"Kết Giao Tinh Tế | Leil Lowndes PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kết Giao Tinh Tế | Leil Lowndes PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo LỜI GIỚI THIỆU Yếu tố nào quyết định thành công trong xã hội và V trong công việc? ới tất cả những công việc mà chúng ta làm như tạo kiểu tóc, đánh một đôi giầy, mua bộ com-lê, và phán đoán tính cách, chúng ta thực sự không bao giờ biết rõ rằng tại sao một số người thành công trong cuộc sống còn số khác thì không. Có những người rất thành công và được mọi người yêu mến lại rụt rè, nhút nhát. Một số khác lại mạnh mẽ, sôi nổi. Có những người thành công lớn trong cuộc sống rất sành điệu. Một số lại rất giản dị. Một số người sống nội tâm được mọi người kính trọng, trong khi một số người sống hướng ngoại lại bị mọi người xa lánh. Và, tính cách và ngoại hình của bạn không phải là những yếu tố chính để bạn trở thành người được yêu mến và thành công trong cuộc sống, trừ khi bạn đang dẫn chương trình Lễ trao giải Điện ảnh. Vậy yếu tố chính ở đây là gì? Liệu cuốn sách này có giúp bạn tìm được câu trả lời? Hãy để tôi cho bạn biết cuốn sách này viết về cái gì – và không viết về cái gì – và sau đó bạn sẽ tự quyết định. Tôi không dám chắc rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ nói chuyện một cách thoải mái với người môi giới hàng hóa về những hợp đồng dầu thô giao sau. Tôi cũng không quả quyết bạn có thể bàn luận một cách sâu sắc với một vị tiến sĩ triết học các vấn đề trong luận văn của ông ta. Tuy nhiên, điều tôi thực sự chắc chắn là bạn có thể gặp gỡ mọi người một cách tự tin, trò chuyện một cách thoải mái, và nhanh chóng giao tiếp với tất cả những người bạn gặp. Có lẽ bạn đã nhận ra rằng sự kỳ thị vô hình về bản thân và nghề nghiệp luôn tồn tại trong đầu của bạn, của tôi và của mọi người. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm được một thứ vũ khí để đập tan kẻ thù xúc phạm đến lòng tự ái này nhờ nắm vững cách giao tiếp khôn khéo mà bạn chưa bao giờ biết đến. Và, đương nhiên, cuốn sách này cũng cho bạn biết cách tránh nói và làm những “điều ngu ngốc” khiến mọi người xa lánh bạn – nguyên nhân tiềm tàng khiến bạn mất công việc, tình bạn và tình yêu. Bạn cũng sẽ biết cách tặng cho họ một món quà đặc biệt, đó là món quà của lòng tự trọng. Thật đáng tiếc, đây là điều mọi người hiếm khi nghĩ đến trong giao tiếp với người khác. Bạn nghĩ thế nào về điều này? Hãy đến phòng thí nghiệm để tìm câu trả lời Bạn và một vị giáo sư tâm thần học bước vào phòng thí nghiệm và nhìn thấy hai người đàn ông khỏa thân đang ngồi trên chiếc ghế tựa, không một mảnh vải che thân, gương mặt họ mỉm cười ngượng ngùng. Vị giáo sư nhân từ liền phủ lên mỗi người một chiếc chăn trong khi giải thích công việc của bạn ngày hôm đó. “Hai người đàn ông này,” ông nói với bạn, “cả hai đều làm trong một công ty đa quốc gia. Một người là Giám đốc Điều hành. Anh ta có một gia đình hạnh phúc, các nhân viên trung thành và những người bạn đáng mến. Anh ta có tiền để hưởng thụ cuộc sống, chăm lo cho những người mà anh ta yêu quý, và thậm chí còn hào phóng tặng tiền cho quỹ từ thiện”. “Còn người kia,” vị giáo sư tiếp tục, “là nhân viên tạp vụ của công ty. Anh ta cũng là một người tốt và trung thực. Tuy nhiên, anh này lại có những mối quan hệ và một số người bạn không thân thiết và anh ta tiêu pha rất tằn tiện.” “Học trò yêu quý, em hãy xác định ai làm nghề gì?” Bạn nhìn vào hai người đàn ông này một cách kỳ quặc. Dường như chẳng có điểm gì khác nhau giữa họ. Nhìn họ trạc tuổi nhau, cân nặng ngang nhau, nước da giống nhau, và, nếu xét về mặt hình thức thì họ trông thông minh như nhau. Vị giáo sư tiến về phía hai người này và vén phần dưới của chiếc chăn lên, để lộ bốn bàn chân trần. “Đây có phải là một điểm cho thấy sự khác biệt?” vị giáo sư hỏi bạn. “Dạ, không phải ạ” bạn trả lời, nhưng tỏ vẻ lúng túng trước cách hỏi bóng gió của vị giáo sư và nghĩ rằng đó có thể là điểm khác biệt. Rồi ông kéo chiếc chăn lên cao hơn để lộ ra đầu gối và bắp đùi. Lùi về phía bạn, ông hỏi, “Đây có phải là một điểm cho thấy sự khác biệt không?” Lúc này bạn tỏ ra ngơ ngác hơn. Bạn lắc đầu không đồng ý. Khi vị giáo sư ngoảnh về phía chiếc chăn, bạn nhắm mắt lại và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Sau đó bạn từ từ mở mắt ra. Bạn và hai người đàn ông phủ chăn thở phào nhẹ nhõm. Vị giáo sư chỉ để lộ đầu và phần thân phía trên của họ. Vị giáo sư vuốt chòm râu của mình, nhìn chằm chằm vào bạn, và hỏi lại câu hỏi trên bằng ánh mắt. Bạn nhìn hết người này, rồi người kia, sau đó nhìn đi nhìn lại. Cả hai người này đều không đủ tiêu chuẩn để lọt vào ảnh trang bìa của tạp chí Cosmos, nhưng hẳn bạn sẽ xếp hai người này vào hàng đẹp trai. “Em xin lỗi, em không thể nói được ai làm việc gì”, bạn trả lời. Vị giáo sư không hề tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông tiếp tục, “Điều tôi sẽ nói với em là, cả hai đều sinh ra trong những gia đình có cùng vị thế kinh tế xã hội, cùng lớn lên trên một vùng đất, cùng chơi với nhau khi còn bé, cùng học một trường, và có chỉ số thông minh như nhau”. Lúc này bạn tỏ ra hoàn toàn lúng túng. Nếu đó không phải là hình thức, trí tuệ, sự giáo dục, tiền bạc hoặc sự nuôi dưỡng, thì đó là cái gì? Bạn đã bao giờ bị nhầm lẫn tương tự như vậy? Bạn nhìn thấy hai người có diện mạo hoàn toàn giống nhau. Nhưng một người thì thành đạt, còn người kia thì không. Một người sống trên “tấm trần kính(1)” nơi chỉ dành cho những người thành đạt. Còn người kia ngước nhìn một cách đầy thèm muốn, và tự hỏi, “Tại sao họ lại ở trên đó, còn mình thì vẫn đang vật lộn dưới này?” Một số người cho rằng những ông chủ và bà chủ sống trên tấm trần kính đang che đậy lớp đất mặt của họ và sẽ không cho bất kỳ ai vào. Điều này không đúng. Họ muốn bạn đột nhập vào bên trong. Có thể là họ rất cô đơn ở trên đó. Về mặt nào đó, họ đang chờ đợi và mong muốn bạn trở thành một người trong số họ. Tôi có vài người bạn là diễn viên. Sau khi không “lọt qua” buổi diễn thử, họ không nhận ra là người đạo diễn thậm chí còn thất vọng hơn họ. Người đạo diễn tuyệt vọng vì không tìm được người có khả năng nhập vai diễn. Tương tự, những người thành đạt mong muốn tìm được những người khác gia nhập hội của họ. Giống như tất cả chúng ta, họ muốn có những người bạn cùng tầng lớp với mình. Thật đáng tiếc vì có người cho rằng những nhân vật nổi tiếng vốn thường được thiên vị mà không thừa nhận rằng suy nghĩ ngớ ngẩn đó của họ đã làm cho họ bị ngăn cách. Trở lại Phòng thí nghiệm Vị giáo sư lặp lại câu hỏi. “Trong hai người đàn ông này, người nào là Giám đốc Điều hành và người nào là nhân viên tạp vụ?” Bạn nhún vai, “Em không biết ạ.” Vị giáo sư mỉm cười, quay về phía những đối tượng nghiên cứu của ông, và nói, “Cảm ơn các anh, bây giờ các anh có thể đi.” Họ cũng tỏ vẻ biết ơn giống như bạn vì cuộc thí nghiệm đã xong. Và họ lại đứng đó với những chiếc chăn quấn xung quanh người. Đối tượng thứ nhất quay sang đối tượng thứ hai và nói, “Joe, chắc anh đang rất vui vì cuộc thí nghiệm đã xong. Anh đã làm tốt công việc của mình!” Bước ra cửa, anh ta nhìn bạn và nói, “Tôi biết đó là một cuộc thí nghiệm không hề dễ chịu đối với hai vị. Tôi hy vọng cuộc thí nghiệm tới sẽ dễ chịu hơn. Các anh đang phải tiến hành một nghiên cứu rất quan trọng.” Khi đối tượng thứ hai bắt đầu rời đi, anh ta nói, “Rất vui khi tôi có thể giúp anh thoát khỏi đây.” Anh ta dừng ở cửa giây lát, nhìn đầy vẻ mong đợi. Vị giáo sư đưa cho anh ta một ít tiền. Đối tượng thứ hai cầm lấy rất nhanh và bắt đầu bỏ vào túi … cho đến khi anh ta thấy không còn đồng nào. Vị giáo sư đóng cửa lại và hỏi bạn câu hỏi trên một lần nữa: “Học trò yêu quý, vậy ai là Giám đốc Điều hành và ai là nhân viên tạp vụ?” Bạn cười lớn và trả lời một cách đầy tự tin, “Người đầu tiên là Giám đốc Điều hành ạ.” “Đúng vậy!” Vị giáo sư tỏ vẻ thích thú. “Làm thế nào mà em biết được?” Bạn phỏng đoán, “Dạ, người đầu tiên quan tâm đến cảm xúc của người khác, và cả cảm xúc của chúng ta nữa. Còn người kia, nghĩ cho cùng, đã nói “Tôi rất vui khi có thể giúp anh thoát khỏi đây,’ nhấn mạnh tầm quan trọng của anh ta. Câu đó nghe như chúng ta đã nợ anh ta một điều gì đó.” “Chính xác!” với giọng nói biểu lộ sự vui mừng vì đã khám phá ra điều gì, vị giáo sư giải thích, “Em thấy đấy, người đàn ông thứ nhất đã đọc được suy nghĩ của người khác, vì vậy tạo dựng ngay được mối quan hệ với người khác. Anh ta phán đoán được sự khó chịu của Joe và đã giúp giảm bớt sự khó chịu này bằng cách khen ngợi Joe. “Người đàn ông thứ hai, bởi vì anh ta có thái độ “bạn nợ tôi”, đã kích động tôi phải “thanh toán hết cho anh ta’. Do vậy chúng ta không có nợ nần gì với anh ta nữa.” Bạn đồng ý, “Và, ngược lại, nếu người đàn ông thứ nhất đòi hỏi chúng ta một ân huệ nhỏ, thậm chí là sau nhiều năm, chúng ta sẽ rất vui vẻ ban tặng cho anh ta.” “Ôi, nhưng thưa Giáo sư,” Bạn ngập ngừng hỏi, “Tại sao họ lại không mặc gì ạ?” Ông trả lời, “Lý do tôi để họ cởi bỏ quần áo khi làm thí nghiệm này là nhằm hạn chế sự thoải mái của họ và vì vậy chúng ta có thể nhận thấy cách phản ứng của mỗi người trong một tình huống mới lạ – như tất cả chúng ta phải làm hàng ngày.” Vị giáo sư nhìn bạn. “Em có cảm thấy vị Giám đốc Điều hành tự tin hơn biết bao nhiêu? Đó là vì anh ta đã phán đoán được cảm giác của người khác khi bị đặt vào vị trí khó chịu đó. Vì vậy, anh ta hiểu được sự khó chịu của mình và người bên cạnh. Em có nhớ những từ đầu tiên anh ta nói không? ‘Joe à, chắc hẳn anh đang rất vui vì cuộc thí nghiệm đã xong. Anh đã làm thật tốt công việc của mình’ Anh ta nhận thấy Joe cần một người nói gì đó để nâng cao lòng tự trọng của mình. “Qua nhiều năm, anh ta cũng tự tin vì mọi người đã kính trọng và có cảm tình với anh ta. Và tại sao lại thế? Bởi vì anh ta đã cư xử với mọi người như anh ta đã cư xử với ba chúng ta. Anh ta phán đoán được những cảm xúc khác nhau của chúng ta và lựa chọn phản ứng phù hợp. “Vị Giám đốc Điều hành hiểu cảm xúc của chúng ta. Anh ta hiểu rằng tiến hành một cuộc thí nghiệm với hai người đàn ông khỏa thân có lẽ không hề dễ chịu với chúng ta chút nào. Em còn nhớ câu mà anh ta đã nói không?” “Em nhớ ạ. Anh ta đoán được cảm xúc của chúng ta và tỏ ra tin tưởng vào ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sau đó anh ấy chúc chúng ta những điều tốt lành” Sự khác biệt giữa người thành đạt và người không thành đạt trong cuộc sống Vị Giám đốc Điều hành đã thể hiện được cái mà tôi gọi là phán đoán cảm xúc, hoặc EP (Emotional Prediction). Anh ta có thể phán đoán đúng cảm giác của Joe, vị giáo sư, và bạn sau cuộc thí nghiệm. Chỉ với vài câu, anh ta đã tạo dựng được mối quan hệ với mọi người và tạo cho họ cảm giác thoải mái. Một vài người có khả năng bẩm sinh tiềm ẩn. Thật đáng tiếc, phần lớn con người lại không có khả năng này. EP phức tạp đến nỗi chúng ta rất ít khi có thể phán đoán được cảm xúc của chính mình, huống chi là cảm xúc của người khác. Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Tạp chí về Tính cách và tâm lý xã hội, các nhà nghiên cứu đã hỏi sinh viên vài tuần trước một kỳ thi quan trọng về cảm giác của họ trước và sau khi làm bài kiểm tra. Sau đó, các nhà nghiên cứu hỏi sinh viên cảm giác trước khi điểm được công bố. Cuối cùng, họ hỏi, “Các em hãy nói chính xác cảm giác của các em như thế nào nếu các em đỗ? Và nếu các em trượt?” Rất ít sinh viên có thể phán đoán chính xác phản ứng cảm xúc của họ sẽ như thế nào. Đó là điều mà bạn cảm thấy thú vị. Khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, thậm chí trước cả khi họ hiểu chính họ. Khi đó bạn có thể tạo dựng mối quan hệ với họ một cách phù hợp. Điều này không có nghĩa bạn phải là Giám đốc Điều hành, hay thậm chí mong muốn là Giám đốc Điều hành. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bạn phải có Phán đoán cảm xúc để đạt được mục tiêu cao nhất của bạn – bất kể cảm xúc gì trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn có nhiều bạn bè, tìm thấy được tình yêu, công việc tốt hơn, hoặc có thể tạo dựng mối quan hệ với mọi người. Phán đoán cảm xúc khác Trí tuệ cảm xúc như thế nào? Đó là một câu hỏi rất thú vị. Trí tuệ xúc cảm(2) là khái niệm được Daniel Goleman đề cập đến trong cuốn sách nổi tiếng cùng tên của ông. Cuốn sách đó bao gồm (1) hiểu cảm xúc của chính bạn, (2) kiểm soát cảm xúc của bạn, (3) tăng cường cảm xúc của bạn, (4) nhận biết cảm xúc của người khác, và (5) xử lý các mối quan hệ. Nhưng phán đoán cảm xúc là một loại giao tiếp khác. Đó là phán đoán trước thời điểm cảm xúc của một người nào đó xảy ra ngay lập tức hoặc sau này với những gì được nói hoặc làm. Khi đó bạn sẽ có thể cư xử cho phù hợp, củng cố sự tự tin và lòng tự trọng của những người mà bạn đang giao tiếp. Điều này cũng làm tăng tình cảm của họ đối với bạn và thúc đẩy sự tự tin của bạn. Tại sao vậy? Bởi vì chẳng bao lâu bạn sẽ có thói quen phản ứng một cách nhạy cảm với người khác và do vậy bạn sẽ nhận được sự phản hồi tích cực từ phía mọi người. Phần lớn phản ứng của mọi người với bạn bắt nguồn từ tiềm thức. Những phản ứng nhanh nhạy của họ bỏ qua bộ não và đi thẳng vào “ruột”. Một cuốn sách nổi tiếng của Malcolm Gladwell, Trong chớp mắt(3), đã dẫn chứng và khiến khái niệm này trở nên phổ biến. Con người không còn hoài nghi về sự thực vô hình này và vai trò nòng cốt của nó. Phán đoán cảm xúc là một yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu Tôi thường băn khoăn tại sao những người đã từng yêu nhau, sống cùng nhau, thậm chí cùng sinh con đẻ cái hoặc cùng nhau tạo lập công ty cuối cùng lại chán ghét nhau. Hơn 40% những cuộc hôn nhân ngày nay đều đi đến ly hôn, nhiều trong số đó xảy ra sự phản ứng rất quyết liệt từ người trong cuộc. Nếu các đối tác không nhận biết được cảm xúc của nhau, khoảnh khắc yêu đương của họ có thể biến thành sự thù địch ngầm. Con người thường kìm chế cảm xúc bộc phát của mình giống như quả lựu đạn nổ chậm. Rồi một ngày, người đàn ông nói thêm điều gì đó khẳng định“anh ta là một nhà độc tài”, hoặc người phụ nữ làm một việc gì đó hoàn toàn chứng tỏ “cô ấy là người ngu ngốc!”. Đó là điểm bùng phát. Khi một cặp vợ chồng thừa nhận mối quan hệ của họ đang ở trong tình trạng khổ sở hơn là hạnh phúc, thì một trong hai người sẽ kéo chốt. Tổn thương là cực lớn. Cặp vợ chồng đó sẽ ly thân. Các chuyên gia tâm thần học và tâm lý học đã công nhận “nguyên tắc hạnh phúc – khổ đau” từ những năm 300 trước Công nguyên, khi nhà triết học Hy Lạp Epicurus bắt đầu viết trên giấy cói. Sigmund Freud đã thừa nhận sự hình thành khái niệm đó và đề cập trong những cuốn sách của ông. Gần đây nhất, diễn giả Tony Robbins (diễn thuyết bài Đi trên than nóng bằng chân trần) đã nhảy quanh sân khấu và hét toáng lên rằng nếu con người chuyển động tiến về thuyết đó thì sẽ hạnh phúc còn lùi lại thì không. Bất kể cách giới thiệu khái niệm đó như thế nào để tạo được sự thích thú của mọi người, chân lý muôn đời là thế này: Nguyên tắc hạnh phúc – khổ đau ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ của chúng ta. Nếu bạn vô tình tạo cho người nào đó cảm giác khó chịu, cô ta sẽ muốn bạn nhanh chóng ra khỏi cuộc sống của cô ấy. Mặt khác, nếu mỗi lần trò chuyện, bạn để lại cảm giác dễ chịu thì cô ấy sẽ kính trọng và có cảm tình với bạn. Chúng ta không nói về việc đưa ra những lời khen ngợi ở đây. Đó là những gì mà Dale Carnegie viết cách đây bảy mươi năm. Ngày nay, những lời khen ngợi công khai được đưa ra quá cụ thể và quá mức. Để được mọi người kính trọng và yêu mến, bạn phải thấu hiểu cảm xúc của họ và xác định vị trí, kích cỡ, và kiểu lòng tự trọng dễ bị tổn thương của họ. Khi bạn đã làm được điều đó, bạn có thể phán đoán được chính xác cảm xúc của họ, phản ứng nhạy cảm và tạo cho họ cảm giác muốn tạo dựng mối quan hệ với bạn. Hãy trở lại thăm Giám đốc Điều hành và nhân viên tạp vụ Vị Giám đốc Điều hành khỏa thân trong phòng thí nghiệm đã hiểu được cảm xúc của bạn và vị giáo sư. Khi anh ta nói, “tôi biết chắc đó không phải là cuộc thí nghiệm dễ chịu với hai vị”, đó không phải là lời khen ngợi cụ thể. Anh ta chỉ thể hiện sự nhận thức và phán đoán cảm giác của những người thực hiện một thí nghiệm lạ kỳ. Trái lại, người nhân viên tạp vụ chỉ nói về bản thân anh ta. Anh ta không bày tỏ nhận thức về cảm giác của bạn và giáo sư. Bạn có thể thấy sự ích kỷ và thiếu nhạy cảm đó của anh ta là một điều nhỏ nhặt – hãy gọi đó là “vết chích đau đớn”. Tuy đó chỉ là mối quan hệ của bạn với Joe và bạn không có thái độ như vậy với người khác, điều đó cũng đủ tạo ra cảm giác để bạn không muốn làm việc cho anh ta hoặc nhìn anh ta lần nữa. Trong suốt cuộc đời mình, anh chàng tội nghiệp đó có lẽ cũng đã châm nhiều nhát kim đau đớn vào mọi người. Không ai đề bạt để anh ta thoát khỏi vị trí nhân viên tạp vụ. Lòng tự trọng của một người giống như người bị mắc chứng bệnh máu loãng khó đông và rất dễ tự ái, chỉ một vết chích nhẹ nhất cũng có thể làm chảy rất nhiều máu. Nếu bạn vô tình làm ai tự ái, lòng tự trọng của họ bị chảy máu bên trong sẽ nói với chủ của nó, “Hãy tránh xa cô ấy/anh ấy. Thật là nguy hiểm đối với tôi”. Hãy luôn vui sướng và đừng đau khổ Lập trình Ngôn ngữ Tư duy, hay NLP, là một liệu pháp tâm lý phát triển trong những năm 1970. Những người ủng hộ triết học sẽ nói người nhân viên tạp vụ đã tự “buộc mình” vào nỗi khổ đau. Trên thực tế, nếu ai đó đã từng trải qua cảm giác khó chịu như Joe, chỉ cần đặt mình vào vị trí của anh ta sẽ thấy được cảm giác không dễ chịu đó. Tôi biết một người phụ nữ, người mà nhiều năm về sau, vẫn còn cảm giác buồn nôn khi đi qua bệnh viện nơi bà từng điều trị hóa học trị liệu. Bà đã chọn một tuyến đường đi lại hàng ngày mất nhiều hơn hai mươi phút để tránh đi qua nơi đó. Việc thực hành NLP giúp ta biết rằng, nếu bạn, chẳng hạn, vỗ vào mũi mỗi lần bạn cảm thấy sung sướng, thì chỉ cần vỗ vào mũi, bạn sẽ tạo ra cảm giác vui sướng. Tôi chưa thử vỗ vào mũi bao giờ. Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy niềm vui tràn ngập khi nhìn những tấm hình vui tươi của tất cả mọi người. 96 kỹ năng giao tiếp đặc biệt sau đây, mà chúng tôi gọi là “Những mẹo nhỏ” sẽ giúp bạn tự tìm được niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn vận dụng vài trong số tất cả những kỹ năng này với ai đó, họ sẽ thấy vui khi gặp bạn – hoặc thậm chí vui khi nghĩ về bạn. Nếu bạn cảm thấy đã làm cho bất kỳ ai trong số họ cười và khen ngợi bạn, thì hẳn bạn đang nắm giữ phán đoán cảm xúc. Khả năng hiếm có này xuất hiện tự nhiên ở một số người, nhưng phần lớn chúng ta phải học khả năng đó. Dĩ nhiên là tôi đã thực hiện nhiều lần một cách rất khó khăn. Tôi sẽ nói cho bạn biết cách thực hiện như thế nào. Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy để tôi kể cho bạn về hai nhân vật đã có những đóng góp đáng kể cho cuốn sách này. Chó và Mèo Chú chó của Charlie Brown, Snoopy, là một chú chó được người Mỹ yêu thích nhất trong hơn nửa thế kỷ, từ năm 1920 đến năm 2000. Snoopy là một chú chó săn bé nhỏ có trí tưởng tượng phong phú và sự mặc cảm của Walter Mitty. Chú chó biết hết mọi thứ – ít nhất, đầu óc chú lúc nào cũng lơ lửng trên nóc chuồng. Nhưng chú không bao giờ sủa một tiếng. Ý nghĩ của chú ta được thể hiện trong những quả bóng lớn buộc lơ lửng vào cổ của chú cùng với nhiều quả bóng nhỏ. Trong bộ phim hoạt hình này, cách thể hiện trên được gọi là “những bong bóng thể hiện suy nghĩ của nhân vật trong truyện tranh”. Giống như Snoopy, mọi người đều có suy nghĩ thầm kín. Những suy nghĩ đó đóng một vai trò trong Bí quyết tạo dựng mối quan hệ với mọi người. Vì tôi không có phím vẽ bong bóng trên máy tính, tôi sẽ thể hiện những xúc cảm thầm kín của người mà tôi đang nói đến bằng chữ in nghiêng. Họ sẽ không thể hiện suy nghĩ của họ một cách ầm ĩ. Nhưng họ đang nghĩ về bản thân họ, giống như Snoopy Mèo, một con vật nhiều người yêu thích cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuốn sách này. Bạn sẽ thấy xuất hiện từ “con sư tử” một đôi lần. Tại sao tôi gọi con người như vậy? Bởi vì chúng ta đang nói về con vật mà nhiều người gọi là chúa tể rừng xanh. Khi hai con sư tử, hổ hoặc báo gặp nhau tại một khu rừng, chúng từ từ vật lộn nhau. Với ánh mắt sắc lạnh, chúng tính toán cẩn thận xem ai trong chúng có khả năng sống sót cao hơn. Con người – giống như chúa tể rừng xanh cũng hành động tương tự - một số có ý thức, một số vô thức. Tuy nhiên, chúng ta không nhìn chằm chằm vào kích cỡ, những chiếc răng sắc nhọn, hoặc móng vuốt của đối phương. Yếu tố sống sót quan trọng là khả năng giao tiếp tốt với những “con hổ” khác trong rừng xanh. Vì những tước hiệu, “vị tai to mặt lớn”, “ nhân vật nổi tiếng” và những “chiếc bánh cuốn nhân thịt lớn” đều mang nghĩa tiêu cực, tôi sẽ gọi những người nắm vững kỹ năng giao tiếp và phán đoán cảm xúc là “những con sư tử”. Giống như vị Giám đốc Điều hành khỏa thân, những con sư tử luôn ý thức được về bản thân chúng, về môi trường xung quanh, về tình huống hiện tại và về những kẻ khác. Chúng cố gắng để phối hợp hài hòa cả bốn yếu tố trên. Tại sao mục đích của cuốn sách này nhằm tạo cho mọi người sự kính trọng Tôi? Nhiều Mẹo nhỏ sau đây là những kỹ năng nhằm nâng cao sự tự tin và uy tín của bạn. Bạn có thể cho rằng nó không phù hợp với mục đích giúp người khác có cảm giác tốt hơn về bản thân họ. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Rất nhiều người thích mọi người tôn trọng họ và mong muốn được tin tưởng bởi một người mà họ kính trọng. Nhu cầu đối với kiểu nâng cao giá trị này có từ sớm. Trẻ con mới đi học muốn được bố mẹ tán thưởng. Còn những đứa trẻ thích được giáo viên của chúng khen ngợi. Thanh thiếu niên muốn được tán thưởng trước đám đông. Ngay cả khi đã trưởng thành, con người vẫn muốn được công nhận từ những người mà họ kính trọng. Khi mọi người tôn trọng bạn, và bạn tôn trọng họ, các cuộc giao tiếp sẽ làm tăng thêm lòng tự trọng của họ. Và, khi bạn trở nên nhạy cảm hơn với cảm xúc đôi khi bị kìm nén của người khác, thì tình cảm và sự quý trọng của họ có thể biến thành tình yêu chân chính đối với bạn. Biện hộ cho cách vận dụng Vô số độc giả quan tâm đã hỏi tôi, “Nhưng, thưa bà Leil, một số Mẹo nhỏ của bà không có sức thuyết phục đúng không?” Để tôi trả lời câu hỏi này, hãy quay lại Thời kỳ khủng hoảng những năm 1920, đặc biệt vào lúc 11.45 tối ngày 16 tháng 1 năm 1920. Đó là thời khắc mà những người Mỹ có thể được phép uống cốc rượu cuối cùng tại Hoa Kỳ vì việc đó bị cấm trong mười ba năm. Lệnh cấm rượu có hiệu lực lúc nửa đêm. Một nhà chính trị sáng suốt, khi được hỏi nếu anh ta ủng hộ hay phản đối Lệnh cấm, đã trả lời: Nếu vì rượu, bạn muốn nói đó là một loại đồ uống có hại và sẽ hủy hoại các gia đình, biến các ông chồng thành những con quái vật, đánh đập vợ mình, và không quan tâm đến con cái, thì tôi hoàn toàn ủng hộ Lệnh cấm. Nhưng nếu, vì rượu, bạn muốn nói đó là một loại đồ uống cao quý thúc đẩy tình bạn tốt đẹp và tạo cho mọi bữa ăn trở nên ngon miệng hơn, thì tôi phản đối Lệnh cấm. Tôi muốn vẽ hai đường thẳng song song ở đây. Nếu với những Mẹo nhỏ này, bạn sử dụng chúng như những phương kế lòng vòng, gian lận để lấy một thứ gì đó của ai, hướng họ theo cách nghĩ của bạn, tự lừa dối chính họ hoặc người khác, hoặc làm việc gì đó chỉ vì lợi ích của riêng bạn, thì tôi phản đối các Mẹo nhỏ này. Nhưng nếu, bằng cách vận dụng khéo léo, bạn muốn phán đoán cảm xúc của mọi người và giúp họ có cảm giác tốt về bản thân, có được sự tự tin - và đồng thời cảm thấy hứng thú làm việc trong công ty của bạn và coi trọng tình bạn của họ với bạn – thì tôi ủng hộ các Mẹo nhỏ. Tôi tha thiết hy vọng bạn sẽ sử dụng 96 Mẹo nhỏ trên tinh thần đó. Và tôi cầu cho tất cả những ai mà bạn tạo dựng quan hệ sẽ thấy được ích lợi sau khi đọc các Mẹo nhỏ này. Nếu sau này, họ tình cờ làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn, thì đó không phải là sự vận dụng khéo léo của bạn. Đó chỉ là tác dụng phụ của cách cư xử hợp lý. Đừng hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bản thân họ Và khi đó họ sẽ yêu mến bạn. C Giới thiệu (cho bản tiếng Việt) ác bạn đang cầm trên tay cuốn sách mới toanh của Leil Lowndes – một trong những diễn giả về nghệ thuật giao tiếp nổi danh nhất nước Mỹ hiện thời. Tên tuổi của bà đã được độc giả biết đến nhiều qua ấn phẩm Nghệ thuật giao tiếp để thành công – ấn phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực sách giao tiếp từ năm 2009 đến nay tại Việt Nam. Sau sáu năm kể từ ngày xuất bản cuốn Nghệ thuật giao tiếp (năm 2003), đến năm 2009, Leil Lowndes tiếp tục gửi tới bạn đọc cuốn sách này, cuốn Kết giao tinh tế (How to Instantly Connect with Anyone). Cuốn sách lập tức trở thành một trong mười cuốn best seller về chủ đề Lòng tự trọng (self - esteem) trên trang Amazon. Không phải ngẫu nhiên, việc quan tâm đến lòng tự trọng của người khác trở thành một trong những nghệ thuật giao tiếp tinh tế nhất của con người. Bởi, dù ý thức hay không, ai cũng có Thị dục huyễn ngã. Và trích lời của bậc thầy về giao tiếp, Dale Carnegie trong cuốn Đắc nhân tâm, “Thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của con người”. Bởi thế, nguyên tắc quan trọng nhất trong giao tiếp chính là “Luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng”. Thấu hiểu điều này, Leil Lowndes đã khéo léo dẫn dắt ta tiếp cận với cách thức nâng cao lòng tự trọng của mọi người chỉ bằng một phương pháp duy nhất: sử dụng phán đoán cảm xúc (Emotional Prediction – E.P) để đoán định cảm xúc của một người trước khi chính cảm xúc đó diễn ra với họ hoặc bộc lộ ra bên ngoài. Sử dụng phương pháp này, bạn sẽ thấu hiểu nguyên tắc hạnh phúc – khổ đau ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ của chúng ta như thế nào: Bạn tạo cảm giác hạnh phúc cho ai, thì người đó sẽ có cảm tình với bạn và ngược lại. 96 kỹ thuật được gọi là “Mẹo nhỏ” mà Leil Lowndes đưa ra trong cuốn sách này sẽ giúp bạn kết nối với người khác thật dễ dàng và, như tên gốc Anh ngữ của cuốn sách “instantly”, tức thì. Ví như, bạn bối rối và ngại ngần không muốn đến dự một cuộc họp, một bữa tiệc toàn người lạ. Leil Lowndes gợi ý với bạn “Mẹo nhỏ”: hãy là người đến sớm nhất, gia nhập nhóm những người cũng đến sớm như bạn và sự cô đơn sẽ không đeo bám bạn nữa. Hay khi nhận được card visit của ai đó, hãy khéo léo làm cho người đối diện cảm thấy họ thật quan trọng qua biểu hiện nhỏ: trân trọng cầm tấm card bằng cả hai tay và thỉnh thoảng liếc nhìn một, hai lần các thông tin trong đó… Viết thư điện tử ngày nay đã trở thành thói quen và công việc thường xuyên của rất nhiều người. Có thể là trao đổi công việc, hỏi thăm tình hình của nhau… Nhưng dù thế nào, bạn cũng cần biết một nguyên tắc: luôn đặt người nhận thư lên trên hết, bằng những hành vi tinh tế như: kết thư bằng chính tên người nhận (chẳng hạn, Chúc cậu vui vẻ, Lana nhé), tìm hiểu và hỏi thăm bằng những thông tin cụ thể và mới mẻ, chứ không phải một lời xã giao nhạt nhẽo và thông tin đã cũ. Samuel Butler (1835 – 1902) – nhà văn Anh từng nói: “Người ta bẫy chim bằng cách dùng ống cây để giả tiếng chim hót, còn dụ dỗ con người bằng cách dùng những lời lẽ hay ho để làm họ dễ chịu…”. Đó chính là nghệ thuật của sự quyến rũ để gặt hái thành công trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống riêng. Qua từng “Mẹo nhỏ” được hướng dẫn chi tiết trong cuốn sách này, Leil Lowndes sẽ giúp bạn tìm ra cách thức xử trí những tình huống đôi khi khiến bạn xấu hổ không biết làm thế nào một cách thông minh và tế nhị nhất. Bạn hoàn toàn có thể là một người kết giao tinh tế khi đem đến sự dễ chịu cho người khác, không chỉ qua lời nói mà còn từ những hành động nhỏ bé, cụ thể và thiết thực . Alpha Books trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách hữu ích này, cuốn “Kết giao tinh tế” của Leil Lowndes. Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Công ty Sách Alpha 1. Bảy mẹo nhỏ Để gây ấn tượng tốt trước khi mọi người gặp bạn Mười phương pháp dễ dàng để thể hiện sự tiếp xúc bằng ánh mắt Khi bạn đang nấp sau váy mẹ, thì mẹ bạn liên tục cầm tay kéo bạn ra trước mặt và bảo bạn hãy nhìn mọi người bằng đôi mắt, bạn đã hiểu tiếp xúc bằng ánh mắt quan trọng như thế nào. Trong thế giới phương Tây, điều này biểu hiện tính trung thực, sự kính trọng, sự quan tâm, sự thông minh, tính ngay thẳng và sự tự tin. Nhưng đối với nhiều người, vấn đề khó nhất khi gặp gỡ mọi người là nhìn thẳng vào mắt họ đủ lâu để có thể thực sự giao tiếp với họ. Tại sao đây lại là một vấn đề khó khăn, thậm chí cả với những người tự tin? Bởi vì, giống như những con hổ đang nhìn chằm chằm vào nhau trong khu rừng, sự tiếp xúc bằng ánh mắt dữ tợn làm kích thích bản năng gây chiến hoặc lẩn trốn ngay từ đầu. Nếu một con hổ quay đi chỗ khác, có thể nó sẽ vồ ngay con kia. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt yếu đuối cũng là một điều bất lợi trong thế giới của những kẻ mạnh. Đây là một chương trình vật lý trị liệu gồm mười phương pháp để nâng cao sự tiếp xúc bằng ánh mắt của bạn. Trong khi đang nhìn ai đó, bạn hãy tự mô tả chi tiết màu mắt của cô ấy. Đừng nên dừng lại ở màu xanh hoặc màu nâu, màu sáng hoặc màu tối. Có những đôi mắt màu ngọc bích, màu xanh nhạt và màu xanh dương. Màu mắt nâu có thể là màu nâu đỏ, màu hạnh nhân, hoặc màu đất. Màu xám có thể là màu xám đá sáng đến màu mây bão tối sầm. Đôi khi chúng ta biết những người trong nhiều năm vẫn không thể mô tả chính xác màu đôi mắt của mình. Hãy nghĩ đến một vài người bạn của bạn. Bạn có thể mô tả chính xác màu mắt của họ không? Lần thứ hai bạn nhìn người đó, hãy kiểm tra hình dáng đôi mắt của cô ấy. Đó là một đôi mắt hình tròn? Hay hình bầu dục? Hình quả hạnh nhân? Đôi mắt đó có nhiều tròng trắng hay không? Và trắng đến mức nào? Có hơi bị đỏ hay không? Đây là một phương pháp khác để “vượt qua sự tiếp xúc bằng ánh mắt”: Hãy nghiên cứu về khoảng cách giữa hai con mắt của cô ấy cách nhau bao xa? Hãy tự hỏi, “Nếu cô ấy cho tôi mượn chiếc ống nhòm của cô ấy, liệu tôi sẽ phải bỏ chiếc kính hay cứ để đeo trong khi sử dụng ống nhòm? Đôi mắt của cô ấy có cân đối không? Mắt bên này có hơi nhỏ hơn hoặc bị sụp mí hơn mắt bên kia hay không? Nếu bạn nhìn cô ấy thêm một lần nữa, hãy tập trung vào chiều dài của lông mi. Chúng thẳng hay cong và có màu gì? Khi bạn đang cùng với một nhóm nhỏ, hãy để ý mắt của từng người để xác định anh ta đang chú ý đến ai nhất. Khi cần phải mở rộng sự tiếp xúc bằng ánh mắt, chẳng hạn như khi một ai đó đang nói, hãy đếm số lần anh ta chớp mắt. Một nghiên cứu đã được công bố trong tờ Tạp chí Nghiên cứu về tính cách có tiêu đề là “Hiệu quả của cái nhìn chăm chú đối với cảm xúc trong tình yêu lãng mạn” đã chứng minh được rằng những người bị chỉ định đếm cái chớp mắt của nhau trong khi giao tiếp thì phát triển cảm xúc lãng mạn mạnh hơn các thành viên khác trong nhóm mà không được chỉ định tiếp xúc bằng ánh mắt. Dưới đây là một vài phương pháp nữa cho bạn tự rèn luyện để cảm thấy thoải mái khi duy trì sự tiếp xúc bằng ánh mắt. Hãy cố gắng xác định xem liệu anh ấy có đang đeo kính áp tròng. Và đó là kính đổi màu hay kính trắng? Nếu anh ấy đang đeo kính, liệu đôi mắt của anh ấy có ở giữa hai mắt kính hay không? Hay hơi cao hơn hoặc thấp hơn một chút? Đó có phải là kính hai tròng không? Phương pháp cuối cùng này là dành cho phái nữ. Hãy xác định cách trang điểm đôi mắt của một phụ nữ? Cô ấy có chải mi không? Có đánh quầng mắt không? Có kẻ lông mày không? (Hỡi các quý ông, xin đừng cười, vì chúng tôi, những người phụ đương nhiên phải làm chuyện đó.) Nếu bạn luyện tập mười kỹ năng này, thì việc nhìn vào mắt của một người nào đó dần dần sẽ trở nên tự nhiên hơn và ít bị nản chí hơn mà không cần phải dựa vào những phương pháp này nữa MẸO NHỎ #1 Hãy kiểm chứng mười đặc điểm của đôi mắt Để tăng cường khả năng giao tiếp bằng mắt với mọi người, hãy lần lượt xác định màu, hình dạng và tròng trắng đôi mắt của họ. Hãy chú ý đến độ dài và màu mắt của họ. Có phải họ đang đeo kính áp tròng hoặc kính có gọng không? Thị lực của họ là bao nhiêu? Hãy đếm số lần họ chớp mắt. Xác định xem ai là người họ đang chú ý đến nhất. Hỡi các quý bà, hãy chú ý đến cách trang điểm mắt của một phụ nữ. Có phải bà ta đang đeo mi giả? Eo ôi. Sau vài tháng luyện tập, thì việc nhìn thẳng vào mắt mọi người sẽ không còn khó khăn nữa. Lúc đó, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ là một bản năng thứ hai. Sau khi thực hành Mẹo nhỏ 1, bạn đã hoàn thành phương pháp chiến lược sử dụng đôi mắt của bạn − khi phù hợp. Bí quyết sử dụng đôi mắt giúp mọi người nhận biết sự tán thành của bạn Trong nhiều trường hợp, một số biểu hiện trên khuôn mặt sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Đó có thể là những biểu hiện trong công việc, xã hội hoặc trong tình yêu. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ của cá nhân để chứng minh rằng Mẹo nhỏ 2 đã làm tôi “bị ngã nhào” như thế nào. Tôi đang trên một chiếc du thuyền có tên là Homeric. Một buổi tối, tôi và một nhóm hành khách được mời ngồi ở chiếc bàn của thuyền trưởng. Trong khi một người nào đó đang nói, tôi chợt nhìn thấy khuôn mặt của Thuyền trưởng Accornero. Anh ta đang nhìn tôi và – Trời! biểu hiện của anh ta khiến tôi muốn biến thành một viên tròn dễ điều khiển trong tay anh ta. Đầu anh nghiêng về một bên, trán có những nếp nhăn, và anh ta đang nhìn tôi chăm chú bằng cặp mắt hơi nheo lại. Cách nhìn của anh đã gây cho tôi xúc cảm mạnh mẽ, cứ như thể anh ta đang tìm kiếm một điều gì đó. Giorgio dường như đang đánh giá và nhận xét về tôi. Biểu hiện đó tạo cho anh ta thái độ trịch thượng. Tôi thấy mình giống như một đấu sỹ La Mã cầu xin sự tán thưởng của hoàng đế. Nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi thích cách biểu hiện như vậy. Khi Giorgio mỉm cười, cứ như thể anh ta đã cứu thoát tôi khỏi móng vuốt của những con hổ. Thật đáng tiếc, vài tháng sau khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò, tôi nhận ra Giorgio không vận dụng sự biểu hiện bằng cách nhìn chăm chú giống như kỹ năng “thu hút Leil”, mặc dù sự biểu hiện đó chắc chắn sẽ giúp anh đạt được mục tiêu. Lý do mà anh ta nhìn như đang tìm kiếm một điều gì đó là, với vai trò thuyền trưởng của một con tàu, anh ta đã dành nhiều buổi tối trên đài chỉ huy của con tầu để tìm kiếm dấu hiệu của những con tàu khác qua màn sương dày đặc. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là Mẹo nhỏ 1 “Cách nhìn tinh tế” Trước tiên, hãy để tôi nói cho bạn biết cách thể hiện, và sau đó tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài gợi ý là tại sao lại vận dụng “Cách nhìn tinh tế” đó và vận dụng ở những nơi nào? Bí quyết sử dụng đôi mắt giúp mọi người nhận biết sự tán thành của bạn Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên một con đường quê đầy gió ở một vùng thưa thớt dân cư. Đêm tối như mực – không ánh trăng, không đèn đường. Bỗng nhiên, một màn sương mù dày đặc xuất hiện xung quanh bạn và ô tô của bạn bị chết máy. Bạn cầu nguyện có một ngôi nhà gần đó để nhờ giúp đỡ. Bạn xuống xe, liếc nhìn quanh, và chăm chú tìm kiếm một chút ánh sáng qua màn sương mù dày đặc. Lúc này bạn đã thực hiện xong Bước 1 của “Cách nhìn tinh tế.” Bước 2: Cuối cùng bạn nhìn thấy ánh đèn từ xa của một chiếc ô tô đang tiến đến chỗ bạn. Và bạn đã yêu cầu giúp đỡ. Vẻ mặt của bạn trở nên bớt căng thẳng và bạn mỉm cười. Giai đoạn đầu của cách biểu hiện đó đã tạo cho mọi người cảm tưởng rằng bạn đang đánh giá họ – một cách không thiện cảm, nhưng có vẻ rất quan tâm. Sau đó, khi họ thấy giai đoạn hai, họ sẽ hiểu biểu hiện của bạn là một sự chấp thuận ngầm. Vì vậy, họ coi trọng biểu hiện đó hơn cả. Vận dụng “Cách nhìn tinh tế” trong công việc “Cách nhìn tinh tế” là một công cụ hiệu quả trong công việc. Nó thể hiện những suy nghĩ trầm lắng đằng sau chấp thuận cuối cùng của bạn về một cá nhân hoặc về ý kiến mà một người nào đó vừa mới đưa ra. Nó giúp bạn có được quan điểm tốt hơn khi đánh giá về những điều đó. Hãy giữ cách biểu hiện này trong tình huống cần thiết. Các chị em, vì mọi người đôi khi xem chúng ta là quá dễ tính, Mẹo nhỏ này là một công cụ chuyên nghiệp đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ đối với chúng ta. Nó trái ngược với hình ảnh yếu ớt và tạo cho bạn dáng vẻ uy thế hơn. Hãy cố gắng vận dụng nó trong một số tình huống nhất định, đặc biệt khi bạn giao tiếp với những người quản lý là nam giới có thành kiến cố hữu về giới tính. Vận dụng “Cách nhìn tinh tế” trong xã hội Khi bạn gặp gỡ những người bạn tiềm năng, chắc chắn trong giai đoạn đầu, cách biểu hiện cảm giác thoáng qua đã giảm bớt sự căng thẳng. Tuy nhiên, sự thể hiện ngắn gọn giai đoạn hai của “Cách nhìn tinh tế” trước khi nói lời “xin chào” ấm áp sẽ làm cho bạn có vẻ chân tình và thành thực hơn. Sau đó, hãy giữ sự giao tiếp thân mật bằng ánh mắt khi bạn đang trò chuyện với người đó. Vận dụng “Cách nhìn tinh tế” trong tình yêu Hỡi các đấng mày râu, “Cách nhìn tinh tế” chắc chắn sẽ gây được một ấn tượng đầy thú vị đối với phái nữ – như bạn đã thấy kinh nghiệm của tôi với thuyền trưởng. Khi được sử dụng một cách hợp lý, nó có thể tạo cho cô ấy cảm giác mong ngóng chờ đợi sự chấp thuận của bạn. Hỡi các quý bà, ngược lại, nếu các quý bà có ý định vận dụng “Cách nhìn tinh tế” đối với một đối phương tiềm năng lãng mạn, thì hãy thận trọng. Phần lớn đàn ông sợ bị từ chối và sẽ hiểu cách nhìn đó là sự chối từ. Hãy thực hiện “Bước một cực kỳ ngắn gọn” trước khi bạn mỉm cười chấp thuận anh ta. MẸO NHỎ #2 “Đánh giá” người khác bằng “Cách nhìn tinh tế” Bất kể khi nào bạn coi cách nhìn đó là phù hợp – cho dù bạn đang đánh giá về một ý kiến, một đề xuất kinh doanh hoặc về một người – hãy sử dụng cách nhìn chăm chú. Sau đó, khi bạn đã đạt được thỏa thuận hoặc chiếm được cảm tình của họ, hãy mỉm cười đồng ý. Lúc này họ cảm thấy đã “đạt được” sự chấp thuận của bạn. Đương nhiên, để họ cảm thấy rằng sự chấp thuận của bạn đúng là một giải thưởng dành cho họ, bạn phải tỏ ra là một người tự tin như thể đang ở vị trí cao hơn người đó. Đây là cách chuẩn bị cho sự tự tin đó – trước khi bạn gặp gỡ họ. Làm thế nào để tỏ ra tự tin khi gặp mọi người Hai Mẹo nhỏ sau sẽ là cách luyện tập thường xuyên cho các quý bà, quý ông, và con cái của họ – những người muốn cảm thấy tự tin trong các cuộc gặp gỡ, bữa tiệc quan trọng hoặc ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Một mùa hè, một công ty luật tầm cỡ đã mời tôi tổ chức hội nghị chuyên đề “Hình ảnh doanh nghiệp.” Những người tham dự phần lớn là các luật sư tập sự, trợ lý hành chính và những luật sư thiếu kinh nghiệm. Văn hóa công ty của họ là ăn mặc lịch sự nên đương nhiên tôi phải chọn một bộ cánh phù hợp. Tuy nhiên, trong đầu tôi lập tức vang lên lời phàn nàn “tôi không có gì để mặc.” Tôi cần trang phục mùa hè để thể hiện hình ảnh một doanh nghiệp tươi trẻ – một lý do tốt để mua sắm lu bù. Sau khi không tìm được trang phục nào trong hàng chục cửa hiệu bình thường, tôi lang thang vào một cửa hiệu xịn và thực sự không định mua bất kỳ thứ gì ở đó. Nhưng khi nhìn thấy bộ đồ hiệu Bill Blass được mặc trên người ma-nơ- canh, tất nhiên vượt quá túi tiền của tôi, tôi không sao cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Đó là một trang phục lý tưởng cho buổi nói chuyện của tôi. Bộ trang phục lộng lẫy đó bao gồm một chiếc váy lụa kếp được xếp ly, và một chiếc áo vest dài phù hợp với chiếc váy, giá rất đắt. Nhưng tôi rất thích. Khi tôi ngắm đi ngắm lại trước tấm gương trong phòng thử, tôi quyết định mua nó. Vừa về đến nhà, tôi treo bộ trang phục đó cẩn thận phía sau tủ đựng đồ, không ai được đụng đến cho đến ngày tôi trình bày bài thuyết trình. Ngày trọng đại đã đến Trong ngày tổ chức hội nghị về hình ảnh doanh nghiệp, tôi mặc bộ trang phục lộng lẫy mới toanh. Ngay trước khi chương trình của tôi bắt đầu, tôi đi đến phòng vệ sinh nữ, tô son môi, và nhìn ngắm lại mình trong gương lần cuối trước khi xuất hiện. Phần thứ nhất của hội nghị diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, khi hội nghị bắt đầu được khoảng mười phút, tôi quay lưng lại để viết một cái gì đó trên chiếc bảng kẹp. Những đại biểu há hốc mồm ngạc nhiên. Tôi nghe thấy tiếng phụ nữ cười rúc rích. Quay người lại, tôi thấy các luật sư đang huých khuỷu tay nhau, trên mặt nở nụ cười đầy hàm ý. Những người khác quay đi với vẻ hơi ngượng ngùng. Các đại biểu tham dự hội nghị không thể giữ được tình trạng đó lâu hơn được nữa, tất cả phá lên cười vang khắp cả phòng họp. Người chủ trì hội nghị chạy vụt qua lối đi giữa các hàng ghế giống như một con thỏ trắng đầy vẻ lo lắng. Bà ta nói nhỏ vào tai tôi, “Này Leil, váy của cô bị dính chặt vào quần lót rồi”. Lúc này đến lượt tôi há hốc mồm ngạc nhiên. Thay vì kéo váy ra, tôi lấy tay sửa lại chỗ quần bị phồng do chiếc váy lụa bám vào đó. Vẻ mặt tôi thẫn thờ trước những luật sư đáng kính và nhân viên của họ! Tôi cố gắng xóa tan bầu không khí bằng cách nói hài hước, “Này, này, các bạn sẽ nhận thấy ‘sự giản dị’ không phải là cách giới thiệu của tôi.” Câu nói đùa đó không có sức thuyết phục, vì vậy tôi phải cố gắng lại lần nữa. Tôi đã nói với họ những câu viết tắt bằng chữ đầu tiên “C.Y.A” và bỗng nhiên có một ý nghĩa mới đối với tôi. (Theo thuật ngữ của luật sư, từ đó có nghĩa là “chạy tội”.) Câu nói đó đã xóa tan bầu không khí ngượng ngùng. Những tiếng cười lại vang lên, và cảm giác khó chịu của các đại biểu tham dự đã tan biến mà tôi lại không bị bẽ mặt. Thật khó để tiếp tục chủ đề bài thuyết trình. Tôi nghĩ tốt hơn hết là không nói về những chiếc váy và nên nói về thứ gì đó khác đi. “E hèm. Áo vest có tác động mạnh đến phụ nữ”, tôi bắt đầu. Liếc xuống những tờ ghi chép đã chuẩn bị sẵn, tôi lau mồ hôi đang chảy ròng ròng xung quanh cánh tay. “Đừng chọn lụa,” tôi lầm bầm. Sau khi tôi đẻ ra quả trứng đó, Mẹo nhỏ 3 đã ấp nở nó. MẸO NHỎ #3 Hãy “tổng duyệt trang phục” trước sự kiện quan trọng của bạn Đừng bao giờ mặc bất kỳ trang phục nào mới trong một sự kiện, cuộc phỏng vấn, cuộc gặp gỡ quan trọng hoặc vào một ngày trọng đại. Nếu bạn không muốn bị chê cười và coi khinh, hãy mặc trang phục mới đó khi bạn đi chơi tối cùng với bạn gái hoặc đi uống bia với mấy người bạn trai. Nếu tôi từng mặc trang phục mới của tôi đến một nơi nào đó trước ngày diễn thuyết của mình, tôi sẽ phát hiện ra là lụa dính vào quần và để lộ những giọt mồ hôi. Không chỉ đối với phái nữ Hỡi các đấng mày râu, để hợp mốt và an toàn, các ngài nên thử quần áo trước khi mặc. Hỡi những người đàn ông vẫn độc thân, việc này là cực kỳ quan trọng vì phụ nữ thường tỏ ra không thương xót khi đánh giá quần áo của đàn ông. Một chiếc tất bị tuột xuống để lộ cẳng chân đầy lông có thể làm cho các ông bị từ chối. Nhiều người đã kể cho tôi những câu chuyện ly kỳ về cái gấu quần bị tuột chỉ, cái khuy bị bật ra, và không kéo phéc-mơ-tuy ở những thời điểm thích hợp. Một quý ông kể cho tôi nghe chuyện người bạn gái mới quen của anh ta đã rất ngạc nhiên không hiểu nguyên do gì khi nghe thấy tiếng la hét của anh từ phòng vệ sinh nam. Làm sao anh ấy có thể giải thích cho cô gái hiểu rằng phéc mơ tuya đã kẹp vào vết mổ đau đớn của anh? Tin hay không, ở những công ty sang trọng hạng nhất, trang phục của một người đàn ông là rất quan trọng. Ở mức độ nào đó, quần áo và đôi giầy bóng loáng của anh ta có thể quyết định anh ta tiến xa tới vị trí nào trong công ty. Nhưng nếu tôi không có bất kỳ buổi tụ họp nào để mặc thử bộ quần áo mới thì sao? Tôi sẽ cảm thấy lúng túng khi phải đẩy giỏ hàng trong bộ quần áo hoặc đi đôi giầy cao gót mới. Đó không phải là vấn đề. Hãy đọc tiếp. Thật dễ chịu giống như ở nhà Bạn biết là bạn sẽ cảm thấy thoải mái như thế nào khi mặc chiếc quần bò và áo phông mà bạn yêu thích để xem vô tuyến hoặc đọc một cuốn sách. Trang phục này luôn tạo cho bạn cảm giác thanh thản. Mỗi lần mặc bộ đồ đó, bạn thấy thoải mái, chúng giống như làn da thứ hai của bạn vậy. Bạn không phải lo lắng chiếc áo phông của bạn quá chật hoặc chiếc quần bò quá ngắn. Tại sao vậy? Bởi vì bạn đã quen mặc chúng. Giờ hãy nói về bộ trang phục mới sẽ đem lại thành công và may mắn cho bạn. Bạn biết rằng khi bạn mặc trang phục đó, trông bạn giống như một triệu phú. Tuy nhiên, nếu nó không tạo cảm giác “quen thuộc” thoải mái, bạn sẽ không cảm thấy tự nhiên khi mặc nó. Để tạo được ấn tượng tốt đẹp, bạn phải làm dịu đi bất kỳ điều gì khiến bạn phát cáu. Đây là kỹ năng để bạn thực hành việc đó. MẸO NHỎ #4 Trước tiên hãy mặc thử “bộ quần áo đẹp” của bạn đi quanh nhà Đừng mặc chiếc quần bò và áo phông cũ của bạn nữa. Hãy mặc bộ quần áo mới bóng nhoáng và chạy quanh nhà. Mặc chúng khi xem vô tuyến. Ghi vào đĩa CD khi bạn vận bộ đồ đẹp đẽ ấy trên người. Hãy mặc chúng và chợp mắt một lát – đặc biệt nếu đó là vải sợi, bạn sẽ thấy chúng không bị nhăn. Sau khi giặt, nhìn chúng như mới. Và nhìn bạn sẽ đẹp hơn bởi vì bạn sẽ không có vẻ như “tôi đang mặc một bộ quần áo mới” cứng nhắc. Bí quyết để mọi người đánh giá cao phần giới thiệu của bạn Hai người cùng nghe những lời nói – tại cùng một thời điểm – từ cùng một người – thì không bao giờ có cùng nhận thức về điều người đó đang nói. Mọi âm thanh phát ra từ miệng một người sẽ khơi dậy bao kỷ niệm, khiến người nghe liên tưởng say sưa, và nghĩ về cuộc đời vui sướng hoặc khổ đau của bất kỳ ai mà họ từng gặp; và chắc chắn trật tự các từ trong một câu có thể tác động đến cảm giác của mọi người về người nói. Chẳng hạn, tôi thường nghe một người đàn ông giới thiệu vợ mình: “Tôi muốn bạn gặp vợ tôi, Wilma.” Hoặc một bà vợ nói, “Đây là chồng tôi, Harold.” Hầu hết mọi người sẽ hỏi, “Câu đó có gì sai?” Bạn có thể đoán được không? Câu trả lời sẽ rõ sau khi tôi kể cho bạn nghe về ông sếp cũ tự phụ của tôi. Trước khi sếp giới thiệu tôi, ông ta đã công bố một cách ngạo mạn, “Đây là trợ lý của tôi, Leil” Và có khi còn là, “Đây là trợ lý của tôi, ừ..ừ, Leil” Thực tế đúng như vậy. Tôi thực sự là trợ lý của ông. Điều xúc phạm ở đây là trật tự từ của ông ta. Ông ta nói câu đó cứ như thể bốn từ đầu là những từ quan trọng duy nhất, và từ cuối cùng, tên của tôi, không bắt buộc. Liệu câu đó có làm tổn hại đến sự tự nhận thức về bản thân khi nghĩ về tôi với tư cách là một con người mà ông ta tuyển làm trợ lý – chứ không phải là động vật hai chân không có lông mà ông ta có thể bổ nhiệm vai trò đó? Tôi ước ông ta sẽ bị ngã ngựa ngay khi phán đoán cách ông ta diễn đạt câu làm cho tôi có cảm giác bị hạ thấp và xa cách với ông ta. Mọi người sẽ có ấn tượng khác về cả hai chúng tôi nếu ông ta nói, “Đây là Leil, trợ lý của tôi,” đặt tên của tôi lên đầu câu. Ôi! Đừng tức giận, Leil. Bạn đang quá nhạy cảm đấy. Câu trả lời của tôi là mọi người quá nhạy cảm – khi câu đó dành cho chính họ. Tôi chắc chắn sếp cũ không có ý hạ thấp tôi. Ông ta chỉ không có phán đoán cảm xúc mà vị Giám đốc Điều hành trong Lời giới thiệu đã có. Điều đó thật là tế nhị. Nó nằm trong tiềm thức. Nó mang tính nhạy cảm cao. Nhưng thật hữu ích. Sự phán đoán của bạn về cảm giác của người khác làm cho họ cảm thấy thoải mái, không chỉ về chính họ mà còn về bạn. Có lẽ họ sẽ không biết là tên nên đặt trước hay sau chức vụ. Họ chỉ biết họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi ở bên cạnh bạn. Đặt tên của họ trước chức vụ Đừng nói, “gặp gỡ bạn trai của tôi, Harold.” Hãy nói, “gặp gỡ Harold, bạn trai của tôi.” Đừng nói, “tôi xin giới thiệu với các bạn vợ của tôi, Wilma.” Hãy thay sự châm chích đau đớn vô thức đó bằng cách nói dễ chịu hơn, “Xin giới thiệu với các bạn Wilma, vợ tôi.” Nếu không phải là một điều gì đó đơn giản giống như “vợ của tôi,” dừng ngay sau khi nói tên cô ấy. Sau đó bắt đầu bằng một câu mới để thông báo mối quan hệ giữa cô ấy với bạn. Tôi đã tưởng tượng khi nghe ngài Pompus nói, “Tôi xin giới thiệu các bạn với Leil. Cô ấy là trợ lý của tôi và đã làm việc với tôi được ba tháng.” Và, đương nhiên, tôi sẽ để ý khi ông tiếp tục nói, “và tôi thực sự thích làm việc với cô ấy.” Lời nhận xét đó cũng sẽ làm cho mọi người quý ông ta hơn. Shakespeare đã nói với chúng ta, “Toàn thế giới ai cũng yêu mến những kẻ si tình”, nhưng Shakespeare còn quên thêm vào, “Cả thế giới ai cũng muốn là những kẻ si tình” MẸO NHỎ #5 Hãy nói tên của họ trước vai trò của họ trong cuộc sống của bạn Trước tiên, đừng phô trương vị thế mà một ai đó nắm giữ trong cuộc sống của bạn. Hãy giới thiệu anh ta như một người ruột thịt thực sự nhưng có cuộc sống tách rời bạn – và thậm chí một cái tên cùng với vị thế đó. Sau khi nói tên của anh ta, hãy dừng lại. Tiếp đó, trong một câu mới, thông báo cho người nghe về vai trò của người ấy trong cuộc sống của bạn. Dale ngược lại Leil. Nếu Dale Carnegie vẫn còn sống đến ngày nay, ông ấy và tôi sẽ bất đồng với nhau về Mẹo nhỏ tới. Triết lý “thân mật” danh tiếng của ông Carnegie đã nổi tiếng vào những năm 1930 và nhiều thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, vào thế kỉ XXI, nhiều người trong chúng ta đã làm cho triết lý đó bị thổi phồng lên. Trong các tình huống công việc và xã hội, chúng ta tôn trọng những người có cách tiếp cận cuộc nói chuyện sâu sắc hơn. Mặc dù, nếu bạn mở đầu không được ấn tượng, thì làm sao họ biết bạn tuyệt vời đến mức nào? Bí quyết để họ “muốn gặp bạn” Bạn sắp đến một cuộc họp mà ở đó có nhiều người bạn không quen biết. Vì vậy bạn đánh răng, xịt nước thơm, đánh giầy và ngắm mình trước gương. Bạn thích hình ảnh của bạn. Nhưng liệu những người bạn chưa quen biết có thích điều bạn thích không? Giả sử bạn không quá sôi nổi hoặc không quá lộng lẫy. Điểm mạnh của bạn là gì nếu không phải là ngoại hình? Bạn có bí quyết nào khác để gây ấn tượng với họ. Nếu bạn không nói cho họ biết về sự nổi tiếng của bạn, tài năng đáng ngạc nhiên của bạn, và ừm, sự khiêm tốn của bạn, thì làm sao họ biết được? Nhưng nếu bạn nói với họ, họ sẽ cho bạn là người hay khoe khoang khoác lác. Nếu bạn cố gắng tiếp tục thực hiện việc đó bằng cách nói một câu tỏ vẻ thông minh quá sớm, họ sẽ cho bạn là người hay phô trương. Thế thì, liệu mọi người có muốn bạn làm việc với những phẩm chất tuyệt vời và những thành tích đặc biệt? Hãy đọc Mẹo nhỏ 6. Bạn có từng nghe bài diễn thuyết của một người được coi là nổi tiếng mà bạn chưa bao giờ biết? Người giới thiệu đã cường điệu quá mức về thành công và tài năng của diễn giả. Sau lời giới thiệu thổi phồng đó, khán giả rất muốn nhìn và nghe con người đáng kính này. Điều đó sẽ giúp tôi như thế nào? tôi không nói bất kỳ một lời nào Vâng, đúng vậy. Mỗi lần nói, về bản chất, bạn đang thể hiện điều gì đó – đặc biệt khi gặp một người mới. Và, giống như người được cho là nổi tiếng, nếu một ai đó giới thiệu rất tốt về bạn trước khi họ gặp bạn, bạn đã có một khán giả quan trọng. Hãy để tôi cho bạn biết cách khám phá Mẹo nhỏ này. Một người bạn ở Chicago đưa tôi đến một cuộc họp ở phòng thương mại của cô ấy. Sau buổi diễn thuyết, tôi nói chuyện với một thành viên tên là Foster, nhân viên tiếp thị của Hewlett-Packard. Trong khi đợi điều phối viên mang ra ít đồ ăn nhẹ, chúng tôi đã thảo luận về đồ ăn, lẽ đơn giản rằng những người đang đói thì hay nói về đồ ăn. Đây là lời mở đầu của anh. Foster nói, “Thưa bà Leil, tôi xin giới thiệu với bà một người bạn của tôi, một đầu bếp. Tôi biết bà sẽ thích anh ấy. Roberto tham gia rất nhiều công việc xã hội. Chẳng hạn, anh ta đã tham gia một cuộc chạy marathon ở Chicago để chống lại bệnh ung thư vú vào năm trước.” Tôi rất muốn gặp người đầu bếp kiêm vận động viên điền kinh đã ủng hộ việc nghiên cứu bệnh ung thư vú. Liệu có tốt cho Roberto hơn không khi trong cuộc thảo luận tôi mới biết đến những điều đầy ấn tượng của anh ta? Có lẽ là không, ngay cả nếu Foster có ca ngợi Roberto trong suốt buổi thảo luận. Trước tiên nghe về anh ta từ một ai khác – và gặp anh ta sau đó – là một sự phối hợp đáng chú ý. Bạn thổi cái còi của tôi, và tôi sẽ thổi cái còi của bạn Tôi chưa bao giờ là người khôn ngoan trong trò chơi của họ, nếu, một lúc sau, tôi không đứng cùng với Roberto và một số người đàn ông đang nói chuyện về – một chủ đề khác – thể thao? Đó là sự mở đầu của Roberto. “Trong mấy gã đứng ở đó, có một gã là bạn thân của tôi, người đã tiến lên trước để chặn Miami trong trận chung kết bóng đá cách đây hai tuần, và anh ta đang ngồi bên phải khu vực giữa sân!” Những người khác rõ ràng đã bị lôi cuốn bởi người kỳ lạ này. “Ừ, chắc thế,” một gã nói một cách mỉa mai. “Chỉ có Chúa mới ngồi ở khu vực giữa sân,” “Vậy anh ta biết ai?” một gã khác hỏi. “Chẳng biết ai cả,” Robert trả lời. “Anh ta thắng trận đó vì là một trong mười nhân viên tiếp thị hàng đầu của Hewlett - Packard.” Ừm… dường như hai gã này có một sự mở đầu tốt đẹp. Điều đó đã được khẳng định sau này khi Foster tình cờ trình bày về chủ đề tiệc, tất nhiên, đó là chủ đề yêu thích của đầu bếp Roberto và là chủ đề mà Roberto có thể tỏa sáng. Tôi không nghĩ đó là một sự tình cờ khi người chủ của một nhà hàng bốn sao “chỉ tình cờ” đứng trong đám bọn tôi – một mối quan hệ tuyệt vời cho Roberto. Hai anh bạn này thực sự đã thực hiện được chủ ý của họ. Roberto nói với mấy gã về chức vụ bán hàng của Foster. Foster nói về chủ đề yêu thích của Roberto. Và liệu có người phụ nữ nào lại không bị ấn tượng với một người đầu bếp đã từng chạy trong cuộc marathon vì bệnh ung thư vú? Mẹo đó cũng hâm nóng cuộc trò chuyện Bạn đã nhận ra lợi ích trong Mẹo nhỏ của họ chưa? Nó cung cấp rất nhiều chủ đề trong cuộc trò chuyện: nhà hàng, trở thành một đầu bếp; các công việc xã hội, bệnh ung thư vú, chạy marathon, cách tiếp thị cuốn hút, và đương nhiên, bóng đá. Thậm chí tôi có thể đề cập đến cả những lợi thế của Roberto bất kể khi nào ông chủ nhà hàng tìm kiếm một đầu bếp mới. Hãy luôn cho nhiều hơn nhận Tôi rất ghét triết lý “ăn miếng trả miếng”. Tuy nhiên, tôi đã phát hiện ra rằng nếu bạn cho nhiều hơn nhận, điều đó luôn lặp lại với bạn. Và ít nhất thì bạn đã có niềm vui khi trao tặng. Với tinh thần đó, hãy để tôi kể Mẹo nhỏ 6 với bạn. Bây giờ hãy dừng lại một chút và nghĩ về vài người bạn của bạn. Một trong số những việc lớn họ làm là gì? Anh ta đang ở giữa một đám đông hay anh ta tự nguyện là anh cả của các em nhỏ bị thiệt thòi? Liệu cô ấy vừa được thăng chức lên giám đốc chiến lược ở công ty, hay cô ấy đạt giải trong cuộc thi nấu ăn? Lần sau bạn sẽ được người khác giới thiệu hoặc được bạn của bạn giới thiệu về những sự kiện này. Hãy chú ý những chủ đề mà nhóm của bạn yêu thích Đây là một cách khác để làm cho người khác cảm thấy dễ chịu hơn. Chủ đề yêu thích của họ là gì? Họ có hứng thú khi nói về âm nhạc? Thuật chiêm tinh? Quái vật hồ Loch Ness? Vô địch khiêu vũ Ballroom? Những con thằn lằn? Các vật thể bay không xác định (UFOs)? Nếu bạn tìm được cách để thu hút chủ đề đó, người bạn của bạn có thể làm cho mọi người kinh ngạc vì sự hiểu biết của họ. Và đương nhiên, điều đó khiến tình bạn của bạn sâu sắc hơn. Nếu bạn có một người bạn thân, bạn có thể giãi bày tâm sự – và chia sẻ – hiểu nhau. Tại sao nên để những việc trên xảy ra ngẫu nhiên? Hãy tạo ra một “quy tắc hội thoại”. Thống nhất là nên kể cho mọi người những việc lớn của nhau – và chú ý những chủ đề yêu thích của người khác khi cả hai đang nói chuyện với mọi người. MẸO NHỎ #6 Hãy làm cho bạn của bạn cảm thấy tốt hơn (và hãy để họ làm tương tự như vậy với bạn). Khi bạn giới thiệu về bạn bè, hãy giới thiệu họ một cách tốt đẹp bằng cách nói nhiều về họ thay vì chỉ giới thiệu tên. Hãy nói một vài điều tuyệt vời về họ. Thậm chí nếu bạn biết nhóm đang gặp và phần giới thiệu về ai đó không liên quan đến nhau, hãy chú ý đến chủ đề mà bạn của bạn yêu thích để nhóm gặp mặt có thể hiểu rõ hơn về người bạn đó. Đừng làm điều này với ý nghĩ là phải có đi có lại và hãy giữ gìn cho tình bạn của bạn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có một người bạn thoáng tính và cả hai đều thấy thoải mái với mọi sự sắp đặt, hãy đồng ý làm công việc tương tự cho nhau: “Tôi sẽ thổi chiếc còi của bạn còn bạn sẽ thổi chiếc còi của tôi.” Cách tán tỉnh hay nhất trên thế giới là gì? Hỡi các đấng mày râu, các bạn sẽ biết trả lời cho câu hỏi luôn khó hiểu này khi đọc xong chương này. Đàn ông thức suốt đêm để suy nghĩ viển vông về cách gây ấn tượng với phụ nữ. Họ nghĩ về cách tán tỉnh nữ giới, đọc những cuốn sách viết về cách trở thành một người đàn ông quyến rũ, tập luyện các trò chơi tính cách khiến cho nữ giới xúc động. Thậm chí một số tham dự hội thảo và các khóa học trực tuyến. Tốt thôi, tôi chắc chắn một trong số đó có tác dụng. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu mang tính chất bước ngoặt được công bố trong Tạp chí Nghiên cứu về tính cách, đã phát hiện rằng một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà phụ nữ tìm thấy ở đàn ông là được tôn trọng. Không có cách nào tốt hơn để chứng minh thực tế đó bằng cách nói với một cô gái bạn đang theo đuổi rằng bạn quan tâm đến cô ấy nhiều đến mức nào. Cách mở đầu tốt nhất là gì? Là khi một chàng trai dành những lời tốt đẹp cho một cô gái. Trong trường hợp một cô gái tự giới thiệu về mình, ai cũng hiểu cô ấy muốn gây ấn tượng đầu tiên trước cả nhóm. Bất kể cô ấy nói gì, mục tiêu của cô là “tự chứng tỏ mình”. Ngay cả khi cô ấy không ý thức về mục đích của mình, cô gái vẫn nói: “Này, hãy nhìn tôi. Tôi có một tính cách tốt. Tôi là người rất hăng hái và tôi sẽ góp phần lớn vào cuộc nói chuyện này. Bạn sẽ thấy thích thú khi nghe tôi nói.” Thật đáng tiếc, nhiều người đã hành động quá mức. Họ không nhận ra việc này chỉ phản tác dụng. Bí quyết để mọi người muốn nghe ý kiến của bạn Bạn đã bao giờ tham dự cuộc họp mà ban đầu một đại biểu giơ tay, đặt câu hỏi và chỉ vài phút sau, lại đặt một câu hỏi khác? Sau đó, một đại biểu cũng nói nhiều như thế đưa ra nhận xét. Vị đại biểu bảo thủ đó nói liên tục đến nỗi người điều phối cuộc họp khó chịu và cuối cùng phải thốt lên, “bây giờ hãy nghe một đại biểu khác phát biểu.” Mọi người thở dài nhẹ nhõm. Nếu một người không nói thẳng ý kiến trước khi chia sẻ quan điểm của mình, cả nhóm sẽ lắng nghe. Một ngày, cách đây vài năm, tôi đang cùng với một nhóm nhỏ khoảng năm hoặc sáu người ngồi quanh bể bơi của một người bạn. Sau phần giới thiệu rất ngắn gọn, tôi nhận thấy một trong những người phụ nữ ở đó, Jan Storti từ Sarasota, dường như đang lắng nghe một cách chăm chú. Cả nhóm đang nói chuyện phiếm về những thứ quan trọng và những thứ không quan trọng, và mọi người đều đưa ra ý kiến của mình về hai chủ đề trên. Tất cả mọi người, ngoại trừ Jan là không đưa ra ý kiến. Cô ấy không nói một lời. Tôi tò mò về cách cô ấy cảm nhận những chủ đề khác nhau này, nhưng tôi không muốn hỏi vì sợ làm cho cô ấy khó chịu. Cô có vẻ rất nhút nhát. Tuy nhiên, khi cuộc trò chuyện của chúng tôi đã được nửa tiếng, Jan đột nhiên hào hứng đưa ra quan điểm về những vấn đề chúng tôi đang thảo luận. Cô ấy khiến chúng tôi ngạc nhiên về những nhận xét của cô ấy, và chúng tôi rất muốn nghe cô ấy nói. Sau đó, cô ấy trò chuyện rất nhiều, và chúng tôi đặc biệt thích nghe cô ấy. Tại sao vậy? Bởi vì Jan ban đầu lặng lẽ khiến chúng tôi tò mò về cô. Chúng tôi cũng đánh giá cao cô bởi chúng tôi nhận ra một điều gì đó đặc biệt toát lên từ cô gái ấy. Không giống như nhiều người nói to ngay lập tức để thể hiện tính cách thoải mái của họ, Jan không thể hiện bất cứ cái gì. Vì vậy, Jan không có ý định phô trương với tất cả chúng ta về phong cách điềm tĩnh và tự tin của cô ấy. Bạn có phải là người nhút nhát? Nếu bạn là người nhút nhát, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bạn. Ở tuổi 20, tôi vẫn là một người cực kỳ nhút nhát. Vì vậy tôi hiểu cảm giác của bạn. Gặp gỡ mọi người là một điều khổ sở, trò chuyện là sự một sự hành hạ, và hẹn hò là tra tấn. Tôi luôn cảm thấy điên rồ khi tôi cần phải thể hiện sự tự tin của mình ngay lập tức. Vì vậy tôi cứ vô tư nói những điều ngu ngốc và rồi im lặng trong suốt thời gian còn lại của cuộc trò chuyện để tự hỏi liệu những người khác có nghĩ là mình ngu ngốc không. Cho tới gần đây, người ta không nhận thức được sự khác nhau lớn giữa tính nhút nhát và tính nội tâm hoặc những người nhạy cảm. Thế hệ sau dành nhiều thời gian vào xử lý thông tin. Họ chăm chú lắng nghe và thường nói từ tốn hơn. Hoàn toàn không phải vì họ không thông minh. Theo báo cáo trong Tạp chí về Trẻ em trong xã hội đương đại, 60% những đứa trẻ có năng khiếu thường là sống nội tâm, và chúng xếp hạng cao hơn trong nhóm các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ. Trong nhiều tình huống, mọi người coi trọng những phản ứng chậm nhưng thận trọng hơn là những câu trả lời nhanh. Nếu khi đó tôi được biết những điều mà hiện nay tôi biết, trước tiên tôi sẽ lắng nghe một cách im lặng và chân thành những điều người khác đang nói. Rồi, khi tôi nói ra, những lời nhận xét của tôi nghe có vẻ biết suy nghĩ hơn. Mọi người sẽ quan tâm hơn đến nhận xét của tôi, và điều đó sẽ giúp tôi có được sự tự tin mà tôi đang ao ước. Mẹo nhỏ # 7 không phải chỉ dành cho những người hay ba hoa vớ vẩn. Thậm chí nó còn có tác động mạnh trong công việc. Khi tham gia những cuộc họp về công việc hoặc cuộc thảo luận quan trọng, hãy để cho các đại biểu khác phát biểu trước. Hãy chú ý lắng nghe cứ như thể bạn đang đánh giá mỗi nhận xét trước khi bạn phát biểu. Điều này làm cho ý kiến mà bạn đưa ra cuối cùng có giá trị hơn. MẸO NHỎ #7 Bắt đầu từ từ và để cho tính cách của bạn phát triển Đừng cảm thấy bị bắt buộc phải tham gia vào một cuộc thảo luận ngay lập tức. Khi giữ im lặng lúc đầu, bạn đã tạo được một cảm giác bí hiểm. Đơn giản là hãy lắng nghe và tạo sự giao tiếp bằng ánh mắt với người khác khi họ nói. Lúc bạn quyết định nói ra, những lời nhận xét của bạn được mọi người chờ đợi và có trọng lượng hơn nhiều. Sự điềm tĩnh và im lặng đầy tự tin của bạn đã gây nhiều ấn tượng. Ba cách đầy ấn tượng để chứng tỏ sự thận trọng Khi bạn đã có câu trả lời. Trong cuộc thảo luận quan trọng, nếu người nào đó hỏi bạn một câu hỏi, đừng trả lời ngay, cho dù bạn biết chính xác những gì bạn muốn nói. Hãy đợi ba giây trước khi trả lời. Trong khoảng thời gian này, phải luôn hướng ánh mắt của bạn về phía ánh mắt của người hỏi. Điều này sẽ có tác động mạnh bởi vì, như Michael Argyle đã chứng minh trong Tâm lý của hành vi giao tiếp cá nhân, những người tự tin là những người thông minh hơn và thường cảm thấy không cần phá vỡ sự giao tiếp im lặng bằng ánh mắt. Căng thẳng không làm xáo trộn sự tập trung của họ. Khi bạn chưa có câu trả lời. Nếu bạn chưa biết trả lời câu hỏi đó như thế nào hoặc diễn đạt câu trả lời của bạn ra sao, đừng nói dông dài hoặc nói một cách liến thoắng. Hãy mỉm cười, nhìn về phía người đặt câu hỏi và nói, “hãy cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ.” Rồi sau đó từ từ chuyển chủ đề. Khi bạn không muốn trả lời. Nếu ai đó hỏi bạn một câu hỏi thô lỗ, hãy bình tĩnh sử dụng tên của người đó, nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “tôi không biết trả lời câu hỏi đó ra sao, (nói tên của người đó).” Hãy giữ cách thể hiện trung lập, nhưng đừng nhìn đi chỗ khác. 2. Mười một mẹo nhỏ Để tách từ “hell” ra khỏi từ “hello” và đưa “good” vào trong từ “good-bye” Bí quyết để có một kiểu bắt tay riêng biệt và đáng chú ý Ai cũng cho rằng mọi người sẽ có thể đánh giá nhanh về bạn ngay khi hình ảnh của bạn đập vào mắt họ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với câu châm ngôn nhàm chán, “Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây được ấn tượng tốt đẹp như lần đầu tiên.” Một người sẽ có ấn tượng mạnh lần thứ hai về bạn khi ánh mắt bạn nhìn chăm chú và các bộ phận trên cơ thể bạn cử động khi bắt tay. Một cái bắt tay nhẹ thường thể hiện thông điệp ngầm ẩn “Hãy chấm dứt mối quan hệ ngay lập tức!” Will Lipton, cựu Giám đốc Điều hành của một công ty rất thành công ở Greenwich, Connecticut, đã nói với tôi rằng anh đã từng đứng trước một lựa chọn khó khăn khi tuyển một trong hai ứng viên có trình độ ngang nhau vào vị trí quan trọng nhất. Khi tôi hỏi anh ai được tuyển dụng, anh ta trả lời, “Ứng viên có cái bắt tay hoàn hảo hơn.” Ngày nay, hầu hết những người sáng suốt đều biết họ không nên sử dụng kiểu bắt tay nắm chặt, kiểu bắt tay cá chết, kiểu bắt tay nắm chặt ngón tay, hoặc rung mạnh ngón tay. Vì vậy, trong vài năm trước đây, thì không có kiểu bắt tay nào thực sự được coi là đặc biệt với tôi cho đến tháng trước. Sau khi tôi trình bày xong bài thuyết trình trước GM, Canada, chủ tịch và Giám đốc Điều hành đã bắt tay tôi. Ôi, đó là một cái bắt tay tuyệt vời, ông Elias ạ. Nó thật mạnh mẽ và thân thiện, và nó đã tạo được một mối quan hệ mà tôi chưa cảm nhận được kể từ cái bắt tay kín đáo nữ Hướng Đạo Sinh của tôi. Tôi không hiểu tại sao cái bắt tay của ông lại mạnh mẽ đến vậy. Tôi đã nêu bật tầm quan trọng của cái bắt tay trong bài diễn thuyết của tôi, vì vậy tôi cảm thấy thoải mái ca ngợi cái bắt tay của ông ấy. Arturo Elias cười, vén cổ tay áo lên, và chỉ vào tĩnh mạch chỗ bác sỹ thường hay lấy ven. “Leil ạ, đó chính là chỗ này” ông nói. “Bất kể khi nào bắt tay một người nào đó, tôi nhẹ nhàng đặt ngón tay trỏ của tôi lên mạch của họ.” Về mặt ý nghĩa, việc này làm rung động trái tim của người được bắt tay, bởi vì mạch của một người là một làn sóng dịch chuyển trực tiếp từ tim. Tôi bị ấn tượng ngay lập tức và thường xuyên sử dụng cách đó. Gần đây, một hội viên hội Tam Điểm đã kể cho tôi nghe về một nhóm có hai mươi cái bắt tay, nhóm “Lion’s Paw” của Master Mason. Khi bạn từng làm việc đó, bạn sẽ trở nên nhạy cảm với cái bắt tay mới của bạn với người mà bạn bắt tay. MẸO NHỎ #8. Hãy ấn vào tĩnh mạch của họ khi bắt tay Bất kể khi nào bắt tay ai, đừng ấn giống như bạn đang bắt mạch cho anh ta! Nhưng để tạo được mối quan hệ ngay lập tức với một người quen mới, hãy đặt nhẹ ngón trỏ lên tĩnh mạch chỗ cổ tay áo của anh ta, vì vậy anh ta sẽ cảm nhận được hơi ấm của cơ thể bạn đang truyền vào cơ thể của anh ta. Thả bàn tay của bạn vào bàn tay của anh ta đủ khoảng cách để chạm vào tĩnh mạch và tiếp xúc với làn da của bạn, một dấu hiệu khác của cái bắt tay nồng ấm. Bí quyết trao đổi danh thiếp cùng đẳng cấp Tại một trong những cuộc họp hàng tháng của phòng thương mại, người điều phối cuộc họp giới thiệu tôi với Gakuto, người đứng đầu một hiệp hội kinh doanh của Nhật. Chúng tôi đã nói chuyện đôi chút và sau đó, khi mọi người nhanh chóng bắt đầu cuộc họp, ông trao cho tôi danh thiếp của ông. Tôi nhìn vào tấm danh thiếp, cảm ơn ông, và cất vào ví. Rồi tôi đưa danh thiếp của tôi cho ông. Ông nhẹ nhàng cầm nó và giữ nó bằng hai tay, nhìn vào tấm danh thiếp cứ như thể nó được làm bằng chiếc bánh tráng mỏng manh của Nhật. Trời, Gakuto, đó chỉ là một tấm danh thiếp thôi. Ông có thể quẳng nó đi ngay được mà. Mặc dù vậy, tôi phải thừa nhận, tôi thực sự thích thái độ chú trọng của ông tới tấm danh thiếp. Cách ông nhìn vào tấm danh thiếp làm cho tôi cảm thấy nó thật quan trọng. Trên thực tế, khi tôi phá vỡ sự im lặng, điều đó dường như đã làm xáo trộn sự tập trung của ông. Gakuto rời mắt khỏi tấm danh thiếp của tôi, và chúng tôi tiếp tục nói chuyện một cách gần như miễn cưỡng. Liếc nhìn, tôi thấy ông vẫn đang cầm tấm danh thiếp của tôi bằng cả hai tay. Đối với tôi, điều đó thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm của ông với công việc tôi làm. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có mối liên hệ gần gũi với người đàn ông này, người đã cầm tấm danh thiếp của tôi một cách trân trọng. Thậm chí ông đã nhìn nó một hoặc hai lần trong khi chúng tôi trò chuyện. Khó mà nói hết được cảm xúc đặc biệt của tôi lúc bấy giờ. Cách giao tiếp của người Nhật Người Nhật có thể không hay tự ái với mọi người, nhưng họ rất thận trọng với tấm danh thiếp. Những người lịch sự này gọi đó là meishi. Từ này mang một nét đặc biệt về mặt nghi lễ trao đổi danh thiếp. Tôi chắc chắn là Gakuto không nghĩ hành động của ông là một Mẹo nhỏ. Đơn giản, ông chỉ theo truyền thống của người châu Á trong cách coi trọng tấm danh thiếp của một ai đó. Văn hóa châu Á đã truyền phán đoán cảm xúc vào nhiều thói quen của họ. Chẳng hạn, họ rất nhạy cảm với “thể diện”. Tôi nghĩ bạn không cần phải là người Nhật để cầm tấm danh thiếp của ai đó một cách trân trọng bằng hai tay. Ai cũng nên làm điều tốt đẹp đó. Vì vậy, tôi đã thử làm. Thật tuyệt! Mối quan hệ của tôi với nhiều người lạ sau này tôi gặp thật sự tốt đẹp, trong đó có phần đóng góp của thái độ trân trọng tấm danh thiếp của người khác. MẸO NHỎ #9 Cầm danh thiếp khi đang nói chuyện Đừng chỉ nhìn qua danh thiếp của một người mới quen và nhanh chóng cất nó vào trong túi hoặc ví của bạn. Trước tiên, hãy cầm nó bằng hai tay và nhìn vào tấm danh thiếp ấy cứ như thể đó là một bức tranh nghệ thuật nhỏ được sơn bằng tay đặc biệt dành cho bạn. Sau đó bạn có thể chuyển sang cầm danh thiếp bằng một tay, nhưng vẫn giữ nó ở vị trí ngang thắt lưng hoặc dưới một chút. Để làm cho người ấy cảm thấy được tôn trọng và được yêu quý, thỉnh thoảng hãy nhìn tấm danh thiếp với vẻ kính trọng. Cách tuyệt vời khi đưa danh thiếp Cách trao danh thiếp cho ai đó là điều rất quan trọng. Nó chứng tỏ sự tôn trọng chính bạn khi đưa danh thiếp. Bạn không cần phải đưa danh thiếp quá nghi lễ; bạn cũng không nên đưa danh thiếp một cách thô lỗ cho người nhận giống như một mẩu bìa cứng không có giá trị. Tôi đã nhìn thấy những người trao đổi danh thiếp cứ như thể tấm danh thiếp đó là chiếc khăn giấy bẩn. Hãy đựng danh thiếp của bạn trong một chiếc hộp thật hấp dẫn và giữ chúng cẩn thận. Hãy nghĩ về tấm danh thiếp của bạn giống như người Nhật. Bạn đang tự khẳng định mình với một ai đó. Nó chứng tỏ niềm tự hào về nghề nghiệp của chính bạn. MẸO NHỎ #10 Trao danh thiếp đầy tự hào Khi bạn đưa danh thiếp, hãy từ từ lấy danh thiếp ra khỏi chiếc hộp và đưa danh thiếp theo chiều ngang, mặt chính của danh thiếp hướng về phía người nhận. Hãy cầm danh thiếp hơi cao hơn mức bình thường một chút – không phải ngang mặt người nhận – mà ở độ cao người nhận có thể gần như đọc được danh thiếp đó trong tay của bạn. Nếu bạn tôn trọng công việc của bạn, thì người khác cũng tôn trọng công việc của bạn. Rốt cuộc, những người yêu thích công việc họ đang làm và làm công việc họ yêu thích đều là những người rất thành đạt trong cuộc sống. Bí quyết để trở thành người nói chuyện có duyên Cùng tối hôm đó, tôi khám phá ra một phần thưởng lớn khác về cách cầm danh thiếp của một người trong khi nói chuyện. Người điều phối giới thiệu tôi với một người buôn phụ tùng xe ô tô thô lỗ. Như một thói quen trong các cuộc họp, tôi trao danh thiếp cho anh ta. Anh ta nhìn qua rồi nhét ngay vào túi quần sau, và đương nhiên, nó sẽ là một sự xúc phạm nghiêm trọng đối với một người châu Á. Thực hành kỹ năng mới của mình, tôi tiếp tục cầm danh thiếp của người buôn phụ tùng xe ô tô một cách trân trọng và thỉnh thoảng nhìn vào danh thiếp đó. Có thể hiểu được là, việc tôi không biết cái máy lọc khí từ nắm đấm tay cầm đã hạn chế cuộc nói chuyện của chúng tôi. Và nếu tôi nói với anh ta rằng tôi là một diễn giả, thì anh ta sẽ nghĩ ngay đến những diễn giả trong chiếc rađiô trong xe mình. Nói một cách khác, chúng tôi như đến từ những thế giới khác nhau. Thật đáng tiếc, và là điều tất yếu, người điều phối muốn chúng tôi dành một chút thời gian để chuyện trò vui vẻ, nhưng không ai trong chúng tôi có thể nghĩ được bất kỳ điều gì để nói. Chúng tôi chỉ đứng đó nhìn nhau. Để phá vỡ giây phút khó xử đó, tôi đã sử dụng “Mẹo danh thiếp” mới tinh của mình. Một lần nữa, tôi nhìn vào danh thiếp của người buôn phụ tùng ô tô mà tôi vẫn cầm trong tay. Trò chơi ư! Đó là cách gây cảm hứng nói chuyện rõ ràng. Dưới tên công ty của anh ta, tôi nhìn thấy một tấm ảnh hình tròn có sáu cái gì nho nhỏ nhô ra khỏi hình tròn đó. “Một tấm danh thiếp thú vị,” tôi khen lấy lệ. “Bức tranh đó vẽ cái gì vậy?” Vẻ mặt ngây ngô của anh ta đột nhiên biến mất, và thay vào đó là một nụ cười rất tươi. “Một cái nắp đậy bộ phân phối!” anh ta reo lên đầy vẻ xúc động. Chà, tôi đã vô tình chạm đúng chủ đề mà anh ta yêu thích. “À, nắp đậy bộ phân phối có tác dụng gì nhỉ?” tôi hỏi. Tôi biết, đó là một câu hỏi chẳng đâu vào đâu, nhưng nó làm cho chúng tôi trò chuyện được đôi phút cho đến khi chúng tôi tách ra một cách lịch sự và tiếp tục trò chuyện với những người khác. MẸO NHỎ #11 Kiểm tra danh thiếp để có cảm hứng nói chuyện Khi nói về cái nắp đậy, hãy nhìn lại tấm danh thiếp của đối tác đang trò chuyện mà tất nhiên bạn vẫn đang cầm trên tay. Nó sẽ giải thoát cho bạn khi bạn gặp bế tắc trong khi trò chuyện. Ngay cả khi tấm danh thiếp của anh ta không có bức ảnh thú vị giống như cái nắp đậy bộ phân phối, bạn sẽ có thể tìm được một tín hiệu cho cuộc trò chuyện trong tấm danh thiếp – chẳng hạn như lô gô, chức danh hay bản kê nhiệm vụ của anh ta. Những ông chủ doanh nghiệp nhỏ thường thiết kế danh thiếp. Tấm danh thiếp đó, khi nó đập ngay vào mắt bạn, là sự mở đầu khác cho một câu chuyện thú vị – hoặc một câu chuyện mà ít nhất họ cảm thấy thú vị. Nếu phù hợp, bạn có thể nhận xét về một chức danh đặc biệt trên tấm danh thiếp của người đối thoại. Năm vừa qua, tôi đã làm thức tỉnh những cuộc hội thoại gần như đã chết bằng cách hỏi “thợ mạ điện,” “nhà não tướng học” chính xác là gì, và tôi đã chơi khăm bạn, “người điều phối lắp đặt”. Tấm danh thiếp yêu thích của tôi có “Kẻ dẫn đầu” làm chức danh công việc của tôi. Bí quyết nên hoặc không nên ôm hôn xã giao Phần lớn chúng ta đã có lần bị ôm hôn bởi những người chúng ta ghê tởm và việc ôm hôn lại chẳng xảy ra với người ta yêu quý. Chính lúc này, những người thích được ôm hôn đang công kích những người ghét bị ôm hôn, trong khi người ghét bị ôm hôn lại đang làm tổn thương những người thèm khát được ôm hôn do không ôm hôn họ. Tóm lại, “ôm hoặc không ôm” đã trở thành một chủ đề gì đó mang tầm cỡ quốc gia, chủ đề có thể biến đổi những lời chào hỏi xã giao thành thảm họa xã hội. Tôi không ủng hộ vấn đề ôm hôn gây chia rẽ, nhưng cũng đưa ra một vài gợi ý về sự ôm hôn. Cách tự vệ cho những người không thích ôm hôn Khi một người nào đó tiến gần đến chỗ bạn và dang hai cánh tay ra với nụ cười tươi đầy sinh động, điều đó rõ ràng cho thấy bạn sắp là nạn nhân của một người thích ôm. Trừ một cái hắt hơi giả vờ đẫm nước mũi, còn có vài phương cách tự vệ. Bạn có thể tránh cái ôm sắp tới bằng cách duỗi thẳng tay phải ra và khua tay trên không cứ như thể cánh tay đó đang giơ ra để bắt tay. Thật đáng tiếc, đây là một cách tránh cái ôm quá rõ rệt và làm cho người ôm cảm nhận được ngay sự xa cách của bạn. Lời khuyên của tôi là, ngoài những điều kiện về y học và tâm lý quan trọng, hãy cười toe toét và chịu đựng cái ôm đó. Đến nay, vẫn chưa có ai chết vì một cái ôm. Và, những điều mà người thích ôm hôn nên lưu ý Có khả năng, bạn là người thuộc một dân tộc thực sự thích sự tiếp xúc cơ thể. Bạn muốn mình là một con bạch tuộc để có thể ôm bốn người cùng một lúc. Nhiều người thích ôm giống như bạn đã cho tôi biết ôm là cái bắt tay từ đáy lòng. Thật tiếc là nhiều người không đồng ý với quan điểm này. “Vậy, mình có nên thề là sẽ không bao giờ ôm không?” bạn tự hỏi. Tất nhiên là không. Nhưng hãy để cho người khác phân biệt đó là Người thích bắt tay hay Người thích ôm. Nếu cô ấy không đón nhận cách thể hiện tình cảm của bạn, thông thường bạn có thể được mách bảo bởi ngôn ngữ cơ thể của cô ấy, và trong những trường hợp cực đoan, ánh mắt cô ấy hiện đầy vẻ sợ hãi. Nếu không, hãy dang rộng cánh tay, nhưng hãy giữ khuỷu tay sát chỗ thắt lưng của bạn. Nếu người mà bạn định ôm đón nhận cái ôm của bạn, cô ấy sẽ sà vào cánh tay đang sải ra của bạn. Nếu không, cô ấy sẽ nắm tay phải vẫn đang mở ở phần thắt lưng của bạn, và bắt tay bạn – để thể hiện một điều là cô ấy không thuộc loại người thích ôm thật nồng nàn. MẸO NHỎ #12 Hãy để họ lựa chọn ôm hay bắt tay Với những người ôm chuyên nghiệp, hãy ngụy trang ý định ôm của bạn bằng cách giữ khủy tay gần chạm eo trong khi dang rộng cánh tay. Điều đó cho phép người bạn định ôm ra tín hiệu nên đón nhận cái ôm của bạn hay nắm tay phải của bạn và bắt tay hoặc cả bắt tay và ôm. Lời cuối cùng cảnh báo cho cả hai phái. Hãy chú ý khi trao hoặc nhận những cái ôm bừa bãi quá sớm. Một khi bạn có thói quen ôm khi gặp ai đó, thì sự kìm nén cái ôm trong những cuộc gặp gỡ sau đó ít nhất có thể làm cho bạn bối rối hoặc thậm chí là thô thiển. Bí quyết nhận biết cái ôm giả tạo Tôi có trách nhiệm báo cho bạn biết rằng một số cái ôm làm xáo trộn tinh thần một cách tiêu cực nặng nề. Bạn sẽ nói như thế nào? Hãy suy nghĩ trong giây lát về một cái ôm chân thật. Đó là kiểu ôm mà bà nội trao cho những đứa cháu và những người bạn xa nhau lâu ngày trao cho nhau khi gặp lại. Cặp vợ chồng vẫn còn yêu thương nhau trong lễ kỷ niệm ngày cưới của họ và những người trẻ tuổi tìm được sự vui sướng trong tình yêu đều thể hiện cảm xúc của họ bằng cái ôm chân thật. Ôm theo kiểu “tôi thực sự không thích ôm bạn” Thật tiếc là có những kiểu ôm giả tạo. Đó là kiểu ôm mà các đồng nghiệp (những người này không biết tên của nhau) thường áp dụng tại những hội nghị trong ngành hàng năm. Đó là kiểu ôm khách sáo mà mọi người trao cho những người họ hàng xa mà họ chưa bao giờ nhận ra đó là họ hàng trong các cuộc đoàn tụ gia đình. Và, tất nhiên, đó là kiểu ôm mà bạn thấy ở những nhân viên có sự cạnh tranh gay gắt trao cho nhau tại lễ mừng Giáng sinh của công ty. Sự khác nhau giữa nhóm ôm đầu tiên và nhóm ôm thứ hai là gì? Khoảng cách giữa người ôm và người được ôm? Đôi khi, độ chặt của cái ôm? Thông thường, nhưng chính là điểm cọ sát thực tế trên con đường đến với cái ôm chân thật. Những người không thích ôm tự ca ngợi nhau! Chẳng hạn, ai đó vòng tay qua người bạn nhưng, chỉ vài giây sau, bàn tay của anh ta vỗ vỗ lưng bạn. Điều này cho thấy anh ta đang không thích ôm bạn vì lý do này hay lý do khác, và điều đó đã làm giảm tính xác thực của cái ôm. Cái vỗ tay của anh ta chứng tỏ sự khó chịu khi gần gũi với bạn. Đừng cho rằng vỗ vai đương nhiên là một điều tiêu cực. Không biết cụ thể mối quan hệ, không phân tích chính xác thì khó có thể nhận xét nó tiêu cực hay không. Tuy nhiên, đây là một vài tình huống mọi người thường sử dụng “Cái ôm của người ba hoa”. Hai nam giới: Hai người đàn ông muốn thể hiện tình bằng hữu, nhưng họ muốn tình bạn đó thật trong sáng và họ không thích ôm. Họ phải làm như thế nào? Họ đấm tay vào lưng nhau. Hai người phụ nữ: Hai người phụ nữ vỗ vào vai nhau cũng thể hiện sự khó chịu khi gần gũi, nhưng điều đó cũng cho thấy mối lo ngại tương tự về xu hướng tình dục sai lệnh. Một đàn ông và một phụ nữ: Việc này trở nên phức tạp hơn, có bốn khả năng như sau: Nếu một nam giới và một nữ giới thích nhau nhưng không lôi cuốn nhau về tình dục, họ bắt đầu vỗ nhẹ vào nhau ngay lập tức để thể hiện sự không ham muốn tình dục. Nếu một trong hai người muốn mối quan hệ tiến xa hơn, nhưng người kia không muốn, thì người chủ động vỗ lưng đang có dấu hiệu thiếu sự hấp dẫn về tình dục, trong khi người kia thất vọng vỗ vào lưng để thể hiện cô ấy hoặc anh ấy (giả sử) không quan tâm. Cả hai đều thích tình dục nhưng cảm thấy họ không nên ôm nhau quá nhiều. Vì vậy họ muốn thoát khỏi ham muốn bằng cách vỗ vào lưng nhau. Khi những người đã từng yêu nhau tình cờ gặp lại, họ thường ôm nhau thực sự. Khi họ nhận ra rằng mối quan hệ của họ đã chấm dứt (hoặc người yêu hiện tại của họ đang theo dõi), họ bắt đầu vỗ nhẹ vào người nhau. MẸO NHỎ #13 Đừng vỗ vào người khi bạn đang ôm Hãy cứ ôm chặt nhau nếu người được ôm cho phép. Nhưng đừng để tay của bạn chạm vào lưng cô ấy vì e rằng điều đó ngầm thể hiện rằng bạn muốn cắt đứt mối quan hệ. Đừng vội phân tích điều đó một cách ngu ngốc nếu người cùng ôm bắt đầu vỗ vào lưng bạn. Việc đó thường xảy ra khi một trong hai người đang ôm nhau cảm thấy cái ôm quá lâu, báo hiệu, “Được rồi, đã hết thời gian. Đừng ôm nữa” khi cô ấy bắt đầu vỗ nhẹ vào người, mỉm cười và từ từ bỏ tay ra. Tôi hy vọng việc trên không làm mất đi niềm vui trong khi ôm của những người thích ôm, những người không thích ôm đành phải cười và chịu đựng những cái ôm khổ sở, hoặc làm cho bạn hoài nghi về những người hay ôm bạn – hoặc chỉ là sự hoang tưởng đơn thuần về cái ôm. Tất cả những gì tôi muốn nói là: hãy nhạy cảm với những khác biệt lớn trong phản ứng của mọi người đối với việc ôm và hành động phù hợp. Tôi muốn cho bạn biết cách lựa chọn ôm an toàn hơn và phù hợp trong tất cả các tình huống. Đó là một cử chỉ tế nhị, không làm khó chịu và thể hiện rõ ràng với người quen, “Tôi muốn ôm bạn nhưng có lẽ việc này không phù hợp.” Bí quyết thể hiện giống một người nào đó nhưng không quá thô thiển Buổi tối, tại một cuộc họp, tôi đứng nói chuyện với một quý ông đứng tuổi về quan điểm chứng tỏ loài mèo không có chín kiếp. Ít nhất tôi cho là như vậy. Hầu hết nam giới khi nghe chuyện đó đều thấy thương cảm. Có một quý ông lịch thiệp chìa tay ra với lấy tay tôi với vẻ đồng cảm. Tuy nhiên, giữa chừng, anh ta hiểu rằng nên rụt tay lại thì hơn. Thận trọng kéo tay lại, và vì vậy hành động ấy đã tạo cho tôi ấn tượng như thể anh ta muốn chạm vào tôi một cách đầy tình cảm. Có thể abg ta không đồng tình với quan điểm của tôi, nhưng ít nhất, hành động ấy đã khiến tôi rất có cảm tình. Vì vậy, Mẹo nhỏ #14 đã được hiểu; đơn giản hãy chạm tay giống như bạn đang chạm vào một ai đó, nhưng dừng ngay lại ở khoảng cách lưng chừng và để cánh tay ở vị trí ban đầu. Đó là một phương sách khôn khéo và, khi bạn thực hiện một cách tự nhiên, thì phương sách đó thật tuyệt vời. Bạn làm cho người nhận cảm thấy bạn tôn trọng họ, nhưng bạn không muốn thể hiện sự nhiệt thành của bạn một cách bất lịch sự. Đối với những người đang yêu hoặc muốn có người yêu Hỡi đấng mày râu, các bạn có thể sử dụng phương sách này với người bạn gái mà các bạn muốn tiến xa hơn tình bạn. Cô ấy có thể cảm kích trước tình cảm của bạn mà không hề nghĩ bạn là người quá tự do trong cách cư xử. Không cần bàn cãi, chỉ có một số bộ phận cơ thể được chấp thuận cho “sự vuốt ve không đụng chạm” là tay hoặc đôi khi là má. Hỡi các chị em, việc này có tác dụng tuyệt vời với các đấng mày râu. Họ sẽ tưởng tượng lung tung về ý nghĩa của việc làm đó. MẸO NHỎ #14 Hãy chạm vào nhau một cách âu yếm, sau đó kéo tay lại Bất kể khi nào cơ hội và sự ham muốn kết hợp lại, hãy dang tay ra cứ giống như bạn sắp chạm vào tay của một ai đó để thể hiện sự yêu mến hoặc cảm thông. Sau đó, như thể đã nhận ra cử chỉ của bạn có thể không phù hợp, hãy kéo tay lại. Lúc này bạn đã chứng tỏ được tình cảm, sự tôn trọng và lịch thiệp. Thời điểm chạm tay Có những thời điểm bạn không nên tránh đụng chạm. Trong nhiều thế kỷ ở Ấn Độ, những người thuộc tầng lớp thấp nhất được gọi là Dalits hoặc “Tiện dân,” và những người thuộc tầng lớp cao hơn không muốn đụng chạm vào cơ thể họ vì bất kể nguyên nhân gì. Những người bán hàng đã nói với tôi cảm nhận hệt như vậy của họ khi nhìn thấy một khách hàng ném tiền vào bàn thanh toán. Khi thanh toán, hãy đặt tiền trực tiếp vào tay người bán hàng. Hành động đó và sự tiếp xúc bằng mắt thể hiện, “Trong giây phút ngắn ngủi này, bạn và tôi đang trao đổi với nhau.” Bí quyết xoa dịu hoặc hâm nóng trong công việc và tình yêu Tất cả mọi người đều có ăng ten phù hợp để ngầm cảm nhận được sự nhiệt tình của bạn khi gặp gỡ với họ. Đặc biệt trong môi trường làm việc khốc liệt, con người ý thức được mức năng lượng của bạn cao hơn hoặc thấp hơn của họ, và cao hơn hoặc thấp hơn ở mức bao nhiêu. Nói cách khác, “Ai muốn gặp ai hơn?” Chẳng hạn, bạn là một người bán hàng đang mời chào một khách hàng tiềm năng. Giả sử bạn lẻn vào văn phòng với nụ cười giống như một quả chuối to đang gang mồm bạn từ tai này đến tai kia và nói, “CẢM ƠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN CHO CHÚNG TÔI, THƯA KHÁCH HÀNG ĐẦY TIỀM NĂNG!” Cô ấy sẽ nghĩ gì nhỉ? Thằng cha này bán hàng một cách điên rồ thật. Anh tacó vẻ lo lắng như vậy, chắc đang gặp khó khăn để tăng doanh thu bán hàng. Có lẽ đó là sản phẩm không tốt. Tốt nhất mình không nên mua. Thay vì làm như vây, bạn bắt tay cô ấy, nói một cách từ tốn, “Cảm ơn bà đã dành thời gian cho chúng tôi, thưa quý bà đầy tiềm năng,” dấu hiệu đó có nghĩa gì? Hừm, anh chàng này có vẻ tự tin về sản phẩm của mình. Chắc sản phẩm đó bán chạy lắm. Có lẽ mình sẽ thử xem sao. Trong công việc, nếu sự say mê của bạn nhiều hoặc ít hơn người khác, thì khả năng cân bằng và bình đẳng thiết yếu sẽ bị mất. Mối quan hệ sẽ diễn tiến nhanh hơn nhiều khi cả hai người cùng muốn gặp nhau. Bạn vận dụng mẹo trên như thế nào? Đơn giản hãy để người kia nói trước và sau đó kết hợp hài hòa với các hành động của anh ta. Tôi biết, đây là một nhiệm vụ dễ nản chí đối với những người sống hướng ngoại đã quen với việc chạy trước khi có hiệu lệnh xuất phát “chào hỏi.” Nhưng, trong một số tình huống công việc nhất định, thì tốt hơn hết là phải biết kìm chế. Từ công việc đến niềm vui Thật là buồn khi cuộc hẹn hò lại trở thành một môn thể thao thi đấu – hoặc bất kỳ trò chơi nào. Trong một thế giới lý tưởng, nam giới và nữ giới trong cùng một giống sẽ nhận ra nhau, cười và cảm thấy tự tin, thân thiện, và muốn gặp gỡ nhau. Thật đáng tiếc, kể từ khi con người cảm nhận được sự lãng mạn tiềm ẩn, trái tim chúng ta đã chuyển sang một hộp số cao hơn và đầu óc bắt đầu quay tròn. Một lát sau, trò chơi cờ tướng bắt đầu. Hỡi các quý ông, chẳng hạn các bạn gặp một người phụ nữ hấp dẫn, bạn lấm lét giống như một con chuột nhìn con mèo vẻ sợ sệt. Bạn nắn lại chiếc cà vạt cho thẳng, chỉnh lại áo xống và tiến lại gần người phụ nữ đó. Bạn nói, “Chào em, anh là....” Nhưng khi bạn chưa nói hết câu, cô ấy nhìn bạn một cách thờ ơ, khịt mũi và quay đi. Cô ấy làm cho bạn cảm thấy bạn giống như một vảy gầu trên vai cô ấy vậy. Làm ngược lại cũng không phải là một ý hay. Hãy cứ nói điều đó theo cách riêng của bạn. Chẳng hạn bạn gặp một người tuyệt vời khác, bạn tiến về phía cô ấy và cười tươi, “Chào em, anh là ....” Thể hiện sự nhiệt tình gấp đôi bạn, cô ấy đáp lại, “ÔI CHAO, EM ĐANG MONG GẶP ANH ĐÂY. EM RẤT VUI ĐƯỢC LÀM QUEN VỚI ANH!” Theo bạn, cô gái này là liều lĩnh hay thế nào? Nếu ai đó gặp bạn và hành động giống như cô gái đó thì quả là điều thú vị nhất, vì đương nhiên, làm cho bạn cảm thấy hãnh diện. Nhưng, nếu cô ấy tiến xa quá mức và công khai bộc lộ tình cảm với bạn, thì bạn nên phản ứng “Hừm, cô ấy muốn gì ở mình nhỉ?”, hoặc có thể, “Thật kỳ quái, nếu cô ta thể hiện tình cảm với mình một cách quá mức, thì chắc cô nàng không được gợi cảm cho lắm.” Giống như Groucho Marx nói, “Tôi không muốn gia nhập bất kỳ hội nào chấp nhận tôi trở thành thành viên một cách dễ dàng.” Mẹo nhỏ sau phù hợp trong công việc và tình yêu. MẸO NHỎ #15 Hãy để họ nói trước và hưởng ứng nhiệt tình Bạn đã từng nghe câu châm ngôn, “hãy ăn mặc diện hơn khách hàng một chút, nhưng đừng quá diện hơn họ.” Câu châm ngôn khi gặp gỡ một người nào đó trong công việc và tình yêu là, “Hãy nghe chăm chú hơn một chút, nhưng đừng quá chăm chú.” Bạn nên biết rằng có những thời điểm mà, vì những chiến thuật nghề nghiệp, bạn không muốn thể hiện sự quá nhiệt tình của mình và không muốn lên tiếng hoặc chỉ giao tiếp ở mức một nửa khả năng của bạn. Thật may mắn, chiến lược này hiếm khi phát huy tác dụng trong những tình huống xã hội đơn thuần. Rất sôi nổi khi bạn gặp gỡ những người bạn mới đầy tiềm năng và tỏ lòng biết ơn khi bạn không phải chơi những trò chơi vớ vẩn. Một vài sinh viên trong nhóm nghiên cứu của tôi đã nói với tôi là họ cảm thấy sợ hãi khi gặp gỡ và chào hỏi mọi người trong một sự kiện chuyên ngành cấp cao hoặc một sự kiện xã hội. Mẹo sau đây không chắc chắn lắm khi áp dụng trong cuộc gặp gỡ với mọi người. Nhưng hãy giữ mẹo đó trong bao đựng kiếm của bạn để có thể rút ra khi gặp phải những tình huống tương tự. Bí quyết chào hỏi những người có danh tiếng Trong hoạt động hàng ngày: Một người nào đó nói với bạn, “Tôi muốn bạn gặp ông này ông nọ.” Hầu hết chúng ta đều đáp lại “Xin chào,” “Chào ông” hoặc tương tự. Một số người thân thuộc thì thích “Ồ, chào công tử” hoặc “zô”. Tôi không muốn quy về một từ. Bất kể từ nào không phải là cách chào hỏi thông thường đều nghe có vẻ kiêu căng, thậm chí có vẻ học đòi. Nhưng Mẹo nhỏ #16 là để tạo sự giao tiếp ngay với người có cấp bậc cao trong nấc thang nghề nghiệp hoặc xã hội. (Mẹo này cũng áp dụng với những người hay vênh váo ở bất kỳ nơi nào mà bạn gặp họ.) Bí quyết thể hiện là người có văn hóa Ngày nay, hiếm khi bạn nghe thấy người ta nói cả câu trọn vẹn khi gặp một ai đó. Bạn sẽ chỉ nghe được một phần của câu, chẳng hạn như “vui mừng được gặp anh,” hoặc “Rất hân hạnh được gặp anh.” Cách diễn đạt như vậy sẽ không đạt yêu cầu của bài kiểm tra ngữ pháp trong các trường học. Giáo viên của bạn sẽ chỉ một tay vào mặt bạn và hỏi, “Đâu là chủ ngữ? Đâu là động từ?”. Để tạo được ấn tượng tốt trong những cuộc gặp gỡ quan trọng, hãy sử dụng câu gồm chủ ngữ, bổ ngữ và có thể cả tính từ hoặc giới từ. Đối với những người mở đầu trước, hãy cố gắng nói “Tôi vui mừng được gặp anh.” Khi bạn cảm thấy thoải mái với người đó, hãy nâng câu đó thành: “Tôi rất vui mừng được gặp anh.” “Thật vinh dự khi được gặp anh” cũng được coi là một câu đầy đủ, mặc dù Emily Post sẽ can thiệp một cách có văn hóa vào từ “vinh dự”. Nói về Emily, đây là một lĩnh vực đầy kiểu cách, nhưng không quăng nó đi được. Nó sẽ giữ cho bạn không bị chìm xung quanh giới thượng lưu. Nếu một quý bà nói, “Anh có khỏe không? “ thì đó không phải là một câu hỏi! Bạn sẽ cảm thấy ngượng nếu bạn trả lời thực, “ Tôi khỏe”. Tính kiêu ngạo của cô ấy sẽ bộc lộ ra. Bạn chỉ cần nói lại những câu tương tự với cùng giọng điệu, “Bà có khỏe không.” (Chứ không cần phải nhấn mạnh, “BÀ có khỏe không?”). Hãy thử làm xem. MẸO NHỎ #16 Chào hỏi bằng một câu đầy đủ Khi gặp những người có địa vị nghề nghiệp hoặc xã hội cao, hãy thận trọng trong cách cư xử và phép lịch sự của bạn. Trong ngữ cảnh này, cách cư xử và phép lịch sự đó có nghĩa là những dấu chấm câu và dấu hỏi. Hãy dùng đúng các dấu trên trong một câu hoàn chỉnh gồm danh từ và động từ. Có thể chọn thêm tính từ. Tôi nhắc lại, tôi không yêu cầu bạn nói câu cú hoàn hảo và đúng nghi lễ của Emily Post khi gặp những người bạn mới thông thường. Hãy nhớ là Emily đã mất năm 1960, và nhiều ý kiến gợi ý mà bà đưa ra rất có thể hoàn toàn không phù hợp với thời đại bây giờ nữa. Hãy tỏa sáng hơn bằng hành động của bạn Hàng ngày trước mỗi buổi chiều, bạn nghe thấy những câu chào như “Chào buổi sáng” ở phòng làm việc, hàng xóm xung quanh hoặc ở phòng tập thể dục. Giả sử bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau và tự nói với mình “Hôm nay mình thích được mọi người đánh giá lên một hoặc hai bậc”. Một công việc dễ dàng. Để có vẻ thông minh hơn, chuyên nghiệp hơn và có văn hóa, đơn giản chỉ cần phát âm đầy đủ ba từ “Chào buổi sáng”, “Chào buổi tối.” Đó là một phương cách không đòi hỏi trí thông minh. À, giá mà tất cả những phương cách gây ấn tượng hàng đầu đều có thể đơn giản như vậy! Bí quyết gặp được người mà bạn cần gặp Tôi phải ghi Mẹo nhỏ này dưới tiêu đề là “Hiển nhiên không được chú ý.” Bạn sẽ nghĩ mọi người sẽ thực hiện mẹo đó bất kể khi nào họ bước vào phòng đông người. Nhưng trong nhiều năm diễn thuyết, hiếm khi tôi để ý ai thực hiện một cách có ý thức Mẹo nhỏ #17. Bạn bè thường ngồi cùng nhau trong một cuộc hội thảo, vì vậy ở đây tôi chỉ đề cập đến những đại biểu tham dự một mình. Nếu người đầu tiên đến, chẳng hạn ngồi đằng sau phía bên phải phòng, người tiếp theo sẽ ngồi đằng trước phía bên trái phòng. Người kế nữa sẽ ngồi ở đằng sau phía bên trái phòng, và cứ như vậy. Mỗi đại biểu tham dự cứ thế ngồi cạnh nhau cho đến khi các ghế ngồi đã kín hết. Trong khi những đại biểu tham dự một mình nghỉ giải lao giữa hội nghị, tôi thường để ý thấy một thành viên nam để mắt đến một phụ nữ đi ngang qua phòng và ngược lại. Lúc đó, nếu một trong hai người không có sự tự tin thì họ sẽ không bao giờ trò chuyện. Tuy nhiên, nếu chỉ một người lựa chọn một chiếc ghế ngồi bên cạnh người kia, thì các tia lửa sẽ được châm ngòi phát sáng. Việc này cũng giống như trong những chương trình đoàn thể, nhân viên phải biết được lợi thế khi ngồi cạnh một người quan trọng trong công ty – hoặc bất kỳ người nào khác trong tổng công ty hoặc trong ngành có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với họ. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là tôi không bao giờ nhìn thấy một đại biểu nào đi lại khoảng mười phút trước cuộc hội thảo và đứng cạnh bức tường để nhìn chỗ những người khác đang ngồi trước khi chọn một chiếc ghế cho mình. Đây là kế hoạch: hãy là người đầu tiên có mặt ở cuộc hội thảo của một ngành, một công ty hoặc một tổ chức xã hội. Tuy nhiên, đừng chọn ghế ngồi ngay. Hãy đứng ở một bên của phòng họp và để ý những người khác khi họ bước vào. Khi bạn nhìn thấy đối tượng của bạn, giả vờ nghe nhạc và dừng ngay ở hàng ghế của người đó. Ngồi nhanh xuống chiếc ghế bên cạnh ông và bà Lý tưởng. MẸO NHỎ #17 Hãy đi xung quanh phòng để biết chỗ họ ngồi trước tiên Nếu bạn đang tìm kiếm một đồng minh, hãy đến hội nghị sớm hơn và đi xung quanh các phía của phòng họp giống như một chiếc trực thăng. Sau đó, khi bạn nhận ra một nhân vật quan trọng, hãy hạ cánh nhanh chóng vào chỗ ngồi ngay bên cạnh nhân vật đó. Hãy nhớ điểm dừng của bạn bất kể bạn đang tìm kiếm cái gì. Nơi bạn ngồi có thể thay đổi điểm mấu chốt của bạn. Trong mười bảy Mẹo nhỏ đầu tiên, chúng ta đã khám phá được mọi thứ từ việc tạo sự tiếp xúc bằng ánh mắt cho đến tạo vẻ lạnh nhạt khi cần thiết. Sử dụng mười bảy Mẹo nhỏ nêu trên, mọi người sẽ có ấn tượng tốt đẹp đầu tiên về bạn. Nhưng làm cách nào để bạn giữ được ấn tượng đó mãi mãi. Hãy đọc tiếp. Bí quyết tạo được ấn tượng tốt đẹp đến phút cuối cùng Bạn đang đi tới đi lui trong phòng đợi trước khi phỏng vấn xin việc ở một ngành nghề mà bạn luôn mơ ước. Bạn nghe thấy những từ mà bạn đang mong đợi, “Bà Samuels sẽ gặp bạn ngay bây giờ.” Bạn hắng giọng, vuốt lại tóc, và lo lắng nói nhỏ với cô lễ tân “Cảm ơn cô”. Nhìn bạn căng thẳng giống như một con gà tây tháng Mười một. Giây phút bạn bước qua ngưỡng cửa, bà Samuels mỉm cười, đứng dậy và đi vòng qua chiếc bàn làm việc lớn của bà để tiến lại phía bạn và giơ tay ra. Bà nói, “Hân hạnh chào đón bạn. Mời bạn ngồi.” Ngồi lại vào chiếc bàn làm việc của mình, bà ấy nói, “Tôi đã đọc sơ yếu lý lịch của bạn và rất mong được gặp bạn.” Ôi! Sự tự tin của bạn đã được nâng lên. Bạn nói chuyện một cách thân thiện. Bạn trả lời chính xác những câu hỏi của bà ấy. Người phụ nữ quyền lực rõ ràng đầy ấn tượng. Lúc này bạn thực sự cảm thấy mình đang bay bổng trên cao. Nhưng khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bà ấy cũng mỉm cười như vậy. Thay vì đứng dậy tiễn bạn ra cửa, bà sắp xếp lại giấy tờ. Với cách thể hiện tự nhiên và không tiếp xúc bằng ánh mắt, bà nói nhỏ nhẹ, “Cảm ơn bạn đã đến. Chào bạn.” Bạn đổ sụp xuống. Đầu óc choáng váng. Bạn đã làm điều gì không đúng ư? Ban đầu bà ấy rất nồng nhiệt nhưng bây giờ ..... không hề như vậy. Về đến nhà, bạn cảm thấy như có một sự cố gì trong người. Sau buổi hôm đó, giống như một con giun mọc lại bộ phận đã mất khi bị cắt làm đôi, bản năng sinh tồn bắt đầu thôi thúc cái tôi mãnh liệt trong người bạn. Sáng hôm sau, bạn thức dậy và cảm thấy căm ghét người đã hạ thấp cái tôi của bạn. Liệu bà Samuels có cố ý làm cho bạn cảm thấy giống như một con giun không? Tất nhiên là không. Có lẽ bà ấy có nhiều việc cần làm. Có lẽ bà ấy cần phải thực hiện một cuộc điện thoại quan trọng. Có lẽ ..... có thể hình dung .....có thể thực hiện được ....có thể .... bất kỳ điều gì. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là bà Samuels không phải là một nhân vật thông minh . Tôi đã định rõ những người có phán đoán cảm xúc là “tự nhận thức được về mình, môi trường xung quanh mình, tình huống hiện tại và những người khác. Họ cố gắng để phối hợp hài hòa cả bốn yếu tố trên.” Bà Samuels đã không có tất cả các yếu tố trên. Nhận thức về mình: Bà ấy không nhạy cảm về vai trò của mình đối với bạn. Bà Samuels không nhận ra là có lẽ bạn đã xem bà ấy như một người phụ nữ nắm hoàn toàn nghề nghiệp của bạn trong tay mình. Nhận thức về môi trường xung quanh mình: Bà ấy không cảm nhận được rằng ngồi ở chiếc bàn làm việc lớn chéo ngang với bà ấy đã khiến bạn thoái chí. Những người nhạy cảm với cảm xúc của bạn sẽ chuyển đến ngồi gần bạn để xóa đi khoảng cách giữa bạn và họ. Nhận thức được tình huống hiện tại: Tất nhiên, bà ấy biết rằng bà ấy đang phỏng vấn bạn về công việc. Nhưng đó là điểm dừng. Những người giữ chức vụ quan trọng hiểu cơ hội này của bạn có ý nghĩa như thế nào. Họ biết ý nghĩa hành động của họ và cách thể hiện của bạn. Nhận thức về người khác: Đây là điểm mà bà Samuels thực sự đánh mất. Bà ấy không hiểu hàng ngàn dấu hiệu bạn đưa ra – rằng tất cả chúng ta đã đưa ra hết các dấu hiệu – từng phút tiếp xúc. Bà ấy thậm chí không nhận thức được cả điều đã rõ ràng - lúc đầu bạn căng thẳng đến mức nào và nụ cười của bà ấy đã làm tan biến sự căng thẳng như thế nào. Bà ấy không chú ý đến niềm tự hào của bạn khi bạn trả lời những câu hỏi của bà ấy, hoặc không nhận thấy sự suy sụp của bạn trước sự chia tay thờ ơ của bà. Nếu bà Samuels có một chút phán đoán cảm xúc, bà ấy sẽ nhiệt tình như lúc ban đầu, nếu không muốn nói là phải nhiệt tình hơn nữa khi nói lời tạm biệt. Một người giữ chức vụ quan trọng phải tạo cho nhiều người có cảm giác tốt về chính họ, ngay cả khi họ không được nhận vào làm. Tại sao nhiều người quá ám ảnh với ấn tượng ban đầu chứ hiếm khi là ấn tượng cuối cùng? Bạn đã từng nghe về hiệu ứng Von Restorff? Hedwig Von Restorff là một nhà vật lý/tâm lý học người Đức đã chứng minh rằng hạng mục cuối cùng trong một danh sách có hiệu ứng lâu dài nhất. Ấn tượng cuối cùng vì vậy cũng đáng nhớ như ấn tượng đầu tiên. Những luật sư xét xử sử dụng hiệu ứng Von Restorff để quyết định thả tự do cho những kẻ giết người hay cho ngồi vào ghế điện bởi vì tòa án cho phép phạm nhân nói những lời lẽ có tác động mạnh nhất vào phút cuối . Các diễn giả đêm ngủ thường vắt tay lên trán để nghĩ ra phần kết thúc hoàn hảo cho bài diễn thuyết của họ – phần mà khán giả thường vỗ tay nhiệt liệt. Hãy làm theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm và hãy chú ý đến mức độ say mê của bạn khi bạn chỉ có một mình, chứ không phải chỉ khi bạn gặp gỡ ai. Hãy nhớ rằng, đối với một tình bạn hết sức thân thiết hoặc bạn là người nổi tiếng trong nghề nghiệp, bạn phải nói “chào tạm biệt” cho phù hợp hoặc tốt hơn hết là phải nói to hơn từ “xin chào”. Vì ứng viên xin việc muốn người phỏng vấn khi kết thúc buổi phỏng vấn phải tỏ ra nhiệt tình như lúc ban đầu, thậm chí chúng ta muốn mọi người có thiện cảm với chúng ta nhiều hơn sau khi chúng ta nói chuyện với họ, nên nếu họ không tỏ ra nhiệt tình hoặc nhiệt tình hơn, chúng ta nghi ngờ là chúng ta đã làm cho họ thất vọng trong cuộc trò chuyện cuối cùng này. Nguồn gốc Mẹo nhỏ #18 Kỹ năng để lại ấn tượng tốt đẹp cuối cùng đã đâm hoa kết trái từ một hạt nhỏ – điều khiến tôi khó chịu giống như nó bị mắc vào răng của tôi. Bất kể khi nào tôi đi công tác, anh bạn quý mến của tôi, Phil Perry, và tôi thường nói chuyện qua điện thoại. Tôi gọi cho anh ấy khi tôi đang trên đường đi và rất thích lời chào của anh ta, “ChàoLeil! Thật tuyệt khi được nghe giọng của bạn. Bạn có khỏe không? Chuyến đi của bạn thế nào?” Rất niềm nở. Rất nhiệt tình. Rất thân mật. Tuy nhiên, khi chúng tôi chuẩn bị gác máy, sự nhiệt tình của anh ta đột nhiên giảm bớt. Anh ta khẽ nói “tạm biệt” một cách nhanh chóng. Nhấn bàn phím. Phil Perry chỉ kịp nói, “Thôi nhé!”. Giống như bà Samuels, anh ta không hiểu giá trị của việc đó. Cả hai đều không hiểu một câu chào hỏi vui vẻ và một lời tạm biệt lạnh nhạt có tác động đến người khác thế nào. Vô tình, họ đã làm bạn thất vọng. Diễn đạt bằng lời cảm giác sung sướng của bạn thì tốt hơn. Đừng để mất cơ hội. Hãy rèn luyện một số kỹ năng làm bạn sôi nổi hơn khi nói lời tạm biệt trước khi kết thúc cuộc trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc bằng thư điện tử (chúng tôi sẽ nói về hình thức này trong Phần 9). Và đừng quên sử dụng tên của họ mỗi lần. Đây là một số ví dụ: Nói lời tạm biệt sau khi gặp và nói chuyện với một ai đó: “Tôi rất thích được gặp bạn, Marisol!” “Gial, tôi vui mừng là Joshua đã giới thiệu chúng ta!” Bây giờ bạn gặp một người bạn hoặc một người quen trên đường phố hoặc tại một bữa tiệc: “Tôi rất vui mừng khi chúng ta tình cờ gặp nhau, Renee!” “Thật tuyệt khi tình cờ gặp bạn, Brendan!” Kết thúc một cuộc họp hoặc một buổi tối với một người bạn: “Tôi rất vui khi được nói chuyện với bạn, Tania!” Khi bạn chuẩn bị gác máyđiện thoại; “Gabriella, thật tuyệt khi được nói chuyện với bạn! Tôi rất mừng là chuyến đi của bạn tốt đẹp và rất mong gặp lại bạn khi bạn trở về.” Bất ngờ, Phil nói lời “tạm biệt” với tôi rất to kể từ khi tôi cho anh ta xem chương đã sử dụng tên anh. MẸO NHỎ #18 Hãy nói lời “tạm biệt” to như khi bạn nói lời “chào” Lần sau bạn gặp một người nào đó, hãy chú ý là phải thật sôi nổi khi bạn nói lời chào. Sau đó, khi đã đến lúc phải nói lời tạm biết, hãy nâng mức sôi nổi của bạn cao hơn nữa. Nếu phù hợp, hãy nói với người đó về sự vui mừng của bạn. Một câu nói tạm biệt sinh động giống như nụ hôn nồng ấm vào cuối đêm. Một câu nói tạm biệt lạnh nhạt, kém sôi nổi nghe giống như hành động khước từ nụ hôn đó. 3. Mười hai mẹo nhỏ Thể hiện tài ăn nói đặc biệt Bí quyết duy trì cuộc trò chuyện sôi nổi với những người bạn vừa gặp Những người có tài ăn nói có thể chào hỏi người lạ và tán gẫu với bất kỳ ai. Họ có khả năng đáng chú ý nhất là có thể giao tiếp nhanh chóng với hàng chục người mà tất cả chúng ta gặp thường ngày- thư ký bán hàng, nhân viên ở đại lý bán vé, người lái xe tắc xi, nhân viên tổng đài, những hành khách đi cùng thang máy và cả thế giới của người khác. Họ có thể trò chuyện sôi nổi rất lâu với những người mà họ vừa gặp một cách dễ dàng. Khi bạn đã quá thành thạo trong việc biến những người lạ này thành người quen (và những người quen cảm thấy thích trở thành bạn của bạn), bạn có thể nhận ra bạn có tài ăn nói. “Nhưng tôi sẽ nói gì với những người lạ này?” bạn hỏi. Các bác sỹ tâm lý thường có thói quen trả lời một câu hỏi bằng cách hỏi một câu hỏi khác. Vì vậy lúc này tôi đang tự đưa ra câu hỏi, và bác sỹ Lowndes sẽ làm tương tự. Câu trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn là: “Ai là đối tượng được mọi người yêu thích?” Vâng, chính bản thân họ. Bạn đã biết điều đó. Bạn tiếp tục, “Nhưng, nếu tôi không biết họ, tôi không thể nói, “Chào bạn, hãy nói cho tôi biết về bạn.” Đúng vậy. Tuy nhiên, tôi sẽ kể cho bạn nghe cách một người lạ đã khiến tôi kể về bản thân mình thế nào cho dù tôi đang trong tâm trạng khổ sở. Trong một tiếng đồng hồ, cô ấy đã biến tôi từ một người lạ thành một người bạn. Tôi sẽ biết ơn người bạn đường của tôi, Cheryl Mostrom, vì đã truyền cảm hứng cho tôi về Mẹo nhỏ kế tiếp này và bạn có thể sử dụng mẹo đó với bất kỳ người nào bạn gặp, vào bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi nào. Bí quyết để biến một người lạ ăn nói cục cằn thành một người có tài ăn nói Một ngày băng giá tháng Hai cách đây năm năm, tôi có một chuyến bay vào buổi sáng sớm từ New York đến Phoenix để diễn thuyết. Khoảng 4 giờ sáng, tôi định ném cái đồng hồ báo thức ra ngoài cửa sổ phòng ngủ. Nhưng, sợ rằng nó rơi trúng vào người qua đường, tôi quyết định không ném nữa. Không còn thời gian để ăn sáng tại sân bay, và trong những ngày này “bữa ăn ở trên máy bay” là một nghịch lý. Một đứa trẻ sơ sinh đang khóc và mẹ của bé ngồi cùng ghế với tôi, vì vậy tôi không thể ngủ được. Khi tôi nhìn thấy tiếp viên đưa cho mỗi hành khách một túi lạc nhỏ, tôi đã nghĩ đến việc ăn trộm một lọ mơ nghiền từ chiếc túi nhỏ của đứa trẻ. Chuyển chuyến bay tại sân bay Midway, tôi chạy đến cửa chuyển tiếp cách đó nửa dặm – ngồi trên máy bay được một tiếng thì máy bay cất cánh. Sau khi máy bay cất cánh, tiếp viên đưa cho tôi túi nôn thay vì những túi đậu phộng. Đến sân bay Thông thường, điều phối viên sự kiện, người mà tôi chưa gặp bao giờ ra đón tôi tại sân bay. Những người tổ chức cuộc họp thường hỏi câu xã giao, “Chuyến bay của bà thế nào?” trước khi họ tiến hành tra hỏi tôi mọi vấn đề của chương trình mà tôi đã lên kế hoạch cho họ. Lần này, Cheryl, ở công ty luật Fennemore Craig, người mà cho đến thời điểm đó vẫn chỉ là một người quen qua loa qua điện thoại, nói, “Sáng nay có lẽ bà đã phải dậy rất sớm nhỉ. Đồng hồ của bà báo thức lúc mấy giờ?” Sau đó cô ấy hỏi liệu tôi có thời gian để ăn ở sân bay hay không hoặc họ có phục vụ gì trên máy bay không. Khi chúng tôi đi ra xe ô tô, cô ấy hỏi những câu hỏi đại loại như, “Các cửa ở Chicago đều đóng khi bà chuyển máy bay à?”, “Máy bay bay êm chứ?”, “Bà có ngủ được trên máy bay không?” Cheryl hỏi những câu đó cứ như thể cô ấy đã theo dõi tôi suốt cuộc hành trình tờ mờ sáng của tôi vậy. Cô ấy đã trông thấy tôi vắt chân lên cổ để chạy qua hành lang sân bay ư? Cô ấy có thấy tôi khó chịu chỉ muốn ném đôi giầy của tôi vào nhân viên an ninh khi bắt tôi phải tháo giầy ra? Tôi sửng sốt trước những câu hỏi tinh tế của cô bởi vì cô ấy biết được ba sự việc: Tôi bay chuyến bay sớm; tôi phải chuyển tiếp máy bay ở Chicago phủ đầy tuyết; và chuyến bay bị chậm một giờ. Từ những đầu mối này, Cheryl đã đoán được tôi đã trải qua những gì và nhận thấy tôi muốn nói hết những điều trên. Cô ấy đã chứng tỏ được phán đoán cảm xúc chính xác nhất, và tôi cảm thấy muốn kết bạn ngay với cô ấy. Nếu Cheryl không hỏi những câu này trong lúc cô ấy lái xe đưa tôi đến khách sạn, hẳn trong lòng tôi sẽ vẫn còn thấy khó chịu về chuyến đi khổ sở của mình “Đúng là chuyến bay chết tiệt!” Nhưng những câu hỏi của Cheryl khiến tôi sẵn sàng trình bày toàn bộ bài diễn thuyết của mình trên ô tô cho cô ấy nghe nếu cô muốn để có được bài diễn thuyết hoàn chỉnh nhất trước hội nghị. Sau khi hiểu hơn về Cheryl, tôi ca ngợi cô ấy vì đã hiểu được những gì tôi đã trải qua trước khi tôi đến sân bay. Cô ấy nói, “Leil, đó chỉ là những điều tương tự với bản câu hỏi cô đã gửi trước cho chúng tôi”. Bản câu hỏi đó là một danh sách câu hỏi mà diễn giả gửi đến khách hàng để họ có thể hiểu về tổ chức tốt hơn trước khi diễn thuyết. Một trong những câu hỏi quan trọng là, “Trước khi diễn thuyết, người tham dự đã trải qua một ngày thế nào?” Đã năm năm trôi qua kể từ ngày đó cho đến bây giờ, tôi không còn gặp Cheryl nữa. Cô ấy sống cách đây hai nghìn dặm. Nhưng chúng tôi vẫn là những người bạn thăm hỏi nhau qua điện thoại và qua thư điện tử. Kỹ năng hiệu quả để có cuộc trò chuyện tuyệt vời Mẹo nhỏ #19 dựa trên hiện tượng không thể bác bỏ trong tự nhiên: Bất kỳ thứ gì nhìn gần thì to lớn hơn khi nhìn từ xa. Điều này đúng đối với kinh nghiệm và sự vật. Chẳng hạn, tôi không cảm thấy những câu hỏi của Cheryl về chiếc đồng hồ báo thức của tôi hoặc nơi gần cửa sân bay là một cuộc trò chuyện vặt vãnh. Không hề nhỏ chút nào. Những phiền toái đó vẫn là vấn đề lớn đối với tôi, tôi muốn nói những phiền toái đó ra cho mọi người biết. Đây là kỹ năng để mở đầu cuộc trò chuyện thú vị-ít nhất thú vị với người khác. Khi bạn gặp một người nào đó lần đầu, bạn chẳng biết gì về anh ta. Tuy nhiên, chỉ cố gắng một chút, bạn có thể phát hiện được những sự việc thông thường về một ngày của anh ta. Việc này đơn giản giống như hỏi một ai đó ở bữa tiệc về nơi anh ta sống. Nếu anh ta sống ở một nơi xa, hãy hỏi là anh ta lái xe mất bao lâu. Hãy hỏi những câu đại loại như, “Có bị tắc đường không?”, “Bạn đi trên đường quốc lộ hay đường làng?”, “Tốc độ tối đa khi đi trên những con đường đó là bao nhiêu?” Bạn thấy những câu hỏi trên có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đối với anh ta thì đây không phải là cuộc trò chuyện “nhỏ”. Tại sao? Bởi vì những điều vụn vặt đó vẫn là tấm kính che đậy trí tuệ của anh ấy. Càng hỏi về những sự việc mới xảy ra gần lúc hỏi, chúng càng trở nên quan trọng hơn so với mức thực tế. Hỏi về tình trạng giao thông và giới hạn tốc độ ngày hôm sau dường như không quan trọng, thậm chí là hơi khác thường. Nhưng, lúc này, đối với anh ta lại là một cuộc trò chuyện phù hợp. Những câu hỏi về công việc một người đã làm cách đây vài giờ chỉ là để mở đầu cuộc trò chuyện. Ngay sau đó mọi việc diễn ra tự nhiên và hết chủ đề này đến chủ đề khác. Hãy gieo bất kỳ hạt thông tin nào bạn lượm được. Nếu bạn trồng và chăm sóc nó, bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng khi nó mọc rất nhanh thành một cuộc thảo luận sôi nổi. Mẹo nhỏ này cũng có tác dụng tuyệt vời với bạn bè Đó là ngày thứ Tư. Bạn của bạn biết cô ấy ngủ dậy lúc mấy giờ. Cô ấy đã phải đương đầu với những công việc gì. Cô ấy ăn trưa ở đâu, cô ấy ăn gì và ăn cùng với ai – và rất nhiều chuyện vớ vẩn khác dễ quên. Đối với bạn hoặc bất kỳ người bạn nào khác của cô ấy, những việc trên chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, chúng lại đóng một vai trò quan trọng trong ngày thứ Tư của cô ấy. Tối hôm đó, cô ấy thích nói về những công việc trên. Thứ Năm, cô ấy quên những công việc vụn vặt của ngày thứ Tư, vì vậy hỏi khi đó sẽ chỉ là ngớ ngẩn. Đối với một cuộc trò chuyện thú vị, hãy bắt chuyện tầm phào với một ai đó khi câu chuyện đang sôi nổi! Tuy nhiên, Mẹo nhỏ #19 không chỉ tạo ra một cuộc trò chuyện. Vì bạn tốt là những người duy nhất nói những câu chuyện tầm phào với nhau. Nói về những công việc vụn vặn với một người mới quen tạo nên dấu ấn như thể hai người đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu. Ngay sau khi tôi phát hiện Mẹo nhỏ này có tác dụng tốt với người quen và bạn bè, tôi quyết định tìm hiểu xem liệu mẹo đó có tác dụng với những người bạn thường gặp, như một thành viên trong gia đình hoặc một người nào đó sống cùng với bạn hay không. Giá bất động sản lên cao ở thành phố New York buộc tôi phải sống trong điều kiện bất thường, vì vậy tôi phải sống cùng với một anh bạn (Phil Perry). (Tôi gọi anh ta là “anh bạn cùng phòng lý tưởng.” Anh ta nói chúng tôi là “những người bạn không vụ lợi” hoặc những điều tương tự như vậy.) Phil thích dạo bộ quanh thành phố vào các sáng Chủ nhật. Khi anh ta đi dạo về, tôi hỏi anh ta hàng chục điều vớ vẩn, bất kể điều gì tôi nghĩ ra. “Này Phil, hôm nay bao nhiêu độ nhỉ?”, “Anh thấy có nhiều người ngoài phố không hay vắng vẻ?”, “Nhiều cửa hiệu mở cửa chưa?”, “Anh có dừng lại ăn sáng không?”, “Ăn ở đâu?”, “Ăn gì?” Anh ta chẳng thấy câu hỏi của tôi kỳ lạ chút nào. Anh ấy thích nói về cuộc dạo bộ vừa xong của mình – thích đến nỗi tôi khó có thể thay đổi chủ đề khác. MẸO NHỎ #19 Hãy hỏi mọi người về công việc họ làm cách đó vài giờ Để bắt chuyện với một người mới quen (hoặc một người bạn cũ) hãy hỏi về một ngày của cô ấy, tốt hơn là nên hỏi về những việc cô ấy làm cách đây năm hoặc sáu tiếng. Hãy nghĩ ra càng nhiều chi tiết càng tốt và hỏi về chúng. Cô ấy thích vẻ không tự nhiên của bạn vì cô ấy là người có kinh nghiệm. Mỗi câu hỏi chi tiết đều có vòng đời ngắn, vì vậy hãy sử dụng câu hỏi đó khi nó còn nóng hổi. Công thức thì đơn giản, nhưng lợi ích của cuộc trò chuyện thì thật to lớn. Bí quyết kết bạn với những người hoàn toàn xa lạ Tất nhiên, nếu bạn có thời gian dành cho một người nào đó sau khi hai người được giới thiệu với nhau, bạn có thể dễ dàng đặt nền tảng cho tình bạn. Tuy nhiên, trong thế giới phát triển nhanh chóng ngày nay, đó là một công việc khó khăn. Chẳng hạn, bạn có cuộc trò chuyện qua loa với một cô lễ tân làm ở tổ chức mà bạn đang đến thăm và bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cô ấy; hoặc tại một hội nghị, bạn gặp một người đàn ông làm trong ngành hỗ trợ kỹ thuật ở một công ty gần đó, nhưng bạn chỉ có một chút thời gian tiếp xúc. Biến một người quen chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn thành một người bạn quả là thách thức. Tuy nhiên, nếu bạn vạch được một kế hoạch tốt để vượt qua thử thách đó, kỹ năng sau sẽ giúp bạn hoàn thành kế hoạch. Ngay sau khi nói lời chào, hãy đưa ra một chủ đề, bất kỳ chủ đề nào mà bạn có thể đặt ra câu hỏi hợp lý. Chẳng hạn, hãy nhờ giới thiệu về nhà hàng gần đó, hướng đường lái xe, chỗ mua một vật gì đó. Hãy nhờ cô ấy gợi ý về bộ phim. Hãy nhờ anh ấy đưa ra lời khuyên là bạn nên mua cái máy tính loại gì. Hãy nghĩ ra một thứ gì đó mà bạn có thể “cần” nhiều thông tin sau này. Nhờ giới thiệu là một cách rất tốt. Bạn có thể “quên” cô ấy đã gợi ý bộ phim gì và gọi điện hỏi lại. Nếu bạn làm theo lời giới thiệu của anh ta về máy tính, thì việc liên lạc lại với anh ta để hỏi xem bạn nên mua nó ở đâu quả là hợp lý. Hãy tìm một lý do phù hợp để liên hệ với “người lạ trước đó” lần thứ ba. Sau khi xem bộ phim hoặc mua máy tính xong, hãy gọi để nói lời “cảm ơn” vì những lời khuyên tuyệt vời. Trong trường hợp của cô lễ tân, bạn có thể đứng lại để nói lời cảm ơn trực tiếp với cô ấy. Bí quyết là hãy tiếp tục liên lạc. Họ sẽ coi bạn từ một người xa lạ thành một người quen. Lúc này bạn có vị thế tốt hơn để kết bạn với anh ấy hoặc cô ấy. MẸO NHỎ #20 Hãy sẵn sàng liên hệ lại lần thứ hai Gọi cho người quen của bạn nói về một chủ đề có thể đặt được câu hỏi tiếp theo hợp lý. Sau đó liên hệ lại với cô ấy để tìm hiểu thêm thông tin. Miễn là thông tin đó liên quan đến những gì bạn đang nói, liên hệ lại lần thứ hai – hoặc lần thứ ba thì cũng chẳng có gì là kỳ lạ. Lúc này bạn đang trên con đường tiến gần đến tình bạn. Bước tiếp theo Nếu bạn muốn kết hợp tình bạn để cùng nhau làm mọi việc, hãy trò chuyện hai hoặc ba lần để gợi cho người quen của bạn nói về những sở thích của anh ta. Sau đó tìm một tình huống có thể nảy sinh lời mời. Anh ấy có thích đi đến rạp hát không? Thức ăn Ấn Độ? Phim kinh dị? Sau vài cuộc trò chuyện ngắn qua điện thoại, lời mời của bạn dường như có vẻ hợp lý. Tốt hơn hết là những hoạt động liên quan đến cuộc trò chuyện đầu tiên của bạn. Cô lễ tân đã nói cho bạn biết là cô ấy thích xem phim chưa? Bạn hãy nắm bắt cơ hội khi cơ hội đó mở ra trước mắt bạn. Chuyên viên giới thiệu chiếc máy tính cho bạn sẽ rất vui nếu bạn “chỉ vô tình” có hai chiếc vé đến một triển lãm kỹ thuật được trưng bày ở thành phố. Tất nhiên, tôi không tập trung vào việc hẹn hò ở đây. Có vô số những sự kiện khác mà tôi đã đề cập đầy đủ trong cuốn sách của tôi Bí quyết để mọi người yêu bạn liên quan đến việc tạo dựng kiểu quan hệ đặc biệt đó. Hiện chúng ta chủ yếu nói về tình bạn. Mẹo nhỏ hài hước để biến một người lạ trở thành người quen Noah Webster (một nhà soạn từ điển) chưa bao giờ bắt gặp một từ thông thường mà trên thực tế mọi người sống trong thế kỷ hai mươi mốt đều biết - ít nhất là những người ở phía Đông bắc Hoa Kỳ. Nó bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức được phát triển ở thế kỷ thứ X. Bạn muốn biết ư? Từ đó là schtick (đôi khi đánh vần là stich, sticth, stitch, và nhiều cách khác nữa, tùy thuộc vào nguồn gốc địa lý và tôn giáo của người sử dụng). Schtick được định nghĩa là “một chút mưu mẹo trong kinh doanh, thường được sử dụng bởi những người thực hiện công việc kinh doanh.” Tôi không nói về schtick của Bác Charlie trong việc xoay tròn một cái đĩa trên đầu ngón tay hoặc kéo một khu phố bằng một cái tai. Tôi muốn nói đến từ schtick được nói ra một cách khéo léo và hấp dẫn khiến mọi người cười, đem lại cho họ cảm giác thích thú muốn bắt chuyện ngay với bạn. Hàng ngày, chúng ta gặp nhiều người trong ngành dịch vụ, chẳng hạn như thu ngân ở một quán cà phê bạn thích hoặc nhân viên đứng quầy ở Taco Bell. Những nhân viên phục vụ trong ngành dịch vụ công cộng làm việc suốt cả ngày thường cảm thấy không có tên tuổi. Đây là bí quyết để một ngày làm việc của họ trở nên tươi sáng hơn và đồng thời rèn luyện cách ăn nói lưu loát hơn: hãy đặt cho mọi người một cái tên theo chức danh. Tên đó tương tự như tên hiệu, nhưng bạn đặt cái tên đó sau khi đã tiếp xúc một cách thoải mái với người đó. Hoặc tên đó có thể chỉ là tên hiệu mang tính chất xu nịnh. Hãy nói bạn biết từ “đẹp” trong tiếng Ý là bella. Nhân viên thu ngân ở quán cà phê bạn đến thường là người Mĩ gốc Ý. Bạn có thể khởi động một ngày bằng cách chào “Ciao, bella” (Chào cô em xinh đẹp) vào buổi sáng. Tại Taco Bell, bạn thường đặt nửa pound thịt bò kèm nước sốt đậu và khoai tây. Một lần, một nhân viên ở quầy thu ngân bắt đầu chỉnh trang lại khi bạn nhìn anh ta. Bạn định đặt tên cho anh ta là “Kreskin” – người đoán được ý nghĩ của người khác. Tôi cũng từng đặt biệt hiệu cho cô lễ tân ở phòng khám bác sĩ. Một lần, tôi bị đau cổ dữ dội, một cơn đau thực sự, chứ không phải kiểu đau thông thường do va chạm. Tôi gọi đến phòng khám và yêu cầu nói chuyện với bác sỹ Carter. Cô lễ tân tên là Camille Mazziotti trả lời điện thoại. Trong khi nghe tôi mô tả cơn đau, cô ấy hỏi tôi những câu hỏi có vẻ hiểu biết về y học. Rồi cô ấy nói, “Thưa bà Leil, bác sỹ sẽ gọi lại cho bà. Nhưng hiện giờ bác sỹ đang có bệnh nhân, và tôi biết bác sỹ sẽ nói cho bà biết bệnh gì. Tôi có thể nói cho bà được không?” “Được chứ, Camille.” Rồi tôi làm theo lời khuyên của cô ấy, và tôi không cảm thấy đau nữa. Chúng tôi đã có một mối quan hệ hết sức tốt đẹp. Điều đó bắt nguồn từ đâu? Mỗi lần nói chuyện với Camille, tôi đều gọi cô ấy là “Bác sỹ Camille.” Tôi biết cô ấy rất thích được “thăng chức”, và tôi đã làm cho cô ấy vui. Với thế giới này bạn là hạt cát nhưng với ai đó bạn là cả thế giới Vì hầu hết Mẹo nhỏ trong cuốn sách này đều nhằm nâng cao lòng tự trọng của mọi người, nên hẳn cuốn sách này cũng có điều gì đó thú vị đối với bạn. Trở lại quán cà phê. Ôi trời, hôm nay bạn quên ví ở nhà? “Cô thu ngân xinh đẹp” sẽ không nhất quyết đòi bạn phải trả tiền ngay (có lẽ không bao giờ chuyện đó xảy ra). Darn, hôm nay tại Taco Bell đông bất thường. Ồ, “Kreskin” có thể làm trò ảo thuật ở đây. Anh ta sẽ phục vụ món ăn bạn yêu cầu ngay sau khi bạn bước vào cửa. Đột nhiên, “Bác sỹ Camille” luôn tìm ra cách để tôi xen vào được lịch khám kín mít của người bác sĩ. Những người bạn của bạn thì sao? Không chỉ người Anh rất thích tước vị. Ai cũng thích tước vị. Anh bạn Patrick của bạn đã dạy bạn điều gì? Hãy gọi anh ta là “Giáo sư Patrick.” Cô bạn Stefanie của bạn có hay giúp đỡ mọi người? Hãy gọi cô ấy là “Thánh Stefanie.” Tùy thuộc vào năng lực, anh bạn thân của bạn, John, có thể là “sếp John, “Cha John,” “Hoàng tử John,” “Thầy John,” hoặc “Thuyền trưởng John.” Cô bạn Linda của bạn có thể là “Tiểu thư Linda,” “Trung úy Linda,” “Chị gái Linda,” hoặc “Công nương Linda.” Có lẽ, những tước vị danh giá chỉ hạn chế cho những người bạn yêu quý mà thôi. MẸO NHỎ #21 Hãy đặt cho mọi người một tên theo chức danh Nếu bạn nghĩ ai đó thích tên theo chức danh, hãy đặt cho anh ta một cái tên hiệu để tăng bốc anh ta. Điều này sẽ tạo cho bạn ấn tượng khó quên và ít nhất làm cho cả hai đều cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, có một quy tắc cơ bản là cái tên phải nâng cao lòng tự trọng của người đó. Bí quyết để không ngần ngại khi bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện Một người hàng xóm thường gửi cô con gái mười hai tuổi sang nhà tôi khi cô ấy ra ngoài để làm hàng triệu những việc lẽ ra một người mẹ không phải làm. Kelly là một cô bé xinh xắn, nhưng cô bé ít trò chuyện với các bạn đồng trang lứa. Một buổi chiều, cô bé than phiền với tôi về một bữa tiệc sinh nhật của các bạn gái mà cô bé phải tham dự. “Tại sao cháu không muốn đi, Kelly?” “Cháu không biết. Cháu muốn nói là cháu thích đi, nhưng cháu chẳng biết nói gì cả.” “Ôi, thế cháu nghĩ là các bạn cháu sẽ nói về cái gì?” “Cháu không biết”. “Có chuyện gì ở trường mà mình nói được không, Kelly nhỉ? Cháu thử cố nghĩ xem.” “Dạ, nhà trường nói là họ sẽ ghép các bạn nam và các bạn nữ vào cùng một lớp thể dục chứ không tách riêng ra như hiện nay.” “Thế cháu cảm thấy thế nào, Kelly?” “Cháu không nghĩ đó là một ý kiến hay.” “Tại sao không?” “Dạ, các bạn nam giỏi các môn thể thao hơn chúng cháu, và cháu không nghĩ sẽ công bằng khi chúng cháu phải chơi với các bạn ấy.” “Cháu còn lý do nào nữa không?” tôi hỏi cô bé. “Dạ. Cháu rất thích một bạn trai ạ. Cháu không muốn bạn ấy nhìn thấy cháu mặc trang phục thể thao bó sát. Chân cháu gầy lắm.” “Hoan hô! Cháu đã tìm được nhiều điều để nói rồi đấy”. Tuần sau, tôi hỏi Kelly xem cô bé có thích dự sinh nhật không. Cô bé nói cô đã tự giới thiệu trước các bạn trong lớp và dành mười phút sau đó kể cho tôi nghe về cuộc trò chuyện tuyệt vời với các bạn về “ý kiến của cả lớp về bộ đồ thể thao bó sát”. Tôi mỉm cười, thầm khen ngợi, bởi vì tôi đã làm cho Kelly tỏ rõ quan điểm của mình sớm hơn dự định. Hãy trở thành người có lập trường vững vàng! Nhiều người nghĩ chỉ cần biết những sự kiện hoặc sự việc đang diễn ra là đủ để có thể duy trì được cuộc trò chuyện. Nhưng cuộc nói chuyện đó không thú vị! Cuộc nói chuyện không phải chỉ đưa ra tin tức như một bản tin trên đài. Bạn phải đưa ra ý kiến về mỗi vấn đề để tỏ rõ quan điểm của mình và làm cho ý kiến đó trở nên thú vị. Bạn đã từng nghe báo cáo chưa? Đó là bài viết trình bày quan điểm về một vấn đề. Các chính trị gia rất sợ nói mà không có quan điểm. Đừng đợi cho đến khi một chủ đề cụ thể nào đó xuất hiện và bạn không kịp đưa ra ý kiến của mình. Khi bạn đang nghĩ về những điều bạn muốn nói, họ đã xì xào về một điều gì khác. Trước khi nói chuyện với mọi người, hãy đọc những bài viết trên trang nhất tờ báo phát hành ngày hôm nay. Nghĩ về một bộ phim nổi tiếng hay một chương trình ti vi bạn đã xem. Nhóm của bạn thích nói chuyện về típ người nào? Các nhân vật thể thao? Ngôi sao điện ảnh? Chính trị gia? Hãy tự hỏi cảm nhận của bạn về mỗi vấn đề hoặc mỗi người đó. “Viết” ra quan điểm riêng của bạn. MẸO NHỎ #22 Nghĩ một chủ đề và đưa ra quan điểm Chúng ta thường làm như vậy trước một cuộc họp về công việc, vậy tại sao lại không áp dụng với những cuộc hội họp mang tính xã hội. Hãy liệt kê những chủ đề mọi người có thể đưa ra thảo luận. Hãy tưởng tượng một người phỏng vấn trên ti vi đang hỏi bạn trước hàng triệu người xem, “Nào, hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn về cái này cái kia.”. Hãy làm cả nước kinh ngạc trước những hiểu biết khôn ngoan của bạn. Một lợi thế nữa để đưa ra quan điểm của bạn là khi tập trung vào một sự kiện hiện tại, bạn sẽ thấy mình trở nên đam mê chính sự kiện đó. Vì vậy, bạn sẽ có cảm hứng để bắt đầu cuộc trò chuyện. Tất nhiên thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào tài ăn nói của bạn. Trong những cuộc trò chuyện nhanh chóng, thật khó để xen vào một lời. Những người có tài ăn nói sẽ nói thật nhanh theo dòng câu chuyện nhưng vẫn tìm cách giải thích cặn kẽ vấn đề họ đưa ra. Mẹo nhỏ tiếp theo dạy cách thực hiện điều đó. Bí quyết giải thích cặn kẽ vấn đề bạn đưa ra khi bạn liên tục bị ngắt lời Cách đây vài năm, cứ đi bộ qua thành phố là bạn nhìn thấy khuôn mặt của Angelia Jolie, Brad Pitt và Jennifer Aniston- hoặc của cả ba – trên các quầy sách báo. (Những người khôn ngoan không muốn tranh cãi bàn tán nhiều đủ biết rằng Pitt đã bỏ Aniston để đến với Jolie). Nhưng mặc cho các phương tiện thông tin rùm beng, tôi cùng với nhóm bạn vẫn thích thảo luận về tình yêu tay ba. Lúc đó, cả thế giới hy vọng Aniston và Pitt sẽ vẫn ở bên nhau. Nhưng khi những suy đoán không phải như vậy, trên thực tế họ đã ly hôn, cuộc thảo luận lại được hâm nóng. Mọi người ngắt lời nhau. Thế nhưng chẳng ai để ý, vì chúng tôi đang hưởng ứng một cuộc trao đổi ý kiến nhanh chóng và vui vẻ với các bạn của mình. Một người phụ nữ tên Petra là thành viên mới của nhóm nói, “Jennifer nên có ....” Nhưng một ai đó lại đưa ra ý kiến khi Petra chưa nói xong. Khi bị ngắt lời lần đầu tiên, Petra đã nói lại lần thứ hai với những từ tương tự, “Jennifer nên có...” Một lần nữa, cô ấy lại không thể nói hết lời. Sau khoảng một phút, cô ấy cố gắng nói lại lần thứ ba, “Jennifer nên có....” Nghe từng lời lặp lại chính xác của cô ấy lần thứ ba làm chúng tôi cảm thấy bối rối vì chúng tôi đã ngắt lời cô ấy. Việc đó chứng tỏ với mọi người là Petra không theo kịp câu chuyện và chỉ muốn nói về một điều cô ấy đã cố gắng trước đó. Nhận thức đó làm cho cuộc thảo luận bị dừng lại khi mọi người ngoảnh về phía Petra một cách lịch sự để tạo cơ hội cho cô ấy nói hết câu. Quan điểm về một vấn đề của Petra tinh khiết như cục đá – mặc dù, phải thừa nhận là, đây không phải là một buổi tối mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có sự quan sát tinh tế. Khi cô ấy nói hết lời, mọi người chờ đợi một cách lịch sự để xem liệu cô ấy muốn nói tiếp không cho đến khi họ thực sự bắt được những ý kiến sống động với ngữ điệu bình thường. Cách Petre tham gia câu chuyện không khéo léo chút nào. Bởi mỗi lần cô ấy đưa ra quan điểm của mình theo cùng một cách, cả nhóm đã nghĩ, đúng là cô ấy bị ám ảnh với một quan điểm của mình. Hơn nữa, cô ấy làm cho mọi người cảm thấy có lỗi vì đã ngắt lời cô ấy. Điều quan trọng là, lần nào Petra cũng sử dụng cùng một cụm từ khiến cho cuộc trao đổi ý kiến sôi nổi bị gián đoạn. Xin đừng hiểu lầm. Mẹo nhỏ này không biện minh cho những người hay ngắt lời. Đó là sự thiếu tôn trọng, bất lịch sự và khó chịu. Những người có duyên nói chuyện hiểu rõ cách nói chuyện, giống như âm nhạc, có những nhịp điệu khác nhau. Có sự khác nhau lớn giữa cuộc trò chuyện từ tốn, trầm tĩnh và cuộc thảo luận nhanh chóng và sôi nổi. Buổi tối đặc biệt này, việc ngắt lời không phải là một lỗi nghiêm trọng như trong một cuộc hội thoại bình thường. Làm cách nào Petra có thể giải thích cặn kẽ về quan điểm của mình và vẫn giữ được thể diện? Sai lầm của Petra là mỗi lần đưa ra quan điểm của mình cô ấy đều sử dụng những từ giống nhau. Điều đó làm cho cô quen nói về một điều hơn là theo tiếp cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, cô ấy hoàn toàn có thể khiến chúng tôi thích thú mà vẫn giải thích cặn kẽ được quan điểm của mình nếu mỗi lần xen vào câu chuyện, cô ấy mở đầu theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, lần thứ hai, có lẽ cô ấy nên mở đầu bằng những câu như thế này: “Nhiều người có ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến của tôi là Jennifer nên có....” “Tôi biết báo chí viết quá nhiều, nhưng các bạn không nghĩ là Jennifer nên có....” Cách đó, nếu cô ấy bị ngắt lời lần nữa, cả nhóm sẽ không bao giờ biết Petra sắp sửa trình bày cùng một quan điểm mà cô ấy đã đưa ra cách đó năm phút. MẸO NHỎ #23 """