"
Người Thay Thế H23 - Đ. L. I-ba-nhéc PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Thay Thế H23 - Đ. L. I-ba-nhéc PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
Người thay thế H.23
Ca ngợi tinh thần quả cảm,tài lược mưu trí của lực lượng an ninh Cu-Ba,tinh thần cảnh giác cách mạng cao của nhân dân đập tan các âm mưu phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế,bảo vệ vững chắc Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên lục địa Châu Mỹ.
Truyện tình báo Cu Ba
Nội dung: Câu chuyện miêu tả việc CIA muốn đầu độc ,sát hại ,ám sát Fidel Castro nhưng ko thành .Kèm theo đó là sự tài giỏi những điệp viên Cuba trong “Người Thay Thế H23
Người dịch : Đức Thuần – Hoàng Lan
dịch từ bản tiếng Nga, Nhà xuất bản Quân sự, Bộ Quốc Phòng Liên Xô, M., 1982
- Tác giả : Đ. L. I – BA – NHÉC
- Nhà xuất bản : Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản : 1985
MÀN MỞ ĐẦU
Chiếc đồng hồ treo tường trong phòng tác chiến Phân cục Tình báo trung ương Mỹ ở Mai-a-mi thong thả điểm sáu tiếng. Đã chạng vạng tối. Mai-cơ, người chỉ đạo trực tiếp chiến dịch sắp được mở màn sau mười lăm phút nữa, giơ tay ấn nút chuông điện và cất cao giọng Tây Ban Nha khá sõi:
- Mời vào!
Một gã đàn ông cao lớn, to khoẻ nước da màu đồng hun hiện ra trước ngưỡng cửa. Bộ âu phục ghi sẫm, lịch sự đã tôn thêm dáng vẻ gã lên. Giơ tay nhấc nhẹ chiếc mũ phớt mốt nhất trên đầu và thong thả gỡ cặp kính đen khỏi mắt, gã nói nhỏ nhẹ:
- Chào ngài.
- Ngồi xuống đây, Rô-béc-tô,- Mai-cơ nói với người vừa vào phòng.
- Cám ơn ngài.
- Anh đã hiểu rõ nhiệm vụ của anh có ý nghĩa lớn thế nào chứ?
- Vâng, tôi hiểu rõ cả.
- Thời gian gần đây công việc của chúng ta không được trôi chảy cho lắm. Phần lớn những người của ta tung sang Cuba, bằng cách này hay cách khác đều bị cơ quan an ninh Cuba lần lượt cho vào tròng hết. Hoặc người của ta vừa mới hành động đã bị chúng bắt ngay, hoặc cũng có kẻ tự ra đầu thú với bọn an ninh Cuba.
Vừa nghe Mai-cơ nói, Rô-béc-tô vừa thong thả hút xì gà và ngắm nhìn những vòng tròn khói thuốc đang loang toả lên cao.
- Anh cần hỏi thêm điều gì nữa không? – Mai-cơ hỏi.
- Có ạ, tôi chỉ muốn hỏi một câu nữa thôi. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tôi sẽ trở về bằng cách nào?
Thay vì câu trả lời, Mai-cơ nhếch mép.
- Chỉ có mình Đ-45 là biết rõ nhiệm vụ cụ thể của anh ở Cuba. Ngay khi đến nơi anh cần gọi ngay số điện thoại này báo cho Đ-45 hay tin. - Rô-béc-tô liếc nhìn mảnh giấy Mai cơ vừa chìa ra trước mặt và dễ dàng nhớ ngay các con số, sau đấy Mai-cơ đốt luôn mảnh giấy nhỏ.
- Như vậy là rất tốt, - Rô-béc-tô nói – nhưng ngài vẫn chưa trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi.
Nheo đôi mắt vẻ không hài lòng, Mai-cơ đáp:
- Đ-45 sẽ chịu trách nhiệm đưa anh rời khỏi đất Cuba, nhưng anh cần phải nhớ một điều quan trọng: Sau khi gọi dây nói báo cáo cho ông ta biết anh đã đến Cuba an toàn thì phải quên ngay ông ta ta đi. Đó chính là sự đảm bảo cho anh hoàn thành nhiệm vụ thắng lợi và mặt khác, đấy cũng chính là đảm bảo cho việc anh trở về nữa.
Mai-cơ giơ tay xem đồng hồ.
- Anh còn ý kiến gì nữa không?
- Hết rồi ạ.
Mai-cơ bước lại gần bàn giấy và bắt chặt tay con người đang đứng trước mặt mình. Nhìn thẳng vào mắt Rô-béc-tô, ông ta nói khẽ:
- Từ giờ phút này trở đi, anh sẽ lấy bí số là Đ-54. Đêm nay anh sẽ trở về đất Cuba. Chúc anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao!
- Cám ơn ngài!
Rô-béc-tô cúi đầu và bước ra khỏi phòng.
Đến cổng, gã lặng lẽ ngồi vào chiếc xe đã chờ sẵn và đưa mắt nhìn bãi trống đằng trước, hút tiếp điếu xì gà, nghĩ thầm:
- Giờ định mệnh đã đến!
Trong lúc đó từ cửa sổ phòng mình, Mai-cơ quan sát từng cử chỉ của Rô-béc-tô. Khi chiếc xe vừa rú ga lao đi, ông ta liền ấn nút máy bộ đàm, hạ lệnh:
- Hãy theo dõi hắn.
Suốt nửa giờ liên, Mai-cơ chăm chú xem xét tập tài liệu đặt trên bàn. Ông ta đặc biệt chú ý đến tập hồ sơ riêng của con người vừa mới rời khỏi phòng. Một hồi chuông điện thoại bất ngờ đổ dồn.
- Tôi nghe đây. Vâng, chính Mai-cơ đây… Được. Hẹn gặp lại nhé.
Cuộc nói chuyện trong điện thoại chỉ diễn ra gần một phút nhưng cũng đủ làm cho Mai-cơ xúc động mạnh. Đặt ống nghe xuống, ông ta đứng dậy và im lặng hồi lâu nhìn vào khoảng không xa xăm, mờ ảo. Bên tai Mai-cơ hình như vẫn còn vẳng lại giọng báo cáo của điện báo viên: “”Những bông hoa Ngài đặt sẵn sẽ được gửi theo địa chỉ số 24””. Điều đo có nghĩa là đêm nay điệp viên F-1 sẽ đổ bộ lên Cuba.
Ngả lưng xuống chiếc ghế bành, Mai-cơ quay số điện thoại:
- Trực ban hả?
- Vâng.
- Cho tôi nói chuyện với tiến sĩ.
- Ngài là ai đấy ạ?
- Mai-cơ đây.
- Xin ngài vui lòng chờ một phút.
Mới vài giây trôi qua, Mai-cơ đã cảm thấy nóng ruột. Cuối cùng trong ống nghe vang lên:
- Mọi việc tốt đẹp cả chứ, ông Mai-cơ?
- Hoàn hảo cả, thưa sếp. Một ngày nữa tôi sẽ chuẩn bị bay đi…
- Còn một vấn đề này, ông Mai-cơ ạ. Không có gì khó khăn phiền nhiễu với mấy tấm hộ chiếu ấy chứ?
- Không đâu ạ, thưa sếp.
- Thôi được rồi, vậy hãy hành động đi.
- Tôi sẽ gửi về biếu ngài chai rượu rum “ca nhây”. Xin chào ngài.
Mai-cơ đặt ống nghe xuống.
Ông ta xếp cẩn thận các tập tài liệu vào tủ sắt, mà mỗi ngăn đều có khoá riêng và dấu niêm phong đặc biệt. Sau khi đã kiểm tra lần cuối và đánh dấu riêng cho từng loại, Mai-cơ tắt đèn, bước ra khỏi phòng.
Trên đường ra xe, Mai-cơ thầm nghĩ: “Mọi việc đều đúng với dự tính. Cứ thể xem vận may của chuyến du lịch đang đợi ta ở Cuba sẽ ra sao. Đây không phải là lần đầu và ta cảm thấy cũng chưa phải là lần cuối”.
Thấy Tiến sĩ để nhẹ máy điện thoại lên bàn, người hầu phòng bước lại bàn và hỏi:
- Ngài dùng rượu trước khi về?
- Đúng đấy, anh Ha-xin-tô. Rót ra ly đi!... Khoan đã, loại Rum “Ca-nhây” uống ngon lắm hả?
Ha-xin-tô chăm chú nhìn Tiến sĩ rồi chậm rãi đáp:
- Lúc tôi rời Cuba, thưa ngài, tôi thường uống “Bác-ca di” nhưng tôi được biết bọn cộng sản dự định đổi tên rượu “Bác-ca-di”. Hiên nay “Ca-nhây” có hai loại nhãn – vàng và trắng. Người ta nói nó cũng khá lắm.
- Cám ơn Ha-xin-tô. Một người bạn định mang về cho tôi chai “ca-nhây”, bởi thế tôi mới phải anh thêm vấn đề này.
Cùng thời gian đó tại một điểm đối diện với cảng La Ha-ba-na cách bờ hai mươi hải lý trên một chiếc tàu thuỷ đã tắt động cơ, lần lượt có hai người nhảy sang chiếc xuồng máy có tốc độ nhanh mang ký hiệu “U-20” bên mạn thành.
Một thanh niên trạc ba nhăm tuổi, dáng cao, nhưng tóc đã điểm bạc ngồi ở đầu mũi. Gã mặc chiếc quần bò, áo sơ mi kẻ sọc, ngoài khoác thêm chiếc Blu-dông đen, đôi mắt nhíu lại chăm chú nhìn dải bờ xa xa đang tiến dần lại. Bóng tối và sự yên tĩnh bao phủ xung quanh. Chiếc xuồng máy tắt động cơ và giờ đây chỉ còn nghe tiếng sóng oàm oạp vỗ nhẹ vào hai bên mạn.
Người thanh niên nhìn đồng hồ. Mười hai giờ kém mười lăm. Máy nổ lại từ từ vang lên, chiếc xuồng máy lao lên và khoảng năm phút sau đã trườn đến phần bắc hòn đảo nhỏ.
Nhảy nhẹ lên bờ, tay lăm lăm khẩu súng ngắn nhỏ, gã ẩn mình sau những tảng đá lởn chởm, nhấp nhô bên bờ biển. Nghe ngóng động tĩnh vài phút, gã băng mình chạy đến gần con đường lớn cách đấy không xa. Đến đó, gã dừng lại, thõng chân xuống hố cát cố làm ra vẻ bình tĩnh ngồi hút thuốc. Đằng xa kia có ánh đèn pha ô tô buýt nhấp nháy, và khi chiếc xe vừa dừng lại, gã nhanh chóng nhảy phóc lên xe. Thế là điệp viên F-1 đã thực hiện được phần đầu kế hoạch xâm nhập vào Cuba của mình.
Cũng lúc ấy, phòng trực ban của cơ quan An ninh Cuba
nhận được một bức điện báo: “Điệp viên “Thần thông” sẽ đến thăm các anh. H-23”.
ĐỤNG ĐỘ TRÊN BIỂN
- Báo cáo trung uý, một mục tiêu lạ xuất hiện ở khu vực ô vuông phía bắc, cách bờ biển La Ha-ba-na hai mươi hải lý. – Thiếu uý Bê-tan-cua, trực ban đồn biên phòng miền biển, báo cáo.
- Xác định ngay hướng đi, tốc độ và đặc điểm mục tiêu. Thông báo ngay với cơ quan an ninh thành phố, - tiếng trung uý ra những mệnh lệnh cần thiết vang lên trong máy bộ đàm.
Mười phút sau lại nghe thấy giọng Bê-tan-cua:
- Báo cáo trung uý. Mục tiêu là chiếc xuồng máy tốc độ nhanh. Tốc độ… 29 hải lý – Hướng – hai trăm ba mươi lăm. Đang tiến nhanh vào bờ, hiện còn cách sáu hải lý.
- Phát lệnh báo động chiến đấu. Tàu “Đại bàng” hướng hai trăm bảy mươi, và tàu “Hải Âu” hướng – ba trăm bốn mươi. Năm phút nữa tôi chờ đồng chí trên tàu “Đại bàng”.
Trung uý bấm nít tự động máy bộ đàm, báo cáo với đại uý:
- Đồng chí đại uý, hình như có âm mưu tung người vào vuông ba ngàn chín trăm tám ba. Tôi đã ra mệnh lệnh cần thiết.
- Đồng chí ra biển ngay và thường xuyên liên lạc với tối. – Tiếng đại uý đáp lại.
Hai mươi bốn giờ kém mười lăm, hai chiếc tàu tuần
tiễu ven biển của đơn vị biên phòng nổ máy xuất phát từ hai hướng khác nhau nhưng cùng chung một mục tiêu – phát hiện và loại trừ kẻ thâm nhập. Họ phải cùng đồng thời từ hai hướng trên áp sát vào chiếc xuồng máy.
Tên điều khiển xuồng máy với tay cầm chiếc mi-crô máy phát tin đặt ở mép ghế, báo về chiếc tàu lớn đang chờ ngoài khơi:
- Báo cáo sếp, nhiệm vụ đã hoàn thành.
Lúc hắn vừa kịp nhận ra bóng chiếc tàu tuần tiễu xuất hiện phía xa bên mạn phải thì xuồng máy của hắn đã ở vị trí tập kết cách bờ biển sáu hải lý. Hắn cho rằng có lẽ đây là tàu đánh cá: mọi việc đều tốt đẹp cả! Nhưng khoảng mười phút sau, hắn giật mình nhận ra ánh đèn pha mạnh của chiếc tàu bên phải đang tiến về phía xuồng hắn. Và hầu như cùng lúc ấy, bên mạn trái cũng vừa xuất hiện ánh đèn pha chiếc tàu thứ hai chọc thẳng một vệt sáng gay gắt và tốc độ càng tăng dần, tiến sát lại phía hắn. Hắn lo lắng: hình như những vệt đèn pha mạnh và tốc độ đi trong đêm như thế này thì không phải là của loại tàu đánh cá như hắn lầm tưởng lúc đầu. So sánh hướng đi của chiếc xuồng và hướng hai ánh đèn pha đang tiến nhanh lại gần, hắn biết rằng, ba mục tiêu này sẽ gặp nhau tại một điểm và giờ đây hắn mới hiểu rõ nguy cơ của mình. Hắn đang bị đón đầu. Mặc dầu trời lạnh nhưngn mồ hôi vẫn vã ra trên trán. Hai cánh tay cầm lái tự nhiên rã rời, chiếc cần lái có vẻ khó điều khiển hơn. Hắn bống rùng mình, thất vọng, sợ hãi…
Một vệt khói lan nhanh dưới sải cánh, tiếng động cơ rít lên trong không trung cho biết một chiếc Míc-21 đang bay trên khu vực tàu lạ. Khi vệt khói đó mất hút sau bầu trời thì một chiếc máy bay trực thăng của đơn vị biên phòng cũng vừa xuất hiện.
Ngoài khơi, trên chiếc tàu lớn vẫn đang rập rình chờ đợi, viên thuyền trưởng bỗng nhìn thấy hai chiếc tàu tuần tiễu biên phòng đang tiến lại gần tàu của hắn. Sau khi kéo vội chiếc xuồng U-20 lên boong, hắn ra lệnh tăng tốc độ tháo chạy. Bỗng phía tàu tuần tiễu phát tín hiệu: dừng lại. Một máy bay phản lực vút trên đầu. Chẳng còn cách nào khác, không hề bỏ phí thời gian, viên thuyền trưởng ra lệnh:
- Tất cả về vị trí! Điện đài, báo thẳng công khai, chúng ta bị bao vậy, đang chuẩn bị chiến đấu.
Bên này, sĩ quan trực ban tàu “Đại Bàng” ra lệnh: - Thượng sĩ, phóng đèn vào mục tiêu!
Quay sang anh lính thuỷ đứng bên cạnh ống phóng ngư lôi, anh hạ lệnh tiếp:
- Mục tiêu trước mặt, hai quả, phóng!
Hai quả thuỷ lôi vút ra khỏi ống phóng. Một ánh chớp cũng đồng thời loé lên trên bầu trời: Chiếc Míc-21 đã kịp thời phối hợp.
Hai khẩu súng lớn trên tàu lạ cũng nhả đạn vào chiếc tàu tuần tiễu bên phải. Đạn đỏ rực xé không khí. Một đám lửa bùng lên trên tàu tuần tiễu. Chiếc Mic đã vòng lại phóng quả tên lửa thứ hai: Một cột khói trùm lên tàu lạ…
… Sau hai mươi phút kể từ khi trận đánh nổ ra, trên mặt biển chỉ còn thấy nổi lềnh bềnh những mảnh gỗ ván của chiếc tàu lạ. Chiếc trực thăng kêu rè rè hạ dần độ cao trên khu vực vừa xảy ra đụng độ. Đội cấp cứu trên biển nhanh chóng chuyển những người bị thương trên tàu tuần tiễu lên máy bay. Nửa giờ sau, chiếc máy bay lên thẳng đã hạ cánh xuống bãi đỗ máy bay trong khu vực viện quân y hải quân
Lu-it Đi-ác Hô-tô.
- Tôi “Đại bàng” đâu! Tôi “Đại bàng” gọi đây. Tiếp nhận.
- “Đại bàng” chúng tôi nghe rõ. Báo cáo đi. Tiếp nhận. – Từ đài chỉ huy vang lên tiếng đáp.
- Mục tiêu đã bị tiêu diệt. Không một tên nào thoát cả. Người bị thương đã được chuyển về viện quân y hải quân. Báo cáo, hết.
- Chúng tôi nhận rõ. Chúc mừng thắng lợi. Quay về. ĐÒN ĐẦU TIÊN
Điệp viên F-1 bình thản ngồi xuống hàng ghế cuối trong xe buýt số 62. Mười năm đã trôi qua kể từ khi hắn trốn khỏi đất nước này. Những người cộng sản sau khi lên cầm quyền đã nghiêm cấm mọi cuộc sát phạt đỏ đen, xổ số, cờ bạc, nhà chứa và do vậy hắn đã buộc lòng phải giải nghệ, bỏ hẳn những phi vụ béo bở và không chịu tìm làm những công việc không phù hợp với hắn.
F-1 chuyển xe ba lần và khoảng tám giờ sáng hôm sau. Trước khi rời bến xe, hắn đã tranh thủ gọi điện thoại ở trạm dự động theo số máy có sẵn.
- Chào ông, chỗ ông có cam sành xanh không? - Ồ, rất tiếc, chỉ còn loại cam vàng thôi.
- Vậy cũng được, sáng mai tôi sẽ đến chỗ ông.
Người vừa tiếp chuyện điện thoại với F-1 nặng nề ngồi phịch xuống ghế. Đầu óc quay cuồng, những hình ảnh quá
khứ xa xưa vụt hiện lên trong trí nhớ. Đúng mười năm trước đây họ đã ra lệnh cho nằm im kiên trì chờ đội đến một ngày nào đó sẽ có người đến gặp và nói rõ công việc cần làm để góp phần vào sự nghiệp giải phóng Cuba. Từ khi nhận cái công việc chờ đợi này mặc dầu chưa phải mó tay động cân vào một việc cụ thể cả nhưng đều đặn mỗi tháng gã vẫn được nhận hai trăm pê-xô tiền lương và một trăm đô la gửi vào tài khoản riêng ở ngân hàng bên Mỹ ấy.
Từ lâu Pao-lơ vẫn sống độc thân ở đây sau khi vợ con đã rời lên miền Bắc1. Căn nhà hai tầng bốn buồng có vẻ quá rộng và trống trải với Pao-lơ. Giờ đây, lơ đãng đưa mắt nhìn khắp gian phòng đang ngồi, Pao-lơ thốt lên:
- Sắp chấm dứt cuộc sống cô đơn rồi!
Sau khi ngồi chờ cho hết đêm ở bến xe ô tô, sáng sớm hôm sau F-1 lên chuyến xe buýt số 34.
Ngồi trong xe, hắn say sưa, lặng lẽ ngắm nhìn những đường phố quen thuộc nhưng cũng xa lạ với hắn.
Kia là quảng trường nhà ga trung tâm. Nó thay đổi biết bao nhiêu. Đối diện với nhà ga là công viên thành phố thoáng rộng, xanh um, mát mẻ. Chuyển xe, F-1 bước xuống và đi bộ đến đại lộ Xan-va-đo A-gien-đê. Bỗng hắn nghe sau mình vang lên tiếng hỏi làm ớn lạnh sống lưng:
- Ông An-béc-tô! Ông cũng ở đây à?
Một người đàn ông, bận bộ đồng phục lực lượng dân quân tự vệ bước vượt lên ngang hắn, tròn xoe mắt nhìn xoáy vào hắn và định hỏi điều gì nữa. F-1 cau mày, nhưng vẫn mỉm cười bình thản đáp lại:
- Xin lỗi, có lẽ anh nhầm tôi với ai. Tôi là Ra-mông.
- Xin lỗi, ông bạn, đừng cáu với tôi. Nếu ông không phải là An-béc-tô thì nhất định cũng phải là anh em ruột với ông ta. Ông An-béc-tô chủ sòng bạc nổi tiếng ở Pa-la-ti-nô thì ai trông nhầm được. Nhưng theo tôi biết thì chính ông An-béc-tô không có anh em trai nào cả mà.
- Tôi đã nói với anh rồi, anh nhầm tôi với ai đấy.
Chuyến ô tô buýt cũng vừa tới và “Ra-mông” vội nhảy lên xe. Người đàn ông đó còn đứng lại một lúc lâu, tay bóp thái dương cúi đầu suy nghĩ, miệng lẩm bẩm:
- Nhất định mình không nhầm được. Chính hắn là An béc-tô.
Trong lúc đó, ngồi trong xe F-1 rất lo lắng. Hắn trầm ngâm nhìn vào tấm gương phản chiếu phía sau xe. Dĩ nhiên hắn nhận ra ngay người đàn ông mau miệng này là Hoan Hô-xê, khách hàng xổ số của hắn trước đây. Không bình tĩnh được hơn, hắn xuống ngay bến đầu tiên và quyết định thực hiện phương án dự phòng đã được quy định từ trước, trong những trường hợp bất trắc. Trường hợp này đúng là một trong những bất trắc đã được dự kiến xử lý tức khắc.
Vẫy chiếc tắc xi vừa chạy tới, hắn bảo anh lái xe và chỉ vào chiếc ô tô buýt tiếp theo cũng vừa rời bến:
- Anh cho tôi đi theo chiếc xe buýt này.
Anh lái tắc xi nhìn hắn chằm chằm, trả lời khó chịu:
- Anh bạn ạ, đây không phải là xe tuần tra và tôi cũng không phải là cảnh sát.
F-1 đành phải tìm cách nói dối, thuyết phục anh ta:
- Anh bạn ạ, có chuyện riêng trong gia đình. Sáng nay vợ tôi đã nói không đi đâu cả thế mà tôi lại vừa phát hiện thấy cô ta vừa lên chiếc xe buýt này với một gã đàn ông khác.
Nét mặt người lái xe thay đổi ngay và anh ta nhếch mép cười ra vẻ thông cảm:
- Tôi hiểu. Mời anh lên xe.
Chiếc tắc xi chồm lên và F-1 luôn miệng thầm rủa mình: “Mày đúng là một thằng ngốc”.
Đi chiếc xe buýt tiếp theo ngay sau xe của người quen cũ, Hoan Hô-xê cũng sốt ruột không kém và anh xuống bến xe ở ngã tư giữa phố Rây-nơ và A-mi-xtát. Anh bước vội qua
đường và không để ý đến chiếc tắc xi cũng vừa dừng cách anh một dãy phố. Vừa qua cổng cơ quan làm việc của mình được một lúc thì ở phòng thường trực cơ quan cũng có một người lạ mặt bám theo anh ngay. Đó là F-1. Hắn hết sức tự nhiên hỏi bà nhân viên thường trực, ngồi lơ đãng chiếu lệ bên cửa ra vào:
- Bà chị ơi, anh chàng vừa vào cơ quan đấy có phải là… - Là Hoan Hô-xê đấy mà.
- Ồ thế mà tôi… Chả là anh ấy hẹn tôi tới nhà chơi nhân dịp ngày vui của gia đình và có mời thêm mấy người bạn khác nữa. Tôi ở bên Ban chỉ huy quân sự quận. Tiếc một điều là tôi quên mất địa chỉ nhà anh ấy rồi.
Bà thường trực nhanh nhảu và tỏ ra tốt bụng liền với tay mở quyển sổ ghi địa chỉ của cán bộ nhân viên cơ quan ra, tìm địa chỉ của Hoan Hô-xê. Bà không nghĩ rằng đã vi
phạm nặng nội quy bảo mật của cơ quan. Sau lời cảm ơn chân thành và nhận mấy đồng bạc giúi vào tay, bà thường trực cười hãnh diện, rộng lương.
Bốn giờ chiều hôm ấy, khi tan tầm thấy Hoan Hô-xê đi qua phòng thường trực, bà ta liền gọi với:
- Này, anh Hoan, lúc đầu giờ có ai hỏi anh đấy. - Ai thế bác?
- Tôi không hỏi tên, nhưng anh ta nói là anh hẹn anh ấy đến chơi ấy mà.
- À…à… Cảm ơn bác.
Rời cổng cơ quan, Hoan Hô-xê đến ngay đồn công an gần nhất. Tại đây, sau khi nghe Hoan báo cáo những nghi vẫn của mình, trưởng đồn liền quay ngay điện thoại đi đâu đấy. Không đầy nửa giờ sau Hoan Hô-xê đã đứng trước bàn làm việc của đại uý Ra-mô, trưởng phòng tác chiến Cục an ninh quốc gia Cuba
--------------
1. Cách gọi nước Mỹ cùa dân di tản người Cu-ba (N.D.) — Tất cả những chú thích trong sách là của người dịch.
Trời đã tối từ lâu.
Dọc đại lộ Vi-a Blan-ca từ ngã tư Ta-ra-na đến Bô-ca Xên-ghi cứ khoảng ba bốn mét lại có một chiến sĩ công an vũ trang đứng gác. Lát sau vang lên một mệnh lệnh:
- Đội truy lùng bắt đầu hành động.
Hai phát pháo hiệu đỏ lừ xé tan bóng tối. Các chiến sĩ công an vũ trang dàn hàng ngang tiến về phía bờ biển. Thời gian chậm chạp trôi.
- Báo cáo đồng chí trung uý. Phát hiện thấy vật lạ.
Trên nền cát trắng thấy hiện rõ dấu chân người.
Một con béc-giê lồng lên lao đến một hố cát cách đấy khoảng trăm mét. Chạy theo con chó. Các chiến sĩ phát hiện thấy một hố cát nông hằn vết người nằm và sau một hồi quan sát, tìm kiếm họ phát hiện được thêm một chiếc cúc áo. Sau khi cho con béc-giê đánh hơi chiếc cúc, nó liền lao như bay về phía mũi Vi-a Blan-ca.
Chỉ huy đội truy lùng đã hiểu rõ tất cả. Họ tiến về phía ấy.
Trong phòng làm việc, đại uý Ra-mô đang hội ý với đại uý A-ghi-lát phó trưởng phòng của mình. Cuộc họp bị hồi chuông điện thoại dài làm ngắt quãng. Ra-mô ra hiệu cho A-ghi-lát cầm ống nghe.
- Đại uý A-ghi-lát nghe đây.
- Trung uý Oóc-tríc báo cáo. Có thể gặp trực tiếp đại uý Ra-mô được không?
- Chờ một chút.
- Tôi nghe đây. Báo cáo đi. Oóc-tríc.
- Báo cáo đại uý, mọi dấu vết chứng tỏ bọn chúng đã tung được một tên xâm nhập lên bờ.
- Thôi được. Đại uý A-ghi-lát sẽ tới chỗ anh ngay. Hãy chuẩn bị tình hình báo cáo tỉ mỉ cho anh ấy nghe. Tạm biệt.
Im lặng một lúc, Ra-mô nói với A-ghi-lát:
- Có lẽ điệp viên “Thần thông” mà H-23 thông báo đã đến chăng? Tiếng chuông điện thoại lại vang lên.
- Tôi, Ra-mô đây… Sao?... Các anh tin chắc thế à?... Thôi được, cứ đưa hắn đến đây.
Đặt ống nghe xuống, anh thông báo cho A-ghi-lát:
- Sĩ quan trực ban thông báo, có một người đàn ông đến phòng trực ban tự thú là Rô-béc-tô, mang bí số là Đ-54, điệp viên của CIA vừa được tung vào Cuba.
- Chẳng lẽ đây là tên “Thần Thông”? Đồng chí trự ban nói rõ ràng hắn tự khai vừa mới đột nhập vào đất liền rạng sáng nay. Hay chúng có hai tên?
Cánh cửa xịch mở và nghe thấy giọng trung uý Oóc-tric:
- Báo cáo, xin phép vào.
- Mời anh vào đây, Oóc-trích.
- Đồng chí đại uý, có điện. – Vừa báo cáo anh vừa trao cho Ra-mô bức điện ghi trên giấy đỏ hồng, ký hiệu của điện khẩn – tối mật.
Bức điện chỉ vẻn vẹn có dòng chữ ngắn ngủi:
“Thần Thông sẽ đến vào thứ hai tới. H-23”.
- Hôm nay là thứ tư. Như vậy là còn…
- Tin mới chứ, đồng chí trưởng phòng? – A-ghi-lat hỏi.
- Sự việc lại phức tạp đấy, A-ghi-lát ạ. Rất phức tạp.
Ra-mô nói lẩm bẩm, ngồi xuống ghế, trầm tư suy nghĩ; rồi tự hỏi: - “Ba tên? Hai tên? Hay chỉ là một?’. Dòng suy nghĩ của anh lại bị ngắt quãng vì trong máy bộ đàm vang lên giọng lanh lảnh thánh thót của nữ thư ký I-lê-a-na:
- Xin mời đại uý nói chuyện với đại uý Ca-nhi-ắc, đồn trưởng công an khu vực.
Ra-mô nhắc máy nghe.
- Tôi nghe đây. Có chuyện gì thế anh Ca-nhi-ắc.
Giọng Ra-mô đang bình thản bỗng hốt hoảng và mặt lộ vẻ sửng sốt. Theo phản ứng thói quen, anh vô tình đưa tay xoa xoa chiếc trán hói, hỏi tiếp: - Lúc nào? Ai phát hiện? Chà… chà. Thật rắc rối. Vâng, tôi sẽ cử giám định viên đến ngay. Anh im lặng lắc lắc đầu, đặt ống nghe xuống.
- Lại chuyện gì thế? – A-ghi-lát hỏi, vẻ sốt ruột ra mặt. – Hoan Hô-xê Phun ghéc Men-đéc vừa mới ở đây lúc chiều. Thế mà người ta vừa phát hiện thấy xác anh ấy ở ngoại ô Xan-ta-phê. – Ra-mô nói.
KHÔNG TRUNG RỐI LOẠN.
Rời khỏi phòng làm việc của Mai-cơ, điệp viên Đ-54 hiểu rõ mối nguy hiểm nào đang chờ đợi ở phía trước. Đ-54 biết rằng, chỉ một việc xâm nhập vào Cuba cũng đã là khó nói gì tới việc hoàn thành nhiệm vụ trở về an toàn. Đ-54 không bao giờ hình dung việc quay về trót lọt và hơn nữa việc này hoàn toàn phụ thuộc vào tên Đ-45 nào đấy tận bên
kia. Thật ra đôi lúc Rô-béc-tô cũng yên tâm phần nào khi nghĩ đến Đ-45, nghe nói đó là một con người xuất sắc, thông minh có nhiều khả năng xoay chuyển tình hình và cái chính là đã nằm vùng khá lâu bên ấy với chiếc “vỏ bọc” khá chắc chắn, đáng tin cậy.
Tối hôm ấy, sau khi nhận đủ các loại giấy tờ giả cần thiết, tại trạm xuất phát, Đ-54 lên chiếc thuỷ phi cơ riêng. Trước khi lên đường, Rô-béc-tô đưa mắt nhìn qua cửa sổ khoang máy và mỉm cười chua xót, căm tức nhưng bất lực nhìn theo bóng chiếc xe ô tô lịch sự vẫn luôn bám sát mình suốt từ khi rời phòng Mai-cơ đến lúc này.
Trời tối nhanh hoà một màu xám xịt với mặt biển. Chỉ còn nhìn thấy những bóng đèn thấp thoáng nhảy nhót trên biển. Khoảng hai giờ sau, khi chỉ còn cách mỏm phía nam hòn đảo cuối cùng gần đất liền nhất một khoảng không xa
lắm, Đ-54 đánh chìm xuồng, mặc quần áo lặn đi tiếp vào bờ. Lúc bàn chân bỗng chạm vào mặt cát mịn màng, gã nhanh chóng cởi bỏ bộ quần áo lặn, vùi sâu xuống cát rồi mở chai hoá chất màu vàng mang theo đổ lên đống quần áo, huỷ luôn.
Rô-béc-tô nhìn đồng hồ. Còn hơn hai tiếng nữa bến phà Nu-ê-va Khê-rôn mới đóng cửa. Rô-béc-tô ung dung đi lên đường lớn, làm như người đi đường bình thường đứng đón xe buýt. Ngồi xe buýt đi tiếp, nửa giờ sau Rô-béc-tô đã tới bến phà lớn này. Sắp phải đối phó với những thử thách đầu tiên – cuộc kiểm tra giấy tờ khi mua vé qua phà. Những người chuẩn bị giấy tờ cho Đ-54 đã nói rõ cho biết những thay đổi gần đây trong các đặc điểm trên chứng minh thư và hộ chiếu Cuba.
Quan sát kín đáo một lúc, Rô-béc-tô xếp vào hàng bước theo những người mua vé qua chuyến phà đêm cuối cùng trong ngày. Đây là lúc người bán vé mệt mỏi và dễ xuê
xoa nhất.
- Bà chị cho xin một vé. – Rô-béc-tô cố lấy giọng xởi lởi, nói với bà bán vé tuổi trung niên.
- Ông cho xem chứng minh thư.
Rô-béc-tô rút chứng minh thư sau túi quần ra và giơ lên cho bà ta thấy, chứ không đưa hẳn. Bà bán vé cũng liếc nhìn chiếu lệ và xé vé. Cầm nhanh chiếc vé tựa như giật khỏi tay bà ta, Rô-béc-tô lí nhí cảm ơn và thở phào vội bước xuống phà. Chiếc phà lớn, động cơ mạnh xình xịch rời bến và dập dềnh trên mặt sóng đưa những hành khách cuối cùng qua con sông khá rộng. Rô-béc-tô ngồi im vờ gà gật theo nhịp lắc của phà. Lên bến Ba-ta-ba-nô, Rô-béc-tô thong thả đi dọc theo bờ sông một đoạn dài ngắm nhìn từng đoàn tàu thuỷ đậu hàng dài trên bến. Rồi gã lên ô tô buýt vào thành phố, xuống bến cuối gần bách thảo. Tại đây, gã gọi điện thoại công cộng theo số có sẵn.
- Công việc thế nào, Pê-ke?
- Cái gì, ai gọi đấy?
- Công việc thế nào, ông Pê-ke.
- À, cảm ơn, cảm ơn. Mọi việc đều tốt.
- Tạm biệt.
Đầu dây đằng kia, người vừa tiếp điện thoại Rô-béc-tô buông một tiếng thở dài, ngả lưng ghế đá, trầm ngâm một lúc lâu. Sau đấy lão ta đứng dậy, chậm chạp, nặng nề lên cầu thang gác dẫn tới tầng trên cùng, bước vào căn phòng bầy biện khá sang trọng với những đồ gỗ quý. Một tủ sách chìm ẩn sâu vào bức tường. Lão ấn nút điện ngầm, chiếc tủ
nhẹ nhàng mở ra để lộ một ngăn sau giấu chiếc va li nhỏ. Lão xách vali đặt lên bàn, mở nắp, nhìn kỹ một lúc chiếc máy thu phát sóng ngắn như xem có mất vết hay không.
Mở cuộn ăng-ten, lão thận trọng luồn qua một lỗ nhỏ đục sẵn kín đáo. Máy móc đã sẵn sàng nhưng chưa mở công tắc vội. Lão khẽ lẩm bẩm một câu quen thuộc trước khi làm cái việc buồn chán và nguy hiểm này: “Chúa hãy phù hộ những người cầu kinh buổi sáng”. Ta phải luôn nhớ điều đó. Chừng nào ta còn là chủ hiệu thuốc tây này thì chứng đó công việc sẽ còn dễ chịu. Giá như không có cái thằng vừa gọi điện cho mình. Nghĩ vậy nhưng lão ta vẫn lùi lại góc phòng nhìn ra ngoài và ngắm cái công cụ giúp lão liên hệ được với thế giới đang nuôi dưỡng mình. Lão đưa tay quệt dòng mồ hôi lấm tấm. Cặp mắt ẩn sau cặp kính cận dày ánh lên vẻ hài lòng.
Rô-béc-tô dạo bước dọc theo phố 26 ăn thông ra phố lớn Pu-en-téc Grăn-đéc, rẽ vào quán giải khát, khoan khoái xoải người trên chiếc ghế nhôm.
Vừa nhấm nháp cốc kem cà phê mát lạnh, gã vừa ngắm nhìn từng đoàn xe con sang trọng nối nhau chạy ngược xuôi dọc theo hai bên đường phố trước mặt và thầm đánh giá: “Hệ thống giao thông của họ không đến nỗi như bên kia người ta vẫn tuyên truyền”.
Rời quán giải khát, Rô-béc-tô tới bến xe buýt gần đấy. Gã hỏi thăm một người đang chờ xe xem đến Lốt Pi-nốt đi xe số mấy. Ba phút sau, Rô-béc-tô đã chễm chệ trên chiếc xe buýt số 69.
Trong lúc điệp viên Đ-54 đang ung dung trên chiếc xe buýt thì phòng mật mã Cục an ninh quốc gia đang theo dõi bắt sóng một chiếc máy phát lạ.
Đại uý Phê-ra băn khoăn đi đi lại lại quanh căn phòng rộng đang rộn lên tiếng máy thu phát làm việc hầu như không ngớt. Anh sốt ruột lúc ghé nhìn qua vai người này, khi ngó nhìn vào bản dịch mã của người khác.
Hai giờ lặng lẽ trôi qua kể từ khi bắt được đài lạ nhưng bức điện vẫn chưa giải mã được. Cuối cùng phải chờ đợi gần một giờ nữa, chuyên viên giải mã mới vui vẻ thở phào báo cáo:
- Đài lạ này vừa phát đi ở vùng ngoại phía bắc và nội dung bức điện đây.
Phê-ra cầm bức điện lướt mặt đọc nhanh: - “Sáng mai Đ-54 sẽ cập bến”.
Đại uý cười cảm ơn những người đồng chí thông minh, cần cù của mình, và nói vui:
- Để xem, nó cập bến nào. – Anh vào phòng làm việc và chưa kịp khép cửa thì chuông điện thoại đã vang lên. Cầm vội ống nghe, anh nói:
- Tôi nghe đây. Sao? Đặc điểm như thế nào? Dịch xong, đưa đến tôi ngay nhé,
Phê-ra ngồi xuống chiếc ghế da mềm mại, rút điếu xì gà và suy nghĩ. Có tiếng gõ cửa – dòng suy nghĩ lại đứt quãng.
- Mời vào!
- Báo cáo đại uý, có tin của H-23.
Phê-ra vội bật dậy như ngồi trên chiếc ghế lò xo, cầm
tờ giấy lướt nhanh trên mấy chữ: “Chim hoàng anh. H-23”.
Cám ơn người nhân viên phòng mật mã, đại uý cho phép anh ta về phòng. Một lát sau lại có tiếng chuông điện thoại đổ dồn.
- Tôi nghe đây.
- Báo cáo đại uý. Những bức điện bắt được hôm nay đều thay khoá mã mới. Chúng tôi chưa giải được. – Phó phòng mật mã báo cáo.
- Tôi cần chúng ngay. Đề nghị các chuyên viên cố giúp hộ.
Đặt ống nghe xuống, đại uý thầm đánh giá tình hình:
“Một phi vụ lớn chứ không phải chuyện đùa đâu”. Đã đến giờ ăn trưa. Anh lững thững đến phòng ăn. Sau khi ăn trưa xong anh rẽ vào thư viện mượn cuốn sách mời rồi xuống phòng giải mã.
Trong phòng công việc đang bận rộn túi bụi. Suốt mười bốn giờ qua các nhân viên phòng này liên tục làm việc, đánh vật với những con số hiểm hóc và chưa hề rời chân khỏi phòng làm việc. Hơn ba giờ rồi mà bức điện mới nhất vẫn chưa giải xong. Không ai chịu đi ăn trưa.
Phê-ra im lặng ngồi cạnh chuyên viên giải mã. Mãi một giờ sau kể từ lúc anh vào phòng những dòng chữ mong đợi mới hiện lên ngắn ngủi, khô khan:
“Hạt giống F-1 rất tốt”.
Phê-ra cầm máy điện thoại tự động, nói ngay:
- Cho xin số máy đại uý Ra-mô.
TIẾN SỸ UỐNG CỐC-TAI
Trong phòng làm việc của Tiến sĩ có hai người khách đang họp cùng với ông ta. Sau chuyến đi của Mai-cơ, những cuộc gặp gỡ như thế này đều hạn chế tới mức ít nhất. Thế mà tối hôm ấy, hai người khách này đã ngồi một mạch suốt ba giờ liền với Tiến sĩ.
Mở đầu cuộc họp, Tiến sĩ nói: - Hôm nay tôi cùng các ông phân tích tất cả mọi diễn biến xảy ra trong những ngày chiến dịch vừa bắt đầu.
Phòng làm việc của ông ta chiếm cả tầng gác hai. Khi kéo mấy tấm mành ở hai cửa sổ lên, không khí trong phòng mát lạnh hơn vì những cơn gió thoáng đãng từ biển thổi vào. Cửa vào có hai lớp cánh. Cánh ngoài bằng gỗ sồi cổ thụ, chạm trổ công phu còn cánh trong bọc đồng trắng, cách âm. Một hàng giá sách dài chạy dọc theo tường và chính giữa đặt chiếc két sắt đóng mở bằng hệ thống khoá điện riêng. Đây chính là tủ lưu trữ hồ sơ riêng của từng điệp viên trong nhóm của Tiến sĩ. Bức tường đối diện bàn làm việc treo hai bức hoạ lớn. Các khoá cửa sổ, két sắt và cửa lớn đều gắn hệ thống báo động tự động, trong khoảnh khắc có thể báo ngay cho trung tâm của Phân cục tình báo Mỹ ở Mai-a-mi biết mọi hành động kẻ xâm nhập. Trong trường hợp nguy hiểm để bảo vệ tuyệt đối tài liệu ở đây, từ trung tâm bảo vệ, người ta có thể ra lệnh cho hệ thống điện tự động xử lý bộ phận, kể cả việc cho nổ tan các tài liệu, hồ sơ và thủ tiêu luôn kẻ thâm nhập.
Góc phòng kê bốn chiếc ghế bành đồ sộ, bọc da đen nhánh tô điểm thêm cho chiếc bàn bọc kim loại mày thép xanh lịch sự. Giữa bàn là chiếc ghế bọc nhung đỏ của Tiến sĩ.
Cạnh ghế là chiếc bàn con đặt máy thu thanh và máy bộ đàm nội bộ.
Hệ thống bảo vệ an ninh nội bộ còn được bổ sung bằng một loạt mi-crô cực nhạy gắn kín đáo quanh phòng cho phép người cầm đầu ở đây có thể dễ dàng ghi lại mọi cuộc nói chuyện chính thức và không chính thức trong cơ quan.
Theo quy định nghiêm ngặt, mọi cuộc đàm thoại ở đây đều dùng tiếng Anh vì Ha-xin-tô, người hầu phòng và bảo vệ riêng của Tiến sĩ chỉ biết có tiếng Tây Ban Nha.
Bàn bên trái đặt liền ba chiếc máy điện thoại màu sắc khác nhau. Chiếc gạt tàn pha lê sang trọng, lóng lánh giữa bàn. Cạnh mỗi ghế đều có gạt tàn chân đế riêng rất thuận
tiện cho những người dự họp. Tiến sĩ chậm rãi bật lửa châm điếu xì gà và hất đầu ra hiẹu cho người ngồi ngoài cùng:
- Nào, chúng ta bắt đầu từ anh.
Người đàn ông mở chiếc cặp da đen bóng đặt sẵn trên đùi và mở đầu bản báo cáo bằng một giọng ồm ồm, ngạt mũi.
- Sau bốn tháng chuẩn bị chu đáo, vào ngày giờ đã định, F-1 đã xuất phát trên chiếc tàu nhỏ số hiệu SK=321 với bốn người và sau đó chuyển sang xuồng máy “U-20”.
- Tàu và xuồng đều thay biển đăng ký chứ? – Tiến sĩ hỏi.
- Vâng, trước khi xuất phát người ta đã sơn lại nó. - Anh nói tiếp đi.
- Qua một đêm trên biển và sau đó rời tàu, F-1 đã lên
bờ an toàn. Nhưng khi “U-20” quay về tàu SK-321 thì tàu biên phòng Cuba đã phát hiện và đuổi theo. Thuyền trưởng đã kịp thời báo cáo xin lệnh đánh trả với hai tàu tuần tiễu Cuba, cùng một chiếc Míc.
- Có tin tức gì về nhóm thuỷ thuỷ đó chưa? - Họ đã bị đánh chìm cả.
Vẻ mặt lạnh lùng, Tiến sĩ hất đầu ra hiệu nói tiếp:
- F-1 đã liên lạc được với điện báo viên và qua ông ta đã báo cáo về…
Lão Tiến sĩ lại cắt ngang:
- Điệp báo viên có biết F-1 không? Hắn ta là người thế nào?
Gã báo cáo lúng túng giây lát, nhìn ngài Tiến sĩ như thăm dò:
- Là người của chúng tôi. Anh ta đã tạm ngừng hoạt động mấy năm nay. Chúng tôi cũng có giải thích rõ là anh ta cứ việc sống bình thường, hợp pháp. Chúng tôi đã trang bị cho anh ta điện đài và hàng tháng trả cgho anh ta hai trăm pê-xô tại Cuba và một trăm đô-la vào ngân hàng “Phác-nây Xi-ti”. Gia đình anh ta hiện đang sống ở đây và hàng tháng đều thông báo đều đặn cho anh ấy biết tình hình tài khoản. Kể từ ngày tiếp xúc với F-1 anh ta được trả tăng ba trăm pê xô ở Cuba và hai trăm đo-la vào ngân hàng bên này. Sáu tháng trước khi F-1 lên đường, chúng tôi đã cho kiểm tra lại toàn diện về anh ta và theo báo cáo thì không có gì đáng nghi ngờ cả. Tóm lại, gia đình anh ta đang ở đây và nếu định phản bội thì anh ta sẽ dễ dàng gánh chịu hậu quả thôi.
Tiến sĩ cau mặt nhìn lại gã báo cáo và hỏi lại, giọng gay gắt:
- Anh chưa trả lời đúng câu hỏi của tôi.
Gã báo cáo cúi đầu nhìn chiếc cặp trên đùi và nói tiếp:
- Anh ta không biết gì về F-1. Anh ta chỉ được lệnh phải phục tùng và thực hiện mọi yêu cầu của F-1.
- Cứ nói tiếp.
- F-1 đã liên lạc được với nhân viên này, chúng tôi đã nhận được tin F-1 tới nơi an toàn. Đang chờ chỉ thị hoạt động. Đấy là tất cả những gì cho đến nay chúng tôi biết về F-1.
Suy nghĩ một lát, lão Tiến sĩ chợt hỏi:
- F-1 sống ở đâu, với ai?
- Sống trong nhà điện báo viên nằm vùng của chúng ta.
Mặt Tiến sĩ bỗng tái đi. Hình như trong mắt ông ta loé lên hai tia lửa. Như con hổ muốn lao vào cắn nát con mồi của mình, Tiến sĩ đứng phắt dậy, gầm lên:
- Còn có cái gì ngu ngốc hơn thế này nữa không? Đã bao giờ các anh thấy điện báo viên và điệp viên ở cùng một chỗ chưa? Nếu xảy ra điều gì thì cả hai sẽ cùng sa một mẻ lưới.
Gã kia vẫn mỉm cười thản nhiên, không tỏ vẻ bối rối hay sợ hãi trước cơn thịnh nộ của cấp trên.
- Thưa ngài, điện báo viên này không sử dụng máy phát ở nhà. Ngoài ra, nếu không xếp cho F-1 ở nhà anh ta thì lại phải ở nhà người khác. Như vậy càng không phù hợp với tình hình và không đảm bảo an toàn cho F-1.
Nét mặt Tiến sĩ hơi dịu lại và ông ta ngồi phịch xuống ghế. Chậm rãi rít mấy hơi xì gà, giơ ngón tay trở bên tay trái chỉ vào gã báo cáo, Tiến sĩ nói:
- Trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng không đồng ý về điều này. Song bây giờ không thể thay đổi được nữa rồi. Hãy thu thập tin tức và những gì liên quan đến nhóm thuỷ thủ đã chết trên biển, Cố tìm được những bức ảnh chụp họ đang làm việc bình thường trên tàu đánh cá. Nhất thiết phải có bằng được những tấm ảnh này để công bố lên báo làm bằng chứng về việc chính phủ Phi-đen đã bắn vào tàu đánh cá lương thiện của chúng ta. Hãy nhấn mạnh vào điểm này và chỉ rõ rằng, hành động vô nhân đạo đó đã làm cho một số gia đình ngư dân Mỹ mất cha, mất chồng…
- Rõ, Ngài yên tâm. Đây không phải là lần đầu chúng tôi làm việc này. – Gã
báo cáo viên thứ nhất đáp, giọng tự tin.
Người thứ hai từ nãy đến giờ vẫn ngồi im, giờ mới em hèm hắng giọng lên tiếng sau cái hất đầu ra hiệu của ngài Tiến sĩ:
- Đ-45 báo về, Đ-54 đã đến nơi an toàn.
Cả hai kẻ ngồi đây cùng nhìn nhau tò mò, lạ lẫm. Trước khi vào căn phòng này chúng chỉ biết có phần việc riêng của mình mà thôi.
Bắt gặp cái nhìn thăm dò này, Tiến sĩ hiểu ý liền giải thích ngay:
- Chiến dịch này tiến hành theo lệnh của ban lãnh đạo cao nhất cơ quan chúng ta. Để đảm bảo thắng lợi của chiến dịch mỗi người tham gia chỉ được biết đến công việc của mình thôi. Nhưng hôm nay tôi mời các ông cùng đến đây là nhằm mục đích làm quen với nhau và phối hợp hành động trong giai đoạn hai của chiến dịch. Mật hiệu của nó là “Pê-ta”.
Giơ tay ấn nút chuông trên bàn và hầu như ngay lập tức trong loa nhỏ vẳng lại giọng ồm ồm của người hầu bàn Ha-xin-tô:
- Thưa ngài cần gì ạ?
- Cho ba cốc-tai.
- Xin ngài vui lòng chờ cho hai phút.
Và đúng hai phút sau cả ba đã khoan khoái nhấm nháp những ngụm cốc-tai mát lịm do Ha-xin-tô pha một cách tài ba. Lát sau hai người khách lặng lẽ lần lượt rời khỏi phòng Tiến sĩ. Còn lại một mình trong phòng, ông ta xoài người trên chiếc đi văng. Tiến sĩ duỗi tay và vô tình chạm vào chân đế chiếc gạt tàn thuốc lá ngay cạnh bàn làm nó đổ ra. Ông ta nhìn vào gạt tàn và bống biến sắc, tái mặt…
HÀNH ĐỘNG ĐẦU TIÊN
Dò biết địa chỉ của Hoan Hô-xê, F-1 quyết định thực hiện phương án đối phó với tình huống nguy hiểm. Hắn sang đường, lên ô tô buýt tuyến ngoại ô Ma-ri-a-na-nô. Xuống xe ở đây, hắn đáp tắc xi đến Xan-ta-phê. Tắc xi đỗ ngay đầu phố nhà Hoan Hô-xê, hắn đi một quãng ra ngoài bến tắc xi ngồi đợi trên chiếc ghế đá, miệng khe khẽ hát một bài hát đang được ưa thích ở Cuba. Đã bảy giờ rưỡi. Trời xâm xẩm tối. Hắn không phải chờ lâu. Đi làm về và sau khi từ gia ngôi nhà tiếp khách của Cục an ninh đã sáu rưỡi chiều, Hoan Hô-
xê thấy khát nước và anh rẽ vào quán giải khát uống cốc xi rô đá, rồi lên xe buýt về nhà.
Từ ghế đá, F-1 đã nhìn thấy Hoan Hô-Xê xuống bến xe. Rít hơi xì gà dài, hắn vất mẩu thuốc, đảo mắt nhìn quanh rồi làm ra vẻ lơ đãng phả những vòng khói tròn lên không và rút
chiếc bút bi trên túi áo ngực ra. Hắn nhìn kỹ những chấm màu trên nắp bút, khé bấm một nút đỏ ở đuôi nắp. Trên đầu bút bật lên một mũi kim nhọn hoắt…
Cùng lúc đó, trong ngồi nhà đã lên đèn, Pao-lơ tay cầm cuốn cuốn sổ tay nhỏ ngồi ngay bên máy thu thanh đặt cạnh chiếc máy ghi âm vẻ sốt ruột. Cuối cùng từ máy thu thanh vang lên bài hát “Ngôi sao nhỏ”. Đúng giờ quy định, Pao-lơ ấn nút máy ghi âm, rút vội chiếc bút chì gài sẵn bên tai trái.
Khi bài hát kết thúc, giọng nữ phát thanh viên đọc to những con số: “bốn, sáu.. tám… mười… Bốn… sáu… tám… hai… năm… không… không”. Bức điện được dịch ngay “Hãy bắt đầu hành động. U2”.
Hoan Hô-xê rời bến ô tô buýt, quay sang nhìn sang mái tròn ngôi nhà chờ dựng bên kia đường. Quanh đấy đang tụ tập một đám dông người và họ đang vui vẻ bàn tán tranh luận với nhau về kết quả trận chung kết bóng ném. Vài người khác thờ ơ đứng tách thành nhóm khác đang cố lắng nghe tiếng nhạc sôi nổi của một nữ ca sĩ nổi tiếng đang vang lên từ máy thu thanh bán dẫn của một người khách đặt ngay trên vỉa hè. Chiếc xe buýt tiếp theo tiến vào bến đỗ. Hoan Hô-xê đi về nhà, anh cũng không quan tâm gì đến xung quanh nên không thấy người đàn ông ngồi ở ghế đã cách đấy không xa cũng đã đứng dậy, thong thả bước về phía mình.
Hoan Hô-xê rẽ vào ngã tư. Bóng một người đàn ông đang tiến lại phía anh, bình thường, không gợi sự chú ý nào
đối với anh cả. Người đàn ông cũng rẽ vào một hướng ngã tư với Hoan. Ông ta đi có vẻ chậm hơn chờ cho Hoan tiến về phía mình. Đến đúng quãng đường hơi tối chỉ có ngọn đèn ló trên một ngọn cây râm. Hoan Hô-xê đi ngang qua người đàn ông.
Người đàn ông hơi chậm bước và dừng lại rút khăn xì mũi. Đúng lúc anh ta ngẩng đầu lên cũng là lúc Hoan Hô-xê đi ngang qua. Hoan nhìn và kinh hoàng vì anh đã thoáng nhận ra người đang ông đã gặp sáng nay ở bến xe… Tay người đàn ông cầm chiếc bút bi. Chưa kịp phản ứng gì thêm thì bỗng Hoan Hô-xê cảm thấy dưới cổ họng anh bị nhói một cái như kiến cắn. Anh ú ớ, nghẹn thở và cảm thấy máu như sôi lên trong người. Anh run run đưa tay lên cổ họng, mắt bỗng tối sầm ngay lại và mồm cứng ngắc không thể há miệng kêu cứu. Anh loạng choạng và ngã vật ngay xuống đất. Anh cố gượng dậy nhưng không thể được mà chỉ còn đủ sức lảo đảo bò lê trên đường được vài bước. Đó là những cố gắng cuối cùng của anh trước khi chết, anh không thể làm gì được cũng như không hiểu vì sao mình bị chết nhanh chóng như vậy.
F-1 không hề chần chừ. Hắn quay ngoắt đi, thậm chí không cần nhìn xem nhạn nhân của hắn ra sao. Hắn biết rõ chiếc kim tẩm độc cực mạnh chỉ dài hai mi-li-met kia nhất định sẽ phóng trúng đích đối thủ và chất độc sẽ giết ngay hắn ta trong vòng mấy giây đồng hồ. Hắn nhìn lại chiếc bút và ấn vào nút xanh, vừa đi vừa gài chiếc bút bi hiền lành vào túi ngực, đến đầu ngã tư hắn mới quay lại nhìn vào chỗ lùm cây tối, nơi đang có một xác chết nằm bất động. Hắn cảm thấy yên tâm hơn vì bước đầu đã loại bỏ được một nhân chứng nguy hiểm và cũng là vật cản đầu tiên trên con đường dẫn đến thắng lợi của hắn.
Mắc dầu gặp một vài khó khăn trong những ngày vừa qua cản trở phần nào hoạt động bí mật của mình, nhưng H-
23 vẫn tìm cách từ Mai-a-mi gửi về La Ha-ba-na những tin tức quang trọng cho Cục an ninh quốc gia.
Bọn địch bắt đầu chiến dịch này đúng với những quy tắc bí mật nhất, song H-23 vẫn dò biết có năm tên được tung vào chiến dịch. Bức điện gần đây nhất của anh ghi vẻn vẹn có mấy tiếng khó hiểu “Gà trống con. H-23”.
Anh tin chắc ở Cục an ninh Cuba sẽ hiểu được ý nghĩa sâu sắc của từ này.
MIẾNG VÕ CA-RA-TÊ
Giọng trong trẻo của nữ thư ký phòng đại uý Ra-mô vang lên trong máy đàm thoại:
- Báo cáo đại uý, sĩ quan trực ban đã đến. - Bảo chờ tôi một phút nữa.
“Biết thế nào được, điều chính yếu sắp bắt đầu rồi đây”. – Ngồi chờ ở phòng, Đ-54 thời dài, thầm nghĩ.
- Anh hãy đi ra sau “tấm rèm”nhé, - Ra-mô nói với A ghi-lát.
Chiếc gương to gắn sát tường được gọi là “bức rèm”. Ngồi phía sau đó có thể quan sát được hết mọi việc diễn ra trong phòng làm việc này.
A-ghi-lát ngồi xuống một trong ba chiếc ghế kê đằng sau tấm gương và chờ đội. Anh đã chuẩn bị sẵn sàng máy quay phim để quay lại toàn bộ cuộc hỏi cùng và băng ghi âm cực nhạy. Xong xuôi đâu đấy anh gõ nhẹ hai cái vào tấm gương, báo hiệu. Ra-mô nói vào máy điện thoại.
- Dẫn vào đi!
Đ054 bước vào phòng và ngồi xuống theo cái hất đầu ra hiệu của sĩ quan trực ban. Sĩ quan trực ban đi ra, còn lại Đ-54 ngồi đối diện với đại uý Ra-mô. Rô-béc-tô ngước mắt
nhìn đại uý. Người ngồi trước mặt hắn khoảng bốn mươi đến bốn nhăm tuổi, dáng tầm thước như hắn ta, tuy có đẫy đà hơn, đầu hói bóng nhưng hai bên thái dượng lại có hai nhúm tóc bạc.
Ra-mô cắt đứt cái nhìn thăm dò của đối phương bằng các câu hỏi thường lệ:
- Họ tên?
- Thưa ông, Rô-béc-tô Gôn-xa-lết Phéc-năng-đéc. - Họ và tên bố, mẹ?
- Họ bố là Rô-béc-tô, còn mẹ là Hoan-na ạ. - Anh bao nhiêu tuổi?
- Thưa ông, ba mươi tám.
- Anh đã làm việc ở những đâu trên đất Cuba này? - Ở “Công ty điện thoại Cuba”.
- Anh rời Tổ quốc vào thời kỳ nào và tại sao?
Rô-béc-tô nhìn chằm chằm vào đại uý và trước khi trả lời câu hỏi, gã hỏi lại anh;
- Tôi có thể hút thuốc lá được không?
- Xin mời.
Rô-béc-tô rút điếu xì gà trong túi áo sơ mi ra, đưa lên miệng và bật lửa hút.
Khi Rô-béc-tô xin hút thuốc, sau tấm rèm An-ghi-lát đã cười thầm trong bụng, tên này đang cố kéo dài thời gian suy nghĩ.
Rô-béc-tô ngồi lại cho thoải mái hơn trên chiếc ghế bọc da và bắt đầu kể về mình:
- Tôi bỏ đất Cuba vào năm một nghìn chín trăm năm mươi chín. Họ đã tuyển tôi dự một lớp huấn luyện ở Tăm-pô và tôi ở lại đấy luôn.
- Tại sao anh ở lại?
- Họ hứa cho tôi nhận một công việc khá tốt trong công ty điện thoại và khẳng định dưới chế độ cộng sản sẽ không đạt được ước vọng như người ta đã hứa ở Tăm-pô đâu.
- Và anh đã làm nghề gì ở đó?
- Sau khi tốt nghiệp khoá học, tôi trở thành kỹ su bưu điện.
- Kỹ sư bưu điện à?
- Vâng, lúc đầu tôi chỉ là thợ điện, thời gian tiếp theo tôi đi chuyên ngành điện thoại.
- Anh bắt đầu làm việc cho CIA vào lúc nào? - Thưa ông, từ giữa những năm sáu mươi. - Ai đã tuyển mộ anh và tuyển bằng cách nào?
- Ông Mai-cơn Xpen-xết tuyển tôi. Thời gian đó ông ta làm trưởng phòng tác chiến của Phân cục tình báo Mỹ ở Mai-a-mi.
- Thế là anh không làm việc ở Tăm-pô nữa?
- Vâng, người ta lại gửi tôi đến Ban kiểm tra của công ty ở Mai-a-mi.
- Là điệp viên của CIA anh đã làm những việc gì rồi?
- Dưới danh nghĩa là nhân viên của công ty điện thoại tôi đã qua một số nước Mỹ Latinh và hoạt động như một điệp viên kinh tế.
- Ở ngành nào?
- Ngành bưu điện.
Ra-mô rút điếu thuốc và suy nghĩ về những câu trả lời của tên điệp viên. Hắn trả lời khá chính xác và… nhanh nhảu. Hình như hắn đã chờ sẵn những câu hỏi loại này. Đại uý thấy rất rõ, ngồi trước mặt anh không phải là con người lầm lạc muốn chuộc lỗi, mà là tên gián điệp đang thi hành một nhiệm vụ đã định sẵn. Nhưng đó là nhiệm vụ gì?
Ra-mô bật lửa và tiếp tục hỏi cung.
- Cụ thể anh đã làm những việc gì để chống lại Cuba?
- Thưa ông, huấn luyện những người sẽ được tung sang đất Cuba.
- Công việc cụ thể là gì?
- Dạy họ sử dụng các loại máy thông tin liên lạc.
- Ở công ty điện thoại có biết anh làm việc cho CIA không?
- Thưa ông, có.
- Do đâu anh biết được điều này?
- Ông Mai-cơ đã gặp giám đốc của tôi.
- Và anh đã được huấn luyện như một điệp viên của CIA?
- Thưa ông, vâng.
- Ở đâu?
- Tôi không biết địa chỉ này. Người ta chở tôi đến đó vào ban đêm trên xuống máy nhỏ. Tôi chỉ rõ rằng chuyến đi mất khoảng ba tiếng đồng hồ.
- Ở đấy có nhiều người Cuba không?
ể
- Tôi không biết cụ thể lắm ạ. Ngay từ đầu việc đi lại của tôi chỉ hạn chế trong phạm vi quy định thôi.
- Tại sao lại thế?
- Người ta nói, đây là đòi hỏi để phù hợp với nhiệm vụ tương lai của tôi.
Cho đến lúc này, mọi việc diễn ra đúng như người ta đã tính trước và chuẩn bị cho Rô-béc-tô. Trong giai đoạn chuẩn bị, Rô-béc-tô đã được xem hơn một trăm cuốn phim quay các nhà lãnh đạo Cuba đi thăm hữu nghị các nước hoặc cảnh quay những hoạt động mọi mặt của họ trong nước Cuba. Sau mỗi lần xem phim Rô-béc-tô phải nhớ mặt, nhớ tên những người cùng đi trong các đoàn đại biểu và dò đoán xem trong số họ ai là nhân viên cơ quan an ninh quốc gia.
Hắn đã được xem các bộ phim về các chuyến đi thăm của Thủ tướng Phi-đen Ca xtơ-rô ở Chile, Liên xô, Xi-ra-lê-ôn, Ghi-nê, An-giê-ri, Việt Nam… Nhằm mục đích trên, Rô-béc-tô cũng đã xem các bộ phim tài liệu về các cuộc đón tiếp ngoại giao, gặp gỡ thân mật của những người đứng đầu các nhà nước khác đến thăm Cuba, cũng như người ta đã chiếu lại cho hắn tham khảo tất cả các sự kiện khác có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cách mạng Cuba.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Rô-béc-tô cần phải ra đầu thú để đối mặt được với một trong những người có trách nhiệm của cơ quan anh ninh, tựa như người đang ngồi trước mặt hắn đây. Vừa mới bước vào phòng Rô-béc-tô đã nhận ra ngay con người này.
Ra-mô rút ở ngăn kéo bên phải hai tờ giấy, đọc lướt nhanh và quay sang Rô-béc-tô hỏi tiếp:
- Anh đã xâm nhập Cuba vào lúc nào?
- Thưa ông, vừa mới đến rạng sáng hôm nay.
- Qua điểm nào?
- Phía đảo Pi-nốc, chếch về hướng Bắc.
- Nhiệm vụ cụ thể của anh trong chuyến đi Cuba lần này là gì? - Hôm nay hoặc ngày mai, giữa khoảng thời gian từ bảy đến tám giờ tối, tôi
cần phải có mặt ở nhà ga xe lửa. Tại đó sẽ có một người nào đó đón và dẫn tôi đi.
- Anh nói là có người nào đó à?
- Vâng, vì tôi không biết mặt anh ta mà.
- Làm thế nào để nhận đứng “cái người nào đó”để biết được anh ta phải gặp anh?
- Tôi cần ngồi đúng chiếc ghế đá đối diện với sân ga và bao xì gà dưới khuỷu tay như thế này, còn tay kia cầm… cái này… - Rô-béc-tô chìa chiếc bật lửa có hình ngôi sao lấp lánh vào ô vuông màu đỏ ở chính giữa.
Có chuông điện thoại, Ra-mô cầm ống nghe.
- Vâng. Bây giờ tôi không thể,,, chỗ tôi cũng thế… Hãy chờ tôi đã. Thôi cứ thế nhé.
Lúc Rô-béc-tô vừa bước vào phòng, An-ghi-lát nhận xét thấy hàm răng của hắn cứ bị giật giật suốt, dường như đang nhai cái gì đó. An-ghi-lát cho rằng đây là chứng giật bẩm sinh. Khi Rô-béc-tô nhận ra hắn đã gặp được con người người cần gặp thì mặt hắn bắt đầu lên “cơn giật”, vì hắn đang cố dùng lưỡi để bật được
mảnh hàn ra khỏi chiếc răng hàm. Sợ Ra-mô để ý đên điều này, hắn xin phép được hít thuốc lá. Còn nếu có bị hỏi, thì hắn sẽ biện bạch, định lấy sợi thuốc vụn dính vào kẽ răng. Thời gian dần qua, Rô-béc-tô cảm thấy rõ cuộc hỏi cung đầu tiên sắp kết thúc mà “mảnh hàn”vẫn chưa rời khỏi chân răng. Hắn đẩy mạnh lưỡi một lần nữa và cuối cùng nó đã bật được ra. Bây giờ hắn chỉ còn phải gài vật này xuống mép bàn và bước vào giai đoạn hai dễ dàng hơn.
Rô-béc-tô chuyển “mảnh hàn răng”ra đầu lưỡi, rít hết điếu xì-gà, hắn đưa tay lên miệng cầm đầu mẩu thuốc thừa đồng thời đẩy mảnh hành vào lòng bàn tay. Rô-béc-tô nhìn xung quanh không thấy có chiếc gạt tàn nào khác ngoài cái đang để trên mặt bàn trước mặt.
- Tôi có thể vứt mẩu thuốc này vào gạt tàn không ạ?
- Được.
Rô-béc-tô đứng dậy chuyển đầu mẩu xì gà sang tay bên kia làm như không muốn để vương tàn thuốc ra sàn. Còn mảnh hàn răng vẫn giư nguyên bên tay này. Đến gần bàn, hắn cẩn thận dập mẩu thuốc cháy dở vào gạt tàn. Còn một tay hắn tỳ lên bàn và kín đáo ấn nhẹ “mảnh răng hàn”vào bên dưới mép bàn.Thế là hắn đã làm xong nhanh chóng và tốt đẹp bước đầu của kế hoạch. Sau đấy Rô béc-tô nhanh nhẹn quay về chỗ của mình. Ra-mô tiếp tục hỏi hắn:
- Tại sao anh lại đến đầu thú?
- Ông có thể không tin tôi, nhưng tôi đã hiểu ra là suốt mấy năm qua tôi chỉ là công cụ trong tay kể thù của đất nước.
- Cái gì đã giúp anh nhận ra điều đó?
- Đã mười chín năm rồi. Tôi biết rất ít về nước Cuba ngày nay, nhưng những điều nhận thức tuy ít ỏi cũng đủ thức tỉnh tôi hiểu rằng tôi đã và đang bị lừa dối. Tôi mong muốn được đem những kiến thức đã thu thập được của mình dù chỉ là một phần nhỏ để bù đắp lại các tổn thất mà tôi đã gây nên ở đất nước Cuba của tôi.
Còn rất nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ, nhưng chăm chú nhìn vào Rô-béc tô, Ra-mô nói:
- Như chính anh đã tự thú, mười chín năm đã trôi qua, cách mạng đã mang lại cho chúng ta nhiều điều. Tôi hy vọng rằng anh đã hiểu hoàn cảnh của mình hiện nay chứ? Trong những lời khai của anh còn nhiều cái chưa rõ ràng và chưa chính xác. Điều đó rất không có lợi cho anh. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại cẩn thận tất cả những lời khai của anh. Toà án cách mạng sẽ xét xử anh một cách nghiêm khắc và công bằng.
Rô-béc-tô vẫn ngồi yên, dường như chìm đắm trong suy tư của mình. – Thực ra lúc này, khi “mảnh răng hàn”đã được gài vào dưới mép bàn an toàn rồi, hắn chỉ còn đợi tín hiệu báo của Đ-45 để xác định rằng nó đang hoạt động.
Rô-béc-tô liếc nhìn chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ đặc biệt. Bên dưới mặt kính tròn nổi rõ các con số màu đen tuyền với ba kim mạ vàng tí xíu. Chiếc dây đeo óng ánh sang trọng.
Rô-béc-tô đã bắt đầu hồi hộp. Thời giờ thoảng qua rất nhanh mà tín hiệu vẫn chưa thấy. Hắn không thể yên tâm rời khỏi đây khi chưa biết được kết quả phần đầu nhiệm vụ được giao. Bởi thế hắn giả vờ hỏi lại:
- Ông vừa nói, toà án cách mạng sẽ xử tội?
Ra-mô lại ngồi xuống ghế của mình rút khăn lau lau cặp kính đeo mắt và thầm phân tích hành động của kẻ bị hỏi cung. Tên điệp viên này không hé mở một vấn đề cụ thể nào cả. Căn cứ vào các câu hỏi của anh có thể suy đoán rằng những loại câu hỏi này đối với hắn không có gì là bất ngờ cả. Do đó Ra-mô khẳng định dắt khoát là tên ngồi trước mặt mình được giao một nhiệm vụ rất đặc biệt. Nhưng đó là nhiệm vụ gì?
Khi Ra-mô đang lau kính, Rô-béc-tô duỗi chân, tay khoanh trên đầu gối. Cuối cùng hắn nhìn thấy mặt số màu đen của chiếc đồng hồ đã đổi thành màu tro xám, còn các kim bắt đầu đứng im. Bây giờ hắn chỉ còn chờ cho mặt số đổi thành màu trắng nữa thôi, Rô-béc-tô hơi mỉm cười tự mãn.
- Anh cười cái gì thế hả? – Ra-mô hỏi.
- Tôi nghĩ rằng tôi đã từ bỏ tất cả mọi ưu đãi mà cuộc sống ban cho, để quay về Tổ quốc làm…
- Công dân Rô-béc-tô Gôn-xa-lết Phéc-năng-đéc! – Ra-mô kiên quyết cắt lời hắn ta. – Những câu nói ám chỉ của anh không có ý tốt tý nào cả. Vào địa vị anh tôi sẽ không thể nói: “Tôi đã từ bỏ mọi quyền lợi…”mà nên nói là “Tôi đã từ bỏ con đường phản bội Tổ quốc…”.
Cả hai cùng im lặng và không khí trong phòng trở nên nặng nề.
- Xét tất cả các lời khai của anh – Ra-mô nói tiếp, - tôi có thể kết luận được điều quan trọng: anh đã nhận là điệp viên của Cục tình báo Trung ương Mỹ. Chỉ cần một điều đó cũng đủ để toà án cách mạng xử anh rồi.
Rô-béc-tô cúi đầu. Hắn chậm rãi đưa cặp mắt lơ láo nhìn quanh bàn làm việc của đại uý Ra-mô, lướt xuống sàn nhà rồi chăm chú nhìn mũi giày của mình và liếc nhanh lên mặt đồng hồ. Trong khoảnh khắc đó, bỗng mặt đồng hồ đã chuyên sang màu trắng. Hắn đã nhìn thấy điều hắn đang sốt ruột trông ngóng. Giờ đây hắn có thể chuyển sang phần hai của kế hoạch.
Đúng lúc ấy, Ra-mô ấn nút chuông gọi sĩ quan trực an. Đồng chí trực ban mở cửa đứng nghiêm:
- Tôi có mặt.
- Dẫn người bị xét hỏi ra.
- Theo tôi! – Sĩ quan trực ban ra lệnh cho Rô-béc-tô. Rô-béc-tô đổi chân và chậm rãi đứng lên đi về phía cửa. Lúc đi ngang qua Ra-mô, bất thình lình hắn quay người rất nhanh giáng vào mặt một trong những cú đám ca-ra-tê hóc hiểm hắn học được. Bị đánh đột ngột đại uý Ra-mô ngã ngửa về đằng sau. Một vệt máu nhỏ tứa ra bên mép người đại uý an ninh. Song đòn tiến công của Rô-béc-tô bất ngời bao nhiêu thì cú đánh trả lại của anh sĩ quan trực ban cũng nhanh chóng bấy nhiêu. Bằng một bước nhảy dài, anh đã xáp sát lại tên điệp viên. Rô-béc-tô định lặp lại cú đánh ca-ra-tê, nhưng không kịp. Cánh tay hắn đã bị khoá chặt và một quả đấm mạnh lao đúng vào cái miệng rộng hoắc của hắn. Hắn hoa mắt, choáng váng, toàn thân chúi về đằng trước. Một cú đánh nữa bằng cùi tay giáng đúng cằm hắn lại bật ngửa ra sau. Hắn bất tỉnh và không hay mình bị ngã lăn xuống sàn như thế nào.
Vài phút sau đó, hai nhiên viên trực ban đã đưa Rô-béc-tô đến phòng y tế cơ quan. Ra-mô ngồi xuống ghế và lấy khăn bịt vết máu bên mép. Đầu anh đau nhức nhối. Sĩ quan trực ban mang đến ca nước, Ra-mô nhấp ướt khăn và thận trọng lau máu ở miêng. Làn nước mát làm dịu dần chỗ buốt, anh cảm thấy dễ chịu hơn. Rút trong ngăn kéo bàn chiếc gương nhỏ thường dùng để cạo râu, Ra mô soi lại mặt. Môi sưng vều, máu vẫn thấm ra. Anh liếm môi thấy mặn và xót. “Đành phải đến bệnh vậy”- anh nghĩ bụng.
- Đồng chí hay đến phòng y tế xem tình hình tên Rô-béc-tô thế nào. – Anh ra lệnh cho sĩ quan trực ban vẫn đang thu dọn trong phòng. Người sĩ quan này vâng lệnh đi ngay. An-ghi-lát bước vào:
- Phải đến viện quân y thôi.
- Cô I-lê-a-na! – Ra-mô gọi nữ thư ký qua mi-crô.
- Tôi nghe đây, đại uý.
- Nếu cục trưởng có hỏi, cô báo cáo hộ là tôi và An-ghi-lát đến viện quân y một lúc nhé.
- Rõ!
Trong viện quân y, Ra-mô được băng bó và bôi thuốc cẩn thận. Chỉ một giờ sau anh đã cũng An-ghi-lát quay lại phòng làm việc. Phê-ra đã được báo lại về sự việc vừa xảy ra, đang chờ họ trong phòng.
- Tất cả những việc vừa rồi có nghĩa là gì nhỉ? – Ra-mô đặt câu hỏi. - Thật là một hành động rất đáng ngờ, - An-ghi-lát đáp.
Ra-mô cầm bao xì gà định hút nhưng lại cho ngay vào túi, anh sực nhớ là cả ngày hôm nay anh không được động đến nó nữa. Anh đứng dậy, đi quanh phòng suy nghĩ. Hai người bạn đồng nghiệp hiểu là trong những phút thế này, Ra-mô thường cố gắng sắp xếp phân tích lại từng chi tiết vừa xảy ra, bởi thế nên đừng hỏi anh điều gì cả. Đột nhiên Ra-mô đứng lại và hỏi:
- Bao giờ ta có thể xem được phim nhỉ?
- Phòng in tráng hứa chiều nay. Tôi đã nói rõ cho họ hiểu tính chất khẩn cấp của nó rồi. – An-ghi-lát trả lời.
Ra-mô nhìn Phê-ra và mỉm cười hỏi:
- Còn anh, có cái gì không, anh bạn thân mến của tôi?
Phê-ra mở cặp và trao cho Ra-mô chiếc phong bì. Ra-mô ngồi vào ghế, xé phong bì và chăm chú đọc kỹ bản báo cáo trong đó. Anh quay lại phía An-ghi-lát.
- Chúng ta thử phân tích xem. Bức điện bắt được thông báo: “Sáng mai Đ-54 sẽ cập bến”. Tiếp theo ngay sau đấy H-23 gửi về: “Chim hoàng anh”. Sau đó là bức điện của đài phát bí mật: “Hạt giống F-1 rất tốt”. Vẫn là máy phát ấy nhưng thay mật mã khác. Do đấy cần phải bổ sung thêm lực lượng công an vũ trang lên mạn bắc để xác minh rõ điệp viên địch đột nhập vào nước ta như thế nào.
Ra-mô đứng dậy, lấy tay trái xoa xoa thái dương. Lát sau anh vớ lấy chiếc bút chì trên bàn viết rồi xoá gì đó vào tờ giấy đang cầm trong tay, im lặng một lát rồi nói tiếp:
- CIA đã cho điệp viên phụ tới đầu thú để đánh lừa. Đồng thời chúng đã giết Hoan Hô-xê là người đã nhận ra mặt một kẻ trốn khỏi Cuba trước kia… Tất cả phải bắt đầu từ hai bức điện của H-23. Bức thứ nhất: “Điệp viên “Thần thông”sẽ đến thăm các anh” và bức tiếp theo…- Ra-mô mở chiếc cặp đen đặt trên bàn, viết: “Thần Thông” sẽ đến vào ngày thứ hai.
Đại uý lại đứng dậy đi đi lại lại trong phòng. An-ghi-lát bổ sung thêm: - Và bức điện mới nhất của H-23 là “Gà trống con”.
Đại uý liền quay nhanh lại bàn làm việc và đọc kỹ tờ giấy. An-ghi-lát phân tích tiếp:
- Theo tôi, chúng ta sẽ làm sáng tỏ tất cả các bức điện mới nhất của H-23. Sau khi phân tích “Chim hoàng anh”tôi có thể khẳng định chúng tung vào chiến dịch này năm tên điệp viên.
Họ cùng nhớ lại các cách chơi cờ đô-mi-nô của H-23 hồi còn ở nhà. Nếu muốn đặt số ba, anh ấy thường nói: “Tôi ra một “chim hoàng anh”, còn với số năm, H-23 lại gọi: “Tôi ra “gà trống con”.
Ra-mô lại gần An-ghi-lát:
- Cậu đoán đúng. Có năm tên tham gia vào chiến dịch này.
Đứng bên chiếc bảng đen, Ra-mô bắt đầu trao đổi suy nghĩ của mình với các đồng nghiệp:
- Một tên rõ ràng đã đổ bộ vào từ hướng bắc, còn Rô-béc-tô là tên thứ hai.
- Tên thứ ba là “Thần Thông” sẽ đến vào ngày thứ hai sắp tới này, - An-ghi lát tiếp lời đại uý.
- Thế còn hai tên nữa đâu? – Ra-mô hỏi.
- Chúng là điện báo viên nằm vùng. – Phê-ra buột miệng. - Tại sao cậu lại cho rằng chúng dùng tới hai điện báo viên? – Ra-mô hỏi:
- Đúng, vì như thế này. Đầu tiên chúng tôi nhận được hai bức điện cùng cách đánh như nhau. Điều này gợi cho ta suy nghĩ là chỉ có một tên điện báo viên thôi. Nhưng lần này bọn địch lừa chúng ta trên từng bước một: mặc dầu tính cách giống nhau nhưng phân tích kỹ thì phong cách đánh có hơi khác nhau.
Phê-ra kéo một hơi thuốc và nói tiếp:
- Bức điện thứ nhất nói rõ: “Sáng mai OĐ-54 sẽ cập bến”. Các anh hãy nhớ rõ cho là bức điện này ta bắt được trước khi Rô-béc-tô xuất hiện. Như vậy bức điện này không phải do nó gửi đi mà trái lại nó được đánh đi từ một địa điểm gần chúng ta. Bức điện thứ hai bị các máy định vụ chúng ta bắt được. Như vậy là giả thuyết về điệp viên – điện báo viên là bị loại trừ. Bây giờ hãy chú ý đến điểm tiếp theo sau đây: chúng nó đánh “mai nó sẽ đến”, chứ không phải “tôi sẽ đến”, điều này có vẻ logic hơn đối với tên điệp viên – điện báo viên. Nhưng cái chính để tôi khẳng định có hai điện viên lại là những điểm sau: trong bức điện nói “Sáng mai “OĐ-54” sẽ cập bến”, còn Rô-béc-tô lại xuất hiện hôm nay. Chúng nó không có ý từ đây báo đi Mỹ về những hành động tương lai của chúng. Nó sẽ làm tăng thêm mạo hiểm trong trường hợp bị bắt. Điều này chỉ có thể có ở những bức điện phát đi liên quan đến chúng ta chứ không thể có được ở những bức điện thông báo về tình hình của chúng. Đánh giá lại toàn bộ tình hình liên quan đến những bức điện phát đi, tôi nghĩ rằng, nguồn tin cần phải khẳng định một điều gì đó. Có thể, đó là tin Rô-béc-tô đã đến Cuba. Nếu như vậy phải nói là “”OĐ-54”đã đến này hôm nay”. Số hiệu này không phải là số hiệu gọi của điện báo viên, mà đây là số hiệu của tên điệp viên. Các anh đừng quên chính Rô-béc-tô đã mình là Đ-54 chứ không phải là OĐ-54. Ký hiệu O ở đây có thể hoặc là chữ cuối của tên nó, hoặc là chữ đầu của điện báo viên. Điều này buộc ta phải nghĩ là Rô-béc-tô đã có tiếp xúc với ai đó trước khi đến đây.
Ra-mô và An-ghi-lát liếc nhìn nhau rất nhanh. Phản ứng của hai người quá rõ ràng nên Phê-ra, người không hề nghe một lời cung khai nào của Rô-béc-tô cả, hỏi lại:
- Có đúng Rô-béc-tô đã phủ nhận việc liên lạc với một tên khác trước khi đến đây không?
- Đúng như vậy – Ra-mô đáp – Hắn nói hắn cần phải gặp một người hắn chưa biết mặt.
- Thấy chưa, - Phê-ra nói. – Giờ đây chúng ta biết rằng hắn đã nói dối. Hắn được cử đến đây để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Khi dùng từ “đến đây”ý tôi muốn nói là đến chính căn phòng này. Còn nói về bức điện “Hạt giống F-1 rất tốt” thì mục đích chính của nó là đưa ra một lời xác định. Các anh thấy đấy, kiểu cách khác nhau nhưng có một yếu tố rất quyết định là thời gian. Khoảng thời gian giữa hai bức điện truyền đi thì ngắn, nhưng khoảng cách của hai địa điểm phát tin lại xa nhau quá, chính vì thế tôi mới cho rằng có hiện báo viên.
- Tóm lại sự đánh giá của cậu là như thế này phải không? – Đại uý Ra-mô hỏi và quay mặt vào chiếc bảng đen, viết lên công thức:
- Điệp viên Đ-54 – Điện báo viên 1.
- Điệp viên F-1 – Điện báo viên 2 còn “Thần Thông” là kẻ sẽ đến vào thứ
hai.
- Đúng thế đó. – Phê-ra xác nhận. Mấy phút liền không khí lặng im bao trùm cả gian phòng. Ba sĩ quan an ninh cùng lặng lẽ tự phan tích giả thuyết cảu Phê-ra.Có tiếng gõ cửa nhẹ phá tan sự yêu tĩnh.
- Mời vào.
- Đồng chí đại uý có thư. – Một chiến sĩ trao cho Ra-mô chiếc phong bì. - Cám ơn.
Anh chiến sĩ đi ra. Ra-mô xé phong bì.
- Giấy mời đi dự biểu diễn văn nghệ nghiệp dư.
Chuông điện thoại lại vang lên. Ra-mô nhấc ống nghe.
- Tôi nghe đây… Được. Chúng tôi xuống ngay.
Cả ba người cùng đi vào căn buồng ở cuối hành lang, Bước vào phòng mỗi người đều cầm quyển sổ nhỏ và chiếc bút chì đặt sẵn trên chiếc bàn con. Đèn tắt. Cuốn phim quay cuộc hỏi cung Rô-béc-tô bắt đầu hiện lên rõ nét. Nửa giờ sau đèn bật sáng, đại uý Ra-mô quay lại phía Phê-ra ngồi ở hàng ghế cuối hỏi:
- Thế nào anh bạn?
- Rất thú vị: Giờ đây tôi có thể khẳng định rằng con người này không nằm trong số những người hiểu rõ tội lỗi của mình muốn hối cải quay về xây dựng Tổ quốc. Mà hoàn toàn ngược lại. Phải công nhận là hắn thủ vai của mình khá giỏi.
Suốt thời gian hỏi cung không một thớ thịt nào của hắn bị rung, nét mặt hắn không hề biểu lộ một sự lo âu sợ hãi nào. Hắn rất bình tĩnh tự tin, nhưng duy có một điều chưa được tự nhiên lắm. Hắn cứ nhai nhai cái gì trong hàm răng vậy? – Phê-ra hỏi.
- Tôi cho đó là một chứng co giật bẩm sinh. – An-ghi-lát nói. - Tôi lại không chú ý lắm đến chi tiết này, - Ra-mô thú thật.
Anh đứng lên, lại gần buồng máy, gõ hai cái vào cửa ra hiệu cho anh thợi máy quay lại cuốn phim lần nữa.
Lại nửa giờ trôi qua.
- Đúng rồi các cậu ạ. Hình như hắn có vật gì trong miệng ấy. Tuy vậy cũng có thể là chứng co giật bẩm sinh như An-ghi-lát vừa nhận xét thôi.
- Nhưng chứng co giật này của hắn ngừng lại rất đột ngột. – Vẻ nghi ngờ lộ
rõ trong giọng nói của An-ghi-lát.
- Phải đấy. Cơn giật này chấm dứt cùng lúc hắn hút hết điều thuốc. Hay có sợi thuốc lá bị dính vào kẽ răng và hắn định lấy ra? - Phê-ra đoán.
- Cho đến bây giờ chúng ta mới chỉ lao vào tên Rô-béc-tô này thôi, - đại uý Ra-mô nói. – Nhưng đã có biết bao vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và giải đáp. Ví dụ như vụ sát hại Hoan Hô-xê. Theo các chuyên viên xét nghiệm anh ta bị chết vì nhồi máu cấp tính. Không có dấu vết gì của bạo lực cả. Cuộc điều tra cho thấy rõ Hoan Hô-xê bị ngã trước, sau đó định gượng dậy nhưng không được. Việc giải phẫu tử thi cũng chẳng đem lại kết quả nào. Ở hiện trường không tìm thấy một tang vật nào có thể giúp chúng ta được đôi điều sáng sủa cả. Theo lời báo trước khi bị giết, sáng sớm Hoan -Hô-xê tình cờ gặp một gã An-béc tô Rốt-rin-ghét Mông-tê-a-gút-đô nào đó đã bỏ chạy khỏi Cuba từ lâu. Phòng hồ sơ đã xác nhận lời báo cáo của Hoan Hô-xê. Cắn cứ theo các hiện tượng và tình hình chúng ta có thể đặt nghi vấn, Hoan Hô-xê đã bị chính tên An-béc-tô này giết và có nhiều khả năng hắn chính là F-1, - Phê-ra và An-ghi-lát cùng gật đầu tỏ vẻ đồng ý với nhận xét trên.
Còn một tên điệp viên nữa, chúng ta mới chỉ nắm được tin hắn sẽ đến vào ngày thứ hai này. Tôi đã cho tìm tất cả các hồ sơ lưu trữ có liên quan đến tên Rô-béc tô.Tôi vừa phác một kế hoạch, nếu thành công thì ta sẽ chơi đòn “ăn miếng trả miếng” chúng ngay. Đối với tên đến vào thứ hai… - Đột nhiên Ra-mô ngừng nói và dường như có ai huých vào người anh:
- Đúng … Đúng… Tất nhiên rồi… Dĩ nhiên là vậy, đúng!
An-ghi-lát và Phê-ra nhìn nhau rồi cùng đổ dồn mắt về phía Ra-mô, ngạch nhiên dò hỏi:
- Các anh thấy thế nào nếu vị khách sắp đến vào thứ hai này sẽ đi trong đoàn du lịch tham quan Cuba? – Ra-mô hỏi họ.
- Nếu đúng vào thứ hai có đoàn khách du lịch đến thì dễ đoán được thôi, - An-ghi-lát trả lời.
- Còn phải đoán xét gì nữa, hãy tìm hiểu và khẩn trương lên, - Đại uý Ra mô hạ lệnh. – Một giờ nữa chúng ta sẽ gặp lại nhau. Về kế hoạch với Rô-béc-tô, tôi sẽ thông báo với các anh sau. Thứ hai mà có đoàn du lịch đến thật thì chúng ta cũng cần phải xem xét cẩn thận từng chi tiết để đón tiếp cho thật “nồng nhiệt và chu đáo”.
Hai giờ sau Rô-béc-tô lại được dẫn vào phòng đại uý Ra-mô. Hắn được thay bộ quần áo khác – quần dài và áo sơ mi đều bằng vải bò. Ngồi cạnh hắn lần này có cả Phê-ra và An-ghi-lát,
Trong thời gian đó, đã xảy ra hàng loạt sự việc đe doạ vạch trần bộ mặt của Rô-béc-tô. Các chuyên viên giám định báo cáo cho Ra-mô biết, đồng hồ đeo tay
của hắn hoá ra là một thứ trang trí “có nhân”. Trên mặt đồng hồ đã phát hiện ra dấu vết mờ mờ còn lại của một hoá chất màu đen được bôi lên các con số. Người ta còn xác định được sự thay đổi màu sắc trên mặt chữ số sẽ diễn ra dưới tác động của nguồn nhiệt rất nhẹ.
Ngoài ra, cách khách sạn “Cô-lô-nhi” không xa những người ở trọ đã tình cờ tìm thấy đồ đạc, phương tiện Rô-béc-tô đã cất giấu khi lên được bờ.
Sự rắc rối và phức tạp của vấn đề này đã làm thủ trưởng của Ra-mô, người mà trong cơ quan này vẫn thương gọi thân mật là Ông Già, đặc biệt chú ý. Lần này đích thân Ông Già ngồi sau “tấm rèm” để quan sát Rô-béc-tô.
Giấy mời đến dự biểu diễn văn nghệ mà Ra-mô nói, thực tế là thông báo của P-15 nhận được từ “hòm thư mật”. P-15 thông báo các hành động quan trọng sắp tới của địch và việc điệp viên F-1 đã đến Cuba. Ra-mô hiểu rằng điều đó sẽ làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rắc rối rồi.
Chỉ có Ra-mô và Ông Già biết có một P-15 đang tồn tại vì anh ấy được tung sang hàng ngũ địch trước khi An-ghi-lát và Phê-ra về nhận công tác ở Uỷ ban an ninh. Từ trước đến giờ P-15 không có dòng tin nào gửi về. Hai tiếng đồng hồ sau,
Ra-mô cũng đã nhận được thông báo, đúng là có đoàn khách du lịch đáp máy bay đến Cuba vào ngày thứ hai tuần sau.
- Anh xâm nhập biên giới ở điểm nào? – Ra-mô bất chợt hỏi lại Rô-béc-tô.
- Thưa ông, tôi đã nói rồi, qua phía bắc đảo Pi-nốc, - Rô-béc-tô trả lời giọng có vẻ cáu.
Ra-mô mở chiếc phong bì lớn đặt trên bàn, rút ra cái bật lửa và bao thuốc xì gà của Rô-béc-tô. Anh đưa cả cho Rô-béc-tô qua An-ghi-lát và ra hiệu hắn có thể hút thuốc được.
- Cám ơn ông, - Rô-béc-tô nói và châm thuốc.
- Anh đến được đảo bằng cách nào?
- Bằng thuỷ phi cơ ạ.
- Nó tiếp đất ở chỗ nào?
- Thưa ông, không phải là tiếp đất mà là tiếp nước chứ ạ. - Anh lấy bộ quần áo này ở đâu vậy?
- Tôi mang theo sẵn trong chiếc ba lô không ngấm nước. - Đây là đồng của anh phải không?
Ra-mô giơ chiếc đồng hồ anh đang cầm trong tay ra.
- Vâng.
- Anh tin chắc là thế chứ?
- Vâng, đúng là của tôi.
Theo cử chỉ ra hiệu của Ra-mô, Phê-ra trao chiếc đồng hồ đến chỗ Rô-béc tô. Hắn ngắm nhìn qua và đeo vào tay.
- Khi nào nó sẽ đổi màu?
Rô-béc-tô giả vờ ngạc nhiên nhìn người sĩ quan an ninh trước mặt hắn. - Tôi không hiểu câu hỏi của ông, - hắn nói và nhả khói thuốc mù mịt. Ra-mô mỉm cười hỏi:
- Chẳng lẽ anh không biết, khi anh ngồi đây mặt số đồng hồ màu đen, còn anh đi khỏi, nó lại chuyển sang màu trắng sao?
- Thưa ông, quả thật tôi không hề biết được điều này, - Rô-béc-tô đáp, cố làm ra vẻ bình tĩnh.
- Anh đã làm những việc gì sau khi đến Cuba?
- Tôi đi dọc phố 26, ngồi ăn kem ở quán giải khát “Pu-en-téc Gran-đéc”. - Anh ăn loại kem nào?
Đã nhiều lần Ra-mô biết rằng đặt ra những câu hỏi nhỏ nhặt chẳng có ý nghĩa gì như: giá một chiếc vé, tên một bộ phim, cách lên xuống xe ô tô buýt đôi khi đã quật đổ những tên điệp viên cáo già nhất. Nhưng lần này tên ngồi trước mặt anh lại tỏ ra hoàn toàn bình thản.
- Thưa ông, tôi ăn loại kem cốc ba mươi xen-ta.
- Anh đã đến sân bay để gặp mặt người liên lạc rồi chứ? - Thưa ông, không phải. Tôi phải đến sân ga.
- Anh đã liên lạc được với ai đó rồi phải không?
- Thưa ông, chưa.
- Vậy thì bằng cách nào mà điện báo viên bên anh đã biết được sự có mặt của anh ở đây để đánh điện báo anh bình yên vô sự. Tại sao anh ta lại biết như
thế?
Rô-béc-tô rướn người lên định đứng dậy song những cánh tay rắn chắc đã kịp thời đè lên vai hắn, buộc hắn phải ngồi yên như cũ.
Ngước cặp mắt hằn học nhìn Ra-mô và những người xung quanh, Đ-54 uể oải trả lờil:
- Tôi không biết tí gì về người điện báo viên cả. Tôi không rõ ai và đã đánh điện gì. Tôi cũng không biết mặt người đến bắt liên lạc với mình nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không biết gì về tôi hoặc việc tôi đến chỗ các ông cả. Trước khi xuất phát tôi đã nhận được lời chỉ dẫn quy định từng hành trình đường đi của tôi.
- Phải hiểu điều đó như thế nào nhỉ?
- Tôi phải đi theo những con đường đã vạch sẵn.
- Anh muốn nói là khi anh đi trên đường phố La Ha-ba-na sẽ có một điệp viên khác theo dõi anh phải không?
- Thưa ông, đúng là như vậy.
Lúc này Rô-béc-tô đã hút hết điếu thuốc, hắn lại xin phép dập mẩu thuốc cháy dở vào gạt tàn trên bàn đại uý Ra-mô.
Từ lúc vào lại phòng đến giờ, Rô-béc-tô không hề liếc mắt đến nơi gài “mảnh răng hàn”.
Bây giờ, khi đứng lên hắn nhớ lại cái khoảnh khắc then chốt ấy của buổi hỏi cung trước, hắn nhẹ nhàng bước đến gần bàn và dập đầu mẩu thuốc vào gạt tàn. Lần này tay trái hắn không hề chạm mặt bàn nữa. Rô-béc-tô quay về ghế ngồi.
- Bây giờ là câu hỏi cuối cùng, - đại uý Ra-mô nói: - Giữa anh với F-1 có mối liên lạc gì không?
- Thưa ông, hoàn toàn không có.
- Thôi được rồi, chúng ta tạm dừng ở đây. Dẫn anh ta đi.
Rô-béc-tô bước ra, bề ngoài cố giữ vẻ hoàn toàn yên tâm và tin tưởng, mặc dù các dây thần kinh của hắn đang căng đến tột độ. “Họ đã tháo tung chiếc đồng hồ và biết rõ điện báo viên cùng điệp viên. Bọn họ làm việc không tồi lắm đâu. Mai-cơ nói đúng đấy chứ. Nhưng cái chính yêu nhất họ lại không hề biết” – Hắn tự an ủi mình.
Ông Già mời cả ba sĩ quan đến phòng mình.
- Anh làm ăn khá đấy, Ra-mô ạ. Các câu hỏi anh đưa ra đều đúng cả. Chúng ta đã làm sáng tỏ được vài điều, chúng sẽ giúp ta trong các bước tiếp theo.
Chỉ tay về phía chiếc máy chiếu phim ở góc phòng, ông nói tiếp:
- Tôi đã xem phim và nghe báo cáo của các anh. Tôi có vài kết luận sơ bộ và hy vọng rằng chúng sẽ được “khẳng định” trong cuốn phim quay buổi xét hỏi lần thứ hai này. Còn từ bây giờ phòng làm việc của anh tạm thời sẽ nghiêm cấm không cho ai bước chân vào nữa nhé.
- Phòng của tôi ấy ạ?! – Đại uý Ra-mô ngạc nhiên hỏi lại. - Đúng, phòng của cậu đấy. Bây giờ chúng ta cùng xem phim đã,
Trong lúc xem, Ông Già đã giơ tay chỉ vào một vài chi tiết nhỏ cần lưu ý, lúc hết phim, ông quay lại phía đại uý Ra-mô hỏi:
- Bây giờ anh rõ rồi chứ?
- Vâng ạ.
- Từ những điều đã biết, có thể rút ra kết luận, - Ông Già nói tiếp, - đây là một chiến dịch được bọn chúng chuẩn bị khá chu đáo. Một trong những mục đích của chúng đã rõ ràng. Chúng muốn giải thoát cho tên Rô-béc-tô và chúng ta sẽ tạo điều kiện cho nó “thành công”. Con mồi lớn trong vụ này chính là “kẻ nào đó”mà Rô-béc-tô đã tiết lộ. Nếu mọi việc đều trôi chảy thì chính Rô-béc-tô sẽ dẫn chúng ta đến “nhân vật bự”này. Còn vấn đề ngày thứ hai sắp tới, tôi sẽ thông báo trước cho lực lượng công an vũ trang biết. Như đã thoả thuận, chúng ta sẽ tổ chức đón tiếp thật chu đáo đoàn di lịch. Giờ đây chỉ còn phải “dọn quét cho sạch sẽ”…. phòng làm việc việc của anh thôi, Ra-mô ạ.
Đ-45 HÀNH ĐỘNG
Đ-45 đã sáu mốt tuổi nhưng trông vẫn bảnh bao, khoẻ mạnh. Là bác sĩ nha khoa và chủ hiệu thuốc, lão có một buồng làm việc nhỏ ngay tại nhà để tiếp các bệnh nhân khi có “bệnh án”. Hồi chưa được mở phòng khám này, lão sống nhờ vào sổ trợ cấp hưu và tiền của cơ quan CIA cấp.
Ngay từ những năm đầu tiên của cách mạng lão đã nhận làm việc cho CIA. Công việc chính của lão là thu thập và gửi đi các tin tức diến biến mọi mặt của các ngành khoa học Cuba.
Lão viết lồng những tin đó vào những bức thư gửi cho họ hàng đang ở miền Bắc hoặc gửi qua “hòm thư mật”.
Nếu tin tức đòi hỏi phải chuyển gấp thì dùng điện đài phát đi. Bề ngoài lão là người thầy thuốc ân cần đối với bệnh nhân và là người bạn tốt bụng với láng giềng xung quanh.
Đ-45 đã biết việc Rô-béc-tô đến Cuba. Từ giờ phút đó toàn bộ chiến dịch phụ thuộc vào việc làm thành công hay không của Rô-béc-tô. Bởi thế khi chuyến phà chở Rô-béc-tô vừa cập bến ở Be-ta-ba-nô, lúc Đ-54 bước xuống cầu phà đi về bến ô tô buýt để đến nhà ga trước quảng trường thì Đ-45 đã có mặt ngay ở bến phà rồi. Vừa “đọc báo”lão vừa đưa mắt liếc tìm và nhận ra ngay Rô-béc-tô. Nhưng Rô-béc-tô không biết mặt lão, do thế công việc sẽ dễ dàng trôi chảy hơn. Chuyến ô tô buýt vừa rời bến, Đ-45 đã phóng chiếc xe “Pho”đen của mình vượt lên. Lão đang vội vì Rô-béc-tô xuống xe sẽ đi gọi điện thoại báo tin ngay cho lão biết hắn đã đến Cuba. Đ-45 dấn ga, tăng tốc, chiếc ô tô buýt lùi dần lại đằng xa. Mười phút sau lão đã đàng hoàng ngồi ở nhà đọc tờ hoạ báo “Bô-hê-miêng”. Từ sân thượng xoay ống nhòm tầm xa lão có thể quan sát chiếc xe chở Rô-béc-tô một cách dễ dàng. Vài phút sau đó, chuông điện thoại réo vang. Đ-45 từ từ đứng lên cầm ống nghe:
- Cái gì? Được… A! Cháu bé hả… Tạm biệt! – Lão nhanh chóng chuẩn bị máy phát sẽ làm việc sau ít phút nữa và phóng vội xuống cầu thang. Chiếc “Pho”lại chạy từ từ dọc phố 26 rồi rẽ ngoặt sau vườn bách thú.
Rô-béc-tô thong thả dạo bước trên vỉa hè không để ý đến chiếc xe “Pho” đen đang chậm chạp đuổi theo bóng hắn. Chiếc xe phóng ngang qua hắn, chạy tiếp đến chỗ đài phun nước rực rỡ ánh sáng lung linh, lượn một vòng quanh nó rồi quay về đường phố 26. Đèn đỏ chỉ đường bật sáng, xe dừng
lại – Đ-45 trông thấy Rô-béc-tô sang đường và rẽ vào hiệu kem giải khát. Đèn xanh đã sáng. Sau đó Đ-45 về thẳng nhà, điện báo cho trung tâm biết Rô-béc-tô đã đến an toàn.
Sau khi ám hại Hoan Hô-xê, An-béc-tô Rốt-ri-ghét Mông-tê-a- gút-đô đã dạo quanh thành phố khá lâu. Thay đổi, lên xuống ô tô nhiều lần, hắn đã đến tận bờ vịnh nhỏ La Ha-ba-na và đã một lần vượt qua nó sang Rec-la, hai lần sang Ca-da Blan-ca. “Nếu chúng nó mang theo chó đi thì cứ việc để nó đánh hơi. Cái chính là không để lại dấu vết”. – Tên điệp viên thầm nghĩ. Cuối cùng rồi F-1 cũng quyết định đến nhà Pao-lơ. Hắn dừng lại ở góc phố, cách nhà chừng bốn năm chục mét. Hắn bước thong thả đến gần số nhà 5607, đưa mắt kiểm tra suốt dọc phố và các ngã tư. Không có gì đáng lo cả. Chỉ có một chiếc ô tô đứng im lìm bên lề đường đằng kia. Cạnh nó có hai người đang chuyện trò sôi nổi. Hắn ngẩng đâì nhìn, Số nhà 5618. Phải sang bên kia đường. Hắn đã nhìn rõ được mặt hai người đứng gần chiếc ô tô. Cánh tay anh chàng thanh niên đang âu yếm quàng lên vai cô gái. Hắn thản nhiên đi qua rồi đột nhiên ngoái lại nhìn. Anh thanh niên kia đang vuốt ve mái tóc cô bạn. Chiếc bật lửa hai lần nhấp nháy trong tay cô gái, cô châm lửa vào điếu thuốc vẫn đang ngâm trên miệng.
F-1 lại vòng về ngôi nhà số 5607. Đến bên cửa sắt hắn dừng lại gõ nhẹ và chờ khoảng vài phút mới vào nhà.
Hắn không thể nghe thấy anh thanh niên đứng bên đường đang thì thầm vào tai cô bạn tình của mình.
- Bây giờ nó cũng có hai người như chúng ta đây.
Sau hồi chuông điện thoại của F-1 gọi, Pao-lơ nằm ngủ thiếp trên đi văng, khẩu súng ngắn nhét dưới gối. Tiếng gõ cửa đã làm Pao-lơ tỉnh giấc. Nhanh nhẹn vùng dậy, Pao-lơ cầm lấy khẩu “côn”, không bật đèn, gã nhón chân lại gần
bên cửa và áp tai vào trong tường nghe ngóng. Chỉ có mỗi tiếng động cơ ô tô vọng vào.
- Ai đấy?
- Chỗ anh có loại cam xanh không?
Pao-lơ mở toang cửa và đứng đối mặt ngay với F-1. Pao-lơ với tay định bật điện nhưng F-1 ra hiệu không cần thiết. Cả hai cùng ngồi xuống đi văng, F-1 khẽ nói:
- Tôi là An-béc-tô Rốt-ri-ghét Mông-tê-a-gút-đô, nhưng xin cứ gọi tắt là Mông-téc thôi.
- Được rồi. Còn tôi là Pao-lơ. Người ta đã báo trước cho tôi biết ông sẽ đến. Tôi đã điện báo ngay về trung tâm là ông đã tới nơi an toàn và đang ngồi chờ ông đây.
Mông-téc nhìn Pao-lơ chăm chú rồi nói tiếp:
- Đôi khi cũng có những cái bất ngờ…
- Sao? Gặp phải đàn bà à?
F-1 cười:
- Chuyện vặt ấy mà. Đành phải thu dọn lấy vậy.
Pao-lơ bật dậy như phải bỏng và đi quanh quẩn quanh phòng. - Ông sao vậy?... Sợ à? – Mông-téc mỉa mai hỏi.
- Không đâu, anh bạn ạ, nhưng điều đó có thể làm cho công việc rắc rối thêm đấy. Không cần phải tốt nghiệp đại học mới hiểu được điều đó.
- Tất nhiên tôi cũng biết là như thế, nhưng chẳng còn lối thoát nào khác nữa. Ông cứ yên trí ngủ ngon đi. Trước khi đến đây, tôi đã phải đi vòng quanh, phải nói là gần hết La Ha-ba-na rồi. Tôi đã cho nó sang thế giới bên kia bằng cái này này…
- Vật gì thế này? – Pao-lơ lật đi lật lại trong tay chiếc bút bi.
- Đó là đại diện của nền kỹ thuật mới nhất đấy, ông bạn của tôi ạ. Một kỹ thuật hiện đại!
Mông-téc đang hào hứng. Hắn muốn tỏ ra ta đây là một hạt dẻ cứng rắn.
Pao-lơ nhìn hắn chằm chằm và nghĩ bụng: “Những ngữ này mình đã từng gặp ở những năm bốn mươi rồi!”.
- Tôi buồn ngủ lắm, ông ạ! – Mông-téc ngáp dài nói. Pao-lơ dẫn hắn đến phòng khách.
- Đây là buồng ngủ của ông. Ông đừng tự tiện ra khỏi đây nếu tôi chưa cho phép.
- Ô kê! Ông bạn tôi ạ! Tôi ngủ như chết ngay đây. Hẹn sáng mai nhé!
Pao-lơ đóng chặt cửa và thong thả dạo quanh phòng khách một vòng. Vừa nằm xuống đi văng, Pao-lơ vừa khoan khoái rít thuốc và lất sau đã thiếp đi ngon lành.
Ở góc phố, cách không xa nhà Pao-lơ, có khách sạn quân đội dành để đón tiếp các cán bộ quân sự nghỉ lại mỗi lần đến La Ha-ba-na công tác. Cũng từ đây các cán bộ Uỷ ban an ninh bắt đầu đặt trạm quan sát và theo dõi tất cả mọi việc xảy ra trong ngôi nhà số 5607.
Tia mặt trời ấm áp nhẹ nhàng lách qua tấm màn gió của một trong những ô cửa sổ gian phòng khách làm Pao-lơ tỉnh ngủ. Ngồi bật dậy và nhanh nhẹn làm mấy động tác thể dục rồi Pao-lơ chuẩn bị bữa điểm tâm. Đã mười giờ, Pao-lơ sang phòng Mông-téc và bảo hắn biết bữa sáng đã dọn sẵn trên bàn rồi.
Vào phòng rửa mặt, Mông-téc ngạc nhiên giây lát ngắm bánh xà phòng “Na-cun” và tuýp thuốc đánh răng hiệu “Pết-la” – Hắn nhớ lại ở “bên ấy” người ta thường bảo hắn là “tại đây” không có xà phòng đánh răng, dân Cuba chỉ đánh răng bằng bột giặt thôi. Vừa huýt sáo một bản nhạc nhẹ, hắn vừa bước ra phòng tắm và ngồi vào bàn ăn. Mắt hắn liếc nhanh tách cà phê, miếng bơ “gu-a-si-ba” và đĩa bánh rán phó mát thơm tho.
- Hào phóng quá, anh bạn ạ, sung túc đấy. Hắn nói và bắt đầu chén tất cả các món ăn trên bàn.
Pao-lơ ăn chậm rãi và ngắm nhìn ông khách đang chén ngon miệng.
Vét đĩa thật nhẵn, Mông-téc dựa vào thành ghế, vỗ bụng khoan khoái, hài lòng nói:
- Bây giờ chỉ còn thiếu một thứ nữa thôi!
- Có đấy! Xì gà hảo hạng kia, - Pao-lơ hiểu ý. – Trong tủ buýp phê ấy.
Mông-téc bước lại mở tủ kính và thoáng sau đã quay ra bàn ăn với điều thuốc toả khói vắt vẻo trên miệng.
- Thú thực là tôi không chờ mong như thế này đâu nhé!
F-1 nói và rút trong túi ra chiếc phong bì căng phồng đưa cho Pao-lơ. – Đây, người ta gửi anh món quà này để anh gửi nó vào nhà băng.
Mở phòng bì, Pao-lơ nhìn thấy một tập dày cộm toàn tờ mười pê-xô mới tinh.
- Nếu tôi mang chỗ này đến gửi nhà băng tôi sẽ bị để ý ngay. Người ta sẽ thắc mắc tôi lấy số tiền này ở đâu, tôi biết trả lời thế nào? Tốt nhất là cứ để ở nhà mà xài.
Mông-téc nhìn Pao-lơ và nói xa xôi:
- Cứ việc xài cho chóng hết đi. Cứ tiêu đi, chúng ta chỉ còn ở lại đây một thời gian ngắn nữa thôi. Việc kia xong là tất cả hai ta chuồn luôn.
- “Việc kia” là gì vậy?
- Công việc mà chúng ta đang được giao.
Mông-téc ngồi xuống đi văng, cầm tờ báo chăm chú đọc rồi đột nhiên hỏi: - Không ai gọi điện cho tôi à?
- Không… Còn tôi sẽ làm nhiệm vụ gì? – Pao-lơ hỏi. – Cho đến bây giờ, tôi chỉ tham gia rất hạn chế.
- Mùa nào rau ấy ông ạ. Chúng ta đã thực hiện được một nửa kế hoạch rồi. Mọi việc còn lại phụ thuộc vào điều người ta có gọi điện thoại cho tôi hay không?
Có tiếng gõ cửa khe khẽ cắt ngang câu chuyện của họ. Cả hai nhìn nhau im bặt. Pao-lơ ra mở cửa, còn Mông-téc dịch sát vào thành ghế bành và nhanh nhẹn đeo cặp kính dâm lên mắt. Pao-lơ nhìn thấy một phụ nữa và một người đàn ông đứng sau cánh cửa vừa hé mở. Pao-lơ biết người phụ nữa này: đó là bà chủ tịch Uỷ ban bảo vệ cách mạng phường.
- Chào ông ! – Bà chủ tịch lên tiếng trước.
- Vâng, chào anh chị.
- Đồng chí này ở bên Sở y tế. Hôm nay bên ấy sang kiểm tra xem có nước bẩn trong khu nhà ta không. Nếu có thì sẽ phải phun thuốc diệt muỗi. Tôi còn muốn biết thêm số nhà anh đã nộp đủ cho Uỷ ban vỏ chai hoặc hộp các tông chưa?
- Xin mời anh theo tôi. Ống cống ở ngoài vườn cỏ.
Bà chủ tịch ở lại trong phòng khách. Ngồi yên trên ghế, quay lưng lại phía
cửa ra vào, Mông-téc làm như vẫn bình thản đọc báo. Chuông điện thoại kêu lanh lảnh. Mông-téc ngồi ngay cạnh máy nhưng không hề nhúc nhích. Nghĩ là người này đang ngủ gật, bà Ma-ria-a chủ tịch Uỷ ban bước lại gần bàn nhấc ống nghe.
- Tôi nghe đây… Tôi nghe anh nói… Ba hoa đủ rồi, trả lời đi… Tôi nghe rõ chiếc đài cảu anh đang oang oang lên đấy.
Không ai đáp lại, Ma-ri-a tiếp tục giữ ống nghe trong tay và nhìn người đàn ông đang kín đáo hằn học quan sát mình.
- Hình như anh không phải người ở nhà này, hả?
- Ồ, không. Tôi làm việc cùng chỗ với Pao-lơ.
- Mọi việc đều tốt lắm. – Quay vào cùng với Pao-lơ, vị đại diện Sở y tế nói. Bà chủ tịch lại nhắc Pao-lơ:
- Ông đừng quên nộp vỏ chai và hộp giấy nhé.
- Chị cứ yên tâm, tôi sẽ nhớ.
Khép cửa vào, cả hai người khách đi ra. Pao-lơ và Mông-téc nhìn nhau.
- Đám khách của ông ngán quá đấy, ông bạn ạ! – Bỏ cặp kính dâm ra, Mông-téc thởi dài.
Vị đại diện y tế tạm biệt Ma-ri-a và ngồi vào chiếc xe “Díp”. Đi ngang qua khách sạn quân đội, gần nhà Pao-lơ, anh ta nháy hai lần chiếc đèn hậu rồi phóng tiếp.
- Con chim cái nào đấy? – Mông-téc hỏi:
Pao-lơ chậm rãi đáp:
- Mụ chủ tịch Uỷ ban phường đấy.
- Uỷ ban nào cơ?
- Ồ, Uỷ ban bảo vệ cách mạng phường, ông Mông-téc ạ.
- Ra thế đấy. Bây giờ anh hãy kiểm tra xem họ có đi vào các nhà xung quanh không hay chỉ ngó vào đây thôi.
- Ông lúc nào cũng bị ám ảnh quá đấy. – Vẻ không bằng lòng, Pao-lơ bỏ ra ngoài, làm theo lệnh của Mông-téc.
Đ-45 theo dõi Rô-béc-tô cho đến lúc gã này rẽ vào hàng kem giải khát. Trở về nhà, Đ-45 lao ngay lên căn buồng nhỏ trên tầng hai có để máy thu và ca-xét ghi âm luôn sẵn sàng hoạt động, khi “mảnh răng hàn”do Rô-béc-tô gắn vào mép bàn phòng đại uý Ra-mô phát tín hiệu về.
Và ngay lúc đó những vạch dích dắc hiện ngay lên trên màn ảnh nhỏ. Tiếng ríu rít trong phòng dần dần dịu bớt và biến thành những tiếng đều đều hơn. Đ-45 nhìn máy ghi âm. Chiếc băng ca-xét bắt đầu quay. Đ-45 kéo ghế lại gần, vặn khẽ một nút nhỉ và ríu rít mất hẳn. Lão với tay cầm đôi tai nghe treo trên cần ăng
ten chiếc máy thu thứ nhất. Giờ thì lão nghe rõ tất cả những gì đang diễn ra trong phòng làm việc của Ra-mô. Lão ngồi nghe vậy khoảng gần hai giờ liền. Sổ tay ghi đầy đến trang 23. Băng ghi chạy hết, Đ-45 thay băng ca-xét mới, còn băng vừa ghi xong được quay ngược lại. Xong xuôi đâu đấy, lão quay xuống tầng một, lấy trong ngăn kéo bàn ra tập bìa da màu đỏ cầm mấy tờ giấy trăng và bắt đầu ghi lại:
a) Cuộc xét hỏi Rô-béc-tô được quay phim
b) Chúng đã bắt và dịch được các thông báo của tôi.
c) Có điệp viên của chúng (H-23) làm việc trong chúng ta. Nó đã chuyển một số tin tức chính xác về chiến dịch này.
d) Chúng đã bắt và giải mã thông báo của Pao-lơ.
e) Chúng đã biết được việc tung F-1.
g) Những bức điện do H-23 chuyển về Cuba:
- Điệp viên “Thần Thông”sẽ đến thăm các anh.
- “Thần Thông” sẽ đến vào thứ hai.
- “Chim Hoàng Anh”.
- “Gà trống con”.
h) Rô-béc-tô đã thực hiện cả hai giai đoạn trong nhiệm vụ của mình. i) Chúng biết rõ trong chiến dịch này có năm điệp viên tham gia. k) Chúng cũng biết rõ, F-1 đã thủ tiêu người quen cũ nhận ra mình. l) Chúng đang đoán Rô-béc-tô đã gặp ai đó trước khi đến đầu thú. m) Chúng hiểu Rô-béc-tô đang thực hiện một nhiệm vụ khác nào đấy. n) Chúng đã thành công trong việc định vị các máy phát. o) Chúng cũng biết cơ cấu của tổ - ba điệp viên, hai nhân viên điện đài. p) Có thể chúng đã biết được bí mật chiếc đồng hồ của Rô-béc-tô. q) Chúng biết còn một “ông trùm” nữa sẽ đến vào thứ hai.
r) Các sĩ quan Cục an ninh quốc gia Cuba chịu trách nhiệm chính trong vụ này là Phê-ra, Ra-mô và An-ghi-lát.
Đ-45 ghi xong, bật quạt máy, lão rút thuốc lá trên bàn con và châm hút. Lão thoải mái xoãi người và hợp một ngụm rượu rum. Lat sau lão lấy tờ giấy khác và viết tiếp:
1. Chúng có một hệ thống phát triển khá tốt trong tất cả các ngành (vô tuyến điện, dịch mã, v.v…). Do đó chúng có điều kiện bắt tin và dịch được nhanh chóng các bức điện của ta truyền đi.
2. Chúng nắm vững và sử dụng tốt các máy móc phương tiện của khoa học kỹ thuật tiên tiến (như máy chụp ảnh tầm xa, phòng thí nghiệm hiện đại).
3. Rô-béc-tô đã tỏ ra bản lĩnh của người điệp viên kỳ cựu, nhưng tình thế của anh ta ngày một xấu đi. Tôi đề nghị xúc tiến giai đoạn ba của chiến dịch để giải thoát cho Đ-54.
4. F-1 đã bị lộ. Cục an ninh quốc gia Cuba dĩ nhiên đang có trong tay tất cả thông tin về hắn và họ bắt đầu hành động đối phó với F-1. Điều này đe doạ phá vỡ phần chính của nhiệm vụ.
5. Cần đặc biệt kiểm tra và tìm ra tên điệp viên Cuba mang bí số H-23 đang nằm trong cơ quan các anh.
6. Chúng sẽ tổ chức cuộc đón tiếp người sắp đến vào thứ hai này thật chu đáo và cẩn thận, tuy bọn an ninh Cuba không biết rõ mặt ông ta.
Đ-45 đứng dậy và bước nhanh vào phòng ngủ. Lát sau lão quay ra, tay cầm hai đế đèn làm việc. Mở ngăn kéo bàn viết, lao lôi ra hai ngọn đèn một
trăm oát rồi gắn chúng vào đèn bàn, kéo kín rèm cửa sổ. Căn phòng sáng trưng tràn ngập ánh điện tựa như một hiệu ảnh. Đ-45 mở ngăn kéo bàn lôi ra chiếc hộp đen có để đôi ống kính bọc ngoài bằng lớp kính nhựa rất mỏng. Lão thong thả lắp chúng vào và để lên bàn hai tờ giấy chi chít những dòng nhận xét kết luận của mình. Kéo đèn lại gần tờ giấy đủ mức ánh sáng cần thiết, Đ-45 ngắm tờ giấy đặt bên trái, một tay che ống kính bên phải, tay kia bấm vào máy để bên phải. Rồi lần lượt làm như thế với tờ giấy thứ hai nhưng động tác ngược lại. Xong việc, lão lại cất ống kính vào hộp và đi sang phòng khách. “Giấu chúng ở đâu được nhỉ? Chỗ nào bây giờ nhỉ?” – Lão tự hỏi thầm. Nhìn bao quát cả căn phòng lão mỉm cười nghĩ: “có người đã nói rất đúng: muốn giấu kín vật gì thì hãy để ở chỗ sơ hở nhất”. Lão đặt hộp kính lên mặt bàn đọc sách báo. Sau đó quay máy điện thoại. Bằng bất cứ giá nào cũng phải nói chuyện được với F-1.
Cửa phòng bật mở và Pao-lơ huýt sáo vui vẻ đi vào. Nhìn thấy gã, Mông téc đặt tờ “Hy-ve-út Ri-ben-đê” xuống bàn.
- Thế nào, hỏi được rồi chứ?
- Chúng đi dọc cả dãy phố này, như vậy là bình yên vô sự. - Sao ông biết được?
- Tôi rẽ vào cửa hàng thực phẩm và ở đó người ta bàn tán về cuộc kiểm tra của tay nhân viên y tế mà. Tóm lại việc chúng đến đây không liên quan gì đến sự xuất hiện của ông cả.
Một hồi chuông điện thoại đột ngột cắt lời họ. Pao-lơ định cầm ống nghe, nhưng Mông-téc cản lại.
Chuông điện thoại rung lên bốn hồi liền rồi im băt. Pao-lơ nhìn Mông-téc không rời mắt, vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại thế?
- Không sao cả. Cần phải thế mà. Nếu tôi không nhầm thì người ta lại sắp gọi lại ngay bây giờ đây này và chúng ta vẫn sẽ không trả lời.
Quả thật chuông lại vang lần nữa và lần này Mông-téc và Pao-lơ vẫn lặng thinh, Mông-téc châm điếu xì gà và ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế đệm lớn. Pao lơ ngồi đối diện trước mặt, bắt đầu đọc tờ “Gram-ma”1, chuông điện thoại réo vang lần nữa, năm hồi ngắn, lần này Mông-téc mới chịu cầm máy.
- Tôi nghe đây, vâng… Một cái nhổ và hai cái phải hàn. Được rồi. Chào ông.
Khi Mông-téc nói, Pao-lơ chăm chú nhìn hắn cố đoán ý nghĩa cuộc đàm thoại.
- Có tin tức mới à?
Liếc nhanh Pao-lơ, Mông-téc rít liền hai hơi thuốc dài và chậm rãi nói:
- Sếp gọi đấy. Chúng ta phải đến gặp ông ấy ngay. Anh chuẩn bị nhanh lên, nửa tiếng nữa chúng mình sẽ đi.
Pao-lơ đứng dậy, vứt mẩu thuốc.
- Ở ngay La Ha-ba-na này à?
- Ừ, trên đường đi tôi sẽ nói cho anh địa chỉ.
- Cần phải mang theo những gì? – Vừa hỏi Pao-lơ vừa kéo các rèm cửa sổ lại.
- Cần chứ. Mang theo bộ pin và hai băng ca-xét mới.
- Có lâu không?
- Tôi vẫn chưa biết được. Nhưng tôi nghĩ chắc là không lâu đâu. Tôi không muốn anh phải bị động vì sự có mặt của tôi, nhưng trong chiến dịch này hầu như tôi cũng ở trong tình trạng như anh thôi. Cả hai chúng mình đều đwọc biết rất ít. Chỉ có sếp là biết rõ cần phải làm gì. Nhưng “ở đây” người ta đã nhắc kỹ tôi là không được hỏi sếp những câu thừa không cần thiết cho chiến dịch. Họ chỉ nói với tôi là sau khi đến đây thì gọi ngay điện thoại cho anh, và anh sẽ làm việc với tôi. Và chúng ta cùng phải chờ chuông sếp gọi.
-------------------------------
1. Báo của Đảng Cộng Sản Cuba.
- Tại sao lại thế nhỉ? Họ không tin chúng ta chăng? – Pao-lơ chất vấn, vẻ bực bội.
- Tôi không nhận thấy có sự ngờ vực nào ở đây cả. Đây chẳng qua là một biện pháp đề phòng thôi. Cả tôi, cả anh đều không thể chung sống được với bọn cộng sản, chúng ta cần phải vững vàng đừng để cho giữa hai người xảy ra mất lòng tin lẫn nhau. “Ở nhà” họ cũng nói rõ với tôi, đây là một nhiệm vụ quan trọng và vì lợi ích chung của việc bảo mật, mỗi thành viên tham gia trong chiến dịch sẽ chỉ biết phần việc riêng của mình thôi.
- Nếu vậy thì lại là chuyện khác. – Pao-lơ đóng chặt tất cả các cửa sổ rồi bắt đầu sắp xếp pin và ca-xét vào chiếc va li xách tay.
- Có thể nói, tất cả đã xong xuôi.
- Chưa được đâu anh bạn ơi. Chúng ta sẽ không đi như thế được. Đây có
phải là đi tham quan đâu. Chỉ cần chủ quan một chi tiết nhỏ cũng đủ làm đi tong cả công việc lớn đấy. Bây giờ tôi ra một mình trước. Anh xách vali xuống để vào hòm sau xe và kiểm tra xem có “đuôi” bám theo tôi không. Nếu tất cả đều bình thường thì đánh xe ra bến ô tô buýt chở tôi đi. Còn nếu phát hiện thấy có điều gì nghi ngờ thì cứ việc phóng xe đi thẳng. Tôi sẽ tim gặp anh sau. Anh rõ ý tôi chứ?
- Rõ rồi.
Như đã qui ước, Pao-lơ đón Mông-téc ở bến xe. Ngồi cạnh ghế Pao-lơ, Mông-téc để lên đùi quyển sổ nhỏ, rút bút chì ra và nói:
- Hãy đi dọc phố bốn mươi mốt, đến phố bốn mươi hai. Sau đó anh cho xe rẽ sang phố hai mươi ba đến đúng bến xe gần vườn bách thù thì dừng lại nhé.
Pao-lơ gật đầu và tăng ga. Chiếc xe phóng nhanh trên đường phố bốn mươi mốt. kim đồng hồ tốc độ lay động giữa hai con số 80 và 90 dặm/giờ.
Mông-téc đặt lại tấm gương bên phải để có thể nhìn rõ bất kỳ xe nào đi đằng sau quãng mười lăm đến hai mươi mét. Hắn cũng làm thế với tấm gương ở giữa. Hết đưa mắt nhìn từ từ chiếc gương này sang chiếc bên kia, hắn lại cúi xuống ghi ghi chép chép và đánh dấu gì đó vào quyển sổ để trên đùi. Pao-lơ vừa lái xe vừa hỏi:
- Ông làm gì thế?
- Đây cho anh xem.
Pao-lơ cầm quyển sổ, liếc nhìn tủm tỉm cười và trả lại ngay. Mông-téc ghi nhận xét các loại ô tô đi đằng sau: màu xe, biển số và thời gian chạy bám đuôi.
Họ dừng lại ở bến ô tô khách, cả hai cùng xuống xe và đều không biết là Đ-45 đang dùng ống nhòm theo dõi mình. Pao-lơ lôi chiếc vali nhỏ ở sau xe ra, nt vỗ vai anh ta, nói:
- Đưa vali đây cho tôi. Chịu khó chờ ở đây một lát nhé. Tôi sẽ quay lại ngay. Nhớ chú ý quan sát chung quanh. Điều này chẳng bao giờ thừa đâu. Anh theo dõi xem có “đuôi” nào theo tôi không.
Mông-téc giơ tay phải ra đỡ chiếc vali và rảo bước đến dãy ô tô buýt đang đỗ ở bến. Hắn bước lên một chiếc xe rồi ngồi xuống hàng ghế ở sát cửa sau. Chiếc xe đã đầy khách và bắt đầu chuyển bánh.
- Xin lỗi, làm ơn mở hộ cửa sau với. – Đột nhiên Mông-téc kêu lên với người lái xe. – Tôi trót để quên gói hàng dưới bến mất rồi.
Hắn nhanh nhẹn nhảy xuống, đứng nhìn theo bóng chiếc ô tô buýt khuất dần và lẩn nhanh ra khỏi bến xe.
Quan sát mọi diễn biến trên, Pao-lơ nhủ thầm: “Đúng, hắn được chuẩn bị kỹ lưỡng đấy!”.
Tìm thấy địa chỉ cần thiết, Mông-téc vào thang máy lên tầng bốn. Hắn gõ cửa buồng cuối hành lang.
Cửa hé mở, một người đàn ông ló đầu ra.
- Ông hỏi ai?
- Tôi muốn gặp bác sĩ chữa răng. Chiếc răng hàn của tôi bị bong.
Người đàn ông mời hắn vào. Mông-téc đưa chiếc vali cho chủ nhà. Chủ nhân ra hiệu mời khách ngồi.
- Hãy chú ý nghe tôi nói đã. – Đ-45 (chính là lão) nói. – Sau sẽ hỏi thêm.
Đ-45 bắt đầu nói rõ cho Mông-téc biết nhiệm vụ do Rô-béc-tô thực hiện ra sao. Cơ quan an ninh đã biết vụ giết Hoan Hô-xê. Nghe Đ-45 nói, mặt Mông-téc biến sắc – Từ đỏ hồng sang tái nhợt. Người Mông-téc như bị trúng gió.
- Đấy là tất cả những gì đã xảy ra trong thời gian qua. – Đ-45 tiếp tục. – Anh thấy đấy, tất cả những điều vừa nói đều quang trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là tất cả những gì tôi sắp nói cho anh.
Đ-45 ra hiệu cho Mông-téc ngồi dịch lại gần hơn.
Mông-téc lắng nghe chỉ thị của cấp trên suốt ba giờ liền.
Khi Mông-téc quay lại xe thì Pao-lơ đang ngủ khá say. Xoay lại hai tấm gương, hắn ra lệnh:
- Chúng ta đi thôi.
- Tôi cứ nghĩ là ông sẽ rủ tôi đi cùng. – Vừa nổ máy Pao-lơ vừa nói.
- Không còn thời gian quay lại đón anh. Công việc đang bấn lên. Về nhà tôi sẽ giải thích rõ mọi chuyện cho anh hiểu. Còn bây giờ tôi chỉ nói đwọc cho anh hay là Pê-ke sẽ để dành cho chúng ta một biết thự đủ tiện nghi ở Xô-rô-a.
- Pê-ke?
- Đúng, chúng ta sẽ gọi sếp như thế, - Mông-téc đáp và cười vang, vẻ hài lòng.
ĐOÀN DU LỊCH ĐÃ ĐẾN
Nhóm công tác gồm An-ghi-lát, Phê-ra, Ra-mô và hai chuyện viên điện đài đã có mặt đầy đủ trong phòng làm việc của Ông Già.
- Mọi hiện tượng đều thấy rõ, bọn địch đã gài được máy ghi âm mạnh trong phòng làm việc của chúng ta. Cho nên nhiệm vụ trước hết của các anh là phát hiện ra nó, không chỉ phát hiện mà nhất thiết không được làm hỏng nó. Cứ để cho nó tiếp tục hoạt động: ta phải làm bọn địch tin tất cả những điều nghe được từ trong phòng này. Các anh hiểu ý tôi chứ?
- Rõ.
Cả năm người rời khỏi phòng Ông Già và kéo nhau về phòng Ra-mô. Vừa bước vào Ra-mô vừa nói to:
- Chúng ta thu dọn một lát đã. Hôm nay là ngày tổng vệ sinh.
Hai chuyên viên nhanh chóng lôi trong vali ra các máy móc dụng cụ và bắt đầu thận trọng nối chúng lại với nhau. Lát sau sàn nhà ngổn ngang các loại dây. Một chuyên viên ra hiệu trật tự, màn ảnh huỳnh quang toả sáng. Những vạch thẳng tắp hiện lên. Các chuyên viên đeo tai nghe, một người khẽ huýt sáo bản nhạc vui. Những vạch ngang trên màn huỳnh quang bắt đầu bị rối. Mọi người chăm chú theo dõi các biến đổi trên màn ảnh.
Chuyên viên thứ hai từ từ xoay xoay cái nút bấm chiếc máy thu đặt trên bàn. Người thứ nhất vẫn tiếp tục huýt sáo và cầm máy dò sóng đi khắp gian phòng.
Đến gần bàn, anh ấn chặt hơn hai tai nghe đến nỗi phải nhăn mặt lại vì đau. Cùng lúc đó trên màn ảnh xuất
hiện những vạch sóng lăn tăn, rối mắt. Rõ ràng là máy phát sóng đặt ở phía bàn làm việc. Các chuyên viên tắt máy sóng và ra hiệu cho ba sĩ quan hiểu điều này. Hết sức thận trọng và tỉ mỉ cao độ, ba người dùng kính líp lần dò từng xăng-ti mét chiếc bàn làm việc. Trên mặt bàn để chiếc gạt tàn thuốc, khung ảnh mấy cháu nhỏ nhà Ra-mô, cặp tài liệu, máy điện thoại và máy bộ đàm. Một chuyên viên đập nhẹ tay ý bảo Ra-mô ra ngoài và nói to với bạn mình:
- Nghỉ một chút đã, để tôi đi lấy thêm xô nước. Ra ngoài hành lang, anh này mới hỏi Ra-mô:
- Đại uý có nhớ rõ khi xét hỏi hắn đền gần góc nào của chiếc bàn này?
- Có chứ. Hắn chỉ hơi chạm khẽ vào mép bàn đối diện với tôi khi vứt mẩu thuốc thừa vào chiếc gạt tàn.
- Anh tin chắc chứ, đại uý?
- Hoàn toàn đúng vậy.
Vài phút sau cả hai quay vào phòng.
- Có mang nước không đấy hả? – Anh chuyên viên kia cười hỏi bạn.
- Có đây.
Chỉ còn lại chiếc gạt tàn để nguyên ở chỗ cũ. Anh chuyên viên thận trọng vò nát từng tí tro. Anh lấy chiếc kẹp sắt gắp đầu mẩu điếu xì gà ra. Tàn thuốc được trải mỏng ra tờ giấy trắng tinh. Anh tỉ mẩn chà xát nó. Ngẩng đầu lên, anh nhìn mọi người lắc đầu ý nói ngoài tàn thuốc ra chẳng có cái gì đặc biệt cả. Anh lấy kính lúp soi kỹ lại chiếc gạt
g y p ỹ g tàn. Anh giơ cao nó lên, nhìn dưới đáy. Vô hiệu.
Ra-mô cầm chiếc thước vạch một đường chỉ phần bàn mà Rô-béc-tô đã đứng gần. Anh chuyên viên hiểu ý, quỳ xuống dùng kính lúp quan sát kỹ. Bỗng nhiên ánh mắt anh chững lại. Chiếc kính lúp bất động vài giây. Sát dưới mép bàn lộ rõ một vật nhỏ. “Nó” chỉ bằng hai ba mi-li-mét, có hình thù quáy dị, màu xám. Anh đứng dậy, cầm bút viết ra giấy: “Hình như nó ở đây rồi”. Một cuộc kiểm tra được tiến hành cấp tốc đối với cái dị vật bé nhỏ đáng ngờ đó. Máy thu lại được bật lên cho thấy rõ máy phát cực nhỏ đã bị phát hiện.
- Thôi hôm nay thế là đủ. Sạch sẽ gọn mắt lắm rồi. Có thể về được đấy. – Một chuyên viên nói to và không quên hét gọi bạn mình:
- Nhớ trả “xô đựng nước”nhé.
Phê-ra, An-ghi-lát và Ra-mô ngồi quanh chiếc bàn tròn im lặng đã hơn mười phút. Cả ba đều đang suy nghĩ về một điều duy nhất. Kẻ thù đã giáng họ một đòn, một đòn khá đau. Năm phút nữa từng người phải báo cáo lại với Ông Già tất cả những điều mà bọn địch có thể nghe được trong thời gian chiếc máy chết tiệt kia hoạt động.
Ra-mô nhìn đồng hồ đứng dậy, nói:
- Chúng ta đi thôi!
Báo cáo của ba sĩ quan với Cục trưởng kéo dài gần ba giờ.
- Việc này rất phức tạp nhưng khá thú vị đấy. Bọn chúng biết không phải ít tin đâu. Cần phải thông báo ngay cho H23 biết tình hình và ra lệnh thực hiện phương án X-2. Ô
Bây giờ tôi muốn nghe ý kiến các anh – Ông Già nói.
An-ghi-lát đứng dậy mở cặp, lấy ra quyển sổ và bắt đầu trình bày:
- Chúng ta đã biết được họ tên và những tin cần thiết liên quan đến đoàn du lịch. Qua “Cuba tua-rít”1 chúng ta đã có trong tay đầy đủ chương trình tham quan trong sáu ngày của đoàn.
-------------------
1. Công ty Du lịch Cuba.
- Cả đoàn có bao nhiêu người?
- Mười sáu. Bảy nam và chín nữ. Nghiên cứu các bức điện của H-23, tôi dự đoán là nên chú ý nhiều đến các vị khách nam giới hơn. Trong số này không thấy có ai tên là Mai-cơ Xpen-xéc.
- Hoàn toàn dễ hiểu thôi, - Ông Già lên tiếng.
- Tất cả khách du lịch sẽ được sắp xếp ở cùng một tầng trong khách sạn để hạn chế đến mức tối đa sự tiếp xúc với khách trọ khác ở đây. Trong tất cả các khâu dịch vụ, phục vụ đoàn này đều đã bố trí lẫn người của ta. Ở phía cuối hành lang có bí mật đặt một ống kính tê-lê để giúp chúng ta theo dõi được những việc xảy ra ở đây.
An-ghi-lát lau mắt kính rồi tiếp tục:
- Đối với bảy vị khách nam giới, chúng tôi đã dặn dò kỹ lưỡng các nhân viên quay phim là không được một giây phút nào buông lơi, để họ lọt ra ngoài tầm mắt. Ngay ở sân bay các vị khách du lịch này sẽ được chụp ảnh để nhận dạng. Trong số cán bộ điều hành khách sạn cũng có người của ta. Chúng ta đã thoả thuận với “Cuba tua-rít” và Cục quản lý kiều dân bố trí làm sao cho cả nhóm này cùng có chương trình hoạt động thống nhất.
Ngay trong nhóm này cũng có nhân viên của ta. Vậy là chúng tôi phải huy động khá nhiều cán bộ vào vụ này, nhưng số người này sẽ được rút đi ngay lập tức, sau khi đã phát hiện ra “Thần Thông”. Bấy giờ công việc sẽ dễ chịu hơn.
- Trong báo cáo của anh tôi không thấy có một cơ sở nào để cho rằng “Thần Thông” là đàn ông, - Ông Già nhận xét, - còn kế hoạch hành động của anh lại hoàn toàn loại trừ trường hợp: tên điệp viên đó là nữ.
Căn phòng im ắng, ngột ngạt. Tuy cửa sổ đã khép kín nhưng vẫn nghe rõ tiếng động ồn ào của các loại xe ở đường phố bên cạnh.
- Đồng thời cũng không có một bảo đảm nào cho rằng tên “Thần Thông” sẽ chỉ là một kỵ sĩ đơn độc, - Ông Già tiếp tục, - rất có thể có người nữa cùng đi với hắn. Chúng ta có một giả thiết hoàn toàn lô-gichs: có thể có một phụ nữ đóng vai vợ hoặc con gái chẳng hạn. Trường hợp này người phụ nữ đó có thể là một điệp viên làm liên lạc hoặc chỉ đi cùng hắn cho hợp pháp thôi.
- Tất cả các giải thiết mà đồng chí vừa đặt ra đều có sức thuyết phục. – An-ghi-lát đáp lại, - nhưng trong một bức điện H-23 đánh về rất rõ: “Thần Thông sẽ đên chỗ các anh” chứ không phải là “các điện viên Thần Thông sẽ đến các anh”. Bức điện tiếp theo “Thần Thông sẽ đến vào thứ hai” cũng ở số ít thôi.
- Song anh An-ghi-lát ạ, điều đó vẫn không loại trừ khả năng điệp viên đó là nữ và là nam thì có thể hắn sẽ đến đây không phải chỉ có một mình. – Ông Già đứng dậy và nói thêm mang vẻ mệnh lệnh. – Tất cả các biện pháp được áp dụng đều phải tính đến mọi phương án có thể xảy ra, mặc dù việc này đòi hỏi phải bổ sung thêm số người tham gia và công việc sẽ phức tạp hơn. Các anh hiểu chứ?
- Rõ. – Các sĩ quan đồng thanh đáp.
Ông Già lại ngồi xuống ghế và nói tiếp:
- Còn về tên Rô-béc-tô, tôi có suy nghĩ như thế này, chúng ta đều biết rõ nhiệm vụ của hắn hoặc chính xác hơn là một trong những công việc hắn được giao phải thực hiện. Trong số năm tên điệp viên tham gia trực tiếp vào chiến dịch này, chúng ta chỉ nắm được tin tức của bốn đứa thôi. Còn một tên chưa biết kia, theo tôi có thể hắn là bộ não của chiến dịch này. Dĩ nhiên Rô-béc-tô đã liên lạc với “Bộ não” đó, - ta tạm gọi nó như vậy. Chúng ta cần phải tiếp cận cho được hắn. Chiếc đồng hồ của Rô-béc-tô đã được chúng ta “hiện đại hoá” đôi chút và sẽ giúp chúng ta, chừng nào nó còn chạy, biết được hắn đang ở đâu. Bởi thế tôi cho rằng cần phải tổ chức chu đáo cho Rô-béc-tô “chạy trốn” để hắn dẫn chúng ta đến tên thứ năm này.
Còn về đoàn khách du lịch. Không nên quên là chúng ta đã phân tích một trong các phương án được dự kiến. Còn một phương án nữa – cuộc đổ bộ bí mật. Hôm nay đã là chủ nhật, các đồng chí biên phòng đang rất khẩn trương. Còn có tin gì thêm về tên An-béc-tô Rốt-rin-ghét Mông-tê-a-gút-đô tức là F-1 không? Ông già hỏi.
Phê-ra mở cặp và trả lời:
- Hiện nay hắn đang sống ở nhà điện báo viên Pao-lơ Ca-xan Phéc-năng đéc. Chúng làm việc cùng cặp với nhau. Pao-lơ là điện báo viên của F-1. Lúc F-1 tìm đến nhà Pao-lơ, hai nhân viên ta đã chụp được ảnh của hắn.
Phê-ra trao cho Ông Già tấm ảnh và trình bày tiếp:
- Nét mặt nó không thay đổi nhiều, chỉ có toccs là nhuộm thành màu hạt dẻ. Chúng tôi đã tìm thấy hồ sơ của hắn từ trước. Dấu tay còn vương lại ở núm cửa ra vào ở khách sạn khớp với đường vân tay trong hồ sơ cũ. Chúng tôi đã lập một trạm quan sát tại khách sạn quân đội gần nhà Pao-lơ. Pao-lơ có một chiếc xe “Đốt” sản xuất năm một nghìn chín trăm năm mơi bảy, mày xanh lá cây. Hôm qua Pao-lơ đã dùng nó để chở F-1 đến bến xe ô tô gần vườn bách thú. Ở đó F-1 đã khéo léo cắt được người của ta bám theo hắn do đó chúng tôi không rõ hắn đã đi đến đâu sau đó.
- Các anh còn nhớ số xe không? – Ông Già hỏi.
- Có ạ.
Ông Già nói tiếp, giọng gay gắt:
- Không thể để cho F-1 tuột khỏi đây. Tất nhiên đối với mọi tên gián điệp đều phải thế, nhưng F-1 còn là tên giết người nữa. Các anh nên nhớ điều đó.
- Tạm thời chúng ta chưa muốn bắt ngay F-1 lẫn Pao-lơ bởi vì một trong hai kẻ này còn dẫn chúng ta đến tên thứ năm, mà ta tạm gọi là “Bộ não”, - Phê ra lại tiếp tục, - rõ ràng là ngày mai sẽ có một hoặc cả hai người này phải tiếp xúc với “Thần Thông”.
Tôi muốn lưu ý các anh một chi tiết này, - Ông Già nói. – Các anh còn nhớ rõ tuyến đường đi của Rô-béc-tô chứ? Theo lời khai, đoạn đường hắn phải đi này đã được vạch sẵn từ trước. Đấy các anh thấy chưa. Hai điệp viên tham gia chiến dịch này đều cùng “diễu hành” đúng một tuyến đường của Rô-béc-tô.
- Qua phố hai mươi sáu và bến xe gần vườn bách thú! – An-ghi-lát thốt lên.
- Đúng thế, - Ông Già tiếp tục phân tích, - trong khi xét hỏi, Rô-béc-tô có khai hắn hầu như không hề tiếp xúc với một người nào cả. Song điều đó không có nghĩa là “cái người nào đó” không hay biết gì về việc hắn đã đến Cuba. Tuyến hành trình đã được vạch sẵn, cho phép chúng ta suy ra rằng, lúc Rô-béc-tô ở bến xe thì “Bộ não” cũng đã ở đây. Bây giờ chúng ta theo dõi tiếp một chứng cứ thú vị nữa: F-1 và Pao-lơ cùng xuất hiện ở ngay bến xe này, F-1 đến đây sau khi Rô-béc-tô gài được máy thu phát cực nhỏ trong phòng Ra-mô. F-1 đã đến chỗ đó trong tình thế hoàn toàn bắt buộc vì tên “Bộ não” đã biết rõ chúng ta phát hiện ra F-1. Tất cả những điều trên cho phép kết luận là tên “Bộ não” phải đến sẵn đấy trước: hắn cần phải báo gấp cho F-1, nhưng hắn không được làm điều đó công khai trước mọi người. Ngoài ra, rất có thể chúng đã nhận được chỉ thị mới liên quan đến chuyến đi này của “Thần Thông”.
Không khí yên ắng bao trùm lên gian phòng. Mọi người đều tập trung suy nghĩ theo ý kiến riêng. Phá vỡ sự yên lặng, Ông Già hỏi lại Phê-ra:
- Có thêm được bức điện mới nào nữa không?
- Cho đến giờ thì chưa.
- Liệu có thể xảy ra trường hợp, chúng chuyển được điện rồi mà ta không bắt được thì sao?
- Ít có trường hợp như vậy lắm.
- Nhà Pao-lơ có điện thoại không?
- Có chứ ạ.
- Pao-lơ có bao giờ gọi điện ra nước ngoài không?
- Không ạ. Mà cũng ít ai gọi cho hắn.
- Sáng mai, - Ông già nói tiếp, - sau khi “Thần Thông” đến, chiến dịch sẽ phức tạp đấy. Cả “Bộ não” lẫn Pao-lơ và F-1 có thể trao cho hắn các tin tức thu lượm qua nghe trộm máy phát tin trong phòng Ra-mô. Chúng sẽ tìm mọi cách
trao những tin này cho hắn và về phía mình, “Thần Thông” cũng sẽ có chỉ thị mới cho bọn này.
Ông Già nhìn đồng hồ.
- Trong vụ này, - Ông bổ sung thêm, - không loại trừ khả năng chúng sử dụng “hòm thư mật”. Chúng ta phải nghĩ đến không phải chỉ có năm tên này. Hôm nay đừng ai về nhà nữa. Hãy nghỉ luôn tại đây cho tiện. Bảy giờ sáng mai chúng ta phải có mặt ở sân bay rồi, rất có thể “Bộ não” sẽ địch thân ra đón “Thần Thông”.
Ra-mô bước chậm rãi dọc theo hành lang. Phải đi năm phút nữa mới tới buồng ngủ của bốn sĩ quan. Anh không lúc nào quên nghĩ đến H-23 và P-15: cả hai người đều gửi tin gì về tiếp.
Sáu giờ sáng, các sĩ quan đã dậy ăn sáng và chuẩn bị ra sân bay. Họ nhận được lệnh rõ ràng, ngắn gọn: mặc quần áo thương phục như các hành khách ngoài sân bay và điều quan trọng không được tỏ ý gì có quen biết nhau.
Sáu giờ mười lăm, chiếc “Phi-át” đỏ chở Ông Già xuất phát, bon bon trên đường. Năm phút sau Phê-ra lái chiếc “Tô-t-ô-ta” màu vàng bám theo. Nhìn thấy hai chiếc xe cuốn bụi mờ xa, An-ghi-lát mới cho nổ máy chiếc mô-kích.
Ra-mô đi sau cùng, anh phải chờ xem có tin tức của H-23 và P-15 gửi về
không. Kim đồng hồ trên tay anh chỉ đúng sáu giờ rưỡi, anh mới cho chiếc “Phi át” màu tro của mình rời ga ra.
Bốn giờ sáng, F-1 và Pao-lơ lại tiếp tục trao đổi với nhau. Sáng sớm thứ hai, khi người phát thanh viên đài “phát thanh quốc gia” như thường lệ cao giọng báo “sáu giờ ba mươi phút” Pao-lơ nổ máy cho xe phóng về hướng sân bay quốc tế Hô-xê Mác-ti.
Chọn một chỗ trên hàng ghế trước cửa ô tô buýt số 60, F-1 khoan khoái ngắm nhìn cảnh thành phố vừa tỉnh giấc trước buổi sáng tươi đẹp. Đồng hồ chỉ sáu giờ năm mươi. Xe dừng lại bên cột đèn tín hiệu chỉ đường, F-1 nhìn thấy chiếc xe con nổ máy êm êm bên cạnh. Chiếc “Tô-y-ô-ta”này thật tiện lợi biết chừng nào! Còn nước sơn hoàng yến của nó thì tuyệt vời, - hắn thầm nghĩ. Đèn xanh bật sáng, chiếc “Tô-y-ô-ta” lao nhanh lên phía trước, bỏ xe buýt lại đằng sau.
Trong ngồi nhà gần vườn bách thú, Đ-45 vừa mới chuốt xong bộ cánh. Lão cẩn thận tỉa tót từng sợi ria trước tấm gương lớn, hắn ngắm nghĩa hồi lâu đôi giày trắng sang trọng mốt mới, chiếc quần dạ đắt tiền ống là thẳng tắp, và cái áo choàng bác sĩ đã hồ sạch sẽ. Trên nắp túi áo ngực có thể đọc thấy dòng chữ “B.S. Hi-ra-đô Gô-méc”… Vừa đeo đồng hồ tay, lão vừa bước sang phòng khách, cầm chiếc kính nằm chỏng gọng trên bàn rồi phóng xe đến sân bay Hô-xê Mác ti.
Mặc dù còn rất sớm, nhưng trên sân bay đã đông đúc nhộn nhạo đầy người. Họ ra đón người nhà hoặc bạn bè, người thì đi tiễn, trong số đó có cả mấy cán bộ Uỷ ban an ninh cũng ra đón vị khách quý có bí danh “Thần Thông” của mình. Trong tháp tròn của phòng điều hành bay, họ đang sửa soạn tìm chỗ đặt máy quay phim, lắp ống kính tê -lê vào máy ảnh. Đối với nhân viên hãng “Hàng không Cuba” họ được coi như là cán bộ ở Trường Đại học phát thanh và truyền hình Cuba đang đi thực tập quay phim tài liệu.
Ở khắp các phòng chờ và những điểm cần thiết đều bố trí đầy đủ nhân viên an ninh. Trong túi áo họ đều có ảnh F-1 và Pao-lơ. Nhiệm vụ của họ là phát hiện, để mắt tới mọi hành vi cử chỉ của chúng và chỉ thế thôi.
Chiếc xe của “Cuba Tua-rít” ra đón khách đã đứng chờ ở chỗ quy định. Xe quay phim của Trường Đại học phát thanh và truyền hình Cuba cũng chọn vị trí để sao cho tấm kính sau thẳng góc với lối ra của khách du lịch để khi khách lên xe nó sẽ thu được rõ vào ống kính.
Nhằm tránh các con mắt tò mò của người ngoài, khong một cán bộ an ninh nào được phép mang máy bộ đàm theo, nhưng họ vẫn có thể liên lạc với nhau qua các tín hiệu cử chỉ riêng để có thể thông báo được vị trí của những tên điệp viên C.I.A trong bất cứ thời điểm nào.
- “Trạm gác” gọi “Trung tâm”.
Ra-mô rời mắt nhìn con đường cái vài giây.
- “Trung tâm” nghe rõ.
- Mục tiêu số một đang đi ở phía bắc, tốc độ 60 dặm/giờ. Mục tiêu số hai – cũng hướng đó, nhưng đi bằng phương tiện riêng. Tiếp nhận.
- Nhận rõ. Tốc độ tối đa trên xe là bao nhiêu? Báo cáo ngay. - Hai trăm năm mươi. Tiếp nhận.
- Được. Báo cáo ngay cho hai mươi sáu, ba mươi mốt và mười sáu. - Tiếp nhận.
- Rõ.
Đèn đỏ bật sáng, Ra-mô nhẹ nhàng hãm phanh xe. “Như thế là F-1 đi ô tô buýt số sáu mươi, biển số xe là hai trăm năm mươi. Pao-lơ dùng xe riêng của mình”, - Ra-mô thầm nghĩ.
Đèn xanh thông đường. Chiếc xe phụt khói lao nhanh. Trường Cao đẳng bách khoa Hô-xê An-tô-ni-ô Ê-xtre-bê-ri-a lùi lại phía sau, bệnh viện Mác-xô-ra thấp thoáng ngoài cửa kính xe, rồi đến trạm chắn tàu. Từ đại lộ Rau-trô Bôi-ê rốt xe Ra-mô ngoặt nhanh sang phố Nguyễn Văn Trỗi. Ô tô phải dừng lại chốc lát bên rào chắn tàu hoả.
Trong chòi gác nhỏ có hai cán bộ an ninh. Họ tỉ mỉ ghi lại hết số xe chạy vào sân bay hoặc đi ra.
Đ-45 đỗ xe con của mình gần chiếc xe lớn cồng kềnh của Đài phát thanh – Vô tuyến truyền hình Cuba. Tắt máy nhưng lão vẫn nén ngồi lại trong xe vài phút, lát sau lão xách chiếc vali đen xinh xắn để ở hàng ghế dưới, và thong thả bước vào toà nhà sân bay.
Lúc F-1 vừa rời khỏi nhà Pao-lơ, các cán bộ an ninh lập tức dùng ngay những biện pháp theo dõi chặt chẽ. Bây giờ họ hiểu rõ hắn là một điệp viên cáo già, nhiều kinh nghiệm, vì đã một lần thoát được sự theo dõi họ. Lần này nhóm theo hắn được phân công tới sáu người, thay nhau bám sát F-1 từ nhà đến sây bay. Vào giờ đi làm này, ô tô buýt chật ních hành khách cho nên công việc cũng thuận lợi hơn. Cho đến lúc này mọi việc vẫn bình thường trôi chảy, nhưng suốt thời gian qua không để bóng F-1 mất hút đối với họ cũng chẳng phải là điều dễ dàng gì.
Ra khỏi nhà, F-1 thuê tắc xi đến phố 41. Nhân viên an ninh bám theo hắn đến đây chỉ kịp báo hiệu cho hai đồng nghiệp ngồi trong chiếc “Pho” đỗ ngang quầy hoa quả.
Xe “pho” giữ giãn cách tắc xi gần trăm mét, dọc theo đường phố 41, về phía rạp chiếu bóng “An-rê-nan”. Gần đến cầu lớn bắc qua sông An-mên-đa-réc, chiếc tắc xi đột nhiên rẽ ngoặt và chiếc xe “Pho” vẫn tiếp tục vượt nhanh lên. Đến đầu cầu, những người theo dõi nhìn thấy chiếc tắc xi đỗ lại bên hè phố 42, nhưng không thấy vị khách quý đâu cả. Một người chạy nhanh tới chiếc tắc xi:
- Ông khách ở xe anh lúc nãy đâu rồi?
- Ông ta xin xuống ở ngay góc phố đằng kia kìa.
Nhìn theo tay anh lái tắc xi chỉ, anh nhìn thấy F-1 đang rảo bước đến bến ô tô buýt. Chiếc tắc xi đi tiếp để lại anh nhân viên an ninh đứng thẫn thờ.
Người lái xe “Pho”tắt máy, ra khỏi buồng lái làm như đang phải sửa lại cái gì đó trong đầu máy. F-1 cũng đã nhận ra người vừa chạy lại gần tắc xi, bây giờ lại đang đứng ở bến xe hút thuốc. “Tên này, có thể chỉ là tình cờ muốn đi xe nhưng cũng có thể đang để ý đến ta” – F1 thầm suy đoán và rảo bước về bến xe, kín đáo đưa mắt liếc nhìn người hành khách đang bị hắn theo dõi lại, còn anh kia luôn luôn xem đồng hồ dáng chừng sốt ruột.
Chiếc xe buýt số 69 vừa đến, F-1 chạy về phía xe, làm như vẻ muốn đi nhưng rồi đột nhiên lại không lên xe. Người mà hắn đang theo dõi hắn vẫn đứng bất động. Khoảng năm phút sau một chiếc tắc xi chưa có khách đến. Anh chàng đang làm Mông-téc lo lắng liền vẫy tay, tắc xi dừng lại ngay. Anh ngồi vào xe, khi thấy tắc xi chở anh ta đã mất hút phía xa, F-1 nở một nụ cười hài lòng thoả mãn.
Ô tô buýt số 179 đỗ xịch ở bến, F-1 lên luôn và chiếc xe “hỏng”lúc nãy hình như đã chữa xong, người lái xe liền lao theo chiếc xe ô tô buýt.
Anh nhân viên an ninh đi tắc xi xuống ngay ở ngã tư phố 23 và 26 và ngồi chờ ở chiếc ghế đá cạnh bên xe. Anh nhìn thấy ô tô buýt số 179 đang rẽ từ phố 23 sang phố 26 và sau nó là bóng chiếc “Pho”. Thoáng thấy anh đang ngồi, anh lái xe “Pho”vứt ra ngoài cửa xe mẩu giấy. Nhanh nhẹn ổ ể
đuổi theo nhặt tờ giấy, anh đọc: “xe số 179 biển xe 2549. Báo ngay về trạm điều phối sân bay” – Anh liền chạy lên tầng cao cửa hàng Ën Đa-ny-bi” bên cạnh và thấy chiếc “Pho”vẫn kiên trì bám theo ô tô buýt. Không để mất thời gian quý báu, anh quay ngay máy điện thoại trong quán cà phê nhỏ “La Cu-ê-vi-ta”.
Cách đấy vài ki-lô-mét, hai chiếc mô tô phóng nhanh về hướng “Đài phun nước hào quang” – Từ trong ô tô buýt, F-1 quan sát thấy chiếc “Pho”đang nhằng nhẵng bám đuôi
đằng sau. Nhìn kỹ hắn nhận ra đây chính là chiếc xe bị “chết máy” ở đầu cầu. Nghiêng đầu xem xét, hắn thấy trong xe chỉ có mình người lái xe. “Bây giờ mình xuống xe và đi ngược lại. Như vậy mình sẽ cắt được, nếu đúng nó là “chiếc đuôi” – F-1 quyết định. Hắn đã nhổm dậy khỏi ghế, nhưng đúng lúc đó xe “Pho”vượt lên ô tô buýt. “Hay là mình nhầm nhỉ?” -hắn thoáng nghĩ nhanh. Nhưng dù sao hắn cũng quyết định xuống xe ở bến “Bệnh viện ngoại khoa” và không quên nhìn hút theo bóng chiếc “Pho”đang khuất dần phía trước. Lúc này bên hiệu cà phê “En Rô-đê ô”, chiếc mô tô của hai trinh sát cơ quan an ninh cũng vừa dừng lại. Họ để xe mình cạnh lề đường và đi bộ về hai hướng khác nhau: một người đến bến xe đối diện với “Thành phố thể thao” – người kia rảo bước đến ngay bến xe nằm góc phố. Như vậy là F-1 đang ở vào điểm giữa hai người.
Rẽ sang phố 26, F-1 vừa kịp nhảy lên chiếc ô tô buýt số 60 đang từ từ chuyển bánh. Người đàn ông đứng chen trước mặt hắn, chính là một trong hai người đi mô tô lúc nãy. Quan sát xong, tin chắc mọi việc vẫn bình thường, người thứ hai thong thả quay về chiếc mô tô đang đậu bên lề đường. Nhìn đồng hồ, anh lái mô tô ra đại lộ Ran-trô Bôi-ê-rốt. Năm phút đầu anh không nhìn thấy chiếc ô tô buýt số 60 đâu cả, nhưng đến ngã tư Ca-pa-đê-vi-la anh đã đuổi kịp và vượt. Thấy chiếc mô tô xuất hiện, trinh sát đi trên ô tô buýt liền ngồi xuống chiếc ghế trống gần cửa sau tiếp tục theo dõi F-1.
Chiếc mô tô phóng nhanh 80 dặm/giờ. Kia rồi, bến xe ngã tư nhà máy đường “Ma-nu-en Mác-ti-net Pri-en-tô” đã hiện ra phía trước. Anh ngoái nhìn lại sau – còn đủ thời thời gian. Anh hãm phanh, dựng xe ngay ngắn bên quán cà phê
đối diện với công viên “Ri-ô Cri-xtan” rồi chạy vội tới bến ô tô buýt.
+Ba phút sau ô tô buýt đến bến đỗ. Hai trinh sát an ninh kín đáo liếc mắt với nhau. “ Hãy tiếp nhận hắn”/
Anh trinh sát trên ô tô buýt xuống xe và đi lại phía quán cà phê. Đợi cho xe buýt khuất hẳn, anh liền cởi ngay áo mặc ngoài, chỉ để mỗi chiếc áo dệt trắng dài tay. Rút trong túi ra chiếc tuốc-nơ-vít gấp, anh nhanh chóng lật ngược biển số xe, đeo cặp kính râm đen và mở máy cho xe đuổi theo chiếc ô tô buýt đang chạy về hướng sân bay.
Có sáu người xuống xe ở bến đô cổng sân bay. Trong đó có F-1. Hắn đi như chạy và biến nhanh trong toà nhà khách. Hắn cũng chẳng thèm để ý đến chiếc mô tô cũng vừa đến với xe buýt.
Đại uý Ra-mô chăm chú ngắm nhìn các loại hàng mỹ nghệ bày trong tủ kính quầy lưu niệm. Đứng ngoài trông vào có thể nghĩ là chiếc gương nhỏ xinh xắn anh mân mê trong tay kia đang thu hút toàn bộ sự chú ý của anh. Nhưng thật ra lúc này anh đang quan sát mọi hoạt động đang diễn ra quanh mình.
Anh trông thấy Ông Già lau lau cặp kính ngồi xuống một trong các ghế bành kê la liệt quanh phòng chờ gần quầy lưu niệm. Để chiếc tượng lên mặt tủ kính, Ra-mô quay sang bên bắt gặp Phê-ra đang vui vẻ tán gẫu với một cô nàng khá xinh. Ra-mô trả tiền bức tượng hai mươi pê-xô rồi bước dọc theo phòng khách trung tâm. Anh biết rằng ở đây có khá nhiều cán bộ an ninh, nhưng có khó có cách nào nhận ra họ. Ra-mô ngồi sát bức tường kính bóng loáng , phóng tầm mắt nhìn khu sân bay rộng lớn, nơi chỉ vài phút nữa chiếc máy bay chở "Thần Thông" sẽ hạ cánh.
- Chú ý, chú ý… “Hãng hàng không Cuba” xin thông báo chuyến bay từ Mông-rê-an Ca-na-đa sắp tới, - tiếng nữ nhân viên điều độ lan toả khắp gian phòng.
Đ-45 nghe xong thông báo liền thong thả gấp tờ báo đang đọc lại và cất vào chiếc cặp vuông đen luôn để trên đùi mình. Liếc nhanh sang Pao-lơ đang căng mắt nhìn ra bãi đỗ của sân bay, lão đứng dậy, bước ngang qua hắn đến bên chiếc đi văng.
Đầu tiên chỉ là tiếng ầm ì ở xa, lát sau đã có thể nghe rõ tiếng rít của chiếc máy bay đang tiếp đất. Tất cả những người trong phòng chờ đều nghểnh đầu nhìn ra đường băng trông ngóng.
Các cán bộ an ninh đứng ngay ở phòng hướng dẫn đường bay trên gác cao là những người đầu tiên nhìn thấy chiếc máy bay tiếp đất. Kia rồi, hàng bánh xe
đã chạm vào đường bê tông chạy thẳng tắp chói loà và chiếc máy bay bắt đầu từ từ rẽ vào sau bãi đỗ. Chiếc cầu thang được nhanh chóng kê sát khuôn cửa tròn máy bay. Cửa máy bay bật mở, cô chiêu đãi viên xinh đẹp tươi cười hiện ra trên ô cửa nhỏ.
Hành khách lần lượt từng người xuống thang. Tất cả họ đều được thu ngay vào ống kính máy ảnh của cán bộ an ninh trên trạm chỉ huy đường bay. Còn người thứ hai sẽ thu tất cả những diễn biến từ chân thang máy bay đến cửa vào phòng chờ bằng chiếc máy quay phim cầm tay.
Mai-cơ Xpen-xéc, mang hộ chiếc là Mai-cơn Ba-rư-tôn bước ra ngoài khoang cửa máy bay, ông ta dừng lại giây lát ngắm nhìn khung cảnh bao la đang trải dài trước mặt.
“Bây giờ mọi việc sẽ xảy ra thế nào đây?” – Ông ta thoáng nghĩ…
Mai-cơ mặc bộ com-lê ghi thẫm, áo sơ mi trắng, cổ thắt cra-vat sọc xanh, đôi giày đen đánh xi bóng lộn. Chiếc kính râm ôm gần hết nửa mặt. Mai-cơ chậm rãi bước xuống thang thong thả theo đường dẫn vào ga, trước khi bước hẳn vào phòng chờ, nhà du lịch thay đổi kính đen bằng chiếc kính gọng vàng với đôi mắt mỏng, thanh nhã hơn.
Qua bàn kiểm tra hộ chiếc xong các vị khách du lịch đi dọc dãy hành lang rộng dẫn đến phòng chờ lớn.
Lúc này Đ-45 cũng thong thả đi về phía hành lang ấy.
Tất cả các cán bộ an ninh đều biết rõ vị trí của đối tượng số một và số hai – đó là F-1 và Pao-lơ.
F-1 đi vượt qua Đ-45, thậm chí không nhìn lão. Đến cuối hành lang hắn tựa vào cột, làm như chỉ là tò mò ngắm nhìn các hành khách đi vào. Điều đó làm cho các cán bộ an ninh đang bám chặt theo hắn, chú ý ngay.
Pao-lơ kiểm tra lại lần nữa xem chiếc bút bi F-1 trao cho hắn có nằm ở đúng chỗ không rồi gã bước lại gần phía cửa ra hành lang. Lúc này cũng có một số người đang tụ tập ở đây để đón khách đi qua.
F-1 lấy bao xì gà trong túi quần, rút một điếu định quẹt diêm nhưng ngay lúc ấy một người đứng cạnh đó là Phê-ra đã nhanh tay bậ chiếc bật lửa ga hầu như ngay dưới mũi hắn. Chẳng có điều gì đáng ngờ cả, F-1 thản nhiên cảm ơn và châm thuốc hút.
Bóng Mai-cơ đã hiện ra ở cuối dãy hành lang. Trong đám đông, trông ông ta không có gì quá đặc biệt hoặc nổi bật cả. Duy chỉ có mình Đ-45 biết đó chính là “con người ấy”.
Mai-cơ vẫn bước đều theo dòng người, đến đoạn giữa hành lang, ông ta liền nán lại mấy phút để mua một chiếc mũ pa-na-ma đan bằng lá dừa, rồi lại đi tiếp. Và bóng ông ta hoà vào đám đông ở cửa lớn. Đến gần cửa ra bỗng nhiên Mai-cơ đứng sững lại, đưa tay lên cổ rồi ngã khuỵu xuống, F-1 và Phê-ra là những người đầu tiên chạy đến cạnh người khách du lịch bị ngất ngã ấy. Có ai đó kêu ầm lên:
- Cho gọi bác sĩ! Gọi bác sĩ nhanh lên
Nghe tiếng gọi cấp cứu, Đ-45 sải bước lại.
- Xin lỗi… Cho tôi vào tí nào!
Đ-45 len lỏi giữa đám người đang vây quanh, Mọi người đang cúi xuống bên người bị ngã, thấy bóng áo choàng bác sĩ liền nhanh chóng dịch ra nhường chỗ.
Mai-cơ bị ngất lịm, chưa đầy phút sau Đ-45 đã quỳ xuống bên ông ta cầm tay xem mạch. Bằng những động tác khéo léo thuần thục, Đ-45 tỏ ra là một bác sĩ có kinh nghiệm, lão nới Cra-vát trên cổ, tháo kính đeo mắt người bị nạn để gần chiếc vali con của mình. Sau đó, nhanh nhẹn xì vào mũi Mai-cơ một loại thuốc nước gì đó, bốc mùi hăng hắc.
Ông khách du lịch dần dần tỉnh lại, Đ-45 bỏ kính của mình xuống và giúp Mai-cơ đứng dậy.
- Ông thấy trong người thế nào? – Đ-45 ân cần hỏi bệnh nhân.
Trước khi trả lời, Mai-cơ giơ tay lên xoa hai thái dương và lắc lắc mạnh cái đầu xem đã thực sự hết choáng chưa. Bỏ tay xuống ông ta mệt mỏi đưa mắt nhìn một loạt những người xung quanh và nặng nề đứng dậy đi ra ô tô buýt. Hai hành khách cùng chuyến đã cẩn thận dìu ông ta lên xe.
Đ-45 khom người, vội vã cầm hai chiếc kính cùng một kiểu đang nằm trơ trọi trên nền nhà và đuổi theo đám khách du lịch. Lão đã kịp trao trả chiếc kính cho người bị nạn trước khi cửa ô tô đóng chặt, sau đó lão đàng hoàng quay lại phòng đợi, ngồi xuống chiếc ghế bọc da êm ái. Năm phút sau, lão lấy trong túi ra chiếc kính và bắt đầu đọc tờ báo một cách thản nhiên.
Sau khi người khách du lịch bị ngất và đã được sơ cứu tỉnh lại, đám đông cũng dần dần tản ra. Pao-lơ quay lại chỗ của mình trong phòng đợi. Lúc còn trong chỗ đám đông, trong tay gã luôn sẵn sàng chiếc bút bi, nhưng giờ đây không cần đến nó nữa. Mông-téc cũng đang doãi chân thoải mái trên chiếc đi văng bên tay phải hắn.
Pao-lơ sốt ruột chờ tín hiệu để trở về nhà. Gã được lệnh chỉ sử dụng chiếc bút bi này trong trường hợp thật cần thiết nhất. Trước đó Pao-lơ được dặn dò cụ thể: “Chỉ dùng trong trường hợp buộc phải cứu sếp”. Nhưng ai là sếp? Người bị
ngã bất tỉnh nhân sự kia à? Hay chính gã bác sĩ? Hoặc là người đã lịch sự châm thuốc cho Mông-téc? Ai nhỉ?...
Ông Già đứng dậy, chậm rãi đi dọc hành lang dẫn ra ngoài, quan sát các khách du lịch lên chiếc “Pê-ga-xô” bóng loáng hiện đại nhất, rồi quay trở lại phòng chờ.
Đ-45, Pao-lơ, Mông-téc mỗi người tự rời sân bay bằng các phương tiện riêng của mình ngay sau khi các khách du lịch đi khỏi. Các cán bộ an ninh bám sát theo Pao-lơ và Mông-téc. Chỉ riêng Đ-45 là không bị rơi vào tầm theo dõi của họ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, cả Ông Già, Ra-mô và A-ghi-lát, Phê-ra vẫn còn nán lại ở nhà ga sân bay. Tất cả đều bị dằn vặt bởi một câu hỏi: “Có cuộc tiếp xúc nào chưa? "Bộ não" có tham gia không?”
Họ cùng nhau nhớ lại tất cả mọi chi tiết của cuộc đón tiếp nhưng chẳng có một điều gì đáng ngờ, tuy nhiên trong thâm tâm, cái giác quan thứ sáu của họ đều linh cảm thấy: đã có “cái gì đó” xảy ra. Nhưng cụ thể đó là cái gì? Nó diễn ra ở đâu? Với ai? Như thế nào?
Ông Già ngồi lặng yên trong phòng đợi, điếu xì gà trên mội ông luôn nhả khói. Đó cũng là tín hiệu. Ra-mô đứng dậy và bước thong thả dọc theo dãy hành lang trung tâm nhà ga sân bay. Anh đi ngang qua nơi Phê-ra đứng và rút trong túi quần sau ra chiếc khăn mùi soa bắt đầu lau lại đôi mắt kính. Trông thấy anh, Phê-ra khẽ cúi đầu, nhìn đồng hồ. Anh hiểu là sau mười phút nữa cần phải rời sân bay. Khăn mù soa của Ra-mô màu trắng điều đó có nghĩa là “Chúng ta đi về thôi”. Mười phút sau Phê-ra lại lặp lại các động tác của Ra-mô cho A-ghi-lát thấy. Lúc này anh ta đang vui vẻ trò chuyện với một bà mẹ và đang vừa nựng vừa dỗ đứa bé được anh bế trên đùi, ăn bánh. A-ghi-lát đứng dậy, tạm biệt chị thiếu phụ và rời sân bay đúng mười phút quy định sau khi nhận được ám hiệu.
Ông Già vẫn ngồi nguyên chỗ cũ tiếp tục hút thuốc và suy nghĩ. “Điếu xì gà ngon thật”, - Ông thầm nhủ rồi đứng dậy bước ra phía cửa, trông ra sân đỗ máy bay. Những tia nắng chói chang làm ông bị loá mắt. Ông đeo chiếc kính râm lên và bây giờ có thể nhìn rõ mọi vật, không phải nheo mắt nữa. Ông Già đứng ngây vài phút say mê ngắm nghía những đường viền to tuyệt đẹp của chiếc máy bay khổng lồ đã chở "Thần Thông", sau đó ông quay lại phòng chờ, tháo đôi kính râm, cất vào túi áo sơ mi rồi thong thả đi ra xe.
Cái ý nghĩ lờ mờ chưa rõ nét đó vẫn cứ ám ảnh trong đầu óc ông. Ông hiểu là có ”cái gì đó” đã xảy ra nhưng trí não ông vẫn chưa bắt trúng được “nó”. Trong xe không đến nỗi nóng lắm vì nó vẫn đậu trong bóng râm. Xe vượt qua đường ray tàu hoả chạy ngang đường quốc lộ. Mắt ông lại phải nhíu lại vì ánh mặt trời. Theo quán tính ông lấy kính đeo vào mắt và nhấn mạnh thêm chân ga. Khi bước vào phòng làm việc, bỗng nhiên lời giải cho ẩn số trên, hiện thoáng trong óc ông. Đó chỉ là một chi tiết rất nhỏ so với toàn bộ sự kiện vừa qua, nhưng…
À
NHÀ DU LỊCH ĐI THAM QUAN
Chiếc ô tô buýt chở đoàn du lịch dừng trước khách sạn đã dành sẵn cho họ. Mai-cơ Xpen-xéc “đã hoàn toàn tỉnh táo” bình thản, tự tin bước vào phòng chờ của khách sạn.
Vài phút sau Mai-cơ đã đứng bên bàn lễ tân nhận chìa khoá phòng căn buồng mà ông ta sẽ ở đó suốt sáu ngày thăm Cuba. Ông ta ngắm nghía tấm thẻ phòng ghi con số “1325” “Mười ba là con số không may” - vẻ không hài lòng, Mai-cơ thầm nghĩ/
Nữ phiên dịch mời tất cả lên thang máy với giọng phát âm tiếng Anh tuyệt vời.
Khi khách du lịch xuống xe, công việc của nhóm quay phim thứ nhất tạm kết thúc. Bây giờ là phần việc nhóm hai. Các nhân viên nhóm này bố trí ở những điểm khác nhau trong phòng chờ, - bên các hành lang, để kín đáo quan sát các khách du lịch đang tíu tít, ồn ào đi về phòng ở của mình.
Vừa bước vào phòng, Mai-cơ lập tức nhìn ngó, tìm xem có chiếc hộp hay bình nhựa nào không. Trước tiên Mai-cơ tìm trong phòng tắm nhưng không thấy có cái gì có thể dùng được vào việc ông ta đang cần. Nhìn tấm rèm che cửa sổ bằng tấm nhựa, Mai-cơ nghĩ: “ Nếu có thể cắt một miếng rồi gập đôi lại thì được đấy”. Ông ta định tìm con dao nhíp trong vali. Tuy không mặc pi-gia-ma và thắt cra-vát nhưng ông ta vẫn thấy nóng. Mai-cơ thôi không tìm tòi nữa, bước ra ban công hóng mát. Những làn gió nhẹ mơn trớn làm ông ta dễ chịu ngay. Mai-cơ ngồi xuống chiếc ghế đu, đong đưa một hồi rồi trở vào phòng, ông ta nhanh nhẹn cởi quần áo và sang buồng tắm. Đứng trước tấm rèm che khuất bồn chiếc bể tắm lớn; Mai-cơ chăm chú nhìn hồi lâu rồi mở vòi
gương sen, nước khá lạnh. Thấy vậy, ông ta vặn thêm vòi khác. Dòng nước nóng dễ chịu xối xả chảy xuống. Vừa huýt sáo một bài hát vui, ông ta vừa vùng vẫy trong bồn tắm.
Lúc lau mình, ánh mắt Mai-cơ dừng lại hồi lâu bên chiếc bồn rửa mặt. “Ta thử cái này xem có thể được việc chăng”. – Ông ta thầm nghĩ. Không chần chừ một giây, Mai cơ lại bên chiếc bàn con kê ở đầu giường với lấy chiếc đồng hồ đeo tay. Quay lại buồng tắm, ông ta đóng nút bồn rửa mặt và mở cả hai vòi nước. Sau đó ông ta chăm chú quan sát xem nước dần dần dâng lên đến khe lỗ thoát nho nhỏ và ông ta chỉnh sao cho nước không chảy tràn ra khi vòi nước đang mở.
Nước trong bồn chảy ra ngoài ngang đến lỗ thoát và dừng lại ngang mức ống. Mai-cơ nhìn đồng hồ theo dõi thời gian nước chảy đầy là bao nhiêu lâu. Chửi đổng một câu – Ông ta mặc quần áo xuống thang máy.
Mai-cơ dạo quanh gian phòng chờ rộng lớn, và đứng ngắm chốc lát bên mỗi bức phù điêu và trước những bức tranh đẹp treo trên tường. Ông ta là người thứ ba trong đoàn du lịch xuống trước giờ ăn trưa. Các cán bộ an ninh đang có mặt trong phòng, tuy đang bận rộn với công việc của mình nhưng vẫn để mắt tới ba người khách này.
Mai-cơ lơ đãng ngắm nhìn tất cả các bức tranh treo trong các góc gian phòng cảnh này. Ông ta rời bức tranh lớn sau khi đã đứng xem xét hồi lâu và định đến chỗ quầy bán hàng lưu niệm ở phía cuối hành lang, nhưng ngay lúc ấy cô hướng dẫn viên trẻ, đẹp có đôi mắt xanh biêng biếc tươi cười đến mời ông ta đi ăn trưa.
Mai-cơ chén một bữa căng bụng. Châm điếu xì gà, ông ta còn nán ngồi lại phòng ăn thêm vài phút nữa. Lúc này, ý nghĩ của ông ta lại quay về điều xảy ra lúc sáng.
Đ-45 và F-1 cần phải cùng đến sân bay. Nhưng chỉ mình Đ-45 biết mặt Mai-cơ. Ở trung tâm, Mai-cơ đã được biết trước đặc điểm tất cả thành viên nhóm điệp viên bí mật tham gia vào công việc này. Do đó vừa bước vào hành lang phòng chờ, ông ta đã nhận ra người đang đứng dựa cột hút thuốc. Đó là F-1. Mặc dù Mai-cơ không trông thấy Đ-45 nhưng ông ta vẫn tin chắc lão ấy đang ở quanh đâu đây thôi. Mai-cơ liền thực hiện ngay kế hoạch đã được vạch sẵn từ trước. Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Đ-45 đã khéo léo trao được tin tức cho ông ta, nhưng hiện giờ Mai-cơ chưa biết rửa cuộn phim mỏng dính này ở đâu. Cuộc thí nghiệm tiến hành trong buồng tắm chỉ rõ rằng việc này không thể thực hiện trong bồn rửa mặt được, vì nước sẽ chảy dần hết.
Mai-cơ dập mẩu thuốc vào gạt tàn rồi đứng dậy. Vừa đi ông ta vừa quan sát những người đang ngồi trong phòng ăn.
Bên chiếc bàn giữa phòng là cặp vợ chồng trẻ đang ăn tráng miệng. Ở góc phòng đằng kia, người hướng dẫn viên xinh đẹp đang sổi nói chuyện với tổ trưởng phòng ăn. Phía bàn đối diện một nhóm người gồm ba đàn ông, hai phụ nữ cùng bốn đứa trẻ đang bắt đầu ăn trưa.
Mai-cơ rút trong túi áo tờ chương trình tham quan và đọc chăm chú. Đồng hồ chỉ mười hai giờ hai mươi. Bốn mươi phút nữa xe sẽ chở đoàn du lịch tham quan Liên hợp chăn nuôi bò “Va-le-dơ Pi-ca-dua-ra”. “Ta thử xem anh em Ca xtơ-rô1 có giống nhau thật không?” – Mai-cơ thầm nhủ. Ông ta xuống phòng chờ và ngồi trên ghế nghỉ ngơi chốc lát rồi đến quầy hàng bán lưu niệm, nhưng quầy cũng đã nghỉ trưa.
Mười hai giờ bốn nhăm phút, khách du lịch bắt đầu lục Ô
tục kéo ra xe – Mai-cơ là người thứ năm lên xe. Ông ta chọn chiếc ghế sát cửa sổ đằng sau xe.
---------------------
1. Liên hợp này do anh ruột đồng chí Phi-đen làm giám đốc.
Vì muốn ngồi gần hướng dẫn viên nên Mai-cơ ấn nhẹ nút bấm ở tay ghế, và thành ghế từ từ ngả ra đằng sau. Được thoải mái trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi, Mai-cơ mở ống kính máy ảnh, lấy độ sáng, chỉnh lại vài nút rồi đật nắp lại.
Một vài câu tiếng Nga thoảng đưa đến tai, buộc Mai-cơ phải ngoái đầu lại sau nhìn những người mới vào. Ánh mắt ông ta lướt theo từng người đang lên xe. KHông chỉ qua giọng nói, mà nhìn cả nét mặt, quần áo, dáng diệu, Mai-cơ nhận ra ngay đây là đoàn khách du lịch Liên Xô. Máu nóng bốc lên mặt. Trong ký ức Mai-cơ lại hiện rõ những vụ thất bại không kể xiết trong các chiến dịch chống phá Liên Xô. Đã nhiều lần cơ quan tình báo và phản gián Liên Xô đã phá vỡ những kế hoạch tinh vi hiểm hóc nhất được cả Lầu năm góc lẫn Cục tình báo Trung Ương vạch ra tỉ mỉ. Mai-cơ biết rằng Liên Xô đang giúp đỡ nước Cuba còn non trẻ này trong mọi lĩnh vực và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho nhiều âm mưu của C.I.A chống Cuba không thu được kết quả khả quan nào. Là một trong những kẻ ủng hộ cuồng nhiệt các hành động phá hoại chống lại Liên Xô, Mai-cơ có một sự thù ghét mù quáng đối với tất cả những gì liên quan đến lớp người thừa kế của Lê-nin. Bởi thế, chỉ một sự kiện bình thường có nhóm du lịch Liên Xô trên xe buýt cũng làm cho Mai-cơ bực mình khó chịu.
Xe chuyển bánh và mười lăm phút sau đã bon bon trên quãng đường vòng quanh bờ biển tươi đẹp. Chiếc máy ảnh được Mai-cơ tranh thủ sử dụng bắt đầu nháy lia lịa. Một góc cảng La Ha-ba-na đã được thu vào cuộn phim cỡ nhỏ.
Nhiệt độ trong xe khá dễ chịu. Theo Mai-cơ thầm tính thì không quá 21-220C. Lúc chiếc xe hơi dừng lại mấy giây khi đến ngã tư, Mai-cơ quan sát người điều khiển giao thông. Trán anh ra lấm tấm mồ hôi, cổ áo sẫm lại vì đẫm nước, còn trong tà sơ mi lộ rõ chiếc may ô sọc xanh. Cột nhiệt kế chỉ rõ trên 300C. Xe tiếp tục chạy, Mai-cơ dựa vào thành ghế. Ông ta nghĩ đến chiếc máy điều hoà nhiệt độ ở nhà. Vừa nghĩ, Mai-cơ vừa lim dim và chỉ tỉnh ngủ hẳn, khi xe dừng bánh bên cổng lớn Liên hợp chăn nuôi “Va-le-dơ Pi ca-dua-ra”.
Mai-cơ là một trong những người đầu tiên bước xuống xe. Dáng hình của ông giám đốc Ra-mông Ca-xtơ-rô lập tức thu hút ngay sự chú ý của Mai-cơ. Ông ta quả rất giống Phi đen. Ra-mông Ca-xtơ-rô mặc quần áo dân quân, tay vung
vẩy điếu xì gà đang toả khói, Mai-cơ chăm chú và lặng lẽ quan sát ông giám đốc. “Ra thế đấy. Bao giờ trở về nhà, mình sẽ đề nghị tiến hành ngay chiến dịch “Pi-ca-đua-ra”, - ông ta thầm tính. Tách khỏi đám đông, Mai-cơ bắt đầu chụp lại phong cảnh tuyệt vời ở miền này. Mải mê lăng xăng chạy đi chạy lại thay đổi hướng bấm máy, còn lại mười bốn kiểu cuối cùng, Mai-cơ dành hẳn để chụp ông giám đốc. Ngày hoạt động hôm nay không nằm trong kế hoạch đi chu du Cuaba lần này của Mai-cơ, song những năm tháng phục vụ ở C.I.A đã dạy cho Mai-cơ biết tận dụng mọi khả năng, hoàn cảnh thuận lợi cho phép để phục vụ các mưu đồ. Nhiều lần ở Trung tâm đã nghiên cứu các bước của chiến dịch nhằm sát hại con người rất giống ông giám đốc đang đứng cách trước mặt Mai-cơ có ba mét đây. Lần đầu tiên nhìn Ra-mông Ca-xtơ-rô, ông ta thấy phát hoảng vì sự giống nhau như đúc của hai anh em nhà lãnh tụ cách mạng Cuba. Từ lúc này cuộc tham quan Va-le-dơ Pi-ca-dua-ra” của Mai-cơ đã mang một sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với những người trong đoàn du lịch đến đây: Mai-cơ đang tiến hành thu thập dần các tin tức cần thiết cho chiến dịch “Pi-ca-đua-
"""