"
Lịch Sử Việt Nam 8: Từ Năm 1919 Đến Năm 1930 PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lịch Sử Việt Nam 8: Từ Năm 1919 Đến Năm 1930 PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN SỬ HỌC
TẠ THỊ THÚY
(Chù biên)
LỊCH Sử VIÊTNAM TẬP 8 TỪ NĂM 1919 ĐẾN NẢM 1930
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quóc gia Việt Nam
Tạ Thị Thuý
Lịch sử Việt Nam / Tạ Thi Thuý (ch.b.), Ngô Văn Hoà, Vũ Hiụy Phúc. - Tái bản. - H .: Khoa học xã hội. - 24cm
ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Sử học T.8: Từ nảm 1919 đến năm 1930. - 2017. - 612tr.: minh hoạ 1. Lịch sử 2. 1919-1930 3. ViẹtNam
959.703 - dc23
KXM0034p-CIIP’
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN Sử HỌC
TẠ THỊ THÚY (Chủ biên)
NGÔ VẢN HÒA - VŨ HUY PHÚC
LỊCH SỬ VIỆT NAM TẢP 8
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 (Tái bản lần thứ nhất có bổ sung, sửa chữa)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ N Ộ I-2017
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TẬP 8
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
PGS.TS.NCVCC. TẠ THỊ THÚY
(Chủ biên)
Nhóm biên soạn:
1. PGS.TS.NCVCC. Tạ Th| Thúy: Lời nói đầu và Két luận; Chương I, II, III, IV, V
Tài liộu tham khảo và
thư mục sách
2. PQS.NCVCC. Ngô Ván Hòa: Chương VI, VII 3. PGS.NCVCC. Vũ Huy Phúc: Chương VIII, IX
Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), do Viện Sử học là cơ quan chủ trì, PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm và Tổng Chủ biên, cùng với tập thể các Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), Tiến sỹ (TS), Thạc sỹ (ThS), Nghiên cứu viên cao cấp (NCVCC), Nghiên cứu viên chính (NCVC) và Nghiên cứu viên (NCV) của Viện Sử học thực hiện.
B ộ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
TẬP 1: Từ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền (Chủ biên)
• TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
- TS.NCVC. Trirơng Thị Yén
TẬP 2: Từ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIV
- PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
- TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng
TẬP 3: Từ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI
- PGS.TS.NCVC. Tạ Ngọc Liẻn (Chù biên)
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Minh Tường
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền
5
TẬP 4: TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XVIII - PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên) - TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng
- TS.NCVC. Tru-ơng Thị Yến
- PGS.TS.NCVC. Nguyẻn Thị Phương Chi
TẬP 5: TỪ NẢM 1802 ĐẾN NẢM 1858
- TS.NCVC. Trương Thị Yén (Chù biên)
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền
- PGS.TS.NCVC. Nguyén Đức Nhuệ
- NCV. Phạm Ái Phưcmg
- TS.NCVC. Nguyẻn Hữu Tâm
TẬP 6: TỪ NẢM 1858 ĐẾN NẪM 1896
- PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
- TS. Nguyẽn Mạnh Dũng
- ThS.NCV. Lê Thị Thu Hằng
TẬP 7: Từ NẢM 1897 ĐẾN NẮM 1918
- PQS.TS.NCVCC. Tạ Thi Thúy (Chủ bièn) - NCV. Phạm Như Thơm
- TS.NCVC. Nguyẽn Lan Dung
- ThS.NCV. Đỗ Xuân Trường
TẠP 8: TỪ NẢM 1919 ĐẾN NẢM 1930
- PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chù biên) - PGS.NCVCC. Ngô Văn Hòa
- PGS.NCVCC. Vũ Huy Phúc
TẬP 9: TỪ NẢM 1930 ĐÉN NĂM 1945
- PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão
- PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cưang
6
TẬP 10: Từ NĂM 1945 ĐÉN NĂM 1950
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 11: Từ NĂM 1951 ĐẾN NẢM 1954
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 12: Từ NĂM 1954 ĐÉN NĂM 1965
- PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
- NCV. Nguyễn Hữu Đạo
- TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân
TẬP 13: Từ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 14: Từ NĂM 1975 ĐẾN NẢM 1986
- PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
- TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc
TẬP 15: Từ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Lê Trung Dũng
- TS.NCVC. Nguyễn Thị Hồng Vân
7
LỜI GIỚI THIỆU
CHO LẦN TÁI BẢN THỨ NHÁT
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử và vàn hóa từ lâu đời. Việc hiểu biết và nắm vững về lịch sử văn hóa của dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi bức thiết đối với mỗi người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình Đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó, từ trước đến nay đã có nhiều cơ quan, tổ chức và các tác giả ở trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều cồng trình lịch sử đã xuất bản và được công bố rộng rãi, giúp cho nhân dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới hiểu biết về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó đều là những công trình lịch sử vẫn còn khá gián lược, chưa phản ánh hết được toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay một cách toàn diện, có hệ thống; Một số công trình lịch sử khác lại mang tính chất quá chuyên sâu về từng lĩnh vực, từng thời kỳ, hoặc từng vấn đề lịch sử cụ thể, nên chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của mọi đối tượng trong xã hội. Do đó chưa đáp ứng được sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam của quảng đại quần chúng nhân dân.
Hơn nữa trong xã hội Việt Nam hiện nay, rất nhiều người dân, thậm chí có cả học sinh các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, kể cả một số sinh viên của các trường cao đẳng và đại học không thuộc các trường khối Khoa học xã hội và Nhân văn có sự hiểu biết rất hạn chế về lịch sử dân tộc. Thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân
9
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
khách quan, trong đó phải kể đến một trong những nguyên nhân chính là do chưa có được một bộ Lịch sử Việt Nam hoàn chinh được trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và thật sâu sẳc về đất nước, con người, về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước rất đồi oai hùng và nền văn hóa hết sức phong phú, đặc săc của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nay.
Đe góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè trên thế giới mong muốn hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu mới gần đây và những tư liệu mới công bố, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học đã dày công biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay; là bộ sách có giá trị lớn về học thuật (lý luận), thực tiễn và xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập hiện nay. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản trọn bộ 15 tập Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 vào năm 2013 - 2014. Trong lần tái bản thứ nhất này, Viện Sử học đã bổ sung, chỉnh sửa một số điểm và chức danh khoa học của tác giả cho cập nhật và chính xác hơn.
Đây là một công trình lịch sử đồ sộ, nội dung hết sức phong phú, toàn diện ữên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng... nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
PGS.TS. Đinh Quang Hải
Viện trường Viện Sử học
10
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Gia Định thành thông chí, Lịch triều hiến chiĩơng loại chí, Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí,...
Trong thời kỳ cận đại, nền sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dù đất nước rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sử học được nhiều nhà cách mạng Việt Nam coi là vũ khí sắc bén nhằm thức tinh lòng yêu nước của nhân dân và coi việc viéi sừ là đẻ chu người dân dục, từ dó nhận thức dứng đắn về lịch sử mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu với Trùng Quang tâm sử, Việt Nam quốc sử khảo\ Nguyễn Ái Quốc với Bản án chế độ thực dân Pháp,
Lịch sử nước ta (gồm 210 câu lục bát).
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền sử học đương đại Việt Nam bước sang trang mới vừa kể thừa và phát huy những giá ưị của sử học truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố khoa học và cách mạng của thời đại mới. Nhiệm vụ của sử học là tìm hiểu và trình bày một cách khách quan, trung thực quá trình hình thành, phát triển của lịch sử đất nước, tổng kết những bài học lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên thực tế, sử học đã
11
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
phục vụ đác lực sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, sử học đã góp phần vào việc đổi mới tư duy và xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sử học đã phát huy được vị thế của mình nhằm nhận thức đúng quá khứ, tìm ra quy luật vận động của lịch sử để hiểu hiện tại và góp phần định hướng cho tương lai. Đồng thời, sử học, nhất là khoa học nghiên cứu về lịch sử dân tộc, có vị trí nổi bật trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ...
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, về đặc điểm và vai trò của trí thức và văn hóa trong lịch sử Việt Nam... Kết quả là đã có nhiều cuốn sách, nhiều tác phẩm của tập thể tác giả hoặc của cá nhân các nhà nghiên cứu ra đời. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần vào việc truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lóp nhân dân.
Để phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần có những công trình lịch sử hoàn chinh hơn về cấu trúc, phạm vi, tu liệu và có sự đổi mới về phương pháp nghiên cứu, biên soạn, mang tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện với chất lượng cao hom, thể hiện khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nưóc và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trước đòi hỏi đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với Viện Sử học giới thiệu đến bạn đọc bộ Lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay. Đây là kết quả của Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (cấp Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) do Viện Sử học chủ tì, PGS.TS. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm đồng thời là Tổng Chủ biên.
12
Lời Nhà xuất bản
về phân kỳ lịch sử và phân chia các tập: Bộ Lịch sử Việt Nam được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (cũng có thể gọi là thời kỳ đương đại, kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Việc phân chia các tập chủ yếu theo các giai đoạn lịch sử cụ thể và ứng với các nội dung chính được thể hiện trong giai đoạn ấy.
Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, như sau:
Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thể kỳ X
Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỳ X đến thể kỷ x r v
Tệp 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỳ XVI Tệp 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỳ XVII đến thế kỳ XVIII Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm ỉ 802 đến năm 1858 Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ nám 1858 đến năm 1896 Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ nãm 1897 đến năm 1918 Tệp 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000
13
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Hy vọng bộ Lịch sử Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử nước nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những khó khăn chủ quan và khách quan, với một khối lượng công việc đồ sộ lại đòi hỏi chất lượng cao, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Viện Sử học trong khả năng cố thế đã làm hết sức mình, nhưng công bình khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để khi cố dịp tái bản, công trình được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện han.
Xin trân trọng giới thiệu!
Hà Nội, tháng 9 nám 2013
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
14
LỜI MỞ ĐẦU
Sử học là khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của một quốc gia, một dân tộc nói riêng. Nghiên cứu lịch sử là nhàm tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Nghiên cứu và biên soạn lịch sử, vì vậy, trở thành một
yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia, dân tộc. Phạm Công Trứ, nhà chính trị danh tiếng, nhà sử học sống ở thế kỷ xvn, trong bài Tựa sách Đại Việt sử kỷ bản kỳ tục biên viết: "Vì sao mà làm quốc sử? V? sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị cùa một đời tất phải có sử của một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan h ệ đên việc chính trị không p h ả i là không nhiêu. C ho nên làm sử là Cốt để cho được như thế"1.
Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời. Việt Nam cũng là một dân tộc yêu sử và có rất nhiều người ham thích tìm tòi, nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Đã có nhiều công trình lịch sử được công bố, không chi do các cơ quan, tổ chức chuyên nghiên cứu biên soạn, mà còn do cá nhân người yêu sử thực hiện... Điều này vừa có mặt tích cực, lại có mặt tiêu cực. Tích cực vì sẽ góp phần giúp nhân dân hiểu thêm về lịch sử nước nhà, nhưng cũng chứa đựng yếu tố tiêu cực là dễ dẫn tới những hiểu biết phién diện, sai lầm về lịch sử... đôi khi đồng nhất truyền thuyết với lịch sử?
1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 96.
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, đã tổ chúc sưu tầm, nghiên cúu, dịch thuật và công bổ nhiều tư liệu lịch sử; đồng thời tập trung công súc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam trên tất cả các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... Việc nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề cơ bản trong lịch sử Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bào vệ Tổ quốc, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết về nội dung khoa học tiến tới biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến ngày nay.
Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học xã hội kiêm Viện trưởng Viện Sử học, Viện Sử học đã tổ chức biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam gồm ba tập, Tập I xuất bản năm 197ỉ, Tập n xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản cố sửa chữa, bổ sung năm 2004.
Đến thập niên 90, Viện Sử học tổ chức biên soạn và công bố một số tập Lịch sử Việt Nam, gồm: Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến thể kỷ X, Lịch sử Việt Nam thế kỳ X và XV, Lịch sử Việt Nam 1858-1896, Lịch sử Việt Nam 1897-1918. Lịch sử Việt Nam 1954-1965 và Lịch sử Việt Nam 1965-1975.
Ke thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, trong khoảng 10 năm gần đây, Viện Sử học tổ chức biên soạn và nay cho xuất bản bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập trên cơ sở kết quả Chương tình nghiên cứu cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Để biên soạn bộ sách này, Viện Sử học xác định Lịch sử Việt Nam phải được nhận thức là lịch sử của các cộng đồng quổc gia và tộc người đã từng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hiện nay, đóng góp vào sự phát triển của văn hóa và văn minh Việt Nam, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
16
Lòi mở đầu
Viết về tiến trình lịch sừ Việt Nam cần phải có cái nhìn đa tuyến với điểm xuất phát là sự tồn tại trong thời kỳ cổ đại của ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự hình thành những nhà nước sơ khai: trung tâm văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, trung tâm văn
hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Áp (Champa) ờ miền Trung, trung tâm văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam ở miền Nam.
Chính sự hội nhập của ba dòng văn hóa ấy, mà dòng chủ lưu thuộc về văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc, đã tạo nền tảng phong phú, thống nhất ữong đa dạng của lịch sử văn hóa Việt Nam ngày nay.
Trong quá trình biên soạn, những đặc điểm khác của lịch sử Việt Nam cũng được chú ý đến. Lịch sử Việt Nam là lịch sử cùa một quốc gia đa tộc người, ừong đó người Kinh chiếm đa số (hom 86% dân số). Đây cũng là lịch sử của một dân tộc luôn thực hiện
đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy bên cạnh các ưang viết về lịch sử chống ngoại xâm như một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của lịch sử Việt Nam, thì lịch sử xây dựng đất nước, lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được coi
trọng. Đồng thời, lịch sử Việt Nam được đặt vào bối cảnh khu vực và quốc tế trong mỗi thời kỳ. Mục tiêu của chúng tôi là cố găng dựng lại trung thực, khách quan bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sừ cụ thể.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song với một công trình lớn như vậy, chắc chắn các tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để công trình đạt chất lượng tốt hơn khi có dịp tái bản.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2013
PGS.TS. Trần Đức Cưửng
Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sử học,
Tổng Chủ biên công tình
17
LỜI NÓI ĐẢU
"Giai đoạn 1919-1930 tuy ngắn ngủi nhimg lại là một giai đoạn mang tính chất bản lề quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử cận - hiện đại Việt Nam. Đây chính là giai đoạn quyết định chiều hướng phát triển của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo, tạo ra tiền đề về tư tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở những giai đoạn sau mà sớm nhất là thăng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo".
Đây là lời kết luận cuối cùng trong tập sách này của chúng tôi mang tên: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm ỉ 930.
Bởi vị trí quan trọng đó, giai đoạn 1919-1930 đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều tác phẩm trong cũng như ngoài nước; và ở đây, giai đoạn lịch sử ấy cũng được tách ra khỏi những gioi đoạn lịch sử khác đc nghiên cứu và trình bày thành một
tập sách riêng.
Lợi thế lớn nhất khi biên soạn tập sách này là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú. Do tính chất hấp dẫn của chính bản thân đề tài này, hay nói đúng hơn là của giai đoạn lịch sử đầy biến động cả về phía chủ nghĩa thực dân cũng như về phía phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, nên số lượng tài liệu lưu trữ nhiều, sổ ấn phẩm liên quan cũng không phải là ít.
về nguồn tài liệu lưu bữ, chúng tôi đã khai thác ở cả ba trung tâm lưu trữ lớn là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia n tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp tại Aix - en - Provence, với một số lượng trang
19
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
khai thác được khá lớn. Tuy nhiên, nguồn tài liệu này có đặc điểm là khá tản mạn nên các tác giả phải nhiều công chắt lọc và tổng hợp mới có thể sử dụng được.
v ề các ấn phẩm, ngoài những ấn phẩm mang tính chất tài liệu, như những tập san niên giám hay báo chí các loại đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của đề tài, được khai thác ở các trung tâm lưu trữ, các thư viện, còn nhiều công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp được công bố ngay trong giai đoạn 1919-1930 hay xa hơn một chút - trước năm 1945. Mặt khác, phải kể tới những công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cao của các học giả nổi tiếng người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Anh... được công bố trong thời gian từ sau năm 1945 đến nay. Trong đó, một số học giả đã được nói tới trong Lời nói đầu của cuốn Lịch sử Việt Nam tập 7.
Nguồn tài liệu phong phú đó đã tạo nhiều thuận lợi cho việc tạo dựng công trình, giải quyết ngọn ngành mỗi khía cạnh bên quan, bót đi tình trạng tư biện, lấy suy diễn lôgích thay cho sử liệu, nâng cao giá trị tham khảo cùa công trình. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các tác giả phải cố gắng để không bị sa đà, biến công bình thành tập hợp những chuyên đề riêng rẽ. Hcm nữa, mặc dù rất phong phú, nhưng nguồn tài liệu đố vẫn còn chưa đủ để cho phép giải quyết dứt điểm mọi vấn đề liên quan đến giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi hy vọng sẽ hội đủ những điều kiện, nhất là điều kiện về tài liệu tham khảo, để làm sáng tỏ những vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm trong một công binh khác.
Cuốn Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, tập 8 được trình bày thành 9 chương, không bao gồm phần Lời nói đầu và phần Kết luận, do 3 tác giả thực hiện là:
1. PGS.TS. Tạ Thị Thuý là chủ biên công trình, biên soạn từ chương I đến chương V và các phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và thư mục sách;
2. PGS. Ngô Văn Hòa biên soạn chương VI và VII;
3. PGS. Vũ Huy Phúc biên soạn chương v in và IX. 20
Lòi nói đầu
Đe hoàn thành công trình này, chúng tôi trước hết xin cảm ơn các cơ quan chủ trì đề tài, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn cũng như trong việc sưu tầm tài liệu.
Một lần nữa, cảm om GS.TS. Shaun Kingsley Malamey, Trường Đại học Quốc tế Thiên Chúa giáo, Tokyo, Nhật Bản về chuyên đề: "Bệnh tật, sức khỏe và y học ở Việt Nam từ 1919 đến 1930" được chúng tôi tham khảo một phần ờ chương IV của cuốn sách.
Cuối cùng, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công trình, chúng tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin trân trọng cảm om!
Hà Nội, 2013
Chủ biên
PGS.TS. Tạ Thị Thúy
21
Chương I
CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA
CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM
SAU CHIÉN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng tất cả các nước tham chiến, cả thắng trận và bại trận, đều bị thiệt hại nặng nề về người và của với 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và 208 tỷ đô la bị ngốn vào chi phí quân sự1. Không những thế, cuộc chiến tranh đó còn tạo ra một cục diện thế giới mới với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, phong ưào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
Tình hình đó đã làm cho các nưóc đế quốc lúng túng và mặc dù mâu thuẫn nhau quyết liệt, vẫn phải liên kết để đàn áp và hạn chế các trào lưu cách mạng nói trên. Mặt khác, để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá bong chiến tranh, tạo đà cho cuộc chạy đua trong nội bộ thế giới tu bản cũng như chạy đua với một hệ thống thế giới mới - xã hội chủ nghĩa, vừa ra đời từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chúng tăng cường việc khai thác nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ cùa các thuộc địa.
Trong bối cảnh chung đó, cũng như các nước đế quốc khác, đế quốc Pháp vừa ra sức bóc lột nhân dân chính quốc, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa cả cũ và mới. Đồng thời, Pháp buộc phải có
1. Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Công Bình, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh, Lịch sử Việt Nam, Tập n, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 152.
23
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
những điều chinh trong chính sách thuộc địa để cho việc khai thác có hiệu quả hom.
I. NHU CẦU ĐẨY MẠNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP SAU CHIẾN TRANH
1. Sự kiệt quệ của Pháp sau chiến tranh
Dù thuộc phe Hiệp uớc, Pháp vẫn là nước bị động chạm nhiều nhất và bị thiệt hại nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả về người và cùa, cả trên phương diện quân sự, chính trị và kinh tế.
Việc chuẩn bị, động viên cho chiến tranh và sự tàn phá của nó làm cho nền kinh tế Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn trầm trọng.
Trong những năm chiến tranh (1914-1918), những người đang độ tuổi lao động phải ra mặt trận. Thiếu nhân công, các nhà máy bị đóng cửa. Tất cả cơ sở hạ tầng, ngựa xe, gia súc và những vật liệu thiết yếu cho quân đội đều bị trưng thu. 70% nhà máy sản xuất thép (95 trong số 127 lò cao) rơi vào tay Đức1. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bị đình trệ. Vào năm 1919, sản lượng hai ngành này chi còn bàng 45% so với năm 19132. Chién tranh kéo dài, Pháp phải nhập ngày càng nhiều những vật phẩm cần cho chiến tranh mà trong nước không thể sản xuất hoặc không thể tự cấp được nữa. Ngay từ tháng 8 năm 1914, một ủ y ban nhập khẩu hàng hóa được thành lập. Năm 1919, việc xuất khẩu của Pháp chi còn bằng 1/3 nhập khẩu của nó5.
1. Patrice Morlat, Indochine années vingts: Le Balcon de la France sur le Pacifique, Les Indes Savantes, Paris, 2001, tr. 15.
2. Jean Charles Asselain, Histoire économique de la France du XVIIIe siècle à nos jours.2. De 1919 à la fin des années 1970, Edition du Seuil, Paris, 1984, tr. 25.
3. Jean Charles Asselain, Histoire économique..., Sđd, ư. 25. 24
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Số lượng hàng Pháp phải mua trung bình mỗi năm ữong chiến ừanh là 17,8 tỳ ữancs thay vì 8,4 tỳ írancs năm 1913'.
Trong khi nhập khẩu tăng lên như vậy thì xuất khẩu của Pháp ngày một giảm đi, khoảng 13 tỷ francs và trong chiến tranh chi còn đạt khoảng 60 tỷ írancs2. Pháp mua chủ yếu từ Mỹ (27 tỷ francs) và Anh (23 tỷ írancs)3.
Sự sút giảm của nền sản xuất, tình trạng nhập siêu đã làm cho Pháp trở thành con nợ lớn nhất trong số các nước thắng trận mà chủ yếu là nợ Anh và Mỹ, với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đô la vào năm 19174, 170 tỷ írancs vào năm 1918 và 300 tỷ írancs vào năm 19205. Số nợ đó một mặt là để trang trải cho nhu cầu của bản thân nước Pháp, mặt khác là để ứng ra cho các nước Đồng minh nhỏ hơn vay lại như: Bi (250 triệu francs), Serbi (90 triệu írancs), Hy Lạp (20 triệu írancs), Monténégro (500.000 írancs). Mặt khác, Pháp phải cho Nga vay 250 triệu írancs cho nhu cầu chiến tranh của nước này và cam kết sẽ cho nước này vay mỗi tháng 75 triệu írancs cho đến năm 1917. Cho đến cuối chiến tranh, tổng số tiền mà Pháp cho các nước Đồng minh vay là 7,5 tỷ írancs, trong đó 3,5 tỷ írancs cho nước Nga đã bị chính quyền Xô viết tuyên bố xóa nợ sau Cách mạng tháng Mười6. Tính cả các khoản mà Pháp cho Nga vay và đầu tư vào nước Nga không thể đòi lại sau Cách mạng tháng Mười là 14 tỷ francs7, và nếu tính tổng cộng các khoản mà Pháp đã đầu tư vào một số nước bị hủy diệt trong chiến tranh hay chuyển sang chế độ cộng sản (như Nga) thì số
1, 2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 15.
3, 4. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 16.
5. G. Bonneíous, Histoire de la Troisième République, Tome 2, Paris, 1957, tr. 454.
6. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 17.
7. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Quyển I, Nxb. Văn - Sừ - Địa, Hà Nội, 1956, tr. 215, 216.
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
mất trắng sẽ là 40 tỷ francs'. Việc Pháp tham gia liên minh can thiệp vũ trang của 14 nước vào Nga và ượ cấp về tài chính cho Bạch vệ chổng phá chính quyền Xô viết đã lại ngổn thêm hàng tỷ firancs trong ngân quỹ của Pháp2.
Ngân sách của Pháp vì v$y luôn luôn ở trong tình trạng thiếu hụt. Số thiếu hụt đố mới chỉ tính đến năm Ỉ91S đã ỉà 18 tỷ francs3, năm 19Ỉ8 là 60 tỷ ữancs4, cộng thêm khoản nợ các nước trong khối Đồng minh và các khoản cho các nước trong khối Đồng minh vay bị mất, sự thiếu hụt của ngân sách Pháp là 107 tỷ francs\
Mọi biện pháp đã dược Chính phủ Pháp sử dụng để trang trải các khoản nợ nần chất chồng đố và chi tiêu cho chiến tranh. Trước hết, Pháp phải bán bớt một phần dự trữ vàng cho nước ngoài, chủ yếu là Anh và Mỹ. Cho đến cuối chiến tranh số trữ kim xuất sang Anh tương đương 2,839 tỷ ĩrancs và Mỹ 89 triệu ữancs, tổng cộng 3,1 tỷ írancs6. Mặt khác, Chính phủ Pháp phải phát hành công trái ở trong nước. Trong số 157 tỷ francs được ước tính cho việc chi tiêu mang tính chất công cộng từ năm 1914 đến năm 1919 thì 45 tỷ ữancs là do thu của ngân sách và 60 tỷ ỉrancs là do các đợt phát hành công trái7. Đồng thời, Pháp cũng phải dựa vào các nước thuộc địa, với tổng cộng 544.510 lính chiến và 199.900 lính thợ, gần 1 tỷ ữancs mỗi năm8 và những nguyên liệu mà nước Pháp thôi không thể khai thác được ở trong nước.
Riêng đổi với Đông Dương khi chiến tranh diễn ra, Đông Dương buộc phải gồng lên "chi viện" về người và của cho chính quốc, theo phương châm "Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc". Tổng cộng,
1,4, 5. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, ư. 19.
2. M. Cachin, Le problème de la paix et les dettes extérieures, Paris, 1925, ừ. 38. 3. Philippe Bemard, La fin (Tun monde (1914-1929), Le Sueil, Paris, 1975, ữ. 38.
6,7. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 17.
8. Patnce Morlat, lndochine..., Sđd, tr. 199.
26
Chương I. Chính sách thuộc địa của thục dân Pháp...
ưong số 544.510 lính chiến và 199.900 lính thợ mà tất cả các nước thuộc địa của Pháp đã được mộ cho chính quốc, trong chiến tranh, Đông Dương góp một phần quan trọng với 48.992 lính chiến và 51.000 lính thợ1 và trong tổng số tiền mà các nước thuộc địa phải nộp cho chính quốc hàng năm, gần 1 tỳ francs thì xứ này đã chiếm 1/3 với khoảng 367 triệu Ễrancs. Đông Dương còn cung cấp cho Pháp
336.000 tấn nguyên liệu ữong sổ 1,5 triệu tấn của cả khối thuộc địa của nước này2.
Sự tàn phá của chiến tranh cũng thật nặng nề đổi với Pháp, không những so với các nước Đồng minh mà ngay cả so với Đức, vì Pháp phải chịu gần như toàn bộ chiến sự diễn ra ở phía Tây và một mình phải đương đầu với già nừa quân đội Đức (35 trong số 69 sư đoàn Đức). Pháp trở thành một cưòmg quốc về quân sự trên thế giới nhưng phải trả một giá đắt là 1.364.000 người bị giết, 740.000 người bị thương3. Theo tính toán của các học giả thì sự thiệt hại về người của các nước tham chiến so với sổ dân đang độ tuổi lao động của các nước đó như sau: 10,5% đối với Pháp; gần 10% đối với Đức và Áo - Hung; từ 5% đến 6% đối với Ý, Anh, Nga; 0,2% đối với Mỹ4. Chiếm tỷ lệ lớn trong số người thiệt mạng là học sinh của các trường đại hục lớn. Chién ưanh đã làm giầ nua nước Pháp vầ sự suy giảm của tỷ lệ sinh trong chiến tranh còn ảnh hưởng nặng nề đối với nước Pháp cho mãi đến những năm sau, nhất là trong những năm 20 thế kỷ XX. Việc bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh cũng còn đè nặng lên ngân sách nước Pháp (chiếm trung bình khoảng 2% thu nhập quốc dân)5. Sự thiệt hại về vật chất của Pháp cũng nặng nề hơn các nước khác vì chiến sự diễn ra chủ yếu trên
1. Patrice Morlat, lndochine..., Sđd, tr. 199.
2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 201.
3. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 19.
4. Jean Charles Asselain, Histoire économique..., Sđd, tr. 13. 5. Jean Charles Asselain, Histoire économique..., Sđd, tr. 13.
27
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
đất Pháp, ước tính, vào năm 1918, tại Pháp có 550.000 ngôi nhà bị hỏng, 5.500km đường sít1, 53.000km đường bộ, 20.000 nhà máy bị phá huỳ hoặc là phải bồi thường, 300.000ha đất ưồng trọt bị tàn phá, 2.500.000 đầu gia súc bị giết hay là bị thất lạc2. Năm 1919, vùng mỏ ở phía Bắc nưỏc Pháp chi còn cung cấp 3% sản lượng than so với trước chiến tranh3.
Đức đã tàn phá của Pháp 90% mỏ khoáng chất, 55% mỏ than, 80% nhà máy cán thép và một số vùng kinh tế trọng điểm, nơi đảm bảo 18,5% tổng sổ thuế của nước này, như các vùng cung cấp: 94% len, 90% sợi lanh, 70% đường, 60% vải bông, 43% sản lượng điện4. Đó là chưa kể những thiệt hại trên biển mà chiến tranh đã cuốn trôi đến gần 1 triệu tấn trong số 3 triệu tấn của hàng hải Pháp5. Alfred Sauvy ước tính toàn bộ số mất mát của Pháp trong chiến tranh là 55 tỳ francs vàng (của năm 1913), tức là 15 tháng thu nhập quốc dân6.
về tài chính, ngoài những khoản chi cho chiến tranh, những khoản cho vay trong khối Hiệp ước cũng như những khoản vốn đầu tư ở nước ngoài bị tuyên bố xóa nợ hoặc là không thể đòi được đã kể ở trên, nước Pháp còn phải chịu mọi sự thua thiệt khác trong quan hệ với các nước cùng khối và ngay cả với Đức. Theo thỏa thuận trong nội bộ ủ y ban khôi phục (Commission de réparatìon) của các nước Đồng minh, trong số 132 tỳ francs Đức phải bồi thường cho các nước tháng trận, 52% được dành cho Pháp7, nhưng được sự hậu thuẫn của Mỹ, Đửc đã không chịu trả và Pháp không tài nào đòi đuợc khoản tiền 350 triệu írancs này.
1. Jean Charles Asselain, Histoire économique..., Sđd, tr. 14. 2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 19.
3. Bouillon, p. Sorìin, J. Rudd, Le Monde contemporain - Histoừes et civilisations. Bordas, F, 1968, ư. 47.
4 . 5, 6. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 19.
7. Jean Charles Asselain, Histoire économique..., Sđd, tr. 16. 28
Chương ỉ. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Ket quả, một cuộc khùng hoảng trầm trọng về tài chính đã diễn ra, đồng franc ngày một mất giá so với các đồng tiền khác trong trao đổi, nhất là so với đồng đô la và đồng sterling. Vào tháng 7 năm 1919,
1 đô la chi đổi được 11 đồng írancs. 9 tháng sau (năm 1920), 1 đồng đô la tương đuơng với 17 francs' và sang năm 1923 là 27 francs2. Năm 1924 và 1926, đồng franc còn trài qua hai cuộc khủng hoảng trầm trọng nừa. Năm 1924, 1 đồng đô la tưcmg đương 28,74 francs và
1 đồng livre tương đương với 122,6 írancs (so với 27 francs vào năm 1918, 43,16 francs năm 1920 và 42,9 írancs năm 1922)3. Năm 1926, 38,85 francs mới đổi được 1 đô la và 174 francs mới đổi được 1 đồng livre4.
Cuộc khủng hoảng thiếu nổ ra ở hầu khắp các nước tư bản trong những năm 1921-1923, gây thêm nhiều khó khăn cho nền kinh tế Pháp. Mặc dù đã chiếm được 1/4 sản lượng mỏ của tinh Rua, thu hồi được các tinh đã mất trước kia (Andat và Loren) và được chia thêm những thuộc địa mới, Pháp cũng không thể thoát ra khỏi tình trạng bi đát về kinh tế và việc hàn gán những vết thương do chiến ữanh gây ra cũng như vực dậy nền kinh tế và lấy lại địa vị đã mất ữong thế giới tư bản. Đó là những vấn đề thách thức đối với các Chính phủ Pháp lúc bây giờ, trong khi vấn để này lại được đặt ra một cách cấp thiết, không những chi là nhu cầu nội tại của bản thân nước Pháp mà còn là do những đòi hỏi mới nảy sinh trong cuộc cạnh ữanh với các cường quốc khác về thị trường và các khu vực ảnh hưởng.
Để giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính đang đặt ra lúc đó, Chính phủ Pháp đã thực hiện đồng thời một chính sách đối nội cứng rắn, tăng cường bóc lột quần chúng lao động ứong nước và một chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn.
1. Bouillon, P.Sorlin, J.Rudel, Le Monde..., Sđd, tr. 46.
2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 551.
3. 4. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 553.
29
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Ở trong nước, sau một thời gian ngắn, nền kinh tế Pháp đã được vực dậy. Từ năm 1924, sản xuất công nghiệp và thu nhập quốc dân đã đạt được mức của năm 1913, giá cả tiên thị trường nội địa ổn định, tình trạng thiếu hụt về ngân sách nhường chỗ cho sự vượt trội. Đồng tiền Ễranc trở thành đồng tiền chắc chán. N&m Ỉ929, thu nhập quốc dân của Pháp cao hơn năm 1913 đất 1/3' sản xuất công nghiệp giờ cao hon đến 40% so với năm 1913, đặt Pháp vào hàng các nưóc đúng hàng đầu về công nghiệp trên thế giới (bao gồm cả Mỹ và Đức)2. Việc tái thiết đất nước dần dần hoàn thành.
Đổi với các thuộc địa, năm 1920, trước những khó khăn của chính quốc về kinh tế, tài chính và vì các thuộc địa đã "... thu hút một phần khả năng tài chính của chính quổc và bộ máy hành chính quá cồng kềnh của Madagascar và Đông Dương rất tổn kếm..."3, trước hết Chính phủ Pháp đã có ý định "... bỏ Châu Á, giữ lấy
Châu Phi”*, rồi thậm chí còn đã nghĩ tới việc bán các thuộc địa cho những cường quổc khác. Theo tinh thần bức điện được Emest Outrey trình bày ngày 29-5-1920 trước cuộc họp tại Liên hiệp thuộc địa thì:
Mỹ săn sàng chấp nhận Guyanne để đổi lấy việc trừ cho Pháp những khoản nợ trong chiến banh.
- Pháp sẽ nhượng Madagascar và Somalie cùng những nhượng địa ở Án Độ cho Anh, để thoát nợ.
- Pháp sẽ nhượng Đông Dương cho một cường quốc khác (dự định bán cho Nhật)"5.
1. Jean Charles Asselin, Histoire économique..., Sđd, tr. 25. 2. Jean Charles Asselin, Histoire économique..., Sđd, tr. 26. 3. 4. Dẩn theo Jean Dominique Giaccometti, La question de 1'autonomie de
Vlndochine et les Milieux coloniaux ỷranợús 1915-1928, Thèse de Doctorat, 1997, tr. 135.
5. Dần theo Jean Dominique Giaccometti, La question..., Sđd, tr. Ỉ3S. 30
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Sau một hồi cân nhẳc, Chính phủ Pháp đã quyết định mở rộng việc khai thác các thuộc địa. Albert Sarraut - Bộ trưởng Thuộc địa - lúc đó muốn rằng:
"(...) Nghị lực, ý chí, những cánh tay và những khối óc... tất cả những lực lượng tích cực ấy đều phải hướng vào các thuộc địa của Pháp để hoàn thành việc khai thác theo một kế hoạch có phương pháp và chính xác"'.
Trên thực tế, sau chiến tranh, khi vốn đầu tư của Pháp vào các thị trường nước ngoài truyền thống bị co lại, ít nhất là một nửa2 thì vốn đầu tư vào các nước thuộc địa lại vượt lên đứng đầu trong tổng số vốn mà Pháp đầu tư ở bên ngoài, số vốn đầu tư sang thuộc địa tỷ lệ với sự mất giá của đồng tiền Pháp. Từ năm 1920 đến năm 1929, 80% số công ty được lập ra để hoạt động ở nước ngoài hướng vào các hoạt động ở thuộc địa và 70% số vốn phát hành ở nước ngoài của Pháp dành cho thuộc địa (so với chi có 25% năm 1913)\ với khoảng 6.746,3 triệu francs (so với 3.254,2 triệu íìrancs đuợc đầu tư vào các nước khác)4. Năm 1929, số tiền Pháp đầu tư vào thuộc địa được ước tính vào khoảng từ 6,3-10 tỷ francs vàng5.
về mặt địa lý, các khu vực được ưu tiên vẫn là các vùng Bắc Phi (Maghed), Algérie, Maroc và Đông Dương, trong đó Đông Dương được Pháp đặt vào kế hoạch khai thác, tnrớc hết vì đây được coi là thuộc địa mà:
"... về mọi phương diện là quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất"6.
1. Albert Sarraut, La Mise en valeur des coloniesỷranqaises, Paris, 1923, tr. 20. 2, 3. Jacque Thobie, Gilbert Meyrúer, Catherine Coquery - Viđrovitch, Charles Robert Ageron, Histoire de la France coloniale 1914-1990, Armand Coline, Paris, 1990, tr. 139.
4, 5. Jacque Marsólle, Empire coloniai et capitalisme franạiis, Albin Michel, Paris, 1984, tr. 102.
6. Albert Saưaut, La Mise en valeur des coloniesỊranỊdises, Sđd, tr. 463.
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
2. Tình hình Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh
Đông Dương nằm trong khu vực Thái Bình Dương và ở vào một vị trí đặc biệt, được các nước đế quốc coi là "ban công" của cả khu vực này và đều nhòm ngó một cách thèm khát.
Sau chiến tranh, dường như các nước thắng trận do đã mất hoặc là không còn mặn mà với thị trường Đông Âu đều muốn quay sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để tranh chiếm thị trường. Trước sự chạy đua của các nước đế quốc, Pháp cũng cuống cuồng ỉao vào đây, bởi vì Pháp vốn có đến 700.000km2 thuộc địa ở Viễn Đông Thái Bình Dương và 25.000km2 thuộc địa ở Tây Nam Thái Bình Dương1. Ở Trung Quốc, Pháp có 4 nhượng địa tại Thượng Hải, Quảng Đông của Ngân hàng Đông Dưomg vào năm 1905 và năm 19102. Ở Ấn Độ, Pháp cũng có một số nhượng địa.
Trước chiến tranh, có đến 6 cường quốc có quyền lợi ở Thái Bình Dương, trong đó 3 nước nằm ở ven bờ là Nhật, Nga và Mỹ, còn 3 nước khác có thuộc địa ở đây là Anh, Pháp và Đức. Sau chiến tranh, Đức mất hết mọi đất đai trong khu vực, Nga bị đưa ra khỏi danh sách các nước đế quốc sau Cách mạng tháng Mười, Mỹ và Nhật thu được địa vị nổi trội do mở rộng được lãnh thổ hoặc do ảnh hưởng mở rộng nhờ có hải quân của các nước này mạnh lên. Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé khu vực này. Mỹ muốn đẩy Nhật ra khỏi Trung Quốc và Thái Bình Dương, khoanh phạm vi hoạt động của Nhật trên bán đảo của nó và chi trong các vùng Nhật đã chiếm được trước đây. Anh và Mỹ xích lại gần nhau để cạnh tranh với Nhật và Pháp làm chủ Thái Bình Dương. Hội nghị Oasinhtơn, tháng 11 năm 1921, thực chất là hội nghị bàn về quyền lợi của các nước đế quốc trên khu vực Thái Bình Dương, đảm bảo' một sự tồn tại mang tính dè chừng lẫn nhau giữa các nước đế quốc, trong đó Mỹ thực hiện tiếp những tham vọng mà Mỹ chưa đạt được
1. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 43.
2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 83.
32
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
ở hội nghị Pari vì nó đảm bảo tính bất khả xâm phạm đến những đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương giữa Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản; đảm bảo hạn chế lực lượng hải quân, giữa 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Ý, theo tỳ lệ ấn định (Mỹ: 5, Anh: 5, Nhật: 3, Pháp: 1,75 và Ý: 1,75) và phân định phạm vi hoạt động về thương mại cũng như về công nghiệp tại thị trường Trung Quốc giữa 9 nước tham dự hội nghị.
Như vậy, rõ ràng Pháp đang bị lấn át tại Châu Á - Thái Bình Dương nhất là tại các khu vực thuộc địa và nhượng địa trên biển cũng như trên đất liền, ở phía Đông, phía Bắc và phía Nam, tại Đông Dương, tại Trung Quốc, trên các hải đảo, ở Án Độ... Sự lấn át đó đến từ phía Mỹ, phía Anh và cả Nhật Bản.
Hơn nữa, điều bất lợi cho các nước đế quốc nói chung là sự phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra khẳp toàn cầu. Đối với Việt Nam, những phong trào đấu tranh đó, đặc biệt là phong trào đấu tranh đang diễn ra tại các nước láng giềng, đã có những ảnh hường rất lớn và là điều làm cho Pháp hết sức lo ngại.
Vì thế, vừa hoảng sợ trước nguy cơ bị lấn át bời các đế quốc khác trong khu vực, vừa hoảng sợ trước nguy cơ bùng nổ của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo kiểu Nga ở Việt Nam, sau chiến tranh, Pháp đã phải tập trung sự chú ý vào Thái Bình Dương và coi Đông Dương là một bàn đạp, một "ban công" lợi hại nhất trong việc bảo vệ lợi ích đã có cũng như khuếch trương ảnh hưởng ra cả khu vực này. Vì điều đó, một chương trình khai thác trên quy mô lớn được triển khai ở đây trong những năm 20 thế kỷ XX.
Patrice Morlat viết tóm tát tình hình này trong lời giới thiệu cuốn sách của mình như sau:
"Nước Pháp thắng trận về quân sự đối với lục địa Châu Âu, nhưng lại bước ra khỏi cuộc chiến tranh như một kẻ thất bại về tài chính, dân số và kinh tế. Thêm vào đó, nó bị cô lập về ngoại giao
33
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
đối với các nước Đồng minh cũ và phải đối đầu với sự khẳng định ở Viễn Đồng Thái Bình Dương của các cường quốc đế quốc mới như Nhật và Mỹ. Cùng với cái đó là cuộc khủng hoảng về ngân hàng - ngân hàng công nghiệp Trung Hoa bị vỡ... Như vậy, nước Pháp không còn những phương tiện để duy trì vai trò cường quốc ở Châu Á, nên phải tìm đến với một rơ le, một mẫu quốc thứ hai có thể khẳng định vị trí của nố trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự và nhất là kỉnh tế.
Từ đó, Đông Dương, hòn ngọc của đế chế thuộc địa Pháp, được kêu gọi để giải quyết những khó khăn của nền Cộng hòa ở Viễn Đông, sẽ cổ gắng đối đầu với những đế quốc mới cũng như sự lởn mạnh của Quốc tá Cộng sản, của cách mạng Trung Quốc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Đổi đầu với bàng ngần ấy sự đảo lộn, Đông Dương đã từ ban công trên Thái Bình Dương dần dần bị biến thành thành trì trên Thái Bình Dương"1.
Tình hình của Đông Dương nói chung, của Việt Nam nói riêng sau chiến tranh cả về kinh tế và chính trị cũng dường như rất "thuận lợi" cho chương trình khai thác của Pháp.
- về kinh tế
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được bắt đầu từ khi kết thúc việc chinh phục về quân sự và với chương trình xây dựng các công trình công cộng của Paul Doumer, trong chừng mực nhất định đã tạo ra những cơ sở vật chất cho vốn đầu tư của tư bản tài chính Pháp.
Trong chiến tranh, Đông Dương giàu lên nhờ sự vượt trội của cán cân thương mại, chủ yếu do bán nguyên vật liệu và gạo cho Pháp, cho Nhật cũng như buôn bán với các nước láng giềng và cũng nhờ sự phát triển của các ngành kinh tế do thiếu hàng nhập tương đương.
1. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, bìa 4.
34
Chương 1. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Trước đây, Đông Dương luôn luôn phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là hàng chế tạo từ Pháp và nước này nhập chủ yếu của Đông Dương nguyên vật liệu và các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới không sản xuất được ở Pháp; và trong quan hệ về thương mại, Đông Dương luôn mua của Pháp nhiều hơn là bán cho Pháp, cán cân thương mại của Đông Dương luôn luôn thiếu hụt, nhập siêu. Khi chiến tranh diễn ra, quan hệ buôn bán với chính quốc và các nước Châu Âu bị cản trở, Đông Dương chì còn mua của các nước ngoài Châu Á và các nước thuộc hệ thống Pháp 33,2 tỷ írancs và xuất khẩu sang các nước đó 21,6 tỳ francs trong chiến tranh. Đối với Pháp, việc trao đổi giờ nghiêng hẳn về phía Đông Dương vì nhu cầu về nguyên liệu của Pháp tăng lên, kỹ nghệ mỏ ở chính quốc bị ngừng trệ nên phải mua phần thiếu hụt từ Đông Dương và các nước thuộc địa khác và cũng do sàn xuất ngừng trệ, Pháp không có hàng để bán cho Đông Dương nữa1. Cũng như vậy đối với các nước trong khu vực, do việc buôn bán với chính quốc và các nước Châu Âu gặp khó khăn nên Đông Dương đã quay sang buôn bán với các nước trong khu vực vì thị trường Châu Á (Trung Quốc và Nhật) đều cần đến gạo và quặng mỏ của Đông Dương.
Báng 1: Các sản phẩm dưyv xuát khẩu của Đông Dương trung chlén tranh1
Nỉm Xi măng (tấn)
Kẽm (tấn)
Than
(nghìn tắn)
1913 38.815 26.204 332 1914 30.689 18.463 345 1915 39.787 33.102 450 1916 39.482 38.345 448 1917 46.357 24.672 369 1918 54.532 13.532 297
1, 2. Anđré Dumarest, La /ormation des classes sociales en pays annamite, Lyon, 1935, Bản đánh máy, tr. 31.
35
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
về gạo, năm 1909, Đông Dương xuất khẩu 1 triệu tấn thì năm 1911, Đông Dương xuất khẩu 1,619 triệu tấn trong đó Pháp nhập về 211.000 tấn để nuôi quân ỉính1.
Điều này đã làm cho Đông Dương có doanh thu, do suất siêu, đạt đến 442 diệu írancs, trong giai đoạn 1914-1918, với bình quân đầu người là 22 francs (so với 152 triệu tìrancs và bình quân đầu người 7,6 franc trong giai đoạn 1909-1913) (theo báo cáo của Sở Tài chính Đông Dương năm 19202) và vào năm 1919, sự vượt trội đó đã lên tới 114 tỷ írancs (chủ yếu là sang các nước Châu Á)J.
Việc trao đổi với bên ngoài mà chủ yếu là với chính quốc bị ngừng trệ đã làm cho thị trường nội địa của Đông Dưomg gần như rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu trầm trọng các sản phẩm mà theo truyền thống thì vẫn là nhập siêu. Sự khủng hoảng của thị trường nội địa cùng với nhu cầu của thị trường bên ngoài về một số mặt hàng của Đông Dương đã cố tác dụng làm cho một sổ ngành kinh tế ở Đông Dương phát triển trong chiến tranh. Công nghiệp bản xứ phải bù vào sự thiếu hụt của thương nghiệp để đảm bảo sự tiêu thụ của bản thân nó và cung cấp trong chừng mực nhất định những mặt hàng cho xuất khẩu. Cho nên, dù ràng không có một đột phá xuất khẩu nào lớn trong sự phát ưiẻn của công nghiệp Đông Dương nhưng hình hài của nó đã được nhận ra qua một số cơ sở công nghiệp của Việt Nam mới ra đời và trong sự hình thành của những công ty, những tập đoàn sản xuất, được thành lập vào thời điểm ấy.
Trên thực tế, trong chiến tranh, một số ngành công nghiệp, một số cơ sở kinh tế bị suy giảm nhưng số khác không bị cuộc khủng hoảng thiếu và sự tăng giá của đồng Đông Dương tác động. Nhiều hãng buôn ở Nam Kỳ chịu những thiệt hại nặng đã biến mất
1. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 216.
2. Direction des íĩnances 7870 - Commission monétaứe indochinois. 3. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, ư. 215.
36
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
nhường chỗ cho các hãng xưa hơn phát triển, theo như nhận xét của một số tác giả.
Các Công ty than Bắc Kỳ, Nhà máy xi măng Hải Phòng, Công ty bông sợi Bắc Kỳ, các công ty xay xát gạo, công ty giấy, công ty bia rượu... tiếp tục hoạt động và phát triển. Nhiều xí nghiệp ở Hải Phòng được lập ra ưong các năm 1921-1922 ngay sau chiến tranh và trước khi có việc đầu tư vốn ồ ạt trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Năm 1919, theo báo cáo của Cơ quan Thương chính (Douanes et Régie) thì ở Hải Phòng:
"Trên thực tế, mặc dù hoàn cảnh không thuận lợi, những cố gắng đáng kể đã được thực hiện, Hải Phòng có hướng trở thành một thành phố công nghiệp lớn: các xưởng đóng tàu, nhà máy xi măng, nhà máy bông sợi, nhà máy xà phòng, nhà máy xát gạo, nhà máy chế biến nước hoa vận hành hoạt động, nhà máy hóa chất được lập ra, một công ty có khả năng về tài chính đặt cơ sở cho một nhà máy chế biến quặng kẽm ở Quảng Yên"1.
Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã có khoảng 300 công ty khai thác thuộc địa, quy mô khác nhau tập trung ở Đông Dương2. Gilles de Gantes cho biết, chì riêng ờ Việt Nam, trước chiến tranh, có một chục xí nghiệp loại lớn, có số vốn đến 3 tỳ francs, 70 xí nghiệp mới loại vừa có số vốn không cố định từ 200.000 francs cho đến 2,5 tỷ francs, 138 thương gia và đại thương3.
Các công ty lớn được ưu đãi của chính quốc quan tâm nhiều tới cơ hội đầu tư vào Đông Dương. Chẳng hạn, phái đoàn Paul Jeancard
1. Dứection des Douanes et Régies. Rapport au Conseil du Gouvernement, Hà Nội, 1919.
2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 219.
3. Gilles de Gantes, Coloniaux, gouverneurs et ministres. L'influence des Frangais du Việt Nam sur Ưévolution du pays à ưépoque colonũile (1902-1914), Thèse de Doctorat de 1’Université de Paris vn, Denis Diderot, 1994, tr. 152.
37
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
chuẩn bị nghiên cứu chi tiết khả thi về các cơ hội đầu tư trên diện rộng ở Bắc Kỳ, với sơ đồ đầy hào hứng là:
- Xây dựng 1 cảng ở Hạ Long;
- Xây dựng 1 cơ sở công nghiệp ở Quảng Yên;
- Xây dựng 1 nhà máy đúc kẽm giá 5 triệu írancs;
- Xây dựng 1 nhà máy giấy.
Công ty này kêu gọi viện trợ của chính quyền thuộc địa dưới hình thức nhượng đất và xin nhượng một đồn điền rộng từ 20.000ha đến 30.000ha ờ Thanh Hóa1.
Cũng như vậy đối với nông nghiệp, nhu cầu về các loại ngũ cốc tăng lên trên thị trường bên ngoài, nhất là trên thị trường Nhật Bản do mất mùa liên tục, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo được kích thích. Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thương mại khác như cà phê, chè, nhất là cao su cũng được mở rộng với sự hình thành các vùng nông nghiệp thương phẩm lớn ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, là kết quả của công cuộc nhượng đất, khẩn hoang và bao chiếm ruộng đất từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.
Một biểu hiện khác của sự gia táng của nền kỉnh tế tư bản ờ Đông Dương ữong những năm đó, chính là xu hướng tập trung của các ngành kinh tế thể hiện ngày càng rõ rệt hơn, với sự hình thành của các công ty, các tập đoàn lớn và hình thành nên các nhóm lợi ích kinh tế, chi phối nền kinh tế thuộc địa, đứng đầu là các quan chức - kiêm doanh nghiệp tại các cơ quan của Bộ Thuộc địa và sự thao túng của các nhóm tài chính - các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Đông Dương.
Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế nói chung đã là một lý do làm cho đồng Đông Dưcmg tăng giá (nhất là so với đồng franc,
1. Martin J. Murray, The Development of Capitalism in colonial Indochina (1870-1940), London, 1980, tr. 123.
38
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
đang ngày càng mất giá nghiêm trọng). Năm 1914, 1 đồng Đông Dương có thể đổi được 2,5 írancs. Tháng 1 năm 1919, 1 đồng Đông Dương đổi được 4,5 francs, sang tháng 12 cùng năm, 1 đồng Đông Dương tuơng đương đến 12 írancs và năm 1920 thậm chí còn đổi được
16,5 írancs1. Năm 1926, khi đồng franc rơi vào cuộc khủng hoảng lần thứ hai, 1 đồng Đông Dương đã lên giá tới mức có thể đổi được 22,26 írancs2.
Tình hình kinh té ổn định và ra chiều phát triển, giá đồng Đông Dương cũng như giá một số mặt hàng nông phẩm và sản phẩm mỏ của Đông Dương tăng cao sau chiến tranh trên thị trường bên ngoài là sức hút tuyệt vời đối với các nhà tư bản chính quốc - những người đang muốn tìm cho tiền vốn của họ nơi trú ẩn và sinh lợi an toàn, khích lệ Chính phủ Pháp mạnh dạn trong việc mở rộng khai thác thuộc địa Đông Dương trên quy mô lớn.
- về chính trị
Tinh hình chính trị của Đông Dương cũng có vẻ "ổn định" tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư và khai thác của chính quyền thực dân và các nhà tư bản. Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu tân tiến lần lượt bi thất bại. Phong trào đấu tranh vũ trang lẻ tẻ lúc đó cũng bị dập tắt. Đẻ "điều
khiển" được số dân Đông Dương là 19 triệu người lúc đó, người Pháp đã dùng đến 8.000 lính "mẫu quốc", 6.500 viên chức3, chưa kể các lực lượng an ninh khác và để "yên dân" chính quyền thuộc địa ráo riết tuyên truyền cho chính sách "hợp tác với người bản xứ".
Theo báo cáo của chính quyền các cấp thì dường như mọi "lộn xộn", phản ứng của người bản xứ đều đã bị "dẹp yên" ờ tất cả các tinh của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Lấy ví dụ, ở Bắc Kỳ vào năm 1923:
1. J. D. Giaccometti, La question de 1'autonomie de rindochine et Milieux coloniaux fran$ais 1915-1928, Sđd, tr. 169.
2. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 553.
3. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 205.
39
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
"Những khía cạnh thuận lợi không thay đổi. Sự yên tĩnh hoàn toàn không ngừng bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ Bắc Kỳ và chính quyền Pháp có thể thừa nhận sự bền vững trong những mối quan hệ đã gắn dân chúng với chính quyền bảo hộ nhờ sự trung thành của họ. Tóm lại, trên cả Bắc Kỳ, tình hình chính trị hiện nay rất tốt, với tất cả niềm tin, chúng ta có thể tiếp tục sự nghiệp tiến bộ và khai hóa văn minh của mình bàng việc dựa vào sự khôn ngoan và tình trạng tinh thần hiện nay của người bản xứ"1.
Báo cáo của các xứ khác trong một vài năm sau đó cũng đều phản ảnh tinh thần lạc quan như vậy của chính quyền thuộc địa.
Xã hội Việt Nam đã phân hóa khá sâu sắc, so với giai đoạn trước. Giai cấp công nhân Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã phát triển cả về số lượng và chất luợng nhưng phong trào đấu tranh của họ còn trong giai đoạn tự phát, chưa có một đảng tiền phong lãnh đạo.
Trong những điều kiện đã trình bày ở trên, cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương nói chung, ở Việt Nam nói riêng, được tiến hành một cách hết sức gấp nít, ngay sau chiến tranh và cũng trong hoàn cảnh ấy, một sự thay đổi trong chính sách thuộc địa đã được các quan chức thực dân hoạch định - "chính sách bản xứ" hay còn gọi là "chính sách hợp tác với người bản xứ".
n . "CHÍNH SÁCH BẢN x ứ " HAY "CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VỚI NGƯỜI BẢN XỨ"
Cũng trong tóm tắt lời giới thiệu cho cuốn sách của mình, Patrice Morlat đã viết ngay từ dòng đầu rằng:
"Chính sách hợp tác do nền Cộng hòa đế chế đưa ra đối với giai cấp thượng lưu bản xứ vào đầu những năm 20 lúc đó người ta gọi là chính sách bản xử, nhằm làm cho người bản xử chia sẻ dự định
1. RST 36553. Rapport sur la situation du Tonkin 1923-1924. 40
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
lớn mà mẫu quốc gán cho thuộc địa của nó ờ Châu Á: trở thành ban công của nước Pháp ở Thái Bình Dương..."'.
Như vậy, trong bối cảnh của những năm 20 thế kỷ XX, "chính sách bản xứ" đã được gán cho nhiều ý nghĩa hom là từ cội nguồn của nó. Giờ đây, chính sách này đã được coi như một cứu cánh trong chính sách thuộc địa, nhàm bằng chính sách này đạt được những mục đích to lớn cả về kinh tế, chính trị được nêu ra ở trên. Bằng cách dựa vào người bản xứ, Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa, rồi dựa vào thuộc địa để giải tỏa bớt những khó khăn ở trong nước và một Đông Dương mạnh có thể trợ giúp Pháp trong chính sách bành trướng thế lực ra bên ngoài, đối phó với nguy cơ bị lấn át bởi các cường quốc khác.
Sự quay trờ lại với chính sách "hợp tác" được đưa ra cùng lúc với sự khẳng định ảnh hưởng của Hội Tam điểm trong tầng lớp chóp bu ở Đông Dương, với việc Hội này quyết liệt chống lại chế độ quân chủ, mở rộng hoạt động của Hội Nhân quyền, ủng hộ việc tuyển mộ công chức bản xứ người Đông Dương trong những năm 20. Việc chủ trương thực hiện chính sách này cũng được quyết định bàng sự quay trở lại Đông Dương của Toàn quyền Albert Sarraut - người được Hội Tam điểm úng hộ nhiệt liệt cả trong chương trình khai thác thuộc địa về kinh té lẫn trong những biện pháp thực hiện, vào năm 1916 và trở thành Bộ trưởng Bộ Thuộc địa từ năm 1920. Có nghĩa là điều đó dường như gắn liền với tên tuổi của viên quan chức cao cấp này. Trong những năm sau chiến tranh và nhất là trong nhừng năm sau khi người Pháp đã tiến vào sâu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, những điều kiện cho sự quay trở lại đó dường như ngày càng hội đủ - điều kiện về kinh tế làm cơ sở cho điều kiện về xã hội, cho việc thực hiện chính sách này.
Sự phát triển về kinh tế của Đông Dương từ đầu thế kỷ, trên thực tế, đã được khẳng định cùng với sự hội nhập từng bước vào
1. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, bìa 4.
41
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
thị trường thế giới trên những "thế mạnh" của nó do chính sách khai thác thuộc địa mang tính chất thực lợi của thực dân Pháp tạo ra.
Những giai cấp xã hội sinh ra từ chế độ thuộc địa - giai cấp đại địa chủ, nhất là ở Nam Kỳ, mà đa phần có con cái được gửi du học tại các nước Châu Âu, những viên chức hưởng lương trong bộ máy hành chính của Pháp, các thương gia và các doanh gia - những tầng ỉớp xã hội này, dẫu không phải là tất cả thì cũng phần đông phụ thuộc quyền lợi về kinh tế vào Pháp và ưở thành chỗ dựa cho chính sách "hợp tác". Bởi vì cái cốt lõi của chính sách này chính là tạo ra và dựa vào một tầng lớp "thượng lưu", "tru tú" (Elite) để lôi kéo các tầng lớp xã hội khác trong công cuộc khai thác về kinh tế và "chinh phục trái tim, khối óc" dân thuộc địa. Muốn khai thác thuộc địa, người Pháp cần một sự "yên ổn” về chính trị, cần dẹp hết mọi tư tưởng phản kháng trong dân chúng, cần những "đầy tớ" tận tuỵ, trung thành, như Charles Gide giải thích về chính sách này như sau:
"Gắn tầng lớp thượng lưu vào sự nghiệp của Pháp, tăng thêm sự đại diện của người bản xứ và lập ra một nghị viện thuộc địa, tức là tạo ra những cộng tác viên trung thực và trung thành"1.
Các tác giả gọi đây là biện pháp "phòng ngừa từ xa ” cho nền an ninh thuộc địa.
Albert Sarraut cũng bộc bạch nhu vậy về nhu cầu đối với một tầng lớp "thượng lưu bản xứ" tại tiệc trà của Hội Khai trí Tiến đức ngày 27-4-1919:
"... nghĩa vụ cần nhất của chúng tôi là phải dạy cho bọn thượng lưu ngày càng có học, ngày càng đông thêm lên, biết cái danh nghĩai làm dần, vừa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ, khiến cho những người
1. Charles Robert Ageron, France coloniale ou Parti colonial?, Paris, PUF„ 1978, tr. 226.
42
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
nào tài giỏi có thể cùng chúng tôi ra cáng đáng cái trách nhiệm nặng nề trong việc cai trị xứ này.
... Trong một nước, thế nào cũng phải có bọn thượng lưu thì mới sống được. Phải có bọn thượng lưu thì mới vừa có tiến hóa mà vừa giữ được trật tự, giữ được kỳ luật trong nước. Phàm cái dân quyền và nhất là dân quyền Annam, lại cần phải có trật tự lắm, vậy thời phải có bọn thượng lưu để mà duy trì cái ưật tự đó. Phá đổ bọn thưựng lưu đi là một sự cuồng dại. Hạn chế bọn thượng lưu là một sự nguy hiểm vì nếu hạn chế lại thì bọn thượng lưu thành bọn hào trưởng, chi biết lợi riêng mình và hay áp bức kẻ bần dân. Phàm Chính phủ giữ đạo công bằng, muốn theo phép khôn ngoan thì phải tìm đường mở rộng lần lần cái bọn thượng lưu ấy ra, xem cái trình độ cùa dân đã cao, lòng trung thành của dân đã chắc thì phải liệu mà ban cho những quyền lợi tương đương cho xứng đáng..."1.
Người Pháp cũng còn cần đến những người làm công mẫn cán, cần đến ngày càng nhiều nhân công để cung cấp cho các khu công nghiệp mỏ, cho các đồn điền rộng mênh mông đã và đang được cấp nhượng ở cả 3 kỳ, nhất là ở các vùng cao nguyên đất đỏ, đất xám ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ; hoặc giả là cho một số cơ sở kinh tế vừa được lập ra sau chiến tranh và cuối cùng cũng cần đến những người nông dân, những người dân lao động chi biết phục tùng mọi ý muốn của chính phủ thuộc địa và sốt sắng trong việc nộp tô, thuế cho ngân quỹ, từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất và thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ về phu phen, tạp dịch ngày một nặng nề đối với nhà nước thuộc địa. Điều đó có nghĩa là phải: "Chuyển việc khai thác thuộc địa sang cho người bản xứ để thu được sự cộng tác của họ cho cuộc khai thác này", theo cách giải thích của Albert Sarraut, được tác giả Patrice Morlat diễn giải trong cuốn
1. Bài diễn thuyết của Albert Saưaut tại tiệc ưà cùa Hội Khai trí Tiến đức, Nam phong, số 22, ngày 27-4-1919.
43
LỊCH S ừ VIỆT NAM - TẬP 8
sách của mình - "Đông Dương những năm 20, Ban công của nước Pháp ở Thái Bình Dương"1.
Trong hoàn cảnh quốc tế đặc biệt lúc bấy giờ, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trên thế giới và nhất là phong trào giải phóng dân tộc diễn ra tại các nước ngay sát cạnh Đông Dương thì việc "lẩy lòng" người bản xứ lại càng là một nhu cầu cấp thiết hơn lúc nào hết đối với chính phủ thực dân. Albert Saraut cho rằng:
"SS là một sai lầm không thể tha thứ được nếu mẫu quốc để mất một đài quan sát tuyệt vời (Merveilleux observatoire) mà Đông Dương đem lại ở võ đài rộng lớn trên Thái Bình Dương, nơi những sổ phận của thế giới ngày mai sẽ diễn ra những sự kiện mà đất nước chúng ta không thể không quan tâm"2.
Chẳng phải Đông Dương đã từng chi viện cho chính quốc biết bao nhiêu sức người, sức của trong chiến tranh như một vài con số được kể ra ở trên kia? Sự "đóng góp có hiệu quả" của nguời bản xứ vào cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Châu Âu về nhân lực, vật lực đó có tính chất thuyết phục rất lổm đối với giới thực dán, nhất là những quan chức chính quyền thuộc phái cấp tiến bên chính quốc.
Không phải người Pháp đã nghĩ ra chính sách "hợp tác" này. Người Mỹ đã áp dụng thành công chính sách đưa người Philippines vào quản lý bộ máy nhà nước và chính sách "hợp tác" mị dân của họ. Đó là một ví dụ có sức thuyết phục đối với người Pháp. Cũng chẳng phải người Pháp chỉ thực hiện chính sách với riêng một xứ Đông Dương. Đây dường như là chính sách chung của họ đối với cả hệ thống thuộc địa và được xem như một học thuyết, được trình bày trong các bài diễn văn của các quan chức chính quyền, trong các công trình của các chính trị gia, các tư tưởng gia và trong
1, 2. Dẫn theo Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, ứ. 225.
44
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
chương trình của các đảng phái chính trị. Họ đã từng áp dụng chính sách này với "hiệu quả cao" tại Madagascar và các nước Băc Phi với khẩu hiệu: "hợp tác" với người Mangat, với người Algéri hay là người Maroc..., chẳng hạn chính sách hợp tác "Pháp - A Rập",
"Pháp - Algéri", cùng với tên tuổi của Clémenceau, Lanessan, Pennequin, Galliéni, Lyautey...
Chính sách "hợp tác" đem lại nhiều "tiện lợi" vì người bản xứ điều hành người bản xứ dễ hơn là đối với những người ngoại quốc khi tiếp xúc và điều hành người khác chủng tộc cả về tiếng nói, chữ viết và phong tục. Sự tiện lợi nhất là nó tạo ra cảm giác già tạo về sự "độc lập, tự chù" cho người bản xứ nói chung, tránh cho những nhà thực dân thái độ kỳ thị lộ liễu, có hại cho sự điều hành và uy tín của chế độ cai trị và tránh nơi người bản xứ thái độ mặc cảm bị áp bức bởi người ngoại quốc. Theo sự nhìn nhận của các nhà thực dân thì điều đó chính là cái "gốc" cùa sự "yên ổn". Điều này lại cũng vừa đỡ tốn kém cho ngân quỹ trong việc chi tiêu về nhân sự bởi vì lương trả cho một viên chức bàn xứ bao giờ cũng thấp hơn một viên chức người Âu trong cùng một công việc đến 10 lần, theo Paul Bemard1.
Cũng không phải cho tới lúc này, sau Chién tranh thé giới làn thứ nhất, chính sách này mới được hoạch định. Có thể nói ngay từ cuối the kỷ XIX, khi mà việc áp dụng chính sách đồng hóa tỏ ra thất bại, chính phủ thực dân đã nghĩ đến việc sử dụng chính sách
"hợp tác" (associassion), rồi cứ thế, chính sách này dần dần hình thành để đến năm 1913, Albert Sarraut đã có thể đề ra cả một chính sách "hợp tác" mị dân được triển khai trên nhiều phương diện của đời sống thuộc địa.
Albert Saưaut khởi thảo một chương trình mở đầu cho nhiệm kỳ đầu tiên của mình - chính là chương trình về "hợp tác với người bản xứ", ràng:
1. Paul Bemard, Le problème économique indochinois. Paris, 1934, tr. 51. 45
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
"Phải tôn trọng một cách thành thật truyền thống, phong tục, thiết chế của người bản xứ, trung thành với quan niệm về ché độ bảo hộ, đảm bảo thực hiện tự do những hiệp ước, nhưng mặt khác, đảm bảo thực hành những quyền hạn mà chính quyền của nước Pháp đã phó thác cho đại diện của mình, hướng những người dân bảo hộ của chúng ta tới những tiến bộ về vật chất, đưa vào áp dụng trong bộ máy hành chính những quy tắc lớn của những nước đã được khai hóa văn minh, cứu thoát sự tự do cá nhân..., xóa bỏ những phong tục hàng nghìn đời..., nhân rộng các trường học, sự nghiệp y tế, bảo đảm quyền lợi của những viên chức bản xứ, đảm bảo sự công bằng, nới rộng sự tham gia của dân chúng vào việc quản lý đất nưóc"1.
Trong Tạp chí Bản xứ (Revue Indigène), Clémentđ - Bộ trưởng Bộ Thương mại Pháp đã đưa ra lời giáo huấn nổi tiếng về cách thức mà người Pháp "hợp tác với người bản xứ" như sau:
"Đông Dương:
Định đề: Đông Dương không phải là thuộc địa di dân.
Hệ quả: Hoạt động lâu dài của nước Pháp phải được chuyển sang cho chính người bản xứ.
Phương pháp và cách thức: Làm cho người bản xứ được hưởng những tiến bộ về vệ sinh và khoa học y học. Bảo vệ sở hữu của họ để tăng cường sự phồn thịnh về vật chất. Hạn chế việc cấp cho người Âu những đồn điền rộng lớn, những đồn điền đã làm giảm sở hữu của nguời bản xứ và bắt buộc họ trở thành nhân công"2.
Cũng năm này, Đại tá Digne, một quan chức ngạch quân sự tại Đông Dương, phát biểu rằng:
1. CAOM. GGI 21357. Dossier 6. Rapport 12-1911. Dần theo Charles Foumiau, Việt Nam..., Sđd, tr. 763.
2. "Le problème indochinois" trong Revue iruiigène, số 85, 1913. 46
Chương 1. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
"... mọi sự cải cách, những sự cốt để thu phục lấy nhân tâm của các dân tộc bảo hộ của ta....
... về phương diện xã hội thì ta tò cách tử tế với các quan chức bản xứ, những chúc dịch ta nên tỏ lòng trọng đãi cho xứng đáng..."'.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tinh thần của "chính sách bản xứ" được tái khẳng định trong các chương trình của Albert Sarraut và trờ thành một chính sách thực sự, được gán cho ý nghĩa hết sức quan trọng như đã được trình bày ờ trên.
Năm 1918, ngay trước khi chiến tranh chính thức kết thúc, trên cương vị Toàn quyền Đông Dương, Albert Sarraut dự thảo chương trình "5 năm hoạt động chính trị và kinh tế" gồm 4 điểm cho toàn Liên bang, thể hiện nội dung của chính sách "hợp tác"'.
"Thứ nhất: Phát triển những công cụ kinh tế và nông nghiệp. Thứ hai: Giáo dục.
Thứ ba: Y tế và sự nghiệp sức khỏe.
Thứ tư: Cảnh sát và an ninh, nhất là ờ những vùng xa trung tâm"2.
Ngày 27 tháng 4 năm 1919, trước các quan chức người Việt tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Albert Sarraut huấn dụ răng:
"Các ông đã thấy rằng những cố gắng của tôi thường xuyên hướng vào hai vấn đề: pháp lý và giáo dục, hai ý tưởng được coi là trụ cột của chính sách bản xứ của tôi"3.
Cùng với một chương trình khai thác thuộc địa về kinh tế, Albert Sarraut cũng hoạch định một "chính sách bản xứ". Trong
1. Ý kiến Toàn quyền Varenne, "Nghị viện Pháp nói việc Đông Dương", trích ưong báo Dông phương từ số 221 ngày 6-9-1930 đến số 238 ngày 18-9-1930, Bản đánh máy của Trường Nguyễn Ái Quốc, tr. 10.
2. RST1964. Programme Quinquenal d’action politique et économique 1918. 3. Charles Robert Ageron, Frcmce coloniale ou Parti colonial?, Sđd, tr. 228.
47
LỊCH S ử VIỆT NAM - TẬP 8
bản tuyên bố về chính sách chung tại Nghị viện ngày 27 và 28 tháng 2 năm 1920, Albert Sarraut đã lấy lại cái cốt lõi của những tư tưởng của chính bản thân mình về "chính sách bản xứ" dựa trên sự hợp tác và lấy những chính sách của Paul Bert làm mẫu.
Trở thành Bộ trưởng Bộ Thuộc địa năm 1920, Albert Sarraut càng có điều kiện triển khãi chính sách này. Trong cuốn sách của mình: Việc khai thác các thuộc địa Pháp, xuất bản năm 1923, quan chức chính quyền này tuyên bố: "Sẽ không còn tình trạng tước đoọr cùa một giống người khác mà chi còn sự hợp tác mà thôi"' và bản "Dự luật khai thác thuộc địa" được Albert Sarraut trình bày ngày
12-4-1921 trước Quốc hội Pháp, được xem là "chúĩh sách khai thác thuộc địa đầu tiên có tính chất cổ kết'12-, vì theo chính Albert Sarraut thì đó là:
"Một chương trình về toàn bộ các công trình công cộng, về công cụ kinh tế và sự nghiệp xã hội mà sự thực hiện một cách có phương pháp trong những xứ thuộc địa khác nhau về thực chất là ghi nhận một sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự giàu có cả về vật chất lẫn sự nghiệp nhân đạo về văn minh được nước Pháp theo đuổi trong các thần dân và dân bảo hộ bản xứ..."3.
Chương trình khai thác này được thể chế hóa ở Đông Dương bằng một số chính sách về kinh tế và xã hội, thể hiện qua những cải cách nhỏ giọt về hành chính, giáo dục, y tế... có liên quan ít nhiều đến "thân phận" của những người bản xứ. Giờ đây, họ được tham gia nhiều hom vào những hoạt động của thuộc địa; được "hưởng'" nhiều hơn các "phúc lợi công cộng" về y tế, giáo dục...; có thể được nhập quốc tịch Pháp; được ứng cử, bầu cử vào một số tổ chức
1. Albert Sarraut, La Mise..., Sđd, ư. 88.
2. Cathérine Coquery - Vidrovich, "Colonisation ou Imperialisme" trong Tạp chí Le Mouvement social, AvriUuin, 1979, No 107, tr. 50, 76. 3. Albert Sarraut, La Mise..., Sđd, tr. 23.
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
chính quyền thuộc địa và theo quy định của Nghị định Toàn quyền ngày 27-12-1913, về việc nhượng đất công nông nghiệp ưên toàn Liên bang, họ cũng được tham gia vào việc xin cấp nhượng, khai khẩn đất hoang và được quyền sờ hữu đối với những đất đai đã khai thác được, mà trên nguyên tắc thì xưa nay vốn chi được dành gần như độc quyền cho các công dân Pháp. Từ đấy, người Pháp hy vọng:
"... nước Pháp sẽ mở rộng sự bảo hộ của mình bàng sức mạnh vật chất và phẩm cách, nước Pháp sẽ đem lại cho Đông Dương nền an ninh và hạnh phúc, một nền pháp lý công minh, sẽ phát triển nền giáo dục và bảo vệ sức khỏe, sẽ gắn họ theo cấp bậc trong một sự hợp tác tự do vì quyền lợi chung với trách nhiệm tập thể của việc quản lý của nó. Sự hợp tác được thử thách này là sự nghiệp của ngày mai. Việc khai thác Đông Dương là một nghĩa vụ. cần phải vượt lên những đồ nát của chúng ta và lấy lại vị trí của chúng ta trong cái hiệp đồng các dân tộc"1.
Và đây là lần đầu tiên, những khái niệm, những ngôn từ như "mở rộng sự bảo hộ cùa mình bằng sức mạnh vật chất và phẩm cách", "một nền tư pháp công minh", "phát triển giáo dục và bảo vệ sức khỏe", "liên kết", "hợp tác tự do"... đã xuất hiện trong đường lối cai trị của Pháp ở Đông Dương nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
Sau Albert Sarraut, các viên toàn quyền khác cũng tiếp tục chính sách "hợp tác": Maurice Long, Martìal Merlin, Alexandre Varenne... Trong số đó Varenne là viên Toàn quyền thuộc Đảng Xã hội, sốt sắng nhất trong việc thực hiện chính sách "hợp tác" và được đánh giá "là viên Toàn quyển duy nhất có tầm nhìn rõ ràng về những
nhiệm vụ cùa mình trong các lĩnh vực chính trị, xã hội"2.
1. Patrice Morlat, "Hội Tam điểm ở Đông Dương trong kế hoạch khai thác thuộc địa của Albert Sarraut", Tạp chí Xua vổ Nay, số 115 (163), tr. 19-20. 2. Joseph Buttinger, A Dragon embattled, Tập I: From colonialism to the Việt Minh, Paul Mali, London, 1967, tr. 104.
49
LỊCH S ử VIỆT NAM - TẬP 8
Dần lại lời của Đại tá Digne, phát biểu năm 1913, Varenne chủ trương để cho các quan chúc địa phương (các Tuần phủ, Tổng đổc, các Tri huyện, Án sát), được tự do hơn trong việc cai trị và "... phải để cho bọn thượng lưu trí thức được có địa vị cao trọng và xứng đáng, giổng như người Hà Lan đã làm được ở Java", với mục đích chính trị đích thị là:
"Biến Đông Dương thành mộc xứ thuộc Pháp, tránh dể Đông Dương thành một xứ Đông Dương thuộc Trung Hoa"1.
Phụ họa cùng viên Toàn quyền này, các quan chúc người Việt và người Pháp cũng thi nhau phát biểu quan niệm của mình về nội dung của chính sách "hợp tác" lúc đó. Tuần phủ Hưng Yên Trần Văn Thông, trong thư đề ngày 29-5-1927 gửi A. R. Fontaine - một cổ động viên tích cực của "chính sách bản xứ" lúc bấy giờ, đã viết:
"... nên thực hành một chính sách bản xứ khôn ngoan hơn để biến đội ngũ các quan chức (quan chức bản xứ) thành một liên minh cố ý thức và cố sức mạnh hom là những tay sai không quyền lực, không sáng kiến, không ý chí... tức là những người cộng tác thông minh, có ý thức và mạnh, có giá trị, có quyền lực thực sự, đóng đủ ba vai trò là những người chi điểm (avertisseur), những người cộng tác (coỉlaborateur) và người cố trách nhiệm (responsables)..."2.
Thể hiện chính sách này, Varenne ban hành một số biện pháp về kinh tá và xã hội như Thể lệ lao động, Thanh tra lao động và Tín dụng nông nghiệp.
"Chính sách bản xứ", với những nội dung được tình bày ở trên, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới thực dần ở chính quốc
1. Ý kiến Toàn quyền Varenne, "Nghị viện Pháp nói việc Đông Dương”, trích trong báo Đông phương từ số 221 ngày 6-9-1930 đến số 238 ngày 18-9-1930, Bản đánh máy của Trường Nguyễn Ái Quốc, ư. 10.
2. A.R Fontaine, Quelques réflexions sur un essai de politique indigène en Indochine, Paris, 1927, tr. 30-31.
50
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
cũng như ở thuộc địa và nhận được sự tán đồng của nhiều quan chức chính quyền, nhất là những người thuộc phe "cấp tiến" của Đảng Xã hội và Đảng Thuộc địa Pháp cũng như của các thành viên Hội Tam điểm Pháp. Tuy nhiên, chính sách này cũng phải chịu sự phê phán, chi trích quyết liệt do đã "bênh vực người bản xứ" cũng như của các quan chức thực dân cả ở chính quốc và thuộc địa. Dưới một nhãn quan chính trị khác, chính sách này cũng bị những người phản đối chế độ thực dân vạch trần tính chất mị dân và nô dịch của nó.
Ngay trong những năm 1925-1926, trong cuộc tranh luận quyết liệt giữa những người Việt Nam mà một bên chủ trương và một bên phản đối chính sách "hợp tác" hay là chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề, trên tờ ƯAnnam, số 121, ngày 3-12-1926, Hồ Hải Từ đã viết:
"Mục đích ích kỷ của những người Pháp khi họ kêu gọi hợp tác thì không cần chứng minh cũng thấy rõ lắm rồi. Họ cần nhân công bản xứ để khai thác tài nguyên xứ ta làm giàu cho họ; họ cần chúng ta để bán hàng hóa của họ, thương mại của họ sẽ sụp đổ nếu chúng ta tẩy chay; mộng đế quốc của họ sẽ tan vỡ nếu chúng ta thực hiện bất hợp tác toàn diện. Bằng lời lẽ quỷ quyệt, họ yêu cầu chúng ta giúp họ để bóc lột chúng ta. Băng cớ chứng minh rõ nhất rằng họ dối trá chính là ở chỗ họ không bao giờ xác định đến mức rõ ràng cần thiết thế nào là sự "hợp tác", chi dùng những từ như "chân thành", "không mưu mô thầm kín" mà họ hiểu một cách khác"1.
Cũng như vậy, theo nhận xét của Tiến sĩ Sử học Charles Foumiau, chính sách này thực chất:
"... được biểu hiện như một phương hướng mới của thực tiễn thuộc địa nhằm tăng cường sự đô hộ của người Pháp, được những
1. Dần theo Trần Văn Giàu, Sự phát triển cùa tư tưởng của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mợng tháng Tám, Tập n, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr. 472.
51
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
người cấp tiến - là những người nắm chính quyền trong thời gian dài và giữ một vị trí quyết định trong chính quyền thuộc địa - mong muốn đưa chính sách này ra thực hiện... nhưng những người cấp tiến trong chính quyền thì nhanh chóng trở thành những con người của trật tự cả trên phương diện xã hội cũng như trên phưcmg diện thuộc địa"1.
Và thực ra bên cạnh các chính sách mang tính chất áp bức khác đối với đại đa số dân chúng về chính trị, kinh tế, tài chính, cảnh sát... chính sách này:
"Chi là cái mẹo để cùng cố nền đô hộ thuộc địa "2.
Và đối với Albert Sarraut hay Varenne thì:
"... chính sách hợp tác với người bản xứ là chính sách duy nhất có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu tư bản của chính quốc sang Đông Dương"3 theo cách hiểu của Charles Régismenset.
Tuy nhiên, chính sách "hợp tác" dù chi mang tính chất mị dân, chứng tỏ xu hướng "dân chù hóa" của người Pháp trong chính sách với người Việt Nam và mặc dù như Nguyễn Phan Long - một người thuộc phái thân Pháp, hy vọng nhiều vào chủ nghĩa "Pháp - Việt đề huề" nhận xét:
"(...) Hăng hái trong ý đồ, nồng nhiệt trong việc chinh phục tình cảm của các quan chức bản xứ do đã ve vuốt được những ước mơ của họ, khơi dậy những niềm hy vọng trong họ. Nhưng hỡi (ri, khi trạng lém (Magicien du verbe) im tiếng thì những ảo tưởng vĩ đại kia cũng tiêu tan".4
1. Charles Foumiau, Việt Nam ■ dominatìon coloniale et la résistance nationale 1858 1914, Sđd, ư. 665.
2. Charles Foumiau, Việt Nam..., Sđd, tr. 665.
3. Charles Régismenset, Le miracle ýranọais en Asie, tr. 261. Dần theo Patrice Morlat, lndochine..., Sđd, tr. 232.
4. Charles Ageron: France coloniale ou Parti colonial?, Sđd, tr. 227.
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Mặc dù luôn luôn nhận được cả sự ủng hộ lẫn những sự chê trách, từ chối, phê phán và mặc dù sự thăng trầm của nó, được thể hiện qua thái độ tiếp nhận, sự vận dụng của các đời Toàn quyền Đông Dương (cũng như của người Việt Nam) trong giai đoạn đó và mặc dù chi tồn tại được không lâu, nhiều lắm thì cũng chi là cho đến những năm 1926-1927, khi mà các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng ở Việt Nam lên cao, chính quyền thuộc địa buộc phải vứt bỏ cái áo khoác, tóc là chính sách cải lương này, rồi công khai sử dụng bạo lực, trấn áp, thì bên cạnh những điều kiện của Việt Nam ữong giai đoạn sau chiến tranh, chính sách "hợp tác với người bản xứ" cũng đã kịp có những ảnh hưởng nhất định và nhiều ít khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống thuộc địa trong những năm 20. Đó là sự phát triển của nền kinh tế mang tính chất Việt Nam hóa hơn, với một số cơ sờ kinh tế do người Việt Nam làm chủ, mặc dù rất nhỏ bé và đi liền là sự ra đời của một tầng lớp tư sản bản xứ cũng như sự xuất hiện của những đại điền sản của các đại điền chủ người Việt, kết quả của sự "mở rộng đối tượng được hưởng chế độ nhượng đất, khấn hoang", do "chính sách bản xứ" chi phối (từ năm 1913)... Đó là sự xuất hiện và sự phát triển của những tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, địa chủ - tư sản hóa, trí thức; đó cũng còn là sự phân hóa phức tạp về tư tưởng, kết quả của quá trình diễn tiến về kinh tế và phân hóa về giai cấp cùng tác động của hoàn cảnh lịch sử bên ngoài.
Tuy nhiên, sự ngập ngừng, dè sẻn, vụn vặt và mâu thuẫn trong việc hoạch định một chính sách thuộc địa nói chung, chính sách "hợp tác" nói riêng, thể hiện sự lúng túng, sự mâu thuẫn trong giới thực dân và điều đó đã làm cho nền kinh tế và xã hội thuộc địa chi phát triển và phân hóa trong tình trạng nửa vời, thiếu triệt để, co kéo giữa xu hướng cách tân và bảo thủ, còn phong trào giải phóng thuộc địa thì giằng co giữa các khuynh hướng cách mạng, ôn hòa và cải lương, với các trào lưu tư tường diễn biến hết sức phức tạp gắn liền với các tầng lóp xã hội và các bộ phận dân cư khác nhau,
53
LJCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
trong đó tu tưởng "hợp tác" hay là "chù nghĩa Pháp - Việt đề huề" không phải là đã không "phát huy" những tiêu cực của nố Ưong các tầng lớp xã hội... Giáo sư Trần V ỉn Giàu đã nói về tác hại của "chính sách hợp tác" này trong tác phẩm của ông:
"Dù sao ảnh hưởng của những bài diễn văn của Sarraut khá rộng rãi và khá lâu dài, một lúc nó đánh lừa được nhiều người, kể cả nhiều người yêu nước chân thật, nó là một nguồn cảm hứng lý luận cho bọn truyền bá chù nghĩa dân tộc cải lương ngoài Bắc và ưong Nam suốt thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”1.
Trong bối cảnh đó, những người cộng sản Việt Nam phải đấu tranh một cách quyết liệt mới giành được quyền lãnh đạo vào năm 1930 trước các thể lực xã hội khác do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và chính sách "hợp tác" đẻ ra.
Trên đây là những lý do về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến cuộc khai thác đại quy mô của thực dân Pháp trên cả hệ thổng thuộc địa nói chung, ở Việt Nam và Đông Dương nói riêng, cần phải khai thác thuộc địa để bù lấp sự thiệt hại về kinh tế trong chiến tranh, cần đầu tư vốn vào thuộc địa của tu bản Pháp khi đồng dền Pháp bị mát giá so với các ngoại tộ khác, ngay cả so với đồng Đông Dương và cần biến Đông Dương thành bàn đạp để làm chủ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước nguy cơ đe dọa từ phía các cường quốc khác, nhất là Nhật và Mỹ. Cuộc khai thác thuộc địa ấy được triển khai bằng những chương trình to lớn: s năm (1918-1923 và 1924-1930) với những chính sách nhiều chiều về kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, xã hội... và những biện pháp đa dạng về hành chính, pháp lý... để cụ thể hóa những chính sách trên, nhầm: "... đáp ứng yêu cầu của cuộc khai thác thuộc địa - thiết yếu đối với yêu cầu của mẫu quốc"1.
1. Trần Văn Giàu, Sự phát triền cùa tư tưởng..., Sđd, tr. 507. 1. Patrice Morlat, Indochine..., Sđd, tr. 254.
54
Chương I. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp...
Thế nhưng, trong những điều kiện khách quan và chủ quan như đã trình bày thì khai thác thuộc địa theo cách thức nào là hợp lý? Các quan chức thuộc địa thấy rằng trong bối cảnh đó thì chính sách
"hợp tác với người bản xứ", đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử của Việt Nam thuộc địa có vẻ đắc dụng nhất và nó đã được đua ra thực hiện, được coi là phao cứu sinh của cả chế độ thuộc địa cũng như của chính sách khai thác thuộc địa sau chiến tranh. Chính sách này có mục đích, như đã nói ở trên, là nhằm lôi kéo người Việt về phía Pháp, trút bớt gánh nặng chiến ữanh cho họ, "nhường" cho họ "sứ mệnh" ữong cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô sắp tiến hành và quan trọng hơn hết là tránh ảnh hưởng của những luồng tư tưởng mới, nhất là ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đang tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam nói riêng, của Đông Dương nói chung.
Cuộc khai thác thuộc địa bằng chính sách "hợp tác với người bản xứ" ấy đã tác động đến xã hội Việt Nam trong những năm 1919-1930 với những thay đổi trong nền kinh tế, trong kết cấu dân cư, kết cấu xã hội và cuối cùng là những biến động trong phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong những năm đó, sẽ được trình bày ở những chương dưới đây.
55
Chương n
THỰC DÂN PHÁP CỦNG CỐ VÀ TĂNG CƯỜNG B ộ MÁY CHÍNH QUYỀN THUỘC ĐỊA
Đe đẩy nhanh và tiến hành một cách hiệu quả cuộc khãi thác thuộc địa về kỉnh tế, trong bổi cảnh lịch sử rất phức tạp sau chiến tranh, Chính phủ Pháp đã quan tâm trước hết đến việc củng cố và tăng cường bộ máy quản lý thuộc địa, trên tất cả mọi lĩnh vực.
I. HOÀN CHỈNH VÀ CỦNG CỐ CÁC c ơ QUAN CHỈ ĐẠO THUỘC ĐỊA Ở CHÍNH QUỐC
Việc hoàn chinh và củng cố các cơ quan chi đạo thuộc địa ở chính quốc nhằm vào các thiết chế chính là Bộ Thuộc địa; Tổng Đại diện thuộc địa tại chính quốc và Hội đồng thuộc địa cấp cao.
1. Bộ Thuộc địa
Bộ Thuộc địa được tổ chức lại bàng sẳc lệnh ngày 29-6-1919, Nghị định ngày 17-7-1919 và Nghị định ngày 1-8-1920. Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Pháp, Bộ Thuộc địa được tổ chức thành một cơ cấu riêng, độc lập và bình đẳng với các bộ khác trong Chính phủ. Điều này cũng có nghĩa là Bộ Thuộc địa sẽ có nhiều quyền hành hơn trong việc điều hành những công việc của thuộc địa. Trước đó, Bộ này khi thì trực thuộc Bộ Hải quân, khi thì trực thuộc Bộ Thương mại Pháp.
về cơ cấu, Bộ Thuộc địa gồm một số bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách một lĩnh vực, có tính chất chuyên môn hóa cao, đảm bảo
56
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
sự kiểm soát một cách trực tiếp của Bộ tới tất cả những vấn đề quan ưọng nhất, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, an ninh chính trị của thuộc địa: Văn phòng Bộ, tức là Ban Thư ký, giúp việc; Ban Chỉ đạo các vấn đề chính trị; Ban Chỉ đạo các vấn đề kinh tế; Ban Chi đạo các vấn đề nhân sự và tài vụ; Ban Chi đạo các cơ quan quân sự; Ban Kiểm tra.
Ban Chì đạo các vấn đề chính trị có trách nhiệm kiểm tra và chi đạo các vấn đề chính trị, tư pháp của thuộc địa. Cơ quan này gồm 4 phòng chức năng, trong đó có 1 phòng chuyên theo dõi thuộc địa Đông Dương và 1 phòng chịu trách nhiệm các vấn đề tư pháp và hệ thống nhà tù. Trong phòng này lại có một Cơ quan kiểm tra và cứu trợ những người bản xứ của các thuộc địa Pháp, được thành lập năm 1923 ờ Pháp, thay cho Cơ quan tổng giám sát binh lính và người lao động Đông Dương tại Pháp, trực thuộc Ban Chi đạo những vấn đề quân sự trước kia.
Ban Chi đạo các vấn đề kinh tế có trách nhiệm theo dõi và chi đạo những vấn đề liên quan đến việc sinh lợi của thương mại và công nghiệp cũng như chuẩn bị khả năng quốc phòng cho thuộc địa. Ban Chỉ đạo các vấn đề kinh tế gồm ba bộ phận, gọi là Cục. Cục thứ nhất
chuyên lo phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, săn bắn và ngư nghiệp; Cục thứ hai có chức năng chi đạo và theo dõi các vấn đề về nhượng đất, nhân công, hạn ngạch, công nghiệp, khách sạn, du lịch và quan hệ với Hội đồng thuộc địa cấp cao; Cục thứ ba chì đạo về quan thuế, tiền tệ, luật thương mại và công nghiệp, khai thác bưu điện, điện tín, giao thông vận tải đường bộ và đường thủy.
Ban Chì đạo các van đề nhân sự và tài vụ chuyên lo việc tổ chức hành chính và nhân sự cho bộ máy quản lý, chi đạo các thuộc địa và thực hiện công việc tài vụ kế toán.
Ban Chì đạo các cơ quan quân sự gồm ba phòng. Phòng thứ nhất theo dõi việc tổ chức quân đội thuộc địa: quân số, phiên chế quân đội, quân pháp, lực lượng hiến binh và kỹ thuật quân sự; Phòng thứ hai
57
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
lo vấn đề tài chính và thanh toán những khoản chi tiêu về quăn sự trong ngân sách của Bộ Thuộc địa; Phòng thứ ba là Phòng Hàng không thuộc địa.
Ban Kiểm ưa là cơ quan đặc biệt quan trọng, vừa được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thuộc địa, vừa hoạt động độc ỉập đổi với cơ quan này. Nhiệm vụ của nó là kiểm ưa đổi với thuộc địa về chi tiêu, về các công trình công cộng...
Trong Bộ Thuộc địa còn có Trường Thuộc địa chuyên đào tạo quan chức cho các thuộc địa nối chung, các quan chức ngạch dân sự cho Đông Dương nói riêng. Hằng năm, Đông Dương phải đóng góp cho Trường Thuộc địa một khoản tiền tới 248.000 írancs1.
2. Tổng Đại diện các thuộc đỉa tf ỉ chính quốc
Tổng Đại diện được thành lập qua sắc lệnh ngày 29-6-1919 thay cho Cục Thuộc địa - không còn phù hợp với nhu cầu trao đổi về kinh tế, tăng lên đột ngột giữa chính quốc và thuộc địa, từ sau chiến ữanh. Tổng Đại diện đóng vai ưò trung gian về thông tin kinh tế, về sản xuất và thương mại giữa thuộc dịa và chính quốc, cũng tức là môi giới giữa giới tư bản tài chính và tư bản công nghiệp Pháp vói thị trường hàng hóa và thị trường đầu tư thuộc địa và ngược lại là nhu cầu của thị trường chính quốc đổi với các sản phẩm thuộc địa, nhằm đẩy mạnh việc phát triển trao đổi kinh tế và thương mại giữa thuộc địa và chính quốc, cũng như giữa các thuộc địa với nhau.
Cơ quan Tổng Đại diện được đặt dưới quyền chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa và có một Hội đồng hành chính giúp việc (gồm 2 quan chức Bộ Thuộc địa, 8 đại diện cho các Phòng Thương mại Pháp và 8 chuyên gia bong các Enh vục nông nghiệp, công nghiệp' thuộc địa). Tổng Đại diện có ngân sách riêng, trên cơ sở đóng góp
1. J. de Galembert, Les administrations et les services publics en Indochine ýrariỊaise, 2* édition, Hà Nội, 1931, tr. 49-50.
58
Chương II. Thực dân Pháp củng cổ và tỉng cường...
cùa các thuộc địa, trong đó riêng Đông Dương phải bỏ ra 1.158.000 francs hằng năm cho cơ quan này1.
Tổng đại diện được chia thành 5 bộ phận phụ trách 5 mảng công việc: thông tin, hành chính, gỗ của thuộc địa, các sản phẩm thuộc địa, các thương cảng.
3. Hội đồng cấp cao thuộc địa
Hội đồng này được thành lập từ năm 1883 và lần đầu tiên được tổ chức lại vào sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thông qua các Sắc lệnh ngày 28-9-1920; 20-10-1923; 3-12-1927; 14-8-1930. Việc cải tổ đối với Hội đồng này được các báo cáo chính trị coi như một sự kiện chính trong những năm 20. Hội đồng tối cao thuộc địa được hình thành từ ba hội đồng thành viên:
Hội đồng cấp cao thuộc địa gồm các cựu Bộ trưởng Thuộc địa, các cựu Toàn quyền và đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh và Hải quân, có nhiệm vụ tu vấn về việc quản lý, tổ chức chính trị và quân sự, quy chế đối với người bản xứ và việc phát triển các xứ thuộc địa cũng như bảo hộ;
Hội đồng kinh tế thuộc địa do Bộ Thuộc địa trực tiếp tổ chức, với thành phần là các thượng nghị sĩ và nghị sĩ của các thuộc địa; đại biểu của các thuộc địa, nhưng không thuộc Quốc hội Pháp; chủ tịch các tập đoàn kinh tế khu vực, các phòng thương mại, nông nghiệp. Chức năng của Hội đồng này là tư vấn cho Chính phủ thuộc địa về những vẩn đề và nhừng dự án liên quan đến việc khai thác thuộc địa và mở rộng hoạt động thương mại, công nghiệp và nông nghiệp của nước Pháp tại các thuộc địa. Hội đồng này được chia thành năm tiểu ban, mỗi tiểu ban theo dôi một lĩnh vực kinh tế riêng;
Hội đồng pháp ché thuộc địa, được tổ chức từ những thành viên được lựa chọn trong số những người có kinh nghiệm về luật pháp
1. J. de Galembert, Les administrations..., Sđd, tr. 17.
59
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
và hành chính ở chính quốc và thuộc địa cùng 4 viên chức hoặc thẩm phán do Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán chi định. Hội đồng này có trách nhiệm tư vấn về cải cách hành chính, tài chính và tư pháp ờ thuộc địa.
Điều đó có nghĩa là, bưóc vào những năm 20 thế kỷ XX, bộ máy quản lý và điều hành thuộc địa tại Pháp đã được tổ chức lại, củng cố thêm hoặc được lập mới theo hướng tăng cường và mở rộng hom vai trò của chính quốc đối với các thuộc địa. Mặt khác, bộ máy ấy cũng hướng tới việc tạo ra những tiền đề để phát triển công cuộc thực dân, mở rộng việc khai thác thuộc địa và xiết chặt hơn mối quan hệ phụ thuộc của các thuộc địa vào chính quốc, thông qua các hoạt động kinh tế, tài chính, kỹ thuật, pháp lý và hệ thống các cơ quan kiểm ưa, giám sát.
Những thay đổi trong bộ máy điều hành và quản lý thuộc địa ấy đều ít nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền thuộc địa ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương nói chung.
n . CẢI CÁCH B ộ MÁY HÀNH CHÍNH TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN C ơ SỞ TẠI VIỆT NAM
Tại Đông Dương nói chung, sau gần 60 năm từ khi chiếm Nam Kỳ và gần 40 năm từ khi thành lập Liên bang Đông Dương, chính quyền thuộc địa ở Đồng Dương ngày càng được củng cố và trở thành một bộ phận, một cơ cấu gắn liền không thể tách rời trong hệ thống chính quyền chính quốc. Tuy nhiên, những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và ngay trong lòng Việt Nam trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã buộc chính quyền thực dân phải điều chinh chính sách cai trị của chúng và như đã thấy, chính sách "hợp tác với người bản xứ" đã được chủ trương đem thay cho chính sách đồng hóa cực đoan đã lỗi thời. Và, dù là mị dân, chính sách này đã có nhiều ảnh hưởng đối với việc tổ chức lại bộ máy chính quyền thuộc địa.
60
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
Trên thực tế, việc cải tổ bộ máy chính quyền của chính phủ thực dân đã được tiến hành ngay từ trước chiến ữanh, cụ thể hom là từ năm 1911, với nội dung chủ yếu là "địa phương hóa phân quyển", cải đổi lại tính chất tập trung hóa của bộ máy đó dưới ảnh hưởng của chính sách độc quyền thái quá của Paul Doumer. Điều đó nhàm tạo ra một sự chủ động, năng động hơn của bộ máy hành chính ở Đông Dương. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền được cải tổ theo tinh thần của các đạo nghị định được ban hành một loạt vào năm 1911 đã tỏ ra kém hiệu quả trước tình hình mới. Hơn nữa, sức ép của chính sách "hợp tác" mà chỗ dựa của nó là những thế lực chính trị, xã hội ngày càng mạnh, trong những năm 20, đã làm cho việc cải tổ lại bộ máy hành chính vừa là một nhu cầu, vừa là một xu hướng không thề cưỡng lại.
Hơn nữa, Hội Tam điểm bên Pháp ngày càng có ảnh hưởng ưong tầng lớp thực dân chóp bu ở Đông Dương, tác động không nhỏ đến đường lối cai ừị thuộc địa trong thời gian sau chiến tranh, gây ra những biến đổi nhất định trong chính sách cũng như trong những hoạt động thực tiễn của bộ máy chính quyền nói chung tại Việt Nam.
Xung quanh Bộ trường Bộ Thuộc địa có nhiều quan chức lớn là hội viên Hội Tam điểm: Herriot, Godart, Chautemps, Vaulude, Perrier, Vivani, Briand... Tại Đông Dương, sau khi Albert Sarraut - một hội viên Hội Tam điểm ra đi, những viên Toàn quyền thay thế như: Maurice Long, Martial Merlin, Alexandre Varenne... đều là thành viên của hội này. Mặc dù thuộc về các Lô (phân cấp tổ chức của Hội Tam điểm) khác nhau, với những khuynh hướng tư tường ít nhiều khác nhau, các thành viên của Hội Tam điểm đều ủng hộ nhiệt thành hay chấp nhận những quan điểm của Albert Sarraut. Họ thống nhất ở việc thiết lập chế độ "cộng hòa phi tôn giáo", chống lại chế độ quân chủ và thực hiện "trung ương tản quyển" hay "phi tập trung hóa hành chính"
61
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
(déconcentralisation administrative). Họ ủng hộ công việc của các chính quyền địa phương và của các cơ quan thanh ư a vì cho rằng:
"Hậu quả của phương pháp đố là một đường lối phát triển, làm cho người dân của các dân tộc thuộc địa không còn là những công cụ về nhân lục nữa, qua việc tập sự liên tục, họ sẽ trở thành những công dân cố khả năng thực hiện một đường lối chính trị và xã hội, vừa là tự trị vừa là hợp tác với Pháp"1.
Hội Tam điểm Đông Dương hoàn toàn ủng hộ kế hoạch khai thác của Albert Sarraut. Họ cũng chủ trương phương thức bầu đại biểu bản xứ vào Hội đồng tư vấn bên cạnh Toàn quyền và chổng lại việc chỉ định đối với những đại biểu đó:
"Họ tán thành việc tăng cường quyền lực của Hội đồng tư vấn địa phương (Hội đồng tư vấn bản xứ cấp kỳ - Tạ Thị Thuý) và mở rộng dần chế độ bầu cử. Họ cũng tán thành việc cải lương hương chính của Monguillot ở Bắc Kỳ năm 1921 mà theo họ là loại bỏ tệ hối lộ và nạn cường hào, nhằm làm lợi cho dân chúng... Các Lô đều tán thành quyền của người bản xứ nhưng là từng bưóc chứ không vội vàng. Trường Đại học Đông Dương ở Hà Nội đào tạo những công chức Việt Nam cho phép đưa họ vào khung viên chức tương đương song song với viên chức Pháp và như vậy, có thể thay thế nhiều chức trách lâu nay chi dành cho người chính quốc. Lô Đại Đông Phương Hà Nội tán thành việc người bản xứ được nhập quổc tịch Pháp, theo hai loại: loại thứ nhất, cho người bản xứ được hưởng toàn quyền như người Pháp; loại thứ hai, hạn chế hon, bao gồm một thứ tập sự để chuẩn cho những người muốn đổi quốc tịch Pháp mà không xáo trộn cộng đồng người Việt"2.
1, 2. Patrice Morlat, "Hội Tam điểm ở Đông Dương trong kế hoạch khai thác thuộc địa của Albert Sarraut", Tạp chí Xua và Nay, số 115 (163), tr. 19-20.
Chương II. Thực dân Pháp củng cổ và tăng cường...
Chính trong động thái như vậy trên chính trường Pháp sau chiến tranh, việc củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thực dân đã diễn ra băng nhiều biện pháp khác nhau ở Việt Nam. Tất cả đều nhằm mục đích khai thác tối đa nguồn lợi của thuộc địa, "thu phục" dân chúng, để khỏi "nảy ra cái mầm cách mạng" và tăng cường
"làm sạch môi trường chính trị ở Việt Nam", ngăn ngừa ảnh hưởng của cách mạng thế giới tới Việt Nam cũng như sự phát triển của phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam trong những năm 20.
Nước Việt Nam trong giai đoạn 1919-1930 vẫn được chia thành 3 xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ; 2 xứ bảo hộ là Bắc Kỳ và Trung Kỳ1.
Nam Kỳ bao gồm 2 thành phố: Sài Gòn, Chợ Lớn và 21 tinh: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ, Châu Đốc, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long, đảo Côn Lôn.
Bắc Kỳ gồm 2 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và 21 tình dân sự: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Kién An, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 4 Đạo Quan binh: Móng Cái, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu.
Trung Kỳ có 16 tinh: Bình Định, Bình Thuận, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Kon Tum, Đồng Nai Thượng, Nghệ An, Phan Rang, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên và thành phố Huế.
Cơ cấu bộ máy chính quyền của thuộc địa ở Việt Nam nói chung thường được các tác giả đương thời quan niệm và mô tả là
1, 2. J. de Galembert, Les administrations..., Sđd, tr. 49-50. 63
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
có hai hệ thống Pháp và Việt và 4 cấp chính quyền: cấp trung ương tức liên bang, cấp xứ, cấp tinh và cấp thành phố1.
Thực ra, trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, bộ máy chính quyền thuộc địa ở Việt Nam nói riêng, ở Đông Dưcmg nói chung, không phải là một hệ thống thống nhất, bao gồm từ cấp liên bang đến cấp xứ, cấp tỉnh, thành phổ, phủ huyện, tổng và cấp cơ sở làng xã. Việc cải tổ bộ máy hành chính, theo tình thần "trung ương tản
quyền" và "địa phương phân quyền” đã nói ở trên, với sự gia tăng của các cơ quan, các tổ chức chính quyền các cấp cùng với việc "cài lương hương chính" ở các xứ càng làm cho bộ máy quan liêu thêm cồng kềnh, số viên chức càng thêm đông, đè nặng lên nguồn ngân sách các cấp, cũng có nghĩa là làm cho gánh nặng thuế khóa càng gia tăng đổi với những người dân thuộc địa.
Mặt khác, các nhà cầm quyền, nhất là viên Toàn quyền cực tả Varenne, đã thử thực hiện chính sách gọi là "đồng hóa", nghĩa là đồng nhất hóa chính quyền 3 xứ, giống như ở Nam Kỳ, như lời giải thích ràng:
"Chính sách của Varenne không thể được hiểu như là sự sáp nhập của lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Pháp mà là như một sự thống nhất cả 3 xứ trong một hệ thống văn hóa - xã hội và kinh tế đế chế kiểu Pháp"2.
Nhưng điều đó đã không đem lại kết quà và trên thực tế do mỗi xứ có thể chế chính trị khác nhau, ba xứ vẫn có ba thể thức tổ chức chính quyền không hoàn toàn đồng nhất. Điều này gây ra
1. Tham khảo các công trình của J. de Galembert, Les administrations..., Sđd và M. L. Jean, Législation coloniale générale et régime législati/, administrati% judicaires de Ưlndochine, Imprimerie de Nord Annam, Vinh, 1939.
2. Thỏa ước 1925 của Varenne, dẫn theo Patrice Morlat, Pouvoir et Répression au Việt Nam durant la période coloniale 1911-1940, Paris, 1985, ư. 265.
64
Chương 11. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
nhiều phức tạp cho việc điều hành và quản lý đối với tất cả mọi vấn đề. Tuy nhiên, mặc dù khác nhau về tiểu tiết, bộ máy hành chính đó có những quy định vận hành khác hẳn với chế độ "Tam quyền phân lập" mà cuộc Cách mạng tư sản Pháp đã xác lập. Cơ cấu bộ máy chính quyền cùng những quy chế, quy định dành cho nó đã biến chính quyền thuộc địa thành cơ quan vừa có chức năng lập pháp, đặt ra mọi quy chế, pháp luật, vừa là cơ quan tư pháp, tức là chức năng của bộ máy quan tòa phán xử, và vừa là cơ quan có chức năng trấn áp.
Một tác giả người Pháp mới đây viết về chính quyền thuộc địa trong giai đoạn này đã cho rằng:
"Những viên chức được đặt vào vị trí đứng đầu các tinh và các xứ, những viên thanh tra của các cơ quan dân sự, tạo thành bộ máy hành chính cầm quyền. Tất cả đều xuất thân từ các cơ quan dân sự. Những viên chức này hiện thân cho cả bộ máy hành chính và bộ máy đàn áp. Trên thực tế, ngoài chức danh là chủ tình, họ còn thường đảm nhận thêm chức danh là quan tòa hàng tình và còn tập trung xung quanh mình chức năng trấn áp trong phạm vi tinh, khu vực mà họ cai quản. Lực lượng hiến binh, chẳng hạn, thường được sử dụng trong chức năng của những viên cẩm, cò và cũng đảm nhận luôn chức năng của những viên đội khố xanh. Tất cả, từ những chức năng riêng của họ, cho phép nhà cầm quyền Pháp nắm trong tay sơ đồ của tinh, của khu vực. Một tập hợp những quyền lực như vậy thật không thể tưởng tượng được ở chính quốc thì lại được áp dụng ở thuộc địa"1.
1. Chính quyền Trung ương
a. Toàn quyền
Nhìn chung, cơ cấu của chính quyền trung ương, tức là cơ quan Phủ Toàn quyền trước đây, hay còn gọi là Chính phủ Đông Dương, trong những năm 20, không thay đổi nhiều so với quy định của
1. Patrice Morlat, Pouvoir..., Sđd, ư. 40.
65
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Sắc lệnh ngày 20-11-1911. Tuy nhiên, với xu hướng thực hiện chế độ "địa phương phân quyền", Toàn quyền Đông Dương và kéo theo là các cơ quan trực thuộc cũng được rộng quyền hom trong việc quyết định và thực hành những công việc ở thuộc địa. sắc lệnh ngày 11-9-1920 loại bỏ chính thức thủ tục chuẩn y trước, theo những quy định trước đây, của Bộ Thuộc địa đối với mọi nghị định do Toàn quyền Đồng Dương ban hành về việc tổ chức nhân sự ở địa phương.
Sắc lệnh ngày 27-11-1922 còn cho phép Toàn quyền được hưởng những đặc quyền riêng, như: khi đang thực hành công vụ không bị truy cứu về hình sự; mọi việc kiện tụng trước tòa án tại thuộc địa về dân sự đối với Toàn quyền cũng không có hiệu lực mà bắt buộc phải đưa về xử tại tòa án chính quốc.
về quân sự, các sắc luật ngày 24-8-1929 và 2-9-1929 quy định Toàn quyền Đông Dương là người chịu trách nhiệm về quốc phòng trong và ngoài Đông Dương, có quyền tự ý xếp đặt, sử dụng lực lượng lục và hải quân đống tại thuộc địa trong những hoàn cảnh cụ thể. Quyền lớn nhất của Toàn quyền về quân sự là quyền ban bố và đình chi lệnh giới nghiêm. Toàn quyền phải tham khảo ý kiến Hội đồng quốc phòng nhưng không dứt khoát phải nghe theo Hội
đồng này. Toàn quyền có thể nắm quân đội, sử dụng những biện pháp mạnh trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc tấn công từ bên ngoài hay sẽ bùng nổ một cuộc khởi nghĩa ở trong Đông Dương rồi mới phải báo cáo sau về cho Chính phủ Pháp. Điều này có nghĩa là Toàn quyền có nhiều quyền và chủ động hcm trong việc trấn áp, đàn áp những lực lượng đổi lập, nhất là đối với phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
về tư pháp, Sắc lệnh ngày 19-5-1919 cho phép Toàn quyền Đông Dưcmg thay đổi hệ thống tư pháp của các xứ Trung Kỳ, Lào và cho phép các tòa án Hà Nội, Sài Gòn xét xử những vụ việc thuộc thẩm quyền của hệ thống tư pháp ở hai thành phố trên, sác lệnh
66
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
ngày 16-2-1921 cho phép Toàn quyền được thành lập các tòa hòa giải ở Nam Kỳ và bổ nhiệm một số thẩm phán người Việt vào các tòa án tại Nam Kỳ để xét xử theo luật pháp nước Pháp bằng tiếng Việt. Sắc lệnh ngày 5-3-1927 cho phép Toàn quyền yêu cầu trưng tập các sĩ quan cảnh sát tư pháp thực hiện những công việc cần thiết để điều ưa tội trạng và giao nộp tội phạm cho tòa án. Toàn quyền bào đảm và giúp lực lượng cảnh sát ữong việc bắt giữ tội phạm hình sự. Toàn quyền có quyền hoãn truy tố đối với những người nộp tiền bảo lãnh. Những vụ việc quan trọng đối với chính phủ, Toàn quyền có thể ra lệnh cho Tổng biện lý đưa ra tòa xét xử. Chi Toàn quyền mới có quyền cho phép trả tự do cho những can phạm có đủ điều kiện cần thiết và tuyên bố ân xá hoặc giảm án sau khi tham khảo ý kiến chính quyền cấp xứ cũng như của các tòa án bản xứ. Đối với các tội phạm thuộc các tòa án Pháp, Toàn quyền chi có quyền nhận đom xin ân xá rồi gửi về Tổng thống Pháp.
Đối với các tội phạm về chính trị, quyền hạn của Toàn quyền là rất lớn. Tại Bắc Kỳ, Toàn quyền cho thành lập ra các Hội đồng Đề hình và chuyển những tội phạm này sang xét xử tại các Hội đồng Đe hình.
Đạo luật ngày 10-3-1927 cho phép Toàn quyển trục xuất người nước ngoài, cấm lưu hành tại Đông Dương một số sách báo, tạp chí dù được xuất bản bàng bất kỳ thứ tiếng nước ngoài nào. Theo tinh thần Sắc luật ngày 4-10-1927, Toàn quyền Đông Dương còn có quyền cho phép xuất bản những ấn phẩm cần thiết không phải bằng tiếng Pháp ờ Đông Dương.
Chi trong 10 năm, từ năm 1919 đến năm 1930, ở Đông Dương đã có 13 đời Toàn quyền, trong đó có những viên Toàn quyền được bổ nhiệm đến hai và ba nhiệm kỳ: M aurice M onguillot (quyền Toàn quyền) (1-5-1919, 21-4-1925 và 26-10-1927); Maurice Long (12-10-1919); Maurice Le Gallen (quyền Toàn quyền) (12-11-1920); Francois Baudoin (quyền Toàn quyền) (12-4-1922); Martial Merlin
67
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
(20-2-1923); Alexandre Varenne (28-6-1925 và 17-5-1927); Pierre Pasquier (quyền Toàn quyền) (11-9-1926 và 23-8-1928); René Robin (quyền Toàn quyền) (2-8-1928 và 25-11-1930).
Như vậy, đối với chính quyền Trung ương, trong giai đoạn những năm 20, vấn đề nổi bật là thẩm quyền của Toàn quyền Đông Dương được tăng cường một cách đáng kể.
b. Các cơ quan trực thuộc Phủ Toàn quyền (hay còn gọi là Chính phù)
Thêm vào những cơ quan được thành lập từ giai đoạn trước, một số được lập mới để đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành việc khai thác thuộc địa về kinh tế và quản lý thuộc địa về chính trị.
- Văn phòng Chính phủ
Nhân sự của Văn phòng Chính phủ trước đây là do người Pháp đảm nhận nhưng Nghị định ngày 18-4-1919 cho phép tuyển nhân viên nguời Việt vào cơ quan này để "hỗ trợ" các nhân viên người Pháp.
Mặt khác, Nghị định ngày 26-7-1924 còn cho phép Văn phòng Chính phủ tổ chức riêng về nhân sự, không phải phụ thuộc vào các cơ quan khác như trước đây.
v ề cơ bản, Văn phòng Chính phủ Đông Dương được tổ chức hoàn toàn theo quy định của Nghị định ngày 4-5-1921. Theo đó, những cơ quan cũ được cơ cấu lại, một số cơ quan mới được lập ra. Tất cả đều chi nhằm đảm bảo cho sự chỉ đạo của Toàn quyền được thực hiện một cách thống nhất, tăng cường hiệu lực của bộ máy chính quyền, đẩy mạnh cuộc khai thác trong hoàn cảnh mới và đảm bảo an ninh cho chế độ thuộc địa. Những cơ quan đó là:
- Sở Chi đạo các vấn đề chính trị được thành lập theo tính thần các Nghị định ngày 4-5-1921; 10-2-1922; 25-5-1927; 16-1-1929, do Tổng Giám đốc Cơ quan Cảnh sát và An ninh phụ trách;
68
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
- Ban Nhân sự được thành lập và tổ chức bằng các Nghị định ngày 4-5-1921; 17-10-1922; 22-12-1923; 7-11 và 1-12-1927; 15-12-1928; 16-1 và 15-4-1929 do yêu cầu cùa việc tuyển chọn và sử dụng nhân viên người Việt thay cho nhân viên người Âu trong một số vị trí nhất định. Ban Nhân sự được chia làm 4 bộ phận với các nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết những việc liên quan đến việc tuyển chọn nhân sự cả người Âu và người bản xứ...;
- Cục Du lịch và Quảng bá Đông Dưcmg được thành lập bằng các Nghị định ngày 3-4-1928; 4-3-1929 do nhu cầu phát triển về thương mại và du lịch;
- Tổng Thanh tra lao động được thành lập qua Nghị định ngày 19-7-1927 trước nhu cầu tăng lên đột ngột về nhân công cho các cơ sở kinh tế, nhất là cho các đồn điền, hầm mỏ ưong và ngoài Đông Dương. Cơ quan này có nhiệm vụ đề ra quy chế về quản lý nhân công, về chế độ lao động cũng như những biến động về nhân công...;
- Cơ quan Nghiên cứu các van đề kinh tế được thành lập qua các Nghị định ngày 8-3-1928 và 14-2-1930 để nghiên cứu quy chế thương mại, kiểm soát các công ty bảo hiểm, tham gia soạn thảo kế hoạch, thúc đẩy các hoạt động kinh tế nói chung;
- Ban Chi đạo tài chính được thành lập từ năm 1906 (Sắc lệnh ngày 8-12-1906) là một cơ quan độc lập của Chính phủ Đông Dương. Nay, để thống nhất quản lý, chi đạo, tạo điều kiện cho Toàn quyền Đông Dương điều hành những công việc tài chính một cách linh hoạt, phù hợp với chính sách khai thác và vơ vét thuộc địa của Nhà nước Pháp trong tình hình mới, một số thay đổi về cơ cấu tổ chức trong Ban Chi đạo tài chính đã được thực hiện. Với 5 bộ phận cấu thành có các chức năng khác nhau (kiểm soát ngân sách, kế toán, kho bạc, tài chính địa phương, giải quyết công nợ), Ban này giúp Toàn quyền giải quyết mọi việc liên quan đến tài chính.
69
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 8
Tuy nhiên, về mặt nhân sự, trước kia chi người Pháp mới được làm việc ở cơ quan này, nay theo quy định của các Nghị định ngày 18-4-1919 và 19-7-1923, lần đầu tiên Toàn quyền Đông Dương được phép bổ nhiệm các viên chức bản xứ vào làm việc tại đây. số người bản xứ đó gồm: các quan chức cao cấp là 3 nhân viên hạng chính, 5 nhân viên hạng thường, 2 nhân viên tập sự và các nhân viên hạng thứ là 1 thư ký ngoại hạng, 4 thư ký chính, 6 thư ký thường, 1 thư ký tập sự;
- Một số cơ quan kiểm tra cao cấp như: Tổng Thanh tra mỏ và công nghiệp (lập theo sắc lệnh ngày 26-8-1929); Tổng Thanh tra nông, lâm, súc sản (lập ngày 15-4-1924);
- Các Hội đồng kỹ thuật có chức năng cố vấn cho Chính phủ trên các lĩnh vực khác nhau, được lập ra chủ yếu trong giai đoạn này như: Hội đồng tư vấn học chính (1924), Hội đồng du lịch Đông Dương (1923), Ban Hối đoái Đông Dương (1920), Hội đồng cấp cao về vệ sinh (1928), Ban Kiểm duyệt phim ảnh (1921), Hội đồng thường trực điện tử (1928), Hội đồng nghiên cứu khoa học (1928);
- Hội đồng khấn hoang, hay còn gọi là Hội đồng khai thác Đông Dương (Colonisation) được thành lập theo Điều 5, sắc lệnh ngày 4-11-1928 về việc nhượng đất hoang ở Đông Dương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu nông sản nhiệt đới, đang được thị trường chính quốc và quốc tế rất quan tâm lúc bấy giờ. Hội đồng này trực thuộc Hội đồng nhượng địa và công sản thuộc địa, trực thuộc Bộ Thuộc địa, có nhiệm vụ cụ thể là:
"... bắt buộc phải cho ý kiến về các chương trình khai thác, về quy chế nhượng đất ở địa phương, về những dự án khai thác đất công, về những hồ sơ xin nhượng đất thuộc thẩm quyền những người đứng đầu cấp xứ hay cấp cao, đặc biệt là về giá đất và nói chung là tất cả những vấn đề liên quan đến chế độ nhượng đất"1.
1. M7358 Concessions rurales et estivales au Tonkin, 1903-1939. 70
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
- Đ ại Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dưcmg (hay còn gọi là Hội đồng các lợi ích kinh tế, tài chính Đông Dương), được tổ chức bằng Sắc lệnh ngày 4-11 -1928, sửa đổi ngày 12-3-1930 để:
"Đáp ứng yêu cầu một trong những mối chăm lo chính của dư luận Đông Dương và ừong tình trạng tinh thần hiện nay cùa công chúng thuộc địa, Toàn quyền có bên cạnh mình một Hội đồng, bằng nguồn gốc và thành phần của nó, được độc lập với chính quyền, Hội đồng này phải đệ trình chính xác ở mức có thể những giá trị của đời sống Đông Dương, những lựi ích về thương mại, về công nghiệp và nông nghiệp, giá trị của những xứ khác nhau, của những chủng tộc khác nhau tạo thành Đông Dương và giá trị của những cư dân Pháp sống ở Đông Dương và với mục đích cuối cùng là: "... đảm bảo một sự thống nhất giữa dư luận công chúng rộng rãi và người đứng đầu thuộc địa. Đó là một thử nghiệm về sự hợp tác rộng rãi và hoàn toàn trong lĩnh vực kinh tế và tài chính""1.
Điều đáng nói là trong Hội đồng này, số thành viên người bản xứ chiếm một bộ phận không nhỏ. Trong 51 thành viên của nó có: 28 người Pháp và 23 người bản xứ và có 4/5 do bầu cử, 11 thành viên do Toàn quyền chi định, được phân ra như sau tại các xứ:
Bảng 2: số thành viên Đại hội đồng kinh tế,
tài chính Đông Dương (do bầu cử) năm 1930
Người Pháp Người bản xứ
Bắc Kỳ 6 5 Trung Kỳ 4 3 Nam Kỳ 7 5 Campuchia 3 3 Lào 2 2
1. J. de Galembert, Les adminisirations..., Sđd, tr. 122.
71
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Đại Hội đồng kinh tế lý tài bàn đến tất cả những vấn đề và cố vấn cho chính quyền tất cả những vấn đề khai thác thuộc địa trên lĩnh vực kinh tế, tài chính.
2. Chính quyền cấp xứ
Cơ cấu của chính quyền cấp xứ dường như không thay đổi, nhưng những cải cách cũng đã diễn ra ở cấp này, nhằm chủ yếu vào các văn phòng và các tổ chức giúp việc, với sự có mặt nhiều hơn của các thành viên người Việt.
a. Văn phòng
Văn phòng được tổ chức ra để giúp việc cho những người đứng đầu cấp xứ: Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ.
Phủ Thống đốc Nam Kỳ có đến 8 phòng, trong đó 1 phòng phụ trách về hành chính, kinh tế; 1 phòng phụ trách về tài chính và 6 phòng khác, được tổ chức lại bằng các Nghị định ngày 1-1-1914 và 26-5-1922 quản lý các vấn đề: hành chính; kế toán; ngân khố cấp xứ; ngân sách cấp tinh, thành phố, làng xã; ruộng đất và công sản; quy định về thuế khóa.
Phù Thống sứ Bắc Kỳ có 5 phòng được tổ chức lại bằng các Nghị định ngày 20-3-1922; 29-9-1927; 24-9-1928 quản lý về: hành chính chung, việc nhượng đất - khẩn hoang của người Âu; hành chính cấp tỉnh và các vấn đề bản xứ... Trong đó có một văn phòng chuyên về các thương phế binh sau chiến tranh.
Phù Khâm sứ Trung Kỳ có 3 phòng, được cải tổ bằng Nghị định ngày 29-1-1929 và 24-5-1930. Đó là các phòng phụ trách về hành chính, kế toán, du lịch và lưu trữ.
Người đứng đầu các văn phòng này là chánh văn phòng - một viên chức hạng một. Nhân viên của văn phòng này gồm cả người Việt và người Pháp, được chọn ra từ các cơ quan dân sự ở những địa phương liên quan.
72
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
b. Các Hội đồng kỹ thuật
Những người đứng đầu các xứ còn được giúp việc bởi một hệ thống các hội đồng khác nhau, được lập ra trong giai đoạn này theo ngành dọc từ liên bang nhưng thuộc phạm vi cấp xứ, chẳng hạn như: Hội đồng vệ sinh cấp xứ; Hội đồng y tế hàng hải; Hội đồng giáo dục cấp xứ; Hội đồng chăn nuôi cấp xứ; Hội đồng khẩn hoang cấp xứ; Hội đồng quy hoạch và mờ rộng thành phố cấp xứ; ủ y ban giám sát các công ty tín dụng nông nghiệp...
c. Cải tổ Hội đỏng cơ mật (Conseiỉprivé) ở Nam Kỳ, các Hội đồng bảo hộ ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ
Các Hội đồng này được thành lập từ cuối thế kỷ XIX có chức năng cố vấn cho chính quyền địa phương trong mọi quyết định về tài chính, hành chính và tư pháp. Chúng đã từng được cải tổ nhiều lần. Trong những năm 20 để thích ứng với yêu cầu mới, các hội đồng này lại một lần nữa được tổ chức lại, theo tinh thần các Nghị định ngày 17-9-1919; 9-6-1922; 9-11-1923; 16-4-1924; 4-1-1928 và 15-6-1930. Chủ tịch của Hội đồng là người đứng đầu cấp xứ, với các thành viên là đại diện các văn phòng, chi huy quân đội, chưởng khế, kỹ sư trưởng công trình công cộng, tổng thanh tra.
d. Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ
Riêng ờ Nam Kỳ có Hội đồng thuộc địa được thành lập từ năm 1880. Năm 1922, hội đồng này được tổ chức lại bằng sắc lệnh ngày 9-6, sửa đổi ngày 11-12-1923; 27-1-1925; 14-3-1928; 29-6-1929. Trong thành phần của hội đồng này, số uỷ viên người Pháp và người Việt gần như tương đương. Trong tổng số 31 uỷ viên, có 16 uỷ viên là người Pháp, do người Pháp bầu (10 chính thức và 6 dự khuyết) và 15 uỷ viên người Việt do người Việt bầu ra (10 chính thức, 5 dự khuyết) cùng với 2 ủy viên người Việt là đại diện Phòng Thương mại Sài Gòn và 2 ủy viên người Pháp là đại diện Phòng Canh nông. Các uỷ viên người Pháp được bầu theo chế độ phổ thông đầu
73
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
phiếu, chi cần có độ tuổi từ 21 trở lên và phải ngụ ờ Nam Kỳ ít nhất 1 năm trước khi bầu. Thế nhưng, các uỷ viên người Việt được bầu dưới hình thức đầu phiếu hạn chế và phải từ 25 tuổi trở lên, có tên trong sổ thuế thân tại các làng xã cùa Nam Kỳ và phải thuộc 1 trong 8 hạng dân sau: địa chủ, nộp thuế ruộng đất tối thiểu 20 đồng; thưcmg gia, nộp thuế môn bài ít nhất từ 3 năm và mức tối thiểu là 50% đối với thành phố Sài Gòn, 30% đối với các thủ phủ, trung tâm đô thị và 15% đối với những địa phương khác; có chứng chi cao đẳng tiểu học và sơ học, có văn bằng trung học hay cao học; đại diện của các Phòng Thương mại Sài Gòn, Phòng Canh nông Sài Gòn và các uỷ viên Hội đồng hàng tính; các viên chức đang phục vụ ờ Nam Kỳ, ít nhất từ 5 năm trong khung cán bộ cao hay trung cấp của các cơ quan hành chính và cơ quan công quyền, những viên chức nghi hưu cùng loại; tri phủ, tri huyện danh dự, chánh, phó tổng và các bang biện, sung biện đang làm việc và những thân hào đã thôi chức; những người bản xứ sinh ở Nam Kỳ, đã vào làng tầy, hoặc là con cháu có thể xin nhập quốc tịch Pháp... theo những điều kiện ghi trong Nghị định ngày 26-8-1922. Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ thảo luận về tất cả mọi vấn đề mà nó sẽ phải biểu quyết, chẳng hạn: vấn đề sử dụng tài sản cả động sản và bất động sản; nhượng đất, lập đồn điền; xây dựng các công trình công cộng; lập các loại ngân sách...
e. Các Hội đồng lợi ứ h Pháp về kinh tể và tài chính
Các hội đồng được lập ở các xứ bảo hộ theo sắc lệnh ngày 4-11-1928 để cố vấn cho chính quyền, chủ yếu về vấn đề tài chính, đặc biệt vấn đề thu chi ngân sách, mức thuế và những khoản chi tiêu từ thuế; vấn đề nhượng đất cho các cá nhân, công ty....
/. Các Hội đồng tư vẩn bản x ứ
Các hội đồng bao gồm các Phòng Dân biểu Bắc Kỳ và Trung Kỳ, lần lượt được thành lập vào những năm trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong bối cảnh đã được trình bày ở trên của chủ trương "bản xứ hóa" cuộc khai thác thuộc địa và "dân chù hóa
74
Chương //. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
bộ máy chính quyền của chính quyền thực dân. Những hội đồng này, về danh nghĩa, có chức năng tư vấn về thu, chi ngân sách, dự kiến những khoản chi vào lợi ích xã hội trong phạm vi ngân sách cấp xứ và nói chung tư vấn cho chính quyền mọi vấn đề liên quan đen trật tự công cộng cũng như đến dân bản xứ. Qua Chủ tịch hội đồng, Phòng Dân biểu cũng có thể đệ trình nguyện vọng về những vấn đề trên lên thẳng Phòng Thống sứ để được xem xét trong các kỳ họp. Tuy nhiên, tất cả những nguyện vọng về chính trị đều bị cấm.
Phòng Dân biếu Bắc Kỳ được thành lập từ năm 1913 bằng một nghị định Toàn quyền. Sau đó, thể thức tổ chức của phòng này liên tiếp được cải đổi trong những năm 20, qua các Nghị định ngày 9-4-1920; 10-4-1926; 3-3, 7-4 và 4-9-1930 và được hoàn chình bằng các Nghị định ngày 7-9-1922, 14-4; 8 và 14-9-1930.
Tham gia vào Phòng Dân biểu Bắc Kỳ là những thành phần đa dạng:
- Đại diện người Việt của các tinh do bầu, theo tỷ lệ 1/14.000 dân đinh (những người nộp thuế), gồm: chánh, phó tổng; cựu viên chức về hưu và các viên chức người bản xứ; những người có cấp bậc trong giáo dục bản xứ; những người có vãn bằng cao đẳng tiểu hục, trung học và cao học, bàng cao đảng tiểu học Pháp - Viặt; các quan chức người bản xứ có phẩm hàm; các cựu sĩ quan lục quân, hải quân, lính khố xanh đã nghi hưu; đại diện của các làng, được chọn theo tiêu chuẩn do Thống sứ Băc Kỳ đặt ra; các thư ký viên, phiên dịch viên được sử dụng trong các cơ quan hành chính Pháp; những cựu uỳ viên Hội đồng Dân biểu không thuộc các hạng trên;
- Các thương nhân người Việt có nộp thuế môn bài do giới doanh ứiương bầu ra, theo tỷ lệ 1/500 cho đến 1/1.000 và từ 2/1.000 đến 2/2.000 hay 3/2.000 người có đóng thuế môn bài;
- Các viên chức và thân hào do Thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm chính thức theo đề nghị của chủ tinh và thị trường thành phố, có thể chiếm tới 1/3 tổng số thành viên hội đồng.
75
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Cử tri là tất cả nam giới tuổi từ 21 trở lên.
Phòng Dân biểu có nhiệm kỳ là 4 năm, không ấn định việc bầu lại. Các nghị viên được đặc hưởng mọi ưu đãi mang tính chất danh dự.
Phòng Dân biểu Trung Kỳ, vốn là Phòng Tư vấn bản xứ, được thành lập qua Đạo dụ ngày 19-4-1920, triển khai bằng Nghị định Toàn quyền ngày 12-5-1920 và được hoàn chinh bằng các Nghị định Kham sứ ngày 24-5-1920; 29-12-1923; 27-5-1926; 7-8-1928 và bàng Nghị định Toàn quyền ngày 20-8-1926. Phòng Tư vấn bản xứ được đổi tên thành Phòng Dân biểu qua Nghị định Toàn quyền ngày 24-2-1926. Thành phần của Phòng Dân biểu Trung Kỳ cũng giống như thành phần của Phòng Dân biểu Bắc Kỳ, chi có điều khác ỉà những đại biểu của các làng là do Viện Cơ mật lựa chọn trong các lý trưởng, phó lý và các thân hào theo tỷ lệ 1/50 nội tịch và 2 đối với các làng có từ 50 nội tịch ữở lên. Đại biểu của giới doanh thương được bầu theo tỷ lệ 1/50 người nộp thuế môn bài (thay cho 1/500 ở Bắc Kỳ). Trong phòng này có 2 quan chức cao cấp của Viện Cơ mật.
Trên thực tế, cùng với sự phá sản của chính sách "hợp tác với người bản xứ", các phòng dân biểu này cũng ngày càng bộc lộ tính chất mị dân của chính quyền thuộc địa. Còn các nghị viên thì ngày càng tỏ ra là những "nghị gật", chẳng có quyền hành gì trong chức năng tư vấn, giám sát cả.
g. Các Phồng Thương mại
Phòng Thương mại Sài Gòn được thành lập năm 1868. Phòng Thương mại Hải Phòng và Phòng Thương mại Hà Nội được thành lập năm 1886 (qua một Nghị định của Tổng Trú sứ).
Từ năm 1920 đến năm 1930, chính quyền thuộc địa đã ban hành đến 13 văn bản để định lại quy chế hoạt động của các phòng thương mại trên cho phù hợp với tình hình mới.
76
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
Thành viên của các phòng thương mại đó gồm cả người Việt và người Pháp, hoạt động ưong các lĩnh vực thương mại và kỹ nghệ, có số lượng từ 11 thành viên đến 21 thành viên (ưong đó 16 thành viên người Pháp và 4 thành viên người Việt). Việc bầu ra các thành viên này là tuỳ vào điều kiện của từng xứ.
Chức năng của các phòng thương mại là góp ý kiến và chi dẫn về nhũng vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại và kỹ nghệ, nhất là về quy chế bảo hộ thương mại và tình hình của ngành thương mại cùng những biện pháp phát triển của ngành kinh tế này ưong giai đoạn mới, sau chiến tranh.
h. Các Phòng Canh nông
Cả Đông Dương có 2 Phòng Canh nông: Phòng Canh nông Nam Kỳ, thành lập qua Nghị định Toàn quyền ngày 3-4-1897 và Phòng Canh nông Bắc Kỳ, được thành lập qua Nghị định Toàn quyền ngày 10-2-1894. Trong nhừng năm 20, quy chế cùa các Phòng Canh nông được sửa đổi,
bổ sung nhiều lần, bằng các nghị định Toàn quyền Đông Dương. về nhân sự, cũng như đối với các Phòng Thương mại, số thành viên người Pháp và người Việt từ 11 thành viên đến 21 thành viên, trong đó thường có 4 người Việt.
Cử tri bầu cho các thành viên người Pháp phải là công dân Pháp, tuổi từ 21 trở lên và phải thuộc các hạng: địa chủ; điền chủ; các liên danh điền chủ; những người hưởng hoa lợi ruộng đất; hay là những sở hữu chủ tập thể có mục đích kinh doanh nông nghiệp; những nhà thực dân kinh doanh về nông nghiệp, với tư cách là tá điền của một địa chủ hay một điền chủ người Pháp; chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc hoặc là một quản trị viên, đại diện của một công ty vô danh sở hữu ruộng đất hay là đất được nhượng, có mục đích khai thác về nông nghiệp, được thành lập và có trị sở tại một xứ thuộc địa của Pháp; những quản lý viên của một cơ sờ thuộc về một công dân Pháp (ờ Bắc Kỳ), một công ty trách nhiệm hữu hạn, hay một công ty cổ phần về nông nghiệp.
77
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
Cử tri bầu các thành viên người Việt ở Nam Kỳ là những địa chủ, nộp thuế chính thức từ 100 đồng và từ 25 tuổi trở lên. Ở Bắc Kỳ mỗi làng một người, được cử trong số các địa chủ hay là những người hưởng hoa lợi từ nông nghiệp, ngụ tại làng.
Để được bầu vào Phòng Canh nông, đối với người Pháp thì phải là công dân có tên trong danh sách cử tri, từ 25 tuổi trờ lên; còn đối với người Việt thì phải là người trong danh sách cử tri và từ 30 tuổi trở lên. Riêng ở Bắc Kỳ, người được bầu vào Phòng Canh nông không được quy định rõ về tuổi tác.
L Phòng Hỗn hợp thương mại và canh nông
Phòng được thành lập ở các xứ còn lại của Đông Dương: Trung Kỳ, Lào và Campuchia trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1930.
Ở Trung Kỳ, sau Chiến danh thế giới lần thứ nhất, có 2 phòng loại này được lập ra để theo dõi các hoạt động canh nông và thương mại.
Phòng thứ nhất ở Đà Năng (để theo dõi các tinh Nam Trung Kỳ) có 14 thành viên người Pháp và 4 thành viên người Việt.
Phòng thứ hai ở Vinh để theo dõi các tinh Bắc Trung Kỳ có 7 thành viên người Pháp và 3 thành viên người bản xứ, đại diện chung cho những lợi (ch vè công, nông nghiệp và thương mại.
Như vậy, ở cấp xứ, dường như chưa bao giờ hệ thống các cơ quan điều hành lại đầy đủ và được chú ý cải cách nhiều đến như trong giai đoạn 1919-1930, dù rằng ứong hệ thống chính quyền cấp xứ này đã không diễn ra những biến động lớn như trong hệ thống chính quyền các cấp cao hơn. Điều đáng nói là, do chức Kinh lược bị bãi bỏ, nên sự kiểm soát cùa chính quyền Pháp đối với chính quyền cấp xứ, riêng ở Bắc Kỳ càng trực tiếp hơn.
3. Chính quyền cấp tỉnh
Tại Nam Kỳ, do không có hệ thống chính quyền của người Việt, cho nên người Pháp với tay trực tiếp tới việc quản lý đối với
78
Chương II. Thực dân Pháp củng cố và tăng cường...
người bản xứ. Trái lại, ờ Bắc và Trung Kỳ, chính quyền cấp tinh của Pháp ít trực tiếp với dân bản xứ hom vì sự tồn tại của một hệ thống quan chức người Việt, từ Tổng đốc cho đến phủ xã. về phương diện tài chính, ở Nam Kỳ, do vẫn có ngân sách cấp tình nên chính quyền cấp tình có nhiều quyền hành hơn đối với những viên chức được hường lương từ nguồn ngân sách này. Đó là điều khác với ở hai xứ kia.
a. Chủ từỉh và Hội đồng kỹ thuật cấp tỉnh
Hom những người đứng đầu cấp xứ, những người đứng đầu cấp tinh thực sự là những người điều hành của Pháp đối với dân bản xứ. Chủ tinh là người duy nhất đại diện cho chính quyền và là người duy nhất chịu trách nhiệm thi hành các đạo luật, sắc lệnh, nghị định để thực hiện việc khai thác thuộc địa về kinh tế và bảo đảm an ninh, trật tự cho xã hội thuộc địa.
Tuy nhiên, chức năng của chính quyền cấp tinh ở các xứ không hoàn toàn giống nhau, ngay cả ữong giai đoạn sau chiến tranh, nhất là trong giai đoạn do Varenne nắm chức Toàn quyền Đông Dương, khi người Pháp định tiến hành "đồng hóa" về hành chính giữa ba kỳ. Điều đó đã không được thực hiện vì sự phản đối của phái đối lập ưong Chính phú Pháp và trong giới thuộc địa. Cuối cùng, chính quyền cả ba kỳ, nhất là ở cấp tinh trở xuống vẫn được tổ chức một cách khác nhau.
Nam Kỳ không có hệ thống chính quyền bản xứ theo đúng nghĩa, tức là do các quan chức người Việt điều khiển theo quy chế bản xứ, ngay cả ở cấp tổng và làng. Ở đây, cái được gọi là "chính quyền bản xứ", trên thực tế là chính quyền do những công dân hay là những thần dân Pháp điều khiển, theo quy chế Pháp, vậy cũng có nghĩa là thuộc hệ thống chính quyền Pháp. Điều này làm cho việc quản lý về hành chính của các chủ tinh ở Nam Kỳ không bị chia sẻ, trái lại, rộng rãi hơn và vì vậy, các chủ tinh này được gọi là quan Cai trị (administrateur). Còn ở các xứ bảo hộ, chính quyền
79
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 8
bản xứ được phân biệt với chính quyền Pháp, tồn tại bên cạnh chính quyền Pháp. Ở Trung và Bắc Kỳ, các chủ tinh được gọi ỉà Công sứ (administrateur-résident). Những người này chi điều khiển trực tiếp những người Âu và những người Châu Á khác. Đối với những người bản xứ, chính quyền thuộc địa thực thi quyền hành một cách gián tiếp qua Chính phủ Nam triều, nhất là đối với Trung Kỳ, nơi vẫn còn cả một triều đình Huế. Thế nhưng, trên thực tế, càng ngày, quyền hạn của chính quyền bản xứ càng bị hạn chế, nhất là từ sau năm 1925, khi vua Khải Định qua đời. Từ đây, vua chi còn quyền ân xá và quyền ban hành những quy định liên quan đến nghi lễ mà thôi. Người quyết định mọi việc vẫn là quan Công sứ cũng giống như quan Cai trị ở Nam Kỳ vậy.
Ở Nam Kỳ, bàng Nghị định ngày 6-3-1891 và 18-2-1921, được bổ sung bằng Nghị định ngày 23-6-1923, các chủ tỉnh được giao nhiệm vụ quản thủ sờ hữu ruộng đất. Điều mà ở các xứ bảo hộ không có. Trong khi đó, ở Bắc Kỳ, việc các Công sứ không được can thiệp một cách cá nhân vào chính quyền bản xứ, được quy định ở Điều 7 Hiệp ước ngày 6-6-1884, vẫn có hiệu lực. Nguyên tăc này được nhác lại bằng các Đạo dụ ngày 26-12-1919 và 7-6-1923, được áp đụng bàng các Nghị định Toàn quyền ngày 13-1-1919 và 30-7-1923, trong đố, Điều khoản 1 đặc biệt nh&c lại là việc cai trị các tỉnh của Bắc Kỳ là do các viên quan đảm nhận, dưới sự kiểm soát của các quan Công sứ. Thông tư ngày 20-9-1929 của Thống sứ Bắc Kỳ, xác lập một lần nữa hiến chương về tư cách hành chính và tư pháp bản xứ ở Bắc Kỳ, nhấn mạnh đến việc quay trở lại với chế độ bảo hộ, theo tinh thần Hiệp ước năm 18S4.
Hom thế, như trên đã nói, ở Nam Kỳ, do vẫn tồn tại ngân sách hàng tỉnh, nên chủ tỉnh cố quyền dừng ngân sách để chi phổi những người hưởng nguồn ngân sách này dưới hình thức tiền lương hay các hình thức khác.
Trong khi đó, ở Bắc và Trang Kỳ, không có loại ngân sách hàng tỉnh. Do vậy, năm 1931, chính quyền thuộc địa đã phải cho lập ra loại
80
"""