"
Lắng Nghe Gió Hát - Haruki Murakami full prc, pdf, epub [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lắng Nghe Gió Hát - Haruki Murakami full prc, pdf, epub [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
Lắng nghe gió hát
Tên eBook: Lắng Nghe Gió Hát
Tác giả: Haruki Murakami
Thể loại: Tiểu thuyết, Văn học Nhật bản
Tên gốc: 風の歌を聴け Kaze no uta wo kike
Dịch giả: Tam Diệp Thảo
Nguồn: tamdiepthao.wordpress.com
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook
- http://www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Lắng nghe gió hát là tên tiểu thuyết đầu tay phát hành năm 1979 của Haruki Murakami. Đây là cuốn đầu tiên trong chùm sách "Bộ ba Chuột", theo sau là tiểu thuyết sáng tác năm1973, Pinball và Cuộc săn cừu hoang.
Lắng nghe gió hát diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 8 đến 28 tháng 8 năm1970. Truyện Lắng nghe gió hát xoay quanh nhân vật chính là một sinh viên không rõ tên và cậu bạn của cậu tên Chuột; địa điểm hai người thường lui tới là quán bar tên Jay's Bar.
Nhiều tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt và được người đọc Việt Nam ưa thích, như:
- Lắng nghe gió hát, tải eBook - Rừng Na Uy, tải eBook
- 1Q84, tải eBook
- Biên niên ký Chim vặn dây cót, tải eBook
- Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, tải eBook
- Kafka bên bờ biển, tải eBook - Người tình Sputnik, tải eBook
- Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, tải eBook
- Cuộc săn cừu hoang, tải eBook - Ngầm, tải eBook
- Nhảy nhảy nhảy, tải eBook
- Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, tải eBook
Mời các bạn đón đọc Lắng Nghe gió hát của tác giả Haruki Murakami.
風の歌を聴け (Kaze no uta o kike) ©1979 Haruki Murakami
Tam Diệp Thảo dịch từ bản tiếng Indonesia
Dengarlah nyanyian angin ©2008 PT Gramedia Jakarta
(ISBN. 978-979-91-0137-2)
Mục Lục 1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
1.
“Không có câu văn hoàn hảo. Cũng như chẳng có nỗi tuyệt vọng hoàn toàn.”
Một nhà văn tôi tình cờ quen biết khi còn
học đại học đã nói với tôi câu này. Phải rất lâu sau đó tôi mới hiểu hết ý nghĩa câu nói. Nhưng ít ra, tôi đã xem nó như những lời an ủi.
Tuy vậy tôi luôn thấy nỗi tuyệt vọng cồn cào mỗi lúc định viết một điều gì. Bởi phạm vi những gì tôi có thể viết rất giới hạn. Nói như, tôi có thể viết về voi, nhưng có lẽ sẽ chẳng biết viết gì về người huấn luyện voi. Đại loại là vậy.
Tôi mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan đó mãi suốt tám năm trời. Tám năm. Đó là một quãng thời gian dài.
Miễn có thái độ ham học hỏi từ mọi điều, thì việc già đi hẳn cũng chẳng đau khổ mấy. Mọi người vẫn thường nghĩ thế.
Từ khi bước qua ngưỡng tuổi hai mươi, tôi cố duy trì triết lý sống đó. Kết quả là, vài lần bị đấm, bị lừa dối, bị hiểu lầm, và đồng thời có được những trải nghiệmlạ kỳ. Nhiều loại người tìm đến tôi tâmsự, bước ngang qua tôi bằng những bước chân gây buốt nhói như thể đang đi qua một cây cầu, rồi không bao giờ quay trở lại. Suốt quãng thời gian đó, tôi ngậmmiệng, chẳng nói lấy một lời. Đó là cái cách tôi nhớ đến những năm cuối tuổi hai mươi của mình.
Giờ đây tôi đã sẵn sàng để kể về nó.
Vẫn chưa có bất kỳ vấn đề nào được giải quyết, và có lẽ vẫn sẽ nguyên như thế khi câu chuyện này kết thúc. Rốt lại, viết không phải phương cách để tự chữa lành
chính mình, mà chẳng hơn gì ngoài những cố gắng nhỏ nhoi trong nỗ lực tự chữa lành đó.
Tuy vậy, thật khó khăn để có thể kể hết sự thật. Tôi càng cố gắng thành thật, những câu từ chính xác lại càng lặn sâu hơn vào trong bóng tối.
Tôi không có ý biện hộ. Ít ra, điều tôi kể ra đây là những gì chắt lọc nhất tồn tại trong tôi lúc này. Không thêm bớt điều gì. Dù vậy, tôi cũng đã nghĩ thế này. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, thì tương lai có lẽ tôi sẽ có thể tìm thấy một tôi đã được chữa lành, sau mấy năm hay mấy chục năm không biết nữa. Lúc đó những con voi sẽ lại quay về đồng cỏ, và có lẽ tôi sẽ bắt đầu kể về thế giới này với
những ngôn từ đẹp đẽ hơn nhiều. †
Tôi đã học rất nhiều từ Derek Heartfield về những câu văn. Lẽ ra tôi phải nói rằng hầu như tất cả tôi đều học được từ ông. Đáng tiếc, Heartfield là một nhà văn thất bại. Nếu đã đọc tác phẩm của ông, hẳn bạn sẽ hiểu. Câu văn khó hiểu, cốt truyện rối rắm, và chủ đề ấu trĩ. Tuy nhiên ông là một trong số ít nhà văn vĩ đại có khả năng đấu tranh bằng cách biến ngôn từ thành vũ khí. Tôi nghĩ, nếu so sánh với những nhà văn cùng thời như Hemingway và Fitzgerald, phong cách chủ nghĩa tiền vệ của Heartfield hoàn toàn không hề thua kém. Đáng tiếc, đến cuối đời Heartfield cũng chẳng thể xác định rõ
đối thủ mình chiến đấu là ai. Cuối cùng, ông thất bại.
Ông đã tiếp tục cuộc chiến thảm bại của mình suốt tám năm hai tháng trước khi tìm đến cái chết. Vào một sáng Chúa nhật trong lành của tháng Sáu năm 1938, ông nhảy từ đỉnh tòa nhà Empire State với chân dung Hitler ôm trong tay phải và chiếc ô mở bung bên tay trái. Không khác gì lúc sống, cái chết của ông cũng chẳng phải chuyện gì hệ trọng.
Quyển sách đầu tiên của Heartfield – chưa từng được tái bản – tôi có được lần đầu là vào một mùa hè oi bức khi đang học lớp 9, chính xác lúc đó tôi đang đau đớn với căn bệnh da liễu trầm trọng ngay vùng bẹn. Ba năm sau khi cho tôi quyển
sách đó, cậu tôi mắc bệnh ung thư ruột, cả người như bị cắt lát. Với dây nhợ chèn đặc những lỗ ra và vào trên người, ông mất trong đau đớn. Lần cuối tôi gặp ông, cơ thể ông nhăn nhúm có màu đỏ bầm, trông như một con khỉ tinh quái.
†
Tôi có ba ông cậu, một người chết ở ngoại ô Thượng Hải. Ông mất vì giẫmphải địa lôi do chính mình cài hai ngày sau khi chiến tranh kết thúc. Ông cậu thứ ba, người duy nhất còn sót lại, trở thành ảo thuật gia và đi biểu diễn quanh các suối nước nóng khắp nước.
†
Heartfield từng viết về một câu văn hay
như sau. “Viết văn không khác gì việc xác định khoảng cách giữa bản thân với mọi điều quanh mình. Do đó, điều cần thiết không phải cảm xúc mà là thước đo.” (What’s So Bad About Feeling Good? 1936)
Vào năm tổng thống Kennedy mất, tôi bắt đầu rụt rè trải tầm nhìn ra quanh mình với chiếc thước đo bên tay. Kể từ đó, đã mười lăm năm trôi qua. Trong mười lămnăm, tôi thật sự đã vứt bỏ tất cả mọi điều. Chẳng khác gì chiếc máy bay hỏng máy, hàng hóa trong ca-bin bị vứt đi để giảm tải, kế đó là ghế ngồi, và cuối cùng là nữ tiếp viên xinh đẹp. Suốt mười lămnăm tôi đã vứt tất cả mọi thứ tồn tại trong tôi, và đổi lại nơi đó là một sự trống rỗng.
Tôi không chắc hành động đó là đúng hay sai. Dù thật sự cảm thấy nhẹ nhõmhơn, tôi sợ hãi khi nghĩ đến những gì còn sót lại nơi mình khi tuổi già và cái chết đón đợi. Có lẽ đến một mẫu xương cũng chẳng còn sau khi tôi được hỏa thiêu.
“Kẻ ác tâm sẽ chỉ gặp toàn ác mộng. Nếu tâm càng thêm ác độc, đến giấc mơ cũng chẳng còn.” Bà ngoại quá cố của tôi luôn nói vậy.
Vào đêm ngoại mất, điều đầu tiên tôi làmlà đưa tay chậm rãi vuốt mắt bà nhắmlại. Ngay lúc đó, cơn mộng bà mãi ômấp suốt bảy mươi chín năm trời cũng dần tan biến như cơn mưa mùa hạ oi nồng rơi trên con đường rải nhựa. Sau đó, chẳng còn gì sót lại.
†
Một lần nữa tôi sẽ viết về việc viết. Lần cuối cùng.
Với tôi, viết là một việc đau khổ. Tôi đã từng không viết dòng nào suốt một tháng trời. Tôi cũng đã từng viết mê mãi suốt ba ngày ba đêm, nhưng đến cuối mọi câu chữ đều hóa ra vô nghĩa.
Dù vậy, viết cũng là một điều hạnh phúc. Vì việc gán nghĩa cho những câu từ có lẽ là dễ dàng hơn so với những khó khăn phải sống.
Tôi hiểu ra thực tế đó khi mới mười mấy tuổi. Lúc đó, tôi đã hốt hoảng đến nỗi không thể mở miệng nói câu nào suốt một tuần liền. Giả có thái độ thông minh hơn
một chút thôi, tôi đã có thể xếp đặt thế giới theo ý mình, mọi thứ giá trị sẽ đổi thay, và cả thời gian cũng sẽ chuyển dòng… Tôi có cảm giác như vậy.
Đáng tiếc, tôi chỉ nhận ra đó là cái bẫy khi thời gian trôi đã đủ lâu. Tôi gạch một đường kẻ chia đôi quyển sổ của mình, phía trái ghi ra tất cả những gì tôi có được vào thời điểm đó, trong khi phía phải tôi ghi tất cả những điều mình đã mất. Những thứ đã biến mất, những thứ tôi đã chà đạp, những thứ tôi chỉ vậy mà vứt bỏ, những thứ tôi đã hy sinh, những thứ tôi đã phản bội… tôi đã chẳng thể ghi ra tất cả cho đến hết.
Có một khe vực thẳm sâu chia cách giữa điều chúng ta cố gắng thấu hiểu và điều
chúng ta thực tế thấu hiểu. Không cần biết thước đo ta mang theo dài đến đâu, chúng ta cũng không thể đo được độ sâu của nó. Điều tôi có thể viết ra đây đơn thuần chỉ là một danh sách. Không phải tiểu thuyết, chẳng phải văn chương, cũng không là nghệ thuật. Chỉ là một chương ghi chép với đường kẻ chia đôi trang giấy. Trong khi đó, thông điệp nó chứa đựng có lẽ là rất ít.
Nếu hứng thú với nghệ thuật hay văn chương, tốt hơn bạn nên đọc các tác phẩm của người Hy Lạp. Vì hệ thống nô dịch rất cần thiết để tạo ra nghệ thuật chân chính. Đó là điều đã diễn ra vào thời Hy Lạp cổ, người nô lệ đóng thuế ruộng đất, chế biến thức ăn, chèo thuyền, trong khi những thị dân đắm mình trong
việc sáng tác thơ ca dưới ánh dương Địa Trung Hải và chắp nối những con tính. Đó được gọi là nghệ thuật.
Những câu văn tôi có thể viết chỉ giới hạn đến đó, chẳng khác gì một người chà rửa tủ lạnh trong bếp vào lúc 03.00 sớm. Vậy đấy, người đó chính là tôi.
2.
Câu chuyện này bắt đầu ngày 8 tháng 8 năm 1970, và kết thúc 18 ngày sau đó, tức là ngày 26 tháng 8 cùng năm.
3.
“Quẳng hết bọn nhà giàu ra biển cho xong!”
Hai tay vẫn đặt trên quầy, Chuột quay sang phía tôi với vẻ mặt u ám rồi chửi như vậy.
Cũng có thể Chuột[1] đang chửi chiếc máy pha café đặt phía sau tôi. Vì tôi và Chuột đang ngồi cạnh nhau bên quầy bar, thực tế cậu ta không cần phải quay sang phía tôi để chửi rủa. Nhưng nếu đã lớn tiếng, như mọi khi Chuột sẽ lại nốc bia với nét mặt thỏa mãn.
Vả lại cũng chẳng ai xung quanh thấy phiền cái giọng lanh lảnh của Chuột. Quán bar nhỏ chật kín khách, và mọi người đều trò chuyện to tiếng. Không khí
nơi đây chẳng khác gì trên một con tàu sắp sửa đắm đến nơi.
“Bọn giòi bọ!” Chuột lầm bầm lắc đầu như thể cảm thấy rất giận dữ.
“Bọn nó chẳng biết làm đếch gì cả. Cứ trông bộ mặt hãnh tiến ta đây giàu có của chúng là đã thấy tởm.”
Tôi chỉ gật đầu trong lúc dán chặt môi vào miệng chai bia mỏng tanh. Sau đó Chuột không nói gì thêm. Vừa xoay lật bàn tay đặt trên mặt quầy, như thể đang sưởi ấm những ngón tay gầy guộc của mình bên đám lửa, Chuột vừa chăm chú ngắm nhìn chúng. Còn tôi cứ lờ đi và ngước nhìn trần nhà. Chuột sẽ chẳng tiếp tục câu chuyện nếu chưa lần lượt săm soi
đủ hết mười đầu ngón tay của mình. Luôn là vậy.
Suốt mùa hè oi bức, như bị ám, tôi và Chuột đã uống hết số bia tương đương thể tích một hồ bơi dài hai mươi mét, và vứt số vỏ đậu phộng dày đến năm xen-ti
mét trên mặt sàn quán Jay’s Bar. Mùa hè năm đó quả thật buồn tẻ và có lẽ sẽ chẳng chịu trôi qua nếu chúng tôi không làm những điều tương tự.
Bên quầy quán Jay’s Bar có treo một bức tranh khắc gỗ đã ám màu khói thuốc. Khi thấy đã quá tẻ ngắt, tôi nhìn mãi bức tranh đó suốt hàng giờ liền quên cả ăn. Trong mắt tôi, bức tranh có đường nét như những bức vẽ thường dùng trong các trắc nghiệm Rorschach[2] đó trông ra hai
con khỉ màu xanh lá đang ngồi đối diện và ném hai quả bóng quần gần như lép xẹp vào nhau.
Khi tôi nói điều đó với Jay, người pha chế, anh ta thoáng nhìn bức tranh một lúc rồi hờ hững bảo, “Cũng giống đấy.”
“Thế thì hàm ý gì nhỉ?” tôi hỏi.
“Con khỉ bên trái là cậu, còn con bên phải là tôi. Nếu tôi ném chai bia về phía cậu, thì cậu sẽ quẳng tiền thanh toán cho tôi.”
Tôi uống bia của mình với cảm giác thán phục.
“Thật tởm.”
Chuột lặp lại mấy lời ban nãy khi đã
kiểm tra xong các ngón tay của mình từng ngón một.
Đó không phải lần đầu tiên Chuột thóa mạ người giàu. Cậu ta thậ sự rất ghét người giàu. Mặc dù gia đình Chuột cũng phải nói là khá giàu, mỗi lần tôi nhắc đến điều đó Chuột sẽ cãi lại, “Đó không phải lỗi của tớ.” Có lúc, ừ, phần lớn là khi đã uống quá nhiều bia, tôi bảo, “Không đâu. Đó là lỗi của cậu.” Sau khi nói vậy hiển nhiên tôi không thấy thoải mái cho lắm, vì thật ra Chuột cũng có lý.
“Theo cậu, sao tớ lại ghét người giàu đến vậy?”
Đêm đó, Chuột nói tiếp lời mình. Đó là lần đầu câu chuyện của chúng tôi đi tiếp
đến tận đấy.
Tôi lắc đầu tỏ ý không biết.
“Tớ bảo cậu biết, tớ ghét bọn nhà giàu vì chúng chẳng suy nghĩ gì cả. Giả không có đèn pin hay thước kẻ, chắc chúng cũng chẳng thể tự gãi lấy lưng mình.”
‘Tớ bảo cậu biết.’ Đó là cách nói đặc trưng của Chuột.
“Vậy sao?”
“Ừ. Chúng chẳng bao giờ suy nghĩ điều gì quan trọng cả. Chúng chỉ giả vờ nghĩ ngợi… Theo cậu, sao chúng lại như vậy?”
“Chả biết.”
“Vì chúng chẳng cần phải suy nghĩ. Để làm giàu, quả thật người ta cần động não đôi chút, nhưng để tiếp tục giàu có, người ta không cần làm gì cả. Cũng như vệ tinh nhân tạo chẳng cần dùng đến nhiên liệu. Chỉ cần xoay quanh mãi một chỗ là đủ. Nhưng tớ thì không như vậy, cậu cũng không. Chúng ta phải suy nghĩ lien tục để có thể sống. Nghĩ từ việc thời tiết ngày mai thế nào cho đến kích thước nắp chặn lỗ thoát nước bồn tắm. Đúng không?”
“Ừ,” tôi nói.
“Đúng thế đấy.”
Sau khi nói hết những gì muốn nói, Chuột mò tìm khăn giấy trong túi rồi xì mũi thật
mạnh như thể buồn chán lắm. Tôi chẳng thể biết được Chuột nghiêm túc đến mức nào khi nói những lời đó.
“Gì thì cuối cùng mọi người đều sẽ chết cả,” tôi nói ý dò xét.
“Cái đó thì hẳn rồi. Một lúc nào đó mọi người đều phải chết. Nhưng mà họ đã phải sống ít nhất năm mươi năm cho đến lúc đó. Tớ bảo cậu biết, sống năm mươi năm suy nghĩ đủ điều thì mệt nhọc hơn nhiều so với sống suốt năm ngàn nămchẳng nghĩ ngợi gì cả. Đúng không?”
Điều đó thì đúng thật.
4.
Tôi gặp Chuột vào mùa thu ba nămtrước. Thời gian đó là năm đầu đại học, và chúng tôi đang say bí tỉ. Vì vậy, tôi hoàn toàn chẳng nhớ tình huống nào khiến chúng tôi cùng ngồi lên chiếc Fiat 500 màu đen của Chuột vào lúc 04.00 hơn buổi sớm. Có lẽ do cùng đường về.
Quan trọng là lúc đó chúng tôi đã say thật sự, tệ hơn nữa, kim đo tốc độ chỉ đến con số 80 km. Vì lẽ đó, chúng tôi lái xe lũi vào hàng rào công viên, cán nát dãy hoa đỗ quyên, và theo tôi nhớ cũng đã đâm vào một trụ đá. Vì chúng tôi chẳng xây xát một chút nào, nên không có từ nào chính xác hơn để miêu tả tình trạng của chúng tôi là tốt số.
Khi đã hoàn hồn, tôi đạp tung cánh cửa
xe móp méo bước ra ngoài. Mui chiếc Fiat bật văng tới trước chuồng khỉ cách khoảng 10 mét về phía trước, còn mũi xe thì đã lõm vào theo dáng trụ đá. Mấy con khỉ la thét tức giận vì bỗng đâu bị đánh thức.
Tay vẫn nắm chặt vô-lăng, Chuột cúi gập người, nhưng cậu ta không bị thương. Cậu ta chỉ ói hết miếng pizza vừa ăn một giờ trước đó lên bảng điều khiển. Tôi trườn lên trên nóc xe rồi ngó nhìn ghế lái qua sunroof.
“Cậu không sao đấy chứ?”
“Ừ, nhưng chắc tớ uống nhiều quá. Ói gần hết cả rồi.”
“Bước ra được không?”
“Kéo tớ giúp với!”
Chuột tắt máy xe, lấy gói thuốc đặt trên bảng điều khiển nhét vào trong túi, rồi chậm rãi nắm lấy tay tôi trườn lên nóc xe. Ngồi cạnh nhau trên nóc chiếc Fiat, chúng tôi ngước nhìn bầu trời đã bắt đầu rạng, và đốt vài điếu thuốc mà chẳng nói lời nào. Chẳng biết sao tôi lại nhớ đến cảnh phim chiến tranh có Richard Burton thủ vai[3]. Không biết Chuột đang nghĩ điều gì.
“Này, bọn mình may quá nhỉ,” năm phút sau Chuột nói vậy. “Nhìn xem. Bọn mình chẳng xây xát chút nào. Tin nổi không?”
Tôi gật đầu. “Nhưng xe thì nát bét rồi.” “Nghĩ làm quái gì. Xe có thể mua, nhưng
vận may thì có tiền cũng không mua được.”
Tôi nhìn mặt Chuột, sững sờ. “Cậu giàu lắm à?”
“Chắc vậy.”
“Nếu vậy thì tốt rồi.”
Chuột không đáp trả, nhưng cậu ta lắc đầu đôi lần cứ như không vừa ý. “Nhưng điều quan trọng là chúng ta may mắn.”
“Ừ, đúng đấy.”
Chuột dụi tắt điếu thuốc dưới đế giày tennis của mình, rồi búng mẩu thuốc về phía chuồng khỉ.
“Này, bọn mình làm thành một đội thì
sao? Hẳn mọi việc sẽ suôn sẽ lắm.” “Trước hết, chúng ta sẽ làm gì?” “Uống bia thôi.”
Chúng tôi mua nửa tá bia từ máy bán hàng tự động đặt cách đó không xa, đi về phía biển, nằm dài trên bãi cát, uống hết tất cả số bia, rồi ngắm biển. Tiết trời hôm đó thật trong lành.
“Gọi tớ là Chuột nghen,” cậu ta nói. “Sao lại gọi vậy?”
“Tớ quên rồi. Thì cũng đã khá lâu. Lúc đầu nghe gọi vậy cũng thấy bực, nhưng giờ thì chẳng sao nữa. Quen rồi.”
Chúng tôi ném hết số lon bia rỗng xuống
biển, rồi nằm dựa vào con đê chắn sóng chúng tôi lấy áo khoác duf le[4] chùmkín đầu và ngủ khoảng một tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy có một sức sống ngập tràn cơ thể. Một cảm giác kỳ lạ.
“Tớ thấy như mình đủ sức chạy bộ suốt một trăm kí-lô-mét đấy,” tôi bảo.
“Tớ cũng vậy,” Chuột nói.
Tuy nhiên thực tế điều chúng tôi buộc phải làm là đóng phạt cho tòa thị chính chỗ phí tu sửa công viên cũng như vườn hoa trong suốt ba năm.
[1] Chuột, nghĩa tiếng Nhật của tên nhân vật Nezumi [ ラット ] trong nguyên bản.
[2] Một loại trắc nghiệm tâm lý do nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Rorschach tạo ra năm 1917, trong đó người ta dựa vào những hình ảnh mà một người nhìn thấy khi xem những vết “mực loang” đối xứng để rút ra kết luận. Theo ông, những vết mực loang đã tạo nên một “môi trường chân không tri giác” chảy vào các khuynh hướng nội tâm của đối tượng trắc nghiệm.
[3] The Desert Rats (1953) là bộ phimvề thế chiến II của đạo diễn Robert Wise, lấy bối cảnh cuộc vây hãm Tobruk ở Bắc Phi. Phim có sự thamgia của Richard Burton trong vai sĩ quan người Anh “Tammy” MacRoberts, Robert Newton thủ vai Tom Bartlett, và James Mason trong vai
tư lệnh người Đức Erwin Rommel. [4] Một loại áo len thô và dày.
5.
Chuột không bao giờ đọc sách. Tôi chưa từng thấy cậu ta đọc một chữ nào ngoài báo thể thao và thư tín. Cứ khi tôi đọc sách để giết thời gian, cậu ta lại liếc nhìn quyển sách như thể vật gì quý hiếm lắm, chẳng khác nào con ruồi ngắm cái vỉ đập
ruồi.
“Sao cậu đọc sách mãi vậy?”
“Sao cậu uống bia mãi vậy?”
Vừa ăn gỏi cá thu luân phiên với sa-lát trộn, tôi vừa hỏi lại mà không quay nhìn Chuột. Chuột ngẫm nghĩ về điều đó, và năm phút sau cậu ta mở miệng.
“Mặt tốt của bia, thứ chất lỏng đó sẽ hóa thành nước tiểu và từ cơ thể thải hết ra ngoài. One out, first base, double play[1]. Không một chút gì còn sót lại,” Chuột trả lời trong lúc nhìn tôi vẫn đang mãi ăn.
“Sao cậu chỉ đọc sách không vậy?” Sau khi chiêu món gỏi cá thu bằng một
ngụm bia, tôi dọn đĩa, với lấy quyển sách nhan đề Sentimental Education đặt bên cạnh, rồi lật mở vài trang.
“Bởi lẽ Flaubert[2] đã chết.”
“Cậu không đọc sách của những tác giả vẫn còn sống sao?”
“Tác phẩm của tác giả còn sống không đáng đọc.”
“Sao lại thế?”
“Vì tớ cảm thấy mình có thể tha thứ nhiều điều cho người đã chết.”
Tôi trả lời như vậy trong lúc xem Route 66[3] trên chiếc tivi di động đặt giữa quầy. Chuột lại một lần nữa ngẫm nghĩ.
“Này, còn với người thường thì sao? Cậu có thể tha thứ mọi điều cho họ không?”
“Sao nhỉ. Tớ chưa từng suy nghĩ nghiêmtúc đến thế. Nhưng nếu hoàn cảnh ép buộc, có lẽ tớ sẽ có thể tha thứ cho họ. Cũng có khả năng tớ sẽ không thể tha thứ cho họ.”
Jay tiến lại gần rồi đặt hai chai bia mới trước mặt chúng tôi.
“Cậu sẽ làm gì nếu không thể tha thứ cho họ?”
“Tớ sẽ ôm gối đi ngủ.”
Chuột lắc đầu vẻ bối rối.
“Quái thật. Tớ chẳng hiểu gì cả,” Chuột lầm bầm.
Tôi rót bia vào ly của Chuột, trong lúc cậu ta lại cúi gập người thoáng nghĩ ngợi.
“Lần cuối tớ đọc sách là mùa hè nămngoái,” Chuột nhớ lại. “Tớ quên mất tựa đề và tên tác giả rồi. Tớ cũng chẳng nhớ vì sao mình lại đọc cuốn sách ấy. Cái chính, đó là tiểu thuyết của một nữ tác giả. Nhân vật chính là một phụ nữ mới chỉ ba mươi tuổi và là một nhà thiết kế thời trang danh tiếng. Nhưng cô ta cứ khăng khăng rằng mình mắc một căn bệnh vô phương cứu chữa.”
“Bệnh gì vậy?”
“Tớ quên rồi. Ung thư hay đại loại vậy. Còn căn bệnh vô phương cứu chữa nào
khác ngoài ung thư sao? Thế rồi cô ta đi nghỉ hè tại một bãi biển, và thủ dâm từ đầu chí cuối. Cô ta thủ dâm ở đủ mọi nơi, ví dụ như trong bồn tắm, trong rừng, trên giường, và giữa biển.”
“Ở giữa biển?”
“Ừ. Tin được không? Sao phải viết mấy thứ đó vào trong tiểu thuyết cơ chứ? Còn bao nhiêu thứ khác có thể viết được cơ mà?”
“Chẳng biết nữa.”
“Tiểu thuyết kiểu đó thối thật. Đọc cứ muốn mửa.”
Tôi gật đầu.
“Phải tớ, tớ sẽ viết một tiểu thuyết hoàn
toàn khác biệt.”
“Ví dụ như?”
Chuột suy nghĩ trong lúc đưa ngón tay vân vê mép ly bia.
“Thế này thì sao? Tớ bị đắm tàu ngay giữa Thái Bình Dương. Bám vào phao cứu sinh, một mình tớ vừa trôi nổi bập bềnh giữa biển đêm vừa ngắm sao trời. Một đêm yên bình và trong lành. Rồi từ phía đối diện, một người phụ nữ trẻ cũng bám vào áo phao bơi về phía tớ.”
“Phụ nữ đẹp?”
“Đúng vậy.”
Tôi hớp một ngụm bia rồi lắc đầu.
“Nghe ngớ ngẩn sao ấy?”
“Nghe hết cái đã! Sau đó, hai người bọn tớ vừa trôi giữa biển vừa nói đủ thứ chuyện. Chẳng hạn như, đến từ đâu, muốn đi đâu, sở thích, số phụ nữ tớ đã lên giường, chương trình truyền hình, giấc mơ đã thấy đêm qua, ừ, mấy chuyện phiếm đại loại vậy. Rồi bọn tớ uống bia với nhau.”
“Này, khoan đã. Bia đâu mà cậu uống?” Chuột thoáng suy nghĩ.
“Bia trôi giữa biển. Mấy lon bia đã lăn ra khỏi căng-tin tàu. Cùng với mấy hộp cá mồi. Đủ chưa?”
“Được rồi.”
“Bình minh dần ló dạng. ‘Tiếp theo, chúng ta sẽ làm gì đây?’ người phụ nữ hỏi tớ. ‘Tôi sẽ thử bơi về phía đảo,’ người phụ nữ nói tiếp. ‘Nhưng chưa chắc có hòn đảo nào quanh đây. Tốt hơn chúng ta cứ vừa trôi ở đây vừa uống bia, chắc rồi sẽ có máy bay cứu hộ đến thôi,’ tớ nói thế. Nhưng người phụ nữ đó vẫn cứ bơi đi một mình.”
Chuột thoáng thở dài rồi uống bia.
“Người phụ nữ đó bơi suốt hai ngày hai đêm đến cuối cùng cũng tới được một hòn đảo. Trong khi đó, tớ đang trong tình trạng say khước đã được một máy bay giải cứu. Vài năm sau họ tình cờ gặp lại nhau trong một quán bar nhỏ ở vùng Yamanote.”
“Rồi họ lại uống bia cùng nhau đúng không?”
“Chuyện tớ viết không dở chứ?” “Chẳng biết,” tôi nói.
6.
Có hai điểm dị biệt trong tiểu thuyết của Chuột. Trước hết là truyện không có cảnh ân ái, kế đó là không một nhân vật nào chết cả. Lý do là dù không đả động đến, con người chắc chắn rồi sẽ phải chết và đàn ông chắc chắn sẽ ngủ với phụ nữ. Thực tế là vậy.
†
“Theo anh, tôi có sai lầm không?” người phụ nữ đó hỏi.
Chuột hớp ngụm bia rồi chậm rãi lắc đầu. “Tôi bảo cô biết, mọi người đều sai lầm.”
“Sao anh nghĩ vậy?”
“Hừm,” Chuột lẩm bẩm rồi liếm môi trên của mình. Cậu ta không trả lời.
“Tôi bơi gần chết tới đảo đến nỗi tay như muốn long cả ra. Thật sự mệt mỏi và tôi cứ tưởng mình sẽ chết. Lúc đó tôi đã nhiều lần nghĩ thế này. Có lẽ tôi đã sai và anh đúng. Nhưng sao anh cứ trôi trên biển không làm gì cả, trong khi tôi lại phải chịu đựng như thế? Tôi đã nghĩ vậy.”
Sau khi nói thế, người phụ nữ lặng lẽ cười rồi đưa tay ấn nhẹ khóe mắt như thấy mỏi mệt. Trong khi đó, Chuột lúng túng mò tìm thứ gì trong túi chẳng rõ. Sau ba năm cai thuốc, đột nhiên cậu ta lại muốn hút.
“Cô có nghĩ đáng ra tôi phải chết?” “Có, một ít.”
“Thật chỉ một ít?”
“Tôi quên rồi.”
Họ im lặng một lúc. Rồi Chuột thấy cần phải nói thêm một điều gì đó.
“Này, con người sinh ra đã không bình đẳng.”
“Ai nói vậy?”
“John F. Kennedy.”
7.
Lúc nhỏ, tôi là một đứa trẻ rất kiệm lời. Vì lo lắng, ba mẹ đã mang tôi đến nhà một người quen là bác sĩ tâm thần.
Nhà vị bác sĩ đó nằm trên một ngọn đồi, từ đấy có thể trông thấy biển. Tôi cứ ngồi vậy trên chiếc trường kỷ đặt giữa phòng khách ngập tràn ánh mặt trời, một phụ nữ trung niên có vóc người tao nhã đưa tôi ly orange juice lạnh cùng hai khoanh donat. Tôi cẩn thận ăn nửa khoanh donat để bột đường không rơi
vãi lên đùi, rồi uống hết ly orange juice.
“Uống nữa không?” vị bác sĩ hỏi. Tôi lắc đầu. Chúng tôi đang ngồi đối diện nhau. Trên bức tường trước mặt có treo chân dung Mozart với đôi mắt mở trừng nhìn tôi đầy nét thù hằn như thể một chú mèo đang hoảng sợ.
“Thuở trước, có một chú dê núi tốt bụng.”
“Chú dê núi luôn đeo trên cổ một chiếc đồng hồ vàng rất nặng và đi khắp nơi với hơi thở mệt nhọc. Chiếc đồng hồ vàng đó không chỉ rất nặng mà còn đã hỏng với những chiếc kim không còn chuyển động. Một ngày nọ, bạn của dê núi là một chú thỏ nói thể này. ‘Này, dê núi, sao cậu cứ
mang mãi chiếc đồng hồ đó? Không những nặng mà cũng đã hỏng mất rồi phải không?’ ‘Đúng là nặng thật,’ dê núi đáp. ‘Nhưng tớ quen rồi, dù chiếc đồng hồ vừa nặng lại vừa đã hỏng.’”
Sau khi nói vậy, vị bác sĩ uống ly orange juice của mình rồi trầm ngăm nhìn tôi. Tôi chỉ im lặng đợi nghe tiếp câu chuyện.
“Đến ngày sinh nhật dê núi. Chú thỏ tặng dê núi một chiếc hộp nhỏ có đính nơ thật đẹp. Món quà đó có vẻ là một chiếc đồng hồ mới chạy đúng giờ, nhẹ và lấp lánh. Dê núi thấy rất vui. Chú ta đeo chiếc đồng hồ mới vào cổ rồi đi khắp nơi khoe với muôn thú.”
Câu chuyện đột ngột kết thúc tại đó.
“Cháu là chú dê núi, ta là thỏ, và chiếc đồng hồ chính là trái tim cháu.”
Có cảm giác mình bị xỏ mũi, tôi gượng ép gật đầu.
Mỗi tuần một lần, chính xác là chiều Chúa nhật, tôi đón xe lửa rồi đổi sang xe buýt đến nhà vị bác sĩ đó. Vừa ăn cof ee roll, bánh táo, pannekoek[4], hay croissant phết mật ong, tôi vừa chấp nhận trị liệu. Sau một năm, bởi những thức quà đó tôi cũng đã phải đến thămmột vị nha sĩ.
“Văn minh là thông tin,” vị bác sĩ nói vậy. “Nếu cháu không thể diễn đạt một điều gì đó, nghĩa là điều đó chưa hề tồn
tại. Hiểu chứ? Số không to tướng! Chẳng hạn bụng cháu đói. Cháu chỉ cần nói, ‘bụng cháu đói’. Có vậy, ta sẽ cho cháu bánh. Ăn đi nào.” Tôi nhận lấy một miếng bánh. “Nếu cháu không nói gì cả, thì sẽ không có bánh để ăn.” Vẻ tinh quái, bác sĩ đem cất đĩa bánh xuống dưới bàn. “Số không to tướng! Hiểu chứ? Cháu không muốn nói chuyện. Nhưng bụng cháu đói. Rồi cháu muốn nói điều đó mà không phải dùng đến ngôn từ. Cứ gọi là trò ngôn ngữ hình thể. Thử làmxem.”
Tôi ôm bụng làm nét mặt đau đớn. Vị bác sĩ bật cười. “Đó là rối loạn tiêu hóa đấy chứ.”
Rối loạn tiêu hóa…
Kế đến, chúng tôi chơi trò ‘nói tự do’. “Thế kể xem cháu biết gì về con mèo.” Tôi xoay xoay đầu, vờ suy nghĩ.
“Cháu có thể liệt kê bất cứ thứ gì cháu nhớ.”
“Động vật có bốn chân.”
“Voi cũng có bốn chân.”
“Nhỏ hơn nhiều.”
“Gì nữa?”
“Được nuôi trong nhà. Nếu hứng, động vật đó có thể giết chuột.”
“Nó ăn gì nào?”
“Cá.”
“Xúc xích thì sao?”
“Ăn xúc xích luôn.”
Vậy đấy.
Vị bác sĩ đó nói đúng. Văn minh là thông tin. Khi một điều đáng lẽ phải được nói ra và được truyền đạt đã không còn, thì nền văn minh cũng kết thúc. Bùm… OFF.
Thật khó tin, nhưng vào mùa thu tôi bước qua tuổi mười bốn, đột nhiên tôi bắt đầu nói huyên thuyên chắng khác gì con đập vỡ tràn. Tôi không nhớ mình đã nói những gì khi đó, nhưng tôi đã mãi huyên
thuyên không ngừng suốt ba tháng như cố gắng bù đắp lại khoảng trống suốt mười bốn năm trời. Đến giữa tháng Bảy, khi đã thôi huyên thuyên, tôi sốt cao 40°C đến nỗi phải nghỉ học mất ba ngày. Cuối cùng khi đã hạ sốt, tôi trở thành một thanh niên bình thường, không câm lặng cũng chẳng nhiều lời.
[1] Thuật ngữ bóng chày, nghĩa là hai người chơi bị loại, gồm người đập bóng và người chốt gôn môt.
[2] Gustav Flaubert, một nhà văn người Pháp. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Madame Bovary.
[3] Một phim truyền hình của đài CBS phát sóng hằng tuần ở Mỹ từ năm 1960
đến năm 1964.
[4] Một loại bánh kếp Hà Lan, thường lớn và mỏng hơn so với bánh kếp Mỹ và Xcốt-len.
8.
Có lẽ vì khô cổ, tôi tỉnh giấc lúc 06:00 kém. Nếu phải thức giấc ở nhà người khác, tôi luôn thấy thân xác mình như đã bị một linh hồn khác chiếm ngụ. Nỗ lực
hết sức cuối cùng tôi cũng đứng dậy được khỏi chiếc giường ngủ nhỏ hẹp, uống vài ly nước máy rót từ chiếc bồn rửa chén giản đơn đặt cạnh cửa như chú ngựa đang cơn khát, sau đó tôi quay lại phòng ngủ.
Biển thấp thoáng ngoài ô cửa để mở. Sóng biển rầm rì phản chiếu ánh dương lấp lánh vừa nhú trên cao, và nếu nheo mắt nhìn kỹ, tôi trông thấy vài chiếc thuyền xỉn màu lờ lửng trôi đi. Có vẻ sẽ là một ngày dài nóng bức. Những ngôi nhà xung quanh vẫn còn đang say ngủ, chỉ nghe thấy mỗi tiếng đường ray xe lửa rít lên mỗi lúc hay giai điệu lờ mờ bài nhạc thể dục buổi sáng từ radio.
Vẫn trong tình trạng lõa thể, tôi tựa vào
lưng giường. Sau khi châm điếu thuốc, tôi ngắm cô gái đang nằm ngủ cạnh bên. Từ ô cửa mở ra phía nam, ánh mặt trời rọi xuyên vào bao phủ cơ thể cô. Cô gái say ngủ dưới chiếc chăn thô dày che kín cơ thể đến bàn chân. Đôi lúc cô thở vội, khiến bộ ngực căng tròn phập phồng chuyển động lên xuống. Cơ thể thường xuyên được tắm nắng, và cùng thời gian trôi, phần cơ thể rám nắng bắt đầu tối màu, trong khi phần da thường được lớp đồ bơi che kín trắng đến nỗi trông như đang thối rữa.
Hút xong điếu thuốc, tôi thử nhớ lại tên cô gái trong suốt khoảng mười phút, nhưng chỉ vô ích. Vả chăng tôi cũng chẳng nhớ liệu mình có biết tên cô ta hay không. Tôi bỏ cuộc, rồi lại ngắm nhìn cơ
thể cô gái một lần nữa. Có vẻ cô ta vẫn chưa đến hai mươi, và cơ thể khá gầy gò. Tôi duỗi thẳng bàn tay rồi thử đo cơ thể cô gái từ phía đầu. Tám gang tay, và phần gót chân dư ra độ một ngón tay cái. Cô ta cao khoảng 158 cm.
Phía dưới ngực phải có cái bớt trông như vết nước xốt rơi đổ to cỡ đồng bạc mười yen, trong khi ở phần hạ bộ, lớp lông mu cụt ngủn mọc thẳng hàng như loài thủy tảo dưới con sông nhỏ sau cơn lũ. Tệ hơn nữa, bàn tay phải của cô chỉ còn bốn ngón.
9.
Ba tiếng sau cô gái mới tỉnh giấc. Cô mất
năm phút để kết nối chuỗi sự kiện. Trong lúc việc đó diễn ra, tôi khoanh tay chămchú nhìn về phía đám mây dày đang treo trên bầu trời. Đám mây chuyển dạng rồi trôi về phía đông
Vài khắc sau, khi tôi quay nhìn, cô gái đã bọc kín mình trong chăn đến tận cổ, cố nén vị whiskey còn sót lại trong dạ dày cô nhìn tôi vô cảm.
“Anh là ai?”
“Cô không nhớ sao?”
Cô lắc đầu một cái. Tôi châm thuốc rồi mời cô một điếu, nhưng cô lờ đi.
“Thử giải thích xem.”
“Tôi phải bắt đầu từ đâu đây?”
“Từ đầu đi.”
Ngoài việc chẳng rõ bắt đầu từ đâu, tôi cũng chẳng biết phải kể việc đó như thế nào để cô có thể hiểu. Có lẽ sẽ thành công, cũng có lẽ sẽ hoàn toàn thất bại. Sau khi suy nghĩ khoảng mười giây, tôi bắt đầu kể.
“Mặc dù oi bức, hôm đó là một ngày dễ chịu. Tôi đến hồ bơi bơi suốt buổi trưa, sau đó về nhà đánh một giấc trước bữa tối. Lúc đó khoảng 20.00 giờ. Tôi lái xe ra ngoài đi dạo. Đỗ xe trên con đường ven biển, tôi vừa ngắm biển vừa nghe radio. Đó là điều tôi luôn làm.
Ba mươi phút trôi qua, đột nhiên tôi muốn gặp mặt ai đó. Nếu cứ ngắm biển
mãi thường tôi lại muốn gặp ai đó, trái lại nếu cứ mãi nhìn người thường tôi sẽ muốn trông thấy biển. Thật lạ phải không. Vì vậy tôi quyết định đến quán Jay’s Bar. Tôi muốn uống bia và có thể sẽ gặp được một người bạn ở đó. Tuy nhiên bạn tôi hình như không đến quán. Cuối cùng tôi quyết định uống bia một mình. Trong một tiếng đồng hồ, tôi đã uống hết ba chai bia.”
Tôi ngắt ngang câu chuyện ở đó rồi gạt tàn thuốc vào chiếc gạt tàn.
“Nhân tiện, cô đã đọc quyển A Cat in a Hot Tin Roof[1] chưa?”
Cô không trả lời câu hỏi, chỉ lặng ngắmtrần nhà với cơ thể bọc kín trong chăn
trông như con cá nược bị nhấc lên bãi biển. Không quan tâm đến điều đó, tôi tiếp tục câu chuyện.
“Cái chính là tôi luôn nhớ tới câu chuyện đó mỗi lần uống bia một mình. Như thể có tiếng the thé trong đầu nhắc nhở rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn thôi. Tuy nhiên hiện thực chẳng như mơ ước. Hơn nữa, thật ra chẳng có thứ gì lên tiếng cả. Vì đã chán chờ đợi, tôi thử gọi điện đến căn hộ người bạn. Tôi định rủ cậu ta đến uống bia cùng. Nhưng người trả lời điện thoại hình như là một phụ nữ. Tôi thấy rất lạ. Cậu ta không phải loại đàn ông như vậy. Ví dụ, cậu ta cùng lúc dắt nămmươi phụ nữ về phòng và bản thân đang say bí tỉ, thì cậu ta vẫn sẽ tự mình trả lời điện thoại. Hiểu ý tôi không?
Tôi vờ gọi nhầm số rồi xin lỗi trước khi cúp máy. Tôi cảm thấy đôi chút lo lắng sau đó. Nhưng lại không rõ vì lý do gì. Rồi tôi uống thêm một chai bia nữa. Nhưng vẫn chẳng cảm thấy yên lòng hơn chút nào. Tôi cũng biết điều đó thật ngu ngốc. Nhưng quả thật nó là vậy. Uống hết chai bia, tôi gọi Jay, thanh toán, và định về nhà nghe kết quả trận đấu bóng chày trong bản tin thể thao rồi đi ngủ. Jay nói với tôi, ‘Rửa mặt trước đã.’ Cứ như anh ta tin rằng, dù uống hết một két bia, tôi vẫn sẽ có thể lái xe miễn là đã rửa mặt trước đấy. Do đó, tôi buộc lòng phải vào toilet để rửa mặt. Nói thật tôi hoàn toàn chẳng có ý định rửa mặt. Tôi chỉ giả vờ thôi. Do đường cống bị nghẹt nên toilet của quán thường ngập nước. Tôi ngại
phải vào đó. Tuy nhiên không như mọi khi, đêm qua nước không đọng lại. Nhưng thay vào đó, lại là cô đang nằmsóng soài trên sàn.”
Cô gái thở dài rồi nhắm mắt lại. “Rồi thì?”
“Tôi đỡ cô ra khỏi toilet, rồi đi quanh quán hỏi tất cả mọi người xem liệu có ai trong số họ biết cô không. Nhưng không một người nào quen cô cả. Rồi tôi và Jay chữa vết thương cho cô.”
“Vết thương?”
“Có lẽ cô va đầu vào thứ gì đó lúc ngã. Cơ mà vết thương không nặng lắm đâu.”
Cô gật đầu, đưa tay ra khỏi lớp chăn rồi
dùng đầu ngón tay chậm rãi ấn vào miệng vết thương trên trán.
“Rồi tôi bàn với Jay xem chúng tôi sẽ phải làm gì. Cuối cùng, chúng tôi quyết định là tôi sẽ phải đánh xe đưa cô về tận nhà. Tôi lấy đồ trong túi xách cô ra, trong đó có ví, móc khóa, và một tấmbưu thiếp được gửi đến địa chỉ nhà cô. Tôi thanh toán tiền nước cho cô rồi đưa cô về đây theo địa chỉ đề trong bưu thiếp, chỉ việc mở cửa thôi. Tôi đã bỏ hóa đơn thanh toán hôm qua vào trong ví của cô.”
Cô hít một hơi thở sâu.
“Sao anh lại qua đêm ở đây?”
“Hả?”
“Sao anh không đi ngay sau khi đưa tôi về đây?”
“Tôi có người bạn đột tử vì ngộ độc cồn. Sau khi nốc rất nhiều whiskey, cậu ta nôn mửa rồi đi bộ về nhà. Lúc đó cậu ấy vẫn còn khỏe lắm. Cậu ta đánh răng, thay áo ngủ, rồi lên giường nằm. Hình như đến sáng, cơ thể đã lạnh ngắt. Cậu ta chết. Tang lễ cũng hoành tráng lắm.”
“Vậy nên anh trông chừng tôi cả đêm?”
“Đúng ra khoảng 04.00 giờ tôi đã định về. Nhưng tôi ngủ quên. Khi nãy vừa tỉnh giấc tôi cũng đã định về. Nhưng nghĩ rồi lại thôi.”
“Tại sao?”
“Vì tôi nghĩ mình cần phải giải thích cho cô rõ chuyện đã xảy ra.”
“Anh kỹ tính quá nhỉ.”
Tôi chỉ nhún vai đáp lại mấy lời ngụ ý mỉa mai của cô. Rồi lại ngắm mây trời.
“Tôi có nói điều gì không?”
“Một ít.”
“Về chuyện gì?”
“Linh tinh thôi. Mà tôi quên cả rồi. Cũng đâu có gì quan trọng.”
Cô nhắm mắt, từ trong cổ họng phát ra tiếng hổn hển.
“Tấm bưu thiếp?”
“Tôi bỏ lại vào túi xách rồi.”
“Anh đã đọc?”
“Có lẽ là không.”
“Tại sao?”
“Tôi chẳng việc gì cần phải đọc cả.”
Tôi nói vậy, cảm giác uể oải. Thấy như có điều gì đó trong giọng nói cô ta khiến tôi chán ngán. Nhưng bên cạnh đó cũng khiến tôi hoài nhớ đôi chút. Hoài nhớ một điều đã thuộc về quá khứ.
Giả như chúng tôi gặp nhau trong một tình huống thông thường nào đó, có lẽ khoảng thời gian chúng tôi trải qua có thể sẽ ít nhiều vui vẻ hơn lúc này. Tôi có cảm giác như vậy. Tuy nhiên, thực tế là,
tôi hoàn toàn chẳng nhớ ý mình là gì khi bảo ‘gặp gỡ cô gái đó trong một tình huống thông thường’.
“Mấy giờ rồi vậy?” cô ta hỏi.
Tôi đứng dậy với cảm giác ít nhiều nhẹ nhõm. Sau khi nhìn đồng hồ đặt trên bàn, tôi rót nước vào ly rồi quay lại giường ngủ.
“09.00 giờ.”
Cô uể oải gật đầu rồi ngồi dậy, tựa vào tường và chỉ một hớp uống cạn ly nước.
“Đêm qua tôi uống nhiều lắm sao?” “Kha khá. Nếu là tôi, hẳn đã chết rồi.” “Tôi cũng cảm thấy muốn chết cho rồi.”
Cô lấy gói thuốc đặt dưới gối rồi châmmột điếu, phả khói thuốc ra cùng tiếng thở dài, rồi đột ngột ném chiếc bật lửa về phía cảng biển qua ô cửa để mở.
“Lấy giúp tôi bộ đồ.”
“Bộ nào đây?”
Ngậm điếu thuốc trên môi, cô lại nhắmmắt một lần nữa.
“Sao cũng được. Làm ơn đi, anh không cần hỏi nhiều làm gì.”
Tôi mở tủ đồ đứng bên cạnh giường ngủ, sau một thoáng phân vân, tôi chọn chiếc đầm liền màu xanh cụt tay rồi đưa nó cho cô. Không mặc đồ lót vào trước, cô luồn chiếc đầm vào đầu, tự kéo sẹc-mơ-tuya
sau lưng, rồi thở dài lần nữa.
“Tôi phải đi đây.”
“Đi đâu?”
“Thì đi làm.”
Sau khi phun ra mấy từ đó, cô lảo đảo đứng dậy khỏi giường. Tôi vẫn ngồi bên mép giường chăm chú ngắm cô rửa mặt rồi chải tóc mà chẳng có ý định gì cụ thể.
Căn phòng được bày trí gọn ghẽ, nhưng chỉ một mức độ nào đó khiến không khí nơi đây toát lên vẻ gì cam chịu, làm tôi có cảm giác ít nhiều nặng nề hơn.
Trong căn phòng rộng chừng mười mét vuông, sau khi chen đầy mọi thứ đồ đạc rẻ tiền, chỉ sót lại khoảng trống vừa đủ
một người nằm. Cô ta đứng đó chải tóc. “Công việc gì vậy?”
“Không liên quan đến anh.”
Ừ, quả thật là vậy.
Tôi tiếp tục im lặng hút tàn điếu thuốc. Vẫn quay lưng về phía tôi, nhìn qua gương tôi thấy cô đang nhấn ép những quầng thâm hiện lên dưới mắt.
“Mấy giờ rồi?” cô lại hỏi.
“Quá mười phút.”
“Tôi trễ giờ rồi. Tốt hơn anh cũng nhanh mặc quần áo rồi đi về đi,” cô nói, rồi lấy eau de cologne aerosol xịt vào nách.
“Anh có nhà đấy chứ?”
“Có,” tôi đáp, rồi mặc chiếc T-shirt qua đầu. Vẫn ngồi trên giường ngủ, tôi lại một lần nữa nhìn qua ô cửa.
“Muốn đi đến đâu?”
“Gần bến cảng. Thì sao?”
“Tôi chở đi cho. Vậy cô sẽ không trễ giờ.”
Vẫn cầm chiếc lược trên tay, cô nhìn tôi sắc lẻm với đôi mắt trông như sắp khóc đến nơi. Giả như cô có thể khóc, cảmgiác hẳn sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, tôi thầmnghĩ. Tuy nhiên cô không khóc.
“Này, có một điều anh phải rõ. Đúng thật là tôi uống quá nhiều và đã say. Do đó, giả có việc gì xảy ra ngoài ý muốn thì đó
là trách nhiệm của tôi.”
Sau khi nói thế, cô gõ gõ cán lược vào lòng bàn tay như thể một động thái thị uy. Tôi chỉ im lặng đợi cô nói tiếp.
“Đúng không?”
“Chắc vậy.”
“Nhưng thứ đàn ông lên giường với phụ nữ đang hôn mê là… thứ đàn ông hạ tiện.”
“Nhưng tôi chẳng làm gì cả.”
Cô im lặng một thoáng như thể cố nén cảm xúc đang dâng trào.
“Nếu vậy, sao tôi lại trần truồng?” “Chính cô tự cởi quần áo của mình.”
“Tôi không tin.”
Cô ném chiếc lược lên giường rồi nhét ví, son môi, thuốc nhức đầu, cùng mấy món đồ linh tinh khác vào trong túi xách tay.
“Anh có thể chứng minh là mình thật sự không làm gì cả không?”
“Tự kiểm tra đi.”
“Bằng cách nào?”
Có vẻ cô ta đã thật sự mệt mỏi.
“Thề đấy.”
“Tôi không tin.”
“Muốn hay không cô cũng phải tin,” tôi đáp trả. Sau đó, tôi cảm thấy thật ghê
tởm.
Có vẻ cô đã bỏ cuộc nên ngừng câu chuyện và xua tôi ra khỏi phòng. Sau đó, cô cũng đi ra rồi khóa cửa phòng lại.
Không nói một câu nào, chúng tôi bước trên con đường trải nhựa nằm dọc mép sông hướng ra bãi đất trống nơi tôi đỗ xe.
Trong lúc tôi dùng khăn giấy lau bụi trên kính trước, cô bước chậm rãi quanh xe đầy cảnh giác. Sau khi đi quanh một vòng, cô thoáng nhìn chăm chăm gương mặt con bò khá to được vẽ bằng sơn trắng trên nắp ca-pô. Con bò có đeo khoen mũi, trong khi miệng ngậm một cành hồng trắng. Con bò cười. Nụ cười
bất nhã.
“Anh vẽ nó à?”
“Không. Chủ trước của xe.”
“Sao lại vẽ con bò chứ?”
“Chẳng biết.” tôi nói.
Cô lùi hai bước về phía sau rồi lại ngắmnhìn hình con bò. Rồi như thể mệt mỏi vì đã nói quá nhiều, cô im lặng bước lên xe.
Nhiệt độ trong xe khá nóng, cô không nói một lời nào tới tận lúc chúng tôi đã đến bến cảng. Cô chỉ liên tục lau mồ hôi tuôn chảy bằng chiếc khăn nhỏ và không ngừng hút thuốc. Sau khi châm điếu thuốc và rít khoảng ba hơi, cô ngắm điếu thuốc
như đang kiểm tra vết son môi in trên đầu lọc, dụi điếu thuốc vào chiếc gạt tàn trên xe, rồi lại châm điếu mới.
“Chuyện đêm hôm qua đấy… tôi đã nói những gì vậy?” Đột nhiên cô lên tiếng hỏi khi khắc nữa sẽ bước xuống xe.
“Linh tinh đủ chuyện.”
“Nói tôi nghe đi, một chuyện thôi.” “Về Kennedy.”
“Kennedy?”
“John F. Kennedy.”
Cô lắc đầu rồi thở dài. “Tôi không nhớ.”
Trước khi bước xuống xe, không nói gì, cô lặng lẽ nhét tờ mười ngàn yen vào sau
"""