"
Lịch Sử Việt Nam 1: Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ X PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lịch Sử Việt Nam 1: Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ X PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN SỬ HỌC
VŨ DUY MỀN
(Chủ biên)
LỊCH Sử VIỆT NAM TẬP1 TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH S ử VIỆT NAM TẬP 1
TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X
Biẻn mục trẾn xuát bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
LỊch sử Việt Nam / B.S.: Vũ Duy Mển (ch.b.), Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Đức Nhuệ, Trương Hụ Yến. - Tái bản. - H. : Khoa học xã hội. - 24cm
ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Sử học T.l: Từ khởi thủy đến thế kỷ X. - 2017. - 672tr.
1. Lịch sử cổ đại 2. việt Nam
959.701 - dc23
KXM0037p-CIP
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘỈ VIỆT NAM VIỆN SỬ HỌC
VŨ DUY MỀN (Chủ biên)
NGUYỄN HỮU TÂM - NGUYỀN đ ứ c n h u ệ TRƯƠNG TH| YẾN
LỊCH SỬ VIỆT NAM TẬP 1 •
TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X (Tái bản lần thứ nhất có bỗ sung, sửa chữa)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ N Ộ I-2017
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TẬP 1
TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THÉ KỶ X
PGS.TS. NCVC. VŨ DUY MỀN
(Chủ biên)
Nhóm biên soạn
1. PGS.TS. NCVC. Vũ Duy Mèn: Lời mở đầu; Chương I, II, V, VI, VII
2. TS. NCVC. Nguyễn Hữu Tâm: Chương III, IX, Phụ lục l-IV 3. PGS.TS. NCVC. Nguyển Đức Nhuệ: Chương VIII 4. TS. NCVC. Trương Thị Yén: C h ư ơ n g IV
Những người cộng tác
ThS. Phạm Thi Quế Liên - ThS. Đỗ Danh Huấn
ThS. Võ Thi Phương Thúy - CN. Ngô Vũ Hải Hằng
Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), do Viện Sừ học là cơ quan chủ trì, PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường làm Chù nhiệm và Tổng Chủ biên, cùng với tập thể các Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), Tiến sỹ (TS), Thạc sỹ (ThS), Nghiên cứu viên cao cấp (NCVCC), Nghiên cứu viên chính (NCVC) và Nghiên cứu viên (NCV) cùa Viện Sừ học thực hiện.
BỘ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
TẬP 1: TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền (Chủ biên)
- TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
- TS.NCVC. Trương Thị Yến
TẬP 2: TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIV
- PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
- TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng
TẠP 3: Từ THÉ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI
- PGS.TS.NCVC. Tạ Ngọc Liễn (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Minh Tường
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền
5
TẬP 4: TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THÉ KỶ XVIII - PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên) - TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng
- TS.NCVC. Trương Thị Ỹến
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
TẬP 5: TỪ NẢM 1802 ĐẾN NĂM 1858
- TS.NCVC. Trương Thị Yến (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền
- PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
- NCV. Phạm Ái Phương
- TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm
TẬP 6: TỪ NĂM 1858 ĐÉN NĂM 1896
- PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương (Chủ biên) PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
- TS. Nguyễn Mạnh Dũng
- ThS.NCV. Lê Thị Thu Hằng
TẬP 7: TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
- PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - NCV. Phạm Như Thơm
- ThS.NCV. Nguyễn Lan Dung
- ThS.NCV. Đỗ Xuân Trường
TẠP 8: TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - PGS.NCVCC. Ngô Văn Hòa
- PGS.NCVCC. Vũ Huy Phúc
TẬP 9: TỪ NĂM 1930 ĐÉN NĂM 1945
- PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thủy (Chủ biên) - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão
- PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương
6
TẠP 10: TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 11: TỪ NĂM 1951 ĐÉN NĂM 1954
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 12: TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
- PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
- NCV. Nguyễn Hữu Đạo
- TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân
TẬP 13: TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Vàn Nhật (Chủ biên)
- TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải
TẬP 14: TỪ NĂM 1975 ĐÉN NĂM 1986
- PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
- TS.NCVC. Lưu Thị Tuyêt Vân
- PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc
TẬP 15: TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
- PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên)
- PGS.TS.NCVC. Lê Trung Dũng
- TS.NCVC. Nguyễn Thị Hồng Vân
7
LỜI GIỚI THIỆU
CHO LẦN TÁI BẢN TH Ử NHÁT
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử và văn hóa từ lâu đời. Việc hiểu biết và nắm vững về lịch sử văn hóa của dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi bức thiết đối với mỗi người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình Đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẻ đáp ứng được những đòi hòi đó, từ trước đến nay đã có nhiều cơ quan, tồ chức và các tác giả ờ trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều công trình lịch sử đã xuất bản và được công bố rộng rãi, giúp cho nhân dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới hiểu biết về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó đều là những công trình lịch sử vẫn còn khá giản lược, chưa phản ánh hết được toàn bộ quá trình lịch sử cùa dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay một cách toàn diện, có hệ thống; Một số công trình lịch sử khác lại mang tính chất quá chuyên sâu về từng lĩnh vực, từng thời kỳ, hoặc từng vấn đề lịch sử cụ thể, nên chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi cùa mọi đối tượng trong xã hội. Do đó chưa đáp ứng được sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam của quảng đại quần chúng nhân dân.
Hom nữa trong xã hội Việt Nam hiện nay, rất nhiều người dân, thậm chí có cả học sinh các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, kể cả một số sinh viên của các trường cao đẳng và đại học không thuộc các trường khối Khoa học xã hội và Nhân văn có sự hiểu biết rất hạn chế về lịch sử dân tộc. Thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân
9
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
khách quan, trong đó phải kể đến một trong những nguyên nhân chính là do chua có được một bộ Lịch sử Việt Nam hoàn chỉnh được trinh bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và thật sâu sắc về đất nước, con người, về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước rất đỗi oai hùng và nền văn hóa hết sức phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nay.
Để góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, bào vệ và phát triển đất nước, góp phần truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lóp nhân dân và bạn bè trên thế giới mong muốn hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quà nghiên cứu mới gần đây và những tư liệu mới công bố, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học đã dày công biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay; là bộ sách có giá trị lớn về học thuật (lý luận), thực tiễn và xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập hiện nay. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản trọn bộ 15 tập Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 vào năm 2013-2014. Trong lần tái bản thứ nhất này, Viện Sử học đã bổ sung, chinh sửa một số điểm và chức danh khoa học của tác giả cho cập nhật và chính xác hơn.
Đây là một công trình lịch sử đồ sộ, nội dung hết sức phong phú, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng... nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
PGS.TS. Đinh Quang Hải
Viện trường Viện Sử học
10
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Gia Định thành thông chí, Lịch triều hiến chưcmg loại chí, Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sứ thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thong chí,...
Trong thời kỳ cận đại, nền sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dù đất nước rơi vào ách thống trị cùa chù nghĩa thực dân. Đe phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong khoảng thời gian cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX, sử học được nhiều nhà cách mạng Việt Nam coi là vũ khí sắc bén nhằm thức tỉnh lòng yêu nước cùa nhân dân và coi việc viết sử là đế cho người dân đọc, từ đó nhận thức đúng đan về lịch sử mà thấy rõ trách nhiệm cùa mình đối với đất nước, tiêu biẻu như Phan Bội Cháu VỚI ỉ rùng Quang tăm sứ, Việt Nam
quốc sử khảo\ Nguyễn Ái Quốc với Bản án ché độ thực dân Pháp, Lịch sử nước ta (gồm 210 câu lục bát).
Sau thang lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa ra đời, nền sử học đương đại Việt Nam bước sang trang mới vừa kế thừa và phát huy những giá trị của sử học truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố khoa học và cách mạng cùa thời đại mới. Nhiệm vụ cùa sử học là tìm hiểu và trình bày một cách khách quan, trang thực quá trình hình thành, phát triển của lịch sử đất nước, tổng kết những bài học lịch sừ về quá trình dụng nước và giữ nước của dân tộc. Trên thực tế, sử học đã
11
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, sử học đã góp phần vào việc đổi mới tư duy và xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sử học đã phát huy được vị thế của mình nhằm nhận thức đúng quá khứ, tìm ra quy luật vận động của lịch sử để hiểu hiện tại và góp phần định hướng cho tương lai. Đồng thòi, sử học, nhất là khoa học nghiên cứu về lịch sử dân tộc, có vị trí nổi bật trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ...
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, về đặc điểm và vai trò của trí thức và văn hóa trong lịch sử Việt N am ... Kết quả là đã có nhiều cuốn sách, nhiều tác phẩm của tập thể tác giả hoặc của cá nhân các nhà nghiên cứu ra đời. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần vào việc truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân.
Để phục vụ tốt hom sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần có những công trinh lịch sử hoàn chinh hơn về cấu trúc, phạm vi, tư liệu và có sự đổi mới về phương pháp nghiên cứu, biên soạn, mang tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện với chất lượng cao hơn, thể hiện khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trước đòi hỏi đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với Viện Sử học giới thiệu đến bạn đọc bộ Lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay. Đây là kết quả của Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (cấp Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) do Viện Sử học chủ trì, PGS.TS. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm đồng thời là Tổng Chủ biên.
12
Lời Nhà xuất bản
v ề phân kỳ lịch sử và phân chia các tập: Bộ Lịch sử Việt Nam được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cồ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (cũng có thể gọi là thời kỳ đương đại, kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Việc phân chia các tập chủ yếu theo các giai đoạn lịch sử cụ thể và ứng với các nội dung chính được thể hiện trong giai đoạn ấy.
Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, như sau:
Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khới thủy đến thế kỷ X
Tập 2: Lịch sứ Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI Tập 4: Lịch sứ Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỳ XVIII Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896 Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 Tập 9: Lịch sứ Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 Tập 11: Lịch sừ Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ nám 1965 đến năm 1975 Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000
13
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
Hy vọng bộ Lịch sử Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử nước nhà.
Tuy nhiên, trong quá trinh thực hiện, do những khỏ khăn chù quan và khách quan, với một khối lượng công việc đồ sộ lại đòi hỏi chất lượng cao, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Viện Sử học trong khả năng có thể đã làm hết sức minh, nhưng công trinh khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ỷ để khi có dịp tái bản, công trình được sủa chữa, bổ sung và hoàn thiện hom.
Xin trân bọng giới thiệu!
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
14
LỜI M Ở ĐẦU
Sử học là khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của một quốc gia, một dân tộc nói riêng. Nghiên cứu lịch sử là nhằm tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Nghiên cứu và biên soạn lịch sử, vì vậy, trờ thành một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia, dân tộc. Phạm Công Trứ, nhà chính trị danh tiếng, nhà sử học sống ở thể kỷ XVII, trong bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản kỳ tục biên viết: "Vì sao mà làm quốc sử?
Vì sử chủ yếu là đế ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sứ cùa một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thế bắt chước, người ác biết có the tự răn, quan hệ đen việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế"1.
Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời. Việt Nam cũng là một dân tộc yêu sử và có rất nhiều người ham thích tìm tòi, nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Đã có nhiều công trình lịch sừ được công bố, không chỉ do các cơ quan, tổ chức chuyên nghiên cứu biên soạn, mà còn do cá nhân người yêu sử thực hiện... Điều này vừa có mặt tích cực, lại có mặt tiêu cực. Tích cực vì sẽ góp phần giúp nhân dân hiểu thêm về lịch sử nước nhà, nhưng cũng chứa đựng yếu tố tiêu cực là dễ dẫn tới những hiểu biết phiến diện, sai lầm về lịch sử... đôi khi đồng nhất truyền thuyết với lịch sử?
1. Đại Việt sứ ký toàn thu, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 96.
LịCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và công bố nhiều tư liệu lịch sử; đồng thời tập trung công sức nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam trên tất cả các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... Việc nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề cơ bản trong lịch sử Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết về nội dung khoa học tiến tới biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến ngày nay.
Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dưới sự chi đạo trực tiếp của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học xã hội kiêm Viện trưởng Viện Sử học, Viện Sử học đã tổ chức biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam gồm ba tập, Tập I xuất bản năm 1971, Tập II xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2004.
Đen thập niên 90, Viện Sử học tổ chức biên soạn và công bố một số tập Lịch sử Việt Nam, gồm: Lịch sứ Việt Nam từ khởi thuỳ đến thế kỳ X, Lịch sử Việt Nam thế kỷ X và XV, Lịch sử Việt Nam 1858-1896, Lịch sử Việt Nam 1897-1918, Lịch sử Việt Nam 1954-1965 và Lịch sử Việt Nam ì 965-1975.
Kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bố sung các kết quả nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, trong khoảng 10 năm gần đây, Viện Sử học tổ chức biên soạn và nay cho xuất bản bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập trên cơ sở kết quả Chương trinh nghiên cứu cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Để biên soạn bộ sách này, Viện Sử học xác định Lịch sử Việt Nam phải được nhận thức là lịch sử của các cộng đồng quốc gia và tộc người đã từng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hiện nay, đóng góp vào sự phát triển của văn hóa và văn minh Việt Nam, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
16
Lời mở đầu
Viết về tiến trình lịch sử Việt Nam cần phải có cái nhìn đa tuyến với điểm xuất phát là sự tồn tại trong thời kỳ cổ đại của ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự hỉnh thành những nhà nước sơ khai: trung tâm văn hóa Đ ông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, trung tâm văn
hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Áp (Champa) ở miền Trung, trung tâm văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam ở miền Nam.
Chính sự hội nhập của ba dòng văn hóa ấy, mà dòng chủ lưu thuộc về văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc, đã tạo nền tàng phong phú, thống nhất trong đa dạng của lịch sử văn hóa Việt Nam ngày nay.
Trong quá trình biên soạn, những đặc điểm khác của lịch sử Việt Nam cũng được chú ý đến. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một quốc gia đa tộc người, trong đó người Kinh chiếm đa số (hơn 86% dân số). Đây cũng là lịch sử của một dân tộc luôn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy bên cạnh các trang viết về lịch sử chống ngoại xâm như một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của lịch sử Việt Nam, thì lịch sử xây dựng đất nước, lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được coi trọng. Đồng thời, lịch sừ Việt Nam được đặt vào bối cảnh khu vực và quốc tế trong mỗi thời kỳ. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng dựng lại trung thực, khách quan bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam qua từng thời ký lịch sứ cụ thể.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song với một công trình lớn như vậy, chắc chắn các tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để công trình đạt chất lượng tốt hơn khi có dịp tái bản.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2013
PGS.TS. Trần Đức Cường
Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sừ học,
Tổng Chủ biên công trình
17
LỜI NÓI ĐÀU
Trước nhu cầu của xã hội cần có một bộ sử Việt Nam đầy đủ và phong phú; năm 2002, Viện Sừ học đã xác lập một kế hoạch khoa học (Chương trình trọng điểm cấp Bộ được Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt) biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập, từ khởi thủy đến ngày nay. Với một yêu cầu nâng cao hơn chất lượng và phương pháp nghiên cứu, sách Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỳ X do nhóm chúng tôi biên soạn nằm trong chương trình đó.
Quá trình tiến hành đề tài Lịch sử Việt Nam từ khới thủy đến thế kỳ X vốn đặt ra quá nhiều vấn đề đòi hỏi nhóm nghiên cứu cần góp phần làm sáng tỏ. Khó khăn gai góc đầu tiên mà chúng tôi đối diện chính là những sự kiện lịch sử của con người thời tiền sử và sơ sử diễn ra trên một địa bàn mà cương vực chưa được xác định rõ ràng như nước ta ngày nay; theo một trục thời gian quá dài hàng mấy chục vạn năm, có khi sai số tới cả ngàn năm!
Liên quan đến thời kỳ này, các van tự ghi chép vô cùng ÍL Thời kỳ nguyên thủy chưa có tư liệu chữ viết, khi nghiên cứu hoàn toàn phải dựa vào tư liệu khảo cổ học (tư liệu không biết nói), cổ sinh học... Thời lcỳ Hùng Vương dựng nước, nhóm nghiên cứu tuy có dựa vào truyền thuyết, nhưng lại là của người đời sau ghi chép, sáng tác. Thòi kỳ Bắc thuộc, tư liệu chữ Hán cổ cũng rất tản mạn, nghèo nàn; đôi khi thiếu độ tin cậy, khách quan.
Từ trước đến nay có nhiều người nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X và có nhiều công trinh đã được công bố. Chính từ các công trình đó, nhiều vấn đề lịch sử được đánh giá khách quan, nhất quán. Nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề gây tranh cãi;
19
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
thậm chí đánh giá khác nhau, trái ngược nhau; khiến vấn đề đã khó, lại càng khó khăn và phức tạp thêm; ít nhiều gây quan ngại cho người nghiên cứu... Mặc dù vậy, chính những khó khăn đó lại có điều hấp dẫn chúng tôi.
Tuy nhiên, nhóm biên soạn cũng có những thuận lợi nhất định. Trước hết là sự thừa hưởng thành tựu của những thế hệ trước về phương pháp tiếp cận nghiên cứu; về khối tư liệu bao gồm tài liệu khảo cổ học, tài liệu văn tự Hán Nôm, tài liệu chữ phạn (Sanskrit), chữ Quốc ngữ, tài liệu nghiên cứu của người nước ngoài - Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... và quan trọng hơn là những kết luận khoa học liên quan.
Hơn nữa, nhóm biên soạn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Sử học tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài.
Nhưng người tham gia biên soạn đều đã kinh qua nghiên cứu, có thời gian tích lũy, có tâm huyết và trách nhiệm cao.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng kết quả của phương pháp liên ngành: bao gồm kết quả một số phương pháp nghiên cứu của Khoa học tự nhiên như địa tầng - sinh quyển - phóng xạ các bon C14, cổ sinh...; phưưng pháp của ngành Khoa học xa hội: nhân học - khảo cổ học - dân tộc học - íolklore - văn học - văn hóa học - văn bản học - chuyên gia..., mà nòng cốt là phương pháp lịch sử cụ thể và phương pháp lô gich. Thông qua việc áp dụng nhiều phương pháp, chúng tôi hướng tới sự đổi mới và nâng cao hơn chất lượng nghiên cứu.
Để thu thập, bổ sung tài liệu, nhóm biên soạn đã tiến hành nhiều đợt điều tra điền dã, sưu tầm tài liệu ở trong nước và nước ngoài.
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát Văn hóa Chăm tại Đà Năng (năm 2008); Văn hóa Óc Eo - Văn hóa Phù Nam tại một số địa điểm
20
Lời nói đầu
thuộc miền Đông, miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008 - 2011).
Ngoài ra, quá trình khảo sát còn được chúng tôi tiến hành tại thành Cổ Loa, huyện Đông Anh; đền Chèm, huyện Từ Liêm; đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh; làng Đường Lâm (đất Hai Vua - Phùng Hưng - Ngô Quyền), Hà Nội; đền Cờn, huyện Diễn Châu, Nghệ An (năm 2009), và đền Hùng (năm 2011).
Một số thành viên trong nhóm đã sưu tầm thêm tài liệu tại Quảng Châu (năm 2008); Bắc Kinh, Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc (năm 2010).
Cuốn sách Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỳ X được biên soạn công phu, nghiêm túc (2007 - 2011), với 9 chương; phần Phụ lục; và 435 đơn vị Tài liệu tham khảo.
Cuốn sách trình bày một cách khách quan về lịch sừ nước ta từ khi xuất hiện con người đứng thẳng khôn ngoan (Homo Erectus), với quá trình chế tác công cụ lao động gian khổ kéo dài hàng vạn năm, con người dần dần hoàn thiện chính mình, chuyển từ trạng thái dã man sang văn minh.
Từ sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đ ông Scm ở châu thổ sông Hồng, sông Mã. sông Cả, đã hình thành nên Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc đầu tiên thời Hùng Vương. Văn hóa Sa Huỳnh hình thành nên Quốc gia Lâm Áp - Champa cổ đại ở miền Trung. Văn hóa Đồng Nai - Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ là nền tảng của sự ra đời Vương quốc cổ Phù Nam - Chân Lạp. Giữa ba trung tâm văn hóa - ba quốc gia đó tùy thời mà ít nhiều có sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại; thậm chí có cả sự xung đột, xâm chiếm nhau. Đây chính là cơ sở của sự tích hợp và thống nhất lãnh thổ đất nước sau này.
Văn hóa Đông Sơn - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc sơ khai là trung tâm của tộc Việt - trong quá trinh phát triển, luôn là lực lượng nòng cốt để duy trì, tiếp nối văn hóa truyền thống, tiếp biến văn hóa
21
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
khu vực Đông Nam Á, Văn hóa Hoa - Án; thu hút, đoàn kết lực lượng đấu ừanh bền bi, lâu dài, nhiều hy sinh gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta...
Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng, song cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc, để lần xuất bản sau chất lượng cuốn sách sẽ tốt hom.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2012
Chủ biên
PGS.TS. VŨ DUY MỀN
22
BẢNG CHỬVIẾT TẮT
ANCL An Nam chí lược
BC - TCN Trước Công nguyên (cách tính niên đại của Khảo cổ học)
BP Cho đến nay (cách tính niên đại của Khảo cổ học)
CM Khâm định Việt sử thông giám cương mục CN Cử nhân
CTQG Chính trị Quốc gia
GD Giáo dục
GS.TSKH Giáo sư. Tiến sĩ khoa học
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐCN Đầu Công nguyên
SCN Sau Công nguyên
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND ủ y ban nhân dân
H I Chi trống đồng loại I, theo phân loại của F. Heger
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHLS Khoa học lịch sử
KHXH & NVQG Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia KCH VN Khảo cổ học Việt Nam
23
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Nxb-NXB Nhà xuất bản
KHXH Khoa học xã hội
H Hà Nội
NPHMKCH Những phát hiện mới Khảo cổ học PGS.TS Phó Giáo sư. Tién sĩ
Q-q quyển
SG Sài Gòn
TCN Trước Công nguyên
TC. NCLS Tạp chí Nghiên cứu lịch sử TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TG Thế giới
TT Đại Việt sử ký toàn thư TTKHXH Thông tin Khoa học xã hội TT UNESCO Trung tâm UNESCO
TTTLLS Thông tin tư liệu Lịch sử VHDT Văn hóa dân tộc
VHTT Văn hóa Thông tin
VSH Viện Sử học
24
Chương I
VIỆT NAM THỜI KỲ NG UYÊN THỦY
I. DÁU TÍCH NGƯỜI VƯỢN Ở VIỆT NAM
Trong buổi bình minh của lịch sừ nhân loại, con người còn mang những đặc tính giống như loài vượn. Vì thế mà giới c ổ sinh học thường gọi người tiền sử là Người vượn. Các nhà khoa học cho biết Người vượn sống cách ngày nay 30 - 40 vạn năm đến 2 triệu năm. Năm 1891, các nhà khoa học phát hiện Người vượn Giava (Inđônêxia) (Pithecanthropus Erectus - Người đứng thảng) sống cách ngày nay khoảng 80 vạn năm. Năm 1927, Người vượn ờ Chu Khẩu Điếm, cách Bắc Kinh 18 km nên gọi là Người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus Pekinensis) được phát hiện. Người đứng thẳng Bắc Kinh có niên đại tuyệt đối là 40 vạn năm 1.
Vậy ở Việt Nam, Người vượn xuất hiện từ bao giờ? Các nhà khoa học liên ngành đã cùng phối hợp nghiên cứu vấn đề đó. Kết quả cho thay hức màn hí ấn cồ xira đang dần dần được làm sáng tò.
Việc phát hiện một số di tích mà tiêu biểu là Núi Đọ vào cuối năm 1960, đã xuất lộ những công cụ đá thô sơ đầu tiên của con người. Các nhà Khảo cổ học Việt Nam cùng với GS. P.I.Boriskovski đã nghiên cứu và chứng minh rằng ở Núi Đọ từng tồn tại một nền văn hóa sơ kỳ thời đại đá cũ2.
t . Hán Văn Khẩn (Chủ biên), Cơ sở Khào cổ học, Nxb ĐHỌGHN, Hà Nội 2008, tr. 80.
2. về di tích Núi Đọ hiện còn nhiều ý kiến khác nhau:
- Đa số cho rằng công cụ tìm thấy ờ Núi Đọ thuộc niên đại sơ kỳ đá cũ. Do công cụ được tìm thấy trên sườn núi không thuộc tầng văn hóa nào; thiếu
25
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Theo xác định của các nhà khoa học, tọa độ địa lý của Núi Đọ là 19° 51’ 16” độ vĩ Bắc và 105° 43’ 35’’độ kinh Đông.
Di tích Núi Đọ thuộc địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Núi Đọ là một quả núi thấp, sườn núi dốc thoai thoải từ 20° đến 25°, cao 158 m so với mặt nước biển, nằm ngay bên bờ hữu ngạn sông Chu; chỗ hợp lưu của hai dòng sông Mã và sông Chu (cách Thành phố Thanh Hóa 7 km về phía bắc - tây bắc).
Đá núi thuộc loại đá bazan, màu xanh xám, cứng, rất khó ghè. Nhưng khi đá được ghè vỡ lại tạo ra những cạnh khá sắc. Người vượn đến đó dùng đá ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Nhừng mảnh vỡ gọi là mảnh tước (Clăctơn)1 còn lại vô số, "chiếm... (95%) số di vật mà người ta đã tìm thấy"2 trên sườn phía đông và tây nam, ở độ cao khoảng 30 m đến 40 m của Núi Đọ. Những mảnh tước này chính là những công cụ thô sơ đầu tiên của Người vượn dùng để cắt hay nạo. Hiện các nhà Khảo cổ còn tìm được nhiều hạch đá (hòn đá dùng để ghè tạo ra mảnh tước); trốp pơ (chopper) công cụ đá được ghè đẽo qua loa, tạo nên rìa lưỡi dày, làm công cụ chặt thô3 và 8 chiếc
các yếu tố địa tầng, cổ sinh nên việc định niên đại ưên chưa có tính thuyết phục cao.
- Có ý kiến khác lại cho rằng, N úi Đọ thuộc niên đại kim khí, vì ngiròri thời đại sau tuy tiến bộ hơn nhưng vẫn có thể làm ra các công cụ của thời đại trước để sử dụng.
- Tuy ý kiến còn khác nhau, song niên đại khảo cổ của Núi Đọ cần tiếp tục được nghiên cứu. Việc tìm ra dấu vết người nguyên thủy đã đánh dấu bước tien mới của giới Sử học Việt Nam trong nghiên cứu về thời kỳ tiền sử trên đất nước ta.
1. Ban Nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Thanh Hóa, Lịch sù Thanh Hóa, Tập 1, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1990, tr. 22. "Mảnh tước Clăctơn: lấy tên địa điem Clăctơn ở nước Anh, nơi đã tìm được những mảnh tước mang dấu vết kỹ thuật này nhiều nhất."
2. Lịch sứ Thanh Hóa, Sđd, tr. 23.
3. Lịch sứ Thanh Hóa, Sđd, tr. 24: "Ở Núi Đọ còn khá nhiều công cụ (đá) được ghè đẽo qua loa... Các nhà Khảo cổ học gọi chúng là những công cụ
26
Chưcmg /. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
riu tay' - công cụ sắc bén nhất của Người Núi Đọ. Rìu tay được ghè đẽo nhiều nhát hơn ở cả hai mặt, một đầu gần nhọn tạo thành lưỡi, một đầu tròn làm đốc cầm. Rìu tay dùng để cắt, chặt. Những công cụ Núi Đọ về mặt kỹ thuật chế tác so với nhiều nơi trên thế giới ở vào trình độ thấp thuộc giai đoạn sơ kỳ thời đại đá cũ; niên đại cách ngày nay khoảng 30 vạn năm. Công cụ Núi Đọ đã giúp ích đác lực cho cuộc sống hái lượm, săn bắt của Người vượn. Mảnh tước để cắt thịt, nạo thịt, cắt củ, cắt dây. Rìu để chặt cây, chặt thịt, xương, săn thú rừng. Đá núi để đập củ quả, săn thú.... Đấy là cách kiếm sống sơ khai nhất trong lịch sử loài người.
Cách Núi Đọ khoảng 3 km đường chim bay là núi Quan Yên, thuộc địa phận hợp tác xã Định Công, huyện Thiệu Yên; nơi hợp lưu của sông Mã và sông cầ u Chày. Cách Núi Đọ 3,5 km về phía tây là Núi Nuông, thuộc địa phận hợp tác xã Định Thành, xã Công Thành, huyện Thiệu Yên, Thanh Hóa. Đây cũng là những núi đá bazan thấp. Các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy ở núi Quan Yên và Núi Nuông những công cụ đá như công cụ chặt thô, mảnh tước, hạch đá, rìu tay, giống như trên Núi Đọ. Những công cụ đó được đoán định có thể cùng một niên đại sơ kỳ đá cũ.
Người nguyên thủy ở Núi Đọ, Quan Yên và Núi Nuông chủ yếu sống bằng hái lượm và săn bắt. Những công cụ đá dẫu rằng còn thô sơ trên cũng đa giúp ích rất nhiều cho cuộc sống còn hoang dẵ, nhiều thử thách đối với họ.
chặt thô hay trốp pơ... Đây là loại công cụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số công cụ của người nguyên thủy ờ Núi Đọ... Chúng không có hình dáng ổn định... được ghè đẽo sơ sài ở một mặt hoặc trên hai mặt, tạo nên rìa tác dụng ở một hoặc hai đầu, ở một rìa cạnh dọc hoặc cả hai rìa cạnh dọc... (dùng) để cắt, chặt, đập... Nhưng khi cân, đo những công cụ này, ta thấy phần lớn có chiều dài trong khoảng từ 15-21 cm, chiều rộng... từ 9 - 12 cm, dày từ 5 - 7 cm và cân nặng khoảng từ 1 -1,5 kg".
1. Lịch sứ Thanh Hóa, Sđd, tr. 25: "Rìu tay ở Núi Đọ được chế tác tù đá bazan, có kích thước khá lớn: chiều dài chiếc nhỏ nhất là 16,5 cm, chiếc lớn nhất là 21,2 cm. Trọng lượng lớn nhất hơn 2 kg, chiếc nhỏ nhất: 1,1 kg." Chứng tỏ bàn tay người nguyên thủy rất khỏe khi sử dụng loại công cụ này.
27
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Các địa điểm di tích ở miền Đông Nam Bộ gồm Xuân Lộc, Hàng Gòn VI và Dầu Giây được nhà địa chất người Pháp tên là E.Saurin phát hiện vào những năm 1968-1971. Từ năm 1975 đến nay, chúng ta đã phát hiện trên 14 địa điểm thuộc các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Tân Phú tinh Đồng Nai; An Lộc thuộc Bình Phước. Trong đó, Xuân Lộc được coi là địa điểm tiêu biểu cho thời đại đá cũ ờ Nam Bộ.
Những công cụ tìm thấy gồm có 4 rìu tay, 2 mũi nhọn, 3 công cụ hình rìu, 2 nạo, 3 hạch đá (đá hòn tự nhiên), 5 mảnh tước. Các công cụ chặt có hình hạnh nhân, rìu lưỡi được tu chinh cẩn thận do ghè đẽo ở cả hai mặt, được tìm thấy ở Hàng Gòn VI hay Gia Tân. Chúng đều được làm từ đá bazan (basalt) và đều được tìm thấy đơn lè, tản mạn, bên ngoài địa tầng xác định. Nhóm công cụ đó như rìu tay, công cụ hình rìu và một số công cụ đa diện rất gần gũi với những công cụ ở Núi Đọ. Tuy nhiên "về mặt kỹ thuật có thể thấy những yếu tố tiến bộ hơn Núi Đọ, những riu tay định hình hơn..."1. Niên đại của chúng có thể đoán định khoảng 250.000 - 300.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của chúng "có thể là một nhóm người tối cổ đã phát triển"2.
Nhìn chung, với một số ít di tích được phát hiện, nghiên cứu thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nên chưa thể khẳng định được gì nhiều và chác chán về thời đại đá cũ và con người - chủ nhân của nơi đây. Trong tương lai với những thành tựu khoa học liên ngành sẽ giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về mảnh đất và con người Nam Bộ.
Năm 2000, các nhà Khảo cổ học phát hiện các di vật chế tác thời đá cũ trên tầng nền Tectit ờ Sa Thầy thuộc địa bàn Kon Tum. Cuộc khai quật khảo cổ học vào tháng 7- 8 năm 2001 trên một diện tích 12.000 m2, tại vùng hồ Yaly, nay đã bị ngập nước khi làm thủy điện,
1. Hà Văn Tấn (Chủ biên), Khảo cồ học Việt Nam, Tập I - Thời đại đá Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998, tr. 65.
2. Lê Xuân Diệm (Chù biên). Kháo cố Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai, 1991, tr. 3. 28
Chương I. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
đã đem lại kết quả tương đối khả quan "bên dưới lớp đất laterit hóa đã thấy một số công cụ đá ghè đẽo, có vài viên bằng cuội, rất giống hậu kỳ đá cũ"'. Trên cơ sở phát hiện mới này, có nhà nghiên cứu đưa ra hướng suy nghĩ: nhóm người tối cổ lưu vực sông Đồng Nai có thể có mối liên hệ với cộng đồng người tối cổ trên thượng nguồn Trường Sơn như ở Sa Thầy, Yaly. Họ có thể là chủ nhân đầu tiên tiến đến khai phá dần dần vùng đồng bằng Nam Bộ rộng lớn còn quá hoang vu, rậm rạp.
Ngoài những công cụ đá thô sơ của Người vượn được tìm thấy ở trên, di cốt Người vượn cũng được tìm thấy ở một số nơi trên đất nước ta.
Hóa thạch Người vượn (Homo Erectus) trong hai hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, nằm cách nhau 200 m, cùng trong hệ thống núi đá vôi, thuộc xã Tân Văn, huyện Bình Gia, Lạng Sơn đã được tìm thấy vào năm 1964 - 1965, gồm 10 chiếc răng hàm của người (Thẩm Hai 1 chiếc, Thẩm Khuyên 9 chiếc) lẫn trong lớp trầm tích màu đỏ chứa xương cốt một số loài động vật thòi Cánh Tân (Pleistocene)2. Qua nghiên cứu các nhà c ổ nhân học cho biết những chiếc răng đó vừa có đặc điểm răng người, vừa có đặc điểm của rãng vượn. Đó đích thực là những chiếc răng của Người vượn. Nếu đem so sánh thì những chiếc răng này gần với răng Người vượn Bắc Kinh hơn.
Như vậy, những chicc răng tìm thây Thâm Khuycn, Thâm I lai CÓ thể coi là bằng chứng về sự tồn tại của Người vượn (Homo Erectus) trên đất nước ta. Chúng được định niên đại bằng phương pháp ESR (cộng hường điện tử Spin) là trong khoảng 401 ±51 nghìn năm đến 534 ± 87 nghìn năm cách ngày nay3. Nằm cùng lớp với răng Người vượn là nhiều loại răng xương động vật sống cùng thời với Người vượn như hổ, báo, gấu, voi, lợn rừng, loài vượn khổng lồ.
1. Lương Ninh, Lịch sứ vương quốc Champa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nọi, 2004, tr. 4.
2. Khào cổ học Việt Nam, Tập I - Thời đại đá Việt Nam, Sđd, tr. 22. 3. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I - Thời đại đá Việt Nam, Sđd, tr. 9.
29
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
SỐ động vật trên từng là đối tượng săn bắt của Người vượn, là nguồn thức ăn quan trọng của họ.
Mặc dù dấu tích của Người vượn ở Việt Nam tìm thấy chưa nhiều, song cũng cho biết vào thời Cánh Tân, Người vượn đã sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam.
Người vượn sống thành từng bầy, mỗi bầy khoảng vài chục người. Họ kiếm ăn bằng cách hái lượm, săn bát. Tổ chức cộng đồng tương đối chặt chẽ, thể hiện qua việc săn bắt và phân phối thức ăn. Xã hội chưa có sự phân công công việc rõ ràng. Quan hệ tính giao chưa thoát khỏi tình trạng tạp giao. Các gia đình hạt nhân đã hình thành, cùng dòng máu tập hợp thành cộng đồng thị tộc. Thời kỳ này, con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn, chống thú dữ. Lửa đã góp phần đưa con người dần dần thoát khỏi tình trạng sống dã man.
Như vậy, những dấu tích về Người vượn ở Núi Đọ, Xuân Lộc, Sa Thầy, Yaly tuy còn thiếu những chứng cứ về địa tầng và cổ sinh, không có tầng văn hóa rõ rệt; ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai chưa tìm thấy công cụ lao động; nhưng được coi là xưa nhất, mở đầu cho lịch sử nguyên thủy ở Việt Nam.
II. S ự XUÁT HIỆN NGƯỜI TINH KHÔN VÀ CÁC B ộ LẠC SƠN VI
Sự xuất hiện Người tinh khôn
Trong lớp trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Ôm, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã phát hiện 3 trong số 5 chiếc răng người cổ cùng với xương răng một số loài động vật thuộc thời kỳ Cánh Tân như voi răng kiếm, đười ươi lùn, gấu tre, răng người vượn khổng lồ... Có thể cho rằng, người Thẩm Òm là dạng Người vượn đi thẳng muộn, thuộc Người tinh khôn hay Người hiện đại (Homo Sapiens) ở Việt Nam. "Niên đại cho các hóa thạch này từ 140.000 năm tới 250.000 năm BP"1 (cách ngày nay).
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I - Thời đại đá Việt Nam, Sđd, tr. 23. 30
Chương 1 Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Ở hang Hùm, xã Đồng Tâm, huyện Lục Yên, Yên Bái, năm 1966, các nhà Khảo cổ học lại tìm thấy răng người hiện đại (Homo Sapiens), với " 1 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới hóa thạch người cùa cùng một cá thể (Kahlke 1967)"1, trong lớp trầm tích thuộc Hậu kỳ Cánh Tân. Có thể coi đó là dấu tích Người hiện đại đầu tiên ở nước ta. Theo đoán định niên đại lớp trầm tích và xương răng ở hang Hùm cách ngày nay khoảng từ 8 đến 14 vạn năm2.
Tại hang Thung Lang, ở Ninh Bình, hang Soi Nhụ thuộc địa phận Quảng Ninh đã tìm thấy răng hóa thạch của Người tinh khôn. Ở hang Kéo Lèng thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, Lạng Sơn đã tìm thấy 2 chiếc răng và mảnh xương trán hóa thạch của Người hiện đại (Sapiens), chúng có niên đại khoảng 30.000 năm cách ngày nay.
Trong các hang động trên chưa tìm thấy công cụ đá của họ. Những người cổ này được các nhà Khảo cổ học khẳng định là chủ nhân của văn hóa thuộc hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam.
Các bộ lạc Sơn Vi
Các công cụ đá thuộc hậu kỳ đá cũ được tìm thấy từ năm 1965 tại xã Sơn Vi, huyện Phong Châu, Phú Thọ.) Tên Văn hóa Sơn Vi được biết đến từ năm 1971 căn cứ vào đặc điểm công cụ và lớp đất chứa các hiện vật trong đó và địa danh tỉm thấy các di vật (xã Sơn Vi).
Địa điẻm van hóa San Vi đưực tìm tháy ử nhièu noi: từ các đồi gò thuộc các huyện Lâm Thao, Tam Nông, cẩm Khê, Phù Ninh thuộc Phú Thọ đến các địa phương khác như: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây cũ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị... Cho đến nay, các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy hơn 180 địa điểm thuộc Văn hóa Sơn Vi.
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I - Thời đại đá Việt Nam, Sđd, tr. 23-24. 2. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr 24: "Hơn 20 năm sau có ý kiến cho rằng niên đại cùa người cổ ở Hang Hùm cách ngày nay khoảng 70.000 - 60.000 năm" (Nguyễn Lân Cường, 1988).
31
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Dựa vào sự phân bố các di tích cho thấy các hang động chi chiếm khoảng 10%. Cư dân Sơn Vi chủ yếu sống ngoài trời trên các đồi gò vùng trung lưu sông Hồng, thượng lưu sông Lục Nam, sông Lô, sông Đà và thượng lưu sông Hiếu1. Chứng tỏ cộng đồng Người Sơn Vi đã khá đông, sống chủ yếu ờ miền trung du. Họ sống tập trung thành các thị tộc, bộ lạc, cưu mang lẫn nhau trước thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt.
Các bộ lạc Sơn Vi dùng đá cuội để chế tác công cụ. Đặc trưng của công cụ Sơn Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cạnh cẩn thận. Mặt cuội tự nhiên còn được giữ lại nhiều. Loại công cụ ghè ở một mặt chiếm đa số, loại ghè cả hai mặt rất ít. Công cụ đá Sơn Vi vẫn còn rất thô sơ, nhưng đã có bước tiến hom trước trong kỹ thuật chế tác đá. Họ đã biết chọn những loại đá khác nhau nhưng thường lấy đá Quác-dít cứng để chế tác công cụ. Việc chế tác có thể diễn ra ngay trên bãi đá tự nhiên ven sông, suối. Hoặc đôi khi, họ đem chúng về nơi cư trú tiếp tục gia công hoàn chinh.
Người Sơn Vi dùng công cụ chặt để chặt, cắt tre, nứa, cành cây, thảo mộc dùng làm lều cư trú hoặc làm vũ khí săn bắt như gậy, lao. Khi săn được thú rừng thì làm công cụ chặt, mảnh tước để cắt, chặt thịt, nạo thịt. Với công cụ chặt còn giúp Người Sơn Vi chặt gậy, đào củ, đập quả.
Bấy giờ rừng nhiột đới với thảm thực vật phong phú, gần như bao phủ toàn bộ đất đai; trong đó có nhiều loại động vật sinh sống. Hái luợm và săn bắt từ rừng, sông, suối là hình thức lao động chù yếu đem lại nguồn thức ăn thường xuyên để duy trì cuộc sống cho các cư dân Văn hóa Sơn Vi. Trong nhiều di tích đã tìm thấy nhiều xương trâu, bò, lợn, rừng và khi. Chúng từng là đối tượng săn bắt của Người Sơn Vi để lấy thịt.
Hang Nậm Tun thuộc Phong Thổ, Lai Châu cũng chính là nơi cư trú đồng thời là nơi chế tác đá của Người Sơn Vi. Lớp đất chứa
1. Nguyễn Khắc Sử, Tạp chí Khảo cổ học, số 3,1996, tr. 12. 32
Chương /. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
dấu tích Văn hóa Sơn Vi ở đây khá dày, chứng tỏ con người cư trú ớ đây khá lâu. Trong hang có hai ngôi mộ, nhưng vỉ xương cốt quá nát, không xác định được đặc điểm nhân chủng, nhưng vẫn có thể đoán định đó là di cốt Người hiện đại, có niên đại khoảng 18.000 năm trở lại đây1.
Trong hang Con Moong thuộc huyện cẩm Thủy, Thanh Hóa, đã tìm thấy lớp chứa di tích Văn hóa Sơn Vi nằm sâu nhất dưới lớp chứa công cụ thuộc Văn hóa Hòa Bình và Văn hóa Bắc Sơn muộn hơn. "Có thể coi lớp Văn hóa Sơn Vi ờ hang Con Moong là ờ vào giai đoạn cuối cùng cùa Vãn hóa này. Các niên đại các bon phóng xạ (C14) của lớp Sơn Vi ờ hang Con Moong là: 11.755 ± 75 năm,
11.840 ± 75 năm và 11.000 ± 185 năm cách ngày nay"2.
Cho đến nay có thể tạm thời xác định Văn hóa Sơn Vi có niên đại khoảng 18.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. Đây là thời kỳ xuất hiện Con người tinh khôn (hay Người hiện đại). Việc chế tác công cụ đá có tiến bộ hơn trước, giúp ích con người nhiều hơn trong cuộc sống. Địa bàn cư trú cùa họ không chỉ trong hang động mà đã tiến xuống miền đồi gò trung châu các dòng sông Hồng, sông Thương, sông Hiếu. Cuộc sống của Người Sơn Vi chù yếu vẫn dựa vào hái lượm và săn bắt là chính. Địa bàn cư trú mở rộng chứng tò cộng đồng người Sơn Vi đông đảo hơn, tổ chức xã hội theo thị tộc, bộ lạc ngày càng chặt chẽ hom, đã làm chù đirợc vùng đât này.
III. CÁC THỊ TỘC HÒA BÌNH VÀ VĂN HÓA HÒA BÌNH
Ở hang Con Moong, trên lớp Văn hóa Sơn Vi là những di vật thuộc Văn hóa Hòa Bình. Những di vật đó do cư dân Hòa Bình làm ra. Như vậy, Văn hóa Hòa Bình là sự kế tiếp của Văn hóa Son Vi
1. Đỗ Văn Ninh (Chủ biên) - Nguyễn Danh Phiệt - Đặng Kim Ngọc - Nguyễn Duy Hinh, Lịch sử Việt Nam từ khới thúy đến thế kỷ X, Nxb. KHXH, Hà NỘI, 2001, tr. 20.
2. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh, Lịch xứ Việt Nam, Tập 1, Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr. 23.
33
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
ngày càng tiến triển hom. Cư dân trong các thị tộc Hòa Bình có phần thừa hường những kinh nghiệm sống từ các thị tộc Sơn Vi và sáng tạo thêm.
Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho biết hơn 130 đi tích thuộc Văn hóa Hòa Bình. Trong số đó có 117 di tích trong hang đá và dưới mái đá. Di tích Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở nhiều nơi từ Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Tây cũ, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Song chủ yếu thuộc hai địa phương Hòa Bình (72 di tích) và Thanh Hóa (32 di tích).
Các hang đá mà người Hòa Bình chọn cư trú thường gần sông suối, xung quanh thung lũng nhỏ là cụm 3 đến 4 hang, thung lũng lớn đến 9-10 hang. Các hang này không quá gần mặt nước, tránh được ẩm thấp, ngập lụt do mưa lũ. Hang thường cao hom so với mặt sông suối vài chục mét (địa hình lý tưởng đối với người nguyên thủy). Cá biệt, có hang cao tới 200 m. Việc cư trú gần sông, suối sẽ tiện lợi cho cuộc sống sinh hoạt của người Hòa Bình. Ngoài nhu cầu về nước, sông suối còn cung cấp cho họ ốc, trai, cua, cá... - nguồn thức ăn quan trọng trong cuộc sống thường nhật. Họ bắt ốc
suối, ốc núi đem về hang nướng hoặc luộc rồi ăn. Nhiều hang, loại vỏ ốc này còn lại dày tới vài mét, chứng tò người Hòa Binh từng cư trú khá lâu trong hang đá. Những cánh rừng trong thung lũng ven sông suối là nơi thú rừng hay đến uống nước, đấy cũng là địa điểm lý tưởng để người nguyên thủy săn bắt chúng. Công cụ săn bắt là những chiếc gậy tre gỗ nhọn mà người Hòa Bình dùng rìu đá chặt hoặc đẽo chúng. Ngày nay, những công cụ làm từ tre, gỗ đã mục nát, không còn tìm thấy. Ngoài ra, người nguyên thủy còn đào hố để bẫy các loài thú dữ. Người ta đào hố sâu, sau đó gác cây que và rải lá lên trên, thú sa xuống hố bị bắt. Chứng cứ cho thấy trong lớp đất lẫn vỏ ốc còn có nhiều loại xương thú rừng nhu hoẵng, lợn, khi, hươu nai, nhím, cầy, cáo... Hoặc ở một số hang còn thấy xương răng các loại thú lớn như tê giác, voi, trâu, bò rừng. Đó là những loại động vật mà người nguyên thủy đã săn bắt được.
34
Chưtmg 1. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Khi săn được thú, người nguyên thủy dùng rìu tay hoặc mảnh tước để cẩt, chặt thịt đem nướng rồi ăn. Những mành xương thú lớn cháy bị vỡ còn lại cho thấy sau khi ăn thịt, xương bị đập vỡ để hút tủy. Trong hang người ta thường gặp những hòn đá ám khói nằm giữa đống than tro, đó là bếp cùa họ. Có lẽ, người nguyên thủy đã nấu thức ăn trong ống bương, ống tre trước khi biết sử dụng đồ gốm.
Sự phân bố các bếp lửa trong hang có xu hướng quy mô thu nhò dần, số lượng bếp tăng thêm theo niên đại. Từ đó có thể cho rằng, mỗi hang là một đơn vị cư trú ban đầu gồm gia đình lớn nhiều thế hệ, sau đó là những gia đình nhỏ hơn bao gồm vợ chồng (một vợ hoặc nhiều chồng và các con, tuy ở chung mà đã sống riêng).
Mỗi cụm cư trú (các hang thuộc một thung lũng) là một đơn vị xã hội lớn hơn gia đình, có thể đây là một thị tộc gồm những gia đình trong đó vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng gần gũi. Họ cùng nhau tổ chức đi săn bắt thú. Công việc nguy hiếm này, đòi hôi sức mạnh chủ yếu do đàn ông đảm đương. Đất đai, rừng núi, sông suối, thú rừng săn được, rau quả hái được, đều là cùa chung thị tộc. Việc hái lượm do phụ nữ đảm nhiệm. Việc phân phối quân bình sản phẩm săn bắt, hái lượm từ rừng có thể ưu tiên hơn đối với người già, trẻ em.
Quan sát các hang đá mà người Hòa Bình ở cho thấy phần lớn theo hướng Đông hoặc Đông Nam, Tây Băc. Người nguyên thủy tránh những hang có hướng chính Bắc. Thường thì họ ờ gần phía cửa hang, có nhiều ánh sáng hơn. Việc chọn hướng sẽ giúp họ tránh được gió mùa Đông Bắc khi mùa Đông đến và đón được gió Đông Nam khi Xuân sang Hè tới. Kinh nghiệm chọn hướng (nhà - hang) của người nguyên thủy còn được truyền mãi về sau.
Người Hòa Bình đã biết làm đồ gốm với kỹ thuật nặn bằng tay và nung ngay trên mặt đất, nhưng chưa biết đến lò nung, do vậy lửa rất yếu và không đều. Khi làm đồ gốm, người ta trộn thêm nhiều cát trong đất để tránh nứt vỡ khi đem nấu. Loại hình đồ gốm nghèo nàn, chù yếu dùng để nấu ăn, một ít để đựng hạt hoặc quả.
35
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Hoa văn khắc vạch đơn giản được vẽ lên đồ gốm lúc còn ướt trước khi nung.
Công cụ gốm sơ khai đã đánh dấu bước tiến dần đến văn minh của các thị tộc Văn hoá Hòa Bình.
Trong hang Đồng Nội, Hòa Bình, các nhà khảo cổ học tìm thấy những hình khắc mặt một con thú loài ăn cò và 3 mặt người có sừng. Ở các di chi Kim Bảng, Làng Bon, Lam Gan và Yên Lạc cỏ một số viên cuội có khác. Một số hang động có mảnh xương còn vết khắc cành cây có lá, trên lá khắc rõ gân lá. Hoặc ờ Xóm Trại, di vật khắc được tô thổ hoàng. Từ hiện vật trên và các tư liệu Dân tộc học có thể đoán ràng người Hòa Bình đã có khắc vạch đánh dấu những sự kiện đáng nhớ nào đấy trong cuộc sống của họ hoặc có những hoạt động nghệ thuật sơ khai như: khắc vật trên đá, tô vẽ chúng bằng thổ hoàng. Cảm nhận mỹ thuật của họ với thế giới xung quanh làm phong phú thêm cuộc sống hiện thực.
Việc khắc mặt một con thú loài ăn cỏ và mặt người có sừng khiến có người nghĩ ràng người nguyên thủy đã hướng tới tôn thờ tô tem vật tổ. Có thể đó là một loài thú gần gũi với họ trong rừng núi bấy giờ.
Cảm nhận về chính mình, về đồng loại, đồng tộc của người các thi tộc Hòa Bình đã có bước tiến triển rõ rệt. Họ cho rằng người chết sang thế giới bên kia vẫn tiếp tục một cuộc sống khác, vẫn cần những công cụ để làm ăn và cả những đồ trang sức bằng vỏ ốc biển đã được mài thủng để xâu thành chuỗi.
Người nguyên thủy chôn người chết ngay tại noi cư trú trong hang, mộ chôn nông. Thông thường mỗi mộ chôn một người (đơn táng), có nơi một mộ chôn nhiều người (đa táng). Người chết được chôn trong tư thế ngồi xổm, bó gối hoặc nằm co. Công cụ bằng đá, xương hoặc vòng ốc được chôn theo. Xương người có vết tích bôi thổ hoàng đỏ được tìm thấy trong 3 ngôi mộ ở hang Đắng và 5 ngôi mộ dưới mái đá Mộc Long trong rừng Cúc Phương. Ở hang Làng Gạo thuộc Hòa Bình tìm được 20 sọ người
36
Chương Ị. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
lành hoặc vỡ cùa người lớn và trẻ em cùng những công cụ đá trong một khu đất chừng 25 m2. Bên cạnh các xương sọ không thấy có đốt xương sống, chỉ có vài mảnh xương hông và xương dài, xương chi cũng rất ít.
Như vậy, lễ thức mai táng cùa các thị tộc Hòa Bình có sự khác nhau. Những di cốt ở hang Làng Gạo cho thấy phải chăng có tục chôn một phần xương cốt người chết, đó là xương sọ và xương dài, sau khi để thịt rữa hết bằng cách để trên cây trong rừng cho chim ăn (điểu táng) như một số tộc người trước kia đã từng làm; hoặc cải táng sau khi chôn.
Có thể cho rằng người trong cùng một thị tộc Hòa Bình định cư trong cụm hang đá hay mái đá ven những thung lũng có cùng quan hệ huyết thống. Nhiều thị tộc tập hợp thành bộ lạc. Các thị tộc, bộ lạc thuộc chế độ mẫu hệ. Họ sống gắn bó với nhau, khi có người chết cũng không muốn rời xa (chôn nhau ngay trong hang nơi cư trú của cộng đồng). Điều đó thể hiện tính cộng đồng cao cùa các thị tộc Hòa Bình.
Những dấu tích mà con người Hòa Bình để lại trong lớp đất ở những hang động được gọi là Văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình được biết đến lần đầu vào năm 1927 khi học giả Pháp tên là M.Colani tìm thấy những hiện vật ở địa bàn Hòa Bình. Cho đến nay, hom 130 đìa điểm, di tich thuộc Vân hóa Hòa Bình da được tim thấy. Trong đó gồm vô số những hiện vật rìu đá, mảnh tước, chày đá, đồ gốm, xương răng người, xương động vật, vỏ ốc, tro bếp. Ờ hang Làng Bon thuộc Thanh Hóa, tầng văn hóa dày 3,7 m đã thu được 2.378 hiện vật.
Công cụ đá Hòa Bình được làm từ đá cuội lấy từ sông và suối. Phương thức chế tác vẫn là dùng đá đập đá tạo thành công cụ. Các công cụ được ghè đẽo một mặt, mặt kia để nguyên. Viên cuội được ghè mỏng tạo thành công cụ hình dẹt, hình hạnh nhân hoặc hình thoi, hình ô van có rìa lưỡi sắc xung quanh. Các công vụ đó có thể dùng vào việc chặt, cắt hoặc dùng vào việc bới đất nông. Hiện tìm
37
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
thấy rất ít công cụ đá được ghè đẽo cả hai mặt. Có công cụ hình rìu được ghè đẽo cẩn thận một đầu viên cuội làm lưỡi. Đó là loại rìu ngắn có kích cỡ bề ngang lớn hơn chiều dọc. Rìu ngắn được coi là công cụ đặc trưng của Văn hóa Hòa Bình1.
Công cụ được người nguyên thủy chế tác ngay tại bờ sông, bờ suối. Do kích cỡ những hòn cuội to nhỏ khác nhau nên các công cụ được chế tác từ đó cũng có kích cỡ khác nhau. Đôi khi, người nguyên thủy cũng mang cuội về hang cư trú để chế tác công cụ. Nhiều mảnh tước được tìm thấy ở đó. Những mảnh tước có cạnh sắc làm công cụ cắt nạo.
Trong di tích Hòa Bình còn tìm thấy chày nghiền đá. Viên cuội được mài phẳng một đầu hoặc cả hai đầu dùng để nghiền hạt. Trước đó công cụ này chưa được tìm thấy. Công cụ đá Hòa Bỉnh đã phong phú hơn trước nhưng cũng cho thấy kinh tế của người Hòa Bình chưa thoát khỏi hái lượm, sãn bắt. Trải qua kinh nghiệm sống, người Hòa Bình ngày càng hiểu biết thêm về thiên nhiên miền nhiệt đới. Họ đã khám phá và thu hái thêm loại hạt (hạt dẻ), củ, quả (bầu, bí), rau, đậu làm thức ăn.
Ờ hang Ma thuộc Thái Lan đã tìm thấy hạt bầu, bí, đậu. Ở hang Sũng Sàm thuộc Hòa Bình, hang Thẩm Khương thuộc Lai Châu đã tìm thấy bào tó phấn hoa. Từ kết quả so sánh dẫn đến nhận định người thời Hòa Bình đã biết nông nghiệp sơ khai ớ giai đoạn đầu2 - giai đoạn trồng rau đậu. Tuy nhiên vẫn cần thêm chứng cứ để khẳng định. Có thể, do con người đã biết trồng rau đậu mà còn lại bào tử phấn hoa trong di chi, nhưng cũng có thể bào tử phấn hoa được phát tán theo gió đến được một số hang của người Hòa Bình.
1. Lịch sử Việt Nam từ khởi thúy đến thế kỳ X, Sđd, tr. 22-23. 2. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng... Lịch sứ Việt Nam, T.l, Sđd, tr. 27: "...Lịch sừ nông nghiệp nguyên thùy ở Đông Nam Á có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trồng rau cù và giai đoạn trồng lúa. Các phát hiện Khảo cổ học mới đã xác nhận ý kiến đó và Văn hóa Hòa Bình chính là tương ứng với giai đoạn trồng rau cù cùa nông nghiệp Đông Nam Á."
38
Chương /. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Như vậy, Văn hóa Hòa Bình được biết đến thuộc thời kỳ đá mới ở Việt Nam. Công cụ đá vẫn chiếm chủ yếu, có được cải tiến và bố sung thêm loại hình phong phú. Đồ gốm nguyên thủy đã xuất hiện. Cuộc sống của người Hòa Bình vẫn dựa vào săn bắt, hái lượm. Họ cư trú trong hang đá. Xã hội quy tụ thành các cộng đồng thị tộc, bộ lạc mẫu hệ, gắn bó chặt chẽ trong cuộc mưu sinh và tiến hóa. Văn hóa Hòa Bình được biết đến sớm nhất dựa vào niên đại C| 4 cùa hang Sũng Sàm ở Việt Nam 11.365 ± 80 năm cách ngày nay1. Di chì Văn hóa Hòa Bình có niên đại C| 4 muộn nhất là hang Đắng, thuộc rừng Quốc gia Cúc Phương, 7.665 ± 65 năm cách ngày nay2.
Văn hóa Hòa Bình giữ vai trò quan trọng trong Văn hóa Tiền sử Đông Nam Á. Khu vực mà ở đó nổi bật về truyền thống chế tác cuội. Truyền thống này bắt đầu từ Văn hóa hậu kỳ đá cũ Sơn Vi thuộc Việt Nam đến Ban Kao thuộc Thái Lan và Mial thuộc Kalimantan và đạt tới đỉnh cao ờ kỹ nghệ đá mới thuộc Hòa Bình - Bắc Sơn. Văn hóa Bắc Sơn là sự tiếp nối truyền thống của Văn hóa Hòa Binh ở Việt Nam.
IV. CÁC B ộ LẠC MIÈN NÚI BẮC SƠN VÀ VÙNG BIÊN ĐA BÚT, QUỲNH VĂN
Văn hóa Dắc San là sự ké liốp cùa Văn hóa Hòa Bỉnh. Bửi lớp hiện vật (tầng văn hóa) thuộc Văn hóa Bắc Sơn nằm ngay bề mặt trên cùa văn hóa Hòa Bình. Các đi chỉ mà các nhà khảo cổ khai quật thuộc các hang động ở vùng núi Bắc Sơn (Lạng Sơn) nên gọi là Văn hóa Bắc Sơn. Các di chi này được tìm thấy chủ yếu ở vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên và trong một số vùng thuộc Văn hóa Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình - Trị - Thiên...
1. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng... Lịch sứ Việt Nam, T.l, Sđd, tr. 27. 2. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng... Lịch sử Việt Nam, T.l, Sđd, tr. 28.
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Giống như các bộ lạc Hòa Bình, các bộ lạc Bắc Sơn chủ yếu sống trong các mái đá và hang động đá vôi phân bố trong một vùng với diện tích khoảng 500 km2 Vùng hang động Bắc Sơn thoáng rộng hơn vùng hang động Hòa Bình. Thung lũng rộng, đất đai màu mỡ ven sông suối. Hang lại vừa rộng, vừa sâu, điều kiện cư trú tốt hom cho người nguyên thủy.
Các bộ lạc Bắc Sơn vẫn giữ truyền thống chế tác đá cuội làm công cụ từ thời Sơn Vi, Hòa Bình. Trong nhiều hang động Bắc Sơn vẫn còn tìm thấy công cụ đá kiểu Hòa Bình. Đấy chính là những hòn cuội được ghè đẽo một mặt, nhưng loại công cụ đó không còn phổ biến, mà các bộ lạc Bắc Sơn trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật chế tác của người Hòa Bình đã có bước tiến xa hơn, đạt thành tựu mới, lớn hơn. Đó là họ đã biết đến kỹ thuật mài đá.
Người Bắc Sơn biết chọn những viên cuội dài và dẹt ở suối đem đẽo qua loa hai bên cạnh và lưỡi, sau đó mài thành lưỡi rìu sắc. Những chiếc riu ngắn đó gọi là rìu Bắc Sơn. Đã tìm thấy nhiều bàn mài bàng đá sa thạch mà người nguyên thủy dùng để mài rìu trong các địa điểm thuộc Văn hóa Bắc Sơn. Những chiếc rìu Bắc Sơn tìm thấy có niên đại sớm nhất khoảng gần 1 vạn năm2. Có thể cho rằng Văn hóa Bắc Sơn là văn hóa có rìu mài vào loại sớm nhất thế giới3. Đó là sự lao động sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình lịch sử xã hội đối với người nguyên thủy ờ nước ta. Loại rìu này đã giúp người Bắc Sơn lao động đạt hiệu suất hơn hẳn so với sử dụng những công cụ ghè đẽo trước kia. Nhờ có rìu, người Bắc Sơn chặt cây, chẻ gỗ, chẻ tre, vót gậy, vót nan, cắt thịt, đào đất dễ dàng hom. Rìu mài đã góp phần đắc lực vào việc mở mang nông nghiệp nương rẫy ở vùng núi. Những cây được thuần thục mới là
1. Lịch sứ Việt Nam từ khới thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 28.
2. Lịch sừ Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỳ X, Sđd, tr. 29: "Hang Bó Lúm, Lạng Sơn có niên đại C|4 là 9.990 ± 200 năm cách ngày nay; 10.295 ± 200 năm cách ngày nay."
3. Lịch sử Việt Nam từ khới thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 29.
40
Chương ỉ. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
bầu, bí, rau quả, đậu... Tuy nhiên, nguồn lương thực do nông nghiệp đem lại vẫn chưa phải là nguồn sống chù yếu cùa cư dân bấy giờ. Người Bắc Som sống chù yếu vẫn dựa vào hái lượm săn bắt. Ở hang Làng Cườm (Lạng Sơn) tìm thấy lớp vỏ ốc dày 3 m, trong đó có lẫn xương thú - hươu, lợn rừng, hoẵng. Một số hang khác đã tìm thấy xương cùa loài cầy, cáo, nhím, khi và gấu, tê giác. Nghề săn vẫn được người Bắc Sơn tiếp tục duy trì.
Một thành tựu kỹ thuật mới cùa người Bắc Sơn được biết đến là chế tác đồ gốm. Đồ gốm Bắc Sơn được làm từ việc nhào nặn đất sét pha lẫn với cát rồi đem nung, nhờ vậy mà đồ gốm không bị rạn nứt. Xương gốm lẫn nhiều vỏ loài nhuyễn thể. Đồ gốm Bắc Sơn rất thô, thường có miệng loe, đáy tròn, trang trí văn khuôn đan hoặc văn đập nan chiếu; dùng làm đồ đựng và đồ nấu tiện dụng hom việc dùng vỏ bầu và ống tre, ống bương vốn rất phổ biến.
Trên bề mặt đồ gốm Bắc Sơn có dấu vết đan. Có thể, sau khi đan tạo dáng đồ vật người nguyên thủy đã trát đất lên đó và đem nung, nan tre cháy hết chi còn lại phần đất. Mặt khác cho thấy nghề đan đã khá phổ biến. Từ việc đan nan tre tạo ra các vật dụng thông thường và làm ra đồ gốm, người Bắc Sơn có thể đã biết đan cây cỏ để làm lều lán hoặc đan vỏ cây, lá cây để che thân.
Việc chế tạo và sử dụng đồ gốm cùa người Bắc Sơn chưa nhiều, song đã đánh dấu mốc phân chia giữa thời đại đá cũ và đá mới cúa lịch sử loài người. Các bộ lạc Bắc Sơn đã không nằm ngoài tiến trình chung đó trong lịch sử nhân loại. Sự có mặt của đồ gốm giúp con người chế biến thức ăn tốt hơn. Thức ăn gồm củ, hạt, rau rừng, thịt thú rừng được nướng, nấu chín sẽ ngon miệng hơn, sức khỏe tốt hơn, đời sống người Bắc Sơn rõ ràng văn minh hơn hẳn so với trước đó.
Trong các hang động Bắc Sơn đã tìm thấy nhiều loại đồ trang sức. Đồ trang sức làm từ vỏ ốc biển rồi mài tỉiủng, xuyên lỗ được tìm thấy dưới núi đá phố Bình Gia (Lạng Sơn). Hoặc đồ trang sức được làm từ đá phiến có xuyên lỗ đeo và những chuỗi hạt hình trụ hay hình thoi có xuyên lỗ bằng đất nung. Chứng tò mỹ cảm của
41
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
người Bắc Sơn phong phú, đạt trình độ cao hơn so với người thời Hòa Bình.
Trong một số hang động Bắc Sơn đã tìm thấy những mảnh đá phiến nhỏ, mà trên đó người nguyên thủy đã khắc vạch lên các đuờng rẻ quạt, hình vuông, hình chữ nhật hoặc đường tròn. Trên một số mảnh đá phiến khác hoặc một số vật bằng đất sét, người Bắc Sơn đã vạch lên những nhóm đường thẳng song song. Như vậy, người nguyên thủy muốn phản ánh, ghi lại một điều gì đó, mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được. Rõ ràng, nhu cầu tinh thần của con người không thể thiếu trong một xã hội thị tộc mẫu hệ vẫn đang tiến triển không ngừng.
Người Bắc Sơn đã dùng thổ hoàng bôi lên công cụ, bôi vẽ lên người. Đây vừa thể hiện mỹ cảm, vừa có thể là một lễ nghi nguyên thủy nào đó còn chưa được khám phá.
Ờ hang Làng Cườm (Lạng Sơn) có một khu mộ táng tập thể tìm thấy di cốt của 80 - 100 bộ xương người. Đây có thể là nghĩa địa chung của bộ lạc.
Văn hóa Bắc Sơn ở một trình độ cao hơn Văn hóa Hòa Bình, đã bước sang thời kỳ đá mới có gốm (sơ kỳ) song vẫn nằm trong khuôn khổ của công xã thị tộc mẫu hệ. Sự xuất hiện của nông nghiệp sơ khai, chủ yếu là nông nghiệp nương rẫy và trồng củ quả rau đậu, đã
góp phần củng cố thêm cấu trúc xã hội đó.
Trên cơ sở tư liệu mới, các nhà Khảo cổ học đánh giá rằng với sự tiến bộ của kỹ thuật chế tác công cụ đá từ Hòa Bình đến Bắc Sơn, người nguyên thủy đã có bước tiến đáng kể, tạo ra nét sắc thái văn hóa riêng. Trong nền cảnh Tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á, Văn hóa Hòa Bình và Văn hóa Bắc Sơn chiếm một vị trí quan trọng ở tầm khu vực:
"Đông Nam Á thời Tiền sử là khu vực tồn tại và phát triển kỹ thuật chế tác công cụ cuội, còn được gọi là truyền thống chế tác cuội. Truyền thống này ra đời từ sơ kỳ đá cũ qua các di tích hậu kỳ
42
Chưưng ỉ. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
đá cũ Sơn Vi (Việt Nam), Ban Kao (Thái Lan), Niah (Kalimantan) và đạt tới đinh cao ở kỹ nghệ đá mới Hòa Bình - Bắc Sơn... cùng với kỹ thuật ghè một mặt, cư dân Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn đã triển khai kỹ thuật ghè hai mặt, kỹ thuật bổ cuội, chặt bè, ghè lan rộng trên mặt lớn hòn cuội tạo ra tổ hợp công cụ đa dạng... Sự xuất hiện kỹ thuật mài trong Văn hóa Hòa Bình và sự phổ biến cùa nó trong Văn hóa Bắc Sơn không chỉ đánh dấu bước phát triên tới đỉnh cao của truyền thống cuội, mà là mốc đánh dấu sự cáo chung của kỹ thuật cuội khu vực này... Một phương thức sống mới đã ra đời, đó là những chiếc riu mài toàn thân và nông nghiệp trồng lúa nước"1.
Từ những kết quả nghiên cứu của Khảo cổ học cho thấy sau giai đoạn Vãn hóa Hòa Bình - Bắc Son, thời kỳ biển tiến Flandrian đã bắt đầu rút; đồng bằng châu thổ dần dần được hình thành. Các cộng đồng cu dân cổ theo đó cũng bắt đầu mở rộng địa bàn sinh sống, từ phía Tây xuống các vùng thấp ven bờ biển. Sau những sự kiện đó là việc hình thành nên một loạt văn hóa thuộc các vùng đồng bằng và ven bờ biển. Trong đó tiêu biểu là Văn hóa Đa Bút thuộc Thanh Hóa và Văn hóa Quỳnh Văn thuộc ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh; văn hóa hải đảo vùng Đông Bắc, Việt Nam.
Cho đến gần đây, Khảo cổ học mới phát hiện một cụm di tích mà trong đó các hiện vật cho thấy chúng vừa có mối quan hệ với Văn hóa Băc San, vừa có m ôi quan hệ với Văn hóa Quỳnh Văn đó là di chi Đa Bút - cồn c ổ Ngựa - Gò Trũng thuộc Thanh Hóa - nơi tùng tồn tại cùa bộ lạc miền biển Đa Bút và đã tạo nên Văn hóa Đa Bút.
Đa Bút là tên địa danh cùa một cồn hến, nằm cách con sông Mã khoảng gần 1 km, cách bờ biển hiện nay khoảng 40 km, thuộc thôn Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đây là một đồi vỏ hến lớn, dài khoảng 50 m, rộng 32 m, nơi dày nhất 5 m. Trong đồi vỏ hến tìm thấy nhiều chiếc rìu chế tác từ đá cuội, chi mài ở lưỡi.
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 183.
43
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Chúng giống như những chiếc rìu mài lưỡi Bắc Sơn. Ngoài những chiếc rìu mài ở lưỡi, còn tìm thấy ở Đa Bút những chiếc rìu mài toàn thân. Những chiếc rìu này dạng hình thang, thường nhỏ, cân xứng, tuy được mài trên toàn bộ bề mặt, song vẫn chưa xóa hết được dấu vết ghè đẽo. Nhiều bàn mài tìm thấy ở Đa Bút, trong số đó có nhiều chiếc được mài trên cả hai mặt. Kỹ thuật mài đá tiến bộ hom nhiều so với Bắc Sơn. Từ đá, người Đa Bút đã chế tạo ra những công cụ mới như cuốc, đục, cưa, chày, cối, bàn nghiền và chì lưới... Ngoài công cụ đá, còn tìm thấy một số chiếc đục bằng xương.
Sự phong phú loại hình công cụ khiến năng suất lao động cao hơn hẳn so với trước. Đặc biệt, những chiếc rìu mài toàn thân lưỡi sắc giúp cho việc chặt, cắt, chẻ tre gỗ làm nhà hoặc cắt thịt dễ dàng hơn. Nhờ đó mà người Đa Bút dựng nhà ngoài trời thuận tiện và cư trú lâu dài hơn ở một nơi.
Những chiếc cuốc đá giúp việc đào đất, xới đất làm nông nghiệp sơ khai của người Đa Bút. Những chiếc chày, cối và bàn nghiền đá chắc chắn giúp Người Đa Bút chế biến thức ăn tốt hơn.
Nhiều mảnh gốm được tìm thấy ở Đa Bút. Có thể nhận ra nồi gốm có đáy ừòn, không có chân đế, chất liệu pha nhiều sạn sỏi to. Loại hình đồ gốm đơn giản, đều là loại đồ đựng thô; thirờng chỉ có loại miệng hơi loe hoặc đứng thẳng, thành miệng cao, chu vi miệng nồi khoảng 15 đén 30 cm , bụng hình càu kích thước 30 - 40 cm . Dồ
gốm Đa Bút có độ nung thấp. Mặt ngoài có những vết đập hình nan đan theo chiều đứng từ đáy đến miệng. Có người cho rằng đồ gốm Đa Bút được dựng lên bằng khuôn đan. Nhưng qua thực nghiệm sau này lại chỉ ra rằng: "chúng được tạo ra bằng kỹ thuật nặn khối kết hợp với bàn dập, hòn kê"1. Một số đồ gốm có dấu đun. Như vậy, nồi gốm dùng để nấu thức ăn. Vò lớn để đựng nước hoặc hạt. Đồ gốm Đa Bút được dùng phổ biến hơn so với Bắc Sơn: "Khi đặt đồ gốm Đa Bút trong bối cảnh chung của thời Tiền sử Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng coi đây như một trong những tập hợp
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 191.
Chương I. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
gốm sớm nhât ờ Việt Nam hay là một trung tâm chế tác gốm đầu tiên cùa cư dân Văn hóa Đa Bút ở đồng bằng ven biển Thanh Hóa"1.
Những đống vò hến lớn còn lại ờ di chi của người Đa Bút cho thấy hến là thức ãn chủ yếu cùa họ. Ngoài ra, họ còn bắt một số loài ốc nước ngọt như ốc nhồi, ốc vặn, trai, ngao... làm thức ăn. Những loài nhuyễn thể này vừa dễ bất, nướng hoặc nấu lên dễ ăn.
Trong những đồi vỏ hến ở Đa Bút đã tim thấy xương răng cùa một số loài động vật như hươu, hoẵng, lợn rừng, trâu, cầy cáo, nhím và chó; xương của một số loài cá biển như cá đuối, cá trám, cá đao... Như vậy, việc hái lượm, săn bắt, đánh cá vẫn là sở trường cùa người nguyên thủy ở Đa Bút. Đó là nguồn thức ăn dồi dào mà người Đa Bút không thể không tận dụng khai thác để duy trì cuộc sống cộng đồng. Nông nghiệp sơ khai, song có tiến bộ hơn trước, hỗ trợ thêm cho cuộc sống của người Đa Bút. Có thể, Người Đa Bút đã thuần dưỡng được chó và trâu (bò). Nếu vậy thì chúng là những con vật nuôi đầu tiên làm bạn với con người.
Cuộc sống cùa Người Đa Bút gần gũi với người vùng biển Quỳnh Văn, thể hiện ở nơi cư trú trên những cồn sò điệp và đồi vỏ hến. Hoạt động kinh tế cùa họ đều lấy săn bắt, hái lượm là chủ yếu. Tục chôn cất người chết của người Quỳnh Văn và Đa Bút tương tự nhau. Trong đồi vỏ hến Đa Bút tìm thấy mộ người chết được chôn theo tư thé ngồi xổm. Xương chân và xương tay gặp lại. Xương sọ giáp với xương đầu gối và xương tay. Người chết cũng được chôn theo một số đồ trang sức làm bằng vỏ trai, vỏ ngao xuyên lỗ, một số vỏ ốc (Cyprala) đẹp được mài thủng lưng giống như ốc đã tìm thấy trong Văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn. Đa Bút được xác định niên đại C| 4 là 6.095 ± 60 năm cách ngày nay2.
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 191.
2. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng..., Lịch sứ Việt Nam, T.l, Sđd, tr. 39. - Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 193: "Di tích Đa Bút có thể... tồn tại trong khoảng từ trên 6.000 đến 5.500 năm cách ngày nay."
45
LỊCH SÙ VIỆT NAM - TẬP 1
Trên chặng đường chiếm lĩnh đồng bằng, tiến tới biển, người Đa Bút đã dừng chân ở cồn c ổ Ngựa, nay thuộc cánh đồng Bọc, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. cồn c ổ Ngựa cách di tích Đa Bút khoảng 6 km về phía đông bắc, nằm ở bên tả ngạn sông Mã, cách bờ biển hiện tại gần 30 km. cồ n c ổ Ngựa là một doi đất cao nằm giữa thung lũng rộng gần 8 km \ xung quanh được bao bọc bởi các núi đá vôi, đồi đất.
Trong bộ sưu tập các hiện vật thu được ở cồn c ổ Ngựa thì mảnh gốm chiếm ưu thế. Đồ gốm cồn c ổ Ngựa tương tự như đồ gốm Đa Bút. vẫn những đồ gốm có đáy tròn, m iệng hơi loe hoặc thẳng. Xương gốm thô do pha sạn sỏi, trang trí đơn giản do dùng bàn dập có quấn dây in trên mặt ngoài đồ gốm còn ướt tạo thành các rãnh chìm trên bề mặt đồ gốm.
Tuy kỹ thuật gốm chưa được cải tiến nhưng với số lượng đồ gốm cho thấy cư dân cồn cổ Ngựa đã dùng đồ gốm phổ biến hơn để đựng, chứng tò kinh tế nông nghiệp được mở rộng hom.
Công cụ đá được tìm thấy ở cồn c ổ Ngựa gồm rìu đá, đục đá chủ yếu làm bằng đá cuội. Đa số rìu cồn c ổ Ngựa đã được mài lưỡi (dấu ấn của kỹ thuật Bắc Sơn) hoặc mài nửa thân - nét tiêu biểu của rìu Đa Bút. Loại rìu còn c ổ Ngựa được mài toàn thân thường hình thang hoặc hình bầu dục, đốc thu nhỏ, thường có kích thước nhỏ nhán dài 7 - 8 cm, rộng từ 3 - 4 cm. Chúng được chế tác từ dá
phiến. Loại rìu này xuất hiện ở lớp trên muộn của di tích hoặc trong một số mộ táng.
Sự tiến triển trong kỹ thuật chế tác công cụ đá cho thấy với việc xuất hiện rìu mài toàn thân ở cồn c ổ Ngựa chắc chắn đưa đến năng suất lao động cao hom của người nguyên thủy. Ngoài rìu lưỡi, dao đá còn tìm thấy ở cồn cổ Ngựa rất nhiều bàn nghiền, chày nghiền, hòn ghè, hòn kê bằng đá. Những loại công cụ này giúp cho việc chế biến thức ăn từ hạt, củ, quả, làm món ăn phong phú và ăn ngon hơn.
Ket quả phân tích bào tử phấn hoa ở di tích cồn c ổ Ngựa cho biết, cư dân ở cồn c ổ Ngựa đã biết trồng cây ăn quả và cây lương thực.
46
Chươtrg I. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Có thể vào giai đoạn cuối của cồn c ổ Ngựa kinh tế nông nghiệp - trồng lúa nước đã chiếm ưu thế so với kinh tế hái lượm và đánh bắt truyền thông, mà đánh cá là chù yếu.
Trong di chi cùa thời kỳ này còn tìm thấy xương cốt cùa một số loài như trâu, bò, lợn, hươu, nai, ba ba, giải, rùa... Có nhiều khả năng, người cồn c ổ Ngựa đã thuần dưỡng được trâu, bò, lợn. Nghề chăn nuôi dần dần hinh thành.
Ờ cồn Cổ Ngựa cũng như ờ Đa Bút người nguyên thủy chôn người chết ở ngay nơi cư trú. cồn cổ Ngựa là khu mộ táng lớn nhất thời kỷ đồ đá ờ nước ta. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 101 bộ di cốt người1 vừa chôn cá nhân vừa là mộ tập thể. Mộ cá thể người chết được chôn trong tư thế ngồi xổm hoặc nằm co bó gối. Có thể người nguyên thủy đã trói người chết trước khi chôn vì sợ người chết về làm hại người sống? Một số mộ có kè đá thưa thớt xung quanh.
Mộ tập thể chôn 50 người trong cùng huyệt, dài 7 m, rộng 5 m2. Trong đó, các di cốt đè lên nhau, được chôn cùng một lúc, có thể một tai nạn dịch bệnh đã xảy ra gây nên cái chết hàng loạt.
Người nguyên thủy ở cồn c ổ Ngựa có tục bôi thổ hoàng lên người chết hoặc chôn theo một số công cụ sản xuất như rìu mài và chày nghiền bằng đá. Một số mộ có chồng đá bên cạnh... Đã có những giải thích khác nhau về tục táng của người nguyên thủy ờ cồn Cổ Ngựa. Song lời giái chính xác vân còn phái tiếp tục tim kiếm. Vì điều đó rất có thể liên quan đến tập quán và tín ngưỡng tô tem của người nguyên thủy.
Qua hình thức mai táng ở cồn c ổ Ngựa chưa thấy có sự phân biệt giàu nghèo. Xã hội cùa cư dân cồn c ổ Ngựa chưa thể là xã hội có giai cấp. Vì trinh độ phát triển kinh tế - xã hội của người nguyên thủy như đã nêu, tuy có phát triển hơn trước nhưng vẫn ở trong giai đoạn thị tộc mẫu hệ.
1. Lịch sứ Thanh Hóa, Sđd, tr. 86.
2. Lịch sứ Thanh Hóa, Sđd, tr. 86.
47
LỊCH Sử VIỆT NAM - TẬP 1
Xu hướng của người nguyên thủy Đa Bút, cồn c ổ Ngựa là chiếm lĩnh đồng bằng, tiến dần ra phía biển, bám sát biển, khai thác hải sản để duy trì cuộc sống. Cách Đa Bút khoảng 40 km về phía đông, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích Gò Trũng. Di tích này cách biển gần 1 km, thuộc địa phận thôn Giữa, xã Phủ Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Trong đó lưu giữ nhiều dấu tích răng động vật (phần lớn là xương cá biển). Riêng mảnh đồ gốm chiếm số lượng khá lớn.
Có thể coi Gò Trũng là di tích muộn của Văn hóa Đa Bút. Niên đại C] 4 của Gò Trũng được xác định là 4.750 ± 50 BP năm cách ngày nay. Ở Gò Trũng đã tìm thấy công cụ đá được chế tác từ đá phiến do nguồn đá cuội ở đó rất hiếm. Kỹ thuật chế tác đá so với trước đã có sự thay đổi lớn. Người nguyên thủy ở Gò Trũng đã biết đến kỹ thuật cưa đá. Với kỹ thuật cưa đá khiến người nguyên thủy có thể chế tác công cụ đá nhanh hơn, tiết kiệm được nguyên liệu. Rìu ở Gò Trũng dạng hình thang, có đốc thu nhỏ được mài nhẵn toàn thân. Ngoài rìu đá còn xuất hiện cưa, đục, vòng, bánh xe, chày nghiền; chì lưới đánh cá bằng đá, bằng đất nung hình quả nhót, quả xoài, viên bi. Trên mỗi viên chì lưới đều có khía rãnh để buộc dây. Số lượng chì lưới được tìm thấy ở Gò Trũng chiếm 74,31% số lượng công cụ sản xuất ở đây', nhiều nhất trong các di chi khảo cổ học ở nước ta. Có thể nguời nguyên thủy đã đóng bè, mảng, thuyền, dùng lưới dây gai hoặc dây rừng để ra khơi đảnh cá. Loại hlnh công cụ đá phong phú hơn, đạt tới một trình độ phát triển cao hơn so với ở Đa Bút. Điều đó chứng tỏ Văn hóa Đa Bút ở giai đoạn Gò Trũng đã phát triển hơn trước.
Riêng đối với đồ gốm, người Gò Trũng vẫn duy trì truyền thống Đa Bút từ việc sử dụng chất liệu tạo hình dáng, hoa văn và kỹ thuật làm gốm đơn giản. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối Gò Trũng, nghề làm gốm cũng có biến đổi chút ít, đã xuất hiện một số mảnh gốm mịn, có hoa văn thừng. Việc tìm thấy một số lượng lớn mảnh gốm chứng
1. Lịch sử Thanh Hóa, Sđd, tr. 90.
48
Chương /. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
tò người nguyên thủy Gò Trũng ngày càng sử dụng đồ gốm nhiều hom trong đời sống.
Như vậy, người Gò Trũng đã biết nhiều nghề thủ công khác nhau: chế tác đá làm công cụ, se sợi, dệt, đan lưới, đóng bè, mảng, đóng thuyền, bện thừng... Đời sống phong phú, cuộc sống dần ổn định hom.
Các di tích Đa Bút, cồn c ổ Ngựa, Gò Trũng cho thấy sự phát triển liên tục cùa Văn hóa Đa Bút, sự tiếp nối Văn hóa Bắc Sơn cho đến Hậu kỳ đá mới trên đất Thanh Hóa. Trong điều kiện mới của vùng cận núi, cận biển, nhiều đầm hồ, sông lạch nơi đây, các cộng đồng dân cư cổ đã tiến hành nhiều hoạt động kinh tế đa dạng, vừa săn bắt thú rừng vừa thu lượm rau củ, nhuyễn thể... Đồng thời với quá trình biển thoái là việc khai phá mờ mang đồng bằng ổn định địa bàn cư trú. Cư dân Đa Bút có điều kiện bắt đầu trồng trọt một số loài cây rau, củ; tiến hành đánh bắt cá cả trên sông, biển; khiến cuộc sống của họ được cải thiện hơn. Chính qua quá trình lao động, cộng đồng Người Đa Bút đã sáng tạo ra Văn hóa Đa Bút - một bộ mặt văn hóa mới, vừa mang nét đặc trưng riêng khu vực, vừa tiếp nối truyền thống chung của Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, giống như các địa phương khác.
Cũng trên nền tảng của Văn hóa Hòa Bình, không chỉ có sự tiến triển của cư dân Dác Sơn - Da Bút, inà ử một sô nơi khác cũng có sự tiến triển như các bộ lạc vùng biển Quỳnh Văn.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của cư dân Hòa Bình tất dẫn đến sự thay đổi địa bàn cư trú và văn hóa. số ít cư dân ờ lại vùng quê gốc là những hang động ven những thung lũng, sông suối của vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, phần đông họ đã men theo các thung lũng, sông suối tiến sang khai phá những vùng đất mới Bắc Sơn tạo ra Văn hóa Bắc Sơn. số khác theo các dòng sông tiến ra miền ven biển khai thác thiên nhiên và tạo lập cuộc sống mới ngay ờ vùng ven biển mà tiêu biểu ở Đa Bút (nêu trên) và ở Quỳnh Văn thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
49
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
Tại Quỳnh Văn, nơi cách biển ngày nay khoảng 6 km, là vùng ruộng nước, đầm lầy, đã tìm thấy những cồn vò điệp lớn. Vùng này cách đây khoảng 5.000 năm là một vịnh biển nông lặng gió, rất hợp với cuộc sống của loài điệp. Người nguyên thủy bắt điệp làm món ăn. Do ăn nhiều, ở lâu một địa điểm nên vỏ chất thành đống. Lần trong đống vò điệp chứa nhiều dấu tích văn hóa của người nguyên thủy. Trong đó có những chiếc rìu đá làm từ đá gốc, họ đẽo thành những chiếc rìu to nhỏ khác nhau. Rìu đá được đẽo trên cả hai mặt. Rìu đá có đốc cầm tay, lưỡi và rìa cạnh được ghè mỏng, tạo độ sắc. Các công cụ đá đều chưa được mài. Như vậy, kỹ thuật chế tác công cụ đá tuy có tiến bộ hom với người Hòa Bình nhưng tiến bộ chậm hơn so với các bộ lạc Bắc Sơn. Văn hóa Quỳnh Văn được xác định niên đại 5.000 năm cách ngày nay.
Do môi trường vịnh biển, Quỳnh Văn không có nguồn đá cuội nên người nguyên thủy phải lấy đá gốc từ nơi khác để chế tác công cụ rìu đá. Một số hòn cuội được dùng làm chày nghiền, hòn ghè, đập, bàn nghiền. Tuy chưa tìm thấy công cụ đá được mài nhưng đã phát hiện được những mũi dùi, đục vụm được làm bằng xương ống động vật, lưỡi được mài rất sắc. Kỹ thuật mài chứng tỏ nguời Quỳnh Văn đã có bước tiến xa hơn so với người Hòa Bình.
Người vùng biển Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm thô. Gốm được pha cát, nặn bằng tay, văn chải ở cả hai mặt, độ nung chưa cao. Bên ngoài gốm được phủ một lớp đất mịn nên sau khi nung đồ gốm bên ngoài nhìn bóng và đẹp. Kỹ thuật phủ ngoài gốm lớp đất mịn tạo độ bóng đẹp là một tiến bộ lớn so với gốm Bắc Sơn. Trong số di vật thuộc Vãn hóa Quỳnh Văn có loại nồi gốm đáy nhọn1. Có thể coi
1. Khảo cố học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 209: "Những chiếc nồi này thường có kích thước lớn, dáng gần hình nón hay hình phễu, đường kính miệng rộng 30 - 50 cm, chiều cao xấp xi như vậy. Nồi gốm màu đen, xương gốm cứng, chắc pha nhiều sạn sỏi, độ nung khá cao, phần thân miệng dày 0,6 - 0,7 cm, phần đáy dày 1 -2 cm, núm nhọn ở giữa đáy dài 1 - 2 cm. Hoa văn trải suốt từ đáy lên sát mép miệng ở cả hai mặt, mặt ngoài có dấu vết khói ám lên gần mép miệng."
50
Chương I. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
đó là đặc trưng cùa đồ gốm Quỳnh Văn và Văn hóa Quỳnh Văn. Đây là một loại đồ đựng có thể đựng hạt hoặc đựng nước ngọt. Trên cồn điệp cũng là nơi cư trú cùa con người, những chiếc nồi đáy nhọn được đặt vào một lồ đào sẵn chắc chắn sê vững vàng hơn so với nồi có đáy tròn.
Trong côn điệp thường tim thấy ba hòn đá kê ám khói (bếp của người Quỳnh Văn). Lần trong đống than tro có xương một số loài thú: hươu, nai, trâu, chó, nhím, xương vây cá và càng cua. Điệp, sò, ốc, ngao, hầu... là thức ăn chính cùa người Quỳnh Văn khai thác từ biển. Sàn phẩm từ nghề nông: rau, củ, quả thêm vào "thực đơn" của bữa ăn. Người Quỳnh Văn vẫn tiếp tục săn bắt thú rừng làm thức ăn. Chưa thể khẳng định người Quỳnh Văn đã thuần dưỡng được một số loài động vật như trâu, chó hay gà. Người Quỳnh Văn đã định cư khá lâu trên nhũng cồn sò điệp, nhưng dấu vết về nhà cửa cùa họ vẫn chưa tìm thấy. Liệu cư dân Văn hoá Quỳnh Văn có ở liên tục trên những cồn sò điệp hay chỉ cư trú theo mùa? Cho đến nay, vấn đề đó vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận.
Người Quỳnh Văn chôn người chết ngay tại nơi cư trú, trên những đồi sò điệp. Đã tìm thấy hơn 30 ngôi mộ mà người chết được chôn theo tư thế ngồi xổm. Các nhà cổ sinh học cho biết kết quả xác định thành phần chùng tộc các mộ táng ở Quỳnh Văn dựa trên 2 di cốt sọ thuộc chủng Australoid và có một vài nét cùa chủng Mongoloid. Mỗi ngôi mộ chôn 1 người. Duy chi mới tìm thấy 1 mộ chôn 2 người, kèm theo công cụ lao động và đồ trang sức, đó là vỏ trai và vỏ trùng trục xuyên lỗ để đeo. Những đồ trang sức rất giản đơn. Hình thức mộ táng chôn người "ngồi xổm" hay ngồi bó gối, cho thấy mối quan hệ truyền thống gần gũi cùa người Quỳnh Văn với người Hòa Bình và Văn hóa Đa Bút. Cho dù người Quỳnh Văn đã tiến đến ven biển nhung truyền thống chế tác đá, tục mai táng người chết vẫn được duy trì. Tuy nhiên, người vùng biển Quỳnh Văn - chủ nhân cùa thời đại đá mới có gốm sơ kỳ đã tiến triển hom nhiều so với người Hòa Bình. Cũng như người Bắc Sơn, họ chưa thoát ra khỏi tình trạng kinh tế săn bắt hái lượm - đánh bắt hải sản
51
LỊCH Sử VIỆT NAM - TẬP 1
vùng nước lợ và nước mặn, hái luợm thực vật và săn bắt thú rừng ờ vùng núi rừng ven biển; đồng thời kết hợp với nghề nông sơ khai. Xã hội do đó vẫn nằm trong tình trạng các thị tộc, bộ lạc mẫu hệ. Lúc bấy giờ, con người trong quá trình lao động tồn tại, không chi ờ Bắc Sơn, Quỳnh Văn mà trên nhiều vùng miền, như ở vùng ven biển Đông Bắc, đã tạo ra đa dạng những sắc thái văn hóa riêng, mang tính địa phương song cùng chịu ảnh hường chung, ít nhiều của văn hóa truyền thống, mà khởi đầu từ Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
V. CÁC B ộ LẠC MIỀN BIÊN ĐÔNG BẮC
Khi các bộ lạc Bắc Sơn chiếm cứ vùng núi Lạng Sơn, Cao Băng, Thái Nguyên, Bắc Giang... rải rác sát chân núi ven vùng Đồng bằng Bắc Bộ và một số địa điểm ven biển Thanh - Nghệ như Đa Bút, Quỳnh Văn, thỉ ở vùng ven biển Đông Bắc, chủ yếu thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, trên một số hải đảo thuộc vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, đã có nhiều bộ lạc đến sinh sống. Họ để lại nhiều dấu vết trong những hang động như ở hang Soi Nhụ, hang Hà Lùng, hang Eo Búa, hang Nguồn Đặng, hang Ma, hang Giữa... Cho đến hiện nay, có khoảng 27 địa điểm, chủ yếu là các cồn cát, các eo đất trên các hòn đảo hoặc trong một số hang động ven đồi núi giáp biển thuộc văn hóa Hạ Long được phát hiện, nghiên cứu. Trong đó, ở hang Soi Nhụ đã tìm thấy nhiều hiện vật tương tự các di vật ở các hang động cùng thời, do đó các nhà khảo cổ học gọi là Văn hóa Soi Nhụ.
Hang Soi Nhụ còn có tên là hang Miếu, nằm trên hòn đảo đá vôi Soi Nhụ, người dân địa phương gọi là Soi Nhũ, thuộc vùng biển xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn. Hang này được chia làm ba phần: hang trên, hang giữa và hang dưới.
Hang trên cao hơn 100 m so với mực nước biển nhưng hầu như không có dấu tích của con người.
Hang giữa kín đáo, bằng phẳng, thuận tiện cho việc cu trú cùa con người. Khảo cổ học đã phát hiện ờ đây di cốt người và một số
52
Chươní> I. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
công cụ đá gồm rìu mài lưỡi qua loa kiểu Bắc Sơn, nạo bằng mảnh tước cuội, bàn mài, chày đá và một số mảnh gốm.
Hang dưới thoáng mát, tiện cho việc đặt bếp, tụ tập ăn uống. Nơi đây đã đào thấy lớp vỏ sò rất dày, chứa lẫn xương cá, xương thú, lợn rừng, hươu, nai.
Loại hỉnh công cụ đá nghèo nàn chứng tò cộng đồng người Soi Nhụ vẫn sống dựa vào hái lượm, săn bắt là chủ yếu. Việc chế tạo đồ gốm thô sơ cho thấy cộng đồng này cũng đã qua một chặng đường tiến hóa. Họ sống dựa vào biển khá sớm. So sánh các công cụ đá ở Soi Nhụ với công cụ Hòa Bình, Bắc Sơn cho thấy các cộng đồng người này ít nhiều có mối quan hệ qua lại gần gũi. Tuy nhiên, thông qua các di vật cũng có thể cho rằng cộng đồng người Đông Bắc, mà tiêu biểu ờ Soi Nhụ, từng tồn tại độc lập, mang tính địa phương.
Với việc xác định C |4cho biết Soi Nhụ có niên đại là: 14.125 ± 80 và 14.300 ± 401 cách ngày nay. Niên đại Soi Nhụ gần như tương đương với niên đại của Văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn.
Song khi biển tiến, nước biển dâng cao ở thời kỳ Toàn Tân, cách ngày nay khoảng 7.000 năm, đã dồn cư dân Soi Nhụ phải dời bỏ hang động cũ, di chuyển đến chồ cao hơn hoặc lùi sâu hơn vào vùng đất liền ven biển Vịnh Hạ Long, Bái Từ Long hoặc vùng châu thổ cửa sông để cư trú. Hậu duệ của cộng đồng Soi Nhụ, do tích lũy vốn sống và ít nhiều tiép thu được kinh nghiệm cùa một bộ phận dân cư từ phía Bắc tới, đã sáng tạo ra một nền văn hóa riêng thuộc Hậu kỳ đá mới mà được gọi tên là Văn hóa Hạ Long.
Văn hóa Hạ Long cũng có nguồn gốc bản địa và có thể phân chia làm hai giai đoạn sớm và muộn. Trong đó, di chi Thoi Giếng thuộc huyện Móng Cái và một số di chi khác thuộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh thuộc giai đoạn sớm, cách ngày nay khoảng 5.000 đến
4.000 năm2.
1. Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 48.
2. Lịch sử Việt Nam từ khới thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 51.
53
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
Di chi Ngọc Vừng và một số di chi khác quanh khu vực đó thuộc giai đoạn muộn, cách ngày nay khoảng từ 3.500 đến 3.000 năm1.
Thoi Giếng là một di tích điển hình thuộc thôn Trung, xã Vạn Ninh, huyện Móng Cái. Di vật tìm thấy ờ đây là công cụ đá mài, đá đẽo. Hình thức các công cụ đá khá phong phú: hình hạnh nhân, hình đĩa, hình bán nguyệt... Chúng gần giống với công cụ thuộc nền Văn hóa Hòa Bình. Từ đấy khiến có thể cho rằng Văn hóa Hạ Long có nguồn gốc từ Văn hóa Hòa Bình.
Kết quả cuộc khai quật khảo cổ học thu được bộ công cụ đá ở Thoi Giếng khá phong phú gồm: "68 chiếc rìu, 36 chiếc bôn, 6 đục, 600 hòn kê, hòn đập, 400 bàn mài và một số di vật khác như kim, thanh đá có lỗ khoan..."2.
Đặc biệt, ở Thoi Giếng đã tìm thấy bôn có vai, có nấc. Vai, nấc để có thể tra thêm cán tre, cán gỗ khiến khi chặt sẽ hiệu quả hơn cầm tay trực tiếp.
Đã tìm thấy kim đá khoan lỗ ờ Thoi Giếng. Với công cụ này có thể đoán rằng con người đã dùng kim đá đan lưới để đánh bắt cá ở sông, biển, thu về nguồn thực phẩm đáng kể, phục vụ cuộc sống của mình.
Nhờ nắm được kỹ thuật mài, cưa, khoan đá nên cư dân Thoi Giếng đã làm được đổ trang sức: vòng tay, khuycn tai hình tròn hay hình tam giác. Phụ nữ làm đẹp bằng cách đeo đồ trang sức bằng đá.
Người Thoi Giếng cũng đã biết làm đồ gốm bằng bàn xoay, hoa văn được khắc vạch đơn giản. Đồ gốm có độ nung rất thấp nên gốm xốp. Với sự xuất hiện của đồ gốm, tuy còn rất thô sơ, ngirời Thoi Giếng đã có thêm đồ đựng và đồ nấu ăn. Thức ăn nấu chín sẽ dễ ăn và ăn ngon hơn, cuộc sống của người nguyên thủy dần văn minh hơn.
1. Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỳ X, Sđd, tr. 55.
2. Lịch sử Việt Nam từ khới thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 52.
54
Chương I. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Đến người ở Ngọc Vừng, cuộc sống đã có bước tiến triển rõ rệt. Ngọc Vừng mang tên một hòn đảo trước đây còn có tên là Danh Do La thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Từ Bắc đến Nam đảo dài 6 km, từ Đông sang Tây khoảng 4 km 1, đảo có diện tích khoảng 24 krrT. Nơi đó, rừng núi chiếm 2/3 diện tích, còn lại là các cồn cát bãi lầy, bãi triều. Thảm thực vật trên đảo khá đa dạng. Trên đảo có sông nhỏ chảy qua, nguồn nước ngọt dồi dào.
Ờ Ngọc Vừng, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật nhiều lần, tìm thấy "514 di vật đá... trong một diện tích 150 m2 gồm rìu, bôn, đục, mũi nhọn, hòn kê, chày, bàn mài, chì lưới, vòng trang sức"2 trong đó riu, bôn được mài toàn thân có vai, có nấc vuông vức chiếm số đông. Với vai, nấc vuông có thể tra cán vào rìu, bôn chắc chắn hơn, sừ dụng thuận tiện và hiệu quả cao hơn.
Do biết kỹ thuật khoan đá, người Ngọc Vừng đã khoan những viên cuội nhỏ làm thành chì lưới để đánh bắt cá. Bàn mài đá cùng được tìm thấy khá nhiều ờ Ngọc Vừng. Chúng được phân làm hai loại bàn mài phá và bàn mài đánh bóng công cụ.
Ngoài những công cụ đá, còn tìm thấy nhiều mảnh gốm ở Ngọc Vừng. Gốm được làm từ đất sét pha cát và trộn nhuyễn thể. Gốm được làm bằng tay kết hợp với kỹ thuật bàn xoay nên hiệu suất cao và việc tạo dáng dễ dàng han. Kiểu dáng gom Ngọc Vìrng có loại nồi miệng khum, miệng loe, hoặc loe gập vào trong. Có loại đáy tròn hoặc chân đế cao, thấp khác nhau. Gốm vẫn có độ nung thấp, sau khi nung thường có màu đò hoặc màu xám. Gốm xốp, bở, dễ vỡ giống như miếng bích quy. Vì thế, có người gọi gốm Ngọc Vừng là "gốm bích quy". Hoa văn gốm gồm vặn thừng, khắc vạch hoặc trổ lỗ đồ án hình chữ s (sóng nước) hoặc hình hạt nảy mầm. Hoa văn thường khắc vạch, đắp nổi là nét tiêu biểu nhất của
1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử (Chủ biên), Khảo cố học vùng duyên hái Đông Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 69. 2. Lịch sử Việt Nam từ khen thú\ đến thế kỳ X, Sđd, tr. 55.
55
LỊCH Sừ VIỆT NAM - TẬP 1
gốm Ngọc Vừng, Hạ Long. Đó cũng là nét tiêu biểu của Văn hóa Hạ Long.
Những di vật tìm được ở Ngọc Vừng được xác định thuộc hậu kỳ đá mới, giai đoạn cuối cùa Văn hóa Hạ Long. Như vậy, từ Hòa Bình, Bắc Sơn đến Hạ Long, cộng đồng người nguyên thủy trên đất nuớc ta đã tồn tại và trải qua những bước phát triển vượt bậc. Họ vẫn duy trì truyền thống chế tác đá cuội thô phác: rìu mài lưỡi sơ qua hoặc mài một mặt (Hòa Bình); tiến đến rìu mài toàn thân (Bắc Sơn). Kế tiếp là sự phát hiện ra kỹ thuật khoan, cắt đá, chế tạo ra rìu bôn có vai, có nấc vuông vức, hoặc rìu lưỡi xòe lệch, xòe cân và khoan lỗ đá làm chì lưới, làm đồ trang sức đẹp mắt (Hạ Long). Kỹ thuật khoan, cắt đá đạt đến đinh cao cùa kỹ thuật chế tác đá nguyên thủy.
Mặt khác, việc sáng chế ra đồ gốm đánh dấu bước tiến văn minh của con người. Đồ gốm từ chỗ làm bằng tay đơn giản (Hòa Bình) tiến đến kết hợp kỹ thuật bàn xoay, khiến dễ tạo kiểu dáng; hoa văn phong phú hơn với việc đắp thêm, khắc vạch kết hợp với trổ lỗ (Hạ Long). Gốm Hạ Long đánh dấu bước tiến của cộng đồng người nguyên thủy trên đất nước ta.
Như vậy, kỹ thuật chế tác đá cao và sự tiến bộ cùa kỹ thuật làm gốm (Hạ Long) đã tạo tiền đề cho sự phát triển kỹ thuật trong thời đại kim khí, tạo nên mạch nguồn trực tiếp sàn sinh ra Văn hóa Việt - Văn hóa Lạc Việt. Đồng thời, chủ nhân Văn hóa Hạ Long đã trài qua "một quá trình Mongoloid hóa, nhưng vẫn không mất đi hoàn toàn các yếu tố thuộc Australoid"1. Cư dân Văn hóa Hạ Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển việc giao lưu, trao đổi với những cư dân đến từ các khu vực khác như Đông Nam Á và Đông Á.
Đương nhiên, cùng thời với Văn hóa Hạ Long, ở nhiều nơi khác trên đất nước ta, các cộng đồng dân cư cũng không ngừng tiến hóa.
1. Kháo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 271.
56
Chương ỉ. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
VI. CÁC B ộ LẠC VEN BIÊN MIÊN TRUNG
Gần như cùng thời với người Hạ Long, trên vùng ven biển Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An đã có lớp cư dân sinh sống. Hoạt động còn để lại là di chỉ cồn sò điệp, đó vừa là nơi cư trú, vừa là nơi để mộ của họ. Đặc trưng cùa Văn hóa Ọuỳnh Văn là công cụ chế tạo từ đá gốc, chủ yếu là đá đẽo, hiếm thấy công cụ đá mài, tuy công cụ xương đà được mài. Đồ gốm có đáy nhọn. Người chết được chôn kiểu ngồi xổm, bó gối ngay tại nơi cư trú là cồn sò điệp.
Trong quá trình cư trú hàng nghìn năm, không chỉ ở những cồn sò điệp ven biển Quỳnh Luru, cư dân đã di chuyển đến những vùng đất mới, hoặc áp sát biển để khai thác hải sản sống nhờ vào biển, hoặc một bộ phận dịch chuyển vào phía nam, mà dấu vết văn hóa của họ để lại ở Thạch Lạc thuộc Hà Tĩnh khá rõ nét.
Di tích Thạch Lạc thuộc xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, Hà Tinh, cách Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu hơn 100 km về phía bắc, cách biển hiện tại khoảng 4km. Đấy là di tích điển hinh so với các di tích khác quanh vùng, họ sống cùng thời của người Quỳnh Văn.
Những di tích của người Thạch Lạc có thể được tạm thời phân chia: di tích có giai đoạn sớm như bãi Phôi Phối, di tích thuộc giai đoạn giữa là Thạch Lạc và di tích thuộc giai đoạn muộn là Đền Đồi.
ơ di chì bãi Phôi Phôi đa tìm thây một sô ít công cụ đá đco, đô gốm đáy nhọn mang đặc trưng của Văn hóa Quỳnh Văn. Bên cạnh đó cũng tỉm thấy một số rìu đá mài có vai, cuốc đá và đồ gốm đáy tròn có trang trí hoa văn thừng. Căn cứ vào hiện vật như thế có thể cho rằng người ở bãi Phôi Phối là hậu duệ cùa người Quỳnh Văn di cư đến khai mở vùng đất mới.
Tại di chỉ Thạch Lạc tìm thấy công cụ đá mài là chủ yếu, công cụ đá đẽo và gốm đáy nhọn rất ít. Đồ gốm đáy tròn được sử dụng khá phổ biến. Đồ gốm được tô màu thổ hoàng và trang trí đồ án hoa văn khắc vạch khá sinh động. Ở đây còn tìm thấy tai gốm. Ở di tích Đen Đồi hầu như không còn thấy công cụ đá đẽo và đồ gốm đáy nhọn
57
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
mà thấy xuất hiện rìu, bôn mài, đồ gốm đáy tròn với đường kính miệng lớn 35 - 40 cm1, hoa văn khắc vạch, tô màu đạt trình độ kỹ thuật cao. Đó chính là thành tựu phát triển kỹ thuật và sự chuẩn bị tích cực để cộng đồng người Thạch Lạc bước sang thời đại kim khí.
Từ những công cụ, di cốt tìm thấy có thể đoán định cộng đồng người Thạch Lạc sống chù yếu dựa vào việc khai thác biển. Phụ nữ và trẻ em bắt sò điệp ven bờ làm thức ăn. Đàn ông đóng mảng đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới. Việc săn bắt thú rừng không phải là thường xuyên, chủ yếu vì xương thú rừng để lại ở nơi cư trú rất ít. Xương cá lớn nhiều hơn. Chứng tò nghề đánh bắt, khai thác biển là phương thức sinh sống chính của người Thạch Lạc.
Nguời Thạch Lạc đã biết se chỉ dệt vải (tìm thấy dọi se chi đất nung). Tuy nhiên, cộng đồng người Thạch Lạc cũng đã biết đến nông nghiệp dùng cuốc đá, bàn nghiền đá (bàn xát) rất lớn. Việc xuất hiện đồ đựng gốm lớn khiến có thể nghĩ đến sản xuất nông nghiệp trồng củ hoặc hạt đã phát triển, nên con người mới cần những nồi chứa dự trữ lớn như vậy. Có thể, do khai thác nông nghiệp khiến người Thạch Lạc định cư lâu dài hom trong những xóm làng ven biển vùng Hà Tĩnh và họ còn tiến xa hơn nữa vào phía nam, định cư ờ những địa bàn mới.
Các bộ lạc Bàu Tró
Bàu Tró là địa danh ven biển Quảng Bình, đã tìm thấy ở đây di vật của con người tương đương thời gian tồn tại của người Thạch Lạc. Có thể họ là những người anh em có cùng nguồn gốc Quỳnh Văn; hoặc giao lưu với cư dân thuộc Văn hóa Hoa Lộc, Hạ Long ở miền Bắc, xóm cồn ở phía nam, các bộ lạc ở miền Tây Quảng Bình, Nghệ An và xa hơn là cư dân thuộc Văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên. Điều kiện tự nhiên của vùng ven biển Quảng Bình có nhiều nét khác biệt với vùng ven biển Hà Tĩnh, bởi dải Đèo Ngang phân cách và do quá trinh tạo dựng thiên nhiên của hàng triệu năm trước.
1. Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr. 62.
58
Chương l. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Ó Quảng Bình có nhiều đá quắczít và đá granít nên việc chế tạo công cụ cũng khác miền ngoài. Họ chế tác công cụ gồm cuốc đá, phổ biến là loại rìu, bôn có vai vuông, vai nhọn hoặc vai xuôi, bôn có mặt phẳng, khum. Có loại bôn giống hình chiếc răng trâu nên gọi là "bôn răng trâu". Một số ít rìu đá hòng đã được đẽo lại phía lưỡi. Chứng tỏ nguyên liệu đá ở đấy khan hiếm nên người Bàu Tró phải tái sử dụng chúng.
Cộng đồng người Bàu Tró sống trên những cồn sò điệp, cồn cát, cồn đất ven những bàu nước ngọt vùng cửa sông, vịnh cạn do phù sa bồi tụ ven biển Quảng Bình và phía nam Quảng Trị, lên đến Tây Nguyên... Những chiếc cuốc đá lớn, thân cong, lưỡi thường mài vát về một bên, đều có chuôi đế tra cán, có thể chúng đã được người Bàu Tró sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trồng rau củ hoặc hạt. Cùng với những đồ gốm có kích cỡ lớn có thể dùng vào việc đựng lương thực tích trừ. Nông nghiệp đã giúp người Bàu Tró ổn định đời sống và định cư lâu dài trong những xóm làng. Tuy vậy, người Bàu Tró vẫn phải dựa vào khai thác biển, thu lượm sò điệp ven bờ, đánh bắt hải sản trên biển bằng lưới và mảng làm từ tre gỗ. Việc hái lượm rau quả và săn bắt thú rừng cận kề vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của người Bàu Tró. Người Bàu Tró đã biết dệt vải để che thân.
Các bộ lạc Bàu Tró sống vào thời đại đá mới, "có thể văn hóa (của họ) tồn tại trong khung từ 4.000 năm đến 3.500 năm cách ngày nay."1; mà đặc trưng văn hóa rõ nét nhất ở vào giai đoạn hậu kỳ cho thấy họ đã đạt tới trình độ kỹ thuật chế tác đá cao. Tiêu biểu là đồ trang sức bằng đá, tuy tìm thấy chưa nhiều, gồm hạt chuỗi hình ống hoặc được làm bằng đá ngọc, khuyên tai, nhẫn và vòng tay. Các đồ trang sức đá đều được chế tác bằng kỹ thuật cưa, khoan, mài và đánh bóng điêu luyện.
Kỹ thuật chế tác gốm ở trình độ cao, kết hợp bằng tay với bàn xoay, tuy rằng chưa thật phổ biến. Loại hình đồ gốm đa dạng gồm
1. Kháo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr 284.
59
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
nồi, bình, bát, đĩa, cốc chân cao, vò... Đặc trưng của gốm Bàu Tró là nhiều đồ gốm có tai, tiện cho việc sử dụng. Giai đoạn đầu, họ làm đồ gốm có in hoa văn khắc vạch hoặc phổ biến là hoa văn thừng ở hai mặt, nồi đáy nhọn; giai đoạn sau chuyển sang in văn thừng, nồi đáy tròn và đồ gốm đáy tròn có chân đế, in hoa văn hình mai rùa... Đồ gốm được tô thổ hoàng (sơn đỏ) hoặc màu đen ánh chì ở phần ngoài cổ miệng. Qua đó cho thấy sự tiến bộ của kỹ thuật gốm Bàu Tró. Chứng tò người Bàu Tró rất khéo tay, có một tư duy mỹ thuật phong phú, sinh động.
Người Bàu Tró định cư trên những địa hình khác nhau, vẫn tiếp tục săn bắn, hái lượm và có khả năng biết đến sản xuất nông nghiệp, vừa duy trì cuộc sống cộng đồng, chuẩn bị bước vào thời đại kim khí, đồng thời vừa mở rộng ảnh hưởng xa hơn nữa vào phương Nam do việc di dân, khai thác vùng đất mới. Có thể, chính di dân Bàu Tró cùng với di dân bản địa Nam Trung Bộ từ Quảng Nam trở vào đã tạo nên nền Văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ thuộc thời đại đồ sắt khoảng thế kỷ V trước CN đến thế kỳ I sau CN. Văn hóa Sa Huỳnh là nền tảng tạo nên Nhà nước Champa cổ đại.
VII. CÁC B ộ LẠC NHỮNG NƠI KHÁC
Cho đến hậu kỳ đá mới, ngoài các nền văn hóa đã biết ờ nhiều nơi trên nước ta, đã tìm thấy các di tích mà niên đại chưa được xác định chắc chắn. Hoặc việc chi ra tuyến phát triển và mối liên hệ giữa chúng còn khó khăn.
Dấu vết người nguyên thủy được tìm thấy rải rác nhiều nơi ở khu vực Tây Bắc như hang Nậm Tun thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ở đó đã tìm thấy một số công cụ bằng xương có đầu dẹt hoặc mũi nhọn và ba ngôi mộ cồ ước đoán niên đại thuộc hậu kỳ đá mới. Ở Sập Việt - một di chi ngoài trời thuộc huyện Yên Châu, Sơn La đã tìm thấy đồ gốm có hoa văn trang trí hình bầu dục hay ấn lõm giống như đồ gốm tìm thấy ở hang Cò Lắm thuộc huyện Mộc Châu, Sơn La.
60
Chương L Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Mặc dù các di vật tim thấy ở khu vực Tây Bắc chưa nhiều, chúng chưa được nghiên cứu kỹ nhưng cũng cho thấy người nguyên thủy ở hậu kỳ đá mới đã chế tạo được công cụ xương, gốm kỹ thuật tương đương các khu vực khác trong nước.
Dấu vết của người nguyên thủy cũng được tìm thấy ờ khu vực Việt Bắc. Tại một số địa điểm thuộc Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai đã phát hiện rìu đá mài hình tứ giác hoặc rìu có vai, bôn có nấc, có vai. Cùng với đồ gốm có chân đế trổ lỗ gần giống đồ gốm Hạ Long. Có thể, giữa những cộng đồng người này đã có mối liên hệ qua lại, hoặc ít ra cũng thể hiện trình độ kỹ thuật tương đối ngang bàng nhau.
Ở hang Ba Xã thuộc Lạng Sơn đã tìm thấy một số mảnh gốm có hoa văn thừng và dpi se chi bằng đất nung, nhiều riu tứ giác vai nhỏ được mài nhẵn, lưỡi sắc, một số chiếc đục nhỏ, vòng trang sức đá đẹp mắt, nhiều vỏ ốc biển được khoan lỗ dùng làm đồ trang sức. Những hiện vật đó cho thấy kỹ thuật chế tác đá đã đạt trình độ rất cao. Nhờ nắm được kỹ thuật khoan, cưa đá mà người nguyên thủy ở hang Ba Xã đã chế tác được đồ trang sức đẹp thể hiện qua hiện vật được tìm thấy.
Tại hang Mai Pha gần thị xã Lạng Sơn đã tìm thấy đồ gốm, loại hình phong phú. Loại có miệng loe, cổ thắt hoặc có quai uốn từ miệng đến thân, loại có núm để xâu dây dùng để treo, hoặc có chân đế trang trí hoa văn trổ lỗ. Những phát hiện này chứng tỏ nhu cầu cuộc sống của cư dân Mai Pha đa dạng, phong phú hơn trước.
Tại một số hang ở vùng cao Thanh - Nghệ như Thẩm Phong, Thẩm Tiến, Thẩm Ké Sang... đã tìm thấy khá nhiều rìu đá mài hay rìu tứ giác, cùng những đồ trang sức gồm vòng tay, khuyên tai đá, những vỏ ốc biển đục lỗ để xâu dây đeo, một số dọi se chi bằng đất nung. Đồ gốm khá phong phú mà phổ biến hơn cả là gốm hoa văn khắc vạch, hoa văn thừng, hoa văn hình học số 8 hay hình chữ s.
Ờ miền núi rừng miền tây Bình - Trị - Thiên, dấu vết của người nguyên thủy còn để lại trong các hang Minh cấm , Khe Tong hay Khe Rào. Di vật gồm rìu có vai được mài nhẵn, rìu tứ giác, các mũi
61
LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 1
nhọn bằng xương. Đồ gốm được trang trí khá sinh động với các hoa văn hình ô trám, sóng nước. Đồ trang sức là những vỏ sò, vỏ ốc xuyên lỗ để xâu dây. Đồ trang sức còn được chôn theo người chết. Sưu tập hiện vật phong phú trên cho thấy văn hóa của cộng đồng này không khác mấy so với Văn hóa Bàu Tró. Tuy nhiên, các bộ lạc ở vùng rừng núi Bình - Trị - Thiên lấy hái lượm, săn bắn là chính để duy trì cuộc sống. Có lẽ, đấy cũng là nét khác biệt so với các bộ lạc ven biển Bàu Tró dựa nhiều vào việc lấy khai thác biển để sinh tồn.
Trên miền cao nguyên Nam Trung Bộ, đây đó các nhà khảo cổ tìm thấy các di vật đá niên đại hậu kỳ đá mới ở lớp trên của vùng lòng hồ Yaly thuộc Kon Tum; ở Bàu Cạn, Biển Hồ trên cao nguyên Pleiku thuộc Gia Lai; Buôn Hồ thuộc Đắk Lắk. Đó là những chiếc rìu đá có vai hình tứ giác, hoặc rìu, bôn mài toàn thân khá trau chuốt, bôn hình "răng trâu", giống như ở Bàu Tró; cuốc đá to, dày bản. Có lẽ, các bộ lạc ở Tây Nguyên đã dùng cuốc đá trong nông nghiệp trồng củ, quả, rau bầu bí. Nông nghiệp sơ khai đã hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của con người thời đó trên Tây Nguyên.
Đồ gốm ở một số di chi thuộc Tây Nguyên nêu trên, mà tiêu biểu ở Biển Hồ, đều là gốm thô, xương gốm và mặt ngoài màu đỏ chiếm ưu thế; được chế tạo bàng bàn xoay, từ đất sét pha cát, với độ nung khá cao. Loại hình gốm phong phú gồm: nồi cổ loe cong, thân nở, bụng phình, đáy hình tròn; bát bồng đế cao, lòng nông; bát miệng
thẳng, đế thấp, thân thuôn; âu; vò; liễn; ấm có vòi...; ngoài ra còn có viên bi và chì lưới. Đồ gốm được trang trí hoa văn khắc vạch, trổ lỗ và in chấm thành băng chạy ngang thân. Một số hoa văn được tô màu đỏ hoặc đen, làm tăng độ bền chắc của đồ gốm Biển Hồ, Tây Nguyên.
Người Biển Hồ đã biết làm đẹp bằng việc chế tác đồ trang sức là những chiếc vòng đá mặt cắt hình chữ T và khuyên tai hình hai đầu thú. Chính những đồ trang sức này đã gợi mở về mối quan hệ văn hóa rộng lớn giữa cư dân Biển Hồ ở Tây Nguyên với cư dân các vùng miền khác ở miền Trung Việt Nam hoặc xa hơn ở miền Thượng Lào và Campuchia.
62
Chương I. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Những kết quả nghiên cứu về Văn hóa Biên Hồ - văn hóa điển hình của Tây Nguyên - cho biết có thể đó là văn hóa của những bộ lạc người Giarai cô. Họ sinh sống trên cao nguyên Pleiku, vẫn lấy săn bắt, hái lượm và đánh cá làm nguồn sống chính. Người Giarai có thể đã biết làm nông nghiệp nương rẫy. Cuộc sống tinh thần của họ khá phong phú. Trình độ chế tác công cụ đá và làm gốm đạt trình độ cao, có thê sánh ngang với các tộc người khác cư trú trên Tây Nguyên và với người Bàu Tró ờ ven biển miền Trung và nhiều nơi khác...
Ớ di chi Cầu Sắt thuộc huyện Xuân Lộc, Đồng Nai sau k h i"... khai quật 420 m2 thu được 788 hiện vật gồm 294 rìu, bôn không vai, 72 vai xuôi, 76 mũi nhọn, 50 dao hái, 269 bàn mài, v.v... niên đại đoán định là khoảng 2.500 - 300 năm TCN", "được coi là biểu thị cho giai đoạn sớm nhất trong truyền thống Vãn hóa Đồng Nai"1.
Những chiếc bôn, riu ở cầ u sắt được làm từ đá bazan, nguyên liệu tại chồ. Tuy chúng được mài toàn thân song đôi chỗ vẫn để lại dấu vết ghè đẽo thô phác. Rìu, bôn là loại hình công cụ đặc trưng thuộc dạng có vai xuôi. Loại không có vai xuôi hình dạng gần giống hình tam giác, lưỡi xòe rộng và đốc nhọn. Những chiếc dao hái hay dao đá lưỡi cong, sống thẳng hình bán nguyệt đều được mài nhẵn. Loại công cụ đặc biệt này có thể dùng để cắt, gặt lúa trời hay lúa do con ngirời thuần dirõrng trồng cấy nr vùng châu thổ sông n ồ n g Nai
còn quá hoang dại, rậm rạp. Việc biết đến nông nghiệp trồng lúa nước đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cùa các bộ lạc thời hậu kỳ đá mới ở lưu vực sông Đồng Nai, Nam Bộ.
Đồ gốm ở Cầu Sắt đa số được làm bằng bàn xoay, một số ít làm bằng tay từ đất sét trắng - loại đất nguyên liệu vốn có sẵn ở địa phương. Chủ nhân ở đây đã tạo ra những chiếc bát và cốc chân cao, thành mỏng mà ở những nơi khác rất ít thấy.
1. Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam - Lịch sứ và văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 11.
63
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Như vậy, người nguyên thủy xuất hiện khá sớm trên đất nước ta. Họ đã có mặt ở Núi Đọ và Xuân Lộc cách ngày nay khoảng 30 đến 40 vạn năm. Những di cốt người là 10 chiếc răng tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai xác định niên đại tương đối cách ngày nay khoảng hơn 40 vạn năm. Họ thuộc giống người vượn đứng thẳng. Di cốt người ở hang Hùm và hang Con Moong cho thấy họ đã sống trước đây từ khoảng 8 đến 10 vạn năm. Đó là giống Người khôn ngoan Homo Sapiens.
Phương thức sinh sống của người nguyên thủy một mặt dựa vào bản năng tự nhiên hái lượm những thức ăn sẵn có trong thiên nhiên như rau, củ, quả, sò, hến, cua, ốc... làm thức ăn. Mặt khác, con người đã biết lao động và tổ chức lao động để duy trì cuộc sống. Thành quả nổi bật nhất, thông qua lao động, con người đã chế tác ra các công cụ đá từ phác vật rìu, hay mảnh tước công cụ thô sơ nhất được làm ra từ đá bazan ở Núi Đọ đến những chiếc rìu đá được mài một mặt ở Hòa Bình, hai mặt ờ Bắc Sơn, và rìu, bôn được mài toàn thân, có vai, có nấc ở Hạ Long, Thạch Lạc, Bàu Tró, Biển Hồ... Trải qua hàng vạn năm lao động bền bỉ và sáng tạo, người nguyên thủy đã làm chủ và nâng kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá và đến đỉnh cao. Từ chỗ con người lấy đá ghè đá tạo ra công cụ thô phác đến chỗ đã nắm được kỹ thuật cưa, khoan, mài đá, đánh bóng đá ở cuối thời đại đá mới. Người Hạ Long đã biết cưa đá tạo ra nhừng chiếc rìu, bôn có vai, có nấc vuông vức để tra cán, dễ cầm nắm hơn khi lao động, chắc chắn đạt hiệu quả cao hơn khi cầm tay trực tiếp. Với kỹ thuật khoan mài và đánh bóng đá, con người đã khoan tách đá tạo ra những chiếc vòng trang sức đeo tay hoặc khuyên tai đẹp mắt. Từ việc làm chủ được kỹ thuật chế tác đá - thành tựu to lớn nhất của người nguyên thủy cùng với việc phát minh ra đồ gốm, tuy đồ gốm mới được chế tạo thô sơ, chủ yếu nặn bằng tay, cuối thời đại đá mới đã kết hợp nặn bằng tay và bàn xoay, khiến dễ tạo dáng và hoa văn, loại hình phong phú. Tuy độ nung gốm còn thấp do chưa có lò nung, nhưng với sự xuất hiện của đồ gốm đã đánh dấu mốc con người chuyển từ thời dã man sang thời đại văn minh hơn.
64
Chương /. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Đồ gốm tiện dụng cho đòi sống con người để đụng nước, hạt, để đun nấu. Khi thức ăn được nướng hoặc nấu chín sẽ ăn ngon, thể chất con người sẽ thay đối tốt hơn.
Chính trong quá trình lao động sáng tạo, con người đã biết đến nông nghiệp. Nông nghiệp Hòa Bình ở thời kỳ sơ khai, con người có thể mới biết đến trồng rau, đậu. Đen thời Bắc Sơn, con người có thể đã biết đến nông nghiệp trồng nương rẫy với những chiếc rìu ngắn khiến có thể chặt cây để đốt nương, trồng rẫy như người miền núi vẫn làm hiện nay (tuy họ dùng rìu và dao sắt). Các cộng đồng người Hạ Long, Đa Bút, Thạch Lạc và còn nhiều nơi khác cùng thời đã biết làm nông nghiệp ruộng nước. Cuốc đá to dày bản và dao đá, nồi gốm lớn tìm thấy ở Hạ Long và Dầu Giây VI, cầu sắt khiến các nhà khảo cổ học cho rằng có thể tại đây đã có nông nghiệp làm ruộng. Nhờ có nông nghiệp làm ruộng trồng lúa nước mà con người có thể định cư trong các xóm làng, dân cư ngày càng đông đúc hơn. Tuy nhiên, quy mô của sản xuất nông nghiệp đến mức nào trong đời sống cùa cư dân thời bấy giờ, còn thiếu những chứng cứ để khẳng định, cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Trong hàng chục vạn năm tồn tại, người nguyên thủy ở nước ta phải chịu tác động cùa thiên nhiên khắc nghiệt của miền nhiệt đới. Khí hậu thường thay đổi thất thường đã ảnh hường không ít tới đời sóng con người. Phưưng thức cư trú cùa nguời nguyên thũy rát da dạng. Người núi Đọ ở ngoài trời, có thể trong những căn nhà, mái lều tạm bợ. Người Sơn Vi, một số sống ở hạng động, đa phần ở ngoài trời, có thể là những căn nhà lá mà thời gian đã xóa nhòa, c ỏ thể do biển tiến mà người Hòa Bình phải vào ở trong các hang động ven những thung lũng có sông suối chảy qua. Người Bắc Sơn vừa ở trong các hang động đá vôi vùng núi rừng Việt Bắc rộng rãi hơn, vừa làm nhà ở ngoài trời. Cư dân Hạ Long vẫn tiếp tục truyền thống cư trú của người Bắc Sơn. Các cộng đồng ven biển miền Thanh - Nghệ tò Đa Bút đến Quỳnh Lưu và miền trung Thạch Lạc - Bàu Tró - miền nam Dầu Giây VI - cầ u sắt - Biển Hồ, Yaly...
65
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
ờ Tây Nguyên đều làm nhà cư trú thành làng xóm mật tập. Chính điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, với sự ra đời của nông nghiệp làm lúa nước, đã tạo nền tảng cho việc định cư thành xóm làng tưcmg đối ổn định lâu dài và ngày càng mở rộng, phát triển.
Người nguyên thủy ở Việt Nam trên chặng đường lịch sử hàng chục vạn năm, từ khi xuất hiện đã đần dần tiến tới tổ chức xã hội thành cộng đồng. Đầu tiên là bày khoảng vài ba chục người, cư trú ờ những khu vực riêng. Sau đến thị tộc gồm những thành viên cùng huyết thống sống trong những gia đình hạt nhân (một bà vợ có nhiều ông chồng, con cái; hoặc một ông chồng có nhiều bà vợ...), cùng sống trong một hang động lớn hoặc một cụm hang động. Do nhu cầu sống, họ cần cộng lực để chế tác công cụ hoặc săn bắt thú rừng. Chế độ thị tộc mẫu hệ kéo dài hàng chục vạn năm cho đến hết thời kỳ đồ đá. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, sau "cách mạng đá mới"1, khi nông nghiệp ra đời, con người tự chủ hơn trong đời sống, việc định cư ổn định hơn, các thị tộc phát triển thành bộ lạc, các bộ lạc liên minh với nhau trong sản xuất, khai phá đồng bằng, làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp... hoặc cùng liên minh chống thú dữ hay kẻ thù đe dọa cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ chung.
Tóm lại, trong thời đại nguyên thủy, con người xuất hiện khá sớm. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc - một trong những cái nôi sinh ra loài người.
Lịch sử của con người, loài người được biết đến khi con người biết chế tác công cụ lao động đá đầu tiên. Ở Việt Nam, người Núi Đọ biết chế tác công cụ đá dù còn thô phác đã mở ra trang sử đầu tiên - thời Tiền sử của con người trên đất nước ta. Chính trong quá trình lao động sáng tạo, trải qua hàng chục vạn năm, người nguyên thủy trên khắp đất nước ta đã dần dần hoàn thiện chính mình. Nhờ tiến bộ của kỹ thuật chế tác đá đạt đến đình cao và việc phát minh ra đồ gốm mà con người đã tiến từ dã man tới văn minh. Từ các công cụ
1. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Sđd, tr. 313.
66
Chương 1. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
đá Núi Đọ đến các nền Văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn, Hạ Long, Thạch Lạc, Bàu Tró, Biển Hồ, Đồng Nai... cho thấy trình độ kỹ thuật ngang bàng, tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch giữa các khu vực văn hóa tộc người đồng đại. Đồng thời cho thấy có mặt kỹ thuật đồng dạng trong chế tác đá và làm gốm so với cư dân khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Với sự xuất hiện cùa nông nghiệp trồng lúa nước, xã hội dần đi vào thế ổn định, có cơ sờ để vươn lên, phát triển mạnh mẽ hơn vào thời đại kim khí sau đó. Chính từ các nền văn hóa phong phú có nét tương đồng và khác biệt nội sinh của các cư dân bản địa ờ trên các vùng miền nước ta, đã tạo tiền đề quy tụ để hỉnh thành nên ba trung tâm văn hóa cổ tiêu biểu thời sơ sử: Văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, Văn hóa Đồng Nai, Tiền Óc Eo ở miền Nam. Đó cũng chính là nền tảng để hình thành nên các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
67
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Anh 1. Công cụ Văn hóa đá cũ sơ kỳ (di tích Núi Đọ)
Nguồn: Bảo tàng Nhân học, Đại học Quốc gia Hà Nội, in trong Hán Văn Khẩn (Chủ biên), Cơ sở Khảo cố học Việt Nam - Phần bản ảnh. Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội, 2008.
Chương I. Việt Nam thòi kỳ nguyên thủy
Anh 2. Công cụ đá cuội Văn hóa Sơn Vi:
1 -3 Mành tước, 4-5 Cuội bồ, 6-20 Công cụ cuội
Nguồn: Cơ sở Kháo co học Việt Nam - Phần bản ảnh, Sđd. 69
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Ảnh 3. Công cụ đá cuội hình hạnh nhân Văn hóa Hòa Bình
Nguồn: Bảo tàng Nhân học, ĐHQG HN, in trong Cơ sở Khảo cổ học Việt Nam - Phần bản ảnh, Sđd.
70
Chương /. Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Anh 4. Rìu ngắn Hòa Bình
Nguồn: Bào tàng Nhân học, ĐHQG HN, in trong Cơ sở kháo cố học Việt Nam - Phần bán ảnh, Sđd.
10cm
Anh 5. Hiện vật gốm Đa Bút
Nguồn: Hà Văn Tấn (Chù biên), Khảo cỗ học Việt Nam, tập 1, Thời đại đá Viẹt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998, tr. 394.
71
Chương II
S ự HÌNH THÀNH NƯỚC VĂN LANG
L TRUYỀN THUYÉT, THƯ TỊCH c ũ VÀ s ử DỤNG KÉT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LIÊN NGÀNH
Xưa nay trong ký ức dân gian và trong lịch sử đều cho rằng nước Văn Lang thuộc thời đại Hùng Vương. Đấy là Nhà nước sơ khai đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Song thời đại Hùng Vương khởi nguồn từ đâu và bắt đầu từ khi nào? Truyền thuyết và lịch sử chưa có sự thống nhất, hoặc phản ánh chưa thực rõ ràng. Câu trả lời chính xác khoa học vẫn chưa có đáp án, đòi hỏi các nhà khoa học cần phải nỗ lực thêm nhiều.
Cho dù vẫn còn hồ nghi về tính chân thực của thời đại Hùng Vương; một thời đại được bao phủ bằng truyền thuyết lung linh tựa như sưomg khói, nhưng cái cốt 15i cùa lịch sử thật khó có thế gạt bò, phủ nhận.
Ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, hiện trạng lịch sử là khách quan. Những sự kiện lịch sử chi diễn ra một lần, nhưng nhận thức của con người về lịch sử không chi một lần. Thời đại Hùng Vương đã trải qua hàng ngàn năm. Trong hàng ngàn năm ấy, dân gian "viết" hay nhận thức về thời đại Hùng Vương thông qua truyền thuyết; còn các bậc trí giả thì viết hay nhận thức về thời đại Hùng Vương bằng thư tịch. Hai cách viết và nhận thức tuy khác nhau nhưng đều cung cấp nhiều thông tin giá trị, giúp chúng ta ngày nay hiểu biết nhiều hơn về thời đại Hùng Vương.
72
Chương II. Sự hình thành nước Văn Lang
1. Truyền thuyết và thư tịch
Thời đại Hùng Vương tồn tại hàng ngàn năm. Cho đến bây giờ, dù đà rất cố gắng song các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy chữ viết cùa thời đại đó. Thời đại quá xa xưa chi còn tìm thấy trong ký ức cùa nhân dân được phản ánh qua truyền thuyết, từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết thuộc loại hình văn hóa dân gian, tuy cũng phản ánh lịch sừ nhưng tính chất ước lệ khá cao. Tác giả của những truyền thuyết thường là nhân dân. Ở mỗi thời đại khác nhau, với cách cảm nhận khác nhau đối với mỗi nhân vật trong truyền thuyết, người kể hay người viết có thê sáng tác, thêm vào những tình tiết mới cho phù hợp và hấp dẫn hơn; khiến kết cấu cùa truyện luôn mở. Niên đại của truyền thuyết rất khó xác định. Truyền thuyết luôn gắn bó và là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với nhân dân. Mặc dù còn những hạn chế song truyền thuyết chính là một nguồn tư liệu phong phú, quan trọng khi tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương khi mà có sự thiếu váng thư tịch và truyền thuyết là phương tiện hữu hiệu nhất phản ánh lịch sử. Truyền thuyết vừa là ảnh xạ của lịch sử, vừa hàm chứa cái cốt của lịch sử. Việc sử dụng và khai thác truyền thuyết luôn luôn là cơ sờ đầu tiên, cần thiết trong công việc nghiên cứu thời đại Hùng Vương.
Nhưng khi khai thác truyền thuyết cần hết sức chú ý, vì bản thân truyền thuyết phức tạp. Truyền thuyết có loại hình đa dạng: truyền khẩu (bất thành văn), truyền thuyết được cố định thành văn bản (thành văn); truyền thuyết được hiện thực hóa thông qua việc thờ thần và phong tục tập quán, lễ hội ờ làng xã.
Cho đến ngày nay, truyền thuyết truyền khẩu về thời đại Hùng Vương vẫn tiếp tục sống "trôi nổi" trong các làng xã. Trong đó, truyền thuyết tập trung đậm đặc nhất ờ vùng quanh đền Hùng, huyện Lâm Thao và quanh chân núi Ba Vì thuộc ngoại thành Hà Nội. Truyền thuyết dân gian vùng đất Tổ (Phú Thọ) rất phong phú, song nhiều dị bản. Nội dung của những truyền thuyết không vượt qua được tài liệu thư tịch. Đến nay, chúng vẫn không ngừng biến đổi.
73
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Tính chất hoang đường thể hiện khá rõ trong các bản thần tích, ngọc phả được biên soạn sớm nhất vào thời kỳ Lè sơ thế kỳ thứ XV; đại đa số ở thế kỳ XVI, được sao lại vào các thế kỷ XVIII, XIX. Những loại tài liệu đó rất có giá trị đối với tín ngưỡng dân gian hơn là đối với lịch sử.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa nắm được có bao nhiêu truyền thuyết về thời đại Hùng Vương. Trong những truyền thuyết ấy hàm chứa nội dung cụ thể ra sao? Chúng được phân bố trên thực địa như thế nào? Mỏ quặng truyền thuyết giàu có đó nhưng khai thác chưa được là bao.
Bên cạnh loại hình truyền thuyết truyền khẩu, ở nhiều địa phương còn lưu truyền loại hình truyền thuyết đã được hiện thực hóa thông qua việc thờ thần thành hoàng làng, như thần Cao Sơn, Quý Minh, Cao Lỗ, Phù Đổng Thiên Vương, Chừ Đồng Tử, Tiên Dung, v.v... hay thần của một vùng - thần Tản Viên, thần của cả nước/ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ thần được biểu hiện rất sinh động thông qua các lễ hội dân gian thường niên. Ngày hội văn hóa tâm linh là nơi phô diễn nghi lễ cùng những tập quán hay, phong tục đẹp. Ngày hội đua tài văn nghệ, thể thao dưới hình thức trò chơi dân gian cùa cả dân làng và dân trong vùng. Không khí tưng bừng của ngày hội xuân làm tan đi những vất vả lo toan cùa mùa vụ trong năm, người nông dân thư giãn đc bước sang năm mới, vụ mới; vừa tri ân thần linh và mong ước được thần linh phù giúp dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu.
Việc thờ các thần ý nghĩa linh thiêng là thế, từng được các làng xã ở Bắc Bộ khai báo gửi cho chính quyền bảo hộ năm 1938 nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thống kê được trong số đó, có bao nhiêu làng xã thờ các thần thuộc thời Hùng Vương. "Lý lịch" hay hành trạng của các vị thần ra sao; lễ hội tái diễn lại các sự kiện lịch sử và những phong tục cổ xưa như thế nào? Khai thác chúng chắc chắn sẽ hữu ích cho tìm hiểu lịch sử, không chì đối với thời đại Hùng Vương.
74
Chương II. Sự hình thành nước Văn Lang
Trong các loại hình truyền thuyết nêu trên, loại hình truyền thuyết được văn bản hóa, cố định lại trong thư tịch dưới dạng những truyện kê truyền kỳ, cổ tích, thần thoại, in thành sách được giới nghiên cứu tập trung khai thác nhiều hơn.
Ờ nước ta tài liệu thư tịch chữ Hán đầu tiên chép về thời đại Mùng Vương là sách Việt điện u linh cùa Lý Te Xuyên, viết lời tựa vào năm 1329. Lý Te Xuyên đã dựa vào sách cùa một số tác giả Trung Quốc từng sống ở Việt Nam, nhưng nay đã mất, như: Giao
Chi ký, Báo cực truyện (không rõ tác giả), Giao Châu ký của Triệu Công và Tăng Con đời Đường thế kỷ thứ IX; Ngoại sừ ký cùa Đỗ Thiện đời Lý thế kỷ XII; và dựa vào những truyện trong dân gian ở nước ta để biên soạn Việt điện u linh, gồm 28 truyện1. Trong bộ sách này, có truyện - Tản Viên hựu thánh khuông quốc hiến ứng
vucmg2 có nội dung chép về câu chuyện cầu hôn cùa Sơn Tinh và Thủy Tinh thời Hùng Vương.
Năm 1978, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, học giả o. w. Wolters đã phân tích một trong những bài thơ (dịch) cùa Phạm Sư Mạnh1:
"Ngược làn sóng trong, đậu thuyền ở bến đá
Kẻ lại coi sông tranh nhau ra đón cờ sứ thằn cùa nhà vua đi qua. Chốn phên dậu là sông Lô, nơi tụ hội là sông Thao
D ữ trùi I/UU ngày thúng nư ớ c Văn Lung, đữ lùng lù n ú i sông vua Thục.
1. Việt điện u linh, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2008.
2. Đen thờ chính Đức Thánh Tán ở núi Tàn Viên, huyện Ba Vì, Hà Nội. 3. Theo o. w. VVolters: "Tên của Phạm Sư Mạnh lần đầu tiên xuất hiện trong sách sừ vào những năm 1340. Đen năm 1358, ông giữ chức Hành khiển. Một số bài thơ cùa ông còn được lưu lại, ông viết khi đi công cán ờ phía Tây Bắc Việt Nam, có thể vào những năm 1360. Trong nhũng năm 1364 và 1365 có việc điều quân lẻn biên giới phía Bắc để ngăn ngừa hậu quà cùa cuộc nội chiến ờ miền Nam Trung Quốc, cũng đúng vào thời kỳ nhà Minh lên cầm quyền năm 1368".
75
LỊCH Sừ VIỆT NAM - TẬP 1
Xe thư đã thống nhất vạn dặm, ở biên giới lắng bụi chiến tranh, Vũ trụ trài qua ngàn năm cuộc đời đã xảy ra nhiều việc Ta nay đội om vua được trao quyền mở mang cõi ngoài Xua đuổi trộm cướp, dập tắt nạn binh đao
(Hành quận - Đi kinh lý trong quận)'
Cũng theo O.W.Wolters: "Phạm Sư Mạnh nói đến đất Thục, gắn với miền Văn Lang, chứng tò rằng ông cũng biết những truyền thuyết anh hùng đó. Có thể ông không biết đầy đủ truyền thuyết và đã nói đến "Văn Lang". Theo tôi thì đó là một tư liệu Việt Nam có sớm nhất đã nói đến Vương quốc Văn Lang"2.
Để giải thích rõ hơn chữ "Văn Lang" và bác bỏ ý kiến của Maspéro cho rằng "đất Văn Lang là tên viết chệch đi của Yên Lăng ở miền Nam Trung Hoa thời nhà Hán. Văn Lang có thể chi một tiếng Việt Nam cổ "Vlang", tên của một loài chim săn lớn và có thể là một tô tem mà các vua Hùng lấy tên để đặt cho vương quốc của họ"3.
Trong bài khảo cứu của mình, O.W.Wolters rất tâm đắc và hơn 20 lần nhắc đến tên nước Văn Lang với hàm ý tán đồng với Phạm Sư Mạnh, từng coi Vương quốc Văn Lang là thời thịnh trị của các vua Hùng. Điều đó cũng được chép trong Việt sử lược và Lĩnh Nam
chích quái.
Sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp được viết vào khoảng đầu thế kỳ thứ XIV. Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại khoảng năm 1492 - 1493. Sau đó Lĩnh Nam chích quái được nhiều học giả soạn lại và bổ sung thêm truyện mới.
1. O.W.Wolters, "Sự thịnh trị về văn hóa của Việt Nam thế kỷ XIV"; trong Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa & Nay - Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 132.
2. "Sự thịnh trị về văn hóa cùa Việt Nam thế kỳ XIV", Sđd, tr. 133. 3. "Sự thịnh trị về văn hóa cùa Việt Nam thế kỳ XIV”, Sđd, tr. 155.
76
Chương II. Sự hình thành nước Văn Lang
Hiện nay còn lại 9 bản Lĩnh Nam chích quái khác nhau1. Những truyện trong các bàn đó không hoàn toàn giống nhau; có bản nhiều hoặc ít truyện hơn. Các tác giả trước hết đều dựa vào những truyện trong dân gian, tuy có một số truyện được lấy trong nhũng sách xưa
- Tái quỳ ký cùa Trương Quân Phòng đời Tống, Nam hải cổ tích ký cùa Ngô Lai đời Nguyên...2 để soạn Lĩnh Nam chích quái. Song có một điểm chung giữa các bản là đều ghi chép về truyện Hồng Bàng thị đời Hùng Vương.
Nhìn chung, Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ghi chép về thời đại Hùng Vương còn mang nhiều tính chất hoang đường, nhưng ít nhiều cũng đã phản ánh được tình hình lịch sử, xã hội của tổ tiên chúng ta lúc bấy giờ. Vì vậy, các nhà sử học không thể không dựa vào đó, để tìm hiểu thực trạng lịch sử, xã hội thời Hùng Vương.
Năm 1272, Lê Văn Hưu soạn xong bộ Đại Việt sử ký - gồm 30 quyển, chép sự kiện từ Triệu Vũ đế (Triệu Đà) đến Lý Chiêu Hoàng, nhưng sách nay đã mất. Sử thần Phan Phu Tiên viết Sử kỷ tục biên - chép từ Trần Thái Tông (1225 - 1258) cho đến khi quân Minh rút về nước năm 1427.
Ngô Sĩ Liên được giao biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Năm 1479, sách được làm xong và dâng lên vua Lê Thánh Tông (1460 - 14y7). Trong phàm lệ về việc biên soạn sách cho biết: "Sách này (ĐVSKTT) làm ra, gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký cùa Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo với Bắc sử, dã sử các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính biên chép mà thành"1’.
1. Vũ Ọuỳnh - Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 7.
2. Hùng Vương dụng nước, Sđd, Tập I, tr. 82.
3. Ngô Sĩ Liên và các sừ thần đời Lê, Đại Việt sừ ký loàn thư, Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tr. 82.
77
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 1
Trong Đại Việt sừ ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên thêm vào kỷ họ Hồng Bàng và kỷ nhà Thục ở phần ngoại kỷ. Đây là bộ Quốc sứ đầu tiên chính thức đưa Hùng Vương mở đầu cho lịch sử dân tộc. Lời tựa có ghi: "Nước Đại Việt ta ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời
đã chia vạch Nam Bắc; thủy to ta tự con cháu Thần Nông thị, thế là trời đã sinh ra chân chúa. Vì thế mới cùng với Bắc triều đều làm chù một phương”'. Các tác giả bộ Quốc sử hạ bút viết như vậy, thể hiện lòng tụ tôn dân tộc của sử gia.
Năm 1511, Vũ Quỳnh soạn xong bộ Đại Việt thông giám, có ghi về họ Hồng Bàng, nhưng đến nay bộ sử đó không còn thấy hiện diện nữa.
Năm 1697, Lê Hy và nhóm sử thần đời Lê trung hưng dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và Đại Việt thông giám và các tài liệu khác tục biên, soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư; cho khắc in năm Chính Hòa thú 18 (1697) và lưu hành cho đến ngày nay. Tài liệu ở phần Ngoại kỳ cũng là cơ sở để nghiên cứu thời đại Hùng Vương.
Sang thời Nguyễn, từ nửa sau thế kỳ XIX, Quốc sử quán dựa vào Toàn thư và các tài liệu khác đã biên soạn Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Đây là một bộ sử lớn gồm 52 quyển. Trong đó Tiền hiên gồm 5 quyển, Chính hiên gồm 47 quyển. Phần Tiền biên chép kỹ hơn (có phê phán ghi chép của sử cũ) về thời đại Hùng Vương.
Ngoài những bộ chính sử còn một số bộ sử khuyết danh hoặc của một số tác giả khác cũng viết về thời đại Hùng Vương. Trong đó [Đại] Việt sử lược là một bộ sử khuyết danh, có thể được viết vào cuối đời Trần, khoảng nửa sau thế kỷ XIV. Sách này đã bị thất lạc, sau được đưa vào Tứ khố toàn thư\ được Tiền Hy Tộ đời Thanh hiệu đính, công bố... Từ năm 1960, sách đã được dịch ra
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 17.
78
"""