" Mưu Trí Thời Lưỡng Tống - Đường Nhạn Sinh PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mưu Trí Thời Lưỡng Tống - Đường Nhạn Sinh PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Đường Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư MƯU TRÍ THỜI LƯỠNG TỐNG Người dịch: Ông Văn Tùng Phát hành: Saigon Books Nhà xuất bản Văn Học 2010 I. TRƯỚC NAM SAU BẮC, THỐNG NHẤT THIÊN HẠ S au khi Đại Đường vương triều bị diệt vong, xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn hỗn loạn của thời Ngũ đại với sự tồn tại song song của mười nước lớn nhỏ. Công nguyên năm 960, Triệu Khuông Dận nhân lúc vương Chu tuổi nhỏ, lại có thế lực vùng Bắc Hán đang phát binh tấn công nhà Chu, bèn phát động binh biến Trần Kiều, lập nên vương triều đại Tống. Lúc bấy giờ Triệu Khuông Dận phải đối mặt với vô vàn khó khăn của nạn chư hầu cát cứ. Sau khi định xong sách lược thống nhất Trung Quốc là tiền Nam, hậu Bắc, việc đầu tiên là ông phát động trọng điểm chiến tranh ở các nước chư hầu vùng Giạng Nam. Đây là nơi đất rộng, người đông, sản vật, tài nguyên phong phú. Bằng việc áp dụng phương pháp phân hóa kẻ thù, gây mâu thuẫn tấn công từng mục tiêu một, mượn tay địch giết địch, giao kết hòa hoãn với thế lực ở xa, tấn công kẻ thù ở gần, Triệu Khuông Dận tổng cộng đã tiêu diệt dược hàng loạt chư hầu như hậu Thục, Nam Hán, Nam Đường v.v… Đến năm công nguyên 979 nhà Tống tiêu diệt Bắc Hán, Trung Quốc thống nhất giang sơn. Trong thời kỳ Triệu Khuông Dận thống nhất Trung Quốc, để củng cô quyền hành của.mình, ông đã thực thi hàng loạt biện pháp quan trọng. Đó là sách lược dùng ân huệ và uy quyền để thống trị, cắt giảm bót quyền hành của tương quân, cải cách quân đội và cơ cấu quan lại nhà nươc, độc chiếm quyền lực, phân cách các quan lại, tập trung đại quyền cả quốc gia và quân đội trong tay mình, xây dựng một vương triều phong kiến trung ương tập quyền hết sức bèn vững. Tất cả phương cách, cơ mưu của Triệu Khuông Dận đều có ý nghĩa gọi mở, soi rọi cho các nhà doanh nghiệp trong việc quản lý, kinh doanh của mình. 1. Binh quý thần tốc. Lấy nhanh giành thắng lợi Sau khi vương triều Đại Đường bị tiêu diệt, xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ Ngũ Đại hỗn loạn. Ngũ Đại là chỉ Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Chu, Hậu Hán. Đây là năm triều đại xây dựng lần lượt ở lưu vực Hoàng Hà. Còn mười quốc gia lúc ấy là chỉ Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Sở, Mân, Nam Bình, Tiền Thục, Hậu Thục, Nam Hán, Bắc Hán. Trong số mười nước này có vài nước nằm ở lưu vực Hoàng Hà, lấy phía Nam làm địa vực, chỉ có Bắc Hán là ở vùng Sơn Tây ngày nay. Vùng đất Trung Nguyên thời kỳ Ngũ Đại, đã nhiều lần trở thành bãi chiến trường. Công nguyên năm 956, Hậu Chu Vương chủ là Chu Thế Tông thân chinh đem quân tấn công vùng Hoài Nam. Hoài Nam là đất của Nam Đường chủ Lý Cảnh. Người nhận chức tiên phong trong cuộc chiến này là Triệu Khuông Dận. Triệu Khuông Dận sinh vào năm công nguyên 927, tổ phụ là người Trác Châu, gia tộc nhiều đời làm tướng. Sau khi trưởng hành, ông cáo biệt gia đình, đầu quân dưới trướng của mật sứ Hậu Hán tên là Trịnh Uy. Ông luôn tỏ ra mình là người dũng cảm, đa mưu túc kế, nên rất được Trịnh Uy trọng dụng. Năm 951 Trịnh Uy đoạt quyền của Hậu Hán, đổi quốc hiệu thành Hậu Chu, chức vị tướng quân của ông cũng được thăng tiến. Ông trở thành một vị quan có nhiều quyền hành trong đội cấm quân. Sau khi Chu Thế Tông lên ngôi, ông và Trương Vĩnh Đức cùng nắm giữ chức chỉ huy cấm quân. Triệu Khuông Dận dẫn đầu đội quân tinh nhuệ, thẳng tiến về vùng Hoài Nam của Lý cảnh. Lúc đầu quân đội của ông đánh bại quân Nam Đường ở Oa Khẩu. Nam Đường kinh sợ vội lệnh cho tiết độ sứ Hoàng Phủ Huy, Diêu Phong dẫn 100.000 quân chặn ở Thanh Lưu, cản đường tiến công của quân Triệu Khuông Dận. Cửa ải Thanh Lưu nằm ở phía tây nam của Trừ Châu, địa hình hiểm trở, trập trùng. Hơn 10 vạn quân của Hoàng Phủ Huy và Diêu Phong cố thủ bên trong, khiến cho trận thế càng thêm khó khăn. Dù có binh hùng, tướng mạnh thì cũng khó mà đánh chiếm được. Khi tin này được báo về, Chu Thế Tông tỏ vẻ lo ngại, bối rối. Lúc đó Triệu Khuông Dận đứng lên tâu rằng: “Xin cho thần đi đánh trận này, đoạt thành Thanh Lưu”. Chu Thế Tông liền đáp: “Khanh tuy dũng cảm, phi phàm, túc kế đa mưu, nhưng cửa ải Thanh Lưu vô cùng kiên cố, khanh định dùng cách gì?” Triệu Khuông Dận đáp: “Binh quý ở chỗ thần tốc, bất ngờ xuất binh, tấn công nhanh, đánh cho địch không kịp trở tay thì sẽ lấy được cửa ải này”. Nghe vậy Chu Thế Tông rất hài lòng nói: “Đây cũng là kế mà ta đang nghĩ, không ngờ suy nghĩ của khanh lại giống ta đến vậy. Ta nghĩ chỉ cần khanh xuất binh tất sẽ cầm chắc phần thắng. Vậy khanh hãy mau lên đường, ta đợi tin thắng trận của khanh”… Triệu Khuông Dận vâng lệnh, chọn ra hai vạn binh mã, ngay đêm ấy phi về phía cửa ải Thanh Lưu, đến gần sáng thì tới nơi. Rồi ông hạ lệnh cho binh sĩ lập vòng vây khép kín bên ngoài cửa ải. Quân lính trấn giữ bên trong cửa ải vẫn ngủ say, mãi đến khi gà gáy canh ba, mặt trời nhô cao mới tỉnh giấc. Quân trinh thám vừa mở của thành ra ngoài dò la thì bất thần một vị tướng xông vào vung gươm chém liên tiếp, cùng lúc đó quân Chu ở ngoài ào vào như bầy ong vỡ tổ, đâm ngang, chém dọc. Bọn lính trấn thủ thất kinh, hồn bay phách lạc, không dám chống cự, mạnh ai lấy chạy. Lúc đó Hoàng Phủ Huy và Diêu Phong mới tỉnh giấc, sợ hãi phi lên mình ngụa, tìm đường thoát ra Trừ Trâu. Tiếc là đại binh hơn 100.000 đã bị gươm sắt, rìu to của Triệu Khuông Dận tiêu diệt quá nửa, số còn lại vội vàng theo chủ bỏ trốn vào thành, cửa ải Thanh Lưu đã bị kế đánh nhanh, thắng nhanh của Triệu Khuông Dận chiếm gọn. “Binh quý thần tốc” chính là câu nói nổi tiếng trong tư tưởng mưu lược Trung Quốc cổ đại. Trong lĩnh vực thương mại, kinh tế ngày nay tư tưởng này cũng dược vận dụng rộng rãi. Thời gian là tiền bạc, là vận mệnh. Coi trọng tốc độ, coi trọng hiệu quả, lấy nhanh làm vũ khí chiến thắng chính là kinh nghiệm thành công mà bất kỳ doanh nghiệp lớn nào trên thế giới cũng phải học tập, tích lũy. Phương ngôn hành động của bậc đại phú gia nước Mỹ tên Hamo là “Sớm nắm lấy cơ hội, thừa thế xông lên, tất sẽ thành công”. Trên thị trương cạnh tranh Hamo luôn đứng ở vị trí số một. Ông luôn luôn nắm bắt các cơ hội, chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo các cơ hội đó. Có thể kể ra hàng loạt lĩnh vực kinh doanh của ông: Thuốc, sợi, đá thạch niên, ngân hàng, của hàng bách hóa, rượu… Một lần ngẫu nhiên dạo phố ở nước Liên Xô cũ, ông vào cửa hàng mua một một chiếc bút chì Đức. Ông kinh ngạc khi thấy giá của nó cao gấp mười lần ở Mỹ. Trên mảnh đất Liên Xô màu mỡ này mà phải nhập chiếc bút chì của Đức với giá cắt cổ, điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp chế tạo bút có lẽ rất lạc hậu. Sau khi tìm hiểu, quả đúng như dự đoán, ở Liên Xô lúc bấy giờ chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất bút chì, chất lượng kém, sản lượng thấp không thể nào đáp ứng nhu cầu của thị trường. Liên Xô lúc đó có hơn 0,1 tỷ dân, chính phủ hiệu triệu công nông và quần chúng bổ túc văn hóa, do vậy nhu cầu về bút chì rất lớn. Sau khi thấu suốt vấn đề, Hamo quyết định mở một nhà máy sản xuất bút chì tại Liên Xô. Ông chính thức đề nghị chính phủ Liên Xô cấp giấy phép và lập tức được phê chuẩn. Hamo thật không hổ danh là “kẻ đi trước thời đại”, sau khi có giấy phép ông lập tức thực hiện kê hoạch sản xuất chớp nhoáng với ba bước. Thứ nhất, nhanh chóng mời một chuyên gia kỹ thuật từ Đức sang, ủy thác cho ông ta mọi quyền về chỉ đạo sản xuất, kiểm tra kỹ thuật. Thứ hai, bằng mọi cách nhanh nhất có thể vận chuyển máy, thiết bị sản xuất từ Anh sang. Thứ ba, gấp rút định vị địa điểm sản xuất. Trải qua một loạt nỗ lực, nhà máy của ông đã nhanh chóng đi vào hoạt động, sản phẩm của công ty ông chất lượng tốt, giá cả phải chăng, rất được người tiêu dùng Liên Xô hoan nghênh, đánh bật cả loại bút của Đức. Tục ngữ có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”. Việc Hamo thành công trong việc nhanh chóng tận dụng thời cơ cho chúng ta thấy rằng: Ai bắt được mạch đập của thị trường, tiên phong đi đầu thì người đó sẽ nắm quyền chủ động, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, giành được nguồn lợi nhuận khổng lồ. 2. Kiên nhẫn và dũ ng khí. “Thử lần nữa xem sao” Quan khai quốc triều Bắc Tống là Triệu Phổ có lòng trung thành, tận tâm với quốc gia, đại sự. Ông làm việc gì cũng nhẫn lại, mềm dẻo, kiên định trăm phần. Kết quả công việc nhờ vậy mà thành công. Có lần ông khuyên Tống Thái Tổ phong quan cho một nhân tài mà ông tiến cử, nhưng Tống Thái tổ không nghe. Ngày thứ hai ông lại đề xuất ý kiến của mình, Tống Thái tổ vẫn không đồng ý. Ngày thứ ba ông lại dâng tấu tiến cử lên, Tống Thái tổ túc giận giật lấy biểu tấu của ông xé nát rồi ném đi. Triệu Phổ sắc mặt không đổi, quỳ dưới điện nhặt từng mẩu giấy. Vài ngày sau, ông ghép các mẩu giây này thành biểu tấu cũ và lại dâng lên vua, quả nhiên sự bền bỉ của ông đã thuyết phục được Tống Thái tổ. Lại một lần khác, trong số các đại thần có người xứng đáng được đề bạt, nhưng vì Tống Thái tổ xưa nay vẫn là người không ưa bậc kỳ tài, nên vị quan này mãi mà vẫn chua được phong chúc. Triệu Phổ qúyết tâm giúp đỡ vị quan này. Tống Thái tổ tức giận nói: “Ta quyết không đề bạt, ngươi làm gì được nào?”. Triệu Phể đáp: “Hình phạt là để trừng trị tội ác, ban thưởng là để trả công, đó là đạo lý bất di bất dịch từ cổ chí kim. Bệ hạ làm sao có thể tùy theo sự vui buồn, ý thích cá nhân để mà định đoạt được”. Nghe vậy Tống Thái tổ càng thêm tức giận như đổ thêm dầu vào lửa, đứng bật dậy bỏ đi, Triệu Phổ bèn cất bước theo sau. Tống Thái tổ vào nội cung, ông bèn đứng đợi ở ngoài cửa, không chịu về. Cuối cùng Tống Thái tổ đành phải chấp nhận ý kiến của ông. Rất nhiều lần Triệu Phổ đạt được kết quả trong việc làm của mình. Nguyên nhân chính là ở chỗ ông có tinh thần làm việc kiên định, nhẫn nại. Trên con đường tạo dụng sự nghiệp, ai cũng phải gặp vô vàn những thất bại. Do đó những doanh nghệp trác việt nên có tinh thần kiên định, không sợ thất bại, gặp khó khăn phải quyết tâm vượt qua, không chịu lùi bước thì mới giành được thắng lợi. Ngược lại, nếu gặp thất bại nhỏ đã ngã lòng, thì mãi mãi không bao giơ tiến lên được. Trong giới doanh nghiệp của Nhật Bản, tên tuổi của chủ tịch hội đồng công ty quang học Thị Thôn Thanh nổi như còn. Sau khi tốt nghiệp đại học ông bước vào đời với hai bàn tay trắng và trái tim đầy khát vọng. Nhưng lăn lộn hai năm với đủ mọi nghề ông vẫn tay trắng hoàn tay trắng. Lúc đó thị trường việc làm rất khó khăn, người thất nghiệp nhiều vô kể, ông, đi mọi nơi tìm việc làm mà chẳng có kết quả gì. Ông nghĩ, một trang nam nhi mà không tự lực cánh sinh được, phải đi cầu cứu sự giúp đỡ của người khác thì thật là vô dụng. Vạn bất đắc dĩ ông tham gia đội ngũ tiếp thị bảo hiểm - công việc mà ai cũng có thể làm được với mức lương thấp, bấp bênh. “Anh làm việc này cật lực ba tháng nay mà chẳng kiếm được một hợp đồng nào. Anh nghĩ hay là bỏ công việc này lên Tokyo tìm việc khác”. Với vẻ mặt thất vọng ông bàn với vợ như vậy. Nhìn dáng vẻ đó, vợ ông lắc đầu nói: “Trông anh như một chiến binh bại trận. Như thế này mà đến Tokyo em cảm thấy không an lòng. Em mong anh hãy ở lại và cố gắng một lần nữa xem sao. Nếu lại không có kết quả gì thì đến Tokyo cũng chưa muộn”. Người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có người vợ hiền thục đồng hành. Và Thị Thôn Thanh cũng vậy. Lời của vợ làm ông suy nghĩ: ngay đến một nữ nhi cũng không cam chịu thất bại, lùi bước. Là một trang nam nhi mà lại mềm yếu, kém cỏi, đến một hợp đồng cũng không kiếm được, thật đáng hổ thẹn. Ngày hôm sau, cùng với quyết tâm thử sức một lần nữa, ông tìm đến nhà hiệu trưởng trường tiểu học. Sau vài phút ngập ngùng, ông cũng mạnh dạn bấm chương. Và lần này thì trời không phụ người có công. Vị hiệu trưởng đồng ý mua bảo hiểm cho ông. Sau này ông viết lại trong hồi ký rằng: Lúc đó tôi không dám bấm chương là bởi tôi đã tới nhà vị hiệu trưởng này bảy lần rồi. Tôi sợ lại bị từ chối; do đó suýt nữa mất hết dũng khí. Nhưng tôi không hiểu sao lần đó vị hiệu trưởng kia lại đồng ý mua bảo hiểm nhân thọ cho tôi. Và nếu không có lần đó, chắc là tôi đã trở thành con người vô dụng, đánh mất hoàn toàn niềm tin. Từ đó có thể thấy, tinh thần và ý chí quyết thử sức một một lần nữa quả là có tác dụng lớn. Lần thành công này đã khích lệ Thị Thôn Thanh rất nhiều. Ba tháng sau đó ông được xếp vào hàng các nhân viên có nhiều thành tích nhất khu cửu Châu. Sau đó ông được đề bạt làm lãnh đạo. Thời kỳ đó ông quen chủ tịch của công ty quang học lúc bấy giơ tên là Đại Hà. Đại Hà rất mến năng lực cũng như quan điểm sống của ông, bèn mời ông về làm trợ lý cho mình. Trong hồi ký của mình, Thị Thôn Thanh viết: “không tiền bạc, không địa vị, tôi chỉ có tấm thân và tài sản duy nhất là ý chí phấn đấu”. Ái Mạc Sinh nói: “Trong mỗi một sự bất lợi đột biến nào cũng ẩn chứa một hạt giống của sự thành công và may mắn”. Do đó các doanh nghiệp nên có tố chất tinh thần không sợ thất bại cũng như tinh thần kiên định không lùi bước trước khó khăn, có can đảm lội ngược dòng, như vậy mới có thể chuyên bại thành thắng, đi tới đích thành công. 3. Thứ nhất là nhân tài Sau khi kế vị ngại vàng, Tống Thái Tông tiếp tục mở rộng chiến tranh nhằm thống nhất Trung Quốc. Diệt xong hai nước Ngô, Việt, vua Tống thân chinh cầm quân tiến đánh và bao vây đô thành Thái Nguyên của Bắc Hán. Quốc vương của Bắc Hán là Lưu Kế Nguyên thấy quân đội nhà Tống vây bủa trùng trùng, điệp điệp bèn cho người đi cầu cứu Liêu Chúa. Nhận được thư xin viện binh, Liêu Chúa lập tức hạ lệnh cho Da Luật Sa làm Đô thống, Địch Liệt làm Giám quân dẫn quân lính tinh nhuệ lên đường chi viện. Nhưng suốt cả một dải Bạch Mã Phong đã bị quân Tống chiếm giữ, do đó quân chi viện bị chia cắt, đường lương thực bị cắt đứt. Quân Bắc Hán ở vào thế sức cùng lực kiệt, lương thực cạn kiệt. Lưu Kế Nguyên hoàn toàn tuyệt vọng. Quân Tống tiếp tục tấn công thành, đúng lúc cửa thành sắp bị phá, quân Tống đột nhiên hỗn loạn, chỉ trông thấy hai vị tướng quân dẫn đầu một đoàn binh mã mạnh mẽ như hùm sói tả xung hữu đột khiến cho quân Tống táo tác bỏ chạy. Thì ra đó là đội quân kiêu hùng của cha con Tiết độ sứ Bắc Hán tên là Lưu Kế Nghiệp. Lưu Kế Nghiệp nhận được thư triệu của Lưu Kế Nguyên, biết thành Thái Nguyên đang nguy cấp bèn cùng con là Lưu Diên Lang đem quân về cứu viện. Thấy vậy Lưu Kế Nguyên vô cùng mừng rỡ nói với tả hữu: “Cha con Lưu Kế Nghiệp về cứu viện thì ta còn hy vọng sống rồi” và hạ lệnh mở cửa thành đón tiếp. Sau khi tham kiến Lưu Kế Nguyên, cha con Lưu Kế Nghiệp lĩnh binh tham ra trấn giữ cổng thành. Quân Bắc Hán thấy vậy tăng niềm tin tưởng, khí thế lên cao gấp bội. Quân Tông thấy quân Bắc Hán có viện binh của Lưu Kế Nghiệp đến bèn báo lên Tống Thái Tông. Nghe xong Tống Thái Tông nảy ra kế chiêu hàng hai cha con họ Lưu, bởi lẽ từ lâu tiếng tăm của hai cha con này đã lưu truyền khắp nơi. Ông nói với bộ hạ của mình: “Đây là hai vị tướng trung dũng, ta rất muốn thu phục họ. Vậy khi công thành ngươi phải thuyết phục và không được làm thương họ”. Bộ hạ của Tống Thái Tông đáp: “Nhất định bệ hạ sẽ có được hai dũng tướng hiền lương, tài giỏi này”. Thế là Tống Thái Tông truyền lệnh dốc toàn lực công thành. Bản thân ông cũng trực tiếp chỉ huy kỵ binh xung trận. Khí thế của quân Tống mạnh như vũ bão, nhiều đoạn tường thành bị phá đổ. Nhưng đúng lúc quân Tống chuẩn bị xông vào thì Lưu Kế Nghiệp đã cho binh sĩ chuẩn bị sẵn tên nỏ. Hàng vạn mũi tên bắn ra như mưa khiến quân Tống không làm cách nào mà tiến vào được. Đại tướng triều Tống là Phụ Triệu tức giận bèn tự mình cầm đao, trèo thang liều chết vào thành. Lưu Kế Nghiệp thấy vậy bèn lệnh cho lính dùng gươm dài đâm, Phụ Triệu bị thương đành rút lui. Tống Thái Tông thấy Lưu Kế Nghiệp vô cùng tận trung, anh dũng thiện chiến, trong lòng càng mến mộ. Đồng thời ông cũng biết rằng với một vị tướng như vậy, nếu tiếp tục khiêu chiến quân Tống sẽ bị tổn hại lớn. Thế là ông đổi chiến lược, lệnh cho quân Tống tạm ngừng công thành, đích thân viết thư cho Lưu Kế Nguyên khuyên ông ta quy thuận và sẽ bảo đảm giữ nguyên sự phú quý, tính mạng cho ông ta. Thư viết xong sai người dùng cung bắn vào trong thành. Nhận được thư, Lưu Kế Nguyên cũng lung lạc tinh thần. Sau đó thấy các tướng lĩnh dưới trướng chỉ huy quân đội là Quách Vạn Triệu và một số đại thần đầu hàng, tinh thần binh lính hoang mang nên ông cũng quyết định đầu hàng. Tuy rằng Lưu Kế Nghiệp vẫn một lòng kiên trung giữ thành nhưng cục thế đã thay đổi. Sau khi Lưu Kế Nguyên đầu hàng, vua Tống ra lệnh công thành, nhưng khi quân Tống vừa đến của thành, Lưu Kế Nghiệp đã quát to: “Không được vào, chủ nhân của ta đầu hàng, nhưng ta thà chết cũng liều giữ thành, quyết cùng các ngươi sống mái một phen. Ngươi sống ta chết, ta sống ngươi chết”. Thấy vậy, tướng quân của nhà Tống bèn bẩm lên Tống Thái Tông. Thái Tông xa giá tới cổng thành hạ lệnh cho Lưu Kế Nguyên một mình vào thành và bằng mọi cách phải khuyên được Lưu Kế Nghiệp đầu hàng, đồng thời hạ lệnh cho binh lính chưa được lệnh chưa được tấn công. Dưới sự thuyết phục của Lưu Kế Nguyên, Lưu Kế Nghiệp tới trước xa giá của vua Tống xin được quy phục. Vua Tống mừng rỡ xuống xe đỡ ông dậy, lại phong làm Hữu lĩnh quân Vệ đại tướng quân, đồng thời đem đai ngọc ban tặng. Lưu Kế Nghiệp vốn là dân của Thái Nguyên, họ Dương, tên là Lưu. Dưới thời Lưu Sùng, vì ông trung dũng, lập được nhiều công nên được ban họ Lưu, thay tên là Lưu Nghiệp. Vua Tống lệnh cho ông được phục hồi tên họ cũ là Dương Nghiệp. Sau khi quy thuận, Dương Nghiệp được vua Tống vô cùng sủng ái. Cảm kích trước điều đó, Dương Nghiệp hết lòng tận trung với triều Tống. Trong trận chiến trên sông Cao Lương, quân Tống bị quân Liêu đánh cho đại bại. Vua Tống cướp đường mà chạy, cả người lẫn ngựa sa vào giữa đầm lầy. Trong lúc vạn phần nguy khốn không còn đường chạy, đúng lúc đó Dương Nghiệp dẫn cứu binh tới, tả xung hữu đột, giải vây, cứu vua Tống đánh bại tướng quân nước Liêu là Gia Luật Hưu Ca - vốn là ngươi anh em chiến hữu trước đây. Về sau trong số các trận chiến Dương Nghiệp đều là vị cứu tinh cho quân Tống. Quân Liêu mỗi lần trông thấy ông đều kinh hồn bạt vía và phong cho ông biệt hiệu “Dương vô địch”. Vua Tống thì rất mãn nguyện nói trước quần thần trong triều: “Trẫm có được tướng Dương Nghiệp thì chẳng còn phải lo gì nữa”. Trong lịch sử, những vị hoàng đế kiệt xuất thường là những người biết tập trung, lợi dụng nhân tài trong thiên hạ để phục vụ cho triều chính của mình. Tống Thái Tông cũng vậy. Điều này rất đáng để cho những người làm thương mại chúng ta học tập. Kẻ biết đùng người tài mới là bậc thầy của kẻ tài. Nhưng có không ít doanh nghiệp không hiểu được điều này, họ cản trở, thậm trí không sử dụng nhân tài. Nếu muốn phát triển sự nghiệp, bạn nhất định phải chú trọng nhân tài, tập trung xung quanh mình những người có năng lực kiệt xuất, ý chí kiên cường. Ông chủ công ty xe hơi Ford Hoa Kỳ đã để lại một giai thoại trong việc dùng người. Năm 1923, một động cơ phát điện của chiếc xe cỡ lớn mà công ty vừa lắp ráp xong không vận hành được. Mấy nhân viên kỹ thuật được mời đến đều bó tay. Toàn bộ kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng, cả công ty đều cuống lên. Lúc đó trợ lý của ông cho biết hiện có một chuyên gia về động cơ điện người Đức tên là Stermans. Ông vội cho mời anh ta tới. Anh bỏ hết mọi phụ tải của máy và ghé sát máy nghe ngóng hồi lâu, sau đó cầm một viên phấn đánh dấu vào trụ dài ở bên phải của máy và quay sang Ford nói: “Vấn đề là ở chỗ này, bỏ đi mười sáu vòng cuốn thừa ở đây thì máy sẽ chạy”. Quả nhiên, sau khi sửa, động cơ điện vận hành bình thường. Lúc này Stermans đòi một khoản thù lao là một vạn đô. Mọi người kinh ngạc và cho đó là sự đòi hỏi phi lý, không đồng ý. Stermans cười nói: “Viên phấn dùng để vẽ một vồng trị giá 1USD, nhưng vẽ ở chỗ nào thì trị giá 99.999 USD”. Ford đồng ý, ngoài ra ông còn mới anh ta đến làm ở công ty với mức lương cao. Không ngờ anh ta từ chối và nói: “Hiện tôi đang làm việc cho một công ty nhỏ. Công ty này đã cưu mang tôi trong lúc tôi khó khăn nhất. Vì vậy tôi không thể bỏ đi được”. Ford càng nghe càng thấy mến mộ người kỹ thuật vừa có tài vừa có đức này và quyết tâm thu dùng anh ta. Ford là một bậc đại tài trong việc thu phục nhân tài. Ông quyết định mua lại công ty mà Stermans đang làm việc và vì vậy mà có được anh ta. Sự trọng dụng nhân tài của ông được lưu truyền khắp nơi và nhân tài cũng từ khắp nơi đổ tới công ty ông, nhờ đó mà công ty thịnh vượng phát tài. Lâm Triệu Lương, nhà quản lý của công ty thực nghiệp Indonesia cũng là người rất trọng và yêu nhân tài. Ông không tiếc tiền và sự ưu đãi để thu phục người có tài vào làm trong công ty mình. Sự hợp tác giữa ông và quản lý ngân hàng Indo là Lý Văn Chính thể hiện rõ điều này. Năm 1972, trên chuyến bay sang Hong Kong ông gặp Lý Văn Chính. Lúc này Lý Văn Chính đã nổi danh trong thương trường. Sau khi tìm hiểu, ông quyết định mời Lý Văn Chính về tham gia với công ty “Ngân hàng trung ương Á Tế Á” và cho ông 17,5% cổ phần. Lúc đó ngân hàng trung ương Á Tế Á so với ngân hàng Phiếm Ân chỉ là một ngân hàng rất nhỏ. Tài sản của nó lớn hơn 33 lần, các khoản gửi tín dụng của nó nhiều hơn 100 lần của ngân hàng Á Tế Á. Thế mà với sự góp sức của nhân tài Lý Văn Chính, chỉ sau vài năm, ngân hàng này không chỉ phát triển cực mạnh mà còn trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Indonesia mà còn mở rộng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ: thành lập công ty Lực Bảo - bao gồm các ngân hàng thương nghiệp Indonesia, chủ trì công ty trách nhiệm hũu hạn Murdiker, đối tác bao gồm ngân hàng cưa Nhật, Hương cảng, Anh, Mỹ… Sự phát triển và kết quả tốt đẹp này một lần nữa khẳng định sách lược trọng dụng nhân tài vẫn là sách lược hàng đầu. 4. Chiếm lấy hàng quý. Bắt mẹ khống chế con Sau khi Tống Thái Tông diệt Bắc Hán, Trung Quốc lại được thống nhất. Nhưng Ký Kế Thiên khởi binh làm loạn ở khu Tây Bắc, quấy nhiễu vùng biên. Vua Tống bèn cử tướng đem 500 lính đi bao vây, sau đó bắt được mẹ của Lý Kế Thiên. Toàn bộ Vương triều nhà Tông đều căm hận tâu xin giết chết mẹ của Lý Kế Thiên. Đang lúc vua còn phân vân thì tể tướng Lữ Đoan tấu trình: ‘Nếu hôm nay bệ hạ giết mẹ của Lý Kế Thiên, thì chẳng những không có lợi gì mà còn thôi thúc Lý Kế Thiên làm phản”. Tống Thái Tông bèn hỏi ông nên xử trí thế nào, ông đáp: “Giữ bà ấy lại và phụng dưỡng chu đáo nhằm mục đích chiêu hàng Lý Kế Thiên. Còn nếu Kế Thiên không đầu hàng thì hắn cũng không dám làm bậy vì mẹ hắn đang trong tay bệ hạ”. Nghe lời khuyên của Lữ Đoan, quả nhiên Kế Thiên không dám phát binh làm loạn nữa. Sau khi Lý Kế Thiên bị bệnh qua đời, hậu duệ của ông tự quy hàng triều đình. Sách lược của Lữ Đoan thật là thần diệu. Nếu ngày đó đem mẹ của Lý Kế Thiên giết đi, biết đâu ông ta sẽ tức giận mà liều lĩnh làm phản, trả thù. Sử dụng sách lược này, người sử dụng rất chủ động, tiến lùi tùy theo tình thế và ý mình. Đương nhiên không phải lúc nào cũng nên sử dụng mà phải xem xét hoàn cảnh cụ thể. Trong thương nghiệp cũng vậy. Còn nhớ đầu thế kỷ 20, Trùng Khánh Tứ Xuyên có một thương hiệu tên là “Cổ thanh ký” chuyên môn kinh doanh lông gáy lợn. Công ty đem sản phẩm tấm bờm hổ (làm từ lông gáy lợn của mình vào thị trường Mỹ, hợp tác với công ty Conte của Mỹ, vay một số vốn quay vòng là 100.000 USD, và trở hành đơn vị kinh doanh lông bờm lợn (lông dọc sống lung lợn) lớn nhất lúc bấy giờ. Trong thị trường tư bản, hợp tác đồng nghĩa với khỏi đầu của cạnh tranh. Sau một thời gian hợp tác, hai bên đều muốn độc quyền kinh doanh kiếm lời. “Cổ thành ký” ra tay trước, họ tìm một đối tác khác để lập công ty Hải Dương và đã thu được thắng lợi bước đầu. Công ty Conte quyết không chịu thua. Năm 1948, khi “Cổ thanh ký” chuẩn bị đăng ký triển khai nghiệp vụ kinh doanh của mình ở Hong Kong thì công ty Conte liên doanh với công ty Văn Ký và một số công ty khác để đồng loạt hạ giá mặt hàng lông bờm lợn. Để thoát khỏi cục diện này, “Cổ thanh ký” bèn ăn miếng trả miếng, họ liên doanh với đồng nghiệp của mình ở Hong Kong, quan sát thị trường, hễ ở đâu bán ra lông bờm lợn là lập tức thu mua. Chủ quản của “Cổ thanh ký” biết rằng, đây là mặt hàng không thể thiếu trên thị trường Mỹ. Cho nên dù bị ép giá tới đâu họ vẫn kiên quyết thực thi kế hoạch của mình. Quả nhiên một thời gian sau đó, thị trường Mỹ khan hiếm mặt hàng này. Đến nước này phía Mỹ mới thấy không thể duy trì mãi chính sách của mình đành phải mua lại hàng từ phía “Cổ thanh ký” với giá tăng cao 50%. Tận dụng thời cơ “Cổ thanh ký” tung ra thị trường Mỹ một lượng hàng lớn, giá cao, thu lợi nhuận kếch sù. 5. Thuận thời thế, giật cần mà lên Trong thời gian Tống Thái Tông trị vì, quan thần vùng Tứ Xuyên khôn khéo dối trên lừa dưới, bóc lột nhân dân. Đời sống của muôn dân trăm họ cực khổ. Huyện lệnh huyện Thanh Thần, đất Tây Thục điển hình cho sự tham lam vô độ này. Hắn gây bao đau thương cho dân đen, tiếng oán than vang khắp nơi. Một nông dân của huyện Thanh Thần tên là Vương Tiểu Ba nghĩ bụng ngồi chờ chết không bằng tập trung lại đấu tranh. Dân tình hiện nay khí thế và lòng phẫn uất đã bôc cao, chỉ cần có người đúng đầu châm một mồi lửa là sẽ ngùn ngụt bốc cháy. Ông bèn thương lượng với các anh em kết nghĩa, mọi người đều tán thành kế sách nhân cơ hội mà xông lên, tập hợp nông dân khởi nghĩa. Thế là ông tập trung những người dân bị bóc lột lại và nói với họ: “Các anh em, sự khổ cực, cùng quẫn này chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa. Nỗi khổ này do ai gây ra? Chính là do bọn tham quan vô lại. Bọn chúng không chỉ đục khoét, biến của công thành tư mà còn đặt ra trăm thứ tô thuê hà khắc, bóc lột miếng cơm manh áo mà anh em phải đổi bằng mồ hôi xương máu, dưới nắng mặt trời, hay trong giá rét dành dụm được. Chúng ta không còn đường nữa rồi: Lũ quan lại này ta còn dể làm gì? Chúng ta phải đứng lên, đồng tâm hiệp lực lật đổ chúng”. Dân nghèo vốn căm ghét bọn tham quan tới tận xương tủy, nghe vậy đều hồ hởi đứng lên, tham gia khởi nghĩa, số lượng lên tới hàng vạn. Vương Tiểu Ba dẫn đầu quân khởi nghĩa tiến vào huyện thành bắt sống quan huyện tham tàn Tề Nguyên Chấn và bề lũ tham quan. Vương Tiểu Ba tuyên bố tội trạng của tên quan huyện, sau đó xử vào tội chết, còn mổ bụng, moi tim, đem vàng bạc nhét đầy vào bụng hắn, biểu thị rằng vì hắn ngày thường tham lam vơ vét vàng bạc mà phải đền tội. Lũ tham quan còn lại đều bị tội chết. Vương Tiểu Ba nói với dân chúng: “Chứng ta phải diệt trừ hết lũ tham quan vô lại. Không thể trông chờ vào sự hối cải của chúng được vì chúng đã trở thành xấu xa từ lâu rồi. Nếu mềm yếu mà khoan dung thì đã để lại hậu họa cho mai sau. Cho nên phải tiêu diệt hết, tiêu diệt tận gốc”. Quần chúng hét to: “Có lý, có lý”. Thế là Vương Tiểu Ba lấy vùng núi Thanh Thần làm căn cứ địa, tiến công vào các huyện của Tây Thục. Danh tiếng của ông vang rền, bọn tham quan nghe đến tên ông đều kinh sợ. Sau khi ông mất, quần chúng tiến cử em vợ ông là Lý Thuận làm thủ lĩnh. Dưới sự chỉ đạo của Lý Thuận, nghĩa quân càng thêm hùng mạnh với số lượng hàng trăm nghìn người. Sau vài năm nghĩa quân chiếm Thành Đô, lập nên chính quyền nông dân “Đại Thục”, ngang nhiên thách thức triều Tống. Vương Tiểu Ba nhân lúc lồng dân sôi sục, phát động khởi nghĩa nên được sự hưởng ứng nhiệt liệt. Đúng là thuận thời thế, thừa cơ hành động. Thương nghiệp ngày nay, sự cạnh tranh rất khốc liệt. Là một bậc kinh doanh ưu tú, phải thạo việc đánh giá thời cuộc. Như vậy mới dễ dàng tránh được rủi ro, thu được nhiều lợi nhất. Noel 1983, chiếc Boeing 747 từ Hong Kong bay về Mỹ. Trên máy bay là hơn 100.000 con búp bê làm bằng vải. Mọi việc diễn ra âm thầm, nhưng dự báo trước một cơn sốt búp bê trên Vương quốc đồ chơi Mỹ. Hôm Noel, khắp mọi nơi trên nước Mỹ đều nhộn nhịp. Mọi người đều muốn mua cho bọn trẻ những đồ chơi đẹp làm quà. Trong các cửa hàng đồ chơi lớn nhỏ, người Mỹ ngỡ ngàng, thích thú trước những con búp bê vải xinh xắn, độc đáo chở từ Hong Kong sang. Thế là như một con lốc, mọi người tranh nhau đi mua. Dân Mỹ không ngần ngại xếp hàng thâu đêm, suốt sáng, có người xếp hàng hơn 14 tiếng đồng hồ để mua cho được loại búp bê này. Quang cảnh huyên náo, tranh giành mua bán này thật hiếm khi xảy ra ở Mỹ. Ngay cả phu nhân Tổng Thống Mỹ cũng bị cuốn hút. Bà cũng xếp hàng chờ mua búp bê, tặng cho trẻ nhỏ. Giá của búp bê từ 20 USD tăng lên 25 USD, ngoài chợ đen là 150 USD. Nếu có chữ ký của nhà thiết kế thì giá là 3.000 USD. Dù đắt như vậy nhưng vẫn không có hàng mà bán. Loại búp bê này bắt đầu xuất hiện vào năm 1980. Khi đó nó chưa được coi là loại hàng bán chạy, lượng tiêu thu ở mức 2.500.000 con, doanh thu tiêu thụ là 50.000.000 USD. Lâu sau, sự độc đáo của loại búp bê này được mọi người ưa chuộng. Năm 1983, mức doanh thu đạt 0,5 tỉ USD. Năm 1984 đạt 1 tỉ USD. Đến 1985 doanh thu đạt 1,5 tỉ. Chỉ riêng trước hôm Noel năm 1985 công ty đã bán được 2.500.000 con, doanh thu đạt 46.000.000 USD, độc chiếm thị trường đồ chơi. Cơn sốt loại búp bê này từ Mỹ lan sang Nhật, Anh, Hong Kong… Theo thông kê tại Hong Kong, năm 1989 ở Hong Kong tiêu thụ khoảng 5 vạn con, mức doanh thu hơn 10.000.000 tiền Hong Kong. Cơn sốt búp bê làm cho các mặt hàng đồ chơi khác bị ế ẩm. Ví như mặt hàng đồ chơi điện tử xuất khẩu của Hong Kong xuất sang Mỹ chỉ đạt 60%. Công ty sản xuất búp bê này là Aerkang của Mỹ. Tổng giám đốc Lobashi 40 tuổi, thông minh, tài giỏi, sớm phát hiện ra rằng: Xã hội Mỹ rất nhiều cặp vợ chồng ly hôn. Trẻ nhỏ rơi vào tình cảnh trống trải, đặc biệt là những phụ nữ và trẻ em sống trong gia đình bị tan vỡ. Họ rất muốn có được sự an ủi về tinh thần. Để thực hiện điều đó, công ty đã cho ra đời loại búp bê vải với cái tên “búp bê cỏ” với ngụ ý trẻ em như ngọn cỏ cần phải được che chở, bao bọc. Quả nhiên loại búp bê này đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ em và được bán rất chạy. Từ thành công này ta có thể nhận ra được một đều: thương nhân hãy bắt đầu dự tính của mình từ nhu cầu thị trường. Thuận thời thế, bắt kịp trào lưu thì kế hoạch ấy sẽ thắng lợi. 6. Khiển tướng không bằng khích tướng Triệu Khuông Dận sau khi chiếm được ải Thanh Lưu thừa thắng tiêu diệt quân Nam Đừng ở Trừ Châu. Tại Trừ Châu ông giết được Hoàng Phủ Huy, bắt sống Diêu Phượng chiếm được thành trì này. Quân Chu chiếm được Trừ Châu, quốc vương Nam Đường là Lý Cảnh sai Lý Đức Minh đi xin cầu hòa nhưng Chu Thế Tông không đồng ý. Lý cảnh thấy cầu hòa vô vọng, thế là quân Nam Đường chỉ còn một cách là quyết chiến. Ông lệnh cho Tề Vương Lý cảnh Đạt làm nguyên soái dẫn đội quân tinh nhuệ gồm 6 vạn người tiến về Giang Bắc và Dương Châu, quyết sống mái một phen. Dương Châu vốn là địa bàn của Nam Đường, cách Lục Họp chừng hơn trăm dặm cũng là nơi cơ bản quan trọng của Giang Bắc. Tướng nhà Tống lúc bây giờ là Hàn Linh Khôn sợ không chống cự lại được bèn cử người tới Trừ Châu xin viện binh. Hàn Linh Khôn và Triệu Khuông Dận là đôi bạn thân từ thủa nhỏ, giữa hai người vừa có tình bằng hữu, lại dược lệnh của vua, nên Triệu Khuông Dận dẫn binh cứu viện tới Lục Hợp. Tới đây thì hay tin Hàn Linh Khôn đã bỏ tây thành đi rồi, ông tức giận nói: “Dương Châu là vùng đất quan trọng của Giang Nam. Nếu để quân Nam Đường cướp lại được thì nhỡ hết việc lớn”. Ông liền cho quân đóng chặn ở các ngả đường lớn, phòng quân rút chạy về từ Dương Châu và lệnh cho binh sĩ: “Nếu binh lính từ Dương Châu bỏ thành, đảo ngũ chạy qua đây thì hãy chặt đứt chân”. Đồng thời ông cho người gửi thư cho Hàn Linh Khôn: “Chúng ta kết bạn từ nhỏ. Đệ biết huynh là người trí dũng hơn người. Hôm nay được tin huynh bỏ thành thì cảm thấy rất bất ngờ. Chỉ cần huynh bỏ thành Dương Châu một bước thì trên đắc tội với chủ, dưới hổ thẹn với bạn. Danh tiếng lừng lẫy trước đây hỏi làm sao giữ được”. Lá thư làm thức tỉnh Hàn Linh Khôn, ông lệnh cho binh sĩ quay lại đóng giữ thành Dương Châu. Hàn Linh Khôn muốn chứng tỏ với Triệu Khuông Dận mình không phải là người ham sống sợ chết. Đúng lúc đó tướng của Nam Đường Trương Mạnh Tuấn từ Thái Châu xông tới. Hàn Linh Khôn triệu tập binh sĩ lại và nói: “Quân địch hôm nay đã tới, ta quyết chiến với chúng tới cùng. Còn ta và các người sống cùng sống chết cùng chết. Kẻ nào lâm trận mà hoảng sợ đầu hàng thì sẽ bị xử tội chết. Các ngươi nghe rõ và đừng trách ta không báo trước”. Quân sĩ nhất loạt hô vang đồng tình. Rồi ông ta cho mở của thành một mình xông ra đầu tiên, quân sĩ lần lượt theo sau. Tướng sĩ tả xung hữu đột, khí thế hừng hực. Tướng Đường là Trương Mạnh Tuân, không ngờ được tướng quân nhà Tống lại mạnh mẽ, dũng cảm, thiện chiến như vậy, biết là không địch nổi bèn tháo chạy. Hàn Linh Khôn truy sát. Khi chỉ còn cách vài trăm bước ông rút tên và bắn. Trương Mạnh Tuấn ngã nhào và lập tức bị quân Tống trói gô. Cuối cùng thì Hàn Linh Khôn đã giữ được thành Dương Châu. Trong cuốn sách “Quỷ Cốc Tử” có viết: Tướng sĩ nhân nghĩa, quả cảm không bao giơ bị cái lợi nhỏ làm mờ mắt. Cho nên không thể dùng lợi mà mua chuộc được họ. Phải dùng chí hướng khích lệ họ. Triệu Khuông Dận rất hiểu tính cách, con người của Hàn Linh Khôn, dùng sự khích lệ và tình cảm để kích động ông, cuối cùng thì cũng thành công. Nhân tâm của con người có ba tầng. Tầng thứ ba chứa đựng phẩm cách xã hội của con người. Xu hướng của phẩm cách này quyết định phương thức hành động của mỗi cá nhân. Do đó người lãnh đạo cần hiểu rõ tính cách, nội tâm con người của cấp dưới, dùng mọi biện pháp để phát huy, khai thác anh ta. Biện pháp “khích tướng” chính là một trong những cách có hiệu quả nhất. Khi Charlie Swapa được ông trùm gang thép Mỹ là Kanaji đề nghị chức tổng quản công ty với mức lương hàng năm là 1 triệu USD thì cả giới doanh nghiệp ở Mỹ xôn xao. Vào năm 1912 thì mức lương này là kỷ lục. Hơn nữa mọi người tự hỏi một người không hiểu lắm về gang thép như Charlie thì có đảm đương nổi chức vụ này hay không? Vậy thì tại sao ông lại được Kanaji trọng dụng như vậy? Thì ra Kanaji hiểu và rất phục cái tài khích lệ nhân công của ông. Sau khi ông nhận chức, một lần qua kiểm tra ông nhận thấy một xưởng luyện gang thép năng xuất luôn tụt hậu. Khi hỏi, người quản lý ở đây cho biết: “Công nhân trong xưởng không có tinh thần làm việc. Đã dùng mọi biện pháp, kể cả dọa đuổi việc họ vẫn cứ trơ ỳ”. Sau khi nghe báo cáo xong, ông liền mượn một viên phấn của xưởng trưởng và đi xuống xưởng. Lúc này đang là lúc giao ca, người rất đông. Những người làm ca ngày chuẩn bị đi về, người làm ca đêm đã lác đác tới. Ông hỏi mấy nhân viên ca ngày xem họ luyện được bao nhiêu. Họ trả lời là 6 tấn. Ông liền đùng viên phấn viết một số 6 rất to trên nền xưởng, rồi không nói gì và đi ra. Những người làm ca đêm tới thấy số 6 thì hỏi nhau. Khi biết đó là năng suất của ca ngày thì họ quyết tâm thi đua. Kết quả là số 6 được thay bằng số 7. Hôm sau đến lượt những người làm ca ngày quyết chí không chịu thua kém. Kết quả là họ đẩy sản lượng lên tới 10 tấn. Cứ như thế những con số cứ thay đổi, tăng dần lên. Chẳng bao lâu xưởng này trở thành tấm gương sáng hàng đầu của công ty. Tất cả sự đột biến này đều từ mẹo khôn khéo của Charlie Swapa mà ra. Ông không thị oai với công nhân, cũng không dùng lời lẽ to tát động viên, khuyên nhủ họ. Chỉ cần một viên phấn và cao chiêu “khiển tướng không bằng khích tướng” ông đã khoi dậy được tinh thần thi đua và làm việc hăng say của họ. 7. Chém trước tâu sau Sau khi hay tin Trương Mạnh Tuấn bị bắt, tướng quân Nam Đường là Lý Cảnh Đạt lập tức dẫn binh tiến về Lục Hợp. Khi còn cách thành khoảng hai trăm dặm, ông cho dùng binh cố thủ. Triệu Khuông Dận cũng án binh bất động. Vài ngày sau, Lý cảnh Đạt xuất trận, Triệu Khuông Dận cũng lập tức chỉnh đốn binh sĩ, mở của thành nghênh chiến. Một lúc sau đã nghe thấy thanh la, tiếng hò hét của quân Nam Đường, quân Tống lập túc phản kích. Hai bên đánh nhau mãi mà không phân thắng bại bèn đồng loạt rút quân về nghỉ. Khi quân đã vào hết trong thành, Triệu Khuông Dận bèn tỉ mỉ kiểm tra. Số thương vong chỉ có vài chục. Sau đó ông bắt tướng sĩ dâng mũ lên để kiểm tra. Đột nhiên ông cho gọi mấy binh sĩ lại quát lớn: “Các ngươi tại sao không tận lực chiến đấu, lại sợ hãi chờ giặc đến lấy mạng hay sao?”. Nói xong lệnh cho người lập tức đem chém đầu. Toàn bộ binh lính không ai hiểu vì sao. Đến lúc này Triệu Khuông Dận nói giải, thích;. “Các khanh nghĩ rằng ta giết oan họ ư? Hôm nay lâm trận ai cũng đội mũ sắt, tại sao trên mũ của những người kia lại có những dấu vết riêng?”. Đám tướng lĩnh nghe xong tròn mắt tiến đến xem thực hư. Triệu Khuông Dận nói tiếp: “Hôm nay ta giám sát trận chiến, thấy bọn họ hèn nhát, đảo ngũ về phía sau. Ta bèn thừa cơ đánh dấu lên mũ của chúng. Nếu không đem chúng đi trừng trị thì làm sao có thể dùng binh được đây. Thành trì này rồi sớm rơi vào tay giặc”. Quân sĩ nghe xong sợ đứng tim, tròn mắt nhìn mấy thủ cấp. Triệu Khuông Dận còn lệnh đem thủ cấp bêu trước doanh trại mấy ngày sau mới đem chôn. Ngày hôm sau khi quân Lý cảnh Đạt tấn công, Triệu Khuông Dận lại hạ lệnh phản kích. Lần này bộ hạ của ông ai nấy đều liều chết xông lên, chiến đấu vô cùng gan dạ khiến cho quân Nam Đường không kịp chống đỡ, chết như ngả rạ, máu đổ như sông. Lý Cảnh Đạt cuống quýt cưỡi tuấn mã nhảy xuống sông tìm đường thoát. Triệu Khuông Dận phò tá vua triều Chu, bình định quân Nam Đường lập nhiều chiến công hiển hách, được vua Chu hết lòng sủng ái. Có được những chiến công này là nhờ ông cầm binh có nhiều mưu mẹo. Trong đó việc ông làm trong trận chiến với quân Nam Đường là đánh dấu vào mũ của các binh sĩ không chịu chiến đấu, sau đó mới trừng phạt để răn đe binh lính là một mưu mẹo rất hay. Ông không giết chúng ngay trên lưng ngựa trên chiến trường mà để khi xong việc, thu binh về mới xử lý. Người ta gọi đây là kế tạm hoãn. Trong thị trường thường xuyên xảy ra hiện tượng: Khi một mặt hàng mới nào đó được tung ra thị trường, người mua tấp nập mua về, hàng bán rất chạy thì lập tức các nhà sản xuất khác cũng tìm mọi cách để sản xuất ra mặt hàng này. Thế là trên thị trường mặt hàng đó trở nên nhiều như nấm, người mua thưa thớt dần, hàng chất đông mà không ai hỏi. Do vậy là một người biết kinh doanh, bạn đừng nôn nóng với cái lợi trước mắt mà phải biết vận dụng kế sách tạm hoãn, thận trọng tìm hiểu mặt hàng mới này, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng, sau đó cải tiến, cho ra đời sản phẩm phù họp hơn nữa với thị hiếu của người mua. Như vậy sẽ tránh được rủi ro do hiện tượng sản xuất ồ ạt và mình thì luôn giữ thế chủ động. Công ty máy tính Huepu của Mỹ làm ăn rất phát đạt. Mọi người thấy có một điều đặc biệt là công ty này rất ít khi tung ra những sản phẩm mới, hoặc sản xuất những sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường. Khi có loại mặt hàng mới xuất hiện, họ thường cử hàng loạt nhân viên đi tìm hiểu, hỏi ý kiến của người tiêu dùng, xem người tiêu dùng thích cái gì và không thích cái gì ở sản phẩm mới đó. Sau đó, họ cùng các kỹ sư phân tích, tổng hợp lại các ý kiến đó. Ít lâu sau công ty cho ra đời một loại sản phẩm hoàn toàn phù họp với yêu cầu người mua. Thế là sản phẩm của họ thừa sức đề bẹp loại sản phẩm mới đang thịnh hành kia và giữ ngôi đầu bảng. 8. Giỏi mượn đường, chiếm Kinh Nam Thời Xuân Thu có một câu chuyện như thế này: Tấn Hiến Công dùng ngựa tốt, ngọc quý mua được vua nước Ngu yêu cầu Tấn Hiến để cho nước Tấn mượn đường tiến công tiêu diệt nước Quắc. Sau khi diệt xong Quắc ca khúc khải hoàn trở về, quân của nước Tấn bất ngờ tấn công nước này. Vì không phòng ngừa nên nước này dễ dàng thất thủ. Đó là câu chuyện về kế: “Mượn đường đoạt Quắc” nổi tiếng trong lịch sử. 1300 năm sau Tống Thái Tổ lại diễn lại tích cũ. Sau khi Tống Thái Tổ lên ngôi không lâu thì Tiết độ sứ Vũ Bình ở Hồ Nam là Chu Hành Phùng bệnh chết, con trai là Chu Bảo Quyền mới 11 tuổi lên kế vị. Đại tướng là Trương Văn Biểu thừa cơ dấy binh làm phản đánh chiếm Đàm Châu (nay là Trương Sa Hồ Nam) và chuẩn bị tấn công vào Vũ Lăng (nay là Hồ Nam). Chu Bảo Quyền biết mình không chống đỡ nổi nên nhiều lần cử sứ thần cầu cứu triều đình Tống và Cao Kế Xung đang cát cứ Kinh Nam. Cao Kế Xung là cháu của Cao Bảo Húc, người đứng đầu ở Kinh Nam. Cao Bảo Húc chết, Cao Kế Xung lên thay. Lúc đó Kinh Nam nằm ở vị thế ở giũa các nước cát cứ, quốc sự suy yếu, quân chỉ có 3 vạn. Tống Thái Tổ thấy cục diện đó bèn nảy ra kế chiếm Kinh Nam, sau đó tấn công Hồ Nam. Đầu năm 963 công nguyên, Tống Thái Tổ phái hai tướng là Mộ Dung Diên Chiêu và Lý Xử Vân dẫn binh mã của 10 châu tiến về Kinh Nam. Trước khi đi, ông gọi hai vị tướng quân lại dặn dò: Giang Lăng nam áp Trường Sa, phía bắc gần với Đại Lương, phía đông cách xa Kiến Khang, phía tây giáp với Ba, Liêu là nơi địa thế vô cùng lợi hại. Nay Cao Kế Xung đã suy yếu các khanh có thể lấy cớ mượn đường, tìm cơ hội vào thành đánh mà chiếm lấy. Hai vị tướng quân xuất phát tới gần Kinh Nam thì cho binh sĩ dừng lại, cử người tới gặp Cao Kế Xung bàn chuyện mượn đường. Cao Kế Xung bèn tập hợp bộ hạ lại bàn bạc, sau đó lại cho triệu thúc phụ là Cao Bảo Húc hỏi ý kiến. Ông này nói rằng: “Trước hết hãy cho chuẩn bị dê ngựa béo và rượu ngon thết đãi binh lính, sau đó dò la doanh trại quân Tống rồi quyết định sau”. Cao Kế Xung cho là phải và sai Cao Bảo Húc đi phụ trách việc này. Khi tới doanh trại ông được hai tướng nhà Tông đón tiếp thịnh tình. Khi trở về ông báo cáo lại với Cao Kế Xung rằng quân Tống không có gì đáng nghi. Ngay đêm hôm đó Lý Xử Vân bí mật dẫn một đội tinh binh tiến về Giang Lăng. Hay tin này Cao Kế Xung vội dẫn binh lính tùy tùng ra khỏi cổng thành 15 dặm để nghênh tiếp. Quân sĩ của Cao Kế Xung và ông đứng dọc hai bên đường thi lễ, và nói: “Tướng quân Mộ Dung Diên Chiêu cùng đoàn binh lính sắp đến rồi. Ông hãy ở đây đón tiếp. Nói rồi dẫn toàn bộ binh lính tiến thẳng vào thành Giang Lăng. Một lúc sau Mộ Dung Diên Chiêu dẫn binh tới, Cao Kế Xung thi 1ễ xong thì cùng tướng quân nhà Tống tiến vào thành. Lúc này Cao Kế Xung mới giật mình khi thấy khắp nơi trong thành quân Tống giáo mác tuốt trần, khí thế bùng bừng. Khi vỡ lẽ thì sự đã rồi, đành giao nộp 3 châu, 16 huyện cho Bắc Tống. Sau khi chiếm xong Kinh Nam, quân Tống lại tiếp tục tiến về Hồ Nam. Lúc này Chu Bảo Quyền đã bình định xong bọn làm phản giết chết Trương Văn Biểu, nhưng quân Tống vẫn ngang nhiên tiến vào thành Hồ Nam. Chu Bảo Quyền biết rằng không thể cản trở được bèn dầu hàng, quy phục. Và quân Tống đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Trên thương trường ngày nay, những doanh nghiệp cao tay cũng thường sử dụng kế sách này để mở rộng thị trường, thu lợi nhuận. Sau khi chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, trên thị trường Tây Âu, nước Mỹ đóng vai trò độc tôn. Sản phẩm của bất kỳ nước nào muốn gia nhập thị trường thế giới thì phải thông qua thị trường Mỹ. Công ty Canon của Nhật Bản đã dùng kế sách “mượn đường” qua thị trường Mỹ để đưa sản phẩm của hãng vào thị trương quốc tế. Năm 1955 Công ty Canon lập một chi nhánh ở Mỹ, sau đó cùng chi nhánh này để liên doanh với một công ty có kinh nghiệm và nổi tiếng trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm. Công ty này có tên là: “Becker - Canon”. Sau khi hợp tác, thương hiệu sản phẩm mang tên “Becker - Canon”. Đó là những sản phẩm về máy ảnh. Nhờ uy tín của công ty Mỹ mà sản phẩm máy ảnh có lượng tiệủ thụ khả quan. Vài năm sau công ty Canon lại cho ra đòi loại máy ảnh mới. Loại máy này sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, nên được coi là sản phẩm kỹ thuật hiện đại. Và thị trường tiêu dùng Mỹ ngay tức khắc lên con sốt. Lúc này công ty Canon đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường Mỹ và họ tìm mọi cách tách ra khỏi công ty Mỹ, chính thức đặt danh hiệu Canon cho thương phẩm của mình, độc chiếm thị trường Mỹ. Nhờ các biện pháp “mượn đường” này mà công ty Canon không ngừng phát triển hùng mạnh. Đầu năm 90, số lượng hàng năm của công ty đã lên tới con số hàng triệu máy ảnh, chiếm 1/3 thị trường Nhật Bản và chiếm được nhiều khu vực tiêu thụ trên thị trường thế giới. 9. Dùng phép phân hóa đánh từng nơi Kế sách “Mượn đường chiếm Kinh Nam” chỉ là bước thứ nhất trong chiến lược quân sự thống nhất Trung Quốc: ‘Trước Nam sau Bắc” của Triệu Khuông Dận. Ông đã từng sai tướng quân Vương Toàn Bân dẫn đại quân tiêu diệt Tây Thục, sau đó lại chuyển mục tiêu về các nước Giang Nam. Các quốc gia ở Giang Nam trong giai đoạn cuối của thời kỳ Ngũ đại mười nước, mỗi quốc gia chiếm cứ một vùng, có chế độ chính trị độc lập, đề phòng lẫn nhau. Nếu xét đơn lẻ từng quốc gia thì thế lực yếu hơn nhiều so với triều Tống. Nhưng nếu các quốc gia này liên minh lại thì lực lượng quân đội của họ ước chừng hơn bảy, tám trăm nghìn quân, thế lực hơn hẳn triều đình. Nếu như vậy thì khó lòng thực thi kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Triệu Khuông Dận hiểu rất rõ điều này nên ông quyết tâm thực thi kế sách: “phân hóa các nước nhỏ để chúng xa rời nhau mà suy yếu”. Trong đó, thành công nhất phải kể tới chuyện nước Nam Đường tiêu diệt Nam Hán. Nam Đường tuy không phải là nước chư hầu lớn nhất ở phương Nam, nhưng có thế lực mạnh, quân đội hùng cường. Có thể nói là đối thủ mạnh nhất của triều đình. Xét về nhiều mặt thì Nam Đường đều thích hợp để triều Tống chọn làm đối tượng thực thi chính sách chia rẽ các nước nhỏ. Vua của Nam Đường là Lý Dực, kế vị của Lý cảnh. Khi Lý Dực xin triều Tống phong đế cho Lý cảnh, Triệu Khuông Dận vui vẻ đồng ý. Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật của Lý Dực, triều Tống lại sai sứ giả đem tặng lễ vật chúc mừng. Gặp năm nước Nam Đường hạn hán mất mùa, triều Tống lại lập tức cứu viện lương thực. Đại thần của Nam Đường là Đỗ Trứ lại thường xuyên cung cấp thông tin, làm nội ứng cho nhà Tống hiến kế sách tiêu diệt Nam Đường. Triệu Khuông Dận thực hiện phương châm không kinh động đến Nam Đường nên đã chém đầu Đỗ Trứ. Vua Nam Đường là Lý Dực là kẻ phong lưu tài tử, thích đọc sách và thơ ca múa hát. Cả ngày ở trong cung đàm đạo kinh thơ hoặc là cùng hoàng ẳ hậu và đám phi tử đàn ca, hát múa, chẳng bao giờ hỏi chuyện triều chính, cho nên làm sao lường được âm mưu của Triệu Khuông Dận. Cho nên khi nước láng giềng bị triều Tống tấn công, ông ta chỉ đứng nhìn. Khi quân Tống chiêm Nam Hán, ông ta còn viết thơ khuyên vua của Nam Hán đầu hàng. Đợi đến khi Nam Hán bị diệt, quân Tống chuyển hướng tấn công vào nước Nam Đường của mình, ông ta mới sực tỉnh, biết mình mắc mưu nước Tống. Nhưng lúc này đã quá muộn, Nam Đường đã ở vào thế cô lập, bị bao vây. Ông ta viết thư xin tự động bỏ tước hiệu quốc gia Nam Đường, xưng là Giang Nam quốc chủ, xin được quy thuận triều Tống và giữ nguyên địa vị thống trị, nhưng Triệu Khuông Dận làm sao chấp nhận được. Công nguyên năm 974, Tống Thái tổ lệnh cho quân đội tấn cộng tiêu diệt Nam Đường. Các nước chư hầu phương Nam vì không có sự liên minh, hỗ trợ chặt chẽ với nhau nên khi Triệu Khuông Dận thực thi kế sách phân hóa, đánh từng nước một thì các quốc gia này đều bị nhanh chóng tiêu diệt. Trong cuộc chiến thương nghiệp ngày nay, nếu đối thủ của ta là một liên minh của nhiều bộ phận nhỏ, thì ta có thể dùng kê sách phân hóa các bộ phận này, sau đó xử lý chúng thì dễ thắng lợi hơn. Công ty Tam Lăng trên lĩnh vục vận chuyển hàng hải đã vận dụng kế sách này mà cắt đứt nguồn viện trợ vốn của đôi thủ, rồi tùng bước đánh bại đối thủ. Tam Lăng và Tam Tỉnh đều là hai công ty lớn của Nhật. Từ khi thành lập, hai công ty đã trở thành hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt. Trong công nghệ vận chuyển đường biển ở Nhật, công ty Tam Lăng là ông trùm độc quyền, chiếm 75% tổng số hàng vận chuyển hàng năm. Khi đó công ty nào tỏ ý không hợp tác thì hàng hóa của họ chẳng có cách gì chuyển đi được bởi lẽ Nhật là một đảo quốc, phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu thuyền, mà trên mọi tuyến đường biển, Tam Lang đều là ông chủ. Lúc bấy giờ cũng có một vài người không chịu được sự chuyên quyền của Tam Lăng bèn tự mình mua thuyền bề vận chuyển hàng hóa và chở thuê cho các chủ hàng khác. Thấy vậy, Tam Lăng liền cho thuyền của mình bám sát, khi có cơ hội thì tiếp cận với chủ hàng, dùng mức giá rẻ như cho không để kéo họ về phía mình. Những người muốn chống lại Tam Lăng này vì không có khách hàng nên bị tan rã dần. Năm 1880, công ty Tam Lăng tuyên bố không dùng tiền giấy mà dùng tiền bạc để thanh toán phí vận chuyển. Tin này vừa lan ra thì đồng tiền giấy lập tức bị mất giá, theo đó cước phí vận chuyên tăng lên vùn vụt, công ty Tam Lăng thu được một khoản lợi lớn. Việc Tam Lăng làm mưa làm gió như vậy, khiến Tam Tỉnh đau đầu. Tam Tỉnh chỉ có ba tàu chuyển hàng mà vẫn phải phụ thuộc vào Tam Lăng. Sau khi giá vận chuyển gia tăng, mỗi năm công ty Tam Tỉnh phải trả cho Tam Lăng 70 vạn tiền phí vận chuyển, hàng hóa buộc phải để trong kho của Tam Lăng, lại còn phải nộp ba năm tiền bảo hiểm. Như vậy Tam Lăng ngồi không mà vẫn có tiền, còn Tam Tỉnh vất vả kiêm tiền mà phần lớn vẫn lọt vào tay Tam Lăng. Cảm thấy quá bất bình, công ty Tam Tỉnh bèn tìm cách đối kháng. Tổng tài của Tam Tỉnh là ích Điền Thọ bèn tìm cách liên minh với một nhà tổng tài ngân hàng lớn tên là Nhận Trạch Vinh để lập nên Xã đoàn vận chuyển đường thủy Đông Kinh”, đối thủ của Tam Lăng. Sau đó ích Điền Thọ còn mở rộng liên minh với các chủ hàng, phú thương, các nhà vận chuyển hàng hải và các nhà tài chính khác, số thành viên của Xã đoàn vận chuyển đường thủy Đông Kinh không ngừng gia tăng. Nhận được tin này, tổng tài cửa Tam Lăng là Di Đại Lương bèn tìm cách đối phó. Ông nghĩ: đôi thủ tổ chức liên minh, thế lực hùng hậu, nếu dùng biện pháp mạnh sẽ không có hiệu quả. Cách tốt nhất là phân hóa nội bộ, làm tan rã liên minh. Thế là Di Đại Lương cho người của mình trà trộn hoạt động trong liên minh, dùng các biện pháp như mua chuộc, lôi kéo v.v… để lung lạc đội ngũ cán bộ cốt cán. Bên cạnh đó dùng mức giá vận chuyển cực thâp để thu hút các chủ hàng. Rất nhiều chủ hàng, phú gia đã quay lại hợp tác với Tam Lăng. Cùng lúc đó Di Đại Lương tìm cách chĩa mũi nhọn tấn công vào Nhân Trạch Vinh. Nhơ mối quan hệ bạn bè và tiền bạc ông mua được giới báo chí để tung tin nói xấu ích Điền Thọ và Nhân Trạch Vinh, thậm chí cần cho rằng: “Xã đoàn vận chuyển đường thủy Đông Kinh” là chiêu bài thu hút tiền đầu tư để bù vào số thua lỗ mà công ty Tam Tỉnh làm ăn thua lỗ phải trả cho ngân hàng của Nhân Trạch Vinh. Bị báo chí đả kích, uy tín của Nhân Trạch Vinh và ích Điền Thọ giảm sút nghiêm trọng. Các cổ đông trong liên minh xã đoàn vận chuyển đường thủy Đông Kinh lần lượt rút lui. Hậu thuẫn vốn cho công ty Tam Tỉnh là ngân hàng do Nhân Trạch Vinh làm tổng tài tuyên bố cắt bỏ mọi quan hệ. Công ty Tam Tỉnh hoàn toàn thất bại trong cuộc cạnh tranh này. 10. Mượn tay địch đánh địch Tống Thái Tổ bình định xong Nam Hán bèn chuyển mục tiêu sang Nam Đường. Nhưng điều ông còn e dề nhất là tướng quân Nam Đường Lâm Nhân Triệu. Lâm Nhân Triệu là danh tướng vùng Giang Nam, túc trí đa mưu, nhiều lần đánh tan quân Ngô Việt, lại tuyệt đối trung thành với Lý Dực. Vì vậy Tống Thái Tổ muốn loại trừ ông trước mới có khả năng chiếm Giang Nam. Cuối cùng thì cơ hội cũng đến. Năm Khai Bảo thứ 4 (971), Lý Tùng Thiện thay anh là Lý Dực đi sứ sang Tống. Triệu Khuông Dận đã có ý đồ từ trước, cho xây một dinh cơ, lưu giữ Lý Tùng Thiện tại đó, thường xuyên cử đại thần dùng lời lẽ uyển chuyển đến lung lạc ông, lại còn phong ông làm Thái Ninh Quân Tiết độ sứ. Lý Tùng Thiện cảm thấy khó xử, nếu nhận sự chăm sóc này thì không phải với anh trai là Lý Dực, nếu không nhận thì sinh mạng khó bảo toàn. Cuối cùng không còn cách nào khác, ông đành nhận sự phong thưởng của triều Tống. Lý Dực không biết triều Tống giữ Lý Tùng Thiện lại là có ý đồ gì, lại cũng không rõ thái độ của Lý Tùng Thiện ra sao nên liên tục cho sứ giả sang Tống dò la. Thời đó sứ giả hai phía Nam Bắc đi lại như mắc cửi. Triệu Khuông Dận cảm thấy thời cơ đã đến bèn cho tìm một họa sĩ có tài xuất chúng về vẽ chân dung. Người họa sĩ này chỉ nhìn qua tướng mạo của ai đó một lần là có thể vẽ được bức chân dung người đó giống như thật. Người họa sĩ này được cải trang thành một sứ giả sang Nam Đường. Sau khi đến được Nam Đường, người sứ giả này xin được vào gặp Lâm Nhân Triệu, nhưng bị từ chối. Nguyên do là Lâm Nhân Triệu vốn không ưa triều Tống, lại không muốn giao tiếp với sứ nhà Tống vì sợ bị Lý Dực nghi ngờ. Vị sứ giả này bèn xin gặp Lý Dực, đem câu chuyện bị Lâm Nhân Triệu từ chối kể lại cho Lý Dực và xin Lý Dực giúp cho được gặp Lâm Nhân Triệu dù chỉ một lần để thỏa lòng ngưỡng mộ tướng tài nước Nam Đường bấy lâu nay. Lý Dực không tiện từ chối sứ thần nước Tống vì em trai là Lý Tùng Thiện còn đang bị giữ ở nước Tống nên lệnh cho Lâm Nhân Triệu tiếp sứ. Sau khi tiếp kiến xong vị sứ giả này lập tức về nước và vẽ cho Triệu Khuông Dận một bức chân dung Lâm Nhân Triệu giống y như thật. Triệu Khuông Dận vui mừng thưởng cho tay họa sĩ - sứ giả này một nghìn hai trăm lạng bạc và lệnh đem bức chân dung này treo ở một nhà nghỉ. Một hôm Lý Tùng Thiện sau khi lên triều tiếp kiến hoàng thượng, dọc đường về được một vị quan trong triều dẫn vào nhà nghỉ này. Ông bất chợt nhìn thấy bức chân dung, ngạc nhiên kêu lên: “Đây chẳng phải là chân dung của tướng quân Nam Đường Lâm Nhân Triệu sao”. Vị quan kia giả bộ lúng túng sợ sệt thừa nhận và nói lấp lửng: “Chân dung tướng quân Nam Đường treo ở đây là có nguyên cớ”. Lý Tùng Thiện gạn hỏi mãi vị quan kia mới kể rằng: Tướng quân Lâm Nhân Triệu từ lâu đã có ý muốn quy phục triều Tống, lại thêm Tống Thái Tổ yêu mến tài năng, viết thư dụ hàng, nên tướng quân đã gởi bức chân dung làm bằng chứng quy thuận”. Lý Tùng Thiện cho người mật báo tin này với Lý Dực. Nhận được tin này, Lý Dực vừa giận vừa hoài nghi. Ông cho gọi Lâm Nhân Triệu đến và hỏi thẳng rằng có phải muốn đầu hàng triều Tống hay không? Nghe hỏi vậy Lâm Nhân Triệu kinh ngạc, chân tay rụng rời, tuy một mực bác bỏ, nhưng vì hốt hoảng nên lời lẽ ấp úng, điệu bộ lúng túng khiến cho Lý Dực càng thêm nghi ngờ, bèn nói: “Khanh không phải lo sợ gì, bởi có người tố giác nên trẫm gọi khanh đến hỏi rõ thục hư. Nếu không phải thì thôi”. Tuy nói vậy nhưng vẫn cho người bỏ thuốc độc vào rượu hạ thủ Lâm Nhân Triệu. Như vậy là Tống Thái Tổ đã khéo vận dụng kế phản gián trừ được Lâm Nhân Triệu, chặt đút một cánh tay đắc lực, một danh tướng của Lý Dực, tạo điều kiện để chinh phạt Giang Nam. Sách của Tôn Tử có viết: Có 5 loại gián điệp: cố gián, nội gián, phản gián, tử gián, sinh gián. Nếu sử dụng đồng thời 5 loại gián điệp này thì đối phương sẽ bị rối ren, không thể xoay xở được. Trong đó phản gián là lợi hại nhất. Phản gián có nghĩa là mua chuộc hay lợi dụng người của đối phương để phục vụ cho mưu đồ của mình. Hay nói cách khác là mượn tay địch đánh địch. Mượn tay địch đánh địch không chỉ là mưu kế thường dùng trong quân sự mà cũng thường được dùng trên thương trường ngày nay. Năm 1936, gặp lúc Tứ Xuyên có hạn hán, lương thực khan hiếm, bọn đầu cơ tích trữ, giá gạo đắt như vàng, công ty bột mì Phục Hưng, Trùng Khánh chuyên sản xuất sản phẩm “Bột mì đại vương”, của Tiên Bá Lương lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất. Nguyên nhân là do quan chức thu mua bột mì ở Trùng Khánh là Túc Ngọc Tuyền cấu kết với đám thương gia kinh doanh lương thực đồng loạt tăng giá. Để giải quyết khó khăn, Tiên Bá Lương bèn đi thăm dò giá cả thị trường ở khắp nơi. Đến Hán Khẩu ông ta thấy giá bột mì ở đây vừa rẻ vừa ổn định. Nhưng tính chi phí vận chuyên từ Hán Khẩu về tới Trùng Khánh thì ông cũng chẳng lãi được là bao. Do vậy, ông chỉ mua ba nghìn bao bột mì vận chuyên về Trùng Khánh, sau đó ông ký một hợp đồng giả nhận mua 100.000 bao bột mì với một công ty ở Hán Khẩu. Ông gửi bản hợp đồng này qua đường bưu điện cho Túc Ngọc Tuyền và lại còn căn dặn giúp ông bảo mật. Túc Ngọc Tuyền bề ngoài tỏ vẻ hết lồng giúp đỡ, nhưng trong bụng thì vui mừng vì sắp biết được bí mật của công ty bột mì Phục Hưng. Khi thấy đó là bản hợp đồng mua bán bột mì với số lượng lớn thì cả hắn và đám thương gia đều lo sợ. Trước đây vì muốn ép giá bột mì nên bọn chúng đã thu gom mua hết bột mì Trùng Khánh, hy vọng sau này bán lại cho công ty Phục Hưng với giá cao. Nay hay tin Phục Hưng đặt hàng số lượng lớn ở nơi khác, chỗ bột mì trong kho chẳng biết bán cho ai, thế là bọn này thi nhau hạ giá bán đổ bán tháo. Giá bột mì hạ rẻ như bèo, công ty Phục Hưng ung dung sản xuất với nguồn nguyên liệu dồi dào tại Trùng Khánh. 11. Tưởng là trò chơi mà lại hóa thật Tống Thái Tổ sau khi thục hiện âm mưu: “Mượn tay địch giết địch” tiêu diệt được Lâm Nhân Triệu bèn ra lệnh tấn công Nam Đường. Công nguyên năm 974, lấy cớ ba lần cho gọi mà Lý Dực không chịu sang yết kiến, Triệu Khuông Dận lệnh cho Tào Bân làm Tây Nam lộ hành doanh mã bộ quân chiến điêu đô bộ thự, Phan Mỹ làm Đô giám, Tào Hàn làm tiên phong dẫn 10 vạn binh tiến về phía Nam. Xuôi theo dòng Trường Giang, quân Tống chẳng mấy chốc đến được Thái Thạch. Thái Thạch là bến bắc ngang sông của hạ lưu Trường Giang. Theo kinh nghiệm đánh đường thủy thì nên chiếm vùng thượng lưu, sau đó lợi dụng dòng nước xuôi thuyền xuống hạ lưu mà tiến công. Để phục vụ cho trận đánh với Nam Đường, Tống Thái Tổ đã cho chuẩn bị một đội ngũ chuyên về thủy chiến. Nhưng quân tinh nhuệ của nhà Tống vẫn là quân đánh bộ, muốn phát huy ưu thế của đội quân này nhất thiết phải tìm cho ra cách vượt sông. Ở Trì Châu Giang Nam, có một người tên là Phàn Nhược Thủy. Người này mấy lần tham dự thi tiến sĩ ở Nam Đường đều bị trượt, trong lòng lấy làm bất mãn, tìm cách quy phục triều Tống. Khi không có việc gì, ông ta thường đi bộ trên bến Thái Thạch, giả bộ câu cá, nhưng kỳ thực là đang toan tính mặt nước sông Trường Giang. Khi hay tin quân Tống chinh phạt Nam Đường ông ta liền hiến kế: làm cầu nổi vượt Trường Giang. Làm cầu nổi vượt sông Trường Giang quả là chưa có tiền lệ bao giơ, Triệu Khuông Dận sau khi suy xét cẩn thận đã chấp nhận kế sách này, lại còn phong cho Phàn Nhược Thủy làm Hữu Tham tán đại phu, lệnh cho ông ta đến quân đội hợp sức. Khi quân Tống tới bến Thái Thạch, Phàn Nhược Thủy căn cứ vào việc đo đạc mực nước, độ dài rộng của bến, thiết kế một chiếc cầu, ba ngày sau thì làm xong, lại dời đến mặt sông Thái Thạch, thước tấc rất vừa vặn. Tào Bân lệnh cho bộ binh quân Tống qua sông trước. Cây cầu rất vũng chắc, đi trên cầu như đi trên đất liền vậy. Tin quân Tống vượt sông được thám mã cấp báo cho Lý Dực. Lý Dực vội cho triệu tập tướng sĩ lại để bàn bạc. Lúc đó có một mưu sĩ tâu rằng: “Thần đọc tất cả các sách cổ chưa thấy ở đâu nói đến chuyện làm cầu nổi vượt sông. Thần cho rằng đây chỉ là tin đồn nhảm”. Lý Dực cũng cười đáp: “Trẫm cũng thấy vậy, đây có lẽ chỉ là trồ chơi diễn kịch”. Đúng lúc dó quân do thám lại vào tâu: “Đại sự nguy rồi, quân Tống đã vượt được sông”. Lúc bấy giơ Lý Dực mới vội lệnh cho hai tướng quân là Trịnh Ngạn Hoa và Đỗ Chân mỗi người dẫn một vạn thủy binh chặn đánh quân Tống. Nhưng tướng và thủy binh Nam Đường vừa lâm trận đã bị quân Tống đánh cho thảm hại. Lý Dực đành phải mở cửa thành đầu hàng. Tống Thái Tổ gan to hơn người, dám làm cái chuyện bắc cầu vượt sông là chuyện mà chưa ai dám làm, biến cái tưởng như là “trò đùa” thành sự thực. Thế mới biết muốn thành công phải biết tìm một hướng sáng tạo mới lạ, độc đáo. Chẳng hạn như chuyện ông chủ Yakelun của Mỹ nhơ kinh doanh rác thải mà phát tài. Lúc đầu ông bước vào con đường kinh doanh với một số vốn ít ỏi, nhưng ông luôn khát khao làm một cái gì đó lớn hơn thế. Sau nhiều ngày tháng tìm tòi nghiên cứu, ông phát hiện ra rác thải là điều làm đau đầu không ít nhà sản xuất kinh doanh. Các công ty mỗi ngày đều phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc xử lý rác. Mà trong rác thải không phải hoàn toàn đã là đồ bỏ đi. Ông nghĩ nếu đem loại rác này đi xử lý, tinh lọc lại những thứ còn tái tạo được thì quả là điều thú vị. Thế là ông bắt tay vào công việc mà ai cũng cho là chẳng có lợi lộc gì: xử lý, tinh chê rác thải. Đầu tiên, ông cho lập công ty rác thải Yakelun, ông mua một vùng đất ở ngoại ô làm chỗ đổ rác, thuê một vài nhân công, chế tạo vài thiết bị xử lý rác. Lúc đầu chỉ có vài nhà máy đổ rác ở bãi rác của ông. Thấy vậy ông bèn trực tiếp đến các nhà máy, công ty, nhận chở rác thải của họ. Cách làm này cho hiệu quả cao, số lượng rác thải ngày một nhiều lên. Sau đó ông chỉ đạo nhân công phân loại rác: ni lông có, nhựa có, thủy tinh, sắt thép, chất hóa học đều có. Ông chuyên chở từng loại tới các nhà máy sản xuất. Như vậy sau một tháng ông đã kiếm được số tiền gấp 4 lần tiền đầu tư. Khi tích lũy được một số vốn khá ông quyết định mở rộng quy mô “tái sản xuất”, mua các thiết bị xử lý rác hiện đại, mua một vùng đất rộng lớn làm bãi đổ rác, mở rộng phạm vi thu mua rác, đặc biệt là rác thải công nghiệp. Nhờ khâu xử lý tốt mà số rác này đều biến thành các kim loại quý như đồng, gang, sắt, thép… và các loại hóa chất, phân bón. Hơn một năm sau ông đã thu lợi được một số tiền gấp 190 số vốn ban đầu. Không sợ bị chê cười, Yakelun chủ trương kinh doanh trong lĩnh vực rác thải - một lĩnh vực mọi người chưa làm và không muốn làm. Và nhờ nó mà ông trở nên giàu có, thành đạt. 12. Hòa với kẻ thù ở xa, đánh kẻ thù ở gần Đây là một trong những kế sách mà Tống Thái Tổ đã thực thi nhằm thống nhất Trung Quốc. Nội dung của kế sách này là khi mục đích quân sự gặp phải trở ngại do điều kiện địa lý thì nên kết giao, hòa hữu với các kẻ thù ở xa để rảnh tay thôn tính các kẻ thù ở gần. Sau đó mở dần phạm vi thôn tính, tiêu diệt mọi kẻ thù. Miền Nam của Nam Đường có nước Ngô Việt. Vị trí của Ngô Việt cách nước Tống tương đối xa. Vì vậy khi diệt Nam Hán, bao vây Nam Đường, triều Tống thục thi chính sách ngoại giao hòa bình, hữu nghị với Ngô Việt. Tổ phụ của Ngô Việt Vương Tiền Xúc là Tiền Liêu, người có công với triều nhà Đường. Thời Hi Tông chính ông đã dẫn đầu một nghìn người đi dẹp yên khởi nghĩa Hoàng Sào, bình định Ngô, Việt. Nhà Đường bèn phong ông làm Việt vương, sau đó là Ngô vương. Đến triều Hậu Lương, ông được phong là Ngô Việt vương. Đến khi Tiền Xúc kế nghiệp thì là đời thứ ba. Tiền Xúc thấy triều Tống hùng mạnh nên cũng muốn kết thân nương tựa để bảo vệ giang sơn của tổ tông truyền lại. Do đó hai bên nhanh chóng kết thân, hòa hữu. Năm Kiến Long nguyên niên (960) Tống Thái Tổ phong Tiền Xúc làm nguyên soái binh mã thiên hạ. Khi Tiền Xúc đến triều Tống, đích thân hoàng tử Triệu Đức Chiêu ra tận cổng thành nghênh tiếp. Để biểu thị sự ân cần, Tống Thái Tổ còn cho xây một ngôi nhà đặc biệt, gọi là “nhà lễ hiền” và tự tay chuẩn bị các đồ dùng trong nhà cho Tiền Xúc ở, lại còn cho Tiền Xúc kết nghĩa kim lan với em trai mình là Tần vương Triệu Khuông Nghĩa. Ngày hôm sau đích thân vua Tống đến chỗ ở của Tiền Xúc, cùng ông uống rượu, trò chuyện. Để gắn chặt hơn nữa mối quan hệ này, vua Tống còn phong cho phu nhân Tôn thị, vợ của Tiền Xúc làm Vương cơ Ngô Việt, ban thưởng cho Tiền Xúc nhiều vàng bạc châu báu. Tiền Xúc cảm kích vô cùng, nên khi Tống Thái Tổ phát binh tấn công Nam Đường, Ngô Việt vương tuân lệnh Tống Thái Tổ cất quân đi đánh Thường Châu. Vua Nam Đường là Lý Dực đã từng viết thư cho Tiền Xúc: “Hôm nay là tôi, ngày mai không biết sẽ đến lượt quân vương nào đây? Tống vương dã tâm nham hiểm, chỉ sợ rằng rồi sẽ đến lúc ngài giống kẻ áo vải như tôi thôi”. Tiền Xúc đọc thư xong không thèm viết thư trả lơi, vẫn cất quân đánh Nam Đường để lấy công dâng lên Tống vương. Đội quân Ngô Việt chiếm luôn cả Thường Châu, Giang Âm, Nghi Hưng… Nhờ thế lực của Ngô Vương trợ giúp nên quân Tống đánh thắng nhiều trận, chẳng mấy chốc đã tiến sát đến kinh đô Kim Lăng của Nam Đường. Lý Dực và quân thần chỉ còn cách đầu hàng. Sau khi diệt Nam Đường chẳng được bao lâu, Tống vương bắt đầu thực thi ý đồ xâm chiếm Ngô Việt, sai quân đóng ở biên giới nước Ngô Việt, nhiều lần uy hiếp, Ngô Việt vương sợ quá phải dâng bản đồ quốc gia cho triều Tống. Và cuối cùng nước Ngô Việt cũng bị nhà Tống tiêu diệt. Trên thương trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhiều khi cũng sử dụng mưu kế hòa hoãn với đối thủ ở xa, tấn công đối thủ ở gần. Vì đối thủ ở xa ảnh hưởng ít tới địa bàn hoạt động của mình, sự chiếm lĩnh thị trường thì có hạn, chỉ có những đối thủ cạnh tranh cùng một mặt hàng, trên cùng một địa bàn với mình là đáng phải đối phó. Khi công ty Amuka của Mỹ bắt tay vào nghiên cứu chê tạo loại máy tiết năng biến áp bằng hỗn hợp sắt gang thì cũng là lúc hai công ty lớn khác của Mỹ là General và Siceng cũng đang trên đường chạy đua để sản xuất mặt hàng này. Còn bên kia bờ Thái Bình Dương, một công ty gang thép của Nhật cũng đang muốn thử sức sản xuất mặt hàng này. Giám đốc công ty Amuka nghĩ: công ty của mình xét về thực lực thì không phải là đối thủ của General và Siceng. Còn nếu hợp tác với họ thì vấn đề thị trường sau này sẽ khó giải quyết. Chi bằng hợp tác với công ty của Nhật? Công ty này vừa có thực lực mạnh, đội ngũ làm khoa học kỹ thuật hùng hậu, lại cách thị trường Mỹ rất xa. Sau này không lo có sự tranh chấp thị trường, mỗi bên sẽ chiếm lĩnh một bờ Thái Bình Dương. Nghĩ vậy ông liền bay sang Nhật và đặt vấn đề hợp tác với công ty này. Dĩ nhiên là công ty của Nhật đồng ý. Nhờ có sự hợp tác mà sản phẩm máy tiết năng biến áp được ra đời sớm hơn dự tính nửa năm. Sản phẩm mới này giành được ưu thế tuyệt đối trên thị trường, đánh bại hai đối thủ General và Siceng. Thế mới biết, việc họp tác, học hỏi những tiên bộ khoa học của các nước tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng rất quan trọng. Như vậy mặt hàng của ta sẽ có sức cạnh tranh lớn trong nước, rồi dần dần sẽ lan rộng ra cả thị trường quốc tế. 13. Hậu đãi vua chúa đã quy hàng Trong 13 năm, Triệu Khuông Dận, tổng cộng đã diệt được Nam Bình, Vũ Bình, Tây Thục, Nam Hán, Nam Đường - 5 nước chư hầu, thống nhất phương Nam. Vậy thì vua của các nước bại trận này, Triệu Khuông Dận xử lý như thế nào? Sách “Tục Tư trị thông giám” quyển thứ I chép lại rằng: - Năm Càn Đức Nguyên niên Tống Thái Tổ công nguyên 963, tháng 2, sau khi diệt Nam Bình, vẫn nhiệm phong cho Cao Kê Xung làm Hà Nam Tiết độ sứ. - Tháng 7 năm Càn Đức Nguyên niên Tống Thái Tổ (công nguyên năm 963) diệt Vũ Bình, Chu Bảo Quyền vào cung, Tống Thái Tổ hạ chỉ xóa hết tội và phong ông làm Tả Thiên Ngưu Vệ thượng tướng quân. - Tháng 6 năm thứ ba niên hiệu cần Đức Tống Thái Tổ (công nguyên năm 965) Tây Thục bị diệt, Tống Thái Tổ sắc phong Mạnh Sưởng làm Kiểm Hiệu Thái sư kiêm Trung Thư lệnh, phong Tần Quốc Công, sau khi Mạnh Sưởng chết, Tống Thái Tổ bãi triều 5 ngày để tưởng niệm, truy phong chức Sở Vương. - Tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Khai Bảo Tống Thái Tổ (công nguyên năm 971) diệt Nam Hán, phong Lưu Sưởng làm Tả Thiên ngưu vệ đại tướng quân, cấp 5 vạn tiền, và lương thực. - Tháng Giêng năm thứ 9 niên hiệu Khai Bảo Tống Thái Tổ (công nguyên năm 976) diệt Nam Đường, phong Lý Dực làm Tả thiên ngự vệ thượng tướng quân, phong vi mệnh hầu, gia quyền được phong quan. Tống Thái Tổ đã sắp xếp cho các vương chúa thất trận vào những vị trí nhự vậy. Không những thế, ông còn chăm lo, hậu đãi chu toàn nhiều mặt cho họ. Mẹ của Mạnh Sưởng nước Tây Thục sau khi được đưa tới phủ Khai Phong, Triệu Khuông Dận gọi bà là quốc mẫu, còn tỏ ý sẽ đưa bà trở về Tây Thục nêu bà muốn. Nhưng bà trả lời rằng: ‘Ta vốn là người dân Trung Nguyên nên chỉ muốn về Trung Nguyên thôi”. Triệu Khuông Dận đáp rằng: “Đợi trẫm lấy được Trung Nguyên, trẫm sẽ đưa quốc mẫu về quê”. Như vậy Tống vương đã dùng chính sách hậu đãi đối với các vương hầu thất thế. Chính sách này mang lại cho Tống vương nhiều lợi ích lớn. Thứ nhất, dân chúng của các nươc chư hầu thấy vua của mình được đối dải tốt nên lòng căm hờn sẽ được giảm tới mức thấp nhất. Thứ hai, tàn quân ở các nước bị thôn tính sẽ không thể lớn mạnh được vì không được sự hưởng úng nhiệt tình của dân chúng. Thứ ba, vua các nước chư hầu chưa bị chinh phạt thấy đầu hàng Tống vương cũng vẫn còn đất sống nên sẽ không kháng cự quyết liệt. Sau này chức sắc và tiền bạc Tống vương phong cho các vương thất thế ngày một cao, một nhiều. Ngay đến Tiền Xúc, vua của Ngô Việt tuy được thu về nước, song vẫn xin được làm quan nhà Tống. Thế còn bạn, nếu trên thương trường bạn là kẻ hùng mạnh, bạn xử lý như thế nào đối với các đối thủ thất thế. Thực ra trên thương trường cũng vậy, nếu kẻ yếu được đối xử một cách nhân đạo, dùng tình cảm để đôì đãi thì họ sẽ hết lòng báo đáp. Công ty sản xuất ti vi Fulister của Mỹ do quản lý kém, chất lượng sản xuất không tốt nên lâm vào tình trạng ứ đọng hàng hóa. Nhân công từ hàng nghìn người giảm xuống còn mấy trăm. Tình thế gần như là phá sản. Để thay đổi tình thế, công ty cử người sang Nhật, gặp công ty sản xuất ti vi Sanyo yêu cầu công ty này mua giúp cổ phiếu điều hành công ty và cử chuyên viên sang giúp đỡ. Công ty Sanyo đồng ý đề nghị này. Đầu tiên công ty xuất vốn mua lại số cổ phiếu, sau đó cử các cán bộ điều hành và kỹ thuật có chuyên môn cao sang Mỹ. Với kinh nghiệm của mình, các nhà quản lý Nhật Bản thực thi ba cải cách lớn làm thay đổi tình thế khiến nguồi Mỹ phải trbn mắt vì ngạc nhiên. Đầu tiên họ cho mời tất cả nhân công trong nhà máy đến cùng uống cà phê, nghe nhạc, còn tặng mỗi người một máy cassette. Sau đó tự tay họ quét dọn nhà xưởng, sắp xếp mọi thứ trong ngoài gọn gàng. Việc thứ hai, sau khi tình hình sản xuất được cải thiện đôi chút, họ tuyển thêm nhân công. Nhưng họ không tuyển những người mới mà gọi những người có tinh thần làm việc và chuyên môn tốt đã bị nghỉ việc trước đây đi làm. Những người được gọi lại này đĩ nhiên là rất vui mừng vì thế làm việc rất tích cực. Việc thứ ba, họ tuyên bố hợp tác với công ty này và sẽ làm mọi chuyện để vực công ty phát triển. Giám đốc điều hành của Sanyo bay từ Nhật sang để biểu thị sự hợp tác và hứa sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân. Những biện pháp này đã thắt chặt tình cảm của công nhân Mỹ và ông chủ Nhật. Toàn nhà máy đồng lồng, hiệp lực, sản xuất tiến bộ, 7 năm qua sản lượng và thu nhập của công ty đạt được mức cao nhất trong lịch sử. Đó chính là kết quả của chính sách khôn ngoan mà người Nhật đã thực hiện: ra tay cứu vớt kẻ sắp phá sản thì sẽ được những lợi ích lâu dài mà kẻ đó mang lại. 14. Ân nghĩa và uy quyền cùng thực thi, chén rượu làm tiêu tan binh quyền Triệu Khuông Dận sau binh biến Trần Kiều, lên ngôi hoàng đế đã trọng thưởng và phong chức cho các tương lĩnh đã giúp đỡ mình như: Thạch Thủ Tín, Cao Hoài Đức, Vương Thẩm Kỳ v.v.. Thời gian trôi như dòng nước chảy, đã đến năm thứ hai kể từ ngày lên ngôi, vị trí của các tướng soái ở các nơi vẫn không có gì thay đổi. Mãi về sau, Tống Thái Tổ mới điều nhiệm Mộ Dung Diên Chiêu làm Tiết độ sứ Sơn Nam đông đạo, bãi bỏ chức Đô điểm kiểm tiền điện, vài ba tháng sau đó cũng không có sự điều động nào khác. Tống Thái Tổ rất lo ngại rằng, ngũ đại hoàng đế đều từ vị trí Tiết độ sứ làm binh biến mà thành. Những Tiết độ sứ này đều là những người trước đó nắm quyền điều binh khiển tướng. Tiết độ sứ và cấm quân là thế lực có nhiều nguy cơ đe dọa tới hoàng quyền nhất. Bản thân Triệu Khuông Dận cũng vì nắm giữ cấm quân hậu Chu lâu năm, lại thêm chức Đô Điểm kiểm tiền điện mà mới phát động được binh biến, lên ngôi hoàng đế. Bằng cách này mà bản thân lên được ngôi thiên tử, ngộ nhỡ có kẻ cũng làm như vậy với mình thì sao? Triệu Khuông Dận cho triệu đại thần Triệu Phổ vào cung và nói: ‘Từ triều Đường tới nay, chưa đầy 15 năm, đã có 8 họ, 12 người thay nhau làm hoàng đế, biến loạn, chiến tranh liên miên, sinh linh nơi nơi đều lầm than. Nguyên nhân là do đâu? Ta muốn có kế sách trị quốc an dân lâu dài, ngươi xem nên làm thế nào?”. Triệu Phổ đáp: “Nguyên do là quyền lực trong tay tướng quân, đại thần quá lớn. Quân nhược, thần cường. Nếu bệ hạ muôn có kế sách lâu dài thì phải giảm bớt quyền lực các tướng quân, kiểm soát chặt chẽ tiền bạc và lương thực, tập trung quyền lực các nơi về trung ương thì thiên hạ sẽ yên bình”. Mưu của Triệu Phổ, Tống Thái Tổ đã tính từ lâu, ông chỉ muốn dò xem thái độ của vị trọng thần này ra sao mà thôi. Triệu Phổ là mưu sĩ mà Triệu Khuông Dận tin dùng nhất. Nay được ông khích lệ nên Triệu Khuông Dận quyết tâm thực thi kế hoạch của mình. Một ngày tháng ba, Tống Thái Tổ mở tiệc mời các tướng lĩnh, đại quan đến dự, trong đó có bọn Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ, Trương Linh Đạc. Mọi người đều là anh em kết nghĩa nên không khách khí, câu nệ, cứ tự nhiên uống rượu. Đang lúc men rượu ngà ngà, Tống Thái Tổ cho bọn người hầu lui ra ngoài và nói với Thạch Thủ Tín và mọi người: “Nếu ta không được anh em giúp sức thì chẳng thể có được ngày hôm nay. Công của anh em rất lớn ta luôn ghi nhớ. Nhưng làm hoàng đế thật khó, chẳng bằng làm Tiết độ sứ trước đây tự do, tự tại. Từ ngày làm hoàng đế đến nay ta chưa có một ngày an giấc”. Bọn Thạch Thủ Tín đứng dậy hỏi: “Bệ hạ còn lo nghĩ chuyện gì?”, Tống Thái Tổ cười đáp: “Chúng ta là chỗ anh em nên ta không giấu. Ta hỏi anh em, ngôi vị hoàng đế này ai không muốn ngồi?”. Bọn Thạch Thủ Tín nghe vậy sợ toát mồ hôi đáp: “Bệ hạ làm sao lại nói như vậy? Đây là ý trời, ngôi hoàng đế ngoài bệ hạ ra kẻ nào dám mơ?”. Tống Thái Tổ tiếp lời: “Ta biết anh em chẳng ai có dã tâm, nhưng ai dám chắc rằng thuộc hạ của anh em không có kẻ tham danh hoa phú quý. Nêu bọn chúng khoác áo bào lên người các anh em thì dù không muốn các anh em đã ở thế ngồi trên mình hổ rồi”. Tục ngữ có câu: “Bạn với vua như bạn với hổ”. Lời của Thái Tổ đã rõ, Thái Tổ lo sợ có kẻ đoạt ngôi. Ngộ nhỡ bị nghi ngờ có mưu đồ làm phản thì tính mạng khó bảo toàn. Bọn Thạch Thủ Tín đều khóc và quỳ xuống xin: “Chúng thần ngu tối, xin bệ hạ chỉ bảo”. Thái Tổ than một tiếng rồi nói: “Đời người ngắn ngủi, kẻ theo đuổi danh hoa phú quý chẳng qua là vì muốn tích lũy cho mình và con cháu chút tiền bạc để hưởng an nhàn sau này. Các chư vị đây vì cớ gì mà không từ bỏ binh quyền, về nơi đất rộng người đông làm chức quan to, mua một ngôi nhà lớn, lưu giữ cho con cháu sản nghiệp đời đời, mua ca nữ, rượu ngon về đàn hát hưởng cuộc đồi an lạc. Trẫm sẽ kết thân với các khanh, quân thần an định. Như vậy không phải là thượng sách sao?”. Bọn tướng quân đều bái lạy, tạ ơn. Thạch Thủ Tín đáp: “Bệ hạ lo nghĩ cho chúng thần thấu đáo như vậy, thật là cốt nhục sinh tử”. Sau đó mọi người đều nâng cốc, uống tan cuộc vui mới về. Ngày hôm sau, Thạch Thủ Tín và đám tướng soái như đã hẹn trước đều dâng biểu cáo bệnh không lên triều. Thái Tổ ban thưởng hậu hĩnh cho bọn họ, rồi hạ lệnh tuyên bố bãi chức Thị vệ đô chỉ huy sứ của Thạch Thủ Tín, chức Điện Tiền phó Đô điểm kiểm của Cao Hoài Đức, chức Điện Tiền Đô chỉ huy sứ của Vương Thẩm Kỳ, chức Thị vệ Đô Ngu hầu và thống lĩnh cấm quân của Trương Linh Đạc. Sau đó phái họ về các quận, châu nhận chức Tiết độ sứ. Về chức danh, Tiết độ sứ là phải bảo vệ biên thùy, nhưng thực tế quân đội đã nằm trong tay các châu rồi. Chỉ bằng chén rượu và lời lẽ có ân nghĩa, có uy quyền, Thái Tổ đã tước hết binh quyền của các tướng soái cao cấp lâu năm, tập trung quyền lực chỉ huy đội cấm quân tinh nhuệ trong tay mình. Từ đó có thể thoải mái điều binh khiển tướng, hoàn thành sự nghiệp thống nhất thiên hạ. Đây là một điển tích nổi tiếng gọi Ịà: “nâng chén rượu làm tiêu tan binh quyền” trong lịch sử. Cổ nhân nói tâm lý con người có hai cách: Sợ hãi, báo đáp. Dùng quyền lực khiến cho họ sợ hãi không làm bậy, dùng nhân nghĩa khơi dậy lòng báo đáp của họ - đó là cách thống trị tốt nhất. Trong “Khổng Tử gia ngữ” có nhắc nhở: ‘Thánh nhân chi trị hóa dã, tất hình chính tương tham yên. Thái thượng dĩ đức giáo dân, nhi dĩ lễ tề dân, kỳ dĩ chính sự đạo dân, dĩ hình cấm chi” (Đạo trị của bậc thánh nhân là hóa vậy, tất phải dùng cả hình và chính. Bề trên lấy đức dạy dân, mà lấy lễ để cân bằng trong đó lấy chính sự để mở đường cho dân, lấy hình để ngăn cấm). Một mặt lợi dụng sự sợ hãi của con người để trợ giúp cho việc dùng uy, mặt khác lợi dụng tấm lòng báo ơn của con người mà lấy đức cảm hóa họ. Chính vì vậy mà người ta thường khuyên các nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay phải vừa có cái nghiêm khắc, kỷ luật, lại phải biết dùng tình cảm và sự khích lệ, động viên. Làm tốt hai công tác này thì nhân công sẽ hết lòng làm việc. Công ty máy cơ giới nông nghiệp của Mỹ có một vị giám đốc tên là Sluke. Vị giám đốc này rất biết điều hành nhân công nhờ áp dụng hai phương pháp nói trên. Có một lần một lão công nhân vi phạm quy tắc làm việc: uống rượu say gây sự, đi muộn về sớm. Căn cứ theo kỷ luật của công ty, Sluke đuổi việc ông. Vị lão công nhân than thở: Trước đây công ty có lúc làm ăn yếu kém tôi làm việc không lĩnh lương ba tháng để đóng góp cho công ty. Nay tôi mắc lỗi nhỏ giám đốc đuổi việc tôi, thật chẳng có chút tình nào. Vị giám đốc đáp: đây là việc giữa cá nhân với công ty. Còn nếu là việc giữa hai người thì tôi không làm vậy. Về sau biết lão công nhân vì buồn chuyện gia đình: vợ chết, đứa con lớn bị liệt, đứa bé còn nhỏ dại mà lao vào uống rượu, vị giám đốc hết sức thương cảm cho lão công nhân tiền về lo chuyện gia đình. Nhưng ông vẫn giử nguyên mức kỷ luật tìm cách sắp xếp cho lão công nhân làm quản lý ở một dịa điểm sản xuất khác. 15. Một mình nắm giữ đại quyền. Phân ly quan chức Sau khi dùng phương pháp mượn chén rượu để bãi binh quyền của các bậc tướng soái cao cấp, Triệu Khuông Dận tiến hành một cuộc cải cách đối với cấm quân và thể chế quan hạt từ trung ương tới địa phương. Đối với cấm quân, nhân cơ hội bãi miễn chúc Thống lĩnh cấm quân của Thạch Thủ Tín, Cao Hoài Đức, Vương Thẩm Kỳ, ông thực hiện cải cách. Đầu tiên ông tách một trong hai vụ của cấm quân là vụ thị vệ ra làm hai: thị vệ quân mã và thị vệ quân bộ, sau đó hợp nhất với vụ tiền điện gọi là “tam nha”, bãi bỏ Điền Tiền Đô điểm kiểm và phó Đô điểm kiểm. Tướng lĩnh của “tam nha” đều ngang hàng nhau, trực tiếp nghe lệnh của hoàng đế, lại lệnh rằng “tam nha” chỉ có quyền chỉ huy quân đội trong chiến đấu. Hiệu lệnh quân chiến do cơ mật viện phát, hậu cần và bảo duỡng do tam vụ cùng phụ trách. Như vậy hình thành nên hệ thống chỉ huy quân đội có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các vụ, các cấp. Hoàng đế là người nắm trong tay đại quyền quân chính, tướng lĩnh chỉ có quyền hạn rất ít. Quyền lực của cấm quân được lưu truyền từ ngũ đế nay bị loại trừ. Cấm quân bây giơ chỉ nhất nhất tuân theo sự chỉ huy của hoàng đế. Trong 15 năm tiến hành thống nhất Trung Quốc, Triệu Khuông Dận chưa một lần nào bị tướng quân trong triều làm phản chính là nhờ sự cải cách này. Ở trung ương, ông giảm tối đa quyền của Tể tướng, khiến cho từ vị thế cao sang có thể ngang hàng ngồi đàm đạo quốc gia đại sự với hoàng đế của Tể tướng bị giáng xuống rất thấp. Khi Triệu Khuông Dận mới lên ngôi hoàng đế, hai Tể tướng là Phạm Chất và Vương Bạc vào chầu. Theo lệ cũ, hai ông này ngồi trên điện trình các bản tấu với hoàng đế. Trước đông đủ văn võ bá quan, Triệu Khuông Dận làm bộ lơ đễnh, mắt nhìn đi chỗ khác và truyền rằng: “Mắt trẫm không được tinh lắm, hai khanh hãy dâng các biểu tấu lại đây”. Hai vị Tể tướng vội vàng đứng lên tiến về phía ngai vàng, bọn hầu hiểu ý liền cất hai chiếc ghế đi. Hai vị Tể tướng chỉ còn cách đứng dưới điện trả lời các câu hỏi của hoàng đế. Về sau, thành lệ, quan Tể tướng không được phép ngồi nữa. Khoảng cách giữa hoàng đê và Tể Tướng, quan lại được phân định rõ ràng. Không những thế, năm 964 Triệu Khuông Dận còn cho các Tể tướng đã thôi giữ chức tham gia vào “tham mưu chính sự” nhằm phòng trừ sự chuyên quyền của Tể tướng. Thời Ngũ đại, khu mật viện quản lý triều chính, quyền lực của Khu mật sứ rất lớn, tựa như tể tướng vậy. Nhận thấy đây là chỗ không hợp lý, Tống Thái Tổ phân rõ, Khu mật sứ chuyên môn phụ trách về quân đội, còn quan Tể tướng quản lý hành chính. Trung thư sảnh và Khu mật viện được gọi là “nhị phủ”. Công việc của hai phủ phân định, không can dự đến nhau và đều có trách nhiệm bẩm báo với hoàng đế. Trước thời Tống, “tam vụ sứ” tổng quản lễ vật dâng tặng bốn phương, địa vị chỉ xếp sau tể tướng gọi là “kê tương”. Tam vụ thống lĩnh ba bộ: muối, sắt, thu nhập của công thương và chế tác quân khí; thu chi tài chính và lương thực; quản lý hộ khẩu và thuế. Tống Thái Tổ đã thu quyền của bộ này vào tay mình. Ông còn cải cách ngự sử đài và giám viện. Ngự sử đài là bộ phận chuyên giám sát quan, sứ Đài phân làm 3 viện: đài viện, điện viện và sát viện. Ngự sử trung thừa là chức quan cao nhất của Ngự sử đài. Giám viện chuyên giám sát những việc làm sai trái đối với triều chính của đại thần, quan lại. Tống Thái Tổ quy định, phàm là quan lại của Ngự sử đài và Giám viện đều phải do ông tự chọn lựa, Thừa tướng và đại thần không được can dự. Từ dó quan lại của hai viện này trở thành một công cụ giám sát độc lập của hoàng đế. Các chức quan ở địa phương được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, có thể là ba năm hoặc hai năm một lần. Ông còn đặt ra nhiều quy định khắt khe để khống chế các quan lại địa phương. Từ khi nhà Đường bị diệt, chiến tranh liên tục xảy ra, dẫn đến tình trạng ngũ đại, mười nước. Nguyên nhân là do quân nhược thần cường. Các cải cách về quân đội và thể chế quan lại từ trung ương tới địa phương của Triệu Khuông Dận tuy còn vài hạn chế nhưng nó giúp cho việc vua nắm đại quyền, phân nhỏ quyền lực quan quân. Như vậy có lợi cho thực thi kế hoạch thống nhất Trung Quốc và sự thống trị lâu dài của nhà Triệu. Bắc Tống được lập năm 168, Nam Tống tồn tại 153 năm, tổng cộng nhà Tống tồn tại 321 năm, chỉ đúng sau nhà Hán. Sự trường tồn này không tách khỏi công lao cải cách của Tông Thái Tổ. Một mình nắm giữ đại quyền, phân nhỏ tiểu quyền cũng là điều nên áp dụng trong thương trường. “ Công ty Tusheng Pulidere của Pháp là một công ty cỡ lớn chuyên sản xuất các đồ đỉện như đồ gia dụng, ti vi, thiết bị y tế… Các Công ty con của công ty này có mặt ở khắp mọi nơi. Năm ấy để nâng cao lượng tiêu thụ, công ty đã thực hiện chế độ quản lý. Nắm quyền hành lớn, phân chia quyền như Tổng công ty chỉ quản lý hai lĩnh vực chính là đầu tư và tài chính. Hàng năm các công ty con đều trình lên Tổng công ty kế hoạch đầu tư. Sau khi xem xét thấy hợp lý thì Tổng công ty phê duyệt. Các công ty con thực thi theo đúng bản tường trình, nhưng có thể xê dịch tăng hoặc giảm 10% so với con số dự kiến ban đầu. Nếu vượt quá 10% phải đợi sự phê duyệt lại của cấp trên. Công ty còn tiến hành chế độ giám sát tài chính đối với các công ty con thông qua đội ngũ giám sát viên. Mỗi bản chi tiêu tài chính khi trình lên Tổng công ty đều phải có chữ ký của các giám sát viên này. Chỉ riêng hai mặt trên thì Tổng công ty quản lý chặt chẽ, còn lại các lĩnh vực khác thì để cho các công ty con tự quyền hoạt động. Chính vì vậy đã phát huy được óc sáng tạo của nhân viên mà vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo của Tổng công ty, thu được nhiều thạnh công lớn. 16. Đòi hỏi nghiêm khắc, trong đãi ngộ có sự ưu tiên Triệu Khuông Dận sau khi tiến hành cải cách cấm quân và thể chế quan lại thì tập trung sức vào việc huấn luyện binh sĩ. Ông đích thân lựa chọn binh sĩ có sức khỏe thể lực tốt, võ nghệ cao cường. Chính sách huấn luyện binh sĩ của ông là: Đòi hỏi trách nhiệm nghiêm khắc, trong đãi ngộ có sự ưu tiên người giỏi. Đối với các binh sĩ trong cấm quân, Tống Thái Tổ thục hiện chế độ huấn luyện đặc biệt. Các binh sĩ cứ thay nhau thực hiện việc lao động ngoài quân đội. Thời gian lao động từ 1 đến 3 năm. Mục đích là để các binh sĩ tăng cường tố chất thể lực. Triệu Khuông Dận rất lưu ý đến vấn đề này. Binh sĩ đóng ở thành đông phải sang thành tây để lấy lương thực và ngược lại. Mỗi lần như vậy binh sĩ phải chạy bộ một chặng đường là hàng chục dặm. Trong huấn luyện thì như vậy, trong chiến đấu ông càng nghiêm khắc hơn. Nếu khi chiến đấu, binh sĩ nào sợ chết không tiến lên, ông liền lặng lẽ đánh dấu vào mũ của họ, đến khi trở về ông kiểm tra, đem những người này đi chém. Có lần quân đội bị nguy cấp, cầu cứu viện binh nhưng tướng của viện binh lại không lên đường chi viện, ông liền đem số tướng của viện binh là 29 người đi chém đầu. Ông luôn nhắc nhở binh sĩ không được làm thương tổn dân lành. Nhưng có một lần, binh sĩ của ông cướp vợ và con gái dân lành để hãm hiếp, ông liền lôi hơn 100 người có liên quan trong vụ đó đi chém đầu. Tuy nghiêm khắc như vậy, nhưng tướng sĩ nào chiến đấu dũng cảm, lập chiến công ông không tiếc tiền bạc trọng thưởng hậu hĩnh. Trong luyện tập, nếu binh sĩ nào hăng hái, võ nghệ cao cường ông đích thân đề bạt, thăng chức và bỏ qua quy tắc. Tóm lại, chỉ cần một lòng chiến đấu, luyện tập tốt thì Triệu Khuông Dận hết lòng ưu đãi, nâng đỡ. Chính nhờ vào chính sách vừa nghiêm khắc vừa ưu đãi trong huấn luyện và chiến đấu này mà quân đội triều Tống chiến đấu hăng hái nhiệt tình, lập nên những chiến công kỳ diệu. Trong thương nghiệp ngày nay cũng vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp hãy tạo cho mình thái độ quản lý nghiêm khắc, kỷ luật, nhưng cũng biết dung hòa với sự đãi ngộ tốt, tình cảm. Khách sạn Đông Phương của Thái Lan rất nhiều lần được các quan khách, các nhà báo, nhà doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bầu là một trong 40 khách sạn nổi tiếng nhất trên thế giới. Bí quyết thành công của khách sạn Đông Phương nằm trong cách quản lý của giám đốc khách sạn Kuter. Ông đòi hỏi các nhân viên phải nghiêm khắc, tuyệt đối chấp hành kỷ luật. Căn cứ vào kinh nghiệm lâu năm cùng với khoa học hiện đại, ông đã biên soạn cuốn sách dày 140 trang trong đó quy định rõ những điều nhân viên phải thực hiện khi làm việc ở đây. Những tình uống cụ thể quy định cho nhân viên phải thực thi, những trường hợp phải bị phạt, hoặc được thưởng. Trong đó, ông luôn yêu cầu nhân viên phải phục tùng khách hàng, khách hàng luôn đúng, nếu có vấn đề gì thì không được phép cãi nhau với khách hàng mà phải trình bày với cấp trên, giám đốc sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết. Nếu vi phạm các điều luật này, nhân viên sẽ lập tức bị đuổi. Tuy nghiêm khắc như vậy, nhưng ông cũng rất tình cảm và thường xuyên thưởng cho các nhân viên làm việc tốt. Các nhân viên đều được tổ chức sinh nhật tại khách sạn, được tham gia các buổi vũ hội, ca nhạc. Lương bình quân của nhân viên là 350 USD tháng. Có nhân viên còn đạt được mức lương cao hơn cả lãnh đạo, thậm trí là giám đốc. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng các khoản phúc lợi xã hội cũng như bảo hiểm… Chính nhờ thực hiện tốt hai phương diện kỷ luật và ưu đãi mà khách sạn Đông Phương ở Bangkok, Thái Lan không ngùng phát triển và luôn được bầu là khách sạn tốt nhất thế giới. 17. Công khai bảo vệ, kín đáo khiển trách Những năm Tống Thái tổ mới lên ngôi, nhà Tông phải chống lại sự quấy rối biên cương phía Bắc của giặc Liêu. Để bình quốc, yên dân, Tống Thái Tổ phái các tướng giỏi như Đổng Tôn Hải, Lý Hàn Triệu, Vương Ngạn Thăng trấn giữ biên thùy. Nhờ vậy mà tình hình được cải thiện nhiều. Một hôm, khi đang thiết triều, luận việc thì Tống Thái Tổ được bẩm báo có một lão nông từ nơi biên ải muốn yết kiến để kể tội tướng quân Lý Hàn Triệu. Nghe vậy, Thái Tổ cho người này nhập cung. Lão nông dân gương mặt khắc khổ, quần áo rách rưới, đầy bụi bặm, quỳ mọp dưới điện. Thấy động lòng, Thái Tổ bèn hỏi: “Ngươi nói là đến để tố cáo tướng quân Lý Hàn Triệu, vậy tướng quân có tội gì ngươi nói đi”. Lão nông vội đáp: “Dạ thưa thảo dân phận nghèo hèn, chẳng dám làm điều gì sai trái với tướng quân. Nhưng quả thực tướng quân không chỉ vay 2 quan tiền không trả mà còn bắt con gái của thảo dân về làm vợ. Khi thảo dân đến đòi con bị tướng quân lăng mạ, đuổi đi. Việc này là sự thật, mong bệ hạ minh xét”. Nghe vậy, Thái Tổ liền hỏi: “Vậy theo ngươi con gái ngươi nên gả cho hạng người nào?”. - Dạ con gái thảo dân xuất thân hền kém, chỉ dáng gả cho nông dân phu điền thôi. Thái Tổ hỏi tiếp: Từ ngày tướng quân Lý Hàn Triệu tới Nam Quan, bọn giặc Liêu có quấy nhiễu gì không? - Dạ đương nhiên là không. Nếu không có tướng quân thì bọn này ngày đêm tới cướp phá, có lẽ gia tài của thảo dân cũng không còn một xu, còn đàn bà con gái thì kể cả là xấu nhất cũng bị chúng bắt đi. Nghe đến đây, Thái Tổ lập tức nói: “Lý Hàn Triệu là tướng yêu của trẫm. Con gái nhà ngươi gả cho tướng quân há không tốt hơn gả cho nông dân sao. Nếu không có tướng quân trấn áp biên thùy thì con gái ngươi, gia sản nhà ngươi có được bảo toàn hay không. Công lao của tướng quân lớn như vậy mà chỉ vì một chuyện nhỏ, ngươi vào kinh cáo tội hỏi có đáng không?”. Nói xong liền cho đuổi lão nông ra. Sở dĩ Thái Tổ làm vậy là vì bảo toàn danh dự của tướng quân Lý Hàn Triệu trước quần thần, khiến cho tướng quân yên tâm trấn giữ biên ải. Mặt khác ông cũng nhận ra cái sai của Lý Hàn Triệu, nên ngay tối hôm đó sai mật sứ đem một bức thư gửi cho Lý Hàn Triệu. Trong thư viết rằng: “Ái khanh vì trẫm mà trấn giữ biên ải, công lao không nhỏ, điều này trẫm biết. Nhưng người nông dân mất con, mất tiền cũng đáng thương. Khanh hãy đền bù tiền và thả con gái họ ra, trẫm sẽ không truy cứu nữa. Nếu khó khăn cứ nói thật với trẫm, trẫm sẽ chu cấp đầy đủ. Mong ái khanh từ nay về sau không như vậy nữa”. Đọc thư xong Lý Hàn Triệu vô cùng cảm kích, vội theo đúng lời dặn trong thư mà làm. Gia đình lão nông nhận con, nhận tiền về, trong lòng mừng vui khôn xiết. Thái Tổ ban cho Lý Hàn Triệu vô số tài sản, tiền bạc. Lý Hàn Triệu cảm động và hết lòng tận tụy. Biện pháp công khai bảo vệ và âm thầm nhắc nhở của Tống Thái Tổ thật là làm cho vẹn cả đôi đường. Bất kỳ xí nghiệp, công ty nào cũng rất coi trọng ý kiến quần chúng. Nếu gặp phải sự phàn nàn của người tiêu dùng về sản phẩm, có nghĩa là công ty đang gặp phải khó khăn lớn. Những lúc đó áp dụng chính sách tuyên truyền: công khai bảo vệ, âm thầm nhắc nhở nhau sửa lỗi chính là biện pháp có hiệu quả nhất. Chuyện về hãng xe hơi Toyota cũng vậy. Đang lúc công ty nhận được sự chúc mùng vì chiếm lĩnh được thị trường Mỹ thì có tin truyền về từ thị trường này là máy phát động của xe Huanjun do công ty sản xuất không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đã gây mất lòng tin ở các hãng đại lý. Tin này không làm cho các nhà lãnh đạo công ty nao núng, trái lại họ lập tức phác họa một kế hoạch chấn hưng nhãn hiệu Toyota. Đầu tiên họ thực hiện một loạt quảng cáo ở Mỹ nhằm khích lệ khách hàng đã rất sáng suốt khi chọn xe Toyota. Để bác bỏ tin đồn trên thị trường rằng động cơ máy xe Huanjun do Toyota sản xuất họ đưa ra ba chương trình quảng cáo thật ngoạn mục. Đoạn thứ nhất có cảnh xe Huanjun bay chừng 25 dặm trên không, rồi nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất và lao đi với vận tốc cực nhanh. Đoạn thứ hai có cảnh xe Huanjun rơi từ trên ngọn núi cao xuống, lộn 3 vòng dưới đất, nắp xe bị bật tung, một bộ phận vỏ của máy phát động bị vỡ, vậy mà khi nổ máy, xe vẫn chạy bon bon. Đoạn thứ 3 có cảnh hai hàng xe con hiệu Huanjun thi đá bóng. Những đường cua ngoắt ngoéo minh chứng cho độ nhạy và chuẩn xác tuyệt vời của hệ thống phanh xe. Ba chương trình quảng cáo này được phát đi liên tục trong vòng một năm và quả nhiên nó đã tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng. Bề ngoài thì như vậy, nhưng bên trong công ty Toyota lại gấp rút tổ chức một đội ngũ kỹ thuật lão luyện không tiếc sức, tiếc của, khắc phục nhược điểm của động cơ xe Huanjun. Cuối cùng họ đã hoàn thiện được nó. Nhờ một mặt không ngừng tuyên truyền, quảng cáo ca ngọi sản phẩm, một mặt nghiêm túc sửa chữa, hoàn thiện bộ phận phát động, nên cuối cùng nhãn hiệu xe Huanjun của công ty đã được thị trường Mỹ chấp nhận và tiêu thụ một lượng lớn. II. MỘT GÓC TRIỀU CHÍNH, RONG RUỔI BIÊN THÙY T ừ khi lập nên vương triều nhà Tống, nhà Tống luôn phải đối mặt với sự quấy nhiễu biên thùy của quân Tây Hạ và quân Liêu phía Bắc. Từ thời Tống Thái Tông, quan hệ giũa triều Tông và hai nước này lúc tốt, lúc xấu, và không ngừng đánh chiếm lẫn nhau. Tống Thái Tông, Tống Chân Tông đều nhiều lần đích thân đi chinh phạt. Các mãnh tướng túc trí đa mưu như Dương Nghiệp, Phan Mỹ, Lý Hán Quỳnh đã giành nhiều trận thắng lẫy lừng trấn áp được nhiều âm mưu làm phản của các bộ tộc vùng biên. Từ khi lập nên triều Tống, nội bộ giai cấp thống trị đã có sự tranh quyền quyết liệt. Cũng trong giai đoạn này, bọn Triệu Phổ, Vương Tằng khéo mượn kế liên hoàn, tóm lấy cái sai của đối thủ làm cớ để triệt hạ. Trong triều cũng có sự tranh quyền, đoạt vị. Để cứu sự diệt vong của triều Tống, Vương An Thạch đã đề ra biến pháp. Nhưng vì đại cục đã suy tàn nên biến pháp cũng không phát huy được hiệu quả. Đứng trước các cuộc khởi nghĩa của nông dân, một triều Tông suy yếu, hủ bại cuối cùng đã bị diệt vong. 18. Lấy tĩnh chế động tránh họa hại Công nguyên năm 976 Tống Thái Tổ lâm bệnh qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người em trai là Triệu Khuông Nghĩa, gọi là Tống Thái Tông. Sau khi Tống Thái Tông kế vị không lâu thì Tiền Xúc nước Ngô Việt và hai nước phương Nam khác tự động bỏ quốc hiệu. Như vậy việc thống nhất phương Nam được hoàn tất. Mục tiêu được chuyển sang Bắc Hán và nước Liêu. Công nguyên 979, Tống Thái Tông đích thân xa giá chinh phạt Bắc Hán. Vua Bắc Hán là Lưu Kế Nguyên chẳng còn đường nào khác đành phải đầu hàng. Vậy là nước cuối cùng của ngũ đại mười nước đã bị tiêu diệt, Trung Quốc thống nhất. Sau khi diệt Bắc Hán, Tống Thái Tông dự định xuất quân từ Thái Nguyên, thuận đường chinh phạt nước Liêu, đoạt lại 16 châu ở Yên Vân bị quân Liêu chiếm từ thời Ngũ Đại. Liêu bang là một bộ tộc thiểu số, sống bằng nghề du mục. Lúc đầu họ cư trú ở gần lưu vực sông Hoàng Hà xưng hiệu là Khiết Đan. Thủ lĩnh là Gia Luật Đức Quang, vào thời Ngũ Đại 10 nước đã diệt Tấn, đổi quốc hiệu, lập nên nước Liêu. Sau khi Tống Thái Tông lên ngôi, thì nước Liêu, người đứng đầu là Liêu cảnh Tông Gia Luật Hiền. Biết ý định của Tống Thái Tông muốn chinh phạt Liêu, các tướng quân như Phan Mỹ… nhận thấy quân Tống vừa đánh nhau với Bắc Hán vẫn còn mệt mỏi, nay lại chinh phạt Liêu, e rằng không có lợi. Đúng lúc đó thì Tống thị vệ Thôi Hữu tâu: “Bệ hạ, thừa thắng cất quân diệt Liêu là cơ hội tôt, dễ thắng”. Tống Thái Tông nghe vậy càng quyết tâm cất quân diệt Liêu. Khi quân Tống sắp tới sông Cao Lương thì gặp phải quân phục kích của Liêu. Bị đánh bất ngờ, quân Tống hỗn loạn. Tống Thái Tông bị mất tích, không rõ tử trận, lạc, hay bị quân Liêu bắt đi. Võ công Quận vương Triệu Đức Chiêu cũng theo Tống Thái Tông đi chinh phạt, ông vốn là con cả của Triệu Khuông Dận. Khi Triệu Khuông Dận lâm chung, nghe theo lời di huấn của mẹ, truyền ngôi cho em trai là Triệu Khuông Nghĩa. Nay Tống Thái Tông mất tích, các tướng lĩnh xung quanh bàn nhau lập Triệu Đức Chiêu lên ngôi. Khi nghe các tướng lĩnh bàn bạc thuyết phục, Triệu Đức Chiêu cũng phân vân. Thực lòng ông cũng rất muốn ngôi vị hoàng đế, nếu không có di huấn của lão thái hậu thì ngôi báu sẽ về tay ông chứ không phải là ông chú. Nay nhân cơ hội mà lên ngôi sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng nếu Tống Thái Tông không chết mà trở về thì tính mạng ông cũng khó giữ, kể gì tới ngôi vị Võ công Quận vương. Nghĩ vậy, ông liền giả bộ phẫn nộ mắng các tướng lĩnh: “Hoàng đế mất tích, quân lính hoang mang, các ngươi không lo cho hoàng đế mà đồng tâm hiệp lực chiến đấu, lại đi nói chuyện đưa ta nên ngôi vị. Thật chẳng ra thể thống gì? Hoàng thượng mà biết chuyện thì cái đầu các người có giữ được không?”. Tướng sĩ nghe vậy, ai nấy đều lặng thinh lảng xa. Sợ các tướng sĩ phật ý mà xa rời ghét bỏ mình, Triệu Đức Chiêu nói tiếp: “Lòng dạ yêu quý của tướng sĩ ta rất rõ, nhưng giang sơn này dù gì vẫn nằm trong tay họ Triệu. Còn ngôi hoàng đế có cơ hội tốt ta vẫn có thể kế vị được. Hiện nay Tống Thái Tông chưa rõ mất tích ở đâu, nếu ông ấy còn sống trở về thì ta biết làm sao. Việc đại sự không thể manh động, nóng vội, phải biết lặng lẽ chờ đợi”. Tướng sĩ nghe lời tâm huyết ây thì đều cho là phải. Sáng sớm hôm sau, quả nhiên Tống Thái Tông trở về. Thì ra ông bị lạc, may nhờ cha con Dương Nghiệp tới cứu mới thoát được. Hay tin, Triệu Đức Chiêu vừa thất vọng, vừa vui mừng. Thất vọng vì ông trời không chiều theo tâm nguyện của mình. Vui mừng vì bản thân sáng suốt, bình tĩnh, tránh được họa. Sự nhẫn nại bình tĩnh quan sát tình thế, liệu việc tránh họa của Triệu Đức Chiêu thật đáng khâm phục. Thị trường ngày nay có thể nói là luôn biến động, muôn hình vạn trạng, khó mà liệu tính trước được. Do đó người trên thương trường phải hết sức cẩn trọng trong lời nói, hành động, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp hoặc là hoạt động kinh doanh gặp phải thời khắc khó khăn thì không nên vội vàng quyết định chuyện gì, đợi cho sự việc sáng tỏ hơn hãy quyết định. Đó chính là đối sách bình tĩnh quan sát sự biến, lây cái bất biến úng cái vạn biến. Cổ phiếu là loại thị trường nhiều biến động nhất. Nếu không có đầu óc và tư duy tỉnh táo, mạch lạc, vì cảm tính nhất thời mà phạm sai lầm rất dễ gây nên thiệt hại về kinh tế. Cho nên trong lĩnh vực này sách lược lấy tĩnh chế động càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà chứng khoán Mỹ tên Wlubuter trong 35 năm kinh doanh của mình duy trì kỷ lục “thắng thường xuyên”. Năm 1965 ông chỉ có hai mươi triệu đô tiền vốn, bằng đầu tư chứng khoán, ngày nay ông đã trở thành người giàu thứ hai nước Mỹ. Ông được các học giả kỉnh tế gọi là “thiên tài đầu tư”. Năm 1957 thiên tài này của ông mới được bộc lộ. Nhiều người nhờ ông đứng ra đầu tư hộ. Thị trường tiền tệ biến động không ngừng. Tại sao ông luôn nắm vững được nó và không ngừng thu lợi nhuận. Trả lời cho câu hỏi này, ông chỉ đáp: Có lẽ là do tôi biết bình tĩnh xem xét, không vội vã hành động. Thông thường khi có nhiều tiền, các nhà đầu tư thường lập tức mua cổ phiếu, khi có chút biến động lại lập tức bán đi. Họ cứ liên tục làm vậy mà không chú ý tới thời cơ của thị trường. Nhưng ông thì không, mỗi năm, sau khi nghiên cứu, quan sát kỹ thị trường ông chỉ đưa ra một vài quyết sách đầu tư, đối tượng đầu tư phải là những công ty mà ông nắm rất rõ, vì vậy ông luôn thành công. Tĩnh ở đây không phải là trạng thái thụ động ôm cây đợi thỏ, mà là trong tĩnh có động, tĩnh là để chuẩn bị cho cái động thu được hiệu quả tốt hơn; để nắm được quyền chủ động. Đó chính là phương pháp lấy tĩnh chế động. 19. Trá hàng thắng quân Liêu Trận chiến ở sông Cao Lương, quân Tống bị quân Liêu đánh cho đại bại, Tống Thái Tông may nhơ cha con Dương Nghiệp kịp thối đến cứu mới thoát nạn. Sau khi hồi cung, Tống Thái Tông lệnh cho Mạnh Huyền Triết đóng ở Định Châu, Thôi Ngạn Tiến đóng ở Quan Nam, Lưu Diên Hàn, Lý Hán Quỳnh đóng ở Chân Định, lại giữ các tướng Thôi Hàn, Triệu Diên Tiến phù ứng các trấn, đích thân mình cầm quân quay lại Biện Đô. Lại nói, quân Liêu đánh thắng quân Tống, muốn thừa cơ tiến lên. Các tướng Liêu là Gia Luật Sa, Gia Luật Hưu Ca, Hàn Khuông Tự, mỗi người dẫn 5 vạn binh đi tấn công. Lưu Diên Hàn hay tin vội họp các tướng Thôi Ngạn Tiến, Lý Hán Quỳnh lại để bàn bạc. Lưu Diên Hàn nói: “Quân Tống vừa bại trận, nay quân Liêu lại đến gây chiến, nên định thế nào?”. Thôi Ngạn Tiến nói: “Nếu đánh chính diện, quân ta chưa chắc đã thắng. Chi bằng giả hàng để trà trộn trong hàng ngũ địch, kết hợp với phục binh thì dễ thắng hơn”. Lưu Diên Hàn nói: “Anh em nhà Gia Luật Hưu Ca cơ mưu hơn người. Chỉ sợ chúng biết kế giả hàng của ta mà không chịu thu phục?”. Lý Hán Quỳnh nói: “Trước tiên hãy đến trại doanh quân Liêu dâng lương thực, sau đó xin hàng, chắc chúng sẽ tin”. Mọi người nghĩ mãi không ra kế nào khác hay hơn bèn đồng ý với kế trá hàng. Ngay lập tức quân Tống cho người dâng lương thực cho tướng Liêu và xin được đầu hàng. Thấy lương thục, tướng Liêu rất vui mừng, hỏi: Khi nào đầu hàng? Quân Tống đáp: Ngày mai. Tướng Liêu vui vẻ chấp thuận. Khi hay tin này một tướng khác của quân Liêu là Gia Luật Hưu Ca tỏ vẻ nghi ngớ: ‘Tại sao quân Tống chưa đánh mà đã xin hàng. Đây phải là kế trá hàng không? Nguyên soái hãy thận trọng”. Nhưng nguyên soái của quân Liêu tự đắc đáp: Quân Tống bị ta đánh cho kinh hồn bạt vía, nay nghe tiếng ta sợ không dám đánh là điều dễ hiểu. Tuy nghe vậy nhưng Gia Luật Hưu Ca vẫn không tin, lệnh cho binh sĩ của mình không được manh động.’ Quả đúng như lời dự đoán của Gia Luật Hưu Ca, sáng hôm sau khi nguyên soái quân Liêu dẫn lính vào thành để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Tống thì bị các đội quân mai phục đánh cho tơi bời, không có đường rút lui. Nguyên soái quân Liêu may nhờ có tướng Liêu là Gia Luật Hưu Ca mở đường máu cứu sống. Trận này, quân Liêu đại bại. Biểu hiện của chữ “giả” vô cùng phong phú: ghét giả yêu, buồn giả vui, hận giả yêu… Trên thương trường không phải lúc nào lấy lòng trung thành làm đầu cũng là tốt, mà đôi khi cũng phải dùng kế “giả hàng” như quân Tống. Thời kỳ nước Mỹ còn nội chiến, công ty điện báo Xilian của Mỹ chiếm địa vị độc tôn, lũng đoạn. Tổng Giám đốc Fanderbi của công ty là người nhiều mưu mẹo. Lúc đó Kuater là một người rất thích công ty, nhưng vì thấy Tổng giám đốc của công ty này quá sắc sảo nên không làm gì được. Sau khi Fanderbi chết, công ty được giao lại cho con trai cả của ông quản lý. Kuater cảm thấy thời cơ đã đến, ông bắt dầu thực thi kế hoạch của mình. Đầu tiên ông cho lập nên một công ty cũng hoạt động trong lĩnh vục đường dây điện báo như Xilian, tên là Thái’ Bình Đại Tây dương. Cảm thấy đây là đối thủ cạnh tranh; của mình, công ty Xidian liền ngỏ ý mua lại công ty Thái Bình Đại Tây Dương. Kuater đồng ý bán ngay, lại còn để lại cả các thiết bị kỹ thuật và đội ngũ kỹ thuật viên. Sau khi sáp nhập với Xilian, nhiều cán bộ chuyên môn của Thái Bình Đại Tây Dương trước đây vì có tay nghề giỏi nên giữ các chức tổng công trình sư. Giám đốc của Xilian rất đắc ý vì sự lớn mạnh của công ty mình mà không nghi ngờ gì kế “giả hàng” của Kuater, không biết rằng công ty mình đang chứa bao nhiêu “nội ứng” cho đối thủ. Thời điểm ấy có một nhà khoa học phát minh ra một thiết bị điện báo có tốc độ nhanh gấp nhiều lần thiết bị thông thường. Giám đốc Xilian liền cử một công trình sư - người của Thái Bình Đại Tây dương trước đây tên là Aketer đi gặp nhà khoa học này thương lượng để mua lại phát minh của ông với giá 5 vạn USD. Nhưng Aketer chính là một “nội gián” lợi hại của Kuater, nên ông đã đề nghị nhà khoa học này bán lại phát minh cho Kuater với giá 10 vạn USD, lại còn mời ông tới công ty làm việc với mức lương hậu hĩnh. Có được phát minh mới, công ty Kuater lập tức nổi trội hơn hẳn công ty Xilian. Không thể cạnh tranh nểi, công ty Xilian từ vị trí độc tôn lũng đoạn đã phải chấp nhận sáp nhập, chịu quyền kiểm soát của công ty do Kuater làm giám đốc. 20. Đứng trên cao mới trông được xa Công nguyên năm 986, Tống Thái Tông lệnh cho các tướng lĩnh: Phan Mỹ, Dương Nghiệp, Vương Tiên hộ tống dân ở ba Châu ở tỉnh Tứ Xuyên mà quân Tống vừa chiếm được di dời về nội địa đất Tống. Đúng lúc đó quân Liêu đông tới hàng trăm nghìn quân cũng đang tiến về Tứ Xuyên. Tình thế vừa gấp gáp vừa nguy kịch. Dương Nghiệp bèn bàn với các tướng lĩnh: Triều đình chỉ lệnh cho ta hộ tống dân về đất Tống an toàn mà không lệnh cho ta phải nghênh chiến. Hơn nữa quân địch người đông, khí thế hừng hực, nếu đối đầu với chúng thì không có lợi cho quân ta. Vì thế chúng ta nên âm thầm thông báo với tướng trấn giữ các Châu, đưa dân đi theo đường tắt, bí mật về thành, còn tôi sẽ dẫn binh khiêu chiến, thu hút và kìm chân địch, sau đó tìm cách rút lui an toàn”. Nghe vậy tướng Vương Tiên phản đối, nói: “Ta có hàng vạn quân tinh nhuệ, làm sao phải sợ chúng, cứ công khai giáp chiến, sau khi thắnố sẽ hộ tống dân về”. Dương Nghiệp phản đối nói: “Nếu vậy chúng ta sẽ thất bại”. Vương Tiên liền mỉa mai: “Danh hiệu của tướng quân là Dương vô địch, vậy mà nay lại sợ chết, tìm cách trốn chạy quân thù, phải chăng là không còn tâm huyết nữa”. Dương Nghiệp nghe vậy bèn đáp: “Không phải là ta tham sống sợ chết, chỉ vì tình thế không có lợi, hy sinh binh sĩ vô ích mà chẳng đem lại kết quả gì. Nay các tướng mắng ta là hèn nhát sợ chết. Vậy ta sẽ dẫn binh nghênh chiến, có chết cũng chết trước mặt chư vị”. Trước khi xuất phát, Dương Nghiệp khóc nói với Phan Mỹ: “Lần này ta cầm chắc thất bại, Dương Nghiệp ta là hàng tướng của Bắc Hán, đáng ra đã phải chết từ lâu, may nhờ hoàng đế yêu mến tin dùng, trọng đãi, lại còn giao cho binh quyền. Ta không phải là kẻ sợ giao chiến mà chỉ muốn tìm thời cơ để lập công báo quốc. Hôm nay chư vị chỉ trích ta sợ giặc, tham sống, ta sẽ quyết chứng minh sự trong sạch của mình”. Nói xong ông chỉ vào ải Khẩu Cốc nói: “Các vị hãy bố trí bộ binh và quân bắn tên ở đây chi viện cho ta. Khi ta chuyển hướng giao tranh tới đây thì lập tức ứng cứu. Nếu không thì quân của ta không có đường sống”. Phan Mỹ đáp: “Chúng tôi nhất định sẽ tiếp ứng. Tướng quân cứ yên tâm xuất binh”. Sau khi Dương Nghiệp lên đường, Phan Mỹ và Vương Tiên cho quân mai phục sẵn sàng tiếp ứng. Đến giơ kỷ, Vương Tiên cho người đi quan sát, ngỡ là quân Liêu đã bị đánh bại bèn vội vã dẫn quân về tranh công, bỏ Khẩu Cốc. Phan Mỹ cũng cho quân lui về cách đó chừng 20 dặm. Chẳng bao lâu, tin Dương Nghiệp thất trận báo về, cả hai vị tướng này hốt hoảng ra lệnh rút lui, bỏ mặc lời hứa đóng quân tiếp viện ở Khẩu Cốc. Còn Dương Nghiệp vừa xuất trận đã bị đội quân Liêu đông như kiến vây kín, cố gắng mở đường máu mới về tới Khẩu Cốc. Ông những mong được quân cứu viện của Phan Mỹ và Vương Tiên trợ giúp, nhưng Khẩu Cốc vắng lặng, không một bóng người. Nhìn đám thuộc hạ còn khoảng hơn trăm người, ông rơi nước mắt nói: “Ta vì muốn lập công báo quốc, lại không chịu được sự nhục mạ nên xảy ra cơ sự này. Tính mạng ta nay chẳng biết sẽ ra sao, anh em còn mẹ già, con dại, hãy mau tìm đường trốn chạy, về bẩm lại với hoàng thượng”. Nhưng đám binh sĩ không nghe, quyết một lồng sinh tử với chủ tướng. Thế là họ tả xông hữu đột, oanh liệt chiến đấu. Dương Nghiệp bị mấy chục vết thương trên người mà vẫn còn hạ được vài trăm tên giặc, đến khi ngựa chiến bị thương quỵ ngã ông mới chịu roi vào tay giặc. Đám bộ hạ và con trai Dương Đình Ngọc của ông đều bị tử trận. Khi được giải về doanh trại quân Liêu ông đã dũng cảm tự sát. Tuy bại trận nhưng con mắt nhìn nhận tình thế của Dương Nghiệp quá sắc bén. Ông đã đi trước người khác, tiên đoán tình thế thật chuẩn xác. Làm kinh doanh cũng vậy, người bình thường thì chỉ nhìn thấy cơ hội trước mắt, người tài giỏi thì có thể thấy được vấn đề từ khi nó còn trứng nước. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II mới kết thúc, một thương gia người Mỹ tên là William quyết định dùng vốn của mình vào việc kinh doanh địa ốc. Lúc đó những người làm nghề này chưa đông, giá đất rất rẻ. Vì vậy khi ông chọn lĩnh vực kinh doanh này thì mọi người thân đều phản đôi. Nhưng ông lại nghĩ khác: nươc Mỹ là nước thắng trận, kinh tế sẽ hồi phục rất nhanh. Khi đó nhu cầu về đất đai sẽ tăng lên cao và giá đất đương nhiên cũng vậy. Cơ hội kiếm tiền sẽ rất lớn. Nghĩ vậy và ông quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình. Ông dùng tất cả số vốn và vay thêm tiền ngân hàng mua một miếng đất lớn ở ngoại ô. Miếng đất này chẳng thích hợp để trồng trọt và ở vì thế giá rất rẻ. Nhưng dưới con mắt của William thì mảnh đất này quả là tấc đất tấc vàng. Ông nghĩ rằng nhân khẩu thành phố ngày một tăng, mọi người sẽ phải mở rộng đô-thị hóa, khi đó miếng đất này sẽ ở vào vị trí trung tâm. Chưa đầy ba năm sau sự thật đúng như những gì ông nghĩ. Mảnh đất của ông ở vào địa thế cực đẹp, vừa gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành, hữu tình mà vẫn thuận lợi về mặt giao thông, thực là nơi làm ăn lý tưởng. Các doanh nghiệp thi nhau đến hỏi mua với mức giá cao không ngờ. Vậy mà ông vẫn bình thản từ chối, không ai hiểu nổi ông nghĩ gì. Một thời gian sau ông cho xây trên mảnh đất của mình một khách sạn tuyệt đẹp mang tên “khách sạn ngày nghỉ”, vốn đã nổi tiếng về địa thế nên ngay khi ra đời, khách sạn đã đông nghịt ngứòi đến nghỉ. Công việc kinh doanh lên như diều gặp gió và dĩ nhiên lợi nhuận mà ông thu được thì nhiều không kể xiết. 21. Dùng kế nghi binh thắng kẻ địch mạnh Sau khi Dương Nghiệp chết, khuyết chức Đại Châu Tri Châu, Tống Thái Tông lệnh cho Trương Tề Hiền làm Đại Châu Tri Châu, cùng Phan Mỹ lãnh trọng trách quân sự, phòng thủ biên giới. Trương Tề Hiền là người Tào Châu, bản chất dũng cảm cương trực, thời Thái Tổ từ thân phận áo vải dâng kế sách hay nên được trọng dụng làm chức Hữu Thập di, rất được Thái Tổ tin yêu. Sau khi nhận chức không lâu, chủ tướng của bọn Khiết Đan và Tiêu Thái Hậu lại dẫn hàng trăm nghìn binh mã tấn công nhà Tống. Chúng sai Gia Luật Hưu Ca làm tiên phong tấn công vào Thâm Châu, Đức Châu, Hình Châu và một số các châu khác. Quân Liêu đi tới đâu thì cướp bóc, đốt phá tới đó. Thấy thế như chẻ tre của quân mình, Gia Luật Hưu Ca quyết tâm tấn công Đại Châu. Phó bộ Đại Châu là Lư Hán Vân rất sợ uy danh của Gia Luật Hưu Ca nên chủ trương cố thủ không tiếp chiến. Tri Châu Trương Tề Hiền nói: Nay quân Liêu đã đầy khắp dưới thành, ta phải nghĩ mưu đánh bại chúng. Còn nếu cố thủ, chúng sẽ bao vây, cắt đường lương thực, lúc đó cẩm chắc là chế.t Lúc đó Phan Mỹ đang cầm quân ở Tính Châu (nay là vùng Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc), Trương Tề Hiền sai người đến Tính Châu xin Phan Mỹ tập hợp binh mã trợ chiến. Phan Mỹ hiểu rõ tình thế, cho người của Trương Tề Hiền về báo lại rằng sẽ lập tức trợ chiến. Đúng lúc sắp xuất binh, Phan Mỹ nhận được mật chiếu của vua Tông nói rằng: quân đội ở phía Đông đang thất trận. Quân Tống ở Tính Châu không được phép rời đi nếu chưa được lệnh của hoàng đế. Phan Mỹ liền cho người sang mật báo lại cho Trương Tề Hiền. Khi hay tin ông liền cho giữ người đưa tin lại, đề phòng bất trắc, còn mình thì cho tập trung tướng sĩ lại nói: Quân chi viện của Phan Mỹ đang kéo tới rất đông. Nghe vậy, binh sĩ đều yên tâm, vững dạ chiến đấu. Sau đó ông lập tức lệnh cho 200 binh sĩ cầm cờ trông, thanh la, bí mật đi về Tây Nam 30 dặm, đợi khi có lệnh thì nổi trống, phất cớ, phô trương thanh thế. Rồi ông cắt cử 2.000 bộ binh mai phục trên đường rút chạy của quân Khiết Đan. Nửa đêm hôm đó ông bất ngờ dẫn đầu mấy trăm tinh binh đột nhập vào doanh trại của Giạ Luật Hưu Ca. Tinh binh tung hoành ngang dọc như hổ xuống núi khiến quân Liêu phải vất vả đối phó. Đang trong lúc kịch chiến bỗng nghe từ phía Tây Nam tiếng trông kền ầm ĩ, lại thấy cơ bay rợp trời, bụi cuốn mù mịt. Vì đang bị đánh bất ngơ, bối rối, thấy vậy quân Liêu cho rằng viện binh hùng mạnh của Phan Mỹ ở Tính Châu đã tới nên hoảng sợ tìm đường rút lui. Quân Tống thừa thắng xông lên truy kích, kết hợp với quân mai phục đánh cho quân Liêu đại bại. Dù ở thế yếu hơn địch, nhưng áp dụng kế nghi binh, phô trương thanh thế, Trương Tề Hiền đã đánh đuổi quân Liêu, bảo vệ được Đại Châu. Kế sách nghi binh này quả là lợi hại vì nó có thể lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Trên thương trường áp dụng kế nghi binh, cũng là một kế sách hay. Người thực thi thần diệu kế sách này ở Mỹ phải kể tới Pucachi, chuyên kinh doanh mặt hàng thực phẩm giá đỗ. Khi bắt đầu sự nghiệp, ông mới chỉ kiếm được một chút tiền. Ông nghĩ nếu sản phẩm của mình cho đóng hộp thì lượng tiêu thụ sẽ rất lớn. Ông gọi điện cho một nhà máy sản xuất đồ hộp và được họ đồng ý hợp tác. Nhưng cái khó là tìm đâu ra nguyên liệu để đóng hộp. Lúc đó đang là chiến tranh thế giới lần hai, tất cả các đồ kim loại đều ưu tiên cho quân dụng, dân dụng hầu như không có. Thấy vậy, ông liền tìm đến Oa sinh tơn, nhờ tài ăn nói của mình, nên ông được trực tiếp gặp bộ phận chuyên phụ trách sản xuất đồ dùng quân dụng phục vụ chiến tranh. Ông nghĩ nếu lấy tư cách cá nhân hoặc một công ty nhỏ mà yêu cầu giúp đỡ thì chắc chắn sẽ bị từ chối, thế là ông bèn dùng cách phô trương thanh thế, giới thiệu mình là đại diện của một ‘công hội sản xuất giá đỗ”. Nghe vậy người phụ trách bộ phận sản xuất quân đội cho rằng đó là một tổ chúc công hội của nông dân, thực lực hùng hậu. Thế là họ bèn để ông mang đi mấy trăm vạn chiếc hộp. Sau này, khi tiếp tục phát triển công ty, ông bèn mua một nhà máy đóng hộp. Ngoài thực phẩm giá đỗ ra, ông còn trộn thêm một vài loại rau xanh vào trong mỗi hộp và đặt tên cho loại sản phẩm này là “Phù dung”. Đây là cái tên mang đậm chất phương Đông vì ông biết đây là loại sản phẩm có nguồn gốc xa xưa từ phương Đông. Để người Mỹ nhầm tưởng sản phẩm này chính hiệu từ phương Đông xa xôi đưa tới, ông cố ý đem các hộp ra để ép chặt hơn bình thường. Nhờ đó sản phẩm của ông bán rất chạy. Sau này ông vừa mở rộng sản xuất, vừa đổi tên công ty thành “Trùng Khánh”, lại lấy danh nghĩa “liên hiệp thực phẩm” để tổ chức các hiệp hội tiêu thụ cỡ lớn tiếp thị tiêu thụ cho sản phẩm “Trùng Khánh”. Do vậy mọi người tiêu dùng và các đại lý tiêu thụ đều nghĩ rằng “Trùng Khánh” nhất định có quy mô sản xuất hoành tráng, là loại sản phẩm danh tiếng nên đua nhau nhận tiêu thụ. Nhờ biện pháp “nghi binh”, phô trương thanh thế mà công ty của Pucachi không ngừng phát triển, thu lợi hàng trăm triệu đô. 22. Nhận định thời cơ, linh hoạt đa biến Nước Liêu không cam tâm thất bại, lại cất quân xâm lược nước Tống một lần nữa. Tống Thái Tông lệnh cho ba tướng là Triệu Diên Tiến, Thôi Hàn, Lý Kê Long dẫn 8 vạn binh mã nghênh chiến. Trước khi đi, Tống Thái Tông cho gọi ba người này vào cung dặn dò, ban cho họ tấm bản đồ tác chiến, yêu cầu họ bài binh, bố trận theo tấm bản đồ này. Khi quân Tống tiến đến Mãn thành thì kỵ binh và bộ binh của quân Liêu đã bao vây dày đặc bốn phía. Triệu Diên Tiến vội vàng cùng tướng lĩnh lên đài quan sát quân địch, chỉ nhìn thấy một màu đen kịt của quân Liêu và những thứ thanh âm hỗn loạn. Triệu Diên Tiến lệnh cho quân mở của thành ngoài, Thôi Hàn bắt đầu bố trí binh trận theo sơ đồ của Tống Thái Tông. Theo trận đồ này mỗi thế trận được dàn cách nhau một trăm bước, các binh sĩ được bố trí cách xa nhau. Binh sĩ thấy chủ tướng bố trận như vậy, tâm lý vạn phần hồ nghi, trong quân sĩ bắt đầu có sự bàn tán, hoang mang. Triệu Diên Tiến thấy tình hình như vậy, vội vàng nói với Thôi Hàn: “Nhanh chóng giảm bớt phương trận để bộ đội tập trung lại”. Thôi Hàn đáp: “Chúng ta bố trận theo trận đồ mà hoàng thượng chỉ cho, có gì là sai?”. Triệu Diên Tiến giải thích: “Hoàng thượng ban cho chúng ta trận đồ, đem việc quân sự nơi biên ải giao cho chúng ta tất cả là kỳ vọng ta đánh thắng tiêu diệt kẻ thù, chứ không phải là để chúng ta buộc phải tuân theo trận đồ, không được cải biến. Hiện nay, quân địch đông như vậy, quân ta thì ít, dàn mỏng binh lực, lại thêm việc quân ta lần trước thất bại, khí thế không cao, nếu như quân địch bao vây chúng ta, thế trận bố trí cách nhau xa như vậy, làm sao cứu trợ lẫn nhau được. Nhất định phải tập trung binh lực lại, dùng lực lượng tinh nhuệ chống lại kẻ thù thì mới chiến thắng”. Thôi Hàn vẫn không yên tâm hỏi: “Làm như vậy thì phạm lệnh của hoàng thượng”. Triệu Diên Tiến đáp: “Trong chiến đấu phải cơ động linh hoạt, chỉ cần có chiến thuật tốt, đánh thắng kẻ thù, thì không có gì là vi phạm lệnh vua cả. Nếu cứng nhắc mà thất bại chẳng phải là có tội hay sao”? Thôi Hàn vẫn còn một chút băn khoăn hỏi: “Thế vạn nhất thất bại thì sao?”, Triệu Diên Tiến quả quyết đáp: “Nếu thất bại, tôi sẽ một mình chịu hết mọi tội”. Thế là ông thay đổi lại, xắp xếp quân thành 2 phương trận. Binh sĩ thấy được bố trí sát cánh bên nhau, tâm lý trở nên bình tĩnh, tự tin. Với cách này, quân Tống đã đánh bại quân Liêu thu về vô số chiến lợi phẩm như ngựa, dê, lương thực…, giữ vững bờ cõi. Sách “Binh pháp Tôn Tử” có một câu đại ý “Phép dùng binh thiên biến vạn hóa như dòng nước chảy. Kẻ nào mà biết ứng đối trước những thế trận biến hóa của kẻ thù, đó mới là kẻ được gọi: dùng binh như thần”. Thương trường như chiến trường, để đánh bại đối thủ cạnh tranh nhất định phải có sự linh hoạt, kỳ biến, còn nếu chỉ giữ mãi cái cũ thì nhất định sẽ thất bại. Người sáng lập “Trung tâm dịch vụ chuyển nhà A Thác” của Nhật Bản là một nữ doanh nghiệp tên là Tự Điền Thiên Đại Nãi. Bà quả là ngươi giỏi nhận định thời cơ, linh hoạt đa biến. Bà vốn kinh doanh lĩnh vực vận chuyển. Cuộc khủng hoảng xăng dầu ảnh hưởng tới ngành vận chuyển toàn thế giới. Lúc đó bà là mẹ của 2 đứa con nhỏ. Chấp nhận mọi khó khăn, bà quyết tâm bảo vệ lĩnh vực kinh doanh của công ty mình. Tuy quyết tâm là vậy nhưng công ty bà vẫn đứng trước nguy cơ phá sản. Đột nhiên, có một hôm khi đọc báo bà thấy có mẩu tin kể về chi phí rất cao mà người ta phải chi trả cho việc chuyển nhà, thế là bà nghĩ rằng nên thử làm lĩnh vực mới này. Công việc chuyển nhà nghe có vẻ giản đơn nhưng kỳ thực đối với bà nó hoàn toàn mới mẻ. Để thu hút sự chú ý của các chủ hộ, bà nghĩ đến việc dùng điện thoại. Vì bất kỳ người nào muốn chuyển nhà thường đều tra tìm điện thoại của công ty vận chuyển trên danh bạ điện thoại. Thế là bà quyết định dùng danh bạ điện thoại làm phương tiện quảng cáo. Ở Nhật các số điện trong danh bạ được phân bố theo tùng loại ngành nghề. Nếu cùng một lĩnh vực ngành nghề thì số điện thoại của các công ty được sắp xếp theo thứ tự tên chữ cái của công ty. Vì vậy bà quyết định đặt tên công ty mình là: “Trung tâm dịch vụ chuyển nhà A Thác”. Tên của công ty bà được xếp ở vị trí đầu tiên, khách hàng khi tra tìm thường nhanh chóng tìm ra. Hơn nữa bà lắp số điện liên hệ với công ty thật dễ nhó: số 0123. Sau khi khai trương công ty, bà phá bỏ lệ thường, thực thi một loạt cải cách và các biện pháp quản lý mới linh loạt. Bà nắm được tâm lý quý của cải và sợ của cải bị người khác nhòm ngó của khách hàng nên cho thiết kế loại xe chuyên dùng cho chuyển nhà. Loại xe này vừa an toàn, vừa kín đáo. Nhà ở thành thị nước Nhật đa phần là chung cư, dùng cầu thang thường hoặc cầu thang máy khi chuyển đồ đều chậm, hao sức. Vì thế bà thiết kế các loại cần cẩu và công ten nơ khi chuyển đồ. Trung tâm của bà còn đánh bại các công ty đối thủ khác ở chỗ: sau khi chuyển nhà, trung tâm còn có hơn 300 hạng mục phục vụ khác nhau: khử trùng, làm sạch đồ đạc, quét dọn, làm lại đường dây điện thoại, chuyên trường cho con cái khách hàng, xử lý đồ phế thải v.v… Một nét hoàn toàn mới trong dịch vụ chuyển nhà của bà là chiếc xe vận tải có tên gọi: “Giấc mơ của thế kỷ hai mốt”, loại xe này bà đặt hàng ở Đức. Nó có đặc điểm là: dài hơn chục mét, rộng 2,5m, cao 3m. Một nửa phía trước của xe phân làm hai buồng. Buồng lái ở dưới, tầng trên là một phòng cực kỳ sang trọng, lịch sự cho cả nhà gia chủ. Trong phòng có sôfa, có nơi cho trẻ sơ sinh, còn lắp cả đài, ti vi, tủ lạnh, máy chơi điện tử v.v.. Loại xe mới chuyên dùng cho chuyển nhà này sau khi quảng cáo trên tivi lập túc thu hút được một lượng khách khổng lồ. Công ty bà phải đặt lịch tiếp khách. Thông thường khi chuyển nhà thì gia chủ đến nhà mới trước, sau đó mới vận chuyển đồ đến sau. Nhưng loại xe mới này thì gia chủ và hành lý, đồ đạc của họ có thể đồng hành. Ngồi trong một phòng tiện nghi lịch sự như vậy, gia chủ vừa yên tâm về tài sản lại vừa có cảm giác như đi nghỉ mát, picnic vậy. Nhờ có đầu cơ đổi mới, linh hoạt ứng biến mà trung tâm của bà không ngừng phát đạt. Thành lập tự tháng 6 năm 1977, đến nay trung tâm đã có những chi nhanh lớn ở hơn 40 thành phố khắp nước Nhật, mức kinh doanh hàng năm đạt hàng chục tỷ Yên. Ở Nhật, nhắc tới tên công ty này thì không ai là không biết. Còn bà chủ của nó thì được bầu là một trong những nữ doanh nghiệp năng động nhất nước Nhật. 23. Khéo dùng kế liên hoàn, trả thù nhà Sau khi Triệu Quang Nghĩa lên ngôi, mọi việc triều chính đều do Lư Đa Tốn đảm nhiệm. Nhưng ông này vì có mối oán thừ với Triệu Phổ, nên đã nhiều lần nói xấu Triệu Phổ trước mặt Thái Tông Triệu Quang Nghĩa. Kết quả là vị nguyên thần khai quốc Triệu Phổ mang danh là Thái tử thái bảo, thực chất trong tay chẳng có quyền hành gì. Triệu Phổ có người anh rể tên là Hầu Nhân Bảo vốn làm chức quan phục vụ trong triều. Do hiềm ghét Triệu Phổ nên Lư Đa Tốn liền điều Hầu Nhân Bảo đến Nam Lĩnh làm một chức quan Tri Châu. Triệu Phổ thương anh nhưng chẳng có cách gì cứu vãn. Hầu Nhân Bảo nhậm chức đã mấy năm mà triều đình chẳng có động tĩnh gì, dường như là đã quên ông đi vậy. Triệu Phổ thấy vậy e anh rể mình sẽ mãi bị lãng quên nơi xa, đến khi chết, xương cốt cũng khó lòng đưa về mảnh đất Trung Nguyên được nên đành dâng tấu lên Thái Tông rằng: Giao Châu là vùng đất gần sát với Nam Lĩnh, nay xem cơ hội có thể đánh chiếm Giao Châu được rồi. Nhưng trước hết xin cho triệu Hầu Nhân Bảo về triều để hỏi han về tình hình ở đó. Triệu Phổ muốn dùng kế này để triệu Hầu Nhân Bảo về triều. Thái Tông bèn đồng ý. Không ngờ lời tâu này bị Lư Đa Tốn biết, ông ta liền dâng tấu lên vua nói rằng: Cơ hội chiếm Giao Châu đã tới, nay triệu Hầu Nhân Bảo về e rằng việc quân cơ mật sẽ bị lộ. Chi bằng lệnh cho Hầu Nhân Bảo cùng vài tướng khác tấn công Giao Châu. Vua cho là phải bèn chuẩn y lời tấu. Nhưng đáng thương cho Hầu Nhân Bảo do sơ suất nên đã bị chết giữa trận tiền. Hay tin này Triệu Phổ càng đau lồng bao nhiêu thì càng căm tức Lư Đa Tốn bấy nhiêu. Biết được điều đó nên Lư Đa Tốn luôn tìm cách đề phòng, ông ta đưa ra một quy định mới: tất cả các tấu chương của quần thần phải qua sự phê duyệt của ông mới được trình lên hoàng thượng. Bằng cách này ông đã loại trừ được nguy cơ Triệu Phổ cấu kết với quần thần dâng tấu nói xấu ông, lại vừa thể hiện uy lực của mình với các quan trong triều. Triệu Phổ nghĩ: sở dĩ Lư Đa Tốn quyền lực bao trùm cả triều chính như vậy là bởi được hoàng thượng sủng ái. Ngoài ra, ông ta còn có mối quan hệ khăng khít với Tần vương Triệu Đình Mỹ được ông này hết lòng ủng hộ. Nếu muốn lật đổ Lư Đa Tôn, điều đầu tiên là phải làm xấu đi mối quan hệ giữa ông ta và hoàng thượng. Hiện nay hoàng thượng không nghi kỵ gì ông ta, nhưng nếu ta tạo được mâu thuẫn như lửa với nước giữa hoàng thượng và Tần vương Triệu Đình Mỹ, ông này bị hoàng thượng ghét bỏ thì với thân phận là chỗ thân thiết với Tần vương Triệu Đình Mỹ, nhất định Lư Đa Tôn sẽ bị liên lụy, mất lòng tin. Lúc đó thù nhà của ta sẽ được trả. Thế là Triệu Phổ kết thân với một số kẻ tay chân trong phủ của Tần vương Triệu Đình Mỹ như Triệu Dung, Dương Thủ v.v… Ngày qua ngày, thời gian như chớp mắt. Đột nhiên có một hôm bọn người Triệu Dung, Dương Thủ xin yết kiến hoàng thượng và mật báo rằng Tần vương Triệu Đình Mỹ ngạo mạn, chẳng coi ai ra gì và đang có ý đồ làm phản. Lư Đa Tốn và ông ta thường xuyên gặp gỡ nhau, e rằng đã thông đồng với nhau để làm phản. Sau khi nghe lời tâu này, hoàng thượng nghĩ: “Tần Vương còn tồn tại một ngày là một ngày ta bị uy hiếp, tâm địa của Tần vương ta đã lường trước, nhưng không ngờ ngày ấy lại đến nhanh như vậy. Lư Đa Tốn thường xuyên qua lại với ông ta nên không thể tin được. Việc này chỉ có thể hỏi Triệu Phổ”. Thế là Triệu Phổ được triệu vào và nhận nhiệm vụ điều tra thực hư lời tâu. Thế là vài ngày sau Triệu Phổ được phong là Lương Quốc Công kiêm chức thị trung và tư đồ. Hoàng đế mật lệnh cho ông do thám và theo dõi mọi hành vi của Tần vương. Lúc này, con thứ ba của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là Triệu Đức Phương bị bệnh chết, chết chỉ cách Võ Công quân Vương Triệu Đức Chiêu có một năm. Thấy cảnh mấy đứa cháu bị đối xử lạnh nhạt, tuổi trẻ đã mệnh yểu, Tần vương Triệu Đình Mỹ trong lồng không khỏi đau buồn mà than rằng: “Tam huynh trưởng ở ngôi hoàng đế, chẳng đoái hoài gì đến tình máu mủ, có làm tròn được nhiệm vụ của người anh chăng?”. Ông ta cần nói thêm vài câu nữa, nhưng trên đời này làm gì có bức tường nào mà gió không lọt qua được. Lời của ông lập tức bay đến tai vua, lại thêm một đám quan thần dèm pha rằng nhất định Tần vương Triệu Đình Mỹ đang chuẩn bị làm phản, hoàng thượng phải lập tức đối phó. Tống Thái Tông liền bãi chức quan phủ Khai Phong của ông, buộc ông phải rời xa kinh thành tới Lạc Dương giữ chức Tây Kinh lưu thủ. Triệu Phổ và Triệu Đình Mỹ chẳng có chút thù oán gì chẳng qua là muốn lật đổ Lư Đa Tốn mà đành phải làm vậy thôi. Khi Triệu Đình Mỹ đã thất thế thì Lư Đa Tốn rơi vào thế nguy, liên tục bị điều tra, xét hỏi về chuyện kết bè phái mưu đồ làm phản. Chẳng bao lâu sau có một kẻ tay chân của Lư Đa Tốn dâng tâu nói rằng ông này đã nhiều lần lệnh chờ anh ta mang trung thư và các tài liệu cơ mật dâng cho Tần Vương, lại còn thề rằng sẽ phò tá ông ta lên ngôi hoàng đế. Tống Thái Tông nghe vậy giận lắm, sai giáng chức Lư Đa Tốn xuống làm binh bộ thượng thư. Vài ngày sau ra lệnh tống giam vào trong ngục, bãi bỏ toàn bộ mọi chức phong của bản thân và gia tộc. Lư Đa Tốn bị đày đến nơi biên ải xa xôi, ốm đau không có thuốc chữa mà chết. Trong tình cảnh không còn cách gì để đối kháng trục diện với Lư Đa Tốn, Triệu Phổ đã chọn Tần Vương làm đối tượng để ra tay trước, sau đó gây liên lụy tới Lư Đa Tốn, cuối cùng thì cũng đạt được mục đích báo thù nhà. Đó chính là kế liên hoàn trong mưu lược. Trong xã hội thương nghiệp ngày nay, nếu đã phán đoán tình hình chuẩn xác, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn bên trong và ngoài và các mối quan hệ tương quan, thực thi liên hoàn kế thì có thể dùng ít mà địch nhiều. Giới kinh doanh dầu khí ở Mỹ có một vị tên là Tudela rất giỏi vận dụng điều này. Vị này xuất thân là ông chủ của một công ty sản xuất đồ thủy tinh, công ty này làm ăn rất phát đạt. Nhưng ông không thỏa mãn mà luôn hy vọng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí. Một hôm, qua một người bạn ông hay tin Achentina đang đặt mua một lượng khí đốt trị giá 20 triệu USD. Và ông quyết định thử sức trước cơ hội này. Sau khi đến Achentia, Tudela phát hiện ra, đối thủ cửa mình đều là những tên tuổi lẫy lừng trong giới kinh doanh dầu khí: công ty dầu khí Anh quốc và công ty dầu khí Kepai. Ông nghĩ mình đơn thương độc mã tới đây, lại chẳng có mối quan hệ gì và cũng chưa có kinh nghiệm, nếu cạnh tranh chính diện với họ, chắc chắn sẽ bị đánh bại, nên phải có cách khác mới thắng lợi được. Thế là ông ta dò la tin tức khắp nơi, biết dược một số tin tức, ngoài ra còn biết thêm rằng chính phủ Achentina đang tìm mọi cách giải quyết một lượng lớn thịt bò dư thừa. Và đây chính là điều cốt yếu nhất cho ông. Ông lập tức gặp vị quan chức chính phủ và đề nghị chính phủ giành cho ông bán hợp đồng khí đốt trị giá 20 triệu USD, ông sẽ giúp chính phủ giải quyết một lượng thịt bò trị giá tương đương 20 triệu USD. Chính phủ Achentina đương nhiên rất vui mừng chấp thuận. Ngay sau đó ông lập tức bay sang Tây Ban Nha bởi ông được biết có một xưởng đóng tàu lớn ở đây đang lâm vào cảnh khó khăn do sản phẩm tàu cao cấp đóng ra không có ai mua. Ông cùng giám đốc xưởng dóng tàu thương lượng: Nếu phía Tây Ban Nha chịu mua một lượng thịt bò trị giá 20 triệu USD từ Achentina thì ông sẽ giải quyết số tàu ế ẩm của công ty với số tiền trị giá tương tự. Đương nhiên là điều này được phía Tây Ban Nha chấp thuận. Sau đó ông quay về Mỹ tìm gặp giám đốc công ty kinh doanh và vận chuyển dầu khí Thái Dương và nói với họ: Nếu ông chấp nhận thuê loại tàu vận chuyển cao cấp của Tây Ban Nha thì tôi sẽ mua cho ông số khí đốt trị giá 20 triệu USD. Và lần này ông cũng được đối tác đồng ý. Cứ như thế Tudela lợi dụng nhu cầu và sự chế ước lẫn nhau của các mối quan hệ, khiến cho các bên đều chấp thuận yêu cầu của mình, dùng kế liên hoàn đạt lấy mục đích của mình. Trong khi thực thi kế liên hoàn, các mắt xích trong nó phải có mức độ nhất định, mắt xích càng nhiều càng không chắc chắn. Người dùng kế này phải xác định rõ đâu là mắt xích quan trọng nhất và nắm chắc nó thì mới thắng lợi được. 24. Thuận với trời thì mạnh Công nguyên năm 997, Tống Thái Tông ốm chết, con trai là Triệu Hằng kế ngôi, hiệu xưng là Tống Chân Tông. Sau khi lên ngôi không lâu, Khiết Đan Chủ Long Tự dẫn đội quân Liêu xâm lấn phía Nam. Quân nước Tống tuy anh dũng chống trả nhưng vì lực yếu nên bị đánh bại. Quân Liêu thừa thắng tấn công Toại Thành. Lúc này Toại Thành đang do tướng quân Dương Diên Chiêu trấn giữ. Ông này là con của dũng tướng Dương Nghiệp, ông cầm quân giỏi, đánh thắng nhiều trận. Hôm ấy, khi hay tin Khiết Đan tấn công Toại Thành, ông cho tập trung tất cả trai tráng khỏe mạnh trong thành lại và nói: “Tính mệnh của các ngươi và cả nhà hiện nay đều dựa vào tòa thành này. Nếu như thành bị quân giặc tấn công thì các ngươi sẽ bị chúng giết sạch. Cho nên mọi người chỉ cần cách đồng tâm hiệp lực giữ thành thì mới cần hy vọng sống”. Mọi người đều bày tỏ lồng quyết tâm, ông bèn cho họ nhập vào hàng ngũ binh lính, cấp phát vũ khí, còn bản thân mình thì không ngừng tuần tra, quan sát. Quân Khiết Đan liên tục tấn công, nhưng đều bị quân Tống đẩy lùi. Nhưng vì tường thành lâu ngày chưa được gia cố, lại thêm bị tấn công hên tục nên nhiều mảng bị sụt lở, lúc nào cũng bị đe dọa phá vỡ. Thật là trời không tuyệt đường sống của ai, đúng lúc Toại Thành sắp bị công đổ, thì gió Bắc tràn về dữ dội, thời tiết trở nên giá lạnh. Dương Diên Chiêu bèn nghĩ ra một kế lợi dụng yếu tố thời tiết. Ông lệnh cho binh lính vào kho vũ khí mang hết gươm giáo,và các loại vũ khí bằng kim loại ra cắm đầy vào những chỗ tường thành bị lở, sau đó lại sai lính đẫn nước đổ đầy vào các chỗ này. Đợi đến khi trời sáng, nước đều đóng thành băng, vừa trơn lại vừa kiên cố, cả bức tường thành đổ bỗng trở nên kiên cố, vững chắc. Ngày hôm sau, khi tấn công thành, quân Khiết Đan kinh ngạc, thấy những bức tuồng vừa hôm qua bị đánh đổ hôm nay như được dựng lại bằng thủy tinh sáng lấp lánh, những cửa thành thì gươm đao cắm tua tủa. Vua Khiết Đan than rằng: “Trời cố ý giúp tướng nhà Dương, ta làm sao có thể đương đầu được đây”, thế là bèn lệnh cho quân rút lui. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là ba yếu tố thành công. Thiên thời có hai phương diện: thứ nhất là chỉ cơ hội và vận số, thứ hai là chỉ yếu tố thời tiết. Mưu sĩ cổ đại Trung Quốc từng nhấn mạnh: Việc làm của con người phải thuận theo nguyên lý vận hành âm dương của trời đất. Dương Diên Chiêu đã ứng dụng tốt sự chuyển động của thời tiết gió mùa mà giữ vững được thành. Trong kinh doanh thương nghiệp ngày nay, khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng. Thời tiết nóng hay lạnh đều có quan hệ trực tiếp tới số lượng sản xuất, tình hình sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy một doanh nhân giỏi cần phải nắm vững được yếu tố này để có sự chuẩn bị tốt. Tháng 2 năm 1982, núi lửa ở nhiều nơi trên thế giới hoạt động mạnh. Các nhà địa lý học Mỹ phán đoán rằng: những năm tới khí hậu trên trái đất có nhiều biến đổi bất thường. Việc trồng trọt ở mọi nơi đều gặp khó khăn. Giá lương thực ở khắp nơi đều tăng nhanh. Quả nhiên đúng như lời họ dự đoán, những năm sau thiên tai liên tiếp xảy ra ở khắp nơi, mùa màng thất bát. Nhưng vì được dự báo trước nên ở Mỹ đã sớm thư gom tích trữ lương thực, nên là nước xuất khẩư gạo duy nhất trong thời điểm đó. Giá lương thực tăng 1,6 lần nên các nước phải giảm chi phí cho các ngành khác, trong đó có quân đội để tập trung cho lương thực. Cũng vì thế mà quân đội Mỹ chiếm dược ưu thế. Cũng như vậy công ty nhà máy sản xuất nguyên liệu đồ hộp Lucky nhờ thuận theo thiên thời mà đạt được thành công. Cuối mùa xuân thứ 2 của thập kỷ 90, cũng giống như năm trước, nhà xưởng bắt tay chuẩn bị sản xuất một lượng lớn hộp đựng nước uống thực phẩm chất lượng cao. Nhưng năm đó mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn. Thấy thời tiết như vậy lãnh đạo nhà máy quyết định chỉ sản xuất 2/3 lượng hàng đã định. Mọi người nghe vậy đều rất ngạc nhiên bởi dây là sản phẩm bán rất chạy, giá thành lại cao, tại sao lại giảm lượng sản xuất. Lãnh đạo nhà máy giải thích: “Mùa hè năm nay mưa nhiều, khí hậu không nóng bức, nước uống đồ hộp sẽ giảm, do đó sản phẩm của chúng ta sẽ không có người mua”. Quả đúng như lời tiên đoán ấy trong mùa hè năm đó nhiều nhà xưởng đồ hộp bị lỗ nặng nhưng riêng nhà máy Lucky nhờ biết thuận theo khí hậu, thiên thời nên không bị thiệt hại. 25. Xa giá lâm trận, đánh bại kẻ thù Năm Cảnh Đúc Nguyên (năm công nguyên 1004) Tống Chân Tông phong Khấu Chuẩn làm đại học sĩ. Sau đó không lâu, 20 vạn quân Liêu lại phát động tấn công ở phía Nam, thăng tiến tới Biện Châu và Thiền Châu. Tấu chương về sự an nguy của hai châu được dâng lên 4, 5 lần, văn võ bá quan đều sốt ruột, chỉ riêng có Khấu Chuẩn vẫn đọc sách, đàn ca như thường. Ngày hôm sau văn võ bá quan trong triều lần lượt bẩm tấu về chuyện quân Liêu. Tống Chân Tông hốt hoảng lệnh cho Khấu Chuẩn tìm cách chặn dịch. Ông này trong lòng đã có sẵn mưu kế bèn đáp: “Bệ hạ, muốn giải quyết chuyện này không khó, chỉ cần 5 ngày là xong”. Sau đó, ông yêu cầu Tống Chân Tông phải đích thân cầm quân đến Thiền Châu đánh địch. Các quan trong triều nghe vậy trong lòng lo sợ mình sẽ phải theo xa giá lâm trận, nguy hiểm đến tính mạng bèn lặng lẽ tìm cách ra khỏi điện. Khấu Chuẩn bèn kéo họ lại, không cho lui triều và lệnh cho tất cả phải hầu giá lên đường. Chân Tông cung vừa sợ vừa lo, đứng dậy định đi vào nội cung, Khấu Chuẩn bèn nói nhỏ với ông: “Chỉ cần bệ hạ cất bước, các quan trong triều sẽ bỏ đi hết, như vậy sẽ lỡ hết việc lớn. Xin bệ hạ quyết tâm hành động”. Chân Tông không còn cách nào khác liền lệnh cho quân thần bàn chuyện xuất binh. Mấy tháng sau, quân Liêu bắt đầu tấn công Thiền Châu, và bao vây thành, phái chủ hòa khuyên Chân Tông rút binh về kinh đô. Khấu Chuẩn nghe vậy, nói với Chân Tông: “Hiện nay bệ hạ uy vũ như thần, nội ngoại triều tướng quân đồng lòng theo xa giá chinh chiến, quân Liêu sẽ bị đánh bại. Nếu chúng không chịu lui ta có kế sách kỳ diệu đối phó với chúng, tại sao phải bỏ quốc gia để chạy đến nơi đất Thục, Sở xa xôi. Nếu bệ hạ làm vậy, sẽ làm cho tinh thần binh sĩ rối loạn, quân Liêu dễ dàng chiến thắng, thiên hạ Đại Tống hỏi có còn không? Mong bệ hạ lập tức khởi giá thân chinh”. Chân Tông không còn cách nào khác đành phải đồng ý. Nhưng khi vừa ra ngoài thành, trông thấy giặc Liêu đông như kiến cỏ, khí thế bừng bừng thì lại do dự. Khấu Chuẩn nói một cách quyết đoán: “Dân chúng bốn phương đều hoang mang, lúc này bệ hạ chỉ có cách tiến mà không được lùi. Các sĩ tướng biên ải đang trông ngóng xa giá đến trợ lực”. Để xua tan nỗi sợ hãi của Chân Tông, ông nói tiếp: “Bệ hạ không vượt sông lên đường, lòng người càng hoang mang, quân địch thì sẽ không sợ chúng ta, lúc đó không thể lấy uy thiên tử để giành thắng lợi được nữa. Hơn nữa Vương Triệu Chính dẫn tinh binh trấn giữ Trung Sơn (thuộc Hà Bắc ngày nay) đã chặn được quân tiên phong của địch, Lý Kế Long, Thạch Bảo Cát và các tướng đã bày binh bố trận xong, khống chế được một phần quân địch. Vậy bệ hạ còn lo gì mà không lên đường”. Thế nhưng phái chủ hòa vẫn ngoan cố khuyên hoàng thượng không nên lên đường. Khấu Chuẩn bực lắm. Đúng lúc đó ông gặp chỉ huy quân tiền điện Cao Quỳnh, ông bèn hòi: “Thái úy nhận ân huệ của quốc gia, vậy định báo ơn như thế nào?”. Ông này đáp: “Ta là người nhà võ, xin bảo vệ quốc gia đến cùng”. Khấu Chuẩn lập tức lôi ông này đi và nói: “Tốt, tôi và ông cùng tâu xin bệ hạ vượt sông đánh địch”. Nói rồi cả hai vào gặp vua. Khấu Chuẩn nói: “Nếu bệ hạ không tin lời thần thì hãy hỏi Cao tướng quân đây”. Ông này vội đáp: “Đúng vậy, chỉ cần bệ hạ thân chinh lâm trận, chúng thần một lòng đoàn kết thì quân Liêu sẽ bị đánh bại”. Thế là Cao Quỳnh lãnh một số binh lính đến trước xe của vua, bất đắc dĩ vua phải miễn cưỡng lên đường. Tháng 11, Tống Chân Tông tới được Thiền Châu. Khi vua đúng trên của lầu bắc thành, binh sĩ xa gần hô vang như sấm, khí thế bùng bùng. Quân Liêu thấy vậy bối rối cả hàng ngũ. Khắp các nẻo đường đều truyền tin hoàng thượng đích thân lâm trận, quân sĩ nô nức kéo về chi viện cho Thiền Châu. Quân Liêu thấy quân Tống ngày một đông, khí thế hăng hái, lại thêm lương thực đã cạn, bèn sai sứ thần đi cầu hòa. Khấu Chuẩn biết rất rõ đặc điểm của quân Tống khi chiến đấu. Điều quan trọng quyết định thắng bại đối với họ là sĩ khí, khí thế. Vì thế ông đã làm mọi cách để Tông Chân Tông xa giá thân chinh lâm trận, lây đó làm nguồn lực cổ vũ binh sĩ. Trong thương trường ngày nay cũng vậy, công ty điện tử Sony của Nhật vào những năm 70 của thế kỷ trước dự tính đưa mặt hàng vô tuyến màu vào thị trường Mỹ. Nhưng vô tuyến màu Sony bị đánh giá rất thấp - như một mặt hàng phế thải trên thị trường Nhật. Đứng trước tình hình này, người quản lý bộ phận đối ngoại của công ty là Liêu Bích tìm mọi cách để đưa sản phẩm của mình vào Mỹ. Một hôm, ông đi ngang qua cánh đồng vào lúc xế chiều, trên trời từng đàn chim bay về tổ, một chú mục đồng thong dong dắt một con bò đực đầu đàn to khỏe, lực luông, đi theo sau là hàng đàn bò lớn nhỏ. Ông nảy ra ý nghĩ: Tại sao không dùng một công ty làm vai trò tiên phong cho sản phẩm của công ty mình giống như con bò đực đầu đàn kia nhỉ. Thế rồi ông tìm đến công ty Maxilier, một công ty đại lý tiêu thụ vô tuyến rất lớn ở Mỹ. Nhưng khi ông đặt vấn đề mời công ty này làm đại lý cho hãng thì bị ông giám đốc từ chối với lý do tivi màu Sony chất lượng không ra gì, chẳng có tiếng tăm gì cả. Nghe vậy, Liêu Bích liền tìm đến một tòa soạn báo thiết kế một chương trình quảng cáo ca ngợi về chất lượng của tivi màu Sony. Không lâu sau ông lại tìm đến công ty Maxilier đặt lại yêu cầu cũ; giám đốc của công ty vẫn không bằng lòng với lý do chế độ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng sau khi mua của công ty chưa được tốt. Không nản chí, ông cho thành lập ngay một đội ngũ kỹ thuật viên giỏi chuyên phục vụ khách hàng, có mặt bất kỳ lúc nào khi khách hàng cần. Sau đó ông lại tìm gặp vị giám đốic kia, nhưng vị này vẫn từ chối. Vì cho rằng tivi Sony chẳng có tăm tiếng gì, khó tiêu thụ. Liêu Bích ra về, nhưng không nản chí, ông bố trí cho các nhân viên của mình đóng vai khách hàng liên tục trong nhiều ngày gọi điện tới công ty xin đặt hàng mua ti vi màu Sony. Đứng trước tình huông đó, giám đốc công ty Maxilier đành nhượng bộ, nhận tiêu thụ thử hai chiếc tivi màu Sony. Hai chiếc tivi được lập tức gửi tới cùng hai nhận viên tiếp thị xuất sắc nhất của Sony. Một buổi chiều hai chiếc tivi này được bán cho khách. Sau đó không lâu hãng đại lý này đặt hàng 700 chiếc. Thấy vậy hơn 100 hãng đại lý khác cũng đặt hàng với Sony. Chưa đầy 3 năm sau, tivi màu Sony đã chiếm 30% thị trường tiêu thụ, đứng vững trên thị trường Mỹ. 26. Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi Sau sự kiện Thiền Châu, Khiết Đan và Tông triều cùng ký hòa ước đình chiến, Nam, Bắc khai thông hòa hữu. Ở phía Tây có một số bộ lạc dân tộc ít người, triều Tống dùng chính sách hòa bình đối với họ, trong đó có bộ tộc Thổ Phồn. Thủ lĩnh của Thổ Phồn tên là Nô Ngoa, tính tình cương liệt, trọng nghĩa khí, giữ chữ tín. Tuy chấp nhận chính sách hòa hoãn của triều Tông nhưng tâm không phục, không bao giờ chủ động đi ra mắt các quan triều Tống ở địa phương. Khi Hoàn Châu có thái thú mới là Chủng Thế Hoành về nhậm chức, ông mới miễn cưỡng cùng các tộc tưởng khác tới yết kiến. Trong bữa tiệc, Chủng Thế Hoành nói ngày hôm sau sẽ đi thăm dân chúng ở các bộ lạc. Nhưng tối hôm đó và ngày hôm sau trồi mưa to không ngớt, đường ngập hơn 3 tấc. Thấy vậy bọn thuộc hạ ngăn không muốn cho Chủng Thế Hoành đi. Nhưng ông này nghĩ: Triều đình dùng sách hòa hoãn mềm dẻo các tộc Khương mới quy phục, ta làm quan thái thú, đại diện cho triều đình, lời đã nói ra làm sao thất hứa được. Hơn nữa những người như Nô Ngoa lại càng không thể thất tín được. Sau đó ông quả quyết sai bộ hạ chuẩn bị lên đường, hướng về phía bộ lạc của Nô Ngoa. Lúc này Nô Ngoa đang ngồi trong trướng và nghĩ rằng mưa to gió lớn như vậy, Chủng Thế Hoành chắc sẽ không đến. Đúng lúc đó thuộc hạ vào báo tin Chủng Thế Hoành và mấy thuộc hạ xin vào yết kiến. Ông này vui mừng nói: “Mau mời vào”, rồi vội vàng mặc áo mũ chỉnh tề nghênh tiếp. Từ đó về sau Nô Ngoa nhất cử, nhất động đều nghe lời triều đình, thuận tâm quy phục. Thời kỳ chiến quốc, người nước Sở truyền miệng nhau một câu là “Được nghìn lạng vàng cũng không bằng được một lời hứa của Lý Bố”. Lý Bố là người nước Sở, ông này rât trọng lơi hứa. Đã hứa điều gì thì sẽ làm đến cùng, lại rất trọng nghĩa khí nên được mọi người yêu mến nể vì. Chủng Thế Hoành trọng chữ tín, cuối cùng cũng được Nô Ngoa tin trọng. Trong thời buổi xã hội thương nghiệp ngày nay, uy tín cũng là điều """