" Mẹ Đã Sai Rồi - Michel Bussi full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mẹ Đã Sai Rồi - Michel Bussi full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám] Ebooks Nhóm Zalo MICHEL BUSSI Bằng Quang dịch MẸ ĐÃ SAI RỒI dựa theo bản in của NXB Hội Nhà Văn & Nhã Nam năm 2018 Tôi có nhiều mẹ. Đối với tôi, chuyện này hơi phức tạp. Nhất là vì họ không thực sự yêu thương nhau. Thậm chí một người còn sắp chết. Phải chăng phần nào là do lỗi của tôi? Phải chăng mọi chuyện xảy ra là tại tôi? Bởi lẽ tôi không nhớ được mẹ nào mới là mẹ thật. I MARIANNE 1 S L H-O, ứ S, 06/11/2015, 1615 Malone cảm thấy người mình được nhấc bổng lên, rồi ngay sau đó, cậu nhìn thấy người phụ nữ đằng sau cửa kính. Mặc dù mặc đồng phục màu tím, hơi giống đồng phục cảnh sát, cô ta có khuôn mặt tròn và đeo cặp kính trông rất ngộ. Ngồi trong quầy kính trong suốt, trông cô ta giống người phát vé lên vòng quay ngựa gỗ. Cậu cảm thấy hai bàn tay mẹ khẽ run khi phải nâng cậu trong tư thế thăng bằng đó. Người phụ nữ nhìn thẳng vào mắt cậu, rồi quay sang mẹ, rồi cụp mắt nhìn xuống hai cuốn sổ nhỏ màu nâu mà cô ta đang mở trên tay. Mẹ giải thích với cô ta. Cô ta kiểm tra ảnh hai mẹ con. Để chắc chắn rằng đó đúng là mẹ và cậu. Rằng đúng là hai mẹ con được quyền lên máy bay. Chỉ có điều người phụ nữ này không biết mẹ và cậu sắp đi đâu. Nơi họ thực sự sắp đi ấy. Chỉ mình cậu biết. Họ sắp bay tới khu rừng của lũ yêu tinh. Malone vịn hai tay vào mép quầy để giúp mẹ nhấc cậu dễ dàng hơn, không để cậu tuột xuống. Lúc này cậu đang nhìn những chữ cái ở tấm biển tên cài trên áo vest của người phụ nữ. Tất nhiên, cậu còn chưa biết đọc, nhưng có thể nhận biết vài chữ. J… A… N… Cô tiếp viên mặt đất ra hiệu cho người phụ nữ đứng trước mặt là đã có thể thả cậu bé xuống đất. Thường thì Jeanne không hăng hái làm việc đến mức ấy. Nhất là ở đây, trong sân bay Le Havre Octeville nhỏ xíu này, nơi chỉ có vỏn vẹn ba cửa kiểm soát, hai băng chuyền và một máy bán đồ uống tự động. Nhưng từ đầu giờ chiều nay, đội an ninh náo động cả lên, từ bãi đỗ xe đến đường băng. Mọi người đều được huy động để tham gia trò ú tim với một kẻ đào tẩu vô hình, vả lại, chưa chắc gì trò đó sẽ diễn ra ở cái ga hàng không nhỏ như lỗ chuột này. Không quan trọng. Thiếu tá Augresse đã nói rõ. Dán ảnh mấy gã đàn ông và một cô ả lên các bức tường trong sảnh chờ, và cảnh báo từng nhân viên hải quan, từng thành viên của đội an ninh. Chúng rất nguy hiểm. Nhất là một trong hai gã đàn ông. Đầu tiên là ăn cướp. Sau đó là giết người. Tái phạm nhiều lần, theo lời cảnh báo được phát đi trên toàn mạng lưới cảnh sát trong vùng. Jeanne hơi nhoài người về phía trước. “Cháu từng đi máy bay rồi chứ, anh bạn nhỏ? Cháu cũng từng đi xa như thế này rồi chứ?” Cậu nhóc bước một bước sang bên cạnh để nấp sau mẹ. Jeanne chưa có con. Cô đang phải chơi trò tung hứng với thời gian biểu ngu xuẩn của sân bay và đây là cái cớ tuyệt vời để gã bạn trai đạo đức giả của cô trì hoãn mỗi khi cô nhắc tới chuyện này. Tuy thế, cô biết cách chơi với trẻ con. Thường là khéo hơn với đám đàn ông. Trẻ con, chính thế, năng khiếu của cô là thuần phục chúng. Trẻ con và mèo. Cô mỉm cười lần nữa. “Nói cho cô biết đi nào, cháu không sợ chứ? Bởi vì cháu biết đấy, nơi cháu sắp tới, có…” Cô cố tình kéo dài giọng để một chóp mũi ló ra từ sau đôi chân như bị bó giò trong chiếc quần jean ôm sát của người mẹ. “Có rừng rậm… Không phải vậy sao, thiên thần của cô?” Cậu nhóc thốt nhiên lùi bước, như thể kinh ngạc khi cô tiếp viên có thể nhìn thấu điều bí mật của cậu. Jeanne kiểm tra lần cuối hai cuốn hộ chiếu rồi đóng mạnh con dấu hai lần. “Nhưng cháu không việc gì phải sợ, thiên thần của cô ạ. Có mẹ cháu đi cùng mà!” Cậu nhóc đã lại núp sau chân mẹ. Jeanne thất vọng. Nếu giờ đây cô cũng mất cả cảm giác với lũ nhóc thì… Cô tự trấn an, nơi này khiến người ta e sợ, lại có cả đám lính đáng ghét đang lượn lờ trong sảnh với súng ngắn giắt thắt lưng và súng trường FAMAS đeo chéo, như thể thiếu tá Augresse sắp duyệt binh và thưởng cho họ điểm hạnh kiểm tốt vì đã tích cực giám sát. Jeanne kiên trì trò chuyện. Việc của cô là đảm bảo an ninh. Nghĩa là bao gồm cả cảm giác an toàn của khách hàng. “Cháu nhớ hỏi mẹ nhé. Mẹ sẽ giải thích cho cháu về rừng rậm.” Người mẹ cảm ơn cô bằng một nụ cười. Không nên hỏi cậu bé quá nhiều, nhưng dẫu sao cậu cũng đã phản ứng lại. Một cách kỳ lạ. Trong khoảnh khắc, Jeanne tự hỏi phải hiểu thế nào về chuyển động chớp nhoáng của đôi mắt cậu bé mà cô vừa bắt gặp. Một tích tắc thôi… Khi cô phát âm từ “mẹ” lần thứ hai, cậu bé không hề nhìn người mẹ. Cậu quay nhìn sang hướng khác, phía bức tường. Phía tờ yết thị có ảnh cô ả mà cô vừa dán chỉ vài phút trước. Tờ yết thị có ảnh cô ả đang bị toàn bộ cảnh sát trong vùng truy nã, và gã đàn ông ở bên cạnh. Alexis Zerda. Tên sát nhân. Một ảo ảnh, hẳn là thế. Có lẽ cậu nhóc đang nhìn ra ô kính lớn bên tay trái. Hoặc những chiếc máy bay sau ô kính. Hoặc mặt biển đằng xa. Chỉ là cậu đang lơ đễnh. Hoặc tâm trí đã để trên mây rồi. Jeanne vẫn phân vân muốn hỏi han thêm người mẹ và đứa con trai của chị ta, hòng xua đi một linh cảm khó lòng giải thích, một cảm tưởng không mấy lành mạnh về mối quan hệ giữa đứa trẻ này và mẹ nó. Điều gì đó bất thường, mờ ám mà cô không thể xác định. Toàn bộ giấy tờ của hai mẹ con họ đều hợp lệ. Biết lấy cớ gì để giữ họ lại đây? Hai gã lính đầu trọc lóc lại diễu qua, người bó cứng trong bộ đồ rằn ri, giày đinh nện cồm cộp xuống mặt sàn. Đảm bảo an ninh bằng cách khiến các gia đình sợ xanh mắt. Jeanne tự giải thích với chính mình. Là do áp lực. Do bầu không khí khó chịu như thể có nội chiến trong các sân bay mỗi lần một gã nguy hiểm chuồn được ra ngoài cùng với đám cảnh sát truy đuổi hắn. Cô quá giàu xúc cảm, cô biết thế, với đám con trai cũng vậy. Cô tiếp viên mặt đất đưa hai cuốn hộ chiếu qua ô tròn mở trên tấm kính cường lực. “Mọi thứ đều hợp lệ. Chúc chị thượng lộ bình an.” “Cảm ơn.” Đó là từ đầu tiên mà người phụ nữ thốt ra. Ở cuối đường băng, một chiếc Airbus A318 màu xanh da trời của hãng Hàng không quốc gia Hà Lan đang cất cánh. Thiếu tá Marianne Augresse ngước mắt nhìn chiếc Airbus màu xanh da trời đang lướt ngang bầu trời. Cô dõi nhìn nó bay trên đại dương đen sẫm như dầu một lát, rồi tiếp tục hành trình leo dốc khó nhọc của mình. Bốn trăm năm mươi bậc. Jibé, đang ở cao hơn chừng năm chục bậc, tự cho phép mình làm một việc xa xỉ là chạy ngược xuống chừng ấy bậc. Như thể viên trung úy dưới quyền cô đang biến việc này thành một trò chơi, một thử thách cá nhân! Ngay lúc này, chuyện đó khiến Marianne bực bội, hơn tất cả những chuyện khác. “Tôi có một nhân chứng!” viên trung úy kêu to khi chỉ còn cách cô hai chục bậc. “Và không phải loại vớ vẩn đâu…” Marianne Augresse bíu chặt thanh vịn cầu thang rồi tranh thủ thở dốc. Cô cảm thấy mồ hôi đang chảy thành giọt sau lưng. Cô ghét thứ mồ hôi ướt đẫm cả người mỗi khi cố gắng sức dù chỉ chút xíu, cô nặng thêm một gram thì mồ hôi cũng tăng thêm vài giọt. Tuổi bốn mươi chết tiệt, những bữa trưa vội vội vàng vàng, những buổi tối chết gí trên ghế xô pha, những đêm cô đơn và những sáng chạy bộ luôn bị trì hoãn. Viên trung úy ào xuống cầu thang, như thể đang chạy đua với một chiếc thang máy vô hình. Anh dừng sững lại trước mặt Marianne rồi đưa cho cô một thứ trông như con chuột màu xám. Mềm oặt. Chết lặng. “Cậu tìm thấy thứ này ở đâu vậy?” “Trong bụi ngấy, vài bậc phía trên kia. Chắc là Alexis Zerda đã quẳng nó đi trước khi biến mất.” Thiếu tá không đáp lời nào. Cô chỉ đưa ngón cái và ngón trỏ nhón lấy mẫu thú bông bèo nhèo có bộ lông cũ sờn, gần như bạc phếch sau biết bao vuốt ve, mút mát, bú rúc, bao lần bị ghì chặt vào cơ thể run rẩy của một cậu bé lên ba. Được khâu vào vải, hai mắt làm bằng hai viên bi màu đen mở to thô lố. Bất động. Như sững lại trong một nỗi kinh sợ cuối cùng. Jibé không nhầm, nữ thiếu tá đang cầm trong tay một nhân chứng. Một nhân chứng rã rời. Dính nhớp. Đã bị moi mất quả tim. Đã bị bắt phải câm lặng, vĩnh viễn. Marianne vừa siết chặt con thú bông trong tay vừa nghĩ đến điều tồi tệ nhất. Cậu bé sẽ không đời nào vứt bỏ thú bông của nó. Cô máy móc vạch lông của con thú bông, như người ta vuốt ve đám lông tơ trên ngực một người đàn ông. Những vết màu nâu lấm chấm trên góc những sợi nhân tạo acrylic. Là máu, chắc chắn thế. Liệu có cùng loại với máu được tìm thấy ở nơi ẩn náu cách vài trăm bậc phía dưới? Máu của cậu bé chăng? Máu của Amanda Moulin chăng? “Tiếp tục thôi, Jibé!” thiếu tá ra lệnh bằng một giọng cố tình tỏ ra hung hăng. “Ta phải nhanh lên. Leo tiếp nào.” Trung úy Jean-Baptiste Lechevalier không bàn cãi. Chỉ một cú lấy đà, anh đã lại vượt trước cấp trên năm bậc thang. Marianne Augresse cố gắng vừa bước lên vừa suy nghĩ tiếp, không để cơn mệt mỏi làm chậm nhịp leo lên, đồng thời sắp xếp lại những giả thiết đang lộn xộn trong đầu. Mặc dù nói cho cùng, chỉ một câu hỏi khẩn cấp duy nhất đang đặt ra. Ở đâu? Tàu hỏa, ô tô, tàu điện, xe khách, máy bay… Alexis Zerda có cả nghìn phương tiện để tẩu thoát, để biến mất, bất chấp lệnh báo động phát đi hai giờ trước, bất chấp những tờ yết thị, bất chấp hàng chục con người đã được huy động. Ở đâu và như thế nào? Hết bậc này đến bậc khác. Suy luận này kéo theo suy luận khác. Ở đâu, như thế nào và tại sao? Để khỏi phải tự hỏi mình câu đó. Câu hỏi cốt yếu. Tại sao hắn lại quẳng con thú bông này đi? Tại sao hắn lại giật con thú bông này khỏi tay cậu bé? Một cậu bé hẳn đã phải gào thét, không chịu leo thêm một bậc thang nào, hẳn đã thà chết ngay tại chỗ còn hơn là phải chia lìa với con chuột trụi lông đượm mùi của cậu và mẹ cậu. Làn gió biển mang theo mùi hydrocarbon nồng nặc. Những chiếc tàu công ten nơ đang ùn lại đằng xa, trong lạch cảng Le Havre, chen chúc chẳng khác nào đoàn xe ô tô nối đuôi nhau dừng chờ đèn đỏ. Những mạch máu phồng lên trên thái dương thiếu tá. Máu và mồ hôi. Cầu thang dường như kéo dài vô tận, như thể hễ cô leo được một bậc là tít trên cao kia, khuất tầm nhìn của cô, một bậc khác lại hiện ra như có phép mầu. Một câu hỏi duy nhất, ám ảnh, tiếp tục nẩy tới nẩy lui đập vào vách hộp sọ của cô. Tại sao? Vì Zerda không định để cậu bé làm vướng chân hắn ư? Cũng như con thú bông này? Bởi vì hắn cũng sẽ quăng cậu bé xuống một cái hố, chỉ cách đây một chút, ngay khi tìm ra một góc nào đó kín đáo hơn? Một chiếc Airbus khác bay ngang bầu trời. Sân bay chỉ cách chưa đầy hai cây số theo đường chim bay. Ít nhất thì, Marianne tự trấn an khi nghĩ tới lực lượng giám sát đã được bố trí, Zerda cũng không thể thoát qua lối đó được! Còn vài chục bậc nữa. Trung úy Lechevalier đã gần đến bãi đỗ xe. Thiếu tá Augresse cũng đang tiến lên theo một nhịp đều đặn. Mấy ngón tay cô quắp chặt cục lông màu xám, nắn bóp nó, như để chắc chắn rằng người ta đã moi tim cắt lưỡi nó rồi, rằng con thú bông này sẽ không bao giờ còn có thể kể bất cứ điều gì cho ai nữa, không chuyện trò, không bí mật, không tâm sự; rằng nó đã chết hẳn, sau tất cả những giờ trò chuyện riêng tư với Malone, những câu chuyện mà cô cùng các cộng sự của mình đã nghe đi nghe lại nhiều lần. Các ngón tay của thiếu tá vẫn mân mê thêm đôi ba giây nữa giữa những túm lông cứng quèo, rồi bỗng ngừng lại, ngoại trừ ngón trỏ, nó trượt thêm vài milimét trên lớp vải sợi acrylic. Đôi mắt cô máy móc nhìn xuống, không dự đoán trước điều gì, không một giây nào ngờ đến điều chúng sắp khám phá ra. Liệu cái mẩu vải bị phanh bụng này có thể tiết lộ được gì đây? Đến lượt ánh mắt Marianne Augresse chậm đi, nheo lại, tập trung vào những chữ cái đã phai màu. Và sự thật đột ngột bung ra. Bỗng chốc, toàn bộ các mảnh ghép hình dịch chuyển vào đúng vị trí. Kể cả những mảnh khó ghép nhất. Tên lửa, khu rừng của lũ yêu tinh, lũ cướp biển và con tàu mắc cạn của chúng, chứng quên của một loài gặm nhấm vùng nhiệt đới, kho báu, bốn tòa tháp của lâu đài, toàn bộ những chuyện điên rồ đã khiến cô và các cộng sự bế tắc suốt năm ngày qua. Những câu chuyện hoang đường của một cậu bé quá giàu trí tưởng tượng. Đấy là họ tưởng thế… Mọi thứ đều được viết ra đó. Cậu nhóc Malone không bịa đặt bất cứ chuyện gì! Mọi thứ chứa đựng trong bốn chữ, đính vào bộ lông làm bằng sợi tổng hợp của nhân chứng câm lặng này. Mọi người đều đã cầm con thú bông trên tay, nhưng không ai nhận ra điều gì. Mọi người chỉ tập trung xem nó có gì để nói. Một con thú bông quá lắm lời, đến nỗi người ta mải nghe mà không nhìn nó. Chính là con thú bông này, nó bị sát hại để phải câm nín vĩnh viễn, rồi bị kẻ sát nhân bỏ lại trên một sườn dốc. Thiếu tá nhắm mắt lại trong một lát. Cô bỗng nghĩ nếu ai đó có khả năng đọc được ý nghĩ của cô, nắm bắt được chúng giống như người ta tình cờ nghe được một mẩu hội thoại mà không biết gì về phần đầu câu chuyện, người ấy hẳn sẽ tưởng cô bị điên! Một con thú bông đâu có thể nói chuyện, khóc hay là chết. Ngay khi bốn tuổi, cứ cho là sáu, hoặc tám tuổi là cùng, ta đã không còn tin vào điều đó rồi. Đúng thế, nếu ai đó bắt đầu đọc câu chuyện từ chương này, người ấy sẽ coi cô là điên rồ. Ai đó hoặc đơn giản chính là cô; bản thân cô, con người vốn lý trí. Bản thân cô, năm ngày trước. Marianne vẫn ghì chặt con thú bông vào ngực rồi ngoái đầu về phía hàng trăm bậc thang mà cô vừa leo, bỗng cảm thấy chóng mặt. Đằng xa, cô chỉ nhìn thấy bầu trời trống trải đến vô tận, một bầu trời tối tăm chẳng kém gì đại dương, màu xám của bọt sóng hòa lẫn với sắc xám của mây trời. Chưa đầy hai mươi bậc nữa. Jibé đã khởi động chiếc Mégane, cô nghe thấy tiếng động cơ kêu ro ro. Cô tăng tốc, dốc nốt chút sức lực cuối cùng. Cô chỉ còn phải đặt cho mình một câu hỏi duy nhất, bởi lúc này sự thật đã hiển hiện rõ rành. Có kịp ngăn họ lại không? Bố ướ… THỨ HAI N 2 K ắ ỉ ố 8, ỉ ố 7 “Mẹ đi nhanh lắm. Cháu nắm tay mẹ nên cánh tay cháu bị đau. Mẹ tìm một góc để cả hai mẹ con cùng trốn. Mẹ hét lên nhưng cháu không nghe thấy, bởi vì có nhiều người quá.” “Có nhiều người quá ư? Họ là ai, những người ở xung quanh hai mẹ con cháu ấy?” “À thì… những người đi mua sắm.” “Vậy là xung quanh hai mẹ con có các cửa hàng à?” “Vâng. Nhiều lắm. Nhưng mẹ con cháu không có xe đẩy. Chỉ có một cái túi to. Cái túi Jake và lũ cướp biển của cháu.” “Nhưng cháu với mẹ cháu cũng đi mua sắm chứ?” “Không. Không. Cháu đi nghỉ. Mẹ bảo thế. Nghỉ dài ngày. Nhưng cháu thì cháu chẳng thích. Chính vì thế mẹ mới tìm một góc để nấp cùng cháu. Để không ai nhìn thấy cháu khóc quấy.” “Như cháu đã làm ở trường hả? Giống như vụ cô Clotilde đã kể cho chú nghe đúng không? Khóc lóc. Giận dữ. Muốn đập phá mọi thứ trong lớp. Có phải vậy không, Malone?” “Vâng.” “Tại sao thế?” “Bởi vì cháu không muốn đi cùng mẹ kia.” “Chỉ thế thôi sao?” “…” “Thôi được, chú cháu mình sẽ nói chuyện này sau, về mẹ kia của cháu. Đầu tiên, hãy thử nhớ lại những chuyện khác nào. Cháu có thể tả cho chú nghe những gì cháu nhìn thấy lúc ấy không? Nơi mà cháu phải rảo bước cùng mẹ cháu ấy?” “Có các cửa hàng. Nhiều cửa hàng. Còn có cả một tiệm McDo nữa, nhưng chúng cháu không ăn ở đấy. Mẹ không muốn cháu chơi cùng những đứa trẻ khác.” “Cháu còn nhớ đường phố không? Cháu có nhớ các cửa hàng khác không?” “Chỗ đấy không phải đường phố.” “Sao lại thế được, không phải đường phố ư?” “Có chứ, nó trông giống như đường phố, nhưng chẳng nhìn thấy bầu trời đâu cả!” “Cháu chắc chứ, Malone? Không nhìn thấy bầu trời ư? Ở bên ngoài, xung quanh các cửa hàng, có bãi đỗ xe rộng không?” “Cháu không biết. Cháu đã ngủ trên xe. Cháu chỉ nhớ được đoạn sau đấy, trong đường phố không có bầu trời với các cửa hàng, khi mẹ cầm tay cháu lôi đi thôi.” “Được rồi. Không sao đâu, Malone ạ. Chờ đã. Cháu chờ vài giây nhé, chú sẽ cho cháu xem mấy bức ảnh, cháu sẽ nói cho chú biết liệu cháu có nhận ra hay không nhé.” Malone đợi trên giường, không nhúc nhích. Gouti không nói thêm gì nữa, như thể nó đã chết; rồi nó lại bắt đầu nói. Nó thường xuyên làm vậy, chuyện bình thường thôi. “Nhìn này, Malone. Hãy nhìn những bức ảnh trên màn hình máy tính nhé. Chúng có gợi cho cháu nhớ ra điều gì không?” “Có ạ.” “Đó là những cửa hàng lúc cháu đi cùng mẹ đúng không?” “Vâng.” “Cháu chắc chứ?” “Cháu nghĩ thế. Cũng có con chim màu đỏ và xanh đó. Và cả con vẹt nữa, con vẹt cải trang thành cướp biển.” “Được rồi. Chuyện này hết sức quan trọng, Malone ạ. Sau này chú sẽ cho cháu xem những bức ảnh khác. Còn bây giờ, ta tiếp tục câu chuyện của cháu nhé. Cháu và mẹ đã nấp vào một góc. Ở đâu vậy?” “Trong nhà vệ sinh. Cháu ngồi bệt xuống đất. Mẹ đóng chặt cửa, để cháu nghe mẹ rõ hơn mà không ai khác nghe thấy.” “Mẹ đã nói gì với cháu?” “Rằng tất cả những gì có trong đầu cháu sẽ biến mất, giống như những giấc mơ của cháu hằng đêm. Nhưng cháu phải cố gắng nghĩ đến mẹ, mỗi tối trước khi đi ngủ. Rằng cháu phải nghĩ đến mẹ thật nhiều. Và đến cả ngôi nhà của mẹ con cháu nữa. Đến bãi biển. Đến con tàu cướp biển. Đến lâu đài. Mẹ chỉ nói với cháu có thế thôi, rằng những hình ảnh trong đầu cháu sẽ biến mất. Cháu thấy khó mà tin được nhưng lúc nào mẹ cũng nhắc đi nhắc lại điều đó. Những hình ảnh trong đầu con sẽ biến mất. Chúng sẽ bay biến nếu lúc nằm lên giường con không nghĩ tới chúng. Giống như những chiếc lá trên cành cây vậy.” “Đó là trước khi mẹ để cháu lại cho mẹ kia của cháu, có đúng vậy không?” “Người kia không phải mẹ cháu!” “Phải, phải, Malone ạ, chú hiểu mà, chính vì thế chú mới nói là mẹ kia. Và mẹ còn dặn dò cháu điều gì nữa không? Ý chú là người mẹ đầu tiên của cháu ấy.” “Phải lắng nghe Gouti.” “Gouti, là nó. Con thú bông của cháu phải không? Xin chào, Gouti! Vậy là cháu phải lắng nghe Gouti, mẹ dặn cháu như thế phải không?” “Vâng! Cháu phải nghe Gouti, lén lút thôi.” “Vậy thì nó giỏi lắm đấy! Và Gouti làm thế nào để giúp cháu nhớ được mọi chuyện?” “Nó nói chuyện với cháu.” “Nó nói chuyện với cháu sao?” “Vâng.” “Nó nói chuyện với cháu vào lúc nào?” “Cháu không thể nói được, đấy là bí mật của cháu. Mẹ đã bắt cháu thề. Mẹ còn nói với cháu một bí mật khác nữa, lúc ở trong nhà vệ sinh ấy. Bí mật để tự vệ trước lũ yêu tinh, khi chúng muốn dẫn ta vào rừng.” “Được rồi, đó là một bí mật, chú hiểu rồi. Chú sẽ không làm phiền cháu về chuyện đó nữa. Mẹ cháu không nói gì thêm với cháu hả Malone?” “Có chứ. Mẹ nói đúng cái đó nữa.” “Cái gì vậy?” “Malone!” “Mẹ gọi tên cháu, Malone, phải vậy không?” “Vâng. Mẹ bảo cái tên Malone rất đẹp… Bảo cháu phải đáp lời khi người ta gọi cháu bằng tên đó.” “Nhưng trước đây tên của cháu không phải như vậy, nhỉ? Cháu còn nhớ tên trước đây của cháu không?” Malone nín thinh, thật lâu. “Không sao đâu, nhóc ạ. Không sao đâu mà. Sau đó mẹ cháu còn nói với cháu điều gì khác không?” “Không ạ. Sau đó mẹ khóc.” “Được rồi. Còn ngôi nhà trước kia của cháu. Không phải ngôi nhà nơi cháu ở hiện giờ đâu. Ngôi nhà kia cơ. Cháu có thể kể với chú về nó không?” “Một chút ạ. Nhưng gần như mọi hình ảnh đều đã biến mất, bởi vì Gouti hầu như không bao giờ kể với cháu về ngôi nhà trước kia.” “Chú hiểu. Dẫu sao cháu cũng có thể miêu tả cho chú những hình ảnh cháu còn nhớ được chứ? Ban nãy cháu có nhắc đến biển? Đến một con tàu cướp biển? Đến những tòa tháp của một lâu đài?” “Vâng! Không có vườn, cháu chắc chắn thế, chỉ có bãi biển thôi. Nếu nhoài người qua cửa sổ phòng cháu, ta sẽ ngã xuống biển. Từ phòng mình, cháu nhìn thấy rõ con tàu cướp biển, nó bị gãy làm đôi. Cháu cũng nhớ cả tên lửa nữa. Và rằng cháu không nên đi xa nhà vì có khu rừng.” “Khu rừng của lũ yêu tinh phải không?” “Vâng.” “Cháu có thể miêu tả một chút về khu rừng đó với chú không?” “Vâng. Dễ thôi, cây cối mọc cao tới tận trời. Trong khu rừng rậm ấy không chỉ có lũ yêu tinh, còn có cả đàn khỉ to đùng, lũ rắn, những con nhện khổng lồ, cháu đã nhìn thấy chúng một lần, lũ nhện ấy, chính vì thế mà cháu phải ở trong phòng.” “Cháu còn nhớ chuyện gì khác không, Malone?” “Không ạ.” “Được rồi. Nói cho chú biết nào… Malone. Dù sao chú cũng sẽ gọi cháu là Malone nhé, trong lúc chờ chúng ta tìm ra tên trước kia của cháu. Nói cho chú biết nào… Con thú bông của cháu là con vật gì ấy nhỉ?” “À, đó là một con Gouti.” “Được rồi. Được rồi. Một con Gouti. Chú hiểu rồi. Và cháu nói là nó thực sự nói chuyện với cháu. Không chỉ trong đầu cháu đâu nhỉ? Chú biết đây là một bí mật, nhưng cháu không muốn kể cho chú nghe sao, chỉ một tí tẹo thôi, nó làm thế nào để trò chuyện với cháu vậy?” Malone bỗng nín thở. “Cậu im đi, Gouti,” cậu bé thì thào. Malone nghe thấy tiếng bước chân trên cầu thang. Cậu vẫn luôn chú ý đến mọi âm thanh trong ngôi nhà, nhất là khi cậu ở trong phòng riêng, nằm trong chăn, gần như chìm trong bóng tối, và đang lén lút lắng nghe Gouti. Mẹ kia đang đi lên gác. “Nhanh nào, Gouti,” Malone thì thầm, “phải giả vờ ngủ.” Con thú bông của cậu ngừng nói vừa kịp lúc, ngay trước khi Mẹ kia bước vào phòng. Malone nhanh nhẹn ôm con thú bông vào lòng. Gouti giả vờ ngủ rất tài! Giọng Mẹ kia lúc nào cũng kéo dài ra một chút, nhất là buổi tối, như thể cô mệt tới mức không bao giờ nói được hết câu. “Mọi việc ổn chứ, con yêu?” “Vâng.” Malone những muốn cô đi ra ngay, nhưng giống như mỗi tối, Mẹ kia ngồi xuống mép giường rồi vuốt tóc cậu. Tối nay, cô còn nấn ná thêm. Cô luồn hai cánh tay ra sau lưng cậu rồi ấp cậu vào ngực mình, chặt như khi cậu ôm siết con thú bông vào lòng, Malone nghĩ, chỉ có điều, động tác này khiến cậu hơi đau. “Ngày mai, mẹ sẽ tới trường gặp cô giáo con, con nhớ không?” Malone không đáp. “Có vẻ như con đã bịa chuyện. Mẹ biết rõ là con rất thích kể chuyện, con yêu ạ, đó là chuyện bình thường đối với một cậu bé như con. Thậm chí mẹ còn rất tự hào khi con sáng tác được từng ấy chuyện trong đầu. Nhưng người lớn ấy mà, đôi khi họ lại cho những chuyện đó là nghiêm túc, họ nghĩ chúng là thật. Chính vì thế mà cô giáo con muốn gặp bố mẹ, con hiểu không?” Malone cố tình nhắm mắt. Cậu làm thế hồi lâu, rồi Mẹ kia quyết định. “Con buồn ngủ rồi con yêu. Mẹ để con ngủ nhé. Hãy ngủ một giấc thật ngon.” Mẹ kia hôn cậu, tắt đèn rồi rốt cuộc cũng rời khỏi phòng. Malone thận trọng chờ đợi. Cậu liếc nhìn chiếc đồng hồ báo thức hình nhà du hành vũ trụ. Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 9. Malone biết chỉ nên đánh thức con thú bông dậy khi kim ngắn chỉ đến số 9, mẹ cũng đã dặn dò cậu chuyện này. Cậu nhìn tờ lịch to hình bầu trời treo trên tường, ngay phía trên chiếc đồng hồ báo thức hình phi hành gia. Những hành tinh được vẽ trên đó sáng lấp lánh trong đêm. Khi đèn trong phòng tắt hết, ta chỉ còn nhìn thấy chúng trong bóng tối. Hôm nay là ngày trăng tròn. Malone nóng lòng muốn nghe Gouti kể câu chuyện của nó, câu chuyện của cậu, câu chuyện về kho báu bên bờ biển. Kho báu bị đánh cắp. 3 Hôm nay, trên bờ biển Mimizan. Mình đã cởi áo ngực bikini ra chỉ vì Marco. Bạn trai mình. Anh ấy thấy ngực mình rất đẹp. Thằng heo mập bên cạnh cũng thấy vậy, rõ ràng là thế. Muốn giết. Mình đã cắm phập mũi nhọn của chiếc dù bãi biển vào bụng hắn, chính giữa rốn. Kết án: 28 Tha bổng: 3.289 www.muon-giet.com Tế ệ ạ ộ ộ ứ ế Marianne Augresse. Một khoảnh khắc ngắn ngủi, hai mắt cô vẫn nhìn dán vào làn da trần lạnh lẽo của mình, như thể nó đã bị lạnh cóng trong một cỗ quan tài bằng băng, rồi cô vươn cánh tay ra khỏi bồn tắm nơi cô đã ngủ gà ngủ gật từ một giờ qua để vớ lấy chiếc điện thoại. Cánh tay tê cóng của cô đụng phải chiếc rổ nhỏ đựng đồ chơi đang đặt chênh vênh trên giỏ đựng đồ giặt. Những chiếc thuyền nhựa, cá heo vặn dây cót và những chú cá nhỏ phản quang rơi tung tóe trên mặt nước. “Chết tiệt!” Cô không thèm lau khô mà đưa những ngón tay ướt sũng chụp lấy điện thoại. Số lạ. “Chết tiệt!” thiếu tá lặp lại. Cô đã hy vọng người đánh thức mình lúc đang tắm là một trong những trung úy cấp dưới, Jibé, Papy, hay bất cứ viên cảnh sát nào đang trực chiến tại sở cảnh sát Le Havre. Nỗi mong chờ ấy choán hết toàn bộ suy nghĩ của cô kể từ hôm qua, từ khi người ta phát hiện ra Timo Soler trong khu phố Saint-François, gần hiệu thuốc. Cô đã để bốn người theo dõi giữa vũng Thương mại và vũng Vua. Họ đã bám theo Timo Soler từ gần một năm nay, chính xác là chín tháng hai mươi bảy ngày. Cuộc vây dồn đã bắt đầu vào thứ Ba ngày 6 tháng Một năm 2015, khi xảy ra vụ cướp ở Deauville, từ giây phút các camera giám sát lưu lại khuôn mặt Timo Soler, ngay trước khi hắn biến mất trên một chiếc Münch Mammut 2000, mang theo trên người một viên đạn 9 ly dùng cho súng lục tự động, mà theo các chuyên gia khoa đường đạn, đang kẹt đâu đó giữa phổi và vai hắn. Marianne rất hiểu bản thân mình, cô sẽ không thể chợp mắt cho tới tận sáng hôm sau. Cô sẽ chỉ ngủ gà ngủ gật, từ bồn tắm tới ghế xô pha, từ ghế xô pha vào giường, với hy vọng sẽ được nhảy dựng lên giữa đêm, vớ lấy chiếc áo khoác da và để lại sau lưng chiếc giường nhàu nhĩ trong ánh đèn vẫn luôn bật sáng, chiếc hộp Tupperware đựng đồ ăn và cốc nước khoáng Quézac để trước màn hình tivi từ đêm trước, chỉ kịp quẳng một nắm thức ăn cho con mèo Mogwai mà cô đang nuôi, sự lai tạp biếng nhác giữa cầu thủ bóng đá Lee-Brown và một cái máng xối. Một “Lee-xối”… Cô đã bịa ra cái biệt danh này! “Vâng?” Ngón trỏ của cô trượt đi trên mặt kính ẩm ướt. Cô vừa khẽ lau chiếc iPhone bằng cái khăn tắm thòng xuống vừa hy vọng thao tác này không làm tắt màn hình cảm ứng chết tiệt. “Thiếu tá Augresse phải không? Tôi là Vasile Dragonman. Chúng ta không quen nhau… Tôi là bác sĩ tâm lý học đường. Tôi gọi điện cho cô qua sự giới thiệu của một người bạn chung. Angélique Fontaine. Chính cô ấy đã cho tôi số của cô.” Angie… Loạn thật! Marianne nghĩ bụng. Cô sẽ xạc cho cô nàng đó một trận.* Cô nàng thích mặc áo lót hiệu Aubade có dây áo bằng đăng ten này ba hoa quá. “Cuộc điện thoại này liên quan đến công việc chứ, anh Dragonman? Tôi đang chờ một cuộc gọi quan trọng, trên cùng đường dây này, người ta sắp gọi rồi.” “Cô yên tâm đi, sẽ không lâu đâu.” Anh ta có giọng nói dịu dàng. Giọng nói của một cha xứ trẻ, một người thôi miên, kiểu pháp sư phương Đông đang thực hiện thuật thần giao cách cảm. Giọng nói của kẻ dẻo miệng tin chắc vào những lời phỉnh phờ của mình. Pha thêm chút âm sắc Slave thanh nhã. “Anh nói đi,” Marianne thở dài. “Cô sẽ thấy cuộc gọi của tôi có vẻ hơi kỳ quặc. Tôi là bác sĩ tâm lý học đường, tôi phụ trách cả vùng phía Bắc của cửa biển Le Havre. Từ vài tuần nay, tôi đang điều trị cho một đứa trẻ lạ lùng.” “Nghĩa là sao?” Bàn tay rảnh rang của Marianne bập bềnh giữa mặt nước và hai cẳng chân đang nhô lên. Thực ra, bị một người đàn ông đánh thức trong lúc tắm không có gì là khó chịu. Mặc dù anh ta đánh thức cô không phải để mời ăn tối. “Cậu nhóc khẳng định mẹ mình không phải là mẹ thật.” Những ngón tay của thiếu tá trượt trên phần đùi ẩm ướt. “Sao kia?” “Cậu nhóc khẳng định mẹ mình không phải là mẹ thật! Và cả người bố cũng không phải là bố thật.” “Cậu nhóc đó mấy tuổi rồi?” “Ba tuổi rưỡi.” Marianne cắn môi. Một bác sĩ tâm lý quá mẫn cán! Angie hẳn đã ngoan ngoãn chết chìm trong những lời tán tỉnh sặc mùi tâm lý giáo dục của anh ta. “Cậu nhóc nói năng như thể đã hơn bốn tuổi,” anh ta giải thích rõ. “Cậu nhóc không thực sự có năng khiếu gì đặc biệt, nhưng phát triển sớm so với lứa tuổi. Theo những bài kiểm tra mà…” “Thế bố mẹ cậu nhóc có đúng là bố mẹ thật không?” Marianne ngắt lời anh ta. “Anh đã xác minh với các giáo viên chưa? Cậu nhóc không phải là con nuôi hay được Tòa án hoặc hội Bảo trợ trẻ em gửi gắm đấy chứ?” “Vâng, không có bất cứ nghi vấn nào. Cậu nhóc đúng là con của họ. Ông bố bà mẹ thì khẳng định cậu nhóc có trí tưởng tượng quá phong phú. Bà hiệu trưởng sẽ gặp họ vào ngày mai.” “Vậy là chuyện được giải quyết rồi còn gì?” Marianne lập tức tự trách mình vì cái giọng có phần đanh thép mà cô vừa dùng để đáp trả giọng nói dịu dàng của anh chàng bác sĩ tâm lý. Mảnh vây lưng của một chú cá heo có khớp nối đang nổi bập bềnh cù nhẹ vào háng cô. Đã sáu tháng nay, đứa cháu trai Grégoire không tới ngủ lại nhà cô; tháng tới thằng bé sẽ tròn mười một tuổi, thế nên không chắc là một ngày kia nó sẽ lại tới nhà cô nó mà ních pizza cho đầy bụng rồi xem DVD. Tốt hơn hết là cô nên quẳng hết đống đồ chơi này đi, cùng với những đĩa phim hoạt hình Pixar và những thùng đồ chơi Playmobil, vứt tất cả vào một cái túi đựng rác, cũng như chừng ấy luyến tiếc, thay vì để chúng tiếp tục làm vướng chân cô tại từng xó xỉnh của căn hộ. “Không đâu,” anh chàng bác sĩ tâm lý nhấn mạnh. “Chuyện chưa hề được giải quyết. Bởi vì mặc dù có vẻ rất kỳ lạ, nhưng tôi có cảm tưởng cậu nhóc đang nói sự thật.” Vậy đó. Một bác sĩ tâm lý, dĩ nhiên rồi… Cậu nhóc luôn có lý! “Còn người mẹ?” thiếu tá hỏi. “Cô ta giận dữ.” “Anh làm tôi ngạc nhiên đấy! Nói thẳng vào vấn đề đi nào, anh Dragonman. Anh trông đợi gì ở tôi?” Marianne dùng đầu gối đẩy con cá heo xỏ lá kia ra. Giọng nói của người đàn ông xa lạ này khiến cô bối rối, nhất là khi chắc chắn anh ta còn lâu mới ngờ được rằng khi nói chuyện với anh ta cô đang khỏa thân, cặp đùi nhô cao và hai bàn chân ghếch lên thành bồn tắm. Anh chàng bác sĩ tâm lý im lặng một quãng dài, trong khoảng thời gian đó nữ thiếu tá chìm sâu thêm chút nữa trong những suy nghĩ nóng hổi và ẩm ướt. Thực ra, ý nghĩ tắm bồn cùng một người đàn ông không khiến cô mơ mộng hơn thế. Quá phức tạp, có lẽ vậy. Quá ít chỗ để lèn cơ thể cô vào giữa thành bồn tắm lạnh lẽo và cơ bắp của một người tình chốc lát nhưng lực lưỡng. Mộng tưởng đích thực mà cô không thể thú nhận, đó là tắm cùng một em bé. Bì bõm hàng giờ cùng một nhóc tì đáng yêu cũng mũm mĩm như cô, trong làn nước nguội dần, giữa những món đồ chơi bằng nhựa, để tắm gội cho nhau, té nước vào nhau và chọc tức tất cả các bác sĩ nhi khoa. “Tôi trông đợi gì ư?” Cuối cùng Vasile Dragonman cũng trả lời. “Tôi cũng không biết nữa? Mong cô giúp chăng?” “Anh muốn tôi mở một cuộc điều tra hả? Có phải thế không?” “Không nhất thiết. Nhưng ít nhất cô có thể tìm hiểu đôi chút. Angie đã nói với tôi rằng chắc chắn việc này nằm trong khả năng của cô. Xác minh những gì cậu nhóc kể. Tôi có băng ghi âm nhiều giờ trò chuyện, các ghi chép, những bức vẽ của cậu nhóc…” Con cá heo quỷ ám quay trở lại. Cuộc trò chuyện càng tiến triển, nữ thiếu tá càng tin chắc rằng, nói cho cùng, cách đơn giản nhất là gặp anh chàng Vasile Dragonman này. Huống chi chính Angie đã đưa anh ta đến với cô… Angie biết cô đang tìm kiếm điều gì. Không phải một gã đàn ông! Marianne cóc cần đàn ông. Ở tuổi ba mươi chín, cô vẫn còn ít nhất hai mươi năm trước mặt để ngủ với mọi gã đàn ông trên đời. Không, Marianne đã dằn từng tiếng nói rõ thông điệp với Angie trong những buổi tối dài thân tình giữa hai người bạn gái với nhau: trong những tháng tới, thiếu tá sẽ lên đường săn lùng một con vật huyền thoại duy nhất: NGƯỜI CHA. Vậy nên, có lẽ Angie có ẩn ý gì đó khi giới thiệu với cô anh chàng này… Một bác sĩ tâm lý học đường, nói cho cùng, đó là một người cha lý tưởng! Một chuyên gia về tuổi ấu thơ, dẫn lời Freinet, Piaget và Montessori* trong khi những gã đàn ông khác chỉ đọc tạp chí L’Equipe, Entrevue hoặc Détective. Cô xua đuổi hình ảnh những tên cướp ở Deauville và hiệu thuốc trong khu phố Saint-François. Nếu có tin mới về Timo Soler, đêm nay hoặc ngày mai, cô sẽ lập tức được thông báo. “Anh Dragonman này, trình tự thông thường trong trường hợp một đứa trẻ gặp nguy hiểm, đó là gửi báo cáo đến cơ quan Bảo hộ tư pháp thanh thiếu niên và hội Bảo trợ trẻ em. Nhưng trường hợp anh vừa miêu tả với tôi có vẻ, nói thế nào nhỉ, hơi bất thường. Anh thực sự muốn viết một báo cáo dựa trên lời khai của cậu nhóc này sao? Anh thấy cậu nhóc có vẻ bị ngược đãi không? Bố mẹ nó có vẻ nguy hiểm không? Có bất cứ điều gì khiến chúng ta có lý do để tách nó khỏi họ không?” “Không. Thoạt nhìn, họ có vẻ là những bậc cha mẹ hoàn toàn bình thường.” “Nhất trí. Trong trường hợp này thì không có gì khẩn cấp. Chúng tôi sẽ từ từ điều tra. Chúng tôi sẽ không tống ông bố bà mẹ đó vào tù chỉ vì con họ hơi thừa trí tưởng tượng đâu…” Một cơn rùng mình lan khắp người thiếu tá. Nước lạnh trong bồn tắm giờ đã hơi chuyển sang màu hồng, như thể bị ngưng đọng bởi hỗn hợp oải hương - khuynh diệp - violet được nhỏ vào nước để tạo mùi thơm. Giữa những đám bọt tắm còn sót lại, hai bầu vú của Marianne nhô lên trên bề mặt hồng nhạt, trông thật khổng lồ nếu so sánh với chiếc thuyền nhỏ bằng nhựa màu vàng đang bập bềnh phía trên bụng cô. Một ý niệm về ngày tận thế, Marianne nghĩ bụng. Hai hòn đảo hoang sơ bị một tàu chở khách lớn làm vấy bẩn bằng cách trút các chất tẩy rửa bên những bãi biển hoang vắng. Anh chàng bác sĩ tâm lý kéo nữ cảnh sát ra khỏi cơn mơ mộng. “Tôi xin lỗi vì phải phản bác lại cô, thiếu tá ạ, xin đừng hiểu sai ý tôi, nhưng cô nhầm rồi! Vả chăng, cũng chính vì lý do đó mà tôi đã năn nỉ Angie cho số rồi mạn phép liên lạc với cô tối nay. Trái với quan điểm của cô, đây là một vụ khẩn cấp. Một sự khẩn cấp khủng khiếp đối với cậu nhóc này. Cực kỳ khẩn cấp. Thậm chí là không thể vãn hồi được.” Marianne cao giọng. “Không thể vãn hồi ư? Khỉ thật, anh vừa nói với tôi rằng cậu nhóc đó không gặp nguy hiểm còn gì!” “Hãy hiểu cho đúng, thưa thiếu tá. Cậu nhóc chưa đầy bốn tuổi. Tất cả những gì hôm nay cậu nhóc còn nhớ được, ngày mai nó sẽ quên đi. Hoặc ngày kia. Hoặc sau một hai tháng gì đó.” Marianne đứng dậy. Mực nước tụt xuống cả hai chục centimét. “Chính xác thì anh muốn nói gì?” “Là cậu nhóc này đang bám víu vào những mẩu ký ức để cả quyết với tôi rằng mẹ nó không phải mẹ thật. Nhưng trong vài ngày tới, có thể là trong vài tuần tới, cũng chắc chắn như việc cậu nhóc này sẽ lớn lên, học những điều mới mẻ, nhập vào đầu óc mình tên của các con vật, các loài hoa, các chữ cái và toàn bộ phần còn lại của thế giới bao la đang vây quanh mình, những ký ức cũ hơn của nó sẽ bị xóa nhòa. Và người mẹ mà hôm nay cậu nhóc còn nhớ được, cuộc sống trước kia mà cậu nhóc kể với tôi mỗi lần gặp mặt, sẽ đơn giản là chưa bao giờ tồn tại đối với nó!” 4 K ắ ỉ ố 9, ỉ ố 12 Malone vẫn nghe ngóng sự thinh lặng hồi lâu, để chắc chắn rằng Mẹ kia sẽ không lên cầu thang lần nữa. Những ngón tay nhỏ bé của cậu chạy dưới lớp chăn, chúng cảm thấy tim Gouti đang đập, vuốt ve cưng nựng trái tim ấy; nó hơi nóng một chút. Khi đã tỉnh hẳn, Malone trốn mình trong chăn, cùng con thú bông. Cậu lắng tai nghe. Hôm nay là ngày trăng tròn. Là ngày nghe câu chuyện về Gouti và những hạt phỉ. Cậu không nhớ đã nghe câu chuyện này bao nhiêu lần rồi. Đã có rất nhiều ngày trăng tròn, nhiều tới mức cậu không nhớ được là bao nhiêu ngày nữa. Tới mức cậu không nhớ được những ngày trăng tròn trước kia. Malone ghé sát tai vào Gouti, như thể nó là một cái gối nhỏ cực kỳ cực kỳ êm ái. Gouti vừa tròn ba tuổi, trong gia đình nó như vậy là đã lớn rồi, bởi vì mẹ nó mới có tám tuổi và ông nó, già lắm rồi, cũng mới mười lăm. Họ sống trên cái cây to nhất bãi biển, những rễ cây có hình thù như một mạng nhện khổng lồ, ở tầng thứ ba, cành cây đầu tiên bên trái, giữa một con nhạn biển hầu như lúc nào cũng đi chu du và một con cú già thọt chân từng phục vụ trên tàu cướp biển nay đã về hưu. Mẹ nói Gouti rất giống ông. Rằng nó mơ mộng hệt như ông vậy. Đúng là ông nó dành nhiều thời gian để mơ mộng, nhưng đó là bởi vì ông bị mất trí nhớ. Người ta thường tìm thấy ông ngủ trên cành cây khác, bộ ria trắng tả tơi, hoặc đang chôn một viên sỏi xám thay vì một quả sồi. Gouti thì thích ngồi trước biển và hình dung nó leo lên một con tàu, nấp trong hầm tàu, lén ăn lúa mì hoặc yến mạch trong một chiếc túi cho tới khi khám phá ra một hòn đảo mới. Và nó sẽ ở lại đó, sẽ tạo lập một gia đình mới. Nó thường nghĩ đến tất cả những chuyện đó và quên hết mọi chuyện còn lại. Tuy thế, nó có việc phải làm. Rốt cuộc, một công việc duy nhất, luôn là công việc đó thôi, nhưng hết sức quan trọng: gom góp các quả phỉ trong rừng rồi chôn chúng gần nhà. Sở dĩ cả gia đình nó an cư ở đây, thì chính là bởi khu rừng. Những quả phỉ, hồ đào, hạt thông, quả thông, cả một kho báu đích thực từ trên trời rơi xuống như lá vàng rụng vào mùa thu, và cần phải cất giấu cẩn thận trước khi mùa đông đến để có thể ăn dần suốt thời gian còn lại trong năm. Mẹ không có lúc nào để lo việc đó vì còn phải chăm sóc em trai của nó là Mulo và em gái của nó là Musa. Thế nên mỗi ngày, Gouti lại nhặt nhạnh và chôn giấu các loại quả, rồi nó ngắm nhìn biển cả và mơ mộng. Và mỗi tối, trên đường quay về cái cây lớn của gia đình, nó đều nhận ra rằng mình đã quên khuấy nơi chôn các loại quả. Bên dưới một hòn cuội lớn? Giữa đám rễ của một cái cây? Gần một vỏ sò? Không tài nào nhớ ra nổi! Nhưng Gouti đáng thương chẳng bao giờ dám nói chuyện ấy cho mẹ biết. Từng ngày trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào, và mỗi ngày Gouti lại càng thêm xấu hổ, và càng không dám thú nhận với mẹ rằng nó quá lơ đễnh để có thể làm một công việc chính xác và tỉ mẩn như vậy. Một buổi sáng, mùa đông ập tới. Cả gia đình Gouti rời khỏi cành cây để xuống ẩn náu dưới đám rễ cây chằng chịt như mạng nhện. Đó là một cái hang sâu và sạch sẽ mà ông Gouti đã đào từ lâu, nhưng vì gia đình họ đã trở nên đông đúc, thành thử không còn đủ chỗ để trữ đồ ăn ngay cạnh mình. Họ ngủ suốt sáu tháng nhưng quãng thời gian đó như thể chỉ kéo dài một giây. Khi thức dậy và trở lên mặt đất, họ ngờ đã ngoi lên nhầm chỗ. Trước mặt họ, cái cây to lớn không còn nữa! Chẳng còn nhạn biển hay cú vọ. Tệ hơn nữa, chẳng còn bất cứ cây phỉ, cây hồ đào, cây sồi, cây thông nào nữa. Chẳng còn khu rừng! Trong mùa đông, một cơn bão đã bứt đi tất cả. Mẹ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng là người biết thu vén. Quan trọng nhất là việc ăn uống, bà nói bằng giọng bình tĩnh, rồi bảo Gouti đi đào những đồ ăn dự trữ giấu dưới cát. Gouti liền òa khóc. Bãi biển rộng mênh mông. Khác nào mò kim đáy bể, tất cả bọn họ sẽ chết đói trước khi tìm ra bất cứ quả phỉ nào, dù nhỏ nhất… còn những cây cối trên bãi biển này sẽ không bao giờ cho quả nữa, tất cả chúng đã nằm gục trên cát, cành nhánh gãy rụng, rễ chổng lên trời. Mẹ không mắng Gouti. Mẹ chỉ nói: “Chúng ta phải đi thôi, các con. Chúng ta phải tìm ra một nơi khác để nuôi thân,” rồi mẹ bảo Gouti cõng Musa còn bé trên lưng, trong khi mẹ cõng ông của Gouti, người dường như đã già thêm hai tuổi trong cái giây phút họ ngủ đông. Họ đi vòng quanh thế giới. Họ băng qua những đồng bằng và sông suối, những núi non và hoang mạc. Họ gặm nhấm mỗi nơi một chút, trong các hầm chứa và những kho thóc, trên ngọn những cái cây kỳ lạ mà họ chưa bao giờ nhìn thấy và dưới đáy những cái lỗ dài bất tận dường như chui qua cả đáy đại dương. Họ bị xua đuổi bằng những nhát chổi, họ khiến lũ trẻ ở trường học và các bà già trong nhà thờ rú ầm lên, họ du hành trên các xe tải và tàu thuyền, và thậm chí có lần còn lọt vào một chiếc máy bay. Và rồi một ngày nọ, nhiều tháng hoặc có lẽ là nhiều năm sau, một ngày nọ khi họ còn đói khát hơn cả những ngày khác, người ông với bộ ria trắng, hầu như không nói lời nào kể từ khi cả gia đình bắt đầu cuộc hành trình, bảo họ: “Đã đến lúc quay về nhà rồi.” Mẹ hẳn phải thấy chuyện ấy thật ngốc, nhưng vì ông chẳng bao giờ nói điều gì, nên một khi ông đã nói thì cần phải nghe lời. Họ trở về nhà. Họ buồn bã vì vẫn còn nhớ đến những cây cối trong khu rừng ấy nằm ngổn ngang trên cát, nhớ đến bãi biển rộng mênh mông không còn dù chỉ một chiếc lá để trú thân, nhớ những vỏ ốc vỏ sò trống rỗng và những cành cây chết chóc. Một hoang mạc, còn tệ hơn những hoang mạc họ từng đi qua! Thoạt tiên, họ ngỡ mình đã nhầm bãi biển. Chỉ có ông là nở nụ cười. Nụ cười khiến chòm ria mép bạc của ông rung rung. Bấy giờ, ông bảo cả gia đình ngồi xuống một đụn cát nhỏ rồi kể: “Cách đây đã lâu, khi ta còn nhỏ và bằng tuổi Gouti bây giờ, ta thường lơ đễnh và mơ ước được đi khắp thế giới. Chúng ta từng nghèo túng và gầy còm, trên bãi biển hầu như không có cây cối, chẳng có rừng, chúng ta hầu như không có gì để ăn và hơn nữa, lần nào ta cũng quên mất nơi ta chôn giấu những quả hồ đào hiếm hoi. Thế rồi một ngày, từ một quả hồ đào bị bỏ quên, từ một quả hồ đào duy nhất, một cái cây đã mọc lên và trên những cành nhánh của nó đã mọc ra cả trăm quả hồ đào. Rồi một cái cây khác. Rồi lại một cái cây nữa. Cả một khu rừng. Khu rừng nơi các con chào đời… Nhà chúng ta. Nhưng không ai sống cả đời mà không gặp phải cơn bão nào, không buộc phải gây dựng lại mọi thứ từ đầu.” Họ liền bước đi trên cát. Trên bãi biển hoang vu, ở nơi hàng trăm những quả hồ đào, quả phỉ và quả thông được Gouti chôn giấu rồi lãng quên, đã mọc lên khu rừng rộng lớn nhất, rậm rạp nhất và xanh tươi nhất trong số những khu rừng mà họ từng thấy bên bờ biển. Mẹ Gouti ôm chặt nó vào lòng trong khi Mulo và Musa chạy giữa các thân cây và hoan hô bằng những cẳng chân nhỏ xíu của chúng, trước ánh mắt bình thản của chú nhạn biển và ông cú đã trở lại từ lâu. Bấy giờ ông của Gouti liền bảo ông đã mệt lắm rồi, chẳng bao lâu nữa ông sẽ ngủ thiếp đi, một giây thôi, nhưng một giây đó sẽ dài hơn cả mùa đông; nhưng trước hết, ông còn một điều cuối cũng muốn nhắn nhủ với Gouti. Ông kéo riêng nó ra một góc, hai ông cháu bước đi cho tới khi hầu như đã nhúng chân xuống nước và bọt sóng bắn lên chòm ria mép của ông, rồi ông khẽ nói: “Cháu thấy đấy, Gouti, những kho báu đích thực không phải những kho báu mà chúng ta dành cả đời tìm kiếm, chúng vẫn luôn được cất giấu ngay gần chúng ta. Nếu một ngày kia chúng ta gieo trồng chúng, nếu chúng ta chăm bón và tưới tắm cho chúng mỗi tối, thậm chí cuối cùng quên mất nguyên do, thì một buổi sáng đẹp trời, chúng sẽ đơm hoa kết trái trong khi chúng ta chẳng còn hy vọng vào chúng nữa.” Malone khẽ khàng để Gouti ngủ thiếp đi. Con thú bông của cậu phải thật tỉnh táo vào ngày mai. Mẹ kia và Bố kia sẽ tới trường để gặp cô giáo. Cậu thấy hơi sợ về những chuyện họ sẽ nói. Cậu cũng phải ngủ, nhưng cậu không muốn ngủ lắm. Cậu biết rằng những cơn ác mộng sẽ quay lại. Cậu đã nghe thấy cơn mưa đá đó rơi, lạnh lẽo, lấp loáng, sắc nhọn. Thậm chí cậu còn không muốn nhắm mắt. Không phải vì cậu sợ bóng tối! Khi Malone nhắm mắt lại, đằng sau hai mí mắt và cả trong đầu, cậu chỉ nhìn thấy một màu sắc, như thể người ta đã sơn lại tất cả chỉ bằng một nhát bút lông. Một màu sắc. Màu sắc duy nhất. Màu đỏ. Khắp nơi. THỨ BA N ế 5 V D ẩ ậ ờ ạ ả, ặ ể trên đầu gối. Những viên cảnh sát vội vã đi qua trước mắt anh. Nếu không có những bộ đồng phục của đám cảnh sát và chiếc áo khoác da bạc phếch của bác sĩ tâm lý, có lẽ người ta sẽ ngỡ anh là người đi khám bệnh đang chờ trong hành lang bệnh viện trước những y tá bận rộn. Thiếu tá Augresse xuất hiện. Cô bước chậm hơn những người khác, ở giữa hành lang, buộc dòng cảnh sát phải nép sát tường mỗi khi ngang qua cô. Cô gọi một cảnh sát đang đi đến từ hướng đối diện. “Papy, anh đã gọi cho bác sĩ chưa?” Trung úy Pierrick Pasdeloup bước chậm lại. Toàn bộ cảnh sát ở Le Havre đều gọi ông bằng biệt danh Papy, không chỉ bởi ông là người lớn tuổi nhất ở sở, chỉ vài tháng nữa là về hưu, mà trên hết là bởi ở tuổi hơn năm mươi một chút, ông đã có đến sáu đứa cháu rải rác trên khắp nước Pháp. Đầu cạo trọc và bộ râu muối tiêu thưa thớt, ánh mắt hiền lành như một chú chó trung thành, vóc dáng tráng kiện của người mê chạy bộ, những người kỳ cựu nhất trong đội coi ông là thanh niên, còn những người khác lại coi ông là ông già. “Bận khám bệnh cả buổi sáng,” trung úy đáp. “Ông ta sẽ liên lạc với chúng ta ngay khi rảnh.” “Thế ông ta có xác nhận không? Người được ông ta khâu vết thương hôm qua chính là Timo Soler chứ?” “Phải. Chắc 100%. Timo Soler đã gặp ông ta vài phút sau khi người ta trông thấy hắn ở gần hiệu thuốc trong khu phố Saint François. Giáo sư Larochelle đã khâu vết thương cho tên cướp của chúng ta trên cảng, kè Osaka đúng là một nơi ẩn náu tốt với bốn phía toàn công ten nơ.” “Và vị bác sĩ tử tế đó lập tức đến báo cảnh sát ư? Không chút áy náy về bí mật nghề nghiệp hay sao…” “Không,” Papy mỉm cười khẳng định. “Và cô còn chưa trông thấy gì đâu.” Marianne Augresse gạt hình ảnh tên cướp bị thương sang một bên rồi quay về phía Vasile. “Chúng ta đi chứ, anh Dragonman? Tôi cũng vậy, tôi cũng đang nhét anh vào giữa hai lượt khám đây. Mà chẳng thể hứa với anh là cuộc gặp này không bị gián đoạn bởi một ca cấp cứu.” Vẻ điềm tĩnh của bác sĩ tâm lý đối lập với không khí náo động xung quanh. Anh thong thả ngồi xuống mà không làm nhàu chiếc áo khoác da, mở cặp táp, lấy ra một quyển vở rồi bày các bức vẽ của trẻ con ra trước mặt. Ngược lại, đôi mắt màu hạt dẻ sáng của anh, gần giống như màu gỗ đánh véc ni, đất nung hoặc bánh ngọt vàng óng ả, dường như đang quét qua các tài liệu với tốc độ của tia laser. Âm sắc Slave của anh rõ nét hơn trên điện thoại. “Đây là những bức vẽ của Malone. Tôi có cả quyển vở ghi chép kèm bình luận. Tôi đã bắt đầu gõ lại vào máy tính, nếu cô muốn, nhưng…” Marianne Augresse giơ tay lên, như muốn bảo Vasile tạo dáng, còn cô dành chút thời gian quan sát anh. Anh chàng bác sĩ tâm lý này quả là quyến rũ! Có lẽ là trẻ hơn cô một chút. Cô thích những người đàn ông như thế này, rụt rè, ý tứ nhưng hẳn là đang nung nấu một niềm đam mê cháy bỏng trong lòng. Nét quyến rũ của dân Slave, chí ít đó cũng là những gì cô hình dung về đàn ông Đông Âu, những người mang số phận bi thảm trong các tiểu thuyết của Tolstoy và những vở kịch của Chekhov. “Thứ lỗi cho tôi nhé, anh Dragonman, anh có thể bắt đầu từ đầu được không? Ai? Ở đâu?” “Vâng, vâng, thứ lỗi cho tôi. Cậu nhóc này tên là Malone. Malone Moulin. Cậu nhóc đang học lớp nhà trẻ ở trường mẫu giáo. Ở Manéglise, tôi không biết liệu cô có biết là ở đâu không…” Thiếu tá Augresse ra hiệu cho anh tiếp tục chỉ bằng một cái liếc mắt về phía tấm bản đồ hải khẩu treo trên bức tường đối diện. Manéglise nằm ngay giữa những cánh đồng, cách Le Havre hai cây số. Một ngôi làng nhỏ chưa đầy một nghìn dân. “Chính cô y tá của trường đã cấp báo với tôi. Theo cô ấy, cậu nhóc thường nói những câu không liên quan đến nhau. Tôi gặp cậu nhóc lần đầu tiên cách đây ba tuần.” “Và trong lần gặp ấy, cậu bé kể với anh rằng bố mẹ của nó không phải là bố mẹ thật!” “Chính xác. Cậu nhóc khẳng định còn nhớ về một cuộc sống khác, trước đây…” “Còn bố mẹ cậu bé thì chối.” “Vâng.” Anh nhìn đồng hồ đeo tay. “Vả lại, ngay lúc này đây, chắc họ đang gặp hiệu trưởng trường mẫu giáo Manéglise.” “Mà không có anh sao?” “Họ muốn tôi không tham gia thì hơn.” “Bố mẹ cậu bé hay cô hiệu trưởng?” “Có lẽ là cả đôi bên…” “Anh khiến họ bực mình với câu chuyện hoang đường của anh, phải vậy không?” Bác sĩ tâm lý nở nụ cười sầu não kèm theo ánh mắt cầu khẩn. Một con chó lạc trong phố cầu xin một mẩu sandwich. “Khó mà phê phán cách hành xử của họ được, phải không?” thiếu tá thở dài. “Thẳng thắn mà nói, anh Dragonman ạ, nếu không phải Angélique giới thiệu anh thì…” Ánh vàng trong mắt anh rung rinh, di chuyển từ những bức vẽ của trẻ con sang khuôn mặt thiếu tá. “Ít ra, hãy để tôi giải thích với cô. Những bức vẽ này, vài lời thôi. Sẽ không lâu đâu…” Marianne Augresse ngập ngừng. Anh chàng bác sĩ tâm lý này thực sự quyến rũ với màn diễn gã trai luôn miệng xin lỗi, ấp úng, dò dẫm, nhưng không chịu từ bỏ miếng mồi. Cô phải hỏi Angie xem cô nàng ranh mãnh đó moi đâu ra anh chàng này mới được. “OK, anh Dragonman, anh có mười lăm phút.” Đúng lúc đó cánh cửa bật mở. Papy phá vỡ bầu không khí ngọt ngào mà không báo trước. “Chúng ta có được tay bác sĩ rồi, trực tuyến luôn!” “Chúa ơi! Anh chuyển vào đường dây riêng cho tôi nhé!” “Thậm chí tôi sẽ còn làm tốt hơn thế,” trung úy Pasdeloup nói thêm. “Tôi sẽ chiếu trọn khuôn mặt ông ta lên bức tường ba mét vuông này cho cô nhìn. Marianne ạ, cô đang làm việc với giáo sư Larochelle, nhân vật chóp bu của bệnh viện Monod kia mà. Phòng khám của ông ta thuộc loại tối tân, nếu xét về mặt hội thảo trực tuyến đấy.” Thiếu tá đề nghị Vasile Dragonman rời khỏi văn phòng và lượng thứ cho cô vài phút. “Vụ cướp ở Deauville, hồi tháng Một, hẳn anh có biết vụ đó chứ?” Bác sĩ tâm lý gật đầu, thích thú hơn là phật lòng, rồi ngoan ngoãn đi ra đợi ngoài hành lang trong khi một trung úy nữa vừa bước vào phòng vừa đẩy một bộ giá đỡ được trang bị máy quay và micro. “Chúng ta sẽ phủi bụi cái thiết bị đáng ghét này,” viên cảnh sát vừa nói vừa chỉnh cho máy quay đối diện với mặt tường trống. Anh ngồi xổm để ngang hàng với nửa chiều cao bộ giá đỡ. Anh mặc áo phông ôm sát màu trắng và quần jean dáng côn. Tuổi chừng ba mươi. Khuôn mặt thiên thần, dáng người cơ bắp, đi giày thể thao, dáng vẻ đầy thư thái. Trung úy Jean-Baptiste Lechevalier. Đã kết hôn. Hai con. Người chồng tận tâm. Người cha đầy trách nhiệm. Một ảo ảnh có thật. “Nhanh lên, Jibé!” Marianne càu nhàu lấy lệ. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, ánh mắt cô lướt trên cái lưng cúi lom khom của viên trung úy, để hạ xuống tới tận vài centimét vuông da thịt trần trụi bị lộ ra nơi vùng thắt lưng. Quần sịp đùi Calvin Klein. Cặp mông nhỏ nhắn, đẹp hoàn hảo. Hoa đã có chủ. Đừng động vào… “Bắt đầu xem phim màn ảnh rộng nào,” Jibé tuyên bố, đoạn đứng lên, uốn hông chẳng khác nào một con mèo. Hai trung úy Pasdeloup và Lechevalier mỗi người ngồi vào một cái ghế tựa. Marianne ngồi sau bàn làm việc. Một giây sau, Jibé chĩa điều khiển từ xa, và mảng tường trống của sở cảnh sát biến thành một bối cảnh công nghệ cao tráng lệ. Mọi thứ trong đó dường như đều có hình vuông hoặc chữ nhật, từ bàn làm việc bằng gỗ sơn bóng cho tới những chiếc ghế bành thiết kế bằng da màu xám, từ những món đồ gỗ ngoại nhập đến màn hình plasma treo tường, cho tới khung cửa kính rộng khiến mọi thứ được tắm đẫm trong một giếng ánh sáng. Giây tiếp theo, vị bác sĩ ngoại khoa xuất hiện, lắc cái cốc đang cầm trên tay khiến những viên đá đựng trong đó kêu lanh canh. Chiếc áo blu trắng của ông ta, được khoác hờ bên ngoài bộ trang phục quần âu áo gi lê, dường như đặc biệt hợp với nụ cười của loài ăn thịt. “Cảnh sát trưởng Augresse đấy hả? Xin lỗi nhé, tôi chỉ có vài giây thôi. Tôi phải quay lại ngay với một phụ nữ, cô ấy đang nằm dài và kiên nhẫn chờ món nội tạng của tôi!” Ông ta chờ vài ba giây rồi mới nói tiếp, như thể hệ thống nghe nhìn này được trang bị những tiếng cười thu âm sẵn, nhằm nhấn mạnh mỗi nét hài hước của ông ta. Hàm răng trắng bóng không tì vết của ông ta trên màn hình khổng lồ dường như đang ca ngợi công việc của các đồng nghiệp chuyên ngành nha khoa. “Tôi phải ghép cho cô ấy một lá gan! Thế nên ta hãy khẩn trương lên. Cô muốn nói chuyện với tôi hả?” “Hôm qua ông đã chăm sóc cho Timo Soler, đúng không?” Bác sĩ ngoại khoa đưa cái cốc lên miệng. Một thứ nước màu đồng. Rượu whisky ư? Hay nước tăng lực Red Bull? Trong góc phòng khám của ông ta, những cây gậy đánh gôn thò ra khỏi một chiếc túi hiệu Hugo Boss. Mỗi chi tiết đồ đạc dường như đều được dàn dựng, như trong một bộ phim nơi người ta phung phí cả gia tài để có được một bối cảnh nhìn như thật. “Tên cướp của cô chứ gì? Tôi đã kể hết với các thanh tra của cô rồi. Hôm qua, kẻ đào tẩu của cô đã gọi cho tôi vào cuối giờ chiều. Một ca cấp cứu. Hắn đã hẹn tôi trên cảng, kè Châu Á. Chúng tôi đã gặp nhau tại kè Osaka, để tránh những nhân chứng hiếu kỳ. Hắn đợi tôi trong một chiếc Yaris màu trắng. Tôi đã ghi lại biển số, dĩ nhiên. Hắn đang bị một vết thương nghiêm trọng ở vị trí giữa tĩnh mạch dưới đòn và thùy trên phổi trái, hậu quả của một viên đạn 9 ly găm vào đó, được gắp ra một cách sơ sài cách đây vài tháng, và kể từ đó không được chăm sóc gì thêm. Chắc là những ngày gần đây vết thương đã lại há miệng, sau một cú ngã hiểm, theo những gì hắn nói với tôi. Hắn đang vô cùng đau đớn, tôi đã làm hết khả năng của mình.” Thiếu tá ngạc nhiên. “Ông đã có thể phẫu thuật cho hắn như vậy, trong xe của hắn, ngay trên cảng ư?” “Dĩ nhiên là không! Khi tôi nói đã làm hết khả năng của mình, thì ý tôi là: tôi đã làm hết khả năng để giúp các cô.” “Giúp chúng tôi ư?” Jibé có vẻ mê mẩn căn phòng khách của vị bác sĩ ngoại khoa. Có thể đoán đằng sau cửa sổ phòng khám có một bể bơi, hoặc có lẽ nhìn luôn thấy biển nếu phóng tầm mắt ra xa. Phòng khám nằm trên vùng đất cao của Sainte-Adresse, biệt khu sang trọng của Le Havre. Vị bác sĩ ngoại khoa cáu kỉnh. “Vâng. Giúp đỡ cho giới hành pháp! Thông báo cho các cô biết về sự hiện diện của kẻ mà các cô truy lùng từ nhiều tháng qua, đó chính là nghĩa vụ nhỏ nhặt nhất của một công dân lương thiện, không phải sao?” “Dĩ nhiên rồi, thưa giáo sư! Ông còn làm gì khác để giúp đỡ chúng tôi không?” “Tôi đã tiêm cho hắn gấp đôi liều nalbuphine, một loại thuốc giảm đau mạnh gấp đôi morphine. Thuốc đã tức khắc xoa dịu hắn và sẽ còn giúp hắn đỡ đau chừng mười giờ nữa. Sau đó tôi đã thăm dò vết thương của hắn một chút, chữa tạm, khâu lại. Nhìn từ bên ngoài, thậm chí trông còn như hàng may đo cao cấp ấy chứ.” Lại một màn quảng cáo vinh danh các bác sĩ ngoại khoa kiêm nha sĩ. Giáo sư ghé sát vào máy quay hội thảo trực tuyến, như thể chuẩn bị thầm thì một điều bí mật. “Nhưng ở bên trong, cảnh sát trưởng ạ, tôi thú nhận với cô rằng tôi đã tạo ra một đống hỗn độn ra trò. Mổ chỗ này, xẻ chỗ kia. Timo Soler sẽ khó lòng chịu đựng cơn đau một khi nó trỗi dậy. Hắn sẽ không còn cách nào khác ngoài gọi lại cho tôi… chỉ có điều lần này, cô sẽ có mặt cùng với cả đội cảnh sát.” Marianne ngang nhiên nuốt ực một tiếng rồi mới trả lời. “Quả vậy, chúng tôi sẽ có mặt.” Larochelle uống cạn ly. “Vậy thì tuyệt. Tôi đành tạm biệt cô thôi, tôi phải quay lại với cô gái xinh đẹp đang nằm chờ, người đã gửi trọn niềm tin* cho tôi… và nếu mọi chuyện ổn thỏa, chỉ vài phút nữa cô ta cũng có một lá gan mới trong người.” Sau tràng cười cuối cùng lạc lõng trong thinh lặng, cảnh bài trí xa hoa vụt biến mất, như thể nó chưa bao giờ tồn tại. Ba viên cảnh sát vẫn tiếp tục nhìn sững vào bức tường trống thêm một lúc nữa. “Quả là một bậc thánh nhân,” rốt cuộc Papy cũng buột miệng. “Lực lượng giữ gìn trật tự sẽ phải xoay xở thế nào nếu không có sự tham gia của những công dân như thế chứ?” Jibé bổ sung. “OK,” Marianne lên tiếng. “Chúng ta sẽ không vì thế mà nhịn việc bắt giam Timo Soler nếu hắn xuất hiện trở lại để nhờ khâu vết thương.” Thiếu tá quay sang Jibé. “Spielberg*, cậu thu dọn các thiết bị này cho tôi.” Rồi quay sang Papy. “Anh vẫn giữ liên lạc với bác sĩ House* nhé, từng phút một.” Rồi cuối cùng, cô nhặt một trong những bức vẽ của trẻ con đặt trên bàn làm việc. Bốn nét sổ không mấy chắc chắn màu đen, và nét sổ thứ năm, xiên chéo, xộc xệch, màu xanh lơ. Những nét vẽ nguệch ngoạc. “Và cuối cùng,” Marianne nói tiếp, “các anh hãy cho tôi mười lăm phút với tay bác sĩ tâm lý này, anh ta sẽ giải thích cho tôi ký ức của một đứa trẻ lên ba hoạt động như thế nào.” 6 K ắ ỉ ố 12, ỉ ố 1 Lớp học tan và Malone còn lại một mình. Một nửa lũ trẻ đã xếp hàng đôi, tạo thành một con sâu ồn ào trườn qua cánh cổng sắt nhỏ phía sau sân chơi để tới căng tin. Nửa kia chạy ùa về phía bố mẹ chúng. Đa số là các bà mẹ. Các ông bố thường đến vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Mỗi đứa trẻ đều chụp lấy một bàn tay, hai cánh tay, nhảy lên bá cổ hoặc nép vào một bên chân. Malone thì không. Hôm nay thì không. “Con đợi ở đây, ngoan nhé. Không lâu đâu.” Clotilde, cô giáo cậu, nở với cậu một nụ cười tươi tắn. Đúng thật, Malone không phải đợi lâu, Mẹ kia và Bố kia đã tới ngay sau khi các bố mẹ khác rời đi. Hiếm khi Mẹ kia tới muộn, nhưng thường thì Mẹ kia đến một mình và đón cậu về nhà ăn trưa, chứ không bao giờ đi cùng Bố kia. Malone chạy tới túm tay Mẹ kia. Cậu hiểu mà, sáng nay họ lại nhắc cậu về chuyện này lần nữa, họ phải nói chuyện với cô giáo trưa nay, sau giờ học, vì những câu chuyện mà cậu thường kể. Cậu thấy ngồ ngộ khi bước vào phòng học vắng tanh, được một mình sở hữu tất cả đồ chơi. “Anh chị Moulin phải không? Mời anh chị ngồi…” Clotilde Bruyère có chút ngượng ngập khi chỉ vào loại ghế tựa duy nhất có trong phòng học lớp mầm của trường mẫu giáo, chúng chỉ cao chừng ba chục phân. Thông thường, những buổi họp phụ huynh vẫn diễn ra trong căn phòng này, và chẳng có gì là bất tiện đối với những người trưởng thành. Chuyện thường mà. Trên chiếc ghế nhỏ như ở xứ sở Lilliput*, Dimitri Moulin, với chiều cao một mét tám mươi và cân nặng một trăm mười ki lô, giống như một con voi của rạp xiếc đang đặt mông lên ghế đẩu. Hai cẳng chân gập lại, đầu gối nhô đến tận cằm. Clotilde quay sang Malone. “Con để chúng ta nói chuyện riêng nhé, chàng trai? Con ra sân chơi một lát đi. Chúng ta sẽ nói chuyện không lâu lắm đâu.” Malone chỉ chờ có thế. Cậu chẳng cần ở lại. Cậu đã cố tình bỏ quên Gouti, ngồi trong góc dành cho búp bê, cạnh chiếc giường màu xanh lơ. Sẽ không ai để ý đến con thú bông của cậu và sau đó, Gouti sẽ kể cho cậu nghe mọi chuyện. Cậu rời khỏi lớp học và thèm thuồng nhìn chiếc cầu trượt cùng với đường hầm, nơi đám trẻ lớn chơi suốt còn cậu thì chẳng bao giờ được chơi. Cậu phân vân không biết có nên tận dụng cơ hội, có nên chạy hay không. Bầu trời đen kịt, như thể sắp có mưa. Khu nhà vệ sinh cách cầu trượt và đường hầm một quãng xa, rất xa, gần như ở đầu kia sân chơi. Nếu mưa đột ngột trút xuống, cậu sẽ không thể chạy đủ nhanh để tránh những giọt trong suốt như thủy tinh ấy. Đúng lúc ấy cậu nghe thấy Bố kia hét lên, mặc dù cửa ra vào lớp học đang đóng kín. Tội nghiệp Gouti, Malone nghĩ. Con thú bông của cậu lúc nào cũng có phần sợ sệt khi Bố kia nổi giận. Dimitri Moulin đã duỗi chân trên tấm thảm dành cho ô tô đồ chơi. Một cách bực bội. Anh ta thích thú dùng gót chân giẫm bẹp những ngôi nhà, những khu vườn và những con đường được in đẹp như thật. “Cô Bruyère này, tôi sẽ nói cho rõ nhé. Tôi có việc khác để làm chứ không phải quay lại trường mẫu giáo! Tôi vừa tìm được một công việc. Tôi đã buộc phải đàm phán với ông chủ để bắt đầu vào lúc 13 giờ. Cô thì cóc cần, tôi đoán vậy, lương của cô thì tháng nào cũng được rót, tới tận lúc nghỉ hưu, còn tôi thì không.” Trường đoạn ca thán về giới công chức! Clotilde chịu đựng. Cô vẫn chưa quen, cô mới có sáu năm kinh nghiệm trong đó vỏn vẹn hai năm làm hiệu trưởng, nhưng người ta đã cảnh báo cô, đó là một ngón kinh điển, gần như ngang bằng với những phản ứng về số tuần nghỉ lễ. Cô đã chọn lũ trẻ con mẫu giáo vì cô dịu dàng và nhẫn nại. Coi như phẩm chất này cũng hữu ích cho cô trong việc xoa dịu những ông bố gấu đang nổi giận. “Hôm nay chúng ta không bàn về chuyện đó, anh Moulin.” “OK, vậy thì chúng ta tăng tốc lên đi. Này, tôi đã mang theo cả đây. Cô nhìn xem, thứ này còn đáng giá hơn cả một bài diễn văn dông dài.” Anh ta lôi từ chiếc ba lô đang khoác trên vai ra một loạt những bìa kẹp hồ sơ. “Trích lục giấy khai sinh! Sổ hộ khẩu có dấu của tòa thị chính và nhà hộ sinh. Album ảnh của thằng bé từ khi chào đời. Nào, cô xem đi. Lẽ nào đây không phải là con trai của chúng tôi?” Amanda, ngồi bên cạnh anh ta, vẫn lặng thinh. Mắt cô lạc vào góc búp bê. Malone đã để con thú bông của thằng bé ngồi trên chiếc ghế cao. Gouti đang chăm chú nhìn họ như thể không bỏ sót một mẩu nhỏ nào trong câu chuyện. Như thể nó đang dò xét họ vậy, thậm chí Amanda còn nghĩ vậy một cách ngớ ngẩn. “Anh Moulin ạ,” cô giáo điều đình, “chúng tôi chưa bao giờ đặt nghi vấn về việc Malone là con của anh chị. Chỉ là vì…” “Đừng coi chúng tôi như lũ ngốc!” Dimitri Moulin ngắt lời cô. “Chúng tôi thừa hiểu những lời ám chỉ của gã bác sĩ tâm lý, cái gã người Rumani tên là Vasile hay gì đó tôi không rõ… Cả những lời bóng gió của cô nữa, những lời nhắn trong vở của con trai tôi ấy.” Dịu dàng và nhẫn nại. Clotilde vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược của mình. Nói cho cùng, hẳn là ông bố Moulin cũng không khó thuần hóa hơn Kylian và Noah, hai cậu nhóc ngổ ngáo trong lớp cô. “Anh Moulin ạ, sở dĩ tôi viết ra những dòng ấy, và đề nghị gặp anh chị hôm nay, đơn giản là bởi con trai anh thường nói những câu khiến chúng tôi kinh ngạc nếu xét đến lứa tuổi của cháu, nhất là khi cháu tâm sự với bác sĩ tâm lý học đường. Tôi chỉ muốn chúng ta gặp nhau để anh chị có thể giải thích thêm cho tôi mà thôi.” “Cô nói hệt như cảnh sát!” Clotilde tiến tới vài centimét rồi cúi xuống, ngồi xổm để mặt cô ở ngang tầm mắt Dimitri Moulin. Cô đã quen sống cả ngày ở độ cao tám mươi centimét. Chiều cao một mét tám mươi của gã đàn ông mặt dày này không mang lại cho anh ta bất cứ lợi thế nào trong lớp của cô. Ngược lại thì có. Cô hiệu trưởng trường mầm non nhìn Moulin bằng ánh mắt nảy lửa. “Chúng ta bình tĩnh lại, đồng ý chứ? Có ai nói đến cảnh sát đâu. Chúng ta đang ở trong một ngôi trường. Trong ngôi trường của tôi! Vậy nên chúng ta sẽ bình tĩnh thảo luận vì lợi ích của con trai anh chị.” Dường như trong chốc lát, Dimitri Moulin đã muốn đứng phắt dậy khỏi cái ghế thấp tè anh ta đang ngồi, nhưng cô vợ đã ngăn anh ta lại bằng cách đặt một bàn tay lên đùi chồng. Anh ta nhìn cô hiệu trưởng hồi lâu, vẻ thách thức. “Tôi muốn lắm… Nói cho cùng, cô có vẻ là một giáo viên tận tâm. Nhưng tôi không ngửi được cái tay bác sĩ tâm lý kia…” Anh ta ngừng một lát. “Phụ huynh không thể từ chối vụ đó hay sao, cái vụ để con cái mình tiếp tục gặp bác sĩ tâm lý ấy?” Clotilde mất hơi nhiều thời gian suy nghĩ rồi mới trả lời. “Chuyện này rất phức tạp, tất cả tùy thuộc vào lý do tại sao cháu…” “Nhưng nói cho cùng tôi mặc kệ,” Moulin lại ngắt lời cô lần nữa. Anh ta dường như đã nguôi dịu. Có lẽ bởi anh ta thấy người phụ nữ bé nhỏ đang đối đầu với mình cũng khá dễ thương. “Nói cho cùng,” Dimitri Moulin tiếp, “tôi thấy rõ là có điều gì đó không ổn ở thằng bé này. Nó không nói nhiều, hoặc nói những từ quá phức tạp, trong đầu nó có hơi bị nhiều thế giới. Nếu trò chuyện với ai đó có thể giúp thằng bé ổn hơn thì cũng tốt thôi. Ý tôi là trò chuyện với một người trưởng thành ấy. Nhưng cái gã Vasile Dragonski này… Các vị không còn bác sĩ nào khác sao? Một bác sĩ khác đậm chất…” “Đậm chất gì kia?” “Cô thừa hiểu ý tôi mà.” Anh ta phá lên cười. “Đậm chất Pháp hơn, tôi không được quyền nói câu này đâu nhỉ?” Anh ta cúi xuống và bày những cuốn album ảnh ngay dưới chân mình, đẩy lui những chiếc ô tô nhỏ rồi che lấp phần lớn thành phố được vẽ trên thảm. “Thôi được rồi, để chúng tôi khỏi mất công đến đây. Cô hãy xem toàn bộ những thứ này đi. Rồi sau đó chúng tôi chuồn thôi.” Clotilde công khai rời mắt khỏi mớ tài liệu. “Vasile Dragonman không thuộc thẩm quyền của tôi. Anh ấy trực thuộc sở giáo dục. Hôm nay, tôi đang tìm kiếm một hướng hòa giải. Chúng ta cùng thảo luận và sau đó, tôi sẽ nói lại với anh ấy những kết luận của riêng tôi. Dĩ nhiên, có lẽ anh chị cũng nên gặp anh ấy lần nữa. Sớm đi.” Dimitri Moulin dường như đang suy nghĩ. Vợ anh ta lần đầu tiên lên tiếng. “Ý cô là vị bác sĩ tâm lý học đường kia có thể đưa ra một báo cáo mà không thông qua cô ư?” “Đúng vậy,” Clotilde đáp. “Nếu hoài nghi về sự an toàn của cậu bé, trước tiên anh ấy có thể báo cáo cơ quan Bảo trợ xã hội vì trẻ em, bên đó sẽ cử một nữ nhân viên bảo trợ xã hội…” “Trước tiên ư!” Dimitri gào lên. “Thế tiếp theo là gì?” Clotilde tế nhị di chuyển một chiếc xe cứu hỏa nhỏ mà đôi giày nặng trịch của Moulin đang có nguy cơ giẫm nát. Rồi cô thốt lên bằng giọng lảnh lót: “Báo cảnh sát.” “Cảnh sát? Cô đang giỡn mặt tôi hay sao? Vì một đứa trẻ chưa tròn bốn tuổi chưa nói nổi ba câu liền mạch ư?” Clotilde đưa chiếc ôtô thứ hai vào nơi an toàn. Cô đã lấy lại được lợi thế. “Tôi không nói là mình sẽ làm vậy,” cô giải thích với một nụ cười trấn an. “Tôi thấy rõ rằng Malone là một cậu bé đáng yêu, phát triển bình thường, được anh chị chăm sóc hoàn hảo. Vả chăng, đây là nói riêng giữa chúng ta với nhau thôi nhé, tôi không hề muốn cảnh sát mở một cuộc điều tra, hỏi han lũ trẻ và các bậc phụ huynh của lớp tôi.” Cô cúi thấp hơn chút nữa, vẫn ngồi xổm, mắt nhìn thẳng vào mắt người đối diện, tư thế cô ưa thích để khiến đám nhóc tì bướng bỉnh phải tôn trọng. “Trong một ngôi làng nhỏ như Manéglise, việc đó chẳng có lợi cho ai hết, phải không anh Moulin? Vậy nên chúng ta sẽ bình tĩnh thảo luận rồi anh chị sẽ cố gắng cho tôi biết tại sao cậu nhóc Malone quỷ sứ lại bịa ra chuyện hai người không phải là bố mẹ thật của nó.” Dimitri Moulin toan mở miệng, nhưng Amanda không để cho anh ta kịp làm vậy. “Giờ thì anh im đi, Dimitri,” cô nói, gần như van nài. “Hãy im lặng và để cho em nói.” Bên ngoài, giọt mưa đầu tiên đã rơi xuống cầu trượt băng và lăn xuống cát. Giọt thứ hai. Giọt thứ ba. Giọt này nguy hiểm hơn giọt kia. Malone đã gặp may, không giọt mưa nào rơi trúng cậu. Chưa có giọt nào. Cậu liếc mắt về phía cửa sổ lớp học lần cuối cùng. Tất cả các bức tranh của cậu và các bạn đều được treo lên, dấu in của những bàn tay, trước tiên được nhúng vào một chậu sơn rồi sau đó đặt lên một tờ giấy. Dấu tay của cậu màu đỏ tươi. Đằng sau những ô kính kia, hẳn là họ đang bàn về cậu. Và có lẽ là về mẹ, không phải Mẹ kia, mẹ trước kia của cậu cơ. Có lẽ cả về lũ cướp biển, những chiếc tên lửa và lũ yêu tinh nữa. Người lớn biết hết những chuyện đó. Còn cậu, cậu chỉ nhớ được nhờ có Gouti. Một giọt mưa nữa, trên giày cậu. Cậu đã thoát khỏi nó một cách êm thấm. Malone bắt đầu chạy. Chỉ còn hai chục mét nữa là tới cửa nhà vệ sinh. Mở cánh cửa đó ra, tự nhốt mình trong đó, như mẹ đã từng dạy cậu. 7 Hôm nay em gái Agathe của tôi đã ăn hết chỗ kẹo để dành trước khi tôi tan học về và mẹ tan làm về. Muốn giết. Giá trong chỗ kẹo đó có một chiếc chứa xyanua! Kết án: 253 Tha bổng: 27 www.muon-giet.com V D ữ ứ ẽ ướ ắ ế Marianne Augresse. Anh chỉ bức vẽ đầu tiên, một tờ giấy trắng ngà có vẽ nguệch ngoạc bốn nét sổ dọc màu đen và một đường chữ chì màu đỏ. “Hãy nhìn thật kỹ những nét vẽ này…” Marianne Augresse đặt một bàn tay lên bức vẽ để che nó đi. “Không, anh Dragonman ạ! Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu từ đầu. Cậu nhóc này là ai? Hãy nói cho tôi biết vắn tắt về bố mẹ cậu nhóc.” Vasile cắn môi như một đứa trẻ bị bắt quả tang đang phạm lỗi. “Bố mẹ cậu nhóc ư? Bình thường. Tầm thường. Không có gì đặc biệt để bàn. Người mẹ, Amanda Moulin, hẳn là mới quá ba mươi một chút, nhưng nhìn bề ngoài như đã bốn mươi. Người bố thì lớn tuổi hơn, tầm hơn bốn mươi. Họ đã kết hôn nhiều năm nay. Họ sống trong một căn nhà nhỏ tại Manéglise, trong một khu nhà phân lô, vùng Thượng Manéglise, ở cổng làng, chính xác hơn nữa là gần quảng trường Maurice Ravel. Ở Manéglise chỉ có thế thôi, một thị trấn nhỏ xíu và một khu nhà phân lô rộng mênh mông bao quanh. Chị ta là nhân viên thu ngân tại Vivéco, siêu thị nhỏ của làng. Anh ta là thợ điện, rốt cuộc là nghề gì đó đại loại như vậy, tôi nghĩ anh ta đang khá vất vả để tìm được một hợp đồng lao động không thời hạn. Anh ta cũng được người trong làng biết đến vì thường huấn luyện bọn trẻ đá bóng.” “Anh đã gặp họ chưa?” “Một lần, lúc đầu. Thời điểm đó, tôi chưa mấy thắc mắc.” Vasile có vẻ gần như hối lỗi, như thể anh tự kết tội mình vì ngờ vực một gia đình không mảy may tì vết gì như thế. Marianne thấy cách xử sự kiểu cậu nhóc ngượng nghịu vì phải đóng vai kẻ mách lẻo xấu xa này dễ thương kinh khủng. Cô tự hứa với bản thân là ngay tối nay sẽ kể lại chuyện này với Angie. Cô nàng ranh mãnh ấy cũng hứng thú với cậu nhóc đẹp trai này chăng? Chưa chắc, chàng bác sĩ tâm lý bảnh trai này có vẻ hơi trí thức quá đối với cô nàng trâng tráo đó. Angie chỉ thích các gã trai hư đốn thôi! Đúng lúc ấy, Papy đi ngang qua ô cửa kính của văn phòng, tay cầm một cốc cà phê. Cô đưa mắt nhìn ông dò hỏi, ông trả lời bằng một cái lắc đầu. Chưa có tin tức gì từ giáo sư Larochelle, nghĩa là chưa có tin gì về Timo Soler… “Tốt lắm, anh Dragonman ạ. Quay trở lại với cậu nhóc nào. Hãy giải thích cho tôi về những bức vẽ này.” “Như tôi đã nói với cô qua điện thoại, cậu nhóc khẳng định từng có một cuộc sống trước cuộc sống hiện tại, trước khi đến căn phòng dành cho trẻ em trong ngôi nhà ở Manéglise, trước khi sống cùng bố mẹ mình là Amanda và Dimitri Moulin. Cậu nhóc kể cho tôi nghe về cuộc sống trước với nhiều chi tiết rõ ràng, trong khi theo cô giáo của cậu nhóc là Clotilde Bruyère, Malone Moulin đúng ra là một đứa trẻ dè dặt.” “Tại sao cậu nhóc lại tâm sự với anh?” “Đó là nghề của tôi mà.” “Cừ lắm,” Marianne công nhận. Vasile tử tế và lịch sự, nhưng anh ta cũng không hề đánh giá thấp bản thân! Thế nếu chính anh ta mới là kẻ quen thói bịa chuyện thì sao? thiếu tá băn khoăn. Nếu anh ta bịa ra toàn bộ câu chuyện này để tâng bốc bản thân? Một dạng vụ án Outreau* nghịch đảo chăng? “Hãy quan sát những bức vẽ này,” bác sĩ tâm lý nói tiếp, “như thế sẽ đơn giản hơn. Trên bức vẽ này, theo Malone, bốn nét sổ dọc thể hiện tòa lâu đài cạnh nơi cậu nhóc từng sống. Đây là bốn tòa tháp. Đường chữ chì chếch lên mép trên trang giấy, đó là một tên lửa. Cậu nhóc nói vẫn còn nhớ đã từng nhìn thấy tên lửa bay lên trời. Nhiều lần.” Marianne thở dài. Chuyện này không hề đáng tin, dù chỉ một giây! Cô lắng nghe gã trai này nói chỉ vì việc đó giúp cô giết thời gian trong lúc chờ tay bác sĩ ngoại khoa kia gọi lại, rồi cô sẽ cử năm chiếc xe cảnh sát đi tóm cổ Timo Soler trên bến cảng. Đôi mắt cô lạc lối một giây về phía màn hình máy tính. Trang web muon-giet.com đang nhấp nháy ở góc dưới màn hình. Tự nhiên, cô liên tưởng đến Angie. Thế nếu cô nàng xảo quyệt này đang đùa cợt cô thì sao? Và nếu gã trai này, cái gã tự nhận là bác sĩ tâm lý này, chỉ là một người bạn của cô nàng đang ngẫu hứng một vai diễn thì sao? “Anh đã quên lũ cướp biển đấy,” cô lơ đễnh thốt lên. “Hôm qua, anh còn nói đến một con tàu cướp biển nữa.” Vasile không nhận ra chút mỉa mai trong đó. “Đúng thế! Chính xác là vậy.” Anh chụp lấy một bức vẽ khác. “Những nét gạch màu xanh lơ này miêu tả biển. Malone khẳng định từ phòng cậu nhóc có thể nhìn thấy biển. Và hai chấm nhỏ màu đen này là một con tàu.” “Một hay hai con tàu cướp biển?” “Một con tàu duy nhất, nhưng gãy làm đôi. Từ phòng của cậu nhóc cũng có thể nhìn thấy con tàu này. Chính dạng chi tiết chính xác như thế này mới khiến người ta bối rối. Trong câu chuyện cậu nhóc kể, mọi thứ đều hết sức ổn định, từ buổi gặp này sang buổi gặp khác, cậu nhóc không bao giờ tự mâu thuẫn với chính mình.” Ngón tay Marianne lướt dọc theo những nét vẽ biển màu xanh lơ. “Còn khu rừng của lũ yêu tinh? Tôi nhớ trong câu chuyện của cậu nhóc còn có cả lũ yêu tinh mà.” Cô tiến tới bàn làm việc, ngực ưỡn ra, lý lẽ duy nhất và mỹ lệ nhất của cô với đám đàn ông. Dù đấy có phải là trò đùa của Angie hay không thì cũng đã đến lúc chấm dứt vở hài kịch này rồi. “Thẳng thắn mà nói, anh Dragonman ạ. Anh mong đợi gì ở tôi nào? Anh hy vọng tôi theo chân anh đi tới đâu chứ? Đừng có nói với tôi rằng anh tin cậu nhóc nói với anh sự thật, chỉ dựa vào những hình vẽ nguệch ngoạc này và những lời nói sảng của nó đấy nhé!” Đôi mắt của Dragonman ánh lên một tia thảng thốt. Hai món đồ gốm màu nâu đỏ vỡ vụn. Khôn cưỡng. Như thể lần đầu tiên anh vấp phải những bức tường của một thế giới bạo tàn, lạnh lùng và thực dụng. “Có chứ, thiếu tá, bất chấp tất cả những vẻ bề ngoài, tôi tin cậu nhóc! Tám năm học tập cộng thêm chừng ấy năm kinh nghiệm thực tế có lẽ đã thuyết phục tôi rằng cậu nhóc đã tự tạo ra cho mình một thế giới nội tâm, cũng với một biểu tượng của riêng mình, một mê cung tâm lý nơi ta cần phải tiến tới một cách thận trọng. Nhưng hãy gọi thứ đó là gì tùy ý cô, là bản năng hay trực giác cũng được, tôi tin chắc rằng phần lớn những ký ức của cậu nhóc là thật. Ngay cả khi điều này không thực sự khớp với những gì tôi biết về phân tích tâm lý! Đúng thế, tôi tin chắc rằng cậu nhóc đã thực sự trông thấy tất cả những thứ mà nó đã vẽ ra.” “Ở Manéglise, trong ngôi nhà của cậu ta ư?” “Chính xác là không.” Chết tiệt! Marianne nghĩ. Hai bàn tay cô co quắp lại dưới gầm bàn. Cô cảm thấy mình đang phải miễn cưỡng dính líu vào một câu chuyện khó lòng xảy ra, với động cơ duy nhất là thà đối diện với đôi mắt màu bánh mì tẩm gia vị nướng này và chờ đợi còn hơn là đối mặt với chiếc máy pha cà phê, trước khi cử quân đến kè Châu Á. “Anh có thứ gì khác không, anh Dragonman? Thứ gì đó, nói thế nào nhỉ, cụ thể hơn ấy?” “Có.” Vasile cúi xuống chiếc túi đeo bằng da rõ ràng đã được anh tự tay khâu lại, lấy ra một loạt những bức ảnh chụp một trung tâm thương mại. “Cô nhận ra chứ?” “Tôi phải nhận ra sao? Có đến vài nghìn nơi giống hệt như thế này trên đất Pháp, phải không?” “Đây là trung tâm thương mại Mont-Gaillard. Trung tâm thương mại lớn nhất vùng Le Havre. Malone khẳng định rằng mẹ cậu nhóc, mẹ thật ấy, đã giao cậu bé cho người mẹ thứ hai, Amanda Moulin, chính trong khu buôn bán này. Tôi đã cho cậu nhóc xem nhiều bức ảnh. Malone đã nhận ra tiệm McDonald’s, logo của đại siêu thị Auchan, bức tranh Đảo cướp biển với một chú vẹt màu đỏ và xanh lục. Chỉ duy nhất tại trung tâm thương mại đó chúng ta mới có thể nhìn thấy cả ba biển hiệu này thôi. Cậu nhóc không thể bịa ra được…” Thiếu tá thong thả xem chi tiết từng bức ảnh. “Điều đó chẳng chứng minh được chuyện gì cả,” một lúc sau cô kết luận. “Cậu bé nhầm thôi. Hoặc cậu bé bằng lòng với việc sử dụng một nơi đã biết. Hẳn là cậu bé đã trải qua tất cả các ngày thứ Bảy trong thiên đường tiêu thụ đó kể từ khi chào đời. Đó là điểm đến dịp cuối tuần đối với toàn bộ dân cư phía Bắc vùng hải khẩu, phải không nào?” “Cậu nhóc không nhầm lẫn, thưa thiếu tá! Thật khó giải thích cho cô hiểu, khi chỉ có ít thời gian thế này, sự khác biệt giữa ký ức ổn định và ký ức theo giai đoạn, nhưng tôi cam đoan với cô là cậu nhóc không nhầm lẫn đâu!” Đẹp trai, kiêu hãnh và ương bướng, gã bác sĩ tâm lý ngu xuẩn này. Marianne thở dài. “Theo anh, vụ đổi mẹ này đã diễn ra cách đây bao lâu?” “Ít nhất cũng nhiều tháng rồi. Có lẽ là một năm. Đây không phải một ký ức trực tiếp. Đây là một ký ức của ký ức, nếu cô thích gọi như thế hơn.” “Xin lỗi, tôi chẳng hiểu gì cả.” “Một ký ức mà cậu nhóc phải nỗ lực nghĩ tới mỗi tối, để không quên mất nếu không ai nhắc lại nữa. Một ký ức mà cậu nhóc găm vào đầu như một cái đinh. Một cái đinh để treo vào trí óc một dạng khăn phủ, để khỏi nhìn thấy những gì ở đằng sau.” “Những gì ở đằng sau ư?” “Những gì cậu nhóc đã trải qua trước vụ trao đổi ở Mont-Gaillard này. Những gì cậu nhóc chỉ có thể diễn đạt dưới dạng những bức vẽ. Lũ yêu tinh, lũ cướp biển và tất cả những thứ khác. Một thực tế quá khó nhìn trực diện.” “Theo anh, cậu bé đang che giấu một chấn thương tâm lý, đúng không? Một chấn thương trước kia.” Vasile bỗng có vẻ tự tin hơn. Anh nở một nụ cười lém lỉnh. “Đúng thế, với tôi điều này có vẻ hiển nhiên! Tôi rất muốn thảo luận về những chuyện khác, về người mẹ thật hoặc người mẹ giả của cậu nhóc, về sự thành thực của Amanda và Dimitri Moulin, nhưng đối với tôi thì chẳng còn chút nghi ngờ nào nữa: cậu nhóc này từng phải chịu một chấn thương tâm lý nặng nề nên đã tự xây thành cao hào sâu để giam nhốt bóng ma ấy đâu đó trong ký ức.” Bác sĩ tâm lý hiểu ra rằng anh đã lần nữa thu hút được sự chú ý của thiếu tá. Anh nói tiếp, cẩn thận không đẩy nhanh tốc độ nói. “Chỉ có điều… biết nói với cô thế nào nhỉ… đây không phải một chấn thương tâm lý kinh điển. Thí dụ như cậu nhóc có vẻ không sợ bố mẹ mới của mình. Nó còn khá yêu họ. Chỉ là nó nghĩ đó không phải bố mẹ thật của mình thôi.” “Ái nhi, một người thân cư xử bạo lực, không nhất thiết là bố hay mẹ cậu nhóc, chuyện đó có thể gây ra những triệu chứng như vậy không?” “Theo tôi biết thì không… Tôi không phát hiện ra điều gì kiểu như vậy.” Marianne cụp mắt nhìn xuống đồng hồ đeo tay. 12h20. Từ vài giây qua, một cơn mưa rào dữ dội đang nện vào cửa sổ phòng làm việc của thiếu tá. Ở Le Havre chuyện này vẫn thường xảy ra, nó không bao giờ kéo dài lâu, ít ra là cơn mưa. Độ ẩm thì ở lại, và kèm với nó là sắc xám ướt át, như thể nước đã vĩnh viễn thấm vào lớp bê tông của khu trung tâm thành phố, lớp sỏi trên bến cảng và những viên cuội trên bãi biển. Đằng sau một ô kính khác, ô kính của hành lang, các cảnh sát tiếp tục đi qua, không có biểu hiện kích động nào đặc biệt, trong ngôn ngữ cơ thể thì điều đó có nghĩa là Timo Soler vẫn chưa lộ chút tung tích nào là còn sống. Hoặc đã chết, nếu thứ công lý mà con dao mổ của Larochelle mong muốn tái lập có phần nặng tay. Marianne quyết định tiếp tục cuộc trò chuyện thêm chút nữa, lần này không chỉ vì đôi mắt tuyệt đẹp của vị bác sĩ tâm lý. Để anh kể cho cô nghe về thời thơ ấu, thời thơ ấu của Malone Moulin và của tất cả những đứa trẻ khác ở độ tuổi từ 0 đến 4. Về những mầm non của loài người, hệt như mầm non mà cô đang rất hy vọng một ngày nào đó được mang trong bụng. “Anh Dragonman này. Tôi sẽ nói thực lòng nhé, tôi thực sự rất khó theo kịp anh. Tất cả những gì anh đang nói với tôi giống như một câu chuyện đùa ác ý, nhưng hôm qua, khi cuộc trò chuyện giữa chúng ta gần kết thúc, anh đã nói với tôi về tính khẩn cấp. Đó chính là điều khiến tôi lo lắng. Anh đã khẳng định ký ức của cậu bé này sẽ phai mờ nếu ta không hành động thật nhanh. Hãy giải thích cho tôi nghe điều đó. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu như ngoài anh ra không một ai khác tin lời cậu bé?” 8 K ắ ỉ ố 12, ỉ ố 4 Có một khe hở chừng mười centimét giữa mặt sàn lát gạch trắng và cánh cửa, dĩ nhiên là để có thể lau chùi sàn nhà dễ dàng hơn. Malone nhìn qua khe hở đó. Nước đang tích tụ trước dãy nhà vệ sinh, tạo thành một vũng nhỏ, giống như vũng nước ở bãi cát dưới chân cầu trượt, nhưng nhỏ hơn. Cậu chỉ việc nhảy qua. Chuyện này sẽ dễ thôi, ngay cả khi cậu không thạo môn nhảy xa hay chạy nhanh, tất cả những thứ mà bọn trẻ lớn hơn làm được. Nếu đôi giày thể thao của cậu có bị nhúng vào nước thì cũng chẳng sao. Nước, một khi đã rơi từ trên trời xuống rồi, thì không còn nguy hiểm nữa, bởi vì nó đã chết khi rơi xuống đất. Giống như loài ong vậy, khi đã đốt một lần rồi thì sau đó chúng sẽ chết luôn, chính Mẹ kia đã bảo cậu như vậy; Mẹ kia thường kể với cậu về lũ ong, muỗi, kiến, và những con vật nhỏ khác tương tự như vậy. Đúng thế, cậu chỉ việc nhảy qua vũng nước. Khi nào mọi chuyện kết thúc. Chứ không phải ngay lúc này. Malone vẫn nghe thấy tiếng mưa rơi trên mái nhà vệ sinh và cậu không biết liệu đó là những giọt nước đã chết đang trượt từ những cành cây hoặc từ mái nhà xuống, hay là những giọt nước khác, những giọt sẽ cắn ta như nghìn con rắn, đâm ta như nghìn mũi tên của các hiệp sĩ, nếu ta không kịp núp. Cậu cúi xuống để nhìn qua khe hở lần nữa. Từ bên kia sân chơi, qua cửa sổ lớp cậu, đằng sau những giọt mưa đang nện vào ô kính và những hình bàn tay được dán bên trên, cậu thoáng thấy khuôn mặt của Mẹ kia. “Ở đây tôi không được thoải mái, cô giáo ạ.” Những ngón tay của Amanda Moulin đã bứt đôi ba mẫu đất nặn để trên tầng giá gần nhất rồi nhào nặn chúng thành những viên nhỏ xíu. Dimitri Moulin, vẫn đang vặn vẹo trên chiếc ghế tựa bé tin hin, lúc này có vẻ không còn quan tâm đến câu chuyện. “Cô biết đấy,” Amanda nói tiếp, “trường học chưa bao giờ là nơi tôi ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là trường tôi từng học. Tôi đã nhập học cách đây, để xem nào, gần ba chục năm, năm 1987, thời đó bà Couturier vẫn làm hiệu trưởng. Bấy giờ còn chưa có tất cả những thứ đồ chơi bên ngoài và bên trong phòng học này, thậm chí chỉ có một lớp duy nhất và trong lớp có chưa đến mười lăm học sinh. Cô thấy đấy, lẽ ra tôi có thể cảm thấy thoải mái phần nào khi ở đây, nhưng không, mặc dù tôi đã cố ép buộc bản thân, ngôi trường vẫn không thực sự gợi nhắc cho tôi những kỷ niệm đẹp. Tôi nói với cô toàn bộ những điều đó để cố gắng giải thích cho cô lý do tại sao những hội chợ, những cuộc bầu chọn phụ huynh, bán bánh ngọt ở cổng trường, tất cả những thứ đó thực sự không dành cho tôi. Không phải vì tôi không muốn hay tôi thấy những chuyện đó không quan trọng. Mà chỉ vì…” Amanda ngập ngừng. Những ngón tay cô trộn hai cục đất nặn màu đỏ và màu trắng để tạo ra một cục khác, màu hồng, với những đường vân màu đỏ. Clotilde chăm chú nhìn cô, không ngắt lời. “Đúng thế, nói thật với cô, trường học đã luôn là một cực hình đối với tôi, và tôi kéo lê nó đi như một hòn chì từ khi mới lên ba. Cô cũng biết đấy, chắc hẳn tôi không phải người duy nhất, phải không? Học trò lười thì bao giờ cũng nhiều hơn học trò tài năng. Ở quầy thu ngân của siêu thị Vivéco, tôi trò chuyện với tất cả mọi người, từ sáu năm nay, mọi người sẽ cho cô biết điều đó. Tôi không rụt rè lắm đâu. Nhưng ở đây, cứ như thể tôi lại rụt rè trở lại. Tôi tự nhủ có khối người khác thông minh hơn tôi đủ để phát biểu, để hiểu biết, nêu ý kiến, tất cả những người coi lớp học là một phần thưởng.” Những viên đất nặn màu hồng mềm mại được chuyển từ tay này sang tay kia. Mọi người chẳng đã cảnh báo mình rồi đấy thôi, Clotilde nghĩ bụng. Một vài phụ huynh ngờ vực, thù địch, thậm chí là hung hăng, ngay khi họ bước vào sân trường; nhưng đó chỉ là nỗi sợ hãi. Một nỗi sợ hãi bắt nguồn từ thời thơ ấu. “Hãy kể cho tôi nghe về Malone đi, chị Moulin.” “Tôi kể đây, kể ngay đây. Nhưng trước tiên tôi phải kể với cô về bản thân tôi, bởi lẽ phải làm thế thì cô mới hiểu được. Vậy sở dĩ chúng tôi có mặt ở đây, chính là bởi Malone đã kể rằng chúng tôi không phải bố mẹ thật của thằng bé, và bác sĩ tâm lý học đường coi câu chuyện đó là nghiêm túc đúng không? Nhưng thưa cô, làm sao mọi người có thể coi chuyện đó là nghiêm túc chứ? Chúng tôi sống cùng Malone từ khi thằng bé chào đời. Chúng tôi đã mang tới cho cô toàn bộ ảnh chụp, những bước chân đầu đời của thằng bé, những tiệc sinh nhật của thằng bé, những bữa tiệc cùng hàng xóm láng giềng, những kỳ nghỉ, những buổi đi dạo trong rừng, trên bãi biển, ở trung tâm thương mại. Lần chúng tôi xa thằng bé lâu nhất kể từ khi nó chào đời, là khi chúng tôi gửi thằng bé sang nhà chị gái tôi để đi dự một đám cưới ở Mans, cách đây một năm. Họ đã không tráo đổi thằng bé của chúng tôi trong quãng thời gian đó đâu nhỉ, nếu có thì chúng tôi phải nhận ra ngay chứ!” Clotilde gượng cười. Dimitri Moulin đang dùng mũi chân lần theo con đường quanh co uốn lượn trên tấm thảm đồ chơi. “Thật ra, cô giáo ạ,” Amanda Moulin nhấn mạnh, “hãy hỏi tất cả những người chúng tôi quen biết, hàng xóm láng giềng quanh quảng trường Maurice Ravel, gia đình tôi, gia đình Dimitri, cô bảo mẫu của Malone, các bà mẹ thường cho con đi dạo ở công viên Hellandes. Đó là con trai tôi chứ còn sao nữa! Cô thừa biết điều đó mà, tháng Năm vừa rồi tôi đã dẫn thằng bé đến chỗ cô để đăng ký nhập học đấy thôi. Vả lại dẫu sao chăng nữa họ cũng biết thằng bé mà, ở tòa thị chính ấy! Lúc thằng bé chào đời chúng tôi đã đi làm khai sinh. Có đầy đủ mọi thứ giấy tờ.” “Tất nhiên rồi, chị Moulin ạ, không ai nghi ngờ chuyện đó đâu.” Những giây im lặng dài bao trùm lớp học, những giây im lặng mà Clotilde không bao giờ có được một cách trọn vẹn với lũ trẻ của cô. Amanda bỗng miết viên đất nặn màu hồng vào chân váy nhung đang mặc trên người. “Người ta sẽ không lấy mất thằng bé từ tay chúng tôi chứ?” Dimitri giật mình. Bàn chân anh ta đụng phải một chiếc xe cứu thương nhỏ màu trắng. Cô hiệu trưởng chỉ kịp phác một cử chỉ kinh ngạc, Amanda đã nói tiếp. “Chúng tôi đã chăm sóc thằng bé hết khả năng, thưa cô. Chúng tôi đã mua ngôi nhà ở Manéglise khi tôi mang thai. Làm thế đúng là điên rồ, Dimitri có thể nói với cô như thế, chúng tôi không có trợ cấp, chúng tôi đã chuốc lấy một món nợ kéo dài ba mươi năm, ngay cả khi lãi suất là 0%, nhưng tốt thôi, dẫu sao chúng tôi cũng sẽ không nuôi dạy thằng bé ở khu nhà dành cho người thu nhập thấp của Mont-Gaillard. Vả lại, tôi biết ở đây có một ngôi trường tốt. Ít ra tôi đã tin là như thế.” Dimitri Moulin quay sang nhìn vợ bằng ánh mắt bực bội. Thậm chí người vợ còn có vẻ không nhận thấy ánh mắt ấy. “Chúng tôi đang làm hết khả năng rồi, thưa cô. Người ta bảo sao chúng tôi làm vậy. Một mảnh vườn để thằng bé chơi đùa, những bữa ăn với các loại rau mà chúng tôi ép thằng bé ăn, không cho xem tivi quá nhiều, đọc sách thì tốt hơn. Chúng tôi cố gắng, chúng tôi học hỏi, để dành cho thằng bé cơ hội mà chúng tôi hoàn toàn không có.” Cô lấy từ trong túi áo ra một chiếc khăn mùi soa. “Thưa cô, giá như cô biết tôi gắn bó với thằng bé đến mức nào. Tôi thề với cô là chúng tôi đang làm hết khả năng rồi.” Clotilde xích lại rồi dừng cách Amanda Moulin vài centimét, như khi cô xì mũi hoặc đội mũ cho một đứa nhóc. “Không ai nghi ngờ chuyện đó, chị Moulin ạ,” cô giáo nhắc lại. “Anh chị đang làm những điều tốt nhất. Nhưng vậy thì tại sao Malone lại kể những chuyện đó nhỉ?” “Chuyện về tên lửa, lâu đài, bọn cướp biển, chuyện về một cuộc sống khác mà thằng bé từng có trước khi sống với chúng tôi ư?” “Vâng.” “Trẻ con đứa nào chẳng bịa chuyện, phải không?” “Đúng thế… nhưng hiếm có đứa trẻ nào lại bịa ra chuyện bố mẹ chúng không phải là bố mẹ thật.” Amanda ngẫm nghĩ hồi lâu. Dimitri duỗi dài hai cẳng chân lần nữa. Anh ta đã có vẻ sốt ruột muốn rời đi và công khai kéo khóa áo khoác lên. Amanda không nhận thấy động tác ấy. “Đó là bởi chúng tôi chăm sóc thằng bé chưa đến nơi đến chốn, cô nghĩ thế phải không?” “Không,” Clotilde buột miệng trả lời. “Không hề.” “Bởi vì mỗi khi nghĩ đến chuyện này, tôi đều tin lý do chính là vì vậy. Bởi vì Malone hơn chúng tôi. Ý tôi là thông minh hơn. Thằng bé phát triển hơn so với độ tuổi, bác sĩ tâm lý đã nói với chúng tôi như thế ở cuộc gặp đầu tiên, thậm chí chính vì thế mà chúng tôi đồng ý để anh ta gặp thằng bé. Có đầy thứ trong đầu Malone, những câu chuyện, những cuộc phiêu lưu, thế giới của riêng thằng bé, tất cả những thứ đó vượt quá khả năng của tôi và Dimitri.” “Ý chị là gì vậy?” “Có lẽ chúng tôi không phải là những bậc cha mẹ mà Malone muốn có, ý tôi là vậy đấy. Hẳn là thằng bé thích có cha mẹ khác, giàu có hơn, trẻ trung hơn, học thức hơn, những người dẫn nó đi máy bay, đi trượt tuyết, đến các viện bảo tàng. Và có lẽ chính vì thế mà nó bịa ra các cha mẹ khác, những người…” “Chị Moulin này, trẻ con không lập luận như vậy đâu.” “Tôi thì có đấy! Tôi đã rời bỏ bố mẹ mình vì lý do đó. Vì tôi muốn sống một cuộc sống khác họ. Một cuộc sống khác với vùng thôn quê, việc làm, các ông chủ. Thời điểm đó tôi đã tin vào điều ấy. Thậm chí tôi còn ngỡ mình đã thành công, trước khi cô cho triệu tập tôi.” “Tôi không triệu tập anh chị, chị Moulin ạ. Và chỉ có các thiếu niên mới mơ về một cuộc sống khác, về bố mẹ khác, chứ không phải đám trẻ lên ba.” “Đó chính xác là điều tôi vừa nói với cô, cô giáo ạ, Malone là đứa trẻ khôn trước tuổi!” Đúng lúc đó Dimitri Moulin đứng phắt dậy. Chiều cao một mét tám mươi của anh ta duỗi thẳng ra và vóc dáng ấy bỗng choán ngợp căn phòng, những thứ đồ đạc nhỏ xíu, những món đồ chơi tí hon, và cô hiệu trưởng thấp bé. “Tôi nghĩ lần này chúng ta đã bàn kỹ rồi! Tôi đã muộn ca làm. Vả lại con trai tôi đã chờ một mình ngoài sân lâu lắm rồi.” Vợ anh ta không có lựa chọn nào khác ngoài đứng dậy theo. Tuy thế Dimitri vẫn dành thời gian để nhìn cô giáo vẻ đầy khinh miệt. Ở đầu kia sân chơi, Malone đang rời khỏi nhà vệ sinh. Mưa đã tạnh rồi. “Nhìn con trai tôi kìa,” Moulin rào đón. “Mọi chuyện đều ổn! Vậy nên hãy chuyển lời nhắn của tôi đến gã bác sĩ tâm lý kia: nếu hắn tìm cách quấy nhiễu thằng bé, thì hai chúng tôi sẽ phải phân xử với nhau, như hai người đàn ông. Con trai tôi không bị đánh đập, không bị xâm hại, không bị làm sao hết. Thằng bé ổn, cô hiểu chứ? Thằng bé ổn. Vả lại, tôi nuôi dạy thằng bé theo ý mình!” “Tôi hiểu rồi.” Clotilde Bruyère mở cửa cho họ, ngập ngừng, quan sát Malone đang tiến lại gần, rồi bỗng thốt lên. “Nhưng nếu tôi có thể mạn phép đưa ra một lời khuyên, vì tôi đã quan sát Malone vận động trong lớp từ vài tháng nay, và đừng cho là tôi có ý xấu, anh chị Moulin ạ, cần cho con trai anh chị mặc ấm hơn.” “Bởi vì trời sắp lạnh sao?” Amanda lo lắng. “Bởi vì con trai anh chị bị lạnh. Thường xuyên. Gần như mọi lúc. Ngay cả những hôm trời nắng.” Chiếc Skoda Fabia chạy nhanh trên những con phố vắng hoe của Manéglise. Đường Branmaze. Bố kia đập đập ngón tay lên vô lăng. Đằng sau anh ta, trên ghế độn dành cho trẻ em, Malone ôm chặt Gouti vào lòng. Kim ngắn chỉ số 1, kim dài chỉ số 4. Cậu đang nóng lòng muốn về nhà, lên phòng rồi trốn vào giường cùng con thú bông. Để nó kể cho cậu nghe mọi chuyện… 9 “C ố ể ớ ủ ộ ứ ẻ ạ ộ ư thế nào, có đúng thế không hả thiếu tá?” Marianne Augresse gật đầu xác nhận. Vasile Dragonman hít vào một hơi dài rồi bắt đầu. “À được thôi! Chuyện này có nguy cơ hơi dài đấy, mặc dù thực ra nó không phức tạp cho lắm. Trước tiên, cần phải nhớ một nguyên tắc, một nguyên tắc duy nhất, hết sức đơn giản. Đối với một đứa trẻ, thời gian lưu giữ ký ức tăng dần theo lứa tuổi. Nếu cô lấy một bé sơ sinh ba tháng làm thí dụ, ký ức của nó sẽ kéo dài khoảng một tuần. Một trò chơi, một bản nhạc, một mùi vị… Một trẻ sơ sinh sáu tháng sẽ sở hữu ký ức dài ba tuần, trẻ sơ sinh mười tám tháng sở hữu ký ức dài khoảng ba tháng, và bé ba mươi sáu tháng thì ký ức lưu lại chừng sáu tháng…” Marianne không có vẻ bị thuyết phục. Cô phẩy tay ra chiều khó chịu. “OK vụ giả thuyết toán học. Nhưng trí nhớ của một đứa trẻ phải phụ thuộc vào những tiêu chuẩn khác nữa chứ, phải không? Một trẻ sơ sinh hẳn sẽ nhớ rõ hơn thứ gì đó hoặc ai đó nó trông thấy mỗi ngày, tôi cho là vậy. Hoặc ngược lại, một sự kiện đặc biệt, một sự kiện mà nó thích mê hoặc khiến nó tởn đến già.” “Không,” bác sĩ tâm lý điềm tĩnh giải thích. “Cái này không hoạt động như thế. Ở đây, cô lập luận như thể chúng ta đang bàn về một trí nhớ trưởng thành, một trí nhớ có khả năng phân định giữa điều quan trọng và điều thứ yếu, cái hữu ích và cái vô ích, cái đúng và cái sai. Trí nhớ của trẻ dưới ba tuổi hoạt động theo cách khác. Tất cả những ký ức không được kích hoạt lại sau đó sẽ phai mờ đi, không thể tránh khỏi. Đây, tôi lấy ví dụ thế này nhé. Từ khi đứa trẻ chào đời cho đến năm ba tuổi, ngày nào cô cũng cho nó xem cùng một bộ phim hoạt hình. Đứa trẻ xem đi xem lại bộ phim đó, thuộc làu bộ phim, các nhân vật trong phim trở thành những người bạn thân thiết nhất của nó. Thế rồi, trong vòng một năm, cô dừng lại, không bao giờ nhắc đến bộ phim với đứa trẻ suốt mười hai tháng. Ngày đứa trẻ tròn bốn tuổi, cô lại lôi chiếc đĩa DVD ra rồi cho nó xem bộ phim hoạt hình đó lần nữa. Nó sẽ tuyệt nhiên không còn nhớ gì về bộ phim đâu.” “Thật sao?” “Thật! Và chuyện xảy ra với một bộ phim hoạt hình hay một câu chuyện cũng hoàn toàn có thể đúng với một người thân mà chúng ta không nhắc đến, một người ông đã qua đời, một cô trông trẻ lâu không gặp, một cô bé hàng xóm đã chuyển nhà. Điều khiến chúng ta nhầm lẫn, đó là rất hiếm khi chúng ta im lặng về một kỷ niệm quan trọng trong suốt nhiều tháng. Bù lại, trẻ nhỏ có một trí nhớ tức thời phi thường nếu được ta kích thích, nó sẽ nhớ chỗ nó giấu cái ti giả vào buổi sáng, nhớ màu sắc của cái bập bênh trong công viên nơi nó đến chơi hằng tuần, con chó đằng sau hàng rào trên đường tới tiệm bánh, nhất là nếu những hoạt động này được lặp đi lặp lại hoặc được nhắc lại thường xuyên trong cuộc trò chuyện.” “Bởi vì chính phụ huynh là người xây dựng trí nhớ cho trẻ?” “Đúng thế, gần như 100%. Vả chăng, điều này cũng đúng đối với chúng ta. Đó là cái mà chúng ta gọi là trí nhớ giai đoạn, hoặc trí nhớ tự thuật. Toàn bộ trí nhớ trưởng thành của chúng ta hầu như được tạo dựng từ những ký ức gián tiếp. Những bức ảnh, những chuyện kể, những bộ phim. Giống hệt như nguyên tắc của việc truyền miệng, những ký ức của ký ức của ký ức. Chúng ta ngỡ mình có thể nhớ lại chính xác những kỳ nghỉ cách đây ba chục năm, nhớ được từng ngày, từng phong cảnh, từng cảm xúc, nhưng đó chỉ là những hình ảnh, luôn là những hình ảnh đó, mà chúng ta đã chọn lọc và tái tạo theo các tiêu chí hết sức cá nhân, như một máy quay chỉ ghi hình một góc nhìn duy nhất, một phần của bối cảnh. Cũng tương tự như cú ngã xe đạp đầu tiên, nụ hôn đầu đời, những tiếng reo vui ngày biết kết quả thi tốt nghiệp trung học. Bộ não có sàng lọc và chỉ giữ lại những gì khiến nó lưu tâm theo tính chủ quan của nó. Nếu có thể ngược thời gian và xem lại cuốn phim chính xác về quá khứ, cô sẽ thấy các sự kiện thực không mấy tương ứng với những ký ức của mình. Bấy giờ thời tiết thế nào? Cô đã làm gì trước đó, sau đó? Ngoài cô ra còn có những ai? Không gì hết, chẳng có bất kỳ ý niệm nào, cô chỉ còn giữ lại những hình ảnh chớp nhoáng!” Marianne vẫn đang rình chờ qua vai bác sĩ tâm lý, xem có cộng sự nào đi qua bên ngoài cửa kính không. Nhiều cảnh sát viên diễu qua, tay cầm cốc giấy hoặc bánh sandwich, không có bất cứ sự náo động đặc biệt nào. Timo Soler vẫn chưa gọi lại cho giáo sư Larochelle. “Tôi rất muốn tin anh, anh Dragonman ạ,” Marianne nói tiếp, “ngay cả khi chuyện này khá là khó hiểu. Nhưng chúng ta hãy trở lại với những đứa trẻ đi. Kể từ khi nào ta có thể có những ký ức được lưu giữ cả đời?” “Chuyện này rất khó nói, chính vì những gì tôi vừa giải thích với cô. Một vài người khẳng định vẫn còn nhớ được những sự việc mà họ đã trải qua ở tuổi lên hai lên ba, nhưng đó tuyệt đối chỉ là những kỷ niệm được kể lại hoặc xây dựng lại mà thôi. Chẳng hạn như trường hợp của những đứa trẻ được nhận nuôi, đặc biệt là những đứa trẻ đến từ nước ngoài: làm sao chúng có thể phân biệt rạch ròi giữa những ký ức thực của chúng, những ký ức người ta nhắc lại cho chúng, và những ký ức mà chính chúng tưởng tượng ra? Các nghiên cứu của Canada đã chứng minh rằng những đứa trẻ được nhận nuôi, được biết về việc nhận nuôi này ngay từ khi còn rất nhỏ, thực lòng vẫn nghĩ mình có được những ký ức về cuộc sống trước đó, trong khi điều đó tuyệt nhiên không đúng với những đứa trẻ được nhận nuôi mà không biết rằng mình là con nuôi.” Bác sĩ tâm lý ngắm nghía hồi lâu những bức vẽ của trẻ con để trên mặt bàn. “Thế nên, tóm lại, thiếu tá ạ, để thử trả lời một cách chính xác cho câu hỏi của cô, cũng là của đa số chúng ta, hầu như không tồn tại bất cứ ký ức trực tiếp nào về tất cả những gì chúng ta từng trải qua trước tuổi lên bốn hoặc lên năm. Tất cả những gì cô làm với các con cô trong suốt sáu mươi tháng đầu đời của chúng, dẫn chúng đi vườn bách thú, đi biển, kể cho chúng nghe những câu chuyện, làm tiệc mừng sinh nhật hay Giáng sinh, cô sẽ xúc động nhớ đến những sự kiện đó suốt cuộc đời, như thể chỉ mới hôm qua, trong khi đối với chúng, chao ôi… con số không tròn trĩnh!” Marianne nhìn anh một cách kỳ cục, như thể anh vừa thốt ra một tà thuyết. “Con số không ư? Những thứ đó giúp chúng hình thành nhân cách mà, không phải sao? Các bác sĩ nhi bảo rằng mọi thứ sẽ định hình trước khi trẻ lên bốn…” Vasile Dragonman cười ngoác miệng; anh đã dẫn dắt thiếu tá đến đúng nơi anh muốn. “Dĩ nhiên! Mọi thứ định hình trong những năm đầu đời. Và thậm chí trước cả khi sinh ra nếu ta tham khảo những lý thuyết tâm lý phả hệ và những bóng ma di truyền qua các thế hệ. Những giá trị, những sở thích, tính cách… Tất cả đều được định hình trong những năm đầu đời của chúng ta. Mọi thứ đều được khắc sâu vĩnh viễn! Nhưng ngược lại, nhìn từ quan điểm nghiêm ngặt của trí nhớ trực tiếp đối với các sự việc… thì chẳng có gì hết! Nghịch lý khiến ta khá kinh ngạc, phải không? Cuộc đời chúng ta được dẫn dắt bởi những sự kiện, những hành vi bạo lực hoặc những biểu hiện yêu thương mà chúng ta không hề có bất kỳ bằng chứng nào. Một chiếc hộp đen mà chúng ta sẽ không bao giờ tiếp cận được.” Marianne cố gắng lập luận. “Nhưng dù sao, ký ức cũng được lưu giữ trong chiếc hộp đen không thể tiếp cận đó chứ?” “Đúng thế… Thực chất, đây là một cơ chế khá đơn giản. Chừng nào chưa có ngôn ngữ thì tư duy sẽ bắt nguồn từ các hình ảnh, cho nên trí nhớ cũng vậy. Từ quan điểm phân tích tâm lý, điều này có """