"
Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc - Gustave Le Bon full mobi pdf epub azw3 [Chuyên Ngành]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc - Gustave Le Bon full mobi pdf epub azw3 [Chuyên Ngành]
Ebooks
Nhóm Zalo
Table of Contents
NHỮNG QUY LUẬT TÂM LÍ VỀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC Dẫn nhập
Quyển 1
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Quyển 2
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Quyển 3
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Quyển 4
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Quyển 5
Chương 1
Chương 2
GUSTAVE LE BON ( 1895)
NHỮNG QUY LUẬT TÂM LÍ VỀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC
Bản quyền tiếng Việt ♥ 2013 Công ty Cổ phần Sách Alpha
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách :
Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach
Dẫn nhập
những ý tưởng hiện đại về bình đẳng xã hội và cơ sở tâm lí của lịch sử
Nguồn gốc và sự phát triển của ý tưởng bình đẳng – Những hậu quả mà ý tưởng này đã sản sinh – Việc áp dụng ý tưởng này đã trả giá như thế nào – Ảnh hưởng hiện nay của ý tưởng bình đẳng này đối với dân chúng – Những vấn đề được đề cập trong cuốn sách này – Tìm kiếm những nhân tố chủ yếu trong sự tiến hoá tổng quát của các dân tộc – Có phải sự tiến hoá này phát xuất từ những thiết chế? – Những yếu tố của mỗi nền văn minh: thiết chế, nghệ thuật, tín ngưỡng, v.v... và phải chăng không có nền tảng tâm lí nhất định đặc biệt cho mỗi dân tộc? – Yếu tố tình cờ trong lịch sử và những định luật vĩnh cửu của nó.
Văn minh của một dân tộc dựa trên một số ít các ý tưởng nền tảng. Từ những ý tưởng này phát xuất ra các thiết chế, nền văn học, và nghệ thuật của những dân tộc đó. Hình thành rất chậm, những ý tưởng này cũng biến mất rất chậm. Từ rất lâu, các ý tưởng này đã trở thành những sai lầm hiển nhiên đối với những tinh thần ham hiểu biết nhưngđối với dân chúng, các ý tưởng này vẫn còn là những chân lí không thể tranh cãi và vẫn tiếp diễn công cuộc của mình trong sâu thẳm mỗi quốc gia. Nếu áp đặt một ý tưởng mới là rất khó thì cũng khó không kém để huỷ diệt một ý tưởng xưa cũ. Loài người luôn luôn bám chặt một cách liều mạng vào những ý tưởng đã chết và vào những thần linh đã chết.
Chỉ mới một thế kỉ rưỡi khi các triết gia, vốn mù mờ về lịch sử nguyên thủy của con người, về những biến thiên của cấu tạo tinh thần của con người và những định luật về di truyền, đã quăng ra thế giới cái ý tưởng về sự bình đẳng của các cá nhân và các chủng tộc.
Rất cuốn hút với quần chúng, ý tưởng này cuối cùng đã nảy mầm trong trí óc họ và chẳng mấy chốc là đơm hoa kết trái. Nó đã lay động những nền tảng của các xã hội cũ, gây ra cuộc cách mạng kinh hoàng nhất, và đưa thế giới phương Tây vào chuỗi những co thắt bạo động mà kết cục không thể nào tiên đoán được.
Hiển nhiên, một số sự bất bình đẳng nhất định sẽ phân chia rõ rệt những cá nhân và những chủng tộc để có thể phản biện một cách nghiêm túc; nhưng người ta dễ dàng bị thuyết phục rằng những sự bất bình đẳng ấy chỉ là những hậu quả của những dị biệt về giáo dục,
ằ tất ả i ời i h đề thô i h à tốt là h h h
rằng tất cả mọi người sinh ra đều thông minh và tốt lành như nhau, và rằng chỉ những thiết chế mới có thể làm họ sa đọa. Do đó giải pháp chữa trị rất đơn giản: tái tạo những thiết chế và ban cho mọi người một sự giáo dục đồng nhất. Chính vì thế mà cuối cùng nó trở thành những liều thuốc thần hiệu vĩ đại cho những nền dân chủ hiện đại, phương tiện chữa trị cho những sự bất bình đẳng va chạm với những nguyên lí bất tử là những thần thánh duy nhất vẫn còn sống sót tới ngày nay.
Và khoa học, với sự tiến bộ của mình, đã chứng minh sự phù phiếm của những lí thuyết về bình đẳng và phô ra cho thấy vực thẳm tinh thần được tạo từ trong quá khứ giữa những cá nhân và các chủng tộc sẽ chỉ có thể được lấp đầy bằng những tích lũy di truyền hết sức chậm chạp. Khoa tâm lí học hiện đại, cùng với những bài học khắt khe của kinh nghiệm, đã cho thấy những thiết chế và giáo dục phù hợp với vài cá nhân và dân tộc này lại rất độc hại cho những dân tộc khác. Nhưng các triết gia không có quyền lực để thủ tiêu những ý tưởng đã được lan truyền ra thế giới, ngay cả khi họ nhận thấy chúng sai lầm. Như con sông đã tràn bờ mà không một con đê nào có thể ngăn giữ, ý tưởng bình đẳng theo đuổi dòng chảy tàn phá của nó, và không gì có thể cản được nó.
Cái khái niệm ảo tưởng về con người bình đẳng đã lay động thế giới, khơi dậy ở Châu Âu một cuộc cách mạng khổng lồ, ném Châu Mỹ vào cuộc chiến đẫm máu để đoạn tuyệt với Đế chế Anh và đưa tất cả những thuộc địa của Pháp vào sự suy đồi đáng than trách, không hề có một nhà tâm lí học nào, một du khách hay một chính khách ít nhiều hiểu biết lại không nhận ra rằng nó quá sai lầm; tuy thế rất ít người dám chiến đấu với nó.
Mặt khác, sẽ còn lâu mới bước vào giai đoạn tàn lụi, ý tưởng về bình đẳng vẫn tiếp tục tiến triển. Chính vì nhân danh nó mà chủ nghĩa xã hội, dường như chẳng bao lâu nữa sẽ nô lệ hoá phần lớn các dân tộc của phương Tây, mạo nhận là bảo đảm hạnh phúc cho họ. Chính vì nhân danh nó mà người phụ nữ hiện đại, quên đi những dị biệt tâm lý sâu xa khiến họ khác biệt với đàn ông, cũng đòi hỏi những quyền và sự giáo dục như đàn ông, và nếu thành công, họ sẽ biến phái nam của Châu Âu thành một kẻ du mục không tổ ấm, không gia đình.
Quần chúng không hề quan tâm đến các đảo lộn chính trị xã hội mà những nguyên lí bình đẳng đã gây ra, cũng như quan tâm đến những đảo lộn trầm trọng hơn mà chúng ắt sẽ còn gây ra nữa; còn đời sống chính trị của những chính khách đang nắm quyền hiện nay quá ngắn ngủi để khiến họ quan tâm nhiều hơn nữa. Công luận, mặt khác, đã
t ở thà h ề l thố t ị à khô thể khô úi đầ t ớ
trở thành quyền lực thống trị, và không thể không cúi đầu trước sự quyền lực ấy.
Tầm quan trọng xã hội của một ý tưởng không có thước đo thực sự ngoại trừ sức mạnh mà nó gây ảnh hưởng đến trí óc con người. Chỉ nên quan tâm về mặt triết học đến mức độ đúng đắn hoặc sai lầm mà ý tưởng truyền tải. Khi một ý tưởng đã chuyển thành cảm xúc chung của quần chúng, sẽ phải liên tục gánh chịu mọi hậu quả của ý tưởng này.
Vậy là bằng phương tiện giáo dục và thiết chế mà giấc mơ bình đẳng hiện đại toan tính dùng để hiện thực hóa. Chính nhờ những thứ đó mà khi cải tạo những định luật bất công của tự nhiên, chúng ta cố sức đúc cùng một khuôn những bộ óc của người da đen ở Martinique, ở Guadeloupe, ở Sécnégal1, đầu óc những người ở Algérie, và cuối cùng là những người Châu Á. Chuyện huyễn hoặc ấy tất nhiên là hoàn toàn không thể thực hiện được, nhưng chỉ riêng kinh nghiệm của việc này đã cho thấy mối nguy của sự huyễn hoặc. Lý lẽ không có khả năng biến đổi niềm tin của con người.
Cuốn sách này có mục đích mô tả những đặc tính tâm lí cấu thành tâm hồn của các chủng tộc và cho thấy lịch sử và văn minh của một dân tộc được những tính chất này định hình như thế nào. Gạt sang bên những chi tiết, hoặc chỉ xem xét chúng khi chúng bắt buộc phải có để chứng minh nguyên lí nâng cao, chúng tôi sẽ xem xét sự hình
thành và cấu tạo tinh thần của những chủng tộc lịch sử, tức là những chủng tộc hình thành không tự nhiên kể từ những thời có sử do sự tình cờ của những cuộc chinh phục, những cuộc di dân hoặc các cuộc thay đổi chính trị, và chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng họ được định hình bằng cấu tạo tinh thần của chính họ. Chúng tôi sẽ ghi nhận mức độ cố định và biến thiên của các đặc tính của các chủng tộc. Chúng tôi cố gắng để khám phá xem những cá nhân và những dân tộc đang có xu hướng tiến tới bình đẳng hay ngược lại, tiến tới sự dị biệt ngày càng lớn hơn. Sau đó chúng tôi tìm kiếm những yếu tố hợp thành một nền văn minh: nghệ thuật, thiết chế, tín ngưỡng có phải là những biểu hiện trực tiếp tâm hồn của các chủng tộc, và vì lí do đó không thể chuyển từ một dân tộc này tới một dân tộc khác hay không. Sau hết chúng tôi sẽ đi đến kết luận bằng cách cố gắng xác định xem dưới ảnh hưởng của những tất yếu nào mà những nền văn minh suy tàn rồi tắt lịm. Đó là những vấn đề mà chúng tôi đã xử lí từ lâu trong nhiều tác phẩm nói về các nền văn minh Đông phương. Cuốn sách nhỏ này chỉ nên được coi như một sự tổng hợp ngắn gọn.
Điều còn lại sáng tỏ nhất trong tâm trí tôi, sau những chuyến du hành xa xôi tới các đất nước rất khác biệt, đó là mỗi dân tộc sở hữu một ấ t ti h thầ ũ ố đị h h hữ tí h hất thể h
sự cấu tạo tinh thần cũng cố định như những tính chất cơ thể học của nó, và cấu tạo tinh thần này là nguồn gốc của tình cảm, những tư tưởng, những thiết chế, những tín ngưỡng, và nghệ thuật. Tocqueville và những nhà tư tưởng lừng danh khác tưởng tượng rằng họ như đã tìm thấy từ trong những thiết chế của các dân tộc cái nguyên nhân tiến hoá của các dân tộc này. Ngược lại, tôi bị thuyết phục và tôi hi vọng, khi lấy những thí dụ ngay trong những xứ sở mà Tocqueville đã nghiên cứu, sẽ chứng minh rằng những thiết chế có tầm quan trọng cực kỳ yếu ớt trên sự tiến hoá của các nền văn minh. Những thiết chế thường là kết quả, và rất hiếm khi là nguyên nhân.
Hiển nhiên lịch sử của các dân tộc được xác định bằng những yếu tố hết sức khác biệt. Lịch sử đầy những trường hợp đặc thù của những biến cố đã xảy ra và rất có thể đã không xảy ra. Nhưng bên cạnh những tình cờ, những trường hợp ngẫu nhiên đó, còn có những định luật vĩnh cửu lớn định hướng cho chuyển động chung của mỗi nền văn minh. Từ những định luật vĩnh cửu, tổng quát và cơ bản nhất này, sẽ phát sinh ra cấu tạo tinh thần của các chủng tộc. Đời sống của một dân tộc, các thiết chế, tín ngưỡng và nghệ thuật của nó chỉ là sự thể hiện hữu hình từ tâm hồn vô hình của nó. Để một dân tộc biến đổi những thiết chế, tín ngưỡng và nghệ thuật của nó, trước tiên nó cần thay đổi tâm hồn; để nó có thể trao truyền văn minh của mình cho một dân tộc khác, nó cần phải trao cho dân tộc kia tâm hồn của mình. Hiển nhiên đây không phải những gì lịch sử dạy cho chúng ta; nhưng chúng ta dễ dàng chứng minh rằng trong khi ghi lại những xác quyết ngược lại, lịch sử đã để chính mình bị lầm lạc bởi những cái vỏ bề ngoài hão huyền.
Từ một thế kỉ nay, những nhà cải cách nối tiếp nhau đã cố sức thay đổi tất cả: thần linh, mặt đất, và con người; nhưng cho đến nay các nỗ lực của họ hoàn toàn vô ích trước các đặc tính tâm hồn già cỗi cả thế kỷ của các dân tộc mà thời gian đã thiết lập nên.
Quan niệm về những dị biệt không thể giảm trừ, cái quan niệm chia rẽ loài người, hoàn toàn trái ngược với những ý tưởng của các nhà chủ nghĩa xã hội hiện đại, nhưng không phải là bài giảng của khoa
học để có thể làm tông đồ của một tân giáo điều từ bỏ những cái học thuyết viễn vông của mình. Những nỗ lực của họ là một giai đoạn mới của cuộc thập tự chinh vĩnh hằng của loài người để kiếm tìm hạnh phúc, kho báu do những nàng tiên của Âm cung canh giữ, mà các dân tộc hằng theo đuổi kể từ buổi bình minh của lịch sử. Những giấc mơ bình đẳng có lẽ có ích không kém những ảo tưởng xưa cũ vốn đã ru ngủ chúng ta trong quá khứ, chứ không phải chúng có định mệnh va chạm ngay từ ngày đầu lịch sử vào tảng đá không thể lay chuyển của những bất bình đẳng tự nhiên. Cùng với tuổi già và cái
hết bất bì h đẳ à là thà h hầ ủ hữ bất ô hiể
chết, sự bất bình đẳng này là thành phần của những bất công hiển hiện và đầy rẫy trong cõi tự nhiên và con người đành phải gánh chịu.
QUYỂN 1: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ CỦA CÁC CHỦNG TỘC Chương 1
Tâm hồn của các chủng tộc
Những nhà tự nhiên học phân loại các giống loài ra sao – Áp dụng phương pháp của họ cho con người – Khía cạnh khiếm khuyết của những phân loại hiện thời về các chủng tộc con người – Nền tảng của một sự phân loại tâm lí – Những loại hình trung bình của các chủng tộc – Sự quan sát cho phép cấu thành các chủng tộc này ra sao – Những yếu tố tâm lí quyết định loại hình trung bình của một chủng tộc – Ảnh hưởng của tổ tiên và ảnh hưởng của cha mẹ trực tiếp – Nền tảng tâm lí chung mà những cá nhân thuộc một chủng tộc đều có – Ảnh hưởng rộng lớn của những thế hệ đã khuất trên những thế hệ hiện thời – Những lí do toán học của ảnh hưởng này – Tâm hồn tập thể trải dài ra sao từ gia đình tới xã thôn, thị tứ và thành bang – Những lợi ích và những mối nguy của quan niệm về thành thị – Những hoàn cảnh trong đó không thể hình thành tâm hồn tập thể – Thí dụ về nước Ý – Những chủng tộc tự nhiên đã nhường đường cho những chủng tộc lịch sử như thế nào.
Những nhà tự nhiên học đặt sự phân loại các chủng loài dựa trên nhận định một số những đặc tính cơ thể học nhất định được sản sinh thường xuyên và bất biến do di truyền. Ngày nay chúng ta biết rằng những đặc tính này tự biến đổi nhờ sự tích lũy di truyền của những thay đổi không thể nhận ra được. Nhưng nếu chỉ xem xét thời khoảng ngắn từ khi có sử, người ta có thể nói rằng các loài không hề thay đổi.
Áp dụng cho con người, những phương pháp phân loại của những nhà tự nhiên học đã cho phép thiết lập một số nhất định những phân loài rõ ràng khác biệt. Nhờ sự trợ giúp của những đặc tính cơ thể học được định nghĩa rất rõ, chẳng hạn như màu da, hình dạng và thể tích của hộp sọ, người ta đã có thể thiết lập rằng loài người gồm nhiều giống (espèces) tách biệt rõ rệt và có lẽ có những nguồn gốc rất khác nhau. Đối với những nhà bác học tôn trọng các truyền thống tôn giáo, những giống này đơn giản là những chủng tộc (races). Nhưng người ta đã quan sát rất đúng: “nếu người da đen và người da trắng là những loài ốc sên, tất cả những nhà động vật học hẳn sẽ đồng thanh khẳng định rằng chúng là những chủng khác biệt, chẳng bao giờ có thể có cùng gốc từ một cặp duy nhất rồi dần lìa khác biệt nhau.”
Cá đặ tí h thể h à ới ột l ít ó thể t ê
Các đặc tính cơ thể học này, với một lượng ít có thể truy nguyên bằng các phân tích của chúng ta, chỉ cho phép những sự phân chia tổng quát hết sức sơ lược. Sự đa dạng của chúng chỉ có thể cảm nhận được ở những giống người rất khác biệt: những người da trắng, da đen, và da vàng chẳng hạn. Nhưng những dân tộc, rất giống nhau về mặt thể chất, có thể rất khác biệt do cung cách cảm thụ và hành động, và do đó, cũng có khác biệt về nền văn minh, tín ngưỡng, và nghệ thuật của họ. Vậy có thể nào, chẳng hạn, xếp cùng nhóm một người Tây Ban Nha, một người Anh, và một người Ả-rập? Những khác biệt tâm thức tồn tại giữa họ lộ ra rõ ràng trước mắt tất cả mọi người, và đã được phát hiện thấy trong suốt lịch sử của họ sao?
Do khiếm khuyết đặc tính cơ thể học, người ta đã đề xuất đặt sự phân loại một dân tộc nào đó dựa trên những thành tố khác biệt như ngôn ngữ, tín ngưỡng, và tổ chức chính trị; nhưng những sự phân loại như thế không hiếm khi chịu được sự kiểm tra gắt gao.
Những yếu tố phân loại mà cơ thể học, ngôn ngữ, môi trường và các tổ chức chính trị không có khả năng cung cấp thì khoa tâm lí học lại có thể làm được. Điều này chứng tỏ rằng đằng sau những thiết chế, nghệ thuật, tín ngưỡng, và sự xáo trộn chính trị của từng dân tộc là những đặc tính tinh thần và trí tuệ nào đó đã quyết định sự tiến hoá của dân tộc. Đó là tập hợp toàn thể những đặc tính hợp thành cái gọi là tâm hồn của một chủng tộc.
Mỗi chủng tộc sở hữu sự cấu tạo tâm thức cũng cố định như cấu tạo cơ thể học. Sự cấu tạo này có liên hệ với một cấu trúc đặc thù nhất định của bộ óc, điều này dường như không có gì phải nghi ngờ; nhưng bởi khoa học còn chưa đủ tiến bộ để phô ra cho chúng ta thấy cấu trúc này nên chúng ta không thể lấy đó làm cơ sở. Sự hiểu biết của khoa học về cấu trúc đó, mặt khác không hề làm biến dạng sự mô tả cấu trúc tâm thức là cái yếu tố quyết định và là cái có thể bộc lộ cho ta thấy thông qua quan sát ().
Những đặc tính tinh thần và trí tuệ, mà sự kết hợp của chúng hình thành tâm hồn của một dân tộc, đại diện cho sự tổng hợp của tất cả quá khứ, di sản của tất cả các tổ tiên, những động cơ xử sự của dân tộc đó. Chúng tỏ ra rất khác nhau trong từng cá nhân thuộc một chủng tộc; nhưng sự quan sát chứng tỏ rằng số đông những cá nhân của chủng tộc đó luôn sở hữu một số nhất định các đặc tính tâm lí chung, và các đặc tính này cũng vững bền như các đặc tính cơ thể học là cái cho phép phân loại loài. Giống như những tính chất cơ thể học, những tính chất tâm lí được tái tạo thường xuyên và không thay đổi bằng di truyền.
S tổ h ủ hữ ế tố tâ lí ó thể át đ ở i á
Sự tổng hợp của những yếu tố tâm lí có thể quan sát được ở mọi cá nhân thuộc một chủng tộc đã cấu thành cái được gọi rất có đúng là đặc tính dân tộc hay dân tộc tính. Các đặc tính của một dân tộc hình thành một hình mẫu trung bình để định nghĩa một dân tộc. Lấy 1000 người Pháp, 1000 người Anh, 1000 người Trung Quốc, một cách tình cờ, họ khác nhau đáng kể; nhưng họ vẫn sở hữu các đặc tính chung cho phép định nghĩa một mẫu hình lí tưởng về người Pháp, người Anh, người Trung Quốc như mẫu hình lý tưởng mà nhà tự nhiên học trình ra khi mô tả một cách tổng quát loài chó hoặc loài ngựa. Để áp dụng cho những thay đổi khác biệt của những con chó hoặc những con ngựa, một sự mô tả như thế chỉ có thể bao gồm các đặc tính chất cho tất cả chứ không thể bao gồm các đặc tính cho phép phân biệt các nhóm loài cụ thể.
Chỉ cần chọn một chủng loại đủ cổ xưa, và do đó cũng đồng chất, mẫu hình trung bình của nó sẽ được thiết lập đủ rõ nét để người quan sát ghi nhớ rất nhanh chóng.
Khi chúng ta viếng thăm một dân tộc nước ngoài, chỉ có các đặc tính chất làm cho chúng ta chú ý mới là các đặc tính chung cho tất cả những cư dân của một xứ sở chúng ta đang thăm. Đó là vì chỉ có các đặc tính này được lặp lại mà không thay đổi. Các đặc tính cá nhân, ít được lặp lại, và thoát khỏi sự chú ý chúng ta; và chẳng bao lâu, chúng ta phân biệt được, không chỉ ngay khi nhìn thấy một người Anh, một người Ý, một người Tây Ban Nha, mà hơn nữa chúng ta rất rành rẽ gán cho họ những đặc tính nhất định về tinh thần và trí tuệ, vốn chính là những đặc tính nền tảng mà chúng ta đã nói ở trên. Một người Anh, một người Gascon, một người xứ Normand, một người xứ Flamand tương ứng với một mẫu hình mà ta có ý niệm rất rõ rệt và có thể mô tả dễ dàng. Áp dụng cho một cá nhân riêng lẻ, sự mô tả cụ thể ấy là rất không đủ, đôi khi không chính xác; nhưng khi áp dụng cho đa số những cá nhân thuộc một trong những chủng tộc này, nó lại mô tả hoàn hảo. Sự tiến triển vô thức để chúng ta tiến tới hình thành một mẫu hình thể chất và tâm thần của một dân tộc hoàn toàn đồng nhất trong bản chất của dân tộc ấy bằng cùng một phương pháp mà các nhà tự nhiên học phân loại các giống loài.
Sự đồng nhất này trong cấu tạo tâm thần của đa số cá nhân thuộc một chủng tộc có là do các nguyên nhân sinh lí học rất đơn giản. Thực vậy, mỗi cá nhân không chỉ là sản phẩm của những cha mẹ trực tiếp, mà còn là sản phẩm của chủng tộc, tức là của cả chuỗi tổ tiên đi trước. Một nhà kinh tế học thông thái, ông Cheysson, đã tính ra rằng, ở nước Pháp, cứ lấy ba thế hệ là một thế kỉ, mỗi người trong chúng ta ắt mang trong huyết quản của mình chất máu của ít nhất 20 triệu người sống vào năm 1000. “Tất cả những cư dân thuộc cùng
ột đị h ù ột tỉ h ậ thiết ế hải ó hữ tổ tiê
một địa phương, cùng một tỉnh vậy thiết yếu phải có những tổ tiên chung, được nhào nặn bằng cùng một loại đất thịt, mang cùng một dấu ấn, và tất cả không cưỡng được bị quy về loại mẫu hình trung bình bởi sợi dây xích dài dằng dặc và nặng nề mà họ chỉ là những mắt xích cuối cùng. Chúng ta vừa là con cái của cha mẹ lại vừa là con cái của chủng tộc chúng ta. Tổ quốc trở thành bà mẹ thứ hai của
chúng ta vì các lý do tâm lý, di truyền cũng như tình cảm.”
Nếu muốn phiên dịch phát biểu bằng một ngôn ngữ chính xác về những ảnh hưởng điều khiển hành vi cá nhân ấy, ta có thể nói rằng chúng có ba loại ảnh hưởng. Loại thứ nhất, và chắc chắn là quan trọng nhất, là ảnh hưởng của tổ tiên; thứ hai là ảnh hưởng của cha mẹ trực tiếp; thứ ba thường được cho là mạnh nhất, nhưng có lẽ cũng yếu nhất, là ảnh hưởng của môi trường. Ảnh hưởng của môi trường, bao gồm trong nó cả phạm vi ảnh hưởng dị biệt về thể chất và tinh thần mà con người mang theo suốt đời mình, và nhất là trong suốt sự giáo dục, chỉ tạo ra các khác biệt rất nhỏ. Ảnh hưởng của môi trường chỉ trở nên thực sự có ảnh hưởng khi sự di truyền đã có tác động theo cùng một chiều hướng trong thời gian rất lâu.
Dù có làm gì đi nữa, mỗi cá nhân vẫn luôn luôn và trên hết là đại diện cho chủng tộc mình. Tổng tất của tất cả những ý niệm, tình cảm vẫn đang là, cũng như đã là, quyền nòi giống của mọi cá nhân của một đất nước, hình thành tâm hồn của chủng tộc. Vô hình trong bản chất của chính nó, tâm hồn này rất hữu hình trong các tác động của nó, bởi trong thực tế nó xác định toàn bộ cuộc tiến hoá của một dân tộc.
Người ta có thể so sánh một chủng tộc với tổng của của những tế bào cấu thành một sinh vật. Hàng tỉ tế bào này có một thời gian tồn tại rất ngắn, trong khi thời gian tồn tai của sinh vật được hình thành bằng sự kết hợp tương đối rất dài của các tế bào; vậy là các tế bào đồng thời có một đời sống riêng của bản thân chúng, và một đời sống tập thể, là đời sống của sinh vật mà chúng hình thành bản thể của sinh vật ấy. Cũng như vậy, mỗi cá nhân thuộc một chủng tộc cũng có một đời sống cá nhân rất ngắn và một đời sống tập thể rất dài. Đời sống tập thể này là đời sống của chủng tộc mà cá nhân đó được sinh ra, mà cá nhân đó sẽ đóng góp để trường tồn, và trên chủng tộc ấy cá nhân luôn luôn bị lệ thuộc. (Vanxu)
Chủng tộc phải được xem như một sinh thể trường tồn, vượt thời gian. Nó được cấu thành không chỉ bởi những cá nhân đang sống ở mỗi khoảnh khắc cụ thể, mà còn được cấu thành bởi chuỗi dài những người đã chết là tổ tiên của những cá nhân đó. Để hiểu được ý nghĩa đích thực của chủng tộc, cần phải xem xét cả quá khứ lẫn tương lai của nó. So với những kẻ đang sống, những người đã chết nhiều hơn rất nhiều về số lượng và cũng vô cùng mạnh mẽ hơn. Họ điề khiể iề đất b l ủ ô thứ là ái ô hì h đặt ề l
điều khiển miền đất bao la của vô thức, là cái vô hình đặt quyền lực của mình lên trên tất cả những biểu hiện của trí tuệ và cá tính. Một dân tộc được dẫn dắt bởi những người chết hơn những kẻ đang sống rất nhiều. Bởi một chủng tộc được tạo dựng bởi những người đã chết, và chỉ bởi những người đã chết. Từ thế kỉ này qua thế kỉ khác, các tổ tiên đã quá cố của chúng ta đã sáng tạo những ý tưởng, tình cảm của chúng ta, và hậu quả là ảnh hưởng lên các hành vi của chúng ta. Những thế hệ đã tắt không chỉ áp đặt lên chúng ta cái cấu tạo thể chất của họ; họ còn áp đặt lên chúng ta những tư tưởng của họ nữa. Những người chết là những vị thầy duy nhất không thể tranh cãi của những kẻ đang sống. Chúng ta gánh sức nặng của những lỗi lầm của họ, chúng ta nhận được sự tưởng thưởng do đức hạnh của họ.
Khác với việc tạo ra các loài, sự hình thành cấu tạo tinh thần của một dân tộc không đòi hỏi những kỷ địa chất mà thời gian mênh mông vượt ra khỏi các phép tính. Tuy nhiên nó vẫn đòi hỏi một thời gian khá dài. Để tạo ra một dân tộc như nước Pháp, kể cả khi tính dư ra một chút, cộng đồng tình cảm và tư tưởng hình thành nên tâm hồn của dân tộc Pháp, cũng phải mất mười thế kỉ2. Có lẽ kết quả quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Pháp là kích hoạt sự hình thành này bằng cách xúc tiến mạnh mẽ việc trộn lẫn các dân tộc con: những người Picards, Flamands, Bourguignons, Gascons, Bretons, Provencaux, v.v…là các nhóm dân tộc ngày trước đã phân chia nước Pháp. Chắc chắn là sự thống nhất chưa hẳn đã trọn vẹn và còn đặc biệt hơn nữa, là bởi vì chúng ta được hợp thành từ những chủng tộc quá khác biệt nên sẽ có những ý tưởng và tình cảm quá khác biệt, dẫn đến chúng ta là nạn nhân của những sự chia rẽ mà các dân tộc đồng chất hơn, như dân Anh, không mắc phải. Ở dân Anh, người Saxon, Normand, và người Breton xưa đã hòa nhập để tạo thành một mẫu hình rất đồng chất, do đó trong cách hành xử mọi thứ cũng đều đồng chất. Nhờ sự hòa nhập này, họ đã đạt được ở cấp độ cao ba cơ sở nền tảng tâm hồn của dân tộc: đó là cảm xúc chung, quyền lợi chung, tín ngưỡng chung. Khi một quốc gia đã đạt tới trạng thái này có sự hòa hợp bản năng của tất cả mọi thành viên trên tất cả những vấn đề quan trọng, và nó ngăn cản quốc gia này rơi vào chia rẽ nghiêm trọng.
Cộng đồng của tình cảm, ý tưởng, tín ngưỡng, quyền lợi, được tạo thành do những tích luỹ di truyền chậm chạp, mang đến cho cấu tạo tinh thần một dân tộc sự đồng nhất lớn tính cố định ở cấp độ cao. Nó đã tạo nên sự hùng mạnh của La Mã thời cổ đại, và sự huy hoàng của nước Anh ngày nay. Khi cộng đồng đó mất đi, dân tộc sẽ bị tan vỡ. Vai trò của La Mã chấm dứt khi nó không còn sở hữu tính cộng đồng này nữa.
L ô l ô tồ t i dù ít hiề ở tất ả á dâ tộ à ở i thời đ i
Luôn luôn tồn tại dù ít nhiều ở tất cả các dân tộc và ở mọi thời đại một tập hợp lớn các tình cảm, ý tưởng, những truyền thống và những tín ngưỡng, là cái tạo thành tâm hồn của một tập thể người, nhưng sự mở rộng luỹ tiến của nó được thực hiện một cách hết sức chậm chạp. Đầu tiên nó chỉ hạn chế trong vòng gia đình và từ từ lan truyền ra xã thôn, thành thị, tỉnh bang, tâm hồn tập thể chỉ mới trải rộng tới tất cả những cư dân của một đất nước vào một thời kì tương đối hiện đại. Chỉ đến lúc đó mới nảy sinh khái niệm về tổ quốc như chúng ta hiểu ngày nay. Khái niệm này chỉ khả dĩ một khi tâm hồn dân tộc được hình thành. Người Hy Lạp cổ đại chẳng bao giờ tự nâng để vượt khái niệm về thành thị, và những thành thị của họ vẫn luôn luôn giao tranh vì trong thực tế chúng xa lạ với nhau. Ấn Độ, từ 2000 năm, không biết tới đơn vị nào khác ngoài xã thôn, và vì thế Ấn Độ luôn luôn do người nước ngoài cai trị và những đế chế cai trị phù du này cũng sụp đổ dễ dàng như khi chúng được hình thành.
Dù rất yếu về nếu nhìn từ quan điểm quyền lực quân sự, khái niệm về thành thị như một quốc gia toàn dân bản xứ, ngược lại, vẫn rất mạnh về mặt phát triển nền văn minh. Dù không lớn bằng tâm hồn của tổ quốc, tâm hồn của thành thị đôi khi sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Thành thị Athena trong thời cổ đại, các thành thị Florence và Venise trong thời trung cổ, đã cho chúng ta thấy mức độ văn minh mà những quần thể nhỏ bé của con người có thể đạt tới.
Khi những thành thị hoặc những tỉnh nhỏ bé đã sống một cuộc đời độc lập trong thời gian lâu dài, cuối cùng chúng sở hữu một tâm hồn khá vững chắc khiến sự hòa nhập với tâm hồn của những thành thị và những tỉnh bang lân cận, để hình thành một tâm hồn quốc gia dân tộc, là hầu như không thể được. Một sự hòa nhập như thế cho dù có thể thực hiện được, tức là khi những yếu tố phải kết hợp không quá khác nhau, sẽ chẳng phải là việc làm trong một ngày, mà phải là việc của hàng bao thế kỉ. Phải có những con người như Richelieu [Hồng y giáo chủ của nước Pháp - ND] hay Bismarck [Thủ tướng nước Phổ có công thống nhất và trở thành thủ tướng đầu tiên của Đức - ND] để hoàn tất một công cuộc như vậy, nhưng họ chỉ có thể làm được khi nó đã được chuẩn bị từ rất lâu. Một xứ sở rất có thể, như nước Ý, đột ngột, bằng một chuỗi những hoàn cảnh ngoại lệ, hình thành một Nhà nước duy nhất, nhưng sẽ là sai lầm nếu tin rằng nước Ý đạt được một tâm hồn dân tộc ngay bằng sự kiện đó. Tôi thấy rõ là ở Ý có những người Piémontains, người Siciliens, người Vénitiens, những người La Mã v.v…v. Tôi chưa hề thấy ở đó những người Ý.
Ngày nay dù chúng ta xem xét đến chủng tộc nào, đồng chất hay là không đồng chất, miễn rằng dữ kiện duy nhất là chủng tộc đó đã văn minh hóa và quá khứ từ lâu đã hoàn thành việc của mình trong lịch
ử hú t l ô l ô hải i ó h ột hủ tộ hâ t hứ
sử, chúng ta luôn luôn phải coi nó như một chủng tộc nhân tạo chứ không phải một chủng tộc tự nhiên. Đối với những chủng tộc tự nhiên, ngày nay họa may ra chỉ có thể tìm thấy nơi những bộ tộc hoang dã. Chỉ ở trong những người hoang dã đó ta mới có thể quan sát được những dân tộc thuần túy không bị pha trộn. Phần lớn những chủng tộc văn minh hiện nay chỉ là những chủng tộc lịch sử.
Bây giờ chúng ta chưa bận tâm đến chuyện những nguồn gốc của các chủng tộc. Những chủng tộc này được hình thành do tự nhiên hoặc do lịch sử, hãy khoan đề cập đến. Điều chúng ta quan tâm, đó là những đặc tính mà một quá khứ lâu dài đã cấu tạo nên. Được duy trì trong suốt nhiều thế kỉ bằng cùng nhiều điều kiện sinh tồn và tích lũy bởi di truyền, những tính chất này cuối cùng đã đạt được cấp độ cao của tính cố định và xác định hình mẫu của mỗi dân tộc.
Chương 2
Những giới hạn của khả năng thay đổi đặc tính các chủng tộc
Khả năng thay đổi, chứ không phải tính cố định của đặc tính các chủng tộc, mới là cái cấu thành quy luật bề ngoài – Những lí do của bề ngoài này – Khả năng không thể thay đổi của những đặc tính nền tảng và khả năng thay đổi của những đặc tính thứ cấp – Sự tương tự giữa các đặc tính tâm lí và các đặc tính không thể giảm trừ, các đặc tính có thể biến đổi của các loài động vật – Đó chỉ là môi trường, hoàn cảnh, giáo dục tác động lên những đặc tính tâm lí phụ trợ – Các khả năng của đặc tính – Những thí dụ hoàn thiện từ những thời kì khác biệt – Con người của Khủng bố – Những gì họ trở thành ở những thời kì khác – Các đặc tính dân tộc vẫn bền bỉ thế nào, bất chấp có cách mạng – Những thí dụ khác nhau – Kết luận.
Chỉ khi nghiên cứu kĩ lưỡng sự tiến hoá của các nền văn minh người ta mới nhận định được tính cố định của sự cấu tạo tinh thần các chủng tộc. Thoạt tiên, chính khả năng thay đổi chứ không phải tính cố định dường như là quy luật chung. Lịch sử các dân tộc có thể khiến ta thực sự cho rằng tâm hồn của họ đôi khi gánh chịu những biến đổi rất mau lẹ và lớn lao. Chẳng hạn, chẳng phải dường như có sự khác biệt đáng kể trong đặc tính của một người Anh vào thời của Cromwell [1485-1540 - ND] và một người Anh hiện đại? Người Ý hiện nay, kín đáo và tế nhị, chẳng phải khác hẳn với người Ý xung động và dữ dội mà Benvenuto Cellini đã mô tả trong những Hồi kí của ông? Không đi xa đến thế, chỉ giới hạn trong nước Pháp, đã có biết bao nhiêu thay đổi lộ ra trong cá tính chỉ qua vài ba thế kỉ, và đôi khi chỉ dăm bảy năm! Có sử gia nào không ghi nhận được những dị biệt của đặc tính dân tộc nước Pháp giữa thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII? Và, ngày nay, chẳng phải có cả một thế giới cách biệt giữa đặc tính những người hung tợn thuộc Quốc ước hội [La Convention nationale, 1792 – 1795 - ND] và đặc tính của những kẻ nô lệ ngoan ngoãn thời Napoléon [thời kì làm hoàng đế, 1799 – 1815 - ND]? Dẫu vậy, họ vẫn là những con người đó, và chỉ trong vài năm dường như họ đã thay đổi hoàn toàn.
Để làm sáng tỏ nguyên nhân của những thay đổi này, trước tiên chúng ta hãy nhớ lại rằng chủng loại tâm lí cũng như chủng loại cơ thể học, được hình thành bởi một số nhỏ những đặc tính nền tảng không thể giảm bớt, quanh chúng hội tụ những đặc tính phụ trợ có thể sửa đổi, và hay thay thế. Kẻ chăn nuôi biến đổi cấu trúc ngoài
ặt ủ ột ật kẻ là ờ ử đổi dá ẻ ủ â ối đế
mặt của một con vật, kẻ làm vườn sửa đổi dáng vẻ của cây cối đến mức con mắt thường không được đào luyện thì không nhận ra nổi, nhưng vẫn chưa chạm tới được những đặc tính nền tảng của chủng loại; họ chỉ tác động lên những đặc tính phụ trợ. Bất chấp mọi cách thức nhân tạo, những đặc tính nền tảng luôn luôn có chiều hướng tái hiện ở mỗi thế hệ mới.
Cấu tạo tinh thần cũng có những đặc tính nền tảng, bất biến giống như những đặc tính cơ thể học của các chủng loại động vật; nhưng đồng thời cũng có những đặc tính phụ trợ dễ dàng sửa đổi được. Chính những đặc tính dễ sửa đổi này là những đặc tính mà các môi trường, hoàn cảnh, giáo dục, và những yếu tố khác có thể làm thay đổi dễ dàng.
Cần phải ghi nhớ, và điểm này cũng rất căn bản, rằng trong cấu tạo tinh thần của chúng ta có những khả năng nào đó của đặc tính, mà hoàn cảnh không luôn tạo cơ hội để các đặc tính này lộ ra. Khi các
đặc tính này bị đẩy sát đến ngưỡng bộc lộ, một nhân cách mới, ít nhiều mong manh, sẽ hình thành. Chính như thế mà vào những thời kì có khủng hoảng lớn về tôn giáo và chính trị, người ta quan sát thấy những thay đổi tức thời của đặc tính như những phong tục, những ý tưởng, lối xử sự, nói chung tất cả đã thay đổi. Thực vậy, tất cả đã thay đổi giống như mặt hồ tĩnh lặng bị cơn giông tố làm xáo trộn. Nhưng điều này hiếm khi bền lâu.
Trong hệ quả của các khả năng của đặc tính bị đặt dưới các biến cố ngoại hạng nào đó, những diễn viên của những cuộc khủng hoảng lớn về tôn giáo và chính trị dường như mang một yếu tính thượng đẳng so với chúng ta, thuộc loại những kẻ khổng lồ mà chúng ta chỉ là những loại con cháu thoái hóa. Thực tế, họ chỉ là những con người giống như chúng ta, ở trong họ hoàn cảnh chỉ đơn giản là giải phóng những khả năng của đặc tính mà tất cả chúng ta đều sở hữu. Chẳng hạn, những “kẻ khổng lồ thời Quốc ước hội”, đối đầu với cả Châu Âu bằng vũ khí và đưa những địch thủ của họ lên máy chém chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt. Trong sâu thẳm, đó vẫn là những con người trưởng giả, lương thiện, và hòa bình như chúng ta, là những kẻ vào thời buổi bình thường chắc hẳn vẫn ngồi trong buồng riêng, văn phòng, quầy giao dịch, sống đời bình hòa nhất và khuất lấp nhất. Những biến cố phi thường đã làm rung chuyển những tế bào nhất định trong óc họ, vốn ở trạng thái bình thường không được sử dụng đến, và họ trở thành những hình tượng khổng lồ mà hậu thế không sao hiểu rõ được. Sinh ra trễ hơn một trăm năm, không hồ nghi gì, Robespierre ắt là một vị quan tòa hòa giải chính trực, có các điều khoản ưu ái với vị linh mục địa phương; Fouquier-Tinville ắt là một viên biện lí có thể hơn các đồng nghiệp một chút về sự cứng cỏi và
h á h iê ủ à h h ê hiệ h ất
phong cách cao ngạo riêng của ngành chuyên nghiệp, nhưng rất được tán thưởng vì nhiệt tình truy lùng những kẻ phạm pháp; Saint Just ắt hẳn trở thành một thầy giáo tuyệt vời, được cấp trên coi trọng và rất hãnh diện về những vòng nguyệt quế hàn lâm mà ông chắc chắn đạt được. Để không nghi ngờ về tính chính đáng của những sự tiên liệu này, ta chỉ cần xem Napoléon đã biến những kẻ khủng bố hung tợn này thành thế nào khi họ chưa có đủ thời gian để cắt cổ lẫn nhau. Phần lớn đều trở thành những vị trưởng phòng, nhân viên sở thuế của kho bạc, quan tòa, hoặc tỉnh trưởng. Cơn giông tố làm dấy lên những đợt sóng, mà chúng ta đã nói ở trên, đã dịu êm, và cái hồ bị dao động đã lấy lại bộ mặt tĩnh lặng của nó.
Ngay cả trong những thời kì rối ren nhất, sản sinh những biến đổi kì lạ nhất về nhân cách, người ta vẫn dễ dàng tìm lại được những đặc tính nền tảng của chủng tộc bên dưới các phát triển mới. Chế độ trung ương tập quyền, chuyên đoán, và độc tài của những người cứng nhắc thuộc phái Jacobins [1789-1799, trong cuộc Cách mạng Pháp - ND], thực ra, có khác gì nhiều so với chế độ trung ương tập quyền, chuyên đoán, và độc tài mà mười lăm thế kỉ quân chủ ở nước Pháp đã bắt rễ sâu xa trong tâm hồn chúng ta? Tất cả những cuộc cách mạng của các dân tộc Latinh đều có kết quả là chế độ bướng bỉnh này, là nhu cầu bất trị là được cai trị, bởi nó đại diện cho một loại tổng hợp những bản năng của chủng tộc họ. Không phải chỉ do hào quang những chiến thắng của mình mà Bonaparte trở thành ông chủ của nước Pháp. Khi ông biến nền cộng hòa thành nền chuyên chế, những bản năng di truyền của chủng tộc mỗi ngày càng bộc lộ với cường độ mạnh hơn và nếu thiếu một vị sĩ quan thiên tài, thì bất cứ kẻ phiêu lưu nào cũng đóng thế được vai trò đó. Năm mươi năm về sau, kẻ thừa kế của ông chỉ cần mang danh hiệu Napoléon cũng tập hợp được số phiếu của một dân tộc mệt mỏi vì tự do và khao khát sự lệ thuộc. Không phải biến cố đảo chính Brumaire [Ngày Sương mù - ND) đã làm nên Napoléon, mà chính là do tâm hồn của chủng tộc Pháp mà ông đã uốn cong dưới gót giày sắt của mình.
Nếu ảnh hưởng của những môi trường lên con người lại tỏ ra lớn lao như vậy, đó chính là vì chúng tác động lên những yếu tố phụ trợ và nhất thời, hoặc trên những khả năng của đặc tính mà chúng ta vừa nói tới. Thực tế, những sự thay đổi đó không có gì sâu sắc. Con người hiền hòa nhất, bị cái đói thúc đẩy, cũng đạt tới một mức độ hung tợn dẫn y tới mọi tội ác, và thậm chí đôi khi còn ăn tươi nuốt sống cả đồng loại của mình. Có phải vì thế mà người ta nói rằng đặc tính quen thuộc của y đã thay đổi hoàn toàn rồi chăng?
Những điều kiện của cuộc sống văn minh dẫn một số ít người tới sự giàu sang cực kì và phát triển trong mỗi cá nhân của nhóm thiểu số
ià à tồi b i khô thể t á h đ d ộ ố h
giàu sang này sự tồi bại không thể tránh được do cuộc sống xa hoa đem lại; nếu chúng tạo dựng khát khao bạo lực ở những người còn lại mà không ban cho họ những phương tiện để thoả mãn, thì hậu quả sẽ là một sự bất mãn và bất an tổng quát, tác động lên cách hành xử và kích động đủ loại những xáo trộn; nhưng trong những bất mãn và những xáo trộn này các đặc tính nền tảng của chủng tộc luôn luôn tự bộc lộ ra. Những người Anh sinh trưởng ở Hoa Kỳ thuở trước đã xâu xé nhau trong cuộc Nội chiến [1861-1865], đã thể hiện tính kiên trì, cũng có cái năng lượng bất khuất mà ngày nay họ dùng vào việc thiết lập những thành thị, các trường đại học, và những nhà máy. Đặc tính dân tộc của họ không hề biến đổi. Chỉ là những chủ thể mà họ mang các đặc tính này vào thay đổi mà thôi.
Khi lần lượt xem xét thành công các yếu tố khác nhau, có khả năng tác động lên cấu tạo tinh thần của các dân tộc, chúng ta luôn luôn quan sát thấy chúng tác động lên những khía cạnh phụ trợ và nhất thời của đặc tính, mà không hề chạm tới những yếu tố nền tảng, hoặc chỉ tác động tới yếu tố nền tảng như là kết quả của tích lũy di truyền rất chậm chạp.
Từ những gì đi trước, chúng ta không kết luận rằng những đặc tính tâm lí của các dân tộc là bất biến, mà chỉ kết luận rằng, giống như những đặc tính về cơ thể học, chúng có một tính cố định rất cao. Chính vì tính cố định này mà tâm hồn các chủng tộc thay đổi rất chậm trong suốt dòng chảy qua các thời đại.
Chương 3
Thứ bậc tâm lí của các chủng tộc
Sự phân loại tâm lí học, giống như các phân loại cơ thể học, dựa trên sự xác định một số nhỏ những đặc tính nền tảng và không thể giảm trừ – Sự phân loại tâm lí của các chủng người – Những chủng tộc nguyên thủy – Những chủng tộc hạ đẳng – Những chủng tộc trung bình – Những chủng tộc thượng đẳng – Những yếu tố tâm lí mà sự các nhóm của chúng cho phép sự phân loại này – Những yếu tố có tầm quan trọng nhất – Đặc tính – Đạo đức – Các phẩm chất trí tuệ có thể biến đổi do giáo dục – Những phẩm chất có liên hệ với đặc tính là các phẩm chất không thể giảm trừ và cấu thành yếu tố bất biến của mỗi dân tộc – Vai trò của chúng trong lịch sử – Tại sao những chủng tộc khác nhau không biết cách cảm thông và ảnh hưởng lên nhau – Những lí do một dân tộc hạ đẳng không thể tiếp thu nền văn minh của một dân tộc thượng đẳng.
Khi người xem xét thực địa, trong một nghiên cứu về lịch sử tự nhiên, về cơ sở của sự phân loại các chủng loại, người ta nhận thấy ngay những đặc tính không thể giảm trừ và do đó cũng chính là các đặc tính nền tảng, chỉ có rất ít những thứ sẽ cho phép xác định từng chủng loại. Liệt kê chúng ra bao giờ cũng chỉ mất vài hàng chữ.
Lý do là vì nhà tự nhiên học chỉ quan tâm tới những đặc tính bất biến, và không xét đến những đặc tính nhất thời. Những đặc tính nền tảng này, hơn thế, chắc chắn sẽ kéo theo sau cả một chuỗi những đặc tính khác.
Những đặc tính tâm lí của các chủng tộc cũng giống như thế. Nếu đi vào trong chi tiết, sẽ nhận ra rằng từ một dân tộc này đến một dân tộc khác, từ một cá nhân này đến một cá nhân khác, có những nhiều sự phân rẽ và tinh tế; nhưng nếu chỉ xem xét những đặc tính nền tảng, người ta thừa nhận rằng đối với mỗi dân tộc, số lượng các đặc tính này không có nhiều. Chỉ bằng những thí dụ – chúng tôi sẽ đưa ra ngay những thí dụ rất đặc trưng – để chứng minh ảnh hưởng của số ít những đặc tính nền tảng này lên đời sống các dân tộc.
Cách duy nhất để đặt cơ sở cho một sự phân loại tâm lí học của các dân tộc là nghiên cứu chi tiết tâm lí của những dân tộc khác biệt, một công việc này cũng đòi hỏi khối lượng rất lớn, vậy nên chúng tôi chỉ giới hạn vào việc vạch ra những đường nét đại cương.
Khi chỉ xem xét những đặc tính tâm lí, các chủng loại con người có thể phân làm bốn nhóm: 1- những chủng tộc nguyên thuỷ; 2- những hủ tộ h đẳ 3 hữ hủ tộ t bì h 4 hữ hủ
chủng tộc hạ đẳng; 3- những chủng tộc trung bình; 4- những chủng tộc thượng đẳng.
(1) Những chủng tộc nguyên thuỷ là những chủng tộc mà ta không thể tìm thấy dấu vết nào của văn hoá. Và họ vẫn ở thời kì tiếp cận với động vật tính mà tổ tiên chúng ta đã băng qua vào thời kỳ đồ đá. Ngày nay những chủng tộc như thế còn hiện hữu trong vùng Đất Lửa [Fuego - ND] ở cực nam châu Mỹ Latinh và ở châu Úc.
(2) Trên những chủng tộc nguyên thuỷ là những chủng tộc hạ đẳng mà đại diện là những người da đen. Họ có khả năng đạt tới các ngưỡng thô sơ của văn minh, và chỉ những ngưỡng điều thô sơ này mà thôi. Họ chưa bao giờ vượt quá được những dạng thức hoàn toàn mọi rợ của văn minh, ngay cả khi tình cờ mà họ được thừa hưởng, như ở tại Saint-Domingue, những nền văn minh thượng đẳng.
(3) Trong những chủng tộc trung bình, chúng tôi xếp loại những người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Mông Cổ, và những giống dân Sêmit. Cùng với những người Assyria, người Mông Cổ, người Trung Quốc và người Ả-rập đã sáng tạo những loại hình văn minh cao cấp mà chỉ những dân tộc Châu Âu mới vượt qua được.
(4) Trong số những chủng tộc thượng đẳng, người ta chỉ có thể xếp vào loại này những dân tộc Ấn – Âu. Kể cả thời cổ đại, vào thời kì của những người Hy Lạp và La Mã, cũng như trong thời hiện đại, đó là những chủng tộc duy nhất có khả năng về những phát minh lớn trong nghệ thuật, khoa học, và công nghệ. Chính nhờ những chủng tộc này mà văn minh ngày nay đã đạt tới được trình độ cao. Sức mạnh của hơi nước và điện khí xuất phát từ những bàn tay của họ. Những chủng tộc kém phát triển nhất của những chủng tộc thượng đẳng này, nhất là người Ấn Độ, đạt tới độ cao trong những ngành nghệ thuật, văn học, và triết học, tới một mức độ mà người Mông Cổ, người Trung Quốc, và người Sêmit chưa bao giờ có thể đạt tới.
Giữa bốn sự phân loại lớn vừa nêu ra, không thể có sự lẫn lộn nào. Bởi vực thẳm tâm thần phân cách chúng là rất rõ ràng. Chỉ khi người ta muốn phân chia tiếp những nhóm này thành những phần tử nhỏ hơn mới bắt đầu có khó khăn. Một người Anh, một người Tây Ban Nha, một người Nga đều là thành phần của thuộc nhóm những dân tộc thượng đẳng, tuy vậy chúng ta biết rõ rằng giữa họ sự khác biệt là rất lớn.
Để xác định những sự khác biệt này, cần phải tách riêng từng dân tộc và mô tả đặ tính của nó. Đó là điều chúng ta sẽ làm ngay sau đây cho hai trong những dân tộc này để đưa ra một sự áp dụng về h há à hứ tỏ tầ t ủ hữ hậ ả ủ
phương pháp và chứng tỏ tầm quan trọng của những hậu quả của nó.
Ngay lúc này, chúng ta chỉ có thể chỉ ra sơ lược bản chất của các yếu tố tâm lý chủ đạo cho phép khác biệt hoá các chủng tộc.
Ở những chủng tộc nguyên thuỷ và hạ đẳng – và không cần kiếm những người mọi rợ thuần khiết để tìm ra những chủng này, bởi những tầng lớp thấp kém nhất của xã hội châu Âu là đồng chất với người nguyên thuỷ – không có khả năng dù nhiều hay ít để nhận biết lý lẽ, tức là liên kết trong não bộ để có nhãn quan so sánh họ với nhau rồi để nhận thức những thứ tương đồng và những khác biệt của họ, nhận biết những ý tưởng sản sinh do những cảm xúc đã qua hoặc những từ ngữ vốn là kí hiệu của những cảm xúc đó, với những ý tưởng sản sinh bởi những cảm xúc hiện thời. Từ sự không có khả năng lí luận này đưa đến hậu quả là sự cả tin lớn và sự hoàn toàn thiếu vắng tinh thần phê phán. Ở con người thượng đẳng, ngược lại, khả năng kết hợp những ý tưởng, và từ đó rút ra những kết luận, là rất lớn; tinh thần phê phán và sự chính xác được phát triển cao độ.
Những chủng tộc hạ đẳng còn thể hiện nhiều hơn: liều lượng về chú ý và suy tư rất tối thiểu, một tinh thần bắt chước rất lớn lao, thói quen rút ra những điều kiện tổng quát thiếu chính xác từ những trường hợp đặc thù , một khả năng quan sát yếu và suy diễn ra những kết quả hữu ích từ các quan sát, một khả năng lưu động cao độ của đặc tính và rất thiếu sự tầm nhìn dự báo. Bản năng về khoảnh khắc tức thời là sự hướng dẫn duy nhất đối với họ. Giống như Esau [trong Kinh thánh, Cựu ước - ND] – mẫu hình của con người nguyên thuỷ – họ sẵn lòng bán quyền trưởng nam tương lai được thừa kế của họ để đổi lấy đĩa rau đậu ngay trước mắt. Khi con người biết đem một lợi ích tương lai đối lại với lợi ích tức thời, tự ban cho mình một mục đích và kiên trì theo đuổi nó, là y đã thực hiện một tiến bộ lớn.
Chính sự thiếu khả năng tiên liệu những hậu quả xa xôi của những hành động và cái khuynh hướng chỉ lấy bản năng tức thời làm sự hướng dẫn đã đẩy các cá nhân cũng như chủng tộc luôn mãi ở lại trong một tình trạng rất hạ đẳng. Chỉ trong mức độ mà họ có thể chế ngự các bản năng tức là họ đã nắm được ý chí, và kết quả là họ tự làm chủ được bản thân, thì các dân tộc mới có thể hiểu được tầm quan trọng của kỉ luật, sự cần thiết của việc hi sinh cho một lí tưởng và tự nâng mình lên thành văn minh. Nếu phải đánh giá bằng một thước đo chuẩn mực duy nhất trình độ xã hội của các dân tộc trong lịch sử, tôi sẵn sàng lấy làm thước đo mức độ thích hợp trong việc chế ngự những xung động phản xạ của họ. Những người La Mã trong thời cổ đại, những người Hoa Kỳ gốc Anh trong thời hiện đại, đại diện cho những dân tộc sở hữu phẩm chất này ở mức độ cao hất Điề à đã đó ó ất lớ à iệ đả bả ĩ đ i ủ
nhất. Điều này đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo sự vĩ đại của họ.
Bằng sự tập hợp tổng quát, bằng sự phát triển tương ứng mà những yếu tố tâm lí khác biệt đã hình thành những cấu tạo tâm thần cho phép phân loại những cá nhân và những chủng tộc.
Trong những yếu tố tâm lí này, một số liên hệ với đặc tính, những cái khác liên hệ với trí tuệ.
Những chủng tộc thượng đẳng khác biệt với chủng tộc hạ đẳng vừa bằng đặc tính và vừa bằng trí tuệ nhưng trên hết là do đặc tính mà những dân tộc thượng đẳng khác biệt với các dân tộc. Điểm này có một tầm quan trọng xã hội đáng kể và cần phải được vạch ra rõ nét.
Đặc tính được hình thành bởi sự kết hợp, với các tỉ lệ khác nhau, những yếu tố khác biệt mà ngày nay những nhà tâm lí thường có thói quen đặt thành tên của cảm xúc. Trong số những cảm xúc đóng vai trò quan trọng nhất, phải ghi nhận trên hết: sự kiên trì, năng lượng, sức mạnh của tự chủ, những công năng xuất phát ít hay nhiều từ ý chí. Chúng ta cũng đề cập đến đạo đức như một trong số những yếu tố nền tảng của đặc tính, và mặc dù nó là sự tổng hợp của những tình cảm khá là phức hợp. Với chữ đạo đức này chúng tôi có ý tôn trọng mang tính di truyền những quy luật mà sự tồn tại của một xã hội phải dựa vào. Đối với một dân tộc, có đạo đức tức là có những quy tắc ứng xử cố định và không từ bỏ các quy tắc này. Những quy luật này thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên đạo đức luân lí dường như cũng là một đại lượng rất biến thiên, và thực tế đúng như thế; nhưng đối với một dân tộc cho cụ thể, vào một thời khoảng cho cụ thể, luân lí phải là một đại lượng hoàn toàn cố định. Là đứa con của đặc tính, chứ không phải là đứa con của trí tuệ, luân lí chỉ được thiết lập một cách vững chắc khi nó đã trở thành di truyền, và kết quả là nó trở nên vô thức. Nói một cách tổng quát, phần lớn sự vĩ đại của các dân tộc là tùy thuộc độ lớn ở đẳng cấp đạo đức của họ.
Những phẩm tính trí tuệ có thể bị biến đổi một cách nhẹ nhàng bằng giáo dục; còn những phẩm tính của đặc tính hầu như hoàn toàn thoát khỏi sự tác động của giáo dục. Khi giáo dục tác động lên những phẩm tính của trí tuệ, thì chỉ là các trường hợp mà con người mang bản tính trung tính, có ý chí gần như không tồn tại, và do đó dễ dàng ngả theo phía mà họ bị xô đẩy. Những bản tính trung tính này gặp thấy ở những cá nhân, nhưng rất hiếm thấy ở cả một dân tộc, hoặc, nếu có thể quan sát được, thì chỉ vào những khi bị suy đồi cực độ.
Những khám phá của trí tuệ dễ dàng truyền dẫn từ một dân tộc này tới một dân tộc khác. Còn những phẩm chất của đặc tính là không thể t ề h h Đó là hữ ế tố ề tả khô thể
thể truyền qua cho nhau. Đó là những yếu tố nền tảng không thể giảm trừ cho phép khác biệt hoá sự cấu tạo tinh thần của những dân tộc thượng đẳng. Những khám phá do trí tuệ là di sản chung của cả loài người; còn những phẩm chất hoặc những khiếm khuyết về đặc tính cấu thành di sản chuyên biệt của mỗi dân tộc. Đó là tảng đá bất biến mà ngọn sóng đập vào hết ngày này sang ngày khác trong hàng bao nhiêu thế kỉ trước khi chỉ có thể làm sủi bọt những viền quanh của nó: đó là cái tương đương với những yếu tố không thể giảm trừ của chủng loại, như cái vây của loài cá, cái mỏ của loài chim, cái răng nanh của loài thú ăn thịt.
Đặc tính, chứ không phải trí tuệ của mỗi dân tộc, quyết định sự tiến hóa lịch sử của dân tộc đó và điều chỉnh số phận của nó. Người ta luôn luôn bắt gặp nó, đằng sau những hoang tưởng bên ngoài của cái cơ hội ít quyền lực nhất, của cái thiên mệnh rất hư cấu, của cái
định mệnh rất là có thực, mà nó, tuỳ theo những tín ngưỡng khác nhau, hướng dẫn những hành động của con người.
Ảnh hưởng của đặc tính là chủ chốt trong đời sống của các dân tộc, trong khi ảnh hưởng của trí tuệ thực sự rất yếu ớt. Người La Mã thời suy đồi có một trí tuệ tinh tế rất riêng so với trí tuệ của những tổ tiên thô lỗ của họ, nhưng họ đã đánh mất những phẩm chất của đặc tính:
sự kiên trì, năng lượng, sự bền bỉ bất khuất, khả năng hi sinh cho một lí tưởng, sự tôn trọng pháp luật không thể vi phạm, là những thứ đã làm nên sự vĩ đại của tổ tiên họ. Chính bằng đặc tính mà 60 nghìn người Anh đã kiềm chế 250 triệu người Ấn Độ dưới ách thống trị của họ, trong số đó có nhiều người ít nhất là bình đẳng với họ về mặt trí tuệ, và có dăm người vượt qua họ rất xa bằng những thị hiếu nghệ thuật và chiều sâu của những quan điểm triết học. Chính bằng đặc tính mà người Anh đứng đầu đế quốc thực dân khổng lồ nhất mà lịch sử biết tới. Chính bằng đặc tính chứ không phải bằng trí tuệ mà các xã hội, các tôn giáo, các đế quốc được thiết lập. Đặc tính là thứ cho phép các dân tộc có cảm xúc và hành động. Các dân tộc chẳng bao giờ có được lợi thế nếu như muốn lí luận và suy tư quá độ5.
Chính sự cấu tạo tinh thần của các chủng tộc là các xác định ra quan niệm của họ về thế giới (thế giới quan) và về cuộc sống (nhân sinh quan), do đó cả cách hành xử (hành động quan) của họ, Chúng tôi sẽ cung cấp ngay đây những thí dụ quan trọng để củng cố phát biểu này. Bị ấn tượng theo một cung cách nhất định bởi những sự vật bên ngoài, một cá nhân sẽ cảm xúc, suy tư, và hành động theo một cung cách rất khác biệt với những cung cách mà những cá nhân khác sở hữu một cấu tạo tinh thần khác sẽ cảm giác, suy tư, và hành động. Do đó những cấu tạo tinh thần, được xây dựng khác nhau, không thể đi tới chỗ cảm thông với nhau được. Những cuộc tranh đấu kéo dài
ả thế kỷ ủ hữ hủ tộ t ê hết bắt ồ từ bất t
cả thế kỷ của những chủng tộc trên hết bắt nguồn từ sự bất tương thích về đặc tính của họ. Người ta không thể hiểu gì về lịch sử nếu người ta không luôn luôn hiển hiện trong tâm trí rằng những chủng tộc khác biệt không thể nào cảm xúc, hay suy tư, hay hành động theo
cùng một cung cách, do đó cũng chẳng thể nào cảm thông với nhau. Hẳn nhiên là những dân tộc khác biệt trong ngôn ngữ của họ có những từ ngữ chung mà họ tưởng là đồng nghĩa, những từ ngữ chung này gợi ra những cảm xúc, những ý tưởng, nhưng cung cách suy tư hoàn toàn không giống nhau đối với những người nghe thấy những từ ngữ đó. Cần phải sống giữa những dân tộc mà sự cấu tạo tinh thần khác biệt đáng kể với sự cấu tạo tinh thần của chúng ta, dù là chỉ chọn trong số đó những cá nhân nói ngôn ngữ của chúng ta và đã tiếp thụ nền giáo dục của chúng ta, mới thấy được chiều sâu của vực thẳm phân cách tư tưởng của những dân tộc khác nhau Nếu không thể thực hiện những chuyến du hành xa xôi, người ta có thể phần nào có ý tưởng về điều này khi nhận định sự cách biệt tinh thần lớn lao tồn tại giữa người đàn ông văn minh và người đàn bà, ngay cả khi người đàn bà này rất có học. Họ có thể có những mối quan tâm chung, những tình cảm chung, nhưng chẳng bao giờ có những sự xâu chuỗi về tư tưởng giống nhau. Họ nói chuyện trong suốt hàng bao thế kỉ mà chẳng hiểu được nhau bởi vì họ được kiến tạo trên những chuỗi khác biệt để có thể có ấn tượng với những sự vật bên ngoài theo cùng một cung cách. Chỉ riêng sự khác biệt về khả năng suy nghĩ logic của đàn ông và đàn bà cũng đủ tạo ra giữa họ một vực thẳm không thể nào vượt qua.
Vực thẳm giữa sự cấu tạo tinh thần của những chủng tộc khác biệt giải thích cho chúng ta lí do tại sao những dân tộc thượng đẳng chưa bao giờ thành công trong việc áp đặt nền văn minh của họ lên các dân tộc hạ đẳng. Một ý tưởng vẫn còn lan truyền rộng rãi, là việc giáo dục có thể thực hiện đạt được kết quả như vậy, đó là một trong những ảo tưởng tai hại nhất mà những nhà lí thuyết của lí tính thuần tuý đã từng sinh ra. Hẳn nhiên, sự giáo dục có thể nhờ vào kí ức mà những con người hạ đẳng nhất vẫn sở hữu – và đó cũng chẳng phải là đặc quyền của loài người – ban cho một cá nhân hạng khá thấp trong cái thang của loài người, tập hợp những khái niệm mà một người Châu Âu có được. Người ta có thể dễ dàng làm cho một người da đen hoặc một người Nhật Bản có bằng tú tài hay thành một luật sư, nhưng đó là người ta chỉ ban cho y một lớp sơn bóng bề mặt mà chẳng có tác động gì lên cấu tạo tinh thần của y cả. Cái mà không sự giáo dục nào có thể ban cho y, bởi chỉ sự di truyền mới tạo được ra chúng, đó là những dạng thức của tư tưởng, của logic, và trên hết là đặc tính của những người phương Tây. Người da đen kia hoặc người Nhật Bản kia có thể sẽ tích lũy tất cả những bằng cấp khả dĩ nhưng chẳng bao giờ đạt tới được cái trình độ của một người châu
 t bì h T ời ă ời t dễ dà b h iá
Âu trung bình. Trong mười năm, người ta dễ dàng ban cho y sự giáo dục của một người Anh khá có học vấn. Còn việc làm cho y trở thành một người Anh thực thụ, tức là hành động như một người Anh trong
những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống mà y sẽ bị đặt vào, sẽ mất cả ngàn năm thì may ra mới đủ. Khi một dân tộc đột ngột biến đổi ngôn ngữ, hiến pháp, tín ngưỡng hay những nghệ thuật của mình thì chỉ là cái bề ngoài. Để thực hành trong thực tế những thay đổi như thế, cần biến đổi được tâm hồn của dân tộc ấy.
chủng tộc
Chương 4
Sự khác biệt hoá lũy tiến của các cá nhân và các
Sự bất bình đẳng giữa những cá nhân khác nhau thuộc một chủng tộc càng lớn hơn khi chủng tộc này càng cao cấp – Sự bình đẳng tâm thần của mọi cá nhân thuộc những chủng tộc hạ đẳng – Cần phải so sánh, không phải những cá nhân trung bình, mà phải so sánh các cá nhân siêu việt của mỗi dân tộc để đánh giá những khác biệt phân cách các chủng tộc – Những tiến bộ về văn minh hướng tới ngày càng khác biệt hoá các cá nhân và các chủng tộc – Những hậu quả của sự khác biệt hoá này – Những lí do tâm lí ngăn cản sự khác biệt hoá trở nên quá mức – Những cá nhân thuộc những chủng tộc rất thượng đẳng sẽ khác biệt rất cao về mặt trí tuệ và rất ít về mặt tính cách – Sự di truyền luôn luôn có khuynh hướng kéo những cá nhân siêu việt xuống mẫu hình trung bình của chủng tộc như thế nào – Những quan sát về cơ thể học thừa nhận sự khác biệt hoá tâm lí lũy tiến của các chủng tộc, các cá nhân, và các giới tính.
Những chủng tộc thượng đẳng được phân biệt với những chủng tộc hạ đẳng bằng các đặc tính tâm lí và cơ thể học. Những chủng tộc thượng đẳng còn phân biệt bởi sự đa dạng của những nhân tố nhập mà nó sở hữu. Ở những chủng tộc hạ đẳng, mọi cá nhân, bất kể giới tính khác nhau, đều ở cùng một cấp độ tâm thần. Tất cả giống nhau, họ trình ra hình ảnh hoàn hảo của sự bình đẳng được mơ tưởng bởi những nhà chủ nghĩa xã hội hiện đại của chúng ta. Ở những chủng tộc thượng đẳng, trái ngược lại, sự bất bình đẳng về trí tuệ giữa các cá nhân và giữa các giới tính, lại là quy luật.
Vậy nên, để nhận ra sự khác biệt là cái phân chia các dân tộc, phải so sánh những các đại diện tầng lớp thượng lưu – nếu như dân tộc này có tầng lớp này, và không được so sánh tầng lớp bình dân. Người Ấn Độ, người Trung Quốc, người châu Âu rất ít khác biệt về mặt trí tuệ ở những giới bình dân. Ngược lại, họ khác biệt đáng kể do những tầng lớp thượng lưu.
Với những tiến bộ của nền văn minh, không chỉ các chủng tộc, mà còn các cá nhân của từng chủng tộc, ít nhất là ở những chủng tộc thượng đẳng, có khuynh hướng ngày càng khác biệt hơn. Trái với những giấc mơ về bình đẳng của chúng ta, hậu quả của nền văn
minh hiện đại không phải là khiến cho con người ngày càng bình đẳng về mặt trí tuệ, mà trái lại, ngày càng khác biệt.
Một t hữ hậ ả hủ ế ủ ă i h là ột ặt khá
Một trong những hậu quả chủ yếu của văn minh là, một mặt, khác biệt hoá các chủng tộc bằng cách đòi hỏi các dân tộc đã đạt trình độ cao về văn minh các công trình trí tuệ mỗi ngày một nhiều thêm, và mặt khác mở rộng sự khác biệt giữa những tầng lớp khác nhau mà mỗi dân tộc văn minh đều sở hữu.
Những điều kiện của cuộc tiến hoá công nghệ hiện đại buộc tầng lớp hạ lưu của những dân tộc văn minh vào sự lao động rất chuyên biệt, rời xa hẳn việc tăng trưởng trí tuệ, và chỉ có khuynh hướng giảm thiểu. Cách đây một trăm năm, một người thợ là nghệ sĩ thực thụ có thể thực hiện tất cả các chi tiết của một tác phẩm cơ khí nào đó, chẳng hạn như chiếc đồng hồ. Ngày nay, y chỉ còn là người làm các thao tác đơn giản, chỉ chế tạo một linh kiện đơn độc, suốt cả đời chỉ đục những cái lỗ giống hệt nhau, mài cho trơn láng cùng một cơ phận, vận hành cùng một cỗ máy. Hậu quả là trí tuệ của y chẳng mấy chốc hoàn toàn bị mài mòn. Ngược lại, nhà công nghệ, hoặc viên kĩ sư điều khiển người thợ, có trách nhiệm nắm lấy sức ép của những phát minh và sự cạnh tranh, buộc phải tích lũy những hiểu biết, tinh thần sáng kiến và phát minh vô cùng nhiều so với cùng nhà công nghiệp đó, viên kĩ sư đó, một thế kỉ trước đây. Nhờ thường xuyên hoạt động, đầu óc của người này được luyện tập, trong trường hợp này là tất cả các bộ phận cơ thể, nên anh ta ngày càng phát triển thêm.
Tocqueville đã vạch ra sự khác biệt hoá lũy tiến này của những tầng lớp xã hội vào một thời kì mà nền công nghiệp còn rất thấp so với mức độ phát triển đã đạt tới được như ngày nay. Ông viết [1832, trong tác phẩm Luận về nền dân chủ ở Mĩ (De la démocratie en Amérique): ‘Nguyên lí phân công lao động càng áp dụng nhiều hơn thì người thợ càng trở nên yếu ớt hơn, gò bó hơn, và lệ thuộc hơn. Nghệ thuật thì tiến bộ hơn, còn nghệ nhân thì thụt lùi đi. Chủ và thợ ngày càng khác biệt.’
Ngày nay, dân tộc thượng đẳng, từ quan điểm trí tuệ, có thể xem như một thành phần cấu tạo của một kim tự tháp nhiều tầng, mà phần lớn nhất hình thành bởi đám đông quần chúng, và những tầng trên bởi những tầng lớp thông minh, đỉnh của kim tự tháp, được lập bởi một số nhỏ giới ưu tú các bác học, nhà phát minh, nghệ sĩ, nhà văn, đây là một nhóm cực nhỏ hẹp so với phần còn lại của dân chúng, nhưng chỉ riêng nhóm này mới cho ta biết trình độ của một xứ sở trên cái thang trí tuệ của văn minh. Chỉ cần làm nhóm này biến mất là đồng thời biến mất luôn tất cả những gì tạo thành sự huy hoàng của một dân tộc. Như triết gia xã hội là Saint-Simon nói rất hữu lí: ‘Nếu nước Pháp đột ngột mất đi năm mươi nhà bác học hàng đầu, năm mươi nghệ sĩ hàng đầu, năm mươi nhà chế tạo hàng đầu, năm mươi nhà
ô hiệ hà đầ đất ớ à ẽ t ở thà h ột ái á khô
nông nghiệp hàng đầu, đất nước này sẽ trở thành một cái xác không hồn, vì nó bị chặt đầu. Còn ngược lại nếu nước Pháp mất đi tất cả những quan chức, biến cố này sẽ làm đau lòng người Pháp vì họ là những người tốt lành, nhưng đất nước chỉ phải chịu một thiệt hại nhẹ.’
Cùng với những tiến bộ của nền văn minh, sự khác biệt giữa những tầng lớp đối cực trong dân chúng tăng lên rất mau; sự khác biệt hoá này, tùy vào dịp, còn có chiều hướng tăng trưởng mà những nhà toán học gọi là sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Vậy nên, nếu những tác động nào đó của di truyền không ngăn trở, chỉ cần để cho thời gian hành động để thấy rằng những tầng lớp thượng lưu của một dân chúng tách ra về mặt trí tuệ với những tầng lớp hạ lưu bằng một khoảng cách cũng lớn ngang với sự cách biệt giữa người da trắng với người da đen, hoặc ngay giữa người da đen với loài khỉ.
Tuy vậy, vì một số lí do, việc khác biệt về mặt trí tuệ của các tầng lớp xã hội, khi trở nên dễ nhận ra, lại được thực hiện hết sức mau lẹ để người ta có thể chấp nhận nó về mặt lí thuyết. Điều thứ nhất, thực vậy, sự khác biệt hoá chỉ liên hệ tới trí tuệ, mà rất ít tác động tới đặc tính; ta biết rằng chính đặc tính chứ không phải trí tuệ mới đóng vai trò nền tảng trong đời sống các dân tộc. Thứ hai, quần chúng ngay bằng sự tổ chức và kỉ luật của họ, có khuynh hướng trở nên toàn quyền lực. Sự hận thù của họ đối với những sự thượng đẳng về trí tuệ là hiển nhiên, cho nên có khả năng là toàn bộ giới quý tộc trí tuệ sẽ chịu số phận bị huỷ diệt bằng bạo lực do những cuộc cách mạng theo chu kì, theo mức độ phụ thuộc tổ chức của đám quần chúng bình dân, giống như một thế kỉ trước đây giới quý tộc của thời quân chủ đã bị huỷ diệt [trong cuộc Cách mạng Pháp, 1789 - ND]. Khi chủ nghĩa xã hội bành trướng và làm chủ khắp châu Âu, cơ hội tồn tại duy nhất của nó sẽ là xóa sổ mọi cá nhân, không trừ bất cứ ai sở hữu một năng lực thượng đẳng khiến mà có thể tự nâng mình, dù yếu ớt đến đâu, lên trên tầng lớp trung bình khiêm tốn nhất.
Ngoài hai nguyên nhân tôi vừa nêu ra có trật tự nhân tạo, bởi chúng là kết quả của những điều kiện về văn minh có thể thay đổi. Có một nguyên nhân quan trọng hơn nhiều – bởi nó là một định luật tự nhiên không thể tránh né – và nó luôn luôn ngăn cản giới tinh hoa của một đất nước, chẳng phải là ngăn cản sự khác biệt về mặt trí tuệ với những tầng lớp hạ đẳng, mà chỉ là cản để khỏi khác biệt với họ quá nhanh. Với những điều kiện hiện tại của nên văn minh, vốn có chiều hướng ngày càng khác biệt hoá ngày càng nhiều những con người thuộc cùng một chủng tộc, sẽ phải đối đầu với những định luật nặng nề của di truyền, vốn có khuynh hướng xóa bỏ những cá nhân vượt
t ội ứ t bì h á õ ét h ặ ít là đ hữ á hâ à
trội mức trung bình quá rõ nét, hoặc ít ra là đưa những cá nhân này trở về mức trung bình.
Những quan sát cũ, mà tất cả tác giả của những công trình về di truyền đã ghi chép lại, thực vậy, đã chứng minh rằng hậu duệ của những gia đình kiệt xuất về trí tuệ, sớm muộn gì – mà thường xảy ra là sớm – cũng gánh chịu những sự thoái hóa có khuynh hướng dập tắt họ hoàn toàn.
Sự thượng đẳng lớn lao về mặt trí tuệ xem ra sẽ tiếp diễn với hình phạt là để lại đời sau những thế hệ thoái hóa. Trong thực tế, cái đỉnh nhọn của kim tự tháp xã hội mà tôi nói ở trên chỉ tồn tại với điều kiện vay mượn những yếu tố từ phía dưới nó. Nếu người ta tập hợp trên một hòn đảo lẻ loi tất cả những cá nhân tinh hoa, các hôn phối chéo của họ sẽ có kết quả là sư ình thành một chủng tộc có những triệu chứng những chứng thoái hoá khác nhau và định mệnh của nó sẽ là sớm biến mất. Những sự thượng đẳng trí tuệ lớn lao có thể so sánh với những sự quái dị về thực vật kiểu nhân tạp do người làm vườn tạo ra. Bỏ chúng với nhau, chúng sẽ chết hoặc quay trở lại mẫu hình trung bình của chủng loại, với mọi giống loài mẫu hình này là toàn năng bởi nó đại diện cho cả chuỗi tổ tiên rất dài.
Sự nghiên cứu kĩ lưỡng những dân tộc khác nhau chỉ ra rằng nếu những cá nhân thuộc một chủng tộc khác nhau rất xa về mặt trí tuệ thì họ chỉ khác nhau khá ít về mặt đặc tính, vốn là tảng đá bất biến
mà tôi đã chứng minh sự trường tồn qua của nó các thời đại. Vậy nên, khi nghiên cứu một chủng tộc chúng ta phải xem xét bằng hai quan điểm rất khác nhau. Ở quan điểm trí tuệ, chủng tộc chỉ có giá trị nhờ một số ít ỏi các cá nhân tinh hoa đảm trách tất cả những tiến bộ khoa học, văn học, và công nghệ của một nền văn minh. Ở quan điểm đặc tính, chỉ cần nghiên cứu riêng nhóm cá nhân trung bình là đủ biết. Sức mạnh của các dân tộc luôn luôn tùy thuộc vào chính ở mức độ của nhóm trung bình này. Các dân tộc, nói một cách nghiêm ngặt, có thể bỏ qua một giới tinh hoa về trí tuệ, nhưng không thể bỏ qua một mức độ nhất định của đặc tính. Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó ngay sau đây.
Vậy nên, dù rằng các cá nhân vẫn ngày càng khác biệt thêm về mặt trí tuệ theo thời, những họ vẫn có xu hướng, về những gì liên quan tới đặc tính, luôn luôn dao động quanh loại hình trung bình của chủng tộc này. Đại đa số những thành viên của một quốc gia thuộc loại hình trung bình này, và nó tiến bộ rất chậm chạp. Hạt nhân của nền tảng này được bao phủ – ít ra là ở những dân tộc thượng đẳng – một lớp mỏng gồm những bộ óc kiệt xuất, tối quan trọng về mặt văn minh, nhưng chẳng quan trọng gì về mặt chủng tộc. Không ngừng bị hủy diệt, lớp ưu tú này cũng không ngừng được đổi mới bằng cách lấy hí tổ từ tầ lớ t bì h ố biế đổi ất hậ bởi ì hữ
phí tổn từ tầng lớp trung bình, vốn biến đổi rất chậm, bởi vì những biến đổi nhỏ nhặt nhất, muốn bền vững, cũng đòi hỏi phải được tích lũy trong cùng một chiều hướng do di truyền suốt nhiều thế kỉ.
Qua nhiều năm, dựa vào những nghiên cứu thuần túy về mặt cơ thể học, tôi đã đạt tới những ý tưởng nêu ra trên đây về sự khác biệt của những cá nhân và những chủng tộc, và để biện minh cho những ý tưởng đó, bây giờ tôi chỉ nêu lên những lí do tâm lí. Cả hai loại quan sát này đều dẫn tới cùng một kết quả nên tôi xin phép nhắc lại một số những kết luận trong công trình đầu tiên của tôi. Những kết luận này dựa trên những sự đo đạc thực hiện trên hàng ngàn hộp sọ cổ xưa và hiện đại thuộc về những chủng tộc khác nhau. Sau đây là những phần thiết yếu nhất:
Dung tích của hộp sọ có tương quan mật thiết với trí tuệ khi, gạt sang bên những trường hợp cá thể, người ta thực hiện trên những chuỗi. Khi đó người ta nhận định rằng cái phân biệt chủng tộc hạ đẳng với chủng tộc thượng đẳng, đó không phải là những sự khác biệt nhỏ về dung tích trung bình của các hộp sọ, mà căn bản là vì chủng tộc thượng đẳng có chứa một số nhất định những cá nhân có bộ óc rất phát triển trong khi chủng tộc hạ đẳng không chứa những cá nhân như vậy. Vậy nên, các chủng tộc khác nhau không phải do những đám đông mà là do những kẻ kiệt xuất. Từ một chủng tộc này tới một chủng tộc khác, sự khác biệt trung bình của một hộp sọ – trừ khi người ta xem xét những chủng tộc hạ đẳng – chưa bao giờ đáng kể.
Khi so sánh những hộp sọ của những chủng tộc con người khác nhau, trong hiện tại và quá khứ, người ta thấy rằng những chủng tộc mà dung tích của hộp sọ trình ra những khác biệt cá thể lớn nhất là những chủng tộc cao cấp nhất về văn minh; rằng khi một chủng tộc càng văn minh, thì hộp sọ của những cá thể hợp thành chủng tộc đó ngày càng khác nhau nhiều hơn; điều này dẫn tới kết quả là không phải văn minh đưa chúng ta hướng về sự bình đẳng trí tuệ, mà hướng về một sự bất bình đẳng ngày càng nặng hơn. Sự bình đẳng về cơ thể học và sinh lí học chỉ tồn tại giữa những cá nhân thuộc những chủng tộc hoàn toàn hạ đẳng. Giữa những thành viên của một bộ lạc hoang dã, tất cả đều cùng làm những công việc như nhau, sự khác biệt bắt buộc phải tối thiểu. Giữa một nông dân mà kho từ vựng chỉ có ba trăm từ, và nhà bác học, có cả trăm ngàn từ với những ý tưởng tương ứng, sự khác biệt trái lại là khổng lồ.
Tôi phải thêm vào những điều nói ở trên là sự khác biệt giữa những cá nhân được sản sinh do sự phát triển của nền văn minh cũng bộc lộ như thế giữa các giới tính. Ở những dân tộc hạ đẳng hoặc những tầng lớp hạ lưu của dân tộc thượng đẳng, người đàn ông và người
đàn bà về mặt trí tuệ rất gần gũi nhau.Trái lại, khi các dân tộc càng tiế lê t ê đ ờ ă i h hữ iới tí h ó hiề h ớ à
tiến lên trên đường văn minh, những giới tính có chiều hướng ngày càng khác biệt.
Dung tích hộp sọ của người đàn ông và người đàn bà, ngay cả khi người ta chỉ so sánh, như tôi đã làm, với những chủ thể cùng lứa tuổi, cùng chiều cao và cùng trọng lượng, chỉ ra những khác biệt tăng trưởng nhanh cùng với cấp độ của nền văn minh. Khác biệt rất nhỏ trong những chủng tộc hạ đẳng, những khác biệt này trở nên bao la trong những chủng tộc thượng đẳng. Ở những chủng tộc thượng đẳng, hộp sọ của người nữ thường chỉ hơi phát triển hơn hộp sọ của những phụ nữ thuộc những chủng tộc rất hạ đẳng. Trong khi số trung bình của những hộp sọ nam ở Paris đã xếp họ trong số những hộp sọ lớn nhất được biết, thì số trung bình của những hộp sọ nữ ở Paris xếp họ trong số những hộp sọ nhỏ nhất được quan sát, gần với mức độ những hộp sọ của phụ nữ Trung Quốc, và cao hơn một chút so với những hộp sọ nữ của vùng Tân Calédonie
Chương 5
Sự hình thành những chủng tộc lịch sử
Những chủng tộc lịch sử được hình thành ra sao – Những điều kiện cho phép những chủng tộc khác nhau kết hợp thành một chủng tộc duy nhất – Ảnh hưởng của một số những cá nhân tham gia vào tiến
trình, của sự bất bình đẳng về đặc tính, của môi trường,v.v... – Những kết quả của sự lai giống – Những lí do về những tính chất rất hạ đẳng của những giống lai – Tính di động của những đặc tính tâm lí mới tạo ra bởi sự lai giống – Những đặc tính trở thành cố định ra sao – Những thời kì quá độ của lịch sử – Những sự lai giống cấu thành một yếu tố căn bản cho sự hình thành những chủng tộc mới, và đồng thời là một yếu tố mạnh mẽ cho sự tan rã các nền văn minh –Tầm quan trọng của chế độ phân biệt giai cấp – Ảnh hưởng của các môi trường – Những môi trường chỉ có thể tác động lên những chủng tộc mới đang trên đường hình thành, và trên những chủng tộc đặc tính của tổ tiên đã nhường đường trước hành động của sự lai giống – Trên những chủng tộc cổ xưa, những môi trường không có tác dụng – Những thí dụ khác nhau – Phần lớn những chủng tộc lịch sử của Châu Âu còn đang trong quá trình hình thành – Những hậu quả chính trị và xã hội – Tại sao thời kì hình thành các chủng tộc lịch sử sắp qua đi.
Chúng ta đã nhận xét là trong các chủng tộc văn minh, rất ít gặp được những chủng tộc đích thực, theo nghĩa khoa học của từ ngữ này, mà chỉ gặp những chủng tộc lịch sử, tức là những chủng tộc được tạo nên bởi sự tình cờ của các cuộc chinh phục, các cuộc di dân, của chính trị, v.v…, và do đó được hình thành bởi sự pha trộn những cá nhân thuộc những nguồn gốc khác nhau.
Làm sao những chủng tộc dị chất như thế hội nhập và hình thành một chủng tộc lịch sử sở hữu những tính chất tâm lí chung? Đó là điều chúng ta sẽ xem xét.
Đầu tiên chúng ta quan sát thấy những yếu tố được mang đến với nhau bởi sự tình cờ không phải lúc nào cũng kết hợp được. Những quần thể dân Đức, Hung, Slavơ, v.v…sống dưới sự thống trị của Đế chế Áo, hình thành những chủng tộc hoàn toàn tách biệt và không bao giờ nỗ lực hoà nhập. Người Ireland dưới sự thống trị của người Anh, cũng là một ví dụ không chịu trộn lẫn. Còn về những dân tộc hoàn toàn hạ đẳng, như người da đỏ, thổ dân Úc, người Tasmania, v.v…không những không phối hợp với những chủng tộc thượng đẳng, mà còn nhanh chóng biến mất khi tiếp xúc với họ. Kinh nghiệm
i h hứ ằ tất ả hữ dâ tộ h đẳ khi hải iá ặt ới
minh chứng rằng tất cả những dân tộc hạ đẳng khi phải giáp mặt với một dân tộc thuợng đẳng đều chịu số phận bị kết án là sẽ biến mất rất sớm.
Có ba điều kiện cần thiết để những chủng tộc hoà nhập được và hình thành một chủng tộc mới có ít nhiều đồng chất.
Một, các chủng tộc chịu sự lai giống không quá bất bình đẳng về số lượng. Hai, chúng không quá dị biệt về đặc tính. Ba, chúng chịu những điều kiện về môi trường đồng nhất trong thời gian lâu dài.
(1) Điều kiện thứ nhất vừa nêu ra có tầm quan trọng hàng đầu. Một số nhỏ người da trắng khi chuyển vào một quần thể da đen đông đảo sẽ biến mất, sau một vài thế hệ, không để lại dấu vết gì về dòng máu của họ trong đám hậu duệ. Tất cả những kẻ chinh phục đã xâm lăng các quần thể đông đảo hơn cũng đã biết mất như vậy. Họ đã có thể, như người La tinh ở xứ Gaule, người Ả-rập ở Ai Cập, để lại đằng sau nền văn minh, các nghệ thuật và ngôn ngữ của họ. Nhưng họ đã để lại được dòng máu của mình.
(2) Điều kiện thứ hai cũng có tầm quan trọng rất lớn. Hẳn nhiên là những chủng tộc rất khác biệt, chẳng hạn như giống da trắng và giống da đen, có thể hội nhập, nhưng đám con lai lại là kết quả cấu thành một quần thể rất hạ đẳng so với những sản phẩm phái sinh và hoàn toàn không có khả năng tạo ra, hoặc thậm chí tiếp nối một nền văn minh. Ảnh hưởng của những tính di truyền trái ngược làm phân hoá đạo đức và đặc tính của họ. Khi những người lai giữa các giống da trắng và da đen tình cờ được thừa hưởng, như ở Saint Domingue, một nền văn minh thượng đẳng, thì nền văn minh này mau chóng rơi vào sự thoái hóa đáng tiếc nhất. Những sự lai giống có thể là một yếu tố tiến bộ trong những chủng tộc thượng đẳng khá gần gũi nhau, như là người Anh và người Đức ở Hoa Kỳ. Nhưng chúng luôn luôn cấu thành một yếu tố thoái hóa khi những chủng tộc này, dù là thượng đẳng, lại quá khác biệt nhau.
Lai giống hai dân tộc, đó là cùng một lúc vừa làm thay đổi cấu tạo thể chất và cấu tạo tinh thần của nó. Ngoài ra những sự lai giống cấu thành phương tiện duy nhất không thể sai lầm mà chúng ta sở hữu để biến đổi một cách nền tảng đặc tính của một dân tộc, bởi chỉ có tính di truyền mới đủ mạnh để chống lại với một tính di truyền khác. Những sự lai giống này cho phép sáng tạo ra một chủng tộc mới, sở hữu những đặc tính thể chất và tâm lí mới.
Lúc thoạt đầu, những đặc tính được tạo ra như thế rất trôi nổi và yếu ớt. Cần những tích luỹ di truyền để cố định chúng lâu bền. Tác động đầu tiên của những cuộc lai giống giữa những chủng tộc khác nhau là h ỷ diệt tâ hồ ủ hữ hủ tộ à tâ hồ ở đâ ó
là sự huỷ diệt tâm hồn của những chủng tộc này, tâm hồn ở đây có nghĩa là tập hợp những ý tưởng và tình cảm chung làm nên sức mạnh của các dân tộc, và không có chúng thì không có cả quê hương lẫn nhà nước. Thời kỳ lai ghép chính là thời kì quá độ trong lịch sử của các dân tộc, một thời kì bắt đầu và tìm kiếm, mà tất cả các dân tộc đều đã phải trải qua, bởi không có dân tộc châu Âu nào không được hình thành bởi những mảnh vụn của các dân tộc khác. Đó là một thời kì đầy những cuộc tranh đấu nội bộ và những thăng trầm, thời kì này còn tiếp diễn thì những đặc tính mới về tâm lí còn chưa được cố định.
Những điều nêu ra ở trên cho thấy rằng những cuộc lai giống phải được xem đồng thời như một yếu tố nền tảng của sự hình thành chủng tộc mới, và như là nhân tố về sự tan rã của chủng tộc cổ đại. Vậy nên rất có lí khi tất cả những dân tộc đã tới một mức độ cao về văn minh đều cẩn trọng tránh việc hôn nhân với người ngoài. Không có chế độ đáng khâm phục về phân biệt giai tầng, một nhóm nhỏ người Aryen [trước đây được Trung Quốc phiên âm là Nhật nhĩ man - ND] xâm lăng Ấn Độ cách đây ba ngàn năm, hẳn mau chóng bị nhấn chìm trong biển người da ngăm đen mênh mông bao vây khắp nơi, và hẳn đã không có một nền văn minh nào được nảy sinh trên cái bán đảo vĩ đại này. Nếu, vào ngày nay, người Anh, trong thực tế, không bảo tồn một hệ thống tương tự và chấp thuận việc lai giống với những người bản địa, thì hẳn Đế chế Ấn Độ khổng lồ đã tuột khỏi tay họ từ lâu rồi. Một dân tộc có thể mất nhiều thứ, nhận nhiều thảm họa, và hồi phục được. Nó mất tất cả và không thể đứng dậy được nữa, nếu đánh mất linh hồn của mình.
Chính lúc những nền văn minh đang suy thoái trở thành con mồi của hòa bình hay những kẻ xâm lược hiếu chiến, là lúc mà những cuộc lai giống lần lượt thi triển vai trò phá hủy và sáng tạo, mà tôi vừa đề cập. Những sự lai giống phá hủy nền văn minh cũ bởi chúng phá hủy tâm hồn của dân tộc sở hữu nền văn minh đó. Chúng cho phép tạo ra một nền văn minh mới bởi những đặc tính tâm lí cũ của các chủng tộc hiện diện đã bị hủy diệt và dưới ảnh hưởng của những điều kiện sinh tồn mới, những đặc tính mới sẽ có thể hình thành.
(3) Chỉ những chủng tộc đang trên đường hình thành và những tính chất của tổ tiên của các chủng tộc này đã bị phá hủy do hậu quả của những di truyền trái ngược, mới có thể biểu hiện ảnh hưởng của nhân tố cuối cùng nêu ra ở đầu chương này, tức là ảnh hưởng của môi trường. Ảnh hưởng của môi trường trên những chủng tộc cổ xưa rất yếu ớt, nhưng trái lại, ảnh hưởng của môi trường lại rất lớn trên những chủng tộc mới. Những sự lai giống, khi huỷ diệt những đặc tính tâm lí của tổ tiên, lại tạo ra một tấm bảng trống trơn, trên đó
tá độ ủ ôi t ờ tiế diễ t ê hiề thế kỉ ó thể ẽ thà h
tác động của môi trường tiếp diễn trên nhiều thế kỉ, có thể sẽ thành công trong việc ấn định rồi cố định những tính chất tâm lí mới. Khi đó, và chỉ khi đó, một chủng tộc lịch sử mới được hình thành. Đây là cách mà chủng tộc Pháp được cấu thành.
Ảnh hưởng của môi trường – môi trường vật lý và môi trường luân lý – vậy là rất lớn, hoặc rất yếu, tuỳ theo các trường hợp, và như thế người ta có thể giải thích được những ý kiến mâu thuẫn nhất được phát biểu về tác động của chúng. Chúng ta vừa thấy ảnh hưởng này rất lớn trên những chủng tộc đang trên đường hình thành; nhưng nếu chúng ta đã xem xét những chủng tộc cổ xưa được cố định do di truyền từ rất lâu, chúng ta có thể nói rằng ảnh hưởng của môi trường, trái lại, gần như hoàn toàn không có gì.
Đối với những môi trường luân lý, chúng ta có bằng chứng về tác động vô hiệu của chúng do sự thất bại của những nền văn minh phương Tây khi gây ảnh hưởng trên những dân tộc phương Đông, dù rằng các chủng tộc phương Đông đã phải chịu sự tiếp xúc trong nhiều thế hệ, như điều này có thể quan sát thấy ở những người Trung Quốc cư ngụ ở Hoa Kỳ [từ giữa thế kỉ XIX, khi nhập cư để làm lao công đường xe lửa xuyên lục địa và để tìm vàng ở miền Viễn tây Hoa Kỳ - ND ]. Đối với những môi trường vật lý chúng ta chứng minh được quyền lực yếu ớt của chúng bởi những khó khăn của việc thích nghi khí hậu. Được chuyển vào môi trường quá khác biệt với môi trường của mình, một chủng tộc cổ xưa – dù là một con người, một loài động vật, hay một loài thực vật – sẽ suy tàn hơn là tự biến đổi. Bị chinh phục bởi mười dân tộc khác nhau, Ai Cập vẫn luôn luôn là nấm mồ của dân tộc đến chinh phục. Không một dân tộc nào thích nghi được với khí hậu ở đây. Người Hy Lạp, người La Mã, người Ba Tư, người A rập, người Thổ Nhĩ Kì, v.v…, không giống dân nào để lại được những dấu vết về dòng máu của họ. Mẫu hình duy nhất mà người ta có thể bắt gặp ở đây là loại hình của người fellah, tức người nông dân Ai Cập hiện đại, mà những đường nét cơ thể họ phản ánh một cách trung thành những gì các nghệ sĩ Ai Cập đã khắc vào đá cách đây bảy ngàn năm, trên những lăng mộ và cung điện của những hoàng đế pharaon của Ai Cập cổ đại.
Phần lớn các chủng tộc lịch sử của châu Âu còn đang trên đường hình thành, và quan trọng là chúng ta phải biết đây là góc nhìn để hiểu được lịch sử của họ. Chỉ riêng người Anh hiện thời là chủng
Châu Âu duy nhất đại diện được một chủng tộc hầu như đã được cố định hoàn toàn. Với người Anh hiện thời, những người Breton, Saxon, và Normand cổ xưa đã được xoá đi để hình thành một mẫu hình mới có tính đồng chất cao. Trái lại, ở Pháp người Provençal rất khác biệt với người Breton và người Auvergnat rất khác với người
N d T hiê ế h tồ t i ột ẫ hì h t bì h ủ
Normand. Tuy nhiên, nếu chưa tồn tại một mẫu hình trung bình của người Pháp thì ít nhất đã tồn tại những mẫu hình trung bình của những vùng nhất định. Bất hạnh thay, những loại hình này còn rất cách biệt nhau bởi những ý tưởng và đặc tính. Do đó, khó mà tìm được những thiết chế có thể phù hợp đồng đều cho những mẫu hình này, và chỉ bằng sự trung ương tập quyền mạnh mẽ mới có thể ban cho họ một vài cộng đồng tư tưởng. Những sự phân rẽ sâu xa về tình cảm và tín ngưỡng của người Pháp, và do đó hậu quả là những xáo trộn về chính trị, chủ yếu là do những khác biệt về cấu tạo tinh thần mà chỉ có tương lai mới có thể xóa nhòa đi được.
Tình hình luôn luôn như thế khi những chủng tộc khác tiếp xúc với nhau. Những bất đồng tình cảm và những đấu tranh nội bộ càng sâu sắc khi những chủng tộc hiện diện càng khác biệt. Khi chúng quá khác nhau, tuyệt đối không thể làm chúng sống chung dưới cùng những định chế và những luật lệ. Lịch sử của các đế chế lớn, hình thành từ nhiều chủng tộc, luôn giống nhau. Thông thường, chúng biến mất cùng những kẻ sáng lập. Trong số những quốc gia hiện đại, chỉ có người Hà Lan và người Anh là thành công trong việc áp đặt ách đô hộ lên những dân tộc châu Á vốn rất khác biệt với họ, nhưng họ chỉ đạt tới điều này bởi đã biết tôn trọng những phong tục, tập quán và luật lệ của những dân tộc ấy, tức là trong thực tế để cho họ tự cai trị, và hạn chế vai trò của mình vào việc hưởng một phần thuế vụ, thực hành giao thương, và duy trì hòa bình.
Trừ những ngoại lệ hiếm hoi này, tất cả những đế quốc lớn, kết hợp những dân tộc không giống nhau chỉ có thể tạo dựng bằng vũ lực và đều có số phận bị xóa sổ bằng bạo lực. Để một quốc gia có thể hình thành và trường tồn, nó cần phải được cấu tạo chậm chạp, bằng sự
pha trộn dần dà của những chủng tộc ít khác biệt, thường xuyên lai giống với nhau, sống trên cùng một mảnh đất, và chịu tác động của cùng những môi trường, có cùng thiết chế và cùng tín ngưỡng. Sau
vài thế kỉ, các chủng tộc khác nhau mới có thể hình thành nên một quốc gia khá đồng chất.
Thế giới càng già đi thì các chủng tộc trở nên ngày càng ổn định, và những sự biến đổi của chúng bằng cách pha trộn ngày càng trở nên hiếm hoi hơn. Khi càng lớn tuổi, loài người càng thấy trọng lượng của tính di truyền trở nên nặng nề hơn và những sự biến đổi càng khó khăn hơn. Về phần châu Âu, người ta có thể nói rằng kỉ nguyên của sự hình thành các chủng tộc sẽ sớm kết thúc.
QUYỂN 2: NHỮNG TÍNH CHẤT TÂM LÝ CỦA CÁC CHỦNG TỘC BIỂU HIỆN RA SAO TRONG NHỮNG YẾU TỐ DỊ BIỆT CỦA CÁC NỀN VĂN MINH CỦA HỌ Chương 1
Những yếu tố dị biệt của một nền văn minh như là biểu hiện bề ngoài tâm hồn của một dân tộc
Những yếu tố cấu thành một nền văn minh là những biểu hiện bên ngoài của tâm hồn những dân tộc đã tạo nên những biểu hiện đó – Tầm quan trọng của những yếu tố dị biệt này biến thiên từ một dân tộc tới một dân tộc khác – Những nghệ thuật, văn học, những thiết
chế đóng vai trò nền tảng, tùy theo các dân tộc – Những thí dụ được cung cấp trong thời cổ đại bởi người Ai Cập, người Hy Lạp, và người La Mã – Những yếu tố dị biệt của một nền văn minh có thể có một sự
tiến hóa độc lập đối với bước tiến chung của nền văn minh đó – Những thí dụ cung cấp bởi các nghệ thuật – Những gì chúng phiên dịch – Không thể tìm thấy trong một yếu tố đơn độc của một nền văn minh, số đo trình độ của nền văn minh đó – Những yếu tố bảo đảm tính thượng đẳng của một dân tộc – Những yếu tố rất hạ đẳng về mặt triết học, lại có thể rất thượng đẳng về mặt xã hội.
Những yếu tố phức biệt: ngôn ngữ, thiết chế, ý tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, văn học hợp thành một nền văn minh, phải được xem như biểu hiện bề ngoài của tâm hồn những con người đã sáng tạo nên những thứ đó. Nhưng tuỳ theo từng thời kì và từng chủng tộc,
tầm quan trọng của những yếu tố này như sự biểu hiện tâm hồn của một dân tộc rất là không đồng đều.
Ngày nay không có nhiều sách chuyên về những tác phẩm nghệ thuật không lặp lại rằng chúng phiên dịch một cách trung thành tư tưởng của những dân tộc và là biểu hiện quan trọng nhất cho nền văn minh của họ.
Hẳn nhiên thường là như thế, nhưng còn lâu quy luật này mới là tuyệt đối, và sự phát triển của nghệ thuật luôn luôn tương ứng với sự phát triển trí tuệ của các quốc gia. Nếu có những dân tộc mà những tác phẩm nghệ thuật là biểu hiện quan trọng nhất cho tâm hồn của họ, thì có những dân tộc khác tuy được đặt rất cao trên cái thang của văn minh, thì nghệ thuật chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Nếu người ta bị bó buộc phải viết lịch sử văn minh của mỗi dân tộc và chỉ lấy một yếu tố thì nó sẽ phải biến thiên từ một dân tộc này tới một dân tộc khác. Đối với một số dân tộc, yếu tố đó sẽ là các nghệ thuật, nhưng
đối ới dâ tộ khá ế tố đó ẽ là hữ thiết hế tổ hứ â
đối với dân tộc khác yếu tố đó sẽ là những thiết chế, tổ chức quân sự, công nghệ, thương mại, v.v… cho phép chúng ta hiểu rõ họ hơn. Đây là một điểm cần thiết lập đầu tiên, bởi sau này nó sẽ cho phép chúng ta hiểu tại sao những yếu tố phức biệt của văn minh đã chịu những biến cải rất không đồng đều, khi truyền đạt từ một dân tộc này tới một dân tộc khác.
Trong số những dân tộc của thời cổ đại, người Ai Cập và người La Mã trình ra những thí dụ rất đặc trưng về tính bất đồng này trong sự phát triển những yếu tố phức biệt của một nền văn minh, và ngay cả trong những ngành phức biệt mà mỗi yếu tố này hợp thành.
Trước tiên chúng ta hãy lấy thí dụ về người Ai Cập. Ở họ, văn học luôn luôn rất yếu, hội hoạ rất tầm thường. Trái lại, kiến trúc và việc dựng tượng lại sản sinh ra những tuyệt tác. Những tượng đài của họ ngày nay còn khơi dậy sự khâm phục của chúng ta. Những pho tượng mà họ để lại cho chúng ta như pho viên Kí lục, pho Cheik-el Beled,Rahotep, Nefert-Ari, và còn nhiều pho khác, vẫn còn là những mẫu mực, và người Hy Lạp chỉ vượt qua họ trong một giai đoạn rất ngắn.
Từ người Ai Cập, chúng ta tiếp cận với những người La Mã, vốn đã đóng một vai trò rất ưu thắng trong lịch sử. Họ không thiếu những nhà giáo dục cũng như những mẫu mực, bởi trước họ đã có người Ai Cập và người Hy Lạp; vậy mà, họ không thành công trong việc sáng tạo một nghệ thuật mang bản sắc riêng. Có lẽ chưa bao giờ có một dân tộc nào lại biểu lộ sự thiếu độc đáo đến thế trong việc sản sinh nghệ thuật. Người La Mã không quan tâm nhiều đến nghệ thuật. Họ chỉ xem chúng dưới góc độ thực dụng và chỉ nhìn thấy ở đó một thứ phẩm vật nhập cảnh tương tự như những sản phẩm khác, chẳng hạn như các kim loại, các hương liệu, và các gia vị mà họ yêu cầu ở những dân tộc xa lạ. Trong khi đã làm chủ cả thế giới, người La Mã không có một nền nghệ thuật dân tộc và ngay cả ở thời kì hòa bình đại đồng, sự giàu có, và những nhu cầu về xa hoa đã phát triển chút ít những tình tự nghệ thuật yếu kém của họ, họ vẫn luôn luôn đòi hỏi những mẫu mực và những nghệ sĩ ở Hy Lạp. Lịch sử của kiến trúc và điêu khắc La Mã chỉ là một tiết mục phụ của lịch sử kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp.
Nhưng dân tộc La Mã vĩ đại ấy, rất hạ đẳng trong những ngành nghệ thuật, lại đạt tới mức độ cao nhất trong ba yếu tố khác về văn minh. Họ có những thiết chế quân sự bảo đảm sự thống trị thế giới: những thiết chế chính trị và tư pháp mà ngày nay chúng ta vẫn còn sao chép; cuối cùng, dân tộc ấy còn tạo ra một nền văn học mà phương Tây còn lấy cảm hứng trong nhiều thế kỉ.
Vậ là hú t thấ bằ ột ấ t h bất đồ hát
Vậy là chúng ta thấy, bằng một ấn tượng mạnh, sự bất đồng phát triển giữa những yếu tố của văn minh ở hai quốc gia cao độ về văn hoá không thể nào tranh cãi và chúng ta cảm thấy trước được những sai lầm người ta sẽ mắc phải khi chỉ lấy thước đo là một trong những yếu tố kia, chẳng hạn như những ngành nghệ thuật. Chúng ta vừa thấy rằng người Ai Cập có những ngành nghệ thuật cực kì độc đáo và đáng kể, ngoại trừ hội hoạ; trái lại, nền văn học rất tầm thường. Nơi người La Mã, nghệ thuật tầm thường, không có dấu vết độc đáo, nhưng lại có một nền văn học sáng chói, và sau cùng là những thiết chế chính trị và quân sự hàng đầu.
Ngay cả người Hy Lạp, một trong những dân tộc đã biểu lộ sự thượng đẳng cao nhất trong những ngành khác biệt nhất, vẫn có thể nêu ra để chứng minh là thiếu sự song hành giữa sự phát triển của những yếu tố phức biệt của nền văn minh. Vào thời đại của Homer, văn học Hy Lạp đã rất sáng chói vì những sử thi của Homer vẫn còn được xem là mẫu mực mà giới thanh niên đại học của châu Âu vẫn bị bắt buộc phải thấm nhuần từ nhiều thế kỉ nay; tuy nhiên những phát kiến của ngành khảo cổ học hiện đại đã minh chứng rằng vào thời kì những bài ca của Homer [tám thế kỉ trước Công nguyên - ND], nền kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp còn man rợ một cách thô thiển và chỉ bao gồm những sự bắt chước không ra hình dạng của Ai Cập và Assyria.
Nhưng trên hết người Ấn Độ mới phơi bày cho ta thấy những bất đồng về sự phát triển của những yếu tố phức biệt của nền văn minh. Về kiến trúc, rất ít dân tộc nào vượt qua được họ. Về triết học, những suy tư của họ đã đạt tới chiều sâu mà tư tưởng châu Âu chỉ mới tới được vào thời kì rất gần đây. Về văn học, nếu họ không sánh bằng với người Hy Lạp và người La Mã, thì cũng sản sinh ra những tiểu phẩm đáng khâm phục. Về dựng tượng, trái lại, họ rất tầm thường và thua xa người Hy Lạp. Trên lãnh vực khoa học và kiến thức về lịch sử, họ hoàn toàn là số không, và người ta nhận định nơi họ một sự thiếu chính xác không gặp ở một dân tộc nào khác tới mức độ như thế. Khoa học của họ chỉ là những suy tư kiểu trẻ con; những sử sách của họ là những truyện truyền kì phi lí không chứa đựng một niên đại nào và có lẽ là không một biến cố nào chính xác. Một lần nữa, ở đây, sự nghiên cứu chuyên biệt về các nghệ thuật sẽ là không đủ để cho ta thấy nấc thang văn minh nơi dân tộc này.
Còn nhiều thí dụ khác nữa có thể đưa ra để hỗ trợ cho những gì nói trên. Có những chủng tộc, chẳng bao giờ chiếm được một thứ hạng tột đỉnh, lại thành công trong việc sáng tạo một nghệ thuật tuyệt đối có bản sắc riêng, không mối thân thích nào nhìn ra được với những khuôn mẫu đi trước. Đó là trường hợp của những người Ả-rập.
Ch đế ột thế kỉ khi â hiế thế iới H L L Mã ổ
Chưa đến một thế kỉ sau khi xâm chiếm thế giới Hy Lạp-La Mã cổ đại, họ đã biến cải nền kiến trúc Byzantin mà thoạt đầu họ tiếp nhận, đến mức người ta không thể khám phá ra họ đã lấy cảm hứng từ những loại hình nào, nếu chúng ta không nhìn thấy những chuỗi tượng đài trung gian.
Mặt khác, dù rằng một dân tộc không sở hữu bất cứ năng khiếu nào về nghệ thuật hoặc văn học, nó vẫn có thể sáng tạo một nền văn minh cao cấp. Đó là trường hợp của người Phénicie, vốn chẳng nổi trội về thứ gì ngoài sự khéo léo trong thương mại. Chính bằng sự trung gian của họ mà thế giới cổ đại được văn minh lên khi họ đặt tất cả những thành phần của thế giới này vào tương quan với nhau; nhưng riêng bản thân họ, gần như chẳng sản sinh được gì cả, và lịch sử của văn minh Phénicie chỉ là lịch sử nền thương mại của họ.
Cuối cùng, có những dân tộc mà ở họ tất cả những yếu tố của nền văn minh còn là hạ đẳng, ngoại trừ các nghệ thuật. Đó là trường hợp của người Mông Cổ. Những tượng đài mà họ dựng lên ở Ấn Độ với phong cách hầu như không mang tính cách gì của Ấn Độ, huy hoàng đến nỗi một số trong đó được những nghệ sĩ có thẩm quyền nhất đánh giá là những tượng đài đẹp nhất từng được bàn tay con người dựng nên; tuy thế không ai có thể mơ tưởng tới việc xếp hạng người Mông Cổ trong số những chủng tộc thượng đẳng.
Mặt khác người ta nhận định rằng, ngay cả ở những dân tộc văn minh nhất, không phải luôn luôn vào thời kì tột đỉnh về văn minh của họ mà những ngành nghệ thuật đạt tới sự phát triển cao độ nhất. Với người Ai Cập và người Ấn Độ, những tượng đài hoàn hảo nhất nói chung là những thứ cổ xưa nhất; ở Châu Âu, chính là vào thời Trung cổ, bị xem như thời kì nửa phần man rợ, mà nghệ thuật kì diệu gothique đã đơm bông, trong đó có những tác phẩm tuyệt vời chưa bao giờ có gì sánh bằng.
Vậy là hoàn toàn không thể phán đoán về trình độ của một dân tộc chỉ bằng sự phát triển các nghệ thuật của dân tộc đó. Tôi xin nhắc lại, các nghệ thuật chỉ cấu thành một trong những yếu tố về văn minh của một dân tộc; và chưa hề có ai chứng minh rằng yếu tố này – hoặc là văn học – là cái cao cấp nhất. Trái lại, thường khi chính những dân tộc được đặt đứng đầu về văn minh, như người La Mã cổ đại và người Hoa Kỳ ngày nay, lại yếu kém nhất về những tác phẩm nghệ thuật. Cũng thường khi nữa, như chúng tôi sẽ đề cập ngay đây, chính vào những thời đại nửa phần dã man, mà những dân tộc sản sinh những tuyệt tác về văn học và nghệ thuật của họ, nhất là những tuyệt tác nghệ thuật. Dường như nữa là thời kì cá tính trong các nghệ thuật, nơi một dân tộc, là một sự bừng nở của thời niên hoặc thiếu thời thanh xuân của dân tộc đó, chứ không phải ở độ tuổi chín ồi ủ ó à ế ời t ét ằ t hữ ối
muồi của nó; và, nếu người ta xem xét rằng, trong những mối quan tâm thực dụng của thế giới mới [châu Mỹ - ND] mà chúng ta đang thoáng thấy buổi bình minh, vai trò của những nghệ thuật chỉ mới được ghi dấu, chúng ta có thể tiên đoán ngày mà những nghệ thuật này sẽ bị xếp hạng trong số những biểu hiện nếu không phải là hạ đẳng thì ít nhất cũng hoàn toàn là thứ cấp của một nền văn minh.
Nhiều lí do chống lại việc các ngành nghệ thuật đi theo những con đường tiến bộ song hành khi tiến hoá cùng những yếu tố khác của một nền văn minh và do đó có thể luôn luôn cho biết về tình trạng của nền văn minh đó. Dù là trường hợp Ai Cập, Hy Lạp, hoặc những dân tộc phức biệt của châu Âu, chúng ta nhận định được định luật tổng quát này là ngay khi nghệ thuật đã đạt tới một trình độ nhất định, tức là khi một số tuyệt tác nghệ thuật đã được sáng tạo, là lập tức bắt đầu một thời kì suy đồi, hoàn toàn độc lập với vận động của những yếu tố khác thuộc nền văn minh đó. Giai đoạn suy đồi của các ngành nghệ thuật vẫn giữ nguyên cho đến khi một cuộc cách mạng chính trị, một cuộc xâm lăng, việc tiếp nhận những tín ngưỡng mới, hoặc tất cả nhân tố khiến du nhập những yếu tố mới vào nghệ thuật. Chính như vậy mà vào thời Trung cổ, những cuộc thập tự chinh đã mang lại những kiến thức và những ý tưởng mới in dấu một xung động vào vào nghệ thuật với hậu quả là sự cải tiến phong cách roman [với vòm cung hình tròn – ND] thành phong cách gothique [hình quả trám với những cánh cung giao nhau – ND). Cũng chính như vậy, mà vài thế kỉ sau, cuộc Phục hưng những nghiên cứu Hy Lạp-La Mã của thời cổ đại đã dẫn tới việc biến cải nghệ thuật gothique thành nghệ thuật thời Phục hưng. Cũng chính như thế mà ở Ấn Độ những cuộc xâm lăng của những cánh quân theo đạo Islam đã dẫn tới sự biến cải của nghệ thuật Ấn giáo.
Cũng quan trọng tương đương để nhấn mạnh rằng vì nghệ thuật diễn giải một cách tổng quát những nhu cầu nhất định về văn minh những sự biến cải phù hợp với những nhu cầu này, và thậm chí hoàn toàn biến mất nếu những nhu cầu, những tình tự làm phát sinh những ngành nghệ thuật cũng biến cải hoặc mất đi. Không phải từ đó mà có thể suy ra rằng nền văn minh ấy đang suy đồi, và một lần nữa ở đây chúng ta nắm được sự khiếm khuyết của thuyết song hành giữa sự tiến hoá của các nghệ thuật và sự tiến hoá của các yếu tố khác thuộc nền văn minh. Không có một thời kì lịch sử nào mà văn minh đạt tới độ cao như ngày nay và có lẽ cũng không có thời kì nào mà nghệ thuật lại tầm thường hơn và thiếu bản sắc hơn bây giờ. Những tín ngưỡng tôn giáo, những ý tưởng và nhu cầu khiến nghệ thuật trở thành một yếu tố thiết yếu của văn minh, ở những thời kì mà văn minh có nơi trú ngụ linh thiêng là những đền đài và cung điện, ngày nay đã biến mất, cho nên nghệ thuật trở thành một thứ phụ tùy,
ột ó iải t í à ời t khô thể ố hiế hiề thời i
một món giải trí mà người ta không thể cống hiến nhiều thời gian hoặc nhiều tiền của. Không còn là thứ thiết yếu nữa, nó chỉ đành làm một thứ hàng nhân tạo và bắt chước. Ngày nay không còn những dân tộc có một nghệ thuật quốc gia, và mỗi dân tộc, về kiến trúc cũng như về điêu khắc, sống bằng những bản sao chép ít hoặc nhiều may mắn của những thời kì nay chỉ còn vang bóng.
Những sao chép khiêm tốn này hẳn nhiên đại diện cho những nhu cầu hoặc sở thích nhất thời, nhưng rõ ràng là chúng không sao phiên dịch được những ý tưởng hiện đại. Tôi thán phục những tác phẩm ngây ngô của những nghệ sĩ thời Trung cổ vẽ các thánh, Đức Kitô, thiên đàng và hoả ngục, những điều hoàn toàn nền tảng khi đó và chúng là mục tiêu chính yếu của cuộc sinh tồn; nhưng khi các hoạ sĩ không còn những tín ngưỡng này nữa, bao phủ những bức tường của chúng ta bằng những truyện truyền kì sơ khai hoặc những biểu tượng trẻ thơ, khi cố quay lại kĩ thuật của một thời đại khác, họ chỉ làm những thứ sao chép thảm hại, không gì thú vị đối với thời hiện đại và tương lai hẳn sẽ khinh thường.
Những nghệ thuật duy nhất có thực, những nghệ thuật diễn tả một thời đại, là những thứ mà nghệ sĩ thể hiện những gì họ cảm nhận hoặc nhìn thấy, thay vì gò bó vào việc bắt chước những hình thức
tương ứng với những nhu cầu hoặc tín ngưỡng mà ngày nay chúng ta không có nữa. Ngày nay nghệ thuật hội họa thành thục duy nhất là việc tái tạo những sự vật bao quanh chúng ta; nghệ thuật kiến trúc thành thực duy nhất là sự kiến trúc những ngôi nhà năm tầng lầu, những cầu treo, cầu vượt, những nhà ga xe lửa. Cái nghệ thuật thực dụng này tương ứng với những nhu cầu và những ý tưởng của nền văn minh chúng ta. Nó cũng đặc trưng cho một giai đoạn, như ngày xưa là nhà thờ gothique kiểu quả trám và lâu đài phong kiến của lãnh chúa. Đối với nhà khảo cổ học tương lai, những khách sạn giao dịch thương mại hiện đại và những nhà thờ quả trám cổ xưa cũng sẽ trình ra một thú vị tương đồng, bởi đó là những trang kế tục của những pho sách bằng đá mà mỗi thế kỉ để lại phía sau, trong khi nhà khảo cổ học ấy hẳn sẽ khinh thường coi là những tư liệu vô ích, những thứ hàng giả mạo yếu ớt của biết bao nghệ sĩ hiện đại.
Mỗi nền mĩ học đại diện cho lí tưởng của một thời đại và một chủng tộc, và chỉ bởi riêng điều đó những thời đại và những chủng tộc là khác biệt nhau, lí tưởng cũng phải thường xuyên biến thiên. Đứng ở quan điểm triết học, mọi lí tưởng đều có giá trị bởi chúng chỉ cấu thành những biểu tượng nhất thời.
Vậy nên những nghệ thuật, cũng như tất cả những yếu tố của nền văn minh, là biểu hiện bề ngoài của tâm hồn dân tộc đã sáng tạo ra chúng, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng còn rất xa chúng ới ấ thà h ở i dâ tộ biể hiệ hí h á hất ủ t
mới cấu thành ở mọi dân tộc sự biểu hiện chính xác nhất của tư tưởng họ.
Chứng minh là cần thiết. Bởi, với tầm quan trọng mà một yếu tố văn minh chiếm được ở một dân tộc, cũng là thước đo sức mạnh của sự biến cải mà dân tộc đó áp dụng cho cùng yếu tố ấy khi nó vay mượn
từ một chủng tộc xa lạ. Nếu cá tính của dân tộc ấy tự biểu hiện trên hết trong các ngành nghệ thuật, chẳng hạn, nó sẽ không chịu tái tạo những khuôn mẫu nhập cảnh mà không lưu lại những dấu vết của nó một cách sâu sắc. Trái lại nó sẽ chỉ biến cải rất ít những yếu tố không thông dịch được cái thần tính thiên tài của nó. Khi người La Mã cổ đại tiếp nhận kiến trúc của người Hy Lạp, họ không khiến cho nền kiến trúc này phải chịu những biến cải đáng kế, bởi vì người La Mã không trút hết tâm hồn vào các tượng đài.
Tuy vậy, ngay ở một dân tộc như thế, khiếm khuyết một nền kiến trúc có bản sắc, buộc phải đi tìm những khuôn mẫu và những nghệ sĩ của mình ở chốn xa lạ, nghệ thuật vẫn bắt buộc phải lãnh chịu, trong vài thế kỉ, ảnh hưởng của môi trường và trở thành, gần như bất chấp, biểu hiện của chủng tộc chấp nhận nó. Những đền đài, cung điện, khải hoàn môn, phù điêu chìm của La Mã cổ đại là những công trình của người Hy Lạp, hoặc học trò của những người Hy Lạp; và tuy vậy, tính chất của những đền đài, đích hướng của chúng, trang hoàng của chúng, ngay cả kích thước của chúng không khơi dậy nữa trong chúng ta những kỉ niệm thơ mộng và tinh tế của thiên tài Athena, mà rõ ràng cái ý tưởng về vũ lực, thống trị, sự nhiệt tình quân sự đã nâng bổng tâm hồn vĩ đại của La Mã. Vậy là, ngay cả trên lãnh vực ít bản sắc nhất, một dân tộc vẫn không thể đi một bước mà không để lại dấu vết nào đó thuộc riêng về nó và bộc lộ cho chúng ta phần nào sự cấu tạo tinh thần và tư tưởng thâm sâu của chủng tộc ấy.
Đó là vì, thực ra, người nghệ sĩ chân chính, dù là kiến trúc sư, nhà văn hay nhà thơ, đều sở hữu công năng ma thuật để phiên dịch trong những tổng hợp của mình tâm hồn của một giai đoạn và một chủng tộc. Rất chịu ấn tượng, rất vô thức, suy tư trên hết bằng những hình tượng và rất ít lí luận, những nghệ sĩ ở các giai đoạn nhất định là những tấm gương trung thành của xã hội họ sống, những tác phẩm của họ là những tài liệu chính xác nhất mà người ta có thể khơi dậy để tái tạo một nền văn minh. Họ quá vô thức để không thể không thành thực, và quá bị ấn tượng bởi môi trường bao quanh họ để không thể nào không trung thành thể hiện những ý tưởng, những tình tự, những nhu cầu, và những khuynh hướng của môi trường đó. Về tự do, họ chẳng có đâu, và chính điều đó làm nên sức mạnh của họ. Họ bị nhốt trong mà toàn bộ cấu thành tâm hồn của một chủng
tộ à ủ ột i i đ di ả ủ hữ tì h t hữ t t ở
tộc và của một giai đoạn, di sản của những tình tự, những tư tưởng và những hoài bão mà ảnh hưởng cực mạnh trên họ, bởi di sản này cai quản những vùng mờ tối của vô thức, nơi những tác phẩm của họ tôi luyện. Nếu, không có những tác phẩm ấy, chúng ta chỉ biết được về những thế kỉ đã chết chỉ qua những chuyện kể phi lí và những sắp xếp nhân tạo của sách sử, và cái quá khứ đích thực của mỗi dân tộc hầu như sẽ khép lại với chúng ta giống như quá khứ của vùng Atlantide huyền hoặc bị nhận chìm dưới những làn sóng biển mà Platon đã nói đến.
Vậy cái đặc chất của tác phẩm nghệ thuật thực sự là bộc lộ một cách chân thành những nhu cầu và những ý tưởng của cái thời đại đã thấy tác phẩm ấy ra đời. Trong tất cả những ngôn ngữ phức biệt kể lại quá khứ, những tác phẩm nghệ thuật, nhất là điêu khắc, vẫn còn là những tác phẩm thông tuệ nhất. Thành thật hơn những pho sách, ít nhân tạo hơn những tôn giáo và những ngôn ngữ, những tác phẩm nghệ thuật đồng thời phiên dịch những tình tự và những nhu cầu. Kiến trúc sư là kẻ kiến thiết ngôi nhà của con người và ngôi nhà của chư thần; và luôn luôn trong phạm vi của ngôi đền hoặc mái ấm mà những nguyên nhân đầu tiên của những biến cố cấu thành lịch sử được ấp ủ tôi luyện.
Từ những gì nói ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng nếu những yếu tố đa phức hợp thành một nền văn minh đúng như biểu hiện của dân tộc đã sáng tạo nên chúng, một số những yếu tố nhất định này biến thiên tuỳ theo chủng tộc và tuỳ theo giai đoạn ở cùng một chủng tộc phiên dịch tâm hồn đó tốt hơn các yếu tố khác.
Nhưng bởi vì bản tính của những yếu tố này biến thiên từ một dân tộc này tới một dân tộc khác, từ một giai đạn này tới một giai đoạn khác, hiển nhiên là không thể tìm ra một yếu tố đơn độc có thể dùng như thước đo chung để đánh giá trình độ của những nền văn minh phức biệt.
Cũng hiển nhiên nữa là người ta không thể thiết lập một bảng xếp hạng theo đẳng cấp giữa những yếu tố này, bởi sự sắp hạng biến thiên từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, nên chính tầm quan trọng của các yếu tố được cứu xét cũng biến thiên tuỳ theo các giai đoạn.
Nếu người ta chỉ đánh giá những yếu tố phức biệt của một nền văn minh bằng quan điểm thực dụng thuần tuý thì sẽ phải nói rằng những yếu tố quan trọng nhất về văn minh là những thứ cho phép một dân tộc chế ngự những dân tộc khác, tức là những thiết chế quân sự. Nhưng khi đó phải đặt những người Hy Lạp, vốn là những nghệ sĩ, triết gia, và văn gia bên dưới những đạo quân nặng nề của La Mã, và những hiền triết, bác học của Ai Cập dưới những người Ba Tư bán à ời Ấ Độ d ới hữ ời Mô Cổ ũ bá
man rợ, và người Ấn Độ dưới những người Mông Cổ cũng bán man rợ như vậy.
Những phân biệt tinh tế ấy, lịch sử không hề quan tâm. Sự thượng đẳng duy nhất, trước nó, lịch sử luôn luôn cúi mình, chính là sự thượng đẳng về quân sự; nhưng điều này rất hiếm khi đi kèm với sự thượng đẳng tương ứng trong những yếu tố khác về văn minh, hoặc ít ra, không để điều này tồn tại dài lâu bên cạnh nó. Bất hạnh thay, sự thượng đẳng về quân sự không thể suy yếu ở một dân tộc mà không xảy ra là dân tộc ấy sớm bị biến mất. Khi các dân tộc thượng đẳng đã tới tột đỉnh của văn minh luôn luôn là họ phải nhường chỗ cho những giống dân man rợ, thua kém họ về trí tuệ nhưng lại sở hữu những phẩm chất nhất định về cá tính và về sự thiện chiến, nên những nền văn minh quá tế nhị sẽ có kết quả là bị huỷ diệt.
Vậy nên ta phải đi đến cái kết luận buồn bã là những yếu tố của nền văn minh, hạ đẳng về mặt triết học, lại là những yếu tố quan trọng nhất về mặt xã hội. Nếu như định luật của tương lai phải giống như những định luật của quá khứ, người ta có thể nói là cái nguy hại nhất cho một dân tộc, là đạt tới một trình độ quá cao về trí tuệ và về văn hoá. Những dân tộc sụp đổ ngay khi những phẩm chất của cá tính hình thành mạng lưới đan tâm hồn của họ biến cải và những phẩm chất này biến cải ngay khi văn minh và trí tuệ của họ lớn lên.
cải ra sao
Chương 2
Những thiết chế, tôn giáo, và ngôn ngữ tự biến
Những chủng tộc thượng đẳng không thể, cũng như những chủng tộc hạ đẳng, biến cải đột ngột những yếu tố của nền văn minh của họ – Những mâu thuẫn trình ra bởi những dân tộc đã thay đổi các tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật của họ – Trường hợp Nhật bản – Những thay đổi bề mặt ra sao – Những biến cải sâu xa mà Phật giáo, Ấn giáo, Islam giáo, và Kitô giáo đã phải lãnh chịu, theo các chủng tộc đã tiếp nhận chúng – Những biến thiên mà những thiết chế và ngôn ngữ đã phải lãnh chịu theo chủng tộc tiếp nhận chúng – Những từ ngữ được coi như tương ứng trong những ngôn ngữ khác biệt đại diện cho những ý tưởng và những lối suy nghĩ rất không giống nhau – Vì lí do này, không thể phiên dịch một số ngôn ngữ nhất định – Tại sao, trong những cuốn sách về lịch sử, nền văn minh của một dân tộc đôi khi tỏ ra phải chịu những sự thay đổi sâu xa – Những giới hạn của ảnh hưởng hỗ tương của những nền văn minh dị biệt.
Trong một công trình đã xuất bản ở chỗ khác, chúng tôi đã cho thấy rằng những chủng tộc thượng đẳng không thể biến văn minh của được họ áp đặt hoặc được chấp nhận bởi những chủng tộc hạ đẳng. Lấy từng cái trong những phương tiện hành động mạnh mẽ nhất mà người châu Âu có thể vận dụng: giáo dục, những thiết chế, và tín ngưỡng, chúng tôi đã chứng minh sự thiếu sót tuyệt đối của những phương tiện này để làm thay đổi tình trạng xã hội của những dân tộc hạ đẳng. Chúng tôi đã thử thiết lập rằng tất cả những yếu tố của nền văn minh, tương ứng với một cấu tạo tinh thần nhất định rõ rệt được tạo bởi một quá khứ di truyền lâu dài, không thể nào biến cải những yếu tố này mà không thay đổi sự cấu tạo tinh thần mà những yếu tố đó xuất phát. Chỉ có những thế kỉ, chứ không phải những kẻ chinh phục, mới có thể hoàn tất một công cuộc như vậy. Chúng tôi cũng cho thấy rằng chỉ bằng một chuỗi giai đoạn kế tiếp, tương tự với các giai đoạn mà những giống man rợ hủy diệt nền văn minh Hy Lạp - La Mã phải vượt qua, thì một dân tộc mới có thể tự nâng lên trên cái thang của văn minh. Nếu, bằng phương tiện giáo dục, người ta cố tránh cho dân tộc đó những giai đoạn này, thì người ta chỉ làm rối loạn đạo đức và trí tuệ của dân tộc đó, và cuối cùng đưa nó xuống một trình độ thấp hơn trình độ mà tự thân dân tộc đó đã đạt tới được.
Lập luận mà chúng tôi đã áp dụng với những chủng tộc hạ đẳng cũng đồng đều có thể áp dụng cho những chủng tộc thượng đẳng. Nếu những nguyên lí mà chúng tôi đã đưa ra trong tác phẩm này là
hí h á thì t hải hậ đị h ằ hữ hủ tộ th đẳ
chính xác, thì ta phải nhận định rằng những chủng tộc thượng đẳng cũng không thể nào đột ngột biến cải văn minh của họ. Họ cũng cần thời gian và những giai đoạn kế tục. Nếu những dân tộc thượng đẳng đôi khi đã tiếp nhận những tín ngưỡng, những thiết chế, ngôn ngữ, và nghệ thuật khác biệt với những thứ của tổ tiên, trong thực tế, đó chỉ là sau khi họ đã biến cải những thứ này một cách chậm chạp và sâu xa, bằng cách đặt chúng trong tương quan với cấu tạo tinh thần của họ.
Dường như trong mỗi trang lịch sử đều phản bác luận đề vừa phát biểu. Người ta rất thường thấy những dân tộc thay đổi các yếu tố của nền văn minh của họ, tiếp nhận những tôn giáo mới, những ngôn ngữ mới và những thiết chế mới. Một số dân tộc dứt bỏ những tín ngưỡng đã nhiều thế kỉ, để cải đạo vào Kitô giáo, Phật giáo, hoặc Islam giáo; những dân tộc khác biến cải ngôn ngữ của họ; sau cùng cũng có những dân tộc khác cải biến triệt để những thiết chế và nghệ thuật của họ. Thậm chí dường như chỉ cần một kẻ chinh phục hay một vị tông đồ, hoặc thậm chí là chỉ một thị hiếu nhất thời cũng rất dễ dàng sản sinh những biến cải như vậy.
Nhưng, khi cống hiến cho chúng ta chuyện kể về những cuộc cách mạng đột ngột này, lịch sử chỉ hoàn tất một trong những nhiệm vụ quen thuộc của nó: tạo ra và truyền bá những lầm lạc lâu bền. Khi người ta nghiên cứu thật sâu sát tất cả những thay đổi giả định này, người ta nhận thấy ngay rằng chỉ có danh xưng của các sự vật là biến thiên dễ dàng, trong khi những thực tại ẩn sau những từ ngữ đó vẫn tiếp tục sống và tự cải biến cực kì chậm chạp.
Để chứng tỏ điều này, và đồng thời cho thấy đằng sau những chỉ danh giống nhau, cuộc tiến hoá chậm chạp của các sự vật hoàn tất ra sao, cần phải nghiên cứu những yếu tố của từng nền văn minh nơi những dân tộc phức biệt, tức là dựng lại lịch sử của họ. Công cuộc nặng nhọc này, tôi đã thử làm trong nhiều cuốn sách; vậy nên tôi không mơ tưởng việc tái diễn công cuộc đó ở đây. Để bên những yếu tố đa phức hợp thành một nền văn minh sang một bên, tôi chỉ lấy ví dụ của một trong những yếu tố đó: nghệ thuật.
Tuy nhiên, trước khi đề cập, trong một chương đặc biệt, việc nghiên cứu cuộc tiến hoá mà các nghệ thuật hoàn tất khi đi từ một dân tộc này tới một dân tộc khác, tôi sẽ nói vài câu về những thay đổi mà những yếu tố khác của nền văn minh nhận lãnh, để cho thấy rằng những định luật áp dụng cho một yếu tố đơn độc cũng có thể áp dụng cho tất cả những yếu tố này, và rằng, nếu nghệ thuật của các dân tộc có tương quan với một cấu tạo tinh thần nhất định, thì những ngôn ngữ, thiết chế, tín ngưỡng, v.v…cũng có tương quan đồng đều
h thế à d đó khô thể đột ột th đổi à đi từ dâ tộ à tới
như thế, và do đó không thể đột ngột thay đổi và đi từ dân tộc này tới một dân tộc khác một cách ung dung.
Trên hết, những gì liên quan tới tín ngưỡng tôn giáo mới chính là điều mà lí thuyết này có thể tỏ ra là nghịch lí, thế nhưng ngay trong lịch sử của những tín ngưỡng này, người ta có thể viện ra những thí dụ hay nhất, để chứng tỏ rằng một dân tộc không thể đột ngột thay đổi những yếu tố văn minh của nó, chẳng khác gì một cá nhân không thể thay đổi vóc dáng hoặc màu mắt của mình.
Tất nhiên không ai lại không biết rằng tất cả những tôn giáo lớn, như Ấn giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Islam giáo, đã kích động những sự cải đạo quy mô ở toàn bộ các giống dân dường như thình lình tiếp nhận các đạo này; nhưng khi người ta đi sâu thêm một chút trong việc nghiên cứu những cuộc cải giáo này, người ta nhận định ngay rằng trên hết những gì mà những dân tộc đã thay đổi, đó chỉ là cái tên của tín ngưỡng xưa cũ của họ, chứ không phải chính cái tín ngưỡng đó; rằng trong thực tế những tín ngưỡng được tiếp nhận đã phải gánh chịu những sự cải biến cần thiết để tự đặt vào tương quan với những tín ngưỡng xưa cũ mà chúng vừa thay thế, và trong thực tế chúng chỉ là sự tiếp nối đơn thuần.
Những sự biến cải mà những tín ngưỡng phải gánh chịu, khi đi từ một dân tộc này sang một dân tộc khác thường khi thậm chí còn đáng kể đến nỗi cái tôn giáo mới được tiếp nhận không còn chút thân thích gì có thể nhìn thấy được với cái tôn giáo mà nó mang tên. Thí dụ hay nhất được cung ứng cho chúng ta là trường hợp Phật giáo, sau khi truyền sang Trung Quốc, ở nước này đã trở nên không nhận ra được đến nỗi những nhà bác học thoạt đầu xem đó là một tôn giáo độc lập và phải mất một thời gian rất lâu mới thừa nhận rằng tôn giáo này chỉ là đạo Phật được biến cải bởi cái chủng tộc đã tiếp nhận nó. Phật giáo Trung Quốc hoàn toàn không phải là Phật giáo như ở Ấn Độ, và bản thân nó lại rất khác biệt với Phật giáo Nêpal, thứ này cũng lại cách biệt với Phật giáo ở Sri Lanka. Ở Ấn Độ, Phật giáo chỉ là một sự phân phái của đạo Bàlamôn, tức Ấn giáo, vốn có trước nó và về thâm sâu chẳng khác biệt bao nhiêu; ở Trung Quốc, đạo Phật cũng chỉ là sự phân phái của những tín ngưỡng đi trước vốn gắn bó mật thiết.
Những gì được chứng tỏ một cách nghiêm ngặt đối với đạo Phật thì cũng được chứng tỏ không kém đối với đạo Bàlamôn. Những chủng tộc ở Ấn Độ vốn cực kì đa phức, nên dễ dàng để cho rằng, dưới những danh xưng đồng nhất, họ phải có những tín ngưỡng tôn giáo cực kì khác biệt. Tất nhiên, tất cả những dân tộc theo đạo Bàlamôn coi những vị thần như Vishnu và Shiva như những thần linh chủ chốt và những pho kinh Veda là thánh thư của họ; nhưng những vị thần ề tả à hỉ để l i t tô iá đó á tê ủ h à hữ
nền tảng này chỉ để lại trong tôn giáo đó các tên của họ, và những thánh thư chỉ để lại văn bản của chúng. Bên cạnh những thứ đó hình thành vô số thờ cúng nơi người ta thấy được, tuỳ theo chủng tộc, là những tín ngưỡng rất biến thiên: độc thần giáo, đa thần giáo, sùng bái ngẫu tượng, phiếm thần giáo, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ma quỷ, thờ cúng các loài động vật, v.v... Chỉ phán đoán về những sự thờ cúng ở Ấn Độ bằng những gì mà kinh Veda nói về chúng thì người ta sẽ không có cái ý tưởng nào, dù là mong manh nhất, về chư thần hoặc về những tín ngưỡng ngự trị trong cái bán đảo bao la này. Nhan đề những thánh thư được tôn kính bởi tất cả những người Bàlamôn, nhưng cái tôn giáo mà những thánh thư này giáo huấn, nói chung chẳng còn lại gì.
Ngay chính đạo Islam, mặc dù sự đơn sơ của chủ nghĩa độc thần cũng không thoát khỏi định luật này: đạo Islam ở Ba Tư khác xa với đạo này ở Ả-rập và cách xa với đạo Islam ở Ấn Độ. Ấn Độ, vốn là xứ sở theo đa thần giáo đã tìm được cách biến thứ tín ngưỡng độc thần nhất thành đa thần. Đối với năm mươi triệu người Ấn Độ theo đạo Islam thì nhà tiên tri Muhammad và các vị thánh của đạo Islam cũng chỉ là những thần linh mới thêm vào hàng ngàn thần linh khác đã có sẵn trước đó. Đạo Islam thậm chí cũng chẳng thành công trong việc thiết lập sự bình đẳng giữa tất cả mọi người ở Ấn Độ, vốn là một trong những nguyên nhân cho sự thành công của nó ở những nơi khác: những người theo Islam ở Ấn Độ vẫn thực hành, giống như những người Ấn Độ khác, chế độ thế cấp [caste - tức là những đẳng cấp xã hội truyền từ đời này sang đời khác, cố định, và lên đến con số hàng ngàn đẳng cấp khác nhau hoàn toàn cách biệt về hôn nhân, ăn ở, và giao tiếp - ND] Trong vùng bán đảo Dekkan, giữa những sắc dân Dravidien ở phía Nam, đạo Islam không thể nhận ra được đến nỗi rằng người ta không thể tách biệt nó với đạo Bàlamôn cho lắm; nếu không có cái tên của nhà tiên tri Muhammad và phong cách kiến trúc của các thánh đường, ở đây vị tiên trị đã trở thành thần và được thờ kính, thì người ta không thể nào phân biệt được hai đạo này.
Cũng chẳng cần phải đi sang tận Ấn Độ để thấy những biến cải sâu xa mà đạo Islam phải lãnh chịu khi đi từ một chủng tộc này sang một chủng tộc khác. Chỉ cần nhìn vào thuộc địa lớn của chúng ta là xứ Algérie. Xứ này có hai giống dân rất khác biệt là Ả-rập và Berber, cùng theo đạo Islam. Vậy nhưng đạo Islam của người Ả-rập khác xa với đạo Islam của người Berber; chế độ đa thê của kinh Koran [cho phép một người đàn ông tối đa được lấy bốn vợ, miễn là có sự đồng thuận và đối xử bình đẳng - ND] trở thành độc hôn nơi người Berber, mà đạo của họ chỉ là một sự hoà nhập giữa đạo Islam với phiếm thần giáo cổ xưa mà họ đã thực hành từ hơn hai ngàn năm trước, vào thời của đế quốc Carthage ở Bắc Phi.
N ả hữ tô iá ở hâ Â ũ khô th át khỏi đị h l ật
Ngay cả những tôn giáo ở châu Âu cũng không thoát khỏi định luật chung là tự biến cải theo tâm hồn của các chủng tộc tiếp nhận chúng. Cũng như ở Ấn Độ, kinh văn của các tín lí giáo điều được cố định bằng những văn bản giữ nguyên tính bất biến của chúng; nhưng đó chỉ là những công thức vô bổ mà mỗi chủng tộc thông giải ý nghĩa theo cung cách riêng của mình. Dưới chỉ danh đồng dạng là tín đồ Kitô giáo, người ta thấy ở Châu Âu những người thực sự là ngoại đạo, chẳng hạn như người Breton ở vùng thấp cầu nguyện với những ngẫu tượng; những người bái vật, như người Tây Ban Nha thờ kính những lá bùa; những người đa thần giáo, như người Ý tôn kính các thần linh rất đa phức những Đức Mẹ của mỗi làng. Nghiên cứu sâu thêm, ta dễ dàng vạch ra rằng sự phân phái vĩ đại về tôn giáo của cuộc Cải cách của đạo Tin lành [thế kỉ XVI, XVII -ND] là hậu quả tất yếu của sự thông giải cùng một cuốn sách thánh kinh bởi những chủng tộc khác nhau: những chủng tộc miền Bắc muốn tự mình thảo luận về tín ngưỡng và điều chỉnh cuộc sống, với những chủng tộc miền Nam vẫn còn chậm tiến về phương diện độc lập và tinh thần triết học. Không có thí dụ nào mang tính thuyết phục hơn nữa.
Nhưng đó là những sự kiện mà sự khai triển dẫn đi quá xa. Chúng ta phải lướt mau hơn nữa trên hai yếu tố nền tảng khác của nền văn minh, là những thiết chế và những ngôn ngữ, bởi phải đi vào những chi tiết kĩ thuật vượt quá những giới hạn của công trình này. Điều đúng với các tín ngưỡng cũng tương tự với các thiết chế, vốn không thể truyền từ một dân tộc này sang một dân tộc khác mà không tự biến cải. Không muốn đưa nhiều ví dụ, tôi xin người đọc chỉ đơn thuần xem xét rằng trong thời hiện đại có biết bao nhiêu thiết chế cùng loại, được áp đặt bằng vũ lực hoặc bằng sự thuyết phục, tự biến cải theo các chủng tộc mà vẫn giữ nguyên các danh xưng đồng nhất. Tôi sẽ vạch ra trong một chương sau, về những vùng phức biệt của châu Mỹ.
Những thiết chế trong thực tế là hậu quả của những thiết yếu mà ý chí của riêng một thế hệ con người không sao tác động nổi. Đối với mỗi chủng tộc và đối với mỗi giai đoạn tiến hóa của chủng tộc đó, có những điều kiện về sinh tồn, tình tự, tư tưởng, dư luận và ảnh hưởng di truyền bao hàm những thiết chế nhất định kiểu này và không bao hàm những thiết chế nhất định kiểu khác. Những nhãn hiệu chính quyền chẳng quan trọng là bao nhiêu. Chẳng bao giờ một dân tộc được ban cho quyền chọn lựa những thiết chế dường như là tốt nhất đối với họ. Nếu có một sự tình cờ hiếm hoi cho phép dân tộc đó chọn lựa những thiết chế, thì họ lại không biết cách gìn giữ. Nhiều cuộc cách mạng xảy ra, những sự thay đổi liên tiếp về các hiến pháp mà chúng ta dấn thân vào từ một thế kỉ nay cấu thành kinh nghiệm hẳn
hải ố đị h từ lâ ý kiế ủ hữ hí h khá h ề điể à N ài
phải cố định từ lâu ý kiến của những chính khách về điểm này. Ngoài ra tôi tin rằng chỉ trong đầu óc thô kệch của những đám đông quần chúng và trong tư tưởng chật hẹp của mấy kẻ cuồng tín mới còn dai dẳng cái ý tưởng rằng những sự thay đổi xã hội quan trọng được thực hiện bằng những đạo luật hợp hiến. Vai trò hữu ích đơn độc của những thiết chế là ban một sự cưỡng hành luật pháp cho những thay đổi mà những phong tục và những dư luận cuối cùng chấp nhận. Các thiết chế theo sau những sự thay đổi này chứ không phải đi trước. Không phải với những thiết chế mà người ta cải biến tính chất và tư tưởng của con người. Không phải với những thiết chế mà người ta khiến một dân tộc trở thành sùng mộ tôn giáo hoặc hoài nghi, mà người ta dạy cho một dân tộc tự biết cách cư xử thay vì không ngớt yêu cầu nhà nước rèn cho họ những chuỗi dây xích.
Tôi cũng không khăng khăng cho những ngôn ngữ điều tôi đã không làm cho những thiết chế, và chỉ xin nhắc lại rằng ngay cả khi một ngôn ngữ đã được cố định bằng văn tự, nó vẫn tất yếu biến cải khi đi từ một dân tộc này sang một dân tộc khác, và chính điều đó khiến cho ý tưởng về một ngôn ngữ đại đồng phổ quát hóa ra phi lí. Hẳn nhiên chưa đến hai thế kỉ sau cuộc chinh phục người Gaulois – tổ tiên người Pháp bây giờ [do Julius Caesar của đế quốc La Mã lãnh đạo vào thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên - ND], mặc dù chiếm ưu thế vô cùng về số lượng, đã tiếp nhận tiếng Latinh; nhưng dân chúng đã biến cải ngôn ngữ này ngay theo những nhu cầu của họ và cái luận lí đặc biệt của tâm trí họ. Từ những biến cải này, cuối cùng phát xuất ra tiếng Pháp hiện đại ngày nay.
Những chủng tộc khác biệt không thể cùng nói chung một ngôn ngữ lâu dài. Những sự tình cờ của các cuộc chinh phục, những lợi ích của việc thương mại, tất nhiên có thể dẫn dắt một dân tộc tiếp nhận một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ, nhưng chỉ trong vài thế hệ, cái ngôn ngữ tiếp nhận sẽ hoàn toàn bị biến cải. Sự biến cải càng sâu xa khi chủng tộc cho vay mượn ngôn ngữ càng dị biệt với chủng tộc đã vay mượn.
Người ta luôn luôn bắt gặp những ngôn ngữ không giống nhau trong những xứ sở mà những chủng tộc khác nhau còn tồn tại. Ấn Độ cung cấp cho chúng ta một thí dụ tuyệt vời về điều này. Trên bán đảo vĩ đại mà những chủng tộc đa phức cư ngụ, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà bác học đã đếm được ở đó hai trăm bốn mươi ngôn ngữ, trong đó một số còn khác nhau nhiều hơn là tiếng Hy Lạp so với tiếng Pháp. Đến hai trăm bốn mươi ngôn ngữ, đó là chưa kể khoảng ba trăm phương ngữ! Trong số những ngôn ngữ này, cái phổ biến nhất hoàn toàn mang tính hiện đại, bởi nó mới tồn tại chưa đến ba thế kỉ; đó là ngôn ngữ Hindustani [nhóm ngôn ngữ lớn ở vùng
Tâ Bắ Ấ Độ b ồ h i ô ữ lớ khá là Hi di h ời
Tây Bắc Ấn Độ, bao gồm hai ngôn ngữ lớn khác là Hindi cho người Ấn giáo và Urdu cho người Islam giáo, chủ yếu ở Pakistan ngày nay - ND], hình thành bởi sự kết hợp của tiếng Ba Tư và tiếng Ả-rập mà những người chinh phục theo đạo Islam sử dụng, cùng với tiếng Hindi là một trong những ngôn ngữ trải rộng nhất trong những vùng bị chiếm đóng. Kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục chẳng bao lâu sẽ quên đi những ngôn ngữ nguyên thủy của họ để nói thứ ngôn ngữ mới này, thích nghi với những nhu cầu của chủng tộc mới sản sinh ra do sự lai giống của những dân tộc đa phức hiện diện.
Tôi không thể khăng khăng đi sâu thêm nữa và bắt buộc phải giới hạn vào việc nêu ra những ý tưởng nền tảng. Nếu tôi có thể đi vào những sự triển khai thiết yếu, tôi sẽ đi quá xa và chỉ nói rằng, khi những dân tộc khác biệt nhau thì những từ ngữ nơi họ được coi như tương ứng lại đại diện cho những phương thức suy nghĩ và cảm thụ cách biệt nhau đến nỗi trong thực tế không có những từ đồng nghĩa, và rằng sự phiên dịch thực sự từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ kia là không thể làm được. Người ta hiểu điều này khi thấy rằng, chỉ xa cách vài thế kỉ trong cùng một xứ sở, trong cùng một chủng tộc, cùng một từ ngữ lại tương ứng với những ý tưởng hoàn toàn không giống nhau.
Điều mà những từ ngữ cổ xưa đại diện là những ý tưởng của những người thời xưa. Những từ ngữ khởi nguồn là những kí hiệu của những sự vật có thật, rồi chẳng mấy chốc ý nghĩa của chúng bị biến dạng theo sau những thay đổi về ý tưởng, phong tục, và tập quán. Người ta tiếp tục lí luận trên những kí hiệu đã được sử dụng rất khó mà thay đổi này, nhưng không còn bất cứ sự tương ứng nào giữa những gì chúng đại diện vào một khoảnh khắc cho sẵn và những gì chúng tạo nghĩa ngày nay. Về những dân tộc rất xa cách với chúng ta, bởi thuộc về những nền văn minh không có gì tương tự với những văn minh của chúng ta, những việc diễn giải chỉ có thể ban cho những từ ngữ hoàn toàn đã trút bỏ nghĩa có thực nguyên thủy của chúng, tức là đánh thức đầu óc chúng ta những ý tưởng không thân thuộc gì với những thứ chúng gợi ra khi xưa. Hiện tượng này là trội bật, nhất là đối với những ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ. Ở dân tộc này với những ý tưởng trôi nổi, và lối luận lí không có chút thân thuộc nào với chúng ta, những từ ngữ không bao giờ có được ý nghĩa chính xác và dứt khoát mà hàng bao thế kỉ và phong cách của tâm trí chúng ta tại Châu Âu cuối cùng đã ban cho chúng. Có những cuốn sách, như những pho kinh Veda của Ấn giáo, không thể phiên dịch được, dù người ta đã thử làm uổng công11. Thâm nhập vào tư tưởng của các cá nhân mà chúng ta đang sống cùng, nhưng lại có những cách biệt nhất định về tuổi tác, giới tính, học thức, đã là rất khó khăn; thâm nhập vào tư tưởng của những chủng tộc mà cát bụi
ủ b hiê thế kỉ đã hất hồ là ô ộ à khô b iờ
của bao nhiêu thế kỉ đã chất chồng là công cuộc mà không bao giờ có một nhà bác học nào có thể hoàn tất được. Tất cả học vấn mà người ta có thể thủ đắc chỉ dùng để vạch ra sự uổng công hoàn toàn của những toan tính như thế.
Những thí dụ nêu trên dù có ngắn gọn và ít được khai triển cũng đủ cho thấy những biến cải mà các dân tộc đã khiến các yếu tố về văn minh mà họ vay mượn phải lãnh chịu. Sự vay mượn thường khi đáng kể, thực vậy những danh xưng thay đổi đột ngột; nhưng trong thực tế sự vay mượn kia luôn luôn là tối thiểu. Cùng với các thế kỉ qua đi, nhờ vào những việc làm chậm chạp của các thế hệ, và theo sau những sự bổ sung kế tục, cuối cùng yếu tố vay mượn khác biệt nhiều với yếu tố mà thoạt đầu nó đã thay thế. Về những biến thiên kế tục này, lịch sử không hề tính đến; vì trên hết vốn gắn chặt vào những vẻ bề ngoài. Chẳng hạn, khi lịch sử nói với chúng ta rằng một dân tộc tiếp nhận một tôn giáo mới, là chúng ta hình dung ngay trong đầu, không phải là những tín ngưỡng đã thực sự được tiếp nhận, mà chính là tôn giáo như chúng ta biết ngày nay., Phải thâm nhập vào sự nghiên cứu gần gũi về những thích ứng chậm chạm này mới hiểu rõ được việc sinh thành của chúng và nắm bắt đựơc những dị biệt phân cách những từ ngữ với những thực tế.
Như vậy, lịch sử của những nền văn minh cấu thành bởi những thích ứng chậm chạp, những biến cải nhỏ bé kế tục. Nếu những biến cải này xuất hiện với chúng ta thình lình và đáng kể, đó là bởi vì, cũng như trong ngành địa chất học, chúng ta xóa bỏ những thời kì trung gian chỉ để nhìn vào những thời kì quá độ.
Trong thực tế, dù người ta có giả thiết một dân tộc thông minh và được thiên bẩm đến đâu, công năng thẩm thấu của dân tộc đó, đối với một yếu tố mới về văn minh, vẫn luôn luôn bị thu hẹp. Những tế bào thần kinh không thể đồng hoá trong một ngày những gì phải mất nhiều thế kỉ mới tạo ra được, và những gì đã thích ứng với những tình tự và với nhu cầu của những cơ thể khác biệt. Chỉ những tích lũy di truyền chậm chạp mới cho phép sự đồng hoá như thế. Khi sau này chúng ta học về sự tiến hóa của những ngành nghệ thuật của người Hy Lạp, là dân tộc thông minh nhất của thời cổ đại, chúng ta sẽ thấy rằng phải mất rất nhiều thế kỉ Hy Lạp mới thoát ra khỏi được những bản sao chép thô thiển khuôn mẫu của Assyria và của Ai Cập, phải qua những giai đoạn kế tục mới đạt tới được những tuyệt tác mà loài người ngày nay còn thán phục.
Tuy thế, tất cả những dân tộc kế tục nhau trong lịch sử – ngoại trừ vài dân tộc nguyên thủy như người Ai Cập và người Chaldea chỉ có việc là đồng hóa, khi biến cải chúng theo cấu tạo tinh thần của họ, những yếu tố về văn minh cấu thành di sản của quá khứ. Sự phát t iể ủ hữ ề ă i h hẳ đã ô ù hậ à lị h ử ủ
triển của những nền văn minh hẳn đã vô cùng chậm, và lịch sử của những dân tộc phức biệt ắt đã chỉ là một sự bắt đầu lại thường hằng, nếu họ không lợi dụng được những tư liệu đã được tinh luyện trước họ. Những nền văn minh được sáng tạo ra, từ bảy hay tám ngàn năm trước, bởi những cư dân ở Ai Cập và ở Chaldea đã hình thành một nguồn mạch tư liệu mà lần lượt tất cả các quốc gia đều tới để hứng nhận. Những nghệ thuật Hy Lạp được sinh ra từ những nghệ thuật đã được sáng tạo trên bờ của những con sông Tigre [thuộc vùng châu thổ Lưỡng Hà, tức Mesopotamia, ngày nay là Iraq - ND] và sông Nil [ở Ai Cập - ND]. Từ phong cách Hy Lạp xuất phát ra phong cách La Mã, rồi phong cách này, hoà trộn với những ảnh hưởng của phương Đông, đã lần lượt phát sinh những phong cách Byzantin, phong cách roman và phong cách gothique – đó là những phong cách biến thiên theo thiên tài và theo tuổi của những dân tộc mà chúng đã nảy sinh, nhưng đều là những phong cách có chung nguồn gốc.
Điều mà chúng ta vừa nói về nghệ thuật đều có thể áp dụng cho tất cả các những yếu tố của một nền văn minh, như là các thiết chế, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Những ngôn ngữ châu Âu phái sinh từ một ngôn ngữ mẹ thuở xưa được dùng ở vùng cao nguyên ở Trung Á [phía Bắc Ấn Độ ngày nay - ND]. Luật pháp của chúng ta là con đẻ của luật La Mã, bản thân thứ này lại là con đẻ của những bộ luật đi trước. Đạo Do thái phái sinh trực tiếp từ những tín ngưỡng thuộc vùng Chaldea, kết hợp với những tín ngưỡng của các giống dân Aryan đạo này đã trở thành tôn giáo vĩ đại điều khiển những dân tộc ở phương Tây từ gần hai ngàn năm nay. Ngay chính những bộ môn khoa học của chúng ta cũng không được như ngày nay, nếu không có công lao khó nhọc của hàng bao thế kỉ. Những người sáng lập vĩ đại của khoa thiên văn học hiện đại, như Copernic, Kepler, Newton gắn bó với Ptolémée, và những sách của ông này còn được dùng để giảng dạy mãi cho đến thế kỉ mười lăm; và Ptolémée, qua ngôi trường ở Alexandrie [một hải cảng ở phía Bắc Ai Cập, nằm trong Địa trung hải, có thư viện lớn nhất thời cổ đại - ND], gắn bó với những người Ai Cập và người Chaldea. Như vậy chúng ta thoáng thấy, mặc dù có những trống vắng lớn lao đầy rẫy trong lịch sử văn minh, một sự tiến hoá chậm chạp về những hiểu biết của chúng ta đã khiến chúng ta đi ngược lại bao thời đại và bao đế quốc, tới mãi tận buổi bình minh của những nền văn minh cổ đại; và khoa học hiện đại ngày nay đang cố gắng kết nối với những thời nguyên thuỷ, khi loài người còn chưa có lịch sử được viết ra. Nhưng nếu nguồn mạch là chung, thì những sự biến cải – tiến bộ hoặc thoái bộ – mà mỗi dân tộc, tùy theo sự cấu tạo tinh thần của mình, đã bắt các yếu tố vay mượn phải gánh chịu, lại rất khác biệt; và chính lịch sử của những sự biến cải này cấu thành lịch sử của những nền văn minh.
Chú t ừ hậ đị h ằ hữ ế tố ề tả h thà h ột
Chúng ta vừa nhận định rằng những yếu tố nền tảng hợp thành một nền văn minh là cá biệt theo từng dân tộc, rằng chúng là hậu quả, là sự biểu hiện cấu trúc tinh thần của dân tộc đó, và bởi vậy chúng không thể đi từ một chủng tộc này sang một chủng tộc khác mà không lãnh chịu những sự thay đổi rất sâu sắc. Chúng ta cũng đã thấy rằng cái che lấp tầm rộng của những sự thay đổi này, một phần là những tất yếu về ngữ học buộc chúng ta phải chỉ định dưới những từ ngữ đồng nhất những sự vật rất là khác biệt; và mặt khác là những tất yếu lịch sử dẫn tới việc người ta chỉ coi xét những hình thức quá độ của một nền văn minh mà không cứu xét tới các hình thức trung gian đã thống nhất chúng lại với nhau. Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ học về những định luật tổng quát của sự tiến hoá các nghệ thuật, chúng ta sẽ có thể chứng tỏ một cách chuẩn xác hơn sự kế tục những thay đổi vốn hoạt động trên những yếu tố nền tảng của một nền văn minh, khi chúng đi từ một dân tộc này tới một dân tộc khác.
Chương 3
Những nghệ thuật biến cải ra sao
Sự áp dụng những nguyên tắc phô bày ra trước đây vào việc nghiên cứu tiến hoá của nghệ thuật ở những dân tộc phương Đông – Ai Cập – Những ý tưởng tôn giáo từ đó phát sinh các nghệ thuật – Những nghệ thuật này ra sao khi được chuyển tải tới những chủng tộc khác nhau: Êthiopia, Hy Lạp, Ba Tư – Sự hạ đẳng nguyên thủy của nghệ thuật Hy Lạp – Sự chậm chạp trong tiến hóa của nghệ thuật Hy Lạp – Sự tiếp nhận và tiến hoá ở Ba Tư của các ngành nghệ thuật Hy Lạp, Ai Cập, Assyria – Những biến cải phải gánh chịu do nghệ thuật tùy thuộc vào chủng tộc, chứ không vào những tín ngưỡng tôn giáo – Những thí dụ do những biến cải lớn mà nghệ thuật Ả-rập gánh chịu theo những chủng tộc đã tiếp nhận đạo Islam – Áp dụng những nguyên tắc này vào việc tìm kiếm cội nguồn và tiến hóa của những nghệ thuật ở Ấn Độ – Ấn Độ và Hy Lạp cùng khởi từ những nguồn mạch chung, nhưng do dị biệt về chủng tộc, lại đi tới những nghệ thuật không chút thân thích – Những biến cải bao la mà kiến trúc đã gánh chịu ở Ấn Độ theo những chủng tộc cư trú ở đó, bất kể sự tương tự về tín ngưỡng.
Khi cứu xét những tương quan kết nối sự cấu tạo tinh thần của một dân tộc với những thiết chế, tín ngưỡng, và ngôn ngữ của nó, tôi đã buộc phải hạn chế vào những chỉ dấu ngắn gọn. Để minh giải những chủ đề này, cần phải có rất nhiều sách.
Về phương diện nghệ thuật, một sự trình bày trong sáng và súc tích dễ dàng hơn nhiều. Một thiết chế, một tín ngưỡng là những thứ còn hồ nghi về định nghĩa và còn tối tăm về thông giải, nên cần phải tìm hiểu những thực tế thay đổi theo mỗi giai đoạn, ẩn giấu đằng sau
những văn bản chết, dấn thân vào cả một công trình tranh biện và phê phán để đi tới những kết luận cuối cùng vẫn còn nhiều dị nghị. Còn những tác phẩm nghệ thuật, nhất là những tượng đài, ngược lại, rất rõ ràng và sự thông giải cũng dung dị. Những cuốn sách bằng đá lung linh hơn những cuốn sách in trên giấy, và là những cuốn sách duy nhất không bao giờ dối trá, và vì lí do này mà tôi đã dành cho chúng một địa vị ưu thế trong các công trình của tôi về lịch sử những nền văn minh ở phương Đông. Tôi luôn luôn có sự nghi ngại lớn nhất đối với những tài liệu văn học. Chúng thường đánh lừa và hiếm khi giáo dục. Tượng đài không mấy khi như vậy. Chính tượng đài là thứ canh giữ tốt nhất những tư tưởng đã chết. Cần phải than phiền về sự mù loà trí tuệ của những chuyên gia chỉ tìm ở các tượng đài những văn khắc.
Vì ậ bâ iờ hú t hã hiê ứ á à h hệ th ật
Vì vậy bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu xem các ngành nghệ thuật biểu hiện cho cấu trúc tinh thần của một dân tộc như thế nào và chúng tự biến cải ra sao khi đi từ nền văn minh này đến nền văn minh khác.
Trong sự xem xét này, tôi chỉ dành riêng để bàn về những ngành nghệ thuật ở phương Đông. Việc hình thành và biến cải của nghệ thuật châu Âu cũng vẫn chịu những định luật đồng nhất, nhưng để chỉ ra sự tiến hoá của các nghệ thuật ở những chủng tộc phức biệt thì cần phải đi vào những chi tiết mà khuôn khổ vô cùng hạn hẹp mà sự nghiên cứu ở đây không kham nổi.
Đầu tiên, chúng ta hãy xét đến nghệ thuật của Ai Cập và xem chúng đã chuyển biến ra sao khi lần lượt đi qua ba giống dân khác nhau: người da đen ở Ethiopia, người Hy Lạp, và người Ba Tư.
Trong tất cả những nền văn minh đã phát triển trên bề mặt của trái đất này, nền văn minh Ai Cập tự diễn giải một cách trọn vẹn nhất trong những nghệ thuật của nó. Ở đây nó được bộc lộ một cách mạnh mẽ và sáng tỏ đến nỗi những loại hình nghệ thuật sinh ra ở đôi bờ của sông Nil chỉ có thể phù hợp với riêng nó, và chỉ được các dân tộc khác tiếp nhận sau khi đã lãnh chịu những cải biến đáng kể.
Những ngành nghệ thuật Ai Cập, nhất là ngành kiến trúc, xuất phát từ một lí tưởng đặc thù, suốt năm mươi thế kỉ, đã là mối quan tâm thường hằng của cả một dân tộc. Ai Cập mơ tưởng đến việc sáng
tạo cho con người một nơi trú ngụ bất hủ, đối diện với cuộc sinh tồn phù du của nó. Chủng tộc này, trái ngược với bao giống dân khác, đã miệt thị cuộc sống và ve vãn cái chết. Cái mà nó quan tâm trên hết là xác ướp bất động với đôi mắt bằng men sứ cẩn trong chiếc mặt nạ bằng vàng, nằm tận đáy mộ nơi trú ngụ tối đen của nó, chiêm ngắm trong vĩnh hằng những linh tự huyền bí khắc vào đá. Tránh khỏi tất cả sự tục hoá trong ngôi nhà mồ rộng như cung điện, xác ướp này tìm thấy, được sơn và khắc trên những bức vách của hành lang vô tận, những gì đã làm y mê say trong suốt cuộc sinh tồn ngắn ngủi ở trần gian.
Kiến trúc Ai Cập trên hết là thứ kiến trúc mang tính tang ma và tôn giáo, ít nhiều có mục tiêu là xác ướp và chư thần. Chính vì họ mà những tầng hầm được đào, những trụ đài được dựng lên, những cột đỡ, các kim tự tháp, những pho tượng khổng lồ ngự trên ngai vàng với cử chỉ vừa rất đỗi oai nghi lại rất đỗi dịu dàng.
Tất cả đều vững chãi và thành khối trong nền kiến trúc này, bởi nó nhắm tới sự tồn tại vĩnh hằng. Nếu người Ai Cập là dân tộc duy nhất thời cổ đại mà chúng ta biết tới, thật vậy, chúng ta có thể nói rằng hệ th ật là biể hiệ t thà h hất ủ tâ hồ ái hủ tộ
nghệ thuật là biểu hiện trung thành nhất của tâm hồn cái chủng tộc đã sáng tạo ra nó.
Các dân tộc rất khác biệt nhau: như người Ethiopia, là giống dân hạ đẳng, còn người Hy Lạp và người Ba Tư, là những giống dân thượng đẳng, hoặc là từ riêng Ai Cập, hoặc là từ cả Ai Cập và Assyria đều đã vay mượn những ngành nghệ thuật của họ. Ta hãy xem những thứ này ra sao dưới bàn tay của họ.
Trước tiên ta hãy xem xét đến dân tộc hạ đẳng nhất trong những điều vừa nêu, tức là người Êthiopia.
Người ta biết rằng vào một thời kì rất tiên tiến của lịch sử Ai Cập (vào triều đại thứ hai mươi tư - ND), những dân tộc của xứ Sudan, lợi dụng sự vô chính phủ và suy đồi của Ai Cập, để chiếm lấy vài tỉnh của nước này và thiết lập một vương quốc mà thủ đô lần lượt là Napata và Meroe, và vương quốc này bảo tồn được độc lập trong nhiều thế kỉ. Bị choáng ngợp bởi nền văn minh của những kẻ bại trận, họ thử sao chép những tượng đài và những ngành nghệ thuật của Ai Cập; nhưng những bản sao chép này, mà ngày nay chúng ta còn có được, thường chỉ là những thứ phác thảo thô thiển nhất. Người Êthiopia là giống da đen man rợ mà sự hạ đẳng về thần kinh kết án họ chẳng bao giờ ra khỏi được sự man rợ; và mặc dù chịu tác động khai hóa văn minh của người Ai Cập diễn ra trong nhiều thế kỉ, thật sự là người Êthiopia không bao giờ thoát khỏi được sự man rợ. Không hề có thí dụ nào trong lịch sử, cổ đại hoặc hiện đại, lại có một đám dân người da đen nào tự nâng lên được một trình độ nhất định về văn minh; và tất cả những lần, do những biến cố, như trong thời cổ đại đã sản sinh ra ở Êthiopia, và ngày nay ở đảo Haiti, hễ một nền văn minh cao cấp rơi vào tay chủng tộc da đen, nền văn minh đó mau chóng bị đưa về những hình thức hạ đẳng thảm hại.
Dưới một vĩ tuyến rất dị biệt, một giống dân khác, khi đó cũng man rợ tương tự, nhưng thuộc chủng tộc da trắng, đó là tộc người Hy Lạp, đã vay mượn những mẫu mực đầu tiên từ Ai Cập và từ Assyria cho những nghệ thuật của họ, và thoạt đầu cũng vậy, bị gò bó vào những sao chép không có hình thù gì. Những sản phẩm nghệ thuật của hai nền văn minh vĩ đại này [tức là Ai Cập và Assyria – ND) được cung cấp cho Hy Lạp bởi dân Phenicie, chủ nhân của những con đường thủy nối kết các bờ của Địa Trung Hải, và bởi những giống dân vùng Tiểu Á, chủ nhân của những con đường bộ dẫn tới Ninive và Babylon [cả hai đều là thành thị lớn ở vùng châu thổ Lưỡng Hà – ND]
Không ai là không biết cuối cùng người Hy Lạp đã tự nâng cao vượt trên những khuôn mẫu kia tới một mức độ nào. Nhưng những phát hiệ ủ kh khả ổ h hiệ đ i i h hứ ằ hữ há
hiện của khoa khảo cổ học hiện đại minh chứng rằng những phác thảo đầu tiên của người Hy Lạp còn rất thô thiển, và họ phải mất nhiều thế kỉ mới vươn tới việc sản sinh ra những kiệt tác khiến họ trở thành bất tử. Cho trọng trách là sự sáng tạo một nền nghệ thuật có bản sắc và cao cấp, từ một nghệ thuật ngoại lai, người Hy Lạp đã phải tiêu phí khoảng bảy trăm năm; nhưng những tiến bộ thực hiện được trong thế kỉ sau cùng mới là đáng kể. Thời gian dài nhất để một dân tộc phải vượt qua, không phải là những giai đoạn thượng đẳng của văn minh mà là những giai đoạn hạ đẳng. Những sản phẩm xưa nhất của nghệ thuật Hy Lạp, những sản phẩm thuộc Kho báu của đảo Mycènes thuộc thế kỉ mười hai trước Công nguyên, chỉ ra những thử nghiệm còn hết sức man rợ, những sao chép thô thiển của những vật thể phương Đông; sáu thế kỉ sau, nghệ thuật vẫn còn mang đậm tính cách phương Đông; pho tượng Apollon ở Ténéa ở Orchomène giống những pho tượng ở Ai Cập một cách lạ lùng; nhưng rồi những tiến bộ cũng đến rất nhanh, và chỉ một thế kỉ sau, họ đã đạt tới nhà điêu khắc Phidias và những pho tượng tuyệt vời ở điện Parthénon [nơi thờ nữ thần Athena – ND], tức là một nền nghệ thuật đã thoát hẳn những cội nguồn phương Đông, và cao cấp hơn rất nhiều so với những kiểu mẫu mà nó đã khởi hứng trong suốt thời gian lâu dài đến vậy.
Đối với kiến trúc cũng như thế, mặc dù những giai đoạn của cuộc tiến hóa này không dễ cho ta thiết lập đến vậy. Chúng ta không biết gì về những cung điện vào thời của những sử thi Homer, khoảng chín thế kỉ trước Công nguyên; như những bức vách bằng đồng đen, những chóp đỉnh sáng loáng đủ màu, những con thú bằng vàng và bạc canh giữ các cổng mà thi sĩ Homer đã miêu tả làm chúng ta mơ tưởng ngay tới những cung điện của Assyria được bao phủ bằng những tấm đồng đen, những viên gạch tráng men, và được canh giữ bởi những con bò mộng điêu khắc. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng biết rằng loại hình xưa nhất của những cột trụ kiểu dorique của Hy Lạp, có lẽ xuất hiện từ thế kỉ thứ bảy trước Công nguyên, được tìm thấy ở Karnak và Béni-Hassan của Ai Cập; rằng cột trụ kiểu ionique có nhiều phần vay mượn từ Assyria; nhưng chúng ta cũng biết rằng từ những yếu tố ngoại lai này, lúc đầu chỉ là mới xếp chồng lên nhau, rồi sau hoà trộn vơi nhau, và cuối cùng là cải biến, từ đó đã phát sinh ra những cây cột mới rất khác biệt với các khuôn mẫu nguyên sơ.
Ở một cực khác của thế giới cổ đại, Ba Tư sẽ cung cấp cho chúng ta một sự tiếp nhận và tiến hoá tương tự, nhưng là sự tiến hoá chưa triệt để vì nó đột ngột bị chặn đứng do cuộc chinh phục của nước ngoài. Ba Tư không có được bảy thế kỉ như Hy Lạp và chỉ có hai trăm năm để tự sáng tạo một nền nghệ thuật. Chỉ có một dân tộc duy nhất là dân Ả-rập cho tới nay là đã thành công trong việc tạo ra một
hệ th ật ó bả ắ à đ bô t ột thời i ắ h
nghệ thuật có bản sắc và đơm bông trong một thời gian ngắn như vậy.
Lịch sử của nền văn minh Ba Tư chỉ mới bắt đầu với hoàng đế Cyrus và những kẻ kế vị, đã thành công trong năm thế kỉ trước Công nguyên, khi chiếm được Babylon và Ai Cập, hai trung tâm lớn của văn minh mà hào quang chiếu rọi thế giới phương Đông khi đó. Người Hy Lạp đến phiên họ cũng sẽ thống trị, nhưng lúc đó chưa đáng kể. Đế quốc Ba Tư trở thành trung tâm của văn minh, mãi đến lúc ba thế kỉ trước Công nguyên khi bị Alexandre lật đổ và đồng thời làm dịch chuyển trung tâm của văn minh thế giới. Không sở hữu một nền nghệ thuật nào khi họ chiếm được Ai Cập và Babylon, Ba Tư đã vay mượn những nghệ sĩ và những kiểu mẫu nghệ thuật của hai nơi này. Quyền lực của họ chỉ kéo dài khoảng hai thế kỉ, họ không có đủ thời gian để biến cải sâu sắc những ngành nghệ thuật này, nhưng khi đến phiên bị lật đổ, họ đã bắt đầu biến cải nó. Những di tích ở Persepolis, ngày nay vẫn còn đứng vững, kể lại cho chúng ta sự hình thành của những biến cải này. Chúng ta tìm thấy ở đó hẳn nhiên là sự hoà nhập, hay đúng hơn là sự xếp chồng, nghệ thuật của Ai Cập và Assyria, pha trộn với vài yếu tố Hy Lạp; tuy nhiên, những yếu tố mới, nhất là cột trụ cao ngất của Persepolis với những đỉnh trụ hai mặt, đã biểu lộ và cho phép chúng ta tiên cảm nếu thời gian cho người Ba Tư không quá hạn hẹp, chủng tộc thượng đẳng này hẳn cũng đã sáng tạo được nền nghệ thuật mang bản sắc riêng, nếu không phải là cũng cao như nghệ thuật của người Hy Lạp.
Chúng ta có được chứng cớ về điều này, khi chúng ta tìm thấy những tượng đài của Ba Tư cả mười hai thế kỉ sau. Triều đại Achéménides bị Alexandre lật đổ, kế tục là triều đại Séleucides, rồi triều đại Arsacides, và sau cùng là triều đại Sassanides, bị người Ả rập lật đổ vào thế kỉ thứ bảy. Với những người Ả-rập, Ba Tư đã thủ đắc một nền kiến trúc mới và khi xứ này lại dựng các tượng đài, họ có một dấu ấn độc đáo không thể chối cãi, do hậu quả của sự kết hợp nghệ thuật Ả-rập với nền kiến trúc cũ của triều đại Achéménides, được biến cải do sự kết hợp vói nghệ thuật mang tính Hy Lạp hoá của triều đại Arsacides [những cánh cổng vĩ đại chiếm hết chiều cao của mặt tiền, những viên gạch tráng men, những vòm cung hình quả trám,v.v…- ND). Đó là một nghệ thuật mới mà sau này đến phiên người Mông Cổ với triều đại Mogols lại cải biến và du nhập vào Ấn Độ.
Trong những thí dụ trước, chúng ta thấy các mức độ biến thiên của những biến cải mà một dân tộc này khiến cho nghệ thuật của dân tộc khác phải lãnh chịu, tùy theo chủng tộc và tùy theo thời gian mà dân tộc này có thể dành cho sự biến cải đó.
Ở iố dâ h đẳ h ời Êthi i ố ó hà b hiê thế
Ở giống dân hạ đẳng như người Êthiopia, vốn có hàng bao nhiêu thế kỉ, nhưng chỉ được phú bẩm một công năng không đủ về thần kinh, chúng ta đã thấy rằng nghệ thuật được vay mượn bị đưa xuống một hình thức hạ đẳng. Ở một chủng tộc vừa cao cấp vừa có nhiều thế kỉ để tôi luyện như người Hy Lạp, chúng ta đã nhận định một sự biến cải hoàn toàn, từ nghệ thuật cũ thành một nền nghệ thuật mới thượng đẳng hơn nhiều. Ở một chủng tộc khác, không cao cấp bằng người Hy Lạp, như người Ba Tư, và khi thời gian chỉ có hạn, chúng ta chỉ thấy một sự khéo léo cực độ trong việc phỏng theo và những khởi đầu của sự biến cải.
Nhưng, ngoài những thí dụ phần lớn là xa xôi mà chúng ta vừa nêu ra, còn có những thí dụ hiện đại hơn nhiều, mà các hình mẫu hãy còn đứng vững, cho thấy tầm lớn của những biến cải mà một chủng tộc bắt buộc khiến cho những nghệ thuật nó vay mượn phải gánh chịu. Những thí dụ này càng tiêu biểu khi liên hệ đến các dân tộc cùng tuyên xưng một tôn giáo, nhưng lại có cội nguồn khác nhau. Tôi muốn nói đến những tín đồ của đạo Islam.
Vào thế kỉ thứ bảy Công nguyên, người Ả-rập chiếm cứ được hầu hết cái thế giới Hy Lạp-La Mã cổ đại, và sớm thiết lập đế chế khổng lồ trải dài từ Tây Ban Nha đến tận trung tâm của châu Á, và chạy suốt phương Bắc của Châu Phi, họ thấy mình đối diện với một nền kiến trúc được định hình rõ rệt: kiến trúc Byzantin. Thoạt tiên, họ đơn giản là tiếp nhận nó, cả ở Tây Ban Nha cũng như ở Ai Cập và Syria, để dựng lên những thánh đường của họ [thánh đường của đạo Islam được gọi là mosquée – ND]. Thánh đường Omar ở Jerusalem [Palestin ngày nay – ND], thánh đường Amrou ở Cairo [thủ đô Ai Cập ngày nay – ND), và những công trình khác ngày nay còn đứng vững đã cho ta thấy sự tiếp nhận này. Nhưng nó không kéo dài trong một thời gian lâu, và người ta thấy những công trình này tự biến cải từ xứ này sang xứ khác, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Trong tác phẩm Lịch sử nền Văn minh của người Ả-rập (Histoire de la Civilisation des Arabes) chúng tôi đã cho thấy sự hình thành của những thay đổi này. Chúng rất đáng kể, đến nỗi một công trình lúc khởi đầu của cuộc chinh phục, như thánh đường Amrou ở Cairo (năm 742) và thánh đường Kait-Bey (năm 1468) của lúc kết thúc giai đoạn vĩ đại của Ả-rập, không có dấu vết nào của sự giống nhau. Chúng tôi đã, bằng những giải thích và bằng những minh họa, cho thấy rằng, trong những xứ sở đa phức chịu quy thuận dưới luật của đạo Islam như Tây Ban Nha, Bắc Phi, Syria, Ba Tư, Ấn Độ, những công trình biểu hiện những dị biệt rất đáng kể, đến nỗi thực sự không thể xếp chúng dưới cùng một chỉ danh, như là người ta có thể làm, chẳng hạn, đối với những công trình kiểu gothique, bởi những thứ sau này mặc dù rất biến thiên, vẫn trình ra một sự tương tự rõ ràng.
Nhữ dị biệt t iệt để t kiế t ú ủ hữ ứ th đ I l
Những dị biệt triệt để trong kiến trúc của những xứ theo đạo Islam không thể quy về sự đa phức của các tín ngưỡng, bởi vì tôn giáo là cùng một thứ; nó quy về những sự phân hướng của các chủng tộc,
ảnh hưởng lên sự tiến hóa của nghệ thuật cũng sâu sắc như vận mệnh của những đế chế.
Nếu điều xác quyết này đúng, chúng ta phải chờ đợi để thấy trong cùng một xứ sở, có nhiều chủng tộc khác nhau cư ngụ, ắt sẽ có những công trình rất không giống nhau, mặc dù có sự đồng nhất của các tín ngưỡng và sự thống nhất của sự chế ngự chính trị. Đó chính là điều mà người ta có thể quan sát ở Ấn Độ. Chính ở nơi này mà ta dễ dàng thấy nhất những thí dụ hỗ trợ cho các nguyên lí tổng quát được trình bày trong sách này, và chính vì thế mà tôi luôn quay trở lại đây. Bán đảo Ấn Độ vĩ đại cấu thành cuốn sách gợi ý nhất và mang tính triết học nhất trong những cuốn sách về lịch sử. Thực vậy, Ấn Độ ngày nay là miền đất duy nhất mà người ta chỉ cần di chuyển trong không gian là có thể tùy ý di chuyển trong thời gian, gặp lại những chuỗi giai đoạn kế tục còn đang sống động mà loài người đã phải trải qua để đạt tới những trình độ thượng đẳng về văn minh. Tất cả những hình thức của cuộc tiến hoá đều được thấy ở đó: ở đó thời đại đồ đá cũng có những đại diện, cũng như thời đại điện khí, và thời đại máy hơi nước. Không ở đâu người ta có thể thấy rõ hơn như thể vai trò của những nhân tố lớn chủ trì việc hình thành và tiến hoá của những nền văn minh.
Chính trong sự áp dụng những nguyên lí được khai triển trong tác phẩm này mà tôi đã thử giải quyết một vấn đề đã được tìm kiếm từ lâu: nguồn gốc của những nghệ thuật ở Ấn Độ. Chủ đề này rất ít được biết đến và cấu thành sự áp dụng lí thú cho những ý tưởng của chúng tôi về tâm lí các dân tộc; sau đây chúng tôi sẽ tóm lược những đường nét thiết yếu nhất của sự áp dụng đó�.
Về phương diện nghệ thuật, Ấn Độ xuất hiện rất trễ trong lịch sử. Những tượng đài cổ xưa nhất của Ấn Độ, chẳng hạn như những trụ cột do hoàng đế Asoka sai dựng lên [tức vua Adục, vừa để lưu trữ những xá lợi của Đức Phật Thích ca, vừa để ghi khắc những lời dạy căn bản của ngài, tại bốn phương tám hướng của Ấn Độ, từ thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, ngày nay một số còn tồn tại - ND], những đền đài ở Karli, Bharhut, Sanchi, v.v…chỉ mới có vào thế kỉ thứ hai trước Công nguyên. Khi chúng được xây dựng, phần lớn những nền văn minh cố cựu của thế giới cổ đại, như nền văn minh của Ai Cập, Ba Tư, Assyria, và ngay cả nền văn minh của Hy Lạp, đã chấm dứt chu kì của chúng và nhập vào bóng đêm của suy tàn. Chỉ có một nền văn minh duy nhất lúc đó thay thế tất cả chính là nền văn minh La Mã. Thế giới khi đó chỉ biết đến một chủ nhân thôi.
Ấ Độ hiệ ất á t ễ từ bó tối ủ lị h ử h ậ đã ó thể
Ấn Độ, hiện xuất quá trễ từ bóng tối của lịch sử, như vậy đã có thể vay mượn nhiều điều ở các nền văn minh đi trước; nhưng sự cô lập thâm sâu mà chỉ mới đây thôi người ta còn thừa nhận là từ trước tới sau Ấn Độ đã sống trong đó, và sự độc đáo gây kinh ngạc của những đền đài của nó, không gì thân thích lộ rõ với tất cả những nền văn minh đi trước, từ lâu đã gạt bỏ mọi giả thiết về những sự vay mượn ngoại lai.
Bên cạnh sự độc đáo không thể chối cãi của chúng, những đền đài đầu tiên của Ấn Độ cũng bày ra một sự thượng đẳng về thực hiện mà, trong chuỗi những thế kỉ kế tiếp, nó không vượt trội nổi. Những tác phẩm đạt tới sự hoàn hảo như thế, chắc chắn trước đó đã phải có những sự mò mẫm; nhưng, mặc dầu những sự nghiên cứu tỉ mỉ nhất, người ta vẫn không tìm được bất cứ phác thảo, đền đài nào, ở cấp bậc hạ đẳng hơn phơi bày dấu vết của những sự mò mẫm kia.
Sự phát hiện gần đây, trong một số vùng nhất định bị cô lập ở miền Tây Bắc của bán đảo Ấn Độ, những mảnh vụn của các pho tượng và những đền đài cũng phơi bày các ảnh hưởng hiển nhiên của Hy Lạp, cuối cùng đã khiến những nhà Ấn Độ học phải tin rằng, Ấn Độ đã vay mượn nền nghệ thuật của mình từ Hy Lạp.
Áp dụng những nguyên lí được trình bày ra trước đây và sự khảo sát thâm sâu về phần lớn những tượng đài còn tồn tại ở Ấn Độ đã dẫn chúng tôi tới một giải đáp hoàn toàn khác biệt. Theo chúng tôi, Ấn Độ, mặc dù có tình cờ tiếp xúc với văn minh Hy Lạp, đã không hề vay mượn bất cứ thứ nào trong nền nghệ thuật của xứ này và cũng không thể cho Hy Lạp vay mượn bất cứ thứ gì. Cả hai chủng tộc hiện diện quá khác nhau, tư tưởng của họ không giống nhau, những thiên tài nghệ thuật của họ không tương thích với nhau, để có thể ảnh hưởng lên nhau.
Việc khảo sát những đền đài cổ xưa rải rác ở Ấn Độ, mặt khác, cho thấy ngay rằng giữa nền nghệ thuật của Ấn Độ và Hy Lạp không có bất cứ sự thân thích nào, trong khi tất cả những đền đài ở Châu Âu của chúng ta đều chứa đầy những yếu tố vay mượn từ nghệ thuật
Hy Lạp, những đền đài của Ấn Độ tuyệt đối không trình ra yếu tố nào như thế. Việc nghiên cứu phiến diện nhất cũng cho thấy chúng ta đang giáp mặt với những chủng tộc cực kì khác biệt nhau, và không bao giờ lại có những thiên tài không giống nhau đến như thế – tôi còn nói thêm rằng phản cảm với nhau đến vậy – như là thiên tài của Hy Lạp và của Ấn Độ.
Khái niệm tổng quát này chỉ càng sâu sắc thêm khi người ta thâm nhập hơn nữa vào việc nghiên cứu những đền đài của Ấn Độ và vào tâm lí sâu thẳm của những dân tộc đã sáng tạo nên chúng. Người ta hải hậ đị h ằ thiê tài ủ Ấ Độ á bả ắ
phải nhận định ngay rằng thiên tài của Ấn Độ quá mang bản sắc riêng để có thể lãnh chịu một ảnh hưởng ngoại lai xa xăm với tư tưởng của mình. Hẳn nhiên, Ấn Độ đã có thể bị áp đặt ảnh hưởng ngoại lai này; nhưng dù người ta có giả thiết là nó kéo dài đến đâu, ảnh hưởng đó vẫn là vô cùng ngoài mặt và nhất thời. Dường như giữa sự cấu tạo tinh thần của những chủng tộc đa phức của Ấn Độ và của những dân tộc khác đã có các rào cản cũng cao như những chướng ngại ghê gớm mà tự nhiên đã tạo dựng giữa bán đảo vĩ đại này với những miền khác của trái đất. Thiên tài của Ấn Độ quá đặc biệt đến nỗi bất kể vật thể nào mà sự tất yếu áp đặt lên nó sự bắt chước, lập tức vật thể đó bị biến cải và mang tính Ấn Độ. Ngay cả trong kiến trúc, vốn khó che giấu sự vay mượn, cá tính của cái thiên tài đặc biệt này, cái công năng biến dạng nhanh chóng này, vẫn mau chóng bộc lộ ngay. Người ta rất có thể khiến một kiến trúc sư Ấn Độ sao chép một cột trụ của Hy Lạp, nhưng người ta không thể nào ngăn y mau chóng biến cải nó thành một cột trụ mà thoạt nhìn người ta sẽ khẳng định là mang tính Ấn Độ. Thậm chí ngay thời bây giờ, khi ảnh hưởng của châu Âu mạnh mẽ đến thế ở Ấn Độ, người ta vẫn quan sát được những sự biến cải như thế xảy ra hàng ngày. Đưa cho một nghệ sĩ Ấn Độ bất cứ kiểu mẫu Châu Âu nào để sao chép, y sẽ tiếp nhận cái dạng thức tổng quát, nhưng y sẽ cường điệu một số những phần nhất định, và sẽ nhân lên gấp bội, đồng thời làm biến dạng những chi tiết về trần thiết trang hoàng, và khi đến bản sao chép lần thứ nhì hoặc lần thứ ba thì tất cả tính chất Tây phương đều bị trút bỏ để chỉ chuyên biệt mang tính cách Ấn Độ.
Tính chất nền tảng của kiến trúc Ấn Độ – và lại tìm thấy trong văn học, thân thuộc rất gần vì lí do cấu trúc – là một sự cường điệu tràn bờ, sự vô cùng phong phú về chi tiết, sự phức hợp vốn chính là thứ đối cực với tính đơn sơ chính trực và lạnh lùng của nghệ thuật Hy Lạp. Trên hết khi nghiên cứu những nghệ thuật của Ấn Độ mà người ta hiểu rõ được những tác phẩm tạo hình của một chủng tộc thường có tương quan với sự cấu tạo tinh thần của nó ở mức độ nào đó, và hình thành ngôn ngữ trong sáng nhất cho những ai biết cách thông giải chúng. Nếu những người Ấn Độ đã, giống như những người Assyria, biến khỏi lịch sử, thì những phù điêu của đền đài, những pho tượng và những công trình của họ, cũng đủ để bộc lộ quá khứ của họ cho chúng ta. Điều những thứ này nói với chúng ta, trên hết, đó là tinh thần có tính phương pháp và sáng tỏ của người Hy Lạp chưa bao giờ tác động chút ảnh hưởng nhẹ nhàng nhất nào phớt qua trí tưởng tượng tràn bờ và vô phương pháp của người Ấn Độ. Chúng cũng làm cho ta hiểu rõ rằng tại sao ảnh hưởng của Hy Lạp ở Ấn Độ không thể nào khác hơn là mang tính nhất thời và luôn luôn giới hạn vào khu vực bị áp đặt ngay tức thời.
S hiê ứ khả ổ h ề hữ t đài đã h hé hú
Sự nghiên cứu khảo cổ học về những tượng đài đã cho phép chúng ta củng cố, bằng những tài liệu chính xác, điều mà sự hiểu biết tổng quát về Ấn Độ và tinh thần Ấn Độ đã bộc lộ tức khắc. Nó cho phép chúng ta nhận định sự kiện kì quái này là, nhiều lần và nhất là trong suốt hai thế kỉ đầu của Công nguyên, những vị quân vương của Ấn Độ có giao dịch với những vị vua thuộc triều đại Arsacides của Ba Tư, nơi mà nền văn minh vốn thấm nhuần ảnh hưởng của Hy Lạp, đã muốn du nhập nghệ thuật Hy Lạp vào Ấn Độ, nhưng chưa bao giờ thành công để nó tồn tại được ở xứ này.
Nền nghệ thuật vay mượn đó, hoàn toàn mang tính chất khách quan, và không tương quan gì với tư tưởng của nhân dân mà nền nghệ thuật này được đưa vào, luôn luôn biến mất cùng với ảnh hưởng chính trị đã làm nó phát sinh. Mặt khác, nó quá phản cảm với thiên tài Ấn Độ, dù rằng, ngay cả trong giai đoạn nó được áp đặt, đã có đôi chút ảnh hưởng lên nghệ thuật dân tộc. Thực vậy, người ta không tìm lại được, trong những đền đài Ấn Độ đương thời hoặc về sau, như vô số các công trình ngầm dưới mặt đất, chút dấu vết nào của những ảnh hưởng Hy Lạp. Mặt khác, những ảnh hưởng này rất dễ dàng để nhận biết nên không thể nào không nhận ra. Ngoài cái toàn thể, luôn luôn là đặc trưng, còn có những chi tiết kĩ thuật, nhất là những công việc đắp y cho các pho tượng, lập tức bộc lộ dấu tay của một nghệ sĩ Hy Lạp.
Sự biến mất của nghệ thuật Hy Lạp ở Ấn Độ, cũng đột ngột như sự xuất hiện của nó, và chính tính đột ngột này cho thấy, đến mức độ nào đó thì nền nghệ thuật nhập cảnh, bị áp đặt một cách khách quan nhưng không hề tương hợp gì với nhân dân đã phải tiếp nhận nó. Vậy là không bao giờ những nghệ thuật biến mất nơi một dân tộc; nó tự biến cải, và nghệ thuật mới luôn luôn vay mượn chút gì đó từ nền nghệ thuật mà nó kế thừa. Đột ngột nhập vào Ấn Độ, nghệ thuật Hy Lạp cũng đột ngột biến mất như thế, và thi triển ở đó ảnh hưởng cũng là con số không, chẳng khác nào những tượng đài châu Âu mà người Anh kiến thiết ở đó từ hai thế kỉ nay.
Sự vắng mặt hiện thời ảnh hưởng của những nghệ thuật châu Âu ở Ấn Độ, mặc dù có hơn một thế kỉ thống trị tuyệt đối, có thể gần sát với sự ít ảnh hưởng của những nghệ thuật mười tám thể kỉ trước đây. Người ta không thể chối bỏ rằng ở đó có sự bất tương thích về những tình tự mĩ học, bởi những nghệ thuật của đạo Islam, dù cũng xa lạ với Ấn Độ như những nghệ thuật Châu Âu, lại được bắt chước trên khắp mọi miền của bán đảo này. Ngay cả những vùng mà người theo đạo Islam chưa bao giờ sở hữu bất cứ quyền lực nào, hiếm khi thấy một ngôi đền lại không chứa vài đường nét trang hoàng mang tính Ả-rập. Hẳn nhiên, giống như vào thời đại xa xưa của vua
K i hk à hú t thấ hữ tiể ( j h) h tiể
Kanishka, ngày nay chúng ta thấy những tiểu vương (rajah), như tiểu vương xứ Gwalior, bị cám dỗ bởi sự huy hoàng của quyền lực những người nước ngoài, đã xây cất những cung điện châu Âu theo phong cách Hy Lạp-La Mã, nhưng – cũng giống như thời của vua Kanishka – nghệ thuật quan phương này, chồng lên nghệ thuật bản địa, hoàn toàn không có ảnh hưởng gì lên thứ sau này.
Vậy là ngày xưa nghệ thuật Hy Lạp và nghệ thuật Ấn Độ đã tồn tại bên nhau, như nghệ thuật châu Âu và nghệ thuật Ấn Độ ngày nay, nhưng không bao giờ ảnh hưởng tới nhau. Còn về những gì liên quan tới những tượng đài của Ấn Độ nói riêng, không hề có cái nào mà người ta có thể nói rằng trong tổng thể hay trong chi tiết lại trình ra một sự giống nhau bất kì, dẫu có xa xôi, với một tượng đài Hy Lạp.
Trong sự bất lực của nghệ thuật Hy Lạp không thể cấy vào Ấn Độ có một điều nổi bật, đó là ta phải gán cho sự bất tương thích này mà chúng tôi đã báo hiệu giữa tâm hồn của hai chủng tộc, chứ không phải gán cho thứ vô năng bẩm sinh nào của Ấn Độ trong việc đồng hóa một nghệ thuật ngoại lai, bởi vì Ấn Độ biết cách đồng hóa và biến cải những nghệ thuật tương quan với cấu tạo tinh thần của nó.
Những tư liệu về khảo cổ học mà chúng tôi đã có thể tập hợp được đã chứng tỏ rằng, thực vậy chính Ba Tư là xứ mà Ấn Độ đã yêu cầu về nguồn gốc những nghệ thuật của nó; không phải cái xứ Ba Tư phần nào đã Hy Lạp hoá vào thời của triều đại Arsacides, mà là xứ Ba Tư kế thừa những nền văn minh cổ kính của xứ Assyria và Ai Cập. Người ta biết rằng vào năm 330 trước Công nguyên, khi Alexandre lật đổ vương triều Achéménides, thì Ba Tư đã sở hữu một nền văn minh sáng chói từ hai thế kỉ. Hẳn nhiên, họ chưa tìm thấy công thức cho một nền nghệ thuật mới, nhưng sự pha trộn nghệ thuật của Ai Cập và Assyria mà họ kế thừa, đã sản sinh ra những tác phẩm đáng kể. Chúng ta có thể phán đoán điều này qua những di tích còn tồn tại ở Persepolis. Ở đó, những trụ đỡ của Ai Cập, những con bò mộng mang đôi cánh của Assyria, và ngay cả vài yếu tố Hy Lạp, cho chúng ta thấy rằng, trên vùng đất giới hạn này của Châu Á, vẫn có sự hiện diện của tất cả những nền nghệ thuật của các nền văn minh lớn đi trước.
Chính Ba Tư là nơi Ấn Độ đã tới để tiếp nguồn, nhưng trong thực tế Ấn Độ đã tiếp nguồn nghệ thuật của vùng Chaldea và Ai Cập, mà Ba Tư đã tự buộc phải vay mượn trước kia.
Việc nghiên cứu những tượng đài của Ấn Độ đã bộc lộ các vay mượn mà những tượng đài này đã sống từ khi khởi nguồn; nhưng, để nhận định điều này, cần phải tiếp cận với những tượng đài cổ xưa nhất: tâm hồn Ấn Độ quá đặc biệt đến nỗi những sự vật vay mượn hải lã h hị để thí h ứ ới hữ iệ ủ Ấ Độ hữ
phải lãnh chịu để thích ứng với những quan niệm của Ấn Độ, những sự biến cải đến mức chúng mau chóng trở nên không còn nhận ra được nữa.
Tại sao Ấn Độ, vốn tỏ ra không thể vay mượn bất cứ thứ gì ở Hy Lạp, ngược lại, tỏ ra thuận lợi đến thế khi vay mượn ở Ba Tư? Đó hiển nhiên là vì những nghệ thuật của Ba Tư rất tương quan với cấu trúc của tinh thần Ấn Độ, trong khi nghệ thuật của Hy Lạp lại không hề xảy ra điều này. Những hình thức đơn giản, những bề mặt không mấy trang hoàng của tượng đài Hy Lạp không thể phù hợp với tinh thần Ấn Độ, trong khi đó những hình thức quằn quại, sự bồng bột về trang hoàng, sự phong phú về trần thiết của những tượng đài Ba Tư hẳn là quyến rũ được tinh thần của Ấn Độ.
Mặt khác, không chỉ vào thời kì xa xăm đó, trước Công nguyên, khi Ba Tư đại diện cho Ai Cập và Assyria, bằng những nghệ thuật của mình, lại thi triển ảnh hưởng lên Ấn Độ. Rất nhiều thế kỉ về sau, khi những tín đồ của đạo Islam xuất hiện ở bán đảo Ấn Độ, nền văn
minh của họ, khi đi vượt qua Ba Tư, đã thấm đẫm những yếu tố của xứ này; và khi nền văn minh này tới Ấn Độ, cái nó mang theo là một nghệ thuật, trên hết, mang tính cách Ba Tư và vẫn còn lưu giữ dấu vết của những truyền thống xưa của Assyria và được tiếp nối bởi vương triều Achéménides. Những cánh cửa khổng lồ của những thánh đường đạo Islam, và trên hết là những viên gạch tráng men phủ lên những thánh đường này, là những vết tích của văn minh Chaldea-Assyria. Ấn Độ còn biết cách đồng hóa những nghệ thuật này, bởi chúng tương quan với thiên tài của chủng tộc Ấn Độ, trong khi nghệ thuật Hy Lạp cổ xưa, như nghệ thuật Châu Âu bây giờ, phản cảm sâu xa với cung cách cảm thụ và suy tư của Ấn Độ, vẫn luôn luôn không có ảnh hưởng gì trên nó.
Vậy là, không phải Hy Lạp, như những nhà khảo cổ học còn chủ trương, mà chính là Ai Cập và Assyria – qua sự trung gian của Ba Tư – mới là điều mà Ấn Độ gắn bó. Ấn Độ không mượn gì của Hy Lạp, nhưng cả Hy Lạp và Ấn Độ đều tiếp nhận cùng những nguồn mạch, kho báu chung, là nền tảng của tất cả mọi văn minh, vốn tinh luyện trong nhiều thế kỉ bởi những dân tộc của Ai Cập và của Chaldea. Hy Lạp đã vay mượn, qua trung gian là người Phénicie và những giống dân ở Tiểu Á; Ấn Độ, qua trung gian là Ba Tư. Như thế, những nền văn minh của Hy Lạp và của Ấn Độ đều quay về một nguồn mạch chung; tuy nhiên, trong hai miền đất, những dòng chảy phát xuất từ nguồn mạch chung đó – tuỳ theo thiên tài của mỗi chủng tộc – lại phân hướng sâu sắc.
Nhưng nếu, như chúng tôi đã nói, nghệ thuật có tương quan mật thiết với cấu tạo tinh thần của mỗi chủng tộc và nếu vì lí do cùng một ề hệ th ật đ hữ hủ tộ khô iố h
nền nghệ thuật, được những chủng tộc không giống nhau vay mượn, sẽ khoác lấy những hình thức rất khác biệt; chúng ta phải chờ đợi là Ấn Độ, được cư ngụ bởi các chủng tộc rất phức biệt, sở hữu những nghệ thuật rất khác nhau, những phong cách về kiến trúc không tương đồng, mặc dù có sự đồng nhất về tín ngưỡng.
Sự khảo sát các tượng đài thuộc những vùng phức biệt của Ấn Độ cho thấy tình trạng đó đến mức độ nào. Những sự dị biệt giữa các tượng đài còn sâu sắc đến nỗi chúng ta chỉ có thể xếp chúng theo
vùng, tức là theo chủng tộc, chứ không thể theo tôn giáo của những dân tộc đã kiến thiết lên chúng.
Không có sự tương tự nào giữa những tượng đài ở phương Bắc và phương Nam Ấn Độ được dựng lên trong cùng một thời kì, dù những dân tộc ấy tuy rằng họ vẫn tuyên xưng một tôn giáo giống nhau. Ngay cả dưới sự thống trị của những người theo đạo Islam, tức là trong thời kì sự thống nhất chính trị của Ấn Độ trọn vẹn nhất, khi ảnh hưởng của quyền lực trung ương lớn lao nhất, những công trình thuần túy của đạo Islam vẫn trình ra những dị biệt sâu sắc từ vùng này tới vùng khác. Mặc dù một thánh đường ở Ahmedabad, ở Lahore, ở Agra hay ở Bijapour cùng hiến cho sự thờ phụng cũng chỉ trình ra một sự thân thích rất nhạt nhòavà nhỏ bé, thua xa sự gắn bó thân thiết một công trình của thời Phục hưng với những công trình của thời gothique.
Không phải chỉ có kiến trúc mới khác biệt ở Ấn Độ từ chủng tộc này sang chủng tộc khác, việc dựng tượng cũng biến thiên như thế trong những vùng phức biệt, không chỉ bởi những loại hình được đại diện,
mà còn vì cung cách xử lí những loại hình này. Người ta hay so sánh những phù điêu hoặc những pho tượng ở Sanchi với những thứ này ở Bharhut gần như cùng lúc, tuy thế, sự dị biệt đã bộc lộ. Sự dị biệt này còn lớn hơn nữa khi người ta so sánh những pho tượng và những phù điêu của tỉnh Orissa với những thứ ở Bundelkund, hoặc thêm nữa những pho tượng ở Mysore với những pho tượng ở những ngôi đền lớn ở miền Nam Ấn Độ. Ảnh hưởng của chủng tộc xuất hiện khắp mọi nơi. Ngoài ra ảnh hưởng này còn xuất hiện cả trong những nghệ phẩm nhỏ bé nhất: không ai không biết rằng chúng khác biệt từ miền này sang miền khác của Ấn Độ. Không cần có con mắt tinh tường để nhận biết được một chiếc tủ gỗ lớn được chạm khắc ở Mysore với chiếc tủ được chạm khắc như thế ở Guzrat, hoặc để phân biệt một đồ trang sức ở bờ biển Orissa với một đồ trang sức ở bờ biển Bombay.
Hẳn nhiên, kiến trúc của Ấn Độ, giống như kiến trúc của tất cả các dân tộc phương Đông, chủ yếu mang tính tôn giáo; nhưng dù ảnh
h ở tô iá ó lớ đế đâ hất là ở h Đô thì ả h
hưởng tôn giáo có lớn đến đâu, nhất là ở phương Đông, thì ảnh hưởng của chủng tộc còn đáng kể hơn rất nhiều.
Tâm hồn của chủng tộc, vốn điều khiển vận mệnh các dân tộc, vậy là cũng điều hành luôn những tín ngưỡng, thiết chế, và nghệ thuật của họ. Dù chúng ta nghiên cứu yếu tố nào của văn minh thì đều luôn luôn gặp lại tâm hồn này. Nó là quyền lực duy nhất mà không quyền lực nào khác có thể chiếm ưu thế hơn. Nó đại diện cho trọng lượng của hàng ngàn thế hệ, là sự tổng hợp tư tưởng của họ.
CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ CÁC DÂN TỘC CŨNG NHƯ HẬU QUẢ TÍNH CHẤT CỦA HỌ Chương 1
Những thiết chế xuất phát từ tâm hồn các dân tộc ra sao
Lịch sử một dân tộc luôn xuất phát từ cấu tạo tâm thần của nó – Những thí dụ phức biệt – Những thiết chế chính trị của nước Pháp xuất phát từ tâm hồn của chủng tộc này ra sao – Sự bất biến thực sự của chúng dưới sự biến thiên bề ngoài – Những đảng phái chính trị dị biệt nhất của chúng ta, dưới những danh xưng khác nhau, theo đuổi những mục tiêu chính trị đồng nhất – Lí tưởng của chúng luôn luôn là sự tập quyền và sự hủy diệt sáng kiến cá nhân vì lợi ích Nhà nước – Cuộc Cách mạng Pháp chỉ thi hành chương trình của vương quyền cổ xưa ra sao – Sự đối lập lí tưởng chủng tộc Anglo-Saxon với lí tưởng Latinh – Sáng kiến của công dân thế chỗ cho sáng kiến của Nhà nước – Những thiết chế của các dân tộc luôn luôn xuất phát từ tính chất của họ.
Lịch sử trong những đường nét lớn có thể được coi là sự phô diễn đơn thuần những kết quả sinh ra bởi sự cấu tạo tâm lí của các chủng tộc. Lịch sử phát xuất từ sự cấu tạo này, cũng như những cơ quan hô hấp của các loài cá phát xuất từ đời sống dưới nước của chúng. Không biết trước về cấu tạo tinh thần của một dân tộc, lịch sử sẽ xuất hiện như một sự hỗn mang của những biến cố được điều khiển bằng sự tình cờ. Khi người ta biết được tâm hồn của một dân tộc, đời sống của nó, trái lại, sẽ phơi bày như là hệ quả hợp quy tắc và định mệnh do những tính chất tâm lí của dân tộc đó. Trong tất cả các biểu hiện về đời sống của một quốc gia, chúng ta luôn luôn tìm thấy tâm hồn bất biến của chủng tộc ấy đan dệt nên số phận của chính nó.
Trên hết, chính những thiết chế chính trị mới bộc lộ rõ nét nhất sức mạnh ngự trị của tâm hồn chủng tộc. Chúng ta dễ dàng minh chứng điều đó bằng vài thí dụ như sau đây.
Đầu tiên là trường hợp nước Pháp, một trong những nước chịu những đảo lộn sâu xa nhất, nơi, chỉ trong vài năm, những thiết chế chính trị dường như đã thay đổi triệt để nhất, những đảng phái chính trị dường như phân hướng cách li nhau nhiều nhất. Nếu chúng ta xét về phương diện tâm lí, những ý kiến ngoài mặt rất không giống nhau, nhũng đảng phái không ngừng tranh đấu với nhau, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, trong thực tế, chúng thực sự có một đáy tầng hoàn toàn
đồ hất à đ i diệ hí h á h lí t ở ủ òi iố Phá Dù
đồng nhất và đại diện chính xác cho lí tưởng của nòi giống Pháp. Dù khăng khăng không thỏa hiệp, cấp tiến, bảo hoàng, theo chủ nghĩa xã hội, tóm lại tất cả những kẻ bảo vệ những chủ thuyết phức biệt nhất, đều theo đuổi với những tên gọi khác nhau, một mục đích hoàn toàn đồng nhất: sự hấp thu của cá nhân do Nhà nước. Điều mà tất cả chúng ta mong muốn với cùng sự nhiệt tình, đó là chế độ xưa trung ương tập quyền và mang tính hoàng đế của Đế chế La Mã, trong đó, nhà nước điều khiển tất cả, quy hoạch tất cả, hấp thu tất cả, định ra những chi tiết nhỏ nhặt nhất cho đời sống các công dân, và như thế khiến cho các công dân không được bộc lộ bất kì chút ánh sáng của suy tư và sáng kiến. Dù quyền lực đứng đầu của Nhà nước có mang tên là vua, hoàng đế, tổng thống, v.v… thì không có gì quan trọng; quyền lực này, dù có thế nào, vẫn cưỡng hành cùng một lí tưởng và nó chính là sự biểu lộ những tình tự của tâm hồn chủng tộc. Tâm hồn này không dung thứ cho bất cứ điều gì khác.
Vậy nên sự cực kì bức xúc của chúng ta, khuynh hướng rất dễ dãi của chúng ta về sự bất mãn với những gì xung quanh, ý tưởng rằng một chính quyền mới sẽ làm cho số phận của chúng ta được hạnh phúc hơn khiến chúng ta không ngừng thay đổi những thiết chế chính trị, thì tiếng nói hùng mạnh của tiền nhân quá cố vẫn dẫn lối chúng ta, đã bó buộc chúng ta chỉ thay đổi được những danh xưng và vẻ bề ngoài. Sức mạnh vô thức của tâm hồn chủng tộc chúng ta tác động đến nỗi không nhận ra ảo tưởng mà chúng ta đều là nạn nhân.
Nếu người ta chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, hẳn nhiên không có gì khác biệt với chế độ cũ hơn là chế độ mà Đại Cách mạng Pháp đã tạo ra. Tuy nhiên, và hẳn người ta không ngờ, trong thực tế, cuộc cách mạng này chỉ tiếp nối của truyền thống hoàng gia, khi hoàn tất công cuộc trung ương tập quyền mà chế độ quân chủ đã khởi đầu từ mấy thế kỉ trước. Nếu cả vua Louis XIII và Louis XIV cùng sống dậy để phán đoán về công trình của cuộc Cách mạng, không nghi ngờ gì là họ sẽ trách móc một số điều bạo động đã đi kèm với việc thực hiện này, nhưng họ hẳn sẽ coi nó là phù hợp một cách nghiêm ngặt với những truyền thống và chương trình của họ, và còn thừa nhận là vị tổng trưởng thừa hành lệnh của họ để thực hiện chương trình đó cũng chẳng thể nào thành công hơn. Họ ắt sẽ nói cái chính quyền ít mang tính cách mạng nhất mà nước Pháp từng biết tới chính là chính quyền của thời Cách mạng. Ngoài ra, họ ắt nhận định là, từ một thế kỉ nay, không hề có một chế độ nào trong những chế độ phức biệt kế tục nhau ở nước Pháp, đã thử tìm cách động chạm tới công cuộc này, bởi nó đúng là kết quả của một cuộc tiến hóa hợp quy tắc, sự tiếp tục của lí tưởng quân chủ và sự biểu hiện cho thiên tài của nòi giống. Hẳn là, những bóng ma lẫy lừng kia, bằng trải
hiệ lớ l ủ h ắt là t ì h hữ hê há à ó thể h
nghiệm lớn lao của họ, ắt là trình ra những phê phán, và có thể họ còn nêu nhận xét là khi thay đổi thế cấp quý tộc chính phủ [la caste aristocratique gouvernementale – ND] bằng cái thế cấp hành chính [la caste administrative - ND), người ta đã tạo ra cho nhà nước một quyền lực phi nhân cách còn đáng sợ hơn của giai cấp quý tộc cũ, bởi vì đó là quyền lực duy nhất, thoát khỏi những sự thay đổi chính trị, sở hữu những truyền thống, tinh thần của đoàn thể, sự khiếm khuyết của trách nhiệm, và sự trường cửu, tức là một chuỗi điều kiện tất yếu đưa chính phủ trở thành chủ nhân duy nhất. Tuy vậy, tôi tin rằng họ sẽ không khăng khăng quá đáng về sự phản biện này, vì xét rằng các dân tộc Latinh ít quan tâm tới tự do và quan tâm nhiều tới bình đẳng, hẳn dễ dàng hỗ trợ tất cả những sự chuyên chế, với chỉ điều kiện duy nhất là những sự chuyên chế này mang tính phi nhân cách. Có lẽ, họ còn thấy những quy luật vô số kia là quá đáng và quá độc tài, là ngày nay có hàng ngàn những mối ràng buộc bao quanh những hành vi nhỏ nhặt nhất của sinh hoạt, và ắt hẳn họ nhận xét rằng khi nhà nước đã hấp thu tất cả, quy hoạch tất cả, tước bỏ của những công dân mọi sáng kiến, thì tự khắc chúng ta thấy mình, mà không cần bất kì một cuộc cách mạng nào mới, nằm trọn vẹn ngay giữa chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi xưa những ánh sáng thần linh soi chiếu cho các bậc quân vương, hoặc không có những ánh sáng toán học dạy bảo cho biết những hậu quả tăng trưởng theo cấp số nhân, thì những nguyên nhân kia vẫn tồn tại, cho phép họ quan niệm rằng chủ nghĩa xã hội không khác gì khác ngoài sự biểu hiện tối hậu của ý tưởng quân chủ, mà cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 chỉ là một giai đoạn gia tốc mà thôi.
Vậy là, trong những thiết chế của một dân tộc, chúng ta tìm thấy được vừa là những hoàn cảnh ngẫu nhiên đã được nêu ra ở phần mở đầu của cuốn sách này, vừa là những định luật thường xuyên mà chúng ta đã thử tìm cách xác định. Những hoàn cảnh ngẫu nhiên chỉ tạo ra những danh xưng, những vẻ bề ngoài. Những định luật nền tảng và những định luật nền tảng nhất phát xuất từ tính chất của các dân tộc, mới tạo ra định mệnh của các quốc gia.
Với thí dụ nêu trên, chúng ta có thể đối lập với thí dụ của chủng tộc khác, là giống người Anh, mà sự cấu tạo tâm lí rất khác biệt với sự cấu tạo của chúng ta. Chỉ riêng sự kiện này, những thiết chế của người Anh cách biệt một cách triệt để với những thứ của chúng ta.
Dù rằng người Anh có một vị quân vương đứng đầu như ở nước Anh, hoặc một vị tổng thống như ở Hoa Kỳ, chính quyền của họ luôn luôn trình ra những nét đặc trưng nền tảng: hành động của nhà nước luôn luôn được giảm trừ tời mức tối thiểu, và hành động của những cá nhân đặc thù luôn luôn được đưa lên đến mức tối đa; điều này
hí h là t ái ới hữ lí t ở ủ hữ òi iố
chính là sự trái ngược với những lí tưởng của những nòi giống Latinh. Những hải cảng, kênh đào, đường sắt, cơ sở giáo dục, v.v… luôn luôn được tạo ra và duy trì bởi sáng kiến những cá nhân đặc thù và không bao giờ là sáng kiến của nhà nước. Không có cuộc cách mạng nào, hiến pháp nào, nhà độc tài nào có thể ban cho một dân tộc những phẩm chất của cá tính mà dân tộc đó không sở hữu, hoặc tước đi những phẩm chất của cá tính mà nó sở hữu, từ đó phát xuất ra những thiết chế của dân tộc ấy. Người ta đã nhắc lại rất nhiều lần rằng những dân tộc có những chính quyền xứng với họ. Làm sao người ta có thể quan niệm rằng những dân tộc lại có được những thứ gì khác?
Chúng tôi sẽ nêu ra ngay, bằng những thí dụ khác, rằng một dân tộc không thể tránh thoát khỏi những hệ quả về sự cấu tạo tinh thần của nó; hoặc rằng, nếu dân tộc đó thoát khỏi, đó là trong những khoảnh khắc hiếm hoi, giống cát bị bão giông thổi lên cao như trong một khoảnh khắc thoát khỏi những định luật của hấp lực. Đó chỉ là một trò hư ảo của trẻ con khi tin rằng các chính phủ và các hiến pháp đóng vai trò gì đó trong định mệnh của một dân tộc. Chính trong tự thân mỗi dân tộc mới tìm thấy định mạng của mình, chứ không phải trong những hoàn cảnh bên ngoài. Tất cả những gì mà người ta có thể đòi hỏi ở một chính quyền, đó là sự biểu hiện của những tình tự, những ý tưởng mà chính quyền đó được kêu gọi để điều khiển; và chỉ riêng bằng sự kiện chính quyền ấy tồn tại, nó cũng đủ là hình ảnh của những tình tự và những ý tưởng kia. Không có chính quyền hoặc thiết chế nào mà người ta có thể nói là tuyệt đối tốt hoặc tuyệt đối xấu. Chính quyền của vị vua xứ Dahomey có lẽ là một chính quyền tuyệt vời cho dân tộc mà ông ta được kêu gọi để cai trị; và bản hiến pháp bác học nhất của Châu Âu cũng là hạ đẳng đối với dân tộc ấy. Đó là điều bất hạnh thay cho những chính khách hình dung trong đầu rằng một chính quyền là thứ hàng có thể xuất khẩu, và rằng các thuộc địa có thể được cai trị bằng những thiết chế của mẫu quốc. Chẳng khác nào việc cố sức thuyết phục các loài cá hãy sống trong không khí, với luận điệu rằng việc hô hấp không khí được tất cả những loài động vật thượng đẳng áp dụng.
Chỉ riêng sự kiện về tính đa phức của những cấu tạo tinh thần, các dân tộc khác nhau không thể tồn tại dài lâu dưới một chế độ đồng nhất. Người Ireland và người Anh, người Slavơ và người Hungari, người Ả-rập và người Pháp chỉ có thể duy trì một cách khó khăn dưới những đạo luật và phải trả giá bằng những cuộc cách mạng không ngừng. Những đế chế lớn chứa đựng những dân tộc phức biệt luôn luôn bị kết án là chỉ có sự tồn tại phù du. Khi họ kéo dài được thời gian như đế chế của người Mông Cổ, rồi đến đế chế của người Anh ở Ấn Độ, một phần đó là vì những chủng tộc hiện diện
á hiề á khá biệt à d đó á t h thủ ới h ê khô
quá nhiều, quá khác biệt, và do đó quá tranh thủ với nhau, nên không thể mơ tưởng tới chuyện thống nhất để chống lại bên ngoài; một phần khác là nhờ những chủ nhân ngoại lai này có một bản năng chính trị khá vững chắc để tôn trọng những tập tục của những dân tộc bị chinh phục và chịu để cho họ sống dưới những luật lệ riêng của họ.
Người ta viết rất nhiều sách, thậm chí người ta còn quy chiếu về toàn bộ lịch sử và về một quan điểm rất mới, nếu họ muốn đưa ra tất cả những hệ quả của sự cấu tạo tâm lí các dân tộc. Việc nghiên cứu sâu xa về sự cấu tạo tâm lí này phải là cơ sở của chính trị và giáo dục. Người ta còn có thể nói là sự nghiên cứu này sẽ tránh được rất nhiều những sai lầm và xáo trộn, nếu các dân tộc có thể thoát khỏi những định mệnh của chủng tộc họ, nếu tiếng nói của lí trí không luôn luôn bị dập tắt bởi tiếng nói cường liệt của những kẻ quá cố.
Chương 2
Sự áp dụng những nguyên tắc trên vào việc nghiên cứu so sánh về sự tiến hoá của Hoa Kỳ và những nền cộng hoà Châu Mỹ Latinh
Tính chất Anh – Tâm hồn Hoa Kỳ được hình thành ra sao – Sự nghiêm khắc của việc tuyển chọn tạo bởi những điều kiện về sinh tồn – Sự biến mất cưỡng chế của những yếu tố hạ đẳng – Người da đen và người Trung Quốc – Những lí do về sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và về sự suy đồi của những nền Cộng hòa Châu Mỹ Latinh mặc dù những thiết chế chính trị là đồng nhất – Sự vô chính phủ cưỡng chế của các nền Cộng hòa Châu Mỹ Latinh như là hậu quả của những tính chất hạ đẳng của chủng tộc này.
Những xem xét ngắn gọn ở trên cho thấy rằng những thiết chế của một dân tộc là sự biểu hiện của tâm hồn dân tộc ấy và, nếu dân tộc ấy dễ thay đổi hình thức của tâm hồn mình, thì vẫn không thay đổi được đáy tầng của tâm hồn ấy. Bây giờ chúng ta sẽ thấy, bằng những thí dụ rất chính xác, tới mức độ nào thì tâm hồn của một dân tộc điều khiển định mệnh của nó và vai trò không đáng kể mà những thiết chế đóng trong cái định mệnh này.
Tôi lấy những thí dụ này trong một xứ sở mà hai chủng tộc châu Âu cùng văn minh và thông minh như nhau, sống kề cận nhau trong những điều kiện về môi trường không khác biệt nhiều mà chỉ khác nhau về cá tính của họ: tôi muốn nói về châu Mỹ. Châu này được hình thành bởi hai lục địa tách biệt, nối với nhau bằng một eo biển: lục địa Bắc Mĩ và lục địa Nam Mĩ, còn gọi là Châu Mỹ Latinh. Diện tích của mỗi lục địa này gần như bằng nhau, lớp đất trên mặt để có thể trồng trọt cũng tương đương. Một lục địa do chủng tộc Anh chinh phục và rồi định cư, còn lục địa kia là do chủng tộc Tây Ban Nha thực hiện việc đó. Hai chủng tộc này sống dưới những bản hiến pháp cộng hoà giống nhau, bởi vì tất cả những nền cộng hòa ở Nam Mĩ đều sao chép theo hiến pháp của Hoa Kỳ. Vậy là chỉ có hiện diện, để giải thích những định mệnh khác biệt của những dân tộc này, những khác biệt về chủng tộc và chúng đã sản sinh ra điều gì.
Trước tiên, chúng ta hãy tóm lược những tính chất của chủng tộc Anglo-Saxon đã lập cư thành Hoa Kỳ. Có lẽ cả thế giới không có đám dân cư nào đồng chất hơn, và sự cấu tạo tinh thần dễ định nghĩa hơn trong vài nét lớn.
Về h diệ á tí h hữ ét t t ội ủ ấ t ti h thầ
Về phương diện cá tính, những nét vượt trội của sự cấu tạo tinh thần này là: sự tổng lực về ý chí mà rất ít dân tộc nào lại có được, có lẽ trừ giống dân La Mã, năng lượng bất khuất, sáng kiến cực lớn, sự chế ngự tuyệt đối trên bản thân, tình tự về độc lập được đẩy tới sự thiếu xã hội tính cực độ, tính hoạt động mãnh liệt, tình tự tôn giáo rất năng động, nền đạo đức rất cố định và ý tưởng về bổn phận rất sắc nét.
Về phương diện trí tuệ, người ta không thể đưa ra những điểm đặc trưng đặc biệt, tức là chỉ ra những yếu tố đặc thù không thể tìm được nơi những quốc gia văn minh khác. Chỉ có thể ghi nhận một sự phán đoán vững chắc cho phép nắm bắt khía cạnh thực tiễn và tích cực của sự vật, không bị lạc lối trong các theo đuổi hư ảo: một thị hiếu rất năng động đối với những sự kiện và tầm thường đối vối những ý tưởng tổng quát, sự chật hẹp nhất định về tinh thần, ngăn không cho họ thấy những mặt yếu của tín ngưỡng tôn giáo, và do đó, đặt tín ngưỡng này ngoài vòng tranh luận.
Những điểm đặc trưng tổng quát này, cần phải kết nối thêm sự lạc quan trọn vẹn của con người mà đường đi trong đời đã được vạch sẵn, thậm chí không giả thiết là còn có thể tìm được con đường nào tốt hơn. Y luôn luôn biết những gì tổ quốc, gia đình, và thần thánh của y đòi hỏi nơi y. Sự lạc quan này bị đẩy mạnh tới mức tất cả những gì xa lạ đều bị coi như cực kì đáng khinh miệt. Sự khinh miệt người lạ và những thói quen của kẻ đó chắc chắn rằng, ở nước Anh, cũng là sự khinh miệt của người La Mã tuyên xưng đối với những giống Rợ ngày xưa vào thời kì huy hoàng của họ. Sự khinh miệt này tới mức, đối với người xa lạ, mọi quy luật đạo đức đều biến mất. Không có một chính khách nước Anh nào không tự coi hoàn toàn chính đáng, trong cách đối xử với những dân tộc khác, những hành vi hẳn kích động sự phẫn nộ sâu sắc nhất và đồng thanh nhất nếu được áp dụng cho những người là đồng bào của mình. Sự miệt thị người xa lạ, hẳn nhiên, về phương diện triết học, là một tình tự thuộc cấp độ rất hạ đẳng; nhưng về phương diện sự thịnh vượng của một dân tộc, nó có một sự hữu ích cực kì. Viên tướng người Anh là Wolseley đã nhận xét rất đúng về điều này, và ông là một trong những người làm nên sức mạnh của nước Anh. Người ta đã nói rất có lí, về việc người Anh từ chối, mặt khác cũng rất phải, việc cho đào dưới biển Manche [eo biển rộng khoảng 35km giữa nước Anh và nước Pháp; cuối thế kỉ XX đã có đường hầm dưới biển để lưu thông hai chiều giữa hai nước này - ND] một đường hầm để khiến việc thông thương với lục địa châu Âu được dễ dàng, rằng người Anh cũng gắng dồn sức hệt như người Trung Quốc để ngăn ngừa mọi ảnh hưởng ngoại lai xâm nhập vào đất nước họ.
Tất ả hữ tí h hất ê t ê đề ó thể tì thấ t hữ tầ
Tất cả những tính chất nêu trên đều có thể tìm thấy trong những tầng lớp xã hội phức biệt; người ta không thể khám phá ra bất cứ một yếu tố nào của nền văn minh Anh mà lại không lưu đậm dấu vết. Người nước ngoài tới thăm nước Anh, dù chỉ trong vài ngày, lập tức có ấn tượng mạnh về việc này. Người khách đó nhận định tức khắc nhu cầu đời sống độc lập ngay trong túp lều của một người làm công khiêm nhường nhất, nơi cư trú chật chội nhưng tránh được tất cả mọi bắt buộc và cô lập với mọi sự lân cận; trong những nhà ga đông khách vãng lai nhất, nơi công chúng lưu thông trong mọi giờ giấc không hề lưu lại như một đàn cừu ngoan ngoãn đằng sau một rào chắn mà một kẻ làm công canh giữ, như thể kẻ đó phải bảo đảm bằng sức mạnh sự an toàn của những kẻ không tự tìm thấy trong bản thân toàn bộ sự tâm chú cần thiết để khỏi bị dày xéo. Người đó tìm thấy năng lượng của nòi giống này, trong công việc khắc nghiệt của người thợ cũng như trong công việc của sinh viên cao đẳng, từ tuổi ấu thơ đã bị bỏ mặc một mình, để học cách tự lo liệu, vốn biết rằng chỉ có bản thân mình trong đời sống để chăm lo số phận của mình, ngoài ra không có ai khác; nơi các giáo sư, coi nhẹ về việc giáo dục và rất chú trọng về mặt cá tính, mà họ coi như một trong những sức mạnh thúc đẩy lớn nhất của thế giới. Khi xâm nhập vào đời sống công cộng của người dân, người du khách sẽ thấy người ta luôn luôn không kêu gọi đến sáng kiến của Nhà nước, mà là sáng kiến cá nhân, dù là việc sửa vòi nước máy trong làng, xây hải cảng, hoặc tạo dựng đường xe lửa. Khi theo đuổi cuộc điều tra của mình, anh ta cũng thấy ngay rằng, dân tộc Anh này, mặc dù những khiếm khuyết làm họ trở thành dân tộc khó chịu nhất đối với người nước ngoài, lại là dân tộc duy nhất có được tự do, bởi đó là dân tộc duy nhất đã học được cách tự cai trị, nên đã chỉ dành cho chính phủ mình một phạm vi tối thiểu về hành động. Nếu người ta dạo qua lịch sử của nước Anh, ắt hẳn thấy rằng đây là dân tộc đầu tiên đã biết cách thoát khỏi mọi đô hộ, kể cả sự đô hộ của Nhà thờ cũng như sự đô hộ của các vua chúa. Kể từ thế kỉ XV, luật gia Fortescue đã đối lập “luật La Mã, di sản của những dân tộc Latinh, với luật của nước Anh; một bên, là tác phẩm của những ông hoàng tuyệt đối và hoàn toàn sẵn sàng để hi sinh cá nhân; bên kia là tác phẩm của ý chí chung và sẵn sàng che chở cho nhân dân.”
Ở bất cứ nơi nào trên trái đất mà một dân tộc giống như thế di cư, họ lập tức trở nên ưu thắng và thiết lập được những đế quốc hùng mạnh. Nếu chủng tộc nào bị giống dân đó xâm lấn, như trường hợp người da đỏ ở Châu Mỹ chẳng hạn, đủ yếu kém và không được vận dụng đầy đủ, chủng tộc đó sẽ bị tuyệt chủng một cách có phương pháp. Nếu chủng tộc bị xâm lấn, như những dân cư ở Ấn Độ, lại quá đông và không thể bị tiêu diệt hết được và ngoài ra lại có thể cung cấp sức lao động hữu ích cho sản xuất, chủng tộc đó đơn giản sẽ bị
th h thà h h hầ ất h hằ à b ộ hải l độ ầ h
thu hẹp thành chư hầu rất nhọc nhằn và buộc phải lao động gần như chuyên biệt cho những chủ nhân.
Nhưng trên hết, trong một xứ sở mới, như ở Châu Mỹ, chính là nơi ta phải theo dõi những tiến bộ kinh ngạc do sự cấu tạo tinh thần của chủng tộc Anh. Bị di chuyển sang những vùng không có văn hoá và chỉ có một số ít người hoang dã cư trú, chỉ còn biết tự lực trông cậy vào bản thân, họ trở nên như thế nào thì người ta đã có thể thấy được. Chỉ cần khoảng một thế kỉ là đủ cho họ đứng vào hàng đầu trong những cường quốc của thế giới, và ngày nay chẳng có dân tộc nào có thể ganh đua với họ. Tôi đề nghị các bạn đọc những sách của Rousier và Paul Bourget viết về Hoa Kỳ đối với những ai muốn biết rõ tổng lực lớn lao về sáng kiến và năng lượng cá nhân mà những công dân của nước Cộng hoà vĩ đại này đã bỏ ra. Năng khiếu của những con người biết tự cai trị, biết cách kết hợp để sáng lập những công trình lớn, tạo nên những thành phố, trường học, cửa khẩu, đường sắt, v..v… đã được nâng đến mức tối đa ra sao, và hành động của nhà nước bị thu hẹp mức tối thiểu ra sao, đến nỗi hầu như người ta có thể nói là những cơ quan công quyền không có tồn tại. Ngoài lực lượng cảnh sát và sự đại diện về ngoại giao, thậm chí người ta còn không thấy các cơ quan công quyền còn có thể phục vụ được gì.
Hơn nữa, người ta chỉ có thể thịnh vượng ở Hoa Kỳ với điều kiện sở hữu những phẩm chất cá tính mà tôi vừa mô tả, và đó là lí do những cuộc nhập cư không thể biến cải tinh thần của chủng tộc này. Những
điều kiện sinh tồn khiến tất cả những ai không sở hữu những phẩm chất đó đều bị kết án và mau chóng biến mất. Trong bầu khi quyển bão hòa về sự độc lập và năng lượng này, chỉ có người Anglo-Saxon mới có thể sống. Người Ý chết đói ở đó, còn người Ailen và người da đen chỉ sống vật vờ trong những công việc phụ tùy nhất.
Nước Cộng hoà vĩ đại này hẳn nhiên là miền đất của tự do; chắc chắn đó không phải là miền đất của bình đẳng, cũng chẳng phải là miền đất của tình huynh đệ, hai thứ ảo vọng Latinh mà những quy luật của tiến bộ không màng biết tới [ở đây tác giả ngụ ý về ba châm ngôn của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789: Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ (Liberté, Egalité, Fraternité) - ND]. Trên khắp địa cầu, không có một vùng nào mà sự tuyển chọn tự nhiên phải khiến người ta cảm thấy một cách cứng rắn hơn cánh tay bằng sắt của nó. Ở đó nó phơi ra không thương tiếc; nhưng chính bởi vì nó không biết đến lòng xót thương mà chủng tộc nó đã góp phần hình thành bảo tồn được sức mạnh và năng lượng của mình. Không có chỗ đứng cho những kẻ yếu đuối, những kẻ tầm thường, những kẻ vô năng trên mặt đất của Hoa Kỳ. Riêng bằng sự kiện là những kẻ hạ đẳng, thì những cá nhân lẻ loi hoặc toàn thể những giống dân cũng có số phận phải diệt vong.
Nhữ ời d đỏ t ở thà h ô d bị tậ diệt bằ hữ hát
Những người da đỏ, trở thành vô dụng, bị tận diệt bằng những phát súng hoặc bị kết án để cho chết đói. Những dân thợ người Trung Quốc, mà việc lao động cấu thành một sự cạnh tranh phiền toái, chẳng bao lâu cũng phải gánh chịu số phận tương tự. Đạo luật đã ban hành để trục xuất toàn bộ người Hoa không thể áp dụng được chỉ vì những phí tổn khổng lồ mà việc thi hành ắt hẳn sẽ gây ra. Chắc chắn nó sẽ mau mắn được thay thế bằng sự hủy diệt có phương pháp, vốn đã bắt đầu trong nhiều khu hầm mỏ. Gần đây những đạo luật khác được bỏ phiếu để ngăn cản sự nhập cư của những di dân nghèo vào mảnh đất Hoa Kỳ. Còn về người da đen, họ được dùng làm bình phong cho cuộc chiến tranh Ly khai [tức cuộc Nội chiến giữa hai miền Bắc và Nam của Hoa Kỳ trong thời của tổng thống Abraham Lincoln, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865 trong - ND] – cuộc chiến tranh giữa những kẻ sở hữu nô lệ [người da đen trong những đồn điền trồng bông ở miền Nam] và những kẻ không có được nô lệ, và không muốn để cho những kẻ khác có được [chủ những xưởng máy công nghệ ở miền Bắc cần nhân công] – những người da đen này gần như được dung thứ, bởi họ bị hạn chế trong những chức năng phụ tùy mà không bất cứ một công dân Hoa Kỳ khác nào muốn làm. Đứng về mặt lí thuyết, người da đen có đủ mọi quyền; nhưng trên mặt thực tế, họ bị đối xử như những loài súc vật bán hữu ích mà người ta loại trừ ngay khi chúng trở nên nguy hiểm. Những thủ tục ngắn gọn của Đạo luật Lynch [hiếp đáp hội đồng một cách bạo động, vô danh, vô trách nhiệm, không bị truy tố và xét xử - ND] được thừa nhận một cách phổ quát là đủ đối phó với người da đen. Với lần gây rắc rối thứ nhất, họ bị hạ sát bằng súng hoặc bị treo cổ. Con số thống kê chỉ biết được một phần của những cuộc hành quyết này, và trong bảy năm vừa qua đã ghi nhận lên đến hơn một ngàn người.
Hẳn nhiên, đó là những mặt đen tối. Bức tranh khá sáng chói để có thể gánh chịu những chịu những mảng đen tối này. Nếu người ta phải định nghĩa sự khác biệt giữa lục địa châu Âu và Hoa Kỳ bằng một câu, người ta có thể nói rằng lục địa châu Âu đại diện cho cái tối đa mà sự quy hoạch quan phương thay thế cho sáng kiến cá nhân có thể đạt tới được; còn Hoa Kỳ là cái tối đa mà sáng kiến cá nhân hoàn toàn thoát khỏi sự quy hoạch quan phương có thể đạt tới được. Những khác biệt nền tảng chuyên biệt này là những hệ quả của cá tính. Trên mảnh đất của nước Cộng hòa khắc nghiệt là Hoa Kỳ, chủ nghĩa xã hội của châu Âu không có cơ hội cắm rễ. Vốn là biểu hiện cuối cùng cho sự chuyên chế của Nhà nước, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thịnh vượng nơi những giống dân già nua, từ bao thế kỉ đã thuần thục với một chế độ tước bỏ mọi công năng tự trị của họ.
Chú t ừ thấ điề ì đã ả i h ở ột hầ ủ hâ Mỹ ột
"""