" Mẹ, Thơm Một Cái - Cửu Bả Đao full mobi pdf epub azw3 [Tản Văn] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mẹ, Thơm Một Cái - Cửu Bả Đao full mobi pdf epub azw3 [Tản Văn] Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Giới Thiệu Lời Tựa Chương 1: 22/11/2004 Chương 2: 23/11/2004 Chương 3: 24/11/2004 Chương 4: 25/11/2004 Chương 5: 26/11/2004 Chương 6: 28/11/2004 Chương 7: 29/11/2004 Chương 8: 30/11/2004 Chương 9: 2/12/2004 Chương 10: 4/12/2004 Chương 11: 5/12/2004 Chương 12: 7/12/2004 Chương 13: 8/12/2004 Chương 14: 10/12/2004 Chương 15: 11/12/2004 Chương 16: 16/12/2004 Chương 17: 17/12/2004 Chương 18: 20/12/2004 Chương 19: 21/12/2004 Chương 20: 23/12/2004 Chương 21: 24/12/2004 Chương 22: 25/12/2004 Chương 23: 29/12/2004 Chương 24: 31/12/2004 Chương 25: 23/2/2005 Chương 26: 24/2/2005 Chương 27: 25/2/2005 Chương 28: 20/3/2005 Chương 29: 09/4/2005 Chương 30: 16/4/2005 Chương 31: 17/04/2005 Chương 32: 18/4/2005 Chương 33: 21/4/2005 Chương 34: 26/4/2005 Chương 35: 28/4/2005 Chương 36: 05/5/2005 Chương 37: 07/5/2005 Chương 38: 22/11/2004 MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Giới Thiệu “Anh nằm dư một tuần trong bụng mẹ, bởi không chịu rời khỏi mẹ. Tôi nằm thiếu một tuần trong bụng mẹ, bởi muốn sớm nhìn thấy mẹ. Thằng út nằm trong bụng mẹ không thiếu ngày nào bèn nhảy ra, bởi đã hẹn với mẹ. Ba anh em, từ trong bụng mẹ, đã yêu thương mẹ theo cách của riêng mình.” Không cần nhiều lời hoa mỹ, lòng yêu thương mẹ của Cửu Bả Đao đầy ắp những trang anh viết trong giai đoạn bên giường bệnh người mẹ. Tình cảm thiêng liêng đó vốn chẳng riêng ai, thật dễ lan truyền tới mỗi chúng ta, nên mỗi khi mở cuốn sách này ra, tim ta lại rung lên những nhịp xốn xang về mẹ. Nhận định “Ba yếu tố của một cây bút: Tình cảm, nguồn cảm hứng và động lực. Trong cuộc đời tôi, tình yêu mà mẹ dồn cho tôi có đủ ba thứ đó.” “Tôi từng là một hình ảnh của nhiệt huyết, một totem đã được công nhận, nhưng khi ai cũng nói đến nhiệt huyết, thì tôi hiểu rằng, đến lúc phải đi tìm những trận chiến khác.” Ký tên: Cửu Bả Đao Cửu Bả Đao “được sản xuất” tại Chương Hóa, Đài Loan, năm 1978. Từ 1999 bắt đầu sáng tác, đến nay đã “chinh phục” hơn 60 cuốn sách. Tác phẩm của anh được chuyển thể thành truyện tranh, phim truyện, game online, và năm 2010, Cửu Bả Đao bắt tay vào đạo diễn bộ phim đầu tiên. Anh là nhà văn có “biên độ sáng tạo” lớn nhất trên văn đàn Hoa ngữ hiện nay, là kẻ may mắn nhất, cũng là kẻ nỗ lực nhất. Năm 2004, mẹ của Cửu Bả Đao mắc bệnh ung thư máu, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém. Cửu Bả Đao thỏa thuận với nhà xuất bản: “Bắt đầu từ bây giờ, tôi viết xong cuốn nào sẽ xuất bản luôn trong tháng tiếp theo, sau đó chuyển ngay cho tôi tờ ngân phiếu có thể hoán đổi thành tiền mặt ngay trong ngày.” Từ đó, anh vừa “đồng hành chăm sóc” mẹ, vừa viết 5000 - 8000 chữ mỗi ngày, cho ra 14 cuốn sách sau 14 tháng. Cuốn thứ 14 chính là Mẹ, thơm một cái MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Lời Tựa Lời tựa của Peace0917 Tiểu Mẫn Cửu Bả Đao, anh thật là một thằng cha to gan loạng quạng. Tại sao nói vậy à, tại vì anh bắt mấy đứa dân quê BBS phải viết lời tựa giới thiệu XD. Vì sao bắt tụi tôi viết tựa? Anh ta nói vì bọn tôi quá tốt với anh (phì cười). Hay cho cái “bọn tôi quá tốt với anh”. Tôi còn nói gì nữa đây? Chỉ biết uống một ly mừng anh, ông vua kể chuyện của chúng tôi. Đao đại ca là một người đáng yêu lại chân thật, và lớn hơn tôi đúng một tuổi. Tiếp xúc với tác phẩm của Đao đại ca mới một năm, đại ca đã khiến tôi triệt để thay đổi cái nhìn về tác giả văn học mạng. Khó gần? Khả năng này ở con người anh ta có lẽ bằng không. Từ trang web chính thức đến album ảnh, đến BBS, bất cứ ở đâu đại ca cũng trả lời mỗi một độc giả một cách nhiệt tình, thân mật, hoặc nhe nhởn. Trên internet, đại ca và chúng tôi cùng chung sống. Chỉ ẳ mấy tháng ngắn ngủi, cuộc đời tôi đã phong phú hẳn lên qua Windows và bàn phím. Thuyết trình ở đại học Thành Công và công diễn ở Phòng Khách: ký tặng sách Sát thủ và Đồng nhân, giành ghế đầu giới thiệu bài đăng, đại ca thất tình mọi người hối hả động viên, dân quê chung tay chuẩn bị điều bất ngờ cho đại ca đêm thất tịch, lời chúc sinh nhật xuất hiện vô lý trong chậu cây của Sát thủ Âu Dương, còn được nhận một hộp cơm… và bây giờ là, viết tựa. Tôi chỉ có thể nói rằng, mỗi đoạn đều là những kỷ niệm đồng hành với đại ca, đều khiến chúng tôi ngày càng yêu thích trang G. Bởi vì ở đó có đại ca (suỵt…), và có một đám cư dân đáng yêu có thể tham gia và chia sẻ. Mẹ, thơm một cái là một câu chuyện chân thực khiến tôi cảm động sâu sắc và ám ảnh khó quên. Nó cũng ghi lại cuộc sống của đại ca. Hồi còn đăng từng kỳ trên mạng, tôi cũng tham dự một vai trong đó. Tôi nhớ là vì đọc Mẹ, thơm một cái cảm động quá, sau đó gửi một tấm thiệp động viên đầu tiên cho mẹ Đao, tiện thể kèm một tờ xổ số nghe đâu trúng tới hai mươi lăm vạn tệ. Không nói dối bạn, tôi chờ cuốn sách này suốt một năm. Dù trước đây bạn đã biết Cửu Bả Đao hay chưa, cuốn này vẫn là một cánh cửa tốt. Tôi chân thành có lời mời bạn, cùng bước vào làm quen với mẹ Đao, luôn rất khỏe mạnh. Cùng cảm nhận một Cửu Bả Đao chân thực nhất, một cuốn tự truyện đồng hành chân thực nhất. Lúc gấp sách lại, cũng xin đừng quên “Mẹ, thơm một cái” nhé… Suỵt! Cuốn sách này đoạt danh hiệu cao quý nhất “Mười cuốn sách hay - Không Đề Cử Không Là Người” do Dân Minh Thư Phường xuất bản. Lời tựa của Osf Xù Tiểu tiên nữ Cái quái gì? Phải viết tựa? Đùa chứ? Phận sự của em chỉ là đọc truyện cười, cười xong thì gửi cho anh để cười cùng, không phải à? Thưa tiên sinh G, ngài không sợ chết sao mà bảo đứa dốt văn như tôi viết lời tựa. Thôi được, lúc mới nghe thấy, vui hết cả người, nhà văn mình hâm mộ lại mở lời yêu cầu mình viết tựa. Tôi cảm động chảy cả nước mũi đấy! Nhưng vụt nghĩ lại, phát hiện mọi sự thật đáng ngạc nhiên, tôi chỉ là cô em hay gửi truyện cười thôi mà! Hơn nữa trình ngữ văn rất kém, sao lại là tôi viết tựa? Thế thế thế… thế này thật là xấu hổ quá. (Kết luận gì đây?) Nhưng mà nể ngài Đao van nài khổ sở nước mắt rưng rưng, tôi đành phải nhảy xuống nước thôi! (Thật sự không phải anh ấy vừa mới đề nghị thì tôi đã hớn hở gật đầu lia lịa đâu.) Có phải viết tựa là phải giới thiệu quảng bá cho tác giả hoặc cuốn sách này không? Nhưng mà, nói thật, tôi vẫn chưa biết giới thiệu cái gì. Từ ban đầu với Ngôn ngữ (Bom sợ hãi) đến Cà phê đợi một người, cho đến khi đọc Sát thủ, mỗi cuốn đều khiến tôi quên ăn quên ngủ, ngoài những khung cảnh chiến đấu máu lửa, cũng có những hình ảnh tình yêu ngọt ngào, càng không thể thiếu những khung cảnh máu tanh đầy biến thái, câu chữ của Cửu Bả Đao là thuốc phiện, dùng rồi là không cai được (nghe nói vì tôi không cai được mới thành ra cô em truyện cười). Tôi chỉ có thể nói là, nếu bạn không có thời gian, thì bạn đừng nên đọc sách của Cửu Bả Đao, bởi vì bạn chắc chắn sẽ bị nghiện. Toàn nghe thấy mọi người bảo con gái gần gũi hơn, đương nhiên con gái cũng khá tinh tế (không được phủ định, vì tôi cũng là con gái). Nhưng ai dám nói con trai không gần gũi? Con trai cũng có mặt tinh tế của con trai chứ? Trong cuốn sách này không có khoa học viễn tưởng, hoặc tình yêu, có chăng, chỉ có sự gần gũi thuộc về anh chàng đầy nhiệt tình đó. Lời tựa cua atajdem (Nữ cảnh sát “Linh vật Thiên Minh” ata) Xin chào bạn, người đang đọc sách, tôi là ata, bạn chắc chắn không quen tôi, đó là bình thường. Nhưng bạn nhất định phải làm quen với Cửu Bả Đao. Cuốn sách này không giống với Cửu Bả Đao trước đây, nó viết về tình cảm chân thành tha thiết. Hoặc, không nên gọi đây là truyện, mà là ghi chép. Đồng thời, đó còn là một ghi chép mang theo những mong đợi và chúc phúc của rất nhiều người. Lúc được đăng lên mạng, có biết bao nhiêu trái tim phập phồng theo những câu chữ này? Có bao nhiêu người đã cầu nguyện cho mẹ Đao? Càng khỏi nói đã làm đỏ hoe bao nhiêu đôi mắt? Rất nhiều người vốn không quen biết, đã nhờ thế mà gắn bó nương tựa vào nhau, một mình trong phòng cũng có thể cảm nhận được những cái ôm ấm áp. Những lời nói trên mặc dù rất thật, nhưng rất buồn nôn, viết ra khiến tôi thấy hơi xấu hổ. Nhưng chính như vậy mới làm nổi bật đặc điểm loạn xì ngậu của Cửu Bả Đao. Nếu bạn cũng giống tôi, trực tiếp dõi theo Cửu Bả Đao trên mạng, chắc chắn bạn sẽ không dám tin, những câu chuyện nhiệt huyết sôi trào đó được cậu ta viết ra. Tôi phải nói rằng, Cửu Bả Đao là con người kỳ quặc, trong cái đầu đó không biết chứa những thứ quái quỷ gì. Có lẽ, diễn đạt chính xác hơn là, cậu ta chính là một thằng bé to đầu. Ai lại nửa đêm kêu toáng lên hôm sau nhất định phải ăn bằng được bánh pudding, sau đó tự động quên mất, lại còn tự cáu bẳn với mình? Ai tán gái bị ê mặt còn vô tư cười ngố công bố với thiên hạ? Hơn nữa, ai lại đi tìm một người không quen biết để viết lời tựa cho cuốn sách quan trọng thế này? Cửu Bả Đao, cậu thật là ẩu tả. Nhưng mà cái ẩu tả của Cửu Bả Đao rất đáng yêu. Sự bướng bỉnh của cậu ta còn thể hiện ở buổi ký tặng sách, ký mỏi gãy tay vẫn khăng khăng phải ký cho tất cả mọi người. Tôi không rõ các nhà văn khác thế nào, nhưng với Cửu Bả Đao, tôi có thể đảm bảo sự ủng hộ của mỗi độc giả sẽ được Cửu Bả Đao đáp lại với 200% sức lực. Chào mừng gia nhập thế giới của chúng tôi. Nguồn ebook: http://luv-ebook.com/ Lời tựa của em Hân: Bắt đầu từ cuốn sách này, kết thúc từ cuốn sách này Biết Cửu Bả Đao từ tháng Bảy năm ngoái, cuối năm ngoái chính thức làm người quản lý của anh ấy. Tôi vẫn nhớ mình đã cảm động đến nỗi nước mắt chứa chan khi lần đầu tiên đọc xong Hắt hơi, lúc đó nghĩ Cửu Bả Đao nhất định rất đẹp trai! Cao 180cm là cái chắc, ánh mắt sắc sảo và cái uy coi thường thường tất cả… cho đến thời khắc Cửu Bả Đao lần đầu bước vào văn phòng, bốn mắt nhìn nhau, tôi thừa nhận tôi đã bị thất tình (xóc tay nhún vai). Anh ta không phải Cửu Bả Đao, anh ta không phải Cửu Bả Đao… Người anh hùng trong trái tim tôi không thể là chàng lùn gãi đầu bẽn lẽn tóc xoăn này được. Đại ca ngượng ngùng chìa ra một cuốn Công phu đã ký tên tặng tôi. Lúc đó tôi cực kỳ nghi ngờ đại ca đang có ý (với một chân dài đạt chuẩn, thường hay cảm thấy người khác có tình cảm với mình là điều hợp lý thôi). “Cuốn này nhỉ… thật sự. Thật sự không tệ đâu, đọc nhé! Thật đấy…” Đại ca vừa tay ngoáy lỗ mũi giới thiệu sách vừa cười ha hả một cách “khiêm tốn”. Búng cục gỉ mũi lầy nhầy khỏi tay, chưa kịp bỏ chạy thì tay của đại ca đã túm chặt lấy tay tôi để chào tạm biệt. Nhìn theo bóng dáng đại ca, tôi nghĩ bụng: “Sách của nhà văn này cũng khá là hay, đáng tiếc bị thần kinh.” Sau đó tôi ra nhà vệ sinh lấy sữa rửa tay rửa mười ba lần. Về sau, điều chỉnh nhân sự, tôi chính thức tiếp nhận công việc người quản lý. Không tránh khỏi phải thảo luận với đại ca vài lần về đường lối chiến đấu sắp tới của chúng tôi. Rất mừng vì nhà văn của tôi không những tài hoa, còn hết sức tự tin. Đại ca chẳng bao giờ che giấu tính cách cá biệt của mình, cũng chẳng bao giờ thèm quan tâm người khác nghĩ mình thế nào, chỉ ra sức làm một Cửu Bả Đao. Điều đó khiến tôi bị cuốn hút bởi nhà văn “chín con dao” này, và dám làm những việc chính tôi cũng không biết có làm nổi không, vì anh ta. “Triển lãm sách quốc tế Đài Bắc, cô làm MC nhé?” Biên tập của Cái Á bảo. “Em dẫn chương trình?” Tôi tròn mắt. “Đi mà.” “Vâng!” Lần đầu dẫn chương trình hoàn toàn là việc bất ngờ, tôi nhận liều, nhưng con người cứng đầu của tôi cũng bắt đầu xây dựng dự án đầu tiên cho Cửu Bả Đao. Tôi bắt đầu cày các bài viết trên BBS Vô Danh, bởi vì làm dự án dành cho Cửu Bả Đao thì phải bắt đầu từ tìm hiểu “văn hóa” của Cửu Bả Đao. Chương trình đầu tiên hình thành: “Ký sách tặng lót ngực”, tôi với đại ca đều rất hào hứng. Rất vui vì ý tưởng sáng tạo này ở triển lãm sách quốc tế Đài Bắc đã được lên nhật báo Apple. Logo “Chủ nghĩa ngực trái” thuộc về Cửu Bả Đao cũng bắt đầu chính thức được vận hành trong thực tế. Tôi bắt đầu yêu mến công việc này, muốn biến hóa ra càng nhiều những dự án “siêu khó đỡ”, những lần thảo luận với đại ca, có ngạc nhiên, hào hứng, cũng có lúc thấy không phù hợp, dần dà tôi bắt đầu bận rộn, bận làm sao cho đầu óc không dừng lại, tôi chỉ muốn đuổi kịp tốc độ của đại ca, nhưng đại ca không hổ danh là đại ca. Bất chấp tôi bán bản quyền nhanh đến mấy, anh ta luôn luôn vượt qua tôi với tốc độ bệnh hoạn. Đại ca: “Chúng ta đua một kỷ lục nhé! Mỗi tháng một cuốn sách, liên tục trong một năm.” Đại ca siết chặt nắm tay, làm tôi cũng nhiệt huyết dâng trào. “Vậy tôi cũng mạnh tay bán bản quyền, cố gắng đạt kỷ lục một triệu!” Tôi cũng chốt mục tiêu vĩ đại. Sức hút của đại ca lúc nào cũng rất lớn, khiến người ta khó thoát ra. Dù chỉ là đi theo anh ta thôi, cũng cảm thấy được cùng mọi người trải nghiệm những việc kinh ngạc tuyệt vời là một vinh dự. Không ai có thể mãi mãi cầm con Át để chơi ván bài cuộc đời, đại ca cũng thế… Tin xấu về mẹ của đại ca nằm viện đã truyền tới, khiến anh rơi vào trạng thái ảm đạm hiếm hoi, mấy lần gọi điện thoại đều cảm nhận được anh đang mệt mỏi, lại cộng thêm thử thách khoảng cách với Xù, lúc đó có lẽ đại ca đang rất cô đơn! Một mình nghiến răng chiến đấu vì hai người phụ nữ quan trọng nhất của mình. Trước mặt tôi hiếm khi đại ca tỏ ra lo lắng, có thể vì tôi mới làm việc, không muốn tôi bị quá nhiều áp lực. Nhưng bóng dáng cô đơn của anh không che giấu nổi, có lúc chúng tôi đi trên phố, người trước người sau, cảm giác đại ca chỉ như cái xác không hồn, mặc dù đến lúc chiến đấu đại ca lập tức có thể thao thao hùng biện, nhưng anh không vui. Mấy lần đại ca gọi điện về hỏi thăm tình hình mẹ, vài lần lén đọc mấy cuốn sách trên mạng lúc nửa đêm, cảm nhận sâu sắc được đại ca đang rất cố gắng. Những gì tôi có thể làm, thực sự không kịp với tốc độ của anh ấy. Chỉ là giống như đại ca từng nói: “Cuộc sống chính là chiến đấu không ngừng nghỉ.” Là một chiến hữu, vì đại ca chưa chịu đầu hàng, việc của chúng tôi chính là dốc hết sức chiến đấu. Cửa ải tiếp cửa ải, ải nào cũng qua, mẹ của đại ca đã vượt qua ải khó, một việc vốn có thể đánh ẳ sập đại ca, nhưng không thành…, tôi nghĩ từ đây chắc sẽ chẳng còn sự việc nào đốn gục được đại ca nữa! Chúng tôi đã cùng vượt qua được cửa ải. Thật là vinh dự lúc bấy giờ người quản lý đồng hành cùng anh là tôi, được chứng kiến sự biến chuyển của một nhà văn mạnh nhất quả đất, vô giá. Sau đó, tôi vẫn giống một người mẹ, giúp đại ca xếp lịch, theo anh ta đi diễn thuyết, tổ chức hoạt động ký tặng, thương lượng hợp tác với nhà sản xuất… công việc ngày càng bận rộn hơn khiến tôi ngừng suy nghĩ về rất nhiều thứ. Tôi chỉ tâm niệm cùng đại ca mạnh hơn nữa, hơn nữa, mặc kệ tình trạng sức khỏe, mặc kệ làm ngoài giờ rồi lại ngoài giờ, đầu óc tôi ngoài quản lý nhà văn chẳng còn chứa được thứ gì khác, bởi vì đây là công việc của tôi và nhà văn mà tôi ngưỡng mộ, rất hiển nhiên. Công việc ngày càng quen tay và cái tôi ngày càng teo tóp. Niềm vui của tôi xây lên từ thành công của mỗi dự án, mỗi hợp đồng được ký kết. Có vẻ rất hợp lý, nhưng thật ra có chút bệnh hoạn. Nửa đêm tôi thường mất ngủ, lo lắng sự kiện và hợp đồng của tháng này có thuận lợi hay không, ban ngày tôi thường xuyên bỏ bữa, lo lắng với chỉ số bảng xếp hạng của tuần, tôi không biết vấn đề nằm ở đâu, niềm vui của tôi hình như không còn đơn giản nữa, đây là ước mơ của tôi sao? Tôi đã nghiêm túc tự vấn bản thân. Cuối cùng, tôi nhớ ra một giấc mơ đã bị tôi phủ bụi quá lâu ngay… Tôi muốn làm những điều tôi muốn làm. “Đại ca, nếu tôi ra đi, anh sẽ thế nào?” Tôi hỏi. “Tôi không giữ chân cô đâu, không phải là không muốn, mà là không nỡ.” Đại ca trả lời một cách cảm tính hiếm hoi. Thế là, tôi đưa đơn thôi việc, mặc dù quyến luyến, nhưng tôi rất vui. Trước khi thôi việc, không bận rộn như tôi tưởng tượng, cảm ơn sếp đã thông cảm với tôi, cho tôi nhiều thời gian để kết thúc công việc. “Sắp nghỉ rồi, xin cô sớm yêu đương tận tình.” Đại ca lắng nghe tiếng gõ bàn phím lách cách của tôi. “Tôi chẳng cần.” Tôi trả lời bướng bỉnh, kiểm tra nội dung chi tiết của hoạt động ký sách Sát thủ 2 và Thợ săn mạng sống 6. “Ừm… cô thế này là rất không lành mạnh đấy!” “Tôi vốn là đứa nghiền công việc mà.” Tôi ngoáy lỗ mũi. “Đại học Trung Sơn, đi cùng nhé!” “Ok!” Tôi gật đầu. Buổi thuyết trình cuối cùng trong nhiệm vụ người quản lý nhà văn, đã giúp tôi tìm thấy ngã rẽ cuộc đời. Trong buổi chia tay ký tặng sách Sát thủ, công lý rõ ràng, tôi đã kết thúc đời độc thân. “Cảm thấy tình yêu rất được nhỉ?” Giờ thì đến lượt đại ca bù đầu cho kịp đăng tạp chí HERE. “Rất được.” Tôi hài lòng ôm bạn trai. “Mẹ, thơm một cái sắp xuất bản, viết cho tôi một lời tựa nhé!” Đại ca nói. “Tôi viết tựa á? Hơi bị kỳ cục đấy.” Tôi nhíu mày. “Để làm kỷ niệm!” Đại ca cúp máy, tiếp tục cày. Tôi ngồi trước máy tính, sắp xếp lại từng li từng tí của năm qua. Thực lòng, tôi không thể cầm bút viết trọn vẹn cảm giác của mình. Nhìn lại những gì đã qua khiến tôi khóc lên khóc xuống, làm cuốn sách trở nên u buồn. Nếu nói tôi sẽ không quyến luyến thì là nói dối, bởi một năm qua tôi đã được rất nhiều rất nhiều, từ độc giả hâm mộ, đối tác công việc (cảm ơn hai nhà xuất bản Xuân Thiên và Cái Á đã bao bọc và hỗ trợ tôi, không có sự giúp đỡ của quý vị sẽ không có tôi hôm nay), dĩ nhiên còn có niềm tự hào về kết quả nữa. Tôi rất không nỡ rời xa, nhưng nếu chỉ có chìm đắm trong thành công đã qua thì sẽ không có thành công hơn sắp tới. Tôi quyết định lau khô nước mắt, và hồi tưởng lại những hình ảnh vui tươi. Bởi vì đây là một cuốn sách kết thúc có hậu. Cuốn sách bắt đầu vào khoảng thời gian tôi được giao làm người quản lý nhà văn, viết xong sau khi tôi thôi việc chừng một tháng, cảm ơn đại ca tặng tôi một kỷ niệm thôi việc đặc biệt thế này, có thể chúng ta sẽ không bao giờ là quan hệ chủ tớ nữa (xin lỗi nhé, tôi không nghĩ ra từ nào thích hợp hơn), nhưng chúng ta mãi mãi là bạn! 8/11/2005 tại đại học Trung Sơn, Cao Hùng (đúng ngày sinh nhật tuổi 28 của tôi). Lời tựa của mẹ Đao Khoảnh khắc thông báo mắc bệnh ung thư máu, đúng là nhớ mãi không quên. Vẫn nhớ hôm đó, một mình đối diện bác sĩ, hai mắt đỏ hoe, đạp xe, về đến nhà còn thấy mình rất dũng cảm. Ai ngờ chồng ở nhà đã đầm đìa nước mắt từ lâu, nhìn thấy tôi thì gần như suy sụp, tôi không còn kiềm chế được nữa, khóc òa ngay trong tiệm thuốc. Vẫn chưa đủ, tôi chạy lên phòng ngủ, nhìn từng căn phòng, khóc trong từng căn phòng, thậm chí ngồi ở phòng bóng bàn trên tầng bốn vừa kêu vừa khóc, không còn phân biệt được mồ hôi hay nước mắt nữa. Ngay tối hôm đó, tôi nhẫn tâm bỏ mặc một chàng trai khóc lóc ở nhà, đi ra Kim Thạch Đường, mua một lèo bốn cuốn sách về huyết học, đây không phải là phong cách thường ngày của tôi, nhưng có lẽ trong thâm tâm từ khi đó đã bắt đầu chuẩn bị chiến đấu. Đúng lúc mẹ chồng đang về nhà ngoại, ba thằng con trai đều đang học ở Đài Bắc, chúng tôi thấy cô đơn vô vọng biết bao. Vào nằm điều trị ở khoa huyết học và u bướu bệnh viện Chương Cơ, sau đó về nhà thì đã bốn mươi ngày sau. Ở trong phòng bệnh cách ly, sốt, ngất, ngã, ho ra máu, ba đứa con trai thành tâm cầu xin Bồ tát phù hộ, chép Tâm kinh và niệm Tâm kinh cho tôi, mỗi đứa nguyện giảm thọ sáu năm để chuyển cho tôi, chồng thì bảo giảm thọ mười năm để cho tôi, tôi bằng lòng tiếp nhận những tình yêu đó của mọi người. Thật vậy, bởi vì tôi cần những năm tháng đó biết chừng nào, tôi còn rất nhiều việc chưa kịp làm, lâu nay tôi cứ tưởng mình là robot vô địch, không đời nào ra đi sớm. Sống trong sự động viên của yêu thương, hóa trị liệu càng ngày càng thuận lợi, hiện tại tôi làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị Vương Toàn Chính, mỗi tháng vào Chương Cơ lấy máu xét nghiệm theo dõi một lần, chú ý đề phòng cảm cúm, tôi đi bơi để tăng cường vận động, tự tập khí công, mỗi tuần đi chợ hai lần như trước, làm những món ăn mà tôi thấy có lợi cho sức khỏe, ăn trong niềm vui. Còn cả đi du lịch ở Nhật Bản và Đại lục với đôi giày bạn đọc Tỏa Nhi của Cửu Bả Đao tặng nữa, tôi vô cùng hạnh phúc. Cảm giác được sống lại bao trùm quanh tôi mỗi ngày. Tôi trưng bày cuốn sách của Cửu Bả Đao trên giá trong tiệm thuốc, khoe với bà con hàng xóm. Ngày tháng của tôi đầy đặn và vui vẻ. Sắp tới con dâu trưởng sinh nở, một sự sống mang lại hy vọng mới cho tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị cho em bé Umi một căn phòng mới, bắt đầu mua sắm rất nhiều thứ, gia đình tôi sắp tới chắc chắn rất đông vui. Vui lắm. MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 1: 22/11/2004 Đang ở bên mẹ, thời gian 8 giờ 44 phút, tối 22 tháng 11 năm 2004. Đến phiên tôi và ba. Hôm nay mẹ nằm viện đêm đầu tiên, bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Lúc trưa, báo cáo xét nghiệm vừa “ra lò”, bác sĩ sải bước tới trước giường bệnh, tuyên bố tin dữ này với người đang ngồi bên chân mẹ là tôi. Tôi đang bê hộp cơm, mồm đầy giá đỗ với thịt nướng, ngồi khoanh chân trên giường bệnh, đang tỏ vẻ háu đói cho mẹ xem. Trong tích tắc bác sĩ nói tên căn bệnh, tôi phát hiện trong phòng chỉ có mẹ tôi, tôi và thằng út, tôi vụt biến thành chỉ huy tối cao, nhưng tôi gánh không nổi việc đó. “Đợi đã, để cháu gọi anh cháu đến nghe!” Tôi buông vội hộp cơm, lao ra khỏi phòng bệnh đi tìm anh. Từ khi mẹ ngã bệnh, anh trở thành trụ cột gia đình, vô số họ hàng đều hỏi thăm bệnh tình mẹ qua anh. May vì anh học đại học ngành dược, làm thạc sĩ về dược phẩm thô, làm tiến sĩ về trị liệu ung thư. Càng may sao anh là một người anh đúng nghĩa. Tìm mãi mới thấy anh, bình tĩnh thông báo ý nghĩ ngây thơ “mẹ chỉ bị thiếu máu nặng, vất vả lâu ngày sinh bệnh mà thôi” của chúng tôi đã tan thành mây khói, sau đó níu chân bác sĩ ở sảnh để hỏi sau đây phải làm thế nào. Bác sĩ họ Vương rất tốt bụng, chẳng chịu nói thẳng gì hết. Trong đầu tôi xoay mòng mòng kết quả google, một bác sĩ quen qua mạng, và một bạn cũ của mẹ đã qua đời mấy năm trước vì căn bệnh tương tự. Bác sĩ nói xong bỏ đi, đầu tôi trống rỗng. Anh cả nắm chặt vai tôi lay lay bằng một thái độ tôi chưa từng thấy: “Làm sao đây!” Làm sao đây? Chúng tôi đều chưa hết bàng hoàng, nước mắt chưa kịp chảy, trong đầu hiện ra mấy cú điện thoại cần gọi. Ba, ông ngoại, mợ, cô hai, cô ba, chú ba, cậu út… Trở lại phòng bệnh, anh tôi thật thà khai hết tình hình với mẹ. Dù sao hồi trẻ mẹ tôi cũng từng làm hộ lý, giấu sao nổi. Sáng nay lúc ở chỗ đợi, mẹ còn đọc cuốn Phân tích chẩn đoán lâm sàng mới mua, sáng suốt lắm. Ba anh em cùng nhìn mẹ. “Cấm đứa nào khóc.” Mẹ nói. Tôi cuộn tròn ôm lấy đầu gối mẹ, lén gạt mấy giọt nước mắt. “Đương nhiên không được khóc, bây giờ phát hiện ra sớm, chắc chắn vượt qua được.” Anh cả động viên mọi người, thằng út phụ họa. Nói là phát hiện sớm có khi cũng đúng. Hồi tháng Tư, mẹ thấy mệt đã tự đi xét nghiệm máu, các chỉ số về máu đều không cho thấy điều gì, mãi tận đến tuần trước. “Mẹ, mẹ là người quan trọng nhất của tụi con, thực sự không thể thiếu mẹ được.” Tôi nắm chặt bàn tay mẹ. “Ở trên mạng, con được công nhận là nhà văn tự cao tự đại tự tin trầm trọng, nên mẹ cũng phải tự tin vượt qua hóa trị liệu.” “Biết rồi mà. Đây là di truyền.” Mẹ gượng cười. Sau đó, từng người lần lượt ra chỗ ti vi bên ngoài bệnh viện lén khóc, rồi phân công nhiệm vụ tiếp theo. Là nhà văn tự do và học viên cao học đang bị treo bằng, tôi quyết định dời nơi ở trọ từ Bản Kiều về Chương Hóa, ngày ngày bám mẹ và viết truyện. Anh cả thì hoãn tiến độ ở phòng nghiên cứu lại, lái con xe mười hai năm tuổi, phi đi phi về giữa Đài Bắc với Chương Hóa. Thằng út đang học cao học năm hai bận nhất, chỉ dặn nó cố gạt bỏ mọi việc ngoài lề không quan trọng, năng về Chương Hóa với mẹ. Bởi vì là mẹ. Người quan trọng nhất trong nhà. Mọi người lau nước mắt, xốc lại tinh thần, trở về phòng bệnh nói chuyện cùng mẹ. Bảo là “nói chuyện”, thực ra thần sắc của mẹ rất yếu, chỉ muốn mọi người yên tâm mà thôi. Khuyên nhủ vài câu xong, mẹ bắt đầu thử cố nhắm mắt ngủ. Sau đó chị dâu tương lai của tôi đến. Mắt cũng đỏ hoe. Tranh thủ lúc anh cả và chị dâu tương lai ở đây “trấn giữ”, tôi tranh thủ bắt taxi về nhà trám răng, sau đó đi cắt mớ tóc sắp mọc thành cái nấm trên đầu mình. Kể ra cũng lạ, chiều hôm qua lúc tôi dùng chỉ nha khoa móc kẽ răng, không biết tại sao răng cửa bên phải bung ra một miếng ở mặt sau, đó là miếng trám bằng sứ trước đây, dùng chỉ nha khoa móc qua móc lại một hồi thế nào mà bung mất. Bung ra dĩ nhiên không dùng lại được, vì xung quanh lỗ thủng đã bị vết sâu răng mới, bây giờ cần đục rộng thêm lỗ răng để trám lại. Nằm trên ghế tại phòng khám nha khoa êm ái, kể như đang tranh thủ “ăn cắp” chút nhàn rỗi, tranh thủ thở lấy hơi. Đúng lúc mơ màng sắp thiếp đi, đầu óc chợt lóe sáng, nhớ lại một chương trình truyền hình bói toán từng nói rằng, nếu chiêm bao thấy rụng răng cửa, thì trong đời thực bố mẹ sẽ bị bệnh rất nặng. Chính là sự việc của hôm qua. Nhưng chương trình đó còn bảo rằng, có thể cứu chữa được. Lòng tôi chợt nhẹ nhõm, may sao mình kịp thời quyết định trám răng, để còn ăn thật nhiều lấy sức chăm mẹ, theo nguyên tắc mệnh lý, chắc chắn mẹ sẽ bình phục. Trám răng xong, tôi đến hiệu cắt tóc. Vừa ngồi xuống, dưới bàn tay xoa bóp dễ chịu của cô nhân viên phục vụ, tôi bèn nhắm mắt lại, bắt đầu hồi tưởng mọi chuyện về mẹ. Mẹ thích màu tím. Nhưng hiếm khi mua đồ màu tím. Mẹ thích mường tượng cảnh mua nhà mới. Giấc mơ này chúng tôi mới thực hiện được tuần trước. Cố gắng vay ngân hàng gần hết giá trị căn nhà, chuẩn bị sau sinh nhật mẹ sẽ chuyển về nhà mới. Mẹ thích những thứ chúng tôi thích. Bao gồm cả chó, và các cô gái. Về tình yêu, tôi không phải là đứa “chín sớm” nhất nhà, nhưng mở mồm ra toàn nói tình yêu thì tôi là độc nhất vô nhị. Trong nhà, buồng tắm và nhà bếp chỉ cách một tấm rèm, những đứa bạn tôi có may mắn đến nhà tôi tắm rửa thường không thoải mái, cảm thấy mọi riêng tư đều lộ liễu theo tiếng nước giội. Nhưng chính vì vậy mà ba anh em tôi từ nhỏ đều thích vừa tắm vừa nói chuyện với mẹ đang nấu ăn bên kia tấm rèm. Thời gian đa phần là lúc đi học về, nhân tiện huyên thuyên chuyện trường lớp linh tinh. Tiếng lạo xạo của cái “bồ cào” sắt mẹ đảo thức ăn hòa lẫn tiếng giội nước tắm của chúng tôi, nhưng không hề ảnh hưởng tới câu chuyện giữa mẹ và con. Hơi nước nóng từ dưới tấm rèm nghi ngút bốc lên, tôi nghĩ đó là lúc mẹ vui nhất trong ngày. Trong lúc tắm tôi rất thích nói với mẹ những chuyện đại loại như “con nhất định sẽ cưới ai làm vợ”, hoặc “có vẻ như con sắp cưa được ai ai ai đó rồi”. Từ tiểu học đến đại học, nữ nhân vật chính trong các lời thề của tôi đã thay không biết bao lần, nhưng tấm rèm chỉ thay có một lần. “Mới bằng này tuổi nghĩ làm gì nhiều thế! Chăm chỉ học hành đi là được!” Mẹ lúc nào cũng trả lời như vậy, nhưng chưa bao giờ trong lời nói của mẹ có sự nghiêm túc. Đôi khi cũng tự nhiên thành cự cãi, tôi đội khăn tắm, thở phì phò tức giận, ném ra một câu “Hừ! Không nói với mẹ nữa!” Ra khỏi buồng tắm, sẽ thấy mẹ vừa bê thức ăn ra bàn vừa lặng lẽ rơi nước mắt, lần nào tôi cũng lấy làm hối hận, chỉ muốn mẹ thưởng cho vài tát tai. Có thể mẹ thích sự theo đuổi của con trai đối với tình yêu, càng có thể đơn giản là mẹ thích chìm đắm trong những cuộc trò chuyện đời thường với con mình. Miên man nghĩ ngợi, tôi định bụng thay mẹ viết gì đó. Hoặc, thay cả gia đình lưu giữ lại những kỷ niệm chung đẹp đẽ. Đoạn ký ức này nên đặt tên gì nhỉ? Ngồi trong tiệm cắt tóc, gần như ngay lập tức tôi hình dung ra bóng dáng bé nhỏ của mẹ dắt chiếc xe đạp, bẽn lẽn ngoái lại nhìn chúng tôi. Ngồi trước gương, tôi không dám mở mắt ra. Mẹ ơi, mẹ nhất định phải bình phục. 9 giờ 30 phút tối. Ba đi về rồi, lát nữa thằng út tắm xong sẽ đến thay. Phòng bệnh chỉ còn tôi ở với mẹ. “Hì hì, bây giờ mẹ chắc phải lo lắng nhất rồi.” Tôi mở ibook (ứng dụng đọc sách điện thoại), ngồi trên giường phụ, tựa lưng vào tường. “Vì sao?” Mẹ ngạc nhiên. “Vì chỉ còn lại thằng vô tích sự nhất.” Tôi tự trào. Quả thật thường ngày tôi đúng là thằng sống lôi thôi luộm thuộm nhất. “Làm gì có, nhiều khi con rất chu đáo tỉ mỉ.” Lúc nói, hình như mẹ đã phát hiện tôi lén dùng ibook che nước mắt, nhưng rồi mải nói một lúc lại ngoảnh cả đầu sang. Cho nên, tôi không hề chu đáo tỉ mỉ chút nào. Nguồn ebooks: http://luv-ebook.com/ Tôi vừa gõ câu chuyện này, vừa nói chuyện với mẹ về một mớ thông tin về bệnh máu trắng tôi kiếm được trên mạng. “Mẹ ơi, hóa ra cấp tính còn dễ trị hơn mãn tính, lại may không phải dạng lypho mà là dạng tủy, năm đầu tiên xác suất sống hơn 60%, mẹ chắc chắn qua được.” Tôi nhắc mẹ. “Mẹ sẽ qua.” Mẹ đáp, một tay gác lên trán như đang che bớt ánh đèn huỳnh quang. Đây là tư thế rất đặc trưng của mẹ, tôi cảm thấy trong đó ẩn chứa thành phần đau khổ. Sau đó, tôi kể chuyện trám răng, rồi cả chuyện nhớ lại chương trình truyền hình liên quan đến mệnh lý bói toán. Tôi nhắc cho mẹ nhớ chúng tôi đã cùng xem chương trình đó, người dẫn chương trình là Huống Minh Khiết. “Cho nên con nói là thật, con đã trám răng rồi, nên chắc chắn mẹ sẽ khỏe lên thôi. Mẹ ạ, con nhắc lại nhé, mẹ là người quan trọng nhất trong nhà, là ý nghĩa cuộc đời của bọn con.” Tôi nói. “Biết rồi mà.” Mẹ nhắm mắt lại. Mặc dù nhà tôi giống như đa số các gia đình truyền thống khác, không hay mở miệng ra là cứ yêu với đương, nhưng có những thời điểm, cảm xúc không thể truyền đạt qua tâm linh tương thông được. Tôi không hiểu tại sao lại để lỡ những cảm xúc đó một cách vô ích như thế. Mẹ nằm trên giường, thỉnh thoảng để mắt tới tốc độ nhỏ giọt của dịch truyền. Mẹ đang thể hiện kinh nghiệm phán đoán của hộ lý chuyên nghiệp, sau đó quyết định gọi y tá đến. Quả nhiên, huyết tương truyền đã sắp cạn. Tôi nhìn dáng người nhỏ bé của mẹ, mẹ lại đang dần dần thiếp đi. Vài tiếng đồng hồ trước, thằng út nói một câu rất láo: “Mẹ à, cả đời mẹ chưa bao giờ được ngủ một giấc ngon, nhân cơ hội này nghỉ ngơi đi mẹ.” Chẳng hiểu sao nữa, lúc đó rất muốn bảo nó câm miệng, tuy rằng đó là sự thật chua xót. Tôi nhìn mẹ ngủ, nhẹ nhàng ôm lấy cánh tay mẹ đang cầm ống truyền và dán đầy băng dính. Dáng mẹ ngủ còng queo vẹo vọ, đã di truyền sang tôi, toàn bộ. Mẹ bỗng nhíu mày, ngón tay ngoáy vào lỗ tai mấy phát, sau đó tiếp tục giấc ngủ dang dở và bất an. Mẹ rất thích ngoáy tai anh em tôi, nhưng không cho bọn tôi ngoáy tai mình. Nói cho cùng thì cũng phải thôi, vì trình độ ngoáy tai của mẹ đã tới mức thần sầu, tôi từng tận mắt chứng kiến một người hàng xóm chạy sang nhờ mẹ giúp, kết quả móc ra một cục ráy tai đen sì sì, người kia cảm ơn rối rít ra về. Ráy tai của tôi nhiều nhất trong ba anh em, nói là ngoáy mãi không hết cũng đúng. Nhưng xét kỷ lục thì phải là anh tôi, lần đầu tiên bị bố bắt “đứng gội đầu”, sáng hôm sau rơi ra một cục ráy tai cực lớn. Khi ngoáy tai, mẹ thích hỏi chuyện nọ chuyện kia, bọn tôi bị buộc phải ậm ậm ờ ờ trả lời mẹ. Mỗi khi lấy ra được một mảy nhỏ, mẹ lại quệt lên cánh tay bọn tôi. Có lần còn đem một cục ráy tai cực đại cho vào túi ny lông bằng bàn tay, giao cho bọn tôi giữ làm kỷ niệm hoặc đem khoe khắp nơi. Nhưng hầu như chẳng bao giờ thực sự lưu giữ cả, mấy lần bị con cá tôi nuôi trước đây ăn mất. Mấy năm gần đây tôi mới bắt đầu nghĩ cách ngoáy tai cho mẹ, nhưng trình độ kỹ thuật còn kém xa. Mẹ rất sợ trình độ gà mờ của tôi, thường kêu đau đòi thôi, đồng thời kiên quyết rằng đợt công kích vừa xong của tôi hoàn toàn không phải là “mẹ ơi, chỉ mới ở bên ngoài thôi mà” như tôi nói. Hồi trước những lúc nhàm chán tôi hay nghĩ linh tinh, nếu về già mắt mẹ mờ rồi, thì ai ngoáy tai cho tôi đây? Vài lần tôi tự cầm cái móc cho vào tai khều thử, nhưng không sao ngộ ra được bí quyết. Chỉ mỗi việc nhỏ này thôi, đã thấy mẹ là người không ai thay thế được. Thằng út đến. Tôi trao “tín vật”. Hôm nay nó ngủ lại bệnh viện với mẹ, sáng mai về Đài Bắc, đổi cho thằng ấm ớ là tôi ra trận. Nhưng ngày mai là ngày đầu tiên làm hóa trị liệu. Tôi rất sợ đau, cái này cũng di truyền. Tôi rất sợ thảm cảnh ngày mai chỉ còn lại mình tôi. Anh cả mới đến Đài Bắc, vừa gọi điện cho tôi, nói là anh chỉ tức sao không có nhiều anh em nữa cùng chăm sóc mẹ. Trong đầu tôi lại nghĩ đến các “thiết lập đoán trước” trong phim điện ảnh The symbol. Mỗi sự sắp xếp của ông Trời đều có lý do riêng. “Em vẫn hay nghĩ, có khi mẹ đẻ ra 3 anh em là có ý gì đó. Ba người cũng rất tốt.” Tôi bảo. “Anh biết.” Anh đáp, kết thúc cuộc gọi. MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 2: 23/11/2004 Tôi học cao học về xã hội học. Truyện viết đầu tiên Bom sợ hãi ẩn chứa ý nghĩa xã hội học, cũng là mục đích ban đầu phải viết thành một loạt truyện. Câu chuyện trong Bom sợ hãi nói về tầm quan trọng của “ký hiệu” đối với sự vận động của thế giới, cho nên tôi đã xây dựng nhân vật sinh viên đại học một sớm thức dậy phát hiện ra mình đang ở một thế giới xa lạ về ngữ nghĩa, tai chỉ nghe thấy những âm thanh hỗn độn, chữ viết biến thành mớ tạp nham méo mó, mọi biển hiệu, sách báo, tiền tệ, ti vi v.v… đều là những hình ảnh rối rắm. Sau đó sinh viên ấy gần như bị tâm thần phân liệt. Xây dựng một điều kiện không gian thời gian như vậy là vì, muốn biết được mức độ quan trọng của một cái gì đó, phương pháp nhanh nhất là “vứt bỏ nó”, để nó không tồn tại. Nếu một cái gì đó không tồn tại nữa, ta sẽ phát hiện ra quỹ đạo vận hành của thế giới xung quanh dần dần chệch hướng, hoặc mất cân bằng nghiêm trọng. Trải nghiệm sự hoang mang và sai lầm sẽ cho ta lĩnh hội được ý nghĩa quan trọng của sự tồn tại của thứ đó đối với bản thân. Nếu ông Trời bắt mẹ bị bệnh nặng vì mục đích như thế, tôi chỉ có thể nói rằng, sao phải làm điều thừa thãi vậy?! Sự quan trọng của mẹ không cần bất cứ chứng cứ hỗ trợ nào. Bây giờ là 2 giờ 35 phút chiều, mẹ nằm viện ngày thứ hai. Buổi sáng tôi đến thay ca cho thằng út, mang cho mẹ xô nước dùng để lau rửa và bức tượng Phật nhỏ. Họ hàng đến thăm nhiều, chú ba, cô ba, vợ chồng dì ba, bố mẹ vợ tương lai của anh cả. Tôi nghĩ đây thông thường là “giờ cao điểm” thăm hỏi bệnh nhân. Đến sau đợt hóa trị liệu, lượng bạch cầu sụt giảm mạnh, hệ thống miễn dịch suy yếu, sẽ phải đuổi khách, bảo vệ mẹ. Tôi nhìn mẹ liên tục giải thích bệnh tình cho họ hàng, nói đi nói lại rằng đã có chuẩn bị tinh thần, lần lượt an ủi mỗi người đến thăm. Mẹ thật mạnh mẽ. Tôi ầm thầm cầu khấn bộ gien di truyền yếu ớt của mình chỉ là đột biến cần thiết “để trở thành nhà văn có cảm xúc dồi dào”. Họ hàng như sóng, ập đến rồi tản đi. Bây giờ chỉ còn mình tôi. Buổi chiều mẹ nhận được điện thoại của ba, lại bắt đầu chỉ dẫn chỗ để các thứ vật phẩm trong nhà, cả vị trí của thuốc men trên giá, lời lẽ tỉ mỉ và phong phú, dễ dàng mường tượng ra dáng vẻ ba đang tìm kiếm đến luống cuống ở đầu kia điện thoại. Ba là một người đàn ông rất dựa dẫm vào mẹ. Vì thế ba không biết nấu cơm rửa bát, không biết giặt áo là quần, không biết quét nhà dọn dẹp, nửa đêm mỏi vai đau lưng thì mẹ đấm bóp mát xa, trước khi ngủ hay đòi ăn đêm. Một mẫu đàn ông sung sướng điển hình của Đài Loan thế hệ cũ. Nhà tôi nghèo, một núi nợ hơn hai mươi năm trả chưa xong, nhưng ba sống thoải mái, vì có mẹ thu xếp gắng gượng cân bằng thu chi, năm ngoái còn mua một chiếc xe RV mới. “Ông có nhớ uống thuốc trước và sau bữa tối không?... Trà gừng bột để ở cái tủ gương tôi hay pha cà phê, phía sau một tí… Số điện thoại đó tôi chép ở…” Mẹ nằm trong bệnh viện, vẫn điều khiển cuộc sống của ba từ xa. Ngoài cuộc sống ra, ba tôi còn dựa vào mẹ trong chuyện làm ăn ở tiệm thuốc. Nhà tôi mở tiệm thuốc, mức độ quán xuyến của mẹ đối với tiệm vượt xa tưởng tượng của mọi người. Mẹ rất chăm chỉ, thường xuyên thấy mẹ ôm cuốn Dược phẩm toàn thư dày cộp để tra tra dò dò. Với kiến thức chuyên môn hộ lý trước đây, mẹ không ngừng tìm tòi bổ sung tri thức tiên tiến nhất về sử dụng thuốc men. Mẹ còn hay bảo tôi lên mạng tra cho mẹ xem ý nghĩa của mấy từ khóa là gì. Cho dù tuổi đã cao, phải đeo kính lão, mẹ vẫn kiên trì như thế. Chính vì vậy, bao nhiêu khách hàng, người thân, láng giềng chòm xóm hễ ốm đau đều muốn tìm mẹ nhờ tư vấn phải làm thế nào, nên đi bệnh viện nào. Nghiễm nhiên mẹ trở thành quý nhân được yêu mến nhất trong khu dân cư. Tiệm thuốc cũng biến thành điểm trung chuyển thông tin của dân cư xung quanh đấy, đủ mọi chuyện ngồi lê đôi mách đều tự động tìm tới. @STENT: http://luv-ebook.com/ “Mẹ ơi, con dám chắc mẹ tranh cử tổ trưởng khu phố nhất định trúng!” Tôi từng nói vậy. “Chứ sao chứ sao.” Mẹ đáp tỉnh queo. Đối với mẹ, điều duy nhất quan trọng là lo toan tươm tất cho gia đình. Y tá mang đến một lô các tập tài liệu tuyên truyền về hóa trị liệu, bên trong liệt kê các tác dụng phụ sau trị liệu như chóng mặt, buồn nôn, rụng răng, rụng tóc v.v… và các sơ suất khách quan ví như nếu hóa chất bị thấm ra ngoài huyết quản… Tóm lại là nội dung đầy ắp đe dọa. Mẹ ngồi dậy, cùng tôi xem những tài liệu tuyên truyền đầy đe dọa đó. Tôi đọc thấy có nhắc tới uống nước chanh và ngậm gừng giúp ngăn cảm giác buồn nôn, bèn vội vàng gọi điện thoại nhắn ba tối nhớ mang đến. “Đừng sợ!” Mẹ rất quan tâm khi thấy tôi lo sợ, bởi vì tôi không giấu được cảm xúc. “Nhưng mà con sợ đau lắm, nghĩ tới lúc mẹ làm hóa trị liệu, ở đây chỉ có một mình con, con rất lo.” Tôi thành thật, liên tục nắn bóp bàn chân mẹ. Sau đó mẹ lại phải quay ra khuyên giải tôi, tôi không uổng danh là người chăm sóc tồi tệ nhất. Mãi đến khi điện thoại của anh cả gọi đến nhắn là chiều nay anh đi phỏng vấn ở viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp xong sẽ về Chương Hóa, tôi mới miễn cưỡng thở phào. Anh mà, rất vững chãi. Trong tưởng tượng, hình ảnh bệnh nhân ung thư sau khi hóa trị liệu sẽ nôn be bét, đau đớn kêu trời khóc đất làm tôi không thể chịu đựng một mình. Chỉ mong sao trên ti vi toàn nói nhảm nhí lừa khán giả. Y tá đến tiêm cho mẹ một mũi an thần và chống nôn, rồi điều chỉnh máy móc, bắt đầu truyền hóa chất hai tư giờ. Ngày mai hoặc ngày kia có thể sẽ đặt một mạch máu nhân tạo ở gần xương quai xanh của mẹ, để tiện cho truyền thuốc sau này. Y tá và mẹ thảo luận về tính tất yếu của mạch máu nhân tạo đó. Mẹ nói với một giọng rất vui vẻ và chắc chắn: “Không sao đâu, miễn là có tác dụng điều trị, tôi sẽ hết sức phối hợp, tôi đã quyết định phải kiên cường chiến đấu rồi.” Tuyệt quá. Sau đó mẹ lại bắt đầu nói về chuyện ba anh em tôi. Như thường lệ, từ khoe anh học tiến sĩ, hôm nay đi phỏng vấn nghĩa vụ quân sự ở viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp, rồi đến tôi, nhấn mạnh tuy tôi không vững vàng, rất khó nhờ cậy, nhưng lại rất giỏi viết truyện (liên quan gì đâu nhỉ!), sau cùng là thằng út, đang làm thạc sĩ ở trường Sư phạm, sang năm sẽ đi thực tập ở trường trung học Chương An. Sau nữa còn nhấn mạnh ba thằng con giai đều sắp bảo vệ luận văn, luận án, sắp tốt nghiệp cả rồi. “Vì vậy tôi nhất định sẽ bình phục.” Mẹ nói rất nhẹ nhàng. Đấy, tôi đã bảo sự tự tin dữ dội của tôi là có nguồn gốc cả. Thuốc an thần phát huy tác dụng, mẹ bắt đầu cảm thấy hơi mơ màng. Tôi kể tôi đã bắt đầu cho đăng lần lượt chuyện của mẹ lên mạng. Mẹ tò mò hỏi mấy câu. Tôi kể rằng mọi người đều thấy cảm động. Bao giờ tôi tới lượt về nhà sẽ in bản thảo ra cho mẹ đọc. Mẹ thiếp dần đi, miệng hơi hé ra. Tôi dùng một cây tăm bông đã nhúng nước, thấm ướt môi cho mẹ. Lòng đầy cảm xúc. Hồi nhỏ bị ốm sốt, ăn gì vào cũng nôn thốc tháo, mẹ lén truyền nước cho bọn tôi tại nhà, bởi vì uống nhiều nước quá sẽ bị nôn. Miệng chúng tôi khô nẻ, mẹ lại lấy tăm bông thấm ướt đặt lên miệng dặn bọn tôi ngậm mút, sau đó bôi ra khắp môi. Tận đến năm trước, tôi nhập viện vì bị thoát vị bẹn, mẹ vẫn dùng tăm bông thấm nước ấm để lên mồm tôi. Nhưng đến tận tối khuya hôm qua mới sực nhớ ra chúng tôi không mang tăm bông vào bệnh viện. Sáng nay trước khi ra khỏi nhà tôi hỏi xin bà nội một gói tăm bông. Mẹ chu đáo nhất. Hoặc là, tình yêu của mẹ nhiều nhất. Anh cả sắp đến. Chúng tôi hay nói chuyện về mẹ trên chuyến xe Bắc Nam. Từ trước đến giờ chúng tôi luôn mừng rằng đã không làm mẹ thất vọng, chúng tôi rất rõ niềm tự hào của mẹ, mỗi đứa nhất định phải có hào quang của riêng mình. Anh cả nói tôi có thành tích sớm nhất, mẹ rất hay khoe với mọi người rằng tôi đã ra sách, nghe nói rất nổi tiếng trên mạng, mỗi lần đến hiệu sách mua tài liệu khám chữa bệnh mẹ thường soi mói như thanh tra xem sách của tôi có trên giá hay không. Tôi luôn hy vọng tương lai giành được giải thưởng văn học đại chúng nào đó, để lúc đứng trên sân khấu phát biểu cảm tưởng sẽ tha hồ tỏ lòng biết ơn mẹ. Mẹ thường nói, tế bào văn học trong người tôi di truyền từ ba, rồi nhắc đến các lá thư tình ba viết cho mẹ hồi xưa. Nói như thế cũng chẳng sai, hồi bé cứ cuối tuần phải làm bài tập làm văn vào vở, ba anh em đều phải ngoan ngoãn viết thành bản nháp cho ba nhận xét trước, sửa đi sửa lại xong mới được cho phép viết vào vở. Nếu ba đang bận nhiều việc, số câu bị sửa sẽ ít một chút, khiến bọn tôi sướng gần chết. Nhưng mà câu chữ sửa đi sửa lại, thì chắp hàng ngàn câu cũng không thành bài văn hay được. Nghỉ hè cuối năm lớp bốn tiểu học, mẹ bỗng có ý tưởng cho anh em tôi đến học làm văn ở tòa Nhật báo quốc ngữ, thế là dắt xe đạp chở chúng tôi đến đó xin vào lớp “phụ đạo tập làm văn”. Ở đó, mỗi buổi học phải hoàn thành một bài văn mới được ra về, không có tình trạng phải chỉnh sửa xong xuôi mới được tính làm xong. Thế là tôi thỏa sức viết lách, viết tận tình, chăm chú và thành ra say mê. Không thể không chăm chỉ nghiêm túc, không thể không thỏa sức bởi vì mẹ dường như vắt đến tận cùng hơi sức để làm sao cho anh em chúng tôi trở thành tài năng phơi phới. Nhưng mà hồi đó tôi lại rất băn khoăn. Mặc dù tuổi mới tí ti, nhưng tôi đã lờ mờ cảm nhận được tình trạng nợ nần của gia đình. Mẹ ráng sức gom góp để có tiền cho mấy anh em tôi đều được học thêm tiếng Anh, giờ lại thêm tập làm văn, khiến tôi cảm thấy băn khoăn và áy náy. Mỗi lần thầy giáo đưa cái phong bì bằng giấy bìa, bảo về nhà cho học phí vào đấy, con số viết trên đó đều khiến tôi hoang mang. Hễ nghĩ đến chuyện mẹ quyết không bao giờ nhíu mày trước các khoản học phí, sống mũi tôi lại cay sè. Đầu năm lớp bốn tiểu học, trong ba năm học lớp tiếng Anh của thầy Đinh, mẹ mua băng cát xét trắng bảo chúng tôi lên lớp ghi âm để về nhà ôn tập. Có lúc mẹ cũng ngồi nhàn rỗi nghe cùng, nếu nghe thấy bọn tôi đùa cợt mất trật tự trong lớp, mặt mẹ lập tức nghiêm lại, bắt buộc chúng tôi lần sau đi học phải ngoan ngoãn xin lỗi thầy giáo và còn đích thân gọi điện thoại cho thầy để xác nhận. Tôi nghĩ điều này đã ít nhiều ức chế năng khiếu hài hước của một con người, nhưng có cha mẹ nào mong muốn con mình trong lúc cần phải học tiếng Anh lại rèn luyện năng khiếu hài hước? @STENT Trở lại với môn làm văn. Lạc đề rồi mặt trơ trán bóng quay lại chủ đề cũ là sở trường hay ho của tôi. Tôi thấy rõ dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của ba, lối hành văn của tôi trở nên nổi trội so với bạn bè, nhưng điểm học ở trường lại bình thường, nên mỗi khi có cuộc thi học sinh giỏi văn các thầy chỉ gọi top ba “học sinh giỏi” đi gánh trọng trách, tôi không có cơ hội cũng chẳng có động cơ đặc biệt nào để chứng tỏ sở trường thứ hai của mình, ngoài sở trường vẽ tranh. Học làm văn ở tòa nhật báo, thật ra chẳng còn ấn tượng đã học cái gì, chỉ biết ra sức viết. Lần nào trả bài điểm cũng cao, nhận xét tốt, nên thầy khuyên tôi thi vào lớp năng khiếu văn. Tôi chẳng biết mình có năng khiếu hay không, nhưng đã đường hoàng thi vào, và rồi ròng rã học môn văn năng khiếu hai năm trời. Lên trung học cơ sở, tôi không chỉ biết viết, còn thêm thói hài hước kiểu bốc phét. Nhật ký tuần viết linh tinh lần nào cũng được chuyền tay nhau đọc trong lớp. Hễ đề làm văn có chút tự do, tôi liền mượn cớ viết truyện. Lên đến trung học phổ thông, mức độ “chém gió” trong nhật ký tuần đã hoàn toàn ra khỏi quỹ đạo thông thường, chuyển sang lớp kế bên, đến thứ Sáu mới về lại tay tôi. Sau đó tôi làm lớp phó văn nghệ suốt sáu năm, thực hiện sáu lần bố trí trang hoàng lớp học, từ trung học cơ sở năm đầu đến trung học phổ thông năm cuối. Mặc dù đôi lúc cũng phàn nàn, nhưng mẹ rất thích nghi với tính cách “hài hước/lơ đễnh” của tôi, và thường lôi cái tính hậu đậu mất trước quên sau ra kể với họ hàng. Đối với quyết tâm trở thành cây bút chuyên nghiệp của tôi, mẹ cũng tỏ thái độ tôn trọng mang tính chất đánh cược tương lai, chứ không dùng cái nhìn thực dụng của cuộc đời để đánh giá thấp tôi, hoặc “khuyến khích ngược” tôi, hoặc tỏ ra lo lắng quá mức. Mặc cho cá tính của tôi có rất nhiều điểm yếu. Hai năm trước lần đầu tiên gửi bản thảo truyện, tôi đã giành được giải Văn học Hoàng Khê huyện Chương Hóa. Năm tiếp theo được giải lần nữa. Mẹ cực kỳ phấn khởi, đọc kỹ càng tác phẩm của tôi từ đầu đến cuối. Mẹ luôn như vậy, cho dù đề tài tôi viết kỳ quặc đến mấy, mẹ cũng chậm rãi đọc từng trang với đôi kính lão, chậm rãi lật từng trang như trầm ngâm ngẫm ngợi, chậm tới mức khổ sở. “Mẹ thích nhất Cà phê đợi một người, tại vì nhân vật chính trong đó chính là Điền Điền mày chứ ai!” Mẹ nói vậy. Câu chuyện đó mẹ đọc nhanh nhất, cũng thích nhất. “Nhân vật chính trong Cà phê đợi một người là… con gái mà.” Tôi ngớ người. Nhưng nghĩ lại cũng phải. Cũng chỉ có mẹ nhận xét như vậy. Trong khi tất cả mọi người chưa ai phát hiện ra. “Mẹ, con vĩnh viễn không bao giờ quên dáng vẻ mẹ đội mũ dắt xe cái ngày mẹ đưa con tới tòa Nhật báo quốc ngữ.” Tôi nói, và không chỉ một lần. Mỗi lần xuất bản một cuốn sách in, mỗi lần nhận giải, tôi lại nói một lần. Đạo diễn nào đó tìm tôi viết kịch bản, nhà xuất bản nào đó kiếm tôi hợp tác, rất nhiều nhà xuất bản của Đại lục gửi thư mời, nhân vật tiểu thuyết được sản xuất thành búp bê, được mời đến đâu đó nói chuyện v.v… tôi đều nhe nhởn khoe với mẹ, sau đó ngắm nhìn dáng vẻ mẹ mừng cho tôi. Bởi vì, mẹ là người duy nhất trên đời này, không cảm thấy ngưỡng mộ hoặc đố kỵ trước những thành tựu tâm huyết của tôi. Tôi muốn mẹ hiểu sâu sắc mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con tôi. Ba yếu tố của một cây bút: Tình cảm, nguồn cảm hứng và động lực. Trong cuộc đời tôi, tình yêu mà mẹ dồn cho tôi có đủ ba thứ đó. Bây giờ là 11 giờ 24 phút đêm, lượng hóa chất Ara-C còn lại 321. Mẹ dặn tôi phải ghi chép thật đầy đủ chi tiết lượng thuốc còn lại qua các mốc thời gian cùng với tình hình sức khỏe của mẹ, nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán. Người nhà đều lo lắng sắp tới mẹ chuyển vào buồng cách ly để tránh lây nhiễm thì sẽ phải chịu sự cô đơn. Anh cả và ba rất thương mẹ, còn tôi thì vô cùng sợ hãi. “Mẹ ơi, con phải nói trước, con là đứa yếu đuối nhất nhà, vì thế mẹ nhất định phải kiên cường, để còn động viên con.” Tôi nói câu nọ xọ câu kia. “Điều con lo nhất không phải mẹ vào buồng cách ly sẽ cô đơn, mà là không được nhìn thấy mẹ nữa con sẽ rất cô đơn.” Mẹ lại ngủ rồi. Vẫn dáng ngủ rất kỳ cục, không ai bắt chước nổi. Trừ tôi MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 3: 24/11/2004 Bây giờ là 5 giờ 38 phút sáng. Một giờ đồng hồ trước, tôi còn đang mơ một giấc mơ đầy máu me về cuộc quyết đấu trại giam (ai lại có giấc mơ như vậy?) thì đèn trong phòng bỗng sáng trưng, mẹ và tôi bị giọng nói gấp gáp dồn dập của y tá làm tỉnh giấc, sau đó là những tiếng loảng xoảng khiến tinh thần tôi bất an. Ban đầu tôi tưởng trời đã sáng, bệnh nhân giường bên dự kiến hôm nay ra viện đã đến lúc ra về, nghe kỹ hóa ra tiếng cấp cứu hồi sức, xen lẫn những hỏi han của người nhà bệnh nhân. Nhưng mà, không giống như xem trên ti vi, không thấy các y tá thông báo các số liệu gì cho nhau, và câu hỏi của người nhà bệnh nhân cũng không gấp gáp, mà là mù mờ và ngắt quãng. Nghe âm thanh, thì là bệnh nhân ở phía góc. Tôi ngồi dậy trên giường phụ, vừa xoa nắn tay cho mẹ, vừa cầm ảnh Dược sư Phật lên, niệm Dược sư chú. Dược sư chú thì mọi người trong nhà tôi đều đọc làu làu, từ bé ốm nằm trên giường, mẹ luôn hướng dẫn chúng tôi nhắm mắt niệm chú, sau đó trình bày với Bồ tát. Có lúc, thuốc bột khó uống quá cũng niệm; dường như hễ niệm chú thì mọi đau khổ trong nháy mắt đó đều tan biến. Tôi niệm đi niệm lại, dần dần, nỗi sợ hãi trong lòng như trút dần ra theo mỗi hơi thở. Đã nghe rõ là tiếng y tá đang kêu gọi gì đó, tôi trèo qua giường của mẹ. “Mẹ ơi đừng nghĩ nhiều, y tá bảo là khối u đè lên động mạch chủ, sau đó thế nào thế nào mới chảy máu nhiều. Cái này mẹ rành hơn con, không cần phải nói dối thì mẹ cũng đã biết bệnh của mình sẽ không có tình trạng đó. Tình trạng của mình là một trận chiến đấu với tỉ lệ thành phần của máu, và các khả năng lây nhiễm. Hoàn toàn khác với bệnh nhân kia, chuyện đó không xảy ra đâu.” Tôi lo cho tâm trạng của mẹ, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại. Sau đó, chuỗi âm thanh loảng xoảng khiến tôi thấp thỏm hồn vía đã dừng lại, mọi âm thanh thừa thãi đều biến mất. “Hôm nay còn nghe nói ông ấy sẽ làm xét nghiệm gì đó mà.” Mẹ thở dài, rồi chắp tay niệm Phật. “Mẹ ơi, đừng nghĩ ngợi nhiều mà. Con học nhiều kinh với chú như vậy, nhưng bài này duy nhất không cần ôn tập mà vẫn nhớ rõ rành chính là Dược sư chú. Con thật sự tin là trên đời không có sự trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả mọi việc đều khớp nhau như bánh răng, con chỉ thuộc mỗi Dược sư chú, chắc chắn là có nguyên nhân.” Tôi nói đầy tin tưởng. Đây là đức tin cuộc sống, giống như ba mươi sáu hình ảnh cuối cùng trong truyện Hắt hơi vậy. Bênh nhân ở giường chéo góc cuối cùng đã bị đưa ra ngoài. Có rất nhiều cách để con người rời bỏ thế giới này, bệnh viện chỉ là một nơi trong số đó. Mẹ vẫn còn hơi bàng hoàng, dù sao sự việc chấn động này cũng đến quá đột ngột. Tôi nắn bóp lung tung bàn chân mẹ, kể chuyện mấy hôm nay đáng lẽ nhận lời cấu tứ kịch bản của một ông đạo diễn, nhưng bị sự việc đột ngột này làm quên khuấy mất, tận đến tối qua đạo diễn họ Quảng gọi điện trao đổi một việc khác mới sực nhớ ra. Tôi giới thiệu về ông đạo diễn và nguyên nhân tôi không thể nhận lời vụ cấu tứ kịch bản lần này một cách tự nhiên, sau đó bổ sung thêm chuyện chuyển thể tác phẩm thành phim. “Mẹ cứ nhắm mắt mà nghe là được, đằng nào mẹ cũng chỉ cần nghe đã hình dung ra nét mặt của con rồi.” Tôi cười. Mẹ dĩ nhiên đồng ý, ngoan ngoãn nhắm mắt lại. “Nếu thấy sốt mẹ phải nói nhé, chắc chắn mẹ cảm nhận sốt nhanh hơn y tá đo nhiệt độ. Lượng bạch cầu sụt nhanh chắc chắn sẽ sốt, rất bình thường, không được giấu chỉ vì sốt là không tốt. Nếu mẹ bị sốt, mình sẽ tăng cường mức độ cách ly lên ngay.” Tôi nhắc mẹ, mặc dù đã nói nhiều lần. Mẹ gật đầu, còn hỏi tôi ba và bà nội đến thăm có mang theo mấy hộp khẩu trang không, rõ ràng đã bình tĩnh một cách rất chuyên nghiệp. Bụng thấy đói, ghi chép lượng thuốc còn lại, 181. Mở hộp sữa đậu có đường, viết lại một đoạn hiện thực rất tiểu thuyết này. Sáng về đến nhà, đến lượt anh cả ở bệnh viện chăm mẹ. Nhằm tránh truyền nhiễm vi khuẩn, tôi thay bộ quần áo chuyên để chơi đùa với Puma, ôm nó nằm thoải mái trên giường rồi… ngủ bù. Tôi rất cần Puma, còn nó đã láng máng biết mẹ bị ốm, ngoan hơn rất nhiều. Ngủ được hai tiếng đồng hồ, tôi lần lượt hoàn thành một số việc lặt vặt, bao gồm chuyển thư của các bạn mạng viết cho bố mẹ của Thác, mua vé tàu ngày mai đi Đài Bắc. Sau đó quyết định buổi tối vẫn để tôi chăm mẹ, cho anh cả thêm chút thời gian nghỉ ngơi. Tắm xong, thay bộ quần áo vào bệnh viện, Puma kêu vài tiếng đòi ôm, tôi dùng ánh mắt giải thích mấy câu, Puma hiểu ra, bèn thu mình trên ghế thiu thiu ngủ. Định viết một chút, nhưng không sao viết nổi chuyện Thợ săn mạng sống - vốn đã thỏa thuận từ năm tới sẽ đăng dài kỳ. Tôi nghĩ chắc phải cho đầu óc dãn ra mấy hôm, để có thể chứa thêm những câu chuyện máu me và huyễn tưởng. Xù gọi điện đến hỏi thăm, dặn dò tôi phải dũng cảm. Mấy tuần trước, Xù và tôi lại trải qua không ít sóng gió, nhưng cô ấy rất hiểu mẹ quan trọng với tôi thế nào. “Anh nghĩ những gì hiện tại anh đang viết không phải là truyện ốm đau tật bệnh, mà là truyện đồng hành sẻ chia. Anh cảm thấy khi viết truyện về mẹ, tâm trạng được nguôi ngoai, lòng can đảm không biết từ đâu cũng nảy ra.” Tôi nói, đồng thời nhận thấy thật ra là mẹ đang đồng hành với tôi. S’TENT Nhớ đến Châu Đại Quan. Khi hoạt động sáng tạo con người sẽ mang lại sức mạnh cho bản thân, cũng mang đến sức mạnh cho người xung quanh. Ít nhất là tôi mong đợi ở tác phẩm của mình như thế. Ở bên mẹ và viết hồi ức về gia đình này, ngoài giải tỏa những lo buồn, áp lực nặng nề khôn nguôi cùng nỗi xót xa thương mẹ, tôi càng mong sao chuỗi hồi ức động viên san sẻ lẫn nhau này cũng mang đến thêm sức mạnh cho mẹ. Đối với một người hết lòng coi trọng gia đình như mẹ, những ghi chép đồng hành này có thể khiến mẹ hiểu được “ý nghĩa” của mình trong lòng mỗi người chúng tôi, chứ không chỉ là sự “quan trọng” một cách mơ hồ và hình thức. Tiếp theo, tôi nghĩ nên giải thích về cái mà tôi vẫn hay nói đến, xe đạp của mẹ tôi. Mẹ không biết đi xe máy, không biết lái ô tô, chỉ biết sử dụng phương tiện học được từ thời cắp sách là xe đạp. Vóc dáng mẹ nhỏ bé, chỉ có 1m45, mỗi khi muốn phanh xe phải nhẹ chân nhảy xuống đất, đi trên đường rất dễ nhận ra. “Mẹ ơi, ngoéo tay nhé. Nếu con thi đậu đại học công lập, mẹ phải tập đi xe máy.” Thằng út là người cuối cùng trong nhà tham gia thi đại học, sức học của nó làng nhàng, khiến cho hứa hẹn giữa mẹ với nó bao gồm rất nhiều thứ: đi xe máy, đánh cờ tướng, chơi bài poker, đánh mạt chược, v.v… Về sau cậu út đột phá thực lực, đậu vào khoa Giáo dục kỹ thuật trường Sư phạm, mẹ cũng tập đi xe máy thật. Nhưng chính đêm đầu tiên tập xe máy, mẹ đang cố gắng điều khiển chiếc xe Honda 100cc như con robot trên đoạn đường nhỏ trước nhà, không kịp nhấn phanh, từ từ đâm vào một chiếc taxi. Mẹ chỉ bị sây sát nhẹ, nhưng từ đó không bao giờ dám tập xe nữa. Nên mẹ vẫn chỉ đi chiếc xe đạp của mẹ. Trong trí nhớ tôi, xe đạp của mẹ chưa bao giờ mới, và thời gian mẹ không ngồi lên yên xe còn nhiều hơn thời gian thật sự đạp xe. Hồi cấp một, hôm nào ba lười, mẹ lại dắt xe đi bộ, thồ anh em tôi đi học. Thật ra nhà tôi cách trường tiểu học Dân Sinh không xa, khoảng 1km. Nhưng mẹ không yên tâm, nhất là dạo đó “vụ án bắt cóc Lục Chính” đã làm kinh hoàng mỗi người mẹ Đài Loan. Thay nhau ngồi trên xe đạp của mẹ, chúng tôi từ từ đi qua hai tiệm thịt viên nổi tiếng nhất Chương Hóa, đi qua con phố bán quần áo cũ và khu chợ quà vặt gần bến xe. Đi tiếp một lúc, gặp tiệm mì thịt bò thì rẽ trái, sau đó phải cẩn thận băng qua bên kia đường lớn, đi vào hai con ngõ nhỏ gần trường. Cặp sách lóc xóc trong giỏ xe của mẹ, lúc này trong lòng tôi bắt đầu ngượng ngùng. Hồi đó, hầu hết trẻ con đều không thích bị “mất mặt trước bạn bè”, để cho bố mẹ đưa đón đi học chứng tỏ bị cưng chiều quá, thiếu chững chạc. Càng đi với mẹ đến gần trường, tôi càng sợ bị bạn bè nhìn thấy, bụng dạ thon thót, cho nên nhất quyết không chịu ngồi trên xe khi đã đến gần trường. Mặc dù khó chịu, nhưng tôi rất hiểu mẹ yêu mình, nên không gào thét cự tuyệt sự đưa đón ấm áp của cha mẹ như lũ bạn bè, chỉ xấu hổ đến mức siết chặt nắm tay. Mâu thuẫn ở chỗ, khi mẹ đưa đến cổng trường, chúng tôi lại rất tự nhiên thơm lên má mẹ một cái. “Tạm biệt mẹ nhé.” Chúng tôi chào thân thiết. “Nhớ ngoan nhé, đừng để thầy viết vào sổ liên lạc!” Câu thứ hai của mẹ hầu như là nói với riêng tôi. Cuộc đời tiểu học của tôi trôi qua trong nỗi sợ liên tục bị giáo viên ghi sổ liên lạc. Tiểu học Dân Sinh có ba cái cổng. Mỗi anh em cách nhau hai tuổi, nên chỗ tạm biệt mẹ cũng khác nhau. Còn nhớ khi tôi mới lên lớp năm không lâu, anh cả đã lên cấp hai, còn thằng út đã vào cái cổng khác của trường. Cái ngày quan trọng đó, một mình mẹ đưa tôi đến cổng chính, dặn dò mấy câu rồi dắt xe chuẩn bị quay đi. “Mẹ, vẫn chưa thơm mà?” Tôi ngỡ ngàng. “Lớn rồi đấy, không cần thơm, mau đi vào đi.” Mẹ nói, hơi xấu hổ. Mắt tôi chợt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa, đi vào trường mà chực bật khóc. Bỗng mẹ gọi tôi lại, tôi sải bước tới chỗ mẹ, nước mắt lưng tròng. “Được được, lại đây.” Mẹ bảo, rồi để tôi “mổ” hai phát lên má. Về sau, hai cái thơm đó trở thành hình ảnh kinh điển được mẹ không ngừng kể cho họ hàng cô bác nghe, và cũng là thời khắc cảm động nhất trong ký ức của tôi. Về sau, anh cả lên cấp ba, cho “phục viên” chiếc xe đạp nữ màu xanh nước biển có giỏ trước, mẹ bèn tiếp nhận, và tiếp tục loạng quạng đi lại hơn chục năm. Trong giỏ thường chất đầy thức ăn và đồ dùng hằng ngày, có những lúc nặng đến kinh ngạc. Nhưng chúng tôi ai cũng cao hơn và nặng hơn mẹ, không còn ngồi trên xe để mẹ từ từ dắt đi nữa. Hình ảnh đón đưa ấm áp mỗi ngày rất đỗi đời thường đó, mặc dù không có bức ảnh nào ghi lại nhưng tôi đã nói rồi, trên đời này không có gì trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả sự việc đều khớp vào nhau như bánh răng, đều có lý do quan trọng để tồn tại. Ký ức của tôi về mẹ cứ tươi roi rói, chắc chắn là để lưu giữ những thời khắc cảm động như vậy. 22 giờ tiệm thuốc đóng cửa. Ba đến rồi. Ba gặp mẹ rất vui, sau đó cứ từng chập “thỉnh giáo” mẹ vị trí của rất nhiều thứ trong nhà, toát lên vẻ lưu luyến. “Chỉ muốn đem bà về nhà, làm mẫu một lượt.” Ba than thở, rồi ôm mẹ rất tình cảm. Mẹ gặp vấn đề sức khỏe lần này, trước khi đi bệnh viện kiểm tra, ba toàn khóc, làm cho mẹ cũng không cầm nổi nước mắt. Nhưng nước mắt của ba có ý nghĩa to lớn với mẹ, mẹ đã để lại hình bóng vất vả chịu thương chịu khó nhất trong cuộc đời ba. Lại chỉ còn mình tôi bên mẹ. Trong ánh sáng yếu ớt, tôi chậm rãi đọc nốt những chương cuối của truyện Tầm Tần Ký. Lúc này tôi bất giác nghĩ đến thằng út đã về Đài Bắc học, hơi lo cho nó. Một mình nó giữa Đài Bắc trống trải, chắc chắn rất cô đơn. Lúc đi ngủ chắc chắn rất khổ sở. Đang miên man nghĩ thì thằng út gọi điện thoại chúc mẹ ngủ ngon. Thằng tôi lúc này, rất mừng cho mình được ở bên cạnh mẹ. MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 4: 25/11/2004 Sáng sớm anh cả đến trực thay. Tôi lên tàu đi Đài Bắc. Buổi chiều hẹn chụp cộng hưởng từ ở đại học Y khoa Đài Bắc, kiểm tra mức độ đau thần kinh tọa của tôi xem đã đạt ngưỡng đi nghĩa vụ thay thế vì lý do sức khỏe [1] hay chưa. Ngày mai đến nhà trọ ở Bản Kiều gửi xe máy và áo quần mùa đông về Chương Hóa. Ngày kia thì đến nói gì đó trong buổi tọa đàm ở đại học Sư phạm. Nếu có chuyện hay ho xảy ra, sẽ ở lại thêm một ngày Chủ nhật ở Đài Bắc. [1] Những nam thanh niên đến tuổi mà vì lý do sức khỏe không thể tham gia nghĩa vụ quân sự ở Đài Loan, sẽ được áp dụng nghĩa vụ thay thế, tức là chỉ cần tới làm việc trong các cơ quan chính phủ, không phải nhập ngũ. Thế rồi, hôm nay tôi vẫn quên gọi điện thoại cho ông đạo diễn, tệ thật. Nghiêm trọng nữa là, bây giờ đã nhớ ra việc đó tôi lại chẳng có sức lực thực hiện. Mấy hôm nay nhiều việc đột ngột, áp lực tâm lý khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Ngồi trên con tàu Tự Cường đi Đài Bắc, lần hiếm hoi đôi tay tôi đã bỏ thói quen duy trì suốt ba năm nay, không lách cách viết truyện trên đầu gối nữa. Tôi ngủ khì khì. Đến đại học Y khoa Đài Bắc lấy tích kê khám, nút chặt hai lỗ tai, bắt đầu một việc mới chỉ từng thấy qua phim ảnh, là kiểm tra cộng hưởng từ. Tôi nằm yên trong một không gian kín bưng, lúc thì yên lặng như tờ, lúc lại ầm ầm ù ù. Dần dà lại muốn ngủ say một trận, đáng tiếc là tôi chán quá hé mắt ra một lần, phát hiện mình đang ở trong một không gian chật hẹp, mặc dù đã nhắm mắt ngay lại, nhưng toàn thân lập tức căng lên cảm giác ngột ngạt không sao chịu nổi. Hình như tôi đã ngọ nguậy và kêu một tiếng, chỉ muốn thoát ra ngoài lấy không khí. Bấy giờ tôi mới hiểu ra trong phiếu điền trước khi kiểm tra, do đâu mà có một mục rất nực cười: “nếu người bệnh không thể nằm yên, đề nghị thông báo trước cho nhân viên hộ lý”. Hóa ra không hề mang ẩn ý “xin lỗi nhé, tôi nghịch lắm, nên không làm theo yêu cầu được.” Mà là “mẹ kiếp, tôi là hội viên cấp cao của câu lạc bộ sợ buồng kín.” Những thứ tôi sợ quả thực là quá nhiều. Cuộc đời tôi dường như là quá trình phát hiện, tích lũy những thứ mình sợ. Sợ độ cao, sợ ma, sợ người khác không tin mình, sợ mình không được ôm Puma lúc nó qua đời, sợ gãy mất đôi tay trị giá hai trăm triệu, sợ cắt bao quy đầu của mình hoặc người khác. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng, tôi sợ nhất là không có mẹ. “Việc gì các con cũng phải bàn bạc với nhau đàng hoàng nhé… dù cuối cùng mẹ có qua khỏi hay không.” Tối qua lúc ăn cháo mẹ tự nhiên nói như vậy, hại tôi choáng váng một trận. Mẹ! Mẹ đừng dọa con như thế. Xem lại những dòng đã viết về việc chăm nom ngày hôm qua. Từ những giao hẹn của mẹ với thằng út, có thể thấy mẹ có rất ít thú vui. Nhưng ít thú vui thật ra là vì quá nhọc nhằn vất vả, khiến thời gian dành để bồi đắp thú vui trở nên hết sức khan hiếm. Nếu có thời gian rảnh, mẹ cũng lựa chọn đi ngủ. Mẹ bảo chẳng có gì sánh bằng được một giấc ngủ ngon. Mẹ thực sự cần nghỉ ngơi. Sự việc lần này thật ra không phải không có dấu hiệu cảnh báo. Mẹ dễ bị đau đầu, kém ăn, đau dạ dày, nhức mỏi toàn thân, đêm khuya khó ngủ, tay run v.v… Tách riêng những hình ảnh khổ sở đau đớn này ra xem xét thì rất giống bệnh lao lực thông thường, dễ cho rằng chỉ cần thuốc bình thường là giảm đau mỏi, thành ra cũng dễ chủ quan. Nhưng nếu kết hợp toàn bộ những đau đớn mệt mỏi kia lại, thì sự thật đằng sau nó lại khủng khiếp đến thế. Hoặc là, diễn biến một cách khủng khiếp như thế. Điều khiến anh em tôi ăn năn nhất là, lại cũng nhờ vào sự cảnh giác và năng lực của mẹ, mới có thể sớm phát hiện ra sự thật nguy hiểm đằng sau những đau đớn đó, nếu không thì không biết hậu quả ra sao. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng, phận làm con, nên biến lòng quan tâm thành hành động thực tế. Ba mẹ hễ có gì không ổn, con cái không nên chỉ quan tâm nhắc nhở nơi đầu lưỡi, mà hãy ráng sức bê ba mẹ chạy thẳng ra bệnh viện kiểm tra. Những “câu chuyện nhỏ ý nghĩa lớn” nhan nhản này, ai cũng đã nghe đến phát ớn, nhưng khi chính mình trải qua lại rất xa lạ. Điều quan trọng hơn nữa là, có những ước mơ đơn giản có thể bắt tay thực hiện, chứ đừng để ở “tương lai có thể nhìn thấy”. Nếu có thể thấy trước, thì tương lai đã mất đi định nghĩa thực sự rồi. Lâu nay vẫn muốn đưa mẹ, vốn chưa bao giờ xuất ngoại, đi chơi đâu đó, và cũng chưa bao giờ quyết tâm thực hiện. Mẹ lúc nào cũng bảo công chuyện ở tiệm thuốc rất bận, thêm một ngày cho nó là thêm một ngày thu nhập. Một suy nghĩ rất truyền thống và thực tế. Đối với một gia đình lâu nay vẫn gánh khoản nợ tiền triệu, mẹ luôn gắng sức tiết kiệm. So sánh như vậy khiến tôi cảm thấy ăn năn, nhất là nhìn thấy đôi giày của mẹ đã đi từ rất rất lâu. Có một lần tôi cố ý mua một đống voucher của giày da ASO, định bụng sẽ bảo là tiền đằng nào cũng xài rồi, thể nào mẹ cũng phải đồng ý mua đôi giày mới. Kết quả lôi được mẹ ra tiệm giày da ASO để lựa giày, mới phát hiện ra chân mẹ nhỏ hơn cả tưởng tượng của tôi. Lục lọi cả tiệm không ra đôi nào vừa. “Không sao cả, chúng tôi có dịch vụ đặt làm riêng theo kích cỡ mà.” Cô gái bán hàng quan tâm gợi ý. “Cảm ơn nhé, không cần đâu.” Mẹ từ chối, quay sang bảo tôi: “Mấy voucher này để dành cho ba với thằng út.” Cuối cùng thằng út đã dùng thật. Có lúc hò hẹn với Xù, ăn cơm bình dân ngoài trời hít khí lạnh, tôi bèn nghĩ, hôm nào phải thuyết phục mẹ đi ăn tiệm với con trai. Nhưng mẹ chỉ cần ăn McDonald hoặc KFC đã hài lòng. Nếu mở mồm mời mẹ đi ăn gì đó nhiều tiền một chút, tôi lại sợ sẽ bị mẹ trách mắng, nên chẳng dám đả động. http://luv-ebook.com/ Một mâu thuẫn rất chua xót. Có lúc nghĩ đến tôi thấy sống lưng ớn lạnh. “Mẹ ơi, sau này ở với con, mẹ chỉ cần chịu trách nhiệm xem HBO và đi ngủ thôi nhé.” Lúc ngồi nhà viết truyện, thỉnh thoảng tôi nói với mẹ như thế. “Được rồi, được rồi.” Mẹ luôn trả lời như vậy, với một nụ cười. “Mẹ ơi, mấy khoản nợ nần đó chẳng đáng gì. Mẹ đẻ ra ba thằng, nên nợ gì cũng chia ba là đơn giản vô cùng. Chỉ cần vài năm nữa, bọn con tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ quân sự xong, sẽ một phát trả hết sạch.” Từ thời đại học, tôi đã bắt đầu an ủi mẹ, “Sau đó mình có thể mua nhà mới.” Dường như mẹ chưa từng nghi ngờ điều tôi nói, cảm thấy rất mãn nguyện về sự đoàn kết của ba anh em tôi. Nhưng còn bao lâu nữa, mới đến ngày mẹ an hưởng nhàn rỗi, tôi ngồi viết truyện trong tiệm cà phê còn mẹ ở bên cạnh xem tạp chí? Nếu chỉ có kế hoạch, mà không có “khao khát thực hiện ngay lập tức”, thì mãi mãi chỉ là kế hoạch. Đời người có quá nhiều thứ xứng đáng trở thành cái cớ, phải đi học, phải làm thêm, phải đi làm, phải thương thảo hợp đồng, mỗi lý do đều đường hoàng nghiêm chỉnh, đều là những cái gọi là “việc chính”. Và như dự đoán, đại đa số mọi người đều lựa chọn bỏ lỡ cống hiến. Để rồi bất giác cuộn vào trong cái kén hối hận do chính mình nhả ra, mãi mãi bị giam cầm trong đó. Có hai loại cảm xúc “cực đoan” sẽ ám ảnh con người suốt đời. Một là sự hổ thẹn vì lòng tự trọng bị cưỡng đoạt, hai là sự hối hận lắng kết không ngừng. Nói theo kiểu tiểu thuyết, hai thái cực cảm xúc đó, một cứng một chậm, sẽ lần lượt tạo ra hai loại người rất cực đoan. Nếu xảy ra tình cảnh “con báo hiếu mà song thân còn đâu nữa…” thật khó tưởng tượng tôi sẽ làm sao ngăn nổi nước mắt, cũng không biết liệu tôi có vì quá đỗi mất mát mà đánh mất phần lớn cảm xúc hay không. Nhưng những thất vọng đó cũng không thể so sánh với việc đã không thể thỏa mãn hạnh phúc mà mẹ mong mỏi. Vì vậy, tôi phải phá vỡ cái kén. Mỗi đứa con đều phải phá vỡ cái kén. Nhưng phần lớn mọi người đọc tới chương này, cảm nhận được cái kén sờ sờ trước mặt, vẫn sẽ không nhấc điện thoại gọi về nhà. Bởi vì luôn có “việc chính” phải làm MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 5: 26/11/2004 Tối qua là thứ Năm, theo kế hoạch, phải đăng tiểu thuyết mới lên mạng. Tôi thấy rõ ràng, trong thời gian không ở bên cạnh mẹ, cuộc sống cần chậm rãi nhẹ nhàng hết mức, phải thả lỏng được tinh thần và cả thể xác đang trong tình trạng cảnh giác cao độ, nếu không sớm muộn thân thể cũng xảy ra chuyện. Sức khỏe mà có chuyện, thì không thể chăm sóc mẹ, nguồn lực trong nhà sẽ thiếu khuyết, người khác phải vất vả hơn mà lại còn làm mẹ lo lắng. Đã sang mùa đông, mấy hôm nay trở lạnh rõ rệt, lại còn mưa. Nhất định không được cảm lạnh. Bên cạnh công việc giữ sức khỏe, thả lỏng còn để ổn định nữa. Từ phút đầu tiên sau khi có kết quả xét nghiệm của mẹ, tôi đã quyết định phải duy trì cuộc sống trong nhịp điệu ổn định. Cần viết vẫn cứ viết, mặc dù từ khi sáng tác đến giờ tôi gần như không hề gặp cái gọi là vấn đề về cảm giác, nhưng sự trôi chảy trong sáng tác rất có thể đã được duy trì nhờ thói quen tốt từ bao năm tháng tích lũy, hễ ngừng nó lại, sau này phục hồi thế nào, tôi chẳng dại gì đi lãnh ngộ lần nữa. Muốn xuất bản dài kỳ Truyền kỳ về thợ săn mạng sống, bắt buộc sáng tác phải đi trước ba tập, tôi mới xử xong một tập, phải tiếp tục chiến đấu. Mẹ quan tâm nhất là sự học của bọn tôi, vì vậy tôi cũng phải gửi bản thảo luận văn cho giáo sư hướng dẫn nhận xét. Sự ổn định này nhờ vào những người liên quan đến tôi, giúp tôi duy trì, vì thế ngay lập tức tôi thông báo bệnh tình của mẹ tới những bạn thân, các đối tác thân thiết trong công việc, để họ biết tình hình của tôi. Tại vì hai ngày trước hôm mẹ nhập viện, trong nhà có thêm một chú cho con Kurumi (lấy tên từ một bài hát của Mr. Children), mới chưa đầy hai tháng tuổi. Lúc này việc chăm sóc nó thật là “lực bất tòng tâm”, đành nhờ người bạn tên Hòa nhà cũng mở tiệm bán thuốc chăm giúp mấy ngày, nhân tiện huấn luyện nó biết đi tè ngoan. (Xin lỗi nhé, Hòa ơi, nghe nói Labrado lúc bé thích cắn các thứ lắm!) Khi từ bệnh viện về nhà để cắt tóc và trám răng, hễ có mạng là tôi gửi thư cho các nhà xuất bản liên quan, bảo cho họ biết việc mẹ tôi mắc bệnh, nhắc họ nếu có kế hoạch quảng bá, viết trang bìa, hoặc thảo luận hội nghị v.v… thì gọi thẳng cho tôi, định làm gì đều phải báo trước để tôi sắp xếp thời gian. Nhưng mà, chỉ một mình tôi ổn định cũng vô ích, mỗi người trong nhà đều cần mau chóng thích nghi phải làm thế nào với những tháng ngày không có mẹ. Từ đơn giản như giặt giũ phơi phóng, nấu cơm, cho tới phức tạp như kinh doanh tiệm thuốc. Đây là một trận chiến trường kỳ gian khổ. Mỗi người đều phải học cách làm thế nào “vừa không xa rời lý tưởng, vừa chăm sóc được mẹ”. Sự ổn định này sẽ thể hiện rõ nhịp điệu của nó sau không đầy một tháng tới, tôi mong vậy. S.T.E.N.T Một ngày của tôi có khoảng 2 tiếng đồng hồ trôi qua trên mạng, trao đổi, trả lời thư, đăng truyện. Sau khi vào bệnh viện chăm mẹ, thời gian lên mạng thu hẹp rất nhiều, nhưng bạn bè và độc giả đã “thương thì củ ấu cũng tròn”, khiến tôi thấy rất ấm áp khi trải qua những giây phút ngắn ngủi trên mạng. Đọc được rất nhiều lời khuyên của mọi người đối với chữa trị và chăm sóc bệnh ung thư. Chẳng hạn ăn gì để duy trì thể trạng kiềm nhẹ (nghe nói tế bào ung thư không tồn tại được trong môi trường máu kiềm nhẹ), làm sao căn cứ vào danh mục bảo hiểm chi trả và tự chi trả tìm được đơn thuốc chống nôn và kinh phí nằm viện phù hợp nhất với bệnh nhân. Các thông tin tư vấn cần lưu ý quả là khổng lồ, trong đó còn có bạt ngàn cách chữa mẹo, bài thuốc dân gian và phương pháp tôn giáo như khí công, trường sinh công v.v… Có lá thư của một người bạn trên mạng làm tôi rất xúc động. Anh ấy nói đang cùng bạn bè tu đạo, có thể tập trung năng lượng thành quả cầu ánh sáng truyền cho mẹ tôi, hy vọng tôi có thể cung cấp họ tên và địa chỉ của mẹ v.v… Tôi đọc xong, phản ứng đầu tiên là “Á! KUSO[1]” Nhưng sau đó là niềm xúc động khó tả. Một KUSO rất chân thành đã đốn tim tôi hoàn toàn. [1] Một cách chửi tục trong tiếng Nhật, nghĩa là “cứt!”. Trước khi ngủ còn vào website PTT tìm thấy một chủ đề thảo luận về ung thư, đọc rất nhiều chia sẻ của những người nhà bệnh nhân, những kiến thức trên mạng quả là rất rất nhiều, lơ là một chút đã tới 2 giờ sáng. Hôm nay ngủ suốt chặng đường đến trưa. Tệ hại thật, thói quen ngủ sớm dậy sớm khó khăn lắm mới rèn được nhờ việc chăm sóc mẹ đã tan tành mây khói. Lại phải điều chỉnh từ đầu. Vẫn ở Đài Bắc. Buổi tối hẹn hò với Xù, lựa chọn phương thức hiệu quả nhất để giải tỏa tình cảm: xem phim. Hai đứa rất tâm đầu ý hợp lựa chọn bộ phim kinh dị đầy máu me Run rẩy, thật ra cũng vì chẳng có phim nào hay. Tuyệt đỉnh công phu của Châu Tinh Trì còn phải đợi đến cuối tháng Mười hai mới chiếu. Run rẩy hình như nói tiếng Pháp? Không quan trọng, bởi vì cảnh máu chảy thành sông thì ngôn ngữ nước nào cũng chỉ còn lại tiếng gào thét kinh hoàng nguyên thủy nhất. Run rẩy là một phim hay, rất sáng tạo, chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí của tôi suốt 90 phút. Xù cũng xem trọn bộ phim qua kẽ ngón tay, mắt nheo lại chỉ còn một sợi chỉ. Nếu không quen một con nghiện phim như tôi, chắc Xù chỉ “kinh nhi viễn chi” với loại phim kinh dị này. MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 6: 28/11/2004 Việc ở Đài Bắc tạm khép lại một giai đoạn. Để sau sẽ nói về buổi thuyết trình ở đại học Sư phạm và phát biểu cảm tưởng nhận giải sáng tác một triệu. Ngày mai là ngày cuối cùng của đợt hóa trị liệu đầu tiên. Người bình thường có khoảng 10000 bạch cầu/mm3 máu, khi mẹ mắc bệnh vọt lên 20000, nhưng sau khi hóa chất có tác dụng, chỉ còn 600. Cũng có nghĩa là, sức đề kháng của hệ miễn dịch của mẹ bây giờ rất yếu. Trông nom mẹ phải rất cẩn thận, không được để mẹ bị cảm cúm hoặc lây nhiễm vi khuẩn. Phải luôn trang bị khẩu trang giấy và nước sát trùng. Tình hình này phải từ chối mọi thăm hỏi, trừ người thân đến trông nom. Vì vậy, người bạn trên mạng muốn dùng năng lượng chữa bệnh cho mẹ tôi ở cự ly gần chắc phải chờ một thời gian nữa. Đương nhiên, đối tượng cách ly cũng bao gồm người trong nhà. Thằng út mặc dù đã về Chương Hóa, nhưng không may bị cảm, thế là tạm thời thiếu mất một hộ lý có thể điều động. Dĩ nhiên không được mắng mỏ thằng út, nhưng phải đề nghị nó “đừng có tái phạm!” Mấy hôm nay ở Đài Bắc, gửi được xe máy và hai thùng to quần áo mùa đông về nhà. Sau đó chờ đến Chủ nhật lễ trao giải Truyện phim Comic một triệu, tổ chức ở khu số ba Trung tâm thương mại thế giới. Nhưng anh cả từ Chương Hóa báo tin xấu, làm tôi vừa lo lắng vừa giận dữ. Nhằm ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm, ngay sau hôm tôi lên Đài Bắc mẹ đã chuyển từ phòng bốn người sang phòng hai người, định là được yên tĩnh hơn, ít người sử dụng không gian công cộng, nhưng cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược. Ông cụ cùng phòng nôn ra máu rất nhiều, tiếng cấp cứu, tiếng máy thở không dứt, làm cho không khí đầy ắp căng thẳng chỉ chực chờ xảy ra điều gì nguy hiểm. Mặc dù tâm lý và giấc ngủ của mẹ không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhưng người mắc bệnh phải thông cảm cho nhau, không có gì phải nói. Thế nhưng, người nhà của ông cụ chẳng khác gì đám khách ngồi dai mà lại vô duyên, như tổ chức cả một cuộc thi diễn thuyết trong không gian nhỏ bé của phòng bệnh, to tiếng sai khiến nhân viên y tế thông trực tràng, chỉ huy quy trình cấp cứu, buôn chuyện đâu đâu trong điện thoại với người khác, còn tùy tiện sử dụng nước rửa tay của nhà chúng tôi mua đặt trong toa lét. Nghe anh cả nói, đến nửa đêm tiếng ồn ào vẫn không hề thuyên giảm, làm cho huyết áp của mẹ tăng vọt, tâm trạng rất xấu. Tại nhà kia lúc nào cũng mồm miệng oang oang, nên cả anh trai lẫn mẹ tôi đều rất rõ bệnh tình của ông cụ. Ông cụ ốm sắp chết, nhưng người nhà vẫn chờ giờ tốt để cho ông ra viện về nhà. Cho rằng con người vãng sinh tại nhà vẫn tốt hơn, nên mặc dù ông cụ đã mất ý thức, xuất huyết nhiều, đám khách ngồi dai chẳng mảy may nao núng; cấp cứu vừa mới ổn định, lỡ mất giờ tốt, lại chờ lần nữa. Buổi tối cũng không ra viện, sợ xui xẻo. Mẹ khó chịu, anh cả càng chịu không nổi. Nhưng mâu thuẫn với người nhà của bệnh nhân cùng phòng là một việc hết sức ngu ngốc, anh cả đành lịch sự nhắc nhở nhà kia là mẹ cần được nghỉ ngơi, thì họ lại mát mẻ nào là “Nếu sợ ồn thì sao không chọn phòng đơn?” “Chỗ này là bệnh viện, làm sao mà không ai được nói gì được?”… Về sau ngày càng lớn tiếng, càng tùy tiện, gọi y tá đến thì họ lại cao giọng “Chúng tôi chẳng làm gì cả, người ta quá khó tính!” v.v… Sau nữa lại có một đứa bé gái là cháu nội ông cụ, cứ thế gào lên với ông cụ đang hôn mê: “Ông ơi! Ông ơi!” Kêu đến khản giọng, nhưng không thấy tí đau buồn nào. Nguồn ebook: http://luv-ebook.com/ Chuyện thế này tôi chưa nhìn tận mắt đã giận sôi gan. Nếu không vì tôn trọng mẹ, chắc anh cả đã định dãn gân dãn cốt một tí. Nếu có Cáp Bổng [1] , chắc tôi cũng muốn “đại ca” chiếu cố đám khách dai kia. Bằng không, thì lấy tờ giấy trắng kẻ bảng rồi đến gần hỏi: “Xin lỗi, có phải cuộc thi đoạt cúp ồn ào nhất bệnh viện lần thứ hai đang diễn ra ở đây phải không ạ? A, chú không phải là vô địch giải lần trước à?” [1] Một nhân vật trong truyện Cáp Bổng truyền kỳ của Cửu Bả Đao, là một giáo viên đồng thời là người đứng đầu đám lưu manh. May sao, đề nghị đổi phòng của chúng tôi mau chóng được chấp nhận, mẹ được thằng út dìu sang căn phòng đôi mới, thật yên tĩnh. Còn anh cả cũng chỉ chửi đám khách dai kia vài câu gọi là. Chúng tôi vừa rời đi đã có một bệnh nhân chuyển đến cùng phòng với đám khách dai, nhưng chỉ hôm sau đã dọn khỏi đó. Hoặc có thể nói là bỏ chạy khỏi đó. Về sau mới biết, đám khách dai vốn là ở phòng đơn, nhưng chắc chi phí quá đắt mới chuyển sang phòng đôi, rồi ồn ào náo loạn lên để đuổi bệnh nhân khác đi. Một phương pháp thô lỗ để có được phòng đơn giá rẻ. Nói thật, tôi rất thương cho tình cảnh ngắc ngoải hấp hối của ông cụ, có nên tiếp tục cứu nữa không tôi không có ý kiến, các bác sĩ y tá bị chỉ huy thế nào tôi cũng chỉ biết bối rối. Nhưng tôi không bao giờ đồng ý cái trò bố láo biến bệnh viện thành nơi tổ chức party thăm hỏi. Chẳng ai muốn ốm đau, người nhà cũng cần thông cảm lẫn nhau. Người bệnh rất cần nghỉ ngơi, dù không phải là người nhà anh. Bắt nạt mẹ tôi, tôi sẽ chẳng thèm để tâm khi máy thở của ông cụ nhà các người bị hỏng đột ngột. Lòng cảm thông cũng chẳng phải phẩm chất gì cao cả cho lắm, chỉ là điểm xuất phát của lòng tốt cơ bản nhất trong linh hồn một con người. Không biết cảm thông, thì nên chui vào thùng rác mà tìm phân loại của mình, xem là loại đốt được hay không đốt được, loại tái sử dụng hay không tái sử dụng được. MẸ, THƠM MỘT CÁI Cửu Bả Đao dtv-ebook.com Chương 7: 29/11/2004 Bây giờ là 11 giờ trưa. Lượng thuốc Ara-C còn 98. Đang ngồi sung sướng trên giường phụ của bệnh viện, thay phiên cho anh cả về nhà ngủ bù. Mẹ ngủ không yên cho lắm, trở qua trở lại, thỉnh thoảng còn mở mắt. Mẹ bị giảm cảm giác thèm ăn, đại tiện khó khăn. Tôi nghĩ một là vì thành phần máu bị mất cân bằng, nhưng chắc người bệnh nằm lâu ngày sinh cảm giác mệt mỏi cũng là một nguyên nhân nữa. May mà mẹ rất có tinh thần hợp tác, cố gắng ăn, và cũng bắt đầu uống Ensure bổ sung protein liều cao. Lâu lắm trong nhà chẳng có tin gì vui. May thay thành phần nhiệt huyết nhất trong máu tôi mà mẹ dày công bồi dưỡng đang phát huy tác dụng quyết định. Ba tháng trước bắt đầu chuẩn bị gửi bản thảo tham dự giải Truyện phim Comic một triệu. Giải có số tiền thưởng cực nhiều này mới được công bố vào tháng Bảy, nhưng hạn nộp bài lại vào đầu tháng Mười một, rất gấp. Giới hạn số chữ từ tám vạn đến mười ba vạn. Tiền thưởng giải nhất một triệu tệ, đồng thời chuyển thể thành phim thần tượng. Giải nhì mười vạn, giải ba tám vạn, và năm giải truyện hay. Ban đầu tôi định đem truyện đang viết Tình yêu, hai hay ba dở dự thi, nhưng Comic Ritz vốn đã rất ưng ý truyện này, cố ý thẩm định để quay thành phim, bản thân tôi cũng vừa ký hợp đồng sáng tác cho Comic Ritz. Nếu làm như thế mà nhỡ đoạt giải khác gì gian lận của gian lận. Nhưng vì tôi chỉ muốn giành giải nhất, không muốn các giải khác, bèn nghiên cứu toàn bộ tình hình chung các tác phẩm chưa công bố và thậm chí các cốt truyện chưa sáng tác, thấy rất rất ít truyện về tình cảm, trong khi phim thần tượng hầu hết theo hướng đó. Thế nên tôi không quan tâm lắm vụ này nữa, thỉnh thoảng còn phàn nàn một tí về khoảng cách quá lớn giữa giải nhất với giải nhì. Mãi đến cuối tháng Tám, tôi bắt đầu sáng tác Đồng nhân thứ tám của Thiếu Lâm tự, tốc độ mỗi ngày năm ngàn chữ, băng đèo vượt núi, giữa tháng Mười viết xong. Tổng số một trăm hai chín nghìn chữ, suýt soát kịch phim. Câu chuyện này càng nghĩ càng thấy thú vị, cũng có những khe hẹp để thẩm thấu chút yếu tố tình yêu. Quan trọng là, tôi đã viết liên tiếp ba câu chuyện tình, ngán rồi, muốn thay đổi chút vận may. Ban đầu nội dung chính của Đồng nhân thứ tám của Thiếu Lâm tự dài khoảng hơn năm trăm ngàn chữ, tôi lược bỏ mấy nội dung miêu tả rất tinh tế hấp dẫn của tuyến phụ, mới miễn cưỡng rút gọn được xuống dưới mười ba vạn. Nếu có biên kịch tay nghề cao, có lẽ có thể nhìn thấy triển vọng phát triển của các tuyến nội dung phụ bị cắt bỏ đó. Chỉ cần tư duy một chút, những tình tiết đó sẽ tràn ra không dứt. Nhưng tuyến phụ hay không phải là trọng tâm vấn đề. Tham gia cuộc thi nào cũng thế, tôi chỉ có một yêu cầu đối với sản phẩm của mình: “Đẹp mắt!” Vì vậy tôi không dùng cách viết kịch bản, cũng chẳng sử dụng quá nhiều đối thoại, mà sử dụng triết lý kịch bản phân cảnh “truyện tranh + điện ảnh” quen thuộc của mình để kể chuyện. Trong một trăm nguyên nhân khiến tôi kể chuyện rất xuất chúng, tôi quan tâm đặc biệt tới một điều: “Nếu xóa sạch trơn tất cả đối thoại, câu chuyện có còn đẹp đẽ hay không”, cũng có nghĩa là dùng “ống kính zoom xa” để quan sát toàn bộ câu chuyện có đầy đặn phong phú hay không, chứ không phải cái thứ hàng kém chất lượng - không có nội dung chỉ biết đánh rắm bằng mồm. Không phải. Đương nhiên sẽ không phải. Câu chuyện này đã đi một đường quyền cực kỳ lâm li hào hùng. Ngoài nhiệt huyết, tôi đã tra cứu rất nhiều tài liệu về võ thuật và lịch sử, không ngừng xuyên tạc chắp nối, cuối cùng đã đẻ ra được một nhân vật anh hùng vô danh tiểu tốt, hiên ngang đứng giữa khe hở cực lớn của lịch sử. Một thủ pháp mà tôi rất ưa thích, rất Cửu Bả Đao. Viết đến về sau, tôi rưng rưng nước mắt, trong lòng tâm niệm: “Ôi, chỉ muốn mọi người đều biết, bản chất của tôi vẫn là nhiệt huyết bừng bừng, còn tình yêu chỉ là thứ ảo ảnh đẹp đẽ mà thôi.” Sau đó, tôi nhận được thông báo của Comic Ritz, mời tôi Chủ nhật đến Trung tâm thương mại thế giới nhận giải thưởng. Xù và tôi đến sớm lượn lờ chỗ NewYork NewYork bên cạnh, bấy giờ mới mua một cái sơ mi đàng hoàng để mặc, trước kia lúc nào cũng rất tuềnh toàng. Ban đầu tôi tưởng chỉ ai đoạt giải mới được mời tham gia. Đến nơi mới biết có mười lăm người. Vậy là sẽ có bảy khuôn mặt nặng nề ngồi lại phía dưới. Tôi không cho rằng mình thuộc số đó, nhưng tôi cũng không cho rằng đoạt một giải nào đó không phải giải nhất là điều đáng vui mừng. Gặp lại Chim Táo hôm qua cũng đến nói chuyện ở đại học Sư phạm, và chủ nhân của giải vàng một triệu mà tôi rất hâm mộ: Mậu Tây. Ba chúng tôi ngồi cạnh nhau, Chim Táo bên trái tôi, Mậu Tây bên phải, Xù ngồi sau sờ soạng tôi. Gặp Chim Táo thật vui, không nhịn được chia sẻ với cậu ấy cảm tưởng và một vài tiếc nuối trong buổi nói chuyện hôm qua. Tôi đã đọc truyện của Chim Táo, chữ nghĩa dùng rất hay, và cũng cảm nhận được chiều sâu và khí chất của Chim Táo qua buổi nói chuyện. Chim Táo là một người rất chân thành. Khi tôi nói “Đã đến đây, thì chỉ có một mục đích, là bắt được vua”, cậu ấy cũng không giả vờ khiêm tốn với những câu vớ vẩn như kiểu “Được giải đã là một sự khẳng định”, chỉ khựng lại một chút, rồi vui vẻ đồng ý. Mậu Tây mang lại cho tôi cảm giác: “Úi chà, một bậc cha chú đáng nể.” Chắc hẳn là thuộc trường phái sáng tác vừa rượu vừa thuốc. Mậu Tây toát ra một sự kiêu hãnh rất tự nhiên, khi nói thẳng: “Tôi nghĩ cái giải này, nếu không được nhất thì thà đừng được giải nữa.” Trong lòng tôi bất giác nảy sinh sự kính trọng, “Quả nhiên, người giỏi giang đều có suy nghĩ như vậy.” Trên sân khấu còn chưa bắt đầu khai mạc, Chim Táo và tôi đã xoa nắm đấm, đứng ngồi không yên, tay cầm bình nước suối cứ thế nốc, nốc tới mức thiếu đường tè dầm, phải nhờ Mậu Tây trông giùm chỗ ngồi để đi giải quyết. Tôi đề nghị khi Tiêu Tường lên sân khấu trao giải, hai thằng dùng dây thun bắn vào bộ ngực đẹp đẽ của cô ấy, đến lúc người đẹp Tiêu phẫn nộ tìm hung thủ trong đám đông, bọn tôi sẽ giá họa cho chú Mậu Tây. Lễ khai mạc vừa bắt đầu, ba người chúng tôi liền thành ra đối thủ của nhau, tôi phải xoa xoa tay để giải tỏa căng thẳng. Âm thầm quan sát Mậu Tây, vị này luôn luôn bình thản, đúng là đáng nể, không hổ danh một tay ghê gớm từng giật giải thưởng một triệu. Chim Táo lên sân khấu đầu tiên, giải khuyến khích. Tác phẩm là Bức vẽ đẹp đẽ ấy, được ban giám khảo dành cho những nhận xét rất tốt. Điểm yếu chỉ là nhân vật không sống động cho lắm. Đầu tôi nóng rừng rực, chỉ biết nốc nước khoáng liên hồi. Mậu Tây vẫn ung dung, hai tay đút túi. Kết quả Mậu Tây giải ba, Tiêu Tường công bố. Tác phẩm là Chuyện tình Đài Bắc. “Tệ!” Mậu Tây cười khổ với tôi, buông một chữ này trước khi lên nhận giải. Nụ cười khổ sở ấy làm tôi rất xúc động. Nụ cười khổ của Mậu Tây chứa đựng sự tự tin và cả chân thành đối với bản thân. Chú ấy nhất định đã nhận ra tôi là người có thể giao tiếp theo kiểu “kiêu hãnh dịu dàng”, chứ không phải hạng “khiêm tốn giả tạo”. Vì vậy sự xúc động này phần nào đến từ suy nghĩ của bản thân tôi, là Mậu Tây công nhận và khẳng định giá trị của tôi. Mậu Tây đứng bên cạnh người đẹp Tiêu, vẻ mặt bình thản không hề thay đổi, còn tôi bắt đầu lo lắng lung tung. May quá, giải nhì được công bố mau lẹ, là tác phẩm viết chung của Hạ Bội Nhĩ và bạn gái Ô Nô Nô, Chung cư Bohemia. Trong thời khắc công bố giải nhì, tôi lại một lần nữa lý giải rõ ràng cá tính mình. “Mình được giải nhất rồi.” Trong lòng tôi bừng sáng, bắt đầu “vươn thở” đầy chắc chắn: “Không còn khả năng nào khác!” Động tác này về sau bị Xù chửi là quá tự kiêu, nếu thua thì thật là ê mặt. Thua thì cũng rất có thể chứ, tôi không bài xích sự thua. Nhưng lòng tự tin cao ngất thì dù thế nào cũng phải duy trì. Bất kể thua thế nào, thua mấy lần, cũng không cướp đoạt nổi sự tự tin, ấy mới là tự tin thực sự. Nếu không thì chỉ là cái vỏ bọc mong manh mà thôi. Quả nhiên, khi Tiêu Tường nói, truyện đoạt giải nhất tên gọi rất giống tên thuốc gì nhỉ… 18 đồng nhân hành khí tán, nắm tay tôi siết thật chặt, bước nhanh nhẹn lên sân khấu, dùng một biểu cảm rất ngô nghê chụp ảnh. Phê thật, nhưng ngại quá, tôi đã chuẩn bị trước bài phát biểu cảm tưởng khi giành giải nhất. Những cảm tưởng này, mỗi khi ai đó hỏi mục đích sáng tác của tôi, tôi lại tua lại một lần. Đại khái là: Cảm ơn mẹ, dù cho được giải gì cũng phải cảm ơn mẹ. Viết lách năm năm nay, mục đích sáng tác thay đổi liên tục, theo mỗi giai đoạn. Nhưng mãi hai năm trước tôi mới ngộ ra giấc mơ của mình, đó là trở thành người kể chuyện giỏi nhất, kể được nhiều chuyện nhất, có thể dùng nhiều phương thức nhất để kể nhiều loại truyện trong giới văn học thông thường của Đài Loan. Trên thế giới này có lẽ thực sự tồn tại những giấc mơ mà có cố gắng bao nhiêu cũng không thể đạt tới, nhưng nếu nỗ lực gấp trăm lần để đổi lấy chỉ còn cách giấc mơ đó một hơi thở, thì tôi sẽ thực hiện, để rồi bị chính mình làm cho cảm động tả tơi. Bởi vì, những giấc mơ nếu nói ra sẽ bị chê cười, thì mới có giá trị theo đuổi, dẫu có ngã xuống, tư thế cũng rất can trường. Xin cảm ơn. Thích quá. Tiếp theo là nhân vật số một của công ty Comic Ritz, chị Sài, ngượng nghịu nói mấy câu: mặc dù tôi là nhà văn hợp đồng của Comic Ritz, nhưng vẫn không có cách nào để tôi không đoạt giải lớn vì các đánh giá phải công bằng. Lúc đó bụng tôi tự nhủ: “À, mình cũng dữ lắm chứ bộ.” Chỉ mong sao """