" Lịch Sử Việt Nam 11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lịch Sử Việt Nam 11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XẢ HỘI VIỆT NAM V IỆN SỬ HỌC NGUYỄN VĂN NHẬT (Chù biên) LXCHSU TẬP 11 TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1954 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI Bièn mục trỀn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Viêt Nam Nguyẽn Văn Nhật Lịch sử Việt Nam / B.S.: Nguyễn Văn Nhật (ch.b.), Đỗ TTìi Nguyệt Quang, Đinh Quang Hải. - Tái bản. - H. : Khoa học xã hội. - 24cm ĐTTS ghi: Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Sử học. - Thư mục: tr. 481-489 T.ll: Từ năm 1951 đến năm 1954. - 2017. - 500tr. 1. Lịch sử hiện dại 2. Việt Nam 959.7041 - dc23 KXH0093p-CIP VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN Sử HỌC NGUYỄN VẢN NHẬT (Chủ biên) ĐỖ THỊ NGUYỆT Q UANG - ĐINH QUANG HẢI LỊCH SỬ VIỆT NAM TẢP11 TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1954 (Tái bản lần thứ nhất có bổ sung, sửa chữa) NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI-2017 LỊCH SỬ VIỆT NAM TẬP 11 TỪ NÃM 1951 ĐẾN NĂM 1954 PGS.TS.NCVCC. NGUYỄN VẢN NHẬT (Chủ biên) Nhóm biên soạn: 1. PGS.TS.NCVCC. Nguyỉn Văn Nhật: Lời nói đàu, Chương VI, Két luận và Tài liệu tham khảo 2. TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang: Chương I, II, III 3. PG8.T8.NCVCC. Dinh Quang HAI: C hương IV, V Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu ưọng điểm cấp Bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), do Viện Sử học là cơ quan chủ trì, PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm và Tổng Chủ biên, cùng với tập thể các Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), Tiến sỹ (TS), Thạc sỹ (ThS), Nghiên cứu viên cao cấp (NCVCC), Nghiên cứu viên chính (NCVC) và Nghiên cứu viên (NCV) của Viện Sử học thực hiện. B ộ SÁCH ỤCH s ử VIỆT NAM TẬP 1: TỪ KHỞI THỦY ĐÉN THẾ KỶ X - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền (Chủ biên) - TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ - TS.NCVC. Trương Thị Yén TẬP 2: Từ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIV - PGS.TS.NCVCC. Tràn Thị Vinh (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi - TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng TẬP 3: TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI - PGS.TS.NCVC. Tạ Ngọc Liẻn (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phưang Chi - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ - PGS.TS.NCVC. Nguyẻn Minh Tường - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền 5 TẬP 4: Từ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XVIII - PGS.TS.NCVCC. Tràn Thị Vinh (Chủ biên) - TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng - TS.NCVC. Trương Thị Yến - PGS.TS.NCVC. Nguyẻn Thị Phương Chi TẬP 5: Từ NẢM 1802 ĐỀN NĂM 1858 - TS.NCVC. Trirơng Thị Yén (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mèn - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ - NCV. Phạm Ái Phương - TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm TẬP 6: Từ NẢM 1858 ĐẾN NẰM 1896 - PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa - TS. Nguyễn Mạnh Dũng - ThS.NCV. Lô Thị Thu Hằng TẬP 7: TỪ NĂM 1897 ĐẾN NẢM 1918 - PQS.TS.NCVCC. Tạ Thi Thúy (Chủ biên) - NCV. Phạm Như Thơm - TS.NCVC. Nguyễn Lan Dung - ThS.NCV. Đỗ Xuân Trường TẠP 8: Từ NẢM 1919 ĐẾN NẢM 1930 - PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - PGS.NCVCC. Ngô Văn Hòa - PGS.NCVCC. Vũ Huy Phúc TẬP 9: TỪ NĂM 1930 ĐÉN NĂM 1945 - PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - PGS.TS.NCVCC. Nguyẽn Ngọc Mão - PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương 6 TẬP 10: Từ NĂM 1945 ĐÉN NĂM 1950 - PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên) - TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 11: TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1954 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Vân Nhật (Chủ biên) - TS.NCV. Đổ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 12: TỪ NẢM 1954 ĐẾN NẰM 1965 - PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên) - NCV. Nguyễn Hữu Đạo - TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân TẬP 13: Từ NĂM 1965 ĐÉN NĂM 1975 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 14: Từ NẢM 1975 ĐẾN NẢM 1986 - PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên) - TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân - PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc TẬP 15: Từ NẢM 1986 ĐẾN NẢM 2000 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên) PGS.TS.NCVC. Lê Trung Dũng - TS.NCVC. Nguyễn Thị Hồng Vân 7 LỜI GIỚI THIỆU CHO LẦN TÁI BẢN THỨ NHÁT Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử và văn hóa từ lâu đời. Việc hiểu biết và nắm vững về lịch sử văn hóa của dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi bức thiết đối với mỗi người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình Đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó, từ trước đến nay đã có nhiều cơ quan, tổ chức và các tác giả ở Ưong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều công trình lịch sử đã xuất bản và được công bố rộng rãi, giúp cho nhân dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới hiểu biết về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó đều là những công trình lịch sử vẫn còn khá giản lưực, chưa phản ánh hét được loàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay một cách toàn diện, có hệ thống; Một số công trình lịch sử khác lại mang tính chất quá chuyên sâu về từng lĩnh vực, từng thời kỳ, hoặc từng vấn đề lịch sử cụ thể, nên chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của mọi đối tượng trong xã hội. Do đó chưa đáp ứng được sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam của quảng đại quần chúng nhân dân. Hơn nữa trong xã hội Việt Nam hiện nay, rất nhiều người dân, thậm chí có cả học sinh các trường phổ thông cơ sờ và phổ thông trung học, kể cả một số sinh viên của các trường cao đẳng và đại học không thuộc các trường khối Khoa học xã hội và Nhân văn có sự hiểu biết rất hạn chế về lịch sử dân tộc. Thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân 9 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 khách quan, trong đố phải kể đến một trong những nguyên nhân chính là do chưa có được một bộ Lịch sử Việt Nam hoàn chinh được trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và thật sâu sắc về đất nước, con người, về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước rất đỗi oai hùng và nền văn hóa hết sức phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nay. Để góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè trên thế giới mong muốn hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu mới gần đây và nhừng tư liệu mới công bố, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học đã dày công biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập. Bộ sách Lịch sử Việt Nam là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay; là bộ sách có giá trị lớn về học thuật (lý luận), thực tiễn và xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập hiện nay. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản trọn bộ 15 tập Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 vào năm 2013 - 2014. Trong lần tái bản thứ nhất này, Viện Sử học đã bổ sung, chỉnh sửa một số điểm và chức danh khoa học của tác giả cho cập nhật và chính xác hơn. Đây là một công trình lịch sử đồ sộ, nội dung hết sức phong phú, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng... nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong dếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 PGS.TS. Đinh Quang Hải Viện trưởng Viện Sử học 10 LỜI NHÀ XUẤ T BẢN Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Gia Định thành thông chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thong chí,... Trong thời kỳ cận đại, nền sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dù đất nước rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỳ XX, sử học được nhiều nhà cách mạng Việt Nam coi là vũ khí sắc bén nhằm thức tinh lòng yêu nước của nhân dân và coi viộc viét sử là đẻ cho người dân đục, từ đó nhận thức đúng đắn về lịch sử mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu với Trùng Quang tâm sử, Việt Nam quốc sử khảo; Nguyễn Ái Quốc với Bản án chế độ thực dân Pháp, Lịch sử nước ta (gồm 210 câu lục bát). Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền sử học đương đại Việt Nam bước sang trang mới vừa kế thừa và phát huy nhừng giá ữị của sử học truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố khoa học và cách mạng của thời đại mới. Nhiệm vụ của sử học là tìm hiểu và trình bày một cách khách quan, trung thực quá trình hình thành, phát triển của lịch sử đất nước, tổng kết những bài học lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên thực tế, sử học đã 11 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng vẻ vang cùa nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Bước vào thời kỳ Đổi mới, sử học đã góp phần vào việc đổi mới tư duy và xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sử học đã phát huy được vị thế của mình nhằm nhận thức đúng quá khứ, tìm ra quy luật vận động của lịch sử để hiểu hiện tại và góp phần định hướng cho tương lai. Đồng thời, sử học, nhất là khoa học nghiên cứu về lịch sử dân tộc, có vị trí nổi bật trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ... Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, về đặc điểm và vai trò của trí thức và văn hóa trong lịch sử Việt Nam... Kết quả là đã có nhiều cuốn sách, nhiều tác phẩm của tập thể tác giả hoặc của cá nhân các nhà nghiên cứu ra đời. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần vào việc truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân. Để phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dụng và phát triển đất nước, cần có những công trình lịch sử hoàn chỉnh hơn về cấu trúc, phạm vi, tư liệu và có sự đổi mới về phương pháp nghiên cứu, biên soạn, mang tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện với chất lượng cao hơn, thể hiện khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nước và giữ nưóc của dân tộc Việt Nam. Truớc đòi hỏi đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với Viện Sử học giới thiệu đến bạn đọc bộ Lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay. Đây là kết quả của Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (cấp Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) do Viện Sử học chủ tì, PGS.TS. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm đồng thời là Tổng Chủ biên. 12 Lời Nhà xuất bản về phân kỳ lịch sử và phân chia các tập: Bộ Lịch sử Việt Nam được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cố - trung đại (từ thời tiền sử đến nãm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (cũng có thể gọi là thời kỳ đương đại, kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Việc phân chia các tập chủ yếu theo các giai đoạn lịch sử cụ thể và ứng với các nội dung chính được thể hiện trong giai đoạn ấy. Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, như sau: Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ x r v Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỳ XV đến thế kỷ XVI Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỳ XVII đến thể kỷ XVIII Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm ì 896 Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 13 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Hy vọng bộ Lịch sử Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, trong quá bình thực hiện, do những khó khăn chủ quan và khách quan, với một khối lượng công việc đồ sộ lại đòi hỏi chất lượng cao, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Viện Sử học trong khả năng có thể đã làm hết sức mình, nhưng công bỉnh khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để khi có dịp tái bản, công trình được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Nhà xuất bản Khoa học xã hội 14 LỜI M Ở ĐẦU Sử học là khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của một quốc gia, một dân tộc nói riêng. Nghiên cứu lịch sử là nhằm tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Nghiên cứu và biên soạn lịch sử, vì vậy, trờ thành một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia, dân tộc. Phạm Công Trứ, nhà chính trị danh tiếng, nhà sử học sống ờ thế kỳ XVII, ữong bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản kỳ tục biên viết: "Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chù yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sứ cùa một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đén việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là Cốt để cho đitợc như thế"1. Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời. Việt Nam cũng là một dân tộc yêu sử và có rất nhiều người ham thích tìm tòi, nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Đã có nhiều công trình lịch sử được công bố, không chi do các cơ quan, tổ chức chuyên nghiên cứu biên soạn, mà còn do cá nhân người yêu sử thực hiện... Điều này vừa có mặt tích cực, lại có mặt tiêu cực. Tích cực vì sẽ góp phần giúp nhân dân hiểu thêm về lịch sử nước nhà, nhưng cũng chứa đựng yếu tố tiêu cực ỉà dễ dẫn tới những hiểu biết phiến diện, sai lầm về lịch sử... đôi khi đồng nhất truyền thuyết với lịch sử? 1. Đại Việt sứ ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 96. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, đã tổ chúc sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và công bố nhiều tư liệu lịch sử; đồng thời tập trung công sức nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam trên tất cả các phương diện: chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... Việc nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề cơ bản trong lịch sử Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết về nội dung khoa học tiến tới biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến ngày nay. Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dưới sự chi đạo trực tiếp của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học xã hội kiêm Viện trưởng Viện Sử học, Viện Sử học đã tổ chức biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam gồm ba tập, Tập I xuất bản năm 1971, Tập n xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2004. Đến thập niên 90, Viện Sử học tổ chức biên soạn và công bố một số tập Lịch sử Việt Nam, gồm: Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỳ đến thế kỳ X, Lịch sử Việt Nam thế kỷ X và XV, Lịch sử Việt Nam 1858-1896, Lịch sử Việt Nam 1897-1918, Lịch sử Việt Nam 1954-1965 và Lịch sử Việt Nam 1965-1975. Kế thừa thành quả nghiên cửu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, trong khoảng 10 năm gần đây, Viện Sử học tổ chức biên soạn và nay cho xuất bản bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập trên cơ sở kết quả Chưcmg trình nghiên cứu cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Để biên soạn bộ sách này, Viện Sử học xác định Lịch sử Việt Nam phải được nhận thức là lịch sử của các cộng đồng quốc gia và tộc người đã từng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hiện nay, đóng góp vào sự phát triển của văn hốa và văn minh Việt Nam, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 16 Lòi mở đầu Viết về tiến trình lịch sử Việt Nam cần phải có cái nhìn đa tuyến với điểm xuất phát là sự tồn tại trong thời kỳ cổ đại của ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự hình thành những nhà nước sơ khai: trung tâm văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, trung tâm văn hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Áp (Champa) ờ miền Trung, trung tâm văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam ở miền Nam. Chính sự hội nhập của ba dòng văn hóa ấy, mà dòng chủ lưu thuộc về văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Ầu Lạc, đã tạo nền tảng phong phú, thống nhất trong đa dạng của lịch sử văn hóa Việt Nam ngày nay. Trong quá trình biên soạn, những đặc điểm khác của lịch sử Việt Nam cũng được chú ý đến. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một quốc gia đa tộc người, trong đó người Kinh chiếm đa số (hom 86% dân số). Đây cũng là lịch sử của một dân tộc luôn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy bên cạnh các ưang viết về lịch sừ chống ngoại xâm như một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của lịch sử Việt Nam, thì lịch sử xây dựng đất nước, lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được coi trọng. Đồng thời, lịch sử Việt Nam được đặt vào bối cảnh khu vực và quốc tế trong mỗi thời kỳ. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng dựng lại trung thực, khách quan bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Mặc dù có nhiều cố gắng, song với một công trình lớn như vậy, chắc chắn các tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để công trình đạt chất lượng tốt hơn khi có dịp tái bản. Xin trân ừọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 8 năm 2013 PGS.TS. Trần Đúc Cường Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sử học, Tổng Chủ biên công trình 17 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1954 chủ yếu là lịch sử của cuộc kháng chiến chổng lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trong lịch sử đấu tranh chổng ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 được coi là "cuộc kháng chiến thần thánh", cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Kể từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, khi nhân dân Nam Bộ với gậy tầm vông đứng lên chống Pháp đến ngày những tên lính thực dân cuối cùng rút khỏi miền Bắc, nhân dân Việt Nam trải qua hơn 3.000 ngày đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng và tự hào. Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1954, thực dân Pháp được sự trợ giúp và tiếp đó là sự can thiệp trực tiếp của Mỹ đã thực hiện nhiều kế hoạch từ kinh tế đến chính trị và quân sự để cứu vãn cuộc chiến ngày càng có nguy cơ thất bại trước sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến Việt Nam. Và để tiến tới giành thắng lợi, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã thực thi đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh; là đường lối xây dựng, phát huy sức mạnh của cả một dân tộc chiến đấu vì độc lập và tự do cho Tổ quốc; đường lối liên minh chiến đấu với nhân dân các nước Lào và Campuchia, đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới mà trực tiếp nhất là nhân dân Trung Quốc và Liên Xô. 19 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam phát triển, lớn mạnh qua từng giai đoạn. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam từ chỗ bị bao vây; ngân sách trống rỗng, kinh tế bị tàn phá, nghèo nàn, lạc hậu; lực lượng vũ trang còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị lạc hậu, qua năm tháng xây dựng và tranh đấu đã từng bưóc tnrởng thành và lớn mạnh. Nền kinh tế đủ cung cấp cho kháng chiến, lực lượng vôi trang nhân dân ngày càng chính quy, hiện đại đủ sửc đánh và thắng trong các chiến dịch quân sự lớn làm thay đổi cục diện chiến tranh như chiến dịch Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào... và nhất là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Gicmevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1954. Đánh giá ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chi rõ, đây là “lần đầu tiên trong lịch sừ, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đảnh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang cùa nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thăng lợi cùa các lực lượng hòa bình, dân chù và chù nghĩa xã hội trên thế giớĩ' 1. Lịch sử Việt Nam từ nỉm 1951 đến nSm 1954 nhằm giới thiệu một cách chân thực, khách quan, toàn diện và hệ thống từ âm mưu, kế hoạch xâm lược và thống trị của đế quốc Pháp - Mỹ trong cuộc chiến tranh, đến chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình đấu tranh anh dũng của quân đội và nhân dân Việt Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa... Cồng trình này do nhóm tác giả Viện Sử học biên soạn: - PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật: Lời nói đầu, Chương VI, Kết luận và Tài liệu tham khảo - TS. Đỗ Thị Nguyệt Quang: Chương I, Chương II và Chương m - PGS.TS. Đinh Quang Hải: Chương IV và Chương V 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 12. Lời nói đầu Để thực hiện cuốn sách này, các tác giả đã cố gắng sưu tầm, bổ sung các nguồn tài liệu mới; phân tích, đối chiếu, so sánh để xác minh độ chính xác, tin cậy của tài liệu, sự kiện. Tuy vậy, chắc chắn còn có những tài liệu quý mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác và thẩm định. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở tham khảo, kế thừa những tài liệu cũng như các quan điểm của các công trình liên quan đã được công bố. Chúng tôi xin phép và chân thành cảm ơn các tác giả đi trước về sự kế thừa này. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm giúp đỡ của Lành đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đồng nghiệp tại Viện Sử học và các cơ quan bạn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình. Do hạn chế về năng lực cũng như về tài liệu, chăn chăn công trình không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để công trình sỗ được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Vãn Nhật 21 CHỮ VIẾT TẮT C.E.F.E.O: Corps Expéditionnaire Franẹais cTExtrème Orient F.E.F.E.O: Forces Expeditionnaires Franẹais d’Exưème Orient T.F.I.N: Troupe Franẹaise Indochine Nord T.F.S.A.P: Troupe Franẹaise Sud Annam et Plateau T.F.I.S: Troupe Franẹaise Indochine Sud T.F.L: Troupe Franẹaise au Laos T.F.C: Troupe Pranẹaise au Cambodge TT.LTQGin: Trung tâm Lun trữ Quốc gia in NCLS: Nghiên cứu Lịch sử NCKT: Nghiên cứu Kinh tế LSQSVN: Lịch sử Quân sự Việt Nam HS: Hồ sơ BCH: Ban Chấp hành Nxb: Nhà xuất bản KHXH: Khoa học xã hội c.b: Chủ biên PTT: Phủ Thủ tướng 23 Chương I ÂM MƯU, KÉ HOẠCH CHIÉN TRANH MỚI CỦA ĐẾ QUỐC PHÁP, MỸ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XẴ HỘI VÙNG PHÁP CHIẾM ĐÓNG (1951-1952) L TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG SAU NĂM 1950 VÀ s ự CAN THIỆP CỦA MỸ 1. Tình hình thế giới và Đông Dương từ sau năm 1950 Chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó đã làm thay đổi cơ bản bức tranh toàn cảnh của thế giới về kinh tế, chính trị-x ã hội. Đó là thế giới hình thành hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau: hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản, đế quốc chủ nghĩa. Ngay từ khi mới hình thành hai hệ thống này đa ơở thành đối địch và đấu tranh với nhau một cách gay gắt. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành nhân tố quan trọng, có tác động tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới. Sau chiến tranh đế quốc Mỹ đã vươn lên giành vị trí đứng đầu thế giới tư bản, trở thành cường quốc với tham vọng làm bá chủ thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ chiếm địa vị áp đảo ưong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhò làm giàu qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. Nen kinh tế Mỹ cũng gặp nhiều vấn đề nan giải nên phải chuyển hướng phát triển kinh tế. Những năm sau chiến tranh, tình hình kinh tế - xã hội trong các nước phát triển rất khác nhau. Những nước thắng trận như Mỹ càng 25 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 giầu mạnh hcm nhờ chiến tranh. Những nước bại trận như Đức, Ý, Nhật thì kiệt quệ. Song dù thắng hay bại, sự kết thúc chiến tranh đặt cho mỗi nước những yêu cầu cấp bách cần giải quyết, tạo nên những đặc trưng kinh tế - xã hội ở nhóm nước này. Sau chiến tranh thế giới, những nưóc công nghiệp chủ nghĩa châu Âu và Nhật Bản đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhiệm vụ quan trọng của họ ỉà hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Đối với Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu là phải chuyển hướng vận hành kinh tế từ một nền kinh tế phục vụ quân sự thời chiến sang nền kinh tế thời bình. Nhừng nét cơ bản của tình hình thế giới nêu trên đã tác động đến hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á và Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc Đông Dương. Từ đầu những năm 1950, tình hình cách mạng ba nước Đông Dương chuyển biến nhanh chóng. Với cuộc đi thăm Trung Quốc, Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1950 và việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Thắng lợi về ngoại giao này đã chấm dứt thời kỳ chiến đấu đom độc, hầu như bị cách ly với bên ngoài và từ đó tiếp nhận được sự đồng tình về chính trị và sự viện trợ về vật chất. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng trên bán đảo Đông Dương không ngừng lớn mạnh. Từ sau tháng lợi của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn giữ vai trò và phát huy thế chủ động chiến lược tiên chiến trường chính Bắc Bộ. Cùng với việc phát biển chiến tranh du kích, các lực ỉượng vũ trang cách mạng liên tiếp mở các chiến dịch lớn, nhỏ, gây cho quân Pháp những tổn thất lớn, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ sau n&m 19S0 đã đẩy thực dân Pháp lâm vào tình trạng sa lầy trong chiến tranh Đông Dương. 26 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mởi... Đến những năm đầu của thập kỷ 50, bối cảnh và tình hình thế giới đã có nhiều biến chuyển lớn, khi đó hình thái hai phe cùa cuộc chiến tranh lạnh đã hình thành rõ nét. Ở châu Âu có sự xuất hiện hai nhà nước Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức) vào năm 1949 và sự phân chia Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á cũng xuất hiện hai nhà nước ữên bán đảo Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc) cùng khơi sâu vết hằn của một thế giới đối đầu. Đặc biệt, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-1949 do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã xoay chuyển tình hình thế giới, tạo ra bước ngoặt trong tình hình châu Á và thế giới, làm cho ưu thế của chủ nghĩa xã hội ữờ nên nổi trội, một cục diện mới xuất hiện ở miền Đông Á. Với diện tích 1/4 châu Á và dân số 1/4 thế giới, đất nước Trung Hoa đã "ném một quả tạ vào đĩa cân dân chủ, tạo ra thế quân bình giữa dân chủ và đế quốc trên thế giới". Trật tự hai cực Xô - Mỹ - Hai hệ thống đối lập hình thành rỗ rệt, đấu tranh quyết liệt với nhau. Quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Và toàn bộ những sự kiện này đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thầnh lập, nước ta không bị bao vây nữa, cửa ngõ của Việt Nam đã mở thông ra thế giới. Cách mạng Việt Nam có điều kiện mờ rộng quan hệ với các Đảng Cộng sản, Chính phù và nhân dân Trung Quốc và các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới; tranh thủ được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến và kiến quốc ngày càng thêm sức mạnh. - Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng và không ngừng phái triển Đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã được mở rộng và phát triển không ngừng, nối liền từ Âu sang Á, 27 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 gồm 800 triệu người. Sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới, tạo thế đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây trong cục diện chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta. Lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới được củng cố và tăng cường, chính quyền dân chủ nhân dân các nưóc Đông Âu được củng cố. Liên Xô vượt qua nhiều thử thách đã hoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng nhanh sau chiến tranh, chuẩn bị cho kế hoạch kinh tế xã hội lâu dài. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ, tạo cơ sở từng bước cân bàng về lực lượng quân sự và vũ khí chiến lược so với Mỹ. Liên minh các mặt giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành, nhiều hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết. Đó là Hội đồng tương ứợ kinh tế (SEV) được thành lập ngày 8-1-1949 để giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế. Đó là Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung được ký ngày 14-2-1950 giữa hai chính phủ Trung Quốc và Liên Xô; nhàm xác định về mặt pháp lý khối liên minh giữa hai nước, chống âm mưu tấn công xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Liên Xô - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới cũng đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, có sức hấp dẫn đối với nhiều nưóc, dân tộc độc lập đi theo quỹ đạo của mình. Những sự kiện diễn ra ở Đông Nam Á đầu năm 19S0 cho thấy cuộc đấu tranh ngoại giao giữa hai phe đã làm cho vấn đề Việt Nam trở nên nổi trội trên trường quốc tế. Việt Nam trở thành vị trí chiến lược của cả hai phe dân chủ và đế quốc. Đồng thời, hệ thống xã hội chủ nghĩa được củng cổ và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, là chỗ dựa vững chác cho cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta. Đặc biệt, sau tháng lợi bên mặt trận ngoại giao năm 1950, các nước xã hội chủ nghĩa đã thiết lập quan hệ ngoại giao và ủng hộ Việt Nam về tinh thần cũng như vật chất. Cũng từ năm 1950, hàng viện trợ của Trung Quốc đa đuợc chuyển đến Việt Nam. Nhìn chung, sự lớn mạnh và đoàn kết nhất trí trong hệ thống 28 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã tạo chỗ dựa quan trọng cho phong trào hòa bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đẩu tranh của công nhân trên thế giới ngày càng phái triển Vào thời điểm này, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa cũng phát triển mạnh. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa dâng lên như vũ bão, tiếp tục làm rung chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Trên chiến trường Đông Dương, quân đội và nhân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với quân đội và nhân dân Lào, Campuchia cùng lúc đẩy mạnh phản công trên khắp các chiến trường, giải phóng thêm nhiều vùng rộng lớn, gây thêm những tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp và bù nhìn. Cũng ở thời kỳ này, các nước thuộc địa đã dấy lên cao trào giải phóng dân tộc, nhiều nước đã giành được độc lập về chính trị, tiến hành xây dụng nền kinh tế của mình. Nước Pháp không thể một mình tiến hành chiến tranh được nữa. Cuộc kháng chiến anh dũng của ba dân tộc Đông Dương, những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân các nước Đông Nam Á như Philíppin, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện và cuộc kháng chiến của nhân dân Triều Tiên thể hiện sức mạnh to lớn của phong trào giải phóng dân tộc. Phong ưào giải phóng dân tộc cũng càng ngày càng dâng cao ở các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh. Nước Cộng hòa Án Độ được thành lập ngày 26-1-1950. Nhân dân Cuba đi vào con đường đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài Batixta. Hậu phương trước kia của chủ nghĩa đế quốc nay đã trờ thành tiền tuyến với những cuộc đấu tranh của quần chúng bị áp bức đòi quyền lợi dân tộc, giai cấp. Chù nghĩa thực dân cũ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Phong trào bảo vệ hòa bình thể giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Tháng 4-1949, Hội đồng Hòa bình được thành lập có 72 nước tham gia. Tiếp theo đó Đại hội Hòa bình thế giới họp tại 29 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 Vacsava, có 81 nưóc tham gia kêu gọi đình chiến ở Triều Tiên. Tháng 12-1952, Đại hội họp tại Viên có 85 nước tham gia, đã giải quyết bằng thương lượng mọi bất đồng giữa các nước, đòi đình chiến ở Triều Tiên, Đông Dương và Malaixia. Do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ngày càng trở nên gay go, quyết liệt. Tính chất dân tộc và tính chất quổc tế của cuộc kháng chiến thần thánh ngày càng nổi bật. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vỉ độc lập, vỉ tự do ngày càng gắn chặt với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa binh cùa nhân dân các nước trên thế giới. Đối với phe dân chủ chống đế quốc, Đông Dương là một tiền đồn, một pháo đài tiên phòng tuyến chổng đế quốc ở Đông Nam Á. Ngoài mục đích giành độc lập, dân chủ của mình, trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, nhân dân Đông Dương còn có mục đích bảo vệ hòa binh thế giới. 2. Những khó khăn về chính trị và kỉnh tế của Phỉp Sau 5 năm theo đuổi cuộc chiến tranh hao người, tốn của ở Đông Dương mà không giành được thắng lợi, hậu quả của cuộc chién tranh đã làm cho nước Pháp gập khố khan tràm trọng vè kinh tế, xã hội, kéo theo những cuộc khủng hoảng nội các liên miên. Thất bại nặng nề của quân đội viễn chinh trên biên giới Việt - Trung Thu Đông 1950 cũng là sự thất bại của kế hoạch Revers, là tiếng chuông cảnh tính cho chính phủ Pháp. Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Đỗng Dương đã làm cho nội tình nước Pháp ngày càng mâu thuẫn rối ren, kinh tế, chính trị rơi vào tình thế ảm đạm. Ở tại nước Pháp, theo như nhận xét của tướng Navarre: "Không khí tinh thần thật khủng khiếp: thờ ơ, lạnh nhạt nếu không nói là thù ghét, sự phản bội công khai phơi bầy, "buôn lậu tiền bạc", "vụ bê bối các tưóng lĩnh”. Giới quân sự cho rằng phải tập tiung nỗ lực giữ miền Nam Việt Nam, cũng cố người cho rằng phải bằng mọi giá giữ lấy BẤc Việt Nam, vì mất Bắc Bộ là mất 30 Chương ỉ: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... cả Đông Dương và Đông Nam Á. Theo giới chính trị, chiến tranh Đông Dương chi còn nhìn dưới góc độ của cuộc tranh phiếu bầu. Đối với tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự, cuộc chiến tranh Đông Dương chi còn là một việc phải thanh toán đi cho rồi. Người ta muốn "thoát ra", nhưng người ta lại bất đồng với nhau cả về đường lối chính trị, cả về chiến lược cần phải áp dụng..."1. Còn tình hình quân lính Pháp ờ Đông Dương thì như tướng H. Navarre nhận xét: "Trong khi Việt Minh ngày càng trở nên đông đảo, mạnh mẽ và cơ động thì chúng ta ngày càng lún sâu hom vào tình trạng bất động. Trong khi tình thần của Việt Minh lên cao thì tinh thần chúng ta sa sút nghiêm trọng. Cân bằng lực lượng bắt đầu bị phá vỡ theo chiều hướng có lợi cho đổi phương”2. Nội bộ chính giới Pháp cũng bị phân hóa sâu sắc bởi gánh nặng quá sức của cuộc chiến tranh hao người tốn của này. Từ năm 1950, nước Pháp phải chi một khoản ngân sách gồm 201 tỷ fr; năm 1951 dự tính phải chi tới 308 tỷ fr. Như tờ Le Figarô của Pháp bộc lộ: "Những món phí tổn này đáng lẽ ngân sách Việt Nam phải chịu, nhưng hiện nay phải trút lên đầu nước Pháp”3. Một khó khăn lớn nừa đối với giới cầm quyền Pháp là phong trào phản đối chiến tranh lên cao ngay tại nước Pháp với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, đòi đưa quân đội viễn chinh về nước, đòi hòa bình ờ Việt Nam, đòi điều đình với chính phủ Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Tổng công đoàn Pháp phát động nhiều cuộc bãi công ở những cảng có tàu chở vũ khí và trang bị đi Đông Dương. Từ Mác-xây, Tu-lông, Lô-ha-va, Angiêri... nơi nơi đều có những cuộc đấu tranh rầm rộ của công nhân 1. Henri Navarre, Thời điểm cùa những sự thật, Nxb Công an nhân dân, H. 1999, tr. 50. 2. Henri Navarre, Thài điếm cùa những sự thật, sđd, tr. 79. 3. Le Figarô (đàng báo Nhân dân) ngày 9-8-1951. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 bốc dỡ hàng không chịu chuyển hàng lên tầu, bất chấp sự đàn áp, cướp đoạt và giam cầm. Tiêu biểu cho phong trào là các vụ Raymond Dien nằm trên đường sắt ngăn đoàn xe lửa chở vũ khí và Henri Martin, một đảng viên cộng sản Pháp từ Đông Dương trở về tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp hiếu chiến đã làm chấn động toàn nước Pháp. Phong trào chống chiến tranh bẩn thỉu "la sale guerre" trở thành một phong trào toàn quốc ở Pháp và các dân tộc bị áp bức ở nhiều thuộc địa của Pháp. Nội bộ giới cầm quyền Pháp chia rẽ, tình hỉnh chính trị nội bộ nước Pháp không ổn định. Chính sự suy thoái về kinh tế và khủng hoảng về chính trị đã làm cho Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. Nước Pháp không thể một mình tiến hành chiến tranh được nữa. Để tiếp tục chiến tranh, thực dân Pháp phải dựa vào đế quốc Mỹ, từng bước trở thành công cụ để đế quốc Mỹ sai khiến và thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt Nam không còn là của riêng nước Pháp, mà trở thành vấn đề của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu. Cùng với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã trờ thành kẻ thù cụ thể tnróc mát của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchiã. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là cuộc đấu tranh chống bọn can thiệp Mỹ. Pháp bị thất bại ngày càng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và càng lún sâu vào cuộc chiến tranh đòi phải nhận viện trợ Mỹ và lệ thuộc Mỹ, ảnh hưởng không lợi đến chủ quyền nước Pháp. Theo tướng H. Navarre nhận định: "Điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là về phương diện chính trị. Nó dẫn đến việc người Mỹ thò tay vào công cuộc nội bộ của chúng ta và thay thế ảnh hưởng của chúng ta đổi với các quốc gia liên kết. Trong khi nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ, chúng ta đã mất luôn Đông Dương, ngay cả khi viện trợ đã giúp chúng ta thắng bận"1. 1. Henri Navarre, Thời điểm của những sự thật, sđd, tr. 48. Từ năm 1952, viộn trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương. 32 Chương I: Ảm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Tuy nhiên, với bản chất hiếu chiến, phản động và tiếp tục tranh thủ viện trợ Mỹ, thực dân Pháp vẫn âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Trong cuộc tranh cãi về chủ trương đối với chiến tranh Đông Dương, phái hữu lại thắng thế. Tại phiên họp cuối ngày 22-11-1950, Quốc hội Pháp, với 571 phiếu thuận và 345 phiếu chống, đã thông qua quyết định ủy quyền cho chính phủ tăng cường tối đa các biện pháp chiến tranh xâm lược Đông Dương và dựa hẳn vào Mỹ để đẩy mạnh chiến tranh. Plêven (René Pleven) hung hăng tuyên bố: "Cứ tiến lên bàng đại bác"1. Được đế quốc Mỹ hậu thuẫn về tiền bạc và vôi khí, Chính phủ Pháp tăng gấp đôi ngân sách chiến tranh và gấp rút bổ sung quân đội viễn chinh từ chính quốc và các thuộc địa Pháp ở châu Phi vào Việt Nam. Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến năm 1950 khi bắt đầu nhận viện trợ trực tiếp của Mỹ, Chính phủ Pháp phải gánh chịu toàn bộ chi phí cho chiến tranh Đông Dương. Từ năm 1947 đến năm 1950, số chi phí này là 683,7 tỷ fr, tăng gấp 5 lần năm 1946 (121,6 tỷ fr). Đe nuôi quân đội viễn chinh trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương, theo tác giả Huges Tertrais, tổng chi phí quân sự Pháp phải bỏ ra là 2.009 tỷ fr, cụ thể từ năm 1946 đến 1954 (1946: 121,6; 1947: 132,4; 1948: 124,5; 1949: 193,8; 1950: 233; 1951: 341,6; 1952: 330; 1953: 368; 1954: 164) tỷ phơ răng, chưa kể sổ tiền của Mỹ viện trợ cho Pháp là 692 tỷ phơ răng2. Được Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp chủ trương tiếp tục chính sách thực dân cổ điển "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" một cách triệt để hom để khai thác nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ nhằm kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược. Mục tiêu 1. Yvơ Gra, Lịch sứ chiến tranh E>ông Ducmg, Nxb. Plon, Paris. Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Thanh Quang, lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, tr. 687. 2. Dần theo Hugues Tertrais," Annexe 22" (theo Nghiên cứu Lịch sử số 2-2007). 33 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 chính lúc này của Pháp và Mỹ là quyết giữ Đông Dương, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời tăng cường lực lượng chuẩn bị phản công để giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất tại chiến trường chính Bắc Bộ. 3. Mỹ ting cường can thiệp vào chiến tranh Đông Dương Đứng truớc sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, Mỹ thấy rằng muốn giữ địa vị bá quyền thế giới, trước hết phải ngăn chặn sự phát triển của lực lượng này. Ngày 12-3-1947, Truman đã đọc trước Quốc hội bản thông điệp về tình hình đất nước, sau này gọi là chủ nghĩa Tơruman (Truman). Nội dung cốt lõi của nó là ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, đánh dấu bước chuyển có tính lịch sử về chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh. Và không ngoài mục tiêu ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, củng cố địa vị bá quyền thế giới, nước Mỹ đã từ lập trường không can thiệp trước đây chuyển sang can thiệp thông qua viện trợ về quân sự, kinh tế ở Đông Dương. Như thế là đến năm 1950 “Hoa Kỳ đã dính líu vào chính sách kiềm chế tích cực ở châu Á cũng như châu Âu, ở Thái Bình Dương cũng như ở Đại Tây Dương”1. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới và thất bại nặng nề của thực dân Pháp ở Việt Nam, từ năm 1950, cùng với việc can thiệp vào Triều Tiên, đế quốc Mỹ tiếp tục can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. về chủ nghĩa đế quốc, ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Đức, Ý, Nhật đầu hàng. Đế quốc Anh lo sợ trước thắng lợi của cách mạng Trang Quốc và Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Đông Nam Á, nên tích cực ủng hộ Mỹ giúp Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở 1. Dẫn theo: 50 năm chiến thăng Điện Biên Phủ và sự nghiệp đối mới phát triển đất nước, Nxb Khoa học xã hội, H., 2004, tr. 497. 34 Chương l: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Việt Nam. Đế quốc Pháp, Anh yếu đi, ngày càng lệ thuộc vào Mỹ, Mỹ trờ thành tên trùm phản động. Một mặt, Mỹ lôi kéo các nước đế quốc vào cuộc chạy đua vũ trang, thành lập Khối liên minh quân sự. Mặt khác, Mỹ giúp tiền và vũ khí cho các nước đế quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, từng bước thay chù nghĩa thực dân cũ bằng chủ nghĩa thực dân mới, ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới mới và can thiệp sâu vào các nước ở bán đảo Đông Dương. So với ba năm đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã giữ một thái độ "trung lập" nhưng ủng hộ Pháp rất rõ ràng, thì từ sau khi Trung Hoa dân quốc sụp đổ, các nhà chiến lược Mỹ kết luận Đông Nam Á có tầm quan ưọng sống còn đối với an ninh của Mỹ. Các quan chức Mỹ nhất trí nhận định rằng: "Đông Dương, và đặc biệt Việt Nam, là then chốt trong việc phòng thủ ở Đông Nam Á"1. Và cụ thể là một trong sáu biện pháp mà chính quyền Mỹ thông qua hai ngày sau khi cuộc chiến ưanh bùng nổ là tăng viện trợ cho Đông Dương và cử một phái đoàn quân sự lớn đến đây. Mỹ quyết định viện trợ 75 triệu đô la cho "các vùng xung quanh Trung Quốc"2. Đặc biệt, từ nửa sau năm 1950, Mỹ có một loạt hoạt động tăng cường sự can thiệp của mình vào chiến tranh Đông Dương. Từ tháng 7-1950, Donald Heath, Đại sứ Mỹ tại các quốc gia Liên hiệp Việt Nam - Lào - Campuchia đã đến nhận nhiệm vụ. Cùng tháng, Tmman đã ký một đạo luật viện ượ quân sự. Sang tháng 8, một phái đoàn nghiên cứu liên Bộ Ngoại giao và Quốc phòng đã tiến hành thăm một loạt nước ở Viễn Đông trong đó có Việt Nam. Và tháng 12, một hiệp định viện ữợ được ký tại Sài Gòn giữa đại diện Mỹ, Pháp và Việt Nam. Đây là hiệp định đầu 1. George c. Hering, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất cùa nước Mỹ, Nxb Công an nhân dân, H. 2004, tr. 26. 2. Dẫn theo Nguyễn Hồng Thạch, Pháp tái chiếm Đông Dương và chiért tranh lạnh, Nxb Công an nhân dân, H. 2002, tr. 186. 35 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 tiên giữa Mỹ và Quốc gia Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu việc Mỹ chính thức dính ưu vào Việt Nam. Việc Mỹ cứu giúp Pháp nằm trong một tính toán rộng lớn của chiến lược toàn cầu. Đó là sự ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc đang lan rộng ở vùng Viễn Đông cũng như lo ngại ảnh hưởng của Việt Nam sẽ lồi cuốn các nước Đông Nam Á vào trào lưu cách mạng, tuyến phòng thủ từ xa của Mỹ nối từ Nhật Bản đến Australia sẽ bị suy yếu. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phong phú và tính chiến lược của khu vực này cũng là điều quan tâm của giới cầm quyền Washington. Tuy nhiên, viện trợ của Mỹ trong suốt năm 1950 không lớn. Cụ thể, năm 1950, Mỹ viện trợ cho Đông Dương 10 triệu đô la. Viện ữợ này bao gồm 7 máy bay Đakota, 40 máy bay chiến đấu Gruman Helleat và 3 tầu chở vũ khí hạng nhẹ1. Nguyên nhân do sự bất đồng giữa Pháp và Mỹ về vị trí của chính quyền Bảo Đại. Phần khác, chiến tranh Triều Tiên chiếm ưu tiên số một trong chiến lược của Mỹ. Nhưng, từ năm 1951 Mỹ đã tăng cường viện trợ cho Đông Dương gấp nhiều lần và Việt Nam chiếm vị trí thứ hai sau Triều Tiên trong việc nhận viện ượ quân sự của Mỹ. Để tăng cường sức mạnh cho các Chính phủ Đông Dương và tranh thủ quần chúng cho những chính phủ này, Mỹ đã đề ra chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật trong năm 1950, và trong 2 năm sau đó đã chi hơn 50 triệu đô la cho nhiều dự án. Các chuyên gia Mỹ mang phân bón, hạt giống để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng bệnh xá và cấp thuốc men, phân phát lương thực, quần áo cho dân tỵ nạn2. Cuối tháng 1-1951, Pleven và Tồng tham mưu trưởng quân đội viễn chinh Pháp De Lattre hội đàm với Tổng thống Mỹ về vấn đề viện ữợ cho Đông Dương. Cùng với 1. Nguyễn Hồng Thạch, Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh, sdd.tr. 187. 2. George c. Hering, Cuộc chién tranh dài ngày nhất cùa nước Mỹ, sđd, tr. 36. 36 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... viện trợ, Mỹ tìm mọi cách can thiệp không chì vào vấn đề chính trị mà cả vấn đề quân sự nhằm từng bước thay chân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Sau khi Trung Quốc, Liên Xô và một sổ nước xã hội chủ nghĩa công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn Anh, Mỹ và một số nước khác công nhận Chính phủ Bảo Đại, cuộc chiến tranh giữa ta và Pháp mang tính chất hai phe rõ rệt. Điều này được thể hiện ở chỗ, trong khi Trung Quốc giúp ta huấn luyện, đào tạo, trang bị vũ khí cho các đom vị, thì để quốc Mỹ cũng công khai viện trợ cho Pháp. Như vậy, có thể thấy một cách rõ nhất ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến cuộc chiến tranh tái chiếm của Pháp thông qua thái độ của Mỹ đối với cuộc chiến này. Từ chỗ phản đối chủ nghĩa thực dân, phản đối việc Pháp âm mưu chiếm lại Đông Dương, trong không khí chiến tranh lạnh, Mỹ chuyển sang ủng hộ Pháp. Tiền bạc và vũ khí của Mỹ tới tấp đổ vào Việt Nam nuôi cuộc chiến tranh ở đây. Cùng với sự viện trợ 0 ạt về quân sự cùa Mỹ vào Đông Dương như đã nêu trên, ngay từ cuối năm 1949 sang năm 1950, đế quốc Mỹ cầng ráo riét hoạt động mạnh về chính trị đẻ tạo đièu kiộn can thiệp sâu hơn vào Đông Dương sau này. Chính phủ Mỹ tìm cách gây áp lực với Chinh phủ Pháp, đòi Pháp công nhận độc lập giả hiệu cho Bảo Đại và mục đích là để lừa bịp nhân dân Việt Nam, đồng thời chuẩn bị trực tiếp nắm lấy Bảo Đại làm công cụ xâm lược của chúng. Việc này tiến hành song song với việc "viện trợ" là công cụ xâm lược thứ hai của Mỹ. Để thực hiện mưu đồ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương và tiến tới hất căng Pháp ra khỏi khu vực này, từ năm 1950-1953 tổng viện trợ của Mỹ cho Pháp ngày càng tăng. Tỷ lệ viện trợ của Mỹ trong chi phí chiến tranh Đông Dương ngày càng lớn. Cụ thể: 37 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 Bảng 1.1. Viện trợ của Mỹ cho Pháp (1950-1953)1 Năm Viện trợ quân sự (tỷ ĩranc) Tỷ lệ viện trợ Mỹ trong chi phí chiến tranh (%) 1950 40 14 1951 70 18 1952 103,5 18 1953 119 20 Đẻ cung cấp lương thực, quân trang, vũ khí, đạn dược cho đạo quân viễn chinh Pháp ngày một đông, từ năm 1951 trở đi, Mỹ đã viện trợ cho chiến tranh Đông Dương tổng cộng là 692 tỷ (1951: 51; 1952: 183; 1953: 183; 1954: 275). v ề quân sự, để tiến tới nắm vững quyền chi huy, Mỹ đặt Bộ tham mưu của quân đội Mỹ ở Pháp, cử các phái đoàn quân sự sang nghiên cứu căn cứ chiến lược ở Đông Dương, bố trí các quân cảng, sân bay, phái các sĩ quan làm cố vấn quân sự cho Bảo Đại, viện trợ tiền, vũ khí cho Pháp và bù nhìn. Đồng thời Mỹ thúc đẩy và giúp Thái Lan can thiộp vào Lào, Campuchia. Ngay từ những tháng cuối năm 1950, các phái đoàn quân sự Mỹ đã liên tiếp được phái sang Đông Dương để giúp Pháp trong kế hoạch dến hành chiến tranh: Ngày 19-3-1953 là tướng Mark-Clark, ngày 20-6-1953 là Trung tướng OT>aniel cùng 200 kỹ thuật viên đã đến Việt Nam2. Đặc biệt, từ tháng 11-1951, sau chuyến thăm Mỹ của tướng De Lattre, hàng trăm tầu thủy Mỹ cập bến Sài Gòn, mỗi tuần từ 2 - 4 chiếc, mang hàng viện trợ quân sự, trung bỉnh mỗi tháng là 8.000 tấn, cao nhất là 17.000 tấn. Nhờ đó, sinh lực của quân đội viễn chinh Pháp cũng được tăng lên. 1, 2. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Đình Lễ, “Nguồn lực của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2007, tr. 37. 38 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mói... Theo thống kê chưa đầy đù, năm 1951-1953, trọng lượng vật tư thiết bị chiến tranh viện trợ vượt quá 40 vạn tấn, ưong đó bao gồm 1.400 chiến xa, 15 vạn vũ khí hạng nhẹ, 340 máy bay, 350 tầu chiến, 1.500 điện đài, 240 triệu viên đạn thường và 15 triệu viên đạn đại bác. Đáng chú ý, sau mỗi lần quân đội Pháp thua thiệt nặng, đế quốc Mỹ lại tăng thêm hàng viện trợ quân sự cho thực dân Pháp nhiều hơn. Thí dụ, sau chiến dịch Biên giới, Pháp thất bại, Mỹ chở 48 máy bay chiến đấu và nhiều phụ tùng cập bến Sài Gòn. Đầu năm 1952, sau chiến dịch Hòa Bình, Mỹ đưa thêm 150 chiếc tàu vận tải và vũ khí đến Đông Dương. Và sau chiến dịch Tây Bắc năm 1953, Chính phủ Mỹ tuyên bố viện trợ quân sự của Mỹ đối với Pháp ở Đông Dương chỉ đứng sau Triều Tiên. Mỹ còn tiến hành cái gọi là "hợp tác quốc tế" với chính phủ bù nhìn để nắm lấy bọn này làm công cụ can thiệp mạnh mẽ về chính trị. Nói tóm lại, trong thời kỳ này, Mỹ đã tiến một bước lớn trong việc chi phí toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và gây mâu thuẫn với tư bản thực dân Pháp. * về kinh tế: Do âm mưu muốn gạt bỏ dần vai trò của Pháp ở Đông Dương nôn Mỹ lăng cường viộn ượ trực tiếp cho các chính phú bù nhln Việt Nam, Lào, Campuchia. Điều này cũng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, Pháp phải chấp nhận vì Pháp cần phải giảm bớt gánh nặng trong việc tiếp tục thực hiện chiến ưanh ở Đông Dương. Để đổi lấy viện trợ Mỹ buộc Pháp phải nhân nhượng nhiều quyền lợi cho Mỹ. Hàng Mỹ nhập vào Việt Nam thời kỳ 1951-1953 bình quân mỗi năm là 900 triệu đồng Đông Dương so với thời kỳ 1946-1950, bình quân mỗi năm là 350 triệu đồng. Tổng hợp sổ liệu viện trợ kinh tế Mỹ cho các "quốc gia đồng minh" theo chương trình hàng năm, chúng ta nhận thấy rằng, số tiền viện trợ trực tiếp của Mỹ cho các "Chính phủ quốc gia" ngày một tăng. Trong đó, tiền viện trợ dưới hình thức thương mại (thực chất cũng là viện trợ quân sự) chiếm tỷ lệ khá lớn. Vì Mỹ cho rằng viện trợ 39 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 cho các ngụy quyền ở Đông Dương càng nhiều thì Mỹ càng nắm chặt và hất dần Pháp ra khỏi các quốc gia liên kết. Những sổ liệu dưới đây đã chứng tỏ sự lệ thuộc của Pháp vào Mỹ càng ngày càng tăng và ý đồ hất cẳng Pháp của Mỹ có điều kiện trở thành hiện thực. Bảng 1.2. Viện trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp của Mỹ cho Pháp ở Đông Dưomg (1950-1953)1 Đơn vị: Triệu đô la Nămtầi chính Tổng sổ tiền viện trợ Sổ tiền viện trự trực tiếp Số tiền thông qua viện trợ thương mại Tỷ lệ tiền viện trợ thông qua thinmg mại (%) 1950-1951 21,0 10,0 11,0 52 1951-1952 24,5 9,5 15,0 61 1952-1953 26,5 12,0 14,5 55 Bảng 1.3. Viện trợ tài chính của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương (1950-1953)2 Năm tài Số tiền viện trợ (về tài chính) Tỷ !f viện trợ tải chính cho Pháp đưực Tỷ lệ viện trọr tài chính của Mỹ trong chính Triệu đô la Tỷ fr sử dụng trong chiến tranh ở Đông Dương (%) toàn bộ chi phí chiến tranh ở Đông Dưvng (%) 1950-1951 330 115 66 20 1951-1952 410 145 70 25 1952-1953 785 275 84 41 1, 2. Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2007, tr. 37. 40 Chương ỉ: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Ngay từ giữa năm 1950, phái đoàn kinh tế Mỹ do Brumo đến Sài Gòn với nhiệm vụ ờ lại Việt Nam và quản lý sử dụng viện frợ Mỹ, nhưng thực chất là để hoạt động khống chế về kinh tế. So với bốn năm trước, hàng Mỹ đưa vào Đông Dương nhiều hom trước. Mặc dù giá trị hàng nhập khẩu trực tiếp của Mỹ chi chiếm 5,7% tổng giá trị hàng nhập khẩu trong thời kỳ này, nên số lượng giá trị tuyệt đối tăng lên gấp bội. Cụ thể, từ 1951-1954 là 2.109 triệu đồng Đông Dương, bình quân mỗi năm là 522 triệu; từ 1946-1950 là 1.156 triệu đồng Đông Dương. Và khối lượng hàng cũng tăng nhanh hàng năm: 1951 là 454,441 triệu, 1952 là 462,072 triệu, 1953 là 378,610 triệu, 1954 là 887,916 triệu...1. * về chính trị: Mỹ nhiều lần tái khẳng định vị trí quan trọng của Đông Dưomg ữong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Vào tháng giêng năm 1951, Truman và Thủ tướng René Pleven ký Tuyên bố chung thừa nhận Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến chống "sự xâm lược" của cộng sàn trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, Mỹ cũng hứa tăng viện trợ cho Pháp và các Quốc gia liên kết. Việc đánh giá lại chiến lược cùa những năm 50 do đó đã chấm dứt lập trường trung lập của Mỹ và vào đầu tháng 3-1950 Mỹ đã cam kết ngay viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp trong cuộc chiến tranh chống Việt Minh. Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh đồng thời công nhận chính quyền Bảo Đại. Tiếp theo đó, ngày 23-2-1950, Mỹ ép Pháp ký Hiệp ước phòng thủ năm bên gồm Mỹ, Pháp và ba “Quốc gia liên kết” trong Liên hiệp Pháp là quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, Miên và Lào. Hiệp ước phòng thủ này trao cho Mỹ quyền trực tiếp điều hành viện trợ của Mỹ cho các “chính phủ liên kết” ờ Đông Dương. Với thỏa hiệp này, vai trò của Hoa Kỳ ữong chiến tranh được chính thức hóa; các 1. Có nhiều số liệu về viện trợ của Mỹ ở Đông Dương. Nhừng số liệu dẫn ở các nguồn không giống nhau, song có thể thấy mức độ viện ượ Mỹ vào chiến trường Đông Dương ngày càng tăng, mức độ can thiệp của Mỹ ngày càng sâu. 41 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 chính quyền tay sai của Pháp nay phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ, nội bộ ngụy quân, ngụy quyền bắt đầu phân hóa. Việc lập nên các chính phủ độc lập dù chi trên danh nghĩa tại Đông Dương khiến cho Mỹ hợp lý hóa hoạt động ủng hộ Pháp dễ dàng hơn. Một mặt Mỹ yêu cầu Pháp đưa thêm quân sang chiến trường Đông Dương, từ giữa năm 1952, trước áp lực của Mỹ, thực dân Pháp buộc phải đồng ý để các chính phủ bù nhìn "tự do" hành động, "tự do" đàm phán và chính phủ bù nhìn đòi quyền buôn bán thẳng với Mỹ và nhận thêm viện ữợ Mỹ. Tháng 9-1951, Mỹ trực tiếp ký với Bảo Đại hiệp ước tay đôi, gọi là “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ”, nhằm chuyển thẳng một phần viện trợ Mỹ cho chính phủ Bảo Đại và trực tiếp ràng buộc chính phủ đó vào Mỹ. Tiếp đó, tháng 12-1951, Mỹ lại ký với Bảo Đại một bản “Hiệp nghị an ninh chung”. Đòi hỏi của Mỹ chính là điều mà Pháp không hề muốn, bởi nếu làm theo sức ép của Mỹ thì Pháp sẽ mất dần quyền kiểm soát ở Đông Dương. Chính vì thế, Thủ tướng Pháp lúc đó là René Pleven vừa chủ trương để cho các nước Đông Dương có một nền độc lập hạn chế trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp. Đi đôi với việc nắm lấy các chính phủ bù nhìn, đế quốc Mỹ cũng hoạt động ráo riết để nắm quân ngụy. Mục tiêu chủ yếu của chính sách Mỹ ở Đông Dương là huấn luyện "quân sự bản xứ". Năm 1953, Mỹ đã đài thọ 50% ngân sách ngụy quân, mặc dù là qua Pháp phân phối. Mỹ còn nuôi dưỡng Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng của cái gọi là Chính phủ Việt Nam cộng hòa (1950-1953), nhưng bị Pháp từ chối. Hành động can thiệp của Mỹ thể hiện ngày càng rỗ rệt. * về văn hóa : Cùng với sự can thiệp của Mỹ về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa Mỹ được du nhập vào các vùng tạm chiếm ở Việt Nam. Từ đầu năm 1952, vai trò của viện trợ Mỹ và văn hóa Mỹ ngày càng xâm nhập vào sinh hoạt văn hóa và tinh thần ở Việt Nam, nhất là qua 42 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... phim ảnh. Tại Sài Gòn và Hà Nội, Mỹ đã đặt những cơ sở văn hóa đầu tiên, dưới hình thức Phòng thông tin Mỹ (Hà Nội: ban đầu đặt ở phố Tràng Tiền, sau chuyển về phố Hai Bà Trưng; Sài Gòn: đặt ờ Catinat). Tại đây, Mỹ trưng bày các loại sách, báo nhất là họa báo và một số tranh ảnh, phần lớn là phát không cho dân. Một số sách báo không phát thì người dân đến đọc tại chỗ. Phòng thông tin Mỹ thường chi có ý nghĩa đối với đám thanh niên, học sinh biết một chút tiếng Anh. Nhưng chính họ là cái cầu dẫn vào xã hội. Đến những năm 1953-1954, Mỹ bắt đầu đưa phim ảnh chiếu thử tại Hà Nội, Sài Gòn và các đô thị lớn. Ảnh hường xã hội và văn hóa của phim Mỹ đối với dân vùng tạm chiếm khá mạnh, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên. Một mặt, Mỹ tung vào những vùng tạm bị chiếm những sách, vở, báo chí, phim ảnh...; mặt khác, chúng cho xuất bản nhiều sách, tạp chí, phát thanh tán tụng lối sổng Mỹ, gây tâm lý sợ Mỹ, phục Mỹ, thân Mỹ trong các tầng lớp nhân dân Đông Dương mà chủ yếu là học sinh, thanh niên. Viện cớ chiến tranh ờ Triều Tiên, Mỹ tuyên bố xúc tiến việc giúp Pháp và Bảo Đại chở thẳng vũ khí vào Việt Nam. Tóm lại, do Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh xâm lược Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ càng trở nên gay go quyết liệt. Tính chất dân tộc và tính chất quốc tế của cuộc kháng chiến thần thánh đó ngày càng nổi bật. Như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Đảng (12-1 đến 3-2-1950) đã chỉ rõ: "Đông Dương hiện nay là tiền đồn của khối dân chủ ở Đông Nam Á chổng đế quốc", từ chỗ là kè thù tiềm tàng đến thời điểm này, Mỹ dần trở thành kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Như trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II (2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chính của cuộc kháng chiến khi đó là: "Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới"1. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr. 35. 43 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Như vậy, "bọn can thiệp Mỹ" đã trở thành đối thủ trên chiến trường Việt Nam. n. KẾ HOẠCH QUÂN s ự MỚI CỦA PHÁP VÀ MỸ ỉ. Xay dựng lục lượng cơ động và hệ théng boongke Như đã đề cập ở trên, những nỗ lực của thực dân Pháp cùng với sự hậu thuẫn của Mỹ vẫn không thể cứu vãn được thế nguy cho thực dân Pháp. Sau những thất bại liên tiếp trên các chiến trường, Pháp ngày càng lún sâu vào bãi lầy của cuộc chiến tranh Đông Dương. Rõ ràng, giới phản động hiếu chiến Pháp ngày càng lao sâu vào vực thẳm chiến tranh, dựa hẳn vào đế quốc Mỹ hòng cứu vãn tình thế. Trong bối cảnh đó, ngày 6-12-1950, Chính phủ Pháp cách chức một loạt tư lệnh ở các chiến trường, bổ nhiệm Đại tướng Đờlát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) là một danh tướng Pháp, Tư lệnh lục quân khối Tây Âu, sang làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Đông Dương thay cho M. Carpentier và Pignon. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Pháp tập trung quyền hành cả quân sự và chính trị vào một viên tướng để thống nhất chi đạo chiến tranh ở Đông Dương. Sau khi tới Đông Dương, De Lattre trực tiếp dùng mọi biện pháp để ngăn chặn việc rút lui trong hoảng loạn của quân Pháp, sau đó đã vạch ra một kế hoạch chiến lược mới với tham vọng xoay chuyển tình hình cho đạo quân viễn chinh. Ke hoạch này được gọi là kế hoạch De Lattre1 và gồm các điều chính sau: - Gấp rút tập trung quân Âu - Phi tinh nhuệ xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời phát triển ngụy quân với quy mô lớn để bổ sung cho quân viễn chinh và để xây dựng quân đội quốc gia cho chính quyền Bảo Đại. 1. Đến giữa n&m 1953, kế hoạch De Lattre de Tassigny bị thất bại hoàn toàn. Tổng chi huy Salan kế thừa Tassigny bị triệu hồi. 44 * Chưcmg ỉ: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới.., - Xây dựng phòng tuyến boongke (công sự xi măng cốt sắt) bên ngoài là vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với quân chủ lực Việt Nam và ngăn chặn Việt Nam đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do. - Tiến hành "chiến tranh tổng lực" (guerre totale), bình định vùng tạm bị chiếm và vùng du kích, giành lấy sức người sức của của nhân dân Việt Nam để tăng cường lực lượng, chuẩn bị phản công. - Phá hoại vùng Việt Nam kiểm soát bằng binh lính, thổ phi, gián điệp, oanh tạc bằng không quân, chiến ưanh tâm lý, bao vây kinh tế. Tư tưởng chi đạo và cũng là mục tiêu chủ yếu của kế hoạch De Lattre là nhằm bình định, giữ cho được đồng bằng Bắc Bộ, từng birớc tạo sự chuyển biến trong so sánh lực lượng để giành lại quyền chủ động chiến lược tiến tới đánh đòn quân sự kết thúc chiến tranh ưong thế mạnh và làm cho Bắc Bộ trở thành “cái then cửa của vùng Đông Nam Á” chống lại phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mê ở khu vực này. Từ năm 1950, sau khi Mỹ ép Pháp ký Hiệp ước phòng thủ năm bên gồm: Mỹ. Pháp và đại diện chính quyền tay sai bù nhìn ba nước Đông Dương trong cái gọi là "nằm ữong Liên hiệp Pháp", thì vai trò của Mỹ ở Đông Dương ngày càng được chính thức hóa. Từ đây, Mỹ gấp rút triển khai những lá bài riêng của mình với biện pháp chính là dùng bạo lực của Pháp để tiến hành chiến tranh và triển khai chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Từ chỗ là kẻ thù tiếp tay, Mỹ đã trở thành kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là cuộc đấu tranh chống bọn can thiệp Mỹ. Có thể nói, kế hoạch của De Lattre in được dấu ấn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ và "viện trợ Mỹ" mà Pháp đòi hỏi phải lấy thêm để trở thành một điều kiện hết sức quan trọng thực hiện kế hoạch này. 45 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Đây là kế hoạch bình định gấp rút đồng thời là sự nỗ lực rất lớn của Pháp và Mỹ hòng đánh bại quyết tâm kháng chiến với quân và dân ta, nhanh chống kết thúc chiến tranh. Trung tuần tháng 12-1950, bắt tay vào thực hiện kế hoạch, De Latừe đã tập trung các-tiểu đoàn cơ động thuộc lực lượng chiếm đóng ở Bắc Bộ thành các binh đoàn cơ động chiến lược và một số tiểu đoàn dù. Các đom vị này đóng ở phía Bắc đồng bằng, sẵn sàng nhiệm vụ ứng chiến. Chính phủ Pháp tiếp tục tàng thêm viện binh và nhiều vũ khí sang chiến trường Đông Dương, đã xây dựng được 7 binh đoàn cơ động chiến lược và 4 tiểu đoàn dự bị bố trí ở các tỉnh đồng bàng Bắc Bộ. Song song với việc tập trung quân, xây dựng lực lượng cơ động ở Bắc Bộ, Pháp khẩn trương xúc tiến việc xây dựng tuyến phòng thủ mạnh và vành đai trắng để bảo vệ khu vực trọng yếu Bắc Bộ và trung du. Hà Nội là cái chốt quan trọng bậc nhất trong hệ thống phòng ngự của địch ở đồng bàng Bắc Bộ, Hà Nội còn là kho dự trữ người, kho giữ của lớn của địch. Đe đối phó với cuộc tiến công chiến lược của quân đội ta ở Vĩnh Yên (Chiến dịch Trần Hưng Đạo). Pháp đã xúc tiến xây dựng và củng cố phòng tuyến boongke và vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng để bảo vệ khu vực trọng yếu này. Chi sau một thời gian ngán, hàng loạt vị trí bàng bê tông cốt thép kiểu mới đã ra đời. Nhiều vị trí cũ được gia cố, hạ thấp lô cốt, xây thêm hầm ngầm, rào dây thép gai, xây tường bao, tăng cường chướng ngại vật xung quanh. Kết quả là, đến cuối năm 1951 thực dân Pháp cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng thủ khoảng 1.300 lô cốt hợp thành 114 cứ điểm nằm đọc theo hệ thống phòng tuyến boongke kéo dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Uông Bí, Lục Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông tới Nam Định, Ninh Bình với 29 tiểu đoàn Âu - Phi nắm giữ với 1.200 khẩu súng cối, 500 pháo lớn nhỏ. Thực dân Pháp đã bố trí ở Bắc Bộ 54% lực lượng bộ binh và ưnh dù toàn 46 Chương I: Ảm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Đông Dương, 50% pháo binh, 42% cơ giới, 71 % công binh, 40% lực lượng vận tải1. Đi đôi với hệ thống phòng tuyến boongke, quân Pháp ra sức triệt hạ làng mạc, thôn xóm, dồn dân vào vùng chúng kiểm soát và lập hàng trăm ki-lô-mét "vành đai trắng". De Lattre tin tường rằng, kết hợp lực lượng cơ động nhanh và hiệu lực mạnh, tuyến công sự boongke sẽ đánh bật tất cả các cuộc tấn công của Việt Minh về đồng bằng, chặt đút mọi sự liên lạc giữa vùng tự do và vùng tạm bị chiếm. Báo chí Pháp đương thời đã ca ngợi De Lattre rằng: Chi trong vài tuần đã cứu vãn được một tình hình đổ vỡ, ngăn cản sự trượt dốc, chặn đường quân Việt Minh ở Vĩnh Yên đổ về Hà Nội tấn công vành đai. Nhưng sự thực thì không che chắn nổi mâu thuẫn không thể giải quyết được của Bộ Chi huy quân viễn chinh: mâu thuẫn giừa chiếm đóng, tập trung quân để chiếm đóng thì không có quân để càn quét. Với những bảo đảm viện trợ mới của Mỹ, De Lattre đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch quân sự vạch ra từ đầu năm: xây dựng "quân đội quốc gia (ngụy), hoàn chinh hệ thống vành đai phòng thủ quanh đồng bằng và trung du Băc Bộ, tăng cường càn quét bình định vùng tạm bị chiếm nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Kể từ khi ban hành lệnh tổng động viên, "quân đội quốc gia" đã có 45 tiểu đoàn BVN, tăng 24 tiểu đoàn so với đầu năm 1951, hơn nữa, trong số 45 tiểu đoàn BVN được tổ chức thành 4 sư đoàn bộ binh. Các sư đoàn đều do sĩ quan Pháp chi huy và chịu sự chi huy hành quân của cán bộ chi huy quân sự các miền của Pháp. Phục vụ âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của Pháp, thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội quốc gia, ngày 15-7-1951, Bảo Đại ký dụ "Tổng động viên" và chi định tướng Nguyễn Văn Hinh làm 1. Lịch sứ kháng chiến chống Pháp khu tả ngạn sông Hồng (1945-1955), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr. 252. 47 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Tổng tham mưu trưởng và Quốc trưởng làm Tổng tư lệnh tối cao quân đội quốc gia. Với ngân sách quốc phòng hàng năm là: tháng 11-1950: 46% ngân sách quốc gia, tháng 6-1952: 52% ngân sách quốc gia: 30 tỳ fr; tháng 12-1951 là 60% ngân sách quốc gia, 7-1953 là 68% ngân sách quốc gia: 50 tỷ fr‘. Từ giữa năm 1951, Bộ Quốc phòng ngụy được tổ chức lại. Pháp đặt cơ quan cố vấn bên cạnh Bộ Quốc phòng ngụy do tướng De Lattre phụ trách và chuyển giao cho ngụy một số tiểu đoàn ngụy binh trong thành phần quân viễn chinh Pháp để cùng các đem vị phụ lục quân thành lập các Tiểu đoàn Việt Nam (BVN). Một số cơ quan và đơn vị binh chủng được tổ chức như công binh, pháo binh, nha công vụ, toà án quân sự, hiến binh quốc gia. Các trường võ bị đào tạo sĩ quan được mở ra huấn luyện (như Đà Lạt, Nam Định, Thủ Đức). Năm 1951, quân đội ngụy đã có 919 sĩ quan và 8.800 hạ sĩ quan người Việt. Song song với việc xây dựng và phát triển lực lượng chính quy, Pháp còn chú ý chấn chinh và tảng cường tổ chức quân sự ở các địa phương. Ở mỗi tỉnh, thường có một đại đội bảo chính đoàn, đặt bên cạnh tiểu đội quân liên hiệp Pháp. Ở cấp quận cố từ 1 đến 2 trung đội do quận trưởng chi huy. ở mỗi tổng, tổng dũng nắm các đội hương dũng, các đội vũ trang ở thôn ấp... Năm 1951, kể cả lực lượng quân ngụy vừa phát triển và viện binh từ Bắc Phi sang, trên toàn Đông Dương, Bộ Chi huy Pháp có trong tay 338.000 quân, tổ chức thành 160 tiểu đoàn bộ binh chính quy: 88 tiểu đoàn Âu - Phi, 27 tiểu đoàn ngụy thuộc quân đội Liên hiệp Pháp và 45 tiểu đoàn thuộc "quân đội quốc gia", về binh chủng, có 18 tiểu đoàn pháo binh 105 và 155 mml, 7 chi đoàn cơ giới thiết giáp, 7 tiểu đoàn công binh, 5 tiểu đoàn vận tải, 81 máy bay của không quân, 61 tầu các loại của hải quân2. 1. Annuaữe des Etas - associés Comboge - Lao - Vietnam, 1953, tr. 70. 2. Tạp chí Tin tức nước Mỹ và thể giới. (Bản lĩnh Việt Nam, tr. 168). 48 Chưomg I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Thực dân Pháp tin rằng, kết hợp với lực lượng cơ động nhanh, và hệ thống công sự boongke vững chắc sẽ đánh bật được các trận tấn công của đối phương vào đồng bằng, chặt đứt mọi sự liên hệ giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Nhưng năm 1951, sau gần một năm củng cố thế phòng ngự, tiến hành bình định, củng cố lực lượng, De Lattre cho rằng đã đến lúc giành lại quyền chù động chiến lược. 2. Tăng cường chiến tranh tổng lực Đen tháng 4-1951, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, De Lattre quyết định mở một cuộc tấn công nhằm củng cố, tiêu diệt khối chủ lực cơ động tác chiến của ta. De Lattre chủ trương phải bình định triệt để, quét sạch cơ sở của đối phương, bàng lực lượng vũ trang của Việt Minh ra khỏi đồng bằng, triệt nguồn cung cấp cho kháng chiến, lập lại chính quyền ngụy. Bộ chi huy Pháp cho đây là biện pháp chiến lược quan trọng để thực hiện giành đất, giành dân, "dùng người Việt đánh người Việt". Do đó, thực dân Pháp đẩy mạnh "chiến tranh tổng lực” lên mức độ cao. Chiến tranh tổng lực mà thực dân Pháp thực hiện trong lúc này là những hành động đánh phá tổng lực về quân sự, chính trị, kinh tế để quyết giữ được chiến trường chính ờ đổng b&ng Băc Bộ. Những thủ đoạn thâm độc, tàn bạo cà về quân sự, chính trị, kinh tế của thực dân Pháp được triển khai rộng khắp ở các tinh vùng tạm chiếm và vùng du kích, nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đã khiến cho cuộc đấu tranh của quân và dân ta ờ vùng sau lưng địch gặp vô vàn khó khăn mới. Để tập trung bình định vùng tạm chiếm, quân Pháp liên tiếp tiến hành các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang, phá hoại cơ sở kháng chiến, bao vây vùng căn cứ du kích. Chúng cố chiếm giữ những vùng đông dân, nhiều cùa để tập trung vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh. Cũng từ năm 1951, cuộc kháng chiến của quân và dân ta bước vào thời kỳ mới, phải vượt qua nhiều khó khàn gian khổ mới nhằm tạo thế và lực mạnh mẽ hơn để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. 49 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 Tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Cùng với hệ thống boongke kiên cố, quăn Pháp ra súc triệt hạ làng mạc, dồn dân vào vùng chúng kiểm soát để lập hàng trăm "vành đai trắng". Thủ đoạn chủ yếu của chúng là mở liên tiếp các trận càn quét, kết hợp quy mô của các trận càn quét lớn, vừa và nhỏ, càn quét dài ngày kết hợp với càn quét ngắn ngày nhàm tiêu diệt các cơ sở chính trị và lực lượng vũ trang của ta, tàn sát nhân dân, tăng cường vơ vết nhân lực, vật lực, bao vây, chia cắt và triệt phá các nguồn kinh tế kháng chiến. Theo thống kê, năm 1951 toàn Đông Dương có 121 cuộc hành quân của địch, trong đó có 117 cuộc càn quét lớn ở vùng sau lưng địch, tăng gấp đôi năm 1950. Riêng vùng sau lưng địch ở đồng bàng Bắc Bộ, thực dân Pháp tăng cường các cuộc hành quân càn quét bình định, đưa "chiến tranh tổng lực" lên mức khốc liệt chưa từng có. Tại đây, địch tập trung 51 trận càn quét, có nhiều trận càn lớn, địch sử dụng từ 7 trung đoàn như trận càn Brôt-sê, Gree-fô và Hăng-đa-xin ở tả ngạn sồng Hồng. Đi liền với đánh phá về quân sự, địch ra sức củng cổ, phát triển ngụy quân, ngụy quyền trong các vùng nông thôn. Các biện pháp củng cố ngụy quân, ngụy quyền cơ sở như lập "hương dũng", "hưcmg đòn", bát thanh niẽn vào lính, đôn lực lượng vộ si công giáo và cả quân địa phương như Bảo chính đoàn, quận dũng, tổng dũng lên thành quân chính quy để khổng chế và cát đứt liên lạc giữa nhân dân với bộ đội, du kích và cán bộ được địch ráo riết thực hiện. Kế hoạch của De Lattre và các biện pháp cụ thể của địch thực hiện đầu năm 1951 đã đặt ra những thử thách mới đổi với cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của ta. Cụ thể, tại các tính Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình: chủ yếu dựa vào tổ chức ngụy quyền và các lực lượng giáo phái phản động, địch mở các cuộc hành quân "diệt dân, quét cán, càn thanh"; đồng thời đánh phá vùng du kích của ta. Trong tháng 7, 8-1951, địch càn hàng trăm lần vào vùng du kích và vừng vành đai trắng, gây cho ta nhiều tổn thất. Các huyện Nam Trực, Trục Ninh, nhiều cơ sở bị phá vở, các xã Nam Hồng, Nam Trung, 50 Chưcmg ỉ: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Nam Hoàng... cơ sờ gần như bị mất trắng. Lúc này, địch dồn mọi nỗ lực để bình định bằng được vùng tạm chiếm. Chúng ra sức củng cố ngụy quyền theo hướng thống nhất, tập trung quyền lực chi huy của Pháp và gạt ra dần những thế lực thân Mỹ. Các chiêu bài "Công giáo tự trị" bị xóa bỏ. "Khu Công giáo tự trị Bùi Chu" trờ thành tinh Bùi Chu, sáp nhập vào Bắc phần thuộc hệ thống ngụy quyền Bảo Đại. Tiểu đoàn "Tự lực 2" Bùi Chu đã thành Tiểu đoàn ngụy 16 BVN của Pháp. Các đảng phái Mỹ như “Đại Việt duy tân”, “Liên hiệp dân chúng”... đều bị gạt ra và thay bằng những tên thân Pháp'. Ở Kiến An - Hải Phòng, địch khẩn trương xây dựng Kiến An - Đồ Sơn - Quảng Yên của Hải Phòng thành “pháo đài mạnh ven biển”; mở rộng sân bay Cát Bi, xây dựng nhiều boongke kiểm soát, 15/16 vạn dân Hải Phòng bị địch kiểm soát gắt gao. Ở Kiến An, chúng tiến hành "bình định" sau khi càn quét cả quân cơ động; thực hiện đánh phá cơ sở của ta, tại xã Bạch Đằng (Tiên Lãng) 80% số cán bộ, đảng viên bị giặc bắt. Ở Quảng Yên: Riêng năm 1951 có 213 vị trí chiếm đóng của địch (hơn 80 vị trí Pháp) và xây dựng 190 tháp canh. Riêng huyện Nam Sách có 70 tháp canh, xã nào cũng có tháp canh. Ngụy quyền tổ chức thí điểm đội “quân thứ hành chính lưu động” (GAMO), một tổ chức hành chính - chính trị - quân sự chuyên làm nhiệm vụ bình định. Các đội GAMO đã lập được 48 ban tề vũ trang. Ở Kiến An và các xã ở Hải Dương, huyện Yên Lãng có 42 tháp canh. Các đội biệt kích thường xuyên lùng sục bất ngờ thôn xóm, kết hợp với bọn chì điểm để bắt cán bộ, phá cơ sờ. Qua các cuộc càn, trong tháng 9-1951, địch bắt 3.000 thanh niên đưa vào lính. Ở Thái Bình, Hà Đông, Hà Nam: Ráo riết tiến hành "chiêu an", lập các tổ chức "cứu tế xã hội", "ữạm hồi cư", giúp đỡ và mua 1. Lịch sử Đảng bộ tinh Nam Định (1930-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr. 316. 51 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 chuộc đồng bào lôi kéo vào "đại xã" để có thể dễ dàng khống ché về kinh tế, chính úi và cắt sự liên hệ với kháng chiến: Đông Quan (Hà Đông), Chợ Bo (Thái Bình) và Đồng Văn (Hà Nam). Tiếp sau cuộc càn Médure, Bộ chỉ huy Pháp tập trung hơn 5.000 quân của 12 tiểu đoàn mở cuộc càn (Reptile - Con bò sát) vào địa bàn thuộc 3 huyện phía nam Binh Giang, bắc Thanh Miện và tây Gia Lộc. Quân Pháp thực hiện các biện pháp càn quét, cướp phá tàn bạo hơn cả cuộc càn trước. Ngoài các đơn vị chiến đấu, chúng còn huy động các đom vị công binh, dân phu và tù binh sục phá hầm hố, công sự làng chiến đấu. Nhiều thôn đào đi xới lại 2, 3 lần. Tại làng Bình Giang 60 cụ già bị tàn sát, 4.000 thanh niên bị bắt vào trại tập trung. Như vậy, chi trong vòng 7 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9-1951), quân và dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đã trải qua hàng trăm trận càn, cố nhiều trận càn quy mồ và ác liệt. Mục đích tập trung lực lượng tiêu diệt các đơn vị bộ đội chủ lực, địa phương, triệt phá làng chiến đấu, khu du kích, cơ sở chính oi, căn cứ du kích lập tề dõng, tổ chức các đội vệ sĩ, bát lính... Các căn cứ du kích và khu du kích trừ một vài tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang và đông Thanh Hà (Hải Dương) nhưng luôn bi đe dọa, còn hầu hết bị phá. Tả ngạn cố 2.824 thôn chỉ còn 23 thôn, đông Thanh Hà là căn cứ với con số 10 vạn dân trong tổng số 2.188.000 dân. Hữu ngạn có 517 xã chi có 8 xã là khu du kích, nhưng cũng non yếu với 97.000 dân trong tổng số 2.200.000 dân toàn khu1. Chúng xây dựng tối đa hỏa lực và phương tiện, thi hành chính sách khủng bố trắng dã man, tàn bạo chưa từng thấy: giết người, đốt phá, bắt bớ... Bên cạnh chủ tnrcmg bình định, thực dân Pháp còn thi hành chinh sách triệt phá mùa màng, phá hoại sản xuất, giết trâu bò ỉàm kiệt quệ súc kháng chiến, triệt phá nguồn cung cấp sức người và của cho kháng chiến từ đồng bằng lên Việt Bắc. Đến năm 1951, đồng bằng Bắc Bộ là địa bàn tranh chấp 1. Dần theo Vũ Quang Hiển, Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1950), Nxb Sự thật, H. 2001, tr. 136. 52 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... quyết liệt giữa ta và địch bất chấp cố gắng thực hiện cuộc chiến tranh tồng lực của Pháp. Tại Tây Bắc, Việt Bắc, thực dân Pháp lâm vào thế bị động, lúng túng. Chúng càng gấp rút triển khai xây dựng tuyến công sự mới. Trong 2 tháng đầu năm 1951, chúng chuyển hàng nghìn tấn xi măng, sắt thép từ Hà Nội lên để xây dựng các vị trí boongke, hàng loạt vị trí bê tông cốt thép kiểu mới đã ra đời. Chúng liên tiếp mở các cuộc càn quét, lấn chiếm, tiến hành khai thác nhân lực, vật lực, tuyển mộ ngụy binh, táng cường tuyên truyền lôi kéo nhân dân. Chúng tấn công chiếm lại Phong Thổ, Sapa, uy hiếp Lào Cai, sáp nhập Mộc Châu, Sơn La thành phân khu Sơn La. Với kế hoạch tăng cường khâu phòng thủ độc lập Tây Bắc, địch co về củng cố Nghĩa Lộ, càn quét Mai Châu, Thuận Châu... Các khu du kích của ta ở Mai Châu, Mường La (Sơn La), Tuần Giáo, Điện Biên (Lai Châu)... lần lượt bị phá vỡ, lực lượng vũ trang của ta bị tổn thất. Song song với việc mở rộng các cuộc càn quét, lấn chiếm, thực dân Pháp còn tăng cường, khuyến khích sử dụng lực lượng phi, gián điệp, biệt kích, Việt gian phá hoại hậu phương của ta. Chúng dùng muối, gạo, vâi mua chuộc đồng bào, phát súng cho dân đi san, lôi kéo thầy mo, thầy cúng là những người trực tiếp có uy tín trong bộ tộc đi theo chúng. Chúng lập "Xứ Thái tự trị", "Xứ Nùng tự trị". Việc thành lập các "xứ tự trị" của một số dân tộc ít người là một trong những thủ đoạn "chia để trị" rất điển hình của thực dân Pháp ở miền Tây Bắc nước ta. Tây Bắc nằm ờ vị trí "bản lề", vừa nối Việt Nam với Thượng Lào và Nam Trung Quốc, vừa nối liền Liên khu 4, Liên khu 3 và vùng Việt Bắc. Từ năm 1951, thực dân Pháp xây dựng ở thị xã Hòa Bình tập đoàn cứ điểm đầu tiên gồm 6 tiểu đoàn bộ binh, trận địa pháo và sân bay. Và năm 1952, xây dựng tập đoàn cứ điểm Nà Sản (Sơn La) với lực lượng tập trung 10 tiểu đoàn. Tháng 11-1953, thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phù. 53 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 về lực lượng vũ trang, thực dân Pháp tổ chức các tiểu đoàn ngụy, người dân tộc ít người. Trên danh nghĩa, các đom vị lính ngụy quyền Thái (Tây Bắc) sáp nhập vào quân đội quốc gia (ngụy) từ năm 1951, nhưng trên thực tế uy quyền của Đèo Văn Lung vẫn được Pháp duy trì bằng một hệ thống quân số riêng. Đến năm 1952, tức là sau 3 năm khi cái gọi là quốc gia Việt Nam ra đời do Bảo Đại làm Quốc trưởng, với dụ số 6 (15-4-1952), một sổ tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số trở thành "Hoàng triều cương thổ”, trực thuộc Quốc trưởng, vùng đất riêng của triều đình. Theo đó, trực thuộc "Hoàng triều cương thổ" ờ miền Bắc có các tinh Lào Cai, Sơn La, Cao Bắc Lạng, Hà Giang, Hòa Binh, Hải Ninh; miền Trung có các tinh Đồng Nai Thượng, Đắc Lắc, Plâycu, Kon Tum. Những tinh này được cai trị theo quy chế riêng, nhưng suy cho cùng đó vẫn là để thực hiện chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp. Tại Liên khu 4, đây là một chiến trường dài và hẹp, có vị trí địa lý - chính trị rất quan trọng về mặt chiến lược đối với chiến trường cả nước. Do vậy, trong cuộc tái chiếm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã âm mưu chia cắt và cô lập toàn bộ các tỉnh miền Trung, xây dựng thành bàn đạp để từ đó m ở rộng địa bàn chiên tranh ra các tinh phía Bắc và phía Nam. Nhằm thực hiện mục tiêu bên, từ đầu năm 1951, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ củng cố vùng "chiến thuật miền Trung", tách vùng núi Tây Nguyên ra khỏi tổ chức quân sự miền Tiung, tăng cường càn quét đánh phá các vùng căn cứ kháng chiến, căn cứ du kích ven biển, đặc biệt là vùng giáp ranh của Ninh Bình và bắc Thanh Hóa, mở rộng diện tiến chiếm nam cầu Hà Tĩnh, phía bắc của tỉnh Quảng Bỉnh, xây dựng hệ thống đồn bốt kiên cố để phòng bị tiến công của lực ỉượng vũ trang và tạo bàn đạp nhân rộng ra vùng tự do của Liên khu. Mục đích của địch là tách rời Liên khu 4 với các chiến trường khác của cả nước, tách rời chiến trường Bình Trị Thiên với vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh. 54 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Nằm trong kế hoạch hành động của tướng De Lattre, ngay từ đầu năm 1951, thực dân Pháp đã bố trí lực lượng quân Âu - Phi và vệ binh đoàn, đưa quân chiếm đóng những vị trí then chốt ở các địa bàn tinh thành Trị Thiên, xây dựng lực lượng cơ động nhanh với nhiều chiến thuật tập trung, phân tán. Chúng ra sức bát lính để thành lập ở mỗi tinh một trung đội địa phương và các tiểu đoàn biệt lập. Các trường sĩ quan người Việt được củng cố và mở rộng ờ Huế, Đà Lạt. Cho đến tháng 10-1951, địch đóng thêm 172 vị trí, xây dựng hơn 200 lô cốt để chia cẳt vùng kháng chiến và vùng chúng kiểm soát. Tại Quảng Bình, địch đóng 31 lô cốt và 34 tháp canh; Quảng Trị có 72 lô cốt, 30 tháp canh; Thừa Thiên có 69 lô cốt và 120 tháp canh. Chúng tìm cách lấn chiếm và kiểm soát các tuyến đường tiếp tế từ vùng hậu phương Thanh Nghệ Tĩnh vào chiến trường Bình Trị Thiên của trên bộ và ven biển, ngăn cách vùng kháng chiến với vùng đồng bàng1. Đe tập trung bình định vùng tạm chiếm, quân Pháp liên tiếp tiến hành các cuộc hành quân càn quét như tiêu diệt lực lượng vũ trang, phá hoại cơ sở kháng chiến, bao vây vùng căn cứ du kích. Trong một thời gian ngắn, Pháp tổ chức 20 trận càn, trong đó 17 trận càn ưong vùng chiếm đóng và 3 ữận ra vùng căn cứ kháng chiến. Có những ưận tham gia tới 1.000 - 1.500 quân. Song song với hoạt động quân sự, chúng còn tàng cường phá hoại kinh tế, căn cứ ờ vùng tạm chiếm cũng như vùng tự do. Riêng trận càn ở huyện Phong Điền chúng đã bắn chết 300 con ưâu, bò, cướp hàng ngàn thùng thóc. Và Hà Nội cũng là mục tiêu bình định ráo riết của thực dân Pháp thời kỳ này, vì Pháp cho rằng đây là một cái chốt quan trọng trong hệ thống phòng ngự của chúng ờ đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, địch ra sức củng cố Hà Nội làm chỗ dựa để thực hiện kế hoạch De Lattre. Ngay từ ngày 21-12-1950, De Lattre đến Hà Nội 1. Dan theo: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp cùa quân và dân Liên khu IV (1945-1954), Nxb Chính trị Quốc gia, H„ 2003, tr. 306. 55 LỊCH Sừ VIỆT NAM - TẬP 11 đã cay cú tuyên bố "quyết không để mất thêm một tấc đất nào vào tay cộng sản". Ngoài hệ thống đồn bốt bao vây tại ba phòng tuyến trực tiếp bảo vệ Hà Nội, địch lập các vành đai trắng ở trung du (Phúc Yên), ven sông Đáy (Hà Đông) nhàm bảo vệ Hà Nội từ xa. Đồng thời địch tập trung ỉực lượng quyết phá các cơ sở trong thành phố, kiểm soát nội thành chặt chẽ hơn và thực hiện bình định ngoại thành. Ở nội thành, củng cố ngụy quyền khu phổ, bắt nhân dân lập sổ gia đình, lấy thẻ kiểm tra, tăng thêm cảnh binh, cài thêm chỉ điểm kiểm soát nhân dân. Năm 1951, dân số nội thành lên hơn 20 vạn người, trong đó công nhân khoảng 3 vạn. Chi phí cho chiến tranh ngày càng tăng, thực dân Pháp còn lợi dụng chiến tranh để làm phản. Hàng ngoại tràn ngập thị tnrờng. Cùng với các cuộc đàn áp quân sự, thực dân Pháp thực thi hàng loạt chính sách mị dân thâm độc để chia rẽ lôi kéo nhân dân. Ở ngoại thành, từ tháng 7-1951 địch tạm chấm dứt những cuộc vây quét ào ạt, nhưng lại chuyển sang đánh phá sâu vào các tổ chức của ta, tăng cường dùng chỉ điểm, mật vụ đi sâu vào các tổ chức, đoàn thể để phá hoại kháng chiến. Chúng cho Bảo chính đoàn về đóng ở các thôn làm chỗ dựa để củng cổ lập tề, lập bảo an, hương dũng khắp các xã. Những tên chỉ điểm công khai trở về chi huy ngụy quyền. Trên cơ sở hương dũng ở các xã, chúng lập các đội Tổng dũng thay thế lực lượng Bảo chính đoàn. Đến năm 1951, địch cơ bản đã bình định được ngoại thành. Tại Nam Bộ: Trước nguy cơ suy sụp ngày càng gia tăng của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ nhanh chóng tranh thủ thời cơ bắt đầu thực hiện âm mưu trực tiếp can thiệp sâu vào Đông Dương. Các chuyến tầu viện trợ quân sự của Mỹ cập bến Sài Gòn ngày càng nhiều. Đổi với miền Đông Nam Bộ, nỗ lực hoạt động của địch nằm trong phạm vi thực hiện chủ tnrơng, phổi hợp tiến công bằng cả 56 Chương 1: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... kinh tế, chính trị, quân sự nhằm đánh mạnh vào lực lượng du kích, chiến lược chiến tranh du kích của ta, cướp vét và tận dụng dự trữ, thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" và bao vây cô lập khu 7 bằng cách ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ khu 8. Cho đén giữa năm 1951, phạm vi chiếm đóng của Pháp ở Nam Bộ đã mở rộng đến mức cao. Hàng nghìn đồn bốt, tháp canh được xây dựng từ thời tướng De Latour đã được gia cố thêm, tàng thêm hỏa lực. Cũng từ năm 1951, tuy Pháp đã rút bớt 7 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo ở Nam Bộ để đưa đi yểm trợ cho chiến trường Bắc Bộ, nhưng chúng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cuộc hành quân bình định ở Nam Bộ để thực hiện chủ trương chiến tranh tổng lực. Đặc biệt, chúng xây dựng lực lượng UMDC do Léon Le Roy (đơn vị lưu động bảo vệ Thiên chúa giáo) ở Ben Tre1. Sự tiếp viện, liên lạc chi đạo từ Trung ương xuống cơ sở, từ vùng này sang vùng khác của ta gặp rất nhiều khó khăn, có lúc có nơi bị đình trệ gián đoạn hẳn. Từ đầu năm 1951 trở đi, địch ráo riết thiết lập các điểm chốt chặn trên dọc hành lang Đức Hòa - Hóc Môn, kiểm soát chặt đường biển, đường sông Vàm cỏ, đường số 10 và số 1, cắt đút đường giao thông tiếp viện của ta từ miền Tây lên miền Đông; tăng cường lực lượng bảo vệ các đường giao thông chiến lược nối thông với Tây Nguyên (đường 14, 20), với cực Nam Trung Bộ (đường 1 và đường xe lửa). Đồng thời, chúng tổ chức càn quét liên tiếp các vùng xung quanh Sài Gòn, các thị xã, thị trấn và khu vực có cơ sở quân sự, kinh tế như Gò vấp, Châu Đốc, Bến Tre, cần Giuộc, Tân Sơn Nhất. Pháp còn kiểm soát được phần lớn mạng lưới giao thông 13.300km/14.000km đường giao thông, vừa ra sức đẩy mạnh "chiến ữanh kinh tế". Chúng thường xuyên dùng tàu chiến thọc sâu vào các sông và kênh xoáy, bắn phá bừa bãi vào làng xóm ven sông gây cho nhân dân ta nhiều tồn thất về người và của. về chính trị, chúng ráo riết đẩy mạnh âm mưu mua chuộc, nắm giữ và sử dụng 1. Theo Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr. 148. 57 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 một số phần tử phản động thuộc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên chúa giáo tiến hành càn quét, cướp tài sản, thóc gạo của nhân dân. Lợi dụng ta sơ hở, địch tập kích một sổ căn cứ, pháo binh công xưởng, cướp máy móc, vũ khí. Chúng phá hoại mùa màng gây trờ ngại cho sản xuất ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng giáp ranh. Ở đồng bàng sông Cửu Long, nhiều cánh đồng trở nên hoang hóa. Khố khăn nhất là miền Đồng, nơi vốn nghèo lúa gạo, có nhiều công binh xưởng và cơ quan đầu não của Nam Bộ. Hoạt động của địch đã làm cho các chiến trường của ta bị chia cắt, manh mún. Sự tiếp viện, liên ỉạc chỉ đạo từ Trung ương xuống cơ sở, từ vùng này sang vùng khác rất khó khăn. Sang năm 1952, địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách "bình định". Từ đầu năm 1952, địch tiếp tục những cuộc càn quét lớn các chiến khu Đồng Tháp Mười, chiến khu Đ, chiến khu Dương Minh Châu, u Minh... Tháng 2-1952, chúng mở cuộc hành quân Nhà Lá vào chiến khu Dương Minh Châu. Tiếp đó, mở trận "Gió lốc 2" vào chiến khu Đồng Tháp Mười với lực lượng hơn 3.000 quân, 75 xe lội nước, 29 tầu chiến. Ngày 24-4, địch lại tập trung 2.000 quân càn vào chiến khu Dương Minh Châu. Đặc biệt ở Sài Gòn, được sự tiếp sức của Mỹ, thực dân Pháp dùng mọi nỗ lực cho công cuộc bình định, đẩy cao cường độ chiến tranh xâm lược. Xung quanh Sài Gòn, chúng duy trì và mở rộng thực hiện công thức "cứ điểm nhỏ kết hợp vói đội ứng chiến nhỏ". Hàng loạt tháp canh, đồn bốt nhỏ được xây dựng thêm, tạo thành hệ thống cứ điểm dày đặc, vừa bảo vệ địa bàn, đường giao thông, hình thành thế bao vây chia cắt và ngăn chặn hoạt động của ta, vừa làm chồ dựa cho bọn tề, ngụy địa phương, làm nơi xuất phát các cuộc càn quét nhỏ, đánh phá, cướp bốc, bắt lính. Cùng với đội biệt kích Commando là các đội ứng chiến nhỏ được thành lập làm nhiệm vụ úng cứu đồn bốt, tháp canh khi bị tấn công, đồng thời tổ chức thường xuyên các cuộc hành quân gọn nhẹ, đột kích vào căn cứ 58 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... đánh phá các cơ quan và phá hoại kho tàng, công xưởng của ta. Những hoạt động trên của địch đã làm cho các chiến trường của ta bị chia cắt, manh mún. Sự tiếp viện, liên lạc, chi đạo từ Trung ương xuống cơ sở, từ vùng này sang vùng khác rất khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ráo riết thi hành những biện pháp về kinh tế, chính trị nhằm củng cố, phát triển hệ thống ngụy quyền đến tận cơ sờ ấp xã, chia rẽ nhân dân, vơ vét sức người, sức của cung cấp cho cuộc chiến tranh. Sau khi loại Việt gian thân Mỹ ra khỏi chính phủ bù nhìn (Trần Văn Hữu thay Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng, Nguyễn Văn Tâm thay Trần Văn Đông phụ trách công an), địch củng cố bộ máy kiểm soát, tăng cường hoạt động mật thám ở nội thành, đẩy mạnh công tác địa phương, mà ta có thể dùng làm vị trí chi huy ở ngoại thành, triển khai xây dựng kho tàng dự trừ quân sự (kho dầu Khánh Hội), vị trí căn cứ đóng quân (thành Cây Mai - Chợ Lớn, thành Chí Hòa, Detrus Ký), nâng cấp các xí nghiệp sửa chữa quân dụng, chiến tranh, mở rộng đầu mối giao thông vận tải, đặc biệt là sân bay, bến tầu - căn cứ thủy quân, bến tầu Khánh Hội, mở rộng xuống Nhà Bè, sân bay Cát Lái... Để xây dựng Sài Gòn - Chợ Lớn thành trung tâm chính tri và căn cứ quân sự chi huy toàn Nam Bộ, địch bắt đầu mở rộng phạm vi quản lý của Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại chiến trường Nam Trung Bộ đến cuối năm 1951, quân Pháp xây dựng một hệ thống tháp canh gồm 100 tháp Đơlatua dọc đường giao thông để chia cắt vùng du kích của ta. Chuẩn bị tiếp nhận hàng viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp mờ rộng sân bay Đà Năng, nạo vét, củng cố cảng Tiên Sa, xây dựng trận địa pháo Phước Tường, tăng cường phòng thủ Đà Nằng. Ở vùng nồng thôn, mở các khu du kích, địch thường tập trung từ 400 đến 800 quân cơ động ứng chiến càn quét và lập "khu chiêu an", cướp phá tài sản của nhân dân. Ở Nam Trung Bộ, địch càn quét dữ dội vùng đồng bằng tạm chiếm ven biển, đặc biệt là Ninh Thuận, Khánh Hòa để vơ vét thóc gạo. Hàng nghìn dân bị dìm vào các "khu chiêu an", "khu tập trung". Nhiều cơ sở 59 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 kháng chiến bị tan vỡ. Hệ thống đồn bốt, tháp canh của địch mọc lên dầy đặc. Chúng còn tổ chức các cuộc càn quét quy mô vừa và nhỏ đánh phá các khu căn cứ của ta ở vùng núi, gây cho ta nhiều khó khăn. Ở vùng tự do Liên khu V, địch ném bom xuống đường giao thông và các khu dân cư 86 lần, làm hàng ngàn người chết, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Địch tiến hành cuộc "chiến tranh gạo" một cách gay gắt để bao vây lương thực ở vùng tạm chiếm, khiến nạn đói đang diễn ra ở đây càng trở nên trầm trọng. Quảng Nam, Khánh Hòa mất 1.000 tấn thóc. Ở Tây Nguyên, để nám địa bàn chiến lược quan trọng này, từ tháng 2-1952, thực dân Pháp tách Tây Nguyên ra khỏi Trung Phần, thành lập khu độc lập trực thuộc Bộ tổng chi huy quân viễn chinh. Chúng lập ra ở đây những trung đội "xung kích xuyên sơn", các tiểu đoàn sơn chiến gồm người các dân tộc để tác chiến ở vùng núi. Chúng lập các ổ vũ trang phản động ở địa phương gọi là "Gum” để biến người dân bỉnh thường thành người lính chống kháng chiến và ta chỉ làm chủ được 500 buôn làng ở bắc Tây Nguyên. Chi riêng năm 1953, thực dân Pháp đã có 21 cuộc càn quét vào căn cứ An Khê, Đắc Lắc, gây cho ta nhiều tổn thất. Trước những giải pháp chiến tranh mới của địch cũng như sự can thiệp sâu của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp không ít khố khăn. Song, với sự nỗ lực phi thường của quân và dân ta, được sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội chủ nghĩa, cuộc kháng chiến và kiến quốc của Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, làm cho địch liên tiếp thất bại. Tóm lại, với những hành động đánh phá tổng lực về quân sự, chính trị, kinh tế của địch chứng tỏ thực dân Pháp cố hết sức giữ cho được chiến tnrờng chính Bắc Bộ. Tuy nhiên, dù có tài cầm binh, tướng De Lattre cũng không thể giải quyết được sự mắc kẹt giữa tập trung và phân tán lực lượng; giữa tấn công vùng tự do với phòng ngự vùng chúng kiểm soát. Do vậy chỉ sau một năm, kế hoạch De Lattre đã chịu thất bại trước sự nỗ lực kháng chiến của quân và dân ta. 60 Chương I: Âm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... III. KINH TÉ - XÃ HỘI VÙNG PHÁP CHIÉM ĐÓNG 1. Tình hình kinh tế Đe hiểu rõ về vùng tạm bị chiếm, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần 2 (tháng 9-1951) đã chỉ rõ: "Vùng tạm bị chiếm là những nơi địch tạm thời kiểm soát hoàn toàn" và "Vùng du kích là những vùng địch và ta giằng co nhau". Giới hạn giữa vùng du kích và vùng tạm bị chiếm không thật rõ rệt. Giới hạn đó thông thường đều theo từng sự phát triển của cuộc chiến tranh giữa ta và địch, tùy theo lực lượng giữa hai bên. Nói cách khác, khái niệm vùng tạm bị chiếm có tính co giãn và rất tương đối, có thể hiểu là những vùng mà Pháp còn trực tiếp khống chế ờ những mức độ khác nhau. Nếu xét về phạm vi địa lý thì vùng tạm bị chiếm thay đổi rất nhiều trong những năm kháng chiến. Cụ thể: Ngay từ sau ngày Pháp chiếm Nam Bộ, trên đất nước Việt Nam đã hình thành cục diện hai vùng: vùng tự do và vùng tạm bị chiếm. Thời kỳ từ cuối năm 1947 đến giữa năm 1950 là thời kỳ vùng tạm bị chiếm có quy mô rộng lớn nhất. Bắt đầu tạm ổn định trong thời kỳ 1951-1952. Sau đó, co cụm lại một cách nhanh chóng từ 1953-1954, nhất là từ sau chiến dịch Tây Bắc thắng lợi. Như đã đề cập ờ trên, từ năm 1950, tuy cố theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược bằng thù đoạn thâm độc, quyết liệt hơn nhưng thực dân Pháp liên tiếp bị thất bại và phải gánh chịu hậu quả thiệt hại nặng nề về tiền của và nhân lực. Để đối phó, Pháp buộc phải để cho đế quốc Mỹ nhúng vào cuộc chiến tranh dưới chiêu bài viện trợ kinh tế và quân sự. Kinh tế vùng tạm bị chiếm vốn đã không ổn định càng trở nên thăng trầm gắn liền với các biến động, những nhu cầu của chiến tranh xâm lược và với mục đích khai thác, kiếm lời tối đa của thực dân tư bản Pháp. Cho nên về phía Pháp, chúng rất có ý thức phá hoại kinh tế của ta, đồng thời dùng mọi thủ đoạn để phát triển kinh tế chiến tranh của chúng. Vì mục tiêu cuối cùng của thực dân Pháp nhằm đạt tới khi trờ lại xâm lược nước ta là khôi phục chế độ bóc lột thuộc địa - một chế độ mang lại cho chúng món lợi khổng lồ. 61 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 11 Tình hình không ổn định về chính trị, bấp bênh về kinh tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và những năm đầu thực hiện tái chiếm Đông Dương đã ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý các nhà tư bản Pháp. Hơn nữa, do tình hình chiến sự, tình hình dân cư vùng tạm chiếm cũng có sự tăng, giảm. Theo thống kê, vào thời kỳ 1951-1952, cư dân vùng tạm chiếm khoảng 10 triệu người. Sang năm 1953, ở vùng tạm chiếm chi còn 6 triệu người1. Sang năm 1954, con số ngày càng thấp hơn. Bảng 1.4. Tinh hình dân số vừng tạm chiếm trong các năm (1942-1953) Năm Miền Nam Cao nguyên Trung Việt Bấc Việt Tổng cộng 1942 5.600 330 6.700 9.800 22.430 1950 4.500 380 - 4.300 - 1951-1952 - - - - 10.000 1953 3.402 - 1.035 1.657 6.094 Cư dân vùng tạm chiếm, bao gồm hầu hết các thành phố và các khu công nghiệp, cho nên trong vùng tạm chiếm, tỷ lệ cư dân đô thị, công nhân rất cao. Những thành phần khác như trí thức, sinh viên, dân nghèo thành thị cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nhưng có một đặc điểm, cư dân vùng tạm chiếm dù là thành phần nào tuy sổng trong vùng Pháp chiếm đóng nhưng hầu hết lại không theo Pháp, một lòng chống Pháp, hướng về kháng chiến và cách mạng. 1. Dần theo sổ tay của Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến, tr. 73. 2. Annuaire Statistique de L'indochine 1950. Chương I: Ảm mưu, kế hoạch chiến tranh mới... Còn về kinh tế, vùng tạm bị chiếm và vùng du kích chiếm một vị trí khá quan ưọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì nó chủ yếu bao gồm những thành phố lớn, những khu công nghiệp lớn, đồng bằng lớn. Và từ khi tiến hành xâm lược, thực dân Pháp đã nhằm trước tiên vào những khu vực kinh tế này. So với giai đoạn trước, ở vùng tạm bị chiếm thực dân Pháp vừa triệt để thực hiện chính sách cổ điển của chủ nghĩa thực dân là "lấy chiến ữanh nuôi chiến ữanh, dùng người bản xứ đánh người bản xứ". Đặc biệt, từ khi chúng thành lập được chính quyền Bảo Đại và sau khi chiến lược "đánh nhanh thăng nhanh" của chúng bị thất bại. Đổi với Pháp lúc này, mục tiêu là làm sao để giảm bớt gánh nặng chiến tranh Đông Dương dù phải nhận viện trợ của Mỹ về vật dụng quân sự, các chính phủ của Pháp trong thời gian này đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn thu của Pháp ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương. Chính sách này thể hiện chủ yếu ở mấy điểm sau: Một là, tích cực động viên các khả năng kinh tế tài chính ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương; Hai là, tích cực khai thác nền kinh tế tài chính Đông Dương phục vụ cho nền kinh tế tài chính của Pháp; Ba là, phá hoại kinh tế vùng du kích hướng cho nhân dân dự trữ thóc lúa nuôi bộ đội và tiếp tế cho vùng tự do. Có thể nói so với giai đoạn đầu chiến tranh, nền kinh tế vùng tạm chiếm có đặc điểm của một nền kinh tế thực dân kiểu cũ đã suy tàn về một chế độ kinh tế thực dân mới của đế quốc Mỹ. Dưới tác động trực tiếp của chính sách kinh tế thuộc địa mà chủ tư bản Pháp và can thiệp Mỹ áp đặt, kinh tế vùng tạm chiếm trong những năm này đã có những diễn biến cụ thể sau đây: - Công nghiệp-. Cũng như thời thuộc địa và nhừng năm đầu kháng chiến, tư bản Pháp đã ra sức khai thác cao su, than đá và xi măng vi những nguyên liệu quan trọng này là nguồn lợi lớn cho chúng và trực tiếp phục vụ cho quân sự. Nhưng từ sau chiến thắng Biên giới (10-1950), 63 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 11 sản xuất công nghiệp bị thu hẹp bởi hàng loạt xí nghiệp, hầm mỏ quan trọng như mỏ thiếc, vàng (Tĩnh Túc), kẽm (Chợ Đồn), than (Tuyên Quang), apatít (Lào Cai) của tư bản Pháp đã thuộc về vùng kháng chiến. Ngành công nghiệp khai thác hầu như chi còn lại khu mỏ Hòn Gai. Các xí nghiệp chế biến tuy có được đầu tư thêm nhưng cũng luôn bị đe dọa vì chiến tranh. Các ngành công nghiệp còn tồn tại ở các thành phổ, thị trấn lớn, hầu hết vẫn là các xí nghiệp của thực dân Pháp cũ và bắt đầu có thêm vốn của tư bản tư nhân và viện trợ Mỹ. Theo số liệu thống kê, tình hình hoạt động như sau': Bảng 1.5. Sản xuất Công nghiệp vùng Pháp chiếm đóng Đơn vị Trước chiến tranh (A) Nam 1953 (B) B/A (%) Than 10.000 tấn 2.615 """