"Khởi Nghiệp Bán Lẻ | Trần Thanh Phong PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Khởi Nghiệp Bán Lẻ | Trần Thanh Phong PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo THÔNG TIN EBOOK Tên sách Khởi Nghiệp Bán Lẻ Tác giả Trần Thanh Phong NXB Đà Nẵng Năm 2017 —★— Ebook HaoVu93-Vinaguy LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin cảm ơn một người anh thân thiết - anh Nguyễn Văn Tuấn — chủ tịch HUVA Sreel Building. Anh chính là khách hàng đâu tiên và cũng là người đã “giang tay cứu vớt” khi doanh nghiệp của tôi đang trên bờ vực phá sản cách đây hơn 10 năm. Không có anh, cuộc đời và sự nghiệp của tôi chắc chắn đã rẽ sang hướng hoàn toàn khác. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Võ Đại Khôi - Chủ tịch của Trung Hậu Group - người anh đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng tôi trong những dự án kinh doanh đầy mạo hiểm. Anh chính là tấm gương cho tôi về sự “không ngừng cho đi” trong công việc và cuộc sống. Cảm ơn anh Nguyễn Thiên Lý - CEO của Hoa Lư Group - người đã đồng hành cùng tôi trong những ngày đầu chập chững bước vào thương trường. Chính bạn đã cho tôi ý tưởng về việc nên viết một quyển sách cho người trẻ khởi nghiệp. Cảm ơn anh Nguyễn Phương Nam – CEO của Aothun.vn - người bạn tuyệt vời của tôi — bạn là tấm gương của tỉnh thần làm việc không biết mệt mỗi và góp cho tôi những ý tưởng đắt giá trong quyển sách này. Cảm ơn em Võ Sỹ Tứ - ông chủ trẻ của chuỗi của hàng sữa tã Momstop - đã giúp tôi hoàn chỉnh bản thảo cho quyển sách từ góc nhìn tươi mới của những người trẻ dang khởi nghiệp. Con xin cảm ơn ba mẹ, người đã sinh ra con. Nếu không có công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ, con không bao giờ có được đời sống như hôm nay. Cảm ơn Lê Diễm - người bạn đời của anh. Không có em, anh đã không bao giờ đủ kiên nhẫn, thời gian và năng lượng để viết nên quyển sách đầu tay này. Em luôn là hậu phương vững chắc, thay anh chăm sóc các con, tin tưởng và ủng hộ anh trong mọi hoàn cảnh. Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp của mình ở chuỗi cửa hàng Bingo và Hanami. Nhờ các bạn làm việc chăm chỉ, quản lý tốt các cửa hàng nên tôi mới có đủ thời gian để viết lách. Các kinh nghiệm góp trong sách này phần lớn đến từ các bạn, tôi chỉ thay mọi người viết lại mà thôi. Cuối cùng tôi xin cảm ơn chính bạn, người đang cầm trên tay quyển sách này, đã tin tưởng và ủng hộ tôi. Đây chỉ là một quyển ghi chép kinh nghiệm cá nhân sau nhiều năm “lặn lội, cày cuốc” với ngành bán lẻ. Mong bạn đọc nó với sự cảm thông cho một tác giả không chuyên và tiếp thu kiến thức của tôi bằng sự hoài nghĩ nhất có thể. Chúc bạn tìm thấy những điều cần thiết và bổ ích cho hành trang khởi nghiệp! Trần Thanh Phong PHẦN 1: MƠ VỀ ĐẢO VÀNG Chương I CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP. Thành công không chớp nhoáng Tôi và vài người bạn khởi nghiệp kinh doanh từ lúc còn rất trẻ. Chúng tôi đã mơ trở thành những người giàu có chỉ sau một đêm. Thậm chí, tôi còn ngửi thấy cả “mùi tiển” khi đang viết bản kế hoạch kinh doanh đầu tiên. Nhưng kết quả là một thất bại đau đớn! Khởi nghiệp từ con số 0, đến khi phá sản, mỗi đứa chia nhau món nợ hơn 3 tỷ đồng vào năm 2008. Tôi hay nói vưi với đám bạn đó là “sự tích tay trắng làm nên nợ nần”. Năm đó tôi mới 24 tuổi và đã trải qua những ngày tháng ở tận đáy của sự căng thẳng và khổ nhục. Cho đến khi bén duyên với ngành bán lẻ bằng việc kinh doanh một shop phụ kiện thời trang nhỏ, sự nghiệp của tôi mới bước sang một trang hoàn toàn khác. Thành công đạt được từ những bước đi chậm rãi nhưng vững chắc. Tôi thật sự muốn chia sẻ câu chuyện của mình để các bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp có thêm nhiều chọn lựa tốt hơn tôi ngày xưa. Giống như nhiều đứa trẻ khác, tôi lớn lên từ một vùng quê nghèo khó. Ba tôi là thương binh còn mẹ tôi đơn giản chỉ là một cô công nhân phải lòng một anh bộ đội giải ngũ. Hai người lấy nhau rồi về quê lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng. Gia đình tôi không mấy khá giả. Cái nghề đã nuôi sống cả nhà vào thập niên 80 - 90 là nuôi heo (lợn). Hồi đó nhà tôi nuôi nhiều heo và cả gà nữa. Ngoài giờ học tôi vẫn thường phụ giúp ba mẹ công việc ở trang trại. Đến bây giờ, tôi còn nhớ như in cái cảm giác chui xuống gầm chuồng gà rộng gần 200 mét vuông để thu dọn phân. Tôi phải đội một chiếc nón lá và mặc một cái áo khoác cũ. Nếu không, bạn biết rồi đấy, những con gà ục ịch ở phía trên sẽ “trút hết bầu tâm sự” lên người bạn. Mùi phân gà thì rất nồng, đủ để mỗi lần như vậy là tôi không thể ăn hết bữa cơm chiểu hôm đó. Nhìn thấy những vất vả của ba mẹ mà từ nhỏ tôi có một ước mơ là trở thành người thành công và kiếm được thật nhiều tiền. Ước mơ cứ ám ảnh tôi đến cuối năm nhất đại học. Rồi vào một đêm định mệnh, thằng bạn cùng phòng ném cho tôi quyển sách “Rich Dad, Poor Dad” của Robert Kiyosaki - một quyển sách rất hay về tư duy làm giàu được xuất bản vào năm đó. Nó còn phán cho tôi một câu xanh rờn: “Mày đừng đọc, nếu mày dọc mày sẽ nghỉ học!. Chuyện gì sau đó thì chắc bạn cũng đã đoán được. Tôi quyết định nghỉ học để khởi nghiệp kinh doanh. Tôi còn nhớ lúc đó trong giới trẻ chưa có khái niệm start-up và người ta cũng chưa nói nhiều về khởi nghiệp kinh doanh như bây giờ. Những năm 2003 - 2006, tôi và những người bạn của mình là thế hệ start-up công nghệ đời đầu ở Việt Nam. Hồi đó không có ai dẫn dắt, cũng không có nhiều thông tin định hướng như ngày nay. Chúng tôi chỉ biết khởi nghiệp bằng một bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và cái kỹ năng mà tôi giỏi nhất lúc bấy giờ là lập trình vi tính. Ba thằng sinh viên choai choai 20 tuổi, sau khi lót dạ bằng tô hủ tiếu gõ, đã nhốt mình trong phòng trọ cả đêm để cùng nhau lập ra một kế hoạch kinh doanh rực rỡ với một công ty phần mềm sẽ trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới. Trên tay bản kế hoạch hơn 140 trang giấy, tôi và các bạn của mình đã đi gõ cửa nhiều quỹ đầu tư lớn như IDG Ventures, VinaCapital, kêu gọi họ rót số vốn lên đến 1,6 triệu đô-la cho dự án khởi nghiệp mới toanh của mình. Đương nhiên là thấy mặt bọn tôi còn “búng ra sữa” và sản phẩm thì chỉ mới nằm trên giấy nên họ đã từ chối khéo. Hồi đó làm gì có Shark Tank như bây giờ!? Bạn bè lúc đó còn trêu: “Mày muốn trở thành Bill Gates của Việt Nam thật à?” Đúng là lúc còn trẻ, người ta nhiều mong ước và cũng ít biết sợ. Nhưng nếu không có cái “màu xanh” của tuổi trẻ đó, tôi đã không bao giờ có được công việc và cuộc sống như hôm nay. Lúc đó, dù không gọi được vốn nhưng bọn tôi vẫn quyết tâm khởi nghiệp, bằng cách: mơ một giấc mơ thật lớn! Sự thật trớ trêu là ngay tháng đầu tiên công ty phần mềm hoạt động, chúng tôi đã phải đi vay tiển của một người bạn tốt bụng để trả lương thử việc cho nhân viên. Trong gần ba năm kinh doanh trong tình trạng thoi thóp, chúng tôi đã thay đổi định hướng đến ba lần và đi vay nợ rất nhiều để duy trì công ty. Rồi trong một buổi chiểu mưa tháng Bảy năm 2008, sau khi nhấp ngụm cà phê cuối cùng trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn, chúng tôi đã quyết định ngừng lại. Cảm giác lúc đó rất hoang mang và tê tái! Ba tôi đã phải bán bẩy gia súc để giúp tôi trả một phần nợ. Người bạn cùng phòng với tôi cũng không khá hơn, nó phải cắt bán một phần đất của gia đình. Nhiều người thân không mấy khá giả, trước đó đã cho tôi vay tiển, hay tỉn tôi đóng cửa công ty, họ kéo đến tận nhà, khóc lóc, chì chiết, đòi ba má phải thay tôi trả ngay những khoản nợ. Suốt 2 năm sau, nợ nần không ngừng bủa vây. Tôi đã đi qua một giai đoạn rất khó khăn của cuộc sống Bạn biết đấy, hiếm khi chúng ta có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, dù làm bất cứ việc gì. Chuyện dễ nhất như việc tập lái xe đạp, tôi dám cá là bạn cũng đã phải té ngã vài lần trước khi biết chạy. Bài học xương máu mà tôi tự rút ra khi phá sản công ty đầu tiên của mình là: “Nếu không có kinh nghiệm, hãy bắt đầu từ cái nhỏ thôi vì đằng nào mày cũng sẽ phải làm bài tập!” Khởi nghiệp nhỏ, thành công lớn Hơn một năm sau thất bại đầu tiên, tôi dần lấy lại cân bằng nhưng vẫn không chọn con đường đi làm công ăn lương. Vì hơn ai hết, tôi thấm nhuần triết lý làm giàu của “Rích Dad, Poor Dad” Để giàu có và tự do, tôi phải tạo ra thu nhập thụ động. Tôi muốn hệ số chỉ tiêu - thu nhập của mình phải là 1-N chứ không phải là 1-1. Tôi quyết tâm bắt đầu lại công việc kinh doanh lần nữa. Tôi tìm hiểu đủ thứ ngành, từ sân cỏ nhân tạo, trà sữa, nhà sách cho tới các dịch vụ trực tuyến. Nhưng rồi tôi chỉ chọn mở một shop phụ kiện thời trang với mục tiêu rất đơn giản là tạo ra cho mình một vòng quay tài chính nhỏ. Mong ước đơn sơ của tôi lúc đó là kiếm được 10 triệu đồng một tháng để tự mình trang trải cuộc sống. Đã có kinh nghiệm vận hành một doanh nghiệp gần 50 nhân viên nên khi bắt đầu với một cửa hàng nhỏ, tôi đã khá tự tin. Thế nhưng như tôi đã chia sẻ, kể cả việc dễ nhất thì khi ta làm lần đầu cũng sẽ có rất nhiều sai sót. Không ít tiền đã được bỏ ra để tôi “học ngu” cho cái shop của mình. Ví như chuyện cái kệ trưng bày đầu tiên mà tôi đặt người ta gia công. Bạn không thể tưởng tượng là nó xấu xí và vô dụng đến mức nào đâu. Tôi đã phải chở nó vứt ra sau nhà chỉ sau một ngày vì không thể dùng nó vào bất cứ việc gì. Buồn cười nhất là chuyện đánh mã sản phẩm để quản lý. Tôi và cô bạn (sau này là mẹ của hai đứa con tôi) đã phải mất 3 ngày liên tục để ghi tay và nhập mã sản phẩm trên một file Excel. Lúc đó chúng tôi không biết sử dụng bất kỳ phần mềm hay công cụ hỗ trợ nào. Để rồi ngay sau khi hoàn thành “công trình vĩ đại” của mình, tôi chốt lại một câu đau đớn: “Không thể quản lý theo cách này được!” Nhưng ông trời không phụ lòng người. Ngay trong tháng đầu tiên tôi đã có lãi tới 20 triệu đồng từ cái shop nhỏ, với số vốn đầu tư ban đầu chưa tới 80 triệu. Lúc đó tôi thực sự ngỡ ngàng! Trong suốt 3 năm vận hành doanh nghiệp tiển tỷ với dàn nhân viên tốt nghiệp cao đẳng - đại học, tôi chưa bao giờ nhìn thấy mức độ hiệu quả như vậy. Tôi buộc phải xem xét lại toàn bộ nhận thức của mình về công việc kinh doanh. Trước đó, trong đầu của một đứa non choẹt như tôi, kinh doanh là phải mở một công ty, thuê một văn phòng đẹp và lúc nào cũng có một em tiếp tân xinh tươi ngồi ngay phía dưới logo. Khi shop bán lẻ đầu tiên đi vào hoạt động, nhìn thấy lợi nhuận đều đặn mỗi ngày, tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Tôi thay đổi quan điểm của mình về những mô hình kinh doanh nhỏ mà trước kia tôi nghĩ là nó tầm thường, chỉ dành cho “anh Năm, chị Bảy”. Sau này, trong quá trình làm việc thực tế, tôi có dịp gặp gỡ nhiều người sở hữu những cửa hàng bán lẻ còn hiệu quả hơn gấp bội. Cửa hàng của họ chỉ có ba bốn mét mặt tiển, không phô trương, nhưng doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi tháng. Tôi khám phá ra một thế giới của những người giàu có thẩm lặng. Họ không có công ty đẹp đế, không có báo cáo tài chính hoành tráng. Họ không khoa trương và rất ít nói về chuyện kinh doanh của mình. Báo chí cũng không rảnh rỗi để đưa tin về những người này nhưng họ vẫn ở xung quanh chúng ta. Thu nhập của họ không dưới 9 con số mỗi năm. Đương nhiên là họ có một cuộc sống sung túc và tự do hơn rất nhiều người. Tôi vấn thích gọi họ là những “Triệu phú bán lẻ”. Về phần tôi, sau thành công bước đầu, tôi huy động vốn để mở thêm nhiều cửa hàng nữa. Một người chị quen biết đã hỏi tôi về việc muốn mua lại công thức kinh doanh để mở một cửa hàng tương tự tại địa phương. Tôi đã nhận ra ngay đây là một cách rất hay để phát triển hệ thống mà không cần nhiều vốn đầu tư. Trong 3 năm sau đó, tôi đã nhượng quyền để mở nóng đến 65 cửa hàng mang thương hiệu của mình trên toàn quốc. Có cửa hàng chỉ mất 45 ngày để hoàn vốn đầu tư nhưng cũng có cửa hàng phải đóng cửa chỉ sau 25 ngày hoạt động. Tôi đã dấn thân với chuỗi nhượng quyền suốt 3 năm và rút ra cho mình nhiều bài học sâu sắc về bán lẻ. Khi viết quyển sách này, tôi chỉ còn lại 10 cửa hàng thời trang và đồ chơi trẻ em nhưng may mắn là chúng hoạt động rất hiệu quả. Tôi sẽ còn tiếp tục mở những cửa hàng mới khi bạn đọc những dòng này. Nhưng hơn hết, tôi đã có được cuộc sống tự do, hạnh phúc mà tôi hằng ao ước khi khởi nghiệp kinh doanh. Giờ đây, tôi có thể làm việc 2-3 giờ đồng hồ mỗi ngày và dành phần lớn thời gian còn lại để đọc sách, viết lách hay chia sẻ. Sáng nào cũng vậy, sau khi đưa hai con đến lớp, tôi xuống hồ và bơi hết cự ly 1000m, sau đó lái xe đến một quán cà phê quen thuộc để ăn sáng và nhâm nhi quyển sách yêu thích. Tôi đọc 3-4 quyển sách khác nhau mỗi tháng. Tôi chỉ bắt đầu làm việc vào lúc 10 giờ. Thường là sẽ họp qua Internet với các cửa hàng trưởng về công việc hằng ngày. Tôi kết thúc “ngày làm việc” của mình lúc 12 giờ rồi đi ngủ trưa 30 phút. Buổi chiều là thời gian để tôi nghiên cứu hoặc viết lách. Buổi tối, tôi có thói quen đi “thăm ruộng” bằng cách dạo quanh các cửa hàng, chào hỏi nhân viên, kiểm tra tình hình hoạt động và lắng nghe ý kiến khách hàng. Tôi thường trở về nhà lúc 8 giờ rưỡi tối, dành thời gian còn lại cho gia đình. Đúng 9 giờ 30 phút, tất cả nhân viên ở các cửa hàng sẽ báo qua tin nhắn cho tôi biết chính xác hôm nay doanh thu được bao nhiêu. Thường thì tôi sẽ kết thúc ngày với một hai lon bia để ăn mừng thành quả của hôm đó. Tôi tự thấy mình là một người tự do và hạnh phúc. Đó là tất cả những gì tôi hằng mơ ước khi khởi nghiệp! Giờ đây, tôi muốn chia sẻ những “kinh nghiệm cày cuốc” trong hơn 14 năm khởi nghiệp và bí quyết thành công của 10 năm làm bán lẻ cho bạn. Nếu bạn cũng đang muốn tìm kiếm thành công bằng một công việc kinh doanh đơn giản, ít rủi ro, tôi thành thật mong bạn đọc hết quyển sách này rồi tự khởi động cho mình một cửa hàng nhỏ. Nếu chăm chỉ và ham học hỏi, tôi tin là bạn sẽ sớm đạt được các mục tiêu của mình. Ngành bán lẻ là một lựa chọn tuyệt vời để bạn bắt đầu! Chương II VÌ SAO NGÀNH BÁN LẺ HẤP DẪN? Tôi đến với bán lẻ là một sự tình cờ, không ai nói cho tôi biết cái hay của ngành này. Tất cả những lý do được trình bày ở đây là sự đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân. Tôi ước gì mình đã được đọc những dòng này từ khi còn là một cậu thanh niên 20 tuổi chập chững khởi nghiệp. Tòi đá không phải lan man với quá nhiều định hướng. Vì thế, khi cầm quyển sách trên tay và đọc hết chương này, bạn đã là người may mắn hơn tôi rất nhiều. Lý do đầu tiên: Những tỷ phú hàng đầu thế giới thuộc về ngành bán lẻ Trước tiên phải kể đến Sam Walton - người được mệnh danh là “ông vua bán lẻ ở Mỹ”. Ông là người thành lập tập đoàn bán lẻ Wal-Mart và cũng được lịch sử ghi dấu như một trong những người giàu nhất thế giới trong nhiều năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Sam Walton bắt đầu lập nghiệp với vị trí thật khiêm nhường: công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. Lúc đó, hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears sở hữu hầu hết hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực tiếp gặp đủ các loại khách hàng, Sam Walton đã phát hiện Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé và hẻo lánh như Benton quê mình. Thấy vậy, Sam Walton liền dốc toàn bộ số tiền 150 USD thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ đầu tiên, lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn Benton quê ông. Thời gian đầu tiên khởi nghiệp, do vốn ít, kinh nghiệm thiếu, cửa hàng của Sam chủ yếu buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lời, buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất mà thôi. Sam Walton cũng đã thu hút số lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng chất lượng dịch vụ như tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng... Cho tới năm 1965, XWal-Mart đã trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng nhất tại thị trấn Benton. Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu thập niên 1970. Hiện nay, hệ thống cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyển sở hữu của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn cửa hàng nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, châu Âu và tích cực vươn sang châu Á. Ông mất năm 1992 nhưng cho tới năm 2016, nếu tính tổng số tài sản của vợ con và những người thừa kế, thì gia đình Walron vẫn giữ ngôi vị giàu nhất thế giới, trên cả tỷ phú Bill Gates của Microsoft Tôi đặc biệt nói nhiều về Sam Walton và Wal-mart là bởi vì chúng ra có thể học được rất nhiều từ ông. Một trong những bài học quan trọng đó là: hãy bắt đầu từ xuất phát điểm đơn giản nhất. Việc khởi sự kinh doanh với một cửa hàng bình thường ở một thị trấn nhỏ không có nghĩa là bạn không thể tạo ra được thành tựu lớn sau này. Đôi khi, đó còn là một thuận lợi, vì ở một thị trường bị bỏ quên, bạn sẽ có ít đối thủ hơn. Bạn có đủ thời gian và cơ hội để thử sai nhiều lần trước khi mở rộng hệ thống. Lưu ý: Hãy bắt đầu từ xuất phát điểm đơn giản nhất! Việc khởi sự kinh doanh với một cửa hàng bình thường ở một thị trấn nhỏ không có nghĩa là bạn không thể tạo ra được thành tựu lớn sau này. Không chỉ có Walton, thế kỷ 21 đang chứng kiến sự bùng nổ của dân số, công nghệ và mua sắm trực tuyến, theo đó một loạt các tỷ phú bán lẻ đã ra đời. Ở Mỹ thì có Jef Bezos với trang web bán lề Amazon.com. Ở châu Âu thì có Ortega của chuỗi bán lẻ thời trang Zara. Ở Nhật Bản người ta hay nhắc đến Masatoshi Iro của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Ở Trung Quốc thì có Jack Ma - tỷ phú giàu nhất châu Á với trang web Taobao.com hay Lý Gia Thành của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm - dược phẩm WWatsons. Ở Việt Nam cũng có Nguyễn Đức Tài với chuỗi bán lẻ TheGioiDiDong.com. Họ khác nhau về tuổi tác, màu da, trình độ học vấn, nhưng họ giống nhau ở hai điểm: họ kinh doanh bán lẻ và họ rất thành công. Lý do thứ bai: Bán lẻ là ngành dế dàng để bắt đầu Trước tiên, bán lẻ không phải là một ngành mới, vì vậy bạn không phải lo lắng xem liệu mô hình kinh doanh của mình có gì bất ổn không. Bán lẻ không rủi ro như một start- up kiểu UBER, Grab hay AirBnB. Từ hàng ngàn năm trước, người ta đã biết buôn bán và tương lai cũng sẽ như vậy khi sự bùng nổ dân số kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Việc của bạn chỉ là: khoanh vùng khách hàng mục tiêu, tìm ra đúng nhu cầu của họ và đáp ứng nhu cầu đó bằng một cửa hàng thích hợp. Tiếp đó, bán lẻ còn cho bạn cơ hội để thử sai nhiều lần. Với ngành sản xuất hay công nghệ, bạn phải đầu tư ban đầu rất lớn trước khi được nhìn thấy khách hàng. Rủi ro là sản phẩm làm ra không đáp ứng thị trường, bạn sẽ khó xoay xở. Một cửa hàng bán lẻ thì dễ hơn. Bạn có thể khởi động với một ít hàng hóa, hàng nào bán chậm, bạn có thể bán giảm giá để thu hồi vốn rồi thử tìm một dòng sản phẩm khác để kinh doanh. Nếu mặt bằng kinh doanh không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể di dời cửa hàng sang một địa điểm mới. Chu trình cứ lặp lại như vậy cho tới khi mọi thứ ổn thỏa và bắt đầu sinh lời. Ngoài ra, bán lẻ cho bạn cơ hội làm từ nhỏ đến lớn. Nhiều ngành, đặc biệt là sản xuất, rất khó để bạn làm như vậy. Có thể bạn phải đầu tư hẳn một dây chuyển sản xuất hoàn chỉnh để làm ra những sản phẩm đầu tiên. Với ngành bán lẻ, bạn có thể bắt đầu từ một cửa hiệu nhỏ, sau đó mở rộng từ từ khi đã có nhiều khách hàng hơn. Khi cửa hàng đã đạt mức ổn định và sinh lời, bạn có thể nhân rộng mô hình bằng các điểm bán mới. Chẳng mấy chốc, công việc kinh doanh của bạn đã trở lên lớn mạnh. Đó là công thức chung của hầu hết các chuối bán lẻ thành công. Lý do thứ ba: Bán lẻ cho dòng tiển mặt đều đặn mỗi ngày Có những ngành kinh doanh cho doanh thu lớn nhưng dòng tiển thì rất tệ. Tôi lấy ví dụ là ngành xây dựng hoặc ngành gia công. Bạn vui mừng khi ký được hợp đồng lớn nhưng nếu khách hàng thanh toán trễ vài ngày hoặc vài tuần thì sẽ là cơn ác mộng thật sự. Công nhân của bạn sẽ ngừng làm việc nếu bạn thanh toán lương trễ. Công nhân thì lãnh lương theo tuần hoặc tháng, trong khi khách hàng lại nghiệm thu và thanh toán cho bạn theo từng giai đoạn, sau khi đã đi qua nhiều phòng ban và ký hàng tá giấy tờ. Với bán lẻ, câu quen thuộc nhất chính là: “tiền trao, cháo múc”. Trừ khi bạn bán hàng online và chấp nhận thanh toán theo hình thức COD (giao hàng mới thu tiền), sẽ không có công nợ cũng như không có hợp đồng với các điểu khoản thanh toán lằng nhằng. Doanh thu mỗi ngày chính là dòng tiển và dòng tiển cũng chính là máu của doanh nghiệp. Khi máu huyết lưu thông đều đặn thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Lý do thứ tư: Bán lẻ dễ dàng tự động hóa và kiểm soát từ xa Nếu bạn kinh doanh trong ngành dịch vụ như spa, du lịch hoặc đào tạo, rủi ro khi bạn không có mặt để điều hành trực tiếp là rất lớn, nhất là ở khâu chất lượng dịch vụ mà nhân viên của bạn cung cấp cho khách hàng. Với ngành bán lẻ, khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn. Chất lượng dịch vụ cũng cần thiết nhưng chỉ là thứ yếu. Ngoài ra, dịch vụ trong ngành bán lẻ cũng đơn giản hơn so với các ngành khác. Ta có thể làm một phép so sánh giữa ngành bán lẻ và ngành dịch vụ ăn uống. Nếu trong một cửa hàng bán lẻ tiêu chuẩn, bạn chỉ cần kiểm soát chất lượng phục vụ của ba vị trí nhân viên là bảo vệ, bán hàng và thu ngân thì với một nhà hàng bạn sẽ phải chiến đấu với một “dàn nhạc giao hưởng” Tôi xin kể từ ngoài vào: đầu tiên là nhân viên bảo vệ giữ xe, nhân viên tiếp đón, nhân viên order món, rồi tới phục vụ bàn, nhân viên tiếp thực, mấy em tiếp thị bia. Bên trong thì có đầu bếp, phụ bếp, nhân viên sơ chế, chị rửa chén, cô tạp vụ và còn cả em thu ngân nữa. Kể thôi cũng đã thấy mệt rồi! Trong cửa hàng, sản phẩm được làm từ nhà sản xuất, bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát được chất lượng. Với nhà hàng, bạn không biết được hôm nay dầu bếp của mình vui hay buồn, ra món ngon hay dở. Trong cửa hàng, thất thoát vẫn thường xuyên xảy ra nhưng bạn đo lường được chính xác là bao nhiêu khi kiểm kê tồn kho. Trong khi ở nhà hàng, nhân viên có thể đánh cắp vài con tôm đắt tiền hoặc nửa gói gia vị mỗi ngày trong nhiều năm nhiều tháng mà bạn không hề hay biết. Chưa bao giờ bạn có thể quản lý một cửa hàng dễ dàng như thời điểm hiện tại. Nhiều thiết bị, phần mềm và ứng dụng rẻ tiền nhưng cực kỳ mạnh mẽ đã có sẵn. Chỉ với một chiếc smartphone, bạn đã có thể xem camera từng cửa hàng ở bất kỳ đâu, nghe nhân viên nói gì với khách hàng vào bất kỳ lúc nào. Bạn ở nhà nhưng vẫn biết được sáng nay cửa hàng đã bán được bao nhiêu đơn hàng, cho những ai, cụ thể là sản phẩm gì. Thậm chí nếu thích, bạn có thể cài đặt để điện thoại của mình sẽ rung lên mỗi khi có một đơn hàng mới. Tất cả những cái đó đã có sẵn và tôi sẽ định hướng cho bạn cách làm điều này ở những chương tiếp theo. Lý do cuối cùng: Bán lẻ dễ dàng nhân rộng. Đúng vậy! Do có thể dễ dàng kiểm soát từng cửa hàng mà bán lẻ không khó để nhân rộng. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều chuỗi bán lẻ hơn là chuỗi spa hoặc chuỗi làm tóc. Bạn có thể bắt đầu bằng một cửa hàng, cố gắng gọt giữa và đóng gói mọi thứ trong vòng 1-2 năm. Sau đó, bạn sẽ có nhiều lựa chọn để tiếp tục phát triển mô hình thành công của mình. Nếu có thể huy động vốn, bạn sẽ tự mở tiếp các cửa hàng khác và toàn quyền quản lý chúng. Nếu không đủ vốn, bạn cũng có thể chọn nhượng quyền kinh doanh. Có nhiều người muốn mua công thức kinh doanh này để bắt đầu cửa hàng của họ với ít rủi ro nhất. Thu nhập của bạn sẽ tăng dần theo số lượng cửa hàng mà bạn sở hữu hoặc nhượng quyền. Đó là những cỗ máy in tiền thật sự. Tóm lại, bán lẻ là ngành đế quản lý hơn hầu hết các ngành kinh doanh khác. Vì vậy, bạn có thể tự động hóa, mở rộng và dễ dàng kiểm soát từ xa. Đó cũng là lý do tuyệt vời nhất mà tôi khuyên bạn nên chọn bán lẻ để khởi nghiệp. Bạn sẽ không chỉ giàu mà còn có được sự tự do như bạn hằng mong ước! Chương III THỜI CƠ CỦA BẠN ĐANG ĐẾN Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi vì nước ta đang giai đoạn đầu của cơ cấu dân số vàng và mới chuyển từ nước có thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Việt Nam đang có khoảng 63 triệu trên tổng số 90 triệu dân trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số sẽ giúp cho thị trường tiêu thụ, đặc biệt là bán lẻ phát triển mạnh. Bởi dân số trong thời kỳ này vừa là lực lượng sản xuất chủ lực vừa là lực lượng tiêu dùng chính. Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh, chỉ phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25- 29. Mức tiêu dùng này duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi. Cũng chính vì lý do đó mà gần đây chúng ta nghe nói nhiều về dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là vụ mua lại BigC, Metro và Nguyễn Kim của các đại gia Thái Lan. Hay sự vào cuộc rất nghiêm túc của tập đoàn AEON Nhật Bản với nhiều trung tâm thương mại lớn. Ngoài ra, khi tôi viết những dòng đầu tiên của quyển sách này thì thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 7- Eleven cũng đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hãy lưu ý, thời kỳ cơ cấu dân số vàng chỉ kéo dài khoảng 35 năm, song song đó sẽ là quá trình già hóa dân số. Như vậy, chúng ta có thể dự đoán rằng đỉnh điểm của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng sẽ rơi vào khoảng năm 2025 rồi chấm dứt vào năm 2040. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đúng “con sóng thị trường” và cưỡi lên nó bằng một cánh buồm no gió. Bạn phải biết mình muốn gì Gần đây truyền thông hay nói nhiều về start-up hay còn gọi là Khởi nghiệp sáng tạo. Đó là khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp với ý tưởng chưa bao giờ được thực hiện. Nếu thành công, bạn sẽ bứt phá trở thành doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Đó là những UBER, Grab, AirBnB, WhatsApp hay Instagram... Nhưng tôi thấy truyền thông có vẻ đã “tô hồng” cho start up. Tỉ lệ thất bại của start-up là hơn 90%, và nếu bạn chưa hể có kinh nghiệm thì rõ ràng bạn biết mình sẽ đi về đâu rồi đấy!? Tôi không có ý nói rằng bạn không nên chọn start-up. Nhưng rõ ràng bạn có một cách khác để khởi nghiệp kinh doanh với tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều. Đó là khởi nghiệp bằng những mô hình kinh doanh sẵn có hay còn gọi là SME hoặc Small Business. Việc của bạn chỉ là học hỏi công thức đã thành công ở nơi khác, bổ sung các cải tiến mới và nỗ lực để làm tốt hơn tại địa phương của mình. Có nhiều mô hình kinh doanh nhỏ nhưng rất hiệu quả để bạn bắt chước. Cách làm này phù hợp với phần lớn mọi người. Và theo quan điểm của tôi, tạo ra nhiều cái nhỏ hiệu quả thì vẫn tốt như làm một cái lớn. Ngoài ra, để được tự do và giàu có, bạn cẩn phải có mục tiêu cụ thể, từng bước cho con thuyền tài chính của mình. Đã có quá nhiều sách, khoá học và các diễn giả nói về chủ để này, tôi sẽ không để cập thêm nữa. Nhưng nếu bạn còn mơ hồ trong các mục tiêu thì bạn sẽ không bao giờ đạt được nó. Tôi đã từng cho rằng Tự Do Tài Chính là phải kiếm được thật nhiều tiển, nhiều hơn khả năng tôi có thể tiêu xài. Nhận định đó không sai nhưng nó không tốt để thực hiện. Thật là mơ hồ khi đặt ra mục tiêu: tôi sẽ kiếm thật nhiều tiển! Với mục tiêu đó, bạn không thể vạch ra cho mình một kế hoạch hành động rõ ràng và khả thi. Nhiều tiền nhưng là bao nhiêu? Để đạt được mục tiêu bạn phải biết chính xác số tiền mà bạn cẩn. Với cá nhân tôi, vào thời điểm viết quyển sách này năm 2017, tôi chỉ cần 50 triệu đồng/cháng là đủ để cả gia đình sống sung túc và không lo lắng nhiều về chuyện tiền bạc. Trước đó tôi đã đặt mục tiêu kiếm 1 tỷ đồng/ tháng vào năm 30 tuổi. Tôi loay hoay không biết phải làm gì để đạt được mục tiêu này. Tôi quyết định tập trung vào nấc thang đầu tiên, tập trung cho cái mình cần chứ không phải cái mình muốn. Tôi đã điều chỉnh mục tiêu còn 100 triệu đồng / tháng và bỗng thấy thật thoải mái, dễ dàng để có được những kế hoạch hành động rất khả thi. Hãy cụ thể mức thu nhập hằng tháng mà bạn cần đạt được trong vòng 03 năm tới. Nếu như bạn nói rằng tôi cần bắt đầu với 30 triệu, 50 triệu hoặc 100 triệu thu nhập mỗi tháng để sống hạnh phúc và cảm thấy tự tin với mục tiêu đó thì ôi xin chúc mừng bạn. Bạn đã có mục tiêu rất rõ ràng. Giờ là lúc để nghĩ về một kế hoạch hành động cụ thể. Nếu bạn còn lăn tăn chưa biết bắt đầu bằng lĩnh vực nào thì hãy khởi động với một cửa hàng bán lẻ! Nếu thành công, tôi dám cá là bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu trên trong vòng 3 năm tới và có một cuộc sống tự do, hạnh phúc trong suốt nhiều năm sau đó. Làm cái mình yêu thích. Nếu tôi bảo bạn phải mở một công ty để kinh doanh thì chắc mọi thứ sẽ trở nên rắc rối và khó thực hiện. Nhưng ở đây rất đơn giản: chuyện của bạn chỉ là mở một cửa hàng bán lẻ và làm cho nó đông khách. Một cửa hàng như bao cửa hàng mà bạn đã từng ghé qua mua sắm. Bạn có thể bắt đầu bằng bất cứ sản phẩm nào mà bạn thích. Nếu thích mặc đẹp, bạn có thể mở shop thời trang. Nếu yêu mấy món xinh xinh, bạn có thể mở cửa hàng trang sức, phụ kiện hoặc mỹ phẩm. Nếu đang ở độ tuổi có con nhỏ, tôi khuyến khích bạn mở một cửa hàng thời trang cho trẻ hoặc một shop đồ chơi chuyên nghiệp. Trường hợp đã học qua một chuyên ngành nào đó thì bạn có thể mở cửa hàng bán sản phẩm phù hợp với chuyên ngành của mình như: cửa hàng nội thất, cửa hàng điện máy, cửa hàng phụ tùng ô-tô... Tùy theo sở thích và năng lực mà bạn hoàn toàn có thể chọn để bắt đầu nhỏ hay lớn, sản phẩm rẻ tiển hay đắt tiền. Mỗi lựa chọn đều cho bạn những cơ hội khác nhau và thành quả cũng rất khác nhau. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy chọn đi, làm ngay một cái gì đó mà bạn cảm thấy tự tin nhất, yêu thích nhất! Giờ là lúc phải hành động Nhiều bạn hỏi tôi: “Em cũng muốn kinh doanh nhưng em sợ thất bại quá. Em phải bắt đầu từ đâu?”. Tòi đã trả lời ngay là: “Học thôi em ạ!”. Kinh doanh cũng giống như lái xe trên đường, bạn cần kiến thức và kỹ năng. Không ai sinh ra đã biết làm mọi thứ. Tất cả đều phải bắt đầu bằng việc đi học. Nhiều người nghĩ tới kinh doanh là “sợ” đủ thứ. Sợ kinh doanh cũng giống như sợ lái xe lần đầu thôi. Cái gì người ta không biết, không rõ thì người ta sợ. Vậy cách đơn giản để không sợ nữa là hãy học. Học thì nhiều cách lắm: đọc sách, tham dự các khóa đào tạo, gặp gỡ những người thành công hơn mình vxv... Đó chắn chắn phải là bước đi đầu tiên để vượt qua nỗi sợ và tránh phải trả giá quá đắt! Nỗi sợ luôn là cái đầu tiên xuất hiện khi bạn định làm điều gì đó hoàn toàn mới. Tôi biết là bạn không sợ thất bại. Chính xác là bạn sợ mình sẽ mất tiền và nợ nần. Bạn sợ người thân sẽ trách móc, bạn bè chê cười. Bạn sợ mình nghỉ việc để kinh doanh, lỡ như thất bại, bạn sẽ không còn biết phải làm gì để có thu nhập. Nhưng bạn ơi, tất cả những nỗi sợ đó chỉ là sự thêu dệt của trí năng mà thôi. Bạn càng nghĩ nhiều về những nối sợ thì trí năng của bạn sẽ càng vẽ nên nhiều câu chuyện ly kì. Rồi tự nó dựng lên nhiều luận cứ rất chắc chắn để bạn tin và khóa chặt mọi hành động. Kiểu như: “Bây giờ chưa phải là lúc thích hợp, mình cần thêm kinh nghiệm sống!” hoặc “Nhà mình không có ai làm kinh doanh nên chắc mình cũng không có duyên mua bán”... Lúc tôi khởi nghiệp năm 21 tuổi, một người bạn thân sau khi nghe qua kế hoạch đã chia sẻ với một thái độ rất chín chắn: “Tôi sẽ không như anh, bắt đầu lúc này là quá sớm. Tôi sẽ đi làm vài năm, tích lay đây đủ kinh nghiệm, vốn liếng rồi mới khởi nghiệp”. Yeah! Bạn biết chuyện gì đã xây ra không? Cho tới hôm nay, khi tôi 35 tuổi, thong thả lái xe đi bơi lội, ăn sáng và cà phê đọc sách đến tận trưa thì người bạn kia vẫn còn là một anh nhân viên văn phòng rất nghiêm túc và đúng giờ. Không có gì là không thể đối với bạn và cũng không có phút giây nào thích hợp hơn PHÚT GIẦY NÀY! Chỉ có hành động ngay bây giờ mới có được kết quả. Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân. Tôi có mặt ở đây là để chia sẽ cho bạn những kinh nghiệm mà tôi đúc kết được trên chặng đường đã qua. Hy vọng những kinh nghiệm ít ỏi này sẽ có trong hành trang khởi nghiệp của bạn. Hãy kết bạn với tôi theo thông tin hướng dẫn ở bìa sau của quyển sách. Chúng ta sẽ có dịp chia sẻ những khó khăn, thử thách trên hành trình khởi nghiệp sắp tới. Hẹn gặp bạn trên đỉnh thành công! PHẦN 2: BẢN ĐỒ KHO BÁU Vậy là bạn đã quyết định đặt một chân lên hải trình vạn dặm của mình. Chúc mừng bạn! Trong chương này, tôi sẽ cung cấp những kỹ năng cơ bản để bạn tự xây dựng chiến lược kinh doanh đúng cho cửa hàng sắp tới. Chiến lược đó không khác gì một tấm bản đồ. Nó giúp bạn định hướng chính xác cho con thuyển kinh doanh của mình trên biển cả mênh mông đầy thử thách. Chương I TÌM KIẾM Ý TƯỞNG KINH DOANH Nhiểu bạn cứ bảo em muốn kinh doanh lắm, mở cửa hàng bán cái gì đó nhưng chưa biết phải kinh doanh gì, bán cái gì. Mà họ gặp tôi lần nào cũng có mỗi câu chuyện cũ rích đó. Tôi dám chắc là ý tưởng không đến theo kiểu: một buổi sáng thật đẹp, bạn thơ thẩn ở góc cà phê thật xinh rồi bóng đèn chợt xuất hiện như trong phim đâu. Tìn tôi đi, phải chịu khó đi tìm, đi săn, đào xới lên thì mới có! Ý tưởng ở đâu? Ý tưởng kinh doanh ở ngay địa phương của bạn. Hãy ghé thăm những cửa hàng đông khách nhất ở khu vực bạn sinh sống và quan sát xem vì sao họ thành công. Sau đó, hãy thử đóng vai là khách hàng và tìm ra những vấn đề bạn chưa hài lòng ở họ. Viết tất cả những điều bạn chưa hài lòng ra giấy rồi thử suy nghĩ xem có cách nào để khắc phục và làm tốt hơn không? Đây là cách đơn giản nhất để bạn sao chép một mô hình thành công sẵn có và cải tiến nó để có một ý tưởng kinh doanh riêng cho mình. Ý tưởng kinh doanh có trên Internet. Bạn có thể tìm kiếm trên Google Search với các từ khóa như “ý tưởng kinh doanh” hoặc “mô hình kinh doanh” Bạn cũng có thể tìm sâu hơn với các từ khóa liên quan tới lĩnh vực mà bạn quan tâm như: “mô hình shop mỹ phẩm”, “hình ảnh cửa hàng thực phẩm chức năng” ... Ngoài ra, Google còn cung cấp cho bạn công cụ Google Trends (https://trends.google.com) rất hữu ích để bạn tìm hiểu xem cái gì đang là xu hướng trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bắt đúng xu hướng cũng là cách để có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Ý tưởng kinh doanh có ở các thành phố và trung tâm thương mại lớn. Thường thì các xu hướng mới sẽ xuất hiện ở đây trước tiên. Vì vậy, hãy dành thời gian đến các trung tâm thương mại lớn, quan sát xem có những mô hình bán lẻ nào mới không, chụp ảnh và ghi nhận lại những cái hay mà bạn tìm thấy. Không bao lâu, bạn sẽ có cả bộ sưu tập ý tưởng. Cách tốt hơn nữa để tìm ý tưởng là đi du lịch nước ngoài. Bản thân tôi đã hơn 2 lần phát triển các cửa hàng kinh doanh mới là nhờ lượm lặt những ý tưởng từ Singapore và Trung Quốc. Đôi khi, kinh doanh chỉ đơn giản là dịch chuyển một cái mới từ chỗ có đến chỗ chưa có mà thôi! Ý tưởng đến từ những người thành công đi trước. Hãy tìm cách liên lạc và gặp gỡ họ thường xuyên, nhất là các chủ cửa hàng đông khách. Hãy hỏi về cách làm của họ để qua đó bạn tự đúc kết công thức thành công cho mình và tìm kiếm các ý tưởng mới. Ngày nay, với mạng xã hội, cách đơn giản để kết giao với một chủ cửa hàng là tìm ra fanpage trên Facebook và nhắn tin bày tỏ sự ngưỡng mộ với thành công của họ rồi để nghị một cuộc gặp gỡ để bạn học hỏi kinh nghiệm. Nhớ là phải thật chân thành đấy nhé! Ý tưởng còn có thể được giải quyết nhanh chóng bằng cách mua lại một thương hiệu nhượng quyền. Bạn có thể tìm kiếm trên Google với từ khóa “nhượng quyển kinh doanh” hoặc “mở đại lý”... Với cách này, bạn không chỉ có sẵn phương án kinh doanh, mà còn có cả công thức thành công và mọi thứ khác để bắt đầu với ít rủi ro nhất. Đương nhiên, bên cạnh tính sẵn có và an toàn, mua nhượng quyền cũng có nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên là vốn đầu tư của bạn sẽ tăng do phải trả thêm phí bản quyển thương hiệu. Thường thì bạn cũng không thể tự co kéo số vốn ban đầu hoặc đầu tư từng bước cuốn chiếu vì phải mở cửa hàng theo tiêu chuẩn chung. Quan trọng hơn là bạn phải tuân thủ nhiều quy định từ phía chủ nhượng quyền, không thể tự ý kinh doanh theo cách mà bạn nghĩ. Cái gì cũng có hai mặt, chọn an toàn thì sẽ mất tự do, chọn tự do thì sẽ có rủi ro. Chọn lựa ý tưởng Vậy là bạn đã biết cách để tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Nhưng thật ra, tìm ý tưởng không khó, phải chọn một cái để bắt đầu thì mới khó. Bạn có thể dựa vào 3 tiêu chí sau để quyết định “con thuyền” của mình: Tiêu chí thứ nhất - sở thích hoặc sở trường của bạn là gì? Nếu bạn thích thời trang, hãy mở một shop quần áo hoặc giày dép. Nếu yêu thích trẻ em, hãy mở shop kinh doanh các sản phẩm thời trang, đồ chơi, đồ dùng cho mẹ và bé. Nếu bạn quan tâm nhiều đến chủ để sức khỏe và làm đẹp, bạn có thể bắt đầu với thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc cửa hàng rau sạch. Ai cũng có sở thích hoặc sở trường riêng. Khách hàng chỉ chọn bạn khi bạn là người làm tốt nhất. Hãy biến nó thành đam mê và theo đuổi đến cùng. Tiêu chí thứ hai - quy mô nào phù hợp với bạn? Mỗi mô hình kinh doanh đòi hỏi quy mô khác nhau và số vốn đầu tư khác nhau. Nếu bạn có ít vốn, hãy chọn bắt đầu bằng một mô hình nhỏ trước. Sau này, khi đã có nhiều kinh nghiệm và vốn liếng, bạn có thể chọn làm những mô hình lớn hơn. Thường thì doanh thu của mô hình lớn với những sản phẩm giá trị cao hơn thì sẽ tốt hơn. Nhưng chưa thể nói trước là mô hình nào sẽ hiệu quả hơn. Điều chắc chắn là nếu bạn chọn làm ngay một mô hình lớn khi kinh nghiệm và vốn liếng không đả, thì đó đã là một tiền đề cho thất bại. Lưu ý: Lựa chọn nào của bạn cũng đúng và nó chỉ diễn ra khi bạn quyết định. Nhưng để có quyết định tốt nhất, hãy lắng nghe trái tim mình! Ví dụ ngay bản thân tôi, lúc khởi nghiệp tôi chỉ chọn mở cửa hàng phụ kiện thời trang nhỏ với số vốn chỉ từ 120 triệu đồng cho một shop. Nhưng khi đã có kinh nghiệm, tôi chọn mở cửa hàng chuyên doanh đồ chơi trẻ em, đầu tư cho mỗi shop khoảng 500 triệu đồng. Ông bà ta từ xưa đã dạy “liệu cơm gắp mắm” rồi còn gì!? Tiêu chí thứ ba - độ bền vững của mô hình kinh doanh? Bạn phải nghiên cứu xem liệu rằng ý tưởng hay sản phẩm mà bạn chọn sẽ còn có khách hàng trong bao lâu nữa. Nhiều mô hình hay sản phẩm rất “hot” trong giới trẻ, cửa hàng mọc lên như nấm nhưng sau 3-6 tháng thì lặng lẽ đóng cửa. Ví dụ như: cà phê mang đi, trà chanh chém gió, mì cay 7 cấp độ... Đó chỉ là các trào lưu ngắn hạn. Đặc điểm của chúng là dành cho giới trẻ, lên rất nhanh nhưng xuống cũng rất nhanh. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh một mô hình tương tự thì hãy đầu tư ít vốn nhất có thể và chuẩn bị cho một chiến lược rút lui thật gọn. Tôi vẫn chủ trương khuyên bạn nên chọn những mô hình bền vững hơn. Đó là những sản phẩm hướng tới các giá trị tương lai như: thân thiện với môi trường, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, tiện ích, giáo dục, công nghệ... Điều sau cùng tôi muốn nhắn nhủ với những bạn đang còn lăn tăn, chưa biết lựa chọn cái gì để bát đầu là: “Lựa chọn nào của bạn cũng đúng và nó chỉ diễn ra khi bạn quyết định. Nhưng để có quyết định tốt nhất, hãy lắng nghe trái tim mình!” Online hay offline? Gần đây, thương mại điện tử như một ngôi sao đang lên. Mọi người như bị cuốn vào nó. Ai cũng hô hào đi bán hàng online. Bạn cũng có ý định như vậy đúng không? Nhưng bạn ơi, có một nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh là: “Đừng bao giờ chạy theo đám đông!” Warren Buffett có một câu nói rất hay: “Hãy tham lam khi người ta sợ hãi và hãy sợ hãi khi người ta tham lam”. Lúc truyền thông đã bắt đầu nói về cái gì đó là lúc bạn phải thật sự thận trọng. Kinh doanh online không phải là phép màu để bạn đổi đời với số vốn nhỏ. Phí quảng cáo sẽ ngày càng cao còn khách hàng thì tràn ngập giữa vô số thông tin về sản phẩm cũng như thương hiệu. Qua rồi cái thời “bùng nổ smartphone và Facebook? khi mà chỉ cần chụp vài tấm ảnh đẹp, nhấn nút quảng cáo là có cả trắm đơn hàng một ngày. Kinh doanh nếu dễ đến mức đó thì cả xã hội sẽ nhanh chóng nhảy vào và thực tế cũng đang diễn ra như vậy. Cửa hàng online của bạn sẽ vừa phải cạnh tranh với mấy đứa học sinh cấp ba lẫn những đại gia bán lẻ sừng sở như Shopee hay Tiki. Chắc hẳn bạn đã dự đoán được kết quả! Không quá lời khi nói: để kinh doanh online thành công, nhiều trường hợp bạn phải bỏ thời gian, tiển bạc và kinh nghiệm còn hơn cả cửa hàng truyền thống. Những điều tôi để cập ở trên không hề có ý phủ định kênh bán hàng online. Thậm chí, tôi dám khẳng định nó là xu hướng không thể cưỡng lại. Các kênh giao hàng và thanh toán ngày một phát triển. Thời gian để bạn nhận hàng sau khi đặt mua giờ đây chỉ tính bằng phút. Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh. Nhiều người còn đang nghỉ ngờ về tương lai phát triển của kênh bán lẻ truyền thống khi thương mại điện tử đang ngày càng lớn mạnh. Nhưng các chuyên gia và doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành đều cho rằng bán lẻ truyền thống sẽ không mất đi mà trở thành kênh bổ sung qua lại cho bán hàng trực tuyến. Đó là lý do mà gần đây Amazon - trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất ở Mỹ - đã thông báo về việc ra đời của chuỗi cửa hàng tiện lợi AmazonGo. Hay ngay tại thị trường Việt Nam, Vinamilk đang nỗ lực phát triển chuỗi bán lẻ Giấc mơ sữa Việt Hầu hết các khách hàng đều có tâm lý muốn “xem tận mắt, sờ tận tay” Đó mới thật sự là trải nghiệm mua sắm. Đừng quên rằng “có được sản phẩm với giá tốt nhất” chỉ là một nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu được so sánh, chọn lựa, ướm thử, ngửi mùi thơm của hàng mới trong một không gian mát mẻ, âm nhạc du dương cũng là một nhu cầu. Không chỉ đáp ứng được các nhu cầu mang tính bản năng đó, cửa hàng offline còn tiện lợi cho việc tiếp cận khách hàng địa phương, giúp đáp ứng hàng hóa ngay lập tức cho khách, vừa tiết kiệm được chỉ phí giao hàng vừa thuận lợi hơn khi cần đổi trả hay bảo hành. Suy cho cùng, online hay offline thì cũng là các kênh bán hàng. Kênh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Chính vì vậy, lựa chọn tối ưu là bán hàng trên nhiều kênh nhất có thể. Có như thế, cửa hàng của bạn mới đạt được doanh thu tốt. Đó cũng chính là khái niệm bán hàng đa kênh (Omni Channel) mà gần đây thường được nhắc tới trong các hội thảo chuyên ngành bán lẻ tại Việt Nam. Trong quyển sách nhỏ này, tôi không thể hướng dẫn cho bạn các bí quyết để bán hàng trên kênh online, bạn có thể tự tìm hiểu qua các tài liệu khác. Ở phần cuối của quyển sách, tôi có dành một chương để định hướng cho bạn cách làm marketing bằng các công cụ trực tuyến, dùng nó để mở rộng bán kính phục vụ và chăm sóc khách hàng một cách tự động. Chương II PHÁC THẢO MÔ HÌNH KINH DOANH Đến đây, tôi mặc nhiên là bạn đã có được ý tưởng của mình. Bạn biết mình sẽ kinh doanh mặt hàng nào và khách hàng của bạn là ai. Trong phần này tôi sẽ tập trung nói về chiến lược kinh doanh. Đây là một phần khó với hầu hết các bạn mới bắt đầu nhưng lại là phần rất quan trọng. Vì theo quan sát của tôi, hầu hết các cửa hàng cứ mọc lên rồi chết đi sau vài tháng đều có cùng một nguyên nhân là chiến lược không tốt hoặc tệ hơn là không có chiến lược cụ thể nào cả. Hầu hết đều làm theo bản năng hoặc đám đông, thấy người khác làm sao thì bắt chước làm vậy mà không thật sự chuẩn bị cho mình một chiến lược kinh doanh đúng. Để mọi thứ trở nên trong sáng hơn, tôi sẽ cố gắng dùng những từ ngữ và ví dụ chân phương nhất để bạn hiểu được vấn để và áp dụng nó cho cửa hàng sắp tới. Bạn bán sản phẩm gì? Khách hàng của bạn là ai? Trước tiên, bạn phải biết mình bán những mặt hàng gì và mặt hàng đó có nhắm tới một nhóm khách hàng cụ thể nào không. Đã qua rồi cái thời “một người bán - vạn người mua”. Cửa hàng không phải là nơi bạn đổ đống sản phẩm rồi ai có như cầu thì tự tìm đến. Bạn không thể bán tất cả sản phẩm và cũng không thể phục vụ tất cả mọi người. Trong thị trường cạnh tranh, bạn phải tập trung cụ thể vào một nhóm sản phẩm và tập hợp khách hàng nhất định của mình. Thị trường càng cạnh tranh bạn càng phải tập trung sâu. Để tôi lấy ví dụ ở ngành thời trang: Nếu bạn kinh doanh thời trang cho trẻ em: Bạn hoàn toàn có thể nhắm bán tất cả sản phẩm quần, áo, giày dép, nón mũ, cho cả bé trai lẫn bé gái trong độ tuổi từ 1 đến 11. Vì ngay thời điểm hiện tại, thời trang trẻ em là một thị trường chưa có nhiều sự cạnh tranh. Nhưng nếu bạn nhắm tới kinh doanh thời trang nữ thì cần cẩn trọng vì ngành hàng này cạnh tranh cao hơn. Bạn nên chọn một ngách nhất định như: thời trang nữ công sở, đồ nữ mặc ở nhà hoặc thời trang đầm váy dự tiệc cho phụ nữ trung niên. Lưu ý: Có nhiều chuyên môn tức là không có chuyên môn nào hết! Chuyện gì xảy ra nếu bạn muốn nhắm bán tất cá sản phẩm và phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau? Hãy tưởng tượng bạn bị đau tim và đang nằm trên giường bệnh chờ phẫu thuật. Một vị bác sĩ lạ mặt bước vào và trấn an bạn: “Em yên tâm, anh là một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm với rất nhiều chuyên môn: nha khoa, da liễu, tai mũi họng, phụ khoa, cơ xương khớp và cả phẫu thuật nữa!”. Nghe xong lời giới thiệu đó, không biết bạn còn đủ can đảm để nằm yên cho vị bác sĩ này rạch một đường trên ngực nữa không? Thế đấy! Khi có ai hỏi chuyên môn của bạn là gì, đừng bao giờ trả lời rằng tôi có rất nhiều chuyên môn. Có nhiều chuyên môn tức là không có chuyên môn nào hết! Cửa hàng của bạn cũng vậy! Khách hàng sẽ chọn tới chỗ của bạn nếu bạn là người làm tốt nhất. Hãy chọn một “chuyên môn” rồi nhắm vào một nhóm khách hàng cụ thể. Tôi quan sát và thấy rằng có rất nhiều cửa hàng bán lẻ mắc sai lầm kinh điển này. Bằng chứng là họ làm một cái bảng hiệu to với dòng chữ “chuyên kinh doanh quần áo thời trang nam nữ”. Hoặc họ bài trí một cửa bàng vừa bán văn phòng phẩm, vừa bán sách giáo khoa, bán cả đồ chơi trẻ em lẫn dầu ăn. Những cửa hàng kiểu bách hóa tổng hợp như thế chỉ phù hợp với một thị trường nhỏ và sơ khai, trước sau gì cũng bị các các cửa hàng chuyên doanh lấy hết khách. Càng chuyên sâu thì càng dễ làm, dễ tiếp thị. Nhưng không phải cứ chuyên thật sâu thì tốt. Nếu bạn tập trung vào một nhóm quá nhỏ có thể bạn không có đủ khách hàng như mong muốn. Bạn phải tính toán xem liệu nhóm sản phẩm và phân khúc khách hàng mà bạn chọn có đủ lớn tạo để ra doanh thư và lợi nhuận cho cửa hàng hay không. Với một thị trường nhỏ như thị trấn thì việc bán kèm nhiều mặt hàng là cần thiết. Nhưng nếu có bán nhiều mặt hàng trong cửa hàng thì cũng nên nhắm vào các sản phẩm có liên quan với nhau trên cùng một nhóm khách hàng cụ thể. Đừng cố gắng phục vụ tất cả tầng lớp khách hàng khác nhau! Ví dụ như cửa hàng mẹ và bé, chỉ nhắm bán các sản phẩm đồ dùng, sữa, tã, thời trang hay đồ chơi vì đối tượng phục vụ của các cửa hàng này là bà mẹ có con nhỏ. Vấn đề không phải là sâu hay cạn mà phải đủ! Nếu bạn vẫn không biết là có đủ hay chưa thì tôi khuyên bạn bắt đầu khởi động cửa hàng với một phân khúc nhỏ trước. Khi cửa hàng đã đi vào hoạt động, bạn có thể mở rộng dân các mặt hàng cho phù hợp với địa phương và tình hình thực tế. Nhớ là hãy dành một phần vốn và không gian cho những sản phẩm cần bổ sung sau này. Bạn có hiểu khách hàng của mình? Để phác thảo được mô hình cửa hàng phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình. Nếu không nói quá thì khách hàng mới là người quyết định cửa hàng của bạn ở đầu, to hay nhỏ, tên gì, màu sắc ra sao, kệ trưng bày cao hay thấp, bố trí như thế nào. Để tôi lấy ví dụ để bạn dễ hiểu: Nếu bạn kinh doanh thời trang cho teen, cửa hàng phải ở gần trường trung học, các con đường vui chơi giải trí. Bạn phải đặt tên thương hiệu trẻ trung, màu sắc nhận diện tươi sáng, thiết kế cửa hàng hiện đại. Nếu bạn kinh doanh thời trang công sở, bạn phải đặt cửa hàng trên tuyến đường có nhiều dân văn phòng đi làm về, bên tay phải. Tên thương hiệu phải nghiêm túc nhưng hiện đại, màu sắc nhận diện trầm ấm, bố trí cửa hàng ngăn nắp, thẳng hàng, chặt chẽ. Nếu bạn bán đồ chơi trẻ em, bạn phải nằm gần trường mẫu giáo và tiểu học, trên các con đường nhiều bé đi học về. Tên thương hiệu phải dễ đọc với trẻ, màu sắc nhận diện sặc sỡ, bố trí kệ hàng thấp để bé dễ lấy hàng Không chỉ thế, mẫu mã sản phẩm, cách nhắm đối tượng mục tiêu trong quảng cáo, độ tuổi và giới tính của nhân viên hay cách nhân viên bạn chào khách... cũng đều phụ thuộc vào khách hàng của bạn là ai. Vì vậy, phân tích và hiểu rõ khách hàng là cực kỳ quan trọng. Một trong những cách hiệu quả để phân tích và tìm hiểu khách hàng là sử dụng sơ đồ thấu cảm. Hãy tìm hiểu và liệt kê các thông tin liên quan tới khách hàng mục tiêu của bạn theo sơ đồ bên dưới. Bạn sẽ mất một ít thời gian cho việc này. Nhưng sau đó, bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về thượng đế mà bạn sẽ phải phục vụ. 1. Người đó nhìn thấy gì: Điểu người đó trông thấy như thế nào? Xung quanh người đó có những ai? Ai là bạn của người đó? Hằng ngày người đó tiếp xúc với những thông tin quảng cáo hay sản phẩm nào? Người đó đang đối mặt với vấn đề gì? 2. Người đó nghe thấy gì: Bạn bè, người thân của người đó nói gì? Ai thực sự ảnh hưởng và ảnh hưởng với người đó ra sao? Những kênh truyền thông nào tác động mạnh mế tới họ? 3. Người đó suy nghĩ và cảm nhận như thế nào: Điều gì thật sự quan trọng với người đó (những điều sâu kín mà thậm chí họ không nói ra hoặc không ý thức)? Cảm xúc nào thúc đẩy người đó? Điều gì khiến người đó có thể mất ngủ? Người đó có ước mơ và nguyện vọng gì? 4. Người đó nói nói gì và làm gì: hình dung ra những gì người đó có thể nói hoặc cư xử nơi công cộng. Người đó có thái độ ra sao? Họ nói về những vấn đề gì? Hãy chú ý tới sự khác biệt giữa cái họ suy nghĩ bên trong và hành động thể hiện bên ngoài. 5. Khó khăn và nỗi sợ: Nỗi bức xúc lớn nhất của người đó là gì? Chướng ngại nào ngăn cản họ đến với điều họ mong muốn? Người đó sợ những rủi ro nào? 6. Thành quả và hạnh phúc: Người đó mong muốn đạt được điều gì? Thước đo thành công của họ? Điều gì khiến họ hạnh phúc? Thử nghĩ vài cách mà họ có thể dùng để đạt được mục tiêu của mình. Hãy vẽ lại sơ đồ trên thấu cảm trên một tờ giấy đủ lớn, thử tưởng tượng về một khách hàng lý tưởng của bạn, rồi lần lượt trả lời các câu hỏi trong từng chủ đề ở trên. Tất nhiên là hãy hướng trọng tâm về các vấn để có liên quan tới sản phẩm mà bạn dự định kinh doanh nhé! Ví dụ bạn dự định kinh doanh trái cây tươi cho đối tượng phụ nữ có gia đình và thu nhập khá. Phân tích theo sơ đồ thấu cảm bạn sẽ thấy rằng: 1. Người đó nhìn thấy gì: trái cây thì tốt nhưng có quá nhiều trái cây Trung Quốc ở chợ. Họ đọc báo mạng, facebook thấy nhiều vụ ngộ độc do ăn trái cây. 2. Người đó nghe thấy gì: họ nghe nhiều người đồn rằng trái cây tươi tẩm ướp rất nhiều hóa chất độc hại, nông dân Việt Nam xịt rất nhiều thuốc hóa học. 3. Người đó suy nghĩ và cảm nhận như thế nào: mình sợ bị ngộ độc, sợ bị ung thư, mình không có cách nào để phân biệt đâu là trái cây sạch. 4. Người đó nói nói gì và làm gì: họ vào siêu thị để mua trái cây vì nghĩ rằng ở đó an toàn hơn các chợ. Cuối tuần họ vào siêu thị một lần để mua trái cây ăn cả tuần. 5. Khó khăn và nỗi sợ: Mua trái cây ở chợ hoặc sạp nhỏ lẻ không có thương hiệu rất sợ bị mua lầm. Sợ bị ngộ độc do ăn trái cây. Siêu thị thì mỗi lần mua phải đi bộ rất xa, mất thời gian. 6. Thành quả và hạnh phúc: được ăn nhiều trái cây tươi mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, có được làn da khỏe đẹp nhờ ăn nhiều trái cây. Với phân tích đơn giản như trên, bạn sẽ dễ dàng phác thảo được chiến lược kinh doanh đánh đúng tâm lý khách hàng như sau: Cửa hàng chuyên doanh trái cây với nhiều loại sản phẩm để khách hàng lựa chọn, tập trung vào trái cây nhập ngoại xuất xứ Âu, Úc, Mỹ. Hình ảnh thương hiệu, không gian bài trí hiện đại, đẹp mắt để tạo niềm tin cho khách hàng. Mặt bằng đủ lớn, đậu được xe ô-tô, nằm ở các tuyến đường mà các chị em phụ nữ đi làm về hoặc đi đón con mỗi chiều. Bạn chỉ cần ngồi xuống, chịu khó khoảng 15 phút với một cây viết là có thể phân tích xong hình mẫu khách hàng và chỉ ra được mình cần làm gì để đáp ứng đúng nhu cầu tiểm ẩn của khách. Ngoài ra, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi còn có một cách khác để phân tích hành vi của khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo và bán hàng thích hợp. Đó là tôi thử phân tích xem cuộc sống của một khách hàng hình mẫu sẽ diễn ra như thế nào trong một ngày, một tuần hoặc một tháng. Đó sẽ là một thước phim tua nhanh các hoạt động trong ngày của người đó. Ví dụ, khi mở cửa hàng đồ chơi, tôi đã thử tưởng tượng một ngày của bà mẹ có con nhỏ từ 2-5 tuổi sẽ như sau: 6h00 thức dậy và giúp con vệ sinh cá nhân. (rất bận rộn) 6h30 chở con đến trường mẫu giáo. Đứa bé không chịu vào lớp, để không trễ giờ làm, mẹ phải dõ dành và hứa sẽ mua đồ chơi. 7h00 vào cơ quan, tất bật với công việc. 12h00 ăn trưa với các đồng nghiệp, các bà mẹ tâm sự về chuyện con cái. 16h00 người mẹ đón con, đứa trẻ nhắc ngay về lời hứa lúc sáng. 16h30 ghé qua ở cửa hàng gần nhất và mua đồ chơi cho bé. 20h00 bà mẹ sau khi đã xong việc bếp núc, dọn dẹp sẽ nằm nghỉ ngơi, lướt Facebook và dỗ con ngủ. Chuyện này sẽ có ý nghĩa như thế nào? Tôi đặt cửa hàng ở giữa nhiều trường mầm non, đương nhiên là ưu tiên nằm bên phải con đường mà các bé sẽ đi học về. Tôi nhắn tin khuyến mãi sản phẩm hoặc gửi các thông điệp về dạy trẻ cho mẹ đúng vào giờ cơm trưa ở cơ quan, tôi muốn các mẹ bàn tán về cửa hàng của mình. Tôi triển khai các hoạt động thu hút trước cửa hàng bằng bong bóng hoặc các nhân vật hoạt hình vào lúc 16h. Các bài viết quảng cáo trên Facebook được đặt lịch để hiển thị sau 17h đến 20h, lúc mà mẹ và bé có thời gian rảnh để cùng xem các video clip demo sản phẩm của tôi. Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh việc tìm hiểu và phân tích khách hàng là tối quan trọng. Ai cũng nói “khách hàng là thượng đế”, nhưng để lấy lòng và chiều chuộng thượng để thì trước tiên bạn phải hiểu được thượng để đã. Vì sao khách hàng nên mưa hàng của bạn? Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng mà bạn phải trả lời thật thuyết phục. Vì nếu chính bạn còn không trả lời được thì thử hỏi làm sao khách hàng đến với bạn? Mà nếu không có lý do gì để khách hàng đến thì làm sao bạn bán được hàng? Nếu bạn bắt đầu với một sản phẩm chưa có ở địa phương thì xin chúc mừng: bạn là người tiên phong, Kiểu như ở chỗ tôi không ai bán trái cây. Vậy thì bạn cứ bán thôi, đừng quan tâm tới câu hỏi trên! Nhưng nếu nơi bạn muốn mở cửa hàng đã có nhiều quầy bán trái cây thì hãy dạo một vòng, phân tích và chọn cho mình một CÁI NHẤT trong danh sách sau: Rẻ nhất: giành chiến thắng bằng giá cả. Lưu ý, cạnh tranh bằng giá là phương án tốt nhưng bạn phải có nguồn bàng rẻ hơn đối thủ hoặc một phương thức quản trị khác biệt giúp tối ưu chỉ phí. Giá tốt hơn không phải do bạn hy sinh lợi nhuận, làm như vậy bạn sẽ là người nhận lấy khó khăn đầu tiên. Ngoài ra, không phải ngành nào cũng phù hợp để chọn chiến lược giá rẻ. Nếu bạn chọn phục vụ đối tượng có thu nhập tốt hoặc sản phẩm cao cấp thì giá rẻ không phải là yếu tố quyết định. Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, chiến lược này trước đây được chuỗi BigC áp dụng rất quyết liệt với khẩu hiệu: Giá rẻ cho mọi nhà. Lớn nhất: giành chiến thắng bằng quy mô. Mặt bằng và diện tích cửa hàng của bạn phải lớn nhất, điều đó giúp khách hàng ngầm hiểu rằng bạn uy tín hơn và đa dạng sản phẩm hơn. Đây là lựa chọn giúp khách hàng dễ nhận biết nhất nhưng sẽ làm bạn tăng vốn đầu tư và chỉ phí hoạt động. Chiến lược này được áp dụng rõ ràng nhất ở mô hình của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Mới nhất: giành chiến thắng bằng tốc độ cập nhật mẫu mã. Nó thường dành cho ngành bán lẻ thời trang, mỹ phẩm, ô-tô, xe máy v.v. Nhưng phải thật thận trọng khi áp dụng chiến thuật này. Không phải cứ treo tấm biển “Hàng mới vể” trước cửa hàng là được. Nếu bạn chọn mới nhất thì phải có một phương án hiệu quả để cập nhật mẫu mã theo sát các trào lưu và sau đó làm truyển thông, quảng cáo nhanh hơn tất cả đối thủ. Tiện lợi nhất: giành chiến thắng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng và đẽ dàng cho khách hàng. Giá trị này thường áp dụng trong ngành hàng tiêu dùng thiết yếu hằng ngày. Bạn cần tập trung các giải pháp giúp khách hàng đế ghé, đễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Nếu bạn bán hàng cho khách đi ô tô thì tiện lợi nhất cũng có thể được áp dụng là có bãi xe rộng rãi và thuận tiện ghé vào. Nếu bạn bán hàng qua mạng, dịch vụ giao hàng nhanh nhất là một lợi thế. Tùy vào sản phẩm mà bạn chọn cái nhất cho phù hợp với mong muốn của khách hàng. Ví dụ bạn mở cửa hàng thực phẩm chức năng thì không nên chọn mới nhất, thay vào đó hãy chọn lớn nhất để gây dựng được niềm tin. Ngược lại nếu bạn mở một cửa hàng đồ chơi trẻ em thì rẻ nhất là không phù hợp vì rẻ thường được hiểu là kém chất lượng. Thay vào đó, lớn nhất và tiện lợi nhất là hai giá trị cần phải được xem xét vì ngày nay rất nhiều gia đình có con nhỏ di chuyển bằng ô-tô riêng. Đặt tên cho cửa hàng và chọn màu sắc nhận diện Cửa hàng phải có cái tên. Nhưng cái tên của cửa hàng không phải để bạn thể hiện cá tính, sở thích hay ghi tên con mình lên đó. Tên cửa hàng phải dành trọn cho khách hàng. Nó là một từ giúp khách hàng đế nhớ, có cảm nhận tích cực về cửa hàng của bạn cũng như phân biệt nó với hàng trăm cửa hàng khác. Cái tên cũng giúp họ dễ dàng bàn tán hay giới thiệu cho người khác. Vì vậy, khi đặt tên cho cửa hàng phải hướng 100% sự chú ý tới cách phát âm và nhận thức của khách hàng. Sau đây là các tiêu chí quan trọng bạn cần lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng: 1. Phù hợp - Dễ đọc: tên cửa hàng phải là mộc từ dễ đọc với khách hàng mục tiêu. VD: Nếu khách hàng là người trung niên thì nên hạn chế âm tiết tiếng Anh hoặc không nên quá dài và khó đọc. Nhưng nếu khách hàng của bạn là giới trẻ thì cái tên mang âm hưởng của âm nhạc, game hoặc phim ảnh là cần thiết. 2. Ấn tượng - Dễ nhớ: cái tên phải ấn tượng thì mới đẽ nhớ. Một cái tên phổ thông kiểu như “Thanh Thúy” hay “Phương Mai”... là không tốt vì đẽ đọc nhưng rất mau quên và nhầm lẫn với các cửa hàng khác. Thay vì “Phương Thảo?” bạn có thể chọn “Thảo Tây” sẽ tốt hơn. Khách hàng chưa từng nghe cái tên đó ở đâu thì sẽ không thể lầm lãn được. 3. Giúp liên tưởng về sản phẩm hoặc “cái nhất” của bạn: một cái tên hay còn giúp khách hàng cảm nhận đúng về bạn. Tôi có một thương hiệu gọi là Hanami (đọc là ha-na-mi). Nghe qua, bạn có ngay cảm giác trẻ trung, nữ tính, nhỏ nhắn, xinh xinh và Nhật Bản nữa đúng ko? Đúng rồi! Hanami chính là cửa hàng phụ kiện thời trang cho mấy em gái trẻ từ 15-25 tuổi ở khu vực thành thị. Cái tên đó đã giúp khách hàng liên tưởng rất tốt. Có cái tên hay chưa đủ, bạn phải chọn đúng màu sắc cho cửa hàng của mình. Giống như cái tên, nó giúp khách hàng nhớ và nhận diện cửa hàng từ xa. Một ví dụ thuyết phục nhất là chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động với hai màu vàng - đen. Nó xuất hiện khắp nơi. Đến nỗi, chỉ cần nhìn thấy hai màu này nằm cạnh nhau là bạn liên tưởng đến Thế Giới Di Động ngay. Màu sắc nên chọn lấy 2 màu, trong đó có một màu nhấn còn màu kia làm nền. Nhưng chọn màu nào thì cần lưu ý cho phù hợp sản phẩm và đối tượng khách hàng của bạn. Dưới đây là danh sách màu sắc đi kèm ý nghĩa của nó để bạn cân nhắc: Màu đen: quyền lực, bí ẩn, táo bạo, trang nhã và tỉnh tế. Màu đen được sử dụng trong các thiết kế hướng đến đối tượng cao cấp, nam tính. Nó tạo ra sự bí ẩn, đại diện cho quyền lực hay sự sang trọng, Màu vàng: hạnh phúc, ấm no, thư giãn. Màu vàng là màu ấm gợi lên cảm giác ấm áp, hạnh phúc và thư giãn. Màu vàng khá khó sử dụng, cho nên chúng thường được làm nền và là yếu tố làm nổi bật một màu sắc khác. Màu vàng thường được sử dụng bởi các ngành công nghiệp ô-tô và thực phẩm. Màu đỏ: niềm đam mê, tình yêu, giận dữ, sôi động và cuộc sống. Màu đỏ có sức mạnh thu hút và là một trong những màu sắc phổ biến nhất. Sử dụng chủ yếu trong các biểu tượng về thức ăn, vẻ đẹp và vui chơi giải trí. Nó thu hút chú ý của người tiêu dùng. Một số loại thực phẩm màu đỏ, như ớt đỏ hoặc rượu vang đỏ, được biết đến để giúp tăng quá trình trao đổi chất. Đây là mộc trong những lý do đơn giản mà một số cửa hàng thức ăn nhanh thích sử dụng màu đỏ để trang trí nội thất. Ngoài ra, khi thiết kế mộc poster giảm giá, bạn cũng nên chọn màu đỏ. Màu xanh lá: tự nhiên, khỏe mạnh, đổi mới và phong phú. Màu xanh lá cây được sử dụng chủ yếu để đại diện cho sản phẩm thân thiện với môi trường, sức khỏe, xoay quanh nông nghiệp, năng lượng tái chế, cảnh quan ... Gần đây nó được dùng nhiều cho các cửa hàng mỹ phẩm hoặc thực phẩm hữu cơ. Màu xanh dương: chuyên nghiệp, tin tưởng, năng động, trẻ trung. Màu xanh dương được sử dụng để tạo ra một cảm giác an toàn, lòng trung thành và tính chuyên nghiệp. Màu này thường được sử dụng bởi các cửa hàng liên quan đến phần mềm, tài chính, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp. Màu tím: sang trọng, giáo dục và sự thanh lịch. Là một màu sắc của hoàng tộc, màu tím chủ yếu được sử dụng để đại diện cho cơ quan tôn giáo và các tổ chức giáo dục. Sô-cô-la là một trong những thực phẩm thường được đại diện bởi các biểu tượng màu tím. Nó đại điện cho nữ quyển, sang trọng và vẻ đẹp. Màu cam: sôi động, vui tươi, nghệ thuật, hạnh phúc. Màu cam là một màu yêu quý của nghệ thuật, thực phẩm và các ngành công nghiệp thể thao. Trong một số lĩnh vực, nó gợi lên một cảm giác ngon miệng, và ở một số lĩnh vực khác, nó cho thấy năng động, sáng tạo và năng lượng. Màu cam là màu sắc ưa thích cho các ngành công nghiệp kinh doanh với các sản phẩm và thực phẩm trẻ em. Một số ngành công nghiệp sáng tạo bằng cách sử dụng màu cam để giúp họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Màu trắng: cơ bản, hòa bình, thuần khiết và thiện chí. Màu trắng là một màu trung tính bao hàm sự tỉnh khiết. Nó có thể dùng cho một cửa hàng mỹ phẩm. Màu hồng: ngây thơ, phụ nữ, nữ tính và thẩm mỹ. Màu hồng là màu sắc nữ tính, nên thường dùng cho ngành thời trang và làm đẹp. Nó cũng được sử dụng cho các cửa hàng kinh doanh quần áo và phụ kiện của trẻ em bởi nó mang lại một cảm giác vui tươi và ngây thơ. Màu nâu: đáng tin cậy, ấm cúng, mạnh mẽ. Màu nâu là một màu trung tính là mang lại cảm giác vững chắc và đáng tín cậy. Màu này thường được sử dụng cho sản phẩn nông nghiệp hoặc hữu cơ. Xác định quy mô cửa hàng Phần cuối của mục này tôi sẽ dành để hướng dẫn bạn cách xác định quy mô của cửa hàng. Quy mô hay diện tích của cửa hàng quyết định trực tiếp tới số vốn đầu tư cũng như chỉ phí vận hành cửa hàng, nhưng nó cũng ảnh hưởng tới nhận thức của khách hàng về bạn. Cửa hàng càng lớn thì càng thu hút được nhiều khách hàng hơn và doanh thu cao hơn. Vì vậy để cửa hàng hiệu quả, bạn cần phải chọn đúng quy mô. Bước đầu tiên, bạn hãy khảo sát các cửa hàng thành công ở nhiều địa phương lân cận xem diện tích và chiều ngang mặt bằng của họ là bao nhiêu mét, giá thuê khoảng bao nhiêu tiền. Bước tiếp theo, hấy xem xét quy mô của các cửa hàng đối thủ trong khu vực của bạn (nếu có). Cuối cùng, bạn tự tổng hợp để chọn ra phương án tối ưu nhất cho mình. Công thức để chọn quy mô dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi là “học theo các cửa hàng thành công” và “lớn hơn hoặc bằng đối thủ”. Có một mẹo nhỏ ở đây dành cho bạn là: đối với cửa hàng bán lẻ, quan trọng nhất là chiểu ngang mặt bằng, diện tích sử dụng đôi khi không quá quan trọng, trừ khi sản phẩm của bạn cổng kênh như đồ nội thất. Mặt bằng với chiều ngang đủ lớn sẽ dế dàng thu hút sự chú ý và gây dựng niềm tin với khách hàng. Trường hợp bạn có ít vốn, không đủ sức trang trí hay lấp đầy hàng hóa cho toàn bộ cửa hàng rộng, thì cứ chọn một mặt bằng có diện tích đủ lớn rồi sau đó hãy ngăn vách để cắt giảm bớt chiều dài. Phía sau bạn có thể tận dụng làm kho tạm. Khi cửa hàng đã đi vào hoạt động và có lượng khách ổn định, bạn có thể mở rộng dần diện tích trưng bày với nhiều sản phẩm hơn. Chương III LẬP KẾ HOẠCH VÀ HUY ĐỘNG VỐN Có thể nói vốn là rào cản phổ biến mà hầu hết mọi người lần đầu nghĩ tới chuyện khởi sự kinh doanh đều gặp phải. Bản thân tôi khi khởi sự kinh doanh cũng không có tiền và phải đi vay mượn rất nhiều. Tiền vốn không tự nhiên sinh ra. Không ai tự nhiên mang tiển đến và bảo bạn: “Này, hãy cầm lấy và thử kinh doanh cái gì đó”. Thay vì cứ than vấn rằng mình không có tiển, sao bạn không học cách để tự huy động vốn cho dự án của mình? Huy động vốn là bước đi đầu tiên Người ta hay nói: “Muốn kinh doanh phải có vốn” hoặc “Khi nào có vốn thì mình sẽ khởi nghiệp”. Đó hoàn toàn là nhận định sai lầm của những người chưa từng kinh doanh. Nếu nói như vậy thì bạn đã xem vốn liếng như là một điều kiện cần để khởi nghiệp. Nhưng thật ra, huy động vốn là một phần của quá trình khởi nghiệp. Ngày nào còn kinh doanh thì huy động vốn vẫn còn là công việc của bạn. Đây cũng là chuyện mà bạn cần phải giải quyết đầu tiên khi bắt đầu khởi nghiệp. Tiếc thay, nhiều người thất bại và rời khỏi cuộc chơi ngay từ bước đầu tiên. Hai kiểu thất bại thường thấy đó là: Thất bại ngay khi nghĩ tới: “Số tiển đó quá lớn. Mình sẽ không thể đào đâu ra. Bỏ ý định và học cách an phận đi!”- Vâng, dù bạn nghĩ gì thì bạn đều đúng! Thất bại vì sợ bị từ chối: bạn biết rằng người thân hoặc bạn bè của bạn có đủ tiền để cho bạn vay một ít lúc khởi sự, nhưng nỗi sợ bị từ chối quá lớn. Kết quả là bạn từ bỏ ý định. Như tôi đã nói ở chương trước, cái gì cũng cần phải học. Huy động vốn là một kỹ năng cần phải học để làm kinh doanh. Tôi biết bạn sợ nó là bởi vì bạn chưa từng được học và làm nó. Giờ là lúc để học và thực hành ngay kỹ năng này. Chuẩn bị sẵn một kế hoạch kinh doanh Để huy động vốn cho cửa hàng sắp tới, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, ngắn gọn. Nó phải chứa đựng đây đủ các nội dung như: Ý tưởng của bạn là gì: hãy viết ngắn gọn trong một câu duy nhất. Tên cửa hàng và màu sắc nhận diện mà bạn định sử dụng: hãy viết ngắn gọn lý do vì sao bạn chọn màu sắc hay cái tên đó. Khách hàng của bạn là ai: hãy cụ thể độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp ... Lý do mà khách hàngchọn bạn: bạn sẽ cạnh tranh bằng “cái nhất” nào? làm sao bạn có thể làm được điều đó? Quy mô cửa hàng của bạn ở mức nào: diện tích, chiều ngang mặt bằng, vị trí dự kiến? Sản phẩm: bạn sẽ kinh doanh những mặt hàng nào? chiến lược giá cho từng mặt hàng ra sao? Tiếp thị: làm sao để bạn quảng cáo hay truyền thông để mọi người biết đến cửa hàng của bạn? Con người: cửa hàng của bạn có bao nhiêu nhân viên? phân công công việc ra sao? mức lương của từng người ? Dự toán đầu tư: bạn cần bao nhiêu tiền vốn? bạn sẽ tiêu hết số tiển trên vào những khoản gì? Dự đoán kết quả kinh doanh: doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận dự kiến trong 1 tháng hay I năm sẽ là bao nhiêu? Tốc độ thu hồi vốn: bao giờ thì số vốn đầu tư nói trên sẽ quay trở về đầy đủ? Đây thực sự là chuyện quan trọng cẩn phải làm. Cho dù bạn vay tiển ngân hàng, hỏi mượn người thân hay tìm kiếm sự ủng hộ từ một nhà đầu tư thì họ đều luôn muốn biết tiền của họ sẽ đi về đâu và bằng cách nào nó sẽ quay trở lại. Kể cả khi bạn nói rằng tôi sẽ tự dành dụm để khởi nghiệp thì bạn cũng phải biết chính xác số tiền mình cần là bao nhiêu. Hơn nữa, với một kế hoạch chư đáo, bạn mới có đủ động lực để tiết kiệm mỗi ngày. Hãy viết kế hoạch của bạn lên giấy, càng ngắn gọn súc tích càng tốt, rồi sau đó dùng nó như “vũ khí” để thuyết phục mọi người. Kinh doanh là một chuỗi thuyết phục và bán hàng. Nếu bạn đã thử gặp nhiều người nhưng vẫn không thuyết phục được ai góp vốn hay cho bạn vay tiển thì hãy xem lại kế hoạch. Đó là sản phẩm đầu tiên mà bạn cẩn phải bán. Nếu bạn không thể thuyết phục được người thân, bạn bè về kế hoạch của mình, vậy làm sao bạn thuyết phục được khách hàng mua hàng của bạn đây?! 05 cách để huy động vốn khởi nghiệp Dưới đây là 5 cách huy động vốn phổ biến nhất. Tôi cũng đã từng áp dụng đủ 5 cách này cho công việc của mình. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng ngay hôm nay để sớm khởi động ý tưởng kinh doanh của mình. Cách 1 - Vay vốn ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng đều cần bạn phải có tài sản thế chấp là nhà đất. Nếu bạn không sở hữu các tài sản này thì có thể nhờ gia đình và người thân có tài sản đứng ra bảo lãnh để vay vốn. Đối với việc đầu tư một cửa hàng bán lẻ, bạn nên chọn phương án vay dài hạn từ 3-5 năm để có đủ thời gian hoàn lại vốn gốc cho ngân hàng. Đừng vay ngắn hạn l năm vì thông thường bạn sẽ không kịp hoàn vốn trong thời gian ngắn như vậy. Cách 2 - Vay tiển từ người thân và gia đình: Nếu người thân và gia đình của bạn có tiền nhàn rỗi, tôi nghĩ đây là một phương án gọi vốn rất tốt. Bạn không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Hãy chia số tiền bạn cần ra thành nhiều phần nhỏ và hỏi vay mỗi người một ít. Bí quyết: hãy cho họ thấy quyết tâm của bạn bằng bản kế hoạch kinh doanh và gợi ý sẽ trả cho họ một khoản lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng một chút. Cách 3 - Rủ bạn bè, người thân góp vốn rồi cùng làm: Nếu bạn chưa có thành tựu nào trong kinh doanh thì tôi nghĩ dây là một cách hay để thử. Thường thì người góp vốn cũng sẽ muốn tham gia công việc cùng bạn. Sự hỗ trợ qua lại sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực công việc trong giai đoạn đầu và học được nhiều thứ hơn nhưng nhiều rắc rối cũng nảy sinh từ đó. Trước khi bắt đầu, bạn và người bạn đồng hành nên thống nhất rõ số vốn mà mỗi người sẽ góp, các công việc cụ thể của mỗi bên, tỉ lệ chia lãi và trách nhiệm xử lý các khoản nợ nếu có phát sinh. Để tránh trường hợp mỗi người góp một nửa vốn rồi khó đưa ra các quyết định thống nhất trong quá trình vận hành, tôi khuyên bạn nên chọn góp phần vốn lớn nhất và giữ cho mình là người quyết định sau cùng. Dù sao đây cũng là ý tưởng và kế hoạch của bạn. Ông bà xưa nói “hùn hạp làm ăn” ngụ ý là đã “hùn” thì phải “hạp”. Nhưng thật sự rất khó để xác định ai sẽ là người hạp với mình. Tôi đã thấy rất nhiều người trẻ thất bại trong chuyện khởi nghiệp cũng bởi hai chữ “hùn hạp” này. Thường thì hai bên sẽ chia tay nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Người ở lại cũng cảm thấy nản lòng rồi tự bỏ cuộc. Tôi cũng không phải là người ngoại lệ. Sau những phi vụ hùn hạp thất bại, tôi rút cho mình những kinh nghiệm nhỏ như sau: Không hùn hạp nếu có khả năng tự huy động vốn. Nếu phải hùn hạp, luôn giữ phần quyết định và không để đối tác tham gia điều hành công việc. Thỏa thuận rõ ràng các vấn đề về chia lãi, xử lý nợ, hình thức thoái vốn ... trên hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Mẫu hợp đồng này bạn cũng có thể tải về theo hướng dẫn ở trang bìa 3. Luôn sẵn sàng phương án để mua lại phần vốn góp khi đối tác muốn thoái vốn. Cách 4 - Thuyết phục một nhà đầu tư rót vốn: Cách này phù hợp cho người đã có kinh nghiệm hoặc đã có thành tựu nhất định. Đặc biệt, nó rất phù hợp khi bạn đã có cửa hàng đầu tiên thành công và muốn mở rộng thêm chỉ nhánh. Nếu chọn phương án này, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh bài bản và ngay từ bây giờ phải dành nhiều thời gian để gặp gỡ, kết giao với các nhà đầu tư tiềm năng trước khi muốn trình bày kế hoạch với họ. Nếu là một dự án mới toanh, chưa có kiểm chứng thì 90% là nhà đầu tư rót vốn vì cá nhân bạn chứ không phải vì bản kế hoạch bóng bẩy. Vậy thì hãy học cách xây dựng uy tín và cảm tình với những người bạn muốn gọi vốn trong vòng 1 năm tới. Cách 5 - Tự tích lũy vốn: Nếu bạn không thích vay mượn hoặc có ai đó ảnh hưởng tới công việc của mình, bạn có thể tự tích lũy tiển. Tôi từng được nghe câu chuyện khởi nghiệp rất quý của một cô bạn gái là nhân viên văn phòng. Vì muốn khởi nghiệp kinh doanh, ban ngày cô vẫn đi làm thuê để nuôi sống bản thân nhưng ban đêm thay vì nghỉ ngơi hoặc đi cà phê tán dóc, cô ra vỉa hè bán bánh tráng trộn. Bao nhiêu tiền lãi từ nghề tay trái cô đều dành dụm. Sau 1 năm cô đã có đủ số tiền để khởi sự một shop nhỏ bán mỹ phẩm. Ba năm sau, cô trở thành bà chủ của 3 cửa hàng đông khách. Đó quả là một cô gái đáng học hỏi! Trên đây, tôi đã chía sẻ đủ 5 cách để bạn huy động vốn. Giờ thì bạn cự chọn lấy cách làm phù hợp cho mình. Nhưng khoan đã! Văn còn cách thứ 6. Đó là vận dụng tất cả các cách để tăng tốc. Thời gian không chờ đợi ai, nếu bạn có ý tưởng thì phải làm càng nhanh càng tốt. Vậy thì hãy viết kế hoạch ra giấy rồi sử dụng tất cả các cách trên để có được vốn khởi nghiệp sớm nhất. Lưu ý: Huy động vốn không phải là điều kiện cần có trước khi khởi nghiệp, nó là một phần của quá trình khởi nghiệp. Để tiết kiệm thời gian, tôi đã chuẩn bị sẵn một bản kế hoạch kinh doanh mẫu và file bảng tính Excel để giúp bạn làm dự toán đầu tư cũng như dự đoán kết quả kinh doanh cho cửa hàng. Tôi cũng cẩn thận đính kèm một hướng dẫn ngắn phía dưới mỗi bảng tính này. Hãy làm theo hướng dẫn ở trang bìa 3 để tải về và áp dụng. Hãy nhớ là mọi thứ sẽ đến từ ý tưởng và sự quyết tâm của bạn. Đây là bước đi đầu tiên, thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua. Nó cũng là bước đi an toàn nhất vì tới đây bạn vẫn chưa có gì để mất cả. Chúc bạn thành công! Chương IV CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀNH BÁN LẺ Sản phẩm: Hạt nhân cốt lõi Có thể nói bán lẻ là một ngành dịch vụ. Trong đó, bạn là người thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn các sản phẩm tốt và chuyến nó đến tay người tiêu dùng qua một trải nghiệm mua sắm lý tưởng nhất. Sản phẩm là hạt nhân của bán lẻ. Sản phẩm nằm trong tâm trí khách hàng và thúc đẩy họ tiến đến cửa hàng của bạn để mua hàng. Thế nhưng nhiều người chưa hiểu rõ được điều này. Khi trang trí của hàng rất nhiều bạn mắc các lỗi cơ bản. Có lẽ, các bạn quá lo lắng rằng cửa hàng của mình sẽ không được mọi người chú ý hoặc xem nó là cơ hội để thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân. Bạn dành rất nhiều tiển và thời gian để thiết kế - trang trí một cửa hàng lộng lẫy, để rồi sau đó họ không còn đủ tiển để có một lượng hàng phong phú ở bên trong. Tôi không phủ nhận rằng nó đã rất thu hú người đi đường. Nhưng sau khi bị cuốn vào khách hàng chợt nhận ra: “Ổ...shop đẹp thế mà chả có gì để mua!” Kết quả là khách hàng lượn lờ vài vòng, hỏi bâng quơ vài câu rồi lắng lặng đi ra. Những khách hàng đó sẽ không bao giờ quay trở lại! Tệ hơn, họ lên mạng comment cho bạn vài dòng, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường. Bạn vô tình tạo ra một để tài hot để mọi người bàn tán theo kiểu: “Nhìn bề ngoài đẹp thế mà bên trong không có gì đâu!” Có thể bạn sẽ phản biện tôi rằng thiết kế của cửa hàng hoặc thái độ phục vụ cũng quan trọng không kém. Tôi không cho rằng chúng không quan trọng nhưng xét theo thứ tự ưu tiên thì sản phẩm vẫn là ưu tiên số 1. Bạn đã từng thấy một cửa hàng trông rất luộm thuộm mà vẫn đông khách chưa? Nếu bạn nỗ lực để phục vụ khách hàng tốt nhất như: chào đón đon đả, tư vấn nhiệt tình, luôn miệng dạ vâng, nhưng nếu khách hàng hỏi mặt hàng nào bạn cũng không có, bạn nghĩ khách hàng có quay trở lại không? Khi xác định sản phẩm là quan trọng nhất thì có 3 yếu tố sau bạn cần quan tâm và xếp theo thứ tự ưu tiên: 1. Có hàng 2. Chất lượng (mẫu mã) 3. Giá cả Theo đó, yếu tố “có hàng” vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu "khách hàng thì đừng nói gì đến chất lượng hay giá cả. Bằng chứng là ở địa phương, ta vẫn thường thấy nhiều cửa hàng bán giá đắt hơn nhưng lúc nào cũng đông khách, đó là bởi họ luôn có cái khách hàng cần, hỏi gì cũng có. Tôi hay nói vui với nhân viên của mình về một câu thần chú trong ngành bán lẻ, mà khách hàng luôn đọc trước khi họ tới, đó là: “ Có sản phẩm mà tôi cẩn và nằm trên kệ khi tôi tới” và nhớ đừng để họ thất vọng đấy! Thiết kế danh mục hàng hóa Hiểu được tầm quan trọng của sản phẩm thì việc thiết kế ngay một danh mục hàng hóa là việc cần ưu tiên bởi nó ảnh hưởng lên tất cả các vấn để phía sau như: 1. Tìm kiếm nhà phân phối và xác định giá bán (đắt hay rẻ). 2. Thiết kế không gian trưng bày phù hợp với sản phẩm. 3. Phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành hàng một cách hợp lý. Nếu không có danh sách mặt hàng rõ ràng bạn sẽ không có các từ khóa thích hợp để nhanh chóng tìm ra nhà phân phối tốt. Bạn cũng không biết mặt hàng nào mình nên bán giá cao hay thấp vì không xác định được đâu là mặt hàng chủ chốt, đâu là mặt hàng chỉ để dẫn dụ. Việc bố trí cửa hàng, chọn kích thước hay vật liệu để thi công kệ trưng bày cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của hàng hóa. Bạn đã dự toán tổng vốn đầu tư nhưng phân bổ bao nhiêu vào các nhóm hàng cụ thể nào thì cũng phải xem bạn chọn cái nào là quan trọng. Tóm lại, nếu như cửa hàng của bạn là một rạp chiếu phim, trải nghiệm mua sắm là bộ phim thì danh mục hàng hóa chính là cốt truyện. Một cốt truyện kém hấp dẫn thì bạn có dùng bao nhiêu kỹ xảo điện ảnh cũng khó kéo khách hàng quay trở lại rạp lần sau. Vậy làm sao để tôi thiết kế một danh mục sản phẩm? Với một tay mơ mới vào nghề, cách tốt nhất là sao chép. Tôi vẫn thường làm vậy với các cửa hàng mới của mình. Đầu tiên, tôi sẽ dạo qua một vòng trên Internet, tìm kiếm website của các thương hiệu bán lẻ cùng ngành hoặc các trang thương mại điện tử lớn, xem họ đang bán những nhóm sản phẩm nào rồi ghi chép lại toàn bộ các nhóm sản phẩm đó. Đừng chỉ xem các thương hiệu bán lẻ trong nước, hãy tham khảo luôn những trang của nước ngoài để có cái nhìn bao quát hơn. Sau đó, tôi lập ra một danh mục nháp cho mình với nhiều mặt hàng nhất có thể. Nhưng danh mục này thường rất lớn, nó chứa gần như mọi thứ trên đời về ngành hàng của tôi đang nhắm tới. Với một cửa hàng bán lẻ nhỏ, tôi phải chọn một tập sản phẩm tối ưu với số vốn và diện tích trưng bày. Để tối ưu, tôi cầm danh mục nháp đi một vòng xuống các cửa hàng ở địa phương hoặc ở các thành phố lớn. Tôi đánh dấu lại những mặt hàng nào họ bán chậm, bán chạy hoặc không kinh doanh. Để xác định mặt hàng bán chậm trong một cửa hàng cũng khá đơn giản, bạn xem kỹ những yếu tố nhận diện sau: Hàng đó có đang giảm giá không? Hàng đó có bụi bẩn, bao bì hoặc tem giá có dấu hiệu xỉn màu không? Họ có gói sản phẩm lại bằng các túi ni-lông để bảo quản lâu hơn không? Nếu hàng có hạn dùng, bạn xem thử sản phẩm có gần hết hạn không? Ngược lại, hàng bán chạy là các sản phẩm mà các cửa hàng có tổn kho nhiều, trông luôn mới và thường nằm ở phía bên trong, đương nhiên chúng cũng ít có giảm giá hoặc khuyến mãi đi kèm. Sau khi đã có dữ liệu tổng quan, hãy dành thời gian đủ để phân tích và chọn cho mình một danh mục lý tưởng nhất. Tôi không thể nói cho bạn chính xác bạn cần bán mặt hàng nào vì nó phụ thuộc vào nhiều biến số như: ngành hàng, thị trường địa phương, vốn đầu tư, đối tượng khách hàng mục tiêu và “cái nhất” mà bạn đã chọn ở phần đầu của quyển sách này. Nhưng tôi xin chia sẻ với bạn 4 chiến thuật mà tôi thường dùng để xác định cơ cấu sản phẩm cho các cửa hàng của mình như sau: Chiến thuật 1: Tránh xa hàng bán chậm. Thông thường, ở mỗi địa phương đều có những thói quen tiêu xài nhất định. Nếu một mặt hàng bán chậm ở các cửa hàng lân cận, bạn nên tránh nó, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Chiến thuật 2: Phải có hàng bán chạy. Phủ định lại chiến thuật trên, bạn cẩn tối đa cơ hội bán được hàng bằng các sản phẩm bán chạy nhất của của đối thủ cùng ngành. Chiến thuật 3: Bán cái đối thủ không bán. Bạn cần cẩn trọng với chiến thuật này bằng cách phân tích hoặc phán đoán xem vì sao họ không bán những thứ đó. Thông thường, đối thủ không bán một số mặt hàng là bởi vì nó có ít người mua, giá trị tồn kho cao hoặc quá cổng kểnh để trưng bày. Nếu chọn bán, bạn cẩn đưa ra giải pháp để khắc phục các nhược điểm đó. Làm tốt được chuyện này, bạn sẽ có cơ hội khác biệt với đối thủ và bổ sung thêm một lý do thuyết phục để khách hàng đến với bạn. Chiến thuật 4: Không bán cái đối thủ bán quá rẻ. Thường thì có vài sản phẩm mà đối thủ của bạn sẽ chọn để làm mặt hàng dẫn dụ. Họ có thể bán hòa vốn hoặc dưới giá vốn để thu hút khách hàng. Trừ khi bạn có thể làm được tương tự như họ, còn không thì hãy tránh xa, đừng tạo cơ hội để khách hàng so sánh và quy chụp rằng bạn là người bán đắt hơn cửa hàng bên cạnh. Sau khi đã cân đối để có một danh mục như ý, câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để tôi biết danh mục này đã hoàn thiện chưa?” Với kinh nghiệm của mình, tôi xin liệt kê bên dưới một mẫu cơ cấu lý tưởng để bạn tự đối chiếu và chỉnh sửa danh mục hàng hóa cho phù hợp. Cơ cấu hàng hóa lý tưởng NHÓMHÀNG MỤC TIÊU TỶ TRỌNG Căn bản Đây là những mặt hàng không thể thiếu khi nhắc tới mô hình bán lẻ mà bạn chọn. Ví dụ: Nếu bạn chọn mở cửa hàng mẹ và bé thì tã và sữa là hai mặt hàng căn bản Mặt hàng này thường có tỷ suất lợi nhuận trung bình và được bán với giá ngang bằng đối thủ 40 - 50% Chủ chốt Là những nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và mục tiêu mà bạn muốn bán nhiều nhất để tạo ra lợi nhuận. Đó thường là những hàng hóa bạn có lợi thế về nguồn cung, có thể bán được giá cao mà khách không thể biết hoặc bạn độc quyền ở địa phương. Ví dụ: Đồ dùng hoặc thời trang cho trẻ sơ sinh có thể được chọn là mặt hàng chủ chốt của một cửa hàng mẹ và bé. 40 - 50% Tiện tay Là những nhóm sản phẩm có kích thước nhỏ, giá trị thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận rất cao. Đó là các phụ kiện mà khách thường có thói quen mua kèm với các sản phẩm chính. Ví dụ: Trong cửa hàng điện thoại người ta bán kèm ốp lưng, của hàng tạp hóa bán kèmkẹo, đồ chơi trẻ em. 5 - 10% Dẫn dụ Chọn ra một vài sản phẩm trong nhóm hàng căn bản mà bạn đánh giá là sẽ có nhiều người có nhu cầu và hãy bán với giá vốn hoặc thậm chí là rẻ hơn giá vốn. Mục 1 - 5% tiêu là thu hút khách hàng đến với của hàng và truyền miệng về bạn Một cách khác để có sản phẩm dẫn dụ là tìm những sản phẩm đang là trào lưu hot và bán với giá rẻ hơn cách biệt với giá thị trường. Chiến thuật này đặc biệt phù hợp với ngành thời trang Xây dựng hình ảnh Là những mặt hàng không quan trọng doanh số, bạn bán chỉ để khách hàng đánh giá bạn là chuyên nghiệp, tích cực hơn đối thủ hoặc được tính chất thương hiệu Ví dụ: Nếu bạn mở một siêu thị mini hãy bán thêm rau sạch với giá tốt. Nếu mở shop mỹ phẩm hãy bán thêmtạp chí, sách báo về làm đẹp 1 - 5% Xác định chiến lược giá phù hợp Xác định được chiến lược giá đúng ngay từ đầu giúp bạn đảm bảo có lợi thế cạnh tranh và duy trì được cửa hàng. Có trụ vững được sau khi khai trương thì bạn mới có thời gian điểu chỉnh dần giá bán sao cho tối ưu nhất. Để đơn giản khi mới bắt đầu, tôi xin chia sẻ cho bạn một phương pháp để xác định giá bán mà nếu bạn thấy phù hợp có thể làm theo: Bước 1: Khảo sát thị trường địa phương và tìm công thức giá trung bình. Bạn nên khảo sát giá từng nhóm sản phẩm trên danh mục hàng hóa. Càng chỉ tiết càng tốt. Mỗi ngành hàng đều có mức lợi nhuận trung bình gần giống nhau giữa các cửa hàng. Ví dụ: ngành hàng tiêu dùng nhanh (hóa mỹ phẩm, gia vị, thực phẩm khô ...) mức lợi nhuận trên giá bán trung bình thường từ 10-15%, mỹ phẩm chuyên dụng là 30-50%, thời trang thì từ 50- 65% ... Để tìm ra công thức giá phù hợp, bạn thử khảo sát nhanh các cửa hàng địa phương có mô hình gần giống xem họ bán với mức giá ra sao. Bước 2: Chọn mức giá phù hợp dựa trên đối tượng khách hàng và “cái nhất” của bạn. Việc chọn bán giá cao hay thấp phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, chiến lược cạnh tranh cũng như giá trị cộng thêm mà bạn có thể mang lại cho khách hàng, Nếu bạn nhắm vào người có thu nhập thấp như công nhân, giá phải rẻ. Nếu bạn nhắm vào người có thu nhập cao, giá phải đủ cao để họ cảm thấy nó xứng đáng. Nếu bạn cạnh tranh bằng quy mô, tính tiện lợi, chất lượng hoặc mẫu mã độc quyền, đừng cố gắng bán giá rẻ. Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh nào rõ rệt, bạn cần tối ưu chỉ phí kèm với chiến lược giá thấp hơn đối thủ. Nhưng nếu bạn có một dịch vụ khách hàng xuất sắc, đi kèm nhiều hậu mãi cho khách hơn hẳn đối thủ, thì cứ bán với giá cao hơn. Bước 3: Với từng mặt hàng, bạn tăng hoặc giảm giá so với mức đã chọn ở trên tùy vào sản phẩm đó nằm ở đầu trên CƠ CẤU HÀNG HÓA LÝ TƯỞNG của bạn. Ví dụ: nếu đó là mặt hàng cơ bản, hãy bán bằng giá đối thủ, nếu mặt hàng đó bạn độc quyền hoặc tốt hơn đối thủ, hãy bán giá cao hơn. Nếu bạn chọn một sản phẩm làm hàng dẫn dụ, hãy bán với giá rẻ nhất có thể, Còn với hàng tiện tay giá trị thấp thì cứ duy trì tỉ suất lợi nhuận tối đa. Ngoài ra, để tránh việc định giá quá cao hoặc quá thấp, bạn có thể hỏi trực tiếp nhà phân phối xem họ thường thấy các đối tác khác bán giá bao nhiêu, Ở vị trí làm nhà phân phối họ có nhiều thông tin hữu ích và thường cho bạn lời khuyên có giá trị. Bạn cũng có thể lấy mẫu vài sản phẩm và tham khảo trên Internet xem những cửa hàng online bán giá ra sao. Tôi đám cá là bạn luôn tìm được “cái giá rẻ nhất thế giới” trên kênh thông tin này. Thậm chí rẻ hơn giá từ nhà phân phối. Nhưng bạn đừng lo lắng, kênh online có giá rẻ là vì luôn có những người muốn xả hàng sau khi kinh doanh thất bại hoặc đó là chiến lược thu hút khách hàng của những đại gia thương mại điện tử, nhưng nó không kéo dài mãi được. Bạn cũng không thể chạy theo họ. Bạn phải có những giá trị khác biệt và khách hàng sẽ chọn bạn vì lý do đó. Ở phần cuối của quyển sách tôi sẽ nói rõ hơn về những giá trị khác biệt này. Rẻ trước, đắt sau Có một chiến thuật mà tôi vẫn hay dùng cho các cửa hàng mới, đó là: “Rẻ trước, đắt sau”. Khi một cửa hàng mới khai trương, trong khoảng từ 30 - 90 ngày đầu tiên, nó thu hút được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng địa phương. Ai cũng tò mò muốn trải nghiệm cái mới. Ở giai đoạn này, bạn nên chọn bán với giá rẻ hơn thị trường cho hầu hết sản phẩm. Tôi dám cá là bạn sẽ tạo được “tiếng thơm” Mọi người sẽ rỉ tai rằng cửa hàng mới có giá rất tốt, hãy tới đó mua đi. Bạn chỉ hy sinh chút lợi nhuận nhưng lại được quảng cáo miễn phí và nhanh chóng tạo được hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng. Khi cửa hàng đã có doanh thu ở mức đủ trả chỉ phí, bạn nâng dần giá bán. Thay vì đột ngột tăng giá tất cả chỉ sau một đêm, hãy chia nhỏ lộ trình tăng giá thành nhiều lần, sao cho khách hàng khó cảm nhận sự thay đổi nhất. Sẽ có vài khách hàng tỉnh ý nhận ra và lên tiếng, hãy nhẹ nhàng bảo với họ là nhà phân phối tăng giá nên bạn buộc phải tăng theo để đảm bảo đủ lợi nhuận duy trì cửa hàng. Nếu họ thích cửa hàng của bạn, thích những trải nghiệm mua sắm ở đó, họ sẽ không rời đi vì đã có thói quen. Bên cạnh đó, cũng có một nhóm khách hàng chỉ chăm chăm tìm giá rẻ, hãy quên họ đi, có phục vụ thêm nhiều khách như thế bạn cũng không khá hơn đâu. Kinh doanh mà không có lãi thì nghỉ cho khỏe! Chương V TÌM KIẾM NGUỒN HÀNG LÝ TƯỞNG Thế nào là một nhà phân phối tốt? Nhà phân phối là đối tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn. Nếu họ không bán cho bạn với giá tốt, không chấp nhận đơn hàng nhỏ hoặc đơn giản là giao hàng trễ hơn vài ngày bạn sẽ mất rất nhiều cơ hội bán hàng và mất khách hàng. Vì vậy, tôi thành thật khuyên bạn trước khi học cách chăm sóc khách hàng của mình hãy học cách chăm sóc cho các đối tác cung ứng hàng hóa. Bạn càng gần họ, giữ được uy tín hoặc ảnh hưởng được họ, bạn càng có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên đối tác cũng giống như bạn bè, phải biết chọn bạn tốt mà chơi. Vậy làm sao để nhận diện một nhà phân phối tốt? Dưới đây là các tiêu chí để bạn chọn nhà phân phối: 1 .Có sản phẩm phù hợp với giá tốt. 2 .Phương thức vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm. 3 .Chấp nhận đơn hàng với số lượng nhỏ theo yêu cầu của bạn. 4 .Mức độ chuyên nghiệp cao: xử lý đơn hàng nhanh, giao hàng đúng hẹn và đầy đủ. 5 .Cho phép thanh toán chậm hoặc gối đầu đơn hàng. 6 .Chính sách đổi trả rõ ràng, thủ tục đổi trả nhanh gọn. 7 .Có cập nhật mẫu mã mới thường xuyên qua Zalo, Facebook hoặc website. 8 .Có chính sách thưởng theo chỉ tiêu doanh số. Tùy vào sản phẩm và sức bán của bạn mà bạn quyết định chọn nhà phân phối phù hợp. Không phải lúc nào giá cả cũng là thước đo hay nhất định phải “mua tận gốc ~ bán tận ngọn” thì mới có lãi. Bạn có thể mua với giá cao hơn một chút nhưng nếu nhà phân phối có thể giao hàng nhanh với số lượng nhỏ hoặc cho bạn gối đầu đơn hàng thì nó rất phù hợp ở giai đoạn khởi đầu. Cửa hàng mới, quan trọng là phải có hàng để bán và bán được hàng chứ Phòng phải tiết giảm từng mi-li-mét. 06 cách để tìm nguồn hàng Số lượng tạo nên chất lượng, bạn phải có thông tin của càng nhiều nhà phân phối càng tốt. Có nhiều đối tác thì bạn tha hồ so sánh, chọn lựa. Mỗi nhà phân phối đều có một vài thế mạnh nhất định. Dưới đây là 05 cách mà tôi hay áp dụng cho mình: Cách 1 - Tìm kiếm trên Internet. Ngày nay, không chỉ các công ty phân phối lớn mới có trang web, ngày càng nhiều nhà phân phối hoặc người buôn sỉ nhỏ lẻ chọn online là kênh bán hàng chủ yếu. Vì vậy, bạn dễ dàng có thể tìm thấy họ qua máy tìm kiếm Google. Tuy nhiên, thông tin trên này rất thiếu chất lượng. Nhiều bạn trẻ dành thời gian rảnh, chạy ra các chợ đầu mối mua hàng rồi chụp ảnh sơ sài đưa lên mạng, hô hào là “trùm sĩ” Nhìn sơ qua fanpage hay trang web thì rất hoành tráng nhưng đôi khi trong kho chỉ có một hai thùng carton chứa hàng. Hãy cẩn thận với những nhà phân phối kiểu này. Tốt hơn hết là sau khi liên hệ lấy báo giá và xem hình ảnh, bạn nên dành thời gian gặp gỡ trực tiếp từng nhà phân phối để đánh giá toàn diện trước khi quyết định gắn bó với ai. Cách 2 - Hỏi chuyên gia. Ngành hàng nào thì cũng sẽ có người đã từng làm. Hãy thử liên hệ với họ qua bạn bè, người thân hoặc tham gia vào các diễn đàn trao đổi. Họ sẽ chia sẻ cho bạn nên mua hàng gì ở đâu, rất nhanh chóng và tin cậy. Thậm chí, với kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia còn cho bạn biết cái hay, cái dở ở mỗi nhà phân phối hoặc nguồn hàng. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc để thử sai. Đây là cách mà tôi khuyên bạn PHẢI LÀM! Cách 3 — Tìm trên bao bì sản phẩm. Rất nhiều nhà phân phối có dán sấn thông tin của họ trên bao bì, đặc biệt là sản phẩm trong ngành hàng tiêu dùng. Lúc khảo sát hàng hóa ở các cửa hàng tương tự hoặc trong các siêu thị, bạn hãy dành thời gian ghi nhớ hoặc chụp ảnh các thông tin này lại. Bằng cách này, bạn biết trước chất lượng - mẫu mã sản phẩm của nhà phân phối và hạn chế được nhiều chỉ phí cho khâu tìm hiểu, chọn lọc sau đó. Cách 4 - Dạo qua các chợ đầu mối. Đây là nguồn hàng không thể bỏ qua. Thói quen mua sỉ từ các chợ đầu mối có từ rất lâu đời. Lượng hàng hóa chuyển qua kênh này cực kỳ lớn. Vì vậy mà nhiều nhà nhập khẩu hay nhà sản xuất chuyên nghiệp, bên cạnh kênh bán hàng hiện đại, vẫn phải mở thêm sạp chợ hoặc ký gửi hàng cho các tiểu thương tại đây. Thế nên, bạn gần như có thể tìm được mọi thứ hàng hóa trên đời ở các chợ đầu mối và đương nhiên là giá cũng rất tốt. Chỉ có điều là chợ sỉ rất chật chội, lộn xộn và không phải tiểu thương nào cũng đon đả tiếp khách. Ai đi lần đầu cũng sẽ thấy ngao ngán vì rất nóng nực, vì bị chèn ép, thậm chí bị mắng chửi vì toàn hỏi giá mà không mua. Nhưng bạn ơi, không có kiểu làm giàu bằng cách “ngồi mát ăn bát vàng” đâu! Cách 5 - Đừng bỏ qua các nhà phân phối tại địa phương. Rất nhiều sản phẩm được phân phối qua các nhà phân phối tại địa phương, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Bạn đừng nghĩ rằng nhập hàng tại địa phương thì không có được giá tốt. Tùy mặt hàng bạn nhé! Đôi khi nhập hàng từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội thì giá cũng tương tự, bạn phải mất thêm chỉ phí vận chuyển về địa phương. Vì vậy mà cứ khảo sát trước đã rồi hãy quyết định mua hàng nào ở đâu. Cách 6 - Nhập hàng từ Alibaba.com và Taobao.com. Quả thực, đây là kênh hàng lý tưởng cho các dòng sản phẩm thời trang và phụ kiện. Hàng giá rẻ và đa dạng về chất liệu, mẫu mã. Hiện nay, đã có các dịch vụ mua hàng hộ rất tiện lợi, bạn có thể tìm thấy các dịch vụ này bằng các từ khóa như “mua hàng quảng châu? “mua hàng taobao”.... Với các dịch vụ như vậy, bạn chỉ cẩn ngồi ở nhà lướt web rồi chọn hàng, sẽ có người giúp bạn mưa hàng rồi chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu, tôi nghĩ đây không phải là lựa chọn ưu tiên. Một là, sản phẩm mặc dù có giá rẻ nhưng bạn sẽ phải mua số lượng lớn, mất thêm nhiều phí vận chuyển hoặc chỉ phí đi mua hàng, Hai là, bạn rất khó thẩm định được chất lượng sản phẩm trước khi mua nếu chỉ xem hình ảnh qua mạng. Theo kinh nghiệm của tôi, lúc bắt đầu, ta chỉ nên mua hàng từ các nhà phân phối gần nhất để nhanh chóng có được lượng hàng phong phú trong cửa hàng. Sau này, khi phát triển hơn, mãi lực lớn, bạn có thể chuyển dần lên các kênh phân phối cao hơn. Điều quan trọng là phải luôn có trong tay thật nhiều thông tin về nguồn hàng để so sánh, chọn lựa. Đến đây, bức tranh về cửa hàng của bạn đã dân lộ rõ. Bạn xác định được khách hàng của mình là ai và làm sao để đáp ứng được nhu cầu của họ. Bạn cũng biết cách thiết kế một cơ cấu sản phẩm lý tưởng và có phương pháp tìm kiếm những nguồn hàng phù hợp. Tất cả vấn đề này đều vô cùng quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của bạn. Đừng vội bỏ qua! Hãy viết lên giấy tất cả những gì bạn nghiên cứu được và hoàn chỉnh thành bản kế hoạch kinh doanh nghiêm tức. Chúc bạn ra khơi với một bản đồ thật chuẩn xác! PHẦN 3: ĐÓNG THUYỀN RA KHƠI Trong phần này tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp tìm kiếm mặt bằng, lắp đặt và khai trương một cửa hàng hoàn chỉnh. Với các bạn mới làm lần đầu, tôi nghĩ bạn sẽ khá lúng túng trước nhiều câu hỏi như: Làm sao để tìm được mặt bằng tốt? Thiết kế cửa hàng như thế nào cho tiết kiệm? Tổ chức khai trương làm sao để thật đông khách? Bản thân tôi trước đây khi bắt đầu cũng gặp nhiều khó khăn tương tự. Trong hơn 10 năm “làm nghể, tôi đã sai rất nhiều lần trước khi tự đúc kết cho mình một số kính nghiệm “xương máu”. Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn lại cho bạn tất cả những kinh nghiệm đó. Nào, hãy cùng tôi khám phát Chương I TRỞ THÀNH THỢ SĂN MẶT BẰNG LÃO LUYỆN Tầm quan trọng của mặt bằng bán lẻ Ai cũng biết trong ngành bán lẻ, mặt bằng kinh doanh là rất quan trọng. Nó quyết định đến 50% khả năng thành bại của bạn. Nhưng vì sao nó lại quan trọng đến như vậy thì ít người tìm hiểu cặn kẽ. Bằng kinh nghiệm nhiều lần khai trương rồi đóng cửa do chọn sai vị trí, trong phần này, tôi xin chia sẻ lý do vì sao mặt bằng lại quan trọng và hướng dẫn để bạn hiểu và đầu tư đúng mức cho hạng mục này. Mặt bằng quan trọng là bởi vì nó là công cụ quảng cáo đắc lực nhất. Hẳng ngày, có vài ngàn hoặc vài chục ngàn lượt người lướt qua cửa hàng của bạn, trong số đó có một tỉ lệ nhỏ là khách hàng tiểm năng. Họ nhìn thấy bảng hiệu và nhớ tên cửa hàng. Xuyên qua tấm kính trong suốt, dưới ánh đèn lấp lánh, họ nhìn thấy cả hàng hóa bên trong, họ nhận biết bạn bán sản phẩm gì. Một “hạt mầm” tiểm thức trong khách hàng bắt đầu bám rẽ. Ngày qua ngày, cứ mỗi lần đi ngang là “hạt mầm” đó lại lớn dần lên. Rồi một hôm, họ bỗng có nhu cầu về sản phẩm của bạn, hình ảnh tươi mới về cửa hàng lại hiện lên trong tâm trí, thôi thúc họ đến với bạn. Đó là câu chuyện của quảng cáo, giống như cách bạn nhìn thấy những thương hiệu bột giặt và nước xả trên tivi mỗi ngày. Ở đây, hình ảnh cửa hàng hay bảng hiệu của bạn chính xác là “nhân vật” quảng cáo mà mọi người biết đến. Thứ hai, mặt bằng giúp xây dựng niềm tin với khách hàng. Đó là cũng chính là lợi thế về quy mô trong bán lẻ mà tôi đã trình bày ở các chương trước. Mặt bằng càng rộng, cửa hàng càng lớn, bảng hiệu hoành tráng, thì khách hàng càng cảm thấy bạn là nơi đáng tin cậy và có nhiều hàng hóa. Đó là tâm lý rất tự nhiên. Thứ ba, mặt bằng quyết định tới trải nghiệm mua sắm. Cửa hàng của bạn có dễ tìm và dễ ghé vào không? Diện tích có đủ để trưng bày hàng hóa và khiến khách hàng thỏa mãn nhu cầu lựa chọn? Hay đơn giản là lối đi có thoải mái để chuyên mua sắm trở nên thú vị? Cuối cùng, mặt bằng quan trọng là bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên vốn đầu tư và chỉ phí vận hành của cửa hàng. Mặt bằng càng rộng thì càng đế nhận diện dễ thu hút nhưng đổi lại vốn đầu tư lớn và chỉ phí vận hành cao. Tất cả đều ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của bạn hằng tháng. Có nhiều người chuyên bán hàng online sẽ phản biện với tôi rằng mặt bằng không quan trọng. Họ vẫn có doanh số tốt khi thuê một mặt bằng nhỏ trong hẻm. Quả thực có những cửa bàng như vậy và rất thành công. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần mở rộng khái niệm “mặt bằng kinh doanh”. Nếu bạn chọn bán lẻ truyền thống, mặt bằng kinh doanh chính là vị trí, diện tích, hình ảnh của bất động sản. Bạn trả tiển thuê cho người chủ bất động sản để có được lưu lượng khách bàng đi qua và nhìn thấy mỗi ngày. Nếu bạn chọn bán lẻ trên mạng, “mặt bằng kinh doanh” chính xác là phần “không gian” trên Google, Facebook hoặc Zalo mà bạn đã trả tiền thuê để có được lưu lượng khách hàng lướt qua bạn khi họ truy cập các trang web hoặc ứng dụng trên. Cuối cùng thì vẫn là câu chuyện trả tiền để có lưu lượng. Nên online hay offline thì bạn cũng phải cần có “mặt bằng kinh doanh” và nó rất quan trọng. Như thế nào là mặt bằng tốt? Chúng ta thường ngầm hiểu rằng mặt bằng tốt phải là mặt bằng ngay góc giao lộ có xe cộ lưu thông đông đúc hay ít nhất cũng phải rộng 10 mét và nằm trên tuyến phố mua sắm sầm uất ở địa phương. Sau nhiều năm kinh nghiệm đi thuê mặt bằng kinh doanh bán lẻ, tôi dám chắc là các tiêu chí không hề đơn giản như vậy. Nếu nói mặt bằng lớn thì đáng tin cậy hơn, vậy thì lớn đến mức nào? Bạn kinh doanh mặt hàng gì, thị trường của bạn lớn hay nhỏ, cửa hàng của đối thủ ra sao? Nếu đầu tư một cửa hàng như Thế Giới Di Động, việc bạn nằm trên tuyến phố mua sắm chính của thành phố là hoàn toàn hợp lý vì điện thoại là sản phẩm giá trị cao mà hầu như ai cũng có như cầu. Nhưng sẽ khác đi nếu bạn kinh doanh ngành thời trang cho tuổi mới lớn. Bạn trả nhiều tiền để thuê một mặt bằng bên cạnh Thế Giới Di Động, đón lấy lưu lượng rất lớn người đi đường mỗi ngày nhưng trong đó tỉ lệ khách hàng tiểm năng rất thấp. Ngược lại, nếu bạn chọn một vị trí khác, có thể vắng người hơn, nhưng đó là tuyến đường mà các bạn trẻ hay đi học hoặc la cà ăn uống buổi tối thì tốt hơn. Giá thuê rẻ hơn do không phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn, mật độ khách hàng tiểm năng lại cao hơn và do đó chỉ phí bỏ ra để có lưu lượng khách hàng trở nên hiệu quả hơn. Việc này cũng giống như bạn chọn tập đối tượng khán giả khi chạy quảng cáo trên Facebook. Tập đối tượng càng chính xác với độ tuổi, giới tính, sở thích hay mối quan tâm của khách hàng mục tiêu thì quảng cáo càng hiệu quả. Lưu ý: Mặt bằng tốt không phải là mặt bằng đắc địa nhất, nó là một vị trí phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Như vậy, một mặt bằng tốt phải là một mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Mà nếu nói phù hợp thì phải có các tiêu chí để đánh giá, so sánh, và việc lập ra một bảng tiêu chí là điều rất cần thiết trước khi bỏ nhiều nỗ lực để tìm kiếm mặt bằng. Tiêu chí tìm kiếm mặt bằng Tùy vào mô hình kinh doanh và thị trường địa phương mà chúng ta sẽ có các tiêu chí khác nhau. Ở đây tôi đưa ra một bảng tiêu chí tổng quan nhất, bạn có thể dựa vào để xác định nhanh các tiêu chí cho mình: TIÊU CHÍ DIỄN GIẢI Vị trí Nằm trên tuyến đường nào?Từ đoạn nào đến đoạn nào? Gần hay xa giao lộ?Gần hay xa các công trình nào? Diện tích Mặt bằng rộng bao nhiêu (Chiều ngang)? Dài bao nhiêu(Chiều sâu)? Diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông Giá thuê Giá thuê chấp nhận trong ngưỡng nào? Mức độ nhận biết Mặt bằng có dễ nhìn thấy từ xa không? có gây chú ý chongười đi đường không? Mức độ thuận tiện Có dễ dàng để khách ghé vào, có bãi xe rộng rãi không? Thời hạn thuê Hợp đồng tối thiểu bao nhiêu năm Hiện trạng mặt bằng Có sẵn nhà hay đất trống, có phải cải tạo nhiều không Hướng nhà Bạn phù hợp với hướng nhà nào, nắng có ảnh hưởng tới cửahàng không Lối đi Lối đi của chủ nhà chung hay riêng với mặt bằng kinh doanh Thái độ chủ nhà Xem xét khả năng kết nối lâu dài với đối tác Vị trí vẫn là tiêu chí số 1. Bạn cần định hình rõ mặt bằng phù hợp sẽ nằm trên những đoạn đường nào, kéo dài từ giao lộ X đến giao lộ Y cụ thể. Các vị trí mà bạn muốn sẽ gần hay xa giao lộ. Bạn có cần mặt bằng phải gần hoặc xa các công trình như chợ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí...Vị trí quyết định lưu lượng khách hàng và giá thuê, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ. Diện tích là tiêu chí số 2, trên cả giá thuê. Nếu chọn mặt bằng không đủ diện tích thì giá thuê rẻ cũng thua, vì bạn không đủ không gian trưng bày hàng hóa cũng như thu hút khách hàng. Phải xác định được diện tích và độ rộng mặt bằng tối thiểu là bao nhiêu. Chiều ngang mặt bằng sẽ quyết định độ lớn của bảng hiệu và nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ nhận diện và niềm tin của khách hàng. Một mặt bằng kinh doanh rộng và ngắn thì tốt hơn là hẹp và dài, dù cả hai đều có cùng diện tích. Thông thường khi cho thuê mặt bằng, chủ nhà hay cắt ra một lối đi bên hông để họ ra vào nhà sau. Một mẹo nhỏ để bạn tăng diện tiếp xúc với khách hàng là xin phép chủ nhà cho bạn làm bảng hiệu băng qua phía trên lối đi của họ. Như vậy, bạn không phải trả thêm tiển mà vẫn có một cửa hàng trông rất to khi nhìn từ bên ngoài. Tiêu chí thứ 3 - Giá thuê. Khi khảo sát thị trường và lập ra kế hoạch kinh doanh, bạn đã dự đoán mức doanh thu và chỉ phí hoạt động của cửa hàng. Trong đó, chỉ phí mặt bằng cũng đã có một mức dự trù nhất định. Giờ bạn hãy mở rộng ngân sách thuê thành một khoản phí với cận trên và cận dưới. Một mặt bằng giá cao hơn mức dự trù trên dự toán chưa hẳn không tốt vì biết đâu nó lại là cơ hội để bạn có được nhiều khách hàng hơn nhưng tuyệt đối đừng ham mặt bằng quá tẻ. Khi đã có hạn mức rõ ràng, hãy kiên quyết nói không với những mặt bằng vượt quá ngân sách. Tiêu chí thứ 4 - Mức độ nhận biết. Mặt bằng dễ nhìn thấy từ xa và dễ gây chứ ý cho người đi đường là rất quan trọng. Mặt bằng nằm ở một vị trí khuất hoặc trên một tuyến phố có quá nhiều hàng quán, bạn rất khó làm cho cửa hàng của mình trở nên nổi bật. Ngược lại, đôi khi chọn một vị trí có ít người lưu thông hơn nhưng cửa hàng lại nổi bật vì ít bị che chắn hoặc ít hàng quán bên cạnh thì vẫn có mức độ nhận biết khá tốt. Tiêu chí thứ 5 - Mức độ thuận tiện. Vị trí bạn chọn có dễ dàng để khách ghé qua? Tiêu chí này liên quan tới một số yếu tố mà bạn cần xem xét kỹ như: tốc độ lưu thông trên đường nhanh hay chậm? Khi muốn tấp xe vào lề, khách hàng có gặp nguy hiểm không? Đường có dải phân cách cứng không? Nếu có dải phân cách thì khách bên kia đường sẽ qua bên này đường ở chỗ nào, cự ly bao xa? Nếu khách hàng đi xe gắn máy, vỉa hè có dễ đàng để lái xe lên không? Phía trước có bao nhiêu chỗ để xe cho khách hàng sau khi đã dành chỗ cho xe của nhân viên? Nếu khách đi xe ôtô, đường có cấm đậu, cấm dừng không) Phía trước cửa hàng đậu được bao nhiêu xe... Không cần phải nói bạn cũng hiểu là phải chọn vị trí sao cho khách hàng dễ dàng ghé qua nhất có thể. Tiêu chí thứ 6 - Thời hạn thuê. Thời hạn thuê càng dài thì càng thuận lợi cho bạn, trừ khi chủ mặt bằng yêu cầu cọc nhiều hơn để đổi lấy thời hạn thuê dài hơn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ phải cân nhắc và thương lượng để có được thỏa thuận tối ưu. Nhưng thời hạn thuê ít nhất cũng phải gấp đôi thời gian hoàn vốn của bạn. Ví dụ: bạn dự tính mất 18 tháng để thu hồi lại toàn bộ số vốn đã đầu tư cho cửa hàng thì thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng nên từ 3 năm trở lên. Đối với tiêu chí này, hãy cẩn thận với các chủ mặt bằng có nhu cầu bán nhà. Nhiều rủi ro là nếu bán được nhà, chủ mới sẽ không tiếp tục hợp đồng với bạn. Với các mặt bằng như vậy, điểu khoản ràng buộc cụ thể trên hợp đồng về mức đền bù khi bán nhà là rất cần thiết. Tiêu chí thứ 7 - Hiện trạng mặt bằng. Bạn cần mặt bằng có sẵn nhà hay muốn thuê đất trống? Có nhà thì giá thuê cao hơn nhưng ít phải đầu tư xây dựng, ngược lại, thuê đất trống thì giá rẻ hơn nhưng sẽ tốn chỉ phí đầu tư ban đầu lớn. Trừ khi bạn đã có kinh nghiệm nhất định trong ngành bán lẻ, còn không thì tôi vẫn khuyên bạn nên bắt đầu với mặt bằng đã có sẵn mọi thứ. Rồi ro khi bắt đầu kinh doanh một cái mới là rất lớn và việc thuê một mặt bằng đã được đầu tư sẵn là một cách đơn giản để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tính toán kỹ chỉ phí sửa chữa mặt bằng trước khi quyết định thuê. Nhiều căn nhà có thể đã mục nát hoặc kết cấu không phù hợp với cửa hàng của bạn. Tệ nhất là bạn trả tiền thuê một thứ mà bạn phải đập đi và tốn thêm tiền để xây cái mới. Tiêu chí thứ 8 - Hướng nhà. Đầu tiên, bạn cần tránh các mặt bằng chính Tây có nắng chiếu trực tiếp vào buổi chiều. Đừng xem thường nắng chiều, nó có thể khiến hàng hóa hư hỏng nhanh chóng và cửa hàng thì lúc nào cũng nóng hừng hừng khiến khách hàng nản lòng ghé qua. Thứ nữa là người Á Đông cũng nên tin phong thủy một chút. Chọn mặt bằng nên tránh các hướng không tốt để sau này trong lúc khó khăn thì không bị “nói ra nói vào” rồi tự nản lòng. Nên xác định rõ từ đầu là mặt bằng hướng nào thì phù hợp với bạn trên bảng tiêu chí. Một lưu ý nhỏ để bạn không nên thuê những mặt bằng nằm chính diện hướng xe chạy ở ngã ba hoặc vòng xoay, nơi có nhiều xe cộ lưu thông và dễ mất lái đâm thẳng vào. Xét về phong thủy, những mặt bằng kinh doanh như vậy rất tệ. Tôi đã từng có một cửa hàng như thế, sau 4 năm kinh doanh thì bị xe tải bất ngờ tông sập hoàn toàn trong đêm. Rất may là đã không có ai thiệt mạng trong tai nạn đó. Tiêu chí thứ 9 - Lối đi. Lối đi không quyết định tới hiệu quả kinh doanh nhưng cũng có một chút phiền toái nếu chủ nhà đi chung với bạn. Cửa hàng rất khó kiểm soát hàng hóa vào buổi tối, khi đã đóng cửa. Bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn bàn giao trách nhiệm quản lý tài sản cho nhân viên. Trong trường hợp này, nếu bắt buộc phải chọn một mặt bằng như vậy, bạn có thể gắn camera quan sát eó đầu thu để thu lại toàn bộ hình ảnh 24/24. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế thêm các tủ kệ có khóa để cuối ngày nhân viên cho toàn bộ hàng hóa vào khu vực này và khóa lại. Tiêu chí thứ 10 - Thái độ của chủ nhà. Tiêu chí này tôi liệt kê cuối cùng nhưng đôi khi lại là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Chọn mặt bằng kinh doanh cũng cần xem xét đến mức độ thiện chí của chủ nhà vì họ là một đối tác sẽ gắn bó trong suốt thời gian bạn làm kinh doanh. Mặc dù bạn có thể công chứng hợp đồng thuê và mọi thứ sau đó sẽ giải quyết theo các thỏa thuận “giấy trắng mực đen”. Tuy nhiên, thực tế thì không đơn giản như vậy. Nếu hai bên “cơm không lành, canh không ngọt” thì bạn sẽ rất khó yên ổn làm ăn. Tốt nhất, hãy dành thời gian nói chuyện với chủ nhà, tìm hiểu kỹ về nhân thân, khả năng tài chính và kế hoạch lâu dài với mặt bằng mà bạn định thuê. Nếu họ có ý bán mảnh đất mà bạn đang thuê thì sẽ có nhiều rắc rối về sau, hãy thỏa thuận đến bù rõ ràng. Nếu họ quá xét nét về tiển bạc, bạn cũng phải cẩn thận khi thỏa thuận các điều khoản về cải tạo mặt bằng và lộ trình tăng giá thuê. Theo kinh nghiệm của tôi, làm sao để được lòng chủ nhà là điểu rất quan trọng, quan trọng hơn cả ký kết hợp đồng. Nên với họ, tôi vẫn thường xuyên thăm nom, hỏi han sức khỏe và biếu quà cáp. Khi được họ yêu mến thì mọi vấn để rắc rối phát sinh cũng được giải quyết rất nhẹ nhàng, êm đẹp. Trở thành thợ săn mặt bằng Để có mặt bằng đẹp chính xác là phải đi “săn” Đã xác định được các tiêu chí lý tưởng thì giờ là lúc bạn sẽ phải học cách trở thành “thợ săn mặt bằng” Không có cái gì “vừa rẻ vừa đẹp” lại vừa dế tìm cả. Nếu bạn nghĩ chỉ cần xem qua tin đăng trên mạng rồi chọn chọn lựa lựa là có ngay mặt bằng đẹp thì quên đi! Mặt bằng đã lên tới trên Internet thì thường là để lâu quá không ai thuê, phải quảng cáo. Mà nếu đã không ai thuê thì bạn cũng đừng thuê, kẻo rước họa vào thân. Tôi xin chia sẻ bên dưới những cách thức mà tôi và các cộng sự của mình đã áp dụng để có được những địa điểm kinh doanh như ý: Tìm qua mạng lưới môi giới: cách này chỉ áp dụng được ở các thành phố lớn, nơi có nhiều đơn vị và cá nhân làm môi giới mặt bằng, nhà đất. Đây là cách rất nhanh để có ngay nhiều vị trí tốt. Tuy nhiên, bạn phải cẩn trọng với vấn để giá thuê, Thường thì các môi giới thỏa thuận giá cao hơn với chủ nhà rồi đứng ở giữa hưởng chênh lệch. Nếu vướng vào những mặt bằng như vậy sẽ rất thiệt hại. Bạn phải khảo sát kỹ giá thuê ở khu vực để biết giá mình thuê có quá cao hay không trước khi quyết định. Để tìm các môi giới, bạn có thể lên các trang tin bất động sản. Hầu hết quảng cáo ở đó đều là do môi giới đăng tin. Bạn lấy danh sách số điện thoại của các môi giới có đăng tin cho thuê mặt bằng ở khu vực mà bạn muốn, sau đó gửi tin nhắn nói rõ yêu cầu về mặt bằng của bạn, họ sẽ nhanh chóng phản hồi và đưa bạn đi xem các vị trí phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên kết bạn với các môi giới qua Zalo hoặc Facebook. Họ vẫn thường đăng các bất động sản mới lên nhật ký, hãy theo dõi họ và sắp xếp thời gian đi xem ngay các mặt bằng tiềm năng. Những mặt bằng đẹp thường không có dán bảng “cho thuê” đâu. Môi giới nắm giữ danh sách bất động sản và họ biết được khi nào thì người thuê hiện tại sẽ trả lại mặt bằng. Chủ nhà sẽ báo trước cho môi giới vài tháng, trước khi hợp đồng với đơn vị cũ kết thúc. Đó là lúc bạn phải đi xem xét và chốt lấy vị trí mà mình mong muốn. Bạn cần có nhiều nguồn thông tin nhất và tích cực đi xem mặt bằng ngay khi có thông tin mới. Nhưng đừng quên: phải thật kiên nhẫn và tỉnh táo! Tự tìm bằng cách đi khảo sát trực tiếp: với tỉnh lẻ, cách làm này khá hữu hiệu, vì không có môi giới nên chủ nhà chỉ có một cách là dán bảng quảng cáo phía trước. Mỗi ngày bạn nên dành ra 30-45 phút đi xe gắn máy dạo quanh các tuyến phố đã xác định. Bạn nên tự đi mỗi ngày hoặc thuê vài bác xe ôm thay bạn thu thập thông tin. Vì hằng ngày sẽ có một vài mặt bằng mới sẽ được treo biển và bạn cần phải là người tiếp cận chủ nhà sớm nhất, Tùy nhiên, như tôi đã nói ở trên, các mặt bằng đẹp thường không đăng quảng cáo. Nếu chọn cách này, bạn phải mạnh dạn tiếp cận với các cửa hàng đang kinh doanh có vẻ ế ẩm hoặc các nhà phố đóng cửa không có hoạt động mua bán. Nhiều cửa hàng kinh doanh không tốt, muốn sang mặt bằng nhưng đôi khi lại ngại dán bảng quảng cáo. Hoặc có nhiều chủ nhà cũng dự định cho thuê mặt bằng phía trước nhưng nửa muốn nửa không nên bạn cần tiếp cận và thuyết phục họ. Nhiều người nghĩ làm cách này sẽ khó có được giá tốt vì bắt đầu ở vị thế bất lợi. Nhưng tất cả chỉ là thương lượng. Bạn cứ việc thương lượng, có giá tốt thì thuê, không thì chọn cái khác. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào! Chào giá cao để ghép nhiều mặt bằng nhỏ: đây là cách làm của các thương hiệu bán lẻ lớn. Họ không săn mặt bằng theo cách thông thường mà chủ động xác định trước các điểm cần lấy, thường là mặt bằng ở các giao lộ đắc địa. Sau đó, họ tiếp cận chủ nhà và đưa ra một mức giá rất hấp dẫn. Mức giá này đủ thuyết phục chủ nhà tìm cách thương lượng đền bà cho các đơn vị nhỏ lề đang thuê phải di dời và trả lại mặt bằng. Họ chỉ việc tung giá và chờ đợi. Khi mọi thứ đã được chủ nhà dần xếp xong xuôi, họ chỉ việc ghép 2, 3 hoặc 4 mặt bằng nhỏ thành một mặt bằng lớn rồi đập và xây lại để có một địa điểm kinh doanh như ý. Nếu bạn có một ngân sách thuê lớn, hãy chữ cách làm này, sẽ hữu hiệu hơn là tìm loanh quanh ở những vị trí không đắc địa. Đàm phán hợp đồng thuê mặt bằng Chủ để đàm phán và thương lượng khá rộng, trong tập sách nhỏ này tôi không thể trình bày cho bạn mọi thứ. Để thương lượng tốt, thiết nghĩ bạn nên tìm đọc những quyển sách được viết riêng cho chủ để này. Dưới đây tôi chỉ xin liệt kê một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng để có được giá thuê tốt. Nếu thấy phù hợp, bạn có thể lượm lặt và áp dụng cho mình: 1. Trước khi bước vào cuộc thương lượng, hãy giữ cho mình tâm thế: không có mặt bằng này tôi sẽ tìm được cái khác tốt hơn. Nếu bạn quá khao khát muốn có thứ gì đó, bạn sẽ không bao giờ thương lượng được giá tốt. Đây là lỗi cơ bản mà rất nhiều người mắc phải. Vì bạn đã lặn lội bao ngày, mệt mỏi do không tìm thấy chỗ nào như ý, và rồi một ngôi sao sáng chợt xuất hiện. Bạn cảm thấy như nó là tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bạn có. Bạn sợ vuột mất cơ hội quý giá và bước Vào cuộc thương lượng mà không giấu nổi cảm xúc mừng rỡ. Nếu thế thì bạn sẽ không thể nào đưa ra các để nghị có lợi cho mình. Tôi đám cá lạ bạn sẽ không bao giờ có được một cuộc thương lượng công bằng trong tình huống này. 2. Luôn là người để nghị giá sau. Đừng chủ động đưa giá trước! Theo nguyên tắc theo lượt, nếu bạn nói giá trước, bạn sẽ ở thế bị động và chờ chủ nhà “tung đòn”. Hãy là người ở thế phòng thủ và chờ đợi đối phương tung đòn trước, qua đó phán đoán mức chấp nhận của họ để tìm ra giải pháp phần đòn tối ưu nhất. 3. Hãy tỏ ra ngạc nhiên với giá thuê mà chủ nhà đưa ra lần đầu. Đừng vội mừng rỡ hay tỏ ra đồng thuận vì chủ nhà luôn cố gắng đưa ra mức giá cao hơn họ kỳ vọng ở lần đầu. Hãy chuẩn bị vài lý le để nói cho chủ nhà biết giá họ để nghị là quá cao và mặc dù bạn rất thiện chí nhưng cũng không thể chấp nhận được mức giá này. Hãy kết thúc cuộc gặp đầu tiên bằng việc ghi nhận mức giá đề nghị của chủ nhà và hẹn Bắp lại sau 1-2 ngày để bạn có thời gian bàn bạc lại với ê-kíp của mình. 4. Hãy tạo cẩm tình cho chủ nhà bằng một phần quà bánh nhỏ cho lần gấp thứ hai. Bạn đừng thấy ngại vì làm việc này hoặc nghĩ là mình sẽ bất lợi trong thương lượng. Hầu hết mọi người đều thích được tặng quà. Họ sẽ thấy bạn thiện chí và có cảm tình đặc biệt với bạn. Nếu họ mở lòng nhận món quà của bạn, theo tâm lý tự nhiên “có qua có lại” chủ nhà sẽ chủ động giảm giá hoặc cho bạn một ưu đãi đặc biệt mà bạn chẳng cần phải xin xỏ hay để xuất. Tôi áp dụng rất triệt để chiêu này và gần như lúc nào cũng thu về kết quả hơn mong đợi. Thường thì mức đầu tư chỉ là vài trăm ngàn đồng cho mấy quả cam tươi nhưng đổi lại là tiết kiệm được vài chục triệu đồng nhờ giá thuê giảm. Hãy nhớ tạo cảm tình là mấu chốt của thương lượng thành công! 5. Hãy thương lượng từng phần, đừng cố gắng thỏa thuận tất cả tiêu chí cùng một lúc. Giống như câu chuyện bó đũa, cứ thong thả bể từng cây. Trước tiên, hãy cố gắng giảm giá thuê đến mức thấp nhất. Sau khi cảm thấy giá thuê không thể giảm, hãy chuyển qua thương lượng các vấn đề còn lại như tiển cọc hay chu kỳ thanh toán ... Trước khi chuyển qua thương lượng các vấn để đó, hãy cho chủ nhà cảm giác là mình nhượng bộ họ giá thuê để đổi lấy sự nhượng bộ của họ ở các tiêu chí còn lại. Ví dụ sau một ngày xem xét về giá thuê mà chủ nhà để nghị, bạn quay lại và nói: “Tôi thấy giá anh chị để nghị vẫn còn rất cao nhưng nếu anh chị đồng ý để tôi chỉ đặt cọc 2 tháng thay vì 6 tháng thì tôi sẽ chấp nhận giá thuê này” 6. Nếu không thể giảm giá, hãy thương lượng các điểu kiện tương đương giá. Thường thì người ta chú ý nhiều tới giá thuê hằng tháng nhưng ít chú ý hơn tới các điểu khoản như: 1 tháng miễn phí đầu tiên để sửa chữa, số tiển đặt cọc (ký quỹ) hay mức giá tăng qua từng năm. Tất cả đều ảnh hưởng tới túi tiển của bạn vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng các điểu khoản này để làm đối trọng cho việc thương lượng giá thuê hoặc ngược lại. Ví dụ, thay vì bạn thương lượng mức giá giảm thêm 10%/tháng, hãy thử chuyển qua để xuất được miễn phí 1 tháng cho việc tu sửa mặt bằng. Mức lợi ích tài chính mà bạn thu được trong cả hai trường hợp đều là như nhau. 7. Hãy tối thiểu mức tiển mặt phải thanh toán ngay khi ký hợp đồng. Nhiều chủ nhà muốn bạn đặt cọc với số tiền lớn hoặc thanh toán từ 6-12 tháng tiển thuê vào mỗi đầu kỳ. Với những bạn mới khởi nghiệp, đây là một khoản khá lớn và rủi ro bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Lý tưởng nhất là cọc 1-2 tháng và thanh toán tiển thuê từng tháng. Hãy thử nhượng bộ một chút cho giá thuê để đổi lấy việc phải bỏ ra Ít tiển nhất cho giai đoạn đâu. Còn không, bạn có thể thương lượng để chia khoản cọc này thành nhiều đợt thanh toán sau khi cửa hàng khai trương từ 3-6 tháng. Không ai bắt bạn phải cọc 100% ngay khi ký hợp đồng cả, tất cả chỉ là thương lượng. 8. Hãy giành quyển soạn thảo hợp đồng thuê. Khi đó, bạn có thể chèn vào văn bản các điều khoản nhỏ có lợi cho mình. Với tâm lý tự nhiên, sức phản kháng của chủ nhà sẽ yếu hơn khi mọi thứ đã nằm trên giấy trắng mực đen. Bạn sẽ có cơ hội đạc được những thỏa thuận tốt hơn là để đối phương soạn hợp đồng. Về mẫu hợp đồng thuê lý tưởng, bạn nên tải các mẫu hợp đồng của tôi theo hướng dẫn ở trang bìa 3 của quyển sách. Khác với các mẫu miễn phí có trên Internet, đây là mẫu đã được đúc kết và chỉnh sửa nhiều lần sao cho có lợi nhất cho người đi thuê. Vì vậy, tôi khuyên bạn không nên sử dụng các mẫu chung chung có sẵn trên mạng hay ở phòng công chứng. Chúng không được biên soạn để có lợi cho bạn đâu! Trên đây là những kinh nghiệm rất cơ bản về việc đàm phán hợp đồng thuê mặt bằng mà tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Không có công thức hay tuyệt chiêu đỉnh cao nào cho việc thương lượng. Bạn cần phải tùy cơ ứng biến. Đương nhiên là bạn cũng cần phải học thêm và tự trải nghiệm trong thực tế để đúc kết cho mình những cách làm phù hợp nhất. Mặt bằng trong trung tâm thương mại, siêu thị Các sản phẩm kích thước nhỏ, thời trang, mỹ phẩm hoặc hàng tiện tay rất phù hợp để kinh doanh trong các trung tâm thương mại (TTTM) hoặc siêu thị hàng tiêu dùng, Tôi đã từng thuê nhiều mặt bằng như vậy và hiện tại tôi đang có 3 cửa hàng trong siêu thị, tất cả đều hoạt động rất hiệu quả. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình dưới đây để bạn quyết định xem có nên thuê mặt bằng trong siêu thị hay TTTM hay không và nếu thuê thì cẩn lưu ý những gì. Cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm. Một trong những ưu điểm của mặt bằng ở TTTM và siêu thị là bạn có ngay lưu lượng khách hàng đi bộ rất đông và đều đặn mà không phải mất nhiều chỉ phí quảng cáo. Chỉ phí đầu tư cho bảng hiệu, cửa kính, điện lạnh, điện chiếu sáng cũng được tiết giảm phần lớn. Chi phí giám sát nhân viên cũng thấp hơn vì siêu thị thường có sẵn bộ phận giám sát, bạn sẽ yên tâm cửa hàng mở cửa, đóng cửa đúng giờ, nhân viên cũng nghiêm túc và để tuyển dụng hơn. Tuy nhiên nhược điểm của loại mặt bằng này cũng không phải ít. Trước tiên là giá thuê. Giá thuê ở đây thường cao hơn bên ngoài nếu tính theo mét vuông. Cùng một diện tích, bạn thường phải trả giá gấp đôi. Nhược điểm thứ hai là bạn phụ thuộc nhiều vào lượng khách của 'TTTM hoặc siêu thị. Nếu họ quản lý không tốt và vắng khách, bạn sẽ hoàn toàn bị động. Rất khó để làm quảng cáo, chủ động lôi kéo khách hàng gửi xe và đi bộ khá xa để vào gian hàng của bạn. Thứ nữa, nếu bạn kinh doanh mặt hàng trùng lặp với các đơn vị sẵn có, một cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể diễn ra. Thường thì sẽ không ai được lợi trong trường hợp này ngoại trừ khách hàng. Để thuê mặt bằng trong siêu thị và "TTTM, trước tiên bạn cần xem xét mô hình kinh doanh của mình có phù hợp hay không: 1. Sản phẩm của bạn có bị trùng lặp với siêu thị hoặc các đơn vị khác hiện đã có ở đây hay không? Nếu có, cửa hàng của bạn có gì khác biệt để giữ chân khách hàng? 2. Sản phẩm của bạn có kích thước nhỏ gọn không? Nếu có thì đó là điều kiện thuận lợi. Giá thuê trên diện tích của siêu thị và TTTM cao hơn bạn thuê bên ngoài nên nếu bạn bán sản phẩm quá cồng kênh như nội thất, máy móc, gối nệm thì phải cân nhắc đến tính hiệu quả. 3. Sản phẩm của bạn có phải là hàng tiện tay? Đó là các mặt hàng khách hàng không chủ đích đến để mua nhưng sau khi mua các thứ cần thiết trong siêu thị, họ đi bộ dọc lối đi và ghé qua gian hàng của bạn để mua luôn. Ví dụ tiêu biểu như: phụ kiện thời trang, phụ kiện điện thoại, mỹ phẩm...Các sản phẩm này theo tôi là rất phù hợp để bạn kinh doanh ở đây. 4. Sản phẩm của bạn có tỉ suất lợi nhuận cao? Đừng thuê mặt bằng ở TT TM rồi kinh doanh mặt hàng có tỉ suất lãi gộp thấp hơn 30%. Giá thuê của các trung tâm mua sắm này thường được xác định ở mức tối thiểu 15% doanh thu tháng của đơn vị thuê. Cá biệt, nếu bạn hợp tác với các trung tâm thương mại mà mức phí thuê được tính theo phần trăm doanh thu thì mức này có thể lên đến 25% doanh số hàng tháng. Vì vậy nếu bạn bán sản phẩm có lãi thấp hơn 30% bạn sẽ khó có lợi nhuận. 5. Trung tâm thương mại hoặc siêu thị mà bạn định thuê có đông khách và được quản lý chuyên nghiệp không Hãy chọn các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng, tránh xa các trung tâm nhỏ lẻ của các đơn vị không chuyên. Để điều hành một trung tâm mua sắm đông khách, không đơn giản là chỉ xây lên tòa nhà rộng rãi và chia nhỏ diện tích cho thuê. Các chuỗi TT TM hoặc siêu thị lớn biết cách quản lý cũng như lôi kéo được nhiều thương hiệu nổi tiếng về nhà của mình. Chỉ có vậy thì trung tâm của họ mới đông khách. Trước khi quyết định thuê mặt bằng ở trung tâm nào đó, hãy hỏi họ xem đã mời được các thương hiệu nổi tiếng nào. Đừng mở cửa hàng bên cạnh các shop nhỏ vô danh, bạn sẽ sớm nhìn thấy sự ế ẩm sau vài tuần khai trương. Nếu đã quyết định đặt cửa hàng của mình ở một trung tâm mua sắm nào đấy, thì hãy đọc qua các kinh nghiệm của cá nhân tôi dưới đây trước khi ký kết hợp đồng: 1. Chuẩn bị một tài liệu nhỏ mô tả mô hình kinh doanh của bạn kèm theo hình ảnh phối cảnh cửa hàng thật đẹp. Gửi tài liệu này tới bộ phận quản lý cho thuê của trung tâm thương mại. Các trung tâm luôn ưu tiên cho các đơn vị thuê chuyên nghiệp, vì vậy hình ảnh của bạn ngay lần tiếp xúc đầu tiên là rất quan trọng. Họ sẽ ưu tiên để bạn được chọn các vị trí tốt hơn nếu gian hàng tương lai trông chuyên nghiệp và đẹp mắt. 2. Hãy chọn vị trí có lối đi. Không phải vị trí nào bên trong trung tâm mua sắm cũng sẽ tốt, bạn cần một vị trí có nhiều người đi ngang, nếu không doanh số sẽ không cao. Hãy chủ động để nghị được thuê các vị trí tốt, thậm chí nó không có trên bản vẽ quy hoạch tiêu chuẩn của trung tâm. 3. Luôn có mức giá tốt hơn giá để xuất lần đầu của siêu thị. Bạn nên tìm hiểu xem các gian hàng khác thuê giá bao nhiêu và tìm cách thương lượng mức giá tốt cho mình. Mặt bằng càng rộng thì càng đế đàm phán giá rẻ. Hãy gợi ý có một khoản hoa hồng nhỏ cho nhân viên quản lý của trung tâm mua sắm để người này tiết lộ cho bạn giá thuê rẻ nhất và giúp bạn thuyết phục cấp trên ký hợp đồng với giá thuê tốt. Vậy là tôi đã chia sẻ gần như tất cả kinh nghiệm tìm kiếm và chọn lựa mặt bằng bán lẻ của mình trong chương này. Để có vị trí kinh doanh lý tưởng, bạn cần rèn luyện tính kiên nhãn và chủ động tìm kiếm. Nếu thích bán lẻ và có ý định gắn kết với ngành này, bạn cần nắm trong tay thông tin của càng nhiều mặt bằng càng tốt. Nhiều vị trí đắc địa bản thân tôi phải theo đuổi 1-2 năm mới thuê được. Vì vậy, bạn đừng vội vàng thuê các vị trí chưa thật hài lòng. Không có gì dễ dàng mà tốt đẹp. Hãy học cách “nuôi” các mặt bằng tiềm năng và chờ thời cơ để lấy nó, bạn sẽ sớm có được mặt bằng đắc địa cho cửa hàng của mình! Chương II THIẾT KẾ CỬA HÀNG HIỆU QUẢ Lắp đặt một cửa hàng khác với xây một căn nhà, bạn cần tính toán thật kỹ thời gian hoàn vốn đầu tư. Chính vì vậy, tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả được đặt lên hàng đầu chứ không phải làm cho nó thật bóng bẩy, đẳng cấp. Nói như vậy không có nghĩa là bạn đầu tư sơ sài, kém chuyên nghiệp và không đủ sức thuyết phục. Cái khó ở đây là làm sao đầu tư tiết kiệm mà vẫn đảm bảo thu hút được khách hàng. Trong chương này, bằng “kinh nghiệm xương máu), tôi sẽ bật mí để bạn thiết kế được một cửa hàng như vậy với 4 nguyên tắc thu hút và 10 bí quyết tiết kiệm. Chỉ cần học và làm theo, bạn sẽ có ngay cửa hàng như ý mà không phải trả giá như tôi đã từng. 4 nguyên tắc thiết kế một cửa hàng thu hút Nguyên tắc 1 - Rộng rãi thoáng đãng, dễ vào dễ ra Nhiều cửa hàng thiết kế không tốt, trông như một “cái hang” Tôi dám cá là không ai trong chúng ta lại có cảm giác thoải mái khi nghĩ rằng mình sắp phải chui vào một cái hang cả. Lỗi thường thấy nhất ở mấy shop thời trang là cố dựng một window display ngay trước vách kính, choáng hết mặt tiền, trong khi chiều ngang mặt bằng chỉ vỏn vẹn có 4 mét. Đứng bên ngoài, nếu là khách hàng, tôi có cảm giác rất bất an: “Bên trong liệu có thứ mình cần không? Vào mà không mua thì quay ra ở một lối đi hẹp thật là ngại...” Hiểu được tâm lý khách hàng, bạn hãy dành tối đa diện tích mặt tiển cho một vách kính thoáng đãng, sao cho khách hàng có thể nhìn thấy thấu suốt bên trong, mọi ngóc ngách. Hãy thiết kế sao cho chỉ cần đi ngang là khách hàng biết bạn bán những sản phẩm gì. Cửa chính hoặc lối đi cũng phải rộng rãi để tạo cảm “dế vào, đễ ra” nhất cho khách hàng. Có như vậy, tâm lý khách hàng mới thoải mái và sẵn sàng để bước vào bên trong. Nguyên tắc 2 - Bố cục chặt chế, lấp đầy hàng hóa Khách hàng cần sản phẩm! Trước khi bước vào cửa hàng của bạn, họ sẽ cân nhắc: liệu hàng hóa chỗ này có phong phú không? Nhưng không ai đi đếm sản phẩm bên trong mỗi cửa hàng để so sánh độ đa dạng cả. Họ sẽ “đánh giá nhanh” qua trực giác, tức là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi lước ngang. Nếu nói cửa hàng là một công cụ quảng cáo đắc lực thì hãy để hàng hóa bên trong lên tiếng. Hãy thiết kế sao cho nhìn từ bên ngoài cửa hàng trông thật chặt chế, không có những khoảng trống vô nghĩa trên tường hoặc trên trần. Nếu không có đủ hàng hóa, hãy lấp đẩy không gian bằng các tranh ảnh, bảng quảng cáo, các hộp carton rồng trên kệ hàng... Với cảm quan tức thì, khách hàng sẽ không thể phân biệt được đầu là hàng hóa và đâu là bảng quảng cáo. Nếu chỉ cần lướt ngang, một cảm giác “đẩy áp” hiện lên trong tâm trí người đi đường thì bạn đã thành công rồi đấy! Nguyên tắc 3 - Màu sắc phù hợp, ánh sáng hấp dẫn Bên cạnh bố cục chặt chế thì, màu sắc và ánh sáng là hai yếu tố đóng vai trò thu hút khách hàng cũng quan trọng không kém. Đa phần khách hàng đi mua sắm vào buổi chiều tối, lúc đã rảnh rỗi sau một ngày làm việc. Và không phải ngẫu nhiên mà 70% doanh thu bán lẻ lại đến trong khung giờ từ 17h đến 21h đêm. Trong khung giờ này, mọi thứ đều cần có đèn chiếu sáng để trở nên hiện diện và hấp dẫn. Tùy thuộc vào sản phẩm và phân khúc khách hàng mục tiêu mà bạn phải thiết kế màu sắc cũng như ánh sáng của cửa hàng cho phù hợp. Nhiều cửa hàng quá tối vì tiết kiệm đèn, đến nỗi mọi thứ bên trong trông thật cũ kỹ, hoặc là khi ta hướng tới đối tượng sang trọng, hiện đại, nhưng cửa hàng thì lòe loẹt, trông rất “nhà quê” Nếu không thiết kế ánh sáng và màu sắc tốt, tôi chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ mất đi ít nhất 50% khách hàng. Đây là phần đầu tư không tốn nhiều tiền nhưng lại là phần quyết định, vì vậy bạn hãy dành sự quan tâm đúng mức cho nó. Nguyên tắc 4 - Nhận diện từ xa, ấn tượng dễ nhớ Để giúp khách hàng dễ tìm thấy bạn nhất, cửa hàng cần có yếu tố để nhận diện từ xa. Đó có thể là một bảng vẫy để người đi đường nhìn thấy từ cự ly 100m - 200m hoặc là sử dụng nhất quán một màu sắc nhận diện trên toàn bộ bảng hiệu và các mảng tường bên ngoài để khách hàng nhận ra từ xa. Không ngừng lại đó, để giúp khách hàng nhớ tốt hơn, bạn cần có một chỉ tiết trong thiết kế để gây chú ý và giúp họ phân biệt giữa bạn và hàng ngàn cửa hàng khác. Ví dụ như một đường kẻ màu vàng được sử dụng để chạy dọc theo bảng hiệu của các trạm xăng Petrolimex hay các khoang màu vàng - đen nối tiếp nhau được sơn trên các cột điện phía trước cửa hàng Thế Giới Di Động. Riêng tôi, với thương hiệu cửa hàng đồ chơi Bingo, tôi sử dụng nhân vật chú chó tỉnh nghịch trên bảng vẫy để trẻ em đi đường chú ý, ấn tượng và đế nhớ hơn. Nguyên tắc này ít được quan tâm nhất, nhưng để mọi thứ hoàn hảo, bạn đừng bỏ qua nó! Bốn nguyên tắc trên rất dễ nhớ và dế làm. Khi lên thiết kế, bạn phải đặc biệt quan tâm và rà soát lại liên tục. Nếu đã có cửa hàng, hãy thử đóng vai khách hàng và đứng trước “tác phẩm” của bạn vào mỗi tối. Nếu bạn có cảm giác nào đó không đúng với 4 nguyên tắc này, hãy điều chỉnh ngay! 10 bí quyết để lắp đặt cửa hàng tiết kiệm. Sau hơn 10 năm “làm nghề” bán lẻ, tôi đã từng trực tiếp lắp đặt hơn 70 cửa hàng lớn nhỏ khác nhau khắp cả nước. Không ít lần trả giá bằng rất nhiều tiền cho những sai lầm, tôi đã tự rút ra cho mình 10 bí quyết để lắp đặt một cửa hàng tiết kiệm. Khi bạn đọc quyển sách này, thì tôi vẫn dang mở những cửa hàng mới và áp dụng triệt để các bí quyết nói trên. Chúng không bao giờ lỗi thời, dù cho bạn mở cửa hàng đầu tiên hay là cửa hàng thứ 100. Tiết kiệm số vốn bỏ ra ban đầu chính là cách đơn giản nhất, thiết thực nhất để bạn hạn chế rủi ro và gia tăng mức độ hiệu quả cho khoản đầu tư của mình. Đầu tư nhiều mà hiệu quả ít là kẻ ngu đốt, bỏ ít tiền mà vẫn có hiệu quả cao mới là cách làm của người khôn ngoan. Đầu tử thêm 1 đồng thì bạn phải có kế hoạch thu hồi 1 đồng. Tiền bỏ ra càng nhiều thì thời gian phải hoàn vốn càng lâu. Nên nhớ rằng hiệu quả của khoản đầu tư không đến từ lúc khai trương cửa hàng, mà chính xác nó đến từ lúc bạn đã thu hồi được 100% số vốn bỏ ra. Vì thế hãy cố gắng tiết kiệm tối đa số vốn bỏ ra để nhanh chóng thu được lợi nhuận. Bí quyết 1 - Học theo các chuối bán lẻ lớn Tôi có thói quen dành thời gian rảnh để tham quan và chụp ảnh các thiết kế của các chuỗi cửa hàng, đặc biệt các thương hiệu trong cùng ngành nghề. Tôi học họ trong các thiết kế, bài trí cũng như cách sử dụng vật liệu. Thông thường, trước khi mở rộng hệ thống, các thương hiệu này đã phải thử sai nhiều lần trong thiết kế để tìm ra phương án tối ưu. Công thức mà họ chọn để lặp đi lặp lại hàng trăm lần chắc chắn phải là một công thức tốt. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định với bạn rằng các chuỗi bán lẻ lớn đầu tư cửa hàng của họ rất tiết kiệm. Họ chưa bao giờ là nhà kinh doanh với ý nghĩ “vung tiền” để có một cửa hàng hấp dẫn cả. Ngược lại, họ tính toán các hạng mục rất chỉ tiết và chọn phương án lắp đặt để tiết kiệm từng đồng. Vì mỗi đồng tiền mà họ tiết kiệm được ở một cửa hàng sẽ trở thành số tiền rất lớn nếu lặp lại hàng trăm lần. Đó cũng là một trong các lý do khiến họ thành công. Nếu chỉ là người mới bắt đầu thì tôi khuyên bạn hãy bắt chước theo công thức có sẵn, đó là cách làm khôn ngoan nhất. Bí quyết 2 — Tối ưu diện tích cửa hàng Sau khi thuê các đơn vị thi công lắp đặt, bạn thường nhận được một hóa đơn với nhiều hạng mục chỉ phí. Hầu hết các hạng mục này đều gồm 3 thành phần: đơn giá x diện tích = thành tiền. Để tiết kiệm tiền, bạn thường chú ý quá nhiều tới đơn giá mà quên rằng, diện tích mới là kẻ thù thật sự. Nếu không tính toán kỹ, có thể bạn sẽ đầu tư một cửa hàng lớn hơn mức cần thiết và phải trả tiển cho hàng loạt các hạng mục phát sinh như: trần, vách, đèn chiếu sáng, điện lạnh, kệ hàng, hàng hóa để lấp đầy số kệ đó... Nếu phải thuê một mặt bằng lớn, đừng tham lam sử dụng hết ngay diện tích có sẵn. Bạn nên ngăn vách để sử dụng một phần phía trước thôi. Phần bên trong, bạn có thể làm kho tạm. Khi công việc kinh doanh bắt đầu có lãi, bạn cho tháo dỡ vách và di đời dần vào bên trong cho tới khi hết diện tích. Vách này nên là vách tạm, dễ tháo lắp như vách nhôm kính hoặc làm bằng vật liệu rẻ riển như thạch cao hay ván ép công nghiệp. Bí quyết 3 - Bỏ qua các chỉ tiết, tập trung vào tống quan Để có cửa hàng đẹp, bạn chỉ cần tập trung vào các yếu tổ tổng quan như bố cục cân đối, màu sắc hài hòa. Đừng bỏ tiên cho các thứ khách hàng không quan tâm. Trong bất kỳ thiết kế nào, cái đẹp trước tiên luôn đến từ bố cục và màu sắc. Nhiều người không có kinh nghiệm đã bỏ nhiều chỉ phí không cần thiết để hoàn thiện các chỉ tiết thiết kế đắt tiền như họa tiết trên window display, các góc cạnh của nội thất hay hoa văn trên trần nhà. Nhưng ở góc độ khách hàng, khi đứng bên ngoài quan sát, họ không thể ẳ nhìn thấy và cũng chẳng quan tâm các chỉ tiết này. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thường chọn thiết kế cửa hàng với các đường nét vuông vức, góc cạnh và hạn chế tối đa sử dụng các nét bo tròn hoặc hoa văn cầu kỳ. Các chỉ tiết như vậy thường rất tốn công và đẩy giá thành lên cao. Hãy cố gắng giữ cho mọi thứ thật đơn giản. Làm tốt được điều này, bạn sẽ tiết kiệm được đến 30% chỉ phí đầu tư mà cửa hàng vẫn rất chuyên nghiệp và đẹp mắt. Bí quyết 4 - Tránh các đối tác thiết kế và thi công trọn gói Nhiều người do không có kinh nghiệm và thiếu tự tin nên khi làm lần đầu thường tìm đến các đơn vị thiết kế và thi công trọn gói. Nếu muốn nhanh gọn và khỏi mất công suy nghĩ thì đây là giải pháp tốt. Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm và xem bán lẻ là một cái nghề thì phải tự học cách làm từng khâu. Thường thì một đối tác trọn gói như vậy sẽ quảng cáo với bạn là họ miễn phí thiết kế. Nhưng trên đời hiếm có cái gì cho không. Họ không lấy phí thiết kế nhưng họ sẽ buộc bạn phải trả nhiều tiển hơn cho các hạng mục thi công. Để có được lợi nhuận, họ không bao giờ giúp bạn tiết kiệm từng đồng. Tệ hơn, họ còn vẽ vời để bạn phải chọn các vật liệu đắt tiền, các chỉ tiết cầu kỳ hơn hoặc làm một cửa hàng lớn nhất có thể. Là một người làm nghề chuyên nghiệp, tôi luôn tránh xa các đối tác như vậy. Cách làm của tôi là thuê một người thiết kế riêng. Tôi trả chỉ phí thiết kế theo diện tích và người này sẽ nỗ lực cùng tôi cho ra một thiết kế đẹp với chỉ phí tiết kiệm nhất. Một người làm thiết kế kinh nghiệm sẽ tư vấn luôn cho bạn nên sử dụng vật liệu gì để tiết kiệm nhất. Với-Internet, bạn: rất dễ tìm được những người làm thiết kế tự đo, họ thường có mặt trên các diễn đàn chuyên ngành hoặc website môi giới như Vlance. Bạn chỉ việc đăng tin nói rõ nhu cầu của mình, trong vài ngày sẽ có nhiều người chào giá để nhận việc. Trước khi trao việc cho ai đó, hãy dành thời gian xem qua các thiết kế trước đây của họ để đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu của bạn. Bí quyết 5 - Sử dụng vật liệu giá rẻ Vật liệu góp phần quan trọng vào giá thành thi công cửa hàng. Nếu biết chọn vật liệu đúng, bạn tiết kiệm rất nhiều tiền. Hãy ngồi lại với người thiết kế cửa hàng và trao đổi kỹ càng về từng loại vật liệu được sử dụng ở tất cả hạng mục. Câu hỏi sẽ luôn là: “Có thể dùng vật liệu nào rẻ hơn không?” Cách đơn giản để tiết kiệm là bạn có thể chọn loại vật liệu có sẵn tại địa phương. Tùy nhiên, bạn cần cân nhắc khi sử dụng vật liệu giá rẻ, đặc biệt trong các thành phần ngoài trời hoặc chỉ tiết phải chịu nhiều trọng lượng hàng hóa. Lý do để một vật liệu nào đó rẻ hơn thường là chúng không bền. Phải thật cân nhắc để sử dụng cho hợp lý, tránh bị hư hỏng nhanh khi đưa vào sử dụng. Lúc đó thì “một lần sợ tốn, bốn lần không đả”. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của thiết kế viên và những người có kinh nghiệm để có quyết định đúng đắn. Bí quyết 6 - Đầu tư từng bước, ưu tiên cho các yếu tố thu hút bên ngoài Nếu không có nhiều vốn liếng, bạn có thể tiết kiệm bằng cách tập trung đầu tư cho các hạng mục bên ngoài, những thứ giúp gây chú ý và tạo được niềm tin ngay cho khách hàng. Đó chính xác là logo, bảng hiệu, bảng vẫy, cửa kính, sơn lại các mảng tường xấu. Đừng tiếc tiền cho các hạng mục này. Để tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể chọn vật liệu làm bảng quảng cáo rẻ tiền nhưng không bền như bạt hifex. Bạn vẫn có được tấm bảng hiệu đủ lớn và xác định sẽ phải thay mới sau 1 năm khi công việc kinh doanh đã ổn định. Các hạng mục bên trong như trang trí, kệ hàng, bàn thanh toán, điều hòa ... có thể bổ sung hoặc thay mới dân. Lúc đầu, bạn nên lắp ít kệ hàng, rồi khéo léo lấp đây chỗ trống bằng các thùng car- ton rỗng. Diện tích cũng vậy, hãy xác định lộ trình mở rộng dân cửa hàng của mình bằng một tấm vách di động. Đừng kỳ vọng mọi thứ sẽ hoàn hảo ngay từ đầu. Hãy xem nó như một hạt mầm, cứ chăm chỉ tưới nước và bón phân mỗi ngày để nó nhanh chóng trở thành một cái cây xum xuê. Quan trọng là phải bắt đầu, đừng quan tâm đến điểm xuất phát! Bí quyết 7 - Tìm đơn vị thi công từng hạng mục Để có giá tốt nhất bạn phải giao từng hạng mục cho từng đối tác chuyên biệt. Mỗi đối tác thường chỉ chuyên một mắng vì vậy họ có giá tốt nhất cho việc họ làm quen nhất. Nếu bạn lười và giao khoán tất cả cho một ai đó; nhiều khả năng họ sẽ giao lại việc cho một đơn vị khác và đứng ở giữa hưởng hoa hồng. Đương nhiên giá sẽ không còn tốt nữa và bạn là người sẽ thanh toán tất cả. Tôi thường chia nhỏ và giao cho từng đối tác theo các nhóm việc như sau: Xây dựng cơ bản (xây, tô, lát nền) Đóng trần, sơn tường. Thi công hệ thống điện và chiếu sáng. Lắp đặt điều hòa (máy lạnh). Lắp đặt vách kính và cửa kính. Lắp đặt cửa cuốn hoặc cửa sắt bên ngoài. Làm bảng quảng cáo. Gia công kệ trưng bày hàng. Như vậy, để hoàn thiện một cửa hàng tôi cần tới 8 đối tác khác nhau. Bạn muốn tiết kiệm thì phải chịu khó tìm ra họ như tôi và đứng ra quản lý phối hợp giữa các bên. Bí quyết 8 - Mua đồ thanh lý Đồ thanh lý thường rẻ hơn đồ mới tới 30%-50%, sẽ là một khoản tiết kiệm khá lớn nếu bạn chịu khó săn các thứ từ những cửa hàng kinh doanh không hiệu quả và đăng tin sang lại. Ở các thành phố lớn cũng có những đơn vị trung gian mua bán những vật tư này. Chúng thường là: kệ siêu thị, kệ trưng bày thời trang, ma-nơ-canh, bàn thanh toán, máy tính tiển, máy quét mã vạch, kể cả bản quyển phần mềm chưa dùng hết... rất đa dạng và rẻ nữa. Ngay khi có thiết kế, hãy dành thời gian đi săn đồ thanh lý trước khi chốt thuê mặt bằng. Đừng làm ngược lại vì sau khi đã ký hợp đồng thuê, với áp lực phải trả chỉ phí hằng ngày, bạn không còn đủ thời gian để săn được các thứ cần thiết đâu. Tôi luôn khuyên những người mới bắt đầu nên làm như vậy, trừ khi bạn tin rằng việc mua các đồ thanh lý từ những chỗ kinh doanh không hiệu quả là kém may mắn. Bí quyết 9 - Bố trí và thiết kế trước khi lắp đặt Nếu như sản phẩm là nhân vật của bộ phim thì bố trí cửa hàng chính là kịch bản. Đó là cách mà bạn sẽ dẫn dắt khách hàng vào cuộc mua sắm với nhiều niềm vui và tiện ích. Bố trí cửa hàng là sự sắp đặt các thành phần theo một trật tự khoa học sao cho trải nghiệm khách hàng là tốt nhất và doanh số bán hàng là cao nhất. Tùy theo mô hình mà bạn phải tự nghiên cứu cách bố trí cho phù hợp vì nó cũng thể hiện chiến lược kinh doanh bên trong. Nếu bạn tập trung vào sự tiện ích và nhanh chóng cho khách hàng, bạn phải sắp đặt mọi thứ. Nhưng nếu bạn muốn mà khách hàng cần ở ngay cửa ra vào khu vực để họ có thể khách hàng ở lại lâu hơn thì phải có một ngồi xuống, lước web hay chơi một trò gì đó. Trước khi lắp đặt, bạn cần một bản thiết kế. Tuy nhiên, người thiết kế thường sẽ tập trung nhiều vào mỹ thuật mà không có sự quan tâm đúng mức cho bố trí cửa hàng. Đơn giản vì họ không phải là người làm kinh doanh và họ cũng không rõ chiến lược của bạn. Nếu không thống nhất được cách bố trí, rất có thể bạn sẽ mất thời gian và tiền bạc để sửa đi sửa lại bản thiết kế. Tốt hơn hết là trước khi thuê người thiết kế, bạn phải có bố trí của cửa hàng trên giấy, cụ thể: cái gì? ở đâu. Thiết kế viên sẽ dựa trên bố trí của bạn mà bồi đắp thêm các ý tưởng về mỹ thuật. Bố trí tốt là điều kiện đầu vào cho một thiết kế đẹp và hiệu quả. Ngoài ra, có một thiết kế tốt là cách đơn giản để giảm sai sót lúc làm, đặc biệt là làm lần đầu tiên. Có thể bạn sẽ mất chỉ phí để thuê người vẽ các bản vẽ nhưng đó là số tiền xứng đáng để bỏ ra. Các sai sót đễ dàng được điều chỉnh lúc thiết kế nhưng sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều tiển nếu bạn muốn sửa cái gì đó đã lắp đặt xong. Làm đúng ngay từ đầu là cách đơn giản để tiết kiệm. Bí quyết 10 - Lập bảng dự toán Hãy mất một chút thời gian cho bảng dự toán nếu không muốn mất nhiều tiền. Bảng dự toán sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về những thứ bạn phải trả. Qua đó, bạn biết mình có đủ tiền hay không. Nó còn giúp bạn cân đối lại các hạng mục cẩn đầu tư, gia tăng những cái cốt lõi, loại bỏ những cái kém quan trọng hơn. Bạn cũng có thể lập nhiều bảng dự toán cho từng phương án khác nhau để có thể so sánh và chọn lựa. Đây là cách làm hết sức đơn giản để chọn được phương án tối ưu nhất. Không có dự toán mà bắt tay làm ngay thì chẳng khác nào bạn bước vào một nhà hàng sang trọng và người bồi bàn đưa cho bạn cái menu với hàng tá món ăn hấp dẫn nhưng không có giá. Giờ thì thử gọi món đi! HẠNG MỤC ĐƠN GIÁ vnd SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ THÀNH TIỀNvnd Bảng hiệu cửa hàng 650.000 m2 Đèn pha bảng hiệu 500.000 Cái Vách logo + vách ngăn 220.000 m2 Trần thạch cao 145.000 m2 Sơn lại tường 60.000 m2 Đèn âm trần 100.000 Cái Đèn rọi 180.000 Cái Linh kiện/Lắp đặt 2.500.000 Lần Cửa kính/Vách kính 800.000 m2 Cửa cuốn 500.000 m2 Điều hòa 8.500.000 Cái Kệ trưng bày hàng 50.000.000 Bộ Bạn có thể tải một bảng dự toán chỉ tiết hơn trên file Excel bằng cách làm theo hướng dẫn ở trang bìa 3. Vậy là bạn đã có trong tay 10 bí quyết mà tôi đã phải học và trả giá trong nhiều năm mới có. Ở điểm xuất phát, bạn không nhất thiết phải áp dụng tất cả, chỉ cần làm theo 1-2 cách ở trên cũng đủ để bạn có một cửa hàng thật tiết kiệm rồi. Đừng quên, số tiền mà bạn tiết kiệm được chính là lãi ròng đấy. Để kết thúc chương này, tôi cũng xin chia sẻ thêm bí quyết thứ 11. Đây không hẳn là cách để tiết kiệm tiền nhưng là cách hay để bạn bắt đầu công việc kinh doanh với số vốn ít nhất, Đó là bạn hãy thương lượng để thanh toán chậm sau khai trương. Với các nhà thầu thi công, trước khi đặt cọc để họ tiến hành công việc, bạn hãy thỏa thuận để thanh toán chậm cho phần còn lại. Thời hạn thanh toán có thể là 15 hoặc 30 ngày sau khi cửa hàng khai trương. Thường thì những ngày đầu mở bán cửa hàng sẽ đông khách và bạn có ngay một ít lợi nhuận. Hãy dùng số tiển lãi nhanh ban đầu này để trả cho các hạng mục thi công cửa hàng trước đó. Đây là cách mà dân gian hay gọi là “lấy mỡ gà rán gà” hay “lấy củ đậu nấu đậu” Nếu khéo ăn khéo nói, bạn hoàn toàn có thể thương lượng được việc này vì đối tác thi công cũng rất cần bạn giao việc cho họ. Nhưng nhớ là chỉ đề cập việc này sau khi đã chốt xong giá cả nhé! Chúc bạn có được cửa hàng hiệu quả và siêu tiết kiệm! Chương III QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRÊN MÂY Để kiểm soát cửa hàng hiệu quả, bạn cần sự hỗ trợ của một phần mềm quản lý bán hàng. Không chỉ cho phép thao tác bán hàng nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, phần mềm còn giúp bạn theo dõi chính xác tồn kho và hạn chế thất thoát. Không chỉ vậy, các phần mềm hiện nay còn cho phép chủ cửa hàng quản lý đầy đủ thông tin khách hàng và hỗ trợ họ thực hiện các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá. Với sự phát triển của Internet, điện toán đám mây hay cloud computing là một mô hình công nghệ được áp dụng phổ biến khoảng vài năm gần đây. Nó được hiểu đơn giản là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dữ liệu và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Ïnternet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua sắm và tự vận hành các hệ thống máy móc phức tạp. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình vì đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. Một trong các ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đám mây chính là hệ thống Gmail mà chúng ta đang dùng. Cùng với xu thế phát triển của điện toán đám mây, các hệ thống phần mềm quản lý bán hàng giờ đây cũng đã thay đổi. Chuyện phải mua đĩa phần mềm đem về cài đặt vào máy tính để sử dụng đã là chuyện xưa lắc. Hiện nay, hầu hết các phần mềm tốt nhất đều đã được thiết kế và phân phối đến tay người dùng trên nền tảng đám mây. Mọi thứ đều sẵn sàng truy cập trên mọi thiết bị thông qua Internet, mà không cần cài đặt. Việc của bạn chỉ là trả tiền thuê bao, kích hoạt tài khoản rồi bắt đầu sử dụng qua một giao diện web hoặc app trên smartphone. Có thể bạn sẽ thấy các chuỗi siêu thị lớn vẫn đang còn sử dụng các phần mềm bán hàng cũ được cài đặt trên hệ thống tính tiển chuyên dụng. Tuy nhiên, đây thường là các phần mềm kết nối với hệ thống quần trị phức tạp ở phía sau, được cung cấp bởi các hãng công nghệ lớn và khá đắt đó. Vì thế, việc chuyển đổi lên mô hình đám mây chưa phải là giải pháp """