"
Phỏng Vấn Con Bò - Lê Hoàng full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phỏng Vấn Con Bò - Lê Hoàng full prc pdf epub azw3 [Hài Hước]
Ebooks
Nhóm Zalo
7158
Mөc lөc
1. Đôi nét về tác giả
2. I: PHỎNG VẤN LINH TINH
3. Phỏng vấn một cảnh sát giao thông
4. Phỏng vấn Tháp rùa
5. Phỏng vấn Cụ Rùa
6. Phỏng vấn bà lão nhân ngày 8-3
7. Phỏng vấn con mèo
8. Năm mới Tân Mão lại phỏng vấn mèo
9. Phỏng vấn con bò
10. Phỏng vấn một con bò ( kỳ II )
11. Phỏng vấn một con bò ( kỳ III )
12. Phỏng vấn một con bò ( kỳ IV )
13. Phỏng vấn một con bò ( kỳ V )
14. Phỏng vấn một con bò ( kỳ VI )
15. Phỏng vấn một con bò ( kỳ VII )
16. Phỏng vấn một con tê giác
17. Phỏng vấn một giáo sư toán học
18. Phỏng vấn một chàng trai xem thi hoa hậu 19. Phỏng vấn một cô người mẫu
20. Phỏng vấn một nhà văn
21. Phỏng vấn một cánh diều
22. Phỏng vấn một giám khảo
23. Phỏng vấn một đạo diễn
24. Lại phỏng vấn một đạo diễn ( kỳ II )
25. Phỏng vấn một máy bay
26. Phỏng vấn một giám đốc tình báo: Đào tạo và tuyển mộ 27. Phỏng vấn một giám đốc tình báo: Điệp viên chiến lược 28. Phỏng vấn một bông hoa đào
29. Phỏng vấn một khán giả xem kịch
30. Phỏng vấn chảo
31. Phỏng vấn một anh thợ mỏ
Đôi nét về tác giả
Tốt nghiệp ngành xây dӵng và quay phim nhưng Lê Hoàng lại là một đạo diễn nổi tiếng, cả trong nhӳng phim truyền thống lẫn nhӳng phim nhӵa giải trí.
Ông còn là một nhà viết kịch, với nhiều vở kịch diễn trên các sân khấu thӱ nghiệm.
Nhưng dưới một cái tên khác - Lê Thị Liên Hoan - ông còn là người phụ trách chuyên mục tiểu phẩm cho nhiều tờ báo lớn.
IPHỎNG VẤN LINH TINH
Phỏng vấn một cảnh sát giao thông
PV: Thưa anh, tình trạng giao thông cͿa chúng ta như thế nào? Cảnh sát (CS): Như thế nào thì chắc mọi người đã biết. PV: Có nghĩa là không tốt?
CS: Phải.
PV: Và một trong nh·ng nguyên nhân cͿa tình trạng không tốt này... CS: Là do việc chúng ta xӱ phạt chưa thật nghiêm.
PV: Và biểu hiện rõ nhất cͿa sΉ chưa nghiêm đó?
CS: Là Cảnh sát thường hay nghe đương sӵ trình bày. PV: Trình bày ư?
CS: Phải. Hay nói khác đi, đó là luôn tìm cớ ngụy biện. PV: Anh có chắc không?
CS: Chắc chắn. Nếu như ở nhiều quốc gia cứ hễ vi phạm Luật Giao thông là phải nộp phạt, thậm chí phải ở tù thì ở ta cứ hễ vi phạm là... năn nỉ.
PV: Sau năn nỉ sẽ là...?
CS: Sẽ khóc lóc, sẽ dọa dẫm và sẽ kêu van. Tóm lại, luật pháp của ta không nghiêm gì cả.
PV: Nguyên nhân đó từ đâu ra vậy, thưa anh?
CS: Nguyên nhân vì... tất cả mọi nơi đều thế cả. Sӵ ngụy biện bao giờ cũng được đem ra dùng đầu tiên.
PV: Ví dụ như?
CS: Ví dụ như vừa qua, một nӳ vận động viên thể dục dụng cụ của ta bị xét nghiệm có dính doping khi tham gia Thế vận hội Bắc Kinh...
PV: A, tôi có biết chuyện này.
CS: Và thiên hạ đã xӱ sӵ với chuyện đó như thế nào? Mọi người nghĩ ngay đến việc biện minh cho mình và cho cô ấy.
PV: Quả có vậy!
CS: Ông thì bảo chắc cô ấy không cố ý. Bà thì nói danh mục thuốc cấm thật quá phức tạp. Chị khác lại kêu là cô ấy ngây thơ.
PV: Mà cô ấy ngây thơ thật.
CS: Tôi cũng tin như thế. Nhưng cô ấy đã được luyện tập từ bé, đã là một vận động viên chuyên nghiệp rồi mà! Tất cả nhӳng vận động viên chuyên nghiệp đều phải hiểu rõ doping bị cấm trong thể thao, đấy là điều mà Ủy ban Olympic Quốc tế không cần nhắc lại.
PV: Ừ!
CS: Do đó, khi có vi phạm thì việc đầu tiên là phải nhận lỗi và nhận xӱ lý kӹ luật, có thế mới làm trong sạch đạo đức, làm cho công bằng trong thi đấu và làm cương quyết tính răn đe. Đằng này, hầu như nhất tề đều “thông cảm” cho nhau, vỗ vai nhau và đồng loạt nói với thiên hạ rằng mình chẳng hề cố ý.
PV: Nếu như cô ấy không cố ý thật thì sao?
CS: Thì cũng không được châm chước. Đó là luật pháp. Khi anh chết vì tai nạn giao thông do bị xe cán, mà chiếc xe đó do một tài xế vô tình hay cố ý uống rượu thì cái chết ấy liệu có khác gì?
PV: Phải lắm! Nhưng liệu chúng ta có khập khiễng không khi so sánh tai nạn giao thông với thể dục dụng cụ?
CS: Chả khập khiễng tí nào! Chả ai muốn bỏ cả đời tập luyện rồi bị mất huy chương vì một kẻ có doping. Nhưng dù có khập khiễng đi chăng nӳa thì bản chất vấn đề ở đây vẫn không thay đổi: Đó là trong hành xӱ, xã hội chúng ta hay dùng phương pháp bao biện cho nhau.
PV: Đúng!
CS: Điều này khiến cho rất nhiều thứ trở nên thiếu dứt khoát, thiếu rõ ràng, làm cho các hệ thống điều khiển và vận hành trở nên kém chính xác, làm cho các tín hiệu cho phép hay không cho phép trở thành nhiễu loạn.
PV: Nói theo khoa học là ta đang không chuyên nghiệp?
CS: Rõ ràng thế! Thể thao thành tích cao lúc này là thể thao chuyên nghiệp. Và mọi thứ trong một xã hội có tổ chức cao cũng chuyên nghiệp, vậy thôi.
Phỏng vấn Tháp rùa
PV: Thưa ông, gần tới ngày kӹ niệm 1.000 năm Thăng Long, ông có cảm nghĩ thế nào ạ?
Tháp Rùa: Với tư cách là Tháp Rùa, tôi khẳng định: đó là ngày vui, ngày trọng đại, ngày lịch sӱ. Nhưng không phải ngày để nhân dịp xin tiền đâu.
PV: Xin tiền ư?
Tháp Rùa: Vâng! Chả hiểu từ bao giờ mà ở nước ta có cái lệ, hễ đến ngày kӹ niệm gì đó là nhiều người lại nghĩ ngay tới các thứ... cần chi. Đã vậy còn chi ra nhӳng khoản khổng lồ nӳa.
PV: Ví dụ như?
Tháp Rùa: Như nhà báo biết Nhà nước đang kêu gọi chống lạm phát. Một trong nhӳng biện pháp hiệu quả nhất là phải cắt giảm đầu tư công.
PV: Đặc biệt là nh·ng khoản đầu tư chưa thiết thΉc.
Tháp Rùa: Đúng thế. Vậy mà vừa mới đây, trong cuộc họp Chính phủ, một cán bộ Hà Nội lại yêu cầu Nhà nước cấp cho thật sớm hơn nghìn tӹ đồng.
PV: Hơn nghìn t đồng! Một số tiền khͿng khiếp. Để làm gì thế? Tháp Rùa: Để xây dӵng bảo tàng Hà Nội.
PV: Bảo tàng Hà Nội là sao?
Tháp Rùa: Cả nhân loại đang hỏi câu này. Bảo tàng Hà Nội? Chả có danh từ nào mênh mông và chung chung hơn thế.
PV: Đúng vậy!
Tháp Rùa: Theo tôi được biết, trên thế giới có bảo tàng mӻ thuật, bảo tàng lịch sӱ, bảo tàng cổ sinh học, bảo tàng khoáng vật học...
PV: ...Nghĩa là các bảo tàng cũng rất chuyên ngành?
Tháp Rùa: Chính xác. Rất ít khi có bảo tàng một thành phố, cho nên tôi cӵc kỳ phấn khởi.
PV: Phấn khởi?
Tháp Rùa: Khi người ta chỉ bỏ ra hơn nghìn tӹ là xây một cái nhàvĩ đại, chứa đӵng tất cả Hà Nội bên trong. Dӵ án như thế, tưởng đắt tiền thӵc ra lại quá rẻ.
PV: Ái, ái, quá rẻ?
Tháp Rùa: Nếu chấp nhận bỏ ra số tiền xinh xinh ấy, dân Hà Nội một ngày kia thức dậy chợt khám phá ra mình đang trong một bảo tàng. Một niềm kiêu hãnh và vinh dӵ chưa một nơi nào có.
PV: Vì sao thế, thưa ông?
Tháp Rùa: Vì nếu xây một cái nhà nhỏ hơn thì sẽ bỏ gì vào trong đó nhỉ? Tại sao xếp cái này mà không xếp cái kia? Lấy tiêu chí gì mà chọn, trong khi như người ta nói, mỗi góc phố, mỗi căn nhà, mỗi hàng cây, mỗi viên gạch Thủ đô đều đẫm rêu phong truyền thống.
PV: Đúng, đúng!
Tháp Rùa: Đã muốn xây bảo tàng, chắc có tìm hiểu văn hóa... Đã muốn tìm hiểu văn hóa, chắc biết rằng hiện vật lịch sӱ không phải hiện vật chết. Tốt nhất là để nó cứ nằm trong khung cảnh mà nó sinh ra, hạn hӳu vô cùng mới khuân vô tủ kính.
PV: Đúng!
Tháp Rùa: Nói một cách đơn giản, hiện vật lịch sӱ phù điêu cần môi trường chả kém gì cá cần dưới nước tung tăng. Ví dụ như Tháp Rùa là tôi chỉ đẹp khi đứng giӳa Hồ Gươm, chứ đứng một mình trong lồng kính thì ôi thôi hỏng hẳn.
PV: Mà tất cả các bảo tàng về cá hiện nay đều cố gắng để cátung tăng chứ không mang cá nhồi rơm xong bỏ đó.
Tháp Rùa: Do đấy cái bảo tàng Hà Nội, bất kể thiết kế ra sao, sẽ cӵc kỳ đắt nếu chỉ trưng bày vài ngàn hiện vật, và sẽ cӵc kỳ rẻ khi bao trùm được kín Thủ đô.
PV: Nhưng tôi sợ khả năng thứ hai là như phim viễn tưởng ấy!
Tháp Rùa: A, người ta cũng đang định làm một bộ phim như thế, nhưng ta hãy quay về với chuyện bảo tàng đã.
PV: Khi đề nghị Chính phͿ duyệt số tiền hơn nghìn t đó, vị quan chức nói gì?
Tháp Rùa: Nói rằng: “Nếu không có bảo tàng thì đến ngày kӹ niệm sẽ không có gì để nêu ra với bạn bè quốc tế”.
PV: Khoan! Các Ϳy ban thành phố sinh ra để lo cho quốc tế hay lo cho chính dân địa phương mình nhỉ?
Tháp Rùa: Hỏi như thế cũng là trả lời rồi đấy!
PV: Tôi tin rằng mỗi người dân ThͿ đô hôm nay đều có rất nhiều khao khát, nhưng tôi cũng tin họ không quá nóng lòng hay khao khát có bảo tàng. Còn trường học, còn bệnh viện, còn kẹtxe, còn rạp chiếu phim, còn vỉa hè chật chội...
Tháp Rùa: Hẳn thế! Còn ngay cả cái Hồ Gươm đây, nước đã chuyển màu rồi. Về khoa học, chả gì tuyệt bằng nếu du khách vào Hà Nội mà cảm thấy chất bảo tàng phảng phất trong không khí, trong từng cӱa sổ, trong mỗi tiếng cười. Đấy mới là điều độc đáo
cần giӳ gìn và xây dӵng. Chứ đọ làm gì với thiên hạ bằng nhӳng cái nhà to!
PV: Khoe với ai bằng nh·ng công trình đắt.
Tháp Rùa: Nhất là khoe trong lúc Nhà nước đang kêu gọi giảm khoe. Tôi nói thẳng, chả hiểu tại sao nhiều quan chức cứ say mê xây dӵng lớn? Xây dӵng liên tục một cách đau lòng. Hiệu quả của đầu tư công là như thế nào, chắc các nhà thống kê đã rõ. Hãy làm một thống kê nho nhỏ, coi các bảo tàng của Hà Nội hiện có đã đông đặc người xem chưa? Nếu quá tải rồi đi thì một nhẽ. Một bảo tàng Hà Nội xây mới như thế, hằng năm sẽ ngốn một lượng kinh phí về nhân sӵ và bảo dưỡng khổng lồ. Ngân sách lại phải chi ra bù lỗ thôi!
PV: Ông Tháp Rùa ơi, ông ngồi đấy mà suy tư ngân sách làm gì? Việc cͿa ông là soi mình và nghiêng bóng chứ!
Phỏng vấn Cө Rùa
PV: Thưa cụ, suy nghĩ của cụ trong thời gian gần đây như thế nào?
Cụ Rùa: Tất nhiên là tôi vui. Tôi không phải hoa hậu, không phải người mẫu, cũng chẳng có ảnh nóng để lộ nhưng hiện tại tôi nổi như cồn, không vui sao được.
PV: Cháu xin nói thật nhé, rùa có rất nhiều trên đất nước ta, và rùa lớn và cao tuổi như cụ cũng không quá hiếm. Vậy thì cụ nổi tiếng là do đâu?
Cụ Rùa: Nhà báo nói đúng! Tôi không đứng đầu về thành tích, tuổi tác cũng như độ quý hiếm. Nhưng tôi lại may mắn trở thành huyền thoại. Mà huyền thoại, chắc nhà báo cũng biết, luôn luôn cần được giӳ gìn.
PV: Dạ. Nhưng cháu... thế này cụ ạ: huyền thoại do con người tạo ra chứ đâu có sẵn!
Cụ Rùa: Ý nhà báo là sao?
PV: Ý cháu là Hòn vọng phu sẽ mãi mãi chỉ là một hòn đá nếu như dân gian không đặt cho nó một câu chuyện. Và Rùa cũng sẽ chỉ là rùa nếu không có sΉ tích Hồ Gươm.
Cụ Rùa: Chính xác! Nhưng nhà báo ạ, cuộc sống vẫn cần có huyền thoại, có thể nói huyền thoại là loại thuốc tốt, là giấc mơ khiến chúng ta có niềm tin để tốt đẹp hơn lên. Ai phản đối chứ?
PV: Cháu không hề phản đối! Thậm chí, cháu còn nghĩ càng có lắm huyền thoại càng hay. Nhưng cháu xin phép trở lại vấn đề của cụ. Tuy cụ thuộc loài sinh vật sống lâu nhất trên thế giới, nhiều chuyên gia nói hôm nay cụ đã gần ngàn tuổi, nhưng... cụ cũng đâu thể vĩnh viễn.
Cụ Rùa: Tôi hiểu. Sẽ có lúc tôi đi. Và xin nói rõ: tôi thanh thản.Cuộc đời tôi đã trải qua đủ thứ rồi.
PV: Cụ thanh thản, nhưng chúng cháu thì không. Hà Nội sẽ ra sao khi Hồ Gươm không có cụ?
Cụ Rùa: Hà Nội vẫn là Hà Nội thôi! Nghĩa là vẫn thâm trầm, vẫn sâu sắc, và vẫn... kẹt xe!
PV: Cụ ơi, ta không bàn chuyện kẹt xe ở đây, vì ta đang nói về biểu tượng mà!
Cụ Rùa: Khuyết điểm của nhà báo cũng như của rất nhiều người,theo tôi thấy, là cần huyền thoại nhưng chỉ biết tìm ở nhӳng cái có sẵn.
PV: Dạ!
Cụ Rùa: Để tôi nói tiếp! Khi cái có sẵn là một thӵc tế sống, như tôi chẳng hạn, khi mất đi thì mọi người trở nên chới với.
PV: Vậy phải làm sao, thưa cụ?
Cụ Rùa: Đầu tiên, phải suy nghĩ một cách triết học: cuộc sống mới đòi hỏi nhӳng huyền thoại mới. Huyền thoại, cũng như bất cứ thứ gì trên đời, cũng phải thay đổi liên tục. Không có huyền thoại nào là vĩnh cӱu.
PV: Vâng! Cụ dạy rất phải.
Cụ Rùa: Khuyết điểm lớn nhất của mọi người là cứ cố tìm kiếm một huyền thoại có sẵn mà không dám tӵ nghĩ ra.
PV: Cháu chưa hiểu ý cụ?
Cụ Rùa: Ví dụ như vừa qua ồn ào chuyện đi tìm vài thứ quốc, trong đó có quốc phục, hầu như ai cũng cố lục lại trong tâm trí một bộ trang phục truyền thống nào đó, và ai cũng thấy có nhiều điểm
không vừa lòng. Thế tại sao lại không nghĩ ra một bộ quốc phục mới nhỉ?
PV: Nghĩ ra?
Cụ Rùa: Ừ! Nếu quá khứ không đáp ứng được thì hiện tại ta sáng tác vậy. Vài trăm năm nӳa, hiện tại hôm nay sẽ trở thành quá khứ chứ có mất đi đâu! Đã nhìn lịch sӱ, đã định xây dӵng huyền thoại
thì phải trang bị tầm nhìn xa, phải biết vượt lên hiện thӵc, tôi nói vậy có gì sai không?
PV: Dạ không! Nhưng cụ ơi, do cụ thọ cả ngàn năm nên cụ không thấy sốt ruột, chứ chúng cháu sống quá ít nên vội vàng, cụ cũng hiểu cho.
Cụ Rùa: Tôi hiểu chứ! Nhưng cũng do vậy mà loài gười mới có chӳ “nâng tầm” chứ không phải loài rùa. Hãy mạnh dạn xây dӵng,sáng tạo ra cái biểu tượng ngay từ hôm nay, chứ không phải chỉ lục tìm trong truyền thống. Đấy là lời căn dặn của tôi!
PV: Xin hỏi cụ một câu riêng tư: Tại sao vừa rồi khó bắt cụ thế? Bao nhiêu con người thả lưới vẫn không được?
Cụ Rùa: Về nguyên tắc, động vào huyền thoại bao giờ cũng khó cả. Phải công phu, tôn kính và thận trọng. Huyền thoại không thích chӳa trị. Đấy là thứ con người cần hiểu.
PV: Dạ. Cháu hiểu!
Cụ Rùa: Ta thông cảm với các anh, nhưng sẽ có chừng mӵc.Huyền thoại nào cũng cần giӳ một chút kiêu kỳ. Đấy là nguyên tắc để nó tồn tại.
PV: Dạ!
Phỏng vấn bà lão nhân ngày 8- 3
PV: Thưa bà, theo bà thì đâu là yếu tố quan trọng nhất trong việc đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nӳ?
Bà già: Theo tôi, trước khi nói tới bình đẳng giӳa phụ nӳ và đàn ông ở nước ta hiện nay, cần nói tới bình đẳng giӳa phụ nӳ và phụ nӳ trước đã!
PV: Ơ kìa, giӳa phụ nӳ với nhau làm gì có mâu thuẫn, ít ra là trên phương diện xã hội!
Bà già: Khoan đã nào! Theo nhà báo thì phụ nӳ chia làm mấy loại?
PV: Tôi không nhớ hết. Nhưng phụ nӳ có thể chia đại khái như loại trí thức, loại công nhân, loại nông dân,...
Bà già: Không phải đâu! Trong một xã hội kém phát triển thì phụ nӳ chỉ chia làm hai loại thôi: Đẹp và xấu.
PV: Phản đối!
Bà già: Ừ! Có lẽ tôi sai. Phụ nӳ ở ta, nhất là trong văn hóa, được chia làm hai thứ: trẻ và già.
PV: Như vậy đã sao nào?
Bà già: Thì cứ nhìn đi, nghe đi, đọc đi. Gần như toàn bộ sản phẩm đều đổ xô vào miêu tả hoặc quan tâm đến nhӳng vấn đề của các cô gái trẻ đấy thôi!
PV: Ừ nhỉ!
Bà già: Gái trẻ lên bìa báo, lên bài báo, gái trẻ lên phim, gái trẻ lên sân khấu, gái trẻ được gọi là teen, và nếu căn cứ vào một số báo mạng thì có cảm giác teen đang thống trị toàn thế giới.
PV: Điều ấy có gì sai chứ?
Bà già: Chẳng sai! Ca ngợi các cô gái trẻ, quan tâm đến họ là việc rất nên làm. Thế nhưng thống kê cho thấy tuổi thọ của phụ nӳ rất cao, ít ra họ sống đến gấp ba hoặc bốn lần các tuổi teen trứ danh đó. Và tôi cam đoan, ở nhӳng giai đoạn sau, họ cũng có rất nhiều nét đẹp.
PV: Đúng lắm!
Bà già: Rõ ràng là đang có sӵ mất cân đối trong việc quan tâm đến phụ nӳ. Nếu xét trên mặt bằng truyền thông thì nhӳng người từ tuổi 30 trở lên bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc tìm phương tiện giải trí cho mình. Đón chào họ niềm nở nhất trong thời kỳ này là nhӳng chỗ gội đầu hoặc nhӳng chỗ mát-xa thôi.
PV: Bà ơi, xã hội là phải thiên về cái mới chứ.
Bà già: Tôi hiểu! Nhưng chẳng có nhà khoa học nào dám khẳng định cái mới chỉ xuất hiện cùng với cái trẻ cả! Nhưng nhiều đàn ông nước ta hình như cứ đinh ninh như thế thì phải. Tôi tin chắc là một nền văn hóa chạy theo sӵ trẻ trung trong đối tượng miêu tả một cách thái quá là một nền văn hóa chưa có chiều sâu. Thật đáng buồn khi thấy 8X, 9X, 10X thống trị dư luận, còn nhӳng X khác chỉ được nhӳng cái sản phẩm như kem dưỡng da, kem chống nhăn hay kem trị mụn... quan tâm.
PV: Thôi mà bà!
Bà già: Việc trẻ hóa đối tượng một cách nhanh và vội vã như hiện nay khiến nhӳng người phụ nӳ đứng đắn nếu không khỏi chạnh lòng thì cũng thở dài. Trong thâm tâm, họ cảm thấy cuộc sống hình như thӵc dụng và có vẻ tàn nhẫn. Mặc dù rất khó nói ra... bởi nghĩ
cho cùng thì các cô bé 9X, 10X cũng là con hay em của họ, bản thân chúng cũng chả có lỗi gì.
PV: Tôi hiểu ý bà. Nhân dịp 8-3 năm nay, bà muốn xã hội quan tâm đến phụ nӳ nhiều hơn nӳa, chứ không phải chỉ... thiếu nӳ?
Bà già: Chính xác đấy! Rõ ràng là không có phụ nӳ nói chung, phụ nӳ luôn luôn bao gồm trẻ, già và giӳa hai độ tuổi đó. Nếu anh làm một thống kê, tôi tin rằng anh sẽ thấy 80% số hoa bán ra trong ngày 8-3 là hoa của trai trẻ hoặc trai... đã từng trẻ tặng cho các cô gái trẻ. Các bà 40 hoặc 50 tuổi ít ai phải tốn khoản này. Chả ai tước quyền làm phụ nӳ của họ, trên lý thuyết là thế, nhưng trên nhӳng mặt hàng quà tặng thì khác hẳn.
PV: Một người phụ nӳ chân chính không sống bằng quà tặng.
Bà già: Phải. Họ sống bằng niềm tin. Vậy ai sẽ cho họ nhӳng niềm tin như họ sẽ mãi mãi được nâng niu, được chăm sóc bất kể tuổi nào? Ai nhỉ?
PV: Quy luật thôi, bà ạ! Dân gian có câu: “Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình”...
Bà già: Câu ca dao ấy hay đấy! Nhưng để tôi đổi lại nhé: “Còn duyên còn 8-3,
Hết duyên vui cứ để ra ngoài đồng.
Đầu duyên trai trẻ rất đông,
Cuối duyên chờ mãi mà không thấy gì.”
Phỏng vấn con mèo
PV: Thưa anh Mèo, điều gì khiến anh cảm thấy thú vị nhất trong năm nay?
Mèo: Không phải trong năm mà trong cả cuộc đời mình, tôi luôn sung sướng vì tôi... hơn chó!
PV: Hơn chó?
Mèo: Vâng! Bởi nếu xét về công lao đóng góp, sӵ trung thành và cả thời gian phục vụ cho loài người thì tôi chẳng cách nào bằng chó được. Thế nhưng, trong trật tӵ 12 con giáp thì năm Mèo lại đứng trước năm Chó, thế mới buồn cười chứ!
PV: Ừ, nghe anh nói thế, nghĩ lại cũng đúng thật! Chó gi· nhà cho ta, đi săn cùng ta, lên phòng thí nghiệm, lên vũ trụ và...
Mèo: Lên mâm.
PV: Đúng! Lên mâm. Không còn nghi ngờ gì n·a, công laocͿa chó quả thΉc to lớn.
Mèo: Vậy mà chó chỉ nằm ngoài sân, ăn xương, trong khi đa số mèo được nằm trong nhà, ăn cơm và uống sӳa. Chả hiếm gì nhӳng anh hay ả mèo nằm ườn trên giường trong khi chó... chui dưới gầm giường.
PV: Có lẽ do mèo biết bắt chuột chăng?
Mèo: Đâu có! Số liệu thống kê cho thấy số lượng chuột chết vì mèo trên toàn cầu là cӵc kỳ nhỏ. Đa số chết vì keo bẫy chuột, vì điện, vì con người và cả vì...chó nӳa. Nghĩa là ngay trong chức năng chính của mình thì mèo cũng không hiệu quả!
PV: Thế tại sao mèo vẫn được yêu thích hơn chó?
Mèo: Câu hỏi này đã tồn tại rất lâu trong lịch sӱ rồi, và bây giờ tôi có thể khẳng định rằng: do mèo luôn khôn khéo hơn.
PV: Khôn khéo?
Mèo: Đúng vậy! Mèo đâu có sủa ầm ĩ như chó, đâu có cắn lungtung như chó, cũng đâu có nhiều hành động mạnh mẽ như chó. Trong mắt con người, mèo lúc nào cũng nổi tiếng là “ngoan”.
PV: Ngoan ư?
Mèo: Vâng! Nói cách khác, mèo dễ chịu, dễ bảo, hoặc... cũng có vẻ như dễ bảo. Điều ấy làm cho con người nảy sinh cái nhìn cảm mến với mèo hơn.
PV: Nghĩa là trong vấn đề đối xӱ giӳa mèo và chó, thì con người đã không công bằng?
Mèo: Rất không công bằng! Người cần chó, sai chó làm nhiều việc nhưng lại yêu mèo! Thái độ này đâu cần nghi ngờ gì nӳa.
PV: Nguyên nhân nào dẫn đến chuyện này nhỉ?
Mèo: Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người, một sinh vật luôn tӵ hào là có lý trí vượt trội, vẫn giӳ thói quen thích nhӳng kẻ biết nghe lời, nhӳng kẻ ít có ý kiến phản kháng.
PV: Đúng lắm!
Mèo: Chó chẳng bao giờ hiểu được điều này cả. Chó quá thẳng thắn, quá tӵ tin và đôi khi quá... công thần! Chó nghĩ rằng với nhӳng đóng góp của mình bao nhiêu năm qua thì con người sẽ không thể phủ nhận được. Nhưng chó không hiểu một điều là đôi khi người ta có công nhận đấy nhưng người ta vẫn không thấy ưa đâu.
PV: Chính xác!
Mèo: Nếu kết hợp trí thông minh, lòng dũng cảm của chó với sӵ mềm mại uyển chuyển của mèo, chắc chắn con người sẽ có một sinh vật tuyệt vời! Nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra.
PV: Thế nên mèo vẫn là mèo và chó vẫn hoàn chó.
Mèo: Và kinh khủng hơn nӳa, con người vẫn là con người! Con người cũng không khi nào kết hợp hài hòa giӳa lý trí và tình cảm của mình đâu. Vì việc ấy có nguy cơ làm cho nền phát triển văn minh của xã hội loài người kém đi.
PV: Tôi thì nghĩ còn một lý do khác nӳa, anh mèo ạ. Anh nên nhớ một điều: một nӱa loài người là phụ nӳ. Mà phụ nӳ, do bản tính của họ, lại rất thích mèo. Thế là đám đàn ông vội vã thích theo!
Mèo: Nhà báo nói cũng có lý! Phụ nӳ nhiều khi chả quan tâm tới hiệu quả đâu. Họ chỉ xét theo thái độ thôi, mà thái độ của mèo lúc nào cũng tỏ ra ngoan ngoãn, nhu mì hết.
PV: Cái đó tôi hiểu! Nhưng có một vấn đề khiến tôi không hiểu, thậm chí thấy buồn, đấy là có một bộ phận không nhỏ trong loài chó thay vì cố gắng phát huy thế mạnh cͿa mình thì lại quay sang học... làm mèo.
Mèo: Đúng lắm! Hiện nay có rất nhiều chó không còn vẻ dũng mãnh nӳa mà trở nên bé bỏng, dễ thương, xinh xắn. Chúng còn mèo hơn cả mèo nӳa, thế mới gay go.
PV: Gay go cho ai?
Mèo: Cho người. Nếu cứ dung túng cho loại chó này thì con người sẽ thủ tiêu hết mọi khả năng chiến đấu mạnh mẽ của chó mất thôi.Nói cách khác, con người sẽ tạo ra một tầng lớp chó chỉ để làm cảnh.
PV: Nhân thể, tại sao lại có chó cảnh mà không có mèo cảnh nhỉ? Mèo: Vì mèo đã có sẵn tính “cảnh” trong thân thể rồi.
PV: Nói tóm lại là hôm nay, nhân dịp đầu năm, anh muốn tuyên bố gì nào?
Mèo: Tôi kêu gọi con người đừng làm cho loài chó yếu đuối đi. PV: Anh tốt quá nhỉ?
Mèo: Thӵc sӵ tôi chả tốt đẹp gì đâu. Tôi chỉ hiểu rằng với trí thông minh của chó, nếu chó muốn làm mèo thì chó sẽ thành công thôi.Trong khi mèo chẳng khi nào có khả năng làm điều ngược lại đâu.
PV: Để kết thúc cuộc phỏng vấn này, tôi xin hé lộ cho anh một thông tin quan trọng: Số chó khổ vì chẳng may... thịt chó lại rất ngon!
Năm mӟi Tân Mão lại phỏng vấn mèo
PV: Thưa anh, Tết vừa qua anh cảm thấy thế nào?
Mèo: Thấy vui! Mà tại sao lại không vui khi mọi người đều mặc áo đẹp, đều tìm đến nhӳng chỗ đẹp và đều được ăn ngon chứ nhỉ!
PV: Cũng đúng! Không còn nghi ngờ gì nӳa, nhӳng ngày Tết là nhӳng ngày vui đáng nhớ trong năm. Thế anh có thấy điều gì buồn không?
Mèo: Buồn thì chẳng có, nhưng có một chuyện khiến tôi rất ngạc nhiên.
PV: Chuyện gì thế?
Mèo: Là thế này, tôi có dịp đi qua rất nhiều trụ sở, cơ quan, công ty, xí nghiệp và tôi thấy nhӳng chỗ ấy đều trang trí bằng nhӳng cây quất hay cành đào.
PV: Hay quá!
Mèo: Vâng, rất hay! Nhӳng cây quất, cành đào ấy chả nơi nào giống nơi nào cả. Nhưng có một thứ giống, đó là đâu đâu cũng có một tấm băng rôn đề “Chúc mừng năm mới”.
PV: A, “Chúc mừng năm mới”! Câu ấy dở ư?
Mèo: Theo tôi thì chả phải dở, nhưng nó quá tầm thường! Nó không chứa đӵng hoặc chứa đӵng rất ít cảm xúc cũng như thông tin.
PV: Tại sao vậy?
Mèo: Tại vì ai chả biết năm mới đang đến và năm mới cần phải chúc mừng chứ? Tại sao cứ phải đồng loạt nói lên một điều hiển nhiên và giống nhau như thế nhỉ?
PV: Ừ nhỉ!
Mèo: Một câu nói đẹp cũng phải mang lại cảm xúc, giống như Mèo và Người đều biết, và chỉ phát huy thật tốt khi nó chạm tới nhӳng điều thiết thӵc trong tim thôi.
PV: Đúng lắm!
Mèo: Cho nên, trong cuộc sống mới có nhӳng câu nói khiến chúng ta dӱng dưng và cũng có nhӳng câu nói thật khiến chúng ta bật khóc.
PV: Đồng ý.
Mèo: Khi treo tấm biển “Chúc mừng năm mới” một cách máy móc, năm nào cũng giống năm nào và chỗ nào cũng giống chỗ nào, rõ ràng loài người đã lười suy nghĩ, đã phung phí một cơ hội rất tốt để gӱi cho nhau nhӳng thông điệp thӵc sӵ chân tình.
PV: Ý anh sao?
Mèo: Ý tôi thắc mắc là vì đâu mà mỗi nơi lại không nghĩ ra một câu chúc của riêng mình chứ? Ví dụ như tòa án chúc: “Đừng ly dị”; bệnh viện chúc “Đừng vô đây!”; cứu hỏa chúc “Đừng gọi tôi!” hoặc phòng trà, tụ điểm biểu diễn thì chúc: “Năm mới cùng hát lên nào”.
PV: Ừ nhỉ!
Mèo: Tôi cứ tưởng tượng nếu ngày Tết mà đi qua tất cả các con phố, đọc được hàng ngàn câu chúc khác nhau của nhӳng cơ quan, doanh nghiệp có chức năng khác nhau, người đi đường hẳn sẽ cảm thấy thú vị vô cùng. Họ sẽ tò mò, sẽ bình phẩm, sẽ ghi nhớ, so sánh nhӳng lời chúc ấy. Đi đọc lời chúc sẽ chẳng khác gì đi xem hội hoa
xuân, được chiêm ngưỡng đủ mọi màu sắc. Chắc chắn ngày Tết sẽ thú vị hơn rất nhiều!
PV: Anh nói cũng có lý! Mà việc ấy có tốn kém gì đâu.
Mèo: Ấy, rõ ràng chả tốn kém gì cả! Nó chỉ đòi hỏi một thứ thôi: đó là óc sáng tạo, khả năng tư duy và thói quen phá bỏ lối mòn. Lối mòn là thứ nguy hiểm nhất của cuộc sống, làm giảm sӵ hưng phấn và sáng tạo một cách khủng khiếp. Đã vậy, lối mòn có thể xuất hiện ở ngay nhӳng điều nhỏ nhặt nhất hoặc vô cùng quen thuộc; hay nói cách khác, lối mòn rất giống với sӵ hiển nhiên.
PV: Chính xác!
Mèo: Bao nhiêu năm trôi qua, bao nhiêu mùa xuân đi qua mà loài người vẫn cứ thản nhiên treo và nói: “Chúc mừng năm mới” và khư khư tin rằng điều ấy chẳng sai. Đúng là nó không sai, nhưng nó có thể biến hóa ra thành hàng ngàn dạng khác nhau ở nhӳng vị trí và công việc khác nhau dưới hình thức không tích cӵc, việc gì cứ phải đồng thanh hô lên một câu đơn giản như thế chứ!
PV: Nói về kẻ khác bao giờ cũng dễ hết. Ví dụ như anh, mùa xuân này về, anh sẽ treo câu khẩu hiệu gì ở nhà mình nào?
Mèo: Nhiều lӵa chọn lắm nhé! Tôi sẽ viết: “Chúc mừng chuột mới!”, “Xuân về, cá rán về!”, “Xuân đến rồi, Người mừng Mèo thôi!”, “Năm con Mèo, lo chuyện con Người” hay “Chúc năm Mèo vượt xa năm Chó” v.v...
Phỏng vấn con bò
PV: Thưa anh, nỗi đau khổ nhất của một con bò là gì?
Bò: Tất nhiên là về trí tuệ rồi! Dân gian có câu: “Dốt như bò” và câu đó rõ ràng luôn ám ảnh tôi trong suốt cuộc đời.
PV: Vậy niềm vui mừng nhất của bò là gì, thưa anh? Bò: Nói thӵc nhé, là thấy kẻ khác dốt hơn mình.
PV: Và anh đã thấy chưa?
Bò: Thú thӵc đã thấy rồi.
PV: Thấy ở đâu ạ?
Bò: Ở điện ảnh chứ đâu! Vừa rồi tôi có xem đoạn phim quảng cáo của một tác phẩm lịch sӱ.
PV: A, tác phẩm ấy đang gây nhiều tranh cãi lắm đấy!
Bò: Vì chưa được xem cả bộ phim nên tôi không dám tranh cãi về nội dung của nó. Nhưng đoạn giới thiệu cho thấy khá rõ về hình thức, và ở thể loại phim cổ trang này, hình thức đôi khi cũng chính là nội dung.
PV: Vâng! Hình thức cͿa phim lịch s΅ rất quan trọng, đặc biệt là phục trang và bối cảnh.
Bò: Và hầu như tất cả nhӳng người xem đoạn phim ấy đều kêu lên rằng nó giống y của nước ngoài. Thậm chí giống đến mức gần như sao y bản chánh.
PV: Điều này báo chí có nói rồi.
Bò: Và cũng chính qua báo chí, tôi biết rằng một ông họa sĩ nổi tiếng và một bà tiến sĩ khoe là cố vấn cho phim đã biện hộ. Lời biện hộ của họ dài dòng nhưng có thể tóm tắt bằng hai ý chính:
1. Trang phục và khung cảnh giống của nước ngoài vì thӵc tế chúng ta cũng giống họ.
2. Nếu không giống họ, không nhờ họ thì không làm phim lịch sӱ được.
Với tư cách một con bò, tôi đọc nhӳng lời của hai vĩ nhân ấy mà cười bò ra.
PV: Tại sao lại cười?
Bò: Lý do đầu tiên là hai vị ấy chả hiểu gì về điện ảnh cả! Đây là thể loại phim truyện, và trong thể loại này, tính hư cấu rất cao. Chúng ta có thể giống ai đó, nhưng sẽ không bao giờ 100% là ai đó. Vậy ai cấm các vị ấy khuếch trương nhӳng điểm khác biệt lên chứ? Ai cấm các vị sáng tạo trên cơ sở chất liệu dù là ít ỏi đấy? Nếu không nói ra, chính sӵ sáng tạo mới thể hiện bản lĩnh và tài năng của các vị.
Nếu tư liệu có gì sao chép nấy thì cần chi tới sӵ cố vấn của các nhà văn hóa, chỉ cần nhờ hai ông bà thợ may cũng xong. Và họ tưởng điện ảnh của nước bạn cũng tuân thủ đúng 100% lịch sӱ phục trang, cảnh trí truyền thống đấy à? Chỉ cần xem bộ phim cổ trang mới nhất của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu, ai cũng thấy ông ấy chả quan trọng gì thӵc tế, chỉ cốt tìm cách làm sao cho đẹp và hấp dẫn thôi.
PV: Đúng thế!
Bò: Tôi có thể nói thẳng ruột bò (vì tôi không có ruột ngӵa) là hai vị cố vấn chưa tinh. Tính sáng tạo kém, tính lệ thuộc cao cho nên tác phẩm mới có hậu quả như thế.
PV: Này, chê một con người có danh vị dường đó trên báo chí, anh phải cẩn thận lắm.
Bò: Theo tôi, báo chí của ta cẩn thận đã quá lâu rồi. Dốt thì bảo dốt, giỏi thì bảo giỏi, chả có gì phải loanh quanh ở đây.
PV: Bà tiến sĩ có bào chӳa, nói rằng con rồng thêu trên áo của Việt Nam khác, còn con rồng của Trung Quốc khác?
Bò: Ối giời ơi, xin hỏi bà, trong mấy chục tiếng đồng hồ của bộ phim, có bao nhiêu phút máy quay phim đặc tả vào hình thêu trên áo? Phải tìm hiểu rõ sức thể hiện và đặc trưng hình ảnh của ống kính máy quay phim rồi hãy nhận lời làm cố vấn nhé.
PV: Còn gì nӳa không, thưa anh?
Bò: Sau khi bị thiên hạ chất vấn, ông họa sĩ tuyên bố, chúng ta không làm phim lịch sӱ được. Ý nói là ông đã cố hết mức rồi mà còn như thế, đứa khác đừng có mơ. Xin thưa để ông rõ: Chưa ai dám nói phải có lịch sӱ Trung Quốc mới có lịch sӱ Việt Nam, vậy nên cũng chớ tuyên bố không có Điện ảnh Trung Quốc thì không có Điện ảnh Việt Nam...
Phỏng vấn một con bò ( kỳ II )
PV: Thưa anh Bò, anh có thể bàn một chuyện nghiêm túc không?
Bò: Có chứ! Ví dụ như tôi khẳng định trên đời không có gì nghiêm túc bằng sӳa bò.
PV: Sӳa là món ăn cho vào bụng, còn nhӳng món ăn cho tâm hồn thì sao?
Bò: À, gần đây xã hội xôn xao về bộ phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long”. Xôn xao dӳ dội lắm và tôi thấy đã đến lúc phải bàn về nó một cách đàng hoàng.
PV: Đúng thế!
Bò: Đầu tiên, có ý kiến nói rằng bộ phim này mới trình nhӳng đoạn giới thiệu thôi, không nên căn cứ vào đó rồi vội xét đoán. Tuy là bò nhưng tôi cũng biết phần giới thiệu phim luôn luôn được lắp ghép từ nhӳng cảnh nhà làm phim ưng ý nhất. Nói tóm lại, là “tinh hoa” của tác phẩm. Cho nên bảo rằng không đủ đại diện cho phim là chưa đúng. Nó hoàn toàn có tư cách ấy chứ!
PV: Vâng.
Bò: Có ý kiến khác nói bộ phim ấy bị thiên hạ “đánh hội đồng”. Tôi xin thưa, “đánh hội đồng” không phải là một phẩm chất thường xuyên của giới phê bình Điện ảnh Việt Nam. Phần lớn là ngược lại, toàn “khen hội đồng” hoặc phổ biến nhất là “thờ ơ hội đồng”. Cho nên một tác phẩm Điện ảnh khiến dư luận ồn ào phải được coi là tín hiệu tốt chứ không nên phản bác.
PV: Tiếp theo, thưa anh.
Bò: Có ý kiến cho rằng muốn phát biểu về bộ phim này phải là nhӳng nhà chuyên môn. Xin thưa, tác phẩm ấy không cất trong viện
hàn lâm, muốn vào xem phải có giấy chứng nhận. Tác phẩm định phát trên truyền hình cho quảng đại quần chúng cơ mà! Vậy chả có lý do gì bắt một bộ phận quần chúng nào đó phải im mồm không được nói.
PV: Ừ nhỉ!
Bò: Thêm một số người nӳa lại nói bộ phim ấy là tấm lòng của nhà sản xuất với thủ đô, cần trân trọng. Nếu như tác phẩm làm ra đem đến rạp chiếu miễn phí thì khác, còn như họ chiếu trên tivi, có thu quảng cáo thì tấm lòng đó cũng nên được đề cao ở mức độ vừa phải thôi.
PV: Nhất trí!
Bò: Phản ứng chung của nhӳng người xem phim ấy là nó giống y Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước vĩ đại, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới này cũng rất vĩ đại, và chúng ta cần học tập. Nhưng bất cứ dân tộc nào cũng muốn thể hiện quá trình lịch sӱ của mình là một quá trình độc lập, cố gắng tránh bị lệ thuộc. Mong mỏi đó rất chính đáng, rất tӵ nhiên và rất đáng được trân trọng.
PV: Vâng.
Bò: Rõ ràng phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” không làm được điều đó! Nó cho người xem cảm giác (mà trong văn hóa, cảm giác quan trọng vô cùng) là chúng ta quá phụ thuộc vào nước ngoài, quá giống họ. Cảm giác ấy không thể chấp nhận được. Chính cha ông chúng ta còn viết trong sӱ sách “Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”. Vậy mà giờ đây chúng ta tӵ hào mình hiểu biết hơn, có tinh thần độc lập, giӳ gìn bản sắc hơn thì lại xӱ sӵ kém vậy sao?
PV: Buồn thật đấy!
Bò: Lịch sӱ Việt Nam, cũng như bất cứ lịch sӱ quốc gia nào, cũng bao gồm giӳ nước và dӵng nước. Khán giả có quyền đòi hỏi chính đáng các phim lịch sӱ phải có điều này, bất kể nhӳng chi tiết vụn
vặt. Một bộ phim mà tính “hòa đồng” trong trang phục, trong kiến trúc đậm đặc cao như thế thì đã giảm lòng mong mỏi của họ đi rất nhiều. Nhất là trong Điện ảnh, phần “nhìn” quan trọng hơn phần “nghe”.
PV: Chính xác!
Bò: Khán giả Việt Nam xưa nay không hề khó tính. Thậm chí, họ còn dễ dãi, tha thứ thường xuyên là khác. Nên việc họ phản ứng đồng loạt thì chắc chắn phải có một cái gì đấy nên suy nghĩ chứ không nên coi thường.
PV: Cũng có nhà nghiên cứu nói rằng phải có cái nhìn ngụ ngôn, ví dụ như vua Trung Hoa mặc áo đó, mà vua Việt Nam cũng dám mặc áo đó là tín hiệu đáng tӵ hào.
Bò: Ý này không dở, nhưng đại đa số khán giả lao động không có tính phức tạp ấy. Họ tư duy theo kiểu đơn giản, nhưng họ chiếm tới 80% dân số Việt Nam nên cũng cần lưu ý tới họ một cách đàng hoàng, nhất là trong nhӳng vấn đề có tính tӵ tôn dân tộc. Chớ buộc họ phải “lắc léo” như mình!
PV: Vâng.
Bò: Nói thẳng ra, tôi tin chắc nhӳng người làm phim, và nhӳng người cố vấn cho nó, thiếu tính tӵ tôn này. Đấy là điều quan trọng nhất, còn cảnh nọ cảnh kia, hay câu thoại này, câu thoại khác trong phim không đủ để che lấp điều đó đâu. Tôi xin nhắc lại: Điện ảnh là hư cấu! Trong thể loại phim truyện, trình độ cũng như cảm xúc của anh thế nào, anh sẽ hư cấu như thế đó, đừng đổ lỗi phụ thuộc vào ai.
Phỏng vấn một con bò ( kỳ III )
PV: Thưa anh, điều anh lo lắng nhất là gì?
Bò: Là làm thế nào tôi giӳ được bản sắc của chính tôi. Bò phải ra bò, không thể ra trâu hay chó, mèo, gà, vịt...
PV: Đúng thế! Chẳng ai ăn phở bò nếu như không có mùi đặc trưng.
Bò: Chả riêng phở đâu, bất cứ lĩnh vӵc gì cũng vậy thôi. Như Điện ảnh chẳng hạn.
PV: Ối giời, Điện ảnh thì liên quan thế nào đến bò chứ? Hay nói chính xác hơn, đến bản lĩnh gi· gìn bản sắc cͿa bò?
Bò: Dạ thưa, có đấy ạ! Nhà báo biết vừa qua có rất nhiều bộ phim Việt Nam hợp tác sản xuất với Trung Quốc không?
PV: Biết.
Bò: Tất cả các bộ phim ấy đều là câu chuyện của Việt Nam, do đó phần lớn tiền làm phim, nếu không muốn nói là tất cả, cũng là tiền Việt Nam. Phía Trung Quốc chỉ đóng góp về kӻ thuật, bối cảnh, đạo cụ thôi.
PV: Đúng vậy.
Bò: Lý thuyết là thế, nhưng trên thӵc tế các ông đạo diễn Việt Nam ngoài hiện trường chả có tiếng nói gì. Ông thì ú ớ vài câu, ông ngồi im thin thít, để phía đối tác hò hét, chỉ huy, làm tất thảy.
PV: Trời ơi, có chuyện đó n·a sao?
Bò: Có lâu rồi. Có nhiều rồi. Và trong giới Điện ảnh hầu như không ai không biết “bí mật” này.
PV: Vậy sao không ai lên tiếng?
Bò: Tôi cũng tӵ hỏi câu đó đấy. Sao không ai lên tiếng nhỉ? Bò như tôi, mồm còn bận phải nhai lại, chứ người thì sao? A, thì ra cũng có một số người giống bò, có khả năng nhai lại, nhưng không phải nhai lại cỏ mà nhai lại văn hóa.
PV: Tức thật!
Bò: Hiện tượng các đạo diễn bù nhìn rơm quá lộ liễu có thể thấy rất dễ dàng và nếu ta để ý sẽ nhận ra nhӳng bộ phim đó không bao giờ do đạo diễn Việt Nam nổi danh đứng tên, bởi nếu có chút “danh” và chút “dӵ” thì không ai chịu ngồi yên cho kẻ khác lấy tên mình ra kinh doanh hết.
PV: Nghe chuyện này tôi bΉc quá. Tôi biết nông dân có bù nhìn gi· dưa ngoài đồng, nhưng ai ngờ Điện ảnh cũng có bù nhìn, mặc dù chẳng có... dưa.
Bò: Khôi hài nhất là tôi thấy có ông giám đốc hãng phim còn lên báo chí phét lác, kể rằng Đoàn phim của ông sang Trung Quốc “kiên cường, mạnh mẽ” ra sao. Trong khi thӵc tế, đạo diễn của ông ngồi im như cục đất. Mà thӱ hỏi làm sao không ngồi im trong khi quay phim là người Trung Quốc, ánh sáng, hóa trang, phục trang... rất nhiều khâu cũng là Trung Quốc luôn.
Nền Điện ảnh chúng ta yếu kém, cần học tập người khác là điều tất nhiên, nhưng đến mức độ để thiên hạ thao túng hết thì liệu có nên chăng? Đó là chưa kể, đồng tiền ít ỏi của Việt Nam thì phải làm sao tiêu trên đất Việt Nam, đằng này họ thi nhau “kích cầu” cho thiên hạ. Chả có quốc gia nào dùng ngân sách công như vậy cả!
PV: Đúng không?
Bò: Đúng. Ví dụ như nước Pháp có tài trợ cho phim Việt thì phần lớn cũng có luật lệ để đồng tiền ấy phải tiêu trên nước Pháp. Tôi rất ngạc nhiên khi ở ta nhà nước cấp ngân sách rồi sau đó các đoàn phim cứ tӵ do muốn làm gì thì làm.
PV: Anh ơi, dân gian ta có câu: “Lơ ngơ như bò đội nón”. Bò: Chả cần nón, chỉ cần xem phim thôi tôi đã lơ ngơ rồi!
Phỏng vấn một con bò ( kỳ IV )
PV: Anh Bò ơi, anh làm gì mà nhe răng ra thế?
Bò: Tôi bật cười đấy.
PV: Cười tốt lắm anh Bò ạ. Ví dụ như con người rất cần cười. Bò: Thế người thường xuyên cười gì?
PV: À, phần lớn họ cười các con vật khác.
Bò: Sao họ không cười lẫn nhau nhỉ?
PV: Chắc họ không tìm ra lý do đấy.
Bò: Vô lý! Như vậy họ không đọc báo rồi. Vừa qua, tôi đọc một tờ báo lớn, có bài phê bình một bộ phim cổ trang khá lớn khiến tôi buồn cười quá.
PV: Tại sao thế?
Bò: Tại bài báo được chia làm ba phần: Phần đầu khen ngợi cái tâm của người đạo diễn làm phim, cứ như ông ấy là một hòa thượng của nghệ thuật vậy. Hai phần còn lại, tác giả chê bộ phim rất dở. Tính cách nhân vật không rõ ràng, câu chuyện không có cao trào kịch tính, quá nhiều chi tiết luộm thuộm, dài dòng. Tóm lại, bộ phim đó không hay.
PV: Thôi anh Bò ơi, anh đừng buồn. Phim không hay hiện nay đầy rẫy mà.
Bò: Tôi không có ý định tranh luận về giá trị của bộ phim ấy. Tôi chỉ muốn có ý kiến về cách phê bình thôi.
PV: Ý kiến của anh thế nào?
Bò: Cái tâm của tác giả chả liên quan gì tới tầm vóc của tác phẩm hết. Bởi cái tâm không chiếu trên màn ảnh, mà là cái tư duy, cái suy nghĩ, cảm thụ... Cho nên nói về nó là thừa, là vớt vát và kỳ quái.
PV: Kỳ quái ư?
Bò: Một bài phê bình nghệ thuật cần trình bày có tính khoa học chứ! Về khoa học, phần lớn khán giả xem phim không hề biết mặt mũi, tuổi tác cũng như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xuất thân, có vợ, có con hay đã ly dị của ông đạo diễn. Khán giả chỉ đánh giá nghệ sĩ qua tác phẩm thôi. Vậy lôi cái tâm ra để làm gì? Tại sao phải nhấn mạnh phẩm chất đó?
PV: Ừ, tại sao nhỉ?
Bò: Phải chi có nhiều đạo diễn đang là tội phạm hình sӵ, đang đi buôn lậu hoặc đang tham gia đua xe thì ông đạo diễn này mới cần nhấn mạnh cái tâm. Còn hiện nay, gần như tất cả các đạo diễn đều bình thường, đều có phẩm chất đạo đức ổn định, cái tâm kia có gì nổi bật đâu.
PV: Quả có vậy thật! Ông ấy đâu có hiến thân mình cho trẻ em nghèo, cũng đâu có hy sinh cho đồng bào bão lụt.
Bò: Nói một cách khái quát, nếu chỉ xét về cái tâm thì hầu như toàn thể loài người đều thua xa... Bò. Bò suốt đời chẳng hại ai, chẳng đả kích ai, chẳng tham nhũng, chẳng nghiện ngập, chẳng trai gái, cũng
chẳng sát sinh. Bò chỉ ăn cỏ và cung cấp bơ, sӳa cho con người. Nhưng chưa từng có một dòng chӳ nào viết về cái tâm hay ca ngợi cái tâm của Bò. Vì Bò không làm ra phim, không làm ra nhạc và không viết tiểu thuyết, không đóng vai kịch nào trên sân khấu dù là vai tướng cướp hay vai cô gái ngây thơ. Nghĩa là với Bò, người ta không xét tới cái tâm. Tại sao với người lại khác?
PV: Ừm! Tại người không phải Bò.
Bò: Không phải ở chỗ nào?
PV: Người... có bạn.
Bò: Bạn thì đã sao?
PV: Bạn bè thường sợ mất lòng nhau. Tác giả bài báo muốn phê bình bộ phim, nhưng lại sợ ông đạo diễn buồn.
Bò: Buồn cũng là một trạng thái cần thiết mà.
PV: Chả phải ai cũng nghĩ thế đâu! Không tìm ra cách khen phim, vì quả thΉc bộ phim ấy quá dở, nhà phê bình đành ghi nhận cái tâm cͿa đạo diễn, để chứng tỏ mình cũng có tình người.
Bò: Theo nhà báo, như vậy, chỉ do không ai có tình... Bò, mà Bò không được ca ngợi ư?
PV: Chắc vậy quá!
Bò: Tôi có cảm giác tình người ở đây đã bị lạm dụng, hoặc ít ra được đặt không đúng chỗ. Cái lối phê bình cứ lẫn lộn giӳa tác giả và tác phẩm thật quá buồn cười. Nó chỉ chứng tỏ nền nghệ thuật của ta không chuyên nghiệp. Tôi xin phát biểu bằng trí tuệ thấp kém của Bò!
Phỏng vấn một con bò ( kỳ V )
PV: Bò ơi, anh đi đâu về thế?
Bò: Tôi vừa dӵ buổi ra mắt một bộ phim.
PV: Lại phim? Sao anh cứ suốt ngày phim phim thế?
Bò: Nhà báo thấy như vậy, đáng lẽ phải mừng chứ? Không lẽ suốt ngày tôi đi ra mắt quán bia hay quán rượu thì mới vừa lòng sao?
PV: Được rồi! Vậy anh xem phim gì?
Bò: Một bộ phim lịch sӱ, cổ trang.
PV: Anh thấy nó khá không?
Bò: Chuyện ấy xin để người xem phán xét. Người xem, có lẽ đấy mới là cái đích cuối cùng của tác phẩm, chứ không phải nhà báo hay các nhà chuyên môn.
PV: Vâng! Thế các nhà chuyên môn nói gì?
Bò: Tất nhiên có nhiều ý kiến. Nhưng có một ý khen ngợi khiến tôi đồng tình nhưng hơi buồn. Đó là bộ phim ấy “thuần Việt”.
PV: A, thuần Việt! Đó là một phẩm chất rất quý.
Bò: Tôi hoàn toàn tin là rất quý, nhưng tôi cứ nghĩ, đáng ra đó phải là một yếu tố đương nhiên.
PV: Xin anh nói rõ ý này cho?
Bò: Khen tác phẩm ấy thuần Việt, nghĩa là đã có nhӳng tác phẩm không thuần Việt, đúng không nào?
PV: Hình như đúng.
Bò: Tôi xin nhắc lại, sӵ thuần Việt của phim Việt, cũng như thuần Pháp của phim Pháp hay thuần Mӻ của phim Mӻ là nhӳng phẩm chất hoàn toàn tӵ nhiên, tӵ nó đáng ra phải có. Bởi bất kỳ ai có học thức đôi chút đều biết rằng văn hóa cần đa dạng và sӵ đa dạng này dӵa trên nhӳng bản sắc độc đáo rất mạnh.
PV: Vâng.
Bò: Không có gì nguy hại cho điện ảnh hơn nếu như tất cả các bộ phim đều có đặc trưng giống nhau. Nói cách khác, việc giӳ gìn bản sắc là việc của tất cả các quốc gia, các nền điện ảnh chân chính chứ đâu phải chỉ riêng chúng ta.
PV: Vâng.
Bò: Chưa kể do quá trình đấu tranh giành và giӳ vӳng nền độc lập của Việt Nam rất gian khổ, nên việc làm sao cho có một nền văn hóa thuần Việt càng phải được đặc biệt coi trọng.
PV: Chính xác.
Bò: Vậy mà không hiểu tại sao, gần đây xuất hiện một số bộ phim lai căng, người xem lờ mờ cảm thấy số bộ phim ấy không thuần Việt Nam từ ý đồ cho tới cách thể hiện.
PV: Lý do của điều này do đâu?
Bò: Có rất nhiều. Một là trình độ kém. Hai là bản lĩnh kém. Ba là ý thức dân tộc kém. Bốn là tưởng nhӳng kiểu bắt chước đó hay.
PV: Anh không nên quá khắt khe, anh Bò à! Chắc anh cũng hiểu hôm nay thế giới đang toàn cầu hóa nên sӵ giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau trong nghệ thuật rất dễ xảy ra.
Bò: Chẳng nhӳng dễ xảy ra mà tôi nghĩ còn nên khuyến khích nӳa là khác. Nhưng có một khoảng cách rõ ràng giӳa hội nhập và bị thao túng, cũng như có khoảng cách rất khác biệt giӳa tính hiện đại và tính bị lệ thuộc. Ngay cả khi văn hóa nước ngoài có nhiều phẩm
chất tốt, (và chắc chắn như vậy) thì nhiệm vụ của một nghệ sĩ chân chính vẫn là tìm ra và xây dӵng nhӳng giá trị của riêng dân tộc mình, chứ không phải chỉ chạy theo họ. Tôi hoàn toàn tin chắc về điều này.
PV: Tôi cũng đồng ý với anh.
Bò: Quay lại bộ phim tôi vừa xem. Tại sao người ta có cảm giác nó “thuần Việt”? Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, một nguyên nhân quan trọng là người xem đã đối chiếu với nhӳng cảm giác khác khi xem nhӳng bộ phim khác. Và nhӳng bộ phim kia đã không “thuần” ở nhiều mức độ. Nếu trao giải “thuần Việt” cho phim ấy chắc cũng xứng đáng. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao phải có giải này, và ai là người phải chịu trách nhiệm khi tính “Việt” được chuyển từ hiển nhiên đến... cần khen?
Phỏng vấn một con bò ( kỳ VI )
PV: Anh Bò này, theo anh thì bất hạnh nhất của một con bò là gì?
Bò: Có lẽ là phải trở thành phở bò trong khi nó đang có nhӳng dӵ định lớn lao, nhà báo ạ.
PV: Thế bất hạnh nhất của một con người là gì?
Bò: Có lẽ là phải trở thành một nạn nhân không mong muốn.
PV: Anh nói cũng đúng! Con người chúng tôi có nhiều loại nạn nhân lắm: nào nạn nhân lũ lụt, nào nạn nhân động đất, nào nạn nhân tai nạn giao thông...
Bò: Tôi biết. Nhӳng tai nạn ấy tuy rất thảm khốc, nhưng còn hiểu được. Điều tôi thấy kỳ lạ là có nhӳng người đột nhiên trở thành nạn nhân của báo chí.
PV: Nạn nhân báo chí? Ví dụ ai?
Bò: Ví dụ ông Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình.
PV: À, vụ ông này tôi cũng biết.
Bò: Đấy là một nhân vật tôi không quen, nhưng nghe nói hình như có tài và có cá tính nӳa.
PV: Này anh Bò ạ, tài và cá tính, nhӳng phẩm chất chả phải lúc nào cũng đem thuận lợi cho nhau.
Bò: Tôi hiểu điều đó. Nhưng để tôi nói tiếp: Ông Phó Tổng giám đốc một ngày kia đột nhiên từ chức. Một chức vụ mà nếu nhìn bằng mắt thường, ai cũng thấy là “ngon” và bằng lối cư xӱ thông thường phần lớn người ta sẽ không làm như vậy.
PV: Ừ. Rồi sao n·a?
Bò: Rồi báo chí, nhất là các báo mạng, um lên vì chuyện đó. Họ nói nhiều đến mức khiến ông kia cảm thấy khó xӱ. Có nhiều lý do để một con người có năng lӵc bỗng nhiên rời khỏi chức vụ. Và không phải lý do nào anh ấy hoặc chị ấy cũng phải nói ra.
PV: Đúng.
Bò: Nhiều ý kiến cho ông là anh hùng, nhiều ý kiến lại bảo ông là tấm gương, nhiều ý kiến khác thì thầm nói ông này dại.
PV: Anh theo ý kiến nào?
Bò: Ý kiến tôi là hãy để người ta được yên, khi hành động người ta có thể đúng, có thể sai cơ mà! Nhiều lúc đúng với xã hội nhưng sai với bản thân người đó hoặc ngược lại. Việc đổ xô vào bình luận quá nhiều sẽ khiến đối tượng không còn cư xӱ theo ý mình nӳa. Ông bỗng dưng bị một áp lӵc không hề mong muốn và không hề chuẩn bị áp đặt lên bản thân.
PV: Bò ạ, trường hợp đó nhiều báo đưa tin với ý định tốt thôi mà.
Bò: Tôi biết cái sӵ tốt ấy. Tôi cũng biết có nhӳng tờ báo chỉ muốn nhân chuyện từ chức của ông để phát động phong trào “tӵ giác từ quan”, coi đó là cách cư xӱ cần khuyến khích. Nhưng quan tâm thái quá, tạo ra một áp lӵc nặng nề như thế liệu có nên chăng? Sau vụ này, tôi kinh hoàng phát hiện ra “từ chức” không khó bằng “giải thích tại sao từ chức”. Tôi tin chắc, nhӳng ai định theo tấm gương tốt ấy mà họ thấy dư luận ầm ĩ như vậy thì cũng phải... sờn lòng. Cứ yên vị là hơn.
PV: Anh Bò này, trong vụ đó đúng là một số phương tiện thông tin đại chúng đã hơi quá. Nhưng suy cho cùng họ không ác ý. Họ chỉ muốn... đề cao một tấm gương thôi.
Bò: Làm báo chân chính, có chiều sâu sẽ không bao giờ xӱ sӵ đơn giản như thế. Làm báo mà không nghĩ tới số phận từng con người
nhỏ, sẽ chẳng khi nào hoàn thiện cho một đám đông to.
PV: Phó Tổng giám đốc đài truyền hình không phải là một con người nhỏ!
Bò: Sai! Tại sao cứ nhìn vào chức vụ? Tại sao không thấy đấy như là một người đàn ông nhỏ bé, cũng có yêu, có ghét, có thù, có đúng, có sai, như bao người khác? Chưa kể còn có gia đình. Tôi kiên quyết cho rằng trong việc này một số tờ báo đã không điều chỉnh, họ vội vàng khai thác số phận (vốn không phải bi kịch) của một cá nhân một cách tham lam.
PV: Anh Bò ạ, nếu như một bác nông dân tuyên bố từ chức thì chả ai nói làm gì. Đây là một vị trí lớn. Làm cao, khi xảy ra điều gì thì phải chịu áp lӵc cao, đấy cũng là lẽ thông thường thôi mà anh.
Bò: Cái thứ lý lẽ thông thường ấy nên dùng cho... Bò thôi, nhà báo ạ. Vì Bò không đi học, và Bò không được giáo dục về tế nhị, về nhân đạo và về sӵ nhân bản trong việc đưa tin, vốn là nhӳng phẩm chất cao quý của một người làm báo lớn. Chừng nào còn vội vã và a dua chạy theo hiện tượng, chừng đó còn khổ nhiều người và nhiều... Bò!
Phỏng vấn một con bò ( kỳ VII )
PV: Thưa anh Bò, có việc gì mà nom anh buồn thế?
Bò: Nhà báo ạ, Bò tuy là một con vật nổi tiếng vô tư, nhưng thӵc ra tâm trạng trầm ngâm là tâm trạng chủ yếu của Bò. Và từ trầm ngâm tới buồn chỉ là một bước rất ngắn. Có lẽ cho tới phút này, chỉ có trên hộp phô-mai là Bò mới cười thôi.
PV: À, tôi biết. Phô-mai là một món ăn ngoại.
Bò: Tôi cũng đang suy nghĩ về ngoại đấy, anh ạ.
PV: Vì sao anh suy nghĩ?
Bò: Vì sau thất bại vừa rồi của đội tuyển bóng đá Việt Nam, lại rộ lên một số ý kiến nói rằng ta cần đưa vào nhӳng cầu thủ ngoại nhập tịch.
PV: Điều ấy nghe ra cũng có lý.
Bò: Thậm chí có cả tình nӳa. Vì về mặt luật pháp, nhӳng cầu thủ ngoại nhập tịch đều đã là công dân Việt Nam, có quyền bình đẳng với mọi công dân khác và không ai được phép nghi ngờ tình cảm của họ được khát khao cống hiến cho quê hương mới.
PV: Vâng.
Bò: Nhưng chúng ta hãy bình tĩnh, xem ngoài lý và tình ra, trên đời còn gì khác nӳa không?
PV: À, đối với dân mê bóng đá, có lẽ còn kết quả trận đấu.
Bò: Tôi biết. Khi thua một trận đấu trên sân thì người ta muốn phục thù. Nhưng bóng đá có phải là một môn thể thao toàn diễn ra trên sân hay không? Tôi e rằng không phải. Bóng đá là thể thao, và mục
đích cuối cùng của thể thao chân chính là phát động một sӵ rèn luyện trong toàn xã hội.
PV: Chứ không phải là kết quả nh·ng trận đấu và số lượng nh·ng tấm huân chương sao?
Bò: Đúng thế. Có nhiều nhà phân tích đã chứng minh rằng dù Trung Quốc có đạt được bao nhiêu huy chương ở Thế vận hội hay Á vận hội, thì họ cũng còn lâu mới là một cường quốc thể thao. Xét theo số lượng sân tập, mức độ quảng bá và số lượng dân chúng tham gia luyện tập.
PV: Nghĩa là theo anh, một nền bóng đá cͿa một quốc gia có thể vẫn chưa phát triển dù đội tuyển cͿa họ chiến thắng?
Bò: Hình như thế đấy. Nếu nhìn về phương diện xã hội thì số lượng bàn thắng không phải là cái đích, hay nói chính xác hơn, không phải là cái đích duy nhất hoặc to nhất.
PV: Ý anh là gì?
Bò: Ý tôi là nếu ta gọi nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia (và quá trình nhập tịch này, nói thẳng ra, cũng có vài vấn đề) ta có thể làm tăng sức mạnh của đội tuyển, nhưng cũng sẽ làm yếu đi niềm tin và lòng tӵ hào.
PV: Có thể anh đúng.
Bò: Ngay cả ở Philippines và Indonesia, hai quốc gia có thành tích nổi bật trong giải đấu vừa qua, đằng sau cơn ngây ngất chiến thắng, cũng có nhiều cái đầu tỉnh táo không vui vì thấy sӵ lấn át của các cầu thủ nhập tịch.
PV: Tôi biết. Ví dụ như tất cả các bàn thắng quan trọng của Indonesia đều do một cầu thủ không có dòng máu Indonesia ghi.
Bò: Khán giả khát khao chiến thắng, nhưng nếu chiến thắng của Việt Nam do một cầu thủ gốc Phi hay gốc Nam Mӻ làm nên thì niềm
vui có trọn vẹn không?
PV: Chắc là không.
Bò: Sӵ xuất sắc của “ngoại binh” sẽ làm cho nhӳng “nội binh” có cảm giác mất tӵ tin, mất niềm khao khát vươn lên, theo tôi đó là hiện thӵc. Tại sao Thái Lan không nghĩ tới cầu thủ nhập tịch? Vì cho đến phút này, tôi đoán họ vẫn còn tin ở sức mình. Họ sẵn sàng thua một giải, chứ kiên quyết không thua trong xu hướng phát triển. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên suy nghĩ về điều ấy. Hiện nay, trên thế giới, số lượng đội tuyển quốc gia có cầu thủ nhập tịch luôn luôn rất ít, mặc dù rất nhiều câu lạc bộ mang tính toàn cầu. Đã vậy, phần lớn cầu thủ nhập tịch đều có một nӱa dòng máu của quốc gia mới trong huyết thống chứ không phải hoàn toàn xa lạ.
PV: Nói tóm lại trong việc này, anh phản đối hả, anh Bò? Bò: Xin thưa, đúng thế!
Phỏng vấn một con tê giác
PV: Thưa anh, tê giác nổi tiếng về sừng, đúng không ạ? Tê giác: Đúng.
PV: Và vì cái sừng, có hàng triệu người biết tới tê giác, trong khi tê giác có vẻ chả biết đến ai, cứ đơn độc trong rừng.
Tê giác: Khoan. “Biết đến ai” là thế nào?
PV: Là có một cuộc sống vì mọi người, vì tập thể, vì cộng đồng. Tê giác: Tóm lại là về đủ thứ?
PV: Anh không tin như vậy sao?
Tê giác: Đã có lúc tôi rất tin. Nhưng sau khi đọc cuốn “Hai mươi bài học điện ảnh” vừa xuất bản, tôi nghi ngờ niềm tin đó.
PV: Kìa, điện ảnh thì liên quan gì ở đây?
Tê giác: Liên quan lắm. Chắc nhà báo cũng đồng ý rằng phim là một nghệ thuật đông người xem nhất.
PV: Đồng ý.
Tê giác: Nhӳng bộ phim nổi tiếng là nhӳng bộ phim đã lay động hàng trăm triệu con tim trong hàng chục năm.
PV: Rõ ràng.
Tê giác: Vậy mà gần như tất cả hai mươi nhà đạo diễn của nhӳng bộ phim như thế, nhӳng cá nhân mà tài năng không còn gì phải bàn cãi, đều nhấn mạnh một điểm.
PV: Điểm gì?
Tê giác: Điểm này: “Làm phim trước hết phải làm cho chính mình!”. PV: Ô?
Tê giác: Ô! Quả là kinh ngạc thật. Vì rất nhiều người bình thường, và cũng rất nhiều đạo diễn hay nghệ sĩ nhà ta hiện nay, nghĩ rằng sáng tác hoặc làm việc gì đầu tiên là cho... tập thể.
PV: Quả vậy.
Tê giác: Tập thể. Công chúng. Đấy là nhӳng mục đích hướng tới có vẻ không gì lay chuyển nổi, và không thể bị nghi ngờ.
PV: Còn các vị đạo diễn trong sách kia thì sao?
Tê giác: Thì tuy không ai hỏi ý kiến ai, nhưng đều kết luận rằng: Hãy làm cho mình, làm hết sức để trung thӵc với mình, sau đó công chúng sẽ tới.
PV: Có nghĩa: Mình xếp trước, công chúng xếp sau. Tê giác: Chính xác.
PV: Và anh, Tê giác, anh hoàn toàn đồng ý với luận điểm này?
Tê giác: Vâng. Mặc dù tôi ngẫm nghĩ rất lâu. Tôi chợt phát hiện ra: Công chúng có chính trong ta chứ chẳng cần tìm nơi đâu cả. Ta trung thӵc với ta, hết lòng hết dạ với ta thì sẽ tìm ra công chúng.
PV: Ái chà.
Tê giác: Nếu làm một việc bất kỳ, từ bán kem cho tới điện ảnh, ta không tin vào nó, ta thӵc sӵ không cần nó, mà chỉ nghĩ rằng nó có ích cho kẻ khác, thì việc ấy cũng tan tành.
PV: Vấn đề anh nói có gì mới nhỉ? Hay chỉ là một cách đề cao cá nhân?
Tê giác: Tùy nhà báo. Tôi chỉ muốn kết luận: Hãy tìm đến tận cùng của cá nhân, ta sẽ khám phá ra cái tận cùng của xã hội.
PV: Nghe cũng không dở lắm, Tê giác ạ. Đặc biệt trong trường hợp của anh. Anh cứ sống thật chung thủy với anh, nhưng sừng anh quý thì mọi người vẫn đi tìm.
Tê giác: Sừng tôi có quý đâu chứ!
PV: Vậy sao?
Tê giác: Phải. Chả quý tí nào.
PV: Nhưng bà con vẫn quyết không tin thế.
Tê giác: Là do đâu nhỉ?
PV: Bây giờ tôi mới rõ: Do anh có sừng một cách hồn nhiên. Do sừng anh cứ mọc chậm rãi, bền bỉ, từ từ và không có vẻ nhằm mục đích gì ngoài bản thân anh cả. Thế là huyền thoại tӵ nó lớn lên.
Tê giác: À!
PV: Tê giác ơi, anh làm tôi phát hiện ra chân lý này: Cảm xúc của tôi cũng giống như cảm xúc của toàn nhân loại. Muốn đánh thức nó, việc đầu tiên là phải hiểu rõ lòng tôi.
Tê giác: Nói như thế có vẻ trừu tượng quá. Vậy đâu là chỗ khác nhau giӳa các ông đạo diễn lừng danh trong cuốn sách ấy và vài ông đạo diễn nước nhà?
PV: Đạo diễn nước nhà, nhiều vị cứ mở mồm là tuyên bố về cộng đồng, về xã hội, về “Nền” này, về “Tảng” kia. Rất ít ông dám tuyên bố vì mình...
Tê giác: Hậu quả là?...
PV: Nhӳng bộ phim của họ lúc hình thành hóa ra chẳng vì ai cả.
Phỏng vấn một giáo sư toán học
PV: Thưa anh, với tư cách một nhà toán học, anh suy nghĩ thế nào về hiện tượng Ngô Bảo Châu?
Giáo sư: Đầu tiên, tất nhiên là tôi vui mừng. Sau vui mừng là tӵ hào. Sau tӵ hào là... suy nghĩ.
PV: Thưa anh, anh suy nghĩ về điều gì?
Giáo sư: Về các luồng dư luận xung quanh giải thưởng của giáo sư Châu. Cho đến hôm nay, tôi thấy có hai điểm chính. Một là sung sướng, hai là tiếc nuối.
PV: Sung sướng thì tôi hiểu rồi, còn tiếc nuối là sao ạ?
Giáo sư: Nhӳng người tiếc nuối có lý do chính đáng của họ. Vì phần lớn họ là nhӳng nhà khoa học, hay chí ít đã từng là nhà khoa học.
PV: Thưa anh, lý luận cͿa nh·ng người ấy là gì?
Giáo sư: Rất nhiều khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất, không còn nghi ngờ gì nӳa, Ngô Bảo Châu là một trong số nhӳng người thông minh kiệt xuất. Nhӳng người như thế trong một quốc gia không nhiều. Vậy đáng ra họ phải được hướng dẫn học một ngành khoa học nào đó thiết thӵc hơn, chứ không phải toán học cao cấp.
PV: Thiết thΉc cho ai?
Giáo sư: Cho đất nước. Chả còn nghi ngờ gì nӳa, trong thời điểm hiện nay, quốc gia cần nhӳng nhà khoa học ứng dụng hơn nhӳng nhà khoa học cơ bản. Tôi biết không một nền khoa học nào có thể phát triển nếu thiếu cơ bản, nhưng tùy hoàn cảnh mỗi quốc gia, tùy
thời điểm mà chúng ta phải nghiêng về cái nọ hoặc cái kia. Có một
thӵc tế không thể phủ nhận là một thời gian dài, chúng ta vừa nghèo vừa lãng phí chất xám. Điều ấy có lỗi cả khâu sӱ dụng lẫn khâu đào tạo.
PV: Giáo sư có chắc không?
Giáo sư: Chắc chắn. Một nhà doanh nghiệp, vốn là một nhà toán học nổi tiếng, bạn thân của giáo sư Châu, cũng đã nhiều lần đoạt giải toán quốc tế có tâm sӵ hơi chua chát rằng học toán sẽ phí đi.
Tôi nghĩ cũng cần lắng nghe anh ấy một chút. Tôi xin nhắc lại, nhìn trên lĩnh vӵc toàn cầu thì toán cao cấp vô cùng cần thiết, nhưng nhìn trên lĩnh vӵc quốc gia, khoa học ứng dụng cần thiết hơn. Tại sao chúng ta có quy hoạch đất đai mà thiếu quy hoạch nhân tài. Một giáo sư Châu có cả triệu người biết đến, nhưng vài chục người thông minh chả kém gì đã bị lãng phí, thậm chí lãng quên, đấy là điều chúng ta nhân dịp này cần xem xét lại.
PV: Đúng vậy.
Giáo sư: Tại sao giải Nobel không trao cho các nhà toán học ? Tại vì Nobel chỉ quan tâm tới nhӳng môn khoa học, theo ông là thiết thӵc. Ta có thể đồng ý hay không đồng ý với ông, nhưng quan điểm của ông là một thӵc tế phải xét đến.
PV: Giáo sư có nghĩ hiện tượng Ngô Bảo Châu có thúc đẩy khoa học Việt Nam không?
Giáo sư: Tất nhiên là có nhưng ở mức độ nào? Cách đây mấy chục năm, khi Đặng Thái Sơn đoạt giải thưởng cuộc thi âm nhạc Chopin, nhiều người cũng nghĩ âm nhạc của chúng ta sẽ cất cánh. Trên thӵc tế, sau nhiều năm nhìn lại, khéo nền nhạc hàn lâm của quốc gia lại có nhӳng bước thụt lùi. Cho nên theo tôi, có một hiện tượng Ngô Bảo Châu là có một dịp để ta nhìn lại và đánh giá cách đầu tư cho khoa học. Dù hiện tượng có vĩ đại đến mấy, nhưng nhìn nhận sai và đánh giá sai cũng sẽ phí đi.
PV: Nói nôm na, khoa học có hai con đường: cơ bản và ứng dụng. Giáo sư chọn cách nào?
Giáo sư: Tôi vẫn cho rằng, Việt Nam phải thiên về ứng dụng, nếu không sẽ lãng phí vô cùng. Có một thӵc tế là giáo sư Châu sẽ dành phần lớn thời gian làm việc ở nước ngoài. Điều đó với giáo sư là hợp lý, nhưng với quốc gia là lãng phí. Các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vӵc cơ bản, đến một mức nào đó sẽ chỉ thấy khoa học không còn biên giới. Họ làm tất cả vì tiến bộ của loài người. Họ rất đúng. Nhưng quốc gia sinh ra họ thì có quyền rất tiếc.
Phỏng vấn một chàng trai xem thi hoa hậu
PV: Thưa anh, trong cuộc sống, anh mê gì nhất?
Chàng trai: Cũng như bao người đàn ông khác thôi, tôi mê máy tính, mê thể thao, mê du lịch và mê... hoa hậu.
PV: Vâng. Hoa hậu ai chả mê!
Chàng trai: Nhưng có hàng triệu chàng trai, mà chỉ có một cô hoa hậu, cho nên tôi biết mình chả có hy vọng gì làm quen được với một cô như thế, chỉ có quyền... xem thôi!
PV: Nghĩa là anh luôn luôn xem thi hoa hậu?
Chàng trai: Chả nhӳng xem, mà còn xem đi xem lại nhiều lần. PV: Và anh thấy sao?
Chàng trai: Thấy vui, thấy buồn và thấy... nhục!
PV: Nhục ư? Anh nói thật không?
Chàng trai: Thật hoàn toàn.
PV: Tại sao anh nhục?
Chàng trai: Tại vì tôi xấu hổ.
PV: Tại sao anh xấu hổ?
Chàng trai: Tại tôi là đàn ông. Một trong nhӳng phẩm chất vô cùng quan trọng của đàn ông là phải biết che chở, lo lắng, hy sinh cho phụ nӳ.
PV: Đúng thế.
Chàng trai: Người đàn ông trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng cần có sức mạnh, lòng vị tha, tính độc lập, tiên phong... nhà báo đồng ý chứ?
PV: Vô cùng đồng ý.
Chàng trai: Vậy mà trong các cuộc thi hoa hậu tôi đã xem và vừa xem, nhiều cô gái đã trả lời trong phần thi ứng xӱ đại ý rằng: Đức tính cao quý nhất của người phụ nӳ Việt Nam là sӵ hy sinh.
PV: Họ nói vậy không đúng sao?
Chàng trai: Rất là đúng. Có người gật đầu khi nghe nói như thế, có người thì khóc vì cảm động. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy nhục.
PV: Nhục cho ai?
Chàng trai: Tôi không dám đại diện cho bất cứ ai hết. Tôi nhục cho mình. Tại sao nhӳng người phụ nӳ cứ phải hy sinh mới là tốt? Tại sao họ cứ nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn vui chơi, nhịn đủ thứ cho chồng, cho con thì mới được đề cao?
Phụ nӳ cũng có một cuộc đời như đàn ông, đã thế, do giới tính, họ còn gặp khó khăn hơn đàn ông rất nhiều trong mọi mặt. Họ phải có quyền sung sướng, quyền hưởng thụ, quyền vui chơi hơn tất cả chúng ta thì mới đúng. Tại sao họ cứ bị phải hy sinh?
PV: Trời ơi, có “bị” gì đâu. Các cô ấy tΉ nguyện kia mà.
Chàng trai: Dù các cô gái có tӵ nguyện đi nӳa, thì với tư cách đàn ông, chúng ta có quyền khuyến khích không? Nhӳng đàn ông một quốc gia cần tӵ hào là phụ nӳ của mình được nâng niu, được tạo mọi cơ hội sống tốt nhất, thế mới đúng, chứ không thể tӵ hào là các
cô gái luôn luôn sẵn sàng chịu thiệt thòi.
PV: Có lẽ anh đúng.
Chàng trai: Bản thân tôi rất kính trọng nhӳng người con gái đã, đang và sẽ hy sinh. Nhưng bản thân tôi thấy đã tới lúc không nên lạm dụng mãi điều đó, và càng không nên coi đức tính hy sinh là một cái gì bất biến, cần phát huy và bảo tồn trong người phụ nӳ.
Khi đề cao nhӳng phụ nӳ đòi quyền bình đẳng, đòi quyền sống là ta đã đề cao quyền muốn “giảm bớt hy sinh” của họ. Tôi rất tin tưởng điều này.
Cho nên tôi kinh ngạc khi thấy trên sân khấu các cô gái đẹp nói về đức tính hy sinh, dưới khán giả (phần lớn là đàn ông) vỗ tay rào rào. Tôi muốn gào lên với họ rằng đáng ra các anh nên khóc vì câu đấy, chứ không nên cười. Và chừng nào chúng ta còn thấy đức hy sinh của phụ nӳ là một phẩm chất tӵ nhiên, chừng đó chúng ta chưa phát triển.
PV: Chính xác!
Chàng trai: Trong quá khứ, rất nhiều khi do hoàn cảnh, chúng ta đã khuyến khích đức tính quên mình của người phụ nӳ, nhưng chúng ta không được phép lạm dụng điều ấy mãi mãi, chúng ta cũng không được phép hưởng thụ sӵ hy sinh ấy một cách thanh thản. Đàn ông phải cảm thấy mình nợ họ.
PV: Anh không thể trả nợ một mình được đâu!
Chàng trai: Đúng vậy! Tiếc thay, tôi chỉ có một mình.
Phỏng vấn một cô ngưӡi mẫu
PV: Thưa cô, sau bao nhiêu năm làm nghề người mẫu, điều cô rút ra là gì?
Người mẫu: Chả cần phải là hội họa, thӵc ra bất cứ lĩnh vӵc nào của cuộc sống cũng cần người mẫu hết.
PV: Bất cứ lĩnh vΉc nào?
Người mẫu: Đúng vậy. Thời đại hôm nay đã nảy sinh hàng ngàn, hàng vạn mô hình, học thuyết và phương thức để xã hội phát triển, nhưng một người mẫu cụ thể với nhӳng hành động cụ thể luôn luôn vẫn là cần thiết và dễ cảm nhất. Cho nên có thể nói không ngoa, lịch sӱ của nghệ thuật, khoa học hay xã hội là lịch sӱ của các danh nhân.
PV: Chứ không phải là lịch sӱ của quần chúng ư?
Người mẫu: Theo tôi thì không. Mặc dù quần chúng là đại dương, nhưng đứng trước đại dương, ai cũng chỉ dõi theo nhӳng con tàu.
PV: Thú thӵc tôi không dám hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ này.
Người mẫu: Nhưng tại sao chúng ta lại cứ phải có một sӵ đồng ý nhỉ?
PV: Đúng! Thôi, ta hãy trở lại vấn đề nào! Sau rất nhiều năm làm mẫu, cô có k niệm nào đáng nhớ không?
Người mẫu: Kӹ niệm thì nhiều, nhưng chúng không quan trọng. Quan trọng là cách đây ít bӳa, tôi có đọc trên mạng một tin khiến bản thân cứ suy nghĩ mãi.
PV: Tin gì thế?
Người mẫu: Tại một trường Đại học Mӻ thuật của Trung Quốc, ông hiệu trưởng, một giáo sư và là một họa sĩ nổi tiếng thế giới, đã khỏa thân làm mẫu cho sinh viên.
PV: Trời ơi, tại sao ông ta làm thế?
Người mẫu: Tại hôm đó sinh viên có giờ học vẽ, mà người mẫu được thuê bất ngờ lại nghỉ. Thế là hiệu trưởng, sau một hồi suy nghĩ, đã khỏa thân hoàn toàn cho các nam sinh và nӳ sinh vẽ mà không phải bỏ mất tiết học.
PV: Tại sao cô xúc động về điều ấy?
Người mẫu: Tại vì với con mắt hội họa, việc khỏa thân chả có gì xấu, thậm chí còn rất cần thiết và đẹp. Nhưng khốn khổ thay, xã hội không sống và làm việc chỉ với tư cách hội họa, mà còn rất nhiều nhӳng quan điểm khác. Tóm lại là việc khỏa thân trước đám đông không khi nào là việc dễ dàng.
PV: Tôi cũng công nhận là chẳng dễ dàng gì!
Người mẫu: Ai cũng thấy vẽ khỏa thân, chụp ảnh khỏa thân và làm mẫu khỏa thân là cần thiết, nhưng ai cũng muốn cái sӵ “cần thiết” ấy hãy áp dụng cho kẻ khác chứ không phải cho mình. Chính vì vậy, các cô hay các anh người mẫu khỏa thân trong trường mӻ thuật giờ phút này vẫn còn muốn giӳ kín danh tính. Nếu tiết lộ, ắt họ sẽ bị một sức ép nặng nề. Tóm lại, có một khoảng cách rất xa giӳa việc kêu gọi kẻ khác làm và bản thân mình tӵ làm người mẫu khỏa thân, nhất là khi mình lại có địa vị rất cao. Nhưng vị giáo sư họa sĩ hiệu trưởng kia đã dám làm. Nói ngắn gọn, là một nhà lãnh đạo đã dám làm.
PV: Công nhận!
Người mẫu: Tôi cầu mong thế giới có nhiều hiệu trưởng như thế. Nhӳng hiệu trưởng biết áp dụng nguyên tắc lên chính-bản-thân mình.
PV: Chính bản thân mình ư?
Người mẫu: Chính xác! Tôi tin rằng, chỉ khi nào làm được điều đó, chỉ khi nào dám đưa cơ thể, đưa hành động của chính chúng ta ra làm mẫu, khi đó chúng ta mới hoàn toàn chứng tỏ được lòng tin và sӵ đúng đắn của nhӳng gì mình nói về mọi vấn đề.
Phỏng vấn một nhà văn
PV: Thưa ông, thời gian gần đây ông chú ý tới điều gì nhất? Nhà văn: Rất buồn là tôi chẳng chú ý gì cả!
PV: Sao lại thế, thưa ông? Xã hội đang tồn tại biết bao chuyện bức xúc, nào môi trường, nào giao thông, nào giáo dục...
Nhà văn: Tôi biết, nhưng thưa nhà báo, muốn cho một xã hội phát triển thì sӵ chú ý cũng phải có tính chuyên sâu. Với tư cách một nhà văn, tôi phải chú ý nhất là tình hình văn học chứ!
PV: Mà tình hình văn học thì làm sao?
Nhà văn: Có thể nói thẳng ra: Đã mấy năm nay rồi, ít có tác phẩm nào gây được chú ý, cả tiểu thuyết lẫn phê bình.
PV: Nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
Nhà văn: Tôi không trả lời câu hỏi này, vì trả lời thế nào cũng thành vô cùng cũ.
PV: Nhưng chắc ông đã biết, đang sắp tới đại hội nhà văn, tình hình trên diễn đàn cũng nóng lên đấy chứ?
Nhà văn: Diễn đàn nào?
PV: Báo chí chẳng hạn. Trên tờ báo nọ báo kia, đã xuất hiện nh·ng nhà văn này nọ phát biểu phê phán rất mạnh cái nọ cái kia, hoặc ông nọ bà kia.
Nhà văn: Một nhà văn thì phát biểu bằng gì? Theo tôi phải bằng tác phẩm. Chỉ tác phẩm thôi! Không có gì khác ngoài tác phẩm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều vị chả viết gì cả, hoặc chả viết ra trang
nào hay ho, bỗng dưng “máu lӱa” trên diễn đàn trước, trong và sau đại hội.
PV: Tại sao thế, thưa ông?
Nhà văn: Nói thӵc nhé, tại chả có gì dễ hơn là phê phán... Hội Nhà văn. Hay nói chính xác hơn là vị này hay vị khác trong ban chấp hành. Vì họ có quyền hành gì ghê gớm đâu, mà suy cho cùng, trên đời này lấy đâu ra thứ quyền hành ra lệnh cho sáng tác phát triển chứ?
PV: Nhưng có thứ quyền hành ngăn trở chứ?
Nhà văn: Dĩ nhiên là có, nhưng biết vượt qua nó để sáng tác chính là việc của nhà văn. Cứ theo một số lý luận của vài ông bà nhà ta trước đại hội thì họ rất có tài, có tâm huyết, có kiến thức nhưng đã bị ai đó cản trở, khiến cho nhӳng tác phẩm của họ không ra đời được. Và Ban chấp hành Hội đương nhiệm sẽ là một trong nhӳng thủ phạm chính.
PV: Quả đúng vậy sao?
Nhà văn: Xin lỗi nhà báo, đúng thế quái nào được. Việc sáng tác là việc rất cá nhân, công cụ sáng tác chỉ là giấy với bút, nếu anh viết dở, anh đừng có đổ lỗi cho ai hết.
PV: Tôi không đồng ý với ông! Rõ ràng là có môi trường thuận lợi cho sáng tác văn học, và có môi trường thì không.
Nhà văn: Tôi hiểu điều đó chứ! Bởi chả riêng gì viết văn, ngay cả câu cá cũng có môi trường cơ mà! Nhưng tôi nghĩ rằng vượt lên môi trường, chiến thắng môi trường, bắt môi trường phải khuất phục mình mới là phẩm chất của một nhà văn chân chính.
PV: Quả tôi cũng nghĩ thế.
Nhà văn: Tôi có cảm giác nhà văn nước mình, hay nói ra, nghệ sĩ nước mình, là vua đổ lỗi cho hoàn cảnh. Rên la về cuộc sống, than
phiền về cơ chế, nhăn nhó về điều kiện làm việc đang là một tâm lý bao trùm rất nhiều lĩnh vӵc nghệ thuật, chả phải riêng văn học thôi đâu. Nhưng tôi tin nếu như có cách gì để chúng ta sống lùi về quá khứ một trăm năm trước, hay mở mắt ra thấy tương lai một trăm năm sau, chúng ta sẽ thấy các nhà văn cũng vẫn kêu ca về hoàn cảnh y hệt bây giờ.
PV: Không khéo còn nhiều hơn, mặc dù xã hội đã có rất nhiều bước tiến so với trước...
Nhà văn: Đúng. Không khéo nhiều hơn ấy! Cho nên tôi chỉ xin mọi người bớt ầm ĩ đi, lo sáng tác vào. Bởi chả có gì buồn hơn một nền văn học âm thầm trong hiệu sách nhưng lại sôi động trên diễn đàn, mà sӵ sôi động thường thiên về nhӳng chuyện cá nhân!
Phỏng vấn một cánh diều
PV: Thưa anh, với tư cách là một cánh diều, anh tӵ hào vì điều gì?
Diều: Vì tôi được bay cao. Mà sở dĩ lên cao như thế là do tôi được làm bằng giấy mỏng, chế tạo từ cây cỏ thiên nhiên, lớn lên dưới ánh nắng rӵc rỡ. Tôi không ham kim loại quý.
PV: Chẳng hạn... vàng?
Diều: Vâng. Tuy vàng đắt tiền, nhưng khi làm diều thì vàng đâu bay được.
PV: Chắc không?
Diều: Chắc! Do đó dù là trẻ chăn trâu hay ông tӹ phú muốn thả diều đều phải dán giấy như nhau.
PV: Vậy, anh bình luận gì về giải “Cánh diều vàng” của Hội Điện ảnh Việt Nam?
Diều: Cái giải mà có ông tổ chức cứ khăng khăng gọi là giải Oscar đó hả?
PV: Phải.
Diều: Tôi không muốn nói đâu.
PV: Anh phải nói! Anh không thể cứ suốt đời chỉ vút lên tiếng sáo vi vu được.
Diều: Thôi được, nhưng dám nói thì có dám nghe không đã chứ? PV: Dám.
Diều: Hứa đi!
PV: Tôi chưa hứa, khi chưa nghe được câu kết luận cuối cùng.
Diều: Còn câu đầu tiên của tôi như sau: Việc sao chép hình thức của giải Oscar, dưới bất kì hình thức nào (mà ở đây là hình thức vô cùng sơ sài), cũng đều hoàn toàn không thể chấp nhận, đó không phải cách mà một nền văn hóa tӵ trọng nên làm.
PV: Đúng lắm!
Diều: Nếu đã công nhận Việt Nam có cách làm phim riêng, có khán giả riêng, có nhӳng vấn đề “đậm đà bản sắc” thì cũng phải tìm ra cách trao giải đặc trưng mang “bản sắc đậm đà” chứ! Đừng bê nguyên xi công thức của người ta như thế, lại còn lấy làm hãnh diện và cứ nói bô bô suốt.
PV: Nhưng anh ơi, Oscar là giá trị sao?
Diều: Song không tuyệt đối! Và có nước nào trên thế giới bắt chước nó đâu. Chả lẽ hàng ngàn cái đầu nghệ sĩ không tìm ra được một phương thức khác à?
PV: Ừ nhỉ! Nhưng thôi anh ạ, trong xu hướng toàn cầu, ta cũng không nên khắt khe quá.
Diều: Nếu không khắt khe, tôi xin vạch ra nhӳng điều vô cùng khác biệt. Đầu tiên là thời gian. Oscar từ mấy chục năm nay, bao giờ cũng trao vào một ngày duy nhất, còn trong khi “Cánh diều vàng” lại tùy tiện thay đổi lịch trình theo xu hướng... câu giờ.
PV: Tại vì người ta bảo không thuê được địa điểm.
Diều: Một Hội Điện ảnh cả năm không lo xong địa điểm thì cũng chả nên có địa điểm làm gì.
PV: Rồi người ta bảo phụ thuộc vào lịch phát sóng truyền hình.
Diều: Có nghĩa là thӵc chất giải ấy chả được truyền hình coi trọng bằng một trò chơi nào đó.
PV: Ờ, cũng đúng.
Diều: Thứ hai, toàn bộ phim của Oscar là phim đã chiếu. Nghĩa là công chúng có dịp so sánh quan điểm của mình với quan điểm của các nghệ sĩ hàn lâm. Đằng này, phần lớn phim trong “Cánh diều vàng” là phim chưa ai thấy mặt, và sẽ có khả năng suốt đời chả được một lần thấy.
PV: Anh ơi, đây là giải mang phong cách chuyên môn!
Diều: Nếu toàn chuyên môn thì hãy đóng cӱa trao cho nhau trong nhà thôi, sao cứ khăng khăng bắt người ta phải chứng kiến?
PV: Ôi!
Diều: Thứ ba, giải Oscar do hàng ngàn người bình chọn. Còn “Cánh diều vàng” do năm bảy ông, mà vài ông trong đó cứ đến phiên lại ngồi đấy vì chức danh nó thế, nào phải do thành tích hay do uy tín vẻ vang gì!
PV: Hừm.
Diều: Thứ tư, giải Oscar bao nhiêu năm cơ cấu không bao giờ thay đổi. Còn “Cánh diều vàng” mỗi năm một kiểu, không có một tiêu chí thống nhất và hình như đều do mình ông “Tổng” nghĩ ra.
PV: Chẳng hạn như kiểu gì?
Diều: Năm nay sẽ có phim hay nhất, rồi phim có vé bán nhiều nhất. Sau đó lại là phim... đông khách nhất.
PV: Quái, tại sao đông khách nhất không phải là nhiều vé nhất?
Diều: Tại vì người ta sợ nhӳng vị vé mời. Mỗi chư vị này có giá trị bằng cả ngàn người xem bình thường. Đấy là tôi đoán ra như thế chứ thӵc không đầu óc nào hiểu nổi.
PV: Nếu thế tôi cũng chịu.
Diều: Còn điều sau chót nӳa. Giải Oscar bí mật đến tận phút cuối cùng, trong lịch sӱ của nó chưa một lần ai đoán trước được. Còn “Cánh diều vàng” lắm lúc chưa thi đã biết, tội nghiệp cho nghệ sĩ đến dӵ phải diễn xuất một vẻ hồi hộp giả tạo đến đáng thương.
PV: Khổ quá!
Diều: Cái giải ấy hình như không cần cảm xúc nơi thiên hạ, mà chỉ cần xong việc thôi. Tôi nghĩ đằng sau nhӳng lời hoa mӻ là một thói quen làm việc cẩu thả, một sӵ coi thường công chúng và một kiểu hiểu biết kém cỏi về nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.
PV: Ái chà, Diều ơi, bao nhiêu năm nay anh không nói, bây giờ lại nói căng ghê.
Diều: Diều bay cao được là vì diều luôn luôn làm căng dây như một sợi dây đàn. Không có cái kiểu lập lờ, vi vu tẻ nhạt.
PV: Nhưng Diều ạ, anh đừng quên mình bay cao nhờ gió.
Diều: Và mỗi “Cánh diều vàng” sang trọng nhờ phim. Một năm có sáu, bảy bộ phim, phần lớn đều không ra rạp mà cứ thổi phồng lên giải này giải nọ, không nghiêm khắc ngồi xuống tӵ tìm cách phê bình thì đáng thương quá đi thôi!
Phỏng vấn một giám khảo
PV: Thưa anh, rõ ràng đã có một nghề ở ta xưa nay ít gặp, nhưng thời gian vừa qua lại nổi lên, đó là nghề giám khảo.
Giám khảo: Đúng vậy. Cuộc sống mới đòi hỏi nhiều cạnh tranh. Muốn cạnh tranh công bằng phải thi, mà khi thi cần có kẻ chấm. Thế là nghề giám khảo ra đời!
PV: Như một nhu cầu tất yếu của thời đại.
Giám khảo: Hay nói khác đi là một phần quan trọng của cuộc chơi. PV: Chơi?
Giám khảo: Vâng. Ý tôi nói tới giám khảo của nhӳng cuộc thi trên truyền hình. Đó rõ ràng yếu tố “chơi” vô cùng quan trọng. Khác hẳn với một cuộc thi tiến sĩ hay thi bắn súng, tính chính xác phải đảm bảo mức tối cao.
PV: Mà đã “chơi”...
Giám khảo: Thì phải có đùa! Phải được phép đùa và được quyền đùa.
PV: Đúng thế!
Giám khảo: Nói thì dễ đấy. Nhưng bản chất của đùa là phải hồn nhiên, thậm chí phải hơi tӵ do phóng khoáng.
PV: Vâng.
Giám khảo: Thế mà trong chương trình “Bước nhảy hoàn vũ” vừa qua, nhạc sĩ Trần Tiến có nhận xét vài câu, nӱa đùa nӱa thật, là có ngay rất nhiều dư luận ồn lên. Cứ tin lời họ thì khéo Trần Tiến hỏng đến nơi rồi.
PV: Trong khi thӵc ra, anh Tiến vẫn thế.
Giám khảo: Đúng. Trần Tiến đã thế, đang thế và sẽ thế. Tôi luôn luôn tin anh là một đứa trẻ con già. Mà trẻ con thì nói phải thoải mái, nói không cần nhìn trước ngó sau.
PV: Không được.
Giám khảo: Sao lại không được? Muốn tranh luận trước hết hãy xét lại lịch sӱ các cuộc thi trên truyền hình. Các cuộc thi đó phần lớn đều lấy từ mô hình có sẵn của nước ngoài, điều ấy chả có gì sai trong thời đại văn hóa toàn cầu. Nhiều cuộc thi trong số đó đã có tuổi thọ hàng chục năm, chứng tỏ sức hút rất cao. Mà sức hút cơ bản nhất của truyền hình là tính đại chúng. Nghĩa là ai cũng cảm thấy gần gũi với mình. Ai cũng có quyền mơ ngày mình bước lên màn hình để thi và... chấm thi.
PV: Đồng ý.
Giám khảo: Do tính đại chúng, nên luật thi không quá khắt khe, thí sinh thi không quá nghiêm túc và giám khảo cuộc thi cũng phải không quá trịnh trọng.
PV: Khoan! Xin anh nói rõ hơn cái ý “không quá trịnh trọng” này?
Giám khảo: Nói thì dài, nhưng chỉ xem cách người ta làm là sẽ thấy ngay. Các giám khảo đều ăn mặc thoải mái, ngồi trên ghế một cách tӵ do và phát biểu không cần quá đắn đo.
PV: Không quá đắn đo?
Giám khảo: Đúng! Thậm chí ở một số quốc gia, họ cho rằng sӵ ăn nói không đắn đo của giám khảo mới chính là ưu điểm cần ra sức phát huy. Giám khảo có thể mắng, có thể hét, có thể cười bò ra và
cũng có thể khóc. Giám khảo không được bắt chước các giáo sư chấm bài trong phòng kín.
PV: Thế thì sao?
Giám khảo: Thế thì hà cớ gì la lối quá đáng về giám khảo Trần Tiến khi anh dùng một số từ hơi tӵ do? Với tư cách một giám khảo, tôi tin chắc ban tổ chức mời Trần Tiến bởi vì cái hồn nhiên, bộc trӵc và cá
tính của anh. Nếu không thì đã mời một nhà mô phạm rồi. Vậy mà anh mới phát biểu vài câu, mọi người đã nhao lên cứ như anh sắp đốt màn hình. Buồn cười thật đấy!
PV: Này anh nên nhớ, xem truyền hình là đông đảo quần chúng, trong đó có rất nhiều phụ nӳ, trẻ con. Cho nên phát ngôn phải cân nhắc.
Giám khảo: Cứ như thế thì đâu còn tính chuyên môn. Trẻ em có chương trình của trẻ em. Phụ nӳ có chương trình của phụ nӳ. Việc của mỗi gia đình là phải phân chia hợp lý trong vấn đề xem tivi. Chứ nếu tiết mục nào cũng mang đủ các tiêu chuẩn để “soi” thì còn đâu màu sắc nӳa.
PV: Ừ nhỉ!
Giám khảo: Dù Trần Tiến có vô tư đến mấy thì anh cũng không điên. Là một nghệ sĩ biểu diễn, anh thừa biết phản ứng của công chúng và sẽ tӵ điều chỉnh mình. Nhưng việc “la ó” quá nhiều có thể buộc Trần Tiến “ngoan” hơn. Nghĩa là anh không còn nói nhӳng lời của chính anh như trước nӳa. Thế thì cuộc thi còn gì hay?
PV: Hay theo nghĩa nào?
Giám khảo: Hay là truyền hình phải tạo ra nhӳng sân chơi, trong đó mỗi cá nhân tӵ tin bộc lộ hết cả cái tốt lẫn cái xấu.
PV: Cái xấu?
Giám khảo: Chứ sao! Cái xấu của mỗi cá nhân cũng cần cho thiên hạ biết chứ, nếu như không vì thế mà xã hội sụp đổ.
PV: Ừ nhỉ.
Giám khảo: Hãy khuyến khích người ta bộc lộ và hãy chấp nhận sӵ bộc lộ ấy. Đó là khẩu hiệu dành cho thí sinh và dành cho cả giám khảo trong nhӳng cuộc chơi. Và đừng quên phải nghe nhӳng lời nhận xét không êm tai cũng chính là một “luật chơi” của nhӳng cuộc thi dạng này.
PV: Căng nhỉ?
Giám khảo: Tôi thì lại thấy rằng nếu có gì căng, là ở chỗ chúng ta đang thừa nhӳng lời khách sáo!
Phỏng vấn một đạo diễn
PV: Thưa ông, muốn trở thành một đạo diễn giỏi cần có nhӳng yếu tố gì?
Đạo diễn: Cần rất nhiều. Nào kiến thức, nào cảm xúc, khả năng phân tích, tính lãng mạn, tính hồn nhiên...
PV: A, hồn nhiên! Tôi đang định bàn về chuyện này đấy. Hồn nhiên thì phải chơi. Hồi nhỏ, chắc ông hay chơi bi?
Đạo diễn: Trẻ con ai chẳng chơi bi.
PV: Vậy chắc ông đã xem bộ phim “Bi ơi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di?
Đạo diễn: Tất nhiên! Chả nhӳng xem, mà còn vội vã xem. Điện ảnh Việt Nam, như nhà báo biết, vô cùng ít phim chiếu rạp. Cho nên không thể bỏ qua bất cứ tác phẩm nào.
PV: Vậy cảm xúc của ông khi xem phim ấy ra sao?
Đạo diễn: Bước ra khỏi rạp, cảm xúc đầu tiên của tôi là không hiểu gì cả. Và đấy cũng là cảm xúc cuối cùng.
PV: Tại sao thế?
Đạo diễn: Bộ phim không có cốt truyện. Chắc chắn thế!
PV: Khoan đã! Thưa đạo diễn, Phan Đăng Di hoàn toàn có quyền định nghĩa về cốt truyện khác hẳn với định nghĩa của ông chứ?
Đạo diễn: Đúng. Anh ấy có quyền. Thậm chí, anh ấy còn nên phát huy triệt để cái quyền đó. Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là sӵ sáng tạo không ngừng, và nhӳng gì hôm qua được coi như vĩnh cӱu, hôm nay có thể bị phá bỏ. Muốn thế, cần hai thứ: tài năng và
lòng dũng cảm. Tài năng của Di thì tôi chưa chắc một chút nào, nhưng lòng dũng cảm chắc chắn anh ấy có. Phải ghê gớm lắm mới làm ra một tác phẩm như vậy.
PV: Tại sao?
Đạo diễn: Tại điện ảnh đã ra đời hơn một trăm năm nay rồi đấy. Nghĩa là nhӳng mô hình về nó đã được xây dӵng, hình thành, tồn tại và thӱ thách một cách rất vӳng chắc. Theo đấy, một bộ phim truyện phải miêu tả một câu chuyện có xung đột rõ ràng, xung đột ấy được đẩy lên cao dần cho tới khi kết thúc phải đưa ra một cách giải quyết. Sau bao nhiêu thӱ nghiệm, các nhà làm phim đã xây dӵng nên lý thuyết này. Cũng như qua bao nhiêu nghiên cứu, các nhà khoa học mới hiểu muốn tên lӱa bay lên vũ trụ, lӵc đẩy phải mạnh hơn sức hút Trái đất.
PV: Tôi hiểu điều ấy, thưa đạo diễn. Nhưng nếu nhӳng người như ông cho rằng quá trình thể nghiệm đã kết thúc thì Phan Đăng Di không thế. Anh ấy vẫn tiếp tục.
Đạo diễn: Tất nhiên. Nhưng một nhà làm phim khác với một nhà hóa học. Nhà hóa học có thể âm thầm làm đủ trò chả ai hiểu trong bốn bức tường, thậm chí trong hang sâu, rồi cuối cùng đưa ra kết quả hoặc giấu nó đi, còn nhà đạo diễn phim buộc phải trình bày quá trình thí nghiệm và sản phẩm trước mắt người xem. Nói cách khác, chưa từng có một đạo diễn nào trên đời làm phim ra để tӵ mình thưởng thức cả. Họ phải trình bày.
PV: Vâng.
Đạo diễn: Và khán giả sẽ xem phim bằng nhӳng nguyên tắc của họ chứ không phải của bất cứ ai.
PV: Chưa chắc nhé! Chả thiếu gì kẻ coi phim theo kiểu “Hoàng đế không mặc quần áo”. Nghĩa là thấy bên Tây tung hô thì cũng ráng tung hô theo. Kinh nghiệm đã cho tôi thấy điều này.
Đạo diễn: Kinh nghiệm?
PV: Vâng. Có nhiều cách làm sang cho tâm hồn mình. Một trong nhӳng cách dễ áp dụng nhất là tỏ ra mình đặc biệt, có khả năng hiểu nhӳng thứ mà kẻ khác không hiểu. Chả riêng gì điện ảnh, hội họa, âm nhạc, văn chương cũng vậy thôi. Luôn luôn còn chỗ cho nhӳng gì quái đản.
Đạo diễn: Tôi không thích anh dùng từ như thế! Chúng ta phải hết sức đề phòng căn bệnh hễ thấy cái gì khác chúng ta là lại lên án nó ngay.
PV: Nghĩa là anh thích Phan Đăng Di?
Đạo diễn: Với tư cách một đạo diễn, tôi không hề ghét anh ấy. Tôi hiểu nền nghệ thuật nào cũng có nhӳng người như anh ấy, nhӳng kẻ chẳng quan tâm gì tới các nguyên tắc. Đã thế, ở Việt Nam nhӳng người kiểu như Di rất hiếm, có lẽ nên khuyến khích chứ không nên làm ngược lại. Nhưng với tư cách một nhà đầu tư, tôi sẽ không đưa tiền cho Di làm phim đâu.
Tôi là người Việt Nam, tôi phải quan tâm đến cảm xúc của công chúng Việt Nam, mà cảm xúc đã rõ ràng vì khi “Bi ơi, đừng sợ” chiếu rạp vô cùng vắng khách. Đã thế, có khách còn nói xem phim này như bị tát vào mặt. Phan Đăng Di cứ làm phim theo kiểu ấy bằng tiền túi của anh hoặc bằng tiền cá nhân nào đó, chứ bằng tiền đóng thuế của dân thì không. Điều ấy rất rõ ràng.
PV: Ông có biết tác phẩm của Di đã được giải ở Liên hoan phim Thụy Điển không?
Đạo diễn: Biết chứ! Nhưng với tất cả lòng kính trọng, tôi không phải là dân Thụy Điển. Tôi là người Việt Nam. Nhiệm vụ của tôi là phải quan tâm tới trăm triệu khán giả Việt Nam.
PV: Được rồi. Số sau chúng ta sẽ xét về cách quan tâm cͿa ông. Nó cũng còn nhiều vấn đề lắm!
Lại phỏng vấn một đạo diễn ( kỳ II )
PV: Thưa anh, đã lâu rồi trong điện ảnh có hiện tượng như thế này: Một số phim trong nước không được khán giả đánh giá cao lại đoạt giải, thậm chí đoạt nhiều giải ở liên hoan phim quốc tế. Anh nhận xét thế nào về điều đó?
Đạo diễn: Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem cụm từ “Liên hoan phim quốc tế” là gì đã? Nếu ở nước ta, muốn tổ chức một liên hoan phim, cần phải làm hồ sơ, có nhiều tiêu chuẩn bắt buộc, sau đó đệ trình lên Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch xét duyệt cấp giấy phép thì nhiều quốc gia khác hoàn toàn không làm như vậy.
Đối với họ, ai cũng có thể tổ chức liên hoan phim với bất kỳ tiêu chí nào. Họ chỉ phải tӵ chịu trách nhiệm với dư luận và có lẽ quan trọng nhất, tӵ chịu trách nhiệm về kinh phí. Do đấy, nhiều liên hoan phim hoạt động chấm và trao giải chỉ là bề nổi, thӵc chất đó là nhӳng chợ phim, nơi các nhà sản xuất hay phát hành đến ký các hợp đồng hoặc bán các sản phẩm.
PV: Vậy ư?
Đạo diễn: Vâng. Nó cũng y như việc chúng ta bước chân vào siêu thị và xem biểu diễn thời trang, nhưng đúng ra mục đích của siêu thị là bán hàng. Nói cách khác, tính thương mại của một liên hoan phim rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất. Trong khi ở nước mình, tính định hướng là cao nhất.
PV: À...
Đạo diễn: Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có cả ngàn liên hoan phim đủ các loại. Chắc nhiều người không hề biết chính Campuchia cũng từng có liên hoan phim quốc tế cách đây... mười năm. Mặc dù hình như họ chưa sản xuất một bộ phim truyện nào.
PV: Ngạc nhiên thật đấy!
Đạo diễn: Chúng ta có một thói quen đáng quý nhưng cũng... đang bị lạm dụng, đó là kính trọng cái gì có chӳ “quốc tế”. Bóng đá quốc tế, sân khấu quốc tế hay... lớp học Anh văn tiêu chuẩn quốc tế đều mang lại vẻ sang trọng. Nhưng thӵc ra, với khả năng và tốc độ toàn
cầu hóa hiện nay thì danh từ ấy cũng phổ thông lắm. Các quán ăn tiêu chuẩn quốc tế cũng đã đầy.
Trở lại vấn đề các liên hoan phim: việc mang một tiêu chuẩn Việt Nam để xét phim Tây Ban Nha hay việc mang tiêu chuẩn Tây Ban Nha để xét phim Ấn Độ chẳng hạn là điều cӵc kỳ có tính tương đối, thậm chí khập khiễng.
PV: Chắc không?
Đạo diễn: Chắc! Đôi khi chả khác gì ta mời một ca sĩ Mӻ chấm thi cải lương. Nếu trên thế giới này có gì khác biệt nhất thì chính là sӵ khác biệt văn hóa và sӵ khác biệt ấy cần được bảo tồn.
PV: Đúng.
Đạo diễn: Có một xu hướng mà ai ở lâu trong điện ảnh và đi nhiều liên hoan phim đều biết: Đó là các giải thưởng thường hay rơi vào nhӳng tác phẩm kỳ quái.
PV: Kỳ quái?
Đạo diễn: Đúng vậy. Một đạo diễn đã chua chát nhận xét rằng một trong nhӳng cách dễ đoạt giải là làm phim mà trong đó có... chặt người ra làm ba. Nghĩa là nhiều ban giám khảo hay cổ vũ cái mới theo xu hướng cӵc đoan. Họ tôn vinh nhӳng nhà làm phim... khó hiểu, rồi để mặc nhӳng tác giả ấy về quốc gia mà tӵ xoay xở một mình.
Cho nên chả thiếu gì nhӳng đạo diễn được đánh giá cao ở nước ngoài nhưng bị khán giả trong nước thờ ơ. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có hiện tượng này. Bây giờ sắp tới Việt Nam.
Tôi dám cam đoan rằng nếu bạn là một đạo diễn trẻ, bạn làm một bộ phim cảm động nhưng theo lối cổ điển thì khả năng bạn đoạt giải quốc tế gần như là không có. Nhưng nếu bạn “phá cách” thì sẽ dễ được tung hô.
PV: Hậu quả là gì?
Đạo diễn: Hậu quả là sau thời gian sung sướng với nhӳng thành tӵu đó, bạn nhận ra có rất ít nhà sản xuất đi cùng với mình. Bạn cô độc trên đỉnh vinh quang (nếu coi đó là vinh quang). Rồi bạn sẽ theo ba xu hướng:
Một, tìm mọi cách xoay xở để làm thêm một tác phẩm kỳ quái nӳa.
Hai, trở lại con đường làm phim thông thường, tức phim có người xem (nếu tìm được kẻ tin bạn và bỏ kinh phí cho bạn).
Ba, suốt đời cô đơn và giận thiên hạ.
PV: Cách nào hay được chọn nhất?
Đạo diễn: Cách thứ hai. Điện ảnh phải có người xem. Đó là một chân lý không sao cưỡng nổi.
Phỏng vấn một máy bay
PV: Thưa anh, có phải hiện nay phi cơ là phương tiện có tốc độ nhanh nhất trong giao thông không?
Máy bay: Hoàn toàn chính xác.
PV: Tại sao lại như thế thưa anh?
Máy bay: Đầu tiên, tại hàng không có lẽ là một trong nhӳng nơi tập trung nhiều trí tuệ cao nhất của loài người.
PV: Cái đó tôi biết rồi.
Máy bay: Nhưng còn một thứ nӳa khéo nhà báo chưa biết đâu. Đó là tại máy bay không chiếc nào có cổ hết.
PV: Cái gì?
Máy bay: Cổ. Nhà báo hiểu chưa?
PV: Hiểu rồi. Đó là một bộ phận trung gian giӳa đầu và vai.
Máy bay: Và gà, vịt, ngan, ngỗng và cả người đều có.Riêng máy bay thì không.
PV: Điều ấy có lợi gì?
Máy bay: Lợi lắm chứ! Vì không có cổ, máy bay chả bao giờ phải ngoái lại phía sau. Kết quả là nó bay nhanh.
PV: Ngoái lại phía sau ư?
Máy bay: Vâng. Đó là một động tác. Nhưng gần đây, tôi thấy khi ra Hà Nội, nó đã trở thành một đức tính.
PV: Anh nói gì vậy? Đức tính ngoái lại phía sau?
Máy bay: Vâng.
PV: Ví dụ?
Máy bay: Ví dụ, tôi vào một nhà hàng ăn. Và tôi kinh ngạc thấy hầu như tất cả các bàn trong đó đều được đặt sẵn cho một cuộc họp lớp cũ.
PV: Lớp cũ gì?
Máy bay: Đủ thứ. Nào đại học, nào cấp 3, nào cấp 2, nào cấp 1. Có thể nói, không một lớp gì người ta không tìm ra và lấy cớ tụ tập với nhau.
PV: Nh·ng cuộc tụ tập ấy diễn ra thế nào?
Máy bay: Tất nhiên là cảm động thôi. Có bắt tay, có hỏi thăm. Có ôm chầm lấy nhau, khen nhau trẻ, khen nhau béo và khen nhau đủ thứ. Chả có gì xấu cả.
PV: Ừ, đâu có gì xấu.
Máy bay: Nhưng nói thӵc nhé, trong lòng tôi có một chút gờn gợn, một chút băn khoăn. Tại sao chúng ta lại dùng nhiều thời gian để ngoái lại phía sau đến thế?
PV: Nhiều ư?
Máy bay: Cá nhân tôi cảm thấy là nhiều. Tôi tin rằng trong cuộc đời, người ta nên dùng phần lớn thời gian để cải tiến hiện tại, sau đó tìm mọi cách thay đổi tương lai. Đối với quá khứ, nên dành cho nó một khoảng thời gian ít nhất.
PV: Tại sao lại ít nhất?
Máy bay: Tại muốn hay không muốn, quá khứ cũng là cái đã qua rồi. Nói theo khoa học, quá khứ không thể thay đổi được, dù có đầu tư cho nó bao nhiêu đi chăng nӳa. Cho nên việc cứ lục lọi quá khứ một cách quá kӻ, quá cẩn thận và quá chi tiết thì theo tôi, nếu không
dám gọi là việc xấu thì cũng cần bảo là việc không nên dành cho hầu hết thời gian và cả không gian.
PV: Kể ra anh nói cũng có lý.
Máy bay: Trong nhӳng nhà hàng mà tôi đến với nhӳng cuộc họp lớp, họp trường liên tu bất tận, mọi người nói đủ thứ, nhưng lại ít nói tới tương lai nhất. Họ gặp nhau chủ yếu vì nhӳng kӹ niệm cũ. Rất nhiều cái cũ là thiêng liêng, nhưng thật buồn nếu hiện tại chẳng có gì thiêng liêng sất.
PV: Đúng lắm!
Máy bay: Tôi đã đến nhiều nơi, và tôi dám thề với nhà báo, tôi tin chắc Hà Nội là nơi chiếm giải vô địch về buổi họp nhӳng kӹ niệm ngày xưa. Đó là một điều hay, nhưng hình như hơi bị lạm dụng.
PV: Phát biểu vấn đề này tế nhị lắm bác ạ. Rất dễ bị họ bảo mình thӵc dụng, thiếu tình cảm, thiếu nhiều thứ khác...
Máy bay: Tôi biết, nên tôi cứ băn khoăn mãi trước khi nói ra. Tôi chỉ muốn lấy một dẫn chứng: Các phi cơ sở dĩ đạt tốc độ cӵc cao, luôn lao nhanh về phía trước là bởi vì chúng đều không có cổ. Đối với chúng, nhӳng thӱ thách ở phía trước mới là quan trọng tối cao!
"""