" Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler - Frederick Forsyth full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler - Frederick Forsyth full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết] Ebooks Nhóm Zalo Frederick Forsyth Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler TRẺ xuất bản 1974 vietmessenger.com Người dịch: Cung Khắc Dũng Nhà xuất bản Trẻ 1974 LỜI NÓI ĐẦU ODESSA không phải là tên của một cảng tại miền Nam Liên Bang Sô Viết, hoặc một thành phố nhỏ nào dó tại tiểu bang Texas, Hoa Kỷ, mà là một danh từ riêng gồm sáu mẫu tự cái thoát thai tử sáu tiếng Đức Organisation Der Ehemaligen SS-Angehorigen, tạm dịch là « Tổ chức cùa những cựu thành viên SS ». Như phần đông độc giả được biết, Tồ Chức SS là một quân đội trong một quân đội, một quốc gia trong một quốc gia, do Adolf Hitler thành lập và đặt dưới quyền giám sát của Heinrich Himmler. Tồ chức SS được giao phó nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong thời gian đảng Quốc Xã cai trị nước Đức, từ năm 1933 đến năm 1945. Những nhiệm vụ nầy liên hệ đến an ninh chung của Đức Quốc Xã ; thật vậy, Tô chức ss phải thực thi tham vọng của Hitler, loại bỏ khỏi Đức Quốc và Lục Địa Âu Châu mọi thành phần mà Hitler xét « Khônq đáng sống » cũng như « xiềng xích những giống bán nhân », và tiêu diệt loài Do Thái, không kể đàn ông, đàn bà hay trẻ nít. Để thi hành những nhiệm vụ đặc biệt này, ss đã tổ chức và hành quyết khoảng mười bốn triệu người, gồm có gần sáu triệu dân Do Thái, năm triệu dân Nga Sô, hai triệu dân Ba Lan, và khoảng nửa triệu người thuộc đủ mọi sắc dân khác, gồm có gần hai trăm ngàn người không phải là Do Thái, Đức hay Áo. Số người bất hạnh nầy, vì cơ thể yếu, mắc bệnh thần kinh, hoặc những người được quan niệm là « Kẻ thù của chế độ », như những thành phần Dân Xã, Tự do, hoặc những nhà báo, nhà văn, tu sĩ thường bộc lộ và phát biểu y kiến ngược lại chánh sách vô nhân dạo của bọn Quốc Xã, và sau này những Sĩ Quan Lục Ọuân bị kết tội bất trung với nguyên thủ Hitler. Trước khi bị tiêu diệt, Tổ Chức SCHUTZ- STAFFELf 1 được gọi tắt là SS và tượng trưng bởi hai hình sét song song, đã thành công trong việc làm cho tên gọi của nó đúng nghĩa với sự vô nhân dạo tột cùng, mà không một tổ chức nào từ trước đến nay sánh bằng. Khi thế chiến thứ hai đến hồi tàn, những thành viên ss cao cầp nhất đoán biết trước sau gì Đức Quốc cũng sẽ bại trận, và chúng hy vọng sau này sẽ không có ai nhận diện ra chúng ; chúng tìm phương tiện để biến khỏi nước Đức và tạo lập đời sống mới tại hải ngoại, bỏ lại quê hương cho dân chúng Đức gánh chịu sự nguyền rủa của toàn thể thế giới. Trong âm mưu này, hàng tấn vàng được chuyển ra ngoài, gửi vô những trương mục mang ám số bí mật, lý lịch ngụy tạo được chuẩn bị sẵn, và đường dây đào tẩu được triệt để khai thác. Khi Quân đội Đồng Minh chiếm Đức Quốc, tập thể sát nhân chiên tranh ss đã trốn thoát gần hết. ODESSA là tổ chức có nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện cuộc đào tẩu cho bọn nầy. Khi đã hoàn tất mỹ mãn công tác nầy, ODESSA lại nuôi tham vọng lớn lao hơn. Một phần lớn thành viên ss không rời khỏi Đức Quốc mà chọn cuộc sống trong bóng tối trong thời gian Quân đội Đông Minh còn chiếm đóng nước Đức ; một số khác sau khi đã bôn ba hải ngoại, có được lý lịch và giấy tờ tùy thân hoàn toàn mới, ra mặt trở về, trong khi những thành viên nòng cốt ở lại ngoại quốc để điều khiển tổ chức. ODESSA đề ra năm mục tiêu hoạt động : Phục hồi những cựu nhân viên ss vào đúng chuyên nghiệp trong Chánh Phủ Liên Bang dược Quân đội Đồng Minh thành lập vào năm 1949 ; Xâm nhập các cơ sở đảng phái chánh trị; tìm mọi cách gỡ tội cho bất cứ tên sát nhân SS nào không may bị lôi ra Tòa, và bằng mọi cách làm lệch cán cân công lý tại Tây Đức khi một cựu Kamerad (đồng chí) gặp chuyện rắc rối; gài cựu nhssn viên ss vô những cơ sở thương mại và kỹ nghệ sao cho hợp thời và hợp lúc để kịp khai thác triệt để « Phép lạ kinh tế », tái tạo Đức Quốc từ năm 1945 ; sau hết, tuyên truyền cho dân chúng biết rằng bọn sát nhãn ss chỉ là những chiên sĩ ái quốc như trăm ngàn chiến sĩ khác, thi hành nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, và không đáng nhận lãnh lời nguyên rủa của dư luận và công chúngl Được yểm trợ mạnh mẽ về tài chánh, ODESSA đã thành công trong nhiệm vụ thực thi năm mục tiêu đề ra. Thay đổi danh xưng nhiêu lần, ODESSA còn tự phủ nhận sự hiện hữu như một thực thể hùng mạnh : sự kiện này làm cho phần đông dân chúng Tây Đức tưởng thật. Nhưng không. ODESSA là tổ chức có thật, đang hiện hữu và bành trướng trên thế giới. Hệ thống quân giai của tập thể « Kameraden» vẫn được áp dụng chặt chẽ. Dù đã khá thành công trong tất cả năm mục tiêu đã được đề ra, nhưng đôi khi ODESSA cũng gặp phải một vài thất bại, mà điển hình nhất là biến cố xảy ra vào đầu mùa Xuân năm 1964, khi một kẻ vô danh gởi một bưu kiện đến Bộ Tư Pháp Tây Đức tại Bonn. Đối với một sõ giới chức có quyền hiểu biết rộng rãi, món quà quý giá của kẻ vô danh gởi tặng trở thành một yếu tố trọng yếu trong toàn bộ HỒ SƠ ODESSA. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Như trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Frederick Forsyth, nhiều nhân vật trong « Hồ sơ ODESSA » là những người có thật trên đời mà chúng tôi biết chắc thể nào độc giả cũng nhận biết ra ngay một số. Một vài nhân vật khác sẽ làm cho độc giả thắc mắc, tự hỏi không biết họ có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Tác Giả. Chúng tôi không muốn soi sáng vấn đề thêm nữa, vì theo thiển kiến của chúng tôi, gút mắc của «Hồ sơ ODESSA» ở chỗ làm cho độc giả phải tự tìm hiểu và dự đoán tầm mức xác thực của câu chuyện. Tuy nhiên, chúng tôi có bổn phận phải xác nhận với độc giả rằng quá trình hoạt động của cựu Đại úy Eduard Roschmann, thuộc tổ chức ss, Chỉ Huy Trưởng Trại Tập Trung Riga từ năm 1941 đến năm 1944, từ lúc chào đời vào năm 1908 tại Graz, ÁO QUỐC, cho đến ngày phải tự ý lưu đày tại NAM MỸ, hoàn toàn xác thực và đã được chúng tôi phối kiểm với Văn Khố của Tổ Chức ss và với hồ sơ lưu của Nhà Cầm Quyền Tây Đức. New York CHƯƠNG I TEL AVIV. Mặt trời bắt đầu ló dạng khi phân tách viên tình báo hoàn tất bản báo cáo. Hắn duỗi vai cho bớt mỏi, châm điêu thuốc, và đọc lại đoạn chót của bản báo cáo. Ngay lúc đó, người được đề cập đến trong bản báo cáo đang đứng cầu nguyện tại một nơi cách Tel Aviv năm mươi dặm về phía Đông trong khu Yad Vashem ; nhưng phân tách viên tình báo không biết được điểu này. Hắn cũng không biết nguồn gốc của những tin tức đến tay hắn. Hắn không cần biết vì nhiệm vụ của hắn không phải là dự đoán những điều trên mà là đảm bảo được tầm mức xác thực và giá trị khi phân tách nội dung của những tin tức; Nhiều dữ kiện khác phù hợp với lời khai của đương sự liên quan đến địa điểm của cơ xưởng. Nếu áp dụng phương pháp thích nghi, chắc chắn Chánh Phủ Tây Đức sẽ ra lệnh dẹp bỏ cơ xưởng này. Đề nghị : Chuyển báo những dữ kiện cụ thể nhất đến tay nhà cầm quyền nêu trên. Hành động này sẽ tạo ấn tượng tốt đối với giới lãnh đạo Bonn và sẽ đảm bảo sự liên tục trong việc thực thi Thương Uớc Waldorf. Ý kiến : Rất có thể Dự Án Vulkan đang được xếp. Do đó các hỏa tiễn Ai Cập sẽ không bao giờ rời khỏi dàn phóng. Nhận định : Nếu chiến tranh bùng nổ giữa Do Thái và Ai Cập (khó tránh khỏi) thì đó sẽ là một cuộc chiến của những vũ khí quy ước, thắng bởi vũ khí quy ước, tức Do Thái. Phân tách viên tỉnh báo đặt bút ký tên dưới hàng ngày tháng : 23 tháng 2 năm 1964 Một bưu tín viên sẽ khẩn mang báo cáo này vô phủ Thủ Tướng. Hình như ai cũng nhớ rõ mình đang làm gì vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 ngay sau khi được hung tin Tổng Thống Kennedy qua đời. Tổng Thống Kennedy bị bắn lúc hai mươi giờ ba mươi trưa, giờ Dallas, và bản tin đầu tiên truyền đi tin Tồng Thống bị ám sát chết được loan báo lúc mười ba giờ ba mươi, cũng theo giờ Dallas. Lúc đó là mười bốn giờ ba mươi tại New York, mười chín giờ ba mươi tại London, và hai mươi giờ ba mươi tại Humburg. Sau khi thăm bà mẹ già tại nhà trong khu Osdorf, ngoại ô Hamburg, Peter Miller lái xe quay về trung tâm thành phố. Peter thường đến thăm mẹ vào tối thứ sáu, một phần để xem mẹ có cần điều gì không, và hơn thế nữa, vì cảm thấy có bổn phận phải đến thăm mẹ, ít nhất mỗi tuần một lần. Nếu bà mẹ có điện thoại, Peter sẽ dùng điện thoại để thăm hỏi. Nhưng bà nhứt quyết không chịu gắn điện thoại, cốt ý để Miller lái xe đến thăm. Như thường lệ Peter mở máy thu thanh trên xe. Vào lúc hai mươi giờ ba mươi, khi chiếc Jaguar đang ngon trớn lăn bánh trên đại lộ Osdorf, và Miller đang thường thức chương trình nhạc do đài Northwest German phụ trách, tiếng nhạc bỗng im bặt, nhường cho giọng nói khàn khàn và trịnh trọng của xướng ngôn viên. « Chú ý ! Chú ý ! Đây là bản tin quan trọng. Tổng Thống Kennedy vừa qua đời. Tôi xin lập lại, Tổng Thống Kennedy vừa qua đời. » Chân Miller tự động rà lên thắng và đôi tay dán chặt trên tay lái, lách chiếc Jaguar cặp sát lề phải. Chương trình nhạc êm dịu được thay thế một cách đột ngột bằng bản (Tang hành khúc) ngắt khoảng bởi những mẩu tin vụn vặt bổ túc thêm tin Tổng thống trẻ tuổi của Hoa Kỳ vừa qua đời. Đoàn xe mui trần lượn qua đường phố Dallas Tay súng sát nhân núp sẵn bên cửa sổ của Thư Viện. Không nghe nhắc đến việc bắt giữ ai cả. Tài xế của chiếc xe đậu trước Miller bước xuống xe và đi về phía chàng. Hắn đến phía cửa bên trái, giật mình vì chỗ ngồi của tài xế bên phải, đi vòng lui lại quanh chiếc Jaguar. Miller quay cửa kiếng xuống. « Ông bạn có nghe không ? » hắn hỏi, cúi gập người xuống. « Có ! » Miller đáp. « Thật ngoài sức tưởng tướng hắn nói tiếp. «Chắc bọn Cộng Sản lại nhúng tay vô nữa chớ gì ? » « Tôi không biết ». « Nếu quả thật chính bọn chúng xía vô vụ này, thì chắc chắn không tránh khỏi một cuộc đại chiến thử ba ! » « Có thể lắm » Miller trả lời. Chàng mong sao cho tên này đi khuất mắt mình cho rồi. Là một phóng viên báo chí, Miller thừa sức tưởng tượng cơn khủng hoảng đang tạt qua những tòa soạn trong nước : nào là triệu hồi toàn thể nhân viên trong ban biên tập trở lại tòa soạn để kịp cho ra số báo đặc biệt phát hành vào sáng ngày hôm sau, nào là soạn thảo tiểu sử, nào lục lọi moi tìm hàng ngàn câu nói lịch sử của vị Tổng Thống quá cố, và tất cả những nỗ lực này chỉ để khai thác một người với chiềc sọ vỡ toang, chết tại một thành phố tại Tiểu bang Texas. Miller ước muốn có mặt tại tòa soạn nhật báo ngay lập tức, nhưng ba năm trước, vì muốn tạo cho sự nghiệp mình một hướng đi khác biệt, chàng đã trở thành một phóng viên độc lập, chuyên điều tra những vụ án mạng và « thế giới đen». Má chàng không mấy thích công việc của đứa con trai độc nhất, vì Miller phải giao thiệp với những « kẻ xấu xa», và dù chàng có biện minh cách nào đi nữa, bà cũng không bao giờ thay đổi lập trường. Trong lúc những bản tin liên quan đến cái chết của Kennedy dồn dập truyền đi qua hệ thống truyền thanh, trí óc của Miller chạy đua với thời gian, cố tìm cho được một « góc cạnh » khác có thể khai thác được để làm một phóng sự liên quan đến biến cố quan trọng này. Chắc chắn các ban biên tập sẽ khai thác phản ứng của Chánh phủ Bonn, và kỷ niệm cuộc công du chánh thức của Tổng Thống Kennedy qua Berlin thế nào cũng sẽ được nhắc nhở đến. Miller ngã người ra ghế, châm điếu thuốc Roth Handl, một loại thuốc lá nâu, không đầu lọc, có hương vị khét. Thêm một điều má chàng không thấy hài lòng. Thử nghĩ trên đời này chuyện gì sẽ xảy ra nếu... Hoặc nếu không ? Thường thì là một việc làm vô ích, không đi đến đâu, nhưng thử tường tượng nếu đêm đó Miller không mở máy thu thanh, chàng sẽ không cho xe dừng lại bên lề đường trong hơn nửa giờ, chàng sẽ không thấy chiếc xe cứu thương, hoặc sẽ không bao giờ nghe nói đến Salomon Tauber hay Eduard Roschmann, và bốn mươi tháng sau, có thể Cộng Hòa Israel sẽ không còn hiện hữu nữa trên quả đất này. Miller hút hết điểu thuốc, quay cửa kiếng xuống, búng mẫu thuốc tàn ra ngoài. Chỉ cần ấn một chiếc núm là bộ máy 3 8L đặt dưới ca pô dài thườn thượt của chiếc Jaguar XK 150S rống lên trong một thoáng rồi trở lại nhịp điệu bình thường như một con thú dữ muốn xổ lồng. Miller bật hai đèn pha, liếc nhìn vô kiếng chiếu hậu, cho xe vọt nhanh chen lấn trong chiều lưu thông rộn rịp của đại lộ Osdorf. Khi đến ngã tư Stresemannstrasse, đèn lưu thông bật đỏ. Tiếng còi hụ của một xe cứu thương rú lên sau lưng vượt qua mặt Miller, rẽ qua phải trực chỉ Daimlerstrasse. Chàng phản ứng thật nhanh, phóng chiếc Jaguar theo sau. Có thể không có gì hết, nhưng ai biết ? Xe cứu thương đồng nghĩa với rắc rối, có nghĩa là Miller sẽ có đề tài nóng bỏng để khai thác, nhất là khi chàng là người đầu tiên có mặt tại chỗ. Có thể đó chỉ là một tai nạn lưu thông rùng rợn trên xa lộ, hoặc một đám cháy lớn với hàng chục trẻ em kẹt trong đó. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy đến. Miller luôn luôn cất trong xe một chiếc máy ảnh Yashica nhỏ gọn với bộ phận đèn, sẵn sàng đi thu nhặt chứng tích, vì không ai có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trước mắt mình. Miller biết một anh chàng đứng đợi đào vào ngày 6 tháng 2 năm 1956 tại phi trường Munich, và chứng kiến cảnh chiếc phi cơ chở đội danh cầu Manchester United nổ tung cách chỗ anh ta đứng độ vài trăm thước. Anh chàng này không phải là một nhiếp ảnh gia nhà nghề, nhưng nhờ sẵn mang theo máy chụp hình để tặng cho cô đào vài kiểu, đã vô tình bấm được những bức hình độc đáo nhất của tai nạn phi cơ thảm khốc này. Các tạp chí và nhật báo trong và ngoài nước đã thi nhau bỏ những món tiền khổng lồ để mua cho bằng được cuộn phim của anh ta. Chiếc xe cứu thương len lỏi vô những khúc đường chật hẹp của khu Altona, chạy về phía bờ sông. Tài xế chắc phái già tay lái lắm, vì mặc dù hệ thống ống nhún rất cứng rắn và sức vọt của chiếc Jaguar rất dũng mãnh, Miller vẫn phải khó nhọc lắm mới giữ được hai bánh xe sau khỏi trượt trên con đường đá trơn ướt. Chạy quanh co một lúc, chiếc xe cứu thương dừng lại trước một dãy phố tồi tàn, đổ nát. Một viên cảnh sát đang đứng trước đó, cố gắng đuổi đám người hiếu kỳ càng lúc càng đông tụ tập quanh xe cứu thương. Tài xế và y tá nhảy phóc xuống, đi vòng ra sau kéo chiếc băng ca ra. Sau một đôi lời với viên cảnh sát, cả hai hối hả chạy thẳng vô dãy phố, leo lên lầu. Miller cho xe đậu tại một khúc quanh gần đó. Chàng đảo mắt nhìn quanh quất. Không có dấu hiệu nào cho thấy tai nạn này là một đám cháy có trẻ nít mắc kẹt trong đó. Có lẽ là một người đang lên cơn đau tim. Chàng bước xuống xe, lững thững bước về phía đám đông mà viên cảnh sát đang cố sức dồn lui về phía sau. « Xếp ơi ! Cho tôi lên trên kia xem một chút ! » Miller nói lớn cho viên cảnh sát nghe. «Còn lâu ! Không có chuyện gì liên quan đến ông bạn hết !» Viên cảnh sát đáp. «Nhà báo mà !» Miller nói, chìa tầm thẻ phóng viên ra. «Còn tôi đây là cảnh sát», Viên trung sĩ Cảnh Sát nói vặn lại. «Không ai được phép lên trên kia hết vì cầu thang chật hẹp, vả lại mấy tay cứu thương cũng sắp trở xuống, mặc sức mà xem.» Vóc dáng của viên trung sĩ cảnh sát thật to lớn ; hắn cao gần một thước chín, và nhìn từ xa hẳn trông như một tay đô vật trong chiếc áo mưa rộng phùng phình, và đôi tay dang ra như tay vượn dề cản đám đông không cho tràn vô dãy phố. «Chuyện gì vậy xếp ?» Miller thắc mắc hỏi. «Nói không được. Muốn biết thì lát nữa lại Ty mà hỏi». Một người đàn ông bận thường phục bước xuống cầu thang và xuất hiện trên lề đường. Chiếc đèn đỏ gắn trên mui xe Volkswagen của Cảnh sát quét ngang mặt người này, và Miller nhận ra hắn ngay. Hắn cùng Miller theo học trường Hamburg Central High. Giờ đây hắn trở thành Thanh Tra Cảnh Sát tại Hamburg, đặc trách khu vực Altona. «Karl !» Viên thanh tra cảnh sát quay ngưòi lại khi nghe gọi tên mình. Hắn quan sát từng mặt một trong đám đông chen chân sau lưng viên trung sĩ. Hắn nhận ra Miller, vẫy tay chào. Gương mặt hắn nhăn nhó, cổ vẻ mệt mõi. Hẳn gật đầu về phía viên trung sĩ ra hiệu cho phép Miller đến gần hẳn. «Thôi được, Trung Sĩ. Cho hắn vô, coi vậy chớ hắn vô hại !» Viên trung sĩ cảnh sát hạ cánh tay xuống và Miller lách mình qua. Chàng bắt tay Karl Brandl. «Gió nào đưa bạn tời đây ?» «Tôi theo sau xe cứu thương». «Mầy thẳng nhà báo như, nhau hết. Hễ thấy chuyện gì lạ một chút là theo sát ngay như bầy kên kên. Sao dạo này làm ăn phát đạt không ?» «Thưòng thôi ! Phóng viên tự do, khỏe làm mệt nghỉ, không bị ai ràng buộc.» «Xem bạn phát tài và phát tướng quá. Cầm tờ tạp chí nào lên cùng thấy tên Peter Miller». «Có gì đâu 1 Viết lách bậy bạ kiếm cơm vậy thôi ! Nghe vụ Kennedy chưa ?» «Rồi! Kinh thật. Bọn cớm Mỹ chắc đang càn quét Dallas. Rất may không xảy ra trong khu vực của tôi». Miller liếc nhìn về phía hành lang u tối của dãy phố được dùng làm nhà trọ. Một ngọn đèn chiếu sáng hai vách tường loang lổ, một cách yếu ót. «Tự từ bằng hơi đốt. Hàng xóm đánh mùi và gọi chúng tôi đến. May mà không có có ai bật diêm hay đốt lửa. Nếu không thì cả khu này đểu bị bà hỏa nuốt hết !» «Tài tử xi nê tự từ hả ?» Miller hỏi. «Dĩ nhiên. Họ luôn luôn chọn những ổ chuột như thế này để xây nhà cất phố. Đùa vừa thôi ! Chỉ là một cụ già thôi. Trông cụ ta như đã chết cách đây vài chục năm rồi.» «Dù giờ này cụ ta có ở đâu đi nữa, thì chắc chắn cũng khá hơn chỗ này !» Brandt cười thật chua chát. Hai nhân viên cứu thương thận trọng bước xuống từng nấc thang một, khiêng cái xác không hồn tiến ra đường. Brandt ra lệnh cho đám đòng : «Tránh chỗ cho họ đi !» Viên Trung sĩ cảnh sát lập lại câu trên và xô đẩy đám đông lùi về phía sau. Hai nhân viên cửu thương đều bước tiến về chiếc xe Mercedes. Brandt đi theo sau với Miller nối gót sau lưng. Không phải Miller chù ý muốn nhln khuôn mặt người chết, mà chàng chỉ muốn đi theo Brandt thôi. Khi hai nhân viên cứu thương đến sát cửa xe đang mở, người đi trước lùi người bước lên xe, hai tay nắm chặt lấy cáng kéo lui về phía trong xe để đặt lên giá. Brandt lên tiếng : «Khoan !» và tiến sát đến gần chiếc cáng, kéo một góc chăn che mặt kẻ quá cố qua một bên. «Chỉ là thủ tục thôi. Tôi phải báo cáo rõ ràng với thượng cấp là tôi đã đi theo xác chết đến tận xe cứu thương và về nhà xác». Đèn bên trong xe cứu thương đủ sáng để Miller thoáng nhìn thầy gương mặt của cụ già mới qua đời. Ấn tượng đầu tiên và duy nhất của Miller là chưa bao giờ trong đời phóng viên, chàng có dịp thấy một ngưòi nào xấu xí hơn cụ già nầy. Dù cho «nhan sắc» có bị ảnh hưởng của hơi đốt đi nữa, cụ này lúc sinh tiền chắc không thuộc «típ» đẹp trai. Khuôn mặt gầy đét, hai tròng mắt sâu húp, cặp má móm xọm, và một vài cụm tóc trên đầu làm cho Miller tường tượng đến những chiếc sọ người thu nhỏ của các bộ lạc man rợ Amazon. Để tăng thêm về xấu xí, khuôn mặt của lão còn có thêm hai chiếc sẹo dài chạy từ màng tang xuống mép miệng. Quan sát xác chết trong giây phút, Brandt kéo chăn lại và gật đầu ra hiệu cho nhân viên cứu thương đứng sau lưng. Brandt lách người qua một bên cho nhân viên đẩy cáng vô xe. Hắn đóng cửa lại và đi vòng ra phía trước. Chiếc xe rú ga vọt mạnh, nhấn còi inh ỏi. Đám đông giải tán dần theo giọng nói càu nhàu của viên trung sĩ : «Hễt có gì coi rồi. Ai về nhà nầy ! Bộ vô gia cư hết cả lũ sao !» Miller nhìn Brandt lắc đầu : «Tội thật !» «Phải Nhưng bạn còn đáng thương hơn lão ta nữa, vì không có gì để bạn khai thác cho mấy tờ lá cải của bạn !» Miller thất vọng ra mặt. «Đúng, không có đề tài nào hết. Như bạn đã từng nói, đêm nào lại không có người chết và có: có ai đếm xỉa đến, nhất là đêm nay, đêm của Kennedy.» Brandt cười khoái chí. «Bọn phóng viên đểu giả cả một lũ.» «Đểu giả sao ! Dân chúng tò mò, muốn biết về cái chết của Kennedy, bọn tôi viết, họ mua báo đọc. Thế thôi». «Thôi, thôi ! Không cãi lý với bạn đâu. Tôi phải về Ty, chào bạn !» Hai người bạn học bắt tay nhau rối đường ai nầy đi. Miller quay xe lại chọn con đường chánh đi về trung tâm thành phố. Hai mươi phút sau chàng cho xe vô ga ra gần công trường Hansa, cách phòng trọ hơn một trăm thước. Mùa Đông mà gởi xe vô ga ra ngầm dưới đầt thật là tốn kém, nhưng đối với Miller đó là một số ít tiền hoang phí mà chàng chấp nhận, Chàng rất thích căn phòng mướn đắt giá vì nó nằm tít trên tầng chót cao ốc, và vị thế cao ráo cho phép chàng thưởng ngoạn sự nhộn nhịp của Đại lộ Steindamm dưới chân minh. Chàng không mấy quan tâm đến vấn đề ăn diện. Hai mươi chín tuổi cao một thước tám, tóc quăn màu nâu, cặp mắt hạt dẻ thật lẵng, đủ làm cho mấy bà xồn xồn và mấy cô mới lớn mê mệt, do đó quần áo cũng bằng thửa. Những đam mê của Miller là xe thể thao, săn tin và Sigrid. Đôi khi tự vấn lòng mình, chàng cảm thấy xấu hổ. Vì nếu phải chọn lựa giữa Sigrid và chiếc Jaguar, tin chắc chắn Sigrid sẽ phải đi tìm tình yêu nơi những người đàn ông khác. Miller đứng ngắm chiếc Jaguar không chán. Bình thường thì một phóng viên trẻ, độc lập, ít khi nào dám mua một chiếc Jaguar XK 150S. Đồ phụ tùng khó kiếm tại Hamburg, nhất là phụ tùng dành cho kiểu XK 150S không còn được hãng sản xuất nữa. Ngay sau khi mua xe về, Miller đã cho sơn hai lằn chỉ vàng hai bên hông xe. Vì được chế tạo tại Coventry bên Anh, và không thuộc loại xe dành để xuất cảng, nên tay lái nằm bên mặt. Đến giờ phút này, Miller cũng không biết tại sao mình lại quá may man có đủ tiền mua nó. Vào mùa hè năm đó, khi ngồi chờ hớt tóc, chàng đọc qua một tạp chí thời trang, ít khi nào Miller chú ý đến những chuyện tào lao liên quan đến đào kép hát bóng hay ca nhạc, nhưng lúc đó chàng không có gì khác hơn để làm trong khi chờ đợi. Trong tạp chí có bài đề cập đến bốn chàng ca sĩ tóc dài đang làm mưa làm gió trong làng nhạc trẻ. Bức hình chụp bốn chàng ca sĩ làm cho Miller để ý ngay đến ba khuôn mặt quen quen, hình như đã gặp qua một lần thì phải. Hai bản nhạc đưa bốn chàng này lên đài danh vọng « Please, Please me» và « Love me do » không gợi ý gì nhưng ba gương mặt quen quen cứ ám ảnh Miller suốt hai ngày liền. Sau đó chàng mói chọt nhớ ra. Năm 1962, ba chàng này đã phụ diễn tân nhạc cho một hội quán nhỏ trong khu Reeperbahn. Miller mất thêm một ngày nữa để nhớ ra tên hội quán này, vì có lần chàng đã đến đó để gặp một số « đầu mối » có tin liên quan đến «băng» du đảng Sankt Pauli. Hội quán Star. Miller liền đến đó, lục lọi những chương trinh phụ diễn tân nhạc trong năm 1962, và tìm ra ba chàng này. Lúc đó ban nhạc của họ gồm năm người, trong số đó có ba người bây giờ trở thành thần tượng, Pete Best và Stuart Sutliffe. Từ hộp đêm Star, chàng đến liên lạc ngay với nhiếp ảnh gia đã chụp ảnh quảng cáo cho ban nhạc này, với ông bầu Bert Kampfert, và đã mua hết bản quyền của những tấm ảnh độc đáo. Bài phóng sự của chàng nhan để «Hamburg khám phá ban nhạc Beatles trước thế giới! » được hầu hết tạp chí trong và ngoài nước dành nhau khai thác. Nhờ đó Miller mới dư tiền mua chiếc Jaguar do một Sĩ Quan Tùy viên Quân Lực Hoàng gia Anh nhượng lại. Chàng cũng bỏ ra một ít tiền để mua vài đĩa nhạc của ban Beatles, có lẽ để đền ơn họ, nhưng về đến nhà chỉ có Sigi nghe thôi. Miller rời ga ra đi bộ về phòng. Lúc đó quá nửa đêm, và mặc dù đã ăn một bữa cơm tối no nê tại nhà mẹ, Miller vẫn cảm thấy đói bụng. Lên đến phòng, chàng làm một đĩa chả trứng, vừa ăn vừa nghe bản tin cuối cùng. Mọi tin tức đều dồn về cái chết của vị lãnh đạo thế giới tự do : Cảnh sát Liên bang đang bù đầu truy lùng hung thủ. Xướng ngôn viên bình luận về mối thiên cảm của vị cố Tổng Thống đối với Tây Đức, cuộc viếng thăm Bá Linh vào mùa hè năm trước, và câu nói lịch sử : « Ich bin ein Berti- ner !» — Tôi là dân Bá Linh. Bản tin cuối cùng cũng cho phát thanh lại những bài truy điệu của Thị trưởng Tây Bá Linh, Willy Brandt, với giọng nói trầm buồn, nghẹn ngào vì xúc động, và những lời ca ngợi công đức vị Tổng thống trẻ của Thủ Tướng Ludwig Erhard và cựu Thủ Tướng Konrad Adenauer, từ nhiệm vào ngày 15 tháng 10 trước đó. Miller tắt máy thu thanh leo lên giường. Chàng mong Sigi có mặt trong phòng ngay lúc đó, vì chàng vẫn thích ôm nàng vô lòng mỗi khi cảm thấy bải hoải trong người. Nhưng vũ trường nơi Sigi biểu diễn thoát y mỗi đêm tới bốn giờ sáng mới đóng cửa, và những đêm thứ sáu còn mở cho tới sáng, vì du khách nghỉ cuối tuần thường kéo xuống khu Reeperbahn, sẵn sàng bỏ tiền uống rượu Champagne với giá cắt cổ để được xem tận mắt những cô gái với bộ ngực đồ sộ và quần áo cụt cỡn múa may quay cuồng trong những vũ điệu khiêu dâm. Sigi là một trong số rất ít cô gái hội đủ những yếu tố này. Miller mồi thêm điếu thuốc thứ hai, rít vội vài hơi và lăn ra ngủ một mình trên chiếc giường rộng thênh thang vào lúc hai giờ kém mười lăm sáng, khuôn mặt dị hình của lão già quá cố chập chờn ẩn hiện trong mộng tưởng. Trong lúc Peter Miller ngồi ăn chả trứng trong căn phòng mướn tại Hamburg, năm người đàn ông đang ngồi nhậu nhẹt thân mật và cởi mở trong phòng khách của một biệt thự tiếp giáp với Hội Kỵ mã nằm trong khu vực Kim Tự Tháp ở ngoại ô Cairo. Lúc đó là một giờ sáng. Năm người này đã dùng bữa cơm tối thật sang trọng và hạp khẩu, và ai nấy đều tươi vui ra mặt ngay sau khi bản tin đầu tiên do hệ thống truyền thanh Ai Cập loan báo Tổng Thống Kennedy đã qua đời. Ba người trong số này mang quốc tịch Đức, hai người còn lại là công dân Ai Cập. Bà vợ ông chủ biệt thự và Hội Trưởng Hội Kỵ Mã, nơi gặp mặt của giới thượng lưu Ai Cập và Phái Bộ Đức, đã bỏ lên phòng cho năm người này được tự do trò chuyện. Ngồi ở ghế bành da kê sát cửa sổ là Hans Appler, Cựu chuyên viên nghiên cứu Do Thái Vụ trong Tổng Bộ Tuyên Truyền của Josef Goebbels. Lập nghiệp tặi Ai Cập ngay khi thế Chiến thứ hai chấm dứt và được Odessa móc nối, Applet đã nhập tịch Ai Cập, đổi tên thành Salah Chaffar, và cộng tác với Chánh phủ trong cương vị chuyên viên Do Thái Vụ cho Bộ Hướng dẫn và Nghiên cứu. Ngồi bên trái Chaffar, là một cựu chuyên viên khác trong Tổng Bộ Tuyên Truyền của Goebbels, Ludwig Heiden, hiện cũng phục vụ tại một nhiệm sở thuộc Bộ Hướng dẫn Nghiên cứu Ai Cập. Heiden đã bỏ Thiên Chúa Giáo để theo Hồi Giáo, đã từng hành hương sang Mecca, và được mọi người biết qua tên mới El Hadj. Để tỏ ra mình là một tín đồ trung kiên của Hồi Giáo, tay hắn vẫn cầm một ly nước cam trong khi bốn người kia dùng rượu mạnh. Chaffar và El Hadj đều là những tên Nazi cuồng tín. Hai công dân Ai Cập là Đại Tá Shamseddin Badran, phụ tá tín cẩn của Thống Chế Abdel Hakim Amer, sau này trở. thành Phó Tổng Thống trước khi bị kết tội phản nghịch sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Người Ai Cập còn lại là Đại Tá All Samir, Trùm Moukíiabarat, Cơ quan Mật Vụ Tình Báo Ai Cập. Lúc dùng cơm tối còn có một thực khách thứ sáu nữa, và người đó là vị khách danh dự. Ông đã rời bàn tiệc ngay khi được tin Tồng Thống Kennedy bị ám sát. Vị khách quý đó là Anwar El Sadat, Chủ Tịch Quốc Hội Ai Cập, cộng tác viên thân cận, sau này trở thành người kế vị của Nasser. Hans Appier nâng ly rượu : « Vậy là rồi đời tên mến mộ Do Thái. Nào, mời quý bạn cạn ly mừng biến cố này ». « Nhưng ly chúng tôi cạn rồi ! » Đại Tá Samir phản đối. Chủ nhân vọi vã châm rượu Scotch. Sự kiện Appler nhắc nhờ đến Tổng Thống Kennedy như là một người mến mộ dân tộc Do Thái không làm cho bốn người còn lại ngạc nhiên. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1960, khi Dwight Eisenhower còn làm Tổng Thống Hoa Kỳ, Thủ Tướng Do Thái David Ben Gurion và Thủ Tướng Tây Đức Konrad Adenauer đã bí mật gặp mặt tại khách sạn Waldorf Astoria, New York, một cuộc họp mà mười năm trước đây không thể nào thực hiện được. Kết quả thu đạt được trong buổi họp này thoạt có vẻ vô lý, và chính đó là lý do mà Nasser khăng khăng không chịu tin vào những bản báo cáo mật do Odessa và Moukhabarat đệ nạp. Hai nhà lãnh đạo Do Thái và Đức Quốc đã thông qua và ký kết một hiệp ước, trong đó có khoản quy định Đức cho Do Thái vay vô điều kiên năm mươi triệu Mỹ Kim một năm. Tuy nhiên, Ben Gurion đã nhận biết được có tiền là một chuyện còn dùng tiền vay mượn được để có một nguồn cung cấp vũ khí một cách an toàn là một chuyện khác, nan giải. Do đó sáu tháng sau, một hiệp ước thứ hai ra đời, được nhị vị Tổng Trưởng Do Thái Shỉmon Peres và Tổng Trưởng Tây Đức Franz Josef Strauss duyệt ký. Những điều khoản trong hiệp ước thứ hai này — gọi đúng hơn là thương ước — cho phép Do Thái sử dụng tiền do Tây Đức cho vay để mua khí giới tại Tây Đức. Đoán biết trước hình thái phức tạp của thương ước này, Adenauer đã trì hoãn việc thực thi cho đến khi gặp được vị Tổng Thống tân cừ John Fitzgerald Kennedy tại New York năm 1961. Kennedy làm áp lực, nhưng lại không muốn Hoa Kỳ trực tiếp gởi khí giới đến Do Thái, mà phải bằng mọi giá Do Thái có được vũ khí cần thiết. Thật là cả một sự mâu thuẫn. Nhu cầu của Do Thái là phi cơ oanh tạc, vận tải, đại bác 105 ly, súng cối, thiết vận xa và thiết giáp xa. Adenauer nhượng bộ và Thương Ước Strauss-Peres được thi hành. Tây Đức lúc đó có sẵn những món hàng Do Thái cần, phần lớn mang nhãn hiệu Hoa Kỳ, được cường quốc này viện trợ để bù đắp kinh phí đài thọ quân đội Hoa Kỳ tại Tây Đức đúng theo tinh thần của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, hoặc được chế tạo ngay tại Tây Đức theo đồ án của Hoa Kỷ, Những thiết giáp xa đẩu tiên được chở tỏi Hải Cảng Haifa vào cuối tháng 6 năm 1963. Thật khó mà giữ được điều gì bí mật mãi mãi, vì quá nhiều người biết đến nó. Odessa đã phanh ra nội vụ vào cuối năm 1962 và khẩn báo cho Ai Cập biết, qua trung gian của nhân viên chìm do Odessa gài tại Cairo. Nhưng cuối năm 1963, sự việc bắt đầu thay đổi : ngày 15 tháng 10, Konrad Adenauer, con cáo già của Chánh phủ Bonn, vị Thủ Tướng «sắt đá» từ nhiệm nhường ghế lại cho Ludwig Erhard, cha đẻ «Phép lạ kinh tế», nhưng là một nhà ngoại giao rụt rè, thiếu lập trường. Ngay khi Adenauer còn nắm ghế Thủ Tướng, một thiểu số trong nội các của ông đã chống đối, làm áp lực đòi xé bỏ hiệp ước. Nhưng vị Thủ Tướng cáo già đã khóa miệng họ lại bằng một vài lý luận vững chắc, và sự kiện này đủ chứng tỏ cho thế giới thấy uy quyền của ông. Erhard thì khác. Mới ngồi ghế Thủ Tướng chưa nóng đít đã bị báo chí tặng cho mỹ từ « Sư tử sao su ». Nhóm chống hiệp ước Waldorf dưới thời Adenauer đo Bộ Ngoại Giao giật dây trổ mồi làm áp lực «Sư tử cao su». Erhard có mòi thay đổi lập trường, nhưng sau lưng ông còn có sự cương quyết của vị lãnh đạo thế giới tự do, nhất định đảm bảo việc thi hành Thương ước. Nhưng giờ đây ông không còn nữa. Dầu hỏi to lớn là liệu tân Tổng Thống Johnson có thay đổi chánh sách đối với Tây Đức, và ngưng tạo áp lực với Thủ Tướng của Chánh phủ Bonn không ? Gia chủ của ngôi biệt thự xây cất ở ngoại ô Cairo rót rượu vô ly mình. Hắn là Wolfgang Lutz, chào đời năm 1921, cựu Thiếu Tá Lục Quân Đức, kẻ thù không đội trời chung của Do Thái, di cư sang Ai Cập năm 1961. Tóc vàng, mắt xanh, gương mặt sắt đá, Lutz là một trong những bộ mặt có ảnh hường nhất đối với sinh hoạt chánh trị Ai Cập, và trong tập thể dân Đức tỵ nạn. Hắn quay mặt về phía bốn người khách, cười thật tươi. Nếu có gi dối trá trong nụ cười thì cũng không có ai có đủ tài trí để khám phá được. Nhưng nụ cười của hắn quả thật xảo trá. Hắn gốc Do thái Mannheim, di cư sang Palestine năm 1933, lúc mới được mười hai tuổi Tên thật là Ze’ev và hiện mang cấp bậc Thiếu Tá trong Quân Đội Do Thái. Hắn cũng là điệp viên số một trong tổ tình báo Do Thái tại Ai Cập. Ngày 28 tháng 2 năm 1965, sau khi Cảnh Sát Ai Cập bất thần đột nhập biệt thự và khám phá một máy phát giấu trong buồng tắm, Lutz đã bị câu lưu. Được đem ra xét xử ngày 26 tháng 6 năm 1965, Lutz bị kêu án khổ sai chung thân, nhưng được phóng thích vào năm 1967 trong cuộc trao đổi tù binh với Ai Cập. Lutz và gia đình chánh thức đặt chân xuống miền đất hứa tại phi trường Lod ngày 4 tháng 2 nam 1968. Những gì sau này xảy đến cho Lutz và gia đình, và tai họa ghê gớm mà hắn sẽ phải gánh chịu như bị bắt bớ, tra tấn, chứng kiến cảnh vợ bị hiếp dâm, đều đã được an bài ngay trong đêm Tổng Thống Kennedy qua đời. Lutz nâng ly mời bốn người « bạn quý », mong sao cho chúng uống thật say để ra về. Có điều một trong bốn người này tiết lệ quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc Do Thái nên Lutz nôn nóng, bồn chồn, muốn được vô buồng tắm một mình, đem máy phát thanh ra để báo cáo ngay về Tel-Aviv. Lutz giữ nụ cười trên môi hô lớn;« Đả đảo bọn cảm tình viên Do Thái, Sieg Heil !» Peter Miller tỉnh giấc lúc chín giờ sáng hôm sau. Ưỡn mình dưới lớp chăn ấm áp và dù còn ngái ngủ, Miller vẫn cảm thấy kích thích bởi thân hình mời mọc của Sigi nằm sát bên. Sigi càu nhàu khi Miller xáp lại gần: «Thôi bỏ qua đi ông già !» Sigi nói, không thèm mơ mắt. Miller thở dài, quay người nằm sấp lại, giơ cao đồng hồ đeo tay lên xem giờ. Chàng nhảy phóc xuống giường, quấn chiếc khăn bông quanh bụng, mò mẫm từng bước đi lại phía cửa sổ, kéo màn ra. Ánh sáng èo ọt của mặt trời tháng II chiếu vô phòng. Miller nheo mắt nhìn xuống đại lộ ISteindamrn. Sáng thứ bảy xe cộ lưu thông thưa thớt trên đường nhựa đen bóng. Miller lừng thừng bước xuống nhà bếp, nấu nước chè tách cà phê đầu tiên trong ngày. Cả mẹ chàng lẫn Sigi đều than phiền vì chàng uống quá nhiều cà phê và hút thuốc như ống khói. Nhâm nhi tách cà phê và phì phà điếu thuốc lá đầu tiên trong ngày, Miller ngồi trầm ngâm suy nghĩ xem có chuyên gì thật đặc biệt phải làm không ? Không có gì hết. Chắc các nhật báo sẽ đồng loạt kéo dài cột tin liên quan đến Tổng Thống Kennedy hết tuần này sang tuần khác, không có cột nào dư để cho chàng khai thác cả ; ngoài ra ngày thứ bảy là ngày xấu để thương lượng bất cứ chuyện gì, vì ai ai cùng mãi mê bàn tính chương trình nghỉ cuối tuần. Miller vừa hoàn tất một thiên phóng sự về sự xâm nhập của những tay giang hồ Áo, Pháp, và Ý vô «mõ vàng Reeperbahn», khu ăn chơi nhất tại Hamburg, nhưng đến ngày hôm nay chàng vẫn chưa nhận được tiền thù lao. Miller nghĩ bụng phải đến gặp tên chủ nhiệm đã mua bản quyền thiên phóng sự để đòi tiền, nhưng sau lại thôi, « Gấp gáp gì, trước sau gì hắn cũng gởi chi phiếu cho mình mà » Miller nghĩ thầm. Vã lại mình đâu cẩn tiền lắm, vì trong trương mục mình còn hơn năm ngàn Đức Kim ! Miller xách máy thu thanh vô buồng tắm, đóng cửa lại để khỏi đánh thức Sigi, vừa tắm rửa vừa nghe tin tức. Vẫn những mẫu tin liên quan đến vụ Tổng Thống Kennedy : một người đàn ông vừa bị bắt giữ. Đúng y như Miller dự đoán, bản tin không loan báo một mẩu tin nào khác ngoài vụ Kennedy. Ra khỏi buồng tắm, Miller xuống nhà bếp chế cà phê cho hai người uống. Mang khay vô phòng ngủ, đặt xuống chiếc bàn nhỏ, cởi áo bông khoác lên người ra, chàng rúc người vào sát Sigi. Năm lên mười hai, lẽ ra Sigi đã trở thành vô địch thế vận hội nếu bộ ngực của nàng không căng phòng quá độ như vậy. Rời trường nàng trở thành huấn luyện viên thế vận, và từ huấn luyện viên sang hành nghề thoát y vũ. Lý do chuyển nghề là tiền, vì bây giờ Sigi kiếm tiền gấp năm lần số lương huấn luyện viên. Dù rất thích cởi bỏ y phục trước đám đông khán giả vũ trường, Sigi vẫn hay bẽn lẽn, mắc cỡ, nếu nghe được ai trong đám khán giả bình phẩm về những đường cong trên thân hình của nàng. Có lần Sigi giải thích cho Miller hiểu triết lý đơn giản của nghề nghiệp như thề này : « Khi đang trình diễn, em không thầy gì hết đàng sau những ngọn đèn màu, do đó không thấy mắc cỡ. Nhưng nếu có ai nhìn mà em thấy được mặt người đó, thì chắc em phải giải nghệ quá ». « Nghề » thoát y còn cho phép Sigi xuống ngồi chung bàn với khán giả sau khi trình diễn, và không ai cấm nàng uống rượu với họ nếu được mời. Thử rượu độc nhất Sigi chịu uống là Champagne, nhưng phải được rót từ một chai nguyên, vì ngoài việc đưởc thưởng thức mùi vị nồng và ngọt của rượu, Sigi còn được hưởng mười phần trăm hoa hồng trên mỗi chai Champagne khui ra mời nàng, « Tội nghiệp cho bọn đàn ông !» Sigi thường nói với Miller. « Đáng lý phải cấp cho mỗi anh một bà cho đỡ tủi ». « Tội nghiệp cái gì ? » Miller phản đối. «Thằng nào thằng nấy cũng đều dê xồm, trác táng, mất nết hết ». « Họ đâu đền nỗi như vậy nếu họ có một người đàn bà nào đó biết săn sóc và chiều chuộng họ. » Lý luận của Sigi thật vững chắc. Miller tình cờ quen nàng tại Quản Kokett, đặt dưới hầm Cafe Keese trên đường Reeperbahn. Vóc dáng của Si- gi không phù hợp với tuổi hai mươi của nàng : cao một thước bảy mươi, khuôn mặt và thân hình hòa hợp một cách tuyệt diệu. Miller phải công nhận nếu hình Sigi được đăng vào trang giữa Tạp chí Play Boy, mấy hoa hậu khỏa thân của tạp chí này sẽ được coi như những trường hợp thiếu dinh dưỡng. Sau hơn ba tháng tán tỉnh, Miller mới thành công mời Sigi lên giường, và sau đó chung sống luôn với chàng. Với tinh thần cởi mở và đơn giản đối với những điều quan trọng nhất trong đời, Sigi quyết phải chài và lấy cho bằng được Miller, nhưng kẹt không biết có nên cho Miller nếm mùi trước hay không ? Nhận biết Miller đẹp trai và thành công với đàn bà, Sigi đành phải dọn đến sống và làm cho Miller thoải mái đến độ phải hỏi cưới nàng. Hai người đã sống chung trong tinh trạng chờ đợi như vậy được sáu tháng, tính đến cuối tháng mười một. Miller, một thanh niên phóng khoáng, phải công nhận Sigi là một người đàn bà đảm đương trong công việc nội trợ, và một người tình tuyệt vời trên giường, Sigi không bao giờ trực tiếp nhắc nhở đến cưới hỏi, nhưng có trăm phương ngàn cách để làm cho Miller hiểu chuyện... « Đánh thức người ta kiểu gì vậỳ ? » Sigi càu nhàu. « Còn nhiều cách khác ác liệt hơn nữa ! » Miller đùa. « Mấy giờ rồi anh ? » « Gần mười hai giờ rồi » Miller nói láo, biết chắc Si- gi sẽ cắn nát bắp tay nếu biết được lúc đó mới hơn mười giờ. « Thôi em ngủ lại đi !» « Cám ơn cưng ! Sao hôm nay tử tế vậy ? » Sigi vừa nói xong vội xoay người lại nằm ngủ tiếp. Miller, đang định bỏ chân xuống giường thì chuông điện thoại reo. Chàng bước nhanh qua phòng khách. « Peter ?» « Phải! Ai ở đầu dây đó ?» « Karl đây !» Trí óc Miller còn đang rối vò, chưa định thắn được, vì chàng không nhận ra giọng nói bên kia đầu dây. « Karl nào ?» « Karl Brandt ! Chuyện gì vậy ? Bộ còn say ke hả ?» Miller tỉnh người lại. « Ồ Karl ! Xin lỗi, mới ngủ dậy chưa hoàn hồn. Có chuyện gì vậy ?» «Tên Do Thái tự tử chết. Tôi cần gặp bạn để bàn Miller thắc mắc không hiểu đầu đuôi gì hết. «Tên Do Thái nào ?» «Thì thằng già đêm hôm qua đó, khu Altona, nhớ ra chưa ?» «Tối hôm qua thì nhớ, nhưng làm gì biết đuợc lão ta người Do Thái ?.» «Tôi muốn gặp bạn bàn chuyện nầy,» Brandt nói « nhưng không thể nói trong điện thoại được. Gặp bạn tại đâu được ?» Đầu óc phóng viên của Miller hoạt động liền. Bất cứ điều gì không muốn tiết lộ trong điện thoại chắc phải là chuyện thật quan trọng. Trong trường hợp Brandt, Miller không thể nghi ngờ một thanh tra cảnh sát phải thận trọng như vậy nếu điều hắn muốn nói không quan trọng. «Trưa nay bạn rảnh không ?» «Rãnh !» «Tốt lắm, tôi sẽ mời bạn ăn cơm trưa nếu những điều bạn cho tôi biết thật giá trị.» - Chàng nói tên một quán ăn nhỏ gần chợ Goose, giờ hẹn, rồi gác điện thoại xuống. Miller phân vân không biết có gì quan trọng nơi cái chết của một cụ già Do Thái để phải bận công Brandt. Suốt buổi cơm trưa, Brandt né tránh không để cập đến « những điều quan trọng ». Nhưng khi cà phê được dọn ra, Brandt chi nói : « Ông già đêm qua ». «ông ta làm sao ?» Miller nóng lòng hỏi. «Bạn cũng như tôi đều biết qua những tội ác do bọn Đức Quốc Xã gây ra cho dân Do Thái trong thời đệ nhị thế chiến ?» «Dĩ nhiên» Miller khó chịu với lối nhập đề mập mờ của Brandt. Như tất cả những thanh niên cùng tuổi, lúc còn cắp sách đến trường Miller được nhồi sọ rằng dân tộc Đức phải trả những gì cha chú cậu dượng của họ đã làm. Lúc đó ai nói sao Miller nghe vậy, không cần để ý thêm làm chi cho mệt. Vào những năm hậu chiến, thanh niên Đức khó hiểu rõ được những gì họ được nhồi vô sọ. Không còn ai để họ chất vấn những điều thắc mắc, và cũng không có chịu hé môi. Chi khi trưởng thành, Miller mới tìm hiểu thêm vấn đề qua háo chí sách vở, và những gì đọc được dù có kinh tởm đi nữa, thì sự việc cung đã rồi, và đã lui về quá khứ, về một khoảng thời gian và không gian nào đó thật xa vời. Brandt xoay tách cà phê trong đĩa, lúng túng không biết mở đầu câu chuyện ra sao. «Lão già đêm qua» Brandt nói, đắn đo từng chữ một. Hầu người Do Thái gốc Đức, từng bị đày trong trại tập trung. Miller hổi tưởng lại gương mặt người chết đêm qua. Chắc lão đã được quân đội Đồng minh phóng thích cách đây mười tám năm và sống tại khu Altona cho đến khi chết. Khuôn mặt lão luôn luôn ám ảnh Miller. Chàng chưa bao giờ thấy ai bị đày đọa trong trại tập trung mà sống sót bao giơ cả. Tâm trí Miller nhớ lại vụ án Eichmann cách đây hai năm tại Jerusalem. Gương mặt tên đồ tể SS thản nhiên và bình tĩnh một cách lạ lùng, trái hẳn với những nạn nhân của hẳn. Miller quay về thực tại. Brandt mất tự nhiên, khiêu dậy tính hiếu kỳ nơi Miller. «Lão ta làm sao ?» Miller nhắc lại câu hỏi. Thay vì trả lời bạn, Brandt rút một phong bì dày cộm ra khỏi cặp và trao cho Miller. « Lão già có để lại một cuốn nhật ký. Thật ra thì không nên gọi ông ta bằng lão, vì tuổi ông ta chưa quá năm mươi sáu. Hình như ông ta đã ghi chép trong thời gian bị giam cầm, và sau này mới viết lại thành nhật ký.» Miller ái ngại nhìn phong bì : « Bạn tìm thấy ở đâu vậy?» «Gần xác nạn nhân. Tòi lượm đem về nhà thức trắng đêm để đọc » Miller nhìn bạn với cặp mắt soi mói. « Ghi toàn những chuyện kinh tởm không hả ? » « Phải - Kinh tởm lắm. Đến giờ phút này tôi vẫn không thể tưởng tượng được mức độ tàn ác của bọn SS.» «Tại sao bạn lại đem cho tôi ? » Branđt bối rồi, lắc đầu. «Tối nghĩ đó là một đề tài khá hấp dẫn cho bạn khai thác.» «Bây giờ sở hữu chủ của cuốn nhật ký là aỉ ?» «Theo lẽ thuộc về những người thừa kế của Tauber. Nhưng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm ra họ được vì không còn ai sống sót. Do đó nó thuộc tài sản của sở Cảnh sát Hamburg, nhưng chắc chắn sở cảnh sát cho xếp vô hồ sơ lưu. Bạn có thể khai thác nếu bạn thấy hay, nhưng nhớ đừng cho ai biết là tôi đưa cho bạn,vì tôi không muốn rắc rối». Miller trả tiền bữa cơm và cả hai bước ra ngoài. «Được. Tôi sẽ đọc nhưng không dám hứa với bạn sẽ khai thác thành một xi căng đan đâu nhé.» Brandt nhìn bạn, cười «Bạn đúng là thằng vô ơn» «Không bao giờ» Miller cãi lại. «Tôi giống như trăm ngàn người khác, chỉ quan tâm đến thực tại mà thôi. Quên không hỏi thăm bạn dạo này có thăng quan tiến chức chưa ? Tôi nghĩ sau mười năm phục vụ trong ngành, chắc bạn sẽ trở thành con người tỉnh bơ chớ ! Vụ này làm bạn ấm ức lắm phải không ?» Brandt nhìn xuống phong bì Miller cầm trong tay, gật đầu. «Đúng vậy. Tòi ấm ức lắm vì chưa bao giờ nghĩ bọn ss có thể tệ hại như vậy. Tiện thể nói cho bạn biết. Câu chuyện Tauber không thuộc về quá khứ đâu. Câu chuyện kết thúc ngay đêm hôm qua, cũng tại thành phố Hamburg yêu quý này. Thôi, chào và cám ơn bạn ». Brandt ngoảnh mặt bước ra xa. -------------------------------- SCHUTZ STAFFEL tức giai cấp phòng vệ, là lực lượng cảnh sát quân sự hóa của Đức Quốc Xã. Thành lập năm 1925 để đặc trách an ninh cho Hitler, 1 nhưng sau này được giao phó canh giữ những trại tập trung và giám sát những lãnh thổ chiếm đoạt được. CHƯƠNG II PETER Miller mang phong bì về nhà lúc ba giờ chiểu, quăng nó lên bàn khách, bước xuống nhà bếp nấu một bình cà phê thật lớn. Ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành ưa thích nhất, với một tách cà phê trong tầm tay và một điều thuốc đang cháy dở, Miller mở phong bì ra, Tập nhật ký được trình bày theo tập hồ sơ với những tờ giấy được xoi lỗ sẵn để dễ lấy ra gắn vô một cách dễ dàng. Nội dung gồm có non một trăm năm mươi trang giấy đánh máy, được viết trong nhiều năm ròng rã, vì màu giấy đã ngã sang màu vàng, Ở đầu và cuối nhật ký là một số trang giấy trắng trẻo hơn, chắc được viết cách đây vài hôm và được thèm vô tập nhật ký, Tác giả dùng phần đầu để viết vài lời phi lộ, và những trang chót được dành để viết lên những dòng cảm nghĩ cuối cùng trước khi lìa đời. Cả hai phần này đều được viết trong ngày 21 tháng mười một, hai ngày trước đây. Miller nghĩ có lẽ tác giả đã viết xong trước khi quyết định tự chấm dứt đời minh, Thoáng nhìn vài đoạn đầu, Miller ngạc nhiên ngay vì lối hành văn của tác giả rất lưu loát, bóng bẩy. Ngoài bìa là một mẫu bìa giấy cứng được một lớp nhựa trắng bọc lại. Trên đó có ghi bằng mực đen : Nhật ký của Salomon Tauber, Miller ngã người ra ghê, lật trang đầu tiên ra, và bắt đầu đọc, NHẬT KỶ CỦA SALOMON TAUBER PHI LỘ Tôi tên là Salomon Tauber, người Do Thái, và tôi sắp chết. Tôi đã quyết định chấm dứt đời mình vì nó không còn giá trị nữa, và vì không còn gì để cho tôi sống thêm nữa, Những việc mà tôi đã cố sức làm với đời mình đã không đem lại kết quả nào, và những nỗ lực của tôi đều hoài công vô ích. Bởi con Quỷ mà tôi đã thấy vẫn còn sống sót và sống mạnh, sống vững vàng, sống một cách đế vương, trong khi những người tốt đã phải trở về với tro bụi. Những người bạn của tôi, những kẻ khốn khổ và những nạn nhân của con Quỷ này - đều đã qua đời hết rồi, và đời này chỉ còn lại những tên đồ tể mà thôi. Chúng sống quanh tôi, tôi thấy mặt chúng giữa ban ngày ban mặt, và trong đêm tối tôi thấy lại khuôn mặt của vợ tôi, Esther, nay đã trở thành người thiên cổ. Sở dĩ tôi còn sống đến ngày hôm nay là vì còn một việc chót tôi mong muốn làm cho xong, muốn thấy tận mắt, nhưng giờ đây, tôi biết, việc đó sẽ không bao giờ trở thành sự thật được. Tôi không oán ghét dân Đức, vì họ là một dân tộc tốt và hiền hậu. Cả một dân tộc không thể nào trở thành Quỷ hết được. Chỉ có cá nhân mới thành quỷ thôi. Triết Gia Anh, là Burke, đã có lý khi nói : «Tôi không biết phương cách nào để kết tội cả một quốc gia, vì không có tội ác cộng đồng.» Thánh kinh có nhắc lại câu chuyện thành Sodom và Gomorrah bị Chúa tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn lại một người duy nhất sống sót. Người đó đáng sống vì hắn ngay thẳng, biết hoàn lương. Theo đó tôi nghĩ, chỉ có cá nhân mới phạm tội và bị lên án mà thôi. Khi tôi rời khỏi Trại Tập Trung Riga và Stutthof, và may mắn sống sót trong cuộc «Tử chinh» đến Magdeburg, và khi những quân lính Anh Quốc cứu thoát thân xác tôi vào tháng 4 năm 1945, để lại cho tôi một tâm hồn bị xiềng xích bởi oán hờn, tòi thù ghét cả thế giới và nhân loại. Tôi ghét tất cả mọi người, tôi thù cây, cỏ, sỏi, đá, vì chúng đã manh tâm cấu kết với nhau để hại tôi và bắt tôi phải đau khổ. Nhưng trên tất cả, tôi thù dân Đức. Tôi đã tự hỏi và còn hỏi mãi nhưng năm sau đó, tại sao Chúa không tiêu diệt họ, từ trẻ con cho đến người lớn, ông già bà cả, thành phố ruộng nương của chúng, khỏi mặt địa cầu ? Khi Chúa không chiều theo ý tôi, tôi đâm ra ghét Ngài, vì Ngài đã không thèm đếm xỉa gì đến tôi, và dân tộc Do Thái, dân tộc mà Ngài đã chọn hứa. Nhưng với năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu tập thương yêu trở lại, yêu thương sỏi đá, cây cỏ, bầu trời, dòng sòng chảy ngang qua thành phố, những con chó hoang chạy rong ngoài đường, và cả những đứa trẻ nít nữa, dù chúng có bỏ chạy khi thấy gương mặt ghê tởm của tôi. Chúng không đáng trách. Pháp cổ câu tục ngữ : «Hiểu là tha thứ tất cả». Khi con người có thể hiểu được đồng loại, hiểu được sự thấp hèn, sợ sệt, buồn phiền, tham vọng, quyền uy, hiểu được sự ngu ngốc và nhu nhược của con người đối với những kẻ nào hét ra lửa, thì con người có thể tha thử được. Phải. Con người có thể tha thứ, nhưng con người không bao giờ quên được. Có nhiều người mà tội ác đã vượt quá trí tưởng tượng và tầm hiểu biết của nhân loại, nhưng nhân loại đã quá mềm yếu và bất lực để khai trừ chúng. Chúng sống gần gũi với chúng ta, chúng đi đứng ngoài đường phố, ăn uống no say tại tửu quán trà đình, tươi cười, bắt tay chào hỏi nhau, gọi nhau « Đồng chí ». Không những xã hội chấp nhận cho bọn chúng sống như loài sâu bọ, vi trùng ghẻ lở mà còn xem chúng như là những công dân được nuông chiu, và sự kiện này sẽ làm ung thối một quốc gia, do nơi tâm hồn quỷ quyệt của chúng. Đây là một thất bại ê chề cho toàn thể nhân loại, Trong vấn đề này chúng ta đã thất bại; bạn và tôi chúng ta đã thất bại, thất bại một cách nhục nhã. Nhờ thòi gian đưa đẩy, tôi lần lần tìm đến Đức Chúa Trời để yêu thương Ngài, và để cầu xin Ngài tha cho những gì tôi đã làm trái với lời răn dạy của Ngài. Shema yisroeỉ, adonai eĩohenu, adonai ehhd (Tác giả dành hai mươi trang đầu trong nhật ký để mô tả lúc chào đời và tuổi thơ ấu tại Hamburg, người cha anh hùng lao động, và cái chết của cha mẹ trước khi Hitler lên nắm chánh quyển năm 1933. Vào cuối thập niên 30, Tauber thành hôn với một thiếu nữ tên Esther, và hành nghề kiến trúc sư. Tauber may mắn không bị bắt trong những cuộc bố ráp trước năm 1941, nhờ được chủ nhân can thiệp. Nhưng sau cùng, tại Berlin, Tauber được mời đi «thăm một khách hàng». Sau một thời gian an trí tại một trạm tạm trú, Tauber bị nhốt vô một toa xe lửa chở súc vật, cùng với một số người đồng hương khác cùng chung cảnh ngộ, để di chuyền về miền Đông.) Tôi không thể nhớ rõ ngày giờ con tàu dừng lại trạm. Tôi nghĩ chúng tôi bị nhốt vô toa này gần sáu ngày và bảy đêm, từ lúc khởi hanh, từ Berlin. Bỗng nhiên con tàu dừng lại, những luồng ánh sáng len vô khe hở cho tôi biết lúc đó là ban ngày. Đầu tôi muốn nổ tung vì kiệt sức, và vì mùi xú uế. Bên ngoài có tiếng thét, tiêng bù loong được tháo gỡ. Cánh cửa toa xe chở chứng tôi được mở ra. Tôi không thể nhận ra mình nữa, nhưng những người khác còn tệ hơn tôi nhiều. Khi ánh nắng chói chang của một buổi sáng đẹp trời đập thẳng vô con tàu, chúng tôi tự động quàng tay lên che mặt, rên la vì đau đớn. Trong cảnh chen lấn, phân nửa số hành khách của con tàu được đổ xuống sân ga, một đống người chỉ còn da bọc xương tỏa hơi thối nồng nặc. Trước mặt chúng tôi, bọn lính ss, tên nào tên nấy mặt đẳm đằm sát khí, la hét bằng một ngôn ngữ tôi không hiểu được. Trong toa của chúng tôi còn lại ba mươi mốt người nằm lăn lóc. Họ không thể nào đứng dậy được nữa. Số còn lại, vừa đói vừa khát, mắt nhắm mắt mở, mồ hôi nhuễ nhoại trong những bộ quần áo trở thành một mớ giẻ rách, cố sức đứng vững trên sân ga. Ờ cuối sân ga, bốn mươi toa xe khác đang đổ « hành khách » xuống, phần lớn là đàn bà và trẻ con. Một số không có lẫy một mảnh giẻ rách che thân, trần truồng như nhộng, mình và tay chân dính đầy phân. Một vài người đàn bà vẫn còn bồng trên tay cái xác không hồn của con mình. Bọn ss chạy lên chạy xuống, đánh hết người này, đá người kia để bắt bọn chúng tôi vô hàng trước khi áp tải chúng tôi về thành phố. Mà thành phố nào ? Và bọn ss này dùng tiếng gì kỳ quặc vậy ? Sau này tôi mới biết thành phố này là Riga, và bọn ss là người Latvian được tuyển mộ ngay tại địa phương. Chúng thù ghét dân Do Thái không thua gì bọn ss chánh hiệu, nhưng trái lại rất ngu dốt và tàn ác như bầy lang sói đội lớp người. Sau lưng bọn lính gác là một toán người da bọc xương, quần áo tả tơi, mang phía trước ngực một chữ J 1to tướng viết trên một miếng vải đen. Họ là một bộ phận đặc biệt được gởi đến nhà ga để «quét dọn» các xác chết khỏi toa xe lửa. Bọn họ làm việc dưới sự giám sát của một số người khác cũng mang chữ J giữa ngực, nhưng trong tay lăm le một chiếc dùi cui. Bọn sau này là bọn Ka- po Do Thái, được đối đãi khác hơn các tội nhân Do Thái khác, được ăn uống đầy đủ hơn, để bù lại những việc thật kinh tởm mà bọn họ phải làm. Có một vài Sĩ Quan SS đứng trong bóng mát của nhà ga. Một tên đang đứng trên một kiện hàng quan sát hàng ngàn bộ xương bọc da đổ ra từ những toa xe lửa. Hẳn cười thật đắc ý. Hắn vỗ nhẹ chiếc roi da lên chiếc giày «bốt» bổng loáng, Hắn bận đồng phục màu xanh, với hai làn sét màu đen, và cấp bậc Đại úy SS bên cổ áo phải. Người hắn cao ráo, tóc vàng dợt, và đôi mắt xanh của hẳn, sáng quắt, nhìn ai như muốn thu hồn người đó. Sau này tôi mói biết hẳn là một tên dâm ác, mà hầu hết các tội nhân đều đồng ý gán cho hắn biệt danh « Đồ tể của Riga». Đó là hình ảnh đẩu tiên của tôi về Đại úy SS Eduard Roschmanm (Lúc năm giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 1941, Hitler tung 130 Sư Đoàn, chia thành ba cánh quân vượt biên giới Nga Sô. Sau mỗi cánh quân là những Đội SS, có nhiệm vụ càn quét và tiêu diệt những tên ủy viên Chánh Trị Cộng Sản và những ngôi làng Do Thái trên bước tiến của Lục Quân, hoặc đột kích những khu vực Do Thái trong các thành thị để bắt giữ những thành phần trên, và dần độ hộ về hậu phương để « săn sóc thật đặc biệt ». Lục quân chiếm Riga, thủ phù miền Latvia vào ngày 1 tháng 7 năm 1941, và giữa tháng này, Đội cảm tử đầu tiên SS chiếm đóng tại đây. Những đơn vị đầu tiên của các Ngành SD và SP của SS đến Riga vào ngày 1 tháng 8 năm 1941, và bắt đầu thực hiện chương trình tiêu diệt để «giải phóng» miền Ostland khỏi sự ung thối của Do Thái. Sau đó, Berlin quyết định dùng Riga làm trại tạm trú cho dân Do Thái gốc Đức và Áo, trước khi đem họ đi thủ tiêu. Năm 1938 có tất cả 320.000 dân Do Thái gốc Đức và 180.000 dân Do Thái gốc Áo. Vào tháng 7 năm 1941, ngót trăm ngàn trong tổng số này được « thanh toán » xong, phần lớn tại những trại tập trung trong nội địa Đức Quốc và Áo Quốc, điển hình là Sachsenhau en, Mauthausen, Ravens- bruck, Dachau, Buchenwald, Belsen, và Theresienstadt nằm trong miền Bohemia. Nhưng những trại này không đủ sức chứa hết, do đó những vùng đất tăm tối ở phía Đông là những địa điểm thật thích hợp để thanh toán nốt số Do Thái còn lại, Bọn SS bắt đầu dựng lên các trại« tiêu diệt » tại Auschwitz, Treblinska, Bekek, Solibor, Chelmno, và Maidanek. Tuy nhiên, cho đến khi hoàn tất công tác xây cất, chúng cần phải tìm một địa điểm khác đế tiêu diệt « càng nhiều càng tốt » và trữ « số thặng dư ». Riga được chọn. Trong khoảng thời gian từ 1 tháng 8 năm 1941 đến 14 tháng 10 năm 1944, khoảng 200.000 người Do Thái, gốc Đức và Áo được chuyển đến Riga. Tám mươi ngàn người bỏ xác lại tại Riga : một trăm hai mươi ngàn người còn lại được chuyển tiếp đến 6 trại trung và tiêu diệt đặt tại miền Nam Ba Lan. Bốn trăm nguời sống sót khỏi những nơi này, và hơn một nửa trong số đã bỏ xác lại dọc đường cuộc « Tử chinh » về Magdeburg. Chuyến tàu chở Tauber là chuyến đầu tiên được đưa từ lãnh thổ Đức đến Riga, và đến đó ngày 18 tháng 8 năm 1941). Khu xóm Riga là một phần của thành phố cùng tên, trước đây là khu vực trú ngụ của người Do Thái, mà khi tôi đến chỉ còn lại khoảng hơn ba trăm người. Trong vòng hơn ba tuần lễ, Roschmann và tên phụ tá Krause đã ra lệnh tiêu diệt gần hết số người trên. Xóm này nằm ở phía Bắc thành phố, tiếp giáp với vùng thôn quê. Ở phía Nam có một bức tường dài. Ba phía còn lại được bao lại bằng kẽm gai. Chỉ có một cổng xuất nhập đặt ở phía Bắc, hai bên cổng có hai đài canh để những tên lính SS ngày đêm canh gác. Từ cổng xuất nhập đi về bức tường phía Nam là con đường Mase Kalnu Iela, hay đường Little Hill. về phía tay phải, (nhìn từ phía Nam lên cổng xuất nhập) là Công Trường Blech Platz, nơi tuyển chọn những ai được « vinh dự » hành quyết ngay, hoặc những ai sẽ được « để cử » làm một thứ « lao công — nô lệ ». Tại đó có một « sân khấu », với chín vòng sắt treo lùng lẳng và đu đưa theo gió. Mỗi đêm ít nhất phải có sáu người lên trình diễn với vòng sắt quanh cổ, và những đêm nào mà Roschmann cảm thấy bực bội trong người, số sáu người này có thể được hàng chục người bất hạnh khác luân phiên thay nhau lên trình diễn, cứ một màn là chín người. Cả khu xóm Riga rộng chừng ba cây số vuông, chứa được chừng 12.000 đến 15.000 người. Trước khi chúng tôi được đưa đến đỏ, ít nhất khoảng 2000 người Do Thái từng cư ngụ trong khu này đã bỏ đi, để lại cả khu cho năm ngàn người chúng tôi, vừa đàn ông, đàn bà, và con nít, toàn quyền sử dụng. Nhưng số lượng này càng ngày càng tăng lên đến gần 30.000 người, do đó một số người tương đương với số người mới vừa đến được đem đi thủ tiêu, để giữ số lượng dân cư trong xóm ở mức độ trung bình là 30.000 người. Đêm đầu tiên tại đó, sau khi được chỉ định một người một phòng trong những ngôi nhà gạch bỏ hoang, chúng tôi được ngủ một giấc thật ngon trên những chiếc giường thật sự, và được đắp những tấm chăn làm bằng màn che cửa. Những người đồng cảnh ngộ với tôi, và chính tôi nữa, cũng phải công nhận rằng tình thế chưa đến nỗi nào, và không có gì đáng để cho chúng tôi lo sợ cả. Nhưng chúng tôi chưa làm quen với Đại úy SS Eduard Roschmann. Khi mùa Hè ngả sang Thu, và Thu sang Đông, tình trạng trong khu thật bi đát. Mỗi buổi sáng, toàn thể dân cư, phần lớn gồm toàn đàn ông vì đàn bà và trẻ nít đều đã bị thù tiêu ngay khi vừa mới đến - với một tỷ lệ cao hơn những người đàn ông đù sức khỏe - được tập trung lại tại công trường Blech Platz, xô đẩy vô hàng bằng những báng súng của mấy tên lính SS, và được điểm danh. Bọn SS không gọi chúng tôi bằng tên. Chúng tôi được đếm, và chia thành những đoàn công tác. Gần hết số dân cư đàn ông; và một số ít đàn bà con nít, rời khu xóm vào lúc tờ mờ sáng để đi làm công tác khổ sai trong mười hai giờ liền tại những địa điểm công tác quanh đó. Trước đây, khi mới đến, tôi đã khai với bọn SS tôi làm nghề thợ mộc. Điều này không đúng, nhung khi mình đã làm kiến trúc sư và đã từng xem xét công việc của thợ mộc. thi mớ kiến thức nhỏ nhoi hấp thụ được nơi những ngươi thợ này cũng đủ để giúp cho mình mạo xưng là thợ mộc. Tôi được đưa đến một trại cưa gần đó, nơi những cây thông đốn tại địa phương được đưa về cưa xén để dùng làm nhà cho bọn SS. Công việc thật nặng nhọc, đủ để giết một người đàn ông khỏe mạnh, bởi chúng tôi phải làm việc quần quật suốt ngày ngoài trời, trong khí hậu ẩm ướt và lạnh buốt của vùng Latvia, suốt từ mùa này sang mùa khác. Khẩu phần hàng ngày của chúng tôi là nửa lít của một thứ nước đục ngầu được chúng gọi là Súp, với một vài miếng khoai vụn nổi lền bều trên đó, được phát cho chúng tôi trước khi đi bộ đến nơi làm việc, và nữa lít nước khác với một lát bánh mì đen khi chúng tôi trở về khu xóm vào buổi tối, Bất cứ ai đem thức ăn vô khu xóm cũng bị phạt treo cổ ngay trước mặt đám dân cư tập trung tại công trường Blech Platz, ngay trong khi điểm danh buổi tối. Dù vậy vẫn có người liều lĩnh cãi lệnh, vì có đem thức ăn vô khu xóm mới là phương tiện duy nhất để được sống sót. Mỗi đêm, khi đoàn công tác trở về, Roschmann và đồng bọn ưa đứng nơi cổng xuất nhập để kiểm soát những người đi qua trước mặt chúng. Chúng bất chợt gọi một người đàn ông hay đàn bà, đôi khi một đứa bé ra khỏi hàng và cởi quần áo ngay trước mặt chúng. Nếu chúng tìm thầy một củ khoai hay một miếng bánh, người đó sẽ ở lại phía sau trong khi đoàn người đều bước về công trường. Khi tất cả được tập trung lại để điểm danh, Roschmann xuất hiện với đám tội phạm theo sau. Những người đản ông sẽ bước lên sân khấu trước, tự tròng chiếc vòng sắt vô cổ và đứng trên đó chờ đợi cho đến khi bọn chúng tôi ở dưới này được điểm danh xong. Sau đó Roschmann sẽ duyệt qua hàng quân tử tội, vừa chửi rủa vừa đá ngã từng chiếc ghế dưới chân tử tội. Hắn thích làm như vậy trước mặt nạn nhân, vì tử tội được dịp trông thầy hắn lần chót trước khi về bên kia thế giới. Đôi khi hắn lại giả vờ đá hụt chiếc ghế, và sẽ rống lên cười một cách man rợ vì tử tội cứ định bụng mình đã chết rồi. Đôi khi tử tội đọc kinh cầu nguyện Chúa phù hộ, đôi khi họ lại van lạy Roschmann tha chết. Roschmann khoái nghe những lời van nài này lắm. Hắn giả vờ điếc, vểnh tai lên hỏi : « Ông bạn nói lớn một chút nữa được không ? Muốn nói gì đó ?» Sau khi đá xong chiếc ghế dưới chân tử tội vừa van nài hắn, Roschmann quay người qua phía đồng bọn hắn pha trò : « Độ này sao tao điếc quá bây ơi ! Chắc phải đi khám bác sĩ xin được cấp máy nghe quá ! » Trong vòng vài tháng, Eduard Roschmann đã trở thành hiện thân của Ác Quỷ đối với đám tội nhân chúng tôi. Không có cái gì gian ác nhất mà hắn không làm. Khi một người đàn bà bị bắt quả tang mang thức ăn vô khu xóm, bà ta bị Roschmann bắt buộc phải chứng kiến cảnh hành quyết những người đồng lõa, nhầt là khi những người này là cha anh hay bà con với bà ta. Sau đó Roschmann bắt bà ta quỳ móp xuống trước mặt chúng tôi để cho một tên lính SS cạo trọc đầu. Sau khi chúng tôi được điểm danh xong, bà ta sẽ được dẫn ra nghĩa trang, tự đào cho mình một cái huyệt. Khi đào xong đâu vào đó rối, bà ta sẽ quỳ xuồng bên miệng huyệt trong khi Roschmann hay một tên tay sai nào đó sẽ bắn phát súng «thí ân» vô sau ót bà ta. Không một ai được phép chứng kiến cảnh hành quyết này hết, nhưng lời đồn từ bọn lính SS gốc Latvian cho biết đôi khi Roschmann còn tàn ác giả vờ bắn trợt vô tai bà ta, để làm cho bà ta té xuống huyệt vì kinh sợ, bắt bà ta leo lên ngồi bên miệng huyệt một lần nữa, xong mới bắn phát súng «thí ân». Bọn SS gốc Latvian được công nhận là một bầy ác thú, nhưng Roschmann còn vượt hẳn chúng. Tại Riga, có một cô gái tên Olli Adler, quê quán ở Munich, giúp đỡ bọn chúng tôi rất nhiều. Cô em ruột của nàng đã bị hành quyết trước đây vì lén đem thức ăn vô xóm. Olli là một thiều nữ đẹp tuyệt vời, và lọt vô mắt xanh của Roschmann. Roschmann lấy nàng làm thiếp, danh xưng chánh thức là bồi phòng, vì một nhân viên SS không được quyền giao thiệp với bất cử một thiếu nữ Do Thái nào hết... Nàng thường giấu thuốc men đem về mỗi khi được phép về thăm xóm, và tội này nếu bị Roschmann bất được thì chắc Olli không thể nào tránh khải bị hành quyết. Lần chót tôi gặp nàng là khi chúng tôi bước lên tàu tại bến tàu Riga. Vào cuối mùa Đông đầu tiên, tôi biết chắc mình sẽ không còn sống trong bao lâu nữa. Đói khát, lạnh lẽo ấm ướt, công việc nặng nhọc và những việc khủng bố tinh thần tàn bạo đã lần mòn làm tiêu hao thân thế tráng kiện của tôi xuống còn một mớ da bọc xương. Nhìn mình trong gương, với cặp mắt đỏ ngầu sâu thóp, và đôi má hóp, tôi trông như một cụ già bảy mươi, tuy vừa được ba mươi lăm tuổi. Nhưng không riêng gì tôi, ai ai cũng đều như vậy cả. Tôi đã chứng kiến cảnh ra đi đến chỗ chết của hàng vạn người. Nơi họ được đưa đến là một khu rừng đầy dẫy những mồ chôn tập thể. Hàng ngàn người khác chết vì đói, lạnh và làm việc quá sức, và một số lớn khác chết vì bị đánh đập, treo cổ, bắn sau lưng. Ngay sau khi đã sống sót trong năm tháng ròng rã, tôi vẫn nghĩ mình đã vượt quá thời gian chịu đựng. Ý chí và bản năng sinh tồn trong tôi, được nuôi dưỡng từ khi tôi bước lên toa xe lửa, giờ đây không còn nữa. Tôi chỉ còn biết sống một cách máy móc nhàm chán, ngày này qua ngày khác, mà sớm muộn gì cũng phải có ngày kết thúc. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ ngày tháng của đoàn xe Dunamuride thứ hai : 3 tháng 3 năm 1942. Chừng một tháng trước đó, chúng tôi thấy xuất hiện một chiếc xe rất kỳ lạ. Bề dài của nó bằng chừng bề dài của mặt chiếc xe buýt, được sơn màu xám tro, và hoàn toàn bít bùng, không có cửa sổ. Nó đậu ngay trước cổng xuất nhập. Vào buổi điểm danh sáng hôm đó, Roschmann cho chúng tôi biết về một công tác mới cần đến sức lao động của chúng tôi. Hẳn nói có một xưởng đóng cá hộp tại Dunamunde; gần sông Duná, cách Riga chừng tám cây sỗ. Công việc tại đó rất nhẹ, thức ăn đầy đủ và chỗ ngủ rộng rãi. Bởi những lý do trên, công việc tại xưởng đóng cá hộp chỉ dành riêng cho ông già bà cả, đàn bà và trẻ con mà thôi. Nếu còn dư chỗ thì sẽ đến phần những người đau yếu. Dĩ nhiên là có rất nhiều người mong muốn được chọn để làm công việc nhàn hạ này. Roschmann đi duyệt qua hàng ngũ chúng tôi, và lần này những người già cả, đau yếu, thay vì trốn rúc đàng sau như những lần trước, bây giờ lại chen nhau đứng ra phía trước để mong lọt vô mắt xanh của Roschmann. Một trăm người được chọn tất cả, và được dồn lên chiếc xe dị hình. Cửa xe được đóng lại và chiếc xe lăn bánh mà không thấy xả khói ra. Sau này chúng tôi mới biết công dụng của chiếc xe này. Không có xưởng đóng cá hộp nào hết. Chiếc xe là một phòng thoát hơi độc lưu động, do đó theo ngôn từ của đám tù nhân chúng tôi, « Đoàn xe Duoamunde » đồng nghĩa với chết bằng hơi ngạt. Vào ngày 3 tháng 3 năm đó, tin đồn loan ra trong chúng tôi rằng sẽ có một đoàn xe Dunamunde thứ hai, và chắc thế nào Roscnmann cũng sẽ loan báo vào buổi điểm danh sáng. Quả thật vào sáng hôm sau, không ai chịu tiến lên tình nguyên, nên Roschmann phải len lỏi vô hàng ngũ chúng tôi, dùng chiếc roi da quất lên ngực những ai được chọn đi. Như thầm hiểu ý chúng tôi, hắn đi qua giữa hàng thứ tư và thứ năm, biết chắc sẽ tóm được những kẻ già yếu bênh tật. Có một cụ già biết được điều này, nên lẻn ra đứng hàng đầu. Cụ ta chừng sáu mươi lăm tuổi, nhưng trong một nỗ lực tuyệt vọng để được sống, cụ ta đã mang một đôi giày gót cao, một đôi vớ đen, và mặc một chiếc váy thật ngắn, dài quá gối một chút. Cụ thoa phấn trắng lên má, vì sơn môi màu đỏ chói. Có thể cụ có hy vọng sống sót nhiều hơn nếu len lỏi vô giữa đám chúng tôi và trốn Roschmann, thay vì phải phục sức như một thiếu nữ. Roschmann dừng chân trước mặt cụ, trố mắt nhìn. Một thoáng mừng rỡ, quỷ quyệt, hiện lên mặt hắn. « Ồ người đẹp nào đây ? » Hắn rít lên, dùng roi điểm vô mặt cụ già để gây chú ý cho đồng bọn đang đứng canh chừng hơn một trăm nạn nhân vừa được chọn. « Người đẹp muốn đi Dunamunde chơi không ? » Run như cây sậy vì sợ hãi, cụ già nhỏ nhẹ đáp : « Thưa quan, không ! » Roschmann nói, hướng mắt về phía bọn SS : « Ngưòi đẹp năm nay bao nhiêu cái xuân rồi ? Mười bảy ? Hai mươi ? » Đôi chân cụ già run lầy bẩy. « Dạ em hai mươi ». « Tuyệt! Tuyệt ! » Roshmann nói lớn. « Nào người đẹp bước ra giữa công chúng để chúng tôi cùng thưởng thức sắc đẹp và tuổi trẻ đầy nhựa sống của người ! » Vừa nói xong, hắn kéo cụ già ra ngay giữa công trường Blech Plaz. Quay mặt về phía đám tù nhân chúng tôi, Roschmann nói : « Bây giờ người đẹp sẽ biểu diễn một vài màn vũ cho chủng ta cùng thưởng thức. » Cụ ta đứng chết run. Cụ lẩm bẩm gì trong miệng tôi nghe không rõ. «Nói gì đó, người đẹp ? »Roschmann thét lớn. « Không biết múa sao ? Ồ ! Giấu nghề hoài. Tôi dư biết một người trẻ đẹp như thể này thế nào cũng phải múa thật đẹp !» Bọn lính gác SS cười té nghiêng té ngửa. Bọn Latvian không hiểu Roschmann nói gì, nhưng vẫn cười hùa theo. Cụ già lắc đầu. Nụ cười trên môi Roschmann bỗng tắt. « Múa đi ! » Hắn giận dữ hét lên. Cụ già sợ quá làm vài cử động dị hợm, nhưng ít giây sau khựng người lại. Rosehmann rút khấu Luger ra khỏi bao, lên CO' bẩm, nhắm xuống cát bẳn, cách chân cụ già không tới năm phân. Cụ già nẩy bật người lên. « Nào, múa ! Múa cho các cha xen, đố điếm Do Thái!» Roschinann vừa hét vừa bóp cò súng lia lịa. Một tiếng múa của hắn được một phát súng đi kèm theo. Lắp hết gắp đạn này đến gắp đạn khác cho đến khi bẳn sạch cả ba gắp đạn mang trong người, hắn buộc cụ già phải múa trong hơn nửa giờ đồng hồ, nhảy cao lên hơn sau mỗi phát súng, chiếc váy tưng lên quá hông sau mỗi cái nhảy, cho đến khi cụ già ngã gục xuống cát, không thể đứng dậy được dù cho có được tha mạng đi nữa. Roschmann bẳn ba phát súng cuối cùng trước mặt cụ già, bắn tung tóe cát vô mặt cụ. Giữa tiếng vang chát chúa của từng phát súng là tiếng tru tréo thảm thiết của cụ già. Khi đã bắn hết đạn, Roschmann tống mạnh chiếc bốt vô ngay bụng cụ già. Tất cả nhưng hành động của Roschmann đều xảy ra trong im lặng về phía bọn chúng tôi, cho đến khi một người đứng cạnh tôi cất tiếng lên cầu nguyện. Hắn gốc người Hasid, nhỏ con, trên người chi khoác lên vài mảnh giẻ rách còn lại của chiếc áo bành tô. Hắn bắt đầu tụng kinh Shema, đọc đi đọc lại bằng một giọng trầm buồn ai oán, càng lúc càng lớn Biết rằng Roschmann đang lên cơn lôi đình, tôi thầm cấu nguyện sao cho tên Hasid cạnh tôi câm miệng lại. Nhưng hắn cứ tiếp tục.... «Shema Yisroel... Nghe chăng Israel. . » « Cầm mồm lại đi ! » Tôi nói nhỏ cho hẳn nghe « Adonai elohenu.í. Thượng Đế là Chúa chúng con... « Bạn im ngay được không ? Chết cả lũ bây giờ ! » « Adonai eha a a a d... Thượng Đế la., à... à.» Như một ca sĩ hắn ngân những chữ cuối cùng như giáo sĩ Akiba đã làm trước khi chết tại thánh đường Caesarae theo lệnh của Tinius Rufius. Ngay lúc đó Roschmann sầm mặt xuống. Hắn ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi. Vì tôi cao hơn Hasid đến một cái đầu, hắn chú ý đến tôi ngay. « Đứa nào vừa lẩm bẩm cái gì trong miệng đó ! » Hắn hét lớn, nhanh chân tiến về phía tôi. « Mày ». Hắn dùng roi chỉ tôi. « Bước ra khỏi hàng ngay lập tức ! » Không còn nghi ngờ gì cả. Hẳn chỉ đúng tôi. Tôi nghĩ bụng đời mình đến đấy kể như tàn rồi, nhưng cần gì ? Chết hay sống không thành vấn đế nữa. Tôi can đảm bước ra khỏi hàng tiến về phía trước. Roschmann không nói gì hết, nhưng khuôn mặt hắn giựt giựt như người lên kinh phong. Hắn lấy lại bình tĩnh, cười rống lên, một cái cười thật gian ác đã từng làm khiếp đảm không biết bao nhiêu ngưòi, kể cả bọn SS người Latvian. Tay hắn cử động thật mau lẹ, không ai nhìn kịp. Tôi chỉ cảm nhận một thoáng rát bên má trái cùng với một tiếng động kinh hồn như ai đã cho nổ một trái bom sát bên tai tôi. Vài phút sau tôi mới thấy đau đớn nơi miếng thịt được cắt ra từ màng tang xuống tới mép miệng. Trước khi vết cắt kịp thời rướm máu, tay Roschmann lại cử động thêm một lần nữa, và chiếc roi quất vô má phải tôi cùng với tiếng động như xé tai. Một vài phút sau, hai dòng máu tươi chảy dài xuống ướt áo tôi, nhỏ xuống cổ áo như hai vòi nước đỏ. Roschmann qua người về phía người đàn bà xấu số, đang khóc tức tưởi giữa công trường, nhìn ngắm bà ta trong, giây lát, xong quay mặt về phía tôi ra lệnh. «Lượm đống thịt bầy nhầy này liệng lên xe cho tao!» Một vài phút trước khi đám tử tội còn lại lủi thủi tiến đến chiếc xe định mệnh, tôi bồng xốc cụ già lên, ẵm cụ đi bộ ra cổng xuất nhập, nơi chiếc xe hơi ngạt đang đợi sẵn. Tôi định bụng đặt cụ già xuống phía sau xe rồi quay về công trường nhưng vừa mới quay lưng đi, cụ già chụp lấy tay tôi bằng những ngón tay nhăn nheo và run rầy, với một sức mạnh không thế tưởng được. Bà kéo tôi xuống sát và với một chiếc khăn tay, bà chấm những giọt máu còn đang chảy xuống hai bên gò má tôi. Cụ già nhìn thẳng vô mặt tôi ; gương mặt cụ lẫn lộn son phấn và nước mắt, nhưng cặp mắt cụ sáng rực như những vì sao. « Đứa con Do Thái ơi !» Bà nói nhỏ bên tai tôi « Con phải sống. Thề với bà con sẽ sống thoát khỏi nơi này. Con phải sống để cho thế giới bên ngoài biết những gì bọn chúng đã bắt dân tộc chúng ta gánh chịu. Hứa với bà đi con. Thề trên kinh Torah cho bà được chết một cách thỏa nguyện » Tôi thề với bà ta rằng tôi sẽ sống, bằng mọi cách, và bà ta để tôi đi. Ngay sau đó, tôi đã quyết định hai việc. Một là giữ một cuốn nhật ký bí mật, dùng một cây kim và một lọ mực đen ăn cắp được xâm lên hai bàn chân những ngày nào có nghĩa nhất trong thời gian giam giữ, và những sự kiện nào quan trọng nhất, để một ngày nào đó tôi có thể viết lại những gì đã xảy ra tại Riga, và dùng những chứng tích này để trưng ra cho toàn thế thế giới biết và lên án những tên đầu xỏ tại đây. Việc thứ hai là trở thành một Kapo, một nhân viên của đội Cảnh Sát Do Thái làm chó săn cho bọn SS. Quyết định này thật nặng nề, vì công việc của một Kapo là dẫn dắt đám tù nhân đi công tác, và đôi khi còn dẫn họ ra nơi hành quyết nữa. Hơn thế nữa, Kapo được phép mang dùi cui, đánh đập người đồng hương. Nhưng tôi đã quyết định. Ngày 1 tháng 4 năm 1942, tôi đến gặp tên trùm Kapo và tình nguyện gia nhập đội ngũ của hẳn, và từ đó tôi trở thành một tên chó săn. Bộ đội Kapo luôn luôn có chỗ trống để kết nạp thêm đội viên. Dù cho được ăn ngon hơn, làm việc nhẹ nhàng hơn, nhưng ít người Do Thái chịu gia nhập. Đến đây tôi cần phải mô tả rõ hơn phương pháp hành quyết những người không đủ «khả năng» công tác, vì chỉ bằng cách này Roschmann mới tiêu diệt được từ 70,000 đến 80.000 dân Do Thái tại Riga. Khi chuyến xe lừa chở tù nhân đến ga, có khoảng chừng 5.000 người được ghi nhận là mạnh khỏe trên tổng số 6.000 vì số 1.000 người còn lại đã bỏ xác trong cuộc hành trình rồi, Khi họ vừa mới đến, họ được tập họp lại tại Công Trường Blech Platz để cho bọn SS tuyển chọn xem ai được vinh hạnh đem đi hành quyết, không những trong đám người vừa mới đến mà cả trong bọn tù nhân kỳ cựu như chúng tôi nữa. Trong số những người mới đến, những kẻ già yếu mà phần lớn là đàn bà và trẻ con được tách rời ra và được xếp loại «không đù khả năng làm việc». Họ được xếp đứng qua một bên. Số còn lại được kiểm kê thêm một lần nữa. Nếu đếm được hai ngàn người trong số này thì sẽ bốc hai ngàn người khác trong đám kỳ cựu chúng tôi đem đi thủ tiêu, để luôn luôn giữ số lượng 5.000 người đủ sức khỏe công tác. Theo phương cách này, dân cư trong xóm luôn luôn ở mức trung bình và không bao giờ tăng. Một người có thể sống được sáu tháng, trong thời gian này phải làm việc chết thôi, đôi khi có thể lâu hơn nữa. Tuy nhiên khi sức khỏe bắt đầu suy yếu thì một ngày nào đó Roschmann sẽ dùng roi chỉ vô mặt, và người đó sẽ gia nhập hàng ngũ tử tội. Lúc ban đầu, đám tử tội này được dắt bộ đến một khu rừng nằm ở ngoại ô Riga. Bọn SS gốc Latvian gọi nơi này là Bickernicker, hay rừng cao. Sau khi đã đốn hết rừng thông, bọn đồ tề cho đào những hố thật lớn. Dưới sự chứng kiến của Roschmann, bọn Latvian dùng đại liên quạt đám tử tội xuống đó, lấp đất lại vừa đủ đậy những thây ma lại, Chúng tôi có thể nghe tiếng gầm của đại liên vọng lại từ khu rừng mỗi khi có một đám tử tội được hành quyết, và chúng tôi cũng được mục kích cảnh Roschmann trở về khu xóm như một vị «anh hùng» sau khi đã thi hành xong cuộc tàn sát tập thể. Sau khi trở thành một Kapo, mọi liên lạc mật thiết giữa tôi với đám tù nhân được cắt đứt. Tối không cần phải thanh minh hành động của mình, vả lại dù thêm hay bớt một Kapo có làm giảm bớt đi ai trong danh sách những kẻ từ tội đâu ? Nhưng Kapo có hy vọng sống sót nhiều hơn, và có cơ hội trả thù cho đồng loại. Có phải tôi thành Kapo vì tôi sợ chết không ? Không. Sợ hãi không còn là một yếu tố quan trọng nữa, bởi vào thảng 8 năm đó một biến cố quan trọng đã xảy đến và giết chết linh hồn trong cơ thể tàn tạ của tôi, chỉ để lại trong tôi một ý chí sống còn mà thôi. Tháng 7 năm 1942, một số dân Do Thái gốc Áo được chở đến Riga. Họ từ Vienna tới. Hình như số phận của họ được định đoạt trước để hường «sự đối đãi đặc biệt» vì không một ai trong bọn họ vô trú ngụ trong khu xóm. Chúng tôi không thấy mặt họ vỉ họ được dẫn ngay đi từ nhà ga đến thẳng khu rừng cao. Trong đêm đó, bốn xe vận tải chất đầy quần áo từ nơi hành quyết chạy thẳng về công trường Blech Plats và đổ xuống đó từng núi giày vớ, quẩn lót, áo mưa, bàn chải đánh răng, kiếng mát, răng giả, nhẫn cưới, viết máy v.v... Đây là chuyện thường xảy ra sau những vụ hành quyết. Những tử tội đều bị lột hết tài sản ngay trước miệng hố, và kể tự đó những tài sản thu góp được thuộc về Đức Quốc Xã. Nhưng một số lớn vòng vàng, kim cương lại lọt vô túi Roschmann. Tháng 8 năm 1942 có một chuyến xe lửa tương tự chở phạm nhân từ Theresienstadt, nơi giam giữ hàng vạn dân Do Thái gốc Đức và Áo trước khi chở họ về miền Đông để hành quyết. Lúc đó tôi đang đứng tại công trường Blech Plats nhìn Roschmann tuyển chọn tử tội. Những người mới đến đều bị cạo đầu hết, và rất khó mà phân biệt đàn ông hay đàn bà, ngoài những chiếc áo vải thô cấp cho họ. Cổ một người đàn bà đứng phía bên kia công trường làm tôi chú ý. Có điểm gì trong nét mặt của nàng làm cho tôi bối rối, cố moi óc nhớ lại xem đã gặp nàng ở đâu ? Nhưng giờ đây nàng quá tiều tụy, thân hình gầy yếu như cây sậy, lâu lâu lại gập người xuống trong những cơn ho liên hồi. Đến trước mặt nàng, Roschmann dùng roi vỗ vỗ ngực nàng rồi bước sang người khác, Bọn Latvian đi theo hẳn kéo nàng ra khỏi hàng để nhập vô đám tử tội vừa được Roschmann chọn, đang đứng đợi ngay giữa công trường. Chuyến tàu nầy gồm có rất nhiều người «không đủ khả năng làm việc», và danh sách, đi Rừng Cao thật dài. Điều này có nghĩa là ít người trong đám tù binh kỳ cựu sẽ được chọn. Nhưng điều này không mấy quan hệ gì đến tôi nữa, vì bây giờ tôi đã trở thành Kapo, đeo băng tay, mang dùi cui hẳn hoi. Dù Roschmann đã nhìn thấy mặt tôi, nhưng chắc hắn cũng không nhận ra tôi được. Hắn đã đánh quá nhiều người, và để quá nhiều thẹo trên mặt các nạn nhân. Phần lớn những người được tuyển chọn đêm đó được xếp thành một hàng dài, và được bọn Kapo chúng tôi hộ tống ra cổng xuất nhập. Từ đó bọn Latvian sẽ dắt họ ra Rừng cao. Nhưng đêm đó chiếc xe hơi ngạt lại được đem ra chắn ngay cổng. Một trăm người già yếu nhất được tách ra khỏi hàng. Tôi đang sửa soạn hộ tống đoàn người kia ra cổng, bỗng Trung úy Krause chi tay về phía năm Kapo chúng tôi ra lệnh : «Tụi bây dẫn bọn này ra xe Dunamunde !» Sau khi tất cả đoàn từ tội đã ra khỏi cổng, năm anh em chúng tôi hộ tống đoàn một trăm người, phần đông đi cà nhắc, bò lết dưới đất, ho xụ xụ, ra tận cửa xe hơi độc. Người đàn bà tiều tụy lúc nãy ở trong số một trăm người này. Nàng cũng như tất cả số người còn lại đều biết họ sẽ đi về đâu, nhưng ai ai cũng ngoan ngoãn bước lên xe. Nàng quá yếu để nhấc chân lên khỏi đất, vì xe quá cao, và vì nàng không còn đủ sức nữa. Nàng nhìn tôi với cặp mẳt cầu cứu. Chúng tôi đứng nhìn nhau, bàng hoàng. Tôi nghe tiếng chân sau lưng tôi, và thấy bốn Kapo kia đang dợn mình đứng vào thế nghiêm. Đoán biết chắc là một Sĩ Quan SS nào đó, tôi làm y theo bọn Kapo. Người đàn bà nhìn tôi không chớp mắt. Tiếng giày sau lưng tiến về phía tôi. Không ai xa lạ, mà chính là Roschmann. Hắn hất hàm ra lệnh cho mấy tên Kapo kia tiếp tục công việc, xoay người qua tôi nói : «Tên chú mày là gì ?» Giọng hắn thật nhò nhẹ. «Thưa Đại úy, Tauber.» Tôi đáp, đứng trong thế nghiêm. «Này Tauber, ta thấy mi hơi chậm chạp trong công tác !» Tôi không biết phải trả lời sao. Roschmann chau mày lại nhìn người đàn bà như nghi ngờ điểu gì. Hẳn bật cười thật man rợ. «Chú mày quen người đàn bà này phải không ?» Hắn hất hàm hỏi. «Thưa Đại úy phải.» Tôi trả lời. «Vợ mày phải không ?» Hắn hỏi tiếp. Tôi đứng chết lặng, không biết phải đối đáp ra sao. Tôi gật đầu. Hắn tiếp tục cười man rợ hơn. «Cung cách chú mày để đâu hết rồi ? Đỡ người đẹp lên xe đi !» Tôi đờ ngươi ra, bất động. Hắn kê miệng sát tai tôi nói thật nhỏ nhẹ : «Tao cho mày mười giây để liệng nó lên xe, nếu không thì chính mày phải lên thế chỗ nó.» Tôi chậm rãi chìa tay ra cho Esther bám vào. Vịn vào đó Esther bước lên xe. Khi nàng đã vô trong rồi, nàng nhìn xuống tôi, hai dòng nước mắt chảy dài xuống hai bên gò má. Nàng không nói gì với tôi. Chúng tôi đã không nói được với nhau tiếng nào. Cánh cửa xe đóng sập lại, và chiếc xe từ từ chuyển bánh. Hình ảnh cuối cùng tôi ghi nhận nơi Esther là đôi mắt nàng, đăm đăm nhìn tôi, nhìn thẳng vô mắt tôi. Tôi đã bỏ hơn hai mươi năm dài để cố tìm hiểu ánh nhìn trong đôi mắt Esther. Có phải là ánh nhìn thương yêu hay oán ghét, xót xa hay thương hại, kinh ngạc hay cảm thông ? Tôi không bao giờ đoán biết được. Khi chiếc xe hơi độc đã đi xa, Roschmann quay qua tôi nói: « Mày cổ thể tiếp tục sống cho đến khi tao muốn mày chết, nhưng cứ kể như mày chết rồi đi ! » Và hắn hoàn toàn có lý. Đó là ngày tâm hồn tôi kể như đã chết. Ngày đó là 29 tháng 8 năm 1942. Những ngày tháng sau đó, tôi trở thành một thứ người máy. Không còn gì có nghĩa đối với tôi nữa. Tôi nhìn những tội ác của Roschmann và đồng bọn với cặp mắt dửng dưng. Những gì có liên hệ đến tâm thần mình không còn làm tôi rung động nữa. Tôi chỉ ghi nhận tất cả, từng chi tiết nhỏ một, cố nhét chúng vô đầu hoặc xâm khắc ngày tháng « lịch sử » vào chân và đùi mình. Những đoàn xe tiếp tục đến, những hành khách tiếp tục hành trình đến khu rừng cao, hay đến đoàn xe Dunamunđe. Đôi lúc tôi nhìn vô mắt tử tội khi đi song song với họ đến cổng xuất nhập. Những tử tội làm tôi nhớ đến một bài thơ của một thi sĩ người Anh. Bài thơ mô tả một thủy thù bị đày đọa phải sống, khi nhìn đôi mắt đồng đội của mình phải chết vì đói khát, và chàng ta đọc được trong đó sự nguyền rủa của họ. Đối với tôi không còn lời nguyền rủa nào có giá trị nữa, vì tôi không cảm nhận một tình cảm nào hết, ngay cả mặc cảm tội lỗi. Tôi chỉ còn sống với sự trống rỗng của một người chết biết đi... Cuối mùa Thu năm 1943, lệnh từ Berlin truyền xuống phải quật những đám mồ tập thể tại khu rừng cao lên, và dùng vôi sống, lửa để tiêu hủy các thây ma. Lệnh ban xuống thì dễ, nhưng thi hành lệnh là cả một vấn đề, vì mùa Đông đã đến và tuyết đóng cứng mặt đất. Sự kiện này làm cho Roschmann điên tiết lên, nhưng các thủ tục hành chánh phức tạp làm cho hẳn bận rộn suốt ngày, nên hẳn ít để ý đến chúng tôi. Ngày này qua ngày khác, những toán tạp dịch tân lập mang cuốc xẻn lên khu rừng cao, và ngày này qua ngày khác, từng cụm khói đen ngòm bốc lên từ khu rừng cao. Họ dùng cây thông để đốt, nhưng những xác chết mục nát bắt cháy rất lâu nên công tác bị trì trệ, Bọn họ xoay qua dùng vôi sống rưới xuống từng lớp thây ma, và vào mùa Xuân năm 1944, khi mặt đất trở nên sốp hơn, họ lấp những miệng hố lại 2 . Những người Do Thái phụ trách công tác này không thuộc về đám tù nhân trong khu xóm Riga. Họ hoàn toàn bị cô lập với tập thể chúng tôi. Họ bị giam trong những trại tồi tệ nhất, Salas Pils chẳng hạn, và sau này bị thủ tiêu lần hồi bằng cách không được ăn uống cho đến chết, dù có ghi nhận một vài trường hợp ăn thịt lẫn nhau. Mùa Xuân năm 1944, khi công tác của Berlin giao phó tạm xem như hoàn tất, khu xóm Riga được thanh toán sau cùng. Phẩn lớn số 30.000 dân cư bị bắt đi bộ về khu rừng cao và trở thành những tử tội cuối cùng. Khoảng 5.000 người trong số có tôi được di chuyển về Kaiserwald, trong khi bọn SS tiếp tục công tác thiêu hủy và san thành bình địa khu Riga 3 >. (Trong hai mươi trang kế tiếp, Tauber mô tả cuộc phấn đấu để sống còn tại Kaiserwald, chống đói khát, bệnh tật và lao lực, cùng chịu đựng sự dã man của bọn SS. Trong thời gian này Tauber không thấy bóng dáng Roschmann đâu cả. Hình như hắn vẫn còn ở tại Riga. Tauber mô tả cuộc chuẩn bị đào tầu khỏi Riga của bọn SS, nỗi sợ sệt của bọn chúng vào cuối tháng 10 năm 1944 trước viễn ảnh bị Hồng quân bắt sống, và ý đồ quỷ quyệt của chúng dùng đám tù nhân Do Thái còn lại làm bình phong và con tin để cho chúng trốn thoát về lãnh thổ Đức. Đây là ngón đòn thông dụng của bọn Sĩ Quan SS áp dụng tại những trại tập trung khi Hồng Quân tiến gần đến chúng. Chừng nào còn nói được có việc quan trọng cần phải làm để phục vụ chế độ, chừng đó bọn SS còn có quyền qua mặt Lục Quân Wehrmacht để tránh viễn tượng ghê gớm là đối đầu với những Sư Đoàn thiện chiến của Stalin. «Nhiệm vụ» mà chúng tự giao phó là hộ tống số tù binh Do Thái còn lại tại những trại tập trung về an toàn đến Đức. Đôi khi trò hề này trở thành quá dị hợm vì quân số hộ tống gấp mười lần số lượng tù binh). Chiều ngày 11 tháng 10 chúng tôi đi bộ đến thành phố Riga. Đến giờ phút đó chúng tôi chỉ còn lại hơn 4 000 người. Chúng tôi được đưa thẳng xuồng bến tàu. Từ xa chúng tôi có thể nghe được tiếng rầm rầm vang dội như tiếng sấm. Chúng tôi bàng hoàng trong giây phút, vì từ trước tời giờ chúng tôi có nghe tiếng bom đạn đâu ! Khi chúng tôi ra tới bến tàu, một cảnh chen lấn diễn ra trước mắt chúng tôi. Bến tàu đầy nghẹt quân lính Đức. Chưa bao giờ tôi thấy chúng tập trung lại một chỗ đông đảo như vậy. Chúng tôi được xếp thành hàng dọc theo các kho chứa hàng, và một lần nữa chúng tôi lại nghĩ đời mình đến đây sẽ được kết liễu bằng một tràng đại liên. Nhưng chúng tôi đã nghĩ sai. Hình như bọn SS muốn lợi dụng chúng tôi, những tên Do Thái cuối cùng, dùng chúng tôi như là mọt nguyên cớ để thoát khỏi bước tiến càng lúc càng gần của Hồng Quân. Phương tiện dùng để chuyên chở chúng tôi đậu dọc theo bến số 6. Nó là một vận tải hạm, chiếc tàu cuối cùng. Chúng tôi đứng nhìn cảnh hàng trăm thương binh khác nằm trên cáng xếp thành ba hàng dọc đợi đến phiên mình lên tàu hồi hương. Lúc Roschmann đến, trời đã sụp tối. Hẳn đứng chết lặng khi nhìn con tàu đang chất những thương binh lên. Định thần lại và biết đứợc việc gì đang xảy ra, hắn quay người qua mấy viên y tá đang khiêng cáng ra lênh : « Tất cả hãy bỏ cáng xuống ! » Hẳn thót người qua bến tàu tiến về phía một viên y tá, và tát mạnh vô mặt người này. Hắn duyệt qua đội ngũ chúng tôi hét lổn. « Đồ heo ăn hại, mau leo lên tàu khiêng đám « xác chết» kia trở xuống ! » Dưới những họng súng của bọn lính SS, chúng tôi bắt đầu đi qua bên kia đường. Hàng trăm Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ SS, lúc nãy đến giờ đứng ngắm nhìn con tàu một cách thèm thuồng, đồng loạt tiền về phía trước nồi đuôi theo sau chúng tôi. Khi tên SS đầu tiên bước lên tàu và chuẩn bị khiêng người thương binh trở xuống đất, một tiếng hét vang dội buộc hắn phải ngừng tay. Tôi vừa đặt chân lên nấc thang bỗng giựt mình vì tiếng hét, quay lưng lại nhìn. Một Đại úy Lục Quân đang chạy dọc theo bến tàu tiến đến vận tải hạm. Hắn dừng chân lại dưới chân cầu thang. Ngước nhìn những đồng đội đang được khiêng trở lại xuống đất liền, viên Đại úy hồi lớn : « Ai đã ra lệnh khiêng những thương binh của tôi xuống đằt ? » Roschmann bước đến sau lưng hắn nói: « Tôi ra lệnh đây. Tàu này của chúng tôi ». Viên Đại úy quay người lại, thọc tay vô túi quần móc ra một mảnh giấy. « Tàu này được gởi đến đây để đón thương binh Lực Quân, và tàu chỉ chở thương binh Lục Quân mà thôi ! » Viên Đại úy nói. Vừa dứt lời hắn quay qua phía mấy người y tá ra lệnh tiếp tục công tác. Tôi nhìn sang phía Roschmann. Người hắn run run, tôi nghĩ có lẽ vì giận dữ. Nhưng không phải, Hẳn sợ bị bỏ lại đây để đối phó với quân Nga. Hắn mở miệng mắng nhiếc các y tá : « Tôi nhân danh Quốc Trưởng ra lệnh cho mấy anh phải ngưng tay, và cũng nhân danh Quốc Trưởng, tôi nắm quyền chỉ huy tàu này. » Các nhân viên y tá không thèm để ý đến hẳn mà chỉ tuân theo lệnh của viên Đại úy Lục Quân. Tôi nhìn kỹ khuôn mặt của người sau này, vì chỉ đứng cách tôi không đầy hai thước. Đôi mắt hẳn thật mệt mỏi, mà những nếp nhăn hai bên khóe mắt càng làm nổi bật. Thấy công tác đang tiến hành một cách đều đặn, viên Đại úy bước về phía các y tá, đi ngang qua mặt Roschmann. Từ trong đám thương binh đang nằm trên cáng, một giọng nói miền Hamburg vọng lên : « Hoan hô Đại úy ! Đại úy chì quá, cho « bể mặt » bọn SS khốn nạn. » Đại Úy Lục Quân đi ngang qua Roschmann, không thèm ngó tên đồ tể. Tên sau này chụp ngay tay viên Đại Úy Wehrmacht giật ngược lại phía sau, tát mạnh vô mặt viên Sĩ Quan này. Tôi đã nhìn cảnh Roschmann đánh người hàng trăm lần, nhưng lần này kết quả không như hẳn muốn. Viên Đại úy bình tĩnh chịu đòn, nắm chặt bàn tay lại và tống một quả đấm bất thần ngay vô quai hàm Roschmann. Tên đồ tể bật người về phía sau, lảo đảo và té nhào xuống tuyết. Từ mép miệng hắn một dòng máu tươi rịn xuống. Viên Đại úy bỏ hắn đó, tiếp tục đi về phía các y tá. Tôi thấy Roschmann rút khẩu Luger khỏi vỏ, nhắm thật kỹ bắn vào giữa vai viên Đại úy Lục Quân. Mọi hoạt động ngưng ngay sau tiếng nổ. Viên Đại úy nẩy người lên, gượng người ngoái cổ lại. Roschmann nhả đạn một lần nữa, lần này bắn ngay cổ viên Đại úy. Viên Đại úy rún người lại và tắt thở trước khi thân mình chạm đất. Một vật gì hắn đeo quanh cổ rơi xuống, và để ý thật kỹ mời biết đó là Bảo quốc huân chương. (Miller đọc trang này, lần đầu hơi kinh ngạc, bán tín bán nghi, căm giận tột độ. Chàng đọc đi đọc lại trang nhật ký này hàng chục lần. Biết chắc không thể nào nghi ngờ được sự xác thực của nó, Miller lật sang trang khác, tiếp tục đọc). Sau đó, chúng tôi được lệnh khiêng các thương binh Wchrmccht xuống bến tàu. Tôi giúp đỡ một anh thương binh trẻ bước xuống cầu thang. Hắn bị mù cả hai mắt và một tấm vải dơ dáy được quần quanh đầu hẳn. Hắn mê sảng, không ngớt gọi tên mẹ. Tôi tin hắn chưa quá mười tám tuổi. Công tác hoàn tất, chúng tôi được lịnh xuống tàu. Chúng tôi được nhốt xuống hai hầm tàu chật hẹp, chất như cá mòi, không một ai có thể nhúc nhích được. Cửa hầm được đóng lại xong, bọn SS mới lũ lượt kéo xuống tàu. Vận tải hạm nhổ neo trước nửa đêm, vị thuyền trưởng muốn rời khỏi vịnh Latvia trước khi mặt trời mọc, để khỏi bị phi cơ Stormovik của Nga phát hiện. Chúng tôi mất ba ngày mới cặp bến, hải cảng nằm trong lòng hậu phương Đức. Ba ngày ròng rã không ăn không uống đã làm cho số 4.000 người chúng tôi còn lại không hơn 2.500 người, Không có thức ăn gì được lọt vô bao tử để nôn ra, do đó số tử nạn dọc đường phẩn lớn vì phải mửa ra mật xanh mật vàng, hoặc vì bị nghẹt thở. Cánh cửa hẩm được mở ra, và từng cụm gió lạnh lất phất bụi tuyết lọt vô chiếc hầm thối tha của chúng tôi. Khi chúng tôi bước lên bờ tại Danzig, các xác chết được đặt cạnh những người sống để bọn SS kiểm kê lại số lượng có phù hợp với lúc khởi hành từ Riga không. Bọn SS luôn luôn chính xác với những con số. Sau này tôi mới được biết Riga lọt vô tay quân Nga vào ngày 14 tháng 10, ngay trong khi chúng tôi còn đang lênh đênh trên mặt biển. (Nhật ký của Tauber sắp kết thúc. Từ Danzig, những người sống sót được di chuyến bằng phà về trại tập trung Stutthof, và cho đến những tuần lễ đầu tiên của năm 1945, Tauber được bổ xung đến công tác tại xưởng đóng tàu ngầm Burggraben, ban ngày làm việc tại đó và ban đêm trở về trại. Vì thiếu ăn, hàng ngàn người bỏ xác tại Stutthof. Tauber nhìn họ chết, tự hỏi không biết tại sao mình được sống sót. Vào tháng giêng năm 1945, Hồng Quân không còn cách Danzig bao xa nữa. Những kẻ sống sót trong trại Stutthof được áp tải về miền Tây trong cuộc hành trình mệnh danh là «Tử chinh». Dự định của bọn SS là đưa đám tù binh này về Berlin. Khắp miền Đông nước Đức, từng đoàn dân Do Thái được dùng làm « giấy thông hành » cho bọn SS được lũ lượt đưa về miền Tây; Dọc đường, trong bão tuyết, họ chết như rạ. Một lần nữa Tauber qua khỏi cơn thử thách này, và sau cùng đám người còn sống sót tới được Magdeburg, quận lỵ nằm về phía Tây Berlin. Bọn SS bỏ đám người này lại Magdeburg, mạnh thằng nào nấy chạy thoát thân. Nhóm của Tauber được đưa vô nhốt tại nhà lao Magdeburg do một lão già ngớ ngần, vô tích sự, thuộc lực lượng trừ bị tại gia trông coi. Không có khả năng nuôi ăn đám tù nhân, và sợ hãi trước bước tiến càng ngày càng gần của Quân Đồng Minh, lão cai tù cho phép đám tù nhân ra ngoài kiếm ăn.) Lần cuối cùng tôi trông thấy Roschmann là khi chúng tôi được điểm danh tại bến tàu Danzig. Ấm áp trong chiếc áo bành tồ, hắn đứng nhìn chúng tôi trong giây lát, rồi bước vội lên một chiếc xe hơi đang đợi hắn. Tôi cứ tưởng hình ảnh này sẽ là hình ảnh cuối cùng của tôi về hẳn, nhưng không, tôi có dịp nhìn lại hằn một lần cuối cùng khác vào ngày 3 tháng 4 năm 1945. Ngày đó tôi đi ra làng Gardelegen, một ngôi làng nhỏ trong quận Magdeburg, và mót được một ít khoai tây. Khi tôi và ba người bạn đang trò chuyện đi bộ về nhà lao, một chiếc xe từ phía sau chúng tôi trờ tới. Chiếc xe này thẳng gấp lại để tránh một chiếc xe ngựa đang đi ngược chiều. Tôi nhìn vô bên trong xe, không chú ý gì mấy đến những hành khách trong đó. Bên trong có bốn sĩ quan SS tất cả, và bọn chúng chắc đang trên đường đào tẩu. Ngồi cạnh tài xế, trong bộ đồng phục và cấp hiệu của một Hạ Sĩ Lục Quân là Eduard Roschmann. Tôi sửng sờ nhận ra hắn. Nhưng hắn không nhận ra tôi, vì lúc đó tôi quấn một chièc khăn lớn làm bằng bao bột mì quanh đầu, để khỏi bị cảm lạnh. Tôi không thể nào lầm lẫn được. Đích thị là tên đố tể ở Riga, chớ không ai xa lạ. Hình như bốn tên Sĩ Quan SS trong xe đang thay đổi đồng phục. Một chiếc áo được liệng ra ngoài khi chiếc xe vọt nhanh ở cuối đường. Chúng tôi đến nơi chiếc áo được liệng ra một vài phút sau đó. Chiếc áo gắn cấp hiệu Sĩ Quan SS, với phù hiệu hai làn sét và cấp bậc Đại úy. Roschmann của tổ chức SS đã biến mất. Sáng ngày 27 tháng 4, quận lỵ Magdeburg bồng trở nên im lặng khác thường. Vào giữa trưa, tôi đang đứng tán dóc với hai ba tên lính gác trừ bị tại gia trước sân nhà lao. Chúng sợ sệt ra mặt và bỏ ra hàng giờ để giải thích và minh xác với tôi rằng bọn chúng không bao giờ nhúng tay vô những tội ác của Adolf Hitler, và chắc chắn bọn chúng không liên quan gì đến việc đàn áp dân Do Thái. Tôi nghe tiếng xe rồ máy trước cửa nhà lao. Có tiếng gõ cửa. Lão già bước ra mở khóa cửa. Một người đàn ông to lớn bận một bộ đồng phục tác chiến khác lạ thận trọng bước vô sân nhà lao. Chắc hắn là một sĩ quan, vì có một người cầm súng dài kè kè theo sát đít hắn. Hai người này chỉ đứng lặng im nhìn quanh quất. Trong một góc của nhà lao, có ít nhất năm mươi xác chết được chất đống lên, những kẻ đã chết cách đây hơn hai ba tuần mà không còn ai đủ sức để đem họ đi chôn. Một số khác, nửa sống nửa chết, nằm dựa lưng vô tường, cố hưởng một chút ấm áp của mặt trời. Hai người lính mới vô nhìn nhau và đồng quay sang lão cai tù. Lão nhìn họ một cách bẽn lẽn, nói một vài tiếng có lẽ học được từ hồi đệ nhất thế chiến. Lão nói : «Hello Tommy !» Vị sĩ quan nhìn lão bằng nửa con mắt, liếc nhìn về phía đống xác chết nằm ngổn ngang, mi miệng nổi bằng một giọng Anh đặc : « Đ.M, lũ heo chúng bây ! » Tôi bật khóc nức nở liền sau đó. Tôi không còn nhớ rõ mình trở về Hamburg bằng phương tiện nào. Tôi thường ước thèm, trong thời gian bị giam giữ, là được nhìn lại những gì còn sót lại của cuộc sống xa xưa. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng, dù ước mộng mình đã thành sự thật. Không còn gì để tôi nhìn hết. Con đường nơi tôi sanh sổng và lớn lên nay đã biến mất trong những trận dội bom kinh hồn của không quân Anh-Mỹ. Nơi tôi làm việc, căn nhà tôi không còn gì hết. Người Anh gởi tôi vô điều trị tại bệnh viện Magdeburg. Sau một thời gian ngắn tôi tự ý rời khỏi nơi này, và tôi quá giang xe về nhà. Về đến đây, tôi sững sờ đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố thân yêu, và ngã xỉu ra đường. Tôi bỏ phí gần một năm của đời sống còn lại, nằm tĩnh tâm trong một bệnh viên tâm trí, chịu chung cảnh ngộ với những người đồng hương về từ Bergen Belsen, và một năm khác với tư cách một trợ tá viên trong bệnh viện, để chăm sóc những người đồng hương bất hạnh hơn tôi. Ra khỏi bênh viện, tôi đi tìm một căn phòng nhỏ tại Hamburg, thành phố chôn nhau cắt rún, để sống quảng đời còn lại. (Nhật ký kết thúc với hai trang giấy đánh máy sạch sẽ hơn và trắng hơn những trang khác, có lẽ mới được Tauber thêm vô). Tôi đã sống trong căn phòng mướn này từ năm 1947. Trước khi rời khỏi bệnh viện tâm trí, tôi đã bắt đầu viết lại những gì xảy đến cho tôi tại Riga. Nhưng trước khi hoàn thành cuốn nhật ký này, tôi được biết còn rất nhiều người khác sống sót khỏi cơn thử thách như tôi. Ý định đẩu tiên, trở thành nhân chứng tố cáo Roschmann trước dư luận và Tòa án thế giới, đã cản ngăn tôi ấn hành tập nhật ký này. Tôi gìn giữ nó như một bào vật, với hy vọng một ngày nào đó sẽ có dịp trưng cho toàn thể thế giới thấy và hiểu những thống khổ mà Roschmann đã gây cho dân Do Thái nói chung, và cho riêng cá nhân tôi. Nhưng nhìn lui lại, tôi đã phí công và thì giờ. Tôi đã thất bại trong cuộc tranh đấu để sống còn với chủ đích ghi nhận và tố cáo những điều ghê tởm và bỉ ổi của bè lũ SS, trong khi những người đồng cảnh ngộ với tôi đã thành công. Bây giờ tối mới nhận biết rằng ngay cả ước muốn cuối cùng trong đời tôi là trông thấy Eduard Roschmann ra trước vành móng ngựa để trả lời những tội ác của hẳn, và chính tôi sẽ làm nhân chứng, ước muốn đó sẽ không bao giờ đến cả. Tôi thường đi thất thểu qua các đường phố, hồi tưởng lại ở mỗi bước đi mọi kỷ niệm xa xưa. Tất cả giờ đây sẽ không bao giờ được như trước. Những đứa trẻ nhìn tôi, rú lên cười, chạy trốn khi tôi muốn đền gần chúng. Có một lần tôi bắt chuyện được với một đứa bé gái không lộ vẻ gì sợ sệt tôi, nhưng chính bà mẹ cô ta lại đến xách tay cô ta đi chỗ khác. Một lần khác, một người đàn bà lạ mặt đến thăm tôi. Bà ta làm việc tại Quỹ Bù Trừ, và thông báo cho tôi biết tôi được hưởng tiền trợ cấp gì đó. Tôi nói với bà ấy tôi không cần. Bà ta hết sức phật ý, cổ thuyết phục tôi nhận những món tiền để bù trừ lại những gì tôi phải gánh chịu suốt mấy năm dài. Tôi từ chối mãi nên bà ta gởi một người khác đến tiếp xúc với tôi. Ông ta cho tôi biểt ít có ai từ chối nhận tiền bù trừ lắm. Nhưng tôi thì khác, tôi cho ông ta biết như vậy. Tôi chỉ nhận những gì của tôi mà thôi, vì tôi không thích chịu ơn ai cả. Tôi nghĩ đã làm phật lòng nhân viên này, vì họ sẽ gặp rắc rối trong sổ sách kế toán. Khi tôi còn nằm điểu trị tại Bệnh Viện người Anh tại Magdeburg, một vị bác sĩ hỏi tôi tại sao tôi không di cư về Israel, Quốc Gia sắp được trao trả lại Độc Lập ? Làm sao tôi giải bày cho ông ta hiểu được ? Tôi không thể nói cho ông ta biết là tôi không có quyển trở về miền Đất Hứa, nhất là sau những gì tôi đã làm cho Esther, vợ tôi. Tôi thường nghĩ ngợi nhiều về vấn đề này, và tự cho mình không đáng hưởng quyển hồi hương. Sau này, nếu có người Do Thái nào tại Israel — miền Đất Hứa mà tôi chưa bao giơ đặt chân đến — đọc được những dòng chữ này, xin người đó đọc cho tôi một đoạn kinh Kaddish. Salomon Tauber Altona; Hamburg 21 tháng II năm 1963 Peter Miller đặt cuốn nhật ký xuống bàn, ngã người ra ghế, nhin lên trần nhà, phì thuốc. Gần năm giờ sáng, chàng nghe tiếng cửa mở. Sigi vừa đi làm về. Nàng ngạc nhiên thấy Miller chưa đi ngủ. «Anh làm gĩ thức khuya vậy ?» «Đọc sách» Miller đáp. Nửa giờ sau đôi nhân tình nằm trên giường. Ánh nắng đầu tiên lẻn vô phòng. Sigi ngái ngủ và sung sướng như một thiếu nữ vừa mới được yêu lần đầu, trong khi Miller thức trao tráo, nằm im lặng, suy tư và lo âu. «Anh có chuyện gì lo âu dữ vậy ?» Sigi dò hỏi. «Có gì đâu ? Anh nghĩ chuyên vớ va vớ vẫn !» «Em biết chắc anh có chuyện không muốn nói cho em nghe ! Nội nhìn mặt anh cũng đủ biết anh đang lo lắng điều gì!» «Anh đang lo không biết có viết nổi thiên phóng sự tới của anh không !» Nàng xích lại gần Miller, nói trong tai chàng : «Anh gom hết tài liệu cần thiết để viết chưa, hay phải đi điều tra tới điều tra lui, hay phải làm chuyện gì khác ?» Miller nằm sấp người lại, với tay dụi điếu thuốc trong chiếc khay để tàn thuốc ; chàng nói trong hơi khói thuốc : «Em nói đúng ! Anh phải điểu tra tới điểu tra lui, nhưng cũng chưa đủ, Anh phải truy lùng một người !» -------------------------------- 1 Do Thái. Phương pháp rưới vôi sống đốt cháy các thây ma nhưng không hủy được 2 các bộ xương. Sau thế chiến, Hồng Quân Nga Sô đã quật lên được 80.000 bộ xương tại khu rừng cao. Vào mùa xuân năm 1944, cuộc Tổng Phản công của Nga Sô đã mở rộng trận tuyến xuống sâu về hướng Tây, mang đội Hồng Quân tràn ngập xuống phía Nam Baltic, vượt qua biển cùng tên, thọc xuống miền Tây. Cuộc di quân của Nga Sô cắt toàn miền Ostland khỏi lãnh thổ Đức Quốc và tạo nên mối xích mích, bất hòa giữa Hitler và các Tướng chỉ huy mặt trận. Họ đã tiên liệu được hành động này và nhiều lần khuyên cáo Hitler nên rút bớt 40 3 Sư Đoàn về vùng an ninh trong nội vi vòng đai lãnh thổ. Hitler không nghe theo, nhấn mạnh đến châm ngôn «CHẾT HAY THẮNG ». Cái chết là phần thưởng của Hitler dành cho 500.000 quân Đức bị cô lập, cắt khỏi mọi nguồn tiếp tế, họ chiến đấu với cấp khoản đạn dược thật hạn chế để trì hoãn một định mạng được an bài sẵn hoặc chịu quy hàng. Một phần lớn bị bắt làm tù binh trong mùa Đông 44-45 và chỉ một số ít hồi hương mười năm sau đó. CHƯƠNG III Trong khi Peter Miller và Sigi ôm nhau ngủ tại Hamburg, một chiếc phản lực cơ Convair Coronado của hãng Hàng Không Á Căn Đình lượn vòng cuối cùng trên những ngọn đồi Castile trước khi đáp xuống phi trường Barajas ở ngoại ô Madrid, Ngồi ở hàng ghế thứ ba cạnh cửa sổ trong khu hành khách Hạng I là một người đàn ông trạc sáu mươi tuổi, tóc muối tiêu và để râu mép, Hiện nay chỉ còn lại một bức ảnh duy nhất của người đàn ông này, chụp lúc ông ta còn trong tuổi bốn mươi ngoài. Hình cho thấy lúc đó tóc ông ta ép sát da đầu, chưa để râu để che bớt cái miệng hàm ếch. Không ai trong một thiểu số rất hạn chế được may mắn xem qua bức hình có thể nhận ra người đàn ông ngồi trên phi cơ, vì tóc của ông ta bây giờ để dài hơn và chải sướt về phía sau. Ảnh dán trên thông hành phù hợp với bộ mặt mới của ông ta. Tên ghi trong thông hành là Ricardo Suertes, quốc tịch A căn đình. Tên này là một trò đùa mỉa mai toàn thể thế giới, bởi Suerte tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là «hên» và «hên» theo tiếng Đức là Gluck. Hành khách trên chuyến bay tối thứ hai hôm đó chào đời với tên Richard Glucks, sau này trở thành một vị Tướng trong hàng ngũ SS, làm đến chức Văn Phòng Trưởng Văn Phòng Trung Ương Quản Trị Kinh Tế Đức Quốc Xã, kiêm Thanh Tra đặc biệt của Hitler đặc trách các Trại Tập Trung. Trên danh sách tầm nã của Chánh Phủ Liên Bang Tây Đức và Cộng Hòa Israel, Glucks được sắp hạng ba sau Martin Bormann và cựu trùm Gestapo Heinrich Muller. Hắn được xếp hạng cao hơn Bác Sĩ Josef Mengele, con ác quỷ của Auschwitz. Trong tổ chức Odessa hắn đứng thứ nhì, kiêm phụ tá trực tiếp cho Martin Bormann, người được Hitler chọn làm ngưòi kế vị vào năm 1945. Sự đóng góp của hẳn trong các tội ác của SS vô cùng độc đáo, và chỉ sánh bằng những phương kế mà hẳn đã đề ra đề trốn khỏi nước Đức vào năm 1945 mà thôi. Glucks vượt xa Adolf Eichmann về tài, đặt ra những tội ác ghê gớm, dù hắn chưa bao giờ bóp cò nhả đạn vô bất cứ ai. Nếu người hành khách ngồi sát bên hắn trên phi cơ biết được hẳn là ai thì chắc hẳn người này phải thắc mắc tự hỏi tại sao một Văn Phòng Trưởng Quản Trị Kinh Tế lại có thể được sắp hạng nhì trên danh sách tầm nã. Nhưng nếu biết được rằng trong tất cả những tội ác mà Đức Quốc Xã đã gây ra cho nhân loại từ năm 1933 đến năm 1945, có đến chín mươi lăm phần trăm phải đổ lên đầu bọn SS. Trong số này khoảng từ tám mươi đến chín mươi phẩn trăm phải do hai cơ quan trong tổ chức SS gánh chịu. Hai cơ quan này là Văn Phòng Trung Ương đặc trách An Ninh và Văn Phòng Trung Ương Quản Trị Kinh Tế Đức Quốc Xã. Nếu cho rằng một Văn Phòng Quản Trị Kinh Tế không dính líu gi đến những tội ác tập thể thì ý niệm này hết sức lầm lẫn, bởi vì tất cả mọi công tác thực thi những cuộc tàn sát được trù định trước và thi hình đúng y theo kế hoạch, Không những Đức Quốc Xã dự tính tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Do Thái và giống dân Slavic khỏi Lục Địa Âu Châu, mà bọn đầu xỏ Đức Quốc Xã còn trù liệu bắt những giống người trên phải trả giá «đặc ân» được chết mà họ sẽ hưởng. Trước khi mở cửa những phòng hơi độc đón tiếp các giống người được hưởng ân huệ, bọn SS đã hoàn tất vụ cướp lớn nhất lịch sử. Trong trường hợp những người Do Thái, họ phải trả giá đặc ân làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, họ bị tước đoạt hết những cơ sở làm ăn, nhà cửa, xưởng máy, trương mục trong ngân hàng, xe cộ, vật dụng trong nhà, quần áo; Tiếp sau đó, họ sẽ được di chuyển về miền Đông về những «Trại Công Tác»và những «Trại Tiêu Diệt» trong khi vẫn đinh ninh rằng họ được đưa đi nơi khác lập nghiệp, với chút vốn liếng còn lại đựng trong vài ba chiếc xắc tay. Tại trại, vốn liếng nhỏ nhoi này một lần nữa được bọn lính SS tước đoạt hết, cùng với quần áo đang mặc trong ngưò'i. Do đó hành trang của chừng sáu triệu người Do Thái trị giá hàng triệu Mỹ Kim bị bọn SS bòn tỉa hết. Từ các Trại Tập Trung hàng đoàn xe lửa chất đầy vòng vàng, nữ trang, kim cương, vàng được nấu thành khối, tiền tệ đủ mọi loại của đủ mọi quốc gia, đổ những đống của cải này về Bộ Tư Lệnh SS trong nội địa nước Đức. Trong suốt quá trình hoạt động của nó, tổ chức SS đã thủ lợi rất nhiều. Một phần lớn trong kho tàng này, dưới hình thức hàng vạn thỏi vàng khối với ấn tín con ó tượng trưng cho Đức Quốc Xã và hai làn sét biểu hiệu cho tồ chức SS, được gởi vô những ngân hàng tại Thụy Sĩ, Liechtensen, Tangier và Beirut, khi thế chiến gần đến hồi tàn lụi, để sau này nhờ đó mà thành lập Odessa. Phần lớn số vàng này hiện đang được cất giấu dưới đường phố Zurich, và được các tay chủ ngân hàng canh phòng cẩn mật. Giai đoạn khai thác thứ hai nằm trong thân thể nạn nhân. Trong khi họ còn sức và có thể làm việc, họ được sử dụng một cách có lợi cho Đức Quốc Xã. Những người không đủ khả năng và sức khỏe để công tác được thủ tiêu ngay. Những người mạnh khỏe sẽ được các cơ xưởng của SS tuyển dụng, hoặc những cơ sở lớn của nền kỹ nghệ Đức như Krupp, ThySSen, Von Opel khai thác và bóc lột sức lao động với giá biểu thù lao ba Mark một ngày cho nhân viên tập sự, và bốn Mark một ngày cho một người thợ lành nghề. «Một ngày» có nghĩa là phải làm việc quần quật suốt hai mươi bốn giờ liền vói một phần ăn thật ít oi. Hàng trăm ngàn công nhân đã bỏ xác lại tại những cơ xưởng này. SS là một quốc gia trong một quốc gia. Nó có cơ xưởng công binh kiến tạo, bảo trì, xưởng quân nhu, may cắt quần áo riêng, SS tự thực hiện lấy những gì cần, với sự trợ giúp của đám nhân công — nô lệ, mà theo một sắc lệnh của Hitler thuộc tài sản của SS. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn khai thác xác chết. Nạn nhân bị buộc phải cởi hết quần áo trước khi đem đi hành quyết, để lại cho bọn SS hàng núi giày vớ, bàn chải, áo quần, mắt kiếng. Họ cũng để tóc họ lại, sau này sẽ được dùng làm nĩ lót giày cho bọn SS, và những chiếc răng vàng nếu có sẽ được nhổ ra, nẫu chảy thành những thỏi vàng khối. Trước đó bọn đồ tề SS dự tính dùng xương tử tội để làm phân bón, và mỡ của họ dùng làm xà bông, nhưng dự tính này được hủy bỏ vì quá tốn kém và ít lời. Đặc trách toàn bộ khía cạnh kinh tế, nói đúng hơn thù lợi với những cuộc tàn sát mười bốn triệu người vô tội, là Văn Phòng Trung Ương Quản Trị Kinh Tế do người đàn ông ngồi trong ghế 3B trên phi cơ nầy đã có thời làm mưa làm gió. Glucks không thuộc «típ» người ưa thích mạo hiểm, hoặc muốn thách thức số mạng bằng cách trở về quê cha đất tổ, sau khi đã bỏ ra đi vào năm 1945. Hắn không cần phải làm chuyện điên rồ này. Được Quỹ bí mật cung cấp đầy đủ về mặt tài chánh, hắn thừa phương tiên và khả năng để sống khoảng đời còn lại trong xa hoa, tâm thân vô tư tại miền đầt lưu đày, quê hương thứ hai Á Căn Đình. Lòng trung thành với chủ nghĩa Quốc Xã không bị những biến cố hậu 45 chi phối. Đức tính này cộng với uy danh xưa cũ đủ bảo đảm cho hắn một thế đứng cao và danh dự trong tập thể Nazi tỵ nạn tại Á Căn Đình, noi đặt bản doanh của ODESSA. Phi cơ hạ cánh xuống phi trường một cách êm ái và an toàn. Tất cả hành khách trên chuyên bay qua khỏi hàng rào Quan thuế không gặp trở ngại nào. Tiếng Tây Ban Nha trôi chảy mà người hành khách lúc nãy ngồi ở ghế 3B sử dụng có thể làm cho bất cứ ai cũng lầm tưởng hắn là người Nam Mỹ chánh gốc. Ra khỏi phi trường, hắn đón tắc xi và do một thói quen cố hữu, bảo tên tài xế đưa tới một địa điểm cách xa khách sạn Zurburan, nơi hắn đặt phòng trước. Sau khi xuống xe tại Trung tâm kinh đô Madrid, hắn tự xách lấy hành lý, đi bộ đến khách sạn. Đặt phòng trước bằng Telex, Glucks ghi tên vô sổ bộ của khách sạn và dùng thang máy lên phòng để tắm rửa. Vào lúc chín giờ sáng, hẳn nghe ba tiếng gõ nhẹ nơi cửa, tiếp sau bởi một khoảng cách im lặng và hai tiếng gõ sau cùng. Hắn bước ra mở cửa và thụt chân lại khi nhận ra người khách. Người mới đến bước vô phòng, đóng cửa lại, đứng vào thế nghiêm, dang thẳng tay phải ra, lòng bàn tay úp xuống, hô to «Seig Heil !» Tướng Glucks gật, đầu, có vẻ tán đồng cử chỉ của người khách trẻ, đưa tay mặt ra phía trước nói thật nhỏ nhẹ : «Sieg Heil». Hắn ra dấu cho người khách trẻ ngồi xuống ghế. Người khách là một công dân Tây Đức, cựu Sĩ Quan SS, đương kim Trưởng Lưới Hoạt động của ODESSA tại Liên Bang Tây Đức. Hắn rất hãnh diện vì được gọi đến Madrid để diện trình một vị Tướng Lãnh. Hắn nghi có một điều gì đó liên hệ đến cái chết của Tổng Thống Kennedy xảy ra ba mươi sáu giờ trước đây. Quả hắn đã đoán đúng. Tướng Glucks rót cho mình, và mời tên Trưởng Lưới ODESSA một tách cà phê. Hắn cẩn thận đốt điếu xì gà Corona to tướng. «Có lẽ anh đoán được lý do cuộc hành trình đột ngột và nguy hiểm của tôi trở về Lục Địa Âu Châu ?» Glucks hỏi. « Vì tôi không mấy ưa lưu lại Lục Địa này quá thời gian ấn định nên tôi sẽ vô đề ngay lập tức !» Hắn nói tiếp. Người khách ngồi đối diện Glucks hơi nhích mình về phía trước. « Bây giờ Kennedy không còn nữa. Đây là điều hết sức may mắn cho chúng ta,» Tướng Glucks nói. «Chúng ta không được phép thất bại trong dự tính khai thác triệt để biến cố này. Anh nghe tôi kịp không ?» « Thưa Đại Tướng, tôi nghe kịp. Trên nguyên tắc và trong phạm vi hoạt động của tôi, xin Đại Tướng an tâm, sẽ không bao giờ xảy ra một trục trặc nhỏ nhoi nào. Nhưng tôi chưa được hiếu ý Đại Tướng, muốn đề cập đến vấn đề nào ?» « Tôi muốn nói đến Hiệp Uớc vũ khí bí mật giữa bọn phản loạn tại Bonn và lũ heo Do Thái tại Tel Aviv. Anh nghe nói đến hiệp ước này bao giờ chưa ? Ngay trong giờ phút này hàng trăm tấn súng nặng, đạn dược, chiến xa, đang được Tây Đức chuyển đến Israel!» « Thưa Đại Tướng, tôi biết rõ về «Gian Ước» vũ khí này !» « Và anh cũng thừa khôn ngoan và thông minh để hiểu rằng tổ chức chúng ta đang làm hết sức mình để trợ giúp chánh nghĩa Ai Cập đạt được thắng lợi trong một cuộc chiến sắp đến ?» « Thưa Đại Tướng tôi cũng biết vậy, nên đã tổ chức tuyển mộ những nhà bác học Đức trong mục tiêu này rồi !» Tướng Glucks gật đầu. « Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau ! Những gì tôi muốn đề cập ngay bây giơ là chánh sách do ODESSA đề ra và phương cách thông báo cho Ai Cập mọi dữ kiện liên quan đến «gian ước» như anh vừa nói, để cho những người bạn chủng ta có thể làm áp lực với Chánh Quyền Bonn qua đường dây Ngoại Giao. Các phản kháng của Ai Cập đã đem đến sự hình thành của một nhóm người nằm trong Chánh phủ Bonn chống đối mạnh mẽ hiệp ước vũ khí này, vì hiệp ước này làm thương tồn mối bang giao Đức-Ai Cập. Nhóm người này vô tình đã giúp ODESSA rất nhiều, gây áp lực với tên «Già Điên Ehrard», ngay cả trong những phiên họp Hội Đồng Nội Các họ vẫn khăng khăng đòi xé bỏ hiệp ước. Anh theo kịp không ?» « Thưa Đại Tướng, kịp !» « Bây giờ Kennedy không còn nữa !» Người khách trẻ ngã lưng ra ghế, đôi mắt sáng lên trước viễn tượng phải thi hành những công tác đại sự mà hắn sắp sửa được giao phó. Tướng Glucks khảy tàn vô tách cà phê. « Do đó mục tiêu hoạt động chánh trị trong năm nay, mà cảm tình viên và thân hữu của chúng ta tại Tây Đức phải chu toàn, là vận động dư luận quần chúng chống lại hiệp ước vũ khí, và cổ võ thắt chặt thêm mối bang giao Đức-Ai Cập. « Vâng, vâng ! Chuyện này tôi dư sức làm», người khách trẻ tươi cười đáp. « Một vài nhân vật do Odessa gài trong Chánh phủ Cairo sẽ xúc tiến việc phản kháng hiệp ước trên mặt ngoại giao qua trung gian của Tòa Đại sứ Ai Cập và các Tòa Đại sứ bạn. Những người bạn Ai Cập khác sẽ giật dây những vụ biểu tình trong hàng ngũ sinh viên Ai Cập và Tây Đức. Công việc chánh của anh là phối hợp báo chí, cho in hàng loạt truyền đơn bích báo (Odessa sẽ tài trợ mạnh mẽ) quảng bá trên hệ thống truyền thanh và truyền hình mọi tiến triển về công cuộc chống đối hiệp ước, rỉ tai tuyên truyền những nhân viên, cán bộ, công chức, cố thuyết phục họ đứng về phía dư luận chống đối hiệp ước.» Người khách trẻ cau mày : « Thời buổi này khó khích động tinh thần chống Do Thái trong đân chúng Tây Đức lắm.» Hẳn nói nhỏ. Glucks vội cải chánh. « Anh hiểu lầm tôi rồi. Khía cạnh vận động quần chúng rất đơn giản. Vì những lý do thực tiễn, Tây Đức không thể nào bán đứt tám triệu dân Ai Cập, với những chuyến tàu chở vũ khí bí mật điên rồ của mình. Sẽ có nhiều người Đức nghe và tin vào luận điệu này, nhất là trong giới ngoại giao. Chúng ta thừa khả năng móc nối giới này. Trên căn bản quan điềm này, chúng ta tự do hành động. Dĩ nhiên ngân khoản dành cho công tác này sẽ rất dư giã, không thành vần đề. Điều cốt yếu là, giờ đây với Kennedy trở thành người thiên cổ, liệu Johnson có còn muốn tiếp tục chánh sách đối ngoại «Trọng Tài Quốc Tế và thiên Do Thái» không, và nỗ lực chánh yếu của Odessa là giúp tạo áp lực với Erhard và nội các của ông ta để tiến tới việc xé bỏ hiệp ước này. Nếu chúng ta có thể chứng minh cho những người bạn Ai Cập thầy rằng chúng ta thừa khả năng khuynh đảo chánh sách đối ngoại của Bonn, thì giá trị của Odessa tại Cairo không mấy chốc sẽ lớn mạnh. Người khách trẻ gật gù ; kế hoạch cho chiến dịch này từ từ hình thành trong đầu óc anh ta. « Tôi sẽ chu toàn nhiệm vụ giao phó, xin Đại Tướng an tâm !» « Tốt lắm !» Người khách đối diện Glucks ngước mắt lên hỏi : « Lúc nãy Đại Tướng có đề cập đến vài nhà bác học đang cộng tác với Ai Cập.... « Phải! Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Bọn họ là mũi dùi thứ hai của chúng ta nằm trong toàn bộ kế hoạch tiêu diệt lũ heo Do Thái. Chắc anh cũng đã biết qua vế những hỏa tiễn tại Helwan !» « Thưa Đại Tướng, tôi chỉ nghe nói phớt qua thôi.» « Nhưng không biết rõ chúng sẽ được thả xuống đâu ?» « Theo, thiển ý tôi, dĩ nhiên chúng sẽ được thả xuống». « Dồn một vài tấn chất nổ vô đó rồi thả xuống Israel ?» Tướng Glucks cười ha hả nói tiếp, «Anh bạn lầm rồi ! Tuy nhiên, tôi có bổn phận phải bổ túc sự hiểu biết của anh về vụ những hỏa tiễn và những kẻ đã chế tạo ra chúng !» Tướng Glucks ngã người ra ghế, ngước mặt nhìn lên trần nhà, trầm ngâm trong giây phút, rối bắt đầu kể lại câu chuyện thật liên quan đến những hỏa tiễn tại Helwan, Sau đệ II thế chiến, khi vua Farouk còn cầm quyển tại Ai Cập, hàng ngàn người Đức có liên hệ xa gần với Đức Quốc Xã và hàng ngàn cựu thành viên SS đã bỏ sang Ai Cập tỵ nạn, Trong số này có rất nhiều nhà bác học. Ngay trước khi bị lật đổ vì một cuộc đảo chánh, Farouk đã giao cho hai nhà bác học Đức nghiên cứu dự án thành lập một xưởng chế tạo hỏa tiễn, Lúc đó vào năm 1952, và hai nhà bác học Đức là Paul Gorke và Rof Engel. Dự án được bỏ dở trong một vài năm dưới thời Naguil. Khi Nasser lên nắm chánh quyền, và khi Ai Cập thảm bại trong chiến trận Sinai năm 1956, nhà độc tài mới nổi của Ai Cập thề nguyền sẽ có ngày ông tiêu diệt Israel, Năm 1961, khi được Moscow trả lời một tiếng « KHÔNG » dứt khoát trước lời yêu cầu được viện trợ thêm hỏa tiễn hạng nặng, dự án Gorke - Engel thành lập xưởng chế tạo hỏa tiễn được hồi sinh, Làm việc cả ngày lẫn đêm, với ngân khoản vô hạn định, hai nhà bác học Đức và cộng sự viên của họ đã thiết lập xong nhà máy 333 tại Helwan, ở phía Bắc Cairo, Lập xong nhà máy là một chuyện, vẽ kiểu và chế tạo hỏa tiễn là một chuyên khác, Trước đó, những ủng hộ viên của Nasser, phần lớn có khuynh hướng thiên Đức Quốc Xã từ hồi sau thế chiến II , đã bắt liên lạc với đại diện Odessa tại Ai Cập, Từ đó nhà lãnh đạo Ai Cập đã tìm được câu giải đáp cho bài toán nan giải, là làm thế nào tuyển mộ được khoa học gia cần thiết đế chế tạo hỏa tiễn. Nga, Mỹ, Anh và Pháp, không nước nào chịu cung cấp khoa học gia cho Ai Cập. Odessa thuyết phục được NaSSef rằng những hỏa tiễn mà Ai Cập cần chế tạo phải là những hỏa tiễn có kích thước và đặc tính y như những hỏa tiễn V 2 mà Wernher von Braun và các cộng sự viên đã chế tạo được tại Peenemunde. Một số lớn cộng sự viên cũ của Von Braun vẫn còn sống sót sau cuộc oanh kích quy mô vào Peenemunde, và hiện đang sống tại Tây Đức. Cuối năm 1961, công tác tuyển mộ khoa học gia Đức bắt đầu. Một số lớn được tuyển dụng và đang phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Không Gian Tây Đức tại Stuttgart, số này đều bất mãn vì Hòa ước Paris ký vào năm 1954 cấm chỉ Tây Đức nghiên cứu, thí nghiệm một vài địa hạt, đáng kể nhất là vật lý nguyên tử và vật lý không gian. Thêm vào đó, ngân khoản dành cho họ rất hạn chế. Đối với một số khoa học gia, được tặng cho cơ hội tạo thanh danh cho mình, được ngân khoản khổng lồ tài trợ, và cơ hội ngàn năm một thuở để chế tạo hỏa tiễn, đó thiệt là hấp dẫn. Odessa bổ nhiệm một cựu Thiếu Tá SS,Tiến sĩ Ferdinand Brandner, làm Sĩ Quan tuyển mộ tại Tây Đức. Ferdinand mộ thêm cựu Trung Sĩ SS làm phụ tá, Cả hai thầy trò lần mò khắp các thành thị Tây Đức mưu tìm cho bằng được những nhà bác học và khoa học gia muốn sang Ai cập chế tạo hỏa tiễn cho Nasser. Với ngân khoản tuyền mộ lớn lao, không thiếu gì khoa học gia chịu nghe theo. Đáng ghi nhận trong số này là Giáo Sư Wolt Gang Pilz, được Pháp tuyển dụng ngay sau Đệ nhị thế Chiến, sau này trở thành Cha đẻ của Hỏa tiễn lừng vanh Veronique của Pháp, đặt nền tảng cho chương trình không gian của De Gaulle. Giáo Sư Pik được Odessa khuyên dụ sang Ai Cập phục vụ, năm 1962. Kể đến là nhà bác học Eugen Sanger và hiền nội Irene, cựu cộng sự viên của Von Braun trong chương trình V2, Josef Eisig và Kirma- yer, hai chuyên viên khoa học gia tốc và nhiên liệu. Cả thế giới đã mục kích thành quả Ai Cập trong một cuộc diễn binh qua đường phố Cairo ngày 23 tháng 8 năm 1962, ngày kỷ niệm Bệ Bát Chu Niên Cộng Hòa Ai cập. Hai kiểu hỏa tiễn đặt tên E1 Kahira và El Zafira, tầm hoạt động khả dụng 300 và 500 cây số, diễn hành qua tiếng reo hò cổ võ của hàng trăm ngàn dân chúng, Mặc dù chỉ là hai hỏa tiễn mẫu, chưa được trang bị đầu nỗ và chưa xác định được nhiên liêu sẽ được dùng đến, nhưng chúng là hai trong số bốn trăm chiếc dự tính chế tạo mà một ngày nào đó sẽ rơi xuống Quốc Gia Israel. Tướng Glucks im lặng trong giây lát, kéo một hơi xì gà dài, xong kể tiếp câu chuyện. « Vấn đề hiện nay như thế này. Dù đã giải quyết xong các bài toán khó khăn liên quan đến nhiên liệu, đầu nổ, nhưng hỏa tiễn vẫn chưa sử dụng được vì còn thiếu hệ thống điều khiển nó. Và đó là điều mà chúng ta hiện chưa có khả năng cung cấp thẳng cho Ai Cập. Kẹt cho chúng ta hơn nữa là, mặc dù Stuttgart không thiếu gì chuyên viên và kỹ sư về Vô tuyến điểu khiển, nhưng chúng ta không thể nào mộ được họ. Tất cả những khoa học gia mình gởi sang Ai Cập đều chuyên về khí động học, sức đầy và đầu nổ, nhưng chưa có ai rành về vô tuyến điều khiển cả. Chúng ta đã lỡ hứa với Nasser là Ai Cập sẽ có được Hỏa tiễn, và nhứt định phải có cho họ bằng bất cứ giá nào. Tổng Thống Nasser cương quyết sẽ khai chiến một lần nữa với Israel. Ông ta tin rằng chiến xa và bộ binh sẽ đem lại thắng lợi, nhưng theo tin tức của Odessa thì tình thế không như Nasser nghĩ. Ai Cập sẽ không thể nào thắng nổi Israel dù có quân số đông hơn. Anh nghĩ xem địa vị của chúng ta sẽ lên như thể nào, nếu hàng tỷ Mỹ Kim lọt vô tay của Nga Sô để đổi lấy hàng ngàn tấn chiến cụ, nhưng vẫn thất bại trước Israel, trong khi những hỏa tiễn do những khoa học gia được Odessa tuyển mộ sẽ đem lại thắng lợi ? Chắc chắn địa vị chúng ta lúc đó sẽ lên như diều. Chúng ta sẽ đi một thế cờ và đạt được hai mục tiêu : Mục tiêu thứ nhất là đảm bảo sự nhớ ơn trường cửu của Trung Đông, nơi sẽ được dùng làm mảnh đất dung thân an toàn cho tập thể chúng ta, và mục tiêu thứ hai là tiêu diệt được lũ heo Do Thái, thỏa mãn được nghị quyết cuối cùng của nguyên thủ Hitler. Đây là một thử thách hết sức cam go, mà chúng ta không được phép thất bại. » Người khách trẻ kinh hãi nhìn Glucks bước qua bước lại trong căn phòng. Hắn do dự hỏi : « Xin Đại Tướng cho phép tôi được hỏi. Liệu bốn trăm hỏa tiễn Ai Cập đủ sức tiêu diệt hết lũ heo Do Thái không ? Có thể sức tàn phá của chúng ghê gớm lắm, nhưng tôi e không đủ sức hủy diệt hoàn toàn lũ heo Do Thái. » Glucks quay sang người khách trẻ, nhìn xuống hắn, cười lớn : « Anh nghĩ trong đầu xem Ai Cập sẽ dùng loại đầu nổ nào gắn trên hỏa tiễn ? Anh tưởng mình đem phung phí một vài tấn chất nổ để giết lũ heo sao ? Chúng ta đã đề nghị với Nasser, và nhà độc tài này đã đồng ý trên nguyên tắc rằng những đầu nỗ của E1 Kahira và El Zafira sẽ hơi khác lạ, bởi chúng sẽ chứa toàn vi khuẩn dịch hạch và sẽ phát nổ trước khi chạm mặt đất, bao bọc bầu tròi Israel bằng một màn « Bạch Kim 60 nhiệt bức ». Trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó chúng sẽ chết như rạ vì bệnh dịch hạch. Đây là quà của Odessa dành tặng cho Israel ! » Người khách trẻ, há hốc mồm, trố mắt nhìn GJucks: «Kinh khủng thật. Bây giờ tôi mới nhớ đến một vài điểm liên quan đến một vụ án xử tại Thụy Sĩ vào mùa hè năm ngoái. Chỉ toàn tin đồn thôi, vì chứng cớ đều bị ém nhẹm hết cả rồi ! Thưa Đại Tướng, vậy thì những lời đồn quanh vụ án có thật sao ? Tuyệt quá ! » « Đúng tuyệt thật, và tuyệt hơn nữa nếu Odessa có thể trang bị hệ thống vô tuyến điều khiển những hỏa tiễn này. Và hiện nay người giám sát toàn bộ hệ thống nghiên cứu vô tuyến điều khiển đang ỏ tại Tây Đức. Ám danh của hẳn là Vulkan, như thần Vulkan trong chuyên cổ tích vậy, chuyện rèn sét cho các vị thần khác đó ! » « Vulkan là một khoa học gia ? » Người khách trè hỏi. « Không. Đáng lý hắn phải trở về Á Căn Đình sau khi bị lột mặt nạ vào năm 1955, nhưng chúng tôi đã dàn xếp với tiền nhiệm của anh là phải kiếm cho hẳn một thông hành mới để hẳn có thể lưu lại Tây Đức. Lúc đầu mục đích của chúng tôi là sử dụng cơ xưởng hiện do hắn làm chủ để thực hiện một loạt dự án nghiên cứu, nhưng bây giờ phải xếp bỏ hết để chỉ chú trọng vào vô tuyến, và chế tạo hệ thống thích hợp đệ gắn vào các hỏa tiễn đang nằm ụ tại Helwan. Cơ xưởng mà hiện nay Vulkan đang trông coi chuyên chế tạo máy thu thanh transistor. Trong Ban nghiên cứu, một toán khoa học gia đang ngày đêm làm việc, cố chế tạo cho được hệ thống vô tuyến điều khiển các hỏa tiễn Ai Cập». « Tại sao những khoa học gia này không sang Ai Cập làm việc ? » Người khách trẻ ngạc nhiên hỏi. Glucks cười, vừa đi vừa nói : « Đây là cú đòn tài tình nhất của Odessa. Tôi vừa mới nói với anh rằng Tây Đức không thiếu gì chuyên viên hiểu rành về vô tuyến điều khiển, nhưng ngặt một nỗi là không ma nào chịu sang Ai Cập làm việc cả. Nhóm khoa học gia hiện nay làm việc cho Vulkan cứ tin rằng họ đang làm việc theo một giao kèo tối mật của Bộ Quốc Phòng Tây Đức.» Nghe đến đây người khách trẻ bộc lộ sự kinh ngạc, và thán phục Odessa bằng cách nảy người lên khỏi ghế, làm đổ cà phê tung toé ra áo. Hắn thở ra, khuất phục bởi tài trí của mấy ông xếp của mình. « Trời đất ! Làm sao có thể bịp đưọc họ ?» Glucks cười, trả lời thắc mắc của người khách trẻ. « Đơn giản vô cùng. Hiệp Ước Paris cấm chỉ Tây Đức nghiên cứu về hỏa tiền. Những người làm việc cho Vulkan bị buộc phải tuyên thệ bảo mật, và lời thề này được một chức sắc của Bộ Quốc Phòng chứng giám. Khỏi nói anh cũng biết người này thuộc phe ta. Một Tướng lãnh thật của Quân Lực Tây Đức cũng tháp tùng theo chức sắc này trong buổi lễ tuyên thệ bảo mật, và tất cả mại người hiện diện trong buồi lễ đều nhận ra vị Tướng này. Bọn khoa học gia này tình nguyện làm việc để phục vụ nước Đức. ngay cả sự kiện bị ép buộc phải làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn, bởi công việc của họ đi ngược lại với tinh thần Hiệp Ước Paris. Cho đến giờ phút này họ vẫn đinh ninh rằng họ đang phục vụ hết minh cho Chánh Phủ Tây Đức. Dĩ nhiên Odessa phải chi bộn bạc cho ván bài thấu cáy này, và cho cả công cuộc nghiên cứu nữa. Bình thường, một quốc gia hùng mạnh mới dám bỏ tiền ra tài trợ cho một dự án tương tự như của chúng ta. Cả chương, trình này đã làm cho Quỹ Mật của chủng ta thâm thủng rất nhiều. Bây giờ anh thấy rõ tầm mức quan trọng của Vulkan chưa ?.» «Thưa Đại Tướng, nếu có điều gì không may xảy đến cho hắn, chương trình có tiếp tục không ?» «Không ! Và hắn vừa làm chủ vừa làm Tổng Giám Đốc cơ xưởng này. Và chỉ có hẳn mới có khả năng trả lương hàng tháng cho các khoa học gia và những khoản chi tiêu khổng lồ dành cho chương trình này. Ngoài ra không có khoa học gia nào xía vô công việc thường nhật của xưởng, và không có một công nhân nào hiểu rõ những khoa học gia trong Ban Nghiên cứu làm những công việc gì. Đám công nhân làm việc tại cơ xưởng được Vulkan cho biết là nhóm khoa học gia đang nghiên cứu chế tạo những, mạch vi ba, sẽ đảo lộn thị trường điện tử. Tính chất bí mật của công việc được giải thích như là những biện pháp để phòng gián điệp kỹ nghệ. Mối chốt duy nhất giữa ban nghiên cứu và phần còn lại của cơ xưởng là Vulkan. Nếu hắn ngã, cả chương trình sẽ sụp đổ theo hắn !» «Thưa Đại Tướng, tôi có thể biết tên của cơ xưởng đó không ?» Tuớng Glucks suy nghĩ trong một thoáng, và nói cho người khách trẻ biết tên của cơ xưởng đó bắt đầu bằng những chữ Tele... Người khách trẻ nhìn Glucks tỏ vẻ không tin. «Những máy thu thanh mang tên Tele...» «Đúng rồi. Tele... là một xưởng chế tạo máy thu thanh giàu lòng nhân dạo, chuyên sản xuất máy thu thanh bán trả góp hoặc biếu không cho các hội từ thiện, dân nghèo.» «Và vị Tổng giám Đốc là.... ?» «Đúng. Vulkan đó. Bây giờ anh nhận thức được tầm mức quan trọng của hắn chưa ? Bởi đó, tôi còn lệnh này ban cho anh.» Tướng Glucks móc trong túi ra một phong bì trao cho người khách trẻ. Trong phong bì có một tấm ảnh. Sau khi xé phong bì ra, nhìn ngắm tầm hình trong đôi phút, người khách trẻ quay qua phía Glucks than trời : «Vậy mà tôi cứ tương «Đống chí» ấy còn ở bên Á Căn Đình !» Glucks lắc đầu : «Vulkan đó. Vào giờ phút này công việc do hắn trông nom đã bước sang một giai đoạn hết sức quan trọng. Do dó, nếu có ai thắc mắc muốn tìm hiểu về hắn, phải tìm mọi cách cho ai đó thất vọng hoàn toàn : một lời khuyên bảo, và nếu không nghe lời thì áp dạng biện pháp mạnh. Nghe kịp tôi nói không «Kamerad» ? Tôi nhắc lại, không một ai được phép tò mò tìm hiểu về Vulkan để có thể phơi bày ra ánh sáng lý lịch của hắn, nghe chưa !». Glucks đứng phắt dậy và người khách trẻ cũng bắt chước theo. «Bàn tán hồi nãy đến giờ đủ rồi. Chỉ thị như vậy, anh cứ thi hành !» CHƯƠNG IV « Nhưng bạn không biết hắn còn sống hay chết ! » Peter Miller và Karl Brandt đang ngồi trong xe của Miller đậu trước nhà viên thanh tra cảnh sát, nơi Miller đến đón bạn đi dùng cơm trưa Chúa Nhật, ngày nghỉ của Brandt. « Tôi không biết nên muốn tìm hiểu. Nếu Roschmann chết rồi thì hết chuyện, ngược lại thì... Bạn giúp gì tôi ? » Brandt ngầm nghĩ trong giây lát, lắc đầu. « Rất tiếc, không giúp được bạn gì hết ! » « Tại sao không ? » « Đây nhé, tôi biếu bạn cuốn nhật ký vì cảm tình riêng, vì tình bạn hữu giữa tôi và bạn. Tôi đọc thấy tập nhật ký làm tôi cảm động, và vì muốn bạn có để tài khai thác kiếm chút cháo. Nhưng tình thật tôi không bao giờ nghĩ bạn sẽ có ý định đi tìm cho được Roschmann. Tại sao bạn không chịu «phóng sự hóa tập nhật ký ? » « Vì không có gì để phóng sự hóa cả. Tôi phải viết lách ra sao ? Phóng viên Peter Miller vừa khám phá được một cuốn nhật ký cạnh xác một lão già mới tự tử. Cuốn nhật ký mô tả những cực hình mà cụ già phải trải qua trong thời đệ nhị thế chiến. Bạn tưởng các nhật báo sẽ ùa tới mua một thiên phóng sự nhạt nhẽo như vậy sao ? Theo tôi cuốn nhật ký rất xác thực và khá giá trị. Nhưng đây là ý kiến riêng của tôi. Còn biết bao nhiêu hồi ký khác tương tự được tung ra thị trường rồi ? Đề tài này quá nhàm chán đối với độc giả Tây Đức. Và ngay cả cuốn nhật ký cũng không có ma nào thèm mua ! » « Nhưng tại sao bạn cứ phải thắc mắc mãi về Roschmann ? » Brandt hỏi bạn. « Dễ hiểu lắm. Đây nhé. Bắt Cảnh Sát phải dựa theo cuốn nhật ký của Tauber để truy lùng Roschmann, và tôi sẽ có ngay đề tài làm phóng sự. » Brandt khảy tàn thuốc xuống chiếc gạt tàn trong xe.. Viên thanh tra nói : — Không có truy lùng mẹ gì hết. Này Peter ! Bạn có thể hiểu biết nhiều giới báo chí, phần tôi tôi đi trong lòng Cảnh Sát Hamburg. Công tác, chánh của chúng tôi hiện nay là vô hiệu hóa các tội ác đang lan tràn càng ngày càng nhiều. Không một vị chỉ huy cảnh sát nào chịu biệt phái những thám tử, đã làm việc quần quật suốt ngày, để truy lùng một người phạm tội cách đây hai mươi năm. Sự kiện này sẽ không bao giờ xảy ra ». « Ít nhất bạn cũng có thể nêu vấn đề này ra ! » Miller nói. Brandt lắc đẩu : « Không thể được. Tôi đâu đến nỗi dại.» « Tại sao không ? Có uẩn khúc nào ngăn cấm bạn ? ». « Vì tôi không muốn xía vô vấn để này. Bạn thì khỏi lo rồi. Độc thân, không bị cái gì ràng buộc. Bạn thừa sức đi mò kim dưới đáy biển nếu bạn cảm thấy thích. Phần tôi, tôi còn một vợ, hai con và cả một sự nghiệp phải lo giữ, nhất là khi nghề nghiệp mình là một cái nghề cảnh sát bạc bẽo, và tuy bạc bẽo nhưng tôi không muốn mất nó.» « Tại sao bạn lại phải mất nghề ? Roschmann là một tên sát nhân, đúng không ? Cảnh sát có bổn phận phải trụy bắt sát nhân, Đồng ý! Bạn thấy bạn kẹt chỗ nào đâu ? » Brandt dụi thuốc lá. « Tôi khó trình bày những cái «kẹt» của tôi cho bạn hiểu lắm. Hình như Cảnh Sát Tây Đức có thái độ không mấy hưởng ứng và tán đồng những ai xía vô những tội ác chiến tranh và bọn tội phạm SS, nhất là khi ai đó lại là một nhân viên Cảnh Sát. Lời yêu cầu của mình được giao phó nhiệm vụ săn lùng bọn SS cũng giống như tiếng kêu giữa sa mạc, và sẽ bị từ chối ngay lập tức. Nhưng tất cả mọi hành động của mình từ đó về sau sẽ được ghi vô sổ đen và kể như sự nghiệp đi đời nhà ma. Bạn thấy chưa ? Nếu bạn cứ khăng khăng yêu cầu tôi rống lên tiếng kêu giữa sa mạc, thì tôi rất tiếc phải từ chối. Bạn tự lo liệu lấy » Miller liếc nhin qua cửa kiếng. « Thôi được. Nếu bạn từ chối thì để mặc tôi. Nhưng ít nhất bạn cũng giúp tôi bắt đầu truy lùng từ một điểm nào chớ. Ngoài tập nhật ký ra, Tauber còn để lại gì khác không ?» « Có một lá thơ trăn trối. Tôi phải giữ nó để kèm theo báo cáo. Chắc giờ phút này nó được xếp vô hồ sơ lưu rồi. » « Hắn viết gì trong đó ? » Miller hỏi. « Không có gì » Brandt đáp. « Hắn nói tự ý hắn tìm lầy cái chết. À, còn một điểm. Hắn trối lại để hết đồ đạc vật dụng cho một người bạn tên Marx gì đó ! » « Tên Marx này có thể là một khởi điểm. Hiện nay hắn ở đâu ? » « Làm sao tôi biết được ? » Brandt nói. « Chỉ có vậy thôi sao ; một tên Marx cộc lốc không họ và không ghi địa chỉ gi hết ? » « Đúng, một người tên Marx thôi. Không thấy Tauber cho biết hắn ở đâu. » « Hắn phải có nhà có cửa chớ ? Bạn có cho người đi tìm hắn không ? » Brandt cau mày : «Bạn nhớ dùm tôi điều này nhé. Chúng tôi rất bận. Bạn biết có bao nhiêu người tên Marx tại Hamburg này thôi không ? Độ vài trăm tên, nhưng chỉ mới thấy liệt kê trong niên giám điện thoại thôi. Chúng tôi có thể bỏ ra hàng tuần, hàng tháng để tìm tên Marx của Tauber sao ?» « Bạn có thể cho tôi chừng ấy thôi ?» Miller hòi. « Chừng ấy thôi, vì tôi chỉ biết có chừng ấy. Nếu bạn muốn tìm ra Marx, mời bạn tự tiện !» « Cám ơn ông Thanh Tra. Rồi tôi sẽ tìm ra Marx cho ông lác mắt luôn.» Miller nói. Hai người bắt tay nhau. Brandt bước xuống xe vô nhà. Sáng hôm sau Miller đi viếng ngôi nhà Tauber đã sống những ngày còn lại trong đời. Một người đàn ông hơn bốn mươi tuổi mở cửa tiếp Miller. « Chào bác ! Chắc bác là chủ căn phố này ?» Người đàn ông nhìn Miller từ trên xuống dưới, khẽ gật đầu. Người tên này hôi như cú. « Cách đây vài hôm có người tự tử trong phòng thuê của bác ?» Miller hỏi. «Chú em là «cớm» hả ?» « Không ! Tôi chỉ lả một anh phóng viên thôi.» Miller nói xong chìa thẻ hành sự ra cho người này xem. « Tôi không có gì mới lạ để cho chú em biết cả !» Miller dúi một tờ giấy bạc mười Đức Kim vô tay hẳn và không thấy hắn phản đối. « Tôi chỉ muốn nhìn sơ qua căn phòng của cụ già ấy. được không ?)> « Tôi cho người khác thuê rồi !» « Đồ đạc của Tauber bác cất đâu rồi ?» « Đàng sau hè. Không còn gì có thể dùng được !» Mớ đồ đạc còn lại của người quá cố được chất đống cạnh hàng rào, gồm có một chiếc máy đánh chữ cũ, hai đôi giày, một lô quần áo cũ rách, một chồng sách và một chiếc khăn trắng mà Miller nghi có liên hệ gì đó với tôn giáo của lão. Chàng lục lội hết mọi thứ, những không tìm ra dấu vết gì liên hệ đến Marx cả. « Bấy nhiêu đây thôi sao ?» « Chi chừng này thôi» người chủ phố đáp. « Bác có người nào mướn phòng tên Marx không ?» « Không !» « Bác quen biết ai tên Marx không ?» « Khỏng biết !» « Bác thấy lão Tauber có bạn bè nào đến thăm không ?» « Tôi không được biết ! Hình như hẳn sống cô độc. Đi đi về về vào những giờ bất thường. Chắc hắn ta «mát» quá, nhưng hắn được lắm. Trả tiền phòng đều đặn, đúng ngày, và không bao giờ gây rắc rối cho ai cả.» « Có bao giờ bác gặp lão Tauber với một người nào khác không ?» « Không bao giờ. Lão hình như không có bạn bè. Không làm cho ai ngạc nhiên cả. Cả ngày chỉ nói lẩm bẩm cho một mình mình nghe. Đúng là tên già điên» Miller rời khỏi căn phố, đi bộ dọc bên đường, hỏi thăm dân chúng hai bên lề. Một số người nhớ rõ đã thấy Taưber đi đi về về, nhưng luôn luôn lão đi một mình. Trong ba ngày liên tiếp, Miller lần mò khắp khu phố, hỏi han người bán sữa, bà chủ tiệm chạp phô, lão mập bán thịt, cô chủ quán rượu, và hình như Miller đã chất vấn hầu hết mọi khuôn mặt « có thẩm quyền » trong khu xóm, nhưng không ai cho chàng một tin tức nào mới mẻ về Tauber và Marx cả. Vào chiều hôm thứ tư, chàng bắt gặp một đám trẻ nhỏ đang chơi banh trước khu đất trống gần nhà kho. « Ông nói sao ? Lão già Do Thái đó hả ? Solly khùng ?» Đứa bé «xếp» bọn trẻ trả lời Miller. Đám còn lại bao quanh chàng phóng viên. « Đúng rồi ! Solly khùng !» « Ông già Solly đó điên !» Một đứa bé trong đám lên tiếng. «Lão thường đi như thế này !» Và hắn bắt chước dáng đi thất tha thất thểu của Tauber, làm cả đám cười vang lên. « Có em nào thấy Solly đi với một người nào khác không ?» Miller hỏi. «Hoặc thấy lão nói chuyện với ai không ? Một người đàn ông nào đó ?» « Ông muốn biết chi vậy ?» Đứa xếp hỏi chàng, đầy nghi ngờ. Hắn nói thêm : «Bọn cháu đâu có làm gì hại Solly đâu ?» Miller búng đồng tiền năm Mark lên xuống lòng bàn tay. Tám cặp mắt nhìn đồng tiền một cách thèm thuồng. Tám chiếc đầu lắc nhẹ. Miller thất vọng ngoảnh mặt bước đi. « Ông ơi!» Chàng ngừng chân lại. Đứa bé nhất chạy về phía chàng. « Có lần cháu thấy Solly với một người đàn ông. Họ nói chuyện với nhau lâu lắm. Họ vừa ngồi vừa nói chuyện». « Ngồi đâu ?». « Gần mé sông. Chỗ có đám cỏ cao. Họ ngồi trên ghế đá.» « Người đàn ông già hay trẻ ?». « Già lắm. Tóc bạc nhiều lắm. » Miller búng đồng tiền cho đứa bé chụp, không mấy tin lời nó, nhưng vẫn đi về hướng mé sông. Hai bên bờ đều có hơn mười chiếc ghế đá nhưng không có ai ngồi cả. Vào mùa hè sẽ có rất nhiều người ra ngồi tạt đó, dọc theo bờ sông Elbe, ngắm nhìn những chiếc tàu lớn ra vô hải cảng, nhưng vào tháng 11 này không có một ai hết. Lúc còn nhỏ, Peter đã trở về thành phố đổ nát Hamburg này sau khi tỵ nạn chiến tranh tại một nông trại ở thôn quê, và Peter Miller đã lớn lên giữa đống gạch vụn của thành phố này. Nơi chàng thường lui tới để nô đùa cho thỏa thích là khu Altona. Trí óc chàng quay về Tauber. Làm sao lão ta có thể gặp và quen Marx được ? Miller biết có điều gì thiếu sót trong sự suy diễn của mình, nhưng không tài nào khám phá ra được. Cho đến khi trở lại xe và cho xe ngừng lại một trạm để đổ xăng, câu giải đáp mới đến với chàng. Anh công nhân ứừng bơm xăng vô xe chàng cho chàng biết xăng Super đã lên giá. Anh ta đi vô trong để thối tiền để chàng ngối lại trong xe mọt minh. Mắt chàng không rời khỏi chiếc bóp đang cầm trong tay. Tiền ! Tiền ! Tauber đào đâu ra tiền ? Lão ta không làm việc. Lão từ chối không nhận một khoản trợ cấp bù trừ nào của Chánh phủ, nhưng vẫn có tiền để trả tiền thuê phòng, một cách đều đặn, và còn dư chút đỉnh để ăn uống nữa. Vậy chắc chắn Tauber phải có tiền hưu bổng hàng tháng, hoặc được hưởng tiền trợ cấp tàn phế không chừng ? Miller vội đút tiền thối vô túi và đánh xe đến ngay Ty Bưu Điện Altona. Chàng đi ngay đến quày đề chữ HƯU LIỀM. « Bà cho tôi biết ngày nào phát hưu không ? » Chàng hỏi một bà đứng tuồi ngồi sau quày. « Ngày chót của mỗi tháng. » « Nếu vậy thì tháng này nhằm ngày thứ bảy ? )) « Không. Ngoại trừ Thử Bảy và Chúa Nhật. Tiền hưu: sẽ được phát vào ngày thứ sáu trước đó một ngày, và tháng này sẽ là ngày thứ sáu tới »; « Phế nhân cũng lãnh tiền vào ngày này nữa sao ? » « Bất cứ ai có tiền hưu bổng hay trợ cấp phế nhân cũng đều lãnh tiền vào ngày chót trong tháng cả ! » « Lãnh tại quày này ? » « Phải, nếu cư trú tại Altona » Ngươi đàn bà, đáp. « Bà bắt đầu phát từ lúc mấy giờ ? » « Từ lúc Ty bắt đầu mở cửa cho đến hết giờ làm việc.» « Cám ơn bà nhiều lắm. » Sáng thứ sáu, Miller trở lại Ty Bưu điện Altona, đứng quan sát đoàn người già yếu, tàn tật, nối đuôi nhau trước quày Hưu Bổng. Chàng đứng dựa tường đối diện đoàn người để có thế điểm mặt từng người. Phần đông đều bạc đầu, nhưng vì trời lạnh nên ai cũng đều đội nón. Trước mười một giờ sáng, một người đàn ông với mớ tóc bạc như những cụm bông gòn rời khỏi Ty Bưu Điện. Tới cửa, lão đứng lại, đếm tiền một cách thận trọng, đút tiền vô túi áo bành tô, liếc nhìn quanh quất như đang muốn tìm kiếm ai. Sau đôi ba phút không thấy ai đến, lão ngoảnh mặt bước đi. Đến ngã tư đường, lão quay lưng nhìn lại phía sau. Không thấy ai theo mình, lão rẽ sang đường Museum, đi bộ về phía bờ sông. Miller rời Ty Bưu Điện đi theo sau lưng lão. Lão già mất hơn hai mươi phút để đi quảng đường sáu trăm thước đến Elbe Chaussee. Lão bang qua đám cỏ, tiến đến ngồi xuống một chiếc ghè đá. Từ phía sau lưng lão, Miller đi tới. « Cụ Marx ? » Ngưòi đàn ông với mớ tóc bạc quay người lại, không lộ vẻ ngạc nhiên, hầu như thường bị người lạ mặt nhận diện. « Phải », lão đáp thật trịnh trọng. « Tôi là Marx đây!» « Tên cháu là Miller. » Cụ Marx gục đầu xuống suy nghĩ. « Thưa cụ đợi cụ Tauber ? » « Phải ! » Cụ Marx đáp nhỏ. « Xin phép cụ cho cháu ngồi ». « Cậu cứ tự tiện ! » Miller ngồi xuống ghế đá, cạnh cụ già. Hai người già trẻ cung hướng mắt nhìn ra sông Elbe. Một chiếc tàu hàng khổng lồ đang tiến vô Hải cảng. « Cháu e rằng cụ Tauber đã qua đời ! » Miller nói, phá tan bầu không khí im lặng.. Cụ già không rời mắt khỏi chiếc tàu hàng Kota Maru. Lão không để lộ lòng thương tiếc hay ngạc nhiên. Hình như cụ Marx quá chai đá rồi. Miller tóm tắt cho cụ Marx biết qua vể trường hợp cái chết của Tauber. « Cháu thầy cụ không mấy ngạc nhiên trước tin cụ Tauber tự tử ! » « Chuyện này tôi đã đoán biết từ lâu rồi ! Tội nghiệp ! Tauber quả là một người bất hạnh ! » CụMarx đáp. « Cụ Tauber có để lại một tập nhật ký, cụ biềt không ?» ! « Có. Tauber có nói qua cho tôi nghe. » « Cụ được đọc cuốn nhật ký này cíiưa ? » « Chưa. Tauber không chịu để cho ai đọc hết. Nhưng hắn thường nhắc nhở đến nó mỗi khi gặp tôi ». « Cháu được đọc qua nó, và cụ Tauber đã tả lại khoảng thời gian cụ ta bị giam cầm tại Riga. » « Tôi biết ! Tauber có nói qua là đã ở Riga ». « Thưa, cụ cũng từng ở Riga sao ? » Cọ già Marx quay qua nhìn Miller với cặp mắt sâu buồn. « Không. Tôi ở Dachau ! » « Thưa cụ, cháu cần cụ giúp cho một việc này. Trong tập nhật ký, cụ Tauber có nhắc đến một người, một cựu Đại úy SS tên Eduard Roschmann. Cụ Tauber có nhắc nhở đến tên này với cụ bao giờ không ?» . « Ồ, có chứ ! Hẳn có nói qua về Rosehmann cho tôi biết. Roschmann là lẽ sống của Tauber vì Tauber luôn luôn nuôi hy vọng sẽ có ngày lôi Roschmann ra toà án.» « Thưa cụ đó chính là những gì cụ Tauber đã viết trong nhật ký. Cháu là một phóng viên, và rất mong tìm hiểu thêm về Roschmann để đem hắn ra tòa. Cụ hiểu ý cháu không ? » «Vâng, tôi hiểu.» «Nhưng nếu Roschmann giờ đây không còn nữa thì hết chuyện. Cụ Tauber có cho cụ biết Roschmann còn sống hay chết rồi không ?» Cụ Marx im lặng trong giây lát. «Đại Úy Roschmann còn sống » Cụ già tóc bạc trả lời cộc lốc. «Hiện hắn đang tự do, không ai dám đụng đến hắn cả !» Miller nghiêng người qua cụ già Marx. «Thưa cụ, sao cụ biết được hắn còn sống ?» «Vì Tauber đã thấy hắn !» «Hồi tháng 4 năm 1945 ? Cụ Tauber có nhắc đến sự kiện gặp lại hẳn vào tháng đó trong nhật ký » Cạ Marx lắc đầu ! «Không phải. Tauber mới thấy hắn hồi tháng trước đây » Miller không tin lời cụ Marx, cứ nhìn chăm chăm vô mắt cụ ta. «Tháng trước đây ? Cụ Tauber có nói gặp lại Roschmann trong trường hợp nào không ?» Miller hỏi. Cụ Marx cau mày cố nhớ lại. «Có. Tauber có lẽ ưa rảo bộ qua khắp các đường phố cho đến khuya, vì cụ ta mắc bệnh khó ngủ. Đêm đó, cụ Tauber đang đi bộ ngang qua Đại Hí Viện trên đường trở về nhà. Một đám người ăn mặc sang trọng từ nhà hát bước ra đường. Bọn họ thuộc thiểu số triệu phú. Hàng dãy tắc xi đậu trước cửa nhà hát, và Tauber nhìn rõ Roschmann bước lên một chiếc tắc xi trong số đó.» «Roschmann ở trong đám triệu phú đó ?» «Phải. Roschmann lên xe tắc xi cùng với hai người khác, ăn mặc thật sang trọng.» «Chuyện này hết sức quan trọng. Có thật cụ Tauber đã không nhìn lầm người khác không ?» «Tauber quả quyết với tôi là đúng Roschmann, chớ không ai khác !» «Nhưng đã hơn mười chín năm cụ Tauber chưa nhìn thấy Roschmann, và thế nào hẳn lại không thay đổi ? Dựa vào đâu mà cụ Tauber có thể quả quyết với cụ ?» «Tauber nói với tôi là đã thấy Roschmann cười.» «Roschmann làm sao ?» «Hẳn cười. Roschmann cười » «Sự kiện này quan hệ lắm sao ? » Cụ Marx gật gù. «Tauber cho biết là hễ ai thấy Roschmann cười rồi thì khó quên lắm. Tauber không tài nào mô tả được nụ cười của Ròschmann, nhưng khẳng định sẽ nhận ra nụ cười của hắn trong vô số những nụ cười khác.» «Thưa cụ tin điều này không ?» «Dĩ nhiên là tôi tin.» «Cháu cứ tin như vậy đi ! Mà cụ Tauber có nhớ số xe chiếc xe tắc xi chở Roschmann không ?» «Lúc đó cụ Tauber bấn loạn lên, nên không biết phải làm gì » «Vậy thì xui quá ! Nếu biết được số xe này thì tiện biết mấy ! Cụ Tauber cho cụ biết chuyện này hối nào vậy ?» Miller hồi. «Tháng trước đây, sau khi lãnh hưu xong, cũng ngay tại chiếc ghế đá này !» Miller đứng lên, cau mày. «Thưa cụ cũng biết là sẽ không ai tin câu chuyên này hết chứ ?» Cụ Marx ngẩng đầu lên nhìn Miller. «Biết. Tauber cũng biết vậy, và đó chính là lý do cụ ta tự kết thúc đời minh !» Tối hôm đó, Peter Milter đến thăm mẹ như thường lệ. Và như mọi khi mẹ chàng cứ lo lắng xem đứa con trai độc nhất của bà có ăn đủ no không. Mẹ Miller, dáng người mập mạp, phúc hậu, ngoài sáu mươi. Bà không thể nào hiểu được, vào tuổi của bà, tại sao đứa con độc nhất lại có thể chọn một nghề bạc bẽo như nghề phóng viên nầy. Tối hôm đó, bà hỏi Miller đang làm những công việc gì. Chàng nói vắn tắt cho mẹ chàng biết qua câu chuyện của Tauber, nhấn mạnh đến ý định của chàng là sẽ đi tìm cho bằng được tên Roschmann. Mẹ chàng hết sức phật lòng. Miller nhắm mắt, cố nuốt cho trôi đĩa đồ ăn, không muốn để ý đến những lời trách móc và khuyên răn của bà mẹ, «Cả ngày chạy đôn chạy đáo soi mói hành động của bọn sát nhân chưa làm hài lòng con sao ?» Mẹ chàng nói. «Và bây giờ còn muồn xí mõm vô bọn Nazi nữa sao ?» Mẹ chàng nói tiếp: «Má không biết ba con sẽ nghĩ sao nếu còn sống !» Một ý nghĩ thoáng qua đầu chàng. «Thưa má !» «Gì đó con ?» «Trong đệ nhị thế chiến — những chuyện mà bọn SS đã làm... trong những trại tập trung... Má có bao giờ nghi ngờ hay nghĩ rằng những chuyện đó có thật không?». Sau một thoáng im lặng mẹ chàng nói : «Kinh khùng lắm! Sau chiến tranh quân đội Anh bắt má và nhiều người khác phải xem qua những đoạn phim mô tả những hành động ghê gớm của bọn SS. Thôi, má không muốn nghĩ đến những chuyện này nữa !» """