" Luân Lý - Giáo Khoa Thư PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Luân Lý - Giáo Khoa Thư PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo  Giới thiệu QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm. Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục. Việc dạy song hành hai bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Điều đó thể hiện rất rõ phương châm giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn. Với định hướng đó, nhóm soạn giả nói trên đã dạy cho lớp thiếu niên nhi đồng những bài học đầu tiên thật ngắn gọn, dễ nhớ và đáng nhớ suốt cả đời người: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Hoặc: 5 “Cha sinh mẹ dưỡng Đức cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha mẹ phải hết lòng Ấy là chữ Hiếu dạy trong luân thường Chữ Đễ nghĩa là nhường Nhường anh nhường chị, lại nhường người trên...” Bộ sách tuy nhỏ, bài học tuy ngắn nhưng giá trị sư phạm, chất lượng văn học và hiệu quả giáo dục tâm hồn trẻ thơ thì điểm lại từ trước tới nay trong rừng sách giáo khoa quốc ngữ chưa dễ có công trình nào ghi được những dấu ấn sâu đậm như vậy. Ngày nay hầu hết các bạn học sinh sinh viên đều đã học và rất yêu thích bài thơ Quê hương của Giang Nam: “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...” Các bạn biết không – những trang sách nhỏ mà nhà thơ Giang Nam đã xem như tình yêu chính là những trang sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ này đây. Chính cái tình yêu quê hương mơ màng xinh xắn ấy ấp ủ trong tâm hồn nhà thơ, sau này sẽ lớn lên thành bài thơ Quê hương của thời chống Mỹ cứu nước: “Xưa tôi yêu quê hương vì có hoa có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay tôi yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi.” Trong tác phẩm Hương rừng Cà Mau, một quyển cảo thơm của phía Nam Tổ quốc, tác giả Sơn Nam cũng đã “phải lòng” một 6 Luân lý giáo khoa thư thứ tình nghĩa giáo khoa thư ngọt ngào trong sáng như giai điệu mùa xuân: “Văn chương nghe như đờn Nam Xuân: Nước mềm đá rắn, thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, thế mà dây cưa mãi gỗ cũng phải đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy...” (Trích truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư trong tập Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam; xem truyện này ở phần phụ lục cuối sách) Thực ra không chỉ các nhà văn như Giang Nam hay Sơn Nam mà rất nhiều thế hệ học trò, thuở ấy còn để tóc trái đào, tóc bờm, tóc vá... nay đã thành bậc phụ lão, tóc trắng như sương mà vẫn có thể thuộc nằm lòng những bài học của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ. Sách được biên soạn vào thời kỳ chữ Quốc ngữ bắt đầu phát triển, thay cho chữ Hán và chữ Pháp trong nhà trường, xã hội Việt Nam còn chịu áp lực nặng nề của chế độ thực dân nửa phong kiến. Không thể nói tất cả những nội dung chuyển tải của nó đều hoàn toàn phù hợp với quan điểm giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, giá trị của bộ sách được nhìn nhận ở sức khai tâm, ở sự giữ gìn và kế thừa đạo đức và truyền thống dân tộc, sao cho trí tuệ và hạnh kiểm của con em chúng ta có thể phát triển theo một dòng chảy liên tục, và trên nền tảng vững chắc của 4000 năm văn hiến. Một bộ sách như thế rõ ràng là vốn quí trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Tuy rằng việc học ngày nay đã khác xưa, nhưng dầu chế độ nào, thời đại nào cũng cần phải biết tôn vinh những đạo 7 lý muôn thuở: công cha, nghĩa mẹ, học trò biết ơn thầy... chỗ quê hương đẹp hơn cả... Những viên đá tảng đó đều đã có sẵn trong bộ sách nầy và cho dù ngôn ngữ văn học của nó có phần cổ lỗ nhưng vẫn rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ sức truyền cảm, thuyết phục. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Lần tái bản này, cũng như các lần trước, chúng tôi chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh họa khắc trên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì mang phần hồn của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đều được phục hiện trong tuyển tập này. Những lần tái bản này cách xa lần xuất bản đầu tiên đã hơn nửa thế kỷ, một khoảng thời gian đủ để nhớ và để quên trong tâm trí và tình cảm của bạn đọc. Dù nhớ dù quên, xin hãy đón nhận tuyển tập này như một món quà tinh thần trong hành trang của những người thầy và những người học trò, hôm qua và hôm nay. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 8 Luân lý giáo khoa thư Lớp Đồng ấu   Tựa Sách luân lý này (nầy) làm theo chương trình lớp Đồng ấu các trường Sơ đẳng; Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ ở học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ. Mỗi bài học có năm phần: 1. Mấy câu đại cương về bài học; 2. Một bài tiểu dẫn lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên; 3. Một cái tranh vẽ; 4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa những câu hỏi về bài tiểu dẫn; 5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học. Đây là những phần cốt yếu. Nhưng khi dạy, ông thầy có thể giảng giải cho rộng thêm ra, hoặc mình tìm lấy, hoặc bảo học trò tìm những câu thí dụ khác, cốt cho học trò hiểu rõ ý nghĩa trong bài. Những câu đại cương trên đầu bài, là bao quát cả những cái chung. Nhưng muốn cho thâm nhập vào tâm não trẻ, ông thầy Lớp Đồng ấu 11 phải tìm những việc thiết dụng hằng ngày, quan hệ về cương thường đạo lý, nhất là về gia tộc luân lý, mà giảng giải cho trẻ nghe. Những câu cách ngôn thường là những câu phương ngôn tục ngữ, lời ít mà tứ nhiều, ông thầy lại càng phải giải nghĩa cho rõ lắm. Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có liên lạc với nhau: Đứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa học trò tốt, ra đường tất là đứa bé nết na. 1. CHÚ CƯỚC: Trong sách này (nầy) những tiếng đứng giữa ngoặc đơn là tiếng Trung kỳ; những tiếng có số ở dưới tranh là tiếng Nam kỳ. 12 Luân lý giáo khoa thư Chương thứ nhất Bổn phận đối với gia tộc 1 Gia tộc Người ta ai cũng có gia tộc, nghĩa là có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em, chị em. Ta khôn lớn lên, ta học tập được Cha mẹ con cái Tiểu dẫn. MỘT GIA TỘC thành người, cũng là nhờ có gia tộc. Nhà tôi có ông bà, cha mẹ, anh em và chị em tôi. Cha tôi thì đi làm để nuôi cả nhà. Mẹ tôi thì trông nom1 dạy bảo chúng tôi, và coi sóc mọi việc trong nhà. Chúng tôi lúc nào cũng nết na dễ bảo, để cho ông bà, cha mẹ được vui lòng. Kể cả người trong họ thì còn có chú bác, cô dì, anh em, chị em họ, là những người có cùng máu mủ với tôi. CÂU HỎI: Nhà anh có những ai? Cha làm gì? Mẹ làm gì? Các anh làm gì? Trong họ có những ai? Cách ngôn: Con có cha như nhà có nóc. 1. Coi sóc. Lớp Đồng ấu 15 2 Yêu mến cha mẹ Cha mẹ hết lòng yêu mến con, lúc nào cũng lo tính cho con được sung sướng. Vậy kẻ làm con phải hết lòng Tí bóp đầu cho mẹ Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA CON BIẾT YÊU MẸ yêu mến cha mẹ. Tí lên sáu tuổi, tính rất ham chơi. Một hôm, nó đang vui chơi với lũ trẻ, thấy mẹ kêu nhức đầu, lên giường nằm. Nó thôi, không chơi nữa, chạy ngay lại sờ1 trán mẹ mà hỏi rằng: “Mẹ làm sao thế?” – “Mẹ nhức đầu lắm”. “Để con bóp đầu cho mẹ chóng khỏi nhé!”. Nó vừa nói, vừa trèo lên giường, ngồi bóp đầu cho mẹ. CÂU HỎI: Sao Tí chơi với lũ trẻ lại thôi không chơi nữa? Nó chạy đi đâu? Nó bảo mẹ nó thế nào? Rồi nó làm gì? Cách ngôn: Dạy con con chớ quên lời, Mến yêu cha mẹ suốt đời mới nên. 1. Rờ. 16 Luân lý giáo khoa thư 3 Kính trọng cha mẹ Con mà yêu mến cha mẹ, thì bao giờ cũng kính trọng cha mẹ. Kính trọng nghĩa là ăn ở có lễ phép, và lúc nào cũng ngoan Hợi đứng hầu cha mẹ Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ NGOAN ngoãn1 từ tốn, gọi2 dạ bảo vâng. Hợi hãy còn bé mà đã biết ăn ở như người lớn. Cha mẹ yêu nó và chiều nó lắm, vì chỉ có mình nó mà thôi. Tuy vậy mà nó chẳng hề dám làm nũng bao giờ. Khi cha mẹ hỏi han gì, nó trả lời rất cung kính; sai bảo gì, nó cũng vui lòng làm ngay3. Hợi là một đứa bé lễ phép, ai cũng yêu mến. CÂU HỎI: Hợi là đứa bé thế nào? Khi cha mẹ hỏi, nó trả lời làm sao? Khi sai bảo nó, thì nó thế nào? Cách ngôn: Thờ cha kính mẹ ấy là con ngoan. 1. Nết na. 2. Kêu. 3. Liền. Lớp Đồng ấu 17 4 Vâng lời cha mẹ Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ điều hơn lẽ thiệt. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì, ta phải vâng lời. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ BIẾT VÂNG LỜI Bính và Đinh dắt (dắc) nhau đi chơi. Bính muốn ra chơi ở gần bờ ao, rủ Đinh cùng đi. Đinh nói: “Cha mẹ tôi vẫn bảo rằng: trẻ con không nên chơi gần bờ ao, lỡ trượt1 chân ngã (bổ)2 xuống ao thì ướt cả quần áo, và có khi chết đuối”. Bính nói: “Anh cứ ra chơi với tôi, cha mẹ anh đi vắng biết đâu mà sợ”. Đinh lắc đầu nói: “Cha mẹ tôi đã dặn câu gì, thì lúc vắng mặt cũng như có mặt, tôi chẳng dám sai lời”. CÂU HỎI: Bính và Đinh làm gì? Bính rủ Đinh đi đâu? Sao Đinh không đi? Cách ngôn: Cá chẳng ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. 1. Trợt. 2. Té. 18 Luân lý giáo khoa thư 5 Biết ơn cha mẹ Cha mẹ nuôi con, công trình khó nhọc, kể sao cho xiết. Vậy phận làm con phải biết đền ơn cha mẹ. Thầy hỏi Mão: “Con nghĩ gì?” Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA BÉ1 CÓ HIẾU Một hôm, Mão đi học coi bộ buồn rầu lắm; đến giờ chơi, cứ đứng một chỗ, anh em chơi đùa2 cũng mặc. Thầy lấy làm lạ, mới hỏi: “Con nghĩ gì mà thừ3 người ra thế?” – “Thưa thầy, sáng hôm nay mẹ con ở nhà ngã4 đau lắm, không đi chợ được, nên con buồn”. Thầy ngoảnh lại bảo các trò đứng xung quanh đấy rằng: “Các anh nghe đấy, Mão từng này tuổi mà đã biết thương cha mẹ như vậy, thật là đứa bé có hiếu”. CÂU HỎI: Mão là đứa bé thế nào? Một hôm làm sao mà nó buồn? Thầy giáo hỏi nó thế nào? Nó trả lời làm sao? Thầy bảo các trò thế nào? Cách ngôn: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 1. Nhỏ. 2. Trửng. 3. Đờ. 4. Té. Lớp Đồng ấu 19 6 Giúp đỡ cha mẹ Ta còn ít tuổi, chưa làm được công việc nặng nề, cũng nên giúp đỡ cha mẹ để cha mẹ yên lòng. Dần đang quét sân Tiểu dẫn. BÉ1 LÀM VIỆC NHẸ Cha anh Dần làm nghề thợ mộc, mẹ anh đi chợ bán hàng. Ngày nào cũng sáng sớm đi, đến tối mịt mới về. Anh thấy cha mẹ phải làm lụng vất vả như thế, mà anh thì chẳng đỡ đần được việc gì, trong bụng lấy làm áy náy. Nên sáng nào anh cũng dậy sớm, trước khi đi học, thì lấy chổi quét nhà, và làm những việc nhẹ để giúp cha mẹ. CÂU HỎI: Cha mẹ anh Dần làm nghề gì? Sao anh Dần lấy làm áy náy? Anh làm những việc gì? Cách ngôn: Làm con sớm tối phải đỡ đần cha mẹ. 1. Nhỏ. 20 Luân lý giáo khoa thư 7 Phải thật thà với cha mẹ Làm con phải lấy bụng thật thà ngay thẳng mà ở với cha mẹ. Hoặc có khi lầm lỗi điều gì cũng không được giả dối. Tiểu dẫn. THÚ TỘI Một hôm cha mẹ đi vắng, cậu Giáp ở nhà chơi đùa1 với lũ trẻ, đánh vỡ một cái bát cổ2. Khi mẹ về, thấy thế, giận lắm hỏi: “Đứa nào đánh vỡ cái bát này đây?”. Cậu Giáp run sợ, nhưng đánh bạo nói rằng: “Lạy mẹ, Đứa nào đánh vỡ cái bát này? con trót dại, lỡ tay đánh vỡ, xin mẹ tha cho con”. Mẹ khoan thai bảo: “Con chơi nghịch dại thế, làm hại mất mấy cái bát quí của mẹ. Đáng lẽ thì con phải đòn, nhưng đã biết thú thật, thì mẹ tha cho. Từ rày phải có ý tứ”. CÂU HỎI: Cậu Giáp đánh vỡ cái gì? Mẹ về thấy thế hỏi sao? Cậu Giáp trả lời thế nào? Sao mẹ không đánh cậu Giáp? Cách ngôn: Có lỗi thì phải thú thật. 1. Trửng 2. Từ xưa. Lớp Đồng ấu 21 8 Anh em chị em Anh em, chị em trong nhà, nên hòa thuận và nhường nhịn lẫn nhau, chớ nên tranh giành, cãi cọ để cho cha mẹ phải phiền lòng. Tiểu dẫn. NHƯỜNG LẪN NHAU Nhà ông Bá được một gái là Lan và hai giai1 là Giáp và Ất. Một hôm, có hàng xóm đem cho hai cái bánh. Ông Bá đưa cho ba con, bảo chia nhau mà ăn. Lan nói: chị hơn một tuổi, chị Ông Bá đưa bánh cho các con không ăn, để mỗi em một cái, khỏi phải cắt ra mà chia. Ất nói: em bé nhất, em xin nhường cho anh và chị. Giáp nói: chị lớn hơn thì phần chị một cái, và một cái thì phần Ất, vì nó là em bé nhất. Còn tôi thì lần sau tôi hãy ăn cũng được. Ba chị em cứ nhường nhau mãi. Cha thấy vậy, lấy làm vui lòng mà bảo rằng: “Các con nhường nhịn nhau là phải, nhưng cứ thế mãi thì làm thế nào2? Thôi đưa đây thầy chia cho”. Nói đoạn, người cha lấy bánh chia ra làm ba phần rồi đưa cho ba con. 1. Trai. 2. Sao. 22 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Một hôm, nhà hàng xóm đem cho ông Bá cái gì? Ông đưa cái bánh cho ai? Ba chị em nhường nhau thế nào? Rồi sau làm sao? Cách ngôn: Anh em như thể tay chân. 9 Đối với ông bà Ông bà yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con. Vậy cháu nên phải kính mến ông bà cũng như cha mẹ. Ngọ bưng nước hầu ông bà Tiểu dẫn. ĐỨA CHÁU NGOAN (giỏi)1 Ông bà anh Ngọ đã già: ông thì đầu tóc bạc, bà thì răng rụng lưng còng (còm). Cha mẹ anh Ngọ ngày ngày ra đồng làm ruộng, chỉ có anh ở nhà với ông bà. Anh rất yêu mến và kính trọng ông bà, nên lúc nào anh cũng chơi quanh quẩn ở nhà. Trẻ con hàng xóm đến rủ anh đi chơi, anh cũng không đi. 1. Nết na. Lớp Đồng ấu 23 Mỗi khi ông bà gọi, thì anh dạ mà chạy ngay1 đến. Anh chăm chỉ hầu hạ, nào là lấy kính (gương) để ông xem sách, nào là lấy cối2 để bà giã trầu (xáy trầu). Anh hầu hạ được việc gì, thì trong bụng lấy làm vui vẻ lắm. CÂU HỎI: Ngọ ở nhà với ai? Sao trẻ rủ đi chơi, Ngọ không đi? Ngọ kính mến ông bà thế nào? Cách ngôn: Có ông bà mới có cha mẹ. 10 Thờ phụng tổ tiên Tổ tiên là những bậc sinh ra ông bà cha mẹ mình. Vậy mình là dòng dõi của tổ tiên, phải thờ phụng tổ tiên để tỏ lòng nhớ ơn. Ông Lý đem các con đến lễ nhà thờ Tiểu dẫn. NHÀ THỜ ÔNG VẢI Ngày Tết Nguyên đán, mọi người trong họ đều đến nhà thờ, để lễ tổ. 1. Liền. 2. Ống ngoáy. 24 Luân lý giáo khoa thư Hôm ấy, ông Lý và các con cũng đi lễ tổ. Khi đến nhà thờ ông Lý giảng giải cho các con nghe rằng: “Đây là nhà thờ của họ ta, để thờ cúng tổ tiên, vậy nay nhân ngày mồng một Tết, chúng ta là cháu chắt, phải đến lễ để tỏ lòng kính nhớ”. CÂU HỎI: Ngày Tết, người trong họ đi đâu? Ông Lý giảng cho các con nghe thế nào? Cách ngôn: Chim tìm tổ1 người tìm tông. 11 Người trong họ Đối với mọi người trong họ, bất cứ xa gần hay nội ngoại, ta phải ăn ở cho có tình thân ái, chớ nên chểnh mảng thờ ơ 2 như người dưng nước lã. Tiểu dẫn. MỘT TẬP TRANH Thìn đang giở tập tranh ra xem, thấy Xuân và Hạ là hai em họ đến chơi, vội vàng cất ngay3, vào trong tráp. Mẹ anh Thìn trông thấy, bảo rằng: “Con không nên thế4, lấy tranh ra cho Xuân và Hạ cùng xem. Anh em trong họ với nhau, mà có mấy tờ tranh cũng giấu, không cho nhau xem, thế chẳng hóa ra lại tệ hơn người ngoài hay sao”. 1. Ổ. 2. Lơ là. 3. Liền. 4. Vậy. Lớp Đồng ấu 25 Thìn giở tranh cho em họ xem Thìn vâng lời mẹ, lấy ngay1 tranh ra cho Xuân và Hạ xem. GIẢI NGHĨA: Nội: họ nội tức là họ về bên cha. Ngoại: họ ngoại tức là họ về bên mẹ. CÂU HỎI: Thìn đang làm gì? Thấy hai em họ đến chơi thì làm thế nào? Mẹ trông thấy bảo sao? Thìn vâng lời mẹ rồi làm gì? Cách ngôn: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 12 Tôi tớ trong nhà Tôi tớ ở với mình, giúp công việc cho mình, cũng như người nhà mình. Mình phải lấy bụng khoan hòa, nhân ái, công bằng mà xử với tôi tớ. 1. Liền. Người cha mắng anh Mậu 26 Luân lý giáo khoa thư Tiểu dẫn. CÁCH ĐỐI ĐÃI TÔI TỚ Một hôm, anh Mậu đang quát mắng1 đầy tớ, người cha thấy vậy, mới bảo rằng: “Kẻ đầy tớ ở với ta, giúp ta được bao nhiêu công việc; nào quét nhà, gánh nước, chẻ củi, nấu cơm, làm đủ mọi việc, thật là vất vả khó nhọc. Ví không có đầy tớ, liệu con có làm lấy được không? Vậy đối với đầy tớ, ta phải nên ăn ở cho có lượng, đừng có hơi một tí2 đã quát tháo3 lên như thế.” GIẢI NGHĨA: Khoan hòa: bụng rộng rãi. Nhân ái: hiền lành. Có lượng: có bụng thương kẻ dưới. CÂU HỎI: Tại làm sao người cha mắng anh Mậu? Đầy tớ giúp ta những việc gì? Chủ nhà phải ăn ở với đầy tớ thế nào? Cách ngôn: Người ở xét công. 1. La rầy. 2. Chút. 3. La rầy. Lớp Đồng ấu 27 13 Người quen thuộc với nhà mình Những người quen thuộc cha mẹ ta là những bậc tôn trưởng. Đối với những bậc ấy, ta phải kính nhường và ăn ở cho có lễ phép. Tiểu dẫn. ĐỨA TRẺ VÔ PHÉP Một hôm, ông Bá đánh cờ chơi với bác Phó là anh cả thằng Thìn. Ông Bá xưa nay vẫn cậy mình là người cao cờ. Hôm ấy đánh thua luôn mấy ván1. Thìn đứng cạnh2, cứ mỗi lần thấy ông Bá thua lại cười ầm lên. Bà mẹ ngồi may ở chái bên, làm thinh như không nghe tiếng. Nhưng lúc ông Bá về rồi, bà mẹ mới gọi3 Thìn lại mắng rằng: “Lúc nãy (khi hồi) mày cười ông Bá như thế, là vô phép với một người bạn của nhà ta. Mày hư lắm! Tối nay tao không cho mày đi chùa nữa”. Thìn biết mình có lỗi, đứng cúi mặt xuống, không dám nói gì, và từ đấy trở đi nó ăn ở có lễ phép với cả mọi người. 1. Bàn. 2. Bên. 3. Kêu. 28 Luân lý giáo khoa thư GIẢI NGHĨA: Tôn trưởng: Bậc trên, bậc anh. CÂU HỎI: Ông Bá lại nhà bác Phó làm gì? Ông cậy mình thế nào? Thìn thấy ông Bá thua cờ thì làm gì? Mẹ nó dạy bảo nó thế nào? Cách ngôn: Kính bạn cha cũng như cha. 14 Một nhà sum họp1 Những ngày đông đủ cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em chị em là những ngày vui hơn cả. Cái cảnh Một nhà sum họp với nhau, thật là sung sướng. Tiểu dẫn. MỘT NHÀ ĐÔNG ĐỦ một nhà già trẻ, xa gần được sum họp Anh Xuân mới thi đậu bằng tiểu học Pháp Việt. Anh về nhà nghỉ hè. Ông bà, cha mẹ, anh em, chị em đón rước anh rất là vui vẻ. Họ hàng, bà con được tin anh về, tấp nập2 đến chơi, kẻ mừng người hỏi, ân cần vồn vã (hớn hở). Còn anh Xuân đằng đẵng mấy 1. Hiệp. 2. Rộn rực. Lớp Đồng ấu 29 tháng trời ở tỉnh, nay được về nhà, gặp cha mẹ họ hàng thì trong bụng cũng lấy làm hớn hở. CÂU HỎI: Anh Xuân thi đỗ về làm gì? Cha mẹ, họ hàng vui mừng làm sao? Anh Xuân vui vẻ thế nào? Cách ngôn: Chẳng gì vui bằng cái cảnh một nhà sum họp. 15 Một nhà hòa hợp1 Người một nhà phải âu yếm hòa thuận với nhau. Có âu yếm hòa thuận, thì mới có sức mạnh và làm ăn mới được thịnh vượng. Tiểu dẫn. MỘT QUẢ2 CAM Một người mẹ cho con quả cam. Con cầm lấy, nhưng không ăn, chạy ngay3 ra sân đưa cho em bé. Thằng bé cầm lấy rồi nói rằng: tôi không ăn, để đem cho cha ăn cho mát ruột. Nói rồi nó chạy ra đồng đưa cam cho cha nó. Người cha cầm lấy, nhưng Con đưa quả cam cho cha cũng không ăn, lại đem về cho vợ. Thành ra quả cam tự tay người mẹ cho, rồi lại quay về tay người mẹ. Cái cảnh một nhà âu yếm nhau như vậy, thật đáng quí. 1. Hiệp. 2. Trái. 3. Liền. 30 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Mẹ cho gì? Đứa con đưa quả cam cho ai? Người cha lại đưa quả cam cho ai? Anh xem truyện này thì bụng anh nghĩ thế nào? Cách ngôn: Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn. 16 Nghĩa gia tộc Ta phải giữ lấy cái nền nếp của nhà ta, cố làm cho ông cha được vẻ vang thêm lên. Đứng làm điều gì xấu xa, phạm đến danh tiếng của nhà ta. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ MẤT DẠY Dần là đứa bé ngỗ nghịch, cứ hay ném gạch sang nhà bên cạnh1. Một hôm, ném thế nào2 vào đầu con người ta. Bà cụ láng giềng chửi ầm lên. Mẹ nó nghe tiếng, gọi nó vào, vừa đánh vừa mắng rằng: “Mày làm gì để người ta chửi bới như thế? Thật là con nhà mất dạy, làm nhục đến cha mẹ. Mày thử nghĩ xem mày đã làm được công trạng gì chưa, mà để người ta sỉ nhục ông cha như thế?” 1. Một bên. 2. Làm sao. Lớp Đồng ấu 31 GIẢI NGHĨA: Mất dạy: không ai dạy bảo. Công trạng: sự nghiệp đã làm nên. CÂU HỎI: Dần tinh nghịch thế nào? Một hôm, Dần ném đá vào đầu ai? Nhà láng giềng thấy thế làm gì? Mẹ Dần đánh mắng Dần và dạy bảo làm sao? Cách ngôn: Giấy rách phải giữ lấy lề. 32 Luân lý giáo khoa thư Chương thứ hai Bổn phận đối với học đường 1 Trường học Khuyên con khuya sớm chuyên cần Học hành có chí lập thân nên người. Lũ trẻ đi học Tiểu dẫn. PHẢI ĐI HỌC Đồng hồ sắp đánh tám giờ. Học trò tấp nập1 đi học, lũ năm lũ ba, tay cắp sách, vừa đi vừa nói chuyện trò vui vẻ. Đến trường, ai nấy vào học. Các lớp học đều rộng rãi mát mẻ. Thầy giáo hết lòng dạy các cậu, mà các cậu học hành rất chăm chỉ. Sự học hành cần lắm. Ta phải rủ nhau đi học. Có học mới khôn được. CÂU HỎI: Các cậu bé đi đâu? Các cậu cầm gì ở tay? Các lớp học thế nào? Các cậu học hành thế nào? Tại làm sao phải đi học? 1. Rộn rực. 34 Luân lý giáo khoa thư Cách ngôn: Bé chẳng học, lớn làm gì? 2 Phải yêu mến thầy Thầy học là người thay quyền cha mẹ mà dạy dỗ ta để ta được nên người tử tế. Vậy ta phải yêu mến thầy học cũng như yêu mến cha mẹ. Học trò hỏi thăm thầy Tiểu dẫn. HỌC TRÒ YÊU THẦY Chưa đến giờ học, học trò hãy còn chơi ở sân trường. Anh Ba bảo các anh em bạn rằng: “Này các anh ạ, thầy yếu mới khỏi, chắc thầy còn mệt; vậy hôm nay vào lớp, ta phải để trí mà nghe thầy dạy, đừng để thầy phải nói nhiều; như vậy thì thầy đỡ mệt, mà anh em ta mới tỏ được bụng yêu mến thầy”. Các anh em đều nói: “Phải lắm! Phải lắm!”. Lúc vào học, ai nấy ngồi im1 phăng phắc, cố ý nghe lời thầy dạy. Thầy dạy hết buổi học mà không thấy nhọc mệt, vì không phải nói to2, không phải quở phạt ai cả. Thầy lấy làm bằng lòng lắm. 1. Nín. 2. Lớn Lớp Đồng ấu 35 CÂU HỎI: Anh Ba bảo gì các anh em bạn? Các anh ấy trả lời làm sao? Vào trong lớp học, học trò làm gì? Tại sao thầy giáo bằng lòng? Cách ngôn: Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy. 3 Phải tôn kính thầy Cha mẹ sinh ta và nuôi ta, thầy dạy ta để mở mang trí tuệ cho ta. Vậy ta phải tôn kính thầy cũng như tôn kính cha mẹ. Học trò chào thầy Tiểu dẫn. THẦY GIÁO Kể trong bách1 nghệ, thì nghề nào cũng quí, nhưng nghề dạy học đáng quí hơn cả. Không có người làm ruộng, thì ta không có cơm mà ăn; không có người dệt vải, thì ta không có áo mà mặc; không có thợ nề2; thợ mộc, thì ta không có nhà mà ở. Nhưng nếu không có thầy dạy học, mở mang trí tuệ cho ta, dẫu ta làm nên gì nữa, cũng là phường giá áo túi cơm mà thôi! Như thế thì cái đời còn có giá trị gì? Vậy ta phải tôn kính thầy học lắm mới được. 1. Bá. 2. Hồ. 36 Luân lý giáo khoa thư GIẢI NGHĨA: Trí tuệ: khiếu hiểu biết mọi việc. Giá áo túi cơm: nói ví người như cái giá mắc áo, cái túi đựng cơm. CÂU HỎI: Tại làm sao nghề nào cũng quí? Không có người làm ruộng, không có người dệt vải, người thợ nề, thợ mộc thì làm sao? Tại làm sao phải tôn kính thầy hơn các người khác? Cách ngôn: Trọng thầy mới làm được thầy. 4 Phải vâng lời thầy Thầy dạy bảo ta, là mong cho ta được hay. Vậy ta phải vui lòng mà vâng lời thầy. Thầy mắng anh Thu Tiểu dẫn. NGƯỜI HỌC TRÒ VÂNG LỜI Thu có thói hay dậy trưa. Cha mẹ chiều1 anh, vì anh là con một, nên không quở mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo 1. Chìu. Lớp Đồng ấu 37 biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng: “Dậy trưa là một nết xấu. Nếu con dậy trưa, thì con đi học muộn (trưa), mất thời giờ mà lại làm ngăn cản cả việc học hành của con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được”. Từ hôm ấy trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ đi học, anh đã đến trường rồi. Thu là học trò biết vâng lời. CÂU HỎI: Anh Thu có tính gì? Tại sao cha mẹ anh không mắng anh? Thầy giáo bảo anh gì? Anh làm thế nào? Anh Thu là người thế nào? Cách ngôn: Nào là những kẻ học trò Phải nghe thầy dạy mà lo sửa mình. 5 Phải biết ơn thầy giáo Thầy cũng như cha. Cha mẹ thì có công sinh thành, mà thầy thì có công giáo hóa. Ta phải biết ơn thầy cũng như cha mẹ. Học trò mừng tuổi thầy Tiểu dẫn. BIẾT ƠN THẦY Tục ta thuở trước, cứ mồng năm ngày tết là học trò phải đến tết thầy. Không những khi còn đang đi học, mà khi đã thôi học rồi, có khi đã làm nên danh phận, cũng vẫn phải giữ lệ ấy. Học 38 Luân lý giáo khoa thư trò trọng thầy như cha vậy. Khi thầy mất, học trò phải tống táng, phải trông nom1 phần mộ, và đến ngày giỗ thì phải cúng tế. Ấy cái tục của ta ngày xưa trọng thầy như vậy. GIẢI NGHĨA: Sinh thành: đẻ ra và nuôi mình nên người. Giáo hóa: dạy dỗ. CÂU HỎI: Thuở trước mồng năm ngày tết học trò làm gì? Những người đã thôi học rồi, có theo tục ấy không? Khi thầy mất thì học trò làm gì? Cách ngôn: Không thầy đố mày làm nên. 6 Phải thật thà với thầy Bao giờ ta cũng phải nói thật với thầy. Nếu đã làm điều gì trái, thì ta phải thú ngay. Ta không nên nói dối, vì nói dối là một thói rất xấu. Tiểu dẫn. CẬU HỌC TRÒ THẬT THÀ Thầy giáo đang viết bài trên bảng. Bỗng chốc ở đàng cuối lớp có tiếng động, và mấy cậu học trò cười khúc khích. Thầy ngoảnh lại hỏi rằng: “Đứa nào nghịch2 gì đấy?”. Học trò ngồi im3, không ai nói gì cả. Sau thấy anh Sáu đứng dậy thưa rằng: “Thưa thầy, con lỡ tay đánh rơi4 hộp bút5, xin thầy tha cho con”. Thầy nói: 1. Coi. 2. Rắn mắt. 3. Nín. 4. Làm rớt. 5. Viết. Lớp Đồng ấu 39 “Nghịch1 ở trong lớp thế là có lỗi, đáng lẽ phải phạt, song mày đã biết thú thật, thì ta tha cho. Từ rày đừng nghịch thế nữa”. CÂU HỎI: Thầy giáo làm gì? Bỗng chốc có tiếng gì ở trong lớp? Thầy giáo hỏi gì? Anh Sáu nói làm sao? Thầy giáo bảo anh gì? Cách ngôn: Đã lòng tri quá thì nên. Sáu đánh rơi hộp bút 7  Chuyên cần Học hành phải chuyên cần. Đi học mà buổi có buổi không chẳng những thiệt thòi cho mình, mà lại thất lễ với Tạ trốn học Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ TRỐN HỌC thầy nữa. Học trò trốn học đi chơi là học trò hư. Thằng Tạ ở nhà cắp sách đi học. Nhưng kỳ thật nó trốn học, đi chơi. Cha nó bắt được nó đang trèo cây để lấy tổ chim, gọi xuống rồi đem đến trường học mách thầy. 1. Rắn mắt 40 Luân lý giáo khoa thư Thầy giáo phạt Tạ và mắng Tạ rằng: “Mày trốn học như vậy, tội nặng lắm. Ở nhà nói dối cha, đến trường nói dối thầy. Từ rày phải chừa, và phải đi học cho chuyên cần”. GIẢI NGHĨA: Chuyên cần: siêng năng, chăm chỉ. CÂU HỎI: Thằng Tạ trốn học đi làm gì? Cha nó bắt được nó thì đem nó đi đâu? Thầy giáo mắng nó thế nào? Cách ngôn: Học tinh ư cần. 8 Đi học phải đúng giờ Đi học ta phải trông đồng hồ để liệu đến trường cho đúng giờ. Ta không nên vơ vẩn dọc đường. Nếu đến trễ thì không những làm mất thì giờ của mình, mà lại ngăn trở cả việc học của bạn nữa.” Tiểu dẫn. VƠ VẨN DỌC ĐƯỜNG Thằng Mùi và con Quý cắp sách đi học. Mẹ dặn rằng: “Phải đi cho mau, đừng có nghênh1 mặt ở đường nhé! Tao thấy nói chúng bay hay đến trường chậm lắm đấy.” – “Vâng, chúng con đi học thật nhanh (lanh)”. Nói rồi, cả hai đứa cùng chạy. Chạy được một 1. Vác. Lớp Đồng ấu 41 Mùi và Quý đứng xem người mài dao lát, chúng nó đứng lại, nghỉ bên mé đường, rồi lại chạy. Gặp thằng bé1 chăn trâu, lại đứng nói chuyện một lúc, rồi lại chạy. Cách một quãng, gặp một người mài dao, thấy hay hay, chúng nó đứng lại xem. Xem một lát, sực nhớ đến trường lại cắm đầu chạy để cho kịp giờ; nhưng đến trường, thì học trò đã vào học đã lâu. CÂU HỎI: Người mẹ bảo Mùi và Quý gì? Chúng nó đi học thế nào? Chúng nó đứng lại ở những đâu? Tại sao chúng nó đến chậm? Muốn không đến chậm thì phải thế nào? Cách ngôn: Đi đến nơi, về đến chốn. 1. Nhỏ. 42 Luân lý giáo khoa thư 9 Lòng tốt đối với bạn Anh em bạn học cùng một trường, sớm trưa có nhau phải yêu mến nhau như anh em trong một nhà, ở với nhau phải giữ hết lòng trung hậu. Tiểu dẫn. MỘT NGƯỜI BẠN TỐT Bảy: Hôm nay nghỉ, ta đi chơi đi. Tám: không, tôi còn muốn đi đàng này kia. Bảy: Đi đâu? Tám nói chuyện với Bảy Tám: Anh Chín mệt, nghỉ học đã mấy ngày hôm nay, tôi muốn đến thăm anh ấy. Bảy: Đến làm gì! Nói chuyện với người ốm1 thì có gì là thú? Tám: Anh nghĩ nhầm (lầm)! Nói chuyện với bạn mà lại không thú! Dễ cứ nô đùa2, thì mới thú hẳn! Anh Bảy còn ngần ngừ, anh Tám lại nói rằng: “Anh thử nghĩ xem: giá anh yếu3 mà nằm buồn một mình, thì anh có muốn cho bạn đến chơi không? Ta đến, ta kể chuyện nhà trường cho anh Chín nghe, chắc anh ấy cũng đỡ buồn”. Bảy: Ừ thì tôi cũng đi với anh. 1. Đau. 2. Trửng giỡn. 3. Đau. Lớp Đồng ấu 43 CÂU HỎI: Anh Bảy rủ anh Tám đi đâu? Tại sao anh Tám không đi chơi? Anh Bảy nói sao? Anh Tám đáp lại làm sao? Tại làm sao đến sau này anh Bảy lại đi thăm anh Chín? Cách ngôn: Bạn bút nghiên một sách một đèn. 10 Phải biết chiều bạn Anh em chơi với nhau, phải biết tính nhau và phải biết chiều nhau, thì mới vui vẻ. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ BIẾT CHIỀU BẠN Ba: Tôi muốn đến chơi anh Năm, anh có đến không? Tư: Có. Nội các bạn trong trường, tôi thích anh ấy nhất, vì anh ấy biết nhường nhịn bạn, không để ai mất lòng bao giờ. Ba: Phải, anh ấy có tính tốt, hay chiều lòng bạn. Anh ấy biết rằng tôi thích đi câu, Năm rủ Ba đi câu nên hễ đi chơi với tôi, anh chỉ nói chuyện đi câu cho tôi nghe. Không những thế, mà hễ anh ấy đi câu, bao giờ cũng lại rủ tôi. Tư: Chả bù với anh Sáu nhỉ? Chỉ biết có mình thôi, mà chơi thì cứ muốn cho ai cũng phải theo mình. 44 Luân lý giáo khoa thư Ba: Phải, như anh Sáu thế là người không tốt. Phàm chơi với bạn, có biết chiều lẫn nhau như anh Năm thì mới vui vẻ. CÂU HỎI: Tại làm sao anh Ba với anh Tư lại thích đến chơi nhà anh Năm? Anh Năm làm gì để chiều lòng anh Ba? Cái tính tốt của anh Năm gọi là gì? Cách ngôn: Dễ người dễ ta. 11 Bênh vực kẻ yếu Ta có sức khỏe hơn người, ta chẳng nên cậy khỏe mà ăn hiếp người. Ta phải đem sức khỏe mà bênh vực kẻ hèn yếu. Tí bênh Mão Tiểu dẫn. MỘT CẬU BÉ1 CAN ĐẢM Mão lủi thủi cắp2 sách đi về nhà một mình. Bỗng có mấy đứa vô cớ đến trêu ghẹo, rồi đuổi đánh. Mão kêu khóc rầm rĩ. Tí cũng đi học vừa về đến nơi, thấy có người ăn hiếp bạn, vội vàng chạy lại bênh. Tí cũng chẳng khỏe gì, nhưng hăng lên, xông vào đánh. 1. Nhỏ. 2. Cặp. Lớp Đồng ấu 45 Lũ trẻ kia phải bỏ chạy. Tí đến cầm tay Mão, bảo rằng: “Anh đừng sợ. Đã có tôi. Tôi đưa anh về nhà”. Tí thật đã hiểu cái bổn phận của kẻ mạnh là phải bênh vực kẻ yếu. CÂU HỎI: Mão đi đâu về? Có mấy đứa bé đến làm gì? Tí chạy lại bênh bạn làm sao? Các anh cho Tí là người thế nào? Cái bổn phận của kẻ khỏe phải thế nào? Cách ngôn: Kẻ mạnh phải bênh vực kẻ yếu. 12 Giúp đỡ lẫn nhau Anh em cùng học một trường phải giúp đỡ lẫn nhau. Khuyên bảo nhau đã là hay rồi, mà giúp đỡ lẫn nhau lại là hay hơn nữa. Tiểu dẫn. MỘT CẬU BÉ CÓ LÒNG HIẾU THẢO Ở trường chúng tôi có anh Ngọ rất tử tế. Lúc ở lớp, ai thiếu cái bút1 chì hoặc cái thước, thì anh cho mượn. Lúc chơi ngoài sân, anh có cái gì cũng cho bạn chơi chung và không hề cãi nhau với ai bao giờ. Hôm Ngọ che dù đưa Năm về 1. Cây viết. 46 Luân lý giáo khoa thư nọ anh Ba ngã1 (bổ), anh vội chạy lại đỡ dậy, rồi lau mặt và phủi quần áo hộ2. Hôm qua lúc tan học, trời mưa, Năm quên đem dù đi, anh bảo Năm cùng đi một dù với anh và đưa về tận nhà. Anh giúp được ai việc gì, thì anh không nề hà3 bao giờ. CÂU HỎI: Anh Ngọ ăn ở với chúng bạn thế nào? Ngọ giúp anh em những việc gì? Sao các anh em thích chơi với Ngọ? Cách ngôn: Chị ngã em nâng. 13 Nghĩa hợp quần Học trò một trường phải coi nhau như ruột thịt một nhà. Phải quây quần đùm bọc lấy nhau; phúc cùng hưởng, họa cùng đau. Tiểu dẫn. ĐÀN QUẠ Thầy trò đi chơi, ngồi nghỉ chân trước cửa chùa. Thấy một người trèo lên cây gạo, định phá cái tổ4 quạ. Có hai con quạ trong tổ bay ra kêu ầm ĩ lên. Một chốc5 thấy bao nhiêu quạ tứ phía bay đến, xúm lại đánh người kia bù cả đầu, toạc cả mặt phải vội Trèo lên cây phá tổ quạ vàng tụt xuống. 1. Té. 2. Giùm. 3. Suy nệ. 4. Ổ. 5. Lát. Lớp Đồng ấu 47 Thầy giáo thấy thế, nhân dịp (nhịp) bảo học trò rằng: “Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy, tức là cái nghĩa hợp quần đấy. Các con nên coi gương ấy mà bắt chước. Các con phải yêu mến giúp đỡ nhau, đùm bọc lấy nhau như con một nhà”. GIẢI NGHĨA: Hợp quần: nhiều người hợp lại mà bênh vực nhau. CÂU HỎI: Thầy trò ngồi nghỉ chân ở đâu? Thầy trò trông thấy gì? Tại sao mà quạ kêu? Những quạ kia bay đến làm gì? Thầy giáo nhân dịp giảng cho học trò làm sao? Cách ngôn: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 48 Luân lý giáo khoa thư Chương thứ ba Học trò tốt, học trò xấu 1 Chọn bạn mà chơi Anh em bạn học, ai hay thì ta năng lui tới và cố bắt chước lấy cái hay. Ai dở thì chớ nên gần, và cố làm điều hay cho người ta bắt chước. Tiểu dẫn. NGƯỜI HỌC TRÒ TỐT Anh Năm ở xa mà hôm nào đi học cũng đúng giờ. Ở lớp học, anh có ý tứ và chăm chỉ. Bài học bao giờ cũng thuộc, bài làm bao giờ cũng hay, nên anh được ngồi trên. Đến giờ Năm ngồi học nghỉ, anh chơi tử tế với cả mọi người. Buổi học tan, anh không chơi vơ vẩn dọc đường. Ở nhà, lúc làm bài xong, anh lại giúp đỡ cha mẹ. Thầy giáo được một người học trò tốt như anh Năm, lấy làm vui vẻ. Mà chúng tôi được một người bạn tốt, cũng lấy làm sung sướng. Ai nấy cũng muốn bắt chước anh Năm, cố làm cho được hay như anh. CÂU HỎI: Ở lớp học, anh Năm đối với anh em thế nào? Ngoài sân chơi, anh đối với anh em thế nào? Lúc đi học về, sao anh không chơi ở dọc đường? Tại làm sao các anh muốn bắt chước anh Năm? Cách ngôn: Gần đèn thì sáng. Lớp Đồng ấu 51 2 Phải sạch sẽ Ta phải giữ thân thể, quần áo, sách vở cho thật sạch. Có sạch thì người ta mới ưa. Bẩn thỉu1 (nhớp nhúa) thì ai cũng ghét. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ Ở SẠCH Khiết là một đứa bé ở sạch. Sáng dậy nó rửa mặt, rửa cổ, rửa tay. Rồi chải đầu, mặc áo, đi giày thật tiêm tất. Khi nó viết, nó giữ không để mực dây ra tay. Sách vở của nó bao bọc sạch sẽ. Khiết rửa mặt GIẢI NGHĨA: Khi nó chơi, nó giữ gìn quần áo không để lấm, không làm rách. Tiêm tất: gọn gàng, tử tế. CÂU HỎI: Thằng Khiết thế nào? Sáng dậy sớm nó làm gì? Khi viết bài, khi học hành xong, nó giữ gìn thế nào? Khi chơi bời nó giữ gìn quần áo thế nào? Cách ngôn: Đói cho sạch, rách cho thơm. 1. Dơ dáy. 52 Luân lý giáo khoa thư 3 Có thứ tự Đồ vật xếp đặt có ngăn nắp, công việc làm ăn có trước có sau, thế là có thứ tự. Thứ tự là một tính tốt. Ta phải tập cho có thứ tự ngay từ lúc còn bé. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ CÓ THỨ TỰ Năm là một đứa bé có thứ tự. Áo treo trên mắc, đồ chơi nó xếp vào hòm1, sách vở, bút, thước nó để trên bàn, hay xếp trong cặp; vật nào chỗ ấy, đâu vào đấy. Nên không hay mất mát bao giờ, và khi Năm xếp sách vào cặpCÂU HỎI: cần dùng đến cái gì là thấy ngay2, không phải mất công, mất thời gian đi tìm. Anh Năm xếp đặt đồ đạc thế nào? Anh Năm xếp đặt quần áo, đồ chơi, sách vở ở đâu? Có thứ tự là thế nào? Cách ngôn: Việc làm phải có thứ tự. 1. Rương. 2. Liền. Lớp Đồng ấu 53 4 Phải chú ý Lúc ta học, ta không nên đãng (lãng) trí. Ta phải chú ý vào lời thầy giảng, thì học mới chóng tấn tới. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ Thưa thầy con ạ ĐÃNG TRÍ Sáu là đứa bé hay đãng trí. Ở lớp học, nó chỉ thích nói chuyện, hay là nghênh1 ra ngoài sân. Sáng hôm nay, thầy giáo hỏi học trò: “Các anh có biết con vật nào là vật to hơn cả không?” Sáu không để tai nghe câu thầy hỏi, đứng dậy đáp ngay rằng: “Thưa thầy con ạ”. Anh em cười ầm lên. Thầy giáo cũng bật cười mà bảo rằng: “Mày là con vật à? Nếu mày học hành cứ lơ đễnh như thế, thì ngày sau dốt nát, cũng chẳng kém gì con vật”. CÂU HỎI: Ở lớp, thằng Sáu thích làm gì hơn để tai nghe lời thầy dạy? Thầy giáo hỏi gì? Sáu đáp làm sao? Thầy giáo bảo Sáu gì? Cách ngôn: Học mà không chú ý, thì chẳng học được gì cả. 1. Vác mặt. 54 Luân lý giáo khoa thư 5 Phải làm lụng Ở đời ai cũng phải làm. Có làm thì mới có ăn. Làm việc là bổn phận thứ nhất của người ta. Tiểu dẫn. AI AI CŨNG LÀM VIỆC Cha anh làm việc cả ngày ở ngoài đồng hay trong xưởng thợ. Mẹ anh bán hàng ngoài chợ. Chị anh coi sóc các anh và trông nom1 cơm nước. Thợ nề làm nhà; thợ rèn rèn sắt; thợ dệt dệt vải; thợ may may quần áo. Thầy Lò rèn thuốc chữa bệnh; thầy giáo dạy học trò. Con ong gây (gầy) mật; con chim làm tổ2 hay đi kiếm mồi về nuôi con. Các anh xem có phải là muôn vật trong trời đất đều làm việc cả không. Các anh còn nhỏ, chưa làm được việc gì. Nhưng các anh cần phải học hành để ngày sau làm được việc bổ ích cho mình, cho xã hội. GIẢI NGHĨA: Xưởng: nơi có nhiều thợ làm việc. Gây: cũng nghĩa như làm. 1. Coi. 2. Ổ. Lớp Đồng ấu 55 CÂU HỎI: Cha anh làm gì? Mẹ anh làm gì? Chị anh làm gì? Thợ nề, thợ rèn, thợ dệt, thợ may, thầy thuốc, thầy giáo làm gì? Con ong, con chim làm gì? Còn anh phải làm gì ngay từ bây giờ? Cách ngôn: Có khó mới có miếng ăn. 6 Phải chăm học Ta phải chăm học. Không nên hơi váng đầu, sổ mũi đã lấy nê (cớ) mà xin nghỉ. Việc gì nên làm thì làm ngay, đừng để chậm trễ. Tiểu dẫn. BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Một buổi chiều, cơm nước xong, thầy anh Sửu gọi anh mà bảo rằng: “Ta nghe trong mình nhọc mệt, mà mẹ con thì cũng già yếu rồi. Vậy từ mai trở đi thì con thôi học, ở nhà để giúp đỡ thầy mẹ”. Mấy lời nói đó làm anh Sửu buồn bã Cha nói chuyện với con vô cùng. Từ khi anh đi học, nào có thiết gì đến học! Anh chỉ mê chơi, nay nghỉ, mai nghỉ. Bây giờ phải thôi học, thành ra dở dang, chẳng biết gì cả. Ấy cũng vì lúc anh đi học, anh không chuyên cần chăm chỉ nên mới chịu dốt cả đời. 56 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Cha anh Sửu bảo anh gì? Tại làm sao anh phải thôi học? Anh hối hận như thế nào? Cách ngôn: Có chăm học thì mới nên. 7 Đứa học trò xấu Đứa học trò xấu làm phiền cho thầy và cho cha mẹ, làm gương xấu cho anh em bạn. Ta không nên chơi với nó. Đông đánh bạn Tiểu dẫn. ĐỨA TRẺ MẤT DẠY Thằng Đông là đứa trẻ hư lắm. Nó lơ đễnh và làm biếng nên học hành không tấn tới. Nó hay khoe khoang và kiêu ngạo, hay sinh sự cãi nhau với anh em, nên không ai muốn chơi với nó. Ở nhà, cha mẹ bảo nó điều gì nó cũng không nghe. Thằng Đông lại vô phép vô tắc, nói dối nói dá (trá), nên ai cũng ghét. Nếu nó không chịu sửa mình lại, thì ngày sau sẽ khổ đến thân. CÂU HỎI: Thằng Đông học hành thế nào? Nó ăn ở với anh em thế nào? Lớp Đồng ấu 57 Nó còn những tính xấu gì nữa? Nếu Đông không chịu sửa mình thì ngày sau thế nào? Cách ngôn: Gần mực thì đen. 8 Lười biếng (nhác nhớn)1 Người lười2 đã không làm được việc gì, lại còn ăn hại. Ai lười3 biếng thật là đáng khinh bỉ. Đông đi học trễ Tiểu dẫn. THẰNG LƯỜI Học trò đã vào học được một lúc rồi, mới thấy thằng Đông mở cửa vào. Nó đến trễ là vì nó ngủ trưa. Ấy là còn khá, có hôm nó còn giả ốm4 để nghỉ học ở nhà. Nó lười biếng như thế cho nên đi học đã hơn sáu tháng, mà chưa đọc chưa viết được quốc ngữ. Thầy giáo quở phạt nó luôn. Nếu nó không chăm chỉ học, thì rồi nó chịu dốt suốt đời. 1, 2. 2 Biếng nhác. 3. Làm. 4. Đau. 58 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Tại làm sao Đông đi học trễ? Có khi Đông giả làm gì để trốn học? Nếu không học thì ngày sau làm sao? Cách ngôn: Cần hữu công, hí vô ích. 9 Không có thứ tự Đồ vật để bề bộn, công việc làm hồ đồ, thế là không có thứ tự. Người không có thứ tự thường hay rối việc, mất thời giờ. Tiểu dẫn. ĐỨA BÉ1 KHÔNG CÓ THỨ TỰ Thằng Lân là một đứa trẻ nết na, nhưng nó phải cái tật không có thứ tự. Trong phòng nó ở, đồ đạc, chăn2 chiếu ngổn ngang. Quần áo bạ đâu bỏ đó. Giày thì chiếc ở gậm giường3, chiếc ở xó cửa. trên bàn, sách vở bề bộn, quyển4 thì rách Đồ đạc ngổn ngang gáy, mất bìa, quyển thì nhọ nhem (lọ lem) những mực. Bình mực thì không có nắp, quản bút5 thì không có ngòi. 1. Nhỏ. 2. Mền. 3. Dưới sàn. 4. Cuốn. 5. Viết. Lớp Đồng ấu 59 Thằng Lân không có thứ tự như thế, nên lúc nó cần đến cái gì, phải tìm1 mãi mới thấy. CÂU HỎI: Thằng Lân là đứa bé thế nào? Trong phòng nó, chiếu chăn đồ đạc thế nào? Quần áo thay ra, nó vứt đâu? Sách vở nó hư hỏng thế nào? Bút mực nó để làm sao? Cách ngôn: Không có thứ tự, thì hay tốn công hỏng việc. 10 Không có ý tứ Không có ý tứ thường làm hỏng2 (sai) việc, và có khi nguy đến thân. Vậy làm việc gì ta phải có ý tứ và cẩn thận. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA BÉ LƠ ĐỄNH3 Giáp có tính hay nghịch và làm cái gì cũng không có ý tứ. Ở bên láng giềng, người ta mua cát về đổ thành đống, để sắp làm nhà, Giáp đi qua hay nhảy vào giữa đống cát chơi. Một hôm, thợ nề đem vôi trộn với cát. Giáp không biết, cứ quen như mọi ngày, chạy từ xa nhảy vào đống Giáp nhảy vào đống vôi1. Kiếm. 2. Hư. 3. Đĩnh. vôi, ngập quá đầu gối. Giáp không sao lôi 60 Luân lý giáo khoa thư chân lên được, kêu la rầm rĩ. Người láng giềng nghe tiếng, ra kéo nó lên, quần áo lấm bết những vôi. Về nhà, cha mẹ trông1 thấy, mắng đánh, Giáp kêu van xin chừa, từ nay không dám lơ đễnh2 như thế nữa. CÂU HỎI: Giáp có tính xấu gì? Tại sao nó nhảy vào đống vôi? Nó nhảy vào đống vôi rồi thế nào? Cha mẹ nó thấy thế thì làm gì? Cách ngôn: Làm việc gì cũng phải có ý tứ. 11 Tính ương ngạnh Đứa trẻ ương ngạnh là đứa trẻ làm cái gì cũng tự ý mình, ai nói thế nào cũng không được. Ngọ phải phạt ở lại Ương ngạnh thì ai cũng ghét. Ta nên nghe lời những bậc phụ huynh dạy bảo, thì rồi mới nên được người ngay lành. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ ƯƠNG NGẠNH 1. Ngó. 2. Đĩnh. 3. Tánh. Lớp Đồng ấu 61 Ngọ là đứa trẻ tinh nhanh (lanh), nhưng tính hay ương ngạnh. Nó đã làm cái gì, thì ai bảo nó làm sao nó cũng không nghe. Đã nhiều lần ở nhà bị cha mẹ đánh mắng vì nỗi cứng đầu cứng cổ. Một hôm, đang buổi học, nó nói chuyện. Thầy giáo bảo ngồi im1, nhưng nó cứ nói. Thầy bắt nó đứng dậy, nó không đứng. Lúc tan buổi học, nó phải phạt ở lại hơn nửa giờ mới được về. Nếu nó cứ ương ngạnh như thế, rồi có ngày phải đuổi, không được học nữa. GIẢI NGHĨA: Phụ huynh: phụ là cha, huynh là anh. Nói rộng là bậc ngang với cha với anh mình. CÂU HỎI: Ngọ có tính xấu gì? Tại làm sao ở nhà cha mẹ nó hay đánh mắng nó? Một hôm, tại sao nó phải phạt? Cách ngôn: Cá không ăn muối cá ươn. 12 Tính khoe khoang và hợm mình2 Những đứa trẻ hay khoe khoang và hợm mình thì thật là dởm3 và khó chịu. Những kẻ như thế thì không ai ưa, mà ai cũng khinh bỉ. 1. Nín lặng. 2. Kiêu căng. 3. Rởm. 62 Luân lý giáo khoa thư Anh em bỏ Dần một mình Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ HỢM MÌNH Dần là con ông Bá, nhà giàu. Một hôm, Dần đóng quần áo vào, rồi đi ra đường, có ý khoe mình có quần áo đẹp. Gặp lũ anh Tí là bạn học, đến rủ Dần đi chơi. Dần lên mặt, nói rằng: “Chúng bay ăn mặc như thế kia, tao thèm chơi với chúng bay!”. Bọn anh Tí mắng lại rằng: “Mày tưởng mày có quần lành áo tốt, là mày hơn người hay sao? Mày là một thằng hợm mình chơi với các công tử”. Nói xong, bọn anh Tí đem nhau đi chơi, chuyện trò vui vẻ, để Dần lủi thủi với cái hợm của mình. GIẢI NGHĨA: Dởm: làm cái gì đáng chê cười. Hợm mình: cậy mình có quần áo đẹp hay có nhiều tiền của mà lên mặt. Công tử: con các quan. CÂU HỎI: Tí rủ Dần đi đâu? Dần nói thế nào? Bọn anh Tí mắng lại thế nào? Cách ngôn: Chớ nên khoe mình. Lớp Đồng ấu 63 13 Tính nhát sợ Tại làm sao mà người ta hay sợ? Sợ là tại có tính nhu nhược và không chịu nghĩ. Vậy khi có cái gì làm cho ta sợ, thì ta hãy Mẹ sai Ba ra vườn sợ hão mà người ta chê cười. Tiểu dẫn. THẰNG BÉ NHÚT NHÁT xét xem có thật đáng sợ không đã, đừng có - Ba, ra vườn lấy cái rổ đem vào đây cho tao. - Thưa mẹ, con sợ lắm. - Sợ cái gì? - Trời tối, con sợ ma. - Ai bảo mày có ma? Ma ở đâu? Chỉ nói nhảm thôi. Đi ra xách cái rổ vào đây cho tao. Con trai đâu mà nhát (non gan) thế. Ba nghe lời mẹ, chạy ra vườn lấy cái rổ vào, ra dáng bạo dạn lắm. GIẢI NGHĨA: Nhu nhược: nhu là mềm, nhược là yếu. Nhu nhược là hèn yếu, không có can đảm. 64 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Mẹ Ba bảo Ba gì? Ba trả lời thế nào? Nhát sợ là thế nào? Không nhát gọi là gì? Cách ngôn: Đứa trẻ có can đảm không bao giờ sợ cái không đáng sợ. 14 Tính nói dối Nói dối là bụng nghĩ một đàng, mồm1 nói một nẻo. Ta không nên nói dối bao giờ. Nói dối là một tính rất xấu. Ất kêu cháy Tiểu dẫn. ĐỨA TRẺ NÓI DỐI Ất là con người hàng nước2 ở trên bờ đê. Nó có tính hay nói dối. Đã nhiều lần nó kêu cháy để đánh lừa3 người mà cười. Một hôm, cha mẹ nó đi vắng, lửa bốc lên cháy nhà. Nó chạy vào trong làng kêu cháy rầm lên. Nhưng người ta tưởng là nó lại nói dối để đánh lừa, cho nên không ai ra cứu. Đến khi biết là cháy thật, thì chữa không kịp nữa. Bấy giờ, Ất mới biết nói dối là hại và thiệt cho mình. 1. Miệng. 2. Bán quán. 3. Nói gạt. Lớp Đồng ấu 65 CÂU HỎI: Ất có cái tính xấu gì? Tại sao khi Ất kêu cháy không ai ra cứu? Sự nói dối thiệt hại thế nào? Cách ngôn: Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. 15 Tính nói xấu Đem chuyện xấu của người ta ra mà nói làm cho người ta mất danh giá, là mình xấu bụng không có độ lượng. Ta chớ nên nói xấu Ông Mậu nói chuyện anh Bính Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ HAY NÓI XẤU ai bao giờ. Một hôm, ở nhà ông Mậu có mấy người đang ngồi uống nước, nói chuyện. Ông Mậu trông thấy anh Bính đi qua cửa, mới trỏ mà nói rằng: “Thằng bé kia là con ông Hai ở gần đây. Nó ngoan1, lại học giỏi nữa. Nghe đâu thầy giáo khen nó lắm”. Anh Ngọ ngồi gần đấy, thấy cha khen anh Bính, liền nói rằng: “Cha đừng tưởng Bính học giỏi đâu, vừa hôm kia đây, nó không thuộc bài bị thầy mắng. Người ta lại còn nói nó có tính tham ăn nữa đấy”. 1. Nết na. 66 Luân lý giáo khoa thư Ông Mậu trừng mắt lên, mắng Ngọ rằng: “Không biết chuyện thằng Bính thật hư thế nào, nhưng hãy biết mày nói xấu nó, mày là một đứa hư rồi. Mày hãy giữ mình mày cho trong sạch, chớ nên nói xấu người ta”. GIẢI NGHĨA: Độ lượng: bụng rộng rãi. CÂU HỎI: Ông Mậu trông thấy Bính đi qua cửa, nói thế nào? Ngọ thấy cha khen Bính, nói thế nào? Ông Mậu mắng con thế nào? Cách ngôn: Soi chân mình rồi hãy soi chân người. 16 Tính mách lẻo Đứa trẻ hay mách lẻo làm cho anh em bạn phải phạt, là đứa trẻ bụng dạ hèn mạt, làm điều đáng khinh bỉ. Ta không nên mách lẻo. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ XẤU BỤNG Anh Nhị nghỉ học một ngày, hôm sau đến trường nói dối thầy rằng: “Hôm qua con sốt1, không đi học được”. Nghiêm ngồi ở cuối lớp, muốn làm cho Nhị phải phạt, đứng dậy mách: “Thưa thầy, 1. Nóng lạnh. Lớp Đồng ấu 67 Thầy giáo mắng Nghiêm anh Nhị nói dối đấy ạ, hôm qua con trông thấy anh ấy đi câu với một người nữa ở ngoài sông”. Thầy giáo ngoảnh lại mắng Nghiêm rằng: “Tao có hỏi mày đâu, mà mày nói? Thằng Nhị nói dối có tội đã đành, nhưng mày mách lẻo như thế thì mày là đứa vô hạnh”. Cả lớp nhìn Nghiêm ra dáng khinh bỉ lắm. Nghiêm thẹn đỏ mặt, cúi gầm đầu xuống. GIẢI NGHĨA: Vô hạnh: vô là không, hạnh là nết tốt; nghĩa là không có nết tốt. CÂU HỎI: Nhị nghỉ học một ngày nói với thầy thế nào? Nghiêm đứng dậy nói gì? Thầy mắng Nghiêm làm sao? Cách ngôn: Việc mình mình biết, việc người người hay. 68 Luân lý giáo khoa thư 17 Tính hay chế nhạo (nhạo cợt) Ta chớ nên chế nhạo ai bao giờ. Khi ta thấy ai gặp việc chẳng may, thì ta phải săn sóc hỏi han, tìm cách Đinh cười Giáp Anh em cười ĐinhTiểu dẫn. ĐỨA TRẺ HAY CHẾ NHẠO giúp đỡ người ta. Như vậy mới là phải đạo người. Giờ nghỉ học, học trò ra chơi ngoài sân, Giáp chạy vấp ngã, ngã vào một cái cây, đứng ôm bụng mà khóc. Anh Nhân và mấy người nữa chạy lại săn sóc hỏi han. Đinh thấy thế thì đứng cười và lại chế Giáp rằng: “Anh đau bụng đấy à? Sao lại kêu khóc thế?”. Chẳng ngờ một lát, Đinh cũng trượt chân ngã, đứng nhăn nhó kêu đau. Anh em thấy thế, ai cũng cười chế lại rằng: “Thế bây giờ anh đau răng đấy à?”. Đinh vừa mới chế Giáp xong, bây giờ lại bị người ta chế mình, thật là đáng kiếp. CÂU HỎI: Tại làm sao mà Giáp khóc? Bọn anh Nhân đến làm gì? Đinh trông thấy Giáp khóc thì nói gì? Đến khi Đinh ngã thì anh em bạn nói thế nào? Lớp Đồng ấu 69 Cách ngôn: Cười người hôm trước, hôm sau người cười. 18 Tính ghen Anh em, ai được sung sướng thì ta mừng; bạn hữu ai học hành được tấn tới thì ta vui. Ta chớ nên ghen tị (ghen ghét) với ai, Mão ghen với em Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ HAY GHEN chớ nên đem lòng làm hại ai bao giờ. Mão thấy mẹ yêu em hơn mình, ra bộ ghen tị. Bà mẹ biết ý mới gọi Mão mà bảo rằng: “Em nó còn dại, chưa biết gì, cho nên mẹ phải yêu nó, chiều nó. Con thì đã lớn rồi, đã biết nghĩ, có lẽ nào lại muốn mẹ coi cũng như đứa con nít hay sao. Thế mà bao giờ con thấy mẹ yêu em, thì con lại có ý không vui là nghĩa làm sao? Con phải biết rằng; ghen tị như thế là một thói xấu, phải chừa đi mới được”. CÂU HỎI: Mão thấy mẹ yêu em thì ra bộ làm sao? Bà mẹ gọi Mão mà bảo gì? Tính ghen là thế nào? Cách ngôn: Ghen ghét là một thói xấu. 70 Luân lý giáo khoa thư 19 Tính tức giận Khi ta nói điều gì, hay làm việc gì, ta phải giữ mình, đừng có nóng nảy, tức giận. Tức giận lên thì thường quên mất Đinh bị ong đốt Tiểu dẫn. VÌ TỨC GIẬN MÀ BỊ ONG ĐỐT cả lẽ phải, và có khi sinh ra làm xằng1”. Đinh ra chơi ngoài vườn, thấy ở bụi cây có cái hoa đẹp, chạy lại hái, để vào mũi ngửi. Chẳng ngờ có con ong ở trong hoa2, đốt3 ngay vào cằm, rồi bay đi mất. Đinh tức giận đuổi theo đánh con ong. Bỗng thấy gần đấy có tổ4 ong, càng giận thêm, liền lấy hòn đá ném vào giữa tổ. Đàn ong bay ra, xúm lại đốt Đinh sưng cả mặt. Ấy cũng vì tức giận mà thành phải chịu đau. CÂU HỎI: Đinh trông thấy gì ở bụi cây? Khi bị ong đốt thì nó làm gì? Khi Đinh cầm đá ném vào tổ ong thì bị làm sao? Cách ngôn: No mất ngon, giận mất khôn. 1. Quấy. 2. Bông. 3. Chích. 4. Ổ. Lớp Đồng ấu 71 20 Tàn bạo Tàn bạo là một tính xấu, người ta đối với kẻ hèn yếu hay giống súc vật, bao giờ cũng phải nhân từ thì mới phải đạo. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA TRẺ TÀN BẠO Một hôm, Định trông thấy con chó nhà láng giềng chạy vào nhà mình, nó liền đóng cửa lại, rồi lấy gậy đuổi đánh. Con chó kêu rầm lên và chạy đánh đổ vỡ1 cả đồ đạc. Định thấy vậy lại càng đuổi đánh mãi. Sau con chó tức lên, nhảy vào cắn chân Định một miếng Định đánh con chóGIẢI NGHĨA: thật đau. Định ngồi ôm chân mà khóc. Nhân từ: Hiền lành, ăn ở có lòng thảo. CÂU HỎI: Khi Định trông thấy con chó chạy vào nhà mình, thì làm thế nào? Định lấy gì mà đánh con chó? Con chó tức lên làm thế nào? Cách ngôn: Ta chớ nên tàn bạo. 1. Bể. 72 Luân lý giáo khoa thư 21 Tính độc ác Những đứa độc ác thì ai cũng ghét. Bé mà độc ác thì lớn lên thành ra người bất nhân. Tiểu dẫn. MỘT ĐỨA ĐỘC ÁC Thầy giáo mắng Quý Thằng Quý là một đứa độc ác, chơi với ai chỉ tìm cách hại người ta. Một hôm, ở lớp học, nó lấy bút1 của Nhân ngồi bên cạnh, cắm vào khe bàn, làm cho ngòi bút quằn lên. Đến khi thầy giáo bảo học trò viết ám tả, Nhân cầm đến bút viết thì thấy ngòi hỏng, không biết thế nào, mới ngồi khóc. Trước thầy giáo đã trông2 thấy thằng Quý nghịch bút lúc ấy mới biết là bút của Nhân, bèn gọi3 Quý lên mắng và bắt phạt, rồi lấy ngòi bút khác cho Nhân. GIẢI NGHĨA: Bất nhân: Bất là chẳng, nghĩa là bạc ác, không lương thiện. CÂU HỎI: Thằng Quý có tính xấu gì? Nó lấy bút của Nhân làm gì? Nhân thấy bút hỏng thì làm gì? Thầy giáo mắng Quý làm sao? Cách ngôn: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. 1. Viết. 2. Ngó. 3. Kêu. Lớp Đồng ấu 73 Lớp Sơ đẳng Chương thứ nhất Bổn phận đối với gia tộc 1 Gia tộc Gia tức là nhà, thì có ông bà, cha mẹ và anh em, chị em. Tộc tức là họ, Cả nhà sum họp thì bên nội có chú, bác, cô, thím, anh em, chị em con chú, con bác; bên ngoại có cậu, mợ, dì và anh em, chị em con cô, con cậu và đôi con dì. Vậy gia tộc là chỉ gồm cả những người cùng chung một máu mủ. Người gia tộc ở với nhau, phải thương yêu nhau, bênh vực nhau và giúp đỡ nhau. Những cách ăn ở với nhau như thế, tức là bổn phận của mọi người ở trong gia tộc. Tiểu dẫn. SỰ LIÊN LẠC Ở TRONG GIA TỘC Huyên hỏi Kính rằng: “Hôm nọ thầy giảng bài, ví những người trong gia tộc như những viên gạch xây từng, là ý nghĩa làm sao? Như tôi mà lại ví với viên gạch, thì lẽ là gì?” Kính trả lời rằng: “Anh không hiểu thầy nói thế là nói thí dụ à? Ý thầy nói rằng: Gạch để rời từng hòn thì không được việc gì, thế mà lấy vôi xây với nhau thành tường, làm thành nhà, thì che chở cho người ta được khỏi nắng mưa gió bão. Người ta cũng vậy, lẻ Lớp Sơ đẳng 77 loi một mình, thì không làm gì được, hội họp với nhau thành gia tộc, thì có thế lực mạnh”. GIẢI NGHĨA: Bên nội: họ bên cha. Bên ngoại: họ bên mẹ. CÂU HỎI: Gia là gì? Tộc là gì? Người trong một gia tộc có những ai? Những người trong gia tộc phải ăn ở với nhau thế nào? Huyên hỏi Kính gì? Kính trả lời làm sao? Cách ngôn: Máu chảy ruột mềm. 2 Bổn phận làm con Kể từ khi con mới sinh ra cho đến khi khôn lớn, cha mẹ phải nuôi nấng, công trình kể biết bao nhiêu! Mẹ thì Thằng Ba yếu nuôi con, bồng bế nâng niu, phải chịu nhiều điều cực khổ. Cha thì đi làm lụng vất vả để lo cho con được no ấm. Cha mẹ lại dạy bảo con và cho con đi học để 78 Luân lý giáo khoa thư mở mang trí tuệ. Vậy bổn phận con là phải thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu. Tiểu dẫn. CÔNG CHA MẸ Thằng Ba yếu. Cha mẹ nó phải chăm nom thuốc thang cho nó. Một hôm, cơn sốt1 đã lui, nó trông thấy cha mẹ nó ra dáng lo sợ buồn rầu. Nó mới nghĩ bụng rằng: “Cha mẹ thương ta hết lòng như thế, vậy mà khi ta khỏe mạnh, có giúp đỡ cha mẹ được việc gì, thì đã kể công. Rõ thật là: Cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể, Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. Cha mẹ nuôi con công trình khó nhọc biết bao, đạo làm con há lại không mong2 báo đền chút đỉnh. Vậy từ rày trở đi, ta phải ăn ở cho trọn chữ hiếu để cho cha mẹ được thỏa lòng”. Ba nghĩ như thế rồi thì thấy trong người khoan khoái như đã làm được điều gì rất hay, rất phải vậy. CÂU HỎI: Cha mẹ nuôi con thế nào? Con phải ở với cha mẹ làm sao? Thằng Ba nghĩ gì? Nó định bụng như thế nào? Nghĩa câu tục ngữ nói trong bài là thế nào? Cách ngôn: Vị nhân tử chỉ ư hiếu. 1. Cơn nóng lạnh. 2. Trông. Lớp Sơ đẳng 79 3 Yêu mến cha mẹ Cha mẹ sinh ra con tất là yêu mến con. Vậy kẻ làm con phải yêu mến cha mẹ. Yêu mến cha mẹ, tức là Nguyễn Áng đánh hổ hiếu với cha mẹ. Hiếu là một điều quan trọng trong luân lý của ta. Vậy đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Tiểu dẫn. NGUYỄN ÁNG Ông Nguyễn Áng người tỉnh Nghệ An, thờ mẹ rất có hiếu. Một hôm, hai mẹ con đang gặt lúa ở dưới chân núi, bỗng có con cọp trong bụi cây nhảy ra vồ mẹ. Ông liền cầm đòn xốc xông vào đánh cọp. Cọp kia tuy khỏe, nhưng ông liều chết, đánh hăng dữ lắm, nên cọp phải bỏ chạy. Mẹ ông bị nhiều vết thương, ông cõng về thuốc thang nuôi nấng suốt một năm trời mới khỏi. Thế mới hay không có gì mạnh hơn cái lòng hiếu của người con được. CÂU HỎI: Trong luân lý ta lấy gì làm trọng hơn cả? Tại làm sao con phải yêu cha mẹ? Ông Nguyễn Áng, một hôm đang đi gặt với mẹ, có con 80 Luân lý giáo khoa thư cọp đến làm gì? Ông liều chết cứu mẹ thế nào? Các anh cho ông là người thế nào? Cách ngôn: Hiếu ư thân, sở đương thức. 4 Phải tôn kính và vâng lời cha mẹ Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ. Cách ăn nói, lúc đứng ngồi, phải giữ gìn ý tứ, không làm điều gì mất lòng Trần Anh Tôn tạ tôi và trái ý người. Vâng lời cha mẹ là khi cha mẹ bảo điều gì thì phải nghe, không được cưỡng lại. Cha mẹ là người đã trải việc đời, dạy bảo ta điều gì, là mong cho ta hay. Vậy ta phải vâng lời cha mẹ. Người con biết tôn kính và vâng lời cha mẹ, là người con có hiếu. Tiểu dẫn. CHUYỆN VUA TRẦN ANH TÔN Đời xưa, vua Trần Anh Tôn, nhân ngày tết Đoan Ngọ, uống rượu say, bỏ việc triều chính. Thái thượng hoàng đến thăm, thấy vậy, tức giận bỏ về. Khi vua Anh Tôn tỉnh rượu, biết mình có lỗi, vội vàng làm biểu đem dâng Thái thượng hoàng, rồi lạy phục xuống sân mà tạ tội. Thái thượng hoàng quở mắng rằng: “Con rượu chè như thế, thật là trái đạo làm vua. Từ rày phải chừa rượu đi”. Từ đó Anh Tôn vâng lời vua cha dạy, không dám uống rượu nữa. Lớp Sơ đẳng 81 Ấy, bậc đế vương còn giữ đạo hiếu như vậy, huống chi ta lại không biết tôn kính và vâng lời cha mẹ hay sao? GIẢI NGHĨA: Thái thượng hoàng: ông vua đã nhường ngôi cho con rồi. CÂU HỎI: Tôn kính cha mẹ là thế nào? Vâng lời cha mẹ là thế nào? Vua Anh Tôn một hôm say rượu thế nào? Thái thượng hoàng thấy vậy, làm gì? Lúc tỉnh rượu, vua Anh Tôn làm gì? Cách ngôn: Bất đắc hồ thân, bất khả dĩ vi nhân Bất thuận hồ thân, bất khả dĩ vi tử. 5 Biết ơn cha mẹ Phàm người nào đã biết kính yêu cha mẹ tất là biết ơn cha mẹ. Cha mẹ sinh ra mình, nuôi Quạt nồng ấp lạnh nấng mình, khó nhọc biết bao nhiêu, lại lo cho mình nên người tử tế, thì công sức ấy kể sao cho xiết được. Vậy kẻ làm con phải dốc lòng báo ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, 82 Luân lý giáo khoa thư thì sự biết ơn chỉ cốt ở cách vâng lời và lòng yêu mến. Nhưng khi lớn lên, cha mẹ già cả thì phải hết lòng phụng dưỡng: sớm thăm, tối hỏi, cơm ngon, canh ngọt, quạt nồng, ấp lạnh. Chỉ có những quân vô học, đê hạ như loài vật, thì mới quên ơn cha mẹ. Tiểu dẫn. CHUYỆN NGƯỜI HOÀNG HƯƠNG Xưa có người Hoàng Hương ở với cha mẹ thật là hiếu thảo. Lúc mới lên chín tuổi đã biết quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ. Khi lớn, tuy làm nên quan to, cũng vẫn một niềm hầu hạ cha mẹ rất là cung kính, chớ không sai bảo đầy tớ mấy khi. Bổng lộc được bao nhiêu, chỉ cốt đem về để phụng dưỡng cha mẹ. Gặp khi mẹ ốm, chính ông đi sắc thuốc và săn sóc luôn bên giường, suốt đêm không ngủ. Ông ăn ở với cha mẹ hiếu hạnh như thế, mà đến lúc cha mẹ mất, vẫn còn nhắc nhớ luôn, hình như chưa đủ báo đền được cái ơn nghĩa của cha mẹ. GIẢI NGHĨA: Quạt nồng, ấp lạnh: nồng là nóng. Quạt nồng ấp lạnh nghĩa là khi nóng thì quạt cho mát, khi lạnh thì nằm trước cho ấm chỗ. CÂU HỎI: Công trình cha mẹ nuôi nấng con như thế nào? Con phải tỏ lòng biết ơn cha mẹ thế nào? Hoàng Hương lúc mới lên chín đã biết thờ phụng cha mẹ làm sao? Lúc lớn, săn sóc đến cha mẹ thế nào? Cách ngôn: Sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực. Lớp Sơ đẳng 83 6 Phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu Khi cha mẹ già yếu, tất phải nương cậy vào con, vậy kẻ làm con phải nuôi nấng và Mao Nhung bưng cơm lên cho cha mẹ đỡ đần người cho trọn đạo. Cha mẹ ngày càng già yếu, thì ta lại càng phải trông nom, săn sóc bội phần. Không cứ giàu, khó, sang, hèn, bao giờ ta cũng phải lấy sự thành kính mà thờ phụng cha mẹ. Tiểu dẫn. MAO NHUNG NUÔI CHA MẸ Người Mao Nhung đời xưa, nhà nghèo phải đi làm thuê làm mướn, để lấy tiền nuôi cha mẹ. Một hôm có người bạn đến thăm, thấy anh ta đi làm thịt gà, thì ngỡ rằng làm để thết đãi mình. Nhưng đến lúc dọn cơm ra, thì chỉ thấy cà với rau luộc mà thôi. Người bạn không hiểu anh ta làm gà để làm gì, trông ra thì thấy mâm cơm bưng lên cho cha mẹ ăn, có cơm trắng với thịt gà. Bấy giờ người bạn mới rõ Mao Nhung là con chí hiếu, biết chịu sự kham khổ, để miếng ngon, miếng lành mà nuôi cha mẹ. GIẢI NGHĨA: Phụng dưỡng: kính thờ, nuôi nấng. Bội phần: gấp hơn lên mấy lần. Chí hiếu: rất có hiếu. 84 Luân lý giáo khoa thư CÂU HỎI: Khi cha mẹ già yếu, con cái phải thờ phụng thế nào? Một hôm, người bạn đến nhà Mao Nhung, thấy anh ta làm gì? Trước nghĩ bụng làm sao? Sau thấy thế nào mới hiểu Mao Nhung là người chí hiếu? Cách ngôn: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. 7 Cháu đối với ông bà (mệ) Người con đã có hiếu với cha mẹ tất là kính mến ông bà (mệ), bởi vì ông bà sinh ra cha mẹ, cũng như cha mẹ sinh ra mình vậy. Có lẽ nào mình kính mến cha mẹ, mà lại không kính mến ông bà. Vả lại, ông bà bao giờ cũng thương yêu cháu. Vậy thì các cháu há lại không nên kính yêu ông bà cho hết bổn phận hay sao? Tiểu dẫn. LÝ MẬT NUÔI BÀ Lý Mật nuôi bà Lý Mật mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ bỏ đi lấy chồng. Bà nuôi cho ăn học thành người có danh vọng thời bấy giờ. Vua triệu ra làm quan, nhưng ông từ chối không nhận, vì ở nhà còn bà già đã ngoài chín mươi tuổi và đau yếu luôn, mà chỉ trông cậy vào một mình ông. Lý Mật thờ bà rất hiếu thảo. Gặp khi bà đau, thì trông nom thuốc thang, thức Lớp Sơ đẳng 85 luôn mấy đêm không ngủ. Có người thấy thế, khuyên ông nên giữ gìn thân thể. Ông nói rằng: “Cha tôi mất sớm, bà tôi nuôi tôi từ lúc còn nhỏ dại, không có bà tôi, thì ngày nay không có tôi, mà bà tôi thì không ai giúp đỡ nuôi nấng. Vậy tôi phải hết lòng với bà tôi”. Quả nhiên, Lý Mật nuôi bà đến lúc bà mất, hết tang, rồi mới chịu ra làm quan. GIẢI NGHĨA: Người có danh vọng: Người có tiếng đức hạnh, ai cũng kính phục. CÂU HỎI: Tại làm sao ta phải kính mến ông bà? Ai nuôi ông Lý Mật lúc thuở nhỏ? Lúc trưởng thành ông phụng dưỡng bà ông thế nào? Cách ngôn: Cháu phải kính mến ông bà cũng như cha mẹ. 8 Thờ phụng tổ tiên Người ta ai cũng có tổ tiên. Tổ tiên là cái gốc gia tộc nhà mình, vì trước khi có cha mẹ, có ông bà, thì phải có tổ tiên. Tổ tiên trước đã phải làm lụng khó nhọc mới gây dựng nên cái cơ nghiệp nhà mình. Vậy nên con cháu, ai cũng phải nhớ đến cái công đức ấy mà cố sức ăn ở cho phải đạo, để khỏi phụ lòng các đấng tiên nhân. 86 Luân lý giáo khoa thư Nhớ ngày giỗ cha Ở nước ta, nhà nào cũng có bàn thờ ông bà vải, những ngày tuần tiết và ngày giỗ chạp, con cháu tụ hội đông đúc, hương hoa cúng vái, rất là thành kính. Mỗi năm lại mấy kỳ đi tảo mộ, nghĩa là đi sửa sang mồ mả của tổ tiên. Thật là một cái tục rất hay để tỏ lòng kính nhớ tổ tiên vậy. Tiểu dẫn. LÒNG NHỚ TỔ TIÊN Đời vua Minh Mạng có một người ở Bắc Kỳ đỗ cử nhân, được bổ vào làm hành tẩu trong kinh. Nhưng vì nhà nghèo và không quen biết ai, cho nên mãi không được thăng bổ chức khác. Người ấy làm hành tẩu đến mười lăm, mười sáu năm trời, lương bổng không đủ ăn, mà muốn về cũng không được. Tình cảnh tuy khổ sở như thế, mà đến những ngày giỗ ông cha, cũng cố dành được ít tiền, mua hương hoa bày lên cúng lễ. Một hôm, gặp ngày giỗ cha, người ấy đặt đồ cúng xong, ngồi ngâm thơ mà khóc. Chợt khi vua vi hành, đi qua đến cửa, nghe thấy than khóc, mới vào hỏi: “Sao mà thầy than khóc như thế?” Người ấy nói rằng: “Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Tôi học hành đã đỗ lên được, mà bao nhiêu lâu nay, không làm nên gì cho vẻ vang đến ông cha, thậm chí đến ngày giỗ cha, cũng không có gì mà cúng, cho nên tôi nghĩ mà tủi thân, ngâm mấy câu thơ cho giải phiền”. Lớp Sơ đẳng 87 """