"Phép Tắc Người Con - Tiên sinh Lý Dục Tú full prc pdf epub azw3 [Dạy Trẻ] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phép Tắc Người Con - Tiên sinh Lý Dục Tú full prc pdf epub azw3 [Dạy Trẻ] Ebooks Nhóm Zalo Cuốn sách dạy con được yêu chuộng nhất trong lịch sử Á Đông Cuốn sách dạy con được yêu chuộng nhất trong lịch sử Á Đông GIỚI THIỆU Hiện nay, hầu hết các trường học ở Việt Nam đều đặt rất trang trọng dòng chữ: “Tiên học lễ, hậu học văn". Câu này thực ra có nguồn gốc từ lời giáo huấn của đức Khổng Tử trong “Luận ngữ - Học nhi”: “Con em ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà giữ chữ Tín, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được đến vậy rồi mà còn dư sức thì hãy học văn”. Bám sát lời dạy ấy mà tiên sinh Lý Dục Tú vào những năm Khang Hy triều Thanh đã biên soạn nên tác phẩm “Đệ tử quy” (Phép tắc người con), được mệnh danh là một trong ba kinh điển giáo dục con em tốt nhất trong lịch sử Á Đông (cùng với “Tam tự kinh” và “Thiên tự văn"). Tiên sinh Lý Dục Tú vì đã viết “Đệ tử quy” mà sau khi mất được thờ ở Đền Tiên Hiền ở Giáng Châu Tây Sơn. Tên sách “Đệ tử quy” là do Giả Tồn Nhân triều Thanh đặt, khi ông hiệu đính “Huấn mông văn" của Lý Dục Tú. Mà “Huấn mông văn" lại là do Lý Dục Tú cải biên từ sách “Đồng mông tu tri" của Chu Hy đời Tống mà ra. Chu Hy thấy trường học khi đó “Giáo dục không có phương pháp, thầy trò nhìn nhau, lạnh nhạt như người qua đường”, đạo đức bại hoại, trọng lợi quên nghĩa, giáo dục chỉ để học sinh ứng phó với thi cử. Chu Hy cho rằng đây là bỏ gốc lấy ngọn, ông chủ trương dạy ngữ văn nên “lấy việc làm sáng tỏ nhân luân làm gốc”, do đó đã biên soạn một loạt giáo trình ngữ văn, trong đó để dạy trẻ em ông đã viết “Đồng mông tu tri”, dạy bảo hướng dẫn trẻ em chi tiết trong đời sống thường ngày. Kế tục nội hàm của “Đồng mông tu tri”, cốt lõi của “Đệ tử quy” cũng là dạy bảo hướng dẫn trẻ em đạo đức luân lý và lễ tiết cơ bản, quy phạm hành vi chính xác của trẻ em. Căn cứ vào lời dạy của Khổng Tử, “Đệ tử quy” chia làm 7 đoạn lớn là: “Ở nhà phải hiếu”, “Ra ngoài phải đễ”, “Cẩn thận”, “Thủ tín”, “Yêu thương rộng khắp”, “Gần người nhân”, “Có dư sức thì học văn”. Vỏn vẹn trong 1.080 chữ, nội dung dễ hiểu, vần điệu lưu loát, dễ thuộc, “Đệ tử quy” giúp các em hình thành nhân cách trong sáng, thiện lương, vun trồng đức hạnh, có thể giữ phẩm giá trong thời buổi đạo đức suy thoái, dưỡng thành gia phong trung hậu, là nền tảng quan trọng giúp các em gây dựng một tương lai thành công, hạnh phúc. Trên hành trình phục hưng văn hoá truyền thống, Đại Kỷ Nguyên xin được kính cẩn giới thiệu trọn bộ giáo trình “Đệ tử quy" gồm 32 bài được biên soạn từ tài liệu giáo khoa văn hoá của mạng Chánh Kiến (www.zhengjian.org), mỗi bài đều có bản dịch, diễn giải, câu chuyện tham khảo và phần phụ chú, giúp các em và cha mẹ, thầy cô tham khảo để hiểu hàm nghĩa sâu sắc nội dung của kinh điển. Chúng tôi thành tâm hy vọng rằng, cuốn sách quý này sẽ đồng hành cùng mỗi gia đình trên con đường tìm về những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đạt tới nhân sinh hạnh phúc mỹ mãn. BBT ĐẠI KỶ NGUYÊN 5. 11. 12. MỤC LỤC GIỚI THIỆU KINH VĂN 54. GIẢNG GIẢI RA NGOÀI PHẢI ĐỄ (Xuất tắc đễ) Phép tắc người con - Bài 8: Anh thương em 30. 36. 39. 42. 44. 47. 50. TỔNG QUAN (Tổng tự) Phép tắc người con - Bài 1: Phép người con Ở NHÀ PHẢI HIẾU (Nhập tắc hiếu) Phép tắc người con - Bài 2: Cha mẹ gọi Phép tắc người con - Bài 3: Đông ấm, hạ mát Phép tắc người con - Bài 4: Việc nhỏ Phép tắc người con - Bài 5: Cha mẹ ghét Phép tắc người con - Bài 6: Cha mẹ lỗi Phép tắc người con - Bài 7: Cha mẹ bệnh 57. 60. 63. 68. 71. 73. 76. 79. Phép tắc người con - Bài 9: Ăn uống, đi đứng Phép tắc người con - Bài 10: Gặp trên đường Phép tắc người con - Bài 11: Trước người lớn CẨN THẬN (Cẩn) Phép tắc người con - Bài 12: Sáng dậy sớm Phép tắc người con - Bài 13: Mũ phải ngay Phép tắc người con - Bài 14: Áo quý sạch Phép tắc người con - Bài 15: Đi thong thả Phép tắc người con - Bài 16: Vén rèm cửa MỤC LỤC 83. 88. 91. 94. 99. 102. 105. 110. 113. Phép tắc người con - Bài 17: Sắp vào cửa THỦ TÍN (Tín) Phép tắc người con - Bài 18: Lời đã nói Phép tắc người con - Bài 19: Chưa thật chớ nói Phép tắc người con - Bài 20: Thấy người tốt Phép tắc người con - Bài 21: Đức học tài nghệ Phép tắc người con - Bài 22: Nghe lỗi giận Phép tắc người con - Bài 23: Lỗi vô ý YÊU RỘNG KHẮP (Phiếm ái chúng) Phép tắc người con - Bài 24: Phàm là người Phép tắc người con - Bài 25: Mình có tài 116. 119. 122. 126. 130. 134. 138. Phép tắc người con - Bài 26: Người có lỗi Phép tắc người con - Bài 27: Nhận cho, phân biệt Phép tắc người con - Bài 28: Với người dưới GẦN NGƯỜI NHÂN (Thân nhân) Phép tắc người con - Bài 29: Cùng là người CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN (Dư lực học văn) Phép tắc người con - Bài 30: Không thực hành Phép tắc người con - Bài 31: Cách đọc sách Phép tắc người con - Bài 32: Gian phòng sạch 11 ĐẠI KỶ NGUYÊN 12 Bản dịch tiếng Việt PHÉP TẮC NGƯỜI CON (弟子規 ĐỆ TỬ QUY) - Lý Dục Tú - TỔNG QUAN (總敘 TỔNG TỰ) (1) Phép người con, Thánh nhân dạy Hiếu đễ trước, rồi cẩn tín Yêu rộng khắp, gần người nhân Có dư sức, thì học văn. Ở NHÀ PHẢI HIẾU (入則孝 NHẬP TẮC HIẾU) (2) Cha mẹ gọi, trả lời ngay Cha mẹ bảo, làm lập tức Cha mẹ dạy, phải kính nghe Cha mẹ trách, phải tiếp nhận. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 13 (3) Đông phải ấm, hạ phải mát Sáng phải thăm, tối phải viếng Đi phải thưa, về phải trình Sống quy củ, không thay đổi. (4) Việc tuy nhỏ, chớ tự làm Nếu tự làm, thiếu đạo con Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng Nếu cất riêng, cha mẹ buồn. (5) Cha mẹ thích, dốc lòng làm Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ Thân tổn thương, cha mẹ lo Đức tổn thương, cha mẹ tủi Cha mẹ thương, hiếu đâu khó Cha mẹ ghét, hiếu mới hay. ĐẠI KỶ NGUYÊN 14 (6) Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi Mặt ta vui, lời ta dịu Khuyên không nghe, vui can tiếp Dùng khóc khuyên, đánh không giận. (7) Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước Ngày đêm hầu, không rời giường Tang ba năm, thường thương nhớ Cư xử đổi, không rượu thịt Tang đủ lễ, cúng hết lòng Thờ người chết, như còn sống. RA NGOÀI PHẢI ĐỄ (出則弟 XUẤT TẮC ĐỄ) (8) Anh thương em, em kính anh Anh em thuận, hiếu trong đó Nhẹ tiền bạc, oán nào sinh Lời nhường nhịn, giận tự hết. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 15 (9) Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng Người lớn trước, người nhỏ sau Lớn gọi người, liền gọi thay Người không có, mình làm thay Gọi người lớn, chớ gọi tên Với người lớn, chớ khoe tài. (10) Gặp trên đường, nhanh đến chào Người không nói, lùi cung kính Phải xuống ngựa, phải xuống xe Đợi người đi, hơn trăm bước Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi Người lớn ngồi, cho phép ngồi. (11) Trước người lớn, phải nói nhỏ Nhỏ khó nghe, không đúng phép Đến phải nhanh, lui phải chậm Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng Kính chú bác, như kính cha Kính đàn anh, như anh ruột. ĐẠI KỶ NGUYÊN 16 CẨN THẬN (謹 CẨN) (12) Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ Lúc chưa già, quý thời gian Sáng rửa mặt, và đánh răng Tiểu tiện xong, rửa tay sạch. (13) Mũ phải ngay, nút phải gài Tất và giày, mang chỉnh tề Mũ quần áo, để cố định Chớ để bừa, tránh dơ bẩn. (14) Áo quý sạch, không quý đắt Hợp thân phận, hợp gia đình Với ăn uống, chớ kén chọn Ăn vừa đủ, chớ quá no Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu Uống say rồi, rất là xấu. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 17 (15) Đi thong thả, đứng ngay thẳng Chào cúi sâu, lạy cung kính Chớ đạp thềm, không nghiêng dựa Chớ ngồi dang, không rung đùi. (16) Vén rèm cửa, chớ ra tiếng Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc Cầm vật rỗng, như vật đầy Vào phòng trống, như có người Chớ làm vội, vội sai nhiều Không sợ khó, chớ qua loa Nơi ồn náo, không đến gần Việc tà tịch, quyết chớ hỏi. (17) Sắp vào cửa, hỏi có ai Sắp vào nhà, cất tiếng lớn Người hỏi ai, nên nói tên Nói ta – tôi, không rõ ràng Dùng đồ người, cần mượn rõ Nếu không hỏi, tức là trộm Mượn đồ người, trả đúng hẹn Người hỏi mượn, chớ keo kiệt. ĐẠI KỶ NGUYÊN 18 THỦ TÍN (信 TÍN ) (18) Lời đã nói, tín làm đầu Lời dối trá, sao nói được Nói nhiều lời, không bằng ít Phải nói thật, chớ xảo nịnh Lời khắc bạc, từ bẩn dơ Thói chợ búa, phải loại trừ. (19) Thấy chưa thật, chớ nói bừa Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền Việc không tốt, chớ nhận bừa Nếu nhận bừa, tiến lui sai Phàm nói chuyện, nói từ tốn Chớ nói nhanh, chớ mơ hồ Kia nói phải, đây nói trái Không liên quan, chớ quản chuyện. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 19 (20) Thấy người tốt, nên sửa mình Dù còn xa, cũng dần kịp Thấy người xấu, tự kiểm điểm Có thì sửa, không cảnh giác. (21) Chỉ đức học, chỉ tài nghệ Không bằng người, phải tự gắng Nếu quần áo, hoặc ăn uống Không bằng người, không nên buồn. (22) Nghe lỗi giận, nghe khen vui Bạn xấu đến, bạn hiền đi Nghe khen sợ, nghe lỗi vui Người hiền lương, dần gần gũi. (23) Lỗi vô ý, gọi là sai Lỗi cố ý, gọi là tội Biết sửa lỗi, không còn lỗi Nếu che giấu, lỗi chồng thêm. ĐẠI KỶ NGUYÊN 20 YÊU RỘNG KHẮP (汎愛眾 PHIẾM ÁI CHÚNG) (24) Phàm là người, đều yêu thương Che cùng trời, ở cùng đất Đức hạnh cao, danh tự cao Mọi người trọng, không bề ngoài Người tài lớn, danh tự lớn Được người phục, chẳng do khoe. (25) Mình có tài, chớ dùng riêng Người có tài, chớ nói xấu Chớ nịnh giàu, chớ khinh nghèo Chớ ghét cũ, chớ thích mới Người không rảnh, chớ làm phiền Người bất an, chớ quấy nhiễu. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 21 (26) Người có lỗi, chớ vạch trần Việc riêng người, chớ nói truyền Khen người thiện, tức là thiện Người biết được, càng gắng sức Nói người xấu, chính là ác Ác cùng cực, tai họa đến Cùng khuyến thiện, cùng lập đức Lỗi không khuyên, thiệt cả hai. (27) Hễ nhận cho, phân biệt rõ Cho nên nhiều, nhận nên ít Làm cho người, hỏi mình trước Mình không thích, phải mau ngưng Ân phải báo, oán phải quên Báo oán ngắn, báo ân dài. ĐẠI KỶ NGUYÊN 22 (28) Với người dưới, thân đoan chính Tuy đoan chính, lòng độ lượng Thế phục người, tâm không phục Lý phục người, tâm mới phục. GẦN NGƯỜI NHÂN (親仁 THÂN NHÂN) (29) Cùng là người, tính tình khác Thô tục nhiều, nhân từ ít. Đúng người nhân, người kính sợ Nói thẳng lời, không xu nịnh Gần người nhân, tốt vô hạn Đức ngày tăng, lỗi ngày giảm Không gần nhân, hại vô cùng Tiểu nhân đến, trăm việc hỏng. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 23 CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN (餘力學文 DƯ LỰC HỌC VĂN) (30) Không thực hành, chỉ học văn Chỉ phù hoa, chẳng nên người Chỉ thực hành, không học văn Theo ý mình, mù lẽ phải. (31) Cách đọc sách, có ba điểm Tâm mắt miệng, đều chú trọng Đang đọc đây, chớ thích kia Đây chưa xong, kia chớ đọc Thời gian ít, cần chăm chỉ Công phu đủ, đọc liền thông Tâm có nghi, thì chép lại Tìm người hỏi, cầu nghĩa đúng. ĐẠI KỶ NGUYÊN 24 (32) Gian phòng sạch, vách tường sạch Bàn học sạch, bút nghiên ngay Mực mài nghiêng, tâm bất chính Chữ không kính, tâm sinh bệnh Xếp sách vở, chỗ cố định Đọc xem xong, trả chỗ cũ Tuy có gấp, xếp ngay ngắn Có sai hư, liền tu bổ Không sách Thánh, bỏ không xem Che thông minh, hư tâm chí Chớ tự chê, đừng tự bỏ Thánh và Hiền, dần làm được. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) (Minh hoạ: Đại Kỷ Nguyên) 27 ĐẠI KỶ NGUYÊN 29 TỔNG QUAN 總敘 TỔNG TỰ 30 Phép tắc người con - Bài 1 Phép người con (1) Phép người con, Thánh nhân dạy Hiếu đễ trước, rồi cẩn tín Yêu rộng khắp, gần người nhân Có dư sức, thì học văn. Diễn giải: “Phép tắc người con” (Đệ tử quy) là quy phạm đạo đức của cổ Thánh tiên hiền dạy bảo hướng dẫn mọi người. Trong đó, điều then chốt nhất là hiếu thuận với cha mẹ, kính nhường anh chị bạn bè, tiếp đến là làm người, hành xử phải cẩn thận và thành tín. Cần phải yêu thương tất cả mọi người trong thiên hạ, đồng thời nên thường xuyên gần gũi với những người nhân đức để học tập họ. Khi thực hiện những điều trên rồi mà vẫn còn dư thời gian, tinh thần và sức lực thì mới có thể học các loại học vấn, văn hóa. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 31 Câu chuyện tham khảo: Vua Thuấn - Ông tổ của đạo đức Vua Thuấn là một trong Ngũ Đế thời thượng cổ, ông họ Diêu, tên là Trọng Hoa, hiệu là Ngu Thị, sử sách gọi ông là Ngu Thuấn. Vua Thuấn. (Ảnh: wikimedia) Khi Thuấn còn rất nhỏ thì mẹ qua đời, người cha là Cổ Tẩu (nghĩa là Ông Mù) bị mù hai mắt lấy vợ kế, sinh được người em tên là Tượng. Cha của Thuấn là người ngoan cố không đếm xỉa gì đến nghĩa lý, cộng thêm mẹ kế tính tình hung dữ thô bạo, em trai ngang ngược. Mẹ kế và Tượng được Cổ Tẩu sủng ái, 3 người đều ghét Thuấn, thường xuyên nghĩ cách hạ sát ông. Một lần, Cổ Tẩu gọi Thuấn sửa kho thóc, đợi đến khi Thuấn leo lên đỉnh kho, Cổ Tẩu liền châm lửa đốt kho thóc. Thuấn cầm hai cái nón lá như con chim nhỏ hạ xuống, Cổ Tẩu không thể hại chết được ông. Sau này, Cổ Tẩu lại bảo Thuấn đi đào giếng. Khi Thuấn ở sâu trong giếng, Cổ Tẩu và Tượng hợp sức lấp đất vào giếng. Tượng vốn cho rằng lần này không thể có sơ suất, sẽ độc chiếm gia sản của Thuấn. Không ngờ Thuấn rất thông minh, khi đào giếng đã đào trước một đường thông ở bên nên đã thoát được ra ngoài. Khi thấy Thuấn trở về nhà, mọi người sợ hãi lắm. Nhưng Thuấn khoan hồng độ lượng vẫn dùng đức báo oán, vẫn hiếu kính cha mẹ, yêu thương em trai như cũ. Người xưa nói: “Trăm nết hiếu đứng đầu” (nguyên văn: Bách thiện hiếu vi tiên). Năm 20 tuổi, Thuấn nổi tiếng khắp thiên hạ bởi hiếu hạnh. Năm Thuấn 30 tuổi, vua Nghiêu tìm người hiền tài, quần thần khắp nơi đều tiến cử Thuấn. Vua Nghiêu đã gả con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn, đồng thời cho 9 người con trai sống cùng với Thuấn để quan sát phẩm đức của Thuấn. Nga Hoàng, Nữ Anh đều được đức hạnh của Thuấn cảm hoá, không dám vì thân phận tôn quý mà có thái độ kiêu căng ngạo mạn, đối xử với ĐẠI KỶ NGUYÊN 32 Đức hiếu thuận của Thuấn làm cảm động cả trời cao. (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) mọi người đều vô cùng khiêm tốn cung kính. 9 người con trai của vua Nghiêu được Thuấn cảm hóa thấm nhuần một cách vô tri vô giác, cũng đã trở thành những người nhân hậu cẩn thận. Thuấn đến núi Lịch Sơn cày ruộng, người vùng đó chịu ảnh hưởng của Thuấn cũng trở nên tấm lòng rộng mở, nhường đất làm địa giới ruộng. Thuấn đến đầm Lôi Trạch bắt cá, người Lôi Trạch tranh nhau nhường nơi ở. Thuấn đến bên sông Hoàng Hà làm gốm, đồ gốm ở đó làm ra đều trở nên vô cùng tinh tế. Mọi người đều thích sống cùng với Thuấn. Do đó, những nơi mà ông ở thì chỉ một năm trở thành thôn làng, 2 năm thành thị trấn, 3 năm thành đô thị lớn. Trải qua khảo sát, vua Nghiêu vô cùng hài lòng, đã truyền ngôi vua cho Thuấn. Vua Thuấn đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, ông tuyên dương giáo dục ngũ thường: cha nhân nghĩa, mẹ nhân từ, anh hiền từ, em cung kính, con hiếu thuận (nguyên văn: phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu). Ông thúc đẩy đạo đức nhân luân, khai sáng nền đạo đức truyền thống các dân tộc Á Đông, trở thành mẫu mực cho muôn đời sau. Phụ chú - Tam Hoàng Ngũ Đế: Thời viễn cổ, vua Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế gọi là Tam Hoàng. Các vua Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn gọi là Ngũ Đế. Các văn hiến cổ ghi chép, Hoàng Đế là một trong Tam Hoàng, cũng đứng đầu Ngũ Đế. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 33 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 弟 子 規 聖 人 訓  首 孝 弟 次 謹 信 汎 愛 眾 而 親 仁  有 餘 力 則 學 文 2. Âm Hán Việt: Đệ tử quy, Thánh nhân huấn Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín Phiếm ái chúng, nhi thân nhân Hữu dư lực, tắc học văn. 3. Pinyin Hán ngữ: Dì zǐ guī, Shèng rén xùn Shǒu xiào tì, cì jǐn xìn Fàn ài zhòng, ér qīn rén Yǒu yú lì, zé xué wén. 4. Chú giải: • Đệ tử: người con, người em, con em • Quy: quy phạm, phép tắc • Thánh nhân: Bậc cổ Thánh tiên hiền có phẩm đức cao siêu, nhân cách hoàn mỹ. • Huấn: Dạy bảo hướng dẫn • Thủ: đầu, quan trọng hàng đầu • Hiếu đễ: Hiếu thuận cha mẹ, tôn kính anh chị. Chữ đễ 弟 còn viết là 悌, nghĩa là kính trọng thuận theo anh chị. • Thứ: quan trọng thứ nhì • Cẩn tín: cẩn thận thận trọng, thành thật giữ chữ tín. • Phiếm ái chúng: Yêu thương tất cả mọi người. Phiếm nghĩa là rộng rãi. • Nhi: mà lại, hơn nữa • Thân nhân: thân cận gần gũi người có lòng nhân ái. Nhân nghĩa là lòng nhân từ khoan hậu, là đạo đức cơ bản yêu người, yêu vật. • Dư lực: tâm sức dư thừa. • Tắc: thì, thì mới • Học văn: nghiên cứu học vấn. Khổng Tử nói “Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”, nghĩa là thực hành các việc trên mà còn dư tâm sức thì mới nghiên cứu học vấn. Ông chủ trương đức dục quan trọng hơn trí dục, phải trước tiên gây dựng nên phẩm đức tốt đẹp, vẫn còn thời gian thì mới học tập các học vấn khác. ĐẠI KỶ NGUYÊN 35 Ở NHÀ PHẢI HIẾU 入則孝 NHẬP TẮC HIẾU 36 Phép tắc người con - Bài 2 Cha mẹ gọi (2) Cha mẹ gọi, trả lời ngay Cha mẹ bảo, làm lập tức Cha mẹ dạy, phải kính nghe Cha mẹ trách, phải tiếp nhận. Diễn giải: Khi cha mẹ có việc gọi thì chúng ta phải trả lời ngay, không được trì hoãn. Khi cha mẹ sai bảo làm việc thì chúng ta lập tức hành động, không được lười nhác. Những đạo lý cha mẹ dạy bảo hướng dẫn thì chúng ta phải cung kính lắng nghe, ghi nhớ trong tâm. Những lỗi lầm mà cha mẹ trách mắng, uốn nắn thì chúng ta phải nghe theo, tiếp nhận, thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không được cãi lại, tranh cãi, không được che giấu lỗi lầm. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 37 Câu chuyện tham khảo: Chu Bạt ngỗ nghịch với cha mẹ bị đọa thành lừa Chu Bạt là người huyện Bình Dương, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từ nhỏ đã là một tiểu Thần đồng, sách đã xem qua là ghi nhớ, 7 tuổi đã biết ngâm thơ làm văn. Năm 16 tuổi thơ văn Chu Bạt đã nổi tiếng, được ca ngợi là ‘tài tử Bình Dương’. Bởi vì được mọi người ca ngợi, được cha mẹ sủng ái, Chu Bạt càng ngày càng cuồng vọng tự cao tự đại, không coi ai ra gì. Cha mẹ, anh em và hàng xóm của Chu Bạt thường xuyên phải nhẫn chịu những cơn nóng nảy tức giận của anh. Một năm, Chu Bạt phải lên kinh dự thi. Để lo lộ phí cho Chu Bạt, cha mẹ anh đã phải đôn đáo ngược xuôi vay mượn, còn mời thợ may may cho anh bộ y phục mới. Nhưng Chu Bạt không biết đủ, chê lộ phí quá ít, chê y phục quá rộng, chê quần quá dài, che mũ kiểu dáng cũ kỹ, chê giày màu sắc quá đậm. Bao vất vả khổ tâm của cha mẹ lại được báo đáp bằng nỗi oán hận của Chu Bạt. Cha mẹ không nhẫn nhịn nổi đã dạy bảo anh rằng: “Con à, con không được chê cái này chê cái kia, con phải biết vì con đi thi lần này, giúp con lo lộ phí, may quần áo mới, cha mẹ đã vắt óc suy nghĩ, khiến đầu đã bạc hết cả rồi, mà con vẫn chưa biết hài lòng như thế này, cha mẹ cũng đã hết cách rồi”. Những lời nói này của cha mẹ cũng chẳng khiến Chu Bạt động lòng, trái lại Chu Bạt gầm thét lớn rằng: “Tôi là Văn Xương tinh ở trên Trời hạ xuống phàm trần, là một đại quý tử. Các người là ông bà già quê mùa như bao cỏ kia, có tư cách làm cha mẹ của tôi không?”. Cha Chu Bạt bị làm cho tức giận đến nỗi ngất ngay tại chỗ. Đêm hôm đó, Chu Bạt bị bắt đến Âm phủ. Diêm Vương nói với anh rằng: “Ngươi thường ngày ngỗ nghịch với cha mẹ, tuy có cái vỏ thân xác con người nhưng lại là lòng dạ của súc sinh, hạt giống súc sinh trong tâm địa đã kết quả rồi, ngươi sẽ phải mất đi cái thân người mà đọa thành súc sinh”. Chu Bạt biện giải: “Con đối với cha mẹ chỉ là đúng lý mà nói trực ngôn, sao lại tính là ngỗ nghịch bất hiếu được? Hơn nữa con là một tài tử thông minh tuyệt đỉnh, sao có thể ĐẠI KỶ NGUYÊN 38 biến thành súc sinh ngu ngốc được? Lời nói của Ngài không khiến con tín phục”. Diêm Vương hiền từ giải thích: “Ngươi đời này thông minh là do đời trước có thiện hạnh. Nhưng đời này những ác hạnh của ngươi như bừa bãi cuồng vọng, ngạo mạn vô lễ, nóng nảy, ngỗ nghịch… đã nuôi dưỡng hạt giống súc sinh; hạt giống thiện lương đời trước đã bị hủy hoại hết rồi. Ngươi cuồng vọng đến mức không coi ai ra gì, báo ứng của ngươi sẽ là đọa xuống thành lừa, bị mọi người bịt mắt kéo cối xay, chịu roi vọt”. Chu Bạt nghe xong cảm thấy rất có đạo lý, tự biết mình sẽ bị ác báo khó mà thoát được, kinh hoàng tỉnh dậy. Hôm đó liền mắc bệnh hiểm nghèo, mở miệng ra rất khó khăn, hai hàm răng ngậm chặt lại, cổ họng phát ra tiếng lừa kêu. Các danh y đều không thể nào chẩn đoán ra bệnh gì, không đến 2 ngày, Chu Bạt chết trong lúc kêu thét như lừa. (Nguồn: “Án thất đăng” đời Thanh) Phụ chú - Lừa kéo cối xay: Khi lừa kéo cối xay, nếu nhìn thấy thức ăn trên cối xay sẽ khiến nó muốn ăn mà dừng lại, không chịu kéo cối xay nữa, do đó phải bịt hai mắt nó lại. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 父 母 呼 應 勿 緩  父 母 命 行 勿 懶 父 母 教 須 敬 聽  父 母 責 須 順 承 2. Âm Hán Việt: Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn Phụ mẫu mệnh, hành vật lãn Phụ mẫu giáo, tu kính thính Phụ mẫu trách, tu thuận thừa. 3. Pinyin Hán ngữ: Fù mǔ hū,yìng wù huǎn Fù mǔ mìng,xíng wù lǎn Fù mǔ jiào,xū jìng tīng Fù mǔ zé,xū shùn chéng. 4. Chú giải: • Hô: gọi • Ứng: trả lời, đáp lời • Vật: không được, chớ, đừng • Hoãn: chậm rãi, chậm chạp • Mệnh: mệnh lệnh, sai bảo • Hành: hành động, làm, thực hiện • Lãn: lười nhác, không nỗ lực • Giáo: dạy bảo hướng dẫn, răn dạy • Tu: phải • Kính thính: cung kính lắng nghe • Trách: Trách mắng, đòi hỏi • Thuận thừa: tiếp thu, nghe theo. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 39 Phép tắc người con - Bài 3 Đông ấm, hạ mát (3) Đông phải ấm, hạ phải mát Sáng phải thăm, tối phải viếng Đi phải thưa, về phải trình Sống quy củ, không thay đổi. Diễn giải: Mùa đông cần ủ ấm chăn chiếu cho cha mẹ, mùa hè cần quạt mát giường chiếu cho cha mẹ. Buổi sáng dậy phải hỏi thăm, vấn an cha mẹ, buổi tối phải sửa soạn chăn màn giường chiếu cho cha mẹ. Đi ra ngoài cần bẩm báo với cha mẹ, về nhà phải trình báo với cha mẹ. Sinh hoạt ăn ở ngủ nghỉ phải có quy luật, trật tự thường nhật không được tùy ý sửa đổi. ĐẠI KỶ NGUYÊN 40 Câu chuyện tham khảo: Hiếu hạnh với cha mẹ được biểu dương lên Hoàng đế Hoàng Hương là người Giang Hạ thời Đông Hán. Khi Hoàng Hương 9 tuổi thì mẹ cậu qua đời, cậu vô cùng nhớ thương mẹ, người làng đều nói cậu là một người con hiếu thảo. Hoàng Hương làm việc rất chăm chỉ cần cù chịu khó, không sợ khổ, một lòng một dạ hiếu kính với cha, nghĩ mọi cách để cha được nghỉ ngơi, được thoải mái dễ chịu. Mùa hè nóng nực, muỗi nhiều, Hoàng Hương biết cha sợ nóng, thường không ngủ được, lại bị muỗi đốt. Do đó, mỗi buổi tối trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương đều dùng quạt quạt mát giường chiếu, xua đuổi muỗi đi rồi mới mời cha đi ngủ. Đến mùa Hoàng Hương quạt mát giường chiều rồi mới mời cha đi nghỉ. đông, trời lạnh giá, Hoàng Hương sợ cha bị giá rét nên đã nằm vào giường trước ủ ấm chăn chiếu, sau đó mới mời cha lên giường đi nghỉ. Sau đó, hiếu hạnh của Hoàng Hương truyền khắp kinh thành, không ai là không biết. Thái thú Giang Hạ nghe được chuyện này, cảm thấy thật là hiếm có, ông bèn dâng biểu lên Hoàng đế biểu dương nết hiếu hạnh của Hoàng Hương. Hoàng Hương còn nhỏ tuổi đã đọc thuộc các kinh điển, học rộng văn hay, văn chương của cậu nổi tiếng cả kinh thành, mọi người đều khen ngợi là: “Cậu bé Hoàng Hương, thiên hạ vô song”. (Nguồn: “Nhị thập tứ hiếu”) PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 41 Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 冬 則 溫 夏 則 凊  晨 則 省 昏 則 定 出 必 告 反 必 面  居 有 常 業 無 變 2. Âm Hán Việt: Đông tắc ôn, hạ tắc sảnh Thần tắc tỉnh, hôn tắc định Xuất tất cáo, phản tất diện Cư hữu thường, nghiệp vô biến. 3. Pinyin Hán ngữ: Dōng zé wēn,xià zé qìng Chén zé xǐng,hūn zé dìng Chū bì gào,fǎn bì miàn Jū yǒu cháng,yè wú biàn. 4. Chú giải: • Sảnh: mát. • Tỉnh: thăm viếng, hỏi thăm. • Hôn: hoàng hôn, tối. • Định: an định, ở đây nghĩa là sắp xếp chuẩn bị giường chiếu. • Tất: nhất định, phải. • Phản: quay lại, trở về. • Diện: gặp mặt, gặp, diện kiến. • Cư: cư trú, chỉ lễ tiết sinh hoạt thường nhật. • Thường: cố định không thay đổi. • Nghiệp: thứ tự, trình tự. • Vô: chớ, không được. Cậu bé Hoàng Hương hiếu hạnh với cha mẹ được biểu dương lên Hoàng đế. (Ảnh minh hoạ trong bài từ NTD.com) ĐẠI KỶ NGUYÊN 42 Phép tắc người con - Bài 4 Việc nhỏ (4) Việc tuy nhỏ, chớ tự làm Nếu tự làm, thiếu đạo con Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng Nếu cất riêng, cha mẹ buồn. Diễn giải: Sự việc tuy nhỏ mọn cũng không thể chưa bẩm báo rõ với cha mẹ mà đã tự tiện quyết định làm. Nếu cứ làm tùy theo ý mình là thiếu bổn phận của người làm con. Đồ vật tuy bé nhỏ cũng không được cất giữ riêng. Nếu chiếm làm của riêng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy tủi hổ, đau lòng. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 43 Câu chuyện tham khảo: Mẹ Đào Khản trả vại cá trách mắng con Đào Khản là danh tướng của Đông Tấn, cha mất sớm, thuở nhỏ gia cảnh nghèo khó. Mẹ Đào Khản là Trạm Thị dệt vải để cho con ăn học, bà rất coi trọng việc tu dưỡng phẩm đức của Đào Khản. Khi còn trẻ, Đào Khản làm huyện lại huyện Tầm Dương tỉnh Giang Tây, giám sát quản lý việc đánh bắt cá. Ông sai người tặng mẹ một vại cá khô muối, mẹ ông để nguyên vại cá trả lại, đồng thời viết thư trách mắng ông: “Con làm quan lại huyện phủ, lấy của công để tặng mẹ, cho rằng mẹ sẽ vui mừng sao? Như thế là làm tăng thêm nỗi lo lắng của mẹ đó”. Từ đó, những nơi mà Đào Khản đến, ông đều được người dân ca ngợi bởi sự liêm khiết, trong sạch và tận tâm làm hết trách nhiệm. Sau này, ông làm Chinh Tây đại tướng quân, được phong làm Quận công Trường Sa. Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 事 雖 小 勿 擅 為  苟 擅 為 子 道 虧 物 雖 小 勿 私 藏  苟 私 藏 親 心 傷 2. Âm Hán Việt: Sự tuy tiểu, vật thiện vi Cẩu thiện vi, tử đạo khuy Vật tuy tiểu, vật tư tàng Cẩu tư tàng, thân tâm thương. 3. Pinyin Hán ngữ: Shì suī xiǎo,wù shàn wéi Gǒu shàn wéi,zǐ dào kuī Wù suī xiǎo,wù sī cáng Gǒu sī cáng,qīn xīn shāng. 4. Chú giải: • Thiện: tự ý chủ trương, làm tùy tiện theo ý mình. • Cẩu: nếu, nếu như. • Tử đạo: đạo làm con. Đạo ở đây nghĩa là đạo lý, phép tắc. • Khuy: tổn hao, thiếu, khiếm khuyết. • Tư tàng: cất giữ riêng, chiếm làm của riêng. ĐẠI KỶ NGUYÊN 44 Phép tắc người con - Bài 5 Cha mẹ ghét (5) Cha mẹ thích, dốc lòng làm Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ Thân tổn thương, cha mẹ lo Đức tổn thương, cha mẹ tủi Cha mẹ thương, hiếu đâu khó Cha mẹ ghét, hiếu mới hay. Diễn giải: Những sự vật hoặc hành vi mà cha mẹ yêu thích, là người làm con vì cha mẹ thì phải dốc hết sức làm được. Những sự vật hoặc hành vi mà cha mẹ không thích, là người làm con vì cha mẹ thì phải cẩn thận bài trừ, cẩn thận sửa chữa quy chính. Thân thể người con bị thương sẽ làm cho cha mẹ buồn rầu lo lắng. Phẩm đức người con bị tổn hao sẽ khiến cha mẹ tủi nhục. Cha mẹ yêu thương mình, mình hiếu thuận với cha mẹ thì có gì là khó? Cha mẹ ghét bỏ mình, mình vẫn hiếu thuận với cha mẹ, đó mới là người hiền có phẩm đức cao thượng thực sự. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 45 Câu chuyện tham khảo: Mẫn Tử Khiên mặc áo hoa lau hiếu thuận với mẹ Mẫn Tổn tên tự là Tử Khiên, người nước Lỗ thời Xuân Thu (triều nhà Chu), là đệ tử của Khổng Tử. Đức hạnh Tử Khiên nổi tiếng sánh vai với Nhan Uyên, ông cũng là một trong 24 tấm gương hiếu hạnh. Mẫn Tử Khiên kéo xe giúp cha. (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) Khi còn nhỏ, Mẫn Tử Khiên đã mồ côi mẹ, cha tái hôn, mẹ kế sinh được hai em trai. Tử Khiên vô cùng hiếu thuận với cha mẹ, nhưng mẹ kế lại rất ghét cậu. Bà dùng bông làm áo rét cho hai con đẻ, và dùng hoa lau làm áo rét cho Tử Khiên. Mùa đông giá rét, cha Tử Khiên bảo cậu giúp ông đánh xe, Tử Khiên bị rét cứng tay chân, cầm không nổi dây cương, mấy lần đánh rơi dây cương. Bị cha trách mắng, cậu vẫn không biện hộ giải thích. Sau đó, cha cậu thấy cậu bị lạnh đến mức mặt xanh xám tái nhợt. Ông sờ lên áo rét của cậu mới phát hiện ra áo rất mỏng. Ông xé áo ra xem mới biết không phải là áo bông, mà áo rét của hai người con của mẹ kế lại toàn là bông tinh chất. Cha ông cảm thấy vô cùng đau buồn, quyết định bỏ vợ. Tử Khiên khóc như mưa khuyên cha: “Mẹ còn thì chỉ một người con bị lạnh, mẹ đi thì cả 3 người con côi cút”. Mẹ kế nghe thấy vô cùng cảm động, cuối cùng hối cải, đối đãi với cả 3 người con như một người mẹ hiền từ. Danh tiếng người con hiếu hạnh của Mẫn Tử Khiên cũng từ đó mà lan truyền khắp thiên hạ. Mẫn Tử Khiên khuyên cha bỏ qua cho người mẹ kế. (Ảnh: sohu.com) ĐẠI KỶ NGUYÊN 46 Phụ chú 24 tấm gương hiếu hạnh (Nhị thập tứ hiếu): Quách Cư Kính là một người con hiếu hạnh nổi tiếng triều Nguyên. Ông cảm thán rằng không còn cơ hội để hiếu thuận với cha mẹ đã mất, bèn lựa chọn những câu chuyện của 24 người con hiếu hạnh tiêu biểu nhất được lưu truyền trong các sách cổ, biên soạn thành sách “Nhị thập tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu hạnh), gồm có: Ngu Thuấn, Hán Văn Đế, Tăng Sâm triều Chu, Mẫn Tổn triều Chu, Tử Lộ triều Chu, Đổng Vĩnh triều Hán, Đàm Tử triều Chu, Giang Cách triều Hậu Hán, Lục Tích triều Hậu Hán, Đường Phu Nhân triều Đường, Ngô Mãnh triều Tấn, Vương Tường triều Tấn, Quách Cự triều Hán, Dương Hương triều Tấn, Chu Thọ Xương triều Tống, Canh Kiền Lâu triều Nam Tề, Lão Lai Tử triều Chu, Thái Thuận triều Hán, Hoàng Hương triều Hán, Khương Thi triều Hán, Vương Bầu nước Ngụy thời Tam Quốc, Đinh Lan triều Hán, Mạnh Tông thời Tam Quốc, Hoàng Đình Kiên triều Tống. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 親 所 好 力 為 具  親 所 惡 謹 為 去 身 有 傷 貽 親 憂  德 有 傷 貽 親 羞 親 愛 我 孝 何 難  親 憎 我 孝 方 賢 2. Âm Hán Việt: Thân sở hiếu, lực vị cụ Thân sở ố, cẩn vị khứ Thân hữu thương, di thân ưu Đức hữu thương, di thân tu Thân ái ngã, hiếu hà nan Thân tăng ngã, hiếu phương hiền. 3. Pinyin Hán ngữ: Qīn suǒ hào,lì wèi jù Qīn suǒ wù,jǐn wèi qù Shēn yǒu shāng,yí qīn yōu Dé yǒu shāng,yí qīn xiū Qīn ài wǒ,xiào hé nán Qīn zēng wǒ,xiào fāng xián. 4. Chú giải: • Thân: cha mẹ, phụ thân và mẫu thân • Hiếu: thích • Lực: dốc sức, hết sức • Cụ: đủ, chuẩn bị đủ • Ố: ghét • Cẩn: cẩn thận • Khứ: trừ bỏ • Di: để lại, lưu lại • Ưu: lo lắng ưu sầu • Tu: xấu hổ, hổ thẹn, mất mặt, mất thể diện • Hà nan: có gì khó đâu? Hà có nghĩa là vì sao, sao • Tăng: ghét • Phương: mới, thì mới • Hiền: hiền lương, phẩm đức cao thượng. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 47 Phép tắc người con - Bài 6 Cha mẹ lỗi (6) Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi Mặt ta vui, lời ta dịu Khuyên không nghe, vui can tiếp Dùng khóc khuyên, đánh không giận. Diễn giải: Cha mẹ có lỗi lầm thì phải cố gắng khuyên can để cha mẹ sửa chữa, quy chính, bản thân mình cần phải có vẻ mặt hòa nhã vui vẻ, nói năng dịu dàng. Cha mẹ không nghe lời khuyên can thì phải đợi đến khi cha mẹ vui rồi khuyên can tiếp, nếu vẫn chưa được thì khóc lóc cầu xin, cho dù bị cha mẹ đánh cũng không hề có một lời oán hận. ĐẠI KỶ NGUYÊN 48 (Ảnh minh hoạ: NTD.com) Câu chuyện tham khảo: Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái Vào thời nhà Minh, mẹ của Dương Tú Trinh sinh liền 3 người con gái, không có con trai. Sinh người con thứ 4 cũng vẫn là gái. Bà tức giận lắm, muốn dìm chết đứa trẻ sơ sinh. Khi đó Dương Tú Trinh 13 tuổi, cô vội vàng chạy đến ôm lấy em gái rồi quỳ xuống cầu xin mẹ: “Mẹ à, vì con trai mà sát hại con gái thì càng không thể có được con trai đâu. Nếu mẹ phiền não vì phải lo của hồi môn sau này thì hãy lấy con làm của hồi môn cho em gái này”. Bà nội chửi cô không hiểu sự đời, Tú Trinh quỳ xuống thưa với bà nội rằng: “Bà nội ngày ngày niệm Phật, bây giờ thấy người sắp chết mà không cứu thì niệm Phật để làm gì?”. Bà nội cảm động và đã minh bạch ra, thế là giữ bé gái sơ sinh lại nuôi. Hai năm sau, mẹ Tú Trinh quả nhiên đã sinh được một bé trai. Khi mẹ sinh em trai, cha Tú Trinh mộng thấy ông nội nói với cha rằng: “Nếu đứa con gái thứ 4 mà không giữ lại thì đứa con trai này nhất định PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 49 không thể nào sinh được”. Chính vì những lời Tú Trinh năm xưa quỳ xuống cầu xin khuyên can, lòng chí hiếu đã cảm động đến Thượng Thiên nên nhà họ Dương mới có được người nối dõi. Tranh vẽ Dương Tú Trinh quỳ xuống cầu xin mẹ cứu em gái. (Ảnh minh hoạ: n.sinaimgn.cn) Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 親 有 過 諫 使 更  怡 吾 色 柔 吾 聲 諫 不 入 悅 復 諫  號 泣 隨 撻 無 怨 2. Âm Hán Việt: Thân hữu quá, gián sử canh Di ngô sắc, nhu ngô thanh Gián bất nhập, duyệt phục gián Hào khấp tùy, thát vô oán. 3. Pinyin Hán ngữ: Qīn yǒu guò,jiàn shǐ gēng Yí wú sè,róu wú shēng Jiàn bú rù,yuè fù jiàn Háo qì suí,tà wú yuàn. 4. Chú giải: • Gián: khuyên can, can ngăn • Canh: thay đổi • Di: ôn hòa vui vẻ • Ngô: tôi, ta • Sắc: sắc mặt, vẻ mặt • Nhu: nhu hòa, dịu dàng • Bất nhập: không tiếp thu • Duyệt: vui vẻ • Phục: lại • Hào khấp: khóc lóc. Hào có nghĩa là kêu khóc lớn. Khấp có nghĩa là khóc sụt sịt • Tùy: theo sau, theo cùng • Thát: đánh đòn • Oán: oán trách (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) ĐẠI KỶ NGUYÊN 50 50 Phép tắc người con - Bài 7 Cha mẹ bệnh (7) Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước Ngày đêm hầu, không rời giường Tang ba năm, thường thương nhớ Cư xử đổi, không rượu thịt Tang đủ lễ, cúng hết lòng Thờ người chết, như còn sống. Diễn giải: Cha mẹ mắc bệnh thì người con cần phải nếm thuốc (thuốc bắc) trước xem nóng lạnh có thích hợp không. Ngày đêm phục vụ chăm sóc, không rời xa giường cha mẹ. Khi cha mẹ mất, người con phải thủ tang 3 năm, thường có tâm đau buồn cảm ân cha mẹ. Cuộc sống trở nên đơn giản chất phác hơn, từ bỏ hưởng thụ rượu thịt. Làm tang lễ cho cha mẹ cần phải tuân theo lễ nghi, tế lễ cần phải cung kính thành kính. Thờ cúng cha mẹ đã mất cần giống như thờ phụng cha mẹ khi còn sống. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 51 Câu chuyện tham khảo: Đinh Lan khắc gỗ thờ cha mẹ Đinh Lan điêu khắc tượng cha mẹ để thờ. (Ảnh minh hoạ: qlshuhua.com) Đinh Lan sống vào thời nhà Hán, khi anh còn nhỏ cha mẹ đã qua đời rồi. Tuy không kịp phụng dưỡng cha mẹ nhưng anh thường nhớ đến công ơn sinh thành nuôi dưỡng vất vả của mẹ cha. Đinh Lan dùng gỗ điêu khắc tượng cha mẹ, thờ cha mẹ giống như cha mẹ còn đang sống. Lâu ngày vợ anh không tôn kính tượng nữa, dùng kim châm vào ngón tay tượng để chơi đùa. Không ngờ, ngón tay tượng lại chảy ra máu. Tượng gỗ nhìn Đinh Lan, mắt ngân ngấn nước. Đinh Lan hỏi rõ sự tình, bèn bỏ vợ. (Nguồn: “Nhị thập tứ hiếu”) Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 親 有 疾 藥 先 嘗 晝 夜 侍 不 離 床 喪 三 年 常 悲 咽  居 處 變 酒 肉 絕 喪 盡 禮 祭 盡 誠  事 死 者 如 事 生 2. Âm Hán Việt: Thân hữu tật, dược tiên thường Trú dạ thị, bất ly sàng Tang tam niên, thường bi ế Cư xử biến, tửu nhục tuyệt Tang tận lễ, tế tận thành Sự tử giả, như sự sinh. 3. Pinyin Hán ngữ: Qīn yǒu jí,yào xiān cháng. Zhòu yè shì,bù lí chuáng. Sāng sān nián,cháng bēi yè. Jū chǔ biàn,jiǔ ròu jué. Sāng jìn lǐ,jì jìn chéng. Shì sǐ zhě,rú shì shēng. 4. Chú giải: • Tật: bệnh tật • Thường: nếm, dùng miệng nếm thử vị • Trú dạ: từ sáng đến tối, ngày đêm. Trú nghĩa là ban ngày, ngày. Dạ nghĩa là ban đêm, đêm. • Thị: hầu, phục vụ. • Bi ế: buồn đau nghẹn ngào. Ế nghĩa là âm thanh bị tắc nghẹn, nghẹn ngào. • Cư xử: dung mạo cử chỉ, sinh hoạt hàng ngày. • Tuyệt: từ bỏ, đoạn tuyệt. • Tận lễ: tuân thủ lễ tiết. Tận nghĩa là hết sức, dốc hết sức. • Tế: Tế lễ, lễ bái. • Tận thành: tâm ý chân thành, hết sức thành kính. • Sự: thờ, phụng sự. ĐẠI KỶ NGUYÊN 53 RA NGOÀI PHẢI ĐỄ 出則弟 XUẤT TẮC ĐỄ 54 Phép tắc người con - Bài 8 Anh thương em (8) Anh thương em, em kính anh Anh em thuận, hiếu trong đó Nhẹ tiền bạc, oán nào sinh Lời nhường nhịn, giận tự hết. Diễn giải: Người anh nên yêu thương người em, người em nên tôn kính người anh. Anh em có thể chung sống hòa thuận thì đạo hiếu đã ở trong đó rồi. Giữa anh em với nhau xem nhẹ vấn đề tiền bạc của cải thì oán hận sinh ra từ đâu? Lời ăn tiếng nói giữa anh em với nhau cần nhẫn nhịn, nhường nhịn nhiều hơn thì tức giận tự nhiên tiêu trừ. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 55 Câu chuyện tham khảo: Nấu đậu đốt cành đậu: Tào Thực làm thơ trong 7 bước chân Tào Thực và Nguỵ Văn Đế. (Ảnh: sohu.com) Ngụy Văn Đế Tào Phi thời Tam Quốc và em trai là Tào Chương, Tào Thực đều do Biện Thái hậu sinh ra. Tào Phi sau khi kế thừa ngôi vị của Tào Vũ Đế Tào Tháo, vì đố kỵ Nhậm Thành Vương Tào Chương vũ dũng cường tráng nên đã dụ dỗ lừa Chương ăn táo có thuốc độc mà chết, Thái hậu giải cứu không kịp. Tào Phi lại muốn hãm hại Đông A Vương Tào Thực, Thái hậu nói: “Con đã sát hại con trai ta là Nhậm Thành, không được sát hại con trai ta là Đông A nữa”. Ngụy Văn Đế đã lệnh cho em trai Tào Thực phải làm được bài thơ trong 7 bước chân, nếu không làm được sẽ bị xử tội nặng. Tào Thực lập tức làm bài thơ rằng: Nấu đậu để làm canh, Lọc đậu để lấy nước. Cành đậu đốt đáy nồi, Ở trong nồi đậu khóc. Vốn một gốc sinh ra, Đốt nhau sao quá ác? Tào Văn Đế nghe xong, nét mặt lộ vẻ xấu hổ, lòng cảm thấy rất hổ thẹn. (Nguồn: “Thế thuyết tân ngữ” của Lưu Nghĩa Khánh nước Tống thời Nam Bắc Triều) Phụ chú Bài thơ Thất bộ thi của Tào Thực: 七步詩 煮 豆 持 作 羹,漉 菽 以 為 汁。 萁 在 釜 下 燃,豆 在 釜 中 泣。 本 是 同 根 生,相 煎 何 太 急? Âm Hán Việt: Thất bộ thi Chử đậu trì tác canh, ĐẠI KỶ NGUYÊN 56 Lộc thục dĩ vi trấp, Cơ tại phủ hạ nhiên. Đậu tại phủ trung khấp, Bản thị đồng căn sinh, Tương tiễn hà thái cấp? Dịch nghĩa: Đun đậu nấu làm canh, Lọc đậu để lấy nước. Cành đậu đốt ở dưới nồi, Hạt đậu ở trong nồi khóc. Vốn từ một gốc sinh ra, Sao lại đốt nhau khốc liệt như vậy? 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 兄 道 友 弟 道 恭 兄 弟 睦 孝 在 中 財 物 輕 怨 何 生  言 語 忍 忿 自 泯 2. Âm Hán Việt: Huynh đạo hữu, đệ đạo cung Huynh đệ mục, hiếu tại trung Tài vật khinh, oán hà sinh Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn. 3. Pinyin Hán ngữ: Xiōng dào yǒu,dì dào gōng Xiōng dì mù,xiào zài zhōng Cái wù qīng,yuàn hé shēng Yán yǔ rěn,fèn zì mǐn. 4. Chú giải: • Huynh đạo: Đạo làm anh. Đạo có nghĩa là đạo lý, phép tắc. • Hữu: hữu ái, thương yêu • Cung: cung kính • Mục: hòa mục, hòa thuận • Khinh: xem nhẹ, coi nhẹ • Oán: oán hận • Hà sinh: từ đâu mà sinh ra? Hà có nghĩa là đâu, ở đâu, sao. Sinh có nghĩa là sinh ra, sản sinh. • Nhẫn: nhẫn nhịn, nhẫn nại, nhường nhịn • Phẫn: phẫn nộ • Mẫn: tiêu trừ Tào Thực làm thơ trong 7 bước chân. (Ảnh: sohu.com) PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 57 Phép tắc người con - Bài 9 Ăn uống, đi đứng (9) Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng Người lớn trước, người nhỏ sau Lớn gọi người, liền gọi thay Người không có, mình làm thay Gọi người lớn, chớ gọi tên Với người lớn, chớ khoe tài. Diễn giải: Bất kể là ăn cơm uống nước hay là đi đứng nằm ngồi thì người lớn phải ưu tiên, người nhỏ tuổi hơn phải làm sau. Khi người lớn gọi ai đó cần lập tức thay cho người lớn đi gọi. Nếu người cần gọi không có mặt thì mình lập tức đến trước mặt người lớn để giúp đỡ. Gọi người lớn thì không được gọi tên. Không được hiển thị, khoe tài năng của mình trước người lớn. ĐẠI KỶ NGUYÊN 58 Em đưa quả lê cho anh. (Ảnh minh hoạ: NTD.com) Câu chuyện tham khảo: Vương Thị tự ăn cám (Ảnh minh hoạ: sohu.com) Vợ Hạ Thành Minh triều Minh tên là Vương Thị, là một phụ nữ nông dân ở Vô Tích tỉnh Giang Tô, gia cảnh nghèo khổ, lại gặp phải năm mất mùa. Chồng cô đi làm xa, Vương Thị ngày đêm miệt mài dệt vải, dốc hết sức chuẩn bị cơm, thức ăn cho cha mẹ chồng, còn cô thì ăn cám và rau quả dại. Một lần mẹ chồng ngẫu nhiên đi xuống bếp, nhìn thấy những thứ cô đang ăn, không nén nổi nước mắt tuôn rơi. Sau này Vương Thị sống thọ 80 tuổi, không có bệnh tật gì, yên lành ra đi. Người nhà mộng thấy một đoàn người cầm cờ tấu nhạc đến nghênh đón người phụ nữ hiếu hạnh ra đi. Trong xóm có vị cống sinh, mỗi lần đi qua cổng nhà Vương Thị đều nhất định đứng ngoài cổng kính lễ 3 vái, bày tỏ lòng tôn kính. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 59 Vương Thị ăn cám để phần cơm cho cha mẹ. (Ảnh minh hoạ: n.sinaimgn.cn) Phụ chú - Mất mùa: do lũ lụt hoặc hạn hán mà thu hoạch không tốt, mùa màng thất thu, xảy ra nạn đói. - Cống sinh: thời đại khoa cử, chọn học trò có phẩm hạnh tốt được ưu tiên, được tiến cử vào Thái học (Quốc tử giám) ở kinh sư (kinh thành) để học hành. “Cống” nghĩa là tiến cử nhân tài cho vua. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 或 飲 食 或 坐 走 長 者 先 幼 者 後 長 呼 人 即 代 叫  人 不 在 己 即 到 稱 尊 長 勿 呼 名 對 尊 長 勿 見 能 2. Âm Hán Việt: Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu Trưởng giả tiên, ấu giả hậu Trưởng hô nhân, tức đại khiếu Nhân bất tại, kỷ tức đáo Xưng tôn trưởng, vật hô danh Đối tôn trưởng, vật hiện năng. 3. Pinyin Hán ngữ: Huò yǐn shí,huò zuò zǒu Zhǎng zhě xiān,yòu zhě hòu Zhǎng hū rén,jí dài jiào Rén bú zài,jǐ jí dào Chēng zūn zhǎng,wù hū míng Duì zūn zhǎng,wù xiàn néng. 4. Chú giải: • Hoặc: hoặc, hoặc là, hay là • Trưởng: người lớn, trưởng bối, bề trên • Hô: gọi • Tức: lập tức, ngay • Đại: thay, thay thế • Xưng: xưng hô, gọi • Hiện năng: hiển thị tài năng. ĐẠI KỶ NGUYÊN 60 Phép tắc người con - Bài 10 Gặp trên đường (10) Gặp trên đường, nhanh đến chào Người không nói, lùi cung kính Phải xuống ngựa, phải xuống xe Đợi người đi, hơn trăm bước Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi Người lớn ngồi, cho phép ngồi. Diễn giải: Trên đường gặp người lớn (người bề trên) thì phải mau chóng đến trước mặt hành lễ chào hỏi. Nếu người lớn không nói thì phải lùi sang một bên đứng cung kính. Cưỡi ngựa gặp người lớn thì phải lập tức xuống ngựa. Ngồi xe gặp người lớn thì phải lập tức xuống xe. Khi người lớn đi qua thì vẫn phải đợi một lát, đợi đến khi người lớn đi xa hơn trăm bước thì mình mới có thể đi. Khi người lớn đứng thì người nhỏ tuổi không được ngồi xuống. Khi người lớn ngồi, cho phép người nhỏ tuổi ngồi thì mới được ngồi xuống. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 61 Câu chuyện tham khảo: Dương Thời, Du Tạc đứng chờ trước cửa nhà họ Trình khi tuyết rơi Tiến sỹ đời Tống là Dương Thời và Du Tạc là hai trong Tứ đại đệ tử của Trình môn (Hai bậc đại sư Nho gia là thầy Trình Hạo và thầy Trình Di). Hai người từ Phúc Kiến xa xôi đến Hà Nam để bái sư cầu học, đã để lại giai thoại ngàn năm “Đứng chờ trước cửa nhà họ Trình khi tuyết rơi”. Dương Thời, Du Tạc đứng giữa trời tuyết rơi để xin học đạo. (Ảnh minh hoạ: yzwhw.net) Dương Thời từ nhỏ đã là một Thần đồng, rất giỏi văn chương, hơn 20 tuổi đỗ tiến sỹ. Nhưng anh bỏ chức quan cao lộc lớn, đến xin học với thầy Trình Hạo. Khi đưa mắt tiễn đưa nhìn anh trở về quê, thầy Trình Hạo đã cảm khái nói: “Đạo của ta tương lai sẽ được truyền ở phương Nam rồi”. Du Tạc thuở thiếu thời tư chất thông minh dĩnh ngộ, xem qua là thuộc. Thầy Trình Di vừa nhìn thấy anh liền khen tư chất anh có thể truyền thừa được đạo của Nho gia. Dương Thời và Du Tạc đầu tiên bái thầy Trình Hạo làm thầy. Sau khi thầy Trình Hạo mất, hai người đã 40 tuổi, cũng đã đỗ tiến sỹ từ trước đó lâu rồi, nhưng vẫn tiếp tục xin học với thầy Trình Di. Ban đầu Dương Thời và Du Tạc bái kiến thầy Trình Di, đúng lúc thầy đang nhắm mắt tĩnh tọa. Hai người cung kính lui ra ngoài cửa chờ đợi. Khi thầy Trình Di phát giác, thầy nhìn hai người và nói: “Hai cậu vẫn còn ở đây à? Trời tối rồi, đi về nghỉ ngơi đi”. Vừa ra khỏi cửa mới phát hiện rằng ngoài cửa tuyết đã rơi dày đến một thước. Người đời sau dùng câu “Trình môn lập tuyết” (Đứng chờ trước cửa nhà họ Trình khi tuyết rơi) để ví với lòng tôn sư trọng Đạo, thành khẩn cầu học. (Nguồn: “Nhị Trình ngữ lục” đời Tống) Hai người sau này đều có thành tựu trong nghiệp học. Dương Thời ĐẠI KỶ NGUYÊN 62 làm quan đến Trực học sỹ Long Đồ các (tức thư viện của hoàng gia), đồng thời đem những sở học truyền vào Phúc Kiến, trở thành “Mẫn học tỵ tổ” (Mẫn là tên gọi tắt của Phúc Kiến). Du Tạc làm các chức quan bác học, giáo sư Thái học, Giám sát ngự sử, Tri châu… Do Du Tạc có đức hạnh thuần khiết chính trực, làm việc khoan dung nhân hậu, nên những nơi ông đến làm quan, nhân dân đều kính yêu ông như kính yêu cha mẹ họ. Phụ chú - Trình môn: anh em nhà lý học đời Bắc Tống Trình Di, Trình Hạo. Họ cho rằng vạn sự vạn vật đều do “Đạo” sinh ra, quân vương trị quốc phải “thực thi chính trị thuận theo Đạo”, lấy đức làm chính, dùng pháp chế phụ thêm. Trình môn luôn luôn dạy học nghiêm khắc, thanh bạch, khắc khổ, nhưng người đến bái sư nườm nượp không ngớt, truyền đến Chu Hi thì thành tựu lớn. Tập sách chú giải Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung) của Chu Hi trở thành căn cứ chính cho các kỳ thi khoa cử của 3 đời nhà Nguyên, Minh, Thanh, do đó “Trình Chu lý học” được gọi là “Quan học”. - Tiến sỹ: chế độ thi khoa cử thời xưa, dựa vào thành tích thi cử để tuyển chọn quan lại. Người thi đỗ trong cuộc thi điện (còn gọi là thi đình - cuộc thi cao nhất cấp quốc gia) được gọi là tiến sỹ. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 路遇長 疾趨揖 長無言 退恭立 騎下馬 乘下車  過猶待 百步餘 長者立 幼勿坐 長者坐 命乃坐 2. Âm Hán Việt: Lộ ngộ trưởng, tật xu ấp Trưởng vô ngôn, thoái cung lập Kỵ hạ mã, thừa hạ xa Quá do đãi, bách bộ dư Trưởng giả lập, ấu vật tọa Trưởng giả tọa, mệnh nãi tọa. 3. Pinyin Hán ngữ: Lù yù zhǎng,jí qū yī Zhǎng wú yán,tuì gōng lì Qí xià mǎ,chéng xià chē Guò yóu dài,bǎi bù yú Zhǎng zhě lì,yòu wù zuò Zhǎng zhě zuò,mìng nǎi zuò. 4. Chú giải: • Tật: nhanh, nhanh chóng • Xu: bước nhanh tới, đi nhanh đến • Ấp: vái, lạy, chắp tay hành lễ • Cung lập: đứng cung kính. Lập nghĩa là đứng. • Do: vẫn còn, vẫn • Đãi: đợi, chờ • Dư: dư, nhiều hơn • Mệnh: mệnh lệnh • Nãi: mới PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 63 Phép tắc người con - Bài 11 Trước người lớn (11) Trước người lớn, phải nói nhỏ Nhỏ khó nghe, không đúng phép Đến phải nhanh, lui phải chậm Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng Kính chú bác, như kính cha Kính đàn anh, như anh ruột. Diễn giải: Trước mặt người lớn phải nói nhỏ nhẹ. Nếu nói nhỏ quá, lí nha lí nhí nghe không rõ thì cũng không thích hợp, không nên. Đến trước mặt người lớn thì phải nhanh chân bước tới, khi cáo lui thì phải bước chậm rãi. Người lớn hỏi chuyện thì phải lập tức trả lời, chăm chú nhìn vào người lớn, không được nhìn ngang liếc dọc. Phụng sự các chú các bác, những người bằng vai với cha mình thì cũng tôn kính như đối với cha mình. Đối với các anh họ, những người bằng vai với anh trai mình thì cũng phải tôn kính như anh ruột mình. ĐẠI KỶ NGUYÊN 64 Ông cụ đưa cho Trương Lương cuốn sách quý. (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) Câu chuyện tham khảo: Trương Lương kính trọng người già, 3 lần đến cầu Di cuối cùng đắc Đạo Trương Lương tên tự là Tử Phòng, là công thần khai quốc triều Hán, được phong làm Lưu hầu, đại tư đồ. Khi Trương Lương còn nhỏ, trên đường đi qua cây cầu Di ở huyện Hạ Phì tỉnh Giang Tô, đúng lúc gió to tuyết rơi. Lúc đó, cậu gặp một cụ già đầu thắt khăn đen, mặc áo vàng đánh rơi chiếc giày xuống dưới cầu. Cụ già nhìn Trương Lương và nói: “Cháu bé, giúp ta nhặt chiếc giày lên”. Trương Lương không hề khó chịu, vội vàng xuống dưới cầu nhặt chiếc giày lên cho ông cụ, hai tay dâng lên. Ông lão thò chân ra đi giày, Trương Lương cung kính xỏ giúp cho cụ. Ông lão cười và nói: “Đứa bé này có thể dạy được. Sáng mai đến đây ta có thứ muốn dạy cậu”. Sáng hôm sau khi trời sắp sáng, Trương Lương liền đến như đã hẹn, PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 65 Trương Lương nhặt giày và cung kính xỏ giúp cụ già. (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) ông lão đã ở đó rồi. Ông lão nói: “Chúng ta đã hẹn rồi, sao cậu lại đến muộn hơn ta, không thể truyền Đạo cho cậu được”. Cứ như thế đi đến lần thứ 3, Trương Lương đến trước, cũng không có vẻ mệt mỏi gì. Ông lão rất vui mừng, lấy sách đưa cho cậu và nói: “Đọc quyển sách này có thể thành thầy đế vương, nếu còn muốn cầu học với ta thì đến Cốc Thành tỉnh Sơn Đông, Hoàng Thạch dưới chân núi chính là ta”. quyển sách này là “Hoàng Thạch Công thư”, có nghĩa là “Sách của ông Hoàng Thạch”. Dùng sách này tu thân có thể tu luyện khí công, tịch cốc không cần ăn uống, tiếp theo nữa là thân thể nhẹ nhàng, đắc Đạo thành Tiên. Sau khi Trương Lương thi giải rời thế gian, ông được mai táng ở cánh đồng Long Thủ ở Trường An. Trong cuộc nổi loạn Xích Mi những năm cuối thời Tây Hán, nông dân tổ chức thành Xích Mi quân đi khắp nơi bắt giết quan lại và binh sỹ. Khi đó có người đào mộ Trương Lương, chỉ thấy cái gối bằng đá màu vàng. Cái gối đá bỗng nhiên bay vọt lên không trung mất tích, như một vệt sao băng. Trong mộ không thấy thi thể và quần áo, mũ của Trương Lương. Trương Lương đăng Tiên vị, là Thái Huyền Đồng Tử, quanh năm theo Thái Thượng Lão Quân (danh xưng tôn kính Lão Tử của Đạo gia) trên Tiên giới. Cháu 8 đời của ông là Trương Đạo Lăng xuất gia tu Đạo, bạch nhật phi thăng ở núi Hạc Minh. Sau khi đắc Đạo thành Tiên, Trương Đạo Lăng đến núi Côn Luân bái kiến Tây Vương Mẫu, Trương Lương cũng đến tham gia đại hội. (Nguồn: “Tiên truyện thập di” của Đỗ Quang Đình đời Đường) (Ảnh minh hoạ: epochtimes.com) Sau khi Trương Lương đọc quyển sách này, ông đã có thể tùy cơ ứng biến, phò tá Hán Cao Tổ Lưu Bang dẹp yên thiên hạ. Người đời sau gọi ĐẠI KỶ NGUYÊN 66 Phụ chú - Đại tư đồ: chức quan quản lý giáo hóa, cùng với Đại tư mã và Đại tư không là Tam Công. - Tịch cốc: phép tu luyện của Đạo gia, không ăn ngũ cốc để tu luyện thành Tiên. - Thi giải: hình thức viên mãn của Đạo gia. Sau khi tu luyện đắc Đạo, mượn một vật hóa làm thi thể, nhưng bản thân người đó đã thành Tiên đi lên, chứ không phải thực sự chết. - Bạch nhật phi thăng: nghĩa là ban ngày bay lên trời. Chân nhân đắc Đạo của Đạo gia sau khi tu luyện thành công, nhục thân đã tu thành Đạo thể, có thể đem Đạo thể bay lên Trời. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 尊 長 前 聲 要 低 低 不 聞 卻 非 宜 進 必 趨 退 必 遲  問 起 對 視 勿 移 事 諸 父 如 事 父 事 諸 兄 如 事 兄 2. Âm Hán Việt: Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê Đê bất văn, khước phi nghi Tiến tất xu, thoái tất trì Vấn khởi đối, thị vật di Sự chư phụ, như sự phụ Sự chư huynh, như sự huynh. 3. Pinyin Hán ngữ: Zūn zhǎng qián,shēng yào dī Dī bù wén,què fēi yí Jìn bì qū,tuì bì chí Wèn qǐ duì,shì wù yí Shì zhū fù,rú shì fù Shì zhū xiōng,rú shì xiōng. 4. Chú giải: • Đê: nói nhỏ nhẹ • Văn: nghe thấy, nghe được • Khước: trái lại, ngược lại • Nghi: thích đáng, thích hợp • Xu: nhanh chân bước tới • Trì: chậm rãi • Khởi đối: đứng lên trả lời. ‘Khởi’ nghĩa là đứng lên. ‘Đối’ nghĩa là đối đáp, trả lời. • Thị: nhìn, xem chăm chú • Sự: thờ phụng, phụng sự • Chư phụ: Anh em của cha, anh của cha gọi là bác, bá phụ, em của cha gọi là chú, thúc phụ. Nghĩa rộng là chỉ những người cùng vai vế với cha. Chư nghĩa là nhiều, các, chư vị. • Chư huynh: anh họ. Con trai của chú, bác, cô, dì, cậu, mợ thì gọi là anh em họ. Chư phụ chư huynh là chỉ họ hàng của cha, nhưng nguyên tắc này cũng thích hợp dùng cho họ hàng của mẹ. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 67 CẨN THẬN 謹 CẨN 68 Phép tắc người con - Bài 12 Sáng dậy sớm (12) Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ Lúc chưa già, quý thời gian Sáng rửa mặt, và đánh răng Tiểu tiện xong, rửa tay sạch. Diễn giải: Buổi sáng phải dậy sớm, vì buổi sáng cần tận dụng thời gian để học tập nhiều thêm, có thể đi ngủ muộn một chút. Chúng ta nên trân quý thời gian hiện tại, bởi vì con người sẽ rất nhanh chóng trở nên già cả. Buổi sáng dậy, phải rửa mặt, đánh răng súc miệng. Mỗi lần sau khi đi vệ sinh thì phải rửa tay ngay. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 69 (Ảnh minh hoạ: 699pic.com) Câu chuyện tham khảo: Nghe gà gáy dậy múa kiếm Chương ‘Tổ Địch liệt truyện’ quyển thứ 62 sách ‘Tấn thư’ có ghi chép rằng, Tổ Địch tên tự là Sỹ Trĩ, là người huyện Phạm Dương Tù (huyện Lai Thủy tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay). Anh tính tình hào phóng, là người nghĩa hiệp, thường cứu tế những người nghèo khổ, do đó được mọi người rất kính trọng. Đương thời, tình hình quốc gia thù trong giặc ngoài, Tổ Địch lập chí dốc sức vì quốc gia, bình định phản loạn. Sau đó, anh và người bạn thân là Lưu Côn cùng đến ty châu nhậm chức. Vì chí hướng tương đồng, hai người bèn ở cùng nhau, khích lệ rèn rũa lẫn nhau. Khi đó, hai người thấy người Hồ (dân tộc phương Bắc) tiến xuống phía nam xâm chiếm, quốc gia bị tàn phá, trong lòng đều vô cùng đau buồn và phẫn uất, bèn lập chí dốc sức báo đáp quốc gia. Tổ Địch và Lưu Côn cùng nhau luyện tập võ nghệ. (Ảnh minh hoạ: baidu.com) ĐẠI KỶ NGUYÊN 70 Một lần Tổ Địch nghe thấy tiếng gà gáy lúc nửa đêm, tuy trời chưa sáng, nhưng anh cảm thấy thời gian rất quý báu, nên nỗ lực nắm giữ, bèn gọi Lưu Côn còn đang ngủ ở bên dậy: “Nghe thấy tiếng gà gáy chưa, chúng ta mau dậy, tận dụng thời gian luyện võ đi”. Thế là hai người chẳng quản giá lạnh lúc nửa đêm, ra sân múa kiếm rèn luyện thân thể, không ngày nào gián đoạn, cuối cùng đã luyện được một thân võ nghệ thành tài. Sau này, Tổ Địch được hoàng đế biết tới tài năng, được bổ nhiệm là đại tướng quân, dẫn quân đi bình định phản loạn, thu hồi được rất nhiều vùng đất bị xâm chiếm, hoàn thành tâm nguyện báo đáp quốc gia. Còn Lưu Côn làm đô đốc, quản lý quân sự 3 châu Tinh Châu, Ký Châu và U Châu, cũng đã thể hiện được tài năng của mình. Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 朝 起 早 夜 眠 遲 老 易 至 惜 此 時 晨 必 盥 兼 漱 口  便 溺 回 輒 淨 手 2. Âm Hán Việt: Triêu khởi tảo, dạ miên trì Lão dị chí, tích thử thời Thần tất quán, kiêm thấu khẩu Tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ. 3. Pinyin Hán ngữ: Zhāo qǐ zǎo,yè mián chí. Lǎo yì zhì,xí cǐ shí. Chén bì guàn,jiān shù kǒu. Biàn niào huí,zhé jìng shǒu. 4. Chú giải: • Triêu: buổi sáng • Miên: ngủ • Trì: muộn • Dị chí: rất nhanh liền đến • Tích: quý tiếc • Thời: thời gian • Quán: rửa mặt rửa tay • Kiêm: đồng thời, cùng • Tiện niệu: đi vệ sinh (đại tiểu tiện) • Triếp: mỗi lần • Tịnh thủ: rửa tay. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 71 Phép tắc người con - Bài 13 Mũ phải ngay (13) Mũ phải ngay, nút phải gài Tất và giày, mang chỉnh tề Mũ quần áo, để cố định Chớ để bừa, tránh dơ bẩn. Diễn giải: Khi đội mũ nhất định phải đội ngay ngắn, khuy áo nút áo phải cài. Đi tất, đi giày đều phải buộc dây thắt chặt. Mũ, quần áo thay ra phải để ở vị trí cố định, không được vứt lung tung khiến trong nhà bẩn thỉu bừa bãi hỗn loạn. ĐẠI KỶ NGUYÊN 72 Câu chuyện tham khảo: Nhà Nho mũ áo phù hợp, kiến thức uyên bác (Ảnh minh hoạ: kknews.com) Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử rằng: “Thưa tiên sinh, trang phục ngài đang mặc có phải là trang phục của nhà Nho không?” Khổng Tử trả lời: “Khi tôi còn nhỏ sống ở nước Lỗ, mặc áo dài rộng mà người nước Lỗ mặc. Sau khi trưởng thành tôi đến nước Tống, tôi đội mũ lễ vải đen mà người nước Tống đội. Tôi nghe nói người quân tử có đức hạnh cần học tập rộng khắp, tri thức uyên bác, trang phục chỉ cần nhập gia tùy tục, mũ áo phù hợp là được rồi. Tôi chưa từng biết nhà Nho còn có trang phục đặc thù nào”. (Nguồn: “Lễ ký – Nho hạnh”) Phụ chú - Nhà Nho: người nghiên cứu học thuật Nho gia, sau này chỉ những người đi học. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 冠 必 正 紐 必 結 襪 與 履 俱 緊 切 置 冠 服 有 定 位  勿 亂 頓 致 污 穢 2. Âm Hán Việt: Quan tất chính, nữu tất kết Miệt dữ lý, câu khẩn thiết Trí quan phục, hữu định vị Vật loạn đốn, trí ô uế. 3. Pinyin Hán ngữ: Guān bì zhèng,niǔ bì jié Wà yǔ lǚ,jù jǐn qiè Zhì guān fú,yǒu dìng wèi Wù luàn dùn,zhì wū huì. 4. Chú giải: • Quan: mũ • Chính: ngay ngắn, đoan chính • Nữu: khuy, nút, cúc • Kết: cài, gài vào • Lý: giày • Câu: đều • Khẩn thiết: buộc chặt • Loạn đốn: vứt, để bừa bãi • Trí: dẫn đến • Ô uế: bẩn thỉu PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 73 Phép tắc người con - Bài 14 Áo quý sạch (14) Áo quý sạch, không quý đắt Hợp thân phận, hợp gia đình Với ăn uống, chớ kén chọn Ăn vừa đủ, chớ quá no Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu Uống say rồi, rất là xấu. Diễn giải: Quần áo cần chú trọng gọn gàng sạch sẽ, không được cầu kỳ hoa lệ đắt tiền. Ăn mặc trước tiên xem xét thân phận của mình và trường hợp hoàn cảnh tham dự, sau đó cân nhắc tình hình kinh tế gia đình. Ăn uống hàng ngày cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, không được kén chọn thức ăn. Ba bữa ăn cần vừa đủ là dừng, không được ăn uống no nê bừa phứa. Người trẻ tuổi không được uống rượu bởi vì uống rượu say sẽ ăn nói bừa bãi lung tung, sẽ xuất hiện đủ các loại trạng thái xấu xí khó coi. ĐẠI KỶ NGUYÊN 74 Câu chuyện tham khảo: Tư Mã Quang dạy con Tư Mã Quang (1019 - 1086) tên tự là Quân Thực, là nhà sử học và chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống. Cuộc đời ông có nhiều câu chuyện xúc động được lưu truyền đến nay. (Ảnh minh hoạ: bbs.vsread.com) Đương thời, để hoàn thành bộ lịch sử lớn là “Tư trị thông giám”, ông không những tìm những người như Phạm Tổ Vũ, Lưu Thứ, Lưu Ban làm trợ thủ, mà còn yêu cầu con trai là Tư Mã Khang tham gia công việc này. Khi ông trông thấy con trai đọc sách dùng móng tay để kẹp giở trang sách thì vô cùng tức giận. Vì thế, ông đã nghiêm túc truyền thụ cho con trai kinh nghiệm và phương pháp yêu quý giữ gìn sách: • Trước khi đọc sách phải lau sạch bàn, trải tấm phủ bàn. • Khi đọc sách phải ngồi ngay ngắn. • Khi lật trang sách, trước tiên dùng cạnh ngón tay cái bên phải lật mép trang sách lên, sau đó dùng ngón tay trỏ kẹp nhẹ để giở trang sách. Ông còn răn dạy con trai rằng: “Người kinh doanh buôn bán thì phải tích lũy thêm tiền vốn, người đi học đọc sách thì phải yêu quý giữ gìn sách”. Trong cuộc sống, Tư Mã Quang tiết kiệm, thuần khiết, chất phác. Ông “cả đời mặc chỉ để che thân, khỏi lạnh, ăn chỉ để no bụng”, nhưng lại “không dám ăn mặc bẩn thỉu rách rưới, cố ý trái với thế tục để cầu cái danh”. Ông thường giáo dục các con rằng, ăn ngon sẽ sinh ra xa hoa, giàu sang sẽ sinh ra xa xỉ. Ông phản đối mạnh mẽ phong tục bại hoại của xã hội đương thời như: làm việc coi trọng hình thức hoành tráng, hào hoa xa xỉ, sai nha binh sỹ cũng ăn mặc như quan lại, nông dân cày ruộng cũng đi giày lụa. Tư Mã Quang dốc sức đề xướng tiết kiệm chất phác, đến nay vẫn còn lưu truyền câu nói nổi tiếng của ông: “Từ tiết kiệm sang xa hoa rất dễ, từ xa hoa sang tiết kiệm rất khó” (nguyên văn: Do kiệm nhập xa dị, do xa nhập kiệm nan). Dưới sự giáo dục của Tư Mã Quang, con trai ông là Tư Mã Khang từ nhỏ đã hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm, chất phác, đồng thời tự giác kỷ luật tuân theo tiết kiệm chất phác. Tư Mã Khang cũng đảm nhiệm các PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 75 chức Hiệu thư lang, Trước tác lang kiêm Thị giảng, cũng là người học rộng bác cổ thông kim, liêm khiết và sống cần kiệm chất phác, được người đời sau ca ngợi. Tư Mã Quang. (Ảnh: wikipedia) Phụ chú 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 衣 貴 潔 不 貴 華 上 循 分 下 稱 家 對 飲 食 勿 揀 擇  食 適 可 勿 過 則 年 方 少 勿 飲 酒  飲 酒 醉 最 為 醜 2. Âm Hán Việt: Y quý khiết, bất quý hoa Thượng tuần phận, hạ xứng gia Đối ẩm thực, vật giản trạch Thực thích khả, vật quá tắc Niên phương thiếu, vật ẩm tửu Ẩm tửu túy, tối vi xú. 3. Pinyin Hán ngữ: Yī guì jié,bú guì huá Shàng xún fèn,xià chèng jiā Duì yǐn shí,wù jiǎn zé Shì kě zhǐ,wù guò zé Nián fāng shào,wù yǐn jiǔ Yǐn jiǔ zuì,zuì wéi chǒu. 4. Chú giải: • Quý: chú trọng, coi trọng. • Khiết: sạch sẽ gọn gàng. • Hoa: xa hoa, đắt tiền. • Thượng: trước tiên, trước. • Tuần phận: tuân theo bổn phận bản thân. Tuần nghĩa là tuân thủ, chiểu theo. Phận nghĩa là bổn phận. • Hạ: sau. • Xứng gia: tương xứng với điều kiện, địa vị của gia đình. Xứng có nghĩa là tương xứng. Gia có nghĩa là gia cảnh. • Giản trạch: kén chọn. Giản nghĩa là lựa chọn. Trạch nghĩa là chọn. • Thích: hợp, thích hợp. • Quá tắc: vượt quá tiêu chuẩn, quá lượng. Quá có nghĩa là vượt quá. Tắc nghĩa là chuẩn tắc, phép tắc. • Thiếu: tuổi nhỏ, tuổi trẻ. • Xú: trạng thái xấu xí khó coi. ĐẠI KỶ NGUYÊN 76 Phép tắc người con - Bài 15 Đi thong thả (15) Đi thong thả, đứng ngay thẳng Chào cúi sâu, lạy cung kính Chớ đạp thềm, không nghiêng dựa Chớ ngồi dang, không rung đùi. Diễn giải: Khi đi bộ thì thong dong, không vội vàng, khi đứng thì tư thế ngay ngắn, ngẩng đầu ưỡn ngực. Khi cúi chào thì phải chắp tay khom lưng, khi quỳ lạy hành lễ thì thái độ phải cung kính. Chân không được giẫm lên thềm cửa ngưỡng cửa, thân thể không được nghiêng vẹo, tựa dựa. Khi ngồi không được dang hai chân ra, không được rung đùi. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 77 Câu chuyện tham khảo: Trường Tôn Kiệm tự trọng được mọi người tôn kính, đức thanh khiết lưu truyền hậu thế Tranh vẽ Trường Tôn Kiện. (Ảnh minh hoạ: baike.com) Trường Tôn Kiệm là người Hà Nam thời Bắc Chu, tên gốc là Khánh Minh. Khi tuổi thiếu niên ông đã là người đoan chính, phẩm đức cao thượng, thần thái nghiêm túc, tuy ở nhà nhưng cả ngày vẫn giữ thái độ đoan chính trang trọng. Chu Văn Đế vô cùng kính trọng ông, ban cho ông đổi tên là Kiệm để biểu dương ông giữ gìn tiết tháo cao khiết. Sau này, Trường Tôn Kiệm làm đến chức thượng thư (chức quan quản lý các tấu chương của quần thần). Một lần ông cùng quần thần ngồi hầu bên hoàng đế, Chu Văn Đế nói với mọi người xung quanh rằng: “Vị tôn công này cử chỉ trầm tĩnh nho nhã, mỗi lần nói chuyện với ông ấy, ta đều bỗng nhiên khởi lòng tôn kính, rất sợ mình có thái độ gì đó thất lễ”. Khi khu vực Kinh Châu mới được thu phục lại, Chu Văn Đế trao mệnh cho Trường Tôn Kiệm thống lĩnh 12 châu vùng Tam Kinh. Bởi vì Kinh Châu là vùng đất hoang sơ, man dại, phong khí người dân chưa được khai hóa, người trẻ tuổi không biết tôn kính người lớn tuổi. Dưới sự khuyên dạy chỉ bảo cần mẫn của Trường Tôn Kiệm, phong tục địa phương đã cải biến lớn. Quan lại và người dân dâng thư kể sự tình, xây dựng Thanh Đức Lâu cho Trường Tôn Kiệm, dựng bia ca ngợi ông. (Nguồn tư liệu: “Bắc sử” và “Chu thư”) ĐẠI KỶ NGUYÊN 78 Phụ chú - Kinh Châu: nước Sở thời cổ đại, là vùng Hà Nam, Hà Bắc Trung Quốc ngày nay. Thời cổ đại, vùng Kinh Châu có văn hóa thấp hơn vùng Trung Nguyên nên còn được gọi là Kinh Man, Nam Man, có nghĩa là các dân tộc hoang dã miền Nam. Thời Tam Quốc đến thời Nam Bắc Triều, Kinh Châu là khu vực quân sự và chính trị trọng yếu, là vùng đất mà các nhà quân sự đều tranh giành để có được. 1. Nguyên văn Đệ tử quy: 步 從 容 立 端 正 揖 深 圓 拜 恭 敬 勿 踐 閾 勿 跛 倚  勿 箕 踞 勿 搖 髀 2. Âm Hán Việt: Bộ thung dung, lập đoan chính Ấp thâm viên, bái cung kính Vật tiễn vực, vật bả ỷ Vật ki cứ, vật dao bễ. 3. Pinyin Hán ngữ: Bù cōng róng,lì duān zhèng Yī shēn yuán,bài gōng jìng Wù jiàn yù,wù bǒ yǐ Wù jī jù,wù yáo bì. 4. Chú giải: • Bộ: đi bộ, đi đường. • Thung dung: tâm tình thư thái, dáng vẻ không vội vàng hấp tấp. • Lập: đứng. • Đoan chính: ngẩng đầu ưỡn ngực, nghiêm, ngay ngắn. • Ấp: chắp tay chào, hành lễ. Hai tay ôm quyền (nắm tay), khom lưng cúi người hành lễ. • Thâm viên: chỉ tư thế khom lưng cúi người đến vị trí (Thâm nghĩa là sâu, viên nghĩa là tròn). • Bái: cúi đầu chắp tay hành lễ hoặc quỳ xuống dập đầu bái lạy. • Tiễn vực: giẫm lên bậc cửa. Tiễn nghĩa là giẫm đạp. Vực nghĩa là khung gỗ ngang phía dưới cửa. • Bả ỷ: thân thể nghiêng vẹo, đứng không ngay ngắn. Bả nghĩa là chân tàn tật hoặc tư thế đi không ngay ngắn (thọt). Ỷ nghĩa là lệch nghiêng, tựa dựa. • Ki cứ: ngồi dạng hai chân, hình dáng như cái ki hốt đất. Đây là cách ngồi không tuân thủ lễ tiết hoặc thái độ ngạo mạn. Ki nghĩa là cái ki, cái gầu hốt. Cứ nghĩa là dang chân ra ngồi, hai chân hình chữ bát. • Dao bễ: rung lắc đùi. Bễ là bắp đùi. PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) 79 Phép tắc người con - Bài 16 Vén rèm cửa (16) Vén rèm cửa, chớ ra tiếng Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc Cầm vật rỗng, như vật đầy Vào phòng trống, như có người Chớ làm vội, vội sai nhiều Không sợ khó, chớ qua loa Nơi ồn náo, không đến gần Việc tà tịch, quyết chớ hỏi. Diễn giải: Khi vén cuốn rèm cửa lên cần phải chậm rãi, không được để phát ra tiếng động. Khi rẽ quẹo thì khoảng cách cần phải lớn một chút, không được va chạm vào những chỗ có góc cạnh. Khi tay cầm đồ vật tuy trống rỗng không chứa gì thì cũng phải cẩn thận như cầm đồ vật đựng đầy đồ. Vào phòng trống không có người cũng phải giống như phòng có người. Làm việc không được vội vàng hấp tấp, vội vàng quá thì khả năng xảy ra sai lầm sẽ nhiều. Không được sợ khó khăn, cũng không được coi nhẹ qua loa không để ý. Những nơi dễ xảy ra những chuyện đánh cãi nhau ồn ào thì tuyệt đối không được đến gần. Những tư tưởng và hành vi không chính đáng hoặc tà vạy cũng tuyệt đối không được nghe ngóng hỏi han. ĐẠI KỶ NGUYÊN 80 (Ảnh minh hoạ: sohu.com) Câu chuyện tham khảo: Chàng trai họ Liễu chìm đắm múa ca nữ sắc tiêu tán hết gia sản Thời nhà Thanh ở tỉnh An Huy có hai phú ông họ Ân và họ Liễu, họ kết giao với nhau rất thân tình. Phú ông Liễu khi bị bệnh nguy kịch bèn đem con trai độc nhất vẫn còn ngây thơ phó thác cho phú ông Ân, xin ông chăm sóc giúp. Sau khi đứa con côi cút của phú ông Liễu trưởng thành, anh ta giao du với một đám vô lại, cả ngày cờ bạc nhậu nhẹt, buông thả hưởng lạc chốn trăng gió. Phú ông Ân nhiều lần khuyên bảo anh ta, thậm chí khóc đau đớn hy vọng anh ta sửa chữa lỗi lầm, nhưng anh ta vẫn không hề hối cải. Phú ông Ân thấy anh ta không thể tỉnh ngộ nữa rồi, bèn sai người hàng ngày đánh bạc với anh ta, thua bạc thì bảo anh ta bán ruộng. Phú ông Ân nhờ người đứng ra mua giúp, mua được với giá thấp. Sau đó, chàng trai họ Liễu bán ruộng đất, nhà cửa, vàng bạc châu báu… Chỉ trong vài năm, khối gia sản khổng lồ đã bán sạch trơn, tất cả thuộc về sở hữu của phú ông Ân rồi. Chàng trai họ Liễu cùng đường PHÉP TẮC NGƯỜI CON (ĐỆ TỬ QUY) """