" Ngộ Không Truyền - Kim Hà Tại PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ngộ Không Truyền - Kim Hà Tại PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Ben Bag Bag(1) nói rằng: Hãy nghiền ngẫm Ngũ kinh và không ngừng học hỏi nơi Kinh, vì Kinh chứa đựng mọi thứ; hãy đọc kĩ và trưởng thành với Kinh, bởi Kinh sẽ giúp ngươi trở thành con người tốt hơn. Ben Hie Hei(2) nói: Phần thưởng sẽ tương xứng với sự nỗ lực của ngươi. Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Tôi đã đánh mất niềm tin và tìm được niềm tin mới Tôi từng có 15 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn tâm lý trẻ em và tôi rất yêu thích công việc này. Từ ô cửa sổ văn phòng trên tầng 7, theo hướng bắc sẽ thấy Hollywood Hills(1) và theo hướng tây là Beverly Hills(2). Các gia đình đến văn phòng tư vấn đều sinh sống tại những khu vực lân cận. Phần lớn thời gian tôi tiến hành kiểm tra tâm lý và thực hiện liệu pháp tâm lý với trẻ em. Cũng giống như những người bước vào nghề chữa bệnh, tôi rất hài lòng khi tìm ra căn nguyên của vấn đề, sau đó hướng dẫn cha mẹ và trẻ cách khắc phục. Nhìn bề ngoài, có vẻ như các gia đình đến gặp tôi đều có cuộc sống lý tưởng. Cha mẹ tận tâm nuôi dưỡng những đứa con thành đạt, vui vẻ, tâm lý ổn định. Họ tham dự tất cả các trận thi đấu bóng đá của con. Họ sẽ hét thật to: “Đội Green Hornets ơi, tấn công đi!” để cổ vũ cả đội, thay vì chỉ cổ vũ cho con trai mình. Phụ huynh tham dự các buổi hội thảo ở trường và họ chú ý lắng nghe. Họ tích cực tham gia các hoạt động của con. Họ thuộc lòng tên tuổi và cá tính nổi bật nhất của ba người bạn thân thiết nhất của con. Nếu con bị điểm kém, cha mẹ sẵn sàng thuê ngay gia sư hoặc nhà trị liệu giáo dục. 10 năm trước, tôi bắt đầu cảm thấy có sai sót cơ bản trong việc nuôi dạy trẻ. Tôi nhận thấy khuôn mẫu kỳ quặc trong hoạt động kiểm tra, tôi bất mãn lắm. Tôi quá quen đối mặt với những nỗi khốn khổ về tâm lý ở mọi cấp độ, từ những đứa trẻ có tâm lý cực kỳ bất thường đến những đứa trẻ có vẻ hơi hơi ảo não. Tôi thường phải báo tin buồn phiền và đầy thất vọng cho các phụ huynh. Tôi thường phải nói: “Mặc dù Jeremy thuộc rất nhiều ca khúc trên truyền hình và có vẻ sáng dạ, lanh lợi, nhưng chỉ số IQ của bé thấp hơn hẳn mức bình thường và bé cần phải tham gia khóa học đặc biệt.” Hoặc là: “Max rửa tay nhiều đến vậy không phải vì bé kỹ tính đâu. Hành vi này của bé là triệu chứng của chứng rối loạn xung lực ám ảnh và triệu chứng này được thấy trong các bài kiểm tra tâm lý mà tôi giao cho bé.” Tôi vẫn nghĩ đó là những ngày “báo tin xấu” và tôi không bao giờ mong ngóng đến ngày đó. Nghe báo cáo của tôi, phụ huynh thường tỏ vẻ phản kháng. Cũng dễ hiểu thôi vì tình yêu thương mãnh liệt và nỗi lo sợ khủng khiếp, đa số các cha mẹ sẽ phủ nhận và đó là tấm chắn khó có thể xuyên thủng. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều đón nhận thách thức, quyết xử lý vấn đề của trẻ bằng lòng thương cảm và sự tận tâm. Thật may mắn vì hồi đó cũng có rất nhiều ngày “tin tốt,” khi tôi thông báo với cha mẹ trẻ rằng vấn đề của trẻ nằm trong giới hạn bình thường, nghĩa là trẻ có thái độ, tâm trạng và hành vi có thể chấp nhận đối với độ tuổi nhất định. Lòng dạ tôi nhẹ nhõm khi thông báo thông điệp an ủi, rằng chỉ đơn giản vì trẻ đang trải qua giai đoạn khó khăn và rằng tâm lý chung của trẻ hoàn toàn lành mạnh. Tôi bắt đầu nhận thấy một xu hướng vô cùng kỳ lạ: một số cha mẹ được báo “tin tốt” không hoan nghênh tin tốt của tôi. Họ thất vọng thay vì cảm thấy nhẹ nhõm. Nếu như không có bất ổn, nếu như không có sự chẩn đoán, không có rối loạn, vậy thì trẻ không thể ổn định được. “Con tôi đang sa sút!” các bậc phu huynh lo âu phàn nàn như vậy. Và tôi cũng đồng tình với họ. Con cái của những người cha người mẹ cao thượng này đang phát triển không bình thường. Trong cả ngày dài, một số trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Buổi sáng, trẻ kêu ca này nọ. “Con đau bụng… Con không muốn đi học vì Sophie từng là bạn thân nhất của con, và giờ bạn ấy vẫn thế… Huấn luyện viên Stanley bất công lắm. Thầy ấy muốn bọn con chạy quá nhiều chặng đường.” Sau khi tan học, trẻ lại phải đối mặt với trận chiến xem khi nào và ai sẽ hoàn thành bài tập về nhà, hoặc những nhu cầu mong muốn không có điểm dừng: “Bạn nào lớp con cũng có giày đế bằng… Các bạn đều được xem phim PG-13(3) hết… Bố mẹ các bạn cũng cho các bạn ấy xỏ lỗ tai… Các bạn ai cũng được nhiều tiền tiêu vặt hơn con.” Còn tại bàn ăn là cuộc xung đột về món ăn vốn đã được nấu xong xuôi và liệu trẻ có hứng thú ăn hay không. Đến giờ ngủ, trẻ càng kêu ca nhiều hơn nữa: “Con chỉ xem một chương trình nữa thôi mà… Tai con bị đau… Chân tay con đau lắm… Con sợ ngủ tắt đèn lắm.” Khi cha mẹ cố gắng giải thích (“Con phải đi học bởi vì… Con cần phải ăn tối vì… Con phải đi ngủ vì…”) thì trẻ bỗng nhiên trở thành các luật sư nhí, sẵn sàng đưa ra luận cứ để đáp trả mỗi lời giải thích đó. Có vẻ như các vấn đề điển hình này rất bình thường, là đặc trưng của mối bất đồng bình thường giữa con trẻ và cha mẹ. Nhưng những tình tiết mà phụ huynh mô tả với tôi không hề bình thường chút nào. Những rắc rối thường ngày cứ kéo dài dai dẳng và chỉ tạm ngưng trong một vài tình huống nhất định. Các chi tiết được gắn kết như sau: nếu trẻ cảm thấy được bảo vệ trước các mối nguy hiểm, hoặc trẻ an tâm trước áp lực phải tỏ ra có trách nhiệm, hoặc được tạo đủ hào hứng để có thật nhiều điều thú vị để làm, trẻ sẽ nguôi giận, có tinh thần hợp tác, vui vẻ và lễ phép. Nhưng hiếm hoi lắm mới có những khoảnh khắc như thế. Phần lớn thời gian cha mẹ và trẻ đều vô cùng khổ sở và tuyệt vọng. Một trẻ trong số những trẻ này ở ngoài đường biên của “giới hạn bình thường.” Tôi vẫn thường được đề nghị xử lý các ca bệnh tè dầm ra giường, táo bón, điểm kém của các trẻ có chỉ số IQ cao, hoặc trẻ gặp các khó khăn nghiêm trọng trong việc kết bạn và duy trì tình bạn. Nhưng các trẻ này không nằm trong danh mục các ca “tin xấu”. Dường như không trẻ nào phải trải qua bất kì liệu pháp bệnh học tâm lý thực sự nào. Thay vào đó, tất cả mọi người – từ trẻ đến cha mẹ - dường nhưcó rất ít thời gian vui vẻ bên nhau. Tôi đánh mất niềm tin Tôi được đào tạo để tin vào tâm lý học, vào liệu pháp “chữa bệnh bằng lời nói.” Tôi được dạy để hỗ trợ về mặt tâm lý nhưng không được chỉ trích phê bình, nhưng càng ngày tôi càng có nhiều phán xét hơn. Tôi thấy sự bất ổn nhưng không thể đưa vấn đề đó vào sách hướng dẫn chữa bệnh. Khi làm việc với trẻ, tôi bắt đầu cảm thấy mình là bảo mẫu được-trả-lương-cao. Khi làm việc với cha mẹ của trẻ, tôi có cảm giác như mình đang kê đơn thuốc Tylenol(4) cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp tính. Khi cần đến sự giám sát và hướng dẫn, tôi tham khảo ý kiến của hai thầy thuốc lâm sàng kỳ cựu có những quan điểm mà tôi vô cùng kính trọng. Tôi quay trở lại với liệu pháp chữa bệnh, để xem mình có chút phản kháng vô ý thức nào trong việc hiểu rõ khách hàng và con cái của họ không. Vẫn không hiệu quả. Khi mô tả những đứa trẻ với tâm trạng bồn chồn đó, tâm trí tôi vẫn xuất hiện các từ ngữ cũ kĩ: hay dỗi, ương bướng, cứng đầu, tham lam, nhút nhát, hờ hững, hống hách. Tôi bắt đầu tự hỏi liệu các vấn đề này có thuộc phạm trù bệnh nào khác chứng bệnh mà tôi đang cân nhắc hay không, hay liệu có phải chỉ riêng tâm lý liệu pháp khó lòng chữa khỏi các vấn đề này không – các vấn đề về tính cách. Tôi thất bại với chính chương trình đào tạo của mình. Lời than vãn của người mẹ thời hiện đại 37 tuổi, tôi bắt đầu tìm kiếm phương pháp tư vấn khác. Trong 10 năm làm việc, tôi dành phần lớn thời gian để tìm ra triết lý mới của việc nuôi nấng con cái và tận dụng tốt điều đó, và xét theo đúng nghĩa về nội tại và bên ngoài, cuộc sống của tôi rất giống với cuộc sống của các gia đình mà tôi tham vấn. Giống như họ, tôi cũng cảm thấy gánh nặng trên vai. Vợ chồng tôi có hai cô con gái nhỏ, và mặc dù gia đình tôi cũng thuê người giúp việc nhưng chúng tôi vẫn phải tự mình đảm trách phần lớn việc chăm sóc con. Khi các con lớn hơn, tôi quyết phải tham gia tất cả các tình tiết dù là nhỏ bé nhất trong cuộc sống của con: tự làm bánh sandwich tươi và tự nấu ăn cho con, hướng dẫn con tắm táp, giám sát con làm bài tập về nhà, lập kế hoạch vui chơi giải trí và sáng nào cũng vẫy tay tạm biệt con giống y như Harriet Nelson(5). Cũng giống như rất nhiều bà mẹ mà tôi tư vấn, tôi cũng muốn trở thành một người mẹ tích-cực, và cũng như họ, tôi có rất nhiều hoài bão khác. Tôi muốn tiếp tục công việc chuyên môn, có sức khỏe, được đi xem phim, được chăm sóc vườn tược, mỗi tuần đọc tối thiểu một tạp chí chuyên ngành và một cuốn sách, ngày nào cũng đọc báo, đứng đầu các tổ chức hoặc ban ngành tại trường học của con, nướng bánh… và học thổi kèn saxophone. Đương nhiên là tôi cũng muốn các con được tạo mọi cơ hội để thành công. Vì vậy, cùng với việc phải làm bài tập ở trường, bài tập ở nhà, các buổi đi chơi đã được lên lịch sẵn, mỗi tuần một buổi, từng bé lại được đi học nhạc và thi thoảng còn có gia sư đến tận nhà kèm cặp nếu bé bị điểm kém. Mỗi cuộc hẹn được ghi sẵn trong hai quyển lịch - một quyển lịch đại treo trong bếp và sổ hẹn của tôi. Đứa nào cũng có lịch kín mít học và chơi. Hàng ngày, tôi dậy lúc 6:15 để chuẩn bị bữa trưa và tiễn con lên xe đến trường. Hầu hết mỗi sáng tôi đều đến phòng tập thể dục hoặc đi bộ nhanh với bạn, sau đó đi làm. 4 giờ chiều, khi các con về nhà thì tôi đã kiệt sức, và đến 10 giờ tối, tôi ở trong trạng thái bị thôi miên. Việc này không nằm trong kế hoạch – tôi muốn dành thời gian buổi tối ở bên chồng, xem phim, làm tình, hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện về những chuyện bên ngoài gia đình. Tối nào tôi cũng thề là tối mai sẽ thức khuya với anh, nhưng tối hôm sau tôi lại giống anh hai vợ chồng mệt mỏi ngủ lăn ra sau một ngày dài nhiều việc. Dù mệt lả nhưng tôi ngủ không ngon. Tôi thường tỉnh dậy giữa đêm, nhìn đồng hồ và thấy những con số không mấy thiện cảm như 1:25 hoặc 3:30 sáng. Mỗi ngày đều không có đủ thời gian cho tất cả các mối lo lắng của tôi, vì vậy chúng ùa đến trong giấc mơ. Tôi vẫn thường chào đón các cơ hội này để tự ngẫm lại mọi chuyện. Nhưng thông thường, tôi dành thời gian để tổ chức cả trăm nhiệm vụ chuyển động vốn sẽ lấp kín cả ngày sắp tới: Cô giáo Susanna gửi về gia đình tờ giấy nhắn có ghi “mai mang lõi cuộn giấy vệ sinh.” Tôi thì nghĩ món đồ này khác với lõi cuộn giấy vệ sinh. Chắc chỉ là lõi cuộn thôi. Tôi có nên tháo giấy của cuộn giấy trong bếp ra và đặt chồng giấy thừa sang bên cạnh, hay tôi nên đưa con đi học mà không mang theo lõi cuộn giấy vệ sinh, và khiến con có nguy cơ bị đứng ngoài hoạt động nghệ thuật nào đó? Khi đêm đến, mối lo lắng lớn nhất của tôi là tuổi tác. Tôi sinh Susanna khi 35 tuổi và 39 tuổi mới sinh Emma, tôi không thể nào ngưng toan tính về tương lai… Khi Emma 21 tuổi, tôi sẽ 60 tuổi. Nếu trẻ hơn, liệu tôi có nhiều năng lượng hơn dành cho bọn trẻ hay không? Tôi sẽ bao nhiêu tuổi khi các con xây dựng gia đình? Có lẽ nào là 70 tuổi ư? Lúc đó liệu tôi có còn sống trên đời này không? Bạn bè tôi sẽ khó lòng sống thọ đến khi các cháu nội ngoại kết hôn. Chúng tôi phải làm sao đây? Một lời mời Vào thời điểm đó, tôi không bao giờ có thể hình dung ra điều này, nhưng những lời răn của Do Thái giáo đã làm dịu mối hoài nghi và lo lắng trong tôi. Điều này không diễn ra một sớm một chiều, mà mất nhiều năm, nhiều tháng tôi mới phát hiện ra các ưu tiên và giá trị có thể làm nguôi nỗi sợ hãi của bản thân, giúp tôi có cái nhìn lạc quan về tương lai. Sự việc diễn ra không lâu sau cuộc tham vấn thất bại của tôi với hai thầy thuốc lâm sàng kỳ cựu. Tôi quyết định cho rằng thêm nhiều liệu pháp nữa cũng không giúp gì được cho mình và tôi tạm thời từ bỏ công cuộc tìm kiếm hướng đi mới. Tôi giảm bớt thời gian làm việc để có thêm thời gian ở bên Susanna, lúc đó con bé mới 2 tuổi, rất thích khám phá thế giới. Trong một buổi đi chơi, tôi nhận lời cô bạn Melanie là sẽ cùng cô tham dự buổi lễ Rosh Hashanah(6)tại thánh đường Reform gần Bel Air(7). Chắc cũng hay ho, tôi thầm nghĩ vậy. Tôi và Susanna đều ưa thích các sự kiện văn hóa. Tuần trước, tại công viên, mẹ con tôi có khoảng thời gian tuyệt vời trong lễ hội khiêu vũ quốc tế. Bây giờ chúng tôi sẽ có cơ hội được xem những người Do Thái tại miền Tây Los Angeles tổ chức ngày lễ tôn giáo cổ xưa. Chắc chắn lúc đó tôi không hề mong đợi buổi đi chơi này sẽ thay đổi cuộc đời mình. Tôi được nuôi dạy (bởi cha mẹ cũng theo đạo Do Thái) mà biết rất ít ỏi về truyền thống Do Thái, đến mức đôi lúc tôi còn nghĩ mình là kẻ cải đạo. 8 tuổi, tôi biết rõ sự khác biệt giữa loài trai nhỏ và loài trai non thường được ăn sống, giữa món súp sò khoai tây của Manhattan và New England. Kiến thức của tôi về cá nonkosher(8) vượt xa kiến thức về Ngũ thư. Thủa ấu thơ, mỗi năm các nghi lễ Do Thái của gia đình tôi chỉ kéo dài đúng 5 giờ đồng hồ: cầu nguyện thắp nến Hanukkah(9)(5 phút để thắp nến, nhân với 8 buổi tối), cộng với bữa tiệc Seder(10) 4-tiếng được tổ chức tại nhà dì Florrie. Năm nào cha tôi cũng một mình tham dự các buổi lễ trong mùa lễ Rosh Hashanah và Yom Kippur(11)tại giáo xứ làng bên và gia đình tôi không phải là thành viên của giáo xứ đó. Mặc dù tôi gần như không biết mấy về Do Thái giáo nhưng tôi biết mình không ưa các rabbi(12). Một số rabbi mà tôi từng nghe có lối giảng đạo khoa trương, rề rà. Có lẽ họ tưởng mọi người trong giáo đoàn đều chậm hiểu. Họ coi chúng tôi là nạn nhân và cảnh báo chúng tôi phải luôn cảnh giác trước khoảnh khắc không thể tránh được khi “con sư tử của những kẻ có tư tưởng phản Do Thái gầm rú.” Không hề có cuộc trò chuyện về Chúa, hay về nơi con người ta đi đến sau khi rời cõi trần, hay tại sao bọn người xấu vẫn ngang nhiên sinh sống, hoặc giả vô số thứ khác mà một đứa trẻ 11 tuổi như tôi thường hay băn khoăn đến. Nhưng buổi chiều hôm đó, trong Thánh đường Leo Baeck đặt tại Los Angeles, không giống với những thành kiến từ thời thơ ấu của tôi. Sue Elwell, rabbi hôm đó, là một phụ nữ ưa nhìn, tóc ngắn, không trang điểm, có lối trò chuyện giản dị đến mức tôi phải giật mình. Rabbi đứng rất gần với giáo đoàn, thay vì đứng trên bục. Đồng hành cùng cô là một chàng trai trẻ chơi đàn ghi-ta. Khung cảnh đó thú vị lắm, vậy mà tôi lại bật khóc. Vốn không phải người dễ khóc nên tôi lại càng lúng túng. Có gì đó trong tôi đã được lay động, nhưng tôi không biết rõ đó là gì. Vào ngày lễ Yom Kippur, Melanine, tôi và hai con gái trở lại giáo đường để làm lễ cho trẻ em. Hôm đó Susanna không đóng tã nên tè ra đùi tôi, khiến tôi ngồi trong thánh đường với một bên đùi ướt nhẹp, mặt mũi tôi tèm nhem vì khóc nhiều hơn cả hôm trước. Lúc này, tôi cảm thấy rằng có lẽ tôi đang tiến đến một thứ gì đó rất ý nghĩa. Tôi chợt nghĩ ra một bài kiểm tra khắt khe về những cảm xúc do-giáo-đường-khơi-dậy: tối thứ Sáu, tôi sẽ tự mình dự buổi lễ dành cho người lớn tại Giáo đường Israel của Hollywood - giáo đường này gần nhà tôi. Tôi không biết về các giai điệu, và cũng không biết những lời cầu nguyện. Rabbi tên là Daniel Swartz, 29 tuổi, và thầy được ban chức sau khi rời bỏ nghề là một nhà địa chất. Thầy Daniel đeo cà - vạt nơ, rất sôi nổi và thầy cũng có thái độ vui vẻ - ôn hòa giống như Sue Elwell. Tôi thích khung cảnh thân thiện này đến mức sáng hôm sau tôi quyết định tham dự buổi lễ giảng đạo của thầy Daniel. Thầy đọc một đoạn trong Kinh Thánh, đoạn Xuất hành 28 mô tả phẩm phục của Thượng Tế Aaron: Áo choàng được dệt bằng tay từ chất liệu len màu ngọc lam. Viền áo là những quả lựu được làm bằng chỉ xanh, tía và đỏ tươi, vải lanh bện và dệt tinh tế. Họ còn đúc những quả chuông bằng vàng nguyên chất và đính chuông vào giữa các quả lựu quanh viền áo choàng… Vương miện làm bằng vàng nguyên chất được đính thêm một đoạn vải có khắc câu đề tặng: “Holy to the Lord.” Họ gắn thêm vào đó một sợi dây màu xanh để cố định tấm khăn bên trên - đúng như Chúa giao sứ mệnh cho nhà tiên tri Do Thái. Khác những đoạn mô tả trong Kinh Thánh với những câu chuyện về trẻ con, tôi cảm động trước quyền năng và vẻ đẹp nên thơ của hình ảnh này. Nhưng còn một thứ hơn thế nữa - đó chính là một bài thuyết giáo. Rabbi Daniel giải thích rằng bigdei kodesh, tức là phẩm phục của Thượng Tế, nhằm giúp nâng cao vị thế của Thượng Tế, tạo cho họ vị thế đặc biệt và danh dự, và nhằm phân biệt các vị này với những người khác. Sau đó, rabbi trò chuyện về chi phí và lợi ích của thường phục trong văn hóa miền nam California. “Ở đây người lớn và trẻ em đều ăn mặc giống nhau, họ đều chuộng phong cách ăn mặc thoải mái trong hầu hết các buổi lễ,” thầy chỉ ra vấn đề. “Mặc dù cũng thật hay khi chúng ta không còn cảm thấy phải có nghĩa vụ ăn diện để phô bày địa vị của mình, và chúng ta có thể ăn mặc thoải mái, nhưng sự không trang trọng cũng có nhược điểm. Ngôi nhà của Chúa khác với một chiếc ô tô chật ních người hay siêu thị đông đúc. Mặc quần jeanvà đi giày chạy đến thánh đường có thể là một sự cản trở, ảnh hưởng đến cảm giác tôn kính và siêu linh.” Và thầy đưa ra một lời đề nghị cụ thể: thầy đề nghị giáo đoàn ăn mặc chỉnh trang hơn một chút khi tham dự các buổi lễ. Tôi nghĩ ngay đến Becky và Jeff, cặp vợ chồng mà tôi tư vấn hồi tuần trước. Trông họ sầu khổ, mặc dù không thuộc nhóm các gia đình là khách hàng quen của tôi. Họ đều thành công trong công viên và vui vẻ ở công sở (người vợ là cộng sự của một hãng luật, còn chồng là cán bộ gây quỹ) nhưng càng ngày họ càng khổ sở hơn ở nhà. Họ tin vào việc giúp đỡ cậu con trai nhỏ và cô con gái học cách bày tỏ quan điểm cá nhân, và họ nỗ lực hết mình để đảm bảo các con hiểu rõ căn nguyên của các quy tắc trong gia đình. Nhưng cô bé Jenna lại có tính hay chỉ trích, luôn cáu giận với cha mẹ và học hành sa sút. Còn cậu bé Nate đã hai lần cắn bạn ở trường mẫu giáo. Cậu bé la hét khi phải rời công viên hoặc rời khỏi nhà bạn. Thói quen đi ngủ của Nate là phải giật hết chăn ga và ném tất cả đồ đạc trong ngăn kéo tủ ra ngoài. Ở công sở, Becky và Jeff đều là hai nhà lãnh đạo tài ba, nhưng khi ở nhà, càng ngày họ càng có ít quyền uy, ít không gian và ít hành động hơn. Đồ chơi vương vãi khắp nhà, không chỉ trong phòng ngủ của con mà còn bề bộn khắp phòng sinh hoạt gia đình, phòng tắm, phòng bếp, thậm chí trong giường của Jeff và Becky cũng có đồ chơi của bọn trẻ. Trong ngôi nhà của họ, sở thích của con cái nắm thế thượng phong. Không nơi nào là bất khả xâm phạm. Mặc dù tôi không mong đợi sẽ hiểu thấu đáo về vấn đề chữa bệnh từ một bài thuyết giáo, nhưng quan niệm về bigdei kodesh - sự cần thiết phải củng cố quyền lực hợp lý bằng các kí hiệu hoặc biểu tượng - phù hợp với tình thế mà Becky và Jeff đang phải gồng mình đấu tranh. Khi tôi nói với họ rằng họ cần phải trở thành “Thượng Tế trong thánh đường linh thiêng tại chính ngôi nhà của mình,” họ cười ồ lên, nhưng sau đó, ý tưởng này dần sáng tỏ. Họ nhận ra rằng họ đã quá ân cần và dân chủ với con cái, đến mức trong nhà không còn chút trật tự nào. Hai đứa trẻ chỉ quan tâm đến mong muốn của bản thân, thay vì hướng tới nghĩa vụ. Becky và Jeff bắt đầu tạo thay đổi. Họ tuyên bố phòng ngủ của họ là nơi nghiêm cấm không được ra vào, trừ khi có sự cho phép. Họ dạy các con phải nói: “Vâng, con xin ạ” hoặc “Cám ơn ba mẹ, nhưng con không ăn ạ” khi được cho thứ gì đó. Điều quan trọng hơn cả là họ không quan tâm quá nhiều đến tất cả các vết đau về thể chất và cảm xúc của hai đứa trẻ. Cuộc sống gia đình của họ được cải thiện hơn rất nhiều. Tôi rấtngạc nhiên và hài lòng. Từng bước, từng bước một Theo gợi ý của tôi, gia đình tôi bắt đầu đi lễ tại thánh đường mỗi tháng một lần. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng rất nhiều các ông chồng Do Thái không tích cực hành đạo thường hay phản kháng việc tham dự các buổi lễ; đây là vấn đề phổ biến trong nhóm cha mẹ mà tôi giảng dạy. Trong nhiều gia đình, người phụ nữ ưa các hoạt động tâm linh hơn, trong khi các ông chồng thường do dự, lập luận rằng kinh nghiệm từ thời thơ ấu chứng minh rành rành thái độ đạo đức giả của tôn giáo (tôi đã nghe thấy điều này từ các ông chồng theo đạo Công giáo, đạo Tin Lành và cả đạo Do Thái nữa). Giống như các cặp vợ chồng khác, anh Michael và tôi đến với nhau cũng là hôn nhân “sắp đặt” - không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng tình với nhau về các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo. Nhưng trong trường hợp của chúng tôi, Michael là người muốn gia đình tôi tuân theo tín ngưỡng khắt khe hơn mức tôi có thể hài lòng. Tuy nhiên, 10 năm trước, chúng tôi lại giống nhau ở một điểm: anh được dự lễ thụ giới và được làm lễ kiên tín, nhưng khi trưởng thành cả hai chúng tôi đều không tham gia Do Thái giáo và cả hai chúng tôi đều rất hiếu kỳ. Tại giáo đường, tôi có cảm giác mình như cá mắc cạn. Tôi không biết tên hoặc hình dạng của aleph, ký tự đầu trong bảng chữ cái Hebrew. Tôi cũng không hay biết đến các nghi thức tế lễ mà tôi vốn nghĩ là được phát âm giống như “burruch ha taw” và sau đó, tôi học được rằng, baruch atah tức là “Phúc lành cho bạn”. Tôi lúng túng với sự thiếu hiểu biết của mình về kỹ năng trong giáo đường và sự kém cỏi của tôi về Do Thái giáo. Nhưng chúng tôi rất kiên trì. Suốt mùa xuân đầu tiên trong năm đầu tiên đi lễ, chúng tôi đến trại cứu tế vào cuối tuần và ở đó lần đầu tiên chúng tôi được tham dự ngày lễ Shabbat, một ngày để nghỉ ngơi và suy ngẫm. Sau đó, mỗi tuần chúng tôi đều đến thánh đường. Tôi mua một cuộn băng có ghi âm lời kinh và thức khuya ghi nhớ lời cầu nguyện. Tôi cũng tham dự lớp học Ngũ thư và tạo một số thay đổi nho nhỏ tại nhà. Ban đầu, chúng tôi thắp vài ngọn nến vào bữa ăn tối thứ Sáu, lúng túng đọc lời cầu nguyện được chuyển ngữ, nói “Chúc mừng ngày lễ Shabbat” và đi ăn một bữa tôm tại nhà hàng của Thái. Sau đó, chúng tôi bổ sung thêm kiddush (lời khấn nguyện trước bữa ăn của đêm trước lễ Shabbat) và ăn tối tại nhà. Sau khoảng một năm, tối thứ Sáu nào chúng tôi cũng ăn bữa tối Shabbat tại nhà và đọc tất cả những câu kinh truyền thống. Đến giờ ăn, chúng tôi không ăn tôm cua, thịt lợn, thịt nói chung và các sản phẩm làm từ sữa nữa. Khi bắt đầu bữa tối, chúng tôi kết hợp những lời cầu nguyện với lễ nghi gia đình. Chúng tôi thắp nến tỏ lòng trân trọng với các thành viên trong gia đình mắc bệnh trong tuần đó, hoặc những ai cần đến một lời cầu nguyện do bị đau ở đâu đó. Ví dụ, Susanna nói: “Tối nay con thắp ngọn nến này xin mang phước lành cho bạn Jessica, vì bạn ấy đang bị cúm.” Sau đó, chúng tôi khẽ đọc lời cầu nguyện truyền thống với các con, “Nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho con trong tuần tới.” Chúng tôi đi quanh bàn và lần lượt mô tả sự việc tốt đẹp nhất diễn ra trong tuần và ghi nhớ tin tốt lành của các thành viên. Theo tin tức nghe được, chúng tôi trò chuyện về những khó khăn hoặc về cuộc sống thường nhật khi áp dụng các nguyên tắc trong luật Do Thái. Chúng tôi hát khi kết thúc bữa ăn. Thi thoảng, bữa ăn theo nghi thức và các nghi lễ có vẻ nhàm chán và mang tính vị kỷ, nhưng thông thường đây là những bữa ăn ít vội vàng nhất, là những khoảnh khắc dịu dàng nhất trong tuần, giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Một năm nữa trôi qua và tôi cân nhắc đến việc nghỉ làm một năm. Tôi mong muốn được học Do Thái giáo toàn thời gian và tìm cách kết hợp những điều tôi đã học vào công việc. Đồng nghiệp của tôi, vốn là chuyên gia tâm thần học rất yêu nghề, tỏ vẻ trách cứ: “Đó không phải là công việc,” anh ta nói: “đó là nghề nghiệp. Chị cứ thử nghĩ xem rời bỏ bệnh nhân như thế thì có ý nghĩa gì.” Lời khuyên của Rabbi Daniel rất cứng rắn: “Hãy đọc Chương 6 về nhà tiên tri Isaiah(13), khi ngài nhận được lời tiên tri,” thầy thôi thúc tôi trong một lá thư dài. “Về cơ bản, quyền quyết định là của con. Thầy chưa bao giờ chắc chắn về các vấn đề liên quan đến nguyên tắc, nhưng thầy biết chắc hai điều: nếu con tìm hiểu sâu về Do Thái giáo, con sẽ có cơ hội phụng sự cộng đồng người Do Thái và phụng sự Chúa.” Bức thư đó có tác động lớn đối với tôi. Dù vẫn mơ hồ về lời dự đoán của thầy Daniel rằng tôi sẽ phụng sự cộng đồng Do Thái giáo, nhưng lời khuyên của thầy trao cho tôi dũng khí để thôi việc. Mặc dù thầy Daniel là rabbi tân tiến, nhưng thầy cũng khuyên tôi nên tìm hiểu thêm về những người Do Thái chính thống. Cả đời họ đã quen với bản văn Kinh Thánh và những điều răn, tạo cho họ khả năng giúp người khác làm quen với tư tưởng Do Thái bằng phương thức vô cùng gần gũi, không mang tính học thuật. Tôi mặc frum (lễ phục), ống tay áo dài kín khuỷu tay, váy dài, đội mũ, và tôi học các bản văn khó, các quy tắc tạo ra ngôi nhà Do Thái với các giáo viên người Do Thái chính thống. Ban đầu, tôi dành phần lớn thời gian học hỏi các Hassid(14) và ở họ có sự kết hợp của những đặc điểm khiến tôi ấn tượng: niềm hân hoan trong đức tin và trí tuệ rực sáng. Nhưng khi tôi đến nhà họ dự bữa tối Shabbat, tôi thấy khác lắm. Chỉ nam giới tham gia tranh luận sôi nổi tại bàn ăn - những bà vợ và con gái lui vào một nơi kín đáo. Tôi không thể tạo dựng một ngôi nhà như thế này, và tôi cũng sẽ không hạ thấp phẩm giá con gái mình như thế. Nhưng tôi vẫn tiếp tục học hỏi những người đàn ông, phụ nữ ngoan đạo này, đồng thời cũng học các giáo viên khác biết truyền cảm hứng đến từ những nhánh Do Thái giáo. Trong năm đó, tôi tiếp thu được rất ít kiến thức về Do Thái giáo, nhất là khi kiến thức đó liên quan đến việc nuôi dạy con. Tôi phát hiện ra rất nhiều cuốn sách cha mẹ của người Do Thái, do các rabbi và giáo viên viết ra. Những cuốn sách đó nêu ra các vấn đề mới mẻ và hấp dẫn tôi: cách giải quyết “vấn đề nan giải tháng 12” (giúp trẻ em Do Thái cưỡng lại sự cám dỗ của Lễ Giáng sinh mà không khiến Hanukkah trở thành kì nghỉ dài vì kì nghỉ này không hướng tới mục đích đó), cách trang trí và hưởng thụ niềm vui thích một chiếc lều tạm, cách trả lời câu hỏi của trẻ về Chúa. Được viết ra nhằm giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ xây dựng cá tính Do Thái tích cực trong nền văn hóa đương đại, những cuốn sách này tồn tại song song với xã hội trần tục. Gần nhà tôi có ba hoặc bốn cửa hàng sách Do Thái của người Do Thái chính thống. Tôi rảo bước vào và thấy những chiếc bàn đầy kín các chồng sách nuôi dạy con mà tôi chưa từng thấy. Tôi vô cùng hồi hộp khi đọc những cuốn sách này. Sách có những hình ảnh sống động về các nguy cơ và sự cám dỗ của thế giới vật chất, ẩn chứa đầy lo âu, khát vọng tình dục quá độ và sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới quanh tôi. Sách nêu ra những băn khoăn thường ngày, thực tế khi nuôi dạy con - trẻ nhỏ nên được phép xem truyền hình trong bao lâu, thái độ của trẻ khi giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ được phép mặc quần áo ra sao - đến các câu hỏi liên quan đến thần thánh. Các cuốn sách này biết rõ kẻ thù của trẻ và đưa ra các phương pháp bảo vệ trẻ. Sách được viết cẩn thận, rất phù hợp về tâm lý và chứa đựng vốn hiểu biết về Do Thái giáo truyền thống, thể hiện qua những câu chuyện kể của Chúa Giê-su và bài học trong luật Do Thái và thần học. Những cuốn sách nuôi dạy con của người Do Thái chính thống này coi việc tuân thủ nghiêm ngặt là con đường duy nhất để nuôi dạy những đứa trẻ có đạo đức, lành mạnh. Vì vậy, cùng với những lời giảng và vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống là sự xuất hiện của mehitzah (vách ngăn tách biệt đàn ông và phụ nữ tại điện thờ), cộng với sự phê phán nghiêm khắc và sự kiên định phải ngăn cách khỏi cộng đồng rộng lớn hơn mà tôi và các bệnh nhân đều không sẵn lòng đón nhận. Tôi hoan nghênh phép chẩn đoán, nhưng không hoan nghênh phương thức chữa bệnh. Tôi bắt đầu tự hỏi liệu tôi có thể trở thành cầu nối hay không. Tâm lý học cung cấp lý thuyết mạnh mẽ để hiểu rõ các vấn đề tâm lý của trẻ, nhưng lý thuyết thay đổi quá thường xuyên, không thể là điểm tựa và chỉ mang tính tạm thời đối với các vấn đề liên quan đến cá tính. Từ các bài học được-thời-gian-chứng-minh với Do Thái giáo, tôi khám phá ra những sự hiểu biết sâu sắc và công cụ thực tế có thể trực tiếp giải quyết các vấn đề về tâm lý và tinh thần. Biết đâu tôi có thể tìm cách đưa những hiểu biết này đến với các gia đình mà tôi tư vấn; biết đâu tôi có thể tích hợp tâm lý học với những lời dạy của Do Thái giáo. Ngũ thư Không lâu sau khi tôi bắt đầu một năm nghiên cứu về Do Thái giáo, John Rosove, rabbi cao cấp tại thánh đường Israel đề nghị tôi chủ trì một buổi trò chuyện về nuôi nấng con cái vào buổi chiều ngày lễ Yom Kippur tại giáo xứ. Những kiến thức về vấn đề này chợt hé mở trong tôi, và tôi trò chuyện suốt một giờ đồng hồ mà không cần giấy nhớ. Sau buổi trò chuyện, một nhóm những người học Do Thái giáo đề nghị tôi làm giáo viên. Tôi sửng sốt lắm, nhưng cũng hồ hởi đồng ý và cuối cùng, tôi giảng dạy cho nhóm này suốt hai năm. Tôi vẫn thường nghĩ tôi chỉ dạy họ một ngày nữa thôi, nhưng tôi đã thắng nỗi lo sợ bị phát hiện là kẻ lừa gạt câu nói mà Rabbi Daniel từng nói với tôi: “Những ai dù chỉ biết một từ của Ngũ thư cũng đều biết dạy Kinh.” Lớp học trở thành mô hình mẫu cho tất cả các khóa học do tôi tổ chức về phương pháp nuôi dạy con dựa trên giáo lý Do Thái. Mỗi tuần, nhóm các cha mẹ của tôi thường chọn một ngày lễ sắp tới, một câu chuyện trong Kinh Thánh, hay một lời dạy trong Talmud(15), rồi kết nối với vấn đề nuôi dạy con thời hiện đại. Từ bài giảng, tôi thường trích ra một phương pháp hoặc cách thức xử lý vấn đề. Các thành viên trong lớp học trở về nhà, áp dụng nguyên lý và tuần sau đó sẽ báo cáo kết quả, xem việc nào hiệu quả và chưa hiệu quả. Lớp học dần trở thành các buổi diễn thuyết, và tôi chợt phát hiện mình đang kết nối hai thế giới với nhau. Tôi có hai bộ bài giảng: một bài về sự duy linh và nuôi dạy con cái của người Do Thái, được tôi giảng tại các trường đạo và giáo xứ; và một bài giảng tương tự với đôi chút tham khảo Do Thái giáo, được tôi giảng dạy tại trường dòng và nhà thờ. Các bài giảng và nhóm cha mẹ giúp tôi thấy được nhiều tuýp cha mẹ hơn tôi từng thấy trong thời gian hành nghề. Thay vì tập trung vào các vấn đề cụ thể của mỗi trẻ, lúc này tôi nghe thấy các vấn đề chung chung hơn. Rất nhiều cha mẹ nói với tôi rằng họ cảm thấy chơi vơi sau mỗi từ Mẹ và Con. Họ thấy mình đang nuôi dạy con trong một thế giới thay đổi nhanh đến chóng mặt, và thế giới đó rất khác với thế giới mà họ sinh trưởng. Không có truyền thống để họ tuân theo, cũng không có cộng đồng để họ gia nhập. Các ban hội trong trường của con, dù rất gắn bó và cảm thông, cũng không tương xứng với vị thế là tổ chức đạo đức và tâm linh của gia đình. Các bậc cha mẹ nói với tôi rằng các buổi dạy của tôi đã đáp ứng đúng nhu cầu của cha mẹ về hướng dẫn con cái trong những năm học đầu đời, giúp họ biết cách học Do Thái giáo cơ bản mà không phải cam kết “học tôn giáo.” Rất nhiều người tham gia giáo xứ nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu, áp dụng tại nhà. Tôi chưa bao giờ quay trở lại với nghề tâm lý học như tôi từng làm nghề trước khi bị khủng hoảng niềm tin. Thay vào đó, tôi chuyển từ việc hướng trọng tâm vào chẩn đoán bệnh và chữa bệnh sang phòng bệnh; từ các buổi chữa bệnh riêng sang giảng bài, dạy các khóa học về làm cha mẹ, thảo luận với các bậc cha mẹ và trường học. Tính đến nay, rất nhiều năm trôi qua và tôi đã dạy một khóa học mang tên: “Bài tập về nhà, Thực phẩm, Giờ đi ngủ, Tình dục, Tử thần và Thần thánh: Sự Thông thái của người Do Thái dành cho cha mẹ.” Mục đích của tôi trong khóa học đó - cũng như trong cuốn sách này - là giúp cha mẹ xây dựng triết lý nuôi dạy con dựa trên tâm linh, giúp họ tự giải quyết các vấn đề nan giải trong quá trình phát triển của con, thay vì phải tìm đến chuyên gia mỗi khi trẻ đi chệch hướng. Cha mẹ thống khổ, con cái lo âu Tôi học được gì sau những năm dẫn dắt các nhóm học phương pháp nuôi dạy con? Bí mật bị che giấu trong cộng đồng phong phú mà tôi sinh sống chính là nỗi thống khổ của họ. Không biết chắc chắn cách tìm ra niềm vui và sự đảm bảo trong thế giới phức tạp mà mình được kế thừa, chúng ta cố gắng lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của con bằng một mớ hỗn độn: các buổi giải trí nhân dịp sinh nhật, các buổi học, phòng đầy ắp đồ chơi và thiết bị, các gia sư và các nhà trị liệu. Nhưng niềm vui vật chất không thể mua được sự yên bình trong trí óc, và tất cả sự thừa thãi đều dẫn đến mối lo âu lớn hơn - cha mẹ sợ con sẽ không thể duy trì phong cách sống tinh tế và sẽ sượt chân khỏi ngọn núi mà cha mẹ dày công xây đắp. Trong niềm mong đợi háo hức là các con sẽ biết làm điều đúng đắn, cha mẹ không chỉ nuông chiều con về mặt vật chất mà còn làm hư trẻ về mặt cảm xúc. Rất nhiều cha mẹ có những kí ức không vui về tuổi thơ của mình, kí ức về việc không được phép thể hiện cảm xúc hoặc tham gia vào các quyết định. Khi cố gắng tháo gỡ các vấn đề quá khứ, họ đi quá xa theo hướng khác - họ đánh giá quá cao nhu cầu của trẻ đối với việc thể hiện bản thân và biến ngôi nhà thành các tổ chức dân chủ nho nhỏ. Nhưng sự công bằng mà họ duy trì tại nhà không tạo cho trẻ ý thức về lòng tự trọng. Thay vào đó, sự công bằng đó khiến họ lo sợ khi gửi đi thông điệp rằng cha mẹ không hoàn toàn chịu trách nhiệm. Khi người từ chối chính là người cầm quyền, những bậc cha mẹ này không trao quyền cho con cái; thay vào đó, họ khiến trẻ bất an. Một khía cạnh vô cùng đáng lo của phương pháp nuôi dạy trẻ thời hiện đại là cách thức cha mẹ tôn thờ thành công và cảm xúc của con cái, và họ lơ là nhiệm vụ giúp trẻ có ý thức trách nhiệm với người khác. Tôi đã thấy một ví dụ về việc này tại một trường trung học - nơi tôi giảng bài - khi có một học sinh xấu số qua đời. Một ngày sau thảm kịch đó, những người trưởng thành được sắp xếp ở các vị trí quanh trường để các học sinh có thể giãi bày tâm sự mỗi khi cảm thấy đau khổ. Không hề có mitzvot (hành động thiêng liêng) được thực hiện vì lợi ích của đứa trẻ xấu số kia và cũng không có bài học về trách nhiệm xã hội. Trong cộng đồng tôn giáo, bạn bè của học sinh xấu số kia có thể giúp chuẩn bị và chuyển bữa tối đến cho gia đình cậu, hoặc đón em trai của cậu từ trường về nhà. Trọng tâm của ngôi trường dòng này là giữ cho lòng tự trọng của trẻ không bị tổn hại và tâm trạng của trẻ được vui tươi. Xu hướng nuôi dạy trẻ hiện nay là bảo vệ trẻ trước những mối lo về cảm xúc hoặc thể chất. Tôi không thể đổ lỗi cho các bậc cha mẹ khi họ khiếp sợ các bản tin tối về xã hội bạo lực, nguy hiểm ngày nay, nhưng rất nhiều trong số họ quá bao bọc con cái. Họ không trao cho con cơ hội học cách tự thân vận động khi bước ra khỏi cổng trường hoặc cổng nhà. Cha mẹ không chỉ lo sợ bạo lực; họ còn được cảnh báo về thứ mà họ cho là một tương lai mù mịt. Với mong muốn chuẩn bị cho con về lãnh địa vẫn chưa được biết đến này, họ cố gắng trang bị cho con vô số kĩ năng, bằng cách cho con học thật nhiều và gây áp lực cho con phải ganh đua và vượt trội. Trong môi trường nhạy cảm này, trẻ nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồ vật phong phú, nhưng trẻ cũng phải trả giá mới có được. Trẻ nhanh chóng học được rằng mình không được thể hiện quá nhiều nỗi buồn, cảm giác tức giận hoặc thất vọng. Trẻ phải giỏi mọi thứ, luôn luôn tươi cười, bởi trẻ chính là sự biểu trưng cho thành công của cha mẹ. Tôi tin rằng rất nhiều trong số các vấn đề của trẻ mà tôi tư vấn đều xuất phát từ hai nguồn: áp lực nặng nề trong thế giới cạnh tranh và sự công nhận vô thức về tầm quan trọng phi thường của chúng đối với cha mẹ. Tôi vẫn nhớ những lời phàn nàn thường xuyên của trẻ, những mối lo lắng về xã hội, sự yếu kém trong học tập và các vấn đề về khả năng tập trung tại trường. Đâu là cách tốt hơn để trẻ chống lại những kì vọng phi thực tế của cha mẹ: giành lại đôi chút kiểm soát và kiên quyết không chịu bị tôn thờ như một thần tượng, hay là tỏ ra chán ngấy hoặc không nổi bật? Các nguyên lý về sự điều độ, tán dương và thánh hóa Thông qua việc nghiên cứu và thực hành đạo Do Thái, tôi học được rằng các cha mẹ mà tôi tư vấn đã rơi vào cạm bẫy được tạo ra ngoài mục đích tốt đẹp của mình. Quyết tâm trao cho con mọi thứ con cần để trở thành “người chiến thắng” trong thế giới cạnh tranh cao độ này, họ bỏ lỡ món quà linh thiêng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta: quyền lực và sự thiêng liêng của khoảnh khắc hiện tại và của cá nhân mỗi trẻ. Do Thái giáo có quan điểm khác biệt về việc nuôi dạy con. Bằng cách thánh hóa các khía cạnh trần tục nhất của hiện tại, đạo giáo này dạy cho chúng ta biết rằng sự vĩ đại không chỉ nằm trong thành tựu vinh quang trọng đại, mà còn nằm trong những hành động, nỗ lực nhỏ bé thường ngày của chúng ta. Do Thái giáo cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải bị nuốt chửng trong thế giới vật chất, không thể kiểm soát này - chúng ta có thể nắm lấy những thứ giá trị của thế giới đó mà không bị hủy hoại. Ba nguyên lý nền tảng trong cuộc sống của người Do Thái là sự điều độ, tán dương và thánh hóa. Thông qua các nguyên lý này, chúng ta có thể có một cuộc sống cân bằng, bất kể chúng ta cư ngụ ở đâu. Phương pháp của người Do Thái là liên tục tìm tòi, học hỏi, đặt câu hỏi và giảng dạy các nguyên lý này. Bằng cách áp dụng các nguyên lý vào cuộc sống gia đình, chồng, các con và tôi đã tìm thấy sợi dây gắn kết tình cảm và nghĩa lý trong thế giới hay thay đổi ngày nay. Trong suốt thời gian hành nghề chuyên môn, tôi đã thấy rất nhiều gia đình thay đổi hoàn toàn nhờ quan điểm mới mẻ này về các vấn đề trong cuộc sống. Nguyên lý của sự điều độ dạy chúng ta cùng lúc thực hiện hai việc có vẻ tối kỵ với nhau: nhiệt tình đón nhận thế giới vật chất mà Thiên Chúa tạo ra - “Và Thiên Chúa thấy rằng điều đó là tốt” - trong khi vẫn thi hành tính kỷ luật tự giác. Do Thái giáo làm rõ quan điểm thích đáng của chúng ta về sự cam kết với thế giới. Chúng ta không tranh đua với các loài động vật - bởi chúng hành động theo bản năng; với những kẻ ngoại giáo - bởi họ tôn thờ thiên nhiên và các ý nghĩa vì lợi ích của bản thân; các thiên thần - bởi thiên thần không đấu tranh với niềm khát khao; hay với người tu khổ hạnh - bởi họ tránh xa những niềm vui thú trần tục. Thiên Chúa chủ tâm tạo ra chúng ta với khát vọng mãnh liệt và sự tự nguyện. Chúng ta toàn quyền sử dụng thứ tài sản này với mục đích tốt hoặc xấu. Sự điều độ dẫn đến nguyên lý thứ hai, chính là sự tán dương. Chúng ta có nghĩa vụ đón nhận quà tặng của Thiên Chúa một cách điều độ, nhưng cũng phải nồng nhiệt; nói cách khác, chúng ta có bổn phận phải trao lời cảm ơn và tán dương. Việc tán dương này có thể diễn ra dưới cả trăm hình thức: nghi thức tế lễ Do Thái bao gồm cầu nguyện trước khi ăn, khi thấy cầu vồng, khi có quần áo mới, khi thoát nạn trong gang tấc, khi có ngày nghỉ, khi lần đầu tiên làm việc gì đó, và ngay cả khi xảy ra động đất (lời cầu nguyện cuối cùng này có thể được tạm dịch thành “Ôi, Thiên Chúa ơi, Ngài là đấng quyền năng sống!”) Nguyên lý về sự tán dương dễ dàng được thực hiện nhờ chu kì liên tục, quanh năm của các ngày lễ lớn nhỏ. Quan niểm của Do Thái giáo về sự tán dương được thể hiện sinh động trong một câu chuyện do Rabbi Sampson Raphael Hirsch của nước Đức vào thế kỉ XIX kể lại: Một rabbi nói với giáo đoàn của ngài rằng ngài có kế hoạch du ngoạn đến Phần Lan. “Tại sao lại là Phần Lan?” các tín hữu hỏi ngài. “Ở đó hầu như không có người Do Thái”. “Lí do nào khiến ngài phải đi xa đến vậy?” Rabbi trả lời: “Ta không muốn gặp Đức Chúa Trời và để Người phải nói với ta rằng, ‘Sao cơ? Con chưa bao giờ nhìn thấy dãy Anpơ(16) của ta sao?’” Tán dương và lòng biết ơn là ý tưởng chủ chốt trong Do Thái giáo và trong phương pháp nuôi dạy con của người Do Thái. Chúng ta được lệnh phải canh chừng mọi cơ hội để tỏ ra biết ơn vì sự giàu có của thế giới và vì vận may tốt đẹp của mình, bất kể thế giới hay vận may đó là gì. Thông qua những lời cầu nguyện, lễ nghi và danh sách các vị thánh thiêng liêng, Do Thái giáo trao cho các gia đình vô số phương thức thực hành và giảng dạy về niềm vui và lòng biết ơn. Sự thánh hóa, nguyên lý thứ ba, là quy trình thừa nhận sự thiêng liêng trong các sự kiện, hành động hàng ngày. Vì thánh đường thứ hai tại Jerusalem(17) bị phá hủy năm 70 C.E, thánh đường linh thiêng nhất này không chỉ trở thành giáo đường mà còn là mái nhà của tất cả chúng ta. Lối biểu đạt truyền thống của Do Thái giáo về mái nhà giống với từ ngữ mô tả ngôi nhà thần thánh: mikdash me’ at, hay còn gọi là “thánh địa nhỏ.” Bàn ăn với con trẻ chính là án thờ. Nó có thể trở thành nơi linh thiêng nhất trên hành tinh. Theo truyền thống Do Thái, có những quy tắc được tạo ra nhằm giúp chúng ta thánh hóa các hoạt động thường nhật, từ cách thức ta đối xử với người bạn đời cho đến cách đối đãi với con cái, trợ giúp việc nhà, thậm chí là cách cư xử với vật nuôi. Có những quy tắc dành cho việc quở trách, tán dương, chào nhau buổi sáng và trước khi đi ngủ, bởi theo truyền thống Do Thái, mỗi hoạt động này đều mang tính thần thánh. Nuôi dạy con Theo lời dạy trong Ngũ thư Kinh Thánh, mục đích của việc sinh con đẻ cái không phải là tạo cơ hội cho vinh quang của chúng ta hay của con trẻ. Mục đích sinh con và nuôi dạy con trở thành người tự lực, biết yêu thương và có đạo đức là nhằm đảm bảo sẽ luôn có người ca ngợi Thiên Chúa sau khi chúng ta rời cõi trần. Vậy nên trước nhất, các quy tắc nuôi dạy con không chỉ nhằm giúp trẻ cảm thấy tốt đẹp, mà còn nhằm biến trẻ thành người tốt. Kinh Torah, Talmud và các bài viết của các nhà tư tưởng Do Thái thông thái suốt những thế kỉ qua cung cấp vốn hiểu biết vô giá, giúp cha mẹ thực hiện nhiệm vụ lớn lao là nuôi dạy con. Tôi đã nỗ lực chắt lọc vốn hiểu biết này dưới dạng thức giúp các cha mẹ đương thời thấy hứng thú với lý thuyết và hiệu quả trong các hoạt động thường ngày. Mỗi chương sau đây đều tập trung vào một khía cạnh nuôi dạy con mà các nhà tư tưởng Do Thái cho là vô cùng quan trọng: Chấp nhận rằng con là người độc nhất và cũng là người rất đỗi bình thường. Dạy trẻ kính trọng cha mẹ và tôn trọng những người khác – bao gồm gia đình, bạn bè và cộng đồng. Dạy trẻ trở thành người bền chí, tự lực và dũng cảm. Dạy trẻ cảm thấy biết ơn vì hạnh phúc của mình. Dạy trẻ giá trị của lao động. Dạy trẻ biết cách biến bàn ăn thành ban thờ - đón nhận thức ăn với thái độ điều độ, tán dương và thánh hóa. Dạy trẻ chấp nhận các quy tắc và biết tự chủ. Dạy trẻ về sự quý báu của thời khắc hiện tại. Dạy trẻ về Thiên Chúa. Đây là bản kế hoạch chi tiết mà các bậc cha mẹ Do Thái đã tuân theo suốt 3.000 năm, và tôi tin rằng nó vẫn sẽ đem lại hiệu quả trong mọi kỉ nguyên, mọi thành phố, mọi nhà. Hãy tự mình tìm lối đi riêng Một yếu tố đẹp đẽ của Do Thái giáo chính là lòng khoan dung, được thể hiện trong câu nói cổ xưa: “Thiên Chúa không đưa ra đòi hỏi thừa thãi với các sinh vật của Người.” Thiên Chúa không đòi hỏi ở các tín hữu nhiều hơn mức họ có thể cho đi, nhưng chúng ta được yêu cầu hãy cố gắng trao thứ gì đó. Trong cuốn Ethics of the fathers (Đạo đức của Cha) (bộ sưu tầm những câu châm ngôn có từ trước thế kỉ đầu tiên), Rabbi Tarfon dạy rằng: “Con không có trách nhiệm phải hoàn thành công việc [hoàn thiện thế giới] nhưng con cũng không thể ngưng làm việc đó.” Kinh Torah hiểu rằng tất cả chúng ta đến với thế giới này và đến với Thiên Chúa một cách khác biệt. Trong sách Xuất hành(18), phần tham khảo được hướng tới “các anh em” - cụm từ này được sử dụng để mô tả tất cả những người mà Moses – nhà tiên tri Do Thái - đã dẫn dắt qua Biển Đỏ và đến với Miền đất Hứa. Họ bao gồm mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Ai Cập, với nền tảng vô cùng khác nhau. Đôi khi, tất cả chúng ta đều cần những điều khác biệt từ Chúa, và Chúa cũng kì vọng vào những điều khác biệt ở mỗi chúng ta. Tôi tiếp tục gặp khó khăn với mọi khía cạnh của Do Thái giáo - với thuyết thần học, lễ nghi và cộng đồng. Tôi dần tránh xa những gì gần giống với niềm tin tuyệt đối, mặc dù tôi chưa từng hoài nghi rằng có một sự thật được đúc kết trong tôn giáo và sự thật đó có thể được coi là sự công nhận - rằng vũ trụ được tạo ra kia trao cho chúng ta cả ý nghĩa và bổn phận. Nhưng vấn đề về niềm tin tuyệt đối với Chúa không làm giảm sự tận tâm của tôi, bởi trong Do Thái giáo, sự khó khăn vất vả song hành với thuyết thần học. Hãy nhìn Moses(19) xem - ngài đã dành cả đời để thảo luận sôi nổi với Chúa! Cũng như chúng ta không bao giờ được cho là sẽ ngừng học hỏi Kinh Torah, chúng ta cũng không bao giờ được cho là sẽ ngừng chất vấn Kinh. Với tinh thần đó, cuốn sách của tôi có thể được coi là triết lý nuôi dạy con hoặc là sách khai tâm về Do Thái giáo. Các bậc cha mẹ - dù thuộc nhóm Tân tiến, nhóm người Do Thái chính thống, người Do Thái hoặc không phải người Do Thái - đều có thể hưởng lợi từ vốn hiểu biết sâu sắc của các rabbi và các học giả - tôi đã khai thác các ý tưởng của họ để viết lên cuốn sách này. Ngay cả sau khi học hỏi các nguyên tắc Do Thái về cuộc sống và sửng sốt trước vốn hiểu biết về tâm lý và phán đoán theo kinh nghiệm của các bậc hiền nhân, tôi cũng không hoàn toàn thoát khỏi mối nguy của việc nuôi dạy con ngày nay. Tôi vẫn chưa thể giải phóng bản thân khỏi những kỳ vọng lớn lao về các con, hoặc nuông chiều con thái quá và lập kế hoạch thái quá cho con, nhưng tôi đã tiến được vài bước ra khỏi lãnh địa ganh đua, áp lực và mối lo lắng vốn khiến tôi ngẫm nghĩ đêm đêm. Tôi không còn lo lắng về tuổi tác của mình như trước nữa, bởi các con là một phần trong cộng đồng vững chắc và di động. Tôi hi vọng chúng sẽ gây dựng được mối quan hệ thiết thực với Chúa, giúp củng cố mối quan hệ của chúng với cha mẹ nơi cửu tuyền. Khi đối mặt với các vấn đề nan giải về đạo đức, chúng sẽ có sẵn khung tham khảo để đánh giá cái đúng cái sai và ý thức về quyền năng mạnh hơn từ những người mà chúng phải chịu trách nhiệm giải thích. Vào một buổi tối thứ Sáu đơn độc tại trường đại học, chúng sẽ tìm được thứ mà chúng đã lớn lên cùng từ khi còn ở nhà - sự ấm áp từ những ngọn nến trong bữa tối Shabbat tại ký túc, những bài hát và lời cầu nguyện quen thuộc. Chúng tôi đang trao cho con một truyền thống mà chúng có thể truyền lại cho các thế hệ sau. Cuốn sách này không phải là công thức dành cho việc nuôi dạy con không-có-sai-sót. Đây là một thấu kính, là một cách nhìn khác về thế giới, cuộc sống và gia đình. Do Thái giáo đã trao cho gia đình tôi những khoảnh khắc gần gũi và hòa thuận ngoài mong đợi, sự rõ ràng về những khó khăn mang tính đạo đức, ý thức về sự thần thánh của mọi hoạt động thường nhật. Nó dẫn dắt tôi - với tư cách là một người mẹ - sâu sắc hơn mọi lối suy nghĩ mà tôi từng khám phá và tôi hi vọng nó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy như vậy. Có một câu hỏi đúc kết mọi điều tôi học được từ sức mạnh của những lời dạy Do Thái giáo, để đưa đường chỉ lối cho mọi thế hệ chúng ta. Đó là câu hỏi mà các rabbi thường hỏi các cô bé cậu bé học sinh: Đâu là thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái? Trao Ngũ thư Kinh Thánh ở Sinai(20) đúng không ạ? Không. Khi rời bỏ Biển Đỏ(21) phải không ạ? Không. Là lúc này. Đây là khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái. Hãy chấp nhận con đặc biệt và bình thường như bao bạn bè Tôi mới đọc một bản tin khối-lớp-3 có sử dụng từ đặc biệt tới năm lần trên hai trang giấy. Bài hát Lễ Tạ ơn thật đặc biệt. Spellathon cũng đặc biệt. Triển lãm Nghệ sĩ mới nổi cũng đặc biệt. Ngay cả Pie Drive khiêm tốn cũng đặc biệt, dù là với những lí do không được tiết lộ rõ ràng trong bản tin. Và cuối cùng, khối lớp 3 năm nay cũng vô cùng đặc biệt. Tôi tự hỏi liệu có thể nào như thế được không? Có thể nào có quá nhiều điều đặc biệt tập trung ở một nơi như thế không? Sự trùng hợp ngẫu nhiên của vũ trụ ư? Hay đây là trường học thực sự phi thường, với những đứa trẻ thông minh xuất chúng, thầy cô tận tâm vượt trội, các gia đình hào phóng và giỏi giang lạ thường? Thực ra, ngôi trường này rất tốt. Học sinh thông minh và cư xử phải phép, thầy cô mẫu mực, cha mẹ dành thời gian và tiền bạc khi cần. Nhưng đó không phải là một ngôi trường quá đặc sắc, và tôi hoài nghi về lợi ích của việc có niềm tin khác đi về ngôi trường đó. Bản tin khối-lớp-3 không hề độc đáo. Tại hầu khắp các trường mà tôi ghé thăm, đội ngũ cán bộ, các áp phích trên tường và không khí chung của trường đều nhấn mạnh rằng đây không chỉ là nơi học tập, mà còn là nơi nuôi dưỡng những nhà vô địch kỳ cựu, giàu lòng yêu thương. Không nên đổ lỗi cho nhà trường khi họ có những tham vọng quá mức đến vậy. Các bậc cha mẹ, cùng với kì vọng lớn lao của họ về các con, đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ sự đặc biệt này. Paula, bạn tôi, hiệu trưởng một ngôi trường tiểu học xuất sắc, kể chuyện đưa một người mẹ tham gia chuyến tham quan dành cho phụ huynh tương lai quanh trường. Người mẹ nói rằng con gái Sloane của chị cực kỳ yêu thích môn khoa học. “Tại một ngôi trường khác mà tôi đã tham quan, các cô giáo mầm non treo cờ đuôi nheo trên cây nhằm cho học sinh biết đặc tính của gió,” người mẹ đó nói. “Tôi mong là cô cũng sẽ làm tương tự như vậy tại trường này. Tôi không muốn Sloane mất cơ hội học hỏi.” “Trên cây có lá rồi,” Paula đáp lời. “Lá cũng thể hiện điều tương tự như vậy. Tôi không thể đảm bảo là chúng tôi sẽ treo cờ đuôi nheo đâu.” Sau đó, mẹ của Sloane đã gửi cô bé theo học tại một ngôi trường khác có treo cờ đuôi nheo trên cây. Hiệu trưởng của một ngôi trường khác phàn nàn với tôi rằng anh rất tức giận trước sự kì vọng của phụ huynh học sinh: Quá nhiều phụ huynh muốn mọi thứ phải được bố trí đâu ra đấy khi trẻ lên 8. Họ muốn con học cực giỏi, giàu năng lực như những đứa trẻ ở bên kia bán cầu phương Tây. Trẻ cần phát triển từ từ, nhưng không ai còn thời gian cho sự từ từ đó nữa. Không được phép sai lầm, không được chậm chân, không chấp nhận mọi điều bất thường! Nếu trẻ không đạt điểm A, phụ huynh bắt đầu bứt rứt lo sợ trẻ học kém hoặc gặp vấn đề về động lực. Đồ thị điểm số không theo chiều tăng dần đã biến mất. Dường như các phụ huynh đều nghĩ rằng trẻ được chia làm hai nhóm: học giỏi và học kém. Không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực vô hạn trong mọi môn học. Điều này không có nghĩa là phần lớn các trẻ sẽ không thể đi học đại học và không thể cạnh tranh thành công trong thế giới của người trưởng thành. Phần lớn trẻ sẽ học đại học và thành công. Chỉ cần phụ huynh thư giãn và kiên nhẫn một chút. Ở đây xảy ra chuyện gì vậy? Tại sao bản tin khối-lớp-3 kia lại tung hô đến thế? Tại sao mẹ Sloane lại lo lắng đến vậy về việc con gái chị được tham gia phòng thí nghiệm vật lý thu nhỏ tại trường tiểu học? Tại sao các phụ huynh không thể cho phép những-đứa-con-8- tuổi được phát triển với tốc độ tự nhiên, bình thường? Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về Do Thái giáo, một trong những điều đầu tiên gây tác động mạnh mẽ với tôi chính là cách trò chuyện trực tiếp của đạo này về áp lực nuôi dạy con. Theo tư tưởng Do Thái, cha mẹ không nên kì vọng con cái trở thành người không phải bản thân của trẻ. Hasidic(1) dạy rằng: “Nếu trẻ có khiếu trở thành thợ làm bánh, đừng bắt trẻ phải làm bác sĩ.” Do Thái giáo giữ vững quan điểm cho rằng Chúa có kế hoạch riêng cho từng đứa trẻ được sinh ra trên đời. Khi chúng ta thờ ơ ưu điểm nội tại của trẻ và hối thúc con đi theo ý niệm của mình về sự thành đạt phi thường, chúng ta đang hủy hoại kế hoạch của Chúa. Nếu áp lực phải trở thành người đặc biệt trở nên quá căng thẳng, cuối cùng trẻ sẽ phải đến văn phòng của nhà trị liệu do bị rối loạn về ăn uống và giấc ngủ, các cơn đau dạ dày mạn tính, rụng tóc, tuyệt vọng và bệnh tật. Trẻ là nạn nhân trong cuộc đua ai-hoàn-hảo của cha mẹ. Chính những đứa trẻ này đã thôi thúc tôi tìm kiếm phương pháp trợ giúp ngoài phương pháp trị liệu. Trong Do Thái giáo, tôi tìm được một phương pháp tôn trọng nét độc đáo của trẻ, đồng thời chấp nhận trẻ trong mọi chiến thắng bình thường nhất. Sứ mệnh: sự hoàn hảo Trong Chương 1, tôi mô tả sự ngạc nhiên và lúng túng của bản thân khi các bậc cha mẹ tỏ ra thất vọng sau khi tôi tiến hành kiểm tra và nói với họ rằng các con của họ “trong giới hạn bình thường”. Theo quan điểm của họ, một vấn đề có thể chẩn đoán được còn tốt hơn một sự giới hạn bình thường. Vấn đề có thể được xử lý, còn sự giới hạn đích thực kia đòi hỏi phải điều chỉnh sự kỳ vọng và sự chấp thuận đối với một đứa con trai hoặc con gái không hoàn hảo. Cha mẹ tràn trề hi vọng khi thực ra đứa con hiếu động của họ bị hiếu động thái quá, đứa con hay mộng mị của họ bị ADD(2), đứa con học kém toán gặp chứng rối loạn học tập, đứa con nhút nhát bị ám ảnh xã hội, đứa con trai hay làm điều sai quấy mắc chứng “điên đường”. (3) Nếu có bệnh nào đó được chẩn đoán, họ có thể thuê các chuyên gia và gia sư, cho con uống thuốc, lập kế hoạch chữa bệnh, và cha mẹ có thể duy trì ảo tưởng rằng sự không hoàn hảo có thể được vượt qua. Niềm tin của họ vào tiềm năng vô hạn của con được khôi phục. Tại sao cha mẹ lại lo lắng về việc nuôi dạy những đứa con hoàn hảo đến vậy? Câu trả lời có hai phần: niềm tự hào và lo sợ về tương lai. Con tôi, thiên tài của tôi Janet hỏi xin lời khuyên của tôi và các thành viên khác tham gia khóa học nuôi dạy con cái về cách “trò chuyện ra ngô ra khoai” với cậu con trai lớn của chị. Chị có biết gì về cuộc Tìm kiếm Tài năng Johns Hopkins không? Họ tạo cho các học sinh lớp 6 cơ hội tham gia bài kiểm tra SAT. Nếu một học sinh có số điểm bằng với số điểm của một học sinh trung bình lớp 12 trong bài kiểm tra toán hoặc kiểm tra miệng, học sinh đó có đủ điều kiện tham gia chương trình học tập mùa hè đặc biệt tại trường đại học. Tôi biết Dylan có đủ năng lực với môn toán nhưng thằng bé không muốn ngồi làm bài kiểm tra. Thật là điên rồ, vì nhà trường cũng sẽ không biết điểm số của thằng bé và nếu thằng bé tham gia cuộc kiểm tra và gia nhập chương trình tìm kiếm tài năng, học bạ của thằng bé sẽ sáng rạng lắm. Dân không chuyên gọi đây là hiện tượng khoe khoang khoác lác; các nhà tâm lý học mô tả đây là “thành tích đạt được do hội chứng tâm lí mà cha mẹ có ý gây tổn thương cho con cái để được chú ý.” Một số cha mẹ coi thành tích của con là liều thuốc giúp họ an tâm, coi thành tích của con là vinh dự cá nhân, là yếu tố cho thấy giấc mơ của họ có thành hiện thực hay không. Ngay cả các bậc cha mẹ không coi con cái là rào chắn trước những nỗi lo sợ hiện sinh hoặc là biểu tượng thể hiện giá trị của chính họ cũng có thể khó lòng kháng cự trước cơn sốt cạnh tranh. Không phải lúc nào sự việc cũng đi theo hướng này. Trước đây, cha mẹ sinh con vì giá trị lao động của chúng (thêm người làm việc trên trang trại). Ngày nay, rất nhiều cha mẹ coi thành tích của con cũng quan trọng như “sản phẩm” gia đình. Thái độ này dẫn đến lối suy nghĩ đảo-ngược, tập-trung-vào-trẻ, nơi chúng ta chiều theo ý thích của trẻ, nhưng cũng gây áp lực cho trẻ phải đạt thành tích bằng mọi giá - thành tích trong học tập, xã hội và thể thao. Nhưng áp lực này có thể gây phản tác dụng. Những đứa trẻ cảm thấy chúng được kì vọng phải vượt trội hơn thành công của cha mẹ, hoặc sẽ thể hiện các kĩ năng vượt tầm năng lực của bản thân, sẽ lâm vào cảnh khốn đốn. Một số trẻ chỉ giỏi một lĩnh vực duy nhất, nên việc cố gắng buộc trẻ phải tinh thông thật nhiều kĩ năng chỉ vô ích và mang tính hủy hoại. Nếu cứ phải oằn lưng học theo ý cha mẹ, có lẽ trẻ sẽ quên cả điểm mạnh duy nhất của mình. Các trẻ khác bắt đầu cảm thấy như thể mình phải làm mọi việc chỉ vì sự hài lòng của cha mẹ, và trẻ công khai chống đối. Một số phản ứng trước áp lực này bằng cách đánh mất niềm vui nội tại của việc làm chủ các kĩ năng, và có những trẻ khác lại vận dụng các triệu chứng tâm lý để thoát khỏi cuộc chạy đua. Bằng cách thổi phồng khuyết điểm của mình, những đứa trẻ này mong muốn được tránh xa thất bại và để tiến độ của chúng được đo lường bởi các tiêu chuẩn riêng, thực tế hơn. Con bạn không phải là một thiên tài. Theo tư tưởng Do Thái giáo, thậm chí con bạn cũng không thực sự là “của bạn”. Trong tiếng Hebrew không có động từ nào mô tả sự sở hữu; từ ngữ mà chúng ta dịch là “có” - yesh li, thật ra lại mang nghĩa “nó ở đó để dành cho tôi” hoặc “cái đó dành cho tôi”. Mặc dù không có gì thuộc về chúng ta nhưng Chúa đã khiến mọi thứ ở tư thế sẵn sàng được cho vay mượn và mời gọi chúng ta mượn Người để đẩy mạnh hơn nữa mục đích của sự thần thánh. Những thứ đó bao gồm con cái của chúng ta. Chúng là những khoản vay quý giá và mỗi trẻ đều có một con đường riêng để phụng sự Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp trẻ tìm ra con đường đó. Những đứa trẻ dũng cảm, có kiến thức tổng quát chinh phục tương lai Nếu bạn đòi hỏi con phải giỏi một số lĩnh vực nhất định, có thể trẻ sẽ giỏi đương đầu với kỳ vọng của cha mẹ hơn. Nhà tâm lý học Michael Thompson nói rằng chúng ta đang có những đòi hỏi “chung” bất công với thanh thiếu niên: “Đó là giai đoạn duy nhất trong cuộc đời, khi bạn được kì vọng sẽ làm tốt tất cả mọi việc. Người lớn không bắt mình phải tuân theo những tiêu chuẩn đó. Chúng ta không phỏng vấn bác sĩ khoa nhi về việc liệu anh ta có biết chơi bóng rổ không, hay kiểm tra kế toán viên về kiến thức sinh học trước khi chúng ta để cô ấy làm bài kiểm tra về thuế. Ở trường tiểu học và trung học, chúng ta tôn vinh các học sinh có kiến thức tổng quát, nhưng trong thế giới thực không có chỗ cho người có kiến thức tổng quát trừ chương trình truyền hình Jeopardy!(4)” Độ tuổi mà chúng ta kì vọng trẻ sẽ giỏi mọi việc đang ngày càng thấp hơn. Một phần là do cha mẹ lo sợ về một tương lai không chắc chắn và quả bóng tương lai ấy đang lăn về phía chúng ta nhanh hơn bao giờ hết. Chiếc máy vi tính ta mua hôm nay có thể được thay thế bởi một chiếc máy rẻ hơn, nhẹ hơn, hợp thời trang hơn, có mô-đem nhanh hơn ngay khi chúng ta vừa lôi chiếc máy kia ra khỏi thùng. Cha mẹ lo sợ rằng, trong thế giới siêu không gian này, chỉ đứa trẻ giỏi mọi thứ mới có thể trụ vững. Nếu bé Maya của bạn không thể tự thiết kế trang web cá nhân, học giỏi nhất lớp, về nhất trong cuộc đua ma-ra-tông và tự tin diễn thuyết trước đám đông, cô bé sẽ chỉ là hạt bụi trên trần gian. Nỗ lực chuẩn bị tương lai cho con bị hạn chế bởi khả năng tưởng tượng của chúng ta về tương lai đó. Chúng ta sợ hãi, nhưng lũ trẻ thì không. Thế giới công nghệ cao, thay đổi nhanh chóng có vẻ ám ảnh chúng ta, nhưng lại cực kỳ bình thường với lũ trẻ. Sẽ chỉ vô ích nếu chúng ta “chuẩn bị” cho trẻ đến thế giới mới mẻ này bằng cách biến trẻ thành những người có kiến thức tổng quát siêu việt, bởi chúng ta không thể phán đoán những kĩ năng mà 20 năm nữa trẻ sẽ cần đến. Những thứ duy nhất mà chúng ta biết chắc sẽ rất có ích chính là các đặc điểm tính cách của trẻ, ví dụ như sự trung thực, kiên trì, linh hoạt, lạc quan và giàu lòng yêu thương - các đặc tính này vốn rất hữu ích cho con người suốt nhiều thế kỉ qua. Nỗi lo khi có một đứa con bình thường: Tuýp cha mẹ theo hiệu ững Wobegon(5) Bạn có nhớ Lake Wobegon, thị trấn hư cấu do Garrison Keillor(6) sáng tạo và ở thị trấn đó “tất cả phụ nữ đều mạnh mẽ, tất cả đàn ông đều điển trai và tất cả trẻ nhỏ đều giỏi giang” không? Tâm trạng vui vẻ, thách-thức-mọi-số-liệu-thống-kê này rất quen thuộc với các giáo viên tiểu học. Các giáo viên này mô tả rằng, năm nào cũng vậy, mỗi khi đến kì họp phụ huynh, họ đều phải nghe mộtbài ca quen thuộc. Một vị hiệu trưởng trường tiểu học tỏ ra mệt mỏi khi nói với tôi rằng: Các phụ huynh lo lắng lắm. Nếu con học giỏi các môn, đó là dấu hiệu cho họ thấy mọi chuyện đều ổn. Nhưng lạy Chúa, nếu con học trung bình, họ hoảng loạn. Đó là lí do rất nhiều giáo viên bắt đầu có những báo cáo mang hiệu ứng Wobegon. Các giáo viên sợ rằng nếu họ không cho trẻ điểm A, cha mẹ sẽ đổ lỗi cho thành tích kém cỏi của con cái là do giáo viên thiếu kĩ năng, thay vì do sự hạn chế của trẻ. Thật đáng xấu hổ, bởi các vấn đề có thực đang bị bóp méo, hoặc bị bỏ qua cho đến khi trẻ học lớp 4 - lúc đó không thể che giấu thêm được nữa và các khuyết điểm của trẻ được thấy rõ trong các bài kiểm tra chuẩn mực. Thậm chí một số cha mẹ tiếp tục duy trì sự hoang tưởng về sự đặc biệt của con cái một thời gian dài sau khi trẻ học xong lớp 4. Điều này có tốt cho lòng tự trọng của trẻ không? Hãy cùng lắng nghe Isabel, một sinh viên của trường tư thục nổi tiếng mà tôi có dịp trò chuyện. Năm tới Isabel sẽ bước sang lớp 11. Cô bé nói với tôi rằng cô bé đang gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ xã hội. Hai chàng trai gần đây nhất mà cô bé muốn họ trở thành bạn trai không hề để ý tới cô. Giáo viên có vẻ ưa các bạn cùng lớp cô bé hơn. Cô bé thấy rất bối rối và bị tổn thương: Cháu biết tại sao sự việc lại khó khăn đến vậy với cháu. Cha mẹ cháu luôn luôn, và lúc nào cũng vậy, khiến cháu cảm thấy cháu là người đỉnh của đỉnh: xinh đẹp nhất, học giỏi nhất, duyên dáng nhất. Thực tế, cháu cũng giỏi gần như tất cả mọi thứ. Nhưng bây giờ, cháu phát hiện ra rằng cháu không kiệt xuất đến thế. Có thể là cháu cũng giỏi, nhưng cháu chỉ biết đến vậy thôi. Cũng giống như nhiều phụ huynh khác, cha mẹ Isabel lo sợ cô bé nghĩ rằng mình cũng bình thường mà thôi. Tôi cũng không rõ liệu họ có miễn cưỡng thừa nhận rằng con gái họ cũng “chỉ” ở mức trung bình hay không. Nhưng hiệu ứng Wobegon của họ không hề đem lại lợi ích cho Isabel. Họ đưa cô bé lên bệ, sùng bái cô bé và giờ thì cô bé bị kẹt ở đó, không biết mình sẽ đạt được mức độ nào nếu có cơ hội giao lưu với mọi người. Con trai và con gái: bình đẳng nhưng vẫn khác biệt Còn một khía cạnh nữa khiến việc nuôi dạy con hiện nay gây thêm nhiều áp lực cho trẻ. Trong 20 năm qua, các giáo viên và nhà khoa học xã hội đã làm giảm bớt sự khác biệt giữa con trai và con gái. Việc này được coi là sự hiệu chỉnh đối với lịch sử của sự bất bình đẳng, nhưng kết quả đó khiến chúng ta kì vọng con trai sẽ cư xử như con gái và ngược lại trong các tình huống, trong khi việc này rất khó đối với trẻ. Chắc chắn tất cả các trẻ nên được khuyến khích theo đuổi các lĩnh vực mà trẻ yêu thích, nhưng phương pháp mù quáng-về-giới đôi lúc lại gia tăng áp lực đối với những đứa trẻ vốn đã quá căng thẳng. Đã qua rồi nơi ẩn náu an toàn dựa-trên-giới-tính; hiện giờ cả hai giới đều có chung cơ hội - chung bổn phận - phải nổi trội trong mọi lĩnh vực, từ học tập đến thể thao, từ một người biết lắng nghe đến một người có tố chất lãnh đạo. Chúa là người đầu tiên khởi tạo ra những sự khác biệt: ánh sáng và bóng tối, ngày Chủ nhật và sáu ngày làm việc trong tuần, sự linh thiêng và trần tục. Dù vẫn ý thức về khả năng phân biệt đối xử, nhưng chúng ta vẫn trân trọng những khác biệt bẩm sinh giữa con trai và con gái. Ví dụ, sở thích và các giai đoạn phát triển của chúng thường khác nhau. Thay vì cố gắng phớt lờ hoặc cào bằng những khác biệt này, chúng ta có thể chú tâm tới hành vi của trẻ, để xem những khác biệt này được thể hiện ra sao. Nếu bạn lo ngại rằng việc thừa nhận sự khác biệt về giới sẽ dẫn đến lối đối xử bất công, có thể con bạn sẽ mất cơ hội nhận lấy thứ mà con cần. Để đối xử công bằng với con trai và con gái, đôi khi ta cần phải đối xử với chúng một cách khác nhau. Trân trọng sự khác biệt có thể đưa đến cơ hội bình đẳng. Sự kì vọng không phù hợp về các bé trai Noah, con trai Laurie chào đời khi chị gái Rachel của bé lên 4 tuổi. “Ngay từ đầu tôi đã vô cùng ngạc nhiên trước những khác biệt giữa hai đứa trẻ,” chị nói. “Khi Noah còn nhỏ, thằng bé luôn nói ‘Bóng!’ mỗi khi nhìn thấy chữ O. Thằng bé khăng khăng đòi tôi dắt đi bộ trên vỉa hè cạnh làn đường đông đúc xe cộ, thay vì đi trên vỉa hè thẳng tắp hàng cây che mát, để thằng bé nhìn thấy những hàng xe nối đuôi nhau san sát. Thằng bé không ngừng thét lên: ‘Rừm rừm rừmm!” Noah tập trung rất cao độ, đến mức mỗi lúc thằng bé chỉ có thể làm một việc. Nếu Laurie muốn cậu bé lắng nghe chị nói, chị phải dùng hai tay giữ chặt khuôn mặt của cậu bé 3 tuổi này. Chị không thể vừa làm việc vặt vừa trông con, vì cậu bé sẽ chạy biến đi. Laurie và anh chồng Mark quyết định sẽ không bao giờ cho phép Noah chơi súng giả hoặc xem TV, trừ các thước phim mang tính giáo dục. Nhưng điều đó cũng không ngăn Noah không bắn mọi thứ - cậu bé dùng ngón tay hoặc lấy bánh mì nướng hoặc bánh quy giả vờ làm súng. Chuyện gì sẽ xảy ra khi cậu bé thấy gì-cũng-bắn, tập trung quá mức, yêu-thích-xe-hơi này đi học mẫu giáo? Khi đến giờ là cậu bé phải ngồi im tại bàn và tập tô vẽ các chữ cái in hoa, in thường? Khi cậu phải cư xử đúng mực suốt cả ngày? Khi cậu bé không được phép gây ồn ào hoặc dùng ngón tay giả vờ làm súng? (“Noah, con có nhớ cô dạy con không được nói như thế không hả Noah?”) Cô giáo của cậu bé có thể nói như thế này với chị Laurie: “Noah không chịu ngồi yên và làm theo hướng dẫn. Chúng tôi không biết liệu có phải đây là triệu chứng ADD(7) không. Đúng là Noah còn quá nhỏ để chúng ta biết chắc chắn về điều này. Nhưng có thể chị nên cân nhắc năm sau cho bé đi thăm khám xem sao?” Trước đây, trường mẫu giáo là nơi để bé tập nặn đất sét, học hát, nghe kể chuyện và chỉ có vậy mà thôi. Mục tiêu của giáo viên là giúp trẻ học cách trở thành một phần của nhóm và học cách làm quen với môi trường mới rộng lớn hơn gia đình. Nhưng ngày nay, tại rất nhiều ngôi trường, học tiểu học trở thành thời điểm để trẻ phải nắm vững các nhiệm vụ học thuật trình-độ-cao, đòi hỏi trẻ phải nắm vững khả năng tập trung, kỉ luật và kĩ năng vận động mà rất nhiều cậu bé vẫn chưa phát triển kịp. Debbie Davis, chuyên gia về phương pháp học tập tại trường ở Los Angeles, mô tả một nhóm các cô bé, cậu bé lớp 2 mà anh mới đánh giá: “Ngay ngày đầu tiên tôi đã phát hiện ra khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm. Các cô bé có khả năng tập trung gấp đôi các cậu bé, và các cô bé này muốn làm mọi thứ có thể khiến tôi hài lòng. Lũ trẻ nói chúng thích vòng tay của tôi. Các cậu bé không tập trung lâu vào bài đánh giá ngữ âm, và ngay sau đó, chúng bắt đầu một cuộc thảo luận rôm rả, sinh động về sự việc sẽ xảy ra khi thuyền bị lật úp.” Phần lớn các cậu bé đều xoay xở khá tốt ở trường, nhưng rất nhiều cậu bé phải chịu đựng những kì vọng không phù hợp của chúng ta về thành tích học tập và cách ứng xử. Lớp học càng đông đúc, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi ngờ rằng, nếu Tom Sawyer còn sống đến ngày nay, có thể nhân vật này sẽ bị cho uống Ritalin(8). Đối với một số cậu bé, sự kì vọng không phù hợp của chúng ta là lí do để chúng oán giận người lớn, khiến trẻ nản chí, có thái độ gay gắt về trường lớp và hổ thẹn về “tính trẻ con” rất đỗi bình thường của bản thân. Những tiêu chuẩn ngột ngạt dành cho các bé gái Sự kì vọng của chúng ta dành cho các bé gái thì sao? Cô bé Allegra 15 tuổi xinh xắn, có năng lực và hoạt ngôn. Cô bé học trường trung học dành cho nữ sinh và luôn dành điểm A. Allegra cũng chơi kèn fa-gốt, không phải vì cô bé thích tiếng kèn, mà vì cô bé tin rằng nhạc cụ khó chơi này sẽ giúp cô bé giành ưu thế trong kì thi tuyển vào nhóm các trường đại học danh tiếng ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Allegra không còn thời gian tham gia các bữa tiệc. Cô bé phải học bài gần như kín thời gian biểu. Cô bé thường thức đến tận nửa đêm hoặc thức dậy lúc 5 giờ sáng để đọc gấp đôi số trang bài luận văn tiếng Anh mà cô bé được giao. Mới năm trước cô bé còn là một học sinh trung học vô tư lự; vậy mà bây giờ, cô bé sút đến gần 2 kg, gần như luôn luôn bị đau bụng và không ngừng lấy tay giựt giựt tóc trong lúc học bài, khiến tóc cô bé bị rụng rất nhiều. Nếu các cậu bé gặp vận đen là tinh thần bị sa sút từ khi học tiểu học, thì các cô bé lại đối mặt với thử thách khác - hoàn thành sự kì vọng bất khả thi khi bước vào tuổi thiếu niên. Allegra bị bủa vây trong áp lực phải giỏi trong mọi việc. Cô bé tin vào điều mà các bé gái vẫn luôn luôn tin: quan trọng là phải trở thành một người biết lắng nghe, biết cảm thông, học giỏi tiếng Anh và các môn nghệ thuật, có thân hình mảnh mai như siêu mẫu. Và cô bé cảm thấy rằng, để được vinh danh, cô bé phải nổi trội trong cả các lĩnh vực vốn chỉ dành cho nam giới: giành giải thưởng trong cuộc thi về khoa học, tham gia đội bóng chuyền, được bầu làm chủ tịch hội sinh viên. Allegra nói như thế này về tương lai của mình: “Cháu biết cháu có những kì vọng rất cao, nhưng đôi lúc cháu cảm thấy rằng nếu trong đời cháu không tham dự tối thiểu một cuộc hội nghị thượng đỉnh và không đích thân giải quyết nạn đói ở Rwanda, cháu sẽ là kẻ thất bại. Không phải là thất bại trước bố mẹ cháu, mà là thất bại với chính bản thân cháu.” Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ thúc đẩy quyền bình đẳng cho nữ giới và nhận thấy điểm yếu về cảm xúc của nam giới, nhưng chúng ta vẫn thờ ơ trước những biện pháp bảo vệ khác mà các cậu bé, cô bé cần đến – bảo vệ thái độ vô phép hết sức tự nhiên của các cậu bé và bảo vệ các cô bé trước việc các cô bé phải luôn luôn giỏi tất cả mọi việc. Nếu chúng ta muốn dành cho trẻ thứ trẻ cần để phát huy tốt nhất, chúng ta phải trân trọng bản năng cơ bản của chúng – dù là mang đậm tính con trai hay con gái, hướng nội hay hướng ngoại, dữ dội hay dịu dàng. Thuốc giải độc dành cho sự kì vọng về Người-biết-tuốt Có một quan niệm chính trong tư tưởng của phong trào Do Thái thần bí thể hiện quan điểm về sự cân bằng: “Hãy luôn để hai tờ giấy trong túi quần. Một tờ ghi: ‘Tôi là một hạt bụi.’ Tờ còn lại ghi: ‘Thế giới được tạo ra để dành cho tôi.’” Trong Do Thái giáo, nhà truyền giáo và người dân thường cùng hòa vào nhau, trong khi ngày thiêng liêng nhất trong năm không phải là ngày lễ Yom Kippur, hay ngày Lễ Chuộc tội trang trọng mà là thứ Bảy hàng tuần. Theo truyền thống, vào ngày này trong tuần, một nhóm các mục sư đi từ giáo xứ đến nhà mỗi người để đưa đường chỉ lối cho họ đến với tinh thần đặc biệt của ngày hôm đó. Theo Do Thái giáo, nơi linh thiêng không phải là thánh đường nguy nga, mà là ngôi lều tạm - một túp lều ọp ẹp được dựng lên trong sân sau hoặc trên ban công, nhằm tôn vinh mùa thu hoạch đầu thu. Các vật thể linh thiêng ư? Chính là Ngũ thư Kinh Thánh, một cuộn giấy da cuộn quanh hai ống cuộn bằng gỗ xoàng xĩnh. Còn thực phẩm linh thiêng? Là món Challah - một ổ bánh trứng. Vậy tương lai của thế giới nằm ở đâu? Không phải ở hành động anh hùng vĩ đại, mà là ở hơi thở của những đứa trẻ ở tuổi cắp sách đến trường đang theo học truyền thống của Đạo. Cơ chế dân chủ này trao hồng ân đặc biệt của Chúa cho mọi đứa trẻ và không trao vinh quang cho bất cứ ai. Với Do Thái giáo, bạn có thể tìm thấy liều thuốc giải độc cho văn hóa “chuyên gia biết tuốt” của chúng ta. Do Thái giáo yêu cầu chúng ta nuôi dạy con không với hi vọng chúng sẽ trở thành Vị Cứu Tinh, mà sẽ trở thành chính bản thân chúng. Hãy nghĩ đến sự thông thái của Rabbi Zusya, một nhà lãnh đạo Hasidic trong thời kì đầu và là vị anh hùng của dân chúng. Zusya vốn được biết là một người đàn ông khiêm tốn nhất và nhân từ nhất, và bất chấp vốn hiểu biết sơ sài của ông về Ngũ thư Kinh Thánh, ông vẫn được khen tặng bởi tính cách ngay thẳng. Trước khi lâm chung, ông nói: “Khi tôi đến với thế giới bên kia, Chúa sẽ không hỏi tôi tại sao tôi không giống với nhà tiên tri. Người sẽ hỏi tại sao tôi không giống Zusya hơn.” Trong Do Thái giáo, chúng tôi luôn luôn được nhắc nhở phải lưu tâm đến sự khác biệt của trẻ và để khả năng thiên phú của trẻ được tự biểu lộ. Xuyên suốt Ngũ thư Kinh Thánh, các bậc hiền nhân đều tham khảo sự cần thiết phải thuyết pháp và hướng dẫn sao cho đến được với từng cá nhân mỗi tín hữu. Trong buổi tiệc lễ Quá hải, truyền thống hướng dẫn chúng ta phải kể câu chuyện về chuyến ra đi để đến với sự tự do, để cho những đứa trẻ từ khôn ngoan đến ranh mãnh, hồn nhiên, ngây dại, đều hiểu chuyện; mỗi đứa trẻ đều có trình độ, ngữ điệu và ngôn từ riêng. Thông điệp của Do Thái luôn nhất quán: Mỗi đứa trẻ đều là độc nhất vô nhị. Đừng đối xử giống nhau với tất cả các trẻ, nếu không bạn sẽ không đến được với chúng. Vậy làm sao bạn có thể thấy rõ năng khiếu và hạn chế của con đây? Bao nhiêu thứ có thể được và nên được dành riêng cho quyết định của Chúa? Dưới đây là một số chỉ dẫn rất hữu ích đối với các bậc phụ huynh hợp tác với tôi. Chờ đợi sự khác biệt Có lần tôi đọc được một lời dạy rất hay dành cho “nhà giáo dục hiện đại”. Lời dạy thế này: “Hãy coi con là một hạt giống trong bao gói không có tờ nhãn. Nhiệm vụ của bạn là cung cấp môi trường và chất dinh dưỡng phù hợp cho hạt, đồng thời hãy nhổ hết cỏ dại. Bạn không thể quyết định xem mình sẽ trồng được loại hoa gì, hoặc hoa sẽ nở vào mùa nào.” Khi sẵn sàng đón nhận những khác biệt của con, chúng ta sẽ trao cho con những thứ con cần để phát triển tối ưu. Tìm hiểu và chấp nhận tính khí của con Cha mẹ của Simon đến gặp tôi vì cậu bé học hành sa sút. Là con giữa trong số ba anh chị em, nhịp độ và tài năng của Simon hoàn toàn khác với các thành viên khác trong gia đình. Cậu bé ăn chậm hơn nhiều, không thích đọc mục tiểu phẩm cười trên báo, là một vận động viên giỏi hơn, một nghệ sĩ tốt hơn, và hòa nhã hơn cha mẹ chị và em. Nếu gia đình đi dã ngoại và đi ngang qua một người đang ăn kem ốc quế, Simon với tính tình vui vẻ sẽ nói: “Bạn ơi kem ngon thế. Kem vị gì vậy bạn?” ngay lập tức và không tốn chút công sức nào để kết bạn. Simon theo học trường có-áp-lực-cao và phải chật vật bắt kịp các bạn về mặt học thuật. Khi tôi gặp gia đình cậu bé, cậu bé xanh xao và rụt rè. Cậu bé phải học gia sư tới 4 trong số 5 môn và phải uống thuốc vì Rối loạn Thiếu Tập trung (ADD). Cậu bé biếng ăn và cơ mặt hay bị giật. Nhưng Simon đã khác hẳn sau khi chuyển sang trường học có cường độ học chậm hơn, ít áp lực hơn về mặt xã hội và học tập, các buổi học gia sư được thay thế bằng các chuyến đi trượt ván trong công viên hai lần mỗi tuần. Cậu bé không còn cần đến thuốc để tập trung làm bài tập ở trường và ở nhà nữa. Tinh thần của cậu bé rất phấn chấn. Rất nhiều gia đình đều có một bé Simon - một đứa trẻ có tài năng, tính khí và nhu cầu khác với những thứ vốn được coi là bình thường đối với các bạn đồng trang lứa. Đứa trẻ “khác biệt” của bạn có thể nhanh nhẹn, không kiên nhẫn, phản ứng mau lẹ, trong khi các thành viên trong gia đình bạn có vẻ chậm hơn và hay suy ngẫm hơn. Tính khí của trẻ là bản chế tạo của Chúa dành cho cá tính của trẻ; trẻ không thể thay đổi tính nết, ngay cả khi trẻ rất muốn. Thay vì bực bội vì trẻ không đến với thế giới này theo cách hiểu đơn giản của bạn, hãy cố gắng nâng cao khả năng chịu đựng của bạn đối với sự khác biệt của trẻ. Cũng sẽ hữu ích nếu bạn biết rằng trong ngành tâm thần học, định nghĩa về “bình thường” là khá rộng. Trong nghiên cứu về tính khí, các nhà nghiên cứu Stella Chess và Alexander Thomas tìm ra rất nhiều biến thể bình thường trong bản tính của trẻ - vốn được thấy rõ ngay từ khi trẻ còn ẵm ngửa. Một số đặc tính bao gồm: Cảm xúc: Một số bé hiếm khi khóc và nín khóc ngay khi được dỗ dành, trong khi các bé khác thường hay cáu, hoặc khó chịu và khóc nhiều giờ liền. Sự kiên trì: Một số trẻ dễ dàng được hướng sang hoạt động mới và không hỏi gì thêm, trong khi các trẻ khác không chịu hợp tác và kiên quyết đòi tiếp tục hoạt động mà trẻ yêu thích. Linh hoạt: Một số trẻ dễ dàng thay đổi, ngạc nhiên hoặc tạm phá vỡ thói quen, trong khi các trẻ khác kiên quyết không chịu chấp nhận cái mới, ví dụ nhất quyết đòi bánh mì tam giác thay vì bánh mì hình chữ nhật. Nhạy cảm: Một số trẻ dễ dàng bị tiếng ồn lớn, mùi vị, các kết cấu thô ráp hoặc nhớt, hay các tờ nhãn trên quần áo làm mất tập trung. Các trẻ này cũng thường có khả năng mẫn cảm cao, biết ý thức về các sắc thái cảm xúc hoặc chi tiết hình ảnh. Chính những đứa trẻ này sẽ nhận thấy tâm trạng thay đổi của bạn, nhận thấy cầu vồng sau mưa, đôi khuyên tai mới của mẹ, hay chữ X được tạo thành từ các sợi mỳ ống. Sinh lực: Một số trẻ khua chân đập tay liên tục khi ngủ, không thể đi qua khung cửa mà không nhảy lên hoặc va vào thành cửa, bữa nào cũng làm đổ sữa và không thể chịu đựng những chuyến đi đường dài. Các trẻ khác thì ngồi ngoan và chơi ngoan suốt nhiều giờ liền, và chầm chậm di chuyển khi đến giờ chuyển sang hoạt động khác. Trong những phản ứng đầu tiên đối với các tình huống mới, ví dụ thức ăn mới, ghế ngồi mới trong xe hơi, hoặc bạn chơi mới, một số trẻ thường tỏ ra thận trọng, trong khi các trẻ khác nhập cuộc ngay. Tâm trạng: Một số trẻ rất vui vẻ và lạc quan, trong khi các trẻ khác lại nghiêm nghị và u sầu. Thân thiện: Một số trẻ thích được một mình hơn, tỏ ra kín đáo và được tiếp thêm sinh lực bằng các hoạt động riêng lẻ như chơi trò Nintendo. Nhiều trẻ khác được tiếp thêm sinh lực bằng cách được ở bên mọi người; trẻ dễ dàng chia sẻ cảm nghĩ và cảm xúc, khiến người khác cảm thấy dễ chịu và trẻ thích trò chuyện. Những trẻ này sẽ theo chân bạn vào phòng tắm và đứng ngoài cửa tiếp tục màn độc thoại không ngừng nghỉ. Cha mẹ thường coi hành vi của trẻ là hành động nổi loạn, trong khi trên thực tế, hành vi đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của trẻ. Theo một số phương diện, việc này quay trở lại với mong muốn con cái sẽ trở thành tác phẩm của chúng ta. Chúng ta mong con sẽ giống mình (nhưng phải giỏi hơn, khôn ngoan hơn và nhiều tham vọng hơn), và nếu trẻ đổi hướng khác, chúng ta lại cho rằng trẻ phải làm như vậy để được quan tâm hơn, hoặc để nổi loạn. Cha mẹ nhận con nuôi nhận thấy rằng giữa họ và con sẽ có những khác biệt cố hữu, nhưng đôi lúc chính cha mẹ ruột cũng chậm bắt kịp con. Một trong những món quà hào phóng nhất mà bạn có thể tặng con là hãy tìm hiểu tính khí của con, và khi bạn đã biết rõ tính khí đó, hãy học cách chấp nhận nó. Nắm bắt những khác biệt về giới Hãy cẩn thận lựa chọn mục tiêu để chỉ trích. Lisa nói với tôi rằng, ngay khi chị bắt đầu nghĩ đến việc nới lỏng tiêu chuẩn về cách ứng xử phù hợp đối với cậu con trai Ollie, chị nhận thấy rằng: “Lúc nào tôi cũng mắng mỏ con. Cứ như thể tôi là thầy thuốc chẩn bệnh ấy. Cứ cho tôi thấy Ollie trong bất cứ tình huống nào và tôi sẽ nói cho chị biết thằng nhỏ đang làm điều gì sai quấy.” Thay vì phê bình con mọi lúc mọi nơi, chị quyết định mỗi lần chỉ chọn một hành vi để sửa cho con. Mục tiêu đầu tiên của chị là việc cậu bé nhảy nhót trên đồ đạc trong nhà. Chị tiếp cận vấn đề này từ góc độ rất khác. Với mong muốn tôn trọng nguồn sinh lực dồi dào của Ollie, chị trao cho cậu bé cơ hội nhảy nhót thay thế: một tấm bạt lò xo siêu nhỏ trong phòng khách. Chị cũng dán tờ giấy “Cấm nhảy” lên ghế và can thiệp ngay tức khắc bằng cách cấm Ollie vào phòng nếu cậu bé nhảy trên ghế. “Ollie à, con đánh mất đặc quyền được vào phòng khách hôm nay rồi nhé. Mẹ tin là ngày mai con sẽ không quên quy tắc này.” Một khi “không nhảy” trở thành thói quen, Lisa tiếp tục giúp Ollie nhớ phải vận dụng “giọng nói bên trong” thay vì hét um lên khi cậu bé ở trong nhà. Chị tiếp cận các vấn đề khác về hành vi bằng cách bảo vệ Ollie khỏi cảm dỗ. Vì cậu bé có vẻ không thể cưỡng lại việc đẩy xe chạy dọc lối đi trong siêu thị, chị quyết định không cho con đến đó nữa, trừ khi chị không còn lựa chọn nào khác. Mục tiêu chung của chị là gì ư? Là tránh không tạo cho Ollie ấn tượng rằng sự bướng bỉnh của cậu bé là tính cách khiến cậu bé phải xấu hổ. Để giúp con gái duy trì sự cân bằng trong một thế giới đầy rẫy những sự kì vọng - nào là đẹp không tì vết, nào là bác sĩ phẫu thuật tổng hợp - hãy trò chuyện cởi mở với trẻ về các vấn đề này, cũng như về áp lực phải giỏi nhất trong mọi việc. Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích cá nhân và các hoạt động mang lại niềm vui, thay vì tập trung toàn bộ sinh lực vào các vấn đề hao tốn năng lượng để làm đẹp học bạ. Hãy thôi chế nhạo hoặc hạ thấp lòng tự cao tự đại thời thiếu nữ non nớt của bé gái, hoặc sự quá khích của bé trai. Và hãy nhìn vào tấm gương mà bạn đã tạo nên. Một bà mẹ nói với lớp của chúng tôi rằng chị luôn luôn bỏ kính ra mỗi khi soi gương, để chị không nhìn thấy quá rõ các nhược điểm trên khuôn mặt. Một bà mẹ khác thừa nhận rằng mỗi ngày chị đứng lên cân hai lần. Giấu con gái các mánh khóe này không đem lại lợi ích gì. Con gái bạn cũng rất đỗi bình thường. Bạn không thể mong đợi con chấp nhận bản thân trong khi bạn hăng hái tự-chỉ-trích bản thân đến vậy. Để thực sự là tấm gương sáng cho con, bạn phải sẵn sàng nhìn thẳng vào gương, không đứng lên cân nữa và chấp nhận bản thân như chính bạn mà Chúa đã tạo ra. Chấp nhận là con đã “đủ ngoan” Donald Winnicott, bác sĩ khoa nhi và nhà phân tích tâm lý, thường viết về việc “nuôi dạy đủ tốt” và “người mẹ tận tâm bình thường”. Ông nói rằng: “Tiềm năng được thừa hưởng sẽ sớm bộc lộ” khi có “điều kiện môi trường thích đáng.” Thích đáng, không phải là đặc biệt. Bạn chỉ có thể làm phần việc của mình. Bạn không thể kiểm soát kết quả. Trong thế giới đầy cạnh tranh thời nay, bạn rất dễ quên đi điều này và đổ lỗi cho bản thân, đổ lỗi cho giáo viên của con hoặc các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến con, nếu con không đạt được trình độ đặc biệt nào đó, hoặc nếu con có vẻ không hoạt bát. Tiến sĩ Winnicott nhắc nhở chúng ta rằng, để phát triển, trẻ không cần những thứ tốt nhất. Thay vào đó, trẻ chỉ cần những thứ tốt vừa phải. Điều này có thể bao gồm các bài tập về nhà vừa đủ (nhưng tẻ nhạt), các giáo viên tốt vừa phải (nhưng hơi gắt gỏng một chút, hoặc nhạt nhẽo), các chuyến cắm trại hè tốt vừa phải (mặc dù có thể ẩm ướt và có cả côn trùng), những người bạn tốt vừa phải (mặc dù có vẻ hống hách và hời hợt). Thông thường những thứ “tốt vừa phải” có thể là tốt nhất cho con bạn, bởi vì khi cuộc sống diễn ra bình thường và thi thoảng mới lạ thường, con bạn sẽ không dừng lại với những kì vọng của bản thân và của những người xung quanh - những kì vọng không thể được đáp ứng trong thế giới rộng lớn này. Mới đây, một người quen của tôi đánh liều áp dụng phương pháp “tốt vừa phải” với Gaby, cô con gái học lớp 6 của chị. Không phải là Gaby không vui với trường học tư, chỉ là cô bé không nhiệt tình. Tối nào mẹ cũng phải hối thúc cô bé làm bài tập về nhà. Sau một cuộc kiểm tra cho kết quả rằng Gaby đủ năng lực tham gia chương trình đặc biệt dành cho học sinh có năng khiếu, cô bé chuyển từ trường học tư sang trường học công với 2.000 học sinh. Phòng vệ sinh của ngôi trường mới bẩn đến nỗi Gaby không bao giờ đi vệ sinh sau buổi trưa. Trong năm học đầu tiên của cô bé ở đây, đã hai lần học sinh bị bắt vì mang vũ khí vào trường. Tại trường cũ, mỗi lớp chỉ có 22 học sinh. Còn ở trường mới, con số này lên tới 34. Dưới đây là tâm sự của Gaby về trải nghiệm của cô bé: Trước nay cháu chưa hề nhận ra điều này, nhưng học ở trường cũ, cháu luôn cảm thấy có điều gì đó không ổn với cháu. Cháu thích đọc sách nhưng không bạn nào trong lớp cháu có nhiều sách trong phòng của mình cả. Ngôi trường mới hay lắm cô ạ. Tất cả các bạn theo học chương trình của cháu đều có khiếu hài hước nhé! Các bạn ấy cũng đọc các cuốn sách giống cháu và chúng cháu luôn luôn đổi sách cho nhau. Cháu phải học vất vả gấp 10 lần so với năm cũ, nhưng cũng đáng công lắm. Ở đây cháu thực sự rất vui. Cha mẹ Gaby nhận thấy thứ mà con gái cần và chớp lấy cơ hội trao cho cô bé thứ đó. Trường học, quy mô lớp học và phòng vệ sinh có tiêu chuẩn thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn mà cha mẹ cô bé ưng ý, nhưng đối với Gaby, trường học này tuyệt vời hơn cả tốt vừa phải. Đừng gây áp lực cho bản thân phải trở thành người cha/người mẹ phi thường Tôi gặp rất nhiều phụ huynh đang phải gồng mình trở thành người cha/người mẹ hoàn hảo, để làm mọi thứ thật tuyệt vời cho con cái, đến mức họ đang vắt kiệt niềm vui được nuôi dưỡng con cái. Họ kiệt sức, bực bội đến mức không thể thưởng lãm giai đoạn thơ ấu tươi đẹp của con. Các bậc cha mẹ này đếm từng giây từng phút của con. Nếu Lana đang chơi đùa trong vũng nước, mẹ cần phải biến trò chơi đó thành một bài học khoa học về vi sinh vật. Nếu cậu bé Brandon chưa-đến-13-tuổi bồn chồn hoặc không vui, cha mẹ cậu sẽ nỗ lực hết sức để tìm cho ra căn nguyên, thay vì cứ để mặc cậu bé vô tư lự như vậy. Có một vài biến thể trong khu vườn của những ông bố bà mẹ hoàn hảo. Một số bà mẹ ở-nhà-nuôi-dạy-con cho rằng tốt hơn là họ nên làm công việc tuyệt vời đó, để chứng minh cho bản thân và người khác thấy rằng họ đang rất thành công trong nghệ thuật, nghề nghiệp và khoa học nuôi dạy con. Một số bà mẹ vẫn-đi-làm muốn mọi thứ phải thật đặc biệt với con mình, bởi họ cảm thấy có lỗi vì không ở bên con mọi lúc mọi nơi như mẹ của họ đã từng. Các bà mẹ làm bán-thời-gian thì làm mỗi thứ một chút! Và rồi tất cả chúng ta đều trở thành cha mẹ “già nua”. Được trang bị với những con tàu nho nhỏ, quý báu này tượng trưng cho những ước mơ, kì vọng của mình, chúng ta biến con cái thành các dự án mới nhất. Đến tuổi trung niên, khi nhận thấy rõ rằng đời người ai cũng sẽ chết, chúng ta bắt đầu có những kì vọng phi thực tế về chính mình và về các con. Lời khuyên của tôi dành cho các cha mẹ này là hãy chịu đựng khoảng thời gian chất-lượng-thấp. Hãy có ít tham vọng hơn về bản thân và các con. Đừng lập kế hoạch gì hết - hãy khiến con thất vọng với sự xoàng xĩnh cốt yếu của bạn và vẻ tẻ nhạt của ngôi nhà. Hãy ở bên con và chờ xem việc gì xảy ra. Hãy cố gắng trở thành cha mẹ “tốt vừa phải”, thay vì trở thành cha mẹ “vĩ đại”. Việc này sẽ giúp tất cả các thành viên trong gia đình thư thái và dù rất nghịch lý, nhưng sẽ khiến cuộc sống phong phú hơn. Coi giáo viên của con là một trợ thủ đắc lực Không đứa trẻ nào giỏi tất cả mọi việc và không một lời động viên hay giáo viên tài năng nào có thể giúp trẻ giỏi tất cả như vậy. Người ta thường coi giáo viên là người có lỗi khi họ báo tin rằng con của chúng ta không phải là thần đồng Einstein hay Marie Curie. Rất nhiều cha mẹ chưa chuẩn bị tinh thần để nghe tin này, dù là từ khi trẻ còn học tiểu học. Năm ngoái, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một ông bố đang rất giận dữ và anh ta báng bổ cách đối xử của giáo viên với cậu con trai lớp 2 của mình: Cô giáo của Reed không hiểu rõ thằng bé đặc biệt thế nào. Thằng bé biết nói từ khi mới 10 tháng tuổi, biết chơi các trò chơi phức tạp trên máy tính trước khi đến tuổi đi mẫu giáo, sự thông minh và sáng tạo của nó gây ấn tượng với tất cả những người mà nó gặp gỡ. Chỉ trừ cô giáo này thôi. Có vẻ như cô ta chỉ quan tâm đến một vài bài tập về nhà mà thằng bé lỡ quên và việc thằng bé nói chuyện một chút trong giờ học. Vợ chồng tôi muốn đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con, nhưng nhà trường lại không nghĩ lí do chúng tôi muốn chuyển lớp cho con là không hợp lí. Ông bố này không hài lòng khi biết rằng, theo quan điểm của tôi, chuyển lớp cho Reed sẽ gửi đi ít nhất ba thông điệp: thứ nhất, mỗi khi cậu bé không vui với một tình huống nào đó, cậu bé có thể vùng ra thay vì hiểu thấu đáo sự việc; thứ hai, các quy tắc thông thường không áp dụng với cậu bé; và thứ ba, cậu bé không cần tôn trọng uy quyền của giáo viên. Tôi nói với cha Reed rằng khi cha/mẹ phàn nàn về giáo viên tồi tệ của con, tôi thường nói: “Hay quá! Cậu bé sẽ học được bộ kĩ năng ứng xử mới với giáo viên này và đây là những kĩ năng cậu bé cần khi đi làm và kết hôn đấy.” Nếu bạn cảm thấy các giáo viên trong trường đều không gây được ấn tượng, vậy là bạn gặp rắc rối rồi đấy. Hoặc là ngôi trường đó không phù hợp, hoặc là các tiêu chí của bạn phi thực tế. Phép thử về mối quan hệ của phụ huynh với giáo viên của con xuất hiện vào thời điểm con được giao phiếu kết quả học tập hàng tháng. Các giáo viên ngày nay đều là chuyên gia về nghệ thuật phê bình mang tính xây dựng, nghệ thuật công nhận tài năng và nâng cao ưu điểm của trẻ. Ở nhiều trường, các cô bé, cậu bé được nâng niu, bảo vệ. Phiếu thành tích là một bài luận văn mượt mà với vô số những lời nhận xét chi tiết về những thứ khiến mỗi học sinh trở nên phi thường. Một vị hiệu trưởng quan sát thấy rằng phiếu thành tích trở thành sự pha tạp giữa “tiểu thuyết hư cấu lãng mạn và công văn.” Ngược lại, ngôi trường Do Thái mà tôi cho hai con gái theo học lại hết sức thẳng thắn. Tôi vẫn nhớ mỗi cuộc gặp giữa phụ huynh - giáo viên chỉ kéo dài chưa đến 7 phút, bao gồm một cuộc trò chuyện ngắn, nhưng chúng tôi cũng biết hết những điều chúng tôi cần biết về con gái: con bé học tốt. Nếu chúng tôi cần những lời khen nịnh nọt, chúng tôi có thể trò chuyện với ông bà của bé. Trường học không phải là một con tàu du ngoạn trên biển. Khi các cô bé tốt nghiệp khỏi trường, biết đâu các cô bé lại chẳng bị sốc khi phát hiện ra rằng cuộc sống không phải là một chuỗi những lời khích lệ động viên. Thật không may, phương pháp nói thẳng lại là một ngoại lệ, thay vì là một quy tắc. Xu hướng phiếu thành tích mang âm hưởng Wobegon là một xu hướng mới. Trong phần lớn của thế kỉ này, khi nói đến điểm số, cảm xúc của trẻ không được quan tâm đến. Khi nhà văn Roald Dahl còn là một học sinh nội trú vào những năm 1920, thầy giáo dạy Tác phẩm Anh ngữ nói thế này về Roald Dahl: Tôi chưa từng gặp một cậu bé nào liên tục nói những điều ngược với chủ ý của mình như vậy. Có vẻ như cậu bé không thể sắp xếp ý tứ câu văn cho đúng trình tự… Câu cú không đâu vào đâu. Ý tưởng hạn chế… Bài văn rối tung rối mù. Không chú ý đến từ vựng, câu chữ kém cỏi. Cậu bé khiến tôi nghĩ đến con lạc đà. Cứ nhìn phiếu thành tích của cậu bé về môn quyền thuật thì biết. Cũng chỉ có chừng ấy điểm mà thôi. Quá chậm chạp và vụng về. Giọng văn hùng hồn của cậu bé không được định giờ chuẩn và dễ thấy là sắp bùng nổ. Lời nhận xét thẳng thừng của người giáo viên này nhắc cho tôi nhớ rằng từ lâu những lời nhận xét kiểu thế đã biến mất khỏi hầu hết các phiếu thành tích - và trẻ cần thời gian để phát triển tài năng. Nếu bạn bình tĩnh nhìn lại những nỗ lực ban đầu và những tấm phiếu thành tích không đồng đều của con, bạn sẽ thấy con tiến triển thế nào về thể chất và trí tuệ. Giáo viên có khoảng thời gian ở bên con bạn nhiều gần bằng thời gian bạn ở bên con. Bạn là chuyên gia về bé Nora hay Eli của bạn, còn giáo viên là chuyên gia về các cô bé, cậu bé 7 tuổi và hiểu con nhiều hơn bạn rất nhiều. Bằng cách trao cho giáo viên thiện ý của sự hoài nghi và ngừng chơi trò tấn công hoặc biện hộ, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để biến giáo viên thành trợ thủ đắc lực của bạn và của con nữa. Bạn đang tự hỏi khi nào thì gắn mác cho hành vi sai trái của con là có vấn đề hoặc bình thường ư? Hãy thử kiểm tra với các chuyên gia cận lâm sàng. Nếu các giáo viên dạy toán và khoa học nói rằng con bạn học kém và bạn cảm thấy nản chí về khả năng của con, hãy lên lịch cho một buổi gặp gỡ giáo viên dạy nhạc và mĩ thuật. Hãy tìm hiểu xem con học ra sao và động lực nào thúc đẩy ưu điểm của con. Hãy trao đổi với giáo viên dạy toán của con về những gì bạn tìm hiểu được. Nếu vấn đề này mang tính xã hội, hãy thử đóng vai thám tử và trò chuyện với các chuyên gia, những phụ huynh khác. Hãy tìm hiểu xem các cha mẹ khác có chung sự kì vọng và chung vấn đề với bạn không. Do Thái giáo dạy chúng ta không được tách mình ra khỏi cộng đồng, mà hãy tìm đến cộng đồng để được hỗ trợ và học hỏi. Yêu thương con vì lợi ích của con Các nhà hiền triết khuyên chúng ta nên học hỏi Lishma (vì lợi ích của nó) trong Ngũ thư Kinh Thánh thay vì tạo ấn tượng với người khác bằng sự uyên bác của mình. Một nghịch lý của việc nuôi dạy con là nếu chúng ta yêu thương con vì lợi ích thay vì thành tích của con, trẻ sẽ có nhiều khả năng đạt được tiềm năng đích thực của mình hơn. Nếu bạn quá đề cao giá trị của kết quả học tập toàn điểm-A và vô số các hoạt động ngoại khóa, biết đâu trẻ sẽ cảm thấy cần phải nổi bật trong mọi lĩnh vực, nhằm giữ được sự tôn trọng của bạn. Nhưng nếu trẻ cảm thấy bạn tôn trọng trẻ vì các phẩm chất mà trẻ được thiên phú bẩm sinh, trẻ sẽ có được sự tự tin cần thiết để tỏa sáng thực sự, cho dù trên cây không treo cờ đuôi nheo. Kính trọng cha mẹ Một buổi chiều gần đây, Barbara gọi điện cho tôi và đề nghị tôi diễn thuyết tại trường học của con trai chị. Dưới đây là phần kết trong buổi điện đàm đó: Tôi nghĩ là chị nên diễn thuyết vào ngày thứ 3, mùng 10/4, con đã nhìn vào ngăn tủ đựng quần áo cưới chưa? Vì vào ngày mùng 3, cha mẹ của các học sinh lớp 4,… thử bàn của cha… và họ sẽ đón con từ nơi tu đạo về nhà, chắc phải sau bữa tối, và có lẽ họ muốn ở nhà với các con vào buổi tối hôm đó. Ý tôi là chị có thể làm vào giờ ăn món tráng miệng. Chị có rảnh vào ngày mùng 10 không vậy? Tôi phải chật vật giải mã xem thông điệp nào được gửi đến cho mình và thông điệp nào được hướng tới Sam, con trai của Barbara vì vào thời điểm diễn ra cuộc gọi này, cậu bé vừa bận tìm cuộn băng dính trong suốt, vừa nài nỉ đòi mẹ mua kem que. Kiềm chế cơn giận, tôi tự hỏi vấn đề này là do tôi hay do Barbara. Liệu có phải chị là một người tốt bụng và nông cạn, hay tôi là người khó tính và lạc hậu? Hay chị là người phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc? Hay liệu có phải chị đang làm hư con trai bằng cách cho phép cậu bé cắt ngang câu chuyện và liên tục chen ngang vào việc của mẹ như vậy? Những lời phàn nàn của cha mẹ về việc các con thiếu tôn trọng mình được thể hiện từ mức nghiêm trọng - “Con bé nói hẳn thế này, ‘Mẹ ơi mẹ chết quách đi. Chết ngay đi.’” - đến mức có vẻ rất thông thường - trẻ làm rơi các mẩu bánh Oreo trên giường của cha mẹ. Nhìn chung, họ phàn nàn rằng các con cãi lại, không chấp nhận câu trả lời ‘không’, không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà nếu không bị hối thúc, và sử dụng đồ dùng cá nhân của cha mẹ mà không xin phép. Điều này khiến tôi lo lắm, vì tôi mường tượng thấy một tương lai với đầy rẫy những con người chỉ-nghĩ-đến-bản-thân, thô lỗ, ích kỷ - chính là các con chúng ta. Trong Ngũ thư Kinh Thánh có những đoạn viết yêu cầu chúng ta phải yêu thương Chúa, yêu thương chính bản thân mình và yêu thương bằng hữu. Nhưng Chúa không lệnh cho đám trẻ phải yêu thương cha mẹ! Điều răn thứ 5 - “tôn kính Cha và Mẹ” - liên quan đến hành vi, thay vì cảm xúc. Chúa hiểu rõ rằng con người khó có thể cảm thấy biết ơn, thay vì ghen tỵ, và Người cũng nhận thấy rằng, bẩm sinh con cái không có xu hướng đối xử với cha mẹ với lòng tôn kính, vì vậy Người chế ngự điều đó. Nội dung của Điều răn thứ Năm trong Mười điều răn là minh chứng cho thấy không có gì mới mẻ khi nói về những đứa con thô lỗ. Nhưng ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta - những ông bố bà mẹ biết cảm thông, công bằng cần phải nỗ lực, tỉnh táo trước việc biến mình thành những người cai trị được-tôn-trọng tại nhà. Ấy vậy mà rất nhiều cha mẹ mà tôi trò chuyện lại thực sự cảm thấy có lỗi khi đòi hỏi sự tôn trọng ở con cái. Họ nói với tôi rằng họ có ác cảm trước việc trở thành người cầm quyền, rằng việc đó khiến họ cảm thấy mình quá tự quyền, cứng nhắc và phản dân chủ. Rất nhiều cha mẹ thích nghĩ mình là người bạn thân thiết của con. Tôi còn nghe các bà mẹ khoe khoang rằng họ và con có chung phong cách, chung sở thích xem phim và chung sở thích âm nhạc. Nhưng các con của bạn không cần thêm hai người bạn cao lớn nữa. Đám trẻ có bạn bè riêng và những người bạn đó đều dễ tính hơn bạn. Đám trẻ cần cha mẹ. Chỉ bạn mới có thể chỉ dẫn cho trẻ trưởng thành mạnh mẽ và an toàn; chỉ bạn mới có thể dạy cho trẻ biết các quy tắc của nền văn hóa này, để khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ biết cách thích nghi. Vấn đề là, trẻ sẽ chỉ chấp nhận sự chỉ dẫn của bạn và chú ý đến lời khuyên của bạn nếu trẻ tôn trọng bạn. Thực ra, cũng là công bằng khi nói rằng nếu bạn không dạy con tôn trọng mình, bạn sẽ phải rất vất vả dạy con bất cứ điều gì khác. Do Thái giáo, với quan điểm 2.000 năm tuổi về gia đình, có thể giúp bạn đảm nhận vị trí hợp pháp là người chủ gia đình. Ngũ thư Kinh Thánh dạy rằng có ba người tạo ra mỗi con người – đó là Chúa, cha và mẹ: “Khi người ta tôn kính cha mẹ, Chúa nói rằng: ‘Ta chiếu cố đến điều đó như thể ta sống với chúng cả đời và chúng kính trọng ta.” Trên hành tinh này, cha mẹ là các diễn viên đóng thế linh thiêng. Nhờ đó, con cái có cơ hội thể hiện sự tôn kính với Chúa. Tôn trọng cha mẹ ở nhà cũng giúp trẻ bước từ phạm vi gia đình đến với cộng đồng; đó là cách để phát triển một xã hội văn minh. Kính trọng thế hệ trước Trẻ học hỏi qua tấm gương của chúng ta. Để trẻ có lòng kính trọng chân thành với bạn, trẻ cần phải biết lòng kính trọng đó được thể hiện thế nào qua hành động. Hơn cả việc lắng nghe lời nói của bạn, trẻ còn quan sát cung cách vợ chồng bạn đối xử với ông bà nội ngoại của trẻ. Theo thuyết thần học Do Thái, hành động quan trọng hơn tín điều. Nghĩa là Chúa quan tâm đến hành động của bạn hơn là lời hứa trung thành, đến cách chúng ta đối nhân xử thế hơn là chất lượng của những lời cầu nguyện. Các bậc hiền nhân trong bộ sưu tập các văn kiện Do Thái giáo cổ đại dạy rằng, Chúa đã nói: “Thà các tín hữu bỏ rơi ta nhưng tôn trọng luật lệ của ta, còn hơn là tin tưởng ta nhưng không tôn trọng luật lệ của ta.” Sự thật này được thể hiện rõ ràng trong câu chuyện về Schmuel - người cha già của anh liên tục làm đổ súp ra bàn do hai bàn tay ông bị run. Một buổi tối, người cha già đánh rơi một chiếc tách trà rất đẹp xuống sàn và tách bị vỡ. “Bố ạ, từ giờ bố phải ăn trong phòng thôi,” Schmuel tuyên bố. “Đây, đây là bát gỗ để bố ăn. Thế thì bố mới không làm vỡ bát được.” Hôm sau, Schmuel về nhà và nhìn thấy cậu con trai bé bỏng đang ngồi trên sàn gọt gọt một mẩu gỗ. “Yitzik con yêu, con đang làm gì vậy?” Schmuel hỏi con trai. “Bố ơi, con làm bát cho bố đấy,” cậu bé giải thích, “để sau này, khi bố già nua và hai tay run lẩy bẩy, bố sẽ sử dụng nó.” Đối với chúng ta, các bậc cha mẹ đang ngày càng già nua, câu chuyện Thánh kinh này thực sự khiến lòng dạ ta xót xa. Liệu chúng ta có trao cho cha mẹ sự tôn trọng mà họ xứng đáng nhận được, hay chúng ta quá bận rộn làm cho xong mọi việc và cải thiện bản thân, đến mức sẽ tốt hơn cho chúng ta nếu đưa cho cha mẹ một chiếc bát gỗ? Công bằng mà nói, không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng thể hiện sự tôn trọng cha mẹ, ngay cả khi chúng ta muốn vậy. Chúng ta không phải thợ rèn, cũng không phải con của thợ rèn, vì vậy họ không thể dạy nghề rèn cho chúng ta. Chúng ta cũng không nhất thiết phải gặp cha mẹ thường xuyên. Rất nhiều người già sống tự thân một mình ở xa con cái. Họ có lương hưu chế độ công quản trong cộng đồng người nghỉ hưu và có đủ tiền chi trả dịch vụ chăm sóc y tế. Họ không cần con cái hỗ trợ tài chính và họ không sống đủ gần để giúp chúng ta chăm sóc cháu chắt. Càng ít cần nhau, cha mẹ và con cái càng ít gặp nhau hơn. Thông thường, các gia đình chỉ tụ họp vào ngày Lễ Tạ ơn, Lễ Quá hải và Ngày của Mẹ. Nhịp độ sống, các dịch vụ và thiết bị sẵn có cũng bào mòn sự gắn kết của chúng ta với thế hệ trước. Bạn hãy thử quan sát bữa tiệc sinh nhật kế tiếp mà con bạn tham dự: ngay cả ông bà nội/ngoại còn khá trẻ và mạnh khỏe cũng có vẻ già nua trong những dịp này, như thể họ là sinh vật đến từ một nền văn minh khác vì không biết chắc phải bấm nút nào để bật chức năng quay phim. Họ có thiện chí nhưng lại không được cần đến để tham gia chuẩn bị bữa ăn hoặc giám sát trò chơi giành ghế theo nhạc(1) bởi vì hãng Domino cung cấp thức ăn, cửa hàng bánh cung cấp bánh, và hãng Lizard Lady làm chủ trò. Thay vì thực sự cần đến nhau, tình yêu thương trở thành sợi dây móc nối toàn bộ các mối quan hệ. Sự kết nối này với cha mẹ chủ yếu được thể hiện bằng các hoạt động trừu tượng như gửi thiệp chúc mừng, quà tặng và séc. Ngay cả việc tặng quà cũng trở thành vấn đề đáng lo của các gia đình giàu có. Một người bà than vãn: “Tôi không biết phải mua gì cho đứa cháu gái. Nó có tới 300 chiếc váy rồi.” Để cứu vãn tình hình, bạn cần phải tối đa hóa khoảng thời gian mà cả gia đình được ở bên nhau, và có ý thức tạo cơ hội tỏ lòng kính trọng cha mẹ. Theo tôn giáo hướng-vào-hành-động của chúng tôi, lòng thành kính và tình yêu thương được thể hiện rõ nhất thông qua hành động. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc tạo cho cha mẹ cơ hội để “hành động”. Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ cần đề nghị cha mẹ trông con hoặc đi siêu thị mua thứ gì đó giúp mình. Mục đích của việc này không phải là giúp ích cho bạn hay giúp bạn tiết kiệm thời gian. Mục đích là nhằm chứng tỏ cho các con thấy rằng bạn trân trọng sự đóng góp của cha mẹ đối với gia đình. Ông nội chồng tôi có thể giả tiếng cừu kêu, tiếng còi ô tô inh ỏi và biểu diễn một bản nhạc hỗn hợp gồm tiếng kêu giống y như thật của loài vật, khiến các cháu thích thú vô cùng; bố chồng tôi đệm nhạc piano cho buổi khiêu vũ và ca hát của hai con tôi. Còn bố đẻ tôi kể chuyện rất tuyệt vời. Chúng tôi xin bố kể xem bố và các cậu bé bán kem dạo làm thế nào để chạy xuống biển Brighton, hai tay giữ chặt các thùng hàng nặng trịch trên đầu cho đến khi cảnh sát - với mong muốn phạt họ vì không có giấy phép nhưng lại không muốn bị ướt chân - phải đầu hàng trong cơn giận. Bố khiến tôi và các cháu ngoại say mê với các câu chuyện về việc tham dự (và thất bại) các cuộc thi khiêu vũ tại Phòng Khiêu vũ Savoy ở Harlem và chuyện bố cùng với một số người nhiều tuổi hơn - gồm ông Vàng, ông Bạc và ông Nước Có Ga - đi bán dạo trang phục nam tại số 34 đường Saks. Bà ngoại và bà nội đều nấu những món ăn mà tôi chưa bao giờ có năng khiếu hoặc sự kiên nhẫn để nấu: salad dưa chuột, thịt om, mandelbrot và món khai vị bằng cà tím Ukraina nướng. Vợ chồng tôi đề nghị các bà nấu món này, một phần vì chúng tôi thích, một phần vì chúng tôi muốn các con thấy chúng tôi vô cùng trân trọng tài năng đặc biệt của bà nội và bà ngoại. Trước khi bạn nghĩ về các phương pháp khuyến khích con cái tôn kính mình hãy dành một chút thời gian ngẫm nghĩ về cách bạn cư xử với bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ. Lúc này, kính trọng cha mẹ là khoản đầu tư vào cách bạn sẽ được đối xử khi các con có quyền quyết định nên đưa bạn ngồi vào bàn ăn hay đặt vào tay bạn một cái bát gỗ! Một lời cảnh báo dành cho những ai đang lưỡng lự. Trong Ngũ thư Kinh Thánh Mishneh, nhà tiên tri, thầy thuốc và triết gia Moses Maimonides có những chỉ dẫn đối với những ai có cha mẹ tàn nhẫn, điên dại hoặc phạm tội. Nếu một đứa trẻ trưởng thành không thể chịu đựng một người cha/người mẹ bị điên, anh ta/cô ta nên ở xa cha/mẹ và giao cho người khác chăm sóc cha/mẹ cẩn thận. Trẻ nên quay lưng tuyệt đối với cha mẹ bạo hành, vì người cha/người mẹ này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cháu chắt. Nếu nhu cầu vật chất của cha/mẹ lớn đến nỗi các con không thể chăm sóc cho họ, Ngũ thư Kinh Thánh dạy chúng ta hãy thuê người khác làm việc đó và chi trả bằng tiền của cha mẹ nếu họ có đủ. Nếu cha mẹ không có tiền, các con trưởng thành phải cung cấp. Không ở đâu gợi ý cho nỗi đọa đày, nhưng trong văn học Do Thái, chúng ta được nhắc nhở rằng sự ân cần, lòng tự trọng và lòng yêu thương đối với những người thân sinh ra chúng ta trên cõi đời này là sự ủy thác thiêng liêng. Nhưng chúng ta không xứng đáng! Hầu hết chúng ta đều nhất trí cho rằng cha mẹ chúng ta xứng đáng được tôn trọng. Nhưng bạn dạy các con tôn trọng bạn thế nào? Bạn có cho phép con ngắt lời không cần thiết khi bạn đang nói chuyện điện thoại với người khác không? Bạn có chỉ định chỗ ngồi cố định ở bàn ăn cho con không? Con có ngồi vào chỗ của bạn không? Con có liên tục cãi lại lời bạn để nêu bật quan điểm của con không? Con có cãi lại bạn trước mặt mọi người không? Có thường xuyên không? Bạn có tạo cho con đủ cơ hội để giúp đỡ mình không? Để con thể hiện sự ân cần? Hay để con quan tâm đến bạn? Con có hỏi liệu bạn có muốn một ly nước ép, một quả chuối hay một đĩa kem khi con nhận phần ăn của mình không? Con có tôn trọng sự riêng tư của bạn không? Con có vào phòng bạn hoặc lấy đồ của bạn mà không xin phép không? Đứa con lớn của bạn có giành lấy điều khiển không? Hay ôm khư khư lấy điện thoại? Hay quên không thông báo cho bạn lời nhắn thoại mà con nhận được? Con có nói quá to ở nhà hay tại nơi công cộng không? Bạn đang lúng túng ư? Đừng lo. Không chỉ riêng bạn như vậy đâu. Rất nhiều bậc phụ huynh khôn ngoan, tử tế, nhạy cảm cũng gặp rắc rối tương tự. Họ nuôi dưỡng những đứa trẻ không biết tôn kính cha mẹ, phần lớn là do họ không đòi hỏi sự tôn kính đó ở trẻ. Tại sao ư? Tận sâu thẳm trong lòng, cha mẹ không tin mình xứng đáng với sự tôn kính đó, hoặc là họ phải làm chủ cuộc chơi. Trong khi hành nghề và trong các lớp học về nuôi dạy con, tôi đã gặp gỡ rất nhiều cha mẹ “không xứng đáng” này. Tôi xin phép được giới thiệu một vài người trong số đó. Tuýp cha mẹ dân chủ Peter, một nghệ sĩ đồ họa tự do, và Lynn, một luật sư, gặp rất nhiều rắc rối với Sasha, cô con gái 8 tuổi của họ. Khi họ hỏi cô bé một câu, cô bé thường xuyên đảo tròn mắt hoặc phớt lờ họ. Sasha mượn quần áo của Lynn mà không xin phép và liên tục ngắt lời Peter khi anh nói chuyện điện thoại. Khi ông bà nội đến thăm, Sasha tiếp tục làm việc riêng và không chịu ra cửa chào đón ông bà. “Anh cảm thấy thế nào khi cô bé cư xử như vậy?” tôi hỏi Peter. “Chúng tôi cảm thấy buồn cho con bé, vì con bé không muốn gần gũi hơn với bố mẹ,” anh nói. “Buồn ư?” tôi nhắc lại. “Anh không cảm thấy khó chịu sao? Tôi thì thấy khó chịu lắm, và anh nghe này, đã bao giờ anh nghĩ đến việc nói với Sasha rằng con bé cần nói chuyện một cách tôn kính với những người cai trị cao quý trong nhà con bé chưa?” “Chúng tôi muốn sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong gia đình,” Peter đáp lời. “Tôi không tin rằng quyền lực được trao đi và không được giành lấy.” Vậy đấy, đó chính là cốt lõi vấn đề. Tâm trí tôi trôi về các nút bấm “Question Authority” và áo phông từ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, rằng “Đừng bao giờ tin tưởng bất cứ ai hơn 30 tuổi.” Và đây, cha và mẹ đã ngoài 30, và triết lý chính trị của họ hủy hoại cuộc sống gia đình. Peter và Lynn biện hộ cho sự tức giận, sự căm phẫn và sự tổn thương của mình bằng cách bảo vệ quyền được tự biểu hiện của Sasha và giá trị của cơ cấu sức mạnh gia đình không có-tôn-ti-trật-tự. Họ giải thích rằng, nói cho cùng, đây cũng là nhà của Sasha. Tuýp cha mẹ có lỗi, bị áp đảo Tamara là mẹ đơn thân, cô nín lặng khi cậu con trai 6 tuổi Jake, hành xử như một ông chồng hay chê bai, khi cậu bé tỏ ý không vừa lòng với màu sơn móng tay, đài phát thanh hoặc thực đơn bữa tối do mẹ chọn, hoặc là khi con trai lớn Ryan phớt lờ lệnh giới nghiêm của mẹ. Tamara cảm thấy phẫn nộ với hành vi của con, chị tự nhủ rằng con trai tuổi này đứa nào cũng như vậy và chị chuyển sang tâm trạng thương xót con, thương con vì không có bố. Tội lỗi về cuộc ly hôn khiến Tamara cảm thấy như thể chị nợ các con một món nợ khổng lồ, và chị kiềm chế mọi quan điểm cho rằng lũ trẻ cũng nợ chị thứ gì đó, ví như lòng tôn kính. Tuýp cha mẹ “Con cứ học giỏi đi, rồi con coi cha mẹ thế nào cũng được” Gavin, cậu con trai lớp 6 của Heather và Robert là một học sinh giỏi và một vận động viên cừ khôi. Cậu bé sải bước thay vì đi quanh nhà, ra lệnh và chờ đợi được phục vụ. Cha mẹ không chê trách cậu vì hành vi khiếm nhã này, họ cảm thấy cực kỳ tự hào với thành tích mà con giành được. Họ có quan điểm: “Nếu không hỏng thì đừng sửa làm gì.” Tuýp cha mẹ có “con cái biết tuốt” Irina và Alexander, hai người mới từ Nga đến sống ở Mỹ, đang phải chật vật nuốt trôi mọi chuyện. Mặc dù cả hai người họ đều là người thành đạt - Irina là nhà sinh vật học, còn Alexander là kĩ sư - nhưng họ lại nhượng rất nhiều quyền hạn của cha mẹ, vì họ nhận thấy hai đứa con chưa-đến-13-tuổi giống “người Mỹ” hơn họ. Hai đứa trẻ xem truyền hình rất nhiều và nói chuyện xấc xược. Khi chúng trả lời câu hỏi của cha mẹ bằng câu nói: “thế nào cũng được,” hoặc “Con muốn biết rằng điều này là vì sao?” Irina và Alexander hành xử như thể họ không hiểu giọng điệu hạ-thấp-phẩm-giá và ngôn từ mà đám trẻ sử dụng. “Đây là nước Mỹ”, họ nhắc tôi nhớ như vậy. Chẳng phải tất cả trẻ con đều nói chuyện kiểu như vậy sao? Tuýp cha mẹ luôn luôn lắng nghe David, cha của Grant 12 tuổi, mô tả cha anh là tuýp người cổ hủ “trẻ con phải được nhìn thấy và không nên được nghe thấy.” Khi David hỏi: “Tại sao?” cha anh quát nạt: “Tại tao nói vậy.” Khi làm cha, David cẩn thận lắng nghe cảm xúc của con với vẻ trân trọng. Vậy mà Grant rất thô lỗ, tính khí thất thường và bất hợp tác, có vẻ cậu bé rất ít tôn trọng nỗ lực của cha trong việc hiểu rõ cậu bé. Đêm đến, David ngẫm nghĩ về tương lai của Grant. Anh nhận ra rằng, mình cần thay đổi, nếu không Grant sẽ gặp nhiều rắc rối với thầy cô, huấn luyện viên và cả ông chủ trong suốt cuộc đời. Vì mẹ là mẹ của con: thiết lập quyền lực Cha mẹ ngày nay cật lực làm việc để trân trọng ý tưởng và cảm xúc của các con, điều này rất tốt. Nhưng thế giới đang sắp đảo lộn, khi con cái trở thành kẻ nắm quyền, còn cha mẹ ra rìa. Peter và Lynn, Tamara, Heather và Robert, Irina và Alexander, David đều có chung niềm tin rằng các con ngang hàng với họ (trong trường hợp của Irina và Alexander, con cái là thượng cấp về văn hóa.) Họ tham dự các khóa học về nuôi dạy con của tôi bởi vì triết lý chủ nghĩa bình quân này không đem lại hiệu quả. Con cái không ngang hàng với chúng ta, các con cũng không muốn như vậy. Trong các buổi thảo luận của lớp, bên cạnh những lời dạy của Do Thái giáo, tôi thường trích dẫn lời dạy của các hiền nhân khác: người huấn luyện chó. Các chuyên gia này biết rõ tầm quan trọng của việc thiết lập địa vị thống trị đối với chó khi lần đầu tiên chú chó đặt chân đến ngôi nhà. Các huấn luyện viên dạy những người chủ mới phải liên tục củng cố vị thế “tột bậc” bằng cách không cho phép con chó ngồi ở vị trí cao hơn chủ, và trước nhất là không cho chó đi qua cửa. Nếu chó biết nói, chắc chắn các huấn luyện viên này sẽ không cho phép chúng cãi lại. Họ phát hiện ra rằng, khi chó được phép lấn át chủ, chúng sẽ trở nên nhút nhát và hách dịch. Trẻ con cũng giống y như vậy. Hệ thống dân chủ không đem lại hiệu quả đối với chó hoặc trẻ con, nó chỉ khiến trẻ cảm thấy bất an. Cha mẹ bị đánh lừa bởi vì trẻ là những người tranh luận tài ba, nhưng về tâm lý, trẻ không được trang bị để chiến thắng trong những cuộc tranh luận này. Trẻ không có sự trưởng thành để quy định thời lượng xem truyền hình cho mình, hay giám sát ngôn từ, dạy cho bản thân cung cách đúng đắn. Sách Cách ngôn nói thế này: “Đào tạo một đứa trẻ theo con đường mà nó nên đi, và khi đủ tuổi, nó sẽ không rời khỏi con đường đó.” Quan trọng là từ khi con còn rất nhỏ, hãy bắt đầu dạy cho con biết rằng bạn là ông chủ, và không ngừng nhắc cho con nhớ đến điều đó cho đến khi trẻ đủ lớn để rời xa gia đình. Lời răn thứ nhất, “Ta là Thiên Chúa của ngươi… ngươi không có Thiên Chúa nào khác ngoài ta,” không ẩn chứa quy tắc về hành vi. Khác với “Ngươi phải giữ ngày Sabbath” hay “Ngươi không được lấy cắp” hay “Ngươi không được dâm dục”. “Ta là Thiên Chúa” chỉ là một lời nói đầu, thiết lập quyền lực của Chúa để mọi người chú tâm đến phần còn lại của lời răn. Chúa đang nói rằng: “Ta là ông chủ” giống như người mẹ nói: “Mẹ là mẹ của con.” Đối với nhiều cha mẹ, cụm từ thừa thãi này khiến họ nhớ đến thái độ “bởi vì ta nói vậy” ngày xưa, giống như hồi nhỏ họ bị xem thường. Giống như David trong câu chuyện nêu trên, họ sợ phải mắng mỏ phẩm giá của con, và đó là phẩm giá mà họ quan tâm điều chỉnh hơn cả phẩm giá của chính mình. Nếu chúng ta tìm hiểu kĩ các lí do ẩn sau Lời Răn thứ nhất, chúng ta sẽ hiểu rõ về việc thiết lập quyền lực. Hóa ra, có rất nhiều trường hợp cho thấy thái độ “bởi vì ta nói vậy” là phản ứng có thể được bào chữa một cách hoàn hảo. Hãy cùng suy ngẫm xem tại sao Chúa lại lo ngại đến vậy về vấn đề liên quan đến quyền lực của Người nếu như những lời răn dạy đúng với luân thường đạo lý và chính đáng một cách cố hữu. Không lẽ bẩm sinh mỗi người đều không muốn tuân theo lời răn nếu họ có ý thức tốt đến vậy ư? Có lẽ mong muốn là chưa đủ. Chúa biết rằng một số người muốn lách luật, ngay cả khi họ hiểu rõ và đồng ý với luật. Chúa cũng nhận thấy có những người không hiểu luật. Nếu không có lời đe dọa về sự trừng phạt của đấng quyền năng, cả hai nhóm người này đều có thể phớt lờ những lời răn. Lập luận tương tự được áp dụng khi bạn chuẩn bị thiết lập quyền lực trong nhà. Trước nhất, ngay cả khi con bạn hiểu rõ rằng chơi trò Nintendo bốn giờ liên tục không tốt cho sức khỏe, nhưng trẻ vẫn sẽ chơi chừng đó thời gian nếu trẻ có thể chơi trót lọt. Đó là bản chất con người, và chỉ có quyền lực mạnh mẽ hơn mới có thể ngăn cản trẻ trước cám dỗ. Nhưng một điều quan trọng không kém là có những sắc lệnh bạn không thể giải thích, và còn có những sắc lệnh mà trẻ sẽ kiên quyết không chịu hiểu. “Tại sao bạn Kirk lúc nào cũng phải đến nhà mình chơi? Tại sao con không đến nhà bạn ấy chơi được?” con trai bạn hỏi như vậy. (Bởi vì bạn biết rằng bố của Kirk có súng trong nhà và anh ta còn là một con sâu rượu và hiện giờ bạn vẫn chưa muốn con biết về chuyện này). Một đứa trẻ kiên trì sẽ nài nỉ bạn mỗi chiều, “Tại sao con không được xem chương trình ‘Cậu bé Khoa học Bill Nye’ trước khi làm bài tập về nhà hả mẹ? Đó là chương trình giáo dục mà!” (Bởi vì tách con ra khỏi màn hình TV sẽ khiến con có tâm trạng cáu kỉnh, bất hợp tác). Từ những việc nghiêm trọng đến những việc buồn tẻ, trẻ luôn luôn đặt câu hỏi. Bạn có thể dành hàng giờ cố gắng giải thích và hợp lý hóa mọi quyết định, hoặc bạn có thể trả lời: “Vì mẹ nói thế,” hoặc câu nói nào đó bớt khiếm nhã hơn. Quyền được biết của con không thế chỗ cho tất cả các mối quan tâm khác. Không phải lập luận, mà ngôn từ của bạn mới đóng vai trò quan trọng. Làm mọi việc vì “Thiên Chúa nói vậy” được gắn liền với truyền thống của Do Thái giáo. Luật lệ Do Thái được chia làm hai nhóm: Mishpatim và chukim. Mishpatim là nhóm luật lệ Do Thái, mặc dù được ban hành một cách tôn nghiêm, ẩn chứa rõ ràng yếu tố logic. Ví dụ, tổ chức lễ Sabbath là hoạt động thuộc nhóm Mishpatim, bởi vì lấy một ngày trong tuần làm một ngày nghỉ ngơi đem lại những lợi ích rõ ràng về lý luận và thực tế. Một luật lệ Mishpatim khác là yêu cầu phải thanh toán tiền lương cho người làm công đúng với số ngày làm việc. như thế mới hợp lý và có mối quan hệ lao động tốt đẹp. Chukim (số ít là chok) là các đạo luật không có lập luận logic. Các đạo luật này vượt tầm hiểu biết của chúng ta, và chúng ta tuân thủ đạo luật không phải do tôn kính và phụng sự Thiên Chúa. Luật chế biến thức ăn theo luật Do Thái bắt nguồn từ nhận thức sai lạc phổ biến đến mức các rabbi cổ xưa phải đưa vào quy định vì những lý do liên quan đến sức khỏe, nhưng quy định này được coi là chukim, là các mệnh lệnh thần thánh để chúng ta có cung cách ăn uống đặc biệt, thiêng liêng. Về mặt kĩ thuật, luật lệ yêu cầu chúng ta phải tôn kính bề trên là mishpatim, và việc dạy con về lòng tôn kính này có rất nhiều ưu điểm thực tế. Nhưng các bậc hiền nhân cho rằng, tốt nhất là hãy coi Điều răn thứ năm là một chok hơn là một mishpatim, vì lợi ích của con và của chính bạn. Theo đó, không có một lời chất vấn nào về sự thích đáng của điều răn này, không tranh luận liệu yêu cầu của cha/mẹ có hợp lý không. Tính thực tế và logic của việc này không còn quan trọng. Nếu “Tôn kính cha mẹ” là một chok, chúng ta sẽ làm vậy chỉ đơn giản vì Thiên Chúa ra lệnh cho ta. Luật lệ như thế nào? Sau khi thừa nhận rằng bạn nên đảm nhận vai trò cầm quyền trong gia đình, cho dù ban đầu việc này có vẻ bất tiện, vậy là bạn đã sẵn sàng ra luật. Nhưng chính xác thì luật là gì? Xã hội này thất thường lắm, và trong khi chúng ta cần phải thiết lập ranh giới cho các con, nỗ lực làm nhanh, làm gấp quả là không phù hợp chút nào. Về vấn đề này, Do Thái giáo rất hữu ích vì đạo này cung cấp cho chúng ta bộ tiêu chuẩn cơ bản - “điểm cốt yếu” của sự tôn kính - được áp dụng cho con trẻ ở mọi lứa tuổi. Luật Do Thái yêu cầu người trưởng thành phải chăm sóc cha mẹ già của mình, bằng cách cung cấp thức ăn nước uống, áo quần, nơi ở và tận tụy chăm sóc cha mẹ; nói cách khác là không được thờ ơ hoặc bỏ rơi cha mẹ. Khi các con còn nhỏ, luật Do Thái tuyên bố các con phải: Luôn luôn cư xử lịch thiệp với cha mẹ. Không cãi lại lời cha mẹ trước mặt người khác. Tôn trọng quyền riêng tư của cha mẹ và của người khác. Không ngồi vào vị trí của cha mẹ tại bàn ăn. Kính trọng cha dượng/mẹ kế. Thật thú vị, khi cách đây 2.000 năm, rabbi đã nỗ lực xác định rõ các hành vi mà đến nay vẫn quan trọng với chúng ta (và khiến chúng ta bực mình) nhất. Chỉ riêng hai mục đầu tiên thôi cũng đã cho thấy thách thức to lớn. Những đứa con lịch thiệp, biết cư xử đúng mực luôn nói chuyện với bạn bằng giọng điệu hòa nhã và không cãi lời bạn trước mặt người khác ư? Ảo tưởng mà thôi. Nhưng nếu bạn cam kết đầy đủ với việc vượt qua sự phản kháng và cơn sốc ban đầu của con, niềm tin rằng kết quả cuối cùng sẽ bõ công ta nỗ lực, chúng ta có thể thực sự dạy con cải tiến hành vi và cư xử với chúng ta một cách tôn kính hơn. Ngôn từ, giọng điệu của con “Con ghét bữa tối này!” “Bà hôi lắm. Con không đến nhà bà đâu, nhất định không!” “Nhưng tại sao ạ? Mẹ hãy nói rõ xem nào?” Giọng điệu và lời nói có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Một đứa trẻ không nhất thiết phải dùng ngôn từ để báo hiệu thái độ tiêu cực của mình - chỉ một tiếng tặc lưỡi, một cái nhếch môi hay vẻ mặt khiêu khích cũng đủ lột tả tâm trạng đó - nhưng ngôn từ trẻ sử dụng ảnh hưởng đến giọng điệu. Sẽ vô cùng khó khăn khi nói “Ai mà không biết” một cách tử tế và cũng khó tương tự, nếu như không nói là có thể, nói “Cám ơn mẹ về bữa tối” với giọng điệu biết ơn mỗi tối. Trong tâm lý học, lý thuyết về học thuyết hành vi liên quan đến nhận thức cho rằng, cảm xúc đến sau hành vi. Nói cách khác, thay vì đợi con có cảm giác vui lòng, bạn có thể dạy con thói quen thể hiện thái độ lịch sự. Nếu con và bạn sử dụng các cụm từ lịch thiệp mỗi ngày, cảm giác về sự biết ơn và tôn kính sẽ lớn dần mà không cần đến hành vi của bạn. Cùng với việc giúp con thấm nhuần cung cách cư xử đúng mực, các cụm từ và hành động dưới đây sẽ tập trung vào sự chú ý của con đối với những lời cầu nguyện, trách nhiệm của trẻ và nỗ lực của những người khác. Yêu cầu trẻ nói những lời này là điểm khởi đầu tốt đẹp khi bạn dạy con về sự tôn kính. Những lời chào hỏi và các câu hỏi phải đầy đủ chủ ngữ: “Bố ơi, con xin phép rời bàn ăn được không ạ?” “Mẹ ơi, cám ơn mẹ đã đưa chúng con đến phố mua sắm.” Khi được cho thứ gì đó, trẻ nên nói: “Vâng, con cám ơn,” hoặc, “Không, con cảm ơn.” Không khuyến khích trẻ lẳng lặng gật đầu hoặc lắc đầu. Khi trẻ về đến nhà và rời khỏi nhà, thay vì chạy vụt qua bạn để lao vào trò GameBoy, vòng bóng rổ, tủ lạnh hoặc máy trả lời tự động, trẻ nên chào: “Con chào mẹ, con về rồi ạ.” “Bố ơi, con chào bố ạ.” Khi lấy đồ ăn và ăn trước mặt cha mẹ, bạn bè hoặc anh/chị/em, trẻ nên tự động có thói quen mời hoặc đưa một chút đồ ăn cho người khác. “Con đi lấy nước cam ép đây. Mẹ có uống không ạ?” “Bố ăn khoai tây chiên với con không?” Trẻ nên hỏi cha mẹ xem cha mẹ ăn xong bữa chưa, tự động cất dọn phần bát đĩa của mình và của cha mẹ, xếp gọn bát đĩa sau khi xong bữa. Nếu việc này có vẻ nghiêm khắc, bạn hãy coi đó là cử chỉ thể hiện sự công bằng trong lao động. Nói cho cùng, các con cũng có lái xe đưa bạn đến phố mua sắm đâu. Trẻ nên gõ cửa phòng bạn và nói: “Mẹ ơi, con [Jaime] đây ạ. Con vào mẹ nhé?” mỗi khi cửa đóng, ngay cả khi cửa không khóa. Cảnh báo: Cũng quan trọng như việc dạy con biết tôn kính, bạn phải cẩn trọng lựa chọn mục tiêu và tránh trở thành một trung sĩ huấn luyện. Nếu bạn liên tục phê bình con, bạn sẽ đánh mất thiện chí của con và cuối cùng sẽ làm thất bại dự án về lòng tôn kính. Dưới đây là một số hành vi làm mất danh dự mà bạn nên khôn khéo tránh xa: Cuộc nói chuyện không đầu không cuối trong phòng tắm, hoặc cuộc nói chuyện chán nản, giận dữ của các trẻ chưa đến tuổi đi học: “Mẹ ơi mẹ như con dơi.” Hoặc, như Emma từng nói với tôi: “Giá mà con được lấy cả trăm cục đá ném vào mẹ.” Con cười khi bạn quở trách. Thông thường, hành vi này thể hiện sự lúng túng, thay vì xấc xược. Các con trên 10 tuổi đề nghị bạn (cha mẹ) không được hát, không được quá thân mật trước mặt mọi người, hoặc không được đeo ba lô vải trước mặt bạn bè của con. Con đảo mắt, bất kể lứa tuổi nào. Có vẻ thật là tẻ nhạt hoặc đạo đức giả khi khăng khăng yêu cầu con phải thể hiện hành vi lịch thiệp giả dối kia, nhưng đây là cách chúng ta xây dựng thói quen cho cả cuộc đời. Do Thái giáo tập trung vào sức mạnh của ngôn từ, coi đó như công cụ thể hiện sự tôn kính đối với cha mẹ mà Thiên Chúa đã tạo ra. Và như vẫn luôn luôn được thể hiện trong tín ngưỡng Do Thái giáo, những điều nhỏ bé nhất là quan trọng nhất. Khi con bắt chước kiểu nói chuyện trên truyền hình Rất nhiều trẻ xem truyền hình nhiều hơn cả thời gian nói chuyện với cha mẹ. Thật không may, những đứa trẻ trong các bộ phim hài kịch tình thế đều cãi lại người lớn, liên tục có những lời mỉa mai châm biếm và hiếm khi trò chuyện với cha mẹ một cách văn minh. Mặc dù nhiều cha mẹ thấy khó tin, nhưng những đứa trẻ xem nhiều ti vi thường hoàn toàn không ý thức được về giọng điệu hỗn xược, hoặc ngôn từ thô lỗ mà chúng sử dụng. Trẻ nghĩ điều đó là bình thường. Chồng tôi là nhà văn, trong gia đình tôi, các con được nghe kịch bản và hội thoại. Nếu các con trả lời câu hỏi bằng cách nói: “Thế nào cũng được,” hoặc “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi,” chúng tôi yêu cầu con viết lại câu nói đó ra. Nếu con khóc nhè hoặc nói kiểu trẻ con, chúng tôi nói: “Con thử nói lại câu đó bằng ngữ điệu khác được không?” hoặc “Con nhắc lại câu đó lần nữa để mẹ hiểu rõ hơn xem nào?” Nếu con trả lời theo kiểu ra vẻ tinh khôn, chúng tôi sẽ nói: “À à, các con đang nói giống trên ti vi đây. Chắc là tại con xem ti vi nhiều quá đây mà.” Điểm cốt yếu là không làm con bẽ mặt hoặc không được thuyết giáo con. Chúng ta muốn nâng cao ý thức của con và đảm bảo con biết rõ mỗi khi con thô lỗ. Tôi phát hiện ra rằng cách hiệu quả nhất để làm việc này là chỉ tạm thời nhắc đến và không quở mắng con. Không nhất thiết phải tìm hiểu xem tại sao con lại có thái độ mỉa mai hoặc vẻ mặt hờn dỗi; mục tiêu là giúp con thay đổi hành vi, thay vì cải thiện tâm trạng. Trẻ cần phải học cách tỏ ra lịch sự, bất kể trẻ đang cảm thấy thế nào. Khi dạy con về ngôn từ bày tỏ lòng tôn kính, hãy đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng. Nếu trẻ cãi lại, hãy cầm tay con và nói giọng bình tĩnh: “Con không được phép nói như vậy với mẹ.” Quan trọng là bạn phải kiên định. Nếu không con sẽ không nghĩ là bạn đang nói nghiêm túc và vấn đề sẽ thất bại. Tránh cãi cọ Chỉ dụ của Do Thái giáo về việc con cái không được cãi lại cha mẹ trước mặt người khác nghe có vẻ vô cùng đơn giản. Ngay cả từ cãi lại cũng ám chỉ sự bất đồng mang tính văn minh. (“Ba ơi, con xin phép có ý kiến khác”) trái với những cuộc đối đầu công khai, bẽ mặt mà rất nhiều người trong số chúng ta đã trải qua. Tương tự như trong nhiều lĩnh vực nuôi dạy con khác, việc chấp nhận quan niệm rằng cha mẹ phải chịu trách nhiệm và con cái không cần phải hiểu hoặc đồng ý với quy tắc của chúng ta cần thêm nhiều thời gian hơn nữa để giải quyết vấn đề. Nhưng quả là không dễ dàng như vậy. Có thể bạn cần phải thay đổi rất nhiều trong số các mánh khóe mà bạn vẫn tin tưởng để phỉnh phờ con, để các mánh khóe đó phù hợp với bối cảnh công cộng. Để thể hiện các sắc thái này, hãy cùng lắng nghe cậu bé Ruby 7 tuổi và Ann, mẹ cậu bé, trò chuyện khi họ chuẩn bị rời bữa tiệc. Trước hết, tôi phân chiết thông điệp mà hai mẹ con họ gửi cho nhau, sau đó, tôi sẽ gợi ý viết lại đoạn kịch này, trong đó Mẹ thay vì Ruby, đóng vai chính. Mẹ Ann: Ruby ơi, đến giờ về rồi con ơi. Ruby: Mẹ ơi, con không muốn về bây giờ đâu. Mẹ Ann: Mẹ con mình phải về thôi. Cô Maria (người trông trẻ, hiện đang ở nhà trông em gái của Ruby) mong mẹ con mình về lúc 5 giờ. Cô ấy còn phải về nhà cô ấy nữa. Ruby: Mẹ gọi điện bảo cô ấy ở lại muộn hơn đi. Mẹ Ann: Ruby à, mẹ con mình phải về thôi. Ruby: Đi mà mẹ, sao mẹ không gọi cho cô ấy? Con không muốn về ngay đâu! Mẹ Ann: Đến giờ ăn tối rồi, mà con ở đây lâu chừng đó là đủ rồi. Ruby: Chưa đủ mà mẹ. Con vẫn đang chơi mà. Mẹ gọi cho cô Maria đi. Mẹ nhé? Mẹ Ann: (Mẹ tức giận, chán nản, và bực bội lắm rồi). Ruby à, đến giờ về rồi. (Mẹ cầm tay kéo bé về.) Trọng tâm của cuộc trao đổi giữa mẹ-và-con là Ruby không muốn rời bữa tiệc. Nhưng nói cho con biết các lí do logic để rời khỏi bữa tiệc chỉ khiến Ann lãng phí thời gian. Lúc này, Ruby không quan tâm đến gia đình của người trông trẻ, và cô bé cũng không đồng ý cho rằng cô bé ở bữa tiệc lâu chừng đó là đủ rồi - cô bé muốn ở đây cả đêm cơ! Bằng cách chờ đợi “sự cho phép” của Ruby, Ann đã dành cho con gái cơ hội để từ chối. Thái độ bất chấp của Ruby là thiếu tôn trọng, nhưng Ann lại tạo cơ hội cho thái độ đó. Vậy Ann có thể làm gì khác? Chỉ cần thay đổi mục tiêu, từ việc khiến Ruby sẵn lòng rời bữa tiệc, sang việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc lắng nghe và tôn trọng quyết định của mẹ, cuộc hội thoại sẽ rẽ sang hướng khác. Mẹ Ann: Ruby à, mười phút nữa mẹ con mình phải rời bữa tiệc, vậy nên bây giờ con nên tạm biệt các bạn đi. Ruby: Mẹ ơi, không đâu, con không muốn về đâu. Mẹ Ann: Mẹ biết là đang vui thế này mà về thì tiếc lắm. Nhưng bây giờ con phải nghe mẹ. Mười phút nữa mẹ con mình sẽ về. Ruby: Tại sao phải về ạ? Mẹ Ann: Mẹ sẽ sẵn sàng giải thích lí do với con trên đường về nhà. Ruby: Mẹ nói luôn đi. Mẹ Ann: Ruby à, để đủ trưởng thành và đi dự tiệc, con phải biết nghe lời khi mẹ nói đến giờ phải rời tiệc. Ruby: Vâng, nhưng để con xem các bạn đâu đã nhé. Hoặc là… Ruby: Con không đi về đâu. (Ann đợi hết 10 phút, sau đó nắm tay Ruby và kiên quyết dẫn cô bé rời khỏi bữa tiệc, ra ô tô về nhà). Trong phiên bản này, Ann công bằng và kiên định. Chị cảnh báo với con là 10 phút nữa hai mẹ con sẽ về, và chị chủ tâm công nhận cảm xúc của con. Chị cho con gái biết rằng chị sẽ trả lời câu hỏi của con khi ngồi trên xe về nhà, và lúc này Mẹ đã nói và lời nói của mẹ là luật. Khi Ruby phản kháng, Ann ám chỉ một lời dọa nạt rằng nếu con không cư xử phải phép, cô bé sẽ không được tham dự bữa tiệc kế tiếp. Ann phải quyết tâm thực hiện lời đe nạt này, nếu không lần sau sẽ không hiệu quả. Bạn, người cha/người mẹ, là người lớn quan trọng nhất trong thế giới của con. Khi đến lúc phải rời tiệc, bắt đầu hoặc kết thúc một buổi hẹn hò, làm bài tập, đi ngủ hay thức giấc, con có cơ hội thể hiện mức độ tôn kính với bạn, bằng cách sẵn sàng hợp tác và không gây ồn ào. Nếu lúc nào bạn cũng tự nhiên và thân mật, bạn sẽ vô thức biến các thời khắc này thành cơ hội để con thực hành kĩ năng thương lượng, thay vì kĩ năng kính-trọng-cha-mẹ. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không nói cho con biết lí do trong mệnh lệnh của bạn. Ví dụ, trên ô tô, Ann có thể giải thích một số quy tắc về nghi thức dự tiệc với Ruby: “Con sẽ rời tiệc khi chủ tiệc nói rằng bữa tiệc sắp kết thúc hoặc khi hầu hết mọi người đều ra về.” Nhưng trọng tâm chính của bạn phải là tránh tranh luận, không quan tâm đến mong muốn phải đạt được sự đồng thuận, và tận dụng cơ hội để con thực hành thói quen tôn trọng bạn. Dạy con tôn trọng quyền riêng tư của bạn Trong Sáng thế ký(2), Thiên Chúa đứng bên ngoài khu vườn của Eden và gọi tên Adam trước khi bước vào khu vườn, và nói: “Con ở đâu?” mặc dù khi là Thiên Chúa, Người biết rõ Adam đang ở đâu. Câu chuyện này được coi là cơ sở để giúp người khác không bị sửng sốt. Tôn trọng sự riêng tư của người khác là giá trị được gìn giữ sâu sắc trong Do Thái giáo. Chúng ta được dạy rằng: “Ngươi không bao giờ được thình lình bước vào nhà của bạn bè.” Thậm chí chúng ta còn được dạy phải gõ cửa ngôi nhà của chính mình, vì có một điều rất quan trọng là không được làm phiền hoặc làm người khác sửng sốt! Vì các con rất tự nhiên và trực tính khi yêu cầu sự riêng tư cho bản thân - “Mẹ ơi! Bọn con có buổi họp các thành viên trong Câu lạc bộ Búp bê Speedo mà. Buổi họp kín đấy nhé!” - tôi nhận thấy cha mẹ thường khá rụt rè trong vấn đề này. Họ nói với tôi rằng phòng ngủ của họ bừa bộn đồ chơi, miếng bảo vệ cẳng chân và tất bẩn của con. Và các con đi thẳng vào phòng cha mẹ mà không cần gõ cửa, bất kể ngày hay đêm. Hai khách hàng của tôi, Jon và Elizabeth, gặp phải vấn đề này với cô con gái Hannah 5 tuổi. Suốt 3 tháng liền, tối nào Hannah cũng lẻn vào giường ba mẹ lúc 2 giờ đêm. Khi tôi chất vấn họ về thói quen này, họ thừa nhận rằng sự việc bắt đầu từ khi Jon đi công tác xa nhà, còn Elizabeth, vì cảm thấy vắng vẻ, đã cho phép Hannah ngủ chung với mẹ một tối. Khi thấy ngoại lệ trong các quy tắc thường ngày của gia đình, tối nào Hannah cũng quay trở lại, phàn nàn này nọ rằng bé không ngủ được và vô số lí do khác. Vậy mà bây giờ, đã nhiều tháng trôi qua, cặp vợ chồng này vẫn tự thuyết phục bản thân rằng Hannah đang mắc chứng rối loạn cảm xúc. Tối nào họ cũng để ngỏ cửa phòng, “để Hannah không phải gõ cửa.” “Anh chị không sợ cô bé sẽ làm phiền trong khi anh chị đang âu yếm nhau sao?” “Ừm, thật lòng mà nói, chúng tôi rất lo lắng về vấn đề ngủ của Hannah nên cũng không quan tâm quá nhiều đến những vấn đề như thế,” Elizabeth thú nhận. “Ba tháng. Ừm. Anh chị thấy sao khi đêm nào cũng bị làm phiền như vậy?” “Tôi mệt mỏi lắm chứ, nhưng tôi lo lắng cho Hannah hơn. Tôi nghĩ chắc con bé gặp nhiều ác mộng lắm. Còn gì khiến con bé đêm nào cũng tỉnh dậy như vậy chứ?” “Tôi nghĩ là cô bé tự tỉnh giấc. Cô bé có được một sự thỏa thuận ngọt ngào. Tôi không lo lắng lắm về Hannah, mà tôi bắt đầu thấy lo về sự thiếu riêng tư của anh chị. Nếu anh chị cứ để việc này tiếp diễn thêm, có lẽ chúng ta sẽ phải lo lắng về cuộc hôn nhân của anh chị.” Ban đầu, Elizabeth thử áp dụng các mưu kế “hợp lý” và nói với Hannah rằng cô bé sẽ ngủ ngon hơn nếu ngủ tại giường. Hannah đảm bảo với cha mẹ rằng cô bé ngủ ngon hơn khi được ngủ với ba và mẹ. Sau đó, Elizabeth áp dụng phương pháp sắt đá hơn, vì trước đây chị chỉ thường quan tâm đến điều tốt nhất cho Hannah, thay vì điều tốt nhất cho vợ chồng chị. Chị nói với con gái: “Con phải ngủ trên giường của con, để ba mẹ có thời gian riêng tư.” Sau đó, Elizabeth nhận thấy rằng điều này cũng tốt hơn cho Hannah nữa. Khi vợ chồng chị có được giấc ngủ ngon, họ trở thành người cha người mẹ điềm tĩnh hơn, kiên nhẫn hơn, còn Hannah có được bài học về phẩm cách và quyền riêng tư của người lớn. Bạn cũng có thể làm vậy. Bạn có thể biến phòng ngủ của mình thành nơi tôn nghiêm, cấm con trẻ lui tới nếu không gõ cửa và không được mời vào. Con có thể học cách cất đồ chơi trong phòng riêng. Con cũng học được cách không ngắt lời bạn khi bạn nói chuyện điện thoại. Con có thể học những điều này nếu bạn bắt đầu tin vào giá trị quyền riêng tư của mình và dạy con tôn trọng phòng riêng của người khác là sự đầu tư xứng đáng với công sức và thời gian của bạn. Giữ nguyên vị trí của bạn tại bàn ăn Trong phần đầu của chương này tôi có viết về Peter và Lynn. Cô con gái Sasha của họ đấu tranh với cha mẹ để được sử dụng điện thoại, mượn quần áo của mẹ mà không xin phép, và dường như cô bé không hiểu rõ sự khác biệt giữa đồ đạc của cha mẹ và đồ đạc của mình. Về mặt ẩn dụ và trên thực tế, không ai trong số họ có vị trí đặc biệt tại bàn ăn của gia đình. Sasha ngồi bất cứ chỗ nào cô bé thích và ăn các món cô bé muốn. Peter và Lynn không vui với cách cư xử của con nhưng họ không biết phải làm thế nào để thay đổi tình hình mà không tỏ ra chuyên quyền hoặc cứng nhắc. Tôi gợi ý họ nên có một buổi họp gia đình để thảo luận về vấn đề này và đưa ra các quy tắc chung, để có được sự giao thiệp tôn kính giữa các thành viên trong gia đình. “Nhưng nếu Sasha không cho rằng đó là vấn đề thì sao?” Peter hỏi. “Nếu con bé không thay đổi thì sao?” “Nếu anh gộp tất cả những việc mà Sasha cảm thấy có quyền được làm, anh sẽ thấy đó là hậu quả của việc con bé không chịu nghe lời,” tôi nói. Chúng tôi bắt đầu với vấn đề gây bất đồng chính: chiếc điện thoại. Sasha có thói quen nói chuyện điện thoại ngay khi cô bé vừa từ trường về nhà, nhưng từ 3 đến 5 giờ chiều vẫn là giờ làm việc của Peter, anh muốn điện thoại không ở trong tình trạng bận. Trước khi có buổi họp gia đình, Sasha hiếm khi tuân thủ yêu cầu của Peter là không dùng điện thoại, cô bé luôn nói: “Một phút nữa thôi,” nhưng thật ra là phải nửa tiếng sau, hoặc lâu hơn thế, cô bé mới dập máy. Sau buổi họp, Peter và Ann đưa ra bộ quy tắc mới: Là cha và là chủ gia đình, Peter có quyền kiểm soát điện thoại. Được nói chuyện điện thoại trở thành một đặc ân với Sasha, và cô bé chỉ có được quyền lợi này nếu có thái độ tôn kính. Thời gian vào mạng trực tuyến (15 phút kiểm tra thư điện tử hoặc nghiên cứu sau khi cô bé đi học về) sẽ do Sasha tự kiểm soát mà bố không cần nhìn đồng hồ đếm giờ, nhắc nhở hay giận điên lên. Vị trí của bạn là làm chủ bàn ăn của gia đình, dù theo đúng nghĩa đen hay mang nghĩa tượng trưng, là bất khả xâm phạm. Nghĩa là tài sản của cha mẹ, việc kiểm soát điều khiển, nhu cầu được yên tĩnh và quyền đối với điện thoại phải được con cái tôn trọng. Để làm được điều này, sự kì vọng của bạn phải rõ ràng, bạn phải bình tĩnh, kiên quyết và chắc chắn. Hãy cho con cái thấy rõ cam kết hành động của cha mẹ. Cha dượng, mẹ kế cũng xứng đáng được kính trọng Shulhan Aruch (bộ luật Do Thái từ thế kỉ 16) tuyên bố rằng mỗi người đều phải kính trọng cha dượng/mẹ kế, và nói thêm rằng lòng tôn kính với cha dượng/mẹ kế phải tiếp tục được bày tỏ ngay cả sau khi cha đẻ/mẹ đẻ của người đó qua đời. Điều này là vì lợi ích của việc kính trọng người già và duy trì shalom bayit (mái ấm yên bình.) Nếu bạn cảm thấy có lỗi với cuộc ly hôn và lo sợ sẽ đánh mất sự trung thành và tình cảm của con, có lẽ bạn cũng sẽ lưỡng lự khi yêu cầu con kính trọng người bạn đời mới của mình. Cha đẻ/mẹ đẻ của con nên tiếp tục giữ vai trò chủ gia đình, nhưng sự kính trọng đối với cha dượng/mẹ kế - bất kể trẻ có cảm nhận thế nào về cha dượng/mẹ kế - là thành phần cốt yếu của shalom bayit và phải được răn dạy tích cực. Nếu bạn đang phải đấu tranh với các vấn đề nuôi dạy con tiền hoặc hậu ly hôn, tôi khuyến khích bạn nên tìm đọc cuốn sách thiết thực, tế nhị và hài hước của Anthony Wolf có tựa đề Why did you have to get a divorce? And when can I get an Hamster? Dạy trẻ tôn kính người lớn trong các tình huống khó khăn là sự chuẩn bị tốt cho trẻ học cách giữ bình tĩnh với giáo viên quá cứng nhắc hoặc ông chủ thô lỗ mà sau này có thể con sẽ phải đối mặt. Khi ông bà nội nói lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bẹo má cháu quá mạnh, hay khi cha dượng bước vào nhà và ngồi vào chiếc ghế vốn là ghế của bố, trẻ cần phải học cách xử lý sự bất tiện này. Gia đình là phòng thí nghiệm và bạn đang dạy con môn khoa học đời sống. Dạy con biết tôn trọng không chỉ ở nhà Xét theo nghĩa hẹp nhất, Derech eretz(3) nghĩa là phép xã giao và cung cách đúng đắn, và theo nghĩa rộng nhất, đó là tiêu chuẩn đối với hành vi cao quý, xứng đáng được tôn trọng. Các bậc hiềnnhân dạy rằng, nếu người Do Thái thể hiện đức tính derech eretz nhưng không hoàn thành các nguyên tắc khác trong Ngũ thư Kinh Thánh, họ vẫn sẽ được Thiên Chúa khoan hồng. Derech eretz dạy chúng ta hãy luôn luôn tế nhị với cảm xúc của người khác. Cơ hội để thực hiện Derech eretzbao gồm chào hỏi người khác, mời họ vào nhà, và trò chuyện về người khác một cách kính trọng, bất kể họ có ở trong tầm nghe không. Do Thái giáo nói rất nhiều về sự tế nhị vì đây được coi là thành tố cốt yếu của cộng đồng ổn định và toàn vẹn. Chúng ta được dạy phải chào hỏi người khác trước, ngay cả khi điều đó nghĩa là ta phải sang đường để gặp họ, để họ không nghĩ rằng chúng ta cố tránh mặt họ. Thậm chí, chúng ta còn được cho phép cắt ngang câu chuyện kể Shema - lời cầu nguyện chủ chốt trong buổi lễ Do Thái, để đáp lời chào của người khác. Chào hỏi được coi là cử chỉ lịch thiệp, hoặc ở mức độ cao hơn, là biểu tượng cho mong muốn nắm bắt mọi cơ hội thể hiện lòng tôn kính đối với những con người mà Thiên Chúa tạo ra. Dạy trẻ cách cho đi và đón nhận lời chào trở thành bài học không chỉ liên quan đến cung cách mà còn liên quan đến sự rộng lượng về tinh thần. Bạn có thể dạy con cách chào hỏi người khác bằng cách sử dụng một số bí quyết trong các cuốn sách về nghi thức xã giao. Hãy nói với con bốn quy tắc cơ bản: Nhìn thẳng. Bí quyết là nhìn vào mắt họ để xem màu mắt của họ là gì. Bắt đầu chào hỏi bằng tên. “Em chào chị Sara,” “Con chào thầy Nachman ạ.” Mỉm cười. Lịch sự trò chuyện ngắn. Mọi người thường hỏi những đứa trẻ mà họ mới gặp những câu hỏi khá riêng tư. “Cháu thích xem chương trình gì nào? Cháu có yêu em gái không? Cháu có mến cô giáo không? Cháu có bạn trai chưa?” Hãy nói với trẻ trả lời các câu hỏi này thật ngắn gọn, hoặc thay đổi chủ đề nếu trẻ không muốn trả lời, nhưng trẻ phải nói điều gì đó. Tương tự như những việc khác, việc dạy trẻ chào hỏi đúng cách bắt đầu từ gia đình. Nếu cậu bé Benjamin lao sầm vào cửa trước, ba lô của cậu bé suýt làm bạn ngã nhào khi phi thẳng vào phòng riêng, cậu bé sẽ phải học rất nhiều điều. Hãy chặn cậu bé lại và mỉm cười, chào cậu bé bằng tên riêng và giữ cậu bé đứng đó một lát. Chắc hẳn lần sau cậu bé sẽ nhớ mình phải làm gì. Kính trọng khách Ngũ thư Kinh Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoan nghênh khách đến nhà, đảm bảo họ cảm thấy thoải mái, và bạn phải dành trọn sự quan tâm đến họ - đó là cử chỉ cao đẹp có tên hakhnasat orchim (hiếu khách). Theo lời dạy của Talmud, chúng ta được yêu cầu phải: Đón khách tại cửa và đưa họ vào trong nhà. Hãy tỏ ra vui vẻ trong suốt buổi tiếp khách. Mời khách dùng đồ ăn và uống nước. Hỏi khách về sở thích và hoạt động của họ. Tiễn khách ra cửa khi họ về. Nếu trẻ tuân thủ các quy tắc này, nghĩa là khi có bạn sắp đến nhà chơi theo lịch hẹn trước, cô bé 4 tuổi không được phép ngồi yên trong phòng chơi Duplo mà phải ra tận cửa đón bạn. Nếu trẻ vẫn mải chơi trong khi bạn sắp đến, hãy thông báo trước cho trẻ. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi thường kết thúc buổi chơi với nhau bằng một trận ẩu đả. Có vẻ sẽ dễ dàng nói tạm biệt hơn nếu bạn tin rằng cô bé/cậu bé đến nhà chơi với con thực sự hiếu chiến. Lúc này, hãy cảnh báo, bằng cách nói với hai trẻ: “Đến giờ dọn dẹp rồi nào. Mẹ Sammy sắp đến rồi và con phải tiễn bạn ra cửa nhé.” Một số phụ huynh lo lắng buổi hẹn giờ chơi với lịch biểu nghiêm ngặt không phù hợp với tâm trạng thất thường của trẻ. Đúng như vậy, nhưng hầu hết các trẻ đều có thể học cách điều chỉnh lịch biểu và phải lịch sự khi làm vậy. Đây là một ví dụ nữa cho thấy tại sao những lời dạy của Do Thái giáo hữu ích với các bậc cha mẹ: bạn biết mình đang hướng tới cái gì. Các quy tắc hakhnasat orchim có thể được dạy cho trẻ ở mọi độ tuổi, ngay cả những trẻ chưa thể nắm rõ quy tắc. Tỏ thái độ kính trọng khi nói về người khác Cũng giống như người lớn, trẻ thích nghe mấy chuyện ngồi lê đôi mách và sẽ chủ tâm lắng nghe khi bạn nói xấu ai đó hoặc nơi nào đó vốn quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Vậy hậu quả của việc nghe cha mẹ nói những lời làm mất danh dự của người khác sẽ ra sao? Trẻ sẽ quan sát và bắt chước ngay lập tức. Nếu trẻ học được rằng, thế giới này là nơi người ta nói xấu sau lưng nhau, trẻ sẽ trở nên rụt rè, bởi trẻ e sợ hành động và lời nói của trẻ cũng sẽ bị nhạo báng. Ngũ thư Kinh Thánh coi những từ ngữ bất kính là vô cùng nghiêm trọng - những lời bàn tán và thì thào đều được đề cập như nhau: “Ngươi không thể đi khắp chốn như một kẻ ngồi lê đôi mách giữa mọi người và ngươi cũng không thể chống lại cuộc sống của hàng xóm.” Thiên Chúa chứng tỏ điều này bằng cách trừng phạt chị gái của Moses, khi chị ta nói chuyện phiếm về vợ của Moses. Theo các bậc hiền nhân, việc buôn chuyện gây tổn hại cho ba người: người buôn chuyện, người nghe và nạn nhân. Trong khóa học về nuôi dạy con, một bà mẹ ví việc buôn chuyện là làm ô nhiễm tinh thần, bởi vì nó làm dơ bẩn không khí mà chúng ta hít thở, cho dù chúng ta không nhìn thấy sự bẩn thỉu đó. Tôi tin rằng đây là sự mô tả công bằng. Và các bậc hiền nhân nói rõ rằng “buôn chuyện” không chỉ có nghĩa là nói dối – định nghĩa “buôn chuyện” bao gồm nói chuyện linh tinh - là hoàn toàn đúng. Trong và ngoài gia đình, một trong những điều khôn ngoan nhất chúng ta có thể dạy và thực hành là hãy kiềm chế nếu chúng ta không thể nói điều gì đó tích cực. Đương nhiên, trừ khi bạn có kế hoạch làm gì đó để cứu vãn tình hình, trong trường hợp đó bạn nên cho con tham gia hoặc tối thiểu là hãy giúp trẻ ý thức được hành động của bạn. Lời răn khó nhất Toàn văn của Điều răn thứ năm như sau: “Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.” Thỏa thuận mà Thiên Chúa hứa hẹn - “để được sống lâu trên đất” - bao gồm nhiều người, thay vì chỉ gồm có bạn và chồng/vợ của bạn. Nuôi dưỡng những đứa con có trách nhiệm, có thái độ tôn kính, và chúng sẽ không chỉ chăm sóc bạn khi về già, mà chúng còn quan tâm đến xã hội. Gia tài lâu dài nhất của bạn, thứ duy nhất thực sự quan trọng, là cách con bạn đối xử với con cháu thế hệ sau và thế giới mà bạn để lại sau lưng. Nó bắt đầu và kết thúc cùng với lòng tôn kính. Thiên Chúa không muốn bạn bảo vệ con quá mức Vài năm trước, tôi có dịp diễn thuyết tại một trường tư hàng đầu ở phía bắc California. Tôi rất thích diễn thuyết tại ngôi trường này - phụ huynh học sinh luôn hiểu được những câu nói đùa và nắm bắt được các sắc thái thông điệp của tôi. Thậm chí, tôi còn rất thích cách bài trí trong phòng vệ sinh - gạch lát đẹp mắt, với những hình vẽ tay của trẻ, và bồn vệ sinh được đặt rất thấp, để ngay cả những học sinh nhỏ nhất cũng dễ dàng xả nước. Hôm đó, tôi trò chuyện về chủ đề yêu thích của mình: “Nuôi dạy những đứa con mạnh mẽ trong thế giới phức tạp.” Trong quãng thời gian hỏi và đáp, một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi, miệng tươi cười và mặc trang phục hợp thời giơ tay đặt câu hỏi. “Con gái tôi không thể ngủ một mình kể từ khi một đứa bạn của con bé bị thương do động đất,” chị nói. “Làm cách nào tôi có thể giúp con dũng cảm hơn vào buổi tối đây?” “Cô bé có ngủ chung với chị không?” Tôi hỏi. “Không.” “Làm sao chị biết là cô bé sợ? Cô bé gọi chị à?” “Con bé không gọi. Con bé không ngủ một mình. Nó ngủ chung giường với người giúp việc.” Sau chừng ấy năm làm tư vấn, tôi chưa từng nghe đến việc như thế này. Với ấn tượng rằng người mẹ này sẵn sàng chia sẻ chủ đề này công khai, tôi thăm dò thêm một chút thông tin. “Người giúp việc đó không thấy phiền ư?” “Không đâu. Đó là một điều kiện để chúng tôi thuê cô ấy mà.” “Một con gấu bông bằng người đấy!” tôi xuýt xoa. “Con gái chị có một con gấu bông bằng người cơ đấy!” Tôi những tưởng mình hơi quá đà, nhưng người mẹ kia mỉm cười đôn hậu và có vẻ như chị ta đã hiểu ra vấn đề. Khi tôi gợi ý rằng giải pháp dễ chịu này đối với vấn đề ngủ nghê của cô bé có thể tước đi của bé cơ hội vượt qua nỗi sợ hãi để trưởng thành, chị tán thành với tôi. Trên đường về nhà, tôi rất băn khoăn về người mẹ này. Có phải chị ta là con gái của ai đó sống sót trong nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã không? Hay chị ta đã trải qua nỗi kinh hoàng nào đó thời thơ ấu mà chị ta e sợ sẽ xảy ra với con gái? Hay gia đình chị ta còn xảy ra vấn đề nào đó mà chị ta vẫn chưa tiết lộ? Và rồi, tôi nhận ra rằng, rất có thể trong gia đình chị không hề xảy ra việc vì đau thương hết. Mức độ sợ hãi này ở trẻ và sự bảo vệ quá mức của cha mẹ vốn là điều tôi được chứng kiến thường xuyên. Nuôi dạy những đứa con dũng cảm Talmud kết luận quan điểm của Do Thái giáo về việc nuôi dạy trẻ bằng một câu thế này: “Người cha có bổn phận dạy con trai biết bơi.” Do Thái giáo cho rằng con cái không thuộc về chúng ta. Chúng là quà tặng, là món nợ từ Chúa và món quà đó có dây buộc. Nhiệm vụ của chúng ta là dạy con rời xa mình. Nhiệm vụ của trẻ là tự tìm hướng đi cho mình trên đường đời. Nếu trẻ được bảo vệ cẩn mật trong tổ ấm gia đình, trẻ sẽ trở nên yếu đuối và sợ sệt, hoặc trẻ cảm thấy quá dễ chịu đến mức không muốn rời xa gia đình. 20 năm nay, tôi đã chứng kiến các phụ huynh có thiện ý, tận tụy trở nên lúng túng hơn trong cuộc sống của con. Bất kể cha mẹ bận đến đâu, các vấn đề của con vẫn là mối lưu tâm chủ đạo của họ. Thay vì hưởng thụ thời gian vui vẻ bên con, cha mẹ lại bận rộn tức giận và sắp xếp đủ thứ việc. Người giúp việc được yêu cầu ngủ chung với con gái nhà chủ là hành vi thái quá, nhưng cũng là tự nhiên của tuýp phụ huynh hay do dự vốn rất tiêu biểu trong số các khách hàng của tôi. Bé Kayla bị bắt làm quá nhiều bài tập, vì vậy mẹ bé phải đến thư viện tìm thông tin cho chuyên đề nghiên cứu Hopi Indian trong khi Kayla tham dự lớp khiêu vũ. Cha của Zack thuê riêng huấn luyện viên dạy chơi bóng mềm cho cậu bé, để Zack an tâm hơn về việc chơi bóng cùng cả đội. Đây là mẫu cha mẹ không chịu để con tự đi trên đoạn đường có khúc quanh, hoặc không cho phép con nộp bài tập về nhà nếu chưa được cha mẹ sửa. Tôi không phản đối việc giúp con làm bài tập và xây dựng kĩ năng chơi thể thao, nhưng những việc mà các phụ huynh này đang làm vượt mức sự hỗ trợ và khuyến khích tiêu chuẩn. Họ đang tiêm chủng phòng bệnh đau buồn trong cuộc đời cho con. Trong ngôn ngữ Hebrew có cụm từ tzar gidul banim ám chỉ cơn đau khổ trong khi nuôi dạy trẻ. Chúng ta, các phụ huynh, trải qua nhiều năm đau khổ về mặt cảm xúc trong khi nuôi dạy trẻ, nhưng tzar gidul banim cũng ám chỉ cơn đau của trẻ. Không có cơn đau, trẻ không thể trưởng thành mạnh mẽ. Trẻ sẽ không học bơi. Và thông điệp mà phương pháp bảo vệ của các bậc cha mẹ yêu con hết mình này đưa ra là con họ không có được các kĩ năng để tự bơi. Khi cô giáo của Dustin không cho phép cậu bé tham gia vở kịch của trường vì cậu bé bị điểm C môn tiếng Anh, mẹ cậu bé cam đoan sẽ đến gặp hiệu trưởng và nói với Dustin rằng: “Mẹ không hiểu tại sao có một điểm C mà cô ta lại làm lớn chuyện đến thế,” và khi đó, mẹ cậu đang tạo cho cậu một cảm tưởng phi thực tế về thế giới này. Tức là giảng viên đại học, đồng nghiệp và sếp trong tương lai của Dustin sẽ không thể thiết lập các quy tắc riêng cho cậu. Khi Ellie thấy tổn thương vì không được mời dự sinh nhật của Mimi và cha cô bé đề nghị gọi điện cho mẹ Mimi để hỏi nguyên nhân, cha đang dạy cho cô bé rằng việc bỏ lỡ một bữa tiệc sinh nhật là một thảm họa và đáng được can thiệp. Khi chúng ta đối xử với con như vậy, chúng ta trở thành người lái tàu và chúng ta phải đưa con đến đích - tức là giai đoạn trưởng thành - một cách êm ả, không gập ghềnh, dù chỉ là một con sóng hay sự nhấp nhô nhỏ nhất, khi đó chúng ta đang tước đi của con rất nhiều thứ. Những sự nhấp nhô đó nằm trong kế hoạch của Chúa. Mitzrayim, ngôn ngữ Hebrew thay thế tiếng Ai Cập, nghĩa là “eo biển”, “chỗ hẹp”, hay “bao vây”. Phần lớn các nô lệ Hebrew tại Ai Cập của Pharaoh(1) không thể hình dung sẽ có ngày họ có thể đến với tự do một cách thành công như vậy. Những người tường thuật trong sách Kinh Thánh Xuất hành nói với chúng ta rằng chỉ còn 20% người đi theo Moses. Những người kia ở lại, bị biến thành nô lệ vì họ sợ hãi cái chưa từng được biết đến. Thế giới mà chúng ta nuôi con lớn lên cũng sẽ gây rất nhiều thử thách cho con, với rất nhiều eo biển và chỗ hẹp. Chúng ta muốn con có niềm tin rằng con có thể vượt qua khó khăn, rời bỏ sự quen thuộc và sự an toàn của gia đình. Nếu chúng ta bảo vệ con quá mức, tức là chúng ta nô lệ hóa các con bằng nỗi sợ hãi của chính chúng ta. Nếu chúng ta cho phép con tự do phát triển điểm mạnh bằng cách vượt qua khó khăn, con sẽ tiến ra phía trước với 20% số người dũng cảm kia. Rút lại sức mạnh của bạn nếu bạn muốn con trưởng thành Trong nguyên lý bí ẩn tsimtsum của Do Thái giáo, chúng ta có thể tìm thấy mô hình tinh thần thú vị để dần dần từ bỏ sự kiểm soát con cái. Tsimtsum nghĩa là “sự co lại của năng lượng thiêng liêng.” Khởi nguồn mọi thứ đều là của Thiên Chúa; Thiên Chúa làm cho cả hành tinh này đông đảo. Nhưng để một thứ tồn tại được, phải rút lại một thứ gì đó. Vì vậy, để tạo một vị trí trong thế giới này, Thiên Chúa phải rút lui một chút. Ban đầu, Thiên Chúa ở rất gần chúng ta - những tạo vật mới mẻ và dễ bị tổn thương của Người - để giúp đỡ khi cần. Khi chúng ta bị người Ai Cập bủa vây, Thiên Chúa tạo ra bệnh dịch; khi chúng ta cần chạy trốn thật nhanh, Thiên Chúa chia tách Biển Đỏ; khi chúng ta đói khát trên sa mạc, Thiên Chúa cho ta nước từ một hòn đá. Thiên Chúa là người tạo phép màu ngày-qua-ngày,đôi khi là từng giây từng phút. Sau này, khi chúng ta trưởng thành và có thể tự xoay xở, Thiên Chúa càng rời xa chúng ta và tạo ngày càng ít phép màu hơn. Khi tự lực cánh sinh, chúng ta - những con người bình thường - mắc phải rất nhiều bước đi sai lầm. Nhưng chúng ta cũng học được nhiều điều sau mỗi sai lầm và trở thành con người kiên cường, đủ mạnh mẽ để tồn tại hơn 3.000 năm nữa. Cũng giống như Thiên Chúa, những người mới làm cha mẹ cũng là người tạo phép màu. Khi con còn nhỏ xíu, chúng ta thận trọng giám sát mọi thứ được đưa vào miệng con và theo dõi cả phân của con. Chúng ta đảm bảo con không bị đói hay bị khát, và chúng ta không ngừng bảo vệ, săn sóc con. Nhưng khi các con trưởng thành, chúng ta cần phải rút lui khỏi việc trải thảm trên bước đường con đi và thỏa mãn mọi mong muốn của con. Bằng cách trao cho con cơ hội được vượt qua một số nguy hiểm và cho phép con đưa ra một số lựa chọn táo bạo hoặc bồng bột, chúng ta dạy con chống chọi với những khó khăn, cản trở trong cuộc sống. Đây là cách duy nhất giúp trẻ trở thành người trưởng thành kiên trì, tự lập. Nếu tiếp tục tạo ra phép màu mỗi khi được yêu cầu, chúng ta vô tình làm chậm quá trình phát triển ưu điểm của con. Nỗi sợ hãi và tự do, tình yêu thương và sự nhút nhát Cha mẹ thường bảo vệ con quá mức là do họ sợ hãi. Sợ người lạ, sợ đường phố, sợ internet, sợ phố mua sắm. Sợ con không được mời tham dự bữa tiệc đúng đắn, hoặc không được ngôi trường hợp lý nhận vào học. Sợ sự an toàn, tình dục, bệnh tật và thuốc phiện. Trong các buổi học về kĩ năng nuôi con, tôi vẫn luôn được nghe vô số các câu hỏi về nỗi sợ hãi và ảnh hưởng của nó, chính là sự tự do: “Bao nhiêu tuổi thì trẻ được ở nhà một mình? Tôi vẫn thuê người giúp việc trông nom cô con gái 13 tuổi.” “Làm sao tôi có thể giải thích cho đứa con trai 8 tuổi rằng tôi không thể để thằng bé đi vệ sinh một mình trong toilet của khách sạn? Thậm chí tôi còn không muốn nói với thằng bé thứ mà tôi sợ hãi ở đó nữa.” “Con gái tôi muốn tập thể dục dụng cụ, nhưng tôi nghĩ việc đó không an toàn. Tôi còn nghe nói có một vận động viên dụng cụ đi thi Olympic bị hỏng một mắt vì chấn thương đòn cân.” """