"
Quốc Sử Ngâm - Nguyễn Tống San full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Quốc Sử Ngâm - Nguyễn Tống San full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên sách : QUỐC SỬ NGÂM
Tác giả : NGUYỄN-TỐNG-SAN
Nhà xuất bản : THỤY-KÝ
Năm xuất bản : 1937
------------------------
Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com Đánh máy : yeuhoatigone
Kiểm tra chính tả : Trần Lê Nam, Trần Ngô Thế Nhân Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 02/09/2019
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG
Cảm ơn tác giả NGUYỄN-TỐNG-SAN và nhà in THỤY KÝ đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
Ghi chú : Nhóm làm ebook thay thế 3 trang thiếu của sách gốc (trang 24-25-26) bằng ký hiệu (…) và sẽ bổ sung sau khi tìm được phiên bản. Mong bạn đọc thông cảm.
MỤC LỤC
TỰA
MẤY LỜI NÓI ĐẦU
BÀI ĐẦU
1) Nước Việt-Nam (Tổ Tích người Nam)
I. THƯỢNG-CỔ THỜI-ĐẠI
2) Họ Hồng-Bàng
3) Nước Văn-Lang : Cai trị, Phong-tục
4) An-dương-Vương (Loa-Thành)
5) Nhà Triệu (207 – III av.J.CH.)
II BẮC THUỘC THỜI ĐẠI
6) Bắc thuộc lần thứ nhất (111 av.J.CH. à 939 ap. J.CH. cộng 1050)
7) Trưng-Vương (40-43)
8) Bà Triệu-Ẩu (48)
9) Tiền Lý Nam Đế (544-602)
10) Cao-Biền (862-875)
11) Họ Khúc dấy nghiệp (906-923)
III. TỰ CHỦ THỜI ĐẠI
12) Nhà Ngô (936-965) và Thập Nhị Sứ quân (965-967) 13) Nhà ĐINH : Ông Đinh-Bộ-Lĩnh
14) Nhà Tiền Lê (980-1008) : Lê-Đại-Hành (980-1005) 15) Nhà Lý (1010-1225)
16) Sự chiến tranh về đời nhà Lý
17) Nhà Trần (1225-1400)
* USURPATION DES HỒ
18) Cuối đời nhà Trần
19) Nhà Hồ (1400-1407)
20) Nội thuộc nhà Minh (1407-1427)
21) Lê-Lợi khởi nghĩa đánh quân Tàu (1418-1427) IV. NAM BẮC PHÂN TRANH THỜI ĐẠI
24) Nhà Mạc (1527-1592)
25) Nhà Lê trung Hưng (1532-1788)
26) Họ Trịnh làm chúa ở xứ Bắc
27) Họ Nguyễn làm Chúa ở xứ Nam
28) Quân thế của Trịnh, Nguyễn
29) Chiến tranh về đời Nguyễn Phúc Nguyên (1627-1634)
30) Chiến tranh về đời Công Thượng Vương và Hiền-Vương (1640 đến 1672)
31) Công việc Chúa Trịnh ở xứ Bắc
32) Công việc Chúa Nguyễn ở xứ Nam
33) Người Thái Tây sang Đông-Pháp
34) Nhà Nguyễn Tây Sơn
35) Nhà Nguyễn Tây Sơn (Bài nối)
V THỐNG NHẤT THỜI ĐẠI
36) Nguyễn-Ánh khởi binh đánh Tây-Sơn
37) Nhà nguyễn : Vua Gia-Long (1802-1820)
38) Việc ngoại giao về đời Gia-Long
39) Vua Minh-Mệnh (1820-1841)
40) Vua Thiệu-Trị (1841-1847)
41) Vua Tự-Đức (1847-1888)
VI. NGƯỜI PHÁP SANG BÊN TA
42) Quân Pháp lấy ba tỉnh đông Nam-Kỳ (Hòa ước 1862)
43) Quân Pháp lấy nốt ba tỉnh phía tây đất Nam-Kỳ (Hòa ước năm 1867)
44) Quân Pháp đánh ba tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất 45) Quân Pháp đánh Bắc-Kỳ lần thứ hai
46) Quân Pháp vào Huế
47) Vua Đồng-Khánh – Ông Paul-Bert
48) Tự Vua Đồng-Khánh đến Đức Bảo-Đại
49) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Cai-trị, trị-an, mở mang kinh tế)
50) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Việc y tế và việc học hành)
QUỐC SỬ NGÂM TỔNG LƯỢC
Préparation aux examens de C.E.E.I
QUỐC SỬ NGÂM
(L’HISTOIRE D’ANNAM EN 50 Leçons-Lectures)
Avec explications et nombreuses cartes CONFORM au PROGRAMME OFFICIEL du Sử-ký-Giáo-Khoa-Thư
Nguyễn Tống San
Giáo-Thụ à Ninh-Giang
Người soạn giữ bản quyền
Giá : 0$20
Imprimerie THỤY-KÝ
98 Rue du Chanvre Hanoi
TỰA
Sử-Ký nước Nam viết bằng chữ Pháp xuất bản đã nhiều, viết bằng quốc-ngữ cũng có vài ba quyển, viết lối song-thất lục bát này mới có quyển QUỐC SỬ NGÂM của ông NGUYỄN TỐNG SAN soạn ra là một.
Xưa đã có bộ QUỐC SỬ CA viết lối lục bát, bằng nôm mà nay cũng có nhà in đem dịch ra Quốc-ngữ và ấn hành, tiếc rằng quyển ấy không tiện đem làm sách giáo khoa vì những lẽ sau này :
- Chuyện không chia ra từng chương từng bài, mà chép đến đời Lê, Trịnh là hết.
- Các chuyện hoang đường về đời thượng cổ thì chép dài, mà các việc lớn lao trong nước có quan hệ đến quốc kế dân sinh thì chỉ nói qua loa.
- Văn chương dùng nhiều chữ Hán nhiều điển-tích rất khó dẫu có giảng cho trẻ, chúng cũng khó nhớ.
Nay ông NGUYỄN TỐNG SAN theo chương trình quyển SỬ-KÝ GIÁO-KHOA-THƯ của Nha HỌC-CHÍNH, soạn ra quyển QUỐC SỬ NGÂM này, gồm 50 bài, sách viết công trình mà có mấy điều đặc sắc như sau này :
- Sách chia ra chương theo từng thời đại rất phân minh, bài ngăn ngắn vừa cho trẻ học.
- Bài tuy ngắn mà tóm đủ các công việc lớn lao, xếp đặt các công việc rất dễ nhớ.
- Văn đã giản dị lại minh bạch trẻ đọc đến cũng đã hiểu ngay được.
- Sách có địa-đồ trẻ mở ra xem rất vui mắt.
Vậy quyển QUỐC SỬ NGÂM này có thể dùng kèm với quyển SỬ-KÝ GIÁO-KHOA-THƯ của Nhà Nước tưởng giúp ích cho sự dậy sử, học sử một phần không nhỏ.
Tôi vui lòng giới thiệu quyển Quốc Sử Ngâm này cùng các công giáo, học trò, các độc-giả, và có lời khen Quan Giáo Thụ Ninh-Giang NGUYỄN-TỐNG-SAN thực đã lưu tâm đến việc dậy sử, học sử của trẻ nước Nam ta lắm.
Viết tại Baiduong ngày mồng ba
tháng bảy năm Bảo-Đại thứ mười ba.
NGUYỄN-HOÀI-ĐĨNH
Đốc Học tỉnh Haiduong
MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Sách Quốc Sử xuất bản đã nhiều. Bộ thì sưu tập kỹ càng để người nhớn tiện khảo cứu. Cuốn thì rút lại rõ ràng để trẻ con học dễ nhớ.
Nhiều người viết sử là một việc đáng mừng, ít người đọc sử là việc đáng lo.
Này người dân không đọc sử thì khác nào như con không đọc quyển gia-phả. Không học sử, không đọc quyển gia-phả, tất công đức của tổ tiên không biết rõ, mà cuộc tiến hóa cận lai này (nhờ có Nước Đại-Pháp Bảo-Hộ) tất cùng không biết đến.
Người nước ta nói cho đúng thì đại đa số là không đọc sử.
Ở các trường Sơ Đẳng, từ khi Nhà Nước bỏ vấn đáp về các kỳ thi Sơ-Học Yếu-Lược, môn sử học đã là một món gác ngoài mâm (nếu ví được môn học ấy là một thức ăn) thì nay nó chỉ là món chuối hột. Đói, trông thấy nó, sợ ăn vào cồn ruột, no rồi, thì ai nhìn đến chuối hột nữa.
Ấy đấy sự dậy sử, học sử hai việc đền chán bằng nhau tựa hồ như vậy.
Tại sao thế ? Vì :
1) Dậy là không biết nói cho hoạt bát minh bạch gợi đến lý-tưởng, nghị luận của trẻ, không bắt chúng ngẫm nghĩ cùng phán đoán, sau nữa không làm cho « phục hoạt, cho tái sinh » các việc đã qua thì trách sao trẻ không chán.
2) Sử viết bằng văn xuôi, không vần không điệu, trẻ học khó thuộc, nên chúng lười học sử.
May sao Nhà Nước lại đặt bài hỏi về Nam Sử ở kỳ thi Sơ-Học-Yếu-Lược (Nghị định 3408E ngày 29-6-37).
Vậy nay chúng tôi theo chương trình quyển Sử-Ký Giáo Khoa-Thư của Nha Học-Chính soạn ra quyển Quốc Sử Ngâm này, cốt bài học, bài đọc có vần cho trẻ vui tai dễ nhớ. Vậy quyển Quốc Sử Ngâm này có thể dùng với quyển Sử-Ký Giáo-Khoa-Thư, mong rằng nó sẽ giúp ích cho việc dậy sử học sử đôi chút.
Viết tại Ninh-Giang ngày hai mươi bẩy tháng sáu năm Bảo-Đại thứ mười ba.
NGUYỄN-TỐNG-SAN
Phải học sử
« Sử nhà học lấy làm lòng,
Tổ Tiên phải biết non sông phải tường. Sử Nam chớ có coi thường,
Nếu không học đến khôn đường hiếu trung. Biết đâu nước Pháp có công,
Mở đường tiến hóa dân mong còn nhiều ». NG.T.S
BÀI ĐẦU
1) Nước Việt-Nam (Tổ Tích người Nam) Nước Việt-Nam nay gồm ba xứ,
Trung, Bắc, Nam xem sử rõ ràng. Ở Á châu phía Đông-Nam,
Ba Kỳ họp lại giang-san một nhà. Tổ-tiên ta xưa là người VIỆT,
Ở Chiết-Giang oanh liệt vẻ vang.1 Tránh loạn Sở mới tràn sang,
Bắc-Kỳ chiếm cứ mở mang cõi bờ. 2 Tổ-Quốc ta cơ đồ còn đó,
Tình núi sông mưa gió chưa mờ. 3 Đại-Pháp khai hóa đến giờ,
Nước giầu dân thịnh còn nhờ ân sâu. 4
I. THƯỢNG-CỔ THỜI-ĐẠI
2) Họ Hồng-Bàng
Triều-Đại : Hồng-Bàng từ 2879 đến 258 (trước TH.CH.) Thủy-Tổ : Lộc-Tục Sùng-Lãm 18 Hùng-Vương Kỷ-gian : 26 thế-kỷ
Quốc-Hiệu : Xích-Quỷ Văn-Lang
Đô-Hiệu : Phong-Châu tức Bạch-Hạc
*
Vua Thủy tổ húy là Lộc-Tục,
Hiệu Kinh-Dương tên lúc lên ngôi. 5
Hồng-Bàng là họ đời đời,
Con là Sùng-Lãm nối ngôi trị vì.
Lạc-Long-Quân, tên khi tức vị, 6
Lấy Âu-Cơ sinh đẻ trăm giai.
Hùng-vương con trưởng lên ngôi,
Mười bảy vua nữa cũng thời Hùng-Vương. Hăm sáu kỷ Hồng-Bàng là họ, 7
Phong Châu xưa là chỗ kinh thành.
Văn-Lang quốc hiệu rành rành,
Núi sông con đó, ân tình còn ghi.8
3) Nước Văn-Lang : Cai trị, Phong-tục Nước Văn-Lang chia ra quận huyện,
Cai-trị thì văn tuyển Lạc-Hầu.
Võ quan Lạc-tướng kể sau,
Võ văn giúp chúa khấu đầu làm tôi.
Nghề đánh cá, mối lời trong nước,
Dậy vẽ mình là chước văn thân. 9
Phòng khi lặn lội kiếm ăn,
Khỏi loài thủy tộc hại dân hại nòi. 10 Mười tám đời lâu dài kế tiếp,
Sơn, Thủy Tinh chuyện chép hoang đường. 11 Chuyện thực Phù-Đổng thiên-vương, Đời Hùng thứ sáu giết phường giặc Ân. 12
4) An-dương-Vương (Loa-Thành) Vua Cao-Bằng, xưa là nước Thục,
Hỏi Mị-Nương, nổi tức không xong.
Cháu ngài thù để trong lòng,
Khởi binh sang cướp non sông vua Hùng. Lấy Văn-Lang hợp cùng nước Thục,
An-dương-Vương Âu-Lạc nước nhà.
Loa-thành xây đắp một tòa,
Đông Anh còn đó tức là nền xưa.
Năm mươi năm cõi bờ yên ổn,
Tin móng rùa, ngu độn vô cùng. 13 An-Dương bị mất ngôi rồng,
Triệu-Đà Nam-hải vẫy vùng một phương. 14
5) Nhà Triệu (207 – III av.J.CH.) Triệu-võ-vương : 207-137 (70 năm) Triệu-văn-vương : cháu Triệu-Đà (12 năm) Triệu-minh-vương : Anh-Tề lấy Cù-Thị (12 năm)
Triệu-ai-vương : Hưng là con Cù-Thị (1 năm) Triệu-vương Kiến-Đức : Anh ông Hưng (1 năm)
*
Hai trăm bẩy trước khi Thiên-Chúa,
Triệu-võ-Vương làm chủ nước ta.
Nam-Hải Âu-Lạc một nhà,
Phiên-Ngung đóng quận đó là kinh đô. Tự xưng đế, nào ngờ Lữ-Hậu, 15
Sai sứ sang bắt chịu phong vương.16 Trước còn ngạo mạn coi thường,
Sau nghe Lục-Giả liệu phương điều đình. Chịu tước phong, một mình chính thống, Chín-sáu năm vẫn giống Triệu cường. Đến đời Triệu-Kiến-Đức-Vương,
Nước ta Bắc thuộc thảm thương muôn vàn. 17
II BẮC THUỘC THỜI ĐẠI
6) Bắc thuộc lần thứ nhất (111 av.J.CH. à 939 ap. J.CH. cộng 1050)
Hơn nghìn năm nước ta Bắc thuộc,
Các quan Tầu bạo ngược vô cùng.
Bắt dân lặn bể mò sông,
Tìm trai lấy ngọc, vào rừng săn voi.
May quan Tầu vài người khoan đại, 18
Thi ân cho lũ dại man-di. 19
Đem cương thường cùng lễ nghi,
TÍCH-QUANG giáo hóa dân lề đổi thay.
NHÂM-DIÊM dạy tục hay lễ cưới,
Ông SỸ-VƯƠNG mở lối văn chương.
Nói chi kẻ ác thêm càng… 20
Phải ơn những bực mở đường văn minh.
7) Trưng-Vương (40-43)
Quận Giao-Chỉ khi xưa Bắc thuộc,
Tô-Định kia, bạo ngược tham tàn.
Vì đâu Thi-Sách sốt gan anh hùng,
Cùng Trưng-Nhị một lòng rửa nhục,21
Đuổi quân Tầu khôi phục nước nhà.
Ba năm gánh vác sơn hà,
Chẳng may lão tướng Phục-Ba báo thù.
Hồ Lãng-Bạc sương mù mấy độ, 22
Sông Hát-Giang sóng vỗ bao phen.
Thua cơ nào phải phận hèn,
Thôi thì gieo ngọc cho tuyền nghĩa sâu. 23
Đền Hát-Môn muôn thu nghi ngút,
Nhớ công xưa ghi tạc đời đời.
Cột đồng Mã-Viện nhất thời,
Lòng trung hai chúa muôn đời còn ghi.
8) Bà Triệu-Ẩu (48)
Quận Cửu-Chân có quan Lục-Dận,
Xử với dân tàn nhẫn vô cùng,
Cưỡi voi đánh trống trong rừng bước ra.
Liều mấy trận sơn hà rõ mặt,
Đem quân ra chiếm đất Giao-Châu. 24
Thế cô sức yếu mặc dầu, 25
Dẫu chưa toàn thắng quân Tầu cũng kinh.
Vẫn chưa đạt thân mình xá kể,
Quyết quyên sinh báo nghĩa non sông.26
Phù-Điền lập miếu tôn-sùng, 27
Khói hương nghi ngút nhớ công đời đời.
9) Tiền Lý Nam Đế (544-602)
Lý-Bôn : niên hiệu Thiên-Đức, 544-549 (5 năm) Triệu-Quang-Phục : niên hiệu Việt-Vương, 549-569 (20 năm)
Lý-Phật-Tử : niên hiệu Hậu Lý-Nam-Đế, 571-602 (31 năm) *
Tiêu-Tư thứ-sử Giao-Châu-quận,
Tác ác thay, dân giận vô cùng.
Lý-Bôn tỏ mặt anh hùng,
Một phen ngang dọc vẫy vùng giang-san. Nước đã định, Long Biên đóng quận, Dân còn mong, nhưng vận tại Trời.
Than ôi, nhà Lý chưa dài !
Trần-Bá-Tiên thắng nên ngài bại vong. 28 Triệu-Quang khôi phục non sông, (549) Cùng Lý-Phật-Tử xưng hùng hai nơi. Lý-Phật-Tử cướp ngôi trời, (555) 29 Mở nhà Hậu-Lý đến đời Lưu-Phương. (602) 30
10) Cao-Biền (862-875)
Đoàn-Từ-Thiên, tướng quân Nam-Chiếu, Hại Giao-Châu còn thiếu nỗi gì.
Vua Đường sai tướng ra uy,
Cao-Biền sang dẹp thành-trì lại an.
Đại-La thành sửa sang hơn trước,
Dắt díu dân, ơn đức Cao-Vương.
Thuế sưu vua giảm nhẹ nhàng,
Lòng trung lòng hiếu lại càng chấn hưng. 31 Tiếng thơm khiến Cửu-trùng trọng thưởng, 32 Về Tứ-Xuyên Biền hưởng ân ban. 33 Ơn xưa còn nhớ chứa chan,
Lại càng giận kẻ tham tàn hại dân.
11) Họ Khúc dấy nghiệp (906-923)
Tiết-Độ-Sứ Tầu phong họ Khúc,
Cai trị dân, nhân lúc Đường suy.
Năm sau Thừa-Dụ khuất đi, (907) Thừa-Mỹ thay sáu năm bị bắt,
Vua Lưu-Cung, cướp đất Giao-Châu. (923) Dương-Công muốn báo ơn sâu, (927) Phải Kiều-Công-Tiễn quay đầu phản ngay. 34 Ngô-Vương-Quyền ra tay báo phục, 35 Chém Kiều-Công rồi lập giang san, (939) Ngô-Vương nhất thống vẻ vang đến giờ.
III. TỰ CHỦ THỜI ĐẠI
12) Nhà Ngô (936-965) và Thập Nhị Sứ quân (965- 967)
Ngô-Quyền (939-944) đóng đô Cổ-Loa. Dương-tam-Kha cướp ngôi (945-950). Thiên-Sách (Xương-Ngập) mất năm 954 (Hậu Ngô-Vương). Nam-Tấn (Xương-Văn) mất năm 965 (Hậu Ngô-Vương). Sau đời Hậu Ngô-Vương là loạn Thập Nhị Sứ quân.
Ngô-Quyền đuổi quân Tàu Nam-Hán,
Đô Loa-Thành sửa soạn triều chương.
Việc quốc chính, việc biên cương,
Sửa sang mọi việc nước cường dân vui.
Mười sáu năm ngôi trời vội khuất,
Gửi Tam-Kha : Xương-Ngập, Xương-Văn.
Ngờ đâu cậu xử bất nhân, (915-950)
Anh em mới phải trừ gian trị vì. (950-965)
Hết Hậu-Ngô vận suy, nước biến,
Các sứ quân thì tiếng xưng hùng. 36
Chẳng qua rối loạn non sông,
Khiến dân nhục nhã trong vòng loạn ly. 37
13) Nhà ĐINH : Ông Đinh-Bộ-Lĩnh
Đinh-Bộ-Lĩnh thừa uy Trần-Lãm,
Quyết ra tay trừ loạn sứ quân.
Một lòng vì nước vì dân,
Từng phen dẹp loạn sa gần nức danh.
Việc trong ngoài một mình hết sức,
Sửa triều nghi quan chức phân minh.
Đặt Thập-đạo, chỉnh việc binh,
Việc hình nghiêm ngặt uy danh trong ngoài. Vua thiên ái nhường ngôi con thứ,
Loạn trong nhà khó xử cho yên.
Vì đâu cốt nhục không tuyền,38
Còn đời Phế-Đế Đinh-Toàn kể chi.
Thảm sử nọ còn ghi muôn kiếp, 39
Đỗ-Thích kia đáng khép tội to.
Mưu gian phản quốc, giết vua,
Vì loài lang sói cũng chưa thỏa lòng.
14) Nhà Tiền Lê (980-1008) : Lê-Đại-Hành (980- 1005)
Long Việt lên ngôi được ba ngày bị giết,
Long Đĩnh, giết anh, lên ngôi, (1005-1009) Lê-Đại-Hành một tay mãnh tướng,
Đuổi quân Tầu đã tưởng công to. 40
Hiếp Dương-Hậu, cướp cơ đồ, 41
Công kia khôn rửa tiếng dơ muôn đời.
Hăm-bốn năm ngôi trời nhơ nhuốc,
Lại đến con bạo ngược dâm tà.
Ngọa-Triều tiếng ác truyền xa,
Hoang dâm đủ cách thực là đáng chê.
Mưu giết anh chẳng hề sợ tiếng,
Để trong ngoài muôn miệng chê bai.
Lý-Công là bực đức tài,
Tung hô vạn tuế muôn đời thánh quân.
15) Nhà Lý (1010-1225)
Lý Thái Tổ (1010-1028)
Lý Thái Tôn (1028-1058)
Lý Thánh Tôn (1058-1072)
Lý Nhân Tôn (1072-1127)
Lý Thần Tôn (1127-1138)
Lý Anh Tôn (1138-1175)
Lý Cao Tôn (1175-1210)
Lý Huệ Tôn (1211-1224)
Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)
*
Thành Thăng-Long là đô nhà Lý, 42
Thái-Tổ lên, lưu ý việc binh. (1010)
Sửa sang quân ngũ triều đình,
Loạn đâu ngài cũng thân chinh tảo trừ.
Bắt hoàng-thân binh thư học tập, 43
Chuyển công văn đã lập trạm doanh.
Thái-Tôn văn võ đều tinh,
Tống-triều cũng nể, Chiêm-thành cũng ghê. Hai trăm lẻ còn bia nhà Lý, 44
Nước Đại-Nam thịnh trị dân an.
Phải Thủ-Độ bày mưu gian,
Ghép duyên Trần-Cảnh Chiêu-Hoàng nhường ngôi. 45 16) Sự chiến tranh về đời nhà Lý
Việc đổng nhung xem đời nhà Lý, 46 Thật tinh thông, võ bị hùng cường. Chiêm-Thành mấy độ thảm thương,
Chế-Vương cắt đất dưng nhường vua ta. 47 Ba châu ấy nay là lưỡng Quảng, (số 2) Mừng non sông lại ngán cho ai.
Thôi thì muôn sự ở đời,
Thịnh suy cũng bởi lòng trời chẳng không. Kìa Động-Đình khó mong còn vết, 48 Nọ Khâm, Ung, mất tích đã lâu.
Lý-Thường giận đánh quân Tàu,
Thất kinh quân Tống bảo nhau rút về. Phận tiểu quốc khôn bề chống mãi, 49 Phải lui quân rồi lại giao thông.
17) Nhà Trần (1225-1400)
Thái-Tôn (1225-1258)
Thánh-Tôn (1258-1278)
Nhân-Tôn (1278-1293)
Anh-Tôn (1293-1314)
Minh-Tôn (1314-1329)
Hiếu-Tôn (1329-1341)
Du-Tôn (1341-1369)
Nghệ-Tôn (1370-1372)
Duệ-Tôn (1372-1377)
Phế-Đế (1377-1388)
Thuận-Tôn (1388-1398)
Thiếu-Đế (1398-1400)
Giản định-Đế (1407-1409)
Đế-Quý-Khoáng (1409-1413)
* USURPATION DES HỒ
Hồ-Quý-Ly (1400)
Hồ-Hán-Thương (1401-1407)
*
Trần-Thủ-Độ chú vua Trần-Thái,
Giết Huệ-Tôn lại lấy vợ vua.
Chỉ vì mưu vững cơ đồ,
Cương thường bỏ hết chẳng lo chê cười. Tội ác ấy miệng đời ghi tạc.
Đối Lý triều bội bạc vô cùng…
Vua Trần làm chúa non sông,
Nổi danh thịnh trị anh hùng vẻ vang.
Đuổi Mông-Cổ hết sang quấy rối, 50
Đánh Chiêm-Thành bờ cõi mở mang.
Hai châu Ô, Lý rõ ràng, (nay Thừa-Thiên) Vua Mân đem đổi lấy nàng Huyền Trân. (năm 1306) Đánh Ai-Lao, tướng quân Ngũ Lão,
Trị thủy tai cũng thạo từ Trần. 51
Mở thi khuyến học nhân dân,
Kể công với Nước thì Trần rất to.
Hiềm một nỗi dâm ô trong họ,
Bại luân thường tội đó đáng khinh. 52 18) Cuối đời nhà Trần
Từ Dụ-Tôn nhà Trần suy đốn,
Đến Nghệ-Tôn lại khốn gấp mười.
Chế-Bồng-Nga phá mọi nơi,
Thăng-Long mấy độ rụng rời thất kinh. (1388-1390) Lê-Quý-Ly vì tình ngoại thích, 53
Nghệ-Tôn tin, hống hách trong triều. 54 Sui vua giết hại đã nhiều,
Trung thần đã mất còn triều chính chi.
Tay gian hùng tính bề cướp nước,
Đóng Tây-Giai là chước nhường ngôi. 55 Quý-Ly đã chiếm ngôi trời,
Cáo kia đã rõ là đời Hồ-Ly.
19) Nhà Hồ (1400-1407)
Hồ lên ngôi, Đại-Ngu hiệu nước,
Sửa đinh điền, phác lược sổ sinh.
Lập thêm ngạch thuế thuyền mành,
Tiền thay giấy bạc, đã tinh lý tài.
Việc võ bị lại hay tập luyện,
Đóng thuyền nhiều chinh chiến uy danh. Cướp châu Động, Lũy, Chiêm-Thành, (1402) Quảng-Nam, Quảng-Ngãi ghi danh nhà Hồ. Trương-Phụ đến, phất cờ điếu phạt, 56
Bắt nhà Hồ làm bạt họ Trần.
(là Giản-Định-Đế, Trần-quý-Khoáng)
Trung-hưng hai chúa sáu năm,
Rồi Minh đô-hộ mười lăm năm trời. 57
20) Nội thuộc nhà Minh (1407-1427)
Dân Việt-Nam khi Minh đô hộ,
Việc học xưa phải bỏ cho mau. 58
Cấm ruộm răng, cấm ăn trầu,
Vẽ mình cũng bỏ, cạo đầu cũng thôi.
Đem kinh truyện cùng lời phật-giáo,
Bắt dân ta theo đạo nước Tầu.
Lại còn tham nhũng bảo nhau,
Ngà voi, tê giác, trân châu, ngọc, vàng. 59 Làm thân trâu nghĩ càng thêm tủi,
Mối quốc thù Lê-Lợi tím gan.
Mài gươm quyết chí lo toan,
Tiễu trừ hết giặc hung tàn mới cam.
21) Lê-Lợi khởi nghĩa đánh quân Tàu (1418-1427) Từ Lam-Sơn, họ Lê khởi nghĩa, (1418)
(…)
CÁC CHÂU VUA CHIÊM-THÀNH DƯNG VUA TA
- Địa-ly, Malinh, Bố-chính, vua Chế-Cù dâng năm 1069 - Ô, Lý (Thừa-Thiên) vua Mân dâng năm 1306.
NƯỚC TA TỪ ĐỜI VUA LÊ THÁNH TÔN
IV. NAM BẮC PHÂN TRANH THỜI ĐẠI
24) Nhà Mạc (1527-1592)
Mạc-Đăng-Dung (1527-1529) 60
Mạc-Đăng-Doanh (1530-1540)
Mạc-Phúc-Hải (1541-1546)
Mạc-Phúc-Nguyên (1546-1561)
Mạc-Hậu-Hợp (1562-1592)
*
Từ-Túc-Tôn (1504) đến vua Tương-Dục , (1509-1516) Vua mê chơi, tửu sắc thiết gì.
Trong Triều kẻ nịnh cậy uy,
Bốn phương giặc giã, dân thì khổ thay !
Nhân khi ấy một tay đánh cá,
Võ sĩ thi, nó đã hơn người.
Vua tin dùng nó cướp ngôi,
Lòng chim dạ cá là loài Đăng-Dung. 61
Lê-trung-Hưng (1527-1592) từ vùng Thanh-Hóa, Trở ra ngoài Mạc đã chiếm rồi.62
Truyền ngôi nhà Mạc bẩy đời,
Phân tranh Nam Bắc từ đời Đăng-Doanh. (1533)
25) Nhà Lê trung Hưng (1532-1788) NAM-TRIỀU
Lê-Trang-Tôn (1533-1548)
Lê-Trung-Tôn (1548-1556)
Lê-Anh-Tôn (1556-1573)
Lê-Thế-Tôn (1573-1599)
Lê-Hy-Tôn (1675-1705)
Chúa Trịnh-Tạc (1657-1682)
BẮC-TRIỀU
Mạc-Đăng-Dung (1257-1259)
Mạc-Đăng-Doanh (1530-1540)
Chúa Trịnh-Kiểm (1539-1569)
Mạc-Phúc-Hải (1541-1546)
Chúa Trịnh-Cối (1569-1570)
Mạc-Phúc-Nguyên (1546-1561)
Chúa Trịnh-Tùng (1570-1623)
Mạc-Mậu-Hợp (1562-1592)
Năm 1592, Mạc lên đóng Cao-Bằng còn ba đời nữa, đến 1677 nhà Mạc mới hết.
*
Ông Nguyễn-Kim phù Lê diệt Mạc,
Từ Nghệ, Thanh, ra Bắc mở đường.
Sơn-Nam, Kim mất đáng thương,
Rể, giai nối lấy noi đường phù Lê. 63
Lúc bấy giờ, vận Lê chưa đạt,
Kiểm lui quân, đóng đất Thanh-hoa. 64
Mấy phen lửa khói mịt mù,
Năm mươi năm mới cắm cờ Thăng-Long. (1592) Mạc Cao-Bằng, xưng hùng chiếm cứ,
Thêm ba đời Mạc giữ một phương.
Rồi sau Trịnh Nguyễn tranh cường,
Chiến tranh hai kỷ, chủ chương hai nhà.
Vạc nhà Lê xem đà muốn đổ, 65
Mạc mệt chân còn đó Bắc Nam.
26) Họ Trịnh làm chúa ở xứ Bắc Đánh đuổi Mạc, Trịnh-Tùng chuyên hoạnh, Giang-sơn Lê quyền bính Trịnh-gia. Vua Lê hư vị thôi mà,
Thiết-triều, tiếp sứ cùng là hoàng cung. Thuế nghìn xã riêng dùng đủ lệ,
Lính năm nghìn túc vệ mà thôi.
Vua Lê tượng gỗ đồ chơi,
Còn chi danh phận chúa tôi đâu nào. Họ Trịnh đặt phủ-liêu mọi việc, 66
Cất đặt quan, nào việc luật hình.
Mở thi, cắt lính dùng binh,
Đê điều thuế khóa Lê đành biết chi. Trịnh rước Lê nhân khi thảo tặc,
Mượn danh vua đuổi giặc, sai quân. 67 Thực ra Trịnh chẳng quân-thần,
Cướp quyền vua lại dối dân trăm chiều.
27) Họ Nguyễn làm Chúa ở xứ Nam Nguyễn-Kim khi mất Sơn-Nam,
Uy danh đã sẵn, sức đang nghiêng trời. Tài Trịnh-Kiểm, cơ trời vận nước,
Đuổi Mạc rồi lại được tước phong.
Uông, Hoàng cũng sắc quận-công,
Trịnh ghen Uông thiệt, còn ông Nguyễn-Hoàng.
Phải xin lánh về trong Thuận-Hóa, (1558) Trịnh vui lòng tưởng đã lo chi.
« Thuận châu giặc giã tứ bề,
Đất Chiêm mới lấy vạ thì đến ngay ».
Ơn phúc trạch nhờ tay Tạo Hóa, 68
Nguyễn dậy dân, dân đã một lòng.
Nguyễn đã tìm kế thoát vòng, 69
Bề ngoài kháng Trịnh, bề trong tung hoành. 70 Đến Sãi-Vương thi hùng thử sức, (1627) Không cống Lê chọc tức Trịnh chơi.
Chiến tranh hai kỷ dằng dai,
Mới phân Nam Bắc, Trịnh ngoài Nguyễn trong.
28) Quân thế của Trịnh, Nguyễn
Trịnh với Nguyễn đánh nhau kịch liệt,
Phù gì Lê mưu giết lẫn nhau.
Lửa binh bẩy trận trước sau,
Năm mươi năm đó thảm sầu muôn dân. (1627-1674) Đủ một ức trịnh quân tập luyện, 71
Ngót nghìn voi thuyền chiến năm trăm.
Ba quân cờ chỉ vào Nam,72
Chẻ tre tưởng những phá tan giặc này.
Nào hay Nguyễn ra tay thế thủ,
Dân một lòng là đủ xuất chinh.
Trường-Dục Đông-Hới hai thành, (1630-1631) Duy-Từ đắp lũy ghi danh đến giờ.
Gươm Trịnh tuốt thì cờ Nguyễn phất,
Tuy ít binh chiến thuật đủ rồi.
Cho nên quân Trịnh phải lui, (1674)
Sông Gianh một dải Trịnh ngoài Nguyễn trong. Nghi binh thù để trong lòng,
Trăm năm rồi lại đao cung một lần. (1674)
Khổ dân nước nhọc nhằm mãi mãi,
Bá cùng vương, sống mãi được nao !
Chẳng qua một giấc chiêm bao,
Kìa dân gốc nước nghĩ sao cho đành ! 73
29) Chiến tranh về đời Nguyễn Phúc Nguyên (1627- 1634)
Chúa Sãi-Vương vì không cống thuế,
Trịnh-Tráng vào cạy thế Phù Lê.
Hặc tội, định dứt Nguyễn đi,
Nào hay Nguyễn thắng Trịnh thì xót xa.
Ba năm sau Nguyễn ra xâm lược, (1630)
Trịnh thua liền Nguyễn được đất Nam. (Nam Bố-Chính) Bốn năm Trịnh lại vào Nam, (1634)
Nhân khi Chúa Nguyễn anh em bất hòa.
Tưởng thừa cơ Trịnh vờ giúp Chúa, (Chúa Anh) 74 Lại thua to Trịnh có nhớ không ?
Trịnh-Tráng vì một tiếng « Hùng »,
Bẩy năm ba trận khốn cùng muôn dân.
Chẳng thờ Vua, thây dân trâu ngựa,75
Chỉ ra tay binh lửa hại người,
Thực là tiếng để muôn đời.
30) Chiến tranh về đời Công Thượng Vương và Hiền Vương (1640 đến 1672)
(Ngoài Bắc Trịnh-Tráng, Trịnh-Tùng)
Công-Thượng-Vương đem quân đánh Trịnh, (1640) Đại thắng rồi Bố-Chính cắm cờ. (Bắc B.ch)
Ba năm Trịnh-Tráng liệu cơ, (1643)
Lại vào cướp Chính trả thù Thượng-Vương.
Sau xuống Nam Trịnh đương hăng hái, (1648) Giữ thành Trường, Phấn lại già tay. 76
Trịnh thua to phải rút ngay,
Hiền-Vương báo phục định ngày xuất chinh. Nguyễn đã thắng đem binh đến nghệ, (1653 à 1661) Bị Trịnh-Căn lừa kế nên thua.
Mười năm sau Trịnh thẳng cờ, (1672)
Sông Gianh vượt thoát còn bờ Lũy kia.
Lũy-Thầy đó Hiệp thì cố giữ, 77
Nguyễn, Trịnh liều cảm tử giao binh.
Trịnh thua cờ rách tan tành,
Kéo nhau ra Bắc sông Gianh mặc người. 78
Được được thua, cuộc đời là thế,
Làm khổ dân khá kể công to.
31) Công việc Chúa Trịnh ở xứ Bắc
Trịnh lấn quyền, giết Vua cũng có,
Tội với công, tội có giảm chăng ?
Dứt nhà Mạc đất Cao-Bằng, 79
Khỏi gai cho Trịnh hay tình cứu Vua ?
Đánh với Nguyễn được thua chi kể, Hại lê dân mà kế « Vị mình ». 80
Trịnh chuyên võ, khéo luyện binh, Chỉnh đốn pháp luật, học hành, khóa thi. Thuế buôn bán tuần ti các bến,
Thuế mỏ đồng Khách đến khai đào. Hòa Lan, Khách, Nhật ra vào,
Thương mại Phố Hiến lúc nào cũng đông. 81
32) Công việc Chúa Nguyễn ở xứ Nam Thuận Hóa từ Nguyễn-Hoàng trấn thủ, 82 Ngài dậy dân thực đủ lòng thương. Khẩn điền lập trại phá nương,
Di dân nghèo đói, mở đường ấm no. Đánh quân Trịnh khỏi lo mạn Bắc, Mở giang sơn chiếm đất nước Chiêm. Thuận, Hòa, Bình-Định, Phú-Yên, 83 Dần dà Nguyễn lấn cả miền Thủy-Chân. Đánh Cao-Miên, hóa dân càng thiện, Sử triều nghi tập luyện nghề binh. Mở thi khuyến việc học hành,
Thông thương ngoại quốc mở thành Hội-An. Thuận buồm, Nhật, Hòa-Lan đi lại, Khách, Bồ-Đào thương mại bấy lâu. Nước Nam thủa đó thịnh giầu,
Rồi sau biến cố cũng đâu cơ trời. 84
33) Người Thái Tây sang Đông-Pháp Nước Nam ta về đời Trịnh Nguyễn, Người Thái-Tây đã đến ngụ rồi.
Thông thương giảng đạo tùy nơi,
Bắc thời Phố-Hiến, Nam thời Fai-Fo. Gần Phú-Xuân mở lò đúc súng, 85 Jean de la Croix có bụng dậy ta.
Giám mục người nước Lãng-Sa, 86 Béhaine, phong tước hiệu là Bá-Đa. 87 Tình bằng hữu xông pha mọi việc, Nguyễn-Ánh nhờ nào tiếc công trình. Đưa Hoàng-Cảnh đến Pháp-Đình,
Xin binh cứu viện về bình Tây-Sơn. 88
34) Nhà Nguyễn Tây Sơn
Trương Phúc-Loan nhân vua còn nhỏ, Lộng quyền nên phái nọ đảng kia. Triều đình đổ nát còn chi,
Tứ phương dân oán thành trì muốn nghiêng. Nướng tiến thuế, Nhạc liền khởi nghĩa, 89 Đánh Quy-Nhơn, Quảng-Ngãi lấy rồi. (1771) Trịnh vào kinh Nguyễn rụng rời, (1775) Định-Vương, Dương, Ánh thôi thời lánh mau. Nguyễn-Huệ đuổi vào đâu Gia-Định, Bắt được Dương cùng Định giết đi. (1777) Nguyễn-Ánh trong lúc loạn li,
Khi thì Phú-Quốc, khi thì Xiêm-La.
Thôi còn chi, tưởng là mất nước, 90
May làm sao, ơn được Béhaine.
35) Nhà Nguyễn Tây Sơn (Bài nối)
Nam-Kỳ Huệ đã dẹp rồi,
Lên đường đánh Huế rồi thời Thăng-Long. Trịnh-Khải chết, thôi xong nhà Trịnh,
Vua Hiển-Tôn khéo tính việc nhà.
Gả con cho Huệ cầu hòa, 91
Phong Huệ Nguyên-Soái trước là Quận-Công. Huệ về Nam chia xong ba xứ,
Ba anh em đã đủ uy danh.
Trịnh-Bồng ngoài Bắc dấy binh, 92
Bình-Vương lại phá tan tành như do. (1788) (Bình-Vương là Quang-Trung Nguyễn-Huệ) Chiêu-Thống cầu Thanh cho cứu viện,
Nghị lĩnh quân xâm chiếm Long-thành. 93 Quang Trung nổi trận lôi đình,
Một phen quét sạch hôi tanh giặc Tàu. (1789) Vua nhà Thanh cúi đầu khen ngợi,
Phong Quốc-Vương kết ngãi lân bang.
Uy-danh đã dậy bốn phương,
Quang-Trung những muốn tìm đường Bắc chinh. 94 Chưa thi hành chương trình Bắc phạt,
Vua Quang-Trung đã thác đáng thương. (1792)
NƯỚC TA VỀ ĐỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
V THỐNG NHẤT THỜI ĐẠI
36) Nguyễn-Ánh khởi binh đánh Tây-Sơn Cùng Lê-Duyệt, Nguyễn-Vương khôi phục, Được được thua, vinh nhục nhục vinh.
Còn mong cứu viện Pháp-đình,
Kìa tầu ghé bến, tướng, binh lương nhiều. (1788) Đánh Quy-Nhơn Vương liều một trận, (1799) Hạ được thành, nguôi giận bấy lâu. (2-11-1799) Phú-Xuân lấy nốt chẳng lâu, (1801)
Toản thua bị bắt nộp hầu Nguyễn-Vương. (1802) 95 Hạ Thăng-Long thẳng đường tiện lối, (27-7-1802) Mừng Gia-Long khai hội thái bình. (1803) Hăm nhăm năm chí đã thành,
Đến nay thống nhất uy danh đã lừng. 96 Nhớ Béhaine vài hàng châu lệ,
Phong Bá-Đa làm lễ kỷ công, 97
Nhờ ngài mới có ngôi rồng.
37) Nhà nguyễn : Vua Gia-Long (1802-1820) Vua Gia-Long đóng đô tại Huế,
Cựu thần Lê vẫn để giữ quyền.
Đặt quan tổng-trấn hai miền,
Bắc-Thành, Gia-Định thay quyền giúp vua. Mở Quốc-Tử thi xưa lại đặt,
Bộ Luật Hồng sưu tập, sửa sang.
« Gia-Long Tân-Luật » rõ ràng,
An dân sửa chính mở mang lý tài. 98
Giảm thuế sưu dân thời đỡ nạn,
Thuế khai đồng, buôn bán tăng thêm.
Đê điều, đường xá, bến thuyền,
Trông nôm mọi việc thành bền, lính nghiêm. 99 Dân kinh sử, điền viên thỏa dạ,
Bực thánh quân hỏi đã mấy người.
Thương dân, vua lại thức thời, 100
Rắp đem dân chúng theo đòi văn minh.
38) Việc ngoại giao về đời Gia-Long Vua Gia-Long khéo bề giao thiệp,
Phục nước Tầu, lo việc nước nam.
Phong vương cho Nặc-Ông-Chân,
Vua Xiêm tức tối đóng quân U-Đồng. (Oudong) Đuổi quân Xiêm, tướng công Lê-Duyệt, Xiêm thất kinh, Lào khiếp lai hàng.
Công vua ta, các tiểu bang, 101
Gia-Long nhất thống vẻ vang muôn đời. Người Lãng-Sa, Vua thời trọng đãi,
Hòa ước kia, ân ngãi còn ghi. 102
Bán buôn, giảng đạo, đi về,
Côn-Lôn, hải cảng, mặc bề tự do. 103
Mười tám năm tiếng đến giờ,
Gia-Long nhẹ bước, cuộc cờ mặc ai. (3-2-1820) 104 39) Vua Minh-Mệnh (1820-1841)
Vua Minh-Mệnh thông minh chính trực, Thương đến dân, nhưng bực việc ngoài. Quá nghiêm Vua chẳng thức thời, 105
Không dung giám mục, giết hoài giáo dân. Lê-văn-Duyệt công thần thủa trước,
Đã khuất rồi làm nhuốc nhau chi.
Lê Khôi nổi loạn Nam Kỳ, (1833-1835)
Man, Lào kháng cự, Bắc thì Nông Vân. (1834-1846) Đánh mấy phen khổ dân binh lửa,
Dẫu yên rồi, ngang ngửa trăm chiều.
Phòng Cơ Mật đặt trong triều,
Tôn Nhân, Nội các cũng nhiều ý hay. 106 Các trấn đều đổi thay đặt tỉnh, (30 tỉnh) Tổng Đốc, Tuần, Bố Chính trị an.
Minh-Mệnh được hăm-mốt năm,
Ngôi trời vội bỏ muôn dân âu sầu.
40) Vua Thiệu-Trị (1841-1847)
Vua Thiệu-Trị tính hòa thuần cẩn,
Bãi chiến-tranh, thôi lấn Cao-Miên. 107
Đóng quân giữ Gia-Định biên,
Tưởng là thiện kế, dân yên từ rầy.
Giam Giám-Mục, ra tay giết đạo,
Tàu Pháp sang hai dạo điều đình. (1843-1845) Vua chẳng nghe, đã bất bình,
Lại còn mật chỉ sai binh thị hùng. 108
Súng ta nổ đì đùng mấy phát,
Chiến thuyền Tây đại-bác chĩa ra.
Thuyền ta đắm cháy xót xa, (1847) Vua nghe phát bệnh rồi mà quy tiên. Ấy tình thế rối beng từ đó,
Tự-Đức lên nào có thiện giao. 109
41) Vua Tự-Đức (1847-1888)
Vua Tự Đức thực là hiếu tử,
Thờ mẫu-thân vẹn chữ thần-hôn.
Thông minh, hiếu học, tài nôm,
Vả lòng ái chúng tiếng thơm đến giờ. Khốn một nỗi bấy giờ lắm nạn,
Lụt mất mùa, lại loạn mọi miền.
Mười tám năm vỡ Hưng-Yên, (vỡ đê Hưng-Yên) Lại thêm giặc khách Thái-Nguyên phá tàn. Rồi Lê-Phụng, Cai-Vàng kế đến,
Phá Hải-Ninh, đến tướng Sùng-Anh. 110 Lưu-vĩnh-Phúc tướng cờ đen,
Hà, Tuyên, Bắc, Thái, Lao, Ninh cát lầm. 111 Đinh-Đạo kia dã tâm đến thế,
Cháu phản vua tìm kế cướp ngôi.
Pha-Nho và Pháp tới nơi,
Ngoại giao đã vụng kêu trời được nao.
VI. NGƯỜI PHÁP SANG BÊN TA
42) Quân Pháp lấy ba tỉnh đông Nam-Kỳ (Hòa ước 1862)
Vua Tự-Đức chỉ vì cấm đạo,
Vạ lần này nghiêng đảo thành trì.
Pha-Nho, Đại-Pháp ra uy,
Bắc vào Đà-Nẵng rồi thì xuống Nam. (1858) Chỉ một ngày phá tan Gia-Định, (1-2-1859) Nguyễn-tri-Phương phụng mệnh tiến quân. Đóng Kỳ-Hòa chống mấy tuần,
Bị thương, Phương chạy về gần thành Biên, (1861) Quân Pháp thắng tiến lên đánh gấp,
Định, Gia, Biên thôi mất còn chi. 112
Lê-Phụng vẫn phá Bắc-Kỳ, 113
Vua đành hòa Pháp liệu bề cầu thân.
Phan-Thanh-Giản, ký năm Nhâm-Tuất, (1862) Ba tỉnh kia nhường dứt chưa xong.
Quyền giảng đạo, quyền giao thông,
Bồi thường bốn triệu mới xong cuộc này. 114
43) Quân Pháp lấy nốt ba tỉnh phía tây đất Nam-Kỳ (Hòa ước năm 1867)
Vua Tự-Đức sai Phan sang sứ,
Chuộc Nam-Kỳ nhưng sự không thành.
Ba tỉnh Pháp đã kinh doanh, 115
Còn ba tỉnh nọ, Triều-Đình đặt quan.
Kinh-lược-Sứ Cụ Phan lĩnh chức,
Vẫn khuyên dân thành thực làm đầu.
Chẳng qua vạ bởi tự đâu, 116
Chiến thuyền đã đến chống nhau được nào. Phan mở thành rồi vào từ giã,
Nhà khóc than thuốc đã uống rồi. (Juin 1867) Lòng trung dậy Đất vang Trời, 117
Thôi đành linh cữu chôn nơi Bến-Trè. 118 Đất Nam-Kỳ, thuộc về Phú Lãng,
Việc mở mang nhờ lượng hải hà.
44) Quân Pháp đánh ba tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất Jean Dupuis tìm đường buôn bán,
Ngược Hồng-hà lên mạn Vân-Nam.
Quân ta hạch sách thêm càng, 119
Lúc về Jean mộ Cờ-Vàng thử chơi.
Đóng Thăng-Long xem ai dám sấc,
Quan ta liền cáo cấp về Kinh. 120
Vua xin Súy-Phủ điều đình, 121
Garnier ra Bắc, Long thành mất không. (1873) Garnier hạ xong ba tỉnh,
Phải Cờ-Đen nó tính mất ngài. 122
Philastre ra Bắc liệu bài,
Hòa Ước Giáp Tuất việc thời mới êm.
Pháp giảng đạo, lại quyền thương mại,
Thì ba thành Pháp lại trả ta.
Lãnh sự, Pháp đặt Hải hà,
Đề huề buôn bán sao mà còn nghi ?
45) Quân Pháp đánh Bắc-Kỳ lần thứ hai Từ Giáp-Tuất trở đi bối rối,
Bắc chưa yên vì nỗi Cờ-Đen.
Cờ-Vàng chiếm giữ mọi miền,
Lê-Phụng hùng cứ Quảng-Yên vẫy vùng. Bọn Văn-Thân từ trong Nghệ-tĩnh, 123 Giết Gia-tô rồi định giở trò. 124
Vua cầu cứu, thực nhầm to,
Tàu vào cứu viện còn tờ ước xưa.
Rivière đánh, Diệu thua thắt cổ, 125
Mất Long-thành thực khổ triều đình.
Rivière hạ Nam-Định thành,
Lúc về bị giết ngoài thành Long-Biên.
Rivière chết, Pháp liền nổi giận,
Quyết lần này, một trận phải xong.
Cuộc bảo hộ đặt nên công,
Ký hòa Nhâm-Ngọ còn trong Sử nhà.
46) Quân Pháp vào Huế
Cuộc ngoài Bắc còn đang rối loạn,
Vua Dực-Tôn đã vội băng hà. (17-7-1883) Trong Triều Tường, Thuyết hai bè,
Giết vua rồi lập Hiệp-Hòa kể chi, (21-7-1883) 126 Thuyết lại lập Hàm-Nghi ấu chúa, 127
Rồi âm mưu, Thuyết cố một đêm. (15-7-1885) 128 Thua trận, Thuyết mới trốn liền,
Tường ra xin chịu theo quyền Lãng-Sa.
Năm tám-ba kỳ hòa xứ Bắc, (25-8-1883) Năm tám-tư, ký đất Trung-Kỳ. (6-6-1884) Bảo hộ Trung-Bắc lưỡng Kỳ,
Đại-Pháp giáo hóa dân thì an vui.
47) Vua Đồng-Khánh – Ông Paul-Bert
Cuộc Bảo-hộ đặt xong, tức vị,
Đồng-Khánh lên có ý trung thành. 129 Paul-Bert sang giúp Triều-Đình, 130 Giúp Vua quét sạch hôi tanh giặc Tàu. Bọn Văn-thân lâu lâu tản nát,
Dân được an, Nước Pháp mở mang. Việc cai trị, việc binh lương,
Việc hình việc học sửa sang công trình. Đạt Thống Sứ, Kinh-lược dinh,
Cắt quan văn võ trung thành dậy dân. Khuyên nhân dân chuyên cần lập nghiệp, Ông Paul-Bert chẳng tiếc gì công.
Hàm-Nghi bị bắt là xong, 131
Nước Nam từ đó thoát vòng loạn ly.
48) Tự Vua Đồng-Khánh đến Đức Bảo-Đại
Vua Đồng-Khánh, Paul Bert đã mất, Cuộc mở mang xếp đạt theo Ngài. 132 Thành-Thái mười tám năm trời,
Ngôi rồng bỏ lại đến đời Duy-Tân.
Được mười năm, an thân chẳng muốn,
Duy không trung, định trốn ra ngoài.
Đức Khải-Định lên nối ngôi,
Trung thành Bảo Hộ ngôi trời mười năm. 133 Đến Bảo-Đại, nước Nam vạn phúc,
Ngài học Âu, phong tục văn-minh. 134
Lại lòng ái chúng dành dành,
Nhân dân Nam-Việt trung thành Lãng-Sa.
Đề huề hai nước một nhà.
49) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Cai-trị, trị-an, mở mang kinh tế)
Cuộc bảo hộ ở miền Đông-Pháp,
Từ nước Nam đến đất Man, Lào.
Mở đường tiến hóa biết bao,
Đứng đầu năm xứ quyền trao Toàn-Quyền.
Bắc ngoài ta nhất quyền Thống-Sứ,
Khâm trong kinh, Thống-Đốc Nam-Kỳ. 135
Pháp, Nam cai trị tam kỳ,
Vua ta ở Huế dưới thì các quan.
Còn các tỉnh có quan Công-sứ,
Tổng-đốc hay Tuần-phủ trị dân. 136
Phủ, Huyện giúp việc trị an,
Đê điều thuế má khuyên dân trung thành.
Các công sở dành dành từng việc,
Quan Pháp, Nam, mọi việc đảm đang.
Đều là giúp nước mọi phương,
Dân an nước thịnh mở đường văn minh.
50) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Việc y tế và việc học hành)
Việc y tế mở mang khắp nước, 137
Lo cho dân những được bình an.
Y-sỹ người Pháp người Nam,
Trông coi mọi việc thuốc thang cứu đời.
Xưa đậu mùa, dân thời thảm khốc, 138
Dịch tễ kia lắm lúc lo thay. 139
Lãng-Sa phương thuốc đã hay,
Đậu mùa cũng triệt dịch nay giảm nhiều. 140 Về việc học chăm điều giáo hóa,
Mở trí dân, dân đã nên khôn.
Các trường trong tổng trong thôn,
Kể ra hàng vạn, dân ơn vô cùng.
Học cho thông nhờ công nước Pháp,
Cao-đẳng đường chuyên nghiệp dậy ta.
Kể nay tiến bộ nước nhà,
Trông ơn Bảo-hộ nay đà khác xưa.
Tứ dân tắm gội móc mưa,
Trung thành làm cốt còn nhờ ơn sâu.
Nghĩ sao cho có trước sau,
Thủy chung hai chữ bảo nhau giữ gìn.
QUỐC SỬ NGÂM TỔNG LƯỢC
1. Đọc quốc sử để mà nhớ tổ,
Chuyện muôn năm, ta cố lưu-truyền. Hồng-Bàng là họ đầu tiên,
Làm vua đất Việt nòi tiên giống Rồng.
2. Mười tám đời, hiệu Hùng-Vương cả, Hai nghìn năm lại lẻ sáu trăm. Văn-Lang tên nước chẳng nhầm, Lạc-hầu, Lạc-tướng quần thần giúp Vua.
3. Đến Thục-Phán làm vua Âu-lạc, Xây Loa-Thành nhờ được Kim-Quy. Nỏ rùa nào có ích chi,
Thành tan nước vỡ ngu-si còn truyền.
4. Đến Võ-Vương dựng liền nhà Triệu, Chín sáu năm, lo liệu mở mang. Phiên-Ngung đóng quận vẻ vang, Đến đời Kiến-Đức giang-san thuộc Tàu.
5. Cuộc đô hộ dài lâu mười kỷ, Quan Tàu sang cai trị ác sao.
Mấy phen khởi nghĩa xem nao, Trưng-Vương, Triệu-Ẩu, lại nào Lý-Bôn.
6. Vua Tiền-Lý, Long-Biên đóng quận, Năm mươi năm chưa vững sơn-hà. Ngô-Quyền khôi phục nước nhà, Cổ Loa đóng quận mở nhà Ngô-Vương.
7. Hăm sáu năm, Ngô vong nội biến,
Các Sứ Quân lên tiếng tranh cường. Đinh-Bộ-Lĩnh, Vạn-Thắng-Vương,
Sứ Quân đã dẹp mở đường an dân.
8. Mười hai năm Đinh-Quân đã mất, Phải Đại-Hành đồ bất lương thay.
Long-Bào Dương-Hậu trao tay,
Mặc con Đinh-Toản, gái này tệ sao.
9. Nhà Tiền-Lê lẽ nào hưng vượng, Con Ngọa-Triều dâm đãng vô cùng. Thực là nhơ nhuốc ngôi rồng,
Triều thần oán giận chỉ mong đổi đời.
10. Đĩnh thăng hà, Triều thời chọn chúa, Tôn Lý-Công, vạn tuế tung hô.
Tám vua Lý, kế cơ đồ,
Chiêu-Hoàng mắc nước, nhường cho họ Trần.
11. Tội cũng có công Trần đuổi giặc, Phá quân Mông thảo tặc Xiêm-Thành. Hai trăm năm đã uy danh,
Đánh đông dẹp bắc tung hoành bốn phương.
12. Cuối nhà Trần vua thường tửu sắc, Triều đình thời, vua mặc quyền thần. Quý-Ly ngoại thích cũng gần,
Vua tin nó giết trung thần còn ai.
13. Thiên đô về Tây-Giai làm chước, Hồ-Quý-Ly đã được nhường ngôi.
Bẩy năm báo ứng bởi trời,
Cha con bị bắt hết đời Hồ-Ly.
14. Trương Phụ đến lại thì Bắc-Thuộc, Quân Tàu nay bạo ngược muôn vàn. Lê-Lợi quê ở Lam-San,
Thương dân khởi nghĩa tỏ gan anh hùng.
15. Đánh quân Minh, non sông thu lại, Nhà Hậu-Lê, ân ngãi còn ghi.
Sửa sang, Triều chính mở thi,
Khuyến nông, khẩn đất, mọi nghề chấn hưng.
16. Hơn trăm năm, tôi trung, tướng giỏi, Đánh Xiêm-Thành bờ-cõi mở mang. Cuối nhà Lê, bầy tôi gian,
Vua hèn Mạc đã tìm đường tiếm ngôi.
17. Lê-trung-Hưng từ nơi Thanh-Hóa, Nhờ Nguyễn-Kim, Kim đã mất rồi.
Trịnh Kiểm phù Lê lên ngôi,
Họ Trịnh làm chúa, vua thời hư danh.
18. Họ Nguyễn kia thôi đành Thuận-Hóa, Lập giang sơn rồi đã sẽ hay.
Tranh hùng mấy độ ra tay,
Chiến tranh nửa kỷ hai tay cũng già.
19. Sông Gianh kia, sau là bờ cõi,
Trịnh ở ngoài dòm dõi nữa chi.
Vạc Lê tam túc phân chia,
Trịnh, Nguyễn, cùng Mạc vua thì tay không.
20. Cuộc xoay vần, cũng trong Tạo-Hóa, Tây-Sơn lên Nguyễn đã chốn rồi.
Lê đổ Trịnh cũng đi đời,
Quang Trung nổi tiếng ở nơi Bắc-Hà.
21. Ba anh em, mở nhà Nguyễn mới, Nguyễn-Ánh thời còn đợi Lãng-Sa. Đánh Tây-Sơn phục nghiệp nhà, Gia-Long nhất thống công nhờ Bá-Đa.
22. Vua Gia-Long thực là khéo ở, Trọng Lãng-Sa, lại mở thông thương. Văn minh những muốn tìm đường, Về sau Minh, Thiệu coi thường ngoại giao.
23. Vua Tự Đức giết bao dân giáo, Pháp-Pha-Nho phải báo thù kia. Tự Đức nhường đất Nam-Kỳ,
Bảo Hộ đất Bắc, Trung-Kỳ đến nay.
24. Kể các vua từ ngày Pháp đến, Hiệp, Kiến, Hàm rồi đến vua Đồng. Thành-Thái lại kế ngôi rồng,
Duy-Tân, Khải, Bảo xem trong sử nhà.
25. Tứ dân ta ơn nhờ Bảo-Hộ,
Phải trung thành đừng có nghi ngờ. Công to giáo hóa đến giờ,
Kể ra sao xiết còn nhờ ân sâu.
NGUYỄN-TỐNG-SAN
À NINH-GIANG
No 1374-Cab
A Haiduong, le 5 Juin 1937
L’Administrateur de 2ème classe
J. MASSIMI Résident de France de Haiduong
A Monsieur le Huấn-Đạo NGUYỄN-TỐNG-SAN à Ninh-giang (s.c. de Monsieur le Dôc-Hoc de Haiduong)
J’ai l’honneur de vous adresser mes vives félicitations pour la vérification que vous avez su faire avec talent des conseils à répandre dans la population pour éviter les accidents sur les routes dont la fréquence a ému les pouvoirs publiques.
Je suis assuré des effets heureux de votre poésie sur la propagande actuellement entreprise et je vous en exprime ma gratitude.
Copie de cette lettre est versée à votre dossier personnel.
Signé : J. Massimi
Notes
[←1]
Oanh liệt : cường thịnh, giỏi giang.
[←2]
Chiếm cứ : giữ đất ở đấy sinh cơ lập nghiệp.
[←3]
Mưa gió chưa mờ : dẫu suy thịnh, hưng vong bao phen chống giữ với Tàu, ta xem lịch sử cũng còn nhớ.
[←4]
Ân sâu : ơn của nước Pháp khai hóa còn nhiều.
[←5]
Thủy tổ : ông tổ lập ra họ ấy.
[←6]
Tức vị : lên ngôi.
[←7]
Kỷ : thế kỷ (100 năm).
[←8]
Núi sông : chỉ Nước ta.
Còn ghi : còn nhớ ơn các Vua.
[←9]
Văn thân : vẽ lốt chàm vào mình.
[←10]
Thủy tộc : loài ở nước (cá sấu, thuồng luồng, ba ba)
[←11]
Hoang đường : không đúng sự thật.
[←12]
Ân : giặc Tàu về đời nhà Ân.
[←13]
Ngu độn : dại dột, tin ở sức thần, Kim-Quy.
[←14]
Vẫy vùng : mặc sức ngang dọc, làm chúa.
[←15]
Tự xưng đế : tự mình xưng Hoàng-Đế, không chịu quyền Vua Tàu.
[←16]
Sứ : tức sứ thần, quan Tàu thay mặt Vua.
[←17]
Bắc thuộc : thuộc quyền nước Tàu.
Thảm thương : đáng thương, quan Tàu tàn bạo không có độ lượng khoan hồng.
[←18]
Khoan đại : khoan dung đại độ, có lượng, tử tế với kẻ dưới.
[←19]
Man di : mọi rợ, Tầu gọi bỉ ta là Nam man.
[←20]
Thêm càng : càng thêm giận người Tầu ác nghiệt, nhưng ta nên quên kẻ ác mà nhớ ơn những người làm ơn cho ta, mới là cao.
[←21]
Rửa nhục : là rửa cái hổ thẹn vì chồng bị giết để báo thù cho chồng.
[←22]
Sương mù, sóng vỗ : (cảnh lúc đánh nhau) cung tên, khói đạn mù mịt triêng trống ầm ỹ như sóng vỗ.
[←23]
Gieo ngọc : nhẩy xuống sông tự tận.
"""