"
Những Năm Tháng Bên Bác Hồ Kính Yêu PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Năm Tháng Bên Bác Hồ Kính Yêu PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
! NHIỀU TÁC GIẢ
ĩủ sách
Danh Nhân
Hổ CHÍ MINH
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
NHỠHG ìỉịM TMÁNS BÁC H ÍỂ H YÊU
NHIỀU TÁC GIẢ
m õ H G H ỊM TMẤN6 ---1 /Ă
Ú H ÍÌN IY ÊI NHÀ XUẤT BẢN THANH NiÊN
uÒI GIÓI THIỆU
Bác Hồ đã dành trọn cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do cla dân tộc, cho hạnh phúc của nhăn dân. Tấn. gương phấn đấu, hy sinh của Người đã để lại cho chúng ta lòng cảm phục, kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đòi thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trưỢng
Hơn tượng đồng phơi những lốỉ mòn.
(Tố Hữu)
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 118 ngày sinh của Bác (19-5-1890 -19-5-2008) Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản cuốn sách “Những kỷ niêm sâu sắc với Bác HỒ’ và đổi tên thành “Những năm tháng bên Bác Hồ kỉnh yêu”, ơ lần tái bản này, chúng tôi đã bổ sung thêm một số tư liệu mới về Bác.
Đây là tập hồi ký của những chiến sĩ cảnh vệ - Những người đã may mắn được sống và làm việc bên Bác. Những câu chuyện chân thực và cảm động đã nêu bật được tình cảm sâu nặng của các chiến sĩ cận vệ đối với Bác. Sức cảm hoá kỳ diệu ở Người được toát
ra từ chính tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng ưà từ những lời khuyên bảo nhẹ nhàng mà vô cũng sâu sắc của Người.
Cuốn sách còn cung cấp cho chúng ta những tư liệu quí về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, nhất là giai đoạn từ 1941 đến 1969.
Đây là món quà quí của các chiến sĩ cảnh vệ kính dâng Người nhân dịp sinh nhật Bác.
Nhà xuất bản Thanh Niên rất mong sự góp ý của bạn đọc xa gần đê lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
NHÀ XUẤT BẦN THANH NIÊN
HỎI CHUYỆN NGIỊÉ LÁI XE
CỦA CHỦ TỊCH HỐ CHf MINH m
NGUYỄN THIÊN VIỆT
Một người bạn cho tôi biết người lái xe riêng của
Bác ỏ số 5A phố Hoàng Hoa Thám. Nhưng đến nơi,
tất cả các sổ nhà đều lộn xộn, không theo một trật tự nào. "Dạ, bà làm ơn cho cháu hỏi thăm nhà õng
cụ lái xe cho Bác Hồ ỏ đâu ạ?’’. Ngay lập tức, giữa
những cửa hàng, quàn xá ồn ào, mọi người chỉ ngay cho chúng tôi lối cần vào.
Đã bước vào tuổi 86 nhưng cụ Nguyễn Tiến Khiếu vẫn còn rắn rỏi, minh mẫn. Cụ chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm năm tháng đưỢc lái xe cho Bác. Trước cách mạng, anh thanh niên Nguyễn Tiến Khiếu làm “lơ” xe đường Hà Nội - Thái Bình, do đó có ít nhiều kinh nghiệm về ô tô. Trong kháng chiến chống Pháp, anh gia nhập quân đội và sau đó được điều về lái xe riêng cho Bác. Như vậy, cụ Khiếu là lái xe riêng của Hồ Chủ tịch từ những ngày đầu tiên Bác dùng ô tô cho đến khi Bác đi xa.
Sau chiến thắng Biên giối 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biếu lên Bác một chiếc xe Jeep Mỹ chiến lợi phẩm, nhưng Bác từ chốỉ và bảo:
- Chú là chỉ huy quân sự, chú cần hđn Bác, nên lấy mà dùng.
__________ riHữno NÄM TH Ấ no B£ri BÁC HÒ KíriH YËU__________
Thòi gian sau, chính phủ Liên Xô có tặng chúng ta 10 chiếc xe Jeep loại 2 cầu và Hồ Chủ tịch bắt đầu có xe riêng từ dạo đó (năm 1952). Sau này, về Hà Nội, Người chuyển sang đi loại xe Pô-bê-đa cho đến khi vĩnh biệt chúng ta. Nhiều lần, các đồng chí trong Bộ Chính trị đề nghị Bác nên dùng loại xe tốt hơn nhưng Bác gạt đi:
- Các chú cứ rườm rà, xe mà cũng có cấp à? Cụ Khiếu trầm ngâm kể: Bác sông rất cần kiệm, án uốhg thưòng chỉ có gà rim, tương, rau luộc, cà pháo và một chén rượu nhỏ. ớ t là món không thê thiếu. Hôm nào không có ớt, Bác cười bảo:
- Các chú cắt suất ớt của Bác à?
Trong nhiều năm, mọi quà bánh, thuốc bổ được biếu, Hồ Chủ tịch đều đề nghị chuyển lại cho bộ đội, thương binh. Người hầu như không có khách riêng. Hình như chỉ có một lần duy nhất vào khoảng những năm 60. Đó là lần hai vỢ chồng luật sư Lô-dơ-bai và con gái sang thăm Bác. Hồ Chủ tịch giao cho tôi trách nhiệm lái xe đưa hai ông bà đi chơi thăm phô" phưòng và dặn dò:
- Đây là ân nhân của Bác, chú lái xe cho họ phải hết sức cẩn thận.
Qua lòi kể của cụ Khiếu, chúng tôi được biết loại thuốic lá Bác hay hút là thuốc Hoa Lư. Thòi kỳ nghiện nặng, Bác hút mỗi ngày hết một bao. Thòi gian sau, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khám cho Bác đề nghị Bác thôi hút thuốc. Bác chấp hành và bảo:
- Bác chỉ có mỗi điếu thuốc là vui mà các chú tước mất.
8
______riHỮnG nAH THÁriG BEri BÁC Hỏ KÍHH YẼU_____
Trả lòi tôi câu hỏi về công tác bảo vệ lãnh tụ như thế nào, cụ Khiếu kể; “Tâ't cả đội bảo vệ đều mang súng, kể cả tôi. Nhưng Hồ Chủ tịch thường haj^ cười nói: “Các chú bắn được một phát thì địch nó đã bắn đưỢc cả trăm phát. Bác dựa vào dân là chính””.
Anh bạn tôi vui miệng hỏi:
- Thế có bao giò các cụ đề nghị Bác Hồ lập gia đình không ạ?
- Cũng có các cô bên Hội Phụ nữ đề nghị Bác chuyện đó, nhưng Người thường nói vui: “Bác lấy ai bây giò. Cả nước gọi Bác bằng Bác...”.
Sợ nói chuyện lâu làm cụ già mệt, chúng tôi hỏi câu cuối cùng;
- Ngày Tết, Bác Hồ có hay tặng quà riêng cho cụ không?
Người lái xe năm xưa mỉm cười, nét mặt rạng rỡ: - Chiều ba mươi, tôi hay đưa Bác vào uỷ ban Hành chính Hà Nội dự lễ và chúc Tết đồng chí Trần Duy Hưng. Dự lễ xong, quay ra, Bác cháu đi xe vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, cũng có năm đi lên Yên Phụ. Người ngồi ở phía đằng sau, rút trong túi ra hai điếu thuốc lá, đưa vòng cho tôi qua đầu và bảo: “Đây là quà dành cho chú, Bác lấy trong tiệc”, rồi Ngưòi tiếp: “Nhân dân ta còn nghèo, năm nay ăn Tết như vậy thât là tốt.”
N.T.V
NGUỞI CHỤP ẢNH LINH cúll BÁC KỂ CHUYỆN NGUYỀN THIÊN VIỆT
Đã có khá nhiều ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh
lúc sinh thời, nhưng ảnh chụp khi Bác mất, thường ch ỉ thấy bức duy nhất: Bác đang nằm yên nghỉ trong hòm kinh, hai tay đặt thư thái trưởc ngực, bên phải linh cữu là đồng chí Tổng Bi thư Lê Duẩn, bên trái là cụ Tôn Đức Thắng, phía sau là đồng chí Trường Chinh và Phạm Vãn Đồng. Tàc giả bức ảnh, ông Vũ Tin, kể...
“...19h ngày 1 tháng 9 năm 1969, chúng tôi đưỢc lệnh triệu tập gấp đến s ố 2 Hùng Vương nhận nhiệm vụ. Đến ndi, chỉ có vài anh em phóng viên của Thông tấn xã, bên quân đội, tôi và một ngưòi khác. Cấp trên không nói gì, nhưng chúng tôi không ai bảo ai, tất cả đều ngò ngỢ. Cái điều toàn dân không ai mong chò đã đến sớm như vậy sao?... Sáng ngày 3-9, báo đài đồng loạt đưa tin: Bác của chúng ta đã vĩnh viễn ra đi.
Tròi mưa tầm tã. Từ sáng sốm, chúng tôi đưỢc đưa vào Phủ Chủ tịch để tham gia công việc tang lễ Bác. Những phóng viên báo chí có mặt đầu tiên, phải đến ba, bốn chục ngưòi. Đây là những giây phút cực kỳ quan trọng. Ngoài lễ tang theo nghi thức quốc gia, đây cũng là lần đầu tiên toàn dân đưỢc thấy thi hài
Bác đặt trong hòm kính sau khi hoàn tất quá trình ướp. Mọi phóng viên đều tự hiểu mệnh
10
nHữnO riAM THẤnQ BÊH BẤC HÒ KÍNH YẺU
lệnh từ trái tim mình: “Chụp ảnh không tốt là có tội vối đồng bào miền Nam”.
- Đã có nhiều lần chụp ảnh Bác, nhưng riêng lần này, cảm tưởng của ông như thế nào? - Tôi hỏi. - Tôi run lắm. - Người phóng viên già trầm ngâm nhìn xa xăm, nhớ lại:
- Trông Bác vẫn vậy, chỉ có hơi gầy đi một chút. Ngưòi như là vừa chỢp mắt.
Nét xúc động, ông Tín kể tiếp:
- Có bôn vị lãnh đạo quốc gia; Cụ Tôn Đức Thắng, Tổng Bí thư Lê Duẩn, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đến bên linh cữu của Bác, tất cả các máy ảnh thi nhau bấm. Do vị trí đưỢc sắp xếp, khu vực các nhà báo ở phía bên phải linh cữu, bên trái là lối đi dành cho đại biểu vào viếng, ỏ giữa, phía trước là nơi đặt vòng hoa, tôi nhận thấy, nếu đứng đúng vị trí thì sẽ không chụp đưỢc phía có đồng chí Lê Duẩn. Tôi sẽ phải đi vòng ra phía sau hậu trưòng, sang phía bên trái linh cữu Bác. Nhưng việc đi lại trong Hội trường Ba Đình lúc này thật không đơn giản. Anh Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác bảo tôi đến gặp tướng Phùng Thê Tài mà đề nghị. Nhưng biết ông ở đâu giữa mênh mông biển ngưòi? Tôi quyết tâm năn nỉ anh Kỳ: “Thòi gian không còn nhiều, anh phải giúp tôi thôi”. Anh Kỳ nghĩ vài giây, rồi khoát tay: “Anh đi đi”. Sang bên trái linh cữu Bác, để khỏi ảnh hưởng đến lối đi của các đại biểu, tôi chui vào giữa các vòng hoa. Đây là vị trí thích hỢp nhất. Từ chỗ này, nhô đầu lên, thấy rõ linh cữu Bác và xung quanh là bốn vị lãnh đạo cao cấp của Đảng. Có một sự ngẫu nhiên, các đồng nghiệp phía bên kia đều ngừng tay khi tôi bấm máy.
11
______nHỮriG HÄM THÁriQ B£n BÁC Hồ KÍnH YËU______
Có lẽ họ thấy vỊ trí của tôi thuận lợi hơn và cho rằng, bức ảnh của tôi chắc đạt nhất, về sau, tôi mới chắc chắn đó là bức ảnh duy nhất có hình bốn vị lãnh đạo cao cấp của Đảng bên linh cữu Bác. Ngày hôm sau, trên tất cả các báo trong và ngoài nước, kèm theo tin tang lễ Bác là bức ảnh của tôi. Ngay lập tức, hàng chục triệu tấm ảnh phóng lại để đặt trên bàn thò Bác trong các gia đình. Đảng ủy các xã, huyện lên Thông tấn xã đặt ảnh liên tục, bao nhiêu cũng không đủ... Kể sao xiết tình cảm của đồng bào với Bác...”
- Nhuận bút ảnh của ông đưỢc bao nhiêu? - Tôi không nén nổi tò mò.
- 37 đồng, bằng một tháng lương lúc đó. - Lão nghệ sĩ già mỉm cưòi.
Nghệ sĩ Vũ Tín đến với nhiếp ảnh khá sớm và cũng thành công sớm. Năm 1960, khi mới 27 tuổi, ông đã đoạt liền hai giải, hạng 2 và hạng 3 tại cuộc thi ảnh của Tổ chức các nhà báo quốc tế (OIJ) với hai sáng tác; “Ngày mùa trên sân hỢp tác xã” và “Xoá nạn mù chữ’. Hồi ấy, ông làm việc tại Hải Phòng. Cùng với chiếc xe đạp cà tàng không phanh, không chuông, người nghệ sĩ đã lang thang đây đó khắp hang cùng ngõ tận của thành phố^ cảng, của Hải Dương, nhiều vùng quê nghèo để ghi lại hình ảnh quê hương đang hồi sinh ngay sau bom đạn chiến tranh. Một kỷ niệm thú vỊ là sau khi đoạt giải quốc tế, bạn bè tìm gặp ông để chúc mừng. Nhưng giải thưởng không phải là tiền, mà chỉ là chiếc cúp phalê, khắc hình một phụ nữ. ông Tạ Đình Đề, lúc đó phụ trách lĩnh vực thể dục thể thao của Tổng Cục Đưòng sắt đưa ra sáng kiến:
12
______riHỮnQ riẢM THÁriG BEn BÁC HÒ KÍriH YEu_____
- Bán cho tớ để làm cúp thể thao luân lưu của ngành đường sắt.
Hai bên thoả thuận giá 150 đồng. Bữa liên hoan được chi hết 35 đồng, còn bao nhiêu, bác Tín gái giữ. Năm 1972, ông vào chiến trường vối chức danh Phó Trưởng ban Nhiếp ảnh - Thông tấn xã Việt Nam. ông có nhiệm vụ nhận phim đã chụp của các phóng viên mặt trận, tổ chức tráng rửa, làm ảnh, duyệt ảnh rồi phát telephoto, chuyển ảnh về trụ sở ở Hà Nội. Một lần, bom rơi trúng hầm trú ẩn làm ông ngất đi. Tỉnh dậy, thấy mình đang trong quân y viện, một bên chân không còn nữa, toàn thân đau xé. ông không biết rằng mình vừa trải qua một ca mổ không thuốc tê. Hoà bình, ông trở về Hà Nội với đôi nạng và chiếc máy ảnh cũ. ông có một niềm vui là được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh CHDC Đức khi đó mời ông sang Thủ đô Berlin lắp chân giả. ông là thương binh hạng 2/4. Ông vừa đưỢc nhận Huân chương Lao động hạng Hai vì công lao đóng góp cho ngành nhiếp ảnh nưốc nhà. Có những chiều ven đô Hà Nội, người ta thường thấy hai ông bà tóc lôm đôm bạc, chở nhau bằng xe máy. Đến đoạn nào có khung cảnh nên thd, họ dừng xe. Bà lắp chân máy ảnh, ông loay hoay ngắm nghía, bên cạnh là đôi nạng gỗ.
N.T.V
13
THẤM DẪM lÒNG YÊU THUDNG CỦA NGUSl NGUYỀN THIÊN VIỆT
Mỗi lần gặp khó khăn là cảm thấy Bác ở bên cạnh
Bảo tàng Hồ Chí Minh có khoảng 300 hiện vật đưỢc trân trọng đón nhận. Một trong những kỷ niệm có giá trị là chiếc đồng hồ có hình ảnh Hồ Chí Minh đưỢc Bác tặng ông Vũ Đình Hoè - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Đây là
oại đồng hồ kiểu cổ, có nắp mở, đưỢc đặt làm ở Thuỵ Sỹ trong thời gian phái đoàn Hồ Chủ tịch đi dự hội nghị ở Phôngtennơbơlô năm 1946. Sau này, chiếc đồng hồ đã đưỢc một hoạ sĩ khắc lên đó hình ảnh Hồ Chí Minh và Bác dùng nó để tặng những người có thành tích hoặc công trạng, ông Vũ Đình Hoè thưòng hay để kỷ vật quý giá này ở túi ngực, ông nói: “Mỗi lần gặp khó khăn trong công tác, trong cuộc sông tôi thường sò tay lên nơi có chiếc đồng hồ, cảm như thấy có Bác ở bên cạnh chỉ bảo, động viên vượt qua khó khăn”. Cũng tại lễ tiếp nhận này còn có bộ quần áo lụa màu nâu Hồ Chủ tịch tặng Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân do ông đã có đóng góp lớn trong phong trào bình dân hoc vu...
14
riHỮriQ nAM THẤriQ B£N BÁC HÒ KÍHH YẼU
“Hôm nay Bác và các chú liên hoan”.
Một bức ảnh tư liệu cổ đưỢc công bô" trong dịp này là ảnh Bác đang ngồi trên một chiếc chiếu trải ỏ ngay sân Bắc Bộ phủ, xung quanh là bà con, nhân sĩ, bô lão và cán bộ chiến sĩ quây quần chúc Tết. Đó là cái Tết độc lập đầu tiên vào năm 1946 của dân tộc. Cụ Phan Xuân Thuý - chủ nhân hiệu ảnh Quốc tế nổi tiếng năm nay 86 tuổi, tác giả của bức ảnh nhớ lại: Lúc đó gia đình cụ mở hiệu ảnh ở gần Bắc Bộ phủ, nơi Chính phủ lâm thời đóng. Trong gia đình cụ có một người em trai ruột là Phan Đức Sử - chiến sĩ bảo vệ Bắc Bộ phủ. Vào những ngày tất niên của Tết Độc lập đầu tiên, Hồ Chủ tịch đã gặp các anh em cán bộ chiến sĩ làm công tác ở đây và nói; “Hôm nay, Bác và các chú sẽ liên hoan mừng năm mới, nhà chú nào gần đây thì có thể chạy về nhà mòi họ hàng, gia đình cho thêm vui vẻ, đầm ấm”. Sau khi ông sử chạy về nhà báo, gia đình cụ Thuý gồm ông thân sinh cụ - ông Phạm Xuân Trang và một bà chị cùng cụ Thuý vội vàng đi vào Bắc Bộ phủ. Do gia đình làm nghề ảnh nên cụ Thuý mang theo luôn cái máy ảnh RETINA. Khi đến ndi, chỉ ít phút sau, cụ Thuý đã thấy Bác Hồ từ nơi làm việc đến ngay chỗ các vị khách đang chờ đón Ngưòi. vẫn bộ quần áo ka ki giản dị, Ngưòi tươi cưòi đến bên các cụ, dang rộng đôi cánh tay, cất tiếng; “Xin chào các cụ, chúng ta cùng nhau đón Tết”. Chiếu đưỢc trải ngay ở sân Bắc Bộ phủ. Họ - những người dân bình thường của Thủ đô và Hồ Chủ tịch - đã cùng nhau đón Tết, một cái Tết độc lập đầu tiên tuy còn khó khăn nhưng tràn đầy tình cảm và hạnh phúc của đất nước từ nay
15
______riHữriQ HÄM THAhG BẼn BÁC Hồ KỈNH YËU______
CÓ chủ quyềri. Và cụ Thuý không bỏ lổ cơ hội, ghi vào máy khoảnh khắc ấy...
Chúng tô i làm đưỢc là nhờ nông hội
Tới dự cuộc gặp gỡ lần này, còn có một đại biểu của kiều bào: đó là ông Nguyễn Văn Ngân, thay mặt chi hội những người Việt Nam ở Tân Đảo (Tân Calêđônê) và Tân th ế giối (Vanuatu) đến trao những kỷ vật về Bác, trong đó có bản gốc bức điện ngày 13-7-1946. Bác Hồ cảm ơn Việt kiều ở Tân Đảo đã đóng góp gần 2 triệu fráng giúp nhân dân Việt Nam bảo vệ nền độc lập non trẻ. Trong những ngày đầu tiên của cách mạng, số tiền này quả là một sự giúp đõ rất lớn cho đồng bào ta. Bên cạnh bức chân dung Hồ Chủ tịch đưỢc hoạ sĩ Trịnh Văn Vỹ gửi từ Pháp về Ợàm từ những mẩu báo ghép lại) toát lên vẻ dung dị của Bác, còn có một bức tranh lưu niệm mà bảo tàng nhận được hôm nay với yêu cầu không công bô" tên tác giả. Bức tranh vẽ chân dung Bác bằng máu, được bảo quản khá cẩn thận, vối những lời thơ đề tựa bên cạnh và ghi ngày 9-9-1969, tức là một tuần sau khi Hồ Chủ tịch mất.
Cuốỉ buổi gặp mặt thân tình, nhà thơ Cù Huy Cận đã kể một kỷ niệm về Bác. Sau ngày 9-9-1945, nhà thơ được giao chức trách Bộ trưỏng Bộ Canh nông, năm đó ông vừa tròn 26 tuổi. Một bữa, Hồ Chủ tịch cho gọi ông lên và nói; “Tôi muôn giao cho chú thêm một việc nữa. Đó là làm trong Ban thanh tra đặc biệt gồm có 2 ngưòi: Chú và cụ Bùi Bằng Đoàn”, ông Cù Huy Cận nói: “Cụ Bùi Bằng Đoàn là một vỊ quan có tiếng thanh liêm trong triều đình cũ, còn tôi trẻ quá
16
________r i H ư n a HAM THÄriG B Ẽ n BẮC H ò KIHH YËU________
nên một hai từ chối”. Bác ôn tồn giải thích; “Chú sỢ trẻ quá không đủ sức để làm thanh tra chứ gì. Vậy thì chiểu nay chú mang bút lông và mực tàu đến đây. Chú mài mực và tôi sẽ vẽ râu cho chú. Thế là chú sẽ thành thanh tra thôi...” Trước những lời chân tình và vui đùa thân mật của Bác như vậy, nhà thơ đã nhận lời với Ngưòi. Cho đến hôm nay, ông Cù Huy Cận vẫn nhớ như in: “Tuy chỉ tồn tại có 5 tháng (từ tháng 11- 1945 đến tháng 3-1946) nhưng chúrxg tôi đã làm được nhiều việc xứng đáng với lòng tin của Bác. Ban thanh tra đặc biệt đã cách chức 2 vị Chủ tịch tỉnh tham ô vài nghìn đồng. Vài nghìn đồng thời ấy là rất to. Mà chúng tôi làm đưỢc việc đó do hoàn toàn nhờ vào Nông hội tức Hội Nông dân, mà ngày đó gọi là Nông hội”.
N.T.V
17
CÂU CHUYỆN
VỂ CHIẾC ÁO CỦA BÁC NGÀY 2-9-1945_________
NGUYỀN THIÊN VIỆT
(Ghi theo lòi kể của bà ĨRỊNH VÁN BÕ
vò nhà văn SƠN TÙNG)
Hiện nay, Viện Bảo tàng Cách mạng vẫn còn
trưng bày một chuyên đề đặc biệt gồm những hiện vật liên quan đến thời gian lịch sử 2-9-1945: Chiếc Micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đinh... Và đặc biệt, có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn tã và ve áo hơi tù.
Như chúng ta đã biết, ngày 23 tháng 8, Hồ Chủ tịch đã về đến thôn Gạ (Phú ThưỢng, Hà Nội), nghỉ ở đây một ngày. Hôm sau, Ngưòi đưỢc Trung ưdng và Thành ủy bô” trí đến ở tại gác hai, sô" nhà 48 Hàng Ngang (là của ông Trịnh Văn Bô - một thương gia yêu nước, cơ sở tin cậy của cách mạng), về đến Hà Nội, Bác rất gầy yếu, sau những trận ô"m và phải đi xa, tuy vậy, các cán bộ xung quanh Bác vẫn thấy đôi mắt của Người luôn tỏa sáng rực. Bà Trịnh Ván Bô, nữ chủ nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang lịch sử kể lại: Bác từ chiến khu về chỉ có một đôi dép cao su nhãn, hiệu Con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu.
18
________nHữno NÄM THÁriQ BEn BÁC HÒ KíriH yEu_____
Đêm đêm, Bác thức rất khuya đánh máy chữ. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của ông Cụ mới tắt, nhưng 5 giờ sáng đã thấy ông Cụ tập thể dục ngoài ban công. Hàng ngày, lúc 7 giờ, ông Vũ Đình Huỳnh đón Bác ra Bắc Bộ phủ làm việc đến chiều mới về 48 Hàng Ngang. Buổi tốỉ, Bác thưòng xuyên bận vì phải hội kiến làm việc với ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt... Sau này, bà Bô mới biết rằng khi tiếng máy chữ vang lên trong đêm khuya ấy chính là lúc Bác Hồ đang thảo bản hùng văn vô giá - Bản Tuyên ngôn lịch sử khai sinh cho Tổ quốc. Thòi gian này, Hà Nội đang chuẩn bị cờ hoa và cả vũ khí cho ngày trọng đại sắp tới. Tuy đã 91 tuổi, nhưng bà Bô vẫn còn nhớ rõ những năm tháng đẹp đẽ hào hùng đó, vào khoảng những ngày 26, 27 tức là khi đã ấn định Lễ tuyên ngôn vào ngày 2-9-1945, anh em cán bộ mới sực nhớ ra cần phải trang bị mỗi người một bộ quần áo thật tưỡm lúc ra mắt trên lễ đài, đặc biệt là Hồ Chủ tịch. Đa sô" anh em từ chiến khu trở về và kể cả Bác cũng đều ăn mặc những đồ đã cũ sòn hoặc chắp vá tạm bợ. Bà Bồ bồi hồi nhớ lại: “Lúc bấy giò trong tủ của nhà chúng tôi có rất nhiều vải (vì nhà buôn vải vóc), tôi lấy ra mấy súc kaki để may cho anh em. Ngoài ra, trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn mà ông Bô chưa dùng, nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm trước, anh nào mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy, ông Phạm Văn Đồng, rồi ông Võ Nguyên Giáp... nhưng tầm người như ông Cụ không hỢp bộ nào cả...”. Gần sát ngày lễ, ông bà Trịnh Văn Bô đã chọn riêng loại vải kaki cốtlê của Anh và ông Vũ Đình Huỳnh - nguyên là thư ký lễ tân mang đến xin ý kiến Bác. Bác nói:
19
__________ rSHỮriG nAM THÁriQ BEn BÁC HÒ KÍriH YẺU__________
- Tôi mặc xuyềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt...
Ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới một bức ảnh của Xtalin nên ướm thử với Bác may theo kiểu áo đó, cũng không có cà vạt mà oai vệ. Bác mỉm cười nói: “Nhưng mình có phải Xtalin đâu”. Bác luôn học hỏi tinh hoa nhưng không chấp nhận bắt chước khuôn mẫu sẵn. Cuối cùng, ông Vũ Đình Huỳnh mòi ông Phú Thịnh chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt tới và trình bày:
- Tôi có ngưòi nhà là cụ lý ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may kiểu áo bô"n túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày, đi dép đều hỢp với cụ lý nhà tôi.
Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc, rồi dè dặt nói: - Tôi mường tượng ra kiểu áo ấy rồi. Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù? - Rồi ông Phú Thịnh ngắm nghía tấm ảnh Xtalin nói: - Kiểu tướng soái này oách lắm, nhưng không hỢp vối các cụ người nhà mình. Thôi đưỢc, tôi sẽ lo liệu để có bộ áo hỢp ý với cụ lý
Hai hôm sau, ông Phú Thịnh đem hai bộ quần áo đến, cười ý nhị nói:
- Tôi trộm nghĩ cụ lý này không phải là lý trưởng mà có lẽ là một cụ lý... khác thường.
Ông Vũ Đình Huỳnh cười đáp lại tình cảm tinh tế của ông thợ may.
Hôm sau, lựa lúc Bác tập thể dục, tắm sáng xong, ông Vũ Đình Huỳnh đem bộ quần áo mới vào. Bác
20
______ nHỮNQ nAM THÁMQ B&N BÁC HỎ KỈHH YËU______
ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “ĐưỢc, thế này là hợp với mình”, ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó (ỉã rất vui và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sưống và ngạc nhiên vinh dự khi “cụ lý” mà mình may quần áo cho lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngưòi đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình để khai sinh ra một quốc gia mới - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
N.T.V
21
cuộc GẶP Gỡ LỊCH sử
NGUYỄN THIÊN VIỆT
Ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9, vối viễn kiến của nhà chính trị thiên tài, Chủ tịch đã cho mời Hoàng thân Xuphanuvông đang làm việc ở Vinh ra Hà Nội để trao đổi về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh hai nước và khu vực. Có một điều ngẫu nhiên thú vị là xe đón bị hỏng dọc đường và vào thòi điểm này cựu hoàng Bảo Đại cũng từ Huê được mời ra để nhận chức cô" vấn Chính phủ, nên hai ông hoàng đã ngồi chung một xe. Hoàng thân Xuphanuvông năm đó 36 tuổi, đã tốt nghiệp trường Đại học Quốc gia cầu đưồng Pari và làm kỹ sư trong chế độ bảo hộ thực dân Pháp. Trong hoàng tộc, ông được coi là người trí thức yêu nước và có trình độ học vấn cao. ông Hoàng không ngò rằng đây là chuyên đi sẽ làm thay đổi hẳn cuộc đời mình.
Ngày 4-9, xe đến Hà Nội, tròi mưa rất to, hai bên đường vẫn còn tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Được tin, 15 giò, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra thăm Bảo Đại và Xuphanuvông. Buổi tổl, tại phòng khách lớn của Bắc Bộ phủ, Tổng bộ Việt Minh và uỷ ban Nhân dân Cách mạng thành phô" mở tiệc chiêu đãi cựu hoàng và Hoàng thân. Nhân dân và cách mạng sẵn sàng mở rộng vòng tay với những ngưòi Hoàng tộc vào đội ngũ của mình.
22
riHữriG PIAM THÄHG BËn BÄC Hồ KÍHH YEU
Hoàng thân Xuphanuvông ngạc nhiên và khâm phục cách xử sự thân ái, khiêm tô"n, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã ở bên nhau, một già, một trẻ, để cùng bàn về tương lai vận mệnh của hai dân tộc trong những ngày đầu tiên của cách mạng.
Trong hồi kí của mình về lần gặp gõ đầu tiên, bà BuaEQiăm Xuphanuvông kể: “Những người tiếp đón đua tôi vào Bắc Bộ phủ. Cụ Hồ và ông Hoàng thân đang ngồi ăn cdm trong phòng bếp. Thấy tôi, cả hai người đều buông đũa... Cụ Hồ đõ tôi ngồi xuống ghế, bảo; “Cô ăn cơm luôn”. Cdm nước xong, ông Hoàng đưa tôi về chỗ nghỉ... giữa sàn nhà là một chiếc chiếu rộng và một cái gối mây... ông Hoàng chỉ chiếc chiếu giữa sàn và nói: “Anh và Cụ Chủ tịch gốĩ chung một cái gối mây này...”
Trong những năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông đã nhiều lần gặp nhau đế bàn và trao đổi việc nước. Bác luôn dành cho ông Hoàng và cả gia đình một tình cảm thân ái, ruột thịt, quan tâm săn sóc. Có một câu chuyện nhỏ như sau: Ông Hoàng có 8 ngưòi con trai là: Quang, Minh, Chính, Đại, Trung, Thành, Thắng, Lợi. Anh con trai đầu tiên tên Quang cưói vớ. Biết tin Bác Hồ gửi quà tặng một chiếc bút máy Hồng Hà, đưỢc đặt làm đặc biệt, vối mực xanh c ử u Long. Nhận đưỢc quà cưới, anh Quang lại nhắn sang xin thêm một cái bút nữa cho vỢ mình. Bác nhắc các đồng chí trong Ban tổ chức Trung ương và một chiếc bút được đặt làm đặc biệt lại được gửi sang. Có điều lần này, bút tặng gửi là bút Cửu Long. Phải chăng, Bác muốn nhắc đến đến hai câu thơ đã từng viết:
23
______riHữriO riAM THÁriQ BEri BÁC HÒ KÍriH YËU_______
"'Việt Lào hai nước chúng ta
Tinh sâu hơn nước Hồng Hà, cử u Long” Bức ảnh trên được chụp vào những ngày tháng 9 năm 1945 khi hai dân tộc Việt - Lào đang đứng trước một vận hội mới của mình. Đó cũng là thòi khắc Hoàng thân Xuphanuvông quyết định bước chân vào con đường mới trở thành ngọn cờ lãnh đạo của phong trào kháng chiến yêu nước Lào như người ta vẫn gọi là: “Ông hoàng đỏ” và đưa nó đến ngày toàn thắng. Một ông Hoàng khác trong ảnh - Cựu hoàng Bảo Đại - như chúng ta đã biết không vượt qua được chính mình và tự từ bỏ con đường đi với nhân dân. Sau này nhớ lại lần đầu tiên gặp Bác, Hoàng thân Xuphanuvông đã viết những lòi trân trọng: “Nhò có dịp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích... Mọi vấn đề đã sáng tỏ và trở nên dễ hiểu đối với tôi. Sau đó tôi đã trở về nưốc để lãnh đạo đấu tranh giải phóng nhân dân Lào”.
N.T.V
24
MUÔN NGÀN
TÌNH THUVNG YÊU CHO NỒNB DÂN
NGUYỄN THIÊN VIỆT
Xuất thân từ nhà nho ở nông thôn nên Hồ Chủ tịch rất thông cảm với cuộc sống gian khó một nắng hai sương của ngưòi nông dân. Hiếu rõ vai trò và sức mạnh của nông dân trong cách mạng, Bác luôn quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp và dành một tấm lòng ưu ái cho nông dân.
Bác thường xuyên về thăm những đơn vị địa phương có th àn h tích .
Hồ Chủ tịch đã nhiều lần về thám những hỢp tác xã có năng suất lao động cao, tiêu biểu như xã Xuân La, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân La, quận Tây Hồ) được đón Hồ Chủ tịch về liên tục 2 lần vào năm 1958 và năm 1964.
Lần đầu Bác về vào vụ mùa năm 1958 và không báo trước cho địa phương biết. Lý do chuyên thăm là vì Xuân La có năng suất cao trong phong trào hỢp tác hoá nông nghiệp. Thời gian này, đây là một trong những ndi thí điểm thành công phong trào tổ đổi công mới. Xóm làng hừng hực một khí thế thi đua sản xuất trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đến nới Bác không vào trụ sở của xã mà đi thẳng ngay ra cánh đồng có năng suất cao, đưỢc xã đánh dấu bằng một lá cò đỏ to. Trên đưòng ra ruộng,
25
________riHỮriG riAM THÁriQ B £ n BÁC H ỏ KÍHH YËU________
đi ngang qua trước nhà một nông dân đang có thóc phơi ở sân, Bác tạt vào, rồi cúi xuông cầm những hạt thóc trên tay, ngắm nghía, kiểm tra xem độ mẩy chắc của hạt... Thăm đồng xong trở về gặp gỡ nông dân, Hồ Chủ tịch căn dặn ân cần; “Năm nay chúng ta được mùa lớn, nhưng bà con vẫn phải chú ý thực hành tiết kiệm. Vụ tới là vụ chiêm phải thi đua tăng gia sản xuất tốt hơn nữa...”. Người dặn dò các em học sinh Hà Nội về tham gia giúp nông dân thu hoạch vụ mùa: “Các cháu là học trò, việc chính là học nhưng tuổi nhỏ làm việc nhỏ, giúp đõ bà con, nếu chưa quen thì học hỏi đồng bào sẽ quen...”. Bác đứng cạnh bà con nông dân trông như một lão nông già hiền hậu, râu tóc bạc phd óng ánh. Buổi chiều đ?m ấm chan hoà tình cảm giữa vị lãnh đạo đất nước với người nông dân một nắng hai sướng vẫn còn đọng trong ký ức của ngưòi dân xã Xuân La.
Lần thứ hai, Hồ Chủ tịch về thăm Xuân La, vì nđi đây có thành tích chuyển đổi từ tổ đổi công sang hỢp tác xã, đạt tỷ lệ cao nhất ở miền Bắc: 100% sô' hộ nông dân tự nguyện vào hỢp tác xã. Đặc biệt, lần này Bác đến cùng với Chủ tịch Kim Nhật Thành để giới thiệu với Chủ tịch mô hình xã điển hình tiên tiến về nông nghiệp ở Việt Nam, đồng thòi kết nghĩa Xuân La với một xã nông nghiệp của Bắc Triều Tiên. Bác đưa Chủ tịch Kim thăm lớp mẫu giáo, thăm đồng và trại chăn nuôi, khu chế biến thức ăn cho lợn... Những ngưòi nông dân ở xã đã vô cùng vui mừng hạnh phúc khi thây hai Chủ tịch cùng nhau sánh bước trên đưòng làng của họ, cùng xắn quần đi trên những cánh đồng cao sản và trò chuyện về thành tích của xã. Nhiều nông dân trong xã đã chạy ra tặng Bác và Chủ tịch Kim những nông sản cây nhà lá vườn như: Hoa quả, bí đao... Sau khi tiễn Chủ tịch Kim lên xe, Bác ghé
26
________nHữriQ HAN THÁriG BẼn BÁC H ồ KíriH y E u________
vào thăm trụ sở hỢp tác xã. Trụ sở đã đưỢc trang hoàng rất đẹp, cán bộ quần áo tề chỉnh, qua cửa sổ thấy có nhiều nông dân đang gay rơm, phơi thóc, Bác nói: “cán bộ thì phải ra làm cùng dân, chớ nên để dân làm còn mình thì đứng xem...”. Nói rồi Bác đi ra ngoài sân, bà con biết tin Hồ Chủ tịch nên đang kéo đến rất đông. Cán bộ xã mang bàn ra sân và kê một miếng thảm để lấy chỗ cho Bác đứng nói chuyện, nhưng Hồ Chủ tịch không đứng ở vị trí có bàn, trải thảm mà tiến đến góc xa nơi bà con nông dân đang túm tụm. Bác ưu tiên cho các cháu thiếu nhi ngồi trước, rồi cụ già thanh niên. Hồ Chủ tịch hỏi chuyện những người nông dân về đồng áng, những khó khăn thuận lợi. Người đặc biệt chú ý đến công tác thuỷ lợi, thứ đến là phân xanh... Bác cũng rất mong các cán bộ xã phải quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống cho bà con. Hồ Chủ tịch quay sang một cán bộ xã hỏi:
- Kiii bà con ra đồng thì các chú lo cho trẻ nhi đồng thế nào.
Đồng chí cán bộ trả lòi:
- Dạ, thưa Bác, các cháu đi học mẫu giáo. Hồ Chủ tịch hỏi lại:
- Thế sao lúc đi vào cổng làng, Bác vẫn thấy có trẻ lê la chơi nghịch bẩn. Như vậy là các cháu chưa phải hầu hết đều đi hoc...?
Luôn qu an tâm đ ể người n ôn g d ân bớt v ất vả
Năm 1958, Bác về Nam Định dự hội nghị bàn về Sản xuất nông nghiệp”. Bác chăm chú lắng nghe các
2
bản báo cáo thành tích của các đơn vỊ. Bác chú ý bản báo cáo nói về cách làm các loại phân bón. Bác đứng lên nhìn khắp hội trưòng và hỏi to: “Chú nào gánh
27
______riHữriG HAM THÁriG BËri BÁC HÒ KÍHH YẼU______
bùn đổ cho hai sào lúa có đây không?” Không có ai đứng dậy. Một đồng chí cán bộ Tỉnh ủy báo cáo là người nông dân đó không thuộc diện tham dự hội nghị này. Bác phê bình và yêu cầu cho ngưòi đó đến dự hội nghị ngay. Bác hỏi tiếp, chị em phụ nữ ở đây có còn đội phân nữa không? Các đồng chí cán bộ tỉnh chưa dám báo cáo ngay, may có đại biểu nữ đỡ lòi: “Thưa Bác, chị em ỏ đây không quen gánh nên cái gì cũng đội ạ”. Bác dặn: “Nên tìm cách cải tiến vận chuyển bằng xe để đỡ cho chị em về lâu dài”.
Họp dự thảo điều lệ hdp tác xã đến câu: “Xã viên phải góp ruộng đất, trâu bò, các công cụ chủ yếu”, Bác sửa cho chặt chẽ hớn; " Xã viên phải góp ruộng đất, góp cổ phần, để lại trâu bò và các công cụ chủ yếu”, chừ “để lại” vừa có tình vừa có nghĩa giữa xã viên và hỢp tác xã. Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về nông nghiệp, Bác đề nghị: “Quỹ tích lũy để khoảng 7-10% thu nhập hỢp tác xã là quá cao, đời sông dân còn thấp nên tập trung nâng mức sống của dân”. Bộ Chính trị nhất trí, sau đó chỉ để quỹ tích lũy là 5-10%. Bác yêu cầu chuyển nội dung bản điều lệ sang diễn ca phát triển Đài phát thanh cho dân dễ thuộc, dễ nhớ.
Hồ Chủ tịch xây dựng cho mình một hệ quan điểm về vấn đề nông dân trong hệ thốhg tư tưỏng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Bác đứng về nông dân, bênh vực quyền lợi của nông dân nh\íng không sa vào nông dân chủ nghĩa, không quá tải, không xô bồ khi phân tích mặt tốt, mặt phải hoàn thiện của nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nông thôn.
N.T.V
28
NGƯỜI PHIÊN DỊCHm
_________ LUẬT sưLÔDOBAI KỂ CHUYỆN ■ _________________ __________ m
ồng Tạnh Ngọc Thái, là một cán bộ lâu năm và có
thời gian làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp nay đã nghỉ hưu, có may mắn được phièn dịch cho luật sư Lô- Dơ Bai vào năm 1960 khi vợ chồng luật sư sang thăm Bác. Chúng tôi có dịp gặp õng để cùng hồi tưởng lại cáu chuyện của những ngày giáp Tết năm 1960.
“Vào một ngày rét mướt CUÔI năm như thế này, Bác triệu tập chúng tôi - lúc ấy là các cán bộ tại Ban Liên lạc đối ngoại Trung ưđng Đảng và một số cơ quan khác đến gặp, Bác nói: “Bác sắp đón mội vỊ khách đặc biệt sang thăm nước ta, đó là ân nhân của Bác. Các cô, các chú giúp Bác trong thời gian khách ở thăm Hà Nội...” Tôi, anh Cao Hồng Lãnh lúc đó là Phó Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương, anh Hoàng Đức Nở - Vụ trưởng Vụ Lễ tân), chị Nguyễn Thị Cúc, một sô" anh em khác được đi cùng Bác ra sân bay Gia Lâm đón vị khách đặc biệt: Vợ chồng luật sư Lôdơbai và con gái. Hồ Chủ tịch chờ ở phòng khách sân bay đã trao cho khách những bó hoa tươi thắm, ôm hôn - Hai mái đầu tóc bạc bên nhau, ớ lần gặp trước, cách đây 28 năm, họ: luật sư Lôdơbai và nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ở Hồng Kông Bác lấy tên là Tống Văn Sơ) hãy còn trẻ.
Xe đưa ông bà luật sư về nhà khách Chính phủ, một biệt thự rất đẹp ở sô" 58, Nguyễn Du. Hai ông bà
29
_______ nH ữno riAM THÁriG B£ri BÄC HỎ KÍMH YËU_______
ở thăm Hà Nội từ ngày 26-1 đến 3-2-1960. Những lúc rỗi, Hồ Chủ tịch đến thăm khách, cùng ăn cdm và đưa họ đi thăm một sô" ndi ở Thủ đô. Bác đưa ông bà luật sư đi thăm Nhà máy Cơ khí Trung Qui Mô Hà Nội, xem buổi biểu, diễn của các cháu thiếu nhi, thăm trường các cháu miền Nam... Sau đó đoàn có đi thăm vịnh Hạ Long, mỏ c ẩ m Phả, Bảo tàng Lịch sử và một số danh lam khác. Trong cuộc mít tinh với công nhân tại Nhà máy Trung Qui Mô, Bác mời hai ông bà luật sư, cô con gái đứng lên bục danh dự và nói: “Bác giới thiệu với các cô các chú đây là luật sư Lôdơbai, ngưòi đã cứu sông Bác ở Hồng Kông. Nếu không có luật sư thì Bác không biết sông chết ra sao...”
Ông luật sư vui vẻ đứng lên nói chỉ ngắn gọn: “Tôi rất vinh dự đưỢc gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người mà tôi đã gặp tại Hồng Kông cách đây gần 30 năm. Đây là vỢ tôi và con gái tôi...” và ông nhường lòi cho phu nhân.
Tôi phải nói rằng, mọi điều cần trao đổi, Bác nói chuyện trực tiếp vối ông Lôdơbai bằng vốh tiếng Anh rất tốt của mình, còn tôi dịch cho luật sư khi Bác phát biểu trưốc công chúng, hoặc giữa luật sư và những người Việt Nam khác. Tại cuộc viếng thăm Viện Bảo tàng lịch sử, nhân lúc nhắc tới bộ quần áo bà luật sư đã may cho Tông Văn Sơ mặc để thoát hiểm khi đóng vai thương gia xuống tàu đi Hạ Môn vào năm 1933, bộ quần áo đó nay không còn, bà Lôdơbai hứa rằng khi về Hồng Kông sẽ may gửi tặng Viện Bảo tàng một bộ quần áo đúng như thế. Bộ quần áo hiện nay để tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là chiếc áo sau này bà luật sư may lại và gửi tặng chúng ta.
- Trong thòi gian ở đây, hai ông bà có đi mua sắm và mong muốh điều gì không, thưa ông? - Chúng tôi hỏi.
30
__________riHữno HAM thA hq B£ri BÁC Hố KíriH YẼU__________
- Hầu như không, - ông Trịnh Ngọc Thái trả lòi - họ là những trí thức chân chính, suốt đời làm việc vì chính nghĩa và công lý, không hề yêu cầu đòi hỏi chúng ta một chút gì, gọi là trả ơn. Ngày đó, ông bà luật sư Lôdơbai đã dám giấu “tù nhân” Tông Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc) trong nhà rồi giúp Bác đi thoát khỏi Hồng Kông là một điều khá nguy hiểm. Tuy mới chỉ gặp nhau vài lần trong nhà tù, nhưng sức cảm hoá của Bác thật lốn. Luật sư Lôddbai đã thấy, đã tin ở hành động của mình íhi giúp đỡ người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc. Ấy vậy mà khi làm khách quý của Chủ tịch Hồ Chí Vlinh, hai ông bà không hề muôn mua sắm cái gì cho mình khi đi thăm các cửa hàng,... Quà tặng chính lúc ông bà ra về chỉ là một quyển album chụp những tấm ảnh gia đình luật sư trong thời gian ở Hà Nội. Có một chi tiết rất cảm động: Lúc tiễn các vị khách quý tại sân bay Gia Lâm, bất ngò bà Lôdơbai quay lại đưa cho tôi một tập tiền đô la Hồng Kông như có ý thanh toán tiền ăn khi ở Hà Nội. Tôi ngạc nhiên quá và nhất quyết không nhận. Nhưng rồi cả hai ông bà cùng nằng nặc bắt tôi phải cầm và để làm vui lòng họ tôi đành nhận rồi chuyến lại cho Vụ trưởng Vụ Lễ tân.
- Thưa ông, trước cuộc gặp gõ với hai ông bà luật sư, Bác đã có liên hệ nào với ân nhân của mình chưa và do đâu biết đưỢc địa chỉ của họ?
- Những lần gặp ông Lôdờbai, tôi đưỢc biết sau vụ thoát hiểm tại Hồng Kông, Bác có hai lần viết thư cho ông luật sư nhưng vì sỢ Bác bị cảnh sát biết địa chỉ và theo dõi, nên luật sư không trả lời. Đến năm 1956, họ mới chính thức liên lạc đưỢc với nhau. Tôi cũng được biết những năm quân Nhật chiếm Hồng Kông, ông bà đã bị phát xít Nhật bắt giam và nhà cửa bị tàn phá.
31
________riHữriG nAM THÄriG BËn BÁC H ò KirtH YËU________
- Gần đây trong phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” khởi chiếu năm 2003 có đoạn mô tả Bác trong vai một thương gia được vỢ chồng luật sư giúp xuốhg tàu đi Hạ Môn, điều đó có đúng với sự thực không, thưa ông?
- Phim đã mô tả khá chính xác một phần đời của người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, thực ra khi Bác rồi Hồng Kông, Bác mặc bộ quần áo giông như bộ trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Người và một thư ký của Luật sư Lôdơbai, trong vai một thương gia và giúp việc, bí mật xuông một chiếc xuồng chạy ra ngoài hải phận Hồng Kông nhằm tránh sự theo dõi của mật thám Pháp rồi lên chiếc tàu An Huy đợi sẵn ở đó như hai người khách đến chậm, tàu đi Hạ Môn. Bác đến Hạ Môn vừa đúng giao thừa, ở trọ trong nhà một ngưòi bạn của luật sư, một tháng sau đó đi Thượng Hải và qua Vơ -la-di-vô-stoc (Nga).
- Sau này, chúng ta còn nhận đưỢc tin tức gì của ông bà luật sư không, thưa ông?
- Năm 1967, ông Lôddbai mất, mấy năm sau bà vd, rồi cô con gái cũng qua đời. Đến năm 2002, một ngưòi cháu của ông bà, anh Paul Tagg, từ Anh sang Việt Nam, mới thực hiện được di chúc của ông luật sư: chuyển lại cho Viện Bảo tàng những quà tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: trong đó có bức tranh thêu Chùa Một Cột... Hiện tại những di vật đưỢc trưng bày ở Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trầm ngâm nhớ lại những kỷ niệm cũ, ông Trịnh Mgọc Thái cảm động kể: “Sau khi về, ông Lôdơbai có viết thư cho Bác, có đoạn viết: “Ngài nói tôi là ngưòi đã cứu sốhg ngài, nếu điều đó đúng như vậy, thì đó là việc làm tốt nhất trong cuộc đòi sự nghiệp của tôi đã làm đưỢc”.
N.T.V
32
BÁC VIẾT BÁO
VÀ QUAN TÂM PHONG TRÀO TỈẾT KIỆIVI________
NGUYỄN THIÊN VIỆT
(Theo lòi kể của nhà văn SƠN TÙNG)
Vào cuối năm 1964, tại hỢp tác xã Lỗ Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội) xuất hiện một phong trào sôi nổi và độc đáo. Đó là cuộc vận động toàn thể nhán dân tích cực tham gia “Cần - kiệm xây dựng hỢp tác xã”.
Độc đáo vì mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều lên kế hoạch cụ thể về chi tiêu, cả hỢp tác xã chỉ có 240 đồng tiển vôn, làm thế nào đây? Chi bộ họp và quyết định dựa vào dân đê vay vôn, chứ không ỷ lại Nhà nước. Các đảng viên phân công nhau về từng tổ để vận động bà con. Các đoàn viên bàn nhau bỏ những việc chi tiêu chưa cần thiết để góp vốn cho hỢp tác xã, thậm chí có vài ngưòi còn hoãn đám cvtói... nhiều cô gái bỏ vốn riêng ra góp. Noi gương các anh chị, thiếu nhi cũng rủ nhau đi bắt cua, hái rau, bán gà vịt do mình tăng gia để giúp cha anh. Đặc biệt ỏ đây, các cụ già xung phong đi đầu đóng góp đưỢc 400 đồng cho xã.
Cuộc vận động tiết kiệm này đã mang lại số vốn “khổng lồ” là 15 nghìn đồng so với 240 đồng khởi điểìm. Bằng số’ tiền tiết kiệm này, xã đã mua đưỢc 10 con trâu, 350 con lợn giống và 3.000 đồng giống khoai tâ>7 thòi vụ, công trình thuỷ lợi hoàn thành trong 5 thâng (chứ không phải là 3 năm). Biến 200 mẫu (chứ khíông phải là 48 mẫu), một vụ bấp bênh thành 2 vụ...
33
______riHỮriQ PiAM THAHG BÊỈÌ BÁC HÒ KÍnH YËU______
Nhưng quan trọng hơn là Lỗ Khê đã nêu một tấm gương điển hình cho cả nước về phong trào tiết kiệm, từng người dân bằng sức của mình đều có thể tích tiểu thành đại, góp gió thành bão cùng nhau chung sức xây nên đại công trường xã hội chủ nghĩa - thế giối mới cho những ngưòi áo vải. Báo chí đã đưa tin về cuộc vận động này.
Ngày 18 tháng 1 năm 1964, trên báo Nhân dân, Hồ Chủ tịch đã trang trọng viết một bài báo tên là ''Gương tốt của thanh niên Lỗ Khê. Tết tươi vui và tiết kiệm”, ca ngỢi phong trào của nhân dân trong xã. Bài báo đưỢc ký dưới bút danh “Trần Lực”, là bút danh hay dùng của Bác. Hồ Chủ tịch đánh giá cao sáng kiến của nhân dân Lỗ Khê và mong muôn cả nước noi theo tinh thần đó. Ngưòi viết rằng: “Những việc tốt mà thanh niên Lỗ Khê làm đưỢc, thì chắc thanh niên các nơi khác làm đưỢc, và mọi công dân chúng ta làm
được...”. Bài báo có đoạn viết: “Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, xã Lỗ Khê (ngoại thành Hà Nội) đã đặt kế hoạch làm cho Tết năm nay tươi vui và tiết kiệm. Các chi đoàn Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Hải Phòng, Sớn Tây, Nghĩa Lộ, Thái Nguyên,v.v... đều hăng hái nhận thi đua vói Lỗ KLhê... Hoan hô sáng kiến tốt của thanh niên! Chúng ta - những người cha mẹ, cô bác - cũng cần phải thiết thưc ủng hộ phong trào đó... Vì sao thanh niên Lỗ Khê là người đề xướng phong trào tiết kiệm này? Bởi vì họ có kinh nghiệm mới mẻ và thiết thực”. Trong bài báo, Hồ Chủ tịch đã nêu lên những khó khăn của làng quê Lỗ Khê, cách khắc phục và những thành tựu đạt được của nhân
34
__________ riHỮna HAM THÁriO BẼn BÁC HÒ KÍHH YÊU__________
dân trong xã. Hồ Chủ tịch gửi đến nhân dân trong xã lời khen ngợi và chúc mừng.
Tuy nhiên, tình cảm của Bác dành cho người dân Lỗ Kliê không chỉ dừng lại ở đó. Một món quà bất ngò đến với họ nhân dịp Xuân Giáp Thìn. Hai tuần sau khi bài báo ra đời, Lỗ Khê đón Tết trong một không khí ấm áp, vui mừng, hứng khởi của ngưòi dân trước những thành tựu nông nghiệp vừa đạt đưỢc. Mồng một Tết, vừa hửng sáng, các gia đình đang sửa soạn cỗ bàn, bỗng từ nhà bà Nga, ở đầu lằng có tiếng reo:
về! Bác... Hồ... về!”. Cái tin Hồ Chủ tịch về thoáng cái được cả làng biết đến bởi những tiếng reo hò náo nức. Tất cả xã viên, từng nhà đều bỏ dỏ công việc chạy đổ xô ra đường đón Bác.
Thật kỳ diệu, thật ngạc nhiên Bác trong bộ áo ka ki quen thuộc, đôi mắt rất sáng, chòm râu hiền từ, đội chiếc mũ vải mùa đông, chậm rãi đi bộ trong làng. Nông dân Lỗ Khê cuồn cuộn như một con sông lớn theo chân Ngưòi. Vang vang tiếng: Hoan hô Bác về! Hoan hô Bác về!
Bác đi thăm một số gia đình, mừng tuổi các cụ, các cháu rồi mòi toàn thể xã viên cùng Bác ra sân đình, để Người chúc Tết và nói chuyện. Hàng nghìn đôi mắt dán vào Hồ Chủ tịch, nuốt lấy từng lòi của Ngưòi. Bác chào và hỏi thăm sức khức khoẻ của các cụ rồi nói;
- Các cụ, các cô, chú, các cháu có biết vì sao Bác về đây không?
- Thưa Bác, có ạ. Vì xã thực hành tiết kiệm ạ. - Thế tiết kiệm là gì?
- Thưa Bác, là không lãng phí ạ.
Bác Hồ cưồi vui rồi nói:
35
__________riHữno nAM THÁriQ BÊn BÁC HÒ KírtH YÊU__________
- Bà con Lỗ Khê ta thực hành cần kiệm như vậy là tốt. Cần là xã viên bỏ nhiều công sức ra để làm thuỷ lợi, khoanh vùng chông úng, cấy tăng vụ, thâm canh tảng năng suất, có nhiều lương thực vừa nâng cao đòi sông, vừa đóng góp đầy đủ cho Nhà nước, chi viện cho miền Nam. Kiệm là chống lãng phí trong ăn tiêu, để dành vốh cho sản xuất, xây dựng hỢp tác xã. Có tiết kiệm thì đòi sông mới cao lên đưỢc, mới đóng góp cho miền Nam đưỢc nhiều hơn. Đồng bào có đồng ý thế không?
- Thưa Bác, có ạ!
Bác nhắc nhở nhân dân: ở hỢp tác xã ta năng suất chưa cao vì thuỷ lợi làm chưa tốt, việc đắp đê khoanh vùng không nên kéo dài, phải dứt điểm trong 6 tháng nữa, chăn nuôi chưa tốt. Bác vào làng thấy còn ít lợn và lợn rất nhỏ. Phải chăn nuôi nhiều hơn, tốt hơn. Trồng cây còn kém, phải tích cực hưởng ứng Tết trồng cây làm cho làng xóm xanh tươi mát mẻ. Trong cây trồng, vẫn độc canh cây lúa, như thê chưa tốt. Nên trồng thêm màu, chế biến màu. Những việc ấy bà con có làm được không?
Mọi người cùng đáp:
- Thưa Bác, làm được ạ!
Bác chỉ hai câu thđ kẻ trên tường đình và khen hay:
Đón xuân mở hôi làm giàu
Mừng xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi
Bác Hồ hỏi tiếp:
- Năm nay đồng bào ăn Tết tiết kiệm nhưng có vui không?
- Thưa Bác, vui lắm ạ!
36
________riHỮriG riAM THÁriG B Ẽn BÁC H ồ KÍriH YËU________
Bác cưòi chúc đồng bào ăn Tết thật tươi vui rồi đề nghị tất cả cùng hát bài Kết đoàn. Bác giơ tay bắt nhịp, từ sân đình, tiếng hát của hàng trăm trái tim bô"c lên vang động làm không khí ấm lại, xua tan giá rét. Mùa xuân đang về. Làng xóm Lỗ Khê chưa bao giò có một mùa xuân vui như thế.
Noi gưdng Lỗ Khê, hàng chục Đảng bộ, hàng trăm chi đoàn HTX, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan đoàn thể trên miền Bắc đã tổ chức các cuộc vận động ngưòi dân thi đua cần, kiệm theo tinh thần Bác dạy. Lỗ Khê trở thành lá cò đầu của phong trào tiết kiệm. Khắp nơi đâu đâu ngưòi ta đều nhắc đến tinh thần đó. Bôn mươi hai năm trôi qua, làng xóm đã thay đổi nhiều kể từ ngày Bác về thăm. Con đường xưa Bác đi, nay đã thành đại lộ, hai bên rỢp bóng cây xanh. Năng suất và sản lượng, rồi đời sông bà con ở xã đã thay đổi nhiều. Nhưng bài học c ầ n Kiệm của Hồ Chủ tịch dạy vẫn đinh ninh trong lòng mỗi ngưòi dân...
Vâng, Ngưòi đã viết như vậy ngay từ những ngày đầu của phong trào không chỉ cho thanh niên Lỗ Khê mà còn cho thanh niên cả nước trong bài báo mùa xuân Giáp Thìn: “Có kế hoạch làm cho cần kiệm
thành một nền nếp thường xuyên trong đời sống mới, đạo đức mới'' (Trần Lực).
N.T.V
37
NỐNG DẦN QUẢNG AN HAI LẦN DÓN BÁC NGUYỀN THIÊN VIỆT
Vào tháng 8-1962, nhân dân Quảng An (Từ
Liêm, Hà Nội) được vinh dự đón Bác về thăm. Càu chuyện vị Chủ tịch nước hai lần về thăm một xã nghèo ỏ ngoại thành Hà Nội, lần trước cách lần sau một tháng rưỡi, hiện vẫn còn lưu truyền trong các cụ già ỏ làng như một câu chuyện thời sự.
Ngày 14-8-1962 đến như bình thường, ở trường Mẫu giáo Quảng An. 8 giò sáng, cô giáo Nguyễn Thị Vân cho các cháu ra sân Phủ Tây Hồ chơi. Trong lúc các cháu đang xếp hàng tập thể dục thì một tốp cán bộ quần áo đại cán đi tối. Cô giáo Vân, năm nay đã là một bà giáo về hưu, tóc bạc trắng, kể: “Năm ấy, tôi vừa tròn 20 tuổi. Trưốc kia, tôi chỉ được nhìn thấy Bác một lần, từ xa, trong Cung thiếu nhi, khi còn là học sinh đi dự Hội nghị. Thoạt tiên, tôi nghĩ đó là những cán bộ cao cấp của Nhà nước tối khu nhà nghỉ Hồ Tây để nghỉ như thưòng lệ. Bỗng nhiên, có một vài cán bộ trẻ chạy tới chỗ tôi, xua tay rối rít và nói: “Bác tới thăm lốp mẫu giáo. Cô cho các cháu vào lớp ngay!”. Năm đó, đất nưốc vừa thoát khỏi khó khăn gian khổ sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các cháu đều là con xã viên, ăn mặc còn lôi thôi, nhem nhuốíc. Bản thân tôi cũng mặc áo vá đi dạy mẫu giáo hưởng
38
______riHỮNQ riAM THÁno BÊri BÁC H ỗ KíriH y£u______
công điểm. Bác vào lớp. Tôi bảo các cháu; “Các cháu chào Bác Hồ đi!”. Tôi thấy Bác xúc động, lặng ngắm từng gương mặt trẻ thơ vô tư và nghịch ngỢm trong phòng học vẫn còn ố bẩn vối bàn ghế đơn sơ, xộc xệch, chưa đủ tiện nghi. Bác hỏi: “Lớp có bao nhiêu cháu?”. Tôi thưa: “Dạ, thưa Bác có 24 cháu tất cả ạ.” Người ân cần hỏi: “Các cháu là con em của ai?”. Tôi đáp: “Thưa Bác, các cháu là con em của các xã viên hỢp tác xã Quảng An ạ”. Bác gật đầu, dịu dàng mỉm cười hỏi: “Thế cô giáo có biết hát không? Cô dạy các cháu bài gì?”. Tôi bắt nhịp các cháu đồng thanh hát hai bài. Bác vỗ tay, hoà theo bài hát của lớp. Bác tiếp tục hỏi chuyện về lớp, cách dạy dỗ các cháu, những khó khăn hiện tại.
Lúc này, bà con nông dân ở lân cận biết tin Hồ Chủ tịch tới, đã kéo đến vây quanh lớp học khá đông. Bác hỏi: “Các cháu có thích ăn kẹo không?”. Các cháu đồng thanh; “Có ạ”. Hồ Chủ tịch mỉm cười. Người đến xoa đầu từng cháu học sinh và chia đều cho mỗi cháu hai chiếc kẹo. Bất ngò, Hồ Chủ tịch nhìn thấy trong sô" các cháu có một bé mắt bị sưng, tấy đỏ. Đó là cháu Đỗ Thị Phúc. Bác tiến lại, bế cháu lên và quay sang hỏi; “Làm sao mà cháu lại bị đau mắt thế này?”. Tôi thưa: “Dạ, thưa Bác, cháu bé theo gia đình tản cư hồi chốhg Pháp lên Phú Thọ trở về, có lẽ do dùng nước bẩn”. Bác ân cần dặn: “Nhớ phải thường xuyên rỏ thuốc đau mắt cho cháu và dùng nước sạch”.
Khoảng nửa tháng sau, toàn trưòng Quảng An nhận đưỢc món quà trích từ tiền lưdng của Hồ Chủ tịch: mỗi lớp được một tủ gỗ đựng đồ chơi và tiền cho các cháu. Ngoài ra, Bác còn đề nghị trích từ tiền của
39
______ nHỮPlQ riAM THẤriQ B£ri BẤC HÒ KÍNH YÊU_______
Bác để xây một giếng sạch cho nhân dân xã Quảng An và yêu cầu y tế xã phải thường xuyên rỏ thuốc đau mắt cho các cháu.
Chị Đỗ Thị Phúc - cháu bé 6 tuổi đau mắt năm xưa, nay đã là chủ của một đại gia đình khá giả ở Quảng Bá với 3 trai 1 gái. Các con chị hiện là những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, đã đoạt nhiều giải quốc tế trong năm qua. Chị cho biết thêm: “Ngay hôm sau, Bác đã cử một bác sĩ của Viện mắt Trung ương đến tận nhà khám và chữa cho tôi”.
Trăn trở về tình trạng thiếu nưốc sạch vùng ven Hồ Tây, chiều ngày 29-9-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh quay trở lại xã Quảng An. Ngưòi đến thăm gia đình các cán bộ xã - trong đó có gia đình ông Huấn - Chủ nhiệm HTX. Sau đó Ngưòi ra đình Quảng Bá nói chuyện với các đại biểu dự hội nghị tổng kết phong trào thể dục vệ sinh mùa hè. Bác nhấn mạnh: “Muôn có sức khoẻ, phải ăn ở vệ sinh. Muốh có vệ sinh phải có nưốc sạch. Muôn có nước sạch phải đào giếng”. Hồ Chủ tịch căn dặn nhân dân Quảng An phải quyết tâm phấn đấu trỏ thành xã điển hình về vệ sinh phòng bệnh.
Những con đưòng Bác đã đi qua, gốc cây nơi Bác ngồi nghỉ, các giếng nước sạch của Hồ Chủ tịch vẫn còn đến ngày hôm nay. ớ Quảng Bá, tưỢng đài có khắc những lồi dạy của Người trong chuyên về thăm xã Quảng An -năm 1962 trang trọng nằm cạnh đình như một kỷ niệm quý báu về sự quan tâm, chăm sóc của Bác kính yêu dành cho ngưòi dân xã Quảng An.
N.T.V
40
BÌNH RƯỢU QUÝ CỦA BẮC Hố
NGUYỄN THIÊN VIỆT
Năm 1967, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bắt đầu bước vào thời kỳ ác liệt. Giữa cảnh bom rơi, đạn nổ có một ngưòi châu Âu, đầu đội mũ cốì, vừa quay phim vừa khóc.
Thế giối biết đến một nước Việt Nam dũng cảm và bất khuất qua những bộ phim của ông như ‘''Phóng sự từ miền Bắc Việt Nam”, “Mê Kông trong lửa”, “Trong rừng xem phim Sapaep”... Xin nói thêm, chính vào năm 1966, Arseulov Ôlêch Côngxtantinôvich cùng với Comarov (đã mất) là hai nhà quay phim Nga đầu tiên theo các chiến sĩ Việt Nam vào tận ngoại ô Sài Gòn, đến Bến Tre.
*
* *
Ôlêch Côngxtantinôvich mở rộng cánh cửa, tươi cười đón khách. Trước mặt chúng tôi là một ông già ngoại 70, ánh mắt vẫn trẻ thd, nhân hậu và long lanh một ngọn lửa bí ẩn. Vâng, đã gần 30 năm trôi qua từ ngày ấy. Nghệ sĩ công huân, nhà quay phim nổi tiếng của Liên Xô đã đi qua nhiều cuộc chiến tranh và bây giờ cùng với vỢ cũng là nhà quay phim - bà Xvetlân Nhicôlaevna, cả hai ông bà về dạy ở trương Đại học Điện ảnh toàn Nga VGIK (trước là Trưòng Điện ảnh Liên bang Xô Viết). Nhân dân Nga yêu mến hai ông
41
______riHữno nAM THÁriG B£n BÁC HỎ KÍnH YEU______
bà và gọi họ là “Ngưòi Việt Nám”. Bên ấm trà thoang thoảng mùi hương hoa, sau khung cửa là bầu trời Nga xanh biếc trầm lắng, ông kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm của một thời trai trẻ hào hùng, oanh liệt.
- Một trong những kỷ niệm mà tôi nhớ là khi quay phim “Phóng sự từ miền Bắc Việt Nam”. Kết thúc bằng cảnh lớp học mẫu giáo tại nơi sơ tán. Tôi đưa các cháu giấy bút và bảo các cháu muốn vẽ gì thì vẽ nấy. Các cháu gái vẽ cảnh thanh bình; Bô", mẹ, nhà cửa,
àng mạc, cây côi... Các cháu trai vẽ máy bay Mỹ cháy, súng bắn, chiến tranh. Riêng có một cháu trai ngồi im không vẽ gì cả. Tôi lại gần, hỏi cô giáo:
- Tại sao cháu này khôxig vẽ gì?
Cô giáo đáp:
- Bô" mẹ cháu vừa bị bom Mỹ giết hại hôm qua. Tôi quay nguyên cả tờ giấy trắng đó lên màn ảnh. Nó là loại giấy thô, có dòng kẻ màu tím xiên xiên và mép đã hới bị quăn. Ba mươi năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ tên em bé đó. Nó tên là Hải Tùng. Bộ phim đưỢc kết thúc bằng trang giấy trắng trẻ thd với câu thơ của K. Ximônốp: “Nỗi đau này không của riêng ai". Ôlêch Côngxtantinnôvich kể, có lần ông định xin một cháu bé có bố mẹ chết vì bom Mỹ làm con nuôi như bà Blaga Dimitrova (Bungari) nhưng đại sứ không đồng ý. Lại có lần đang quay, ông phải vứt máy quay để xông vào cứu người bị thưđng sập hầm, rồi lại tiếp tục công việc. Những ngưòi lính Việt Nam rất lo cho ông...
Khi bà vỢ giáo sư khệ nệ mang ra một mâm những món ăn nấu theo kiểu Nga thì chúng tôi được Ôlêch Côngxtantinnôvich trịnh trọng mòi thăm kho rưỢu
42
______ nHỮHQ HẲM THÁnO BÊn BÁC Hồ KÍriH YẼU______
quý của ông. Giữa ngổn ngang những chai Vođka trong suốt, Kônhăc vàng óng là một bình thuỷ tinh tròn khá to, được đậy nút kỹ càng và trong là những con rắn cuộn khoanh tròn. Một bình ngũ xà chính công! Ôlêch Côngxtantinôvich khẽ e hèm, xoa xoa hai bàn tay, liếc mắt tủm tỉm cười thú vị trước sự ngạc nhiên của các vị khách.
- Hôm nay, nhân dịp có các vị khách Việt Nam mà tôi rất quý đến chơi, tôi mòi các bạn nếm thử loại rượu đặc biệt này. Đây là bình rượu quý của Bác Hồ. Thỉnh thoảng tôi mới uống vào những dịp đặc biệt.
Tất cả vào bàn. Vị giáo sư già loay hoay dùng thìa nhỏ ghé vào miệng bình, múc từng thìa nhỏ và rỏ cái chất nước ónh ánh, sền sệt ấy vào từng cốc của chúng tôi. Chúng tôi, người thì vội vàng lấy máy ảnh, người thì nhìn chằm chằm vào thứ chất lỏng sóng sánh như bị thôi miên, hít hít mũi, thưởng thức hương vị của rượu quê hương đã đưỢc cất kỹ 30 năm trong hầm rượu của ông Ôlêch Côngxtantinôvich.
Qua câu chuyện, chúng tôi đưỢc biết đây là bình rượu Bác Hồ tặng cho Rôman Cacmen, nhà điện ảnh Xô viết lừng danh, người đã từng làm phim: '‘Điện Biên Phủ", “Anh sáng trong rừng” và một số phim khác về Việt Nam. Rôman Cacmen coi đây là phần thưởng luân lưu đặc biệt quý nên tặng lại cho bà Pompenxcai, một nhà điện ảnh ngưòi Acmênia. Pompenxcai nâng niu, giữ gìn bình rưỢu quý mãi và trong một dịp sinh nhật Ôlêch Côngxtantinnôvich, bà mang đến tặng lại cho giáo sư và nói: “Chính anh mới là người xứng đáng được nhận món quà quý này của Bác Hồ”. Bình rưỢu quý này đã nằm trong kho rưỢu
43
_______riHỮnQ nAM THÁriG BÊn BÁC HÒ KÍriH YËU_______
của Ôlêch Côngxtantinnôvich gần 30 năm và chỉ đưỢc dùng trong những dịp trọng đại.
Một mùa xuân nữa đang đến gần. Khi những dòng này đến tay ông thì Matxcơva chắc là đang rất lạnh. Nhiệt độ chỉ -40o c.
Chúng tôi nhớ mãi buổi uống rưỢu rắn năm ấy, những giọt rưỢu được gìn giữ từ bình rưỢu quý của Bác Hồ. Chúng tôi nhổ mãi người thầy, người bạn, đồng chí đã ở bên cạnh chúng tôi trong những năm tháng khó khăn, gian lao của đất nước. Nhân dịp một năm mới, xin chúc ông và gia đình mọi điều tốt đẹp nhất, hy vọng trong tương lai, đưỢc gặp lại ông, đưỢc uốhg vối thày Arseulôv Ôlêch Côngxtantinôvich- “Ngưòi Việt Nam” một chén rưỢu rắn nhỏ, quà tặng của Bác Hồ, cùng ông hồi tưởng lại một thòi đã qua - thòi con người sống không chỉ cho bản thân mình.
N.T.V
44
NGHÌN THU NHÍ BÁC
NGUYỀN THIÊN VIỆT
Những mẩu chuyện về Bác, những bài học Bác dạy thật đơn giản nhưng bao giò cũng sâu sắc và có ý nghĩa đặc biệt với các thế hệ Việt Nam. Đó là bài học làm ngưòi, bài học về lòng nhân ái... nhưng cho đến hôm nay những bài học ấy vẫn rất thòi sự và quý giá với chúng ta.
D ân là người bảo vệ tin cẩn nhất
Dạo còn ở ATK, Bác đi công tác cùng vối nhóm bảo vệ. Ông Đinh Công Quyên, ngưòi lái xe cho Bác nhố rõ: Hôm đó, xe đang chạy trên đường thì bất ngò gặp con suổì có cây cầu gỗ nhỏ bắc qua. cầu mối dựng, trông không chắc chắn. Mọi người xuống xe quan sát, tính toán khả năng chịu lực của cầu. Bỗng từ đâu xuất hiện một ông Ké người Mường, ông ta tò mò đến bên chiếc ô tô sờ mó, ngắm nghía. Giữa những cán bộ trẻ ngưòi Kinh, ông Ké thấy một cụ già áo chàm, chòm râu dài, đôi mắt sáng ngời, ông tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên, nhìn mãi và lẩm bẩm điều gì đó cho riêng mình. Các chiến sĩ trong đội bảo vệ đoán chắc ông Ké đã nhận ra Bác Hồ, liền đến bên ông yêu cầu đi chỗ khác. Ông Ké có vẻ sỢ hãi, vừa đi giật lùi vừa nhìn Bác đăm đăm. Thấy vậy, Bác yêu cầu một chiến sĩ cảnh vệ đưa ông Ké lại gặp Bác. Bác dùng tiếng
45
______ riHỮriG nAM THÁriG BÊn BÁC HỎ KÍriH YẼU______
Mường trao đổi hồi lâu. Rồi ông Ké mỉm cười, gật đầu chào Bác và các chiến sĩ ra về. Lát sau, Bác nói với anh em bảo vệ: “Họ đã biết mình là ai rồi, mình bảo người ta đi chỗ khác, lại càng bị lộ. Ngưòi dân tộc rất chân thật. Bác đã dặn ông Ké: chúng tôi đi qua đây vì việc nước. Chuyện ông thấy vừa rồi không nên nói cho ai biết, ngay cả với vỢ con. ông Ké hứa sẽ giữ bí mật.
Các chú không phải lo gì nữa. Bác đã hỏi ông Ké về khả năng chịu lực của cây cầu. ông Ké cho biết cây cầu này chính do bà con dân bản của ông làm, rất yếu, nếu ô tô đi qua, có thể sẽ rơi xuống vực. ông nói, nếu đi dọc theo con suối một đoạn nữa sẽ có một chiếc cầu to hơn, ô tô đi qua dễ dàng, chắc chắn”.
Việc tuy đơn giản nhưng anh em chiến sĩ hôm đó cũng nhận đưỢc rõ sự suy nghĩ sâu sắc và cái nhìn rất nhân bản của Bác. Với Bác kính yêu, nhân dân chính là người bảo vệ tin cẩn nhất.
“Ra vào ch ú nhớ k h ép ch ặ t cửa”.
Năm 1960, Bác mời cơm một vị khách đặc biệt từ Trung Quốc sang: bà Đặng Dĩnh Siêu, vỢ cố Thủ tưởng Chu An Lai, nhân dịp phái đoàn phụ nữ Trung Quốc sang Việt Nam dự Đại hội Hội Liên hiép phụ nữ Việt Nam. Bữa cơm trưa hôm ấy tại Phủ Chủ tịch chỉ có 3 ngưồi: Bác, bà Đặng Dĩnh Siêu và một nữ phiên dịch người Trung Quốc. Đồng chí Thái Hữu Khang hồi đó làm công tác lễ tân trong Phủ Chủ tịch kể lại: Bác Hồ nói chuyện rất vui bằng tiếng Trung Quìc và hầu như không cần đến phiên dịch bạn. Bác và cô" Thủ tướng Chu Ân Lai ngay từ khi còn ở Pa ri /ốh đã có quan hệ thân thiết. Tôi đứng gần để phục vu, chạy ra
46
_______nH ữno nAM THÁriG BËPi BÁC Hồ KÍrỉH YẼU______
chạy vào tiếp các món ăn nóng mang lên từ bếp. Bữa ăn đang vui, chợt Bác quay về phía tôi, ra hiệu lại gần và bảo: “Chú lại đây tôi bảo”. Tôi ngạc nhiên tưởng có chuyện gì sơ suất thì Bác nhắc khẽ: “Ra, vào chú nhớ khép chặt cửa kẻo muỗi nó bay vào”. Thì ra cán phòng này có 3 lóp cửa: chốp, lưới và kính. Do đi ra đi vào, tôi sơ ý không đóng hẳn cửa nên Bác nhắc. Đang tiếp khách, nhưng Bác vẫn chú ý những điều tưởng như rất nhỏ nhưng cũng thật tinh tế.
B u ổi x em p h im cu ố i cù n g củ a Bác
Cứ hàng tuần vào tối thứ bảy, tại phòng khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chiếu phim. Từ năm 1954 cho đến khi Bác mất, người phụ trách công tác chiếu phim là ông Thái Hữu Kliang. Nội dung phim do đồng chí Vũ Kỳ chọn, sau đó ông Khang đi lấy về. Ông Khang nói: Trong phòng chiếu, các cháu hay ngồi trên cùng, bên trái thường là các cô, các chú còn Bác ngồi bên phải, lui lại phía sau một chút. Bên cạnh có bàn đặt gạt tàn và ống nhổ”. Phim chiếu trong 2-3 tiếng đồng hồ nhưng trong hàng chục năm trời, , ông Khang chưa thấy lần nào Bác bỏ về sớm. Đã xem là xem đến hết. Buổi chiếu phim cuối cùng vào khoảng ngày 20-8-1969. Hđn 30 năm qua nhưng ông Khang vẫn nhớ như in những ngày cuổĩ cùng đưỢc phục vụ Bác. Bộ phim chiều hôm ấy là phim phóng sự; ''Bài ca anh giải phóng’’ của xưởng phim Quân Giải phóng. Thòi gian chiếu 40 phút, để khỏi ảnh hưởng tới sức khoẻ của Bác. Sau khi mọi ngưòi đã ổn định chỗ ngồi thì Bác xuất hiện. Thời gian ấy, vì có tin Bác mệt, sd nhân dân trong nưóc lo lắng nên các đồng chí bảo vệ
47
______riHữno riAM THÁPiQ BẼn BÁC H ò KinH YËU_______
Bác yêu cầu phòng chiếu tắt điện. Một bảo vệ soi đèn pin xuông lối đi, còn hai chiến sĩ đỡ Bác hai bên đi vào. Thấy vậy, Bác góp ý cứ bật đèn. Sau vài giây, phòng chiếu sáng trở lại. Theo thông lệ, trước khi chiếu phim, các cháu thiếu nhi hay hát một bài. Hoặc là “Kết đoàn”, hoặc “Giải phóng miền Nam” và Bác hoà nhịp cùng các cháu. Nhưng hôm đó, khi đồng chí Vũ Kỳ đứng lên bắt nhịp thì không ai có thể cất nổi tiếng hát. Trong tim mỗi người đều trĩu nặng niềm lo
ắng đau đáu cho Bác. Bác ơi! Chẳng lẽ Bác mệt như vậy sao?... Rốt cuộc, vì không ai hát, đồng chí Vũ Kỳ phải hát thay. Anh đi khom khom, bắt hai tay sau lưng, giả làm con voi và hát một bài hài hước; “Con vỏi con voi, cái vòi...”.
N.T.V
48
BÁC HỒ ĐI CHÚC TẾT
VÀ CUỘC GẶP IVIẶT KỲ DIỆU
NGUYỄN THIÊN VIỆT
Tôi đã nhiều lần đi qua phố Lý Thái Tổ. ở Hà
nội, trong những năm qua, có lẽ đày là một tronq những phổ ít thay đổi nhất. Đèn đường vẫn màu vàng giãng giăng và hàng sấu xanh rì, trầm ngâm, yên lặng qua hàng thế kỷ. ở đâu, trong những ngõ nhỏ phố này, một đém giao thừa cách đày 40 năm (Tết Nhâm Dần, 1962), Bác đã đến chúc Tết một gia đình nghèo nhất thành phố? Thật bất ngờ, cảm động và vĩ đại! Câu chuyện này, đồng chi Vũ Kỳ đã nhiều lần kể lại qua báo chí nhưng thời gian trôi qua, bao nhiêu biến thiên, ông khõng nhớ rõ ngõ nào, căn hộ ở số bao nhiêu, gia đình xưa bày giờ ỏ đâu, sinh sống ra sao. Nhờ một sự tinh cờ may mắn, chúng tôi đã có dịp gặp lại họ - những người chứng kiến càu chuyện kỳ diệu cách đày non nửa thể kỷ.
Tôì hôm 30 tháng Chạp, sau khi vui Tết cùng các cháu thiếu niên ở Cung văn hoá thiếu nhi, Bác Hồ đề nghị với đồng chí Trần Dưy Hưng- lúc ấy là Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội để đoàn tiếp tục đi thăm và chúc Tết một số nơi trong thành phô", trong đó sẽ đên một hộ thuộc loại nghèo nhâ"t. Tất nhiên, chuyên thăm của Bác sẽ không báo trước để tiếp xúc đưỢc tự nhiên và bảo đảm an ninh.
49
______rìHỮriG riAM THÁnG BẺn BÁC H ồ KÍriH YEU______
19 giờ 30 phút, xe dừng lại trước một ngõ nhỏ ở phô^ Lý Thái Tổ - ngõ 16A. “Đêm ba mươi Tết, tròi rét căm căm, đường trong ngõ tôi om và gập ghềnh, sâu khoảng 30 mét. Hình như bên phải ngõ có một hàng phở đã đóng cửa” - đồng chí Vũ Kỳ nhớ lại.
Năm đó, ngõ 16A Lý Thái Tổ chưa khang trang, sạch sẽ như ngày nay. Cuối ngõ vẫn còn lốĩ thông ra Bò Hồ để bà con trong xóm ra gánh nước ăn ở một vòi nước công cộng. Các nhà trong xóm đều đang chuẩn bị Tết, sửa sang bàn thò, nấu nướng, dọn dẹp. Nhà ông Phúc đang sửa tấm ảnh Bác treo trước bàn thò cho ngay ngắn thì Bác bất ngờ hiện ra trước cửa. cả nhà chợt sững sờ thấy ông cụ mắt sáng, có dáng quen quen như người trong ảnh, mãi mấy giây sau họ mới nhận ra Bác. Hồ Chủ tịch chúc Tết gia đình, hỏi thăm sức khoẻ, công tác và chia kẹo cho các cháu.
Trước khi sang nhà bà Tín, Bác nói: “Tết năm nay, chúng ta đã khá hơn ngày xưa rất nhiều. Nếu bà con gắng lao động hơn nữa thì sang năm, đời sốhg chắc chắn sẽ cao hớn”.
Gia đình cụ Lý Hùng - bà Tín ở trong ngõ 16A được xếp vào loại hộ nghèo nhất, ông Hùng trước làm ở Nhà máy điện Yên Phụ và là người có công bảo vệ gìn giữ máy móc khi thực dân Pháp rút khỏi Thủ đô Hà Nội năm 1954. Năm 1957, ông qua đòi vì bệnh tật, để lại cho bà Tín một nách 5 con nhỏ (3 gái, 2 trai). Bà Tín thường ngày phải xoay xở làm thuê, làm mưốn vất vả để nuôi đủ 5 miệng ăn: Cô con gái đầu năm đó mới 14 tuổi, cô út tròn 5 tuổi.
Khi Bác Hồ vào nhà thì bà Tín đang đi gánh nước thuê, hai cháu trai đang chạy đi chdi. Căn nhà nhỏ
50
__________ nHỮriO MAM THÁỈIG BËn BÁC HÒ KÍHH YÊU__________
một gian, hơn chục mét vuông chỉ kê một cái phản, gần đấy là bàn thò, trên chỉ có nải chuối xanh, hương đang thắp nhưng không thày có bánh chưng - đồng chí Vũ Kỳ nhớ lại.
Ba cô bé thấy có khách lạ thì ngồi tụm cả lại ở góc phản. Bác Hồ hỏi:
- Mẹ các cháu đi đâu mà giò này chưa về? Cô lớn nhất bạo dạn trả lòi:
- Dạ, thưa ông, mẹ cháu đi gánh nưốc thuê ở đầu ngõ ạ.
Đồng chí Vũ Kỳ xoa đầu cháu bảo đi gọi mẹ về. Cô lớn nhất tên là Lý Phương Liên chạy vụt ra gọi mẹ và hai em trai về. Hồ Chủ tịch lấy kẹo và âu yếm chia đều cho các cháu. Loại kẹo Bác thưòng mang theo để chia cho các cháu là kẹo vừng nấu bằng mạch nha, bọc giây có mác Hải Hà. Bà Tín gánh nước về đến nhà, nhận ra Bác, đánh rdi quang gánh và oà khóc. Bác hỏi thăm an ủi, động viên và dặn dò phải dạy dỗ, chăm sóc kỹ càng các cháu bé. Bác nói vối đồng chí thư ký lấy ra gói quà: một miếng lụa tặng cho bà Tín. Bà Tín rđm rốm nước mắt nghẹn ngào nói:
- Gia đình chúng cháu nghèo khổ, bô" các cháu mất rồi, nay lại được Bác đến thăm, cho quà thật là sung sưống quá.
Hồ Chủ tịch lau nước mắt cho bà Tín rồi nói: - Bác không đến thăm cô và các cháu thì thăm ai... Ra về, Hồ Chủ tịch động viên bà Tín:
- Sang năm sẽ khá hdn.
Rồi Bác quay sang dặn dò cháu Liên:
- Con là lớn nhất, con phải cô" gắng vươn lên giúp me và các em.
51
______ rỉHỮriG HÄM THÁriG BËri BÁC Hồ KÍHH YËU______
Lúc này, bà con trong ngõ xóm biết tin Bác Hồ đến nên đã kéo đến khá đông. Hồ Chủ tịch chúc Tết tất cả mọi ngưòi và chia kẹo cho các cháu trong ngõ.
Ngõ 16A Lý Thái Tổ nay đã thay đổi nhiều. Sau này, căn nhà của bà Tín đã đưỢc sửa chữa lại bằng sự giúp đổ của chính quyền địa phương. Năm 1968, bà Tín mất, anh con trai lớn của bà - anh Lý Phát - cũng đi bộ đội. Căn nhà năm xưa đưỢc Bác đến thăm vẫn như cái tổ ấm của mấy chị em, sông trong sự đùm bọc, thương yêu của bà con ngõ xóm. Chị Lý Phương Liên học hết trung học đã trở thành công nhân nhà máy điện, nối nghiệp cha và sau này nổi tiếng với bài thớ “Ca binh minh”... Năm 1972, chị đưỢc chọn về công tác tại báo Nhân dân, rồi được đi học lớp lý luận, nghiệp vụ và năm 1975, chị theo chồng vào Sài Gòn, công tác tại Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh, nay đã về hưu. Những người con xưa của bà Tín nay đã trưởng thành, có ngưòi đã có cháu nội, cháu ngoại. Ngôi nhà cũ của gia đình đã bán đi. Chủ mới đã sửa sang, nâng cấo thành 3 tầng, nhưng câu chuyện về một vị Chủ tịch Nước thương yêu dân, đến thăm hỏi một gia đình nghèo trong ngõ nhỏ đêm ba mươi Tết vẫn còn lưu truyền mãi mãi.
Sau khi tìm được nơi ở của những người con bà Tín (chị Liên đã vào Tp. HCM), tác giả bài báo đã gọi điện báo tin cho ông Vũ Kỳ và ông tỏ vẻ vui mừng, ngạc nhiên, muốh mời những người con của bà Tín đến chơi. Ngược lại, những cô bé của tối ba mươi Tết năm xưa cũng muốh được đến thăm “bác thư ký” đã chúc Tết gia đình họ cùng với Bác Hồ kính yêu năm ấy.
52
______ riHữno MAM THÁriG BËn BÁC HÒ KÍriH YËU______
Cuộc gặp mặt sau 40 năm diễn ra thật thú vị và cảm động như một bài thơ có hậu.
Có cả những giọt nước mắt và những nụ cười. Chúng tôi cùng nhau xem lại tấm ảnh xưa, hàn huyên và cùng nhau hồi tưởng lại hình ảnh Bác Hồ với mái tóc trắng bồng bềnh như cước đang hỏi thăm, động viên chị Tín. Bên cạnh là những cô bé năm xưa nay đã là mẹ, là bà.
Đồng chí Vũ Kỳ năm đó mới ngoài 40 tuổi thì nay đã 82 tuổi, mái tóc cũng đã bạc. ông tiễn khách ra cửa, cảm dn và nói: “Cứ sông cho tốt là Bác Hồ sẽ vui”.
N.T.V
53
CÂU CHUYỆN KÝ NIỆM TỪNGUỪI CHỊ CỦA BẤC m m ■ . NGUYỀN THIÊN VIỆT
Một buổi chiều mùa đông năm 1945, chiến sĩ trung đội cảnh vệ Bắc Bộ phủ Tạ Doãn Địch (nay là đại tá đã nghỉ hưu) bỗng thấy một người phụ nữ miền Trung, dáng vẻ lam lũ tần tảo, trạc ngoài 60 tuổi, trong tay là một túi xách lỉnh kỉnh những hoa quả và vịt xin vào gặp Bác. Chiến sĩ cảnh vệ hỏi:
- Bà là ai và muổn gặp Hồ Chủ tịch có việc gì? Bà khách trả lòi, giọng Nghệ nằng nặng, ấm áp: - Tôi ra thăm em, em tôi là Chủ tịch Hồ Chí Minh... Chiến sĩ cảnh vệ vô cùng ngạc nhiên vì dáng vẻ
giản dị, khiêm nhưòng của ngưòi chị vị Chủ tịch nước - vị anh hùng của dân tộc đang dắt dẫn con thuyền cách mạng vượt qua muôn nghìn chông gai, ghềnh thác. Thông tin về vị khách quí được báo ngay lập tức và lát sau Hồ Chủ tịch trong bộ ka ki quen thuộc, gương mặt xanh gầy vối đôi mắt rất sáng vội vã bước ra từ cuộc họp Chính phủ. Hai chị em đứng sững một giây rồi ôm chầm lấy nhau mừng mừng tủi tủi, mắt rớm lệ. Cuộc hội ngộ sau gần 40 năm của Bác với chị ruột của mình đã diễn ra như vậy. Ngày ra đi, anh Nguyễn Tất Thành hãy còn rất trẻ, vậy rr.à bây giờ, râu tóc đã phôi pha. Tổ quốic giang sơn tuy cã đòi đưỢc về, nhưng còn đó muôn ngàn trùng giar. khó, vây quanh là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm ..
54
________ r iH ữ n G HAM THÄI-10 B £ n BÁC HỎ KÍriH YËU
Trưa hôm đó, bữa ăn gặp mặt được tổ chức tại nhà ông Đặng Thai Mai (vì bà Thanh không chịu ra nhà khách Chính phủ để khỏi làm phiền em mình, vả lại gia đình bên nhà ông Đặng Thai Mai với bên nhà Bác cũng là chỗ giao hảo lâu đời từ thuở Đông Du), Lúc bữa ăn dọn ra, trên bàn có nhiều món vịt, và thậm chí có cả một đôi chân vịt luộc đặt ngay ngắn trong đĩa... Hồ Chủ tịch ngạc nhiên quay sang hỏi;
- Hôm nay anh chị Mai cho ăn sang quá, toàn là vịt cả thôi...
Nghe thấy thế, ông Đặng mỉm cưòi trả lòi: - Đâu có, chúng tôi hôm nay cũng ăn ké thôi, đây là vịt chị Thanh mang từ trong quê ra, dặn làm để chiêu đãi Bác...
Nghe dứt câu trả lời của cụ Đặng, Hồ Chủ tịch bỗng vội đứng dậy. Ngưòi ngay ngắn đẩy lùi chiếc ghế ra sau, khoanh chắp hai tay trước ngực, hướng về phía bà Thanh nói:
- Thưa chị, 40 năm chị em ta xa cách, em sông bôn tẩu nơi xứ ngưòi, một lòng hy sinh cho quê hương Tổ quốc, đến hôm nay mới có ngày gặp lại. Chị vẫn thương em nhỏ dại như ngày nào, và nhắc em nhớ đến gia phong nhà ta thuở trưốc. Em vẫn nhớ lòi dạy của bà, em còn nỢ bà 7 roi...
Trong khi mọi người chưa hết ngạc nhiên vì câu chuyện kỉ niệm thòi thơ ấu của Bác, thì bà Thanh đõ Bác Hồ ngồi xuống, vui vẻ nói:
- Em ra đi bao nhiêu năm, rồi bây giò lại làm Chủ tịch của cả đất nước. Thế mà không quên những món ăn quê nghèo, thú quê như thế là rất tốt. Chị mang vịt ra cho em ăn để xem em có nhó đến những chuyện
55
______riHỮriG riAM THÁriQ BẼn BÁC HÒ KÍriH YÊU________
xưa ở nhà ta không, còn giữ được cốt cách như ông bà cha mẹ mong muôn không? Chị rất vui vì đã bao nhiêu năm nhưng con người em không hề thay đổi.
Sau bữa cơm trưa hội ngộ lịch sử hôm đó, bà Thanh ở chơi Hà Nội vài hôm với em rồi nằng nặc đòi về, giữ thê nào cũng không ở. Hà Nội thì bà đã biết từ những ngày đầu tham gia phong trào Đông Du, thời kỳ ra để
iên lạc với các thân sĩ. Qua nhà văn Sdn Tùng, chúng tôi đưỢc biết thêm nhiều tư liệu về thân thê sự nghiệp của bà Thanh, một tấm gương tiết liệt của người phụ nữ yêu nưốc. Bà đã từng đi tù 9 năm vì tội tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, ông Sơn Tùng đã có nhiều dịp gặp bà và được nghe bà kể những chuyện về thời thd ấu của Bác, và câu chuyện về bữa cỡm thịt vịt năm xưa. Bà Thanh sinh năm 1884 (tuổi Giáp Thân) tuy từ bé không đến trường nhưng bà được học chữ Nho qua mẹ và bà ngoại. Hai bên nội ngoại của gia đình Bác đều là những dòng khoa bảng lớn. Lúc còn nhỏ, bà hay ở với bà ngoại để trông nom mỗi khi cha (cùng vối mẹ và hai em) ra Huế dự thi. Năm đầu tiên của thế kỷ 20 (Tân Sửu - 1901) gia đình Bác có một đại hoạ: Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Hồ Chủ tịch mất - tuy nhiên, cũng trong năm đó đã có một tin vui đến vối gia đình: ông Nguyễn Sinh sắc đỗ phó bảng, đỗ cùng khoa với các cụ Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế... Trong những lúc ông Nguyễn Sinh sắc làm quan phải xa nhà, bà Thanh và hai em thường tá túc ở nhà bà ngoại. Có lần trong một buổi giỗ, bà ngoại cho hai anh em Nguyễn Sinh Cung mỗi người một chiếc chân vịt (lúc này họ chừng 11-12 tuổi). Lát sau bà ngoại thấy hai anh em
56
________ n H ữ riG riAM THÁriQ B £ n BÁC H ồ KÍnH YËU________
đương giằng co xô đẩy nhau chiếc chân vịt, va vào chồng bát đĩa làm đổ bể. Bà ngoại hỏi tại sao thì được biết lý do bỏi cậu Cung đòi đổi lấy cái chân vịt của ông anh vì nom nó có vẻ to hơn; bà lấy cây roi ra rồi nói:
- Hai cháu còn nhỏ mà đã tranh nhau vì miếng ăn, sau này lốn lên chắc sẽ còn giành nhau vì tham lam? Nếu không thay đổi tính, sau này lớn lên có giúp ích gì đưỢc cho ngưòi nghèo không? Bây giờ bà phạt mỗi cháu 10 roi, nhưng bà chỉ đánh 5 roi còn cho chịu 5 roi.
Sau khi phạt người anh, đến lượt mình, cậu Nguyễn Sinh Cung nói:
- Cháu là em, bé hơn, nên lẽ ra không phải phạt. Bà ngoại nghe vậy bảo:
- Cháu là em, ít tuổi hơn, mà đòi tranh của anh đáng ra phải phạt nặng. Nhưng vì cháu còn bé, bà chỉ đánh 3 roi còn cho chịu 7 roi.
Cuộc gặp gỡ năm 1945 là lần gặp cuối cùng của Bác với người chị ruột của mình. Năm 1954, bà Thanh mâ't khi Hồ Chủ tịch đang công tác tại Liễu Châu (Trung Quốc). Sau chuyến công du trở về nước, Người mới biết tin qua báo cáo của các đồng chí ở Trung ương thì đã muộn. Hồ Chủ tịch rất đau lòng vì đã không thể về chịu tang chị mình và thậm chí không gửi kịp cả bức điện chia buồn. Mãi cho đến năm 1957, Bác mới có dịp về thăm quê và thắp hương cho những ngưồi ruột thịt của mình.
N.T.V
57
NĂM TẾT "KIỀN QUỐC##
NGUYỀN THIÊN VIỆT
Tết năm 1946 (Bính Tuất) - một Tết đặc biệt trong lịch sử dân tộc, Tết đầu tiên giành được tự do, độc lập cho đất nước sau gần 100 năm đô hộ của thực dán. Và đây cũng là Tết đầu tiên Bác Hồ và Trung ương Đảng về đón năm mới tại Hà Nội trong một không khí dầu sôi lửa bỏng, thù trong giặc ngoài, nhà nước công nông trẻ tuổi đang đứng trước thách thức nghìn cân treo sợi tóc. Tối 30 Tết, gần giao thừa, theo như lời đồag chí Vũ Kỳ sau này kể lại, Hồ Chủ tịch cùng thư ký, hai bác cháu xuống đường hòa vào trong dòng ng-JÒi đi dạo trên phô" như những du khách bình thưòr.g của Hà Nội để đón chào xuân. Theo mong muôn của Chủ tịch, hai bác cháu rẽ vào một ngõ hẻm nhỏ phố Hàng Khoai để thăm và chúc Tết một gia đình nghéo của thành phô. Họ đã tìm vào một căn nhà nhỏ, đồ lặc sơ sài, tiện nghi nghèo nàn và ông chủ thì vẫn đang thiêm thiếp trên giường có vẻ không biết năm mới sắp sang. Rõ ràng đây là một hộ nghèo điển hình của thành phô" mà Bác muốh gặp trong dịp Tết độc lập đầu tiên, Đồng chí Vũ Kỳ sau này nhớ lại: Đó )à một phu kéo xe sống độc thân, anh ta vừa kéo xong những cuốc xe cuối cùng trong năm và đương nằm nghi hình như đang bị sốt. Trong ánh sáng chập choạng của đêm 30, anh ta vô cùng sửng sốt ngạc nhiên khi thấy có hai người khách lạ, một già, một trẻ đến thảm và
58
__________nHữnG nAM THẢriQ BẼn BÁC HÒ KÌriH yEu__________
chúc Tết mình trong giò phút năm cùng tháng tận đó. Có lẽ, anh ta cũng không biết đó chính là vị Chủ tịch nước đầu tiên của đất nước sau hơn một thế kỷ bị ngoại quốc đô hộ. Sau phút vào thăm anh phu kéo xe, hai bác cháu lại tiếp tục đi đón xuân và về Phủ Chủ tịch để chúc Tết các cán bộ và đồng bào cả nưóc - gương mặt Bác trầm tư.
Ngày hôm sau, mùng một Tết, Bác Hồ gửi thư chúc Tết chiến sĩ và đồng bào trong cả nước có những dòng sau:
Hỡi đồng bào toàn quốc,
Hôm nay là mùng một Tết, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành. Tôi riêng chúc các chiến sĩ ngoài mặt trận và các gia quyến chiến sĩ ở chốn hậu phương năm mới vui vẻ. Năm mới, đồng bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai củng góp lực lượng vào cuộc kháng chiến lâu dài để làm cho nước ta hoàn toàn tự do, độc lập. Năm mới, đồng bào ta đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh càng mạnh, sản xuất càng nhiều.
Chúc đồng bào:
Trong năm Bính Tuất mới,
Muôn việc đều tiến tới
Kiến quốc mau thắng lợi
Việc Nam Độc lập muôn năm!
Thư chúc Tết của Bác thấm đậm tinh thần cách mạng cháy bỏng và quan tâm sâu sắc đến đòi sốhg của đồng bào nhân dân. Bác viết bức thư này trong lúc nhiệm vụ “kiến quốc” xây dựng Nhà nước cộng hòa trẻ tuổi trước muôn vàn khó khăn, đánh giặc ngoại
59
______riHữnO NÄM THÄHQ BÊn BÁC Hồ KÍrtH YEU______
xâm nhưng không tách rời việc nâng cao đời sống cho nhân dân “để ai cũng có cđm ăn, áo mặc” - khát vọng lớn lao của Bác.
Kể từ cái “Tết kiến quốc”, đêm giao thừa độc lập đầu tiên của đất nước đến nay đã 60 năm trôi qua, chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại và công cuộc đổi mới 20 năm. Con thuyền cách mạng Việt Nam tuy còn nhiều ghềnh thác phía trước, nhưng rõ ràng giành đưỢc nhiều thắng lợi: kết thúc năm 2005 tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,4%, tổng giá trị xuất khẩu tăng 20%, đặc biệt lĩnh vực hàng nông sản, xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo, các mặt hàng khác như cà phê, ca cao, cá, tôm... đã có thương hiệu trên thê giới. Việt Nam đang vững vàng và sẵn sàng gia nhập WTO. Dự đoán Việt Nam sẽ có mức độ tăng trưỏng kinh tế cao nhất ASEAN. Chúng ta đã có hơn 8 triệu người đưỢc hưởng chính sách ưu đãi có mức sống cao hơn mức trung bình ở các cộng đồng dân cư, đã sửa chữa và làm mới 315 nghìn ngôi nhà đại đoàn kết cho ngưòi nghèo, đã có 14 tỉnh, 226 huyện, 4.013 xã, phưòng, thị trấn đưỢc cấp bằng công nhận xóa song nhà dột nát cho người nghèo... Theo một báo cáo năm 2005 của Liên Hiệp quốc, Việt Nam cũng là đất nưốc có thành tích phát triển con người nằm trong nhóm ấn tượng nhất. Xuân Bính Tuất này Bác đã đi xa, nhưng những khát vọng “kiến quốc” của Người đã và đang được chúng ta thực hiện.
N.T.V
Hà Nội, tháng 12 - 2005
60
ei TIM NHŨNG NGƯỪIĐUỌC BẮC Hồ ĐẶT TÊN NGUYỀN THIÊN VIỆT
Qua nhiều năm công phu tìm tòi, tác giả cuốn sách "'Những người được Bác Hồ đặt tên’ - ông Trần Đương cho biết, đã tìm đưỢc một số tên mà trong suốt cuộc đòi hoạt động vì dân, vì nước của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho các bạn, những vị tướng, các nhà khoa học, những chiến sĩ cận vệ, thư ký, các cháu nhi đồng và một số bạn bè quốic tế... Những ai được Bác đặt tên thì coi đó là vinh dự lớn và mãi mãi mang cái tên đó suốt đòi.
Qua cuô"n sách, chúng ta biết một sô" người đã đưỢc Bác đặt tên mới như kỹ sư Phạm Quang Lễ đưỢc Bác đặt là Trần Đại Nghĩa, bà Nông Thị Trưng tên thật là Nông Thị Bàng (sau là Chánh án tỉnh Cao Bằng), đồng chí Nguyễn Vịnh được Bác đặt là Nguyễn Chí Thành, sau vì trùng tên với một anh em khác nên anh Vịnh xin Bác đưỢc đổi là Nguyễn Chí Thanh. Đồng chí Trường Chinh do tính rất cẩn thận nên được bác đặt là anh Thận (bí danh của đồng chí Trưòng Chinh sau này). Tướng Phùng Hữu Tài (sau đổi lại là Phùng Thế Tài). Một sô' người nước ngoài là bạn bè, anh em kết nghĩa cũng được Bác đặt tên như Ba-bét (Người Pháp), Việt Dũng (người Trung Quô"c), Nguyễn Dân (người Áo, tên thật là Ernest Frey), Đức Nhân (người Đức, tên thật là Schroder), Nguyễn Văn Lập (người íĩy Lạp, tên thật là Kotas Sarantidis), Chiến Sĩ (người
61
________r i H ữ n o NÄM THẤriQ B Ë n BÁC HÒ KÍnH YËU________
Đức, tên thật là Erwin Borscher)... Một số trong họ, sau này là sĩ quan cao cấp trong quân đội ta: Nguyễn Dân là đại tá, Chiến Sĩ là trung tá.
Đặc biệt, một nhóm những cán bộ, chiến sĩ có dịp đưỢc sống và làm việc lâu năm cạnh Bác trong suốt thòi gian kháng chiến chốhg Pháp và đưỢc Bác đặt tên thành những cụm tên để nói lên ý chí, tư tưởng quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân. Đó là nhóm 8 ngưòi được Bác đặt tên mới: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi và nhóm 4 người: cần,
Kiệm, Liêm, Chính.
Sau khi cuôn sách ra đòi, tác giả Trần Đương có cho rằng, còn nhiều địa danh, những tên tuổi khác cũng đưỢc Bác đặt tên mà chúng ta chưa biết hết, vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, sống ở nhiều đất nước trong suốt cuộc đời vì dân vì nước của mình.
Ngưòi viết những dòng này có một ngưòi bạn mà ông cụ thân sinh, cụ Trương Công Cân đã về phục vụ ở bộ phận hậu cần trong Ván phòng Bác từ năm 1947 và làm việc lâu năm tại đây. Cũng theo người bạn cho biết, tên thật cụ Cân là Trương Công Lạng, quê gốc ỏ Nghệ An, tham gia cách mạng từ năm 1945, thòi thanh niên, cụ thường gánh hàng tạ gạo mua ỏ Thái Nguyên, đi bộ hàng trăm cây sô' lên chiến khu, mỗi bữa, cụ ăn hết một cân gạo nên được Bác và anh em quý mến gọi là Cân. Sau này, ở trong hồ sơ cũng như ở trong cơ quan, ông mang tên vĩnh viễn là Cân, còn tên Lạng, chỉ những người ruột thịt, bạn bè thân cận mới biết. Ông Trương Công Cân khi còn sống, nhiều lần cho biết; thời kỳ ông đưỢc phục vụ Bác, đã có một
62
_______riHỮriQ NAM THÁriG BËN BÁC Hỏ KÍHH YẼU______
nhóm cán bộ, chiến sĩ vinh dự được Người đặt tên là nhóm: Thu, Chi, Cân, Đôl mà ông Cân là một thành viên. Người viết những dòng này có trao đổi ý kiến trên với những cán bộ đã có thời gian thân cận và ở gần Bác lâu năm như đồng chí Vũ Kỳ, Tạ Quang Chiến, Việt Phướng, thì đều nhận đưỢc câu trả lòi là không biết về sự tồn tại của nhóm này. Phải chăng, thông tin sai lệch hay thực tế đã tồn tại một nhóm; Thu, Chi, Cân, Đối bên cạnh nhóm: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi nhưng qua thăng trầm của lịch sử, bị lãng quên? Cụ Trưdng Công Cân, người phụ trách việc làm đồ mộc, làm lán cho Bác ở chiến khu thì đã qua đòi cách đây 2 năm. Theo lời mách của những cụ đã đưỢc ở gần Bác từ ngày đầu kháng chiến, tôi tìm đến cụ Đinh Công Quyền, năm nay ngoài 80 tuôX một trong những lái xe đầu tiên trong nhóm lái xe của Bác. Cụ Quyền cho biết, vào năm đầu kháng chiến 1947, ở trên chiến khu đúng là có các chiến sĩ phục vụ Bác mang tên: Thu, Chi, Cân, Đối nhưng đó có phải là nhóm do Bác chủ định đặt tên hay không thì cụ không rõ. Theo chỉ dẫn của cụ Quyền, tôi đến tìm ông Thu. Tên thật của ÔỊig Thu là Trần Dương, sinh năm 1928, ngưòi Kiến Xương (Thái Bình), tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, cưốp chính quyền ở Hà Nội, trở thành chiến sĩ bảo vệ Bắc Bộ Phủ, chiến đâu trong Trung đoàn Thủ đô và sau đó cùng đdn vị rút lên chiến khu. Năm 1947, đồng chí Thu được điều về công tác ở bộ phận Văn phòng Bác, làm công tác văn thư, thu thập tin tức, đánh máy. Tên Thu của ông là do Bác đặt vào năm 1947 và ông vẫn mang tên đó cho đến tận bây
63
_____ nHữriQ nAM THÁriQ B Ẽ n BÁC H ô KirsH YÊU______
giờ. Ông chính là thành viên của nhóm Thu, Chi, Cân, Đối.
Theo ông Thu thì ông Chi lúc đó làm cần vụ cho Bác, hiện không rõ ở đâu và hai đồng chí mang tên ĐÔI. Một là Đối trung đội trưởng bảo vệ và hai là ông Đối chăn ngựa cho Bác. về ông Đối chăn ngựa cho Bác, vô"n là ngưòi ở Sơn Dương, cảm tình với cách mạng, được giới thiệu đến phục vụ, sau hoà bình ở lại chiến khu nên không ai rõ tung tích. Còn ông Đôi trung đội trưởng bảo vệ thì vẫn sống ỏ đâu đó trong Hà Nội. Ông Thu không nhớ ai là ngưòi được Bác đặt tên, ĐỐl bảo vệ hay Đối chăn ngựa? Tìm được ông Đối bảo vệ không phải là điều đđn giản, nhiều nám tháng đã trôi qua. Người này chỉ người nọ, cụ này thì đã mất, cụ kia chuyển đi đâu không ai rõ, người già như chiếc lá trên cành. Cuối cùng, qua chỉ dẫn của ông Lập, cựu đại tá cảnh vệ, tôi đã tìm đưỢc gia đình ông Đối tại một phố nhỏ Hà Nội. Một ông già nhỏ bé, tóc bạc, da mồi, nói năng ngắt quãng... Chắp nổi từng mẩu chuyện đứt quãng của ông, tôi đưỢc biết, ông vốn là chiến sĩ quân đội, do thành tích chiến đấu anh dũng, khoảng những năm 1947, 1948 đưỢc trên điều động về làm trung đội trưởng bảo vệ Bác. ông chính là một trong những đưỢc người được vinh dự bảo vệ Đại hội Đảng năm 1951 tại chiến khu. Chỉ có điều, tên thật của ông cũng là Đối và người chăn ngựa cho Bác mang tên Đối cũng là tên thật chứ không phải do Bác đặt.
Câu chuyện này xin được kết thúc như sau: theo ông Dương Trọng Thu, vào cuối năm 1949, trong một dịp tổng kết liên hoan CUỐI năm, khi nói về công tác
64
________MHỮ n o nAM THẤriG BÊri BÁC HÒ KÍriH YÊU_______
thực hành tiết kiệm, Bác hóm hỉnh nói: “ở đây có chú Thu, chú Chi, chú Cân, chú Đôi, đó chính là mục tiêu mà Bác dang muôn đề ra: “Thu chi cân đối” đấy.
Như vậv, có thể khẳng định rằng, vào những năm đầu kháiig chiến, ở cạnh Bác có một nhóm chiến sĩ, cán bộ mang tên Thu, Chi, Cân, Đối. Hai trong số họ là do Bác đặt, còn hai người mang tên sẵn. Bác ghép tên của 4 chiến sĩ lại thành một chỉ tiêu chiến lược quan trọng cho toàn Đảng, toàn dân lúc bấy giò: Thu
- chi - cân - đôl.
Ngày hôm nay, dù bao năm đã trôi qua, mục tiêu chiến lược “Thu chi cân đôi” vẫn còn đó, đầy sức sông, tồn tại như một mục đích, khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân ta mà Bác kính yêu đã đề ra.
N.T.V
fis
m A n g sin h nhật bác
SAU CHIẾN THẮNG ĐIÊN BIÊN
NGUYỀN THIÊN VIỆT
(Ghi theo lòi kể của õng HOÀNG ĐĂNG VINH,
nguyên chiến sĩ Sư đoãn 312, trung đoàn 209,
tiểu đoàn 130, đại đội 30Ó, ngưòi bốt sống
Tướng Pháp DE CASTRIE)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ít ngày, một lần tôi bất ngờ được cấp trên triệu tập. Đến họp mối hay Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định cử 5 chiến sĩ tiêu biểu có công nhất trong chiến dịch về báo cáo thành tích vói Bác và dự lễ sinh nhật của Người. Đó là tôi (Hoàng Đăng Vinh), anh Bạch Ngọc Giáp - pháo binh bắn quả pháo đầu tiên vào Him Lam và ba chiến sĩ nữa. Từ Điện Biên Phủ, chúng tôi đi bằng xe Jep - chiến lợi phẩm thu đưỢc của quân Pháp trong chiến dịch, về ATK ở Tuyên Quang.
Chúng tôi đi mất 5 ngày, vì đường sá lúc đó rất khó khăn, cách trở, chưa thông suốt như ngày nay. Đây là lần đầu tiên trong đòi tôi được ngồi trên xe Jep. Quả là một hạnh phúc lớn lao. Trước cách mạng, nhà tôi rất nghèo khổ, bản thân chỉ được học hết lốp 1. Bô" tôi rấ t mong muốh cho tôi đi học, nhưng mơ ước đó của ông đã không thể thực hiện được.
Đi cùng xe hôm đó có trung đoàn trưởng 209 của tôi là đồng chí Hoàng cầm. Đến Tuyên Quang, các đồng chí Tổng cục Chính trị ra đón. Mọi người được mòi vào trong nhà khách, rửa mặt trong những chậu men hoa
66
______riHữriQ nAM THÁriG B£n BẤC HÒ KíriH YÆU
vdi khăn mặt trắng tinh thơm tho. Thú thực, lúc ấy tôi hơi hoảng, vì trong quân đội, do chiến tranh, chúng tôi chỉ tắm rửa ở ao hồ, sông SUỐI chứ đâu có chậu men hoa và khăn mặt bông. Sau đó là bữa ăn điểm tâm, có bánh mì vối sữa. Lại một vấn đề: ăn như thế nào đây? Sau tôi cứ nhìn anh Hoàng cầm để bắt chưốc. Anh ăn thế nào, tôi theo thế. Rồi 5 anh em đưỢc phát quần áo mới, cắt tóc và nghỉ, chờ đến ngày 19-5. Trong khi chờ đợi, chúng tôi rèn luj'^ên cách báo cáo, nói năng cho chững chạc, vì dự lễ sinh nhật Bác còn có nhiều đồng chí cán bộ cao cấp trong Trung ương Đảng và nhiều khách quốc tế. Mỗi chúng tôi kiểm tra kỹ lưỡng các bản báo cáo của nhau, sao cho lòi lẽ lưu loát, trang trọng.
Sáng 19-5-1954, chúng tôi đưỢc đưa tới gặp Bác và Trung ương Đảng.
Đi qua một cánh rừng nhỏ, từ đằng xa, chúng tôi đã thấy Bác kính yêu và các vị trong Trung ưdng đang đứng chò. Thấy thế, chúng tôi vội chạy ào theo con đưòng tắt, qua bãi cỏ đến thẳng chỗ Bác đứng cho gần, nhưng Ngưòi vẫy tay nói:
- Không được, các chú phải đúng đưòng mà đi. Máy quay phim chụp ảnh nhay nháy. Phút đầu gặp Bác, chúng tôi thấy run quá. Ngưòi là một vị Chủ tịch nước, là người lãnh đạo toàn dân, toàn quân, bao nhiêu điều đã được chuẩn bị trước, nay đi đâu hết, lưdi cứ líu lại, tay chân lóng ngóng, cuông quýt. Bác liền giơ tay, mỉm cười nói:
- Các chiến sĩ hãy ngồi lại đây với Bác. Yên tâm. Các chú định báo cáo những gì nào?
67
__________ riHỮnQ nAM THẤnQ B£n BÁC H ồ KÍriH YÉU__________
Nụ cưòi hiền từ của Bác làm chúng tôi trấn tĩnh lại. Đồng chí Bạch Ngọc Giáp giơ tay chào, nói; - Thưa Bác và Trung ương Đảng, chúng cháu đã hoàn thành nhiệm vụ.
Bác khen ngỢi và hỏi chuyện đời sống, chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Lúc đó, các nhà quay phim bắt đầu làm việc liên tục. Mặt các chiến sĩ đám chiêu, mất hết vẻ tự nhiên vì bị ức chế. Chưa bao giò trong đòi đưỢc quay phim trong hoàn cảnh đặc biệt thê này. Bác liền bảo:
- Chú nào cưòi tưđi Bác sẽ lấy vỢ cho.
Một vài chiến sĩ nhếch mép. Bác trêu:
- Chú nào cười to, Bác lấy cho vỢ đẹp, chú nào cười bé, Bác lấy cho vỢ xấu.
Các đồng chí trong Trung ương Đảng cười ồ. Chúng tôi cũng cưòi theo và từ lúc đó, mọi băn khoăn ngưỢng nghịu bay đâu hết. Chiến sĩ quấn quýt bên Bác như cha với con. Lát sau, Bác chia tay chúng tôi và theo kế hoạch đã định trước, chúng tôi đưỢc đưa đi nói chuyện vói cán bộ trong ATK về chiến thắng huy hoàng, oanh liệt ỏ Điện Biên Phủ. Buổi tốỉ hôm đó, Trung ương Đảng tổ chức buổi lễ sinh nhật Bác. Tham gia còn có các vị khách quốc tế. Sau diễn văn khai mạc, mọi người sắp vào bàn, bỗng Bác gọi: “Chú Vinh bắt De Castrie đâu?”. Mọi người đẩy tôi lên. Bác chỉ chỗ cho tôi ngồi bên cạnh. Trong bàn có vài vị khách quốc tế. Tôi lúng túng, im lặng, rụt rè ngồi xuống, không biết phải làm gì. Hai tay như thừa ra. Bác khẽ nhắc:
- Chú Vinh chào đi chứ.
Bác giối thiệu tôi với khách nước ngoài. Mọi ngưòi nhìn tôi, mỉm cưòi gật đầu chào.
68
riHửnO MAM THÁna BÊN BÁC H ồ KÍNH YÊU
Bữa ăn bắt đầu. Bác vừa tiêp vừa nói chuyện và gắp cho tôi. Ngưòi hỏi tôi về cuộc sông gia đình và hỏi có đủ ăn không. Tôi nói:
- Thưa Bác, nhà cháu đói lắm ạ.
Ngưòi lặng đi mấy giây rồi nói:
- Đất nước ta rồi sẽ độc lập, chắc chắn dân ta sẽ đủ ăn.
Bác hỏi lại:
- Chú Vinh học lớp mấy?
Tôi nói:
- Thưa Bác, cháu mối biết đọc, biết viết.
Bác dặn tôi phải tranh thủ học tập thật nhiều, nâng cao trình độ văn hoá. Có học mới phục vụ đưỢc nhân dân, phục vụ cách mạng.
Bữa cơm rất ngon, mới đầu bác cứ gắp cho tôi, sau thây chẳng lẽ cứ để Bác gắp cho mãi, tôi bèn tự gắp cho mình. Một lúc, no bụng tôi đặt đũa xuống. Nhìn trong nồi cơm vẫn còn một tí cháy dính nồi. Bác nhắc phải ăn hết, đừng bỏ phí. Tôi liền vét hết chỗ còn lại cho vào bát. Bác thấy vậy, gắp thêm một miếng thức ăn cho tôi. Lát sau, Bác nhắc:
- Chú Vinh xin phép đi.
Tôi đứng dậy xin phép Bác và chào tạm biệt các vị khách quốc tế.
Gần 50 năm đã trôi qua, nhưng kỷ niệm về lần gặp Bác vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Bác đã dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi từng ly từng tí, như một ngưòi cha chăm chút đứa con nhỏ tuổi. Vinh dự đó, suốt đòi tôi ghi nhớ mãi.
N.T.V
69
CHÚ LÀ HIỂU
MÀ LÍNH CỦA CHÚ ÍT HIỂU
VIỆT HÒNG
Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Chúng tôi đang chuẩn bị cho trung đoàn học tập Nghị quyết của Trung ương thì được báo Bác đi công tác qua, rẽ vào thăm đơn vị.
Bác buộc ngựa vào thân cây đầu doanh trại, bưốc nhanh vào “lán” của chúng tôi. Trực ban chưa kịp đánh kẻng tập trung đơn vị, cán bộ chiến sĩ đã ùa ra vây quanh Bác. Những tiếng hô “Hồ Chí Minh muôn năm, muôn năm” vang dậy cả khu rừng.
Tôi là trung đoàn trưởng vội chỉnh đốh trang phục, chạy ra dãn anh em, định mòi Bác vào nhà khách. Bác ra hiệu không cần thiết, bảo anh em ngồi xuốhg để Bác bắt đầu nói chuyện.
Bác phân tích tình hình kháng chiến của ta, tình hình thế giối, tình hình ký Hiệp định Giơnevd và việc thi hành hiệp định. Tuy là những vấn đề “hóc búa” nhưng Bác diễn tả cụ thể rõ ràng, “lính ta” cứ gật gù đồng tình, tỏ vẻ nhận thức được. Tôi đứng cách Bác mấy bưốc, thấy vậy cũng khấp khởi mừng thầm trong bụng.
Nói xong Bác hỏi:
- Có cháu nào thắc mắc gì nữa không?
- Thôi ạ, thôi ạ!
70
PỈHỮl^Q MAM THÁriG BËN BÄC Hỏ KÍHH YEU_______
Tôi nghĩ “thôi ạ” nhiều quá thế này, ông cụ lại chất vấn cho một câu, anh nào mà “bf’ thì chết... Đúng lúc ấy, một chiến sĩ đứng lên, Bác khuyên khích:
- Cháu cứ nói đi.
Anh lính bỏ mũ nan lợp lá cọ, cầm tay xoay xoay vành ấp a ấp úng:
- Thưa! Dạ thưa Bác! Khi Bác nói chuyện, Bác có kể về Sài Gòn. Cháu... cháu xin hỏi “Cái nưốc Sài Gòn” họ ở đâu ạ.
Tôi đứng chết lặng. Bác hdi thoáng buồn, Ngưòi tìm một cái que, rồi tiến ra một khoảng đất không có cỏ, Bác nói:
- Các cháu lại đây.
Bác vẽ bản đồ Việt Nam rồi chỉ dẫn:
- Đây là nước ta. Phía Bắc giáp..., phía Tây giáp... Thủ đô của chúng ta là Hà Nội, đây là Việt Bắc, Thái Nguyên ở đấy, Thanh Hoá đấy, Huế đây, Sài Gòn đấy. Vậy Sài Gòn là của nước ta hay là của nước nào?
Bác đưa mắt hỏi lại đồng chí đã thắc mắc. Tiếng trả lòi ồn ào hẳn lên.
- Dạ, thưa Bác, Sài Gòn là của nước ta ạ. Bác gật đầu. Bác bảo anh em về tiếp tục học tập để Bác còn đi công tác.
Chúng tôi tiễn chân Bác xuống đồi. Tôi dắt ngựa đi theo Bác. Bác hỏi:
- Chú nào là cán bô phụ trách ở đây?
Tôi khẽ thưa:
- Dạ, cháu ạ.
- Chú tên là gì?
71
riH ữ n o nAM THÁriG B £n BÁC Hồ KíriH YÊU________
- Dạ tên cháu là Hiểu ạ.
Bác dừng chân, nhìn thẳng vào mắt tôi nói: - Tên chú là Hiểu mà lính của chú ít hiểu biết quá... Có bao nhiêu cháu chưa biết chữ?
- Dạ, có đến vài chục ngưòi.
Bác nói:
- Chú mở lốp bình dân, dạy các chiến sĩ, một tháng rưỡi sau Bác sẽ trở lại kiểm tra.
Câu nói và cái nhìn của Bác năm ấy cho đến bây giò không sao tôi quên đưỢc và tôi cứ hối hận mãi với Bác. Chúng tôi thật có lỗi vối Người.
V.H
72
CÁCH SỬ DỤNG TIỀN BẠC
CỦA BÁC Hồ
VÁN TIÊN
Bác sông rất giản dị, thanh bạch, ăn uống chi tiêu bao giò cũng rất tiết kiệm, chúng tôi đưỢc ở gần Bác không thấy Bác để lãng phí một thứ gì.
Có đôi tất rách đã vá đi vá lại mấy lần thế mà Bác không bỏ, cũng không dùng tất mới. Bác nói; “Cái gì dùng đưỢc nên dùng, bỏ đi không nên...”. Có một cái tất bị rách chưa kịp vá, chúng tôi đưa đôi tất mối để Bác dùng, nhưng Bác vẫn không đồng ý, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xoá:
- Đấy! Có trông thấy rách nữa đâu?
Có quả chuối hdi nẫu, chúng tôi ngại không ăn. Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi, Bác nói;
- ở chiến khu có được quả chuổì là quý lắm! Lời nói và việc làm của Bác làm chúng tôi thật xúc động. Một vị lãnh tụ tối cao thế mà cuộc sông giản dị như những ngưòi dân lao động vậy!
Suốt thời gian hoạt động ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn. Để sinh sống và hoạt động, Bác phải tự lao động kiếm tiền, được đồng nào Bác đều dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan, thết đãi khách cũng hết sức đơn giản, Bác nói: “Chủ yếu là thật lòng vối nhau”. Chúng tôi nhớ lại: Hồi ở chiến khu Việt Bắc, mừng
73
n H ữ n o riẢM THÁno BẼn BẤC H ồ KỈHH YẼU_______
ngày thành lập Đảng, Bác đồng ý cho liên hoan nhưng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đìa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quôc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rưỢu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Một lần khác, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, nghe tin Hồng quân Liên Xô bắt sống 33 vạn quân Hít-le ở Xta-lin-grát, Bác vui quá muốn tổ chức ăn mừng, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm một ít kẹo và dầu chả quẩy sau khi phấn khởi hô mấy câu khẩu hiệu “Hoan nghênh thắng lợi của Hồng quân Liên Xô”, Bác cùng vối mấy bạn tù ngồi chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ...”
Năm Bác về Nghệ An, khi ăn cơm chung với các đồng chí Nguyễn Sỹ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, tự tay Bác để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để ngưòi khác ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu, sử dụng tiền bạc, ăn uống, chắt chiu, tằn tiện, những vẫn rộng rãi của Bác.
Lôi sống giản dị, trong sáng, tiết kiệm và cách ứng xử với tiền bạc, với cái ăn, cái mặc của Bác là tấm gương m ẫu mực sáng ngời, cho chúng ta học tập và noi theo.
V.T
74
NUỬC NÚNG, NUỨC NGUỘI
VĂN VŨ
Buổi đầu kháng chiến chông Pháp, có một đồng chí cán bộ cấp trung đoàn thường hay quát mắng, khi quá nóng còn bỢp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám. Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp ATK (An toàn khu), dù có đến sốm, cũng phải giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Tròi mùa hè nắng chang chang, “đồng chí trung đoàn” vã mồ hôi, người như bốc lửa. Đi bộ đến nơi đúng giò ngọ, Bác đã chồ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng như vừa rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng và nói:
- Chú uông đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Tròi! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng, làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cưòi:
- À ra thế. Thế chú thích uốhg nước nguội mát không?
- Dạ, có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
75
________riHữriQ riAM THÁriQ BẼri BÁC HÒ KÍnn YẼU________
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uôhg đưỢc. Khi chú nóng, cả chiến sỹ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu đưỢc. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uốhg, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác dạy, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa...
v.v
76
BÁC HỔ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
VÁN ANH
Trong lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” Bác Hồ viết: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Lời nói và tấm gương m ẫu mực về rèn luyện thân thể của Bác đã làm cho hàng triệu ngưòi th ế hệ này qua thế hệ khác xúc động và phấn đấu noi theo.
Thể dục thể thao là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về thể dục thể thao thì không thể có niềm tin vào sức khoẻ của con ngưòi, cũng không thể xây dựng cho mình một nếp sống văn minh, khoa học. Bác Hồ đã đi qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, đã tiếp xúc với nhiều nền văn minh Đông - Tây. 0 đâu Người cũng để ý quan sát đòi sông nhân dân. Những nét phong phú trong hoạt động thể thao thê giới có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và tình cảm của Người, cũng như lòng yêu nước nồng nàn và truyền thốhg thượng võ của dân tộc luôn luôn nung nấu lòng Người. Có thể khẳng định rằng, nếp sông văn minh, phương pháp giữ gìn và nâng cao sức khoẻ của Hồ Chủ tịch được hình thành từ thực tê đó.
Cô" Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Đời sông vật chất giản dị hoà hỢp với đời sông tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh th ần cao đẹp nhất, đó là đời sông thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giối ngày nay”.
Hầu như trong hồi ký của các đồng chí có may mắn được sốhg cùng Người, ít nhiều đều nói đến việc Bác Hồ
77
________nHỮriG HÄM THÁNQ B En BÁC HỎ KÍnH YËU________
tập thể dục rèn luyện thân thể. Điều đó cho thấy việc tập luyện thể dục của Ngưòi trở thành một nếp sông, gây ấn tượng sâu sắc đến mọi ngưòi xung quanh.
Bác Hồ tập thể dục rấ t đều, ngày nào cũng tập, mưa cũng như nắng, hè cũng như đông. Một đồng chí cán bộ cảnh vệ lão thành cho biết: khi sốhg ở Liên Xô (cũ), m ùa đông rấ t rét, có hôm xuống 30-35 độ âm, nhưng sáng nào Bác cũng tập thể dục. Bác tập đều đặn, thể dục và thái cực quyền, tập chạy.
Ngày Bác mói về nưốc, ở Pác Bó (Cao Bằng) vô cùng gian khổ. Hang Cốc Bó ở trên núi cao. Từ bờ suối trèo lên phải qua một quãng dốc khá dài. cỏ cây rập rạp vít chặt lốì đi. Hễ mưa xuông là trơn lầy. Chỗ Bác ở chật chội, không khí trong hang ẩm thấp, nằm trong hang cảm thấy lạnh thấu xương. Những than h niên nhìn cảnh đó thấy ngại. Thế mà Bác Hồ, tuổi đã nhiều, ngưòi lại gầy yếu, vẫn ung dung vui vẻ, không lúc nào tỏ ra mệt nhọc. Bác đi ngủ rấ t muộn, nhưng sáng lại dậy sớm. 5 giò sáng khi sương trên núi chưa tan, Bác đã dậy, thu xếp đồ đạc rồi xuông bò suối tập thể dục và cuốc đất làm vườn. Bác nói: “Mỗi người lúc ngủ dậy tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ”.
Bài tập thể dục của Bác không chỉ là những động tác thông thường, mà còn tập tạ, tập dây chun, dây vải, khí công, quyền thuật. Bác sốhg nhiều năm ở nước ngoài, nhưng Bác vẫn giữ được bản sắc đậm đà dân tộc của quê hương. Thiết tha với giọng hò Huế, ví dặm Nghệ An, với những câu Kiều đầy xúc động. Bác rất thích võ thuật và phương pháp dưỡng sinh của dân tộc ta.
Chúng tôi th ật xúc động, ngày đầu Bác mới về ỏ Phủ Chủ tịch. Bác ở trong căn phòng nhỏ của ngưòi
78
"""