"
Lang Thang Chữ Nghĩa - Phan Huy Đường PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lang Thang Chữ Nghĩa - Phan Huy Đường PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
1
2
LANG THANG CHỮ NGHĨA I
PHAN HUY ĐƯỜNG
3
Ngày ngày Lang thang chữ nghĩa
Trong văn học Pháp, Lang thang chữ nghĩa thuộc loại Carnet của nhà văn, thi sĩ, triết gia. Lúc viết, họ hay giả vờ : ghi cho mình đừng quên thôi, không có ý đăng. Như Pensées của Pascal ấy mà. Nhưng nhiều người thầm kín mong sẽ được người đời đăng và quan tâm, thậm chí mê, sau khi mình đã đi chầu Diêm Vương. Ở Alain, thường là những châm ngôn (aphorismes). Ở Sartre thì mỗi đề tài són thành vài... trăm trang : Carnets de la drôle de guerre, Carnets pour une morale et tutti quanti. Sartre trung thực với triết lý của chàng khi chàng cho phép đăng tất cả thư từ, bản nháp et tutti quanti mà chàng đã từng viết : chúng đã từng là (est été) chính mình, sao phải phủ nhận chúng ?
Ở tôi, Lang thang chữ nghĩa là triết và văn học dưới hình thái... mì ăn liền ! Nó chỉ khác mì ăn liền thông dụng ở một điểm thôi : thiếu bột gia vị phong phú của công nghiệp đánh chén. Muốn thưởng thức nó một cách trọn vẹn, phải tưới nước dùng độc nhất hợp khẩu vị với nó : Tư duy tự do (Nxb Đà Nẵng, 2006) và
http://amvc.free.fr/
2009-05-30
4
5
MỤC LỤC
Ngày ngày Lang thang chữ nghĩa ....................................4 Kenya, nàng ơi ! ............................................................ 13 Bước xuân...................................................................... 13 Quốc hữu hoá ngân hàng Barclay.................................. 14 Không chỉ có.................................................................. 15 Cha đẻ............................................................................ 15 Không gian Thời gian này ............................................. 17 Dịch tự tử ở Mỹ ............................................................. 17 "Lấy chồng" Đài Loan ................................................... 18 Xưng hô......................................................................... 21 Ok baby ......................................................................... 25 Áo dài Việt Nam............................................................ 25 Silence – Im lặng ........................................................... 26 Bản năng và chữ nghĩa .................................................. 26 Lãnh đạm để tận tâm...................................................... 27 Ngôn từ, thơ và chính trị................................................ 28 Tôn thờ triết................................................................... 28 Culture politique ............................................................ 29 Một hành-động đầy ý nghĩa, đầy giá trị cho tương lai ... 29 Mini Thơ của Trần Dân qua ráp-nối của Nam Dao ....... 33 "Chấm- phẩy" và chữ thừa............................................. 35 Chữ nghĩa vào đời.......................................................... 36 Hiểu và tiêu hoá............................................................. 37 Hiểu nhầm ..................................................................... 38 Thành tâm và thành văn................................................. 38 Thời gian và tác phẩm ................................................... 39 Tin yêu tuyệt đối............................................................ 39 Cái lưỡi không xương.................................................... 41 Thời gian để hiểu nhau .................................................. 41 Quan-hệ với người đời................................................... 41 Tình-Nghĩa-Lý............................................................... 42 Điều khó học nhất ở đời, hiểu và… yêu ........................ 42 Độc ác............................................................................ 42 Áo đời Phùng Quán ....................................................... 44 Chính trị và niềm tin ...................................................... 45 Gọi tên chính mình ........................................................ 47 Kiên nhẫn....................................................................... 48 Một trò chơi vô tội vạ ? ................................................. 49 Thời gian của ngôn ngữ ................................................. 49 Chấm câu, trả lời độc giả ............................................... 50 Nhu cầu yêu................................................................... 52
6
Cái tôi cuối cùng của nhà văn........................................ 53 Hiểu và yêu.................................................................... 56 Tình và suy luận ............................................................ 56 Cho-Nhận trong thơ văn, dịch thuật............................... 57 Yêu trẻ thơ..................................................................... 57 Sợ................................................................................... 57 Không gian và thời gian của người................................ 58 Khóc .............................................................................. 59 Làm việc ........................................................................ 59 Nhạc và tôi..................................................................... 59 Sống vì…....................................................................... 60 Yêu và bốc đồng............................................................ 60 Yêu và tồn tại................................................................. 61 Mệt và phấn chấn........................................................... 61 Vẻ đẹp mê hồn của nàng tiên Toán................................ 62 Đọc Trần Đức Thảo....................................................... 63 Mình-Ta......................................................................... 64 Nội tâm và ngoại giới .................................................... 65 Tư duy biện chứng thường ngày.................................... 66 Biên tập.......................................................................... 66 Yêu văn, yêu người........................................................ 67 Ba địa ngục của nhà văn ................................................ 68 Sự bất lực của Thượng Đế ............................................. 71 Văn gà đá....................................................................... 71 Tự kiêu .......................................................................... 72 Đọc Chuyện cổ tích cuối cùng của Ottlik Géza ............. 73 Chiếm hữu và cho.......................................................... 74 Một khuôn mặt của tự do............................................... 74 Văn chương là hư cấu ? ................................................. 75 Con người toàn-hảo ....................................................... 76 Một giấc mơ hão............................................................ 77 Thực và thật................................................................... 78 Thương người như thể thương thân ............................... 79 Sĩ diện............................................................................ 79 Bản thể........................................................................... 82 Một nền văn hoá không biết xin lỗi ............................... 83 Tự trọng......................................................................... 84 Đảng là ai ?.................................................................... 85 Một nỗi đau vô ngôn...................................................... 87 Cạn lòng ........................................................................ 88 Không thèm biết mới ngoan .......................................... 89 Nội dung – hình thức ..................................................... 90 Tả cảnh .......................................................................... 90 Vô tư.............................................................................. 91
7
Ý-hướng và trí-hướng.................................................... 92 Thế giới riêng ................................................................ 92 Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 ......................................... 93 Trở lại đời thực .............................................................. 94 Bao nhiêu năm rồi…...................................................... 94 Cãi nhau......................................................................... 97 Được và cho................................................................... 97 Ghen .............................................................................. 98 Cười............................................................................... 98 Niềm tin....................................................................... 100 Cảm xúc và hành động ................................................ 100 Trung Quốc – Ziao Chỉ – Tôi – và ai ? ........................ 100 Lạnh lùng đam mê ....................................................... 101 Đi và ở ......................................................................... 102 Kiến thức và trí tuệ ...................................................... 102 Thèm một tiếng cười.................................................... 103 Tình yêu lượng tử ........................................................ 104 Sự thật và ngôn ngữ..................................................... 105 Tuyệt vọng yêu ............................................................ 106 Xây dựng và đả phá ..................................................... 107 Ý thức hệ ..................................................................... 108 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở… Hoa Kỳ Quốc ...................................................................... 109 Văn hoá sinh ra ta và ta................................................ 111 Trói người.................................................................... 111 Lý tưởng ...................................................................... 112 Chủ nghĩa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Tây Âu .................................................................... 112 Đọc Einstein của Nguyễn Xuân Xanh ......................... 114 Một câu hỏi đáng đặt ................................................... 115 Quá khứ ....................................................................... 117 Tình bạn....................................................................... 117 Người văn hoá ............................................................. 118 Con người và quá khứ của mình .................................. 119 Một bằng đại học cần thiết : hiệu đính chính tả ........... 119 Dám dịch văn............................................................... 121 Ngây thơ ...................................................................... 121 Quê hương cuối cùng duy nhất của ta.......................... 122 Biết ơn độc giả............................................................. 123 Hành đông và lệ thuộc ................................................. 125 Nhìn người nhớ ta........................................................ 125 Sửa văn phong của người khác .................................... 125 Khi ta chưa hiểu........................................................... 126 Triết lý và văn chương................................................. 127
8
Đọc Beidao về dịch thuật............................................. 128 Nấu gì cho ai ?............................................................. 129 Hồn nhiên và ngay thẳng ............................................. 130 Toán và vật lý .............................................................. 130 Bình đẳng và khác biệt ................................................ 131 Triết, nên học gì trước ?............................................... 131 Không gì...................................................................... 132 Kinh tế thị trường toàn cầu hoá và đạo lý.................... 132 Bế tắc........................................................................... 133 Buồn đời, buồn mình ................................................... 133 Đi Chùa........................................................................ 133 Làm người Ziao Chỉ - 1 ............................................... 134 Trước khi chết ............................................................. 134 Chữ nghĩa ở đời........................................................... 135 Ngây thơ làm người..................................................... 136 Quê hương ................................................................... 136 Tôn trọng đàn bà.......................................................... 137 Một ý tưởng độc đáo của Tôn Nữ Thị Ninh ................ 137 Chữ nghĩa và tôi .......................................................... 137 Nhân đọc Những ý tưởng không hợp thời về cách mạng và văn hoá.................................................................... 138 Quá khứ của dân tộc, quá khứ của ta và ta................... 139 Không gian và thời gian của….................................... 144 Palestine - 1 ................................................................. 144 Palestine - 2 ................................................................. 145 Giác quan thứ sáu hay con mắt thứ ba ......................... 145 Một mâu thuẫn chí tử................................................... 147 Đam mê chính của người dịch văn .............................. 149 Đọc "Giấy chứng nhận… Người"................................ 150 Giá trị cuối cùng của con người................................... 151 Chỉ khi nào chết........................................................... 154 Thời gian và ta............................................................. 154 Tự lừa mình ................................................................. 154 Chất trẻ thơ ở người đàn bà ......................................... 155 Làm người Ziao Chỉ - 2 ............................................... 155 Lãnh đạm trong hành động .......................................... 156 Ai cắn ai ?.................................................................... 158 Đọc văn và dịch văn .................................................... 158 Mất thời giờ ................................................................. 163 Khi cái chết ám ảnh ..................................................... 163 Không có thật .............................................................. 165 Mất .............................................................................. 165 Yêu như ....................................................................... 166 Lý trí, tấm lòng, văn phong ......................................... 166
9
Ngôn ngữ chính trị....................................................... 167 Nỗi đau yêu chữ nghĩa................................................. 167 Đọc Vệt nắng chiếu, tôi làm sao với tới....................... 168 Quyền lực .................................................................... 168 Gọt tỉa chính mình ....................................................... 169 Làm nhà văn Ziao Chỉ như thế nào đây ? .................... 169 Nếu bạn thừa thời giờ .................................................. 170 Niềm tin tuyệt đối........................................................ 170 Ta đã là… .................................................................... 171 Cho và nhận, hôm nay ................................................. 171 Tu tâm và tu tout…...................................................... 172 Lila học nói.................................................................. 173 Dị đoan ........................................................................ 173 Cắn chính mình............................................................ 174 Ta như vậy................................................................... 174 Khi đã lỡ thương.......................................................... 175 Chuẩn bị một thuyết trình ............................................ 175 Bế tắc tư tưởng ............................................................ 176 Lý lẽ của bản năng....................................................... 176 Quá khứ và tương lai ................................................... 177 Tư tưởng là gì ? ........................................................... 178 Ta và người.................................................................. 178 Đời thực....................................................................... 179 Bi kịch hôm nay........................................................... 179 Lại nàng tiên « kinh tế thị trường » ............................. 180 Một niềm tin lỗi thời từ… khá lâu !............................. 181 Lôgích hành động của "Bàn tay vô hình" của nàng tiên "Thị Trường" ............................................................... 182 Bắt con tin, một hình thái khủng bố "mới" .................. 183 Bàn tay vô hình của nàng tiên Thị Trường .................. 184 Chẳng có gì cả ............................................................. 185 Thân phận Ziao Chỉ hôm nay ...................................... 185 Yêu tiếng Việt.............................................................. 186 Cho ăn để được nhảy ................................................... 186 Kiểm duyệt tuyệt đối ................................................... 187 Căm thù ....................................................................... 187 Cộng sản và tôn giáo.................................................... 188 Kiếp sau....................................................................... 189 Một nơi đáng chết........................................................ 189 Ngôn ngữ đời thực và nghệ thuật bằng ngôn ngữ ........ 190 Hoàng Khoa Khôi........................................................ 191 Một ý hay về nghệ thuật dịch văn................................ 192 Đọc mẹ chồng tôi, bà Thế Lữ ...................................... 193 Quán tính của ngôn ngữ............................................... 194
10
Chữ nghĩa .................................................................... 195 Cội nguồn .................................................................... 195 Một loại nhà văn.......................................................... 196 Ngôn ngữ của tiềm thức............................................... 196 Quy luật xã hội ?.......................................................... 197 Kiến nghị làm người.................................................... 198 Sợ - 2 ........................................................................... 202 Hành động bằng văn chương ....................................... 203 Hiểu ............................................................................. 203 Sự thật và Yêu ............................................................. 204 Ừ, ta sẽ biến................................................................. 204 Thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở....................... 204 Một giấc mơ hão - 2..................................................... 206 Đọc chiều chủ nhật của Karinthy Frigyes.................... 206 Giao thời...................................................................... 207 Tri thức và văn hoá...................................................... 207 Yêu Marx..................................................................... 208 Nửa nạc nửa mỡ........................................................... 209 Làm bạn....................................................................... 209 Thế giới thực và…....................................................... 210 Bạc bẽo........................................................................ 210 Chính thống ................................................................. 211 Trung thực ................................................................... 211 Như ai ? ....................................................................... 211 Subprimes.................................................................... 212 Hiểu nhau .................................................................... 212 Tìm .............................................................................. 213 Tình người và văn hoá ................................................. 213 May mắn...................................................................... 216 Tự truyện của Barack Obama ...................................... 216 Mao Hương.................................................................. 218 Con-người-tự-nhiên..................................................... 219 Xin lỗi.......................................................................... 219 Thảo luận..................................................................... 220 Tinh thần long trọng hoá.............................................. 221 Làm Tổng thống Mỷ da đen ........................................ 222 Già rồi…...................................................................... 223 Đành vậy...................................................................... 223 Làm người ................................................................... 224 May.............................................................................. 224 Thu lùa hè.................................................................... 225 Tình yêu....................................................................... 225 Cùng tác giả................................................................. 228
11
12
Kenya, nàng ơi !
Khi đàn bà bị công
cụ hoá đến thế này
lũ đực rựa cũng hết
đất để học làm đàn
ông !
Hè hè…
2006
Bước xuân
Paris lững thững bước xuân. Trời xanh mây trắng ấm người. Tôi thả mình vào khu Tàu ăn chân vịt giò heo. Đường về lên xe lửa, có hai người chơi nhạc ăn xin. Một bản nhạc xưa tôi yêu. Tiếng violon tầm thường quen thuộc. Cảnh ăn mày thường khiến tôi khó chịu. Tôi bịa trong đầu trăm ý tưởng trấn an mình, ngoảnh mặt đi nơi khác. Hão. Không sao tránh được cảm giác nhục. Tôi ngắm bàn tay người kéo violon. Thanh thon, cứng cáp, uyển chuyển, mềm mại, dịu dàng. Phải khổ luyện bao lâu mới khiến được công cụ kia phát âm thành giai điệu ? Nhiều năm tháng. Do cha mẹ ép học. Thời nay, cha mẹ cũng chỉ ép được tới ngày con bước khỏi nhà, tự lập thân. Khi về thăm, nó còn gõ phím piano hay búng ghita, chắc chắn là vì nó thích. Đó là thế giới riêng
13
của nó.
Đem thế giới riêng của mình bày ở chợ người xin ăn… Đau thật.
Tôi kể lại trong bữa cơm tối. Em cười : thì đời mình cũng thế thôi, tuy bớt trơ một tí. Miên man xả thân bấy nhiêu năm cho đủ thứ chuyện, xét cho cùng, cũng chỉ để đổi lấy mái nhà ấm, bữa cơm có cá thịt, chút áo quần lành lặn, diêm dúa. Những thứ khác, anh tìm trong chữ nghĩa hư cấu, văn chương văn gừng, triết lý. Yêu chữ nghĩa dễ hơn yêu đời, yêu người.
Tôi lặng mình. Những gì thật nhất ở ta chưa thể có thực ở đời. Hè hè…
2007-03
Quốc hữu hoá ngân hàng Barclay
Hi hữu ! Một ngân hàng tiêu biểu cho nền kinh tế tư bản toàn cầu hoá bỗng nhiên bước vào quá trình "quốc hữu hoá" (nationalisation, étatisation) xuyên qua hai ngân hàng quốc hữu của Trung Quốc và Singapore, Trung Quốc có thể trở thành "actionnaire de référence", nói theo kiểu PhuLăngXa, của tập đoàn tài chánh này.
Ý thức hệ kinh tế tư bản, dưới bất cứ thuật ngữ mới mẻ nào, là một chuyện. Quá trình vận động thực của phương thức kinh tế xã hội ấy, hôm nay, lại là chuyện khác ! Có lẽ vì thế mà chẳng thấy các lý thuyết gia của trường phái Chicago, của World Bank, IMF, Banque Européenne et tutti quanti lên tiếng đòi ngăn cấm cái chuyện "phi lý", hoàn toàn trái ngược
14
với nguyên lý tư hữu và thị trường tự do cạnh tranh vô cùng tốt đẹp trong chế độ dân chủ pháp quyền ưu việt, tương lai vĩnh viễn của nhân loại (Fukuyama, chỉ cách đây chưa tới 10 năm) này…
Thi vị hết xảy !
2007-06-25
Không chỉ có
Không chỉ có văn chương văn nghệ văn gừng chữ nghĩa âm nhạc hình tượng màu sắc hoạt cảnh…
Mọi hành-động, dù câm lặng vô sắc vô hình vô thanh vô vị… lưu lại được chút tình ở người đang sống, sẽ tái sinh ở người sẽ sống.
Nền tảng của mọi nền văn hoá, mọi văn minh ở đó. Ở người. Với nhau.
Cũng là nền tảng cuối cùng của mọi hình-thái kinh-tế xã-hội (forme économique et sociale, Karl Marx). Khi nó còn đáng tồn tại.
Ngoài ra, rừng xanh luôn luôn có thể. Dù chỉ một khoảnh khắc trong lịch sử loài người. Nhưng đã là cả đời ta. Hè hè…
Hạ hồi phân giải.
2007-09-15
Cha đẻ
Đọc trên oép. Với kỹ thuật ADN ngày nay người ta có thể xác nhận hầu như chắc chắn :
15
một đứa trẻ đúng là con của người đàn ông chính thức đứng tên cha của nó hay không ? Dịch vụ này đang được kinh doanh trên oép. Riêng ở Mỹ, mỗi năm có 250.000 vụ. Pháp thì cấm, nhưng Thụy Sĩ, Anh, Đức và Hà Lan thì cho phép làm ăn… thoải mái.
Có lẽ nhân loại nên trở về "mô hình" gia đình của người Na. Chí ít sẽ chẳng còn ai thắc mắc, đau khổ vì "giống nòi" của mình, đặc biệt là người con ! Nó chỉ cần biết yêu ai yêu nó, cần quái gì anh "cha đẻ" âm u nào đó ? Chấm hết. Đàn ông đàn bà có thể sáng tạo những hình thái yêu đương mới, bền lâu, không chỉ lệ thuộc tiết mục nhảy nhót. Xã hội sẽ yên ả trìu mến hơn, ít nhất trong lĩnh vực này.
Thế mới thấy ý tưởng của Marx lợi hại : con người là toàn bộ quan hệ xã hội của nó.
Sử dụng ngôn ngữ một cách biện chứng thì thế này : con người nên người xuyên qua toàn bộ quan hệ xã hội – có chiều sâu lịch sử nhân loại ngày càng thống nhất – của nó. Nếu ta lại nghĩ thêm rằng trong quá trình nên người ấy, cơ bản nhất là quá trình thành người xuyên qua một ngôn ngữ, tiếng Việt chẳng hạn, thì nghe được lắm. Nó mở đường cho nhiều điều đáng suy ngẫm, đáng hành văn. Không biết ai sẽ là nhà văn VN đầu tiên biến những vấn đề thiết thực, nhức đầu, hóc búa và linh tinh này thành nghệ thuật bằng ngôn từ, góp phần lôi cổ văn chương văn hoá của ta ra khỏi cái thế giới "duy đực" (pro-mâle) này. Hè hè…
2007-10-01
16
Không gian Thời gian này
Không gian Thời gian này thực với mọi người. Hiện nay, là Không-gian Thời-gian chung duy nhất mà chúng ta có được.
Như giá cả thị trường ấy mà…
Không-thời-gian của riêng em, anh chỉ biết được khi em mở cửa.
Ai dám mở mình cho ta tìm mình ?
Ai dám bước vào không-thời-gian toang hoác của chính ta ?
Hè hè…
2007-11-14
Dịch tự tử ở Mỹ
Theo oép của : LEMONDE.FR | 15.11.07 | 11h50
Hiện nay ở Mỹ đang có "dịch tự tử" trong giới cựu chiến binh. Riêng năm 2005, trung bình mỗi ngày có 17 vụ tự sát. Tỷ lệ này gấp đôi tỷ lệ trung bình trên toàn quốc. Riêng với lớp tuổi 20-24, tỷ lệ tự sát ấy còn kinh hoàng hơn : gấp 4 lần tỷ lệ trung bình trên toàn quốc.
Báo Times (Mỹ) còn trích kết quả của một nghiên cứu : 25% số người vô gia cư ở Mỹ là cựu chiến binh.
Ôi, xưa nay kẻ cầm quyền mấy khi coi sĩ tốt hơn cỏ rác ?
Câu nói bất hủ sau đáng đi vào văn chương và suy luận văn học. Nó khiến tôi nhớ Nỗi buồn
17
chiến tranh của Bảo Ninh, tiểu thuyết VN đạt tầm nhân loại.
"Tout le monde ne revient pas de la guerre blessé, mais au bout du compte personne ne revient égal à lui-même".
Tạm dịch :
Trong chiến tranh, không phải ai cũng mang thương tích trở về, nhưng xét cho cùng không ai trở về ngang tầm người của chính mình được.
Cuối đời, Trần Đức Thảo đã từng bàn chí lý chí tình về ý tưởng "bằng chính mình" (égal à soi-même). Đúng, không cần phải là triết gia mới cảm nhận được xác đáng nhiều sự-thật cửa kiếp người.
Mặt phải của hiện tượng này ? Chính dịch tự sát này nói lên sức sống của một nền văn hoá : nó vẫn sản sinh được những con người, nhất là ở tuổi 20-24, thấy được có lúc cuộc đời này không đáng sống.
15/11/2007
"Lấy chồng" Đài Loan
Tôi vừa được xem một chuỗi hình đàn bà Việt Nam còn rất trẻ "tự nguyện" lấy chồng Đài Loan trên một Blog của người Việt.
Đau thật.
1/ Những thằng đàn ông Đài Loan này chưa đáng làm người đừng nói chi tới làm đàn ông. Chúng nó đi chợ mua thú rẻ tiền mang về nhốt
18
trong nhà để nhảy cho bớt tốn kém. Mong rằng trong cả lũ cũng có được vài người vì thiếu khả năng quyến rũ đàn bà tứ xứ nên đành làm vậy để có được một người vợ thực thụ mà nó thực tình thương yêu. Chỉ như thế nó mới chuộc được hành động hôm nay của nó đối với người đàn bà ấy. May ra lại được hưởng ít năm sống cho ra người trong lĩnh vực này. Đề tài tiểu thuyết Résurrection của Tolstoï đó. Đọc đã mấy chục năm rồi, hôm nay tôi vẫn nhớ. Than ôi, thứ giá trị này chỉ có trong KyTô giáo thôi, làm quái gì có trong Phật giáo và Khổng giáo cổ truyền của người Đài Loan !
2/ Hành động này của người đăng khiến tôi khó chịu, lấn cấn, không biết nên nghĩ thế nào.
a/ Nó giúp người đời trực diện một thảm trạng không chấp nhận được, lay động lương tâm. Không có nó, tôi không được trực diện thảm trạng này. Tôi cảm ơn.
b/ Nhưng mấy người đàn bà này chưa chết, vẫn còn tương lai. Họ chết đì rồi, thì vẫn có thể còn có gia đình, họ hàng, con cháu, anh em, bè bạn ! Bất kể tương lai ấy thế nào, ta đâu có quyền bêu những hình ảnh này về một khoảnh khắc khốn khổ trong đời họ cho cả thiên hạ xem, lại đăng để đời trên oép !!! Ta phải tôn trọng toàn bộ cuộc đời đã qua và sẽ tới của họ chứ ! Về cuộc đời ấy, ta biết gì mà dám đối xử với từng người như thế này ?
Ôi, ứng xử một cách nhân đạo với tha nhân, đời nay sao khó quá !
3/ Điều khiến tôi buồn nhất : phản ứng của độc giả trên blog này ! Xin lỗi các bạn. Đây là nỗi đau chân tình. Không cà khịa với riêng ai cả.
19
a/ đa số : sững sờ và thương hại chung chung, thế thôi ! Thôi, cũng là tốt. Có một người tỏ chút tình đoàn-kết, đẹp thật.
b/ vài đứa : tiểu nhân đắc chí…
c/ tất cả : chuyện của người khác, những người tự do, tự chủ lựa chọn tương lai như… mình ! Ý thức về tự do hời hợt đến thế là cùng !
Ôi, cái "chế độ" này không chỉ đã phá hoại trầm trọng những nền tảng giá trị của người Việt, nó đã tiêu diệt được ý-thức chính-trị (conscience politique) của con người. Kinh thật.
Trong 75 phản ứng, chỉ có phản ứng này có nội dung đáng kể và cũng chỉ đến thế thôi :
Hội phụ nữ địa phương họ làm cái gì vậy nhỉ. Chả thấy mặt mũi họ đâu. Thật là tốn tiền nuôi cơm. Giống trong vụ em Nguyễn Thị Bình bị hành hạ trên 10 năm ròng mà bà chủ tịch hội phụ nữ phường cũng không biết. Nuôi chó còn giữ được nhà chứ nuôi mấy cái tổ chức nhố nhăng chỉ tốn tiền của dân.
Còn bàn dân Ziao Chỉ chống cộng hải ngoại thì chỉ biết lải nhải luận điệu tâm lý chiến cao cấp cũng như hạ cấp của thời 60-70 ở Sài Gòn, do những đại học và trung tâm nghiên cứu tâm lý học mẽo, đặc biệt là Rand Corporation, nặn ra và nhét vào đầu họ, + tí ti mắm muối kiến thức lượm lặt đó đây ở xứ người. Suốt hơn 30 năm uýnh bóng ma mà vẫn không biết mình chống cộng hão ! Có đứa còn hả hê khoái chí trước những cảnh thương tâm này ! Hôm nay tổng kết thì còn lại cái quái gì đáng để đời, đáng tái sinh trong tư duy và tâm tình của
20
thanh niên VN ngày nay ?
Ôi, dù mệt mỏi đến mấy cũng không buông bút được. Chút nhân tình dù nhỏ nhoi đến mấy cũng không thừa, nhất là trong tình trạng ngày nay.
2007-11-19
Xưng hô
Được kết án làm chú làm bác, dĩ nhiên ta hí hửng. Nhưng có lúc phải trả giá nặng. Lúc ta chưa đành già, chưa nỡ từ biệt tương lai. Thế mà ta hồn nhiên bị gạt bỏ ! Chỉ bằng một từ đáng đời. Tổn thọ ngay.
Tôi hay nói đùa chuyện này vì tôi thông cảm sự lấn cấn của các bạn trẻ (25-35 tuổi) qua đây du học khi nói chuyện với tôi. Gọi anh xưng tôi thì sợ vô lễ. Gọi chú xưng cháu thì hết thảo luận tranh luận. Dùng tiếng Pháp, thoải mái hơn, thì… kỳ kỳ. Kết quả : xã giao, bàn chuyện kiến thức, ý tưởng mung lung trong sách vở, ngay thế thôi cũng không "cãi nhau" được, ít khi bàn chuyện đời thực. Đáng tiếc. Cho tôi.
Cách xưng hô của chúng ta thể hiện một hình thái tình người trong một nền văn hoá lâu đời bám gốc tận những hình thái quan hệ xã hội bộ tộc, bộ lạc. Nội dung ấy, tôi không coi thường : cũng cần mấy chục thế kỷ chung sống gắn bó thương yêu và quý trọng nhau, loài người mới tạo ra được. Mới có được chút tình ruột thịt, họ hàng, làng xóm, láng giềng, tình nhà tình nước tình đồng hương… Mới tồn tại
21
được tới hôm nay qua mọi cuộc bể dâu.
Đồng thời, nó thể hiện một hình thái lệ thuộc của con người đối với con người của một thời đã qua1, sẽ không bao giờ trở lại, chẳng nên duy trì.
Đã lỡ làm người, ta không chỉ là sản phẩm của lịch sử đã qua, ta còn phải làm tác giả của lịch sử sẽ tới !
Với tôi, đời nay, trong quan hệ gia đình, ta nên gìn giữ nhiều tình ý mà tổ tiên đã trao lại. Trong quan hệ xã hội, ta lại cần những quan hệ bình đẳng giữa những công dân mà ta phải tập tành sáng tạo, xây dựng và củng cố vì đó là những quan hệ rất mới đối với nước ta. Trong quan hệ văn chương, văn học, còn cần hơn nữa !
Thí dụ 1 : ngày mai, ngồi café tán gẫu, ta thử hỏi bạn nghĩ gì về thơ của "cụ" Hồ Xuân Hương xem bạn có cười bò ra không ? Nàng ấy đã "tam bách dư niên hậu" rồi đấy nhưng vẫn trẻ trung kinh người…
Thí dụ 2 : ngày nào thanh niên VN còn gọi Marx bằng "cụ" (cụ này trẻ hơn cụ Hồ Xuân
1khi lịch sử chưa cắt được sợi nhau buộc nó vào cộng đồng tự nhiên của một bộ lạc nguyên thuỷ. Marx, Tư bản luận :
"Ces vieux organismes sociaux sont, sous le rapport de la production, infiniment plus simples et plus transparents que la société bourgeoise ; mais ils ont pour base l'immaturité de l'homme individuel — dont l'histoire n'a pas encore coupé, pour ainsi dire, le cordon ombilical qui l'unit à la communauté naturelle d'une tribu primitive — ou des conditions de despotisme et d'esclavage."
22
Hương một thế kỷ), ngày đó họ sẽ không sao học được cái nhân sinh quan kết thành văn bản lần đầu tiên năm 1844-1845, khi chàng mới… 25 tuổi ! Tức là còn thua thanh niên ta dăm bẩy nhát 2đó !
Riêng tôi giải quyết "vấn đề" như thế này :
1/ Tôi bảo mấy bạn trẻ : hay nhất là cứ anh với tôi, vài buổi sẽ quen. Không xưng tôi nổi thì xưng tên. Không nổi nữa thì xưng hô thế nào cũng được, nhưng chúng ta nói chuyện bình đẳng thoải mái với nhau nhe, thế mới bổ ích cho cả hai bên.
2/ Trong quan hệ gia đình, tôi xưng hô như cũ, tôi cũng là người Việt mà.
3/ Trong quan hệ xã hội, dù có lúc tôi cũng thấy buồn, tôi không xưng chú xứng anh với ai cả. Bác, lại càng không !
Trong vấn đề này, còn một khía cạnh quan trọng khác.
Quan hệ bình đẳng giữa công dân, nền tảng của quan hệ xã hội trong những nước dân chủ đời nay, trên lý thuyết, cũng như trong thực tế ở mức cơ bản nhưng không toàn diện và duy nhất trong cuộc sống thực của con người Tây Âu, là quan hệ giữa những cá-thể biệt-lập, riêng lẻ, cô đơn và bất lực trong kích thước xã hội của nó. Về mặt triết lý, quan điểm ấy đã có chí ít từ thế kỷ 17 tại Pháp trong tác phẩm của Descartes, Montaigne, v.v. Nó làm nền tảng cho khả năng tư duy : con người là một thực
2Tuổi. 31 = băm mốt = băm 1 nhát ! Tiếng Việt thú vị thật…
23
thể cá biệt, độc lập, tự chủ, tự do. Như nhau. Nền tảng của ý thức hệ "phổ cập" (universalisme, nghĩa thực là : có tính nhân loại, đúng với mọi người) trong văn hoá Tây Âu, một loại "tứ hải giai huynh đệ" nhưng với nội dung hoàn toàn khác anh Trung Quốc xưa. Nó đã dẫn tới một thân phận làm người cực kỳ cô đơn trong đời sống thực3, trong tư duy (kinh hoàng) và bất lực trong hành động. Một nội dung văn chương văn học và triết học vào hạng nhất suốt thế kỷ 19 và 20 của Tây Âu đấy. Nó đã thành trào lưu trong văn chương văn học "lãng mạn" ở Tây Âu, không dính dáng gì với "chủ nghĩa lãng mạn" và "lãng mạn cách mạng" ở nước ta. Ta chỉ vay mượn được một vài đề tài, mô típ, hình thức của nó để lồng vào đó một nội dung khác. Dễ hiểu : thưở ấy nhà văn của ta sáng tác trong một môi trường hoàn toàn khác ! Phản đế, phản phong ? Đám lãng mạn Tây Âu chẳng bao giờ phản đế cả, chính họ cũng là đế quốc mà, cứ đọc văn chương của họ thì thấy. Còn phản phong, dân Pháp đã hoàn thành xong lâu rồi, chẳng còn gì đáng cho nó quan tâm nữa. Exit chủ nghĩa "lãng mạn cách mạng" kiểu VN. Hiểu nhầm giữa các nền văn hoá là thế đấy. Không phải chỉ dịch từ "romantique" ra "lãng mạn" mà tiếp thu được một khía cạnh của văn học Tây Âu thời ấy. Còn đầy thí dụ sau này, ở miền Bắc cũng như miền Nam trong thời đất nước chưa thống nhất. Hiện nay, còn kinh hoàng hơn nữa !
3phần nào thôi vì có đầy những hình thái đoàn kết giữa người với người, cũ và mới, vẫn sinh động).
24
Trở lại vấn đề gốc : quan hệ bình đẳng giữa những cá-thể biệt-lập, tự-chủ, tự-do vì đã được cắt dây nhau buộc mình vào bộ lạc nguyên thuỷ, thế nào ta cũng phải đi tới nếu ta muốn tồn tại có nhân cách ở đời nay. Nhưng, hôm nay, trong thế giới đang toàn cầu hoá kiểu tư bản chủ nghĩa này, có nhất thiết ta phải trả giá bằng nỗi cô đơn triền miên và sự bất lực não nùng không ? Tôi già quá rồi, mệt quá rồi, bạc nhược quá rồi, xin nhường các thế hệ phải gánh nó với chính đời mình, tức là các bạn, sáng tạo những câu trả lời thích hợp. Chúc các bạn bản lĩnh, sáng tạo, và may mắn hơn thế hệ chúng tôi ! Hè hè…
12/2007
Ok baby
– Tao không biết suy luận chớp nhoáng về một mẩu xé lẻ của một vấn đề chết khô trong một khoảnh thời gian đứt quãng.
– Vậy mày cứ kiên trì cô đơn đến ngày tận thế. – Ok baby.
07/12/2007
Áo dài Việt Nam
Áo dài VN rất đẹp. Rất kín, rất hở. Kín : đối với đa số phụ nữ, nó xoá sạch những so le của cơ thể, chỉ giương ra một dáng người, tha hồ mà tưởng tượng, tương tư, hỡi bạn đời ơi ! Hở : khi người phụ nữ di chuyển, nó phất phơ mở tà, da eo loang loáng vụt hiện vụt
25
biến, quần lụa ôm sát đùi, mông, hoa cả mắt người ta rồi nhoà đi ngay và... cứ thế... cứ thế... Hè hè ! Khác hẳn kimono. Coi dâm vô cùng. Đúng là loại áo mặc để cởi ! Hi hi…
2008-02-29
Silence – Im lặng
Il y a dans la vie des moments où le silence d'une présence est la seule chose qu'on peut donner à autrui. Le silence ouvre la voie à l'écoute. L'écoute ouvre la voie à l'empathie. L'empathie est le fondement de toutes les amours humaines.
Parfois l'empathie ouvre la voie à l'action.
Ở đời, nhiều khi điều duy nhất ta có thể cho người khác là sự hiện diện im lặng của chính ta. Im lặng mở đường lắng nghe. Lắng nghe mở cửa đồng cảm. Đồng cảm là nền tảng của mọi hình thái tình người.
Đôi khi đồng cảm mở đường cho hành-động. 2008-02-29
Bản năng và chữ nghĩa
Chữ nghĩa thiếu nhục cảm chẳng bao giờ thành văn được. Viết theo bản năng không phải là điều dở. Nhưng nếu chỉ có thế thôi, sẽ mau cạn nguồn vì bản năng chỉ là một mẩu nhỏ xíu của nhân giới. Ngay bản năng của từng người cũng rất khác nhau. Có cái thô sơ nghèo nàn đến phát ngấy, có cái phong phú tinh tế kỳ diệu.
26
Trong bản năng không chỉ có những "thú tính" mà người đời hay bàn tới. Bản năng của con người rất khác bản năng của các loài thú. Ngoài những năng khiếu tự-nhiên, còn có những điều ta học của người đời trong quá trình ta nên người. Trong bản năng tự-nhiên, ta có năng khiếu bò, không có năng khiến đứng thẳng người để bước đi trên hai bàn chân, ta có năng khiếu sủa, không có năng khiếu nói. Tóm lại, trong bản năng của con người, có tất cả những gì ta nhận từ nhân-giới khi ta chưa ý thức được chính mình bằng ngôn-ngữ, không nói được chính mình bằng lời. Vì thế chúng lún sâu vào tiềm thức, tồn tại trong vùng mù mờ tăm tối của khối óc – cơ thể, và ta tưởng tượng rằng đó là những năng khiếu tự-nhiên do trời phú.
Lòng vị tha, khát khao nghệ thuật "tự nhiên" của con người cũng là một chiều kích của bản năng. Không có nó, làm gì có nghệ thuật, văn chương, văn học, triết học ?
Khi ta nói được chính mình bằng ngôn ngữ của người khác, ta bắt đầu hoà mình vào nhân-giới. Văn chương vừa có ý vừa có tình là như thế.
Khi ta ý-thức được chính ta bằng ngôn ngữ của riêng mình, ta bắt đầu tự-do, bắt đầu có khả năng sáng tác một cách có ý thức. Nghệ-thuật bằng lời là như vậy.
2008-03-06
Lãnh đạm để tận tâm
Tâm hồn càng lãnh đạm bao nhiêu, thời gian
27
càng chậm càng thừa bấy nhiêu. Lãnh đạm không nhất thiết là lạnh nhạt, vô tâm, vô tình. Có thể rất ấm áp, thậm chí sôi nổi. Hè hè...
Chính sự lãnh đạm khiến ta bớt bận tâm đối với trăm thứ quan trọng linh tinh ở đời. Hết bận tâm rồi mới có thể tận tâm cho những chuyện đáng quan tâm.
2008-03-06
Ngôn từ, thơ và chính trị
Ngôn từ là quan-hệ cơ bản nhất cho phép người đời gần nhau, hiểu nhau, thương nhau. Ngôn từ cũng là công cụ cơ bản nhất để người đời lừa nhau, hại nhau, thù nhau.
Vì thế hai loại người say mê ngôn từ nhất là nhà thơ và chính khách.
2008-03-07
Tôn thờ triết
Quý mến triết học là một thái độ nhân bản. Tôn thờ triết học lại dễ phi lý, phi tình, phi nhân. Triết lý chỉ có ý-nghĩa, giá-trị đáng kể khi nó còn sức góp phần giải phóng người đời nay khỏi những ràng buộc không cần thiết nữa của người đời xưa, mở cho nhau một nẻo đường góp phần sáng-tạo nhân-giới hôm nay và ngày mai với nhân tính cá-biệt của nhau.
Vì chúng ta nên người bằng cách nhại ngôn ngữ và văn hoá do người đời xưa để lại cho ta xuyên qua nhiều thế hệ, tư duy của các triết gia
28
lớn xa xưa vẫn còn sức sống ở ta : một phần người ở ta vẫn cần được giải phóng. Phần còn lại, chính ta phải sáng tác. Thế thôi.
2008-03-10
Culture politique
Ôi, cái culture politique, mỗi thế hệ, mỗi đời người, đều phải học lại hết từ nghiệm sinh của chính mình. Như văn hoá, như tiếng Việt. Và, dĩ nhiên, phải trả giá... Vì thế, những nền văn minh lớn là những nền văn minh bảo tồn được một truyền thống tư duy chính trị phong phú, đa dạng, đa… nguyên, hè hè… từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Đau thay, nửa thế kỷ "xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam không chỉ đã đập tan nát văn hoá, nền giáo dục gia đình và xã hội của ta, mà nó còn tiêu diệt cả ý-thức chính-trị ở con người, tiêu diệt một kích thước cơ bản của ta để làm người.
2008-03-11
Một hành-động đầy ý nghĩa, đầy giá trị cho tương lai
Thư ngỏ về việc tập TRẦN DẦN – THƠ bị ngừng phát hành
Trần Dần, một tác nhân chủ yếu trong Nhân văn – Giai phẩm, chết đã hơn mười năm. Nhà nước Việt Nam đã tinh khôn nhận lỗi với
29
chàng, một cách rất Việt Nam tức là không thẳng thắn, rõ ràng. Thôi, cũng được được, thà có còn hơn không. Tác phẩm chàng để lại có bài viết đã 50 năm. Thế mà vẫn có người sợ. Đủ thấy, khi ngôn ngữ đã biến thành thơ văn, nó có sức sống vượt kiếp người, vượt khả năng đàn áp, trù dập, tiêu hủy, xuyên tạc hay lợi dụng của mọi quyền lực. Sức sống đó, đương nhiên không là sức sống của người… đã chết. Là sức sống của người đang sống ở đời nay : tác phẩm ấy vẫn có ý nghĩa, giá trị đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Thế mới khiếp !
Lâu nay, nhiều tác phẩm của Trần Dần – sinh mệnh của nhà thơ, nhà văn – vẫn chưa được công bố ngay trong nôi văn hoá của nó. Nhà xuất bản Đà Nẵng đã dám làm chuyện ấy. Quyển Trần Dần – Thơ vừa chào đời liền bị lệnh ngừng phát hành. Sự kiện này đã từng xảy ra đối với nhà thơ nhà văn khác ở Việt Nam. Nhưng chuyến này có chuyện lạ : 7 người trong "làng văn" VN đã viết Thư ngỏ tố cáo lệnh cấm ấy, gửi cho Quốc Hội, v.v. và được ngay 124 người khác hưởng ứng ký tên.
Sự kiện này có mấy đặc điểm quý báu :
1/ Hầu hết những người hạ bút ký tên đang sống, đang làm việc, sẽ sống, sẽ làm việc ở Việt Nam. Không chỉ có "bô lão", có người còn rất trẻ. Họ rất có thể và dễ dàng bị đàn áp, vùi dập, dù không đi tù cũng có thể "mất" tương lai. Họ biết rõ. Và họ đã hạ bút ký tên mình dưới lá Thư ngỏ ấy, tự ghi tên mình vào sổ đen của công an. Thế thì họ không chỉ hành-động vì tình nghĩa với người đã chết, họ đã hành-động vì tương lai ở Việt Nam của
30
chính họ và con em của họ, và sẵn sàng trả giá cho hành-động ấy. Họ đã chủ động khẳng định tương lai của chính mình ở Việt Nam.
2/ Họ không chỉ bảo vệ một người đã chết. Đã chết rồi, nó hết cần được bảo vệ, ai làm gì nó được nữa ? Ai muốn gây sự với nó, cứ việc gõ cửa Diêm Vương. Chẳng thích thú tí nào. Họ bảo vệ tác phẩm của một nhà thơ. Nghĩa là : họ bảo vệ văn chương, văn hoá, hình thái tồn tại vượt cõi chết của một con người. Họ bảo vệ chính họ và chính chúng ta trong tư cách người nói chung và người Việt nói riêng.
3/ Trước hết, họ gửi Thư ngỏ cho Quốc Hội, đại diện của dân – trên danh nghĩa. Sau đó mới gửi cho Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHC Việt Nam và Ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXHC Việt Nam, tức là quyền lực chính trị.
Thế thì họ đã bảo rõ : đời nay, dân là cội nguồn của quyền lực chính trị, quyền lực phi dân chủ là quyền lực phi chính nghĩa.
4/ Họ nêu vấn đề trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, đòi hỏi quyền lực phải phục tùng pháp luật.
Thế thì họ đòi hỏi Việt Nam trở thành một nước pháp quyền và đòi hỏi pháp luật lấy dân quyền, nhân quyền làm gốc.
5/ Họ không chỉ bảo vệ tác phẩm của một Trần Dần thôi, như thế cũng quý quá rồi, họ còn công khai bảo vệ tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, Dương Nghiễm Mậu, Trương Tân và Nguyễn Quang Huy. Đúng là bảo vệ văn chương, văn học, nghệ thuật, văn hoá Việt Nam. Đẹp vô
31
cùng. Ôi, hôm nay Trần Dần đã tìm được nhiều độc giả chính đáng !
6/ "Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lý xã hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ." [PHĐ nhấn mạnh]
Thế thì họ đã đặt vấn đề ở tầm cỡ văn hoá. Văn hoá là nền tảng cuối cùng, cơ bản, của mọi thể chế chính trị có khả năng tồn tại lâu dài trong một thời đại. Một quyền lực phi văn hoá chẳng bao giờ tồn tại lâu đời được, cả lịch sử của thế kỷ 20 đã cho thấy rất rõ.
"Xã hội dân sự", theo định nghĩa của Gramsci bắt đầu như thế này đấy, trong mọi lĩnh vực của cuộc nhân sinh. Nó chỉ hình thành được qua hành-động có tư duy văn hoá, nghĩa là có giá trị, cho cuộc chung sống.
Đích thực và hữu hiệu hành-động cho dân chủ, tự do, văn hoá, văn minh là hành-động như thế này, chứ không phải là chửi bới lung tung và hô khẩu hiệu "tự do", "dân chủ" trừu tượng rỗng tuếch. Muốn xây dựng một xã hội dân chủ, không thể chỉ thuê chuyên gia viết vài bộ luật mang ra công bố mà làm được. Trước tiên chính người dân phải học làm chủ tương lai
32
của mình ngay trong lòng xã hội mình đang sống. Một quyền lực chân chính có thể giúp nó thực hiện điều ấy nhanh hơn. Lãnh tụ chính trị lỗi lạc khác chính khách tầm thường ở đó. Nhưng, cuối cùng, chính người dân phải chủ động khẳng định quyền làm chủ của mình thì chế độ dân chủ mới hình thành được. Quá trình ấy đằng đẵng và đôi khi khốc liệt đến thế nào, chỉ cần xem lại quá trình hơn 200 năm hình thành chế độ dân chủ tư sản ở Châu Âu thì thấy.
7/ Sự kiện trên giúp ta một hiểu biết quý báu : lôgíc hành động mới của cái chế độ không chấp nhận phân quyền, chỉ chấp nhận phân công. Đảng lãnh đạo bằng lệnh miệng trong bóng tối và đe, cũng trong bóng tối. Nhà nước công khai vác công văn, công an, v.v. đi quản lý xã hội. Quốc hội huýt gió ngắm mây trời lững thững trôi đi : nó làm gì có quyền bắt Nhà nước phục tùng luật pháp ! Khi công dân bị oan ức, Đảng vô trách nhiệm, Nhà nước hữu công văn, Quốc hội mậu liên quan, media câm như hến. Phân công ngoạn mục đến thế là cùng !
Phan Huy Đường xin tỏ lòng quý mến những người đã chủ trương và hưởng ứng Thư ngỏ này.
2008-03-13
Mini Thơ của Trần Dân qua ráp-nối của Nam Dao
Tôi vừa đọc xong thơ mini của Trần Dần do Nam Dao ráp-nối. Tôi xúc động. Tôi sảng
33
khoái. Tôi thương. Tôi mừng. Nam Dao vừa làm được một chuyện đáng làm.
Trần Dần này không chỉ là lý thuyết gia thơ thời Nhân Văn – Giai phẩm nữa.
Chủ quan tôi thấy không có gì bí hiểm cả. Câu :
"hiện thực là một hư cấu từ đầu chí cuối, từ dưới lên đầu"
chỉ "đọc" như thế này :
hiện thực ở con người là một hư cấu từ đầu chí cuối, từ dưới lên đầu, từ muôn đời xưa vọng tới đời nay và tận mai sau xuyên qua ngôn-ngữ
thì là một luận điểm cơ bản trong... Tư Duy Tự Do của tôi ! Thơ mà, văn hoá mà, người mà ! Chính tôi cũng tin ở cái "tam thiên thế giới" này mà.
Đây là thơ có cả "lồn" và "dái" của con người không chỉ thú vật thôi, khác hẳn những dái lồn tôi đọc trong một số thơ văn VN "hiện đại" và "hậu hiện đại" :
rượu cay xé mồm (nhịn xé lồn) mới thích *
sáng tạo là một hành vi tổng lực và bất ngờ.
Cả cái dái cũng tham gia sáng tạo.
Ôi, chữ nghĩa không dông dài (như tôi, hè hè) nên sáng giá quá !
34
Thôi, mời người đời thưởng thức tuỳ tâm, tuỳ ý, tuỳ tình. Tuỳ nhân cách của chính mình.
2008-03-14
"Chấm- phẩy" và chữ thừa.
Bước vào "nghề" viết văn, ta nên quan tâm tới 2 điều.
1/ Nghệ thuật sử dụng "chấm-phẩy". Vì sao ? Vì cấu trúc tiếng Việt dễ bị lỏng lẻo, hàm hồ. Dùng làm thơ thì tuyệt. Muốn trình bày chính xác ý tưởng của mình hay của người khác, rườm rà hết sức. Khéo sử dụng "chấm-phẩy" giúp ta giải quyết phần nào giới hạn này, khiến câu văn rõ ràng, mạch lạc và trong sáng.
"Chấm-phẩy" là một nhân tố cơ bản sáng tạo văn phong. Như khoảnh khắc im lặng trong nhạc với những "nội dung", cảm xúc phong phú của nó. Đó là một hình-thái nhục-cảm xuyên qua thời gian, sẽ tự-hiện-thực qua quá trình đọc của độc giả.
Rất ít nhà văn biết sử dụng những dấu chấm câu thật sáng giá, biết nâng kỹ thuật viết văn lên nghệ thuật hành-văn. Thuở còn non, tôi được đọc một quyển sách hơn 600 trang về nghệ thuật sử dụng những dấu chấm câu của các tác giả lớn trong văn chương PhuLăngXa đủ thể loại. Mê hồn.
2/ Vứt bớt chữ thừa tuy chẳng thể nào dọn sạch được đâu. Với tôi, đó là thái độ tôn trọng độc giả. Đọc một quyển sách độ 200 trang là đã phải ngốn trên dưới 100.000 từ ! Chết người ta... Búa quá nhiều chữ thừa chỉ để cho
35
câu văn êm ả, dễ nuốt, sẽ làm loãng khả năng cảm nhận và tập trung tư tưởng của độc giả, thế thôi. Ai đã từng dịch văn Việt Nam qua tiếng Pháp thì biết hiện tượng này kinh hoàng đến thế nào. Dịch "thủy chung" 100% ắt thọc tiết tác giả !
Dĩ nhiên, có lúc ta viết như thế vì điều ấy cần thiết cho mục đích ta đeo đuổi qua văn phong ta đang vận dụng, đặc biệt là trong những đối thoại hay khi ngôi kể chuyện là nhân vật có phong cách ăn nói như thế. Nhưng nên viết một cách có ý thức để thừa… vừa đủ thôi.
Hai chuyện này không khó khăn cho lắm. Cứ viết vài trăm trang với sự quan tâm ấy thì thành nếp. Thành nếp rồi vẫn phải… quan tâm, vì quán tính của ngôn ngữ đã ghim sâu trong tiềm-thức của ta từ thời thơ ấu qua âm nhạc điệu của tiếng Việt, qua cách ăn nói của người Việt, khó mà dẹp được. Cải tạo và nâng cao ngôn ngữ của một nền văn hoá quả là chuyện đội đá vá trời. Nhưng vẫn cứ phải làm, ít nhất là đối với ai có hoài bão trở thành nhà văn.
2008-03-15
Chữ nghĩa vào đời
nhân chuyện Trần Dần – Thơ
chào đời ở Việt Nam
Chàng chết đã hơn 10 năm. Thơ chàng viết có bài đã 50 năm, chưa hề được đăng, bỗng nhiên khiến người đời xao xuyến.
Chữ nghĩa lững thững vào đời như thế : xuyên qua tâm tư và hành động thường ngày của con
36
người nhiều hơn là qua những scoop médiatique vèo một thời trang tiêu thụ. Vì thế, mỗi tác phẩm vừa chào đời liền có sinh mạng riêng, độc lập với ý muốn của tác giả. Qua đó, văn phong mới lạ, ý tưởng khác thường cứ tà tà biến thành... ý-chung. Như ca dao hay Kiều. Hè hè...
2008-03-15
Hiểu và tiêu hoá
Muốn hiểu người khác, phải biết quên mình một tí. Chẳng có gì nguy hiểm cả : chẳng ai có thể quên mình luôn đâu ! Hiểu rồi, tức là tự mình có thể trình bày lại suy luận của tha nhân ngay với ngôn ngữ của chính nó – thế thì nó ít nhiều đã là mình – thì bắt đầu có khả năng đích thực phê phán nó. Muốn phê phán nó, bắt buộc phải lùi ra khỏi hệ suy luận của nó, lùi ra khỏi chính mình, nhìn hệ suy luận đang ở trong đầu mình ấy từ một thế nhìn khác. Thế nhìn khác ấy chỉ có thể là :
a/ thế nhìn và suy luận của một tác giả khác về cùng vấn đề.
b/ thế nhìn và suy luận của riêng mình dựa vào nghiệm-sinh cá-biệt của chính mình.
Tóm lại, muốn hiểu người khác, ta phải biết quên mình. Nhưng để tiêu hoá ý tưởng của người khác, giữ lại ở ta những gì đáng giữ và dẹp những thứ linh tinh không đáng vấn vương, ta lại phải biết nhớ mình. Muốn thực hiện được cả hai điều ấy, ta phải biết phủ định chính mình. Ta phủ định chính mình để đón
37
nhận ở ta tư duy và nhục cảm của người khác. Rồi ta phủ định chính cái mình đã được người khác khiến nó phong phú thêm để khẳng định chính ta ở đời. Văn chương, văn học, triết học, văn hoá, nhân-giới phát triển như thế.
Hè hè...
2008-03-15
Hiểu nhầm
Con người nên người trong những môi trường, bối cảnh, văn hoá và tập quán khác nhau xuyên qua một nghiệm-sinh cá-biệt nên họ tiếp cận, cảm nhận, suy luận về cuộc đời và con người khác nhau. Họ có thể có những giá trị, phong cách ứng xử rất khác nhau, đặc biệt trong cách vui đùa, cười cợt, mỉa mai. Do đó, ở đời, hiểu nhầm nhau là chuyện bình thường, không tài nào tuyệt đối tránh được. Kiên nhẫn thành thật với nhau là cách duy nhất để xóa bỏ những hiểu nhầm, từ từ cùng nhau xây dựng những quan-hệ có tình có nghĩa.
Hỡi ơi, đôi khi thành thật với người khác cũng nghĩa là phanh trần ngực cho người ta đâm. Vì thế, tuy người đời rất sợ bị hiểu nhầm, chẳng mấy ai dám thành thật với ai, đành sống những quan hệ xã giao nhập nhằng khập khiễng. Và than… cô đơn.
2008-03-21
Thành tâm và thành văn
Khi thành tâm với nhau, bất cứ chuyện gì cũng
38
nói với nhau được.
Khi thành tâm với chính mình, bất cứ chuyện gì cũng có thể viết thành văn.
2008-03-21
Thời gian và tác phẩm
Thơ văn chẳng phải chuyện ví von một sớm một chiều.
Chỉ liếc qua thơ Trần Dần trong khi cặm cụi computer, tôi bỗng động lòng nhớ một luận điểm văn học mà người đời nhại đi nhại lại không biết từ bao giờ : "thời gian sẽ chọn lọc". Cứ như thể thời gian vật lý bào mòn thiên nhiên bằng mưa nắng, thời gian sinh học bào mòn trí nhớ bằng tuổi già, bệnh tật và cái chết. Còn thời-gian người, tôi ít khi được đọc gì cho ra hồn.
Nhưng đây quả là một thí dụ về sự chọn lọc "của thời gian".
2008-03-24 (nhân đọc thơ Trần Dần) Tin yêu tuyệt đối
Đừng bao giờ tin ai tuyệt đối, kể cả chính mình, chỉ vì lý do đơn giản này thôi : mình đã tuyệt đối tin ai, người đó chẳng coi mình ra gì hết ; mình đã tuyệt đối tin chính mình, mình chằng coi ai ra gì cả.
Niềm tin tôn giáo như thế đấy, mình chưa tuyệt đối tin "giáo chủ" thì giáo chủ ve vãn mình, mình đã tuyệt đối tin nó, nó chẳng coi
39
mình ra gì hết : mình đã tự nguyện trao cho nó quyền truất mình ra khỏi Niềm Tin !
Tình yêu cũng thế thôi. Mình chưa yêu ai, nó rất thèm quyến rũ mình. Mình đã tuyệt đối yêu ai, nó bất cần tình yêu của mình nữa. Tuyệt đối mà. Vì thế, thằng đàn ông mà tưởng tượng rằng mình đã "lấy" người đàn bà thì người ấy vĩnh viễn là "của" mình, sẽ sáng mắt ra khi nghiệm sinh rằng người đàn bà ấy, khi nàng muốn, vẫn có thể là "của" thằng đàn ông khác. Ngược lại cũng vậy, khi người đàn bà "trao thân"…Trao thế quái nào được ! Chỉ có thể cho mượn một lúc thôi… Còn yêu là chuyện khác. Hè hè…
Trong đời thực, chuyện tin yêu tuyệt đối người khác có lúc có thực, có thể rất lâu, thậm chí cả đời. Chuyện tin chính mình còn kinh hoàng hơn nữa : nó có thể hão đến tận cô đơn. Nhưng bình thường chúng không lâu bền, may thay. Chỉ niềm tin tôn giáo, tin gì tôi không biết nhưng chắc chắn không là tin con người thực ở đời thực trong khoảnh khắc thực mà ta tồn tại ở thế-giới, mới có thể tuyệt đối được. Buồn thay. May thay...
Vì ta dám tự do, ta dám yêu, ta dám tin một vài người thực ở đời thực này – dù ta biết trước nó cũng tự do như ta và nó có thể trở mặt với ta bất cứ lúc nào – mới là điều khó sống, đáng làm. Nếu ta không dám tin yêu như thế, ta sẽ chẳng bao giờ tin yêu ai và cũng chẳng bao giờ được ai tin yêu mình bằng tình yêu giữa những con người tự do trong thế giới khốn nạn này.
2008-04-06
40
Cái lưỡi không xương
Cái lưỡi không xương nghĩa là : ngôn ngữ thông thường muôn đường nghìn nẻo, muốn nói gì thì nói, muốn chứng minh gì cũng được.
Vì thế nhà văn nên hà tiện ngôn từ.
2008-04-07
Thời gian để hiểu nhau
Khi ta muốn hiểu một ai, ta phải cho nó thời giờ để nói lên chính nó và phải cho ta thời giờ để hiểu nó xuyên qua dòng quanh co lắt léo bấp bênh của ngôn ngữ. Thế thôi. Chẳng là gì cả nhưng to lớn vô cùng vì thời gian là điều quý nhất mà ta có thể cho tha-nhân.
2008-04-07
Quan-hệ với người đời
Trong quan hệ với người đời, ta vốn không thèm chinh phục, không ưa quyến rũ, không biết nịnh, không biết rào trước đón sau, chẳng bao giờ có nhu cầu chiếm hữu. Lúc phải nói, ta nói thẳng thừng, có khi còn khuếch đại cho rõ nghĩa. Có thể đúng, có thể sai, nhưng chân thật. Ai chấp nhận được thì chơi, không thì đành. Ta cũng mong muốn người đời ứng xử với ta như thế. Ta ít khi được toại nguyện. Thông thường, ta mất bạn. Tình bạn, như mọi
41
hình-thái của tình người, chỉ có giá-trị khi vượt qua được thử thách này ?
2008-04-07
Tình-Nghĩa-Lý
Khi tình đã đứt nghĩa, chẳng lý nào cứu vãn được.
Hè hè.
2008-04-07
Điều khó học nhất ở đời, hiểu và… yêu
Hiểu người khác trong bối cảnh sống của nó, trong hoàn cảnh riêng tư của nó, trong nhân cách đặc thù của nó, là điều khó học nhất ở đời. Khó hơn học triết, học kỹ thuật viết văn. Có thiếu gì triết gia và nhà văn chưa từng biết tới ! Vì kiến thức và lý trí thôi không đủ, phải có chút lòng vị-tha. Khi những năng khiếu ấy thống nhất trong phong cách ứng xử với người đời, có thể gọi là tình người, tình yêu. Tình ấy giúp ta hiểu chính mình, biết yêu người đời, biết yêu chính mình.
2008-04-17
Độc ác
Bạn hỏi ta :
"Điều đáng nói nhất là sự độc ác này thường
42
làm người gần mình nhất lãnh đủ, chứ không phải người xa lạ.
Vì sao ? Vì nó nằm trong nỗi đau không được thỏa mãn, nỗi dằn vặt với bản thân, người bên cạnh gần nhất là một phiên bản bản thân trong tiềm thức mà.
Khi độc ác với người khác, người ta cùng lúc ăn thịt mình luôn, tiêu diệt mình luôn.
Đúng không anh ? Ghê sợ thật."
Rất đúng. Cũng là một nội dung cơ bản của văn học, triết học. Và là ý nghĩa sâu sắc của cách xưng hô của người Việt qua hai ngôi "ta" và "mình". Trong tiếng Việt, "ta" có hai nghĩa : "tôi" và "chúng ta". Mình cũng có hai nghĩa : "tôi" và "chúng mình". Điều ấy không có trong cách xưng hô của Tây U. Vì thế, cái "tôi" của Tây U què quặt, cô đơn, vô vọng.
Triết gia Tây U đầu tiên nhốt cái "tôi" trong cũi triết học vô lối thoát đó là Descartes. Ngày nay, nó vẫn ảnh hưởng rất nhiều nhà tư tưởng.
Triết gia Tây U đầu tiên linh cảm được nội dung của cái "ta" kiểu VN, là Karl Marx. Chính chàng đã viết đâu đó : hình ảnh đầu tiên Pierre có thể có được về chính mình là… Paul ! Ý tưởng lừng danh của chàng : "Con người là toàn bộ những quan hệ xã hội của nó" mang nghĩa đó nếu ta hiểu rằng những quan hệ đó bao gồm toàn bộ quá khứ của "nhân loại", di sản vật chất và văn hoá mà ta đã thừa hưởng để nên người, đặc biệt là ngôn ngữ, kích thước đặc thù của con người cho phép nó vượt sinh-giới. Thí dụ : tiếng Việt, tiếng Hung, tiếng Pháp…
43
Qua tiếng Việt, "ta" cũng (là) "mình" và "mình" cũng (là) "ta", tất nhiên không bao giờ 100% được4, nhưng cũng không bao giờ và không thể nào là số 0. Vì thế, độc ác với người khác đồng thời là huỷ hoại chất người ở mình. Một bản năng của con người đó. Nó là gốc hướng thiện có ở mọi người.
Trong cuộc phỏng vấn của RFI, khi tôi nói rằng quan điểm làm người của tôi là quan điểm cổ truyền của người Việt, tôi nói tới ý tưởng ấy.
Bạn thấy không, triết lý chẳng có gì khó hiểu hết, chẳng trời ơi đất hỡi tí nào. Dù muốn hay không, một cách có ý thức hay vô thức, ta đụng nó hàng ngày.
2008-04-19
Áo đời Phùng Quán
Mấy hôm nay, người ta tổ trức tang lễ quốc gia cho Aimé Césaire, nhà thơ xuất thân từ thuộc địa Martinique của Pháp, một mảnh đời thanh niên của tôi. Có thể có ngày người ta sẽ rinh hài cốt của chàng vào Panthéon, điện đài lưu giữ nhục thể của một số vĩ nhân Pháp. Ông rất xứng đáng.
Đám tang Phùng Quán đơn sơ, thấm thía, "huy
4Đó là giấc mơ hão, thực hiện được sẽ khiến đời ta vĩnh viễn tẻ nhạt. Bạn tri kỷ kiểu Bá Nha - Tử Kỳ hay "âme sœur" kiểu Tây U chỉ có trong truyền thuyết, triết lý của Plato hay… truyện chưởng của Kim Dung thôi. Trong đời thực, mọi hình-thái tình người đều là một quá trình đằng đẵng suốt một cuộc nhân sinh.
44
hoàng" hơn.
Suốt một đời, chàng gánh vác sự đày đoạ, khủng bố tàn nhẫn nhất đối với người cầm bút : bị thắt họng, không được quyền biến tâm tư, suy nghĩ của mình thành lời với chính người mình.
Đời nhược tiểu chẳng đủ sức mang lời chàng vào nhân gian rộng rãi. Đời nghèo túng chẳng có gì để tặng nhau trong phút biệt ly. Vài bông hoa, đôi hàng lệ. Thế thôi. Chỉ một chút tình. Tình bạn. Tình văn.
Chàng khoác áo đời vải thô chằng chịt chữ ký của bạn, ung dung lững thững trở về cõi vô ngôn. Chưa ai được bước vào cõi chết một cách thanh thản, sang trọng, nhân tình đến thế.
Thế mới thấy, quyền lực và danh vọng nhất thời mà làm chi, khi lúc chia ly đành phải rũ áo gấm ra đi trong sự im lặng khinh khỉnh của người đời.
Bị sống và được chết như Phùng Quán, thật đáng kiếp một đời hành-văn.
2008-04-22
Chính trị và niềm tin
Theo rõi cuộc tranh cử tổng thống sắp tới ở Mỹ, tôi yêu bàn dân Mỹ : họ có niềm tin. Và tôi sợ bàn dân Mỹ : họ quá cả tin.
Còn chính khách Tây U et tutti quanti, khỏi nói, tôi biết từ lâu. Chán lắm, bạn đời ơi…
Không có niềm tin, ta không dám làm gì, hoặc
45
làm gì ta cũng dám, kể cả chuyện phi nhân. Cả tin cũng… vậy. "Tòa án Bertrand Russell" vĩ đại ở đó : nó nói với mọi người, ở đời, không chỉ có toà án của kẻ mạnh, kẻ chiến thắng. Còn có toà án của lương tâm loài người.
Để hành-động, ta cần phải tin. Điều gì đó. Khi ta không nói được nên lời niềm tin ấy, ta vay mượn ngôn ngữ của người khác : tôn giáo, ý thức hệ hay lãnh tụ.
Nhưng niềm tin không đủ để hành-động có nhân tâm, nhân cách, nhân tình, nhân-quả5.
Còn cần chút lý trí. Khốn nạn thay, lý trí thể hiện bằng ngôn ngữ, và cái lưỡi lại không xương. Lý trí hôm nay muốn chứng minh cái gì cũng được : nếu A là A đúng thì không-A là không-A cũng đúng thôi. Vậy, để tâm hồn ta thanh thản, hiu hiu tự đắc, tự mãn, tự phụ, ta chỉ cần "tự do" lựa chọn là A hay là không-A thôi. Để chém giết nhau túi bụi, không chút e dè, nể nang, phân vân, khắc khoải… Để không-làm người.
Một khi lý trí như thế, cứu cánh cuối cùng là "tình thương". Nhưng tình thương phi lý chẳng khác gì niềm tin hão ở Phật, Jésus, Mahomet hay Đảng và Nhà Nước của không ít người đời nay ! Tình thương phi lý rất dễ phi nhân. Hậu quả như thế nào, cứ nhìn thế giới hôm nay và ảnh hưởng của niềm tin "God bless American way of life" hay "niềm tin" "Đảng và Nhà nước" của một số người Việt ngày nay thì thấy.
5Không phải nhân quả của Phật học nhe.
46
Tôi tin rất nhiều phân tích của Marx về thế giới tư bản, môi trường khai sinh ra tôi, tôi đã nên người và sẽ chết ở đó. Tôi không tin tương lai của loài người sẽ tuỳ thuộc những nhân tố ấy thôi. Có thể vì tôi khờ khạo, ham… yêu, hè hè… Nhưng tôi đành công nhận : cho tới nay, ông đúng, những điều ông phán đoán từ cả trăm năm nay đang thể hiện hàng ngày dưới mắt tôi.
Ôi, Marx, chàng ơi, phải chi chàng không chỉ là một nhà tư tưởng kiệt xuất, một nhà lý luận khắt khe, một nhân tâm lỗi lạc, một nhà văn xuôi trác tuyệt, mà còn không-là chính chàng, còn là một nhà thơ, ta sẽ yêu chàng hơn chàng đã giúp ta đành yêu chính mình. Hè hè…
2008-04-22
Gọi tên chính mình
> Ta vẫn băn khoăn trong ta vẫn còn chất "nghệ sĩ lưu manh" Kinh Bắc, ta đang muốn tống hết nó ra khỏi ta.
** Nó đã ngấm vào ta trong quá trình nên người thì nó nằm trong tiềm-thức, khó tống ra hết lắm vì lý do đơn giản này : nó đã nằm trong tiềm-thức thì ta đâu có ý-thức được nó mà tống nó ra khỏi ta được !
Bước đầu, chỉ xuyên qua quan-hệ với người khác, ta mới ý-thực được nó. Ý nghĩa của câu "con người chỉ có thể biết chính mình xuyên qua quan-hệ của mình với tha-nhân thôi" là thế, không nhớ tôi đã viết ở đâu.
Lâu thành thói quen, ta biết tự tạo một khoảng
47
cách giữa ta với mình để xem xét chính ta thì không cần phải kinh qua quan-hệ với tha-nhân nữa, sẽ tự ta đánh giá và cải tạo chính mình. Thế thôi.
> Ta gọi được tên sự vật rồi, ta sẽ không mắc phải nữa, hy vọng thế.
** Gọi được tên sự vật có nghĩa là ý-thức được nó vì con người ý-thức mọi sự bằng ngôn-ngữ. Gọi tên sự vật ở mình tức là lôi nó từ tiềm-thức ra ánh sáng của tư-duy để xử lý nó một cách có ý-thức. Có thể tự mình làm. Cũng có thể nhờ người khác, chính vì ít nhiều mình cũng là... tha-nhân. Vì thế phương pháp cơ bản để trị bệnh của môn phân tâm học (psychanalyse) là... tán gẫu với chính mình xuyên qua người khác !
2008-04-22
Kiên nhẫn
Kiên nhẫn với người đời, vẫn còn dễ.
Kiên nhẫn là cho nhau chút thời giờ để hiểu nhau. Đời nay, mấy ai mấy khi cho nhau điều ấy ? Nhưng, tuy hiếm, vẫn có thể có.
Kiên nhẫn với chính mình mới thật khó : không ai có thể khiến mình bực mình hơn chính mình. Và thời gian của mình với chính mình chỉ có thể là tức khắc !
2008-05-09
48
Một trò chơi vô tội vạ ?
Thời loạn ly, văn chương chữ nghĩa có thể giết người. Trong thời đại những giá-trị xã hội đảo điên, niềm tin khủng hoảng, lý trí và tư tưởng bế tắc, văn chương chữ nghĩa luôn luôn là con dao hai lưỡi, một lưỡi chém đời, một lưỡi cứa mình. Những lúc đó, không thể có trò chơi chữ nghĩa vô tội vạ. Vì chữ nghĩa là của chung người đời, đụng vào nó là đụng tới mọi người. Chính vì thế, thiên hạ quý trọng những nhà văn chân chính : họ dùng chữ nghĩa để nhân-hoá thế-giới. Cũng vì thế, thiên hạ khinh khi bọn tiểu nhân nho : chúng nó dùng chữ nghĩa để lừa gạt, bôi nhọ, dèm pha, hại người, hòng kiếm chút cơm thừa, canh cặn, danh hão, hả hê tự mãn trên đầu trên cổ người khác.
Đời nay, trong làng văn Ziao Chỉ, hạ bút hành văn luôn luôn là hành-động nguy hiểm, mất nhân cách như chơi, trước hết đối với người cầm bút !
2008-05-10
Thời gian của ngôn ngữ
Lúc đọc văn, hành-văn, dịch văn, cứ một mình tận tâm, tận tình. Thế mới đáng. Thế nào cũng được hưởng một điều đáng hưởng : thời gian của ngôn-ngữ.
2008-05-13
49
Chấm câu, trả lời độc giả
Chuyện này không đơn giản như nhiều người tưởng. Nhà văn, nhà lý luận văn học, triết gia lớn, sử dụng rất khác nhau. Vì sao ? Bàn tán cạn đời cũng chưa ra nhẽ được !
Quan điểm của riêng tôi như sau6.
a/ ngôn-ngữ là quan-hệ tổng hợp toàn diện nhất giữa người với người xuyên qua quan-hệ chung của họ với thế-giới. Quan-hệ ngôn-ngữ có cả ba chiều kích : vật-giới (những làn sóng âm thanh), sinh-giới (nhục cảm của từng người) và văn-hoá (ý nghĩa và giá trị, có những ý-chung và những ý-tưởng và giá trị riêng). Con người không chỉ đọc sách bằng cặp mắt và lý trí thôi. Nó đọc bằng cả thân thể và nghiệm-sinh cá-biệt của nó ở đời.
b/ vì thế ngôn-ngữ vừa là của chung người đời vừa là của riêng từng người. Trong chừng mực nào đó (những ý-chung) ai cũng có thể hiểu như nhau. Nhưng không ai cảm nhận ngôn
ngữ như ai khác cả, nhất là ngôn ngữ thơ văn.
c/ trong phần ý-chung, không chỉ có những ký hiệu viết theo một văn phạm nào đó, còn có cả âm điệu, nhịp thở "tự nhiên" của một tiếng nói được ghim vào cấu trúc của nó dưới dạng những đơn vị từ ngữ tạo nghĩa. Trong khuôn khổ ấy, đa số người đời đọc như nhau, tự động chấm câu như nhau dù trong văn bản không có dấu chấm câu, và hiểu như nhau, vì ngay khi ta
6đã trình bày trong quyển Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng, 2006.
50
im lặng đọc sách, trong đầu ta vẫn vang lên âm điệu của ngôn từ, của tiếng Việt ! Vì thế có những câu ai cũng hiểu như ai tuy khi ta phân tích chúng với lôgích hình thức thì chúng hết sức nhập nhằng : chỉ đổi nhịp đọc là khác nghĩa ngay !
d/ nhưng cảm nhận nhục cảm của ta đối với ngôn ngữ thì dù muốn cũng không ai giống ai được ! Giấc mơ toàn trị này sẽ chẳng bao giờ thực hiện được...
e/ hai bộ mặt chung-riêng của ngôn-ngữ vừa cho phép ta xây dựng và duy trì văn hoá giúp ta nên người vừa cho phép ta sáng tác nghệ thuật, tóm lại nó cho phép ta làm người vừa tự do vừa gắn bó với đồng loại.
Kết luận cụ thể của tôi :
Khi ta viết để lý luận, suy luận, ta nên chấm câu thật rõ ràng nhưng không thừa thãi. Điều ta cần là được hiểu chính xác, văn hay chữ tốt chỉ là chuyện phụ. Chỉ khi nào tuyệt vọng lắm, mới nên hành-văn !
Khi ta sáng tác thơ văn, ta nên viết chính mình, đúng theo tâm tư, nhịp thở, niềm vui, nỗi khắc khoải của riêng mình, ai cảm nhận được ta hay không, tuỳ người ấy. Nếu ta muốn độc giả, cũng như chính ta, đọc tới từ ấy hãy ngừng lại một khắc, ta cứ thoải mái chấm câu (các nhà viết kịch thường viết như thế để kịch sĩ và khán giả hiểu và cảm được văn của mình), dù điều ấy không cần thiết để hiểu ý và nó xé câu văn tủn mủn đối với con mắt thôi. Chẳng có gì đáng tiếc cả : độc giả chỉ biết đọc văn với con mắt và lý trí thôi thường chẳng bao giờ là độc giả của riêng ta. Khi ta muốn
51
độc giả lướt từ ý này qua ý khác để tự tạo ở mình một điều gì đó không hẳn là ý lẻ nào cả, ta cứ thoải mái dẹp bỏ những ký hiệu chấm câu. Còn chính độc giả sẽ đọc như thế nào, ta sẽ không bao giờ biết được, trừ khi nó nói cho ta biết, nhưng đó là quan-hệ rất hiếm ở đời, có mấy khi người đời cho nhau điều ấy ? Trong lãnh vực hành-văn, sử dụng ký hiệu chấm câu thuộc lãnh vực nghệ thuật. Lãnh vực ấy đòi hỏi tự-do sáng tạo của từng người, của mọi người. Tự-do yêu. Tự-do, yêu và sáng tạo (là) một.
Cũng vì hai bộ mặt chung-riêng của ngôn-ngữ mà viết cách nào cũng khó. Cứ đọc văn phong trong Thực-thể và Hư-vô (l'Être et le Néant) của Sartre và Con đường đi tới Flandres (La route des Flandres) của Claude Simon thì thấy. Sartre chấm câu kỹ lưỡng như thế mà người đời vẫn hiểu sai trong nhiều năm tháng. Claude Simon viết hàng chục trang không chấm câu gì hết mà người đời đại khái cũng hiểu cốt chuyện như nhau, nhưng không ai cảm nhận văn của chàng như ai khác cả.
Chúc bạn cứ mạnh dạn thoải mái viết chính mình.
Thân mến,
2008-05-14
Nhu cầu yêu
Nhu cầu quyến rũ, chinh phục, sở hữu, làm chủ, chi phối người khác, là một nhu cầu hão, không bao giờ thực hiện được một cách
52
trọn vẹn đáng… yêu. Nếu cần, lôi Hegel ra mà biện minh. Hegel là thầy của Marx mà. Và Marx là thầy yêu giấu của biết bao nhiêu nhà tư tưởng đời nay ? Đơn giản hơn, cứ nhớ nghiệm sinh của chính mình thì biết.
Đời nay, người không biết yêu đành sống với hận thù, đố kỵ và lén lút cô đơn. Người dám yêu, đành cô đơn thật. Chẳng có gì ra cái quái gì cả. Khốn nạn thật. Hè hè…
2008-05-16
Cái tôi cuối cùng của nhà văn
Trong nhân sinh quan của J-P Sartre có một khái niệm và một ý tưởng khó hiểu, bị trình bày bằng một câu văn quái đản, hoàn toàn sai ngữ pháp PhuLăngXa : le soi n'est pas, il est été, (cái tôi không là, nó đã bị là). Ngay người PhuLăngXa, ai chưa nhá gặm L'Être et le Néant (Thực-thể và Hư-Vô) thì không thể hiểu chàng muốn nói gì…
Trong khi người đời thiết tha trầy da tróc vẩy đi tìm hoặc khẳng định cái tôi của mình, Sartre ngông nghênh tuyên bố : cái tôi không là cái gì cả, nó chỉ là toàn bộ những hành động, lời nói, ý nghĩ đã qua của chính tôi. Cái tôi ấy có thực dưới hình-thái khách quan, ai ai, kể cả tôi, cũng phải công nhận : hành động và lời nói công khai của tôi. Nó cũng có thực dưới hình thái chủ quan, nhưng không ai biết được là gì, có khi kể cả tôi : có những lúc chính tôi đã từng hành động, viết và nói một cách vô thức, hồn nhiên, tuỳ hứng, theo bản năng hay cảm tính, theo tiềm thức hay vì một trăm thứ linh
53
tinh khác.
Nếu thế thật, ai cũng có một cái tôi gồm ba phần : a/ một phần khách quan, không thể phủ nhận được ; b/ một phần chủ quan không ai biết được ; c/ khi ta còn sống, một phần hoàn toàn mở, vô định : ngày mai, ta sẽ nghĩ gì, làm gì, viết gì, nói gì ? Chẳng ai, kể cả ta, có thể khẳng định chắc chắn được. Tự do, kể cả trong bối cảnh, là như thế. Chỉ khi ta đã chết, đã mất hết khả năng tư duy, hành động, viết và nói thì cái tôi vĩnh cửu của ta mới hình thành : nó đích thực là toàn bộ những gì ta đã làm, đã viết và đã nói với người đời7. Cái tôi ấy, chính tôi không bao giờ được biết tới. Nó vĩnh viễn là tôi xuyên qua ánh mắt, tấm lòng của người đời. Và người đời, cũng như tôi, (là) tự do. "Địa ngục, chính là tha nhân" là thế đấy.
Mấy năm qua, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải và vài người khác đã từng viết và cho đăng (có khi sau khi đã chết) thơ văn hàm ý ân hận mình đã từng dùng chữ nghĩa của mình để mua quan, giành chiếu, đeo danh hão. Đương nhiên điều ấy chẳng thế nào "xoá" được những văn bản, lời nói và hành động đã qua của họ. Chuyện đã rồi, đã rồi, than ôi… Nạn nhân đã lãnh đủ, chẳng thể nào quên được. Mình cũng đã hưởng đủ, chẳng thể nào phủ nhận được. Nhưng có người dám làm như thế, có người thì không, như Tố Hữu chẳng hạn.
7Sâu sắc và đầy đủ hơn câu văn trứ danh của Malraux : Con người là tổng cộng những hành động của chính nó, "l'homme est la somme de ses actes". Nếu ta coi lời nói cũng là hành động thì hai ý tưởng như nhau.
54
Có người sẽ cho rằng họ tiếp tục khôn ngoan xuôi theo chiều gió : đời nay làm như thế ăn khách hơn. Tôi ngây thơ quá khích, ít nhất là đối với nhà văn, tôi tin họ trung thực : phải trung thực với chính mình mới dám viết và công bố đánh giá ấy về mình trước khi chết, khi chẳng còn gì đáng toan tính nữa. Có thể tôi quá ngây thơ vì quá yêu cuộc sống người, quá yêu con của người : có người vẫn thèm lừa người đời sau khi chính mình đã chết để được tồn tại đẹp đẽ trong lòng người sống nhờ sự khôn ngoan của mình.
Có người sẽ ca ngợi hành động của họ như một lời sám hối, trong nghĩa cao cả của tôn giáo. Tôi lại không tin. Vì tôi hết sức trần tục. Tôi yêu văn chương chữ nghĩa, sáng tác của con người trần tục, đến mức "sùng bái". Khi ta sám hối kiểu tôn giáo, ta quỳ gối cúi đầu, kết tội chính ta đối với một Đấng Thiêng Liêng nào đó xuyên qua một con người xương thịt đã được chính ta cho phép làm môi giới giữa ta và Đấng Thiêng Liêng mà tự ta không với tới được. Những nhà văn này không làm như thế. Họ trực tiếp nói chuyện với độc giả của họ, không nhờ vả trung gian của bất cứ ai. Họ nói chuyện với người đời, với chính tôi, ngang tầm người : họ nói chuyện với tư cách nhà văn. Trong tư cách ấy, họ dám nói như thế về mình, tôi phục : họ không sám hối để được rửa tội, (rửa sao được !), được trở lại sự trong trắng nguyên thuỷ hão, họ gánh trách nhiệm đời mình với người đời. Trách nhiệm của kẻ cầm bút.
Họ đã chết, chẳng thể làm gì, viết gì, nói gì nữa về cuộc đời và con người ở họ. Họ chẳng
55
thể vung thêm một nét bút, phết thêm một màu văn, ươm ở người đời một ý tưởng khác về họ. Họ đã là họ. Vĩnh viễn. Chẳng ai có thể phủ nhận, thay đổi được gì nữa.
Họ cũng là những điều họ viết trước khi chết. Những điều ấy đáng trân trọng ? Tuỳ tâm của tôi, của bạn, của người đời. Nghĩa tử là nghĩa tận. Dám cho nhau điều gì, hãy cho.
Cái tôi cuối cùng của nhà văn như thế : toàn bộ một đời cầm bút đối với người đời.
2008-05-16
Hiểu và yêu
Mỗi con người, ở mỗi thời điểm trong đời mình và trong bối cảnh của mình lúc ấy, với kiến thức, nghiệm sinh và niềm tin của mình lúc ấy, có những nhu cầu của riêng mình và có thái độ với người đời theo nhu cầu ấy, lúc ấy. Chỉ khi ta biết quên mình một tí, ta mới cảm nhận được cũng những điều ấy ở người khác ta và, có khi, ta thông cảm, tuy không thể chia sẻ được. Ta hiểu. Ta đành. Ta yêu. Có khi tình yêu chỉ có thế thôi. Hè hè…
2008-05-16
Tình và suy luận
Tôi đã từng làm bạn với người đủ thứ giới, đủ thứ quốc tịch. Qua đó tôi cũng hiểu : tình bạn, tình yêu đích thực luôn luôn là một quan-hệ cá-biệt, những suy luận không tạo ra tình, chỉ an ủi con người về sự bất lực yêu của mình
56
thôi.
Nhưng dù sao đi nữa, vẫn phải hiểu. Người khác. Chính mình. Chỉ như thế mới có được tình yêu có gốc người, đáng yêu.
2008-05-16
Cho-Nhận trong thơ văn, dịch thuật
Trong thơ văn, dịch thuật, mình cứ viết, cứ dịch như mình cảm. Ai không cảm được, thiệt cho người ấy, thế thôi.
Ai làm được gì, mang lại được gì cho người khác, cứ làm, chỉ có thể "được", không thể "mất" bất cứ gì vì trong quan-hệ này với người đời chỉ có thể cho hay không cho thôi. Ai muốn nhận thì nhận, ai biết nhận tới đâu, nhận tới đó. Thế thôi.
2008-05-17
Yêu trẻ thơ
Yêu trẻ thơ rất dễ : nó không có khả năng hại mình.
Yêu trẻ thơ rất khó : dù không cố tình, mình vẫn có thể hại nó, hại cả một kiếp người.
2008-05-17
Sợ
Bất cứ điều gì người đời chân tình với tôi đều khiến tôi sợ hãi : tôi không biết tôi có khả năng
57
đáp lại trong thế giới thực này hay không.
Và tôi không thể làm người ngoài cái thế giới thực này.
Vì thế, mỗi khi hạ bút, tôi run sợ.
2008-05-19
Không gian và thời gian của người
Con người có một không-thời-gian chung, y hệt đối với mọi người, ít nhất là trong cõi trung mô : không-thời-gian vật-lý.
Vì nó cũng là sinh-vật và là người, nó có thêm hai không-thời-gian khác : nhục-cảm và tư duy.
Ngoài những giây phút hiếm hoi cùng nhau nhập đồng qua thể xác hay những nghi lễ, những bốc đồng của đám đông, hai không thời-gian cuối luôn luôn cá-biệt. Đó là cơ sở của mọi nỗi cô đơn ở đời. Đồng thời đó cũng là nguồn gốc khiến quan-hệ giữa người với người phong phú vô cùng tận. Không chấp nhận nổi nỗi cô đơn ở đời thì chỉ còn cách cùng nhau tồn tại trong những bộ "đồng phục" chán ngắt, chẳng bao giờ mời được nhau thưởng thức chút cô đơn của nhau, chẳng bao giờ được hưởng những khoảnh khắc – tuy rất hiếm nhưng có thật – đồng tình, đồng ý, đồng tâm.
Và không thể nào có văn chương, nghệ thuật. 2008-05-21
58
Khóc
Khi buồn, cứ kiếm bạn thổ lộ tâm tình và khóc cho vơi lòng, điều ấy tự nhiên, không có gì phải xấu hổ cả. Ta cũng không nên ngại làm phiền người đời. Cho nhau niềm vui hời hợt rất dễ. Cho nhau nỗi buồn thăm thẳm mới thật khó. Chẳng khác gì làm thơ, hành-văn.
Tạo hoá sinh ra con người biết khóc trước rồi mới biết cười sau. Có thể vì vậy mà nó biết thương yêu trước khi biết hận thù. Cứ nhớ tuổi thơ của mình, cứ đón nụ cười đầu tiên của trẻ con, thì thấy.
2008-05-22
Làm việc
Làm việc, nhất là việc duy trì, phổ biến, phát triển văn hoá, đâu phải là chạy trốn, khép mình trong nỗi cô đơn ! Đó là việc bù đắp cho ta và cho người đời điều thiếu nhất trong cuộc nhân sinh này. Vậy cứ say sưa làm, vui lên, vững tin ở mình, vững bước ở đời. Thế nào cũng còn lại một điều gì cho độc giả và chính ta.
2008-05-22
Nhạc và tôi
Nhạc là hình-thái nghệ-thuật tiền ngôn-ngữ. Nó có khả năng giúp tôi nhớ và… quên. Nhớ mình, quên ta.
Vì thế, hai hình thái nghe nhạc phổ biến nhất
59
là : tập thể và cô đơn.
Phải công nhận, ở đời thi thoảng cũng có khoảnh khắc thần tiên, ta với mình nghe nhạc – tay đôi. Hiếm lắm đấy, bạn đời ơi. Hè hè…
Có lẽ vì thế nhạc kị tôi và tôi kị nhạc8. Khi cần trở về mình hay ra khỏi mình, tôi thường tìm một thứ ma tuý ít nguy hiểm hơn : làm việc. Làm bất cứ gì, kể cả làm tình, nhưng thật chân tình, đam mê.
2008-05-23
Sống vì…
Trước tiên, ta sống vì ta. Đó là lẽ tự-nhiên.
Sau đó, nếu may phước, ta sống vì ai khác. Đó là khát khao làm người của mọi người, nhất là thanh niên. Nhất là mẹ hiền, cha chưa quá tự phụ, ngu muội.
Cuối cùng, ta nên run rẩy thử sống vì người đời. Đó là giấc mơ văn chương, nghệ thuật, lý trí của chính ta.
2008-05-23
Yêu và bốc đồng
Ở nhân gian này, tình yêu, khi có thật, và tồn tại được lâu dài, xét cho cùng là một quá trình
8"Nhạc với anh không bầu bạn được. Nó không thấm được vào da anh." Vacance, Un amour métèque, Nxb L'Harmattan, Paris, 1994.
60
đằng đẵng tìm nhau, chỉ thi thoảng mới có khoảnh khắc bốc đồng. Những khoảnh khắc ấy thăng hoa thành Tình. Quá trình kia nhẫn nại thành Nghĩa.
Thế thôi cũng đủ khiến nhân gian này đáng sống, đáng yêu.
2008-05-23
Yêu và tồn tại
Yêu, và do đó được yêu, là hình thái tồn tại ở đời vượt thời gian và không gian. Bao lâu ? Không tuỳ ta. Tuỳ người đời.
Văn chương chữ nghĩa cũng thế thôi. 2008-05-23
Mệt và phấn chấn
Tôi chỉ mệt mỏi khi tôi cảm nhận hay ý thức rằng tôi bất lực trước cuộc đời này, không đáp ứng được những yêu cầu chính đáng của người thương mến tôi.
Tôi phấn chấn khi người ấy say sưa làm việc, yêu đời, yêu người, tin tưởng ở chính mình.
Điều ấy tăng cho tôi sức sống, sức làm người, mở cho tôi một khả năng… yêu. Hè hè…
2008-05-28
61
Vẻ đẹp mê hồn của nàng tiên Toán
Nàng tiên toán không bao giờ tha thứ lỗi chính ta. Nàng đẹp mê hồn ở đó. Phải về già, khi đã mất gần hết khả năng yêu yêu, hè hè, tôi mới hiểu được.
Lần đầu tôi liều lĩnh dịch một tiểu thuyết Ziao Chỉ qua tiếng PhuLăngXa, nếu không có một người bạn, cũng Ziao Chỉ như tôi, giúp tôi sửa bản thảo, có lẽ không nhà xuất bản PhuLăngXa nào dám nhận đăng. Người ấy không là nhà văn. Nó là nhà toán học. Nhưng tôi biết : trong những người Việt viết tiếng Pháp lúc đó, không ai viết tiếng Pháp kinh điển hay bằng nó. Khi còn sinh viên, nó đã sáng tác nhiều truyện ngắn cực hay bằng tiếng PhuLăngXa. Trong lúc nó chuẩn bị thi vào các trường kỹ sư lớn của Pháp, bà thầy Pháp văn của nó bảo : mày sinh ra để viết văn, sao mày mất thời giờ với toán làm chi ?
Có lần tôi hỏi nó : toán có cái quái gì mà khiến mày mê đến thế ? Nó trả lời : tao mê chất thơ của toán.
Tôi hiểu. Vẻ đẹp của toán, "la beauté des mathématiques", tôi mê từ lâu, tuy tôi đã ý thức rất sớm rằng tôi sẽ không bao giờ với tới được : trần tục như tôi thì toán tiếc gì ? Thế mà vẫn cứ bị ám ảnh ! Hè hè…
Tôi thông cảm. Dù tôi sẽ không bao giờ sờ tới được chất thơ ấy, bất cứ tôi viết gì trong bất cứ thể loại nào với bất cứ ngôn ngữ nào, nó vẫn ám ảnh tôi, tôi vẫn sợ đăng một văn bản có lỗi chính tả.
62
Và chàng với tôi thoải mái cãi nhau. Hàng chục năm trời. Thi vị hết xảy…
Bây giờ tôi đã bớt sợ, đã hiểu rằng kiến thức khoa học không đồng nghĩa với tình nhân văn. Nhưng, không hiểu tại sao, ngay bây giờ, mỗi khi hạ bút, nhất là trong ngôn ngữ Ziao Chỉ, tôi vẫn căng cứng người, cháy khô cổ họng, thèm viết được những câu văn không thể phạm lỗi chính tả trong bất cứ ngôn ngữ nào của người đời. Điên thật !
T.B.
Coi vậy chứ nàng thơ có lúc rất có duyên với lỗi chính tả !
Câu thơ tồi sau của Malherbe :
Et Rosette a vécu ce que vivent les roses L'espace d'un matin…
bi thợ in sắp chữ sai, sửa thành thơ… hay :
Et rose, elle a vécu ce que vivent les roses L'espace d'un matin…
(lời đồn, không có gì đảm bảo là chuyện thực !)
2008-05-30
Đọc Trần Đức Thảo
Liếc qua giáo trình Lịch sử tư tưởng trước Marx của Trần Đức Thảo do Phạm Trọng Luật sưu tập trong ămvc, tôi bỗng mủi lòng. Ngay lúc cất bước, chàng đã sẵn có kiến thức sâu rộng, đứng liền ở thế tổng quán cho phép khơi nhu cầu tổng hợp và đi thẳng vào những vấn
63
đề cốt lõi của triết học Tây U (đây là bản lĩnh riêng của chàng, không phải ai có học thức như chàng cũng có được), ung dung zui chơi trong những sân chơi đáng chơi của triết học quốc tế ngay ở tuổi thanh niên.
Ôi, được đào tạo một cách chính quy có chất lượng, đỡ mất thời giờ biết mấy ! Hè hè...
Càng mủi lòng hơn : đây không là một văn bản tranh hùng tranh bá với người đời trên triết đàn quốc tế, sân chơi của chàng khi còn sống ở Pháp, chỉ là một giáo trình để chuyển lại kiến thức cho sinh viên Việt Nam không sành ngoại ngữ Tây U. Thế mà chàng bỏ thời giờ làm ! Quý biết mấy, tình này.
Tôi bỗng thèm : sẽ có một ngày thanh niên Việt Nam bước vào bất cứ lãnh vực nào của kiến thức cũng có thể có ngay một sự đào tạo chính quy như thế. Bằng tiếng Việt. Chẳng thể nào khác được, nếu ta muốn kiến thức của người đời tứ xứ biến thành kiến thức của đông đảo người Việt.
Trước đó, chắc chắn phải dẹp bỏ cái Bộ Quốc Gia Giáo Điều Ráo Tiền hiện đang hành hạ dân ta.
2008-06-02
Mình-Ta
Quan-hệ mình-ta là quan hệ cá-biệt, đặc thù, không thể nhét trong cũi khái niệm, chẳng nên ép nó vào phong cách xưng hô nào hết.
2008-06-02
64
Nội tâm và ngoại giới
Sơ sinh, ta chỉ là một con thú, trong đầu không có được một từ, nói chi đến biết và hiểu. Phải ngót một năm sau ta mới bắt đầu bập bẹ từ mẹ. Không có mẹ, nếu ta chưa toi mạng, chắc gì ta đã cảm được thế nào là tình ? Bản năng của con người hình thành như thế đấy. Vì thế, ở nhân giới, trong bất cứ nền văn hoá nào, tình người – đặc biệt tình mẹ con – là cốt lõi của văn chương, nghệ thuật.
Ta nên người xuyên qua quan-hệ, tốt và xấu, của ta với người đời. Vì thế ta chỉ có thể biết và hiểu chính ta xuyên qua quan-hệ ấy. Ngược lại, ta chưa biết và hiểu chính mình thì đừng mơ thực sự biết và hiểu người đời. Nhiều nhất là Yêu thôi. Nhưng Yêu không có nghĩa là biết yêu – ngang tầm người.
Lúc buồn phiền ta không nên hướng vào nội tâm, sẽ chỉ thấy thiếu hụt, cô đơn, sa mạc. Rồi quay trong đầu những suy nghĩ ít khi khớp với đời thực, người thực, tự làm khổ mình. Ngược lại, ta nên hướng ra ngoài đời với thái độ này : cho được ai điều gì, cứ cho. Thế nào cũng sẽ có người mở lòng nhận, không ít thì nhiều, tuy chẳng bao giờ "toàn tập" và tuyệt đối. Và ta sẽ được ấm áp trong lòng, thanh thoát trong tư duy.
Yêu tha-nhân ở mình là điều kiện để hiểu chính mình. Hiểu chính mình là điều kiện để yêu được tha-nhân ở ngoài đời. Chính nhờ cái mình nửa chung nửa riêng ấy mà ta có thể yêu sự khác biệt của người đời. Không có sự khác biệt ấy, ngoại-giới, dù thanh lịch đến mấy, chỉ
65
là sa mạc. Không có cái mình chung ấy, ngoại giới chỉ là rừng xanh.
Khổ thật ! Hè hè…
2008-06-06
Tư duy biện chứng thường ngày
Mỗi lần hành động, nhất là trong thế giới nhục cảm và văn hoá, ta thường quên tất cả những gì ta từng khao khát, nghĩ, làm, viết và nói. Ta chỉ thấy hôm nay và ngày mai có lợi cho ta thôi. Ta chỉ thấy người bây giờ thôi. Ta chỉ thèm thuồng, chỉ biết yêu đến thế thôi.
Tư duy biện chứng trong cuộc sống thường ngày chỉ khác tư duy kiểu khác ở điều này : ôm cả quá khứ ở chính mình vươn tới tương lai mình lựa chọn đối với người đời để chung sống với nhau.
2008-06-06
Biên tập
Nhân đọc một bản dịch khó hiểu của một tác phẩm của Kertész Imre.
Văn chương, ngay cả văn chương dịch, đâu phải mì ăn liền, tưới tí nước mắm thì thành món ăn Ziao Chỉ !
Chỉ ở nước ta mới có chuyện một công chức nào đó, không biết ngoại ngữ, chẳng hiểu tài năng học thức tới đâu, có toàn quyền biên tập một nhà văn đã được giải Nobel văn chương ! Ở ta, cái bệnh "biên tập" chỉ là cái đuôi quan
66
lại trong văn hoá ZC thoi thóp kéo dài tồn tại ở đời nay. Ngày nào nó còn tồn tại, ngày ấy dân ta không khá được trong lĩnh vực này.
Nếu bản thân nhà văn hay dịch giả chấp nhận quyền biên tập ấy thì chỉ có hai lý do :
a/ đành vậy để cứu vãn phần nào hành-động hành-văn của mình. Ai mà chẳng phải hành động trong bối cảnh !
b/ chính mình đã chấp nhận cái quyền dấm dớ ấy để được là nhà văn.
Trong lĩnh vực văn chương, văn học, nếu người Việt muốn chui ra khỏi cái ao làng của mình thì nên mở cửa đi ra ngoài, mở óc, mở lòng tiếp đón tha-nhân trong nhân-giới mênh mông này, cho họ thời giờ tìm hiểu họ trong bối cảnh lịch sử riêng của họ và chung của loài người. Cho ! Hè hè… Trong dân ta, có đầy người biết và hiểu điều ấy. Không biết đến bao giờ thì những thủ lĩnh văn hoá tư tưởng ở nước ta mới biết được và, thậm chí, hiểu được. Tết Congo ? Tết Congo không thể có thực. Vậy thì ta nên nghĩ tới cách thực thi một cái Tết ZC trong lĩnh vực này. Trước mắt, với khả năng giới hạn của những cá nhân.
2008-06-09
Yêu văn, yêu người
Chúng ta nên người trong những hoàn cảnh khác nhau, tiếp tục làm người trong những hoàn cảnh khác nhau. Thế thì chúng ta tiếp cận, cảm nhận, suy nghĩ, ứng xử đối với mọi chuyện cũng khác nhau. Đó là điều chắc chắn,
67
hiển nhiên. Nhưng chúng ta vẫn gần nhau được vì, bất kể mọi sự khác biệt do hoàn cảnh, chúng ta có một điều gì giống nhau. Theo tôi điều ấy là : chúng ta tự do và chân tình với chính mình, với người đời, và chúng ta yêu văn chương nghệ thuật đích thực.
Điều rắc rối ở chỗ này : chúng ta chân tình thật, nhưng cũng một cách... khác nhau !
Kiên nhẫn yêu văn, yêu người, khó thật. 2008-06-09
Ba địa ngục của nhà văn
Trong BnF (Bibliothèque nationale de France), Thư viện Quốc gia Pháp, có một cõi âm u gọi là Địa Ngục 9. Ở đó có một xà lim chuyên trị những tác phẩm văn chương đã bị chính quyền đương thời, và sau đó có khi hàng thế kỷ, cấm không được tồn tại ngoài đời.
Người Pháp kể cũng lạ. Họ cấm tác phẩm sống ở đời nhưng không tìm cách tiêu diệt nó vĩnh viễn mà… ngược lại !
Emmanuel Pierrat – luật sư chuyên về kiểm duyệt – viết :
"Đúng là việc đốt sách phóng đãng đã từng có thực, để dằn mặt công chúng bằng ngọn lửa bùng cháy cực đẹp, truyền bá gương đạo đức trong sự thoả mãn của quần chúng. Nhưng người kiểm duyệt, như một kẻ yêu sách, luôn
9
Les Enfers.
68
luôn sưu tập vài văn bản để cất giấu, giữ làm "dự trữ". Hơn thế, họ còn khéo léo tổ chức cho căn bệnh sưu tập lạ lùng ấy tồn tại ngay trong những thư viện. Những căn phòng đầy giá sách bí mật ấy thường gọi là "Địa Ngục"… Phụ bản của Đại Từ Điển phổ cập Larousse xác định rằng ở BNF có một nơi lưu trữ không bao giờ mở cho công chúng : đó là Địa Ngục, nơi tập hợp mọi sự phóng đãng dâm loạn bằng ngòi bút hay bút chì." 10
Đầu năm 2008, BnF lôi ra triển lãm suốt mấy tháng liền.
10 Emmanuel Pierrat – avocat spécialiste de la censure – écrit « L’autodafé des livres licencieux a certes existé, pour la démonstration publique, la beauté de la flambée, l’édification et la satisfaction des masses. Mais le censeur, en bon bibliophile, a toujours pris soin de collecter quelques exemplaires à placer à l’abri, en « réserve ». Et même, d’organiser savamment cette étrange collectionnite au sein des bibliothèques. Ces pièces aux rayonnages se
crets sont désignées communément comme des « Enfers »… Le Supplément du Grand Dictionnaire universel de Larousse précise qu’ « il existe à la Biblio thèque nationale un dépôt qui n’est jamais ouvert au public : c’est l’Enfer, recueil de tous les dévergondages luxurieux de la plume et du crayon ».
Địa Ngục kiểu này, lớn nhất, ở tại Thư viện của… Vatican :
Enfin, un enfer mythique tant il est inaccessible où est accumulée « la plus impressionnante et la plus ancienne des collections d’ouvrages qui ne se lisent que d’une main… » la Bibliothèque… vaticane.
http://www.berthomeau.com/article-17465592.html Hè hè…
Tại các nước "XHCN", ngoài sách dâm còn có tác phẩm chính trị. Hè hè…
69
Ra thế. Địa Ngục này không vĩnh cửu. Nhà văn bị đày ải hàng thế kỷ vẫn còn hi vọng có ngày trở lại ở đời xuyên qua tác phẩm của mình. Như tác phẩm của nhiều nhà văn Việt Nam thời tiền chiến, Nhân Văn – Giai phẩm, ở miền Nam thời đất nước còn chia đôi, thậm chí ở… hải ngoại Đông-Tây Âu. Thế thì nó chưa đáng sợ lắm…
Với nhà văn, ở đời có một Địa Ngục đáng sợ hơn. Đó là hành trình ngược lại : vèo ngây ngất trong Thiên Đàng chữ nghĩa vài năm tháng, dăm mùa thời trang, rồi vĩnh viễn tan vào cõi vô ngôn. Thân phận của đại bộ phận tác phẩm tràn ngập thị trường chữ nghĩa. Xét cho cùng, đó là thân phận chung của người đời. Đành vậy, chẳng có gì đáng tiếc, đáng sợ.
Địa Ngục kinh hoàng nhất là Địa Ngục này : một đời ngạo nghễ danh vọng và quyền lực để rồi, lúc buông tay thả bút nín lời, muốn chết luôn cũng không chết được, cứ phải sống mãi kiếp "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi" như một tấm gương "lạc thiền" ngôn ngữ. Không gì đáng sợ hơn cho kẻ cầm bút và… chính khách, những kẻ cơ bản hành-động bằng lời.
2008-06-15
70
Sự bất lực của Thượng Đế
Thượng Đế có thể lôi bất cứ ai đi bất cứ lúc nào nhưng Thượng Đế không có khả năng buộc con người ly biệt nhau. Cứ đọc Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thì biết. Ngọc Hoàng Thượng Đế có thương gì hai con người này đâu ? Thế mà họ vẫn sống ở ta.
2008-06-15
Văn gà đá
Có lần bạn nói với ta, ta vẫn nhớ : bạn ngừng cộng tác với một báo oép vì không thích làm gà đá. Ta đã mừng cho bạn. Đó là một "truyền thống" rẻ tiền trong làng văn Ziao Chỉ. Chẳng để làm gì, chẳng đi tới đâu. Vì nó ăn khách, các nhà xuất bản, các báo giấy cũng như oép dùng nó, kích thích nó để câu khách cầu danh, và các nhà văn háo danh hão thích nhào vô : viết một bài gà đá chỉ mất vài giờ thôi mà "nổi tiếng" liền. Dịch hay viết một tác phẩm văn chương đâu dễ thế, mà chưa chắc gì lừng danh ngay. Nhưng cuối cùng thì văn gà đá trôi ngay vào quên lãng với hằng hà sa số văn gà đá khác, còn tác phẩm đáng dịch và được dịch, đáng viết và được viết, thỉnh thoảng ở lại với người đời. Vì thế, ta đừng thèm dùng chữ nghĩa của ta để chơi trò gà đá. Chuyện ấy quá nhỏ nhoi. Thiên hạ sẽ biết, đánh giá ta qua dịch phẩm và tác phẩm của ta, chứ không qua những "xìcăngđan" bé tí xíu ấy.
2008-06-15
71
Tự kiêu11
Ở đời, nếu chưa biết tự ái, nên biết tự kiêu. Chưa biết tự kiêu, chẳng bao giờ dám "xé rào", thoát thân khỏi những ràng buộc cổ lỗ, khô cằn, nhàm chán của người đời xưa tái sinh trong đời nay, trong đời ta.
Tự kiêu, trước hết, phải là tự kiêu với chính mình, giữ một khoảng cách giữa mình với mình, tránh nạn tự phụ vô lối, rẻ tiền, nhạt nhẽo. Sau đó mới có thể tự kiêu với người đời.
Đừng bao giờ tự kiêu với bạn. Sẽ suốt đời cô đơn.
2008-06-19
11 Orgueil. Một khái niệm độc đáo của Sartre gắn liền với triết lý của chàng. Ý thế này. Con người đã (là) tự do và bình đẳng với mọi người, nó phải đích thân gánh trách nhiệm và trả giá cho mọi hành động của nó đối với người đời, không được đổ lỗi, viện lý này cớ nọ, sự thật này sự thật kia hay một Đấng thiêng liêng nào đó để biện minh cho hành động của mình. Nhân vật tiêu biểu cho phong cách sống ấy là Goetz trong vở kịch Le Diable et le Bon Dieu. Chẳng phải chuyện đùa đâu, khắc khoải cô đơn lắm đó, hỡi bạn đời ơi. Tự do "hiện sinh" kiểu Sartre là như thế, muốn làm gì cứ làm thì đúng đấy, nhưng không bao giờ vô tôi vạ, kể cả khi không làm gì cả ! Kinh thật.
72
Đọc Chuyện cổ tích cuối cùng của Ottlik Géza
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ tiếng Hung
Văn kinh điển, thể loại cũ kĩ nhất trong mọi nền văn hoá, nhưng nội dung mới, ngay cả với thế kỷ 20, thậm chí hôm nay :
1/ Một khi con người đã được giải phóng khỏi những nhà tù mà người đời từ xa xưa tới hôm nay đã xây dựng để ru nó yên ngủ, không thế lực nào, không bùa phép nào có thể nhốt nó trở lại.
Trần Dần và Phùng Quán đều đã từng say mê lý tưởng cộng sản kiểu Ziao Chỉ, sẵn sàng sống chết vì nó. Một khi họ đã tự giải phóng khỏi cái kim cô ấy, người ta có thể bắt họ đi học tập cải tạo dài dài, cấm lên tiếng, nhưng không thể chụp lại cái mũ quái quỷ ấy trên đầu họ.
2/ Ở đời, không ai sống ngược thời gian được. Chuyện đã làm đã viết đã nói, đã rồi, chẳng thể huỷ bỏ xoá đi được. Nhất là chuyện giải phóng con người !
Một khi đã lỡ mở cái Hộp Pandore này, phải sống cạn kiếp người thôi. Có lắm chuyện đau buồn thật, nhưng chẳng có gì đáng sợ, có lúc cũng zui zui. Thỉnh thoảng, trong cơn yêu, lại có thể chân tình với nhau. Đó là nền tảng của mọi giá trị đáng ở đời.
Chí ít cũng tự mình nên người.
2008-06-20
73
Chiếm hữu và cho
Ai chẳng khát khao quyến rũ, chinh phục, chiếm hữu ?
Chẳng dễ tí nào nhưng, tuỳ mức độ, cũng chẳng khó gì. Có khi khôn khéo một tí, mặc cả một tí, đúng giá là có liền.
Cho được ai điều đáng cho nhất ở mình mới là niềm vui lớn ở đời.
Khi ta hiểu được điều ấy, ta bỗng khám phá : "cho" khó hơn quyến rũ, chinh phục, chiếm hữu nhiều. Vì ta hoàn toàn lệ thuộc tự do nhận hay không nhận của người đời. Tự do ấy không hề biết tính toán, mặc cả.
Mẹ đã từng dạy ta : ra ngoài đường, không được nhận bất cứ gì của bất cứ ai cho mà !
Vì thế biến được chữ nghĩa thành văn chương chẳng phải chuyện đùa.
Hè hè…
2008-06-27
Một khuôn mặt của tự do
Một khuôn mặt phổ biến của tự do là : con người có thể trở mặt với nhau bất cứ lúc nào.
Đột ngột, tồi tệ, tàn nhẫn. Vì những lý do nhỏ nhen không thể tưởng tượng được trong tình yêu, tình bạn, tình người.
Đời nó vậy, người nó vậy, biết làm sao bây giờ ?
74
Làm người tự do và trìu mến, khó thật. Làm thơ dễ hơn nhiều.
Đành vậy. Hè hè…
2008-06-27
Văn chương là hư cấu ?
1. Văn chương đương nhiên là hư cấu, ngay cả khi thuật lại chuyện có thực. Trong văn chương, chuyện có thực chỉ bắt đầu thật xuyên qua cách tiếp cận, tư duy, xúc động bằng ngôn ngữ của nhà văn nếu… có độc giả đồng tình, đồng ý, đồng cảm với nhà văn xuyên qua ngôn ngữ ấy.
2. Hư cấu mà chỉ có trí tưởng tượng phong phú và kỹ thuật điêu luyện thôi, không thể thành văn. Kỹ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, dẫn dắt lời kể, mài câu giũa chữ, chỉ là tay nghề của thợ chữ, có thể sản xuất hàng loạt hàng hoá ăn khách, ăn tiền, tạo danh hão một thời buôn "văn", không thể sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.
3. Ngôn ngữ chỉ thành văn khi có nhục cảm. Muốn có nhục cảm, trong bất cứ đề tài, thể loại nào, nhà văn phải dám và biết viết chính mình, biết hành-văn.
Nhưng nhà văn vừa làm chủ tư tưởng vừa làm chủ ngòi bút của mình, cực hiếm.
Trên cơ sở trên, nhà văn còn giữ được chút hồn nhiên, còn biết ngây thơ âu yếm đôi điều trìu mến giản dị trong cõi người khốn nạn hôm nay, càng hiếm hơn. Gide viết La porte étroite
75
và La symphonie pastorale, Camus viết L'étranger và Le mythe de Sysiphe, Sartre viết Le Diable et le Bon Dieu và Les mots đều đáng phục. Nhưng Saint-Exupéry viết Le petit prince mới thật đáng yêu. Không phải tình cờ mà đông đảo người đời tứ xứ yêu tác phẩm ấy hơn những tác phẩm kia.
Tội nghiệp và đáng đời các triết gia quá ! Hè hè…
2008-06-27
Con người toàn-hảo
Ai mà chẳng biết, ở đời không có ai toàn hảo. Toàn hảo nghĩa là : toàn hảo đối với người khác. Chứ đối với chính mình, ai mà không toàn hảo ! Người khác đã khác mình, làm sao mình có thể toàn hảo đối với nó ?
Tuy vậy, ai chưa từng mê man tìm người toàn hảo để quý mến, để yêu ? Mỗi lần tưởng mình đã tìm được là một lần ít nhiều dại dột, đau đớn. Thế mà không sao dứt được khát khao này. Dễ hiểu. Con người vĩnh viễn tìm điều mình thiếu hụt. Ta đã không toàn hảo thì điều ta thiếu hụt nhất là Sự Toàn-hảo… hão, chưa hề có và không thể có trong kiếp nhân sinh.
Suốt đời phải sống bi hài kịch này, ta nên tiếp cận và ứng xử với người đời ra sao đây ? Ưu tiên chú ý tới mặt xấu hay mặt tốt của nó ? Hay chú ý liền cả hai ? Từ đó, chơi với nó hay không chơi ?
Ta nên chú ý liền cả hai để không bị bất ngờ khi ăn đòn. Và cứ nên chơi với mặt tốt của nó.
76
Ngu đến thế là cùng ? Chưa chắc. Được chơi với mặt tốt, dễ thương hay đáng thương của một con người trong 10-20 năm để rồi ăn cú đá giò lái đau điếng của nó, xét cho cùng, khi
khoá sổ, lời quá mà ! Làm kinh tế thị trường nhân tâm phi vốn lãi là như thế. Đáng làm lắm. Hè hè…
2008-06-30
Một giấc mơ hão
Đây là một giấc mơ hão của nhiều nhà văn (nam) Tây U trong thế kỷ 19 và 20 : được một người đàn bà yêu – như mẹ, như chị, như em…
Và yêu người đàn bà ấy, cũng kiểu ấy…
Mon enfant, ma sœur
Songe à la douceur
D'aller là-bas vivre ensemble
Aimer à loisir
Aimer et mourir
Au pays qui te ressemble
Hỡi con, hỡi em yêu
Hãy mơ nhớ nỗi dịu dàng âu yếm
Đi tận đằng kia cùng nhau sống
Thoải mái hết mình yêu
Yêu và chết
Ở xứ sở giống em
(Beaudelaire)
Đây cũng là giấc mơ hão của nhiều nàng tiên trong thế giới hôm nay : cho tất cả, dồn tất cả, chỉ vào một người đàn ông.
Nó nhận sao được ?
Làm con thôi, đã điếng đòn, suốt một kiếp người.
77
Làm em, tuy nhiều lúc cực kì âu yếm, nhưng không phải lúc nào cũng yên ả.
Còn làm anh, lại Ziao Chỉ nữa, xin miễn bàn : kinh hoàng !
Chỉ yêu em hàng ngày trong quan hệ bình đẳng giữa người với người thôi, chưa chắc ta kham nổi… Làm sao ta dám làm anh của ai ?
Nhưng ta "hiểu", yêu cầu đó chính đáng. Đời nay, quan hệ bình đẳng chỉ là điều kiện tối thiểu cho phép ta yêu nhau ngang tầm thời đại, nó cần thiết nhưng không đầy đủ.
Còn phải biết yêu ngang tầm người nữa chứ ! Và con người có lịch sử, là văn hoá, nhất là Ziao Chỉ.
Anh vẫn cần… em ! Khi em dám thật, anh vẫn dám… yêu.
Hè hè…
2008-07-01
Thực và thật
Con người thực có thực từ muôn thuở, không chỉ một vài, có hàng tỷ. Đó là vài kí lô xương thịt đậm chút bản năng sống.
Con người thật chỉ bắt đầu thật khi muốn thật với người khác.
Chẳng dễ tí nào. Chí ít cũng phải biết :
1/ Yêu mến tự do của người khác. Đó là điều kiện tiên quyết.
2/ Quan tâm hay, hơn thế, quý trọng sự khác
78
biệt của người khác mình.
3/ Thật với chính mình. Đây là điều khó nhất.
Được thế rồi lại còn phải có dịp gặp người cũng đang thế. Lúc đó, ta mới có thể có thật với nhau, với mình, với chính ta.
Ôi, không biết lết cạn kiếp người này, ta có ngày may mắn được thật mình với mình ai không ?
Hè hè…
2008-07-01
Thương người như thể thương thân
Hiểu là thương hại, nghe còn được. Hiểu là thương yêu thì tội nghiệp người quá !
Yêu chính mình, cực khó. Mình biết mình quá rõ, yêu sao được ?
Tình yêu đòi hỏi sự khác biệt, chút xa xôi bí hiểm khiến ta tò mò, khát khao phiêu lưu mạo hiểm vươn tới người. Chỉ tha nhân mới cho được ta những điều ấy. Chính vì tha nhân không là ta.
2008-07-05
Sĩ diện
Càng về gia, tương lai càng hẹp, càng nghèo. Phải chăng vì thời gian tồn sinh của ta càng ngắn ? Phải chăng ta chẳng còn gì đáng sống nữa ? Phải chăng ta bắt đầu chấp nhận bất lực trước cuộc đời ? Phải chăng vì vậy ta thường
79
hồi tưởng quá khứ hơn là ao ước tương lai ?
Nhưng khi hồi tưởng quá khứ, vì sao ta nhớ rất ít niềm vui ?
Tình mẹ, tình cha, kiểu này kiểu khác, ai mà chẳng có ? Tình em, tình anh, bình thường ai cũng có thôi. Tình bạn, chắc chắn ai cũng đã từng có. Thế thôi.
Còn những nỗi đau, ta nhớ quá nhiều… Quên sao được ?
Vì sao vậy ?
Hạnh phúc, nỗi đau, không tự có ở ta. Đều do tha nhân mang tới. Ngoài tha nhân ta chẳng là gì đối với ai cả, kể cả chính ta, ta chẳng thể hạnh phúc hay đau khổ được. Nếu ta đếch cần tha nhân, thành tâm vô ngã vô thường hay chỉ khao khát những thiên đường ngoài nhân giới, ta sẽ không bao giờ khổ đau, không bao giờ… hạnh phúc. Ta sẽ không bao giờ biết yêu, kể cả một người đàn bà, kể cả một thằng đực rựa, ta sẽ suốt đời yêu lộn. Hè hè… Ta sẽ chẳng bao giờ yêu được những con người của thời này.
Ta đã dám hạnh phúc, ta đành chấp nhận khổ đau. Khi ta đau khổ kiểu ấy, chỉ có tha nhân mới giải phóng ta được.
Hạnh phúc, còn sống, ta còn có thể có khi người cho ta còn yêu ta. Khi người ấy không yêu ta nữa thì ta mất. Vĩnh viễn. Chẳng gì cứu vãn được. Lúc đó ta đau. Vừa phải thôi. Đó là lẽ tự nhiên. Tương lai người khác ít khi trùng hợp với tương lai ta. Bất kể tương lai thế nào, chỉ mẹ mới yêu con từ sinh tới tử được, mẹ ơi. Hè hè… Nhưng cũng có khi hạnh phúc ấy phải
80
"""