầu tiên là cần thiết, còn điều th΁ hai là thảm họa. - MARGOT FONTEYN Biến đơn giản thành ph΁c tạp là chuyện cũ rích, biến ph΁c tạp thành đơn giản, thậm chí cΉc kỳ đơn giản − đó là sáng tạo. - CHARLES MINGUS Chắc chắn, ở đây có một tình thế lưӥng nan. Nếu bạn có ý thức nắm bắt, theo dõi, xem xét và thương lưӧng lại tất cả những cam kết bạn lập với chính mình và người khác, thì ở khía cạnh nào đó, chúng đã đưͻc thΉc hiện. Không còn lại dư âm, không có cảm giác lo lắng bao trùm do năng lưӧng của bạn bị luẩn quẩn trong các thỏa thuận chưa trông thấy và không đưӧc nhớ tới. Bạn thấy chúng rõ như ban ngày và bạn nói: “Tôi đã nói tôi sẽ làm điều này và tôi vẫn muốn làm việc đó ngay khi có thể nhưng không phải là lúc này.” Những người nghĩ rằng danh sách các công việc tôi phải hoàn thành thật nặng nề đều có rất nhiều công việc mà họ không muốn trông thấy. Và những gì họ cưӥng lại sẽ khiến họ mắc kẹt. Tôi luôn kiên định với nhận thức rằng tôi không đồng nhất mình với công việc bởi tôi đã nhìn nhận và đánh giá nó một cách khách quan. Tôi nghĩ nhiều người rất khó khăn để nói về sӵ khác biệt này. Thật ra, việc “hoà nhập với thế giới” rất ít liên quan đến vấn đề nên hay không nên giữ các danh sách việc cần làm, hiệu suất cao hay không, hay thậm chí cả việc bạn có tâm trí sáng rõ, cảm xúc cân bằng hay một cơ thể tràn đầy sinh lӵc hay không. Nếu giỏi hòa nhập, bạn có thể hòa hӧp với cả sӵ hӛn loạn, căng thẳng, bệnh tật ..... Bất cứ khi nào, bạn cũng có thể tӯ bỏ những gánh nặng của cuộc sống để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc và tӵ do hơn về tinh thần. Nhưng nếu tránh né hay kiểm soát không hiệu quả những việc chưa hoàn thành của mình, có thể bạn sẽ phải đương đầu với nhiều trải nghiệm tiêu cӵc hơn mức mong đӧi. Tôi không dạy bạn cách để có một “tinh thần cao cả”. Tôi dạy bạn cách xác định rõ và cách tập trung để sӱ dөng hiệu quả nhất sinh lӵc mình có, đồng thời đạt đưӧc tối đa những gì mà nguồn sinh lӵc ấy có thể tạo ra. • Hãy xem xét các câu hỏi sau: • Một tuần trước kỳ nghỉ, bạn cảm thấy thế nào về công việc của mình? Tại sao? • Bạn đang trì hoãn điều gì mà bạn cảm thấy quá phức tạp? Bạn có thể làm gì tiếp theo để suy nghĩ thấu đáo về nó? """