"
Ở Đây Sửa Kỷ Niệm Xưa - Tập 1 - Mizue Tani full mobi pdf epub azw3 [Light Novel]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ở Đây Sửa Kỷ Niệm Xưa - Tập 1 - Mizue Tani full mobi pdf epub azw3 [Light Novel]
Ebooks
Nhóm Zalo
Ở đây sửa kỷ niệm xưa - Tập 1 Tác giả: Tani Mizue
Đỗ Phan Thu Hà dịch
Phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản Hà Nội 10-2018 —✥—
ebook©hotaru-team
Thất bại trong tình yêu, rời viện thẩm mỹ, Akari chuyển về đường Thần Xã Tsukumo sống, nhưng cô nhận ra khu phố mua sắm sầm uất ngày nào nay đã vắng hoe. Khiến người chú ý, họa chăng chỉ có tấm biển lạ lùng “Ở đây sửa kỷ niệm xưa” treo trước cửa hiệu anh thợ sửa đồng hồ Shuji đang một mình sống lặng lẽ.
Chính tấm biển ấy lại run rủi Akari gặp những người mang cùng nỗi niềm quá khứ như cô. Akari, cùng với Shuji và cậu sinh viên thân thế bí ẩn Taiichi bỗng trở thành chìa khóa giúp họ tháo gỡ những ưu phiền ôm giấu từ lâu. Vì một kỷ niệm chung của họ đã trở về, mở ra con đường dẫn tới những kỷ niệm êm đềm mới…
Tani Mizue sinh tại tỉnh Mie, Nhật Bản. Năm 1997 bà ra mắt với tác phẩm Paradise Renaissance và nhận giải thưởng Romance. Ở đây sửa kỷ niệm xưa là một trong nhiều tác phẩm của Tani Mizue đã giúp bà ghi dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả Nhật Bản.
“Quá khứ vốn chẳng thể chuyển dời. Nhưng ai báo sẽ không thể sửa lại, nếu ta biết chấp nhận và trân trọng nó như một phần của chính mình?”
MÈO ĐEN PAPA
1.
“Ở ĐÂY SỬA KỶ NIỆM XƯA”.
Akari dừng chân khi nhìn thấy bảng hiệu kim loại với dòng chữ như trên ở góc cửa kính trưng bày be bé.
Tấm biển đóng khung chỉ to ngang cuốn tập. Các con chữ bạc được dán trên nền màu đồng, tuy nhiên nếu không căng mắt nhìn sẽ khó đọc được trên đó viết gì do bên trong cửa hiệu khá tối. “Ở đây sửa kỷ niệm xưa”.
Cô nhìn tới nhìn lui đến mấy lần, song quả thật tấm biển đề như vậy. Câu này có nghĩa là gì nhỉ? Akari đứng khựng lại, nghiêng đầu thắc mắc.
Có thể sửa lại những kỷ niệm đã hỏng nát ư? Mà vốn dĩ ký ức có phải thứ bị hỏng được không?
Biết đâu câu trả lời là có. Phải rồi. Bản thân Akari cũng mang trong mình những ký ức bị hỏng. Nhưng tất cả đều là chuyện đã qua. Cô không nghĩ rằng phục hồi quá khứ vốn chẳng thể chạm tay tới là điều khả dĩ.
Sau ô cửa kính trưng bày không to hon cửa sổ bình thường là bao chễm chệ chiếc đồng hồ để bàn có vẻ là đồ cổ. với các bức tượng thiên sứ trang trí xung quanh, trông nó lộng lẫy như một tác phẩm nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là cái đồng hồ.
Tuy nhiên, món đồ này hoàn toàn xa lạ với đời thường. Akari mắt
hứng thú ngay tắp lự, tiếp tục kéo lê chiếc va li nặng trịch của mình đi.
Cô nhìn xuống bản đồ, nhủ thầm chính là khu này rồi và đưa mắt nhìn quanh. Trước mắt cô chỉ có những cánh của cuốn đang đóng. Mấy con chữ không còn rõ nét nói lên đó từng là các cửa tiệm kim khí, tiệm chăn gối... song dòng chữ Akari đang tìm lại chẳng thấy đâu.
Vòng đi vòng lại hai ba lần, cuối cùng cô cũng phát hiện tấm biển mình cần. Cây cột ba sọc màu xanh, đồ trên nền trắng cùng tấm biển treo trên tường ngoài gần như bị che khuất bởi lá thường xuân.
Không nhầm lẫn gì nữa, bảng hiệu đề chữ “Salon tóc Yui”. Akari thở phào nhẹ nhõm tiến về phía cửa tiệm. Đó là một căn nhà gỗ biệt lập, chỉ có mặt tiền quay ra đường của tầng một được sơn giả gạch, rặng thường xuân không được cắt tỉa leo lên tận mái tầng hai.
Nơi này từng là tiệm cắt tóc song đã đóng cửa được vài năm. Đây sẽ là ngôi nhà mới của Akari.
Cô quan sát xung quanh thêm lần nữa và trông thấy cửa tiệm “ký ức” lúc này nằm chênh chếch phía đối diện.
Để ý mới thấy nó có vẻ nổi bật nhất trong số các ngôi nhà nằm dọc con phố này. Căn nhà xây theo lối kiến trúc phương Tây, trên tầng hai có một cửa sổ tròn lắp kính màu. Nếu là một khu dân cư kiểu cách thì không nói làm gì, nhưng với khu phố mua sắm tiêu điều này, nó có phần lệch tông.
Khu phố mua sắm nằm cách nhà ga không xa. Trên đường Akari đến đây, hầu hết hàng quán đều đóng cửa im ỉm. Nếu không nhờ mấy bảng hiệu hình vòng cung mô phỏng cầu vồng lác đác dăm ba
chỗ thì khó lòng biết được nơi này là khu phố mua sắm. Cô nhìn thấy dòng chữ xỉn màu: “Phố mua sắm đường Thần Xã Tsukumo”.
Cột sắt hoen gỉ, lớp sơn màu cầu vồng cũng đã bong tróc. Mặc dù đường chỉ đủ rộng cho một ô tô con chạy qua song họa hoằn lắm mới thấy bóng người chứ đừng nói tới xe cộ.
Dòng người trước ga đi ngược hướng với Akari. Cô khẽ liếc nhìn vỉa hè lát gạch màu dẫn đến khu chung cư và trung tâm thương mại mới xây rồi đi theo con đường nhựa lồi lõm ổ gà. Băng qua gầm cầu vượt hẹp, cô thăng tiến về hướng thưa thớt người hơn rồi đi tiếp hai mươi phút thì tới được khu phố này.
Đây là một thị trấn nhỏ đang phát triển thành khu dân cư dành cho người hằng ngày đi làm trong thành phố, song khu vực này lại không thu được bất cứ lợi lộc nào từ điều đó mà ngày càng xuống dốc.
Tình hình hiện tại khác một trời một vực so với ký ức ngày cô còn thơ bé. Khu phố từng sầm uất hơn rất nhiều, đâu đâu cũng thấy những tấm biển rực rỡ sắc màu và hoa giả trang trí. Cô chẳng biết tiệm quà vặt bán bánh kẹo mình từng đến vài lần giờ ở đâu. Cả cửa hàng đồ chơi trước kia cô được ông bà mua pháo hoa cho giờ có lẽ cũng không còn nữa.
Dẫu vậy, thay vì tiếc nuối trước khung cảnh hoang tàn của khu phố, Akari lại thấy nhẹ cả người. Cũng bởi những hình bóng ngày xưa không còn mà phần nào cô cảm thấy mình được phép trở về nơi đây.
Khu phố mua sắm thuở ấy giờ đã biến mất, cô bé con Akari xưa
kia cũng vậy. Chắc không còn ai nhớ đến cô, do đó một lời nói dối cỏn con có lẽ cũng sẽ được tha thứ.
Bầu trời cao vời vợi cùng làn gió mãng theo chút hơi ẩm báo hiệu sắp sang thu, song ánh mặt trời buổi chiều vẫn rát bỏng, Akari bước về phía cửa chính của tiệm cắt tóc, định đưa tay lên lau trán thì sực nhớ mình đang trang điểm rất kỹ.
Hôm nay là ngày cô chuyển nhà, vậy mà người bạn làm chung trong salon tóc lại nhờ cô làm người mẫu tóc. Sắp tới, cô bạn này sẽ tham gia cuộc thi do công ty tổ chức nên đang trong quá trình lên ý tưởng và cần người để luyện tập. Do thời gian eo hẹp, cô lao lên tàu điện với mái tóc quái dị rồi thẳng tiến đến thị trấn này.
Suốt từ ban nãy, thi thoảng những người đi ngược chiều lại nhìn cô với vẻ hồ nghi. Ban đầu cô nhầm tưởng nguyên nhân nằm ở chiếc va li trông như dân du lịch, song khi nhận ra lý do thực sự, cô cảm thấy ngượng không bỏ đâu cho hết.
Bóng Akari đổ trên mặt đất trông chẳng khác nào một vũ công dị quốc bí ẩn với mái tóc vấn cầu kỳ cùng những bím tóc bện xù. Nếu ở thành phố, bộ dạng nổi bật này cũng không phải hiếm song cứ như thế mà đến đây lại là cả một vấn đề.
Dù gì chuyện cũng đã rồi. Về trang phục, cô mặc áo sơ mi và quần vải rất bình thường thành ra trông vẻ ngoài càng kệch cỡm, nhưng đằng nào cũng chẳng lo gặp người quen nên cô mặc kệ. Bản thân cô lúc này là một kẻ bất cần đời. Cô đã bỏ việc, bỏ luôn người yêu, một thân một mình rong ruổi đến vùng đất lạ. Một kiểu dễ bị coi là hâm hâm. Song tóm lại, giờ chỉ cần vào được nhà, cô sẽ không cần lo bị ai đánh giá nữa.
Akari tra chìa vào cánh cửa gắn kính màu khảm hoa văn hình kỷ hà. Cửa kêu kèn kẹt mở ra, ánh sáng từ bên ngoài ùa vào trong nhà, lập tức bao ký ức cũ đã nhạt nhòa bỗng hiện ra trước mắt cô với những sắc màu sống động.
Mọi thứ chẳng khác gì so với lúc cô còn bé. Vân là ba tấm gương tròn to với ba chiếc ghế trắng xếp đằng trước. Ghế xô pha màu đồ cho khách ngồi đợi. Bên kia bức mành là bồn gội đầu và dụng cụ dùng để uốn tóc.
Cửa tiệm này ngày trước do ông bà cô mở, ông là thợ cắt tóc còn bà là chuyên viên thẩm mỹ. Bà để tóc ngắn nhuộm màu hạt dẻ, khi đứng tiệm luôn đeo tạp dề hồng nhạt. Ông có hàng ria mép rất bảnh, trong ký ức của cô, lúc nào ông cũng mặc áo khoác trắng cài kín cổ.
Thỉnh thoảng, Akari lại xuống cửa tiệm, để không quẩn chân ông bà, cô sẽ chiếm đóng ngay trước giá đựng báo dựng cạnh chỗ khách ngồi chờ. Vì ở đó có truyện tranh và tạp chí. Ngày ấy, cô suốt ngày chúi mũi vào những cuốn tạp chí đăng các kiểu tóc xinh đẹp, dù tất nhiên, lúc tiệm đông, cô sẽ phải đi lên tầng hai.
Cô còn nhớ có lần thích mê một kiểu tết tóc dễ thương đến độ ngắm mãi không thôi, thế là bà đã thắt cho cô kiểu tóc giống hệt. Akari cứ tưởng mái tóc quăn cứng đầu của mình có chải, thắt thế nào cũng không như ý muốn, nhưng lúc ấy, đôi tay tài hoa của bà đã khiến mái tóc cô trở nên ngoan ngoãn như có phép màu. Lên lớp hai, do mẹ bận nên Akari ở nhà ông bà suốt kỳ nghỉ hè. Đối với cô, mùa hè năm ấy là khoảng thời gian đặc biệt. Hai mươi năm trôi qua, Akari lại trở về nơi này. Cô ngồi trước
gương mà lòng dâng trào cảm xúc.
Đang đắm chìm trong suy tưởng, cô chợt nghe thấy tiếng động phát ra từ trong cửa tiệm rõ ràng không người.
Phía cuối lối đi hẹp có một cánh cửa, đằng sau đó là bồn rửa mặt và nhà vệ sinh cùng cầu thang dẫn lên tầng hai, song cô dám chắc không có ai ở đó. Vừa mới thầm nhủ chắc là do thần hồn nát thần tính, chợt cô nhác thấy chiếc rèm hạt trước cánh cửa khẽ rung rinh. Akari quay phắt lại, đoạn cẳng thẳng đứng dậy.
Có người.
Một bóng đen đang chuyển động chỗ cái kệ cạnh bức rèm. “Ăn... Ăn trộm...?”
Akari toan hét lên thì cái bóng lao tới. Cô ré lên và lùi lại, bóng đen sượt qua, đáp xuống nền nhà rồi nhanh như cắt chạy biến về phía cửa chính.
Hóa ra là một chú mèo đen.
Lúc giật lùi về sau, Akari húc phải cái xe đẩy, cô định nhào ra chụp thì lại ngã lăn quay, cả người đau ê ẩm, ngán ngẩm trước sự ngớ ngẩn của bản thân khi mất hồn mất vía chỉ vì con mèo hoang, cô không đứng dậy ngay được.
“Cô không sao chứ?”
Giọng nói vang lên từ cửa ra vào vẫn mở toang.
“Tôi nghe thấy tiếng hét và tiếng loảng xoảng.” Tự lúc nào, một anh chàng trẻ tuổi đã bước vào cửa tiệm lúc này như bãi chiến trường xe đẩy đổ, ngăn kéo bung, đồ bên trong văng tung tóe. “À... Vâng, tôi... tôi không sao.”
Akari luống cuống đứng dậy. Đúng là cô chẳng còn thiết tha gì tình yêu tình báo hay công ăn việc làm, nhưng cô vẫn chưa vứt bỏ lòng tự trọng đến độ có thể nằm sõng soài trước mặt người khác giới.
“Tôi giật mình vì con mèo thối.”
“Mèo à?”
“Nó ở trong kia. Không biết vào bằng đường nào.”
Anh ta nhòm ra phía sau bức rèm rồi quay đầu lại nói. “À, cửa sổ bé phía trên bồn rửa mặt đang mở. Chắc chủ nhà quên đóng lại. Sắp sửa có khách thuê nên hôm nọ họ đến mở cửa cho không khí trong nhà lưu thông.”
Nhìn bộ dạng giản dị với cái tạp dề denim màu đen và đôi dép sục, có thể đoán anh sống gần đây, chưa kể còn là chỗ quen biết của chủ nhà này.
Bàn tay chìa ra quá đỗi tự nhiên, Akari chưa kịp định thần đã nắm chặt lấy. Sau khi kéo cô đứng dậy, anh nở nụ cười và bảo. “Bên trong chỉ có mỗi con mèo thôi à?”
“Ừm, chắc là vậy.”
Cửa sổ nhỏ lại gắn chấn song nên người không thể chui lọt được.
“Thế thì tốt rồi. Vậy mình làm quen lại nhé. Hân hạnh được gặp cô, cô Nishina Akari.”
“Hả?”
“Đúng không nhỉ?”
Sao người thanh niên này lại biết tên cô? Chắc hẳn thắc mắc đã
hiện cả lên mặt Akari, bỏi ánh mắt anh nhìn cô khá kỳ quặc. “A, tôi là Iida Shuji. Năm nay tôi cũng hai tám, cùng tuổi với cô. Mong cô giúp đỡ nhé.”
“Hả, cùng tuổi sao... Tôi cứ tưởng anh nhỏ hơn đấy ạ.” “Sao bỗng dưng cô lại dùng kính ngữ thế?”
“Chắc do tôi bất ngờ.”
“Sao cô nghĩ tôi nhỏ tuổi hơn nhỉ?”
Vì anh nhìn có vẻ mảnh khảnh, khuôn mặt lại dễ thương, tuy nhiên nói điều này với nam giới có lẽ hơi thất lễ.
Quả thật nói thế hơi kỳ nên Akari lại thôi. Hơn nữa, cô có một băn khoăn lớn hơn việc ấy nhiều.
“Mà sao anh lại biết tôi?”
“Bác chủ nhà Sano bảo với tôi cô sắp chuyển tới đây.” “Đó là thông tin cá nhân cơ mà!”
“Nào nào, đừng cứng nhắc quá. Cô là cháu của ông bà Yui ngày trước từng sống ở đây phải không?”
Đến cả chuyện đó cũng lộ rồi sao.
“Bà chuyển đi chắc cũng được năm năm rồi đấy nhỉ? Tôi nghe nói sau khi ông mất, bà đóng cửa tiệm, sống ở đây một mình thêm ít lâu rồi cũng chuyển về ở với con trai do mắc bệnh mãn tính. Không biết sức khỏe bà sao rồi.”
Akari cũng đã được ông chủ nhà kiêm môi giới bất động sản kể chuyện này lúc cô thuê nhà. Cô còn nghe nói con trai bà phải thuyên chuyển công tác liên miên, thành ra chẳng rõ hiện tại người này đang ở đâu.
Khách trọ tự giới thiệu mình là cháu gái nhà này, vậy mà ông chủ nhà không mảy may nghi ngờ lại còn bộc tuệch kể tràng giang đại hải. Cô cũng nên liệu trước khả năng chuyện của mình đã đến hết tai mọi người quanh đây mới phải.
Nhưng giờ có nhận ra cũng đã quá muộn.
“Dù là cháu nhưng tôi sống xa ông bà lâu rồi. Bố mẹ ly hôn, mẹ giành quyền nuôi tôi, hiện tại mẹ cũng đã đi bước nữa, nhưng do đây là nhà ông bà nội nên tôi chẳng có dịp về thăm. Tại vẫn nhớ về cửa tiệm nên tôi có lên mạng tìm hiểu, tình cờ thế nào thấy trên trang chủ của chủ nhà đăng tin cho thuê.”
Tại sao cô phải giãi bày chuyện này với người đàn ông lần đầu gặp mặt kia chứ? Tuy đầu nghĩ một đằng, nhưng miệng lại một lèo kể tất.
Cô không thích bị bới móc nên thà huỵch toẹt ra tất cả trước khi bị căn vặn còn hơn.
Dứt lời, cô tập trung nhặt kẹp tóc vương vãi trên đất ra chiều muốn dừng cuộc nói chuyện.
“Phải rồi, dạo gần đây bác Sano đang mày mò dùng máy tính mà. Bác bảo dạo này buôn bán trên mạng thịnh quá, khéo khu phố mua sắm cũng sẽ chẳng còn khách lai vãng.”
Anh lăng xăng vào phụ một tay, nhưng cô chỉ muốn dừng cuộc tán dóc này lại sớm chừng nào hay chừng đấy. Dọn xong, Akari lên tiếng.
“Cảm ơn anh. Lúc nãy anh đang trên đường đi đâu phải không? Do tôi gây náo loạn cả lên, xin lỗi nhé.”
“Không, cũng chẳng phải việc quan trọng gì đâu.”
Anh vừa nói vừa tiến về phía của.
“Từ giờ chúng ta là hàng xóm rồi, nên có gì cô cứ gọi.” Đoạn anh ló mặt ra cửa, chỉ tay về phía tòa nhà chếch bên kia đường.
“Kia là tiệm của tôi. Tôi hiện là hội trưởng hội kinh doanh, nên có thể tư vấn cả chuyện bán buôn nữa.”
Là ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây kia.
Tức anh ta là người sửa kỷ niệm?
Akari chưa biết có nên hỏi lại không, bởi xem chừng nó rất hoang đường. Giữa lúc cô còn ngần ngừ, anh đã vẫy tay chào tạm biệt như thể hai người là bạn thân từ lâu rồi bỏ đi.
Đóng cánh cửa gắn kính màu vừa là lối ra vào của tiệm, vừa là của chính căn nhà, Akari cho phép mình thở phào. Cứ tưởng sẽ bị hỏi han nhiều hơn, ví như con gái mà sao lại thân cô thế cô đến sống ở cửa tiệm cũ này, rồi nghề ngỗng thế nào, hay đã qua mấy đời chồng - dù tất nhiên câu trả lời là chưa, nhưng may sao tất cả chỉ dừng lại ở đó, cô thấy như trút được gánh nặng.
Sửa kỷ niệm mà cần dùng đến tạp dề sao?
Thành thật mà nói, anh ta trông giống nhân viên tiệm cà phê hơn. Song ở khu phố mua sắm này đào đâu ra cửa tiệm kiểu cách như thế kia chứ.
Akari đắm chìm trong những suy nghĩ vẩn vơ, đến lúc ngẩng đầu lên thì ánh sáng mới ban nãy còn chiếu vào phòng đã biến mất. Dạo này, tuy ban ngày vẫn nóng bức nhưng trời tối rất nhanh.
Cô mò mẫm công tắc trên tường và bật đèn trần. Chủ nhà đã nối lại điện, mở đường ga và nước sinh hoạt. Một số đồ dùng cô cho chuyển đến trước được xếp ở tầng hai nơi cô sẽ sinh hoạt. Cô xách va li, lên cầu thang cuối lối đi rồi bước vào gian phòng tám chiếu ngổn ngang thùng giấy.
Ngày trước ông bà cô dùng chỗ này làm phòng khách. Nếu cô nhớ không lầm thì phía Tây có phòng ngủ, tiếp đó là một gian như nhà kho mà ông bà vẫn gọi là phòng trẻ con. Có lẽ sau khi con cái rời nhà lập nghiệp, căn phòng đã được chuyển thành kho chứa đồ. Khác với cửa tiệm ở tầng một, không gian sinh hoạt này không thấy sót lại tư trang của hai người. Trên mặt chiếu chỉ toàn thùng giấy. Đã chẳng còn thấy nào là rèm cửa và nệm hoa lá theo sở thích của bà, rồi những món đồ lưu niệm, búp bê bằng gỗ hay cá tấm thảm đã sờn lông.
Akari dỡ đống thùng giấy xuống và lôi ấm đun nước từ chiếc hộp để dưới cùng ra. Cô vào gian bếp thông với phòng khách, bật bếp ga lên rồi đun nước, đoạn lấy mì cốc ăn liền từ trong va li.
“Biết vậy lúc nây mua sẵn sandwich có phải hơn không.” Trước ga có một cửa hàng tiện lợi, nhưng vì mỗi bữa ăn mà lội ba quãng đồng thì cực quá. Cô lại chẳng biết trong khu phố mua sắm này có tiệm nào bán đồ ăn không.
Mở cửa sổ nửa dưới gắn kính mờ, cô có thể thấy rõ ngôi nhà kiểu Âu chếch xéo bên đường. Xem chừng nhà ấy có vườn, bởi một cái cây to đang vươn cành phía trên mái nhà xanh.
Akari nặn óc nhớ lại nhưng thật lạ, cô chẳng lưu giữ chút ký ức nào về căn nhà ấy. Chắc với một đứa trẻ, nó chẳng có điểm gì thu
hút. Ngoại trừ khung cửa trưng bày nhỏ, trông nó giống nhà ở hơn cửa tiệm, chưa kể phải đi hết bậc đá mới đến cửa ra vào, đừng nói con nít, khối người cũng vô tình lướt qua. Hơn nữa, nếu là một khu phố mua sắm tấp nập, biển hiệu sặc sỡ như trước đây thì hắn căn nhà đó chẳng lấy gì làm bắt mắt.
“Mà không biết đấy là tiệm gì nhỉ?”
Đang mải nhìn thì cô trông thấy một chú mèo nhảy xuống từ tường gạch và đủng đỉnh lướt qua trước khung cửa trưng bày. Bộ lông của nó đen tuyền, giống con mèo làm Akari thất kinh hồn vía lúc nãy.
2.
Xưa nay Akari vốn quen với lối sống đi bộ dăm ba phút là đến cửa hàng tiện lợi, thế nên nội chuyện sáng ra không có đồ ăn đã khiến cô như gặp nạn trên núi.
Cô lết tấm thân ê nhức sau khi quần quật dọn dẹp ra khỏi nhà tìm thức ăn, băn khoăn giữa hai phương án: chịu đói đi bộ gần hai mươi phút đến trước ga, hoặc lang thang trong khu phố mua sắm, may ra vớ được một cửa hàng tiện lợi gần đây.
Cô định bụng sẽ túm lấy ai đó để hỏi nhưng khu phố vào buổi sáng vắng tanh vắng ngắt. Cũng chẳng thấy bóng dáng ai hối hả lo mở cửa hàng quán, chỉ rặt những của cuốn viết tên tiệm đã xỉn màu giữa ánh sáng ban mai.
Ngày xưa cạnh salon tóc Yui là tiệm đồ khô và quán ăn, nhưng hiện đã bỏ hoang. Đối diện tiệm đồ khô là tiệm chụp ảnh tuy đã đóng cửa nhưng cô biết có người sống, bởi tối qua vẫn thấy đèn. Ở đây nhiều nhà như vậy, song có lẽ mới sáng sớm nên đường phố còn yên tĩnh.
Dấu tích của một thời tấp nập chỉ là những khóm hoa trang trí trên cột đèn đường. Chẳng rõ tại sao, đến tận bây giờ chúng vẫn chưa bạc màu. Có lẽ đó chính là lý do khiến nơi đây không thể trở thành con đường bình thường mà vẫn mang dáng dấp khu phố mua sắm bị bỏ ngoài dòng thời gian.
Akari thả hồn treo ngược cành cây nghĩ linh tinh, đúng lúc ấy, một giọng nói vang lên sau lưng.
“Chị là người thợ cắt tóc mới đến phải không?”
Một cậu thanh niên ngấp nghé hai mươi với bộ dạng ngổ ngáo đang đứng đó. Khuôn mặt cậu cháy nắng cùng mái tóc tẩy màu dựng đứng, vòng cổ và khuyên tai bạc lòng thòng nhìn đến là nặng, song chẳng rõ tại sao, cậu lại khoác trên mình bộ đồ thầy tu. Khó hiểu hơn nữa là cậu đeo toàn những thứ đồng nát như chìa khóa cong vẹo hay đai ốc...
“Chị còn chưa chào hỏi em đâu nhé. Mau đến viếng đền đi.” Cậu ta nói, mắt lườm lườm nhìn xuống Akari. Việc chào hỏi cậu thanh niên nhìn như thành phần bất hảo này với cụm từ “đi viếng đền” dường như chả có chút liên quan gì đến nhau cả, cô bất giác chau mày.
“Viếng đền là sao?”
“Viếng đền thờ đấy. Mới đến mà không cúng tiền, thần phạt cho bây giờ!”
“Đền thờ?”
“Đền nằm sâu trong kia kìa. Đền này có từ lâu đời lắm rồi!” Ngẫm lại, cô nhớ ra hôm qua lúc đến đầy, bị lạc đường và có đi qua một nơi hao hao đền thờ.
“Đã là người mới thì phải cúng tiền giấy. Chứ ba đồng xu lẻ thì khó buôn bán phát đạt lắm.”
“Hả?”
Cậu ta nói quàng xiên gì vậy.
“Taiichi, em lại định ăn trộm tiền cúng à?”
Một giọng nói khác vang lên. Anh Iida Shuji chuyên sửa kỷ niệm hay gì đấy, xuất hiện với túi rác trên tay.
Anh để rác dưới cột điện rồi mỉm cười chào cô bằng khuôn mặt mới sáng đã tươi như hoa. Tóc tai bù xù cột túm lại, đôi mắt chưa quen với ánh nắng mai chỉ chực sụp xuống, Akari bất giác quay mặt đi, lúng búng mãi mới đáp lại được lời chào.
“Lại là thế nào. Em chỉ mượn thôi, có trả đàng hoàng mà.” “Thế cơ à. Với cúng là tùy tâm, ai lại ép uổng như thế.” “Em nghĩ cho chị ấy chứ bộ.”
“Khoan, em nghĩ cho chị chỗ nào hả?”
“Chứ còn gì nữa. Quên đi viếng thì làm ăn không thuận buồm xuôi gió đâu.”
Đúng là không thể bắt hình dong, cậu ta có vẻ rất sùng đạo. Nhưng trộm tiền cúng là sao? Mà chuyện ấy bàn sau. “Em bảo kinh doanh gì cơ?”
“Ủa, không phải chị trở về để tiếp quản tiệm cắt tóc sao? Trở về, hai từ ấy bất chợt cứa vào tim Akari. Cô đã trở về ư? Liệu cô có tư cách nói mình trở về hay không?
“Tiệm cắt tóc?”
Anh thợ sửa kỷ niệm nghiêng đầu thắc mắc và chen ngang câu chuyện.
“Chị này là người hôm qua chuyển đến căn nhà xéo tiệm anh Shu phải không? Mới nãy chị ấy vừa đi ra từ tiệm cắt tóc đó mà.” “Salon tóc Yui...” anh lẩm bẩm rồi bất ngờ reo lên “A!”
“Thế cô là Nishina...?”
“Vâng.”
“Ơ, sao mặt cô khác vậy.”
Hóa ra anh tưởng không phải cùng một người. Quả thật hôm qua Akari trang điểm rất đậm, đã vậy kiểu tóc còn chẳng giống ai. “Gì? Chị mới phẫu thuật thẩm mỹ à?”
Cậu nhóc tóc nâu nói.
“Nói nhăng nói cuội gì vậy hả?”
“Đâu mới là người thật thế?”
Anh thợ sửa kỷ niệm nghiêm mặt chằm chằm nhìn Akari. Cái gì mà thật giả cơ chứ, cô nghĩ thầm trong lúc ngẫm lại bộ dạng mình hôm qua.
“Tôi bây giờ.”
“Thế thì may quá.”
Ý anh ta là sao?
“Mà Nishina đang đi đâu đấy à?”
Cuộc nói chuyện cuối cùng đã trở lại bình thường khiến cô nhẹ nhõm hẳn.
“À đúng rồi, gần đây có cửa hàng tiện lợi hay gì không? Tôi quên mua thức ăn.”
“Ừm, chỉ có một cái ở trước ga thôi. Trong khu phố mua sắm có tiệm bánh mì đấy nhưng giờ chưa mở cửa đâu.”
Nghe thấy cụm từ “trước ga” mà tâm trạng Akari tuột dốc không phanh.
“Cô chưa ăn sáng à? Vậy đến nhà tôi đi.”
“Ấy, thôi.”
Anh thợ sửa chữa này bán cả thức ăn? Làm gì có luyện. Vậy tức là sao? Anh ta đang mời mình dùng bữa? Dẫu mới gặp mỗi một lần?
Dù sao cô cũng là con gái, chưa gì đã gật đầu cái rụp thì có dễ dãi quá không? Khổ nỗi hai tiếng “bữa sáng” kích thích cái bụng lép kẹp của Akari ghê gớm.
“Đi nào. Taiichi cũng đến nữa mà.”
• • •
Trong khi đầu óc chưa kịp nắm bắt nguyên nhân nào dẫn mình đến nhà anh thợ sửa kỷ niệm ăn bữa sáng thì lúc nhận ra, Akari đã cùng cậu thanh niên tên Taiichi bước qua cửa ngôi nhà kiểu Âu.
Ánh nắng len lỏi vào nhà từ khung cửa sổ quay ra đường. Đồng hồ xếp chật như nêm trên tường và trong các hộp kính, cái nào cái nấy nhìn đã nhuốm màu thời gian. Căn phòng bên cạnh được ngăn với phòng này bằng cửa kính, trong đó có chiếc bàn rộng xếp gọn gàng các bộ phận đồng hồ đã bị tháo tung cùng dụng cụ các loại.
“Tiệm này là tiệm gì vậy?”
“À, tiệm đồng hồ đấy. Ở lối vào có bảng hiệu, cô không để ý à? Tiệm đồng hồ Iida.”
Hóa ra là thế.
“Vậy là anh sửa đồng hồ à...?”
“Ừm, ngày xưa bán cả hàng mới, nhưng khách đến sửa là nhiều
nên giờ thành ra vậy.”
Nói cách khác, không phải “kỷ niệm” mà là “đồng hồ kỷ niệm”. Có lẽ chữ “đồng hồ” dán trên tấm biển kim loại để ở cửa kính trưng bày đã long mất.
Ngộ ra mọi chuyên, Akari thấy hài quá, suýt phá ra cười nên vội vàng đưa tay bụm miệng.
“Cô sao vậy?”
“Không... Không, tôi không sao.”
“Phục anh thật, công việc tủn mủn thế này mà cũng bám trụ đến giờ.”
Taiichi phán một câu xấc xược nhưng anh thợ sửa kỷ niệm, hay đúng hơn là anh thợ sửa đồng hồ không hề để bụng. “Đồng hồ mà dùng hơn hai mươi năm, ngoại trừ nhà sản xuất thì hiếm đâu có sẵn các bộ phận để thay thế lắm, thành ra khó mà sửa chữa được. Tuy nhiên, không ít người vẫn muốn sử dụng chiếc đồng hồ họ yêu quý, nên anh muốn đem sức mình phục chế lại. Công việc này nhìn thế chứ vui lắm.”
Bản thân chiếc đồng hồ được nâng niu chính là “khoảnh khắc kỷ niệm”, bởi nó ghi dấu thời gian cùng với người chủ của minh. Suy nghĩ theo hướng này, thứ anh đang sửa có lẽ không phải chỉ là một cỗ máy vô tri vô giác.
“Với cả tạp dề của anh.”
“Hả?”
“Hôm qua anh mang tạp dề còn gì. Trông anh như nhân viên tiệm cà phê nên tôi cứ băn khoăn không biết cửa tiệm anh buôn gì.”
“À, lúc làm việc tôi cũng mang, còn hôm qua, lúc ấy tôi đang trên đường đi mua đồ ăn tối.”
Anh cười nói, đoạn dẫn Akari cùng Taiichi vào phòng ăn. Cạnh bồn rửa chén tuy cũ nhưng sạch sẽ và có vẻ được sử dụng thường xuyên đặt một chiếc bàn tròn cũng thuộc hàng lâu năm. “Mọi người đợi tí để tôi nướng chút đồ khô.”
Trong lúc đó, anh nhanh nhẹn dọn cơm, canh miso và trứng chiên ra bàn.
Ngay cả những hôm người yêu ngủ lại nhà, Akari cũng chưa lần nào chuẩn bị một bữa sáng đúng chất bữa sáng thế này. Vậy mà giờ đây, chẳng rõ dòng đời đưa đẩy thế nào, cô lại sắp sửa ăn sáng ở nhà một người còn chẳng phải bạn trai mình. Một lần nữa, cô cảm thấy mình trơ trẽn khủng khiếp khi ngồi đây thế này, hiềm nỗi không cách nào cầm lòng trước mùi canh miso cùng đồ khô đang len lỏi vào cái bụng rỗng, cô đành chai mặt ăn chực.
“Anh Shu ơi, có cà tím muối không?”
Hình như Taiichi hay đến đây. Cách cậu gọi anh thợ đồng hồ cũng có phần suồng sã.
“Hết rồi. Mai mốt anh muối thêm.”
“Cậu nhóc này... chắc không phải em trai anh nhỉ?”
Akari nhìn tới nhìn lui hai người mà chẳng thấy điểm nào giống nhau. Nếu Taiichi sở hữu đôi mắt một mí sắc mảnh, dẫu tẩy tóc hay đeo đống vòng cổ loảng xoảng vẫn không thể xóa bỏ nét Nhật Bản thì anh thợ đồng hồ lại có đôi mắt hai mí đẹp đến mức cô thấy thật phí phạm vì nó được đặt trên khuôn mặt một người đàn ông.
Tiếc là cặp mắt to ấy đã bị phần tóc mái khá dài che mất quá nửa.
“Này, cậu nhóc nào đấy hả?”
Taiichi khó chịu hếch cằm lên.
“Thì em là học sinh đúng không? Học cấp ba à?”
“Em sinh viên rồi nhé. Và bọn em chẳng phải anh em gì sất.” “Chúng tôi là hàng xóm thôi.”
Anh thợ đồng hồ tỉnh bơ nói.
“Nishina này, cô có chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ phải không?” Đột nhiên câu chuyện bị bẻ lái khiến cô suýt nữa thì làm rơi tách trà.
“À, vâng.”
Cô sững sờ, ai ngờ chỉ một phút lỡ miệng trên điện thoại với chủ nhà mà có vẻ chuyện đã truyền đến tai hết thảy mọi người trong khu phố mua sắm này cơ chứ.
“Nói vậy tức là chị sẽ thừa kế cửa tiệm cắt tóc còn gì. Hèn chi. Nếu không, ai lại ở trong căn nhà cũ mốc cũ meo của cái khu thế này chứ.”
Tôi không thừa kế gì hết, Akari suýt nữa thì vặc lại nhưng đã kịp nuốt lấy câu nói ấy. Xem chừng cậu ta đinh ninh cô là cháu gái nên sẽ tiếp quản công việc kinh doanh của ông bà. Được cái nếu cứ nói đại như vậy, cô sẽ khỏi phải lo bị hỏi han sao lại về đây rồi những chuyện khác nữa. Chắc hẳn cả anh thợ đồng hồ lẫn mọi người trong khu phố này đều đã được nghe từ ông chủ nhà câu chuyện cô cháu gái trở về tiếp quản cửa tiệm của ông bà rồi, vậy thì cứ để họ
lầm tưởng thế đi.
“À, nhưng chị chưa tính mở tiệm lại ngay đâu. Cũng khó, các tiệm trong khu phố mua sắm này đều đóng cửa, chẳng có nổi dăm bóng khách. Mấy tiệm đang hoạt động cũng không thấy phát đạt cho...”
Đang kéo nhả từng từ nghe cho hợp tình thế, cô chợt nhận ra mình lỡ lời song đã quá muộn. Taiichi bắn ánh mắt hình viên đạn về phía cô.
“Xin lỗi chị nhé, bọn này không phát đạt cho lắm.”
“... Xin lỗi, ừm, là tôi tự tiện phán xét.”
“Không đâu, cô nói đúng. Tôi là dạng người cắm đầu vào sở thích nên lại ưng cái việc thích thì làm mà không thì thôi.” Nói đoạn, anh thợ đồng hồ mỉm cười thật tươi, như thể rất hài lòng với tình hình ế ẩm của nơi này.
“Nhưng thật ra những cửa tiệm im lìm kia chỉ đang ngủ thôi. Thỉnh thoảng chúng sẽ tỉnh giấc, một con phố mua sắm như thế đâu tệ nhỉ?”
Tuy chẳng hiểu lắm, song khi tưởng tượng những cửa tiệm chìm trong giấc ngủ đồng loạt tỉnh dậy, cả khu phố trở nên nhộn nhịp, trong đầu Akari vẽ nên một khung cảnh vượt xa cả ký ức thuở bé hay những ảo tưởng ở viển vông, bất giác nét mặt cô dãn ra.
“Chắc giờ tôi sẽ đi viếng đền. Đường từ đây đến đó thế nào nhỉ?” Dẫu không phải buôn bán nhưng dù gì đã chuyển đến nơi này, cô cũng mong cuộc sống mới sẽ xuôi chèo mát mái. Thế nên đi cầu lộc không phải một ý tưởng tồi.
“Taiichi dắt chị ấy tham quan một vòng đi.”
“Hả, sao lại là em?”
“Đằng nào em cũng rảnh mà?”
“Tôi đi một mình được rồi. Mà em là sinh viên đúng không? Không đi học à?”
“Có mấy khi cậu nhóc đi học đâu nên cô không cần để tâm. Taiichi nhỉ?”
“Rồi rồi. Nhưng chị nhớ cúng tiền đấy.”
Hóa ra cậu nhóc vẫn găm chuyện này trong bụng. Akari gật đầu, nhẩm tính sẽ cúng vài đồng lẻ.
“À đúng rồi. Anh Shu ơi, em nhặt được thứ này, anh nghĩ nó là gì?”
Đang dợm đứng lên thì sực nhớ ra, Taiichi lôi từ trong túi ra một vật rồi đặt lên bàn.
Đó là chiếc hộp gỗ hình chữ nhật, ngoại trừ phần đáy, mặt nào cũng vẽ hình, nhìn qua có thể đoán là sản phẩm của một cô cậu học sinh nào đó làm ra trong giờ công nghệ. Tranh vẽ ngôi nhà mái xanh, một người đàn ông, một người phụ nữ và một cô bé thắt chiếc nơ to cùng con mèo đen, có lẽ là cảnh một gia đình.
Hộp đầy vết xước, các góc đá sứt mẻ hết cả, nắp không mở được nên xem chừng không dùng để đựng đồ mà chỉ để trưng. “Đây là hộp nhạc chứ còn gì? Em nhìn đi, dưới dáy có gắn ốc kia.”
“Nhưng nó không chạy được.”
“Thì tại nó hỏng rồi chứ sao.”
“Rõ chán, hóa ra chỉ là hộp nhạc. Làm em cứ tưởng trong đó sẽ có thứ gì hay ho chứ.”
Taiichi thử lắc chiếc hộp thì nghe thấy tiếng lạch cạch. “Bên trong đựng gì thì phải.”
“Để em mở thử.”
Taiichi nhoài người tới.
“Nhưng đây là đồ người khác đánh rơi mà?
“Nhìn nó tã lắm rồi. Em không nghĩ sẽ có người xin nhận lại đâu. Em mà không nhặt về, nó đã thăng tiến vào thùng rác rồi. Nhưng nếu bên trong là đồ gì đó có thể xác định danh tính người chủ, mình có thể trả lại cho họ mà?”
Nghe rất bùi tai, song Akari thầm nghĩ bên trong mà để tiền, có khi lại vào ví cậu.
“Không biết miếng gỗ dưới đáy có tháo ra được không. Con ốc mà không gỉ sét chắc sẽ mở được.”
Anh thợ đồng hồ mau lẹ lấy đồ nghề từ chỗ làm việc, đoạn bày ra một loạt tuốc nơ vít nhỏ xíu Akari chưa từng nhìn thấy. Cả hộp nhạc lẫn các con ốc cố định đáy hộp đều khá nhỏ, nhưng tuốc nơ vít anh lựa ra vẫn thuộc dạng to trong hộp dụng cụ.
Kích thước ren bé đến nỗi cô cứ nghĩ phải dùng kính lúp mới nhìn ra, vậy mà anh thợ đồng hồ trong chớp mắt đã khéo léo tháo rời bốn con ốc cố định bốn góc. Tuốc nơ vít hòa làm một cùng chuyển động của ngón tay anh, Akari nhìn lóa cả mắt. Nhớ lại ngày xưa, hồi còn quan sát các chuyên viên thẩm mỹ đi trước để học việc, cô từng nhìn như bị thôi miên vào chiếc kéo thoăn thoắt tựa hồ
gắn liền vào bàn tay người thợ, tưởng chừng nó không còn là chiếc kéo bình thường nữa. Tuy nhiên, nếu những chuyển động ấy có thể hiểu bằng cảm giác thỉ thao tác của anh lại khác hẳn, chúng giống như một loài sinh vật mới.
“Chúng đã bị mở ra vài lần rồi thì phải. Chắc là để nhét đồ vào trong hay gì đó.”
“Anh mở mau đi.”
Mắt Taiichi sáng rớ lên như con nít, xem ra cậu có vẻ rất tò mò về thứ bên trong.
Trên mặt đáy gắn chết phần thân hộp nhạc, cổ một bộ máy màu bạc và chiếc hộp nhựa mỏng.
“Là phim âm bản.”
Đúng như lời anh nói, hộp đựng một số tấm phim âm bản nhỏ xíu, những thứ đã dần vắng bóng kể từ ngày máy ảnh số lên ngôi. “Ảnh gì thế nhỉ?”
Để nguyên thì khó mà biết nên anh scan lên máy vi tính và chuyển sang dương bản. Bức hình xuất ra là một tấm ảnh gia đình trông như được chụp trong studio.
Trong tất cả các tấm hình cô con gái và người mẹ đều khoác trên mình bộ đồ trang trọng và nhoẻn miệng cười. Chiều cao của cô con gái tăng dần theo từng bức hình từ khi còn là học sinh tiểu học đến lúc lên cấp ba, không rõ chụp nhân dịp gì. Tấm cô bé mặc kimono có thể là dịp Tết, còn tấm chụp với bộ đồng phục có thể là lễ khai giảng hay tốt nghiệp.
“Gì thế này, chán bỏ xừ.”
Không rõ Taiichi mong đợi điều gì, song cậu lẩm bẩm. Gia đinh này chăm chụp hình thật nhưng không thấy tấm nào có ông bố lên hình. Hay nhà họ vắng bóng người bố? Trên hết, điều khiến Akari lấy làm lạ là tấm nào cũng xuất hiện một con mèo đen. Ắt hẳn đây là con mèo hai mẹ con nhà này nuôi, tấm thì cô bé ôm mèo trong tay, một số tấm khác, con mèo lại nằm dài trên lưng ghế xô pha hoặc ngồi yên, mắt hướng thẳng về phía ống kính. Nó không khác gì một thành viên trong gia đình, và điều này chẳng có gì bất thường, song Akari lưu tâm nhất là chẳng rõ tại sao, nó khiến cô nhớ đến chú mèo hôm qua.
“Toàn hình chụp những ký ức quý giá nhỉ.”
“Nhưng chỉ mấy tấm hình này thì khó biết được chủ nhân là ai.” “Taiichi, em nhặt được ở đâu vậy?”
“Trong khu đền đấy.”
“Vậy thì em nên dán giấy thông báo. Có khi người đánh mất lại xuất đầu lộ diện.”
“Hả. Em làm á? Rách việc lắm.”
“Nhỡ đâu chiếc hộp rất quan trọng với họ thì sao. Hơn nữa, họ đánh rơi trong đền thờ thế này, thần linh ắt cũng mong đưa nó trở về với chủ nhân. Em làm coi như bù được tội chôm tiền cúng, tiện cả đôi đường.”
Anh thợ đồng hồ lý luận bằng một giọng điệu chặt chẽ đến mức bất ngờ, không chừa đường nào cho Taiichi thoái lui. “Đã bảo em chỉ vay thôi mà.”
Bỏ ngoài tai lời càu nhàu của Taiichi, anh thợ đồng hồ như bị hút
mất hồn, dán mắt vào chiếc hộp phát nhạc giờ đã im lìm. “Có sửa được không nhỉ.”
Anh mắt anh vô cùng nghiêm túc.
Chiếc hộp nhạc đã hỏng, giờ chẳng khác nào đống phế liệu. Song anh thợ đồng hồ quấn vải cẩn thận món đồ có khi chẳng phải đánh rơi mà là cố tình ném đi ấy lại.
Sửa kỷ niệm xưa? Biết đâu tấm bảng đặt ở cửa sổ trưng bày là đúng? Chẳng hiểu sao, ngay cả Akari cũng càng lúc càng thấy mù mờ.
3.
Khu phố mua sắm chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, đi bộ một đoạn về phía Nam sẽ thấy một bảng chỉ đường lấp ló giữa hai tòa nhà. Trên phiến đá cao cỡ đầu gối có viết dòng chữ “Đền thờ Tsukumo”. Từ đó, tiếp tục đi về hướng Đông thì thấy trải ra trước mắt là một con đường đá hẹp. Taiichi và Akari đi chưa được bao lâu đã thấy cổng torii [1] hiện ra.
Không gian khu đền xấp xỉ một công viên khiêm tốn với hàng rào đá tầm thước bao quanh. Leo hết bậc thang nhỏ hẹp và đi tiếp trên con đường đá, phía trước là đền thờ nom như sắp bị chôn vùi giữa rừng cây. Giống với khu phố mua sắm, đền thờ này dường như cũng đã bị thế gian quên lãng, song quanh đền lại được quét tước rất sạch sẽ.
Nhân lúc Taiichi nổi hứng rời khỏi đền đi sâu vào trong rừng cây, Akari tranh thủ ném tiền cúng, đập tay cầu khấn, nhanh nhảu kết thúc việc lễ bái.
Toan quay về thì cô nghe thấy Taiichi í ới gọi.
“Này! Chị lại đây mà xem!”
Vòng theo mé đền thờ cô thấy một gốc cày bị phạt ngang, to đến độ ba người dang tay có khi ôm không xuể. Gốc cây cao cỡ đứa trẻ, Taiichi hẳn đã leo lên trên và giờ thi đang hiên ngang đứng đó. Cậu thốt ra một câu nghe rất con nít:
“Mỗi lần đứng đây, em lại có cảm tưởng mình hóa thành cây cổ thụ.”
Nhưng nói gì thì nói, quanh gốc cây quấn thừng rơm, tức nó được xem là cây thần, vậy mà cậu nhóc này dám đạp chân lên là thế nào?
“Sao cây lại bị đốn vậy?”
“Bị sét đánh đấy. Chuyện của sáu năm trước rồi.”
“Ra thế, mà này, em trèo lên không sợ bị trời phạt sao? “Riêng em là ngoại lệ.”
Lý luận kiểu gì thế này.
“Để em bật mí cho cái này hay ho lắm. Nếu chị muốn trèo lên thử thì cứ bỏ tiền giấy vào hòm là được. Như thế thần linh sẽ không nổi cáu đâu.”
Akari ngán ngẩm quay lưng. Cô vừa toan bước đi thì cậu cũng nhảy phốc khỏi gốc cây và lẽo đẽo theo sau.
Mái tóc tẩy màu tung bay theo gió. Cậu tiếp đất không chút động tác thừa, tựa một con thú hoang linh hoạt.
“Này, chị muốn tìm thử chủ nhân hộp nhạc ấy không?” “Hả, sao lại hỏi chị?”
“Đằng nào chị cũng rảnh mà.”
“Chị vẫn có việc của chị.”
Akari cáu kỉnh đốp lại, nhưng Taiichi vẫn nhằng nhẵng theo chân cô, hớn hở trước ý tưởng thú vị kia.
“Lúc nãy em vừa nghe thấy thần linh phán rằng tìm được sẽ có phúc lớn.”
“Thần bảo em thế à? Chứ chị chẳng nghe thấy thần nói gì hết.” “Em nghĩ nếu mình trả lại nó cho người đánh mất, họ sẽ biết ơn và quyên cả núi tiền cho xem. Lúc ấy em cũng sẽ chia cho chị một phần...”
Hóa ra phúc lớn là thế. Akari phớt lờ, ngoặt vào hẻm. “Đợi em với, chị tìm bên đó hả? Lúc tìm thấy, chị nhớ phải nói lại ý của thần linh đấy nhé.”
“Chị không tìm gì hết. Chỉ tản bộ quanh đây cho biết khu này có hàng quán gì thôi.”
“Không cần tốn sức thế đâu. Vì số cửa hàng đang mở chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi.”
Taiichi vẫn bám theo sau. Hay nói đúng hơn, cậu đang định giới thiệu khu phố mua sắm này cho người vẫn còn lạ nước lạ cái như cô. Cuối cùng, cậu vượt lên trước và lững thững đi trong hẻm.
“Chị bảo này, lúc nãy anh thợ đồng hồ nói hàng quán chỉ đang say ngủ. Nghĩa là sao?”
“Chuyện các cửa tiệm sẽ tỉnh giấc ấy à? Chắc anh ấy nhắc tới quán ăn chỉ mở cửa vào thứ Hai hay cửa hàng bán mấy mô hình nhựa chuyên phục vụ đám dân cuồng, có khách hẹn trước mới mở cửa chứ gì.”
Có cả những của tiệm như vậy à? Hóa ra là thế, trong đầu vẽ bao nhiêu viễn cảnh kỳ bí hơn nên giờ đây Akari chỉ biết bấm bụng nén nụ cười khó xử.
“Đây là tiệm quà vặt, đóng cửa tầm mười năm trước rồi. Đằng kia là tiệm thịt, từ ngày mở thêm cửa hàng trước ga, ở đây chỉ còn
là kho hàng thôi.”
Lúc nhận ra thì cô đã ra khỏi hẻm và quay trở lại khu phố mua sắm. Hai người rảo bước về phía Nam, Taiichi vừa đi vừa luôn miệng giới thiệu.
Xem chừng cậu nhiệt tình và ân cần hơn cô nghĩ.
“Sao em và anh thợ đồng hồ thân nhau thế?”
“Bọn em có thân thiết gì đâu. Anh Shu là hội trưởng hội kinh doanh khu này nên suốt ngày ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ấy mà.”
“Chẳng hạn giúp mấy thành phần bất hảo như em cải tà quy chính?”
“Sao chị nói em thế...! Đừng trông mặt mà bắt hình dong chứ!” “Chứ không phải em đang cúp tiết sao?”
Cậu hừ mũi rồi quay ngoắt sang bên ngậm hột thị, nhưng không có vẻ để bụng. Mắt cậu bỗng sáng rỡ lên như bắt gặp thứ gì. “Nhìn kìa, có con mèo. Có phải con mèo quỷ sứ hù chị mất mật không?”
Dẫu chẳng hiểu ý nghĩa câu hỏi nhưng cô vẫn nhìn theo. Có con mèo đen vừa nhảy phốc lên bờ tường xi măng, cô nhận ra quả đúng là con mèo hôm qua.
Khó có thể là mèo hoang, bởi trông nó béo tốt, lông cũng dày mượt. Từ trên bờ tường, con mèo nhướng đôi mắt màu vàng bình thản nhìn xuống Akari.
Cô đang định bước lại gần thì bỗng dưng, một cô gái lao ra từ con hẻm, đoạn hét toáng lên khi nhìn thấy con mèo.
“Papa!”
Tuy nhiên, thoắt cái, con mèo đã nhảy vào bụi cây mất dạng. Cô gái thõng vai thất vọng.
“Ủa, mèo của em à?”
Đó là một cô gái kém Akari chừng năm, sáu tuổi, tóc ngắn cũn cỡn như con trai, mặc áo thun và quần jean tuềnh toàng. Nhận ra sự có mặt của Akari, gương mặt cô gái lộ vẻ ngượng ngùng.
“Không phải... Chỉ hơi giống thôi ạ. Nó quay lại khi nghe em gọi nên em còn tưởng đó là Papa cơ.”
Cô gái phân trần. Akari cứ mang máng đã gặp cô đâu đó. “Chà, bố chị rậm lông thật đấy.”
“Ấy là tên mèo ông tướng ơi,” Akari đằng hắng thì thầm với Taiichi.
“Em bị mất mèo à?”
“Vâng, nhưng chuyện xảy ra lâu lắm rồi. Từ thời em còn học cấp ba.”
Bỗng dưng, những bức ảnh ở chỗ anh thợ đồng hồ lúc nãy lóe lên trong tâm trí cô. Bỏi người này nhìn y đúc cô gái trong hình. Chưa kể con mèo đen cũng có trong ảnh.
Đang lăn tăn chưa biết nên hỏi thế nào thì cô nghe thấy ai đó cất tiếng gọi, “Saki!” Cách đó hai căn nhà có một cửa tiệm đề bảng “Tiệm bánh Hara”. Một người đàn ông vừa mở cánh cửa kính đã cũ treo tấm biển “Đang chuẩn bị” và ló đầu ra.
Cô gái được gọi là Saki cúi chào bọn Akari rồi hớt hải rảo bước đi mất.
“Taiichi, chị bảo này. Em có thấy cô ấy giống người trong mấy tấm hình vừa nãy không?”
“Hả? Thế à?”
Taiichi nghệch mặt ra vò mái tóc tẩy màu.
“Vậy chuyện sẽ là con mèo vô cùng trân quý chiếc hộp nhạc và những bức ảnh kia, nó đến đây gặp cô gái, nào ngờ đánh rơi cái hộp giữa đường.”
Chẳng lẽ con mèo giữ những thứ ấy làm kỷ niệm? Tưởng chừng rất vô lý, song khi xét tới việc nó góp mặt trong ảnh như một thành viên gia đình, Akari lại manh nha suy nghĩ biết đâu lời Taiichi không hoàn toàn trật chìa.
Cậu đột nhiên đưa tay ôm đầu.
“Không được! Nếu đem trả hộp nhạc cho con mèo thì nó đâu cúng tiền được!”
Ngay sau đó, cậu thõng vai ngao ngán. Ai đời lại một mực cho rằng mèo đánh rơi đồ kia chứ, đầu óc cậu ta có vấn đề không nhỉ? “Cô gái vừa nãy là con chủ tiệm bánh à?”
“Chị nhầm rồi. người ló mặt ra khỏi cửa mới là con trai chủ tiệm bánh. Nghe nói anh ấy sắp sửa kết hôn.”
Vậy nhiều khả năng cô gái là vợ sắp cưới của anh bởi bầu không khí giữa họ khá thân thiết. Thêm nữa, nếu cô ấy và cô bé trong hình là một người thì tất nhiên, có thể luận ra chính cô đã đánh rơi hộp nhạc chứ chẳng phải mèo nào.
Nếu nói ra điều này, Taiichi thể nào cũng mừng như mở cờ trong bụng vì cơ may có người cúng tiền nhưng Akari quyết định im lặng.
• • •
Anh thợ đồng hồ đi vắng.
Akari định bụng đến báo với anh thông tin cô vợ sắp cưới của con trai chủ tiệm bánh Hara trông hao hao cô bé trong tấm hình. Nhưng theo như lời Taiichi, anh đang đi sửa đồng hồ cỡ lớn ở đâu đó.
Taiichi bảo ở một số cơ sở hạ tầng như trường học hay công viên thỉnh thoảng họ treo mấy đồng hồ rất lớn, không thể mang tới mang lui nên phải đến tận nơi để sửa.
Akari quay về tiệm cắt tóc nơi bây giờ đã thành nhà của cô và quần quật dọn dẹp đến tận chiều tối, cả người mệt bã, cô nằm lăn ra chiếu.
Căn phòng này nằm ở phía Tây trên tầng hai. Ánh tà dương rọi vào tuy còn nóng rát nhưng cô vẫn mở toang bức rèm. Có lẽ bởi khung cảnh những tia nắng màu cam rót lên chiếu khơi gợi trong cô kỷ niệm về những ngày hè đầy nhung nhớ.
Xưa kia, cô đã ngủ cùng ông bà ở chính chỗ này, cô nằm giữa, ông một bên, bà một bên.
Sau khi trở về, những ký ức tưởng chừng đã quên, từng chút từng chút một, ùa về trong tâm trí. Không phải mơ, cũng chẳng phải tưởng tượng, quả thật có một thời, Akari từng sống ở đây. Nhưng bản thân cô cũng không hiểu nổi tại sao đến bây giờ mình lại trở về.
Dẫu quá khứ chẳng phải thứ có thể đổi thay.
Lan man suy nghĩ, cô dần trở nên mơ màng, đúng lúc ấy, chuông tiệm vang lên.
Anh thợ đồng hồ đến.
“Tôi nghe Taiichi kể lại là vợ sắp cưới của anh Naoyuki giống cô bé trong bức hình. Hèn gì tôi cứ ngờ ngợ đã thấy khuôn mặt trong hình ở đâu đó rồi.”
“Anh Naoyuki...?”
Vừa mới tỉnh ngủ nên đầu óc Akari chưa vận hành ngay được. “À à, là con trai của tiệm bánh Hara đấy. Cô vợ sắp cưới cũng hay đến đây nên tôi có biết mặt.”
“Anh cũng nghĩ cô ấy và bé gái trong hình là cùng một người à?” “Ừm,” anh gật đầu.
“Giờ cô rảnh chứ? Mình đến xác nhận xem có phải món đồ của cô ấy không.”
“Tôi đi á?”
Vốn dĩ Akari chăng có lý do gì phải đi. Người nhặt được hộp nhạc là Taiichi, người mở ra xem bên trong là anh thợ đồng hồ. Còn cô chì tình cờ có mặt ở đó, vậy mà anh nghiêng đầu như thể đang nghĩ việc cô đi chung là hết sức hiển nhiên.
“Cô muốn tìm người chủ đánh rơi món đồ kia mà? Taiichi kể cô hăng hái lắm, giá nào cũng muốn tìm ra cho bằng được.” “Vì tiền cúng á...?”
“Hả?”
“Không có gì.”
Akari chỉ ngại Taiichi tự tiện quy chụp cô hăm hở vì ham được chia phần tiền cúng, rồi đem chuyện này kể cho anh thợ đồng hồ thì cô chẳng biết giấu mặt vào đâu.
“Cô Nishina tốt bụng thật.”
Suýt chút nữa cô đã thốt lên “Làm gì có” nhưng may sao kịp nén lại, trước nụ cười của anh thợ đồng hồ, cô chẳng thể nào huỵch toẹt mình chưa hề nói muốn tìm chủ nhân món đồ.
Anh thợ đồng hồ dẫn Akari đến tiệm cà phê với cái tên Lime khá thông dụng cách khu phố mua sắm chừng mười phút đi bộ. Cô đoán không sai, anh tưởng cô đang dốc sức tìm kiếm chủ hộp nhạc bị rơi nên đã giới thiệu cô với người mang tên Naoyuki lúc sáng cô nhác thấy.
Anh chỉ vắn tắt cô là cháu của chủ salon tóc Yui, với câu nói ấy, Akari không còn là một phụ nữ không rõ lai lịch cô độc chuyển đến khu phố mua sắm buồn hiu này nữa mà được đón nhận như người quen cũ.
Nói ra quả thất lễ, song anh Naoyuki có gương mặt cười hiền lành đến khập khiễng với thân hình to con của anh.
Theo những gì cô được anh thợ đồng hồ kể trên đường đến đây, anh Naoyuki là thợ làm bánh tại một khách sạn nổi tiếng ở thị trấn bên cạnh, song sắp tới, anh dự định mở cửa hàng kinh doanh riêng. Nghe đâu anh đang tìm mặt bằng cho tiệm của minh ở con phố xa hoa bậc nhất thành phố.
Cô vợ sắp cưới kém anh một giáp cũng làm cùng khách sạn, sau này kết hôn rồi sẽ chuyển qua phụ giúp tiệm của chồng. Saki, cô gái với mái tóc ngắn ngồi cạnh anh Naoyuki. “Sáng nay chúng ta gặp nhau rồi nhỉ,” Akari chào hỏi rồi gọi cà phê. Cô ấy đến trước nên đá có một ly soda kem bắt mắt đặt trước mặt.
“Đây quả thật là hình chụp em và mẹ. Nhưng không phải em đánh rơi.”
Nghe anh thợ đồng hồ thuật lại đầu đuôi, cô gái đăm chiêu nhìn tấm hình rồi nói vậy.
“Còn hộp nhạc thì sao? Có phải của em không?”
Saki từ tốn lắc đầu.
Nhạc cổ điển du dương trong cửa tiệm lờ mờ tối, với những khóm thường xuân giả bám trên vách ngăn.
Mang tiếng là quán cà phê nhưng có vẻ khách gọi cơm cuộn trứng còn nhiều hơn, bởi mùi tương cà sực nức. Tiệm cách khu phố mua sắm một đoạn, song do nằm trên đường quốc lộ nên dù bầu không khí mang hơi hướm xưa cũ nhưng vẫn thu hút lượng khách nhất định.
“Đó là của Papa.”
“Ý em là con mèo?”
“Vâng. Nó đã ưng mắt thì dẫu em có lấy đi, nhoáng cái nó lại giấu vào nệm.”
“Nhưng con mèo không thể cất hình vào hộp nhạc được, đúng không?”
Dường như cả anh Naoyuki cũng không kìm nổi tò mò trước sự việc kỳ quặc này. Anh nhìn chiếc hộp nhạc không chớp mắt. “Việc đó thì...”
Saki ngắc ngứ rồi im bặt, chừng như cũng đang cảm thấy gì đó. “Hình của hai mẹ con em phải không? Đây còn là hình kỷ niệm nữa, người không can hệ tới gia đình đâu thể khơi khơi mà có. Lạ
thật đấy.”
“Ừm, em cũng cho rằng khó có chuyện phim âm bản bị đem đi cho.”
“Hộp nhạc này là đồ thủ công phải không?”
Anh thợ đồng hồ hỏi.
“Đúng vậy, nhớ không lầm thì hồi tiểu học, em làm nó trong giờ thủ công nhân ngày của cha, định tặng nó cho mèo Papa.” “Saki mồ côi cha. Ông mất trước khi cô ấy chào đời.” Anh Naoyuki lên tiếng thay Saki. Nói vậy tức ở nhà cô, ngày của cha trở thành ngày của mèo Papa.
“Mẹ kể chú mèo nhà em nuôi vốn do bố nhặt về. Thật ra tên của nó không phải như vậy, nhưng chẳng biết từ khi nào em quen miệng gọi là Papa, cứ thế thành ra chết tên. Em luôn xem mèo Papa như hiện thân của bố. Ngày ấy, em có một niềm tin rằng con mèo và bố em có sự kết nối nào đó với nhau... rằng ở nơi xa, bố đang nhìn em qua đôi mắt màu vàng của mèo Papa, nghe thấy giọng em qua đôi tai đen tam giác ấy. Vậy nên thỉnh thoảng, em lại thủ thỉ với Papa những điều muốn gửi gắm đến bố. Nghĩ lại thuở bé mình ngây ngô quá.”
Vậy rốt cuộc tại sao chú mèo hiện thân ấy lại có chiếc hộp nhạc đựng hình chụp nhà Saki bên trong? Chẳng lẽ chính con mèo đã nhét đầy kỷ niệm gia đinh vào hộp ư?
Cô suy tính đến khả năng ấy, bởi trong mọi bức ảnh, chú mèo đen đều chễm chệ ngay chính giữa khung hình như trụ cột gia đình. “Em bị mất hộp nhạc từ khi nào?”
Chẳng biết tự bao giờ, Akari đã nhoài người về trước, trong cô bắt đầu nhen nhóm mong muốn tìm ra chân tướng sự việc. Dẫu bị cuốn vào chuyện này chỉ vì lời nói dối của Taiichi, cô vẫn muốn ùm ra chủ nhân thật sự của món đồ.
“Sau khi mèo Papa mất, em dọn dẹp nệm ngủ của nó thì không thấy đâu nữa. Nó cũng đến tuổi rồi, mà loài mèo khi sắp chết sẽ tự tìm chỗ và lẳng lặng biến mất, nên em nghĩ có khi nó đã mang theo.”
Chẳng lẽ chú mèo cắp theo chiếc hộp kỷ niệm chứa đầy ảnh gia đình rồi bỏ đi, tìm một nơi để nhắm mắt? Hộp nhạc tuy nhỏ nhưng dù gì cũng làm bằng gỗ. Con mèo không dễ gì ngậm vào miệng mang đi được.
Akari nhìn chằm chằm vào vết răng nom như của chú mèo để lại, càng lúc càng thấy rối như mớ bòng bong.
Thêm nữa, xét theo tuổi thọ của mèo, Papa còn sống là điều không tưởng. Nếu vậy thì chiếc hộp nhạc này đã lưu lạc vào tay ai? Lẽ nào có người tình cờ nhặt được rồi tình cờ vứt trong đền thờ? Và tình cờ Saki, nhân vật trong bức hình, lại sắp kết hôn với con trai tiệm bánh Hara ở khu phố mua sắm gần đền thờ. Tất cả đều là ngẫu nhiên ư?
“Kỳ lạ thật. Mà thôi, đồ mất còn tìm lại được âu cũng chẳng phải chuyện xấu. Saki này, em tính thế nào? Thôi thì xem như đấy là tấm lòng của mèo Papa mà lấy về?”
Saki gật đầu đồng ý với lời anh Naoyuki.
“Vâng, cũng là phúc lành ngay trước lễ cưới mà.”
“À, nếu được thì anh muốn sửa lại hộp nhạc, em có thể cho anh chút thời gian không?”
Xem chừng anh thợ đồng hồ không thể bỏ mặc máy móc bị hỏng. Có lẽ thứ khiến anh lưu tâm hơn cả không phải những bức hình bí ẩn hay vụ việc kỳ lạ xoay quanh chú mèo, mà chính là chiếc hộp nhạc đã hỏng kia.
“Anh sửa được cả hộp nhạc ạ?”
“Nhìn sơ thì anh đoán vấn đề nằm ở dây cót. Mà nếu thế thì thợ đồng hồ như anh cũng mày mò được chứ không đến nỗi.” Saki và anh Naoyuki đưa mắt nhìn nhau, đoạn tươi cười nói, “Vậy nhờ anh nhé.”
“Khi nào hai người tổ chức đám cưới?”
Akari hỏi vậy vì nghe như họ cưới đến nơi rồi.
“Chúng tôi không làm lễ, chỉ định ba hôm nữa nhập hộ tịch thôi.” “Ồ, đúng thật là ngay trước giờ G nhỉ.”
“Cô ấy cũng đồng ý không làm đám cưới mà lấy khoản tiền tiết kiệm góp vào mở cửa tiệm riêng với tôi.”
Anh Naoyuki ngượng ngùng nhấc tách cà phê, còn Saki gật đầu mỉm cười e lệ, cả hai như được bao bọc trong sắc màu êm dịu của hạnh phúc.
• • •
“Ra là hai người họ chung tay mở tiệm à. Tuyệt vời quá.” Rời khỏi cà phê Lime, Akari sánh bước trở về khu phố mua sắm cùng anh thợ đồng hồ. Đèn đường hắt thành những chiếc bóng dài
xuống mặt đường nhựa. Có lẽ do đổ bóng mà hình ảnh ngược sáng của anh không giống nãy giờ chút nào. Cô thì thầm trong lúc bâng quơ nghĩ ngợi.
“Cô thấy lý tưởng à?”
Bị hỏi vậy, cô chợt thấy thẹn thùng vì chả hiểu sao lại đi nói những chuyện đâu đâu với người mới gặp.
“Ông bà Yui cũng cùng nhau kinh doanh tiệm cắt tóc nhỉ. Trước hai người họ nổi tiếng cơm lành canh ngọt.
Anh thợ đồng hồ quả rất hòa đồng. Chừng như anh có thể dễ dàng kết thân với người khác dù mới lần đầu gặp gỡ. Nhưng Akari lại ngại típ đàn ông như thế. Bởi cô dễ dè chừng liệu có phải với ai họ cũng tốt như vậy không.
Do đó, cô thường chọn những người giữ kẽ một chút để trao gửi tình cảm.
Người yêu cô ngày trước cũng là chuyên viên thẩm mỹ, nhưng giờ mỗi người mỗi ngả.
Chỉ mới một tháng trước, Akari còn đang làm việc ở chuỗi salon tóc khá danh tiếng, vùng nào cũng có chi nhánh. Ban đầu cô học việc bằng cách quan sát, sau dần mới có thể tự đứng tiệm, khoảng thời gian đổ cũng là lúc cô hẹn hò với một đàn anh ở tiệm chính. Akari vô cùng tôn trọng anh, bởi anh có tay nghề cao nên được nhiều khách hàng yêu cầu đích danh, anh cũng công nhận khả năng của cô trên phương diện nghề nghiệp.
Từ ngày lên cửa hàng trưởng, cô càng dốc sức vào công việc, lại có người yêu bên cạnh, cuộc sống hằng ngày đẹp như mơ, song giờ nghĩ lại, cô không khỏi hoài nghi những tháng ngày ấy bởi khi
đó, Akari mờ mắt chẳng còn thấy xung quanh.
Nghe tin chi nhánh chuyên trang điểm cô dâu sắp mở, trong lòng cô sục sôi tham vọng muốn thử sức, đúng lúc ấy, tin đồn người yêu qua lại với một đàn em ở chi nhánh khác lọt vào tai Akari. Chuyện kiểu này chẳng hiếm, ừ thì có câu “Chán cơm thèm phở”, song Akari cứ tưởng sẽ chẳng bao giờ đến lượt mình nên tưởng đâu sét đánh ngang tai.
Cô tự nhủ, xem như tình cảm này đã đến lúc tàn, ít nhất mình còn công việc.
Ít lâu sau, người yêu đề nghị chia tay. Anh ta mào đầu “Anh sẽ tiến cử em qua bên mảng trang điểm cô dâu” rồi đề nghị hai người đường ai nấy đi. Akari chẳng lý giải nổi. Cô nào cần anh ta làm vậy, nếu tình cảm đã nguội lạnh thì lực bất tòng tâm. Việc gì phải lôi chuyên nói tốt cho Akari trong công việc ra làm điều kiện mặc cả thế kia?
“Nhưng đến đây thôi. Anh chẳng thể làm bất cứ điều gì cho em nữa đâu.”
Cô ngẫm lại cô hậu bối mọi người đồn đại đang cặp kè với anh. Vài hôm trước, cô gái ấy đã chuyển sang chi nhánh ở khu sang trọng nhất thành phố, nơi làm việc mơ ước của rất nhiều nhân viên. Akari chợt vỡ lẽ.
Cô chưa từng mảy may nghĩ mình trở thành cửa hàng trưởng là nhờ ơn của anh ta.
Hóa ra chính anh ta đã nâng đỡ cô trong sự nghiệp. Dưới tư cách một chuyên viên thẩm mỹ, cô luôn có niềm tin vào bản thân và nghĩ tay nghề mình được công nhận. Nhưng không, anh ta chưa
bao giờ công nhận năng lực của cô.
Có thể đối với anh ta, những lời cất nhắc là một động thái thể hiện ân cần, song Akari chỉ thấy bản thân mình ngu ngốc và vô giá trị. Biết đâu thật ra cô chẳng có tố chất làm chuyên viên thẩm mỹ. Đi trên con đường sai lầm, vậy mà cứ tự cho mình là đúng rồi chẳng hề nhận ra.
Cô tự hỏi mình chệch hướng từ lúc nào và ở đâu nhỉ? Lần ngược về quá khứ, ký ức của Akari dẫn dắt cô đến nơi này. Có lẽ cô trở về vì muốn lật tìm dĩ vãng.
Vòm cổng bảy sắc cầu vồng của khu phố mua sắm dần hiện ra trong tầm mắt. Tiếng là khu phố mua sắm, nhưng con đường chỉ toàn một dãy của đóng kín trông còn cô liêu hơn khu dân cư. Thế nhưng, dù chuyển đến đây chưa lâu, chẳng hiểu sao cô lại thấy yên lòng khi trông thấy cổng vòm và chùm hoa giả kia.
“Nói gì thì nói, quả là kỳ lạ. Mèo mà biết cắp hộp nhạc đi mất.” Song qua ngữ điệu, có thể thấy anh thợ đồng hồ không ngạc nhiên đến mức ấy. Anh đã mặc nhiên chấp nhận trên đời có những việc như thế, khiến Akari bị cuốn theo, mường tượng hình ảnh chú mèo ra đi mang theo món đồ kỷ niệm.
“... Chú mèo đen ấy có phải Papa không nhỉ?”
“Cô bảo chú mèo đen hôm qua?”
“Đúng rồi.”
“Nhưng mèo đâu thể sống lâu đến vậy?”
“A... Ý tôi là nếu người bố hóa thân vào con mèo.”
Tưởng tượng nhuốm màu siêu thực đến thế là cùng.
“Ấy không, tất nhiên tôi không nghĩ cô tin những chuyện phi lý như thế, ý cô là được vậy thì hay quá đúng không.”
“À, tỷ dụ như người bố đến thăm Saki trong lốt mèo?” Anh không cười nhạo lời người khác nói. Đó là điều Akari cảm nhận được.
“Nó có mảng lông trắng dưới ngực không?”
“Hả?”
“Con mèo đen hôm qua ấy. Nếu có thì biết đâu lại là Papa thật. Bởi mèo Papa trong bức ảnh thì có.”
Cô sực nhớ, trong các tấm hình, chú mèo đen được Saki bế, giữa hai chân trước có một đám lông trắng. Ban đầu cô cứ tưởng là chói sáng, nhưng sau khi nghe anh thợ đồng hồ bảo đây là mảng lông thì cô gật gù công nhận.
“Để tôi về kiểm tra xem sao!”
Chỉ là món đồ người khác đánh rơi, vậy mà Akari lại bừng bừng khí thế.
4.
Tìm mãi mà chẳng thấy bóng dáng chú mèo đen. Akari lại không thông thuộc địa hình khu này, thành thử ngay cả việc khoanh vùng những chỗ mèo hay xuất hiện đã khó nhằn rồi.
May sao cồ phát hiện Taiichi với mái tóc màu nâu đang ngồi cùng đám học sinh cấp hai ở bậc thang đá trong đền thờ, lật cuốn truyện tranh đọc tới lui, nên đã nhờ cậu giúp một tay.
“Gì thế. Em đang đọc dở.”
“Có mỗi cuốn truyện thì tự mình mua đi chứ. Ai đòi lại mượn mấy em học sinh cấp hai thế.”
“Tìm được mèo thì chị cho em tiền tiêu vặt hả?”
“Người thêu dệt chuyện chị tìm kiếm chủ nhân hộp nhạc rồi đem kể với anh thợ đồng hồ là em chứ ai? Đâm lao thì phải theo lao, em giúp chị là chuyện đương nhiên thôi.”
Thật ra, Akari lăn vào tìm chú mèo để thỏa lòng mình thôi, nhưng khi cô nói vậy, Taiichi á khẩu.
“Bó tay với chị. Thôi thì thần linh cũng đã phán thế rồi nên em sẽ giúp chị.”
Thái độ Taiichi thay đổi như chong chóng, cậu vui vẻ bắt tay vào tìm chú mèo. Bề ngoài trông hầm hố, song độ ngây ngô của cậu có khi ngang ngửa học sinh tiểu học.
Một điều kỳ lạ là cậu bắt được hết con mèo này đến con mèo khác. Nhưng trong cả đám ấy chẳng thấy con đen hôm trước đâu cả.
“Này, đấy là mèo tam thể. Mình đang tìm mèo đen cơ mà?” “Nhưng con mèo đó thành tinh rồi, biết đâu nó thay đổi màu lông để lòe người thì sao.”
“Mèo thành tinh? Là sao?”
“Chị không biết à? Những con mèo sống lâu hơn hẳn bình thường sẽ biến thành yêu quái hai đuôi. Nếu con mèo đen kia quả thật là mèo Papa, trăm phần trầm nó là mèo thành tinh. Mà đã là yêu quái thì chẳng lạ gì khi nó biết cắp theo hình gia đinh.”
Cậu tuôn ra một tràng như thể đấy là thường thức ai cũng biết. Akari nhíu mày, muốn ăn miếng trả miếng bằng một câu hay ho nhưng chẳng kiếm ra lời nào. Tuy nhiên, có lẽ suy nghĩ trong đầu cô lúc này không khác Taiichi là bao. Vì cô cũng đang nghiêm túc đi tìm một con mèo không lý nào còn sống trên đời.
Phải, dù có mảng lông hay không, con mèo đó chẳng thể nào là Papa thật, thế nên nó sẽ chẳng can hệ gì đến người đánh rơi món đồ. Mình đang làm cái quái gì thế này, cô chán nản nghĩ, bỗng dưng sức lực trôi tuột đi đâu mất.
Lúc ấy, Taiichi la toáng lên.
“A! Mèo đen!”
“Hả, ở đâu?”
Taiichi vùng chạy, theo phản xạ, Akari cũng hớt hải đuổi theo. Cậu chỉ trỏ lung tung, nào trên bờ tường, nào dưới bụi cây, song
chừng như con mèo đã kịp biến mất trước khi cô trông thấy nên chẳng thể xác định vị trí của nó. Tuy vậy, tiếng cỏ cây sột soạt cho cô biết có con vật náu mình đâu đó.
Taiichi thông thuộc đường ngang ngõ tắt giữa những căn nhà chẳng kém cạnh đám mèo. Cậu sái chân bước qua những chậu hoa án ngữ ám chỉ không được băng qua lối này, rồi luồn lách giữa khoảng không chật như nem giữa hai bức tường. Hồi sau, cậu dừng chân trước cánh cổng gỗ có vẻ là cổng sau của căn nhà nào đó. Taiichi chỉ tay về cái cây đang trổ bông đỏ thắm phía bên trong.
“Nó đang trốn dưới gốc hoa tử vi đằng kia. Chị vào từ đằng cổng. Còn em sẽ trèo lên bờ tường rồi đi từ hướng ngược lại. Mình dùng thế gọng kìm kẹp nó.
“Nhưng đây là nhà người lạ mà. Tự tiện vào đâu có…” Chưa kịp dứt lời thì Taiichi đã mất dạng. Dù còn băn khoăn, song quả thật trong lòng Akari vẫn sôi sục mong muốn nhìn tận mặt chú mèo.
Cô ngả người về phía cửa và khẽ mở nó ra. Cánh cửa còn chẳng có tác dụng ngăn người lạ lẻn vào.
“Xin làm phiền gia chủ...”
Cô thì thầm rồi bước chân qua cổng. Khoảng sân rải đầy sỏi nhưng cỏ dại vẫn mọc um tùm. Đang rón rén tiến về phía cây hoa tử vi thì cô trông thấy một sinh vật cao ngang tầm mắt đang xù lông.
Là mèo, nhưng không phải con mèo đen đó. Đó là một con mèo hoang nhị thể nâu đen với ánh mắt hung dữ. Nó gườm gườm nhìn cô, lông dựng ngược, đoạn rít lên và nhảy bổ về phía cô.
Akari thất thần ré lên rồi ngồi thụp xuống, hồi sau mới dám ngẩng đầu, song con mèo đã biến mất không còn tăm tích. Có lẽ thấy động nên con mèo đã cao chạy xa bay, dưới gốc cây trống trơn. Nhưng vấn đề không nằm ở đó, mà ở ánh mắt nghi ngại của một ông cụ tóc bạc phơ phóng đến từ cánh cửa phía trước.
“Có chuyện gì vậy?”
Akari luống cuống đứng dậy.
“À, cháu, cháu xin lỗi đã tự ý vào nhà. Thật ra có một chú mèo chạy vào đây, cho nên...”
Có lẽ Taiichi đã lỉnh mất. Cô không nghĩ cậu sẽ chường mặt ra nếu nhắm thấy bị mắng. Mà ngay từ đầu, con mèo đen ấy có ở dưới cây hoa tử vi hay không là dấu chấm hỏi to đùng. Nghĩ mà Akari bực cả mình, song đó chưa phải yếu tố chính. Nếu không có cậu ở đây, việc một người chưa được dân quanh vùng quen mặt như Akari lén lút mò vào nhà người khác từ của sau, rõ là quá khả nghi.
“Mải đuổi theo con mèo mà cháu lỡ chân bước vào khuôn viên nhà bác lúc nào không hay.”
Trong lúc cô đang gắng sức phân trần, một người nữa xuất hiện từ đằng sau ông cụ.
“Cô Nishina?”
Là anh thợ đồng hồ. Trời đất run rủi thế nào, anh lại đang có mặt ở đây.
“Cô đang tìm chú mèo đen?”
Akari thở phào mau mắn nói.
“Ừm, ừm, đúng thế. Lúc nãy Taiichi cũng đi cùng tôi.”
“Cô bị cậu nhóc dắt vào tận ngóc ngách thế này à. Cực cho cô quá.”
Anh thợ đồng hồ nắm bắt được tình hình một cách chóng vánh, quả là khác hẳn với Taiichi, đáng tin cậy hơn nhiều.
“Cô ấy là cháu gái của salon tóc Yui đấy ạ.”
“À. Là người mới chuyển đến đây phải không.”
Lời giới thiệu của anh thợ đồng hồ đá xóa tan mọi nghi ngờ về Akari, cô lại còn được mời vào nhà. Gia chủ là một ông lão rất có phong cách với chiếc áo sơ mi cổ button-down [2] và mái tóc bạc vuốt ngược ra sau.
Có vẻ nơi này từng là một cửa tiệm bởi trên mặt quầy xếp dăm ba chiếc máy ảnh. Vài bức hình đóng khung trang trí trên tường. Giữa những bức hình là tấm gương đã cũ, có lẽ để phục vụ khách hàng đến chụp hình thẻ. Bên dưới có dòng chữ “Tiệm chụp hình Hibino”.
Hóa ra cô đã vô tình lẻn vào cửa sau tiệm chụp hình Hibino, vốn nằm cách salon tóc Yui hai căn nhà.
Về phần mình, anh thợ đồng hồ đến đây với tư cách là hội trưởng hội kinh doanh.
“Anh Naoyuki ở tiệm bánh mi Hara sắp thành hôn, cô nhớ không? Anh ấy muốn toàn thể mọi người trong khu phố mua sắm chụp chung bức hình làm kỷ niệm, tôi định nhờ bác Hibino chứ không muốn giao cho dân tay mơ. Nên hôm nay tôi đến họp bàn chuyện ấy.”
“Bác nghỉ tiệm lâu rồi nhưng vẫn giữ cái thú vui chụp hình. Tay
nghề chắc cũng chưa thui chột đâu.”
Hiện tại, không gian trong tiệm được dùng làm gian tiếp khách, kê lộn xộn bộ ghế và chiếc bàn con. Bác Hibino ngồi trên ghế bành, khòm lưng, tay cầm chiếc máy ảnh niên đại có khi ngang ngửa tuổi đòi mình. Giữ nguyên tư thế, bác chậm rãi nói.
“Hôm trước, bác có nói dăm ba câu với cô dâu tương lai của Naoyuki. Con bé bảo từng chụp hình ở tiệm ảnh thị trấn kế bên. Bác biết ông chủ đằng ấy từ ngày xưa. Quả là trái đất tròn. Nhưng bác cũng nói trước luôn là bác chụp đẹp hơn rồi đấy.”
Có lẽ bác đang nói về của tiệm đã chụp hình cho Saki, mẹ của cô cùng chú mèo đen.
“Vậy hai bác là kỳ phùng địch thủ trong chụp hình rồi.” Nghe anh thợ đồng hồ nói vậy, bác Hibino cười ồ vui vẻ. “Chà, bọn bác chỉ là dân chụp bình thường thôi. Cũng kẻ tám
lạng, người nửa cân đấy, nhưng ông ấy có tay họ hàng là nhiếp ảnh gia thứ thiệt, đạt được nhiều giải thưởng. Mỗi lần nói chuyện với bác là ông ấy lại khoe khoang tự hào.”
“Ồ, thế người ấy chụp gì ạ?”
Anh thợ đồng hồ lộ vẻ hứng thú.
“Phong cảnh ấy. Núi non gập ghềnh, băng đất tuyết giá, sa mạc như thiêu... Ông ấy sẽ đến những nơi chẳng mấy ai có thể đặt chân như vậy để chụp ảnh. Bác chụp phong cảnh cũng coi như nghề nhất đấy, tuy chỉ toàn những cảnh gần gũi thôi.”
Sau đó, bác Hibino kể một thôi một hồi về chuyện chụp ảnh. Dẫu ban nãy tỏ ra rất quan tâm đến lĩnh vực này, song giờ anh thợ đồng
hồ chỉ nghe cho có lệ, đầu óc như mải để đâu đâu.
Không biết lúc nào nên ra về, Akari đành ngậm bồ hòn ngồi nghe đợi đến khi dứt chuyện, song mãi mà chẳng thấy bài diễn thuyết bị cắt ngang.
Đúng rồi, nội trong hôm nay phải đến ủy ban lo thủ tục giấy tờ cho xong. Cô sực nhớ ra nên nhấp nhổm không yên, đúng lúc ấy, anh thợ đồng hồ bất ngờ quang cho cô chiếc phao cứu sinh. Thế mà cô cứ tưởng hồn phách anh đang phiêu du đâu đó.
“Nishina này, cô có bận việc gì không? Bác Hibino nói tràng giang đại hải lắm, cô không cần hầu chuyện cho phải phép đâu.” “Ồ, bác xin lỗi đã giữ chân cháu. Khi nào cháu đến chơi nhé, bác cháu mình lại tán gẫu.”
Rảnh việc thì đàm đạo, khách đến thì cắt ngang, có lẽ mọi người ở khu phố mua sắm này thân với nhau theo cách ấy. Và bên cạnh đó, Akari rất cảm kích sự tế nhị của anh thợ đồng hồ. Anh chẳng khác nào ông bụt khi chăm sóc cả cậu nhóc Taiichi ngỗ nghịch kia.
5.
Rốt cuộc cô không xác nhận được con mèo đen có mảng lông trắng hay không. Mèo hoang thì nhiều, vậy mà riêng nó lại chẳng thấy đâu.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngày vợ chồng Saki thành hôn đã đến.
Ẩy là một ngày thứ Bảy nắng như mật. Saki đến tận salon tóc Yui nơi Akari đang ở. Trông cô như lột xác hẳn so với hôm trước nhờ chiếc váy trắng liền thân đơn giản mà vô cùng nữ tính.
Cô báo tin vừa lên ủy ban nộp đơn đăng ký kết hôn và bây giờ sẽ đi ăn cùng bố mẹ hai bên. Trước đó, mọi người dự định chụp hình kỷ niệm trước cửa tiệm nên muốn mời Akari đến chung vui.
“Nhưng thế có được không? Chị đâu phải người khu phố mua sắm?”
“Em đã bảo không dính gì đến việc ấy mà. Chị em mình biết nhau là có duyên rồi. Cả anh Iida cũng đến đấy.”
Saki nhắc việc anh thợ đồng hồ cũng tham gia là có ý gì? Akari không khỏi thắc mắc, nhưng cô dâu đã có lời mời chân tình, cô vui vẻ đồng ý.
“Váy của em đẹp quá. Đây là váy cô dâu à?”
“Em mặc cho có không khí chút thôi. Dù tính ra váy len cũng chỉ là trang phục thường ngày. Chị xem, tóc em ngắn cũn, không hợp
với những chiếc váy lụa là cho lắm.”
“Tóc ngắn vẫn có thể thay đổi hình tượng mà. Đúng rồi, đằng nào cũng chụp hình, hay chị làm tóc cho em có được không?” Cô bảo Saki ngồi xuống chiếc ghế trước gương còn mình chạy lên tầng hai lấy phụ kiện trang trí tóc. Tuy bản thân không có ý dùng, nhưng hễ cái nào lọt vào mắt xanh, cô lại không cầm lòng được nên sở hữu cả đống.
Cô chỉnh sửa đuôi tóc nhằm tạo vẻ đoan trang, đoạn dùng kẹp cố định vài bông hoa trắng li ti làm bằng vải dạ. Chúng điểm xuyết lên mái tóc như những vì sao.
“Hôm trước em nói câu kỳ cục quá chị nhỉ.”
Mắt nhìn vào gương, Saki bỗng buông một câu.
“Có hả?”
“Thì em bảo mèo Papa là hiện thân của bố em ấy.
“Chẳng có gì kỳ cục cả. Chị cũng phần nào hiểu được cảm giác của em.”
Saki cụp mắt như trút được khúc mắc rồi khẽ nở nụ cười. “Ngày bé, em cũng nói với bạn bè như vậy và bị cười nhạo suốt. Mèo Papa có mặt trong nhà từ trước khi em ra đời. Nên nói thế nào nhỉ, chú mèo không chỉ là thú nuôi.”
“Ừm.”
“Suốt một thời gian dài, thực sự em đã xem nó là bố mình. Trong mắt em, nó chẳng khác nào một ông bổ lúc ở nhà thì nằm ườn, lúc ra đường lại mạnh mẽ, đáng tin cậy, hay hỏi han chuyện bạn bè của con cái vậy.”
“Nghe qua thì đúng thật nhỉ.”
“Mèo Papa còn dọa ngược con chó gần nhà lúc nào cũng sủa em nữa cơ.”
“Ồ, chú mèo giỏi quá.”
“Vâng,” Saki nheo mắt đầy hoài niệm.
“Lớn lên một chút, em hiểu chuyện hơn, tỷ dụ biết rằng ông già Noel không hề tồn tại, nhưng có một điều không đổi, đó là em vẫn tin có sợi dây nối kết giữa bố em và mèo Papa.”
Dõi theo bóng mình trong gương đang dần thay đổi hẳn so với thường ngày, đôi mắt cô ươn ướt.
“Đến giờ em vẫn nhớ cái ngày mèo Papa biến mất. Papa rất hiếm khi rời ổ của mình trên hiên, lúc nào nhìn qua, em cũng thấy nó lim dim ngủ, nhưng bấy giờ bất chợt liếc sang, mèo đã biến đi đâu mất, ngỡ nghe thấy tiếng nó kêu, em cuống quýt chạy ra vườn. Mèo Papa đứng dưới bờ giậu, quay lại nhìn em và thì thầm lời tạ từ...”
Saki, bảo trọng nhé.
“Chú mèo cất tiếng nói sao?”
Có dịp, mình lại gặp nhau.
Nó chỉ nói có vậy.
Ngày con về làm dâu nhà người.
“Thật ra đấy không phải lần đầu tiên mèo Papa nói đâu. Thuở bé, em đã nói chuyện với Papa mấy lần rồi. Ví dụ như lời chào ‘Về rồi à’ bên vệ đường hoặc lời thúc giục ‘Mau về nhà nào’ trong công viên. Do vậy, mặc kệ mọi người nói gì, ngày đó em vẫn tin mèo Papa là
bố mình. Đến tuổi biết nhận thức, những trải nghiệm như thế cũng mất đi, song em dám chắc đã nghe thấy giọng nói.”
Cô nghỉ lấy hơi rồi chùng mắt xuống như bị kéo về với thực tại. “Hoặc có lẽ tất cả là em tự huyễn. Chỉ là em đã bị lẫn lộn giữa tưởng tượng và hiện thực. Nhưng với em, bố và mèo Papa là một. Nếu được, em muốn báo việc mình sắp kết hôn nên mới vô thức tìm chú mèo đen như thế…”
Một giọt nước mắt lăn dài trên má. Akari để lược xuống và đặt tay lên vai cô.
“Bố đang dõi theo em mà. Em xem, dạo gần đây có mèo đen quanh quẩn khu này đấy thôi?”
Liệu đó có phải mèo Papa không? Khi nói với anh thợ đồng hồ những lời ấy, tất nhiên cô không nghiêm túc. Cô cũng thừa biết con mèo đen nọ chẳng thể có mảng lông trắng giống với mèo Papa. Nhưng khi ấy cũng như lúc này, Akari nghĩ mình muốn tin. Và cô đi tìm chú mèo để xác thực trên đời này tồn tại điều kỳ diệu.
Dù có là những chuyện kỳ quái như chú mèo sống lâu bất thường, cắp theo bức ảnh gia đình, hay có tận hai cái đuôi, cô đều muốn mở lòng chấp nhận.
Có lẽ đó là niềm hy vọng xuất phát từ cảm giác bế tắc bên trong Akari.
“Chị nghĩ hôm nay mèo có đến không?”
“Ừm. Mèo mà, dẫu khuất dạng song chắc chắn nó vẫn đang dõi theo em.”
Cô gắn lên cổ váy đóa hoa tròn kết bằng những bông hoa li ti
cùng loại với phụ kiện trang trí mái tóc giúp chiếc váy giản dị ra dáng bộ trang phục dành cho ngày trọng đại hơn hẳn. “Xong rồi đây.”
Saki lau nước mắt, nhìn vào gương một lúc lâu như muốn xác nhận diện mạo mới của mình, đoạn nở nụ cười rạng rỡ. “Ôi, nhìn em y như cô dâu rồi này!”
“Thì em là cô dâu mà.”
“Em mượn những thứ này không sao chứ ạ?”
“Nếu không chê thì chị tặng em đấy. Tuy không phải thứ mắc tiền, nhưng xem như lời chúc phúc của chị.”
“Em cảm ơn chị!”
Vẻ u buồn trên gương mặt cô đã tan biến.
Nụ cười của một cô dâu đầy hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt, cô hân hoan rảo bước, háo hức khoe với người mình yêu. Akari khóa cửa rồi đi ra ngoài.
Thẳng tiến về phía Nam khu phố mua sắm, chẳng mấy chốc cô đã thấy biển hiệu của tiệm bánh Hara. Kha khá người đã tập trung trước cửa tiệm.
Có lẽ họ là hàng xóm và bạn bè của hai bên. Người nhận nhiệm vụ chụp hình là bác Hibino. Bác mang theo chân máy ảnh và đang lúi húi chuẩn bị, tấm lưng vươn thẳng trông thật trẻ trung rộn ràng.
Saki cầm trên tay bó hoa đồng tiền màu hồng nhỏ xinh. “Nghe bảo bó hoa ấy là do cửa hàng hoa tươi Tachibana tặng.” Anh thợ đồng hồ đến bên cạnh, khẽ bảo cô.
“Nhìn vào chỉ thấy tiệm bày hoa cúng, ai ngờ cũng có cả những
loại hoa đáng yêu thế này.”
Quả đúng là vậy, cửa hàng hoa tươi năm đối diện tiệm bánh, trong không gian vô cùng khiêm tốn chỉ thấy bày toàn hoa cúc và hoa hồi Nhật Bản.
“Đúng rồi, anh sửa hộp nhạc xong chưa?”
“Rồi, nhưng đợi tôi thêm chút thời gian. Tôi muốn cất một thứ vào trong.”
“À, ý anh là tấm hình lát chụp phải không?” Anh thợ đồng hồ mỉm cười thay cho câu trả lời Bác Hibino mau lẹ ra hiệu cho mọi người xếp hàng trước tiệm. Saki đứng ở giữa, cười thật tươi với gò má ửng hồng.
Chụp ảnh xong xuôi đâu đấy, cả vòng tròn người bao lấy hai vợ chồng Saki. Vô tình liếc mắt về phía cột điện, Akari há hốc khi nhác thấy chú mèo đen.
Là chú mèo ấy. Không nhầm lẫn gì nữa, là Papa, chú mèo đáng ra không thể có mặt trên đời, đã đến chung vui vào ngày trọng đại của Saki. Akari thấp thỏm không yên.
Cô bèn ròi đám đông để đuổi theo vào một con hẻm. Mèo ta nhảy phốc lên bờ tường và đủng đỉnh bước đi. Cô bèn gọi to. “Mèo Papa!”
Song nó không hề ngoảnh lại.
“Bố ơi!”
Tiếng nói vang lên đằng sau Akari. Là giọng của Saki. Bất ngờ thay, chú mèo dừng chân. Saki thận trọng tiến lại gần. “Bố phải không?”
Chú mèo chằm chằm nhìn Saki. Song ngay lập tức, nó phớt tỉnh quay đi và rảo bước.
“Bố đến gặp con đúng không? Con đã kết hôn rồi đấy. Con sẽ sống thật hạnh phúc, nên bố đừng lo lắng nhé.”
Chú mèo khẽ đung đưa chiếc đuôi như đồng tình với lời nói ấy. • • •
“Rốt cuộc chẳng phát hiện ra danh tính người đánh rơi hộp nhạc. Chị Akari mới đầu hăng máu mà cũng cả thèm chóng chán nhỉ?” Nghe Taiichi nói thế, theo phản xạ, Akari lườm cậu.
“Hả? Chị hăng máu khi nào hả?”
“Chị hăng lên bảo sẽ trả lại cho con mèo chứ ai. Đã vậy còn một hai bắt em giúp tìm con mèo đen cho bằng được còn gì.” “Đấy chỉ là nhờ em góp sức thôi... Nhưng ngay từ đầu, chính em khơi mào bảo sẽ tìm ra người đánh rơi còn gì?”
Chưa kể, cô không hề nói mình sẽ trả đồ lại cho chú mèo. Phát cáu trước việc Taiichi tự tiện bóp méo sự thật, cô xù lông nhím chẳng ra dáng người lớn chút nào.
“Ấy... có lẽ hộp nhạc về lại tay người đánh mất rồi.”
Anh thợ đồng hồ lên tiếng. Lúc đó, Akari cùng hai người bọn họ đang đi trên triền đê dọc con sông về phía khu phố mua sắm. Mua đồ trong siêu thị trước ga xong xuôi, đang trên đường về nhà, tình cờ thế nào cô lại gặp anh. Anh nói mình vừa đi sửa đồng hồ về. Được một lúc thì thấy Taiichi lang thang dọc bờ sông, thế là không hẹn mà gặp, cả ba lững thững tản bộ, rồi tự nhiên thế nào,
câu chuyện lại xoay qua chủ đề về chiếc hộp nhạc.
“Hả, quái miêu Papa xuất đầu lộ diện sao?”
“Quái miêu cái gì, là chú mèo đen đó hả?”
Akari không buồn để ý lời mình vừa nói cũng y chang cầu hỏi của Taiichi mà nhao lên hào hứng. Anh thợ đồng hồ thoáng lúng túng nhưng vẫn điềm tĩnh giải đáp thắc mắc của họ.
“Không, nói cho chính xác thì là người bố bằng xương bằng thịt.” Lời anh nói làm cô mơ hồ.
“Bố em ấy mất rồi mà?”
“Nếu bác ấy chưa mất thì sao?”
Rối rắm cả lên, Akari vò đầu bứt tai.
“Ngoài gia đình ra, ai là người có thể lấy được phim âm bản những bức hình chụp ở tiệm?
“Ừm... Để xem, là thợ chụp hình? Tuy nhiên, thợ chụp hình bình thường sẽ chẳng nâng niu phim chụp nhà người khác như vậy làm gì.”
“Phải, lẽ thường là vậy. Nhưng cô nghĩ xem, đa số hình gia đình sẽ do một thành viên trong nhà chụp. Dù người đó không xuất hiện trong hình chăng nữa, bức hình cũng sẽ trở thành kỷ niệm gợi nhớ về người đứng ra chụp, đúng chứ?”
Thỉnh thoảng mẹ con Saki lại ghé tiệm chụp hình. Người chụp cho họ chắc chắn là nhân viên của tiệm.
Tuy nhiên, trong trường hợp cha ruột của Saki còn sống và chính ông là người chụp, những bức hình ấy sẽ trở thành hình cả gia đình theo đúng nghĩa đen. Có vẻ đây là điều anh thợ đồng hồ muốn nói.
“Nhưng Saki bảo hai mẹ con chụp hình chỗ cửa tiệm ở thị trấn bên cạnh mà? Chủ tiệm đằng ấy lại tầm tuổi bác Hibino. Bố của Saki không già đến mức ấy, vả lại, tôi không cho rằng cô ấy bịa ra chuyện bố mình đã mất.”
Anh thợ đồng hồ gật đầu một cách khó hiểu. “Hôm nọ, bác Hibino kể với chúng ta rằng ông chủ tiệm chụp hình ở thị trấn bên cạnh có người họ hàng là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng đúng không nào?”
“À, ừm, cái người đến những nơi heo hút chụp hình.” “Đúng, chính nhân vật đó. Người này hiếm khi về Nhật Bản, lại thường xuyên xông pha chốn hiểm nguy nên ta dễ lầm tưởng ông sống không vợ con. Thêm nữa, gần đây, bác Hibino kể đã thoáng thấy ông ấy ở gần nhà ga.”
Nhân vật này là họ hàng của chủ tiệm chụp hình Saki hay đến thuở bé. Nếu hai mẹ con cô đến với tư cách khách hàng, người này đứng ra chụp hình thì cũng chẳng có gì lạ. Chưa kể, mới đây ông vừa về nước.
“Khoan đã, không lẽ đó là...?”
“Chậc, tất cả chỉ là suy đoán thôi.”
Miệng thì nói vậy, song anh thợ đồng hồ có vẻ khá chắc chắn. Tóm lại là bố của Saki chưa mất. Hiềm nỗi, công việc đầy hiểm nguy khiến ông không thể làm tròn trách nhiệm của một người bố, vì vậy ông chọn con đường cả đời mai danh ẩn tích với con gái. Tuy nhiên, họ trao cho nhau một lời hứa, rằng mỗi dịp người bố về nước, hai mẹ con sẽ đến tiệm để ông chụp hình. Đó là khoảng
thời gian duy nhất cả gia đình lặng thầm quây quần bên nhau. Ngoài ra, người bố thỉnh thoảng vẫn bí mật đến xem tình hình của Saki. Từ chỗ nấp, ông cất tiếng gọi cô con gái Saki lúc ấy đang đi với mèo Papa.
Vào ngày Saki nhìn thấy mèo Papa lần cuối, ông cũng âm thầm về thăm gia đình. Nếu chỉ có mèo Papa phát hiện ra sự hiện diện của ông thì sao?
Chú mèo già vốn được người bố nhặt về, nó sẽ kêu ngao đòi được đi cùng. Đúng lúc ấy, ông bố thấy hộp nhạc bên cạnh chú mèo.
Đó là chiếc hộp nhạc thuở xưa Saki từng làm tặng bố vào ngày của cha. Cô đã vẽ một bức tranh với ngôi nhà mái xanh, có bố, có mẹ và cả mình cùng với chú mèo den.
Tất cả đều quá đỗi thân thương, song lại là thứ ông không có quyền lựa chọn.
Mèo Papa đuổi theo người bố nên đã leo lên bờ giậu. Ông tần ngần dừng chân, lưỡng lự không biết có nên đưa nó theo không. Đúng lúc đó, ông để ý thấy Saki vừa bước ra vườn.
Người bố đã chẳng thể ngăn nổi bản thân mình lên tiếng với cô con gái đang mải nhìn theo bóng dáng mèo Papa.
Đối với Saki, lời nói ấy như lời từ biệt mèo Papa gửi đến cô. Sau đó, ông bố thay mặt cả nhà giữ chiếc hộp nhạc rồi biến mất cùng mèo Papa. Có lẽ ông lại đến những vùng đất hiểm trở để theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh của mình. Cất giữ trong hộp nhạc vài tấm phim âm bản, ông cứ thế rong ruổi khắp chốn.
Về nước lần này, ông đến thăm khu phố nơi mẹ con Saki sinh sống và hay tin con gái mình sắp kết hôn.
Còn Saki, khi bắt chuyện với chú mèo đen, cô cảm nhận được bố mình đang ở đâu đó rất gần. Vậy nên cô mới thốt lên câu “Bố ơi”, giống như từng gọi ông qua bờ giậu mà mèo Papa trèo lên năm nào.
“Hóa ra là vậy... Đúng thật, mèo không thể nhét hình vào...” “Chán thế. Làm mừng hụt, tưởng chuyến này vớ bẫm được quái miêu rồi chứ, chị Akari nhỉ.”
“Hả? Chị chẳng hứng thú yêu quái gì cả nhé!”
“Thế cơ đấy. To mồm vậy thôi nhưng bụng khoái lắm chứ gì. Thôi, em đi hướng này.”
“Ơ hay, đứng đấy cho chị!”
Taiichi cười giả lả, vẫy tay chào rồi đủng đỉnh đi về phía bờ sông, chẳng rõ tại sao cậu luôn coi Akari cá mè một lứa với mình. Điều này làm cô phát cáu, nhưng giờ mà chấp nhặt Taiichi thì càng trẻ con, thành ra nắm đấm đưa lên giữa đường lại hạ xuống.
Cô len lén thăm dò nét mặt anh thợ đồng hồ, song chỉ thấy một nụ cười mím chi hiền lành như thể đang có dịp chứng kiến anh em một nhà cãi nhau.
“Ừm, nếu đúng vậy thì hộp nhạc đâu? Anh đưa lại cho Saki rồi à?”
“Chuyện là thế này, hôm qua cô ấy đi cùng anh Naoyuki đến lấy hộp nhạc, rồi lúc họ ghé qua viếng đền thờ, vừa mới để cái hộp trên bờ tường một lát, quay qua quay lại đã không thấy đâu.”
“Hả, lại mất nữa à?”
“Họ còn để cả hình chụp hôm đám cưới vào đấy rồi nữa chứ.” Tuy miệng thì nói vậy, song khuôn mặt anh thợ đồng hồ không vẩn chút tiếc nuối, anh ngửa mặt lên trời khẽ mỉm cười. Phải rồi, vừa nãy anh nói hộp nhạc đã về tay người đánh roi. Hộp nhạc không bị mắt mà ngược lại mới đúng.
Một âm thanh giống tiếng hộp nhạc vẳng lại đâu đây. Giai điệu nghe thật quen tai, song chẳng biết tên ca khúc là gì. Hoặc có khi là nhạc chuông điện thoại cũng nên. Anh thợ đồng hồ liếc nhìn về phía phát ra âm thanh, mắt neo lại bóng người đang trầm tư ngồi trên đê.
Rồi chỉ trong một khắc ngắn ngủi, anh lảng ánh nhìn đi. Tiếng hộp nhạc cũng dừng lại tức thì.
Người đàn ông đứng dậy, kéo sụp chiếc mũ lưỡi trai màu đen, xốc lên vai chiếc túi to đùng cùng cái ba lô đã bạc màu vì sương gió.
Akari bâng khuâng nhìn theo dáng lưng ông khuất dần, trong đầu tưởng tượng cảnh chú mèo đen đang sánh bước song hành. Trời chiều ngược sáng khiến hình dáng ấy nhòe đi, bóng ông đổ trên con đê trông chẳng khác nào chú mèo đang quấn chăn.
“Đúng rồi. Tôi quên mất. Đây là hình chụp hôm ấy. Phần của cô Nishina này.”
Hai người đang rảo bước thì anh đưa cho cô bức hình chụp Saki trong chiếc váy liền thân màu trắng cùng anh Naoyuki đóng bộ vest, với gia đình hai họ bên cạnh, bao quanh họ là bạn bè hàng xóm, rồi mọi người trong khu phố mua sắm.
Akari và anh thợ đồng hồ đều góp mặt. Ngoài ra, dưới chân Saki là chú mèo đen đang hướng mắt về ống kính.
Có thể vào thời điểm ấy, chú mèo đi ngang rồi tình cờ dừng chân lại. Tuy chỉ là ngẫu nhiên, song bóng dáng ngạo nghễ của chú không khỏi khiến cô nhớ lại những bức ảnh gia đình nhà Saki chụp trước nay.
“Mèo Papa...”
Ở góc độ này không biết được trên ngực nó có mảng lông trắng hay không. Nhưng điều đó chẳng quan trọng nữa, bởi chú mèo ấy đích thị là mèo Papa.
“Ừm, đúng rồi.”
“Lần này mèo Papa cũng xuất hiện trong hình thay người bố nhỉ.” Nhờ đó, nhìn tấm ảnh mới được thêm vào hộp nhạc, người bố sẽ có cảm giác tự tay mình đã ấn nút chụp. Trong tấm hình là gia đình ông cùng tổ ấm mới của cô con gái. Cả Papa, chú mèo góp
mặt vào những bức ảnh gia đình thay ông cũng xuất hiện. Người bố cất giữ nó như một bức hình kỷ niệm mới rồi lên đường rời thị trấn.
Dẫu Saki và bố không gặp được nhau, chú mèo Papa trong tấm hình này vẫn đóng vai trò cầu nối cho hai người họ.
“Tốt quá…”
Akari bất giác thì thầm.
“Ừm, tốt quá rồi.”
Anh thợ đồng hồ đáp. Nhìn qua, anh tưởng chừng rất chân chất và ngây ngô, song dính tới máy móc tinh xảo, nhất định anh sẽ
không nhân nhượng.
Chính anh là người đã sửa chiếc hộp nhạc, cắt tấm phim âm bản mới vào trong, giúp cả gia đình Saki đoàn tụ một lần nữa. Cô chợt cảm giác, có lẽ anh quả thực là người sửa kỷ niệm.
CHIẾC VÁY MÀU HUYẾT DỤ
1.
“Đồng hồ sửa xong rồi ạ.”
Chiếc đồng hồ treo tường cũ kỹ lại vang lên âm thanh tích tắc quen thuộc. Bà cụ chìa tay đón lấy rồi khẽ khàng mân mê mặt đồng hồ dập nổi.
Đây là món quà bạn bè tặng nhân dịp bà khai trương cửa tiệm. Đồng hồ đã cổ lắm rồi, tuổi đời hơn nửa thế kỷ, song bà vẫn định mang theo khi rời khu phố mua sắm.
Bởi chẳng thể mang cả cửa tiệm theo được. Bà nghĩ thầm trong đầu, đoạn nghiêng nghiêng chiếc mũ rộng vành và ngước nhìn người thợ sửa đồng hồ trẻ tuổi.
“Phải rồi, bà còn một nguyện vọng nữa. Cháu có thể sửa lại kỷ niệm cho bà được không?”
• • •
Bước vào khuôn viên đền thờ Tsukumo sẽ cảm nhận được ngay một mùi hương ngọt ngào bùi bùi lan tỏa. Nếu để ý dưới chân, sẽ thấy rất nhiều hạt dẻ rụng, lẫn vào lớp sỏi. Sáng sáng, Akari lại hít vào lồng ngực thứ mùi đậm chất thu, đạp lên hạt dẻ và băng ngang khu đền để đi về phía nhà ga.
Sống ở khu phố mua sắm này chẳng bao lâu thì cô phát hiện
đường tắt đến ga đi qua đền thờ. Sáng ra mỗi phút mỗi giây đều quý giá, nên hôm nào cô cũng băng qua đây, vừa đi vừa thầm thì chào các vị thần linh.
Cây trồng trong khu rừng quanh đền thờ vô cùng phong phú. Bình thường, cô chẳng để ý có những cây gì, song hiện tại đang là thời kỳ mộc tê trổ hoa. Tuy chỉ có một cây nhưng lần đầu tiên trong đời, Akari trông thấy cái cây to đến vậy.
Cây nằm cạnh con đường rải sỏi, thân cao vút với những tán lá sum suê, song lúc hoa chưa nở, cô chưa từng ghé mắt lấy một lần. Còn giờ đây, cây như khoác lên mình bộ xiêm y lộng lẫy điểm xuyết những viên đá quý vàng óng cùng hương thơm ngây ngất, khiến người qua kẻ lại ai cũng phải ngoái nhìn.
Ngày hôm ấy, Akari cũng rảo bước băng qua đền thờ như mọi khi, vu vơ hướng mắt về phía cây mộc tê, nhận ra có gì đó khang khác, bất thần cô dừng chân lại.
Bà cụ hôm nào cũng có mặt ở đây giờ này, nay lại không thấy xuất hiện.
“Sao bà Harue không tới nhỉ.”
Akari không rõ bà bao nhiêu tuổi, chỉ nghe bảo bà là vị cao niên nhất trong số những người còn kinh doanh ở khu phố mua sắm. Song nhìn vẻ ngoài thì khó mà biết điều đó, bởi bà còn rất khỏe mạnh và hiên vẫn chèo lái “Tiệm Âu phục Haru”. Không chồng con, bà sống một mình trong căn nhà cách salon tóc Yui nơi Akari đang ở ba căn.
Dù tuổi đã cao nhưng lưng bà vẫn thẳng, dáng người vẫn hết sức trang nhã. Sáng nào có cũng bắt gặp bà ở cạnh đền thờ. Bà
thường đứng nhìn đăm đăm vào một cái cây, và mãi đến gần đây, khi hoa đua nở, Akari mới biết ấy là cây mộc tê. Dẫu say sưa nhìn cây như cầu nguyện, bà Harue vẫn mỉm cười gật đầu chào lúc cô đi ngang qua.
Không ngày nào bà không đến đây, chẳng rõ để tản bộ hay viếng đền. Lẽ nào hôm nay bà thấy trong người không khỏe? Tuy thắc mắc nhưng Akari chẳng còn thời gian. Bởi cô sắp trễ giờ làm thêm đến nơi. Cô thoăn thoắt bước khỏi khu đền, định bụng khi tan làm sẽ ghé qua tiệm Âu phục một chuyến.
• • •
Trước khi chuyển đến sống ở khu phố mua sắm này, Akari hoàn toàn lạ lẫm với thói quen đọc và chuyền tay thông báo cho hàng xóm cùng khu phố. Trước nhất, ở một chung cư toàn người độc thân thuê trọ, thứ tập tục tối lửa tắt đèn có nhau ngay từ đầu đã chẳng có. Cả lúc hai mẹ con sống với nhau hay lúc bắt đầu ra riêng khi mẹ tái giá, Akari chưa hề mảy may suy nghĩ mình sẽ ở cố định nơi nào.
Bảng thông báo chuyền tay có in các tin tức của khu vực đó, như các sự kiện trong phố, vấn đề thảo luận trong hội nghị, thông báo của ủy ban thành phố, vân vân. Cứ nhà này đọc xong thì đem qua cho nhà bên cạnh đọc.
Lắm lúc Akari cũng nghĩ, để bản copy vào hòm thư có phải đỡ rách việc hơn không. Song trực tiếp đưa đến tận tay hàng xóm láng giềng cũng là cách giúp đôi bên biết mặt nhau và trao đổi dăm ba câu. Có lẽ đối với một khu phố nhiều người già neo đơn như nơi
này, đây là thói quen không thể thiếu.
Hôm ấy, khi Akari trở về nhà từ chỗ làm thêm, anh thợ đồng hồ sống chếch phía đối diện ghé qua để chuyền tay bảng thông báo. Ngoài ra, anh còn đem chia cho cô một ít hạt dẻ của nhà trồng được.
“Tuyệt quá, anh còn trồng được cả hạt dẻ trong vườn à. Trước giờ tôi chỉ mới trồng mướp thôi.”
“À, cũng chẳng phải tôi trồng đâu. Nó mọc ngay trước phòng khách. Ông tôi còn chẳng biết nó có từ khi nào.”
Hóa ra cái cây vươn cành đến tận mái ngôi nhà nhỏ kiểu Âu của tiệm đồng hồ kia là cây dẻ thơm. Mới đây thôi, cây vẫn hết sức bình thường và nhạt nhòa, vậy mà khi đất trời chuyển mùa, cây lại khoác lên mình một màu sắc thật riêng. Liệu con người cũng sẽ như vậy chứ? Đến một lúc nào đó sẽ rạng rỡ khi là chính mình? Song nếu chỉ há miệng chờ sung, ta sẽ chẳng bao giờ thành công, cô vô cùng thấm thía chân lý ấy. Tuy nhiên, không phải cứ nỗ lực thi công sức sẽ được đền đáp. Nhiều khi nỗ lực của ta có thể bị chệch hướng, chẳng giống cây cỏ không nhầm lẫn bao giờ.
“Cả cây cũng đang nỗ lực hết sức nhỉ?”
“Nỗ lực?”
“Để có thể đậu quả ngọt và nở những đóa hoa ngát hương.” Cô chột dạ thấy mình nói những điều kỳ quặc, song anh thợ đồng hồ tuyệt nhiên không bác bỏ lời cô.
“Đúng thật, chúng đang cố gắng rất nhiều.”
Phải rồi, chúng đang làm hết sức. Nếu vậy thì Akari chí mới sống
bằng một phần cây dẻ thơm và mộc tê kia. Cô còn nhiều thứ phải học lắm.
“À đúng rồi. Anh uống cà phê không? Chỉ là cà phê ở chỗ tôi làm thêm thôi, nhưng cũng ngon lắm.”
Akari mời anh vào cửa tiệm trước đây từng là salon tóc rồi rót cà phê mua ở chỗ làm. Cô tìm được một công việc trong quán cà phê ngay trước nhà ga nên hiện thời đang làm thêm ở đó. Chỉ cần bỏ cà phê vào bình giữ nhiệt mang về là cô có thể thưởng thức tại gia mà chẳng cần tốn công tốn sức.
“Cảm ơn cô,” anh thợ đồng hồ mỉm cười. Thật phí phạm khi khuôn mặt tươi cười ấy lại bị che đi bởi bộ tóc mái lòa xòa. Tuy anh không đẹp trai đến mức rạng ngời, song Akari nghĩ nếu tóc tai chỉn chu hơn chút đỉnh, hẳn sẽ nhiều cô trồng cây si cho mà xem.
Biết thế này hơi nhiều chuyện nhưng với tư cách cựu chuyên viên thẩm mỹ, cô không khỏi thắc mắc làm cái nghề yêu cầu sự tỉ mỉ cao như sửa đồng hồ, phần tóc ấy không cản trở anh sao? Hoặc biết đâu trông bù rù như vậy nhưng thật ra anh đang có dụng ý gì chăng?
“Sắp có lễ hội à?”
Vừa rót cà phê ra cốc vừa liếc xuống tờ thông báo, Akari lên tiếng.
“Lễ hội của đền thờ đấy. Các tiệm bán đồ cổ sẽ tụ họp về đây, cả các sạp hàng di động nữa. Khu phố mua sắm sẽ tấp nập lắm cho xem.”
“Như thuở xưa ấy à?”
“Ừm, như thuở xưa.”
Trong ký ức ngày Akari còn bé, khu phố mua sắm hôm nào cũng tưng bừng như trẩy hội với biết bao gian hàng, tất cả phủ trong màu sắc rực rỡ. Hoa giả trang trí trên cột đèn, quốc kỳ các nước phấp phới tung bay trên đầu, cả nét rộn ràng mà tâm hồn thơ trẻ cảm nhận vào dịp lễ Phật Đản hay lễ hội thể thao, tất cả đều là khung cảnh thường nhật của khu phố mua sắm này.
Dù bây giờ, con phố đã suy tàn, song cứ nghĩ đến việc có thể nhìn thấy bóng dáng khu phố mua sắm xưa kia, dẫu chỉ một ngày lễ hội ngắn ngủi, lòng Akari lại phấn khích như trẻ nhỏ. “Ngày lễ hội nghe hay nhỉ.”
“Ừ, hay thật.”
Chỉ nói những câu vô thưởng vô phạt cùng anh thợ đồng hồ với trái tim ấm áp này đã đủ khiến tâm hồn Akari như được xoa dịu. Anh không vướng bận bởi thế gian bộn bề mà đủng đỉnh sống theo nhịp điệu của riêng mình. Có lẽ bởi ngày qua ngày, quanh anh là những ông già bà cả của khu phố mua sắm này chăng.
Ngoài ra, ngay trong nhà lại có (một thứ giống như) cửa tiệm hóa ra cũng không tồi. Nếu ở khu nhà thông thường, thân gái sống một mình như cô sẽ phải đắn đo suy nghĩ khi mồi đàn ông vào nhà, song mời vào tiệm thi không thành vấn đề. Thay vì phải đứng nói chuyện, hai người có thể ngồi trên chiếc xô pha cho khách và thưởng thức cà phê.
Akari chẳng rõ anh thợ đồng hồ nghĩ gì về việc một người có bằng thẩm mỹ, chưa kể còn đang thuê căn nhà sẵn có của tiệm như cô lại đi làm bán thời gian ở tiệm cà phê. Được cái anh không tọc
mạch, nên cô đỡ thấy áp lực.
Mà có bị hỏi, cô cũng chẳng thể tìm ra lời giải thích vẹn toàn. Trước nay cô vẫn là một chuyên viên thẩm mỹ yêu thích công việc mình làm. Chẳng phải cô muốn thôi việc. Chỉ đơn giản là bây giờ, cô không muốn động tay động chân vào nó.
“Vậy là chỉ còn bà Harue chưa đọc bảng thông báo thôi nhỉ. Nhắc mới nhớ, sáng nay tôi cũng không thấy bà ở khu đền thờ.” “À, hình như bà bị bong gân nên được bác gái ở quán rượu đưa lên bệnh viện rồi.”
“Thật à? Chân bà không đi được như thế, ở một mình cực lắm.” “Tình trạng cũng không quá nặng, nhưng bà vẫn nhờ điều dưỡng viên mai đến trông nom cho.”
“Vậy à, nếu thế thì đỡ lo.”
“Cũng sắp đến lúc bà không ở một mình được nữa, nên nghe đâu họ hàng đang cố gắng thuyết phục. Nhưng bà Harue nhất quyết không chịu rời nơi này hay sao đấy.
Bà cụ vốn sinh ra và lớn lên ở đây. Ban đầu nhà ban vải, sau bà chuyển sang may Âu phục, cửa tiệm ăn nên làm ra lắm. Khu phố mua sắm chứa chan bao kỷ niệm như thế, bà không nỡ rời xa âu cũng dễ hiểu.
“Hèn gì dạo gần đây bà Harue nói ghét đồng hồ cát.” Akari vô thức hướng mắt về phía cửa sổ lồi. Ở đó đang đặt chiếc đồng hồ cát cô nhận từ bà mấy hôm trước.
“Tại sao lại là đồng hồ cát?”
“Anh xem, cát từ từ chảy xuống đến lúc hết sạch. Rồi nó trở nên
rỗng không.”
Năm tháng qua đi, bà rồi cũng đóng cửa tiệm. Có lẽ bà nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó.
“Nhưng nếu lật ngược, đồng hồ cát lại có thể đếm thời gian mà.” “Thì đúng là thế, ngặt nỗi đồng hồ này bị hỏng. Bà Harue nói muốn vứt đi, nhưng nó có hình con vật nên không nỡ, tôi thấy tiếc mới nhận đấy chứ.”
Cô chỉ về phía cửa sổ, anh thợ đồng hồ lập tức tiến lại, gí mắt nhìn chăm chú chiếc đồng hồ cát bé nhỏ.
“Quà tặng của khu mua sắm phía Tây phải không?” “Anh rành quá nhỉ.”
“Thì tôi thu thập thông tin về sản phẩm khuyến mãi của đối thủ mà. Chậc, nói vậy chứ đối với họ, khu phố mua sắm này còn lâu mới đủ tầm đối thủ, có khi chỉ là ruồi muỗi thôi.”
Chiếc đồng hồ cát được một chú gấu trúc bằng sứ ôm lấy. Nó là nhân vật đại diện của một tòa nhà cao tầng cho thuê với tổ hợp cửa tiệm đi kèm. Từ lúc khai trương, chỗ này đã thu hút được rất nhiều khách mua sắm sống ở khu lân cận, và tính ra, tòa nhà này đã thành công trong việc khiến hàng quán quanh đó vắng tanh vắng ngắt. Có lẽ bà Harue đến đó mua sắm đúng dịp có khuyến mãi.
“Nó bị hỏng chỗ nào vậy?”
Dù là đồng hồ cát, song chỉ cần dính đến “đồng hồ” trong tên gọi cũng thu hút được sự quan tâm của anh thợ đồng hồ. “Hình như hàng bị lỗi thì phải? Anh nhìn xem, đáng lý đồng hồ phải xoay lật bằng trục này, nhưng lại bị mắc kẹt vào tượng gấu
trúc, thành ra có xoay được đâu.”
Anh thợ đồng hồ cầm lên tay, thử chỉnh các bộ phận của chiếc đồng hồ cát.
“Đúng thật. Có thể là lỗi thiết kế hoặc sai sót trong lúc chế tác. Không sửa được rồi.”
“Dù sao bà Harue cũng không cần, vứt đi cũng được, nhưng thôi, tôi cứ để trưng cho đẹp.”
Anh gục gặc đầu và cất đồng hồ lại chỗ cũ.
“Ấy, để đồ khuyến mãi của đối thủ làm vật trang trí thì hơi lố nhỉ.” “Trời ạ, ai để ý mấy chuyện đấy.”
Anh thợ đồng hồ phì cười, đoạn nhanh nhảu “Cảm ơn cô vì tách cà phê” rồi đứng lên sau khi uống sạch.
Đúng rồi, mai cô được nghỉ phải không? Buổi sáng, qua nhà tôi dùng bữa nhé?”
Dẫu đơn thuần chỉ là hàng xóm, song thỉnh thoảng, anh thợ đồng hồ lại mời cô bữa sáng. Nói ra cũng thấy kỳ, nhưng chưa gì Akari đã nhớ lại mùi vị thơm ngon của món trứng cuộn.
“Thế có phiền không?”
“Taiichi cũng đến đấy, thằng bé có vẻ khoái cô Nishina lắm.” “Hả, làm gì có chuyện.”
“Chính miệng cậu nhóc nói vậy mà. Thấy bảo cô cúng tiền nhiều lắm à?”
Thật ra chuyện là thế này, lúc ấy cô đang định lấy tiền lẻ ra khỏi ví thì loay hoay thế nào lại đánh rơi tờ một nghìn yên vào hòm tiền. Cứ nghĩ đến việc số tiền ấy thành tiền tiêu vặt của Taiichi là cô lại
"""