"Kinh Tế Học Cơ Bản - Sách Vỡ Lòng Về Kinh Tế PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kinh Tế Học Cơ Bản - Sách Vỡ Lòng Về Kinh Tế PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Chương 1 KINH TẾ HỌC LÀ GÌ? Bất kể là một người cánh hữu hay cấp tiến, một người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ hay tự do thương mại, một người theo chủ nghĩa toàn cầu hay chủ nghĩa dân tộc, một người mộ đạo hay một kẻ ngoại đạo, hiểu biết về nguyên nhân và kết quả của các hiện tượng kinh tế vẫn là điều hữu ích. George J. Stigler{2} Các sự kiện kinh tế thưởng trở thành tin sốt dẻo hoặc giật gân trên các tờ báo hoặc truyền hình. Nhưng điều gì gây ra những sự kiện đó lại không phải lúc nào cũng rõ ràng, ít hơn nhiều so với những kết quả có thể trông đợi ở tương lai. Bản thân các yếu tố cơ bản trong hầu hết các sự kiện kinh tế thường không quá phức tạp, nhưng những lời khoa trương chính trị và biệt ngữ kinh tế trong các cuộc tranh luận lại có thể khiến các sự kiện đó trông có vẻ u ám. Nhưng các yếu tố kinh tế căn bản mà sẽ tuyên bố chuyện gì đang diễn ra có thể bị giữ ở trạng thái chưa biết đối với hầu hết công chúng và hiểu rất ít bởi nhiều phương tiện truyền thông. Những nguyên lý cơ bản này áp dụng cho toàn thế giới và đã được áp dụng qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ứng dụng vào nhiều nền kinh tế- tư bản, chủ nghĩa xã hội, phong kiến, hay bất cứ nền kinh tế nào- và rộng rãi khắp dân chúng, khắp các nền văn hóa, và các chính phủ. Các chính sách làm tăng mức giá dưới thời Alexander Đại Đế đã dẫn tới việc tăng các mức giá tại Hoa Kỳ, hàng ngàn năm sau. Luật kiểm soát giá thuê nhà đã dẫn tới một kết quả rất tương tự tại Cairo, Hong Kong, Stockholm, Melbourne, và New York. Các chính sách nông nghiệp cũng đưa đến kết quả tương tự như vậy tại Ấn Độ và các quốc gia Liên Minh Châu Âu. Chúng ta có thể bắt đầu quá trình hiểu biết kinh tế học trước hết là bằng cách tường tận kinh tế học là gì. Để hiểu kinh tế học là gì, đầu tiên chúng ta phải hiểu nền kinh tế là gì. Có lẽ hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng nền kinh tế là một hệ thống cho việc sản xuất và phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ chúng ta sử dụng trong đời sống hàng ngày. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Khu Vườn Eden là một hệ thống cho việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, nhưng nó không phải là một nền kinh tế, bởi vì mọi thứ đều sẵn có với số lượng vô hạn. Không có sự khan hiếm thì chẳng cần phải tiết kiệm—và từ đó cũng chẳng có kinh tế học. Một nhà kinh tế học người Anh lỗi lạc mang tên Lionel Robbins đã đưa ra một định nghĩa tế học kinh điển: Kinh tế học là sự nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm mà có những cách dùng thay thế. SỰ KHAN HIẾM “Khan hiếm” nghĩa là gì? Nó là thứ mà mọi mà mọi người muốn có nhiều hơn là nó có. Trông có vẻ là một điều đơn giản, nhưng những hàm ý của nó thì lại thường bị hiểu lầm một cách thô thiển, kể cả những người học cao. Lấy ví dụ, một bài báo đặc biệt trên tờ New York Times phô bày những thống khổ và nỗi lo của những người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu —một trong những nhóm người ảnh hưởng lớn nhất sống trên hành tinh này. Mặc dù là câu chuyện này bao gồm cả một bức ảnh một gia đình người Mỹ tầng lớp trung lưu đang trong bể bơi của gia đình họ, tiêu đề chính viết là: “Người Mỹ trung lưu, Chỉ vừa đủ sống.” Các tiêu đề khác của bài báo bao gồm: Wishes Deferred and Plans Unmet (Ước mơ bị trì hoãn và kế hoạch không đạt được) Goals That Remain Just Out of Sight (Các mục tiêu vuột khỏi tầm tay) Dogged Saving and Some Luxuries (Kiên trì tiết kiệm và vài thứ xa xỉ) Nói tóm lại, các ước muốn của những người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ vượt quá khả năng mà họ có thể chi trả một cách thoải mái, mặc dù họ đã được nhiều người trên các quốc gia khác trên toàn thế giới—hay thậm chí là các thế hệ người Mỹ trẻ tuổi hơn xem là giàu có khó tin. Nhưng cả họ và tay nhà báo đều tự xem họ là “chỉ vừa đủ sống” và một nhà xã hội học tại Harvard đã trích dẫn khi phát biểu “những con người đó thật sự bị ngân sách kiềm hãm như thế nào.” Nhưng thứ kiềm hãm họ không phải là một thứ nhân tạo như ngân sách: Thực tế mới là thứ kiềm hãm họ. Chưa từng có một thứ nào đủ để thỏa mãn tất cả mọi người một cách hoàn toàn. Đó là sự kiềm hãm thật sự. Đó là ý nghĩa của sự khan hiếm. Tờ New York Times đưa tin rằng một trong những gia đình tầng lớp trung lưu đó “đã chi vượt quá thẻ tín dụng” nhưng sau đó “đã ổn định lại tài chính.” “Nhưng nếu chúng ta sai một bước,” Geraldine Frazier nói, “áp lực mà chúng ta nhận được từ các tờ hóa đơn sẽ quay lại, và chuyện đó thật đau đớn.”{3} Với tất cả những người này—từ giới học viện và nghề báo, cũng như bản thân những người thuộc tầng lớp trung lưu—rõ ràng điều đó có vẻ lạ khi mà nó đáng lẽ ra là một thứ khan hiếm và điều này ngụ ý một nhu cầu cho cả nỗ lực sản xuất về phần họ và trách nhiệm cá nhân trong việc tiêu xài thu nhập. Nhưng không có thứ gì phổ biến hơn sự khan hiếm và tất cả nhu cầu cho việc tiết kiệm đi cùng với sự khan hiếm trong lịch sử. Bất chấp các chính sách, các hành động thực tiễn, hay thể chế—dù họ thông minh hay là không, có phải quý tộc hay không—đó chỉ đơn giản là không đủ để đi khắp nơi để thỏa mãn tất cả mong muốn của chúng ta đến mức đầy đủ nhất. “Nhu cầu không được thỏa mãn” là cố hữu trong những trường hợp đó, dẫu chúng ta có là một nhà tư bản, người theo chủ nghĩa xã hội, phong kiến, hay nền kinh tế khác. Những mô hình nền kinh tế đó chỉ khác nhau về các cách thỏa hiệp mang tính cơ quan mà điều đó là không thể tránh được trong bất kì mô hình kinh tế nào. NĂNG SUẤT Kinh tế học không chỉ là về giải quyết sản phẩm đầu ra và các dịch vụ đã hiện hữu như một khách hàng. Mà nó còn, một cách chức năng hơn, là về việc sản xuất cái đầu ra đó từ các nguồn lực khan hiếm ngay từ lúc đầu— biến đầu vào thành đầu ra. Nói cách khác, kinh tế học nghiên cứu hậu quả của các quyết định đưa ra từ việc sử dụng đất, lao động, vốn và các nguồn lực khác để đi đến việc sản xuất khối lượng đầu ra, quyết định mức sống của một quốc gia. Những quyết định và kết quả đó có thể quan trọng hơn cả bản thân các nguồn lực, đối với các quốc gia nghèo với những nguồn lực tự nhiên màu mỡ và các quốc gia như Nhật Bản và Thụy Sĩ với nguồn lực tự nhiên tương đối ít ỏi nhưng có mức sống cao. Giá trị bình quân của các nguồn lực tự nhiên ở Uruguay và Venezuela là gấp nhiều lần so với Nhật Bản và Thụy Sĩ, nhưng thu nhập bình quân thực tại Nhật Bản và Thụy Sĩ lại hơn gấp đôi so với của Uruguay và gấp nhiều lần Venezuela.{4} Không chỉ khan hiếm mà cả “cách sử dụng thay thế” cũng là cốt lõi của kinh tế học. Nếu mỗi nguồn lực chỉ có một cách sử dụng, kinh tế học sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng nước có thể được dùng để sản xuất đá lạnh hay tự thân nó bốc hơi hoặc vô số hỗn hợp và các hợp chất trong sự kết hợp với các chất khác. Tương tự, từ dầu thô ta không chỉ có xăng và dầu hỏa, mà còn có chất dẻo, nhựa đường và Vaseline. Quặng sắt có thể dùng để sản xuất ra các sản phẩm bằng thép đa dạng từ kẹp giấy cho tới xe hay khung của các tòa nhà chọc trời. Mỗi nguồn lực nên được phân bổ bao nhiêu cho các cách dùng của nó? Mọi nền kinh tế đều phải trả lời câu hỏi đó, và chúng đều làm vậy, theo cách này hay cách khác, một cách hiệu quả hoặc không. Làm việc đó một cách hiệu quả là những gì mà kinh tế học hướng tới. Các (mô hình) nền kinh tế khác nhau về cơ bản ra những quyết định khác nhau trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm—và những quyết định đó có những ảnh hưởng dội lại lên cuộc sống của toàn bộ xã hội. VÍ dụ, trong suốt thời kì Liên Xô, các ngành của quốc gia này sử dụng nhiều điện hơn so với các ngành của Mỹ, mặc dù là ngành công nghiệp của Xô viết sản xuất được ít hơn so với Mỹ.{5}Sự kém năng suất trong việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra như vậy dẫn tới một mức sống thấp hơn, trong một quốc gia với nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có—có lẽ là giàu có hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Lấy ví dụ nước Nga, một trong những nước công nghiệp sản xuất nhiều dầu hơn là sử dụng. Nhưng một đống tài nguyên không tự dưng sản xuất ra được một đống hàng hóa. Hiệu năng trong sản xuất—tỉ lệ đầu vào biến thành đầu ra—không chỉ là một vài thứ kĩ thuật mà các nhà kinh tế học nói. Nó ảnh hưởng đến mức sống của toàn bộ xã hội. Khi hình dung nên tiến trình này, nó giúp ta nghĩ về những thứ có thật—quặng sắt, dầu thô, gỗ và các nguyên liệu đầu vào đi vào tiến trình sản xuất khác và đến cuối cùng, thiết bị nội thất, thức ăn và xe cộ ở đầu ra—hơn là nghĩ về những quyết định kinh tế giống như những quyết định đơn giản về tiền. Mặc dù với một số người, cụm từ “kinh tế học” gợi đến tiền, đối với một xã hội, tiền cũng chỉ là một công cụ nhân tạo để đạt được những thứ có thật đã hoàn thành. Nếu không thì chính phủ đã có thể khiến tất cả chúng ta giàu lên chỉ đơn giản bằng việc in thêm tiền. Tiền không phải thứ quyết định một quốc gia là nghèo hay giàu, khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới là thứ quyết định. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỌC Thứ bảo bạn cách kiếm tiền hoặc điều hành doanh nghiệp hay dự báo lên xuống của thị trường chứng khoán là những quan niệm sai lầm về kinh tế học. Kinh tế học không phải tài chính cá nhân hay quản trị doanh nghiệp, và dự đoán lên xuống của thị trường vẫn chưa được giảm đến mức thành một công thức có thể tin cậy được. Ví dụ, khi các nhà kinh tế học phân tích giá, lương, lợi nhuận, hay cán cân thương mại quốc tế, đó là từ quan điểm của các quyết định trong nhiều phần của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực khan hiếm theo một cách mà tăng hoặc giảm nguyên liệu mức sống của người dân như một tổng. Kinh tế học không phải là một đề tài đơn giản về việc bày tỏ quan điểm hay trút cảm xúc. Đó là một nghiên cứu mang tính hệ thống về nguyên nhân và ảnh hưởng, cho thấy chuyện xảy ra khi bạn làm những việc đặc thù theo những cách đặc thù. Trong phân tích kinh tế, các phương pháp được sử dụng bởi nhà kinh tế học chủ nghĩa Mác xít như Oskar Lange không khác gì về cơ bản so với các phương pháp được sử dụng bởi nhà kinh tế học cánh hữu như Milton Friedman.{6} Đó là những nguyên tắc kinh tế cơ bản mà quyển sách này đưa ra. Một trong những cách để hiểu kết quả của các quyết định kinh tế là hãy nhìn vào cụm từ động cơ ​mà họ tạo ra, hơn là chỉ cụm từ mục tiêu ​đơn giản mà họ theo đuổi. Tức là những kết quả đó có ý nghĩa hơn là những ý định—và không chỉ các kết quả ngay tức khắc, mà còn có những ảnh hưởng về sau. Không có gì dễ hơn việc có những ý định tốt nhưng, nếu không hiểu biết về cách hoạt động của một nền kinh tế, ý định tốt có thể dẫn tới phản tác dụng, thậm chí là thảm họa, hậu quả lên cả quốc gia. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các thảm họa kinh tế đều là kết quả của các chính sách với ý định tốt— và những thảm họa đó thường có thể tránh được nếu những kẻ tạo ra và những kẻ ủng hộ các chính sách như thế hiểu về kinh tế học. Mặc dù có những cuộc tranh cãi trong kinh tế học, vì trong khoa học, việc này không có nghĩa rằng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học chỉ là vấn đề về quan điểm, bất cứ thứ gì ngoài các nguyên tắc cơ bản của hóa học hay vật lí chỉ là vấn đề về quan điểm. Lấy ví dụ, phân tích về vật lí của Einstein không phải chỉ là quan điểm của ông, khi thế giới phát hiện tại Hiroshima và Nagasaki. Phản ứng kinh tế có lẽ không phải như khả quan hay bi kịch, hay một ngày nhất định, nhưng cuộc đại khủng hoảng toàn cầu thập niên 1930 đã biến hàng triệu người thành người nghèo, ngay cả trong những nước giàu có nhất, sinh ra việc suy dinh dưỡng ở các nước dư thừa thực phẩm, có lẽ còn gây ra nhiều cái chết hơn cả tại Hiroshima và Nagasaki. Trái lại, khi Ấn Độ và Trung Quốc—theo dòng lịch sử, hai nước nghèo nhất quả đất—bắt đầu tạo các thay đổi cơ bản trong chính sách kinh tế của họ vào cuối thế kỉ hai mươi, nền kinh tế của hai nước bắt đầu phát triển đột ngột. Ước tính có khoảng 20 triệu người tại Ấn Độ đã thoát khỏi cảnh nghèo túng trong một thập kỷ{7} Ở Trung Quốc, số người sống nhờ vào một đô la mỗi ngày hoặc ít hơn đã giảm từ 374 triệu người—một phần ba dân số vào năm 1990—xuống còn 128 triệu người vào năm 2004,{8}giờ chỉ 10 phần trăm dân số đang phát triển. Nói cách khác, gần một phần tư tỷ người Trung Quốc giờ đã khá hơn là kết quả của một thay đổi trong chính sách kinh tế. Những điều như vậy là thứ làm nghiên cứu kinh tế học trở nên quan trọng—và không chỉ là một vấn đề về quan điểm hay cảm xúc. Kinh tế học là một công cụ phân tích nguyên nhân và kết quả, là nơi thí nghiệm kiến thức—và rút ra các nguyên tắc từ kiến thức đó. Thậm chí tiền cũng có khi không liên quan đến ra quyết định kinh tế. Khi một đội quân y đến được chiến trận nơi binh sĩ bị nhiều vết thương, họ đối đầu với vấn đề kinh tế kinh điển trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm có các sử dụng thay thế. Hầu như luôn không có đủ bác sĩ, y tá, hay trợ tá y tế để đi khắp nơi, cả thuốc men cũng không đủ nốt. Một vài người bị thương đang đứng trên bờ vực tử thần và có rất ít cơ hội được cứu sống, trong khi số khác thì có cơ hội chiến đấu nếu họ được chăm sóc ngay lập tức, và vẫn còn số khác chỉ bị thương nhẹ và có lẽ sẽ phục hồi nếu họ được chú ý ngay. Nếu đội y tế không phân bổ thời gian và thuốc men một cách hiệu quả, một số binh sĩ bị thương sẽ chết vô ích, trong khi thời gian đang được dùng tập trung vào số không cần chăm sóc khẩn cấp hoặc số còn lại có vết thương chí mạng mà có lẽ vẫn sẽ chết dẫu có làm gì cho họ. Đây là một vấn đề mang tính kinh tế, mặc dù không phải dễ như trở bàn tay (a dime changes hands). Hầu hết chúng ta ghét ngay cả việc nghĩ tới phải chọn những lựa chọn như vậy. Thật vậy, như chúng ta đã thấy, một vài người Mỹ tầng lớp trung lưu buồn rầu trong việc phải ra nhiều lựa chọn êm dịu và các đánh đổi. Nhưng cuộc sống không hỏi ta muốn gì. Nó tặng ta các lựa chọn. Kinh tế học là một trong những cách cố gắng ra những lựa chọn đó. Phần I: GIÁ CẢ VÀ THỊ TRƯỜNG Chương 2 VAI TRÒ CỦA GIÁ Điều kì diệu của thị trường là chúng dung hòa tất cả lựa chọn của hàng vạn con người. William Easterly{9} Vì chúng ta đã biết nhiệm vụ cốt lõi đối mặt với bất kì nền kinh tế nào là sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm có những cách sử dụng thay thế, câu hỏi tiếp theo sẽ là: Một nền kinh tế làm việc đó như thế nào? Rõ ràng các nền kinh tế khác nhau làm việc đó theo những cách khác nhau. Thời phong kiến, lãnh chúa chỉ đơn giản là sai những kẻ dưới quyền làm điều mà ông ta muốn làm và nơi mà ông ta muốn phân bổ nguồn lực: Trồng ít lúa mạch lại, trồng nhiều lúa mì lên, rải phân bón chỗ này, chỗ kia hoặc tăng sản lượng, hoặc tháo tiêu. Có một câu chuyện tương tự như vậy vào thế kỉ thứ hai mươi ở các xã hội cộng sản, lấy Liên Xô làm ví dụ, nó lập ra một nền kinh tế hiện đại phức tạp hơn theo cùng một cách thức, với việc chính phủ ban hành lệnh xây dựng một đập thủy điện trên con sông Volga, ở Siberia có quá nhiều tấn thép được sản xuất, trong khi Ukraine lại trồng quá nhiều lúa mì. Bởi sự tương phản, trong một nền kinh tế thị trường điều phối bởi giá cả, không có một kẻ nào ở trên đỉnh để ban hành mệnh lệnh điều khiển hay điều phối các hoạt động thông qua nền kinh tế. Bằng cách nào mà một nền kinh tế cực kì phức tạp, kĩ thuật cao có thể vận hành không có định hướng trung tâm không bị phân tán ra nhiều hướng. Chủ tịch cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, người ta bảo rằng ông ta đã hỏi thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher rằng: “Bà đã làm cách nào để kiểm soát thức ăn người dân kiếm được?” Câu trả lời là bà ấy không làm điều đó, giá cả làm. Ngoài ra, người Anh được cấp thức ăn tốt hơn người ở Liên Xô, mặc dù người Anh đã không thể sản xuất đủ thực phẩm để nuôi sống chính họ trong hơn một thế kỉ. Giá cả đã mang thức ăn từ quốc gia khác đến cho họ. Nếu không có vai trò của giá cả, hãy tưởng tượng xem, sẽ cần cả một bộ máy quan liệu đồ sộ chỉ để kiểm soát độc mỗi một thành phố London trong việc cung cấp hàng tấn thức ăn các loại cần tiêu thụ mỗi ngày. Nhưng một bộ máy quan liêu như thế là không cần thiết—và những con người mà sẽ cần trong bộ máy quan liêu đó có thể làm công việc khác có hiệu quả hơn trong nền kinh tế—vì cơ chế đơn giản của giá cả làm việc đó nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn. Điều này cũng đúng tại Trung Quốc, nơi mà Cộng sản vẫn điều hành chính phủ nhưng, vào đầu thế kỉ hai mươi mốt, đã cho phép thị trường tự do vận hành trong nền kinh tế. Mặc dù Trung Quốc chiếm một phần năm dân số thế giới, lượng đất canh tác được lại chỉ chiếm 10%, vì vậy việc cung cấp thực phẩm cho dân chúng có thể lại trở thành nguy kịch như đã từng, quay lại những ngày khi mà nạn đói cứ hoành hành và cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi lần nó tái diễn. Ngày nay chính giá cả đã thu hút thức ăn từ các quốc gia khác đến Trung Quốc: Nguồn cung cấp thực phẩm của Trung Quốc là đến từ nước ngoài—từ Nam Mỹ, Hoa Kỳ và Úc. Điều này có nghĩa là sự giàu có đối với các thương nhân nông nghiệp và vi xử lí như Archer Daniels Midland. Họ đang chuyển vào Trung Quốc bằng mọi đường bạn có thể tưởng tượng ra với 100 tỷ đô thị trường quốc nội dành cho thực phẩm đã qua chế biến, mà con số ấy đang tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Đó là một bất ngờ dành cho nông dân ở Trung Tây Mỹ, họ đang tận hưởng việc giá đậu nành đã tăng khoảng hai phần ba so với năm ngoái. Đó là một phương thức giảm cân tốt hơn dành cho người Trung Quốc, những người đã tăng lượng calo nạp vào trong một phần ba của một phần tư thế kỷ vừa qua. {10} Nhờ vào sức hấp dẫn của giá cả, công ty gà rán KFC của Mỹ vào đầu thế kỉ hai mươi mốt đã tăng doanh số tại Trung Quốc nhiều hơn tại Mỹ.Sức tiêu thụ sản phẩm bơ sữa trên bình quân đầu người tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng năm năm. Một nghiên cứu ước tính rằng khoảng một phần tư người trưởng thành tại Trung Quốc bị thừa cân—bản thân điều đó không phải là chuyện tốt đẹp gì, nhưng nó là một sự phát triển mang tính khích lệ trong một quốc gia đã từng khốn cùng vì nạn đói lặp lại (định kì). RA QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ Sự thật rằng không một cá nhân hay nhóm người nào kiểm soát hay điều phối hết vô số các hoạt động trong nền kinh tế không có nghĩa là những hoạt động đó chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên hay hỗn loạn. Mỗi một người tiêu dùng, nhà sản xuất, người bán lẻ, chủ đất, hay công nhân thực hiện các giao dịch cá nhân với các cá nhân khác bất cứ điều khoản nào mà cả hai bên đều đồng thuận. Giá cả truyền tải những điều khoản đó, không chỉ ngay lập tức đến các cá nhân liên quan mà ra cả toàn bộ hệ thống kinh tế—và thật vậy, toàn bộ thế giới. Nếu một người nào đó ở một nơi nào đó có một sản phẩm tốt hơn hoặc giá thấp hơn so với cùng sản phẩm hay dịch vụ, tin tức đó sẽ được lan truyền thông qua giá cả, mà không cần bất kì ủy ban tuyển chọn chính thức hay nhà ủy nhiệm hoạch định nào để ban hành lệnh đến người tiêu dùng hay nhà sản xuất—đúng vậy, nhanh hơn bất cứ nhà hoạch định nào có thể thu thập được thông tin để đặt cơ sở lên những mệnh lệnh của họ. Nếu ai đó ở Fiji tìm ra được cách sản xuất giày có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn, sẽ không lâu đâu trước bạn có thể nhìn thấy những đôi giày đó được bày bán với mức giá hấp dẫn ngay tại Mỹ hoặc Ấn Độ, hoặc bất kì nơi khác. Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, người Mỹ đã có thể bắt đầu mua máy ảnh đến từ Nhật Bản, bất luận có hay không có viên chức nào ở Washington thời điểm đó nhận thức được Nhật Bản sản xuất máy ảnh. Cho rằng bất kì nền kinh tế hiện đại nào cũng có hàng triệu sản phẩm, việc những vị lãnh đạo của bất kì bất kì quốc gia nào nắm rõ tất cả sản phẩm là điều không tưởng, càng ít biết hơn về việc nên phân bổ bao nhiêu của từng nguồn lực đến khâu sản xuất của hàng triệu sản phẩm đó. Giá cả đóng vai trò cốt cán trong việc quyết định mỗi nguồn lực cần được sử dụng bao nhiêu, sử dụng vào đâu và làm thế nào để vận chuyển sản phẩm tới tay hàng triệu người. Nhưng vai trò này hiếm khi được công chúng tường tận và thường bị các chính trị gia hoàn toàn không đếm xỉa tới. Thủ tướng Margaret Thatcher trong hồi ký của bà đã nói rằng Mikhail Gorbachev “hiểu rất ít về kinh tế học,”{14} mặc dù vào thời điểm đó ông ta là lãnh đạo của quốc gia lớn nhất thế giới. Thật không may, ông ta không phải chuyên gia trong lĩnh vực đó. Điều tương tự có thể được nói lên đối với lãnh đạo của nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở các nước lớn và nhỏ, dân chủ hay phi dân chủ. Trong những quốc gia nơi mà giá cả điều phối các hoạt động của nền kinh tế một cách tự động, việc thiếu hụt kiến thức kinh tế học đó không thành vấn đề cũng như các quốc gia nơi mà giới lãnh đạo chính trị cố định hướng và điều phối các hoạt động kinh tế. Nhiều người xem giá cả chỉ đơn giản là thứ cản họ đạt được những điều mình muốn. Lấy ví dụ, những người muốn sống trong một ngôi nhà trên bãi biển, có thể sẽ từ bỏ kế hoạch đó khi mà họ phát hiện ra mức giá khủng khiếp mà một ngôi nhà bãi biển có thể có. Nhưng giá cả cao không phải lí do khiến tất cả chúng ta không thể sống trong một căn nhà trên bãi biển. Trái lại, thực tế gắn liền với nó là hầu như không có đủ các ngôi nhà trên bãi biển, và giá cả truyền tải đi cái thực tế đó một cách đơn giản. Khi có nhiều người cùng ra giá cho một vài căn nhà, những căn nhà đó trở nên rất đắt vì cung và cầu. Nhưng giá cả không phải thứ gây ra sự khan hiếm. Sự khan hiếm cũng sẽ y hệt dưới thời phong kiến hay chủ nghĩa xã hội hay xã hội bộ lạc. Nếu hôm nay chính phủ nghĩ ra một “kế hoạch” để “bình dân hóa” những ngôi nhà bãi biển và đặt “caps-mũ” lên giá mà có thể được mua đối với loại tài sản như thế, điều đó sẽ không thay đổi hiện thực cơ bản của tỉ lệ người muốn sở hữu đất bãi biển cực kì cao. Với một mức dân số nhất định và số bất động sản bãi biển nhất định, việc phân phối mà không có giá cả sẽ phải diễn ra bởi sắc lệnh của bộ máy quan liêu, sự thiên vị chính trị hoặc cơ hội ngẫu nhiên—nhưng việc phân phối vẫn sẽ phải diễn ra. Ngay cả khi chính phủ quy định rằng nhà bãi biển là một “quyền cơ bản” của toàn dân, điều đó cũng sẽ không thể thay đổi thực tế cơ bản đó dù chỉ một chút. Giá cả giống như những người đưa tin tức—đôi lúc là tin xấu, trong trường hợp tài sản trên bãi biển là có nhiều người không thể sống ở bãi biển hơn số người có thể, nhưng cũng thường có tin tốt. Ví dụ, máy tính đang rẻ hơn và chất lượng đang tăng lên với một tỉ lệ rất nhanh, như một kết quả của tiến bộ kĩ thuật. Nhưng phần rất lớn những người đang hưởng lợi các tiến bộ kĩ thuật cao đó không biết một cái mô tê ất giáp gì về các thay đổi kĩ thuật riêng biệt đó. Nhưng giá cả truyền tải đến họ những kết quả cuối cùng—giá là tất cả vấn đề đối với việc ra quyết định của họ và hiệu suất được tăng cường và sự ổn định chung từ việc sử dụng máy tính. Tương tự, nếu đột nhiên một mỏ sắt rất lớn được phát hiện ở nơi nào đó, có lẽ là không nhiều hơn một phần trăm dân số hiểu được việc đó, nhưng mọi người sẽ phát hiện ra chuyện đó khiến giá thép trở nên rẻ hơn. Ví dụ, có người nghĩ tới việc mua bàn, họ sẽ phát hiện ra bàn sắt đã trở nên hời hơn so với bàn gỗ và một số người chắc chắn sẽ đổi ý trong việc mua bàn loại nào nhờ vào điều đó. Điều tương tự cũng sẽ đúng khi so sánh các loại sản phẩm làm từ sắt với sản phẩm làm từ nhôm, đồng, nhựa, gỗ, hoặc các vật liệu khác. Nói tóm lại, giá cả thay đổi sẽ khiến cả xã hội có thể— thật ra là người tiêu dùng trên toàn cầu—điều chỉnh một cách tự động đến một sự dư giả hơn nhờ việc biết tới mỏ sắt, ngay cả khi 99 phần trăm người tiêu dùng hoàn toàn không nhận thức được khám phá mới mẻ đó. Giá cả không chỉ là cách thức lưu chuyển tiền tệ. Vai trò cơ bản của chúng là cung cấp động cơ tài chính để ảnh hưởng lên hành vi trong tiêu dùng các nguồn lực và các sản phẩm đầu ra. Giá cả không chỉ dẫn dắt người tiêu dùng, chúng còn dẫn dắt cả các nhà sản xuất. Khi tất cả được nói và làm xong, nhà sản xuất không thể biết được hàng triệu người tiêu dùng khác nhau muốn gì. Ví dụ, tất cả các nhà sản xuất ô tô đó biết rằng khi họ sản xuất ô tô với sự kết hợp một số tính năng nhất định họ có thể bán loại xe này với một mức giá vừa trả được chi phí sản xuất vừa đem lại cho họ lợi nhuận, nhưng khi họ sản xuất một loại xe khác với sự kết hợp của các tính năng khác thì loại này không bán chạy bằng. Để loại bỏ những chiếc xe không bán được, người bán phải giảm giá xuống bất kì mức nào cần thiết để bán thật nhiều cho các thương buôn, ngay cả khi việc đó đồng nghĩa với chịu lỗ. Hoặc lựa chọn này hoặc lựa chọn kia sẽ lãnh phần lỗ lớn hơn bởi việc không bán hết được toàn bộ số xe. Mặc dù hệ thống kinh tế thị trường tự do đôi khi được gọi là hệ thống lợi nhuận, trên thực tế nó là một hệ thống “lợi nhuận và thua lỗ”—và phần thua lỗ quan trọng ngang với hiệu năng của nền kinh tế, vì thua lỗ nói cho nhà sản xuất biết nên dừng ​làm việc nào lại—dừng sản xuất thứ nào , dừng rót nguồn lực vào đâu, dừng đầu tư vào cái gì. Thua lỗ buộc ​nhà sản xuất dừng sản xuất thứ mà người tiêu dùng không muốn. Nếu không thật sự biết được tại sao người tiêu dùng thích bộ tính năng này hơn bộ tính năng khác, nhà sản xuất tự động tăng sản xuất thứ kiếm ra lợi nhuận và giảm sản xuất thứ gây thua lỗ. Sản xuất số lượng mà người tiêu muốn và dừng sản xuất thứ họ không muốn. Mặc dù các nhà sản xuất chỉ quan tâm chỉ quan tâm tới chính họ và lợi nhuận sau thuế của công ty, từ góc nhìn toàn diện về nền kinh tế, xã hội đang sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả hơn vì các quyết định này được dẫn dắt bởi giá cả. Giá cả đã tạo nên một mạng lưới liên lạc toàn cầu từ lâu trước cả khi có Internet. Giá cả kết nối bạn với bất kì người nào, bất kì nơi nào trên thế giới, nơi mà các thị trường được phép hoạt động tự do, vì thế những nơi có các mức giá thấp nhất cho các hàng hóa riêng biệt có thể bán được những mặt hàng đó ra khắp thế giới. Và kết quả rốt cuộc là bạn có thể mặc những chiếc áo sản xuất tại Malaysia, những đôi giày sản xuất tại Ý, và những chiếc quần đến từ Canada, trong khi lái chiếc xe lắp ráp tại Nhật, lăn bánh trên những chiếc lốp làm tại Pháp. Các thị trường điều phối bởi giá cho phép người ta ra tín hiệu với người khác rằng họ muốn bao nhiêu và họ sẵn sàng trả bao nhiêu, trong khi đối phương ra tín hiệu rằng họ đang sẵn sàng cung cấp thứ gì để đổi lại. Giá cả phản ứng lại với cung và cầu khiến các nguồn tài nguyên di chuyển từ nơi dư thừa, như Úc, tới nơi hầu như không có, như Nhật Bản. Người Nhật sẵn sàng trả giá cao hơn người Úc cho các nguồn tài nguyên đó. Những giá cao đó sẽ vừa trả được phí vận chuyển và vẫn vừa đảm bảo được một lợi nhuận lớn hơn so với việc bán tại Úc, nơi mà sự dư thừa khiến cho giá thấp đi. Một quặng nhôm/bauxit mới được phát hiện sẽ khiến giá gậy bóng chày bằng nhôm tại Mỹ giảm đi. Một vụ mùa lúa mì thất bại khốc liệt tại Argentina sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân ở Ukraine, những người mà bây giờ sẽ tìm ra nguồn cầu lớn hơn cho thị trường lúa mì của họ trên toàn thế giới, và do đó giá tăng cao hơn. Khi một vài mặt hàng có cung nhiều hơn cầu, sự cạnh tranh giữa những người bán cố gắng loại bỏ sự dư thừa sẽ buộc giá giảm xuống, làm mờ mịt sự sản xuất trong tương lai, các nguồn lực sử dụng cho mặt hàng đó được tự do dùng cho sản xuất mặt hàng khác có nguồn cầu lớn hơn. Trái lại, khi nhu cầu cho một mặt hàng vượt quá lượng cung có sẵn, giá tăng lên vì sự cạnh tranh giữa những người tiêu dùng khuyến khích sản xuất nhiều thêm, rút đi các nguồn lực từ những mặt hàng khác thuộc nền kinh tế để thực hiện việc đó. Ý nghĩa của giá cả thị trường tự do trong sự phân bổ các nguồn lực có thể được hiểu rõ ràng hơn bằng cách nhìn vào những tình huống nơi mà giá cả không được ​ phép thực hiện chức năng này. Ví dụ, trong suốt thời kì nền kinh tế định hướng bởi chính phủ Liên Xô, giá cả không được điều chỉnh bởi cung và cầu mà bởi những nhà hoạch định trung tâm rót các nguồn lực vào các cách sử dụng khác nhau bằng mệnh lệnh trực tiếp, giá cả bị những nhà hoạch định này tăng lên hay giảm xuống theo sự vừa ý của họ. Hai nhà kinh tế học Xô viết, Nikolai Shmelev và Vladimir Popov, đã mô tả một trường hợp mà trong đó chính phủ nâng giá mà họ sẽ trả cho các tấm da chuột chũi, dẫn tới việc các thợ săn đi săn và bán các tấm da nhiều hơn: Nhà nước chi trả nhiều hơn, và bây giờ tất cả các đầu mối phân phối đầy các tấm da. Ngành công nghiệp không thể sử dụng hết được chúng, và chúng thường bị thối rữa trong nhà kho trước khi có thể được gia công. Bộ Công Nghiệp Nhẹ đã hai lần yêu cầu Goskomtsen giảm giá mua, nhưng “câu hỏi vẫn còn chưa được quyết định”. Và chuyện này không hề đáng ngạc nhiên. Các thành viên của họ quá bận để mà quyết định. Họ không có thời gian: ngoài việc đặt giá cho các tấm da đó, họ còn phải theo dõi 24 triệu giá cả khác. {15} Tuy nhiên, theo dõi 24 triệu giá cả có lẽ là việc quá nặng nề đối với tổ chức chính phủ, một quốc gia với hơn một trăm triệu người có thể theo số giá cả đó từng giá một dễ dàng hơn rất nhiều, vì không một cá nhân hay công ty nào phải dõi theo nhiều hơn vài loại giá cả liên quan mà có liên quan đến việc ra quyết định của họ. Việc điều phối tổng quan vô số các quyết định riêng biệt đó diễn ra thông qua hiệu ứng cung cầu dựa trên giá và ảnh hưởng của giá lên hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tiền nói—và mọi người nghe. Phản ứng của họ thường nhanh hơn các nhà hoạch định có thể nhận được các báo cáo cùng nhau. Mặc dù việc bảo người khác cái gì nên làm trông có vẻ mang tính lí trí hơn hoặc là một cách điều phối nền kinh tế có kỉ luật, hóa ra trong thực tế việc đó lại kém hiệu quả hơn rất nhiều. Tình huống các tấm da là phổ biến đối với nhiều hàng hóa khác trong thời kì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô, nơi mà việc chất đống hàng hóa không bán được trong các nhà kho là một vấn đề rất khó chịu vào đúng cái thời điểm thiếu hụt khủng khiếp các mặt hàng khác, những mặt hàng mà có thể được sản xuất bằng cùng các loại nguồn lực. Trong một nền kinh tế thị trường, giá cả của các mặt hàng dư thừa sẽ tự động rớt bởi cung và cầu, trong khi giá cả các mặt hàng thiếu cung sẽ tự động tăng bởi cùng lí do—Và kết quả cuối là sự chuyển đổi tài nguyên tự động từ cái trước (hàng hóa dư thừa) đến cái phía sau (hàng hóa khan hiếm), một cách tự động, vì các nhà sản xuất cố kiếm lợi nhuận và tránh lỗ. Vấn đề không phải những nhà hoạch định đặc biệt đó mắc những sai lầm đặc biệt ở Liên Xô hay ở các nền kinh tế kế hoạch hóa khác. Bất kể các nhà hoạch định trung tâm mắc sai lầm gì, luôn có những sai lầm mắc phải trong tất cả các hệ thống kinh tế—tư bản, chủ nghĩa xã hội, hay bất cứ hệ thống kinh tế nào. Vấn đề càng căn bản cùng với kế hoạch hóa tập trung đã từng được thực hiện cho thấy rằng nhiệm vụ được thực hiện đã liên tục chứng minh rằng quá sức đối với con người, trong bất cứ nước nào mà nhiệm vụ đó được thực hiện. Như hai nhà kinh tế học Xô viết Shmelev và Popov đã viết: Bất luận chúng ta có mong ước thiết lập mọi thứ một cách có lí trí bao nhiêu, mà không có lãng phí, bất luận chúng ta có mong ước xây dựng nên một mô hình kinh tế chắc chắn bao nhiêu, vữa không có lấy một vết nứt, với sức mạnh của chúng ta vẫn là không đủ.{16} GIÁ CẢ VÀ CHI PHÍ Giá cả trong một nền kinh tế thị trường không chỉ đơn giản là các con số bóc ra từ không khí hay do những người bán tùy tiện đặt. Mặc dù bạn có thể đặt bất cứ giá nào lên hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, những giá đó sẽ chỉ trở thành hiện thực kinh tế nếu đối phương sẵn lòng chi trả—và điều đó không phụ thuộc vào bất cứ giá nào bạn đã chọn mà phụ thuộc vào khách hàng muốn bao nhiêu với đề nghị của bạn và giá mà những nhà sản xuất khác bán cho cùng loại hàng hóa và dịch vụ là bao nhiêu. Ngay cả khi bạn sản xuất ra thứ gì đó mà sẽ đáng giá 100 đô la đến một khách hàng và đề nghị bán với giá 80 đô la, vị khách đó vẫn sẽ không mua nó từ bạn nếu một nhà sản xuất khác đề nghị bán với giá 70 đô la cho một sản phẩm y hệt. Rõ ràng là tất cả chuyện này trông có vẻ, những ngụ ý của nó không hẳn là hoàn toàn rõ ràng đối với một số người—ví dụ, những ai đổ lỗi cho giá cao là “tham lam”, đối với gợi ý đó một người bán hàng có thể đặt giá theo ý muốn và bán ở các mức giá tùy tiện đó. Ví dụ, môt câu chuyện trên trang bìa của tờ báo The Arizona Republic đã bắt đầu như sau: Tham lam đẩy giá nhà và doanh số của người dân thủ đô Phoenix đến một kỉ lục mới vào năm 2005. Nỗi sợ đang lèo lái thị trường năm nay.{17} Bài báo này có ý rằng giá thấp hơn có nghĩa là ít tham lam hơn, tình thế đã thay đổi dẫn đến việc làm người bán hàng giảm đi khả năng tính giá tương tự như trước và vẫn có thế bán hàng. Cái tình thế đã thay đổi trong trường hợp này bao gồm cả thực tế là nhà để bán tại thành phố Phoenix vẫn còn trên thị trường lâu hơn trước khi có người mua so với năm ngoái, và thực tế là nhà thầu xây dựng đang “ráng sức để bán những căn nhà mới được giảm giá sâu”. Không có một dấu hiệu nào dù chỉ là nhỏ nhất cho thấy người bán tỏ ra ít hứng thú hơn với việc kiếm nhiều tiền nhất có thể đối với những ngôi nhà họ bán—tức là họ không hề ít “tham lam” hơn chút nào. Cạnh tranh trong thị trường là giới hạn mà bất kì ai cũng có thể chi trả và vẫn có doanh thu, vì vậy thứ gì được lưu hành không phải do sắp đặt của bất kì ai, bất kể có tham lam hay không, mà là các tình huống mà thị trường có thể xảy ra là gì. Cảm xúc của một người bán hàng—dù “tham lam” hay không—chẳng nói lên điều gì cho chúng ta biết về thứ mà người mua sẽ sẵn lòng trả là gì. Sự Phân Bổ Nguồn Lực bởi Giá Cả Bây giờ chúng ta cần phải nhìn cận cảnh hơn vào tiến trình giá cả phân bổ các nguồn lực khan hiếm có nhiều cách sử dụng thay thế. Trường hợp nơi mà người tiêu dùng muốn sản phẩm A và không muốn sản phầm B là ví dụ đơn giản nhất về cách mà giá cả dẫn đến sự hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Nhưng giá cả vẫn quan trọng tương đương trong những tình huống phổ biến hơn và phức tạp hơn, nơi mà người tiêu dùng muốn cả A và B​, cũng như nhiều thứ khác nữa, một số lại yêu cầu các sản phẩm làm từ cùng một loại nguyên liệu trong khâu sản xuất. Ví dụ, người tiêu dùng không chỉ muốn phô mai, họ còn muốn cả kem và sữa chua, cũng như những sản phẩm được làm từ sữa khác nữa. Giá cả giúp nền kinh tế quyết định nên sử dụng bao nhiêu sữa vào mỗi loại sản phẩm đó bằng cách nào? Trong chi trả cho phô mai, kem, và sữa chua, người tiêu dùng cũng trong hiệu ứng đặt giá gián tiếp cho sữa, thứ làm nên các sản phẩm đó. Nói cách khác, tiền doanh thu đến từ các sản phẩm đó là thứ khiến nhà sản xuất có thể tiếp tục mua sữa để làm ra thêm các sản phẩm tương ứng. Khi nhu cầu dành cho phô mai tăng lên, người làm phô mai sử dụng thu nhập phụ của họ để mua thêm một số sữa trước khi làm ra kem hoặc sữa chua, nhằm tăng thêm sản phẩm đầu ra đáp ứng được nhu cầu tăng lên. Khi người làm phô mai yêu cầu nhiều sữa hơn, nhu cầu tăng lên đó buộc giá sữa tăng lên—với tất cả mọi người, bao gồm cả những nhà sản xuất kem và sữa chua. Khi những nhà sản xuất của các sản phẩm đó nâng giá kem và sữa chua để chi trả cho phí tăng cao của sữa, người tiêu dùng có khả năng sẽ mua ít lại các sản phẩm làm từ sữa có giá cao hơn đó. Làm sao nhà sản xuất biết cần phải mua bao nhiêu sữa? Rõ ràng là họ sẽ chỉ mua một lượng sữa mà sẽ đủ để bù lại phần chi phí tăng lên bằng sự tăng giá của những sản phẩm làm từ sữa đó. Nếu người tiêu dùng mua kem không được khuyến khích bởi sự tăng giá giống như của sữa chua, thì rất ít sữa tăng thêm mà dùng để tạo ra nhiều phô mai hơn sẽ đến từ sự giảm sản xuất kem và nhiều hơn sẽ đến từ sự giảm sản xuất sữa chua. Nếu người mua kem không bị chán nản bởi việc tăng giá như người mua sữa chua, thì sẽ rất ít lượng sữa dùng để làm phô mai đến từ sự giảm lượng sản xuất của sữa chua và nhiều lượng sữa đến từ sự giảm lượng sản xuất của sữa chua. Điều này có nghĩa như là một nguyên tắc chung đó là cái giá mà một nhà sản xuất sẵn sàng trả cho một thành phần nào đó trở thành cái giá mà các nhà sản xuất khác bắt buộc phải trả cho một nguyên liệu tương tự. Điều này có thể áp dụng dù cho chúng ta đang nói về sữa dùng để làm phô mai, kem và sữa chua hay gỗ dùng để làn gậy đánh bóng chày, đồ nội thất và giấy. Nếu như lượng giấy yêu cầu là gấp đôi, điều đó có nghĩa là lượng bột gỗ cần có để làm giấy cũng tăng lên. Khi giá gỗ tăng lên để đáp ứng sự tăng lên của nhu cầu, nghĩa là giá của của gậy đánh bóng chày và đồ nội thất cũng thế mà tăng theo, để trang trải chi phí cao hơn của gỗ dùng để làm những đồ vật đó. Hậu quả này tiếp tục đi xa hơn. Khi mà giá sữa tăng lên, nhà máy sữa sẽ có động lực sản xuất nhiều sữa hơn, cũng có nghĩa là mua nhiều bò hơn, dẫn đến việc sẽ có nhiều bò được cho phát triển đến tuổi trưởng thành hơn, thay vì bị giết lấy thịt như khi còn là bê. Những hậu quả cũng không dừng lại ở đó, khi mà ít bò bị giết lấy thịt, sẽ có ít da bò hơn, và giá của găng tay bóng chày có thể tăng do cung và cầu. Những hậu quả như vậy lan truyền khắp nền kinh tế, như những con sóng trải dài khắp ao khi một hòn đá rơi xuống nước. Chẳng có người nào ở trên đỉnh điều phối toàn bộ việc này, chủ yếu là vì chẳng có ai đủ khả năng để theo dõi toàn bộ các tác động dội lại theo tất cả mọi hướng. Một nhiệm vụ như thế là quá sức đối với các nhà hoạch định tập trung ở bất kì quốc gia nào. Sự Thay Thế Gia Tăng Vì nguồn lực khan hiếm có các cách sử dụng thay thế, giá trị được một cá nhân hay công ty đặt trên từng cách dùng đó sẽ thành giá mà người tiêu dùng phải trả nếu họ mua một trong các nguồn lực đó cho cách dùng của riêng họ. Từ quan điểm tổng quát nền kinh tế, việc đó có nghĩa là nguồn lực có xu hướng chảy vào nơi mà cách sử dụng của chúng có giá trị nhất khi mà có sự cạnh tranh giá trong thị trường. Điều này không có nghĩa là một cách sử dụng nào đó có thể triệt tiêu những cách dùng khác. Trái lại, các điều chỉnh tăng lên. Chỉ cùng 1 lượng sữa đó có giá trị làm kem hoặc sữa chua cũng như có giá trị làm phô mai thì nó sẽ được sử dụng để làm kem hoặc sữa chua. Chỉ cùng 1 số lượng gỗ đó dùng làm gậy bóng chày hoặc đồ nội thất cũng như có giá trị làm giấy thì sẽ được dùng để làm gậy bóng chày và đồ nội thất. Giờ hãy nhìn vào nhu cầu từ lập trường của người tiêu dùng: Dù có người tiêu dùng có cân nhắc hay không việc lựa chọn phô mai, kem, hay sữa chua, một số vẫn sẽ băn khoăn khi có một lượng nhất định, ít băn khoăn hơn khi có lượng thêm, và cuối cùng—vượt qua một mức nào đó—không quan tâm trước việc có thêm nữa hay không, hay thậm chí là không có ý định tiêu thụ thêm chút nào nữa sau khi đã trở nên chán ngấy. Nguyên tắc tương tự được áp dụng khi dùng nhiều bột gỗ hơn để làm giấy và nhà sản xuất cùng người tiêu dùng đồ nội thất và gậy bóng chày phải điều chỉnh tăng lên theo. Nói tóm lại, giá cả điều phối cách sử dụng các nguồn lực, để mà chỉ cùng một lượng đó được dùng cho một thứ mà ngang bằng về giá trị đối với các cách dùng khác. Bằng cách đó, một nền kinh tế điều phối bởi giá cả không làm người ta choáng ngộp bởi phô mai đến độ chán ngấy vì nó, trong khi những người khác đang gào thét đòi nhiều kem hoặc sữa chua hơn. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu như tình huống diễn ra như thế , nó đã xảy ra nhiều lần ở các nền kinh tế, nơi mà giá cả không thường được sử dụng để phân bổ nguồn lực khan hiếm. Da dê không phải là loại hàng hóa duy nhất bán không được và bị chất đống trong các nhà kho của Liên Bang Xô Viết khi mà người dân đang xếp hàng dài chờ đợi để mua những mặt hàng thiếu cung khác. Việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm mà có các cách sử dụng thay thế không phải chỉ là một khái niệm trừu tượng của các nhà kinh tế. Nó quyết định mức sống tốt hay xấu như thế nào của hàng triệu người. Một lần nữa, như trong ví dụ về căn nhà bãi biển, giá cả truyền đạt một thực tế cơ bản: Từ quan điểm của toàn thế xã hội, cái "chi phí" của bất kì thứ gì là giá trị mà nó có cho một mục đích sử dụng thay thế. Chi phí đó được phản ánh trên thị trường khi cái giá mà một cá nhân sẵn sàng bỏ ra trở thành chi phí mà người khác bắt buộc phải trả, để có thể có được một phần của nguồn tài nguyên khan hiếm tương tự hoặc sản phẩm làm ra từ nó. Nhưng, bất kể một xã hội cụ thể nào đó có hệ thống giá cả tư bản hay một nên kinh tế xã hội chủ nghĩa hay phong kiến, hay bất kể một hệ thống nào khác, chi phí thực sự của bất cứ thứ gì cũng chỉ là giá trị của nó trong các mục đích sử dụng khác. Chi phí thực tế dùng để xây dựng một cây cầu là chi phí của bất cứ thứ gì khác có thể xây dựng bằng số lượng nhân công hay vật liệu tương tự. Điều này cũng đúng với ở cấp độ của một cá nhân nhất định, ngay cả khi không có tiền. Cái giá để xem một sitcom trên truyền hình hay xem opera là giá trị của những thứ khác mà có thể thực hiện được cùng với quỹ thời gian tương tự. Hệ thống kinh tế Các hệ thống kinh tế khác nhau đối phó với thực tế cơ bản này theo những cách với những mức độ hiệu quả khác nhau, nhưng thực tế cơ bản tồn tại độc lập với mọi hệ thống kinh tế tồn tại ở một quốc gia nào đó. Một khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta có thể so sánh cách mà các hệ thống kinh tế sử dụng giá để buộc mọi người chia sẻ các nguồn lực khan hiếm khác nhau về hiệu quả từ các hệ thống kinh tế quyết định những điều như thế bằng cách để vua, chính trị gia, hay các quan chức ban hành lệnh bảo ai có thể lấy cái gì và được lấy bao nhiêu. Trong giai đoạn mở cửa vài năm cuối của Liên Xô, khi mọi người được tự do nói lên quan điểm của mình, hai nhà kinh tế học Xô viết đã được đề cấp đã viết một quyển sách rất thẳng thắng nêu lên cách mà nền kinh tế họ hoạt động, và quyển sách này sau đó đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Như Shmelev và Popov đã viết, các doanh nghiệp sản xuất ở Xô viết “luôn yêu cầu nhiều hơn mức họ cần” từ chính phủ về nguyên liệu, trang thiết bị, và các nguồn lực dùng trong sản xuất khác. “Họ lấy mọi thứ có thể, bất kể họ thực sự cần bao nhiêu, và họ không cần lo lắng về việc tiết kiệm nguyên liệu,” theo những nhà kinh tế đó. “Suy cho cùng, không ai ‘ở trên đỉnh’ biết chính xác những yêu cầu thật sự là gì,” vì thế “phung phí” là có lý—từ quan điểm của người quản lí của một doanh nghiệp Xô viết. Nhân công là một trong số các nguồn lực bị phung phí đó. Hai nhà kinh tế học đã ước rằng “có từ 5 đến 15 phần trăm nhân công ở phần lớn các doanh nghiệp bị dư thừa và được giữ “để phòng hờ”” Hậu quả là tốn nhiều nguồn lực hơn nhiều để sản xuất ra một đầu ra nhất định trong nền kinh tế Xô viết khi so sánh với hệ thống kinh tế điều phối giá, như tại Nhật Bản, Đức và các nền kinh tế thị trường khác. Trích các thống kê chính thức, Shmelev và Popov than vãn: Để làm ra một tấn đồng chúng tôi sử dụng khoảng 1,000 kWh năng lượng điện, ở Đức là 300. Để sản xuất là một tấn xi măng chúng tôi dùng lượng năng lượng gấp đôi Nhật Bản. {21} Liên Xô không hề thiếu nguồn lực, thực tế nó là một trong những nước giàu tài nguyên nhất trên thế giới—nếu không phải là nước giàu nhất về nguồn lực tự nhiên. Không thiếu cả người được giáo dục có trình độ lẫn người có tay nghề cao. Thứ nó thiếu là một hệ thống kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Vì các doanh nghiệp Xô viết không nằm dưới các hạn chế tài chính như những doanh nghiệp tư bản, họ giành lấy nhiều máy móc hơn họ cần, “những chiếc máy đó bị tập hợp lại và đóng bụi trong các nhà kho hoặc rỉ sét,” như hai nhà kinh tế học Xô viết viết. Nói tóm lại, các doanh nghiệp Xô viết không bị ép buộc phải tiết kiệm—tức là, xem các nguồn lực vừa khan hiếm vừa có giá trị trong các cách sử dụng thay thế, đối với những người dùng thay thế không bán các nguồn lực đó, như họ sẽ làm trong một nền kinh tế thị trường. Mặc dù lãng phí như vậy tiêu tốn các doanh nghiệp Xô viết một chút hoặc không, nó lại làm người dân tốn kém, dưới hình thức là một mức sống thấp hơn là khả năng sản xuất của nguồn lực và công nghệ của họ. Tất nhiên lãng phí đầu vào như hai nhà kinh tế học miêu tả không thể tiếp tục trong loại hình nền kinh tế nơi mà đầu vào phải được mua cạnh tranh với người dùng thay thế, và nơi mà tự bản thân doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bằng cách giữ giá thấp hơn nhà bán lẻ. Trong một hệ thống tư bản điều phối giá như thế, số lượng đầu vào được đặt hàng sẽ dựa trên tính toán chính xác nhất của doanh nghiệp về cái nào là thật sự cần thiết, không phải dựa trên việc các quản lí của doanh nghiệp đó có thể thuyết phục các viên chức chính phủ cấp cao hơn cho họ có bao nhiêu. Các viên chức cấp cao hơn đó không thể nào là chuyên gia trong phạm vi tất cả các ngành công nghiệp và sản phẩm dưới sự kiểm soát của họ, vì vậy họ với quyền lực trong những tổ chức kế hoạch hóa tập trung đến mức độ phụ thuộc vào họ với kiến thức của các ngành và doanh nghiệp đặc thù của họ. Sự tách biệt quyền lực và kiến thức này là trọng tâm của vấn đề. Những nhà kế hoạch hóa tập trung có thể nghi ngờ điều mà những người quản lí doanh nghiệp nói với họ nhưng chủ nghĩa ngờ vực không phải kiến thức. Nếu nguồn lực bị từ chối, sản xuất có thể chịu thiệt hại—và người đứng đầu có thể cuốn trong các tổ chức kế hoạch hóa tập trung. Kết quả cuối cùng là sử dụng quá các nguồn lực được hai nhà kinh tế học Xô viết miêu tả. Sự tương phản giữa nền kinh tế Xô viết và hai nền kinh tế của Đức với Nhật là chỉ một trong nhiều có thể được tạo ra giữa các hệ thống kinh tế sử dụng giá để phân bổ các nguồn lực và những người trông cậy vào sự kiểm soát chính trị hoặc quan liêu. Ở những nơi khác trên thế giới cũng vậy, và trong các hệ thống chính trị, có những sự tương phản giống nhau giữa những nơi sử dụng giá để cung ứng hàng hóa theo định lượng và phân bổ các nguồn lực đối chọi với những nơi trông cậy vào những kẻ cai trị cha truyền con nối, viên chức được bầu cử hoặc ủy ban kế hoạch hóa được chỉ định. Khi nhiều người kiều dân châu Phi dành được độc lập dân tộc vào thập niên 1960, một kèo cược nổi tiếng giữa tổng thống của Ghana và tổng thống của Ivory Coast lân cận xem nước nào sẽ trở nên thịnh vượng hơn trong những năm tới. Thời điểm đó, Ghana không chỉ thịnh vượng hơn Ivory Coast, nó còn có nhiều nguồn lực tự nhiên hơn, vì thế kèo cược trông có vẻ liều lĩnh về phía tổng thống của Ivory Coast. Tuy nhiên, ông ấy biết rằng Ghana theo đuổi một nền kinh tế chính phủ vận hành và Ivory Coast là thị trường tự do. Năm 1982, Ivory Coast đã vượt mặt Ghana về kinh tế với 20 phần trăm người nghèo nhất của nước này đã có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn hầu hết người dân tại Ghana. Việc này không thể quy cho bất kì ưu thế của quốc gia hay người dân. Thực tế, nhiều năm sau đó, khi chính phủ Ivory Coast cuối cùng cũng không chịu được sự cám dỗ mà kiểm soát nền kinh tế nhiều hơn, trong khi Ghana cuối cùng cũng học được từ sai lầm và bắt đầu buông kiểm soát của chính phủ lên thị trường, vai trò của hai quốc gia đảo ngược—và giờ nền kinh tế của Ghana bắt đầu phát triển, trong khi đó Ivory Coast thì suy thoái.{24} Có sự so sánh tương tự giữa Burma và Thái Lan, Burma có mức sống cao hơn trước khi thiết lập chủ nghĩa xã hội, và Thái Lan sau này có mức sống cao hơn. Các quốc gia khác—Ấn Độ, Đức, Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Sri Lanka—đã trải nghiệm sự nhảy vọt của nền kinh tế khi họ giải phóng nền kinh tế khỏi sự kiểm soát của chính phủ và trông cậy vào giá cả để phân bổ các nguồn lực. Vào năm 1960, Ấn Độ và Hàn Quốc tương đồng nhau về cấp độ kinh tế nhưng, vào cuối thập niên 1980, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã gấp mười lần Ấn Độ.{25} Ấn Độ duy trì nền kinh tế kiểm soát bởi chính phủ trong nhiều năm sau khi giành được độc lập năm 1947. Tuy nhiên, vào thập niên 1990, Ấn Độ “đã vứt bỏ bốn thập kỉ cô lập và kế hoạch hóa kinh tế, và lần đầu tiên giải phóng các doanh nghiệp quốc gia kể từ khi độc lập,” theo lời của tờ tạp chí The Economist ​nổi tiếng. Theo sau đó là tỉ lệ phát triển mới 6 phần trăm một năm, khiến Ấn Độ trở thành “một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới.” Từ năm 1950 đến 1990, tỉ lệ tăng trưởng trung bình của Ấn Độ là 2 phần trăm. Hiệu ứng tích tụ của sự tăng trưởng nhanh gấp ba lần trước đó làm hàng triệu người Ấn Độ thoát khỏi nghèo khổ. Ở Trung Quốc, sự chuyển tiếp qua một nền kinh tế thị trường bắt đầu sớm hơn, vào thập niên 1980. Đầu tiên chính phủ nới lỏng kiểm soát thử nghiệm cơ bản lên các đặc khu kinh tế và những vùng địa lí đặc biệt sớm hơn những nơi khác. Việc này dẫn tới sự tương phản kinh tế choáng váng trong cùng một quốc gia, cũng như sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Quay trở lại năm 1978, có ít hơn 10 phần trăm sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc được bán tại các thị trường mở, thay vì bị chuyển giao cho chính phủ phân phối. Nhưng, vào năm 1990, 80 phần trăm được bán trực tiếp trên thị trường. Kết quả cuối cùng là có nhiều thực phẩm hơn và một lượng đa dạng các thực phẩm có sẵn hơn cho cư dân thành phố tại Trung Quốc, và thu nhập của các nông dân tăng lên hơn 50 phần trăm trong vòng vài năm. Trái ngược với các vấn đề kinh tế trầm trọng của Trung Quốc khi chịu sự kiểm soát mạnh tay bởi chính phủ dưới thời Mao, ông ta mất năm 1976, theo sau đó là sự giải phóng giá cả trên thị trường dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc 9 phần trăm mỗi năm từ năm 1937 đến 1995. Trong khi lịch sử có thể nói chúng ta biết những chuyện như thế đã xảy ra, kinh tế học giúp giải thích tại sao chúng lại xảy ra—thứ mà giá cả cho phép chúng thực hiện thứ mà kiểm soát chính trị của một nền kinh tế khó mà phù hợp. Kinh tế học nhiều hơn giá cả, nhưng việc hiểu chức năng của giá cả là nền tảng cho việc hiểu phần còn lại của nền kinh tế. Một nền kinh tế kế hoạch hóa theo khẩu phần nghe có vẻ hợp lý hơn một nền kinh tế chỉ điều phối bởi giá cả kết nối hàng triệu các quyết định tách biệt của các cá nhân và tổ chức. Nhưng hai nhà kinh tế Xô viết, những người đã chứng kiến hậu quả thực sự của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đưa tới kết luận rất khác—đó là, “có quá nhiều các mối quan hệ kinh tế, đưa toàn bộ chúng vào kiểm soát và điều phối chúng một cách hợp lí là điều không tưởng.”{30} Kiến thức là một trong toàn bộ các nguồn lực khan hiếm nhất, và một hệ thống giá cả tiết kiệm trên cách dùng của nó bằng việc buộc những ai có kiến thức nhất trong tình huống riêng biệt của họ ra giá cho hàng hóa và các nguồn lực dựa trên kiến thức đó, hơn cả dựa trên khả năng của họ để ảnh hưởng người khác trong các ủy ban kế hoạch hóa, các cơ quan lập pháp, hoặc các cung điện hoàng gia. Các mấu chốt có thể được đánh giá bởi trí thức, đó dường như không phải một cách truyền đạt hiệu quả thông tin chính xác như việc đối mặt với người có nhu cầu “chứng minh lời nói của mình là đúng.” Việc đó buộc họ phải tập hợp thông tin chính xác nhất, hơn là những lời nói có vẻ đáng tin. Con người sẽ mắc sai lầm trong bất kì hệ thống kinh tế nào. Câu hỏi then chốt là: Những động cơ và hạn chế nào sẽ buộc họ phải sửa chữa sai lầm của mình? Trong một nền kinh tế điều phối bởi giá cả, bất kì nhà sản xuất nào sử dụng nguyên liệu có giá trị hơn nơi khác trong nền kinh tế sẽ phát hiện ra chi phí cho những nguyên liệu đó không thể được hoàn trả từ những gì người tiêu dùng sẵn lòng trả cho sản phẩm. Sau cùng, nhà sản xuất phải đấu thầu các nguồn lực đó từ những người dùng khác, trả hơn giá trị của các nguồn lực đó cho một vài người dùng khác. Nếu các nguồn lực đó hóa ra không có giá trị hơn trong cách dùng mà người sản xuất này rót vào, thì anh ta sẽ mất tiền. Sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ngưng sản xuất loại sản xuất bằng các nguyên liệu đó. Đối với những nhà sản xuất quá mù quáng hoặc quá cứng đầu để thay đổi, tiếp tục thua lỗ sẽ buộc việc kinh doanh của họ đi tới phá sản, vì thế sự lãng phí các nguồn lực có sẵn với xã hội sẽ bị dừng theo cách đó. Đó là lí do thua lỗ cũng quan trọng như lợi nhuận, từ góc nhìn của nền kinh tế, mặc dù thua lỗ dường như không phổ biến với các doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế điều phối bởi giá cả, người làm thuê và chủ nợ đòi được trả, bất kể nhà quản lí và chủ sở hữu có mắc sai lầm đi nữa. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tư bản chỉ có thể mắc nhiều sai lầm cho đến khi họ phải dừng hoặc bị dừng—bất kể do sự kém năng lực trong việc thuê lao động và nguồn cung họ cần hoặc do phá sản. Trong một nền kinh tế phong kiến hoặc một nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo có thể tiếp tục mắc cùng một sai lầm vô tận. Hậu quả bị trả giá bởi người khác dưới hình thức mức sống thấp hơn mức sống đúng khi sử dụng nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả hơn. Trong sự thiếu vắng các tín hiệu giá hấp dẫn và mối đe dọa của thua lỗ tài chính mà chúng truyền tải đến những nhà sản xuất, sự không hiệu quả và lãng phí ở Liên Xô có thể tiếp tục cho đến khi từng trường hợp lãng phí đó đủ lớn và rõ mồn một để thu hút lấy sự chú ý của những nhà kế hoạch hóa tập trung ở Moscow, những người mà bận bịu với hàng ngàn quyết định khác. Mỉa mai thay, những vấn đề gây ra bởi việc cố vận hành một nền kinh tế bằng các mệnh lệnh trực tiếp hoặc bằng giá cả tùy tiện áp đặt bởi chính phủ đã được Karl Marx và Friedrich Engels nhìn thấy trước vào thế mười chín, Liên Xô đã tuyên bố là đi theo tư tưởng của hai người này. Engels đã chỉ ra rằng dao động điều chỉnh giá đã “cưỡng ép các nhà sản xuất hàng hóa phải sản xuất thứ gì và số lượng mà xã hội đòi hỏi là bao nhiêu.” Nếu không có cơ chế như thế, ông ta muốn biết “cái gì đảm bảo chúng ta có lượng cần thiết đó và không phải là nhiều hơn của loại sản phẩm sẽ được sản xuất, rằng chúng ta sẽ không đói với ngô và thịt trong khi chúng ta ngán ngẫm củ cải đường và khoai tây, rằng chúng ta sẽ không thiếu quần để che đi cái sự trần trụi trong khi có hàng triệu cái nút quần. Marx và Engels hiển nhiên là hiểu rõ về kinh tế học hơn nhiều tín đồ của họ sau này. Hoặc có lẽ Marx và Engels bận tâm tới hiệu quả kinh tế hơn là duy trì kiểm soát chính trị từ trên đỉnh. Cũng có những nhà kinh tế Xô viết hiểu về vai trò của sự biến động điều chỉnh giá cả trong việc điều phối bất cứ nền kinh tế nào. Gần cuối thời kì Liên Xô, hai trong số các nhà kinh tế học đó, Shmelev và Popov, hai người mà chúng ta đã trích dẫn, đã nói rằng: “Mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau trong thế giới giá cả, để mà thay đổi nhỏ nhất trong một yếu tố cũng làm lan truyền chuỗi hàng triệu thứ khác.” Những nhà kinh tế học Xô viết đó đặc biệt nhận thức được vai trò của giá cả từ việc nhìn thứ chuyện gì đã xảy ra khi giá cả không được cho phép thực hiện vai trò đó. Nhưng những người phụ trách nền kinh tế Xô viết là những người lãnh trị chính trị, không phải các nhà kinh tế học. Dưới thời Stalin, một số nhà kinh tế học đã bị xử bắn vì nói những điều ông ta không muốn nghe. CUNG VÀ CẦU Có lẽ là không có nguyên tắc nào cơ bản hay rõ ràng hơn sự thật rằng con người có xu hướng mua nhiều hơn khi giá thấp và ít hơn khi giá cao. Với cùng dấu hiệu, những người sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nhiều hơn khi giá cao và ít hơn khi giá thấp. Nhưng ý nghĩa của nguyên tắc đơn giản đó, đơn lẻ hay kết hợp, cũng đều bao quát một phạm vi các hoạt động và vấn đề kinh tế đáng kể—và phủ nhận đi một phạm vi đáng kể các quan niệm sai và ngụy biện. Demand versus “Need” - Cầu đối chọi “Nhu cầu” Khi người ta cố định lượng “nhu cầu” của một nước đối với sản phẩm hay dịch vụ nào đó, họ đang bỏ qua sự thật rằng không tồn tại “nhu cầu” cố định hay khách quan. Nếu có thì hiếm khi có một lượng cầu cố định. Ví dụ, nông trang tập thể tại một Isreali kibbutz dựa trên việc sản xuất tập thể và cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nhau, mà không sử dụng tiền hay giá cả. Tuy nhiên, cung ứng điện và thức ăn không tính giá dẫn tới một tình huống nơi mà người ta thường không bận tâm việc tắt đèn điện vào ban ngày và các thành viên sẽ mang bạn bè từ bên ngoài kibbutz vào ăn cùng. Nhưng, sau khi kibbutz bắt đầu tính giá cho điện và thực phẩm, có sự giảm mạnh trong tiêu thụ cả hai. Nói tóm lại, không có lượng cầu hay “nhu cầu” cố định đối với thức ăn hay điện, mặc dù cả hai đều là thứ cần thiết đến cỡ nào đi nữa. Tương tự, không có cung cố định. Thống kê về lượng dầu thô, quặng sắt, hay các nguồn lực tự nhiên khác có vẻ chỉ ra rằng số lượng chất liệu vật lí trong lòng đất chỉ là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế, chi phí khám phá, khai thác và gia công các nguồn lực tự nhiên chênh lệch rất nhiều giữa các nơi khác nhau. Có vài nơi mà chi phí khai thác và xử lí dầu là 20 đô la một thùng và nơi khác thì không thể chi trả cho toàn bộ chi phí sản xuất ở mức 40 đô la một thùng, mà có thể lên tới tận 60 đô la một thùng. Với hàng hóa nói chung, số lượng cung ứng khác nhau thay đổi trực tiếp với giá cả , giống như lượng cầu biến thiên ngược với giá cả. Khi giá dầu giảm xuống dưới một mức nào đó, các giếng dầu năng suất thấp sẽ bị đóng cửa do chi phí khai thác và xử lí dầu từ những giếng khoan đặc biệt này sẽ vượt quá giá dầu sẽ bán ra trên thị trường. Nếu sau đó giá tăng—hoặc nếu chi phí khai thác hoặc xử lí giảm nhờ công nghệ mới—thì các giếng dầu đó sẽ đưa vào hoạt động trở lại. Một số loại cát chứa dầu ở Venezuela và Canada có năng suất thấp đến nỗi không được tính trong trữ lượng dầu của thế giới cho đến khi giá dầu đạt kỉ lục mới vào đầu thế kỷ 21. Điều đó đã thay đổi mọi thứ, như tờ Wall Street Journal đã đưa tin: Những khoản gửi này đã từng bị bác bỏ như là dầu “không theo quy ước” không thể phục hồi về mặt kinh tế. Nhưng bây giờ, nhờ vào giá dầu toàn cầu tăng lên và công nghệ được cải tiến, hầu hết các chuyên gia ngành dầu tính cát chứa dầu như một nguồn dự trữ có thể thu hồi được. Sự tính toán lại đó đã đưa Venezuela và Canada lên đứng thứ nhất và thứ ba trong bảng xếp hạng dự trữ toàn cầu...{34} Tờ tạp chí The Economist c​ ũng đưa tin tương tự: Cát dầu của Canada, hoặc “tar sand”, được biết đến như là vật chất nhớp nháp, ngoại cỡ theo mọi cách. Chúng chứa 174 tỷ thùng dầu có khả năng thu được lợi nhuận, và 141 tỷ khác có thể khai thác nếu giá dầu tăng hoặc chi phí khai thác giảm—đủ để làm lượng dự trữ của Canada lớn hơn Saudi Arabia.{35} Nói tóm lại, không có nguồn cung dầu cố định—hay hầu hết các nguồn lực khác. In some ultimate sense, mỗi nguồn lực trên trái đất có một lượng hữu hạn nhưng, ngay cả khi lượng đó đủ để duy trì hàng thế kỉ hoặc hàng thiên niên kỉ, vào bất cứ thời điểm nào thì số lượng khả thi về mặt kinh tế để khai thác và xử lí thay đổi trực tiếp theo giá cả mà nó có thể bán. Nhiều dự báo sai lầm trong thế kỉ qua rằng chúng ta đang “cạn kiệt” nhiều loại nguồn lực tự nhiên trong nhiều năm được dựa trên sự nhầm lẫn về nguồn cung có sẵn hiện tại về mặt kinh tế ở giá cả hiện tại với nguồn cung vật chất cuối cùng trên trái đất, thứ mà thường lớn hơn rất nhiều. Các nguồn lực tự nhiên không phải thứ duy nhất mà sẽ được cung ứng một lượng nhiều hơn khi giá tăng. Mà còn đúng đối với nhiều mặt hàng và thậm chí là nhân công. Khi người ta dự đoán rằng sẽ có thiếu hụt về kĩ sư hay giáo viên hay thực phẩm trong những năm sắp tới, họ thường bỏ qua giá cả hoặc dự đoán ngầm rằng sẽ có một sự thiết hụt tại giá cả hôm nay. Nhưng sự thiếu hụt là thứ khiến giá tăng. Ở giá cao, không còn có thể khó hơn để tìm vị trí trống cho kĩ sư hay giáo viên hơn hôm nay và không thể khó hơn để tìm thực phẩm, vì giá cao dẫn tới nhiều cây trồng và chăn nuôi hơn. Nói tóm lại, một lượng lớn hơn thường được cung ứng ở giá cao hơn là giá thấp, bất kể thứ gì đang được bán, dầu hay táo, tôm hay lao động. Giá trị “Thật” Nhà sản xuất mà sản phẩm của anh ta hóa ra có sự kết hợp của các đặc trung là gần nhất với những gì người tiêu dùng thật sự muốn có thể không khôn ngoan hơn đối thủ cạnh tranh của anh ta. Nhưng anh ta vẫn có thể giàu lên trong khi đối thủ cạnh tranh của mình dự đoán sai và đi tới phá sản. Nhưng kết quả lớn hơn là xã hội đó như một tổng thể nhận nhiều lợi ích hơn từ các nguồn lực giới hạn của nó bằng cách điều hướng chúng đến nơi mà những nguồn lực đó sản xuất ra sản phẩm mà hàng triệu người muốn, thay vì sản xuất ra thứ mà họ không muốn. Toàn bộ những điều này trông có vẻ đơn giản, nó mâu thuẫn với nhiều ý tưởng được nắm giữ đại trà. Ví dụ, giá cao không chỉ thường bị lỗi là “tham lam”, người ta còn thường nói về vài thứ được bán cao hơn giá trị “thật”, hoặc công nhân bị trả lương thấp hơn giá trị “thật” của họ—hoặc các giám đốc điều hành, các vận động viên, và các nghệ sĩ bị trả thấp hơn giá trị “thật” của họ. Thực tế rằng giá cả dao động điều chỉnh theo thời gian, và thi thoảng có sự tăng vọt hoặc giảm mạnh, khiến một số người hiểu sai rồi kết luận rằng giá cả đang chệch khỏi giá trị “thật” của chúng. Nhưng mức độ thông thường dưới điều kiện bình thường của chúng không thật hơn hay giá trị hơn các mức cao hơn hay thấp hơn dưới những điều kiện khác nhau của chúng. Khi một người sử dụng lao động lớn đi tới phá sản trong một cộng đồng nhỏ, hoặc chỉ đơn giản là chuyển đến vùng hoặc nước khác, nhiều người làm cũ của doanh nghiệp có thể quyết định chuyển đi từ một nơi mà giờ có ít việc làm hơn—và khi số nhà ở được bán đi trong cùng một khu vực nhỏ đó cùng lúc, giá cả của những ngôi nhà đó rất có thể sẽ giảm do cạnh tranh. Nhưng điều này không có nghĩa rằng người ta đang bán nhà của mình với giá thấp hơn giá trị “thật”. Giá của việc sống trong cộng đồng đó đơn giản là đã giảm theo số cơ hội việc làm suy giảm, và giá nhà phản ánh lên thực tế cơ bản đó. Lí do cơ bản nhất tại sao không có thứ gọi là giá trị khách quan hay giá trị “thật” là sẽ không có cơ sở hợp lí cho các giao dịch kinh tế nếu có. Khi bạn trả một đô la cho một tờ báo, rõ ràng lí do duy nhất bạn làm vậy là do với bạn một tờ báo có giá trị hơn tờ đô la đó. Cùng lúc, lí do duy nhất người ta sẵn lòng bán tờ báo là do với họ tờ một đô la đó giá hơn tờ báo. Nếu có thứ gì đó như là giá trị “thật” hay giá trị khách quan của tờ báo—hay thứ gì đó khác—cả người mua lẫn người bán sẽ không có lợi ích gì từ việc tạo ra giao dịch ở mức giá tương đương với giá trị khách quan ấy, vì điều sẽ thu được không hề có giá trị lớn hơn những gì họ đã bỏ ra. Trong trường hợp đó, sao phải thực hiện giao dịch đó ngay từ đầu? Mặt khác, nếu một trong hai người mua hoặc người bán nhận được nhiều giá trị khách quan hơn từ cuộc giao dịch, thì người còn lại hẳn phải nhận ít hơn—trong trường hợp đó, sao đối phương phải tiếp tục giao dịch như vậy trong khi cứ tiếp tục bị gian lận? Việc tiếp tục các giao dịch giữa người mua và người bán chỉ có nghĩa khi giá trị là chủ quan, mỗi người nhận được thứ tương xứng mang tính chủ quan hơn. Giao dịch kinh tế không phải một quá trình có tổng bằng không, nơi một người lỗ một người lời. Cạnh Tranh Cạnh tranh là nhân tố cốt lõi trong việc giải thích tại sao giá cả thường không thể duy trì được ở các mức giá bừa bãi đặt ra. Cạnh tranh là chìa khóa vận hành của một nền kinh tế điều phối bởi giá cả. Nó không chỉ buộc giá cả bình đẳng, nó còn khiến vốn, lao động, và các nguồn lực khác chảy đến nơi có lợi tức cao nhất—đó là nơi có nhu cầu chưa được thỏa mãn lớn nhất—cho đến khi tiền thu vào đều đặn thông qua cạnh tranh, giống với nước tự cân bằng mực nước. Tuy nhiên, sự thật rằng nước tự cân bằng mực nước không có nghĩa là đại dương tĩnh lặng như mặt hồ. Các ngọn sóng và những cơn thủy triều luôn cản trở những lúc nước tự cân bằng, chứ không bị đóng băng vô hạn định ở một mức độ cố định. Tương tự, trong một nền kinh tế, sự thật rằng giá cả và tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư có xu hướng cân bằng nhau có nghĩa là chỉ có độ co giãn, liên quan đến cái khác, là những thứ dịch chuyển các nguồn nguồn lực từ nơi kiếm được ít hơn đến nơi kiếm được nhiều hơn—đó là, từ nơi mà lượng cung lớn nhất, cân đối với lượng cầu, đến nơi có lượng cầu không được thỏa mãn nhất. Điều đó không có nghĩa là giá đó sẽ giữ mãi hay một vài mô hình phân bổ nguồn lực lí tưởng nào đó mãi mãi không thay đổi. Giá và Cung Giá cả không chỉ là những phần cung ứng theo định lượng sẵn có, nó còn giữ nhiệm vụ như một động cơ mạnh mẽ khiến cho cung tăng hoặc giảm tương ứng với cầu thay đổi. Một vụ mùa thất bại tạo ra nhu cầu tăng lên đột ngột trong việc nhập khẩu thực phẩm vào vùng đó, các nhà cung ứng thực phẩm ở nơi khác gấp rút tranh đến đó trước, để chiếm ưu thế tận dụng giá cao cho đến khi có nhiều nhà cung ứng đến hơn và đưa giá giảm xuống trở lại thông qua cạnh tranh. Từ góc nhìn của người dân đói bụng nơi đó, chuyện này có nghĩa là thực phẩm đang được các nhà cung ứng “tham lam” gấp rút chuyển đến họ với tốc độ tối đa, có lẽ là còn nhanh hơn nữa nếu mớ thực phẩm đó được vận chuyển bởi nhân viên ăn lương chính phủ trên danh nghĩa một nhiệm vụ nhân đạo. Những người được thúc đẩy bởi khao khát kiếm tiền đối với thực phẩm họ bán ra có thể lái xe xuyên đêm hoặc đi đường tắt qua nơi có địa hình gồ ghề, trong khi những người “vì lợi ích cộng đồng” có vẻ thực hiện việc đó theo cách ít nhiệt huyết hơn và theo những con đường an toàn hay thuận tiện hơn. Nói tóm lại, con người ta có khuynh hướng làm nhiều vì lợi ích bản thân hơn là và lợi ích của người khác. Giá cả dao động một cách tự do hóa ra lại có thể tạo ra lợi ích cho người khác. Trong trường hợp cung ứng thực phẩm, sự đến sớm hơn có thể là sự khác biệt giữa đói tạm thời và chết đói hoặc các căn bệnh mà người dân mắc phải khi họ thiếu dinh dưỡng. Các quốc gia thế giới thứ ba, nơi có các nạn đói, thực phẩm cung ứng bởi các tổ chức quốc tế đến chính phủ quốc gia bị giữ lại đến hỏng nơi bến cảng trong khi người dân đang chết dần vì đói trong đất liền không hề hiếm. Dẫu tham lam có không hấp dẫn thế nào, nó lại có khả năng di chuyển thực phẩm nhanh hơn, cứu được nhiều mạng sống hơn. Trong tình huống khác, người tiêu dùng có lẽ không muốn nhiều hơn, mà muốn ít hơn. Giá cả cũng truyền tải điều này. Khi xe hơi bắt đầu thay thế ngựa và các chiếc xe độc mã vào đầu thế kỉ hai mươi, nhu cầu đối với yên ngựa, móng ngựa, xe ngựa và các đồ dùng như thế suy giảm. Khi những người sản xuất các mặt hàng như thế đối diện với thua lỗ thay vì lợi nhuận, nhiều người đã bắt đầu ngừng sản xuất hay bị buộc phải nghỉ vì phá sản. Theo một cách hiểu nào đó, thật là không công bằng khi một số người không thể kiếm nhiều tiền như những người khác với kĩ năng và tính cần cù tương tự, vì các đổi mới không được thấy trước bởi đa số nhà sản xuất được lợi từ các nhà sản xuất khác làm mọi thứ tệ đi. Nhưng sự bất công này đối với những chủ thể đặc biệt và doanh nghiệp là thứ làm cho nền kinh tế về tổng thể vận hành hiệu quả hơn đối với lợi ích của phần đông của phần còn lại. Liệu việc tạo ra nhiều sự công bằng hơn giữa các nhà sản xuất, ở chi phí hiệu quả suy giảm và dẫn tới một mức sống kém hơn, là công bằng đối với người tiêu dùng? Lãi và lỗ không hề tách biệt hay độc lập với nhau. Vai trò cốt lõi của giá cả là ràng buộc một mạng lưới các hoạt động kinh tế rộng lớn giữa những con người rải rác khắp nơi biết đến nhau. Tuy nhiên chúng ta có lẽ nghĩ chúng ta là các cá thể độc lập, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào người khác cho chính cuộc sống của chúng ta, cũng như phụ thuộc vào vô số người lạ, những người mà sản xuất các tiện nghi trong đời sống. Một số chúng ta có thể nuôi trồng thực phẩm mà chúng ta cần để sống, xây một nơi để ở, hay sản xuất ra các thứ như máy hoặc xe hơi. Những người khác sản xuất toàn bộ những thứ đó cho chúng ta, và động cơ kinh tế chính là cốt lõi cho mục đích đó. Như Will Rogers đã từng nói, “Chúng ta sẽ không sống nổi một ngày mà không phụ thuộc vào người khác.”{36} Giá cả làm sự phụ thuộc đó hiện hữu bằng cách liên kết lợi ích của họ với chúng ta. “Nhu cầu chưa được đáp ứng” Một trong những khái niệm kinh tế học sai lầm phổ biến nhất—và chắc chắn là thâm thúy nhất—là “unmet needs” (nhu cầu chưa được đáp ứng). Chính trị gia, nhà báo, và các viện sĩ hàn lâm hầu như vẫn đang tiếp tục chỉ ra các như cầu chưa được đáp ứng trong xã hội chúng ta mà nên được cung ứng bởi một vài chương trình chính phủ. Đa số chúng là những điều mà hầu hết chúng ta mong rằng xã hội có nhiều hơn. Việc đó có gì sai? Hãy quay lại thời cổ. Nếu kinh tế học là nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm có cách dùng thay thế, thì theo đó sẽ luôn luôn là các nhu cầu chưa được đáp ứng. Một số khát vọng đặc biệt có thể ngoại lệ và được đáp ứng 100 phần trăm, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là những khát vọng khác sẽ càng không được thỏa mãn hơn hiện tại. Bất kì ai đã từng lái xe trong các thành phố lớn chắc chắn sẽ cảm thấy rằng nhu cầu cho nhiều nơi đậu xe hơn là chưa được đáp ứng. Nhưng, nếu việc xây dựng thành phố theo cách mà xây một bãi đỗ xe cho bất kì ai muốn, bất kì nơi đâu trong thành phố, bất kể ngày hay đêm là khả dĩ về mặt kinh tế lẫn kĩ thuật, thì liệu chúng ta có được phép thực hiện điều đó? Chi phí cho việc xây dựng các bãi đậu xe dưới lòng đất mới hoàn toàn, hoặc dỡ bỏ các tòa nhà đang hiện hữu để tạo ra một bãi đậu trên mặt đất, hoặc thiết kế thành phố mới với ít tòa nhà và nhiều bãi đậu xe hơn, sẽ tốn kém cực kì khủng khiếp. Những thứ khác mà chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ là gì, để có được một Utopia tự vận hành? Ít bệnh viện hơn? Ít cảnh sát hơn? Ít sở cứu hỏa hơn? Chúng ta liệu có sẵn sàng chịu đựng thậm chí nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng hơn nữa trong những khu vực đó? Có lẽ một số người sẽ từ bỏ các thư viện công cộng để có nhiều nơi đậu xe hơn. Nhưng, bất kể lựa chọn đưa ra là gì và nó được hoàn thành theo một cách nào đó, vẫn sẽ có nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng hơn nữa tại nơi nào đó, đó là kết quả của việc đáp ứng một nhu cầu chưa được đáp ứng để có nhiều chỗ đậu xe hơn. Chúng ta có thể khác nhau về việc thứ nào là đáng hi sinh để có nhiều thứ khác. Vấn đề ở đây cơ bản hơn: Đơn thuần làm rõ một nhu cầu chưa được đáp ứng để nói lên rằng nhu cầu đó nên được đáp ứng là không thích đáng—không thích đáng khi mà các nguồn lực thì khan hiếm và có các cách dùng thay thế. Trong tình huống bãi đậu xe, trông có vẻ rẻ hơn, khi chỉ được đo lường bởi chi tiêu chính phủ, sẽ là hạn chế hoặc cấm sử dụng xe cộ cá nhân trong các thành phố, điều chỉnh số lượng xe tương ứng với số bãi đậu xe đang hiện hữu, thay vì điều ngược lại. Hơn nữa, thông qua và thi hành điều luật như thế sẽ tiêu tốn một phần nhỏ chi phí của việc mở rộng số bãi đậu xe. Nhưng việc tiết kiệm chi tiêu chính phủ này sẽ phải được cân nhắc với khoảng chi tiêu chính phủ khổng lồ hiện đang dành cho việc mua, duy trì, và đậu những chiếc xe trong thành phố. Rõ ràng những chi tiêu đó sẽ không được đảm bảo ngay từ ban đầu nếu những người trả các khoảng phí đó không tìm thấy lợi ích nào xứng đáng với chúng. Lại quay lại thời cổ, chi phí là những cơ hội đã (bị) bỏ qua​, không phải chi tiêu chính phủ. Ép buộc hàng ngàn người bỏ qua cơ hội mà họ sẵn lòng trả một khoảng tiền lớn làm chi phí có thể vượt quá số tiền tiết kiệm được bởi việc không phải xây thêm nhiều bãi đậu xe hoặc làm những điều cần thiết khác để chứa xe trong các thành phố. Không một điều nào trong đây nói lên rằng chúng ta nên thêm hay bớt các bãi đậu xe trong các thành phố lại. Điều nó nói lên là cách mà vấn đề này— và nhiều vấn đề khác—đang hiện diện không có nghĩa lí gì trong một thế giới của các nguồn lực khan hiếm có những cách dùng thay thế. Đây là thế giới của sự thỏa hiệp, không phải của các giải pháp—và bất kì thỏa hiệp nào được quyết định cũng sẽ để lại các nhu cầu chưa được đáp ứng. Miễn là chúng ta hưởng ứng một cách cả tin với những lời khoa trương chính trị về các nhu cầu chưa được đáp ứng, chúng ta sẽ tùy tiện chọn chuyển các nguồn lực đến bất cứ nhu cầu cần thiết nào trong ngày và bỏ qua những nhu cầu khác. Rồi khi một chính trị gia khác—thậm chí có lẽ là chính trị gia cũ ở thời điểm sau này—phát hiện ra việc cướp của Peter để trả cho Paul đã làm cho Peter tệ hơn, và giờ muốn giúp Peter đáp ứng được những nhu cầu chưa đáp ứng của anh ta, chúng ta sẽ bắt đầu chuyển nguồn lực khan hiếm theo hướng khác. Nói tóm lại, chúng ta sẽ giống như một con chó tự đuổi theo đuôi của chính nó theo vòng tròn và không hề đến gần hơn được chiếc đuôi, bất kể có nhanh đến thế nào đi nữa. Đây không phải nói rằng chúng ta đã có các thỏa hiệp lí tưởng và nên bỏ mặc chúng. Hơn nữa, nó nói lên rằng bất kể chúng ta thỏa hiệp gì hay thay đổi nên được nhìn thấy từ đầu khi thỏa hiệp—không phải đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng. Từ “nhu cầu” tùy tiện đặt một số khát vọng lên vị trí cao hơn các khát vọng khác, được xem là quan trọng hơn nhiều. Ví dụ, cơ thể thúc giục để có thêm một số ​thực phẩm và một ít nước, để mà duy trì sự sống, tuy nhiên—khi vượt quá một mức nhất định—cả hai thứ đó không chỉ không cần thiết mà thậm chí còn phản tác dụng và gây nguy hiểm. Bệnh béo phì lan rộng khắp những người Mỹ cho thấy rằng thực phẩm đã chạm đến mức đó và bất cứ ai đã từng chịu cảnh tàn phá của lũ (ngay cả khi đó chỉ là một cơn ngập dưới tầng hầm) biết rằng nước cũng có thể chạm đến mức đó. Nói tóm lại, ngay cả những thứ cần thiết khẩn cấp nhất vẫn giữ ở mức cần thiết chỉ trong một phạm vi nhất định. Chúng ta không thể sống nửa giờ mà không có oxy, nhưng ngay cả oxy khi vượt qúa mức nồng độ nào đó cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư và được biết là làm trẻ sơ sinh mù lòa suốt đời. Đó là một lí do tại sao các bệnh viện dù muốn dù không cũng không sử dụng các bình oxy (oxygen tanks). Nói tóm lại, không có thứ gì là “nhu cầu” rạch ròi, bất kể việc cần số lượng đặc biệt vào những thời gian và địa điểm đặc biệt là khẩn cấp bao nhiêu. Thật không may, hầu hết luật và các chính sách chính phủ đều được áp dụng một cách dứt khoát, nếu chỉ vì nguy hiểm mà để mặc các viên chức chính phủ trở thành một kẻ chuyên quyền trong việc hiểu ý nghĩa và khi nào họ nên áp dụng những luật và chính sách trên. Trong bối cảnh này, gọi điều như vậy là “nhu cầu” dứt khoát là đang đùa với lửa. Nhiều đơn khiếu nại mà một số chính sách chính phủ tốt cơ bản đã bị áp dụng một cách ngu ngốc có thể dẫn tới thất bại trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của luật phân loại trong một thế giới gia tăng. Có thể là không có bất kì cách khôn ngoan nào để áp dụng rạch ròi một chính sách được thiết kế để đáp ứng các khát vọng của một người mà lợi ích của người đó cứ tăng dần và cuối cùng không còn là lợi ích. Bởi tính rất tự nhiên của nó như một nghiên cứu về sử dụng các nguồn lực khan hiếm có cách dùng thay thế, kinh tế học là về sự thỏa hiệp gia tăng—không phải về “các nhu cầu” hay “các giải pháp”. Đó có thể là lí do các nhà kinh tế học không bao giờ nổi tiếng như các chính trị gia, những người đưa ra hứa sẽ giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Chương 3 KIỂM SOÁT GIÁ CẢ Lịch sử các phương thức kiểm soát giá cả song hành cùng lịch sử loài người. Chúng được các Pharaohs thời Ai Cập cổ đại áp đặt. Chúng được Hammurabi, vua của Babylon, vào thế kỉ mười tám trước công nguyên, quy định bằng sắc lệnh. Chúng cũng được thử nghiệm ở Athens cổ đại. Henry Hazlitt{37} Không gì có thể khiến chúng ta hiểu về vai trò của điện năng trong đời sống nhiều như một lần cúp điện. Tương tự, không gì cho thấy rõ ràng vai trò và sự quan trọng của sự dao động điều chỉnh giá trong một nền kinh tế thị trường hơn sự vắng mặt ​của sự dao động điều chỉnh giá khi thị trường bị kiểm soát. Chuyện gì xảy ra khi sự dao động điều chỉnh giá không được phép dao động một cách tự do theo cung và cầu, mà thay vào đó các dao động bị điều chỉnh trong giới hạn áp dụng bởi luật dưới nhiều loại hình thức kiểm soát giá cả? Một cách đặc thù, kiểm soát giá được ấn định để giữ giá khỏi tăng theo mức tương ứng cung và cầu. Nguyên nhân chính trị căn bản đối với những luật như vậy khác nhau theo thời gian và địa điểm, nhưng bất kì lúc nó trở nên thích hợp về mặt chính trị, hầu như không khi nào họ thiếu lí do chính đáng để giữ giá của một số mặt hàng vì lợi ích của một số người khác, những người mà ủng hộ chính trị có vẻ quan trọng hơn. Hiểu ảnh hưởng của kiểm soát giá, hiểu cách thức giá tăng lên và giảm xuống trong một thị trường tự do là điều cần thiết trước nhất. Việc đó chẳng có gì huyền bí, nhưng điều quan trọng là hiểu thật rõ về chuyện gì xảy ra. Giá tăng lên vì lượng cầu vượt quá lượng cung ở tại mức giá đang hiện hữu. Giá giảm xuống vì lượng cung vượt quá lượng cầu ở tại mức giá đang hiện hữu. Trường hợp đầu được gọi là “thiếu hụt” còn trường hợp hai được gọi là “dư thừa”—nhưng cả hai đều phụ thuộc vào những mức giá đang hiện hữu. Có vẻ đơn giản, song nó thường bị hiểu sai, đôi khi còn kèm theo những hậu quả khôn lường. GIÁ “TRẦN” VÀ SỰ THIẾU HỤT Khi có “sự thiết hụt” của một sản phẩm, không cần biết là sản phẩm gì, bất kể là có tương xứng với lượng người tiêu dùng hay không. Ví dụ, trong và ngay lập tức sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Mỹ có sự thiếu hụt nhà ở rất nghiêm trọng, ngay cả khi dân số quốc gia và số nhà ở đã cùng tăng lên 10 phần trăm so với giai đoạn trước chiến tranh—và không hề có sự thiếu hụt khi chiến tranh bắt đầu. Nói cách khác, trong giai đoạn này nhiều người Mỹ phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng để tìm được một căn hộ sinh sống mà thường là vô ích, một số người còn phải đút lót để các chủ nhà chuyển họ lên đầu danh sách chờ ngay cả khi tỉ lệ giữa nhà và người không đổi. Trong khi đó, nhiều người sống chung với họ hàng, ngủ trong ga-ra hoặc sử dụng các phương tiện sinh sống tạm thời khác, chẳng hạn như mua mấy chiếc lều dư của quân đội Quonset hoặc các toa tàu lửa cũ để sinh sống. Mặc dù không gian nhà ở cho mỗi người ít hơn so với trước chiến tranh, sự thiếu hụt là rất chân thực và rất đau đớn ở các mức giá đang hiện hữu , chúng bị giữ thấp hơn một cách giả tạo so với trước, vì các luật kiểm soát giá thuê đã được thông qua trong chiến tranh. Ở những mức giá thấp giả tạo đó, người ta có nhu cầu dành cho không gian nhà ở nhiều hơn so với trước khi đạo luật kiểm soát giá thuê được ban hành. Đây là một hậu quả thực tế của nguyên tắc kinh tế học đơn giản đã được lưu ý trong chương 2, đó là lượng cầu thay đổi theo giá cả. Khi một số người sử dụng nhiều nhà hơn bình thường, người khác sẽ thấy số nhà sẵn có ít lại. Điều tương tự diễn ra dưới các hình thức khác của kiểm soát giá cả: Một số người sử dụng những mặt hàng hoặc dịch vụ bị kiểm soát giá cả hào phóng hơn bình thường vì giá thấp giả tạo và, kết quả là, người khác nhận ra rằng những gì có sẵn còn lại cho họ đã ít hơn. Về tổng quát còn những hậu quả khác đối với kiểm soát giá cả, và kiểm soát giá thuê cũng cung cấp các ví dụ đó. Cầu dưới sự kiểm soát giá thuê Bình thường một số người sẽ không thuê chính căn hộ của mình, chẳng hạn như người trưởng thành trẻ tuổi vẫn sống cùng bố mẹ hoặc một số thì độc thân hay những góa phụ lớn tuổi sống cùng họ hàng, đã rời khỏi chính căn hộ của mình vì giá thấp giả tạo được tạo ra bởi kiểm soát giá thuê. Các mức giá thấp giả tạo đó còn khiến những người khác đi tìm những căn hộ lớn hơn nơi họ thường sống hoặc sống một mình vì họ phải chia sẻ căn hộ với bạn cùng phòng, để có thể đủ khả năng trả tiền thuê. Một số người thậm chí không sống trong thành phố nơi căn hộ bị kiểm soát giá thuê của họ tọa lạc bất chấp giữ đó làm một nơi để ở khi họ viếng thăm thành phố—ví dụ, các ngôi sao Hollywood giữ các căn hộ bị kiểm soát giá thuê ở New York hoặc một cặp đôi sống ở Hawaii giữ một ngôi nhà bị kiểm soát giá thuê ở San Francisco. Người thuê nhà tìm kiếm các căn hộ nhiều hơn và lớn hơn tạo ra một sự thiếu hụt, ngay cả khi không có sự khan hiếm vật chất về nhà ở lớn hơn nào liên quan đến tổng dân số. Khi sự kiểm soát giá thuê kết thúc sau Thế chiến thứ II, sự thiếu hụt nhà ở đã nhanh chóng biến mất. Sau khi sự thuê mướn tăng lên trong một thị trường tự do, một số cặp đôi không con cái sống trong những căn hộ bốn phòng ngủ đã có thể quyết định sẽ sống trong một căn hộ hai phòng ngủ và tiết kiệm được chi phí thuê chênh lệch. Một số thanh niên có thể quyết định sẽ tiếp tục sống với bố mẹ lâu hơn chút, cho đến khi tiền lương của họ tăng lên đủ để chi trả cho căn hộ của mình, giờ giá thuê đó không còn rẻ giả tạo nữa. Kết quả cuối cùng là những gia đình đang tìm một nơi để ở đã tìm thấy nhiều chỗ thích hợp hơn, giờ thì luật kiểm soát giá thuê không còn khiến những nơi như thế bị chiếm giữ bởi những người có nhu cầu ít khẩn cấp hơn. Nói cách khác, vấn đề thiếu hụt nhà ở ngay lập tức bị xóa sổ, thậm chí trước đó là thời gian cho việc xây dựng nhà ở mới, để đáp lại các điều kiện thị trường mà giờ đã khả thi trong việc vừa đủ chi phí xây thêm nhà và vừa kiếm được lợi nhuận. Cũng giống với các biến động điều chỉnh giá phân bổ các nguồn lực khan hiếm có cách dùng thay thế, kiểm soát giá hạn chế các biến động trên, làm giảm đi động lực của các cá nhân, hạn chế các cá nhân đó sử dụng các nguồn lực khan hiếm mà người khác mong muốn theo cách của riêng mình. Ví dụ, kiểm soát giá thuê có khuynh hướng dẫn tới việc nhiều căn hộ bị chiếm giữ bởi một người duy nhất. Một nghiên cứu ở San Francisco đã chứng tỏ rằng 49 phần trăm những căn hộ bị kiểm soát giá thuê tại thành phố này chỉ có duy nhất một người sở hữu, trong khi sự thiếu hụt nhà ở trầm trọng tại thành phố làm hàng ngàn người phải sống xa nơi làm việc khiến cho việc đi làm hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, một báo cáo điều tra dân số cho thấy điều tương tự rằng 46 phần trăm tổng các hộ gia đình ở Manhattan, nơi mà gần một nửa tất cả các căn hộ nằm dưới một vài hình thức kiểm soát giá thuê, bị chiếm giữ bởi một người duy nhất—so với 27 phần trăm trên toàn quốc. Trong những sự việc bình thường, nhu cầu về không gia nhà ở của con người có thay đổi trong cả quãng đời. Nhu cầu về không gia thường tăng lên khi họ kết hôn và có con. Nhưng, nhiều năm sau đó, sau khi con cái đã trưởng thành và rời đi, nhu cầu về không gia của bố mẹ có thể giảm, và nhu cầu đó thường giảm một lần nữa sau khi vợ hoặc chồng mất đi và người còn lại chuyển đến nơi nhỏ hơn hoặc đến sống cùng họ hàng hay trong một viện dưỡng lão. Bằng cách này, tổng nguồn cung nhà ở của một xã hội được chia sẻ và luân chuyển giữa những người dân dựa theo nhu cầu cá nhân thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời của họ. Việc phân chia này diễn ra, không phải vì bản thân họ có ý thức hợp tác, mà vì giá cả—trong trường hợp này là giá thuê—đối đầu với họ. Trong một thị trường tự do, những giá đó dựa trên giá trị thật mà những người đi thuê khác đặt lên nhà ở. Các cặp đôi trẻ với một gia đình đang tiến triển, thường sẵn lòng trả nhiều hơn cho nhà ở, ngay cả khi việc đó nghĩa là mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn, để có đủ tiền cho việc chi trả không gian nhà ở tăng thêm. Một cặp đôi bắt đầu có con cái có thể giảm việc ăn nhà hàng hoặc xem phim lại, hoặc họ có thể đợi lâu hơn trong việc mua quần áo hay xe mới, để từng đứa trẻ có thể có giường riêng của chúng. Nhưng, một khi con cái lớn lên và dọn đi, những hi sinh đó không còn cần thiết nữa, khi các tiện nghi khác giờ có thể có bởi việc cắt giảm số không gian nhà ở đang được thuê. Vai trò cốt cán của giá cả trong tiến trình này, việc đàn áp tiến trình bằng các luật kiểm soát giá thuê khiến người thuê nhà giảm đi động lực thay đổi hành vi khi hoàn cảnh thay đổi. Ví dụ, người lớn tuổi có ít động lực bỏ trống căn hộ mà họ thường sẽ bỏ trống khi con cái họ dọn đi, hoặc sau khi chồng hoặc vợ họ mất, nếu việc đó dẫn tới một sự suy giảm đáng kể trong việc thuê, khiến họ có nhiều tiền hơn để cải thiện mức sống trong các khía cạnh khác. Ngoài ra, việc thường xuyên thiếu hụt nhà ở đi kèm sự kiểm soát giá thuê làm tăng đáng kể thời gian và nỗ lực cần có để tìm một căn hộ mới và nhỏ hơn, trong khi giảm phần thưởng tài chính cho việc tìm kiếm đó. Nói tóm lại, kiểm soát giá thuê làm suy giảm tỉ số doanh thu nhà ở. Thành phố New York có sự kiểm soát giá thuê lâu và nghiêm ngặt hơn bất kì thành phố lớn nào của Mỹ. Một hậu quả đã xảy ra là tỉ số doanh thu hàng năm ở New York thấp hơn một nửa trung bình quốc gia, và tỉ lệ người thuê sống trong cùng căn hộ từ 20 năm trở lên nhiều gấp đôi trung bình quốc gia. Tờ New York Times đã tóm tắt tình huống như sau: New York đã từng giống các thành phố khác, một nơi mà những người thuê thường xuyên chuyển nhà và những người cho thuê cạnh tranh nhau để cho người mới thuê các căn hộ, nhưng ngày nay khẩu hiệu cũng là: Không người nhập cư nào cần đắp vào. Trong khi những người nhập cư ở đông đúc trong những căn nhà nội trú bất hợp pháp trong khu ổ chuột, dân địa phương tầng lớp trung lưu trả tiền thuê thấp để sống cùng những người hàng xóm tốt bụng, thường là trong những căn hộ lớn mà họ không còn cần sau khi con họ dọn ra. New York used to be like other cities, a place where tenants moved frequently and landlords competed to rent empty apartments to newcomers, but today the motto may as well be: No Immigrants Need Apply. While immigrants are crowded into bunks in illegal boarding houses in the slums, upper-middle-class locals pay low rents to live in good neighborhoods, often in large apartments they no longer need after their children move out.{43} Cung dưới Sự kiểm soát giá thuê Kiểm soát giá thuê cũng có sự ảnh hưởng lên cung. Chín năm sau khi kết thúc Thế chiến thứ II, ở Melbourne và Úc không có một căn hộ mới nào được xây lên, vì các luật kiểm soát giá thuê ở đó làm những tòa nhà như thế trở nên không có lợi nhuận. Ở Ai Cập, kiểm soát giá thuê được áp đặt vào năm 1960. Một phụ nữ người Ai Cập sống qua thời kì đó và đã viết về nó vào năm 2006 như sau: Kết quả cuối cùng là người ta ngưng đầu tư vào các tòa nhà chung cư, và một sự thiếu hụt nhà cho thuê và nhà ở đã buộc nhiều người Ai Cập sống trong các điều kiện khủng khiếp với nhiều gia đình cùng chia sẻ một căn hộ nhỏ. Ngày nay ở Ai Cập người ta vẫn có thể cảm nhận được những ảnh hưởng từ sự kiểm soát giá thuê khắc nghiệt đó. Những lỗi lầm như thế có thể kéo dài nhiều thế hệ.{45} Việc suy giảm sự xây dựng các tòa nhà cũng giống như nối gót theo sự ban hành luật kiểm soát giá thuê ở nơi khác. Sau khi Santa Monica tiến hành kiểm soát giá thuê, California vào năm 1970, số giấy phép xây dựng giảm xuống tới thấp hơn một phần mười so với chỉ năm năm trước đó. Một nghiên cứu về nhà ở ở San Francisco tìm ra rằng ba phần tư số nhà ở bị kiểm soát giá thuê đã hơn 50 năm và 44 phần trăm số nhà đó đã hơn 70 năm. Mặc dù việc thi công các tòa nhà văn phòng, các nhà máy, nhà kho, các tòa nhà thương mại và công nghiệp cần nhiều lao động, vật liệu dùng trong xây dựng các tòa nhà chung cư, việc xây dựng nhiều tòa nhà văn phòng mới trong các thành phố có quá ít tòa nhà chung cư được xây nên là điều không phổ biến. Do đó, ngay cả trong những thành phố thiếu hụt nhà ở trầm trọng, vẫn có thể có nhiều nơi còn trống trong các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Mặc dù New York, San Francisco, và các thành phố với sự kiểm soát giá thuê khác thiếu hụt nhà ở một cách trầm trọng, một cuộc khảo sát toàn quốc năm 2003 tìm ra tỉ lệ còn trống trong các tòa nhà được sử dụng bởi doanh nghiệp và kinh doanh là gần 12 phần trăm, cao nhất trong hơn hai thập kỉ. Đây chỉ là một bằng chứng nữa chứng minh rằng thiếu hụt là một hiện tượng giá cả. Tỉ lệ các tòa nhà thương mại còn trống cao cho thấy rằng rõ ràng có dư nguồn lực có sẵn để xây dựng các tòa nhà, nhưng kiểm soát giá thuê lại giữ các nguồn lực đó khỏi việc được sử dụng để xây dựng các căn hộ, và theo đó làm chệch các nguồn lực vào việc xây dựng các tòa nhà văn phòng, các nhà xưởng công nghiệp, và các tài sản thương mại khác. Sau khi luật kiểm soát giá thuê được đặt ra, không chỉ nguồn cung xây dựng căn hộ mới ít lại mà ngay cả nguồn cung nhà ở hiện hữu cũng có khuynh hướng giảm xuống, vì các chủ nhà ít bảo trì và sửa chữa lại dưới sự kiểm soát giá thuê, vì sự thiếu hụt nhà ở khiến cho việc duy trì vẻ ngoài nhà cho thuê để thu hút người thuê nhà trở thành điều không còn cần thiết nữa. Do đó nhà ở có khuynh hướng xuống cấp nhanh hơn dưới sự kiểm soát giá thuê và có ít sự thay thế hơn khi có hư hỏng. Các nghiên cứu về kiểm soát giá thuê ở Mỹ, Anh, và Pháp chỉ ra rằng nhà ở bị kiểm soát giá thuê xuống cấp nhanh hơn nhà ở không bị kiểm soát giá thuê. Thông thường, nguồn nhà cho thuê là tương đối cố định trong thời gian ngắn, do đó sự thiếu hụt ban đầu diễn ra vì nhiều người muốn nhiều nhà giá rẻ giả tạo hơn. Sau đó, sự khan hiếm cũng có thể tăng thật sự, vì những ngôi nhà cho thuê xuống cấp nhanh hơn kèm theo việc thiếu bảo trì, trong khi không có đủ nhà xây mới để thay thế những ngôi nhà cũ khi chúng đã hư hỏng, vì xây nhà tư nhân mới dưới sự kiểm soát giá thuê có thể không sinh ra lợi nhuận. Ví dụ, dưới sự kiểm soát giá thuê tại Anh và Wales, nhà cho thuê xây dựng tư nhân rớt từ 61 phần trăm trên tổng các ngôi nhà vào năm 1947 xuống chỉ còn 14 phần trăm vào năm 1977. Một nghiên cứu về sự kiểm soát giá thuê tại nhiều quốc gia đã kết luận rằng: “Về cơ bản không tồn tại đầu tư mới vào nhà cho thuê tư nhân không trợ cấp ở tất cả các nước châu Âu đã khảo sát, ngoại trừ nhà ở cao cấp.” Nói tóm lại, một chính sách với ý định làm nhà ở trở nên vừa túi tiền với người nghèo có ảnh hưởng ròng là dịch chuyển các nguồn lực sang việc xây dựng nhà ở chỉ có người có tầm ảnh hưởng hoặc người giàu chi trả nổi, vì nhà ở cao cấp thường được miễn khỏi sự kiểm soát giá thuê, chẳng hạn như các tòa nhà văn phòng và tài sản thương mại khác. Trong số những thứ khác, điều này minh họa cho tầm quan trọng cốt yếu của việc phân biệt giữa mục đích và hậu quả. Các chính sách kinh tế cần được phân tích trên phương diện động lực mà chúng tạo ra, hơn là những hi vọng truyền cảm hứng. Ưu đãi đối với nguồn cung nhà giảm đi dưới sự kiểm soát giá thuê được đặc biệt thông báo khi người ta đã thuê phòng hoặc căn hộ trong chính ngôi nhà của mình, hoặc thuê những căn nhà gỗ một tầng trong sân sau, quyết định rằng việc đó không còn đáng bận tâm nữa, khi giá thuê cứ bị giữ thấp một cách giả tạo dưới các luật kiểm soát giá thuê. Ngoài ra, thường có sự chuyển đổi từ các căn hộ thành các nhà chung cư. Trong suốt 8 năm kiểm soát giá thuê ở Washington thập niên 1970, tỉ phần nhà cho thuê có sẵn của thành phố đã giảm tuyệt đối, từ 199,000 đơn vị trên thị trường xuống còn dưới 176,000 đơn vị. Sau khi kiểm soát giá thuê được giới thiệu tại Berkeley, California, số đơn vị nhà cho thuê tư nhân sẵn có cho sinh viên đại học ở đó đã giảm 31 phần trăm trong năm năm. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, với các sự khuyến khích được tạo ra bởi luật kiểm soát giá thuê. Trên phương diện động lực, cũng khá dễ để hiểu được chuyện gì đã xảy ra tại Anh khi kiểm soát giá thuê được mở rộng vào năm 1975 để bù đắp số đơn vị cho thuê có sẵn đồ nội thất. Theo như tờ The Times của London: ​ Quảng cáo đối với nơi cho thuê có sẵn đồ nội thất ở London theo Tiêu chuẩn buổi tối giảm mạnh trong tuần đầu tiên sau khi Đạo luật bắt đầu có hiệu lực và hiện đang ở mức thấp khoảng 75 phần trăm so với năm ngoái. Vì phòng có sẵn đồ nội thất thường ở bên trong nhà người cho thuê, những ngôi nhà tiêu biểu đó dễ dàng được rút khỏi thị trường khi giá thuê không còn tương xứng với sự bất tiện của việc có người ở thuê sống cùng. Nguyên tắc tương tự áp dụng ở nơi có các tòa nhà chung cư như nhà cho hai hộ ở, nơi chủ nhà cũng là một trong những người thuê nhà. Trong vòng ba năm sau khi kiểm soát giá thuê được áp đặt ở Toronto vào năm 1976, 23 phần trăm trong tổng tất cả nhà cho thuê trong những nơi ở chiếm hữu bởi chủ nhà đã được rút khỏi thị trường nhà ở. Ngay cả khi kiểm soát giá thuê áp dụng vào các tòa nhà chung cư nơi mà chủ nhà không ở, cuối cùng khi tòa nhà đạt tới điểm không sinh ra đủ lợi nhuận thì đơn giản là nó sẽ bị bỏ hoang. Ví dụ, ở thành phố New York, nhiều tòa nhà đã bị bỏ hoang sau khi chủ của chúng nhận thấy việc dùng thu nhập từ tiền thuê để trang trải chi phí cho các dịch vụ mà họ bị luật ép buộc phải cung cấp, chẳng hạn như nước nóng là điều bất khả thi. Những chủ sở hữu biến mất như vậy đơn giản là để thoát khỏi các hậu quả pháp lí cho việc từ bỏ của họ, và những tòa nhà như thế thường có kết cuộc là bị bỏ trống, mặc dù về vật chất thì vẫn đủ để người ta ở, nếu chúng được tiếp tục bảo trì và sửa chữa. Số tòa nhà bị bỏ hoang được chính quyền New York phụ trách qua các năm lên đến hàng ngàn. Được ước tính là cao ít nhất gấp bốn lần số nhà hoang ở thành phố New York khi người vô gia cư sống trên đường phố. Vô gia cư không phải do khan hiếm nhà ở về mặt vật chất, mà do sự thiếu hụt liên quan tới giá cả, điều này thật đau đớn. Tính đến năm 2013, tại New York đã có hơn 47,000 người vô gia cư, 20,000 trong số đó là trẻ em. Sự kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực như thế nghĩa là mọi người đang phải ngủ ngoài trời trên các vỉa hè vào những đêm đông lạnh—một số người chết vì phơi nhiễm—trong khi nơi để họ ở đã tồn tại, nhưng lại không được sử dụng vì các đạo luật được thiết kế để khiến cho nhà ở “vừa túi tiền”. Một lần nữa, việc này chứng minh rằng phân bổ nguồn lực hiệu quả hay kém hiệu quả không phải chỉ là vài khái niệm trừu tượng của các nhà kinh tế học, mà nó có những hậu quả rất thực tế, thậm chí có thể bao gồm các vấn đề về sự sống và cái chết. Việc này cũng minh họa lên mục tiêu của một luật— “nhà ở có thể dễ chi trả,” trong trường hợp này—không nói lên gì về những hậu quả thực sự của luật đó. The Politics of Rent Control - Quan điểm chính trị về kiểm soát giá thuê Về mặt chính trị, kiểm soát giá thuê thường là một thành công lớn, bất kể nó có gây ra bao nhiêu vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng đi nữa. Các chính trị gia biết rằng luôn có nhiều người đi thuê hơn chủ nhà và luôn có nhiều người không hiểu kinh tế học hơn người hiểu. Việc đó khiến các luật kiểm soát giá thuê bằng cách nào đó dẫn tới một sự gia tăng thuần lượng phiếu bầu cho những chính trị gia thông qua luật kiểm soát giá thuê. Kiểm soát giá thuê được mô tả như một cách để ngăn các chủ nhà giàu có khỏi “vơ vét” người nghèo bằng những giá thuê bất hợp lí. Trên thực tế, tỉ lệ hệ số thu nhập trên đầu tư nhà ở hiếm khi cao hơn các đầu tư khác, và chủ nhà thường là những người rất giản dị. Đây là điều đặc biệt đối với chủ sở hữu của các tòa nhà chung cư nhỏ, chất lượng thấp thường xuyên cần sửa chữa, những nơi như vậy người đi thuê thường là người có thu nhập thấp. Nhiều chủ nhà với các tòa nhà như vậy là những người cần cù sử dụng kĩ năng và sức lao động của bản thân như những người thợ mộc hay thợ sửa ống nước để sửa chữa và duy trì nơi cho thuê, trong khi cố gắng trả tiền thế chấp bằng tiền thuê nhà họ thu được. Nói tóm lại, loại nhà ở được thuê bởi người nghèo thường cũng có những người chủ chẳng hề giàu chút nào. Khi luật kiểm soát giá thuê áp dụng trên cơ sở bao trùm lên tất cả nhà ở đang hiện hữu vào thời điểm luật có hiệu lực, ngay cả nhà cao cấp cũng trở thành nhà thuê giá rẻ. Thời gian trôi qua thể hiện rằng không có nhà mới nào được xây thêm trừ khi nó được miễn trừ kiểm soát giá thuê, miễn trừ hoặc nới lỏng kiểm soát giá thuê nhà mới có nghĩa là ngay cả những căn hộ mới có kích thước và chất lượng rất khiêm tốn có thể cho thuê nhiều hơn so với các căn hộ cũ hơn, rộng rãi hơn và sang trọng hơn vẫn đang bị kiểm soát giá thuê. Giá thuê không so sánh được này là chuyện phổ biến tại các thành phố châu Âu dưới sự kiểm soát giá thuê, cũng như ở New York và các thành phố khác của Mỹ. Các ưu đãi tương tự dẫn các kết quả tương tự ở các nơi khác nhau. Một tin tức trên tờ Wall Street Journal đã chỉ ra sự không so sánh được của giá thuê dưới luật kiểm soát giá thuê của thành phố New York như sau: Les Katz, một diễn viên và nhân viên trực cửa 27 tuổi, thuê một căn hộ kiểu “studio arpartment” ở vùng thượng tây Manhattan với giá 1,200 đô—với hai người bạn cùng phòng. Hai người ngủ ở các giường riêng đặt trên một gác xếp xây phía trên bếp, người còn lại thì ngủ trên một tấm nệm trong phòng chính. Ở một nơi trong thị trấn ở Park Avenue, Paul Haberman, một nhà đầu tư tư nhân, và vợ mình sống trong một nơi rộng rãi, căn hộ hai phòng ngủ với một nhà tắm nắng và hai sân thượng. Căn nhà nằm trong một tòa nhà tráng lệ trên một đại lộ có thanh thế trị giá ít nhất 5,000 đô mỗi tháng, các chuyên gia bất động sản nhận định. Cặp vợ chồng trả khoảng 350 đô, theo như ghi nhận thuê nhà. Ví dụ về giá thuê rẻ đối với người giàu dưới sự kiểm soát giá thuê không có gì đặc sắc. Mỉa mai thay, một nghiên cứu thống kê chỉ ra rằng khác biệt lớn nhất giữa giá dưới luật kiểm soát giá thuê của New York và giá của thị trường tự do là ở các căn hộ cao cấp. Nói cách khác, người giàu có nhiều lợi ích kinh tế hơn từ sự kiểm soát giá thuê so với người nghèo, những người mà được dẫn chứng để biện hộ cho các luật đó. Trong khi đó, các tổ chức phúc lợi xã hội của thành phố đã trả tiền thuê nhiều hơn được đề xuất khi đưa các gia đình nghèo vào ở trong các căn hộ chật chội và ô nhiễm trong những khách sạn xuống cấp. Năm 2013, tờ New York Times đưa tin rằng Dịch vụ căn hộ cho người vô gia cư của thành phố đã “tiêu hơn 3,000 đô hàng tháng cho mỗi căn phòng tồi tàn không có nhà tắm hay nhà bếp” trong một căn phòng đơn khách sạn duy nhất—một nửa khoảng tiền đó trả cho chủ nhà và một nửa còn lại cho “an ninh và dịch vụ xã hội dành cho người thuê vô gia cư.” Hình ảnh về sự kiểm soát giá thuê bảo vệ người đi thuê nghèo khỏi các chủ nhà giàu có thể mang lại hiệu quả về mặt chính trị, nhưng thông thường tính tương thích với thực tế của nó ít. Người thật sự hưởng lợi từ kiểm soát giá thuê có thể ở bất cứ mức thu nhập nào và họ cũng có thể mất nó. Điều đó phụ thuộc vào việc ai là người đứng từ trong nhìn ra, và ai là người đứng ngoài nhìn vào, khi các luật như thế được thông qua. Luật kiểm soát giá thuê ở San Francisco không lâu đời như ở New York nhưng lại nghiêm trọng như nhau—và dẫn tới những kết quả rất tương tự. Một nghiên cứu công bố vào năm 2001 cho thấy rằng hơn một phần tư số người sử dụng các căn hộ kiểm soát giá thuê ở San Francisco có mức thu nhập hộ gia đình là hơn 100,000 đô một năm. Cũng nên lưu ý rằng đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về kiểm soát giá thuê được ủy quyền bởi thành phố San Francisco. Kể từ lúc thành phố này bắt đầu kiểm soát giá thuê vào năm 1979, có nghĩa là không hề có nỗ lực nghiêm túc nào trong việc đo lường các hậu quả kinh tế và xã hội thực sự, cũng như tính đặc biệt từ sự phổ biến chính trị của chúng trong hơn hai thập kỉ những luật đó được thi hành và mở rộng. Mỉa mai thay, những thành phố với luật kiểm soát giá thuê mạnh, chẳng hạn như New York và San Francisco, có xu hướng dẫn tới giá thuê trung bình cao hơn các thành phố không có kiểm soát giá thuê. Nơi chỉ áp dụng luật đó với giá thuê dưới một vài mức đặc biệt, có lẽ để bảo vệ người nghèo, các nhà thầu xây dựng thì có các động lực để chỉ xây những căn hộ đủ sang trọng có mức giá cao hơn mức kiểm soát giá thuê. Không có gì đáng ngạc nhiên, việc này dẫn tới giá thuê trung bình cao hơn, và vô gia cư có xu hướng gia tăng ở các thành phố có kiểm soát giá thuê—New York và San Francisco lại một lần nữa là các ví dụ điển hình. Một trong những lí do cho thành công chính trị của các luật kiểm soát giá thuê là có nhiều người chấp nhận các lời tuyên bố như dẫn chứng thực tế. Họ tin rằng luật kiểm soát giá thuê thật sự kiểm soát giá thuê. Miễn họ tin như vậy, những luật như thế là khả thi về mặt chính trị, như những luật khác tuyên bố một số mục tiêu đáng khát khao, bất chấp những mục tiêu đó đến cuối cùng có đạt được hay không. Khan hiếm đối chọi Thiếu hụt Một trong những khác biệt quan trọng cần lưu ý là khác biệt giữa sự khan hiếm gia tăng— có ít hàng hóa hơn so với dân số— và “thiếu hụt” là một hiện tượng giá cả. Cũng như có sự thiếu hụt tăng lên mà không có sự khan hiếm tăng lên, vì vậy cũng có thể có sự khan hiếm tăng lên mà không có sự thiếu hụt. Như đã lưu ý, có một sự thiếu hụt trầm trọng tại Mỹ trong và ngay sau Thế chiến thứ hai, mặc dù tỉ lệ nhà trên người vẫn tương tự như lúc trước chiến tranh, khi mà không có sự thiếu hụt nhà ở. Cũng có khả năng xảy ra tình huống ngược lại, nơi mà số nhà ở đột ngột giảm xuống trong một khu vực nào đó không có kiểm soát giá cả—và không hề thiếu hụt. Việc này xảy ra trong vụ đại động đất và núi lửa năm 1906 ở San Francisco. Hơn một nửa nguồn cung nhà ở của thành phố bị phá hủy chỉ trong vòng ba ngày xảy ra thảm họa. Nhưng không hề có sự thiếu hụt nhà ở. Khi tờ San Francisco Chronicle ​tiếp tục phát hành một tháng sau trận động đất, số ra đầu tiên chứa 64 quảng cáo về căn hộ hoặc nhà cho thuê, so với chỉ có 5 quảng cáo từ những người tìm căn hộ để dọn vào. 200,000 người đột nhiên trở thành vô gia cư do động đất và núi lửa, 30,000 người ở những nơi cư trú tạm thời và ước tính khoảng 75,000 người rời thành phố. Nhưng, gần 100,000 người bị hút vào thị trường nhà ở địa phương. Tờ báo thời điểm đó đề cập không có sự thiếu hụt nhà ở. Giá cả tăng lên không chỉ phân bổ nhà ở đang hiện hữu, chúng còn cung cấp động lực cho việc tái xây dựng và để người thuê sử dụng ít không gian hơn, cũng như khuyến khích những ai còn không gian trong nhà cho bạn cùng phòng ở cùng trong khi giá thuê cao. Nói tóm lại, cũng như có sự thiếu hụt mà không có sự khan hiếm vật chất tăng thêm nào, vì vậy có thể có sự khan hiếm vật chất tăng thêm mà không có bất kì sự thiếu hụt nào. Những người trở thành vô gia cư bởi trận đại động đất 1906 San Francisco dễ dàng tìm ra nhà ở hơn những người trở thành vô gia cư bởi luật kiểm soát giá thuê của New York khiến hàng ngàn tòa nhà rút ra khỏi thị trường. Hoarding - Đầu cơ tích trữ Dưới sự kiểm soát giá, ngoài tình trạng thiếu hụt và suy giảm chất lượng còn có tình trạng đầu cơ—tức là, nhiều cá nhân trữ một lượng lớn hàng tồn kho bị kiểm soát giá hơn là hàng hóa trong điều kiện thị trường tự do thông thường, vì không chắc có thể tìm thấy hàng hóa như vậy trong tương lai. Vì vậy, trong giai đoạn thiếu hụt xăng vào những năm 1970, người lái xe ít khi để bình xăng xuống mức thấp như thường lệ trước khi đi đến trạm xăng để mua thêm nhiên liệu. Một số người lái xe với nửa bình xăng sẽ lái vào bất kì trạm xăng nào để tiếp thêm nhiên liệu, và làm đầy nửa bình còn lại, để đề phòng. Hàng triệu người lái xe khắp nơi với bình xăng đầy hơn bình thường, một lượng lớn nhiên liệu đã biến mất trở thành hàng dự trữ cá nhân, để lại một lượng có sẵn để bán ít hơn từ kho dự trữ thông thường tại các trạm xăng đó. Do đó một sự thiết hụt nhiên liệu tương đối nhỏ toàn quốc gia có thể biến thành một vấn đề rất nghiêm trọng đối với những người lái xe hết xăng và phải tìm ra một trạm xăng còn mở cửa và còn xăng để bán. Sự nghiêm trọng của việc đột ngột thiếu hụt nhiên liệu—với sự khác biệt nhỏ trong tổng lượng xăng được sản xuất—khiến nhiều người rối loạn và nảy ra nhiều thuyết âm mưu. Một trong các thuyết âm mưu đó là các công ty dầu đã để cho các tàu chở dầu từ Trung Đông của họ đi vòng quanh biển, chờ đợi giá tăng lên trước khi cập bến. Mặc dù không có thuyết âm mưu nào trong đó nổi bật nếu nhìn kĩ, có một ý nghĩa chính đằng sau các thuyết đó, cũng như đằng sau đa số các ngụy biện thường có. Một sự thiếu hụt xăng trầm trọng với rất ít chênh lệch trong tổng lượng xăng sản xuất có nghĩa là có một lượng lớn xăng được tản đi đâu đó. Một ít trong số những người tạo ra hoặc tin vào các thuyết âm mưu đó ngờ rằng phần thừa đang được trữ trong chính bình xăng của họ, hơn là trong thùng dầu vòng quanh trên biển. Việc này tăng sự thiếu hụt trầm trọng của xăng vì việc tăng duy trì hàng triệu nơi chứa xăng trong các xe ô tô và xe tải là kém hiệu quả hơn duy trì các kho chứa phổ thông trong các bình chứa ở các trạm xăng. Tính khả thi của việc đầu cơ thay đổi theo từng loại hàng hóa khác nhau, vì vậy hiệu ứng của kiểm soát giá cũng khác nhau. Ví dụ, kiểm soát giá trên dâu tây có thể dẫn tới ít thiếu hụt hơn kiểm soát giá trên xăng, vì dâu tây quá dễ hỏng để đầu cơ dài lâu. Kiểm soát trên dịch vụ cắt tóc hay các dịch vụ khác cũng có thể ít tạo ra thiếu hụt vì dịch vụ không thể đầu cơ tích trữ. Tức là, bạn sẽ không cắt tóc hai lần trong cùng một ngày nếu bạn tìm thấy một thợ cắt tóc với thời gian thích hợp, để đi hai lần trước khi đến lần cắt tiếp theo, mặc dù thợ cắt tóc có thể giảm đi vì giá cắt tóc bị kiểm soát giá giữ ở mức thấp. Tuy nhiên, một số thứ không nghĩ đến thật sự được tích trữ dưới sự kiểm soát giá. Ví dụ, dưới sự kiểm soát giá, người ta có thể giữ một căn hộ mà họ hiếm khi dùng, như một số ngôi sao Hollywood giữ một vài căn hộ bị kiểm soát giá thuê ở Manhattan, nơi mà họ sẽ ở khi viếng thăm New York. Mayor Ed Koch đã giữ căn hộ bị kiểm soát giá thuê của mình suốt 12 năm khi ông sống tại Gracie Mansion, dinh thự chính thức của thị trưởng New York. Năm 2008, việc Charles Rangel, nghị sĩ New York, có bốn căn hộ bị kiểm soát giá thuê được tiết lộ, một trong số đó ông ta dùng làm văn phòng. Đầu cơ là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc kinh tế tổng quát hơn, nó đòi hỏi mức giá thấp hơn và hệ quả là kiểm soát giá cho phép các cách dùng có ưu tiên thấp ưu tiên hơn cách dùng có mức ưu tiên cao, tăng sự thiếu hụt trầm trọng, bất kể là căn hộ hay xăng. Đôi khi sự suy giảm cung dưới kiểm soát giá có hình thức ít rõ ràng hơn. Dưới sự kiểm soát giá Thế chiến thứ hai, tờ tạp chí Consumer Reports tìm ra 19 trong 20 thanh kẹo được kiểm tra vào năm 1943 có kích thước nhỏ hơn so với của bốn năm trước. Một số nhà sản xuất thực phẩm đóng hộp để cho chất lượng kém đi, nhưng lại bán những thực phẩm kém chất lượng đó dưới một cái nhãn khác, để bảo vệ danh tiếng nhãn hiệu phổ biến của họ. Black Markets - Thị trường chợ đen Mặc dù kiểm soát giá cả khiến việc tạo ra giao dịch đối với người mua và người bán trở nên bất hợp pháp trên phương diện cả hai đều thích sự thiếu hụt mà kiểm soát giá cả gây ra, người mua, người bán táo bạo hơn và ít thận trọng hơn và cả hai thực hiện các giao dịch có lợi chung ngoài vòng pháp luật. Kiểm soát giá hầu như lúc nào cũng tạo ra thị trường chợ đen, nơi mà giá cả không chỉ cao hơn giá hợp pháp, mà còn cao hơn cả giá ở thị trường tự do, vì rủi ro hợp pháp cần phải được đền bù xứng đáng. Mặc dù chợ đen quy mô nhỏ có thể hoạt động trong bí mật, chợ đen quy mô lớn thường buộc phải hối lộ các viên chức. Ví dụ, ở Nga, một cấm vận địa phương về việc vận chuyển hàng hóa bị kiểm soát giá cả ra ngoài biên giới khu vực được gán cho cái tên “sắc lệnh 150 rúp,” vì đó là chi phí hối lộ cảnh sát để các lô hàng qua được các trạm kiểm soát. Ngay cả trong thời kì đầu Xô viết, khi việc vận hành một chợ đen về thực phẩm có thể bị trừng phạt bởi cái chết, các chợ đen vẫn tồn tại. Sau đó hai nhà kinh tế Xô viết cho rằng: “Ngay cả lúc đỉnh cao của Chủ nghĩa cộng sản chiến tranh (War Communism), những nhà đầu cơ và những kẻ buôn lậu thực phẩm vẫn liều mạng mang nhiều ngũ cốc nhất có thể vào thành phố khi tất cả các giao dịch nhà nước được thực hiện theo prodrazverstka​.” Thống kê về chợ đen dựa theo bản chất là khó nắm bắt, vì chẳng có ai muốn cho cả thế giới biết mình đang phạm pháp. Tuy nhiên, đôi lúc có dẫn chứng gián tiếp. Dưới sự kiểm soát giá thời chiến tranh Mỹ trong và ngay sau Thế chiến thứ hai, việc làm trong các nhà máy đóng gói thịt đã giảm vì thịt được chuyển từ nhà đóng gói hợp pháp sang chợ đen. Việc này thường khiến các quầy thịt trong các cửa hàng bán thịt và cửa hàng tạp hóa trống rỗng. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, đây không phải đơn giản là do khan hiếm vật chất thực sự về thịt mà do sự chệch hướng của nó qua các kênh bất hợp pháp. Trong vòng một tháng sau khi kiểm soát giá kết thúc, công việc trong các nhà máy đóng gói thịt tăng từ 93,000 lên 163,000 và lại tăng lần nữa lên đến 180,000 trong hai tháng sau đó. Gần như gấp đôi số công ăn việc làm trong các nhà máy đóng gói thịt chỉ trong ba tháng đã chỉ ra được rằng thịt gần như không còn bị chệch hướng khỏi các nhà đóng gói sau khi kiểm soát giá kết thúc. Ở Liên Xô, nơi kiểm soát giá cả lan rộng và tồn tại lâu hơn, hai nhà kinh tế học Xô viết đã viết về “thị trường chợ xám” nơi người dân trả “thêm tiền cho hàng hóa và dịch vụ.” Mặc dù những giao dịch bất hợp pháp đó “không được tính vào các thống kê chính thức,” các nhà kinh tế học Xô viết ước tính rằng 83 phần trăm dân số sử dụng các kênh kinh tế bị cấm đó. Những thị trường chợ bất hợp pháp đó bao phủ một phạm vi rộng về giao dịch, bao gồm “gần như một nửa số căn hộ sữa chữa,” 40 phần trăm xe hơi sữa chữa và nhiều video để bán hơn thị trường hợp pháp: “Thị trường chợ đen bán gần 10,000 video, trong khi thị trường nhà nước là ít hơn 1,000.” Quality Deterioration - Sự suy giảm chất lượng Một trong các lí do cho sự thành công về mặt chính trị của kiểm soát giá cả là phần chi phí của nó bị giấu đi. Ngay cả thiếu hụt hiện hữu cũng không nói lên được toàn bộ sự việc. Chất lượng bị suy giảm, đã được đề cập trong tình huống nhà ở, đã bị phổ thông hóa với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác mà giá cả bị chính phủ giữ cho thấp một cách giả tạo. Một trong những vấn đề căn bản của kiểm soát giá cả là xác định đúng giá của cái gì đang bị kiểm soát. Ngay cả thứ đơn giản như táo cũng không dễ gì xác định vì táo khác nhau về kích thước, độ tươi, và hình dạng, chưa kể đến còn có nhiều loại táo khác nhau. Các cửa hàng sản xuất và siêu thị dành thời gian (và tiền) để phân loại chất lượng những quả táo, vứt những quả không đạt một chỉ tiêu chất lượng nhất định mà từng vị khách hàng của họ mong đợi. Tuy nhiên, dưới sự kiểm soát giá, lượng cầu của táo tại một mức giá giả tạo vượt quá lượng cung, vì thế không cần dành nhiều thời gian và tiền để phân loại táo, vì kiểu gì toàn bộ chúng cũng sẽ được bán. Một số quả mà bình thường sẽ bị vứt dưới điều kiện thị trường tự do, thì dưới sự kiểm soát giá cả, lại được giữ lại để bán cho những ai đến sau khi toàn bộ hàng tốt đã được bán. Như với những căn hộ dưới sự kiểm soát giá thuê, có ít động lực để duy trì chất lượng cao khi mà mọi thứ sẽ bán được dù thế nào đi nữa trong giai đoạn thiếu hụt. Một số ví dụ đau đớn nhất về sự suy giảm chất lượng đã xảy ra ở các quốc gia nơi đặt kiểm soát giá cả trong chăm sóc y tế. Ở các mức giá thấp giả tạo, nhiều người đến văn phòng bác sĩ với những căn bệnh nhẹ như sổ mũi hoặc phát ban da mà họ có thể bỏ qua, hoặc có thể điều trị bằng thuốc không bán theo toa, có lẽ với lời khuyên của dược sĩ. Nhưng tất cả điều này thay đổi khi kiểm soát giá làm giảm chi phí khám tại văn phòng của bác sĩ và đặc biệt là khi những lần khám này được chính phủ chi trả và vì thế bệnh nhân được miễn phí. Nói tóm lại, người ta lấy thời gian của bác sĩ nhiều hơn dưới sự kiểm soát giá, khiến những người với những vấn đề y tế nghiêm trọng hay thậm chí khẩn cấp còn ít thời gian hơn. Do đó, dưới hệ thống y tế bị kiểm soát bởi chính phủ Anh, một cô bé mười hai tuổi đã được cấy ghép ngực trong khi 10,000 người khác đã đợi 15 tháng hoặc hơn cho phẫu thuật. Một phụ nữ bị bệnh ung thư đã bị hoãn phẫu thuật nhiều lần đến nổi bệnh tình của cô ấy cuối cùng đã trở thành không thể phẫu thuật được nữa. Các ưu tiên mà giá cả tự động khiến các cá nhân được xem là những thương vong đầu tiên của kiểm soát giá cả. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Kinh tế quốc tế cho thấy, trong số năm nước nói tiếng Anh được khảo sát, chỉ có Mỹ là có phần trăm bệnh nhân chờ phẫu thuật có chọn lọc trong hơn 4 tháng với thẻ chờ một chữ số. Tất cả các quốc gia nói tiếng Anh còn lại— Úc, Canada, New Zealand và Anh— có trên 20% bệnh nhân chờ đợi hơn bốn tháng, với 38% những người ở Anh chờ đợi ít nhất là cỡ đó. Trong nhóm này, Mỹ là nước duy nhất không có giá cho điều trị y tế bị chính phủ quy định. Tình cờ thay, thuật ngữ “phẫu thuật có chọn lọc” không bị giới hạn trong phẫu thuật thẩm mỹ hay các phương thức không cần thiết về mặt y tế khác, mà nghiên cứu này bao gồm phẫu thuật đục thủy tinh thể, thay thế hông và phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Điều trị y tế chậm trễ là một khía cạnh của sự suy giảm chất lượng khi giá bị đặt dưới mức mà sẽ chiếm ưu thế theo cung và cầu. Chất lượng của điều trị nhận được cũng bị ảnh hưởng khi bác sĩ dành ít thời gian cho mỗi bệnh nhân hơn. Ở các quốc gia trên thế giới, lượng thời gian mà các bác sĩ dành cho mỗi bệnh nhân đã ngắn lại dưới giá chăm sóc y tế bị chính phủ kiểm soát, so với thời gian mà các bác sĩ dành ra ở nơi giá cả không bị kiểm soát. Thị trường là một đặc trưng phổ biến khác của kiểm soát giá cả áp dụng vào chăm sóc y tế cũng như những lĩnh vực khác. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, thị trường chợ đen có hình thức là hối lộ bác sĩ để được điều trị nhanh. Nói tóm lại, bất kể sản phẩm hay dịch vụ như nhà ở, táo, hay chăm sóc y tế, sự suy giảm chất lượng dưới sự kiểm soát giá là điều phổ biến trong những điều chỉnh khác nhau nhất. GIÁ “SÀN” VÀ THẶNG DƯ Cũng giống như mức giá được đặt dưới mức có thể chiếm ưu thế bởi cung và cầu trên một thị trường tự do có xu hướng tăng cầu và giảm cung, tạo ra sự thiếu hụt tại mức giá bị áp đặt, vì thế một giá cả đặt ra cao hơn mức giá của thị trường tự do có xu hướng tăng cung hơn cầu, tạo ra thặng dư. Một trong số những thảm kịch của cuộc Đại suy thoái những năm 1930 là nhiều nông dân Mỹ chỉ đơn giản là không thể kiếm đủ tiền từ việc bán nông sản để trả chi các hóa đơn. Giá các sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh hơn nhiều so với giá của những thứ mà nông dân mua. Thu nhập từ trang trại giảm từ hơn 6 tỉ đô la vào năm 1929 xuống còn 2 tỉ đô la vào năm 1932. Nhiều nông dân mất trang trại vì không còn khả năng trả tiền thế chấp, và khi các gia đình nông trại khác lâm vào cảnh túng thiếu vì phải chật vật để giữ lại trang trại và cách sống truyền thống của họ, chính phủ liên bang đã tìm cách khôi phục lại cái gọi là "bình đẳng" giữa nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế bằng cách can thiệp để giữ giá nông nghiệp khỏi việc giảm mạnh. Sự can thiệp này có nhiều hình thức. Một cách tiếp cận là luật giảm số lượng các loại cây có thể được trồng và bán, để ngăn chặn nguồn cung từ giá thấp hơn mức mà các viên chức chính phủ đã quyết định. Do đó, các nguồn cung đậu và vải bông bị luật hạn chế. Nguồn cung trái cây họ cam quýt, các loại hạt và các sản phẩm nông nghiệp khác bị quản lý bởi các nông dân cacten địa phương, được chống lưng bởi thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để ban hành “lệnh tiếp thị” và truy tố những người vi phạm các sắc lệnh này bằng cách sản xuất và bán nhiều hơn những gì họ được phép sản xuất và bán. Những thỏa thuận như vậy được tiếp tục trong nhiều thập kỉ sau khi sự nghèo khổ của cuộc Đại suy thoái được thay thế bởi sự thịnh vượng của sự bùng nổ kinh tế sau Thế chiến thứ hai, và nhiều trong số các hạn chế này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Các phương pháp gián tiếp giữ giá cao một cách giả tạo như vậy chỉ là một phần của câu chuyện. Yếu tố quan trọng trong việc giữ giá nông nghiệp cao hơn một cách giả tạo so với giá nông nghiệp dưới cung và cầu của thị trường tự do là sự sẵn lòng của chính phủ để mua thặng dư được tạo bởi sự kiểm soát giá từ sự sẵn lòng đó. Điều họ đã làm đối với các nông sản như bắp, gạo, thuốc lá, và lúa mì, trong số những thứ khác - và nhiều trong số các chương trình này cũng tiếp tục cho đến hiện tại. Bất kể ban đầu nhóm nào được cho là được giúp đỡ bởi các chương trình này, sự tồn tại của các chương trình như vậy cũng mang lại lợi ích cho những người khác, và những người thụ hưởng các lợi ích đó khiến các chương trình như thế khó mà chấm dứt về mặt chính trị, thậm chí một thời gian dài sau khi các điều kiện ban đầu đã thay đổi và những người hưởng lợi ban đầu giờ đã là những người đi bỏ phiếu được tổ chức chính trị và quyết tâm giữ cho các chương trình này diễn ra. Kiểm soát giá cả dưới hình thức giá “sàn”, ngăn chặn giá khỏi tụt xuống sâu hơn, tạo ra thặng dư kịch tính như thiếu hụt được tạo ra bởi kiểm soát trong hình thức “trần” ngăn cản giá khỏi tăng lên cao hơn. Trong vài năm, chính phủ liên bang đã mua hơn một phần tư của tất cả lúa mì được trồng tại Mỹ và lấy nó ra khỏi thị trường, để duy trì giá ở một mức xác định trước. Trong cuộc Đại suy thoái thập niên 1930, các chương trình hỗ trợ giá nông nghiệp đã dẫn tới việc một lượng lớn thực phẩm bị phá hủy một cách cố tình, vào thời điểm mà suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng tại Mỹ và nạn đói hoành hành tại các thành phố trên khắp đất nước. Ví dụ, chính phủ liên bang đã mua 6 triệu con lợn thiến vào năm 1933 và tiêu huỷ chúng. {77} Một lượng lớn nông sản được cày phía dưới, để giữ nó khỏi thị trường và duy trì giá ở mức cố định chính thức, trong khi một lượng lớn sữa bij đổ xuống cống với cùng lý do trên. Trong khi đó, nhiều trẻ em Mỹ đang chịu đau đớn vì bệnh do suy dinh dưỡng. Vẫn có thặng dư thực phẩm. Thặng dự, giống như thiếu hụt, là một hiện giá cả. Thặng dư không có nghĩa là có dư thừa cân xứng với người dân. Đó không phải là “quá nhiều” thực phẩm cân xứng với dân số trong thời kì Đại khủng hoảng. Người dân chỉ đơn giản là không có đủ tiền để mua mọi thứ được sản xuất ở các mức giá cao giả tạo đặt ra bởi chính phủ. Một tình hình rất tương tự tồn tại ở Ấn Độ nghèo khổ vào đầu thế kỉ hai mươi mốt, nơi mà có thặng dư lúa mì và gạo dưới sự hỗ trợ giá của chính phủ. Far Eastern Economic Review​ đưa tin: Lượng ngũ cốc công của Ấn Độ cao nhất mọi thời đại, và mùa xuân tới, nó sẽ vẫn tăng thêm 80 triệu tấn, hay bốn lần lượng cần thiết phòng trường hợp khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong khi ngũ cốc và gạo để yên đó—trong vài năm, đến mức mục nát—hàng triệu người Ấn Độ không đủ ăn. Một báo cáo từ Ấn Độ trên tờ New York Times​ kể ra một câu chuyện rất tương tự dưới tiêu đề “Nghèo khổ trong chết đói ở Ấn Độ khi lúa mì dư thừa bị mục nát”: Dư thừa từ vụ mùa lúa mì năm nay, đã được mua lại bởi chính phủ từ các nông dân, dập khuôn ở các cánh đồng ở bang Punjab. Một số lúa mì dư thừa của năm trước đó vẫn chưa được động vào, và năm trước đó và trước đó nữa cũng vậy. Về phía nam, ở bang lân cận Rajasthan, dân làng ăn lá cây đun sôi hoặc bánh mì làm từ hạt cỏ cuối hè và thu vì họ không thể mua nổi lúa mì. Từng người một, trẻ em và người lớn—47 người—gầy gục đi vì những nguyên nhân liên quan tới nạn đói, thường ôm lấy chiếc bụng đau đớn. Một sự dư thừa hoặc “dồi dào” thực phẩm tại Ấn Độ, nơi mà nạn đói vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, có vẻ giống như một sự mâu thuẫn về thuật ngữ. Nhưng dư thừa thực phẩm dưới giá “sàn” cũng thực tế như thiếu hụt nhà ở dưới giá “trần”. Ở Mỹ, lượng không gian lưu trữ cần để giữ nông phẩm dư thừa khỏi thị trường một khi dẫn tới những cố gắng tuyệt vọng như bảo quản nông phẩm trong những con tàu chiến không sử dụng, khi toàn bộ thiết bị lưu trữ trên mặt đất đã dùng hết khả năng chứa. Nếu không, lúa mì Mỹ sẽ phải bỏ bên ngoài tới mục nát, như ở Ấn Độ. Một chuỗi các vụ mùa bội thu tại Mỹ có thể dẫn tới việc chính quyền liên bang có nhiều lúa mì dự trữ hơn lúa mì được trồng bởi nong dân Mỹ cả năm. Ở Ấn Độ, có báo cáo vào năm 2002 rằng chính phủ Ấn Độ đang chi tiêu nhiều vào dự trữ hơn là phát triển nông thôn, thủy lợi và kiểm soát lũ kết hợp. Đó là một ví dụ điển hình về một sự phân bổ sai các nguồn lực khan hiếm có các cách sử dụng thay thế, đặc biệt là ở một nước nghèo. Miễn là giá cả thị trường của sản phẩm nông nghiệp bị kiểm soát giữ trên mức mà tại đó chính phủ buộc phải mua nó, sản phẩm được bán trên thị trường ở mức giá quyết định bởi cung và cầu. Nhưng, khi có hoặc một sự gia tăng thích đáng trong lượng cung hoặc một sự suy giảm thích đáng trong lượng cầu, dẫn tới giá thấp có thể tụt đến một mức mà tại đó chính phủ mua những gì thị trường không sẵn lòng mua. Ví dụ, khi sữa bột được bán ở Mỹ với giá khoảng 2.20 đô là một pound vào năm 2007, nó được bán trên thị trường nhưng, khi giá tụt xuống mức 80 cent một pound vào năm 2008, Bộ Nông nghiệp Mỹ thấy mình bị ràng buộc về mặt pháp lý để mua khoảng 112 triệu pound sữa bột với tổng chi phí vượt quá 90 triệu đô la. Không có gì kì lạ với Mỹ hay với Ấn Độ. Các nước của Liên minh châu Âu chi 39 tỉ đô la trong trợ cấp trực tiếp vào năm 2002 và người tiêu dùng chi gấp đôi số đó vào thực phẩm có giá tăng cao do các chương trình nông nghiệp tạo ra. Trong khi đó, thực phẩm dư thừa đã được bán dưới chi phí trên thị trường thế giới, dẫn tới tụt giá mà nông dân các nước Thế giới thứ ba có thể nhận được cho sản phẩm của mình. Ở tất cả các nước, không chỉ chính phủ mà còn người tiêu dùng đang trả cho các chương trình trợ giá nông nghiệp—chính phủ trực tiếp chi trả cho nông dân và các công ty bảo quản, và người tiêu dùng thì trả cho giá thực phẩm tăng cao. Tính đến năm 2001, người tiêu dùng Mỹ đã chi trả 1.9 tỉ đô mỗi năm cho các mức giá tăng cao giả tạo, chỉ cho sản phẩm chứa đường, mặc dù chính phủ chi trả 1.4 triệu đô mỗi tháng chỉ để bảo quản số đường dư thừa. Trong khi đó, tờ New York Times đưa tin rằng các nhà sản xuất đường là “những nhà tài trợ lớn cho cả Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ” và chương trình trợ giá đường tốn kém đó có được “sự ủng hộ của lưỡng đảng”. Các nhà sản xuất đường thậm chí còn được trợ cấp nhiều hơn ở các nước Liên minh châu Âu hơn ở Mỹ, và giá đường ở các nước đó thuộc một trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2009, tờ New York Times đưa tin rằng trợ cấp đường ở Liên minh châu Âu “phung phí đến nỗi ngay cả nước có thời tiết lạnh như Phần Lan cũng bắt đầu sản xuất nhiều đường hơn,” mặc dù đường có thể được sản xuất từ mía trồng ở vùng nhiệt đới có chi phí thấp hơn nhiều so với từ củ cải đường trồng ở châu Âu. Năm 2002, Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật trợ cấp nông nghiệp mà được ước tính là tiêu tốn trung bình mỗi gia đình người Mỹ hơn 4,000 đô trong thập kỉ tiếp theo vào thuế và giá thực phẩm tăng cao. Đây không phải một sự phát triển mới. Giữa những năm 1980, khi giá đường trên thị trường thế giới là bốn cent một pound, giá bán sỉ ở Mỹ là hai mươi cent một pound. Chính phủ đang trợ cấp việc sản xuất một thứ gì đó mà không có thể có được giá rẻ hơn bằng việc không sản xuất thứ đó, và mua nó từ các nước nhiệt đới. Điều đúng đối với đường hàng thế kỉ. Ngoài ra, đường nói riêng không đặc biệt, Mỹ cũng vậy. Ở các nước Liên minh châu Âu, giá của cừu, bơ, và đường đều cao hơn gấp đôi giá thị trường thế giới. Như một nhà báo cho tờ Wall Street Journal đã viết, mỗi con bò ở Liên minh châu Âu nhận nhiều trợ cấp mỗi ngày hơn hầu hết người châu Phi cận sa mạc Sahara có để đủ sống. Mặc dù lý do căn bản ban đầu cho các chương trình trợ giá Mỹ là để cứu các gia đình nông dân Mỹ, trên thực tế nhiều tiền đi tới các tập đoàn nông nghiệp lớn, mỗi tập đoàn nhận được hàng triệu đô, trong khi trung bình mỗi nông trại chỉ nhận được vài trăm đô. Hầu hết tiền từ dự luật lưỡng đảng từ năm 2002 sẽ cũng chảy vào túi 10 phần trăm người các nông dân giàu nhất—kể David Rockefeller, Ted Turner, và hàng tá các công ty trong danh sách Fortune ​500. Ở Mexico cũng vậy, 85 phần trăm của trợ cấp nông nghiệp chảy vào 15 phần trăm các nông dân lớn nhất. Điều quan trọng từ góc nhìn của việc hiểu vai trò của giá trong nền kinh tế là sự thừa mứa dai dẳng là kết quả của việc giữa giá cao giả tạo cũng như thiếu hụt dai dẳng là của việc giữa giá thấp giả tạo. Không phải từ việc thua lỗ thu được từ người trả thuế hay người tiêu dùng vì lợi ích của các tập đoàn nông nghiệp và nông dân. Đó là những chuyển giao nội địa, không làm giảm trực tiếp tổng tài sản quốc gia. Thua lỗ thực sự với quốc gia hoàn toàn đến từ sự phân bổ sai các nguồn lực khan hiếm có các cách dùng thay thế. Các nguồn lực nguyên khan hiếm như đất đai, lao động, phân bón và máy móc được sử dụng một cách vô ích để sản xuất nhiều thực phẩm hơn so với người tiêu dùng sẵn sàng tiêu thụ với mức giá cao giả tạo bị chính phủ ấn định. Tất cả các nguồn tài nguyên khổng lồ được sử dụng để sản xuất đường ở Mỹ đều bị lãng phí vì đường có thể được nhập khẩu từ các nước nhiệt đới, nơi mà đường được sản xuất rẻ hơn nhiều trong một môi trường tự nhiên thuận lợi hơn cho việc trồng trọt. Người nghèo, dành phần lớn thu nhập vào thực phẩm, bị buộc phải trả nhiều hơn mức cần thiết để có được lượng thức ăn họ đáng nhận, khiến họ còn ít tiền hơn cho những thứ khác. Những người dùng tem thực phẩm mua được ít thức ăn hơn với những con tem đó khi giá thực phẩm tăng cao một cách giả tạo. Từ góc nhìn kinh tế thuần túy, việc làm đó là đi ngược các mục đích khi trợ cấp nông dân bằng cách ép giá thực phẩm tăng lên và rồi trợ cấp người tiêu dùng bằng cách hạ các chi phí thực phẩm đặc biệt xuống bằng trợ cấp—như được thực hiện tại cả Ấn Độ và Mỹ. Tuy nhiên, từ góc nhìn chính trị, nó có lí một cách hoàn hảo để đạt được sự ủng hộ từ hai nhóm bỏ phiếu khác nhau, đặc biệt vì hầu hết họ không hiểu được đầy đủ ý nghĩa kinh tế của các chính sách. Ngay cả khi các trợ cấp nông nghiệp và kiểm soát giá cả trong thời kì khó khăn bắt nguồn như một biện pháp nhân đạo, chúng vẫn tồn tại dai dẳng suốt thời gian đó vì chúng đã phát triển được một nhóm cử tri có tổ chức mà đe dọa sẽ tạo ra rắc rối chính trị nếu những trợ cấp và kiểm soát đó bị gỡ bỏ hay thậm chí là cắt giảm. Nông dân đã chắn đường Paris bằng máy móc nông nghiệp khi chính phủ Pháp cho thấy dấu hiệu giảm quy mô các chương trình nông nghiệp hoặc cho phép nhập khẩu nông sản nước ngoài nhiều hơn. Ở Canada, nông dân biểu tình chống lại giá lúa mì thấp chắn đường cao tốc và tạo thành một đoàn xe mô tô đến thành phố thủ đô Ottwa. Trong khi chỉ có khoảng một phần mười thu nhập nông nghiệp ở Mỹ đến từ trợ cấp chính phủ, khoảng một nửa thu nhập nông nghiệp ở Hàn Quốc đến từ các khoản trợ cấp như vậy, cũng ở Na Uy là 60 phần trăm. QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM SOÁT GIÁ THE POLITICS OF PRICE CONTROLS Đơn giản như các nguyên tắc kinh tế cơ bản có thể, phân nhánh của chúng có thể khá phức tạp, như chúng ta đã thấy với các hiệu ứng khác nhau của luật kiểm soát giá thuê và luật trợ giá nông nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả mức độ kinh tế học cơ bản này hiếm khi được công chúng hiểu rõ, điều đó thường đòi hỏi các “giải pháp” chính trị làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Đây không phải là hiện tượng mới của thời hiện đại ở các nước dân chủ. Thế kỉ mười sáu, khi Tây Ban Nha phong tỏa Antwerp để cố khiến quân phiến loạn chết đói ép họ đầu hàng, đã dẫn tới kết quả giá thực phẩm tăng cao bên trong Antwẻp khiến người khác tuồn thực phẩm lậu vào thành phố, băng qua cả quân phong tỏa, cho phép dân cư tiếp tục cầm cự. Tuy nhiên, chính quyền bên trong Antwerp đã quyết định giải quyết vấn đề thực phẩm giá cao bằng luật điều chỉnh giá tối đa được cho phép đánh lên các thực phẩm nhất định và trừng trị nặng những ai vi phạm các luật đó. Theo sau những hậu quả cơ bản của việc kiểm soát giá— một mức tiêu thụ tăng lên của hàng hóa có giá thấp giả tạo và giảm cung những mặt hàng đó, vì các nhà cung cấp ít sẵn lòng chịu rủi ro cho việc đưa thức ăn qua vòng phong tỏa Tây Ban Nha mà không có động lực giá cao tăng thêm. Do đó, hiệu quả ròng của kiểm soát giá là "thành phố sống trong tinh thần cao cho đến khi tất cả quy định được đưa ra" và Antwerp không có lựa chọn nào ngoài đầu hàng Tây Ban Nha. Nửa vòng trái đất, Ấn Độ thế kỉ mười tám, một nạn đói địa phương ở Bengal đã gây ra sự đàn áp của chính phủ đối với các đại lý thực phẩm và các nhà đầu cơ, áp đặt kiểm soát giá gạo. Đây là tình trạng thiếu hụt dẫn đến cái chết tràn lan vì nạn đói. Tuy nhiên, khi một nạn đói khác tấn công Ấn Độ vào thế kỉ mười chín, giờ dưới sự cai trị thuộc địa của các viên chức Anh và trong thời hoàng kim của kinh tế học thị trường tự do, các chính sách đối lập đã được tuân theo, với kết quả ngược lại: Trong nạn đói trước đó khó có thể tham gia vào buôn bán ngũ cốc mà không tuân theo luật pháp. Năm 1866 những người đàn ông đáng kính với số lượng lớn đã đi vào thương mại; đối với Chính phủ, bằng cách xuất bản lợi nhuận hàng tuần của tỷ giá ở mỗi huyện, khiến lưu lượng truy cập dễ dàng và an toàn. Mọi người đều biết nơi để mua ngũ cốc rẻ nhất và nơi bán nó dễ thương nhất và thực phẩm đã được mua từ các quận, nơi tốt nhất có thể thay thế nó và mang đến cho những người cần khẩn trương nhất. In the earlier famine one could hardly engage in the grain trade without becoming amenable to the law. In 1866 respectable men in vast numbers went into the trade; for the Government, by publishing weekly returns of the rates in every district, rendered the traffic both easy and safe. Everyone knew where to buy grain cheapest and where to sell it dearest and food was accordingly bought from the districts which could best spare it and carried to those which most urgently needed it.{93} Mọi chuyện cơ bản nhất có thể, về phương diện nguyên tắc kinh tế, nó đã trở nên khả dĩ về mặt chính trị chỉ vì chính phủ thuộc địa Anh không chịu trách nhiệm phải giải thích trước ý kiến công chúng địa phương. Trong thời đại chính trị dân chủ, những hành động tương tự sẽ đòi hỏi một công dân quen thuộc với kinh tế học cơ bản hoặc các nhà lãnh đạo chính trị sẵn sàng mạo hiểm sự nghiệp để làm những điều cần phải làm. Thật khó để biết cái nào có ít khả năng hơn. Về mặt chính trị, kiểm soát giá cả luôn là một nỗ lực “điều chỉnh nhanh” cho lạm phát, và chắc chắn dễ dàng hơn việc chính phủ tự cắt chi tiêu mà thường nằm sau lạm phát. Giữ cho giá thực phẩm khỏi tăng lên có thể được xem là đặc biệt quan trọng. Theo đó, Achentina đã đặt kiểm soát giá lên lúa mì vào đầu thế kỷ hai mươi mốt. Như dự đoán, nông dân Argentina đã giảm số lượng đất trồng lúa mì từ 15 triệu mẫu năm 2000 xuống còn 9 triệu mẫu vào năm 2012. Vì có một thị trường quốc tế lớn cho lúa mì, nơi mà giá cao hơn giá hợp pháp nội địa Argentina, chính phủ cũng nhận ra ngăn chặn xuất khẩu lúa mì có thể làm cho tình trạng thiếu hụt lúa mì nội địa tồi tệ hơn. Khác biệt giữa giá của thị trường tự do và giá bị ấn định bởi luật kiểm soát giá càng lớn, hậu quả của việc kiểm soát giá càng nghiêm trọng. Năm 2007, chính phủ Zimbabwe phản ứng với lạm phát chạy trốn bằng cách ra lệnh người bán giảm một nửa giá hoặc hơn. Chỉ một tháng sau, tờ New York Times đưa tin, "nền kinh tế của Zimbabwe đang chững lại." Tờ báo nêu một số chi tiết cụ thể: Bánh mì, đường và bột ngô, thực phẩm chính trong chế độ ăn kiêng của mọi người Zimbabwe, đã biến mất, dân chúng vơ vét các cửa hàng như những con cào cào trên cánh đồng lúa mì. Thịt là hầu như không tồn tại, ngay cả đối với các thành viên của tầng lớp trung lưu có tiền để mua thịt trên thị trường chợ đen. Xăng gần như không thể kiếm được. Bệnh nhân bệnh viện đang chết dần vì thiếu nguồn cung y tế cơ bản. Mất điện và cắt nước là đặc thù. Giống như việc kiểm soát giá ở những thời điểm và địa điểm khác, các công cụ kiểm soát giá cũng được công chúng ưa chuộng khi áp dụng lần đầu tiên tại Zimbabwe. “Ban đầu các công dân bình thường chào đón việc giảm giá bằng một cuộc vui chơi mua sắm sảng khoái—và ngắn ngủi,” theo tờ New York Times. Cả hai phản ứng ban đầu và hậu quả sau đó đều giống như ở Antwerp, nhiều thế kỷ trước. Khi một khu vực địa phương bị tàn phá bởi một cơn bão hay một vài thảm họa thiên nhiên khác, nhiều người xem là vô lý nếu các doanh nghiệp ở khu vực đó đột ngột tăng giá các mặt hàng như nước đóng chai, đèn pin hoặc xăng—hoặc nếu các khách sạn địa phương tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần giá phòng khi có nhiều người dân địa phương đột nhiên thành người vô gia cư tìm kiếm nơi trú ẩn tạm thời. Thường thì kiểm soát giá được coi là cần thiết để nhanh chóng điều chỉnh trong tình huống này. Phản ứng chính trị thường là để thông qua các luật chống lại “sự đục khoét giá cả” để ngăn chặn các thực tế không được ưa chuộng như vậy. Nhưng vai trò của việc phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm thậm chí càng trở nên cần thiết khi nguồn lực địa phương đột ngột khan hiếm hơn bình thường, liên quan đến nhu cầu tăng lên từ người đột nhiên bị tước đoạt các nguồn lực sẵn có cho họ, như một kết quả từ sự tàn phá tạo ra bởi bão hoặc cháy rừng hoặc một số thiên tai khác. Ví dụ, khi nhà bị phá hủy, nhu cầu về phòng khách sạn địa phương có thể tăng đột ngột, trong khi việc nguồn cung phòng khách sạn tốt nhất vẫn giữ nguyên, giả định rằng không có khách sạn nào trong số này bị hư hỏng hay bị phá hủy. Khi người dân địa phương muốn có nhiều phòng khách sạn hơn là có sẵn tại địa phương, các phòng này sẽ phải được phân bổ theo cách này hay cách khác, dù theo giá hay theo thứ gì khác. Nếu giá phòng khách sạn vẫn giữ nguyên giá như lúc bình thường, những người đến khách sạn trước sẽ nhận tất cả các phòng, và những người đến sau sẽ phải ngủ ngoài trời, hoặc trong những căn nhà bị hư hại mà có thể che chắn họ một chút khỏi thời tiết, hoặc rời khỏi khu vực địa phương và do đó rời khỏi nhà dễ bị cướp bóc của họ. Nhưng, nếu giá khách sạn tăng mạnh, mọi người sẽ có động lực để chia cặp ra. Một cặp vợ chồng có con cái, có thể thuê một phòng khách sạn cho bản thân và một phòng cho con cái của họ, khi giá bị giữ thấp đến mức bình thường, họ sẽ có động cơ để thuê duy nhất một phòng cho cả gia đình khi tiền thuê cao bất thường—đó là, khi có "sự đục khoét giá cả." Các nguyên tắc tương tự được áp dụng khi có sự thiếu hụt những mặt hàng đột nhiên có nhu cầu tăng cao khác ở khu vực địa phương. Nếu địa phương bị mất điện, nhu cầu về đèn pin có thể vượt quá nguồn cung. Nếu giá của đèn pin vẫn giữ nguyên như trước, những người đến trước cửa hàng bán đèn pin có thể nhanh chóng mua hết nguồn cung tại địa phương, vì thế những người đến sau không thể tìm thấy thêm đèn pin có sẵn. Tuy nhiên, nếu giá của đèn pin tăng vọt, một gia đình có thể thay vì mua nhiều đèn pin cho các thành viên lại có nhiều khả năng sẽ chỉ mua một chiếc đèn pin đắt lên bất thường— điều đó có nghĩa là sẽ còn nhiều đèn pin cho người khác. Nếu nhu cầu xăng tăng, bất kể là máy phát điện hoặc lái xe ô tô đến các khu vực khác để mua sắm những thứ thiếu cung tại địa phương, hoặc hoàn toàn di chuyển ra khỏi khu vực địa phương, điều này có thể tạo ra tình trạng thiếu xăng cho đến khi nguồn cung mới đến được trạm xăng hoặc cho đến khi nguồn điện được khôi phục hoàn toàn, để các máy bơm tại các trạm xăng có thể hoạt động. Nếu giá xăng vẫn ở mức bình thường, những người đến trạm xăng trước có thể đổ đầy bình và làm cạn kiệt nguồn cung địa phương, do đó những người đến sau không còn xăng để mua. Nhưng, nếu giá xăng tăng mạnh, những người lái xe đến sớm có thể chỉ mua vừa đủ xăng đắt tiền bất thường để ra khỏi khu vực địa phương bị tàn phá, để có thể đổ đầy bình một cách đỡ tốn kém hơn ở những nơi ít bị ảnh hưởng hơn bởi thiên tai. Điều đó để lại nhiều xăng địa phương hơn cho người khác. Khi giá địa phương tăng đột biến, nguồn cung cũng bị ảnh hưởng, cả trước và sau thiên tai. Sự xuất hiện của một cơn bão thường được dự báo trước bởi những nhà khí tượng học, và các dự đoán về việc cơn bão đang tiếp cận thường được đưa tin rộng rãi. Các nguồn cung cho những thứ thường cần thiết sau khi một cơn bão tấn công—ví dụ, đèn pin, nước đóng chai, xăng và gỗ—có khả năng được đổ xô đến khu vực có bão, trước khi cơn bão thực sự đến đó, nếu các nhà cung cấp dự đoán giá cao hơn. Điều này có nghĩa là thiếu hụt có thể được giảm nhẹ trước. Nhưng nếu giá dự kiến chỉ như lúc bình thường, các nhà cung cấp sẽ có ít động lực để chuốc thêm chi phí đổ xô vào khu vực nơi thảm họa được dự báo sẽ tấn công. Các động lực tương tự tồn tại sau khi một cơn bão hay thảm họa khác xảy ra. Để bổ sung nguồn cung cấp trong một khu vực bị tàn phá có thể tốn kém hơn, do đường xá và đường cao tốc bị hư hỏng, những đống đổ nát và tắc nghẽn giao thông từ những người chạy trốn khỏi khu vực. Giá nội địa tăng vọt có thể vượt qua sự miễn cưỡng đối với những trở ngại địa phương mà đòi hỏi chi phí bổ sung. Hơn nữa, mỗi nhà cung cấp có động lực để cố gắng trở thành người đầu tiên đến hiện trường, vì giá khi đó sẽ là cao nhất, trước khi các nhà cung cấp khác đến và cạnh tranh khiến giá giảm xuống. Thời gian cũng rất quan trọng đối với những người trong một khu vực thảm họa, họ cần được cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác liên tục. Giá cả không phải là cách duy nhất để phân phối các nguồn lực khan hiếm, dù trong thời gian bình thường hay trong giai đoạn tình trạng khan hiếm tăng đột ngột. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các hệ thống phân phối thay thế thường tốt hơn hay tệ hơn. Lịch sử cho thấy ảnh hưởng của kiểm soát giá cả đối với lương thực lặp đi lặp lại trong việc tạo ra đói hoặc thậm chí là nạn đói. Người bán có khả năng để chia bao nhiêu khẩu phần họ sẽ bán. Nhưng điều này đặt người bán vào tình huống không thể tránh về việc xúc phạm một số khách hàng của mình bằng cách từ chối để họ mua nhiều như họ muốn—và anh ta có thể mất một số khách hàng sau khi mọi thứ trở lại bình thường. Rất ít người bán có thể sẵn lòng mạo hiểm điều đó. """