" Mất Kết Nối: Lost Connections PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mất Kết Nối: Lost Connections PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo MẤT KẾT NỐI LOST CONNECTIONS NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI Trụ sở chính: Số 46. Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 0084.24.38253841 Chi nhánh: Số 7. Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP.HCM Tel: 0084.28.38220102 Email: thegioi@thegioipublishers.vn marketing@thegioipublishers.vn Website: www.thegioipublishers.vn Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP PHẠM TRẦN LONG Biên tập: Trịnh Hồng Hạnh Thiết kế bìa: Nguyên Phúc Trình bày: Cẩm Hà Đối tác liên kết: CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA SÁCH SÀI GÒN Trụ sở: Tầng 7, Tòa nhà Circo, 222 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.HCM ĐT: (028) 6281.5516 – (028) 6293.8228 Website: www.saigonbooks.vn 2 | T r a n g Mục lục Lời khen dành cho Lost Connections Lời giới thiệu Từ góc nhìn chuyên gia Lời mở đầu - Quả táo Lời dẫn - Những ẩn số về trầm cảm PHẦN I - KẼ HỞ CỦA CÂU CHUYỆN CŨ Chương 1 - Cây đũa phép Chương 2 - Sự mất cân bằng Chương 3 - Ngoại lệ của sự thương tiếc Chương 4 - Ngọn cờ đầu tiên trên mặt trăng PHẦN II - MẤT KẾT NỐI: CHÍN NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Chương 5 - Cầm lấy ngọn cờ Chương 6 - Nguyên nhân thứ nhất: Mất kết nối với công việc Chương 7 - Nguyên nhân thứ hai: Mất kết nối với người khác Chương 8 - Nguyên nhân thứ ba: Mất kết nối với những giá trị ý nghĩa Chương 9 - Nguyên nhân thứ tư: Mất kết nối do những sang 3 | T r a n g chấn tuổi thơ Chương 10 - Nguyên nhân thứ năm: Mất kết nối với vị trí xã hội và sự tôn trọng Chương 11 - Nguyên nhân thứ sáu: Mất kết nối với thế giới tự nhiên Chương 12 - Nguyên nhân thứ bảy: Mất kết nối với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn Chương 13 - Nguyên nhân thứ tám và chín: Vai trò thực sự của những thay đổi trong não bộ và gene PHẦN III - TÁI KẾT NỐI: BẢY GIẢI PHÁP CHỐNG TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Chương 14 - Con bò cho người nông dân Chương 15 - Chúng tôi đã xây dựng thành phố này Chương 16 - Tái kết nối thứ nhất: Kết nối với những người xung quanh Chương 17 - Tái kết nối thứ hai: Liều thuốc xã hội Chương 18 - Tái kết nối thứ ba: Kết nối với những công việc có ý nghĩa Chương 19 - Tái kết nối thứ tư: Kết nối với những giá trị có ý nghĩa Chương 20 - Tái kết nối thứ năm: Niềm vui của sự đồng cảm và vượt qua tính vị kỷ 4 | T r a n g Chương 21 - Tái kết nối thứ sáu: Thừa nhận và vượt qua những sang chấn thời thơ ấu Chương 22 - Tái kết nối thứ bảy: Khôi phục tương lai Lời kết - Trở về nhà 5 | T r a n g Lời Khen Dành Cho Lost Connections “Với sự khôn ngoan, óc tìm tòi và hiểu biết vô cùng phong phú, Hari đã cho ra đời một cuốn sách với những tiết lộ có sức công phá mạnh mẽ về nỗi tuyệt vọng không khác nào dịch bệnh của chúng ta. Cuốn sách không chỉ nói về chứng trầm cảm mà còn về lối sống của chúng ta ngày nay – và sự cô đơn kéo dài đang tàn phá sức khỏe tâm thần tập thể và hạnh phúc của chúng ta nói chung.” – Naomi Klein “Một cuốn sách quan trọng, thách thức các quy ước, kích thích và cực kỳ đúng thời điểm. Đã đến lúc chúng ta nên nhìn sức khỏe tâm thần qua lăng kính của xã hội hơn là chỉ đơn thuần qua y học. Cuốn sách xuất sắc này giúp chúng ta làm được điều đó.” – Matt Haig “Đây là một trong những cuốn sách tuyệt vời mà bạn sẽ muốn giới thiệu cho tất cả bạn bè của mình đọc ngay lập tức – bởi vì sự thay đổi về thế giới quan mà cuốn sách mang lại quá hấp dẫn và kịch tính. Một cuốn sách mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, được viết với sự khiêm tốn, hài hước và chân thành... Thành thật mà nói, tôi đã không thể buông nó xuống.” – Brian Eno 6 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach “Một chuyên luận cực kỳ sáng tỏ về việc tại sao không một ai nên trở thành một hòn đảo cô độc... Từ chỗ hơi buồn bã đến tự sát – dù bạn đang cảm thấy thế nào – hãy đọc cuốn sách này, nó sẽ giúp bạn hiểu ra con đường ta phải bước đi nếu muốn thấy sự thay đổi thực sự về lâu dài.” – Emma Thompson “Johann Hari đặt ra những câu hỏi lớn và đưa ra những câu trả lời lớn – những điều đã bị bỏ quên quá lâu. Bạn không thể hiểu hết tai ương khủng khiếp của thời đại mà chúng ta đang sống cho đến khi đọc cuốn sách.” – George Monbiot “Một cuộc nghiên cứu quan trọng, hấp dẫn và mở mang tầm mắt về những lầm tưởng lâu nay của chúng ta về chứng trầm cảm và lo âu... Cuốn sách là sự kết hợp rực rỡ giữa khoa học, triết học và trải nghiệm cá nhân khắc nghiệt, ngoài ra còn mổ xẻ sự thật về sức khỏe tâm thần một cách có phương pháp.” – Glenn Greenwald “Đây là một khám phá phi thường về một vấn đề của thời đại. Nó được viết với sự dí dỏm và tinh tế, đồng thời đưa ra một cách phân tích tàn khốc về xã hội của chúng ta, vừa gây sốc vừa sâu sắc... Cuốn 7 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 sách khéo léo thách thức quan điểm chính thống hiện tại về căn bệnh trầm cảm và là một luồng gió mới trong lành.” – Max Pemberton “Qua một hành trình ngoạn mục vòng quanh thế giới, Johann Hari cho chúng ta thấy những con người phi thường và những khái niệm sẽ thay đổi mãi mãi cách chúng ta nhìn nhận về bệnh trầm cảm. Đây là một cuốn sách can đảm, cảm động, xuất sắc, giản dị và quan trọng mà tất cả mọi người và bất kỳ ai đang khao khát một cuộc sống ý nghĩa và kết nối cần phải đọc.” – Eve Ensler “Trầm cảm và lo âu là những chứng bệnh quái ác của thời đại chúng ta, nhưng không phải vì những lý do như bạn nghĩ. Trong cuốn sách này, Johann Hari cho chúng ta biết khoa học đã sai lầm và những điều hiển nhiên đã bị bỏ sót như thế nào. Đây là một chẩn đoán quan trọng từ một trong những nhà báo tài năng nhất hiện nay.” – Thomas Frank “Khởi đầu từ một người tuyệt đối tin tưởng rằng các nguyên nhân hoàn toàn tự nhiên là thứ gây ra trầm cảm, Hari đi đến một quan điểm rộng hơn cũng có nguồn gốc tâm động học. Quan trọng nhất 8 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach là anh đã nhìn vào những giá trị vô nghĩa mà xã hội đang đi theo để đưa ra một lời giải thích – cũng như một giải pháp khả thi – cho chứng bệnh đang ngày càng lan tràn và gây đau đớn này.” – Daphne Merkin Dành tặng Barbara Bateman, John Bateman và Dennis Hardman 9 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 LỜI GIỚI THIỆU Trầm cảm – một từ có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta. Ngày nay, khi sức khỏe tâm thần được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn và các ngành khoa học liên quan đã đạt được những bước tiến quan trọng thì khái niệm này ngày càng trở nên quen thuộc. Tôi từng đọc được thông tin rằng: Khoa học đã phát triển đến một mức mà không ai trong chúng ta là không có bệnh. Với trải nghiệm cá nhân, tôi thường hay đùa rằng: Xã hội của chúng ta đã phát triển đến một mức mà không ai là không bị “trầm cảm”. Dĩ nhiên, tất cả nhận định – dù đùa vui hay nghiêm túc – đều là tương đối, nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là trầm cảm đang hiện hữu và trở thành một trong những vấn nạn lớn của thời đại. Nếu bạn đang cầm trên tay cuốn sách này, rất có thể bạn cũng liên quan đến trầm cảm ở một mức độ nào đó... Có thể bạn là một trong những người đang hằng ngày phải chống chọi với chứng trầm cảm để tìm lại ý nghĩa và niềm vui sống, hoặc ít nhất đã từng trải qua những giai đoạn không mấy dễ chịu. Có thể bạn đang phải học cách tồn tại cùng chứng trầm cảm, khi mà vợ/chồng, người thân của bạn là nạn nhân của trầm cảm và bạn muốn giúp đỡ họ bằng một cách nào đó. Hoặc, cũng có thể bạn trăn trở khi nhìn thấy trầm cảm đang len lỏi vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc sống xung quanh mình 10 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach và tự hỏi: “Tại sao ngày càng có nhiều người trở nên trầm cảm – trong một thời đại mà nếu xét về mặt vật chất, chúng ta đang ở đỉnh cao chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và tiện nghi cuộc sống giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn bao giờ hết? Phải chăng những giá trị mà xã hội và chính chúng ta đang vẽ ra không thực sự đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của chính mình? Phải chăng trên con đường tiến hóa, con người đã quên đi những điều thật sự làm mình hạnh phúc?” Cuốn sách Mất kết nối của tác giả Johann Hari giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về những câu hỏi này. Là nạn nhân của chứng trầm cảm từ tuổi thiếu niên, Johann Hari đưa người đọc đi vào thế giới nội tâm, những cảm xúc, suy nghĩ và trăn trở của anh trên hành trình khám phá ẩn số lớn nhất cuộc đời mình. Trong hành trình kéo dài nhiều năm đó, anh đã gặp gỡ những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong ngành tâm lý học, trò chuyện với nhiều bệnh nhân trầm cảm, cũng như đi đến nhiều nơi trên thế giới và chứng kiến những mô hình xã hội khác nhau để tìm hiểu sự thật về căn bệnh trầm cảm và trả lời cho những câu hỏi: Trầm cảm có thực sự là hậu quả của sự mất cân bằng trong não bộ? Những loại thuốc điều trị trầm cảm có thực sự mang lại tác dụng? Tại sao chúng lại được các bác sĩ và bệnh nhân “yêu thích” đến như vậy? Và nếu trầm 11 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 cảm hay lo âu không phải hoặc không chỉ là vấn đề của não bộ thì yếu tố con người và xã hội đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành và điều trị căn bệnh này? Khác với nhiều tựa sách về chủ đề trầm cảm thường mang không khí nặng nề, u ám, Mất kết nối là sự kết hợp nhẹ nhàng và tự nhiên giữa một bên là những trải nghiệm rất cá nhân, chân thành, cảm động của tác giả và một bên là những nhận thức thuyết phục, đầy tính khoa học, bất ngờ và thậm chí gây sốc. Johann Hari đã thành công khi kể câu chuyện của chính mình và nhiều người bằng một giọng văn gần gũi, có phần hài hước nhưng cũng rất mạnh mẽ, buộc người đọc phải hoàn toàn thay đổi cách nhìn về chứng trầm cảm. Nhưng quan trọng hơn hết, cuốn sách khiến chúng ta phải suy ngẫm lại về cách sống của chính mình, về khái niệm hạnh phúc và về nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người – nhu cầu “được kết nối”, một cụm từ mà nhiều người trong chúng ta đang vô tình bỏ quên hoặc hiểu một cách sai lệch. Nếu bạn cũng như tôi, cũng thấy rằng cuộc sống này phải rộng lớn và nhiều ý nghĩa hơn là số tiền bạn kiếm được hằng tháng hoặc thương hiệu chiếc xe mà bạn đang chạy, cũng thấy rằng mối quan hệ giữa người với người phải sâu sắc hơn là những “tình bạn” hời hợt trên mạng xã hội, và giá trị của bản thân không thể cân đo đong đếm bằng số lượt like cho mỗi bài viết trên Facebook, thì tôi tin 12 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach rằng Mất kết nối cũng sẽ mê hoặc bạn như đã mê hoặc tôi. Mất kết nối không chỉ dành cho những ai đi tìm liều thuốc thật sự chữa chứng trầm cảm và lo âu, mà cuốn sách dành cho tất cả những ai muốn tìm thấy hạnh phúc và nắm bắt được giá trị thật nhất của mỗi con người. – Giảng viên, Ca sĩ Hồ Trung Dũng 13 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 TỪ GÓC NHÌN CHUYÊN GIA Khái niệm và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm đang dần ngày trở nên quen thuộc hơn với xã hội Việt Nam. Những hiểu lầm về trầm cảm như là một chứng bệnh của những tính cách yếu đuối, của những cơn buồn bã nhất thời, của những tưởng tượng của tuổi vị thành niên hướng nội,... nay đã bớt dần. Căn bệnh ảnh hưởng đến 264 triệu người trên thế giới dần được công nhận là một vấn đề y khoa, giống như bệnh tim hoặc tiểu đường. Chúng ta không còn ngần ngại khi cần phải gọi chúng là một căn bệnh – illness như thuật ngữ Hội Tâm Thần Hoa Kỳ đã dùng. Sự công nhận đó là điều cần thiết nhưng cũng đầy dẫy nguy cơ. Nếu trước kia sự can thiệp cho căn bệnh chỉ là vài lời khuyên tùy tiện kiểu như “hãy vui lên nào”,“hãy suy nghĩ tích cực”, hay thậm chí là thái độ kỳ thị xem bệnh trạng như biểu hiện tâm lý đặc thù của một giai cấp thị dân nhàn rỗi, khuynh hướng điều trị chiếm ưu thế hiện nay lại mang đầy ảo tưởng về những viên thuốc thần có thể giải quyết mọi vấn đề của tâm lý. Khuynh hướng này không chỉ đơn giản là âm mưu thương mãi của những tập đoàn dược phẩm toàn cầu mà nó còn phát xuất từ sự lười biếng trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, khi chúng ta thèm khát sự dễ dãi của việc uống vài viên thuốc mỗi ngày thay vì đánh giá lại cuộc sống hằng ngày. 14 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Với hướng tiếp cận sinh thái cũng như bằng trải nghiệm trực tiếp với căn bệnh, tác giả Johann Hari đã lên tiếng đặt lại vấn đề nguyên nhân của chứng bệnh trầm cảm trong tác phẩm Mất kết nối: Khám phá các Nguyên nhân thực của Trầm cảm và các Giải pháp bất ngờ (Lost Connections: Uncovering the Real Causes of Depression – and the Unexpected Solutions) xuất bản năm 2018. Johann Hari không chỉ giới hạn việc nghiên cứu về đề tài này thông qua việc tham khảo các tài liệu y khoa từ nhiều giác độ khác nhau mà còn gặp gỡ trực tiếp thảo luận với các nhà khoa học tâm lý và tâm thần cũng như các bệnh nhân trầm cảm để hoàn tất cuốn sách của mình. Nói tới hướng tiếp cận sinh thái, đã từ lâu các sách giáo khoa và chương trình đào tạo Tâm lý học ở Âu Mỹ đều nhắc đến mô hình tâm lý – xã hội – sinh học. Việc ứng dụng mô hình này có nghĩa là một hiện tượng, đề cập ở đây là bệnh trầm cảm, cần được đánh giá toàn diện để nhận diện không chỉ các nguyên nhân mà còn cả các tiếp cận điều trị dựa trên tất cả các yếu tố ấy. Ở một mức độ giới hạn hơn, cộng đồng khoa học chính thống cũng đã từ lâu nhắc đến các yếu tố môi trường khi cho rằng có hai loại trầm cảm: “trầm cảm nội sinh” (endogenous depression) do những rối loạn ở não hoặc cơ thể và “trầm cảm phản ứng” (reactive depression) do hậu quả từ sự trải nghiệm những biến cố khủng hoảng trong cuộc sống cá nhân của một cá nhân. Thế nhưng lâu nay dường như những yếu tố tạo điều kiện cho 15 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 chứng trầm cảm phản ứng luôn bị giới chuyên môn xem nhẹ. Mở đầu cho cuốn sách của mình, Johann Hari đã nhắc đến sự giới hạn này và nhắc đến nghiên cứu năm 1978 của George Brown, chuyên gia Xã hội học Y tế, và Tirril Harris, chuyên gia Tâm lý học Xã hội. Hai nhà nghiên cứu này đã phát hiện nguy cơ trầm cảm có thể cao hơn nhiều khi một người gặp phải một sự kiện tiêu cực nghiêm trọng chồng lên những điều căng thẳng và bất an kéo dài trong cuộc sống. Nguy cơ mắc trầm cảm của sự kết hợp đó tương tự như một phản ứng tỏa nhiệt trong hóa học; nó không chỉ là phép cộng mà là sự bùng nổ của rối loạn trầm cảm. Môi trường chúng ta sống mới chính là khởi đầu của những nguy cơ của chứng rối loạn tâm trạng đáng sợ này, đặc biệt khi chúng ta đánh mất sự kết nối với chúng. Trong tác phẩm của mình, Hari nhận diện có chín nguyên nhân của chứng trầm cảm và trong đó có sáu nguyên nhân đến từ việc mất mối kết nối: kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn. Hari cũng đề cập đến nguy cơ mất mối kết nối khác là “mất kết nối do những sang chấn tuổi thơ”; từ kiến thức về điều trị tâm lý chúng ta có thể hiểu đây là sự mất kết nối với tương lai khi nạn nhân bị kiềm tỏa trong những trải nghiệm kinh hoàng của quá khứ cũng như mất kết nối với những chức năng của bản ngã trong hội chứng phân ly 16 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach [dissociation]. Trong chương cuối ở phần nhận diện nguyên nhân, Hari cũng đề cập đến vai trò của những thay đổi trong não bộ và gene nhưng tranh biện cho rằng đây chỉ là tiền đề chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp. Theo Hari, việc mất nối kết với công việc không chỉ đơn giản là thất nghiệp mà chính là tình trạng sa lầy trong “một công việc đơn điệu, nhàm chán, hủy hoại tâm hồn khiến người ta chết dần chết mòn khi phải đi làm mỗi ngày, bởi vì công việc đó chẳng chạm được đến bất cứ một phần nào trong con người họ”. Tác giả cho biết trong hệ thống công vụ với các tầng cấp quản lý và lãnh đạo, các nhà nghiên cứu cho thấy nhân sự sẽ ít bị trầm cảm hay nảy sinh cảm xúc đau khổ khi họ có mức độ kiểm soát công việc cao so với những người có cùng mức lương, cùng vị trí, cùng văn phòng, nhưng có mức độ kiểm soát công việc thấp hơn. Hari cũng đề cập đến tương quan giữa động lực làm việc và việc phản hồi từ quản lý hay đồng sự, một phát hiện đã được dạy từ lâu trong các cuốn nhập môn Tâm lý học. Ông mô tả “Khi các thanh tra thuế này làm việc thực sự chăm chỉ và cố gắng hết sức thì không ai để ý. Và khi họ có làm việc một cách tệ hại, thì cũng chẳng ai để ý”. Sự tuyệt vọng do mất sự nối kết xảy ra khi “thiếu sự cân bằng giữa nỗ lực và khen thưởng”. Và nghiêm trọng hơn nữa, trong tình huống đó,“tín hiệu bạn nhận được từ thế giới là: Bạn có tồn tại hay không cũng không ai quan tâm, và không ai quan tâm bạn làm gì”. Quả thật, nếu sự 17 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 hiện hữu của chúng ta hoàn toàn vô nghĩa đối với thế giới, liệu chúng ta còn muốn tiếp tục tồn tại hay không? Một suy nghĩ đáng để trầm cảm. Khi không ai quan tâm đến chúng ta cũng có nghĩa là chúng ta mất kết nối với người khác, nguyên do thứ hai do Hari đề ra. Trong tác phẩm của mình, Hari giới thiệu ở mỗi nguyên nhân kết nối một nhà nghiên cứu chính; và mất kết nối với tha nhân là nhà thần kinh học xã hội chuyên nghiên cứu về trạng thái cô đơn, John Cacioppo. Nghiên cứu của Cacioppo cho thấy cảm giác cô đơn có thể khiến mức cortisol của chúng ta tăng vụt lên đến mức tuyệt đối tương tự như khi chúng ta phải đối diện với một mối đe dọa khủng khiếp khiến hệ thống thần kinh giao cảm của chúng ta kích hoạt phản xạ chiến hay biến [fight/flight response]. Thậm chí, chúng ta có thể phải chịu sự căng thẳng giống như bị tấn công thể xác khi nỗi cô đơn được đẩy đến tột độ. Nghiên cứu của Cacioppo và một nhà khoa học khác là Lisa Berkman, chuyên gia Dịch tễ học, cho thấy khi mất kết nối với những người xung quanh, chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, nguy cơ bị cảm lạnh cao gấp ba lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2-3 lần so với những người có nhiều mối quan hệ thân thiết. Chúng ta đang đối mặt với những nguy hiểm đến tính mạng khi chúng ta cô đơn: ung thư, bệnh tim, các vấn đề về hô hấp và trao đổi chất. Qua lời tường thuật của Hari, Cacioppo cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của cô đơn không chỉ nhất thời: “bản 18 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach thân sự cô đơn dường như có thể gây chết chóc”. Khi không còn nối kết với tha nhân, liệu sự hiện hữu của chúng ta còn giá trị? Nguyên nhân kế tiếp của trầm cảm Hari đề cập đến là sự mất kết nối với giá trị. Tim Kasser, nhà Tâm lý học tại Đại học Rochester chuyên nghiên cứu về tương quan giữa khuynh hướng duy vật chất và sự an lạc thân tâm đã tìm ra mối tương quan đặc biệt này giữa những giá trị theo đuổi trong đời sống và tình trạng sức khỏe của chúng ta. Trong suốt chiều dài tư tưởng của nhân loại, các nhà hiền triết lẫn giáo chủ các tôn giáo lớn đều cảnh báo về sự nguy hiểm của việc coi trọng tiền bạc và tài sản, và khuyến khích chúng ta tôn thờ những giá trị của trí tuệ và từ bi. Thế nhưng, xã hội chúng ta lại tôn thờ những thượng đế khác, quyền lực, danh vọng, và tiền bạc. Nghiên cứu cho thấy những người sống thiên về vật chất, từ việc tích lũy tài sản đến địa vị cao, có mức độ trầm cảm và lo âu cao hơn những người khác không có mối quan tâm tương tự. Trong khi đó, những người đạt được mục tiêu nội tại, những mục tiêu vốn mang tính đạo đức bao hàm trong những giá trị phổ quát của nhân loại đã tuyên dương nhiều thế kỷ, lại thật sự trở nên hạnh phúc, sống trọn vẹn trong dòng chảy (“flow” theo định nghĩa của Mihaly Csikszentmihalyi), và ít trầm cảm hay lo âu hơn. Nỗ lực trở thành một người tốt không vì mục đích chinh phục và sở hữu những của cải ngoại tại mà vì tự thân nó đem lại sự an lạc và hạnh phúc dường như đã được mã hóa trong mỗi tế bào của chúng ta qua 19 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 hàng ngàn năm tiến hóa. Thế nhưng những thông điệp mà nền văn hóa của chúng ta cổ võ trong suốt thế kỷ vừa qua lại là một cách thế sống quá coi trọng vật chất. Cả xã hội tiêu thụ không vận hành theo cơ chế cung cầu tự nhiên, nhưng lại bị thao túng bởi guồng máy quảng cáo, tạo cho “mọi người cảm thấy chưa đủ, rồi giới thiệu sản phẩm như một giải pháp để bù đắp cảm giác thiếu thốn” đó. Bên cạnh đó có cả những xã hội không chỉ tuyên truyền cho sự thiếu thốn về vật chất, mà còn cả sự thiếu thốn về tinh thần. Đó là nơi hệ thống cán bộ và tăng lữ với bộ đồng phục thay thế những tay bán hàng cổ cồn cà vạt tinh tươm. Con người bị đẩy vào nỗi hoảng sợ thua người với nỗi ganh tức điên cuồng; sống để “chứng tỏ” bằng của cải vật chất lẫn vai vế chức quyền. Trong chương nói về việc mất kết nối với công việc, Hari đã nhắc đến việc thành phần quản lý và lãnh đạo sẽ ít bị trầm cảm hay nảy sinh cảm xúc đau khổ khi họ có mức độ kiểm soát công việc cao. Điều này không chỉ giới hạn trong một công ty nơi bạn là nhân viên; nó có nghĩa là bạn càng ở dưới đáy của các bậc thang xã hội, bị khinh bỉ, chà đạp, và áp bức, bạn lại càng có nguy cơ bị trầm cảm. Với những nghiên cứu ở loài vật, Robert Sapolsky, giáo sư Thần kinh học Nội tiết của Đại học Stanford, đã cho thấy trong cuộc chiến tranh giành vị trí xã hội, con khỉ chó nào có thứ bậc càng thấp lại càng căng thẳng triền miên hơn. Chúng bị đẩy xuống đáy xã hội của loài khỉ,“luôn gục đầu xuống và cúi mình; nó không muốn di 20 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach chuyển; nó mất cảm giác thèm ăn; nó cạn kiệt tất cả năng lượng. Khi con khác đến gần, nó sẽ lập tức lùi lại”. Còn trong xã hội của chúng ta? Nghiên cứu của Kate Pickett và Richard Wilkinson, hai nhà Dịch tễ học Xã hội được Hari tường thuật, cho thấy khi xã hội càng bất bình đẳng, tất cả các dạng bệnh tâm thần càng phổ biến. Bất bình đẳng càng cao thì trầm cảm càng nhiều. Ý thức về vị trí của mình trong xã hội khi mình ở những bậc thang dưới cùng chắc chắn không phải là điều dễ chịu, nhất là khi sự bất bình đẳng đó được củng cố bởi các giáo điều, chủ thuyết, tín ngưỡng – những khía cạnh và cấu phần khác nhau của văn hóa. Chúng ta sẽ cảm giác mọi nỗ lực để vươn lên chỉ là vô vọng và tương lai chỉ là nguy cơ tuột xuống tận đáy. Khi tập nhiễm bất lực trở thành cơ chế tâm lý duy nhất, chúng ta sẽ không khác những chú khuyển trong thí nghiệm của Martin Seligman, gục đầu xuống và cảm thấy bị đánh bại. Nói đến tình trạng tuyệt vọng dưới đáy xã hội, có lẽ không nỗi tuyệt vọng nào có thể so sánh với nỗi niềm của một tập thể bị kỳ thị và phân biệt, bằng cả một hệ thống văn hóa lẫn cơ chế chính trị. Đó là chủ đề của chương “mất kết nối với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn” của Hari. Trong suốt lịch sử của loài người, việc một thành phần dân tộc hay của một nhóm sắc tộc bị đày ải chỉ vì sự khác biệt trong lối sống và tư tưởng của mình không phải là chuyện xa lạ. Thậm chí việc phân biệt này không phải lúc nào cũng phát 21 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 khởi từ những tín điều lạc hậu của một tôn giáo nào đó. Nhiều khi nó lại là hậu quả của một chủ thuyết toàn trị với những tiêu chí “công dân” đầy ảo tưởng. Hari đã chọn câu chuyện ở Canada để minh họa thảm trạng trầm cảm vì sự đánh mất tương lai này, nhưng chúng ta cũng cần nhớ trong thực tế nạn diệt chủng văn hóa [cultural genocide] cũng đã xảy ra tại Mỹ và Úc khi nhân danh văn hóa, tại Đức và Campuchia khi nhân danh chủ nghĩa. Các chính phủ như Mỹ, Úc và Canada đã quyết tâm phá bỏ văn hóa của người bản địa bằng cách cách ly con cái với cha mẹ,“đem nuôi dưỡng trong các trại trẻ mồ côi, cấm những đứa trẻ này nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, và cấm nói bất kỳ lời nào về cách bộ tộc của họ sinh sống”. Và hậu quả? Tỷ lệ nghiện ngập, bệnh tâm thần, tự sát ở người bản địa cao nhất cả nước. Điều kinh hoàng Hari đã tường thuật trong tác phẩm của mình không chỉ là việc các nhóm thiểu số này bị áp bức đến mức không có tương lai, nhưng họ, đặc biệt là những đứa trẻ trong bộ tộc bị đày ải, không còn khả năng suy nghĩ hay ước vọng về tương lai. Nếu niềm tin về tương lai là thứ giúp chúng ta tiếp tục sống, điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin này bị cướp đi? Môi trường sống của chúng ta chắc chắn không chỉ giới hạn trong xã hội nhân quần, ngoài kia còn là thế giới thiên nhiên, và việc mất kết nối với thiên nhiên rộng lớn đó cũng là nguyên do của trầm cảm được Hari đã đề cập trong tác phẩm của mình. Những phát hiện của nhà Sinh học Tiến hóa Isabel Behncke cho thấy các con 22 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach tinh tinh lùn trở nên trầm cảm với những hành vi tự trấn tĩnh đến hành vi tự hại: lắc lư đầu, máy giật bắp thịt mặt, hú hét, hay tự gãi cho đến khi trầy da chảy máu. Thế còn con người? Hari đã trình bày các nghiên cứu so sánh giữa khối thị dân đang sống giữa bê tông cốt sắt và khối còn lại trong những khu vực nhiều cây xanh hơn. Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Essex của Anh đã nhận thấy những người chuyển đến các khu vực nhiều cây xanh hơn đã giảm đi những triệu chứng trầm cảm đáng kể khi so với những người rời bỏ khu vực nhiều cây cối. Dường như niềm yêu thích thiên nhiên của chúng ta không đơn giản chỉ là phong trào hay sự phản kháng lại khung cảnh của những thành phố công nghiệp. Hari cho biết hai nhà khoa học xã hội Gordon Orians và Judith Heerwagene đã khảo sát nhiều người trên khắp thế giới trong các nền văn hóa hoàn toàn khác nhau và nhận thấy họ đều thích những cảnh quan trông giống các đồng cỏ savan ở châu Phi. Cho dù chúng ta yêu thích thiên nhiên sẵn từ trong tế bào, câu hỏi tồn tại là điều gì khiến chúng ta giảm trầm cảm khi hòa mình vào thiên nhiên? Hari lý luận,“mắc phải trầm cảm hoặc lo âu là một quá trình trở thành tù nhân cho chính bản ngã của bạn, nơi không chút không khí nào từ bên ngoài có thể xâm nhập vào... (trong khi đó) đối mặt với cảnh quan thiên nhiên, bạn có cảm giác rằng bạn và những mối quan tâm của bạn là rất nhỏ nhoi, còn thế giới thì quá rộng lớn... có điều gì đó rất sâu sắc, lành mạnh về mặt bản ngã cá nhân trong cảm giác đó”. Kết luận của Hari mang màu sắc của hệ tư tưởng Gaia lẫn kinh 23 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Hoa Nghiêm,“Nó gần giống như một phép ẩn dụ rằng bạn thuộc về một hệ thống to lớn hơn. Bạn luôn luôn là một phần của một mạng lưới... một nút thắt trong tấm thảm dệt khổng lồ này.” Hành trình hướng ngoại tìm nguyên nhân của trầm cảm sẽ không trọn vẹn nếu không có chuyến quy hồi nội tâm. Tìm về bên trong và quá khứ để thấy chúng ta cũng sẽ mất kết nối với chính mình vì những chấn thương tâm lý trầm trọng. Hari kể chuyện tiến sĩ Vincent Felitti và Robert Anda đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa quá khứ và trầm cảm. Kết quả thật đáng sợ. Tất cả các loại trải nghiệm chấn thương thiếu thời đều có thể khiến chúng ta có nguy cơ mắc phải trầm cảm khi trưởng thành. Những con số như một lời cảnh báo nghiêm khắc: nguy cơ trầm cảm tăng gấp 5 khi trải nghiệm 6 loại chấn thương trong thời thơ ấu, và tỉ lệ tự tử tăng 3100% khi trải nghiệm 7 loại chấn thương. Tại sao chấn thương thiếu thời lại xảy ra? Hari đề xuất một giải thích: chúng ta hầu như không có khả năng thay đổi môi trường sống của mình khi còn nhỏ bằng cách chạy trốn hay chống lại kẻ bạo hành, vì thế khi bị làm tổn thương, chúng ta chỉ có thể cam phận bất lực hay tự trách chính mình. Chấn thương tâm lý hay sự hủy hoại tinh thần của chúng ta còn đến từ muôn ngả như Hari đã liệt kê: bị bạn đời lừa dối ngoại tình, bị tấn công khủng bố, hay thậm chí bị nhồi sọ bởi một nhãn quan cực kỳ tiêu cực về con người. Hậu quả là chúng ta phải sống suốt đời với chứng bệnh lo âu và trầm cảm, với những hành vi tự 24 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach hại và tự bại, với tình trạng thể chất bệnh hoạn tồi tệ, như nghiên cứu của CDC mà Hari đã trích dẫn. Mặc dù có nhắc đến các yếu tố di truyền và sinh học, Hari không mặn mà với các nguyên nhân vốn “thời thượng” và tưởng chừng dễ dàng giải quyết với những viên thuốc đủ màu. Trong cuốn sách của mình Hari đã trích dẫn Marc Lewis, nhà Khoa học Thần kinh Trầm cảm, về nguyên do sóng đôi của trầm cảm,“cả hai yếu tố kết hợp – sự đau khổ do thế giới bên ngoài gây ra và những thay đổi bên trong bộ não”. Nó là vòng luân hồi tiêu cực khi cách thế tư duy và sinh hoạt của chúng ta tác động và thay đổi từ chức năng đến cấu trúc não bộ, rồi não bộ của chúng ta tác động ngược trở lại thể hiện qua cảm xúc và hành vi, làm trầm trọng thêm các tác động từ thế giới bên ngoài. Mặc dù nhà di truyền học Avshalom Caspi khi theo dõi 1000 đối tượng trong suốt 25 năm ở New Zealand đã tìm ra một biến thể của gene gọi là 5-HTT có liên quan đến chứng trầm cảm, nhưng những phát hiện trong nành di truyền học biểu sinh [epigenetics] lại cho thấy gene lại là do môi trường kích hoạt. Chính Caspi đã phát hiện ra ngay cả khi chúng ta sở hữu loại gene 5-HTT, nguy cơ trầm cảm tăng lên rất nhiều nhưng chỉ trong môi trường nhất định”, đặc biệt là những tình huống gây căng thẳng kéo dài hoặc những tổn thương thời thơ ấu. Hari khẳng định vai trò của các yếu tố sinh học, tuy nhiên ông cho rằng việc xem đó là nguyên nhân duy nhất là sai lầm. 25 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Trong một thời gian dài, chúng ta đã đi từ thái cực này qua thái cực khác khi xác định nguyên nhân của trầm cảm. Các nhà khoa học và cả chúng ta dễ dàng quên là con người không đến từ hư không và cũng không hiện hữu trong hư không. Chúng ta dễ dàng cho trầm cảm chỉ là sản phẩm của sự thất bại về tinh thần hoặc là một căn bệnh não bộ. Chúng ta quen suy nghĩ tuyến tính [linear thinking] và quên thế giới chúng ta đang sống trong đó có cả môi trường thiên nhiên là một hệ thích ứng phức hợp [complex adaptive system]. Trầm cảm có thể xem là một cách thế mà chúng ta phản ứng đối với môi trường chúng ta sống, một tiếng thét cảnh báo về sự bất ổn trong tương quan của chúng ta đối với thế giới bên ngoài, và vì đó, với cả thế giới nội tâm của chúng ta. Chỉ khi nhận ra điều đó, chúng ta mới có thể đi từ việc thông cảm cho căn bệnh sinh học đến việc đồng cảm cho thận phận của con người. Hari cho rằng việc nhìn nhận những yếu tố môi trường sẽ khiến cho chúng ta bớt tàn nhẫn hơn đối với cả bản thân và người khác. Đọc tác phẩm Mất kết nối của Johann Hari tôi cũng tìm được nhiều ý vị của Đông Phương và Phật Giáo. Đồng thời với việc cổ võ cho một thái độ dấn thân vì nhân quần, Hari còn ý thức được sự nhỏ bé hay nói đúng hơn là vô vị của bản ngã. Một mặt, Hari chủ trương con người có quyền lựa chọn, đặc biệt tìm “những cách thiết thực để phá hủy hệ thống thứ bậc và tạo ra một thế giới bình đẳng hơn, nơi mọi người cảm thấy họ có được một mức độ tôn trọng và địa 26 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach vị”. Mặt khác, khi tác giả đứng trước thiên nhiên, ông ta đã “cảm thấy bản ngã của mình bị thu hẹp lại, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé, còn thế giới thì quá lớn” và vì thế lại thấy lo lắng. Bởi vì, “tôi muốn có bản ngã của mình.Tôi muốn bám vào nó”. Hari tường thuật phải mất nhiều năm sau ông ta mới hiểu được điều này. Chẳng phải cái bản ngã mà chúng ta điên cuồng bám chấp, củng cố, và thể hiện nó chính là nguyên nhân khiến chúng ta mất nối kết với tất cả, thiên nhiên, tha nhân, và cả chúng ta hay sao? Tôi sẽ để dành phần giải pháp của Johann Hari trong cuốn Mất kết nối cho các bạn thưởng thức để tiếp tục đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Làm sao chúng ta có thể tìm lại được mối kết nối với công việc, với người khác, với những giá trị ý nghĩa, với vị trí xã hội và sự tôn trọng, với thế giới tự nhiên, và với một tương lai chắc chắn hoặc đầy hứa hẹn? Giải pháp của Hari chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những bất ngờ nhưng cũng đầy niềm hy vọng và nỗi hân hoan. Đây là một cuốn sách rất đáng để nghiền ngẫm và chiêm nghiệm cho dù bạn có bị trầm cảm hay không. Bởi vì phải chăng mỗi khủng hoảng trong cuộc đời là cơ hội để chúng ta chuyển hóa cho một hiện sinh ý nghĩa và hạnh phúc hơn? – Tiến sĩ Lê Nguyên Phương Chuyên gia Giáo dục và Tâm lý 27 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 LỜI MỞ ĐẦU Quả táo Một đêm xuân năm 2014, tôi đang đi dọc phố cổ Hà Nội thì nhìn thấy một quầy bán trái cây ven đường. Những quả táo to, đỏ một cách kỳ lạ và đầy vẻ mời gọi. Vốn rất dở mặc cả, thế nên tôi đã trả 3 đô la để mua một quả táo, rồi mang nó về phòng mình ở khách sạn Very Charming Hanoi. Như bất kỳ người nước ngoài nào đã đọc được những lời cảnh báo về sức khỏe khi đến Việt Nam, tôi rửa quả táo một cách kỹ càng bằng nước đóng chai. Nhưng khi cắn một miếng táo, tôi cảm thấy vị đắng của hóa chất tràn ngập trong miệng. Đó là mùi vị mà hồi nhỏ tôi từng tưởng tượng rằng tất cả thức ăn đều sẽ giống như thế sau một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tôi biết mình không nên ăn nữa, nhưng tôi đã quá mệt để có thể ra ngoài kiếm món gì khác, vì vậy tôi ăn nửa quả táo rồi để nó sang một bên, dù trong người cảm thấy khó chịu. Hai giờ sau, tôi bắt đầu đau bụng. Suốt hai ngày trời, tôi nằm lì trong phòng và cảm giác như căn phòng bắt đầu quay xung quanh tôi ngày càng nhanh hơn, nhưng tôi không quá lo lắng. Trước đây tôi từng bị ngộ độc thực phẩm rồi nên tôi biết mọi thứ sẽ diễn tiến như thế nào. Bạn chỉ cần uống nước rồi chờ cơn đau qua đi. 28 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Vào ngày thứ ba, tôi nhận ra thời gian ở Việt Nam của mình đang trôi đi trong cảnh bệnh tật ảm đạm. Tôi đến Việt Nam là để tìm một số người sống sót sau chiến tranh cho một dự án sách khác mà tôi đang thực hiện. Vì vậy tôi gọi cho người phiên dịch của mình, anh Đặng Hoàng Linh, và bảo anh ấy rằng chúng tôi nên lái xe về vùng quê như kế hoạch đã có từ trước. Khi chúng tôi đến một khu ổ chuột và thăm một nạn nhân chất độc da cam sống ở đó, tôi dần cảm thấy khỏe lại. Sáng hôm sau, anh Linh đưa tôi đến túp lều của một bà lão tám mươi bảy tuổi nhỏ thó, môi bà nhuộm màu trầu đỏ tươi. Bà lê mình về phía tôi trên một tấm ván gỗ có gắn vài cái bánh xe. Bà kể rằng, suốt chín năm ròng thời chiến tranh, bà đã chạy trốn hết quả bom này đến quả bom khác để bảo toàn mạng sống cho bầy con của mình. Họ là gia đình duy nhất còn sống sót trong làng sau chiến tranh. Trong lúc bà kể chuyện, tôi bắt đầu trải nghiệm một điều gì đó thật kỳ lạ. Giọng bà dường như vọng lại từ một nơi rất xa, còn căn phòng có vẻ đang quay mòng mòng xung quanh tôi. Sau đó, thật bất ngờ, tôi nôn ói tung tóe khắp lều của bà. Một lát sau, tôi dần tỉnh táo lại và thấy bà lão đang nhìn mình với ánh mắt sầu thảm. “Chú này phải đến bệnh viện. Chú ốm nặng quá rồi”, bà nói. Không, không cần, tôi khăng khăng. Hồi sống ở Đông London, tôi chỉ ăn gà rán suốt nhiều năm liền nên đây đâu phải là lần đầu tiên tôi bị nhiễm trùng đường ruột. Tôi nhờ Linh chở mình về khách sạn 29 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 ở Hà Nội để có thể vừa xem CNN vừa nghỉ ngơi trong phòng và đối diện với mớ hỗn độn trong bụng mình vài ngày nữa. “Không được”, bà lão nói chắc nịch. “Đưa nó tới bệnh viện đi”. “Này, Johann”, Linh bảo tôi,“Đây là người phụ nữ duy nhất sống sót cùng các con trong suốt chín năm Mỹ dội bom ở làng bà ấy. Tôi sẽ nghe lời bà ấy hơn là nghe anh”. Nói rồi anh lôi tôi vào xe. Trong suốt đoạn đường xe chạy đến một tòa nhà cũ kỹ mà sau này tôi mới biết đó là bệnh viện do Liên Xô xây dựng nhiều thập niên trước, tôi liên tục thở gấp và co giật. Tôi là người nước ngoài đầu tiên được điều trị ở đó. Khi xe đến nơi, một nhóm y tá – vừa phấn khích, vừa bối rối – hối hả chạy ra và đưa tôi vào phòng bệnh. Họ bắt đầu quát tháo với Linh và Linh cũng quát ngược lại các y tá. Cả hai bên đang hét vào nhau bằng một thứ ngôn ngữ mà một chữ bẻ đôi tôi cũng không hiểu. Sau đó tôi thấy y tá quấn chặt một thứ gì đó quanh cánh tay mình. Tôi cũng để ý thấy trong góc phòng có một cô bé bị dán băng cá nhân trên mũi. Cô bé đang nằm một mình và nhìn tôi. Tôi nhìn lại cô bé. Phòng bệnh chỉ có mỗi hai chúng tôi là bệnh nhân. Sau khi đo huyết áp, cô y tá nói rằng huyết áp của tôi thấp đến mức nguy hiểm – Linh dịch lại. Và rồi họ bắt đầu gắn đủ loại dây nhợ và cắm kim vào người tôi. Về sau, Linh kể lại với tôi là anh đã nói dối 30 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach các bác sĩ rằng tôi là một người rất quan trọng ở phương Tây, và nếu tôi chết ở đó thì đây sẽ là một nỗi xấu hổ to lớn cho người Việt Nam. Trong mười phút Linh trao đổi cùng họ, tay tôi có cảm giác nặng dần với những mũi kim và ống truyền dịch. Sau đó, họ bắt đầu gào lên hỏi các triệu chứng của tôi thông qua Linh. Tôi có cảm giác rằng dù hai bên trao đổi qua lại rất nhiều nhưng vẫn chưa mô tả được hết bệnh tình của tôi. Khi tất cả những điều này đang diễn ra, tôi cảm thấy trong người rất kì lạ, như thể mình đang phân làm đôi. Một phần trong tôi cảm thấy buồn nôn – mọi thứ quay rất nhanh, và tôi cứ nghĩ: “Đừng quay nữa, đừng quay nữa, đừng quay nữa”. Nhưng một phần khác của tôi – đang đứng từ góc nhìn phía dưới, phía trên hoặc phía bên kia – đang thực hiện một cuộc độc thoại khá lý trí,“Ồ, mày sắp chết rồi đó! Mày bị hạ gục bằng một quả táo độc chẳng khác nào bà Eva hay Bạch Tuyết”. Rồi tôi nghĩ, chẳng lẽ ý nghĩ cuối cùng của mày trước khi chết lại là một ý nghĩ như vậy sao? Rồi tôi lại nghĩ, nếu mày ăn nửa quả táo mà đã ra nông nỗi này, thì những người nông dân tiếp xúc với chúng mỗi ngày trong suốt nhiều năm trời sẽ còn ra sao nữa? Đây sẽ là một chủ đề hay để bàn luận sau này. 31 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Rồi tôi lại nghĩ tiếp, mày không nên có những suy nghĩ này khi mày đang ở trên bờ vực cái chết. Mày nên nghĩ về những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời mày. Lẽ ra sẽ có nhiều khoảnh khắc đẹp ùa về. Những lúc nào trong đời mà mày đã thực sự hạnh phúc? Và rồi tôi hình dung ra khung cảnh lúc mình còn bé, đang nằm trên giường, ôm bà tôi và cùng bà xem bộ phim truyền hình Coronation Street của Anh trong ngôi nhà cũ của gia đình chúng tôi. Tôi hình dung ra mình của nhiều năm sau đó, khi đang trông nom đứa cháu nhỏ. Thằng bé gọi tôi dậy lúc bảy giờ sáng và đến nằm cạnh tôi trên giường, rồi hỏi tôi một loạt những câu hỏi nghiêm túc về cuộc sống. Tôi hình dung ra mình đang nằm trên một chiếc giường khác, năm mười bảy tuổi, với người con gái đầu tiên tôi yêu. Đó không phải là một ký ức về nhục dục, bởi chúng tôi chỉ nằm đó và ôm lấy nhau. Ơ khoan nào. Chẳng lẽ mày chỉ thấy hạnh phúc khi nằm trên giường? Điều này tiết lộ điều gì về mày? Sau đó, đoạn độc thoại nội tâm này bị lấn át bởi một cơn thở dốc. Tôi van nài các bác sĩ cho tôi thứ gì có thể cắt cơn buồn nôn cực độ này. Linh nói chuyện sôi nổi với các bác sĩ, rồi cuối cùng quay sang tôi: “Bác sĩ nói anh cần buồn nôn. Đó là một thông điệp, và chúng ta phải lắng nghe thông điệp của cơ thể. Nó sẽ cho chúng ta biết anh bị làm sao”. Và đúng lúc đó, tôi lại bắt đầu nôn mửa. Nhiều giờ sau, một vị bác sĩ trạc bốn mươi tuổi đến trước mặt tôi và nói: “Chúng tôi thấy rằng thận của anh đang ngưng hoạt động. 32 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Anh bị mất nước trầm trọng. Vì bị nôn mửa và tiêu chảy liên tục nên cơ thể anh đã không hấp thụ được nước trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng của anh giống như một người đi lang thang trong sa mạc suốt nhiều ngày vậy”. Linh nói xen vào: “Ông ấy còn bảo nếu chúng tôi đưa anh về Hà Nội thì anh hẳn đã chết trên đường đi rồi”. Bác sĩ bảo tôi liệt kê mọi thứ tôi đã ăn trong ba ngày qua. Thật ra cũng chẳng có gì – chỉ một quả táo. Ông ta hỏi tôi một cách đầy giễu cợt: “Quả táo đó có sạch không?”. “Có chứ”, tôi đáp,“tôi đã rửa nó bằng nước đóng chai mà”. Mọi người phá lên cười như thể vừa nghe diễn viên hài Chris Rock bật ra một câu kết đắt giá cho phần diễn hài của mình vậy. Hóa ra ở Việt Nam, bạn không thể chỉ rửa một quả táo là xong. Chúng được phun đầy thuốc trừ sâu để giữ độ tươi trong nhiều tháng mà không bị thối rữa. Do vậy, bạn cần phải gọt bỏ hết vỏ trước khi ăn – nếu không thì có thể bạn cũng sẽ bị ngộ độc giống tôi. Mặc dù không thể hiểu tại sao, nhưng trong suốt thời gian viết cuốn sách này, tôi cứ nghĩ mãi về điều mà bác sĩ đã nói với tôi ngày hôm đó, trong cơn ngộ độc chẳng có gì hay ho của tôi. Bạn cần buồn nôn. Đó là một thông điệp. Nó sẽ cho chúng ta biết ta bị làm sao. 33 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Mãi sau này, trong chặng cuối hành trình đi tìm hiểu nguyên nhân thực sự gây ra chứng trầm cảm và rối loạn lo âu cũng như lối thoát cho những vấn đề đó, ở một nơi khác cách xa hàng ngàn dặm, tôi mới hiểu rõ lý do vì sao. 34 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach LỜI DẪN Những ẩn số về trầm cảm Năm mười tám tuổi, tôi đã uống viên thuốc chống trầm cảm đầu tiên trong đời. Hôm ấy, dưới ánh nắng yếu ớt như hầu hết mọi ngày của nước Anh, tôi đứng bên ngoài một hiệu thuốc trên con phố mua sắm ở thủ đô London. Viên thuốc nhỏ, màu trắng, khi nuốt vào thì đầy mùi vị hóa học. Trước khi đến hiệu thuốc, tôi đã đến gặp bác sĩ của mình vào sáng hôm đó. Tôi kể với ông rằng không có một ngày nào trôi qua mà tôi không u sầu khóc lóc. Ngay từ bé – dù ở trường phổ thông, trường đại học, ở nhà hay với bạn bè – tôi đều thường trốn vào một góc nào đó để khóc. Mà không chỉ nhỏ vài giọt nước mắt thôi đâu, tôi thực sự khóc nức nở thành tiếng. Ngay cả khi nước mắt không thể tuôn rơi thì hầu như lúc nào trong đầu tôi cũng có một cuộc độc thoại nội tâm đầy lo lắng và liên tục giằng xé. Rồi tôi sẽ tự mắng mỏ mình: “Tất cả chỉ ở trong đầu mày thôi! Vượt qua đi! Đừng yếu đuối như vậy chứ!”. Lúc đó tôi đã rất xấu hổ khi kể với bác sĩ những câu độc thoại của mình. Giờ đây khi gõ lại những dòng này, nỗi xấu hổ ấy vẫn còn nguyên vẹn. 35 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Có thể bạn đã từng đọc những cuốn sách nói về chứng trầm cảm hoặc lo âu trầm trọng mà bản thân tác giả cũng là người từng trải qua điều đó. Trong mỗi cuốn sách như vậy, luôn có những trường đoạn nói về nỗi đau mà người mắc chứng trầm cảm phải chịu đựng, được viết bằng những câu từ khá nặng nề. Lúc trước, khi mọi người còn xa lạ với các khái niệm này thì chúng ta rất cần những mô tả chi tiết đó. Và cũng nhờ những người đã dám phơi bày những bí mật sâu thẳm như vậy trong suốt nhiều thập niên, mà giờ đây tôi không cần phải đào sâu chúng lại nữa trong cuốn sách này. Nhưng bạn hãy tin tôi: Trầm cảm gây ra nhiều tổn thương. Một tháng trước khi bước vào phòng khám, tôi đang đứng trên một bãi biển ở Barcelona và khóc. Rồi đột ngột, lời giải thích cho tất cả những gì đang diễn ra cũng như giải pháp chợt ùa đến như những con sóng dưới chân tôi. Lúc đó tôi đang đi du lịch khắp châu Âu cùng một người bạn trong kỳ nghỉ hè, trước khi tôi chính thức bước vào đại học. Chúng tôi đã mua vé tàu giá rẻ cho sinh viên để có thể đi bất kỳ chuyến tàu nào ở châu Âu và nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ giá rẻ dọc đường. Trước chuyến đi, tôi đã mường tượng về một bãi biển đầy nắng và những biểu tượng văn hóa của các nước châu Âu – bảo tàng Louvre, thuốc lá sợi cuốn, những cô nàng người Ý nóng bỏng. Nhưng ngay trước khi lên đường, tôi đã bị cô gái mà tôi ngỏ lời yêu đầu tiên từ chối. Tôi cảm thấy nỗi xấu hổ từ bên trong mình đang len lỏi rò rỉ ra khỏi cơ thể, thậm chí còn nhiều hơn lúc bình 36 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach thường. Chuyến đi đã không diễn ra như tôi mong đợi. Tôi đã òa khóc trên chiếc thuyền gondola ở Venice. Tôi khóc thảm thiết như một con thú hoang tru lên trên đỉnh Matterhorn. Tôi run rẩy trong ngôi nhà của nhà văn Franz Kafka ở Praha. Đối với tôi, như thế là bất thường, nhưng chưa bao giờ bất thường đến mức ấy. Xét cho cùng, tôi đã từng trải qua những giai đoạn như thế này trước đây, khi nỗi đau dường như không thể kiểm soát nổi và tôi muốn trốn chạy khỏi cả thế giới này. Nhưng khi đến Barcelona, tôi vẫn không thể ngừng khóc, lúc đó cô bạn đi cùng mới nói với tôi: “Cậu biết là hầu như chẳng ai khóc đến mức như cậu đúng không?”. Khoảnh khắc đó là một trong những khoảnh khắc bừng tỉnh hiếm hoi trong cuộc đời tôi. Tôi quay sang cô ấy và nói: “Mình bị trầm cảm! Không phải do mình tưởng tượng ra! Không phải là mình không vui hay yếu đuối, mà mình-bị-trầm-cảm!”. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng ở khoảnh khắc đó, trong tôi trào dâng một niềm vui khó tả – giống như bạn bất ngờ tìm thấy một đống tiền dưới ghế sofa nhà bạn vậy. Có hẳn một thuật ngữ để chỉ cảm giác này! Nó là một hội chứng y khoa, cũng giống như cách người ta gọi bệnh tiểu đường hay hội chứng ruột kích thích. Tất nhiên, tôi đã 37 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 nghe thấy thuật ngữ này trong suốt nhiều năm, như một thông điệp lan truyền khắp các nền văn hóa, nhưng bây giờ tôi mới thật sự hiểu. Hóa ra trước giờ người ta nói về căn bệnh của tôi mà tôi không biết! Và trong khoảnh khắc đó, tôi chợt nhớ rằng có một giải pháp cho chứng trầm cảm: thuốc chống trầm cảm. Thế nên đó là những gì tôi cần! Ngay khi về đến nhà, tôi sẽ đi mua thuốc để uống, rồi tôi sẽ bình thường trở lại. Trước giờ tôi vẫn có những nhu cầu của một người không bị trầm cảm: tôi thích gặp gỡ mọi người, thích học hỏi và thích tìm hiểu thế giới. Những nhu cầu đó sẽ không còn bị điều gì ngăn cản nữa, tôi tự nhủ, tôi sẽ sớm được tự do thôi. Ngày hôm sau, chúng tôi đến Parc Güell, nằm giữa thành phố Barcelona. Đó là một công viên rất kỳ lạ do kiến trúc sư Antoni Gaudí thiết kế – mọi thứ đều nằm ngoài quy luật phối cảnh, như thể bạn đang bước vào một nhà cười. Có đoạn bạn sẽ đi qua một đường hầm mà trong đó mọi thứ đều xiêu vẹo như bị sóng đánh vào. Ở đoạn khác, bạn sẽ thấy những con rồng giống như đang bay lên các mô hình tòa nhà làm bằng sắt. Không có gì giống với thế giới bình thường. Khi loạng choạng đi vòng quanh nhà cười, tôi nghĩ: “Đầu óc tôi giống hệt thế này – méo mó và sai lệch”. Và nó sẽ sớm được “sửa chữa” thôi. Tôi biết trầm cảm là gì. Tôi đã từng nghe về trầm cảm trong những bộ phim truyền hình và đã đọc về nó trong sách. Tôi đã nghe mẹ tôi nói về chứng trầm cảm và lo âu, thấy bà ấy uống hàng vốc thuốc 38 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach vì nó. Và tôi biết phương pháp chữa trị, bởi vì nó đã được công bố trên truyền thông toàn cầu mới vài năm trước thôi. Tuổi thiếu niên của tôi cũng là thời đại ra đời thuốc Prozac – buổi bình minh của các loại thuốc đầu tiên trên thế giới hứa hẹn có thể chữa khỏi bệnh trầm cảm mà không gây tác dụng phụ. Một trong những cuốn sách bán chạy nhất của thập niên ấy giải thích rằng những loại thuốc này sẽ thực sự giúp bạn “tốt hơn cả tốt” – chúng giúp bạn mạnh mẽ hơn và khỏe hơn người bình thường. Tôi đắm chìm trong tất cả những lời đường mật ấy mà chưa bao giờ thực sự dừng lại để suy ngẫm về nó. Nhiều cuộc nói chuyện như thế nhan nhản khắp nơi vào cuối thập niên 1990. Và bây giờ, cuối cùng tôi cũng thấy rằng nó có thể áp dụng cho tôi. Rõ ràng, vào hôm tôi đến gặp bác sĩ, ông ấy cũng đã tiếp thu tất cả những thông tin đó giống như tôi. Trong phòng khám nhỏ của mình, ông kiên nhẫn giải thích cho tôi lý do tại sao tôi lại cảm thấy như vậy. Ông nói rằng một số người tự nhiên bị cạn kiệt một chất hóa học có tên là serotonin trong não, đó là nguyên nhân gây ra trầm cảm – và tình trạng bất hạnh kỳ lạ, dai dẳng, cảm thấy mình tắt ngúm đó sẽ không biến mất. May mắn thay, đúng vào giai đoạn tôi trưởng thành, đã có một thế hệ thuốc mới – thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin (SSRIs) – giúp khôi phục serotonin trong não về mức bình thường. Ông nói rằng trầm cảm là một căn bệnh về não và đây là cách chữa trị. Rồi ông lấy ra một 39 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 bức ảnh chụp não và giải thích cho tôi. Ông nói thật ra chứng trầm cảm chỉ tồn tại ở trong đầu tôi thôi – nhưng theo một cách rất khác. Nó không phải là tưởng tượng. Nó rất thực, và nó là một sự trục trặc của não. Ông ấy chẳng cần thuyết phục tôi, vì đó là câu chuyện tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần rồi. Chỉ mười phút sau, tôi rời phòng khám với toa thuốc Seroxat (hay Paxil, như cách nó thường được gọi ở Hoa Kỳ). Mãi nhiều năm sau – trong quá trình viết cuốn sách này – mới có người chỉ ra cho tôi tất cả những câu mà bác sĩ đã không hỏi tôi vào ngày hôm đó. Ví dụ như: Có lý do gì khiến bạn cảm thấy đau khổ như vậy không? Cuộc sống của bạn có vấn đề gì không? Có điều gì khiến bạn bị tổn thương mà chúng ta có thể thay đổi được không? Nhưng giả sử bác sĩ có hỏi thì tôi cũng không nghĩ là mình có thể trả lời ông. Tôi ngờ rằng tôi sẽ nhìn ông bằng ánh mắt vô hồn. Tôi hẳn sẽ nói rằng cuộc sống của tôi rất ổn. Chắc chắn rồi, tôi gặp một số vấn đề, nhưng chẳng có lý do gì để cảm thấy bất hạnh cả – chắc chắn không phải là kiểu bất hạnh thế này. Dù sao thì bác sĩ đã không hỏi, và tôi cũng không thắc mắc. Trong 13 năm tiếp theo, các bác sĩ tiếp tục kê đơn cho tôi thứ thuốc ấy, và cũng không ai trong số họ hỏi gì. Nếu họ có hỏi, tôi cho rằng mình 40 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach sẽ phẫn nộ và bắt bẻ lại: Nếu ông có một bộ não hỏng bét không thể sản sinh các chất hóa học để tạo ra hạnh phúc cho đúng kiểu, thì hỏi những câu như vậy có ích lợi gì? Hỏi thế chẳng phải tàn nhẫn quá sao? Ông đâu có hỏi một bệnh nhân bị sa sút trí tuệ là tại sao họ không thể nhớ ra được nơi họ để chìa khóa. Ông hỏi ngốc vừa thôi chứ! Có phải ông tốt nghiệp trường y ra không đấy? Bác sĩ bảo tôi rằng sẽ mất hai tuần tôi mới cảm nhận được tác dụng của thuốc, nhưng ngay sau khi uống thuốc đêm hôm đó, tôi đã cảm thấy một luồng hơi ấm chạy khắp người – như một cú gõ nhè nhẹ mà tôi chắc chắn là đã giúp các “mối nối” giữa các sợi thần kinh trong não tôi vặn vẹo ăn khớp với nhau về đúng nơi đúng chỗ. Tôi nằm trên giường nghe đi nghe lại một cuốn băng cát-sét yêu thích và biết rằng mình sẽ không khóc trong một thời gian dài nữa. Vài tuần sau đó, tôi rời khỏi nhà để nhập học đại học. Lần này, với bộ giáp mới là thuốc chống trầm cảm, tôi không còn thấy sợ hãi. Ở trường, tôi đã trở thành một người tuyên truyền cho thuốc chống trầm cảm. Bất cứ khi nào có một người bạn buồn bã, tôi sẽ cho họ vài viên thuốc của mình để họ uống thử và bảo họ đến bác sĩ xin thêm một ít. Tôi đã tin chắc rằng mình chẳng những đã hết hẳn chứng trầm cảm mà còn có được một tình trạng tốt hơn – tôi nghĩ đó là “kháng trầm cảm”. Tôi tự nhủ, mình thật sôi nổi và đầy năng lượng. Đúng là tôi có cảm thấy một số tác dụng phụ về thể chất do thuốc – tôi đã tăng cân rất nhiều và tôi hay đổ mồ hôi bất chợt. 41 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Nhưng đó là một cái giá rất hời để ngăn chặn việc gieo rắc nỗi buồn lên những người xung quanh. Và hãy nhìn xem – giờ đây tôi có thể làm bất cứ điều gì! Vài tháng sau, tôi bắt đầu nhận thấy có những khoảnh khắc buồn bã quay lại một cách bất ngờ. Chúng dường như không thể giải thích được, và rõ là phi lý. Tôi quay lại gặp bác sĩ và chúng tôi thống nhất rằng tôi cần một liều cao hơn. Vì thế, từ 20 miligam thuốc mỗi ngày, tôi tăng lên 30 miligam; những viên thuốc màu trắng trở thành những viên thuốc màu xanh lam. Và mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế suốt những năm cuối thời niên thiếu và cả những năm tuổi đôi mươi của tôi. Tôi tiếp tục ca tụng về lợi ích của những loại thuốc này cho đến khi nỗi buồn quay trở lại sau một thời gian. Bác sĩ lại cho tôi một liều cao hơn: 30 miligam trở thành 40; 40 trở thành 50; rốt cuộc, tôi phải uống hai viên thuốc to màu xanh lam mỗi ngày, với liều lượng 60 miligam. Mỗi lần như vậy, tôi lại phát phì thêm. Mỗi lần như vậy, tôi lại đổ mồ hôi nhiều hơn. Mỗi lần như vậy, tôi lại nghĩ đó là một cái giá đáng phải trả. Tôi giải thích cho bất kỳ ai thắc mắc, rằng trầm cảm là một căn bệnh về não, còn SSRIs là thuốc chữa trị. Khi đã trở thành một nhà báo, tôi cần mẫn viết nhiều bài báo để giải thích điều này cho công chúng. Tôi mô tả nỗi buồn quay trở lại với tôi như một quá trình y 42 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach khoa – rõ ràng là hàm lượng serotonin trong não tôi lại dần giảm xuống, nằm ngoài khả năng kiểm soát hay hiểu biết của tôi. Nhờ trời, những loại thuốc này cực kỳ mạnh mẽ và chúng thật hiệu quả. Hãy nhìn tôi đây. Tôi là bằng chứng sống. Thỉnh thoảng, tôi sẽ nghe thấy một nỗi hồ nghi dấy lên trong đầu mình – nhưng tôi sẽ nhanh chóng gạt nó sang một bên bằng cách nuốt thêm một hoặc hai viên thuốc vào ngày hôm đó. Trên thực tế, bây giờ tôi mới nhận ra câu chuyện của mình có hai phần. Đầu tiên là nguyên nhân gây ra trầm cảm: đó là một trục trặc trong não do thiếu hụt serotonin hoặc một sự cố nào khác trong phần cứng bộ não của bạn. Thứ hai là về thứ có thể giải quyết chứng trầm cảm: những loại thuốc giúp “sửa chữa” các chất hóa học trong não bạn. Tôi đã rất thích câu chuyện này. Nó hợp lý đối với tôi và đã dẫn lối cho tôi trong cuộc sống. * Chỉ có một lời giải thích khác mà tôi từng nghe về lý do tại sao tôi lại cảm thấy như vậy. Không phải từ bác sĩ, mà tôi đọc được trong sách và xem người ta bàn luận về nó trên tivi. Lời giải thích đó nói rằng trầm cảm và lo âu đã nằm sẵn trong gene của bạn. Tôi biết mẹ tôi đã bị trầm cảm và lo âu trầm trọng trước khi tôi được sinh ra (cả 43 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 sau này nữa), rằng những vấn đề này xuất hiện trong lịch sử gia đình tôi trước đó rất lâu. Đối với tôi, cả hai cách lý giải đều có điểm tương đồng – trầm cảm là một chứng bệnh bẩm sinh, vốn nằm sẵn trong cơ thể bạn. * Tôi bắt đầu viết cuốn sách này cách đây ba năm vì cảm thấy bối rối trước vài ẩn số – những điều kỳ lạ mà tôi không thể giải thích bằng câu chuyện tôi đã kể bấy lâu nay – và tôi muốn tìm câu trả lời. Đây là ẩn số đầu tiên: Một ngày nọ, nhiều năm sau khi tôi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm, tôi đang ngồi trong phòng khám của bác sĩ trị liệu và bày tỏ lòng biết ơn của mình vì thuốc chống trầm cảm đã có mặt trên đời và giúp tôi trở nên khỏe mạnh hơn. Bác sĩ chợt nói: “Thật kỳ lạ. Bởi vì tôi cảm thấy có vẻ như anh vẫn thật sự khá trầm cảm”. Tôi bối rối. Ý ông ấy là gì chứ? Ông nói tiếp: “À thì, anh vẫn có rất nhiều cảm xúc đau khổ. Tôi nghĩ điều đó có vẻ không khác mấy so với cách anh mô tả về quãng thời gian trước khi anh dùng thuốc”. Tôi kiên nhẫn giải thích cho bác sĩ rằng ông ấy chẳng hiểu gì cả: Trầm cảm là do mức serotonin bị thấp và tôi đang được điều trị để tăng mức serotonin lên. Tôi bực bội nghĩ: Các nhà trị liệu này được đào tạo theo kiểu quái gì vậy nhỉ? 44 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Nhiều năm trôi qua, thỉnh thoảng ông lại nhẹ nhàng nhắc tới điều ấy. Ông chỉ ra việc tôi tin rằng tăng liều thuốc là có thể giải quyết vấn đề dường như không phù hợp với thực tế, bởi vì tôi vẫn cứ suy sụp, trầm cảm và lo âu. Mỗi lần như vậy, tôi bị chùn lại, tâm trạng thì nửa tức giận, nửa cảm thấy tự ái. Phải mất nhiều năm tôi mới chịu lắng nghe những gì ông nói. Khi bước vào độ tuổi ba mươi, tôi đã có một khoảnh khắc bừng tỉnh theo hướng tiêu cực – trái ngược với khoảnh khắc trên bãi biển Barcelona nhiều năm trước. Dù tôi có sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều cao đến đâu, thì nỗi buồn vẫn luôn là kẻ chiến thắng. Cảm giác giải tỏa mà tôi có được từ thuốc như một bong bóng dễ vỡ, rồi sau đó cảm giác bất hạnh đau nhói lại quay về. Tôi bắt đầu có những suy nghĩ lặp đi lặp lại thật mạnh mẽ rằng: cuộc sống này thật vô nghĩa; mọi thứ mày đang làm đều vô nghĩa; tất cả những thứ này chỉ tổ lãng phí thời gian thôi. Mối lo âu của tôi cứ thế dài vô tận. Vậy, ẩn số đầu tiên tôi muốn tìm hiểu là: Vì sao tôi vẫn bị trầm cảm trong khi đang dùng thuốc chống trầm cảm? Tôi đã làm đúng mọi việc, nhưng vẫn có điều gì đó không ổn. Tại sao lại thế? * Một điều kỳ lạ đã xảy ra với gia đình tôi suốt mấy thập niên qua. Từ 45 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 khi còn rất nhỏ, tôi đã có ký ức về những chai thuốc nằm sẵn trên bàn bếp, với nhãn y tế màu trắng khó hiểu dán trên đó. Gia đình tôi nghiện thuốc men và một trong những ký ức đầu đời của tôi là cố đánh thức một người thân trong nhà mà không thể làm được. Nhưng thứ thống trị cuộc sống của chúng tôi không phải là những loại thuốc bị cấm, mà chính là những loại thuốc được các bác sĩ kê đơn: thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần thế hệ cũ như Valium, giúp điều chỉnh, sửa đổi về mặt hóa học để chúng tôi vượt qua trầm cảm mỗi ngày. Thật ra gia đình chúng tôi không kỳ lạ. Mà điều kỳ lạ là mãi đến khi tôi lớn lên, nền văn minh phương Tây mới bắt kịp gia đình tôi. Khi tôi còn nhỏ và chơi với bạn bè, tôi để ý thấy không có gia đình người bạn nào uống thuốc vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Không ai dùng thuốc an thần, thuốc gây hưng phấn hay thuốc chống trầm cảm cả. Tôi nhận ra gia đình mình thật không bình thường. Rồi dần dần năm tháng trôi qua, tôi để ý thấy những viên thuốc xuất hiện trong cuộc sống của ngày càng nhiều người hơn, được kê đơn, phê duyệt, khuyến nghị. Ngày nay, chúng nhan nhản xung quanh chúng ta. Cứ năm người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có một người đang dùng ít nhất một loại thuốc chữa một vấn đề tâm thần; gần 1/4 phụ nữ trung niên ở Hoa Kỳ đang dùng thuốc chống trầm cảm tại một thời điểm nhất định. Khoảng 1/10 nam sinh tại các trường trung học Mỹ được kê đơn một loại thuốc kích thích cực 46 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach mạnh để giúp tập trung; tình trạng nghiện thuốc hợp pháp và bất hợp pháp hiện đang phổ biến đến mức tuổi thọ của đàn ông da trắng lần đầu tiên bị giảm trong toàn bộ lịch sử thời bình của Hoa Kỳ. Những tác động này đã lan rộng ra khắp thế giới phương Tây. Khi bạn đọc những dòng này, cứ ba người Pháp lại có một người đang sử dụng một loại thuốc hợp pháp tác động đến tâm thần như thuốc chống trầm cảm, trong khi Vương quốc Anh có lượng sử dụng gần như cao nhất châu Âu. Khi các nhà khoa học kiểm tra nguồn cung cấp nước của các nước phương Tây, họ luôn phát hiện ra rằng nó có chứa thuốc chống trầm cảm, bởi vì rất nhiều người trong chúng ta đang uống vào và thải chúng ra ngoài, và đơn giản là người ta không thể lọc chúng ra khỏi thứ nước ta uống mỗi ngày. Chúng ta thực sự chìm đắm trong những loại thuốc này. Những gì trước kia nghe có vẻ thật đáng sợ thì nay đã trở thành bình thường. Không cần nói nhiều về nó, chúng ta đã chấp nhận rằng rất nhiều người xung quanh chúng ta đang trầm cảm đến mức cảm thấy họ cần phải uống một loại hóa chất mạnh mỗi ngày để giữ cho bản thân không suy sụp. Vì vậy, ẩn số thứ hai khiến tôi bối rối là: Tại sao ngày càng có nhiều người mắc chứng trầm cảm và lo âu trầm trọng? Điều gì đã thay đổi? * 47 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Đến khi ba mươi mốt tuổi, lần đầu tiên tôi thấy mình “trần trụi” khi ngưng tất cả các loại thuốc. Suốt gần một thập niên, tôi đã phớt lờ những lời nhắc nhở nhẹ nhàng của bác sĩ trị liệu rằng tôi vẫn bị trầm cảm dù đang dùng thuốc. Chỉ sau một cơn khủng hoảng trong đời, tôi mới quyết định lắng nghe ông ấy. Điều mà tôi thử bấy lâu nay dường như không hề có tác dụng. Và thế là, khi đổ bỏ những gói Paxil cuối cùng của mình, tôi thấy những ẩn số này đang chờ đợi tôi tìm lời giải đáp. Tại sao tôi vẫn bị trầm cảm? Tại sao lại có quá nhiều người giống như tôi? Và tôi nhận ra rằng có một ẩn số thứ ba, bao trùm tất cả. Có khi nào nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu là một thứ gì đó khác chứ không phải việc mất cân bằng hormone trong não tôi, hay trong nhiều người khác xung quanh tôi? Nếu vậy thì đó có thể là gì? Tuy nhiên, tôi vẫn trì hoãn việc tìm hiểu sâu điều đó. Một khi đã chìm vào câu chuyện về nỗi đau của mình, bạn sẽ không muốn thách thức nó chút nào. Nó giống như một sợi dây xích mà tôi đã tròng vào nỗi đau của mình để giữ nó trong tầm kiểm soát. Tôi sợ rằng nếu gây xáo trộn câu chuyện mà bấy lâu nay mình đã chung sống thì nỗi đau sẽ giống như một con thú bị tháo xích và tấn công tôi. Vài năm sau đó, tôi bắt đầu nghiên cứu về những ẩn số trên – bằng cách đọc các bài báo khoa học và trò chuyện với các nhà khoa học 48 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach đã viết ra chúng – nhưng tôi luôn lùi lại, bởi những gì họ nói khiến tôi cảm thấy mất phương hướng và lo lắng hơn cả lúc bắt đầu. Thay vào đó, tôi tập trung viết một cuốn sách khác – Chasing the Scream: The First and Last Days of the War on Drugs (tạm dịch: Săn đuổi tiếng thét: Những ngày đầu tiên và cuối cùng của cuộc chiến chống lại ma túy). Nghe có vẻ nực cười khi nói rằng tôi thấy phỏng vấn những người đàn ông bị các băng đảng ma túy ở Mexico đánh đập thì dễ dàng hơn là tìm hiểu xem điều gì gây ra trầm cảm và lo âu – đối với tôi thì điều này có vẻ còn nguy hiểm hơn nhiều. Cuối cùng, tôi quyết định không thể lờ đi được nữa. Vì vậy, trong khoảng thời gian ba năm, tôi đã di chuyển hơn 40.000 dặm. Tôi thực hiện hơn 200 cuộc phỏng vấn khắp thế giới, với một số nhà khoa học xã hội lỗi lạc, với những người đã trải qua vực thẳm của chứng trầm cảm và lo âu, và với những người đã hồi phục. Tôi dừng chân ở tất cả những nơi mà tôi không thể đoán nổi khi bắt đầu – một ngôi làng của người Amish ở Indiana, một dự án nhà ở tại Berlin đang tạo nên cuộc bạo động, một thành phố Brazil cấm quảng cáo, một phòng thí nghiệm ở Baltimore giúp mọi người phục hồi sau những sang chấn theo cách hoàn toàn không ngờ đến. Những gì tôi học được buộc tôi phải xem xét lại toàn bộ câu chuyện của mình – về bản thân tôi và về nỗi đau khổ đang lan tràn khắp nền văn hóa của chúng ta. * 49 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Tôi muốn nhấn mạnh ngay từ đầu hai điều định hình ngôn ngữ mà tôi sẽ sử dụng trong toàn bộ cuốn sách này. Cả hai đều gây ngạc nhiên cho tôi. Bác sĩ cho biết tôi đang bị trầm cảm và lo âu cấp tính. Tôi đã tin rằng đó là những vấn đề tách biệt, và đó là cách chúng được nhắc đến trong suốt 13 năm tôi được chăm sóc y tế. Nhưng tôi đã nhận thấy một điều kỳ lạ khi thực hiện nghiên cứu của mình. Mọi thứ làm tăng trầm cảm thì cũng làm tăng lo âu, và ngược lại. Chúng tăng và giảm cùng nhau. Điều thứ nhất này có vẻ kỳ lạ, và tôi chỉ bắt đầu hiểu hơn khi ngồi nói chuyện với Robert Kohlenberg, một giáo sư tâm lý học ở Canada. Ông cũng từng nghĩ rằng trầm cảm và lo âu là hai thứ khác nhau. Nhưng khi nghiên cứu nó – suốt hơn hai mươi năm nay – thì ông đã phát hiện ra rằng “dữ liệu cho thấy chúng không tách biệt đến vậy”. Trên thực tế,“các chẩn đoán riêng của chứng trầm cảm và lo âu trùng lặp với nhau”. Đôi khi một bên rõ rệt hơn bên còn lại – bạn có thể bị cơn hoảng sợ tấn công trong tháng này và khóc nhiều vào tháng sau. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng tách biệt giống như kiểu bị viêm phổi và bị gãy chân chẳng hạn. Ông đã chứng minh được rằng nó “lẫn lộn vào nhau”. Phe ủng hộ lập luận của Robert đã chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận khoa học. Trong 50 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach vài năm qua, Viện Y tế Quốc gia – cơ quan chủ yếu tài trợ cho nghiên cứu y tế ở Hoa Kỳ – đã ngừng tài trợ cho các nghiên cứu thể hiện trầm cảm và lo âu dưới dạng các chẩn đoán khác nhau. “Họ muốn cái gì đó thực tế hơn, tương ứng với cách mà người ta đang thực hành lâm sàng thật sự”, ông giải thích. Tôi bắt đầu thấy trầm cảm và lo âu giống như các bản cover khác nhau cho cùng một bài hát. Trầm cảm là bản cover của một ban nhạc u sầu, còn lo âu là bản cover của một ban nhạc rock đang gào thét, nhưng nhạc gốc thì chỉ là một. Chúng không giống hệt, nhưng chúng là một cặp sinh đôi. * Điều thứ hai đến từ một thứ khác mà tôi đã học được khi nghiên cứu về 9 nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu. Trước đây, bất cứ khi nào viết về chứng trầm cảm và lo âu, tôi đều mở đầu bằng cách giải thích một điều: Tôi không nói về sự bất hạnh. Bất hạnh và trầm cảm là những thứ hoàn toàn khác nhau. Không có gì khiến một người trầm cảm tức giận hơn là được bảo hãy vui lên, hoặc được gợi ý những giải pháp nho nhỏ để tìm niềm vui, như thể họ chỉ đang trải qua một tuần tồi tệ. Cảm giác đó giống như được bảo hãy tự làm mình vui bằng cách ra ngoài khiêu vũ trong khi bạn bị gãy cả hai chân. 51 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Khi nghiên cứu các bằng chứng, tôi nhận thấy một điều mà tôi không thể bỏ qua. Có những “thế lực” đang khiến một số người trong chúng ta trầm cảm và lo âu trầm trọng đồng thời cũng khiến nhiều người khác cảm thấy bất hạnh. Hóa ra có một mối liên kết giữa bất hạnh và trầm cảm. Tuy nhiên, chúng vẫn rất khác nhau – giống như mất một ngón tay trong vụ tai nạn xe hơi khác với mất một cánh tay, và ngã trên đường khác với ngã xuống vách đá. Nhưng chúng kết nối với nhau. Trầm cảm và lo âu chỉ là những cạnh sắc nhất của ngọn giáo đâm vào hầu hết mọi người trong nền văn hóa của chúng ta ngày nay. Đó là lý do tại sao ngay cả những người không bị trầm cảm hoặc lo âu trầm trọng cũng sẽ nhận ra rất nhiều điều tôi sắp mô tả sau đây. * Chúng ta đã tiếp nhận những thông tin sai lệch một cách có hệ thống về trầm cảm và lo âu. Tôi đã tin hai câu chuyện về chứng trầm cảm trong đời mình. Trong mười tám năm đầu tiên của cuộc đời, tôi đã nghĩ rằng nó “hoàn toàn nằm trong đầu mình” – nghĩa là nó không có thực, mà chỉ là tưởng tượng, giả tạo, là một sự nuông chiều, một nỗi xấu hổ, một điểm yếu. Sau đó, trong 13 năm tiếp theo, tôi tin rằng nó “hoàn 52 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach toàn nằm trong đầu mình” theo một cách rất khác – đó là do một bộ não bị trục trặc. Nhưng rồi tôi biết rằng cả hai câu chuyện này đều không đúng. Nguyên nhân chính của tất cả sự trầm cảm và lo âu ngày càng tăng này không nằm trong đầu chúng ta. Mà đó là do phần lớn thế giới và cách chúng ta đang sống trong đó, như tôi đã khám phá được. Tôi biết ít nhất 9 nguyên nhân đã được chứng minh của chứng trầm cảm và lo âu (mặc dù trước đây chưa từng có ai ghép chúng lại với nhau thế này) và những người gặp phải chúng đang dần tăng lên – khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn thật sự. Đây không phải là một hành trình dễ dàng đối với tôi. Như bạn sẽ thấy, tôi quá cố chấp với câu chuyện cũ của mình, rằng chứng trầm cảm là do não tôi bị “hỏng”. Suốt một thời gian dài, tôi đã từ chối nhìn nhận bằng chứng mà người ta chỉ ra cho tôi. Nó không đơn giản là bạn rẽ ngoặt sang một lối suy nghĩ khác, mà nó là một cuộc chiến. Nhưng nếu cứ tiếp tục với những lỗi lầm mà ta đã mắc phải trong thời gian dài, chúng ta vẫn sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái này, và chúng sẽ tiếp tục phát triển. Tôi biết bạn sẽ rất nản khi bắt đầu đọc về nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu vì chúng đã ăn quá sâu vào nền văn hóa của chúng ta. Nó đã làm tôi nản lòng. Nhưng khi bước tiếp trên hành trình này, tôi nhận ra điều gì ở phía bên kia: 53 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 các giải pháp thực sự. Cuối cùng, khi hiểu được điều gì đang xảy ra với tôi và với rất nhiều người như tôi, tôi mới biết rằng có những loại thuốc chống trầm cảm thực sự đang chờ chúng ta. Chúng không giống như các loại thuốc chống trầm cảm hóa học đã không có tác dụng đối với rất nhiều người trong chúng ta. Chúng không phải là thứ mà bạn có thể mua hay uống. Nhưng chúng có thể mở ra một con đường thật sự giải thoát chúng ta khỏi nỗi đau. 54 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach PHẦN I KẼ HỞ CỦA CÂU CHUYỆN CŨ Chương 1 Cây Đũa Phép Bác sĩJohn Haygarth cảm thấy khó hiểu. Trên khắp thành phố Bath của Anh – và trong nhiều ngõ hẻm ở khắp phương Tây – hình như có một điều phi thường đang diễn ra. Những người đau đớn vì bị liệt suốt nhiều năm đang dần khỏi bệnh và có thể bước đi trở lại. Bất kể bạn bị liệt vì bệnh thấp khớp hay do làm việc nặng nhọc, bạn cũng có hy vọng có thể đứng dậy được. Chưa ai từng thấy một điều gì giống như vậy. John biết một công ty của một người Mỹ tên là Elisha Perkins, đến từ Connecticut, đã công bố vài năm trước đó rằng họ vừa khám phá ra giải pháp cho tất cả các chứng đau – và chỉ có một cách để có được nó: Bạn phải trả tiền để sử dụng một thanh kim loại dày mà họ được cấp bằng sáng chế, có tên là “máy kéo” (tractor). Thiết bị này có những tính chất đặc biệt mà công ty sở hữu không thể tiết lộ cho bạn biết, bởi vì nếu nói ra thì các đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép và giành hết lợi nhuận. Nhưng nếu bạn cần giúp đỡ, một trong 55 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 những người đã được đào tạo để sử dụng máy kéo sẽ đến nhà bạn, hoặc tận giường bệnh của bạn, và giải thích một cách mơ hồ rằng: Máy kéo sẽ kéo bệnh tật ra khỏi cơ thể bạn và thải ra ngoài không khí, giống như cột thu lôi hút sét. Sau đó, họ sẽ chĩa máy kéo về phía bạn mà không chạm vào bạn. Bạn sẽ cảm thấy nóng, thậm chí có thể là bỏng rát. Họ nói một cách chắc chắn rằng nỗi đau đang được kéo đi. Bạn không cảm thấy thế sao? Và khi quy trình này kết thúc, nó có hiệu quả thật. Nhiều người bị cơn đau hành hạ thực sự đứng dậy được. Nỗi thống khổ của họ thực sự đã bị kéo đi. Rất nhiều trường hợp tưởng như tuyệt vọng vì bệnh tật nay đã được khỏi bệnh – ngay từ lần thử máy kéo đầu tiên. Điều mà bác sĩ John Haygarth không thể hiểu được là làm cách nào để có kết quả đó. Tất cả những gì ông học được ở trường y cho thấy thật vô lý khi tuyên bố rằng đau đớn là một thứ năng lượng quái gở mà ta có thể trục xuất ra ngoài không khí. Nhưng ở đây, chính các bệnh nhân đã nói với ông rằng phương pháp đó có hiệu quả. Dường như chỉ có kẻ ngốc mới nghi ngờ sức mạnh của chiếc máy kéo. Vì vậy, John quyết định tiến hành một cuộc thử nghiệm. Tại bệnh viện đa khoa Bath, ông lấy một thanh gỗ trơn dài và ngụy trang nó trong một lớp kim loại cũ. Ông đã tạo ra một chiếc “máy kéo” giả 56 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach – một thứ chẳng có đặc tính bí mật nào của chiếc máy thật cả. Rồi ông đến gặp năm bệnh nhân trong bệnh viện của mình, đó là những người bị tàn tật do cơn đau mạn tính, bao gồm cả bệnh thấp khớp, để nói với họ rằng ông đang nắm giữ một trong những cây đũa phép của hãng Perkins nổi tiếng lúc bấy giờ và có thể giúp đỡ họ. Thế là, vào ngày 7 tháng Giêng năm 1799, với năm vị bác sĩ ưu tú ở đó làm nhân chứng, ông đã chĩa cây đũa phép về phía các bệnh nhân. Sau này, ông kể lại: “Bốn trong số năm bệnh nhân tin rằng họ khỏi bệnh ngay lập tức, và ba người cảm thấy nhẹ nhõm rõ rệt nhờ cái máy kéo giả”. Ví dụ, một người đàn ông bị đau đầu gối đến mức không thể chịu nổi bắt đầu đi lại thoải mái – và ông ta cho các bác sĩ thấy điều đó với niềm vui sướng. John đã viết thư cho bạn ông, một bác sĩ xuất sắc ở Bristol, để yêu cầu bạn mình thử làm một thí nghiệm tương tự. Không lâu sau, người bạn viết thư phúc đáp, giải thích với sự ngạc nhiên rằng chiếc máy kéo giả của ông ta – cũng chỉ là một cái que bọc phủ kim loại – đã tạo ra những hiệu ứng đáng chú ý tương tự. Ví dụ, một bệnh nhân bốn mươi ba tuổi tên Robert Thomas bị đau thấp khớp ở vai trong nhiều năm đến nỗi không thể nhấc tay lên khỏi đầu gối khi ngồi – cứ như nó đã bị đóng đinh vào đó vậy. Nhưng trong vòng bốn phút sau khi được vẫy cây đũa phép lên người, anh ta đã giơ tay lên được vài phân. Họ tiếp tục điều trị cho anh ta bằng cây đũa phép trong mấy ngày sau đó, và chẳng bao lâu sau, anh ta đã có thể chạm 57 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 tay vào mặt lò sưởi. Sau tám ngày điều trị với cây đũa phép, anh ta có thể chạm vào tấm bảng gỗ cao hơn mặt lò sưởi hẳn ba tấc. Điều đó xảy ra với hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác. Thế nên họ tự hỏi: Lẽ nào trong chiếc que này có tính chất đặc biệt nào đó mà họ chưa từng biết đến? Họ đã thử thay đổi cuộc thí nghiệm bằng cách bọc một khúc xương cũ trong kim loại. Nó cũng hiệu nghiệm như vậy. Rồi họ thử bọc một tẩu hút thuốc lá cũ trong kim loại. “Cũng thành công y hệt”, ông ghi lại. “Một trò hề lạ lùng mà tôi chưa bao giờ được chứng kiến trước đây; chúng tôi gần như không dám nhìn mặt nhau”, một bác sĩ khác làm lại thí nghiệm đã viết cho ông như vậy. Tuy nhiên, các bệnh nhân lại nhìn các bác sĩ bằng cái nhìn biết ơn và chân thành nói: “Cầu mong Chúa phù hộ ngài”. Tuy nhiên, điều bí ẩn là người ta ghi nhận rằng với một số bệnh nhân, tác dụng của chiếc đũa phép không kéo dài. Sau phép màu lúc đầu, họ lại trở về trạng thái cũ. Điều gì đã xảy ra? * Khi bắt đầu nghiên cứu để viết cuốn sách này, tôi đã dành nhiều thời gian đọc những tranh luận khoa học về thuốc chống trầm cảm in trên các tạp chí y khoa trong vòng hơn hai thập niên trở lại đây. Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng dường như không ai biết 58 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach rõ những loại thuốc này có tác động gì với chúng ta, hay tại sao – kể cả những nhà khoa học ủng hộ chúng một cách mạnh mẽ nhất. Có sự tranh cãi rất lớn giữa các nhà khoa học và họ không có sự đồng thuận với nhau. Nhưng trong cuộc thảo luận này có tên một nhà khoa học liên tục xuất hiện, nhiều hơn bất kỳ cái tên nào khác, và khi đọc những kết luận của ông trong các bài báo khoa học và trong cuốn sách The Emperor’s New Drugs (tạm dịch: Những loại thuốc mới của hoàng đế), tôi đã có hai phản ứng. Đầu tiên, tôi cười nhạo, vì những tuyên bố của ông có vẻ thật ngớ ngẩn và trái ngược với trải nghiệm trực tiếp của tôi về mọi mặt. Rồi sau đó tôi thấy tức giận. Ông ấy dường như đang đạp đổ những trụ cột mà nhờ đó tôi đã dựng lên câu chuyện về căn bệnh trầm cảm của chính mình. Ông ấy đang đe dọa những gì tôi biết về bản thân mình. Ông ấy là giáo sư Irving Kirsch, và vào thời điểm tôi đến gặp ông ở Massachusetts, ông đang là phó giám đốc một chương trình hàng đầu tại Trường Y Harvard. * Vào thập niên 1990, Irving Kirsch ngồi trong văn phòng đầy sách và nói với bệnh nhân của mình rằng họ nên dùng thuốc chống trầm cảm. Đó là một người đàn ông cao với mái tóc xám và giọng nói nhẹ nhàng, tôi có thể hình dung ra cảm giác nhẹ nhõm của các bệnh nhân ấy. Rồi ông để ý thấy, đôi khi thuốc có tác dụng và đôi khi 59 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 không, nhưng ông không nghi ngờ gì về lý do tại sao thuốc thành công: Trầm cảm là do mức serotonin trong não thấp và những loại thuốc này làm tăng mức serotonin của người bệnh. Vì vậy, ông viết ra những cuốn sách, trong đó mô tả các loại thuốc chống trầm cảm mới là một phương pháp điều trị tốt và hiệu quả, cần được kết hợp với các liệu pháp điều trị cho bất kỳ vấn đề tâm lý nào đang diễn tiến. Irving tin vào lượng nghiên cứu khoa học khổng lồ đã được công bố, và ông có thể tận mắt nhìn thấy những tác động tích cực của thuốc chống trầm cảm khi các bệnh nhân bước qua cửa phòng khám của ông cảm thấy dễ chịu hơn. Irving cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực khoa học như John Haygarth khi lần đầu tiên ông vẫy cây đũa phép giả của mình. Ở thời điểm đó, bác sĩ Haygarth nhận ra rằng khi khám chữa cho một bệnh nhân, bạn đang thực sự mang đến cho người đó hai điều. Bạn cho họ một loại thuốc, thường sẽ có tác dụng về mặt hóa học trên cơ thể họ theo một cách nào đó. Và bạn kể cho họ một câu chuyện – về việc phương pháp điều trị sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Haygarth kinh ngạc nhận ra rằng câu chuyện bạn kể thường quan trọng không kém gì phương thuốc. Làm sao chúng ta biết được điều này? Bởi vì nếu bạn không kê thuốc gì mà chỉ kể cho bệnh nhân nghe một câu chuyện – chẳng hạn, chiếc xương cũ bọc trong kim loại này sẽ chữa khỏi cơn đau cho bạn – thì nó cũng có tác dụng 60 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach trong nhiều trường hợp hơn bạn có thể tưởng tượng. Đây được gọi là hiệu ứng giả dược (placebo effect), và trong hai thế kỷ sau đó, rất nhiều bằng chứng khoa học đã được đưa ra. Các nhà khoa học như Irving Kirsch đã chỉ ra những hiệu quả rõ rệt từ giả dược. Chúng không chỉ có thể thay đổi cảm giác, mà còn thật sự có thể gây ra những tác động vật lý trong cơ thể chúng ta. Ví dụ, một giả dược có thể làm cho phần bị viêm ở hàm trở lại bình thường. Một giả dược có thể chữa khỏi bệnh loét dạ dày. Một giả dược có thể làm dịu – ít ra là làm dịu phần nào – hầu hết các vấn đề y tế ở một mức độ nào đó. Nếu bạn mong đợi nó có hiệu quả, thì với nhiều người trong chúng ta, nó sẽ hiệu quả. Các nhà khoa học tiếp tục tình cờ phát hiện ra hiệu ứng này trong nhiều năm và cảm thấy thật bối rối với nó. Ví dụ: Khi quân đội Đồng minh chống cự Đức Quốc xã trong Thế chiến Thứ hai, những người lính bị rất nhiều vết thương khủng khiếp đến nỗi các đội y tế thường hết sạch thuốc giảm đau có gốc thuốc phiện. Một bác sĩ gây mê người Mỹ tên là Henry Beecher lo lắng rằng mình sẽ giết những người lính bằng cách khiến họ trụy tim nếu cứ cố phẫu thuật cho họ mà không có bất cứ thứ gì để gây tê. Thế nên, vì không biết phải làm gì khác, ông ấy đã làm một thử nghiệm. Ông nói với những người lính rằng ông đang cho họ uống morphin (một loại thuốc giảm đau), trong khi thực tế ông không cho họ uống gì ngoài một giọt nước muối chẳng pha tí thuốc giảm đau nào cả. Và các bệnh 61 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 nhân phản ứng như thể họ được tiêm morphin. Họ không la hét và không bị sốc nặng. Nó đã có hiệu quả. Vào giữa những năm 1990, Irving hiểu ngành khoa học này hơn hầu hết những người cùng thời, và ông sắp trở thành một nhân vật hàng đầu trong chương trình nghiên cứu nó tại Harvard. Nhưng ông biết rằng các loại thuốc chống trầm cảm mới hoạt động tốt hơn giả dược – rằng chúng có tác dụng hóa học thực sự. Ông biết điều này vì một lý do đơn giản. Nếu muốn bán một loại thuốc cho công chúng, bạn phải trải qua một quy trình nghiêm ngặt. Thuốc của bạn phải được thử nghiệm trên hai nhóm: một nhóm được cho uống thuốc thật, và nhóm còn lại được cho uống viên đường (hoặc một viên giả dược khác). Sau đó, các nhà khoa học sẽ so sánh hai nhóm này. Bạn chỉ được phép bán thuốc cho công chúng nếu nó hoạt động tốt hơn đáng kể so với giả dược. Vì vậy, khi một trong những nghiên cứu sinh sau đại học của Irving – chàng trai trẻ người Israel tên là Guy Sapirstein – tiếp cận ông với một đề tài khoa học, ông đã bị hấp dẫn, nhưng không quá phấn khích. Guy nói rằng anh đang thắc mắc và muốn điều tra một điều. Bất cứ khi nào chúng ta dùng một loại thuốc, luôn có một tác dụng nào đó của giả dược bên cạnh tác dụng thật sự của chất hóa học. Nhưng tác dụng đó ở mức độ nào? Với các loại thuốc có dược tính mạnh, tác dụng của giả dược luôn được coi là một yếu tố phụ. Guy nghĩ rằng các loại thuốc chống trầm cảm mới là một trường hợp 62 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach thú vị để thử tìm hiểu điều này – để xem niềm tin của chúng ta đóng bao nhiêu phần trăm vào hiệu quả của loại thuốc đó. Cả Irving và Guy đều biết trước rằng nếu họ bắt đầu khám phá câu hỏi này thì chắc chắn kết quả tìm thấy vẫn sẽ là dược chất đóng vai trò chủ yếu, nhưng đối với những nhà khoa học như họ thì việc hiểu rõ hơn về tác dụng giả dược – dù cho tác dụng này nhỏ đến mức nào – cũng là một điều thú vị. Vì vậy, họ bắt đầu với một kế hoạch khá đơn giản. Có một cách dễ dàng để phân biệt tác dụng của bất kỳ loại thuốc nào mà bạn dùng, bao nhiêu phần là do hóa chất trong thuốc và bao nhiêu phần là do niềm tin của bạn vào chúng. Các nhà điều tra tiến hành chia những người tham gia thử nghiệm thành ba nhóm. Nếu bạn thuộc nhóm đầu tiên, họ nói với bạn rằng họ đang cho bạn uống một loại thuốc chống trầm cảm hóa học – nhưng thật ra, họ chỉ đưa cho bạn một loại giả dược: một viên thuốc đường, có hiệu quả giống như cây đũa phép của John Haygarth. Nếu bạn thuộc nhóm thứ hai, bạn được thông báo rằng bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm hóa học – và bạn nhận được một viên thuốc thật sự. Còn nếu bạn thuộc nhóm thứ ba, bạn sẽ không được đưa bất cứ thứ gì – không thuốc thật mà cũng không thuốc đường; bạn chỉ được theo dõi. Irving nói, nhóm thứ ba thật sự quan trọng – mặc dù hầu như tất cả các nghiên cứu đều bỏ qua nhóm này. Ông giải thích: “Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nghiên cứu một phương pháp điều trị 63 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 mới cho bệnh cảm lạnh”. Bạn cho mọi người dùng giả dược hoặc một loại thuốc. Theo thời gian, mọi người đều trở nên tốt hơn. Tỷ lệ thành công có vẻ đáng kinh ngạc. Nhưng rồi bạn nhớ ra rằng: rất nhiều người bị cảm sẽ bình phục trong vòng vài ngày. Nếu không tính đến điều đó, bạn sẽ nhận định thực sự sai lệch về hiệu quả của loại thuốc chữa cảm lạnh đang được nghiên cứu – cứ như loại thuốc này cũng chữa khỏi cho cả những người đã hồi phục một cách tự nhiên. Bạn cần nhóm thứ ba để kiểm tra tỷ lệ những người tự hồi phục mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Thế là Irving và Guy bắt đầu so sánh kết quả đối với thuốc chống trầm cảm từ ba nhóm này, trong mọi nghiên cứu đã từng được công bố. Để tìm hiểu tác dụng hóa học của thuốc, bạn cần làm hai việc. Đầu tiên, bạn loại trừ tất cả những người tự hồi phục. Sau đó, bạn loại trừ tất cả những người khỏe hơn khi được cho một viên thuốc đường. Phần còn lại là tác dụng thực sự của thuốc. Nhưng khi tổng hợp số liệu từ tất cả các nghiên cứu khoa học đã công bố về thuốc chống trầm cảm, những gì tìm được đã khiến họ cảm thấy bối rối. Các con số cho thấy 25% tác dụng của thuốc chống trầm cảm là do phục hồi tự nhiên, 50% là do câu chuyện bạn đã được nghe kể về chúng, và chỉ 25% là thật sự nhờ hóa chất. “Điều đó làm tôi ngạc nhiên tột độ”, Irving nói với tôi trong tiền sảnh nhà ông ở 64 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Cambridge, Massachusetts. Họ cho rằng kết quả này không đúng – rằng có một sai lầm nào đó trong tính toán của họ. Ông kể với tôi rằng Guy tin chắc “có điều gì đó không ổn với dữ liệu này”. Vì vậy, họ tiếp tục xem xét nó, làm đi làm lại trong nhiều tháng. Ông nói: “Tôi phát ốm khi cứ phải nhìn vào các bảng tính và dữ liệu để phân tích nó theo mọi cách có thể”, nhưng họ biết chắc rằng phải có một sai lầm ở đâu đó. Tuy nhiên họ lại không thể tìm ra bất kỳ lỗi nào – vì vậy, họ quyết định công bố dữ liệu của mình để xem các nhà khoa học khác có khám phá nào khác từ đó không. Kết quả là một ngày nọ, Irving nhận được một email nói rằng ông có lẽ chỉ mới phát hiện ra dấu vết đầu tiên của một vụ bê bối gây sốc hơn nhiều. Tôi nghĩ đây là khoảnh khắc Irving biến thành Sherlock Holmes của thuốc chống trầm cảm. * Trong email, một nhà khoa học tên là Thomas J. Moore giải thích rằng ông đã rất ấn tượng với phát hiện của Irving và ông tin rằng có một cách để thúc đẩy cuộc điều tra này – để tìm hiểu ngọn ngành về những gì đang thực sự diễn ra. Moore nói rằng, hầu như tất cả các nghiên cứu khoa học mà Irving đã xem xét cho đến nay đều có một cái bẫy. Phần lớn các nghiên cứu về việc thuốc có hiệu quả hay không là do các công ty dược 65 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 phẩm lớn tài trợ, và họ thực hiện những nghiên cứu này vì một lý do cụ thể: Họ muốn tiếp thị những loại thuốc đó để có thể thu được lợi nhuận từ chúng. Đó là lý do tại sao các công ty sản xuất thuốc tiến hành các nghiên cứu khoa học của họ một cách bí mật và chỉ công bố những kết quả nào có lợi cho thuốc của họ hoặc làm cho thuốc của đối thủ trông tệ hơn. Họ làm điều này vì những lý do giống như kiểu KFC sẽ không bao giờ tiết lộ thông tin cho biết rằng gà rán không tốt cho bạn chẳng hạn. Đây được gọi là “thiên kiến công bố” (publication bias). Trong số tất cả nghiên cứu mà các công ty sản xuất thuốc thực hiện, 40% không bao giờ được công bố cho công chúng, và rất nhiều nghiên cứu khác chỉ được công bố một cách chọn lọc, tất cả các phát hiện có tính tiêu cực đều bị giấu kín. Vì vậy, email ấy giải thích cho Irving rằng, cho đến nay ông chỉ đang xem xét những gì các công ty dược phẩm muốn chúng ta xem. Nhưng Thomas Moore nói rằng có một cách để vượt qua điều này. Moore nói với Irving rằng thực sự có một cách để tiếp cận tất cả dữ liệu mà các công ty dược phẩm không muốn công bố. Cách đó như sau: Nếu muốn phát hành một loại thuốc vào thị trường Hoa Kỳ, bạn phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) – cơ quan quản lý thuốc chính thức. Để hoàn thiện đơn đăng ký, bạn phải gửi đầy đủ tất cả các thử nghiệm bạn đã tiến hành, dù chúng có lợi hay có hại cho tỷ suất lợi nhuận của bạn. Giống như 66 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach khi chụp ảnh selfie, bạn tự chụp mình hai mươi lần, chỉ để xóa hết mười chín tấm mà mặt bạn thấy rõ nọng hay mắt lờ đờ. Bạn chỉ đăng lên Facebook hoặc Instagram những tấm nào trông bạn thật nóng bỏng (hoặc, trong trường hợp của tôi, ít xấu xí nhất). Nhưng theo luật, các công ty dược phẩm phải gửi cho FDA toàn bộ những bức ảnh selfie họ đã chụp, kể cả những bức ảnh khiến họ trông béo hơn. Email của Thomas cho biết, nếu Irving nộp đơn thông qua Đạo luật Tự do Thông tin, ông sẽ có thể xem mọi thứ. Khi đó, ta sẽ có thể biết điều gì đang thực sự diễn ra. Bị hấp dẫn bởi điều này, Irving đã cùng với Thomas yêu cầu xem thông tin do các công ty dược cung cấp cho sáu loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ vào thời điểm đó – Prozac, Paxil (loại thuốc tôi đang dùng), Zoloft, Effexor, Duronin và Celexa. Vài tháng sau, dữ liệu được gửi đến cho họ, và Irving bắt đầu xem xét nó như Sherlock Holmes với chiếc kính lúp. Ông lập tức biết rằng, trong nhiều năm các công ty dược phẩm đã công bố các nghiên cứu một cách có chọn lọc ở mức độ lớn hơn những gì ông vẫn nghĩ. Ví dụ, trong một thử nghiệm đối với Prozac, loại thuốc này đã được cung cấp cho 245 bệnh nhân, nhưng công ty dược phẩm chỉ công bố kết quả của 27 người trong số họ. Đó là 27 bệnh nhân mà thuốc dường như có hiệu quả. 67 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Nhờ sử dụng những con số thật này, Irving và Guy nhận ra họ có thể tính toán được con số những người dùng thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hơn là bao nhiêu so với những người dùng giả dược. Các nhà khoa học đo mức độ trầm cảm ở một người nào đó bằng cách sử dụng một công cụ có tên là thang Hamilton, do nhà khoa học Max Hamilton phát minh ra vào năm 1959. Thang Hamilton tăng dần từ 0 (bạn đang nhảy nhót một cách vui vẻ) đến 51 (bạn đang nhảy vào trước mũi tàu hỏa) để cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn so sánh. Chẳng hạn như, bạn có thể nhận được một bước nhảy vọt 6 điểm trong thang Hamilton nếu cải thiện được giấc ngủ của mình. Irving phát hiện ra rằng, trong dữ liệu thật chưa được chạy qua một bộ lọc quảng cáo, thuốc chống trầm cảm thực sự giúp cải thiện điểm Hamilton: chúng làm cho những người trầm cảm cảm thấy tốt hơn. Số điểm cải thiện được là 1,8 điểm. Irving nhíu mày. Như vậy tác dụng của thuốc chống trầm cảm còn chưa bằng một phần ba so với việc ngủ ngon hơn. Thật đáng ngạc nhiên. Nếu điều này là đúng, thì nó cho thấy rằng các loại thuốc hầu như không có tác dụng đáng kể nào cả, ít nhất là đối với những bệnh nhân bình thường – giống như các bệnh nhân của bác sĩ John Haygarth ở bệnh viện Bath. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy tác dụng phụ của thuốc lại khá rõ rệt. 68 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Chúng làm cho nhiều người tăng cân, rối loạn chức năng tình dục, hoặc bắt đầu đổ mồ hôi nhiều. Đây là những loại thuốc thật, có tác động thật. Nhưng khi nói đến những tác động mà chúng sẽ có đối với chứng trầm cảm và lo âu thì sao? Chúng thật sự không có khả năng giải quyết vấn đề cho hầu hết mọi người. Irving không muốn điều này thành sự thật – nó mâu thuẫn với các công trình đã công bố của chính ông – nhưng ông nói với tôi: “Một điều khiến tôi tự hào là tôi đã xem xét dữ liệu và cho phép bản thân thay đổi suy nghĩ khi dữ liệu khác với những gì tôi mong đợi”. Ông đã quảng cáo những loại thuốc này cho bệnh nhân khi tất cả những gì ông có thể dựa vào là các nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận của các công ty dược phẩm. Bây giờ, khi đã có cơ sở khoa học không bị che đậy, ông bắt đầu nhận ra rằng mình không thể tiếp tục như trước đây. * Khi Irving công bố những số liệu này trên một tạp chí khoa học, ông đã lường trước sự phản kháng dữ dội từ các nhà khoa học đã đưa ra tất cả những dữ liệu này. Nhưng trên thực tế, trong những tháng sau đó, ông nhận thấy nhiều người trong số họ có cảm giác nhẹ nhõm xen lẫn xấu hổ. Một nhóm các nhà nghiên cứu viết rằng đúng là có một “bí mật bẩn thỉu nho nhỏ” đã bị che giấu suốt một thời gian dài, khi tác động của những loại thuốc này đối với bệnh 69 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 trầm cảm trên thực tế là rất ít. Trước khi công bố, Irving đã nghĩ rằng ông có một tin sốt dẻo, một sự thật gây sốc mà trước đây người ta chưa từng biết đến. Nhưng trên thực tế, ông chỉ khám phá ra những gì mà nhiều người trong lĩnh vực này đã biết nhưng giấu kín ngay từ đầu. * Một ngày nọ, sau khi những tiết lộ này được báo chí đưa tin rầm rộ, Guy – anh nghiên cứu sinh sau đại học đồng hành cùng giáo sư Irving – đang tham dự một bữa tiệc gia đình thì một người họ hàng của anh đến bắt chuyện. Chị ấy đã dùng thuốc chống trầm cảm suốt nhiều năm. Chị bật khóc nức nở và bảo rằng chị cảm thấy giống như anh đang nói tất cả những gì chị đã trải nghiệm khi dùng thuốc chống trầm cảm – những cảm xúc cơ bản nhất của chị – đều là giả dối. “Tôi hoàn toàn không có ý đó”, anh trả lời chị ấy. “Thực tế rằng hầu hết [tác dụng của thuốc] là giả dược chỉ có nghĩa là bộ não của chị là bộ phận đáng kinh ngạc nhất trong cơ thể của chị – và bộ não của chị đang làm một công việc tuyệt vời là khiến chị cảm thấy tốt hơn”. Anh nói rằng không phải những gì chị ấy cảm nhận không có thật, chỉ là nguyên nhân thật sự khác với nguyên nhân mà chị ấy được kể. 70 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Chị ấy không cảm thấy thuyết phục, và vì thế đã tuyệt giao với Guy suốt nhiều năm sau đó. * Một thời gian ngắn sau, Irving được giao cho một nghiên cứu bị rò rỉ khác. Câu chuyện này đặc biệt gây ấn tượng mạnh với tôi, bởi vì nó trực tiếp nói về một tình huống mà tôi đã trải qua. Không lâu trước khi tôi bắt đầu dùng Seroxat (còn được bán trên thị trường với cái tên Paxil), GlaxoSmithKline – nhà sản xuất thuốc này, đã bí mật tiến hành ba thử nghiệm lâm sàng về việc liệu có nên dùng Seroxat cho lứa tuổi thiếu niên như tôi hay không. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tác dụng giả dược ở thuốc này hoạt động tốt hơn; một nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa thuốc và giả dược; và một nghiên cứu cho kết quả hỗn tạp. Không nghiên cứu nào cho thấy sự thành công cả. Tuy nhiên, khi công bố một phần kết quả, họ tuyên bố: “Paroxetine [một tên khác của thuốc] có hiệu quả đối với chứng trầm cảm nặng ở thanh thiếu niên”. Cuộc thảo luận trong nội bộ công ty từ thời điểm này về sau cũng bị rò rỉ. Một người trong công ty đã tuyên bố: “Thật không thể chấp nhận được về mặt thương mại nếu cho công chúng biết rằng hiệu quả của thuốc chưa được chứng minh, vì điều này sẽ làm 71 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 Paroxetine trở nên mất uy tín”. Nói cách khác, chúng ta không thể nói rằng nó không hiệu quả, vì như thế sẽ kiếm được ít tiền hơn. Thế là họ giấu nhẹm sự thật. Cuối cùng, trước tòa, họ buộc phải bồi thường 2,5 triệu USD cho bang New York vì tội lừa dối sau khi Bộ trưởng Tư pháp của New York là Eliot Spitzer khởi kiện họ. Nhưng tôi đã được kê loại thuốc này khi còn là một thiếu niên và tiếp tục dùng nó suốt hơn một thập niên. Sau đó, tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết về mười bốn loại thuốc chống trầm cảm chính được sử dụng cho thanh thiếu niên. Bằng chứng từ các kết quả thực tế và chưa qua màng lọc cho thấy chúng đơn giản là không có hiệu quả gì cả, trừ một trường hợp ngoại lệ, nhưng hiệu quả của trường hợp này không đáng kể. Tạp chí này kết luận rằng không nên kê các loại thuốc ấy cho thanh thiếu niên nữa. Những dòng chữ ấy là một bước ngoặt đối với tôi. Đây là loại thuốc tôi đã bắt đầu sử dụng từ khi còn là một thiếu niên, và chính công ty sản xuất nó đã nói rằng nó không có tác dụng gì với những người như tôi – nhưng họ vẫn tiếp tục quảng bá nó. Khi đọc được những dòng chữ ấy, tôi nhận ra rằng mình không thể tiếp tục bác bỏ những gì giáo sư Irving Kirsch đã nói một cách dễ dàng như vậy nữa. Nhưng đây mới là tiết lộ đầu tiên của ông ấy. Cú sốc lớn nhất vẫn chưa đến. 72 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach Chương 2 Sự Mất Cân Bằng Một năm sau khi tôi uống viên thuốc chống trầm cảm đầu tiên của mình, Tipper Gore – phu nhân của Phó Tổng thống Al Gore – giải thích với tờ USA Today lý do tại sao gần đây bà lại trầm cảm. “Đó chắc chắn là chứng trầm cảm lâm sàng, một chứng bệnh mà tôi cần được giúp đỡ để vượt qua. Những gì tôi biết là não của bạn cần một lượng serotonin nhất định và khi hết serotonin thì giống như sắp hết xăng”. Hàng chục triệu người – bao gồm cả tôi – cũng được rỉ tai điều tương tự. Khi Irving Kirsch phát hiện ra rằng những loại thuốc tăng serotonin này không có tác dụng như quảng cáo, ông ngạc nhiên và đặt ra một câu hỏi thậm chí còn cơ bản hơn. Ông tự hỏi: Bằng chứng đâu khi nói rằng trầm cảm chủ yếu là do mất cân bằng serotonin hay bất kỳ chất hóa học nào khác trong não? Kết luận đó từ đâu mà có? * Irving bắt đầu biết câu chuyện về serotonin một cách tình cờ tại một khu chăm sóc bệnh lao ở thành phố New York vào mùa hè ẩm ướt năm 1952, khi một số bệnh nhân bắt đầu nhảy nhót một cách 73 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 mất kiểm soát trong hành lang bệnh viện. Một loại thuốc mới ra đời tên là Marsilid được các bác sĩ hy vọng có thể giúp ích cho bệnh nhân lao. Hóa ra nó không tác động gì nhiều đến bệnh lao, nhưng các bác sĩ nhận thấy nó làm được một điều hoàn toàn khác. Họ khó lòng mà bỏ qua nó. Nó khiến các bệnh nhân phấn khích một cách hân hoan và vui sướng – một số người bắt đầu nhảy nhót điên cuồng. Vì vậy, ai đó đã quyết định thử đưa loại thuốc này cho những người trầm cảm và nó dường như cũng có tác dụng tương tự đối với họ trong một thời gian ngắn. Không lâu sau đó, trên thị trường xuất hiện các loại thuốc khác có vẻ cũng có tác dụng tương tự (nhưng cũng trong thời gian ngắn): Ipronid và Imipramine. Người ta bắt đầu đặt câu hỏi, vậy thì liệu những loại thuốc mới này có điểm chung nào không? Và dù điểm chung đó là gì đi nữa – liệu nó có nắm giữ chìa khóa để mở ra bí mật về căn bệnh trầm cảm không? Không ai thực sự biết phải tìm từ đâu, vì vậy trong suốt một thập niên, câu hỏi này cứ bỏ ngỏ, trêu ngươi các nhà nghiên cứu. Và rồi năm 1965, một bác sĩ người Anh tên Alec Coppen đã đưa ra một lý thuyết. Ông đặt ra câu hỏi, phải chăng tất cả những loại thuốc này đều làm tăng mức serotonin trong não? Nếu điều đó là đúng, nó cho thấy trầm cảm có thể là do mức serotonin thấp. Bác sĩ Gary Greenberg, người đã viết về lịch sử thời kỳ này, giải thích: “Thật khó mà phóng đại chuyện các nhà khoa học này đã dám nói liều mà 74 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach không có chứng cứ gì. Nhưng họ thực sự không biết serotonin hoạt động như thế nào trong não”. Ông cho biết, để công bằng với những nhà khoa học đầu tiên đưa ra ý tưởng này, phải nói rằng họ chỉ ngập ngừng đưa ra ý kiến đó, như một gợi ý. Một người trong số họ nói rằng, nó “cùng lắm cũng chỉ là một sự đơn giản hóa theo kiểu giản hóa luận”, và nói rằng nó không thể được chứng minh là đúng “dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có”. Nhưng vài năm sau, vào thập niên 1970, cuối cùng người ta cũng có thể bắt đầu thử nghiệm những lý thuyết này. Họ phát hiện ra rằng có một loại men hóa học làm giảm mức serotonin. Vì vậy, nếu lý thuyết này là đúng – mức serotonin thấp gây ra trầm cảm – thì điều gì sẽ xảy ra? Sau khi uống loại men này, con người sẽ trở nên chán nản. Thế là người ta làm thử nghiệm. Họ cho một số người uống một loại thuốc để giảm mức serotonin và theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. Nhưng trừ trường hợp dùng liều quá mạnh, người sử dụng không bị trầm cảm. Trên thực tế, ở đa số bệnh nhân, nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tâm trạng của họ. Tôi đã đến gặp một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu các loại thuốc chống trầm cảm mới này ở Anh, giáo sư David Healy, tại phòng khám của ông ở Bangor, một thị trấn phía Bắc xứ Wales. Ông là người đã ghi chép lại chi tiết nhất về lịch sử của thuốc chống trầm cảm. Khi nói đến ý tưởng cho rằng trầm cảm là do mức serotonin thấp, ông nói với tôi: “Chưa từng có bất kỳ cơ sở nào cho 75 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 điều đó. Nó chỉ là một cách thức tiếp thị. Vào thời điểm các loại thuốc này ra mắt vào đầu những năm 1990, bạn không thể bảo bất kỳ một chuyên gia tử tế nào lên bục diễn thuyết và nói: ‘Nhìn đây, có sự hạ thấp mức serotonin trong não của những người bị trầm cảm’... Chưa từng có bất kỳ bằng chứng nào cho điều đó”. Ông nói, nó chưa bao giờ bị bác bỏ, bởi vì, nói đúng ra,“nó chưa từng ‘được công nhận’. Chưa có thời điểm nào mà 50% chuyên gia trong lĩnh vực này thật sự tin vào điều đó cả”. Nghiên cứu lớn nhất về ảnh hưởng của serotonin đối với con người đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào với bệnh trầm cảm. Giáo sư Andrew Skull ở Princeton nói rằng việc quy chứng trầm cảm cho mức serotonin thấp là một điều “gây hiểu lầm sâu sắc và phản khoa học”. Nó chỉ hữu ích trên phương diện tiếp thị. Khi các công ty dược phẩm muốn bán thuốc chống trầm cảm cho những người như tôi và Tipper Gore, đó là một phép ẩn dụ tuyệt vời. Điều này rất dễ hiểu và nó mang lại cho bạn ấn tượng rằng những gì thuốc chống trầm cảm làm là giúp bạn hồi phục về lại trạng thái cân bằng tự nhiên mà mọi người khác đang có. * Irving biết được rằng một khi serotonin bị các nhà khoa học (chắc chắn không phải là các nhóm PR của công ty thuốc) không công nhận là một cách giải thích cho chứng trầm cảm và lo âu, hẳn đã 76 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach có một sự thay đổi trong nghiên cứu khoa học. Họ nói, nếu không phải lượng serotonin thấp gây ra trầm cảm và lo âu, thì đó chắc hẳn là do thiếu một chất hóa học nào khác. Người ta vẫn cho rằng những vấn đề này là do sự mất cân bằng hóa học trong não gây ra, và thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách điều chỉnh sự mất cân bằng hóa học đó. Nếu hóa ra một chất hóa học nào đó không phải là nguyên nhân gây ra trầm cảm và lo âu, thì người ta phải bắt đầu tìm kiếm một chất khác. Nhưng có một điều mà Irving không thể lí giải được: Nếu trầm cảm và lo âu là do sự mất cân bằng hóa học gây ra, và thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách sửa chữa sự mất cân bằng đó, thì rõ ràng đang có một điều gì đó rất lạ lùng với những kết quả mà ông tìm thấy. Trong các thử nghiệm lâm sàng, những loại thuốc chống trầm cảm làm tăng serotonin trong não cũng chỉ có tác dụng khiêm tốn giống như các loại thuốc làm giảm serotonin trong não. Và tương tự cho các loại thuốc làm tăng một chất hóa học khác là norepinephrine. Hoặc các loại thuốc làm tăng một chất hóa học khác nữa là dopamine. Nói cách khác, dù thử nghiệm bằng chất hóa học nào thì bạn cũng sẽ nhận được kết quả như vậy thôi. Thế nên, Irving đặt ra câu hỏi: Những người dùng các loại thuốc khác nhau này thật ra có điểm gì chung? Ông chỉ tìm thấy một điều: niềm tin rằng thuốc có tác dụng. Irving tin rằng nó có tác dụng tương tự như lý do khiến cây đũa phép của John Haygarth phát huy 77 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 tác dụng: bởi vì bạn tin rằng mình đang được chăm sóc và được đưa cho một giải pháp. * Sau hai mươi năm nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ cao nhất, Irving tin vào quan niệm cho rằng trầm cảm là do sự mất cân bằng hóa học gây ra chỉ là “một tai nạn của lịch sử”, bắt đầu từ việc các nhà khoa học hiểu sai những gì họ đang thấy, rồi sau đó các công ty dược phẩm bán sự nhầm lẫn đó cho thế giới để kiếm lời. Và vì thế, Irving nói, lời giải thích cơ bản cho chứng trầm cảm đang tồn tại trong nền văn hóa của chúng ta bắt đầu bị phá vỡ. Quan niệm cho rằng bạn cảm thấy kinh khủng là vì sự “mất cân bằng hóa học” được xây dựng trên một loạt các lỗi lầm. Ông nói quan niệm đó gần như đã được chứng minh là sai. * Tôi đã đi cùng Irving một quãng đường dài trên hành trình của ông, nhưng tôi chợt dừng lại, hoang mang, và tự hỏi: Mọi thứ thật sự là như vậy sao? Tôi được đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội, đây là loại bằng chứng mà tôi sẽ thảo luận trong phần còn lại của cuốn sách này. Tôi không được đào tạo về lĩnh vực khoa học mà Irving là chuyên gia. Tôi tự hỏi liệu tôi có đang hiểu nhầm ông không, hay liệu Irving có phải là một người ngoài cuộc trong thế giới khoa học 78 | T r a n g Kho sách t ng h p link Google Drive 3000+ ebook & sách nói, 38 ch , 700+ GB https://bit.ly/usbsach ấy. Vì vậy, tôi phải đọc hết tất cả những gì có thể, và tôi phải tìm kiếm sự giúp đỡ của càng nhiều nhà khoa học khác càng tốt. “Không bằng chứng nào cho thấy có một sự mất cân bằng hóa học” trong não của những người mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu, giáo sư Joanna Moncrieff – một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề này – đã thẳng thắn giải thích với tôi trong văn phòng của bà tại Đại học London. Bà nói rằng thuật ngữ này thật ra chẳng có ý nghĩa gì cả: Chúng ta không biết bộ não “cân bằng hóa học” trông như thế nào. Người ta nói rằng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm sẽ khôi phục trạng thái cân bằng tự nhiên cho não của bạn, nhưng điều đó không đúng, chúng chỉ tạo ra một trạng thái nhân tạo mà thôi. Toàn bộ quan niệm cho rằng sự đau khổ về tinh thần đơn giản là do mất cân bằng hóa học chỉ là “một huyền thoại” mà các công ty dược phẩm bán cho chúng ta, bà tin như vậy. Bác sĩ tâm lý học lâm sàng Lucy Johnstone còn thẳng thừng hơn. “Hầu hết mọi thứ bạn từng nghe đều nhảm nhí cả”, bà nói với tôi bên tách cà phê. Lý thuyết về serotonin “là một lời nói dối. Tôi không nghĩ chúng ta nên ‘mông má’ cho nó rồi bảo là: ‘Chà, có lẽ có bằng chứng để chứng minh điều đó rồi’. Chẳng có đâu”. * Tuy nhiên, dường như tôi không thể tin được rằng một thứ quá lớn 79 | T r a n g Qu n tr th i gian, công vi c & l u d li u cá nhân ch b ng 1 app mi n phí duy nh t https://bit.ly/trelloaiov23 """