" Phương Pháp Đếm 1 2 3 Kỳ Diệu Dành Cho Trẻ Em PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phương Pháp Đếm 1 2 3 Kỳ Diệu Dành Cho Trẻ Em PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Lời giới thiệu Có những trẻ rất nghịch ngợm, mất tập trung và không vâng lời. Có những trẻ ý thức học tập kém và luôn làm giáo viên bực mình. Khi chơi, trẻ làm các bạn khó chịu vì không tuân thủ luật chơi, không kiên nhẫn đợi đến lượt mình. Với những trẻ có hành vi như thế, cha mẹ luôn phải quát mắng, trách phạt. Nhưng càng phạt thì trẻ lại ́ ̀ càng hay mắc lỗi, rồi lại càng hay bị phạt, không khí trong gia đình luôn ồn ào, căng thẳng. Điều mà tất thảy các bậc cha mẹ, thầy cô giáo đều mong đợi ở trẻ là không làm điều xấu và biết làm điều tốt, trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và luôn được sống trong bầu không khí vui vẻ, yên bình, không còn bị la mắng và đánh đòn nữa. Thấu hiểu những nguyện vọng của các bậc cha mẹ và con cái, tác giả Thomas W. Phelan và Tracy M. Lewis đã viết cuốn sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em. Đây là cuốn sách phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi và nhiều cách học khác nhau, vì thế trẻ có thể nhận được những thông tin có ích. Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là một chương trình giúp bố mẹ khiến trẻ cư xử đúng mực hơn, từ đó không còn phải quát mắng hay đánh đòn nữa. Cuốn sách giải thích các quy tắc theo cách mà các bạn nhỏ có thể hiểu được. Trong sách có những câu chuyện thú vị kèm theo một số trò chơi. Phương pháp đếm 1- 2- 3 kỳ diệu giúp các bậc cha mẹ trải nghiệm nhiều thời gian chơi với con trẻ hơn, bầu không khí gia đình sẽ dần trở nên bình yên và hạnh phúc. Các bạn nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi nói cho bố mẹ biết về những gì đang khiến mình khó chịu. Không chỉ có vây, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình tốt lên rất nhiều. Nhận thấy giá trị và ý nghĩa thiết thực của cuốn sách, Công ty CP Sách Alpha đã mua bản quyền, kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (PPRAC) cùng Phòng khám Ngọc Minh chuyển ngữ cuốn sách sang tiếng Việt. Mặc dù rất cố gắng trong công tác biên dịch và hiệu đính nhưng bản dịch chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những góp ý của độc giả để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cho những lần xuất bản sau. Dịch giả - TS. BSCKII Lã Thị Bưởi Cố vấn Trung tâm PPRAC Trưởng phòng khám Ngọc Minh Hướng dẫn sử dụng sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em là một cuốn sách mới được viết để giúp cha mẹ giải thích cho con về chương trình kỷ luật đơn giản nhất của Mỹ (Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu: Kỷ luật hiệu quả cho trẻ 2-12 tuổi). Ấn bản Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho cha mẹ đã bán ra hơn một triệu bản vì những điều hướng dẫn trong sách dễ áp dụng và có hiệu quả. Hầu hết các cuốn sách viết về kỷ luật cho trẻ đều giải thích cách thức thực hành cho cha mẹ. Sau đó cha mẹ giải thích cho trẻ. Tuy nhiên Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em trực tiếp giải thích cho trẻ những phương thức kỷ luật mới (với trẻ nhỏ hơn thì cần thêm sự giúp đỡ của cha mẹ). Cuốn sách được trình bày dưới góc nhìn của trẻ và có các trò chơi, ô chữ, câu hỏi để thảo luận. Những hình ảnh trong sách được minh họa bốn màu. Nếu bạn định bắt đầu sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu với trẻ nhà bạn, cuốn sách này sẽ là một công cụ hữu hiệu giải thích chính xác cho trẻ phương pháp đếm này là gì và thực hiện thế nào. Nếu bạn đã áp dụng phương pháp này với con, cuốn sách cũng sẽ giúp bạn củng cố và nhắc lại cho trẻ những gì mà trẻ đã biết về chương trình này. Nếu trẻ chưa đến tuổi đọc sách, hãy bắt đầu bằng việc đọc cho trẻ phần I: Câu chuyện của Rachel và Maddie. Cứ để trẻ ngắt lời, đặt câu hỏi hoặc tự xem phần nào đó. Câu chuyện ngắn gọn và đơn giản, vì thế nhiều trẻ có thể xem được toàn bộ. Nếu trẻ đã đọc tốt hơn, hãy để trẻ tự đọc “Câu chuyện của Rachel và Maddie” hoặc để trẻ đọc nó cho bạn nghe. Sau đó, trẻ có thể muốn đặt câu hỏi hoặc bạn có thể hỏi về những gì trẻ đọc. Khi trẻ đã hiểu “Câu chuyện của Rachel và Maddie”, những chương khác sẽ dễ hiểu hơn. Nếu muốn, trẻ có thể đọc ngay tới Chương 6 hoặc Chương 9 (đọc một mình hoặc cùng bạn) hoặc trẻ có thể đọc mỗi lần một chương. Thứ tự của các chương không quá quan trọng. Chương 6: Bộ công cụ của Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu giải thích những chiến lược khác nhau mà các bậc cha mẹ sẽ áp dụng để củng cố những hành vi tốt, kiểm soát những hành vi không đúng và tăng cường các mối quan hệ; ví dụ như phép đếm, khen thưởng và chơi một đối một. Chương 6 cũng sẽ củng cố kiến thức của bố mẹ về những điều họ cần làm! Chương 7: Đưa ra một danh sách những câu hỏi mà trẻ thường hỏi về Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu trước khi bắt đầu chương trình. Sau khi đọc “Câu chuyện của Rachel và Maddie”, con bạn sẽ có thể tự mình trả lời được một vài trong số những câu hỏi này. Chương 8: Những hoạt động giải trí và ô chữ gồm một số bài tập đơn giản để làm rõ những khái niệm về Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Những hoạt động có thể đòi hỏi một chút hỗ trợ từ bố mẹ được đánh dấu với dấu này. Chương 9: Sau đó gia đình chúng ta sẽ như thế nào? Chương này sẽ giúp trẻ hiểu vì sao bố mẹ phải áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Đây là chương dễ hiểu nhất trong các chương. Nó có các hoạt cảnh đơn giản về những hành vi có tiến bộ, về những mối quan hệ tốt đẹp hơn và một cuộc sống gia đình hạnh phúc, ít căng thẳng hơn. Cuốn sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em có những yếu tố thực và hư cấu, đưa ra các hoạt động cần áp dụng. Cuốn sách này phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi với nhiều cách học khác nhau, vì thế nhiều trẻ có thể nhận được những thông tin hữu ích từ cuốn sách. Quan trọng nhất là cuốn sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em có thể giúp bố mẹ và trẻ thích thú làm việc cùng nhau. Mình ở đây để kể cho các bạn nghe vì sao cuốn sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em được viết. Vài năm trước, gia đình mình chuyển tới một thị trấn mới vì công việc của bố mình. Điều này thật khó khăn cho tất cả mọi người trong nhà. Mình đã không thể hợp với giáo viên mới, chị mình thì buồn bã vì phải xa bạn bè, còn bố mẹ mình thì tranh luận với nhau rất nhiều. Chị và mình tranh cãi nhiều hơn bao giờ hết (đương nhiên, chủ yếu là lỗi của chị ấy). Mình thường giả ốm để không phải đi học buổi sáng, còn chị mình thì lúc nào cũng than vãn và kêu ca. Trước khi chuyển nhà, lúc nào ở nhà với gia đình cũng vui, nhưng sau khi chuyển nhà thì toàn những chuyện rắc rối! Không ai thấy vui và ai cũng chỉ cố ra ngoài theo cách của mỗi người. Cuối cùng, bố mẹ mình quyết định rằng cả nhà đều cần được giúp đỡ để quen với cuộc sống ở thị trấn mới. Cả nhà đi đến gặp một cô được gọi là “nhà tâm lý” (mình gọi cô ấy là “bác sĩ tâm lý”). Cô ấy hướng dẫn bố mẹ mình áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Đó là chương trình giúp bố mẹ khiến trẻ cư xử đúng mực hơn mà không phải quát mắng hay đánh đòn. Đó là điều tốt nhưng khi chị và mình lần đầu tiên khám phá nó, chúng mình chẳng thấy vui chút nào. Và một khi đã thực hiện, chúng mình thấy rằng nó khá dễ chịu. Bố mẹ đã giúp chúng mình dừng lại những việc cần dừng, như cãi nhau – ́ ̀ ̀ ́ ̀ và bắt đầu những việc cần bắt đầu, như sẵn sàng cho việc đến trường! Bố mẹ đã ngừng la mắng quá nhiều và sau đó chúng mình cũng ngừng la hét. Thật là tuyệt! Và đó chính là lý do vì sao lại có cuốn sách này. Khi bố mẹ mình bắt đầu sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, bố mẹ mình có sách và một cặp DVD hướng dẫn thực hành. Chị gái và mình cũng muốn xem nhưng chúng lại quá khó hiểu đối với tụi mình. Có quá nhiều điều viết cho người lớn hiểu. Chính vì thế mà có cuốn sách này, phiên bản dành cho trẻ em! Cuốn sách giải thích quy tắc đếm 1-2-3 kỳ diệu theo cách mà chúng ta có thể hiểu được. Trong sách có những câu chuyện thú vị và có cả một số trò chơi nữa. Giờ thì bố mẹ có sách của bố mẹ và chúng mình có sách của chúng mình! Và chúng mình lại có một gia đình mà hầu như lúc nào mọi người cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là điều tốt nhất. Vậy thì hãy yêu thích cuốn sách này và mình cũng sẽ tham gia cùng với các bạn từ bây giờ và sau này. Phần 1. Câu chuyện của Rachel và Maddie Chương 1. Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là gì? Đây là câu chuyện về hai bạn nhỏ tên là Maddie và Rachel. Bố mẹ của Rachel đã ly dị và họ sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu với bạn ấy và em trai Marc của bạn ấy. Còn Maddie và bố mẹ bạn ấy lúc nào cũng to tiếng với nhau. Maddie đã không làm những việc bạn ấy phải làm và bố mẹ của bạn ấy phát cáu lên. Trong câu chuyện, Rachel giúp Maddie hiểu Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là gì và nó đã giúp gia đình Maddie trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều và có nhiều niềm vui chung hơn. Rachel đang chơi cầu trượt ở sân sau. Bạn ấy thích trò này vô cùng! Cô bạn tốt nhất của Rachel là Maddie, cô bé sống ở nhà liền kề phía bên phải và cũng thích trượt cầu trượt. Các bạn gái thích mê trò này khi được mẹ đưa đến công viên ngay trong khu phố của họ vì ở đó có cầu trượt dài nhất, trơn nhất thế giới. Rachel và Maddie đã sống cạnh nhà nhau từ nhỏ. Thực sự Rachel không thể nhớ nổi từ khi nào gia đình Maddie đã xuất hiện ở phía bên kia hàng rào cạnh nhà bạn ấy nữa! Hai bạn học lớp Hai cùng nhau. Cả hai rất vui vì điều đó và đều yêu quý cô giáo của mình. Thậm chí khi không ở trường, hai bạn gái cũng luôn ở bên nhau. Họ thích đạp xe, chơi trò chơi và ngủ đêm ở nhà bạn. Cả hai thích mê khi được ngủ đêm ở nhà bạn! Hai bạn luôn ở nhà Rachel khi ngủ đêm cùng nhau bởi vì bố mẹ Maddie la mắng nhiều khủng khiếp. Rachel hay bị đau bụng mỗi khi bị la mắng. Bố mẹ của Maddie là những người tốt, nhưng Rachel không thích việc la hét tí nào. Việc đó nhắc bạn ấy nhớ về mẹ mình trước khi mẹ sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Một lần, khi Rachel đang trượt cầu trượt ở sân sau, bạn ấy nghe thấy tiếng la hét phát ra từ cửa sổ nhà Maddie đang mở. Bạn ấy không biết điều gì đang xảy ra. Đầu tiên, bạn ấy nghe thấy Maddie la hét và sau đó là mẹ của Maddie. Maddie la hét TO HƠN và rồi mẹ bạn ấy thậm chí còn LA HÉT TO HƠN THẾ! Đột nhiên, cửa sau nhà họ bật tung và Maddie chạy ra ngoài sân sau nhà bạn ấy. Bạn ấy khóc, khóc nức nở. Rachel tự hỏi tại sao Maddie buồn đến vậy! Bạn ấy nhảy rất nhanh qua hàng rào giữa hai nhà để tới chỗ bạn mình. “Có chuyện gì vậy, Maddie?” Rachel hỏi. “Mẹ tớ thật quá đáng!” Maddie ấm ức. “Mẹ cậu đã làm gì?” Rachel hỏi. Maddie nói: “Mẹ bảo tớ lau dọn phòng của tớ trước khi mẹ và tớ đến nhà bà ngoại chiều nay. Hôm nay là sáng thứ Bảy! Tớ KHÔNG MUỐN dọn phòng mình! Mẹ tớ bảo rằng cuối tuần sẽ rất bận, vì vậy tớ phải làm việc đó ngay lập tức! Tớ hét lên rằng tớ SẼ KHÔNG làm và đi vào phòng của tớ rồi đóng sầm cửa lại. Sau đó mẹ đi vào phòng và bắt đầu la mắng tớ rằng tốt nhất tớ nên đi lau dọn phòng mình, nếu không tớ sẽ gặp rắc rối lớn thực sự.” “Bảo cậu dọn phòng của chính cậu không có nghĩa là quá đáng,” Rachel nói. “Không, tớ nghĩ điều đó không quá đáng gì cả. Điều quá đáng là khi mẹ mắng tớ,” Maddie nói. Trông bạn ấy rất buồn. “Cậu hét lên với mẹ cậu trước phải không?” Rachel hỏi. “Tớ không quan tâm. Mẹ tớ vẫn QUÁ ĐÁNG,” Maddie lý luận. “Ừ, tớ cũng không thích bị la mắng. Mẹ tớ luôn la mắng tớ trước khi nhà tớ áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu,” Rachel nói. “Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu? Đó là gì vậy?” Maddie hỏi. ́ “Đó là một phương pháp hay để bố mẹ dạy con cách cư xử. Nhà tớ dùng cách này từ lâu rồi. Tớ thực sự thích nó. Đầu tiên tớ không chịu, nhưng bây giờ mọi người trong gia đình tớ đều làm và tốt hơn nhiều. Tớ thực sự vui vì cả mẹ và bố tớ đều sử dụng nó!” Rachel nói. “Mẹ cậu có biết phép thuật không?” Maddie hỏi. “Ồ, nó KHÔNG THỰC SỰ là phép thuật. Nó được gọi là điều kỳ diệu. Tớ không biết nữa”, Rachel trả lời. “Có thể nó được gọi là ‘kỳ diệu’ bởi vì một cách kỳ diệu nó giúp MẸ khỏi lúc nào cũng la mắng và tức giận!” Maddie nói. Rachel hào hứng nói: “Này, tớ cá là như vậy!” Chương 2. Phép đếm là gì “Tại sao chúng ta không vào nhà và cùng dọn sạch phòng của cậu nhỉ? Sau đó có thể đến nhà tớ chơi”, Rachel nói. “Cậu sẽ giúp tớ chứ?” Maddie hỏi lại. “Chắc chắn rồi. Nếu bọn mình làm cùng nhau thì mọi việc sẽ rất nhanh!” Rachel nói và chạy về phía nhà Maddie. Rachel cất cái hộp đựng những miếng xếp hình bị rơi trên sàn còn Maddie thì nhặt quần áo bẩn của bạn ấy cho vào giỏ. Maddie bắt đầu nghĩ đến điều “1-2-3” mà Rachel vừa kể cho mình nghe. “Này Rachel… Toàn bộ Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu diễn ra như thế nào vậy?” Maddie hỏi. “Ồ, mỗi khi tớ bắt đầu làm điều gì đó không nên làm, ví dụ như trêu em tớ, mẹ tớ sẽ nói ‘1’. Nếu tớ thôi không làm thế nữa, mọi chuyện sẽ yên ổn. Nếu tớ vẫn tiếp tục, mẹ tớ sẽ nói ‘2’. Đó là cơ hội ́ ́ cuối cùng để tớ dừng lại. Nếu tớ vẫn không dừng thì mẹ tớ sẽ nói ‘3, thực hiện 7’’’ Rachel giải thích. “Thực hiện 7 nghĩa là gì?” Maddie có vẻ bối rối. “Điều đó có nghĩa là tớ phải ngồi trong phòng mình 7 phút” Rachel nói. “Số 7 đúng là một con số kỳ lạ”, Maddie nói. “Tớ phải ngồi 7 phút bởi vì tớ 7 tuổi. Nếu tớ 5 tuổi thì tớ phải ở trong phòng 5 phút. Cậu hiểu không?” Rachel hỏi. “À, tớ hiểu rồi!” Giờ thì Maddie đã hiểu. “Điều đó được gọi là ‘đếm’. Trong Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, đó là những gì bố mẹ sẽ làm với cậu khi họ muốn cậu ngừng việc mà họ không muốn cậu làm.” Rachel nói với mình. Hai bạn đã dọn xong phòng của Maddie. Đúng là nếu hai người cùng nhau dọn dẹp thì nhanh hơn thật! Họ quyết định đi đến nhà Rachel để chơi búp bê. Maddie vớ lấy con búp bê yêu thích của mình ở trên giường và cùng đi với Rachel. Các cô bé chơi trò cho em búp bê của mình bú bình ở phòng khách nhà Rachel. Maddie nói: “Cậu biết không? Thỉnh thoảng khi bố mẹ tớ bảo tớ đi về phòng mình, tớ nói với bố mẹ ‘Không!’ Cậu đã bao giờ làm vậy chưa?” “Thỉnh thoảng khi tớ tức giận thì tớ cũng nói vậy,” Rachel trả lời. “Sau đó mẹ tớ có thể sẽ cho tớ một lựa chọn khác.” “Tớ chưa hiểu,” Maddie nói. “Tất cả những gì cậu phải làm là nói ‘Không’ và sau đó cậu không phải đi về phòng mình nữa đúng không?” Maddie vô cùng tò mò! Rachel nói, “Ừm, không hẳn là như thế. Nếu tớ không đi về phòng trong 7 phút sau khi mẹ tớ đếm đến 3 thì mẹ sẽ rút bớt tiền tiêu vặt của tớ, hoặc bắt tớ phải đi ngủ sớm hoặc tớ sẽ phải làm điều gì đó. Sau đó mẹ sẽ để cho tớ tự lựa chọn. Tớ thường chọn đi về phòng mình thì hơn. Những lựa chọn khác luôn tệ hơn so với việc phải ở trong phòng mình 7 phút!” Rachel kể với bạn. “Ừ, ở trong phòng 7 phút không hẳn là tồi tệ. Cậu vẫn có thể chơi lúc ở trong phòng phải không?” Maddie hỏi bạn. “Tớ có thể chơi gì cũng được trừ trò chơi điện tử. Tớ cũng không được xem ti vi nữa. Điều hay nhất là khi hết 7 phút và tớ ra khỏi phòng mình, mẹ tớ lại vui vẻ với tớ. Mẹ không la mắng tớ mà cũng không bảo rằng tớ hư. Mẹ và tớ cư xử như là chưa có chuyện gì xảy ra cả!” Rachel giải thích. Maddie hỏi: “Vậy tất cả những gì mẹ cậu làm là đếm? Mẹ cậu không hề mắng cậu à?” “Không, không mắng một tí nào cả,” Rachel đáp. “Ồ! Đó là lý do mà nhà cậu luôn yên ả hơn nhiều!” Cuối cùng Maddie cũng nhận ra! Cô bé rất ngạc nhiên về việc này. “Đi nào,’’ Rachel nói. “Chúng mình cùng đi ăn nhẹ nhé!” Chương 3. Bố mẹ sẽ yêu cầu tớ dọn dẹp phòng của mình như thế nào? Chiều hôm sau, Maddie lại tới nhà Rachel. Hai bạn đang ngồi trong phòng bếp ăn một ít bánh quy và sữa mà mẹ của Rachel đã chuẩn bị. “Cậu biết không,” Maddie nói, “Hôm qua phép đếm đã không xảy ra ở nhà tớ. Tớ không làm điều gì tệ cả. Mẹ cũng không yêu cầu tớ phải DỪNG việc gì. Mẹ tớ muốn tớ BẮT ĐẦU dọn dẹp phòng của mình”. “Chà, Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu không chỉ được áp dụng khi cậu làm điều gì đó tệ,” Rachel đáp lại.“ Nó cũng giúp cậu thực hiện những điều tốt nữa.” “Vậy bố mẹ đã làm gì để khiến cậu làm những việc tốt?” Maddie muốn được biết. “À”, Rachel bắt đầu kể, “Ví dụ như, nếu mẹ muốn tớ dọn dẹp phòng của tớ sáng nay và tớ không làm, mẹ sẽ dọn phòng cho tớ.” “CÁI GÌ CƠ?!” Maddie cắt ngang. “Mẹ cậu sẽ DỌN PHÒNG cho cậu á?” “Đợi một chút! Tớ chưa nói xong! Mẹ sẽ dọn phòng cho tớ, nhưng sau đó mẹ sẽ cắt giảm tiền tiêu vặt của tớ.” Rachel kể. “Cắt giảm? Điều đó nghĩa là sao?” Maddie hỏi. “Nghĩa là mẹ tớ sẽ dọn dẹp phòng cho tớ, nhưng tớ sẽ phải trả tiền cho việc mẹ tớ làm, tiền đó lấy từ tiền tiêu vặt của tớ,” Rachel trả lời. “Vậy mẹ cậu có tức giận khi dọn dẹp phòng cho cậu không?” Maddie hỏi. “Không, mẹ không hề tức giận bởi vì mẹ đã có được số tiền của tớ! Tuy nhiên, điều đó không thường xuyên xảy ra. Tớ thà dọn dẹp phòng và giữ tiền của mình còn hơn, vì vậy bây giờ tớ đi dọn phòng ngay lập tức khi mẹ bảo tớ,” Rachel nói. “Ừ, tớ cũng sẽ không muốn phải trả lại tiền tiêu vặt của tớ đâu,” Maddie nói. “Với những việc khác bố mẹ cậu sẽ làm gì?” Maddie nghĩ rằng điều này phải thực sự rõ ràng. “Ồ, em trai tớ, Marc, chưa bao giờ muốn ăn bữa tối, vì vậy em thường ngồi ở bàn và nhìn thức ăn cả buổi. Em ấy thực sự kén ăn, ́ ́ ́ ́ em chỉ muốn bỏ qua bữa tối và ăn món tráng miệng! Bố tớ bắt đầu sử dụng một cái đồng hồ đếm giờ trong khi em ăn. Cậu có biết cái đó là gì không?” Rachel hỏi Maddie. “Nó có phải là một trong những loại đồng hồ nhỏ mà cậu đặt thời gian rồi nó kêu ‘ding’ sau vài phút không?” Maddie hỏi. “Đúng đấy! Bố tớ đặt thời gian trong vòng 20 phút. Nếu Marc hoàn thành bữa tối của em trước khi hết giờ, em sẽ được ăn đồ tráng miệng. Nếu em không hoàn thành đúng giờ thì không có bữa tráng miệng,” Rachel nói. “Tớ cá là bây giờ em ấy ăn nhanh hơn rồi!” Maddie mỉm cười. Rachel cười tủm tỉm: “Em ấy đã làm được! Giờ thì em ấy ăn hết trước bất kỳ ai!” “Thỉnh thoảng”, Rachel nói, “bố mẹ tớ sử dụng bảng biểu. Chúng thú vị cực kỳ!” “Bảng biểu?” Maddie hỏi. “Ừ! Tớ chưa bao giờ muốn dậy vào buổi sáng để đến trường. Sau đó, mẹ tớ đã ghi vào bảng biểu này rất rõ ràng với một số việc như ‘đánh răng’, ‘mặc quần áo’ và ‘ăn sáng’. Mỗi buổi sáng, tớ nhận được một hình dán cho mỗi việc đã làm khi được yêu cầu. Tớ cũng không được phàn nàn khi làm những việc đó. Nếu phàn nàn, tớ sẽ không được miếng dán. Khi tớ kiếm đủ miếng dán, mẹ sẽ dẫn tớ ra cửa hàng và mua cho tớ một quyển sách mới mà tớ thích. Tớ THỰC SỰ thích bảng biểu này.” Rachel hào hứng chia sẻ. “Tất cả những việc này nghe thật rõ ràng,” Maddie nói. “Đúng vậy”, Rachel nói. “Tuy nhiên cậu có biết tớ thực sự thích gì không? Tớ thích khi tớ thực hiện tốt một việc gì đó, ví dụ như đi ngủ đúng giờ, bố mẹ sẽ nói với tớ là họ thấy tự hào như thế nào về những việc tớ đã tự làm được mà không cần bố mẹ phải nhắc. Tớ cảm thấy hạnh phúc khi bố mẹ nói những điều như vậy và sau đó tớ cũng cảm thấy tự hào về mình! Điều đó làm cho tớ muốn tiếp tục làm những công việc này.” Maddie nói: “Tớ thích mỗi khi bố mẹ nói với tớ rằng họ tự hào về tớ. Chỉ có điều, dường như họ dành nhiều thời gian hơn để nói về những gì tớ làm sai.” Maddie trông có vẻ lại buồn và Rachel cảm thấy thương bạn mình. Maddie đã ăn xong bánh quy của mình. Bạn ấy nói: “Ồ, chắc là tớ cần phải làm bài tập về nhà. Ngày mai cậu có thể ra ngoài chơi được không?” “Được thôi,” Rachel trả lời. “Gặp lại cậu sau!” Những cách cha mẹ có thể giúp bạn thực hiện điều mà bạn được yêu cầu: - Cắt giảm tiền tiêu vặt của bạn. - Dùng đồng hồ đếm giờ. - Dùng bảng biểu. ̀ ́ - Nói với bạn rằng bạn đang làm một việc tốt. Chương 4. Điều đó có thực sự dễ dàng không? Maddie và Rachel đã ra ngoài để chơi xích đu ở nhà Rachel. Maddie nói, “Này, tớ đoán cậu đã rất vui khi bố mẹ cậu bắt đầu áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu?” Mẹ của Rachel, cô Alvarez ra ngoài xem các con và nghe thấy những gì Maddie nói. “Không đâu!” Cô Alvarez cười. “Lúc đầu Rachel và Marc đều THỰC SỰ khó chịu về điều đó!” “Thật ư?!” Maddie đang ngồi trên chiếc xích đu hỏi. “Tại sao vậy cô?” “Lúc đầu, chúng tớ không thích bố mẹ bắt chúng tớ làm những việc mà chúng tớ không thích làm.. Chúng tớ không muốn đi về phòng khi chúng tớ đã làm những điều tồi tệ. Tớ vẫn không muốn dậy để đến trường hoặc dọn dẹp phòng của tớ còn Marc thì không ́ ́ ́ muốn ăn bữa tối của mình trước khi em ấy có món tráng miệng,” Rachel nói. Maddie nhìn mẹ của Rachel. “Làm thế nào cô biết rằng các bạn ấy không thích điều này?” “Ồ,” mẹ Rachel đáp, “cả hai đứa đều muốn thử thách cô chú một chút.” “’Thử thách tức là sao ạ?” Maddie hỏi. “Nghĩa là cả Rachel và Marc đều thử phản ứng để xem liệu cô chú có thực sự nghiêm túc về việc áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu hay không. Ví dụ như đôi khi Marc nằm ăn vạ dữ dội. Em lăn trên sàn nhà rồi bắt đầu gào lên và la hét khi cô đang đếm vì một việc gì đấy. Em hét lên rằng cô quá đáng và em không thích mẹ nữa.” “Cô sẽ làm gì sau đó ạ?” Maddie hỏi. “Cô sẽ đếm cho việc đầu tiên mà em ấy đã làm sai, sau đó cô sẽ lại đếm tiếp cho cơn cáu giận của em ấy. Sau khi đếm, cô để em ấy lại một mình. Sẽ chẳng có lý do gì để tiếp tục cơn cáu giận như vậy khi chẳng có ai xung quanh để ý đến phải không?” Mẹ Rachel hỏi. Rachel và Maddie cười. Maddie hỏi: “Vậy Marc còn làm điều gì khác nữa không ạ?” “Đôi khi em còn dọa cô là sẽ bỏ đi hoặc không bao giờ nói chuyện với cô nữa. Những lúc như vậy cô cũng vẫn sẽ đếm. Cô đếm cho việc mà em đã làm sai và lại đếm tiếp cho việc em ấy dọa cô như vậy. Em đã nhanh chóng học được rằng gặp rắc rối (bị đếm) những hai lần vì đều làm sai thì thật là ngốc.” “À, mẹ ơi!” Rachel nói. “Con vừa nghĩ đến điều này! Nếu Marc thực sự quyết định sẽ không bao giờ nói chuyện với mẹ nữa, điều đó có nghĩa rằng em ấy sẽ không được cáu giận nữa! Bạn không thể hét vào mặt một người mà bạn sẽ không nói chuyện!” “Ồ, Rachel,” mẹ nói. “Mẹ đã không nghĩ tới điều đó!” Và tất cả cùng cười. Maddie hỏi, “Thế còn Rachel thì sao? Bạn ấy đã làm gì khi không được như ý mình muốn?” Cô Alvarez nhìn Rachel đang ngồi trên xích đu và mỉm cười hỏi: “Con có phiền nếu mẹ kể cho bạn ấy không, con yêu?” Rachel có vẻ hơi xấu hổ một chút nhưng đáp lại: “Không sao ạ, con nghĩ là không sao đâu.” “Rachel đã từng quấy rầy cô rất nhiều,” cô Alvarez nói. “Tức là sao ạ?” Maddie hỏi. “Ồ, nếu bạn ấy muốn làm một điều gì đó mà cô đã nói là ‘Không’ thì bạn ấy sẽ đi theo cô và liên tục nài nỉ ‘Đi mẹ???’ và ‘Nhưng mà MẸ ƠI!!!’. Điều đó làm cô phát cáu lên! Cô sẽ đếm cho sự mè nheo này và bạn ấy cũng dừng lại nhanh chóng.” ́ ̀ ́ ̀ Cô Alvarez tiếp tục: “Còn những lần khác, bạn ấy sẽ ngồi xuống và thể hiện ra là bạn ấy cảm thấy mình thật đáng thương. Bạn ấy sẽ tỏ vẻ buồn bã nhất!” “Con muốn làm cho mẹ cảm thấy có lỗi.” Rachel khẽ nói. Cô Alvarez mỉm cười nói: “Mẹ biết”. “Hãy để cháu đoán nhé!” Maddie nói. “Cô sẽ đếm cho việc bạn ấy tỏ ra có lỗi với bản thân mình!” Cô Alvarez nói: “Thực ra cô không đếm cho việc đó. Bạn ấy không làm tổn thương ai hoặc nổi giận với ai cả. Nếu bạn ấy muốn thể hiện nỗi buồn và bĩu môi, cô không thích điều đó, nhưng tùy bạn ấy thôi! Bạn ấy sẽ nhanh chóng vượt qua điều đó và quay trở lại vui vẻ như bình thường!” “À... Cháu đoán là cô không đếm khi các con tỏ ra khó chịu. Điều đó cũng không hay ạ”, Maddie nói. “Đúng vậy, Maddie. Đôi khi, cảm thấy khó chịu cũng chấp nhận được mà. Miễn là cháu không cố gắng làm cho người khác cũng cảm thấy tồi tệ, cháu có quyền thể hiện những cảm nhận theo cách mà cháu muốn.” “Vậy, giờ thì việc ‘thử thách’ đã hết rồi chứ ạ?” Maddie hỏi. ́ ̀ ́ ́ “Đúng vậy! Đối với hầu hết các tình huống, việc thử thách đã kết thúc. Một khi những đứa trẻ nhận thấy rằng bố mẹ nghiêm túc về việc áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, chúng không cần phải thử thách bố mẹ nữa.” “Mẹ ơi!” Rachel hào hứng nói. “Mẹ sẽ đưa chúng con đến công viên chứ?” “Chắc chắn rồi! Maddie, cháu chạy về nhà và xin phép bố mẹ cháu đi chơi nhé.” Cô Alvarez nói. “Vâng! Cháu sẽ quay lại ngay!” Maddie chạy băng qua sân nhà Rachel và nhảy qua hàng rào để về nhà mình. Chương 5. Những câu chuyện vui Maddie đã quay lại sân nhà Rachel. Bạn ấy dẫn mẹ đến cùng. “Mọi người có phiền nếu tôi đi cùng không?” Cô William hỏi. “Chúng tôi rất sẵn lòng.” Mẹ Rachel đáp. “Đi thôi! Chúng ta đi thôi nào!” Rachel reo lên. Trong khi đi dạo, Maddie hỏi một cách thích thú: “Này, cậu! Cậu sẽ nói với mẹ tớ về Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu chứ?” Rachel nhìn mẹ của Maddie và nói: “Đó là cách mà bố mẹ cháu đã hướng dẫn em trai cháu và cháu cách cư xử mà không phải la mắng chúng cháu thường xuyên.” “Ồ, điều đó nghe thực sự kỳ diệu đấy!” Mẹ Maddie nói. “Ồ không, không phải lúc nào nó cũng kỳ diệu đâu. Nhưng đôi khi nó cũng kỳ diệu thật.” Mẹ Rachel cười. “Nó như thế nào vậy?” Mẹ Maddie hỏi. “À, khi nào bọn trẻ làm điều gì đó mà chị muốn chúng dừng lại, như việc than vãn hoặc tranh cãi, chị hãy đếm đến 3. Hai lần đếm đầu tiên cho phép chúng cơ hội tự điều chỉnh lại. Nếu đếm đến 3 thì chúng sẽ phải đi ra ngoài trong một vài phút. Bí quyết là không la mắng hay đánh đòn và không nói nhiều về điều mà bọn trẻ đã làm sai. Phần lớn thời gian, bọn trẻ biết CHÍNH XÁC điều mà chúng đã làm sai mà chị không phải nói một từ nào cả!” “Cũng có cả những công cụ trong Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu giúp chị hướng dẫn bọn trẻ làm những điều mà chị muốn chúng thực hiện như làm bài tập về nhà hoặc dậy đi học vào buổi sáng”, Mẹ Rachel tiếp tục. “Điều này nghe thực sự thú vị… Thực hiện nó thế nào vậy?” Mẹ Maddie hỏi. Maddie hét vang: “Thật đấy mẹ ạ! Chúng ta có thể làm được không???” Mẹ Maddie cười. “Ồ, tất nhiên là cần tìm hiểu điều đó thêm chút nữa. Nếu chị muốn tìm hiểu về nó, tôi có một cuốn sách giải thích toàn bộ phương pháp, chị có thể mang về đọc. Nó giải thích làm thế nào để bắt đầu chương trình với phần ‘Bắt đầu trò chuyện’ ngắn và sau đó làm thế nào để bắt tay vào thực hiện!” “Tuyệt quá!” Mẹ Maddie đáp lại. Khi họ đến công viên, Rachel và Maddie chạy thẳng đến chỗ cầu trượt. Mẹ của các bạn ấy ngồi trên ghế trò chuyện. “Chị biết không,” mẹ Rachel nói, “Điều hay nhất trong Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là gia đình chúng ta sẽ có nhiều thời gian vui vẻ bên nhau hơn trước.” “Điều đó nghe thật thú vị. Hình như lúc nào chúng tôi cũng tranh cãi và ồn ào với nhau”, mẹ Maddie trả lời. “Chúng tôi cũng từng như vậy. Giờ chúng tôi hầu như đã ngừng than vãn, tranh cãi và la hét, chúng tôi cũng thực sự có thể lắng nghe điều mà bọn trẻ nói. Bọn trẻ hiểu rằng chừng nào chúng ngừng la hét và than vãn với chúng ta, chúng ta sẽ luôn cố gắng giúp đỡ chúng tìm cách sửa đổi những gì gây phiền nhiễu. Chúng cũng hiểu rằng chúng sẽ phải tuân theo những luật lệ giống với mọi người trong nhà.” ̀ “Điều gì sẽ xảy ra khi chúng la hét với chị?” Mẹ Maddie hỏi. “Chúng tôi đếm và sự la hét dừng lại khá nhanh chóng. Sau đó, chúng tôi có thể trở lại nói chuyện về những vấn đề của chúng và cố gắng tìm cách cùng nhau giải quyết vấn đề.” Mẹ Rachel tiếp tục, “Một điều thú vị khác về Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là bây giờ chúng tôi mất rất ít thời gian để xử lý hành vi xấu của bọn trẻ, chúng tôi có nhiều thời gian hơn để vui vẻ bên nhau! Chúng tôi chơi trò chơi nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn và dành nhiều thời gian để ra ngoài chơi! Chúng tôi không cần phải làm điều gì đó thật đặc biệt. Chỉ cần cùng nhau làm những việc đơn giản như tô màu bức tranh cũng rất vui rồi.” Maddie chạy tới chỗ ghế dài mẹ đang ngồi. “Chúng ta sẽ làm điều đó chứ mẹ? Chúng ta có thể mà đúng không ạ?” Mẹ cô bé mỉm cười: “Đúng rồi, Maddie, mẹ nghĩ rằng chúng ta có thể thử. Điều đó có vẻ tốt cho gia đình chúng ta, đúng không nào?” Rachel cũng chạy lại chỗ ghế dài. “Điều đó cũng thật tuyệt vời với chúng ta, phải không mẹ?” Cô bé hỏi. “Chắc chắn là thế rồi!” Mẹ cô bé trả lời. Maddie túm lấy tay mẹ và kéo mạnh. “Đi nào mẹ! Chúng ta đi chơi xích đu cùng nhau nhé!” Tay trong tay, Maddie và mẹ cùng chơi xích đu. Khi họ từ công viên trở về, cô William đã mượn cuốn sách Phương pháp đếm 1-2- 3 kỳ diệu ở nhà Rachel và đọc mọi thứ trong đó. Từ ngày đó, Maddie và bố mẹ cô bé ít phải la hét hơn và họ cùng chơi xích đu với nhau nhiều hơn! Phần 2. Những điều quan trọng về phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu Chương 6. Bộ cung cụ 1-2-3 kỳ diệu PHÉP ĐẾM Đếm là cách mà bố mẹ bạn sẽ sử dụng khi bạn đang làm điều gì đó không được phép, ví dụ như trêu chọc anh chị em của mình hoặc nổi cáu khi bạn không vừa ý. Khi bạn bắt đầu cư xử không đúng, họ sẽ nói “1”. Nếu bạn không có hành động đúng sau khoảng 5 giây, họ sẽ nói “2”. Nếu bạn ̀ trở nên cứng đầu và vẫn không làm đúng, họ sẽ đợi thêm khoảng 5 giây và nói “3, thực hiện 10” (nếu bạn 10 tuổi). Điều tuyệt vời của phép đếm là bạn có cả hai cơ hội để dừng hành vi xấu trước khi bất cứ điều gì xảy ra với bạn. Đó là một giải pháp khá tốt! Nhớ rằng, bạn phải nhận 1 phút thời gian phạt ứng với mỗi năm tuổi của bạn. Vậy, thời gian phạt của bạn là bao nhiêu nếu bạn 8 tuổi? Đúng rồi! Bạn nhận 8 phút thời gian phạt. KHÓC LÓC BĨU MÔI THAN VÃN GIẬM CHÂN KHEN NGỢI Khen ngợi nghĩa là nói điều gì đó với người khác khiến họ cảm thấy hài lòng về bản thân. Tưởng tượng rằng bạn nhìn đồng hồ vào lúc 4 giờ 30 phút chiều và tự nhủ: “Ồ! Đó là thời gian bắt đầu làm bài tập về nhà của mình.” Bạn đi lấy sách vở, ngồi xuống bàn và học mà không ai phải bảo. Bố của bạn nhìn bạn làm bài tập về nhà và nói: “Bố rất tự hào vì con đã tự làm bài tập về nhà của mình! Đó là hành động rất có trách nhiệm! Con làm tốt lắm!” Bạn có thể sẽ vui vì bố chú ý đến bạn và bạn cũng sẽ tự hào về bản thân mình! Tự hào về bản thân là cảm giác thật tuyệt và bạn sẽ muốn làm tiếp những việc đem lại cảm giác đó hết lần này đến lần khác. YÊU CẦU ĐƠN GIẢN Điều này cũng có thể gọi là “mệnh lệnh đơn giản”. Đó là khi bố mẹ chỉ nói với bạn điều họ cần bạn làm. Ví dụ, mẹ bạn nói: “Ashley, con cần đánh răng trong 15 phút nữa.” Nếu chúng ta làm điều gì đó ngay khi chúng ta được bảo làm, mọi người đều vui vẻ! Mẹ vui vì răng của bạn sạch và miệng bạn có mùi bạc hà. Bạn vui vì mẹ không phải nhắc nhở bạn 5 phút một lần vì bạn đã hoàn thành việc đó rồi. ĐỒNG HỒ HẸN GIỜ Bạn đã bao giờ nhìn thấy đồng hồ hẹn giờ chưa? Nó là một cái đồng hồ nhỏ với một cái kim mà bạn điều chỉnh được và nó tạo ra tiếng kêu (như là “ding”) khi kim chỉ đến số 0. Đồng hồ có thể biến cảm giác khó chịu khi phải làm việc nhà trở nên vui vẻ (đúng là vui vẻ thật đấy!). Giả sử điện thoại đổ chuông và đó là bà ngoại Gertrude đang nói với mẹ bạn rằng bà sẽ đến trong 15 phút nữa. Mẹ bạn hoảng hốt! Căn nhà bừa bộn khủng khiếp! Mẹ cần sắp xếp ngăn nắp lại phòng khách thật nhanh và mẹ cần sự giúp đỡ của bạn. Ai đó nảy ra sáng kiến đặt thời gian 10 phút! Tất cả các bạn sẽ chạy đua chống lại cái đồng hồ để có thể dọn dẹp xong trước khi nó kêu “ding”. Tích tắc, tích tắc, đồng hồ bắt đầu kêu. Cuối cùng, khoảng hai giây trước khi đồng hồ phát ra tiếng “ding”, đồ chơi cũng đã được thu dọn. Bạn đã làm được! Ngôi nhà sạch sẽ (ồ, ít nhất là tất cả những thứ lộn xộn không biết cất đâu được ném vào kho mà bà ngoại không thể thấy chúng) và đoán xem điều gì xảy ra? Bạn khám phá ra rằng bạn thực sự vui khi làm điều đó! HỆ THỐNG CẮT GIẢM Có tin tốt và tin xấu về Hệ thống cắt giảm. Tin tốt: Đây là cách để bố mẹ làm việc nhà cho bạn với nụ cười tươi. Bạn đang nói “Ồ! Kể thêm cho tớ đi!”. Và có lý do khiến bố mẹ bạn mỉm cười (đây là tin xấu). Họ đang cười bởi vì bạn đang trả tiền để họ làm việc của bạn. “Ồ”, bạn nói. “Con biết đó là một mối lợi.” Với Hệ thống cắt giảm, bố mẹ cho bạn cơ hội để hoàn thành việc của mình. Họ có thể cho bạn thời gian cần để hoàn thành. Nếu công việc không được hoàn thành đúng thời gian, bố mẹ sẽ không cằn nhằn hay la mắng bạn (thêm tin tốt!) Họ sẽ làm công việc đó cho bạn và tính tiền cho bạn. Bạn có thể sẽ thấy rằng họ tính phí THEO CÁCH nhiều hơn bạn muốn trả. Điều dễ dàng cho bạn có lẽ là tự mình làm việc ngay khi được yêu cầu. Nhân tiện, bố mẹ sẽ không sử dụng Hệ thống cắt giảm cho bài tập về nhà! Các thầy cô giáo sẽ không thích điều đó chút nào! HỆ QUẢ TỰ NHIÊN Hệ quả tự nhiên là những thứ xảy ra một cách tự nhiên như tên gọi vậy. Nếu bạn quên mang bữa ăn trưa đến trường, bạn sẽ bị đói. Nếu bạn đi ngủ muộn, bạn sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Thỉnh thoảng, bố mẹ bạn sẽ để mặc bạn mắc sai lầm và sau đó bạn sẽ phải tự đối mặt với những hệ quả của nó. Một số bạn luôn phàn nàn về việc làm bài tập về nhà và muốn bố mẹ thôi cằn nhằn các bạn ấy về việc đó. Nếu bạn là một trong số những bạn này và một ngày nào đó bố mẹ bạn ngừng cằn nhằn bạn về việc làm bài tập về nhà? Bạn có thể không làm bài tập ngày hôm sau ở trường. Bố mẹ sẽ không viết thư cho thầy cô giáo của bạn để xin lỗi giúp bạn bởi vì đó là lỗi của bạn, đúng không? Bạn là người không hoàn thành bài tập về nhà. Bạn sẽ phải đến trường và chấp nhận bất kỳ hình phạt nào thầy cô giáo đưa ra. Đó là “Hệ quả tự nhiên”. Nếu bạn có một quyết định tồi thì sau đó bạn sẽ phải trả giá cho quyết định đó. LẬP BẢNG BIỂU ́ ́ ́ ́ Có một số việc chúng ta sẽ gặp rắc rối khi làm nếu không có sự trợ giúp nhỏ từ bố mẹ. Một ví dụ là việc thức dậy và ra khỏi nhà vào buổi sáng. Cần phải làm biết bao việc để có thể đi ra ngoài và chúng ta sẽ thấy thật khó khăn để sắp xếp tất cả trong đầu mình! Lập bảng biểu có thể trợ giúp bạn. Bố mẹ bạn có thể làm một cái bảng biểu để bạn liệt kê tất cả những thứ bạn phải làm trong buổi sáng. Họ sẽ liệt kê danh sách những việc như đánh răng, ăn sáng, thay quần áo, v.v… Thậm chí họ có thể liệt kê cả thời gian bạn phải hoàn thành cho mỗi việc. Sau đó, họ sẽ dán một miếng dán hoặc thứ gì đó tương tự cho mỗi việc mà bạn hoàn thành đúng hạn. Có thể sau khi bạn hoàn thành một số việc trong những việc được liệt kê, bạn sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ. Nó có thể là một dịp đi chơi đặc biệt với bố mẹ, một món đồ chơi nhỏ, được phép đi ngủ muộn một chút hoặc thứ gì đó mà bạn và bố mẹ bạn cùng thống nhất với nhau. Hy vọng rằng, làm tất cả những việc này đúng giờ sẽ trở thành thói quen và sau đó bạn sẽ không cần bảng biểu nữa. Bạn sẽ học được một kỹ năng mới. Khi đó, bạn sẽ thực sự cảm thấy tuyệt vời và bạn sẽ sẵn sàng để học những kỹ năng mới. Ế ̀ ́ ̀ ĐẾM (Cho những hành vi cần bắt đầu) Bạn nghĩ rằng phép đếm có thể chỉ sử dụng để dừng một hành vi nào đó phải không? Thực tế, nó có thể được sử dụng cho hành vi cần thực hiện và hoàn thành trong hai phút hoặc ít hơn. Đây là một ví dụ: Sau khi tan học, Abby đi về nhà và bỏ áo choàng của mình trên sàn nhà thay vì treo nó vào phòng. Bố muốn bạn ấy nhặt áo choàng lên và đặt vào đúng chỗ. Đó là hành vi mà bố muốn bạn ấy bắt đầu làm. Treo áo choàng mất rất ít thời gian. Bạn ấy có thể hoàn thành trong chưa đầy hai phút. Bố nói: “Abby, hãy treo áo choàng của con lên.” Abby nói “Không”. Bố nói “1”. Bố đợi 5 giây và nói “2”. Abby vẫn đứng đó nhìn bố chằm chằm. Sau 5 giây, bố nói “3, nhận 9” (bởi vì Abby 9 tuổi). Abby phải đi vào phòng ngồi 9 phút vì bạn ấy không treo áo choàng của mình lên. Phép đếm sẽ không được sử dụng cho những hành vi cần bắt đầu như làm bài tập về nhà của bạn. Mất nhiều hơn hai phút để hoàn thành bài tập về nhà, vì vậy bố mẹ bạn có thể chọn một phương pháp khác như lập bảng biểu hoặc khen ngợi khi bạn làm tốt để giúp bạn có những hành vi tốt. KHUYẾN KHÍCH SỰ ĐỘC LẬP Đây là thuật ngữ mà bố mẹ ưa thích để dạy con tính tự lập. Nhiều khi bố mẹ cũng cần tham gia và giúp đỡ khi bạn thử làm một điều gì đó mới. Một số điều mới mà bạn muốn thử (như ́ ́ ́ ́ nấu ăn trên bếp ga) có thể nguy hiểm nếu chúng ta không có bố mẹ ở bên để giúp đỡ. Tuy nhiên, những thứ khác như học cách phết pate vào bánh mì hoặc rửa bát như thế nào, có thể lúc đầu còn chút lộn xộn, nhưng chúng ta phải thử học để làm tốt nó. Khi gia đình bạn đang sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, sẽ có lúc bạn hỏi bố mẹ xem bạn có thể thử điều gì đó mới và họ buộc phải nói không với bạn vì nó nguy hiểm hoặc không phải lúc. Tuy vậy, sẽ có lúc khác bố mẹ nói với bạn rằng: “Chắc chắn con có thể!” Bố mẹ bạn muốn giúp bạn trưởng thành nhanh chóng, mạnh mẽ và có thể tự chăm sóc bản thân. Học cách làm như thế nào sẽ mang đến cho bạn rất nhiều niềm vui! TÌNH CẢM VÀ PHẦN THƯỞNG Tình cảm tức là thể hiện với ai đó rằng bạn yêu họ. Bố mẹ bạn có thể làm điều này với một nụ hôn lên má, một cái ôm, hoặc một cái vỗ nhẹ vào lưng bạn. Có nhiều cách để thể hiện với mọi người rằng bạn yêu họ. Khi người khác thể hiện với chúng ta rằng họ yêu chúng ta, điều đó khiến chúng ta cảm thấy thật ấm áp và đặc biệt. Chúng ta thích cảm giác được yêu! ́ ̀ Một trong những lý do mà các gia đình bắt đầu sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là vì thỉnh thoảng chúng ta dành quá nhiều thời gian cho việc tranh cãi, cố khiến người khác hợp tác với mình và thực sự không còn nhiều thời gian để thể hiện tình yêu đối với người khác. Sau khi mọi người sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, bạn sẽ thấy rằng các thành viên trong gia đình thường có tâm trạng tốt hơn nhiều và có nhiều thời gian hơn cho những thứ thực sự quan trọng, những cái ôm âu yếm chẳng hạn. LẮNG NGHE Điều này có vẻ đơn giản. Chúng ta lúc nào chẳng nghe mọi người nói về nó! Thực tế, có một sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe. Lắng nghe nghĩa là chúng ta không chỉ nghe những từ người khác nói mà chúng ta còn phải tập trung để hiểu họ nghĩ gì và họ cảm thấy như thế nào. Có một phần khác của Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu hướng dẫn cha mẹ cách thực sự lắng nghe điều bạn nói. Thỉnh thoảng bố mẹ bạn rất bận bịu. Họ bận đến mức họ nghe bạn nói mà chẳng hiểu những điều đó quan trọng với bạn như thế nào. Điều đó ́ ́ không có nghĩa là họ không quan tâm đến bạn đâu. Chỉ là việc lắng nghe cũng cần phải luyện tập mà thôi. Hãy thử nói với bố mẹ khi bạn có vấn đề rằng bạn thực sự cần nói chuyện với họ. Nếu bố mẹ bạn không thể dành thời gian lắng nghe đầy đủ, họ sẽ hẹn một thời gian sớm ngay khi họ có thể. Bố mẹ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề. Thậm chí nếu họ không thể thì bạn sẽ vẫn biết rằng họ thực sự đã lắng nghe bạn và hiểu điều bạn nói. Đôi khi, chỉ cần biết rằng ai đó đang lắng nghe cũng đủ để giúp bạn tự giải quyết một vấn đề lớn! VUI CHƠI MỘT ĐỐI MỘT Vui chơi một đối một thực sự rất đơn giản và dễ hiểu. Nó có nghĩa là một người vui đùa với một người khác. Đôi khi thật vui khi cả nhà cùng nhau làm, nhưng cũng có khi thật vui khi chỉ có mẹ hoặc bố chơi cùng với bạn. Chơi trò chơi, đọc sách, đi bộ hoặc chia sẻ một bữa ăn nhẹ có thể là những khoảng thời gian thật đặc biệt mà một người bố hoặc mẹ chia sẻ cùng con. Nếu bạn có điều gì đó cần nói riêng với bố hoặc mẹ, sẽ dễ nói hơn nhiều khi không có ai bên cạnh. Thời gian vui chơi một đối một thường giúp bạn nói những chuyện mà bạn không thể nói khi mọi người trong gia đình bạn ở xung quanh. ̀ ́ Điều quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình là có thời gian ở bên một người khác. Thậm chí bố và mẹ cũng cần thời gian vui chơi một đối một cùng nhau. Nó giúp mọi người cảm thấy gần nhau hơn. Bên cạnh đó, đúng như tiêu đề của trang này nói, nó thật VUI! BẮT ĐẦU TRÒ CHUYỆN Đây là lúc bạn và bố mẹ bạn ngồi xuống trò chuyện cùng nhau về việc bắt đầu thực hành Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Việc bắt đầu trò chuyện chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Bố mẹ bạn sẽ giải thích Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là gì và cách thực hiện như thế nào. Trong thực tế, có thể khi đề cập đến Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, bố mẹ sẽ đưa cuốn sách này cho bạn. Họ sẽ giải thích một chút và sau đó bạn có thể xem cuốn sách Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho trẻ em này cùng với bố mẹ hoặc một mình. Mọi người sẽ chuẩn bị cho sự bắt đầu mới của bạn! Chương 7. Những câu hỏi của trẻ về phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu Điều tốt nhất về Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu là nó sẽ khiến gia đình chúng ta bình yên và hạnh phúc hơn. Bạn, anh chị em của bạn và bố mẹ bạn sẽ ít giận dữ hơn trước nhiều. Phương pháp này cũng giúp cha mẹ bạn thực hiện kỷ luật nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn, vì vậy họ sẽ có thêm nhiều thời gian vui vẻ bên bạn hơn! Bố mẹ sẽ đếm những hành vi mà họ muốn bạn DỪNG LẠI. Chúng ta đã nói về điều này ở những phần trước. Chúng được gọi là “những hành vi cần DỪNG LẠI”. Ví dụ như kêu la, nổi cáu, tranh cãi, trêu chọc, đánh nhau, la hét, v.v.. Bạn có thể nghĩ thêm một vài hành vi khác để đưa vào danh sách này. Bố mẹ cần bạn hợp tác để về phòng khi bạn đang trong Thời gian phạt. BẠN cần đứng dậy và về phòng bằng chính đôi chân của mình, đúng không? Nếu bạn từ chối đi về phòng, bố mẹ có thể sẽ quyết định hình thức phạt “thay thế Thời gian phạt”. Thay thế Thời gian phạt là hệ quả mà bố hoặc mẹ có thể sử dụng đến mà không cần bạn ́ ̀ ́ phải hợp tác! Họ có thể cắt giảm khoản tiền tiêu vặt của bạn. Bố mẹ cũng có thể mang ti vi ra khỏi phòng bạn một thời gian. Họ cũng có thể quyết định sẽ không cho phép bạn mời bạn bè đến nhà chơi nữa. Hình thức thay thế Thời gian phạt luôn tồi tệ hơn việc bị tách biệt trong phòng mình một vài phút. Hầu hết trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra điều này! Có ba điều không được phép thực hiện trong khoảng Thời gian phạt. Đầu tiên, có thể bạn không được nói chuyện điện thoại. Thứ hai, không được có bất kỳ ai ở trong phòng cùng bạn. Thứ ba, có thể bạn không được sử dụng bất cứ thiết bị giải trí điện tử nào (ti vi, game, máy tính,…). Ngoài ra, bạn có thể tự giải trí. Bạn có thể đọc sách, chơi đồ chơi của mình, nghỉ ngơi hoặc tìm việc gì đó để làm. Hãy ở lại trong phòng miễn là bạn muốn điều đó. Sẽ không ai làm bạn khó chịu. Ra khỏi phòng khi bạn cảm thấy muốn thế. (Òa, thật là một câu hỏi dễ!) Có chứ. Nếu bạn cư xử không đúng với bạn của mình, bạn vẫn sẽ bị đếm. Nếu bạn đã bị đếm đến lần thứ ba, bạn của bạn sẽ chơi một mình một lúc khi bạn ở trong phòng. Khi bạn ra khỏi phòng, bạn có thể giải thích cho bạn mình về điều gì vừa xảy ra. Bạn của bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chờ đợi khoảng Thời gian phạt này! Nếu bạn và bố mẹ đang ở ngoài, và bạn bị đếm đến 3, bố mẹ bạn sẽ thực hiện một trong hai điều sau đây. Họ sẽ tìm một nơi có thể thực hiện Thời gian phạt bất kể là ở đâu. Bố mẹ có thể để bạn trong xe ô tô, tìm một cái ghế băng ở gần đó hoặc nếu bạn còn nhỏ thì đặt vào xe đẩy hàng. Một giải pháp khác khi đã ra khỏi nhà, đó là hình thức “thay thế Thời gian phạt” mà chúng ta đã nói tới trước đó. Bố hoặc mẹ có thể bỏ qua luôn Thời gian phạt và quyết định một hậu quả khác cho bạn, như đi ngủ sớm hoặc không được chơi game. Trừ khi bố hoặc mẹ bạn trực tiếp thấy điều gì diễn ra hoặc có thể phát hiện ra chính xác một cách RẤT RÕ RÀNG rằng ai đã bắt đầu cuộc chiến trước thì tất cả những ai “đánh nhau” đều bị đếm. Nếu cuộc chiến không kết thúc và bị đếm đến 3 thì tất cả đều phải chịu Thời gian phạt. Nếu các bạn ở chung phòng ngủ, các bạn sẽ được tách ra ở hai nơi khác nhau. Nếu các bạn đang đánh nhau, các bạn sẽ không muốn ở cùng nhau chút nào. Bố mẹ sẽ giúp bạn theo cách nào đó để bạn hoàn thành việc nhà. Một là có thể đặt đồng hồ bấm giờ. Đồng hồ bấm giờ có thể sẽ giúp bạn thấy làm việc nhà giống như đang trong cuộc đua và dù bạn có tin hay không, đôi khi nó có thể khiến công việc vui vẻ. Bố mẹ bạn cũng có thể áp dụng thử hình thức lập bảng biểu. Thậm chí sau đó bạn còn có thể nhận được một phần thưởng nhỏ nếu như bạn học cách tự làm việc nhà. Bạn có tin không, có khi bố mẹ còn làm giúp việc nhà cho bạn mà chẳng phàn nàn gì. Giờ bạn đang mỉm cười phải không ? Đừng quá vội vàng. Bạn sẽ phải chi trả cho bố mẹ khi họ làm việc nhà cho bạn. Bố mẹ cũng thường tính phí nếu như phải làm phần việc của người khác! Đôi khi bố mẹ có thể quyết định rằng bạn sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ nếu làm tốt bảng biểu của mình. Bạn và bố mẹ có thể cùng nhau quyết định phần thưởng là gì. Nó sẽ giúp bạn tiến lên, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có phần thưởng. Bạn có thể nói những gì bạn nghĩ với bố mẹ bất cứ khi nào bạn muốn, miễn là bạn không kêu la hoặc không tấn công ai đó. Bố mẹ bạn sẽ hết sức cố gắng để lắng nghe bạn. ́ ́ ́ Nếu bạn vừa hết khoảng Thời gian phạt, bạn có thể đi tìm bố mẹ và BÌNH TĨNH giải thích với bố mẹ quan điểm của bạn về vấn đề. Thường thì cũng không có lý do gì để làm điều này vì nó hầu hết chỉ là những chuyện cũ. Tuy nhiên, một khi bố mẹ bạn quyết định rằng cuộc nói chuyện đã kết thúc thì có nghĩa là nó đã kết thúc dù bạn có đồng ý hay không. Nếu bạn vẫn tiếp tục nói và tranh luận, đó lại là “mè nheo” và bạn sẽ lại bị đếm lần nữa. Có rất nhiều trò chơi mà bố mẹ và trẻ có thể chơi một đối một! Đây là một số trò: chơi bài, đọc sách, đuổi bắt, đi xem phim, đi ăn kem, chơi ô chữ, chơi trốn tìm, trồng một khu vườn nhỏ. Chúng ta có thể điền thêm vào danh sách này. Ngày nay, gia đình có thể có nhiều dạng và quy mô khác nhau. Một vài trẻ sống ở cả hai nhà. Những trẻ này chia thời gian giữa nhà bố và nhà mẹ, hoặc đôi khi sống ở nhà ông bà một thời gian. Thường thì người lớn ở những nhà khác nhau sẽ cùng thực hiện Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu. Điều đó rất tốt và sẽ khiến mọi việc dễ dàng hơn với bạn. ́ ́ ́ Tuy nhiên, nếu chỉ có một nơi trong số những nơi bạn sống mà người lớn quyết định thực hiện theo Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu thì cũng vẫn được. Không phải ai cũng làm mọi việc theo cùng một cách giống nhau. Điều này đặc biệt đúng khi cần giúp trẻ về cách cư xử. Nói chuyện một chút về điều này với người lớn sắp áp dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu với bạn cũng là một ý tưởng tốt. Người đó có thể giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của riêng bạn, ở tình thế của riêng bạn. Có thể bạn còn có những câu hỏi khác mà chúng tôi chưa nêu ra hết ở đây. Điều đó thật tuyệt! Hãy hỏi bố mẹ bạn và họ sẽ cố gắng hết sức để trả lời cho bạn. Chương 8. Hoạt động giải trí và câu đố Trò chơi ô chữ về những hành vi cần bắt đầu """