" Phong Tục Miền Nam - Vương Đằng full mobi pdf epub azw3 [Văn Hóa] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phong Tục Miền Nam - Vương Đằng full mobi pdf epub azw3 [Văn Hóa] Ebooks Nhóm Zalo VƯƠNG ĐẰNG ————————————————- Cao Học Văn Minh Việt Nam (ĐH Văn Khoa, Sài Gòn, 1973) Cao Học Bang Giao Quốc Tế (Hoa Kỳ, 1987) Cử Nhân Anh Văn (Hoa Kỳ, 1984) NGUYÊN TIỂU LUẬN CAO HỌC VĂN MINH VIỆT NAM “Lược Khảo Phong Tục Miền Nam” ĐƯỢC SỬA CHỮA VÀ CẬP NHẬT HÓA TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐÔNG TÂY Suốt Đời Ghi Nhớ Công Ơn quý thầy cũ ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: Linh mục Thanh Lãng Phạm Việt Tuyền Nghiêm Thẩm Đông Hồ Nguyễn Khắc Hoạch Phạm Thị Tự Bửu Cầm Nguyễn Đình Hòa Linh mục Nguyễn Văn Thích Chân thành cảm ơn: Anh Trần Thanh Vân & Bạch Tuyết đã bỏ rất nhiều thời giờ sửa chữa bản thảo! Bác sĩ kiêm nhà biên khảo Lê Văn Lân đã hết lòng khuyến khích việc xuất bản! Tất cả quý vị đã được hỏi han hay cung cấp tài liệu như: Ông bà Lâm Nghí, Phú Vinh, Vĩnh Bình Ông bà Cả So, Cầu Kè, Vĩnh Bình Bà Huỳnh Thị Phòng, Cầu Nàng Rền, Ba Xuyên Ông Từ Quới, Long Thạnh, Phong Dinh Ông Nguyễn Tấn Tự, Cầu Bông, Gia Định Bà Nguyễn Thị Út, Cầu Bông, Gia Định Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hải, Phú Lập, Đồng Nai Họa sĩ Nguyễn Tâm, Sài Gòn Nhỏ, California Chị Lê Thị Gấm, Sài Gòn Nhỏ, California Và hàng trăm người đã được phỏng vấn ở các tỉnh miền Nam trong khoảng 1970-1972 Và cảm ơn tinh thần phục vụ đắc lực & hiệu quả của KHUÊ TÚ - Art Design & Printing Co., Ltd. ở quận 4, Sài Gòn E-mail: info@khuetu.com - URL: www.khuetu.com đã dàn trang, sửa chữa kỹ lưỡng bản thảo trước khi in ở Hoa Kỳ! BẢNG VIẾT TẮT ĐNNTCLTNV: Đại-Nam Nhất Thống Chí Lục Tỉnh Nam-Việt imp: imprimerie = nhà xuất bản, nhà in h: hình nxb: nhà xuất bản xb: xuất bản p: page = trang pp: pages = các trang = từ trang q: quận sđd: sách đã dẫn Sg: Saigon = Sài Gòn Sd: sans date = không ghi ngày xuất bản sl: sans lieu = không ghi nơi xuất bản slnd: sans lieu ni date = không ghi nơi và ngày xuất bản t: tỉnh tt: từ trang tgxb: tác giả xuất bản tlđd: tài liệu đã dẫn tr: trang x: xã xđt: xin đọc thêm NỘI DUNG PHẦN NHẬP ĐỀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI............................................................... 14 • Sự mai một của phong tục • Sự thiếu sót ấn phẩm về phong tục miền Nam • Vấn đề giao tế & đoàn kết ĐỊNH NGHĨA PHONG TỤC & TẬP QUÁN ...................................... 17 XÁC ĐỊNH & GIỚI HẠN DANH TỪ MIỀN NAM ........................... 20 BẢN TÍNH NGƯỜI MIỀN NAM........................................................ 23 A. TRƯỚC 1954 • Chất phác, đơn giản, thành thực • Ôn hòa, thực tế • Hiếu khách • Sống điệu nghệ • Hào sảng, phóng túng • Thiếu kiên nhẫn, ưa an nhàn • Kém óc thương mãi & hội đoàn B. TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975 C. TỪ 1975 ĐẾN 2008 PHẦN II PHONG TỤC NGOÀI XÃ HỘI CHƯƠNG I: CƠ CẤU TỔ CHỨC....................................................... 40 I. Cơ cấu tổ chức miền Nam A. Dưới thời chúa Nguyễn B. Dưới thời Pháp thuộc C. Dưới thời Ngô Đình Diệm D. Từ 1-11-1963 đến 30-4-1975 E. Từ tháng 5/75 đến 2008 II. Cơ cấu tổ chức xã miền Nam A. Dưới thời chúa Nguyễn B. Dưới thời Pháp thuộc C. Dưới thời Ngô Đình Diệm D. Từ 1-11-1963 đến 30-4-1975 E. Từ tháng 5/75 đến 2008 CHƯƠNG II: CẢNH TRÍ LÀNG......................................................... 57 I. Hình thể và thiên nhiên A. Hình thể B. Thiên nhiên II. Kiến trúc công cộng CHƯƠNG III: LỆ LÀNG.....................................................................80 I. Hương chức & thể thức bầu cử II. Khoán ước III. Thuế chính yếu IV. Thuế phụ thu V. Sưu dịch VI. Lệ phí VII. Chi phí CHƯƠNG IV: TẾT NGUYÊN ĐÁN ................................................... 95 I. Nguyên ủy và vật thực A. Nguyên ủy B. Vật thực II. Tục lệ CHƯƠNG V: LỄ TIẾT, ĐÌNH ĐÁM................................................. 118 I. Lễ tiết A. Tam ngươn B. Các tiết phổ thông khác C. Hội lễ II. Đình đám A. Tổng quan B. Việc tổ chức C. Tế tự CHƯƠNG VI: MÊ TÍN DỊ ĐOAN..................................................... 157 I. Biểu tượng A. Cốt B. Thầy bà C. Bùa, ngải, sấm truyền II. Trong công việc A. Nhà cửa B. Hôn nhân C. Sinh dưỡng D. Tang lễ E. Linh tinh CHƯƠNG VII: LINH TINH............................................................... 189 I. Giải trí A. Các loại cờ B. Các loại bài bạc C. Các thú tiêu khiển khác D. Các trò chơi của trẻ con II. Chuyển vận, tương trợ, khao vọng A. Chuyển vận B. Tương trợ & khao vọng PHẦN III PHONG TỤC TRONG GIA ĐÌNH CHƯƠNG I: GIA TỘC & NHÀ CỬA................................................236 I. Gia tộc A. Thành phần, quyền hạn, nhiệm vụ B. Tương quan các cá nhân trong gia tộc C. Thờ cúng tổ tiên II. Nhà cửa A. Kiến trúc B. Xếp đặt, trang trí C. Vật dụng CHƯƠNG II: THỰC PHẨM.............................................................. 277 I. Tổng quan II. Món ăn A. Món chính A. Món phụ III. Xôi, chè, mứt, kẹo, bánh, trái IV. Món ăn linh tinh, thức uống hút A. Món ăn linh tinh B. Thức uống & thuốc hút CHƯƠNG III: PHỤC SỨC ............................................................... 313 I. Y phục II. Đồ phụ thuộc III. Đồ trang sức CHƯƠNG IV: SINH KẾ..................................................................... 337 I. Sinh hoạt tổng quát trong thường ngày II. Nghề làm ruộng III. Nghề vườn, rẫy, đánh cá A. Nghề làm vườn B. Nghề rẫy & đánh cá trước 1975 IV. Tiểu công nghệ, nghề lao động & các nghề khác trước 1975 A. Tiểu công nghệ B. Nghề lao động CHƯƠNG V: SINH DƯỠNG & BỊNH HOẠN ................................. 382 I. Sinh dưỡng trước 1975 A. Sinh sản B. Nuôi dưỡng C. Giáo huấn II. Bịnh hoạn trước 1975 A. Tổng quát B. Cách trị bịnh thông thường theo ngoại khoa C. Cách trị bịnh linh tinh theo ngoại khoa D. Cách trị các tai nạn theo ngoại khoa CHƯƠNG VI: HÔN NHÂN & TANG LỄ ........................................ 417 I. Hôn nhân A. Tổng quát B. Lễ sơ vấn & đính hôn trước 1939 C. Lễ thành hôn II. Tang lễ A. Tổng quan B. Diễn tiến trước & sau khi liệm C. Diễn tiến trước & sau khi chôn KẾT LUẬN......................................................................................... 452 PHỤ LỤC............................................................................................ 458 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 490 PHẦN NHẬP ĐỀ - 14 - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: • Sự mai một của phong tục: - Kỳ nầy về cháu nhớ mua cho bà chiếc kim sa! Đó là lời cuối cùng của bà ngoại vợ khi chúng tôi từ giã bà để về Sài Gòn. Bây giờ bà ngoại đã nằm xuống, nhưng câu nói đó in theo nét mặt của người quá cố vẫn ám ảnh chúng tôi trong bao nhiêu năm xa xưa vì sau khi nhập đô thành chúng tôi dọ hỏi mãi chẳng có cửa kim hoàn hay hãng buôn nào bán món nữ trang ấy, thậm chí lắm người còn tỏ ra ngơ ngác dường như mới nghe danh từ “kim sa” lần đầu trong đời. Và chính chúng tôi lưu ý suốt nửa năm vẫn chưa thấy một bà lão, thiếu phụ hay cô gái miền Nam nào đeo kim sa ở cổ tay mà chỉ có lắc, xuyến, vòng bằng cẩm thạch, đồi mồi, nhựa hóa học hoặc bằng kim loại như vàng (y, tây, trắng, giả), inoxydable, platine, v.v... Câu nói đó đã khơi động trong chúng tôi ý định phải làm cái gì để sưu tầm, biên khảo những phong tục, tập quán của dân tộc ta. Giáo sư Nghiêm Thẩm cũng đã than thở: “Cách đây vài mươi năm, các trang phục như nón quai thao, dép da mũi cong, guốc bằng gốc tre, những dụng cụ trầu cau, v.v..., đều khó tìm dấu vết”. 1 Thật vậy, cổ tục càng ngày càng mất dấu vết, có nhiều mỹ tục mất hẳn trong khi xã hội chúng ta bị du nhập nhiều lối sống chướng tai gai mắt. buồn cười nhứt, lâu lâu nổi lên một phong trào bắt nguồn hay tương tư một cổ tục mà người ta không biết, họ vẫn vỗ ngực khoe là “mốt mới”.2 Không những cổ tục cách đây vài thế kỷ tiêu ma mà chính những tập quán mới đây cũng xa vắng. Chẳng hạn, hồi còn nhỏ—trước 1954, khắp miền Nam, ngay cả ở đô thành Sài Gòn—chúng tôi có thú “đánh vành” (hay “đánh niền”), “đánh trỏng”, “vuốt tay” trò chơi đó đã đi vào dĩ vãng trước 1970. Có cổ tục biến đổi theo hoàn cảnh kinh tế và nhân sinh. Thí dụ: thú “thả diều” chỉ còn được chơi ở thôn quê và con diều ít được trẻ con tự làm lấy mà mua ở tiệm. Không riêng ở nước ta có hiện tượng nầy, tận phương xa, sự mai một của phong tục cũng hành hạ những tâm hồn hoài cổ thủ cựu; bởi vậy Phong Tục Miền Nam - 15 - Georges Fradiers kêu cứu: “Nếu khóc lóc về những sự tàn hại đã qua là vô ích thì ta nên nhận định về các tàn hại đang có trong lúc nầy”. Tắt một lời, thời gian tàn nhẫn tách rời lề lối sinh hoạt của quá khứ với hiện tại. Kẻ hậu sinh chúng ta, thiết tưởng, phải tựa vào nền móng của ngày qua mới không cảm thấy lạc lõng ở thời hiện tại và có thể sống vững trong tương lai. Nên “ôn cố” mới “tri tân”. Phải tìm hiểu những tập tục đã qua, sắp tiêu vong hầu rút kinh nghiệm, hay phá bỏ nếu nhận thấy hủ bại bất hợp thời, hoặc phát huy và lưu truyền nếu cao đẹp và vẫn hợp cách. Đó là một mục tiêu của cuốn sách lược khảo nầy. • Sự thiếu sót ấn phẩm về phong tục miền Nam: Tại sao chúng tôi lựa chọn phong tục miền Nam thay vì miền Bắc hay Trung?: Nếu chịu khó kê cứu các tài liệu sách vở đã ấn hành, chúng ta khách quan nhận thấy: Phong tục Việt Nam được nhiều tác giả sách báo Pháp Việt đề cập như G. Coulet, Maurice Durand, Pierre Gourou, Huard, Pierre Pasquier, L. Cadière, Revue Horizons, L. de Sainte Marie, André Summer, Léon Worth; Toan Ánh, Cửu Long Giang, Phan Kế Bính, Nguyễn Đổng Chi, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, Thái Văn Kiểm, Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Hồng Phong, Lê Văn Siêu, Nhất Thanh, Nghiêm Thẩm, Trần Văn Trai, Tiên Đàm, Trần Văn Giáp, Dương Minh Thoi, Trương Vĩnh Tống, Kiêm Thêm, v.v..., chú trọng đến miền Trung, nhứt là miền Bắc; miền Nam nếu có, các tác giả vừa kể chỉ phác họa đôi nét. Sinh hoạt và hình ảnh miền Nam của Hồ biểu Chánh thể hiện nhiều tính cách thuần túy địa phương nhưng rất tiếc chúng chỉ là tiểu thuyết. Sơn Nam viết nhiều nhất về miền Nam nhưng vẫn chưa thỏa mãn chúng ta vì sách của Sơn Nam có vẻ phiếm đàm, giai thoại, có nhiều tài liệu, nhiều nhận xét tinh tế nhưng rất tiếc chúng tạp nhạp hơn là được biên khảo theo phương pháp khoa học. Đào văn Hội có công phu gom góp ca dao hoặc chú trọng hành chánh hơn là luận về phong tục miền Nam. Còn các ấn phẩm của Thân Trọng Cư, Kiêm Đạt, Đoàn Văn Điềm, Trương Ngọc Giàu, Trần Quang Hạo, Vương Đằng - 16 - Nguyễn Văn Kiềm, Thái Văn Kiểm, Huỳnh Minh, Lê Văn Tất, Hội Khuyến Học Nam Việt, v.v..., chú trọng từng địa phương hoặc nghiên cứu tổng quát nhiều vấn đề (như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thắng cảnh, v.v...) hơn là chú trọng đến thói ăn nết ở của người miền Nam. Ngoài ra, các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, Phạm Quỳnh, Vương Hồng Sển chỉ là hồi ký. Vũ Bằng có bàn về phong tục miền Nam nhưng cũng chỉ tán rộng về những món ăn khoái khẩu trong cuốn “Món Lạ Miền Nam”. Trong năm 1960, một phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ có nghiên cứu miền Nam nhưng tiếc thay tài liệu ấn hành quá ngắn ngủi và chỉ có tính cách địa phương hoặc hành chánh. Tóm lại, sách báo viết về Việt Nam khá nhiều nhưng đề cập đến phong tục miền Nam hầu như quá ít hay thiếu sót. Chúng tôi, kẻ đi sau, cố gắng thu góp tài liệu đã có, cộng thêm chút ít hiểu biết sau hơn 30 năm sống ở miền Nam và trở về nghiên cứu 4 lần để biên soạn cuốn sách nầy hầu thỏa mãn phần nào những ai muốn có một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt, tập tục miền Nam. • Vấn đề giao tế và đoàn kết: Trước ngày hiệp định Genève (1954) ký kết chia đôi lãnh thổ, số người Trung nhất là người Bắc sinh sống ở miền Nam không đáng kể; nếu có, hầu hết sống ở đô thành Sài-Gòn hay ở các tỉnh thị thành; trong các thôn làng xa xôi, họa hoằn mới có một gia đình người Bắc hay Trung tha phương cầu thực. Nhưng từ sau 1954, người Bắc và Bắc Trung Việt lan tràn khắp miền Nam. Ban đầu họ tập trung trong các khu hay trại định cư (nổi tiếng như Hố Nai, Gia Kiệm, v.v...; đa số dọc theo quốc lộ 1 từ Biên Hòa trở ra Phan Thiết); nhưng sau đó, một số trại định cư giải tán hoặc không ít người di cư tự ý rời khu định cư để tìm kế sinh nhai khắp miền Nam. Tiếp đến sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), một số đồng bào duyên hải Trung phần bỏ xứ sở vào miền Nam tìm đất sống. Rồi kể từ sau tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt—từ vĩ tuyến Phong Tục Miền Nam - 17 - 17 trở ra—vào miền Nam sinh sống hay phụ trách việc quản trị hành chính và chính trị. Như vậy miền Nam trở nên sôi động với sự chung đụng của cả dân ba miền. Thoạt tiên, khi mới vào, nhất là trong giai đoạn 1954-1968, dân Bắc cũng như Trung không tránh khỏi sự lạc lõng và ngạc nhiên. Họ thấy nếp sống của người miền Nam sao trầm lặng, đơn giản quá; về tính tình thì thích ăn chơi và không siêng làm, v.v...Trái lại, dân “dưa giá cá kho” để ý rằng người Bắc sao có vẻ kiểu cách, phách lối, ồn ào; người Huế thì thủ cựu và người Trung nói chung lại chắt mót, lặn lội quá. Dù muốn dù không, óc kỳ thị cũng nẩy nở từ đó. Ban đầu là sự khó chịu, sau đâm ra ganh tị, rồi có khi đưa đến chỗ oán giận nhau vì sự thiếu thông cảm nề nếp sinh hoạt. Thú thật, ngay bây giờ, nhất là ở thôn quê, dù đã non năm mươi năm sống gần nhau, vẫn còn nhiều người Nam (từ bình dân đến trí thức) rất có ác cảm dân Bắc và ngược lại. Nhiều gia đình miền Nam từ chối gả con gái cho người Bắc hoặc lắm cậu ngán làm rể trong gia đình người Bắc hay Huế. Dân Nam cũng còn e dè khi phải giao thiệp với dân Huế, hay mỉa mai người Quảng và Bình Định, đồng thời giơ tay đầu hàng khi nghe cuộc đối thoại giữa hai người Hà Tĩnh. Đó là một sự thật vẫn còn giữa dân ba miền, một sự thật đáng suy nghĩ. Thấy vậy, ngoài hai lý do đã kể, trước khi biên soạn tiểu luận sau đó trở thành sách nầy, chúng tôi muốn giới thiệu đến những ai mới làm quen miền Nam hoặc chưa cảm thông được người Nam, những thói ăn nết ở căn bản đã qua và đang còn của người miền Nam; bù lại, chúng tôi cũng mong đồng bào miền Nam tìm đọc các tác phẩm về phong tục về miền Bắc và Trung của Toan Ánh, Nguyễn Đỗng Chi, Lê Văn Hảo, Nhất Thanh, v.v.., để cả dân ba miền Nam Trung Bắc hiểu nhau, tha thứ và thương nhau hơn. Tự đó, tinh thần tích cực cộng tác mới được thực hiện hầu chung sức lo kiến thiết xứ sở đến cường thịnh. ĐỊNH NGHĨA PHONG TỤC & TẬP QUÁN: Phong Tục Miền Nam là tựa của sách nầy, trong đó có danh từ phong tục. Vậy phong tục là gì? Thoạt tiên, chúng ta điểm qua ý kiến của những tác giả ngoại quốc. Danh từ phong tục tương đương với các chữ Mœurs Vương Đằng - 18 - (theo Pháp), Customs (theo Anh và Hoa Kỳ). Người Pháp đã có các định nghĩa cho chữ Mœurs như sau: — “Habitudes naturelles ou acquises, pour le bien ou pour le mal dans la conduite de la vie”.3 (Thói quen tự nhiên hay thu thập cho việc tốt hay xấu của cách cư xử trong đời sống.) — “Habitudes considerées par rapport au bien ou mal dans la conduite de la vie”.4 (Thói quen được cân nhắc theo việc tốt hay xấu trong cách cư xử trong đời sống.) — “Usages particuliers à un pays”.5 (Cách đối xử đặc biệt ở một nước.) — “Habitudes naturelles ou acquises relatives à la pratique du bien et du mal, au point de vue de la conscience et de la loi naturelle”.6 (Thói quen tự nhiên hay thu được liên quan đến việc thực hành điều tốt hay xấu, theo lương tâm và theo quan điểm của luật thiên nhiên.) — Usages particuliers à un pays ou à une classe”.7 (Cách đối xử đặc biệt ở một nước hay trong một giai cấp). — “Habitudes de vie, coutumes d’un peuple, d’une société”. 8 (Thói quen trong đời sống, tập tục của một dân tộc, một xã hội.) Trong khi đó, người Hoa Kỳ định nghĩa Custom như sau: —“1. frequent or common use or practice; a frequent repetition of the same act; usage; habit. 2. established usage; social conventions carried on by tradition and enforced by social disapproval ofany violation.”9 (1. sự dùng hay thực hành thường xuyên hay thông thường; một sự lập lại thường xuyên của hành động như cũ; cách cư xử; thói quen. 2. Cách cư xử đã được thể hiện từ lâu; tập quán xã hội lưu truyền qua truyền thống và được thực thi bởi sự bất chấp nhận của xã hội về bất cứ vi phạm nào.) Và người Anh định nghĩa Custom (trong Oxford Advanced Learner’s Dictionary) đã được Viện Ngôn Ngữ Học (thuộc Trung Tâm Khoa Học Phong Tục Miền Nam - 19 - và Nhân Văn Quốc Gia) dịch ra là: “cách cư xử, làm việc thông thường được mọi người chấp nhận từ lâu đời; tục lệ; phong tục”.10 Trở về từ điển Việt Nam, chúng ta thấy Đào DuyAnh đã cho phong tục là “thói quen trên xã hội”11 Hoàng Thúc Trâm định nghĩa đầy đủ hơn: “Chỉ những cái biểu-hiện nhất-trí về tinh-thần của số đông người, trải qua lâu đời, đúc thành khuôn khổ nhất định, đủ ràng buộc hành-vi và chi-phối cuộc đời thực-tế của cá-nhân”.12 Thanh Nghị thì vắn tắt: “Thói sống quen của một dân-tộc”.13 Và Nguyễn Văn Khôn đúc kết phong tục là “Thói quen chung của số đông như nhiều người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhứt định”.14 Tổng kết, sau khi điểm qua nhiều định nghĩa, chúng ta có thể viết: Phong tục là các thói quen từ lâu đời của đại đa số cá nhân trong một xã hội hay một quốc gia được đúc kết thành những mẫu mực lưu truyền từ đời nầy qua đời khác, có khả năng ràng buộc ảnh hưởng đến đời sống cá nhân trong xã hội hay quốc gia đó, và cũng bị thay đổi dần dần theo thời gian. Chính Boileau, một văn gia Pháp đã nói đến đặc tính biến đổi của phong tục: “chaque âge a ses plaisirs, son esprit de ses mœurs”.15 Và ngạn ngữ Pháp có câu: “Autres temps, autres mœurs, les usages changent avec le temps”.16 Nói đến phong tục mà chúng ta bỏ quên danh từ tập quán e là một thiếu sót vì hai danh từ nầy thường đi đôi và có nhiều tương quan. Tập quán là gì? Theo Dictionnaire de l’Accadémie Francaise, tập quán là “Habitude contactée dans les mœurs, dans les manières, dans les discours, dans les actions”.17 (Thói quen được giao tiếp trong các phong tục, trong các thể thức, trong các bài diễn văn, trong các hành động.) “Manière à laquelle la plupart se conforment”,18 (Thể cách mà đại đa số phải thích ứng theo) đó là định nghĩa tập quán của E. Littré. Còn từ điển Larousse Universel lại cho tập quán là “Habitude, usage...Usages anciens et généraux ayant force de loi, et dont l’ensemble forme le droit Vương Đằng - 20 - coutumier”.19 (Thói quen, cách xử sự... Các cách đối xử cổ truyền va tổng quát có quyền lực như luật lệ và vì thế trở thành quy luật sinh sống.) Trong lúc từ điển Larousse du XXè sièle lại là: “Pratique traditionnelle chez un peuple” (Thực hành cổ truyền của một dân tộc) và “Manière ordinaire d’agir, de parler, etc...”.20 (Thể thức thông thường để hành động, để nói năng, v.v...) Cuối cùng Paul Robert định nghĩa: “Facons d’agir établie par l’usage” (Phương cách hành động được thiết lập bởi cách xử sự) và “Dans une collectivité, manière à laquelle la plupart se conforment”. 21 (Thể cách mà đa số phải thích ứng trong một cộng đồng.) Trong khi đó người Hoa Kỳ định nghĩa tập quán là “long-continued or established custom or practice; habitual or customary use or way of action...“22 Còn các tác giả Việt Nam đã định nghĩa tập quán ngắn gọn như sau: — “Theo thói quen mà thành ra vững chắc”.23 — “Thói quen lâu ngày thành lệ”.24 — “Phong-tục là lề thói của một xứ”.25 Và hai tác giả Thanh Nghị và Nguyễn Văn Khôn đều có một định nghĩa quá ngắn và y hệt. Cả hai ông đều cho tập quán là “Thói quen”. 26 Tổng kết, từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy sự tương quan giữa phong tục và tập quán như sau: Cả hai đều là những thói quen có thể biến chuyển. Nhưng tập quán và phong tục khác nhau ở điểm tập quán có ảnh hưởng trong một không gian nhỏ bé (như ấp, làng, quận, tỉnh) hay trong một thời gian ngắn ngủi; còn phong tục là khuôn thước của một tập thể rộng lớn như vùng, miền, quốc gia) lưu truyền trong một thời gian lâu dài. Thêm nữa, tập quán ít chi phối đời sống cá nhân hơn phong tục. Một cá nhân không theo tập quán ít bị kẻ chung quanh chỉ trích hơn là khi sống trái với phong tục. XÁC ĐỊNH & GIỚI HẠN DANH TỪ MIỀN NAM: Miền Nam hai chữ ngắn gọn nhưng dễ gây hiểu lầm, chúng ta cần xác định và giới hạn danh từ nầy. Phong Tục Miền Nam - 21 - Điểm đầu tiên, chúng ta cần lưu ý Miền Nam đây tức là miền Nam của Việt Nam. Đúng ra, để tránh ngộ nhận có thể xảy ra, tựa của cuốn sách nầy phải là Phong Tục Miền Nam Việt Nam nhưng vì sự ngắn gọn cần thiết cho một tựa đề, chúng tôi chỉ ghi Phong Tục Miền Nam. Điểm thứ hai, chúng ta cũng cần xác định và giới hạn khu vực địa lý của miền Nam Việt Nam vì sau hiệp định Genève (1954), lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Về phương diện chính trị quốc nội và bang giao quốc tế, miền Nam Việt Nam được công nhân từ sông Bến Hải trở vô đến mũi Cà Mau. Nhưng về phương diện nhân sinh, mặc dù cùng sống trong một lãnh thổ miền Nam Việt Nam người Việt chúng ta vẫn phân biệt ba mẫu người: Bắc, Trung, Nam. Tự đó, danh từ Miền Nam của tiểu luận và sách nầy không mang ý nghĩa chính trị quốc nội và bang giao quốc tế mà Miền Nam có nghĩa là Lục Tỉnh cũ dưới thời Chúa Nguyễn tức là thuộc địa Nam Kỳ của nước Pháp. Trong ý nghĩa và giới hạn vừa kể, Miền Nam trong tiểu luận và sách chúng tôi viết đây gồm đất đai của Quân Khu 3 và 4 (tức Vùng III và IV Chiến Thuật) trong giai đoạn 1954-1975. Chính nhiều tác giả như Vũ Bằng, Đoàn Văn Điềm, Toan Ánh, Đào Văn Hội, Thái Văn Kiểm, Sơn Nam, v.v., cũng đồng quan điểm với chúng tôi nên các ông qua những tác phẩm viết về miền nầy như: Món Lạ Miền Nam, Hương Xuân Miền Nam, Phong Tục Miền Nam Qua Mấy Vần Ca Dao, Đất Việt Trời Nam, v.v... Tóm lại, qua sách nầy, chúng tôi không có tham vọng đề cập tất cả vấn đề phong tục tập quán từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau một cách chi tiết mà chúng tôi chỉ cố gắng trình bày một cái nhìn tổng quát và khoa học về con người miền Nam Việt Nam đến năm 2002 mà thôi. Và sau đây Đông Hồ cũng đã định nghĩa danh từ Miền Nam theo khu vực địa lý tương tự chúng tôi trong Văn-Học Miền Nam Văn-Học Hà Tiên: “Tiếng Miền Nam lâu nay mỗi nhà hiểu một khác, mỗi nhà định cho tiếng đó một biên-giới khác nhau trên địa-lý. Một nghĩa gần đây hơn hết, hai tiếng miền Nam, là để đối lại với hai tiếng miền Bắc. Từ năm 1954 đến nay, bị ranh giới chính trị, vĩ-tuyến 17, Vương Đằng - 22 - chia đôi quốc-gia Việt-Nam, thì nói miền Nam là kể từ sông Bến-Hải trở vào cho đến Hà Tiên. Mà nói miền Bắc là nói từ Bến-Hải trở ra cho đến Ải-Bắc. Hồi ba thế-kỷ trước, quốc-gia Việt-Nam cũng đã một lần chia đôi. Nguyễn và Trịnh phân tranh, hai họ quân-phiệt cát cứ hai miền Nam Bắc, lấy sông Linh-giang làm phân-giới, thì nói Miền Nam là nói từ sông Gianh trở vào, nói Miền Bắc là nói từ sông Gianh trở ra. Thời kỳ đó, lại còn có những tiếng khác để chỉ cho miền Nam và miền Bắc là Đàng trong và Đàng-ngoài hay là Nam-hà vàBắc-hà. Kể từ Nguyễn triều Gia-Long nhất-thống cả Nam-hà và Bắc-hà, để tiện lợi cho việc cai trị, việc hành-chánh, quốc-gia Việt-Nam lại chia ba: Bắc-kỳ, Trung-kỳ và Nam-kỳ. Từ đó nước Việt-Nam lại chia ba miền, Miền Bắc kể từ Nam-định27 trở ra, miền Trung kể từ Thanh-Hóa Nghệ An trở vào đến Bình-thuận, miền Nam kể từ Biên-hòa đến Hà-tiên. Từ đó thì tiếng Miền Nam lại khu biệt trong phạm-vi sáu tỉnh cuối cùng của nước Việt. Khi đó, lại còn có một tiếng để chỉ cho miền nầy nữa là Nam trung (có nghĩa là trong Nam). Nhưng phổ-thông nhất là tiếng Nam-kỳ Lục-tỉnh. Có chỗ, gọi gồm cả Lục-tỉnh là Gia-định. Như Trịnh-hoài-Đức đặt tên tác-phẩm Gia-định thành thông-chí, là bộ sách địa lý gồm cả Lục tỉnh. Chớ không riêng chỉ tỉnh Gia-định mà thôi. (...) Sao gọi là Lục-tỉnh? Chúng ta cũng nên biết qua cách chia khu-vực Lục-tỉnh trên địa-lý dưới thời Nguyễn. Giải đất tam-giác cuối cùng của nước Việt nhô góc nhọn ra đại-dương một bên là Nam-hải một bên là vịnh Thái-lan chia làm sáu khu-vực, theo bề dọc từ bắc xuống nam. Phần nhiều các khu-vực đều từ biên-giới nước Cao-Miên láng giềng cho đến bờ biển. Cách phân chia khu-vực này để cho mỗi khu, trên bình-diện địa lý đều có một cửa biển, có lẽ là để tiện việc giao-thông bằng ghe thuyền. Bởi vì ngày trước, việc giao-thông đường bộ chưa được tiện lợi và chưa sẵn nhiều phương-tiện xe cộ như ngày nay, cho nên mỗi tỉnh đều cần phải có một cửa biển, một cửa sông. * Phong Tục Miền Nam - 23 - Sáu khu-vực đó, là sáu tỉnh, tức là Lục-tỉnh. Kể từ đông qua tây đại khái: 1. Trấn-biên tức Biên-hòa (gồm cả Bà-rịa và Vũng-tàu ngày nay). 2. Gia-định (gồm cả Chợ-lớn, Tân-an ngày nay). 3. Định-Tường tức Mỹ-tho (gồm cả Gò-công ngàynay). 4. Long-hồ tức Vĩnh-Long (gồm cả Bến-tre, Trà-vinh ngày nay). 5. An-giang tức Châu-đốc (gồm cả Sóc-trăng và phần Bạc-liêu ngày nay). 6. Hà-tiên (gồm cả Rạch-giá, Cà-Mau ngày nay). Theo đây, tiếng Miền Nam là khu biệt trong sáu tỉnh, địa-bàn nằm theo lưu-vực bốn con sông lớn: sông Đồng-nai, sông Sài-gòn, sông Tiền giang, và sông Hậu-giang, kể cả các con sông con rạch nhỏ thông ra vịnh Thái-lan” 28 BẢN TÍNH NGƯỜI MIỀN NAM: Để dễ hiểu phong tục của người miền Nam, thiết tưởng chúng ta bàn qua các tính tình căn bản của họ vì “ăn làm sao ở làm sao” là câu tục ngữ miền Nam ám chỉ nết làm sao ở làm vậy. Tuy nhiên, chúng tôi xin độc giả “ăn làm sao ở làm sao” là câu tục ngữ miền Nam ám chỉ nết làm sao ở làm vậy. Tuy nhiên, chúng tôi xin độc giả lưu ý rằng những gì chúng tôi bàn luận sau đây về bản tính người miền Nam chỉ có tính cách đại đa số mà thôi, chứ không tuyệt đối, và chúng tôi chỉ đề cập đến người miền Nam sống ở Việt Nam, chứ không ở nước ngoài. A. TRƯỚC 1954: ª Chất phác, đơn giản, thành thực: là ba điểm đầu tiên mà chúng ta nhận thấy khi giao tiếp với người miền Nam so với dân Bắc và Trung. Họ ít gian xảo hoặc khách sáo, ăn uống sinh hoạt giải trí không đòi hỏi nhiều tiện nghi, không nói quanh co úp mở, bô lô ba la và thích xưng Vương Đằng - 24 - hô bình dân: “Bước vô Trường-Án, vỗ ván cái rầm Bủa xua ông Tham-Biện bạc tiền ông để đâu”. (Ca dao miền Nam) (Bủa xua là tiếng bồi trại từ chữ bonjour của Pháp) Nhân tiện đây, chúng tôi cũng xin phép được đưa ra một câu nói vui để ám chỉ về tính cách bình dân của người miền Nam: “Hôm qua, qua nói qua qua mà quahổng qua. Hôm nay, qua nói qua hổng qua mà qua qua”. Giáo sư Thanh Lãng đã nhận định về các tác giả Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký là những người miền Nam như sau: “(...) Ông đặt vào miệng các vai truyện của ông những ngôn-ngữ đơn-sơ chất phác, lắm khi thô tục nữa là khác, Hồ-biểu-Chánh đã để tâm quan sát, nghe ngóng và ghi lại được tiếng nói của từng hạng người. Lần đầu tiên, trong tiểu thuyết Việt-Nam, người ta thấy giữa bạn bè, giữa vợ với chồng những cách xưng hô bình dân “mày, tao”. Hơn thế, Hồ-biểu Chánh còn là văn-sĩ của miền Nam, dùng tiếng địa-phương. Văn của ông là văn cùng chung truyền-thống với Huỳnh tịnh Của, Trương vĩnh Ký... tức là nói và viết “tiếng A-Nam ròng” là viết tiếng Việt “trơn tuột như lời nói”. Cái chủ trương của Trương vĩnh Ký cũng là chủ trương của các văn gia miền Nam: chống lối văn đài-các miền Bắc” 29 Đồng thời, Thiếu Sơn đã nói về Hồ Biểu Chánh như một người đại diện của miền Nam với tính chất phác và chân thật: “Đọc những bài bình-luận của ông tôi đoán là ông có trợ cấp của Sở Thông-tin Tuyên truyền Pháp. Hỏi ông thì ông cũng thành-thật nhìn nhận như thế. Nhưng bản-chất ông là con người thành thật nên ông thiếu kín đáo, thiếu tế nhị, thiếu thủ đoạn để mê hoặc lòng người như Phạm Quỳnh với tạp-chí Nam Phong”30 Chính Hồ Biểu Chánh đã mượn lời một nhân vật trong tiểu thuyết của ông để giới thiệu cá tính người miền Nam: “—Ừ, ở đây mọi người đều như vậy hết thảy. Có cái gì trong bụng thì trút ra hết, không thèm giấu giếm vì ghét cái thói phách-lối láo-xược, giả-dối, bợ-đỡ...”31. Ngoài Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ—một nhà thơ— mang nhiều cá tính miền Nam cũng đã được Lê Văn Siêu đề cao: “Cái Phong Tục Miền Nam - 25 - nét mặt xương xương nho nhã với làn môi cười hiền hậu trong bộ quốc phục chỉnh tề, mà ai nấy chợt nhớ đến Bác là phải mường tượng ngay lại phong độ ấy của một người có cá tính, nét mặt ấy đã từng đem niềm vui và lòng chân thành đến cho mọi cuộc sinh hoạt văn hóa, và hơn nữa đã từng gieo rắc những tâm tình nồng nàn và cởi mở cho mọi anh chị trong đại gia đình văn nghệ”.32 Tác giả Việt Cúc khi đề cập người xưa miền Gò Công cũng cho họ có “tánh tính thuần phác”33 và “mặc dầu, tứ dân, tứ thú: Sĩ, nông, công, thương, hoàn cảnh có khác nhau, nhưng chung đúc có một tấm lòng, một bản năng hay ý tưởng, là tình chân thật mà thôi”34 Trước khi kết thúc, chúng ta hãy nghe Sơn Nam kể một giai thoại ám chỉ tính thành thật của người miền Nam: “ (...) Lại còn chuyện “ma ăn ở ngay thẳng” mà người Miên gọi là chuyện Neak-Trong (người lương thiện) những người bí-mật ở giữa rừng. Vào mùa lúa chín, thỉnh thoảng vài bó rơm từ trên rừng trôi xuống. Đêm sáng trăng, đâu đó từ ngọn tràm xa xuôi vang lên tiếng cười, tiếng chày giã gạo, gà gáy chó sủa. Ai đánh bạo dám vượt sình lầy thì đến nơi nào đó tình cờ gặp xóm nhà cao ráo, có chó chạy ngoài sân, trong nhà cơm dọn sẵn, món ăn vơi lần hồi, những cái hũ rượu nhấc lên hạ xuống, trong bếp thì lửa cháy, khúc củi từ từ đút vào lò. Dân trong vùng tin rằng đó là nơi cư ngụ của những người khuất mặt, chẳng bao giờ người phàm mắt thịt thấy được. Đến hôm nọ, một thằng bé giữ chim ở sát ven rừng bị mất tích. Ngày qua tháng lại chẳng ai tìm gặp xác nó. Chuyện bị lãng quên. Đôi ba năm sau, thằng bé lại về xóm, thuật lại đầu đuôi tự-sự: Hôm xưa ngồi tại chòi, nó gặp ông lão lạ mặt rủ đi chơi. Nó đến xóm giữa rừng, ông lão gả con gái cho, hai vợ chồng ăn ở sanh một con. Đời sống thảnh thơi đủ ăn đủ mặc, ban ngày vợ ra đồng cày cấy, chồng ở nhà giữ con, uống rượu. Thế rồi đất bằng sóng dậy. Một hôm con khóc, nó dỗ con rằng: “Đừng khóc, mẹ mày đi mua bánh, lát nửa đem về cho mày ăn”. Khi người mẹ về, đứa con khóc đòi bánh, hỏi ra thì biết rằng nó đã nghe lời nói dối của cha. Chuyện ấy lại thấu tai ông lão, ông lão đến gặp chàng trai cho biết rằng ở xứ nầy cấm nói dối, ai nói dối thì bị đuổi đi nơi khác. Nói xong, ông lão nắm tay chàng trai, đưa vào rừng. Một đỗi thấy đồng cỏ trước mặt, ông lão bèn nói: “Trước kia, quê quán mày ở đó, chỗ có mấy ngọn cau. Mầy theo Vương Đằng - 26 - hướng đó mà về”. Nói xong, ông lão quay mặt, mất dạng. Chàng cứ bước tới, thỉnh thoảng day lại để nhận ra vị trí của quê-hương vợ. Nhưng hởi ôi, hễ chàng đi tới thì rừng cây cứ mọc thêm, lấp phía sau lưng. Chàng về xóm, sống với người phàm mắt thịt mà tâm-trí cứ bâng-khuâng, vừa hờn giận, vừa hối-tiếc. Trong xóm kẻ thì sợ sệt, kẻ thì chế giễu, xem giai thoại mà chàng kể như những ảo tưởng của người bị ma bắt, ma giấu, nghĩa là khật khùng. Không rõ từ đó người ta gặp những bó rơm trên rừng trôi về hoặc nghe tiếng giã gạo xa xôi nữa chăng? Chỉ biết là mươi năm sau, một đêm trăng tỏ ai nấy đều nghe tiếng khuấy nước ào ào dưới rạch, xen lẫn tiếng heo kêu, trẻ khóc. Hàng chục chiếc xuồng từ phía rừng sâu bơi xuống. Biết rằng đó là những người khuất mặt, người trong xóm hỏi thử: — Bà con đi đâu vậy? Họ trả lời rằng bấy lâu họ ở giữa rừng, đêm nay phải dời qua xứ khác vì xứ này khó ở. Một bọn người sắp chiếm cứ, bọn đó gian xảo giả dối, không thể nào sống gần được. — Nhưng đi đâu? — Đi về một nơi xa lắm, ở trên núi cao trên trời. Tụi tôi đi đây! Và ai nấy ngạc-nhiên khi thấy mấy chiếc xuồng ấy từ-từ bay lên, hổng mặt nước rồi lơ lửng, rút lên mây bạc. Vài tháng sau, quả thực bọn thực dân Pháp đến ven rừng U Minh, hồi cuối thế kỷ 19, sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa của ông Nguyễn trung Trực”.35 Và cuối cùng, chúng ta hãy im lặng thưởng thức câu hò tình tứ nhưng thẳng như ruột ngựa của câu trai xưa ở miền Nam đáp lại cô gái trong một buổi cấy lúa: “— Anh thương em, anh sắm cho em bộ áo dài màu cà, màu huyết. Anh đây nói thiệt, chẳng phải nói càn. Anh đây sắm cho em một cây kiềng vàng chạm tòng chạm bá, một bộ cà-rá có chạm cửu-long huờn. Anh sắm cho em áo túi đủ màu, lụa Hà-đông, lục soạn. Anh chỉ sắm cho anh một cái nón lá đáng giá hai đồng xu. Ăn cơm rồi, anh hút thuốc rê vấn lá trăm bầu. Miễn cho anh đặng chữ ăn nằm, tình chồng nghĩa vợ, cực khổ gì anh cũng chẳng có than! ” Phong Tục Miền Nam - 27 - ■ Ôn hòa, thực tế: Người miền Nam “ (...) đã khéo dung hòa lẫn nhau mà sống, không tỏ ra quá khích, sao cho nếp sống tôn giáo hoặc quan điểm chính-trị của mình không làm hại trực-tiếp đến quyền lợi của bà con lân cận. Không quá kỳ thị tôn-giáo hoặc thói ăn nết ở của kẻ khác. Đồng thời, tự kiềm chế để sửa đổi cho nếp sống của mình đừng trở thành thù nghịch với người khác. Ai thích chùa chiền, thích đi nhà thờ, thích lên đồng bóng, chưng dọn theo Tây, theo Tàu thì cứ tha hồ. Tôn giáo nào cũng tốt, miễn là cổ xúy cho tình nhân loại, lòng từ bi bác ái, làm lành lánh dữ, không dùng võ lực và quyền thế để lấn hiếp kẻ nghèo nàn. Đường lối chính-trị nào cũng tốt hết, nếu nhằm vào mục-đích đánh đổ ách nô-lệ ngoại bang (...) Người có trong nhà năm bảy bàn thờ không ghét kẻ không bàn thờ nào cả. “Mình không theo đạo Phật hoặc Thiên chúa nhưng hễ bên lễ ấy bày lễ lộc mình nên tham-gia...cầu vui với anh em”. Cúng đình là dịp để giải trí, gặp tình nhân, cờ bạc hoặc bỏ tiền ăn uống. “Ai làm gì thì làm, khi nào ăn uống thì kêu tôi”.”36 Vì vậy, chúng ta phải công nhận người miền Nam thường thiếu nhiệt tâm và cương quyết khi hành động. Theo đạo Thiên Chúa cũng chịu làm phép rửa tội, nhận tên thánh nhưng không răm rắp tuân lời khuyên giảng hay lệnh của các vị cố đạo. Tin Phật cũng qui y nhưng vẫn thường phạm ngũ giới hay quên ngày chay lạt, đến đỗi có người không còn nhớ pháp danh của mình nữa. Kháng Pháp cũng vô bưng nhưng lâu lâu vẫn lén về thăm bà con xóm giềng chứ ít dám “ra đi không hẹn ngày về” như nhiều người Bắc hay Trung. Thù thực dân Pháp nhưng họ ao ước có dịp đi Ba Lê hưởng lạc, có bồ hay cưới vợ đầm và rất sính tiếng bồi: 37 “Chiều chiều dạo, chống ba ton, ba ngôn bốn ngữ cũng liều xanh căn xu...” (Vè lô tô) (ba ton = le baton = cây gậy; xanh căn xu = cinquante sous = năm mươi xu) Và: “Bồng con nước mắt lâm ly, Vương Đằng - 28 - Cha con thua bạc lấy gì nuôi con Là con năm mươi on, là con năm mươi mốt.” (Vè lô tô) (on = un = một) Rồi đến ngày tập kết, mê Việt Minh, thích chủ nghĩa Cộng Sản nhưng số người dám ra Bắc không bao nhiêu. Ôn hòa chưa hẳn là đặc tính của riêng người miền Nam mà là của chung dân Lạc Hồng như một tác giả ngoại quốc đã nhận xét: “dân Việt còn một đức-tính đặc-biệt là sự hiếu hòa”38, nhưng so với dân Bắc và Trung, người miền Nam nổi bật nhất trong cá tính ấy. Tắt một lời, ôn hòa là một điểm đáng quý của người miền Nam nhưng cũng có khi chúng ta đâm ra bực mình vì từ ôn hòa qua ba phải chỉ một bước ngắn như Đông Sơ than thở: “Nhưng người mình có tánh lạ quá. Hễ ai bày ra điều chi khi mới nghe thì mau mau gởi giấy bố thí, hoặc xin hội cho hùn, chừng đến ngày góp tiền, hoặc thâu bạc, thì dụ dự bất quyết làm ra hoại việc đi”. 39 Tại sao người miền Nam có tính ôn hòa hơn so với người Bắc hay Trung? Nếu suy gẫm chúng ta có thể thấy người miền Nam ôn hòa là do óc thực tế. Ở những thế kỷ trước, trong giai đoạn mới tiến vào miền Nam, hoàn cảnh khó khăn bắt buộc họ nảy sinh óc thực tế. Họ phải dời chỗ nếu nơi khai phá không đủ điều kiện sinh sống mặc dầu đã mệt mỏi muốn an cư. Tôn sợ thần thánh ma quỉ nhưng vẫn phải “phá sơn lâm đâm Hà Bá” sau khi khấn vái cẩn-thận và không quên thờ phượng dưới bóng cổ thụ hay ở ven sông. Họ biết tận dụng mọi phương tiện và tùy hoàn cảnh để sống. Họ canh tác khai triển (khác với lối canh tác của dân địa phương là người Miên), dùng luôn địa danh của người Miên để tiện bề giao hảo. Họ bày ra lối làm đất phát, làm vần công đào mương lên liếp; họ sáng chế kiểu cày thẻ, cào rê, bừa, phãng...Họ khai thác khả năng ứng dụng của nhiều đồ dùng (như cái nốp, cà ràng...) và bắt Phong Tục Miền Nam - 29 - chước nhiều món ăn thức uống của người Miên (như canh sim lo, mắm óp, rượu đế...). Họ còn ăn cắp kiểu canh tác “lò bom”, kỹ thuật bắt cá, v.v., của dân địa phương. Ngoài ra họ còn tận dụng lá dừa thay thế cỏ tranh để cất nhà không như khi còn ở miền Trung. Khí-hậu oi bức, trong Nam, họ không còn ăn vận chĩnh chạc như xưa mà mặc quần xà lỏn, quấn khăn và có khi ở trần trùi trụi. Tóm lại, gặp nhiều gian khổ (đến nổi phải “ngủ mùng gió”, “ngủ mùng nước”): “U-Minh, Rạch-giá, thị quá sơn-trường, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”. (Ca dao miền Nam) nên họ phải biết sống với thực tế, mà muốn sống với thực tế phải dung dưỡng, ôn hòa với mọi người, mọi hoàn cảnh. Chính Sơn Nam đồng ý với chúng ta: “Óc thực-tế giúp người Miệt Vườn giải quyết được một số vấn đề gay-go như làm cách nào dung hòa Tây phương và Đông phương; dung hòa những thành kiến hoặc nét dị biệt về dân tộc giữa người Việt, người Miên, người Tàu. Cái gì thích hợp thì cứ áp-dụng (nấu cà-ri Ấn độ để cúng ông bà, ăn với bánh mì Tây), ai tử-tế thì chơi thân, chú-trọng vào cuộc sống ở thế-gian, đem thiên-đường xuống mặt đất ngay trong kiếp nầy, ghét lý luận viển vông, tán thành những nét căn bản của mọi triết lý, mọi tôn giáo”.40 ■ Hiếu khách: Chúng ta hãy nghe Quách Tấn, một nhà thơ miền Trung, kể lại mẫu đàm thoại giữa ba người gồm vợ chồng nhà thơ Đông Hồ khi tiếp ông ta tại tư gia của nhà văn Nguyễn văn Xung ở Gia Định: “Mộng-Tuyết nhắc: — Chắc anh Tấn chưa ăn cơm. Đông-Hồ cười: — Chớ mình đã ăn đâu nào. — Nhưng mình ngồi lâu quá sợ làm phiền chủ nhân. — Năm thuở mười thì mình mới làm phiền một lần, chớ có phải ngày Vương Đằng - 30 - nào cũng đến đâu mà ngại. Phải không anh Tấn? Lâu lắm chúng mình mới gặp nhau. Thế là câu chuyện tiếp-tục. Hết chuyện thời thế đến chuyện văn chương. Từ chuyện văn chương sang chuyện nhân-vật, (...)” 41 Tiếp khách ở nhà bạn mà còn thế, huống hồ ở nhà mình chắc chắn còn nồng hậu hơn nữa. Một giáo sĩ người Ý đã viết về tính tình người miền Nam như sau: “Ở Việt-Nam thì trái hẳn, người Việt-Nam lại ngay gần ta, hỏi han ta, mời ta ăn uống với họ, nói tóm lại, rất là niềm-nở thân mật và lịch sự. Ấy chúng tôi và bạn đồng hành đã được xử đãi như thế. Chúng tôi mới thoạt đến, mà đã được coi như bạn thân từ lâu”42 Sơn Nam cũng cho người miền Nam «Luôn luôn hiếu khách, trọng khách: nhà cửa dư chỗ cho bạn bè đến ăn ở, nhiều bộ ván (bộ ngựa), dư gối, dư chiếu, dư chén bát. Thức ăn dễ kiếm, “cây nhà lá vườn” «.43 Và sau đây là hình ảnh sống thực của một người miền Nam hiếu khách đã được Vương hồng Sển vẽ lại: “Ghe trên hai mươi trống thì đặc biệt có cá thịt đã đành thêm chủ thuyền được rước lên nhà, ăn cơm chủ (của chủ trường), mỗi ngày nấu bát trân, uống khai vị Martell-Perrier, nằm giường Hồng Kông, và nếu là bạn của Phù dung thì mặc tình đi mây về khói. Từ ngày khai trường đến hôm đóng cửa, mỗi bữa luân phiên ngã bò tơ và quay heo sữa, tiệc yến linh đình còn hơn đám hội. Ban đầu tôi tưởng do hảo tâm, sau mới biết ông Mạnh Thường Quân nầy thiệt là tay đáo để. Ông biết dư đêm hôm tịch mịch giữa một cô thôn, sao tránh được nỗi buồn của người tứ chiếng. Ông bày nhiều trò giải muộn: khi thì đờn ca (lúc ấy cải lương vừa ra đời), khi lại nói thơ có ra bộ (nguồn gốc hát cải lương), khi nói tuồng (hát bội chặp). Những khi trong nhà có các ông bá hộ túc Nho, ông bày kể Tam quốc. Đêm thứ bảy, bãi đờn ca sớm, các ông thượng khách nằm vây bàn đèn nghe một ông Cai quê ở Trà Vinh (...) nhắc lại đoạn “Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho” (...). Nhưng đàn dầu hay, hát dầu giỏi, kể chuyện dẫu tài cách mấy, diễn mãi, cũng nhàm chán. Mạnh Thường Quân của ta thâm ý ở chỗ đó, và đợi khách tỏ vẻ hết muốn nghe, ông bèn mời mọc xê qua ván kế nhà trong, đã sẵn một sòng me lớn hay một chiếu bài mặc tình sát phạt”.44 Phong Tục Miền Nam - 31 - ■ Sống điệu nghệ: «Cái luân lý “ăn ở đúng điệu nghệ” thành hình ở miền Nam do hoàn cảnh đặc biệt. Đám lưu dân lập đồn điền hay lập ấp bị bọn quan lại và sĩ phu khinh miệt. Đám lưu dân chuộng tự do, bình đẳng, ra đi xa cửa xa nhà vì họ là nạn nhân của chế độ cai trị phong kiến tôn ti trật tự, do luân lý Khổng Mạnh đề ra; đạo luật Gia-Long đâu phải hoàn toàn đúng và công bình. (Trai gái yêu nhau không làm lễ kết hôn là tội lớn, gái chữa hoang bị luân ly xem như “dịch hạch”, ai dám cãi lời quan làng thì bị căng nọc đánh). Kẻ sĩ thi đậu cao tập tành trở thành quân-tử. Người dốt chữ làm thuê làm mướn, mặc-nhiên là dân đen, là tiểu nhân. Người đi lập ấp, người gia nhập đồn điền, kể cả người chỉ huy đều gồm đa số thất học. Họ thú nhận điều ấy với thái độ tự tôn. Đám dân cần cù dốt chữ nay vẫn có luật lệ riêng, luân lý riêng. Đó là “điệu nghệ”. Điệu là đạo, nói trại ra. Nghệ là nghĩa, nói trại ra. Đạo là gì? Nếu chúng tôi không lầm thì đây là đạo làm người, tổng hợp những nết của Tam giáo: Khổng, Lão, Phật gồm nào lòng tư bi bác ái; tình nghĩa anh em, vợ chồng; thói ăn chơi, hưởng lạc, thú tiêu dao. Nghĩa là nghĩa khí, tiêu biểu cho nghĩa khí là ông Quan vân Trường không lợi dụng quyền thế để lấn hiếp kẻ yếu, không giết kẻ té ngựa, ăn ở thủy chung, dám liều thân vì nghĩa lớn, không nói xấu kẻ vắng mặt. Quan-niệm “điệu nghệ” tạo ra một kiểu anh-hùng, một người quân-tử bình-dân. Cánh cửa của đạo và nghĩa luôn luôn mở rộng để đón tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, dĩ vãng tốt hay xấu. Nếu biết điệu nghệ thì mọi việc tranh chấp đều có thể giải-quyết dễ dàng trong vòng anh em với nhau, không cần pháp-luật hoặc nhà cầm-quyền can-thiệp vào vì bản-chất của người lưu dân la chống đối bọn quan lại phong kiến đã áp bức họ từ trước. Giá-trị con người không ơ tiền bạc, huyết thống nhưng là ở thái độ tích cực “lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” (đối với đồng loại), “bần tiện chi giao mạc khả vong” (đối với bạn bè). Vô dân Tây, làm đại điền chủ màkhông biết điệu nghệ thì chưa phải là sang trọng”.45 Vương Đằng - 32 - Phải công nhận Sơn Nam có một nhận xét tinh tế về bản tính thích ăn ở đúng điệu của người miền Nam. “Chơi điệu”, “biết điệu”, “chơi đẹp”, “tinh thần mã thượng” là những đặc ngữ thông dụng cũng là quan niệm sống mà nhiều người miền Nam cố gắng thể hiện dù ít dù nhiều để luôn luôn bớt thù thêm bạn theo quan niệm “tứ hải giai huynh đệ”. ■ Hào sảng, phóng túng: Chỉ trong giai đoạn đầu của cuộc khai phá đất đai, người miền Nam phải chống chỏi cam go, nhưng sau đó, phù sa Cửu Long và Đồng Nai đem bao nhiêu màu mỡ cho ruộng vườn, sinh nhai trở nên dễ dàng, học trở nên rộng rãi hơn trong hoàn cảnh địa lýmới. Đám bình dân không giàu nhưng đủ ăn, khi cực cũng phải lặn lội nhưng thường họ sống một cách ung dung phóng khoáng, dám ăn dám xài; khi gặp chuyện họ dám thả giàn đến tán gia bại sản. Còn giới trung lưu, nhất là hạng điền chủ, thường chứng minh nếp sống quý phái của mình bằng cách chưng diện tiêu pha như nước để che dấu cội rễ vốn không mấy đài các sang trọng. Trần nhựt Thăng, chủ bút Lục-Tỉnh Tân Văn đã kêu rêu: “Tôi lấy làm thậm ức cho kẻ giàu có để đi chơi tiên, giỡn tiền, rồi sáng ngày co gặp anh em lại dám cả gan mà khoe mình rằng: hồi hôm thua hết 500, 700 đồng”. 46 Ai ở miền Nam chắc đã nghe danh cậu Hai Miên con của quan lãnh binh Tấn...“công tử Bạc-Liêu” đa trở thành đặc ngữ để ám chỉ người dám hoang phí. Giới trưởng giả vừa kể trên xài tiền vào những việc gì? Chúng ta tra cứu và ghi nhận rằng họ đã: tổ chức tiệc tùng hoang phí; cờ bạc hay đánh cá (đá gà, đá cá lia thia); hào hoa với phái yếu nhất là họ thích bảo bọc các cô đào hát; hút á phiện; nuôi tay chân bộ hạ hay võ sĩ, lập hội đá banh (túc cầu), v.v... ■ Thiếu kiên nhẫn, ưa an nhàn: Không kể những người mới vào khai đất phá rừng trong khoảng thế kỷ thứ 17 và 18, hậu thế của người miền Nam tiền phong không còn sức bền bỉ chịu đựng như các ông tổ. Giờ đây ruộng thì “cò bay thẳng cánh”, vườn thì cây trái xum xuê nên họ đâm ra nhục nhuệ khi so với tiền nhân. Lớp người miền Nam về sau (kể từ đầu thế kỷ thứ 20) thích sống an nhàn, tránh va chạm bon chen, một phần là do hoàn cảnh địa lý sung mãn, một phần là họ chịu ảnh hưởng của giống người Chân Lạp như lời Lê văn Phong Tục Miền Nam - 33 - Siêu đã nhận xét: “ (...) người Việt đã tham-bác theo Chân-Lạp mà tạo thành một đặc-tính địa phương là lề thói sống thanh thản an nhàn, không cần lo nghĩ xa xôi đến ngày mai”. 47 Nếu chúng ta để ý, con đường học vấn của người Nam dưới thời Pháp thuộc (1862-1954) không mấy tiến xa bằng người Bắc hay Trung. Lý do dễ hiểu: Học phải lâu dài, tốn kém, v.v., trái với tính cầu nhàn của họ. Thành thử, hiện tại, so với người Bắc và Trung, người miền Nam không có bao nhiêu tác phẩm giá trị biên soạn để lại cho con cháu. Và căn cứ vào sự thật hiển nhiên, ngay cả trước 1975, chúng ta nhận thấy thành phần lãnh đạo quốc gia, người điều khiển trong các công sở, văn thi nhạc sĩ lẫn ký giả và học giả nổi tiếng hầu hết là người miền Bắc và Trung. Sự thật nầy vẫn tiếp tục thể hiện trong tất cả cộng đồng người Việt hải ngoại dù ở Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào. Đó là một sự thật chua xót, một nhược điểm có thể cải tiến mà người miền Nam phải dám công nhận để vươn lên trong tương lai. ■ Kém óc thương mãi, hội đoàn: Thảnh thơi với mảnh ruộng miếng vườn, so với người Bắc, người miền Nam cũng như người Trung ít chuộng và thành công trong nghề thương mãi. Một phần họ vẫn còn mang quan niệm “sĩ, nông, công, thương”. Thêm phần họ chất phác, thành thật thì khó mà khôn lanh gian xảo tranh bì với các tay buôn Chệt, Chà. Ngoài ra dưới thời Pháp thuộc, thực dân không muốn họ kinh doanh to tát nên dành mọi ưu tiên khai thác nguồn lợi kinh tế cho người Trung Hoa và Ấn Độ hoặc dân có Pháp tịch. Không những chẳng thích nghề buôn bán, họ còn ghét mọi tập họp dịch vụ có tính cách xã hội, ngoại trừ các sinh hoạt trong cộng đồng xã thôn (thì họ tham gia tích cực!). Họ thích sống an ổn với vợ con láng giềng, thôn ấp gần gủi hơn là với tiệc tùng hội lễ quá xa khu vườn xóm nhà của họ, nhất là với những nghi thức xã giao gò bó. Phước Tôn đã mỏi miệng hô hào: “Người Nam-kỳ cũng nên hiệp sức với nhau mà lập nhà Banque” 48 nhưng vẫn thất bại. Nếu họ tham dự thì hãy coi chừng có khi vì nễ nang hoặc do máu anh hùng rơm, nên sau khi nhập hội thì họ thường hoạt động cầm chừng hoặc có thể chính họ gây xáo trộn và làm tan nát tập thể. Trần nhựt Thăng cũng đã đồng ý với chúng ta: “Hễ thấy ai Vương Đằng - 34 - ra làm việc chi trọng trọng thì bày chuyện bao biếm, làm cho hư hại công việc lớn ra mới đành bụng”. 49 Ngoài ra người miền Nam có nhiều trực tính, tâm hồn cởi mở và thường có cái nhìn lạc quan về cuộc đời và tương lai của họ. B. TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975: Trong giai đoạn nầy, người miền Nam có khá nhiều thay đổi về bản tính của họ. Các cá tính chất phác, đơn giản, thành thực, ôn hòa đã bớt đi khi phải chung đụng nhiều với người Bắc và Trung qua làn sóng di cư. Lòng hiếu khách của người miền Nam vẫn còn nhưng trong phạm vi nhỏ nhoi với thân hữu và bà con. Hình ảnh các nhà Mạnh Thường Quân rộng rãi, xài tiền như nước đã đi vào quên lãng; hiếm hoi lắm mới có một người đùm bọc kẻ thất cơ sa thế hay chưa nổi tiếng trong một thời gian lâu dài. Không còn công tử Bạc Liêu sống phóng túng, hoang phí, quăng tiền qua cửa sổ. Chẳng còn các điền chủ hay chủ vườn xuất tiền ra lập gánh hát cải lương, làm người tình của cô đào chánh. Hút thuốc phiện bị bắt vô tù nên chẳng mấy ai còn tiếp tục (ngoại trừ dân ghiền nặng!) hay dám làm quen với tiên nữ Phù Dung. Tinh thần sống điệu nghệ, anh hùng rơm vẫn còn một phần nào nhưng chỉ phổ thông trong giới anh chị và dân chơi. Trong giai đoạn nầy, nhiều người miền Nam chịu khó đeo đuổi con đường học vấn, lấy bằng cử nhân hay tiến sĩ khá nhiều gần bằng người miền Bắc hay Trung. Nhưng đa số vẫn thiếu kiên nhẫn hay không thích bon chen trên con đường sự nghiệp nên rốt cuộc người miền Bắc hay Trung vẫn chiếm đại đa số trong chính quyền và trong các bộ môn văn hóa nghệ thuật. Về thương mại và hội đoàn, người miền Nam có tiến triển phần nào nhưng so với người miền Bắc hay Trung vẫn còn thua và nếu so với người Trung Hoa hay ngoại quốc thì vẫn còn thua quá xa. C. TỪ THÁNG 5/75-2008: Phong Tục Miền Nam - 35 - Sau tháng 4 năm 1975 cá tính người miền Nam thay đổi rất nhiều, nhất là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh (tên mới của Sài Gòn hay Saigon), Cần Thơ, Mỹ Tho, Biên Hòa. Các bản tính xa xưa như sống điệu nghệ, hào sảng, phóng túng hầu như mai một bởi hoàn cảnh kinh tế và xã hội. Đời sống của người miền Nam không đơn giản như trước mà bắt đầu chạy theo nhu cầu vật chất và tiện nghi hơn. Lòng hiếu khách trong phạm vi cá nhân và gia đình vẫn còn, nhưng lắm khi phải thu hẹp hơn vì mưu sinh hay khả năng tài chính. Nhiều người thiếu thành thực hơn và không ít kẻ ưa lường gạt người, nhứt là nơi buôn bán. Sau 1975 người miền Nam có chí kiên nhẫn hơn xưa để sinh tồn. Những tên ưa sống an nhàn thường bị bỏ rơi, không được đùm bọc hay giúp đỡ như trước. Óc thương mãi của người miền Nam có tiến hơn phần nào. Óc hội đoàn gần như cũ—không tiến, không lùi. CHÚ THÍCH 1. “Nhân-chủng-học, một vấn đề văn-hóa quan-trọng”, Văn-hóa Nguyệt-San, số 48, Sg, 1960. 2. Thí dụ điển hình là kiểu áo dài hippy trong khoảng 1970-1974 (không eo, ngắn ngủn) có khác gì kiểu áo dài tân thời khoảng tiền bán thế kỷ XX (khoảng 1931-1935). 3. Dictionnaire De L’Accadémie Français, Imprimerie et librairie de Firmin Didot Frères, Sixième edition, Paris, 1823, tome second. 4. É. Littré, Dictionnaire De La Langue Français, Lib. Hachette et Cie, Paris, 1873, tome troisième, p 587. 5. Claude Augé et Paul Augé, Larousse Universel, Imp. Larousse, Paris, tome premier, p 556. 6. Paul Augé, Larousse Du XXe Siècle, sl, 1928, tome quatrième, p 116. 7. Grand Larousse Encyclopédique, slnd, tome septième, p 422. 8. Paul Robert, Dictionnaire Alphabetique Et Analogi-que, sl, 1966, tome quatrième, p 451. 9. Webster’s Deluxe Unabridged Dictionary, Dorset & Baber, New World Dictionaries/Simon and Schuster, New York, New York, Vương Đằng - 36 - Second Edition, p 449. 10. Tự điển Anh-Việt (English-Vietnamese Dictionary), Viện Ngôn Ngữ Học, Trung Tâm Khoa Học Và Nhân Văn Quốc Gia, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 3, tr 393. 11. Đào Duy Anh, Han man Tử hiệu đính, Hán-Việt Từ-Điển, Trường Thi, in lần thứ ba, Sg, 1957, tr 125. 12. Hoàng Thúc Trâm, Hán-việt tân từ điển, Vĩnh Bảo, Sg, 1951, tập trên, tr 639. 13. Thanh Nghị, Việt-Nam tân từ điển, Thời Thế, Sg, 1952, tr 1037. 14. Nguyễn Văn Khôn, Hán-Việt từ-điển, Khai Trí, Sg, 1960, tr 724. 15. Trích trong sđd của Paul Augé. 16. Trích trong Nouveau petit Larousse illustré, 113è edition, slnđ. 17. Sđd, tome premier, p 441. 18. Sđt, tome premier, p 872. 19. Sđd, tome premier, p 556. 20. Sđd, tome deuxième, p 549. 21. Sđd, tome 1, p 1011. 22. Webster’s Deluxe Unabridged Dictionary, sđd, p 2012. 23. Đào Duy Anh, sđd, tr 252. 24. Đào Văn Tập, Tự-điển Việt-Nam phổ-thông, Vĩnh Bảo, Sg, 1951, tr 559. 25. Hoàng Thúc Trâm, sđt, tr 883. 26. Thanh Nghị, sđd, tr 1190 và Nguyễn Văn Khôn, sđd, tr 841. 27. Đúng ra là Ninh Bình (theo kiến thức của chúng tôi). 28. Đông Hồ, Văn Học Miền Nam Văn Học Hà Tiên, Quình Lâm, Sg, 1970, tr 9-11. 29. Thanh Lãng, “Hồ-biểu-Chánh (1885-1958)”, tập san Văn số 80 ngày 15/04/67, Sg. 30. Thiếu Sơn, “nhớ Hồ-biểu-Chánh”, tập san Văn, sđd, tr 16. 31. Hồ Biểu Chánh, Đỗ Nương-nương báo oán, tr. 159, 23 Octobre 1954 à 25 Novembre 1954, Sg (được Dương Nghiễm Mậu trích lại trong “từ đó đến nay”, tập san Văn, sđt, tr 62. 32. Lê Văn Siêu, “Nhớ bác Đông-Hồ”, tập san Văn, sđd, tr 54. 33. Việt Cúc, Gò-Công Cảnh Cũ Người Xưa, tác giả xb, 1969, tr 85. Phong Tục Miền Nam - 37 - 34. Việt Cúc, sđd, tr 11. 35. Sơn Nam, Người Việt Có Dân Tộc Tính Không, An Tiêm, Sg, 1969, tt. 74-76. 36. Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, An Tiêm, Sg, 1970, tt. 202-203. 37. Xđt Thơ Sáu Trọng và nghe thêm hề Văn-Hường (người miền Nam) hát 6 câu vọng cổ qua bài “Vợ tôi nói tiếng Tây” của soạn giả Viễn Châu. 38. A. Pazzi, Người Việt Cao Quý, Hồng Cúc dịch, Khai Trí, 1965, Sg. 39. Đông Sơ (tên thật Trần nhựt Thăng), chủ bút Lục-Tỉnh Tân Văn số 2, 21/11/07, Sg, được Sơn Nam trích lại trong Thiên-Địa Hội và Cuộc Minh-Tân, Phù Sa, 1971, Sg, tr 173. 40. Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, sđd, tr. 213. 41. Quách Tấn, “Đôi Kỷ-Niệm Về Đông-Hồ”, tập san Văn số 145, 01/01/70, Sg, tr 38. 42. Cristoforo Borri (1585-1632), Relatione Delia Nvova Missione Delle P. P. Della Compagnia Di Giesu Al Regno Della Cocincina, Rome, 1631 (bản dịch Pháp văn của Lt. Colonel Bonifacy, tạp chí Đô-Thành Hiếu Cổ số 3 và 4 tháng 7 và 12 năm 1931 được Long Điền trích đăng trong Tri-Tân số 1 năm 1946, tr 11). 43. Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, sđd, tr 204. 44. Vương Hồng Sển, “Phong Lưu Cũ Mới”, Hiếu Cổ đặc san số 1 tháng 6 năm 1970 được Sơn Nam trích đăng trong Văn Minh Miệt Vườn, sđd, tr 206. 45. Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, sđd, tt 199-201. 46. Đông Sơ, “Cô Chưởng Nan Minh”, Lục-Tỉnh Tân Văn số 2, 21/11/07, được Sơn Nam trích đăng trong Thiên Địa Hội và Cuộc Minh Tân, sđd, tt 172-173. 47. Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn Minh Sử Cương, Lá Bối, 1970, Sg, tr 108. 48. Phước Tôn, “Nhà Banque Ấn Độ”, Lục-Tỉnh Tân Văn số 45, Sg, tr 5. 49. Phước Tôn, tlđd, tr 173. Vương Đằng PHẦN II PHONG TỤC NGOÀI XÃ HỘI - 40 - CHƯƠNG I CƠ CẤU TỔ CHỨC I. CƠ CẤU TỔ CHỨC MIỀN NAM: A. DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN: 1. Trước Nguyễn Ánh: Sau 1623 là năm Chúa Nguyễn sai sứ bộ “đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr, tức Saigon ngày nay và được đặt ở đấy một sở thu thuế hàng hóa”.1 Các Chúa Nguyễn thôn tính lần đất Chân Lạp cho đến 1744 chia miền Nam làm 3 dinh (Trấn Biên, Phan Trấn, Long Hồ) và một trấn Hà Tiên. Năm 1753, “Chúa Nguyễn lại sai ông Nguyễn-Cư-Trinh vào điều khiển việc khai khẩn thêm đất Nam-Bộ, ông liền hết sức đôn đốc lập được thêm ba đạo”:2 Đông Khẩu ở Sa Đéc, Tân-Châu ở Tiền Giang và Châu Đốc ở Hậu Giang. 3 2. Thời Nguyễn Ánh: Năm 1789 “Chúa Nguyễn- Ánh định sửa sang Nam bộ làm nơi căn cứ để lập nghiệp mới gọi là Gia-định, chia làm 4 dinh, Phan Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định.4 “Đến khi nhất thống cả Nam, Bắc, vua Gia-Long lại đặt làm 5 trấn dưới quyền một vị tổng trấn”: 5 Phan Yên (Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (Định Tường) và Hà Tiên. Năm 1808 “lại đổi Gia-định trấn thành Gia-định thành”.6 3. Thời Minh-Mệnh: Năm 1832 “vua Minh-Mệnh lại chia làm lục tỉnh”.7 Đứng đầu mỗi tỉnh gồm 3 vị quan: Tuần phủ, Án sát và Bố chính. a. “Tỉnh Biên-Hòa lãnh 2 phủ, 4 huyện và 3 huyện kiêm nhiếp”.8 b. “Tỉnh Gia-Định lãnh 3 phủ 9 huyện”.9 c. Định Tường “lãnh 2 phủ 4 huyện”.10 d. Vĩnh Long “lãnh 3 phủ 8 huyện”.11 e. An Giang “lãnh 3 phủ 10 huyện”.12 f. Hà Tiên “lãnh 1 phủ 3 huyện”.13 Nhận xét chung, thời Chúa Nguyễn, miền Nam được cai trị theo Phong Tục Miền Nam - 41 - nguyên tắc tập quyền, nhưng trên thực tế, các vị quan đứng đầu Miền hoặc Tỉnh có nhiều quyền rộng rãi và nguyên tắc xã thôn tự trị được tôn trọng theo câu “Phép vua thua lệ làng”. B. DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC: Miền Nam được gọi là “Nam kỳ, thuộc địa của miền Nam được gọi là “Nam kỳ, thuộc địa của Pháp, theo hai hiệp ước bất bình đẳng 1862 và 1874. Nhượng địa nầy thuộc quyền cai trị của một Thống-Đốc”.14 Thống Đốc Nam Kỳ (trực thuộc Toàn Quyền Đông Dương) “có hai Hội-đồng quan trọng, Hội-đồng thuộc địa và Hội-đồng Tư-vấn phụ tá”. 15 Miền Nam được chia làm 20 hạt; từ 1889 lại được chia thành nhiều tỉnh. Đến thời Bảo Đại, theo Dụ số 1 và 2 ngày 01-07-1949 miền Nam tức Nam kỳ được coi là một trong 3 Phần đổi tên thành Nam Việt “được hưởng tư-cách pháp-nhân và một ngân sách địa phương riêng biệt” 16 đặt dưới quyền một Thủ Hiến. Tóm lại, dưới thời Pháp thuộc (ngay cả dưới thời Bảo Đại vì Bảo Đại chỉ làm bù nhìn), thực dân áp dụng chính sách cai trị tập quyền triệt để; các nhân viên điều khiển xã, tổng, quận, tỉnh, chỉ là cấp thừa hành hoàn toàn tuân mệnh lệnh của Thống Đốc. C. DƯỚI THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM: Các cải tổ được chia làm 3 giai đoạn: 1. Dụ số 21 (ngày 04/08/54): thiết lập Ủy ban thay thế Thủ Hiến, bãi bỏ tư cách pháp nhân của Phần và sát nhập ngân sách địa phương vào ngân sách trung ương. 2. Dụ số 17 (ngày 14/12/55) và hai chỉ thị số 34/TTP/VP (ngày 28/12/55) và số 17/TTP (ngày 04/12/56) thiết lập chức vụ Đại biểu Chính phủ và qui định một chế độ tập quyền chặt chẽ. “Sắc lệnh 143/NV ngày 22. 10. 1956 ấn định lại ranh giới Nam-Việt gồm một phần tỉnh Bình-Thuận, đô thành Sàigòn và 22 tỉnh”.17 “Theo Sắc lệnh số 144/a TTP ngày 23. 10. 1956 đổi danh từ Nam-Việt thành Nam-phần”18 Vương Đằng - 42 - Hai năm sau, theo “Sắc lệnh 480/TTP ngày 24. 9. 1958 bãi bỏ Đại biểu Nam-phần”.19 Bảy tháng sau, “Sắc lệnh số 87-TTP ngày 15. 4. 1959 thiết-lập Đại biểu Chính-phủ miền Tây-nam Nam- phần. Quản hạt gồm Long-An, Định-Tường, Kiến-Tường, Kiến-Hòa, Vĩnh-Bình, Vĩnh-Long, An-Giang, Kiên-Giang, Phong-Dinh, Ba-Xuyên, An-Xuyên”. 20 Và hai tháng sau, theo Sắc lệnh số 138-TTP ngày 18. 6. 1959, chính phủ Ngô đình Diệm thiết lập Đại biểu chính phủ tại miền Đông Nam phần. Quản hạt gồm các tỉnh: Gia Định, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Long, Phước Thành, Phước Long, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy. Tóm lại, dưới thời đệ nhất cộng hòa, miền Nam gồm 21 tỉnh và đô thành Sài Gòn. Mỗi tỉnh “do một Tỉnh-Trưởng cai-trị có một hay nhiều Phó Tỉnh-Trưởng Phụ-Tá” 21 D. TỪ 1. 11. 1963 ĐẾN 30. 4. 1975: Ảnh hưởng của chiến cuộc gia tăng, miền Nam được các chính phủ chia làm đô thành Sài Gòn và 2 vùng chiến thuật: Vùng III và Vùng IV Chiến Thuật. Mỗi vùng chiến thuật gồm các khu chiến thuật hoặc đặc khu. Mỗi khu chiến thuật gồm 2 hoặc 3 tỉnh. Sau đó, chính phủ Trần thiện Khiêm đổi danh từ vùng ra quân khu; như vậy miền Nam gồm đô thành Sài Gòn và 2 quân khu: * Đô thành Sài Gòn gồm 11 quận. * Quân Khu 3 gồm 11 tỉnh miền Đông (trừ Long An ở miền Tây). * Quân Khu 4 gồm 15 tỉnh miền Tây (thêm tỉnh nhỏ như Chương Thiện, Gò Công, Sa Đéc, Mộc Hóa, v.v...) E. TRONG GIAI ĐOẠN 1975-2008: Điều đầu tiên mọi người đều biết đến là đô thành Sài Gòn được đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh diện tích quá nới rộng, bao gồm luôn các quận cũ của tỉnh Gia Định (bị xóa tên). Phong Tục Miền Nam - 43 - Nhìn tổng quát, chưa kể đất đai diện tích thay đổi chút ít (chẳng hạn mới đầu Hậu Giang bao gồm luôn Vĩnh Long và Vĩnh Bình), chúng ta nhận thấy: 1. Nhiều tên tỉnh bị đổi tên mới hay trở lại tên xa xưa: Cà Mau đổi thành Minh Hải, Ba Xuyên trở lại thành Sóc Trăng, Vĩnh Bình trở lại thành Trà Vinh, Kiến Hòa trở lại thành Bến Tre, Hậu Giang trở lại thành Cần Thơ (bao gồm Chương Thiện), Kiến Tường thành Đồng Tháp, Định Tường thành Tiền Giang (bao gồm Gò Công), ba tỉnh Bình Dương Phước Long-Bình Long thành Sông Bé, Biên Hòa thành Đồng Nai (bao gồm Long Khánh), Phước Tuy thành Bà Rịa-Vũng Tàu. 2. Vài tỉnh biến thành thị xã, thuộc vào một tỉnh khác: như Châu Đốc (thuộc An Giang), Mộc Hóa (thuộc Long An), Sa Đéc (thuộc Vĩnh Long). 3. Tỉnh có tên mới bao gồm nhiều tỉnh cũ: Đồng Nai (bao gồm Biên Hòa và Long Khánh), Sông Bé (bao gồm Bình Dương, Bình Long, Phước Long; rồi Sông Bé bị bỏ đi để trở thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước), Tiền Giang (bao gồm Định Tường cũ và Gò Công), Rạch Giá (bao gồm Châu Đốc, Phú Quốc, Hà Tiên). 4. Hải đảo và vài hòn trở thành huyện: đảo Phú Quốc trở thành huyện thuộc tỉnh Kiên Giang; các Hòn Nghệ, Tre, Rái & Nam Du trở thành huyện Kiên Hải (cả bốn thuộc tỉnh Kiên Giang); Hà Tiên vẫn là thị xã; Côn Đảo thành huyện thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu. Căn cứ vào Việt Nam: Bản Đồ Hành Chính (Bộ Quốc Phòng ấn hành trong năm 1995) miền Nam gồm có một thành phố và 15 tỉnh: • TP HCM (bao gồm luôn quận Hóc Môn và quận Thủ Đức, trước 1975 thuộc tỉnh Gia Định, quận Củ Chi trước 1975 thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa trước 1975 thuộc tỉnh Bình Dương, v.v.). • Các tỉnh miền Đông: Sông Bé, Đồng Nai, Bà-Rịa-Vũng Tàu • Tỉnh miền Tây Bắc: Tây Ninh • Các tỉnh miền Tây: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang và Minh Hải. Vương Đằng - 44 - Nhưng rồi TP HCM phân chia thêm thành các quận Phú Nhuận, Bình Tân, Bình Chánh, quận 9 đến 12. Và trên thực tế hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (tên cũ An Xuyên) được thành lập trở lại. Rồi tỉnh Sông Bé đổi trở lại thành Bình Dương. Cần Thơ trở thành Thành phố Cần Thơ, phần còn lại thuộc tỉnh Hậu Giang (tỉnh lỵ đặt ở Chương Thiện). Các cuộc thay đổi quận, huyện và thành phố vẫn còn đang tiếp tục. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ MIỀN NAM: Tại sao chúng tôi không đề cập tới cơ cấu tổ chức cấp tỉnh, quận, tổng mà chỉ nói đến miền Nam rồi bắt qua xã? Chúng tôi xin trả lời: Sở dĩ nói đến miền Nam là để chúng ta có một cái nhìn toàn diện; còn bỏ tỉnh, quận, tổng là vì đời sống xã hội của dân ta nói chung, của người miền Nam nói riêng, gắn liền với làng xóm thôn ấp; họ lơ là với sinh hoạt ở tỉnh, quận, tổng. Nói đến phong tục tập quán của dân Việt, chúng ta phải chú trọng đến đời sống trong thôn làng thì mới thể hiện được nhiều bản sắc dân tộc. Thật vậy, từ xưa đến nay, làng xã Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng vẫn được coi là đơn vị tự nhiên. Dân cùng làng ràng buộc với nhau bằng một sợi dây liên lạc đặc biệt chặt chẻ. Sau gia đình là làng xã; sau sự đùm bọc thương yêu của bà con thân quyến là tình đồng hương. Ngoại trừ những người sinh trưởng ở thị thành, người Việt Nam dù có đi xa cũng không quên làng xóm của mình. Tình tương thân tương ái tương trợ nồng hậu gắn bó những người cùng làng với nhau. Vì vậy, trong sinh hoạt hằng ngày người dân miền Nam luôn luôn lưu tâm đến công việc trong làng xã. Người ta có thể thờ ơ với các vấn đề xảy ra trong quận, tỉnh, miền hay kỳ, nhưng dầu muốn dầu không họ bao giờ cũng chú ý tới những công việc trong xã có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân gia đình của mỗi người trong xã. Họ thiết tha với nếp sống trong xã theo tập quán tục lệ của xã. Mọi việc tế tự, mở trường, đào giếng, lập chợ, nạp thuế, canh gác, v.v., đều được mọi người trong làng theo dõi, bàn tán (rồi tham dự hay không tùy hoàn cảnh cá nhân). Phong Tục Miền Nam - 45 - A. DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN: Mỗi xã hay làng chia làm nhiều ấp; xa được coi sóc bởi hương chức hay Ban hội tề (Conseil des Notables). Theo Alfred Schreiner,22 hương chức gồm hai hạng: 1. Hương chức chỉ huy gồm có: — Hương cả: đứng đầu trong Ban Hội Tề nhờ có tài sản và tuổi tác. — Hương chủ: dưới hương cả nhưng phải biết chữ. — Hương sư: giải thích luật lệ, lo việc giáo dục trong làng. — Hương trưởng: nhiệm vụ như hương sư nhưng ít quan trọng hơn. — Tham trưởng: trách nhiệm về cảnh sát và đường sá. — Hương lão: chức hàm danh dự cho ông lão nào có nhiều đức tính đáng được tôn kính hơn hết. — Hương nhứt, hương nhì: hai chức nầy trước kia cấp cho hương hào và hương thân. Làng nào có hương hào hay hương thân thì không có hai chức nầy. — Hương chánh: cố vấn thường của các hương chức. — Hương lễ: chủ tọa các buổi lễ. — Hương văn: soạn thảo các văn tế, câu đối để tế vị thần làng. — Hương quan: chức hàm danh dự, cố vấn thôn hội và giúp ý kiến lên cấp tỉnh. — Hương ẩm: chức hàm danh dự, chủ tọa danh dự trong các việc hương ẩm và sau nầy lo tổ chức các tiệc lễ. — Hương thân: giải thích các chiếu chỉ, sắc chỉ công văn từ tỉnh xuống thôn hội. — Hương hào: có trách nhiệm về cảnh sát, giúp xã trưởng và hương thân thâu thuế. — Thủ bộ: giữ các sổ thuế và soạn thảo những sắc thuế. — Thủ chỉ: giữ văn khố. Vương Đằng - 46 - — Thủ bổn: làm thủ quỹ. — Thủ khoán: giữ tài sản của làng. — Câu đương: làm thẩm phán trong làng, báo cáocho các hương chức biết kết quả của các việc điều tra hay thẩm vấn. — Cai đình: gìn giữ đình chùa. — Thôn trưởng hay xã trưởng: là chức vụ nhỏ nhứt của hương chức, có nhiệm vụ giữ “mộc” (con dấu), làm trung gian giữa làng và chính quyền, lo việc thu thuế. 2. Dịch mục hay hương mục: Làm phụ tá cho hương thân, hương hào và thôn trưởng: — Lý trưởng hay phó lý, phó thôn, phó xã: phụ tá thôn trưởng. — Ấp trưởng — Trùm dịch: có nhiệm vụ liên lạc giấy tờ của thôn trưởng với các hương chức và dân chúng. — Cai tuần: có nhiệm vụ coi việc tuần hành ban đêm. — Cai thị: coi việc cảnh sát chợ. — Cai binh (làng nào đông dân mới có chức nầy): phụ tá thôn trưởng trong việc binh lính. — Cai thôn: giữ công ốc trong làng. — Trưởng: phụ tá cho thôn trưởng trong trường hợp thôn trưởng muốn thi hành chỉ thị cấp trên mà không có người giúp. Làm phụ tá cho hương lễ: — Tri lễ — Học trò lễ hay lễ sanh b. Làm phụ tá cho cai đình: — Biện đình: giữ sổ thu xuất của đình. — Tri văn (nếu có hương văn thì không có chức nầy): soạn thảo các văn tế, văn tế trong các lễ tế thần. Phong Tục Miền Nam - 47 - — Ông tư: thường là ông lão nghèo, trông coi nhang đèn trong đình. — Tri sự: giúp sửa soạn các việc cúng lễ. — Tri khách: lo tổ chức các tiệc tùng ở chùa, ngoài ra còn có chức Biên lại (Secrétaire communal) coi việc phát biên lai và giữ sổ kế toán làng. B. DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC: Nhìn tổng quát, mỗi xã vẫn chia thành nhiều ấp. Từ 1862-1874 là khoảng thời gian miền Nam chưa hẳn là thuộc địa của Pháp nên cơ cấu tổ chức xã vẫn duy trì như trước. Từ 1874-1903, mặc dù miền Nam chính thức là nhượng địa của thực dân nhưng chính phủ Sàigòn (của Pháp) chưa can thiệp mạnh. Các thống đốc để nhà cầm quyền địa phương (cấp tỉnh, quận, tổng) tùy hoàn cảnh mà thao túng Ban hội tề. Theo Vũ quốc Thông, việc cải tổ làng bắt đầu từ 16-8-1903 và thực thi từ 27-8-1904. Theo đó, Hội đồng làng hay Ban hội tề (tức Hội đồng kỳ mục) mỗi xã gồm có ít nhứt 11 người là: “Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Thủ hộ, Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng vàHương hào”23 Theo Nghị định 30-10-1927,24 danh hiệu Hội đồng các Đại kỳ hào (tức Ban hội tề) đổi thành Hội đồng kỳ hào gồm 12 người: — Hương cả hay Đại hương cả: giữ vai trò chủ tịch, có nhiệm vụ coi sóc tất cả các công sở làng xã. — Hương sư: làm phó chủ tịch, thanh tra tất cả công sở làng xã, và với tư cách nầy, có nhiệm vụ trình lên vị chủ tịch để biết ro tất cả mọi khiếm khuyết về công vụ mà nhân viên các công sở phạm phải. — Hương trưởng: phụ trách việc giáo dục trong xã và giúp các nhân viên giáo huấn về mọi phương diện cần thiết. — Hương chánh: giữ công việc thẩm phán hòa giải trong xã; vị kỳ hào nầy có nhiệm vụ hòa giải tất cả các vụ tranh tụng nhỏ nhặt xảy ra giữa dân chúng trong xã. Ngoài nhiệm vụ chính đó, hương chánh còn là cố vấn Vương Đằng - 48 - cho ba vị kỳ hào đã kể trên thừa hành công tác thường ngày. — Hương giáo: giữ nhiệm vụ thư ký của Hội đồng làng. Ngoài ra, hương giáo còn phụ trách ca công việc huấn luyện và điều khiển các vị kỳ hào nhỏ tuổi. — Hương quản: phụ trách công việc hành chánh cảnh sát trong xã, và là phụ tá viên của ông biện lý tòa án tỉnh về phương diện tư pháp cảnh sát, trông coi các đường thủy, đường bộ chạy qua xã, các cầu cống, các dây điện tín và điện thoại. — Hương bộ hay Thủ bộ: quản thủ văn khố và dụng cụ của làng xã. — Hương thân: phụ trách riêng công việc liên lạc giữa các nhà chức trách hành chánh hoặc tư pháp với Hội đồng làng. — Xã trưởng hay Thôn trưởng: giữ đồng triện hay ấn tín của làng và phụ trách riêng việc thu thuế để nạp lên ngân khố tỉnh. Chức vụ của xã trưởng miền Nam hơi giống chức vụ của lý trưởng ở các xã miền Bắc và Trung, tuy nhiên không quan trọng bằng. — Hương hào: đứng đầu ban cảnh sát xã, phụ trách riêng việc đôn đốc thi hành các công tác về kiều lộ. Hương hào cũng còn làm cả công việc thừa phát lại nữa. — Chánh lục bộ: trông coi, giữ sổ bộ các việc sinh, tử, hôn thú. Một số nhân viên của Ban Hội Tề dưới thời Pháp thuộc Phong Tục Miền Nam - 49 - Đến 1930, nghị định ngày 4 tháng 8, Hội đồng cải cách (Commission des Réformes) được thiết lập để quản trị xã. Theo quy chế mới, các xã của miền Nam được tổ chức theo các xã ở bên Pháp theo đó sẽ do dân chúng bầu ra. Nhưng sau non mười bốn năm thi hành. thực dân nhận thấy thể thức bầu cử dân chủ nầy bất lợi cho chính sách cai trị dân miền Nam nên nghị định 5-1-1944 ra đời, theo đó thành phần viên chức Hội đồng làng vẫn như cũ nhưng không do dân cử, thể thức tuyển lựa khó khăn và người Pháp kiểm soát hoạt động của Hội đồng gắt gao hơn. Mãi đến thời Bảo Đại, nghị định số 790 ngày 1-12-1952 mới ấn định bầu cử Hội đồng làng theo lối phổ thông đầu phiếu, và sắc lệnh số 34 ngày 19-3-1953 cho xã thôn được quản trị bởi một Hội đồng hương chính do dân làng từ 21 tuổi bầu ra. Hội đồng nầy sẽ tự bầu một chủ tịch, một phó chủ tịch, một tổng thư ký và một số ủy viên tối đa 9 người. C. DƯỚI THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM: Bắt đầu bằng thông tư của Bộ trưởng Phủ Tổng Thống số 802/BTT/ VP ngày 28-6-1956 thay Hội đồng hương chính bằng Ủy ban hành chánh xã ít nhân viên hơn do tỉnh trưởng tuyển lựa. Mỗi xã chia thành nhiều ấp, mỗi ấp gồm nhiều khóm và mỗi khóm gồm nhiều liên gia. 1. Điều 1 Dụ số 57-a ngày 24-10-1956: là văn kiện căn bản cải tổ nền hành chánh địa phương có ghi: “nước Việt-Nam gồm có những tỉnh, Đô-thị và xã”. Theo đó, xã có tư cách pháp nhân, ngân sách tự trị và công sản riêng, và Ban quản trị xã tức Hội đồng xã được ấn định từ 3 đến 5 hội viên do tỉnh trưởng bổ nhiệm: — Đại diện xã — Hội viên cảnh sát — Hội viên tài chánh — Hội viên hộ tịch Hội đồng xã có thể được tăng cường thêm 3 ủy viên do tỉnh trưởng bổ nhiệm: — Ủy viên chánh trị — Ủy viên thanh niên Vương Đằng - 50 - — Ủy viên thông tin Phụ cấp hàng tháng của mỗi viên chức trong Hội đồng xã từ 700 đến 3.000 đồng tùy theo huê lợi công được ghi trong ngân sách xã (dưới 50.000 hay trên 20 triệu đồng). 2. Nhiệm vụ: Suốt thời Ngô đình Diệm (1954-1963), chức chưởng của các viên chức trong Hội đồng xã có thay đổi chút ít, nhưng tựu trung như sau: a. Đại diện xã: chỉ huy Hội đồng xã, quản trị tài sản của xã, chủ chi ngân sách xa và kiểm soát các khoản thu và chi, chấp giữ con dấu của xã. b. Hội viên cảnh sát: làm trưởng ban cảnh sát hành chánh và tư pháp trong xã, phụ tá chủ yếu của ông biện lý, lo giữ gìn trật tự an ninh trong xã, có phận sự giao các tờ trát đòi hầu và thông đạt của toà án. c. Hội viên tài chánh: đảm nhận việc thâu thuế cho ngân sách quốc gia, tỉnh, làng. d. Hội viên hộ tịch: phổ biến sự lợi ích của hộ tịch, phụ trách khai sanh, khai tử, giá thú. e. Ủy viên chánh trị: phổ biến đường lối và chánh sách của chánh phủ, tranh thủ nhân dân, tổ chức học tập. f. Ủy viên thanh niên: tổ chức thanh niên, thúc đẩy thực hiện lý tưởng công bằng bác ái và làm tròn nhiệm vụ cao cả là thực hiện và bảo vệ hiến pháp; đồng thời hướng dẫn thanh niên thực hiện các công tác bảo vệ hương thôn và cải tiến dân sinh trong xã. D. TỪ 1-11-1963 ĐẾN 30-4-1975: Theo sắc lệnh số 203-d/NV ngày 31-5-1964, Cơ quan quản trị xã gồm: a. Hội đồng nhân dân xã: Hội viên được bầu theo từng ấp theo lối phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 2 năm. b. Ủy ban hành chánh xã: do tỉnh trưởng bổ nhiệm. Hai năm sau sắc lệnh số 198-SL/ĐUHC ngày 24-12-1966 va sắc lệnh số 199-SL/ĐUHC cùng ngày cải tổ nền hành chánh xã ấp nhằm các mục Phong Tục Miền Nam - 51 - tiêu: — “Khôi phục vị trí đơn vị hành chánh căn bản của xã trong cộng đồng quốc gia”25 — “Tăng thêm hiệu năng cho guồng máy hành chánh xã”.26 Theo đó, mỗi xã gồm 2 cơ quan quản trị: 1. Hội đồng nhân dân xã: là cơ quan quyết nghị gồm 6-12 hội viên do dân toàn xã bầu lên theo thể thức phổ thông trực tiếp và kín, nhiệm kỳ 3 năm; đặc biệt gồm các quyền: quyết nghị, kiểm soát, tư vấn, hiệu lực các quyết nghị. 2. Ủy ban hành chánh xã: là cơ quan chấp hành, nhiệm kỳ cũng 3 năm, gồm có: Chủ tịch kiêm ủy viên hộ tịch: do Hội đồng nhân dân xã bầu ra, có quyền đề cử. 1 Phó chủ tịch kiêm ủy viên kinh tài 4 ủy viên: an ninh, tuyên vận, xã hội, canh nông. Ngoài ra, còn có Ủy ban bình định xã thay thế cho 2 cơ quan Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban hành chánh xã trong trường hợp xã đó mới được quân đội bình định sau thời gian bị rối loạn hay xâm chiếm bởi người bên kia chiến tuyến. Kể từ sau tháng 4 năm 1969 tổ chức xã cũng có chút ít thay đổi27, đại khái như sau: — Chủ tịch Ủy ban hành chánh xã gọi là xã trưởng không kiêm nhiệm chức ủy viên hộ tịch mà có ủy viên hộ tịch riêng phụ trách. — Xã trưởng co hai phó xã trưởng làm phụ tá (hành chánh, an ninh). — Hội đồng nhân dân xã được gọi là Hội đồng xã. — Thêm một số ủy viên khác tùy theo nhu cầu (như ủy viên thuế vụ). Tóm lại, từ 1955-1975, cơ cấu tổ chức xã miền Nam tương tự miền Trung (kể đến sông Bến Hải). E. TỪ THÁNG 5/1975 ĐẾN 2008: Vương Đằng - 52 - Ngoài trách nhiệm đạo đức, xã (ở tỉnh) hay Phường (ở thành phố) có trách nhiệm pháp lý có sự cưỡng chế của Nhà nước. “Trách nhiệm pháp lý được chia thành bốn loại: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật.”29 Trách nhiệm hình sự là “loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội.”30 Trách nhiệm dân sự là “loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với những người vi phạm quy phạm pháp luật dân sự, xâm phạm tới quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản.”31 Trách nhiệm hành chính là “một loại trách nhiệm pháp lý, do các cơ quan quản lý Nhà nước, tòa án và trọng tài kinh tế áp dụng đối với những vi phạm hành chính trong những trường hợp được pháp luật quy định”.32 Trách nhiệm kỷ luật là “một loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên Nhà nước có hành vi vi pham kỷ luật lao động, nội bộ cơ quan, xí nghiệp.”33 Theo nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-11-98: “- Xã dưới 10.000 dân: 17-19 cán bộ. - Xã từ 10.000 dân đến 20.000 dân: 19-21 cán bộ. - Xã có trên 20.000 dân, cứ thêm 3.000 thêm 1 cán bộ, tối đa không quá 25 cán bộ.”34 Nói tổng quát, tổ chức xã ở miền Nam sau 30/4/75 gồm 3 cơ quan chính yếu là Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân và 5 đoàn thể yểm trợ là Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Nông Dân và Hội Cựu Chiến Binh. 1. Đảng Ủy: gồm có bí thư, phó bí thư (và Đảng vụ tức thư ký nếu có thể). “Trong Chương I, điều 4, Hiến pháp 92 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. (...) Mọi hoạt động Nhà nước đều tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, Phong Tục Miền Nam - 53 - chính vì vậy hoạt động của chính quyền xã, phường cơ sở phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Ủy xã, phường.”35 Vì vậy bí thư xã là người thực thi chính sách của Đảng và toàn quyền quyết định về chính trị và an ninh, đôi khi luôn cả những vấn đề xã hội khác. Cũng theo nghị định vừa kể trước, lương của bí thư đảng ủy xã là 270.000 đồng, phó bí thư là 260.000 đồng một tháng. 2. Hội Đồng Nhân Dân: gồm có chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các đại biểu 5 đoàn thể. có 2 nhiệm vụ chính. Hội Đồng Nhân Dân có 2 nhiệm vụ chính: “Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng...”.36 “Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân”.37 Lương của chủ tịch là 260.000 một tháng. Chủ tịch có nhiệm vụ: “1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân, triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân. (...). 2. Chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân (...). 3. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghi quyết của Hội đồng nhân dân (...). 4. Tổ chức việc tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân (...). 5. Giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân và các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (...). Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (...). Phối hợp với Ủy ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.”38 3. Ủy Ban Nhân Dân: gồm chủ tịch, phó chủ tịch và 4 “chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã; tư pháp – hộ tịch; địa chính; tài Vương Đằng - 54 - chính – kế toán; Văn phòng Ủy ban nhân dân – thống kê tổng hợp.”39 Ủy Ban Nhân Dân, có nhiệm vụ “tổ chức vàchỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.”40 “Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời dự các phiên họp của Ủy ban nhân dân (...).”41 “Chủ tịch Ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; Đôn đốc, kiểm tra (...); Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp mình (...); Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương. 2. Tổ chức việc tiếp dân; xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp (...). 3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên (...). 4. Đình chỉ việc thi hành hay bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn (...). Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái (...).”42 “Ủy ban nhân dân huyện, quận là cấp trên trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã, phường chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện, quận, có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước cơ quan cấp trên trực tiếp, nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định chỉ thị của Ủy Ban nhân dân huyện, quận, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đúng kỳ hạn những Phong Tục Miền Nam - 55 - yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện, quận. (...)”43 Ngoài ra mỗi xã có Xã đội trưởng và Trưởng công an và một ít đội viên (tùy theo dân số và ngân sách) để trực tiếp lo việc an ninh toàn xã. CHÚ THÍCH 1. Phan Khoang, Xứ Đàng Trong, Khai Trí, Saigon, 1970, tr 401-2. 2. Long Điền, Nam Bộ đất Việt-Nam, Tri Tân Tạp Chí, Bộ Mới, số 1, Saigon, 1946, tr 4. 3. Theo Phan Khoang trong sđd cho là năm 1757 thay vì 1753 và đặt thêm đạo Trường Tồn ở Mỹ Tho năm 1772, tr 440. 4. 5., 6., và 7. Tri Tân Tạp Chí, sđd, tr 5. 8. ĐNNTCLTNV, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn Hóa Bộ Quốc Giao Giáo Dục, Saigon, tập Thượng, tr 2. 9. ____________________________________ , sđd, tr 49. 10. ___________________________________ , sđd, tr 100. 11. ____________________________________ , sđd, tr 30. 12. ____________________________________ , sđd, tr 38. 13. ______________________________ , sđd, tập Hạ, tr 83. 14. Đào Văn Hội, Việt Nam Cộng Hòa, tác giả xb, Saigon, 1959, tr... 15. Bùi quang Khánh, Tổ Chức Chánh Trị Và Hành Chánh Việt Nam, tác giả xb, Saigon, 1963, tr 216. 16. Đào Văn Hội, sđd, tr 72. 17. & 18. Bùi Quang Khánh, sđd, tr 221. 18. 19. 20. Bùi Quang Khánh, sđd, tr 222. 21. Đào Văn Hội, sđd, tr 76. 22. Affred Shreiner, Les Institutions Annamites En Basse Cochinchine Avant La Conquête Française, Clause et Compagnie Imprimeurs Editeurs, Saigon, 1901, tome 23. 2, mục Hội Tề, pp 20-28 (được Nguyễn Duy Oanh trích dịch trong Tỉnh Bến Tre, Tủ sách sử học, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Saigon, 1971, tt 99-101). 24. Vũ Quốc Thông, Pháp Chế Sử, Tủ sách Đại Học, 1966, tr 210. Vương Đằng - 56 - 25. Theo Arrêté du Gouverneur général du 30.10.1927 fixant la composition du Conseil des notables et son rôle dans la commune en Cochine (được Lê Tài Triển trích dịch trong Người Dân Xã Và Hội Đồng Xã, Nhóm Nghiên Cứu và Dự Hoạch, Saigon, 1968, tr 158. 26. Tài Liệu Huấn Luyện Viên Chức Xã Ấp, Phủ Đặc Ủy Hành Chánh, Saigon, 1967, quyển 1, tr 30. 27. _______________________________________, sđd, tr 31. 28. Theo Sắc lịnh số 045-SL/NV ngày 1. 4. 69 và Thông tư số 093-TT/ NV ngày 2.6.69. 29. & 30. Phạm Thanh Phấn & Phạm Thị Thùy Dương, Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền xã, phường, nxb Thống Kê, Hà Nội, 1999, tr 96. 31. _______________________________________, sđd, tr 97. 32. _______________________________________, sđd, tr 98. 33. ______________________________________ , sđd tr 100. 34. ______________________________________ , sđd, tr 301 35. _____________________________________ , sđd, tr 87-8. 36. & 37__________________________________, sđd, tr 158. 38. ____________________________________ , sđd, tr 253-8. 39. ______________________________________, sđd, tr 306. 40. ______________________________________, sđd, tr 171. 41. ______________________________________, sđd, tr 174. 42. ____________________________________ , sđd, tr 175-6. 43. _______________________________________, sđd, tr 89. Phong Tục Miền Nam - 57 - CHƯƠNG II CẢNH TRÍ LÀNG Cảnh trí miền Nam có khác miền Trung và Bắc hay không? Chắc chắn là có. Nếu du hành trên chuyến xe khởi hành từ một tỉnh miền Trung chạy về hướng Nam, chắc chắn chúng ta sẽ nhận thấy khi chiếc xe bắt đầu đi vào lãnh thổ miền Nam (Bình Tuy, Long Khánh, Phước Long, v.v.) cảnh trí hai bên đường dần dần thay đổi; chúng ta hơi khòm lưng như đang tuột lần một con dốc lơi đăng đẳng. Và sự thay đổi cảnh trí càng rõ rệt khi chúng ta qua khỏi Bình Chánh để đi xuống miền đồng bằng sông Cửu Long. Không còn những cồn cát, đã khuất bãi biển cát trắng, chúng ta bỏ lại sau lưng tất cả núi non hùng vĩ, đèo thác chập chùng của miền Trung. Cảnh trí miền Nam có cái gì rộng mở, tươi mát, đơn giản đang phô bày trước mặt. Nào chúng ta hãy quan sát và mô tả lại cho mọi người cùng thấy. So với miền Bắc và Trung, làng miền Nam thường rộng và đông dân hơn. Về hình thể và thiên nhiên, khái quát, có điểm tương tự và cũng có đôi nét khác với làng miền Bắc và Trung mà chúng ta sẽ lần lượt điểm qua sau đây. I. HÌNH THỂ VÀ THIÊN NHIÊN A. HÌNH THỂ: 1. Làng rải rác: Đây là một điểm nổi bật của làng miền Nam. Ở miền Trung, dân chúng thường cất nhà xúm nhụm gần gũi thành làng; chung quanh làng có hàng rào thiên nhiên bao bọc, có cổng ra vào cẩn thận, ruộng rẫy ở ngoài rào làng. Trong khi đó, ở miền Nam, ruộng vườn rẫy bái xen lẫn nhà cửa đình chùa; dân chúng chỉ tụ thành chòm, xóm hay tối ta là một ấp; mỗi chòm xóm hay mỗi ấp cách nhau dăm mẫu Vương Đằng - 58 - ruộng, có khi hằng đôi ba cây số. Một làng có dăm ấp; ấp nầy nằm dọc theo rạch con, ấp kia chạy theo quận/tỉnh/quốc lộ, có ấp lại chùm nhum nằm sâu hút trong bưng biền, chẳng hạn các làng Châu Hưng (Thạnh Trị, Sóc Trăng), làng Long Thạnh (Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ). 2. Làng chạy dài: Có làng trải dài lê thê năm mười cây số. Làng loại nầy nằm dọc theo quốc/tỉnh lộ, kinh đào hay ngoằn ngoèo theo sông rạch nhất là ở vùng Hậu giang như các làng: Phong Thạnh và An Trạch (Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cũ) vừa trải dài theo Quốc lộ 4 vừa theo kinh xáng Bạc Liêu-Giá Rai; Vĩnh Điều và Vĩnh Gia (Tịnh Biên, Châu Đốc) chạy thẳng theo kinh Vĩnh Tế; Khánh An (Thới Bình, tỉnh An Xuyên cũ) bên mặt sông Trèm Trẹm. 3. Làng tràn lan: thường gặp ở các tỉnh miền Đông. Làng cũng chia nhiều ấp nhưng các ấp dính vào nhau không cách xa; trong mỗi ấp, nhà cửa không san sát như ở quận lỵ tỉnh thành mà thường cách cách nhau bởi một miếng vườn (khi rộng khi hẹp) hay một khoảnh rẫy con. Chúng ta có thể đơn cử một vài làng như: Thới Tam Thôn (Hốc Môn, tỉnh Gia Định cũ), An Mỹ (Châu Thành, tỉnh Bình Dương cũ), Tân Phú Trung (Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa cũ), Phong Thạnh (Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). 4. Làng tụ tập: quanh quận/tỉnh lỵ, thị trấn, thị xã hoặc các ngã ba/ tư/năm của đường cái kinh rạch gặp nhau, hay cận các cơ sở quân sự dinh cơ chủ đồn điền, vì lý do kinh tế cũng như an ninh, dân chúng sống chen chúc thành làng. Về diện tích, so với các loại làng đã kể trước thì làng tụ tập thua xa nhưng về dân số và tài chính thì hơn gấp bội. Ngoại trừ các làng tụ tập ở gần các đồn lính hay trong vòng đai dinh cơ chủ đồn điền ở miền Đông (Sông Bé, Đồng Nai, v.v.) hầu hết dân chúng trong làng tụ tập sống về nghề thương mãi, công chức, quân nhân, lao động, v.v., hơn là ruộng nương rẫy vườn. Nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, giao dịch...chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn minh ngoại lai, nhất là Tây phương. Tỉnh nào, quận nào cũng có loại làng nầy nhan nhản dễ nhận thấy nhứt, giả dụ như: Sơn giang (Phước Bình, tỉnh Phước Long cũ), Tân Lập Phú (An Lộc, tỉnh Bình Long cũ), Phước Hội (Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy cũ), Vị Thanh (Đức Long, tỉnh Chương Thiện cũ). Phong Tục Miền Nam - 59 - 5. Làng trên cao địa hay ven đồi núi: thường gặp ở các tỉnh miền Đông và vùng Thất Sơn (Châu Đốc). Cao địa nào rộng rãi, thuận tiện cho việc mưu sinh thì dân chúng cất nhà tụ tập thành làng rồi khai khẩn ruộng rẫy dưới vùng đất thấp quanh làng. Có khi dân chúng sống men theo chân núi, sườn đồi, chỗ đông đúc, chỗ thưa thớt cũng thành làng. Chúng ta có thể liệt vào loại nầy các làng như: Phú Hòa Đông (Phú Hòa, tỉnh Bình Dương cũ), Vĩnh Tế (Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc cũ), Bửu Hòa và Bửu Long (Đức Tu, tỉnh Biên Hòa cũ), Cẩm Tâm và Cẩm Mỹ (Phước Bình, tỉnh Phước Long cũ). Tóm lại, về hình thể, làng miền Nam cũng giống các làng miền Bắc và Trung về các sự kiện rải rác, chạy dài, tụ tập, trên cao địa ven đồi núi nhưng làng miền Nam thuộc các tỉnh miền Tây thường kéo dọc theo kinh rạch, sông ngòi, đường cái nhiều hơn và loại làng ven đồi núi hiếm hoi vì miền Nam là một đại bình nguyên phì nhiêu đầy ruộng vườn. B. THIÊN NHIÊN: 1. Đường đất: không kể con lộ tráng nhựa hay trải đá từ tỉnh, quận xuống làng hay từ làng nầy qua làng khác đòi hỏi công trình tạo tác tốn kém, mỗi làng miền Nam luôn luôn có dăm con đường luồn chạy khắp làng (khác với làng miền Bắc hay Trung thường chỉ có một con đường chính là trục lộ huyết mạch của làng). Những con đường nầy ít có dịp thẳng tắp như kinh đào mà luôn quanh co, khi rộn ràng chạy qua một thôn ấp năm ba chục nóc gia, khi lẻ loi băng giữa đám ruộng nắng chói, có lúc lòn lõi che khuất dưới rặng tre cằn hay im ngủ dọc theo bờ rạch dưới bóng hàng dừa râm mát. Chưa hết, những con đường nầy còn đủng đỉnh đưa du khách thăm qua nhiều kiến trúc quan trọng trong làng, nào nhà việc, nào đình chùa am miễu, nào dinh cơ hương chức...và ngay cả gò mả um tùm hay nắng cháy. Trên các con đường chính yếu, chúng ta gặp nhiều đường mòn đâm ngang hay bò lằn ngoằn giữa đám cỏ, bờ lau, bụi lách, nối liền nhà với nhà, nhà với ruộng rẫy và với bờ ao đầu rạch; trong vườn quanh tư gia luôn có những con đường mòn nối liền đầu đến mí vườn. Đặc tính của loại đường nầy là nhỏ hẹp (bề ngang khoảng 2-4), ngoằn ngoèo và dễ bị Vương Đằng - 60 - mất dấu nếu lâu ngày dân chúng hay súc vật không lai vãng. 2. Sông rạch: làng thuộc miền Đông thì ít khi sông rạch chạy qua chứ từ Long An đổ xuống Cà Mau có thể nói hiếm làng nào vắng bóng ghe xuồng nhấp nhô. Sông rạch có khi là trục lưu thông chính yếu trong làng nhưng cũng có làng ngăn với làng bởi ranh giới thiên nhiên là sông. Ai đã từng lênh đênh trên sông rạch miền Nam chắc chắn khó quên những hình ảnh quen thuộc dọc mé nước mà chúng ta có thể kể sau đây: Chòi tranh hay mái ngói trầm lặng dưới hàng dừa râm bóng, trước sân có cái gáo cán ngắn được cắm trên cây nọc hay được ai gác ngang miệng lu (sau 1990 các gáo cán ngắn ít được dùng hơn!); với cây cầu nhỏ de xuống mé nước bằng ván cũ hay bằng thân cây tràm cây dừa, cạnh đấy lao chao một chiếc xuồng con. Rồi đến vườn dừa mía chuối trái cây ngon ngọt chạy dài. Chiếc cầu khỉ tạm bợ yếu ớt cũng là cái gì xinh xinh. Xa xa rặng bần rặng dừa nước um tùm, đám lau lách cốc kèn cũng khiến lòng chúng ta cảm xúc... Giữa cảnh vật kể trên dọc theo bờ sông rạch chúng ta còn thấy đôi cô thôn nữ dịu dàng, bà già trầu lụ khụ, vài thiếu phụ gồng gánh tất tả và bầy trẻ đang cỡi trâu hay đang bì bõm cười ré trên giòng phù sa. Sông rạch còn cung cấp thực phẩm hằng ngày cho dân làng đồng thời là nhựa sống của ruộng nương cây trái. 3. Hồ ao: Về hồ, nói chung miền Nam hiếm hoi hồ to rộng đúng nghĩa ngoại trừ Hà Tiên có Đông Hồ mà thôi. Hồ miền Nam, tạm gọi, là cái ao khá to nên dân chúng quen gọi là hồ để phân biệt với ao nhỏ. Vùng Hậu Giang nhiều sông rạch nhưng hiếm hồ nên làng có năm bảy làng không; miền Đông tương đối có nhiều hồ hơn. Còn ao là cái gì quá quen thuộc đối với dân làng. Nào ao cá, ao sen, ao ấu, ao thả bèo nuôi vịt. Mỗi ao có cầu ao. Ao tham dự vào nếp sinh hoạt hằng ngày của dânlàng từ già đến trẻ. Ai đã từng xuyên qua những làng quê miền Nam chắc chắn dễ nhớ lại hình ảnh của cô gái tóc kẹp hay búi tóc ngồi giặt áo trên cầu ao và khó quên các đứa trẻ phá tán rân trời dưới nước. Phong Tục Miền Nam - 61 - 4. Cây cối vườn tược: so với duyên hải miền Trung, cây cối vườn tược miền Nam xum xuê hơn nhờ ảnh hưởng đất đai và khí hậu. Và với óc thực tế, người miền Nam ưa trồng cây ăn trái hơn các loại khác. Nói đến cây cối trong làng, đầu tiên chúng ta nhớ lũy tre. Về tre, chúng ta nhận rõ dân miền Nam ít trồng hơn miền Bắc va Trung. Trong khi đó, các loại cây ăn trái thì hơn gấp bội. Trước nhất là cây dừa. Không kể Kiến Hòa nổi danh xứ dừa, có thể nói ở miền Nam mỗi nhà trong làng tối thiểu đều có trồng dăm bảy gốc dừa quanh nhà (ngay cả ở miền đất đỏ không hợp với dừa như Long Khánh, Phước Long, Bình Long) vừa che mát vừa để giải khát và tiện dụng lắm công việc. Dọc theo bờ kinh sông rạch ao va dài theo đường làng, luôn luôn có sự hiện diện của cây dừa. Kế đó, quanh nhà dân làng ưa trồng dăm ba cây ăn trái quen thuộc như: ổi, mận, đu đủ, vú sữa. Và rải rác có nhà trồng thêm khế, bưởi, cam, quít, cau, v.v... Mỗi làng miền Bắc thường có cây đa (tức cây da theo tiếng miền Nam) trong khi nơi đây người ta rất ít trồng loại cây rậm rạp nầy, có chăng là ở đình chùa am miễu. Bù lại, thỉnh thoảng du khách gặp được một cây me hay một hàng sao thẳng tắp và cao vút hoặc dăm ba cây trâm dọc bờ rạch. 5. Ruộng rẫy: Nói tổng quát, miền Nam cũng na ná hai miền kia, tuy nhiên có vài điểm đáng lưu ý: - Ruộng miền Nam thường được canh tác quanh nhà cửa chứ ít tách rời thành khu xóm nhà riêng như phần nhiều ở miền Trung và Bắc. Ở miền nước sâu hay nước ưa dâng cao như Long Xuyên, Châu Đốc người ta thường sạ (= rải hột lúa giống) hơn cấy lúa. Còn về rẫy, nói chung, dân miền Nam làm rẫy có tính cách gia đình hơn (tuy nhiên một vài vùng miền Đông nhất là dọc theo quốc lộ 1 dân làng cũng sống chuyên nghề rẫy). Bởi vậy, so với vùng cao nguyên miền Trung (như ở Bảo Lộc, Đà Lạt, Di Linh) rẫy miền Nam chỉ là rẫy con với dăm ba líp rau hành cải khoai để dùng nội nhà. Vương Đằng - 62 - II. KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG 1. Nhà việc: còn gọi là nhà làng; sau 1954 có khi được gọi là công sở. Mỗi làng có một nhà việc để hương chức lo quản trị dân chúng. Trước 1945, làng nào nằm ngay phủ, hạt, tổng hay quận lỵ thì may ra nhà việc mới được cất cột tán (tán bằng đá xanh) hay được xây gạch (thẻ) lợp ngói âm dương; đa số nhà việc khác được cất cột tán (thường bằng gỗ mù u). Nhà việc thường được cất một (hoặc ba) gian hai chái bắt vần, thoạt nhìn qua ai cũng phân biệt với tư gia; nhà việc nào to thì được cất mái dài để làm hàng ba, hàng tư. Ngoài hàng ba, trên treo trống có kèm dùi, dưới là mỏ bằng cây mù u. Gian nhà trước và một chái là bàn việc của hương chức, chái còn lại là chỗ giam giữ tù tội bằng trăng cùm (thường làm bằng cây), phía sau là nơi dành cho “thường xuyên” 1 ngơi nghỉ để túc trực canh gác. Ở ấp hình như vắng bóng nhà việc, trưởng ấp lấy nhà mình để giao dịch với dân chúng trong ấp cũng được vì ngày xưa dân ít nên ít việc không như sau 1954. Ấp vần, thoạt nhìn qua ai cũng phân biệt với tư gia; nhà việc nào to thì được cất mái dài để làm hàng ba, hàng tư. Nhà việc Thủ Dầu Một (dưới thời Pháp thuộc) Ngoài hàng ba, trên treo trống có kèm dùi, dưới là mỏ bằng cây mù u. Gian nhà trước và một chái là bàn việc của hương chức, chái còn lại Phong Tục Miền Nam - 63 - là chỗ giam giữ tù tội bằng trăng cùm (thường làm bằng cây), phía sau là nơi dành cho “thường xuyên” 1 ngơi nghỉ để túc trực canh gác. Ở ấp hình như vắng bóng nhà việc, trưởng ấp lấy nhà mình để giao dịch với dân chúng trong ấp cũng được vì ngày xưa dân ít nên ít việc không như sau 1954. Ấp nào giàu hay quá xa nhà việc làng thì giỏi lắm mới cất thêm một nhà việc nhỏ. Sau 1954, mọi việc thay đổi, nhà việc được gọi là công sở xã thường được xây đúc rộng rãi; mỗi ấp có chỗ làm việc riêng gọi là trụ sở ấp. Cách xây cất cũng như bài trí của công sở hay trụ sở không thống nhất ngay cả trong một quận đừng nói chi tới miền. 2. Chợ: trước thời Pháp thuộc, chợ làng dù ngay quận đường cũng chỉ là một khu đất trống cao ráo thường cặp đường hay dựa mé sông rạch hơn là được xây cất hẳn hoi. 2 Từ thời Pháp thuộc đến 1945 chúng ta nhận thấy có 3 loại chợ: a. Chợ làng ngay quận lỵ: được coi như chợ quận thường được xây bằng gạch, nhà lồng không vách hình vòng cung dài hay tròn; nếu nhà lồng dài thì hông nhà lồng đó đưa ra mặt tiền chiều dài từ 20–30m, ngang khoảng 8-12m. Ban ngày dân chúng dọn sạp ra bán, chiều tối dọn dẹp chỉ còn căn nhà lồng trống quách. Làng nào giàu, buôn bán thịnh vượng thì cất thêm một nhà lồng tròn dựa mé nước để làm chợ cá. Chợ tỉnh cũng tương tự nhưng to hơn hoặc có đôi ba nhà lồng. b. Chợ làng xa quận lỵ: được cất bằng cột tán như nhà ở nhưng không vách và hông nhà, đưa ra mặt tiền, lợp lá xé. Ban sáng buôn bán vui vầy đến trưa tan chợ mọi người dọn hàng bỏ nhà chợ vắng hoe. c. Chờ chồm hổm: nhiều làng xa quận và nghèo không có đủ công nho cất chợ, mỗi sáng dân chúng tụ họp mua bán sơ sài. Đặc tính của loại chợ nầy là bất thường nên vị trí và diện tích dễ biến đổi. Trước 1975 loại chợ nầy vẫn còn tồn tại ở các vùng hẻo lánh ở các tỉnh đất đỏ miền Đông và khu lao động quanh thủ đô Sài Gòn và tỉnh lỵ Gia Định như: • Chợ Chiều (ấp Bác Ái 3, xã Bình Hòa, quận Gò Vấp) Vương Đằng - 64 - • Chợ Dưỡng Lão (ấp 6, khóm 3, xã Thạnh Mỹ Tây, quận Gò Vấp) • Chợ Nhỏ (ấp Đông Ba, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình) • Chợ Hãng Phân (khóm 2, phường Lý Nhơn, quận 4) • Chợ Lò Da (vùng Phú Hòa, đường Âu Cơ, quận 10) • Chợ Nguyễn Thông (đường Nguyễn Thông nối dài, khóm 7, phường Lê văn Duyệt, quận 3) V.v... Hiện nay, 2009, loại chợ chồm hổm gia tăng gấp đôi, nhứt là ở thành phố và các khu vực quanh khu chế xuất hay khu công nghiệp, vì dân số tăng nhanh và nhu cầu thuận tiện mà chợ chính thức không đủ chỗ cho những người mua gánh bán bưng vàcho công nhân xí nghiệp. Sau 1954 chợ miền Nam thay đổi khôn cùng, xây cất tân tiến cũng có (nhất là chợ tỉnh), cột tán cũng có, nhưng không còn chợ nào lợp lá, tối thiểu cũng mái tôn (dù là chợ làng). 3. Đình: Dù giàu dù nghèo mỗi làng ít nhứt có một đình (theo Vũ Huy Chấn trong Lòng Quê, 1973, tr. 118, “Tỉnh Vĩnh-long có 80 xã mà có gần 100” đình) để thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng tức thần làng. Ngày xưa đình cất cột tròn cột tán lợp lá xé. Trăm năm trở lại đây phần lớn đình được xây gạch lợp ngói âm dương. Sau 1954 nhiều đình giàu lợp ngói móc, còn nghèo lợp tôn. Xưa đến nay, theo thông lệ, đình được cất xây mặt hướng Nam; đại để về cách kiến trúc và bài trí, đình miền Nam có vài điểm căn bản như sau: — Đình chánh (= chánh điện = căn đình thờ thần) tối thiểu cũng cất ba gian (gian giữa là trung đình; hai gian bên là tả gian và hữu gian). Nếu có chái thì phải hai chái bắt vần thành đình có năm gian. Không có vách ngăn giữa các gian. — Mặt tiền đình chánh có ba cửa (dù ba hay năm gian) hoặc thêm hai ba cửa hông tả hữu, tuyệt đối không trổ cửa hậu sau lưng bàn thờ thần. Nếu đình lớn, người ta cất riêng một hai ba dãy nhà hậu (dùng làm nhà bếp, nhà kho, nhà ông từ hoặc phòng việc ban quản trị) trong khuôn đình nhưng dãy nhà hậu cất thêm phải cất hơi lui ra sau, hiếm khi cất chồm trước nhà đại hay trước nội điện. Phong Tục Miền Nam - 65 - — Đình nghèo thì mượn luôn đình chánh làm vỏ quy dính liền phía trước đình chánh. — Đình nào giàu dân làng lại cất thêm mộ vỏ ca (phía trước vỏ quy) dính vào nhà đại bái bởi cái máng xối; đặc biệt vỏ ca không có vách (dùng làm nơi đải đằng, hát bội khi có hội hè). Đình nghèo khi nào có lễ lộc dân làng phụ lực che rạp thay thế vỏ ca; xong đám, rạp được dọn dẹp trống trơn. — Trung đình thờ thần, tả gian thờ thổ công, hữu gian thờ bộ hạ của thần hay phó thần (hậu thần). — Bên trong về trang trí bày biện, đình miền Nam cũng chịu ảnh hưởng Trung Hoa như đình miền Bắc (đồ thờ có Tam Sự hoặc Ngũ Sự; đồ trang hoàng có: tàn, lọng, cờ, quạt, võng, ngựa, chiêng trống, kiển, cỗ lịnh, thái bình, lổ bộ, bát bửu...) nhưng cột kèo đình miền Nam ít chạm trổ tỉ mỉ, thường gắn liễn gỗ. — Bên ngoài, góc nóc đình miền Nam được xây đơn giản không cong vút và ít nắn rồng tô phượng như chùa Tàu và đình miền Bắc. Bên hữu có miễu Bà Chúa Xứ, bên tả có miễu thờ Ngũ Hành. Chính giữa sân đình cận rào có tấm bia xây, phong tô hình long lân gọi là nền xã tắc là nơi tế Tiên Nông. Ngoài ra, đình miền Nam ít có rào quanh khuôn viên, hiếm làm cửa tam quan. SƠ ĐỒ ĐÌNH MIỀN NAM Vương Đằng - 66 - Chú thích: 1: trung đình 9: bàn thờ thần làng 2: tả gian 10: bàn thờ Thái giám 3: hữu gian 11: bàn thờ Bạch mã 4: vỏ ca/rạp 12: bàn thờ Phước đức 5: cửa (xếp) thổ địa 6: nhà hậu 13: bàn thờ Tiên sư 7: miễu Ngũ Hành hay Ông Hổ 14: bàn thờ Hậu hiền 8: miễu Bà Chúa Xứ 15: bàn thờ Tiền Hiền Đình Long Tuyền (Cần Thơ) Đình Long Đức (Trà Vinh) Phong Tục Miền Nam - 67 - 4. Chùa: chỉ các làng thưa dân, làm ăn khó khăn hơn thuộc các tỉnh miền Đông như các tỉnh cũ Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Bình Tuy ít chùa; chứ hầu hết dân làng miền Nam rất mộ đạo Phật nên mỗi làng tối thiểu cũng có một hai kiểng chùa; làng giàu có đến bốn năm chùa. Miền Nam là đất mới lập nghiệp đồng thời chịu bao nhiêu biến loạn nên hiện chỉ còn một số ít chùa xưa tồn tại. Chúng tôi xin đan cử một vài kiểng chùa thuộc loại nầy như (theo thứ tự a, b, c): — Bửu Hưng (Cái Các, xã Hòa Long, Đức Thành, tỉnh Sa Đéc cũ) — Gò hay Phương Sơn Tự (phường Bình Thới, quận 11) — Giác Lâm (xây từ 1744, vùng Phú Thọ Hòa, quận 11) — Linh Sơn (núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh) — Long Tuyền hay Linh Thứu (Xoài Hột, xã Thạnh Phú, Long Định, tỉnh Tiền Giang) — Phù Dung (do Mạc Thiên Tích cất cho bà thứ thiếp gọi là Bà Dì tự tu, xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) — Phước Lâm (xã Thái Hiệp Thành, quận Châu Thành cũ, tỉnh Tây Ninh) — Phước Thạnh (xã Tân Vĩnh Hòa, tỉnh Sa Đéc cũ, cất năm 1812) — Quan Âm (tỉnh lỵ Cà Mau) — Tam Bảo (do Mạc Cửu cất cho mẹ là Thái Bà Bà tu, được vua Gia Long phong sắc nên còn gọi là “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”, xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnhKiên Giang) — Tam Bảo (cũng được phong sắc nên cùng gọi tên “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”, tỉnh lỵ Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) — Tây An còn gọi là Phật Thầy Tây An (một cái ở xã Kiến An, Cù Lao Ông Chưởng, tỉnh An Giang cũ và một cái ở núi Sam, kế Miễu Bà Chúa Xứ, xã Vĩnh Tế, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc cũ). Căn cứ vào thói quen của dân chúng khi gọi chùa, chúng ta phân loại các chùa miền Nam như sau: a. Chùa Phật: thuộc các phái Hội Phật Học Nam Việt, Giáo Hội Tăng Vương Đằng - 68 - Già, Lục Hòa Tăng, Cổ Sơn Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Hiếu Nghĩa, Thiền Lâm, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, v.v... Cảnh trí chùa của Hội Phật Học Nam Việt và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có vẻ thanh quang nhất; chùa của phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Hiếu Nghĩa thường nằm cheo leo trên núi hay ven đồi; còn chùa của phái Lục Hòa Tăng, Cổ Sơn Môn, Thiền Lâm, Giáo Hội Tăng Già thì sầm uất thâm nghiêm. b. Chùa Tịnh Độ: còn gọi là chùa Phước thiện vì mỗi chùa có phòng thuốc Nam trị bịnh miễn phí, thuộc phái Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội do Đức Tôn Sư Minh Trí (quê ở xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc cũ) sáng lập; tu sĩ là những cư sĩ tu tại gia. Khi xưa tên chùa luôn luôn ba chữ mà chữ đầu bao giờ cũng là Hưng và chữ cuối là Tự, thí dụ như Hưng Thọ Tự, Hưng An Tự, Hưng Nhơn Tự, v.v..., chẳng hạn Hưng Trung Tự ở xã Tân Thới Trung, quận Hốc Môn, tỉnh Gia Định cũ. Sau 1945 có một số chùa Tịnh Độ lấy tên kiểu mới có lẽ vì hết tên, thí dụ như: chùa Liên Phước (xã Hiệp Bình, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định cũ), Nhứt Nguyên Bửu Tự (xã Vĩnh Phú, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương cũ). Cách xây cất và bài trí của loại chùa nầy đơn giản, chiếm diện tích nhỏ. c. Tịnh xá: của phái Du Tăng Khất Sĩ do Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang (quê ở quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cũ) sáng lập. Tịnh xá chia làm 2 loại: tịnh xá ni (chiếm đa số) và tịnh xá tăng. Tên tịnh xá bao giờ cũng hai chữ mà chữ đầu luôn luôn là chữ Ngọc, thí dụ: Tịnh xá Ngọc Minh (Cần Thơ), Tịnh xá Ngọc Thành (ngã ba Cây Liễu, xã Tân Thới) và Tịnh xá Ngọc thịnh (ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm) đều thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương cũ. Tịnh xá luôn luôn được cất bằng vật liệu nhẹ như lá, gỗ, tôn, cạt tông, ván ép) theo kiểu nhà dù có vách nhưng rất trống trải. Ngoài ba loại chùa kể trên còn có hai loại chùa do người Trung Hoa hay người Việt lai Tàu lập tại các làng ngay tỉnh lỵ hay quận lỵ mà người Việt cũng sùng bái mà chúng ta nên kể đến là: Phong Tục Miền Nam - 69 - d. Chùa Ông Bổn: tên chùa thường cuối cùng bằng chữ Cung hoặc bắt đầu bằng chữ Phước, thí dụ như: — Hiệp Thiên Cung (Cái Răng, quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh cũ) — Kiến An Cung (tục gọi là chùa Ông Quách ngay tỉnh lỵ Sa Đéc cũ) — Bốn chùa Vạn Niên Phong Cung, Minh Đức Cung, Vạn Ứng Phong Cung và Niên Niên Phong Cung (đều ở Huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) — Phước Lãnh Miếu (ngã ba sông Gành Hào, tỉnh lỵ Cà Mau, tỉnh An Xuyên cũ có 2 sắc thần hiệu thứ 8 năm 1856 đời Tự Đức) — Phước Đức Cổ Miếu (xãPhú Lộc, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên cũ) — Phước Đức Tự (xã Long Thạnh, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũ) e. Chùa Bà và Chùa Ông: Chùa Bà có thể thờ bà Thiên Hậu hay Cửu Thiên Huyền Nữ hoặc Lê Sơn Thánh Mẫu, thí dụ: — Thiên Hậu Cung hay Chùa Bà Mã Châu (tỉnh lỵ Cà Mau) — Chùa Bà (tỉnh lỵ Sóc Trăng) — Chùa Bà (Thủ Dầu Một) — Chùa Bà (tỉnh lỵ Sa Đéc cũ) — Chùa Bà (góc đường Triệu quang Phục và Nguyễn Trãi, Quận 5) Chùa Ông là nơi tôn thờ Quan Đế Thánh Quân tức Quan Công như: — Chùa Hương (trước ở đường Trưng Nữ Vương đến 1872 dời về đường Nguyễn Tri Phương, tỉnh lỵ Sa Đéc cũ) — Chùa Ông (xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) — Chùa Gia Ninh (góc đường Trần Hưng Đạo và Tự Đức, tỉnh lỵ Tây Ninh) — Chùa Long Thái (xã Tân Thới Nhì, quận Hốc Môn, tỉnh Gia Định cũ) Về cách trang trí, chùa Ông Bổn, chùa Bà, chùa Ông bắt nguồn từ Trung Hoa nên mang các đặc điểm: tỉ mỉ, thâm u và dùng toàn chữ Hán. Vương Đằng - 70 - Ngoài ra, trong làng các tỉnh miền Hậu Giang (nhiều nhất là Trà Vinh và Sóc Trăng) thường có chùa Miên thuộc phái Phật giáo nguyên thủy do đồng bào Việt gốc Miên xây cất và sùng bái hằng ngày; người Việt thỉnh thoảng có đến thăm viếng hơn là lễ bái hay quy y. 5. Thánh thất và giảng đường: a. Thánh thất: mới xuất hiện trong làng miền Nam khoảng cuối thập niên 1920 của đạo Cao Đài (chia làm hai phái: Tòa thánh Tây Ninh và Tòa thánh Bến Tre). Cách kiến trúc gồm hai kiểu tùy theo khả năng tài chánh của bổn đạo. * Thánh thất nghèo: phái Tòa thánh Bến Tre chiếm đa số, cất như căn nhà dài nhưng hông nhà đưa ra mặt tiền và mặt tiền không trổ cửa; trên vách mặt tiền có vẽ hình Thiên Nhãn trong mây màu trắng và xanh nhạt. Phía sau thánh thất được cất thêm một hay hai dãy nhà nhỏ dùng làm nhà bếp, nhà kho, tư thất của chức sắc. Thánh thất nghèo lấy lá, gỗ làm chuẩn; sau 1954 tín đồ dùng thêm tôn, ván ép, cạt tông, ngói âm dương. * Thánh thất giàu: xây bằng vật liệu nặng như sắt, gạch, đá tảng, ngói móc. Mặt tiền thánh thất có 3 cửa ra vào và gồm 2 đài hình vuông cao vút (Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài). Chính giữa mặt tiền gần nóc cũng có hình Thiên Nhãn. Trên nóc giữa thánh thất có xây thêm một tháp tròn và cuối thánh thất cũng có một tháp tròn nữa nhưng nhỏ hơn. Quanh phía sau thánh thất là các dãy nhà hậu cũng xây gạch ngói. Về sự bài trí bên trong thánh thất, Toan Ánh có nhận xét: “Các thánh thất là những ngôi nhà ba mặt có tường, còn một mặt là lối ra vào có che bức mành mành. Những giờ lễ mành mành được kéo lên để lộ ra Con Mắt Tối Cao. Thánh thất phải xây làm sao để Con Mắt ở về Phương Bắc vì theo cơ bút thì tại Bạch-Ngọc kinh, ngai của đấng Tối-Cao ở về phương Bắc, phương Đông ở mé trái, phương Tây ở mé phải. Có bàn thờ bày các tự khí”.3 b. Giảng đường: mới có từ 1939 của Phật giáo Hòa Hảo do Đức giáo chủ Huỳnh phú Sổ sáng lập, bành trướng nhất ở các tỉnh An Giang, Châu Đốc và Phong Dinh cũ. Phong Tục Miền Nam - 71 - Từ 1939-1954 hầu hết giảng đường làm như nhà ở chỉ phân biệt với nhà dân là nơi đây chuộng màu nâu dà và vàng (bảng hiệu Ban trị sự, cờ xí đều màu nâu dà và vàng). Trong khoảng 1954-1974, giáo hội cũng như ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo được tổ chức chu đáo hơn; tín đồ thêm đông và phụ lực và đóng góp tài chánh khá hơn nên nhiều ban trị sự xây đúc được giảng đường bằng gạch sắt, sơn phết chạm trổ cầu kỳ, nền lót gạch bông. Bên trong giảng đường, trái lại chưng bày đơn giản, thông thường gồm có hình Đức Huỳnh giáo chủ, các câu giảng và khuôn hình ảnh về các hoạt động của ban trị sự. 6. Miễu: người Bắc phân biệt miếu khác miễu; theo họ, miếu là nơi thờ phượng tế tự những gì liên quan đến Khổng giáo, thí dụ như văn miếu, thánh miếu và miễu là nơi sùng bái các thần thánh, ma quỷ hay oan hồn. Trong khi đó, người Nam gọi lẫn lộn không phân biệt rõ ràng như người Bắc. Miễu ở miền Nam dùng để thờ: a. Thần linh: như Thổ Địa (toàn miền Nam đều có), Bà Chúa Xứ (phổ thông ở Châu Đốc, Cà Mau, Bạc Liêu), Ông Tà (người Việt lai Tàu và Việt gốc Miên rất tin tưởng), Thủy Thần, Thần Bão Tố (miệt Hậu Giang và các miền biển thờ nhiều), Sơn Thần ( ở miền núi). b. Danh nhân Việt Nam: loại miễu nầy hiếm hoi, như miễu Lịnh hay Vương Đằng - 72 - Trung Nghĩa Từ (ở Hà Tiên) thờ Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và họ Mạc, miễu Gia Long hay miễu Quốc Công còn gọi là Âm Dương Thần (ở Cà Mau) do vua Gia Long lập để thờ các công thần nhà Nguyễn bỏ mình, miễu Ông Thần Minh (ở Cà Mau) thờ quan huyện sở tại Nguyễn Thiện Năng, v.v... c. Oan hồn: chết vì tai nạn, chiến tranh, hãm hại. Loại miễu nầy nhỏ nhắn thường được cất ở ngã ba ngã tư đường cái sông rạch; hai bên mặt tiền có ghi câu thơ hay câu liễn bằng chữ Hán hay chữ Nôm như: “Sống gởi thác về âu tại số Linh thiêng phò hộ khách qua đường” Không những trong làng quê hẻo lánh mà ngay cả giữa thành phố lớn cũng có loại miễu nầy. Tuy nhiên từ 1975 loại miễu nầy hầu như không còn được lập thêm trong các thành phố nữa. d. Thú linh dữ: — Cá voi (còn được người miền Nam gọi là lăng Cá Ông hay miễu Cá Ông): các miễu nổi tiếng ở Bà Rịa, Vàm Láng (Gò Công), Bạc Liêu, v.v... — Cọp (gọi là miễu Ông Hổ). — Voi (gọi là miễu Ông Tượng). Về kiến trúc, miễu cất có thể bằng lá với tre gỗ hoặc xây gạch ngói. Miễu lớn thì hơi giống chùa; còn miễu nhỏ thì to gấp đôi ba trang thờ, bít bùng ba mặt, mặt còn lại thường có rèm che. Kể từ 1954 về sau, nhất là sau 1975 loại miễu nầy hiếm được lập. 7. Am, cốc: cách kiến trúc nhiều khi như tư gia nhưng vì dân chúng ngưỡng mộ biến am, cốc thành nơi công cộng. Am, cốc khác tư gia là bên trong thờ phượng khói nhang u ám. 8. Lăng, đền: Thỉnh thoảng trong làng miền Nam có một lăng hay đền là một kiến trúc công cộng mà dân chúng chiêm ngưỡng lễ bái và du khách viếng thăm. a. Lăng: thường gồm 2 phần—mộ phần và nơi thờ phượng gọi là đền Phong Tục Miền Nam - 73 - thờ. Lăng miền Nam là nơi chôn cất và tế tự một công thần, danh nhân, anh hùng liệt sĩ. Tuy chiếm diện tích rộng rãi nhưng lăng miền Nam so với các lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế thì kém xa về diện tích lẫn kiến trúc. Ở miền Nam, có Lăng Ông Lê Văn Duyệt (ở kế chợ Bà Chiểu, tỉnh lỵ Gia Định cũ) nổi tiếng mà dân chúng hằng ngày lễ bái và xin xâm. Nhưng từ 1975 trở đi lăng nầy không còn được đông người sùng bái nữa. Ngoài ra ở xã Vĩnh Tế, núi Sam (Châu Đốc), Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu cũng được dân chúng lễ bái hàng ngày và du khách viếng thăm. Thứ đến, những lăng sau đây vẫn được dân chúng chiêm ngưỡng là: — Lăng Võ Tánh (chết năm 1801, ở Gò Tre, tỉnh Gò Công cũ) — Lăng Ông Bỏ Hậu (chết năm 1809, ở xã Long Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc cũ) — Lăng Tiền Quân Nguyễn Huỳnh Đức (xã Khánh Hậu, quận Thủ Thừa, tỉnh Long An cũ) — Lăng Tiền Quân Thống Chế Điều Bát (tên Nguyễn Văn Tồn xây đời Gia Long, tái thiết 1937, xã Thiện Mỹ, quận Trà Ôn, tỉnh Phong Dinh cũ) — Lăng Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhơn (chết năm 1822 ngay trong tỉnh lỵ Sa Đéc cũ) b. Đền hay điện: là nơi dân làng và bá tánh đến sùng bái. Các bàn thờ trong đền hay điện uy nghi và khói nhang thường nghi ngút. Trước 1954, miền Nam chỉ có Điện Bà (ở núi Bà Đen, Tây Ninh) thờ Linh Sơn Thánh Mẫu được hầu hết dân miền Nam sùng bái. Kế đó, ở sau núi Ngũ Hỗ (Hà Tiên) cũng có Điện Bà Cửu Thiên ít nổi tiếng nhưng xưa hơn Điện Bà Tây Ninh. Riêng đền thờ Đức Trần Hưng Đạo (ở đường Hiền Vương—tên mới Võ Thị Sáu—Đa Kao, Sài Gòn cũ) được lập trước 1954 nhưng hầu như là nơi chiêm ngưỡng của đồng bào gốc miền Bắc hơn là dân miền Nam. Sau 1954, dân di cư miền Bắc vào Nam cũng có lập thêm một ít đền thờ như: Đền Hai Bà Trưng của Hội Phủ Giầy Tương Tế. Nói chung, so với miền Bắc, đền hay điện miền Nam hiếm hoi. Vương Đằng - 74 - 9. Thánh đường: tiếng bình dân gọi là nhà thờ. Trước 1954, làng miền Nam hầu như vắng bóng nhà thờ; nếu có chăng là làng ở ngay tỉnh/quận lỵ. Đi năm mười làng mới may ra gặp một nhà thờ nhỏ; nếu có thì các con chiên cất nhà cửa xúm quanh và tên nhà thờ được lấy cùng tên địa phương cho dễ nhớ vì một địa phương giỏi lắm có một nhà thờ mà thôi. Chúng ta có thể kể vài địa phương ở miền Nam đã có nhà thờ và họ đạo từ thế kỷ XIX như: Long Điền (tỉnh Phước Tuy cũ), Tân Triều và Mỹ Hội (tỉnh Biên Hòa cũ), Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương cũ), Chợ Quán (Sài Gòn cũ), Ba Giông và Xoài Nút (tỉnh Định Tường cũ), Cái Môn (tỉnh Kiến Hòa cũ), Cái Nhum (tỉnh Vĩnh Long), Dầu Nước (tỉnh An Giang), Bảy Xan và Mặc Bắc (tỉnh Trà Vinh). 4 Cách kiến trúc của nhà thờ xưa cũng tương tự như bây giờ chỉ khác ở chỗ xây cất nhỏ nhắn bằng vật liệu nhẹ, rẻ tiền. Xưa cũng như nay, nhà thờ Thiên Chúa giáo có mấy điểm dễ nhận thấy: Thường cất có một tháp nhọn phía mặt tiền (hay dùng làm tháp chuông). Thường quét vôi hay sơn màu trắng hoặc các màu nhạt. Bao giờ cũng có một giá thập tự ngay mặt tiền hay trên chóp tháp. Kể từ 1955, ở miền Đông, người Bắc di cư lập nhiều nhà thờ dọc theo các quốc lộ (1, 20, 22, v.v.) và tỉnh lộ. Thêm nữa, chúng ta không quên sự có mặt của một hai nhà thờ Bà La Môn giáo hay Hồi giáo mà hầu hết tín đồ là người ngoại quốc (Ấn, Tây Hồi, Mã Lai, v.v.) và vài nhà thờ Tin Lành (sau 1954). Tuy nhiên các loại nhà thờ nầy rất hiếm, chỉ có ở thủ đô Sài Gòn cũ hay các thành phố lớn mà thôi. Kết luận, về hình thể, làng miền Nam ở miền Tây nổi ở điểm nằm dọc theo mé kinh rạch sông ngòi; về thiên nhiên, ruộng thường nằm xen kẽ nhà ở và trong làng trồng nhiều cây ăn trái; về kiến trúc công cộng, chúng ta nhận thấy miễu vô số, chùa nhiều trong khi điện đền hiếm hoi, nhà thờ cũng nhỏ ít. Phong Tục Miền Nam - 75 - Tam Bảo Tự (Rạch Giá) Long Đình Bửu Sơn Kỳ Hương (Châu Đốc) Vương Đằng - 76 - Chùa Tịnh Độ (Thới Bình, Cà Mau) Chùa Ông Bổn (Phú Lộc, Sóc Trăng) Phong Tục Miền Nam - 77 - Tòa Thánh Cao Đài Bến Tre Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh Vương Đằng - 78 - Lăng Mộ Mạc Cữu (Hà Tiên) Lăng Ông (Trà Ôn, Phong Dinh cũ) Phong Tục Miền Nam - 79 - CHÚ THÍCH 1. Có lẽ nói trại từ chữ “tuần phiên”, mà cũng có thể là người thường có mặt tại nhà việc lúc ban đêm để lo canh phòng. 2. Trong năm 1971 chợ quận Thới Bình (tỉnh An Xuyên cũ) cũng còn trong tình trạng nầy. 3. Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt Nam, Nam Chi tùng thư, Saigon, 1967, quyển Thượng, tt 421-422. 4. Theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, quyển 1 Cứu Thế tùng thư, Saigon, 1965. Vương Đằng - 80 - CHƯƠNG III LỆ LÀNG Khi đặt tới vấn đề thôn xã, người Việt thường nhớ hai câu: • Phép vua thua lệ làng • Hương đảng, tiểu triều đình nói lên tính cách tự trị của xã thôn Việt Nam. Mỗi làng có một quy chế riêng gọi nôm na là lệ làng. Ở miền Trung, nhất là miền Bắc lệ làng thường được ghi chếp gọi là hương ước hay khoán ước. Nhưng ở miền Nam, với bản tính không thích văn tự, lệ làng không được ghi chép rành mạch (nếu có chỉ là hãn hữu!) và hầu hết lệ làng chỉ được truyền miệng. Lệ làng hay hương ước truyền khẩu của miền Nam có thể thay đổi nội dung tùy theo địa phương, nhưng đại loại mỗi hương ước đều đề cập đến những vấn đề: hương ước và thể thức bầu cử, khoán ước, kiện tụng, tài chánh, tạp lệ. Trước khi đi vào các đề mục của hương ước miền Nam, chúng tôi xin sao y đạo dụ của vua Lê Thánh Tôn (1460-1497), chỉ dụ của vua Lê Huyền Tôn (1663-1671) và mười điều huấn dụ của vua Minh Mạng (1820-1840) vì các đạo dụ, chỉ dụ, huấn du nầy đã ảnh hưởng sâu xa tới mọi lệ làng: Đạo dụ Lê Thánh Tôn: “1. Cha mẹ dạy con phải có phép-tắc, trai gái đều có nghề-nghiệp, không được rượu-chè cờ-bạc, tập nghề hát-xướng để hại phong-tục. 2. Người gia-trưởng tự mình phải giữ lễ-phép để cho cả nhà bắt chước; nếu con em làm càn, thì bắt tội người gia-trưởng. 3. Vợ chồng cần-kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn-vẹn, duy chỉ có khi nào người vợ phạm tội thất xuất (...) thì mới được bỏ chứ không được khiên ái (...) câu dung (...) làm hại đến phong-hóa. 4. Làm kẻ tử-đệ nên yêu-mến anh em, hòa-thuận với hương-đảng, Phong Tục Miền Nam """