"
Phương Pháp Montessori - Nghệ Thuật Nuôi Dạy Trẻ Đỉnh Cao - Nguyên Minh full prc pdf epub azw3 [Làm Cha Mẹ]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phương Pháp Montessori - Nghệ Thuật Nuôi Dạy Trẻ Đỉnh Cao - Nguyên Minh full prc pdf epub azw3 [Làm Cha Mẹ]
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI MỞ ĐẦU
Đến nay Thái Hà Books đã xuất bản khá nhiều sách về dạy trẻ thông minh sớm. Điển hình nhất là bộ sách Phương án 0 tuổi với ba cuốn "Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng", "Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi" và "Con tôi đã phát triển tài năng như thế nào?" của Giáo sư Phùng Đức Toàn. Bộ sách đã gây tiếng vang lớn và được một số trường mầm non dùng làm giáo trình giảng dạy.
Bộ sách tiếp theo là Bách khoa thai giáo gồm hai cuốn "Giáo dục thai nhi và sinh con ưu việt" và "Phát triển toàn diện trong năm đầu đời". Việc giáo dục và nuôi dạy trẻ ngay từ trong bụng mẹ đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ
trẻ. Trong các chương trình giao lưu cùng Giáo sư Trần Văn Khê - người đã trực tiếp nhận được những kết quả từ quá trình thai giáo của cha mẹ ông - nhiều cha mẹ đã chia sẻ cho chúng tôi nghe những kết quả rất đáng tự hào khi áp dụng phương pháp thai giáo với những đứa con thân yêu của mình.
Bộ sách năm cuốn Giáo dục sớm và thiên tài của Glenn Doman gồm: "Dạy trẻ biết đọc sớm", "Dạy trẻ thông minh sớm", "Dạy trẻ học Toán", "Dạy trẻ về thế giới xung quanh", "Tăng cường trí thông minh của trẻ" đã chính thức đưa phương pháp dạy trẻ thông minh sớm theo phương thức nuôi dạy trẻ kiểu Mỹ vào Việt Nam.
Chúng tôi quyết định cho xuất bản ngay bộ sách Dạy con kiểu Nhật gồm ba cuốn về ba năm phát triển đầu đời của trẻ: Giai đoạn trẻ 0 tuổi, trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi. Với bộ sách này, chúng tôi hi vọng các bậc cha mẹ sẽ áp dụng thành công phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.
Chúng tôi tiếp tục tìm tòi những phương pháp giáo dục ưu việt khác để tất cả những ai quan tâm đến trẻ có thể có nhiều góc nhìn, nhiều lựa chọn trong việc nuôi dạy trẻ. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau và bằng những phân tích, đánh giá sắc
́
sảo nhóm biên soạn đã giới thiệu đến cho chúng ta một phương pháp nuôi dạy trẻ - tuy nổi tiếng từ lâu trên thế giới, nhưng còn khá mới mẻ với Việt Nam - trong cuốn sách Phương pháp Montessori - Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao. Quả thật, khi còn ở nước ngoài tôi đã nghe, đã đọc, đã nghiên cứu về phương pháp Montessori, nhưng khi ấy tôi cảm thấy phương pháp này rất khó áp dụng. Sau khi đọc cuốn sách này tôi mới vỡ lẽ ra nhiều điều bởi nhiều lý thuyết của phương pháp Montessori đã được lý giải cặn kẽ và đặc biệt là rất khoa học, gần gũi, dễ áp dụng bởi những bài tập luyện đơn giản, cụ thể dành cho trẻ. Với cuốn sách này, tôi khuyên bạn nên đọc lướt qua trong lần đầu để hiểu một cách khái quát nhất về phương pháp giáo dục Montessori. Đến lần thứ hai bạn hãy dành thời gian đọc kỹ hơn để chắt lọc ra những bài luyện tập phù hợp với con mình. Trong suốt quá trình dạy con, có thể bạn sẽ phải đọc đi đọc lại cuốn sách để thấm nhuần cách thức mà Montessori dạy bạn về cách quan sát trẻ, lắng nghe trẻ, chơi cùng trẻ và trưởng thành cùng trẻ.
Hàng trăm năm qua, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp giáo dục Montessori, chỉ riêng tại Mỹ và Canada đã có 5.000 trường học dạy trẻ theo phương pháp này. Và giờ đây đến lượt bạn, đến lượt tất cả chúng ta cần áp dụng phương pháp này.
Xin chúc mừng bạn đã có trong tay cuốn sách đáng có và cám ơn tác giả cuốn sách Nguyễn Minh.
T.S NGUYỄN MẠNH HÙNG
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Bảo vệ
Quyền trẻ em Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Sách Thái Hà
LỜI GIỚI THIỆU
Cách đây 13 năm, khi còn đang làm việc ở Nhật Bản, để chuẩn bị cho "sự nghiệp làm cha" của mình, tôi có hỏi một số vị giáo sư khả kính dạy cùng trường đại học xem nên làm gì, đọc gì để có thể tích lũy những kiến thức nuôi dạy con. Và câu trả lời tôi nhận được là: Hãy tìm đọc và áp dụng phương pháp Montessori! Các giáo sư đều nói thêm rằng, bản thân họ, khi còn là một đứa trẻ cũng từng được học ở những ngôi trường áp dụng phương pháp này. Quá hứng thú, tôi đã tìm đọc và lập tức bị "mê hoặc". Tôi mê đến nỗi tưởng như Montessori còn đang sống ở đâu đó quanh mình. Bà mỉm cười và thúc giục, bà động viên và khuyến khích, bà tin tưởng và hy vọng, rằng, tôi nhất định sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho đứa con tương lai của mình.
Giờ đây, khi con trai tôi đã qua một con giáp, sắp trở thành một chàng thanh niên, tôi có may mắn được Công ty Sách Thái Hà mời viết Lời giới thiệu cho cuốn sách về Phương pháp Monterssori. Khi cầm bản tiếng Việt, tôi đã đọc một lèo, quên cả giờ ăn tối, quên luôn cả "nhiệm vụ" được giao từ đơn vị xuất bản. Bởi tôi được đọc cuốn sách về phương pháp giáo dục này bằng tiếng Việt với cách biên tập súc tích, kết cấu hợp lý và sự Việt hóa nhuần nhuyễn, khiến cho Montessori càng hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Đọc cuốn sách, tôi bâng khuâng nhớ về quãng thời gian tuyệt vời mà hai vợ chồng tôi đã trải qua cùng với con trai. Nếu như Phương án 0 tuổichúng tôi áp dụng chủ yếu ở thời kì mang thai và sơ sinh thì phương pháp Montessori chính là một trong những điều làm nên tuổi thơ của cháu. Tôi đã cố gắng áp dụng tất cả những gì có thể theo nguyên tắc và triết lý Montessori để có thể chơi cùng con, dạy con theo năm lĩnh vực bao gồm: Phát triển kĩ năng sống, giác quan, ngôn ngữ, toán học, các kiến thức về văn hóa. Áp dụng Montessori, tôi phải từ bỏ "cái tôi" của mình để từ vị tríngười bố, người thầy thành người bạn, người cùng chơi và may mắn lắm thì mới làngười hướng dẫn. Tôi thật vui khi Thái Hà Books, trong cuốn sách này đã làm một bản so sánh giữa phương pháp giáo dục truyền thống với ̀
Phương pháp Montessori. Ngoài việc giúp người đọc hiểu về những ưu việt của phương pháp Montessori đó còn là một cách nhìn khác về vị trí của người dạy. Cũng từ việc áp dụng phương pháp Montessori, tôi trở thành một người cha cần mẫn, kĩ càng từ những việc nhỏ nhất. Ví như, thay vì những chiếc bàn bình thường trong nhà, tôi dùng thêm lớp nệm cao su, bởi theo Montessori, việc làm nhỏ bé ấy sẽ dạy trẻ "rèn luyện nội tâm" cho con trẻ và còn biết bao việc làm khác nữa. Cũng từ phương pháp này, tôi nhận thức được rằng, trẻ từ 0 đến 6 tuổi là thời kì phát triển rực rỡ nhất. Bạn đừng bỏ qua thời kì đó vì nó sẽ không trở lại lần thứ hai trong cuộc đời. Nói như T.S Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Thái Hà Books: Bạn có thể có một tuổi thơ nuối tiếc nhưng bạn không có quyền làm cho con bạn một tuổi thơ tiếc nuối! Tôi yêu triết lý giáo dục của Montessori, rằng: Trẻ em cần phải quyết định tương lai của mình; rằng: Chúng phải được là người TỰ DO. Thay vì "nhào nặn" con mình, tôi đã khuyến khích để cháu sống lạc quan, tràn đầy niềm vui, niềm tin vào bản thân. Và trên tất cả, cháu được làm con người Hạnh phúc, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, khao khát khám phá và có một kiến thức khá tốt về văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử. Ở khía cạnh nào đó, cháu đã hướng tới điều tôi mong muốn khi áp dụng phương pháp, đó là có một "Bộ óc thẩm thấu" (Absorbent mind) với khả năng tự học và tự chiếm lĩnh tri thức tốt. Đây là những điều mà tôi được "hưởng lợi" từ Montessori! Và tôi tin, bạn cũng được thụ hưởng hoàn toàn những lợi ích đó khi áp dụng cuốn sách này cho những đứa con của mình.
Cuốn sách của Thái Hà Books lần này được tạo nên từ chính những người làm sách và làm MẸ. Họ, trước hết, bằng trái tim mẫn cảm đầy yêu thương của mình đã mong muốn được truyền bá một phương pháp dạy học đang được áp dụng ở hơn 5000 trường học trên thế giới. Với kết cấu rõ ràng, bố cục chặt chẽ, minh họa đầy đủ, cuốn sách đưa đến một cái nhìn tổng quan về phương pháp và giới thiệu cách dạy trẻ điển hình trên năm lĩnh vực mà Montessori đã đề ra.
Tôi biết, mỗi người làm cha làm mẹ đều có những cách dạy con khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khí chất và tâm lý trẻ. Tuy nhiên, với cuốn sách này, bậc cha mẹ nào cũng có thể cảm nhận ́ ̀ ́
thấy niềm khát khao của một nhà giáo dục lớn luôn mong muốn mang đến niềm vui cho trẻ: " Mục đích của Montessori là bảo vệ tâm hồn con người, giữ cho bản tính thật sự không biến mất. Đồng thời giải phóng nó khỏi áp lực xã hội". Và đó chẳng phải là mục đích tối cao của mỗi cha mẹ hay sao? Hãy đọc để nắm bắt lấy TINH THẦN của Montessori, bạn sẽ nghĩ ra nhiều cách khác, tự làm ra nhiều đồ dùng khác, có vô vàn những trò chơi khác, không gian khác cho đứa con thân yêu của mình. Chắc chắn bạn sẽ THÀNH CÔNG!
Điều cuối cùng tôi muốn nói là: Tôi đã áp dụng Montessori khi con trai mình từ thuở cháu còn ấu thơ, tôi đang và sẽ tiếp tục áp dụng tinh thần của Montessori khi con mình bước vào tuổi trưởng thành!
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
PGS.TS ĐỖ XUÂN THẢO
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Bố của tác giả nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam
LỜI TỰA
Maria Montessori là nhà giáo dục, bác sĩ người Ý. Sau khi tốt nghiệp Đại học Roma, bà được giữ lại làm bác sĩ phụ tá chuyên khoa lâm sàng tại Viện Tâm thần của trường. Tại đây, bà đã miệt mài nghiên cứu phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển và đã trở thành hiệu trưởng của trường dành cho trẻ em chậm phát triển. Không lâu sau đó, bà tiếp tục học chuyên ngành tâm lý học, giáo dục học, triết học tại Đại học Roma và lập nên "Ngôi nhà trẻ thơ" đầu tiên. Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nền giáo dục trên thế giới. Nhiều nhà giáo dục tại các nước như Anh, Mỹ và Đức đã dành nhiều lời ca ngợi về bà và phương pháp của bà như: "Montessori là một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất mang đến sự tiến bộ cho khoa học và được thế giới công nhận của thế kỷ XX."; "Khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em giai đoạn trước khi đi học không thể không nhắc đến phương pháp Montessori."; "Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết đến như Montessori là không nhiều. Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới." Kể từ khi Montessori trở nên nổi tiếng đến nay, trẻ em trên khắp thế giới đã và đang tiếp nhận phương pháp giáo dục tự chủ hoàn toàn khác biệt với phương pháp truyền thống. Tác phẩm của bà đã được dịch sang 37 thứ tiếng. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập Hiệp hội Montessori hoặc Tổ chức Đào tạo Montessori. Các trường học áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp giáo dục Montessori đã có mặt tại hơn 110 quốc gia. Tại Việt Nam, các lớp học cho trẻ em áp dụng phương pháp Montessori ngày càng được phụ huynh và các trường mẫu giáo yêu thích.
Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel1 để hình thành quan điểm về trẻ em mang tính ̀
cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một "sức sống nội tại" rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được "sức sống nội tại" đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Bà cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện "bí mật thời thơ ấu", phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.
"Montessori là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới... là người phụ nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc, biết viết - phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất ở phía nam như Argentina...”
– Nhật báo Brooklyn Eagle
Dựa vào tài liệu quan sát và thực nghiệm tại "Ngôi nhà trẻ thơ", Montessori đã đưa ra một loạt các quy luật có liên quan đến việc phát triển của trẻ em.
Quá trình phát triển của trẻ em có "giai đoạn phôi thai": Con người có hai giai đoạn phôi thai về sinh lý và tâm lý. Trong đó, giai đoạn phôi thai tâm lý chỉ có ở loài người. Thời kỳ mới sinh chính là sự bắt đầu của giai đoạn này. Đây là giai đoạn trẻ em tiếp nhận kích thích từ bên ngoài một cách vô thức để hình thành khả năng tiến
̀ ́
hành các hoạt động tâm lý. Người lớn cần phải tạo môi trường tốt để đáp ứng nhu cầu nội tại của trẻ em, từ đó loại bỏ những yếu tố bất lợi đối với "sức sống nội tại" của trẻ.
Quá trình phát triển của trẻ em có giai đoạn nhạy cảm: "Chính bởi có tính nhạy cảm này mà trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách hào hứng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể học một cách thoải mái, luôn tràn đầy sức sống và luôn thấy thích thú." Qua quá trình quan sát, Montessori đã tổng kết được những giai đoạn nhạy cảm của trẻ em, vận dụng vào việc giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ em để tâm lý của chúng được phát triển bình thường, tránh tình trạng bỏ qua cơ hội, gây trở ngại đối với quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Quá trình phát triển của trẻ em có tính giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 0 đến 6 tuổi) là giai đoạn hình thành tâm lý của trẻ em. Trong đó, từ 0 đến 3 tuổi là "giai đoạn phôi thai tâm lý". Trong giai đoạn này, trẻ không có các hoạt động tâm lý có ý thức mà chúng chỉ có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách vô thức. Giai đoạn còn lại là giai đoạn hình thành tính cách, trẻ em chuyển dần từ vô thức sang có ý thức, khả năng ghi nhớ, hiểu và tư duy dần hình thành, mối liên hệ giữa các hoạt động tâm lý cũng từng bước được tạo nên, đặc điểm tâm lý tính cách cũng xuất hiện. Giai đoạn thứ hai (từ 6 đến 12 tuổi) là giai đoạn tâm lý trẻ phát triển tương đối ổn định. Giai đoạn thứ ba (từ 12 đến 18 tuổi) là giai đoạn có những thay đổi lớn và từng bước trưởng thành.
Trẻ em trưởng thành trong "công việc": Montessori cho rằng, trò chơi sẽ dẫn trẻ em đến với thế giới mộng tưởng không thực tế, không thể hình thành tinh thần trách nhiệm với thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, chính xác, thực tế và thói quen tuân thủ kỷ luật cho trẻ em. Công việc mới chính là hoạt động chủ yếu mà trẻ em thích nhất, chỉ có công việc mới có thể giúp trẻ có được khả năng làm mọi việc và giúp cho tâm lý trẻ phát triển toàn diện. Bà coi hoạt động sử dụng các đồ vật là "công việc", coi hoạt động vui chơi là "trò chơi" và cho rằng, chỉ có "công việc" mới giúp trẻ em phát triển cả về tâm hồn lẫn thể chất. Sau khi quan sát và nghiên cứu, bà phát hiện ra rằng, trong khi làm việc, trẻ em rất thích và rất muốn có trật tự: chúng yêu cầu được làm việc độc lập, không muốn người lớn giúp ̀ ́
đỡ quá nhiều. Trong khi làm việc, trẻ em muốn được tự do lựa chọn phương tiện làm việc, tự do quy định thời gian làm việc. Chúng rất chuyên tâm, chăm chú vào công việc. Với những công việc có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ, chúng có thể làm đi làm lại cho đến khi hoàn thành.
Ở Việt Nam, phương pháp Montessori chưa được phổ biến rộng rãi, hay nói đúng hơn với đại bộ phận các bậc phụ huynh và giáo viên, đây còn là phương pháp mới mẻ. Hơn nữa, những cuốn sách có bản quyền về phương pháp Montessori hầu như không được xuất bản do Montessori đã qua đời cách đây khá lâu. Vì thế nhóm biên soạn mạn phép được tổng hợp các tài liệu về phương pháp này để biên soạn nên cuốn sách Phương pháp Motessori, chỉ với mục đích duy nhất là mong muốn nhiều trường mầm non, nhiều gia đình có thể hiểu một cách cơ bản về phương pháp, để từ đó học hỏi và áp dụng cho con em mình. Trên tất cả, mong muốn của chúng tôi là những đứa trẻ được dạy theo phương pháp Montessori sẽ là những đứa trẻ tự tin độc lập, phát triển toàn diện và cảm nhận cuộc sống với một thái độ trân trọng, hạnh phúc.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1. Lớp học Montessori
Trẻ phát triển thể chất thôi chưa đủ mà trẻ cần phát triển cả tinh thần
Những năm gần đây, điều kiện đời sống của trẻ ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt. Càng ngày, các bậc cha mẹ càng tham gia sâu vào sự phát triển của con cái mình cả về thể chất và trí tuệ.
Xã hội phát triển, kéo theo đó là điều kiện phát triển về thể chất của trẻ ngày càng được cải thiện, trẻ em ngày một khỏe khoắn, mạnh mẽ hơn. Đó cũng là nhờ vào sự tuyên truyền và phổ cập của khoa học đã mang lại cho chúng ta những ích lợi và kết quả như vậy. Các bà mẹ trẻ càng ngày càng áp dụng những kiến thức chăm con hiện đại, khoa học hơn. Rất nhiều những hội thảo để phổ biến kiến thức về nuôi con, mang thai và dinh dưỡng cho trẻ những năm đầu đời đã được tổ chức.
Khoa học hiện đại đã cung cấp
Rất nhiều bà mẹ trẻ nuôi con với sự ngộ nhận rằng, chúng ta có thể làm được
tất cả mọi thứ thay cho trẻ.
– Montessori
những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống, nhằm bảo đảm sự vận động có trật tự và có quy luật của tất cả các chức năng trên cơ thể trẻ. Ví dụ các nhà khoa học đã nâng cao vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ, chỉ trích việc bố mẹ quá mải lo kiếm tiền mà giao con cho một
bảo mẫu hay người giúp việc, nâng cao
việc thường xuyên tắm rửa cho trẻ, đề xuất việc thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi và vận động, nâng cao vấn đề để trẻ mặc quần áo gọn gàng đơn giản, bảo đảm cho giấc ngủ của trẻ được an toàn. Những tiêu chí này của khoa học cũng cho chúng ta biết rằng, đồ ăn thức uống của trẻ phải được cung cấp một cách vừa phải, hợp lý với nhu cầu thực tiễn của trẻ.
Nhưng mặt khác, khoa học không thể đem lại cho trẻ kĩ năng sống để giúp trẻ hòa nhập tốt nhất với cuộc sống khi trưởng thành. Nếu người mẹ chỉ chú ý vào chăm sóc thể chất cho con cái mình, không có một phương pháp cụ thể để phát triển cho trẻ về tinh thần, trí tuệ, thì trẻ lớn lên sẽ trở nên bị động, thiếu tính tự lập, không thể chăm sóc bản thân khi rời xa vòng tay của cha mẹ.
Điều mà Montessori muốn nói đến là, nếu là cùng một hành vi về chăm sóc thân thể, thế nhưng ta lại tiến hành một cách thiếu khoa học, thiếu trật tự, cũng sẽ khiến trẻ phát bệnh hoặc có thể dẫn tới tử vong; thế nhưng ta thực hiện điều đó một cách có khoa học, có trật tự và thực hiện một cách hợp lý sẽ mang đến năng lượng và sức sống cho con người.
Bà cho rằng: "Rất nhiều bà mẹ trẻ nuôi con với sự ngộ nhận rằng, chúng ta có thể làm được tất cả mọi thứ thay cho trẻ.”
Chẳng lẽ trẻ chỉ là những chiếc vỏ được nuôi dưỡng và trưởng thành dưới sự chăm sóc của chúng ta thôi sao? Sứ mệnh của trẻ đến với thế giới không lẽ chỉ để thỏa mãn một mong muốn duy nhất là cần có một cơ thể khỏe mạnh thôi sao?
Nếu sự thật đúng là như vậy, thì sứ mệnh của trẻ cũng chẳng khác gì sứ mệnh của những loài động vật mà chúng ta vẫn nuôi dưỡng hằng ngày, chẳng qua là chúng ta được ăn uống tốt hơn và thậm chí có thể ăn được những loài động vật chúng ta nuôi mà thôi.
Tất nhiên, sứ mệnh của loài người không chỉ có thế, phạm vi trong việc chăm sóc con cái rộng lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ chăm sóc về sinh lý và vệ sinh cho trẻ. Việc tắm cho trẻ, dùng xe
đẩy để đưa trẻ đi chơi công viên... Những việc làm này không có nghĩa là chúng ta đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, vai trò của "một người mẹ" được. Một con gà cũng có thể đưa các con mình tập trung tới một nơi nào đó để chơi, một con mèo mẹ cũng có thể dùng lưỡi để tắm táp cho mèo con, những việc làm đó của chúng cũng đâu khác gì các bà mẹ thuộc loài người chúng ta vẫn làm đâu.
Nếu chỉ có thế là chưa đủ và không nên, nếu người mẹ chăm sóc con cái mình chỉ có như vậy, thì tất cả những công sức mà người mẹ bỏ ra đều là phí công vô ích, người mẹ sẽ cảm thấy những đòi hỏi, những khát khao cao hơn của mình đã bị hạn chế!
Sự trưởng thành của trẻ không chỉ phát triển về mặt thể chất, mà quan trọng hơn nó phải được phát triển cả về mặt tinh thần, người mẹ luôn mong muốn được tìm hiểu sự phát triển về mặt tinh thần của đứa con yêu quý của mình diễn ra như thế nào, cho đến khi con mình lớn khôn thành một "người lớn thực thụ".
Tất nhiên, khoa học không những không ngừng phát triển theo chiều hướng này, ngược lại, sự phát triển này mới chỉ bắt đầu tiến bước tiến đầu tiên của mình, bởi vì cho đến nay, nền khoa học mới chỉ dừng lại ở việc chú ý tới giai đoạn phát triển về mặt sức khỏe. Cho dù thế nào chăng nữa, sự phát triển này vẫn phải tiếp tục phát triển hơn nữa, phát huy sự tích cực trong tinh thần và mục tiêu từ trước tới nay cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường khả năng tư duy của trẻ, đồng thời đưa những điều đó trở thành những điều có ích, một cuộc sống có tư duy mới là cuộc sống thuộc về con người. Nhà triết học Decater đã từng nói: "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại". Đồng thời với việc tích cực tìm tòi về mặt tinh thần, khoa học cũng cần chỉ dẫn cho trí tuệ, tính cách và những thứ diệu kỳ khác còn đang tiềm ẩn trong tinh thần ở dạng phôi thai có cơ hội được sáng tạo và phát triển.
Con người tồn tại được là do tư duy
Bởi vì cơ thể trẻ bắt buộc phải thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài để tiếp nhận nguồn thức ăn và không khí, cho nên, để hoàn thành công trình thuộc về sinh lý to lớn này, cũng đồng thời với
̀ ̀
việc hoàn thành sự trưởng thành về phương diện này, về mặt tinh thần cũng phải thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài để có được, nhưng nguồn nuôi dưỡng nó là gì thì còn phụ thuộc vào bản thân "quy luật trưởng thành" quyết định. Chúng ta không thể phủ nhận bản thân của hiện tượng trưởng thành là một công trình hết sức vĩ đại. Sự kiên cố của xương cốt, sự trưởng thành của cả một cơ thể, đại não có kết cấu tinh tế cùng với sự hình thành của răng... Tất cả những thứ này đều là một cuộc lao động thực sự của các cơ quan sinh lý, đó cũng là một quá trình chuyển hóa cần thiết mà các cơ quan trong cơ thể được trải qua trong quá trình phát triển.
Những nỗ lực này cùng với sự lao động bên ngoài của loài người, hoàn toàn không giống với những gì trong "xã hội sinh sản" vẫn làm và vẫn hướng tới, mà cái gọi là "xã hội sinh sản" này có thể được tiến hành thông qua việc học tập tại trường học, cũng có thể thông qua chính khả năng của loài người trong việc lao động sáng tạo, sự giàu có và việc cải thiện môi trường sống xung quanh trong xã hội.
Con người có thể thông qua việc lợi dụng người khác để né tránh "sự lao động từ bên ngoài", nhưng con người tuyệt đối không thể né tránh lao động bằng việc tư duy nội tại.
– Montessori
Tất nhiên, nếu nói tất cả những thứ này đều là "lao động" cũng không hoàn toàn đúng. Thực ra, trong một số giai đoạn phát triển quan trọng của quá trình phát triển, các cơ quan ít ra có thể thực hiện được một số nhiệm vụ bên ngoài, nhiều khi còn có thể hoàn thành với trình độ rất cao, với độ khó lớn thậm chí có thể làm được những việc vượt quá khả năng chịu đựng trong nhiệm vụ trưởng thành, ví dụ như việc bị tổn thương do lao động quá sức, chỉ đơn thuần với một nguyên nhân như vậy là có thể khiến một người bị kiệt sức thậm chí dẫn tới tử vong.
Montessori từng cho rằng: "Con người có thể thông qua việc lợi dụng người khác để né tránh "sự lao động từ bên ngoài", nhưng con
́ ̀
người tuyệt đối không thể né tránh lao động bằng việc tư duy nội tại." Ngoài sự sống và cái chết là do quy luật tự nhiên cưỡng chế bắt buộc, còn lại là con người thì bắt buộc phải tự mình lao động bằng trí óc. Loại lao động không thể né tránh và đầy khó khăn này
được gọi là "lao động của trẻ em".
Một số quan niệm về giáo dục truyền thống thì cho rằng, trẻ em thì chỉ nên ăn chơi, nô đùa. Ý muốn nói ở đây là trẻ nhỏ không nên lãng phí quá nhiều sức lực vào những thứ mà người lớn chỉ làm trong nháy mắt, hơn nữa dùng sức mạnh yếu ớt của trẻ để lao động cũng không có sức cống hiến, không mang lại lợi ích gì nhiều cho bản thân trẻ hay cho bất kỳ người nào khác.
Quan điểm trên chỉ là quan điểm phiến diện, một chiều. Trên thực tế, trẻ cũng không phải đang được nghỉ ngơi, mà chúng đang tiến hành một quá trình lao động trí óc thần bí nào đó, nhằm hoàn thành mục tiêu "tự hình thành" của mình. Trẻ đang lao động để trở thành một con người. Để trở thành người lớn, nếu chỉ dựa vào sự trưởng thành về thân thể thôi sẽ là điều không đủ, trẻ còn phải chuẩn bị nhiều thứ có liên quan đến bản chất hệ thống thần kinh và chức năng của hệ thống thần kinh, hơn nữa trí tuệ cũng cần phát triển tới một trình độ nhất định nào đó mới được.
Chức năng mà trẻ cần chuẩn bị được phân làm hai loại:
Chức năng hệ thống thần kinh vận động. Dựa vào chức năng này, trẻ sẽ có được sự cân bằng, trẻ sẽ biết học cách tập đi và biết cách phối hợp nhịp nhàng các động tác giữa tay và chân.
Khả năng cảm nhận. Dựa vào khả năng này, trẻ sẽ biết cảm nhận môi trường sống xung quanh, thông qua đó, trẻ sẽ không ngừng quan sát, so sánh và đánh giá, nhằm tạo ra nền tảng cho sự phát triển về trí tuệ.
Như vậy, dần dần trẻ sẽ thấy quen thuộc với môi trường sống xung quanh, đồng thời phát triển khả năng trí tuệ của mình. Trẻ sẽ vận dụng, luyện tập khả năng về ngôn ngữ của mình, nhờ sự vận động dây thần kinh được sinh ra trong việc phát âm, cách sử dụng
́
ngôn ngữ, câu từ mà trẻ sẽ hiểu được cấu tạo của tên gọi và văn phạm trong câu nói.
Chúng ta có thể tưởng tượng một chút, một người vừa mới chuyển tới một quốc gia hoàn toàn xa lạ, anh ta không hề biết đất nước này sản xuất mặt hàng gì, cũng không rõ về đặc điểm điều kiện tự nhiên, không biết về phong tục tập quán, chế độ xã hội và con người của đất nước này, anh ta càng không biết một chút gì về ngôn ngữ của quốc gia này, vậy thì trước khi anh ta chuyển đến đây sống, anh ta phải chuẩn bị để thích ứng với nơi này. Mà sự chuẩn bị này phải dựa vào chính bản thân anh ta, chứ không thể dựa vào ai khác. Anh ta bắt buộc phải đi quan sát, tìm hiểu, sau đó tự mình đánh giá, dần dần anh ta mới có thể làm quen được với mọi thứ ở đất nước này.
Vậy thì, với trẻ nhỏ sẽ như thế nào? Những vị "tân di dân" đến thế giới mới này, chúng còn quá yếu đuối, trước khi tất cả những cơ quan trên cơ thể được phát triển hoàn toàn, trẻ phải làm thế nào để học cách thích ứng với một thế giới hoàn toàn mới lạ như thế chỉ trong một thời gian ngắn?
Chúng ta phải biết vận dụng khoa học và dùng những phương pháp có lý tính để giúp trẻ hoàn thành quá trình lao động nội tại trong việc "thích ứng về cơ thể", điều này hoàn toàn khác với bất kỳ "sự lao động bên ngoài hoặc sản phẩm" nào.
Đây cũng là mục đích chính của Montessori trong phương pháp giáo dục trẻ. Phương pháp giáo dục của Montessori từ nội dung cho tới mục tiêu đều rất khoa học. Nó giúp cho trẻ đạt được sự tiến bộ cao nhất không chỉ về mặt vật chất, sinh lý mà còn giúp trẻ hoàn thiện về mặt tâm lý và phát triển trí tuệ.
Điều kiện của lớp học Montessori
Lớp học Montessori có mục đích mang đến cho trẻ một môi trường hoạt động mở, nó không có bất kỳ một loại hình cố định nào, nó hoạt động dựa trên khả năng điều chỉnh về vốn đầu tư và cơ hội có thể mang đến cho các em để tạo nên sự đa dạng hóa. Lớp
̀
học Montessori có lẽ là một nơi thực sự gọi là "Nhà". Điều đó cũng có nghĩa là ta nên có một số căn phòng và vườn hoa, trẻ sẽ trở thành chủ của những căn phòng này. Một vườn hoa có mái che là lý tưởng nhất, bởi như vậy trẻ có thể thỏa thích chơi đùa và nghỉ ngơi ngay dưới mái che này, trẻ cũng có thể đem bàn ghế của mình ra ngoài, dùng bàn để ăn cơm hoặc làm việc. Như vậy trẻ có thể tự do hoạt động ngoài trời mà không sợ mưa, nắng. Nơi đây thực sự được coi là "ngôi nhà trẻ thơ".
Phòng học tại trường là những căn phòng để trẻ có thể "lao động trí óc", cũng là nơi trẻ có thể tự do bày biện. Dựa vào tình hình nguồn vốn và vị trí, chúng ta vẫn có thể làm thêm một số căn phòng nhỏ bên cạnh, ví dụ phòng tắm, phòng ăn nho nhỏ, phòng khách nho nhỏ hoặc nơi nghỉ ngơi tập trung, phòng tập thể dục và nhà vệ sinh...
Nguồn: cmsmontessorischool. org
Đặc điểm bài trí của những căn phòng này phải thích hợp với trẻ nhỏ, chứ không phải dành cho người lớn, đồ dùng là những dụng cụ
chuyên dành cho trẻ trong việc phát triển trí tuệ, đó thực sự là một mô hình gia đình thu nhỏ dành cho trẻ. Những đồ gia dụng trong nhà phải thật nhẹ, để trẻ có thể dễ dàng dịch chuyển, và đồ nên được sơn màu nhạt, để trẻ có thể dùng nước và xà phòng rửa sạch. Trong phòng phải có các loại bàn với nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau, ví dụ hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, có loại to loại nhỏ.
Nguồn: lwmontessori. com
Hình chữ nhật là loại bàn phổ biến nhất, bởi như vậy hai, ba trẻ có thể cùng lúc dọn rửa chúng. Về ghế, tốt nhất nên dùng loại ghế gỗ, nhưng ta vẫn có thể dùng thêm một số loại ghế mây và ghế sô pha.
Trong phòng học của trẻ phải có vài ba đồ gia dụng cần thiết. Một cái dùng để mở chiếc tủ bếp dài. Tủ bếp phải thật thấp, để những trẻ có chiều cao khiêm tốn vẫn có thể bày biện, cất giữ một số dụng cụ như thảm, hoa hoặc những vật phẩm nho nhỏ lên. Trên tủ bếp được bày những dụng cụ giảng dạy, đó cũng là nguồn tài sản chung cho các em.
Còn một vật không thể thiếu trong tất cả các loại gia dụng trong phòng là tủ quần áo có hai đến ba ngăn kéo nhỏ, trên mỗi ngăn kéo đều có một núm cầm sáng rõ (hoặc có màu sắc hoàn toàn đối nghịch với màu sắc của tủ) và một tấm thẻ có viết tên của từng trẻ.
̀ ́ ̀
Mỗi trẻ đều có riêng một ngăn kéo, trẻ có thể cất vào đó những đồ dùng của riêng mình.
"Lớp học Montessori thực sự dạy bạn làm những điều của riêng bạn theo cách của riêng bạn và theo chu trình của riêng bạn. Đó luôn là môi trường vui vẻ, khôi hài như nó vốn có.”
– Sergey Brin,
một trong những nhà sáng lập Google
Những chiếc bảng đen được treo trên tường nên thấp một chút để trẻ có thể viết chữ lên đó, hoặc trẻ có thể tự do vẽ những bức tranh yêu thích, những bức tranh này sẽ thường xuyên được thay thế, như vậy cũng vừa để làm bối cảnh cho căn phòng. Những chủ đề mà trẻ thường vẽ là trẻ em, gia đình, phong cảnh tự nhiên, các loại hoa quả... Chúng ta cũng thường thấy trẻ hay vẽ những hình ảnh mà trẻ đã từng được nghe trong các câu chuyện cổ tích hoặc những nhân vật trong lịch sử. Trong phòng của trẻ lúc nào cũng được bày những thứ giúp trẻ được ngắm nhìn như các loại cây cỏ hoặc những loại cây nở hoa.
Trong phòng lao động còn được bày biện một thứ nữa, đó là những tấm thảm nhỏ có nhiều màu sắc khác nhau, màu đỏ, màu xanh dương, màu hồng, màu xanh cốm, màu nâu... Trẻ lúc nào cũng có thể để những tấm thảm nhỏ đó trên sàn nhà, chúng ngồi lên trên và dùng những dụng cụ học tập để luyện tập. Căn phòng này, như vậy sẽ to hơn những căn phòng khác một chút, không chỉ vì những chiếc bàn nhỏ và những chiếc ghế độc lập chiếm nhiều diện tích hơn, mà còn vì trong phòng cần có không gian trống nhiều hơn, để trẻ tùy ý bày biện những tấm thảm nhỏ lên trên.
Trẻ có thể đùa nghịch, trò chuyện hoặc chơi trò chơi, hoặc nghe nhạc trong phòng khách hoặc phòng hội họp. Trong phòng phải được thiết kế một cách cầu kỳ hoặc thật sang trọng, bốn bề phải được
bày biện nhiều các loại bàn nhỏ với đủ các loại kích cỡ khác nhau cùng các loại ghế vịn và ghế sô pha, trên tường phải được treo các
loại giá đỡ với kiểu cách và kích thước khác nhau, trên đó có thể bày các bức tượng điêu khắc, những bình hoa nghệ thuật hoặc các khung ảnh. Quan trọng nhất là, mỗi trẻ đều phải có cho riêng mình một chậu hoa, trẻ có thể tự trồng cho mình một cây xanh trong nhà, tự tay chăm sóc cây hàng ngày. Trên bàn của phòng khách nên đặt cuốn sổ to có nhiều hình thù với nhiều màu sắc, và một số đồ chơi luyện tập tính nhẫn nại của trẻ hoặc các loại hình hộp với nhiều loại hình thù màu sắc khác nhau, trẻ vừa có thể lấy để chơi, vừa có thể dùng chúng để tạo mô hình... Trong phòng nên đặt một chiếc đàn piano hoặc một chiếc đàn thụ cầm dành cho trẻ em hay một loại nhạc cụ bất kỳ. Thầy cô giáo cũng có thể ngồi trong căn phòng "câu lạc bộ" này để kể truyện cổ tích cho trẻ nghe, chắc chắn trẻ sẽ rất thích.
Cách bài trí trong phòng ăn cũng cần chú ý. Ngoài các bộ bàn ghế thấp, các vật dụng trong phòng cũng cần phải thấp như chạn bát phải đủ thấp để trẻ tự lấy và cất được bát đĩa, thìa dĩa và khăn
ăn. Đĩa phải là đĩa được làm bằng sứ, cốc và bình đựng nước phải được làm bằng thủy tinh. Trên bàn ăn lúc nào cũng phải có dao.
Ngoài ra phải có phòng thay quần áo cho trẻ. Trong phòng thay đồ, mỗi trẻ đều phải có riêng cho mình một chiếc tủ đựng quần áo và vách ngăn cách. Giữa phòng phải có một bồn rửa mặt được thiết kế đơn giản, bồn rửa này chủ yếu được tạo ra từ những chiếc bàn, trên mỗi chiếc bàn đều được đặt một chiếc chậu nhỏ, một bánh xà bông và dụng cụ cắt móng tay. Gần tường đặt bể chứa nước, trẻ sẽ lấy nước và đổ nước tại đây.
Thiết kế trong lớp học Montessori không tạo ra bất kỳ hạn chế nào, bởi tất cả mọi việc đều do các em tự làm. Trẻ tự dọn dẹp phòng, lau dọn và cọ rửa đồ gia dụng, sắp xếp lại bàn ghế, dọn rửa bát đĩa, quét dọn thảm và cuộn chúng gọn lại, trẻ còn tự giặt quần áo và luộc trứng... Về bản thân, trẻ cũng biết cách tự mặc và thay quần áo, khi thay ra trẻ sẽ móc quần áo của mình lên những chiếc móc nhỏ, những chiếc móc quần áo trong phòng đều rất thấp, giúp trẻ có thể tự mình móc và lấy được quần áo, nếu không trẻ sẽ gấp quần áo lại, ví dụ đối với những bộ quần áo mà
́ ́
trẻ đặc biệt yêu thích, trẻ sẽ gấp nó lại và cất vào tủ hoặc ngăn kéo đựng ga trải giường...
Đồ chơi và các trò chơi cần mang đến cho trẻ một "thế giới thu nhỏ" thật hoàn chỉnh, từ việc trẻ có thể chơi trò thay quần áo, mặc quần cho búp bê đến việc giả vờ chơi trò chơi nấu ăn, tất cả trẻ đều có thể chơi những trò chơi đó một cách thực thụ. Phương pháp này nhằm giúp trẻ làm quen với cuộc sống thực tế, để trẻ trở thành một diễn viên tự diễn vai diễn của mình trên sàn diễn cuộc sống. Chiếc máy đo chiều cao, cân nặng cũng là những dụng cụ cần thiết tại lớp học Montessori.
Công dụng của chiếc máy đo chiều cao, cân nặng cũng giống như cái tên của nó, máy dùng để đo chiều cao của trẻ, nó được làm từ một tấm bảng rộng hình chữ nhật, phần này là phần đáy của nó, từ
giữa phần đáy sẽ có hai chiếc cọc bằng gỗ đóng đứng thẳng lên, phía trên đỉnh dùng một mảnh kim loại dạng dẹt liên kết hai cọc gỗ đó lại với nhau. Mỗi chiếc cọc đều có chiếc que đo bằng kim loại, đây chính là kim chỉ thị, bên ngoài được bọc một chiếc khung cũng bằng kim loại, kim chỉ thị sẽ xê dịch lên xuống. Khung ngoài bằng kim loại và kim chỉ thị đều được làm từ mảnh kim loại, cuối đoạn còn được cố định bằng một quả bóng cao su. Phía sau hai bên cọc này sẽ được đặt một chiếc ghế làm bằng gỗ. Trên hai cọc sẽ được khắc các vạch đo. Những vạch đo của chiếc cọc có ghế ngồi sẽ được bắt đầu khắc từ vị trí chiếc ghế lên đến đỉnh, còn một chiếc cọc khác, vạch đo sẽ được bắt đầu khắc từ dưới đáy ghế khắc lên trên đỉnh, cũng có nghĩa là có thể cao tới 1 mét rưỡi. Phía có ghế ngồi là để đo chiều cao của trẻ khi ngồi, còn phía kia dùng để đo chiều cao toàn thân của trẻ. Tính hữu dụng của dụng cụ này là ở chỗ, nếu cả hai trẻ cùng phối hợp đo, thì cùng lúc ta có thể đo được cho hai trẻ.
Trẻ sẽ tự mình cởi giày và đứng vào vị trí sẵn sàng để đo, trẻ cũng có thể dễ dàng dịch chuyển kim chỉ thị, chiếc khung kim loại phía ngoài sẽ cố định rất chặt kim chỉ thị, thực ra nếu có dùng tay để dịch chuyển, thì nó cũng không bị lệch hướng. Ngoài ra, dụng cụ này cũng rất dễ thao tác, muốn xê dịch nó cũng không tốn nhiều
̀
công sức. Còn quả bóng nhỏ bằng cao su dùng để tránh việc trẻ không may đập đầu vào đỉnh dụng cụ thì cũng không bị tổn thương.
Trẻ rất thích dụng cụ này. "Chúng ta đi đo chiều cao đi?" luôn là một đề nghị thích thú của trẻ, cũng là việc mà trẻ có thể tìm được rất nhiều bạn bè cùng tham gia. Trẻ cũng sẽ tự mình lau chùi sạch sẽ cho chiếc máy. Mỗi khi lau chùi song, đứng ngắm chiếc máy sáng bóng, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về thành quả lao động mà trẻ đã tốn công bao sức mới có được.
Chiếc máy này cũng tiêu biểu cho tính khoa học trong phương pháp giáo dục của Montessori, bởi nó đã được tham khảo qua nghiên cứu về nhân loại học và sinh lý học của trẻ, mỗi trẻ đều có một hồ sơ trưởng thành riêng của mình. Hình ảnh trẻ tự mình đo chiều cao bên chiếc máy đã được quay thành phim, mọi người được chứng kiến hình ảnh từng em, từng em một tự nguyện đứng lên chiếc máy để đo chiều cao, trong đó có cả những trẻ nhỏ nhất.
2. So sánh giữa phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống của Việt Nam
3. Phát huy khả năng tự khẳng định mình của trẻ Kỷ luật và tự do
Cơ sở của phương pháp giáo dục bằng quan sát là sự tự do của trẻ em. Tự do chính là tính linh hoạt. Kỷ luật phải được thực hiện bằng tự do. Đây là nguyên tắc mà những người làm công tác giáo dục cảm thấy khó hiểu. Làm thế nào để bắt bọn trẻ tuân thủ kỷ luật trong tự do? Khái niệm về kỷ luật trong hệ thống giáo dục của hệ thống Montessori khác với khái niệm về kỷ luật thông thường. Nếu kỷ luật được xây dựng trên nền tảng tự do, thì kỷ luật sẽ có tính linh hoạt. Montessori không cho rằng, giống như một người câm không nói năng gì hay giống một người bị bại liệt nằm bất động mới gọi là tuân thủ kỷ luật. Đó là những người đánh mất bản thân mình chứ không phải người tuân thủ kỷ luật.
Người tuân thủ kỷ luật là người làm chủ bản thân và tuân theo những quy tắc trong cuộc sống để điều khiển hành vi của mình. Khái niệm kỷ luật ở đây có tính linh hoạt, không dễ để hiểu và cũng không dễ để áp dụng. Nhưng nó chứa đựng một nguyên tắc giáo dục vĩ đại, một nguyên tắc khác với nguyên tắc "không cho phép làm" của hình thức giáo dục cũ luôn tuyệt đối hóa và không được tranh luận.
Chỉ khi làm chủ được bản thân và tuân thủ một số nguyên tắc của cuộc sống, trẻ em mới có thể làm chủ được hành vi của mình, khi đó chúng mới được
coi là đã tuân thủ kỷ luật. Kỷ luật đó có tính linh hoạt, không dễ để hiểu và cũng không dễ để áp dụng. Nhưng nó chứa đựng một nguyên tắc giáo dục vĩ đại, một nguyên tắc khác với nguyên tắc "không cho phép làm" của hình thức giáo dục cũ luôn tuyệt đối hóa và thiếu tính độc lập.
– Maria Montessori
́
Muốn giúp trẻ hoàn thiện khả năng làm chủ bản thân thì giáo viên cần phải có những kỹ năng đặc biệt để hướng dẫn trẻ tuân thủ kỷ luật. Khi trẻ em học được cách hoạt động chứ không phải ngồi một chỗ, thì khi đó chúng đã biết cách học tập cho cuộc sống sau này, chứ không chỉ là vì học tập đơn thuần. Thói quen và thực tiễn sẽ giúp chúng năng động hơn, chúng sẽ có khả năng nói chuyện tự nhiên, cư xử đúng mực. Môi trường hình thành nên tính cách của trẻ em không chỉ là trường học mà còn môi trường xã hội.
Tất nhiên, sự tự do của trẻ phải được giới hạn trong phạm vi vì lợi ích của tập thể. Hành vi của trẻ phải đạt được mức độ được coi là được giáo dục tốt. Vì vậy, Montessori và các cộng sự đã tập trung quan sát bọn trẻ xem chúng có những hành vi xung đột hoặc làm người khác
tức giận hay không, hay có những hành vi thô lỗ, không lịch sự hay không. Đối với các hành vi khác, cho dù là hành vi gì, được thể hiện ra sao, giáo viên có thể cho phép học sinh làm, nhưng vẫn phải quan sát. Đây là điểm quan trọng. Sau khi được đào tạo, giáo viên phải có năng lực và phương pháp quan sát hành vi của trẻ. Trong hệ thống giáo dục Montessori, giáo viên là người quan sát bị động, chứ không phải người quan sát chủ động có ảnh hưởng tới học sinh. Điều đó phải được thể hiện bằng sự khát khao tìm hiểu, và họ phải tôn trọng tất cả những gì mà mình quan sát được. Giáo viên phải hiểu và tuân theo nguyên tắc của một người quan sát: tính linh hoạt thể hiện trong các hiện tượng.
Nguyên tắc này sẽ rất thích hợp với những trẻ lần đầu tiên bộc lộ tính cách của mình. Điều đáng sợ là chúng ta không biết đến những hậu quả khi chúng ta hạn chế những hành vi tích cực bộc phát của trẻ lúc mới bắt đầu, rất có thể chúng ta đã làm thui chột sự sống của mỗi trẻ. Trí tuệ mà con người bộc lộ ra khi còn nhỏ giống như mặt trời mới mọc. Chúng ta phải tôn trọng lần bộc lộ tính cách đầu tiên của trẻ. Bất kỳ hành vi giáo dục nào muốn có được hiệu quả mong muốn đều phải phát huy vai trò giúp sự sống phát triển. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tránh không có những hành động hạn chế hay áp đặt. Giáo viên phải được đào tạo và thực hành thực tế, đặc biệt là những người vốn quen với hình thức giáo dục kiểu cũ. Kinh nghiệm đào tạo đã cho thấy, hai phương pháp giáo dục có sự khác biệt rất lớn. Thậm chí, một giáo viên tuy đã hiểu rất rõ nguyên ́ ̀
tắc giáo dục này nhưng để áp dụng vào thực tiễn cũng là điều không dễ dàng. Bởi vì cô không hình dung được mình sẽ ở thế bị động như thế nào trong cuộc việc mới này, giống như nhà thiên văn học chỉ có thể ngồi bên kính viễn vọng quan sát bầu trời trong khi mọi thứ đều đang chuyển động xoay vần.
Chỉ khi được đào tạo, giáo viên mới có thể học được cách trở thành thành viên tự do của trường học. Bởi vì trong một thời gian dài trước đó, nhiệm vụ của cô là hạn chế hành vi của lũ trẻ. Ở đây ý chỉ cô giáo đã quen với phương pháp giáo dục truyền thống. Khi mới đến "ngôi nhà trẻ thơ"1, cô đã không thể làm cho bọn trẻ giữ trật tự. Cô rất bối rối và thấy có lỗi. Những giáo viên cũ thường nói rõ với giáo viên mới rằng, khi mới bắt đầu chuyện lộn xộn là điều bình thường. Nếu quả thật cô không thể làm được, cô chỉ cần trông coi bọn trẻ thôi. Cô lại cho rằng, nếu vậy thì thà cô xin nghỉ việc còn hơn, bởi như vậy cô cảm thấy mình không còn là giáo viên nữa.
Montessori phát hiện ra rằng, các giáo viên khi mới đến "ngôi nhà trẻ thơ" đều ra lệnh cho trẻ phải giữ trật tự. Họ thường yêu cầu trẻ "ngồi yên" mà không quan sát hay phân loại các hành vi của trẻ. Có một câu chuyện như thế này. Một cô bé gọi các bạn mình lại, cô bé đứng giữa vừa nói vừa ra hiệu bằng tay. Ngay lập tức, cô giáo chạy đến, cầm lấy tay cô bé và yêu cầu em không được làm thế. Thực tế, cô bé đó đang đóng vai cô giáo hay người mẹ để dạy các bạn cầu nguyện vào buổi sáng và làm dấu thánh. Một đứa trẻ khác thường xuyên nghịch ngợm quấy rối và bị coi là học sinh cá biệt. Một hôm, trong lúc em đang dịch chuyển chiếc bàn thì cô giáo yêu cầu em dừng lại vì em làm ồn. Thực ra đây là lần đầu tiên cậu bé muốn làm việc tốt, điều đó lẽ ra phải được trân trọng. Từ đó về sau, cho dù là dịch chuyển đồ vật gì hay để đồ vật lên bàn, cậu cũng làm rất nhẹ nhàng và vui vẻ giống như các bạn khác.
Sau khi kết thúc buổi học, cô giáo cất đồ dùng dạy học vào hộp, thì có một em lại gần, lấy những đồ dùng đó ra và muốn bắt chước cô giáo để lại vào trong hộp. Nhưng giáo viên không muốn bị làm phền, yêu cầu em quay về chỗ ngồi của mình. Thực ra, bọn trẻ chỉ muốn trở thành người có ích. Lẽ ra, giáo viên đã có một cơ hội
́ ́ ̀ ̀
tốt để dạy học sinh cất đồ đạc đúng chỗ. Nhưng khi yêu cầu trẻ trở về chỗ ngồi, giáo viên đã bỏ lỡ cơ hội đó.
Chúng ta lúc nào cũng chỉ cưỡng ép trẻ phải tôn trọng và phục tùng theo ý của chúng ta mà quên đi, không để ý đến những thứ mà trẻ thực sự cần. Chúng ta đối xử với trẻ một cách xem thường, thậm chí là cử xử với trẻ một cách thô lỗ. Hơn nữa, chúng ta còn kỳ vọng rằng lúc nào trẻ cũng phải biết phục tùng, biết phép tắc, bản năng học hỏi, bắt chước của trẻ giỏi đến mức nào, chúng ta lúc nào cũng ghi nhớ rằng sự trung thành và khâm phục của trẻ đối với chúng ta dễ thương như thế nào. Trẻ thường hay bắt chước chúng ta, vì vậy, chúng ta cũng nên cố gắng cư xử một cách thân thiện. Thân thiện không có nghĩa là nuông chiều. Thân thiện bao gồm hiểu được nguyện vọng của người khác, thích ứng với chúng, và vào những lúc cần thiết có thể sẵn sàng gạt bỏ mong muốn của chính mình. Đây chính là tinh thần thân thiện mà chúng ta phải thể hiện cho trẻ thấy được.
Một hôm, có nhóm học sinh vừa nói vừa cười đứng xung quanh một bồn nước. Cậu bé hai tuổi rưỡi đứng một mình bên ngoài. Cậu cũng rất tò mò. Montessori đứng đằng xa quan sát cậu bé. Đầu tiên cậu bé tiến lại gần như muốn chen vào bên trong, nhưng cậu không đủ sức, cậu bèn nhìn xung quanh, nét mặt rất đáng yêu. Cậu nhìn thấy một chiếc ghế nhỏ. Rõ ràng cậu muốn đặt chiếc ghế này phía sau các bạn, sau đó sẽ trèo lên ghế để xem. Cậu đi về phía chiếc ghế, nét mặt lộ rõ niềm hi vọng. Nhưng đúng lúc đó, một giáo viên nhấc bổng cậu lên, bế cậu vào bên trong để cậu nhìn bồn nước và nói: "Nào, cậu bé đáng thương, giờ con cũng có thể xem được rồi.”
Tất nhiên cậu bé đã xem được những thứ đồ chơi đang nổi trên mặt nước, nhưng cậu lại không hề được hưởng niềm vui khi tự mình vượt qua được khó khăn. Việc nhìn thấy những đồ chơi đó không có ý nghĩa bằng việc những nỗ lực của cậu sẽ khơi nguồn trí tuệ cho cậu. Trong trường hợp đó, chính giáo viên đã cản trở quá trình "tự giáo dục" của trẻ, không cho chúng cơ hội trưởng thành. Cậu bé muốn mình trở thành một người đi chinh phục thử thách, nhưng cậu đã bị hai cánh tay ghìm chặt mà không có cách nào thoát ra được. ̀ ́
Điều làm Montessori cảm thấy thú vị là nét mặt cậu bé chuyển dần từ vui mừng, lo lắng, tràn đầy hi vọng và cuối cùng chỉ còn lại sự ngơ ngác, ngây ngô đến tội nghiệp.
Điều thú vị, trẻ em có một tính cách đặc biệt là thường phát triển theo chiều hướng hướng ngoại, mang tính chủ động, trẻ muốn được tự mình lựa chọn những việc cần làm và nỗ lực hết mình để thực hiện, trẻ dựa trên những đòi hỏi từ nội tại của bản thân để thay đổi điều đó. Trẻ rất vui vẻ khi dùng chính nỗ lực của mình để khắc phục những khó khăn mà trẻ gặp. Trẻ sẽ rất nhiệt tình khi chia sẻ những thành công, những thắng lợi, những phát hiện của mình với những người khác. Vì vậy, chúng ta không nên can thiệp vào thế giới của trẻ, chỉ cần đứng từ xa quan sát, can thiệp kịp thời để phát huy tối đa tính chủ động của trẻ.
Hãy chờ đợi, sẵn sàng chia sẻ với trẻ niềm vui và cả những khó khăn mà trẻ đã phải trải qua. Khi trẻ cần đến sự đồng tình ủng hộ, chúng ta nên đáp lại trẻ một cách tích cực và nhiệt tình. Chúng ta cần kiên trì đối với sự tiến bộ chậm chạp của trẻ, đồng thời cần thể hiện sự hưng phấn và lòng nhiệt tình đối với những thành công của trẻ. Nếu như chúng ta có thể nói rằng: "Chúng tôi luôn cố gắng để hòa nhập cùng với trẻ, chúng tôi cư xử với trẻ giống như chính bản thân muốn người khác phải cư xử như vậy với mình.", thì cũng có nghĩa là chúng ta đã nắm bắt được nguyên tắc cơ bản nhất trong giáo dục và đó là mẫu hình lý tưởng.
Nguồn: mindfulmontessori. blogspot. com
Khi đã áp dụng phương pháp tuân thủ kỷ luật đó, chúng ta phải kiên trì đến cùng. Thời gian đầu sẽ rất khó khăn. Để tuân thủ kỷ luật một cách tích cực, việc đầu tiên là trẻ phải biết phân biệt tốt và xấu. Nhiệm vụ của giáo viên là quan sát trẻ xem chúng có bị nhầm lẫn giữa tốt và xấu hay không. Đây là điều mà các trường học áp dụng phương pháp dạy học kiểu cũ thường gặp phải. Montessori và các đồng nghiệp đã làm tất cả những việc đó với mục đích thiết lập kỷ luật tích cực, kỷ luật làm việc và kỷ luật có ích, chứ không phải loại kỷ luật bị động, phục tùng người khác.
Bọn trẻ đi lại trong phòng học, làm những việc có ích mà không có một hành vi thô lỗ nào. Đó mới chính là những đứa trẻ biết tuân thủ kỷ luật.
Trong các trường học khác, giáo viên sắp xếp học sinh ngồi thành hàng, mỗi em được một không gian nhất định. Giáo viên yêu cầu học sinh trật tự. Phòng học giống như một phòng họp. Sau này phương pháp của Montessori cũng sẽ đạt được hiệu quả như vậy, đó là
̀ ̀
sự khởi đầu của giáo dục tập thể, bởi có lúc chúng ta phải ngồi yên lặng để nghe buổi hòa nhạc hay buổi tọa đàm. Đó là điều mà ngay cả người lớn chúng ta nhiều khi cũng khó thực hiện được.
Sau khi đã thiết lập được kỷ luật cá nhân, Montessori và các giáo viên để học sinh ngồi vào chỗ mà chúng yêu thích và giữ kỷ luật. Họ cố gắng để bọn trẻ hiểu rằng việc sắp xếp, giữ trật tự là một việc tốt, sẽ làm mọi người vui vẻ. Vì vậy chúng phải giữ trật tự trong lớp
học. Đây là kết quả của giáo dục chứ không phải kết quả của việc áp đặt. Họ để học sinh hiểu nguyên tắc, chứ không bắt ép chúng làm. Đó là điều quan trọng nhất. Sau khi hiểu được nguyên tắc đó, trẻ sẽ không tự ý đứng lên, không làm ồn hay di chuyển sang vị trí khác. Còn khi chúng đứng lên, nói to thì đơn giản là vì chúng muốn làm như vậy, tức là chúng muốn rời khỏi trạng thái yên tĩnh có trật tự để làm một số việc một cách bộc phát. Điều đó cũng thật dễ hiểu. Khi chúng biết những hành vi đó là không được phép, chúng sẽ ghi nhớ và sẽ phân biệt được tốt và xấu.
Cùng với thời gian, các hoạt động có trật tự của bọn trẻ cũng trở nên nhịp nhàng và hoàn thiện hơn. Chúng đã học được cách kiểm điểm bản thân. Chúng đã hiểu được những nguyên tắc cần phải theo, còn các giáo viên thì đã quan sát được quá trình thay đổi từ hành vi vô thức sang hành vi có ý thức của trẻ.
Sau quá trình rèn luyện, trẻ đã có khả năng nhất định về việc lựa chọn hành vi. Khuynh hướng này từng bị lẫn lộn với những hoạt động vô thức không theo trật tự lúc mới đầu. Có thể nói rằng, chỉ khi phát huy được điều đó, bọn trẻ mới có thể bộc lộ tính cách rõ ràng. Chúng sẽ tự do thể hiện một cách tự giác.
Cũng có những đứa trẻ ngồi yên tại vị trí của mình nhưng chúng không hề hào hứng hay thậm chí là buồn ngủ. Có em lại rời khỏi chỗ của mình, cãi nhau, đánh nhau với bạn hoặc làm đổ các miếng gỗ và đồ chơi. Lại có những đứa trẻ bắt đầu có những hành vi mang tính phán đoán, như đặt một chiếc ghế vào một vị trí đặc biệt rồi ngồi lên đó, hay khiêng những chiếc bàn không dùng đến đặt cạnh nhau và chơi trò sắp xếp.
Do trẻ em là những cá thể không tự lập được, chúng thường bị hạn chế hoạt động, nên người lớn phải áp dụng phương pháp giáo dục lấy tự do làm nền tảng, để giúp đỡ các em thoát khỏi những ràng buộc đó. Nói cách khác, phải rèn luyện trẻ thoát khỏi ràng buộc bằng phương pháp hợp lý.
Tính độc lập ở trẻ
Chúng ta phải giúp trẻ thể hiện tính cách một cách tự do và tích cực, giúp chúng có được sự độc lập thông qua những hoạt động của chính mình. Cai sữa là bước mở đầu con đường đi tới độc lập của trẻ. Thế nào gọi là cai sữa? Đó là trẻ không còn phụ thuộc vào sữa mẹ, sữa mẹ được thay thế bằng những nguồn thực phẩm khác. Như vậy, phương thức sinh tồn đã phong phú hơn, tuy rằng khi mới bắt đầu, chúng chỉ quen được với một loại thực phẩm nào đó, nhưng ít nhất chúng đã bắt đầu có sự lựa chọn.
Thế nhưng, cho đến lúc đó, trẻ vẫn phải dựa vào người lớn, vì chúng vẫn chưa biết đi, chưa biết giặt quần áo, chưa biết mặc quần áo và cũng chưa biết thể hiện nhu cầu bằng lời nói. Đây vẫn là giai đoạn trẻ phụ thuộc vào người lớn. Khi được ba tuổi, trẻ đã có thể thể hiện sự độc lập của mình. Trẻ chưa nhận thức được ý nghĩa sự độc lập là do người lớn cứ luôn làm hết mọi việc cho trẻ. Hầu như chúng ta biến trẻ lệ thuộc vào mình mà không cho chúng cơ hội được tự thể hiện mình, được làm những việc liên quan đến bản thân..
Chúng ta thường "hầu hạ" trẻ, mà không lường trước được ảnh hưởng to lớn của nó đối với sự trưởng thành của trẻ. Chúng ta cho rằng để trẻ tự làm việc sẽ khiến mọi chuyện phức tạp lên, hay thời gian để chúng hoàn thành công việc quá lâu trong khi chúng ta chỉ làm trong nháy mắt. Người lớn thường thiếu kiên nhẫn với việc làm của trẻ. Chúng ta làm giúp trẻ đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng tự thể hiện bản thân của trẻ, về lâu dài đây là một hành động hết sức nguy hại.
"Montessori thực sự dạy bạn làm những điều của riêng bạn theo cách của riêng bạn và theo chu trình
của riêng bạn. Đó luôn là môi trường vui vẻ, khôi hài như nó vốn có.”
– Sergey Brin,
một trong những nhà sáng lập Google
Tất cả các hoạt động giáo dục đều phải hướng tới việc giúp trẻ phát triển tính độc lập. Chúng ta phải giúp trẻ học đi, học chạy, học trèo cầu thang, học cách nhặt đồ vật bị đánh rơi, học cách mặc và cởi quần áo, học cách tự tắm, học cách nói chuyện và biểu đạt nhu cầu của mình rõ ràng. Chúng ta phải giúp trẻ đạt được mục tiêu và nguyện vọng của chúng. Đó là một phần của giáo dục độc lập.
Chúng ta thường quen với việc phục vụ trẻ. Chính điều này sẽ hình thành thói quen ỷ lại của trẻ và ảnh hưởng đến những hoạt động của trẻ. Chúng ta thường coi trẻ là những con rối để rồi đối xử với chúng như với búp bê, chúng ta tắm cho chúng, cho chúng ăn. Trong khi đó, chúng ta chưa bao giờ nghĩ xem trẻ muốn gì, cảm nhận mọi thứ ra sao. Thực ra, trẻ phải tự làm mọi việc cho mình. Tạo hóa ban cho trẻ điều kiện về thể chất và trí tuệ để làm những việc đó. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Nếu một bà mẹ không dạy trẻ cách cầm thìa để đưa thức ăn vào miệng bằng cách làm mẫu, thì đó không phải là một bà mẹ tốt, vì người mẹ đó đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của con mình. Người mẹ đó đã coi con mình như là búp bê, chứ không phải như một con người mà tạo hóa đã giao nhiệm vụ chăm sóc vào tay bà.
Ai cũng biết rằng, dạy một đứa trẻ tự ăn cơm, tự giặt và mặc quần áo là một việc khó khăn và nhàm chán. Điều đó cần sự kiên nhẫn hơn cả khi cho chúng ăn, giặt hay mặc quần áo cho chúng. Nhưng dạy trẻ tự làm việc là công việc của một nhà giáo dục, còn làm thay chúng là công việc đơn giản của một người phục vụ. Công việc phục vụ đối với người mẹ là rất dễ dàng, nhưng lại có hại cho đứa trẻ, bởi vì việc đó sẽ gây trở ngại trong quá trình trưởng thành của trẻ, ảnh hưởng đến việc tự học của trẻ.
Thói quen luôn phục vụ trẻ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những nhà quý tộc có rất nhiều người hầu xung quanh sẽ càng
̀ ́ ́
ngày càng phụ thuộc vào những người hầu đó, thậm chí đến cuối đời có thể trở thành nô lệ của họ, khi mà cơ bắp không được vận động dần trở nên yếu ớt và cuối cùng mất khả năng hoạt động tự nhiên. Những người không bao giờ làm gì mà chỉ biết ngồi một chỗ ra lệnh sẽ trở nên chậm chạp. Cho đến một ngày, khi nhận ra hoàn cảnh của mình và muốn lấy lại sự độc lập, thì họ mới phát hiện ra rằng mình không còn khả năng độc lập nữa. Những sự giúp đỡ không cần thiết chính là rào cản của phát triển tự nhiên.
Phụ nữ phương Đông thích mặc quần, còn phụ nữ phương Tây thích mặc váy. Nền giáo dục gò bó ép buộc phổ biến ở các nước phương Đông hơn. Quan niệm giáo dục đó đã dẫn tới hiện tượng đàn ông là người phải lo kinh tế gia đình còn phụ nữ chỉ ở nhà quanh quẩn nơi gian bếp. Phụ nữ đã bỏ phí khả năng của mình và dần trở nên lạc hậu. Họ sống dựa vào người khác, và ngay cả tính cách cá nhân của mình cũng dần biến mất. Tuy là thành viên của xã hội, nhưng họ lại là những người không quan trọng. Họ đã từ bỏ khả năng tự bảo vệ mình trong cuộc sống.
Có một câu chuyện như thế này. Một chiếc xe ngựa chở một gia đình gồm có bố, mẹ và đứa con nhỏ đang men theo con đường nhỏ, bỗng bị một toán cướp chặn đường. Chúng hét lớn: "Đưa tiền đây nếu không sẽ chết." Lúc đó, ba người đã có những cách biểu hiện khác nhau. Người bố vốn là một tay thiện xạ. Ông nhanh chóng rút súng ra chiến đấu, đứa con vừa khóc vừa gào toáng lên rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy, còn người mẹ không có súng, cũng không thể chạy được do lâu không hoạt động và cũng do trang phục vướng víu, nên rất khiếp sợ và bất tỉnh tại chỗ.
Phản ứng khác nhau của ba người có liên quan chặt chẽ tới mức độ tự do và trạng thái độc lập của họ. Bọn cướp nhìn thấy tay nải của người phụ nữ bất tỉnh nên đã cướp lấy và bỏ đi. Người phụ nữ may mắn thoát chết.
Sự nguy hiểm của việc dựa dẫm vào người khác không chỉ ở chỗ nó "làm lãng phí cuộc sống", làm cho con người mất khả năng, mà còn làm cho tính cách của con người cũng bị thui chột.
́
Bây giờ chúng ta lấy một ví dụ khác. Có một anh công nhân thông minh, tay nghề cao. Anh có khả năng quản lý và hướng dẫn những thao tác khó trong công việc, vì vậy không những anh có thể làm việc tốt và nhanh, mà còn có thể đưa ra những ý kiến hợp lý. Anh trở thành người chủ trong công việc của mình, tức là anh có thể
điều chỉnh môi trường làm việc. Khi một người nào đó gặp rắc rối hoặc nổi giận, anh vẫn mỉm cười, biết cách kiềm chế bản thân. Khả năng kiềm chế đó có được là do anh tự tin về khả năng làm việc của mình. Thế nhưng, khi trở về nhà, nếu vợ nấu những món không hợp khẩu vị hoặc không dọn cơm đúng giờ, anh công nhân đó bèn nổi trận lôi đình, mắng vợ không tiếc lời. Thực ra đây không phải là chuyện kỳ lạ. Trong gia đình, anh không còn là người công nhân có năng lực đó nữa, mà khi đó người có năng lực là người vợ của anh, người phục vụ anh, nấu cơm cho anh ăn. Anh vui vẻ ôn hòa trong nhà máy, nơi anh có thể thể hiện năng lực của mình, nơi anh có thể chứng minh được sức mạnh của mình. Nhưng trong gia đình, anh là người được phục vụ, anh lại trở thành kẻ bắt nạt người khác. Nếu anh cũng biết nấu ăn, có lẽ anh sẽ trở thành người hoàn hảo. Khi hoàn thành những việc phục vụ cho cuộc sống và nhu cầu phát triển bằng nỗ lực của chính mình, chúng ta đã chinh phục được bản thân, và nâng cao khả năng của mình trong quá trình nỗ lực đó, để trở thành một người hoàn hảo.
Xóa bỏ thưởng phạt
Khi chấp nhận và thiết lập được những nguyên tắc này, thưởng và phạt sẽ tự nhiên biến mất. Một người tự do và biết kiềm chế mình sẽ theo đuổi phần thưởng nào có thể cổ vũ, khuyến khích bản thân. Khi người đó có được sức mạnh và độc lập, người đó sẽ có được những hoạt động tích cực mạnh mẽ.
Những ngày đầu đến với "ngôi nhà trẻ thơ", Montessori phát hiện ra rằng các giáo viên chưa nắm được phương pháp giáo dục của bà để thiết lập tự do và kỷ luật. Trong đó có một giáo viên, cứ bà không có mặt là cô áp dụng phương pháp giáo dục mà cô đã quen bấy lâu nay. Một hôm, bà tình cờ bước vào lớp và phát hiện em học sinh thông minh nhất lớp đang đeo một chiếc huy chương có hình chữ thập bằng bạc, còn một em học sinh khác đang ngồi trên một ́ ́ ́ ́
chiếc ghế có tay vịn được đặt ở nơi dễ thấy nhất trong phòng. Rõ ràng là em đeo chiếc huy chương đang được thưởng, còn em ngồi trên ghế đang bị phạt. Nhưng khi bà có mặt ở đó, người giáo viên đó không có bất cứ hành động gì với bọn trẻ. Bà đành im lặng ngồi quan sát.
Em học sinh được thưởng liên tục hoạt động, em chuyển đồ trên bàn của mình sang bàn của giáo viên, cất những đồ khác vào vị trí. Em rất say sưa với công việc của mình. Em đi đi, lại lại và chiếc huy chương bị rơi xuống đất lúc nào không hay. Em học sinh bị phạt nhặt chiếc huy chương lên, mân mê trên tay rồi hỏi bạn mình: "Cậu có biết cậu bị mất gì không?" Em học sinh được thưởng quay lại nhìn bạn, dường như cậu thấy khó chịu vì bị làm phiền, cậu trả lời: "Tớ không quan tâm." Cậu bé kia lại nói: "Có thật là cậu không quan tâm không? Thế thì để tớ đeo nhé?" Cậu bé trả lời: "Được, cậu đeo đi." Cậu bé như muốn nói với cậu bạn rằng: "Hãy để tớ yên.”
Cậu bé bị phạt chỉnh sửa lại sợi dây rồi đeo vào cổ phía trước chiếc yếm màu hồng. Như vậy cậu bé đã có thể ngắm nhìn sợi dây. Cậu chỉnh lại tư thế, đưa tay đặt lên chỗ vịn, ngồi thoải mái trong chiếc ghế. Cậu rất vui. Sự việc rất hợp logic. Phần thưởng có thể làm cho cậu bé bị phạt cảm thấy thỏa mãn, trong khi lại không làm cho cậu bé được thưởng hài lòng. Mặc dù cậu rất tích cực, chủ động và vui vẻ làm việc.
Các cô giáo ở lớp học Montessori thấy nhiều đứa trẻ bị phạt chỉ thích quấy nhiễu người khác mà lại không chú ý sửa sai. Họ sẽ bắt em đó ngồi một mình một góc phòng để tách riêng em ra. Họ sẽ để em ngồi trên một chiếc ghế có tay vịn rất thoải mái, em có thể
xem các bạn mình đang học tập, đồng thời họ cũng cho em những đồ chơi mà em yêu thích nhất. Cách làm này thường rất thành công trong việc làm cho đứa trẻ ngồi yên một chỗ. Em có thể quan sát các bạn đang học, điều đó có hiệu quả hơn cả lời giảng của cô giáo. Dần dần, em sẽ hiểu ra rằng, nếu được là một trong số những bạn trong lớp kia, em sẽ thấy mình xuất sắc, em sẽ rất muốn được về chỗ để học cùng các bạn. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này đối với những đứa trẻ không tuân thủ kỷ luật. Những đứa trẻ bị tách riêng ra phải được chăm sóc đặc biệt, giống ́
như sự chăm sóc dành cho em khi em bị ốm. Montessori thường làm như thế này. Bà bước vào lớp, tiến về phía cậu bé, rất quan tâm tới cậu, như thể cậu là học sinh nhỏ nhất trong lớp. Đối với những đứa trẻ phải tiến hành giáo dục về kỷ luật, chúng ta không biết tâm hồn chúng sẽ thay đổi như thế nào, nhưng có thể khẳng định rằng, sau khi được giáo dục về kỷ luật, những đứa trẻ đó sẽ có biểu hiện tốt hơn, và biểu hiện đó sẽ được duy trì về lâu dài. Chúng sẽ học được cách học tập, học được cách thể hiện mình, vì thế chúng sẽ rất tự hào. Chúng tỏ ra rất thân thiết với cô giáo hơn.
4. Thiết kế bài học theo phương pháp của Montessori Lên lớp cần đơn giản, thực tế và khách quan
Do đối tượng của việc lên lớp là các cá nhân, cho nên đơn giản là đặc điểm đầu tiên khi lên lớp cho học sinh. Dante1 đã đưa ra một gợi ý rất hay, ông nói: "Hãy làm những gì mình nói." Giáo viên nói càng cô đọng thì tiết học càng đặc sắc. Khi chuẩn bị lên lớp, giáo viên
phải cân nhắc đến giá trị trong từng lời nói của mình.
Một đặc điểm khác là rõ ràng. Giáo viên phải loại bỏ những nội dung không phù hợp với thực tế, chú ý trọng tâm khi giảng bài, tránh tình trạng tràn lan. Điều này cũng nằm trong đặc điểm đơn giản. Hai đặc điểm vừa nêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, giáo viên phải lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với thực tế khi lên lớp.
Đặc điểm thứ ba là khách quan. Khi giảng bài, giáo viên phải kìm nén cảm xúc của mình. Khi kể một câu chuyện để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên phải đảm bảo tính chân thực của câu chuyện đó. Giáo viên phải nhận thức được rằng, nội dung đơn giản, dễ hiểu
chính là sự giải thích cho đối tượng khách quan và là lời thuyết minh cho học sinh.
Khi lên lớp, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là quan sát, bao gồm cả việc để cho học sinh nắm bắt và giải thích được nội dung học. Vì vậy, giáo viên phải quan sát học sinh xem chúng có hứng thú với đối tượng quan sát hay không, hứng thú như thế nào, thời gian hứng thú
là bao lâu, thậm chí giáo viên phải quan sát những biểu hiện trên nét mặt của học sinh. Một điểm đáng lưu ý là, trong quá trình quan sát, giáo viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc về tự do, vì nếu vi phạm nguyên tắc đó, giáo viên sẽ khiến cho sự nỗ lực của trẻ trở nên không tự nhiên, không chân thực, vì thế giáo viên cũng không thể tìm hiểu được những hành vi tự nhiên của trẻ.
Nếu giáo viên lên lớp đáp ứng đúng yêu cầu về tính đơn giản, rõ ràng và khách quan chân thực, mà học sinh vẫn chưa hiểu được nội dung học trên lớp, không hiểu cách giải thích của giáo viên, thì khi đó giáo viên phải chú ý tới hai việc: Một là, không lặp lại những nội dung như vậy ở những lần sau; Hai là, không để học sinh cảm thấy mình phạm sai lầm hoặc nghĩ là cô giáo không hiểu chúng. Bởi nếu như vậy, học sinh sẽ cố gắng hết sức để hiểu, khi quan sát, giáo viên sẽ thấy chúng có sự thay đổi về tâm lý, như vậy kết quả quan sát được sẽ không chân thực.
Montessori đã nêu vài ví dụ để nói rõ vấn đề này. Cô giáo dạy một em phân biệt màu đỏ và màu xanh. Cô muốn em chú ý về màu sắc nên nói: "Hãy xem cái này!" Cô cho em xem màu đỏ, nói chậm rãi và rõ ràng: "Đây là màu đỏ." Sau đó cô lại cho em xem một màu khác và nói: "Đây là màu xanh." Để học sinh hiểu khái niệm về màu sắc, cô giáo nói: "Hãy đưa màu đỏ cho cô" hoặc: "Hãy đưa màu xanh cho cô". Nếu học sinh đưa sai, cô giáo không nên lặp lại bài tập này nữa mà nên tỏ ra thân thiện với em, ví dụ như bằng một nụ cười chẳng hạn, sau đó cất những đồ vật đó đi.
Thông thường, các giáo viên sẽ cho rằng, lên lớp như vậy quá đơn giản và họ tỏ ra ngạc nhiên. Họ thường nói, ai cũng có thể làm được thế. Quả đúng như vậy, điều đó có vẻ giống câu chuyện về quả trứng1 của Colombo. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng biết làm những công việc đơn giản đó. Việc phải kiểm soát hành vi của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn và lên lớp theo tiêu chí đơn giản, rõ ràng, khách quan là một việc không dễ, đặc biệt là với những giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống. Họ thường nói những câu thừa, thậm chí có lúc còn nói dối trước mặt học sinh. Có một giáo viên trường công lập thường nhận dạy những tiết học tập thể ở lớp học Montessori. Giáo viên đó giải thích rất cặn kẽ những ̀ ́ ̀
điều đơn giản và bắt bọn trẻ ngồi nghe. Không phải đứa trẻ nào cũng muốn nghe, vì thế cô lại lên lớp theo hình thức như sau, cô nói: "Các em, ai có thể đoán được trong tay cô có gì nào?" Rõ ràng cô biết là bọn trẻ không thể đoán ra được, nhưng cô muốn dùng phương pháp sai lầm này để thu hút bọn trẻ. Sau đó cô sẽ nói: "Các em hãy nhìn bầu trời bên ngoài. Các em đã bao giờ nhìn lên đó chưa? Các em đã bao giờ để ý đến bầu trời đêm lung linh đầy sao chưa? Không! Hãy xem chiếc tạp dề của cô, các em có biết nó màu gì không? Xem ra màu của nó không giống với màu của bầu trời nhỉ? Tốt lắm, hãy xem màu sắc trong tay cô nhé. Nó có màu giống như của bầu trời và của tạp dề. Đó là màu xanh. Bây giờ các em hãy nhìn xung quanh xem có đồ vật nào có màu xanh không. Em có biết quả anh đào màu gì không? Còn hòn than trong lò sưởi có màu gì?" Vân vân và vân vân.
Sau khi bọn trẻ đoán già đoán non một hồi, trong đầu chúng chứa đầy một mớ khái niệm, nào là bầu trời, tạp dề, anh đào... Trong mớ hỗn độn đó, chúng rất khó để phân biệt nội dung chính của buổi học chính là phân biệt màu đỏ và màu xanh. Đối với chúng, việc có được khả năng lựa chọn và phân biệt dường như là điều không thể. Chúng không thể theo kịp phương pháp giảng dạy lan man, dài dòng như vậy.
Montessori từng đến dự giờ một lớp học toán. Giáo viên dạy học sinh phép tính 3+2=5. Cô giáo dùng một cái bàn tính, bên trên có những con tính màu sắc sặc sỡ. Ở hàng thứ nhất cô chọn ra hai con tính, ở hàng tiếp theo là ba con tính, hàng cuối cùng là năm con tính. Bà không biết giờ học đó sau đấy như thế nào, nhưng bà để ý thấy cô giáo còn gắn một hình người làm bằng giấy mặc váy xanh đang nhảy múa lên trên hàng thứ nhất và lấy tên một em học sinh trong lớp đặt cho người giấy đó, cô nói: "Đây là Maritina." Sau đó cô lại gắn một hình người bằng giấy có màu khác lên hàng thứ hai, và đặt tên là "Ghigina". Bà không biết liệu giờ học có đạt được mục tiêu dự kiến hay không, chỉ biết rằng, cô nói rất nhiều về người giấy và còn di chuyển chúng. Ngay cả bà cũng chỉ nhớ đến những người giấy đó chứ chẳng nhớ gì tới phép tính. Nếu bọn trẻ có thể học được phép tính 3+2=5 thì có lẽ chúng đã phải nghĩ nát óc, còn cô
̀ ́ ́
giáo thì lại nghĩ rằng việc nói chuyện lâu như thế với người giấy là điều cần thiết.
Ở một giờ học khác, cô giáo đang dạy về phân biệt tiếng ồn và âm nhạc. Đầu tiên cô kể cho học sinh nghe một câu chuyện dài, bỗng có người gõ cửa (điều này cô đã sắp xếp từ trước). Thế là cô giáo dừng lại, nói to: "Cái gì đấy?
Nguồn: www. brazosmontessori. com
Có chuyện gì thế? Các em có biết người gõ cửa kia đã làm gì không? Cô không thể kể chuyện tiếp được, cô không nhớ được nữa rồi, cô phải đi thôi... Các em biết đã xảy ra chuyện gì không? Các em nghe thấy gì nào? Giờ các em đã hiểu chưa? Đó là tiếng ồn.... Ôi! Cô rất thích chơi với em bé này (cô cầm chiếc đàn mandolin lên và đặt lên bàn, chiếc đàn được trang trí rất đẹp). Đúng vậy, em bé à, cô rất muốn chơi cùng em. Các em có thấy em bé cô đang bế trong tay không?" Vài đứa trẻ trả lời: "Đó không phải em bé." Những đứa trẻ khác lại nói: "Đó là đàn mandolin." Cô giáo vẫn tiếp
tục: "Không, không, đây là em bé mà. Cô thích em bé này. Các em hãy giữ trật tự nào. Cô nghe thấy tiếng em bé khóc. Có lẽ em bé đang nói chuyện, hay là nó đang nhớ bố mẹ cũng nên." Nói rồi, cô giáo đặt chiếc đàn lên bàn và đánh một khúc nhạc. "Các em nghe này! Có phải các em nghe thấy tiếng khóc không? Các em có nghe thấy tiếng bé gọi không?" Bọn trẻ hét lên: "Đó là đàn mandolin, cô đã đánh chiếc đàn đó." Lúc đó, cô giáo mới nói: "Trật tự, trật tự, các em. Nghe cô nói tiếp này." Cô giáo cầm cây đàn lên và đánh lên mấy tiếng rồi nói: "Đây là âm nhạc.”
Để bọn trẻ học phân biệt tiếng ồn và âm nhạc theo cách đó quả là buồn cười và hoang đường. Rất có thể bọn trẻ sẽ có ấn tượng như thế này: cô giáo đang đùa; cô giáo thật ngốc vì khi bị làm phiền là quên hết mọi thứ, vì cô bảo chiếc đàn mandolin là em bé. Rất có thể, sau giờ học đó, bọn trẻ chỉ nhớ đến hình ảnh của cô giáo chứ chẳng hề để ý đến nội dung buổi học.
Việc lên lớp một cách đơn giản, rõ ràng đối với những giáo viên quen với phương pháp truyền thống này là điều không dễ dàng. Có lần sau khi trao đổi tỉ mỉ với giáo viên về giáo án, Montessori để một giáo viên lên lớp dạy học sinh phân biệt hình vuông và hình tam giác bằng phương pháp lắp ráp. Nhiệm vụ của giáo viên rất đơn giản, chỉ là làm mẫu cho bọn trẻ, lắp những khối gỗ hình vuông và hình tam giác vào đúng vị trí của nó. Rồi nói với học sinh đâu là hình vuông, đâu là hình tam giác. Thế nhưng giáo viên đó đã gọi bọn trẻ lên và bảo chúng sờ vào những khối gỗ hình vuông, cô nói: "Đây là một cạnh, đây là một cạnh khác, lại một cạnh khác, và ở đây còn một cạnh nữa. Miếng gỗ này có bốn cạnh. Các em hãy chỉ cho cô xem và nói cho cô biết tất cả có mấy cạnh. Còn có cả góc nữa, hãy đếm xem có bao nhiêu góc, tất cả là bốn góc phải không. Các em hãy nhìn miếng gỗ này, đây là hình vuông." Khi góp ý cho giáo viên đó, bà nói rằng, làm như thế không phải là cách để dạy các em phân biệt hình khối, mà là đang dạy các em về cạnh, góc và số. Hai việc đó hoàn toàn khác nhau. "Không, hai việc đó giống nhau mà." Giáo viên đó vẫn cực lực biện hộ cho bản thân. Thực tế không phải như vậy. Một bên là phương pháp phân tích hình khối, một bên là tính toán. Bọn trẻ có thể hiểu khái niệm về hình bốn cạnh, nhưng chúng không thể đếm đến số bốn, nên không thể hiểu khái niệm ̀ ́ ́
về số cạnh và số góc. Cạnh và góc là những khái niệm trừu tượng không có thật, nó chỉ được thể hiện qua một khối gỗ. Giáo viên giải thích tỉ mỉ như vậy đã khiến bọn trẻ thấy khó hiểu, vì đồ vật cụ thể và khái niệm trừu tượng đã bị lẫn vào với nhau (hình dạng và số).
Montessori bèn nói với giáo viên đó, nếu bây giờ có một kiến trúc sư muốn chỉ cho cô xem một trần nhà hình tròn vì cô thích hình tròn, anh ta có thể chỉ cho cô xem bằng hai cách. Một là, anh ta chỉ cho cô xem vẻ đẹp của những đường viền, sự cân đối về tỉ lệ, sau đó đưa cô vào phía trong ngôi nhà, đưa cô lên tận phía trên trần để cô có thể thấy được đầy đủ tỉ lệ tương đối của kết cấu. Như vậy ấn tượng tổng thể của cô về trần nhà hình tròn được thiết lập dựa trên sự tìm hiểu về tổng thể kết cấu. Cách thứ hai là, anh ta để cô đếm số cửa sổ, đếm đường viền, anh ta còn vẽ cho cô xem, giới thiệu phong cách thiết kế của anh ta, thậm chí giới thiệu cho cô nguyên lý về tĩnh lực học, nguyên lý tính toán và các công thức toán học. Với cách thứ nhất, cái mà cô có được là ấn tượng về hình dáng của trần nhà. Với cách thứ hai, có thể cô không tìm hiểu được gì, thậm chí khi rời khỏi ngôi nhà đó cô còn nghĩ là, cái tay kiến trúc sư này cứ như là đang nói chuyện với một kiến trúc sư chứ không phải với một người tham quan kiến trúc ngôi nhà như cô. Cô chỉ muốn ngắm những cảnh đẹp xung quanh mà thôi. Tương tự như vậy, nếu không trực tiếp nói với đứa trẻ rằng: "Đây là hình vuông", sau đó để cho nó tiếp xúc với khối gỗ hình vuông để giúp nó hình thành khái niệm về hình khối, mà lại đi phân tích một hồi về hình dạng của những khối gỗ hình vuông đó, thì kết quả thu được sẽ giống như kết quả mà người kiến trúc sư kia thu được khi chọn cách giới thiệu thứ hai.
Khi dạy về hình khối cho học sinh, nếu chúng ta kết hợp cả việc dạy về khái niệm toán học, thì chúng ta có cảm giác bọn trẻ sẽ biết sớm. Nhưng chúng ta lại không thể tin bọn trẻ sẽ làm được vì chúng còn quá nhỏ, chúng không thể hiểu được hình dạng đơn giản. Ngược lại, việc để bọn trẻ thấy những ô cửa sổ hay những chiếc bàn hình vuông lại không khó. Chúng có thể nhìn thấy những hình dạng đó trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải để học sinh chú ý đến những hình dạng nhất định, để ấn tượng của chúng về những hình dạng đó càng thêm rõ ràng, và hình thành một khái niệm bền vững ̀ ̀ ́ ́ ̀
trong đầu. Điều đó giống như khi chúng ta đang ngắm mặt hồ, thì có một họa sĩ nói với chúng ta rằng: "Bờ hồ in bóng xuống mặt nước thật đẹp!" Lúc đó tự dưng chúng ta cảm thấy cảnh vật sáng bừng lên và rất ấn tượng, trong lòng trào dâng một niềm vui khó tả khi cảm nhận được rằng những gì chúng ta cảm nhận trước đó giờ đã được cụ thể hóa.
Đó là nhiệm vụ của chúng ta: trên con đường phát triển, chúng ta đừng quên mang đến cho bọn trẻ ánh sáng để soi sáng con đường chúng đi.
Những tiết học gợi mở đó có tác dụng gì với trẻ em? Nó giống như việc một người vừa đi trong rừng một mình vừa nghĩ ngợi, yên tĩnh và cảm thấy hạnh phúc, để cho tâm hồn được tự do. Bỗng, tiếng chuông từ xa vọng tới làm anh ta bừng tỉnh, anh ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về sự yên tĩnh và vẻ đẹp nơi anh ta đang đứng.
Khơi gợi sự sống, để sự sống phát triển tự do, đó chính là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Khi thực hiện công việc tinh tế đó, chúng ta cần đến nghệ thuật, cần nắm bắt cơ hội, không gây ra những ảnh hưởng sai lệch. Tâm hồn trẻ em đang phát triển mạnh mẽ, sự sống của chúng dựa vào sức mạnh của chúng, nhiệm vụ của chúng ta chỉ là giúp đỡ chúng. Nghệ thuật đó phải được phương pháp khoa học soi đường chỉ lối.
Nếu có thể chạm vào tâm hồn từng học sinh bằng phương pháp đó, cô giáo sẽ giống như một vị thần linh, khơi gợi và đánh thức sự sống trong các em. Cô sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các em, từ động tác cho đến lời nói. Học sinh sẽ tỏ ra hoạt bát, chúng sẽ yêu quý cô, gần gũi với cô và nghe lời cô. Sẽ có một ngày, cô giáo cảm thấy ngạc nhiên khi tất cả học sinh đều nghe lời mình, thân thiện với mình. Chỉ cần cô ra hiệu, chúng sẽ rất vui vẻ làm theo, bởi vì chính cô là người giúp chúng có sinh lực, chúng chờ đợi, hi vọng có thể có được sức sống mới từ cô.
Điều đó đã được chứng minh bằng thực tế. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến những người đã từng tham quan "ngôi nhà trẻ thơ" cảm thấy kinh ngạc. Dường như ở đó họ giúp học sinh thiết lập
̀ ̀
quan niệm về kỷ luật tập thể bằng một ma lực siêu hình. Năm sáu chục đứa trẻ từ hai tuổi rưỡi đến sáu tuổi bất kể là ngồi cùng nhau hay ngồi riêng đều biết giữ trật tự, trật tự đến mức tuyệt đối. Khi cô giáo nói: "Nào, các em hãy đứng dậy, nhón chân lên và đi vài vòng quanh phòng, sau đó trật tự về chỗ ngồi.", thì ngay lập tức bọn trẻ đứng lên, rất trật tự và làm theo lời cô giáo. Chúng làm với tinh thần vui vẻ và tự hào. Chúng giống như những nhà thám hiểm, nhiệt tình và phục tùng, chúng tuân thủ những trật tự theo cách của mình.
Về vấn đề kỷ luật, cách làm của họ có lẽ giống với "Thuyết quả trứng" của Colombo. Người chỉ huy dàn nhạc phải luyện cho các thành viên phối hợp hài hòa khi diễn tấu, còn mỗi thành viên dàn nhạc phải rèn luyện kỹ thuật của mình thật hoàn hảo trước khi chiếc đũa chỉ huy cất lên.
Phương pháp giáo dục áp dụng trong trường công lập rất khác. Nó giống như một vị chỉ huy dàn nhạc đang hướng dẫn các thành viên luyện những nhạc cụ và thanh âm khác nhau, để rồi mang lại những tiết tấu đơn điệu và lộn xộn.
Bởi vậy, Montessori và các cộng sự thấy rằng, những người tuân thủ kỷ luật nhất đều là những người được rèn luyện tốt nhất, họ có tố chất rất tốt. Rèn luyện và sự hoàn hảo đều có được trong quá trình tiếp xúc với những người khác. Sự hoàn hảo của một tập thể không thể có được khi mà những thành viên của nó biểu hiện không tốt, cũng không thể có được khi bị bắt ép phải làm.
Về mặt tâm lý học trẻ em, họ thiên về những kiến thức có được trong thực tế. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn hi vọng điều khiển được bọn trẻ bằng sức mạnh hay những quy định, chứ không phải bằng cảm xúc. Có thể thấy rằng, chúng ta không hiểu về cuộc sống của chúng, cũng không hiểu về chúng. Nhưng nếu chúng ta loại bỏ những hành động hạn chế sự phát triển của chúng, những biện pháp thô bạo ngu xuẩn bắt ép chúng, trẻ em sẽ thể hiện bản tính tự nhiên của mình cho chúng ta thấy.
Sự ngoan ngoãn và đáng yêu của bọn trẻ làm cho chúng ta nhận thức được rằng, trẻ em vẫn bị những ràng buộc và những đối xử bất công. Khát vọng của trẻ em về tri thức rất mãnh liệt, thậm chí còn vượt lên cả tình yêu với những điều khác. Điều đó làm chúng ta nghĩ tới một chân lý: Con người luôn có khát khao làm chủ tư tưởng, để cho những trói buộc dần được gỡ bỏ.
CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1. Thực hành kỹ năng sống
Tại lớp học Montessori, như đã nói ở trên, mọi vật dụng đều phải nhỏ gọn, dễ di chuyển và phù hợp với kích thước chiều cao của trẻ, với mục đích là trẻ phải tự làm được mọi việc. Các em có cơ hội quan sát người lớn làm và sau đó tự mình thực hành các bài tập liên quan đến kỹ năng sống.
Giáo viên hướng dẫn các em tự làm vệ sinh, ví dụ như việc rửa tay và làm sạch móng tay. Có lúc giáo viên còn dạy các em rửa chân, đánh răng, súc miệng, dạy các em chú ý khi rửa tai và mắt. Giáo viên dạy các em cách vệ sinh cá nhân, như rửa mặt phải dùng nước sạch, rửa tay phải dùng xà phòng và nước, đánh răng bằng bàn chải... Giáo viên dạy các em lớn giúp đỡ các em nhỏ hơn, như vậy những em nhỏ hơn sẽ học cách chăm sóc bản thân nhanh hơn.
Nguồn: fromthesheepfold. blogspot. com
Sau khi việc kiểm tra vệ sinh tiến hành xong, giáo viên để các em mặc tạp dề. Bọn trẻ đều có thể tự mặc hoặc nhờ các bạn mặc cho mình. Sau đó bắt đầu việc kiểm tra phòng học, xem mọi thứ trong phòng có sạch sẽ hay không. Giáo viên dạy các em cách quét dọn những góc có nhiều bụi, dạy các em cách sử dụng những dụng cụ lau chùi, quét dọn trong phòng, như khăn lau, bàn chải và chổi. Các em sẽ làm những việc này rất nhanh nếu được tự do làm việc. Sau đó các em sẽ ngồi vào chỗ của mình, giáo viên sẽ giảng về tư thế ngồi đúng: giữ trật tự, hai chân đặt xuống sàn, tay đặt lên bàn, đầu giữ thẳng. Sau đó, các em đứng dậy hát Thánh ca. Giáo viên dạy các em khi đứng lên và ngồi xuống cố gắng không gây ra tiếng động. Làm như thế trẻ sẽ học được cách cẩn thận và giữ trật tự khi đi lại.
Nguồn: fromthesheepfold. blogspot. com
Cuối cùng, giáo viên bố trí các bài tập bằng động tác, như lễ nghi khi gặp và khi tạm biệt, cách cúi chào nhau, khi cầm đồ vật phải nhẹ nhàng, giữ lễ khi nhận đồ vật... Giáo viên sẽ hướng cả lớp chú ý đến những học sinh giữ vệ sinh sạch sẽ, những phòng học được thu dọn gọn gàng, những lớp học trật tự, hay những động tác đẹp mắt của một em nào đó. Nhưng giáo viên phải có thái độ ôn hòa, tránh dùng những từ ngữ ca ngợi quá lời.
Nguồn: fromthesheepfold. blogspot. com
Nguồn: fromthesheepfold. blogspot. com
2. Giáo dục phát triển giác quan
LUYỆN TẬP XÚC GIÁC
Xúc giác: cảm giác nhiệt độ và trọng lượng
Có thể luyện tập đồng thời cảm giác nhiệt độ và trọng lượng. Trong quá trình luyện tập xúc giác, việc chạm vào các đồ vật là bắt buộc phải có. Ngoài ra, ngâm tay vào nước nóng còn có lợi ích khác nữa: vừa rửa tay vừa dạy trẻ cách vệ sinh, ví dụ như khi tay bẩn thì không được chạm vào đồ vật khác. Vì thế, Montessori biến một số khái niệm trong cuộc sống như rửa tay, cắt móng tay thành hoạt động mang tính chất chuẩn bị để kích thích xúc giác.
̀ ́
Việc luyện tập cảm giác đầu ngón tay có hạn chế của nó, nhưng lại là giai đoạn bắt buộc phải có trong quá trình giáo dục. Bởi nó đặt nền móng cho việc dùng tay tiếp xúc với đồ vật sau này. Vì thế nên yêu cầu trẻ dùng xà phòng rửa tay trong một bồn nước, rồi dùng nước sạch tráng lại ở một bồn rửa khác. Tiếp đó, dạy trẻ cách lau tay nhẹ nhàng cho khô. Qua đó ta có thể dạy trẻ cách rửa tay sao cho đúng. Bước tiếp theo ta dạy trẻ cách chạm vào đồ vật khác, cũng có nghĩa là cách để tiếp xúc với bề mặt vật thể. Để làm điều đó, ta nên cầm tay trẻ nhẹ nhàng chạm vào đồ vật.
Nguồn: montessoriuniverse. info
Một kỹ xảo đặc biệt khác là, khi chạm vào đồ vật, hãy cho trẻ nhắm mắt lại, khuyến khích và cho trẻ biết rằng, dùng xúc giác sẽ phân biệt đồ vật tốt hơn. Như vậy sẽ giúp trẻ phân biệt những tín hiệu xúc giác khác nhau khi không có sự trợ giúp của thị giác. Trẻ sẽ học rất nhanh và thích thú với cách học này. Sau khi luyện tập bước đầu, bạn dẫn dắt, chỉ cho trẻ cách nhắm mắt lại chạm vào bàn tay bạn, hoặc quần áo, tốt nhất là vải lụa hoặc bông. Bằng cách này, trẻ sẽ được luyện tập cảm giác, trẻ sẽ thích chạm vào bất cứ bề mặt mềm mại nào, đồng thời cũng rất nhạy cảm với bề mặt giấy thô ráp.
Vật dụng cần có bao gồm:
́ ̀ ́
1. Hai miếng gỗ hình chữ nhật to bằng nhau, một mảnh giấy trơn hoặc đồ vật có bề mặt nhẵn, một mảnh giấy ráp.
2. Một miếng gỗ được bọc bởi cả giấy bóng và giấy ráp.
Ngoài ra ta có thể tận dụng các loại giấy có bề mặt thô khác, giấy ráp từ mịn nhất đến ráp nhất.
Về cảm giác nhiệt độ, chúng ta dùng một bộ bát bằng kim loại đựng nước ở những nhiệt độ khác nhau. Montessori từng dùng nhiệt kế để đo, làm vậy sẽ đảm bảo có hai bát có nhiệt độ bằng nhau.
Bà từng tạo ra một bộ giáo cụ làm từ kim loại siêu nhẹ, bên trong đựng đầy nước. Mỗi bát đều có nắp kèm theo nhiệt kế. Chạm vào bát từ bên ngoài là có thể cảm nhận được nhiệt độ.
Bà cho trẻ ngâm tay vào nước lạnh, nước ấm và nước nóng. Trẻ rất thích những bài tập như vậy. Bà cũng muốn thử với chân nhưng chưa có cơ hội.
Về bài luyện tập cảm giác trọng lượng, ta có thể tận dụng những mẩu gỗ nhỏ có kích thước 6 x 8 x 0,5cm: Trọng lượng chênh nhau 6g một, lần lượt là 12g, 18g và 24g. Nên tạo cho những mẩu gỗ này bề mặt nhẵn nhụi, nếu có thể hãy quét một lớp sơn bóng lên bề mặt, như vậy vẫn giữ được màu sắc tự nhiên của gỗ. Bằng việc quan sát màu sắc mà trẻ có thể phân biệt trọng lượng gỗ là khác nhau, sau đây là một cách luyện tập. Hãy cho trẻ xòe hai tay ra, mỗi bàn tay đặt một mẩu gỗ rồi đưa tay lên xuống để phán đoán trọng lượng. Quá trình di chuyển tay của trẻ nên nhẹ dần cho đến khi không còn phân biệt được nữa. Ta nên để trẻ phân biệt trọng lượng chứ không phải màu sắc, vì thế nên để trẻ nhắm mắt lại. Sau khi trẻ biết tự giác làm như vậy rồi sẽ rất hứng thú với việc "đoán".
Trò chơi như vậy sẽ thu hút sự chú ý của những đứa trẻ xung quanh, chúng sẽ vây quanh đứa trẻ cầm mẩu gỗ để lần lượt đoán. Đôi khi trẻ sẽ tự nhắm mắt lại và thay nhau thử, chúng sẽ chơi rất vui vẻ.
Cảm giác thị giác về hình dạng
́ ̀
Giáo cụ: Một vài miếng gỗ hình học phẳng. Nó bao gồm: hai tấm gỗ, một tấm ở trên, một tấm ở dưới. Tấm ở dưới rất chắc chắn, tấm trên khoét thành nhiều lỗ với các hình dạng hình học khác nhau. Cách chơi là đặt những khối gỗ có hình dạng tương ứng vào lỗ. Để thuận tiện cho trẻ cầm, các khối gỗ nên có thêm núm nhỏ.
Nguồn: montessoriuniverse. info
Giáo cụ dùng để dạy trẻ phân biệt màu sắc đều là hình tròn, còn những khối gỗ dùng để phân biệt hình dạng đều sơn màu xanh lam.
Sau rất nhiều cuộc thử nghiệm với trẻ bình thường khác, Montessori đã từ bỏ mục tiêu dùng các khối hình học để dạy trẻ phân biệt màu sắc. Cách làm đó không chỉ ra được lỗi sai, vì nhiệm vụ của trẻ chỉ là chú ý tới hình dạng.
Bà vẫn dùng những mảnh gỗ hình học đó, nhưng giao cho trẻ một nhiệm vụ khác có tính sáng tạo hơn. Hình dạng bây giờ lấy theo những gợi ý mà bà có được từ trường học dạy thủ công ở Rome. Ở đó bà thấy có rất nhiều mô hình gỗ với đủ mọi hình dạng. Những mô hình này có thể đặt vào những cái khung tương ứng hoặc đặt lên những hình vẽ tương tự. Công dụng của bộ dụng cụ này là rèn luyện cảm giác về hình dạng và kích thước.
̀
Montessori đã sử dụng đồng thời cả khung và hình vẽ. Bà làm một mặt gỗ hình chữ nhật, dài 20cm, rộng 30cm, sơn màu xanh nước biển đậm, bên ngoài là khung màu đen. Thêm một cái nắp để chứa sáu cái khung hình vuông khác. Ưu điểm của nó là có thể thay đổi hình dạng, ta có thể lắp thành nhiều hình khác nhau. Lúc này, bà có một số khối gỗ hình vuông màu đen, như vậy có thể đồng thời tạo nên ít nhất hai đến ba hình khối khác nhau. Ngoài ra, bà có một bộ thẻ hình vuông cạnh 10cm, những tấm thẻ này có thể ghép thành một bộ hình vẽ khác nhau. Bộ thẻ thứ nhất, hình vẽ cắt ra từ giấy màu xanh da trời rồi dán lên thẻ. Bộ thẻ thứ hai cất trong hộp, dùng giấy màu xanh, dùng giấy màu tương tự cắt thành đường nét bên ngoài khối hình. Bộ thẻ thứ ba, dùng bút đen đánh dấu đường nét của khối hình. Như vậy ta có một mặt gỗ, một cái khung, để mô tả hình dạng tương ứng và ba bộ thẻ.
Ngoài ra bà còn thiết kế một cái hộp có thể đựng sáu mặt gỗ, khi nhấc đỉnh của cái hộp lên thì phía trước hộp đổ về phía trước, mặt gỗ bên trong sẽ được kéo ra như ngăn kéo. Mỗi mặt gỗ bao gồm sáu cái khung nhỏ và hiện ra hình vẽ ở bên trong. Mặt gỗ đầu tiên bà để bốn khối gỗ vuông và hai cái khung hình thoi và hình bậc thang. Mặt gỗ thứ hai bà để một khối hình hộp và năm khối hình chữ nhật với độ dài bằng nhau, nhưng chiều rộng khác nhau. Mặt gỗ thứ ba để sáu hình tròn có đường kính giảm dần. Mặt gỗ thứ tư có sáu hình tam giác, mặt thứ năm là sáu hình đa giác, từ năm đến mười cạnh. Mặt gỗ thứ sáu là nhiều loại hình vẽ (như hình bầu dục, hình ngôi sao, hình bông hoa bốn cánh, v.v...).
Luyện tập: Trước tiên cho trẻ thấy những tấm gỗ và khung mà ta đã thiết kế. Sau đó lấy một vài khối gỗ xếp xáo trộn trên bàn, rồi cho trẻ xếp vào đúng vị trí. Trò chơi này cũng có thể thu hút sự chú ý của trẻ ở độ tuổi rất nhỏ trong thời gian dài, cho dù nó không thể so sánh với trò chơi những khối gỗ hình trụ tròn. Trên thực tế trẻ mất khá nhiều công sức vào trò chơi này, trẻ bắt buộc phải quan sát kỹ để nhận ra hình dạng.
Ban đầu, rất nhiều trẻ phải sau nhiều lần thử mới thành công, ví dụ như thử đặt hình tam giác vào chỗ hình thoi hoặc hình vuông. Có trường hợp trẻ nhận ra đó là hình chữ nhật nhưng vẫn bị ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ́
nhầm giữa chiều dài và chiều rộng. Sau nhiều lần thất bại, trẻ sẽ nhận biết hình vẽ một cách dễ dàng, đặt những khối gỗ khác nhau vào đúng vị trí của nó, thậm chí chúng có thể coi thường cho rằng trò chơi này quá dễ. Vào chính lúc này, trẻ học được cách quan sát hình dạng. Bài luyện này khá dễ đối với trẻ, vì chúng đã quen với việc đặt những khối gỗ vào đúng vị trí mà không mắc lỗi nào.
Giai đoạn đầu của bài luyện này là để cho trẻ đối diện với những hình dạng đối lập nhau, và phải thử lại nhiều lần. Thị giác và xúc giác có thể trợ giúp trẻ trong việc nhận thức về hình dạng. Montessori từng hướng dẫn một đứa trẻ dùng ngón trỏ tay phải chạm vào đường viền của vật thể, rồi chạm vào đường viền của cái lỗ nên đặt vật thể kia vào. Họ đã thành công khiến điều đó trở thành thói quen của trẻ. Điều này rất dễ thực hiện, vì mọi đứa trẻ đều thích chạm vào vật khác. Thực tế, có rất nhiều trẻ không thể nhận ra vật thể bằng thị giác, nhưng lại có thể nhận ra qua việc chạm vào vật thể. Khi trẻ bối rối không biết để khối gỗ ở đâu cho đúng thì mọi cố gắng thử của chúng đều vô ích. Thế nhưng, chỉ cần trẻ chạm vào đường viền vật thể và vị trí cần đặt vật thể vào là trẻ có thể đặt vật thể vào vị trí chính xác. Từ đó có thể thấy, thị giác kết hợp với xúc giác sẽ trợ giúp rất nhiều cho trẻ trong việc nhận biết hình dạng vật thể và ghi nhớ chúng.
Bài tập này cũng như bài tập với những khối gỗ, nếu có lỗi thì sẽ rất dễ nhận ra. Mỗi vật thể chỉ có thể đặt vào một vị trí tương ứng. Điều này giúp trẻ có thể tự chơi và thực sự tự luyện tập để nhận thức hình dạng vật thể.
LUYỆN TẬP TRI GIÁC
Mục đích của việc luyện tập tri giác là nhận biết vật thể bằng cảm giác, cũng có nghĩa là dùng xúc giác và cảm giác cơ bắp để nhận thức vật thể.
Montessori và các đồng sự đã thử nghiệm trên cơ sở sự kết hợp đó và đã thành công. Họ giải thích chi tiết về phương pháp này như sau:
̀ ́
Tài liệu dạy học đầu tiên của chúng ta là hình khối chữ nhật và hình lập phương. Ta cho trẻ mở mắt và tập trung cảm nhận một cách chuẩn xác với hai vật thể cố định này. Đồng thời lặp lại nhiều lần để tiềm thức trẻ ghi dấu ấn về vật thể đó. Sau đó yêu cầu trẻ không nhìn vật thể đặt hình lập phương sang bên phải, hình khối chữ nhật sang bên trái. Cuối cùng yêu cầu trẻ nhắm mắt lặp lại bài tập lần nữa. Sau hai, ba lần luyện tập hầu như mọi đứa trẻ đều hoàn thành mà không mắc lỗi nào. Vì bộ dụng cụ dạy học này có tất cả 24 khối lập phương và hình hộp chữ nhật nên cũng phải tốn nhiều công sức hơn, nhưng chắc chắn rằng, khi trẻ luyện bài tập này, bạn bè trẻ sẽ chú ý tới và trẻ sẽ thích thú hơn.
Montessori từng chú ý tới một bé gái ba tuổi, bé nhất lớp. Bé có thể lặp lại quá trình một cách hoàn hảo. Họ cho bé ngồi trên chiếc ghế nằm thoải mái bên cạnh bàn trà, bày 24 khối gỗ không theo bất cứ trật tự nào ở trên bàn. Họ yêu cầu bé chú ý sự khác biệt của những khối gỗ rồi cho bé xếp khối lập phương sang bên phải, khối chữ nhật sang bên trái. Sau đó em bịt mắt làm theo cách được hướng dẫn, mỗi tay cầm một khối gỗ cảm nhận rồi đặt khối gỗ sang đúng bên. Có lúc hai tay em cầm hai khối hình giống nhau, có lúc thì hai tay khác nhau. Trẻ nhận biết vật thể, phân biệt hai vật thể khác nhau để ghi nhớ, mà theo Montessori, việc này rất khó đối với trẻ ba tuổi.
Quan sát bé gái này, có thể thấy bé có thể hoàn thành bài tập rất dễ dàng, nhưng khi vận dụng phương pháp cảm giác sự vật mà họ dạy thì còn khá phiền phức. Mỗi tay bé cầm một vật thể, nếu tay trái cầm hình lập phương, tay phải cầm hình hộp chữ nhật thì bé sẽ lập tức so sánh rồi bắt đầu lại quá trình cảm nhận vật thể đã được dạy. Có thể bé cho rằng đó là việc cần thiết, nhưng nếu lần đầu tiên chạm vào vật thể đã nhận ra là hình lập phương hay hình chữ nhật, cũng có nghĩa là trẻ vừa cầm đã có thể nhận biết.
Trong quá trình nghiên cứu chủ đề này, Montessori nhận ra rằng bé gái kia đã nắm bắt được kỹ xảo mang tính chức năng. Bà nóng lòng tiến hành nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng này, chủ yếu đặt trọng tâm vào luyện tập cảm giác của hai bàn tay.
̀
Bà lặp lại bài tập đó với những đứa trẻ khác, nhận ra rằng trước khi cảm nhận được đường viền thì trẻ đã nhận ra vật thể, đặc biệt là với những vật thể khá nhỏ. Về mặt này, họ có một cách luyện tập khá tốt, có thể tăng cường hoạt động liên tưởng. Dùng phương pháp này có thể hình thành khả năng phán đoán nhanh, khiến người khác vô cùng kinh ngạc. Phương pháp này cũng rất phù hợp với những trẻ còn nhỏ.
Việc luyện tập về tri giác có thể lặp lại bằng nhiều phương pháp. Bản thân việc luyện tập mang lại cho trẻ rất nhiều niềm vui nhờ những gì trẻ nhận thức được về sự vật. Ví dụ, trẻ sẽ cầm bất cứ đồ vật nào lên như búp bê đồ chơi, những quả bóng hay các loại tiền xu. Trẻ cũng dần biết cách phân biệt những thứ khác biệt nhau rất ít như sỏi, đá.
Trẻ sẽ thấy tự hào nếu không cần dùng mắt mà vẫn "nhìn" thấy. Trẻ sẽ giơ tay ra mà hét lên rằng: "Đây là đôi mắt của mình!", "Mình có thể dùng tay để cảm nhận!". Những đứa trẻ đó đang bước theo con đường ta đã vạch sẵn, chúng không thể biết rằng sự tiến bộ của trẻ mỗi ngày đều khiến ta vô cùng kinh ngạc. Khi trẻ thấy thích thú với những điều mới mới mẻ thì ta cũng quan sát trẻ bằng sự hiếu kỳ và trầm tư.
LUYỆN TẬP VỊ GIÁC VÀ KHỨU GIÁC
Motessori cho rằng phương pháp thường dùng trong trắc nghiệm tâm lý học không có tính ứng dụng với trẻ nhỏ.
Khứu giác của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất khó để thu hút sự chú ý của trẻ bằng khứu giác. Họ cho trẻ ngửi hương hoa như hoa nhài, hoa cúc. Rồi bịt mắt trẻ lại, nói: "Giờ cô sẽ tặng em một vài bông hoa." Lúc này một bạn khác cầm một bó hoa nhài đưa ra cho trẻ đoán tên hoa. Để phân biệt mức độ nồng của hương hoa, ta chỉ dùng một lượng ít hoa, đôi khi chỉ dùng một bông hoa.
Có điều việc luyện tập này chỉ có thể tiến hành sau bữa trưa vì đó là lúc trẻ có thể phân biệt được nhiều mùi hương nhất.
̀ ́
Còn về vị giác, có thể dùng các loại chất lỏng có vị khác nhau như chua, ngọt, mặn cho tiếp xúc với lưỡi. Trẻ bốn tuổi rất thích tham gia trò chơi như vậy vì trẻ nhỏ thường thích súc miệng. Vì trẻ thích phân biệt các loại mùi vị, mà sau mỗi lần thử nghiệm trẻ sẽ học được cách dùng một cốc nước ấm để súc miệng, đây cũng là cách dạy trẻ về vệ sinh cá nhân.
LUYỆN TẬP THỊ GIÁC
Bộ giáo cụ bao gồm ba bộ xếp gỗ có kích thước 55 x 8 x 6cm, mỗi bộ gồm 10 bộ phận, 10 bộ phận này nằm tại 10 lỗ tương ứng trên khúc gỗ. Những bộ phận nhỏ này có hình trụ tròn, trên đỉnh mỗi hình trụ là một núm nhỏ bằng gỗ hoặc đồng làm tay cầm. Một trong ba bộ gỗ có những hình trụ gỗ cao bằng nhau (đều 55cm) nhưng đường kính thì khác nhau. Nhỏ nhất là 1cm, rồi tăng dần từng 0,5cm. Bộ thứ hai đường kính những khối gỗ là như nhau, chỉ khác về chiều cao. Thấp nhất là 1cm, còn lại lần lượt cách nhau 5cm, khối cao nhất là 55cm. Bộ thứ ba các khối gỗ khác nhau cả về đường kính và chiều cao. Khối thứ nhất chiều cao và đường kính đều là 1cm, những khối còn lại đều tăng 0,5cm cả hai chiều. Khi chơi với ba bộ khối gỗ này, trẻ sẽ biết căn cứ độ dày, độ cao và thể tích khác nhau để phân biệt các vật thể khác nhau.
Nguồn: kr1006456755. trustpass. alibaba. com
Ba bộ giáo cụ gỗ này có thể cho ba đứa trẻ chơi cùng một lúc, trẻ còn có thể trao đổi với nhau các mảnh gỗ để trò chơi thêm đa dạng. Trẻ bỏ những mảnh gỗ ra trộn lẫn với nhau rồi xếp lại vào chỗ cũ. Điều cần chú ý là những khối gỗ này được làm bằng gỗ thông đã
bào nhẵn và quét sơn bóng.
Độ dày
Bộ dụng cụ này bao gồm 10 khối lăng trụ có độ dày khác nhau. Khối lớn nhất có cạnh dưới 10cm, những khối bên dưới lần lượt giảm 1cm. Các khối gỗ có độ dài bằng nhau là 20cm. Đánh dấu những khối lăng trụ này bằng màu xám đen. Cho trẻ trộn lẫn hết những khối gỗ này lại, sau đó căn cứ độ dày xếp lại theo thứ tự. Những khối lăng trụ này từ khối đầu tiên đến cuối cùng phải sắp xếp theo thứ tự, càng ngày càng dày hơn. Trẻ được chọn lựa theo sở thích, có thể bắt đầu từ khối gỗ dày nhất hoặc mỏng nhất. Trò chơi này cũng giống như trò chơi với những khối trụ tròn, nếu xếp không đúng sẽ nhìn thấy ngay. Trong trò chơi khối gỗ tròn, khối lớn nhất không thể đút vào lỗ nhỏ nhất. Cũng như vậy, nếu khối gỗ cao nhất để sai vị trí thì nó sẽ nhô lên. Trong trò chơi xếp hình này, trẻ có thể dễ dàng nhận ra lỗi sai bằng mắt thường, đáng ra khối hình phải cao dần lên thì lại có một khối lõm xuống.
Độ dài
Bộ giáo cụ này bao gồm 10 khối gỗ có mặt cắt hình vuông mỗi cạnh 3cm. Khối gỗ đầu tiên dài 1cm, khối cuối cùng dài 10cm, những khối ở giữa chiều dài cách nhau 1cm. Trên mỗi khối gỗ, cách mỗi 10cm đánh dấu bằng màu xanh và đỏ. Khi đặt lần lượt từng khối gỗ cạnh nhau, 10 khối gỗ này tạo thành hình tam giác, những vết đánh dấu xanh đỏ cũng xếp thẳng hàng với nhau tạo nên đường cắt hình tam giác.
Ban đầu ta nên xáo trộn thứ tự của những khối gỗ này rồi để trẻ xếp lại. Ta yêu cầu trẻ xếp theo chiều dài của từng khối gỗ, đồng thời quan sát phần có màu sắc tương ứng. Khi xếp sai sẽ không thể thành hình nhất định.
́ ́
Như ta thấy, bộ giáo cụ loại này chủ yếu ứng dụng trong dạy toán. Qua bộ giáo cụ trẻ có thể học đếm từ 1 đến 10, học được phép cộng, bước đầu tiếp cận với hệ số 10 trong toán học.
Thể tích
Chỉ độ lớn nhỏ của vật thể. Bộ giáo cụ gồm 10 khối lập phương bằng gỗ sơn màu hồng. Khối lớn nhất có cạnh dài 10cm, nhỏ nhất cạnh dài 1cm, ngoài ra cần một tấm thảm nhỏ màu xanh có bề mặt trơn. Trò chơi này yêu cầu trẻ căn cứ theo độ lớn nhỏ của khối hộp, xếp thành hình tháp. Khối hộp lớn nhất ở dưới cùng, nhỏ nhất ở trên cùng làm đỉnh tháp. Khi cho trẻ chơi hãy trải thảm ra đất, bày những khối gỗ lên trên. Trong quá trình xếp những khối gỗ trẻ cũng học được những động tác như quỳ, đứng thẳng. Ban đầu trẻ thường dễ để khối gỗ lớn thứ hai ở cuối cùng rồi để khối lớn nhất lên trên, trẻ bị nhầm lẫn giữa hai khối gỗ này.
Nguồn: oakdinmontessori. com
Ba bộ giáo cụ trên có thể được sử dụng trong quá trình trẻ chơi trò chơi. Ta có thể để hết những bộ giáo cụ này lẫn với nhau dưới thảm hoặc trên bàn, rồi đặt những phần khác nhau xếp theo thứ tự tại
̀ ̀ ́ ́ ́
một cái bàn gần đó. Mỗi lần trẻ đi lấy các khối gỗ, trẻ bắt buộc phải tập trung, vì trẻ phải ghi nhớ thứ tự của những khối gỗ này trong đống đồ xếp trên bàn.
Trò chơi này thích hợp với trẻ 4-5 tuổi nhất, còn những trẻ 3-4 thích hợp với trò chơi xếp gỗ tại chỗ hơn. Những khối gỗ lập phương màu hồng xếp thành tháp rất có sức hút với trẻ dưới 3 tuổi, trẻ thường xếp xong, đánh đổ rồi lại xếp lại.
Luyện tập về nhận biết màu sắc
Trong bài tập về phân biệt màu sắc, ta sẽ dùng những vật thể sáng màu và những quả bóng với nhiều màu sắc. Giáo cụ dùng trong bài tập này bao gồm: những miếng gỗ nhỏ phẳng được bọc các màu khác nhau. Trẻ phải học cách cầm đỉnh bên trên của miếng gỗ để không làm hỏng màu phía dưới, như vậy giáo cụ sẽ dùng được trong thời gian dài.
Nên chọn 8 loại màu, mỗi màu lại có 8 mức đậm nhạt khác nhau. Như vậy ta có 64 miếng gỗ màu. Tám màu nên chọn là: đen (từ xám đến trắng), đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, tím và xám. Chúng ta làm thêm một bộ có 64 miếng giống hệt nhau, như vậy bộ giáo cụ có 128 miếng gỗ màu. Chúng được xếp vào hai hộp, mỗi hộp chia đều thành 8 phần (tham khảo phần phụ bản).
Luyện tập với gỗ màu. Khi mới bắt đầu bài tập, ta chọn ra ba đôi với ba màu đối lập nhau khá rõ ràng, ví dụ như màu đỏ, vàng và xanh lam. Ta để 6 miếng gỗ này lên bàn, cho trẻ xem một trong ba loại rồi yêu cầu trẻ tìm ra miếng tương tự trong những miếng còn lại. Bằng cách này, ta có thể yêu cầu trẻ xếp những miếng gỗ thành từng cặp màu giống nhau.
Nguồn: pinkandgreenmama. blogspot. com
Có thể tăng số lượng gỗ, mỗi lần nhiều nhất 8 màu, 16 miếng gỗ. Sau khi tập với những màu đối lập nhau rõ rệt, ta có thể dùng những màu dịu hơn. Cuối cùng cho trẻ xếp thành cặp những miếng gỗ cùng màu nhưng độ đậm nhạt khác nhau.
Sau đó chúng ta đưa cho trẻ hai loại màu với 8 độ đậm nhạt (ví dụ như hai màu xanh, đỏ), sau đó yêu cầu trẻ xếp theo thứ tự đậm nhạt của từng màu. Dần dần ta có thể sử dụng một số màu gần giống nhau như màu lam với màu tím, màu vàng với da cam.
Ở lớp học Montessori, cô giáo để trên bàn một số nhóm màu sắc, số nhóm này nhiều bằng số học sinh, ví dụ ba nhóm. Cô giáo cho các em chú ý tới màu mà mình chọn hoặc cô giáo chỉ định cho mỗi em. Sau đó cô giáo xáo trộn các màu trên bàn, mỗi em phải nhanh chóng tìm ra màu của mình và xếp lại theo thứ tự đậm nhạt.
Ở một nhà trẻ Montessori khác, bọn trẻ lại đổ hết 64 miếng gỗ trong hộp ra, xáo trộn lên rồi xếp thành nhóm. Mỗi nhóm lại xếp theo độ đậm nhạt. Trẻ sẽ nhanh chóng phân biệt được màu sắc, ta sẽ vô cùng ngạc nhiên. Trẻ ba tuổi là đã có thể sắp xếp màu theo độ đậm nhạt rồi.
̀ ́
Thực nghiệm về khả năng ghi nhớ màu sắc. Thí nghiệm thực tế này được tiến hành theo các bước sau: Đầu tiên cho trẻ nhìn một miếng gỗ màu, có thể cho trẻ đủ thời gian để xem xét kỹ lưỡng. Sau đó để trẻ tìm ra miếng gỗ màu giống như vậy trong tất cả những miếng gỗ khác. Trong thực nghiệm này trẻ mắc rất ít lỗi, trẻ 5 tuổi rất thích thú với trò chơi này, trẻ sẽ so sánh hai miếng gỗ rồi phán đoán xem mình chọn có đúng không.
Ba bài tập cần luyện tập
Bài thứ nhất. Ta đưa cho trẻ một vài khối gỗ và thẻ có hình vẽ màu trắng, sau đó xáo trộn các tấm thẻ, yêu cầu trẻ xếp theo thứ tự mà trẻ thích, rồi để những khối gỗ có hình tương ứng lên trên. Ở đây, nếu có sai sót sẽ nhận ra bằng thị giác. Trẻ bắt buộc phải nhận ra những hình vẽ này thì mới đặt đúng khối gỗ trùng khớp lên hình vẽ trên các tấm thẻ. Tại đây, thị giác của trẻ phải trùng khớp với hình vẽ thì trẻ mới đặt khối gỗ vào vị trí đó. Ngoài ra, để che hết hình vẽ, trẻ còn quen với việc chạm vào đường viền của hình vẽ và coi đó là một phần của bài tập. Khi trẻ đặt khối gỗ lên trên hình vẽ, trẻ sẽ chạm vào đường viền, dùng tay điều chỉnh cho đến khi nào khối gỗ hoàn toàn che hết hình vẽ bên dưới.
Bài thứ hai. Ta đưa cho trẻ một số tấm thẻ và khối gỗ tương ứng. Trong số thẻ này, hình vẽ được thể hiện qua đường viền của những tờ giấy màu xanh. Nhờ bài tập này trẻ từng bước chuyển từ cụ thể sang trừu tượng. Ban đầu trẻ chỉ có thể xử lý sự vật cụ thể, nhưng giờ trẻ đối diện với một hình vẽ phẳng. Giờ trẻ phải đối mặt với những đường kẻ, nhưng những đường kẻ này không đại diện cho những đường viền trừu tượng của hình vẽ phẳng, nó chỉ là đường viền những ngón tay đi qua, là quỹ đạo của các điểm. Bằng cách chạm tay vào đường viền của hình vẽ, trẻ sẽ có ấn tượng về quỹ đạo của điểm. Vì tay trẻ che lên hình vẽ, khi trẻ di chuyển tay ra chỗ khác thì hình vẽ lại xuất hiện. Lúc này thị giác trẻ sẽ chỉ dẫn hành động, nhưng điều cần nhớ đó là, quá trình vận động này nhất thiết phải được thực hiện với điều kiện là trẻ đã từng chạm vào vật thể gỗ thật.
Bài thứ ba. Ta cho trẻ xem hình vẽ bằng đường nét đen trên giấy, cũng đưa cho trẻ những khối gỗ tương ứng. Lúc này trẻ chuyển
́
sang với những nét vẽ, tức là nhận thức của trẻ đang quá độ đến giai đoạn trừu tượng.
Quỹ đạo di chuyển của ngón tay giống như những đường nét trẻ dùng bút chì vẽ ra. Những hình vẽ hình học đơn giản này được tạo ra từ một loạt hoạt động thị giác và xúc giác cụ thể.
LUYỆN TẬP THÍNH GIÁC
Luyện tập âm thanh
Việc luyện tập ngôn ngữ vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Một mục đích khác là giúp cho trẻ luôn nhạy bén với các loại âm thanh, giúp chúng phân biệt được những giọng nói rất nhỏ và biết cách so sánh giữa giọng nói và các loại âm thanh khác, từ đó thể hiện sự không hài lòng với những âm thanh chói tai hoặc lạc điệu. Thông qua việc luyện tập cảm giác, trẻ sẽ được huấn luyện thêm về cảm nhận cái đẹp.
Việc tập luyện thính giác mang tính khoa học đó không thể ứng dụng trong quá trình dạy học thực tế. Vì trẻ không tập luyện mang tính chủ động được như những giác quan khác. Chỉ khi trẻ ở một mình thì thỉnh thoảng chúng mới có phản ứng với những âm thanh có độ cao khác nhau. Nói cách khác, để phân biệt được âm thanh cần môi trường yên tĩnh tuyệt đối.
Trong việc tập luyện thính giác, Montessori áp dụng quá trình như sau: đầu tiên giáo viên dùng cách thông thường để cả lớp giữ trật tự. Sau đó nhiệm vụ của Montessori là biến sự yên tĩnh đó trở nên hoàn hảo hơn. Bà phát ra hàng loạt tiếng: "Suỵt! Suỵt!" lúc nhanh lúc chậm, lúc dài, lúc ngắn. Dần dần, khi trẻ bị thu hút, bà sẽ nói: "Yên tĩnh hơn một chút, yên tĩnh hơn một chút.”
Đó bà tiếp tục: "Suỵt!" và lặp lại câu: "Yên tĩnh hơn một chút" càng ngày càng khẽ, đến mức gần như không nghe thấy nữa. Bà sẽ nói rất nhỏ: "Giờ chúng ta có thể nghe thấy tiếng kim đồng hồ chạy, có thể nghe thấy tiếng vo ve của muỗi, thậm chí còn nghe được những tiếng thì thầm ở ngoài vườn.”
́ ́ ́ ̀ ́
Lúc ấy, trẻ sẽ rất phấn khích, chúng ngồi yên lặng tuyệt đối, cả căn phòng gần như trống rỗng. Rồi bà nói nhỏ: "Chúng ta hãy nhắm mắt vào nào!". Lặp lại bài tập này một vài lần trẻ sẽ quen với sự yên lặng tuyệt đối, nếu lúc đó có em nào phá vỡ không khí đó thì chỉ cần một từ, một động tác tay bảo em ấy trở lại trạng thái vừa rồi là đủ.
Trong sự yên tĩnh đó chúng ta bắt đầu tạo ra nhiều loại tiếng động và giọng nói. Ban đầu những âm thanh này nên khác nhau một cách rõ ràng, rồi dần dần giống nhau. Đôi khi chúng ta cũng tiến hành so sánh giữa tiếng động và giọng nói. Bà cho rằng phương pháp mà Jean Marc Gaspard Itard1 đã dùng là tốt nhất, ông ấy đã dùng đến trống và chuông. Ông đánh trống tạo một loạt âm thanh trầm và có nhịp điệu ở những mức độ khác nhau, cùng lúc đó cũng dùng chuông để tạo ra một nhóm âm thanh khác. Sáo và những cái hộp không thu hút trẻ bằng các loại nhạc cụ nên không thể tập luyện thính giác được. Ở đây có một sự thật thú vị là, hai việc quan trọng nhất của con người là thù hận (chiến tranh) và tình yêu (tôn giáo) hoàn toàn đối lập nhau lại lần lượt dùng đến hai thứ nhạc cụ là trống và chuông để thể hiện.
Montessori cho rằng, sau khi có được sự yên tĩnh, sẽ rất có ích nếu lắc chuông tạo ra những âm thanh dễ nghe, ngọt ngào để trẻ cảm nhận được sự thay đổi đó. Ngoài việc tập luyện cho thính giác của trẻ, tiếng chuông còn giúp trẻ luyện tập cử động toàn cơ thể, khiến trẻ quen với những âm thanh dễ nghe. Bà tin rằng qua bài tập này trẻ sẽ rất nhạy cảm, sẽ ghét và hạn chế gây ra tiếng ồn.
Chúng ta không cần thiết phải nhắc đến sự quan trọng của bài tập này đối với trẻ. Con người trong xã hội ngày nay cần phải điềm tĩnh hơn, tránh những thứ âm thanh hỗn loạn, vì chúng có thể khiến con người trở nên thô bạo theo bản năng.
Thử nghiệm độ nhạy thính giác
Cuộc thử nghiệm duy nhất hoàn toàn thành công mà Montessori tiến hành có liên quan đến đồng hồ, đó là thí nghiệm về âm thanh rất nhỏ. Đây thuần túy là thực nghiệm dựa vào kinh nghiệm,
́
không thể dùng để đánh giá cảm giác nhưng nó rất hữu dụng, vì nó có thể giúp chúng ta hiểu được cơ bản mức độ nhạy cảm của thính giác trẻ.
Thực nghiệm được thực hiện như sau: khi có được sự yên tĩnh ở mức nhất định hãy bảo trẻ chú ý đến tiếng kim đồng hồ chạy và những tiếng động bình thường chúng ta không để ý tới. Sau đó chúng ta bảo trẻ lần lượt nói thật nhỏ tên của mình. Trong quá trình thực hiện, chúng ta cần cho trẻ hiểu về sự yên tĩnh thực sự.
Để đạt được mục đích này, Montessori và các đồng sự có một vài trò chơi nhỏ về sự yên tĩnh, những trò chơi này có thể tăng cường quan niệm kỷ luật của trẻ một cách đáng ngạc nhiên.
Montessori bảo bọn trẻ chú ý xem bà có thể giữ yên tĩnh đến mức nào. Bà thay đổi nhiều trạng thái đứng ngồi và duy trì sự bất động trong từng trạng thái. Dù động đậy một ngón tay cũng có thể gây ra tiếng động, cho dù nó rất nhỏ. Giữ yên tĩnh tuyệt đối không phải chuyện đơn giản. Bà bảo một em nhỏ làm giống như mình. Em ấy dịch chân ra vị trí thoải mái hơn là phát ra tiếng động, đặt tay lên tựa ghế cũng gây ra tiếng động. Nhịp thở của em cũng không được bình thường, không tuyệt đối yên lặng được như bà.
Khi em nhỏ kia làm những động tác đó bà cũng tranh thủ đưa ra một số bình luận nhỏ, những em nhỏ khác đều ngồi yên lắng nghe. Nhiều em nhỏ rất thích thú với hoạt động này, vì những điều này trước đây chúng không hề chú ý tới, cũng có nghĩa là trước đây chúng ta không hề biết mình lại tạo ra nhiều tiếng động như vậy, ngoài ra sự yên lặng cũng phân thành nhiều cấp bậc. Tuyệt đối yên tĩnh là khi không có bất cứ thứ gì di chuyển. Bọn trẻ rất thích thú khi nhìn bà đứng trong phòng, yên tĩnh đến nỗi có cảm giác như bà không hề tồn tại vậy. Tiếp đó trẻ sẽ bắt đầu bắt chước bà, thậm chí còn làm tốt hơn. Lúc ấy bà đặc biệt chú ý tới động tác của mình, dù không chú ý để chân dịch chuyển cũng gây ra tiếng động, bọn trẻ cũng chú ý giữ cho bản thân ở trạng thái bất động.
Lúc này chúng ta sẽ đạt được sự yên tĩnh hoàn toàn khác biệt với điều mọi người vẫn nói.
Khi đạt được độ yên tĩnh đó, cảm giác như sự sống dần biến mất, căn phòng như dần trở nên trống rỗng, mọi người như không còn ở đó nữa. Sau đó chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chuông đồng hồ càng ngày càng rõ hơn. Từ sự yên tĩnh bình thường chúng ta vẫn nghĩ bây giờ đã xuất hiện những âm thanh như: tiếng chim hót, tiếng trẻ con chạy qua. Trẻ ngồi đó cảm nhận điều kỳ diệu của sự yên tĩnh, dường như đã bị chinh phục. Một giáo viên đã nói: "Ở đây dường như không còn ai, dường như bọn trẻ ra ngoài hết rồi vậy.”
Khi đạt đến mức độ đó, họ kéo rèm cửa lại, bảo trẻ gối lên tay nằm nghỉ. Bọn trẻ làm vậy, khi ấy sự yên tĩnh tuyệt đối lại tái hiện.
Lúc này Montessori nói nhỏ: "Giờ các em hãy lắng nghe thật kỹ, có một giọng nói rất nhỏ đang gọi các em đó." Bà sang căn phòng bên cạnh, mở cửa và gọi tên trẻ thật nhẹ nhàng. Giọng nói của bà tựa như vọng từ một ngọn núi xa xăm nào đó. Thứ âm thanh nhỏ gần như không nghe thấy đó gần như đi sâu vào tâm hồn trẻ. Khi trẻ được gọi tên chúng sẽ mở mắt, ngẩng lên và có nét mặt rất vui vẻ, hạnh phúc. Rồi chúng đứng dậy, dùng ngón chân để đi, cũng không làm chuyển động ghế. Mọi thứ dường như không gây ra bất cứ âm thanh nào, nhưng bước chân của chúng sẽ tạo ra âm thanh vọng lại trong phòng.
Trẻ thích thú đi ra cửa rồi lại quay về phòng cố nhịn cười. Có em vùi mặt vào váy bà, cũng có em quay lại nhìn bạn mình ngồi yên lặng như tượng trong phòng. Đứa trẻ được gọi đến tên giống như có đặc quyền nhận được quà hoặc phần thưởng vậy. Dù chúng biết ai cũng sẽ được gọi tên, nhưng chúng nghĩ rằng "người được gọi đầu tiên là người yên lặng nhất", vì thế đứa trẻ nào cũng cố gắng giữ yên lặng nhất có thể để nhận được phần thưởng. Một lần Montessori thấy có đứa trẻ ba tuổi cố gắng nhịn hắt xì để giữ im lặng, đó là sự cố gắng đáng kinh ngạc!
Trò chơi này khiến trẻ vui ngoài sức tưởng tượng. Ban đầu, bà tưởng phải cho đứa trẻ được gọi tên kẹo hoặc đồ chơi, bà tưởng bắt
buộc phải có những món quà nhỏ đó dành cho những nỗ lực đó của trẻ, nhưng rất nhanh bà đã nhận ra điều đó là không cần thiết.
Sau khi cố gắng, trẻ cảm nhận sự yên tĩnh và tận hưởng niềm vui từ nó. Chúng vui vẻ thử điều mới và chiến thắng bản thân, đó quả thực là sự bù đắp với chúng. Chúng hoàn toàn quên đi lời hứa về kẹo hay đồ chơi, những thứ mà người lớn chúng ta tưởng sẽ thu hút sự chú ý của chúng. Vì thế Montessori đã từ bỏ những phương pháp vô ích đó, đồng thời bất ngờ nhận ra rằng trò chơi này vô cùng thành công. Dù là những trẻ ba tuổi cũng có thể giữ yên lặng khi bà lần lượt gọi 40 em trong lớp ra.
Bài học liên quan đến sự yên tĩnh
Montessori thực hiện một phương pháp đã được chứng minh là rất thành công. Một hôm nào đó, bà đến trường thì gặp một phụ huynh, cô ấy đang bế đứa con bốn tháng tuổi của mình. Đứa trẻ đó được quấn quanh người những lớp vải theo thói quen của người Roma, được gọi là "pupa". Đứa trẻ này rất yên lặng, khi bà bế nó cũng chỉ nằm yên. Sau đó bà đi về phía lớp học, có rất nhiều đứa trẻ chạy ra đón bà. Chúng thường xuyên ôm lấy bà, kéo váy bà, chúng nhiệt tình đến mức gần như khiến bà ngã ra. Bà cười với chúng rồi cho chúng nhìn "pupa". Bọn trẻ hiểu ra, không chạm vào bà nữa, chỉ đứng bên cạnh nhìn bà đầy vui vẻ.
Montessori đi vào lớp với sự hộ tống của bọn trẻ. Mọi người ngồi xuống, khác với mọi ngày, bà không ngồi trên chiếc ghế nhỏ của chúng mà ngồi trên chiếc ghế lớn hơn. Lúc này, bọn trẻ nhìn bà với ánh mắt vui vẻ và dịu dàng, không ai nói gì cả. Cuối cùng bà nói với chúng: "Hôm nay cô đưa đến cho các em một người thầy nhỏ." Bọn trẻ đều ngạc nhiên, có đứa còn bật cười. "Đúng thế, một người thầy nhỏ. Vì không ai trong các em yên tĩnh được như em ấy." Nghe thế, bọn trẻ đều ngồi lại ngay ngắn và giữ yên lặng. "Các em cũng chẳng ai để tay chân đúng vị trí được như em ấy." Bọn trẻ bắt đầu chú ý tới vị trí đặt tay chân của mình. Bà nhìn chúng và cười: "Các em không thể yên lặng như em bé này. Ít nhiều các em cũng sẽ chuyển động tay chân, nhưng em ấy thì chẳng động đậy chút nào." Nhìn bọn trẻ đều rất nghiêm túc, người thầy giáo nhỏ này có lẽ đã phát huy
̀ ́ ́
tác dụng rồi. Có đứa trẻ cười, ánh mắt như muốn nói: "Đứa trẻ kia đáng được khen thưởng." Bà nói: "Không một ai trong các em có thể không gây ra bất cứ tiếng động nào như em bé này." Bọn trẻ đều giữ yên lặng. "Không thể nào yên lặng được như em bé, vì các em hãy nghe xem, tiếng thở của em bé thật nhẹ! Các em có thể nhẹ nhàng tiến lại đây để nghe.”
Có mấy đứa trẻ đứng dậy, bước nhẹ nhàng tới, cúi mình xuống gần đứa trẻ để lắng nghe.
"Các em sẽ không có ai có thể thở nhẹ nhàng được như em bé này." Bọn trẻ ngạc nhiên, chúng không ngờ ngay cả hít thở cũng có thể gây ra tiếng động, mà mức độ yên tĩnh của trẻ con hơn hẳn người lớn. Bọn trẻ gần như ngừng thở, bà đứng dậy nói: "Các em hãy kiễng chân lên và nhẹ nhàng đi ra ngoài". Bà đi theo phía sau chúng: "Cô vẫn nghe thấy một vài âm thanh, nhưng em bé thì vẫn hoàn toàn yên lặng." Bọn trẻ đều hiểu ý bà nên cười. Bà đi tới cạnh cửa sổ đưa đứa bé cho người mẹ vẫn ngồi đó quan sát.
Đứa trẻ này dường như có sức hấp dẫn rất lớn với bọn trẻ. Thật sự thì trên thế giới không có bất cứ thứ gì ngọt ngào hơn sự yên lặng của trẻ sơ sinh. Không thể hình dung được sự cao quý của đứa trẻ đang chìm trong giấc ngủ ấy. Sự yên tĩnh đó tập trung toàn bộ sức mạnh của cuộc sống mới. So sánh với điều này, những sự yên tĩnh được miêu tả bằng lời nói, như "thật yên lặng, nghe thấy cả giọt nước rơi xuống", đã mất đi sức mạnh trên bản chất. Trẻ cũng sẽ cảm nhận được ý thơ và nét đẹp từ sự yên tĩnh của một sinh mệnh mới.
CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN Phát triển trí não qua rèn luyện giác quan
Các bài tập rèn luyện cảm giác thường chứa đựng hình thức tự giáo dục. Nếu các bài tập được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thức tự giáo dục này sẽ giúp quá trình cảm nhận tâm lý của trẻ em được hoàn thiện hơn. Trong quá trình chuyển từ cảm giác sang quan niệm, tức là từ cụ
thể đến trừu tượng, đến sự liên tưởng về quan niệm, giáo viên phải ̀ ̀
có mặt. Từ điều này, các giáo viên cần phải nghĩ cách để khả năng tập trung bên trong của trẻ được độc lập và tập trung vào giác quan. Quá trình khiến khả năng tập trung trở nên độc lập này nên diễn ra trong giai đoạn dạy học ban đầu, đồng thời trẻ phải tập trung vào một yếu tố kích thích. Nói cách khác, khi giáo viên dạy học phải hạn chế sự chú ý của trẻ trong mục tiêu giáo dục. Ví dụ trong quá trình giáo dục cảm giác, giáo viên phải để sự chú ý của trẻ độc lập trong cảm giác, cô ấy muốn bọn trẻ luyện tập.
Về điểm này các giáo viên cần phải có kỹ năng chuyên nghiệp. Giáo viên cần phải "cố gắng hết sức để ít can dự một cách tối đa vào việc của trẻ. Nhưng giáo viên bắt buộc phải khiến trẻ cố gắng theo đuổi mục tiêu đúng đắn trong sự tự giáo dục này.”
Giáo viên cần nhạy bén cảm nhận được một vài điều, như giới hạn và độ nhạy bén không giống nhau của những đứa trẻ giống nhau. Nói cách khác, trong quá trình giáo viên can dự vào việc của trẻ một cách có hiệu quả thì những thứ thuộc về bản chất của giáo viên là quan trọng nhất.
Một phần quan trọng không thể thiếu trong công việc của các giáo viên chính là dạy trẻ cách phát âm và tên gọi sự vật một cách đúng đắn.
Trong phần lớn trường hợp, giáo viên nên đọc một tên gọi hay tính từ một cách chuẩn xác, phát âm rõ ràng để trẻ có thể nghe rõ được mọi âm tiết cấu thành của từ đó.
Ví dụ, trong bài tập xúc giác giai đoạn đầu, khi chạm vào những chiếc thẻ nhẵn và thô ráp, giáo viên nên nói: "Tấm thẻ này nhẵn, tấm thẻ này ráp". Đồng thời nhắc đi nhắc lại với những âm điệu khác nhau, nhưng vẫn phải phát âm chính xác. "Nhẵn, nhẵn, nhẵn; ráp, ráp, ráp".
Cũng với phương pháp này, khi dạy trẻ về nóng và lạnh, giáo viên cần phải nói: "Đây là lạnh, đây là nóng, đây là ấm". Sau đó giáo viên còn phải dùng nhiều ngôn ngữ khác để giới thiệu với trẻ: "Nóng, nóng hơn, không nóng lắm"... Dưới đây là những yêu cầu chúng ta cần tuân theo:
́
Thứ nhất, những danh từ phải có nội dung liên tưởng với sự vật. Vì thế, khi trẻ đang tiếp nhận trong não thì vật thể và tên gọi phải kết hợp lại, điều này đòi hỏi không được dính dáng tới bất cứ từ ngữ nào khác ngoài tên gọi.
Thứ hai, giáo viên phải luôn có những cuộc kiểm tra nhỏ để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giảng dạy của mình. Những cuộc kiểm tra này cần phải hạn chế trong phạm vi khả năng chú ý mà bài học về tên gọi tạo ra.
Mục đích của việc kiểm tra là để ta biết liệu trong đầu trẻ, tên gọi và vật thể có mối liên hệ hay không. Giáo viên cần phải để thời gian cách quãng ngắn và yên tĩnh giữa bài học và kiểm tra. Sau đó nói một cách chậm rãi và rõ ràng về những tên gọi hoặc tính từ mà mình đã dạy, giáo viên có thể hỏi trẻ: "Em có biết cái nào nhẵn, cái nào ráp không?".
Trẻ sẽ lấy tay để chỉ vào vật thể, như vậy giáo viên sẽ biết được liệu trẻ đã thiết lập được mối quan hệ với vật thể hay chưa. Nhưng nếu trẻ không làm vậy, nếu trẻ nhầm, thì giáo viên cũng không cần phải sửa vội, nên tạm thời dừng bài học sau vài ngày rồi tiếp tục. Tại sao lại không chữa lỗi cho trẻ? Vì khi trẻ không liên hệ được tên gọi và sự vật thì cách duy nhất đó là lặp lại quá trình kích thích cảm giác, cũng có nghĩa là dạy lại bài học đó. Khi trẻ không có mối liên hệ sai giữa tên gọi và sự vật thì chúng ta nên hiểu đó là lúc trạng thái của trẻ không tốt, nên tìm thời điểm khác.
Nếu chúng ta nhất quyết muốn chữa lỗi của trẻ, mắng chúng "không, con sai rồi" thì sẽ khiến trẻ tức giận. Điều đó sẽ được lưu giữ trong tâm trí trẻ, gây trở ngại cho việc học tập các tên gọi khác. Ngược lại, sau khi mắc sai lầm, sự yên tĩnh sẽ giúp ý thức của trẻ được tỉnh táo, quá trình học vẫn có thể tiếp tục. Trên thực tế, chỉ ra lỗi sai có thể khiến trẻ giận dữ, cố gắng cũng vô ích. Mà nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng tránh những sự cố gắng vô ích cũng như các loại áp lực đối với trẻ.
Thứ ba, nếu trẻ không mắc lỗi sai nào thì giáo viên có thể bảo trẻ nói ra tên gọi hoặc tính từ. Có thể hỏi trẻ: "Đây là gì nào?" Trẻ sẽ trả
́ ́
lời: "Nhắn". Lúc đó, ta có thể ngắt lời dạy trẻ cách phát âm chính xác "nhẵn". Đầu tiên bảo chúng hít sâu một hơi rồi nói thật to. Khi làm như vậy, giáo viên cần phải chỉ ra khiếm khuyết trong phát âm của trẻ hoặc những lỗi nói ngọng của trẻ.
Montessori cho rằng không cần thiết phải mở rộng những khái niệm mà trẻ cần tiếp nhận, nghĩa là nên ứng dụng những khái niệm đó vào môi trường xung quanh trẻ. Sau vài lần tiếp xúc với sự vật, thậm chí chỉ sau khi chạm vào những tấm thẻ nhẵn hoặc ráp, trẻ sẽ tự động đi chạm vào bề mặt những sự vật khác và lặp đi lặp lại: "Nhẵn, ráp, đây là lông ngỗng... Với những trẻ bình thường, chúng ta cần phải đợi sự quan sát tự phát với môi trường xung quanh này. Đó có thể được coi là "sự tăng lên tự nhiên của tinh thần tìm tòi". Trong tình huống này, mỗi trẻ có phát hiện mới, trẻ sẽ thấy rất vui. Chúng sẽ có được cảm giác thỏa mãn, từ đó khích lệ chúng tìm tòi thêm cảm giác kích thích mới từ môi trường xung quanh.
Giáo viên cần quan sát thật kỹ, xem trẻ dùng cách nào để thực hiện việc mở rộng khái niệm. Ví dụ, một hôm có đứa trẻ bốn tuổi đang chạy chơi trong sân bỗng nhiên dừng lại, hét lên: "Ồ, bầu trời màu xanh!" và đứng đó một lúc lâu để ngắm nhìn.
Có lần, Montessori tới một trường học, một nhóm trẻ độ năm, sáu tuổi nhẹ nhàng tiến lại, bắt đầu chạm vào quần áo bà, nói: "Đây là nhẵn, đây là lông ngỗng, đây là ráp." Những đứa trẻ khác cũng nhắc lại đầy nghiêm túc và cũng sờ vào quần áo bà nhiều lần. Bà thể hiện ra sự tán thưởng với hành động tự giác này của trẻ. Cách giáo dục của phương pháp Montessori thành công nhất ở chỗ giúp trẻ tiến bộ trong việc tự giác.
Một hôm, sau khi thực hiện bài tập theo phương pháp Montessori, một đứa trẻ bắt đầu dùng bút màu tô viền cho cây. Khi vẽ thân cây, em đó cầm bút màu đỏ lên. Giáo viên định ngăn em lại, dường như muốn nói: "Em nghĩ thân cây màu đỏ sao?" nhưng Montessori đã ngăn cô ấy lại, cứ để cho em ấy vẽ. Điều này là rất quý báu đối với họ, vì nó cho thấy trẻ vẫn chưa phải người tự mình quan sát môi trường xung quanh. Cách làm của Montessori là khuyến khích trẻ chơi những trò chơi về màu sắc. Đứa trẻ đó ngày nào cũng chơi
đùa cùng những đứa trẻ khác ở vườn hoa, lúc nào em cũng có thể nhìn thấy thân cây. Bài tập về màu sắc nên thu hút được sự chú ý của trẻ với màu sắc, như vậy thì dù chơi đùa vui vẻ thế nào em cũng có thể nhận ra thân cây không phải màu đỏ. Sau đó giáo viên lại đưa cho em đó một bức vẽ để trẻ tô màu. Cuối cùng có lần em đã chọn màu nâu để vẽ thân cây, vẽ lá và cành cây màu xanh lá cây. Tiếp nữa em cũng vẽ cành cây màu nâu và chỉ tô lá màu xanh.
Montessori đã thực hiện một cuộc kiểm tra sự tiến bộ về trí lực của trẻ. Chúng ta không thể chỉ nói: "Con hãy quan sát đi" để tạo ra được một người biết quan sát mà phải rèn cho chúng khả năng và phương pháp quan sát. Trong đó, phương pháp chính là luyện tập cảm giác. Khi chúng ta rèn luyện cảm giác thì chúng ta cũng dễ dàng tự giáo dục được mình. Vì cảm giác nhận được sau khi được huấn luyện tốt sẽ khiến chúng ta quan sát môi trường xung quanh kỹ hơn. Sự phong phú, đa dạng của môi trường xung quanh sẽ giúp chúng ta hứng thú hơn khi quan sát.
Mặt khác, nếu chúng ta chọn khái niệm của một vật thể nào đó để huấn luyện cảm giác, rồi tạo mối liên hệ một phần hoặc toàn phần việc luyện tập với những vật thể này thì nó sẽ bị giới hạn trong những khái niệm đã được chọn, kết quả của việc luyện tập không được phong phú, đa dạng. Ví dụ, khi dạy trẻ về tên gọi các loại màu sắc theo phương pháp cũ thì giáo viên chỉ truyền thụ cho trẻ về khái niệm liên quan đến một đặc tính nào đó chứ không dạy trẻ nhận biết màu sắc qua thị giác. Như vậy trẻ chỉ nhận biết màu sắc một cách hời hợt, chỉ trong một thời gian ngắn là quên. Cùng lắm trẻ chỉ hiểu về màu sắc trong phạm vi mà giáo viên từng nói đến. Vì thế, khi giáo viên dạy bằng phương pháp cũ muốn mở rộng khái niệm, cô sẽ hỏi: "Bông hoa này màu gì? Thế còn dải băng này thì sao?", khi trẻ chú ý tới những ví dụ mà giáo viên đưa ra, có thể chúng sẽ bị loạn.
Chúng ta có thể so sánh trẻ như chiếc đồng hồ, còn phương pháp giáo dục cũ giống như việc giữ chặt lấy dây cót và dùng tay vặn kim đồng hồ vậy. Chỉ cần chúng ta liên tục vặn thì kim đồng hồ sẽ quay. Còn phương pháp của Montessori giống như chúng ta lên dây cót đủ cho kim đồng hồ tự chạy. Quá trình vận động đó liên ́ ́ ̀ ̀
quan trực tiếp tới hệ thống trong đồng hồ chứ không liên quan đến dây cót. Vì thế, sự phát triển tâm lý tự giác của trẻ sẽ tiếp tục diễn ra và liên quan đến tiềm lực tâm lý tự thân của trẻ chứ không
phải tới công việc của giáo viên. Hành động trong ví dụ của Montessori được bắt đầu từ huấn luyện cảm giác và duy trì thông qua trí óc mang tính quan sát. Ví dụ, chó có khả năng săn bắt không phải nhờ chủ nhân mà là nhờ giác quan nhạy bén của mình. Chỉ cần khả năng sinh học đó được ứng dụng vào hoàn cảnh thích hợp thì chó săn sẽ tiến bộ rõ rệt về giác quan. Sự tiến bộ đó sẽ khiến chó săn thích thú và nhiệt tình trong việc săn bắt. Với nghệ sĩ dương cầm cũng vậy, nhạc cảm và sự linh hoạt những ngón tay của anh ta được luyện tập một cách đồng bộ, điều đó khiến anh hứng thú, muốn khám phá thêm những nhịp điệu mới. Có lẽ nhà vật lý học biết mọi định luật về sự nhịp nhàng, vì tất cả những định luật đó tạo nên một phần của lĩnh vực anh ta nghiên cứu. Nhưng rất có thể anh ta lại không biết làm thế nào để tạo ra một bản nhạc đơn giản nhất. Vật lý có thể là lĩnh vực rất rộng nhưng nó vẫn có giới hạn vốn có của mình. Mục đích giáo dục của chúng ta là trợ giúp trẻ tự phát triển cá tính tâm hồn, tinh thần và thân thể, chứ không phải khiến chúng trở thành những người tiếp nhận hết các loại văn hóa. Do đó, sau khi chúng ta cung cấp cho trẻ những tài liệu có thể kích thích cảm giác của trẻ phát triển một cách thích hợp, chúng ta cần chờ đợi cho đến khi trẻ hình thành hành vi tự giác quan sát. Để rèn luyện cảm giác của trẻ, giáo viên cần phải có nghệ thuật. Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm riêng của từng đứa trẻ để giúp trẻ phát triển hành vi cá tính. Với những người có quan niệm giáo dục đúng đắn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra khác biệt lớn giữa từng đứa trẻ. Vì thế với mỗi trẻ giáo viên cần có cách giúp trẻ phù hợp. Có trẻ gần như không cần giáo viên can dự, nhưng cũng có trẻ lại cần. Vì thế, chuẩn tắc nghiêm ngặt nhất trong giáo dục là hạn chế tối đa sự chủ động can dự của giáo viên vào việc của trẻ.
Trò chơi nhắm mắt sờ vật thể
Trò chơi này chủ yếu dùng để luyện tập những cảm giác thông thường sau.
́
Vật thể. Trong số những giáo cụ được sử dụng theo phương pháp Montessori có một số chiếc hộp nhỏ. Những chiếc hộp này đựng các loại vật thể khác nhau như: lông ngỗng, lụa, vải bông, sợi gai... Họ cho trẻ chạm vào từng loại một, dạy chúng biết tên gọi và cho chúng biết tính chất của mỗi loại vật thể đó. Ví dụ như thô ráp, trơn nhẵn, mềm mại... Sau đó họ gọi em đó ngồi vào vị trí mà các bạn trong lớp đều nhìn thấy, bịt mắt em lại, đặt những thứ vừa rồi trước mặt em. Em dùng tay sờ vào vật thể và phán đoán: "Đây là lông ngỗng, đây là vải thô ráp"... Bài tập này khiến các em rất hào hứng. Khi Montessori đưa cho em này một vài vật thể chưa biết ví dụ như một tờ giấy, một mảnh vải sa-tanh, tất cả bọn trẻ đều rất phấn khích chờ đợi câu trả lời của em.
Nguồn: centennialmontessori. or
Trọng lượng. Họ cho trẻ ngồi ở những vị trí khác nhau để quan sát những giáo cụ khác nhau dùng để luyện tập cảm giác về trọng lượng. Cách làm này khiến trẻ chú ý tới những khái niệm về trọng lượng mà mình đã biết. Sau đó Montessori bảo chúng để những khối màu đen, hơi nặng sang bên phải; để những khối màu đen nhạt, nhẹ hơn sang bên trái. Rồi bà lại bịt mắt em đó lại để chơi trò chơi, còn yêu cầu mỗi lần cầm lên hai khối vật thể. Có lúc em đó cầm hai khối cùng màu, cũng có lúc là khác màu. Nhưng cuối cùng bà vẫn yêu cầu trẻ đặt những khối hình đó vào vị trí đúng trên
́ ́ ́ ́ ́
bàn. Bài tập này khiến trẻ rất phấn khích. Nếu đứa trẻ bị bịt mắt cầm lên hai khối màu đen mà hai tay không xác định được rõ ràng, đổi qua đổi lại nhiều lần nhưng cuối cùng vẫn đặt xuống bên phải thì những đứa trẻ ngồi xung quanh đều tỏ ra nóng ruột, khi bạn bịt mắt hoàn thành đúng thì chúng sẽ thở phào.
Kích thước và hình dạng. Montessori vẫn dùng trò chơi tương tự như trước, yêu cầu trẻ phân biệt tiền xu, khối lập phương, khối chữ nhật, phân biệt các loại hạt ngũ cốc. Thiếu sót của trò chơi này là không thể kích thích được hứng thú của trẻ như trò chơi trước. Nhưng nó vẫn có thể giúp trẻ liên hệ các vật thể với đặc tính của chúng, cũng rất có ích trong việc củng cố kiến thức về tên gọi.
Vẽ tự do
Montessori đưa cho trẻ một tờ giấy trắng và một cây bút chì, bảo chúng có thể vẽ bất cứ thứ gì mình thích. Kiểu vẽ như vậy từ lâu đã hấp dẫn những nhà tâm lý học thực nghiệm. Tác dụng quan trọng của nó là bộc lộ khả năng quan sát của trẻ, đồng thời cũng thể hiện tính cách, sở thích của chúng. Lần đầu tiên trẻ vẽ thường là không có bất cứ hình dạng gì cụ thể, vô cùng hỗn loạn. Giáo viên nên hỏi trẻ xem chúng muốn vẽ gì và ghi lại ở phía dưới bức tranh. Dần dần bức tranh sẽ ngày một rõ ràng hơn và cho thấy sự tiến bộ của trẻ trong việc quan sát. Vì đây là vẽ tự do nên nó sẽ cho chúng ta biết những thứ thu hút sự chú ý của trẻ.
Nguồn: bleucastle. com. sg
Tô màu
Tô màu rất quan trọng, vì đây chính là sự chuẩn bị cho việc viết chữ sau này. Tô màu sẽ phát huy tác dụng trong việc phát triển cảm giác về màu sắc cho trẻ cũng giống như vẽ tự do, phát triển khả năng nhận biết hình dạng của trẻ. Nói cách khác, tô màu sẽ cho thấy khả năng quan sát màu sắc của trẻ. Bài tập bao gồm dùng bút màu tô vào hình vẽ hình học và vật thể đơn giản được vẽ bằng viền đen. Những hình vẽ và vật thể đó đều rất quen thuộc với trẻ ở trường cũng như ở nhà.
Nặn đất sét
Bài tập này cũng tương tự như vẽ tự do và tô màu tranh. Trẻ có thể tùy ý tạo ra thứ mình thích, cũng có nghĩa là chúng có thể làm những thứ mình nhớ rõ nhất, có ấn tượng sâu sắc nhất. Họ đưa cho trẻ một cái đĩa gỗ với đất sét bên trên, sau đó đưa ra một vài tác phẩm mà bạn học của trẻ nặn được. Sẽ có trẻ bắt chước lại những tác phẩm đó với sự tỉ mỉ đáng kinh ngạc. Điều đáng ngạc nhiên là trẻ không ̀
chỉ mô phỏng hình dạng mà còn mô phỏng khá chuẩn về kích thước, điều mà trẻ lên tiểu học mới được học.
Nhiều trẻ dùng đất nặn các đồ dùng trong gia đình mà chúng nhìn thấy, đặc biệt là đồ dùng trong nhà bếp. Ví dụ như bình nước, ấm trà hay chảo rán. Có lúc họ đã thấy trẻ nặn một cái nôi, bên trong có đứa trẻ nằm ngủ. Ban đầu, cũng giống như trong vẽ tự do, bắt buộc phải miêu tả cụ thể để trẻ nhận biết vật thể, nhưng sau đó tác phẩm dần dần trở nên dễ nhận biết hơn, trẻ sẽ biết cách mô phỏng vật thể hình học. Mô hình đất nặn là giáo cụ vô cùng giá trị đối với giáo viên, nó cũng thể hiện được sự khác biệt giữa các em học sinh, giúp giáo viên hiểu thêm về từng trẻ. Trong phương pháp này, mô hình đất nặn mang trong mình giá trị rất lớn khi đóng vai trò là công cụ thuyết minh tâm lý với từng giai đoạn phát triển tâm lý khác nhau của trẻ. Trong quá trình này, trẻ thể hiện bản thân qua vai trò là người quan sát. Sau này trẻ sẽ trở thành người tự giác quan sát thế giới quanh mình, và thực hiện được mục đích: nhờ sự trợ giúp gián tiếp của các bài tập luyện, trẻ sẽ xác định được rõ ràng hơn về những cảm giác và quan niệm khác nhau.
Với những trẻ thực hành chưa tốt bài tập nặn đất sét thì giáo viên cần giúp trẻ nhiều hơn. Giáo viên cần cho trẻ chú ý tới phương pháp quan sát vật thể xung quanh mình.
3. Phát triển ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh
Thính giác có vị trí vô cùng quan trọng vì nó có sự tương quan với cơ quan cảm giác nói. Chính vì thế, việc huấn luyện trẻ chú ý lắng nghe những âm thanh được phát ra từ môi trường xung quanh, đồng thời phân biệt và nhận ra sự khác nhau giữa các âm thanh đó, cũng chính là để trẻ có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc phát triển về ngôn ngữ, lắng nghe các âm thanh và phát âm được rõ ràng hơn. Vì vậy, khi trò chuyện với trẻ, giáo viên phải chú ý tới việc phát âm sao cho rõ ràng, đầy đủ, ngay cả khi bạn nói chuyện rất nhỏ, như thể muốn nói với trẻ một bí mật gì đó cũng cần đặc biệt chú ý tới điều này. Cho trẻ ca hát cũng là phương pháp huấn luyện giúp trẻ phát âm một cách chính xác. Khi dạy trẻ, giáo viên nên phát âm chậm, phải phát âm sao cho rõ ràng từng âm tiết một.
́
Khi dạy trẻ, chúng ta có thể sử dụng phương pháp giống như cách đặt tên trong phương pháp huấn luyện cảm giác, nghĩa là phải tiến hành một cách rõ ràng, chuẩn xác, đây cũng chính là cơ hội rất tốt cho việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, trong từng hoạt động rèn luyện khả năng cảm giác, khi trẻ chỉ ra sự khác nhau giữa các vật thể, giáo viên nên miêu tả sự khác biệt này bằng cách phát âm sao cho thật chuẩn, thật rõ ràng. Ví dụ, khi trẻ lặp đi lặp lại động tác dùng những viên xếp hình bằng gỗ màu hồng để xếp hình tháp, thì thầy cô cũng nên tìm cơ hội ngồi xuống cạnh trẻ, cầm hai viên xếp hình to nhất và nhỏ nhất lên, rồi đưa cho trẻ xem, đồng thời nói: "Cái to", "cái nhỏ". Chỉ với hai từ "to" và "nhỏ", liên tục lặp lại với giọng điệu rõ ràng và chuẩn xác để nói câu: "Viên này là viên to, viên to, to..." Giáo viên dừng lại một chút. Sau đó, giáo viên hãy sử dụng phương pháp thử nói với trẻ rằng: "Đưa cho cô viên to đi.", "Đưa cho cô viên nhỏ đi." để xem trẻ có hiểu và đưa đúng hay không. Tiếp tục nhắc lại một lần nữa: "Viên to đó", "Tiếp theo là viên nhỏ...". Sau đó lại dừng lại một lúc. Cuối cùng thầy cô sẽ chỉ vào viên xếp hình và hỏi trẻ: "Viên này là viên như thế nào?", giả dụ như lúc này trẻ đã tiếp thu được, trẻ sẽ trả lời một cách chính xác: "Viên to", "viên nhỏ". Sau đó thầy cô giáo (theo phương pháp dưới đây) giúp trẻ có thể liên tục nói được những từ này một cách rõ ràng và chính xác:
Nguồn: bleucastle. com. sg
- (Thầy cô) Cái này như thế nào cơ?
- (Trẻ) To.
- (Thầy cô) Như thế nào?
- (Trẻ) To.
- (Thầy cô) Nói thật rõ ràng cho cô biết, cái này như thế nào? - (Trẻ) Nó to.
Vật được dùng ở đây chỉ là những vật thể to và vật thể nhỏ, nó chỉ mới ở mức độ kích thước, chứ chưa miêu tả ở dạng hình dạng của vật thể, cũng có nghĩa là tỉ lệ ba số đo của chúng có lẽ là giống nhau. Chúng ta có thể nói ngôi nhà thì "to" còn túp lều thì "nhỏ'. Khi ta có hai bức tranh biểu thị cho một vật thể với hai kích thước khác nhau, thì sẽ có cái to, cái nhỏ.
̀ ́
"""