"
Những Vương Quốc Hùng Mạnh Đã Từng Tồn Tại Trên Dải Đất Việt Nam PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Vương Quốc Hùng Mạnh Đã Từng Tồn Tại Trên Dải Đất Việt Nam PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
NHỮNG VƢƠNG QUỐC HÙNG MẠNH ĐÃ TÙNG TỒN TẠI TRÊN DẢI ĐẤT VIỆT NAM
Trên dải đất hình chữ S từ Lũng Cú - Cao Bằng đến Mũi Cà Mau - Hà Tiên nước ta ngày nay, thời cổ đại, ngoài nước Đại Việt, còn có ba vương quốc hùng mạnh là vương quốc Phù Nam - vương quốc Chân Lạp ở Nam Bộ và vương quốc Champa ở Nam Trung Bộ.
Vƣơng quốc PHÙ NAM
Vƣơng quốc CHÂN LẠP
Vào thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII chủ yếu tại Nam Bộ đã trải qua quá trình Phù Nam – Chân Lạp rất đáng chú ý.
Hỗn Điền được xem là người sáng lập vương quốc Phù Nam. Hỗn Điền (Kaundynia) là người nước ngoài (có thể từ Mã Lai, Nam Dương (Đồ Bà) hay ở tận Ấn Độ đến miền Nam Bộ đồng bằng lấy nữ chúa Liễu Diệp bản địa khai sinh ra vương quốc Phù Nam truyền được 13 đời vua. Thời Hỗn Điền áp dụng chế độ cát cứ kiểu phong kiến, 7 con trai được cấp một thị trấn làm thái ấp.
- Đời vua thứ hai là Hỗn Bàn Huống lên ngôi năm 127, mất năm 217, dùng kế ly gián 7 ấp ấy rồi thôn tính cả, chia cho con mình làm tiểu vương
- Đời vua thứ ba là Hỗn Bàn Bàn (217-220).
- Đời vua thứ tư là Phạm Sư Man (Mạn) (Srimaca) (220 – 225) là thời cường thịnh nhất. Nhà vua chinh phục hơn mười vương quốc lân cận làm phiên thuộc, tiêu diệt cả nước Kim Lân, Đồ Côn, Cửu Trĩ, Điền Tôn, mở mang bờ cõi, kiểm soát các lộ giao thông nội địa từ Khánh Hòa qua thung lũng Mê Nam (Thái Lan), xuống tận bán đảo Mã Lai, khống chế nền thương nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á, có tước vị là “Phù Nam đại vương”, làm chủ cả vùng từ Saigon, Đồng bằng sông Cửu Long, đến nước Campuchia, một phần Hạ Lào và vùng rừng núi đông nam Thái Lan
- Đời vua thứ năm là Phạm Kim Sinh chưa được bao lâu thì bị người anh em con người cô ruột là Chiêu Mộ ám sát cướp ngôi.
- Đời vua thứ sáu là Phạm Chiên (225 – 245). Nhà vua lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, vương triều Kishama ở lưu vực sông Hằng. Năm 243, sai sứ sang Đông Ngô (thời Tam Quốc) và đón sứ bộ nhà Đông Ngô là Khang Thái. Khang Thái viết sách “Phù Nam truyện” kể chuyện về một thương nhân từ Ấn Độ đến Phù Nam cho biết sự trù phú của Ấn Độ. Vua Phạm Chiên sai sứ đi vào cửa sông Hằng đến vương triều Muruda. Nhà vua ở Ấn Độ cho dẫn đi tham quan các nơi rồi sai sứ đưa sứ Phù Nam về nước, tặng vua Phù Nam 4 con ngựa Nguyệt Chi, hành trình mất 4 năm.
- Đời vua thứ bảy là Phạm Trường là con của Phạm Mạn, em Phạm Kim Sinh. Phạm Trường tập kích bắt giết Phạm Chiên rồi lên làm vua, nhưng không lâu sau đó, Phạm Trường bị tướng của Phạm Chiên là Phạm Tầm ám sát.
1
- Đời vua thứ tám là Phạm Tầm (245-287), nhà vua tu sửa pháp độ, xây dựng nhiều chùa.
- Đời vua thứ chín là Thiên Trúc Chiên đàn (287-357?).
- Đời vua thứ mười là Kiều Trần Như (Kaudyna hay Crutavarman), nhà vua thông hiểu văn hóa Ấn Dộ, áp dụng luật pháp Ấn Độ vào Phù Nam
- Đời vua thứ mười một là Trì Lê Đà Bạt Ma (Cri-Indravarman hay Cresthavarman [424?- 438?]). Nhà vua cử nhiều sứ bộ giao thiệp với triều nhà Tống. - Đời vua thứ mười hai là Kiều Trần Na Đồ Da (Tà) Bạt Ma (Kaudynia Javavarman hay Sritavarman) là thời huy hoàng trên các lãnh vực chiến tranh, ngoại giao và thương mại. Thời này thường xảy ra chiến tranh và loạn lạc. Thời này Phù Nam bắt nhiều nô lệ. Hoàng dế Trung Hoa phong cho vua Phù Nam là “An Nam tướng quan Phù Nam quốc vương”. Theo sách Tùy thư “Nước Xích Thổ là một nhánh khác của nước Phù Nam”, “nước Chân Lạp nguyên là một vương quốc phụ thuộc của Phù Nam” - Đời vua cuối là Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) là con của một bả thứ phi của vua Kiều Trần Na Đồ Da (Tà). Lưu Đà Bạt Ma giết thái tử để soán ngôi.
Từ năm 540, phong trào quật khởi cùa anh em Bhavavarman và Chitrasena (Trì Đà Tư Na) là người trong hoàng tộc Phù Nam được phong vương vùng trung lưu Mekong (thuộc Nam Lào) đã tạo nên cuộc nổi dậy khắp vùng Mekong, và sau khi Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) chết thì chiếm kinh đô Đặc Mục của Phù Nam, lật đổ triều đại Phù Nam.
Cho đến năm 627 thành lập triều đại Chân Lạp, nước Chân Lạp ra đời. Sau thời kỳ hoàng kim của vương quốc Phù Nam, có một thời Hậu Phù Nam trước khi đế quốc Chân Lạp ra đời.
Như đã nói, vương quốc Chân Lạp xuất hiện vào năm 227 (thế kỷ thứ III). Chân Lạp vốn là một nước nhỏ, làm phiên thuộc của vương quốc Phù Nam, thừa hưởng và tiếp thu văn hóa Phù Nam trong các lãnh vực thủy lợi, tôn giáo, nghệ thuật, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nghệ thuật kiến trúc của người Champa. Vương quốc Chân Lạp đóng đô tại miền tây nước Cămpuchia ngày nay bị thu hút về phía Bắc với quân Xiêm, phia Đông với quân Champa, nên hầu như bỏ hoang hóa miến đất Nam Bộ, nhất là miền sình lầy Tây Nam Bộ.
Đến thế kỷ thứ VIII, đế quốc Chân Lạp bắt đầu suy yếu. Đầu thế kỷ thứ IX, một hoàng tử Chân Lạp vốn giòng dõi vua Phù Nam là Jayavarman, lưu vong ở Java đã được vương triều Java đưa về chiếm lại nước, lập ra vương triều Angkor. Thế kỷ XI, là thời kỳ phục hưng của nhà nước Angkor, vua Suryavarman (1002-1050) bành trướng thế lực tận thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan). Đến thế kỷ XII là thời kỳ đỉnh cao của văn minh Angkor với sự ra đời của cung điện hoành tráng Angkor Vat. Năm 1149, vương triều Angkor đánh chiếm phía bắc Champa, chiếm thành Đồ Bàn (Vijara) ở Bình Định, nhưng đến năm 1177, quân Champa lại đánh chiếm Angkor.”
(Theo Phạm Đức Mạnh, Những di tích Khảo cổ học thời Oc Eo…các tr. 68-72) o0o
Vƣơng quốc CHAMPA
2
Campâ theo nghĩa chữ Phạn là tên một loại cây cho hoa màu trắng rất thơm. Trong nước Ấn Độ cổ đại, Campâ là tên một nước nhỏ nay thuộc quận Bhagalpur, không phải nước Champa mà chúng ta đang nghiên cứu.
Vương quốc Champa xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ II CN (Sử Trung Hoa viết là năm 192 CN).
Nhà nghiên cứu người Pháp, sử gia George Maspéro, viết sách “Vương quốc Chàm”, cho biết:
“Khi người Chàm xuất hiện trong lịch sử vào khoảng thế kỷ thứ II CN. Bia Võ Cạnh khắc bằng chữ Phạn đúng nghĩa (Sanscrit correct) cho thấy rằng họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. ”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.9)
Trong sách “Người Thượng Cao nguyen Nam Đông Dương”, tác giả Bernard Bourotte viết:
“Ở phía Nam, vào năm 192 CN, nhà nước Champa được hình thành trong vùng các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay, lệ thuộc vương quốc Phù Nam… Theo Coedès, thì người Chàm tiến hành cuộc tấn công này (miền Trung Trung Bộ) vào năm 193, có thể là người Chàm Hindou hóa. Vào năm 248, họ chiếm miền đất thuộc xứ Huế ngày nay”1.
(Bernard Bourotte, Essai d’Histoire des Populations Mongtagnardes du Sud Indochinois, page 10)
Như tất cả mọi dân tộc trên thế giới, trong một vùng miền, ban đầu có một thủ lĩnh kiệt hiệt nổi trội hơn trong số nhiều thủ lĩnh khác, đứng lên thâu tóm tất cả, lập thành một nhà nước chung. Từ khi được tập họp thành một nhà nước chung thì sức mạnh tăng bội dẫn đến khuynh hướng gây hấn với các lân bang để chứng tỏ sức mạnh mới.
Qua bi ký đã khai quật được có thể xác định kinh đô thời lập quốc của nhà nước Champa, vào thế kỷ II là vùng đất Kauthara (Khánh Hòa ngày nay), cho thấy nơi hình thành vương quốc Chàm là Nam Trung Bộ.
Từ địa bàn ban đầu là Nam Trung Bộ, quân Champa đã từng bành trướng về phía nam và phía tây, nhưng ở Nam Bộ và Tây nguyên họ đụng phải vương quốc Phù Nam rồi vương quốc Khmer hùng mạnh nên không lâu sau là quân Champa bị đẩy lùi. Thế là họ dồn sức mở rộng về phía bắc, nơi người Việt đang bị đế quốc Hán thống trị. Người Việt bấy giờ bị tước hết quyền tự vệ, còn quân đội thống trị trú đóng nơi vùng sâu vùng xa thì rất yếu kém.
Lâu nay, công luận chỉ nói nhiều về việc quân Việt đánh đuổi, chiếm đất của người Chàm mà không biết rằng trước đó quân Chàm thừa thế người Việt tay không vũ khí đã cướp phá, chiếm đất của người Việt suốt gần một nghìn năm. Đến đầu thế kỷ thứ III CN thì quân Chàm đã chiếm hết miền Trung Trung Bộ. Quân Chàm tiếp tục đánh lên phía
Bắc, đã lấn chiếm nước ta từ núi Thạch Bi đến Nghệ An. Quân Hán chỉ đẩy lui quân Chàm
1 Au Sud, en 192, le Chams s’étaient établis dans le Khanh-hoa, le Ninh Thuan et le Binh-thuận actuels, aux dépens du Founan… D’après M. Coedès, les Cham qui menèrent cette offensive en 193, étaient vraisemblement Hindouisés. En 248, ils conquérirent la region de Hué.
3
về phía nam Hoành Sơn mà thôi, cho đến khi bị vua Ngô Quyền đánh đuổi về Tàu. Vua Ngô Quyền chưa giải phóng được phần đất nước phía Nam bị quân Chàm xâm chiếm. Các vua Lê Hoàn, các vua triều Lý, các vua triều Trần đều tìm cách lấy lại phần đầt phía Nam, nhưng phải đến thời vua Lê Thánh Tông, quân ta mới đẩy lùi hết quân Chàm, khôi phục hoàn toàn phần đất nước phía Nam tức là miền Trung Trung Bộ.
Sử nước ta chỉ viết về nước Champa thời cực thịnh và lúc bại vong, tức là thời kỳ Đại Cồ Việt trở về sau mà không hề đả động đến nước Champa thời Tiền Đại Cồ Việt.
Có người thấy người Chàm lập kinh đô Trà Kiệu ở Quảng Nam, kinh đô Đồ Bàn ở Bình Định trong vùng đất Trung Trung Bộ mà nay vẫn còn đó các di tích như Mỹ Sơn, thành Đồ Bàn và mạng lưới tháp Chàm nằm rải rác ở đó nên lầm tưởng miền ấy là đất bản địa của dân tộc Chàm. Phải biết rằng các di tích ấy chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ IV CN đến thế kỷ thứ IX CN, thời cực thịnh của vương quốc Champa tức là thời bành trướng của vương quốc Champa. Từ vùng Kauthara (Khánh Hòa) bản địa, theo đà bành trướng lên phía bắc, họ đã dời đô ra Bình Định rồi Quảng Nam, sau cùng họ lui trở lại Bình Định để cuối cùng lui về Phan Rang. Cũng giống như thế, mà theo chiều ngược lại, như ta đã biết, nước Việt đã từng dời đô từ Phong Châu đến Cổ Loa, vô Hoa Lư, lại ra Thăng Long, rồi lại vào Huế”.
o0o
Miền cực Nam của An Nam đô hộ phủ quá xa kinh đô Lạc Dương không hề là nơi đáng quan tâm của các triều đại phong kiến Trung Hoa vốn thường xuyên bị các dân tộc du mục phía bắc cũng như nạn tranh giành quyền lực nội bộ đe dọa.
Georges Maspéro cho biết:
“Thật sự, những người xin đi [hoặc được bổ nhiệm đi làm quan] chẳng bao giờ chú ý đến số phận của nhân dân tại chỗ, mà tự tung tự tác làm những việc thậm tệ và khi đã giàu rồi thì mong rời đi càng sớm càng tốt”.
(Georges Maspéro, Vương quốc Chàm, tr.93)
Georges Maspéro còn cho biết:
“Người Chàm không ngừng tiến lên phía bắc. Năm 248, quân Chàm đánh các thành thị ở Cửu Chân, cướp bóc, phá tan tành mọi thứ, họ đánh tan đội thủy quân của thực dân Trung Quốc ở đó. Tôn Quyền phái Lục Dận làm Thứ sử Giao Chỉ. Để ngăn chặn người Chàm tiến quân, Lục Dận phải điều đình với họ. Họ rút lui nhưng vẫn đóng giữ Khu Túc (tức Huế).”
(Georges Maspéro, Vương quốc Chàm, các tr. 90, 91)
Trong hơn một nghìn năm, người Việt không có quân đội của riêng mình, quân Hán trú đóng nơi xa xôi thì yếu kém, quân Chàm lại đang sung sức, đã thừa thế từ phía nam núi Thạch Bi tiến đến gần hết miền Bắc Trung Bộ. Thế rồi, khi nước Đại Việt độc lập, quân Việt đã từng bước đẩy lùi họ về tận miền cực Nam Trung Bộ cho đến khi nước họ bị tiêu vong hoàn toàn.
Thời kỳ vương quốc Chàm xâm lược nước ta rất là khốc liệt. Khốc liệt hơn khi ta tiến đánh giành lại. Quân Chàm đã tiến hành xâm lược nước ta là một sự thật lịch sử, nhưng lại không được sử ta nhắc tới vì đó là thời Tiền Đại Cồ Việt.
4
Có phải vì là cuộc xâm lược của quân Chàm thì quá nhỏ bị lu mờ trước sự xâm lược của người Trung Hoa? Hay sử sách Trung Hoa không ghi việc ấy thì sử ta không có tư liệu để mà viết?
Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, rồi bốn trăm năm sau nước ta mới có sử, trên 50 thế hệ đời người, khó mà khôi phục được đầy đủ toàn bộ những gì của tổ tiên ta. Ta có thể đặt câu hỏi, các nhà viết sử cựu trào của ta khi viết về thời kỳ ấy thì dựa vào đâu? Nhất định phần lớn là dựa vào sử biên niên của Tàu. Sử biên niên chỉ tập trung xung quanh triều đình, chép những việc chính xảy ra xung quanh vua và hoàng tộc, của các đại thần theo thứ tự ngày, tháng, năm. Triều đình các triều đại Trung Hoa thời ấy nằm ở miền Hà Nam, bờ nam sông Hoàng Hà thì huyện Tượng Lâm là một vùng xa, rất xa đối với triều đình các triều đại Trung Hoa thời bấy giờ. Người viết sử lại làm một chức quan ở ngay trong triều, chép việc các vùng xa thông qua báo cáo của các viên Công tào gởi về. Các viên này làm đủ việc về hành chính không chuyên về sử. Do đó những biến động ở vùng xa khó được thông tin liên tục và đầy đủ, độ chính xác lại không cao. Chính sử gia Pháp, Maspéro cũng viết là:
“Những tin tức họ cung cấp thì hết sức mơ hồ và lầm lẫn”.
(Georges Maspéro, Vương quốc Chàm, tr. 85)
Vương quốc Champa có nhiều lần dời đô và chắc chắn trong hơn 1502 năm tồn tại, vương quốc Champa cũng đã nhiều lần thay đổi biên giới, đặc biệt là biên giới với nước ta, Thời hưng thịnh nhất của nước Champa, kinh đô đặt tại Indrapura (Quảng Nam) và miền đất biên giới phía bắc của nước ấy là châu Địa Lý trong số ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính mà vua Champa là Chế Củ phải cắt cho nhà Lý.
“Ba châu ấy nay thuộc tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị”
(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, tr. 108)
Thời cực thịnh ấy nước Chàm to rộng nhất, trải từ cực nam Trung Bộ đến ranh giới phía bắc của tỉnh Quảng Bình.
Hai xác định về biên giới khi lập quốc và khi cực thịnh nêu trên, làm lộ dần ra vùng đất Trung Trung Bộ là vùng đất mà vương quốc Champa chiếm được trong giai đoạn bành trướng. Đó là thời kỳ nước ta nằm dưới ách thống trị của đế quốc Trung Hoa. Vương quốc Champa nhờ vào vị trí nằm ngoài mưu đồ bành trướng của thực dân phương Bắc ở tận Lạc Dương ngày nay, nên họ đã phát triển dần lên phía bắc. Đến khoảng thế kỷ thứ V, thì họ dời kinh đô đến Indrapura (Quảng Nam) và biên giới phía bắc của họ đẩy lên tới châu Địa Lý (Quảng Bình).
Thế rồi, khi nước ta giành được độc lập, khi yên mặt Bắc thì ta tiến tới việc giành lại phần lãnh thổ bị mất ở phía Nam. Quân vua Lê Đại Hành đánh chiếm kinh độ Indrapura (Quảng Nam).
“Sau khi Lê Đại Hành chiếm kinh đô Chàm, giết chết vua Chàm. Người nối ngôi là Indravarman IV đã vội vã bỏ kinh đô mà chạy trốn về mạn cực nam, có lẽ là Phan Rang. Trong khi Indravarman IV lẩn trốn ở miền Nam Champa thì Lưu Kế Tông, một người Việt trốn sang Champa từ lâu đã tự xưng là vua Chàm, cho chém con tin là người con nuôi của Lê Hoàn và tuyên chiến với Đại Cồ Việt. Khi Indravarman IV chết, Lưu Kế Tông được người Chàm tôn lên chính thức làm vua Champa. Người Chàm bị phân biệt đối xử, từng bộ phận lớn đã bỏ nước đi ra nước ngoài để được yên ổn hơn. Khi Lưu Kế Tông chết,
5
người Champa tôn một người Chàm lên làm vua, đó là Harrivarman II. Nước Champa lại bị lâm vào nội chiến làm cho suy yếu đi nhiều. Harivarman II mặc dù lên ngôi ở Vijaya (Bình Định) đã cố gắng cho đặt lại triều đình ở Indrapura (Quảng nam) là kinh đô chính thức, nhưng ông đã thất bại vì nó bị tàn phá khủng khiếp. Người nối ngôi ông đã bỏ hoàn toàn kinh đô Indrapura vào năm 1.000, triều đình vương quốc Chàm lui về phía nam, lấy Vijaya (Đồ Bàn-Bình Định) làm kinh đô”.
(Georges Maspéro Vương quốc Chàm, các tr. từ 205-209)
o0o
Tư liệu thư tịch cho biết, vương quốc Champa đã trải qua nhiều triều đại như các triều đại: Gangarajia, Panduranga, Indrapura, Vijaya, Panduranga II… với 4 trung tâm lớn là: “Amaravati (nay là Quảng Nam) ở phía bắc, trong đó có Indrapura (có lẽ nay là di tích Đồng Dương, đã được hai ông Parmentier và Carpeaux khai quật năm 1902, theo Hubert thì chắc chắn 3 âm đồng nghĩa dị âm là Amaravati, Indrapura và Amareudrapura chỉ cùng một thành phố mà thôi, là một trong những kinh đô của Chàm và Sinhapura là một hải cảng (thành phố này phải ở trên sông Thu Bồn vì có nói đến sông Sinhapura (Thu Bồn), có lẽ là Trà Kiệu chăng?
Vijaya (nay là Bình Định), âm Việt là Pho-che (Phật Thệ và Chà bàn). Thành ở trên sông Phú Gia Đa.
Panduranga (hay theo cách viết của người bản xứ là Panran), ở phía nam. Virapura, xưa kia gọi là Rejapura (hẳn ở trong vùng chung quanh Phan Rang hiện nay). Đã có thời gian là kinh đô của Champa, đặc biệt là thời Satyavarman của vương triều Panduranga. Châu này lớn nhất trong 3 hạt; Nó gồm Kauthara. Phần đất Kauthara được tách ra làm châu thứ tư, với thủ phủ là Yanpumagara.” (George Maspéro, Vương quốc Chàm, tr. 22, 23)
Dân cư không đông lắm gồm người Chàm miền đồng bằng duyên hải và người Thượng miền núi.
Người Thượng không thay đổi gì nhiều so với thời xa xưa. Người Chàm gọi họ là “mọi” hay “người Thượng”, giống với cách gọi của người Việt.
Có lẽ nguồn gốc người Chàm là người Malayo-Polynésien. Người ta liệt ngôn ngữ Chàm vào hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien, có vay mượn nhiều ở các ngôn ngữ láng giềng.
“Y phục của người Chàm ngày xưa và y phục ngày nay họ mặc không khác gì y phục của người Mã Lai: một mảnh vải gọi là kama quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng đến chân. Ngoài miếng vải đó ra, cả đàn ông lẫn đàn bà đều không mặc gì thêm nữa. Về mùa đông họ mặc một cái áo dài. Người dân thường thì đi chân đất, chỉ có vua chúa và nhà quyền quí mới đi giày bằng da thuộc. Họ búi tóc, đàn bà thì búi thành cái búa và xâu lỗ tai để đeo những vòng khuyên bằng kim loại. Cũng như người Mã Lai họ rất sạch sẽ, mỗi ngày tắm nhiều lần, xoa mình bằng thứ dầu cao làm bằng long não và xạ hương, họ dùng các thứ gỗ thơm để ướp quần áo.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.9)
Động vật phong phú đa dạng. Voi ở trong rừng sống thành đàn nơi rừng núi miền thượng du, tê ngưu ở trong hang động vùng thảo nguyên. Voi là con vật quý, người Chàm
6
săn bắt huấn luyện thành con vật chiến đấu và chuyên chở. Ngà voi là mặt hàng hóa quan trọng. Sừng tê lại càng quan trọng hơn. Người Chàm đã biết sử dụng sừng tê làm thuốc trị bệnh cho người, nó có tác dụng trị liệu, cho nên rất được ưa chuộng. Sử sách cũng nói đến sư tử, hươu trắng, bò rừng và trâu rừng, khỉ tinh tinh. Theo sử sách còn để lại, tinh tinh hiểu được tiếng người và môi nó là một món ăn tuyệt ngon. Nhiều chim công và vẹt lông trắng hay lông ngũ sắc lóng lánh.
Biển cũng có các loại san hô và các loại ngọc trai rất quý. Người Chàm đánh cá giỏi và dũng cảm. Các vụng biển có rất nhiều loại cá, có loại đồi mồi rất quí, bán giá đắc. Người Chàm là những người đánh cá giỏi và là thủy thủ dũng cảm. Dân cư không đông, ngày nay cả xứ Trung Kỳ (không kể Thanh Hóa và Nghệ An) chỉ có khoảng dưới hai triệu rưỡi người, chứng tỏ ngày xưa cò ít hơn nữa.
Người Thượng có lẽ không thay đổi mấy trong nửa thiên niên kỷ qua, trước kia thế nào, thì nay vẫn thế. Về mặt chủng tộc thì người Gia Rai cùng chủng tộc với người Chàm. Các tộc người thiểu số khác trong rừng núi Trường Sơn có cả chục, họ có nhiều điểm giống nhau.
“Từ những bằng chứng ngôn ngữ mới nhất mà suy đoán rằng ngôn ngữ Chàm hiện nay so với ngôn ngữ dùng trong bi ký cổ nhất viết bằng ngôn ngữ thông tục thì không khác nhau lắm, nhất định phải liệt vào hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien, mặc dù nó có vay mượn ở các ngôn ngữ láng giềng.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.8)
Tôn giáo chính của người Chàm là Ấn Độ giáo (đạo Hindu), thờ Tam vị nhất thế là Brahma, Visnu và Civa, thờ hình tượng hai linh vật Linga và Yoni, là tín ngưỡng lâu đời ở Ấn Độ. Người Chàm cũng theo đạo Phật, có khi họ cũng tin cả Tam vị nhất thể và Phật. Vả chăng tín ngưỡng đạo Phật và tín ngưỡng đạo Hindu.không loại trừ nhau mà song song tồn tại.
Nhưng ngày nay, có một phần ba dân số người Chàm theo đạo Islam. Đạo Islam du nhập vương quốc Champa vào khoảng những năm đầu thiên niên kỷ thứ XI, tức vào khoảng năm 1025-1035.
“Dựa vào hai bi ký tìm thấy ở miền Nam vương quốc Chàm (Trung Bộ) thì những tín đồ đạo Islam đã đến vùng Phan Rí, Phan Rang từ giữa thế kỷ thứ X.” (George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.13)
Có lẽ đến thế kỷ thứ XI hình thành một khu thị dân mà ngày nay không còn được nhắc đến nữa vì họ đã hòa lẫn người Chàm trong cộng đồng biến thành người Chàm từ vài ba thế hệ sau đó rồi. Khu thị dân của những người ngoại quốc khác hẳn người Chàm về chủng tộc, tín ngưỡng, họ là những lái buôn và thợ thủ công là con cháu của những người di cư đầu tiên, lấy vợ người bản xứ, sống rất có tổ chức.
“Họ trao cho một người của họ quyền đại diện họ bên cạnh quan chức địa phương để góp phần hòa giải trong cộng đồng và quyền bênh vực quyền lợi cho họ. Người đại diện ấy có danh hiệu là Seih es-Suq, tức là “Tổng đại biểu của thị trường”, có một nagib giúp việc. Nhờ đó các phú thương qua buôn bán mà giàu có chiếm địa vị ưu thế, chính tên họ được ghi trong bi ký.”
“Họ sống cuộc đời theo kiểu đạo Islam mà họ rất ưa thích, sát cánh bên nhau ở nơi đất khách quê người. Tất cả những gì phải để lại là các thánh đường đạo Islam - không có
7
tháp – là nơi họ tụ tập với nhau, những cái Suq là nơi họ kinh doanh, những cái okel là nơi họ chứa hàng hóa và những cái nghĩa địa là nơi họ gặp gỡ nhau lần cuối cùng” (George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.13, 14 )
Tuy nhiên, đa số người Chàm ở Campuchea theo đạo Islam, có thể do ảnh hưởng của đạo Islam Malaysia, bà con họ đã cải giáo họ, rồi chính những người Chàm sống ở nước ngoài đã vì tinh thần truyền giáo mà cải giáo cho những người anh em ở trong nước.
Các đẳng cấp xã hội trong xã hội người Chàm, giống như ở Ấn Độ, được chia ra làm bốn đẳng cấp: Brahman, Kastriya, Vacya và Cudras. Nhưng sự phân chia ấy ở người Chàm có vẻ công thức hơn là thực tế,
Các kinh đô của vương quốc Chàm là Amaravati (Trà Kiệu - Quảng Nam) là Vijaya (Đồ Bàn - Bình Định) bắt đầu từ năm 1.000 và Pandrapura (Phan Rang - Ninh Thuận) kể từ cuối thế kỷ XV.
“Đa số các vua Chàm rất hiếu chiến, họ tổ chức đạo quân đông, như thời Chế Bồng Nga, riêng đội cận vệ có đến 5.000 người. Người Chàm hung hãn và hiếu chiến, rất can đảm, là những thủy thủ gan dạ, nên có khuynh hướng là đi ra nước ngoài tìm những cái gì trong nước không có. Họ ăn cướp những tỉnh giàu có ở phía Bắc (Việt Nam) hay phía Tây (Campuchea), hoặc đánh cướp thuyền buôn từ Trung Quốc đến, men theo bờ bể Chàm để tìm đường đi xuống phía Nam.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.29)
Cho đến nay, bi ký có niên đại sớm nhất về nước Champa là bia khắc chữ Sanscrist của vua Sambhuvarman vào thế kỷ thứ III CN. Âu Dương Tu và Tổng Kỳ (thế kỷ XII) viết trong Tân Đường Thư về nước Hoàn Vương gồm phần lớn dải đất miền Trung ngày nay. Âu Dương Tu và Tổng Kỳ là người đầu tiên xác định Champa là một quốc gia. Sau đó, vương quốc Champa còn được các sử gia xác nhận trong các bộ sử thư như Tấn Thư, Nam Tề Thư, Lương Thư… Tên nước Lâm Ấp “được khởi lập vào cuối triều Hậu Hán” (khoảng đầu Công nguyên). Tấn Thư còn cho biết thêm: “Lâm Ấp là một nước có nền văn hóa bản địa tiền Champa… Lâm Ấp được khởi lập vào khoảng năm 270 CN”.
Xứ Champa nằm giữa núi và biển của dải đất miền Trung Việt Nam nhỏ hẹp bị ngăn cách bởi nhiều nhánh núi ăn ra tới biển. Giải đất ấy không thuận lơi cho việc đi lại bằng đường bộ, bởi nhiều đèo dốc và sông ngòi ngăn trở, còn đường biển thì lại gặp rất nhiều bất trắc bởi những vụng nhỏ. Giải đất ấy có những cánh đồng trồng trọt tương đối nhỏ, đất đai khá màu mỡ nhất là ở vùng đồng bằng dọc các con sông nên chỉ có thể nuôi sống số dân cư thưa thớt. Tuy thế, giải đất ấy từ đầu công nguyên đã hình thành một quốc gia phồn vinh, mà người của những quốc gia ở rất xa đã nhiều lần nhắc đến về sự phú cường của vương quốc Chàm.
Người Trung Hoa đã nói về khí hậu xứ ấy như sau:
“Nhiệt khí bao giờ cũng đều đều, mùa đông không có tuyết không có băng, mà có rất nhiều sương mù và mưa, móc đọng lại nhiều làm cho cây cỏ xanh tươi quanh năm nên dân cư được ăn rau xanh trong cả bốn mùa.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.6, trích Cựu Đường Thư)
Bên cạnh cây trồng chủ đạo là cây lúa, lúa khô và lúa nước, người Chàm còn: “Trồng nhiều rau đậu: đậu xanh, đậu nành, cà và dưa chuột, đậu trắng, kê, vừng, đay, ngô, mía, chuối, dừa. Người ta ép cau lấy nước làm rượu, thả sen nơi ao đầm, cắt lá dừa nước lợp
8
nhà, dệt cói, đan lá cọ làm thành chiếu và sử dụng tất cả thứ cây lá khác bện thành dây thừng và các loại đồ đan rất đẹp, rất khéo. Người Chàm còn trồng dâu nuôi tằm và trồng cây bông. Đến mùa bông nở, quả bông nở ra, trắng như lông ngỗng. đem kéo thành sợi rồi dệt thành những tấm vải thô, chụng đi rồi nhuộm để dệt thành vải màu ngũ sắc và vải lốm đốm. Trong rừng núi có nhiều vật quý: gỗ mun, gỗ hương, bạch đàn, gỗ phượng hoàng, long não, dinh hương, trầm mộc và các loại hương liệu quý.
“Trong lòng đất có nhiều vàng. Người Trung Hoa cho rằng nước Chàm là cả một núi vàng, còn có vàng sa khoáng trong các lòng sông. Có khá nhiều mạch bạc, đồng, thiếc, sắt, lại cũng có nhiều loại đá quý. Vua Phạm Đầu Lê có những hòn ngọc làm cho vua Lý Uyên nhà Đường say mê, nó to bằng quả trứng gà, trong suốt như pha lê, khi bọc vào giất khổ ngải thì nó tỏa qua qua lá những tia đỏ như lửa. Ngọc lưu ly và hổ phách thường thấy trong các đồ triều cống mà vua Chàm gởi biếu các vua Trung Hoa và Việt Nam. Trong các thứ đá quý ấy có một loại sa thạch dùng để mài khí giới và đồ gia dụng và có thứ đá của Bồ tát rất mịn.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.7)
Người Chàm thuần dưỡng hai loại voi và bò, họ không có ngựa. Khi được vua Trung Hoa tặng ngựa, họ tìm cách mua ngựa dùng vào chiến trận.
Ngày nay muốn tìm hiểu về xã hội người Chàm thì chủ yếu căn cứ vào bi ký. Bi ký cổ nhất là bia Võ Cạnh (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa). Người soạn bài bia Võ Cạnh đã để lộ ra tín ngưỡng rõ rệt về đạo Phật. Mặt khác bi ký ỏ An Thái (nay thuộc tỉnh Bình Định) và Ròn (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) cho biết người Chàm theo đạo Phật giống với đạo Phật gần hiện đại ở Campuchia, Java.
VƢƠNG TRIỀU I
Người lập ra vương quốc Chàm là Cri Mara, nhưng sau đó giòng trực hệ tuyệt tự, ngôi vua chuyển sang một người tên Phạm Hùng, là cháu ngoại vua. Phạm Hùng cũng như các vua trước đó tìm cách bành trướng lên phía Bắc, kéo quân đi cướp bóc các thành thị của Việt Nam để đem về làm giàu. Để làm được việc đó, Phạm Hùng liên kết với vua Phù nam là Phạm Tầm, đi xâm lược các tỉnh phía nam Giao Chỉ. Họ cướp bóc giết chóc khiến cư dân các tỉnh ấy khủng khiếp mỗi lần họ kéo đến.
“Năm 270, vua Ngô (thời Tam Quốc) là Tôn Hạo cử Đào Hoàng làm Thứ sử Giao Châu để chống lại các cuộc đánh phá cướp bóc của họ. Đào Hoàng đánh thắng vài trận, khi Tư mã Viêm nhà Tấn thống nhất Trung Quốc thì vào năm 290, Đào Hoàng đã thu hồi được đất đai của các nước đó.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr.91)
Phạm Hùng chết, con là Phạm Dật lên nối ngôi đã phái sứ bộ đến Trung Quốc vào năm 284, vua ở ngôi lâu năm và tình hình đất nước yên tĩnh do chính sách ngoại giao hòa giải của ông. Tuy nhiên, ông cố gắng tăng cường sức mạnh quân sự, lập đội quân tinh nhuệ, xây dựng các thành lũy, được Phạm Văn giúp sức.
VƢƠNG TRIỀU II
Phạm Văn là người gốc Trung quốc làm nô lệ cho một thủ lĩnh người Chàm là Phạm Chùy. Rồi Văn được Phạm Dật tin dùng được tin cậy cho làm chức Thống soái, lại được các tướng lĩnh thần phục. Nhân dịp Phạm Dật già yếu nhu nhược, Văn gian manh xúi giục khiến Dật sinh lòng nghi kỵ các con, đến nỗi bắt một đứa con trai đi đày. Một đứa khác sợ
9
hãi bỏ trốn sang nước khác. Khi Dật chết vào năm 336, Văn nắm hết quyền hành của triều đình vua Chiêm Thành, Văn bày cách cho đón các hoàng tử con của Phạm Dật hết sức kính cẩn, sau đó lần lượt đánh thuốc độc cho chết hết. Bấy giờ, Phạm Văn mới đường đường chiếm ngôi, tự xưng làm vua Chiêm Thành. Phạm Văn tiếp tục vũ trang quân đội uy hiếp các tiểu quốc độc lập còn lại, và trở thành người chủ của một vương quốc hùng mạnh thống nhất của cả xứ Chiêm Thành.
Mùa xuân năm 348, Phạm Văn đưa quân tràn lên huyện Cửu Đức và tàn sát quân Trung Quốc trú đóng ở đó. Năm 349, Phạm Văn đánh bại đội quân hợp nhất của hai châu Giao và Quảng ở cửa Lư Dung, nhưng bị thương nặng và chết sau đó không lâu.
Con trai là Phạm Phật lên nối ngôi, cũng có ý định xâm lấn vào đất Nhật Nam. Khoảng năm 350, Phạm Phật đưa quân xâm lấn Cửu Chân. Trung Quốc cử Dương Bình sang làm Thứ sử châu Giao. Dương Bình và tướng Đặng Tuấn đùng kế tiền hậu tập kích mới đánh tan quân Chàm. Phạm Phật chạy trốn, bị Dương Bình và Đặng Tuấn đuổi qua Thọ Lãnh đến tận Khu Túc thì xin hàng.
“Nhưng năm 353, Thứ sử Giao châu là Nguyễn Phu đem quân tràn vào Nhật Nam chiếm được hơn 50 lũy. Người kế tục Nguyễn Phu là Ôn Phóng Chi cầm quân đánh đuổi quân Chàm đến huyện Thọ Lãnh, đánh nhau ở vụng Ôn công, rồi bao vây thành Phật Bảo. Quân Chàm chống cự rất mãnh liệt, nhưng cuối cùng Phạm Phật xin hàng. Ôn Phóng Chi bắt phải nhường quận Nhật nam đến tận vịnh Ôn Công.”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr. 95)
Phạm Phật chết năm 380, con là Phạm Hồ Đạt lên nối ngôi, khi lớn lên thì Hồ Đạt cũng có những tham vọng của tổ tiên là đưa quân xâm lấn Giao Chỉ, trước hết là thu hồi các phần đất mà Phạm Phật đã để mất. Năm 399, Hồ Đạt đưa quân tràn vào Nhật Nam, chiếm phủ Cảnh Nguyên, vào sâu tận Cửu Đức, bắt sống Thái thú Tào Bính, nhưng lại bị tướng Đặng Dật đánh bại, Đặng Dật là tướng của Thái thú Giao Chỉ Đỗ Viện. Năm 405, Phạm Hồ Đạt lại đưa quân đánh phá Nhật Nam, giết quan Trưởng sử. Đỗ Viện phái Thủy sư Đô đốc Nguyễn Phi đánh dọc ven biển đốt phá và giết hại nhân dân. Nhưng nhà Tấn đang suy tàn, Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn lọa và cát cứ. Nhân cơ hội ấy, Phạm Hồ Đạt cho quân quấy nhiễu Nhật Nam táo bạo hơn nữa. Quân Chàm xâm nhập Nhật nam, tiến đến Cửu Chân. Chúng cũng dùng thuyền chiến cướp phá ven biển. Nhưng lại bị Thái thú Giao châu là Đỗ Tuệ Độ đánh cho tan tành.
“Dường như Phạm Hồ Đạt chính là Dharmaharaja Cri Badrahvarman là tác giả của tấm bi ký cổ nhất còn lại sau bia Võ Cạnh. Bia không đề năm nhưng chữ viết cho phép ta có thể đoán rằng bia ấy được viết vào năm 400 CN (Hồ Đạt trị vì 380-413 là người thích cho khắc vào đá những nét quang vinh tiêu biểu của mình).”
(George Maspero, Vương quốc Chàm, tr. 96)
Con Phạm Hồ Đạt là Dịch Chân thoái vị đi sang sông Hằng ở Ấn Độ, vương quốc Chàm lâm vào tình hình mất ổn định
VƢƠNG TRIỀU III
Người mở ra vương triều III là Phạm Dương Mại. Có thuyết cho rằng Dương Mại là con một người vợ thuộc giai cấp dưới của Phạm Hồ Đạt. Dương Mại theo tiếng Chàm có nghĩa là “Hoàng tử vàng”.
10
Năm 417, Phạm Dương Mại lại đẫn quân cướp phá Cửu Chân, giết hại dân thường. Chúng cướp phá luôn luôn cho đến năm 420, Thứ sử Đỗ Tuệ Độ đích thân đem quan đi đánh giết hết phân nửa quân Chiêm Thành tại chiến trường. Năm 421, Phạm Dương Mại phái sứ bộ xin cầu phong với triều đình Trung Quốc. Đó là vị vua đầu tiên xin làm chư hầu đế quốc Trung Hoa, mở ra tiền lệ cho các đời vua sau. Có lẽ họ cho rằng khi đã là chư hầu một nước lớn thì địa vị được vững vàng hơn.
Khi Dương Mại chết, người con lên nối ngôi cũng xưng là Dương Mại. Năm 428, vua Chàm phái hơn 100 chiến thuyền tràn ra cướp phá bờ biển Nhật Nam và Cửu Chân rồi kéo về. Năm 433, Dương Mại (II) cử sứ bộ sang Trung Quốc xin làm Thứ sử Giao châu. Không được chấp thuận, Dương Mại (II) tức giận không năm nào không khuấy rối phía nam Giao Chỉ, khiến cho nhân dân ở đấy không bao giờ được yên ổn, nhưng vẫn tiến cống cho Trung Quốc
Phạm Thần Thành lên nối ngôi. Phạm Thần Thành chết, người nối ngôi là Phạm Đang Căn Thuần. Phạm Đang Căn Thuần vốn tên là Cưu Thù La, là con vua nước Phù Nam, hoặc là cư dân Phù Nam làm, nắm được quyền hành lên làm vua nước Champa. Một người chắt của Phạm Dương Mại là Chư Nông lật đổ Phạm Đang Căn Thuần và lên làm vua. Vua này không còn để lại tên tuổi, bị chết trong khi đi ngoài biển, cuồng phong nhận chìm thuyền của ông. Người kế ngôi là Phạm Văn Khoản (hay Tán)(490-?), rồi con ông là Phạm Thiên Khải kế nghiệp, rồi con Thiên Khải là Bật Xuệ Bạt Ma nối ngôi. Các vua này được biết đến qua các lần triều cống cho Trung quốc vào các năm 495, 503, 512 và 514, 525 và 527.
VƢƠNG TRIỀU IV
Một người họ xa với vua Bật Xuệ Bạt Ma tên là Cao Thức Luật Dã La bạt Ma (Ku Cri Rudravarman hay Rudravarman I) được chỉ định nối ngôi, là con một người Bà La môn lỗi lạc. Vua này cống cho Trung Quốc vào các năm 534, 566, 572.
Đó là thời Lý Bôn nước Việt nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư. Rudravarman I đưa quân tràn vào Cửu Đức, bị tướng của Lý Bôn là Phạm Thiều đánh bại. Thời ông xảy ra vụ cháy ngôi đền vị thần của các thần, ngôi đền do Rudravarman I dựng lên để thờ “Vị chúa tể Sadrecvara”. (tức Mỹ Sơn - Quảng Nam).
Con ông là Cambhuvarman tức Phạm Phàn Chí. Người Trung Quốc rất ham vàng và đồ quý của Chàm nên cử Lưu Phương đi đánh Chiêm Thành. Lưu Phương đuổi Cambhuvarman đến tận Khu Túc, rồi vượt quá cột đồng Mã Viện và sau tám ngày tiến về phía nam tới được kinh thành Chàm.
Vào năm 629, Cambhuvarman qua đời, con ông là Phạm Đầu Lê (Kaudarpadhama) lên nối ngôi, hiền lành có căn tu, không gây chiến với nước nào. Con ông là Phạm Chấn Long (Basadharma) (?-645) có ghi trên một tấm bia ở Mỹ Sơn, nhưng bia ấy không cho ta biết gì hơn, ngoài những lời tán tụng mình. Ông bị ám sát vào năm 645. Người cháu lên nối ngôi, nhưng liền bị truất, người ta đua con gái bà vợ cả vua Phạm Đầu Lê lên làm nữ hoàng.
Bấy giờ nước Champa bị nội loạn xâu xé, nữ hoàng không thể dẹp yên được. Chồng bà là một người Bà La môn, có nguồn gốc rất hiển hách. Dưới thời ông làm vua lần đầu tiên ở Champa, dựng lên một ngôi đền chỉ để thờ bộ ba Bà La môn là Visnu Parusottama ở Dương Mông Quảng Nam.
Nối ngôi ông là Kiến Đa Đạt Ma (Vikrentavarman II).
11
Vua cuối cùng của vương triều này là Rudravarman II, vương triều này do Rudravarman I lập ra từ năm 529 và chấm dứt vào năm 759, 250 năm. VƢƠNG TRIỀU V
Từ năm 758, tên Lâm Ap không còn các sách sử Trung Quốc dùng nữa và được thay thế bằng tên Hoàn vương. Vương triều V cai trị nước Champa từ năm 758 đến năm 877. Sau khi vua Rudravarman II qua đời, một đại thần hay lãnh chúa lên làm vua tên là Prithivindravarman. Ông này không để lại công nghiệp gì, người con lên nối ngôi, là Cri Satyavarman.
Vào thời này, người Mã Lai và người Java vào cướp phá rất dữ. Năm 774, quân Mã Lai - Java đánh vào Phú Yên-Khánh Hòa, cướp nơi thờ Mukhalimhga tất cả đồ cúng dường vàng bạc châu báu rồi bỏ đi. Satyavarman phải sửa chữa 10 năm mới xong. Satyavarman cư ngụ tại Panduranga nơi tổ tiên ông đã sống.
Indravarman I, là người em út lên nối ngôi, rất hiếu chiến, Ông gây chiến với các nước láng giềng, đem quân đi đánh An Nam đô hộ phủ, đánh Cao Miên. Điều này được ghi trong bi ký.
Người nối ngôi ông là em rể ông, tức lãnh chúa tối cao Cri Campapura, tức Harivarman I. Nhà vua tiếp tục đánh lên phía Bắc, cho quân tràn qua châu Hoan, rồi tiến lên châu Ai, cướp phá mọi thứ phá tan thành lỵ sở rồi rút lui. Sáu năm sau, ông lại đưa quân đánh một lần nữa, bị Thái thú Giao Chỉ là Trương Châu đánh cho đại bại. Trương Châu nghi dân hai châu Hoan, Ai ủng hộ quân Chàm nên tàn sát 3 vạn người dân.
Con của ông lên nối ngôi, tức Vikrautavarman III, không để lại dấu ấn gì. VƢƠNG TRIỀU VI
Tức vương triều Indrapura (675-991)
Vikrautavarman III không có con nên Indravarman III được chỉ định lên làm vua. Ông sáng lập ra vương triều Indrapura. Ong cư ngụ ở Indrapura (Quảng Nam). Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo.
Bấy giờ, nước Việt bị quân Nam Chiếu chiếm đóng 863-865, Kinh lược sứ Cao Biền phải vất vả mới phục hồi những cơ sở bị quân Nam Chiếu tàn phá. Phía Nam Champa lại bị quân Chân Lạp đánh phá.
Indravarman chết, người cháu, con của người chị ông lên ngôi, tức là Jaya Sinhavarman I. Ong vua này tiếp tục trú tại Indrapura.
Con ông lên nối ngôi, tức Cra Jaya Caktivarman. Con ông này lên nối ngôi, tức là Bhadravarman II, tiếp theo người con nối ngôi, tức là Cri Indravarman III. Từ nhiều năm rồi Champa không có liên lạc với Trung Quốc. Nhà Đường bị diệt trong cảnh loạn ly, phân liệt thành nhiều tiểu quốc đánh lẫn nhau. Nhân cơ hội này Dương Đình Nghệ nổi lên, rồi con rể ông là Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc 1.000 năm dài dặc. Đến năm 951, Indravarman III cho sứ thần đi cống Trung quốc
12
"""