"
Lựa Chọn Đúng Quan Trọng Hơn Nỗ Lực PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lựa Chọn Đúng Quan Trọng Hơn Nỗ Lực PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
LỰA CHỌN ĐÚNG QUAN TRỌNG HƠN NỖ LỰC 6 bước để ra quyết định hoàn hảo
(Tái bản lần thứ nhất)
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
Trụ sở chính:
Số 46. Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 0084.24.38253841
Chi nhánh:
Số 7. Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP.HCM
Tel: 0084.28.38220102
Email: [email protected]
[email protected]
Website: www.thegioipublishers.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM TRẦN LONG
Biên tập: Phạm Thị Hoa
Thiết kế bìa: Phúc Niên
Trình bày: Cẩm Hà
Đối tác liên kết:
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA SÁCH SÀI GÒN
Trụ sở: Tầng 7, Tòa nhà Circo, 222 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.HCM ĐT: (028) 6281.5516 – (028) 6293.8228
Website: www.saigonbooks.vn
In 3.000 bản, khổ 15,5 cm x 23,5 cm, tại Xí nghiệp In Fahasa Địa chỉ: 774 Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM Số xác nhận ĐKXB: 2202-2022/CXBIPH/06-158/ThG Quyết định xuất bản số: 710/QĐ-ThG cấp ngày 05 tháng 07 năm 2022
In xong và nộp lưu chiểu năm 2022
Mã ISBN: 978-604-365-409-7
Mục lục
Quyết định tốt nhất, và tệ nhất của bạn
Lời giới thiệu
CHƯƠNG 1
Suy từ kết quả
[1] Nhảy việc
[2] Cái bóng của kết quả
[3] Chiếc hộp may mắn
[4] Khi các quyết định không mang lại kết quả tương đương [5] Đừng đợi đến khi đưa ra một quyết định sai lầm [6] Xem xét lại những quyết định tốt nhất và tệ nhất [7] Tóm tắt về lối tư duy Suy từ kết quả
Checklist
Câu chuyện: Họ đã từ chối Star Wars
CHƯƠNG 2
Như người xưa nói, nhận thức muộn không tinh [1] Ký ức của một người nhảy việc
[2] Nhận diện thiên hướng nhận thức muộn của bản thân [3] Bạn đã biết gì? Và bạn biết nó khi nào?
[4] Thiên kiến nhận thức muộn ở khắp nơi
[5] Tóm tắt về thiên kiến nhận thức muộn
Checklist
Câu chuyện: Ta không biết có sai số trong bầu cử hay không cho đến khi đã bầu cử xong
CHƯƠNG 3
Đa vũ trụ của quyết định
[1] Một ý tưởng ngớ ngẩn
[2] Nghịch lý của trải nghiệm
[3] Khu rừng quyết định
Vụ thảm sát của những người tiều phu
[4] Đặt cái rìu xuống
[5] Tư duy phản thực (Counterfactuals)
[6] Tóm tắt đa vũ trụ quyết định
Checklist
Câu chuyện: Thế giới khác
CHƯƠNG 4
Ưu ái, khoản thu về và xác suất
[1] Sáu bước để đưa ra quyết định tốt hơn
[2] Lời khuyên của chuyên gia:
Đừng trêu chọc con vật to lớn nhất Bắc Mỹ
[3] Bạn ưu ái kết quả nào hơn?
[4] Xác suất rất quan trọng
[5] Có gì trong đầu của một cung thủ?
[6] Tính xác suất có phức tạp như bạn nghĩ?
[7] Nếu không hỏi, bạn sẽ không có câu trả lời
[8] Tóm tắt về sự ưu tiên, khoản thu về và xác suất
Checklist
Câu chuyện: Cân bò
CHƯƠNG 5
Nhắm vào hồng tâm
[1] Lạc lối trong thế giới ngôn từ
[2] Xác định hồng tâm
[3] Xác định tấm bia
[4] Tóm tắt về hoạt động xác định hồng tâm
Checklist
Câu chuyện: Bị đánh thuế bởi thiếu chính xác
CHƯƠNG 6
Lật lại các quyết định
[1] Nhân duyên trắc trở
[2] Cái nhìn trong cuộc, cái nhìn ngoài cuộc
[3] Làm thế nào để trở thành vị khách ít được chào đón nhất trong đám cưới
[4] Một cuộc hôn nhân thực sự hạnh phúc
[5] Tóm tắt
Checklist
Câu chuyện: Niềm vui có dựa trên thời tiết?
CHƯƠNG 7
Thoát khỏi tình trạng tê liệt phân tích
[1] Phép thử hạnh phúc
[2] Freeroll: Quyết định nhanh khi khả năng tiêu cực gần bằng không
[3] Cừu đội lốt sói: Cược cao, dứt điểm, quyết nhanh [4] Hiểu sức mạnh của việc từ bỏ
[5] Biết lúc nào thì quy trình ra quyết định của bạn “đã xong” [6] Tóm tắt
Checklist
Câu chuyện: Kẻ hủy diệt được miễn vé vào cổng
CHƯƠNG 8
Sức mạnh của tư duy tiêu cực
[1] Suy nghĩ tích cực, nhưng chuẩn bị cho sự tiêu cực [2] Giám định trước thất bại và nhìn từ thành công
[3] Cam kết với ý định ban đầu của bạn
[4] Trò chơi Tiến sĩ Ác Ma
[5] Bữa tiệc bất ngờ ngoài ý muốn
[6] Làm chệch hướng những khó khăn
[7] Tóm tắt
Checklist
Câu chuyện: Darth Vader – Hiện thân của sự trừng phạt thích đáng hay hình mẫu của bạo lực?
CHƯƠNG 9
Thanh lọc quyết định
[1] Nhìn thấy những con đường khác
[2] Hãy “cách ly” quan điểm của bạn
[3] Làm sao để giữ quan điểm riêng trong bối cảnh nhóm 276 [4] Khi xin phản hồi, hãy kể câu chuyện một cách trọn vẹn [5] Những suy ngẫm cuối cùng
[6] Tóm tắt
Checklist
Lời cảm ơn
Tài liệu tham khảo
Dành tặng cha tôi, Richard Lederer, người mỗi ngày đều truyền cho tôi cảm hứng từ niềm đam mê dạy học cùng tình yêu con chữ.
Quyết định tốt nhất, và tệ nhất của bạn
Quyết định tốt nhất bạn đã đưa ra vào năm trước là gì? Đừng nghĩ nhiều, hãy tin vào trực giác của bạn và tin vào điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí, sau đó mô tả lại quyết định đó ở đây.
Và, quyết định tệ nhất bạn đã đưa ra vào năm trước là gì? Một lần nữa, hãy chọn điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn, mô tả lại quyết định đó ở bên dưới.
Quyết định tốt nhất của bạn dẫn đến một kết cục tốt chứ? CÓ ☐
Quyết định tệ nhất của bạn có đưa đến một kết quả tệ hại không? CÓ ☐
KHÔNG ☐
KHÔNG ☐
Nếu bạn giống với hầu hết mọi người, bạn sẽ trả lời “Có” cho cả hai câu hỏi trên – và ở phần mô tả quyết định, có lẽ bạn đã thiên về mô tả kết quả của quyết định hơn là mô tả quá trình đưa ra quyết định đó.
Tôi đã đưa bài tập này cho hàng trăm người, và kết quả đã luôn là như thế. Khi tôi hỏi quyết định tốt nhất, họ kể về thành quả tốt nhất. Khi tôi hỏi quyết định tệ nhất, họ nhắc đến hậu quả tệ nhất.
Chúng ta sẽ trở lại với bài tập này sau nhé, không lâu đâu.
Lời giới thiệu
Mỗi ngày bạn đều đưa ra hàng ngàn quyết định, có những quyết định lớn, cũng có những quyết định nhỏ. Một số quyết định có tác động lớn đến cuộc sống của bạn, chẳng hạn như nên chọn công việc nào. Nhưng cũng có một số quyết định không tạo ra quá nhiều ảnh hưởng, ví dụ như nên ăn gì cho bữa sáng.
Bất kể bạn đang phải đối mặt với loại quyết định nào, bạn vẫn cần phải tạo lập một quy trình ra quyết định. Quy trình này không chỉ cải thiện chất lượng quyết định của bạn mà còn giúp bạn phân loại quyết định theo quy mô lớn – nhỏ.
Vì sao quy trình lại quan trọng đến thế?
Bởi vì trên đời này chỉ có hai thứ quyết định tương lai của bạn: sự may rủi và chất lượng của các quyết định mà bạn đưa ra. Và trong đó, bạn chỉ có thể kiểm soát một thứ.
Sự may rủi, theo định nghĩa, là thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Bạn sinh ra ở đâu và khi nào, sếp của bạn đi làm trong tâm trạng ra sao, giáo vụ nào sẽ nhận và xử lý hồ sơ ghi danh của bạn,... Chúng là những thứ mà bạn hoàn toàn không thể tác động.
Ngược lại, chất lượng quyết định là điều bạn có thể kiểm soát và cải thiện. Khi đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, khả năng những điều tốt đẹp xảy đến với bạn cũng sẽ tăng lên.
Điều duy nhất xoay chuyển vận mệnh của bạn mà bạn có thể kiểm soát được chính là chất lượng của những quyết định mà bạn đưa ra.
Điều này dẫn đến một nhận định mà tôi nghĩ rằng không thể chối cãi: Cải thiện quy trình ra quyết định là điều quan trọng mà chúng ta cần làm, bởi vì đó là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát.
Nắm lý thuyết là thế, nhưng thật bất ngờ khi rất ít người thực sự mô tả được hình hài của một quy trình đưa ra quyết định hiệu quả.
Đây là điều mà tôi vẫn luôn trăn trở từ khi còn là một học viên cao học ngành khoa học nhận thức. Sau này, khi đã trở thành một người chơi poker chuyên nghiệp, khi tôi liên tục phải đưa ra những quyết định nhanh, mạo hiểm và phải trả giá bằng tiền, trong một môi trường mà kết quả thu về dường như đều được định đoạt bởi sự may rủi; tôi vẫn ấp ủ mong muốn tạo ra một mô hình ra quyết định hiệu quả. Và mong muốn đó vẫn tiếp diễn trong 18 năm qua, khi tôi trở thành cố vấn chiến lược cho các doanh nghiệp với mục tiêu giúp các nhà điều hành, đội nhóm và người lao động đưa ra quyết định tốt hơn (đó là chưa kể ở vai trò người làm mẹ, vẫn đang cố gắng từng ngày nuôi dạy bốn đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc).
Qua những trải nghiệm mà tôi vừa đề cập, tôi rút ra được một kết luận, rằng: nhìn chung, chúng ta rất dở trong việc lý giải những gì diễn ra đằng sau một quyết định có chất lượng.
Không chỉ có các tay chơi bài poker nghiệp dư, sinh viên đại học hay các nhân viên vừa chân ướt chân ráo đi làm mới gặp khó khăn trong việc lý giải cơ chế này. Khi tôi hỏi các giám đốc điều hành – những người làm công việc ra quyết định, theo đúng nghĩa đen – rằng một quy trình ra quyết định chất lượng là gì, câu trả lời mà tôi nhận được thường khá mơ hồ: “Tôi chủ yếu tin vào trực giác của mình”, “Tôi đồng thuận với sự nhất trí của hội đồng”, “Tôi cân nhắc các phương án bằng cách lập danh sách ưu-nhược điểm”.
Điều này thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ngoài những hướng dẫn mơ hồ về tư duy phản biện, không thầy cô nào ở trường dạy bạn về cách ra quyết định cho đến khi bạn lên đại học. Thậm chí, ở các trường đại học và cao đẳng, kỹ năng ra quyết định vẫn bị xem như một môn tự chọn không hơn.
Chẳng trách mà chúng ta không có một cách tiếp cận chung. Chúng ta thậm chí còn không có một hệ ngôn ngữ thống nhất để nói về việc ra quyết định.
Đó là lý do vì sao tôi viết cuốn sách này.
Lựa chọn đúng quan trọng hơn nỗ lực sẽ cho bạn một mô hình giúp cải thiện các quyết định của bạn cũng như cung cấp cho bạn
một bộ công cụ để thực hiện mô hình đó.
Công cụ là thiết bị hay phương tiện dùng để thực hiện một chức năng nhất định. Búa là công cụ dùng để đóng đinh. Tua vít là công cụ dùng để vặn ốc. Nếu ta dùng đúng công cụ cho đúng việc, nhiệm vụ sẽ thành ra đơn giản đến mức không tưởng.
Như vậy, một công cụ hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định phải đảm bảo những tiêu chí nào?
• Thứ nhất, công cụ đó phải phát huy hiệu quả một cách ổn định. Nghĩa là, người sử dụng công cụ được phép kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được kết quả giống với lần dùng trước.
• Thứ hai, đây phải là một công cụ mà người ta có thể dạy cho nhau cách sử dụng. Người học được phép kỳ vọng rằng họ có thể sử dụng công cụ đó với cùng một mục đích.
• Sau khi sử dụng, công cụ cho phép bạn nhìn lại và đánh giá xem liệu mình đã làm đúng hay chưa.
Điều này có nghĩa là ngay cả những công cụ mà các CEO hiện nay đang sử dụng để ra quyết định cũng có thể rất tệ. Linh cảm không thực sự phải là một công cụ ra quyết định, bất kể bạn đã có bao nhiêu lần đưa ra được những quyết định đúng đắn dựa vào nó.
Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn khả năng dẫn đến những quyết định tuyệt vời của linh tính và trực giác. Đương nhiên, trực giác có thể đưa bạn đến những quyết định đúng đắn. Nhưng làm sao chúng ta biết được kết quả tuyệt vời ấy là nhờ sự ngẫu nhiên (đồng hồ hỏng vẫn chỉ đúng giờ hai lần mỗi ngày cơ mà), hay linh tính của bạn thực sự là một công cụ ra quyết định đầy tinh vi? Ta không thể trả lời câu hỏi đó, vì linh tính là thứ bạn không có cách nào quan sát hay lý giải được.
Tất cả những gì bạn có thể thấy chỉ là kết quả thu về. Bạn không thể quay ngược lại và đánh giá chính xác quá trình vận hành của linh tính. Bạn chẳng có cách nào nhòm vào trong linh tính để biết nó hoạt động ra sao. Linh tính của mỗi người là độc nhất và của riêng họ. Bạn không thể “dạy lại” linh tính của mình cho ai khác để họ
cũng có thể sử dụng. Bạn cũng không có cách nào chắc chắn rằng lần này, linh tính sẽ dẫn bạn đến những quyết định đúng đắn như lần trước.
Điều đó có nghĩa trực giác của một người thậm chí không đủ điều kiện để được coi là một công cụ ra quyết định.
Ngoài ra, có những thứ đúng là công cụ, nhưng chúng không hiệu quả, ví dụ như danh sách ưu-nhược điểm. Cuốn sách này sẽ cho bạn thấy rằng danh sách ưu-nhược điểm không phải một công cụ ra quyết định hiệu quả nếu bạn hướng đến sự khách quan . Có thể so sánh điều này với việc bạn sử dụng một chiếc búa đóng đinh nhỏ để phá bê tông và kỳ vọng rằng chiếc búa nhỏ bé ấy cũng phá bê tông tốt như khi đóng đinh.
Trong những phần sau, bạn sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về việc tại sao một công cụ ra quyết định không nên phụ thuộc vào vai trò của thiên kiến nhận thức (chẳng hạn như quá tự tin vào thành kiến chủ quan, thiên lệch nhận thức muộn1 hoặc thiên kiến xác nhận2). Danh sách ưu-nhược điểm cũng chính là thứ có xu hướng đề cao vai trò của thiên kiến.
Chú thích:
1. Thiên lệch nhận thức muộn (tiếng Anh: Hindsight bias): Khuynh hướng cho rằng bản thân mình đã đoán trước được những sự kiện này. – BTV
2. Thiên kiến xác nhận (tiếng Anh: Confirmation bias): Khuynh hướng ưa chuộng những thông tin xác nhận niềm tin và định kiến của chính họ. – BTV
Công cụ quyết định lý tưởng
Bất cứ quyết định nào, về cơ bản, cũng là một sự dự đoán.
Mục tiêu của việc đưa ra quyết định là chọn phương án có nhiều khả năng dẫn đến kết quả mong muốn nhất, sau khi đã cân nhắc kỹ về mức độ mạo hiểm mà bạn sẵn lòng đặt cược. (Hoặc đôi khi, nếu không có phương án nào tốt cả, mục tiêu của bạn là chọn phương án ít thiệt hại nhất).
Hiếm có trường hợp một quyết định sẽ chỉ dẫn đến một kết quả duy nhất. Hầu hết các quyết định đều mở ra nhiều khả năng khác nhau.
Ví dụ như khi đi làm, bất kể bạn chọn con đường nào thì cũng có rất nhiều sự kiện có thể xảy ra: đường đông hoặc vắng xe, bạn có thể bị xẹp lốp, bạn có thể bị phạt vì chạy quá tốc độ,...
Vì một lựa chọn có thể dẫn đến rất nhiều khả năng, nên chất lượng của quyết định sẽ phụ thuộc vào việc bạn hình dung chính xác đến đâu về những gì có thể sẽ xảy ra khi đi theo từng phương án.
Điều đó có nghĩa là một công cụ ra quyết định lý tưởng cũng giống như một quả cầu tiên tri. Với một quả cầu tiên tri, bạn biết mọi thứ về thế giới, về các phương án mà mình có, và – bởi vì bạn thấy được từng khả năng có thể xảy ra của tương lai – bạn biết chắc chắn lựa chọn này sẽ dẫn đến kết quả ra sao. Nhưng thật đáng tiếc, những quả cầu tiên tri chỉ tồn tại trong các câu chuyện cổ tích; thậm chí trong Phù thủy xứ Oz, chúng chỉ là một ảo ảnh. Một quy trình ra quyết định tốt cùng một bộ công cụ hữu ích, thiết thực có thể không chính xác như quả cầu tiên tri, nhưng chúng cũng làm được những điều gần giống với những gì một quả cầu tiên tri có thể làm, thậm chí còn hơn cả như thế, khi bạn không chỉ biết mà còn thay đổi đáng kể được những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Việc đánh giá một quyết định là đúng đắn hay sai lầm phụ thuộc vào chất lượng của những thông tin tạo thành quyết định, các phương án mà ta đang có trong tay, và sự hiểu biết của ta về các viễn cảnh mà các phương án ấy sẽ dẫn đến.
Nếu quy trình quyết định của bạn tốt hơn – cải thiện được những hiểu biết và niềm tin của bạn, cải thiện được cách bạn so sánh các phương án mình có, và cải thiện được khả năng dự đoán diễn biến từ các phương án đó – thì theo đuổi nó là quá xứng đáng rồi còn gì.
Con đường đưa ra quyết định tốt hơn
Có vẻ như một trong những cách tốt nhất để cải thiện các quyết định trong tương lai là rút kinh nghiệm từ thành quả hay hậu quả của những quyết định trong quá khứ. Cuốn sách này sẽ bắt đầu từ đó để giúp bạn cải thiện khả năng học hỏi từ trải nghiệm của mình.
Trong 3 chương đầu, tôi sẽ liệt kê một số tình huống cho thấy việc cố gắng rút kinh nghiệm từ quá khứ có thể không đem lại kết quả tốt và khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm, dù cho các quyết định trong quá khứ đó là tốt hay xấu đi chăng nữa. Ngoài việc chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn mà bạn cần chú ý khi đưa những bài học trong quá khứ vào quyết định hiện tại, 3 chương này còn giới thiệu một số công cụ để bạn hiểu rõ hơn những gì quá khứ muốn dạy cho bạn.
Chúng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi: Tại sao những chuyện đó đã xảy ra? Có lý do gì không? Bạn cần nhớ rằng khi một sự kiện xảy ra thì một phần là do lựa chọn của bạn, và một phần là do may rủi. Qua nhiều lần như thế, bạn sẽ tìm ra “công thức” chung, rằng để một sự kiện xảy ra, may rủi chiếm bao nhiêu phần và bản thân bạn góp vào bao nhiêu phần. Sau khi đã có công thức này trong tay, bạn có thể áp dụng nó vào các quyết định của mình trong tương lai. Bạn sẽ không học được bài học nào từ quá khứ cả nếu không có một bộ khung thống nhất để đánh giá các quyết định trong quá khứ.
Bắt đầu từ Chương 4, tôi sẽ nói nhiều hơn về cách đưa ra những quyết định mới. Tôi sẽ cung cấp cho bạn một quy trình ra quyết định chất lượng cùng một bộ công cụ để thực hành quy trình đó. Trong quy trình mà tôi đề xuất, chất lượng của quyết định sẽ dựa trên độ chính xác của những phỏng đoán rút ra từ bài học trong quá khứ, đi cùng với đó là rất nhiều cách để bạn cải thiện kiến thức cũng như cơ sở để đưa ra quyết định của mình – hai nhân tố làm nền tảng cho những dự đoán và quyết định về sau.
Như bạn có thể hình dung, một bộ công cụ đầy đủ, toàn diện cho phép bạn đưa ra các quyết định chất lượng sẽ đòi hỏi thời gian và nỗ lực hơn nhiều so với việc liếc qua một khối thủy tinh trong suốt. Khoảng thời gian mà bạn đã bỏ ra đó sẽ giúp quyết định về sau của bạn trở nên đúng đắn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, không phải quyết định nào cũng đáng để bạn xây dựng cả một mô hình và dùng thật nhiều công cụ. Nếu đang lắp một chiếc tủ mà không có sẵn tua vít, bạn có thể muốn dùng búa cho nhanh, thay vì phải chạy đi mua một chiếc tua vít mới. Nếu chiếc tủ chỉ có
vài chỗ cần tua vít, dùng búa có thể là một lựa chọn thông minh, giúp tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu chiếc tủ đó có quá nhiều chỗ cần dùng tua vít thì khi dùng búa để thay thế, bạn có thể sẽ tạo ra một thành phẩm xiêu vẹo. Chúng ta không giỏi trong việc xác định xem chuyện nào thực sự cần đầu tư thời gian, chuyện nào có thể phiên phiến cho qua. Biết khi nào có thể dùng búa và khi nào nhất định phải tìm cho bằng được tua vít là một điều không dễ dàng chút nào và cần được trau dồi.
Chương 7 sẽ giới thiệu cho bạn các mô hình tư duy để bạn có thể phân biệt được khi nào cần đến một quy trình phức tạp và khi nào có thể áp dụng quy trình giản lược để tiết kiệm thời gian. Việc “đi tắt” này sẽ được đề cập ở cuối sách, khi bạn đã nắm chắc quy trình ra quyết định toàn diện. Biết khi nào có thể tiết kiệm thời gian cũng là một phần của quá trình ra quyết định.
Các chương cuối sẽ nói về những cách hiệu quả để nhận biết các chướng ngại có thể xuất hiện trên hành trình của bạn và những công cụ để khai thác kiến thức và thông tin mà người khác có. Cụ thể, tôi sẽ nhắc đến những vấn đề như làm sao để thu thập phản hồi từ người khác, cách để tránh những cái bẫy của việc ra quyết định theo nhóm, đặc biệt là tư duy tập thể.
Cách sử dụng cuốn sách
Xuyên suốt cuốn sách này là những bài tập, thí nghiệm tưởng tượng và các biểu mẫu để bạn có thể luyện tập và củng cố các mô hình tư duy, các bộ khung và công cụ ra quyết định.
Hãy cầm trên tay một cây bút chì để vừa đọc sách, vừa làm bài tập để thu hoạch được nhiều kiến thức nhất có thể. Đương nhiên, bạn không bắt buộc phải hoàn thành tất cả các bài tập trong quá trình đọc sách. Bạn vẫn có thể học được nhiều điều kể cả khi không thực hiện những bài tập tương tác này. Vai trò của bài tập, công cụ, định nghĩa, bảng biểu, bản theo dõi tiến độ, worksheet, bản tóm tắt và các danh sách việc cần làm (checklist) được đưa ra trong cuốn sách này đều chỉ là mẫu tham khảo. Sau này, bạn có thể in ra, sử dụng,
chia sẻ cho người khác, hoặc chỉnh sửa lại để phù hợp với nhu cầu của mình.
Tương tự, bạn cũng sẽ thu hoạch được nhiều kiến thức nhất nếu đọc theo thứ tự, vì có nhiều ý tưởng sẽ được xây dựng dựa trên những ý tưởng mà tôi đã trình bày trước đó. Tuy vậy, bởi vì từng chương trong cuốn sách phân tích một cách đầy đủ về một vấn đề độc lập, nên bạn hoàn toàn có thể nhảy ngay vào bất kỳ chương nào mà bạn thấy hứng thú và bắt đầu từ đó.
“Đứng trên vai những người khổng lồ”
Cuốn sách này là một tài liệu tổng hợp, có tác dụng diễn giải và hướng dẫn áp dụng vào thực tế lý thuyết của rất nhiều nhà tư tưởng, nhà tâm lý học, kinh tế học và nhà khoa học của nhiều lĩnh vực khác – những người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về hành vi và việc đưa ra quyết định. Dù cuốn sách này giúp được cho bạn ít nhiều trong việc cải thiện quá trình ra quyết định, nó cũng không thể tồn tại nếu không được đứng trên vai những người khổng lồ – kế thừa những tư tưởng và nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học và nhà tư tưởng lớn.
Rải rác trong cuốn sách này, bạn sẽ thấy tôi đề cập đến công trình của các nhà khoa học và chuyên gia của những lĩnh vực liên quan. Nếu trong quá trình đọc, bạn bắt gặp một khái niệm hoặc một đề tài mà mình quan tâm, bạn có thể nghiên cứu sâu thêm để có thêm những hiểu biết về chúng.
Chương 1
SUY TỪ KẾT QUẢ
MỌI THỨ DƯỜNG NHƯ TO HƠN KHI NHÌN TỪ GƯƠNG CHIẾU HẬU
Tất cả các bài tập trong cuốn sách này đều được thiết kế để giúp bạn hiểu hơn về cách bạn xử lý thông tin. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần trả lời theo suy nghĩ đầu tiên bật ra thay vì cố gắng cân nhắc xem thế nào mới “đúng”. Không có câu trả lời nào là đúng hay sai – câu trả lời chỉ phản ánh cách mà bạn suy nghĩ.
[1]
Nhảy việc
Hãy tưởng tượng, bạn rời khỏi công việc hiện tại để đảm nhiệm vị trí mới ở một công ty mới.
Công việc mới khá là suôn sẻ! Bạn quý đồng nghiệp, cảm thấy hài lòng với vị trí của mình, và trong vòng một năm bạn đã được thăng chức.
CÓ
Vậy, quyết định nhảy việc này có phải là một quyết định đúng đắn hay không?
☐
KHÔNG ☐
Hãy tưởng tượng, bạn rời khỏi công việc hiện tại để đảm nhiệm vị trí mới ở một công ty mới.
Công việc mới hóa ra là một thảm họa! Bạn cảm thấy khổ sở và đã bị sa thải chỉ trong năm đầu tiên.
CÓ
Vậy, quyết định nhảy việc này có phải là một quyết định đúng đắn hay không?
☐
KHÔNG ☐
Tôi đoán chắc, trong trường hợp đầu tiên, bạn sẽ cho rằng quyết định nhảy việc là đúng, và trong trường hợp sau là không đúng. Chẳng phải nếu công việc mới tiến triển tốt thì quyết định bỏ công việc cũ là sáng suốt sao? Và nếu công việc mới không được như ý thì đó hẳn là một quyết định tệ hại còn gì?
Nhưng vấn đề là, trong cả hai trường hợp, tôi đều không đưa ra cho bạn bất kỳ thông tin có ý nghĩa nào về quá trình đi đến quyết định . Tôi chỉ cho bạn hai thông tin: (1) mô tả một cách rất ngắn gọn về bối cảnh dẫn đến quyết định và (2) kết quả của quyết định ấy .
Ngay cả khi không có bất kỳ thông tin chi tiết nào về quá trình ra quyết định, chỉ cần tôi cho bạn biết kết quả, bạn sẽ có cảm giác rằng mình thật sự đã biết quyết định đó là tốt hay không tốt.
Và cảm giác này – rằng kết quả của quyết định sẽ phản ánh chất lượng của quá trình ra quyết định – mạnh đến nỗi, ngay cả khi tôi mô tả hai quyết định ấy theo cùng một cách (bạn nghỉ việc và đảm nhận một vị trí mới), thì bạn cũng cảm thấy chất lượng của quá trình đưa ra quyết định có gì đó khác nhau.
Hiện tượng này có trong mọi lĩnh vực.
Bạn mua cổ phiếu. Cổ phiếu tăng giá. Bạn cảm thấy mình đã có một quyết định tuyệt vời. Bạn mua cổ phiếu. Cổ phiếu hạ giá. Bạn cảm thấy mình vừa ra một quyết định tệ hại.
Bạn dành sáu tháng trời cố gắng chốt đơn với một khách hàng mới. Khi họ trở thành khách hàng lớn nhất của bạn, bạn cảm thấy thời gian bỏ ra quá hợp lý và quyết định của mình quá tuyệt vời. Một viễn cảnh khác, bạn dành sáu tháng thuyết phục một khách hàng nhưng mãi vẫn không chốt được đơn, bạn cảm thấy mình đã phí thời gian cho một quyết định tệ hại.
Bạn mua một căn nhà. Sau năm năm, bạn bán đi và lời được đến 50% số tiền đã chi. Một quyết định quá tuyệt vời! Bạn mua một căn nhà. Sau năm năm, bạn bán lỗ. Quyết định tệ hại!
Bạn bắt đầu tập CrossFit và sau hai tháng đã giảm được cân, tăng được cơ. Quyết định tuyệt vời! Nhưng nếu bạn bị trật vai chỉ sau có
hai ngày, bạn cảm thấy đây thật là một quyết định tệ hại.
Trong lĩnh vực nào cũng vậy, kết quả là cái đến sau, nhưng người ta luôn nhìn vào nó trước tiên.
Có một cái tên cho hiện tượng này: Suy từ kết quả. SUY TỪ KẾT QUẢ
Một con đường tắt, khi ta dùng chất lượng của một kết quả để suy ra chất lượng của một quyết định.
Khi một người suy từ kết quả, họ sẽ xác định xem kết quả của một quyết định là tích cực hay tiêu cực, từ đó đánh giá quyết định là đúng đắn hay sai lầm. Các nhà tâm lý học gọi đây là thiên kiến bởi kết quả (outcome bias). Chúng ta thường chọn lối tắt này vì ta không thể xác định liệu quyết định của mình là tốt hay xấu, nhưng ta có thể thấy được hệ quả mà quyết định đó dẫn đến. Suy từ kết quả là một cách tinh giản những đánh giá phức tạp về chất lượng của quyết định.
Nhưng vấn đề ở đây là gì? Đơn giản không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Chất lượng của quyết định và chất lượng của kết quả, tất nhiên, có phần nào đó liên quan đến nhau. Nhưng hai yếu tố này không phải lúc nào cũng có mối liên hệ. Thật không dễ để chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Xét trong trường hợp bỏ việc cũ và tìm một công việc mới, khó mà nói được rằng kết quả (tệ hay tốt) có phải do chất lượng của quyết định hay không. Đôi khi chúng ta đưa ra một quyết định tốt nhưng diễn biến sau đó lại không tốt.
Bạn có thể vượt đèn đỏ qua giao lộ mà vẫn vô sự. Bạn có thể gặp tai nạn dù đã tuân thủ nghiêm khắc luật giao thông. Điều này có nghĩa, khi chúng ta phán đoán chất lượng của một quyết định dựa trên kết quả, chúng ta sẽ chẳng thu hoạch được gì nhiều. Suy từ kết quả có thể dẫn đến một kết luận rằng: “À, vượt đèn đỏ là một ý hay”. Nhưng chúng ta thừa biết vượt đèn đỏ không phải là một ý hay.
Để đưa ra những quyết định tốt hơn, điều quan trọng là bạn phải rút ra bài học từ quá khứ. Trải nghiệm mang trong nó những bài học để bạn cải thiện các quyết định trong tương lai. Đánh giá quyết định dựa trên kết quả có thể dẫn bạn đến những bài học sai lầm.
[2]
Cái bóng của kết quả
Công bằng mà nói, trong bài tập đầu tiên, tôi đã không cho bạn đủ thông tin để bạn có thể kết luận rằng quyết định đó có tốt hay không tốt. Tâm trí bạn có lẽ đã tự điền vào những thông tin còn thiếu khi không có đủ dữ kiện, cơ chế này cũng tương tự như khi chúng ta nhìn thấy ảo ảnh. Nói như vậy không có nghĩa là những khi không có đủ thông tin, bạn nên đánh giá quyết định dựa trên kết quả. Tốt hơn hết là chúng ta đừng tự suy diễn câu chuyện để hợp lý hóa kết quả mà chúng ta tình cờ biết.
Như vậy, xu hướng suy từ kết quả có biến mất không nếu ta có được đầy đủ thông tin?
Hãy đến với một số ví dụ khác để tìm ra câu trả lời.
Bạn mua một chiếc xe điện và rất thích nó. Đó là một chiếc xe tuyệt vời, được sản xuất bởi một thiên tài công nghệ được tung hô là có tầm nhìn xa.
Dựa trên những trải nghiệm cùng chiếc xe, bạn mua cổ phiếu của công ty ấy.
Sau hai năm, cổ phiếu của công ty tăng vọt, bạn thu về giá trị cao gấp 20 lần khoản đầu tư.
Hãy đánh giá chất lượng của quyết định đầu tư theo thang điểm từ 0-5, trong đó 0 là tệ nhất và 5 là tốt nhất:
Quyết định tệ hại 0 1 2 3 4 5 Quyết định tuyệt vời
Hãy giải thích lý do tại sao bạn đánh giá như vậy:
Bạn mua một chiếc xe điện và rất thích nó. Nó là một chiếc xe tuyệt vời, được sản xuất bởi một thiên tài công nghệ được tung hô là có tầm nhìn xa.
Dựa trên những trải nghiệm cùng chiếc xe, bạn mua cổ phiếu của công ty ấy. Sau hai năm, công ty phá sản, khoản đầu tư của bạn mất trắng.
Hãy đánh giá chất lượng của quyết định đầu tư theo thang điểm từ 0-5, trong đó 0 là tệ nhất và 5 là tốt nhất:
Quyết định tệ hại 0 1 2 3 4 5 Quyết định tuyệt vời
Hãy giải thích lý do tại sao bạn đánh giá như vậy:
Nếu giống với đại đa số, bạn sẽ diễn giải lý do mua cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả nhận được là tốt hay xấu.
Với kết quả tốt, nhiều khả năng bạn sẽ nhìn nhận các trải nghiệm dẫn đến quyết định đầu tư bằng cái nhìn tích cực hơn: Bạn đã có trải nghiệm cá nhân với sản phẩm, và điều đó rất quan trọng. Rốt cuộc thì nếu bạn thích chiếc xe, nhiều khả năng những người khác cũng vậy. Thêm nữa, thiên tài công nghệ kia đã có tiếng thành công, đầu tư cho công ty do anh ta điều hành nhiều khả năng sẽ là một sự lựa chọn tốt.
Nhưng nếu rốt cuộc công ty này là “bom xịt”, những trải nghiệm tôi đã mô tả có thể được bạn nhìn nhận bằng một con mắt khác. Lúc này, nhiều khả năng bạn sẽ cho rằng trải nghiệm cá nhân không thay thế được bước thẩm định chuyên sâu khi lựa chọn đầu tư. Bạn sẽ cho rằng ta nên đánh giá tính hình tài chính của công ty đó, ví dụ như: Cổ phiếu công ty này có đang tạo ra lợi nhuận không? Có thể tạo ra lợi nhuận không? Các khoản nợ của họ thế nào? Họ còn vốn cho đến khi đạt được khả năng sinh lợi chứ? Họ có thể đáp ứng nhu cầu và tăng năng suất sản xuất chứ?
Và tất nhiên, xu hướng đánh giá quá trình ra quyết định dựa vào kết quả này không chỉ giới hạn trong các quyết định đầu tư.
Bạn nghỉ việc để tham gia vào một công ty khởi nghiệp triển vọng bởi họ đề nghị chia cho bạn cổ phần. Công ty này sau đó ăn nên làm ra như một Google thứ hai. Quyết định tuyệt vời! Bạn nghỉ việc để tham gia vào một công ty khởi nghiệp triển vọng bởi họ đề nghị chia cho bạn cổ phần. Chỉ một năm sau, công ty phá sản. Bạn thất
nghiệp và đã dùng đến cạn kiệt khoản tiết kiệm của mình. Quyết định tệ hại!
Bạn chọn một trường đại học vì muốn chung trường với tình yêu gà bông thời trung học của mình. Bạn tốt nghiệp hạng ưu, kết hôn với tình đầu, và có một công việc như mơ. Quyết định này thật không chê vào đâu được! Bạn chọn một trường đại học vì muốn chung trường với tình yêu gà bông thời trung học của mình. Sáu tháng sau, các bạn chia tay. Bạn quyết định đổi ngành, nhưng chương trình học của ngành mới không làm bạn vừa ý. Hằng ngày, bạn phải đi một đoạn đường rất xa để đến trường. Cuối năm nhất, bạn chuyển trường. Quyết định chọn trường khi xưa thật tệ hại.
Trong tất cả các trường hợp trên, kết quả ảnh hưởng đến cách ta nhìn nhận quyết định ngay cả khi các chi tiết của quá trình ra quyết định là như nhau, bởi kết quả đã chi phối cách ta nhìn nhận các chi tiết ấy.
Suy từ kết quả ảnh hưởng đến phán đoán của chúng ta đến mức đó đấy!
Khi kết quả không tốt, ta sẽ hướng sự chú ý của mình đến những dấu hiệu cho thấy quá trình đưa ra quyết định trước đó là tệ hại. Ta nghĩ mình đang nhìn nhận một cách rất lý trí bởi quá trình tệ hại kia là quá rõ ràng. Ngược lại, khi một quyết định cho ra kết quả tốt, ta ít hà khắc hơn trong việc phân tích chất lượng của quyết định, bởi chúng ta đang bận viết nên một câu chuyện sao cho khớp với cái kết cục tốt đẹp kia.
Kết quả đang phủ một cái bóng lên khả năng nhìn nhận chất lượng quyết định của chúng ta.
Chúng ta muốn mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng kết quả và chất lượng quyết định được hình thành. Chúng ta muốn thế giới vận hành như vậy. Chúng ta ít khi muốn chấp nhận các biến số ngẫu nhiên. Khi cố gắng tin vào mối quan hệ này, chúng ta dần không còn thấy được rằng tương lai có thể có rất nhiều viễn cảnh.
Ngay từ đầu, vai trò của trải nghiệm là làm một người thầy tốt. Nhưng vai trò này đã mất đi khi ta ép chất lượng của kết quả và chất lượng của quyết định vào một công thức đầy khiên cưỡng. Cách làm ấy bóp méo khả năng của ta trong việc sử dụng kinh nghiệm để dự đoán xem quyết định nào là tốt và quyết định nào thì không.
Việc suy từ kết quả khiến quả cầu thủy tinh của chúng ta như chìm vào lớp sương mù.
Bây giờ, khi đã hiểu suy từ kết quả là gì, hãy nghĩ về một thời điểm bạn đã làm điều đó. Hãy mô tả lại tình huống đó dưới đây.
[3]
Chiếc hộp may mắn
Sự may rủi “nhảy” vào giữa quyết định của bạn với kết quả mà bạn nhận được. Đó là yếu tố mà bạn không thể tác động hay khống chế, là thứ quyết định bạn sẽ nhận được kết quả thế nào trong ngắn hạn.
Một quyết định có thể mở ra nhiều tương lai khác nhau – có thể tốt, có thể tệ. Khi bạn đưa ra một quyết định, quyết định ấy sẽ khiến cho một số viễn cảnh có cơ hội trở thành hiện thực, đồng thời khiến cho một số viễn cảnh khác không thể nào xảy ra. Quyết định bạn đưa ra sẽ xác định tập hợp các viễn cảnh và phần trăm khả năng chúng có thể xảy ra; tuy nhiên, nó không xác định cụ thể một kết quả nào thực sự sẽ xảy ra cả.
Sự may rủi “nhảy” vào giữa quyết định của bạn với kết quả mà bạn nhận được. Đó là yếu tố mà bạn không thể tác động hay khống chế, là thứ quyết định bạn sẽ nhận được kết quả thế nào trong ngắn hạn.
Vì thế, để trở thành một người ra quyết định tốt, bạn cần phải dự đoán được tập hợp những viễn cảnh tương lai có khả năng xảy ra. Cuốn sách này được thiết kế để hỗ trợ bạn mài giũa kỹ năng ấy, giúp bạn dần xua tan lớp sương mù bên trong quả cầu pha lê. Song, cũng như những câu dự báo chung chung của các thầy bói, tương lai rốt cuộc sẽ diễn ra như thế nào là điều không ai biết chắc được.
Nói cách khác, có một nhân tố quan trọng can dự vào quá trình này: sự may rủi.
May rủi là thứ chi phối một phần kết quả mà bạn nhận được bên cạnh quyết định mà bạn đưa ra – thứ vốn đã dẫn đến rất nhiều biến số.
Vì một quyết định chỉ xác định được tập hợp các kết quả có thể xảy ra (một số tốt, một số xấu, một số không tốt cũng chẳng xấu), nên kết quả tốt có thể sinh ra từ cả quyết định xấu (lẫn tốt), và kết quả xấu cũng có thể sinh ra từ cả quyết định tốt (lẫn xấu).
Có thể hình dung mối quan hệ giữa chất lượng quyết định và chất lượng kết quả như sau:
• Phần thưởng xứng đáng đến với bạn khi bạn đưa ra một quyết định tốt, và quyết định ấy dẫn đến một kết quả tốt. Ví dụ như khi
bạn tuân thủ đúng đèn hiệu giao thông và vượt qua giao lộ an toàn.
• Ăn may là khi bạn đưa ra một quyết định không tốt nhưng lại nhận về kết quả tích cực. Ví dụ: Bạn tranh thủ lúc dừng chờ đèn đỏ để đăng một dòng trạng thái lên mạng. Vì mải mê với dòng trạng thái ấy mà bạn không để ý đèn đã chuyển xanh, và may mắn thay, nhờ đó mà bạn tránh được một vụ va chạm xảy ra ở ngã tư.
• Xui xẻo là khi bạn đưa ra một quyết định tốt nhưng kết quả lại tệ hại. Ví dụ, bạn tuân thủ luật giao thông nên đã di chuyển khi thấy đèn xanh, nhưng khi đến ngã tư thì có một người từ đường bên kia đột ngột vượt đèn đỏ nên đã xảy ra va chạm với bạn. Đó là một kết quả tệ hại, nhưng điều đó không có nghĩa là quyết định tuân thủ luật giao thông của bạn là một quyết định sai lầm.
• Thất bại nghiễm nhiên là khi bạn đưa ra một quyết định sai lầm, vì vậy nên bạn nhận về một kết quả tệ hại, ví dụ như vượt đèn đỏ và gặp tai nạn.
Rõ ràng, chúng ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ cho cả bốn loại này. Thường thì quyết định tốt của bạn sẽ dẫn đến một kết cục tốt; nhưng cũng có lúc bạn gặp xui xẻo. Tương tự, thường thì quyết định tệ hại của bạn sẽ dẫn đến những thứ tệ hại thật; nhưng cũng có khi bạn lại ăn may. Việc suy từ kết quả có thể khiến bạn quên mất vai trò của sự may rủi trong diễn biến của mọi việc. Một khi đã biết kết quả, ta thường chỉ nhìn nhận tình huống đó như Phần thưởng xứng đáng hoặc Thất bại nghiễm nhiên. Trường hợp Xui xẻo và Ăn May ít khi được đưa vào cân nhắc.
Khi bạn rút kinh nghiệm từ quá khứ, những điểm mù đó có thể khiến bạn đưa ra kết luận sai.
Ví dụ, bạn đưa ra một quyết định mà trong đó chỉ có 10% nguy cơ dẫn đến kết quả xấu, tuy nhiên, thật không may, quyết định đó dẫn đến đúng kết quả xấu mà bạn đã dự liệu. Vậy là, bạn cho rằng mình không nên ra quyết định tương tự trong tương lai. Do xu hướng suy từ kết quả, bạn quên mất rằng ngay từ đầu khả năng xảy ra tình huống xấu chỉ là 10%, và bạn đã có đến 90% cơ hội thành công. Tuy đó là một quyết định tốt nhưng trải nghiệm cá nhân đã khiến bạn nghĩ rằng mình không nên đưa ra quyết định tương tự nữa.
Đó là cái giá phải trả của việc suy từ kết quả.
Bây giờ, hãy đưa bạn thoát khỏi cái bóng bao trùm của thói quen suy từ kết quả bằng cách điền hết tất cả các ô trong bảng bằng những câu chuyện trong cuộc sống của bạn.
Đầu tiên, hãy nghĩ về một trải nghiệm khi mà quyết định tốt của bạn đã dẫn đến một kết quả tốt. Hãy mô tả ngắn gọn tình huống đó trong ô Phần thưởng xứng đáng bên dưới.
Sau đó, hãy nghĩ về một trải nghiệm ra quyết định dẫn đến kết quả chẳng đâu vào đâu, nhưng bạn nghĩ bạn đã ra một quyết định không tệ chút nào. Hãy
mô tả ngắn gọn tình huống đó trong ô Xui xẻo.
Tiếp đến, hãy nghĩ về một lần bạn đã đưa ra một quyết định khá tệ, nhưng mọi thứ lại suôn sẻ hơn bạn nghĩ. Hãy mô tả ngắn gọn tình huống này trong ô Ăn may.
Cuối cùng, hãy nghĩ đến một lần bạn đã ra một quyết định khá tệ, và nghiễm nhiên là kết quả mà bạn thu về cũng chẳng tốt đẹp chút nào. Hãy mô tả ngắn gọn tình huống này trong ô Thất bại nghiễm nhiên.
[4]
Khi các quyết định không mang lại kết quả tương đương
Bây giờ, hãy đào sâu vào hai tình huống cho thấy chất lượng quyết định không dẫn đến kết quả tương ứng: Xui xẻo và Ăn may.
Một tình huống mà bạn cho là mình đã gặp xui xẻo?
Mô tả lý do khiến bạn nghĩ rằng quyết định của mình là tốt, dù kết quả thu về không như ý.
Những lý do này có thể bao gồm xác suất xảy ra của kết quả không tốt, thông tin dẫn đến quyết định,
hay độ đáng tin cậy của những người mà bạn tìm đến để xin lời khuyên.
Liệt kê ít nhất ba lý do khiến bạn nhận được kết quả không tốt dù quyết định của bạn là hợp tình hợp lý.
Nói cách khác, có những nhân tố nào nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, hoặc có điều gì mà bạn đã không lường trước trong quá trình đưa ra quyết định ban đầu của mình?
Liệt kê ít nhất ba viễn cảnh khác có thể xảy ra khi bạn ra quyết định đó.
Một tình huống mà bạn cho là mình đã ăn may?
Viết ra vài lý do khiến bạn nghĩ rằng quyết định của mình là tệ hại dù kết quả thu về khá tốt.
Liệt kê ít nhất ba lý do khiến bạn nhận được kết quả tốt dù đã đưa ra một quyết định tệ hại.
Nói cách khác, có điều gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn,
hoặc có những điều bạn đã không thể ngờ tới trong quá trình đưa ra quyết định ban
đầu?
Liệt kê ít nhất ba viễn cảnh có thể xảy ra khi bạn ra quyết định đó.
Bạn dễ nghĩ ra ví dụ cho trường hợp nào hơn, Xui xẻo hay Ăn may? Xui xẻo Ăn may
Bạn nghĩ tại sao trường hợp còn lại lại khó hơn?
Nếu giống với đa số, bạn sẽ cảm thấy dễ “quy tội” cho sự xui xẻo khi kết quả nhận về không như ý hơn là thừa nhận rằng mình có được thành quả tốt là nhờ ăn may.
Khi điều không may xảy ra, ta cảm thấy được an ủi khi biết rằng đó có thể không phải do lỗi của bản thân mà chỉ là do xui xẻo, để từ đó vẫn cảm thấy ổn với việc ra quyết định của mình bất chấp kết quả không mong muốn. Nó cho lòng tự tôn của ta một lối thoát, cho phép ta nhìn nhận chính mình trong vầng hào quang tích cực bất chấp kết quả không như mong đợi.
Mặt khác, khi mọi việc suôn sẻ, ta sẽ vui hơn khi biết rằng kết quả tốt đẹp đó là nhờ nỗ lực của bản thân cũng như nhờ những quyết định đúng đắn. Nếu thừa nhận vai trò của vận may trong việc tạo ra kết quả tích cực, ta mất đi cảm giác thấy mình thông minh và làm chủ hoàn cảnh. Với những kết quả tốt, sự can thiệp của yếu tố may rủi không cho phép bạn kể câu chuyện đó theo cách mà bạn muốn.
Để trở thành một người ra quyết định tốt hơn, bạn cần thẳng thắn thừa nhận và khám phá cả bốn kết quả có thể xảy ra.
Một thói quen cần được xóa bỏ: Thừa nhận sự Xui xẻo, nhưng không chịu chấp nhận là mình đã Ăn may.
Không dễ để ta sẵn lòng từ bỏ công trạng cũng như cảm giác chính mình đã khiến những điều tốt đẹp xảy ra, nhưng về lâu về dài thì đó là việc mà bạn nên rèn luyện. Sự may rủi là biến số có ảnh hưởng đến kết quả của mọi quyết định, nếu bạn không để tâm, bạn sẽ
không nhận ra ảnh hưởng tinh vi của nó đến tương lai của mình sau này. Những ảnh hưởng vi mô đó cũng giống như lãi kép – hiện tại thì vai trò của chúng chưa rõ ràng, nhưng chúng sẽ mang lại lãi suất vô biên cho bạn khi bạn ra những quyết định trong tương lai.
Kinh nghiệm có thể dạy bạn nhiều điều về cách cải thiện quyết định, nhưng với một điều kiện: Bạn phải trung thực và phân tích thật kỹ. Hãy thực hành việc tách biệt chất lượng của kết quả với chất lượng của quyết định một cách tích cực và thường xuyên. Điều này có thể giúp bạn nhận ra quyết định nào đáng được lặp lại và quyết định nào thì không.
[5]
Đừng đợi đến khi đưa ra một quyết định sai lầm
Khi dùng kết quả để suy ra chất lượng quyết định, bạn sẽ bỏ ngoài vòng suy xét hai trường hợp có thể xảy ra là xui xẻo và ăn may. Kết quả là, bạn có thể sẽ tiếp tục thực hiện một quyết định sai lầm vì nghĩ rằng nó đúng đắn, và né tránh lặp lại một quyết định vốn dĩ rất đúng đắn nhưng do trải nghiệm không tốt trước đó, bạn nghĩ rằng nó sai lầm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường bỏ qua những bài học cần rút ra khi quyết định tốt dẫn đến một kết cục tốt đẹp. Ta nghĩ rằng đó là điều nghiễm nhiên sẽ xảy ra.
Trở lại với bảng kết quả bốn phần mà bạn đã điền ở trên.
Tình huống nào được bạn mô tả là Phần thưởng xứng đáng?
Hãy viết ra vài lý do khiến bạn nghĩ rằng quyết định của mình là đúng đắn, chẳng hạn như xác suất xảy ra của kết quả không tốt, thông tin đưa bạn đến quyết định,
hoặc những người mà bạn tìm đến để xin lời khuyên.
Giờ thì hãy dành chút thời gian để nghĩ xem trong quyết định của bạn có điểm nào lẽ ra đã có thể tốt hơn không.
Một số câu hỏi gợi ý:
Bạn có thể có nhiều thông tin hơn hoặc có được thông tin tốt hơn trước
CÓ
khi quyết định không?
☐
KHÔNG ☐
Bạn có thể quyết định nhanh chóng hơn không? CÓ ☐
Bạn có thể dành thêm thời gian cho quyết định không? CÓ ☐
KHÔNG ☐
KHÔNG ☐
Có thông tin nào về sau bạn mới biết nhưng thực ra đã có thể biết từ
CÓ
trước và có thể thay đổi quyết định của bạn không?
☐
Có tình huống nào thậm chí còn tốt hơn kết quả mà bạn nhận được
CÓ
không?
☐
Nếu có, thì giả sử bạn đưa ra một quyết định khác, xác suất những kết
CÓ
quả tốt hơn xảy ra có tăng lên không?
☐
KHÔNG ☐
KHÔNG ☐
KHÔNG ☐
Nếu được làm lại, bạn có đưa ra một quyết định khác? CÓ ☐
KHÔNG ☐
Thậm chí nếu vẫn đưa ra quyết định như cũ, bạn có thể nghĩ ra cách
CÓ
nào để cải thiện quy trình ra quyết định của mình không?
☐
Hãy suy ngẫm về các câu trả lời “Có” bạn đã đưa ra và viết vào đây.
KHÔNG ☐
Việc phân tích những trường hợp khi chất lượng quyết định và chất lượng kết quả khớp với nhau
cũng quan trọng không kém việc khám phá những trường hợp xui xẻo hay ăn may.
Khi đã nhận được Phần thưởng xứng đáng, bạn vẫn có thể rút ra được những bài học đáng giá từ trải nghiệm ra quyết định của mình.
Quy luật tương tự cũng áp dụng cho tình huống Thất bại nghiễm nhiên.
Vì thế, hãy dành ra chút thời gian để thực hiện bài tập này đối với tình huống Thất bại nghiễm nhiên nữa.
Ngay cả khi bạn đã đưa ra được một quyết định tốt, điều đó cũng không có nghĩa quyết định đó đã là quyết định tốt nhất. Thực tế là hiếm có ai đưa ra được một quyết định hoàn hảo. Để cải thiện quyết định của mình từng ngày, bạn phải sẵn lòng rũ bỏ sự tự mãn – thứ có thể được sinh ra từ một quyết định tốt dẫn đến một kết quả tốt.
Học hỏi từ kinh nghiệm cho phép bạn đưa ra những quyết định tốt hơn về sau. Việc suy từ kết quả sẽ ngăn trở bạn mài giũa khả năng đọc quả cầu pha lê, khiến bạn dự đoán tương lai ngày càng kém đi bởi đã bỏ qua những bài học có thể được học.
Đừng nghĩ rằng bạn không thể rút ra cho mình bài học nào đáng giá khi đang ăn mừng chiến thắng.
Nếu cứ giữ thói quen suy từ kết quả, dần dần, bạn sẽ không đặt câu hỏi, không đánh giá lại các quyết định của mình trong quá khứ khi chất lượng kết quả khớp với chất lượng quyết định. Khi điều đó xảy ra, đặc biệt khi mọi sự suôn sẻ, các quyết định đó nhiều khả năng sẽ mặc nhiên được bạn chấp nhận như một lẽ thường tình: “Ở đây chẳng có bài học nào để rút ra cả”.
[6]
Xem xét lại những quyết định tốt nhất và tệ nhất
Trở lại với những câu trả lời mà bạn đã chọn ở đầu cuốn sách, khi tôi hỏi bạn về quyết định tốt nhất và tệ nhất của mình. Bây giờ, bạn cảm thấy như thế nào về những câu trả lời ấy? Bạn có đổi ý không? Sau khi suy xét (không chịu ảnh hưởng của việc suy từ kết quả), chúng có thực sự là những quyết định tốt nhất và tệ nhất của bạn không? Bạn đã thấy rõ hơn tác động của thói quen suy từ kết quả rồi chứ?
Hãy viết những suy ngẫm ấy ra đây.
Sau khi ngẫm lại, bạn hãy kể thêm về những quyết định mà bạn cho là tốt nhất hoặc tệ nhất.
Việc suy từ kết quả khiến ta mất đi sự đồng cảm dành cho bản thân và người khác.
Khi ai đó gặp phải kết quả tệ hại, ta ngay lập tức đánh giá quyết định của họ là sai lầm. Và từ đó, ta dễ buông lời trách mắng, đổ lỗi. Ta cảm thấy mình không cần thiết phải thương xót ai bởi tất cả những việc này xảy đến với họ là do lỗi của họ.
Không chỉ với người khác, lối tư duy này còn khiến ta hà khắc với chính bản thân mình. Khi ta áp dụng cái công thức lạnh lùng đó vào chính mình, ta trở nên ít khoan dung hơn với bản thân. Ta vùi dập bản thân khi mọi sự không diễn ra theo cách ta muốn.
Khi ai đó mang về kết quả tốt, ta không nên xem nhẹ những sai sót của họ chỉ vì “rốt cuộc thì kết quả vẫn tốt đẹp”. Ai cũng cần phải học những bài học sau một trải nghiệm, dù kết quả của trải nghiệm đó là tích cực hay tiêu cực. Điều ta cần làm là học hỏi để có được những quyết định tốt hơn trong tương lai. Giá trị của chúng ta nên được xác định dựa trên các quyết định có chủ đích mà ta đưa ra, chứ không phải dựa trên kết quả của sự việc – thứ có thể bị khống chế bởi yếu tố may rủi.
[7]
Tóm tắt về lối tư duy Suy từ kết quả
• Suy từ kết quảlà khuynh hướng dùng sự tốt/xấu của kết quả để đánh giá sự tốt/xấu của quyết định.
• Kết quả ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá quá trình ra quyết định trước đó của bạn, khiến bạn coi nhẹ hoặc bóp méo thông tin trong quá trình, khiến bạn nhìn nhận chất lượng quyết định theo chất lượng kết quả.
• Trong một quyết định ngắn hạn, không có nhiều sự liên quan giữa chất lượng quyết định và chất lượng kết quả. Hai yếu tố đó có quan hệ với nhau, nhưng là mối quan hệ cần thời gian dài để thể hiện.
• Sự may rủi là yếu tố can thiệp vào giữa quyết định của bạn với kết quả thực nhận. Việc suy từ kết quả khiến bạn khó nhận thấy vai
trò của yếu tố này.
• Nhìn vào một kết quả, bạn không thể kết luận gì về chất lượng quyết định, bởi còn tồn tại sự chi phối của yếu tố may rủi.
• Khi đưa ra một quyết định, bạn gần như không thể bảo đảm nó sẽ dẫn đến một kết quả nhất định. Thay vào đó, mục tiêu của bạn nên là chọn ra phương án sẽ dẫn đến một tập hợp các kết quả được mong đợi nhất.
• Rút kinh nghiệm từ quá khứ có thể giúp bạn cải thiện các quyết định trong tương lai. Tư duy suy từ kết quả gây trở ngại cho quá trình học tập đó, khiến ta lặp lại nhiều quyết định sai lầm (vì trước đó đã ăn may) và từ bỏ nhiều quyết định vốn dĩ rất đúng đắn (vì trước đó đã xui xẻo). Tư duy này cũng khiến ta thờ ơ với việc đánh giá các tình huống chất lượng tốt – kết quả tốt cũng như tình huống chất lượng kém – kết quả kém; những trải nghiệm vốn cũng mang lại nhiều bài học giá trị.
• Thói quen suy từ kết quả khiến chúng ta thiếu sự đồng cảm với người khác và với chính mình.
CHECKLIST
☐ Kết quả đã ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá quyết định của mình (hay cách ai đó đánh giá quyết định của họ) đến mức nào?
☐ Đối với tình huống quyết định tệ dẫn đến kết quả tệ, bạn có chỉ ra được một vài điểm khá sáng suốt mà bạn đã đưa ra trong quá trình ra quyết định không? Bạn xác định điều đó bằng cách nào?
☐ Đối với tình huống quyết định tốt dẫn đến kết quả tốt, bạn có nghĩ ra được quyết định nào tốt hơn không? Quá trình đưa ra quyết định có thể được cải thiện như thế nào?
☐ Bạn nghĩ rằng những yếu tố nào có tác động đến kết quả nhưng ngoài tầm kiểm soát của người ra quyết định?
☐ Đâu là những viễn cảnh có thể đã xảy ra?
Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) là một bộ phim huyền thoại. Với chi phí sản xuất 11 triệu đô-la, Star Wars đã thu về hơn 775 triệu đô-la doanh thu phòng vé. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Tiếp nối sự thành công của phần đầu tiên, 11 phần sau ra đời, thu về hơn 10,3 tỷ đô-la cho đến đầu năm 2020. Theo sau đó là cả một hệ sinh thái khổng lồ sản xuất những mặt hàng có liên quan đến chủ đề phim. Năm 2012, Disney đã trả 4 tỷ đô-la để mua quyền kinh doanh thương hiệu Star Wars, cho phép mọi người được trải nghiệm cảm giác Star Wars ngay tại Disneyland.
Hãng phim United Artists (UA) là nơi đầu tiên có cơ hội có được bộ phim này, nhưng họ đã bỏ qua. Sau khi xem bộ phim khoa học viễn tưởng THX 1138 của George Lucas tại Liên hoan phim Cannes, UA đã ký hợp đồng với hai phim của Lucas. Nhưng hãng đã từ chối khi Lucas đề nghị thực hiện Star Wars. Trước đó, họ cũng bỏ qua đề nghị thực hiện American Graffiti (Đêm nổi loạn) – một bộ phim mà sau này cũng trở thành bom tấn.
Nhiều hãng phim khác cũng từ chối Star Wars, bao gồm cả Universal và Disney. Khi từ chối Star Wars vào năm 1970, Disney đã không biết rằng 35 năm sau, họ phải chi khoản tiền cao gấp 400 lần chỉ để có được quyền kinh doanh thương hiệu.
Dư luận đều cho rằng United Artists, Universal và Disney đã phạm phải sai lầm to lớn. Syfy Wire, một trong rất nhiều các trang web kể những câu chuyện dài kỳ về các loạt phim nổi tiếng, nhận định về United Artists với sự mỉa mai: “Đừng thắc mắc mà hãy nhớ rằng họ quá bận rộn với tập Pink Panther (Báo Hồng) tiếp theo, nên họ chẳng hào hứng chút nào với những bộ phim ‘không an toàn’ hoặc ‘không chắc sẽ hay’”.
Sự chật vật của Star Wars trong giai đoạn đầu là một trong những lý do chính khiến công chúng thốt lên câu nói nổi tiếng mà tác gia và
biên kịch quá cố huyền thoại William Goldman nói về Hollywood: “Họ chẳng biết bất cứ điều gì cả!”.
Đó là kết luận mà ai cũng đưa ra được, và hầu như ai cũng làm thế. Tuy nhiên, khi kết luận vội vã như vậy, chúng ta đã quá phiến diện và bỏ qua quá nhiều thông tin. Những gạch đầu dòng dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy vì sao nhận định “Bỏ qua Star Wars là sai lầm to lớn” chính là một nhận định được suy ra từ kết quả.
• Quyết định bỏ qua bộ phim có thể dẫn đến những kết cục khác: Ngay từ đầu, bất kỳ bộ phim nào cũng chỉ từng là một ý tưởng. Star Wars của Lucas, vào thời điểm đó, có thể có rất nhiều viễn cảnh, và chưa chắc viễn cảnh nào cũng tốt đẹp. Ý tưởng của ông rất hay nhưng việc thực hiện có vẻ bất khả thi và quá tốn kém. Không có tên tuổi lớn tham gia. Nếu Lucas chọn diễn viên khác, bộ phim có thể đã thất bại. Khán giả đại chúng có thể không đánh giá cao bộ phim. Một cuộc suy thoái có thể nổ ra giữa lúc bộ phim đang được trình chiếu khiến người ta không ra rạp nữa.
• Những thông tin đã bị bỏ qua hoặc không được biết đến: Ta không biết các xưởng phim đã ra quyết định như thế nào khi Lucas đem Star Wars đến chào mời. Twentieth Century Fox, nơi nhận bộ phim, cũng không cho rằng mình nắm chắc phần thắng. Lucas và các giám đốc của Fox đã trả lời phỏng vấn rằng xưởng phim cũng không hiểu rõ lắm Lucas đang cố gắng làm gì. Họ cảm thấy dự án có vẻ điên rồ, nhưng ông chủ hãng phim đã nói với Lucas rằng: “Tôi không hiểu nó, nhưng tôi thích American Graffiti, nên anh làm gì thì tôi cũng chịu”.
• Những suy luận vô lý chịu ảnh hưởng bởi kết quả về quá trình ra quyết định: Điều chúng ta không thấy là những quyết định không đầu tư tương tự từ những hãng phim này hóa ra lại là những quyết định chí lý.
• Thiếu dữ liệu để kết luận rằng quyết định đó là tốt hay xấu: Phải đến khi bạn xem hết danh sách phim được gửi đến cho một hãng, đánh giá những bộ phim họ mua về và những bộ phim ấy có kết quả ra sao, khi đó bạn mới có đầy đủ thông tin để đưa ra kết luận.
Tóm lại, khi chỉ nhìn vào kết quả, chúng ta khó mà kết luận được chất lượng của quyết định. Kết quả không nên được xem là một dữ liệu đủ lớn, về cả số lượng (tất cả các quyết định mà các giám đốc hãng phim đã đưa ra) lẫn chất lượng (quá trình ra quyết định của các hãng phim khi họ nghe Lucas trình bày).
Chương 2
NHƯ NGƯỜI XƯA NÓI, NHẬN THỨC MUỘN KHÔNG TINH
[1]
Ký ức của một người nhảy việc
Bạn lớn lên ở Florida, học đại học tại Georgia, vừa ra trường thì được hai nơi tuyển dụng, một ở Georgia và một ở Boston.
Công việc ở Boston là một lựa chọn tốt hơn để phát triển sự nghiệp, nhưng bạn rất ngại thời tiết ở New England.
Dù sao thì bạn cũng lớn lên ở miền Nam và không biết có thích nghi được với vùng đất mới ấy không.
Bạn đến Boston vào tháng Hai xem mùa đông thế nào và thấy rằng cũng không đến nỗi tệ – không tệ đến mức phải bỏ qua một cơ hội làm việc tốt.
Bạn chọn công việc ở Boston. Và những ngày ở đó khiến bạn thực sự tuyệt vọng! Khi mùa đông thực sự đến, bạn không thể chịu nổi cái lạnh và sự ảm đạm tại nơi này.
Dù đã có trong tay một công việc như mơ, đến tháng Hai năm sau, bạn “đầu hàng”, nghỉ việc, và về nhà.
Hãy khoanh tròn vào những câu mà bạn nghĩ rằng mình sẽ nói với bản thân hoặc ai đó sẽ nói với bạn sau khi bạn về nhà:
Một người bạn sẽ nói: “Tớ biết thế nào cậu cũng ghét Boston”. (Thực tế là: Có ai nói trước với bạn đâu).
Mình phải thấy trước chuyện này rồi mới đúng chứ. Công việc không bao giờ là đủ tốt để mình
Mình biết ngay là mình
nên nhận công việc ở
Georgia mà!
Mình nên hiểu là mình sẽ
không chịu nổi mùa đông ở
đó mới phải. Rõ ràng mình
sẽ ghét nó. Mình lớn lên ở
miền Nam mà!
Một người bạn nói: “Tớ
biết thế nào cậu cũng
phải chịu đựng thời tiết khủng khiếp đến thế.
sẽ bỏ chạy trong vòng chưa đầy một năm”.
Trong đời chúng ta, luôn có những người mà câu cửa miệng của họ là: “Tôi đã bảo mà” – họ có thể nói ngay câu này với bạn sau khi chứng kiến bạn thất bại nặng nề, hoặc buôn chuyện về bạn với người khác. Tương tự, khi nhận về một kết cục tệ hại, phần lớn chúng ta đều tự trách mình, cứ thắc mắc mãi về việc sao mình có thể đưa ra lựa chọn như vậy khi đã biết trước rằng kết quả sẽ không tốt.
Đó là lý do vì sao bạn khoanh vào tất cả các đáp án trên. Đa phần chúng ta đều vậy.
Bạn lớn lên ở Florida, học đại học tại Georgia, vừa ra trường thì được hai nơi tuyển dụng, một ở Georgia và một ở Boston.
Công việc ở Boston là một lựa chọn tốt hơn để phát triển sự nghiệp, nhưng bạn rất ngại thời tiết ở New England. Dù sao thì bạn cũng lớn lên ở miền Nam và không biết có thích nghi được với vùng đất mới ấy không. Bạn đến Boston vào tháng Hai xem mùa đông thế nào và thấy rằng cũng không đến nỗi tệ – không tệ đến mức phải bỏ qua một cơ hội làm việc tốt.
Bạn chọn công việc ở Boston. Và bạn thích nó!
Mùa đông chẳng phải là một vấn đề quá to tát. Thực ra bạn còn thích tuyết và thích mê những lần đi trượt tuyết! Thêm nữa, công việc này đúng như những gì bạn từng mơ ước.
Và bạn trụ lại ở Boston, một thời gian dài.
Sau câu chuyện này, trên thang điểm từ 0-5, hãy đánh giá xem khả năng bạn thốt lên những câu này là bao nhiêu: “Không thể tin nổi là suýt nữa mình đã không nhận công việc này chỉ vì quá lo ngại chuyện thời tiết. Mình lẽ ra phải biết mùa đông chẳng phải vấn đề gì lớn lao mới đúng”.
Rất ít khả năng 0 1 2 3 4 5 Rất nhiều khả năng
Sau câu chuyện này, hãy đánh giá xem khả năng có ai đó sẽ nói với bạn những câu này: “Tôi đã bảo là sẽ đâu vào đấy cả mà! Tôi biết chắc bạn sẽ thích mà! Bạn nên biết rằng thời tiết chẳng thể ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn đâu!”. (Thực tế là: Họ không hề nói trước với bạn!).
Rất ít khả năng 0 1 2 3 4 5 Rất nhiều khả năng
Tôi đoán bạn sẽ cho rằng cả hai điều trên đều có nhiều khả năng xảy ra.
Rõ ràng quyết định chọn công việc là như nhau, bất kể kết quả về sau có thế nào: Bạn tin rằng công việc ở Boston tốt hơn, nhưng bạn lại không chắc về việc thời tiết ở một nơi xa lạ sẽ có ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với cuộc sống của bạn.
Điểm then chốt là bạn chưa từng trải nghiệm hết mùa đông New England nên không thể biết chắc được điều này.
Bạn băn khoăn trước quyết định chuyển đến Boston. Bạn ghét nó. Sau đó bạn thốt lên: “Sao mình lại có thể không biết trước điều này chứ?”.
Bạn trăn trở trước quyết định chuyển đến Boston. Bạn thích nó. Rồi bạn reo vang đầy tự hào: “Mình biết mọi chuyện sẽ tốt đẹp mà!”.
Quyết định giống nhau, kết quả trái ngược. Nhưng dù bạn có thích Boston hay không, thì bạn vẫn cảm thấy đáng ra mình đã phải biết trước kết quả này. Dù thế nào thì bạn vẫn cảm thấy kết quả này là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Dù thế nào thì bạn bè của bạn cũng vẫn nói: “Biết ngay mà!”.
Vì sao lại thế?
Vì ta có thiên kiến nhận thức muộn.
Khi bạn đưa ra một quyết định, có những điều bạn biết chắc sẽ xảy ra và có những điều bạn không chắc chúng có xảy ra hay không.
Có một điều tôi có thể chắc chắn: Vào thời điểm ra quyết định, bạn không biết trong số tất cả các tình huống có thể xảy ra, tình huống nào sẽ trở thành hiện thực.
Nhưng khi mọi việc đã xảy ra, khi bạn đã biết kết quả, bạn lại cảm thấy như mình có cơ hội để biết trước hoặc đã biết từ lâu. Cái kết thực sự chi phối trí nhớ của bạn về việc bạn có được bao nhiêu thông tin vào thời điểm ra quyết định.
Nếu tư duy suy từ kết quả khiến bạn tưởng rằng mình biết một quyết định là tốt hay xấu bởi vì bạn biết kết quả nhận được từ đó là tốt hay xấu, thì thiên kiến nhận thức muộn còn khiến mọi chuyện phức tạp hơn. Nó bóp méo ký ức của bạn về điều bạn biết khi ra quyết định theo hai cách:
1. Bạn đã biết điều gì sắp xảy ra – thiên kiến nhận thức muộn đánh tráo quan điểm thực sự của bạn ở thời điểm ra quyết định bằng một ký ức sai để phù hợp với những gì bạn biết sau khi có kết quả.
2. Bạn lẽ ra đã phải (hoặc có thể) biết điều gì sắp xảy ra – thiên kiến nhận thức muộn khiến bạn nghĩ rằng vào thời điểm ra quyết định, bạn đã có thể dự đoán được viễn cảnh này, hoặc biết rằng kết cục này là không thể tránh khỏi.
THIÊN KIẾN NHẬN THỨC MUỘN
Xu hướng tin rằng một sự việc, sau khi nó đã xảy ra, là có thể được đoán trước hoặc không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, mô thức này không chỉ khiến bạn có cái nhìn sai về quyết định của chính mình, mà còn khiến bạn có cái nhìn sai về quyết định của người khác.
Bạn biết điều gì còn tệ hơn việc phải sống với sự nuối tiếc rằng lẽ ra bạn đã dự đoán được mọi chuyện không? Đó là câu nói ráo hoảnh: “Đã bảo mà”.
[2]
Nhận diện thiên hướng nhận thức muộn của bản thân
Bạn mua một ít tiền ảo. Khoản đầu tư của bạn sinh lời gấp năm lần. Bạn nói với bạn bè: “Tôi đã bảo rồi. Anh cũng nên đầu tư đi!”.
Ngược lại, nếu sàn giao dịch tiền ảo sập, bạn sẽ mất sạch khoản tiền đã đầu tư. Bạn tự dằn vặt: “Chuyện này mình lường trước rồi mà, lẽ ra mình phải bán lúc giá cao!”.
Trong giai đoạn thảo luận về các điều khoản trong hợp đồng, bạn muốn mình có lợi càng nhiều càng tốt, và kết quả là giao dịch đó đổ bể. Bạn tự trách mình rằng lẽ ra phải biết là “già néo” sẽ “đứt dây”.
Vài tuần sau, khách hàng quay lại, chấp nhận hợp đồng theo điều kiện của bạn. Bạn cảm thấy như mình đã biết từ lâu, rằng đó là một kế hoạch tốt, và tự hào nói với tất cả mọi người rằng: “Tôi đã bảo mà!”.
Những dấu hiệu
Có rất ít những dấu hiệu cho thấy bạn đang đánh giá tình huống bằng tư duy suy từ kết quả. Bạn khó lòng nghe được ai đó nói thành lời, rằng: “Quyết định đó thật kinh khủng vì tôi đang truy ngược từ hậu quả tệ hại để xác định rằng quyết định ấy là tệ hại”.
Nhưng thiên kiến nhận thức muộn thì lại có những dấu hiệu khá rõ để bạn nhận biết. Ví dụ: “Không thể tin là tôi lại không thấy trước việc đó sẽ đến”, “Tôi biết mà”, “Tôi đã bảo rồi mà”, hoặc “Lẽ ra tôi phải biết chứ”.
Luyện tập khả năng lắng nghe và nhận biết những dấu hiệu bằng lời nói của bạn, của người khác hay những suy nghĩ của chính bạn là một cách hay để mài giũa kỹ năng phát hiện thiên hướng nhận thức muộn của bản thân.
Giờ thì hãy đi sâu vào một số ví dụ về thiên kiến nhận thức muộn từ cuộc đời của chính bạn.
Có một ví dụ thực tế mà tôi đã nghe được trong một tiệm tạp hóa. (Nhân tiện, tôi muốn thông tin thêm: Tiệm tạp hóa là một nơi tuyệt vời để nghiên cứu hành vi con người).
Người nam: Tôi nghe thấy cô nói chuyện điện thoại. Giọng cô hay quá. Cô là người Ý à?
Người nữ: Không, tôi là người Hy Lạp.
Người nam: Tôi biết mà!
Hãy mô tả về một lần bạn hoặc ai đó ra một quyết định, sau đó khi có kết quả, bạn đã nói với ai đó hoặc với chính mình, hoặc người khác nói với bạn những câu đại loại như: “Tôi đã biết sự thể sẽ thế này mà!”.
Bạn đã nói gì với chính mình hay với người kia? Dấu hiệu nào cho thấy sự có mặt của thiên kiến nhận thức muộn?
Bạn hay người kia cảm thấy bản thân đã biết điều gì từ lâu?
Thông tin mà bạn hoặc người kia nghĩ rằng bản thân biết từ lâu ấy có phải
CÓ
là điều gì đó bộc lộ sau khi sự việc xảy ra không, chẳng hạn như cách mà ☐
sự việc xảy ra?
KHÔNG ☐
Hãy mô tả về một lần, bạn hoặc ai đó nghĩ rằng đối phương/chính mình lẽ ra phải biết trước diễn biến của sự việc, lần mà bạn đã nói với ai khác hoặc với chính mình những câu đại loại như: “Lẽ ra mình phải biết chứ!” hoặc “Sao cậu lại không thấy được là nó sẽ xảy ra như thế nhỉ?”.
Bạn đã nói gì với chính mình hoặc người khác? Dấu hiệu nào cho thấy sự có mặt của thiên kiến nhận thức muộn?
Bạn hoặc người kia cảm thấy mình/đối phương lẽ ra phải biết điều gì?
Thông tin mà bạn hoặc người kia nghĩ rằng mình/đối phương lẽ ra phải
CÓ
biết có phải là điều gì đó chỉ bộc lộ sau khi sự việc xảy ra không, chẳng ☐
hạn như cách nó xảy ra?
KHÔNG ☐
Thông thường, điều mà chúng ta nghĩ rằng mình “đã biết” hoặc “lẽ ra phải biết” lại thường là thông tin chỉ được tiết lộ sau khi sự việc đã xảy ra. Sở dĩ bạn nghĩ rằng mình đã biết thông tin là do một hiện tượng gọi là Memory Creep (đột nhập ký ức).
Memory Creep là sự tái xây dựng ký ức của bạn về điều bạn biết, do thiên kiến nhận thức muộn tạo ra.
MEMORY CREEP
Sau khi sự việc xảy ra, một thông tin đã “đột nhập” vào ký ức trước đó của bạn, khiến bạn nghĩ rằng mình đã biết trước thông tin này khi ra quyết định.
Vấn đề là: Khi nhớ nhầm quá khứ, bạn sẽ coi những thứ vô nghĩa là bài học của mình và đem những bài học này áp dụng vào tương lai. Nó khiến bạn rối tung lên theo hai cách:
1. Bạn sẽ không nhớ những gì mình đã biết vào thời điểm ra quyết định. Điều đó khiến bạn khó mà suy xét được một quyết định là tốt hay xấu. Để đánh giá chất lượng của một quyết định và học từ kinh nghiệm, bạn cần đánh giá trạng thái trí óc của mình một cách trung thực và nhớ lại xem mình đã biết và không biết gì càng chính xác càng tốt.
2. Thiên kiến nhận thức muộn khiến bạn cảm thấy kết quả này có vẻ dễ dự đoán hơn nhiều so với thực tế. Điều đó có thể dẫn đến việc bạn lặp lại một số quyết định không đúng và ngừng đưa ra một số quyết định thực sự chất lượng.
Thiên kiến nhận thức muộn có thể biến quả cầu pha lê thành các tấm gương khiến cơ thể biến dạng.
[3]
Bạn đã biết gì?
Và bạn biết nó khi nào?
Ký ức của chúng ta không được ghi chú thời gian kế bên. Khi mở một tập tin trên máy tính, bạn có thể thấy “ngày tạo” và “ngày chỉnh sửa gần nhất”. Tiếc thay, bộ não của chúng ta không vận hành như vậy. Chúng ta khó mà nhớ được một sự việc đã diễn ra chính xác là vào lúc nào.
Ký ức về hiểu biết của bạn ở thời điểm ra quyết định có thể bị bóp méo vì bạn đã biết kết quả. Bạn có thể điều chỉnh lại ký ức đã bị “đột nhập” này bằng cách dành thời gian để tái hiện thật cẩn thận những gì mình đã biết trước khi ra quyết định, và những gì chỉ được tiết lộ sau khi sự kiện xảy ra.
Quá trình này sẽ sinh động và dễ dàng hơn khi sử dụng một công cụ gọi là Knowledge Tracker (Theo dấu thông tin).
THEO DẤU THÔNG TIN
Điều bạn biết trước khi ra quyết định: Toàn bộ những hiểu biết và niềm tin của bạn ở trước thời điểm ra quyết định.
Điều bạn biết sau khi có kết quả: Bao gồm cả những điều bạn đã biết trước khi ra quyết định và những điều mà bạn chỉ có thể biết sau khi ra quyết định. Với mục đích của chúng ta ở đây, ta sẽ tập trung vào thông tin chỉ lộ ra sau khi “bài đã ngả”, dù có theo cách nào.
Công cụ Theo dấu thông tin giúp giảm thiên kiến nhận thức muộn bằng cách làm rõ những điều bạn đã biết và chưa biết ở thời điểm ra quyết định. Khi bạn liệt kê một cách chi tiết những điều bạn đã biết và biết vào lúc nào, những thông tin được tiết lộ sau khi sự kiện xảy ra sẽ không có cơ hội “đột nhập” vào ký ức trước đó của bạn nữa.
Bây giờ, hãy dùng công cụ Theo dấu thông tin cho các tình huống đã xảy ra trong cuộc sống của bạn, khi bạn hoặc người khác có thiên kiến nhận thức muộn. Hãy liệt kê ba lý do khiến bạn hình thành quyết định, mô tả quyết định và kết quả, sau đó đưa ra ba thông mà bạn chỉ biết sau khi đã có kết quả.
Dưới đây là ví dụ của tôi. Tôi dùng công cụ Theo dấu thông tin để liệt kê những hiểu biết của mình cho quyết định nhận việc ở Boston. Nếu tôi chuyển đến Boston, sau đó nghỉ việc, bảng Theo dấu thông tin của tôi có thể trông thế này:
THEO DẤU THÔNG TIN
Trường hợp tôi chuyển đến Boston và nhận ra đó là một xứ sở mùa đông tuyệt vời, từ đó dẫn đến kết quả vô cùng như ý, bảng Theo dấu thông tin của tôi có thể trông như thế này:
THEO DẤU THÔNG TIN
Giờ thì hãy điền vào bảng Theo dấu thông tin một trải nghiệm của bạn.
THEO DẤU THÔNG TIN
Việc theo dấu này có giúp bạn giảm được tình trạng xáo trộn ký ức không? CÓ ☐
KHÔNG ☐
Việc theo dấu này có giúp bạn nhận ra rằng có những thứ bạn không thể
CÓ
biết dù cảm thấy lẽ ra mình phải biết?
☐
Hãy ngẫm nghĩ thêm về trải nghiệm sử dụng công cụ Theo dấu thông tin.
KHÔNG ☐
Dù biết rằng đây chỉ là mô thức hoạt động của tâm trí, tuy nhiên, thật khó mà tránh được cảm giác rằng bạn đã biết chuyện gì đó trước khi nó xảy ra. Cũng rất khó để tránh được cảm giác rằng mình lẽ-ra-phải-biết. Đây là một cơ chế của não, và bạn khó mà ngưng hoàn toàn cơ chế này lại được.
Tuy nhiên, càng xác định rõ thiên kiến nhận thức muộn, nhất là bằng cách để ý đến những dấu hiệu, bạn sẽ càng tránh được cảm giác “mình đã biết” hoặc “mình đã phải biết”.
Cách bạn nhìn nhận trải nghiệm sẽ tác động đến các quyết định tương lai của bạn. Nhận diện được “điều bạn đã biết trước khi xảy ra sự kiện” và “điều bạn chỉ có thể biết sau khi sự kiện xảy ra” sẽ giúp ngăn thiên kiến nhận thức muộn bóp méo bài học từ trải nghiệm của bản thân. Trong tương lai, bạn sẽ không còn đưa ra quyết định dựa trên những cảm giác sai lầm. Khi một kết cục không tốt đẹp xảy ra, bạn cũng sẽ bớt dày vò, chì chiết mình hoặc người khác.
Theo dấu thông tin giúp bạn xác định rõ mốc thời gian – thứ đã bị xóa mờ trong thiên kiến nhận thức muộn.
VACCINE CHO THIÊN KIẾN NHẬN THỨC MUỘN
Khi sử dụng công cụ Theo dấu thông tin, bạn hoàn toàn có thể ghi chép lại “điều mình biết trước khi sự kiện xảy ra” khi đang trong quá trình đưa ra quyết định. Với một số người, khi đã nhìn thấy kết quả, họ khó mà nhớ chính xác được những hiểu biết của mình trước khi ra quyết định. Nếu bạn cũng là một người như thế, hãy dùng công cụ Theo dấu thông tin như một dạng nhật ký, ghi chép lại những gì xảy ra vào ngay thời điểm hiện tại.
Việc viết ra những lý do then chốt hình thành nên quyết định còn có tác dụng như một liều vaccine chống thiên kiến nhận thức muộn. Khi ta cẩn trọng liệt kê những gì mình biết vào từng thời điểm, mốc thời gian trở nên rõ ràng hơn, từ đó ngăn chặn những ký ức sai “đột nhập”.
Ở phần sau của cuốn sách, ta sẽ đi sâu vào những cách giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn các quyết định của mình.
[4]
Thiên kiến nhận thức muộn ở khắp nơi
Giờ thì bạn đã nắm được thiên kiến nhận thức muộn là gì. Hãy dành ra vài ngày để quan sát các tình huống trong đời sống, khi bạn và mọi người bị thiên kiến nhận thức muộn chi phối. Ví dụ như quan sát đồng nghiệp ở chỗ làm, người thân trong gia đình, những bản tin, những bài đánh giá thể thao,... Ngoài quan sát người khác, quan trọng hơn, hãy “bắt quả tang” chính mình.
Hãy ghi lại bên dưới hai ví dụ mà bạn thu thập được.
Ví dụ 1:
Mô tả ngắn gọn tình huống.
Loại thiên kiến nhận thức muộn: Đã biết từ lâu
☐
Lẽ ra phải biết ☐
Có dấu hiệu hiệu nào để nhận ra chúng là thiên kiến nhận thức muộn không?
Nếu có thì chúng là gì?
Hoàn thành bảng Theo dấu thông tin cho tình huống này.
CÓ ☐
KHÔNG ☐
Nếu tình huống có liên quan đến quyết định của người khác, rõ ràng là bạn không thể chắc họ đã biết gì ở thời điểm ra quyết định. Nhưng như vậy không có nghĩa bạn không thể thử đặt mình vào vị trí của họ và đưa ra phỏng đoán hợp lý nhất về điều họ biết. Bạn thậm chí còn có thể nhờ họ điền vào chỗ trống giúp bạn.
THEO DẤU THÔNG TIN
Ví dụ 2:
Mô tả ngắn gọn tình huống.
Loại thiên kiến nhận thức muộn: Đã biết từ lâu
☐
Lẽ ra phải biết
☐
Có dấu hiệu hiệu nào để nhận ra chúng là thiên kiến nhận thức muộn không?
Nếu có thì chúng là gì?
Hoàn thành bảng Theo dấu thông tin cho tình huống này. THEO DẤU THÔNG TIN
CÓ ☐
KHÔNG ☐
Thiên kiến nhận thức muộn và sự cảm thông
Thiên kiến nhận thức muộn, cũng giống như tư duy suy từ kết quả, khiến ta thiếu cảm thông với chính mình và người khác. Thay vì đồng cảm với mọi người, ta đưa ra những phán xét vội vàng.
Ta đổ lỗi cho họ khi quyết định của họ dẫn đến một kết quả xấu, ta không hề đặt mình vào vị trí của họ ở thời điểm ra quyết định. Khi hậu quả xấu xảy đến, ta nghĩ rằng mình đã biết trước kết quả này rồi và tức giận khi họ không biết trước điều này như ta. Ví dụ như: “Anh khiến chúng ta đến sân bay muộn vì kiểu đi tắt ngớ ngẩn của mình rồi đấy. Sao anh có thể không nghĩ đến chuyện đường sẽ tắc như thế này chứ?”.
Thậm chí, ta còn dùng cách cư xử tệ hại này với chính bản thân mình trong quá khứ.
Sự thiếu cảm thông không chỉ giới hạn ở trường hợp xảy ra kết quả tồi tệ. Thiên kiến nhận thức muộn khiến ta trừng phạt bản thân mình và người khác vì đã thận trọng hoặc băn khoăn quá lâu về một quyết định đã cho ra kết quả tốt. Ví dụ như: “Sao mình có thể mất chừng đó thời gian để lo lắng về thời tiết cơ chứ? Trời đẹp thế này cơ mà!”.
[5]
Tóm tắt về thiên kiến nhận thức muộn
• Thiên kiến nhận thức muộn là khuynh hướng tin rằng một kết quả, sau khi nó xảy ra, là hoàn toàn có thể dự đoán trước hoặc chắc chắn sẽ xảy ra.
• Thiên kiến nhận thức muộn, cũng giống như tư duy suy từ kết quả, đề cao quá mức vai trò và ảnh hưởng của kết quả. Khi ai đó có thiên kiến nhận thức muộn, sự đúng/sai, tốt/xấu của kết quả tác
động lên trí nhớ của họ, khiến họ nhầm lẫn về những điều mà họ biết tại thời điểm ra quyết định.
• Thiên kiến nhận thức muộn bóp méo cách bạn xử lý kết quả theo hai cách: Lẽ ra phải biết và Đã biết từ lâu.
• Có những dấu hiệu bằng lời nói hoặc suy nghĩ thể hiện rằng bạn hay người khác đang có thiên kiến nhận thức muộn.
• Khi đã biết kết quả, bạn có thể gặp phải hiện tượng Đột nhập ký ức – khi bạn nhầm lẫn rằng mình đã biết một số thông tin trước khi ra quyết định, trong khi những thông tin đó chỉ có thể được tiết lộ sau khi sự kiện đã diễn ra.
• Để rút ra bài học từ những lựa chọn của bản thân, bạn không được nhầm lẫn những thông tin mà mình biết trước khi sự việc xảy ra.
• Theo dấu thông tin là một công cụ giúp bạn phân định giữa điều bạn biết khi ra quyết định với điều mà về sau bạn mới biết.
• Thiên kiến nhận thức muộn khiến chúng ta trở nên thiếu cảm thông với chính mình và người khác.
CHECKLIST
Xác định thiên kiến của bạn.
☐ “Mình lẽ ra phải biết chứ.”
☐ “Tôi đã bảo mà.”
☐ “Tôi biết thế từ lâu.”
Hãy liệt kê thêm một vài dấu hiệu cho thấy một người đang có thiên kiến nhận thức muộn:
Giải quyết thiên kiến.
☐ (1) Có thông tin nào chỉ được tiết lộ sau khi đã có kết quả không?
☐ (2) Bạn có thể biết được thông tin đó vào thời điểm ra quyết định không? Nếu bạn có ghi chép lại những điều bạn biết ở thời điểm ra quyết định, hãy tham khảo nó.
☐ (3) Bạn có đang đánh giá mức độ có thể dự đoán của kết quả dựa trên một thông tin mà mình không thể biết trước không?
☐ (4) Sau khi trả lời ba câu hỏi trên, hãy đánh giá lại mức độ có thể dự đoán của kết quả.
Ngày 8 tháng 11 năm 2016, Hillary Clinton thất bại trước Donald Trump trong cuộc đua vào ghế tổng thống, chủ yếu vì đã thua ở 3 bang then chốt: Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Những bang này là một phần của “bức tường xanh” có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ. Bà thua chỉ 80.000 phiếu trong tổng số 14.000.000 phiếu ở các bang đó.
Việc Clinton không thắng được ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã khiến Donald Trump chiến thắng một cách bất ngờ. Dư luận cho rằng Clinton đã tự chuốc lấy thất bại vì bỏ bê 3 bang chủ chốt. Cứ lên Google và tìm kiếm từ khóa “Chiến dịch tranh cử của Clinton tại Michigan, Pensylvania, Wisconsin”, bạn sẽ thấy hết bài báo này đến bài báo khác đều đua nhau chỉ trích chiến lược tệ hại của Clinton:
• Rustbelt đã dọn đường đến chiến thắng cho Trump như thế nào (TheAtlantic.com, 10/11/2016)
• Chiến dịch của Clinton thất bại vì lơ là và một chút ngạo mạn, những người trong cuộc cho hay (HuffPost.com, 16/11/2016)
• Tường thuật: Sự chủ quan và chiến lược kém cỏi đã khiến Clinton mất 3 bang trọng yếu (Slate.com, 17/11/2016)
Nghe cũng có lý đấy chứ? Rõ ràng là đội ngũ của Clinton đã có chiến lược tệ hại. Bà lẽ ra nên vận động mạnh hơn ở những bang đó, nhưng vì bà bỏ bê những bang đó nên đã thua cuộc.
Vấn đề ở đây là: Hãy nhìn vào ngày đăng của các bài viết trên. Tất cả đều là sau khi đã có kết quả bầu cử.
Tôi đã nghiên cứu rất kỹ trên Google và không thấy một bài phê bình nào cụ thể về chiến lược của Clinton tại Michigan, Pennsylvania và Wisconsin trước khi bầu cử cả. Mặc dù có rất nhiều ý kiến chỉ trích các khía cạnh khác trong chiến lược của Clinton, nhưng chẳng có bài nào bàn về 3 bang nói trên.
Thực tế là, đã có một vài bài đặt câu hỏi về việc tại sao Trump lại tốn thời gian đi vận động tại những bang đó.
• Sao Donald Trump lại vận động ở Johnstown, Pennsylvania? (WashingtonPost.com, 22/10/ 2016)
• Sao Donald Trump lại đến Michigan và Wisconsin? (NewYorker.com, 31/10/2016)
Một số bang đã được thăm dò ý kiến trước cuộc bầu cử, bao gồm Florida, Bắc Carolina và New Hampshire. Và đó là những nơi Clinton tập trung vận động. Trong khi đó, tỉ lệ phiếu bầu của đối thủ đã dẫn trước Clinton vài điểm ở Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.
Khi nhìn lại, ta có thể dễ dàng đặt ra giả thuyết rằng đã có sai sót trong quá trình bầu cử, vì thật vô lý khi Trump vượt hẳn Clinton về số phiếu ở 3 bang vốn là ưu thế của bà.
Nhưng có một sự thật thế này: Bạn chỉ biết là có sai sót sau khi đã bầu cử xong.
Sai sót bầu cử chỉ lộ ra sau khi có kết quả, chứ không phải trước đó.
Điều khiến cho sự việc càng tệ hơn là số liệu bầu cử toàn quốc lại không sai. Và đó cũng không phải là sai sót hàng loạt ở tất cả các bang. Trước phiên bầu cử, làm sao ban vận động của Clinton biết được rằng sẽ có vấn đề ở đúng 3 bang kia (chứ không phải ở đâu khác)? Xem ra bà không có cách nào biết được, ít nhất là khi dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi khắp cả nước.
Nhưng lại có vô số những lời phê bình kiểu “Bà lẽ ra phải biết” từ giới chuyên gia. Cũng có rất nhiều “Tôi đã biết mà” từ họ, mặc dù
chỉ cần tìm kiếm đơn giản trên Google cũng đủ cho thấy rằng nếu họ thực sự đã biết từ lâu thì đây quả là bí mật chính trị được bưng bít kín nhất trong lịch sử.
KHO SÁCH tổng hợp VIP Google Drive 800+ GB, 5000+ ebook & sách nói, 38 chủ đề, cập nhật liên tục �� Link Google Drive
PHẦN MỀM/ ỨNG DỤNG miễn phí có sẵn trên Google Play/ Appstore giúp bạn sắp xếp dữ liệu, quản lý thời gian, đơn giản hóa công việc & cuộc sống, tích hợp TẤT-CẢ-TRONG-1
�� Link trải nghiệm
Chương 3
ĐA VŨ TRỤ CỦA QUYẾT ĐỊNH
[1]
Một ý tưởng ngớ ngẩn
Bạn ghét phải ra tiệm nên đã quyết định tự cắt tóc ở nhà.
Việc này đã khiến bạn nảy ra ý tưởng phát triển Kingdom Comb – một ứng dụng chuyên tìm thợ làm tóc sẵn lòng đến nhà khách hàng, dành cho những người không muốn ra salon.
Bạn muốn là một phần của cộng đồng những người đang làm việc tự do, đặt niềm tin rất lớn vào ý tưởng của mình! Vậy là bạn bỏ việc, dốc hết tiền vào kinh doanh. Bạn còn kêu gọi vốn từ bạn bè và gia đình để khởi nghiệp.
Nhưng hóa ra thiên đường không rộng cửa cho Kingdom Comb. Start- up của bạn thất bại vì ứng dụng không thu hút được lượng người dùng tối thiểu. Bạn đã tiêu hết tiền của mình vào một dự án thua lỗ, trong đó có cả tiền của bạn bè và gia đình. Khoản nợ của bạn thậm chí còn tăng thêm trong 6 tháng đi tìm việc khác. Bạn cảm thấy có lỗi với những người đã cho bạn mượn tiền để đầu tư, và nợ nần gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa bạn với họ.
Bạn trở lại với việc tự cắt tóc cho mình.
Chưa hết, bạn ngày càng hoài nghi năng lực phán đoán của bản thân về mặt sự nghiệp và tài chính. Bạn nhận việc tại một công ty nhỏ nhưng chỉ im thin thít mỗi khi có cuộc họp liên quan đến các cải tiến hoặc hướng đi mới.
Hãy viết ra ít nhất ba kết quả có thể xảy ra đối với dự án phát triển Kingdom Comb:
1.
2.
3.
Ta sẽ phân tích tình huống này sau.
[2]
Nghịch lý của trải nghiệm
Trải nghiệm là yếu tố cần thiết cho quá trình học hỏi. Tuy nhiên, ta thường nhìn những trải nghiệm mà mình đã đi qua bằng con mắt đầy thiên kiến. Nói cách khác, những kết luận mà bạn rút ra để trở thành một người ra quyết định tốt hơn có thể sẽ cản trở quá trình tự học từ trải nghiệm của bạn.
Điều này dẫn đến một nghịch lý.
Nhiều trải nghiệm có thể là người thầy tuyệt vời. Một trải nghiệm thôi thì chưa chắc.
Nhìn vào một loạt các quyết định mà ta đã đưa ra và kết quả mà ta nhận được trong quá khứ, ta có thể rút ra những bài học có giá trị. Song, nhìn vào chỉ một quyết định và chỉ một kết quả, kết luận của ta về bài học có thể rất chủ quan, bị ảnh hưởng bởi tư duy suy từ kết quả và thiên kiến nhận thức muộn.
Rắc rối nằm ở đây: Ta lần lượt học từng bài học thông qua từng kết quả, cho rằng kết quả này hoàn toàn độc lập và không liên quan gì đến kết quả kia. Ta vội vã rút ra kết luận khi chỉ nghiên cứu từng trường hợp, cố lý giải mối quan hệ giữa quyết định và kết quả thông qua chỉ một tình huống riêng lẻ. Ta không đợi đến khi có đủ dữ liệu để nghiên cứu rồi mới đưa ra kết luận.
Mọi kết quả khi đứng riêng lẻ, nhìn chung, không cho ta biết gì nhiều về việc liệu quyết định là đúng đắn hay sai lầm. Nhưng ta cứ cho rằng như vậy là đủ.
Đó là nghịch lý.
Vậy làm sao để giải quyết nghịch lý này? Gợi ý của tôi là đầu tiên, bạn phải hiểu được rằng các kết quả riêng lẻ không cung cấp cho bạn đủ cơ sở để đưa ra bất cứ khẳng định gì. Vì thế, đừng đặt để chúng ở vị trí quá tầm đó. Hãy đưa chúng về đúng vị trí của mình – bên trong một bối cảnh nơi tất cả các kết quả khác có thể xảy ra.
NGHỊCH LÝ CỦA TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm là yếu tố cần thiết cho việc học hỏi, nhưng từng trải nghiệm riêng lẻ lại thường cản trở việc học.
Bối cảnh này rất lớn, lớn hơn cả trải nghiệm của bạn. Hãy nhớ rằng, dòng thời gian và thực tại của bạn chỉ bao gồm tất cả các quyết định mà bạn đã đưa ra cùng kết quả của chúng. Trải nghiệm của bạn thực ra chỉ được hình thành từ những gì đã thực sự xảy ra. Chúng chỉ là một phần rất nhỏ trong tất cả những tình huống, những viễn cảnh có thể đã trở thành hiện thực.
Chỉ một thay đổi nhỏ trong quá khứ, bạn có thể đã ở trong một thực
tại khác và một dòng thời gian khác. Nếu biết quan sát những dòng thời gian có thể đã thành hình này, bạn đã có được bước tiến lớn đầu tiên trong việc tìm ra khi nào mình nên học từ kết quả và mình nên học những gì.
Chúng ta có thể làm điều đó như thế nào? Đáp án: Khám phá đa vũ trụ của quyết định.
[3]
Khu rừng quyết định
Vụ thảm sát của những người tiều phu
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng dưới gốc cây và nhìn lên những cành cây trên cao.
THỜI ĐIỂM RA QUYẾT ĐỊNH
Các cành cây = Các kết quả có thể có
Khi bạn đưa ra một quyết định, quyết định ấy sẽ mở ra nhiều khả năng, giống như một cái cây có nhiều cành cây. Mỗi cành cây đại diện cho một cách mà sự việc có thể diễn ra. Cành càng lớn thì khả năng kết quả đó xảy ra lại càng lớn. Ngược lại, cành càng nhỏ thì khả năng kết quả đó xảy ra lại càng nhỏ. Một số cành lớn tẽ ra thành nhiều nhánh. Các nhánh đó đại diện cho những sự việc có thể diễn ra tiếp theo trong tương lai, tùy thuộc vào những sự kiện phát sinh lúc đó.
Tương lai hiện ra trước mắt bạn như thế: một cái cây với vô số cành, nhánh, đại diện cho vô số khả năng.
Một đứa trẻ tưởng tượng mình trở thành lính cứu hỏa, hoặc bác sĩ, hoặc một tay vợt tennis chuyên nghiệp, hoặc một phi hành gia, hoặc một ngôi sao điện ảnh.
Hoặc bạn hình dung mình sẽ yêu ai đó, hoặc thất tình, hoặc tiết kiệm được đủ tiền để nghỉ hưu, hoặc túng thiếu, hoặc được ăn món pizza cho bữa tối, hoặc đi tập gym, hoặc được thăng tiến, hoặc đổi nghề, hoặc trở thành bác sĩ.
Tại thời điểm bạn ra quyết định, hãy xem điều gì có thể xảy ra, bạn sẽ thấy rất nhiều khả năng. Và bạn sẽ thấy những khả năng đó
trong những bối cảnh khác nhau, cùng với biết bao thứ khác – chúng đều là những khả năng có thể xảy ra.
Điều đó có nghĩa là, bạn đã nhìn lướt qua đa vũ trụ trước khi ra quyết định.
Khi tương lai được hé mở và chỉ một cành cây trong vô số cành cây ấy trở thành sự thật, điều gì sẽ xảy ra với cái cây vốn chứa đầy những khả năng kia?
Tâm trí bạn sẽ xách một chiếc rìu, hủy hoại tất cả những biến số khác đã có thể xảy ra, chỉ để lại đúng một cành – cành cây đại diện cho kết quả mà bạn nhận được.
Như thể ai cũng lớn lên và có được cùng một công việc trong mơ – tiều phu.
CÁI CÂY SAU KHI CÓ KẾT QUẢ
Sau khi đã biết mọi chuyện sẽ xảy ra thế nào, bạn chặt hết những cành đại diện cho những khả năng đã không xảy ra. Khi những cành cây khác bị chặt đứt, không ai còn nhớ về chúng. Không ai nhớ rằng đã từng có rất nhiều tương lai khả dĩ. Thay vì nhìn lên một cái cây với rất nhiều khả năng, giờ đây bạn chỉ nhìn thấy đúng một nhánh cây nhỏ bé. Nó trông chẳng khác gì cành to nhất, vì đó là thứ duy nhất trong tầm mắt bạn.
Bạn không còn nhìn thấy đa vũ trụ nữa.
Trong mắt bạn, Trái đất phải là hình cầu. Khủng long phải tuyệt chủng. Loài người phải tiến hóa thành giống loài thống trị hành tinh. Phe Đồng minh phải thắng Thế chiến thứ Hai. Không ai qua mặt được Amazon trong mảng bán lẻ trực tuyến.
Bạn phải được sinh ra làm con của bố mẹ mình tại đúng thời điểm và nơi chốn mà bạn được sinh ra.
[4]
Đặt cái rìu xuống
Để giải quyết được nghịch lý của trải nghiệm, đầu tiên, bạn cần cố gắng ráp lại cái cây với đầy đủ cành, nhánh như trước.
Hãy nhặt những cành cây, nhánh cây dưới đất lên và gắn vào lại thân cây – hãy tái hiện đúng bối cảnh khi bạn chưa biết kết quả là gì. Khi làm thế, nhánh cây đại diện cho kết quả đã trở thành sự thật lại quay trở về đúng với bản chất ban đầu của nó – một trong rất nhiều những khả năng có thể xảy ra.
Giả sử, bạn đang cố tìm hiểu xem quyết định nhận việc ở Boston đã dạy cho mình điều gì. Nếu kết quả là bạn không chịu đựng được thời tiết ở Boston và bỏ việc sau 6 tháng, “cái cây” sau khi bị chặt hết cành sẽ chỉ còn một “cành” duy nhất:
Và sau khi được ráp lại, cái cây có thể trông như thế này: HÌNH DÁNG CỦA CÁI CÂY SAU KHI
LẤY LẠI ĐƯỢC TẤT CẢ NHỮNG CÀNH CÂY
Ví dụ trên chính là nền tảng của một cái cây quyết định, một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định cũ và cải thiện chất lượng của các quyết định mới. Ta sẽ còn tiếp tục trở lại với công cụ này.
Lưu ý, trong số những kết quả có thể xảy ra, có những kết quả tốt hơn và cũng có một số tệ hơn kết quả bạn nhận được. Thường sẽ là như thế sau khi bạn đã ghép lại cái cây và thấy rõ mọi thứ – kết quả đã xảy ra trong thực tế hiếm khi là kết quả tốt nhất hay tệ nhất.
Nếu bạn tự nhìn nhận lại thì lựa chọn công việc ở Boston có vẻ là một quyết định tồi tệ. Có vẻ như bạn lẽ ra phải biết mình không chịu được thời tiết ở đó. Nhưng điều cái cây cho thấy là việc bạn sẽ ghét
mùa đông, hay bạn sẽ thích công việc, hay bạn sẽ rời Boston,... tất cả đều không chắc chắn vào thời điểm bạn ra quyết định.
Hãy trở lại với Kingdom Comb.
Hãy nhớ, bạn phát triển Kingdom Comb cho những người không muốn ra tiệm cắt tóc nhưng vẫn có nhu cầu được chăm sóc tóc một cách bài bản tận nhà.
Start-up của bạn thất bại khi ứng dụng không đạt được lượng người dùng tối thiểu. Bạn hết tiền (cả tiền của bạn bè lẫn gia đình đều mất trắng).
a. Ghi lại quyết định bạn đã đưa ra và kết quả mà bạn nhận được:
b. Dùng những kết quả có thể xảy ra mà bạn đã xác định trong bài tập ở đầu chương để vẽ ra một cái cây.
Giờ là một kịch bản khác.
Bạn ghét phải ra salon nên quyết định tự cắt tóc ở nhà.
Điều đó khiến bạn nảy ra ý tưởng phát triển Kingdom Comb – một ứng dụng tìm thợ làm tóc sẵn lòng đến nhà khách hàng, dành cho những người cũng không muốn ra salon như bạn. Bạn muốn chứng minh bản lĩnh của mình trong xu hướng làm việc tự do đang nổi lên gần đây, và tự tin rằng ý tưởng này sẽ thành công!
Bạn bỏ việc, dồn hết tiền vào kinh doanh. Bạn còn kêu gọi vốn của bạn bè và gia đình để khởi nghiệp.
Thiên đường mở ra cho Kingdom Comb. Dự án này vô cùng hứa hẹn, bạn nhận được thêm tiền đầu tư và thu hút sự chú ý của hàng loạt đối tác lẫn các chuỗi salon làm tóc. Bạn nhận được đề nghị bán ứng dụng cho một trong các công ty đầu tư với giá 20 triệu USD, ngay cả trước khi có doanh thu.
Bạn bè và gia đình bạn nhận lại được một khoản lớn, bạn cũng thế.
Bạn được các start-up khác và cả các công ty công nghệ lớn mời chào. Bạn nhận lời và sẽ có một sự nghiệp tuyệt vời trong ngành công nghệ. a. Hãy viết ra quyết định và kết quả
b. Hãy thêm các kết quả có thể xảy ra khác để hoàn chỉnh cái cây.
Cái cây ở hai kịch bản này có giống nhau không? CÓ ☐
KHÔNG ☐
Dù sự thật là công ty thất bại hay thành công thì cái cây được dựng lại vẫn nên giống nhau.
Có thể Kingdom Comb sẽ không bao giờ ngóc dậy nổi.
Có thể bạn sẽ phải chịu chi phí pháp lý tăng vọt do sai sót từ những người thợ khiến khách hàng không hài lòng, bị phạt vì kinh doanh không giấy phép, đối mặt với các vấn đề về bản quyền và thương hiệu,...
Có thể Kingdom Comb sẽ sống “thoi thóp” được vài năm trước khi chính thức rời khỏi thị trường.
Có thể ý tưởng này rất hay, nhưng tiềm lực của bạn chưa đủ lớn để cạnh tranh với những doanh nghiệp cũng có ý tưởng tương tự nhưng mạnh về tài chính, marketing và có sự nhạy bén trong ngành như InstaCuts hay FaceClips.
Có thể bạn phát triển được, tiếp tục nhận thêm vốn, lên sàn, có lợi nhuận và rốt cuộc mua được một chuỗi salon làm tóc toàn quốc.
Có thể công việc làm ăn đủ phát đạt để bạn nâng cấp nền tảng và cơ sở khách hàng, sau đó cứ thế mở rộng thêm: các dịch vụ làm đẹp
khác, các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc thú cưng, giao hàng theo yêu cầu, chăm sóc sức khỏe tại nhà và chăm sóc người già.
Tại thời điểm ra quyết định, tất cả các khả năng cho tương lai đều ngang nhau vì quyết định là như nhau. Quyết định là thứ xác định tập hợp các khả năng có thể có. Kết quả trong thực tế, dù có là thất bại hay thành công rực rỡ, thì cũng chẳng ảnh hưởng đến những gì có thể xảy ra tại thời điểm bạn ra quyết định.
Một phần của nghịch lý trải nghiệm là trực giác chúng ta không cảm nhận theo cách này. Linh tính bảo rằng kết quả thực sự quan trọng. Linh tính bảo rằng kết quả ta có được, theo một cách nào đó, làm thay đổi các kết quả có khả năng xảy ra.
Dành thời gian để tạo ra một cái cây sẽ giúp bạn “chỉnh đốn” lại cái linh tính ấy.
[5]
Tư duy phản thực (Counterfactuals)
Bạn không thể biết được một cách trọn vẹn mình phải học gì từ một kết quả trừ khi nhìn vào tất cả những điều có-thể-đã-xảy-ra.
Đó là bản chất của tư duy phản thực.
Tìm hiểu về những viễn cảnh khác ngoài thực tế mà mình đã biết giúp ta hiểu vì sao một thứ lại xảy ra hoặc không xảy ra.
TƯ DUY PHẢN THỰC
Là cách thức nghĩ về những tình huống mở đầu bằng “Sẽ ra sao, nếu như...”. Chúng là những kết quả có thể có của một quyết định nhưng không thực sự xảy ra. Đây là một thế giới nơi mọi thứ xảy ra trong đó đều là tưởng tượng và giả định.
Sẽ ra sao nếu Trái Đất phẳng hoặc vuông? Sẽ ra sao nếu thiên thạch không tiêu diệt loài khủng long? Sẽ ra sao nếu loài người tuyệt chủng trong kỷ băng hà cuối cùng? Sẽ ra sao nếu Đức không đánh bại Pháp trong Thế chiến thứ Hai? Sẽ ra sao nếu Anh không liên minh với Liên Xô? Sẽ ra sao nếu Nhật đánh bại Đức?
Sẽ ra sao nếu cha mẹ bạn là những người khác? Hoặc bạn được sinh ra ở một nơi khác? Hoặc sinh vào năm 1600?
Làm sao chúng ta có thể biết được tác động của việc ra quyết định đến cuộc sống nếu chúng ta không dùng tư duy phản thực để tự phản biện, rằng: Nếu mình ra đời trong một hoàn cảnh khác thì sao?
Nghiên cứu những tình huống bằng cách đặt ra câu hỏi “Sẽ ra sao, nếu như...” sẽ nhắc bạn nhớ rằng bạn không kiểm soát được việc mình ra đời ở đâu và khi nào – đây là những yếu tố có khả năng quyết định những điều có thể xảy ra trong cuộc đời bạn.
Tư duy phản thực sẽ giúp kết quả thực tế của bạn được xem xét trong mối tương quan với những tình huống “có thể đã” và “sẽ ra sao nếu”, điều này sẽ giúp bạn:
• hiểu được rằng yếu tố may rủi chiếm bao nhiêu phần trăm trong kết quả;
• so sánh kết quả bạn nhận được với các kết quả có thể đã xảy ra; • buông bỏ cảm giác một điều gì đó chắc chắn phải xảy ra;
• cải thiện chất lượng bài học bạn nhận được từ những trải nghiệm trong đời.
Hãy nghĩ đến một quyết định dẫn đến một kết quả vô cùng tệ hại.
a. Viết ra quyết định và kết quả:
b. Dựng lại cây quyết định.
c. Việc dựng lại cây quyết định có thay đổi cách mà bạn cảm nhận về trách
CÓ
nhiệm của bản thân đối với kết quả đó không?
☐
KHÔNG ☐
Viết ra đây những gì bạn suy ngẫm.
d. Có kết quả nào trong danh sách những kết quả có thể xảy ra còn tệ hơn
CÓ
kết quả mà bạn nhận được không?
☐
Chọn ra một quyết định trong đời bạn đã dẫn đến một kết quả tuyệt vời. a. Viết ra quyết định và kết quả:
KHÔNG ☐
b. Dựng lại cây quyết định. Ngoài kết quả thực tế, hãy thêm vào những kết quả khác có thể có.
c. c. Việc dựng lại cây quyết định có thay đổi cảm nhận của bạn về trách
CÓ
nhiệm của mình đối với kết quả đó không?
☐
Viết ra đây những gì bạn suy ngẫm.
d. Có kết quả nào trong danh sách những kết quả có thể xảy ra tốt hơn kết
CÓ
quả bạn nhận được không?
☐
Việc nào sau đây khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn?
KHÔNG ☐
KHÔNG ☐
Dựng lại cây cho một kết quả tồi
Dựng lại cây cho một kết quả tốt
Cảm thấy như nhau
Nếu giống với đa số, bạn sẽ thích dựng lại cây và khám phá các phiên bản phản thực của một kết quả tồi hơn là dựng lại cây cho một kết quả tốt đẹp. Nếu Kingdom Comb thất bại, bạn sẽ cảm thấy được an ủi hơn nếu biết rằng thất bại đó không hoàn toàn do lỗi của bạn. Bạn cảm thấy tốt hơn khi biết dự án của mình vốn có nhiều khả
năng thành công, và có thể gặp phải những thất bại thậm chí là tệ hại hơn.
Ở một mức độ nào đó, bạn cảm thấy như mình có thể thoái thác trách nhiệm khi nhìn thấy kết quả tiêu cực của mình giữa rất nhiều những viễn cảnh có thể xảy ra khác, bởi vì trong bối cảnh này, dường như bạn thấy rõ hơn sự can thiệp của yếu tố may rủi.
Ai lại không mong thoát được trách nhiệm khi việc không thành chứ?
Mặt khác, nếu Kingdom Comb nhanh chóng được bán lại với giá 20 triệu đô-la, bạn sẽ không được vui cho lắm khi biết thành công này không hoàn toàn là nhờ bạn. Thật chẳng vui vẻ gì để biết rằng quyết định mà mình vốn cho là sáng suốt ấy có thể thất bại theo nhiều cách, và thậm chí là còn nhiều khả năng khác thành công hơn so với mức hiện tại.
Chúng ta ai cũng muốn đề cao vai trò của bản thân trong thành công của mình. Nếu bạn thất bại, tất nhiên bạn muốn biết rằng trách nhiệm của mình trong việc này thật ra không lớn đến thế. Nhưng ai lại mong thoái thác trách nhiệm đối với một kết quả tuyệt vời chứ?
Bạn muốn đấy.
Việc chấp nhận thành công một cách nghiễm nhiên mà không đánh giá lại vai trò của mình có thể khiến bạn vui trong chốc lát, nhưng làm vậy nghĩa là bạn sẽ để mất rất nhiều cơ hội học hỏi. Bạn sẽ không bao giờ biết rằng có những cách thậm chí còn giúp kết quả trở nên tốt hơn. Bạn sẽ không khám phá được rằng liệu có quyết định nào có khả năng thành công nhiều hơn hay không. Và cuối cùng, bạn cũng sẽ không biết rằng các kết quả tồi tệ đã có thể xảy ra.
Có sự khác biệt trong thái độ của chúng ta đối với việc dựng lại đầy đủ cái cây: Ta muốn làm việc này khi thất bại hơn là khi thành công.
Bạn sẽ không bao giờ biết được những điều tốt đẹp đến với mình là do các quyết định đúng đắn hay là do may mắn.
Ta phải nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất của nó, không hơn không kém, dù đó là sự kiện tích cực hay tiêu cực. Ta phải đối diện với việc khám phá tất cả các kết quả mà mình có.
Khi bạn đã có được những kết quả tuyệt vời, nếu không dùng tư duy phản thực để đánh giá lại chúng thì trước sau gì chúng cũng rời khỏi bạn. Việc từ chối hiểu ý nghĩa của kết quả thực tế trong mối tương quan với các kết quả khả dĩ khác có thể ngăn bạn đưa ra những quyết định tốt hơn trong tương lai và kìm hãm khả năng phát triển thêm hoặc giữ vững những khoản thu về mà bạn đã có.
[6]
Tóm tắt đa vũ trụ quyết định
• Nghịch lý của kinh nghiệm: Kinh nghiệm là rất cần thiết cho việc học hỏi. Tuy nhiên, các trải nghiệm riêng lẻ thường cản trở việc học, bởi vì khi đó ta chưa có đủ dữ liệu để xác định mối quan hệ giữa kết quả với chất lượng của quyết định.
• Xem xét kết quả đã xảy ra trong mối tương quan với những khả năng khả dĩ khác có thể giúp giải quyết nghịch lý này.
• Có nhiều tương lai khả dĩ, nhưng chỉ có duy nhất một sự việc đã xảy ra. Bởi thế, ta có cảm giác kết quả ấy là điều chắc chắn phải xảy ra.
• Dựng lại cây quyết địnhđể đưa kết quả thực tế vào đúng bối cảnh của nó.
• Khám phá những kết quả khả dĩ là một hình thức của tư duy phản thực. Tình huống phản thực được định nghĩa là những tình huống không xảy ra trong thực tế nhưng đã có thể xảy ra.
• Thái độ của chúng ta đối với việc tái cấu trúc cây quyết định là khác nhau, tùy vào việc kết quả mà chúng ta nhận được là tốt hay xấu. Ta muốn nhìn thấy những viễn cảnh khả dĩ khác của một kết
quả xấu hơn là kết quả tốt. Tuy nhiên, để ra những quyết định tốt hơn trong tương lai, ta phải chấp nhận đặt kết quả ấy vào mối tương quan với các kết quả khác, dù ta có muốn hay không.
CHECKLIST
Để đánh giá xem liệu kết quả mà bạn thu về có đang dạy cho bạn bài học gì không, hãy tạo nên một cây quyết định đơn giản, bắt đầu với:
☐ Xác định quyết định mà bạn muốn phân tích.
☐ Xác định kết quả mà bạn thu về.
☐ Cùng với kết quả thực tế, tạo ra một cái cây với tất cả những viễn cảnh có thể xảy ra tại thời điểm ra quyết định.
☐ Phân tích những kết quả khả dĩ khác để hiểu rõ hơn mình phải học điều gì từ kết quả thực sự đã có.
Lúc đó là vào năm 1962, khi Thế chiến thứ Hai đã kết thúc được 15 năm . Nước Mỹ rất khác với phiên bản mà chúng ta vẫn biết . Đế quốc Nhật Bản thống trị Liên bang Đại Nhật (Greater Japanese States), vốn trước đây là bờ Tây của Hoa Kỳ, lấy San Francisco làm thủ đô . Lãnh thổ của Đại Đức Quốc xã (The Greater Nazi Reich) bao gồm cả vùng đất trước đây là bờ Đông nước Mỹ, với New York là thủ đô của Đế chế Mỹ (American Reich) . Dãy Rocky tạo thành một Vùng Trung Lập nằm giữa Nhật và Đức, hai siêu cường quốc thống trị thế giới .
Đây là bối cảnh của cuốn tiểu thuyết The Man in the High Castle (tên tiếng Việt: Thế giới khác) của Philip K. Dick, được Amazon Studios chuyển thể thành loạt phim truyền hình cùng tên rất thành công vào năm 2015.
Cuốn tiểu thuyết và loạt phim đã đặt ra vô số giả thuyết, có thể minh họa tư duy phản thực và đa tương lai.
Câu chuyện xảy ra trong một thế giới khi Phe Trục thắng Thế chiến thứ Hai. Sự kiện này khiến cho một loạt các sự việc sau đó diễn biến không theo cách mà chúng ta biết ngày nay, thậm chí ngược lại hoàn toàn. Chỉ một sự kiện nhỏ thay đổi đã làm đảo lộn lịch sử. Âm mưu ám sát tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt vào năm 1933 (mà ta biết là thất bại) đã thành công trong thế giới này, và vận mệnh của nước Mỹ thay đổi hoàn toàn. Nước Mỹ tham chiến. Sau đó, Đức tận dụng công nghệ phát triển vũ khí hạt nhân, ném bom Washington D.C., buộc Mỹ đầu hàng vào năm 1947.
Trong câu chuyện này có một hiện thực khác, trong đó Mỹ thắng Thế chiến thứ Hai – nhưng không theo cái cách ta từng biết. Franklin D. Roosevelt không bị ám sát. Việc Roosevelt sống sót đã thay đổi tất cả, và thế giới vẫn không giống với thế giới ngày nay. Roosevelt rút sau hai nhiệm kỳ. Tổng thống tiếp theo đã có những động thái khác hẳn, vì thế Hoa Kỳ đã tham chiến và thắng cuộc, nhưng vai trò của Mỹ, Anh và Liên Xô lại khác, quan hệ giữa họ trong thế giới hậu chiến cũng khác hẳn.
Ta không hay nghĩ về thế giới theo những cách như vậy. Nhưng câu chuyện nhắc ta rằng phiên bản câu chuyện mà chúng ta đang có không phải là cách diễn tiến duy nhất, cũng không phải cách duy nhất mọi thứ diễn ra.
KHO SÁCH tổng hợp VIP Google Drive 800+ GB, 5000+ ebook & sách nói, 38 chủ đề, cập nhật liên tục �� Link Google Drive
PHẦN MỀM/ ỨNG DỤNG miễn phí có sẵn trên Google Play/ Appstore giúp bạn sắp xếp dữ liệu, quản lý thời gian, đơn giản hóa công việc & cuộc sống, tích
hợp TẤT-CẢ-TRONG-1 �� Link trải nghiệm
Chương 4
ƯU ÁI, KHOẢN THU VỀ VÀ XÁC SUẤT [1]
Sáu bước để đưa ra quyết định tốt hơn
Ở những phần trước, tôi đã giới thiệu đến bạn một số cách để chúng ta có thể đánh giá các quyết định cũ. Nhưng quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái ta có thể làm là ứng dụng những gì ta đã học được từ quá khứ vào tất cả các quyết định mới bằng cách phát triển một quy trình ra quyết định chất lượng và có thể áp dụng cho nhiều tình huống.
Với tư cách của một người ra quyết định, thách thức lớn nhất của bạn là phải hiểu rõ rằng: mọi thứ, về bản chất, vô cùng mơ hồ. Đối với các quyết định cũ, bạn tái hiện lại chúng, cố gắng tránh những cái bẫy do thiên kiến gây ra khiến nhận thức của bạn bị bóp méo. Còn đối với các quyết định mới, bạn chỉ đang nhìn vào tương lai mông lung.
Quy trình sáu bước mà tôi sắp giới thiệu sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng của các quyết định mới, đồng thời giúp bạn đánh giá chất lượng các quyết định đã qua một cách khách quan và chính xác hơn. Khó mà đánh giá xác đáng được một quyết định sau sự việc, dưới cái bóng của một kết quả đã xảy ra rồi. Nhưng nếu bạn thực hành một quy trình ra quyết định tốt và ghi chú cẩn thận, ngày qua ngày, bạn sẽ giỏi hơn rất nhiều trong chuyện này.
Bạn sẽ không còn phải băn khoăn sau khi sự việc diễn ra, ngụp lặn trong những cái bẫy đến từ tư duy suy từ kết quả và thiên kiến nhận thức muộn.
Thay vào đó, bạn có thể đánh giá công việc của mình, một cách thật xác đáng.
Lưu ý, tôi chưa từng nói rằng kết quả không bao giờ cung cấp cho chúng ta các thông tin có giá trị. Kết quả mang tính thông tin rất
cao khi nó diễn ra một cách bất ngờ, và bạn không lường trước được nó trong tập hợp các khả năng có thể xảy ra. Không quan trọng kết quả là tuyệt vời hay tệ hại. Quan trọng là liệu ta có thấy trước được nó không. Chất lượng quyết định phụ thuộc vào khả năng lường trước cục diện của bạn.
Khi nhìn lại một trải nghiệm, thật không dễ để đánh giá tính bất ngờ của trải nghiệm đó. Nhưng nếu bạn đã trải qua một quá trình rèn luyện thì bạn không chỉ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn mà còn có thể chỉ ra ngay thời điểm mà bạn đã không lường trước được diễn biến của sự việc – vì bạn đã thực sự ghi chép lại hết những suy nghĩ của mình ở thời điểm ra quyết định.
Đó là con đường đúng đắn để cải thiện và phát triển kỹ năng đưa ra quyết định.
Cùng lập ra một quy trình ra quyết định tuyệt vời nào! SÁU BƯỚC ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN
Bước 1. Chọn một quyết định để bắt đầu, xác định tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với quyết định đó.
Bước 2. Xác định thứ tự ưu tiên của các kết quả theo các tiêu chuẩn của bạn – bạn thích hay không thích mỗi kết quả ở mức độ nào?
Bước 3. Dự đoán khả năng xảy ra của mỗi kết quả.
Bước 4. Đánh giá, so sánh khả năng xảy ra của các kết quả bạn thích và không thích.
Bước 5. Lặp lại các bước từ 1 đến 4 cho các quyết định khác. Bước 6. So sánh các quyết định với nhau.
[2]
Lời khuyên của chuyên gia:
Đừng trêu chọc con vật to lớn nhất Bắc Mỹ
Ảnh bên dưới là một con bò rừng bison đang đứng chắn ngang một con đường ở Yellowstone. Anh chàng kia vì quá sốt ruột nên đã quyết định liều mạng ra khỏi xe để đuổi con vật to lớn nhất Bắc Mỹ đi khỏi con đường đó.
Giờ thì bạn thấy đó, cả hai đều đang di chuyển! Giao thông ắt hẳn sẽ hoạt động lại bình thường.
Đừng tra cứu, bạn đoán xem con bò rừng bison này nặng bao nhiêu? Con số bạn đưa ra có cơ sở gì không?
Bao nhiêu tiền tôi cũng cược, bạn không đoán nó nặng dưới 45kg hay trên 4.500kg. Lát nữa ta sẽ quay lại thăm con bò để thấy vì sao tôi lại tự tin như vậy nhé!
[3]
Bạn ưu ái kết quả nào hơn?
Thứ tự ưu tiên rất quan trọng
Xác định được tập hợp các kết quả có thể xảy ra đã là một bước cải thiện lớn. Nó tốt hơn nhiều so với việc cứ để mặc cho một hay một vài kết quả nào đó bóp méo nhận thức của bạn – đó có thể là kết quả thực sự của các quyết định cũ, hoặc các kết quả chưa đến nhưng bạn rất mong đợi hay rất sợ nó sẽ xảy ra. Bạn muốn hiểu thấu các quyết định cũ và cải thiện các quyết định mới, nhưng dừng
lại ở việc xác định được tập hợp các kết quả khả dĩ thôi là chưa đủ. Để hiểu rõ hơn về tập hợp các kết quả khả dĩ cho một quyết định nào đó, bạn còn cần phải xác định sự ưu ái mà mình dành cho mỗi kết quả mà bạn đã dự đoán.
Vì thế, chúng ta hãy bắt đầu bổ sung thông tin cho các cành cây đã dựng. Hãy thể hiện mức độ mong muốn của bạn dành cho từng kết quả có thể xảy ra. Cách đơn giản nhất để làm việc này là liệt kê các kết quả theo thứ tự mức độ ưa thích của bạn từ cao xuống thấp.
Dưới đây là ví dụ cho công việc ở Boston, với kết quả lý tưởng nhất ở trên cùng.
Thứ bỏ đi của người này là báu vật của người khác
Tất nhiên, một kết quả có tốt hay không và tốt đến mức nào sẽ được đánh giá tùy thuộc vào mục đích của bạn và giá trị mà bạn hướng tới.
Có vẻ như ai cũng nhận định rằng, với một kỳ nghỉ kéo dài một tuần ở biển thì mưa liên tục suốt bảy ngày là một kết quả xấu. Điều đó
đúng nếu mục đích của bạn là tắm nắng. Nhưng nếu mục đích của bạn là ngồi yên trong khách sạn và đọc cả chồng sách mà mình đã định đọc từ lâu thì sao? Khi đó, dẫu trời có mưa suốt mấy ngày thì với bạn, đó cũng không phải là một kết quả quá kinh khủng.
Hai người có thể có cùng mục tiêu là chăm sóc gia đình. Đối với một người, điều đó có nghĩa là sự bảo đảm về mặt tài chính. Đối với người còn lại, đó có thể là thời gian sum họp bên nhau. Điểm khác biệt về giá trị này đưa đến những lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Người thứ nhất muốn công việc lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến, thậm chí bất chấp việc phải hy sinh thời gian bên gia đình. Người thứ hai sẽ chọn công việc lương thấp hơn nếu được làm theo lịch trình linh hoạt, có thể làm việc ở nhà, được tự do vào các buổi tối và cuối tuần.
Cốt lõi ở đây là điều bạn coi trọng khác với điều mà người khác coi trọng. Mục đích và giá trị mà bạn hướng đến sẽ hình thành mức độ ưu tiên khác nhau dành cho các kết quả khác nhau. Điều đó có nghĩa là khi bạn dành nhiều sự ưu ái hơn cho kết quả A, thì người khác có thể sẽ ưu ái kết quả B, kết quả C, tùy vào mục đích và giá trị mà họ muốn đạt được.
Không có ai sai cả. Vì chúng ta khác nhau, nên chúng ta cũng yêu và ghét những điều khác nhau. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bạn không thể tìm kiếm lời khuyên từ người khác. Lời khuyên có thể là một công cụ ra quyết định tuyệt vời miễn là bạn đã thể hiện rõ những mục tiêu và giá trị mà mình đang tìm kiếm. Nếu không, đối phương có khả năng sẽ cho rằng bạn cũng ưu ái những kết quả giống họ, từ đó cho bạn những lời khuyên mà không hề giúp bạn đạt được mục đích.
Hãy chọn ra một cái cây quyết định mà bạn đã tạo trong Chương 3 và sắp xếp lại những kết quả có thể xảy ra theo mức độ ưu ái của bạn.
Những mục tiêu và giá trị nào hình thành nên thứ tự ưu tiên này của bạn?
Có kết quả nào trong số này tốt hơn hẳn những kết quả khác không?
Có kết quả nào trong số này tệ hơn hẳn những kết quả khác không?
Đối với hầu hết mọi quyết định bạn đưa ra, sẽ luôn có một số kết quả được bạn mong chờ và một số khác thì không. Bằng cách sắp xếp những kết quả theo thứ tự ưu tiên, bạn có thể nhìn thấy ngay có bao nhiêu kết quả khả dĩ mà mình thích và không thích.
Tất nhiên, ta không kết luận rằng một quyết định là tốt chỉ vì hầu hết các kết quả khả dĩ của nó là tốt, và ngược lại. Bạn còn cần biết mức độ, nghĩa là nếu tốt thì tốt đến đâu và nếu xấu thì xấu đến đâu. Nói cách khác, bạn cần nghĩ về mức độ ưu ái của mình – bạn thích hay không thích từng kết quả ấy đến mức nào.
Khoản thu về cũng quan trọng lắm đấy
Trong một tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một quyết định, có những kết quả dẫn đến việc bạn có được một cái gì đó, cũng có những kết quả dẫn đến việc bạn mất đi một cái gì đó. Những khoản được hay mất này gọi là khoản thu về. Khoản thu về là thứ quyết định bạn sẽ ưu ái kết quả nào hơn.
Nếu một kết quả đẩy bạn đến gần mục tiêu thì khoản thu về của bạn là số dương – tức là bạn nhận được những kết quả tích cực. Nếu một kết quả đẩy bạn ra xa mục tiêu thì khoản thu về của bạn là số âm – có nghĩa là bạn sẽ phải chịu những hậu quả tiêu cực. Mức độ của “cú đẩy” đó quyết định bạn thích hay ghét một kết quả đến mức nào. Bạn sẽ ưu ái một kết quả hơn khi biết kết quả đó đưa bạn
"""