"
Ông Già Nhìn Ra Thế Giới PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ông Già Nhìn Ra Thế Giới PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
Lý Quang Diệu
ÔNG GIÀ NHÌN RA THẾ GIỚI
One Man’s View Of The World Nhà Xuất Bản TRẺ - 2017
ÔNG GIÀ NHÌN RA THẾ GIỚI Tác giả: Lý Quang Diệu Dịch giả: Lê Thùy Giang Nguồn text: tve-4u Thực hiện ebook: BT
2024 - Jan
Với những phân tích mới mẻ và thẳng thắn về nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, Ông già nhìn ra thế giới thể hiện những hiểu biết sắc bén mà các nhà lãnh đạo trên thế giới tìm kiếm ở Lý Quang Diệu suốt nửa thế kỷ qua.
— Tiến sĩ Henry A. Kissinger, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1973- 1977)
Hiểu biết sâu rộng và phân tích sắc bén của Lý Quang Diệu về khu vực Đông Bắc Á và về toàn thế giới lại một lần nữa chứng minh lý do ông được coi là bậc trưởng lão số một của thời đại chúng ta. Trong một thế giới biến đổi nhanh và đầy rẫy những thách thức khó lường, Lý Quang Diệu là tiếng nói kiên định của lý trí, của sáng suốt và của hy vọng.
— Lee Myung-bak, Tổng thống Hàn Quốc (2008-2013) Lý Quang Diệu đưa ra một phân tích sắc sảo và thuyết phục, chỉ rõ những hậu quả của việc thay đổi cán cân quyền lực không tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn nêu lên viễn cảnh “tự ly tâm” của châu Âu nếu các nhà chính trị khu vực này không có những bước đi hợp lý. Với tầm nhìn xa trông rộng và sự từng trải chính trị, Ông già nhìn ra thế giới là cuốn cẩm nang giá trị
giúp ta hiểu được những phức tạp của thế giới thế kỷ 21. — Helmut Schmidt, Thủ tướng Đức (1974-1982) Những phân tích sâu sắc trong Ông già nhìn ra thế giới được rút ra từ những năm tháng kinh nghiệm của Lý Quang Diệu, một chính trị gia khả kính, và từ cuộc đời đầy những thành tựu trong hoạt động quốc tế của ông.
— Yasuhiro Nakasone, Thủ tướng Nhật Bản (1982-1987) Giống như nhiều nhà lãnh đạo khác, tôi vẫn thường tìm đến những lời khuyên thông thái - và luôn luôn thẳng thắn - của Lý Quang Diệu, không chỉ về những sự kiện ở châu Á, mà còn trên toàn
thế giới. Ham muốn học hỏi, phân tích sâu sắc cộng tầm nhìn chiến lược đã giúp ông biển Singapore trở thành một quốc gia độc nhất vô nhị trên thế giới. Ông già nhìn ra thế giới là một tác phẩm mà các nhà lãnh đạo tương lai sẽ đánh giá cao vì sự uyên thâm và tầm hiểu biết của nó về bản chất con người.
— George H.w. Bush, Tổng thống Hoa Kỳ (1989-1993) Những nhận định và lời khuyên thông thái mà Lý Quang Diệu đưa ra phản ánh sự uyên thâm tích lũy từ những tháng năm dài đầy ắp sự kiện mà ông đã trải nghiệm. Quan trọng nhất là cách ông lý giải tầm ảnh hưởng và vai trò trong tương lai của Trung Quốc khi mà nó sánh ngang với Hoa Kỳ. Những trang sách này sẽ giúp độc giả thấy rõ hơn hình thù của thế giới trong tương lai và chuẩn bị thích nghi với nó.
— James B. Bolger, Thủ tướng New Zealand (1990-1997) Lý Quang Diệu lại một lần nữa cho thấy sự thông suốt trong suy nghĩ, sự hùng hồn trong lập luận, chiểu sâu trong tư tưởng và sự
thấu tình đạt lý khi diễn đạt. Thật là một tác phẩm đáng đọc! — George p. Shultz, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1982-1989) Sâu sắc, cặn kẽ, thấu suốt và nhìn xa trông rộng. Những đánh giá và phân tích của Lý Quang Diệu về thế giới đương đại và nhất là về tương lai của Singapore thực sự xuất sắc. Nó sẽ trở thành một quyển sách tham khảo cần thiết cho những ai muốn hiểu được cục diện thế giới hôm nay và mai sau.
— Tun Daim Zainuddin, Bộ trưởng tài chính Malaysia (1984-1991 và 1999-2001)
Tác phẩm này ra đời vào thời điểm mà thế giới đang trở nên bất ổn nhất. Các vấn đề lớn mà ông đề cập như Trung Đông, Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu vẫn luôn là những vấn để khó khăn và đầy thách thức, kể từ thời của ông cho đến thời của tôi.
— Lord Carrington, Tổng thư ký NATO (1984-1988) Lý Quang Diệu không bao giờ né tránh các vấn đề mà luôn đối đầu trực diện với chúng, không ngại gọi đích danh chúng và chỉ trích không thương tiếc những lý do cho việc trì trệ của quốc gia mình. Ở những chỗ mà người khác dè dặt đưa ra quan điểm thì Lý Quang Diệu lại bộc trực và đi thẳng vào vấn đề. Không một chính khách hay bình luận viên nào có thể sánh với ông về chính sách thực dụng này
— Lord Charles Powell, thư ký riêng cho thủ tướng Anh Margaret Thatcher (1983-1990)
Tôi có cơ may được trò chuyện cùng ông trong nhiều năm và cứ mỗi lần như vậy, vốn hiểu biết của tôi lại giàu thêm. Kể cả khi có bất đồng với ông thì tôi cũng vẫn được lợi rất nhiều khi chịu lắng nghe những quan điểm của ông. Người Mỹ, người Trung Quốc và mọi dân tộc khác đều sẽ được lợi khi lưu tâm đến quan điểm của Lý Quang Diệu về thế giới.
— Tiến sĩ Joseph s. Nye, giáo sư xuất sắc trường Harvard Kennedy, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Tương lai Quyền lực
Tưởng nhớ Chi, người vợ và người bạn đồng hành của tôi.
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đã thay đổi theo những cách không thể hình dung nổi trong vòng 100 năm qua. Khí còn là một đứa trẻ những năm 1920, tôi phải đi xe bò mất một giờ mới hết đoạn đường ba cây số từ Bedok tới đồn điền cao su của ông nội tôi ở Chai Chee.
Cách chúng ta giao tiếp với nhau hôm nay thậm chí càng đáng ngạc nhiên hơn. Khi còn là một sinh viên ở Singapore thập niên 30, những hôm thứ Năm và thứ Sáu hằng tuần, tôi thường phải ngồi đợi tàu mới mua được những tờ báo yêu thích mà con tàu khởi hành từ nước Anh năm, sáu tuần trước mang đến. Ngày nay, thư tín chở bằng máy bay chỉ còn vài giờ là đã đến nơi. Nhưng có mấy ai để tâm đến điều đó nữa khi tin nhắn điện thoại và email bằng Internet giúp người ta giao tiếp dễ dàng và nhanh chóng với tốc độ ánh sáng.
Lúc đó, tôi đâu có ngờ tới những thay đổi này, nói chi đến dự đoán được đất nước Singapore đổi thay ra sao.
Thế giới này sẽ còn ra sao trong 50 năm nữa? Không ai nói trước được điều gì ngoại trừ việc chắc chắn rằng tốc độ thay đổi sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với nửa thế kỷ vừa qua.
Nếu một số xu hướng đang xảy ra sẽ tiếp tục dòng chảy của nó thì chúng ta sẽ dễ dự đoán tình hình trong 15 hay 20 năm nữa hơn. Tuy nhiên điều đó thật khó khăn vì tương lai luôn đầy rẫy những bất định.
Quyển sách này phản ánh quan điểm của tôi về thế giới và những lực lượng chiếm ưu thế trong tương lai gần. Hiểu đúng được những gì đang xảy ra hôm nay và tại sao nó lại xảy ra là điều kiện tiên quyết để dự cảm được tương lai sẽ hé lộ điều gì. Hiểu biết của tôi
dựa trên những quan sát và gặp gỡ với nhiều người trong vòng 50 năm làm việc, là khoảng thời gian tôi điều hành chính sách đối ngoại của Singapore và gặp nhiều nhân vật chủ chốt liên quan trực tiếp tới các vấn đề toàn cầu lúc đó.
Hai quốc gia nổi trội có những hành động và quyết định ảnh hưởng lớn nhất tới thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng Singapore cũng cần mở rộng mối liên kết với càng nhiều quốc gia càng tốt — như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Đông. Tôi đã viết về các vấn đề chính mà mỗi quốc gia phải đối mặt và tương lai của họ có thể diễn ra như thế nào.
Singapore phải chấp nhận thế giới như nó vốn có bởi vì đất nước tôi quá nhỏ để có thể thay đổi cục diện. Nhưng chúng tôi có thể cố gắng tối đa hóa khoảng không gian giúp đất nước có thể lèo lái giữa những “cây đa cây đề” trong khu vực. Điều đó đã và đang là cách tiếp cận của chúng tôi và chúng tôi phải nhanh nhẹn và linh hoạt để có thể tiếp tục làm thế.
Về mặt đối nội, có ba nhân tố tạo nên câu chuyện thành công của Singapore — biến đất nước này trở thành nơi an toàn nhất để sinh sống và làm việc, đối xử bình đẳng với mỗi công dân và đảm bảo thành công lâu dài cho mỗi thế hệ người dân Singapore.
Không có ba nhân tố cơ bản mà chúng tôi đã xây dựng suốt nhiều năm tháng này, chúng tôi sẽ đánh mất lợi thế hiện tại. Các nhà đầu tư, cả trong lẫn ngoài nước, cần phải cảm thấy tự tin khi đầu tư vào Singapore. Ba yếu tố này đảm bảo cho lợi nhuận của họ luôn bền vững trong tương lai. Nếu không hội nhập và liên kết toàn cầu theo cách này, chúng tôi sẽ bị vòng quay thế giới gạt ra rìa không thương tiếc.
LỜI CẢM ƠN
Quyển sách này sẽ không thể ra đời nếu thiếu sự giúp đỡ của đội ngũ biên tập của báo Straits Times, bao gồm Han Fook Kwang, Elgin Toh, Zuraidah Ibrahim, Chua Mui Hoong và Shashi Jayakumar (một nhân viên hành chính được cử đi học ở Trường chính sách công Lý Quang Diệu). Họ là những người cung cấp tài liệu nghiên cứu và biên tập, đồng thời tiến hành một loạt những cuộc phỏng vấn tôi, các trích đoạn phỏng vấn đó được trình bày trong mỗi chương sách.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới trợ lý đặc biệt của tôi Anthony Tan, thư ký báo chí Yeong Yoon Ying và nhân viên của các văn phòng hỗ trợ đã giúp quyển sách này được hoàn thành thuận lợi và đúng tiến độ
TRUNG QUỐC Chính thể uy quyền
CHÍNH THỂ UY QUYỀN
Đ
ể hiểu và dự đoán Trung Quốc sẽ ra sao trong hai mươi năm tới, ta cần phải am tường con người và xã hội của đất nước này. Suốt chiều dài ngàn năm lịch sử, người Trung Hoa vẫn tin rằng đất nước chỉ được an bình khi có một chính quyền lãnh đạo trung ương tuyệt đối quyền uy. Một chính quyền trung ương bạc nhược đóng nghĩa với rối ren và loạn lạc, còn nếu nó uy quyền thì sẽ đưa đến một Trung Quốc hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Hoa đều thầm nhuần tư tưởng này và đó cũng là niềm tin có tính nguyên tắc được rút ra từ những bài học thực tiễn và lịch sử mà chính họ đã trải nghiệm. Có lẽ trong tương lai gần, người Trung Hoa vẫn trung thành với lối suy nghĩ này và não trạng đó đã tồn tại hàng ngàn năm
trước khi chủ nghĩa cộng sản được gieo mầm nơi đây. Không ít người phương Tây muốn thấy Trung Quốc trở thành một quốc gia dân chủ theo kiểu phương Tây, nhưng kỳ vọng này không có cơ sở thực tiễn chút nào. Với cái nhìn định kiến về thế giới, người Mỹ cứ nhất nhất cho rằng một đất nước sẽ không thể thành công nếu thiếu một nền dân chủ đại nghị đại loại là tổng thống và quốc hội được bầu cử phổ thông đầu phiếu và cứ vài năm lại phải bầu lại một lần. Người Trung Quốc thì chưa bao giờ có một truyền thống đó. Là chủ nhân một lãnh thổ rộng lớn có 1,3 tỷ dân với một nền văn hóa đặc trưng và một lịch sử khác biệt, người Trung Hoa sẽ đưa đất nước phát triển theo con đường riêng của mình.
Vào mùa thu năm 2011, bạo động nổ ra tại một làng chài ở Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông mà nguyên do là nông dân mất đất vào tay các công ty bất động sản có sự “bảo kê” của các quan chức địa phương. Lợi nhuận từ những thương vụ mua bán đất đai này rơi vào tay các công ty và các quan chức này và khiển nông dân bức xúc. Cuộc biểu tình ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ do vài trăm nông dân bất mãn tổ chức vào tháng 9 nhưng nó đã bùng phát thành một cuộc bạo động quy mô lớn vào tháng 12 sau khi một người biểu tình bị chết trong lúc bị công an bắt giữ. Chỉ trong vài ngày đã có gần 20.000 dân làng tham gia cuộc bạo động, đuổi các quan chức ra khỏi làng, dựng rào chắn đường, vũ trang thô sơ, và yêu cầu trả lại đất canh tác. Cho dù trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyệt nhiên không xuất hiện bất kỳ tin tức nào về vụ việc ở Ô Khảm nhưng vẫn có nhiều người Trung Quốc biết chuyện xảy ra qua những nguồn tin nước ngoài và trên Internet. Cuối cùng, phó bí thư tỉnh ủy Quảng Đông được phái đến để thương lượng với những người biểu tình nhằm dàn xếp vụ việc. Chính quyền đã phải công nhận dân làng khiếu kiện đúng, một phần đất đai được trả lại, những người bị bắt giữ trong những cuộc biểu tình trước đó được thả. Sau đó, người ta cho tiến hành bầu cử tự do thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Một thủ lĩnh của phong trào biểu tình đã giành được chiến thắng áp đảo và trở thành trưởng làng mới. Ô Khảm trở thành niềm khích lệ cho những ai đang hy vọng được chứng kiến cải cách dân chủ ở Trung Quốc.
Chúng ta biết nhiều vụ biểu tình tương tự cũng đang xảy ra hằng ngày tại những địa phương khác của Trung Quốc và một số người vội cho rằng chúng là bằng chứng cho thấy một chính quyền Trung Quốc đang suy yếu. Tuy nhiên, có một thực tế là không có bất cứ một vụ việc nào trên đây được phép lan rộng thành một phong trào toàn quốc và sự kiện Ô Khảm là một minh chứng cho điều này. Đảng
Cộng sản đã cử hẳn một phó bí thư Quảng Đông đứng ra hòa giải là đã lập lại được trật tự.
Ô Khảm cho chúng ta hai bài học. Thứ nhất, đó là Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền lực tuyệt đối trong tay và vẫn kiểm soát được tình hình nếu có biến động. Thứ hai, đó là đảng biết kết hợp cả những biện pháp cứng rắn lẫn ôn hòa để trị an. Trước khi bất kỳ vụ việc nào tiềm ẩn nguy cơ leo thang, bộ máy an ninh đầy quyền lực của nhà nước có thể đàn áp mạnh tay để bóp chết vấn đề bất ổn ngay từ trong trứng nước. Nhưng bộ máy đó cũng có thể đứng về phía dân làng để chống lại những quan chức địa phương tham nhũng. Thật quá thiển cận nếu coi Đảng Cộng sản chỉ là một bộ máy thư lại tham nhũng. Sự thật là trong suốt quá trình nổi dậy của mình, dân làng Ô Khảm vẫn rất cẩn thận trưng trên biểu ngữ của họ rằng họ vẫn ủng hộ Đảng Cộng sản và họ chỉ chống lại những quan chức địa phương tham nhũng mà thôi.
Đây là chiến lược quen thuộc mà những người biểu tình chống đối ở Trung Quốc vẫn áp dụng hàng ngàn năm nay. Cho rằng chống lại chính quyền trung ương đồng nghĩa với cái chết nhãn tiền, nên họ chỉ chống đối những việc làm sai trái của các quan chức địa phương trong khi vẫn tuyên bố trung thành với chính quyền trung ương. Không ai dám thách thức thiên triều trừ phi họ quyết đi đến tận cùng con đường tranh đấu và giành quyền kiểm soát cả đất nước, mà điều này có khác chi nằm mơ giữa ban ngày.
THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ
Sự tái xuất của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trên vũ đài quốc tế là một trong những sự kiện kịch tính nhất thời đại chúng ta. Với sự tăng trưởng kinh tế phi thường, phát triển trên một phạm vi chưa từng có trong lịch sử nhân loại mà 40 năm trước khó ai có thể hình dung, sự lớn mạnh của đất nước này chắc chắn sẽ tiếp diễn
trong vài thập kỷ tới với dự báo đến 2020 sẽ có GDP cao nhất thế giới. Sự vươn dậy của dân tộc này cũng đáng nể không kém, từ một dân tộc đơn điệu và nhạt nhòa chuyển mình thành một dân tộc hội nhập mạnh mẽ với những mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có những bước tiến dài về phát triển công nghệ và năng lực giúp cho quốc gia này phô diễn sức mạnh của mình. Hiện tại thì người Mỹ vẫn còn có thể đến cách bờ biển Trung Quốc chỉ 12 hải lý mà ngó nghiêng nhưng rồi sớm muộn sẽ bị người Trung Hoa tống cổ ra khỏi giới hạn đó. Rồi sau đó, Trung Quốc sẽ đẩy người Mỹ ra xa khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và cấm bén mảng để do thám trong bán kính 200 hải lý vùng duyên hải phía đông nước này.
Tôi cảm nhận cán cân quyền lực thế giới đang thay đổi. Trong vòng 20 đến 30 năm tới, tham vọng của Trung Quốc là hiện diện ngang hàng cùng các cường quốc khác tại các hội nghị thượng đỉnh thế giới. Suy cho cùng thì đất nước này không phải là một cường quốc mới mà nó là một cường quốc xa xưa đang hồi sinh. Và tôi tin rằng ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất trên thế giới.
Không một hệ thống chính trị nào có thể bất biến và một khi sự thay đổi đang diễn ra khắp đất nước thì nền chính trị của Trung Quốc cũng phải thay đổi theo. Trong đời mình, một trong những điều khiến tôi kinh ngạc đó là làm thế nào mà hệ thống Xô Viết lại có thể sinh ra một Mikhail Gorbachev, một người tốt nghiệp trường luật, quyết định rằng hệ thống ông ta đang điều hành rất không ổn và cần phải cải tổ lại. Tôi không cho rằng điều này sẽ không lặp lại ở Trung Quốc.
Nhưng kể cả khi điều đó xảy ra thì nó cũng sẽ không mang lại phổ thông đầu phiếu cho một đất nước Trung Quốc mới. Sẽ chỉ có sự thay thế một lớp lãnh đạo này bằng một lớp lãnh đạo khác mà
thôi, bởi vì về mặt văn hóa lẫn lịch sử, người Trung Quốc vẫn tin rằng chỉ có một chính quyền trung ương uy quyền mới có thể đem lại hòa bình và thịnh vượng. Phổ thông đầu phiếu chưa từng hiện diện ở đất nước này cũng như chưa từng tạo ra được một Trung Quốc phồn thịnh và người Trung Hoa sẽ không liều mà thử.
Bất kể có bao nhiêu vụ Ô Khảm nổ ra thì trong trung hạn tôi vẫn không tin có cuộc nổi dậy nào lại đạt được thành công. Đúng là Trung Quốc đã từng có những cuộc nổi dậy do nông dân đứng đầu, hay còn gọi là qiyi (khởi nghĩa). Nhưng chúng thường chỉ xảy ra khi đời sống người dân trở nên cùng cực. Còn hiện tại đời sống của dân thường đang ngày càng tốt lên và đã như vậy thì họ cẩn cách mạng làm gì? Họ ý thức sâu sắc rằng làm cách mạng nghĩa là phải trả giá bằng tất cả thành quả đã đạt được từ thời Đặng Tiểu Bình mở cửa đất nước. Cồn đối với lớp thanh niên, triển vọng kinh tế chưa từng tốt hơn thế, mức sống được cải thiện hằng ngày và đất nước đang ngày một mạnh lên. Tôi không nghĩ họ muốn đảo ngược tình hình. Những lớp người lao động nông thôn thấp cổ bé họng không chiếm đa số và không có tổ chức thì lại mong muốn gia nhập tầng lớp trung lưu ở thành phố với hy vọng sẽ khấm khá hơn. Còn tầng lớp trung lưu thì lại nóng lòng củng cố địa vị. Sau đó thì có lẽ họ cũng muốn có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc điều hành đất nước nhưng điều đó còn xa vời lắm. Khi mà hệ thống hiện tại vẫn còn cần biển đổi để thích ứng thì nó sẽ chưa thể đứng bên bờ vực của sự tan rã được, ít nhất là trong tương lai gần.
Những người ngoài cuộc không nên đánh giá thấp ý chí của chính phủ trung ương trong việc củng cố sức mạnh và quyền kiểm soát bởi nó vẫn nắm được thông tin và công nghệ hiện đại để kiểm soát xã hội sát sao và sẵn sàng bóp chết những nguy cơ bất ổn từ trong trứng nước. Sự xuất hiện của công nghệ hiện đại - Internet, iPhone, mạng xã hội - chắc chắn cũng gây khó khăn cho việc kiểm soát vì nó
cho phép cộng đồng có thể giao tiếp với nhau cùng lúc và những nhóm nhỏ có thể tập hợp thành những nhóm lớn hơn, nhưng sự kiểm soát của chính quyền không vì thế mà lơi lỏng. Chính quyền Trung Quốc sử dụng cả một đội quân các chuyên gia để theo dõi và kiểm duyệt những gì đang xảy ra trong không gian mạng. Thật ấn tượng khi thấy họ sẵn sàng đổ một nguồn nhân lực lớn để kiểm soát luồng thông tin. Và mặc dù một số công dân mạng đã tìm được nhiều cách sáng tạo để vượt qua được hệ thống kiểm soát mạng của chính phủ có tên Vạn lý Hỏa thành thì những phương pháp kiểm duyệt này nói chung vẫn có hiệu quả và chính quyền vẫn giám sát chặt chẽ hoạt động mạng. Lực lượng an ninh sẽ tháo bỏ bất kỳ thứ gì luồn lách qua những khe hở trên mạng, kiểm duyệt không gian này nhằm ngăn chặn khả năng lôi kéo và tổ chức quần chúng.
Khi đã tỏ tưởng về bức tranh toàn cảnh này rồi thì liệu chúng ta sẽ trông đợi loại hình cải cách chính trị nào ở Trung Quốc trong 10 đến 20 năm tới?
Hiện có không ít người thận trọng hướng đến một mô hình chính phủ kiểu dân chủ tham chính[1] mà điển hình là có thể cho phép đưa hình thức bầu cử trực tiếp đã có ở một số làng xã và ở một số cơ quan lập pháp cấp thấp chuyển dần lên các cấp cao hơn. Tuy nhiên cách tiếp cận này sẽ chỉ mang tính thử nghiệm đơn lẻ và diễn ra rất chậm chạp bởi như vậy chính quyển sẽ tránh được những kiểu tranh cử mà ai cũng có thể ứng cử với những kết quả không thể lường trước được. Chừng nào xã hội vẫn còn nằm trong vòng cương tỏa của họ thì hình thức thử nghiệm này vẫn có thể được phép. Suy cho cùng, họ không gặp phải bất cứ áp lực hay một động cơ mạnh mẽ nào để buộc phải có những thay đổi táo bạo hệ thống mà theo họ vẫn ổn.
Dân chủ trong nội bộ đảng là một khái niệm mà Đảng Cộng sản Trung Quốc rất nhiệt thành tìm hiểu. Đại hội Đảng lần thứ 17 đã cởi
mở hơn rất nhiều so với đại hội thứ 16. Số ứng cử viên cho các chức vụ chủ chốt trong đảng đã nhiều hơn. Trong quá khứ, các lãnh đạo tối cao như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình sẽ chỉ định người kế nhiệm mình, tuy nhiên đến thời Hồ cẩm Đào thì điều đó không còn nữa.
Tinh thần dân chủ trong nội bộ đảng có thể được mở rộng ra nhiều phần khác trong hệ thống. Một cách để tiến hành điều này là cho phép những cuộc tranh cử có kiểm soát, có thể là tại cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương giữa các ứng cử viên được đảng tán đồng. Họ có thể bắt đầu bằng cách cho ba đến bốn ứng viên đáng tin cậy tranh đua giành lấy một chức vụ quan trọng nào đó và phải có được sự ủng hộ của người dân thì mới được đề bạt chức vụ đó.
Dĩ nhiên, có những thứ nếu có thay đổi cũng sẽ diễn ra rất chậm và tôi không cho rằng họ sẽ từ bỏ quyền kiểm soát toàn diện và xuyên suốt trên mọi mặt quản trị quốc gia. Nạn tham nhũng cũng như việc thiếu nền pháp trị và các thiết chế điều hành quản lý cũng có khả năng tiếp tục là những điểm yếu cố hữu gắn liền với hệ thống quản trị quốc gia của Trung Quốc.
Nạn tham nhũng, vốn là vấn nạn thâm căn cố đế, đặc biệt sau khi Trung Quốc áp dụng cải cách thị trường thì lại càng tăng mạnh do lương của bộ trưởng và quan chức trở nên ít ỏi so với phần còn lại của xã hội đang phất lên nhanh chóng. Ngày nay, không có việc gì có thể tiến hành trơn tru ở Trung Quốc nếu thiếu guanxi - quan hệ. Anh tạo quan hệ bằng cách biếu xén quà cáp, giá trị lớn bé tùy vào tầm quan trọng của đối tượng anh muốn quen biết. Trên mọi lĩnh vực, mọi người đều muốn tạo quan hệ với một ai đó cấp cao hơn, và quan chức cấp cao đó lại muốn có quan hệ với ai đó vai vế còn lớn hơn nữa. Giả dụ anh là sếp tôi mà lại làm khó tôi thì tôi sẽ tạo quan hệ với sếp lớn của anh nữa để trị anh, đó là cách tôi giải quyết vấn
đề. Đảng Cộng sản đã gọi việc chống tham nhũng là “cuộc đấu tranh tồn vong” của đảng.
Vấn để là liệu đảng có thể kiểm soát được tham nhũng? Liệu những nhân vật chóp bu có thể cố gắng giữ mình trong sạch? Tuy nhiên, tờ New York Times vào ngày 11/11/2012 đã truy ra được gia đình cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo sở hữu khối tài sản tới 2,7 tỷ đô la Mỹ. Tại cấp địa phương tôi không cho rằng họ có khả năng kiểm soát được tham nhũng. Tham nhũng không đánh sập được hệ thống nhưng nó sẽ khiến hệ thống trì trệ và không hiệu quả. Khi anh có những mối quan hệ có thể quyết định đến việc thăng tiến hay để bạt vào những chức vụ chủ chốt hay ảnh hưởng đến chính sách thi anh sẽ không thể tạo ra được sự tăng trưởng tối ưu cho bộ máy đang điều hành.
Một thứ khác cũng bám rễ sâu trong văn hóa Trung Quốc là cách làm việc không mấy lưu tâm đến pháp quyền và các thiết chế quản lý. Ở Singapore, chúng tôi đã chấp nhận rằng mình phải giống như phương Tây về vấn đề này - đó là để cho các cơ quan lập pháp quyết định cách diễn đạt của văn bản luật và rồi sau đó để cho các tòa án và quan tòa độc lập giải thích các văn bản luật đó. Nên Quốc hội có thể thông qua bất kỳ vàn bản luật nào nhưng một khi văn bản đó đã thông qua rồi thì nếu có tranh cãi phát sinh, anh không quay lại Quốc hội mà hỏi: “Ý ông viết vậy là sao?” Thay vào đó anh đi đến chỗ quan tòa để người này nói: “Tôi hiểu câu từ này theo nghĩa sau, căn cứ theo các quy định chặt chẽ của việc giải thích văn bản dựa trên những tiền lệ đã có từ lâu.”
Người Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận chuyện này cũng như họ vẫn chưa chấp nhận khi ta ký một bản thỏa ước thì đó là quyết định cuối cùng. Đối với họ, bản thỏa ước chỉ là thứ bắt đầu một tình hữu nghị lâu dài, và cũng có khi, bạn hữu cũng phải làm rõ liệu một
trong hai người có đang kiếm được quá nhiều tiền hơn người kia và cần phải nhả thêm ra cho người kia hay không.
Sự nhập nhằng này cũng được phản ánh trong cách họ nhìn nhận các thể chế. Ở Trung Quốc, con người quan trọng hơn chức vụ. Anh có thể là chủ tịch nước nhưng nếu không có ảnh hưởng tới quân đội thì trước sau anh chỉ là một chủ tịch nước trên danh nghĩa mà thôi. Trong khi đó ở Singapore, Anh, châu Âu hay Hoa Kỳ, nếu anh là tổng thống hay thủ tướng thì tướng lĩnh quân đội tự động nghe lệnh anh bởi vì chức vụ của anh quan trọng hơn con người anh. Liệu Trung Quốc có thể học theo Singapore - chứ chưa nói tới Hoa Kỳ - trong việc tạo ra nền pháp quyền hay thiết chế quản lý?
Thực ra yêu cầu trên không dễ chút nào. Nó sẽ đòi hỏi một sự thay đổi căn bản trong ý thức của cả chính phủ lẫn nhân dân. Và do những khái niệm này đều vắng mặt trong văn hóa và lịch sử của Trung Quốc nên ta phải đặt câu hỏi: Những thứ này sẽ nảy sinh từ đâu?
Thay vào đó, tôi tin họ sẽ định đoạt lấy hệ thống của chính mình và thử nghiệm mọi mô hình có thể mà không cần pháp quyền và các thiết chế quản lý. Nhưng do những hạn chế này nên Trung Quốc sẽ không bao giờ vận hành ở mức mà tôi gọi là công suất tối đa - một trạng thái lý tưởng mà trong đó đất nước phát triển bền vững và ngày càng tiến lên.
Trung Quốc sẽ phát triển những thiết chế và hệ thống của mình, nhưng sẽ theo những cách rất đặc thù Trung Quốc. Tuy nhiên bất kể những cải cách đó là gì thì nó vẫn dựa trên một nền tảng bất biến: duy trì một chính quyền trung ương tuyệt đối uy quyền.
“ Hỏi: Nền kinh tế Trung Quốc đã và đang phát triển rất nhanh, nhưng về mặt chính trị thì những thay đổi diễn ra chậm
hơn.
‘ Đáp: Tôi nghĩ anh phải tìm lời giải thích trong văn hóa và
lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử của minh, một trung ương vững mạnh đồng nghĩa với một quốc gia an bình. Một trung ương yếu kém đồng nghĩa với rối ren và loạn lạc. Và điều này xảy ra từ thời các lãnh chúa khi mỗi người tự làm luật cho mình. Nên sẽ khó có khả năng có bất kỳ thay đổi nào chệch ra khỏi nguyên tắc đó.
‘ Hỏi: Liệu một đất nước Trung Quốc tập quyền mạnh có đồng nghĩa với một Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh? ‘ Đáp: Với Đảng Cộng sản hiện tại, đúng, dĩ nhiên. ‘ Hỏi: Nhưng các cấu trúc chính trị sẽ giữ nguyên. ‘ Đáp: Các cấu trúc chính trị này đã có trước cả chủ nghĩa
cộng sản. Có thành ngữ Trung Quốc thế này: sơn cao hoàng đế viễn - núi thì cao, vua thì xa. Người đứng đầu khu vực nào chính là hoàng đế khu vực đó. Và điều đó đã tồn tại hàng thiên niên kỷ.
‘ Hỏi: Và ông tin rằng điều đó sẽ giữ nguyên trong thời gian tới bất chấp mọi thay đổi đã diễn ra?
‘ Đáp: À, bây giờ thì chính quyền trung ương đã có trong
tay trực thăng, Internet, điện thoại di động và có thể điều động nhanh lực lượng an ninh. Nhưng cái tư duy căn bản thì vẫn không thay đổi.
‘ Hỏi: Thế với thế hệ trẻ thì sao, với khả năng tiếp cận
thông tin của họ, ngài có nghĩ họ sẽ làm thay đổi cán cân ở một mức độ nào đó không? Rồi có những tầng lớp thấp và công nhân gốc nông dân trong thành phố có khả năng nổi dậy xảy ra khi những người này thấy được sự bất bình đẳng trong thu nhập không?
‘ Đáp: Không, tôi không thấy bất kỳ khả năng một cuộc nổi
dậy nào có thể thành công. Đúng là có xung đột ở Ô Khảm, Quảng Đông nhưng chỉ cần một Phó Bí thư Tỉnh ủy xuống là giải quyết êm chuyện. Bộ Công an của họ rất mạnh.
‘ Hỏi: Đó có phải là bí mật sự trường tồn của họ không?
Nhiều chính phủ đã cố gắng dùng bạo lực để nắm chắc quyền lực, nhất là ở Đông Âu và Xô Viết, nhưng rồi đã thất bại.
‘ Đáp: Trung Quốc khác với Đông Âu. Đông Âu từng trải
qua thời Phục Hưng, từng dự phần vào nỗi khát khao muốn trở thành một quốc gia tự do, nơi tư tưởng được giải phóng, nơi mọi người đều có thể sáng tạo. Còn Trung Quốc là Trung Quốc. Và như tôi đã nói, nguyên tắc cốt yếu mà mỗi người Trung Quốc đều biết đó là nếu chính quyền trung ương ủy
quyền, đất nước vững mạnh. Nếu nó yếu kém, bất nước bất an.
‘ Hỏi: Điều đó cho thấy phong trào Mùa xuân Ả Rập mà
chúng ta chứng kiến ở Trung Đông sẽ không diễn ra ở Trung Quốc trong tương lai gần .
‘ Đáp: Tôi không thấy có gì liên quan giữa Mùa xuân Ả rập
và Trung Quốc ở đây cả. Đây chỉ là thứ mà giới truyền thông vẽ vời ra thôi. Khi đọc điều đó, tôi đã tại nhủ: “Những người này không hiểu gì về Trung Quốc/ Người Trung Quốc có một
lịch sử lâu đời quyết định tư tưởng của họ vê cả chính phủ lẫn con người.
‘ Hỏi: Liệu những người lao động nông thôn không được lợi từ nạn tham nhũng tràn lan sẽ muốn thay đổi hệ thống? ‘ Đáp: Những người đó không có tổ chức, và họ lại muốn
gia nhập tầng lớp trung lưu thành thị. Họ thấy tương lai của mình không nằm ở việc nổi dậy, thứ chỉ mang lại hỗn loạn, mà nằm ở việc gia nhập tầng lớp cư dân thị thành.
‘ Hỏi: Liệu sự chuyển dịch xã hội đó có đem lại cho họ hy
vọng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập tầng lớp trung lưu hay không?
‘ Đáp: Tôi nghĩ ở Trung Quốc, sự dịch chuyển xã hội vẫn còn đó. Nó không phải là một xã hội đã phân tầng rõ nét. Nếu
lấy trường hợp Anh quốc, một nơi tôi biết rõ, thì mỗi thế hệ lại sản sinh ra những thành phần ưu tú nhất, rồi những con người này tiến lên cao, lấy nhau và tạo thành giới thượng lưu. Và con
cái họ, do thừa hưởng cả gene di truyền lẫn cơ hội giáo dục tốt, lại tiếp tục ở trong tầng lớp thượng lưu. Nhưng Trung Quốc phải một thời gian lâu nữa mới tiến đến giai đoạn đó. Còn Singapore đang dần tiến tới tình hình này sớm hơn dự kiến vì sự phát triển giáo dục nhanh của chúng ta. Người dân vươn lên rất nhanh, con cái của tài xế taxi giờ đi học đại học, rồi nam nữ kết hôn mà cả hai đều xuất thân là con của người bán cơm bụi hay tài xế taxi và khi họ kết hôn như thế, họ lại nhắm đến giới thượng lưu, và sau đó gene di truyền cộng với các cơ hội giáo dục mà họ mang lại cho con cái sẽ tạo ra sự phân tầng giai cấp đó. Điều này xảy ra với mọi xã hội. Rồi cuối cùng sự bất mãn sẽ dồn nén nhiều tới mức mà tầng lớp phía dưới sẽ phải thốt lên: “Được rồi, phải xáo bài lại thôi.” Cách mạng cộng sản diễn ra chính vì lý do như thế. Quốc dân Đảng bị lật đổ. Bây giờ một tầng lớp tinh hoa của cộng sản lại xuất hiện. Nhưng dù gì, chúng ta vẫn chưa gặp phải tình hình đó đâu.
‘ Hỏi: Các nhà lý luận của Đảng Cộng sản bây giờ đang
phát biểu rằng họ nên bắt đầu bằng dân chủ trong nội bộ đảng rồi từ đó mở rộng ra. Ngài cho rằng quá trình này sẽ diễn tiến ra sao?
‘ Đáp: Họ sẽ cho phép tranh cử nhưng là giữa những ứng
cử viên đã được họ chấp thuận. Đó chính là dân chủ trong nội bộ đảng.
‘ Hỏi: Bước tiếp theo là gì?
‘ Đáp: Tôi không biết. Tôi không thấy triển vọng bầu cử tự
do. Trung Quốc chưa từng có tranh cử kiểu đó. Anh có thể tưởng tượng nổi một người Trung Quốc mà lại nói “Tên tôi là Jimmy Carter và tôi sẽ tranh cử tổng thống" không?
‘ Hỏi: Nhưng điều đó đã xảy ra ở Đài Loan.
‘ Đáp: Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ chỉ có 23 triệu dân. ‘ Hỏi: Vậy ngài không nghĩ phổ thông đầu phiếu xảy ra ở Trung Quốc hay thậm chí là cự cần thiết phải có điều đó? ‘ Đáp: Không, tôi không tin điều đó. Tôi có thể thấy phổ
thông đầu phiếu xảy ra ở cấp độ làng xã và đối với những cơ quan: lập pháp cấp tỉnh lỵ, nhưng tại cấp cao, cấp lãnh đạo, bí thư đảng và tỉnh trưởng - thi điều đó không diễn ra đâu.
‘ Hỏi: Giả sử có sự chia rẽ giữa tầng lớp lãnh đạo thỉ cao?
Ví dụ như Ôn Gia Bảo, khi ông ấy còn làm thủ tướng đã thể hiện mình là một: nhà cải cách chính trị và đã nói đến một nền dân chủ với đặc trưng: Trung Quốc.
‘ Đáp: Ông ta không phải nhân vật cấp cao số một, ông ta
chỉ là số ba. Và thật thú vị khi được nghe một nhân vật số ba phát ngôn điều đó. Trên ông ta còn có nguyên chủ tịch Giang
Trạch Dân, một nhân vật vẫn còn nhiều quyền lực. Tôi cho là Ôn Gia Bảo sẽ thấy mình chỉ là thiểu số gồm một hai người trong trong Ban thường vụ Bộ Chính trị vốn ủng hộ lãnh đạo tập thể. Nhưng những người này đều đạt được chức vụ của mình thông qua chọn lựa cẩn thận, vậy liệu họ có bạo gan mà tuyên bố rằng hãy lật đồ hệ thống và đi theo phổ thông đầu phiếu không, để rồi bất kỳ ai cũng có thể ứng cử và được bầu? Điều đó là đi ngược lại bản chất chế độ.
‘
Hỏi: Họ có quan tâm đến hệ thống chính trị Singapore
không?
‘ Đáp: À, họ quan tâm đến mọi hệ thống chính trị để nhặt
nhạnh các tư tưởng, nhưng điều này thì có liên quan gì đến hệ thống của họ?
‘ Hỏi: Thì do chúng ta đang có hệ thống phổ thông đầu phiếu.
‘ Đáp: Tôi không tin họ sẽ áp dụng điều đó bởi Trung Quốc là một đất nước vô cùng rộng lớn.
‘ Hỏi: Vậy họ sẽ quan tâm đến mặt nào của nền chính trị Singapore?
‘ Đáp: Họ để ý tới cách chúng ta thường xuyên quan tâm
tới dân chúng những buổi tiếp dân, những ủy ban nhân dân, Hiệp hội Nhân dân (PA). Nói cách khác, chúng ta biết những gì
đang xảy ra ở cấp cơ sở và chúng ta lưu tâm tới những vấn để đó. Và tôi tin rằng họ cùng bắt chước và điều hành tương tự như vậy Liệu những điều đó có được triển khai hay không lại là một vấn để khác dù rằng họ đã yêu cầu quan chức phải tiếp xúc và quan tâm tới nhân dân. Nhưng khi quan chức thông đồng với những công ty bất động sản và ép dân thường nhường ruộng đất cho dự án mà không được đền bù thỏa đáng, vậy thì làm sao so sánh với hệ thống của chúng ta được?
‘ Hỏi: Nếu Quốc dân Đảng vẫn còn nắm quyền ở Đại lục,
liệu có khi nào giờ họ đã thực hiện phổ thông đấu phiếu rồi không? Bởi vì Tôn Dật Tiên tin tưởng vào chế độ dân chủ kiểu phương Tây.
‘ Đáp: Không, không, tôi không tin điều đó. Người ta tiến
hành dân chủ ở Đài Loan được bởi vì đó chỉ là một khu vực nhỏ, lại phụ thuộc vào Mỹ để tồn tại. Họ chấp nhận phổ thông đầu phiếu bởi vì người Mỹ sẽ không bảo vệ cho họ nếu họ đi theo chế độ độc tài.
‘ Hỏi: Nhưng bây giờ Đài Loan đã đưa vào hệ thống dân
chủ, còn Hồng Kông vài năm nữa sẽ tổ chức bầu cử phổ thông, vậy điều đó có tạo áp lực để cải cách ở Đại lục không? Liệu người Trung Quốc có bắt đầu gậy áp lực lên chính phủ của họ để hưởng những điều mà đống bào của mình ở Đài Loan và Hồng Kông đang được hưởng?
‘ Đáp: À, có thể họ cũng muốn đấy nhưng họ sẽ gây áp lực
cho chính phủ bằng cách nào? Họ có lá phiếu trong tay chưa? Có sẵn sàng lật đổ chính phủ bằng cách mạng chưa? Tôi không thấy những người cắm quyển chịu từ bỏ quyền lực của mình. Tôi không tin chính những người Trung Quốc lại có ý nghĩ là 1,3 tỷ con người có thể tổ chức phổ thông đầu phiếu để bầu tổng thống và điều đó là bất khả thi.
‘ Hỏi: Điều gì đã làm ngài nghĩ như thế?
‘ Đáp: Thế làm thế nào để vận động bầu cử 1,3 tỷ con người?
‘ Hỏi: Nếu so sánh thì người Ấn Độ đã làm được đấy thôi. ‘ Đáp: Vả kết quả họ đạt được cũng đâu đẹp đẽ gì... dù là lý do gì đi nữa.
NÁU MÌNH CHỜ THỜI
T
ôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Lúc đầu tôi không yêu cầu gặp ông ấy mà là gặp một người khác nhưng họ lại để ông gặp tôi. Điều đó cho thấy họ đặt ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một lãnh đạo nước ngoài sau khi được đề bạt vào Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản. Động thái này rõ ràng là để ám chỉ với thế giới rằng ông đã được cơ cấu để tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào.
Ấn tượng của tôi về ông là một người có khí lực - cái mà người Trung Quốc hay gọi là da qi-đại khí, chú không phải xiao qi-tiểu khí. Ông không phải người thiển cận. Ông suy nghĩ một vấn để rất kỹ càng và không muốn khoe khoang hiểu biết của mình. Không được thân thiện như Giang Trạch Dân và cũng không kiểu cách như Hổ Cẩm Đào nhưng ông có vẻ trang trọng. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp ông Tập. Khi còn trẻ ông bị đưa về nông thôn rồi tới Thiểm Tây năm 1969 nhưng vẫn dần dần tìm cách để từng bước quay về. Với thuở hàn vi trải qua đầy những thách thức và khổ sở như vậy mà ông không một lời cằn nhằn hay than vãn, tôi phải xếp ông vào cùng kiểu người với Nelson Mandela.
Ông Tập là cốt lõi của thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc kể từ 1949. Ông đứng đầu một chính phủ đòi hỏi cao về năng lực ở mọi cấp bậc - một phẩm chất mọi quan chức cần có từ thời phong kiến.
Hiện nay ngày càng có nhiều quan chức Trung Quốc tiếp xúc với giáo dục phương Tây, họ quen thuộc với thế giới và nói tiếng Anh trôi chảy. Họ không còn là những người cộng sản giáo điều mà là những người theo chủ nghĩa thực dụng quyết tâm xây dựng một quốc gia giàu có, phát triển và kỹ thuật tiên tiến. Cả bốn lãnh đạo tối cao trước đó đều để lại những dấu ấn riêng. Với Mao Trạch Đông là những cuộc cách mạng không ngừng. Với Đặng Tiểu Bình là cải cách và mở cửa. Với Giang Trạch Dân là củng cố và phát triển. Và với Hồ Cẩm Đào là một xã hội hài hòa - cụ thể hơn là rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Còn Tập Cận Bình sẽ để lại di sản gì?
Kể từ chuyển thăm đầu tiên năm 1976, tôi quyết định sẽ thường xuyên đến thăm Trung Quốc, nếu có thể thì mỗi năm một lần. Tôi đã gặp tất cả các vị lãnh đạo tối cao từ Mao tới Hồ, và giờ là Tập. Mao là một người đàn ông vĩ đại đã vực Trung Quốc dậy từ nghèo hèn và chia rẽ. Sau 200 năm hỗn loạn thì đến 1949, Mao đứng ở Thiên An Môn mà tuyên bố: “Người Trung Quốc đã vùng lên". Là một nhà cách mạng, Mao chẳng kém cạnh ai. Ông là bậc thầy về chiến tranh du kích với các chiến thuật quân sự khéo léo đã đánh bại Quốc dân Đảng và thống nhất đất nước. Nhưng liệu Mao có phải người hiện đại hóa Trung Quốc? Lịch sử bi thương còn lưu lại việc người đàn ông giải phóng Trung Quốc này gần như đã phá hủy đất nước trong Cách mạng Văn hóa. Nếu ông vẫn còn sống, hay nếu Hoa Quốc Phong - người kế nhiệm và kế thừa tư tưởng của ông - còn tiếp tục nắm quyền, Trung Quốc hẳn đã đi theo con đường của Liên Xô. Tôi chỉ có cơ hội gặp Mao vào giai đoạn cuối sự nghiệp của ông, khi phong độ của ông đã xuống, khi phải có một người phụ nữ dịch lại những gì ông nói bằng giọng Hồ Nam cho người phiên dịch để người này dịch lại sang tiếng Anh. Chỉ còn lại cái bóng của người đàn ông huyền thoại một thời.
May mắn cho Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình đã đảo ngược lộ trình đất nước. Năm 1978, sau khi tới Bangkok và Kuala Lumpur, Đặng tới Singapore. Ông muốn chúng tôi tập hợp lại và ngăn chặn Việt Nam tấn công Campuchia, và nếu họ thực sự tấn công Campuchia thì hãy chặn đứng họ. Tôi nghĩ chuyến đi đó đã mở mắt cho ông. Hẳn ông ấy tưởng là sẽ thấy ba thủ đô lạc hậu của ba nước nghèo. Thay vào đó, ông lại thấy ba thủ đô vượt trội hơn bất kì thành phố nào ở Trung Quốc. Ông ấy ở Singapore bốn ngày. Khi cửa lên máy bay của ông đóng lại, tôi nói với các đồng nghiệp: “Những báo cáo viên của ông ta sắp phải chịu trận rồi bởi vì ông ấy đã thấy một Singapore hoàn toàn trái ngược với báo cáo.” Những báo cáo đó hẳn là do những cảm tình viên cộng sản ở đây soạn ra và xuyên tạc.
Ông ấy đã chúc mừng tôi lúc ăn tối và khi tôi hỏi lý do, ông nói: “Các ông có một thành phố thật đẹp, một thành phố như vườn cây xanh”. Tôi cảm ơn nhưng nói thêm: “Bất kể chúng tôi làm được gì thì các ông đều có thể làm tốt hơn vì chúng tôi chỉ là hậu duệ của những nông dân nghèo ở miền Nam Trung Quốc, còn các ông có giới trí thức, có các nhà khoa học, các chuyên gia. Dù chúng tôi làm gì, các ông cũng sẽ làm tốt hơn.” Ông ấy không trả lời tôi mà chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt sắc rồi chuyển chủ đề. Đó là năm 1978.
Năm 1992, Đặng xuống Quảng Đông trong chuyến thăm miền Nam nổi tiếng để kêu gọi các lãnh đạo địa phương tiến hành mở cửa. Ông nói: “Hãy học tập thế giới, và cụ thể là học tập Singapore rồi làm tốt hơn họ.” Tôi tự nhủ: “À, ông ấy không quên những gì mình nói.” Quả thực họ có thể làm tốt hơn chúng tôi.
Ở Singapore, Đặng đã chứng kiến một hòn đảo nhỏ chẳng có tài nguyên thiên nhiên gì lại có thể tạo ra đời sống tốt đẹp cho người dân bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao kỹ năng quản lý và phát triển công nghệ. Ông trở về Trung Quốc với niềm tin cần phải mở cửa nền kinh tế với thế giới. Đó là một thời khắc trọng đại
trong lịch sử Trung Quốc, một bước ngoặt chủ chốt khiển đất nước này không còn phải ngoái đầu nhìn lại.
Tôi đã chứng kiến sự chuyển mình đầy kịch tính của đất nước này. Công cuộc xây dựng đã biến những thành phố cũ nát với cơ sở vật chất nghèo nàn thành những thành phố có tàu tốc hành, đường cao tốc và sân bay. Bạn có thể ghé thăm Đại Liên, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông, hay Thâm Quyến - giờ chúng có thể sánh ngang với Hồng Kông hay bất kì thành phố nào khác trên thế giới. Người Trung Quốc là những thợ xây và thợ mộc vĩ đại. Tôi không hiểu vì sao họ lại kìm hãm khả năng lâu như thế và điều đó đã làm phương hại đến lợi ích quốc gia biết nhường nào.
Đặng là người có công nhất trong việc đưa Trung Quốc vào một quỹ đạo khác. Khi ông muốn mở cửa, nhiều lãnh đạo thế hệ cũ đã phản đối nhưng ông vẫn cương quyết gạt họ sang một bên và cứ thế tiến hành. Nếu không có ông thì quá trình chuyển đổi hẳn đã không diễn ra nhanh như vậy, bởi vì ông là người duy nhất từng trải qua Vạn lý trường chinh mà có khả năng lấn át được những kẻ nghi ngờ. Một người đàn ông vóc dáng nhỏ bé nhưng lại là một lãnh tụ vĩ đại - Đặng chắc chắn là lãnh đạo quốc tế ấn tượng nhất mà tôi từng gặp.
Sau đó Giang Trạch Dân được Đặng Tiểu Bình chọn làm người kế nhiệm. Là bí thư Thượng Hải khi sự kiện Thiên An Môn diễn ra năm 1989, Giang đã trấn áp thành công những cuộc nổi loạn tương tự ở Thượng Hải. Ông kiên định đi theo mục tiêu của mình là hoàn thành công cuộc hiện đại hóa do Đặng khởi xướng. Tôi nhớ ông là một người nồng hậu và thân thiện. Ông có thể bất ngờ hát vang bài hát tiếng Ý nổi tiếng, o Sole Mio, hoặc có khi ông lại chộp vai tôi mà hỏi: “Theo ông, người Mỹ nghĩ gì về chúng tôi?” Tất nhiên, đó là trước khi họ có những mối quan hệ lâu dài với người Mỹ. Giờ thì họ chẳng còn cần hỏi tôi câu đó nữa rồi,
Về Hồ Cẩm Đào, tôi xem ông ấy là người củng cố Trung Quốc. Thời ông cầm quyền cũng tạo ra được vài thay đổi căn bản. Nhưng chỉ riêng việc củng cố đất nước thôi cũng đã khiến ông bù đầu khi Trung Quốc phải đối mặt với hàng loạt thách thức như vấn đề di dân giữa thành thị và nông thôn và khoảng cách thu nhập giàu nghèo gia tăng. Ấn tượng của tôi về ông ấy là một người thâm trầm sâu sắc, không khoa trương, có trí nhớ tuyệt vời và xem xét cẩn thận mọi vấn đề. Ngay sau khi ông nắm quyền, Trung Quốc mới đầu đã mắc sai lầm khi giải quyết khủng hoảng dịch SARS, nhưng khi nhận ra mối đe dọa nghiêm trọng của dịch bệnh đối với nền kinh tế, nước này đã nỗ lực hết sức để giải quyết vấn để, kể cả việc chưa từng có tiền lệ là sa thải Bộ trưởng Y tế và Thị trưởng Bắc Kinh. Đó là sự phô diễn phong cách lãnh đạo cứng rắn của Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo. Suy cho cùng thì một trong những lý do Hồ được đưa vào trung ương chính là vi ông đã dẹp yên cuộc nổi loạn ở Tây Tạng. Đằng sau vẻ ngoài ôn hòa thân thiện là một người đàn ông thép.
Còn về Tập Cận Bình, thật khó đoán được ông ấy sẽ theo đuổi chính sách gì và để lại di sản gì sau một thập kỉ cầm quyển. Các lãnh đạo Trung Quốc thường không tiết lộ kế hoạch tương lai trước khi nhậm chức bởi họ không muốn bị công kích. Trung Quốc hiện đang gặp nhiều thách thức trong nước và Tập sẽ muốn dồn sức cho những vấn đề đối nội này. Nhưng ông ấy cũng sẽ phải hao tâm tổn trí lo đối ngoại nữa khi những sự kiện bên ngoài đột nhiên phát sinh. Kế hoạch kỹ lưỡng nhất cũng có thể thất bại nếu một diễn biến nghiêm trọng phát sinh ngoài dự kiến. Nhưng tôi tin ông ấy sẽ bình tĩnh và xử lý tình hình thấu đáo. Tiếng nói của ông có sức nặng và tôi tin ông sẽ có được sự ủng hộ của đảng. Xuất thân quân đội cũng giúp ông có ảnh hưởng với quân đội.
Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình sẽ được theo dõi sát sao. Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến nhiều nước từ phương Tây tới châu Á sợ hãi. Một Trung Quốc mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thế giới chẳng hạn như khoản đầu tư của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài sẽ tăng lên. Nhưng các nước láng giềng của Trung Quốc đang bắt đầu cảm nhận được lập trường chính sách đối ngoại cứng rắn hơn từ phía người khổng lồ ngủ say vừa mới tỉnh giấc này. Nước Mỹ cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về vị thế của mình, nếu không ở phạm vi toàn cầu thì chắc chắn cũng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Điều quan trọng là liệu người ta có tin vào việc Trung Quốc liên tục đảm bảo rằng nước này chẳng tìm kiểm gì hơn ngoài một sự trỗi dậy hòa bình và cam kết không bao giờ trở thành một nước bá chủ không? Có hai cách nhìn nhận vấn đề này . Một là Trung Quốc sẽ lặng lẽ tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình chứ không gây hấn. Một quan điểm khác là họ sẽ phô trương sức mạnh và hàm dọa các nước khác. Tôi nghĩ họ sẽ chọn cách thứ nhất nhưng vẫn đồng thời phô trương sức mạnh. Đặng Tiểu Bình tin rằng Trung Quốc nên tránh gây chú ý trong khi đang tăng cường tiềm lực của nó. Ông tin vào việc che giấu năng lực hay như người Trung Quốc gọi là thao quang dưỡng hối (náu mình chờ thời). Người Trung Quốc ý thức được họ cần 30 tới 40 năm hòa bình nữa mới có thể bắt kịp thế giới. Họ đã đi đến kết luận rằng nếu vẫn giữ nguyên lộ trình, tránh động chạm đến cường quốc hiện tại và kết bạn với mọi nước, họ sẽ chỉ càng mạnh hơn. Họ càng rảnh tay giải quyết các vấn đề nội bộ và tiếp tục phát triển kinh tế.
Trung Quốc cũng cảnh giác tránh vết xe đổ của Nhật Bản và Đức. Sự trỗi dậy của Đức và Nhật đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh quyền lực, cạnh tranh ảnh hưởng và tài nguyên ở châu Âu và châu Á, và kết quả là hai cuộc chiến tranh khủng khiếp trong thế kỷ 20 đã kết
liễu hoàn toàn sự trỗi dậy của hai nước này. Nếu tham gia vào một cuộc chiến, Trung Quốc sẽ phải mạo hiểm đối mặt với những bất ổn, xung đột và hỗn loạn trong nước, và có thể lại thụt lùi một bước lớn. Do vậy, người Trung Quốc sẽ tỉnh táo nhận định rằng: “Chúng ta đã phải chờ đợi rất lâu mới có cơ hội bắt kịp sự phát triển của thế giới. Sao phải hấp tấp để rồi gây hại cho sự trỗi dậy tử từ của mình?”
Tất nhiên điều đó không có nghĩa Trung Quốc sẽ chịu nhường nhịn mỗi khi có tranh chấp với nước khác. Khi cán cân quyền lực thay đổi, nước này sẽ chẳng ngại ngần cho thiên hạ biết những “sở thích sở ghét” của minh. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì từng nói, ở đâu mà lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bị đe dọa thì người Trung Quốc sẽ cứng rắn khẳng định mình. Các láng giềng gần gũi nhất của Trung Quốc ở châu Á đã nếm trải điều này. Năm 2008, Việt Nam cho công ty dầu khí ExxonMobil của Mỹ quyền khoan dầu trong vùng nước tranh chấp ở biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam). Hải quân Trung Quốc yêu cầu ExxonMobil phải dời đi. Chính phủ Trung Quốc cũng nói rõ rằng nếu ExxonMobil không nghe theo thì việc làm ăn của công ty này ở Trung Quốc sẽ bị đe dọa. Và thế là ExxonMobil phải dời đi bởi vì hải quân Mỹ không túc trực ở đó để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Gần đây hơn, vào năm 2010, Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá của Trung Quốc sau khi tàu của ông ta va chạm với tàu tuần tra Nhật ở ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Người Nhật lúc đầu muốn xét xử người thuyền trưởng này theo luật pháp Nhật nhưng cuối cùng cũng phải nhượng bộ trước áp lực dữ dội từ Trung Quốc và quyết định thả ông ta. Sự việc này đã cho thấy cán cân quyền lực đã thay đổi ra sao. Người Nhật hiện giờ phải đối phó với một đất nước Trung Quốc lớn hơn họ gấp mười lần, chứ không phải một Trung Quốc mà họ có thể xâm chiếm dễ dàng như trong Thế chiến thứ hai. Sự nhượng bộ
này của Nhật Bản đơn giản chỉ là sự chấp nhận thực tế bởi họ ý thức được rằng phải đối phó với một Trung Quốc có tổ chức, có kỉ luật, không đơn thuần như với các lãnh chúa mà với một chính quyền trung ương có thể hành động quyết đoán.
Càng về sau bạn càng thấy rất rõ rằng người Trung Quốc không phải những người bị động. Họ chủ động theo đuổi các yêu sách và điều này sẽ tiếp diễn. Người Trung Quốc biết rằng họ là nước lớn nhất khu vực và khi quyền lực mạnh lên, họ muốn các nước láng giềng phải tôn trọng quyền lợi của họ hơn. Do đó, vì lợi ích của các nước châu Á khác, bao gồm cả những nước trong khu vực ASEAN, người Mỹ cần duy trì một sự hiện diện đáng kể trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương-để đối trọng với Trung Quốc. Nếu không có Mỹ làm đối trọng, các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á sẽ không dám có hành động gì. Khi có đến hai cái cây lớn thì anh phải chọn đứng dưới bóng một cây. Hiện diện tại Thái Bình Dương rất quan trọng với Mỹ, bởi vì nếu người Mỹ đánh mất vị thế ở đây, họ cũng sẽ mất nó trên toàn cầu.
Cuộc cạnh tranh giành vị thế trong khu vực này giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra và nó sẽ tiếp tục cho đến hết thế kỷ 21. Đến lúc đó, mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, kiểu như mối quan hệ Mỹ - Xô thời Chiến tranh lạnh. Một vài năm sau sự kiện 11/9, người Mỹ bị phân tán tư tưởng vào những cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, còn người Trung Quốc lại lặng lẽ tăng cường lợi ích của mình trong khu vực, thắt chặt mối quan hệ với các nước và ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN. Cách đây một thập kỷ, khi cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đề xuất thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, chính phủ các nước ASEAN đã rất kinh ngạc bởi vì chúng tôi cứ nghĩ Trung Quốc sẽ rất do dự mở cửa nền kinh tế của mình thông qua các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu
vực. Đây là một bước đi chiến lược của Trung Quốc để phát triển các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với ASEAN, để từ đó các nước ASEAN sẽ coi sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội chứ không phải mối đe dọa với họ. Lúc đó tôi có nói với đại diện thương mại Mỹ rằng nếu trong mười, hai mươi năm tới đây mà không có được một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và các nước ASEAN thì nền kinh tế ASEAN sẽ ngày càng gắn chặt với Trung Quốc và Mỹ sẽ chỉ là một thị trường thứ yếu đối với chúng tôi.
Về mặt quân sự, người Mỹ vẫn đang bỏ xa Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, dù đạt mức tăng trưởng hai con số mỗi năm, vẫn chỉ bằng một phần sáu ngân sách quốc phòng Mỹ - và điều này được phản ánh trong công nghệ quân sự vượt trội của người Mỹ. Tuy nhiên tham vọng của người Trung Quốc là trở thành một cường quốc quân sự mạnh như Mỹ cho dù có mất nhiều thập kỉ.
Hiện tại người Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể để hiện thực hóa tham vọng của mình. Họ đang cố gắng bắt kịp Mỹ về công nghệ cao như đưa người vào vũ trụ và phát triển một hệ thống định vị toàn cầu GPS riêng mà Mỹ không thể phá hủy hay từ chối công nhận, bởi họ thừa biết rằng sẽ bị qua mặt nếu họ phụ thuộc vào hệ thống GPS của Mỹ. Và khi đã chứng minh rằng có thể tự bắn hạ vệ tinh riêng và đánh chặn chính các tên lửa đạn đạo của mình, Trung Quốc muốn gửi tới Mỹ lời cảnh báo: “Đừng dọa tôi kẻo tôi sẽ bắn hạ tên lửa của anh trên Thái Bình Dương bây giờ.” Chúng ta đang nói về chuyện một thứ nhỏ xíu như cây kim đuổi theo một cây kim khác trên bầu trời và đó đâu phải chuyện dễ dàng. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng của hai nước như thế nào. Sớm hay muộn, người Trung Quốc còn muốn kiểm soát cả vùng duyên hải phía đông của họ thoát khỏi sự do thám của Mỹ. Vào thời điểm hiện tại, người Mỹ có thể lảng vảng 12 hải lý cách bờ biển Trung Quốc để ngó nghiêng. Giờ hãy hình dung điều ngược lại thử xem.
Nếu hải quân và không quân Trung Quốc - các tàu sân bay của nước này - cũng đến gần bờ biển nước Mỹ một khoảng tương tự, người Mỹ sẽ nhảy dựng lên và không cho phép điều đó xảy ra. Giờ bạn có thể tưởng tượng người Trung Quốc cảm thấy thế nào rồi đấy. Nhưng để có thể đẩy người Mỹ ra xa bờ biển của mình, họ cắn phải cải thiện công nghệ tên lửa tầm xa. Nếu làm được thì đó sẽ là lời cảnh cáo ngầm rằng nếu ai đó đến quá gần, họ sẽ phóng tên lửa đánh chìm tàu sân bay hay bắn rơi máy bay của kẻ đó. Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc chưa thể làm được điều này. Đến lúc họ hiện thực hóa được điều đó thì máy bay của Mỹ sẽ không dám bén mảng và người Mỹ sẽ không dám liều mạng như bây giờ. Còn người Trung Quốc lúc đó sẽ cảnh báo: “Đây là vùng đặc quyền kinh tế của tôi, anh hãy tránh xa. Tôi không đi đến bờ biển phía Thái Bình Dương của anh, thế thì ai cho anh quyền tới đây?”. Liệu người Mỹ có dám không nghe? Suy cho cùng, kẻ nào mạnh kẻ đấy thắng.
Do đó cuối cùng cán cân quyền lực sẽ được cân bằng dần trong vòng 20 hay 30 năm tới. Ban đầu Trung Quốc sẽ đẩy người Mỹ ra khỏi giới hạn 12 hải lý. Sau đó tiếp tục đẩy họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. Và khi đã làm được điều đó, họ sẽ trở thành quốc gia có ảnh hưởng nhất trong khu vực.
Dựa vào các sự kiện lịch sử, một số học giả dự đoán rằng khi một thế lực trỗi dậy còn thế lực hiện hữu thấy sự thống trị của mình bị đe dọa thì rất có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên, đó là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ, tôi lại không nghĩ vậy. Hai bên chẳng được lợi lộc gì khi đối mặt trên chiến trường. Cả hai nước đều có kho vũ khí hạt nhân nên họ biết xung đột sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Hơn nữa, không giống như quan hệ Mỹ - Xô, hiện tại không có xung đột ý thức hệ nào không hòa giải được giữa một bên là Mỹ và một bên là Trung Quốc đang nhiệt tình đón nhận thị trường tự do. Người Trung Quốc
giữ mối quan hệ hữu hảo với Mỹ để đảm bảo tiếp cận được thị trường, đầu tư, công nghệ và các trường đại học của nước này. Còn Mỹ đơn giản không muốn biển Trung Quốc thành kẻ thù lâu dài của mình.
Cuộc khủng hoảng lớn nhất có thể nảy sinh giữa hai bên là về vấn đề Đài Loan nhưng tôi không nghĩ Mỹ sẽ gây chiến với Trung Quốc để bảo vệ sự độc lập của hòn đảo này vì điều đó thật không đáng. Có thể chiến đấu và thắng hiệp một, nhưng liệu người Mỹ có sẵn sàng chiến đấu hết hiệp này đến hiệp khác? Đến cuối cùng, họ có sẵn sàng trả cái giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả vì Đài Loan? Hãy nhớ rằng không một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào có thể tồn tại nếu họ để mất Đài Loan dưới thời mình. Vì vậy, với người Trung Quốc, đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Kể cả khi thua hiệp đầu, họ sẽ trở lại với hiệp hai, hiệp ba và các hiệp tiếp theo không ngừng nghỉ, cho đến khi chiến thắng mới thôi. Đài Loan không đáng để Mỹ phải xen vào thế cuộc. Người Đài Loan sớm muộn cũng sẽ nhận ra điều đó. Mã Anh Cửu đã gần như thừa nhận điều đó với khẩu hiệu bất thống, bất độc, bất vũ - không thống nhất, không độc lập, không vũ lực của mình. Cụm từ quan trọng nhất là không độc lập bởi vì chắc chắn rằng thời điểm Đài Loan tuyên bố độc lập, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để chiếm lấy hòn đảo này.
Thống nhất Đài Loan với Đại lục chỉ còn là vấn đề thời gian và không quốc gia nào có thể ngăn cản điều này. Thực chất, số phận quốc tế của Đài Loan đã được định đoạt từ cách đây rất lâu, tại Hội nghị Cairo vào năm 1943 khi tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và thủ tướng Anh Winston Churchill đã đồng ý với Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch về việc Đài Loan sẽ trở về với Trung Quốc. Khi Lý Đăng Huy lên làm tổng thống, ông bắt đầu quá trình bản địa hóa Đài Loan tức là nhấn mạnh đến chuyên tách rời hòn đảo này với Trung Quốc. Nhưng điều đó sẽ không thay đổi được kết cục thống nhất. Nó sẽ
chỉ khiến người Đài Loan đau đớn hơn khi việc thống nhất diễn ra. Yếu tố kinh tế sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Sự hội nhập kinh tế dần dần và liên tục sẽ mang hai xã hội xích lại gần nhau, và Trung Quốc sẽ thấy không cần thiết phải dùng vũ lực. Dưới thời Tổng thống Mã Anh Cửu, quan hệ kinh tế hai bên đã phát triển và sẽ tiếp tục phát triển trong bốn năm tới. Và vào cuối giai đoạn tám năm cầm quyền của Quốc dân Đảng, già sử như Đảng Dân tiến (DPP) đối lập lên nắm quyền và đảo ngược chính sách thì người chịu thiệt sẽ là nông dân và các nhà công nghiệp Đài Loan, rồi DPP sẽ thất bại trong kỳ bầu cử tiếp theo hoặc sau đó nữa. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng sẽ khiến cho việc Đài Loan độc lập là bất khả.
“ Hỏi: Ngài có ngạc nhiên khi Trung Quốc thay đổi quá
nhanh chóng? Ngài có thể dự đoán được những thay đổi này trong chuyến thăm đầu tiên của minh năm 1976?
‘ Đáp: Không thể nào. Lúc đó tôi không biết Mao sẽ còn
cầm quyền bao lâu nữa. Đặng Tiểu Bình đến Singapore năm 1978. Rồi ông về nước và thay đổi chính sách, đó là mở cửa thị trường và đón nhận đầu tư, và điều này đã giúp Trung Quốc hòa nhập với thế giới. Rồi người dân cũng ra nước ngoài thăm thú nhiều hơn. Giờ thì họ sử dụng cả iPhone, dù chính phủ vẫn chặn một vài trang mạng. Thực tế, khi động đất Tứ Xuyên xảy ra, chính một nghiên cứu sinh đã dùng iPhone để báo tin với thế giới. Nếu không có iPhone thì chính quyền trung ương mới là người quyết định thài điểm công bố tin tức. Do đó công nghệ đã thay đổi cách thức chính phủ làm việc và xử lý tình hình mới.
‘ Hỏi: Ngài gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên năm 2007. Ấn tượng của ngài về ông ấy là gì?
‘ Đáp: Tôi coi ông ấy là một lãnh đạo có thực lực. Rất cứng
rắn khi giải quyết vấn đề. Cha ông ấy từng bị đưa về nông thôn và ông ấy cũng thế. Nhưng ông ấy vẫn làm việc và lặng lẽ thăng tiến ở Phúc Kiến. Rồi khi bí thư Thượng Hải bị phát hiện tham nhũng, họ điều ông ấy từ Phúc Kiến đến Thượng Hải. Rồi từ Thượng Hải, thực lực của ông ấy được công nhận và họ đưa ông đến Bắc Kinh. Nói là may mắn cũng đúng, nhưng nếu không có thực lực ông ấy cũng không thể vượt qua được nhiều khó khăn như vậy
‘ Hỏi: Tập Cận Bình tiếp quản công việc lãnh đạo Trung
Quốc vào thời điểm Trung Quốc mạnh nhất trong hai thế kỷ qua. Liệu ông ấy sẽ quyết đoán hơn?
‘ Đáp: Tôi không nghĩ rằng vị trí mới sẽ khiến ông ấy tự
cao mà áp đặt xung quanh. Ông ấy là người suy nghĩ thấu đáo và biết rằng điều đó sẽ không có lợi cho Trung Quốc. Do đó tôi nghĩ ông ấy sẽ tiếp tục chính sách thao quang dưỡng hối của Đặng Tiểu Bình.
‘ Hỏi: Các nhà lãnh đạo mới này, gồm cả Tập Cận Bình,
khác gì với các lãnh đạo cũ mà ngài đã gặp thập niên 1970, 1980? Ngoại trừ tính cách khác nhau, có khác biệt nào giữa họ phản ánh những thay đổi diễn ra ở Trung Quốc?
‘ Đáp: À, thì bây giờ họ gặp phải những vấn đề khác trước
rồi. Ngày xưa thì đất nước nghèo đói, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Bây giờ thì họ có những thành phố ven biển phát triển không thua gì Hồng Kông. Nhưng cơ sở hạ tầng đó chỉ giúp được cho khoảng 50% dân số. Còn một nửa số dân còn lại vẫn sống ở những vùng nông thôn lạc hậu.
‘ Hỏi: Các nhà lãnh đạo này còn suy nghĩ cứng nhắc như
ngài từng viết trong hồi ký là các quan chức Trung Quốc thường làm theo sách vở và xử lý vấn để thiếu tự nhiên?
‘ Đáp: Không, không, họ đã linh hoạt hơn rồi. Đó là giai
đoạn mà chính phủ kiểm soát gắt gao, bất kì ai nói lên chính kiến đểu có thể bị hiểu sai và chuốc lấy rắc rối cho mình. Bây giờ họ phát biểu khá là cởi mở.
‘ Hỏi: Tôi chắc rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khai
thác quan điểm của ông về nhiều vấn đề khác nhau mỗi khi hội kiến. Vậy với các lãnh đạo hiện nay, mối bận tâm của họ là gì? Họ muốn tìm hiểu điều gì từ ông, và có khác với những gì mà các lãnh đạo thế hệ trước tìm hiểu không?
‘ Đáp: Ồ, tôi đã nói với Tập Cận Bình rằng chỉ vài năm nữa
thôi, ông ấy sẽ không cần đến Singapore để học hỏi chúng ta, mà chính chúng ta sẽ phải đến Trung Quốc để học hỏi họ. Tất nhiên là ông ấy không đồng tình. Ông ấy nói, không, cái ông ấy quan tâm là hệ thống của chúng ta cơ, vi họ không có được hệ thống khuôn khổ mà người Anh để lại cho chúng ta. Chúng
ta đã xây dựng được những thể chế có thể hỗ trợ nhà lãnh đạo, kể cả khi gặp một lãnh đạo yếu thì nó cũng không bị sụp đổ. Nhưng tất nhiên là không hỗ trợ lâu được.
‘ Hỏi: Liệu họ vẫn quan tâm tới quan điểm của ông về khu vực và về nước Mỹ?
‘ Đáp: Không, họ không còn cần quan điểm của tôi về Mỹ
nữa vì giờ họ làm việc trực tiếp với người Mỹ rồi. Thứ có giá trị với họ là quan điểm của chúng ta về khu vực, thứ mà họ chưa nắm rõ, và họ hy vọng chúng ta đóng vai trò giúp các quốc gia
trong khu vực không còn sợ một Trung Quốc đang trỗi dậy nữa.
‘ Hỏi: Dựa trên cách họ phản ứng, và việc họ đã phát triển
mạnh trong những năm qua, ông có lo ngại là cuối cùng chúng ta sẽ phải đối phó với một Trung Quốc khó khẩn hơn, cứng rắn hơn và sức ảnh hưởng lớn hơn?
‘ Đáp: Anh phải chấp nhận rằng họ là nước lớn nhất trong
khu vực này. Họ sẽ không là nước mạnh nhất trong khu vực Thái Bình Dương bởi Hoa Kỳ sẽ luôn có mặt ở đó làm đối trọng với họ. Nhưng về sau họ sẽ có thể đẩy Mỹ lùi xa ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của minh. Đó là thực tế mà chúng ta phải chấp nhận.
‘ Hỏi: Liệu điều đó có gây khó khăn cho một nước nhỏ như Singapore?
‘ Đáp: Với các nước khác cùng thế thôi. Sớm hay muộn
điều đó cũng xảy ra dù 5, 20 hay 30 năm thì cũng vậy. Người Trung Quốc sẽ trở thành thế lực thống trị trên bờ Tây Thái Bình Dương.
‘ Hỏi: Đây sẽ là một tương lai khá khó khăn mà Singapore phải định hướng.
‘ Đáp: Cũng không hẳn đâu. Tương lai của Việt Nam mới
gọi là khó khăn, còn chúng ta không xung đột lợi ích gì với Trung Quốc cả. Việt Nam xung đột với Trung Quốc về vùng biển mà họ mong đợi tìm thấy dầu khí. Còn chúng ta không có yêu sách gì động chạm đến họ.
‘ Hỏi: Tổng thống Obama đang đưa ra các cam kết mới cho
khu vực, mà người ta gọi là sự Xoay trục Thái Bình Dương. Rồi chúng ta lại thấy Hillary Clinton phát biểu trên một chiếc tàu sân bay. Nếu đây thực sự là một cam kết lâu đài của Mỹ với khu vực này..
‘ Đáp: Không, đó không phải là cam kết lâu dài. Đó chỉ là
việc bày tỏ một ý định mà Obama hy vọng sẽ kéo dài. Nhưng nó không có nghĩa là ý định đó sẽ kéo dài vô thời hạn khi cán cân quyền lực thay đổi. Họ ở tận bờ bên kia Thái Bình Dương, cách xa đến tám, chín ngàn hải lý và phải sử dụng Nhật Bản
làm căn cứ để phô diễn sức mạnh, thật không dễ dàng như khi phô diễn sức mạnh từ ngay lãnh hải, ngay vùng đặc quyền kinh tế của minh.
‘ Hỏi: Do vậy tính toán của Trung Quốc là họ sẽ náu mình chờ thời.
‘ Đáp: Đúng thế.
‘ Hỏi: Vậy khả năng phô diễn sức mạnh của Mỹ sẽ phụ thuộc vào điều gì?
‘ Đáp: Một là sức mạnh nền kinh tế Mỹ cùng ngân sách
quốc phòng và vị trí của Thái Bình Dương trong danh sách ưu tiên của họ. Hai là Trung Quốc sẽ gây hấn đến mức nào.
‘ Hỏi: Vậy dựa trên những đánh giá của ngài về cả hai nước...
‘ Đáp: Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ cân bằng trong 20 tới 30 năm nữa.
‘ Hỏi: Và khi sự cân bằng đó diễn ra?
‘ Đáp: Chúng ta sẽ phải tự thích nghi. Phải sống chung với
lũ. Ở bên này Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ là láng giềng gần gũi chúng ta nhất với tầm vóc và sức mạnh vượt xa người Mỹ. Người Mỹ còn phải triển khai quân qua hàng ngàn hải lý trong khi họ chỉ vài trăm. Đương nhiên yếu tố Mỹ sẽ luôn tồn tại và nó sẽ không biến mất. Mỹ sẽ không từ bỏ ảnh hưởng của mình trong khu vực này ở Thái Bình Dương, và nước này
sẽ có đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines. Vì vậy, sẽ có sự chuyển đổi quyền lực tất yếu và từ từ nhưng không đến mức hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực.
‘ Hỏi: Khi quan sát tranh chấp ở biển Đồng trong hai, ba
năm vừa qua, ngài có thấy nó nói lên điều gì về cách hành xử của Trung Quốc không?
‘ Đáp: Khi vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của họ và họ
tin rằng đường 9 đoạn đó là lãnh thổ của mình, tin rằng người Trung Quốc có chủ quyền với các bãi cát và đảo nhỏ đó và hy vọng ở dưới đó có dầu khí, thi tôi dự đoán Trung Quốc sẽ khá cứng rắn với vấn đề này. Cuối cùng, vấn đề này có thể được
giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển bởi vì đó là cách mà không bên nào có thể phản đối được. Vì thế mỗi đảo, mỗi bãi cát nhỏ sẽ được đem ra đo đạc để xem ai là người có quyền lợi gần nhất với bãi cát đó. Nhưng họ sẽ giải quyết vấn đề này theo cách song phương chứ không phải phương thức đa phương giữa họ với ASEAN.
‘ Hỏi: Nhưng ưu tiên của ASEAN là cả khối cùng tham gia giải quyết vấn đề này?
‘ Đáp: Ưu tiên của ASEAN là càng thẳng phải được xử lý
tập thể trong khuôn khổ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông(COC).
‘ Hỏi: Nhưng ASEAN liệu có thể lầm theo cách của mình?
Liệu vấn để nậy cuối cùng sẽ được giải quyết song phương hay đa phương?
‘ Đáp: Tôi nghĩ là song phương. Tôi không cho là Indonesia
sẻ dẫn cả khối vào tình thế đối đầu, cả Malaysia hay Singapore cũng thế. Để làm gì cơ chứ?
‘ Hỏi: Còn người Mỹ?
‘
Đáp: Người Mỹ đã tham gia rồi, nhưng chỉ là về mặt ngoại
giao thôi. Còn liệu họ có tham gia quân sự không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác và tôi nghi ngờ điều đó. Nơi đây quá xa để họ triển khai quân và họ cũng không được lợi gì cả. Tại sao họ lại phải gây chiến với Trung Quốc vì lợi ích của Việt Nam hay Philippines chứ?
‘ Hỏi: Liệu có khả năng một chính quyền Mỹ trong tương lai
- một tổng thống hiếu chiến hơn - sẽ quyết định rằng một cuộc đối đầu sớm sẽ có lợi hơn là trễ?
‘ Đáp: Không, anh có thể có một tổng thống hiếu chiến
song anh cũng có các tướng lĩnh quân sự tham mưu để anh có thể sử dụng quyền lực hay sức mạnh của mình đến đâu, và cái giá phải trả là bao nhiêu - anh sẽ phải ném bao nhiêu tiền cho chi tiêu quốc phòng.
‘ Hỏi: Một điểm nóng khác có thể bùng ra giữa Mỹ và Trung
Quốc là vấn đề Đài Loan. Hiện tại mọi việc đang diễn ra khá tốt đẹp - hội nhập kinh tế nhiều hơn, du lịch phát triển. Sự ràng buộc lẫn nhau đang đưa hai bền đến gần nhau hơn. Tuy nhiên, thời hạn cuối cùng để thống nhất dường như đã bị đẩy xa vào một tương lai vô thời hạn.
‘ Đáp: Chuyện đó có hề gì với Trung Quốc. Họ có thể chờ
đợi mãi mà không sốt ruột bởi thời gian đứng về phía họ. Trong khi đó Đài Loan ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để tăng trưởng. Chuyện này càng lâu thì càng tổn thất nhiều cho chính phủ Đài Loan khi tìm cách thay đổi hay đảo ngược chính sách.
‘ Hỏi: Nhưng một cuộc khảo sát ở Đài Loan đã cho thấy nhiều người ủng hộ độc lập hơn thống nhất.
‘ Đáp: Điều đó thì có liên quan gi. Nếu anh là người Đài
Loan, anh sẽ muốn độc lập, giữ nguyên hiện trạng, hay trở thành một phần của Trung Quốc? Nhưng ý muốn đó liệu có thể quyết định tương lai của Đài Loan? Người Đài Loan ở phía Nam dù thể nào cũng sẽ không muốn quay lại với Trung Quốc, sẽ luôn là như vậy. Nhưng liệu quan điểm của họ có thắng thế? Tương lai của Đài Loan không được định đoạt dựa trên ý nguyên của người dân Đài Loan. Nó được định đoạt bởi thực tế cán cân quyền lực giữa Đài Loan và Trung Quốc và liệu người Mỹ có sẵn sàng can thiệp vào tình hình này hay không.
Không đơn giản là bỏ phiếu biểu quyết - đồng ý sẽ thống nhất hay đa số không đồng ý nên sẽ không thống nhất.
‘ Hỏi: Liệu cái chết của Kim IL Sung (Kim Chính Nhật) có
thay đổi bất cứ điều gì trong tình hình địa chính trị ở châu Á không?
‘ Đáp: Không, tôi không nghĩ vậy đâu. Trung Quốc sẽ
không được lợi gì khi hai miền Triều Tiên thống nhất vì điều đó sẽ mang quân đội Mỹ và Hàn Quốc đến sát sông Áp Lục, một mối đe dọa với Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ làm hết sức để giữ nguyên trạng tình hình.
‘ Hỏi: Mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên hiện nay có lớn?
‘ Đáp: Sự tồn tại của Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều vào
Trung Quốc. Người dân Triều Tiên hay phải chịu đói kém do cách chính phủ vận hành nền kinh tế, còn Trung Quốc cho họ thực phẩm và viện trợ.
‘ Hỏi: Ngài có nghĩ hiện trạng này sẽ kéo dài thêm 20, 30 năm nữa? Liệu Triều Tiên có nguy cơ tự diệt vong? ‘ Đáp: Không, tôi không nghĩ vậy đâu. Tại sao nó lại diệt
vong? Đã có lúc đất nước gần chết đói, nhưng đã có người Trung Quốc viện trợ lương thực và cả thế giới cũng đã giúp.
‘ Hỏi: Liệu Trung Quốc có quan tâm đến việc khuyến khích
Triều Tiên mở cửa nền kinh tế như Đặng Tiểu Bình đã làm với Trung Quốc?
‘ Đáp: À, họ cũng đã mời Kim Il-sung đến Thượng Hải để
chỉ ra rằng ông ấy có thể cải cách nền kinh tế mà vẫn không mất quyền kiểm soát, nhưng điều đó không mang lại kết quả gì. Nhiều người suy đoán rằng chế độ này có thể thực hiện các cải cách kinh tế dưới sự lãnh đạo mới, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng Kim Jong-un có bạo gan đi theo đường hướng đó hay không.
‘ Hỏi: Ngài đã nói rằng người Mỹ cuối cùng sẽ phải chia sẻ
vị thế với Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi điều đó xảy ra thì sẽ có tác động gì với những nước như Singapore?
‘ Đáp: Chúng ta sẽ phải để ý hơn tới những gì người Trung
Quốc nghĩ, có khi còn quan tâm hơn những gì người Mỹ nghĩ. Nhật Bản và Hàn Quốc đang đầu tư sâu rộng vào Trung Quốc nhưng vẫn giữ các mối quan hệ an ninh với Mỹ. Liệu điều này có thể tiếp tục kéo dài bao lâu? Khi anh đầu tư nhiều và ngày càng có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, vậy liệu các mối
quan hệ an ninh của anh có thể ngăn chặn được việc Trung Quốc sử dụng các chiêu bài kinh tế để kiểm soát các công ty, bắt thóp anh hay không?
‘ Hỏi: Việc đối phó với Mỹ sẽ rất khác với đối phó với Trung
Quốc. Chúng ta từng đối phó với người Mỹ vì họ từng là lực lượng thống trị ở đây.
‘ Đáp: À, chúng ta thấy người Mỹ ít nhiều cũng còn hiền
lành. Họ không bắt ép ai. Đúng là họ muốn mọi quốc gia trở thành nước dân chủ nhưng không ép buộc nước nào cả. Còn người Trung Quốc thì không quan tâm anh dân chủ hay chuyên chế. Họ chỉ muốn anh thực hiện yêu cầu của họ. Đó là cách tiếp cận hoàn toàn khác. Họ không tin vào việc đi rao giảng hình thức nhà nước và bắt anh sử dụng hình thức đó. Đó là một khác biệt trong cách nghĩ về vai trò của từng nước.
‘ Hỏi: Liệu có đến một ngày chúng ta phải trở thành một
trung tâm hậu cần hay một dạng căn cứ nào đó cho hải quân Trung Quốc không?
‘ Đáp: Tôi không dám nói chắc điều này. Khí tồi vẫn còn
sống thì điều này sẽ không xảy ra. Tôi nghĩ rằng giai đoạn đầu tiên là chúng ta xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần cho hải quân cả hai nước mà không phải một. Đừng có chọn giữa nước này và nước kia.
‘ Hỏi: Singapore có thể duy trì vị trí trung dung nậy được bao lâu?
‘ Đáp: Cũng khó nói. Còn tùy vào tình hình kinh tế Mỹ và khả năng triển khai sức mạnh quân sự của họ.
‘ Hỏi: Trong quan hệ với người Mỹ, ngài có những mối
quan hệ cá nhân tốt đẹp với một số quan chức cao cấp, như Henry Kissinger chẳng hạn. Trong quan hệ với người Trung Quốc, liệu các bộ trưởng Singapore có thể tạo được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với các lãnh đạo Trung Quốc giống ngài không?
‘ Đáp: À, ngay lúc này đây thì phía họ và ta có những mối
quan hệ cá nhân rất tốt bởi họ muốn biết các ý tưởng của chúng ta, nhưng một khi họ đã lên đỉnh cao và không còn cần chúng ta nữa thì mối quan hệ đó sẽ thay đổi. Nhưng tôi cho rằng họ vẫn sẽ đối xử tốt với chúng ta vì cảm giác ơn nghĩa sau khi đã nhận sự giúp đỡ của chúng ta như ở Khu Công nghiệp Tô Châu chẳng hạn. Chúng ta đã để lại thiện chí với họ.
‘ Hỏi: Năm 1976, ngài đã đến thăm Bắc Kinh và gặp gỡ
Thủ tướng Hoa Quốc Phong. Ông ấy đã cố gắng đưa cho ngài một quyển sách bàn về chiến tranh Trung-Ấn, với quan điểm thiên lệch về phía Trung Quốc. Ngài từ chối nhận cuốn sách này mà không sợ làm mất lòng họ và giải thích rằng cuốn sách sẽ gây ra nhiều yếu tố nhạy cảm vỉ có người Ấn sinh sống ở Singapore và họ lại có quan điểm khác. Chắc chắn là nếu điều đó có xảy ra nữa ngài cũng sẽ phản ứng tương tự. Nhưng Trung Quốc bây giờ đã mạnh lên rất nhiều. Nếu một bộ trưởng trẻ Singapore gặp tình huống tương tự, ngài có khuyên người ấy từ chối quyển sách như thế không?
‘ Đáp: À, tôi không biết liệu vị bộ trưởng ấy có nhận hay không, còn phụ thuộc vào tính cách từng người nữa. Nhưng kể
cả khi vị ấy nhận quyển sách thì cũng không có nghĩa là anh ta sẽ tin nó. Đó là câu chuyện phiến diện còn chúng ta biết nhiều chiều khác của câu chuyện từ nhiều nguồn thông tin.
‘ Hỏi: Nhưng với một Trung Quốc mạnh mẽ như hiện nay,
liệu một vị bộ trưởng trẻ tuổi có dám làm mất lòng người Trung Quốc.
‘ Đáp: Ừ thì nhận sách đâu có nghĩa là tư tưởng thay đổi
theo? Trong trường hợp của tôi thì đó là tôi đã đọc quyển sách rồi nên tôi mới nói với Hoa Quốc Phong: “Quyển sách này sẽ không làm tôi đổi ý được đâu”. Nhưng các bộ trưởng trẻ giờ phải đối mặt với một Trung Quốc khác trước và họ sẽ phải quyết định cách xử lý các mối quan hệ cá nhân của mình với người Trung Quốc. Họ cũng có thể nghĩ rằng nếu làm phật ý họ, có thể sẽ không còn cơ hội gặp họ lần sau nữa.
MỘT TRUNG QUỐC MỚI
CON NGƯỜI, XÃ HỘI, KINH TẾ
M
ùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh, con trai cựu phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham, đến Đại học Michigan theo một chương trình học bổng. Tiền Ninh đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân Nhật Báo trước khi sang Hoa Kỳ. Vài năm sau, anh viết cuốn sách Học tập tại Mỹ xuất bản tại Trung Quốc với nội dung khá táo bạo dù Tiền Ninh xuất thân trong một gia đình truyền thống cách mạng.
Tại Ann Arbor, Michigan, anh nhận ra rằng cuộc đời còn có cả những bữa tiệc và tình bạn tuyệt vời chứ không phải suốt ngày kiểm điểm và đấu đá chính trị như ở Bắc Kinh. Trong một đoạn, anh viết rằng những người vợ nào đã theo chồng tới Mỹ thì khi trở về sẽ không còn là kiểu phụ nữ Trung Quốc như xưa nữa vì họ đã được chứng kiến một lối sống khác. Qua đó, Tiền Ninh gián tiếp nói rằng mình đã thay đổi quan điểm về một viễn cảnh khác dành cho xã hội Trung Quốc. Đó là một nước Trung Quốc mới, với vô số kênh tương tác với thế giới bên ngoài.
Chậm mà chắc, quá trình mở cửa đang thay đổi bộ mặt của xã hội Trung Quốc. Trung Quốc là một xã hội khép kín và cứng nhắc khi lần đầu tôi đến thăm năm 1976. Những người dân bình thường trên
đường phố trông cứ na ná nhau trong những bộ áo xanh xám, và dù không phải ngày nghỉ thì họ vẫn đưa các em học sinh ra sân bay đón tôi và hát vang "Hoan nghênh, hoan nghênh! Nhiệt liệt hoan nghênh!” Tôi tự nhủ: “Giờ này đáng lẽ chúng phải đang học ở trường chứ không phí phạm thời gian đi từ trường đến sân bay rồi lại về trường, làm mất nguyên một ngày học như thế”. Đó là sự cứng nhắc trong hệ thống. Họ đón khách, cố gắng gây ấn tượng với vị khách đó bằng sự tiếp đón nồng hậu và hiếu khách, và bằng cả số đông lẫn quy mô hoành tráng và đóng bộ. Giờ thì lối suy nghĩ đó không còn nữa. Họ biết rằng điều đó không còn gây ấn tượng được với ai. Cả những bộ đồng phục xanh xám cũng không còn. Giờ đây trên đường phố rực rỡ đủ sắc màu. Các thương hiệu hàng xa xỉ ở phương Tây coi Trung Quốc là một thị trường sinh lời lớn. Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Những chiếc đồng hồ và đồ da cao cấp luôn bán được hàng nhờ vào nền văn hóa biếu tặng quà cáp. Hai công ty xe ô tô sang trọng Mercedes-Benz và BMW đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng của họ tại thị trường Trung Quốc trong hai năm qua, trong khi thị trường các nước phát triển lại chững lại. Giới trung lưu Trung Quốc giờ còn ưa thích làm đẹp, mặc đẹp và cuộc sống tiện nghi. Với họ, cuộc sống khắc khổ xưa kia sẽ không tạo ra một xã hội hạnh phúc được nữa.
Giống như Tiền Ninh, giới trẻ Trung Quốc ngày nay sống trong một ngôi làng toàn cầu. Mọi người đi du lịch khắp nơi: người Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ, còn người Mỹ và châu Âu lại tới Trung Quốc. Cho dù không có cơ hội học tập tại Michigan thì họ vẫn có thể tiếp cận Internet, báo chí và phim ảnh nước ngoài, và từ đó mở ra cánh cửa với một thế giới mà cha mẹ ông bà họ vài thập kỷ trước thôi chỉ có thể mơ tới. Chân trời của họ rộng mở. Quan điểm của họ về vị thế bản thân - cũng như vị thế Trung Quốc - trên thế giới sẽ
thay đổi. Một thế hệ mới sinh ra sau khi Trung Quốc mở cửa sau này lớn lên sẽ là những người lèo lái đất nước. Lớp trẻ đó sẽ dẫn dắt đất nước mà không phải mang theo gánh nặng ký ức của quá khứ khó khăn. Đất nước mà họ biết qua thực tiễn hằng ngày - chứ không phải qua những quyển sách lịch sử - là một đất nước mạnh hơn bao giờ hết kể từ thời Chiến tranh Nha phiến và vẫn tiếp tục mạnh lên từng ngày.
Điều này có ý nghĩa gì với một Trung Quốc tương lai? Liệu chúng ta sẽ thấy một Trung Quốc cứng rắn hơn, nặng tính dân tộc hơn trong 30 năm nữa? Có thể. Tôi cho rằng chủ nghĩa dân tộc phát triển là giai đoạn đầu tiên của nước Trung Quốc mới này bởi vì người Trung Quốc cảm nhận được là họ có sức mạnh. Nhưng khi họ bắt đầu thấy rằng có những giới hạn cho hành vi của mình, họ sẽ ngừng lại để suy ngẫm. Họ sẽ phô trương sức mạnh của mình một cách vừa phải, vì họ thấy rằng có làm thế cũng không xua người Mỹ ra khỏi khu vực này được. Và họ sẽ nhận ra rằng càng gây áp lực lên các nước láng giềng nhỏ thi các nước đó sẽ càng thân với Mỹ và tạo cơ sở cho tàu sân bay Mỹ lui tới để bảo đảm cho chính mình.
Vài năm trước, một lãnh đạo Trung Quốc ở độ tuổi thất thập đã hỏi tôi, “Ông có tin vào sự trỗi dậy hòa bình của chúng tôi không?” Tôi trả lời: “Tôi tin nhưng tôi phải cảnh báo một Điều. Thế hệ các ngài đã trải qua nhiều sự kiện, nào là chiến tranh chống Nhật, Nội chiến, thời kỳ Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, Bè lũ Bốn tên và bây giờ là chính sách mở cửa. Các ngài biết rằng có rất nhiều khó khăn không lường, và để Trung Quốc tiến bước mà không vấp phải rủi ro, các ngài cần sự ổn định bên trong và hòa bình bên ngoài. Nhưng các ngài đang ghim vào đầu thanh niên một thái độ yêu nước và tự hào thái quá về một đất nước Trung Quốc phục hồi, tới mức mà cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản biển thành bạo lực. Và khi con trai tôi, thủ tướng Singapore, đến thăm Đài Bắc năm 2004, nó
và Singapore đã bị công kích trên mạng Internet ở Trung Quốc, bị coi là vổ ơn và phản bội. Người trẻ nhẹ dạ quá.” Vị lãnh đạo này nói rằng họ sẽ đảm bảo người trẻ hiểu ra điều đó.
Tôi hy vọng họ làm được. Một thời điểm nào đó trong tương lai, sẽ có một thể hệ tự cho mình là trên hết trong khi thực tế chưa được như thế. Đây là sẽ là điều đáng buồn và gây mất ổn định cho khu vực. Trên thực tế, chỉ cần định hướng sự trỗi dậy của Trung Quốc thôi cũng đã đủ để tận dụng được hết tài năng và đam mê của thế hệ này. Theo thời gian, tôi chắc chắn Trung Quốc sẽ có thể nâng cao vị trí của mình trên chuỗi giá trị toàn cầu và cạnh tranh được với các nước phát triển về sản xuất và công nghệ tiên tiến. Lúc này đây họ đang cố gắng để tương xứng với Mỹ về mặt công nghệ quân sự và vũ trụ tối tân. Họ đang dồn năng lượng vào phát triển sức mạnh nền tảng mang tính chiến lược trên phạm vi quốc tế. Sau đó, họ có thể dần bắt kịp trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng, còn hiện tại sản phẩm tiêu dùng đứng chót trong danh sách ưu tiên của họ. Bởi vì họ có thể giàu lên nhưng nếu phải phụ thuộc vào hệ thống định vị GPS của Mỹ họ sẽ dễ bị qua mặt. Nghiên cứu không gian và hệ thống GPS không tạo ra tăng trưởng kinh tế nhưng chúng có thể đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế của họ không bị các hành vi quân sự can thiệp.
Không có gì là chắc chắn trong sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể tiếp diễn trong vài thập kỷ tới nếu không có gì xảy ra làm chệch hướng. Nhưng có rất nhiều thách thức nghiêm trọng trong nước khiến chính phủ Trung Quốc sẽ phải dành nhiều công sức, thời gian và nguồn lực để giải quyết. Nếu có bất kỳ điều gì vượt khỏi tầm kiểm soát, nó có thể gây ra suy thoái kinh tế hay bất ổn xã hội nghiêm trọng. Và kể cả khi họ duy trì được ổn định thì vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế. Chẳng hạn như tại sao iPhone không được phát minh ở Trung Quốc? Luật
sở hữu trí tuệ và hệ thống doanh nghiệp hiện hành không tạo đủ động lực để giải phóng khả năng sáng tạo mà người Trung Quốc từng thể hiện trong lịch sử. Nhưng tôi lạc quan rằng giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay có đủ ý chí và năng lực để đối phó với những thách thức trong nước một cách hợp lý. Trong hơn ba thập kỷ rưỡi cải cách khai phóng, hay cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã chứng minh được họ có thể xét lại và kiểm soát những chính sách sai lầm của mình trước khi chúng gây ra những vấn đề lớn hơn.
Đã có thời gian khi nhiều thành phố ở gần nhau ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng giống nhau, chẳng hạn như có tới bốn sân bay nằm gần nhau tại Thâm Quyến, Chu Hải, Hồng Kông và Ma Cao. Đó là trước khi họ kiểm soát được tình hình. Đã có thời các thị trưởng được đánh giá bằng mức độ phát triển của thành phố bất chấp sự phát triển đó có bền vững hay không. Vì vậy, thay vì tập trung vào các dự án có giá trị lâu dài, họ chỉ tập trung vào việc làm tăng con số GDP. Kết quả là họ bỏ qua các vấn đề môi trường, bỏ qua việc lập kế hoạch dài hạn. Nhưng bây giờ họ cũng đang sửa sai điều này rồi.
Trong tương lai, một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng là khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng giữa các tỉnh ven biển và các tỉnh nội địa, và ở một mức độ nhất định là khoảng cách giữa các thành phố. Các thành phố ven biển đang phát triển nhanh hơn ít nhất là một phần ba so với các thành phố nội địa, chưa kể lại có xuất phát điểm cao hơn hẳn. Các thành phố này thu hút đầu tư nhiều hơn, tạo ra công ăn việc làm tốt hơn và cung cấp mức sống cao hơn cho người dân. Và khoảng cách này ngày một mở rộng.
Sự chênh lệch trong tăng trưởng tồn tại ở một đất nước rộng lớn như Trung Quốc là điều đương nhiên. Tôi không tin rằng các tỉnh miền Tây sẽ có thể phát triển thịnh vượng và tiến bộ như các tỉnh ven biển và ven sông. Hoa Kỳ là một ví dụ. Bờ Đông và Bờ Tây đông dân hơn và thịnh vượng hơn so với khu nội địa, chỉ trừ Chicago.
Nhưng Chicago có sông St Lawrence và Ngũ đại hổ cho phép tàu thuyền ra vào. Những lợi thế địa lý của việc gần biển là không thể phủ nhận. Hơn nữa, ở Trung Quốc, một số tỉnh miền Tây không những xa biển mà địa hình còn có những vùng bán sa mạc với khí hậu khắc nghiệt. Các học sinh giỏi muốn học lên đều phải tới vùng duyên hải hay Bắc Kinh để theo học đại học. Đây là một vòng luẩn quẩn, bởi vì các giáo viên giỏi nhất lại không muốn về “vùng sâu vùng xa” trong đất liền mà dạy học. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh một “xã hội hài hòa” và coi việc cân bằng sự phát triển giữa vùng duyên hải và nội địa là một trong những mục tiêu của mình. Nhà nước đang cố gắng để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các vùng phía tây, đưa ra những ưu đãi đầu tư đặc biệt để thu hút doanh nghiệp. Công cuộc này vẫn đang tiếp diễn để cuối cùng, họ có thể nâng tiêu chuẩn sống của các tỉnh nội địa lên bằng khoảng 60 - 70% của các tỉnh duyên hải. Thách thức đặt ra là đảm bảo rằng sự bất mãn sinh ra từ khoảng cách giàu nghèo không trở nên mất kiểm soát. Truyền hình vệ tinh đã làm trầm trọng hơn vấn đề này. Người dân ở Thành Đô hoặc Vân Nam có thể nhìn thấy sự phát triển của Bắc Kinh trên màn hình tivi của họ. Họ nhìn thấy những sân vận động Olympic hoành tráng được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới và họ tự hỏi: “Tôi có được thụ hưởng gì từ những thứ này không? Bao giờ thì đến lượt tôi?”
Chênh lệch đã dần đến các vấn đề khác. Người dân sống trong khu vực nghèo khó muốn di chuyển đến các khu vực giàu có hơn. Sự di cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra rộng khắp, đến khoảng 1% dân số Trung Quốc mỗi ngày. Người Trung Quốc có hệ thống hộ khẩu. Nó giống như hệ thống koseki ở Nhật Bản - bạn không thể chuyển nơi cư trú từ A đến B mà không có sự cho phép của chính quyền. Và nếu bạn làm thế, ở nơi cư trú mới, bạn sẽ không được hưởng các dịch vụ y tế, nhà ở, trường học cho trẻ em, vân vân.
Nhưng điều đó không cản được sự di cư. Lao động nông thôn ngày ngày vẫn đổ xô lên thành phố, làm những công việc nặng nhọc, dơ bẩn mà không được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản cho bản thân hay con cái họ. Đời sống thật bấp bênh. Chính phủ biết điều đó, nhưng nếu họ cho phép di dân tự do, các thành phố sẽ quá tải. Vì thế họ đang cố gắng tìm những giải pháp khác. Họ đang cố gắng để các nhà chức trách địa phương chịu nhận một số trách nhiệm đối với người nhập cư, bởi vì thành phố không thể phát triển mà không có lao động. Tôi cũng nghe nói rằng họ đang lên kế hoạch xây dựng sáu cụm thành phố ở miền trung Trung Quốc, mỗi cụm thành phố có thể chứa hơn 40 triệu dân, với hy vọng sẽ thu hút được người dân nông thôn đến các thành phố này thay vì các thành phố duyên hải. Nhưng đó sẽ phải là một hoạt động có kiểm soát, bởi vì những thành phố này sẽ không cung cấp được cho những người di cư những cơ hội giống như ở các thành phố duyên hải.
Quả ngọt dễ hái nhất trong nền kinh tế Trung Quốc cũng đang cạn kiệt dần. Họ sẽ phải điều chỉnh chiến lược kinh tế tổng thể để đảm bảo rằng sự tăng trưởng có thể được duy trì trong vài thập kỷ tới. Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh chóng trong một khoảng thời gian nữa nhờ nguồn nhân lực giá rẻ của mình. Trữ lượng nhân lực ở các tỉnh miền Tây sẽ đẩy Trung Quốc về phía trước với tốc độ tăng trưởng khoảng 7, 8, 9% trong 15, 20 năm tới. Sau đó, con số tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào năng suất - họ đào tạo như thế nào để người dân có thể tăng năng suất lao động. Nói cách khác, làm thế nào chính phủ có thể đào tạo và trang bị cho người lao động những kỹ năng và công cụ làm việc khác nhau - cho dù là trong các trường đại học, bách khoa hoặc trường kỹ thuật.
Một vấn đề thậm chí còn cấp bách hơn mà Trung Quốc đang phải đối mặt là phải xử lý ra sao các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Ở đây, Trung Quốc đối mặt với vấn đề cơ bản là động cơ
làm việc của cá nhân. Họ đang cố gắng khiển các quan chức làm việc giống như các doanh nhân. Điều đó sẽ không hiệu quả vì trừ khi bạn nắm giữ tới 20% cổ phần doanh nghiệp và sống với nỗi sợ rằng thị trường chứng khoán sẽ bức hại mình, không thì bạn sẽ không thức dậy mỗi sáng và thấy cần thiết phải làm một điều gì đó. Dù kinh doanh có đi lên hay đi xuống, bạn vẫn sẽ nhận lương. Nhưng nếu bạn đặt tài sản của mình, đặt toàn bộ sinh kế hay toàn bộ cổ phiếu của mình tại một công ty, bạn sẽ phải lo lắng về nó suốt cả ngày.
Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng tiếp nhận khái niệm tư nhân hóa như thể? Họ đã hiểu được khái niệm yêu cầu công chức làm việc như trong một công ty, nhưng điều gì giúp người công chức đó hành động như một ông chủ? Trừ khi Trung Quốc phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng trong nền kinh tế, mà điều này không phải không thể xảy ra, còn không thì tôi không chắc họ sẽ quyết tâm giải quyết căn cơ vấn đề này.
Cuối cùng, Trung Quốc cần phải thực hiện quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế định hướng xuất khẩu sang đẩy mạnh tiêu dùng trong nước giống như Mỹ. Để điều này xảy ra, họ phải thay đổi tâm lý của tầng lớp trung lưu và hạ trung lưu, những người đã nghèo khổ quá lâu tới mức giờ để dành được ít tiền là lo gửi ngay vào ngân hàng hay giấu dưới gối. Họ chỉ tiêu tiền khi cảm thấy an tâm về tương lai. Người Mỹ thi cứ thế chi tiêu - họ vay mượn để chi tiêu - bất kể họ có an tâm về tương lai của mình hay không. Ở Mỹ người ta luôn tin rằng mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi. Đó là cách mà nền kinh tế của họ phát triển — nhờ tiêu dùng trong nước. Đó cuối cùng sẽ là con đường mà Trung Quốc phải đi. Nhưng làm thế nào họ có thể tạo ra được quá trình chuyển đổi đó?
Những người dân nghèo ngay cả khi giàu rồi nhưng vẫn cứ cư xử như những ngày kiết xác xưa kia. Họ chỉ muốn tích lũy của cải, tiết
kiệm tiền vì họ đã nghèo quá lâu, họ sợ một ngày nào đó mình có thể tái nghèo. Chỉ khi nào tự tin rằng mình sẽ giàu mãi và thật ngớ ngẩn khi cứ phải gò bó cuộc sống của minh thì lúc đó họ mới bắt đẩu chi tiêu. Trung Quốc phải khiến người dân thay đổi được nhận thức như thế thì mới có thể đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững. Nhưng họ không còn nhiều thời gian bởi đây là một cuộc chuyển giao mà đất nước này phải hoàn tất ngay trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới.
Nhưng của cải cần phải được phân phối một cách công bằng hơn. Chênh lệch thu nhập là một trong những yếu tố kìm hãm tiêu dùng trong nước, bởi vì sức mua hiện nay chỉ ở các tỉnh, thành phố ven biển, chứ không nằm trong bộ phận dân cư nông thôn đông đúc hơn và những người sống sâu trong đất liền. Làm thế nào để chính phủ có thể phân phối lại sự tăng trưởng hay nguồn lợi nhuận đạt được do tăng trưởng? Họ cần phải đảm bảo khi nước lên thì mọi con thuyền đều được lên theo.
“Hỏi: Chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ
của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1970. Liệu ngài có thể tóm tắt những yếu tố chính tạo ra sự chuyển đổi thần kỳ này của nền kinh tế Trung Quốc?
‘Đáp: Đầu tiên tôi cho rằng nó liên quan tới việc Đặng Tiểu
Bình thay đổi chính sách. Trước đó, Trung Quốc khép kín, cô lập với thế giới. Rồi Đặng đến Singapore, tìm hiểu vì sao mà một quốc gia không tài nguyên thiên nhiên như chúng ta có thể khởi sắc với ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Sau đó ông về nước, mở ra các đặc khu kinh tế, đất nước khởi sắc, rồi
mở ra nhiều đặc khu kinh tế hơn, cả nước phát triển thịnh vượng. Rồi Chu Dung Cơ đã đưa Trung Quốc vào WTO và cả
quốc gia này hiện nay là một phần của một khu vực đầu tư tự do; và chừng nào họ còn có nguồn lao động giá rẻ, có tay nghề, chuyên nghiệp thì họ vẫn còn là một địa bàn xuất khẩu chi phí thấp và hấp dẫn. Trong lúc đó, họ cũng đang gia tăng tiêu thụ trong nước khi người dân đã giàu có hơn.
‘Hỏi: Vậy, xét trên một góc độ nào đó, đây là một sự lặp lại
câu chuyện con hổ châu Á? Hàn Quốc mở cửa, Hồng Kông mở cửa, Singapore cũng mở cửa.
‘Đáp: Không, quy mô ở Trung Quốc lớn hơn và khác rất
nhiều, Bốn con hổ châu Á xếp chung còn chưa bằng một tỉnh ở Trung Quốc! Đó là một quy mô rộng lớn; và hệ quả của việc mở cửa nền kinh tế Trung Quốc sẽ tác động đến nền kinh tế của cả thế giới trong 20, 30, 40 năm tới. Ý tôi là hãy xét một ví dụ lúc đồng euro đang gặp vấn đề. Sau khi Ôn Gia Bảo đến thăm châu Âu thì Thủ tướng Đức Angela Merkel liền tức tốc tới Bắc Kinh để đáp lễ, nguyên do là bởi Ôn Gia Bảo có tới 3,2 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối. Đó là cách mà cán cân kinh tế thay đổi. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ đi phung phí 3,2 ngàn tỷ đô la dự trữ của họ. Họ có thể mua một số trái phiếu euro giá rẻ như một khoản đầu tư, chứ không phải dưới hình thức cho không. Họ có lợi khi châu Âu không sụp đổ, nếu không việc xuất khẩu sang châu Âu của họ sẽ gặp khó khăn, nhưng họ sẽ chẳng được lợi gì khi đi giúp không người khác.
‘Hỏi: Ngài thấy sự chuyển đổi kinh tế quá nhanh chóng này sẽ gây ra những vấn để gì cho Trung Quốc?
‘Đáp: Tôi thấy điểm yếu của họ trong hai lĩnh vực. Thứ
nhất, họ không xây dựng được các thiết chế quản lý bởi với họ cá nhân quan trọng hơn vị trí nắm quyền. Hai là họ không có pháp quyền, chỉ có luật lệ của cá nhân cầm quyến. Vì vậy mọi thay đổi ở thượng tầng lãnh đạo chỉ là sự đảo lên đảo xuống các quan chức chóp bu. Đó là một yếu tố gây mất ổn định.
‘Hỏi: Liệu họ có thể khắc phục hai điểm yếu này? ‘Đáp: Điều đó thật không dễ chút nào bởi nó thuộc về văn
hóa của đất nước này. Và Đảng Cộng sản sẽ được lợi gì nếu nó tạo ra một hệ thống khác đi mà có thể khiến nó mất khả năng kiểm soát đất nước? Tôi không biết. Tôi nghĩ rằng họ không có động cơ nào để thay đổi hệ thống.
‘Hỏi: Liệu có điều gì xảy ra buộc họ phải thay đổi, trong 15 tới 20 năm nữa?
‘Đáp: Tôi không biết, một cuộc khủng hoảng chẳng hạn.
Nhưng tôi không cho rằng một cuộc khủng hoảng có thể mang lại một giải pháp về pháp quyền hay sự quản trị các thiết chế theo định nghĩa của phương Tây. Tôi cho rằng họ sẽ tự tìm ra hệ thống giải quyết xung đột của riêng mình.
‘Hỏi: Ngài có cho rằng việc thiếu pháp quyền là một trở
ngại trong việc phát triển một nền văn hóa sáng tạo, nơi các quyển trí tuệ được bảo vệ và tôn trọng?
‘Đáp: À, Trung Quốc sẽ chỉ lưu tâm và hành động về vấn
để đó khi có nhiều tài sản trí tuệ của họ cần được bảo vệ. Họ vẫn chưa tiến tới giai đoạn đó nên quá trình sáng tạo và đăng ký bằng sáng chế vẫn còn gặp nhiều cản trở. Điều này có thể
thay đổi từ từ khí Trung Quốc tạo được một động lực đủ lớn để kích thích các doanh nghiệp sáng tạo phát triển sản phẩm mới.
‘Hỏi: Nhưng khi Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu vào
nền kinh tế: quốc tế và ngày càng có nhiều công ty nước ngoài muốn làm ăn với họ, liệu điều đó có gầy áp lực khiến Trung Quốc phải tuân theo một số khía cạnh của luật pháp như hợp đồng hay luật sở hữu trí tuệ hay không?
‘Đáp: Về vấn để đó họ có thể có một loạt các lĩnh vực cần
đến trọng tài phân xử. Nhưng nó sẽ chỉ là giải pháp tinh thể. Tôi không tin việc dùng bên thứ ba phân xử này sẽ lan rộng toàn xã hội. Tôi không thấy những vụ việc như Ô Khảm cần đến tòa trọng tài mà sẽ được giải quyết bằng vũ lực. Đây là
quan điểm của tôi. Tôi không nghĩ họ tự dưng mà có thể tuân thủ ngay pháp quyền. Bọn họ dĩ nhiên cũng đang nghiên cứu hệ thống phương Tây và tự bảo làm thế nào để cải thiện hệ thống của mình. Họ sẽ cải thiện hệ thống bằng cách điều chỉnh nó sau mỗi lần gặp phải vấn đề.
‘Hỏi: Nhưng Trung Quốc đâu có chống đối lại việc học tập
từ phương Tây. Suy cho cùng thì chủ nghĩa Marx cũng xuất phát từ phương Tây mà.
‘Đáp: Không, không, đó là một vấn đề hoàn toàn khác.
Đúng là có thời điểm họ theo Liên Xô, nhưng đó là sự trung thành với ý thức hệ. Còn khi họ nói về dân chủ thì đó không phải là thứ dân chủ theo định nghĩa của Mỹ, của Anh hay của chúng ta. Theo tôi, quy tắc cơ bản và cũng là thách thức thực sự của dân chủ đó là: Anh có thể thay đổi chính phủ bằng phiếu bầu hay không? Chỉ thế thôi. Trung Quốc đã nghiên cứu chúng ta, làm thế nào chúng ta duy trì được quyền lực? Chúng ta có phiếu bầu của người dân. Và khi chúng ta mất ghế trong chính phủ, chúng ta sẽ phải chuẩn bị cho các vòng tiếp theo, hoặc là lấy lại, giữ nguyên hoặc mất thêm ghế. Nói cách khác, anh có thể thay đổi chính phủ bằng phiếu bầu. Nhà lý thuyết chính trị Harold Laski đã tóm tắt vấn đề này bằng một câu kinh điển: anh có thể làm cách mạng bằng sự đồng thuận hoặc bằng bạo lực. Tôi không cho họ sẽ làm cách mạng bằng phiếu bầu, hay giải quyết vấn để bằng phiếu bầu.
‘Hỏi: Hệ thống hộ khẩu lâu nay vẫn là đề tài tranh cãi ở
Trung Quốc và nhiều người kêu gọi bãi bỏ nó. Ngài có nghĩ chính phủ Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách hộ khẩu của họ không, không phải ngay lập tức nhưng dần dần sẽ thoáng hơn trong việc di dân lên đô thị?
‘Đáp: Họ có thể làm điều đó, nhưng như thể nghĩa là họ sẽ
đặt lên vai chính quyền thành phố gánh nặng phải tiếp nhận những người này. Trừ khi thành phố được cấp thêm ngân sách, còn không thì làm thế nào họ có thể gánh nổi các chi phí?
‘Hỏi: Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cảnh
báo rằng nền kinh tế Trung Quốc đang tiến đến giai đoạn chững lại, trừ khi nước này thay đổi cơ bản nền kinh tế của mình. Bản báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
‘Đáp: Đấy lại là phương pháp ít mang lại hiệu quả. Động
lực của các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước khác với nhà quản lý doanh nghiệp tư nhân. Họ nhận được chỉ thị là phải cố gắng hơn, làm ăn hiệu quả hơn. Nhưng dù có làm việc hiệu quả hay không thì họ vẫn được hưởng lương. Sự thay đổi chỉ xảy ra khi họ chính là người chủ sở hữu khối tài sản đó. Toàn bộ tài sản của họ luôn trong tình trạng không an toàn mới khiến họ phải tập trung làm việc 24 trên 24. Liệu chủ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã sẵn sàng làm như vậy? ơ Nga khi tiến hành tư nhân hóa thì các nhà tài phiệt hùng mạnh đã tiếp quản ngay một phần lớn của nền kinh tế. Một số tập đoàn của họ đã điều hành rất hiệu quả bởi vì đó là tài sản của họ.
‘Hỏi: Ngài có thấy Trung Quốc cũng đang thực hiện điều đó không?
‘Đáp: Anh làm thế nào để tư nhân hóa một cách công bằng? Anh sẽ bán cho ai?
‘Hỏi: Nhưng với những gì ngài nói về quan hệ và ô dù
trong hệ thống Trung Quốc, việc tư nhân hóa vẫn sẽ diễn ra được.
‘Đáp: Và anh cứ thế đem doanh nghiệp đi cho như vậy
sao? Tôi nghĩ như thế sẽ nảy sinh rắc rối ngay rồi những người ở cấp lãnh đạo sẽ tranh giành quyền lợi và ngay lập tức sẽ dẫn đến tranh giành quyền lực. Còn trường hợp của Liên Xô là do cả một nhà nước cũ đã sụp đổ rồi, quá khứ bị cắt đứt rồi, khi mọi người còn hoang mang và chưa có định hướng gì nên họ mới có thể chuyển đổi được cả một nền kinh tế nhà nước như thế.
‘Hỏi: Giả sử hệ thống các doanh nghiệp nhà nước cứ làm
ăn kém hiệu quả kéo theo nền kinh tế phát triển chậm lại, liệu đó có đủ là lý do để họ thay đổi?
‘Đáp: Không thể nói trước được. Nếu kinh tế suy thoái
nghiêm trọng, họ sẽ phải nghĩ cách tạo động lực cho các nhà quản lý hoặc thay thế họ bằng những người chuyên nghiệp hơn. Họ có thể làm điều đó bằng cách nào? Trao quyền cho thân hữu và các đồng chí trong đảng ư? Làm sao đảm bảo được đây đúng là những người có đủ phẩm chất để điều hành công ty? Nếu nhà nước cho phép những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh, rồi giới doanh nhân mới nổi lên, thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ này sau này có thể tiếp quản được những doanh nghiệp nhà nước vì họ thực sự là những người đã đi bằng chính đôi chân của mình. Họ có hiểu biết và biết cách làm việc với các lực lượng thị trường.
‘Hỏi: Vậy nếu có nhiều doanh nghiệp nhỏ phát triển lớn mạnh thì sẽ có khả năng tạo ra thay đổi?
‘Đáp: Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ này
không có đủ nguồn lực tài chính bởi ngân sách nhà nước chỉ rót tiền vào doanh nghiệp nhà nước. Nếu họ muốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, họ phải cấp vốn cho những doanh nghiệp này, để từ đó một nhóm các doanh nhân mới nổi lên và sau đó tiếp quản các doanh nghiệp nhà nước. Tôi xem đó như một lối thoát.
‘Hỏi: Ngài có thấy cách thức tổ chức kinh tế và chính trị
kìm hãm sự sáng tạo ở những lĩnh vực công nghệ cao, những thứ là thế mạnh hàng đầu của một nền kinh tế như Hoa Kỳ chẳng hạn?
‘Đáp: Tất nhiên, đó là lý do tại sao người Trung Quốc
không phát minh ra iPad hay iPhone được. Chúng không thuộc về cá nhân người phát minh. Còn ở Mỹ, Steve Jobs phát minh ra chúng và chúng thuộc về ông ta. Ông ta phát minh, ông ta có bằng sáng chế, và ông ta trở thành tỉ phú.
‘Hỏi: Vậy đó sẽ không phải là vấn đề ảnh hưởng đến sự
phát triển của Trung Quốc? Liệu nó có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ hay sao?
‘Đáp: Vấn đề này đã tồn tại rất lâu rồi. Anh thử nhìn vào
mỗi phát minh mới như iPhone, iPad, Internet, sao không phải là người Trung Quốc làm ra chúng? Không phải là do thiếu nhân tài, mà là thiếu một thứ khác.
‘Hỏi: Liệu sẽ đến một ngày số sinh viên Trung Quốc hiện
đang theo học tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, với thành tích xuất sắc, có thể quay trở lại Trung Quốc và...
‘Đáp: Và thay đổi hệ thống?
‘Hỏi: ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
‘Đáp: Khi quay về họ sẽ được sắp xếp vào hệ thống, đó là
làm quản lý cấp trung thôi, rồi đến khi họ leo được lên những chức cao hơn thì họ đã bị cuốn vào hệ thống và rồi cũng sẽ hành xử y như các bậc tiền bối. Đó chính là vấn đề. Ý tôi là nếu Trung Quốc cử những người quản lý cấp trung tới Mỹ học quản lý rồi trở về, lên nắm quyền và triển khai một hệ thống khác thì may ra còn khả thi, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giai cấp lãnh đạo từ bỏ quyền lực, mà theo tôi họ sẽ không làm vậy. Nó đi ngược lại bản chất của chế độ. Làm vậy họ sẽ được gì chứ?
‘Hỏi: Với sức ì lớn như thế, liệu hệ thống đó có thể giữ
vững được mức tăng trưởng cao không hay kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại như những gì báo cáo của Ngân hàng Thế Giới đã viết?
‘Đáp: Tôi tin rằng nền kinh tế sẽ chững lại khi nguồn lực lao động giá rẻ cạn kiệt.
‘Hỏi: Ngài có tin rằng đồng nhân dân tệ trong khoảng 15 tới 20 năm nữa sẽ trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi? ‘Đáp: Tôi nghĩ đó có thể là một khả năng mà họ hướng tới.
Nhưng khả năng chuyển đổi không đồng nghĩa với một tỷ giá hối đoái hợp lý. Họ có thể chuyển đổi và hạ giá đồng tiền của mình để tăng xuất khẩu. Họ sẽ tăng giá đồng tiền nhưng sẽ làm từ từ. Họ sẽ luôn muốn lợi thế của xuất khẩu chi phí thấp. Đó là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, không phải một nền kinh tế thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước như ở Mỹ. Còn Mỹ muốn Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế giống họ thì theo tôi, sớm muộn rồi Trung Quốc cũng buộc phải chuyển sang kiểu kinh tế này thôi nhưng họ cắn thay đổi tâm lý của tầng lớp trung lưu và hạ trung lưu. Họ phải khuyến khích tầng lớp này tiêu dùng chứ không chỉ là tiết kiệm. Tôi khá chắc rằng cuối cùng tiêu dùng trong nước là giải pháp tối ưu nhất cho tăng trưởng bền vững. Nhưng để điều đó có thể xảy ra, họ cũng cần phải phân phối lại tăng trưởng bởi vì những người dân ở các tỉnh nội địa không có sức mua. Họ cần đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi.
‘Hỏi: Vậy dựa trên kịch bản mà ngài vẽ nên, chắc chắn nhà
nước sẽ phải thay đổi đáng kể hệ thống xã hội của họ - về mặt tiếp cận giáo dục đào tạo, để cho như ngài nói, nước lên thì thuyền cũng lên. Vậy đòi hỏi về kinh tế liệu có thúc đẩy thay đổi xã hội?
‘Đáp: À, đó cũng là một cách nói. Nhưng theo cách nhìn của họ, nếu họ không làm điều đó, nền kinh tế của họ sẽ đình
đốn. Vì thế, họ làm điều đó chỉ vì họ không muốn đoàn tàu kinh tế của minh chết máy mà thôi.
HOA KỲ
Bất an nhưng vẫn dẫn đầu
Cán cân quyền lực đang thay đổi và thế giới đương đại sẽ không
còn như xưa. Theo thời gian Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn trong việc gây ảnh hưởng tại châu Á ở bên kia Thái Bình Dương và địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này Trung Quốc lại có lợi thế hơn vì nằm ngay trong khu vực này và vì thế dễ dàng phô trương sức mạnh ở châu Á. Còn đối với Mỹ, việc gây ảnh hưởng từ khoảng cách 8.000 hải lý lại là một vấn đề hoàn toàn khác bởi nó tạo ra sự khác biệt đáng kể về mức độ quan tâm, về hậu cần và chi phí giữa hai bên. Chỉ riêng 1,3 tỉ người Trung Quốc so với 314 triệu người Mỹ cũng đã góp phần tạo nên thách thức lớn. Nhưng sự chuyển đổi quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do Mỹ vẫn đang giữ ưu thế vượt bậc về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể sánh với công nghệ tàu sân bay của Mỹ với sức chứa 5.000 quân và lò hạt nhân. Nhưng về lâu về dài, những bất lợi Mỹ phải đối mặt do khoảng cách địa lý sẽ mang tính quyết định khiến họ phải điều chỉnh thế đứng và chính sách của minh trong khu vực này.
Năm 2011 chính quyền Obama tuyên bố Mỹ sẽ quan tâm mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và gọi đây là Sự xoay trục sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này trên tờ Foreign Policy: “Với Mỹ, các thị trường mở ở châu Á đem lại những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại và tiếp cận công nghệ tiên tiến... Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương cũng ngày càng mang tính sống còn với sự tiến bộ toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chống sự đe dọa của Triều Tiên hay đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Tháng 4 năm 2012, Mỹ đã triển khai 200 lính thuỷ đánh bộ đầu tiên tới Darwin, ức trong nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.
Nhiều quốc gia châu Á hoan nghênh cam kết tái khẳng định này của người Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ trong nhiều năm qua là một nhân tố quan trọng đem lại ổn định khu vực và kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì trạng thái ổn định và an ninh đó. Tầm vóc của Trung Quốc đồng nghĩa với việc chỉ có Mỹ - hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các nước ASEAN - mới có thể đối trọng lại được.
Tuy nhiên, người Mỹ có thể biến ý định này thành cam kết lâu dài được hay không thì còn phải chờ xem bởi ý định là một chuyện, còn khả năng và năng lực lại là chuyện khác. Hiện nay Mỹ có quân ở úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam. (Người Philippines đã không khôn ngoan khi yêu cầu người Mỹ rời khỏi vịnh Subic năm 1992. Họ quên mất hậu quả lâu dài của hành động này để bây giờ phải thốt lên: “Hãy quay lại đi!”) Người Mỹ tin rằng sự dàn xếp quân sự trong khu vực như vậy cho phép họ cân bằng với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì vùng biển trong khu vực này tương đối nông nên Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng lợi thế này có thể kéo dài bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Chưa chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực trở thành một hàm số phụ thuộc vào biển là nền kinh tế Mỹ trong một vài thập niên tới. Bạn cần một nền kinh tế vững mạnh mới có thể phô trương quyền lực, tức là đầu tư vào tàu chiến, máy bay và các căn cứ quân sự.
Khi Mỹ và Trung Quốc tranh giành vị trí bá chủ trên Thái Bình Dương thì các quốc gia yếu thế hơn ở châu Á sẽ buộc phải thích ứng với cục diện mới. Sử gia Hy Lạp Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh muốn làm gì thì làm còn kẻ yếu phải cam phận mà chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có lẽ không muốn phải cam phận chịu đựng như thế , nhưng trước những quan điểm cho rằng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đang, suy giảm, các nước này sẽ phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những “sở thích sở ghét” của Trung Quốc khi nước này ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng quan trọng hơn là không để cho Trung Quốc làm mưa làm gió ở khu vực này. Dù gì tôi cũng không cho rằng Trung Quốc có thể hoàn toàn hất cẳng người Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam là một trong những quốc gia lo lắng nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình tấn công miền Bắc Việt Nam. Đây là bài học khó quên với người Việt Nam, và chính phủ nước này có lẽ đã bàn đến chiến lược làm thế nào thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy đáng tiếc khi cán cân quyền lực lại dần thay đổi vì dù gì Hoa Kỳ cũng là một cường quốc hòa bình. Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng tôi không biết Trung Quốc sẽ hung hàng hay hùng hổ tới mức nào. Năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng Trung Quốc thì họ lại dịch sang tiếng Trung thành “ngăn chặn”. Thể là cư dân mạng Trung Quốc nháo nhào phẫn nộ cho rằng sao tôi cũng là người Hoa mà lại dám nói như thế. Họ thật dễ tự ái. Và thậm chí sau khi tôi chỉ ra cho họ rằng tôi không bao giờ nói “ngăn chặn”, họ vẫn không nguôi giận. Thế mà thứ quyền lực non trẻ đó lại đang ngày một mạnh lên.
Trong bối cảnh đang thay đổi này, chiến lược tổng thể của Singapore là đảm bảo rằng ngay cả khi dựa vào bộ máy tăng trưởng của Trung Quốc thì chúng tôi vẫn không cắt đứt sợi dây liên kết với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ. Singapore vẫn còn quan trọng đối với người Mỹ vì có vị trí chiến lược nằm ngay trung tâm một khu vực quần đảo mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương. Và dù chúng tôi phát triển các mối quan hệ với người Trung Quốc thì họ cũng không thể ngăn cản chúng tôi duy trì quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh mạnh mẽ với Mỹ. Người Trung Quốc biết rằng càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì càng đẩy các quốc gia này thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến neo đậu tại cảng của Singapore như người Mỹ đang làm, chúng tôi cũng sẽ chào đón họ, nhưng chúng tôi sẽ không ngả về phía nào theo kiểu cho phép bên này và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường có tính nguyên tắc mà chúng tôi có thể duy trì trong một thời gian dài.
Chúng tôi còn có mối liên hệ với phần còn lại của thế giới bằng ngôn ngữ. Chúng tôi may mắn được người Anh cai trị vì họ để lại tiếng Anh. Nếu như bị người Pháp cai trị như người Việt thì chúng tôi lại phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh thi mới kết nối được với thế giới. Đó hẳn sẽ là một sự chuyển đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore độc lập vào năm 1965, một nhóm người tại Phòng "Thương mại Trung Quốc đã đến gặp tôi để vận động cho tiếng Trung được chọn làm quốc ngữ. Tôi đã nói với họ: “Thế thì các ông sẽ phải chiến đấu với tôi đấy." Gần năm thập kỷ đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy khả năng nói tiếng Anh và giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore. Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Để quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này trên toàn thế giới, nên khi người Mỹ thay chân người Anh, đó là một sự chuyển đổi
tương đổi liền mạch sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đó là một lợi thế to lớn của người Mỹ khi ở đâu trên thế giới cũng có người nói chuyện và hiểu được ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn tiếng Trung trong nhà trường để học sinh của chúng tôi có lợi thế nếu sau này các em chọn làm việc hoặc kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng tiếng Trung vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, bởi vì ngay cả khi GDP của Trung Quốc có vượt qua Mỹ, họ cũng không thể cho chúng tôi được những tiêu chuẩn sống mà chúng tôi đang hưởng ngày hôm nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng tôi ít hơn 20%. Chính phần còn lại của thế giới mới giúp Singapore tiếp tục phát triển thịnh vượng - không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Úc, v.v... Các nước này giao thương bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Thật ngớ ngẩn nếu có lúc nào đó trong tương lai chúng tôi lại xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ công sở khi mà chính người Trung Quốc cũng phải cật lực học tiếng Anh từ mẫu giáo đến đại học.
CUỘC CẠNH TRANH CUỐI CÙNG
Nước Mỹ chưa xuống dốc. Uy tín của nước này đã tổn hại do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nhưng các nhà sử học sâu sắc sẽ chỉ ra rằng một nước Mỹ tưởng như đang suy yếu và mỏi mệt đã từng bật ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Chỉ trong thế kỷ vừa qua thôi Mỹ đã đối mặt nhiều thử thách lớn: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt Nam, sự trỗi dậy sau chiến tranh của các cường quốc công nghiệp Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Mỹ lại tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị thế dẫn đầu của mình. Mỹ đã từng vượt trội thế giới và chắc chắn nó sẽ hiện thực hóa điều này một lần nữa.
Thành công của Mỹ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì bằng khả năng phi thường không chỉ ở việc sản xuất cùng một sản lượng với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo, nghĩa là phát minh ra những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới mà cả thế giới chẳng mấy chốc đều mong muốn sở hữu như iPhone, iPad, Microsoft, Internet, những thứ được tạo ra ở Mỹ chứ không phải nơi nào khác. Trung Quốc có nhiều nhân tài không thua gì Mỹ nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu những ý tưởng sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và những ý tưởng lóe lên đó cho thấy người Mỹ rồi sẽ trình làng những sản phẩm sáng tạo đột phá giúp thay đổi cục diện, đưa họ về lại vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu đúng là nước Mỹ đang trên đà xuống dốc thì ta vẫn phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới có thể suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn thì tôi sẽ không quá lo lắng nếu chúng ta đưa ra chính sách sai lầm, vì hậu quả từ từ mới biểu hiện ra, nhưng chúng ta lại là một nước nhỏ và một hành động sai lầm có thể đưa đến hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, nước Mỹ giống như một con tàu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc xuồng nhỏ. Nhưng tôi tin những người cho rằng Mỹ đang suy thoái đã nói sai. Mỹ sẽ không suy thoái. So sánh với Trung Quốc, Mỹ có thể trở nên ít uy lực hơn, khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương có thể bị ảnh hưởng và không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yểu của Mỹ - sự năng động của họ - sẽ không biến mất. Nước Mỹ, cho đến lúc này đây vẫn là một xã hội sáng tạo hơn Trung Quốc. Và việc nội bộ nước Mỹ đang tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không đã cho thấy đây là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng người khổng lồ này không hề ngủ quên trong vòng nguyệt quế trên đỉnh cao.
Tại sao tôi tin tưởng vào sự thành công lâu dài của Mỹ?
"""