"
Săn Lùng Hitler - Jerome R. Corsi full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Săn Lùng Hitler - Jerome R. Corsi full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
SĂN LÙNG HITLER (Tái bản) Tác giả: Jerome R. Corsi
Người dịch: Ngọc Tuấn
Phát hành: Văn Lang Books Nhà xuất bản Hồng Đức 09/2019 —★—
ebook©vctvegroup
Lời nhà xuất bản
C
hiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô và phe đồng minh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện ở Châu Âu và trên toàn thế giới.
Xung quanh cái chết của Adolf Hitler và cô nhân tình Eva Braun vào ngày 30-4-1945 đã có nhiều bài viết phân tích về cái chết đầy nghi ngờ của Hitler được công bố. Lần này tác giả tiến sĩ Jerome R.Corsi trên cơ sở tư liệu mới đã phân tích, đánh giá, nhận xét về cái chết đầy nghi ngờ này. Để có thêm tư liệu tham khảo, Nhà xuất bản Hồng Đức đã giữ nguyên văn (trung thành với bản dịch) về những nhận định, đánh giá từ những tư liệu, lời kể của những người trong cuộc xung quanh cái chết của Hitler - những nhận định, đánh giá của tác giả không trùng với quan điểm của Nhà xuất bản. Hy vọng từ những tư liệu mới về nghi án cái chết của Hitler của tác giả Jerome-R.Corsi được xuất bản lần này giúp cho bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.
Lời giới thiệu
TIẾP TỤC SĂN LÙNG HITLER
Chuyện gì thực sự diễn ra trong hầm trú ẩn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến ở châu Âu khi quân đội Xô Viết tiến vào thành phố Berlin?
Abel Basti, Cuộc đào tẩu của Hitler (2011)
M
ọi người đều cho rằng Adolf Hitler dùng súng tự sát trong
hầm trú ẩn vào ngày 30 tháng 4 năm 1945.
Khi các toán quân Nga tiến gần đến hầm trú ẩn ở Phủ Thủ tướng Đức, thành phố Berlin, chiến đấu giành từng con đường phố trong cuộc chiến ở nội ô, Hitler chẳng thà tự sát còn hơn để bị bắt rồi bị trưng ra như một trong những kẻ sát nhân tập thể khét tiếng nhất của lịch sử.
Mọi người đều biết cái chết của Hitler liên quan đến hành động tự sát kép khi Eva Braun, cô nhân tình cũng là bạn đời của ông, kết hôn với Hitler trong một lễ cưới đơn sơ dưới hầm trú ẩn trước khi cắn viên nang chứa cyanide kết liễu đời mình.
Trong tư thế ngồi trên trường kỷ trong phòng riêng của Hitler dưới hầm trú, Eva Braun đã chết trước nhưng chết với tư cách là cô dâu của người cô yêu thương, Hitler.
Theo lệnh của Hitler, hai cái xác được đưa ra ngoài hầm trú ẩn và tưới xăng để hoả táng trong cái mương cạn trong khu vườn ở
Phủ Thủ tướng Đức, ngay bên ngoài lối ra vào bí mật của hầm trú ẩn ở bên dưới.
Khi giải phóng Berlin, quân đội Nga tình cờ phát hiện xác của Hitler và Eva Braun; quân Nga vội vã chôn phần than còn sót lại ở một địa điểm bí mật tại Berlin, giữ hai cái xác an toàn cho tới khi đình chiến cho phép họ chở chúng an toàn về Moscow.
Ai ngốc nghếch đến nỗi nghĩ Hitler đã trốn khỏi Berlin và chạy đến một nơi ẩn náu an toàn như Argentina?
Bất cứ ai đặt nghi vấn chuyện Hitler chết vì tự sát trong hầm trú ẩn vào những giờ phút kết thúc Thế Chiến thứ hai ở châu Âu theo định nghĩa được xem là “nhà lý thuyết âm mưu” - một cách nhẹ nhàng để cho rằng những người hoài nghi rõ ràng là điên rồ.
Thế nhưng, vào những năm gần đây, thế giới bắt đầu nhận thấy bằng chứng khoa học được người Nga cung cấp qua mấy thập kỷ để hỗ trợ tính chính xác cho lối giải thích chính trị về cái chết của Hitler là sai lầm.
Hơn thế nữa, câu chuyện được Hugh Redwald Trevor-Roper dựng lên và xuất bản vào năm 1947 lúc ấy là một sinh viên cao học ngành lịch sử 32 tuổi người Anh làm việc trong suốt Thế Chiến thứ hai với vị trí sĩ quan tình báo quân đội Anh, hoá ra là có mâu thuẫn với vài khía cạnh chính của câu chuyện với các tài liệu khác có thể xem là chính thức về cái chết của Hitler.
TIẾP TỤC SĂN LÙNG HITLER
Bài nghiên cứu và phân tích được giới thiệu ở đây sẽ tìm hiểu
một cách khoa học các bằng chứng có hay chưa hề tồn tại về việc Hitler chết ở Berlin như lời kể chi tiết trong tài liệu chính thức của Trevor-Roper.
Khi xem xét các hồ sơ tình báo được tiết lộ gần đây của quân đội Hoa Kỳ và của FBI, đã xuất hiện một lý do thuyết phục rằng các điều tra viên Hoa Kỳ ngay từ đầu đã nghi ngờ Hitler trốn thoát nhưng sẵn lòng chấp nhận câu chuyện của Trevor-Roper vì nhiều lý do chính trị.
Quan điểm của cuốn sách này là phải tiếp tục săn lùng Hitler cho tới khi sức nặng của các bằng chứng khoa học chứng minh được bằng cách này hay cách khác, Hitler đã chết vì tự sát trong hầm trú ẩn vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, hoặc đã trốn thoát rồi chết ở đâu đó.
Cuộc săn lùng Hitler, kẻ sát nhân tập thể khét tiếng nhất của thế giới, tên tội phạm quốc tế với tội danh chống lại loài người và luật pháp của các quốc gia chưa bao giờ được xét xử, phải tiếp tục cho tới khi chúng ta biết được sự thật.
Lịch sử sẽ không dừng lại cho tới khi câu chuyện của Hitler kết thúc cùng với sự thật, chứ không phải là những giả dối chính trị. Với sự thật trong tay, chúng ta có thể tiến hành các bước xét xử tội danh, không chỉ các tội ác khủng khiếp không thể diễn tả thành lời do Hitler phạm phải mà còn cả những tội ác không thể tha thứ được của những kẻ đã giúp Hitler đào tẩu.
CHÍNH XÁC THÌ HITLER
ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Vấn đề chính của câu chuyện Hitler và nhân tình tự sát là không thể trả lời được vài câu hỏi:
Những người hoài nghi có thể hỏi: “Hắn tự sát bằng cái gì? Dùng viên nang chứa cyanide hay dùng súng tự sát? Hay sử dụng cả hai, cắn viên cyanide rồi sau đó bắn vào đầu để chắc rằng mình sẽ chết theo cách này hoặc cách khác?”.
“Còn Eva Braun? Cô tự bắn chết mình hay Hitler chịu trách nhiệm của một quý ông là bắn Eva Braun để cô tránh khỏi việc phải tự kết liễu cuộc đời với viên đạn vào đầu?”
“Lúc chết, Eva Braun ngồi ở đâu, bên trái hay bên phải Hitler? Nếu cô ngồi bên trái của Hitler, có phải Hitler bắn vào thái dương bên phải của cô? Hoặc vào thái dương bên trái nếu cô ngồi bên phải Hitler?”
“Hoặc Hitler chỉ đứng nhìn Eva cắn viên thuốc rồi đợi cho đến lúc chắc chắn rằng cô đã chết trước, hắn mới tự sát?”
“Hitler bắn vào đâu? Giữa trán hay hắn cầm súng quá vụng về khi siết chặt cò súng? Hay hắn đút súng vào miệng, bóp cò phá nát óc từ phía sau đầu? Nếu là cách sau thì hắn bóp cò như thế nào? Bằng một ngón cái hay cả hai?”
“Hoặc nếu Hitler tự bắn vào thái dương thì hắn bắn vào thái dương bên phải hay bên trái? Tự bắn vào giữa trán cũng mơ hồ như tự bắn vào miệng. Làm thế nào hắn có thể giữ chặt súng lục ngay trước trán, nhất là nếu hắn dùng cả hai ngón cái để bóp cò?”
“Nếu Hitler mắc hội chứng Parkinson, làm thế nào hắn có thể giữ chặt tay để chắc rằng mình không bắn hụt, dù tự bắn mình hay bắn Eva Braun?”
Như chúng ta sẽ thấy ở vài chương tiếp theo, sự thật là chúng ta không biết điều gì chắc chắn về chuyện Adolf Hitler và Eva Braun tự sát như thế nào. Tài liệu chính thức cho biết hắn tự bắn vào miệng sau khi nhìn thấy Eva Braun chết vì cyanide nhưng làm thế nào để biết được điều đó, nhất là khi không có bằng chứng cụ thể mô tả Hitler hoặc Braun đã chết như thế nào?
Rồi đến, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến hậu quả ngay sau cuộc tự sát kép. Có phải Hitler và Eva tự nhốt mình ở một trong các phòng riêng của hầm trú ẩn để thực hiện vụ tự sát? Làm thế nào những người khác trong hầm trú ẩn vào bên trong lấy xác ra (hoặc biết chắc nỗ lực tự sát bằng cách nào đó không bị can thiệp)?
Ai đã nghe thấy tiếng súng và làm thế nào những người trong hầm trú ẩn vào được bên trong nếu căn phòng đã bị Hitler và Eva Braun khoá cứng để đảm bảo mình không bị quấy nhiễu khi tự sát?
Xác của Hitler và Eva được phát hiện như thế nào? Có ai trong hầm tận mắt chứng kiến hai cái xác đó được mang ra ngoài hoả táng ngay sau đó hay không? Hoặc có nhân chứng nào trong hầm trú ẩn chụp ảnh hoặc chuẩn bị cho cặp đôi mới kết hôn và cũng vừa mới chết?
Như chúng ta thấy, sự thật là chúng ta không có bất cứ một mô tả chính thức nào về việc phát hiện rồi vứt xác của Hitler và Eva Braun sau khi họ tự sát bởi nhiều mô tả mâu thuẫn ở nhiều chi tiết quan trọng.
CÁC BỨC HÌNH CHỤP CẢNH
HITLER CHẾT ĐANG Ở ĐÂU?
Thật ra, không thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào ở trên ngoại trừ nỗi hoài nghi có lý một phần vì không ai thực sự nhìn thấy Hitler bóp cò súng và Eva Braun nuốt viên cyanide. Xác của Adolf Hitler và Eva Braun chưa bao giờ được phục hồi hoặc bảo tồn cho việc nhận dạng và không có bức ảnh nào chụp cảnh Adolf Hitler và Eva Braun cùng tự sát.
Người Nga đã từ chối một bức ảnh cho là chụp cảnh Hitler chết nhưng không có gì khác ngoài một trong nhiều người đóng thế Hitler.
Trong số đó, bức ảnh của Hitler với một lỗ đạn ngay giữa trán trông gần như giả tạo giống khi trang phục rách tả tơi của Hitler bị thức ăn rơi xuống vấy bẩn người đóng thế mặc vào lúc chết, không nói lên điều gì về đôi vớ được khâu lại của người đóng thế vai và xác của người đóng thế lùn hơn Hitler 3 inch.
Khi nhìn vào cái chết của bản sao Hitler, chúng ta băn khoăn không hiểu hắn có biết đó là số phận cao cả sau cùng của mình? Ai đã bảo hắn đó chính là nhiệm vụ bắt hắn đại diện cho Hitler nhưng không phải ở cuộc diễu hành ngu xuẩn hay sự kiện quần chúng mà là ở hành động che giấu khoảnh khắc cuối cùng của Hitler - khoảnh khắc người đóng thế được mong muốn sống sót cho đến phát súng giã từ đau đớn cuối cùng.
Thế nhưng, hành động giết một người đóng thế Hitler có ý nghĩa gì nếu Adolf Hitler và Eva Braun thực sự đã tự sát? Vì sao không
chụp vài bức ảnh thật để chứng minh với thế giới rằng Hitler và nhân tình đã chết, để cho bằng chứng ảnh chấm dứt cuộc tranh luận chung quanh cái chết của họ?
Như trong quyển sách này chỉ ra, sự thật là khi người Nga tiến vào hầm trú ẩn ở Berlin, Adolf Hitler và Eva Braun đã biến mất. Không ai bị bắt và xác của họ chưa bao giờ được tìm thấy.
Khi người Nga ùa vào hầm trú ẩn, Hitler và Eva Braun đơn giản là đã không còn ở đó nữa.
Chính xác những gì xảy ra với họ là điều bí hiểm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1945, ngày hai người được cho là đã tự sát. Kể từ ngày ấy, Hitler và Eva Braun ở đâu vẫn là điều bí mật, dù những lời tuyên bố chính thức cho biết họ đã tự sát và xác của họ bị thiêu trước khi người Nga tiến vào hầm trú ẩn của Hitler ở Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin.
CÂU CHUYỆN HITLER KẾT HÔN VÀ TỰ SÁT: MỘT MÀN KỊCH CÔNG PHU?
Chắc chắn các nhân chứng vụ tự sát của Hitler và Eva Braun đã để lại những mô tả chính thức, thậm chí còn có thể đã ký tên chứng nhận bản khai tuyên thệ rằng họ nhìn thấy Hitler và Eva không chỉ vào thời điểm cuối cùng của cuộc đời, mà còn nghe lời giã từ trong nước mắt cùng một chút lòng thành với họ trong hầm trú.
Thế nhưng, khi chúng tôi tìm kiếm lời khai của nhân chứng, chúng tôi thấy những mô tả của từng cá nhân cũng đáng thất vọng như một tấm hình còn sót lại của người đóng thế Hitler với lỗ đạn
ngay giữa trán, chết khi miệng há hốc như thể đang ngáy sâu hoặc có lẽ đang đớp lấy hơi thở cuối cùng.
Sự thật là các mô tả của các nhân chứng nhìn thấy những giờ phút cuối cùng của Hitler và Eva Braun mâu thuẫn ở nhiều chi tiết quan trọng, dẫn đến một kết luận không thể tránh khỏi là họ tự ý thêm vào, đôi khi che giấu hoặc phỏng đoán có căn cứ để lấp đầy các chi tiết khi những mảnh ký ức của họ không trọn vẹn.
Như chúng ta sẽ thấy, các mô tả khác nhau được cho là chính thức liên quan đến những ngày cuối cùng của Hitler sẽ cho thấy chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng bao gồm: Ai ở cùng với Hitler vào những giờ cuối cùng của hắn? Hitler đã nói và làm gì?
Trong bản phân tích cuối cùng, một độc giả sâu sắc bắt đầu đặt câu hỏi có phải bản mô tả của nhân chứng hoàn toàn là do bịa đặt để che giấu sự thật mà không ai vào thời điểm ấy muốn thừa nhận. Hitler có thể đã trốn thoát?
Điểm khác nhau trong các mô tả của nhân chứng có hợp lý hay không bởi các nhân chứng kể lại cho nhóm sĩ quan tình báo quân đội những gì họ muốn nghe? Hoặc các mô tả của nhân chứng đã nói dối khéo léo ngay từ đầu để che đậy việc hắn đã trốn thoát và mang theo cùng vối hắn lòng trung thành của những kẻ hy sinh vì hắn?
ĐÂU LÀ BẰNG CHỨNG CHO THẤY HITLER ĐÃ KHÔNG TRỐN THOÁT?
Đó là những câu tôi từng đặt ra lúc còn là đứa bé được sinh ra
một năm sau khi cuộc chiến ở châu Âu kết thúc và lớn lên trong những năm 1950.
Bằng cách nào đó, nếu Hitler chết vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, thì những nghi vấn xung quanh cái chết của hắn hẳn đã có thể dễ dàng giải đáp được.
Tất cả quá thuận tiện là cách giải thích cho việc Hoa Kỳ thiếu bằng chứng vì quân đội Xô Viết giải phóng Berlin và sau đó mang hài cốt của Hitler về Moscow trước khi Hoa Kỳ và các nước đồng minh, bao gồm Anh và Pháp, có cơ hội yêu cầu bằng chứng từ quân đội Xô Viết chứng tỏ Hitler đã chết.
Thế nhưng, giờ đây xem ra không chỉ Stalin và người Nga nghi ngờ Hitler đã chết mà tướng Dwight D. Eisenhower cũng có cùng nghi ngờ, lúc ấy là Chỉ Huy Trưởng Tối Cao Các Lực Lượng Đồng Minh giành thắng lợi trong Thế Chiến thứ hai.
Nếu cả Stalin và Eisenhower nghi ngờ về cái chết của Hitler, làm thế nào câu chuyện tự sát kép lại trở thành một câu chuyện chính thức? ở một mức độ như thế, cuộc tranh luận liệu Hitler có thể đã trốn thoát có là câu hỏi không nghiêm túc hoặc một ai đó sẽ dám hỏi trước công chúng không?
Tôi quyết định viết quyển sách này khi các tin tức quốc tế cho biết: một xét nghiệm di truyền ADN đáng tin cậy chứng minh xương sọ theo lời tuyên bố của người Nga là của Hitler kể từ lúc kết thúc Thế Chiến thứ hai thực sự là của một phụ nữ 40 tuổi.
Câu chuyện liên quan đến xét nghiệm di truyền ADN là điểm khởi đầu cho chương 1 của quyển sách này.
Chương 1
BẰNG CHỨNG KHOA HỌC CHO THẤY HITLER ĐÃ TRỐN KHỎI NƯỚC ĐỨC
Xương sọ lâu nay được tin là của Adolf Hitler thực sự là của một phụ nữ, theo lời của nhà khoa học Mỹ đã thực hiện xét nghiệm di truyền ADN từ mẫu xương sọ ấy.
Sky News, “Xương sọ của Hitler đang
ở đâu trên thế giới?” 28 tháng 9 năm 2009.
T
ừ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945, ngoại trưởng James F.
Byrnes đi cùng tổng thống Mỹ Harry S. Truman đến dự hội nghị với thủ tướng Anh Winston Churchill (sau đó được thay bởi Clement Attlee) và tổng bí thư Liên Xô Joseph Stalin ở Postdam, một thành phố ở Đức. Bất chợt Byrnes hỏi Stalin liệu ông có tin rằng Hitler thực sự đã chết ở Berlin khi Thế Chiến thứ hai kết thúc. Trong quyển sách Nói thật được xuất bản năm 1947, Byrnes kể lại cuộc trao đổi: “Tôi hỏi Generalissimo (Stalin) cho biết quan điểm đối với chuyện Hitler chết như thế nào. Ngạc nhiên thay, Stalin bảo ông tin Hitler vẫn còn sống và có thể lúc đó hắn ở Tây Ban Nha hoặc Argentina”. Khoảng mười ngày sau, Byrnes hỏi Stalin có thay đổi quan điểm hay không và ông bảo không và giữ lấy niềm tin ấy cho đến cuối đời.
Tháng 5 năm 1945, chẳng bao lâu sau khi tổng thống Franklin D.
Roosevelt qua đời, Harry Hopkins, một trong các cố vấn thân cận nhất của Roosevelt, đảm trách một sứ mạng đặc biệt đến Moscow theo yêu cầu của tổng thống Harry Truman để chuẩn bị cho hội nghị sắp diễn ra với Churchill và Stalin theo kế hoạch bắt đầu vào tháng 7 năm 1945 ở Potsdam, Đức. Trong buổi thảo luận với Stalin ở Moscow, Hopskins bình luận ông hy vọng xác của Hitler sẽ được người Nga tìm thấy. Stalin đáp các bác sĩ Liên Xô nghĩ họ đã xác định được xác của Joseph Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền của Hitler, và của Erich Kempka, tài xế của Hitler nhưng bản thân ông nghi ngờ chuyện Goebbels đã chết. Stalin bảo toàn bộ vấn đề rất kỳ lạ và những câu chuyện về đám tang và cách chôn cất khiến ông rất nghi ngờ. Ông còn giải thích thêm là theo ông, Hitler, Goebbels và tướng Hans Krebs, tham mưu trưởng của quân đội Đức đều đã trốn thoát và đang ẩn nấp. Hopkins cho rằng phe Phát Xít có vài chiếc tàu ngầm lớn và theo ông biết chưa ai phát hiện được dấu vết gì của Hitler. Stalin đáp nhờ Thuỵ Sĩ bao che, người Đức đã dùng những tàu ngầm ấy chở vàng và các tài sản có giá trị đến Nhật. Ông còn cho biết thêm tình báo Liên Xô đang điều tra mấy chiếc tàu ngầm của Đức Quốc Xã nhưng người Nga cũng không tìm thấy dấu vết gì của Hitler. Khi kết luận cho cuộc trao đổi ấy, Stalin nghĩ Hitler và các lãnh đạo cao cấp khác của Đức Quốc Xã ông từng nhắc đến, có lẽ đã chạy đến Nhật.
Thế nhưng, vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, quân đội Nga tuyên bố đã tìm thấy xác của Adolf Hitler và Eva Braun được chôn cất bên ngoài hầm trú ẩn Fuhrer trong khu vườn của Phủ Thủ tưởng Đức ỏ Berlin. Vì sao Stalin nghi ngờ chuyện Hitler chết ở Berlin khi các
toán quân của ông phát hiện những bằng chứng dường như không thể chối cãi cho thấy Adolf Hitler và Eva Braun đã chết trong hầm trú ẩn? Sự thật về những ngày cuối cùng của Hitler bị phủ một tấm màn bí ẩn.
QUÂN ĐỘI NGA Ở HẦM TRÚ ẨN CỦA HITLER VÀO THÁNG 5 NĂM 1945
Các toán quân đầu tiên của Nga tiến vào Phủ Thủ tướng Đức ngày 2 tháng 5 năm 1945. Quyển sách Cái chết của Hitler: Các tài liệu chưa từng biết từ Văn Khố của Liên Xô được xuất bản ở New York năm 1968 của Lev Bezymenski, một sĩ quan tình báo quân đội Nga phục vụ cho ban tham mưu của tướng Nga G. K. Zhukov trong trận chiến ỏ Berlin, khiến cả thế giói náo động. Lần đầu tiên, Liên Xô cho phép tiếp cận với các tư liệu từ văn khố bí mật của Moscow, bao gồm các hồ sơ khám nghiệm tử thi của Nga tiến hành trên những thi thể họ tin là của Adolf Hitler và Eva Braun cũng như các tài liệu diện rộng từ “Chiến Dịch Huyền Thoại”. Từ chối các kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy hai cái xác người Nga tìm thấy ở Phủ Thủ tướng Đức tại Berlin là của Hitler và Eva Braun, Stalin tiến hành “Chiến Dịch Huyền Thoại” vào tháng 12 năm 1945 để thực hiện cuộc điều tra toàn diện với tất cả nhân chứng còn sót lại vào những ngày cuối cùng của Hitler trong boongke. Cuộc điều tra của Liên Xô với tên gọi “Chiến Dịch Huyền Thoại” cho thấy Stalin tin rằng Hitler đã trốn khỏi Berlin.
Bezymenski tiết lộ vào trưa ngày 2 tháng 5 năm 1945, trung tá
Ivan Isayevich Klimenko -chỉ huy tiểu đội Phản Gián của Quân Đoàn Súng Trường 79 thuộc Đoàn Quân Xung Kích thứ Ba- nhận lệnh kiểm tra Phủ Thủ tướng Đức, nơi tối hôm trước Đoàn Quân Xung Kích Thứ Năm đã đột kích. Khi nhận được lệnh, Klimenko nhảy lên xe jeep, lái thẳng đến Phủ, tiếp theo là chiếc xe tải của quân đội Nga chở nhiều nhân chứng và binh lính người Đức đã khai trong cuộc thẩm vấn từng nghe Hitler và Joseph Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã, tự sát ở Phủ. Bezymenski trích dẫn lời của Klimenko như sau:
Chúng tôi lái đến Phủ, vào trong khu vườn và đến lối thoát khẩn cấp của hầm trú ẩn. Khi chúng tôi tới gần lối thoát, một lính Đức hét lên: “Đó là xác của Goebbels! Còn kia là xác của vợ hắn”.
Tôi quyết định mang theo những cái xác. Vì không có cáng, chúng tôi đặt mấy cái xác lên cánh cửa được tháo rời ra, thận trọng khiêng chúng lên xe tải (loại xe có mui) rồi chở về Plotzensee.
Ngày hôm sau, 3 tháng 5 năm 1945, xác 6 đứa con của Goebbels và xác của tướng Krebs được tìm thấy ở hầm trú ẩn. Chúng cũng được chở đến Plotzensee.
6 đứa con của Goebbels được tìm thấy đã chết trên giường trong hầm trú ẩn sau khi bị bô mẹ chúng đầu độc. Ngày hôm sau, Phó Đô Đốc Hans-Erich Voss, một trong số những người cư ngụ cuối cùng ở boongke trong suốt Trận Chiến Berlin và là thành viên ban tham mưu của người được bổ nhiệm thừa kế Hitler, Đại Đô Đốc Karl Donitz, tiến hành xác định những cái xác của gia đình Goebbels. Trung tướng Krebs là tham mưu trưởng của quân đội Đức. Hắn được xác định nhờ mảnh vải in chữ “Krebs” trong lớp lót
của áo vét đồng phục gần túi áo bên trái.
Không tìm thấy xác của Hitler vào ngày 2 tháng 5 năm 1945, hôm sau Klimenko quay trở lại Phủ Thủ tưởng Đức với Voss. Klimenko mô tả lý do vì sao quyết định ghé lại boongke lần thứ hai như sau:
Dĩ nhiên, chúng tôi hỏi Voss xem Hitler có thể đang ở đâu. Voss không trả lời rõ ràng và chỉ kể cho chúng tôi nghe hắn đã rời khỏi Berlin cùng vối sĩ quan quản trị của Hitler và gã sĩ quan ấy bảo Hitler đã tự sát và được chôn trong khu vườn ở Phủ Thủ tướng.
Khi đến Phủ, Klimenko quyết định tìm kiếm chung quanh.
Chúng tôi đến trên chiếc jeep chở tôi, Voss, trung tá của Cục Phản Gián Quân Đội Nga và một thông dịch viên, ở Phủ, chúng tôi xuống hầm trú ẩn. Bên dưới rất tối. Chúng tôi dùng đèn pin để soi đường. Hành vi của Voss khá lạ lùng: hắn bồn chồn, miệng lầm bầm nói gì đó nghe không rõ. Sau đó, chúng tôi leo lên trở lại và nhận thấy mình ở trong khu vườn, cách lối thoát khẩn cấp không xa.
Lúc ấy gần 9 giờ tối. Chúng tôi tiến đến gần bể chứa nước dành để chữa cháy nhưng giờ đã cạn khô. Trong đó có nhiều xác chết, ở đấy, Voss nói, tay chỉ vào một cái xác: “Ồ, đó là xác của Hitler!”.
Cái xác được mặc quần áo; chân mang đôi vớ được mạng. Một lúc sau, Voss bắt đầu nghi ngờ: “Không, tôi không dám nói chắc chắn đó là Hitler”. Thật tình mà nói, tôi cũng nghi ngờ vì đôi vớ đó được khâu lại.
Sau khi quyết định đó không phải là xác của Hitler, Klimenko và Voss bỏ lại cái xác trong hầm trú ẩn nơi mà nó được tìm thấy. Thế nhưng, lúc Klimenko và Voss bỏ đi, một nhóm lính Nga phát hiện cái
xác và tin rằng họ đã tìm thấy thi thể của Hitler. Đưa cái xác ra khỏi hầm trú ẩn, nhóm lính Nga chụp hình để chắc chắn có thể nhìn thấy rõ ràng lỗ đạn ngay giữa trán và khoe với báo chí mình tìm thấy xác của Hitler. Cái xác khá giống với cơ thể của Hitler nhưng nhanh chóng được xác định là của người đóng thế vai cho Hitler vì các chi tiết như xác chết không mang giầy lộ ra đôi vớ chắp vá tệ hại cũng như đồng phục trên người bị thức ăn vấy bẩn, một tính cách không phải của Hitler, một kẻ khó tính và ăn mặc kỹ lưỡng. Điểm tệ hại nhất là khi đo chiều cao, cái xác đó thấp hơn Hitler 3 inch.
Thế nhưng, chuyện phát hiện ra người đóng thế vai ấy đang đánh lạc hướng với cuộc điều tra của người Nga về cái chết của Hitler như chúng ta có thể nhìn thấy qua lời kể của Klimenko:
Rồi đến ngày 4 tháng 5, cuộc tìm kiếm thêm nhân chứng trong số các tù nhân tiếp tục diễn ra từ sáng sớm. Khoảng 11 giờ sáng, tôi cùng 6 nhân chứng trở lại khu vườn ở Phủ. Chúng tôi đến bể nước nhưng cái xác đã biến mất”.
Klimenko và các nhân chứng phát hiện cái xác biến mất nằm ở một trong các phòng lớn của Phủ. Một nhân chứng khẳng định xác ấy có thể là Hitler nhưng 5 người kia dứt khoát phủ nhận điều ấy. Chính vào lúc ấy, Klimenko biết lính Nga đã đào thấy hai cái xác họ tin là của Hitler và Eva Braun:
Trung đội trưởng Panassov và vài người lính đi cùng với tôi. Một người lính hỏi: “ông tìm thấy gia đình Goebbels ở đâu?”. Rồi chúng tôi trở lại khu vườn, đến lối thoát khẩn cấp.
Binh nhì Ivan Churakov leo vào cái hố gần đó, bên trong còn tro của
mớ giấy đã đốt. Thấy quả bazooka ở trong đó, tôi liền gọi Churakov: “Leo ra mau, nếu không cậu sẽ bị nổ banh xác đó”. Churakov đáp: “Thưa đồng chí trung tá, ở đây có mấy cái chân”.
Chúng tôi bắt đầu đào sâu xuống và kéo ra từ hố hai cái xác: một nam, một nữ. Dĩ nhiên, thoạt đầu tôi thậm chí không nghĩ chúng có thể là xác của Hitler và Eva Braun vì tôi tin xác của Hitler đã có sẵn ở Phủ, chỉ cần được xác định. Vì thế, tôi ra lệnh dùng chăn gói mấy cái xác và chôn trở lại.
Ngày hôm sau, các sĩ quan tình báo Nga của đơn vị phản gián SMERSH thứ 79 biết được từ các tù nhân từng có chức vụ cao cấp rằng xác của Hitler và Eva Braun được thiêu trước khi chôn. Vì thê, khi xét lại thấy mấy cái xác có thể là Hitler và Eva Braun, tình báo Nga đào lại hai cái xác bị cháy thành than và kéo ra khỏi hố đạn. Dù hai cái xác rõ ràng một nam, một nữ nhưng thi thể bị cháy nghiêm trọng đến nỗi không thể nhận diện được. Thế nhưng, sau khi điều tra thêm, bao gồm chuyện Harry Mengerhausen, một vệ sĩ của Hitler, nhận dạng hai cái xác và những gì Bezymenski xác định như “xét nghiệm pháp y”, các sĩ quan quyết định hai cái xác ấy là Adolf Hitler và Eva Braun.
Lợi dụng cách dùng chữ “Ivan” như từ liên hệ chung đến lính Nga (tên người lính Nga được xem là tìm thấy xác của Hitler) Bezymenski khoác lác: “Ivan đến Berlin và tìm thấy xác của tên Tội phạm Chiến tranh Số Một”.
BẰNG CHỨNG XÉT NGHIỆM TỬ THI CỦA NGA Ngày 5 tháng 5 năm 1945, theo các tài liệu bí mật của Liên Xô
có giá trị như tư liệu nguồn cho mô tả vào năm 1968 của Bezymenski, xác của Hitler và Eva Braun được chở từ trung tâm của Berlin đến vùng ngoại ô phía Bắc của Buch, nơi đóng quân của nhiều sư đoàn khác nhau thuộc ban tham mưu của Đoàn Quân Xung Kích thứ ba của Nga. Bezymenski viết: “Thay cho người lính Ivan, một nhân vật mới giữ vị trí lãnh đạo - tiến sĩ Faust Shkaravski, tôi không bịa đặt tên của ông ấy: đó thực sự là tên của một người đã cao tuổi, là bác sĩ pháp y chuyên nghiệp, lúc ấy là Trưởng Chuyên gia Pháp y của Mặt trận Byelorussie số 1”. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, trùng với “Ngày Chiến thắng”(1), tiến sĩ Shkaravshi hướng dẫn một đội gồm bốn chuyên gia pháp y khác người Nga, tiến hành xét nghiệm tử thi trên hai cái xác được cho là của Hitler và Eva Braun. Xét nghiệm ấy được thực hiện trong phòng thí nghiệm bệnh lý học trước đây từng là dưỡng đường và được sử dụng làm viện tâm thần.
Căn cứ mức độ biến dạng của hai cái xác, các bác sĩ xét nghiệm tử thi nhanh chóng xác định bộ răng sẽ cho phép nhận dạng chính xác nhất.
Báo cáo xét nghiệm tử thi được xuất bản trong quyển sách của Bezymenski cho thấy từ xác của người nam, các mẩu răng được chuyển giao đến Bộ Phận SMERSH của Đoàn Quân Xung Kích thứ ba vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 như sau: cầu răng hàm trên bằng kim loại màu vàng, bao gồm 9 răng hàm trên và 15 ráng hàm dưới bị cháy. Từ xác của người nữ, các răng được phục hồi cho mục đích nhận dạng như sau: cầu răng bằng vàng của hàm dưới có 4 răng cửa. Ngày 9 tháng 5 năm 1945, Vasili Ivanovich Gorbushin,
phó thủ trưởng của bộ phận Phản gián thuộc Đoàn Quân Xung Kích thứ ba, tìm thấy và đến gặp nha sĩ của Hitler, một tiến sĩ tên Bruck và trợ lý nha khoa Kathe Heusermann. Theo đề nghị của Heusermann, Gorbushin có thể tìm thấy các ảnh chụp X quang răng của Hitler cùng với vài chóp răng bằng vàng đã được chuẩn bị sẵn nhưng chưa bao giờ thay. Theo chỉ dẫn của Heusermann, Gorbushin tìm thấy một nha công tên Fritz Echtmann từng làm răng cho Eva Braun.
Theo trích dẫn của Bezymenski, Gorbushin báo cáo như sau:
Kathe Heusermann và Fritz Echtmann mô tả bộ răng của Hitler theo ký ức với từng chi tiết nhỏ. Các thông tin của họ từ cầu răng, chóp răng và cách hàn răng tương thích với các mục trong y văn và những bức ảnh X quang chúng tôi tìm thấy. Kế đến, chúng tôi yêu cầu họ nhận dạng xương hàm lấy từ xác của người nam. Heusermann và Echtmann đều nhận thấy chúng rõ ràng là của Adolf Hitler.
Tương tự, chúng tôi hỏi các nha sĩ mô tả bộ răng của Eva Braun. Sau khi cả hai cùng trả lời thấu đáo các câu hỏi, chúng tôi đặt trước mặt họ cầu răng bằng vàng lấy ra từ xác của người nữ trong quá trình xét nghiệm tử thi.
Không chút ngần ngại, Kathe Heusermann và Fritz Echtmann tuyên bố cầu răng giả ấy là của Eva Braun. Fritz Echtmann cho biết thêm cấu trúc đặc biệt của cầu răng chuẩn bị cho Eva Braun là phát minh của hắn và cho đến thời điểm ấy không có bộ răng giả nào sử dụng phương pháp lắp ghép tương tự như thế.
Kế tiếp, các chuyên gia y khoa của chúng tôi gặp mặt lần nữa để hội ý. Sau khi kiểm tra y văn, các bức ảnh X quang, xương hàm và bộ răng của xác người nam bị cháy được tìm thấy ngày 4 tháng 5 trong khu vườn của Phủ, các chuyên gia nhất trí với nhau và kết luận cụ thể đó là bộ răng
của Hitler.
Các mảnh vụn của ống tiêm thuỷ tinh và dấu vết của hợp chất cyanide được tìm thấy trong khoang miệng của hai thi thể khiến nhóm bác sĩ xét nghiệm tử thi nhận dạng nguyên nhân dẫn đến cái chết của cả hai xác nam và nữ là bị ngộ độc hợp chất cyanide. Đáng tò mò là xét nghiệm tử thi không tìm thấy bằng chứng cho thấy có vết thương từ phát súng dù các bác sĩ lưu ý thấy có thiếu một mẩu xương sọ. Phát hiện ấy mâu thuẫn với các báo cáo của nhóm tình báo cho rằng Hitler vừa dùng súng tự sát vừa dùng viên nang cyanide. Dù các phát hiện cho thấy nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai tử thi là ngộ độc cyanide nhưng nhóm xét nghiệm tử thi của Nga không đưa vào tiến trình phẫu thuật cơ quan nội tạng của cả hai cái xác. Thêm vào đó, xét nghiệm tử thi xác người nữ cho thấy bằng chứng của các mảnh đạn kim loại ở cổ họng gây chảy máu ở cổ họng, ngực và hai lá phổi. Thế nhưng, không có bằng chứng cho thấy Eva Braun từng bị trúng bất cứ vỏ đạn pháo nào cũng như không có những vết thương nào được nghĩ là sẽ gây ra xuất huyết. Hiện tượng chảy máu được phát hiện trong xác của người nữ chỉ có thể diễn ra nếu quả tim đập đủ mạnh để tạo áp lực trong động tĩnh mạch đẩy máu ra ngoài. Nói cách khác, người nữ vẫn còn sống vào thời điểm bị mảnh đạn găm vào. Máu không thể chảy nếu cái xác bị trúng mảnh đạn sau khi tự sát bằng cyanide.
Đáng tò mò là báo cáo xét nghiệm tử thi được xuất bản thông qua quyển sách của Byzymenski cho thấy người ta không thể tìm thấy tinh hoàn bên trái trên xác của người nam. Phát hiện khá “giật gân” ấy có khuynh hướng được nêu bật trong các báo cáo xét
nghiệm tử thi của người Nga vì khám phá đó phù hợp với những tin đồn phổ biến chung quanh chuyện Hitler bị rối loạn tình dục. Thế nhưng, những bằng chứng như thế không thể được dùng để nhận dạng cái xác là của Hitler vì hắn chưa bao giờ cho phép kiểm tra toàn diện cơ thể thậm chí là các bác sĩ riêng cũng không. Bằng cách nào đó, các chuyên gia bệnh lý học người Nga, tin vào các tin đồn cho rằng Hitler đau khổ vì khiếm khuyết thể chất đối với chức năng sinh sản, tin rằng chuyện thiếu mất tinh hoàn có thể giúp chứng tỏ rằng thi thể đó chắc chắn là của Hitler.
Thế nhưng, dù có những rắc rối và thiếu nhất quán như thế nhưng các chuyên gia pháp y người Nga chủ yếu dựa vào bằng chứng bộ răng và tin rằng hai cái xác được người lính Nga Ivan Churakov tìm thấy trong khu vườn ở Phủ Thủ tướng là của Adolf Hitler và Eva Braun. Tình báo Liên Xô còn có thêm bằng chứng thuyết phục khi khám phá ra xác hai con chó săn được chôn ở khu vườn. Con to hơn chết vì ngộ độc cyanide nhưng chuyện ấy chỉ diễn ra sau khi viên nang chứa cyanide được đẩy vào cổ họng chó với cái hàm bị giữ để há to và viên nang được mồ miệng bằng kềm. Con chó dường như bị tổn thương não nghiêm trọng vì trúng cú đập khủng khiếp vào đầu. Lý do vì sao nó bị đập bằng dùi cui cho tới chết sau khi bị trúng độc vẫn chưa rõ. Thế nhưng, các sĩ quan tình báo Nga giả định con to hơn là “Biondi”, con chó cưng của Hitler, được thử nghiệm viên nang cyanide để chứng minh cho Hitler thấy là viên thuốc hiệu nghiệm.
Bezymenski kết luận: “Các trường hợp tử vong của Hitler, Goebbels và những người khác đã được chuyên gia y khoa kiểm
tra kỹ lưỡng” và lưu ý rằng các tướng lãnh hàng đầu ở Moscow, bao gồm nguyên soái Zhukov và Joseph Stalin, được thông báo kết quả vào tháng 5 năm 1945. Tuy thế, Stalin không cảm thấy thuyết phục trước bằng chứng pháp y từ xét nghiệm tử thi chứng tỏ Hitler đã chết. Tháng 12 năm 1945, Stalin ra lệnh khởi động “Chiến Dịch Huyền Thoại” để phỏng vấn bất kỳ nhân chứng nào có mặt vào ngày cuối cùng của Hitler mà có thể bị truy lùng và tìm thấy, ở chương sau, chúng ta sẽ phát hiện giai đoạn phỏng vấn nhân chứng của “Chiến Dịch Huyền Thoại” còn nêu lên nhiều khúc mắc hơn là giải quyết vì lời khai của các nhân chứng tạo ra nhiều phiên bản không chỉ khác nhau mà còn mâu thuẫn khi nói đến những giờ phút cuối cùng của Hitler và Eva Braun. Trong phần kết luận của quyển sách được xuất bản năm 1968, Bezymenski buộc phải thừa nhận các bằng chứng qua lời khai thu được từ “Chiến Dịch Huyền Thoại” có giá trị thuyết phục. Thế nhưng, Bezymenski lại xem những bằng chứng pháp y từ các chuyên gia ở phòng thí nghiệm có đủ sức thuyết phục rằng hai cái xác ấy thuộc về Hitler và Eva Braun.
HÀNH TRÌNH KỲ LẠ CỦA HAI CÁI XÁC
Năm 1992, phóng viên của đài truyền hình Nga Ada Petrova đến gặp Anatoli Prokopenko, lúc ấy là giám đốc “văn khố đặc biệt” của Nga chuyên lưu trữ các hồ sơ và tài liệu xét nghiệm tử thi của “Chiến Dịch Huyền Thoại” và những mẩu xương sọ của Hitler. Năm 1992, người Nga vẫn còn hưởng chính sách tương đối cởi mở của
đất nước Liên Xô dưới quyền lãnh đạo của Mikhail Gorbachev. Lãnh đạo nước Nga từ 1985 cho đến 1991 với cương vị tổng bí thư của Đảng Cộng Sản, Gorbachev đã tiến hành chương trình kép perestroika hoặc “tái cơ cấu” và glasnost hoặc “cởi mở” trong suốt thời kỳ nước Nga nói lỏng mức độ an toàn quốc gia để ủng hộ tiến trình xây dựng chính sách chia sẻ thông tin cởi mở hơn truyền thống theo quy định của Đảng cộng sản. Với chương trình perestroika và glasnost, phóng viên nước ngoài được tiếp cận với các bí mật quốc gia và văn khố của chính phủ ỏ mức độ cởi mở không thể tưởng tượng nổi so với thời kỳ của các nhà lãnh đạo trước kia như Stalin.
Khi thảo luận với Petrova, Prokopenko để lộ một “tin giật gân”: xương sọ của Hitler đang ở đây, ngay Moscow. Năm 1993, Petrova và phóng viên người Anh Peter Watson được tiếp cận với văn khố đặc biệt và được phép khảo sát các mẩu xương sọ của Hitler. Họ xuất bản các phát hiện của mình ở London và New
York năm 1995 trong quyển sách có tựa đề Cái chết của Hitler: Toàn bộ câu chuyện với bằng chứng mới từ Văn Khố Bí Mật của Nga. Petrova và Watson là các phóng viên đầu tiên được xem toàn bộ văn khố “Chiến Dịch Huyền Thoại”, bao gồm 6 chồng hồ sơ màu nâu sẫm cùng với những biểu đồ và hình chụp được gắn trên mấy tấm bảng xanh. Cuối cùng, Petrova và Watson xuất bản mấy bức ảnh chụp các mẩu xương sọ của Hitler từng được giữ bí mật qua nhiều thập kỷ trong một toà nhà theo lời mô tả của Petrova và Watson là “có 8 tầng, màu xám nằm trên đường Bolshaya Pirogoskaya nhưng vài người bảo trông nó giống như tháp chứa
lúa”.
Từ các tài liệu trong văn khố, Petrova và Watson nhận thấy hai cái xác được phát hiện trong khu vườn đã bị di dời, chôn và chôn trở lại nhiều lần theo xét nghiệm tử thi của các bác sĩ Nga ở phòng thí nghiệm bệnh lý học ở Buch vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Ngày 3 tháng 6 năm 1945, văn khố bí mật cho biết thi thể của Hitler, Eva Braun, gia đình Goebbels và tướng Krebs được chở đến tỉnh Brandenburg cửa Đức trong vùng lân cận của Ratenow rồi được chôn ở độ sâu 1,7 mét (tương đương 5,8 feet) trong khu rừng gần làng Neu Friedrichsdorf. Sau đó, ngày 23 tháng 4 năm 1946, tài liệu cho thấy cái hố trong khu rừng bị đào lên và mấy thi thể bị thối rữa một nửa được chở đến thành phố Magdeburg của Đức bên bờ sông Elbe trong quan tài bằng gỗ, ở đấy các sĩ quan thuộc lực lượng phản gián SMERSH chôn mấy cái xác ỏ gần nơi triển khai của các đạo quân chiếm đóng của Đoàn Quân Thứ Ba Liên Xô. Phần mộ nằm trong sân nhỏ tại số 36 Westerndstrasse gần bức tường phía nam ở độ sâu 2 mét. Các ngôi mộ được lát gạch khi con đường được nâng cấp và đổi tên thành Klausenerstrausse. Những thi thể vẫn còn nằm ở đó cho tới năm 1970 khi đơn vị phản gián SMERSH chở chúng khỏi Đông Đức.
Các tài liệu bí mật của “Chiến Dịch Huyền Thoại” cho biết trước khi chôn trở lại ở Nga, thủ trưởng của Đoàn Quân Liên Xô Chiếm Đóng Thứ Ba ở Magdeburg, vì muốn có chỉ thị liên quan tối chuyện bố trí lại mấy cái xác, nên đã viết thư cho Yuri Andropov, tổng bí thư tương lai của Đảng Cộng sản Nga lúc ấy là thủ trưởng của KGB, một cơ quan tình báo của Liên Xô xuất thân từ các đơn vị tình báo
quân đội vốn là đối thủ cạnh tranh của SMERSH. Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Andropov ra lệnh khai quật những cái xác, hoả tang rồi vứt bỏ tro. Mệnh lệnh của Andropov được thực hiện vào ngày 4 tháng 4 năm 1970. Báo cáo liên quan đến chuyện khai quật các ngôi mộ như sau: “5 quan tài gỗ được đặt theo hình chữ thập đã mục nát, biến thành một ‘khối thạch’, phần còn lại trộn lẫn với đất”. Các mẩu xương của Hitler và Eva Braun mục rữa và trộn lẫn với xương của Krebs, gia đình Goebbels và hai con chó nên không thể tách riêng xương nào là của ai. Bốn mẩu xương sọ và hai mẩu xương hàm của Hitler được chở về Nga cũng là những gì Petrova và Watson tìm thấy trong văn khố đặc biệt ở Moscow. Ngày 4 tháng 4 năm 1970, tại đống rác gần Schonebeck cách Magdeburg khoảng 7 dặm, phần còn sót lại của các thi thể được đốt thành than, thành tro và rắc xuống một phụ lưu sông Elbe.
Petrova và Watson còn phát hiện ngôi mộ trong khu vườn ở Phủ Thủ tướng Đức, nơi đầu tiên tìm thấy hai thi thể của Hitler và Eva Braun thực sự là cái hố bom do máy bay oanh tạc nên các mẩu xương sọ của Hitler được tìm thấy ở độ sâu 50 đến 60 mét (tương đương 164 đến 195 feet) so với mặt đất trong khi hai cái xác ở độ sâu từ một đến hai mét. Các mẩu xương sọ có thể rót ra từ thi thể khác nhưng có quan hệ với xác của Hitler chỉ vì một mẩu xương sọ được tìm thấy trùng hợp với phần bị thiếu trong xác của hắn. Một tài liệu trong hồ sơ bí mật ngày 31 tháng 5 năm 1946 ghi lại cuộc điều tra các mẩu xương sọ như sau:
“Các mẩu xương dính chặt với đất. Phần sau của hộp sọ và xương thái dương cho thấy dấu hiệu của lửa; chúng bị cháy thành than. Các
mẩu xương là của một người lớn. ở hộp sọ có một lỗ đạn hướng ra. Phát súng được bắn từ miệng hoặc ở khoảng trong của thái dương bên phải. Hiện tượng bị cháy thành than là hậu quả của lửa đã tàn phá nghiêm trọng cái xác.”
Các mẩu xương sọ được cho là thuộc về Hitler dù vết thương cố viên đạn cho thấy người có xương sọ ấy hầu như đã chết vì một phát súng. Như đề cập ở trên, các chuyên gia pháp y ở Buch phớt lờ bằng chứng của vết thương gây ra từ phát súng khi họ kết luận Hitler chết vì cyanide.
Khi xem xét các hồ sơ pháp y cũng như tài liệu trong “Chiến Dịch Huyền Thoại”, Petrova và Watson tìm thấy bằng chứng nha khoa không có sức thuyết phục trực tiếp giống như trường hợp được Bezymenski trình bày. Những tài liệu của văn khố đặc biệt không có báo cáo nha hình chi tiết và hình chụp X quang giống như Bezymenski tuyên bố đã tìm thấy. Hơn thê’ nữa, tiến sĩ Hugo Blaschke, nha sĩ của Eva Braun, kể cho quân đội Đồng Minh lần cuối cùng Ông chữa trị cho Braun vào tháng 3 năm 1945 và bộ răng của Braun vẫn còn tốt, chỉ có vài chỗ trám, không có lỗ sâu răng. Cụ thể, theo hồ sơ của Blaschke, hàm trên bên phải vẫn còn nguyên vẹn hẳn phải có lỗ trám nếu thuộc về Braun. Petrova và Watson kết luận từ lời khai của Kathe Heusermann, trợ lý nha khoa của tiến sĩ Blaschke và Fritz Echtmann, nha công tuyên bố đã tạo ra cầu răng đặc biệt cho Eva Braun, hai cầu răng giống nhau từng được chế tạo với cái thứ hai dự phòng nếu cái đầu tiên bị hỏng. Petrova và Watson nghi ngờ cầu răng được tìm thấy trong miệng Eva có thể được lấy từ văn phòng nha khoa ở Phủ rồi gắn vào miệng của cái
xác “giả” để khiến các bác sĩ Nga tiến hành xét nghiệm tử thi tin thi thể ấy là Eva Braun. Cần cứ vào mức độ ném bom của máy bay và sức công phá của pháo kích cùng với hành động cố tình phá huỷ dinh thự của các đoàn quân Nga, bất cứ nha bạ, hình chụp X quang và những bộ răng giả dự phòng được tìm thấy tại phòng nha ở Phủ Thủ tướng đều tăng mức tin cậy.
Thế nhưng, trong bản phân tích cuối cùng, Petrova và Watson lại đứng về phía lòi khai của Kathe Heusermann và cho rằng trí nhớ của tiến sĩ Blaschke không đáng tin cậy. Cũng trong bản phân tích ấy, họ kết luận bằng chứng trong văn khố đặc biệt của Moscow đã thuyết phục họ các thi thể được tìm thấy là Hitler và Eva Braun.
NHỮNG CÂU HỎI VÀ TÀI LIỆU
Bộ phim tài liệu của đài BBC/Discovery Channel, Cái chết của Hitler: Báo cáo cuối cùng, được sản xuất năm 1995, nêu lên thêm nhiều vấn đề cho rằng “Chiến Dịch Huyền Thoại” không phải đã được khép lại giống như Lev Bezymenski lập luận trong quyển sách bán chạy nhất năm 1968 và Petrova cùng vối Watson kết luận trong quyển sách được xuất bản năm 1995. Bộ phim có một đoạn nói đến sử gia người Anh Norman c. Stone, cựu cố vấn cho thủ tướng Margaret và là giáo sư dạy ở trường đại học Oxford. Stone còn được phép nghiên cứu các hồ sơ “Chiên Dịch Huyền Thoại”, kể cả tài liệu xét nghiệm tử thi. Stone giải thích trước camera: “Trước hết, xét nghiệm tử thi hơi cẩu thả vì đó là đêm mừng Chiến Thắng ở châu Âu. Kế đến, tôi nghi ngờ họ (các bác sĩ xét nghiệm tử thi) đã
dựa vào ai đó chỉ nói đơn giản như thế này: ‘Hắn (Hitler) không tự bắn mình, hắn nhai thuốc độc’ và trước hết hắn giết vợ. Nghe giống như một bài tuyên truyền hiệu quả và tôi nghi ngờ họ (các bác sĩ xét nghiệm tử thi) đã dựa vào đó. Các bác sĩ trong hệ thống Stalin dựa vào đấy. Chúng ta có thể chứng minh điều ấy”. Bộ phim còn lập luận thêm Kathe Heusermann phác thảo biểu đồ bộ răng của Hitler theo trí nhớ, xem thường hình chụp X quang hoặc hồ sơ mở rộng từ công việc làm răng cho Hitler đã được tìm thấy. Chuyện biểu đồ của Heusermann gần như giống chính xác với các mẩu răng từ xét nghiệm tử thi cho thấy có lẽ là Heusermann đã được xem các mẩu răng trước khi nghe lời yêu cầu vẽ lại những gì cô có thể “nhớ” từ công việc làm răng cho Hitler.
Stalin không chấp nhận các phát hiện y khoa trong báo cáo pháp y của tiến sĩ Shkravaski liên quan đến xét nghiệm hai cái xác của Hitler và Eva Braun và rất bực mình khi nguyên soái Zhukov, người hùng của trận chiến Berlin tiếp tục công bố người Nga có bằng chứng Hitler và Eva Braun đã chết. Stalin biệt phái Andrei Vyshinsky, uỷ viên công tố khét tiếng từ các phiên toà gây tác động mạnh đến dư luận quần chúng vào thập niên 1930, đến Berlin với sứ mạng nhắc nhở Zhukov đắn đo với các kết luận chính thức của ông. Ngày 6 tháng 6 năm 1945, cùng với Vyshinsky, Zhukov tổ chức cuộc họp báo ở Berlin và tuyên bố: “Nơi ẩn náu của Hitler vẫn chưa được xác định rõ”. Ông phủ nhận các báo cáo từng lan truyền ở Berlin cho rằng Liên Xô đã tìm được một cái xác và có thể xác định đó là Hitler. “Dựa trên thông tin chính thức và cá nhân, chúng tôi chỉ có thể nói Hitler đã có cơ hội trốn thoát với cô dâu của hắn”, Zhukov
nói với báo chí như thế và cho biết thêm giờ đây ông tin Hitler đã trốn khỏi Berlin vào những giây phút cuối cùng. Zhukov còn cho biết rõ theo quan điểm của riêng ông thì Hitler có thể ẩn náu ở Tây Ban Nha.
Còn một điểm nữa cũng cần làm rõ là bằng chứng cho thấy Hitler sử dụng người đóng thế vai. Năm 1992, một bộ phim lưu trữ của Liên Xô trình chiếu trên đài truyền hình Nga với cảnh các đoàn quân Nga vào ngày 4 tháng 5 năm 1945 và một cái xác họ giả định là Hitler với lỗ đạn ở trán. Chính điều ấy thúc đẩy Lev Bezymenski có buổi phỏng vấn với Thời Báo New York để trình bày trung thực các hồ sơ. Bezymenski nói rằng Andrei Smirnov, cựu tuỳ viên báo chí Liên Xô ở đại sứ quán Nga tại Berlin, từng quen biết Hitler trước khi xảy ra chiến tranh, đến Berlin và tuyên bố cái xác được chiếu trong phim không phải của Hitler. Bezymenski giải thích bộ phim được gửi về Moscow và có xảy ra lỗi trong phim tư liệu được thực hiện sau chiến tranh. Bezymenski bày tỏ với báo chí: “Tôi hoàn toàn tin chắc thi thể trong phim không phải của Hitler. Cái xác thực sự của Hitler được tìm thấy ở một nơi khác, trong khu vườn của Phủ Thủ tướng và thi thể ấy được một hội đồng đặc biệt của Liên Xô nhận dạng là Hitler”.
Vào năm 2000, thời điểm nước Nga tổ chức kỷ niệm lần thứ 55 ngày Berlin sụp đổ, mẩu xương sọ khoảng bốn inch của Hitler với dấu vết của lỗ đạn lần đầu tiên “ra mắt” công chúng bên trong lồng kính của Văn KhốNhà Nước của Liên Bang Nga ở Moscow như một phần của buổi triển lãm với tiêu đề “Cái chết khốn khổ của Đế chế thứ ba: Sự trừng phạt”. Các chiến tích được trưng bày trong buổi
triễn lãm ấy bao gồm giấy tờ cá nhân của Hitler và Goebbel, nhật ký ghi lại các hoạt động hàng ngày của Hitler được thư ký của hắn, Martin Bormann giữ lại, hiệp ước đầu hàng kết thúc chiến tranh Liên Xô-Đức, vài bộ đồng phục của Hitler và bộ trường kỷ vấy máu được xem là Hitler đã ngồi, tự sát bằng súng sau khi nuốt viên cyanide. Buổi triển lãm không nhắc tới xét nghiệm tử thi được thực hiện ngày 8 tháng 5 năm 1945 tại Buch ở Đức nêu nguyên nhân cái chết của Hitler là ngộ độc cyanide và không đề cập đến chuyện Hitler dùng súng tự sát. Tất cả các đồ tạo tác ấy đến từ “Văn Khố Đặc Biệt” Quốc Gia cũng như là tài sản của Bộ Ngoại Giao và Cục An Ninh Liên Bang Nga.
Cũng năm ấy, lần đầu tiên Nga cho phép xuất bản bộ sưu tập diện rộng các hồ sơ liên quan đến Hitler, bao gồm các báo cáo chiến trường của quân đội Nga ghi chép chi tiết chuyện phát hiện hai cái xác của Hitler và Eva Braun, các báo cáo xét nghiệm tử thi khác nhau và những bản tuyên bố có ký tên của các nhân chứng khác nhau cho biết về những ngày cuối cùng của Hitler được rút ra từ hồ sơ “Chiến Dịch Huyền Thoại”. Năm 2005, ba viện sĩ người Nga - V.K. Vinogradov, J.F. Pogonyi và N.v. Teptozov - được tiếp cận không giới hạn với Văn Khố của KGB, bao gồm các tài liệu “Chiến Dịch Huyền Thoại” hàng đầu, với mục tiêu xuất bản một bản dịch tiếng Anh các hồ sơ liên quan đến Hitler trong quyển sách năm 2005 có tựa đề Cái chết của Hitler: Bí mật to lớn cuối cùng của Nga từ Hồ sơ KGB. “Trước khi phát hiện ADN, thực sự khó, nếu không muốn nói là không thể, kết luận chắc chắn thi hài bị cháy thành than được tìm thấy dưới lớp đất trong hố bom cách 10 feet từ lối vào khu
vườn đến hầm trú ẩn là xác của Adolf Hitler và Eva Braun”, sử gia người Anh Andrew Roberts viết trong lời nói đầu cho quyển sách dường như dự đoán trước những gì sẽ còn phát triển. “Thế nhưng, công việc của Cục Tình Báo Liên Xô (chủ yếu là SMERSH) trong việc tổng hợp tất cả bằng chứng liên quan đến giờ phút cuối cùng của Hitler và Eva Braun - cũng như bằng chứng hiển nhiên về bộ răng được trình bày từ trang 95 đến trang 107 - đã đưa hồ sơ lịch sử được xác minh vượt khỏi bất cứ những hoài nghi hợp lý nào”.
Năm 2009, kết luận cho rằng hồ sơ lịch sử và bằng chứng pháp y được xác định chắc chắn rằng: Hitler và Eva Braun chết Ở Berlin khi quân đội Nga tiến vào Phủ Thủ tướng Đức đã bị thách thức dữ dội.
XƯƠNG SỌ CỦA MỘT PHỤ NỮ 40 TUỔI
Năm 2009, hãng phim Mystery Quest sản xuất bộ phim tài liệu DVD cho Kênh Lịch Sử có tựa đề Hitler Trốn Thoát và được phép tiếp cận với văn khố bí mật liên quan đến Hitler. Từ các cuộc thương lượng tập trung cao độ với quan chức Nga, tiến sĩ Nicholas Bellantoni, nhà khảo cổ quốc gia ở bang Connecticut, được phép xem xét các mẩu xương sọ của Hitler trong một giờ (những phần được lấy từ trường kỷ bị nhuốm máu được coi là chỗ ngồi của Hitler khi hắn dùng súng tự sát) cũng như các hồ sơ của “Chiến Dịch Huyền Thoại”. Bellantoni bay đến Moscow để tiến hành cuộc điều tra và cuốn phim tài liệu chiếu cảnh ông đi vào toà nhà Văn khố Quốc gia Liên bang Nga để kiểm tra bằng chứng.
Kế đó, bộ phim chiếu cảnh Bellantoni làm việc trong văn phòng của toà nhà văn khố, mang găng tay cao su màu trắng và dùng miếng gạc cotton để lấy các mẩu máu ở năm nơi khác nhau trên trường kỷ rồi đặt từng miếng gạc vào một phong bì để tránh nhiễm bẩn chéo. Kế tiếp, Bellantoni được phép kiểm tra các mẩu xương sọ của Hitler. Qua màn hình camera, Bellantoni nhận dạng lỗ thoát ra của viên đạn, dùng tay chỉ cho thấy mẩu xương sọ xuất phát từ vùng chẩm-đỉnh ở phía sau đầu. Khi dùng một biểu đồ đặc biệt để nhìn màu xương và vết nứt, Bellantoni xếp loại xương sọ, xác định nó cho thấy các dấu hiệu cháy xém nhưng kết luận xương sọ bị cháy không lâu - chắc chắn không đủ lâu để biến thành tro. Khi thời gian gần hết, Bellantoni chụp vài tấm ảnh có độ phân giải cao và vẽ nhiều phác thảo khác nhau. Cuối cùng, ông gom bốn mẩu xương sọ mang đến phòng thí nghiệm di truyền học của Trung Tâm ứng Dụng Di Truyền Học và Công Nghệ thuộc trường đại học Connecticut để xử lý và thử nghiệm.
Trong phim tài liệu, Bellantoni kiểm tra các bức chụp mấy mẩu xương sọ. Ông quan tâm đến đường khốp kết nối cách mảng xương; chúng rất rộng. Điều ấy cho thấy xương sọ thuộc về một người 40 tuổi hoặc trẻ hơn vào lúc chết - không có đường khóp ngoằn ngoèo, khít hơn Bellantoni nghĩ nếu mẩu xương là của Hitler đã 56 tuổi khi chết. Bellantoni còn lưu ý đến một thứ khác là các mẩu xương sọ tương đối nhỏ, giống xương sọ của phụ nữ hơn, không đầy đặn và thô hơn như Bellantoni mong muốn tìm thấy từ một người đàn ông. “Thật tình mà nói, nếu cảnh sát mang tới cho chúng tôi xương sọ này, chúng tôi hẳn sẽ nghĩ nó của một phụ nữ”,
Bellantoni nói trước ông kính của camera lúc đang ngồi tại máy vi tính trong văn phòng của ông. Đó là những lời gợi ý đầu tiên của Bellantoni nhận xét đối với xương sọ người Nga cất giữ mấy thập niên: có lẽ nó không thuộc về Hitler.
Đáng chú ý thay, các thử nghiệm ADN đối với các mẩu xương sọ được thực hiện ở Trung Tâm ứng Dụng Di Truyền và Công Nghệ của trường Đại học Connecticut đã khẳng định hoài nghi của Bellantoni. Nhà sinh học phân tử, Tiến sĩ Linda Strausbaugh, Giám đốc trung tâm của trường đại học, giám sát tiến trình thử nghiệm ADN. Sử dụng toàn bộ các thủ tục pháp y để tránh nhiễm khuẩn, Strausbaugh cùng đội ngũ khoa học gia, sau khi nghiền các mẩu xương thành bột, có thể lấy ADN từ mấy mẫu thử. Kết luận khoa học cho thấy các mẩu xương sọ thuộc về một phụ nữ dưới 40 tuổi nhưng không biết là ai. Đó là những phát hiện mới đặt nghi vấn đối với mô tả về cái chết của Hitler, ở phần cuối của bộ phim tài liệu, Bellantoni cho biết: “Chúng ta sẽ thay đổi nhận thức của mọi người, không chỉ vì những thứ còn sót lại mà còn chuyện gì đã diễn ra với Hitler và những người khác trong hầm trú ẩn. Nếu xương sọ này không phải của Adolf Hitler, nó thuộc về ai? Kết quả của câu hỏi ấy là chúng ta có nhiều công việc hơn cần làm”.
Các kết quả khoa học của Bellantoni quả là “khác thường”, tạp chí Guardian kết luận như thế. Uki Goni, tác giả quyển The Real Odessa, quyển sách mô tả cuộc đào thoát của bọn tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã từ châu Âu đến Argentina, đồng thời là phóng viên của tờ Guardian viết: “Theo các nhân chứng, xác của Hitler ỵà Braun được gói trong mấy cái chăn và mang ra vườn ngay bên
ngoài hầm trú ẩn ở Berlin,được đặt xuống hố bom, tưới xăng rồi bốc cháy. Thế nhưng, mẩu xương sọ người Nga đào được bên ngoài hầm trú ẩn Fuhrer năm 1945 không thuộc về Hiler. ADN của xương sọ rõ ràng cho thấy nó là của một phụ nữ. Bằng chứng duy nhất liên quan đến chuyện Hitler dùng súng tự sát đột nhiên vô giá trị”.
Mẩu xương sọ cũng không phải của Eva Braun - dù cô đã 33 tuổi vào tháng 4 năm 1945 - đơn giản vì không có bằng chứng cho thấy cô tự sát bằng súng và đội xét nghiệm tử thi của Nga tuyên bố đã tìm thấy xác của Braun và kết luận cô chết vì chất độc cyanide nhưng không nhắc tới chuyện bị mất bất cứ mẩu xương sọ nào. Trong khi người Nga thận trọng hơn với các mẩu răng của Hitler, vì sao chúng ta không tin bộ răng có độ tuổi khác, nếu căn cứ vào chuyện người Nga cứ khăng khăng mẩu xương sọ và răng xuất phát từ một cái xác? Còn một vấn đề khác là kết quả phân tích ADN các mẫu máu lấy từ trường kỷ cho thấy đó là máu của đàn ông trong khi xương sọ lại thuộc về phụ nữ. Vì thiếu mẫu di truyền của Hitler hoặc thân nhân của hắn nên Bellantoni và Strausbaugh không thể xác định máu trên trường kỷ có thuộc về hắn hay không. Thế nhưng, rõ ràng mẫu máu trên trường kỷ không liên quan gì đến vết thương ở lỗ đạn trên xương sọ của một phụ nữ mà người Nga cho rằng là của Hitler qua nhiều thập kỷ.
Chuyện người Nga phản đối cũng dễ hiểu; họ bác bỏ báo cáo ADN cho rằng mẩu xương sọ mà người Nga tuyên bố là của Hitler là không trung thực. Vassili Khristoforov, thủ trưởng của Cục An Ninh Liên Bang Nga (viêt tắt là FSB), khăng khăng với Mail Online: Nga vẫn còn giữ những gì thực sự còn sót lại của Hitler.
Khristoforov nói: “Văn khố FSB còn giữ xương hàm của Hitler và văn khố nhà nước quản lý mẩu xương sọ của hắn. Ngoài các tàn tích ấy tìm được vào ngày 5 tháng 5 năm 1945, không còn mẫu nào khác thuộc về cơ thể của Hitler”. Thế nhưng, ngoài chuyện các quan chức Nga khẳng định Nga không hề bị lừa gạt gần 6 thập kỷ, các nhà khoa học Nga cho biết sẽ cung cấp bằng chứng phản ADN chứng minh các mẩu xương sọ trong văn khố Moscow thuộc về người đàn ông lúc chết ở độ tuổi hoặc gần với tuổi của Hitler.
Vấn đề là chứng cớ khoa học mà người Nga viện dẫn đến “bằng chứng” hữu hình giả tạo qua nhiều thập kỷ cho rằng Hitler và Eva Braun chết ở Berlin vào cuối Thế Chiến thứ hai thực sự đảm bảo không có chứng cớ nào như thế từng tồn tại. Rõ ràng, người Nga cung cấp cho thế giới bằng chứng tốt nhất về cái chết của Hitler và Eva Braun mà họ có thể tìm thấy. Chúng ta hãy quay trở lại với lập luận ban đầu: nếu Hitler và Eva Braun tự sát, hẳn sẽ có ai đó chụp hình. Chứng cớ cho thấy Hitler và Eva Braun hẳn đã trốn thoát khỏi Đức là Nga đã thử chứng minh cả hai đều chết chứ không phải trốn khỏi hầm trú ẩn, chỉ có cảnh tự sát là chuyện bịa đặt vì bằng chứng nó dựa lên hoá ra lại không đúng. Với hai cái xác người Nga tuyên bố thuộc về Hitler và Eva Braun đã được hoả tang và tro được rắc trên sông Elbe, giờ là lúc người Nga cho thấy những gì họ còn giữ lại là phần còn lại của bộ răng Hitler.
Thế nhưng, nếu theo kết quả phân tích ADN xương sọ của Hitler hoá ra thuộc về một phụ nữ tương đối trẻ, hầu như người Nga chắc chắn từ chối trưng bày cho công chúng xem mẩu răng còn sót lại từng được xem là của Hitler để tiến hành kiểm tra độc lập. Vì sao
người Nga sẵn lòng cho xem các mẩu xương sọ trong khi giữ lại mẩu răng trong bí mật? Thế nhưng, nếu và khi người Nga quyết định công bố các mẩu răng để phân tích, thì họ cũng nên công bố cùng lúc hình chụp X quang và nha bạ. Tiến trình kiểm tra khoa học độc lập có thể xác định nếu các báo cáo ấy là nguyên bản hoặc nếu báo cáo nha khoa mà người Nga có đến từ lời khai của các nha công nhớ lại nha bạ của Hitler bằng trí nhớ. Nếu không có hình chụp X quang và báo cáo nha khoa được các nha sĩ của Hitler tiến hành vào thời điểm chữa trị răng, làm thế nào quan chức Nga bác bỏ khả năng cho rằng các nha công cải thiện trí nhớ khi lần đầu tiên được xem mẩu răng mà người Nga muốn xác định nó là của Hitler?
1. V-EDay.↩
Chương 2
CÂU CHUYỆN BỊA ĐẶT
VỀ VIỆC HITLER TỰ SÁT
Chế độ Đức Quốc Xã đã cung cấp bằng chứng làm thế nào toàn bộ một nhà nước thực sự có thể dựa trên lừa dối để tồn tại. Thậm chí cái chết của Hitler cũng dược bao phủ bởi những lời nói dối.
Lev Bezymenski, Cái Chết Của Adolf Hitler (1968).
L
úc 9 giờ 40 phút tối hôm thứ Tư ngày 2 tháng 5 năm 1945 ở
nước Đức, các kênh phát thanh trên khắp cả nước tạm gián đoạn nhạc phẩm gây ấn tượng sâu sắc “Twilight of the Gods” của Wagner với thông báo: “Chú ý! Chú ý! Đài phát thanh của nước Đức sẽ chuyển tải một thông báo quan trọng của chính phủ đến với người Đức”. Lúc 9 giờ 57 phút tối, ca khúc tràn ngập xúc động “Rhinegold” của Wagner được biểu diễn với một thông báo “Chú ý!” khác của phát thanh viên với lời giải thích: “Chúng tôi sẽ chơi một đoạn chậm bản giao hưởng thứ 7 của Bruckner”, bản tổng phổ được sáng tác để tưởng nhớ cái chết của Wagner.
Lúc 10 giờ 30 tối ở Đức - tương đương 4 giờ 30 chiều ở New York - chương trình âm nhạc trên đài phát thanh ngừng lại. Ba hồi trống vang lên trước khi diễn ra khoảnh khắc im lặng. Phát thanh viên trịnh trọng thông báo đến người dân Đức đang lắng nghe. “Theo báo cáo từ tổng hành dinh của Quốc Trưởng, Quốc Trưởng
Adolf Hitler của chúng ta đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng chống lại bọn Bolshevist và đã gục ngã vì nước Đức chiều nay ở tổng hành dinh của ngài tại Phủ Thủ tưởng”. Phát thanh viên kế tiếp giới thiệu mình là Đại Đô Đốc Karl Donitz, được biết với chức vụ chỉ huy đoàn tàu ngầm của Đức, đến đài phát thanh để giải thích mình được bổ nhiệm kế thừa Hitler. Donitz tiếp tục với chủ đề Hitler chết như một anh hùng: “Ngài sớm nhìn thấy hiểm hoạ khủng khiếp của bọn Bolshevist và dành hết cuộc đời để chiến đấu chống lại chúng. Cuộc chiến đấu gian khô ấy đã kết thúc với cái chết anh hùng của Ngài ở thủ đô của Đế Chế”.
Với thông báo ấy, chính kiến đối với cái chết của Hitler trở nên dữ dội. Phe Đồng Minh ngay lập tức bắt đầu lo ngại nếu người Đức xem Hitler là anh hùng chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản cho tới chết thì một kẻ “tử vì đạo” được sinh ra, có khả năng mở ra cho chủ nghĩa Phát Xít Đức có thể hồi sinh một lần nữa. Sáng ngày 3 tháng 5 năm 1945, đài phát thanh chính thức ở Moscow gọi đài phát thanh Đức là “trò bịp bợm mới của chủ nghĩa phát xít” qua đó, “những người theo chủ nghĩa Phát Xít Đức rõ ràng hy vọng để chuẩn bị cho khả năng Hitler biến mất và đến một nơi bí mật”. Thay vì cho phép Donitz thế vào chỗ của Hitler để tiếp tục cố thủ thành luỹ như nỗ lực cuối cùng của Đức Quốc Xã, người Xô Viết ở Moscow muốn buộc tội Hitler đã bỏ rơi nước Đức sau khi dẫn dắt đất nước bước vào thế chiến thảm khốc với kết quả người Đức chẳng được gì ngoài chết chóc, tàn phá và đau khổ. Người Nga sẽ cảm kích nếu dân tộc Đức tin Hitler đã trốn thoát, chắc hẳn họ kết luận Hitler là kẻ hèn nhát, chẳng thà đào tẩu tìm nơi ẩn náu bỏ mặc
người dân Berlin không còn cách nào khác đành “kẹt cứng” tại chỗ và đối mặt với tình huống bị quân đội Nga tiến vào quản thúc.
CÁC MÔ TẢ ĐẦU TIÊN VỀ CÁI CHẾT CỦA HITLER
Như trong chương trước có nhắc đến, quân đội Liên Xô là những người đầu tiên chiếm được Berlin và tiến vào Phủ Thủ tướng Đức. Khi xông vào hầm trú ẩn, các toán lính Nga sẽ hỏi câu đầu tiên: “Hitler ở đâu?”. Không tìm thấy hắn trong hầm trú ẩn, họ được giải thích rằng Hitler đã tự sát và xác của hắn được hoả táng bên ngoài hầm trú ẩn cùng với vợ là Eva Braun. Chương sau cùng sẽ trình bày chi tiết là thế nào người Nga cuối cùng tìm được hai cái xác rồi chính phủ Liên Xô cố gắng thuyết phục thế giới đó là xác của Hitler và cô vợ mới cưới của hắn. Chúng ta cũng sẽ thấy, Stalin trước sau vẫn cho rằng Hitler đã trốn thoát, đầu tiên đến Tây Ban Nha và rồi đến Argentina.
Lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ tiến hành trong im lặng cuộc điều tra toàn diện những ngày cuối cùng của Hitler khi họ tiến vào Berlin cuối tháng 5 năm 1945. Ngày 2 tháng 7 năm 1945, tạp chí Newsweek cho biết người Anh và người Mỹ tin rằng Hitler đã chết. “Tổng hành dinh của quân đội Đồng Minh tiết lộ câu chuyện của hai nhân chứng có mặt vào những ngày cuối cùng của Hitler: Eric H. Kempka, tài xế riêng của Hitler và Herman Karnau, một cảnh vệ của hắn. Các chi tiết họ thêm vào khiến cho cái chết của Hitler còn khác thường và khủng khiếp hơn các mô tả trước đó. Sau đây là những gì Newsweek mô tả khoảnh khắc cuối cùng của Hitler:
Kempka, tài xế riêng của Hitler kể từ năm 1936, nhìn thấy Hitler còn sống lần cuối cùng vào ngày 29 tháng 4, khi hắn đến hầm trú ẩn của Fuhrer và báo cáo mình đã mang thức ăn và quân nhu cho các chốt chỉ huy khác nhau như thế nào. Kempka nói Hitler dường như “im lặng và bình thường”.
Kempka tiếp tục kể, lúc 2 giờ 40 phút ngày 30 tháng 4, Guensche (một vệ sĩ của Hitler) bước vào phòng hắn. Rồi ngay trước mặt hắn, nằm sóng soài một cách lố bịch trên trường kỷ là xác của Quốc Trưởng và vợ (Eva Braun), chết với thoả thuận cùng nhau tự sát. Trên sàn, ngay trước Hitler là khẩu súng lục Walther 7,65 ly; Hitler bị bắn xuyên qua đầu. Còn Eva bị bắn ngay tim và gần trường kỷ là khẩu Walther khác nòng nhỏ hơn.
Bài báo tiếp tục kể chi tiết làm thế nào Martin Bormann, thư ký của Hitler, đã giúp Kempaka và Heinz Linge, người hầu riêng của Hitler, mang xác của Hitler và Eva Braun ra khỏi hầm trú ẩn trong khu vườn của Phủ Thủ tưởng như thế nào. Ở đó, hai tử thi được đặt xuống một cái “lỗ cạn” và những người đàn ông không rõ danh tính mang đến 5 can xăng rồi tưới lên hai cái xác. “Bormann, Goebbels (Bộ trưởng Tuyên truyền), Linge, tôi và vài người khác đứng nghiêm và chào Hitler”, Kempka kể với Newsweek và giải thích không thể có buổi lễ cầu kỳ vì đạn pháo của Nga bắn tới từ mọi phía. “Guensche, thực hiện mệnh lệnh cuối cùng của Hitler, hoả thiêu hai cái xác. Chúng tôi đứng lại vài phút rồi trở lại nơi ẩn náu. Chúng tôi chỉ để lại một lính gác canh ngọn lửa. Tôi không biết hắn. Tôi nghi ngờ liệu có còn sót lại bất cứ thứ gì không. Ngọn lửa cháy cực kỳ khủng khiếp”. Newsweek cho biết ngày hoả táng là ngày 1 tháng 5. Kempka nói thêm hắn nghi ngờ bất cứ bằng chứng nào
liên quan đến thi thể của Hitler và Eva Braun từng được tìm thấy, ngoại trừ vài cái xương và răng. “Đạn pháo bắn xuống chỗ ấy và bắn tung toé mọi thứ”.
Tháng 10 năm 1945, cuộc điều tra của Hoa Kỳ bị chệch hướng khi có thông báo người Anh sẽ gửi một sử gia trẻ tuổi đến Berlin để viết một quyển sách.
TREVOR-ROPER “VÀO CUỘC”
Ngày 1 tháng 10 năm 1945, quân đội Hoa Kỳ phát đi một ván bản thông báo quân đội Anh gọi điện báo rằng thiếu tá Trevor-Roper thuộc lực lượng tình báo quân đội Anh ở London đã có mặt ở Berlin theo yêu cầu của Thiếu tướng Anh Dick White, lúc ấy là lãnh đạo của lực lượng phản gián của quân đội Anh ở Berlin để tiến hành điều tra cái chết của Hitler. Ngày hôm sau, tổng hành dinh của lực lượng Hoa Kỳ, Nhà Hát châu Âu, Văn Phòng của trợ lý Tham Mưu trưởng, G-2, phái một ký giả đi cùng Trevor-Roper đến hiện trường, yêu cầu ban quản lý nhân sự quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ “ở mức độ cao nhất trong khả năng cho phép, bao gồm cung cấp các phương tiện tiện ích để thẩm vấn những người được Trevor-Roper nêu tên, những người có thông tin liên quan đến cuộc điều tra”.
Như đã đề cập, vào năm 1945 Trevor-Roper là sinh viên cao học ngành lịch sử ở Đại học Oxford rồi được tuyển dụng làm việc cho ngành tình báo quân đội trong suốt thời gian chiến tranh. Sau chiến tranh, với cương vị là giáo sư ngành Lịch Sử Hiện Đại được hoàng gia Anh bổ nhiệm ở trường đại học Oxford, Trevor-Roper bị phê
bình vì không biên soạn một công trình lịch sử quan trọng và bỏ lại sau lưng “rải rác các bản thảo dở dang và những hợp đồng chưa hoàn thành cho nhà xuất bản”. Năm 1983, ông cảm thấy hổ thẹn khi tạp chí Stern của Đức yêu cầu ông xác nhận ấn phẩm được gọi là Nhật ký của Hitler. Trevor-Roper “cá cược” danh tiếng của mình khi đánh giá cuốn nhật ký ấy là bản thật. Rồi ông cảm thấy xấu hổ khi cuốn nhật ký được chứng minh là giả mạo nhưng chuyện ấy chỉ diễn ra sau khi tạp chí Sunday Times, một ấn phẩm mà Trevor Roper đóng góp thường xuyên và được trả số tiền đáng kể để nhượng quyền đăng tải nhiều kỳ quyển nhật ký ấy. Tai tiếng đó làm hoen ố sự nghiệp của Trevor-Roper đến nỗi khi Thời Báo ở London đăng lời cáo phó cho ông với tiêu đề “Nạn nhân (Trevor-Roper) của trò lừa nhật ký Hitler chết ở tuổi 89” nhưng không nhắc đến cuộc điều tra cái chết của Hitler trong thời gian chiến tranh cho lực lượng tình báo Anh.
Năm 1947, Trevor-Roper xuất bản kết quả của cuộc điều tra với tựa đề Những Ngày Cuối Cùng Của Hitler, một quyển sách mỏng nhận được lời ca ngợi của quốc tế và được xem là mô tả “chính thức” cái chết của Hitler qua nhiều thập kỷ.
MÔ TẢ CỦA TREVOR-ROPER VỀ CÁI CHẾT CỦA HITLER
Trevor-Roper bắt đầu bằng việc kể lại phản ứng của Hitler trước cái chết của Mussolini.
Bị dân quân du kích bắt giữ trong suốt cuộc khởi nghĩa rộng khắp miền Bắc nước Ý, Mussolini và cô nhân tình Clara Petacci bị hành quyết,
xác bị treo ngược ngoài chợ Milan và bị đánh đập, ném đá. Nếu họ hiểu rõ chuyện, Hitler và Eva Braun chỉ có thể lặp lại những mệnh lệnh cho họ; xác của họ sẽ bị huỷ diệt để “không còn gì sót lại”; “Tôi sẽ không rơi vào tay những kẻ đang cần một cảnh tượng mói để giải trí cho bọn cuồng loạn”.
Với đoạn ấy, Trevor-Roper đưa ra quan niệm rằng Hitler chẳng thà tự sát còn hơn là chết giống như Mussolini. Thế nhưng, chúng ta hãy lưu ý cách ông viết đoạn này khéo léo như thế nào. Thật tình mà nói, ông không có bằng chứng cho thấy Hitler biết bất cứ điều gì liên quan đến chuyện Mussolini và Clara Petacci chết như thế nào. Mệnh đề “Nếu họ hiểu rõ chuyện…” muốn báo hiệu là Trevor-Roper biết rằng khi thảo luận cái chết của Hitler là mình đang nghiên cứu, cung cấp một mô tả đã được hư cấu. Rõ ràng, Trevor-Roper làm điều ấy chỉ vì ông không có bằng chứng về những suy nghĩ của Hitler mà Trevor-Roper muốn độc giả cho rằng đó là những giờ phút cuối cùng của hắn.
Trong các trang tiếp theo, Trevor-Roper mô tả chuyện Hitler ra lệnh cho Giáo sư Haase, bác sĩ phẫu thuật của hắn, loại bỏ Blondi, con chó cưng giống Alsatian của hắn như thế nào. Hitler ra lệnh những người ở trong hầm trú ẩn đứng xếp hàng để hắn có thể bắt tay với họ và nói lời vĩnh biệt nghiêm trang. “Han (Hitler) bước đi im lặng dọc theo hàng lang và bắt tay với tất cả phụ nữ”, Trevor-Roper viết, mô tả Hitler như bị “say thuốc”. Trevor-Roper viết tất cả những người tham gia vào vở kịch kỳ lạ ấy biết hành vi đó chỉ có nghĩa là “Gã phù thuỷ khủng khiếp, tên bạo chúa đã biến những ngày tháng của họ thành địa ngục, chẳng bao lâu nữa sẽ ra đi và với khoảnh
khắc “hết thời” ngắn ngủi để đóng cho trọn vai tuồng”. Một lần nữa, chúng ta hãy lưu ý đến cách Trevor-Roper sử dụng chi tiết này để tạo ra căng thẳng khi biểu lộ những người ở chung hầm trú ẩn với Hitler biết ngày tàn của tên bạo chúa sắp kết thúc. Cách xây dựng tình tiết của Trevor-Roper đối với cuộc tự sát kép của Hitler và Eva Braun tràn ngập cảm xúc, tế nhị thu hút độc giả đến giả định Hitler phải tự sát, nếu không thì những sự kiện ông mô tả sẽ không còn ý nghĩa.
Chuyện kể của Trevor-Roper tiếp tục vào sáng hôm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1945, với vệ sĩ của Hitler và sĩ quan quản trị Thiếu tá Otto Guensche ra lệnh cho tài xế riêng của Hitler, Thiếu tá Erich Kempka đi lấy về 200 gallon dầu hoả, nói dối là nhiên liệu cần dùng cho nhà máy thông gió. Rõ ràng, dầu hoả không cần thiết nếu không có cái xác nào để hoả táng. Kế đến, Trevor-Roper “đạo diễn” cho Hitler và Eva Braun tổ chức “lễ tiễn đưa” với các quan chức hàng đầu vẫn còn ở trong hầm trú ẩn, bao gồm Martin Bormann, thư ký của Hitler và Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels. Tiếp theo, Hitler và Eva Braun trở về phòng riêng. Sau đó là đến đoạn đỉnh điểm:
Những người khác giải tán, chỉ còn linh mục và vài người phục vụ các công việc cần thiết. Họ chờ ở hành lang. Một tiếng súng vang lên. Sau khi chờ thêm một lát, họ bước vào phòng riêng của Hitler. Hitler nằm dài trên trường kỷ, người đầy máu. Hắn dùng súng tự sát bằng đường miệng. Eva Braun cũng ngồi trên trường kỷ và đã chết. Khẩu súng lục ở cạnh bên hông nhưng Eva Braun không dùng nó; cô đã uống thuốc độc. Lúc ấy 3 giờ 30 phút.
Một lần nữa, việc Hitler tự sát được mô tả tài tình để che giấu những gì Trevor-Roper thực sự không biết. Chúng ta hãy lưu ý Trevor-Roper bỏ đi chi tiết mô tả ai đã bước vào phòng, phát hiện hai cái xác và ai đứng chờ bên ngoài. Kế đến, Trevor-Roper mô tả Arthur Axmann, Chủ tịch Đoàn Thanh niên Hitler đến hầm trú ẩn và được phép vào xem tử thi. Trevor- Roper “dàn cảnh” cho Axmann và Goebbels trao đổi vài lời trước khi Goebbels đi ra, để Axmann ở lại một mình trong phòng với hai cái xác.
Ở bên ngoài hầm trú ẩn, chúng ta nghe kể bọn tay sai của Hitler đang chuẩn bị những gì Trevor-Roper mô tả như một “buổi lễ khác”, cụ thể là “đám tang Viking”. Còn bên trong hầm trú ẩn, Guensche bảo Kempka: “Quốc Trưởng đã chết” trong khi sĩ quan quản trị Heinz Linge bọc xác của Hitler trong cái chăn để che giấu “cái đầu vỡ nát, nhuộm đầy máu”. Trevor-Roper cẩn thận thêm một chi tiết “những nhân chứng khác” nhận thấy tử thi ấy là của Hitler vì họ dễ dàng nhận ra chiếc quần tây đen quen thuộc của ông ta.
Tiếp theo, Trevor-Roper “sắp xếp” hai sĩ quan khiêng xác của Hitler lên bốn đợt cầu thang theo lối thoát hiểm khẩn cấp để ra khu vườn. Sau đó, Trevor- Roper “cho” Bormann vào phòng riêng của Hitler để lấy xác của Eva Braun. “Xác của cô sạch sẽ nên không cần chăn bao phủ để che giấu bằng chứng tự sát”, Trevor-Roper viết như thế và muốn nói rõ những người trong hầm trú ẩn nhìn thấy cái xác nữ trước khi hoả táng và nhận ra đó là xác của Eva Braun. Trevor- Roper lưu ý Bormann mang cái xác của Eva Braun đến chân cầu thang rồi trao lại cho Guensche và Guensche trao cái xác cho một sĩ quan thứ ba không rõ danh tính mang cái xác lên cầu
thang để ra khu vườn.
Vì thế, khi hai nhân vật chính bị loại bỏ bằng cách tự sát sau khi Trevor-Roper bỏ công sức xác định các nhân chứng có thể nhận dạng hai cái xác, tất cả công việc còn lại là mô tả thế nào cho các nhân chứng ở bên ngoài nhóm người ấy, biết rằng hai tử thi được hoả táng là Hitler và Eva Braun. Để đạt được điều ấy, Trevor-Roper “thoải mái” thêm vào chuyện kể hai nhân chứng ở bên ngoài “không mời mà đến” cùng nhận ra Hitler và Eva Braun trước khi hai cái xác được hoả táng.
Ở bên ngoài hầm trú ẩn, cảnh vệ Erich Mansfield, đang trực trên tháp quan sát ở một góc của hầm trú ẩn, quyết định đi điều tra. Theo mô tả của Trevor-Roper, trước khi vội vã trở lại tháp canh, Mansfield quan sát thấy đám tang đang diễn ra từ hầm trú ẩn. “Trước hết, hai sĩ quan mang cái xác được bọc trong chăn với đôi chân mặc quần tây đen thò ra ngoài”, Trevor-Roper mô tả cảnh tượng như thể thông qua đôi mắt của Mansfield. “Sau đó, một sĩ quan khác mang cái xác không thể nào nhầm lẫn được của Eva Braun”. Bước ra bên ngoài hầm trú ẩn cuối cùng là những người đưa tang, bao gồm Bormann, Goebbels, Guensche, Linge, Kempka và Tướng vệ quốc Wilhelm Burgdorf, một trong các tướng lãnh còn sót lại trung thành với Hitler. Trevor-Roper viết “hai thi thể được bao bọc trong lóp màn lửa trong khi những ngưdi đưa tang đứng nghiêm và chào Hitler trước khi họ trở lại nơi an toàn trong hầm trú ẩn để tránh bị quân đội Nga oanh tạc”.
Kế tiếp, hai cái xác được cho là đặt kế bên nhau và được tưới dầu hoả khắp người. Guensche nhúng một miếng giẻ vào dầu, đốt
cháy rồi ném vào hai cái xác. Cảnh vệ Hermann Karnau, nhân chứng “không mời mà đến” thứ hai tình cờ xuất hiện khi đang diễn ra hoả táng. Trevor-Roper kể: “Karnau nhìn hai cái xác cháy được một lúc. Chúng dễ dàng được nhận ra dù đầu của Hitler đã vỡ tan ra từng mảnh. Hắn nói, cảnh tượng cực kỳ kinh tởm”. Theo mô tả của Trevor-Roper, hai tử thi cháy trong nhiều giờ cho tới khi quả đạn pháo của Nga rớt trúng ngay chỗ ấy, tạo ra một cái hố, một nấm mồ tiện lợi cho bất cứ thứ gì còn sót lại.
Trevor-Roper kết luận bằng một đoạn như sau:
Đó là tất cả những gì được biết về chuyện vứt bỏ các phần sót lại của cơ thể Hitler và Eva Braun. Linge sau đó kể cho một thư ký nghe chúng đã cháy, giống như mệnh lệnh của Hitler “cho tới khi không còn gì sót lại”; nhưng không hiểu quá trình cháy hoàn toàn như thế có thể diễn ra hay không. 180 lít dầu cháy chậm trên cát hẳn đã đốt da thịt thành than và bốc hơi hết nước trong cơ thể, chỉ chừa lại chút gì đó mỏng manh, không thể nhận ra; nhưng xương có thể chịu đựng được lửa và chúng chưa bao giờ được tìm thấy.
Trevor-Roper bình luận người Nga “đôi khi đào bới trong khu vườn ấy” nhưng tìm thấy nhiều cái xác ở đó và ông nghi ngờ chuyện người Nga có thể phát hiện ra xác của Hitler và Eva Braun hay không. Trevor-Roper kết luận khá trữ tình: “Dù giải thích như thế nào đi nữa, Hitler cũng đã hoàn thành được tham vọng cuối cùng. Giống như Alaric được chôn vùi bí mật dưới đáy sông Busento, kẻ huỷ diệt nhân loại giờ đây miễn nhiễm trước chuyện bị phát hiện”. Vối đoạn ấy, Trevor-Roper kết thúc câu chuyện khi kết luận Hitler đã đạt được mục tiêu: không bao giờ để người Nga phát
hiện được cái xác của mình rồi đem nó đi phơi bày để nhạo báng, bêu riếu. Trevor-Roper đưa ra những mô tả có lợi để thuyết phục chúng ta vì các nhân chứng cho biết Hitler không chỉ chết mà còn biến mất và người Nga không có cách nào tìm được xác của hắn.
Điều mà một độc giả nếu cẩn thận có thể lưu ý thấy chính là khi thừa nhận không thể phát hiện xác của Hitler, Trevor-Roper đã thừa nhận không có bằng chứng hữu hình nào cho thấy Hitler đã chết. Chúng ta đều biết toàn bộ mô tả của Trevor-Roper có lẽ là tưởng tượng. Đó là những gì nhiều kẻ nói xấu Trevor-Roper tranh luận từ khi quyển sách lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1947.
Trevor-Roper quên kể cho độc giả nghe chuyện người Nga cấm không cho ông phỏng vấn các tù nhân là nhân chứng có mặt trong hầm trú ẩn. Thế nhưng, Trevor-Roper mô tả hành động của Linge và Kempka như thể ông chắc chắn đó thực sự là những gì họ làm. Còn người Mỹ, nhận được lệnh hợp tác điều tra với Anh, cho phép Trevor-Roper tiếp cận với các văn bản tường trình những buổi phỏng vấn của quân đội Mỹ với số nhân chứng ở hầm trú ẩn bị Mỹ giam giữ. Phóng viên đài BBC Robert Harris, trong khi điều tra vai trò của Trevor-Roper liên quan đến quyển nhật ký của Hitler, kết luận ông chỉ có thể xoay xở để phỏng vấn trực tiếp 7 nhân chứng ở bên cạnh Hitler trong suốt những tháng cuối cùng của hắn, bao gồm tài xế riêng Erich Kempka, kẻ đi lấy dầu hoả cho buổi lễ hoả táng và lính gác Hermann Karnau là nhân chứng khi xác của Hitler và Eva Braun được đặt trong cái hố ở khu vườn Phủ Thủ tướng và sau đó là buổi lễ hoả táng.
Tung tích của Bormann chưa được xác định và Goebbels cùng
vợ, các con đã chết và được xem là cả gia đình cùng tự sát. Rõ ràng, nếu Trevor-Roper tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn hơn, hẳn ông sẽ bắt đầu quyển sách với việc mô tả chi tiết và sâu sắc cái chết của Hitler mà qua đó ông trích dẫn từng từ một trong lòi khai của nhân chứng. Ông không làm như thế. Thay vào đó, trong quyển sách dày 254 trang dành riêng cho những ngày cuối cùng của hắn, Trevor-Roper chỉ sử dụng 10 trang cuối để chuyển tải một câu chuyện đầy cảm xúc về cảnh Hitler và Eva Braun cùng nhau tự sát mà theo ông giả định rằng có thể tin được miễn là Hitler vẫn còn mất tích.
Cũng có vài người nghi vấn về quyển sách được xuất bản vào năm 1947 là vì sao Trevor-Roper đã thay đổi cảnh tự sát so với những gì Newsweek xuất bản trong tháng tiếp theo sau cái chết giả định của Hitler. Trong bản mô tả của Trevor-Roper, Hitler bắn qua đường miệng của mình và Eva Braun uống thuốc độc. Thế nhưng, trong bản mô tả của Newsweek, Hitler bắn xuyên qua “đầu của mình” và Eva Braun tự bắn xuyên qua tim.
HITLER TỰ SÁT: MỘT QUAN TOÀ ĐIỀU TRA CHO HOA KỲ
Năm 1950, luật sư đồng thời là luật gia Michael Musmanno xuất bản quyển Mười Ngày Để Chết, mô tả những ngày cuối cùng của Hitler dựa trên nhiều cuộc thẩm vấn những kẻ liên đới với Hitler mà ông đã tiến hành trong khi chịu trách nhiệm dẫn dắt cuộc điều tra của Hoa Kỳ xác định xem liệu Hitler đã chết vào cuối Thế Chiến thứ hai hay không. Musmanno từng phục vụ như trợ lý hải quân cho
tướng Mark Clark, Đoàn Quân thứ năm, trong suốt thời gian Hoa Kỳ tấn công Ý. Sau chiến tranh, Musmanno trở thành quan toà chủ trì trong các vụ xét xử phạm nhân Quân Sự Quốc Tế Nuremberg diễn ra từ 1947 đến 1948 đối với những sĩ quan của Einsatzgruppen - các đội tử thần di động từng chiến đấu sau tuyến đầu ở Đông Âu từ 1941 cho đến 1943 và bị truy tố tội giết người tập thể đối với hơn triệu người Do Thái. Musmanno kết thúc sự nghiệp với công việc thẩm phán của Toà Án Tôi Cao bang Pennsylvania. Dù bị từ chối tiếp cận trực tiếp để thẩm vấn những kẻ liên đới với Hitler đang bị Nga bắt giữ, nhưng ông được tiếp cận nhiều hơn với các nhân chứng vào những ngày cuối cùng của Hitler vốn không phải là phạm nhân của Nga. Phải mất ba năm để tiến hành các cuộc phỏng vấn trên diện rộng với các thành viên Quốc Xã cho quyển sách được xuất bản 1950, bao gồm các thành viên nổi bật, chẳng hạn như người thừa kế Hitler-Đô Đốc Donitz, các thư ký của Hitler và dĩ nhiên có cả Erich Kempka. Chung lại, Trung tâm Tư liệu Kỹ thuật số của thư viện Gumberg ở trường đại học Duquesne lưu trữ các bản đánh máy sao lại bản gốc của hơn 65 cuộc phỏng vấn Musmanno thực hiện trước năm 1950 với các thành viên Quốc Xã liên đới với Hitler, bao gồm vài người đã tham gia trực tiếp vào những ngày cuối cùng của Hitler ở hầm trú ẩn.
Trong bản mô tả cái chết của Hitler, Musmanno thừa nhận mình không biết chính xác lý do vì sao Hitler tự sát. “Hắn (Hitler) không muốn chết”, Musmanno viết như thế khi mô tả cảnh Hitler bắt tay và nói lời từ biệt với những người trong hầm trú ẩn trước những giây phút cuối cùng. “Nếu hắn chết vì bất cứ điều gì, vì sợ hãi - sợ người
Nga, sợ bị vạch trần mình chẳng qua là hạ sĩ - nên hắn để những nhận xét cuối cùng của mình đối với cuộc sống cho nhà đạo diễn sân khấu làm những gì cần làm với con rối bằng giấy bồi còn lại trong tay sau khi màn hạ xuống”. Musmanno cho biết Hitler đã cho Otto Guensche, người sĩ quan quản trị thân cận dàn xếp những cảnh cuối cùng của cái xác của hắn. Thú vị thay, Guensche bị Liên Xô bắt giữ vào ngày 2 tháng 5 năm 1945 rồi bị giam trong tù của Nga và trại cải tạo lao động cho tới khi được phóng thích vào năm 1956.
Thế nhưng, theo tường thuật của Musmanno, Guensche được mô tả là đi cùng với Hitler và Eva Braun vào cái Musmanno gọi là “căn hộ của họ” trong hầm trú ẩn Fuhrer; Hitler gật đầu ra hiệu cho Guensche khi hắn bước ra, đóng cửa lại. Musmanno kể tên các thuộc cấp của Hitler đứng chờ bên ngoài phòng riêng của hắn: viên thư ký Martin Bormann, Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels, Tướng Hans Krebs, Chủ tịch Đoàn Thanh niên Hitler Arthur Axmann và Tướng Wilhelm Burgdorf. Theo Musmanno, khi nghe tiếng súng nổ, Axmann đi theo sau Goebbels là người đầu tiên bước vào trong khi Guensche tránh sang một bên. Những gì họ phát hiện là Hitler tự sát bằng khẩu súng lục thông qua đường miệng sau khi hắn nhai một viên cyanide và Eva Braun chết vì cyanide. Trevor- Roper cũng cho rằng Hitler tự bắn vào đầu nhưng quên không lưu ý Hitler đã nhai viên cyanide.
Sau đây là từng từ trong bài mô tả của Musmanno về những gì Axmann và Goebbels nhìn thấy ở bên trong phòng:
Hitler, ngồi trên trường kỷ, hai cánh tay thòng xuống, đầu ngả về phía
cái bàn nhỏ, miệng há hốc, máu từ đầu chảy thành giọt xuống tấm thảm như đất khô lâu ngày chờ nước. Khẩu súng lục của hắn (giống như khẩu Walther 7,65 ly) nằm trên sàn phía bên phải của Hitler. Người tình mới của hắn, Eva Braun, đã trả giá quá đắt cho tình yêu cuồng nhiệt của mình. Cô há nửa miệng, mắt nhắm hờ, đầu ngả lên vai trái của hắn. Khẩu súng lục của cô (khẩu Walther 6,35 ly) nằm ở chân nhưng chưa bắn. Thế nhưng, hơi thở cô không còn.
Musmanno kể lại chi tiết phát súng chí tử của Hitler khá sinh động: “Tiếng nổ của phát súng trong miệng hắn làm đứt hết tĩnh mạch ở cả hai phía của trán”. Căn cứ vào lời kể ấy, trường kỷ Hitler đang ngồi và các bức tường của cán phòng trong hầm trú ẩn hẳn phải dính tung toé não và máu của Hitler.
Theo mô tả của Musmanno, người hầu của Hitler, Heinz Linge, gói đầu và nửa người trên của Hitler trong tấm chăn rồi đem ra ngoài. Bormann nâng Eva Braun lên và trao lại cho Kempka. cả nhóm leo lên cầu thang ra khỏi hầm trú ẩn để bước ra khu vườn. Guensche và Kempka xách mấy thùng dầu hoả mang về trước đó và tưới lên xác của Hitler cùng với Eva Braun. Musmanno đồng ý với Trevor-Roper rằng đạn pháo của Nga tạo ra một cái hố che phủ hai cái xác cháy thành than. “Chưa từng có bất cứ mô tả chính thức nào cho thấy xác của Hitler và Eva Braun đã được tìm thấy”, Musmanno kết luận và tuyên bố nếu người Nga xác nhận ngược lại, thì đó là lừa đảo. Thế nhưng, bằng cách nào đó, như chúng ta thấy ở chương trước, quân đội Nga khẳng định họ sở hữu cả hai cái xác.
Ể
CÁC NHÂN CHỨNG KỂ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÁC NHAU
Quyển sách được xuất bản năm 1968 của Lev Bezymenski Cái chết của Hitler: Các tài liệu chưa từng biết đến từ văn khố Liên Xô, không chỉ nêu lên các câu hỏi về tiến trình xét nghiệm tử thi: quyển sách cho biết các nhân chứng ở hầm trú ẩn Fuhrer bị người Nga bắt giữ phải chịu đựng những kỹ thuật thẩm vấn nghiệt ngã, tái diễn nhiều lần trong vài năm. Kết quả là các tù nhân Đức dường như kể cho các điều tra viên người Nga bất cứ điều gì mà người Nga muốn nghe. Bezymenski cho biết rõ lời khai của các nhân chứng chủ yếu là vô giá trị khi tạo ra một biểu đồ đơn giản nếu so sánh với hai câu chuyện khác do vệ sĩ của Hitler đồng thời là sĩ quan phụ tá Otto Guensche kể (câu chuyện thứ nhất vào năm 1950 và câu chuyện thứ hai vào năm 1960), câu chuyện thứ ba được Heinz Linge, người hầu của Hitler, kể, câu chuyện thứ tư được Erich Kempka, tài xế của Hitler, kể và câu chuyện thứ năm được Trevor-Roper báo cáo lại.
Guensche
(1950)
Guensche (1960)
Linge
Erich
Kempka
Trevor Roper
Vị trí xác của Hitler và Eva
Braun
Ngồi cạnh
nhau trên
trường kỷ
Hitler ngồi trên ghế, Braun nằmtrên ghế
Ngồi ở hai đâu của
trường kỷ (Braun bên trái)
Trên
trường kỷ (Hitler
nằm,
Braun
ngồi)
Nằm
cạnh
nhau
trên
trường kỷ
Vị trí phát súng trên
Thái dương phải
Không cụ thể
Thái dương trái
Miệng Miệng
người
Hitler
Bezymenski kết luận: “Sự hỗn độn và không thống nhất trong các lòi khai cho thấy những kẻ hợp tác trốn thoát khỏi hầm trú ẩn tìm cách che giấu sự thật để nuôi dưỡng huyền thoại Quốc Trưởng đã tự bắn mình như một người đàn ông”. Chúng ta từng lưu ý ở chương đầu tiên Bezymenski lập luận người Đức muốn mô tả cái chết của Hitler như một anh hùng trong khi người Nga thích vẽ lên hình ảnh một Hitler hèn nhát, cắn viên cyanide vì hắn không có đủ can đảm tự mình bóp cò. Bezymenski không nghiêm túc xem xét một hướng khả thi khác, cụ thể là những câu chuyện khác nhau vì tất cả nhân chứng đang thêu dệt cảnh tưởng tự sát kép nhằm che giấu sự thật Hitler và Eva Braun đã tẩu thoát.
PHÁT SÚNG CHẲNG AI NGHE THẤY
Năm 1978, phóng viên James P. O’Donnell xuất bản quyển The bunker: The history of the Reich Chancellery Group, dựa trên trải nghiệm trực tiếp cúa mình tại hầm trú ẩn và các buổi ông phỏng vấn 50 nhân chứng còn sống có mặt vào những giờ phút cuối cùng của Hitler. Từng là sĩ quan tình báo cho binh chủng thông tin của quân đội Hoa Kỳ trong Thế Chiến thứ hai, O’Donnell giải ngũ vào ngày 2 tháng 7 năm 1945 rồi chấp nhận chức trưởng phòng của tạp chí Newsweek.
Ngày 4 tháng 7 năm 1945, sau khi đến Berlin, O’Donnell hối lộ hai người lính Liên Xô đang canh giữ hầm trú ẩn Fuhrer gói thuốc lá
Mỹ để trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên vào các phòng dưới đất. Khi vào bên trong, O’Donnell cảm thấy ngạc nhiên khi tìm thấy một kho tàng vô chủ các tài liệu của Đức Quốc Xã, bao gồm nhật ký của Hitler vốn bị những người Liên Xô bỏ qua khi nhốn nháo điên cuồng tìm kiếm cái xác của Hitler.
Mãi cho tối năm 1972, hơn một phần tư thế kỷ sau khi Thế Chiến thứ hai kết thúc, O’Donnell mới trở lại Đức để tiến hành khoảng 50 cuộc phỏng vấn trực tiếp từ năm 1972 đến năm 1976 với các nhân chứng còn sống có mặt vào những ngày cuối cùng của Hitler và có thể tỉnh táo kể về trải nghiệm của họ. O’Donnell chân thành thừa nhận: “Ngay từ đầu của hành trình tìm về quá khứ, tôi nhận thấy mình đang ở mép ngoài của thời gian và ký ức con người, bao gồm cả bản thân tôi”.
Một trong các phát hiện gây sửng sốt nhất trong quyển sách của O’Donnell là ở Erich Kempka. Lúc ấy, hắn thừa nhận không có mặt trong hầm trú ẩn để nghe bất cứ phát súng nào nên đã huỷ lời khai trong các bản mô tả vì các sự kiện (bao gồm bản mô tả “chính thức” của Trevor-Roper) được kể phải dựa trên sự thật. Kempka kể cho O’Donnell nghe khi Hitler và Eva Braun tự sát hắn vừa mới trở về sau khi đi lấy dầu hoả theo lệnh của thiếu tá Guensche. Sau đây là câu chuyện của Kempka vào năm 1974 khi O’Donnell phỏng vấn hắn:
Vâng, thiếu tá Guensche nói đúng. Ông ấy bảo tôi chạy đi kiếm ít nhất 200 lít dầu hoả, khoảng mười thùng xăng nhưng tôi chỉ có thể tìm được sáu hoặc bảy thùng trong nhà xe ở Phủ. Tôi “bơm” thêm (có nghĩa là mượn) hai thùng của Kỹ thuật viên trưởng Hentschel. Vì thế, trên đường
về hầm trú an Fuhrer, tôi gặp đám đưa tang. Gã cục mịch Bormann vác cái xác của Eva Braun, hai bàn tay giống như khỉ giữ chặt cô. Không hiểu sao chuyện ấy khiến tôi tức điên lên. Hắn mang cô như thể xách một cái túi khoai tây. Ngay khi tất cả bọn họ bắt đầu đi lên cầu thang, tôi xuống tới bên dưới. Vì thế, tôi chụp lấy xác của Eva Braun Hitler từ tay của Bormann và một mình mang cô lên cầu thang. Tôi nghĩ nếu Bormann kháng cự lại, tôi sẽ thủ thế rồi đấm cho hắn gục nhưng hắn lại không có phản ứng gì.
Khi O’Donnell hỏi Kempka vì sao câu chuyện của hắn đã có thay đổi, Kempka đáp: “Trước kia là năm 1945 còn giờ đây là năm 1974. Vì thế, hãy để tôi trình bày thẳng thắn với ông. Trở lại năm 1945, muốn cứu mạng mình, tôi kể cho các điều tra viên người Anh, người Mỹ bất cứ thứ gì hoặc mọi thứ tôi nghĩ họ muốn nghe. Vì họ liên tục tra hỏi tôi ‘phát súng ấy’ tôi cuối cùng kể cho họ tôi có nghe tiếng súng. Nói như thế dường như khiến mọi chuyện dễ dàng hơn”. O’Donnell mô tả Kempka qua đời vào năm 1975 như “gã đàn ông còn nguyên, khiếm nhã, hoàn toàn khó ưa”, một kẻ nghiện rượu khét tiếng, thích khoác lác về những thắng lợi tình dục của hắn.
Bộ phim tài liệu, Hitler Trốn Thoát sản xuất năm 2009, đưa các chuyên gia đến hầm trú ẩn để xác định xem liệu cấu trúc của căn phòng có thể tạo điều kiện nghe được phát súng khi cửa ở các phòng riêng của Hitler bị đóng kín hay không. Kết luận cho thấy nếu độ dày của tường và cấu trúc của hầm trú ẩn ngăn được tiếng động ồn ào của máy phát điện chạy bằng diesel được dùng trong hầm trú, thì không thể nào tiếng nổ của phát súng lục trong các phòng riêng với cửa đóng kín có thể tới tai của những người đứng ở ngoài
hành lang.
NHỮNG KẺ ĐÓNG THẾ
Năm 1995, bác sĩ người Anh Hugh Thomas, một chuyên gia về các vết thương do súng, xuất bản quyển Vụ án mạng của Adolf Hitler: Sự thật về những cái xác trong hầm trú ẩn ở Berlin, qua đó ông trực tiếp “vật lộn” với bằng chứng cho thấy số tử thi tìm được ở hầm trú ẩn là những kẻ đóng thế cho Hitler và Eva Braun và nghiên cứu kỹ xem lời khai của các nhân chứng có mặt vào giờ phút cuối cùng của Hitler có quá mâu thuẫn và trái ngược nhau không và phải chăng họ đang che giấu một tội ác ghê gớm hơn.
Thomas loại bỏ những cái xác mà người Nga tìm thấy, chỉ ra rằng các thử nghiệm hoá độc không cho thấy cặn cyanide hoặc bất cứ chất độc nào khác trong mô của “xác Hitler” và nguyên nhân gây tử vong đối với “xác Eva Braun” là do một mảnh đạn to đâm vào ngực. Còn về việc nha bạ tương thích với cả hai trường hợp, Thomas cho là hàm răng cố định được làm như thế để sao chép bộ răng giả dành cho Eva Braun và đặt vào miệng của cái xác nữ còn đối với Hitler một cái hàm được sản xuất để tạo lại cầu răng được ghi nhận trong hồ sơ răng cũng như trong 5 tấm X quang chụp hình đầu của Hitler, được cho là thuộc về hai bác sĩ của hắn, Tiến sĩ Theodor Morell và Erwin Giesing, tìm thấy trong Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1972.
Còn về lời khai của các nhân chứng, Thomas cũng loại bỏ. Ông viết: “Toàn bộ câu chuyện tự sát của Hitler và Eva trong hầm trú ẩn
hoàn toàn khôi hài. Lời khai của từng nhân chứng sai nghiêm trọng; không có một nhân chứng nào đáng tin cả. Hơn thế nữa, các tình tiết trong lời khai thay đổi nhiều hơn bình thường. Chuyện này có thể được giải thích bằng vài lý do: nhu cầu làm vừa lòng điều tra viên, áp lực của giới truyền thông hoặc vì tiền bạc”. Hãy lưu ý vào năm 1995 trong các ấn bản có “một số lượng đáng kể những lời khai mâu thuẫn” về việc Hitler và Eva Braun chính xác đã chết như thế nào, Thomas nghi ngờ tất cả bản khai của nhân chứng với nhận xét: “Một vài bản khai rối rắm, một số cố ý gian trá, hiếm có lời khai nào giống nhau”.
Nhận thấy Kempka thừa nhận đã nói dối vào năm 1974 nên Thomas đánh giá lại lời tuyên bố “xác thực” của quyển sách Những Ngày Cuối Cùng Của Hitler được xuất bản năm 1947 của Trevor Roper. Sự thật là Kempka thậm chí không có mặt trong hầm trú ẩn lúc Hitler và Eva Braun tự sát nên hắn không thể nào nghe phát súng nổ. Kết quả, Thomas loại bỏ quyển sách xuất bản năm 1947 của Trevor-Roper và toàn bộ chiến dịch tuyên truyền của Anh cùng với quyển sách tưởng tượng “dựa trên lời khai giả của một người đàn ông”.
Thomas nghĩ Eva Braun tìm cách cắt cổ tay tự sát nhưng không thành công. Rồi ông tưởng tượng Linge đưa cho Hitler viên cyanide và khẩu súng lục nhưng khi Hitler khước từ chuyện tự sát, Linge bắt buộc hắn bằng cách bóp cổ Hitler cho tới chết. Sau khi cứu sống Eva Braun, những kẻ chủ mưu trong hầm trú ẩn giúp cô trốn thoát, Thomas giải thích như thế. Điều khiến giả định ấy thú vị là Thomas nghĩ đến một tình huống khác trong đó các nhân chứng có mặt ở
hầm trú ẩn đã có âm mưu sát hại Hitler là cách duy nhất giải thích vì sao lời khai của họ mâu thuẫn nhiều đến vậy.
Câu đố Thomas đang tìm cách giải quyết là vì sao vô số thời gian lấy lời khai của các nhân chứng khi chiến tranh kết thúc được lực lượng tình báo Nga, Anh và Mỹ tiên hành rồi sau vài thập kỷ được các tác giả, phóng viên đáng tin cậy thực hiện hoá ra chẳng có gì khác ngoài mấy câu chuyện kể giàu trí tưởng tượng. Những gì Thomas cố gắng giải quyết là trả lời câu đố vì sao số người gần gũi với Hitler vào những giờ phút cuối cùng làm bất cứ điều gì có thể để thuyết phục thế giới rằng họ đã chứng kiến Hitler tự sát. Thế nhưng, thay vì che giấu vụ án mạng, một cách giải thích khác hợp lý hơn là Thomas không xem xét tới là không có nhân chứng nào của Đức Quốc Xã muốn để lộ tội đồng lõa giúp Hitler và Eva Braun trốn thoát.
Dù mô tả của nhiều nhân chứng khác nhau biến đổi đáng kể ở những chi tiết quan trọng - nhiều đến nỗi khiến cho không cái nào có thể tin được - nhưng nói chung họ bám chặt vào cùng một câu chuyện đơn giản. Trong tất cả các mô tả, Hitler và Eva Braun bước vào phòng riêng ở hầm trú ẩn và tự sát theo cách này hoặc cách khác bằng súng lục, viên nang cyanide hay kết hợp cả hai thứ. Cả hai khi được phát hiện đều đã chết, và được mang ra ngoài hoả táng. Rõ ràng, giải pháp duy nhất cho các nhân chứng sẽ kết thúc cuộc điều tra khi khép lại vụ việc phụ thuộc vào việc thế giới tin rằng Hitler và Eva Braun đã chết ở hầm trú ẩn và không thể trốn thoát khỏi Berlin.
Nếu các nhân chứng trong hầm trú ẩn có âm mưu giết người,
không thể nào âm mưu ấy nhằm vào Hitler. Đúng hơn, âm mưu được sắp xếp như thế nào để tất cả có thể kể câu chuyện Hitler tự sát. Nếu bị phát hiện cùng đồng lõa giúp Hitler và Eva Braun đào tẩu an toàn ra khỏi Berlin, ai biết được những gì phe Đồng Minh, đặc biệt là người Nga sẽ giáng lên đầu họ? Dù chính xác không phải là tội chết nhưng hành vi hỗ trợ kẻ điên loạn muốn diệt chủng thế giới trốn thoát sẽ là tội danh không dễ dàng gì tha thứ được, nhất là khi đó là kẻ gây ra hậu quả trực tiếp của Thế Chiến thứ hai và nạn thảm sát người Do Thái.
Chương 3
“HITLER Ở ĐÂU?”
Vì sao ai cũng chấp nhận Hitler đã chết? Không ai ở phương Tây từng nhìn thấy xác của Hitler.
Glenn B. Infield, Cuộc sống bí mật của Hitler (1979)
“H
itler ở đâu?” là câu hỏi duy nhất của quân Liên Xô khi tiến vào hầm trú ẩn.
Không tìm thấy Quốc Trưởng ở đó, đoàn quân Nga lục soát mọi ngõ ngách. James P. O’Donnell, sĩ quan tình báo thuộc binh chủng truyền thông của Quân Lực Hoa Kỳ, lúc đến hầm trú ẩn vào ngày 4 tháng 7 năm 1945, khoảng hai tháng sau, cảm thấy bị sốc khi nhận thấy không thứ gì có giá trị bên trong còn sót lại. “Không có chai rượu nào còn nguyên, không vũ khí nào có thể dùng được, không có chăn hoặc đồ mặc, không có dao găm còn nguyên bao, không có radio hoặc máy chụp ảnh”. Khi mô tả hầm trú ẩn bị bỏ rơi trông giống như “chợ trời ở Paris sau đợt bán đấu giá”, O’Donnell cảm thấy bị sốc khi tìm thấy một đống tài liệu vẫn còn trong hầm trú ẩn - các quyển sổ điện thoại quân đội, những quyển tập ghi số điện thoại, sổ ghi chép, hồ sơ và tài liệu của văn phòng kinh doanh, sổ hẹn của Hitler và nhật ký cá nhân của Martin Bormann, sách hướng dẫn của quân đội, tập giấy rời và thư từ.
Có điều gì không ổn ở đây không? O’Donnell lưu ý thấy người
Đức luôn kỹ lưỡng xoá sạch hết các bằng chứng dù là nhỏ nhặt và quan trọng hơn hết là các ấn phẩm khi bỏ lại một tổng hành dinh hoặc trạm liên lạc. O’Donnell viết: “Bất cứ lúc nào có thời gian, họ (quân đội Đức Quốc Xã) thường cho nổ tung một trạm liên lạc. Các binh lính buồn chán vẽ nguệch ngoạc trên giấy. Thói quen ấy có thể tiết lộ mật mã, tần số vô tuyến hay tín hiệu liên lạc”.
O’Donnell kết luận người Nga mắc phải “sai sót lón và nghiêm trọng trong nghiệp vụ tình báo”. Thế nhưng, lý do cũng dễ hiểu. Anh lưu ý: “ít nhất có 5 đội tìm kiếm của đoàn quân Liên Xô có mặt trong hầm trú ẩn vào ngày Berlin thất thủ. Họ chỉ tìm kiếm một thứ: cái xác.
BẰNG CHỨNG ẢNH
William Vandivert, lúc ấy là nhiếp ảnh gia 33 tuổi của tạp chí Life, là nhiếp ảnh gia đầu tiên của phương Tây được tiếp cận với hầm trú ẩn Fuhrer vào ngày 3 tháng 7 năm 1945. Với chiếc máy ảnh của mình, Vandivert đi theo phóng viên Percy Knauth của tạp chí Life và hai phóng viên chiên trường khác mặc quân phục khi họ kiểm tra hầm trú ẩn Fuhrer và khu vườn ở bên trên trong Phủ Thủ tướng Đức.
Một trong các bức ảnh quan trọng được chụp bên trong hầm trú ẩn cho thấy ba phóng viên thắp nến để kiểm tra trường kỷ bị nhuốm máu. Những gì đáng ngạc nhiên là vết máu tạo thành vệt dọc hẹp một chút ở tay dựa bên trái của trường kỷ cùng với một hình dạng gì đó như một vết bẩn nào đó trên nệm ngồi ngay bên dưới tay dựa
bên trái. Thế nhưng, nếu đó là chỗ Hitler ngồi dùng súng bắn qua đường miệng của mình, những bằng chứng hữu hình không thể hỗ trợ cho kết luận hắn tự sát bằng bất cứ phát súng nào vào đầu dù hắn có bắn vào thái dương phải, thái dương trái hoặc qua miệng. Các phát súng lục tự bắn vào đầu thường điển hình gây ra khi bắn thẳng, với khẩu súng ấn trực tiếp vào một bên đầu hoặc đưa vào miệng. Vết thương do đạn thoát ra đẩy ra nhiều mô não, máu và xương ra một bên đầu hoặc phía sau đầu với tốc độ cao, tạo nên hiện tượng bắn tung toé các chất ấy lên bất cứ thứ gì trên đường đi của viên đạn. Trong bức ảnh ấy, không có hiện tượng bắn tung toé rõ nét từ vết thương ở đầu lên trường kỷ hoặc hai bức tường ở góc phòng trường kỷ tựa vào. Cũng không có dấu hiệu của bất cứ vết máu nào trên tay dựa còn lại của trường kỷ hoặc bức tường phía sau, nên không thể nào Eva Braun tự sát bằng phát súng lục bắn vào tim khi đang ngồi ở đấy. Ngoại trừ một vết máu dọc được nhắc tới ở trên, trường kỷ và căn phòng đều không có vêt máu nào trên các bức tường và sàn nhà.
Một bức ảnh khác, không được in lần đầu trên tạp chí, cho thấy các phóng viên trong khu vườn bên ngoài hầm trú ẩn, cúi mình lúc kiểm tra cái mương cạn nơi được kể là xác của Hitler và Eva Braun bị đốt cháy sau khi tự sát. Vấn đề là trông cái mương không đủ rộng để đặt hai tử thi cạnh nhau và những mảnh vụn dưới mương cho thấy không có cái xác nào từng được đặt ở đấy. Hơn thế nữa, không có dấu hiệu nào thể hiện rằng nơi đó đã từng bị đốt bằng dầu hoả như mô tả của nhiều nhân chứng đã nhìn thấy xác của Hitler và Eva Braun bị hoả táng ở đó. Cũng không có bất cứ chứng cớ nào
từ những mảnh gỗ vụn tương đối ngăn nắp của khu vườn chung quanh cái mương ở khu vực được cho là bị pháo hạng nặng oanh tạc đến mức phá huỷ và chôn kín hai cái xác qua một loạt pháo kích trúng trực tiếp đánh bật đủ lốp đất chung quanh tạo ra những cái hố và lấp đầy hai nấm mồ. Thú vị thay, khi đánh máy ghi chú mô tả mấy bức ảnh, Vandivert dùng tay viết thêm từ “cho là” vào câu văn đánh máy nên nó trở thành như sau: “… cận cảnh của cái mương ‘được cho là’ nơi Hitler và Eva Braun được hoả táng”.
Bức ảnh thứ ba với Knauth và hai phóng viên quân đội bước vào một cánh cửa dẫn xuống hầm trú ẩn cho thấy toàn cảnh của khu vườn không có vẻ từng bị thiệt hại từ đợt ném bom hoặc pháo kích nặng nề. Trong bức ảnh thứ hai ngoại trừ cái mương cạn, không có hố bom nào rõ nét. Còn khu vườn trong bức ảnh thứ ba không giông với khu vườn từng bị pháo kích theo cách mô tả trong lời khai của nhân chứng mà chúng ta đã thảo luận ở chương trước.
Bức ảnh thứ tư cũng không được in đầu tiên trong tạp chí Life, cho thấy ba thùng dầu hoả trống không với ghi chú là được các toán lính dùng để đốt xác của Hitler và Eva Braun. Trong bất cứ bức ảnh nào chụp cảnh khu vườn bên ngoài hầm trú ẩn ẩn của Vandivert, không nhìn rõ được thùng dầu hoả nào. Thế nhưng, ba thùng dầu hoả chỉ chứa đủ nhiên liệu để hai cái xác bốc cháy và chắc chắn không thể đốt chúng thành tro hoàn toàn.
Với hầm trú ẩn bị xáo trộn qua lời mô tả của O’Donnell và mấy bức ảnh của Vandivert, không có dấu hiệu nào cho thấy vụ tự sát nhuộm đầy máu đã từng diễn ra trong các căn phòng của hầm trú an Fuhrer.
Ắ Ầ
HOA KỲ BẮT ĐẦU SĂN LÙNG HITLER
Hầu như ngay sau khi Berlin sụp đổ, lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ tổ chức một sứ mạng săn lùng Hitler. Một cuộc nghiên cứu các tài liệu được tiết lộ hiện nay tại Văn Khố Quốc Gia tại College Park, Maryland, cho thấy lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1945 chuẩn bị đưa ra kết luận rằng Hitler đã trốn thoát.
Thí dụ, một hồ sơ chứa báo cáo đề Berlin, ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Erna Flegel, một y tá làm việc trong suôt cuộc chiến bảo vệ Berlin trong bệnh viện do Thủ tướng Đức thiết lập dành cho các binh đoàn bị thương. Vào những ngày cuối cùng trước khi Berlin sụp đổ, Flegel thường đến hầm trú ẩn để lấy nhu yếu phẩm từ phòng cấp cứu ở dưới đất. Cô khẳng định trong báo cáo cô nhìn thấy Hitler cũng như Goebbels và gia đình vào những ngày cuối cùng. Cô viết: “Cuối cùng, chúng tôi giống như đại gia đình. Chúng tôi là những người Đức đang vượt qua đoạn cuối của Đế Chế thứ ba và của cuộc chiến, quan tâm đến kết quả của những gì chúng tôi hy vọng cho sự chịu đựng của mình”. Flegel nói rõ Hitler chết vào ngày 30 tháng 4 năm 1945. Cô còn cho biết xác của Hitler bị đốt trong khu vườn của Phủ.
Đáng để ý là, lực lượng phản gián của quân đội Hoa Kỳ đính kèm một tin đề ngày 1 tháng 12 năm 1945 vào báo cáo của Fegel rồi gửi đến sĩ quan chỉ huy ở Tổng hành dinh Vùng III, Quân Đoàn Phản Gián thứ 970, quân lực Hoa Kỳ tại Berlin. Bản đính kèm có ghi: “Người viết tài liệu này tin rằng hai quan tài loại tốt chứa xác
của HITLER và nhân tình của hắn, BRAUN. Chúng tôi chưa xác thực nguồn tin này”. Chuyện lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ không khẳng định tính xác thực của báo cáo từ cô y tá này cho rằng Hitler và Eva Braun đã chết là quan trọng nhưng họ thiếu chứng cớ. Chuyện lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ xem thường báo cáo của Flegel cho thấy những kẻ tuyên bố tận mắt chứng kiến vài ngày cuối cùng của Hitler nếu không lừa gạt thì cũng là hoàn toàn nói dối.
Ngay từ tháng 10 năm 1945, một báo cáo của lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ rõ ràng cho biết một gia đình có quan hệ gần gũi với Eva Braun từng công bố những thông tin tích cực và đáng tin cậy là Hitler đã trốn thoát. Báo cáo của quân đoàn phản gián Hoa Kỳ (CIC) đề ngày 13 tháng 10 năm 1945 được thực hiện ở Becknang, Đức trình bày một cuộc phỏng vấn ông bà Hans Fegelein, bố mẹ của Trung tướng Hermann Fegelein, một sĩ quan Đức Quốc Xã kết hôn với Gretl Braun, chị của Eva Braun và là người Hitler tin tưởng. Theo báo cáo ở chiến trường của CIC, Hans Fegelein kể cho các điều tra viên của lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ nghe: “Tôi nghĩ chắc chắn Hitler vẫn còn sống. Tôi nhận được lời nhắn từ một người đưa tin đặc biệt”. Báo cáo ấy tiếp tục trình bày chi tiết các khẳng định khác mà Hans Fegelein trả lời trong cuộc phỏng vấn:
“Hãy tin tôi, Quốc Trưởng chắc chắn sẽ quay trở lại”
Tôi nhận được tin nhắn từ một người đưa tin đặc biệt. Chuyện ấy xảy ra không phải vào thời điểm chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Cũng không phải trước khi thông báo cái chết của Quốc Trưởng mà sau đó, sau khi tuyên bố đầu hàng, sau khi thông báo cái chết của ông, tôi nhận được
thông điệp từ một người đưa tin đặc biệt. Con trai của tôi gợi ý nó đang ở cạnh Quốc Trưởng và Ngài vẫn còn sống.
“Vâng, tôi quả quyết chuyện ấy vì con trai của tôi gửi đến cho tôi một người đưa tin sau khi nước Đức đầu hàng”.
“Vâng, vào thời điểm này, họ vẫn còn ở Đức. Người đưa tin kể cho tôi nghe Hermann (Fegelein) nói: ‘Quốc Trưởng và con an toàn và khoẻ mạnh. Đừng lo lắng cho con; con sẽ nhắn cho bố, thậm chí sau một thời gian bặt tin’. Người đàn ông ấy và một viên Thiếu tá nữa cũng cho biết vào ngày Quốc Trưởng, Hermann và Eva Braun rời khỏi Berlin - tôi nghĩ là với (Hans) Bauer, phi công của Hitler - đã có cuộc phản công dữ dội ở Berlin giành lấy đường bay để họ có thể cất cánh”.
Cũng đáng lưu ý trong báo cáo ấy là các báo cáo công khai của Đức Quốc Xã cho biết Hermann Fegelein, dù có quan hệ gần gũi với Hitler, là anh rể của Eva Braun, nhưng cũng đã bị bắn vì đào ngũ vào ngày 28 tháng 4 năm 1945, hai ngày trước khi Hitler và Eva Braun được cho là tự sát kép. Theo câu chuyện chính thức của Đức Quốc Xã, Fegelein trong bộ quần áo thường dân đang cố gắng đào tẩu khỏi Berlin. Khi hắn bị các toán quân Đức Quốc Xã bắt được, Hitler điên tiết trước tội phản bội của Fegelein và ra lệnh hành quyết hắn. Ở đây, thông qua báo cáo được nêu ở trên của bố Fegelein, lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ cho rằng cái chết của Fegelein có thể được dàn dựng để che giấu vai trò giúp đỡ Hitler và Eva Braun trốn thoát của Fegelein.
Walter Werner Hirschfeld, một cựu sĩ quan của Đức làm việc cho Quân Đoàn Phản Gián thứ 307 ở tổng hành dinh của Đoàn Quân số 7 và sĩ quan tình báo quân đội đã chất vấn Hans Fegelein, nhận thấy khó có thể tin được những câu trả lời của hắn. Chúng ta hãy
xem xét đoạn trao đổi sau đây:
Hirschfeld: “Thế nhưng, tất cả những chuyện ấy nghe thật giả tạo. Thậm chí nhiều sĩ quan Đội Cận Vệ cho biết Quốc Trưởng đã chết và xác bị đốt cháy”.
Hans Fegelein: “Đừng để chiến dịch tuyên truyền đánh lừa anh. Họ đều là các sĩ quan SS thực sự và đáng tin tưởng, nhận được lệnh nói như thế. Có lẽ Donitz (viên Đô đốc, tiếp quản chính phủ sau khi cái chết của Hitler được thông báo) nhận được lệnh phát ngôn những câu ấy.
Và thêm một đoạn nữa:
Hans Fegelein: -“Khi tôi nói về người đưa tin trước đó, tôi muốn nhắc đến Hạ sĩ quan hoặc Sĩ quan trưởng (Tướng Hermann) Reincke. Sĩ quan trưởng rời Berlin bằng máy bay vào đêm trước khi Berlin sụp đổ, mang theo tài sản của con trai tôi. Hắn đưa tin nhắn của con tôi cho biết nó và Quốc Trưởng an toàn, khoẻ mạnh và con trai tôi sẽ đến Fischhorn (gần Zell am See, Áo) vào ngày hôm sau”.
Và một đoạn khác:
Hans Fegelein: “Viên thiếu tá tôi từng kể cho ông nghe, tên gì tôi không hỏi nên không biết - trong bất cứ trường hợp nào, hắn cũng không thuộc ban tham mưu của con trai tôi hoặc của Quốc Trưỏng vì lúc ấy tôi chắc chắn từng biết hắn - xuất hiện ở Fischhorn vào ngày Đức đầu hàng hoặc một ngày sau đó và hắn kể với tôi Quốc Trưởng và con trai tôi Hermann rời khỏi hoặc trốn khỏi Berlin.
Theo lời viên Thiếu tá ấy, họ chiến đấu để giành lấy khoảng trống để máy bay có thể cất cánh. Đừng để vài lời đồn đánh lừa; họ nói con trai của tôi bị bắn theo lệnh của Hitler vì nó bị phát hiện đang chạy trốn trong
bộ quần áo dân thường. Điều ấy vô lý. Tôi biết chắc Quốc Trưởng không bao giờ làm những chuyện như thế. Đừng bị đánh lừa bởi những lời đồn cho rằng Quốc Trưởng và Eva Braun uống thuốc độc tự sát và bị hoả thiêu ở sân trong của Phủ Thủ tướng. Không có câu chuyện nào là sự thật.”
Hans Fegelein khuyên lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ: “Hãy để mắt đến Nam Mỹ”.
Hirschfeld: “Quốc Trưởng lúc ấy có thể ở đâu tại Nam Mỹ? Nếu chuyện ấy không suôn sẻ, hẳn họ đã bị phát hiện.”
Hans Fegelein: “Chuyện ấy ổn rồi; và họ có cách để đến đó. Chắc chắn còn nhiều tàu ngầm đang chờ sẵn. Tôi nghĩ người Nhật cũng giúp đỡ. Họ từng có kế hoạch đến Nhật.”
Hirschfeld: “Thế nhưng, giờ đây Nhật cũng bại trận.” Hans Fegelein: “Vâng, họ phải xem xét lại chuyện ấy và quyết định không đến Nhật cũng vì lý do đó. Ông nói đúng; họ ở Argentina.”
Các tài liệu cùng với buổi phỏng vấn Hans Fegelein cho thấy rõ lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ tin ông từng nhận được tin nhắn như ông mô tả và báo cáo của Fegelein được xem là đáng tin cậy.
BÁO CÁO TÌNH BÁO: HITLER Ở ARGENTINA
Ngày 25 tháng 9 năm 1945, John V. Lapurke, một đặc vụ của ngành phản gián Hoa Kỳ ở Áo, đưa ra một báo cáo có mức độ tin cậy cao cho biết Hitler đã trốn thoát đến Argentina. Hai điều đầu tiên từ báo cáo của Lapurke giải thích thông tin được phát triển ở Áo:
1. Ngày 25 tháng 9 năm 1945, GLOCKEL Walter, giám đốc nhân sự của nhà máy ô tô Steyr, Steyr, Oberoesterreich, cho biết ông đã gặp Fredrich VON LEON, cựu giám đốc của nhà máy vũ khí Mauser, Berlin, Đức vào ngày 20 tháng 9 năm 1945 ở Steyr, Bezirk Steyr. VON LEON kể với GLOCKEL một người bạn ở Berlin nói cho hắn nghe ADOLF HITLER giờ là khách của một người họ EICHHORN, sống ở một nông trại có tên là LA FALDA tại Argentina. Chủ nhà của Hitler, Ngài EICHHORN là người Argentina gốc Đức và cực kỳ ngưỡng mộ triết lý của Đức Quốc Xã. EICHHORN được xem là người bạn thân tình của HITLER.
2. Theo câu chuyện của VON LEON, ADOLF HITLER đến Argentina bằng một tàu ngầm của Đức và trên đường đến Argentina, một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng đã tái tạo lại nét mặt của HITLER.
Như chúng ta sẽ thấy ở chương 5, Walter và Ida Bonfert Eichhorn là bạn lâu đời của Adolf Hitler kể từ năm 1923 và vụ Beer Hall Putsch nổi tiếng ở Munich, Đức kết thúc khi Hitler bị bắt và bị kết tội phản quốc; khi nhận tội, hắn bị giam 264 ngày ở nhà tù Landsberg, nơi ấy hắn viết quyển bút chiến tự truyện nổi tiếng Mein Kampf. Sau khi Hitler vươn tới chức thủ tướng Đức vào năm 1933, gia đình Eichhorn từ Argentina đến thăm viếng nưởc Đức thường được Hitler mời ăn trưa. Mức độ thân tình được chứng minh qua câu chuyện thường được kể: gia đình Eichhorn chi trả tài chính cho Hitler khi hắn chiến đấu chật vật với tiến trình phạm tội sau cuộc khởi nghĩa Quốc Xã thất bại vào năm 1923.
Vào cuối Thế Chiến thứ hai, FBI hợp sức cùng lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ tìm kiếm Hitler. Trang web của FBI, tiêt lộ các báo cáo của FBI liên quan đến Hitler, có ghi: “Từ hậu quả do nước Đức đầu hàng vào nầm 1945, các lực lượng Đồng Minh phương
Tây nghi ngờ Hitler đã tự sát nhưng không tìm thấy ngay sau đó bằng chứng về cái chết của hắn. Vào thời điểm ấy, Hitler có thể trốn thoát trong những ngày kết thúc chiến tranh và các cuộc tìm kiếm được tiến hành để xác định xem hắn còn sống hay không. Hồ sơ của FBI cho thấy Cục đã điều tra vài tin đồn cho rằng Hitler vẫn còn sống.
Một lá thư của giám đốc FBI J. Edgar Hoover gửi cho đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Buenos Aires của Argentina, đề ngày 13 tháng 11 năm 1945, cho biết rõ FBI có được thông tin đáng tin cậy rằng Hitler đã trốn chạy đến Argentina nhờ Walter và Ida Bonfert Eichhorn. Lá thư của Hoover bắt đầu khi trình bày rõ Đơn Vị Phục Vụ Chiến Lược của Bộ Chiến tranh báo cáo với FBI vào ngày 13 tháng 10 năm 1945 thông tin liên quan đến “Sào huyệt của Hitler” ở Argentina. Lá thư của Hoover cho biết chi tiết các thông tin như sau từ cuộc điều tra của Đơn Vị Phục Vụ Chiến Lược:
Một bà có tên Eichhorn, theo báo cáo là có tiếng tám ở Argentina và là chủ nhân của khách sạn lớn nhất ở La Falda, Argentina, từng tiến hành các theo dõi sau:
a. Thậm chí trước khi Đảng Quốc Xã được thành lập, bà ấy dành sẵn cho Goebbels toàn bộ tài khoản ngân hàng của mình, vào thời điểm ấy, số tiền khoảng chừng ba chục ngàn mác được dùng cho các mục đích tuyên truyền;
b. Bà và cả gia đình nhiệt tình ủng hộ Adolf Hitler từ khi Đảng Quốc Xã được thành lập;
c. Hitler không bao giờ quên hành động hỗ trợ tự nguyện ấy cho Đảng Quốc Xã và trong suốt những năm sau khi hắn lên nắm quyền lực, tình bạn của bà vối Hitler trở nên gần gũi đến nỗi bà và các thành viên của gia
đình sống với Hitler trong cùng một khách sạn vào những dịp hàng năm họ đến thăm viếng nước Đức;
d. Bất cứ khi nào Hitler gặp khó khăn phải tìm một nơi trú ẩn an toàn, hắn sẽ tìm thấy một nơi như thế ở khách sạn của bà (La Falda), nơi có sẵn các thứ cần thiết.
Bản chất thực sự đặc trưng của nguồn tin tình báo được trình bày ở đây và lá thư do đích thân J. Edgar Hoover viết đã chứng nhận mức độ tin cậy của báo cáo từ FBI. Ấn tượng chung là dù FBI không thể chứng minh Hitler đang ở Argentina nhưng J. Edgar Hoover muốn Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Buenos Aires cảnh giác vì FBI nghi ngờ hắn ở Argentina và muốn đội ngũ nhân sự của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Buenos Aires biết nơi ở của hắn. Lá thư của Hoover chứng tỏ FBI xem “lời mách nước” về Walter và Ida Bonfert Eichhorn có đủ nghiêm túc để điều tra lai lịch của họ và cảnh báo Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Buenos Aires theo dõi hai công dân Argentina ấy. Hoover, bình thường rất là thận trọng, chắc chắn chỉ viết lá thư giống như thế nếu ông tin vào thông tin được chuyển tải có đủ nghiêm túc đến nỗi ông không còn chọn lựa nào khác đành trao quyền lãnh đạo cho các viên chức Hoa Kỳ thích hợp.
EISENHOWER: “HITLER ĐÃ TRỐN THOÁT”
Thứ Hai, ngày 8 tháng 10 năm 1945, nhật báo The Stars and Stripes của quân lực Hoa Kỳ đăng tải lời phát biểu đáng sửng sốt của tướng Dwight D. Eisenhower, lúc ấy là Tư Lệnh Tối Cao của các lực lượng Đồng Minh. Một mẩu tin ngắn, được in trong khung
tách rời nằm giữa một báo cáo liên quan đến chuyện chưa xử các cáo buộc tội phạm chiến tranh đối với Rudolph Hess và tỷ số bóng chày ở Mỹ, có tiêu đề: “Ike tin Hitler còn sống”. Mẩu tin ấy, nếu tính theo múi giờ ở London là thuộc về ngày 7 tháng 10 năm 1945, có nội dung như sau: “Chúng ta có lý do để tin Hitler có thể vẫn còn sống, theo nhận xét của tướng Eisenhower khi trao đổi với các nhà báo Hà Lan. Lời phát biểu của tướng Eisenhower đảo ngược ý kiến trước đó mà ông cho rằng Hitler đã chết”.
Bằng chứng là lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ trong Quân Đoàn Phản Gián, FBI và thậm chí Tư Lệnh Tối Cao của quân lực Hoa Kỳ ở châu Âu, Dwight Eisenhower, đều có lý do để nghi ngờ câu chuyện “chính thức” cho biết Hitler và Eva Braun chết ở Berlin trong hầm trú ẩn vào ngày 30 tháng 4 năm 1945. Thế nhưng, câu chuyện “che giấu sự thật” Hitler và Eva Braun chết ở Berlin cuối cùng được chấp thuận ở mức độ giờ đây câu chuyện ấy chỉ là cách giải thích chính xác ở góc độ chính trị về cái xác của Hitler để không bị các sử gia chuyên nghiệp nhạo báng. Làm thế nào mô tả của Trevor-Roper trở thành câu chuyện chính thức dù có nhiều điểm mâu thuẫn giữa lời mô tả của các nhân chứng khác nhau mà chúng ta đã thấy ở chương trước?
“CÁC LẬP LUẬN” CỦA TREVOR-ROPER
Trong số các giấy tờ được tiết lộ của lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ được lưu trữ ở Văn Khố Quốc Gia là một bản tóm tắt vừa đánh máy vừa viết tay câu chuyện của Trevor-Roper được
thiếu tá Edward L. Saxe thực hiện, một người được nhận dạng là “Tổng tư lệnh”, ở Trung Tâm Dịch Vụ Quân Lực Hoa Kỳ tại Đức. Xem ra Saxe được giao nhiệm vụ để bình luận và chấp thuận các phát hiện chính của Trevor-Roper trước khi ông hoàn thành bản thảo để xuất bản quyển sách Những ngày cuối cùng của Hitler vào năm 1947. Bản ghi nhớ của Saxe đề ngày 9 tháng 10 năm 1945, thể hiện khoảng thời gian 8 ngày sau khi Hoa Kỳ ra lệnh yêu cầu quân đội đang ở chiến trường tại Đức hợp tác với cuộc điều tra của Trevor-Roper.
Trong lời nói đầu của tác giả cho lần xuất bản năm 1947, Trevor Roper lưu ý rằng ý tưởng cho cuộc điều tra của mình đã có từ tháng 9 năm 1945, khi Tướng Dick White, lúc ấy là tư lệnh của lực lượng tình báo quân đội Anh, mời Trevor-Roper tiến hành nghiên cứu. Bản phác thảo của Saxe về các phát hiện được Trevor- Roper đưa ra đề ngày 9 tháng 10 năm 1945, cho thấy Trevor-Roper dành chưa tới một tháng để hoàn thành một cuộc nghiên cứu trong đó các câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ cho đến ngày nay. Trong khoảng thời gian ngắn giữa một ngày không rõ vào tháng 9 năm 1945, khi Trevor-Roper chấp nhận nhiệm vụ và ngày 9 tháng 10 năm 1945, lúc ấy Saxe có thể viết bản tóm tắt kết luận của Trevor-Roper, chúng ta có thể tin ông ấy đã đến hiện trường để xác định nhân chứng, thực hiện phỏng vấn và có đủ thời gian để rút ra kết luận. Sự gấp rút trong nghiên cứu của Trevor-Roper cho thấy các điểm chính trong kết luận của ông hẳn có lẽ đã hình thành thậm chí trước khi ông chấp nhận nhiệm vụ.
Câu đầu tiên trong tóm tắt của Saxe cho thấy rõ các kết luận
chính của Trevor-Roper bất di bất dịch chỉ sau ba tuần. Saxe viết:
Cuộc điều tra chi tiết quanh cái chết của Adolf Hitler đã được thiếu tá Trevor-Roper thực hiện nhân danh Phòng Phản Gián Chiến Tranh và quân đội Anh ở Rhine và được bộ phận này hỗ trợ. Cuộc điều tra này thực hiện trong ba tuần, bao gồm kiểm tra tất cả bằng chứng thực tiễn sẵn có tại khu vực Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng.
Như đã chỉ ra ở chương trước, cuộc điều tra của Trevor-Roper phải rút ngắn bớt khi ông nhận thấy người Nga không cho phép ông chất vấn các nhân chứng từng ở trong hầm trú ẩn đang bị giam ở Moscow và người Mỹ dường như chỉ sẵn lòng chia sẻ với ông các bản sao chép lại những cuộc phỏng vấn được lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ thực hiện với các nhân chứng ở trong hầm trú ẩn Fuhrer bị bắt giữ. Saxe thừa nhận trong điểm thứ hai rằng cuộc điều tra của Trevor-Roper “nói chung vẫn chưa được xem là hoàn tất vì những khó khăn liên quan đến chuyện xác định các nhân chứng”. Thế nhưng, trong câu kế tiếp, Saxe khẳng định Trevor-Roper cẩn thận kiểm tra chéo vài “nhân chứng” không có tên tuổi, cho phép ông thiết lập đủ các lập luận sau đây. Một vài trong số ấy là:
Vào đêm 29 tháng 4 năm 1945, Hitler quyết định hôm sau tự sát. Hắn cho người nghỉ lúc 2 giờ 30 vào ngày 30 tháng 4 và chuẩn bị huỷ diệt cơ thể của mình và của Eva Braun vào buổi sáng ngày 30 tháng 4.
Lúc 14 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1945, Hitler cho nhóm nhân viên phục vụ ở trong hầm trú ẩn nghỉ làm và gần như ngay sau đó tự bắn mình lúc đang ở trong phòng riêng. Eva Braun tự sát cùng thời điểm ấy, có lẽ bằng thuốc
độc.
Hai cái xác sau đó được mang ra khỏi hầm trú ẩn và đốt cháy trong khu vườn như đã được sắp xếp từ trước.
Saxe trích dẫn tài xế riêng của Hitler, Erich Kempka như một nhân chứng quan trọng có lời khai như chúng ta đã thảo luận ở chương trước như là nghi phạm ở mức độ cao. Saxe thừa nhận các câu chuyện Trevor-Roper dựa vào lời khai chính xác của nhân chứng để mô tả “đều chắp vá, rời rạc”. Thế nhưng, Saxe khăng khăng những câu chuyện chắp vá ấy “tạo ra cấu trúc nhất quán được kiểm nghiệm thông qua đối chất chéo chi tiết”. Saxe không xem xét khả năng các nhân chứng mô tả rời rạc vì họ có liên quan đến câu chuyện họ bịa đặt để che giấu sự thật rằng Hitler đã trốn thoát. Saxe công nhận xác của Hitler và Eva Braun “dĩ nhiên vẫn không được xác định”. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Cũng nên lưu ý các câu chuyện khác ở mức độ nhất định trở nên phổ biến vì chuyện Berlin sụp đổ đã được kiểm tra và nhận ra rằng không hề dựa trên cơ sở nào có giá trị”.
Rõ ràng cuộc điều tra của Trevor-Roper không đủ sức gây ấn tượng với Eisenhower chuyện Hitler đã chết. Báo cáo trong nhật báo The Stars and Stripes cho thấy Eisenhower đã thay đổi ý kiến và nghĩ Hitler trốn thoát và vẫn còn sống được xuất bản một ngày trước khi Saxe ngồi xuống đánh máy báo cáo về kết luận của Trevor-Roper theo hướng ngược lại. Thế nhưng, xét cho cùng, áp lực phải chính xác về góc độ chính trị đè nặng lên Eisenhower khi ông đang chuẩn bị bước vào tranh cử. Trong quyển sách xuất bản
năm 1948 về Thế Chiến thứ hai, Cuộc viễn chinh ở châu Âu, Eisenhower mô tả cái chết của Hitler là tự sát và bình luận: “Hitler đã tự sát và chiếc áo khoác quyền lực của hắn rách tả tơi rơi xuống Đô đốc Doenitz”.
HITLER BỊ ĐẠN PHÁO GIẾT CHẾT?
Các tài liệu được tiết lộ của lực lượng tình báo quân đội Hoa Kỳ trong Văn Khố Quốc Gia cho biết rõ câu chuyện thứ hai liên quan đến chuyện Hitler chết như thế nào đã được chuẩn bị và sẵn sàng sử dụng trong trường hợp lời khai của các nhân chứng không nhất quán, và không có xác hoặc bất cứ bằng chứng hữu hình nào khác cho thấy Hitler tự sát bắt đầu gây ra nghi ngờ.
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, tiến sĩ Karlheinz Spaeth đã khẳng định với Trung uý Hạng nhất Dennison G. Stevens của Toà án Chính Quyền Quân Sự Giản Lược Hoa Kỳ ở Đức chuyện ông chăm sóc Hitler sau khi hắn bị đại pháo của Nga bắn bị thương đến chết. Spaeth thề như sau:
Trong suốt những tháng cuối cùng của cuộc chiến, tôi là bác sĩ của tiểu đoàn 2, trung đoàn 23, sư đoàn dù số 9. Đơn vị của chúng tôi tham gia chiến đấu bên trong và chung quanh Berlin (khu vực Kuestrin). Vào ngày 1 tháng 5, tôi đã lập một trạm chữa trị trong hầm của Landwehrkasino ngay phía bên kia của hầm trú ẩn ở Sở Thú. Khoảng 3 giờ chiều, tôi được thông báo Hitler đang ở khu vực của chúng tôi. Tôi rời hầm chứa và bước ra đường để nhìn ông. Chỉ huy của tiểu đoàn, Thượng tá Graf von Raiffenstein, nhận được một báo cáo từ Trung uý Kurt Uhlik, lãnh đạo đại đội 5, cho biết ở bên ngoài pháo và súng cối nả
liên tục vào chiến hào ngay trước rào chắn xe tăng, dựng ở đường ngầm đến sở thú.
Spaeth tiếp tục câu chuyện và cho thấy Hitler xem thường sự nguy hiểm khi tiếp cận rào chống xe tăng.
Hitler xem thường cảnh báo và bước tới nơi nguy hiểm và tất nhiên ông bị thương cùng với một số lãnh đạo Đội Cận Vệ. Tôi nhận thấy có tiếng hỗn loạn, huyên náo ở rào chắn xe tăng. Ngay sau đó, tôi được gọi tới và nhìn thấy: Hitler hạ thấp người xuống tránh đạn. Một mảnh vỏ đạn dài khoảng 10 cm, rộng từ 8 đến 10 mm xuyên qua bộ đồng phục, đâm qua ngực và đi thẳng vào phổi ở cả hai phía. Giờ làm gì cũng vô ích, tôi lấy một ít băng cấp cứu mang theo bên mình băng bó cho Hitler. Trong suốt thời gian ấy, Hitler tỉnh táo và không ngớt rên rỉ. Để giảm bớt cơn đau, tôi trở lại trạm chữa trị lấy chút morphine và tiêm cho ông một lúc hai liều mạnh.
Khi mô tả đạn pháo của Nga nả liên tục nên không thể đưa Hitler vào chỗ an toàn, Spaeth cho thấy rõ ông biết Hitler sẽ chết.
Sau khi tôi tuyên bố Quốc Trưởng đã chết và thông báo chuyện ấy với các lãnh đạo Đội Cận Vệ. Tôi được phép đi ra và trở lại công việc của mình. Tôi bảo một người lính mang một tấm chăn tới chỗ Hitler nằm chết. Người lính trở lại và nói với tôi tấm chăn không cần thiết vì cái xác sẽ bị phá huỷ. Theo báo cáo của hai người lính khác cho biết tôi nghe hai giờ sau đó, xác của Hitler bị nổ tung khi các lãnh đạo còn sống sử dụng hai, ba ký thuốc đạn. Tôi không thể nói chuyện ấy như thế nào vì toà nhà bị đạn pháo công kích liên tục và lúc đó cũng không thể biết đâu là tiếng nổ nào.
"""