" Quốc Văn - Giáo Khoa Thư - Trần Trọng Kim & Nguyễn Văn Ngọc & Đặng Đình Phúc & Đỗ Thận full prc pdf epub azw3 [Tham Khảo] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Quốc Văn - Giáo Khoa Thư - Trần Trọng Kim & Nguyễn Văn Ngọc & Đặng Đình Phúc & Đỗ Thận full prc pdf epub azw3 [Tham Khảo] Ebooks Nhóm Zalo  Giới thiệu QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm. Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục. Việc dạy song hành hai bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Điều đó thể hiện rất rõ phương châm giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn. Với định hướng đó, nhóm soạn giả nói trên đã dạy cho lớp thiếu niên nhi đồng những bài học đầu tiên thật ngắn ngọn, dễ nhớ và đáng nhớ suốt cả đời người: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” 5 Hoặc: “Cha sinh mẹ dưỡng Đức cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha mẹ phải hết lòng Ấy là chữ Hiếu dạy trong luân thường Chữ Đễ nghĩa là nhường Nhường anh nhường chị, lại nhường người trên...” Bộ sách tuy nhỏ, bài học tuy ngắn nhưng giá trị sư phạm, chất lượng văn học và hiệu quả giáo dục tâm hồn trẻ thơ thì điểm lại từ trước tới nay trong rừng sách giáo khoa quốc ngữ chưa dễ có công trình nào ghi được những dấu ấn sâu đậm như vậy. Ngày nay hầu hết các bạn học sinh sinh viên đều đã học và rất yêu thích bài thơ Quê hương của Giang Nam: “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...”. Các bạn biết không – những trang sách nhỏ mà nhà thơ Giang Nam đã xem như tình yêu chính là những trang sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ này đây. Chính cái tình yêu quê hương mơ màng xinh xắn ấy ấp ủ trong tâm hồn nhà thơ, sau này sẽ lớn lên thành bài thơ Quê hương của thời chống Mỹ cứu nước: “Xưa tôi yêu quê hương vì có hoa có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay tôi yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi” 6 Quốc văn giáo khoa thư Trong tác phẩm Hương rừng Cà Mau, một quyển cảo thơm của phía Nam Tổ quốc, tác giả Sơn Nam cũng đã “phải lòng” một thứ tình nghĩa giáo khoa thư ngọt ngào trong sáng như giai điệu mùa xuân: “Văn chương nghe như đờn Nam Xuân: Nước mềm đá rắn, thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, thế mà dây cưa mãi gỗ cũng đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy... (Trích truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư trong tập Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam; xem truyện này ở phần phụ lục cuối sách) Thực ra không chỉ các nhà văn như Giang Nam và Sơn Nam mà rất nhiều thế hệ học trò, thuở ấy còn để tóc trái đào, tóc bờm, tóc vá... nay đã thành bậc phụ lão, tóc trắng như sương mà vẫn có thể thuộc nằm lòng những bài học của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ. Sách được biên soạn vào thời kỳ chữ Quốc ngữ bắt đầu phát triển, thay cho chữ Hán và chữ Pháp trong nhà trường, xã hội Việt Nam còn chịu áp lực nặng nề của chế độ thực dân nửa phong kiến. Không thể nói tất cả những nội dung chuyển tải của nó đều hoàn toàn phù hợp với quan điểm giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, giá trị của bộ sách được nhìn nhận ở sức khai tâm, ở sự gìn giữ và kế thừa đạo đức và truyền thống dân tộc, sao cho trí tuệ và hạnh kiểm của con em chúng ta có thể phát triển theo một dòng chảy liên tục, và trên nền tảng vững chắc của 4000 năm văn hiến. Một bộ sách như thế rõ ràng là vốn quí trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Tuy rằng việc học ngày nay đã khác xưa, nhưng dầu 7 chế độ nào, thời đại nào cũng cần phải biết tôn vinh những đạo lý muôn thuở: công cha, nghĩa mẹ, học trò biết ơn thầy... chỗ quê hương đẹp hơn cả... Những viên đá tảng đó đều đã có sẵn trong bộ sách này và cho dù ngôn ngữ văn học của nó có phần cổ lỗ nhưng vẫn rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ sức truyền cảm, thuyết phục. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Lần tái bản này, cũng như các lần trước, chúng tôi chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh học khắc trên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì mang phần hồn của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đều được phục hiện trong tuyển tập này. Những lần tái bản này cách xa lần xuất bản đầu tiên đã hơn nửa thế kỷ, một khoảng thời gian đủ để nhớ và để quên trong tâm trí và tình cảm của bạn đọc. Dù nhớ dù quên, xin hãy đón nhận tuyển tập này như một món quà tinh thần trong hành trang của những người thầy và những người học trò, hôm qua và hôm nay. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 8 Quốc văn giáo khoa thư Lớp đồng ấu 1  Tôi đi học Năm nay tôi lên1 bảy tuổi. Tôi không chơi đùa lêu lổng2 như mấy năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa. Học trò cắp sách đi học Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học, học sao cho mau tấn tới cho “văn hay chữ tốt” cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng. Giải nghĩa: Lêu lổng = tha hồ chơi đùa không ai ngăn cấm. Khoa học = các môn học dạy ở nhà trường như luân lý, toán pháp, địa dư, sử ký. Tấn tới = mỗi ngày một giỏi hơn lên. Văn = chỉ các bài tập tiếng Việt BÀI TẬP Học tiếng: Lêu lổng, khoa học, cố học, chăm học, tấn tới, văn hay chữ tốt, vui lòng. Câu hỏi: Năm nay anh lên mấy? Anh ra trường học được bao lâu rồi? Anh học những gì? Anh học làm sao? 1. Nên. 2. Cà rỡn. Lớp đồng ấu 11 2  Tập đọc Anh ấy đứng dậy. Hai tay cầm quyển sách, nâng lên vừa tầm con mắt không che lấp mặt đi. Anh đứng thẳng, đầu không lúc lắc. Mắt nhìn mồm đọc. Anh ấy đọc thong thả rõ ràng, từng câu một. Chúng tôi ngồi nghe ai nấy cũng hiểu cả. Thầy bảo anh Xuân đọc Anh ấy đọc hết bài, thầy bảo ngồi xuống. Giải nghĩa: Lúc lắc = đưa đi đưa lại sang hai bên. Vừa tầm con mắt = vừa để con mắt trông rõ không xa không gần quá. BÀI TẬP Học tiếng: Ngay, thong thả, rõ ràng, lúc lắc, vừa tầm. Đặt câu: Phép đọc sách: Người phải đứng cho... Đầu không được... Quyển sách nâng cho... con mắt. Tiếng đọc cho... và... Đọc sách thong thả rõ ràng. 12 Quốc văn giáo khoa thư 3  Tập viết Anh Hạ đang tập viết. Anh ngồi ngay ngắn. Đầu hơi ngả về đàng trước, ngực không dựa vào bàn. Anh nhìn chữ mẫu thấy viết trên bảng đen. Anh cúi xuống viết. Tay trái để lên quyển vở, thẳng với mép bàn. Tay Học trò ngồi viết phải (tay mặt) cầm bút, đưa lên đưa xuống, trông cũng dẻo. Anh viết nét còn hơi run, nhưng thầy cho là khá, vì anh cẩn thận, chịu nắn nót từng nét một. Giải nghĩa: Chữ mẫu = chữ dùng làm kiểu cho mình cứ theo thế mà viết. Khá = gần được. Nắn nót = để ý cố viết cho tốt. BÀI TẬP Học tiếng: Ngồi ngay ngắn, ngả đầu, dựa, tay trái, tay phải, dẻo, run, khá, nắn nót. Câu hỏi: Phép ngồi viết: 1. Người ngồi viết phải thế nào? 2. Đầu phải thế nào? 3. Ngực phải thế nào? 4. Tay trái để đâu? 5. Tay phải làm gì? Lớp đồng ấu 13 4  Yêu mến cha mẹ Sáng nay lúc tập viết xong, tôi lại thăm bà tôi. Bà tôi nắm lấy tay tôi mà nói rằng: - Cháu có yêu thầy mẹ cháu không? – Cháu có yêu. – Tại sao mà Hai bà cháu yêu? – Cháu biết rồi, hôm qua thầy giáo mới dạy rằng: cha mẹ sinh ra con, nuôi cho con lớn, lại chăm cho con học, vậy kẻ làm con phải biết yêu cha mẹ. Giải nghĩa: Thăm = hỏi han ân cần. Sinh = đẻ ra. Bà = người sinh ra cha hay mẹ mình. BÀI TẬP Học tiếng: Biết yêu, lớn, chăm, con. Đặt câu: Cha mẹ sinh ra... Nuôi cho con... Kẻ làm con phải... cha mẹ Thầy dặn rằng học trò phải... học. 14 Quốc văn giáo khoa thư 5  Giúp đỡ cha mẹ Cha mẹ tôi sáng nào cũng dậy sớm, nấu cơm ăn rồi đi ra đồng, làm lụng khó nhọc. Về nhà lại phải chăm nom lợn, gà, xay lúa, giã gạo. Tôi thấy thế lấy làm thương lắm, cho nên khi học, viết xong, thì tôi quét nhà, giữ em, Đứa bé quét nhà hay chăn bò để giúp cha mẹ. Và khi cha mẹ có sai bảo việc gì, tôi cũng làm ngay. Tôi giúp đỡ được việc cho cha mẹ như vậy, thì tôi rất lấy làm sung sướng. Giải nghĩa: Nấu cơm = đổ nước, tra gạo vào nồi, đun nấu lên cho chín. Xay lúa = đổ thóc vào cối, rồi quay cho vỏ rời hạt gạo ra. Giã gạo = lấy gạo đã xay rồi để vào cối mà đâm. BÀI TẬP Học tiếng: Nấu cơm, khó nhọc, giúp đỡ, dậy sớm. Đặt câu: Sáng nào tôi cũng... Cha mẹ tôi... ăn rồi mới ra đồng làm. Cha mẹ tôi làm lụng... tôi lấy làm thương lắm. Tôi... được nhiều việc cho cha mẹ. Lớp đồng ấu 15 6  Thân thể người ta Thân thể người ta chia làm ba phần: đầu, mình và chân tay. Trên đỉnh thì có tóc, đàng trước là mặt. Đầu thì có cổ, liền với mình. Đàng trước mình thì trên là ngực, dưới là bụng. Đàng sau mình là lưng. Chân tay liền với mình. Tay thì có cánh tay và bàn tay. Chân thì có đùi, ống chân và bàn chân. Tay để cầm, chân để đi. Người ta lại có tai, mắt, mũi, mồm. Tai để nghe, mắt để trông, mũi để ngửi, mồm để ăn. Giải nghĩa: Thân thể = mình mẩy, chân tay. Ống chân = phần từ đầu gối đến bàn chân. BÀI TẬP Câu hỏi: Thân thể con người ta chia làm mấy phần? Đàng trước mình có những gì? Đàng sau là gì? Chân tay để làm gì? 16 Quốc văn giáo khoa thư 7  Khuyên học Bài học thuộc lòng Hỡi các cậu bé con! Đang lúc tuổi còn non, Các cậu phải chăm học. Có học mới nên khôn. Cậu bé đang ngồi học Giải nghĩa: Khuyên học = khuyên bảo về việc học. Hỡi = tiếng gọi đặt ở đầu câu. Tuổi còn non = còn ít tuổi. Khôn = biết hay, dở, phải trái. BÀI TẬP Học tiếng: Khuyên học, chăm học, khôn, tuổi còn non. Đặt câu: Những bài ca khuyên bảo về việc học hành là bảo... Lúc ta... Ta phải cố mà... Ta có chịu khó thì mới... Lớp đồng ấu 17 8  Đồ dùng của học trò Học bài thì phải có sách; chép bài thì phải có vở; viết thì phải có quản bút1, ngòi bút2 và mực. Kẻ dòng (gạch hàng) thì phải có thước và bút chì. Muốn cho mực viết chóng khô thì phải có giấy thấm. Muốn xóa bỏ Sách vở giấy bút những chữ sai lầm phải có cái tẩy3. Tập viết, tập vẽ, làm tính muốn cho tiện, phải có bảng đá và bút chì4 đá. Học trò đi học phải sắm cho đầy đủ đồ dùng, mà lại phải giữ gìn cho cẩn thận, chứ để mất mát, làm tốn tiền của cha mẹ. Giải nghĩa: Bảng đá, bút chì đá = gọi như vậy là vì làm bằng một thứ đá mềm và xanh xám đen. Sắm = mua cái gì để dùng. BÀI TẬP Học tiếng: Học bài, chép bài, thấm, tẩy, sắm, cẩn thận, tốn tiền. Câu hỏi: Sách, vở dùng làm gì? Bút, bút chì dùng làm gì? Thước, tẩy dùng làm gì? Bảng đá và bút chì đá dùng làm gì? 4. Viết chì. 2. Ngòi viết. 3. Cục gôm. 4. Viết chì. 1. Cây viết. 18 Quốc văn giáo khoa thư 9  Trường học làng tôi Trường học làng tôi ngăn làm ba gian. Một gian là một lớp học, mỗi lớp có một thầy giáo và nhiều học trò. Tôi học lớp Đồng ấu, đi vào thì ở bên tay phải (tay mặt). Xung quanh trường có một Trường học làng tôi khoảng đất thật to. Đằng trước thì là vườn hoa, cây cảnh tốt tươi đẹp đẽ. Đằng sau thì là sân chơi rộng. Ra chơi bời và tập thể thao ở đó. Giải nghĩa: Ngăn = chia cách biệt ra. Gian = khoảng, có nơi gọi là căn. Đồng ấu = trẻ con. Tập thể thao = tập thân thể cho cứng mạnh. BÀI TẬP Học tiếng: Gian, lớp, tay, tay phải (tay mặt), vườn hoa, sân chơi. Câu hỏi: Trường học làng anh có mấy lớp? Anh học ở lớp nào? Xung quanh trường học có gì? Đằng trước có gì? Đằng sau có gì? Lớp đồng ấu 19 10  Ăn uống có lễ phép Đến bữa ăn, tôi thấy cha mẹ, anh chị ngồi đông đủ cả rồi, tôi mới ngồi. Trước khi ăn, tôi mời cha mẹ, anh chị, rồi tôi mới ăn. Lúc ăn, tôi không nhai nhồm nhoàm, không khua bát, và không đánh rơi, đánh vãi. Cha mẹ Cả nhà ngồi ăn cơm cho món gì, tôi ăn món ấy. Không bao giờ tôi dám đòi ăn thứ nọ thứ kia, hoặc chê ít chê nhiều. Khi ăn xong, bao giờ tôi cũng nói “xin phép cha mẹ anh em” rồi tôi mới đứng dậy. Giải nghĩa: Nhồm nhoàm = phồng mồm nhai tóp tép nhóp nhép, không gọn gàng. Khua = đụng chạm, gõ đập rầm rĩ. Đánh rơi, đánh vãi = có nơi gọi là làm rơi rớt. BÀI TẬP Học tiếng: Bữa ăn, mời, khua bát khua đũa, đánh rơi, đánh vãi. Câu hỏi: Trước khi ăn thế nào là lễ phép? Lúc ăn thế nào là ngoan? Khi ăn xong phải nói gì? 20 Quốc văn giáo khoa thư 11  Đứa trẻ có lễ phép Anh Bình đang ngồi xem sách chợt thấy một người khách lạ đến nhà. Anh liền đứng dậy chắp tay vái chào. Khách hỏi: “Thầy mẹ em có nhà không?” Anh đáp: “Thưa ông, thầy mẹ con ra chợ vắng cả”. Khách bảo: Cậu bé chắp tay chào ông BáBình cúi đầu nói: “Vâng ạ”. “Khi thầy mẹ về thì em nói rằng có ông Bá ở làng bên lại chơi, nhé”. Anh Ông khách ra về, khen thầm: thằng bé này thật có lễ phép. Giải nghĩa: Chợt = vụt chốc, bất thình lình. Lạ = không quen biết. Thầm = nghĩ trong bụng không nói ra. BÀI TẬP Học tiếng: Chợt, khen, chắp tay, khách lạ. Đặt câu: Thấy... vào nhà phải chào. Anh Bình đứng dậy... vái chào. Trẻ có lễ phép thì ai cũng... Mẹ tôi ra... vắng. Lớp đồng ấu 21 12  Những giống vật nuôi trong nhà Những giống vật người ta nuôi trong nhà là: mèo, chó, lợn1, gà, trâu, bò, ngựa. Mèo thì bắt chuột, chó thì giữ nhà, lợn gà thì để ăn thịt, trâu bò thì để cày bừa ruộng đất, ngựa thì để cưỡi, Giống vật nuôi trong nhà hay kéo xe. Giống nào cũng có ích cho ta cả, cho nên khi ta nuôi nó thì phải cho nó ăn uống và chăm nom2 đến nó, đừng đánh đập nó mà tội nghiệp. Giải nghĩa: Chăm nom = có bụng ân cần săn sóc đến. Tội nghiệp = làm cái gì để tội cho mình. BÀI TẬP Học tiếng: Giữ nhà, cày, bừa, cưỡi. Đặt câu: Ở nhà quê ai cũng nuôi chó... Ngồi trên lưng ngựa gọi là... ngựa. Lật đất lên gọi là... Làm nhỏ đất đã cày lên tức là... 1. Heo. 2. Coi sóc. 22 Quốc văn giáo khoa thư 13  Gọi dạ bảo vâng Bài học thuộc lòng Bảo vâng, gọi dạ con ơi! Vâng lời sau trước, con thời chớ quên. Công cha, nghĩa mẹ khôn đền, Vào thưa ra gửi, mới nên con người. Cha gọi con Giải nghĩa: Sau trước = cặn kẽ, bao giờ cũng vậy. Khôn = khó, không dễ. Đền = bồi thường, trả lại. Gửi = trình, hỏi thưa. BÀI TẬP Học tiếng: Quên, vâng, dạ, đền. Đặt câu: Cha gọi thì tôi... Mẹ bảo gì tôi... Nó không dám... lời thầy dặn. Con phải ăn ở hiếu thảo để... công cha mẹ. Câu hỏi: Mẹ gọi là con thưa thế nào? Cha bảo gì thì con trả lời làm sao? Một đứa trẻ ngoan phải làm thế nào để đền công cha mẹ? Lớp đồng ấu 23 14  Người học trò tốt Anh Cần rất chăm chỉ. Bài học nào anh cũng thuộc. Bài làm nào anh cũng được thầy khen. Anh đi học đúng giờ. Trong lớp anh có ý tứ và dễ dạy. Anh lễ phép với thầy, tử tế với bạn. Nên thầy và bạn ai cũng có lòng Thầy khen học trò yêu mến anh. Anh Cần là một người học trò tốt. Tôi cố bắt chước theo cho được như anh Cần. Giải nghĩa: Ý tứ = để bụng nghĩ đến cái gì. Dễ dạy = bảo cái gì nghe cái ấy. BÀI TẬP Học tiếng: Chăm chỉ, đúng giờ, ý tứ, lễ phép, tử tế. Đặt câu: Người học trò tốt đi học... nghe lời thầy. 24 Quốc văn giáo khoa thư 15  Người học trò xấu Anh Tam ngày ngày cũng cắp sách đến trường, nhưng kỳ thực anh ham chơi hơn thích học. Anh biếng nhác lắm. Đã lười nhác, anh lại còn lơ đễnh (lơ đãng), khó bảo, vô phép và bẩn thỉu1 nữa. Nên ở trong lớp, thầy Học trò biếng nhác quở phạt anh luôn và bạn hữu chúng tôi chẳng mấy người ưa anh được. Nếu anh Tam không mau mau sửa tính lại, thì chẳng là đáng thẹn với quyển sách anh cắp đến trường sao. Giải nghĩa: Ham chơi = mê chơi quá. Lơ đễnh = không để ý vào việc mình làm. Đáng thẹn = làm điều lỗi mà trong lòng lấy làm xấu hổ. BÀI TẬP Học tiếng: Lười biếng, bẩn thỉu, vô phép, lơ đễnh. Đặt câu: Người học trò không chăm chỉ là... Không có ý tứ gì.... Không có phép là... Không sạch là... 1. Dơ dáy. Lớp đồng ấu 25 16  Đi phải thưa về phải trình Trước khi anh Giáp đi đâu, anh cũng xin phép, cha mẹ có cho đi, anh mới dám đi. Nếu không cho đi thì chưa bao giờ anh dám đi. Đến lúc về, anh lại trình cha mẹ rằng anh đã về. Như thế là anh Giáp biết giữ lễ phép với Giáp đi học về thưa trình mẹ cha mẹ, đi phải thưa về phải trình. Giải nghĩa: Trình = Nói với người trên là mình có việc gì hay làm việc gì. BÀI TẬP Học tiếng: Đi đâu, xin phép, về, trình, lễ phép. Đặt câu: Anh... mà vội thế? Cha ra đồng đã... rồi. Con phải giữ... với cha mẹ. Hãy đợi đấy, để tôi về... cha mẹ tôi đã. Em thưa... cha mẹ chưa mà đã dám đi? 26 Quốc văn giáo khoa thư 17  Thờ cúng tổ tiên Tổ tiên là các cụ ngày xưa sinh ra ông bà, cha mẹ mình. Bởi có tổ tiên mới có ông bà cha mẹ và có cha mẹ mới có mình. vậy mình phải nhớ ơn tổ tiên mới được. Cho nên cứ đến ngày giỗ, ngày tết, Người trưởng tộc thắp hương thì con cháu đều đến tại nhà trưởng tộc mà cúng lễ tổ tiên. Cũng có nhà cứ ngày giỗ cụ nào thì người trưởng tộc lại kể tính hạnh và công đức của cụ ấy cho con cháu nghe. Vậy cũng là một cách tỏ lòng nhớ ơn rất hay. Giải nghĩa: Trưởng tộc = người đầu họ. Cúng = lễ bái trước bàn thờ. Tính hạnh = tâm địa và nết na. Công đức = sự nghiệp tốt. BÀI TẬP Học tiếng: Trưởng tộc, nhớ ơn, cha mẹ, tổ tiên. Đặt câu: Bởi có... mới có cha mẹ. Bởi có... mới có mình. Đến ngày giỗ con cháu đều đến tại nhà... mà cúng lễ. Cúng giỗ là một cách tỏ lòng... Lớp đồng ấu 27 18  Học trò đối với thầy Ở trường học, thầy dạy gì tôi phải nghe, thầy bảo gì tôi phải làm. Tôi vâng lời thầy. Lúc vào học lúc học về, tôi phải chào thầy. Cả những khi gặp ở giữa đường, hoặc ở nhà ai, tôi cũng vái chào cho có lễ phép. Học trò chào thầy Tôi thật có bụng kính mến thầy tôi, chẳng khác gì kính mến cha mẹ vậy. Giải nghĩa: Vâng lời = bảo sao nghe vậy. Vái = chắp tay cúi xuống. Có nơi gọi là xá. BÀI TẬP Học tiếng: Kính mến, chào, làm, nghe. Đặt câu: Khi thầy dạy gì thì phải... Thầy bảo gì thì phải... Khi gặp thầy ở đâu thì phải... Trong bụng lúc nào cũng phải... thầy. 28 Quốc văn giáo khoa thư 19  Anh em bạn học Ở nhà trường anh em bạn học nhiều. Mà chẳng mấy người là giống nhau, anh bé, anh lớn, anh cao, anh thấp. Anh thì quần nâu áo vải, anh thì tơ lụa lượt là1. Có anh thì thật hiền lành tử tế, có anh thì hung dữ đáo để. Tôi Học trò chơi ở sân thì coi anh nào cũng như anh nào. Tôi không ăn hiếp ai, cũng không xấc xược với ai. Tôi có bụng nhường nhịn yêu quý tất cả các anh ấy như anh em một nhà. Giải nghĩa: Hung dữ = tính táo tợn, hay quấy (khuấy) chọc. Ăn hiếp = cậy khỏe mà đè nén những kẻ yếu hơn mình. BÀI TẬP Học tiếng: Anh em ruột, anh em bạn, bắt nạt, yêu quý, nhường nhịn. Đặt câu: Anh em trong một nhà là... Anh em chơi bời với nhau là... Anh em chơi bời với nhau chẳng nên... Phải có bụng... và... nhau mới được. Coi anh em bạn như là anh em ruột. 1. Anh thì quần bâu áo vải, anh thì quần lụa áo hàng. Lớp đồng ấu 29 20  Sớm tối thăm nom cha mẹ Tối nào tôi cũng thăm nom1 cha mẹ rồi tôi mới đi ngủ. Sáng nào dậy, tôi súc miệng rửa mặt, mặc quần áo tươm tất rồi tôi lại đến hỏi thăm cha mẹ xem đêm qua có ngủ ngon không. Cha mẹ ngủ ngon thì tôi lấy Sáng dậy con đến thăm cha làm vui mừng hoặc phải khi cha mẹ ngủ không được yên giấc, thì tôi lấy làm buồn rầu. Bao giờ tôi cũng mong cho cha mẹ được ăn ngon ngủ yên luôn. Giải nghĩa: Súc miệng = ngậm nước vào mồm mà rửa rồi nhổ đi. Tươm tất = tử tế, chỉnh tề. Ngủ ngon = ngủ được thích mắt, đẫy giấc. BÀI TẬP Học tiếng: Sáng sớm, rửa mặt, vui mừng, buồn rầu, yên giấc. Câu hỏi: Trước khi con đi ngủ phải làm gì? Sáng sớm dậy phải làm gì? Cha mẹ ngủ ngon thì mình thế nào? Cha mẹ ngủ không yên giấc thì mình thế nào? Sớm tối thăm nom cha mẹ. 1. Viếng. 30 Quốc văn giáo khoa thư 21  Mùa cấy Ở nhà quê đến vụ cấy lúa, ngoài đồng trông cũng vui mắt, chỗ này (nầy) cày chỗ kia bừa, chỗ thì năm bảy người đàn bà cúi lom khom, tay cầm nắm mạ, tay cấy xuống ruộng. Những người đi cấy hay chuyện trò Thợ cấy (công cấy) vui vẻ lắm. Có khi vừa làm vừa hát. Họ hát lắm câu thật là dịu dàng êm ái, ai cũng muốn nghe. Giải nghĩa: Lom khom = cúi người xuống gần mặt đất. Dịu dàng = êm giọng dễ nghe. BÀI TẬP Học tiếng: Định công đặt giá, ruộng nương, rủ nhau, đủ ăn. Câu hỏi: Người đi cấy đứng thế nào? Hai tay làm gì? Người đi cấy làm gì mà vui? Lớp đồng ấu 31 22  Mùa gặt Đến mùa lúa chín, những người không có ruộng nương rủ nhau đi gặt thuê1. Mỗi người vác cái đòn sóc hay cái đòn càn và đeo cái hái, đi từng bọn năm bảy người. Họ đến những nhà Thợ gặt (công gặt) có ruộng mà kiếm việc làm. Nhà chủ ruộng định công đặt giá xong rồi, cho người đưa họ ra đồng gặt. Những người đi gặt thuê như thế thường được tiền và thóc đủ ăn trong hai ba tháng. Giải nghĩa: Đòn sóc = đòn sóc làm bằng nửa ống tre cái, hai đầu nhọn. Đòn càn = cũng như đòn sóc nhưng thường làm bằng cả ống tre đực. Hái = một thứ đồ dùng để cho người đi gặt, gặt lúa, có nơi gọi là vẳng. BÀI TẬP Học tiếng: Định công đặt giá, ruộng nương, rủ nhau, đủ ăn. Đặt câu: Có người làm lụng khó nhọc mà không có... Những nhà có... phải lo cày cấy. 1. Mướn. 32 Quốc văn giáo khoa thư Có... rồi mới cho thợ ra đồng đi gặt. Những người không có ruộng nương đến mùa... đi gặt thuê. 23  Anh em như thể tay chân Bài học thuộc lòng Anh em nào phải người xa. Cùng chung bác mẹ   một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy. Anh em chị em thương yêu nhau Giải nghĩa: Bác mẹ = cha mẹ. Thân = gần gũi, thiết tha. Hai thân = hai cha mẹ. BÀI TẬP Học tiếng: Chân tay, bác mẹ, hai thân, hòa thuận. Đặt câu: Anh em có... thì cha mẹ mới được vui. Anh em yêu nhau như thể... Nói... là... cũng nghĩa là nói cha mẹ. Câu hỏi: Anh em phải yêu nhau như thế nào? Anh em không hòa thuận yêu nhau thì cha mẹ làm sao? Những người cùng chung bác mẹ là ai? Anh em là người xa hay gần? Anh em như thể tay chân. Lớp đồng ấu 33 24  Chú, bác, cô, dì Hôm nay nhân cớ việc, thấy em tôi có hỗn với cô tôi, nên mẹ tôi đánh mắng nó bảo chúng tôi rằng: “Chú, bác, cô, dì, cậu, mợ những bậc ngang hàng với cha mẹ mình, cũng dự phần vui buồn với cha mẹ Mẹ đang mắng con mình. Vậy con là cháu, cũng phải kính mến các bác ấy như là cha mẹ. Các con cũng phải có lễ phép và vâng lời mà không được hỗn láo, thì mới phải đạo làm cháu.” Giải nghĩa: Hỗn = vô phép với người bề trên. Chú = em cha. Bác = anh cha. Cô = chị em với cha. Dì = chị em với mẹ. Cậu = anh em với mẹ. Mợ = vợ cậu mình. BÀI TẬP Học tiếng: Ngang hàng, lễ phép, đánh mắng, vâng lời. Đặt câu: Vì em tôi hỗn láo nên tôi... nó. Chú, bác là bậc... với cha mẹ. Cháu phải... với cô, dì. Chú cũng như cha. 34 Quốc văn giáo khoa thư 25  Thức khuya dậy trưa Đêm đã khuya, hai em còn cứ chơi cười mãi. Chị hỏi: “Sao các em chưa đi ngủ thế?” Hai em đáp: “Chúng tôi chưa buồn ngủ, hôm nay chúng tôi thức khuya chơi cũng được. Mai, chủ nhật1 nghỉ, tha hồ mà ngủ trưa.” Chị bảo em đi ngủ Chị bảo: “Không nên. Các em không nên thức khuya: thức khuya hại sức khỏe lắm. Mà các em cũng không nên dậy trưa: dậy trưa thì nặng nề khó chịu, mà lại sinh ra lười biếng. Người ta thức ngủ phải có điều độ mới được.” Giải nghĩa: Tha hồ = ý nói ngủ trưa đến bao giờ cũng được. Điều độ = vừa phải. BÀI TẬP Học tiếng: Buồn ngủ, nặng nề, khó chịu, điều độ. Câu hỏi: Tại làm sao không nên thức khuya? Tại làm sao không nên ngủ trưa? Thức ngủ thế nào là phải? Thức ngủ phải có điều độ. 1. Chúa nhật. Lớp đồng ấu 35 26  Học quốc ngữ Tí: - Anh đi đâu đấy? Sửu: - Tôi đi học đây. Tí: - Anh đi học từ bao giờ. Anh học cái gì? Sửu: - Tôi đi học đã vài tháng nay. Tôi học quốc ngữ. Tí nói chuyện với Sửu Tí: - Quốc ngữ là cái gì? Sửu: - Khốn nạn! Anh không biết quốc ngữ là chữ của nước ta ư? Học quốc ngữ thú lắm anh ạ. Mới có mấy tháng nay mà giấy má gì tôi đọc cũng chạy, và ai nói gì tôi cũng viết được. Tí: - Ồ thế à! Thế thì để tôi về nói với thầy mẹ tôi cũng cho tôi ra tràng học. Giải nghĩa: Quốc ngữ = chính nghĩa là tiếng nói riêng của một nước. Trong bài này chỉ lối chữ của nước ta dùng thay chữ nôm. Thầy = tiếng trẻ dùng để gọi cha. BÀI TẬP Học tiếng: Học đọc, viết, quốc ngữ, ra tràng. Đặt câu: Tôi... quốc ngữ đã mấy tháng nay. Bây giờ tôi... quốc ngữ đã thông lắm. ... chính là chữ của nước nhà. Trẻ nước nhà ai cũng phải... học quốc ngữ. Tới trường học quốc ngữ. 36 Quốc văn giáo khoa thư 27  Cảnh mùa xuân Một năm chia ra bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mà trong bốn mùa, thì mùa xuân là vui vẻ hơn cả. Vì mùa xuân trời không nóng không lạnh. Lại có mưa phùn làm cho quả cây hoa lá đều có vẻ tốt tươi. Đến mùa ấy Cảnh mùa xuân thì những loài chim loài bướm, loài nào cũng hình như mạnh mẽ, hớn hở hơn cả các mùa khác. Giải nghĩa: Mưa phùn = mưa hạt nhỏ lấm tấm. Loài = cũng như tiếng giống. Hớn hở = có vẻ vui mừng thỏa thích. BÀI TẬP Học tiếng: Tốt tươi, hớn hở, có vẻ. Đặt câu: Cây cối mà có chăm bón thì mới... Đến mùa có mưa phùn, thì cây cối xem... đẹp đẽ lắm. Anh cu Tí đi học được thầy khen, xem ra bộ... Mùa xuân là mùa vui vẻ. Lớp đồng ấu 37 28  Mùa mưa Về mùa mưa lắm khi trời mưa đến ba bốn ngày không ngớt. Những ngày mưa như thế, trên trời thường có mây kéo đen nghịt. Thỉnh thoảng có cơn gió mát lạnh hay cái chớp lòe1. Rồi trận mưa này chưa dứt, trận khác đã Trời mưa đến, cứ như trời trút nước xuống vậy. Ngoài đồng thì nước mưa ngập cả. Đường sá thì bùn lầy, trong nhà thì ướt át bẩn thỉu2, thật là khó chịu. Giải nghĩa: Ngớt = dứt trận mưa nhưng chưa tạnh hẳn. Đen nghịt = đen khắp cả không hở chỗ nào. Trút = đổ xuống như rót. Bẩn thỉu = có nơi gọi là nhớp nhúa, nhơ nhớp. BÀI TẬP Học tiếng: Mây kéo, ướt át, trận mưa, cái chớp. Đặt câu: Lúc trời sắp mưa thì... kín cả. Trước khi nghe thấy sấm thì ta trông thấy... Hôm qua tôi đi học bị... ướt hết cả. Trời mưa lâu thì trong nhà... lắm. Trời mưa như trút nước xuống. 1. Lòa. 2. Dơ dáy. 38 Quốc văn giáo khoa thư 29  Mấy điều cần cho sức khỏe Ăn uống vừa phải chớ có tham lam. Thức ngủ điều độ, chớ nên thức khuya mà cũng chớ nên dậy trưa. Làm lụng mệt nhọc phải có lúc nghỉ ngơi chơi bời. Thân thể phải năng vận động. Trong mình và nơi ăn chốn ở lúc nào cũng phải giữ cho sạch. Tập thể thao Giải nghĩa: Điều độ = cùng nghĩa như chừng mực. Năng = luôn luôn. Vận động = cất nhắc chân tay mình mẩy. BÀI TẬP Học tiếng: Tham, nhiều, khuya, trưa, điều độ. Đặt câu: Không nên ăn... Không nên ngủ... Không nên thức... Không nên dậy... Ăn ngủ phải cho có... mới khỏe mạnh. Thân thể phải năng vận động. Lớp đồng ấu 39 30  Làm ruộng phải mùa Bài học thuộc lòng Mùng tám tháng tư không mưa Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi Bao giờ cho đến tháng mười Lúa tốt bời bời nhà đủ người no. Ca dao Hai người tát nước Giải nghĩa: Mùng tám tháng tư = kỳ lúa trổ đòng đòng, nếu không mưa thì hoa lúa không tốt được. Lấp = chính nghĩa đen là đem đất đổ đè lên trên. Đây là ý nói bỏ đi, vứt đi. Đến tháng mười = kỳ lúa chín gặt được đem về nhà. Ý nói nghề làm ruộng bao giờ gặt lúa về mới chắc. Bời bời = nhiều, bề bộn. BÀI TẬP Câu hỏi: Cây bừa để làm gì? Làm ruộng mà trời không mưa thì thế nào? Thế nào gọi là nhà đủ người no? Lúa tốt bời bời nhà đủ người no. 40 Quốc văn giáo khoa thư 31  Công việc ngoài đồng Hàng ngày tôi đi học phải qua một cánh đồng ruộng. Tôi thường thấy: đàn ông thì cày bừa, đàn bà thì đập đất, trẻ con thì chăn trâu, chăn bò. Lúc trời làm khô Cày ruộng đạp đất cạn, thì tôi thấy nào là khơi ngòi đắp bờ, nào là người tưới cây, tát nước. Lúc nào ngoài đồng cũng có người làm trông thật vui vẻ. Giải nghĩa: Hàng ngày = ngày nào cũng thế. Khô cạn = cạn hết cả nước. Khơi ngòi = cuốc đất làm rãnh cho nước chảy. Đắp bờ = be đất cao lên để giữ nước. BÀI TẬP Học tiếng: Tát nước, đắp bờ, cánh đồng, cày, đập, chăn. Đặt câu: Muốn sang bên làng kia, phải đi qua... này (nầy). Cha tôi... ruộng mẹ tôi... đất. Em tôi... bò. Khi ruộng khô ráo thì phải... vào. Muốn giữ lấy nước ở ruộng thì phải... Nhiều người làm việc ở ngoài đồng. Lớp đồng ấu 41 32  Con gà sống (trống) Ở nhà quê nhà nào cũng nuôi một đàn gà (bầy con) năm bảy con. Trong một đàn như thế ít ra cũng có một con sống (trống). Con gà sống (trống) trông ra mạnh mẽ, oai vệ hơn cả, mào1 đỏ và cao, đuôi dài, chân to và có cựa sắc. Khi nó ăn một mình thì xem ra bộ dịu dàng êm ái. Bới2 đất tìm được cái gì thì hay gọi những gà mái lại ăn. Nhưng khi nào có con gà sống (trống) khác đến, thì hung hăng đuổi đánh có khi đá nhau cả ngày, trụi cả lông, trầy cả cổ mà không thôi. Thật là một giống bạo dạn không sợ kẻ khỏe. Giải nghĩa: Oai vệ = ra dáng hách, trông đáng sợ. Cựa = cái móng sau chân con gà. Hung hăng = dáng bộ dữ tợn. BÀI TẬP Học tiếng: Oai vệ, trụi, dịu dàng, ít ra, thấy. Đặt câu: Con gà này đem bán... cũng được bốn hào (giác). Con gà mái giờ cũng... hơn... sống. Hai con gà đánh nhau... cả lông... Nó ngã tượt... da ra. Con gà sống trông... lắm. Gà trống trông mạnh mẽ oai vệ. 1. Mồng. 2. Bươi. 42 Quốc văn giáo khoa thư 33  Phải sạch sẽ Một cậu bé đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc1 tay chân dơ bẩn. Có người bảo: “Học trò sao mà dơ bẩn thế?”. Cậu bé đáp lại rằng: “Học giỏi thì hơn, ở sạch ích gì?”. Người kia cầm lấy tay cậu bé, thong thả mà Khuyên cậu bé ăn ở sạch sẽ bảo rằng: “Người ta trước hết phải sạch sẽ thì mới khỏe mạnh. Có khỏe mạnh thì trong mình mới được khoan khoái, muốn học tập. Nếu ăn dơ ở bẩn thì hay sinh ra bệnh tật, nay đau mai ốm còn thiết gì đến việc học nữa”. Cậu bé nghe nói cúi đầu xuống, biết là lời nói phải. Giải nghĩa: Đầu bù tóc rối = tóc để không chải chuốt gọn gàng. Nhem nhuốc = nhọ bẩn, không rửa ráy cho sạch. Khoan khoái = sung sướng dễ chịu. BÀI TẬP Học tiếng: Dơ bẩn, nhem nhuốc, đầu bù tóc rối, nay ốm mai đau. Đặt câu: Một đứa học trò... là đứa lười biếng. Anh Giáp cứ... thì học làm sao được. 1. Lem luốc. Lớp đồng ấu 43 Anh kia, mặt mũi... đi học phải thầy mắng. Người nào... thì trông gớm ghê không ai muốn đứng gần. Có sạch mới khỏe mạnh. 34  Cây tre Ở nước ta có cây tre nhiều hơn cả. Làng nào, xóm nào cũng có tre trồng ở bờ rào bờ lũy. Cây tre có ích cho người ta lắm. Lá thì để cho bò cho ngựa ăn, cành (nhành) thì làm rào làm giậu; cây già thì làm cột nhà kèo nhà, cây non thì làm dây lạt; măng thì làm đồ ăn; rễ thì làm bàn chải để giặt Một bụi tre quần áo. Một thứ cây mà có ích cho người ta như thế, thì thật là quý lắm. Giải nghĩa: Giậu = hàng rào làm bằng tre, hay bằng nứa. Lạt = dây ngắn làm bằng tre non chẻ mỏng. Măng = mầm tre mới mọc. Bàn chải = làm bằng một miếng gỗ cắm rễ tre xén bằng nhau để khi giặt quần áo chải cho sạch. BÀI TẬP Học tiếng: Bờ lũy, cột, kèo, bàn chải. Đặt câu: Làm nhà phải có... thì nhà mới vững. Những cái... làm bằng tre không được bền. 44 Quốc văn giáo khoa thư Người ta hay dùng... để giặt quần áo. Làng nào cũng có... Tre là một loài cây có ích. 35  Chim hoàng anh Trong các thứ chim, có chim hoàng anh, ai cũng cho là đẹp. Mình vàng mỏ đỏ, chân đen, tiếng hót véo von nghe vui tai lắm. Hàng năm đến vụ tháng hai tháng ba, và tháng tám tháng chín, giống chim ấy hay đi từng đàn bốn năm con, ăn sâu bọ ở những cây cối nhà quê. Ấy là một Chim hoàng anh loài chim có ích cho sự trồng trọt. Giải nghĩa: Véo von = giọng cao và hay. Hàng năm = năm nào cũng thế. Sự trồng trọt = nói chung cả các công việc của nhà làm vườn và làm ruộng màu. BÀI TẬP Học tiếng: Mỏ, vụ sâu bọ, đi từng đàn, cây cối. Đặt câu: Ở Bắc phần mỗi năm có hai... gặt. Mồm lắm... ăn hại lá cây. Trời có mưa thì... mới tốt. Đừng hại những loài chim có ích. Lớp đồng ấu 45 36  Học hành phải siêng năng Bài học thuộc lòng Nhỏ còn thơ dại biết chi, Lớn rồi đi học, học thì phải siêng. Theo đòi cũng thể bút nghiên, Thua em kém chị cũng nên hổ mình. Cây viết (cây bút) và cái nghiên Giải nghĩa: Thơ dại = ít tuổi chưa biết gì. Biết chi = chưa biết gì. Siêng = là chăm học, chăm làm. Bút nghiên = bút là cái để viết, nghiên là cái để mài mực; đây bút nghiên nói về sự học hành. Hổ = cùng nghĩa như tiếng thẹn. BÀI TẬP Học tiếng: Siêng, đi học, hổ mình. Đặt câu: Lúc còn bé chưa... gì. Năm tôi nhớn rồi tôi... Trẻ con đi học phải... Học dốt không bằng ai, cũng nên... Câu hỏi: Trẻ còn bé dại thì thế nào? Trẻ đã lớn rồi thì làm gì? Biếng học thì thế nào? Trẻ con phải siêng học. 46 Quốc văn giáo khoa thư 37  Cháu phải biết kính mến ông bà Cha mẹ mình nuôi mình khó nhọc những thế nào, thì ông bà mình khi trước nuôi cha mẹ mình cũng khó nhọc như vậy. Vả lại lúc mình còn bé, chẳng những cha mẹ phải nâng niu trông nom mình mà thôi, ông bà cũng Cháu phải biết kính trọng ông bà nhiều khi vì mình mà phải khó nhọc. Ông bà yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con. Vậy mình làm cháu, nên phải kính mến ông bà, cũng như kính mến cha mẹ thì mới phải đạo. Giải nghĩa: Ông bà = người sinh ra cha hoặc sinh ra mẹ. Nâng niu = vỗ về ôm ấp. Phải đạo = hợp lễ, hết bổn phận mình. BÀI TẬP Học tiếng: Nuôi, khó nhọc, kính mến, ông bà. Đặt câu: Phải biết cha mẹ... mình khó nhọc lắm. ... cháu phải... ông bà cũng như cha mẹ. Khi trước... mình nuôi cha mẹ mình cũng... như cha mẹ mình nuôi mình. Cháu phải kính mến ông bà. Lớp đồng ấu 47 38  Cây to bóng mát Ở trước đình làng ta có một khu đất rộng có những cây đa, cây đề (bồ đề). Nhiều cây to đến hai người ôm không xuể (phỉ). Những cây ấy cành (nhành) tỏa ra và lá rậm um tùm. Các thứ chim thường hay bay đến tụ Trẻ chơi dưới bóng mát hội ở đó. Thật là một chỗ vui vẻ mát mẻ nhất trong làng. Bởi thế cứ chiều mát trẻ đi học về, rủ nhau ra nghỉ ngơi chơi đùa ở đấy cho giải trí. Giải nghĩa: Ôm không xuể = ôm không vừa. Tỏa = chia ra ngoài. Um tùm = rậm rạp, nhiều lá, nhiều cành. Tụ hội = hợp lại, nhóm lại. BÀI TẬP Học tiếng: Vui thú, giải trí, xuể, khu đất. Đặt câu: Trước nhà trường có một... để lúc nghỉ học học trò ra chơi. Học rồi thì phải chơi cho... Cái cây này to quá, tôi ôm không... Ngồi chỗ này cây mát mẻ, nghe tiếng chim hót véo von, thật là lắm. Cây to bóng mát chim hót véo von. 48 Quốc văn giáo khoa thư 39  Thờ mẹ kính cha Bài học thuộc lòng Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Công cha như núi Thái Sơn Giải nghĩa: Thái Sơn = tên một trái núi cao ở bên Tàu, người ta thường dùng để ví với cái gì to lớn. Như nước trong nguồn chảy ra = ý nói nhiều không bao giờ hết. Thờ = yêu mến kính trọng. Cho tròn = vẹn toàn, đầy đủ. Hiếu = con biết giữ bổn phận đối với cha mẹ thì gọi là có hiếu. Đạo con = bổn phận kẻ làm con. BÀI TẬP Học tiếng: Núi, nguồn, hiếu, đạo con. Câu hỏi: Trong bài ví công cha như gì? Công mẹ như gì? Tại sao làm con phải thờ kính cha mẹ? Đạo làm con đối với cha mẹ thế nào? Một lòng thờ mẹ kính cha. Lớp đồng ấu 49 40  Đừng để móng tay Các anh đừng tưởng để móng tay dài là đẹp. Này (nầy) các anh thử coi mười đầu ngón tay thằng Ba xem? Ghét1 nó đóng đen lại còn trông rất bẩn. Đã bẩn2 lại còn vướng nữa. Vì làm ăn mà để móng tay dài thì khó Cắt móng tay chịu. Nên các anh hãy nghe tôi, các anh đừng để móng tay dài làm gì. Hễ nó dài thì nên lấy kéo cắt đi. Giải nghĩa: Vướng = lúng túng khó làm. BÀI TẬP Học tiếng: Ngón tay, cắt. Đặt câu: Mỗi bàn tay có năm... Hễ móng tay dài thì... ngay đi. Không nên để móng tay dài. 1. Đất. 2. Dơ. 50 Quốc văn giáo khoa thư 41  Chớ nên nhổ bậy Tài ở trong lớp cứ hay nhổ vặt. Một hôm bà giáo bắt được bảo Tài rằng: “Con chớ nên nhổ bậy trong lớp như thế mà bẩn1 lắm. Ở nhà cũng vậy, chớ nên bắt chước những bà ăn trầu toe toét bạ đâu nhổ đấy. Hòn gạch Cái ống nhổ chân tường không phải là ống nhổ. Nhổ bậy như thế chẳng những là bẩn khi nào trong đờm đó có vi trùng thì lại còn nguy hiểm cho người khác nữa.” Giải nghĩa: Ăn trầu toe toét = quết trầu dây ra môi ra mép. Vi trùng = vật nhỏ, mắt không trông thấy. Nguy hiểm = có thể hại đến sức khỏe, đến đời người. BÀI TẬP Học tiếng: Nhổ bậy, ống nhổ, bẩn, nguy hiểm. Đặt câu: Ta không nên... xuống đất bao giờ. Vì nhổ chẳng những là... mà lại có khi... nữa. Ta nên nhổ vào những... Không nên nhổ bậy xuống đất. 1. Dơ. Lớp đồng ấu 51 42  Việc cấy cày Bài học thuộc lòng Rủ nhau đi cấy đi cày. Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Cái bừa Giải nghĩa: Phong lưu = đủ ăn đủ tiêu. Đồng cạn = đồng đất cao không có nước. Đồng sâu = đồng đất thấp thường hay có nước. Câu hỏi: Người ta cấy ở đâu? Người ta cày bằng gì? Cái cày và cái bừa khác nhau thế nào? Trong bài nói ai cày ai cấy? Con trâu làm gì? Rủ nhau đi cấy đi cày. 52 Quốc văn giáo khoa thư 43  Quyển gia phả (gia phổ) Hôm nọ nhà có giỗ, tôi thấy cha tôi lấy một quyển sách ở tủ ra xem. Tôi hỏi: - Cha xem sách gì đấy? – Cha xem quyển gia phả. – Gia phả là gì? – Gia phả là quyển sách để chép rõ tên tuổi, đức hạnh và công trạng của Xem quyển gia phả (gia phổ) tổ tiên. - Vậy hôm nay cha xem để làm gì? – Xem cho biết rõ danh hiệu của ông để mà khấn, vì ngày mai là ngày giỗ ông. Giải nghĩa: Giỗ = ngày kỵ, là ngày tổ tiên đã mất đi. Tổ tiên = các cụ đời xưa. Khấn = quỳ trước bàn thờ mà lẩm nhẩm xin chứng minh cho. BÀI TẬP Học tiếng: Chép, danh hiệu, gia phả, tủ. Đặt câu: Cất quyển sách vào... Trong quyển... có... cả công trạng của tổ tiên. Xem gia phả thì biết rõ... các cụ. Quyển gia phả của nhà tôi. Lớp đồng ấu 53 44  Cái đồng hồ của anh tôi Anh tôi có một cái đồng hồ quả1 quýt vỏ bạc. Trông qua mặt kính (gương) tôi thấy trên mặt đồng hồ có những chữ số chỉ giờ và những gạch nhỏ chỉ phút. Hai cái2 kim chạy vòng tròn. Kim dài chỉ phút. Kim ngắn chỉ giờ. Tôi để cái đồng hồ vào tai nghe tiếng tích tắc, tích tắc máy chạy Đồng hồ quả quýt thật đều. Giải nghĩa: Đồng hồ quả quýt = gọi thế là vì đồng hồ nhỏ và tròn như quả quít. Tích tắc = tiếng đồng hồ chạy. BÀI TẬP Học tiếng: Đồng hồ quả quýt, vỏ, mặt đồng hồ, mặt kính, giờ, phút, kim, tích tắc. Câu hỏi: Cái đồng hồ của anh làm bằng gì? Trên mặt đồng hồ anh trông thấy gì? Để đồng hồ vào tai anh nghe thấy gì? I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII. 1. Trái. 2. Cây. 54 Quốc văn giáo khoa thư 45  Ngày giờ Sáu mươi giây là một phút. Sáu mươi phút là một giờ. Một ngày có hai mươi bốn giờ, một tuần lễ có bảy ngày là: chủ nhật1, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Một năm có mười hai tháng là: tháng giêng, tháng hai, tháng ba... đến mãi cho Quyển lịch đến tháng một, tháng chạp. Tháng tây có ba mươi ngày, hay ba mươi mốt ngày. Tháng ta có hai mươi chín hay ba mươi ngày. Giải nghĩa: Tháng giêng = tháng đầu năm. Tháng một = tháng thứ mười một. Tháng chạp = tháng thứ mười hai trong một năm. BÀI TẬP Học tiếng: Giây, phút, giờ, ngày, tuần, lễ, tháng, năm, chủ nhật, tháng giêng, tháng một, tháng chạp. Câu hỏi: Một giờ có bao nhiêu phút? Một phút có bao nhiêu giây? Một ngày có bao nhiêu giờ? Một tuần lễ có mấy ngày? Mà những ngày nào? Một năm có bao nhiêu tháng? Là những tháng nào? Tháng tây có bao nhiêu ngày? Tháng ta có bao nhiêu ngày? Thời giờ thấm thoát thoi đưa. 1. Chúa nhật. Lớp đồng ấu 55 46  Trời mưa Bài học thuộc lòng Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun1 bếp. Nấu cơm Giải nghĩa: Cầu mưa = xin trời cho mưa. Lấy ruộng tôi cày = ý nói có mưa để cày ruộng. Rơm = ngọn cây lúa gặt về đã đập hết hột rồi. BÀI TẬP Học tiếng: Đun, thổi cơm, cày ruộng, mưa. Đặt câu: Người ta cầu trời... Có mưa thì mới có nước mà cấy... có nước mà... ruộng. Ruộng cày cấy thì mới có gạo mà... có rơm mà... bếp. Trời mưa có nước mà làm ruộng. 1. Chụm. 56 Quốc văn giáo khoa thư 47  Con cóc Hễ đến chiều tối thì cóc hay nhảy ra đường, ra sân để kiếm ăn. Hình con cóc thật là xấu; mồm rộng, bụng to, mắt lồi, da lưng xùi lên1 từng cục. Tuy thế nhưng nó không độc mà lại Con cóc là giống có ích. Nó ăn những con sên, con giun (trùn) là giống hay phá hoại những rễ cây và lá cây của người ta giồng (trồng). Vì thế cho nên nó nhảy đâu mặc nó, không ai đánh nó bao giờ. Giải nghĩa: Xùi lên = mốc nổi trên da. Độc = nọc có thể hại người được. BÀI TẬP Câu hỏi: Con cóc thường hay ở đâu? Tại làm sao cho con cóc là xấu? Con cóc có ích thế nào? Con cóc là giống có ích. 1. Nổi lên. Lớp đồng ấu 57 48  Chim chèo bẻo Có một thứ chim ta thường hay trông thấy ở ngoài đồng, là chim chèo bẻo. Mình nó nhỏ, lông nó đen, đuôi dài và xòe ra như đuôi cá, mỏ hơi quắm lại và sắc. Nó bay ăn những giống côn trùng hay ở trên trời như chuồn Chim chèo bẻo chuồn, châu chấu. Nó tuy nhỏ nhưng bạo dạn lắm. Một đôi khi ta trông thấy nó đuổi đánh những con chim to và mạnh hơn nó, như quạ và diều hâu. Thế mà những loài chim khác không con nào dám đánh nó. Giải nghĩa: Côn trùng = tiếng nói chung tất cả các thứ sâu bọ, hoặc có cánh, hoặc không có cánh như chuồn chuồn, bươm bướm, sâu róm v.v... Chuồn chuồn = một thứ côn trùng có bốn cánh xòe ra. Châu chấu = một thứ côn trùng có bốn cánh để bay và cẳng để nhảy. Diều hâu = một thứ chim dữ bay lượn ở trên trời, để bất thình lình sà xuống bắt gà con hay các thứ chim nhỏ khác mà ăn. BÀI TẬP Học tiếng: Quắm lại, xòe, bạo dạn, sắc. Đặt câu: Con chim bay thường thấy... đuôi ra. Những con chim dữ có cái mỏ... 58 Quốc văn giáo khoa thư Dao... thì cắt gì cũng đứt. Thấy sự nguy hiểm mà không hãi là người... Chim chèo bẻo đánh cả diều hâu. 49  Thương yêu kẻ tôi tớ Kẻ ăn người ở trong nhà. Sớm khuya công việc   giúp ta nhọc nhằn. Thương ngày đầy đọa chút thân Chớ nên ngược đãi lòng nhân mới là. Vú già quét nhà Giải nghĩa: Kẻ ăn người ở = những người tôi tớ. Sớm khuya = cả ngày cả đêm. Đầy đọa chút thân = phải đem thân tôi tớ người ta. Ngược đãi = xử tệ nghiệt ác. Lòng nhân mới là = nói xuôi là: “mới là lòng nhân”, nghĩa là lòng tử tế thương người. BÀI TẬP Học tiếng: Thương, giúp, tôi tớ, lòng nhân. Đặt câu: Ta chớ nên nghiệt ngã với kẻ... Xin anh... tôi việc ấy. Cha tôi hay... kẻ yếu hèn. Bà tôi có... không xử tệ với ai bao giờ. Câu hỏi: Sao ta phải thương yêu kẻ tôi tớ? Thế nào gọi là có Lớp đồng ấu 59 lòng nhân? Làm sao người ở trong nhà mình lại gọi là người phải đầy đọa? Thương yêu kẻ tôi tớ. 50  Chớ tắm rửa nước bẩn (nhớp) Muốn giữ cho sạch, thì phải tắm rửa luôn. Nhưng ta phải biết rằng tắm rửa bằng nước bẩn, thì cũng hại như ở bẩn. Ở nhà quê, nước ao thường bẩn lắm. Giặt quần áo, vo gạo rửa rau, Vo gạo cầu ao làm thịt gà thịt vịt, cái gì cũng đem ra ao. Lại có những cóc nhái rắn rết1 chết thối ở trong ao mà nước thì không chảy đi đâu được. Thế mà ta cứ ra đấy tắm rửa, thì làm gì chẳng đâm ra đau mắt, đau tai, lở láy2 bệnh tật. Vậy ta nên tắm rửa bằng nước sông, nước giếng chứ đừng tắm rửa bằng nước ao. Giải nghĩa: Vo gạo = rửa gạo cho sạch đất, sạch cám, trước khi bỏ vào nồi nấu cơm. Nhái = vật thuộc về loài cóc, mình dài và nhỏ, da hơi nhơn nhớt mà không xùi ra như da cóc. BÀI TẬP Câu hỏi: Tắm rửa bằng nước bẩn thế nào? Tại làm sao mà 1. Rít. 2. Lở loét. 60 Quốc văn giáo khoa thư nước ao lại bẩn? Tắm rửa bằng nước ao thì hay sinh ra những bệnh tật gì? Không nên tắm rửa bằng nước ao. 51  Đói cho sạch rách cho thơm Người ta ăn mặc bao giờ cũng phải sạch sẽ. Quần áo cần phải giặt giũ luôn. Mình mẩy dẫu có tắm rửa sạch sẽ mà quần áo dơ bẩn thì cũng hôi hám không ai ưa. Người ta chỉ đói cơm, đói gạo, nghèo tiền, nghèo bạc, Người giặt áo quần chớ không ai đói nước, nghèo nước bao giờ. Chỉ có lười biếng1 mới ăn mặc dơ bẩn mà thôi. Ta phải nhớ câu: “Đói cho sạch rách cho thơm”. Giải nghĩa: Hôi hám = mùi khó ngửi. Đói nước hay nghèo nước = ý nói ít nước không đủ dùng. BÀI TẬP Câu hỏi: Áo quần không giặt thì thế nào? Người để quần áo bẩn mà mặc là người thế nào? Đói cho sạch rách cho thơm. 1. Làm biếng. Lớp đồng ấu 61 52  Con trâu với người đi cày Bài học thuộc lòng Trâu ơi ta bảo trâu này: Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công? Bao giờ cây lúa còn bông. Dắt trâu đi cày Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Giải nghĩa: Nghiệp nông gia = công việc của nhà làm ruộng. Quản công = ý nói làm ăn khó nhọc mà không ngại. BÀI TẬP Học tiếng: Trâu, trâu cày, nghé, chăn trâu, chuồng trâu. Đặt câu: Cày những ruộng sâu thế nào cũng phải có... Thứ trâu cày ruộng gọi là... Con trâu con gọi là con... Chỗ nuôi trâu gọi là... ... là đem nó ra ngoài đồng cho nó ăn cỏ. Câu hỏi: Trong bài người ta bảo con trâu đi làm gì? Nhà làm ruộng cốt làm những công việc gì? Người ta bảo con trâu được ăn làm sao? Nuôi trâu để cày ruộng. 62 Quốc văn giáo khoa thư 53  Tham thực cực thân Sáng hôm mồng năm tháng năm, một nhà kia mua bánh trôi để cho lũ trẻ giết sâu bọ. Lũ trẻ tranh nhau ăn nhiều quá. Chẳng dè đến trưa, đứa thì kêu đau bụng đứa thì kêu nhức đầu. Bà mẹ vội vàng lấy dầu xoa1 và Tranh nhau hoa quả lấy thuốc cho uống, đoạn bà gọi cả mấy đứa lại bảo rằng: Chúng bay hư quá. Ăn cái gì phải có điều độ, chớ tại sao lại tham ăn đến nỗi đau bụng nhức đầu như thế. Có phải là tham thực cực thân không? Từ nay phải chừa đi mới được. Giải nghĩa: Tham thực cực thân = tham ăn thì khổ đến thân. Bánh trái = nói chung các thứ bánh và hoa quả. Giết sâu bọ = người ta tưởng rằng sáng hôm mùng năm tháng năm ăn hoa quả thì trừ được sâu bọ trong bụng. Đoạn = xong rồi. Điều độ = chừng mực, vừa phải. Chừa = không làm như thế nữa. BÀI TẬP Học tiếng: Chẳng dè, bệnh tật, lấy dầu xoa, tranh nhau. Đặt câu: Tôi chơi tử tế với nó... nó lại đánh tôi. Anh ấy nhức đầu, mẹ anh ấy... 1. Thoa. Lớp đồng ấu 63 Ba cậu học trò... một ngòi bút đứt cả tay. Ăn uống có chừng mực thì không hay sinh ra... Tham thực cực thân. 54  Cả nhà ai cũng có công việc Cha tôi và anh tôi cày cuốc ở ngoài đồng. Mẹ tôi buôn bán ở ngoài chợ. Chị tôi ở nhà thì quét tước dọn dẹp, trông nom bếp núc, may vá quần áo. Vậy cả nhà tôi ai cũng có công việc. Duy có tôi còn bé, chưa làm được việc Người ngồi may gì. Nhưng ngày ngày tôi cắp sách đi học. Bây giờ tôi cố học để ngày sau lớn lên, tôi cũng làm được việc mà giúp đỡ mọi người. Giải nghĩa: Bếp núc = núc: đầu rau; bếp núc là tiếng chỉ chỗ đun nấu. Nói bếp nước là sai. Duy có tôi = chỉ có một mình tôi. BÀI TẬP Học tiếng: Quét tước, dọn dẹp, may vá, giúp đỡ mọi người. Câu hỏi: Cha anh và anh anh làm gì? Mẹ anh làm gì? Chị anh làm gì? Còn anh làm gì? Người ta ai cũng có công việc. 64 Quốc văn giáo khoa thư 55  Cánh đồng nhà quê Cánh đồng nhà quê, thì đâu đâu cũng giống nhau không mấy nơi có phong cảnh lạ. Nhưng nhìn cho kỹ, thì cũng có vẻ đẹp. Nhất là vào khoảng mùa xuân, ra ngoài đồng, trông thấy màu lúa xanh biếc ngọn Cánh đồng gió lướt qua coi như sóng gợn. Thỉnh thoảng lại có con cò con diệc bay chỗ này (nầy) qua chỗ khác, trông thật vui mắt. Giải nghĩa: Phong cảnh = nơi có vẻ đẹp và thú. Xanh biếc = màu xanh sẫm và bóng nhoáng. Thỉnh thoảng = từng lúc một, chốc chốc lại có. BÀI TẬP Học tiếng: Vẻ đẹp, lướt, khoảng, mùa xuân, lóng lánh. Đặt câu: Vào... tháng năm ta thì học trò được nghỉ hè. Trông cảnh chùa làng ta có... Ở nước ta... vào độ tháng giêng tháng hai. Lúc gió hiu hiu thì ngọn lúa hơi... Gió lướt trên ngọn lúa. Lớp đồng ấu 65 Lớp dự bị 1  Tràng học vui Nhà gạch mái ngói thật cao ráo, chắc chắn. Ngoài thì cửa chớp (cửa lá sách) sơn xanh, trong thì cửa kính (cửa gương) sáng sủa. Một lớp học Lớp nào lớp ấy, bàn ghế toàn bằng gỗ lim, đánh bóng. Trên tường treo nhiều bản đồ. Trong tủ có nhiều sách chữ tây và chữ quốc ngữ. Thầy giáo dạy biết bao nhiêu học trò, cậu nào cậu ấy ngồi nghe có ý chăm chỉ lắm. Ấy, tràng học vui vẻ như vậy. Sao ta chẳng rủ nhau đi học. Có học mới biết, mới khôn được. Giải nghĩa: Đánh bóng = làm cho bóng, đánh gỗ lên nước. Người ta thường đánh bàn ghế bằng lá chuối khô hoặc bằng giẻ. BÀI TẬP Học tiếng: Nhà gạch, mái ngói, cửa chớp, cửa kính, bàn ghế, bản đồ, sách vở, thầy giáo, học trò, tràng học. Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Nhà tràng làm bằng gì? Cửa ngõ thế nào? Trong các lớp học, trông thấy những gì? Sao ta nên bảo nhau đi học? Ta nên bảo nhau đi học. 68 Quốc văn giáo khoa thư 2  Ngày giờ đi học Trừ ngày chủ nhật và ngày thứ năm, mỗi tuần lễ tôi đi học năm ngày. Mỗi ngày học hai buổi: buổi sáng và buổi chiều. Sáng học ba giờ, chiều Những đồ dùng để xem ngày giờ ở lớp học học hai giờ rưỡi. Buổi nào cũng có nghỉ mười lăm phút vào khoảng giữa buổi, để học trò ra chơi cho giải trí. Ấy ngày giờ tôi học là thế, còn cách học tập thì mỗi giờ thầy dạy một bài, mà bài nào cũng có ích cả. Thầy chịu khó dạy, tôi chăm chỉ học, chẳng khi nào bỏ phí thì giờ. Giải nghĩa: Giải trí = nghỉ trí khôn. BÀI TẬP Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Mỗi tuần lễ học mấy ngày? Nghỉ những ngày nào? Một ngày học mấy buổi? Mỗi buổi học mấy giờ? Cho học trò nghỉ mười lăm phút để làm gì? Cách thầy dạy thế nào? Học trò chăm học thì thế nào? Đừng bỏ phí thì giờ. Lớp dự bị 69 3  Đi học để làm gì? Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe. Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gửi cho tôi và viết những Cậu bé viết thư Cậu bé đọc thư thư từ tôi gửi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước. Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ thân thể cho khoẻ mạnh. Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, cho hiểu cách ăn ở để thành được người con hiếu thảo và người dân lương thiện. Giải nghĩa: Lương thiện = hiền lành, tử tế. BÀI TẬP Học tiếng: Đọc, viết, tính, học. Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Tôi ra tràng tôi... Nhờ có chút học ấy mà tôi... và tôi... được các thư từ giấy má. Người không học, không biết lẽ. 70 Quốc văn giáo khoa thư 4  Lịch sử nước ta Ta học sử để biết những việc đời trước. Thuở người ta chưa biết đặt ra chữ viết thì chỉ đem những công việc trong đời mình và những chuyện xảy ra trong nước kể lại cho con cháu nghe. Những chuyện ấy cứ truyền miệng như thế hết đời nọ sang đời kia, nên quên đi ít nhiều cùng sửa đổi lại Sử Việt Nam mà thành ra chuyện cổ tích. Chuyện cổ tích không phải là thực cả, nhưng hay, nên ta thích kể. Ta biết sử nhất là vì có sách cổ để lại. Trong lắm pho sách như pho Quốc sử, tổ tiên ta có chép những công việc lớn lao trong nước Việt Nam và chuyện các đấng vĩ nhân anh hùng nữa. Tổ tiên ta còn để lại những bút tích trong đền chùa, lăng tẩm và bia nữa. Giải nghĩa: Vĩ nhân = người tài giỏi hơn mọi người khác. Anh hùng = người làm những việc hiển hách. Bút tích = cái gì người đời xưa chép mà còn lại đến bây giờ. Lăng tẩm = mồ mả của vua chúa xây đắp đẹp đẽ. BÀI TẬP Học tiếng: Truyền miệng, cổ tích, pho sử sách cổ, đấng vĩ nhân, anh hùng, tổ tiên, bút tích, lăng tẩm. Câu hỏi: Ta học sử để làm gì? Nhờ có gì mà ta biết được lịch sử Lớp dự bị 71 các người đã mất rồi? Trước khi đặt ra chữ viết thì những công việc đời xưa làm thế nào mà truyền lại được? Truyện cổ tích hay. 5  Khuyên hiếu đễ Bài học thuộc lòng Cha sinh, mẹ dưỡng, Đức cù lao lấy lượng nào đong, Thờ cha mẹ ở hết lòng, Ấy là chữ hiếu dạy trong Chữ Hiếu và chữ Đễ   luân thường. Chữ đễ nghĩa là nhường, Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên. Ghi lòng tạc dạ chớ quên, Con em phải giữ lấy nền con em. Giải nghĩa: Dưỡng = nuôi nấng. Đức cù lao = công lao cha mẹ. Lấy lượng nào đong = nhiều lắm, không thể nào đong. Luân thường = ngũ luân, ngũ thường, nghĩa là đạo ăn ở với mọi người. Nền = đây nghĩa là thứ bậc. BÀI TẬP Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Công lao cha mẹ thế nào? Hiếu nghĩa là gì? Thế nào là đễ? Bổn phận làm con phải làm 72 Quốc văn giáo khoa thư thế nào? Em đối với anh chị phải thế nào? Sao con phải hiếu với cha mẹ? Sao em phải yêu mến anh chị? Con phải hết lòng thờ cha mẹ. 6  Mau trí khôn Một hôm, anh Giáp và lũ trẻ trong làng rủ nhau ra chơi ở trước sân đình, bên cạnh cái ao. Trong khi mấy anh em Tý níu sào lên bờ đang đánh quần, đánh đáo với nhau, thì anh Tý nom thấy con chuồn chuồn đậu trên cành đào, ở gần bờ ao, liền bỏ chạy đi đuổi bắt. Bỗng nghe tiếng kêu, mọi người ngoảnh lại, thì thấy anh Tý đang loi nhoi (cựa quậy) dưới nước. Mấy đứa trẻ kia trông thấy, hoảng hốt, sợ hãi bỏ chạy mỗi đứa một nơi kêu la rầm rĩ. Anh Giáp không chạy đâu cả, trông trước, trông sau, thấy có cây sào dựng bên cạnh đình, liền vác ra, bỏ xuống ao cho anh Tý níu lấy mà lên. Thế là nhờ có anh Giáp mau trí khôn mà cứu được anh Tý khỏi chết đuối. Giải nghĩa: Mau trí khôn = sáng trí, gặp việc khó mà tinh thần tỉnh táo, không hốt hoảng. Chuồn chuồn = một thứ côn trùng có bốn cánh mỏng, đuôi dài. Hoảng hốt = vội vàng, sợ hãi. Rầm rĩ = om sòm. Níu = nắm chặt. Lớp dự bị 73 BÀI TẬP Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Anh Giáp với lũ trẻ chơi ở đâu? Anh Tý trông thấy gì? Anh làm thế nào? Khi lũ trẻ trông thấy anh Tý ngã xuống ao, thì làm thế nào? Anh Giáp làm thế nào? Nếu anh Giáp cũng chạy như lũ trẻ kia, thì làm sao? Lúc nguy cấp cần phải mau trí khôn. 7  Người ta cần phải làm việc Người làm ruộng có trồng trọt cấy cày, thì ta mới có thóc gạo mà ăn. Thợ nề, thợ mộc có làm nhà, thì ta mới có nhà mà ở. Thợ dệt Thợ dệt dệt vải có dệt vải, thợ may có may quần áo, thì ta mới có đồ mặc vào mình. Quyển sách ta học cũng phải có người làm, người in. Cái đường đi cũng phải có người sửa, người quét. Nói tóm lại, nhất thiết một chút gì ta cần dùng đến, cũng là có người chịu khó làm việc mới nên. Giải nghĩa: Trồng trọt = có nơi gọi là trồng tỉa, trồng trỉa. Nhất thiết = cái gì cũng đều như thế cả. BÀI TẬP Học tiếng: Người làm ruộng, thợ nề, thợ mộc, thợ dệt, thợ may, người làm sách, người in sách, phu quét đường. 74 Quốc văn giáo khoa thư Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Người làm ruộng làm gì? Thợ nề, thợ mộc làm gì? Thợ dệt, thợ may làm gì? Ai ai cũng phải làm việc. 8  Làng tôi Làng tôi ở gần tỉnh. Xung quanh làng có lũy tre, đứng ngoài không nom thấy nhà cửa. Đầu làng cuối làng có cổng1 Cổng làng xây bằng gạch. Trong làng có nhà cửa phần nhiều là nhà lá. Nhà nào cũng có sân, có vườn, hoặc có ao nữa, xung quanh có hàng rào tre. Ngoài vườn thì trồng rau, khoai cùng các thứ cây có quả. Đường sá thì chỉ con đường chạy thẳng qua làng là rộng, còn thì những lối đi hẹp, khúc khuỷu quanh co. Được ít lâu nay, đường ngõ lát gạch khắp cả, nên mới sạch sẽ, chứ trước hễ trời mưa là lầm lội dơ bẩn2, đi lại rất khó chịu. Giải nghĩa: Lũy = bờ đất có trồng tre để làm hàng rào. Lầm lội = có bùn, có nước. 1. Cửa ngõ. 2. Dơ dáy. Lớp dự bị 75 BÀI TẬP Học tiếng: Lũy, lấp, ngõ, lầm lội. Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Xung quanh làng tôi có... Những ao tù thì nên... đi cho khỏi sinh muỗi. Ở nhà quê, xung quanh nhà thường hay có... Trời tối mà đi vào những... thì nên sợ giẫm phải gai. Trời mưa, đường sá... Sống ở làng, sang ở nước. 9  Chọn bạn mà chơi Thói thường “gần mực thì đen...” Anh em bạn hữu phải nên chọn người. Những người lêu lổng chơi bời, Cùng là lười biếng, ta thời tránh xa. Đại ý: Tục ngữ có câu rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nghĩa là mực có sắc đen, đèn có ánh sáng, mình gần mực thì vấy Bố khuyên con phải chọn bạn mực, gần đèn thì được sáng. Ý nói: chơi với kẻ 76 Quốc văn giáo khoa thư dở thì hóa dở, chơi với người hay thì được hay. Vậy ta phải chọn bạn mà chơi. Giải nghĩa: Hữu = cũng có nghĩa là bạn bè. Lêu lổng = chơi bời, không có nghề nghiệp gì. BÀI TẬP Học tiếng: Bạn hữu, bạn bè, chọn bạn, lêu lổng, chơi bời, lười biếng. Làm văn: Trả lời câu hỏi sau này: Nhắc lại và giải nghĩa câu tục ngữ trong bài. Chơi với ai, phải kén chọn làm sao? Phải tránh những người như thế nào? Phải chọn những người như thế nào? Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. 10  Khuân tảng đá Trời nhá nhem (chạng vạng) tối. Tôi thấy một ông cụ già hì hục khuân một tảng đá. Nhắc lên, để Cụ già khuân tảng đá xuống đến bốn năm lần, mới đem được từ giữa đường đến chỗ bụi cây mà bỏ đấy. Tôi lấy làm lạ, chạy lại hỏi, thì ông cụ vừa thở vừa nói rằng: “Lão đi lỡ vấp phải tảng đá này, sầy cả chân, đau lắm. Nên lão khuân bỏ vào đây, sợ cứ để đấy, lại có người vấp ngã nữa chăng.” Lớp dự bị 77 Tôi thấy nói, lấy làm nghĩ. Ông cụ già chịu nhọc mình một chút, để đỡ cho người đi đêm trên con đường không vấp phải tảng đá, cũng là một việc làm phúc đáng khen vậy. Giải nghĩa: Lão = tiếng người già tự xưng. Sầy = rách da. BÀI TẬP Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Lúc trời tranh tối tranh sáng là lúc... Khuân vác một cái gì mà ra dáng nặng nhọc là... ... là đang đi, chân đụng phải cái gì. Khi vấp mà rách da thịt gọi là... Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Trời nhá nhem tối, một ông cụ già đang làm gì? Ông cụ già làm thế, là có ý gì vậy? Các anh nghĩ ông cụ già làm việc ấy là thế nào? Ta nên giúp đỡ lẫn nhau. 78 Quốc văn giáo khoa thư 11  Ông tôi Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Đầu râu tóc bạc, da đã giăn (nhăn), má đã lõm (cọp), lưng đã còng1, đi đâu phải chống gậy. Ông tôi không phải làm việc gì nặng nhọc nữa. Thường ở nhà coi sóc cho ba mẹ tôi và dạy bảo chúng tôi. Thỉnh thoảng ông lại kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe, chúng tôi lấy làm thích lắm. Những khi đi học về, thường thường tôi lại đem những chuyện Ông kể chuyện cho cháu nghe nhà tràng nói cho ông tôi nghe. Ông tôi lại nhân đấy mà giảng giải cho tôi học được nhiều điều khác nữa. Giải nghĩa: Lõm = trũng xuống. Cổ tích = chuyện đời xưa. BÀI TẬP Học tiếng: Giãn, lõm, kể chuyện. Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Da trẻ con thì phẳng, da người già thì... Người này gầy (ốm) lắm, hãy còn ít tuổi mà đã... Ông tôi hay... cổ tích cho tôi nghe. Ông tôi già mà vui tính. 1. Còm. Lớp dự bị 79 12  Bà ru cháu Trưa mùa hè, trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Trong nhà, ngoài ngõ, vắng vẻ, tĩnh mịch. Ở một chái Bà ru cháu bên, bà ôm cháu vào lòng. Hai bà cháu nằm trên cái võng, đưa đi đưa lại, tiếng kêu kẽo cà kẽo kẹt, theo một điệu. Bà cất tiếng hát, bà ru: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu, Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về...” Cháu nghe êm tai, ra chừng thiu thiu ngủ, mà bà cũng ra dáng lim dim hai con mắt... “Ừ, cái ngủ mày ngủ cho say, Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày”. Giải nghĩa: Một điệu = cứ thế mãi, không thay đổi. Thiu thiu ngủ = sắp ngủ. Lim dim hai con mắt = ý nói hai con mắt chập chờn sắp ngủ. Lim dim có nơi gọi là riu riu. BÀI TẬP Học tiếng: Võng, lòng, ngủ, mắt, ru. 80 Quốc văn giáo khoa thư Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Bà ôm cháu vào... Hai bà cháu nằm trên... Bà cất tiếng... Cháu thiu thiu... bà cũng lim dim hai con... Bà đánh võng ru cháu. 13  Cây sen Bài học thuộc lòng Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ca dao Đại ý: Bài này nói cây sen mọc ở chỗ bùn mà vẫn giữ được hương thơm sắc đẹp. Cũng như người hiền, dẫu ở với người gian Đầm sen ác thế nào cũng không bỏ cái lòng ngay thẳng của mình. Lớp dự bị 81 Giải nghĩa: Đầm = vũng nước to mà không sâu. Bông = cũng nghĩa như hoa. Nhị = phần ở giữa cái hoa, có hương thơm. Có nơi gọi là nhụy. BÀI TẬP Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Làng ta có cái... đến mùa nực có nhiều sen. Có thứ sen... trắng, có thứ sen... đỏ. Người ta lấy... sen để ướp chè. Sen mọc ở... lên mà không có... Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau này: Sen thường mọc ở đâu? Cây sen thế nào? Hoa nó thế nào? Người ta giồng sen để làm gì? Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 14  Truyện hai chị em bà Trưng Bà Trưng Trắc là con gái một quan lạc tướng, lấy ông Thi Sách là lạc tướng một châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Bà giận vì quan thái thú Tàu là Tô Định chánh Đền thờ hai bà họ Trưng (Hà Nội) 82 Quốc văn giáo khoa thư sách tàn bạo, bèn đứng lên xướng xuất cùng với em là Trưng Nhị, chồng và các tù trưởng trong nước nổi lên. Bà đánh đâu được đấy; quân Tàu phải chạy trốn cả. Bà bèn tự xưng làm vua, đóng đô ở Mê Linh, thuộc tỉnh Phúc Yên bây giờ. Nhưng hai năm sau, vua Tàu sai một viên tướng tên Mã Viện đem một đạo quân sang đánh nước ta. Bà Trưng Trắc bị thua nhiều lần, sau cả hai chị em đều chết. Nước ta lại phải phụ thuộc nước Tàu như trước. Hai chị em bà Trưng thực là hai vị nữ anh hùng đầu tiên ở nước ta. Giải nghĩa: Xướng xuất = chỉ bảo cho người ta theo. Tù trưởng = người đàn anh cai quản một bọn. BÀI TẬP Học chữ: Chánh sách, xướng xuất, tù trưởng, tự xưng, đóng đô. Câu hỏi: Kể chuyện hai chị em bà Trưng nổi lên đánh người Tàu. Sao hai bà bị đánh thua? Hai chị em bà Trưng là hai vị nữ anh hùng nước ta. Lớp dự bị 83 15  Truyện người Thừa Cung Thừa Cung nhà nghèo mồ côi cha từ lúc hãy còn nhỏ. Khi mới lên tám, làm nghề Thừa Cung chăn lợn đi qua tràng học chăn lợn (heo) để nuôi thân. Trong làng có ông Từ Tử Thịnh mở tràng dạy học, học trò xa gần đến học đông lắm. Thừa Cung mỗi khi chăn lợn qua tràng, thấy tiếng giảng sách, thì dừng lại nghe, trong lòng lấy làm vui lắm, muốn đi học. Sau anh ta xin đến ở nhà học để dọn dẹp, quét tước. Từ Tử Thịnh thấy Thừa Cung mặt mũi khôi ngô, thuận cho ở. Lúc rảnh việc, anh ta chỉ chăm chăm chúi chúi học hành. Được vài ba năm Thừa Cung thành một người học trò giỏi, có tiếng thời bấy giờ. Nghèo mà chịu khó học như vậy, chẳng đáng khen lắm ru! Giải nghĩa: Nuôi thân = kiếm ăn cho khỏi đói. Rảnh việc = không có việc gì làm. BÀI TẬP Đặt câu: Tìm những tiếng trong bài mà đặt vào những câu sau này: Con mà cha mẹ chết sớm cả gọi là con... Thầy đồ dạy học thì phải... 84 Quốc văn giáo khoa thư """