" Kẻ Thù Của Ý Chí PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kẻ Thù Của Ý Chí PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo KẺ THÙ CỦA Ý CHÍ NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: 024.36246920 – Fax: 024.36246915 Chịu trách nhiệm xuất bản, nội dung: Q. Tổng Giám đốc – Q. Tổng biên tập Phùng Huy Cường Biên tập: Đinh Thị Thanh Hòa Sửa bản in: Quân Đặng Thiết kế bìa: Duy Khánh Trình bày: Vũ Lê Thư In 3.000 cuốn khổ 13x20.5 (cm) tại Công ty CP In và TM Quốc Duy. Địa chỉ: Số 9 ngách 130/1 ngõ 130 Đốc Ngữ, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội. Số xác nhận đăng kí xuất bản: 4427-2019/CXBIPH/01-207/LĐXH Quyết định xuất bản số: 677/ QĐ-NXBLĐXH cấp ngày 29/11/2019 ISBN: 978-604-65-4505-7 In xong và nộp lưu chiểu Quý I /2020 Mục lục Phần giới thiệu: Tại sao sức mạnh ý chí chẳng có tác dụng? PHẦN I: MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỊNH HÌNH CON NGƯỜI BẠN 1. Thời thế tạo anh hùng 2. Môi trường đã định hình bạn như thế nào 3. Hai loại môi trường “tập trung” PHẦN II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁCH BIỆT VỚI SỨC MẠNH Ý CHÍ 4. Thiết lập lại cuộc sống của bạn 5. Xác định khoảng không gian thiêng liêng 6. Loại bỏ mọi thứ gây mâu thuẫn với quyết định của bạn 7. Thay đổi những tùy chọn mặc định 8. Tạo nhân tố khơi gợi để ngăn việc tự hủy hoại PHẦN III: ĐƯA HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CAO VÀ THÀNH CÔNG VÀO MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN 9. Gắn “chức năng bắt buộc” vào môi trường của bạn 10. Hơn cả ý định tốt 11. Phát triển mục tiêu của bạn 12. Xoay vòng các môi trường 13. Tìm kiếm những sự hợp tác độc quyền 14. Đừng bao giờ quên bạn đến từ đâu Tổng kết: Cho dù ở đâu, bạn đều có thể thay đổi Phần giới thiệu TẠI SAO SỨC MẠNH Ý CHÍ CHẲNG CÓ TÁC DỤNG? Hãy thành thật đi nào, bạn đã từng cố gắng cải thiện cuộc sống của mình hàng triệu lần – cũng hàng triệu lần đó bạn quay trở về vạch xuất phát một cách bực bội. Bạn đã thử dùng sức mạnh ý chí để hất cẳng một thói quen xấu, nhưng rồi lại ngựa quen đường cũ. Bạn thử vạch ra mục tiêu cho năm mới, nhưng chỉ mới tháng 2, mọi thứ đã quay lại như năm trước. Bạn đặt ra những mục tiêu lớn thay đổi cuộc đời, nhưng có vẻ như không thể đạt được dù cố gắng thế nào đi nữa. Sau khi chịu đủ thất bại, thật dễ dàng để kết luận rằng bạn chính là vấn đề. Bạn chắc hẳn không có đủ các tiêu chuẩn cần thiết – sự can đảm, sức mạnh nội lực, sức mạnh ý chí. Có lẽ bạn chỉ nên yên phận sống với những gì vốn có… Nhưng nếu như đánh giá đó hoàn toàn sai? Nếu như vấn đề không hề bắt nguồn từ phía bạn? Hãy lấy ví dụ về công cuộc vật lộn để giảm cân của rất nhiều người trên thế giới này. Phần lớn dân số toàn cầu đang ngày càng trở nên nặng nề dù có bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để gầy đi. Hàng tỉ đô-la được đổ vào các trào lưu giảm cân và thẻ tập gym – và rồi để làm gì? Một số chuyên gia sức khỏe đã ước tính rằng tới năm 2025, sẽ có hơn 50% dân số trên trái đất bị thừa cân hoặc béo phì. Đáng buồn hơn, những người cố gắng nhiều nhất lại là những người vật lộn khổ sở nhất. Có vô số lời giải thích cho sự khủng hoảng toàn cầu này – ví dụ như gen di truyền, tính cách, sự thiếu hụt sức mạnh ý chí, hay những thói quen xấu, v.v.. Nhưng những điều này không phải là nguyên nhân của dịch bệnh béo phì. Sự thay đổi căn bản về môi trường sống mới là nguyên nhân. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cả thế giới tiến hành công nghiệp hóa, kéo theo việc hàng loạt người rời bỏ các nông trại để di cư lên thành phố. Thay vì làm việc bên ngoài như những người nông dân, xu hướng của gần 100 năm trở lại đây là làm việc trong nhà, phần lớn là ngồi bàn giấy. Thay vì thưởng thức những món địa phương, hầu hết mọi người đều ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, v.v.. Mặc dù Cách mạng Công nghiệp tạo nên một sự thay đổi môi trường sống to lớn, nhưng chính kỷ nguyên công nghệ thông tin (bắt đầu từ những năm 1980) đã đẩy nhanh tốc độ thay đổi tương ứng với môi trường sống toàn cầu hiện nay. Sự tiến bộ công nghệ hiện đang phát triển theo cấp số nhân, và chỉ rất ít người có thể thích nghi với những thay đổi hiện đang định hình môi trường sống của chúng ta. Hầu hết mọi người đều chịu tổn thất trước những thay đổi chóng mặt này của môi trường sống. Không được trang bị để điều chỉnh bản thân một cách đúng mực trong một thế giới mới với nhiều luật lệ mới, nhiều người bị khuất phục trước vô số thứ gây nghiện – chủ yếu là công nghệ, nhưng cũng có thể là các chất kích thích như cafein, thức ăn nhanh chứa nhiều tinh bột và đường, và cả công việc. Tất cả những nguồn cơn gây nghiện được xã hội chấp nhận này thúc đẩy lẫn nhau, đặt con người vào tình trạng căng thẳng và mất ngủ liên tục. Nói một cách đơn giản, hầu hết chúng ta đều đang ở trong chế độ sinh tồn. Nghiện một thứ gì đó đã trở thành chuẩn mực, và nếu bạn muốn kiểm soát cuộc đời mình, thì sức mạnh ý chí không nên là sự lựa chọn chiến lược. Có quá nhiều thứ trong môi trường đang chống lại chúng ta. Một chuyên gia về những thói gây nghiện, Arnold M. Washton, từng phát biểu: “Rất nhiều người nghĩ rằng điều mà tất cả những người có thói nghiện cần là sức mạnh ý chí, nhưng không gì quan trọng hơn môi trường sống.” Chìa khóa để thoát ra khỏi chế độ sinh tồn và vượt qua những thói gây nghiện trong xã hội không phải là việc dùng sức mạnh ý chí. Sức mạnh ý chí đã không còn. Nó đã biến mất ngay khi bạn thức dậy và cắm mặt vào chiếc điện thoại. Nó đã biến mất khi bạn bị nhấn chìm trong hàng ngàn sự lựa chọn. Tạo áp lực cho con đường dẫn tới thay đổi không bao giờ có tác dụng. Nó chưa bao giờ có tác dụng. Thay vào đó, bạn cần phải tạo ra và kiểm soát môi trường sống của chính bạn. SỨC MẠNH Ý CHÍ CHẲNG CÓ TÁC DỤNG Khái niệm sức mạnh ý chí, hay chính là sức mạnh dùng sự tự do ý chí để chống lại những rào cản bên ngoài hay nội tại, mới chỉ “oanh tạc” giới tâm lý học trong thời gian gần đây. Nhưng nó đã làm điều này một cách mạnh mẽ. Theo khảo sát thường niên về stress tại Mỹ của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, thiếu ý chí thường được viện dẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc không hoàn thành mục tiêu. Các nhà nghiên cứu trên toàn cầu đang tìm hiểu xem làm thế nào để con người phát triển và vượt qua được sự hao mòn sức mạnh ý chí. Thẳng thắn mà nói, sức mạnh ý chí chỉ dành cho những người chưa thực sự quyết định được mình muốn gì trong cuộc đời. Nếu bạn buộc phải dùng sức mạnh ý chí để làm một điều gì đó, rõ ràng là đang có một sự mâu thuẫn bên trong bạn. Bạn muốn ăn chiếc bánh quy, nhưng cũng muốn sống lành mạnh. Bạn muốn tập trung làm việc, nhưng cũng muốn xem video trên YouTube. Bạn muốn chơi cùng con cái, nhưng lại không thể ngừng nhìn vào điện thoại. Theo nghiên cứu về tâm lý học, sức mạnh ý chí của bạn cũng giống như cơ bắp. Nó là một nguồn lực có hạn và hao mòn sau một thời gian sử dụng. Kết quả là đến cuối những chuỗi ngày chật vật, cơ bắp mang tên sức mạnh ý chí sẽ kiệt sức, bạn sẽ trở lại với bản ngã trần trụi và không có khả năng phòng vệ – với khả năng kiểm soát bằng không trước những cơn đói về đêm và những thói quen lãng phí thời gian. Ít nhất, đó là những gì bạn được dạy. Rõ ràng là những nghiên cứu về sức mạnh ý chí có giải thích về hành vi của con người. Nhưng chỉ ở mức độ bề mặt. Có một sự thật rằng sức mạnh ý chí đòi hỏi một số điều cơ bản: • Bạn không biết mình muốn gì, và vì thế bị mâu thuẫn nội tại. • Mong muốn ( động lực) của bạn cho những mục tiêu là chưa đủ mạnh. • Bạn không đầu tư vào bản thân và ước mơ của mình. • Thực tế trái với mục tiêu của bạn. Khi bạn đã hội tụ đủ bốn nguyên lý cơ bản này, cuộc tranh luận nội tại sẽ chấm dứt. Vì vậy, tất cả mọi quyết định trong tương lai liên quan tới vấn đề này đều đã được đưa ra. Không một nghi vấn. Vậy, bạn có nghiêm túc về điều này? Hay là bạn chỉ nói vậy thôi? Bạn vẫn còn đang phân vân, hay đã có quyết định rồi? Cho tới khi đưa ra quyết định, bạn sẽ buộc phải sử dụng sức mạnh ý chí và tiếp tục tiến những bước rất nhỏ. Khi nói về việc đạt được mục tiêu, việc đưa ra một số quyết định có tính cam kết liên quan tới: • Đầu tư ngay từ đầu • Cho mọi người biết • Đặt mốc thời gian • Thiết lập một vài hình thức phản hồi/chịu trách nhiệm • Loại bỏ hoặc thay đổi tất cả mọi thứ trong môi trường sống gây cản trở cho cam kết của bạn. Thay vì chỉ dựa vào quyết tâm và sức mạnh bên trong, cam kết thực sự đồng nghĩa với việc bạn đã xây lên một số hệ thống phòng thủ xung quanh mục tiêu của mình. Điều này có nghĩa là bạn vừa tạo ra những điều kiện để khiến cho việc đạt được mục tiêu là tất yếu. Mọi thứ đều đã được đặt đúng chỗ. Lúc này đây, bạn không còn sự lựa chọn nào ngoài việc hành động theo đúng khao khát lớn nhất của mình. Vô số thứ sẽ gặp rủi ro nếu bạn không làm theo đó. BẠN CÓ THỂ KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH ĐỂ THÚC ĐẨY VÀ DUY TRÌ THÀNH CÔNG Chúng ta thích nghi với môi trường sống của chính mình. Vì vậy, một sự phát triển bản thân có chủ ý sẽ bao gồm việc kiểm soát theo mục đích và tạo ra một môi trường sống giúp định hình con người mà chúng ta muốn trở thành. Mọi thứ trên đời đều diễn ra theo một quá trình tự nhiên và hữu cơ. Chúng ta thích nghi và thay đổi dựa trên môi trường sống mà chúng ta lựa chọn. Bạn chính là bạn bởi môi trường sống của bạn. Bạn muốn thay đổi? Vậy hãy thay đổi môi trường sống của mình và dừng ngay cơn cuồng sức mạnh ý chí kia đi! Những ý tưởng này đi ngược lại với rất nhiều lời khuyên tự cải thiện bản thân, có xu hướng tập trung nhiều vào những gì bạn có thể làm, do bạn và cho chính bạn. Những lời khuyên phổ biến rộng khắp này thường tập trung vào bản thân bạn. Thực ra điều này có lý, bởi vì chúng ta đang sống trong một nền văn hóa đề cao tính cá nhân. Chúng ta được “lập trình” để phớt lờ những gì đang diễn ra và ám ảnh về chính bản thân mình. Kiến tạo môi trường sống lại là chuyện khác. Nó liên quan đến việc tạo ra những điều kiện để khiến cho thành công của bạn là tất yếu. Ví dụ, nếu muốn tập trung vào công việc, bạn cần phải gỡ bỏ tất cả những yếu tố gây nhiễu trong không gian làm việc thực cũng như không gian kỹ thuật số. Nếu muốn ăn uống lành mạnh, hãy loại bỏ tất cả những thức ăn có hại cho sức khỏe trong tủ lạnh. Nếu muốn có những đánh giá chuyên sâu và đầy tính sáng tạo, hãy rời khỏi thành phố và thư giãn trong 1-2 ngày. Nếu muốn có thêm động lực, hãy nhận lấy nhiều trách nhiệm hơn, kể cả phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn cho cả thành công lẫn thất bại. Những người tập trung nhiều vào việc thiết kế môi trường sống sẽ nhận ra rằng thế giới bên trong và bên ngoài của một người vốn không được phân biệt rạch ròi bởi những đường thẳng. Ví dụ, mặc dù các nghiên cứu tâm lý có phân biệt giữa động lực bên trong và bên ngoài, thực tế chúng có tác động qua lại lẫn nhau. Khi môi trường sống thay đổi, chẳng hạn như làm quen với những người khác, suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ thay đổi. Những thay đổi bên trong này sẽ điều chỉnh lại các giá trị và khát vọng của bạn, điều này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh môi trường bên ngoài của mình sau đó. Bởi vậy, với việc thay đổi hoàn cảnh của bản thân, bạn đang chủ động định hình nên con người mà mình muốn trở thành. Bạn thiết kế thế giới quan bằng cách chủ động định hình những dữ liệu đầu vào từ bên ngoài, ví dụ như các thông tin mà bạn tiếp nhận, những người mà bạn tiếp xúc, những nơi mà bạn tới, và các trải nghiệm mà bạn có. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều phản ứng theo quán tính và thiếu suy nghĩ với bất cứ điều gì xảy đến với họ trong môi trường, và do đó phát triển nên một thế giới quan dẫn dắt những hành động thiếu hiệu quả và thực trạng tự cho mình là nạn nhân. Điều này mang tới cho tôi một định nghĩa thật sự về “môi trường”. Theo một nghĩa hẹp, chúng ta đều có môi trường bên trong, bên ngoài và môi trường xã hội. Tuy nhiên, vì lý do giản lược, trong cuốn sách này môi trường sẽ là thứ bên ngoài chứ không phải bên trong. Lấy ví dụ, môi trường của bạn bao gồm những vật thể xung quanh, những người mà bạn có mối liên hệ, các thông tin mà bạn nhận được, thức ăn mà bạn tiêu hóa và âm nhạc mà bạn nghe. Những thứ bên ngoài đó sẽ định hình những thứ bên trong. Hãy nghĩ đơn giản hơn: thế giới quan, niềm tin và các giá trị của bạn không tới từ bên trong, mà từ bên ngoài. Nếu bạn là người da trắng lớn lên ở miền nam nước Mỹ vào những năm 1950, thế giới quan của bạn chắc hẳn sẽ được định hình từ góc độ đó. Điều tương tự cũng đúng nếu bạn lớn lên ở châu Âu trong thời kỳ Trung cổ, hay vào năm 2005 là thế hệ kỹ thuật số với quyền truy cập Internet. Những mục tiêu, niềm tin và giá trị của bạn được định hình bởi bối cảnh văn hóa mà bạn sống. Mặc dù môi trường chưa bao giờ cực đoan hay căng thẳng hơn lúc này, nó chắc chắn không phải kẻ thù của bạn. Trong văn hóa phương Tây, đặc biệt là trong phạm vi tâm lý học và sự tự hoàn thiện, môi trường thường bị phỉ báng. Có lẽ cụm từ phổ biến nhất đối với những nhóm người đó là: “Hãy là sản phẩm của những sự lựa chọn, chứ không phải của hoàn cảnh.” Ở mức độ bề mặt, điều này thực sự là một lời khuyên khá tốt. Nhưng nó cũng khờ khạo và thiếu chính xác. Vâng, cuộc đời là sản phẩm của những suy nghĩ và lựa chọn của bạn, giống như các cuốn self-help (sách tự lực) thường giải thích. Nhưng những suy nghĩ và lựa chọn đó tới từ đâu? Chúng không tự sinh ra một cách bất chợt. Bạn định hình khu vườn tâm trí bằng cách trồng vào đó những điều cụ thể từ môi trường của mình, như các cuốn sách mà bạn đọc, trải nghiệm mà bạn có và những người mà bạn tiếp xúc. Bằng cách định hình trực tiếp môi trường của mình, bạn sẽ gián tiếp định hình những suy nghĩ và hành động của bản thân. Hơn thế nữa, bạn sẽ tạo nên những hoàn cảnh cho phép những hành vi mong muốn của bạn, mà thường thì không được tùy chọn trong điều kiện hoàn cảnh thông thường. Khi định hình được môi trường của mình, bạn sẽ có sự kiểm soát tốt hơn đối với những suy nghĩ và lựa chọn của bản thân. Do đó, thay vì khiến môi trường và “hoàn cảnh” trở thành kẻ thù (giống như những lời khuyên self-help truyền thống), điều quan trọng là nhận ra rằng môi trường của bạn thực sự là con đường duy nhất mà bạn thực sự thay đổi. Thông tin mới, những mối quan hệ mới và các trải nghiệm mới là những cách mà bạn thay đổi. Bạn phải thu nhặt và gieo trồng những hạt giống chân chính cho môi trường của mình để tạo nên khu vườn cuộc sống phong phú. Vậy nên, mặc dù hầu hết môi trường quả thực sẽ định hình một phiên bản phân tâm và không hoàn thiện cho bạn, việc nỗ lực để làm vắng bóng “môi trường” hay “hoàn cảnh” không chỉ là điều bất khả thi, mà còn là ngu ngốc nếu bạn đang muốn phát triển. Môi trường của bạn có thể trở thành người bạn thân. Và bạn sẽ thấy, bạn và môi trường là một. NẾU BẠN KHÔNG ĐỊNH HÌNH MÔI TRƯỜNG, NÓ SẼ ĐỊNH HÌNH BẠN Không giống như những “đơn thuốc” thông thường dành cho sự tự hoàn thiện, ví dụ như sức mạnh ý chí và thay đổi thái độ – những điều thường đi ngược lại với môi trường tiêu cực và dễ thất bại – khi định hình môi trường một cách có chủ đích, bạn có thể tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển. Nếu chọn lựa như vậy, bạn có thể chủ động đặt bản thân vào những hoàn cảnh đòi hỏi hơn hàng chục hay hàng trăm lần những gì mà bạn có thể xử lý được. Bằng cách nào? Bạn thích nghi với môi trường mới của mình. Xử lý điêu luyện các tình huống khó nhằn và rồi cẩn trọng thích nghi với những tình huống đó là chìa khóa dẫn tới thành công. Charles Darwin đã từng nói: “Không phải loài mạnh nhất trong các loài có thể tồn tại, cũng không phải loài thông minh nhất. Mà đó chính là loài có thể thích nghi tốt nhất với sự thay đổi.” Con người là một loài có tính thích nghi cao. Ví dụ, trong cuốn Man’s Search for Meaning (Đi tìm lẽ sống), Viktor Frankl kể lại trải nghiệm trong trại tập trung Nazi, nơi ông có thể ngủ thoải mái bên cạnh chín người khác trên cùng một chiếc giường nhỏ: “Đúng, một người có thể làm quen với bất kỳ điều gì, miễn đừng hỏi chúng tôi là làm thế nào.” Bất kể cú nhảy từ môi trường này sang môi trường khác có xa đến thế nào – và như Frankl, bất kể môi trường đó tồi tệ đến thế nào – con người đều có thể và sẽ thích nghi. Thay vì thích nghi với một môi trường tiêu cực, giống như phần lớn dân số toàn cầu đang làm, bạn có thể thích nghi với bất kỳ môi trường nào mà bạn chọn. Cuốn sách này sẽ dạy bạn làm thế nào để định hình được môi trường một cách có chủ đích. Nó cũng giải thích tại sao môi trường của bạn lại định hình bạn. Vì lý do đó, mục đích chính của cuốn sách là chỉ cho bạn thấy bạn có thể đạt được sự thay đổi nhỏ hoặc toàn diện. Bạn không phải là loài cố định, độc lập và không thể thay đổi. Theo tâm lý học, lý trí học, theo cả chuẩn mực tình cảm lẫn tinh thần, bản chất của bạn cao siêu hơn nhiều so với những gì bạn tưởng là “bản chất”. Và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm với bản chất đó, vì vậy bạn có thể dẫn đường tới con người mà bạn muốn trở thành. Kết quả là, tới cuối cuốn sách này, bạn sẽ chẳng còn lời bào chữa nào nữa. Bạn sẽ không thể chỉ vào ADN, quá khứ hay bất kỳ lý do nào khác mà bạn tin là mình đã mắc kẹt vào. Thay vào đó, bạn sẽ hiểu những nguyên lý cơ bản và được trang bị những chiến lược để tạo nên môi trường mà cuối cùng sẽ định hình nên bạn. PHẦN I MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỊNH HÌNH CON NGƯỜI BẠN 1 THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG Thấu hiểu sức mạnh của môi trường xung quanh Nhà sử học Will Durant mất hơn bốn thập kỷ để nghiên cứu lịch sử thế giới và ghi lại những phát hiện của ông trong bộ kiệt tác 11 cuốn Story of Civilization (tạm dịch: Lịch sử văn minh). Durant viết về, vâng, toàn bộ lịch sử loài người. Ông nhìn vào những sự kiện vĩ đại và có tính quyết định, và quan trọng hơn, ông nghiên cứu cả những người vĩ đại nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Sau hàng ngàn giờ nghiên cứu và đọc tài liệu, Durant đã đi đến một kết luận có phần ngạc nhiên rằng, lịch sử không được tạo nên từ những người khổng lồ ấy. Nó không giống như đất sét – ai đó tới rồi đi và để lại dấu chân trên đó. Điều mà Durant đã kết luận là lịch sử không được tạo nên từ những nhân vật vĩ đại, mà là từ sự đòi hỏi của hoàn cảnh. Nói cách khác, sự cần thiết là thứ nguyên liệu duy nhất và quan trọng nhất cho công thức tạo nên sự vĩ đại – không phải sự sáng suốt của một cá nhân cụ thể hay tầm nhìn của một nhà lãnh đạo duy nhất. Điều này không hề dễ nghe đối với rất nhiều người trong chúng ta. Trong một cộng đồng, chúng ta có xu hướng bị ám ảnh về các cá thể và lờ đi ngoại cảnh xung quanh tạo nên họ. Những bộ phim tập trung làm nổi bật sự hấp dẫn và tài năng của những người thực hiện được những điều không tưởng. Chúng ta tin vào hành trình của người anh hùng. Chúng ta tự hỏi liệu tài năng của họ là thiên bẩm, hay được dạy… hay (trong nhiều trường hợp) là kết quả của những liều thuốc kích thích. Các hiệu sách phủ đầy những cuốn sách suy tôn các đặc điểm tính cách mà chúng ta cần để trở thành siêu anh hùng: sức mạnh ý chí được đề cập trước đó, sự can đảm, lòng tự trọng và tính kỷ luật, v.v. Trong văn hóa chủ nghĩa cá nhân, chúng ta thường tin rằng môi trường là tách riêng và khác biệt với con người. Rằng theo cách nào đó, chúng ta không thể bị môi trường của mình chi phối. Sự thật là bạn và môi trường của bạn là hai phần của một tổng thể. Bạn là ai và bạn làm được gì trong tình huống này thì hoàn toàn khác biệt với bạn là ai và bạn làm được gì trong một tình huống khác. Nhưng đó là cách phương Tây dùng để cô lập và tách biệt bối cảnh, dù có hay không những biến số trong phòng nghiên cứu hay trong chính chúng ta. Chúng ta rất giỏi đặt các thứ vào hộp và bỏ lỡ sự tương tác giữa chúng. Thế giới quan mang chủ nghĩa cá nhân này đã ăn rất sâu, và thực sự rất khó để chúng ta nhìn nhận theo cách khác hay thậm chí hiểu được rằng điều này có thể không phải là toàn bộ câu chuyện. Nhà tâm lý học Timothy Wilson từng nói: “Con người hành động theo tính cách cá nhân và thái độ của họ, đúng không? Họ trả lại chiếc ví bị mất vì họ thật thà, tái chế rác thải vì họ quan tâm tới môi trường, và trả 5 đô-la cho một cốc Latte caramel brulée vì họ thích những loại cà phê đắt tiền… Thường thì hành động của chúng ta được tạo thành từ những áp lực nhỏ xung quanh, nhưng chúng ta đã thất bại trong việc nhận ra những áp lực đó. Do vậy, chúng ta tin tưởng một cách mù quáng rằng hành động của mình bắt nguồn từ những phẩm chất bên trong.” Thật không may, sự thay thế phổ biến cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan lại là thuyết tiền định hoàn chỉnh, mà ở đó con người được xem là một cỗ máy tự động không có ý chí cá nhân hay cơ sở cá nhân. Điểm tranh luận của cuốn sách này là cả hai quan điểm cực đoan trên đều lệch lạc và nguy hiểm. Chắc chắn, mỗi người đều được định hình bởi môi trường của họ. Tuy nhiên, mỗi người cũng có năng lượng tuyệt vời trong việc tạo ra và kiểm soát những yếu tố môi trường mà sau cùng sẽ tạo nên chính họ. Một người đã hỏi ngược về học thuyết của Durant – ý tưởng của việc môi trường ảnh hưởng tới quá trình tạo nên sự vĩ đại: “Chẳng phải Carlisle đã khẳng định rằng có một số cá nhân, thiên tài, vĩ nhân hay người hùng là yếu tố quyết định cốt yếu trong lịch sử loài người hay sao?” Câu trả lời của Durant chính là cơ sở ủng hộ cho nền tảng của cuốn sách này: “Tôi nghĩ rằng Carlisle đã sai… thời thế tạo anh hùng chứ không phải thời thế là sản phẩm của người anh hùng. Chính yêu cầu thời đại đã mang lại những phẩm chất khác biệt cho người anh hùng… Họ đã tạo nên chức năng ứng phó với hoàn cảnh đòi hỏi phải phát huy toàn bộ năng lực tiềm tàng của bản thân… Tôi cho rằng năng lực của một người bình thường có thể tăng lên gấp bội nếu hoàn cảnh đòi hỏi.” SỨC MẠNH CỦA MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Rõ ràng đây không chỉ là sự suy đoán trong giai thoại về một sử gia. Những góc nhìn sâu sắc của Durant về việc hoàn cảnh tạo nên những gì lịch sử (và loài người) có, đã được xác nhận một cách khoa học trong thời gian gần đây. Ví dụ, hãy nhìn vào Dự án về Sự Công bằng của Cơ hội, nghiên cứu cơ bản được thực hiện bởi các chuyên gia kinh tế Harvard, giáo sư Raj Chetty và giáo sư Nathaniel Hendren. Dự án này thiết lập mối liên hệ giữa khả năng một người sẽ cải thiện tình trạng tài chính ở Mỹ. Các kết quả đều rõ ràng một cách ấn tượng và đáng kinh ngạc: khả năng cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của bạn phụ thuộc rất nhiều vào bang và thậm chí cụ thể là quận mà bạn sống. Ở một số bang, bạn có cơ hội chiến đấu để cải thiện tình trạng tài chính của mình, trong khi ở nơi khác cơ hội này rất mờ mịt, thậm chí gần như bằng không. Nguồn gốc môi trường cụ thể của bạn có tác động trực tiếp và to lớn tới phần còn lại của cuộc đời bạn, trừ phi bạn tích cực thay đổi nó. Những nghiên cứu khác cũng xác nhận câu nói được trích dẫn rộng rãi từ tác giả và diễn giả Jim Rohn rằng: “Chúng ta là trung bình cộng của năm người mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất”. Và cùng với đó, chúng ta cũng là trung bình cộng của năm người mà mỗi người bạn của chúng ta tiếp xúc nhiều nhất. Ví dụ, nếu bạn của bạn béo lên, xác suất bạn cũng trở nên nặng cân hơn trong tương lai gần sẽ gia tăng đột biến. Điều này được gọi là kết nối thứ cấp tiêu cực, và thường thì nó nguy hiểm hơn kết nối sơ cấp tiêu cực vì bạn thường không nhận ra nó. Trong một ví dụ thực tế hơn: Bạn không chỉ là những gì mà bạn ăn, mà còn là những gì bạn của bạn ăn vào. Do đó, gần đây đã có những chính sách thúc đẩy việc cung cấp cho gia súc các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và hữu cơ hơn. Môi trường của một người tạo nên mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ, từ thu nhập cho tới hệ giá trị, từ số đo thắt lưng cho tới những sở thích. Xuyên suốt cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được rằng tiềm năng của bạn được tạo nên từ những gì xung quanh. Mỗi ý tưởng mà bạn có đều đến từ những điều mà bạn đã tiếp xúc. Con người mà bạn muốn trở thành và những điều mà bạn làm với cuộc đời đều bị ràng buộc với những người xung quanh và chất lượng thông tin mà bạn tiếp nhận. Nói cách khác: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Hay như Durant đã nhìn nhận, hoặc là bạn sẽ phát triển hoặc sẽ co lại trước những đòi hỏi của hoàn cảnh. Nhiều người sống một cuộc đời bé nhỏ, không phải vì họ thiếu tài năng, mà vì hoàn cảnh không đòi hỏi hơn từ họ. Họ chưa đặt bản thân vào vị trí yêu cầu mình phải trở thành những thứ cao siêu hơn những gì họ đang có. Tin tốt là, không nhất thiết phải thế này đâu. CÂU CHUYỆN CỦA TÔI Sức mạnh của môi trường không chỉ là những gì tôi viết – mà còn là thứ mà tôi học, trải nghiệm và trầm trồ trong cuộc sống hằng ngày. Đó là chiến lược cốt lõi của tôi cho lối sống và sự phát triển. Vào tháng 8 năm 2014, tôi và vợ – Lauren chuyển tới Clemson, Nam Carolina, nơi tôi bắt đầu theo học thạc sĩ ngành tâm lý học. Ban đầu, tôi hứng thú với việc nghiên cứu về sức mạnh ý chí. Tuy nhiên, xuyên suốt khóa cao học, nghiên cứu của tôi cùng với kinh nghiệm làm cha mẹ nuôi trong ba năm đã khiến quan điểm của tôi thay đổi. Đào sâu hơn nữa vào tâm lý học, và vào chính kinh nghiệm sống với tư cách là một con người, tôi chợt nhận ra sức mạnh của môi trường bên ngoài là như thế nào. Điều này khiến tôi ngạc nhiên quá đỗi, bởi tôi đã luôn xem nhẹ hay thậm chí là phớt lờ tuyệt đối môi trường xung quanh. Tôi cho rằng môi trường là tĩnh và trung lập, ở đó con người có thể tự động làm bất cứ điều gì mà ý chí buộc họ làm. Tuy nhiên, quá trình học tập và trải nghiệm sống đã khiến tôi nhận ra rằng bối cảnh thực sự có tác động lớn – lớn hơn nhiều so với những gì mà bất cứ ai trong chúng ta sẵn sàng thừa nhận. Ngay lập tức, tôi bắt đầu nhận ra môi trường của tôi đã tạo nên tôi nhiều đến thế nào. Cũng như nhiều người, tôi có những trải nghiệm trưởng thành không mấy tốt đẹp, khá nhiều rắc rối. Cho tới khi rời khỏi nơi đó và bỏ những kỷ niệm lại phía sau – và vui sướng vì điều đó – tôi mới nhận thấy môi trường của tôi và tôi là hai phần của một thể thống nhất. Thay đổi một thứ nghĩa là thay đổi thứ còn lại. Vì vậy, tôi nhận ra mình có thể nhanh chóng thay đổi nhân dạng, các kỹ năng, cảm xúc và cả thế giới quan. Bản chất của tôi không cố định. Môi trường (và cả nhân dạng) của tôi đều có thể thay đổi ở biên độ lớn trong tầm kiểm soát của tôi. Chuyển chỗ ở là điều giúp tôi nhận ra những gì môi trường có thể tác động lên chúng ta. Một lý do khác đó là trở thành cha mẹ nuôi. Những đứa con nuôi của chúng tôi được sinh ra ở quận lân cận với Clemson, nơi chúng tôi ở. Quận của chúng chỉ đạt mức tăng trưởng thu nhập 9% – đó là một khu vực nghèo khó với rất ít việc làm và cơ hội. Vì những ràng buộc pháp lý xung quanh việc nhận nuôi, tôi không thể kể chi tiết về môi trường đầu tiên của chúng, nhưng có thể nói rằng hoàn cảnh gia đình của chúng còn xa mới được gọi là lý tưởng. Nếu vẫn tiếp tục ở môi trường vốn có thì cơ hội để cải thiện số mệnh cuộc đời, cũng như cơ hội để hưởng hạnh phúc và sự đủ đầy của những đứa trẻ sáng láng, thông minh này thực tế là bằng không. Tuy nhiên, như giáo sư Raj Chetty và giáo sư Nathaniel Hendren phát biểu: “Số liệu cho thấy chúng ta có thể làm điều gì đó đối với sự tăng trưởng… Mỗi năm tuổi thơ ở trong một môi trường tốt hơn đều có thể gây ảnh hưởng.” Khi nhận nuôi bọn trẻ, rõ ràng chúng đến từ một thế giới khác chúng tôi. Đứa năm tuổi không thể đếm đến 10 hay xác định được chữ đầu tiên trong tên nó. Đứa bảy tuổi không hẳn là đọc mà chỉ vụng về mò mẫm từng chữ mà nó ghi nhớ được, một vài chữ còn bị dạy sai. Không đứa nào có thể tự đi ngủ, và tất cả chúng đều xin thuốc để chữa bất kỳ bệnh lý hay vấn đề cảm xúc nào. Bảo rằng đó là một cuộc chuyển mình dữ dội vẫn còn là nói giảm nói tránh. Hai thế giới hoàn toàn khác biệt va vào nhau, và chúng tôi buộc phải trở thành một thể mới và gắn kết. Lauren và tôi đã buộc phải thay đổi hết sức suốt ba năm qua trong vai trò cha mẹ nuôi. Chúng tôi phải ngay lập tức học cách làm cha mẹ và học cách kiên nhẫn vượt qua bất kỳ điều gì mà chúng tôi từng trải qua trước đó. Chúng tôi phải sắp xếp lại cuộc sống, lịch trình và ưu tiên của mình. Nhưng, đây chính xác là những gì chúng tôi đã muốn, và chúng tôi biết là những đòi hòi của tình huống mới sẽ buộc chúng tôi phải biến chuyển trở thành những người tốt bụng hơn, giàu lòng yêu thương hơn. Chúng tôi chủ tâm định hình môi trường sống mà chúng tôi biết trước rằng sẽ định hình chúng tôi. Bọn trẻ và chúng tôi đều đã biến đổi một cách sâu sắc. Bọn trẻ hạnh phúc ở ngôi trường mới – một môi trường nghiêm khắc. Chúng tham gia thể thao và các hoạt động ngoại khóa khác. Chúng được đi du lịch tới hơn 30 bang ở Mỹ trong vòng ba năm qua, điều đó đã mở rộng một cách đáng kể thế giới quan của chúng và đem đến cơ hội tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau mà chúng chưa từng biết tới trước đó (và cả tôi nữa, nếu điều đó quan trọng). Chúng mất gần 12 tháng trong năm qua để học cách tránh xa đường tinh luyện, giúp tái tạo lại cấu trúc sinh học – bao gồm cả sự tự tin, kỹ năng học tập, ngủ nghỉ và thậm chí là trạng thái bình tĩnh. Chúng được ngủ bình quân 12 tiếng mỗi đêm từ khi sống với chúng tôi. Chúng tôi dành cho mỗi đứa gần một tiếng hỗ trợ 1-1 với bài tập viết, tập đọc và toán mỗi đêm. Mọi người thường sửng sốt trước sự thay đổi của bọn trẻ nhà tôi. Tôi nói điều này không phải để khoe khoang về phương pháp dạy con của mình. Chúng tôi còn xa mới trở thành những phụ huynh ưu tú, nhưng chúng tôi đã trở nên tốt hơn nhờ nỗ lực. Tôi chia sẻ điều này để làm nổi bật sự thay đổi căn bản trong môi trường mà chúng ta đều trải qua, và cái cách mà nó biến đổi bọn trẻ (và cả chúng tôi) trong suốt quá trình. Môi trường tiếp tục thúc ép tôi tiến lên và trở thành phiên bản tốt nhất mà mình có thể. Vợ tôi là một người đáng yêu. Cô ấy làm những đoạn băng ghi hình đẹp đẽ và vui nhộn. Gần đây, cô ấy làm một đoạn băng về quãng thời gian mấy năm chúng tôi nhận nuôi bọn trẻ. Thật kỳ lạ khi nhìn lại bọn trẻ bé như thế nào khi mới được nhận nuôi và chúng đã thay đổi biết bao nhiêu sau chừng ấy năm. Chúng thật đáng yêu và là những đứa trẻ tuyệt vời. Chúng đã lớn lên rất nhiều. Cái cách mà ký ức chạy qua thật kỳ diệu. Xem lại những khoảnh khắc này, tôi chỉ thấy toàn những kỷ niệm đáng nhớ, và tình yêu cho lũ trẻ cứ lớn dần lên mỗi ngày. Những đoạn phim gia đình mà Lauren làm khiến tôi chảy nước mắt. Tôi yêu bọn trẻ rất nhiều. Chúng xứng đáng với những gì tốt nhất mà tôi có thể mang lại. Chúng xứng đáng có một cuộc sống tuyệt vời. Chúng là nguồn cảm hứng và mục tiêu (và động lực) để tôi trở thành một nhà văn thành công. Tôi muốn làm cho chúng tự hào. Tôi muốn trở thành một ví dụ về sự không tưởng cho chúng. Tôi muốn đem lại cuộc sống tốt nhất cho chúng. Môi trường của tôi không ngừng nhắc nhở những điều này với tôi. Tôi biết ơn vì điều đó. CÒN TỰ DO Ý CHÍ THÌ SAO? Thời điểm này là quan trọng để nói về tự do ý chí và thuyết tiền định. Vài người trong chúng ta tin vào tự do ý chí (ý tưởng về việc chúng ta hoàn toàn có thể tự vẽ ra đường đời của chính mình), trong khi một số khác lại tin rằng cuộc sống của con người hoàn toàn được quyết định bởi những sự tác động bên ngoài, ví dụ như yếu tố di truyền học. Cả hai cách nhìn nhận này đều không chính xác vì nhiều lý do. Hoàn toàn “tự do” về mặt ý chí không hề tồn tại. Nếu có, tôi có thể sẽ duy ý chí để bay hoặc khiến mình cao lên 3m. Rõ ràng điều này là không thể. Có những biến số ngoại lai, ví dụ như trọng lực, nó chế ngự nhưng không hoàn toàn quyết định hành vi của chúng ta. Ở phía đối lập, nhiều người tin rằng loài người sẽ chẳng khác gì một cỗ máy nếu không có ý chí hay cơ sở trung gian để định hướng cuộc sống của mình hoặc để đưa ra quyết định. Mặc dù hành vi của chúng ta được định hình và định hướng bởi hoàn cảnh, nhưng rõ ràng là tồn tại một loạt những khả năng trong từng hoàn cảnh. Mặc dù bị đặt trong hoàn cảnh phải hành động theo một cách nhất định, bạn vẫn có thể làm cách khác. Hãy xem xét những người hành động một cách vị tha trong nhiều trường hợp không lường trước, đặt cuộc sống của họ vào tình huống mạo hiểm để giúp đỡ người khác. Khi rủi ro đủ lớn, bất cứ hành động nào cũng có thể xảy ra (sẽ được làm rõ xuyên suốt cuốn sách này). Vì vậy, khi niềm tin hoặc mong muốn đủ mãnh liệt, bạn có thể lựa chọn hành động ngược lại với thói quen và hoàn cảnh. Bạn có thể chọn thay đổi hướng đi của cuộc đời bằng cách tái định hình những thứ xung quanh bạn. Thậm chí ngay cả như vậy, khả năng của bạn vẫn không phải là một con số vô hạn mà vẫn bị hạn chế bởi hoàn cảnh. Thay vì tự do ý chí tuyệt đối hay thuyết tiền định tuyệt đối, mỗi người sẽ có một cơ quan nhận diện bối cảnh. Diễn giải một cách trực tiếp hơn, khả năng hành động của mỗi người bị ràng buộc bởi hoàn cảnh của họ. Như nhà tâm lý học, giáo sư Jeffrey Reber từng giải thích, chúng ta sống trong “một thế giới vật chất, với bản thể vật chất và ở nhà với cặp bố mẹ riêng biệt trong những vị trí địa lý và văn hóa riêng biệt. Chúng ta không độc lập khỏi những thứ này, chúng cũng không phải là nguyên nhân khiến chúng ta hành động, nhưng chúng sẽ ràng buộc những sự lựa chọn của chúng ta.” Không có hai người nào có cùng “tự do ý chí”, vì không ai có hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Sự thật là, chúng ta không bao giờ tách biệt ra khỏi hoàn cảnh. Ví dụ, bạn có miễn nhiễm với trọng lực không? Tất nhiên là không. Bạn bị ràng buộc, nhưng không phải bởi trọng lực. Còn không khí thì sao? Liệu bạn có tách biệt khỏi không khí được không? (Bạn nên hy vọng là không.) Những người đến từ vùng núi cao của Peru thường thấp hơn mức trung bình của thế giới do lượng không khí ít ỏi mà họ hít thở. Không khí tạo ra một số ràng buộc nhất định, nhưng con người lựa chọn cách để thích ứng với điều đó. Liệu bạn có độc lập với bối cảnh văn hóa mà bạn đang sống và nơi bạn được sinh ra? Liệu bạn có độc lập với thứ ngôn ngữ mà bạn nói? Có lẽ một vài người sẽ thấy những câu hỏi này là bi quan hoặc có hạn chế. Không hề. Chúng là thực tế. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu, chúng ta ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Tôi đang viết cuốn sách này trên chiếc máy tính xách tay mà tôi không làm ra, tôi chẳng có chút kiến thức và kỹ năng nào để chế tạo nó. Tôi đang ngồi trên chiếc ghế mua ở Costco, tôi đã không hề (mà cũng chẳng muốn) làm ra nó bằng đôi bàn tay của mình. Dạ dày tôi đang tiêu hóa thức ăn mà tôi mua từ cửa hàng – nơi yêu cầu nhiều nỗ lực và sự hợp tác trong việc phân phối. Tôi dựa vào môi trường sống của mình, và theo nhiều cách. Tôi được xác định bởi nó. Nhưng tin vui đây – tôi có sự kiểm soát tương đối lớn với môi trường sống của mình. Và bạn cũng có thể làm vậy. Nếu chúng ta không có khả năng thay đổi môi trường sống thì chúng sẽ không thay đổi được. Thay đổi thứ này là thay đổi thứ kia. Nhà tâm lý học của Đại học Harvard, Ellen Langer, từng nói: “Những nhà tâm lý học xã hội tranh luận về việc chúng ta là ai ở một thời điểm phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh mà chúng ta đang ở. Nhưng ai tạo ra hoàn cảnh đó? Càng chú tâm bao nhiêu thì chúng ta càng tạo ra được hoàn cảnh mà chúng ta ở trong đó bấy nhiêu… và tin vào khả năng của sự thay đổi.” Vì vậy, đó không phải là tự do ý chí hay thuyết tiền định. Đó không phải là sự lựa chọn hay môi trường sống. Thay vào đó là sự lựa chọn và môi trường sống. Bạn phải có trách nhiệm với việc định hình và lựa chọn môi trường sống – thứ cuối cùng sẽ tạo nên chính con người mà bạn trở thành và định mệnh mà bạn có. Kiến tạo môi trường sống là trách nhiệm lớn nhất của bạn. Lựa chọn và định hình môi trường sống là trọng tâm của việc “tự do ý chí” thực sự có ý nghĩa gì, bởi vì sự lựa chọn môi trường sống của bạn và các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài sẽ phản chiếu trực tiếp ở chính con người mà bạn trở thành. TRI THỨC KHOA HỌC MỚI CỦA SỰ BIẾN ĐỔI Trong một thời gian dài, các nhà tâm lý học tin rằng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều giữa tâm trí và cơ thể. Khi tâm trí lên tiếng, cơ thể sẽ nghe theo. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mối quan hệ này mang tính hai chiều. Vâng, tâm trí có thể tác động lên cơ thể, nhưng cơ thể cũng có thể tác động và điều khiển tâm trí. Hãy xem xét công trình của nhà tâm lý học Dan Ariely, người đã giải thích ý tưởng được gọi là “tự phát tín hiệu” trong cuốn sách The Honest Truth About Dishonesty (Bản chất của dối trá1). Tự phát tín hiệu là khái niệm chỉ ra rằng chúng ta (con người) không hiểu về chính mình nhiều như chúng ta tưởng. Sự thật là, chúng ta phán xét bản thân giống như cách mà người khác phán xét chúng ta – bằng cách, như Ariely giải thích, “suy đoán việc chúng ta là ai và chúng ta giống những gì từ hành động của mình”. 1. Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2014. Hành vi hông bắt nguồn từ tính cách. Thay vào đó, tính cách được định hình từ hành vi. Khi bạn hành động theo một số cách nhất định, sau đó bạn phán xét chính mình dựa trên những hành động đó. Như thế, bạn có thể nhanh chóng biến đổi nhận dạng tính cách của bản thân chỉ đơn giản bằng cách thay đổi hành động. Hành động có chủ ý theo những cách mà bạn biết rằng sẽ tác động tới tâm lý của bản thân là điều mà các nhà tâm lý học gọi là “tiên đoán”. Ý tưởng khá đơn giản: một điều gì đó xảy ra trước khi (hay còn gọi là “tiên”) có trạng thái nhận thức và cảm xúc. Nói cách khác, bạn có thể khơi dậy, điều khiển và tiên đoán một cách có chủ ý trải nghiệm bên trong thông qua việc vận dụng một số hành vi cụ thể. Lấy ví dụ, nếu muốn trở nên có động lực, tất cả những gì bạn cần làm là vỗ tay hết sức trong vòng vài giây, chạy nước rút quanh nhà và tắm nước lạnh. Hẹn hò một ai đó và không để ý tới kết quả, bạn sẽ nhận thấy bản thân là một người dám mạo hiểm. Sự chuyển dịch trong tâm lý này sau đó sẽ biến đổi những quyết định của bạn trong tương lai. Cũng như việc cơ thể và tâm trí có mối quan hệ hai chiều, bạn và môi trường của bạn cũng có mối quan hệ hai chiều. Khi bạn thay đổi một phần, bạn sẽ thay đổi toàn bộ. Môi trường của bạn khơi gợi nhiều trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn. Kết quả là bạn có thể tiên đoán được mình sẽ cảm thấy như thế nào khi ở trong một số môi trường và khi ở cạnh một số người nhất định. Lấy ví dụ, khi tới những nơi mới mẻ, thú vị và được vây quanh bởi những người tuyệt vời, tôi cảm thấy được truyền cảm hứng và tiếp thêm động lực. Khi tới những địa điểm tâm linh, tôi cảm thấy bản thân tĩnh tại và khiêm nhường hơn. Tiên đoán, suy cho cùng là dự cảm và tạo nên trạng thái tâm lý của bạn trong tương lai bằng cách định hình các yếu tố của môi trường hiện tại. Nate, người bạn của tôi là một chuyên gia bất động sản thành công, anh ấy đã quyết định thử một thí nghiệm cá nhân xem cuộc sống của mình sẽ thay đổi như thế nào sau khi làm đảo lộn môi trường sống. Mặc dù thu nhập lên tới sáu con số, nhưng anh ấy thực sự là một người giản dị. Suốt nhiều năm liền, Nate chỉ lái chiếc Toyota Camry cũ mèm từ những năm 1990. Chiếc xe chạy rất tốt và khả năng tiết kiệm xăng tuyệt vời. Nhưng chiếc xe này không tạo nên một môi trường thể hiện sự tự tin đối với khách hàng tương lai của Nate. Cuộc thử nghiệm của anh ấy là lên đời xe và thử xem điều đó ảnh hưởng tới việc kinh doanh như thế nào. Nate đã chi hơn 110.000 đô la cho một chiếc Tesla lộng lẫy. Bốn điều thú vị đã xảy đến trong vòng một tháng sau sự đầu tư đó: 1. Nền tảng trực tuyến và sự hiện diện của Nate tăng đột biến sau khi anh ấy chia sẻ về chiếc Tesla và lý do anh mua nó. Anh ấy có thêm 2.000 lời mời kết bạn từ những người liên quan tới giới bất động sản và những người trong mạng lưới liên hệ của anh. 2. Doanh số bán hàng các sản phẩm giáo dục trong lĩnh vực bất động sản của Nate tăng lên gấp bốn lần. Sự gia tăng doanh số này giúp anh ấy hòa vốn cho chiếc xe chỉ sau hai tháng mua nó. Môi trường của Nate giờ đây tạo nên “uy quyền tức thì” – điều mà theo nghiên cứu về tâm lý học, chính là yếu tố thúc đẩy sự thuyết phục cơ bản. 3. Với chiếc xe mới của Nate, nhiều nhà đầu tư bất động sản nổi tiếng và các chuyên gia tiếp thị bất động sản bắt đầu tìm đến anh ấy. Nate giờ đây được gắn với hình ảnh “đáng tin cậy”. Nate bắt đầu được mời tới nhiều sự kiện riêng tư nhờ hình mẫu lý tưởng của mình. 4. Tâm lý của Nate cũng tự động thay đổi. Lái xe vòng quanh trong chiếc xế xịn khiến anh ấy cảm thấy tuyệt vời. Sự tự tin của Nate tăng vọt nóc. Sự thay đổi môi trường của Nate đã thay đổi anh ấy – thậm chí sự thay đổi môi trường đó chỉ là một điều gì đó đơn giản như đầu tư vào một chiếc xe hơi đắt tiền hơn. Sự đầu tư của Nate trở thành điểm không quay đầu, nâng cao sự cam kết của anh ấy đối với giấc mơ trở thành một chuyên gia bất động sản thành công. Bằng cách định hình môi trường của mình, Nate đã tạo ra một cách có ý thức một lời tiên tri tự biến thành hiện thực. Nate đã tạo ra một môi trường mà giờ đây tạo nên chính anh ấy. Sự tiên đoán chính là chìa khóa giúp Nate tiến tới sự biến đổi nhanh chóng. Anh ấy không hề biết trước những tác động cụ thể nào sẽ đến khi mua chiếc xe, nhưng Nate dự cảm được rằng môi trường mới sẽ thay đổi anh ấy. Điều đó đã xảy ra một cách chính xác. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhân dạng và tính cách của Nate đã thay đổi. Mặc dù trước đây anh ấy vẫn là một trong số những người bán hàng hàng đầu trong toàn bộ khu vực, nhưng ngay sau khi mua chiếc Tesla, anh ấy nhanh chóng trở thành tên tuổi hàng đầu trong toàn bộ khu vực. Tất nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để mua một chiếc Tesla. Nhưng nguyên lý tương tự có thể được áp dụng theo vô số cách. Lấy ví dụ, chỉ cần mặc những bộ quần áo khác nhau, bạn sẽ cảm thấy khác biệt. Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin hơn, hãy mặc đẹp hơn. Hãy xịt thêm chút nước hoa. Hãy làm một kiểu tóc khác. Những biến đổi nhỏ bên ngoài có sức mạnh tạo nên những cuộc chuyển đổi to lớn bên trong. Bạn có thể căn cứ vào những sự chuyển đổi bên trong này để thay đổi xa hơn những yếu tố môi trường bên ngoài, rồi tạo nên một vòng tròn ngày càng tích cực hơn đối với sự thay đổi cá nhân. TIẾN HÓA TỰ NHIÊN VÀ THUẦN HÓA “Mỗi loài đều được sinh ra với xu hướng thay đổi, dưới dạng tự nhiên và cả thuần hóa.” - Charles Darwin Theo cuốn Nguồn gốc các loài của Charles Darwin, tiến hóa xảy ra theo hai hướng, hoặc là tự nhiên, hoặc là thuần hóa. Tiến hóa tự nhiên (hay còn gọi là tiến hóa diễn ra trong tự nhiên) xảy ra khi loài sinh vật đó phản ứng với sự thay đổi của môi trường. Những loài thích nghi tốt nhất sẽ chiến thắng. Dạng tiến hóa này không được định trước và phần lớn không tiên đoán được. Bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra trong môi trường đều sẽ dẫn đến những thay đổi với các loài. Đó là dạng tiến hóa ngẫu nhiên. Mặt khác, tiến hóa thuần hóa xảy ra khi các yếu tố môi trường được tạo nên một cách có chủ đích nhằm tạo ra một số đặc điểm loài có tính “chọn lọc nhân tạo”. Lấy ví dụ, loài người thuần hóa một số động vật để có một số đặc điểm như tốc độ, tính thẩm mỹ, sức mạnh hay kích cỡ. Những động vật thuần hóa và thực vật trồng làm thực phẩm nhìn chung thường lớn hơn đồng loại của chúng trong tự nhiên. Nhiều người cũng tiến hóa giống như những gì diễn ra với thực vật và động vật trong tự nhiên. Họ tiến hóa một cách ngẫu nhiên, không định trước và vô thức. Họ phản ứng với bất kỳ điều gì môi trường tác động tới họ. Họ không “bắt đầu bằng cách định sẵn kết quả trong suy nghĩ” mà làm ngược lại. Sau cùng, điểm khác biệt quan trọng giữa cách động vật và loài người tiến hóa, đó là động vật là sản phẩm trực tiếp của môi trường của chúng, trong khi loài người là sản phẩm gián tiếp của môi trường của họ. Mặc dù môi trường là chất dung môi nơi mọi thay đổi xảy ra, nhưng nếu được lựa chọn, loài người có thể chủ động chọn môi trường mà họ tồn tại trong đó. Có một sự thật chắc chắn rằng: Bạn đang tiến hóa ngay giây phút này đây. Thay đổi là điều không thể tránh được. Ngược lại, phát triển là sự lựa chọn và hiếm khi xảy ra. Nếu không tập trung để ý tới môi trường của mình, bạn sẽ vô tình trở thành một thứ gì đó mà bạn không hề muốn. Thi thoảng, thậm chí sự vô ý của bạn có thể dẫn tới những cơn ác mộng tồi tệ nhất. Tôi đã nhìn thấy điều này xảy ra thường xuyên. Nhiều người bảo tôi rằng họ muốn “thay đổi cuộc sống của mình” hay giành lấy “một thứ gì đó to lớn”, nhưng vẫn tiếp tục tiêu tốn rất nhiều thời gian cho các thói quen cũ và bám trụ vào những người bạn chẳng có mục tiêu nào trong cuộc đời. Trái tim của tôi đã tan vỡ vì một người bạn cấp ba, người mà tôi sẽ gọi là Matt. Mới vài năm trước đây, cậu ấy có một cuộc hôn nhân đẹp và đang có đà tiến tới công việc trong mơ. Nhưng cuối cùng Matt đã tự tay hủy hoại và phá hỏng cả cuộc hôn nhân lẫn triển vọng sự nghiệp của mình. Matt đã không nhận ra tác động nhỏ từ một người bạn, Eric, đối với cậu ấy. Hóa ra Matt thường đi chơi với Eric vài lần mỗi tuần. Họ chơi điện tử, xem phim, ăn đồ ăn nhanh cùng nhau. Đối với Matt, “thư giãn” một vài tiếng mỗi tuần cùng Eric được xem như vô hại. Matt đã không nhận ra rằng cậu ấy đang chậm rãi tiếp nhận những hình thái môi trường của Eric. Dù là một người rất thân thiện, nhưng Eric lại là típ người rất hoài nghi và bi quan với cuộc sống. Anh ta dùng nhiều thời gian rảnh để chơi điện tử. Anh ta tự hạ thấp mình và muốn kéo người khác xuống theo. Từ trong sâu thẳm, Eric ghét chính mình, và vì thế anh ta tìm niềm vui bằng cách lôi kéo người khác xuống ngang tầm với anh ta. Trong suốt thời gian này, tôi đang rất bận rộn với công việc và chương trình học của mình. Tuy thế, cứ mỗi 6-8 tháng, tôi sẽ dành ra vài giờ để đi chơi cùng Matt và Eric. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, tôi đã để ý những sự thay đổi nhỏ nhưng có thể nhận thấy được ở Matt. Cậu ấy bắt đầu có một chút châm biếm và bi quan. Cậu ấy đưa ra những nhận xét tiêu cực về chính người vợ của mình. Cậu ấy thường xuyên chửi thề và dùng những từ ngữ xúc phạm, điều mà cậu ấy không hề làm trước đây. Hình nền điện thoại của cậu ấy là một bức hình khiêu dâm – thứ mà vợ và những đứa con của cậu ấy có thể dễ dàng nhìn thấy. Một điều quan trọng khác cần xem xét, đó là vợ Matt đã tạo ra môi trường cho phép những hành vi như thế có thể xảy ra. Chắc chắn rằng, cô ấy đã không phản ứng trước những thay đổi xung quanh và tỉnh bơ trước sự ảnh hưởng của chúng. Những sự thay đổi này không hề nhanh chóng. Sự thật là chúng được hun đúc từ từ và cứ thế diễn ra trong suốt 5 năm. Nhưng chúng không hề khó để nhận ra – đặc biệt là với tôi, một người ngoài cuộc. Tôi có thể nhìn thấy nhiều thứ ở Matt mà cậu ấy không thể tự thấy. Những thay đổi xảy đến tuy nhỏ nhưng tích tụ qua mỗi ngày chính là những gì chúng ta thấy ở chính mình. Tuy nhiên, khi đã tích đủ sau nhiều quãng sáu tháng, những sự thay đổi đó sẽ lộ ra khá rõ. Theo đó, tôi có thể đoán rằng nếu cậu ấy tiếp tục chơi với Eric nhiều năm trước đó, cuối cùng cậu ấy cũng sẽ bỏ vợ và phá tan nát cuộc đời của mình. Đối với tôi, điều này là không thể tránh khỏi. Môi trường mà Matt cố ý đặt bản thân vào đã mâu thuẫn với việc cậu ấy là một người chồng và người cha tốt. Sự tiên đoán cá nhân của tôi thực tế đã thành sự thật. Mặc dù thấy buồn, nhưng tôi không mấy ngạc nhiên. Quá dễ dàng để đoán được trước đích đến của con người trong cuộc đời. Môi trường của bạn sẽ tiết lộ về bạn cho chính bạn và cho cả người khác. Có lẽ chỉ số rõ ràng nhất cho nhận diện cá nhân bên trong của bạn chính là môi trường bên ngoài của bạn. Nếu bạn thoải mái trong một số môi trường nhất định, điều đó nói lên điều gì về bạn? Khi nhìn lại, chắc hẳn Matt sẽ nói rằng những thay đổi trong cuộc đời cậu ấy suốt vài năm qua là sự lựa chọn có ý thức của cậu ấy. Matt muốn có cảm giác rằng cậu ấy đang làm chủ và điều khiển cuộc đời mình. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi Matt cách đây 5 năm rằng liệu cậu ấy có muốn ly dị và thất nghiệp hay không, hẳn Matt sẽ trả lời rằng: “Dĩ nhiên là không. ” Matt không hề lên kế hoạch cho sự thay đổi diễn ra với bản thân. Cậu ấy không nhận ra rằng anh bạn Eric đã từng chút một lén lút hủy diệt những hệ giá trị và khát vọng của cậu ấy. Matt không hề nhận ra rằng môi trường của mình ẩn chứa một ý đồ xấu (như mọi môi trường khác). Matt để cho một kẻ thua cuộc ở bên cạnh mình, và cậu ấy cũng trở thành một kẻ thua cuộc. Trích lời của nhà triết học khắc kỷ Plutarch: “Nếu sống với một gã què, bạn sẽ học cách đi khập khiễng.” KẾT LUẬN: NHỮNG PHÚT GIÂY TRƯỞNG THÀNH Trong bộ phim Vua sư tử, Simba có một hồi ức đau buồn: Người cha bị hại chết. Simba buộc phải rời bỏ gia đình và nhập bọn với Timon và Pumbaa, hai kẻ khác loài sống một cuộc đời vô tư lự. Ban đầu, Simba cự tuyệt những quy tắc mà Timon và Pumbaa theo đuổi. Tuy nhiên, mặc cho những tiêu chuẩn thấp của bọn họ, Simba đã nhập bọn và nhanh chóng thích nghi với lối sống đó. Simba hẳn sẽ duy trì quỹ đạo sống tầm thường đó nếu như tình cảnh khốn cùng không buộc cậu trở về để vùng lên và trở thành anh hùng. Để có thể đảm đương một vị trí quyền lực hơn, Simba buộc phải đối diện với quá khứ và giải quyết vấn đề cảm xúc mà cậu đã kìm nén trong suốt những năm qua. Simba sẽ chẳng thể phát triển nếu không gột rửa và rũ bỏ những gánh nặng cảm xúc đã níu giữ cậu trong môi trường sống tầm thường. Nếu Simba không vùng lên trước thử thách, những hệ quả tồi tệ sẽ đến với cậu và những người mà cậu yêu quý. Simba đã có những “phút giây trưởng thành”, qua đó cậu trở thành đối tượng mà cậu cần phải trở thành. Đây chính là thời điểm không quay đầu của Simba. Cậu không còn phải sống nép mình dưới những giá trị và kỳ vọng nữa. Simba không còn phải lừa dối chính mình nữa. Cậu đã sẵn sàng để đối diện với các kết quả từ hành động của chính mình. Simba đã sẵn sàng để trở thành và sống với cảm xúc như một kẻ ngốc. Simba thậm chí đã sẵn sàng hy sinh cho những gì mà mình tin tưởng. Sẽ càng đau khổ hơn nếu như cậu tiếp tục chạy trốn sự thật thay vì đến gần với nó. Kết quả là, Simba đã chạy về phía sự thật và được tiếp sức bởi câu hỏi tại sao khơi gợi sức mạnh. Từ đó, cậu có thể vùng lên giành lấy vị trí mà hoàn cảnh đòi hỏi. Simba đã thay đổi môi trường và mang mọi thứ trở lại thế cân bằng. Tương tự như vậy, bạn cần phải có phút giây trưởng thành. Khoảnh khắc đó phải là lúc bạn không thể quay đầu. Một khi vượt qua được điểm không thể quay đầu này, những thứ rối bời và mơ hồ sẽ tiêu tan. Bạn không còn phải chạy trốn khỏi những nhiệm vụ mà hoàn cảnh đòi hỏi. Bạn không còn phải sẵn sàng để cho phép bản thân và những người xung quanh phải chịu đựng một cách vô ích vì sự thiếu cẩn trọng của bạn. Bạn không còn phải quan tâm về những hậu quả hay mối nguy hiểm có thể xảy đến khi bạn hoàn toàn thành thật với chính mình và mọi người. Bạn không còn phải sẵn sàng sống với sự lừa dối, và vì thế bạn không còn phải chịu đựng sự bất tương xứng giữa lòng tin và môi trường của bạn. Trở nên thành thật một cách triệt để với việc bạn cần phải trở thành ai là điều rất quan trọng. Ý kiến của những người khác sẽ không liên quan. Những cảm xúc khó khăn mà bạn phải đối diện không còn là rào cản. Không cần phải duy trì những mối quan hệ với những người tồi tệ nữa. Hoặc là họ phải tôn trọng hoàn cảnh của bạn và những gì bạn phải làm, nếu không hãy rời bỏ họ. Không có sự lựa chọn nào khác; cái giá cho bạn giờ là quá cao. Không còn đường nào quay lại nữa. Bạn sẵn sàng đối diện với những nỗi sợ và những con ác quỷ bên trong bạn. Bạn sẵn sàng để từ bỏ cuộc sống tầm thường, sự lười biếng, sự lãng phí, các thói quen xấu và những thứ gây nghiện, sự mãn nguyện tức thời và những thứ gây mất tập trung. Bạn sẵn sàng để nhận lấy những trách nhiệm của mình. Bạn sẵn sàng trở thành người mà bạn phải trở thành. Bạn sẵn sàng thay đổi môi trường để tạo ra những thứ tốt đẹp hơn cho chính mình và những người bạn yêu quý. Đây chính là lúc bạn trở thành người mà bạn biết là mình có thể trở thành. Đây chính là lúc để từ bỏ cuộc sống nhỏ mọn lại phía sau. Thế giới của bạn cần bạn vùng lên. Hoàn cảnh của bạn đã chín muồi. 2 MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐỊNH HÌNH BẠN NHƯ THẾ NÀO Những lời đồn đại về sức mạnh ý chí Theo như lời giáo sư Wendy Wood, nhà tâm lý học tại trường Đại học Southern California, trong phần lớn thế kỷ XX, các nhà khoa học tin rằng nếu bạn muốn thay đổi hành vi của một con người, chìa khóa của việc đó là thay đổi mục tiêu và tư duy của họ. “Nghiên cứu này tập trung nhiều vào việc cố gắng hiểu rõ làm thế nào để thay đổi thái độ của con người,” Wood nói, “với giả thiết là hành vi sẽ thay đổi theo sau đó.” Kết quả đem lại là hàng loạt bài nghiên cứu khoa học và những chiến dịch sức khỏe cộng đồng (và vô số những cuốn sách self-help) về việc làm thế nào để cải thiện thái độ của bạn và đặt ra những mục tiêu tốt hơn. Kết quả là gì? Hoàn toàn chẳng giúp ích gì đối với đa số mọi người. Tập trung vào việc đặt mục tiêu và thái độ chỉ có hiệu quả trong một tập hợp nhỏ hành vi, theo như giáo sư David Neal, một nhà tâm lý học tại trường Đại học Duke. Tập hợp nhỏ hành vi này bao gồm những hành vi mà bạn hiếm khi thể hiện, ví dụ như phát biểu trước đám đông. Lý do những kỹ thuật và chiến lược tinh thần thường thất bại đối với việc tập trung trực tiếp vào đặt mục tiêu là bởi gần như mọi hành động của bạn đều được thực hiện trong điều kiện môi trường của bạn. Khi bạn làm đi làm lại điều gì đó ở cùng địa điểm, nó sẽ trở thành tiềm thức. Khi lần đầu học được cách làm một điều gì đó, ví dụ như lái xe, bạn buộc phải tập trung sự chú ý vào hành động của mình và bỏ ra nhiều nỗ lực. Bạn buộc phải nghĩ về từng chi tiết nhỏ, ví dụ như mức độ mạnh hay yếu khi nhấn chân ga. Tuy nhiên, cuối cùng sau nhiều lần lặp lại, hành động của bạn sẽ đi vào tiềm thức, một quá trình mà các nhà tâm lý học gọi là “sự vô thức”. Dù vậy, khi bạn để những hành động được thực hiện trong môi trường có tính chất củng cố mục tiêu, những hành động mong muốn đó sẽ trở thành vô thức và theo tiềm thức. Sự vô thức có hiệu quả dưới sự ủng hộ của bạn. Một khi rơi vào trường hợp này, trí nhớ ngắn hạn của bạn được giải phóng để suy ngẫm và lên kế hoạch cho các thử thách khác. Bạn không còn phải liên tục tập trung vào những thứ xung quanh. Bạn không còn phải chiến đấu đơn giản chỉ để giữ nguyên tình thế. Thay vì trả tiền thuê và sống ngày qua ngày hay cho từng thời điểm, bạn có thể đầu tư vào những mục tiêu lớn hơn và tốt đẹp hơn, vì môi trường của bạn sẽ tự động hóa cho hành vi của bạn để duy trì thành công và sự bình yên trong tâm hồn. Chẳng lạ gì khi sức mạnh ý chí trở thành tiêu điểm truyền thông như là một yếu tố cốt lõi cho thành công. Trong một môi trường tiêu cực, sức mạnh ý chí là tất cả những gì chúng ta còn lại. Nó là chiếc phao cứu sinh, là chiếc dù cứu hộ. Và chúng ta dựa vào nó để cứu nguy cho chính mình. Cần rất nhiều sức mạnh ý chí để giữ thái độ tích cực trong một môi trường tiêu cực. Thật khó để liên tục nói không khi xung quanh bạn ai cũng đang ăn quà vặt. Thậm chí tệ hơn, khi bạn buộc phải sử dụng sức mạnh ý chí ngay tại nhà của mình vì lỡ mua những món quà vặt mà từ sâu thẳm bạn biết rằng mình không muốn ăn. Đây là một sự lãng phí lớn đối với nguồn lực tinh thần và cảm xúc. Thay vì chỉ dạy độc giả để thay đổi môi trường của họ, những lời khuyên “self-help” thường liên tục nhồi nhét cho mọi người về suy nghĩ thay đổi chính mình. Tôi không thể diễn tả nổi việc những lời khuyên này tệ hại đến thế nào. Xuyên suốt chương sách này, tôi sẽ dùng chuỗi thông tin khoa học và câu chuyện từ lịch sử để chỉ ra rằng thực sự chúng ta không thể thay đổi bản thân nếu không thay đổi môi trường. Môi trường của bạn và bạn là hai phần riêng của một tổng thể chung. NHỮNG GÌ BẠN CÓ THỂ LÀM ĐỀU DỰA TRÊN MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN, CHỨ KHÔNG PHẢI SỨC MẠNH Ý CHÍ Năm 2014, Jasyn Roney trở thành người trẻ nhất thực hiện thành công động tác lộn ngược trên xe máy. Lúc đó cậu chỉ mới 10 tuổi. Nhưng kinh ngạc hơn việc một đứa trẻ 10 tuổi thực hiện việc lộn ngược trên xe máy là việc những động tác lộn ngược đó từng được xem là không thể, thậm chí được coi là “hành động chỉ có trong game” vào những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Nhưng đối với Roney, động tác lộn ngược chỉ là kỹ năng mà một tay đua địa hình thực hiện thôi. Cậu lớn lên trong nền văn hóa đua xe địa hình, nơi mà mọi người đều thực hiện những cú lộn ngược. Đấy là một kỹ năng cơ bản. Động tác lộn ngược trở thành hiện thực vào năm 1998, khi một bộ phim về đua xe địa hình nhanh chóng bùng nổ, trong đó có cảnh mọi người cố thực hiện một pha lộn ngược và sau đó rơi xuống nước. Ngay lập tức, điều tưởng chừng không-ai-có-thể-làm- được bắt đầu có vẻ khả thi. Năm 2002, Caleb Wyatt trở thành người đầu tiên lộn ngược từ trên xe máy xuống mặt đất bùn thành công. Điều này làm thay đổi quy tắc về những điều khả thi giữa những tay đua địa hình. Tới năm 2006, Travis Pastrana tiếp đất với cú lộn ngược kép đầu tiên, và vào năm 2015, Josh Sheehan tiếp đất với cú lộn ngược ba lần đầu tiên. Đây chính là sự phát triển có hiệu quả. Không có gì phải nghi ngờ rằng những tay đua địa hình của những năm 1990 có thừa sức mạnh ý chí, niềm đam mê và một thái độ tích cực. Vấn đề là toàn bộ ý tưởng có vẻ bất khả thi về mặt thể chất. Không có lượng sức mạnh ý chí nào đủ để tạo nên được một cú lộn ngược, chưa nói đến cú lộn ba lần. Sự khác biệt giữa cậu bé 10 tuổi Jasyn Roney với đoàn tay đua tài năng và dám mạo hiểm của những năm 1990 không phải là sức mạnh ý chí hay năng lực – đó là hoàn cảnh. Khi Roney sinh ra, việc lộn ngược đã trở nên phổ biến. Được dạy dỗ và huấn luyện trong môi trường như thế, cậu chưa bao giờ nghĩ rằng việc đã từng là điều không tưởng này là bất khả thi – cậu chỉ phải nghĩ: “Làm thế nào mình có thể học cách thực hiện một cú lộn?” Và rồi Roney đã làm được. MỌI MÔI TRƯỜNG ĐỀU CÓ QUY TẮC Mọi môi trường đều có quy tắc hay chuẩn mực. Những quy tắc này quyết định hành vi của con người trong những môi trường đó, vì có những hệ quả nhất định khi tuân thủ và phá vỡ chúng. Lấy ví dụ, trong một vài môi trường việc hút thuốc là bình thường, nhưng trong một số khác thì không. Gào thét lớn tiếng ở một đại hội nhạc rock là bình thường, nhưng trên máy bay thì không. Ở một vài gia đình, đi giày trong nhà là điều được phép, nhưng ở gia đình khác thì không. Lái xe bên trái đường là đúng luật ở một số nơi, nhưng lái xe bên phải đường mới là đúng luật ở nơi khác. Mọi môn thể thao đều có quy tắc riêng, và những quy tắc đó thường thay đổi. Những quy tắc trong môi trường có thể thành văn hoặc bất thành văn, có thể nói rõ hoặc ngầm định. Dù cho nó rõ ràng hay ngụ ý, các quy tắc có tồn tại và chúng định hình tính cách và thái độ của con người trong mỗi môi trường. Hãy xem ví dụ về những nhóm bạn. Mỗi nhóm có những chuẩn mực định hình nên cách mà các thành viên suy nghĩ, hành động và ứng xử. Thường thì không có lý giải chi tiết cho việc nhận rõ quy tắc ở các nhóm. Tất cả những gì bạn cần là quan sát những gì họ nói, những gì họ làm và cách mà họ kết nối với các thành viên khác. Bạn sẽ gần như ngay lập tức nhận biết được những quy tắc của một nhóm người nào đó đồng nhất hay mâu thuẫn với những quy tắc và chuẩn mực của chính bạn. Chuẩn mực xã hội kiểm soát hành vi của bạn mạnh mẽ hơn nhiều so với hệ tư tưởng và mong muốn sâu thẳm nhất của bạn. Lấy ví dụ, hầu hết mọi người tin vào việc sống khỏe mạnh và mong muốn có được sức khỏe. Tuy nhiên, dù có những mong muốn như vậy, họ tiếp tục chạy theo những thứ đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Hầu hết mọi người muốn trở nên thành công, nhưng lại sống trong một môi trường tạo điều kiện cho chủ nghĩa tiêu dùng và những thói quen tiêu tiền tệ hại. Vì vậy, cuộc đời của một con người không phải là sự phản ánh của những giá trị và niềm tin mà họ nắm giữ trong sâu thẳm tâm hồn. Mà thay vào đó, cuộc đời của một người là sản phẩm của những chuẩn mực xã hội xung quanh người đó. Nếu bạn duy trì việc sống trong một xã hội xung đột với các quy tắc cá nhân của mình, bạn chỉ có hai sự lựa chọn: sống theo môi trường xấu đó, hoặc là chống lại nó bằng sức mạnh ý chí. Cả hai lựa chọn này đều là những lựa chọn tệ hại và cuối cùng đều dẫn tới cùng một kết quả. MỖI MÔI TRƯỜNG ĐỀU CÓ GIỚI HẠN Hãy xem xét quá trình luyện bọ chét. Một đàn bọ chét được bỏ chung vào một cái lọ. Khi cái lọ không có nắp đậy, các con bọ chét đều có thể dễ dàng nhảy ra ngoài nếu muốn. Tuy nhiên, nếu cái lọ có nắp đậy, quy tắc trong môi trường đó sẽ thay đổi. Giờ đây, nhảy quá cao sẽ dẫn tới việc va vào chiếc nắp, điều này không được dễ chịu cho lắm. Kết quả là, đám bọ chét dần thích nghi với những quy tắc mới và nhanh chóng luyện được cách không nhảy quá cao. Thật thú vị, khi chiếc nắp được bỏ ra sau ba ngày, đám bọ chét không còn nhảy ra khỏi chiếc lọ nữa. Một rào cản tâm lý đã được hình thành trong ý thức tập thể, và đàn bọ chét giờ đây có thêm những quy tắc ràng buộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, các quy tắc và văn hóa xã hội mới của những con bọ chét trong lọ cũng ảnh hưởng tới những thế hệ bọ chét tiếp theo, chúng tiếp tục phát triển theo những kỳ vọng đối với bản thân tương tự như những gì cha mẹ chúng có trước đó. Kỳ vọng của những người xung quanh sẽ tạo ra những kỳ vọng và quy tắc cá nhân của chính bạn. Các nhà tâm lý học gọi điều này là hiệu ứng Pygmalion. Bằng cách duy trì sự gần gũi trực tiếp và liên tục đối với cha mẹ, thế hệ bọ chét tiếp theo không thể vượt lên trên môi trường của chúng. Tuy nhiên, nếu bạn lấy một con bọ chét ra khỏi hũ và đặt nó vào một cái hũ lớn hơn, chứa nhiều con bọ chét nhảy cao hơn, con bọ chét đó sẽ dần thích nghi. Những quy tắc cũ ràng buộc hành vi của con bọ chét đó sẽ bị thay thế bởi những quy tắc mới. Những quy tắc mới này sẽ không chỉ thay đổi hình mẫu tâm lý của con bọ chét đó, mà còn cả cấu tạo gen của nó. Câu chuyện về bọ chét này đi ngược lại với hiểu biết thông thường về sinh học và gen, nhưng nó có thể trở nên dễ hiểu hơn dựa vào kiến thức khoa học mới về ngoại di truyền. Theo như giáo sư Bruce Lipton, một nhà sinh học nổi tiếng: “Chúng ta từng nghĩ rằng đột biến gen gây ra ung thư, nhưng với ngoại di truyền, tất cả những điều đó đều thay đổi.” Liptop tiếp tục giải thích các kiến thức khoa học về ngoại di truyền, và tại sao bộ gen của một người không phải là thứ duy nhất tạo nên con người mà họ đã trở thành. Như Lipton giải thích: “Tôi đặt một tế bào gốc vào đĩa nuôi cấy, và cứ 10 tiếng đồng hồ nó lại phân chia. Sau hai tuần, có hàng ngàn tế bào gốc ở trong đĩa cấy, và chúng đều đồng nhất về mặt di truyền, đều sinh ra từ một tế bào mẹ. Tôi đã phân chia cụm tế bào đó và cấy chúng vào ba đĩa nuôi cấy khác nhau… Tiếp theo, tôi biến đổi môi trường nuôi cấy – tương tự như môi trường sống của con người – trong mỗi đĩa nuôi cấy.” Điều xảy ra tiếp theo thật thú vị: chỉ bằng cách thay đổi môi trường, mỗi tế bào trong số các tế bào đồng nhất về mặt di truyền này thể hiện theo một cách khác nhau. Lipton cho biết: “Trong một đĩa, tế bào biến thành xương; trong đĩa khác, thành cơ bắp, và trong đĩa cuối cùng, đã thành mỡ. Điều này chứng minh rằng bộ gen không quyết định số phận của tế bào vì chúng vốn có bộ gen chính xác giống nhau. Môi trường đã quyết định số phận của tế bào, không phải do khuôn mẫu di truyền. Vậy nên nếu tế bào ở trong môi trường khỏe mạnh, chúng sẽ khỏe mạnh. Nếu ở trong một môi trường không khỏe mạnh, chúng sẽ bị ốm.” Hay hiểu một cách đơn giản, ngoại di truyền cho thấy rằng đối tượng mà một người trở thành dựa nhiều vào những gì bộ gen biểu hiện hơn là những gì mà bộ gen có. Và những gì mà gen biểu hiện dựa phần lớn vào dấu hiệu và sự lựa chọn của môi trường. Vì vậy, yếu tố sinh học của một người là không cố định, mà linh hoạt và dễ thay đổi. Đây là một thông điệp đáng mừng và tiếp thêm nhiều sức mạnh. HỆ GIÁ TRỊ CỦA BẠN LÀ TƯƠNG ĐỐI, KHÔNG PHẢI TUYỆT ĐỐI “Đừng gia nhập một đám đông dễ tính; bạn sẽ không phát triển được. Hãy tới nơi có mức kỳ vọng và yêu cầu thể hiện cao.” - Jim Rohn Trong một số môi trường, bạn là con cá lớn trong một chiếc hồ nhỏ. Trong một số khác, bạn là con cá nhỏ trong chiếc hồ lớn. Thay đổi môi trường của bạn là thay đổi chính bạn. Lấy ví dụ về một chàng trai 17 tuổi, người tôi gọi là Austin. Bố mẹ ly hôn khi cậu còn nhỏ, phần lớn thời gian Austin sống cùng với mẹ. Cậu dành cuối tuần cho bố. Mặc dù Austin không nhận ra rằng khi ở cùng bố, tinh thần cậu quay trở lại với phiên bản nhỏ tuổi hơn rất nhiều. Theo như lời mẹ của Austin, Austin trở thành đứa trẻ 5-6 tuổi mỗi khi ở cùng bố. Cậu trở nên trẻ con, thiếu chín chắn và có vẻ mất kiểm soát. Những quy tắc trong môi trường của người bố khác rất nhiều so với những quy tắc trong môi trường của người mẹ. Hơn nữa, lúc ở với mẹ, vai trò của Austin cũng khác so với khi ở với bố. Thật thú vị, khi Austin quay trở lại từ nhà của bố, cậu thiết lập một thông lệ là biến đổi lại thành “phiên bản khi ở trong môi trường với mẹ”. Ngay khi về lại nhà, Austin thường chơi đàn piano trong 30 phút. Hành động này cho phép cậu biến đổi về mặt tinh thần từ môi trường này sang môi trường khác (tiên đoán có hiệu quả). Nó đánh thức Austin quay trở lại với vai trò mà cậu thường có, hoàn toàn khác với tính cách thiếu chín chắn trong ba ngày trước đó. Giống như Austin, phiên bản của bạn ở trong một căn phòng vào hôm thứ Ba không giống với phiên bản ở trong một căn phòng khác vào hôm thứ Tư. Khi ở với một số người, bạn thấy mình thật hạnh phúc. Khi ở với một số khác, bạn không thể nghĩ thông suốt. Bạn không có một tiêu chuẩn nào là tuyệt đối và một tính cách không đổi. Giống như số quân trên một bàn cờ, hệ giá trị và năng lực của bạn chỉ mang tính tương đối, không cố định và không phải bất biến. Mối quan hệ giữa mọi thứ (bối cảnh) là thực tế, không phải tự thân những thứ đó. Khi thân thiết với một số người, bạn có thể làm việc một cách xuất sắc và có thể thay đổi thế giới. Nhưng với những người khác, có thể bạn chỉ thấy chán ngắt, không bao giờ hoàn thành được những giấc mơ sâu kín nhất của mình (và, tệ hơn, không bao giờ nhận ra được bạn đang thiếu thứ gì trong cuộc sống). Liên hệ những điều này với một ván cờ, thần đồng cờ vua Josh Waitzkin từng giải thích trong cuốn sách của mình mang tên The art of leanrning (tạm dich: Nghệ thuật học hỏi): Trong khi người chơi mức trung bình sẽ học về sức mạnh của một quân Tượng trong ván đấu phụ thuộc vào thế trận trung tâm của quân Tốt, người chơi ở cấp cao hơn một chút sẽ chỉ nhìn lướt qua toàn bộ bàn cờ và thu về được quân Tượng và những yếu tố tạo nên thế cờ quan trọng. Thế cờ và quân Tượng là một. Không cái nào là có riêng giá trị bên ngoài mối liên hệ với cái còn lại. Chúng hợp thành một khối với nhau trong tâm trí. Sự hợp nhất mới về tri thức này có ảnh hưởng đặc biệt, vì tôi bắt đầu nhận ra rằng các ý tưởng ban đầu về giá trị của từng quân cờ không phải là “sắt thép”. Những quân cờ dần mất đi đặc tính tuyệt đối. Tôi học được rằng quân Xe và quân Tượng phối hợp hiệu quả hơn là quân Xe và quân Mã. Nhưng quân Hậu và quân Mã có xu hướng được lợi hơn quân Hậu và quân Tượng. Sức mạnh của mỗi quân cờ hoàn toàn có liên hệ tới quân khác, phụ thuộc vào những biến số như thế trận và sự bao vây của quân Tốt. Vì vậy từ bây giờ, khi nhìn thấy một quân Mã, bạn nhìn thấy tiềm năng của nó trong tương quan thực tiễn với quân Tượng chỉ cách đó vài ô cờ. Điều mà Waitzkin mô tả trong mối liên hệ về chơi cờ, tôi đã nhìn thấy và tự trải nghiệm, nhưng ở một mức độ cao hơn. Hệ giá trị của một người có liên hệ với hoàn cảnh của người đó, và không giống như những quân cờ không thể thay hình đổi dạng, con người có tiềm năng thay đổi theo nhiều cách thức mạnh mẽ. Một người có thể đi từ quân Tốt thành quân Tượng, quân Vua – đây là một điều hoàn toàn khác biệt. Trong suốt quá trình học đại học, tôi làm công việc trợ lý nghiên cứu cho một vài giáo sư. Tôi nghĩ rằng đó là công việc khá “hot”. Tôi đã làm việc chăm chỉ, biết về nhiều tài liệu, và tôi đã chắc mẩm rằng một tương lai tươi sáng trong giới học thuật đang đợi phía trước. Sau vô số giờ làm việc trong hai năm nghiên cứu, tôi nộp đơn vào trường cao học… và đã bị từ chối bởi tất cả những trường mà tôi muốn vào học. Có vẻ như là tôi không đủ sức cạnh tranh như tôi lầm tưởng. Một vài tháng sau đợt bị từ chối bẽ bàng đó, tôi gặp một giáo sư trẻ – giáo sư Nate Lambert – đến từ một khoa khác. Ngay lập tức, tôi nhìn thấy một thứ gì đó khác từ thầy. Tất cả các trợ lý của thầy đều làm việc trên những bản thảo thực sự. Họ không làm những nghiên cứu thường thấy ở cấp đại học mà được giao những trách nhiệm lớn hơn và được hướng dẫn chuyên nghiệp hơn. Tôi có thể nhìn ra được rằng làm việc trong phòng nghiên cứu của giáo sư Nate sẽ mang lại nhiều cơ hội khác với những phòng nghiên cứu mà tôi từng làm trước kia. Trong ngày đầu tiên làm việc với giáo sư Nate, thầy giao cho tôi một trong những bản thảo nghiên cứu cũ và chưa hoàn thiện của thầy để làm. “Hãy trau chuốt lại cho đứa con tinh thần này và chúng ta sẽ đi xuất bản,” thầy bảo tôi như vậy. Tôi chưa bao giờ được làm việc cho bài nghiên cứu nào gần với khả năng được đăng lên như thế, nhưng xem xét hoàn cảnh mới, động lực của tôi khi đó lên cao ngút trời. Tôi đã vắt óc làm bài nghiên cứu đó trong suốt một tuần tiếp theo, nghĩ rằng nó đã được trau chuốt hết mức có thể, và gửi lại cho giáo sư. Thầy tỏ ra hài lòng và nộp nó cho một tờ tạp chí có tiếng, cuối cùng nó cũng được thông qua để được đăng lên. “Thật ngạc nhiên,” tôi đã thốt lên như vậy trong đầu. “Mình đã có hai năm với bao nhiêu giáo sư mà không bao giờ dám nghĩ tới việc nộp bài đăng tạp chí. Giờ đây, chỉ sau một tuần gặp người đàn ông này, mình đã có một bài được đăng.” Tôi nhận ra rằng đó chính là môi trường mà tôi muốn bản thân trở thành một phần trong đó – năng suất, đầy thử thách và hợp tác hiệu quả. Tôi bị thúc đẩy để trở nên vượt trội bằng những phương thức tôi chưa bao giờ có trong những mối quan hệ nghiên cứu trước đó. Tôi yêu việc nhìn thấy sự tiến triển của mình với các mục tiêu. Nhưng còn hơn cả thế, tôi yêu việc nhìn thấy những kỹ năng, khả năng và sự tự tin của mình phát triển hơn khi làm việc với thầy Nate. Mối quan hệ của tôi với thầy Nate đã biến thành một mối quan hệ thầy-trò có hiệu quả cao và thay đổi cả cuộc đời tôi. Chúng tôi trở thành những người bạn tốt và thậm chí là những người cộng sự đầy trách nhiệm. Hằng tuần, chúng tôi đi bộ cùng nhau và bàn về những điểm cụ thể trong các bài nghiên cứu mà tôi đang thực hiện. Chúng tôi nói về những giấc mơ và mục tiêu lớn, cũng như những trăn trở. Thầy Nate cho tôi hàng tá buổi hướng dẫn 1-1, ở đó thầy phân tích kỹ từng điểm yếu của tôi trong kỹ năng làm nghiên cứu và viết bài. Cuối cùng thầy cho tôi làm trưởng nhóm gồm năm nghiên cứu viên. Sau bốn tháng tôi gặp thầy Nate, chúng tôi có hơn 15 bài nghiên cứu nộp cho các tạp chí khoa học. Lúc bấy giờ, chắc chắn tôi sẽ vào được bất kỳ trường cao học nào mà tôi muốn. Bất cứ kỹ năng viết bài hay nghiên cứu nào mà tôi có với thầy Nate, đều chưa từng tồn tại trong giai đoạn tôi làm việc với các giáo sư trước đó. Tôi đã không biết những gì mà mình không biết. Và vì thế, tôi đã không nhận thức được những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Hơn thế nữa, tôi đã không nhận thức được mức năng suất thực sự là thế nào. Đặc tính cá nhân, năng lực và những cơ hội của tôi rõ ràng là sự phản ánh của hoàn cảnh. Điều tương tự cũng đúng với bạn. Bạn và môi trường của bạn là sự mở rộng của cái kia. Bạn là ai và bạn làm được gì trong môi trường này sẽ rất khác với việc bạn là ai và bạn làm được gì trong môi trường kia. Lấy ví dụ, bạn đứng bên ngoài trong một đêm trời quang và cố để nhìn thấy sao Diêm Vương bằng mắt thường. Bạn có thể sẽ đứng đó nhiều giờ, nhiều tuần, thậm chí nhiều năm và vẫn không thể nhìn thấy sao Diêm Vương. Sức mạnh ý chí, một tâm trí tích cực và tất cả những gì mà hướng dẫn self-help cung cấp đều không đủ để giúp bạn thấy được sao Diêm Vương bằng mắt thường. Nhưng nếu bạn dùng một chiếc kính viễn vọng chất lượng cao, sự kết hợp giữa bạn và chiếc kính viễn vọng đó có thể sẽ cho phép bạn thấy được sao Diêm Vương. Archimedes từng nói: “Hãy cho tôi một chiếc đòn bẩy đủ dài cùng một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên.” Môi trường của bạn chính là đòn bẩy. Archimedes không nói rằng ông có thể nhấc bổng trái đất bằng sự can đảm hay sức mạnh ý chí. Ông đã khiêm nhường nhận ra mối liên hệ giữa ông với những công cụ trong môi trường. Archimedes và môi trường của ông là sự mở rộng của nhau. Hơn thế nữa, Archimedes đã nhận ra được rằng một loại hình cụ thể của đòn bẩy là cần thiết để đạt được mục đích. Không phải tất cả đòn bẩy đều sẽ mang đến cho ông đủ khả năng cần thiết để dịch chuyển trái đất. Tương tự, không phải tất cả các loại đất đều thích hợp để trồng một số loại cây cụ thể. Nếu muốn trồng cỏ dại, bạn sẽ có nhiều loại đất để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu muốn trồng cây nhiệt đới, bạn phải có loại đất đặc thù. Không quan trọng là cần bao nhiêu khát vọng và ý chí để một số loài thực vật có thể phát triển (hay đúng hơn là bạn cần bao nhiêu khát vọng để trồng được nó!); nếu không có đúng loại đất phù hợp, bạn sẽ không thể trồng được nó. Cây và đất là hai phần không thể thiếu của một mục tiêu chung. BẠN LUÔN ĐẢM NHẬN MỘT VAI TRÒ Nhiều người tin rằng họ có một “tính cách” cố định và không đổi. Đó là tính cách mà họ có từ khi sinh ra (và phần lớn) sẽ là tính cách khi họ mất đi. Những người này được đặt vào đầu ý niệm về việc họ và môi trường của họ là hai thứ riêng biệt, không có kết nối với nhau. Những người này nhấn mạnh nhiều lần tới bản chất tự nhiên và ấn định những thứ không thể thay đổi thay vì quan sát những thứ có thay đổi. Họ “vật chất hóa” chính bản thân mình, nói cách khác, họ tin rằng phần thật nhất của họ là không thể chạm tới và không thể bị tác động bởi môi trường của họ. Điều này giống với logic khi nói rằng tờ 1 đô- la và đồng 25 cent khách quan và đều là “tiền”. Liệu những tờ tiền in màu và những đồng xu kim loại có thực sự là tiền? Hay khi ở trong một xã hội, có phải chúng ta đã tạo ra những định nghĩa chung về giá trị cho một số đồng kim loại và tờ giấy mà mình tạo ra? Tương tự, khi ở trong một xã hội, liệu có phải chúng ta đã tạo ra định nghĩa chung cho những thứ như “sự chán nản”, “trí thông minh” và “sắc đẹp” mà chúng ta cho rằng là thực sự khách quan? Liệu đồng 25 cent có luôn là đồng 25 cent? Có phải nó đã, đang và vẫn là đồng 25 cent? Trong tay của một đứa trẻ chập chững mới biết đi, đồng 25 cent kia có thể chỉ là một thứ đồ chơi. Ở một đất nước khác, đồng xu đó có thể là một thứ không có giá trị. Trong một lò nấu kim loại, đồng xu đó có thể bị nấu chảy thành chất lỏng. Đồng xu đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, sẽ có một vai trò riêng biệt dựa vào việc ai là người nắm giữ nó. Tương tự, một người không bao giờ được xem là chán nản, thông minh hay xinh đẹp một cách khách quan. Thay vào đó, mọi định nghĩa chủ quan đều dựa trên hoàn cảnh. Với việc xác định sai lệch những điều này, bạn sẽ đặt bản thân vào một chiếc hộp. Bạn cũng làm cho một số thứ chủ quan và linh động trở thành những thứ mà bạn tin là khách quan, cố định và không thể thay đổi. Carol Dweck, một nhà tâm lý học nổi tiếng của Standford, đã nhận thấy rằng những người tin vào việc trí thông minh là cố định và không đổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập. Khi gặp phải bất kỳ dạng khó khăn hay phản hồi tiêu cực nào, họ thường dễ suy sụp tinh thần và quyết định từ bỏ. Ngược lại, những người tin rằng trí thông minh mang tính linh hoạt và dễ uốn nắn sẽ có khả năng phát triển và thay đổi cao. Họ giống như đất sét – luôn thích nghi và biến đổi thông qua những trải nghiệm, đặc biệt là những trải nghiệm mới và nhiều thử thách. Niềm tin vào việc bản thân không thể thay đổi sẽ dẫn tới việc trở thành nạn nhân tinh thần. Nếu bạn được xác định hoàn toàn bởi bản chất tự nhiên, vậy sẽ chẳng còn điều gì bạn có thể làm cho số phận của mình. Ngược lại, niềm tin với việc bản thân có thể thay đổi sẽ dẫn bạn tới chỗ nhận trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Bạn có thể được sinh ra với một số nét tính cách nhất định, nhưng bạn có thể thay đổi những điểm hạn chế, cho phép bản thân cải thiện và phát triển. Cũng giống như đồng 25 cent, bạn luôn có một vai trò. Nhưng vai trò mà bạn có không phải là những nhận dạng tính cách cố định và bất biến. Thay vào đó, bạn đang hành động theo một số phương thức nhất định dựa trên quy tắc của hoàn cảnh mà bạn đang ở trong đó. Cũng giống như các quân cờ, vai trò của bạn nằm trong tương quan với những gì ở xung quanh bạn. Trong một số hoàn cảnh, bạn có thể đóng vai trò là phụ huynh. Trong một hoàn cảnh khác, bạn có thể là học sinh, hay là người lính cứu hỏa, hoặc một người bạn, hoặc nếu bạn đang chơi cùng với đứa con sáu tuổi của tôi, bạn có thể sẽ là một tấm đệm cho nó nhún nhảy trên đó. Người bạn của tôi, Blaine, làm quản lý cho một nhà kho chứa ống dẫn công nghiệp. Blaine nói với người bạn Brad của mình rằng: “Tớ chỉ là một thợ ống dẫn”, cách nói này khiến Brad thấy khó chịu vì nghĩ rằng nó làm giảm giá trị của Blaine. Phải chăng sẽ tốt hơn nếu Blaine nhận diện bản thân là một người quản lý? Mặc dù điều khá phổ biến là chúng ta thường nhận định sai về bản thân với các công việc hiện tại, trong khi thực tế là: chúng ta chỉ đang đóng một vai trò, vai trò đó có thể là nhà văn, người quản lý, cảnh sát, luật sư hay giáo viên. Những vai trò đó sẽ nhanh chóng thay đổi khi chúng ta thay đổi môi trường. Bạn hẳn đã từng đóng vai trò nào đó mà mình không hề thích. Lấy ví dụ, bạn có thể là một con nghiện, ví dụ như nghiện rượu. Nhưng bạn không hẳn là “bợm rượu”. Điều này hẳn đang cụ thể hóa một thứ gì đó về bạn, nhưng không hẳn là bạn, mà là vai trò mà bạn luôn có trong đời. Thay vì là định nghĩa bạn là ai, thói nghiện của bạn là sự phản ánh về môi trường và những mối quan hệ mà bạn đã cho phép chúng xuất hiện xung quanh mình. Thói nghiện này là khuôn mẫu tính cách, một dạng vận dụng tiềm thức bên ngoài của hành động để tự đánh bại những thứ xung quanh (tôi sẽ làm rõ hơn ở phần sau). Bạn có thể thay đổi các khuôn mẫu tính cách đó. Bạn có thể thay đổi những vai trò bạn có, nhưng bạn chỉ có thể làm được điều đó khi bạn thay đổi môi trường – dù điều này có nghĩa là bạn phải có những cuộc trò chuyện thẳng thắn để tái thiết lập những giới hạn và kỳ vọng, hoặc là bạn phải tách riêng bản thân ra khỏi một số đối tượng và địa điểm. Nếu mãi để bản thân mắc kẹt với những vai trò và khuôn mẫu giống nhau, dẫu cho phải bỏ ra rất nhiều sức mạnh tinh thần, những nỗ lực đó sẽ tiếp tục bị kìm hãm bởi những giới hạn do hoàn cảnh của bạn. Bạn sẽ mãi là con tin trong hoàn cảnh mà bạn nhầm tưởng về một định dạng cá nhân không đổi. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi các vai trò mà bạn có, thậm chí là đột ngột và nhanh chóng. Mọi người thường nhầm tưởng họ phải hoàn toàn “đạt tiêu chuẩn” để có thể đảm nhận một vai trò nào đó. Nhưng điều này là sai. Bạn thực sự sẽ trở nên đủ tiêu chuẩn thông qua chính vai trò đó. Lấy ví dụ, khi Lauren và tôi nhận nuôi lũ trẻ, chúng tôi chưa hề có kinh nghiệm làm bố mẹ. Chắc chắn là tôi đã đọc một vài cuốn sách về chủ đề này, nhiều cuốn chứa những ý tưởng thông minh và phương pháp đột phá để thử nghiệm. Song lý thuyết và kinh nghiệm là hai thứ hoàn toàn khác biệt. Tôi cho rằng tất cả các bậc phụ huynh đều từng trải qua quỹ đạo y hệt như thế – chỉ khi bắt tay vào làm thì bạn mới học được. Bạn không bao giờ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống trong cuộc sống. Sẽ luôn tồn tại một bước nhảy (có thể dài hoặc ngắn) từ lý thuyết tới thực tiễn. Thay vì sức mạnh ý chí, bước nhảy vào một môi trường mới luôn mang tính bản năng, giống như một cơ chế để sinh tồn. Ngay lập tức, bạn sẽ tiến lên tìm cách thích nghi với vai trò mới và môi trường mới. Vì vậy, thay vì cố gắng để “đạt chuẩn” trước khi trở thành một ai đó, hãy tạo ra một môi trường thích hợp với tiêu chuẩn của bạn để trở thành người đó. TỔNG KẾT Chủ nghĩa cá nhân lan tỏa những vòng tròn và nội dung về self-help. Như giáo sư David Hawkins có nói: “Chính ảo tưởng cá nhân là nguồn gốc của mọi khổ đau.” Oái oăm thay, khi cô lập mọi thứ ra khỏi hoàn cảnh, bạn sẽ đặt chúng vào một chiếc hộp, chính điều đó sẽ khiến cho chúng không thể phát triển và biến đổi. Mặc dù cuốn sách này nhìn nhận những điểm hạn chế đối với sự phát triển cá nhân, tuy nhiên những hạn chế đó không mang tính cố định và bất biến. Thay vào đó, những điểm hạn chế của một người sẽ linh hoạt dựa trên hoàn cảnh. Thay vì cố vận dụng nhiều ý chí và sức lực, nếu muốn thay đổi cuộc đời mình, bạn đơn giản chỉ cần thay đổi môi trường và những vai trò mà bạn đang đảm nhận. Để có thể thực hiện thành công điều này, bạn phải nhận ra được rằng: • Những gì bạn có thể làm được đều dựa trên hoàn cảnh, chứ không phải nhờ sức mạnh ý chí. • Mọi môi trường đều có quy tắc. • Mọi môi trường đều có giới hạn. • Hệ giá trị của bạn là tương đối, không phải tuyệt đối. • Bạn luôn đảm nhận một vai trò. 3 HAI LOẠI MÔI TRƯỜNG “TẬP TRUNG” Nhiều căng thẳng và khả năng phục hồi nhanh Courtney Reynolds là một doanh nhân trẻ. Cô ấy thường xác định trước mức độ năng suất của mình trong khoảng thời gian cô có. Kết quả là, Courtney rất hiểu và kiểm soát được suy nghĩ với môi trường của mình. Khoảng 15 ngày mỗi tháng, Courtney sống ở Denver với cộng sự kinh doanh của mình, Val. Khi ở Denver, Courtney và Val thường làm việc 18 tiếng một ngày. Họ cùng làm việc liên quan tới nhiều dự án khác nhau. Căn hộ của họ không có yếu tố phân tán nào. Không có bức tranh nào trên tường. Chúng rất đơn giản. Chỉ có vài chiếc ghế da và rất nhiều khoảng trống để quay video cho bất kỳ hoạt động marketing nào mà họ cần làm. Khi ở Denver, cô ấy chủ ý đặt bản thân dưới nhiều sự căng thẳng và áp lực để thành công. Sẽ luôn có những hạn chót kề cận, các mức kỳ vọng lớn, và những lời hứa quan trọng phải giữ. Cô nhận lượng công việc lớn để làm, nhưng ở một cái giá cao. Làm việc với nhiều dự án và nhiều giờ liên tục như vậy thực sự khiến Courtney kiệt sức về cả tinh thần, cảm xúc, thể chất lẫn các mối quan hệ. Và đó chính xác là điều mà cô muốn khi ở Denver. Ý định của Courtney là đạt được sự tiến bộ và phát triển. Tuy nhiên, Courtney cũng biết nhịp độ làm việc đó sẽ không bền vững. Vì thế, Courtney có một môi trường tái-thiết lập-và- phục-hồi, nơi mà cô ấy sẽ trải qua suốt nửa tháng còn lại, đó là Las Vegas, Nevada. Nhà của Courtney ở Vegas được thiết kế để khơi gợi sự thư giãn và tươi mới cao độ, thậm chí là cả niềm vui. Những bức tường được sơn tông màu ấm và bao phủ bởi những bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp. Đồ đạc trong nhà và trong bếp đều là loại sang trọng và tạo cảm hứng. Hơn thế nữa, Courtney còn là thành viên của nhiều nhóm xã hội ở Vegas – hoạt động này mang đến cho cô những sự kết nối vui vẻ và sâu sắc. Courtney thường xuyên tổ chức tiệc tại nhà. Cô thường ngủ 10-12 tiếng khi ở đó. Courtney cũng có một văn phòng nhỏ ở Vegas, nơi cô ghé qua vài tiếng ngắn ngủi mỗi ngày, chủ yếu là để kiểm tra và quản lý các dự án. Hầu hết thời gian, cô hoàn toàn cởi bỏ công việc và phục hồi. Bạn sẽ thường thấy cô chạy quanh phố, ăn uống tại những nhà hàng sang trọng hay tham gia các hoạt động giải trí khác trong toàn thành phố. Chính những khoảng thời gian nghỉ ngơi này đã cho phép Courtney thúc đẩy bản thân lên cực độ khi ở Denver. Chủ động phục hồi là một trong những bí quyết đằng sau thành công không tưởng của cô khi ở độ tuổi còn rất trẻ. Cách sử dụng có chiến lược thiết kế môi trường cho phép cô đạt được nhiều hơn trong một tháng so với nhiều người trong một năm. Khi ở Denver, môi trường của cô được tối ưu hóa cho năng suất làm việc. Hơn thế nữa, việc có được sự nghỉ ngơi tốt, cả thể chất lẫn tinh thần, đã giúp cô thúc đẩy bản thân mạnh mẽ, bền bỉ và nhiều hơn so với đa số mọi người. Dù bản thân không hề nhận ra, nhưng Courtney đã áp dụng sâu sắc một số hiểu biết khoa học. Cô đã cấu thành nên thứ mà tôi gọi là “môi trường tập trung”, cho phép cô ấy hoàn toàn thâm nhập vào những gì mà mình đang làm. Để phát triển, loài người cần hai yếu tố quan trọng của môi trường: nhiều căng thẳng và khả năng phục hồi nhanh. Trong cả hai môi trường này, con người hoàn toàn chìm đắm trong bối cảnh của họ. Họ hoàn toàn hiện hữu và có khả năng sống còn. Trong môi trường căng thẳng, họ sẽ bật công tắc 100%. Trong môi trường phục hồi, họ lại tắt công tắc hoàn toàn. Cả hai môi trường này đều có tính tập trung, hoàn thiện, và thật không may là hiếm có. Loại môi trường tập trung đầu tiên có tính chất cực kỳ căng thẳng: chúng ta gọi nó là sự căng thẳng tích cực, hay eustress (căng thẳng có lợi). Nhưng đây là loại căng thẳng hoàn toàn khác với loại gây mệt mỏi cho hầu hết những người trải qua nó. Trong khi loại căng thẳng tiêu cực thường dẫn tới cái chết hay sự mục ruỗng, eustress là thứ vô cùng cần thiết cho phát triển. Căng thẳng tích cực sẽ dạy chúng ta cách kiểm định những giới hạn của bản thân và giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, giành lấy nhiều hơn những gì mà chúng ta nghĩ là mình có thể. Đây là cách Courtney sống một nửa tháng của cô, thúc đẩy bản thân vượt lên trên giới hạn. Điều này sẽ mang chúng ta đến với loại môi trường tập trung thứ hai: nghỉ ngơi và làm tươi mới. Sau những căng thẳng, sự phát triển sẽ diễn ra trong trạng thái nghỉ ngơi. Để trở nên ưu tú ở bất cứ điều gì, bạn cần phải liên tục dịch chuyển từ môi trường đòi hỏi khắt khe sang môi trường nghỉ ngơi tích cực. Trong cả hai trường hợp, bạn cần phải hoàn toàn chìm đắm trong từng trải nghiệm. Khi đang ở trong hoàn cảnh căng thẳng, bạn phải tập trung làm những gì mà mình cần làm. Khi ở trong môi trường phục hồi, bạn phải hoàn toàn tách bản thân ra khỏi những căng thẳng từ công việc, rèn luyện sức khỏe hay từ cả thế giới này nói chung. Trong cuốn The Adrenal Reset Diet (tạm dịch: Chế độ tái thiết thượng thận), tác giả kiêm bác sĩ trị liệu Alan Christianson và đồng nghiệp của ông, Sara Gottfried đã giải thích rằng chúng ta cần phải tạo ra khoảng trống để thực sự gỡ bỏ, tái thiết, làm mới và nạp năng lượng, phản ứng tự nhiên theo đúng cơ chế tiến hóa của cơ thể chúng ta là tích trữ chất béo thay vì đốt cháy nó. Một sức khỏe ưu việt, khả năng sáng tạo, năng suất làm việc, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống đều đòi hỏi sự phục hồi thường xuyên và toàn diện. Đây chính là cách mà Courtney sống nửa tháng còn lại. Khoa học đã chứng minh điều này hết sức rõ ràng. Lấy ví dụ, trong rèn luyện thể dục thể thao, ý tưởng “thời-gian-chịu-áp-lực-cơ-bắp” lý giải rằng để phát triển và làm tăng sức mạnh cơ bắp, bạn cần phải thúc đẩy chúng vượt qua ngưỡng. Chạy marathon không phải là cách để bạn trở nên khỏe mạnh. Chạy nước rút và phục hồi mới làm được điều đó. Càng thúc đẩy sức mạnh của cơ bắp, bạn càng nhận được mức tăng trưởng cao – nhưng chỉ khi việc hồi phục của bạn đủ dài và sâu. Thực tế là quá trình phục hồi của bạn nên thường xuyên dài và sâu hơn quá trình sử dụng sức lực. Vì vậy, ngủ, cầu nguyện, chơi đùa, nghỉ ngơi, ăn chay hay thiền định (các yếu tố then chốt của việc tái thiết lập và phục hồi) càng trở nên cần thiết vì thế giới đang không ngừng trở nên đòi hỏi hơn. Ở một thời điểm nào đó trên đường đời, chúng ta sẽ quên mất điều này. Cũng giống như việc rèn luyện sức khỏe, những sáng tạo đột phá và tuyệt vời nhất thường xảy ra trong quá trình phục hồi tâm trí, sau quá trình làm việc khắc nghiệt và mệt mỏi. Lấy ví dụ, khoa học thần kinh đã chỉ ra rằng chỉ 16% những đột phá sáng tạo xảy ra khi bạn đang làm việc. Sức sáng tạo đến từ việc tạo ra những kết nối riêng biệt và hữu dụng. Những kết nối này không thể được tạo nên nếu bạn không suy nghĩ kỹ lưỡng và thúc đẩy bản thân tiến sâu trong dự án hay vấn đề, rồi sau đó nghỉ ngơi. Hòn ngọc trí tuệ và sáng tạo sẽ không hình thành khi bạn ngồi ở bàn làm việc, mà là khi bạn nghỉ ngơi. Các sản phẩm sáng tạo tuyệt vời nhất chỉ hiện diện trong những môi trường tách biệt khỏi những căng thẳng và vất vả từ những thói quen hằng ngày. Vì vậy, những kỳ nghỉ, đi du lịch và việc trút bỏ hoàn toàn chưa bao giờ trở nên cần thiết như ngày nay. Những điều này cần được gắn vào lối sống đời thường của chúng ta, như Courtney đã làm. Bạn có thể không tách biệt vài tuần liền, nhưng bạn có thể trút bỏ mọi thứ vào cuối tuần. Rất ít người bỏ thời gian để phục hồi sau khi đắm mình trong công việc, công nghệ, con người, đồ ăn và cuộc sống. Kết quả là rất ít người có năng lượng và sự rõ ràng để thực sự đưa bản thân vào trong điểm cực độ của môi trường, mà chỉ dừng lại ở căng thẳng tinh thần và sự đòi hỏi. Bạn cần phải có cả hai loại môi trường tập trung để đạt được sự phát triển trong công việc, các mối quan hệ, sức khỏe, tinh thần và tất cả những mặt khác của cuộc sống. Gần đây tôi có gặp anh bạn Justin và ba đứa con của cậu ấy ở một công viên địa phương. Họ đang ở đó vì người bạn của con gái Justin đang chơi trong một trận bóng. Con gái của cậu ấy muốn xem người bạn này chơi bóng, và Justin đã có thêm một khoảng thời gian chất lượng để chơi cùng các con. Tôi để ý thấy Justin không mang điện thoại theo. Cậu ấy hoàn toàn tập trung vào lũ trẻ, cùng tham gia những hoạt động quan trọng với chúng. Ít nhất là vào khoảnh khắc đó, tôi bỗng cảm thấy rằng Justin chính là người chiến thắng trong cuộc đời này. Justin đang sống một cuộc sống theo những điều kiện và giá trị của riêng mình. Không hề tồn tại nỗi sợ bỏ lỡ một điều gì. Cậu ấy hoàn toàn hiện hữu bên cạnh lũ trẻ, không xuất hiện một cách nửa vời, kiểu như trong đầu còn mải suy nghĩ về công việc hay bận sử dụng điện thoại. Justin thực sự ở bên chúng. Cậu ấy đang phục hồi và sống một cuộc sống thực sự. Không lạ gì khi Justin thực sự tuyệt vời trong công việc và các lĩnh vực khác trong cuộc đời mình. SỰ TIẾN HÓA TIẾP THEO CỦA KẾT QUẢ THỂ HIỆN VÀ THÀNH TÍCH CAO Có vẻ như “giai đoạn chuyển mình” của việc tự cải thiện là dựa trên những nghiên cứu tâm lý học trong giai đoạn 1960-1980. Tiếp tục tập trung vào tâm trí, sức mạnh lý trí và việc đặt ra mục tiêu là cách tiếp cận lỗi thời và sai chỗ để dẫn tới thành công. Không phải vì những chiến lược này chưa được kế thừa một cách đúng đắn. Mà thay vào đó, chính những điều cần tập trung vào mới hoàn toàn sai. Hầu hết những hướng dẫn “self-help” đặt mọi áp lực trực tiếp lên cá nhân mỗi người. Sự tiến hóa tiếp theo của kết quả thể hiện và thành tích cao đưa sự tập trung ra khỏi cá nhân và đặt nó vào ngay trước môi trường. Vì vậy, mỉa mai thay, tương lai của những lý luận “self-help” sẽ không tập trung vào “cá nhân”, mà nó sẽ tập trung vào môi trường định hình nên cá nhân đó. Cốt lõi của sự thúc đẩy này sẽ là sự thiết lập các môi trường tập trung. Khi bạn ở trong môi trường tập trung, hành vi mong muốn của bạn là tự động và bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài. Bạn hoàn toàn hiện hữu và bị cuốn vào những gì mình đang làm, bất kể đó là công việc đòi hỏi cao hay sự hồi phục và làm mới. Trong hầu hết môi trường, bạn phải duy trì nhận thức với những gì mình đang làm, và do đó bạn phải sử dụng sức mạnh ý chí để hành động theo một số phương thức mong muốn. Đó là bởi hầu hết các môi trường được tối ưu hóa cho sự phân tán, không phải để có kết quả thể hiện và thành tích cao. Phần còn lại của cuốn sách này tập trung vào việc giúp đỡ bạn phát triển các môi trường tập trung để có thể sống với những điều kiện của riêng bạn và thành công trong cuộc sống này, giống như người bạn Justin của tôi, người hoàn toàn tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại với lũ trẻ nhà cậu ấy. Mặc dù điều này có vẻ trái với trực giác thông thường, nghỉ ngơi và phục hồi thực sự là yếu tố quan trọng nhất của thành công. Như Arianna Huffington đã gợi ý một cách rõ ràng nhưng chân thật rằng “chúng ta hãy ngủ thêm trên đường tới đỉnh vinh quang”. Trong môi trường không ngừng đòi hỏi cao và nhiều sự kích thích như hiện tại, bỏ thời gian để tái thiết lập, nghỉ ngơi và phục hồi chưa bao giờ trở nên hiếm có nhưng cần thiết như lúc này. Vì thế, Phần II của cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng môi trường tập trung, tối ưu hóa cho sự nghỉ ngơi và phục hồi. Nghỉ ngơi chính là lúc bạn đạt năng suất làm việc tốt nhất. Bạn sẽ có được những ý tưởng tuyệt vời nhất, có những khoảnh khắc quan trọng nhất với những người quan trọng của cuộc đời, và bạn cũng sẽ thấy rõ phương hướng cho công việc và cuộc sống của mình. Phần III của cuốn sách sẽ chỉ cho bạn cách tạo ra môi trường tập trung, tối ưu hóa những căng thẳng và đòi hỏi cao. Một cuộc sống dễ dàng không phải là con đường tới sự phát triển và hạnh phúc. Ngược lại, nó sẽ khiến bạn bế tắc và bối rối trong cuộc sống. Mặc dù hầu hết mọi người tìm kiếm con đường ít chông gai nhất để dễ dàng thích nghi và lười biếng, những thử thách lớn và khó nhằn vẫn nên chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời của bạn. Sâu thẳm chứ không phải nông cạn, là vùng nước mà bạn nên vùng vẫy. Lấy ví dụ, những cái cây mọc ở môi trường nhiều gió buộc phải đâm những chiếc rễ sâu hơn, khiến cho chúng không dễ bị đánh gục trong môi trường khó khăn. Bạn không thể phát triển trong cuộc đời nếu không thúc đẩy chính mình. Trích dẫn từ bài thơ của Douglas Malloch: “Cây gỗ tốt không lớn lên trong sự dễ dàng. Gió càng mạnh, thân cây càng vững chãi.” Sức mạnh của cái cây phụ thuộc vào sự khắc nghiệt của môi trường mà nó sinh trưởng. Con người cũng vậy. Nếu bạn muốn trở nên mạnh mẽ hơn, những bài tập của bạn cần phải có độ khó lớn hơn. Nếu bạn muốn những gì mình làm đạt đẳng cấp quốc tế, công việc của bạn cần phải có độ khó lớn hơn. Bạn cần có mức kỳ vọng cao để thành công. Bạn cần được giao phó những dự án nằm ngoài khả năng của mình, buộc bạn phải trở thành một cái cây với những chiếc rễ sâu hơn. PHẦN II LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁCH BIỆT VỚI SỨC MẠNH Ý CHÍ 4 THIẾT LẬP LẠI CUỘC SỐNG CỦA BẠN Đưa ra những quyết định có sức mạnh nằm ngoài môi trường quen thuộc của bạn Tsh Oxenreider là một blogger đã đi du lịch vòng quanh thế giới cùng chồng và ba đứa con vài năm gần đây. Trước khi rời khỏi nước Mỹ, trước khi hoàn toàn trút bỏ mọi thứ khỏi cuộc sống của mình để bước ra thế giới, Tsh từng bế tắc trong cả công việc lẫn chuyện cá nhân. Cô vật lộn để tìm kiếm mục đích sống của mình. Tsh không thể khiến bản thân làm việc mà cô mong ước. Cô cảm thấy mình bị tê liệt. Tuy nhiên, sau khi rời bỏ được những thói quen và môi trường cũ, cô như được hồi sinh, đầy cảm hứng, và thậm chí là động lực để làm việc. Giống như thể cửa xả đập được mở ra, và đủ loại ý tưởng liền tuôn tràn vào đầu óc và tâm hồn cô. Trong môi trường tập trung mới được tối ưu hóa cho sự phục hồi này, Tsh tạo được nhiều kết nối độc nhất vô nhị và ở trong trạng thái thư giãn. Cô ấy có những trải nghiệm mới và trưởng thành hơn trong chuyện cá nhân. Chính vào lúc đi du lịch cùng gia đình và hoàn toàn gỡ bỏ những thói quen thường lệ, Tsh đã đưa ra được những quyết định có sức mạnh nhất trong cuộc đời. Cô quyết định thực hiện việc giúp đỡ người khác đơn giản hóa và cải thiện cuộc sống của họ. Lý do Tsh đưa ra quyết định lớn lao này là vì cô đang có được thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “trải nghiệm đỉnh cao”. Abraham Maslow mô tả trải nghiệm đỉnh cao là “hiếm có, lý thú, mênh mông như biển cả, cảm động sâu sắc, phấn khởi, nâng tầm trải nghiệm để tạo nên dạng cao cấp hơn của thực tế được nhận thức, và thậm chí còn bí ẩn và kỳ diệu trong chính những nỗ lực mà nó mang lại cho người trải nghiệm”. Maslow còn đi sâu hơn rằng, những trải nghiệm đỉnh cao là yếu tố cần thiết để trở thành một cá thể có khả năng tự khẳng định, ở đó bạn được đáp ứng tất cả các nhu cầu nền tảng và có thể thức tỉnh trọn vẹn tiềm năng của bản thân. Trải nghiệm đỉnh cao nhiều khả năng sẽ xảy đến trong môi trường tập trung – cụ thể, những môi trường tối ưu hóa cho việc nghỉ ngơi và phục hồi. Do đó, những chuyến du lịch chính là khi bạn có được những hiểu biết sáng tạo sâu sắc. Hãy xem xét câu chuyện của nhà thiết kế Stefan Sagmeister, người thường đóng cửa studio bảy năm một lần cho kỳ nghỉ kéo dài cả năm để làm mới và tưới mát quan điểm sáng tạo của bản thân. Sagmeister giải thích rằng trong suốt một năm cách xa công việc, anh ấy thường nảy ra được những ý tưởng tuyệt vời nhất để theo đuổi trong những năm tiếp theo. Trong một môi trường mới và ở một trạng thái thư giãn, Sagmeister có thể tạo nên những kết nối độc nhất với não bộ. Hơn thế nữa, anh ấy còn có thể thực sự đánh giá được những gì mà mình muốn trong cuộc đời. Những gì Sagmeister làm là tìm kiếm những trải nghiệm đỉnh cao. Trải nghiệm đỉnh cao sẽ thay đổi quỹ đạo cuộc đời và sự nghiệp của con người. Chỉ khi có những sự thay đổi mạnh mẽ về mô thức trải nghiệm, bạn mới có thể thực sự nhìn thấy những gì đang xảy ra trong cuộc đời có ý nghĩa gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra các quyết định có sức mạnh khi đang ở trong trạng thái được nâng cấp, để nâng tầm cuộc sống cũng như các chuẩn mực của chính bạn. Sau khi nhìn thấy chính bản thân và thế giới trong một cái nhìn mới, bạn có thể vượt lên trên những nỗi sợ hãi nhỏ nhặt cùng những niềm tin đang níu giữ bạn với môi trường hiện tại. Tôi đã có một số trải nghiệm đỉnh cao và cố gắng để có được chúng một cách đều đặn. Gần đây, tôi đã dành một dịp cuối tuần với người bạn Richard Paul Evans, người sáng lập ra nhóm Tribe of Kyungs. Mục đích của nhóm này là để giúp đàn ông xây dựng những tình bạn sâu sắc và đích thực (thứ mà ngày nay hiếm có được) và cung cấp môi trường cho họ vượt qua các thử thách, có những trải nghiệm vui vẻ và nâng cao tầm nhìn tương lai cho cuộc sống của mình. Dành ra vài dịp cuối tuần hằng năm cho việc này, Rick đứng ra tổ chức một đợt nghỉ cho Tribe of Kyungs ở điền trang của anh ở phía Nam Utah. Gần đây Rick đã mời tôi tới thăm thú điền trang và sự kiện của anh ấy. Tôi hoàn toàn bị bất ngờ, đầu tiên là bởi vẻ đẹp của miền Nam Utah. Điền trang của Rick nằm ngay cạnh Công viên Quốc gia Zion. Nhưng tôi cũng ngạc nhiên không kém bởi văn hóa của nhóm và mục đích của buổi nghỉ ngơi. Không có một danh sách gói gọn những việc phải làm. “Đàn ông vốn bận rộn,” Rick bảo với tôi. “Anh cần có thời gian chỉ để thư giãn thôi. Vậy nên sẽ không có lịch trình cho hai ngày tiếp theo. Bữa sáng sẽ có lúc 9 giờ, nhưng nếu anh quyết định ngủ nướng, điều đó cũng không sao cả.” Khi ở đợt nghỉ ngơi huấn luyện đó, tôi dành nhiều thời gian để đi xe ngựa bốn bánh và nói chuyện với những người đàn ông khác ở đó. Chúng tôi thậm chí còn chơi súng sơn. Nhưng tôi cũng dùng một phần lớn thời gian để đọc sách, viết nhật ký, đi bộ vòng quanh để nghe sách nói, đồng thời ngắm nhìn phong cảnh tuyệt vời nơi đây. Thật thú vị, trong suốt quãng thời gian xa nhà này, tình yêu của tôi dành cho vợ và các con gia tăng một cách điên rồ. Khi rời xa cuộc sống thường nhật, tôi có thể nhìn thấy những phần tuyệt nhất mà nó thực sự có, những phần thường dễ bị chúng ta vô tình phớt lờ và coi nó như là chuyện đương nhiên. Tôi đã không gọi cho vợ tới tận khi về đến sân bay, vì mục đích cao cả của chuyến đi lần này là để cởi bỏ tất cả và tái kết nối với bản thân và cuộc sống. Nhưng khi gọi cho cô ấy, tôi đã nói chuyện với tình yêu thương lớn hơn rất nhiều so với trước kia, rằng cô ấy có ý nghĩa như thế nào với tôi. Tôi đã rất xấu hổ khi thừa nhận rằng tôi đã quá thường xuyên coi cô ấy, các con, và tất cả những điều tuyệt vời trong cuộc đời mình là những thứ đương nhiên. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nghỉ ngơi tại điền trang, tôi không chỉ thấy rõ được những điều tuyệt vời vốn có trong cuộc đời mình. Tôi còn nhận thức được nhiều điều sâu sắc liên quan đến các dự án mà mình sẽ làm trong tương lai. Môi trường thực sự quan trọng, và Rick đã thực hiện một cách xuất sắc công việc tạo ra môi trường mà ở đó tôi có thật nhiều niềm vui và sự kết nối với những người đàn ông tuyệt vời, nơi tôi thực sự chỉ thư giãn, phục hồi, thiết lập lại và tái kết nối với chính bản thân mình. Tôi có thể nghĩ về những gì tôi muốn trong một vài năm tới. Vì đang ở trong trạng thái đỉnh cao, tôi hình dung được mọi thứ từ sâu thẳm tâm hồn cùng với những khát vọng lớn lao nhất. Tôi đã ở trên đỉnh cao cuộc đời, và ở trạng thái đó tôi mở rộng tâm trí cho những ý tưởng tuyệt vời bước vào. TẠO RA TRẢI NGHIỆM ĐỈNH CAO VÀ GHI CHÉP KẾ HOẠCH VÀO NHẬT KÝ Theo như Abraham Maslow, “trải nghiệm đỉnh cao” là một điều hiếm có. Tuy nhiên, trải nghiệm đỉnh cao chắc chắn không bắt buộc phải là một điều hiếm có. Thực sự thì trải nghiệm đỉnh cao (hay đặt bản thân vào một trạng thái đỉnh cao) nên là thứ mà bạn làm hằng ngày. Lý do mọi người xem trải nghiệm đỉnh cao là một thứ gì đó hiếm có là vì họ không thiết lập cuộc sống theo cách để trải nghiệm đỉnh cao xuất hiện thường xuyên. Hầu hết mọi người không hề có kết nối với bản thân. Họ sống trong trạng thái dễ bị nghiện một thứ gì đó, hoặc phải phản ứng dưới sự kích thích của những thói quen và môi trường tiêu cực. Thậm chí cả trong những trường hợp đó, những khoảnh khắc con người chủ ý kéo chính mình ra khỏi trạng thái bị mê hoặc của sự vô thức, trải nghiệm đỉnh cao vẫn có thể xảy ra. Chúng có thể được dự đoán trước. Bạn có thể tạo ra chúng. Nếu bạn đặt việc ở trong trạng thái đỉnh cao lên hàng đầu thì sao? Nếu theo đúng nghĩa đen, bạn cần được vận hành ở các mức độ đỉnh cao trong cuộc sống hằng ngày để có thể đạt được các mục tiêu thì sao? Nếu đó chính là chuẩn mực của bạn thì sao? Ở trong trạng thái đỉnh cao nghĩa là bạn đang vận hành ở mức độ mà bạn muốn, vì thế bạn có thể đạt được những khát vọng vượt lên trên những gì mà mình từng có. Nếu hiện tại bạn không theo đuổi điều mà bản thân từng làm trước đó, chắc chắn bạn không cần thường xuyên có trải nghiệm đỉnh cao. Nhưng nếu bạn đang trong trạng thái muốn phát triển, bạn sẽ cần một vị thế trong cuộc sống mà ở đó bạn có trải nghiệm đỉnh cao thường xuyên hơn. Thậm chí là hơn cả thế – bạn cần phải thiết lập quỹ đạo của bản thân từ trạng thái đỉnh cao. Vì nhìn chung, bạn bắt đầu như thế nào thì bạn sẽ kết thúc như thế. Nếu bắt đầu đúng, thường thì bạn sẽ có thể duy trì tính đúng đắn của việc bạn làm. Nhưng nếu bắt đầu sai, thật sự rất khó để có thể đưa mọi thứ trở lại đúng đường. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không thể làm lại trong quá trình đó. Nó chỉ đơn thuần có nghĩa là sức mạnh phía sau quyết định ban đầu của bạn sẽ xác định quỹ đạo của bạn. Hầu như mọi người sẽ đưa ra những quyết định yếu đuối khi ở trạng thái không đỉnh cao. Thực tế có rất ít người thực sự đưa ra được những quyết định hoàn toàn thực tế. Hầu hết mọi người không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định. Chúng không thực sự có thể định nghĩa. Chúng không nhất quyết phải là một ý. Những rủi ro chưa đủ lớn. Thay vào đó, nó giống như con thuyền ra khơi mà không có buồm. Họ đi tới bất cứ đâu mà cuộc đời dẫn lối. Cuộc đời của họ là sự ngẫu nhiên và biến hóa trong vô thức. Kể cả có dùng nhiều giờ lang thang trên Internet cũng chả có ích lợi gì. Tuy nhiên, nếu muốn thiết lập một con đường mới trong cuộc đời, bạn cần phải đưa ra những quyết định có sức mạnh và dứt khoát. Và bạn muốn ở trong trạng thái đỉnh cao khi đưa ra những quyết định đó. Làm thế nào để bạn bước vào trạng thái đỉnh cao? Khi nghĩ về việc nhận thức rõ ràng về cuộc đời và các mục tiêu, bạn cần cho bản thân một sự thiết lập lại một cách thường xuyên. Những người thành công nhất trên thế giới chủ ý bóc tách thời gian của họ khỏi lịch trình thông thường để rũ bỏ, để nạp lại năng lượng, và để thiết lập lại bản thân. Lấy ví dụ về Bill Gates, người tạo ra “Tuần lễ Suy nghĩ” để có thể hoàn toàn gỡ bỏ bản thân ra khỏi công việc và mọi hình thức giao tiếp. Tất cả những gì ông làm là suy nghĩ, học hỏi và nghỉ ngơi. Và Bill Gates thừa nhận rằng những ý tưởng tuyệt vời nhất cho Microsoft thường đến trong những tuần lễ nghỉ ngơi và phục hồi đó. Bạn có thể không có nguyên một tuần để nghỉ ngơi và phục hồi. Nhưng thay vào đó, bạn có thể bắt đầu lên lịch cho “những ngày ngắt kết nối” – khoảng thời gian bạn có thể tách vài ngày ra khỏi công việc và cho bản thân trọn vẹn một ngày chỉ đơn giản để nghỉ ngơi và phục hồi. Trong suốt quá trình đó, sẽ rất hữu ích nếu bạn rời bỏ môi trường quen thuộc, và có lẽ nên tới một không gian rộng mở cách đó ít nhất 30 phút lái xe. Trong khoảng thời gian ngắt kết nối này, tốt nhất là thả lỏng cơ thể và cởi bỏ mọi thứ từ công việc cho đến cuộc sống. Điều này rất khó với hầu hết mọi người, bởi vì nhiều người trong số đó bị nghiện đồ công nghệ và nghiện công việc. Vì thế, nghiên cứu tâm lý học đã tìm ra tầm quan trọng của việc cách ly tâm lý khỏi công việc hằng ngày. Chỉ những người thực sự cách ly – về mặt tâm lý, tình cảm và thể chất – mới có thể tái khởi động khi bắt đầu làm việc trở lại. Để có thể toàn tâm toàn ý chìm đắm trong những gì mà mình đang làm, bạn cần phải nghỉ ngơi và phục hồi thường xuyên. Nghỉ ngơi là khoảng thời gian để bạn phát triển và phục hồi, khi đó bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh để làm tốt hơn nữa ở bất cứ điều gì mà bạn đang làm. Vì vậy bạn cần phải giải phóng bản thân, dù chỉ trong một ngày. Hãy để bản thân nằm ngoài cuộc sống bận rộn và cho phép bạn có thời gian để thiết lập và kết nối lại với chính mình. Một phần quan trọng của việc thiết lập lại này, đó là hãy mang nhật ký ra và viết thật nhiều vào đó. Nhưng trước khi viết, bạn sẽ muốn đưa đầu óc tới đúng chỗ. Đó là lý do vì sao việc dành ra ít nhất 30 phút để thoát ra khỏi môi trường thường ngày và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần là rất quan trọng. Khi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, bạn có thể đọc hoặc nghe một số nội dung truyền cảm hứng. Bạn cũng có thể tập một số bài thể dục. Hoặc nói chuyện với một người bạn thân hay thành viên gia đình – những người luôn khiến bạn cảm thấy phấn chấn. Bạn cần đưa bản thân vào trạng thái đỉnh cao trước khi bắt đầu viết. Một cách tự nhiên, việc thoát ra khỏi môi trường thường ngày sẽ khơi gợi cho bạn những xúc cảm tích cực, đặc biệt nếu bạn biết mình sẽ dùng vài tiếng đồng hồ tiếp theo để chìm sâu vào học hỏi, phục hồi, lên kế hoạch và mường tượng mọi thứ. Những chiến lược cụ thể khác có thể củng cố trải nghiệm viết nhật ký của bạn là thiền định và cầu nguyện. Có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa khái niệm thiền định là gì và thiền định để làm gì. Một niềm tin phổ biến (điều ngăn cản nhiều người phát triển thói quen thiền định), đó là “thiền định ngăn cản đầu óc suy nghĩ”. Đây không phải là mục đích của thiền định. Thiền định là để đầu óc thấy rõ hơn những gì bạn muốn, và cuối cùng là để sống một cuộc đời tốt hơn. Cũng giống như cầu nguyện, thiền định có thể được thực hiện dưới nhiều dạng. Đối với tôi, cả hai đều liên quan mật thiết. Và tự cho bản thân một chút thời gian để cầu nguyện và thiền định ngay trước khi viết nhật ký sẽ đặt bạn vào trạng thái nâng cấp tinh thần cho việc viết lách. Tuy nhiên, đôi lúc trạng thái nâng cấp đó xảy đến sau khi bạn bắt đầu viết, đặc biệt là khi viết về những gì mà bạn biết ơn. Cả hai quá trình này – thói quen trước khi viết nhật ký và quá trình viết nhật ký, đều có mục đích là đưa bạn vào sâu hơn bên trong tâm hồn, vào những giấc mơ và những khát vọng. Khi bắt đầu viết, có một vài điều hữu ích sẽ giúp bạn tập trung hơn vào những gì mà mình đang viết: Bắt đầu với sự biết ơn và trân trọng với tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời bạn. Hãy dùng nhiều thời gian hơn để soi chiếu lại và viết về tất cả các chi tiết có trong cuộc đời và những mối quan hệ của bạn. Hãy viết về tất cả những người quan trọng đối với bạn. Hãy viết về việc bạn đã tiến xa thế nào. Hãy viết chi tiết về những gì đang diễn ra (và những gì sắp diễn ra) kể từ lần cuối cùng bạn có thời gian phục hồi. Ghi nhận lịch sử của chính mình là một phần quan trọng đối với việc viết nhật ký. Nó mang đến bối cảnh cho những ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch của bạn. Hãy hoàn toàn trung thực với bản thân về những gì đang diễn ra trong thế giới của bạn khi viết nhật ký. Sau khi thể hiện sự biết ơn và trân trọng đối với những điều tuyệt diệu (và trăn trở) trong cuộc đời mình, bạn cần trung thực với bản thân về cả những vấn đề mà bạn không xuất hiện trong đó. Khi ở trong trạng thái đỉnh cao, bạn cần cam kết tạo ra được những thay đổi cụ thể. Hãy viết ra những thay đổi quan trọng mà bạn cần để đạt được những ước mơ và lý tưởng. Hãy viết ra tất cả những gì xuất hiện trong tâm trí bạn. Viết nhật ký là một liệu pháp chữa lành mạnh mẽ, hãy viết một cách cởi mở về những điều bực bội và những khó khăn đã dẫn bạn tới với con người hiện tại. Hãy viết về lý do tại sao bạn vật lộn để tạo ra được những thay đổi này trong quá khứ. Hãy thành thật và phơi bày hết với chính mình. Sẽ không có ai khác đọc được những gì bạn viết. Mục đích của việc viết nhật ký này là để bạn làm rõ và tái thiết lập những ưu tiên và sự tập trung của mình. Nếu bạn không thể trung thực với nhật ký của chính mình, làm sao bạn có thể kỳ vọng bản thân trung thực trong phần còn lại của cuộc đời? Hãy viết về những giấc mơ lớn. Những điều này có thể được đặt trong viễn cảnh tương lai của cuộc đời bạn, những mục tiêu trong 3- 5 năm, hay những mục tiêu trong 3-12 tháng tới. Thật tốt nếu bạn bỏ ra chút thời gian và suy nghĩ về những gì mà bạn đang cố để làm từ bức tranh toàn cảnh, trước khi bạn tập trung vào những điều cụ thể ngay trước mắt mình. Phần quan trọng của việc vẽ ra bức tranh toàn cảnh là để tái kết nối bạn với những lý do “tại sao” của bạn. Rất dễ để đánh mất ý nghĩa của những lý do tại sao trong cuộc sống thường ngày bận rộn. Hơn thế nữa, có một sự khác biệt lớn giữa mục tiêu hướng tới “phương thức hành động” và mục tiêu hướng tới “kết quả cuối cùng”. Và mục tiêu hướng tới kết quả cuối cùng mới là những gì thực sự quan trọng với bạn. Đó chính là những gì bạn muốn chứ không phải bất kỳ điều gì khác, không phải vì chúng có thể giúp bạn làm những gì bạn thực sự muốn. Lấy ví dụ, lấy được tấm bằng đại học để có thể kiếm được việc làm tốt là một mục tiêu hướng tới phương thức hành động. Nhưng kết quả cuối cùng là gì? Đó mới là điều thực sự quan trọng, và bạn có thể tránh được nhiều rắc rối bằng cách bắt đầu và tiếp tục duy trì kết quả cuối cùng trong đầu. Bạn có thể tránh những mục tiêu theo đuổi chỉ vì kỳ vọng của xã hội. Cũng tốt nếu bạn có thêm điện thoại, nhưng chỉ là để dùng cho những trường hợp ghi nhận suy nghĩ mà bạn có được khi viết nhật ký, khi nghe/đọc một cuốn sách hay khi đang ngẫm nghĩ/soi chiếu. Thường thì bạn sẽ có những suy nghĩ về một số người quan trọng trong cuộc đời. Bạn nên ngay lập tức có một loại giao tiếp nào đó với những người mà bạn nghĩ tới trong đầu – có thể là gửi cho họ một email, một tin nhắn hay gọi cho họ một cuộc điện thoại. Gần đây khi đang viết nhật ký, tôi nảy ra suy nghĩ về việc gửi hoa cho một vài người đã giúp đỡ tôi. Ngay lập tức tôi vơ lấy điện thoại và đặt hoa gửi tới địa chỉ của họ. Sau đó tôi lại tiếp tục viết. CÁC MỤC LÊN KẾ HOẠCH HẰNG TUẦN SỬ DỤNG NHẬT KÝ Sẽ có hiệu quả khi bạn có một phiên bản cô đọng hoặc tương tự như vậy về mục viết nhật ký cho sự phục hồi trong suốt kế hoạch tuần của mình. Hằng tuần, đây là khoảng thời gian bạn soi chiếu lại tuần trước đó và lên kế hoạch tốt hơn cho những tuần tiếp theo. Mục lên kế hoạch hằng tuần là phiên bản mở rộng cần thiết cho thói quen viết nhật ký buổi sáng, điều này sẽ được nói rõ hơn ở chương tiếp theo về duy trì lối sống. Cụ thể hơn, trong mục lên kế hoạch hằng tuần – phần nên có trong quá trình viết nhật ký – bạn có thể viết về những điều sau: • Tuần vừa rồi trôi qua thế nào (điều tốt, xấu…)? • Bạn đã làm tốt điều gì (“chiến thắng” của bạn)? • Điều gì chưa tốt (điều gì bạn đã không làm, ai đó bạn chưa gặp, chỗ nào đó bạn còn thiếu sót)? • Bất kỳ sự kiện nào quan trọng (ví dụ như giây phút tuyệt vời với bạn bè, gia đình hoặc những đột phá trong công việc). • Kế hoạch cho những tuần tiếp theo của bạn là gì? • Bạn dự tính tiếp nhận những gì học được từ tuần vừa qua và làm tốt trong những tuần tiếp theo như thế nào? • Các mục tiêu trong bức tranh toàn cảnh (theo danh sách liệt kê từng điểm ngắn gọn, cũng giống như là một sự nhắc nhở cho những “lý do” và mục tiêu hướng đến “kết quả cuối cùng” của bạn). • Những mục tiêu gần của bạn (những thứ bạn sẽ ngay lập tức phải làm trong vòng 1-6 tháng tới). • Những việc cụ thể mà bạn phải hoàn thành trong tuần tiếp theo (bao gồm các kế hoạch liên quan tới thói quen buổi sáng, việc học hành, các mối quan hệ, công việc, rèn luyện sức khỏe…). Với mục viết nhật ký cho việc phục hồi, bạn nên đặt bản thân vào trạng thái đỉnh cao trước khi bắt đầu mục lên kế hoạch này. Mục tiêu là để nâng tầm suy nghĩ, sau đó đưa ra các kế hoạch và quyết định có sức mạnh ở trạng thái được nâng cấp. Bạn sẽ muốn thiết lập lại quỹ đạo của mình. Nếu không đưa ra các quyết định có sức mạnh, bạn làm thế nào để có thể tạo ra những môi trường thuận lợi cho các quyết định đó? Để có thể phát triển một cách có nhận thức và chủ động, bạn cần cam kết vào một điều gì đó cụ thể. Nếu không, bạn sẽ chỉ phát triển theo phản ứng và ngẫu nhiên dựa trên những gì đang diễn ra xung quanh. TỔNG KẾT Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ý tưởng tốt nhất của bạn sẽ không nảy ra khi bạn ngồi ở bàn làm việc. Não bộ vận hành tốt nhất trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Tất nhiên, bạn sẽ không thể có những ý tưởng xuất sắc khi nghỉ ngơi, nếu như bạn không bỏ công dốc sức và tập trung khi làm việc. Cũng giống như cơ thể vật chất của bạn – nó sẽ không phát triển và trở nên mạnh mẽ khi bạn ngủ, nếu bạn không thúc đẩy nó đến cực hạn khi đang thức. Hơn nữa, những suy nghĩ sâu sắc nhất của bạn sẽ hiếm khi xảy đến theo thông lệ. Khi làm theo thói quen, ở nhà, hay trong môi trường quen thuộc, bạn quá tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh. Bạn không thể hiểu được toàn cảnh của vấn đề vì quá chú ý tới tiểu tiết. Hệ quả là bạn cần phục hồi thường xuyên bằng cách bỏ trốn khỏi thực tại. Thi thoảng điều này có nghĩa là bạn phải rời xa gia đình để cuối cùng trở về là một phiên bản tốt hơn, có khả năng yêu thương và ủng hộ họ nhiều hơn. 5 XÁC ĐỊNH KHOẢNG KHÔNG GIAN THIÊNG LIÊNG Thiết lập môi trường hằng ngày để giữ đúng hướng “Một khi bạn đưa ra quyết định, cả vũ trụ sẽ chung sức để biến nó thành hiện thực.” - Ralph Waldo Emerson Mặc dù những cơn nhiễu động và một số điều kiện khác khiến cho máy bay không đi đúng lộ trình trong khoảng 90% thời gian bay, nhưng hầu hết các chuyến bay vẫn tới đích vào đúng thời điểm dự tính. Lý do cho hiện tượng này khá đơn giản – thông qua hệ thống điều khiển không lưu và hướng dẫn quán tính, các phi công sẽ được duy trì liên tục theo đúng lộ trình. Khi được chỉ ra tức thì, việc sửa chữa sai sót không hề khó để quản lý. Tuy nhiên khi việc sửa chữa này không diễn ra đều đặn, tai ương có thể ập đến. Năm 1979, một máy bay dân dụng với 257 người trong khoang rời New Zealand cho một chuyến bay ngắm cảnh tới Nam Cực rồi quay trở lại. Tuy nhiên, các phi công đã không nhận ra rằng ai đó đã thay đổi tọa độ đường bay đi 2 độ, sai lệch tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến họ lệch đi 45km về hướng Đông so với vị trí mà đáng ra họ phải đến. Tới gần Nam Cực, các phi công hạ thấp xuống để hành khách có thể nhìn thấy phong cảnh tuyệt vời ở đó. Đáng buồn thay, tọa độ sai lệch đã khiến họ bay về phía ngọn núi lửa Erubus. Vùng tuyết trên miệng núi lửa hòa quyện với mây mù phía trên đã đánh lừa thị giác của các phi công, khiến họ nghĩ rằng đang bay ở trên mặt đất bằng phẳng. Khi hệ thống reo lên hồi chuông cảnh báo mặt đất lên cao đột ngột thì đã quá muộn. Máy bay đâm sầm vào ngọn núi lửa và tất cả mọi người đều bỏ mạng. Lỗi sai một vài độ đã gây ra thảm kịch kinh hoàng. Những thứ nhỏ bé – nếu không được làm đúng – có thể trở thành chuyện lớn, luôn là như vậy. Chuyến bay này cũng tương tự như cuộc sống của chúng ta. Những điều tưởng chừng như không quan trọng có thể tạo nên những gợn sóng rồi cả những con sóng lớn của những hệ quả – tốt hơn hoặc tệ hơn. Bạn đang chèo lái cuộc đời mình như thế nào? Những nhận xét nào mà bạn nhận được để sửa chữa những sai lầm? Tần suất đối với việc kiểm tra hệ thống hướng dẫn của bạn? Điểm đến của bạn là đâu? Khi nào bạn sẽ đến được đó? Bạn có đang bị sai đường không? Bạn đã đi sai đường bao lâu rồi? Làm thế nào để bạn biết là bạn đang đi đúng đường? Làm thế nào bạn có thể tối thiểu hóa những cơn nhiễu động và những điều kiện gây nhiễu khác trên con đường của bạn? Trong chương trước, tôi đã giải thích làm thế nào để ngắt kết nối và tái thiết lập để chúng ta có thể tạo nên quỹ đạo của riêng mình. Chương này sẽ giải thích tầm quan trọng của một môi trường hằng ngày, đảm bảo bạn đang đi đúng hướng tới các mục tiêu mới. Hơn thế nữa, bạn cần một môi trường hằng ngày để tái tạo trạng thái đỉnh cao khi đưa ra các mục tiêu và quyết định. Cũng giống như chiếc máy bay cần liên tục kiểm tra, nếu không sẽ bay sai hướng. Hằng ngày, bạn cần đảm bảo rằng sẽ đi theo hướng mà mình muốn. Nếu thực sự cam kết với các thay đổi đó, bạn sẽ cần chuẩn bị tinh thần, hằng ngày, để sống và hành động từ vị trí của thực tế mới mà bạn đang cố tạo nên. Khi làm vậy, bạn sẽ có thể chủ động định hình hoàn cảnh và điều kiện để biến các mục tiêu thành hiện thực. TẠI SAO BẠN CẦN THÓI QUEN BUỔI SÁNG Mục tiêu cốt lõi của việc có thói quen buổi sáng là để đặt bản thân vào trạng thái đỉnh cao vào buổi sáng – nhờ vậy bạn có thể hoạt động trong trạng thái đó suốt cả ngày. Thay vì trở nên thụ động, bị nghiện một thứ gì đó và chìm vào trạng thái vô thức vào buổi sáng, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn chủ động đặt mình vào trạng thái đỉnh cao trong một lối “hành xử có nghi thức”. Nói cách khác, những nghi thức buổi sáng là hết sức cần thiết. Nếu muốn vượt qua cơn nghiện – bạn cần nghi thức buổi sáng. Nếu muốn trở thành nhà thiết kế giàu sức sáng tạo hay nhà văn có bút lực sung mãn – bạn cần nghi thức buổi sáng. Nếu muốn trở nên sáng suốt, có cảm hứng và giá trị trong các mối quan hệ đời thường – bạn cần nghi thức buổi sáng. Tại sao ư? Bởi vì bạn cần khơi gợi trạng thái vượt lên trên các phương thức hành động cũ. Nếu muốn có một cuộc sống khác, bạn phải là một người khác. Nghi thức buổi sáng sẽ giúp khơi gợi trạng thái đỉnh cao. Trạng thái đó sẽ nhắc nhở bạn về con người mà bạn muốn trở thành và cách mà bạn muốn hành động. Từ trạng thái đó, bạn sẽ hành động như con người mà bạn muốn cho tới hết phần còn lại của ngày. Nếu bạn muốn thay đổi quỹ đạo cuộc đời, hai thời điểm tốt nhất để thực hiện là: • Nằm hoàn toàn bên ngoài thói quen thường ngày và bước vào một môi trường tối ưu hóa cho việc học hỏi, trưởng thành, kết nối, nghỉ ngơi và phục hồi (xem Chương 10); • Vào buổi sáng, sau khi thực hiện theo nghi thức những thói quen đầy sức mạnh. Nếu bạn quyết định sống ở cấp độ cao hơn, sẽ tự nhiên xuất hiện nhiều lực cản đối với việc thực hiện quyết định đó. Có một môi trường được dựng lên xung quanh bạn để duy trì mọi thứ theo những gì mà chúng vốn có. Bạn có một mẫu hình tinh thần tương ứng với cuộc sống hiện tại, nếu không cuộc sống của bạn sẽ khác. Sự tự tin của bạn cũng tương ứng với cuộc sống hiện tại, nếu không cuộc sống của bạn cũng sẽ khác. Vì vậy, khi đưa ra quyết định về việc sống khác biệt, bạn cần phải liên tục tái tạo những trải nghiệm đã khiến bạn nảy sinh ra quyết định đó. Trải nghiệm đó – cùng với lối tư duy đi kèm nó – cần trở thành những điều bình thường mới của bạn. Do đó, bạn cần phải phát triển thói quen thường xuyên đặt bản thân vào trạng thái đỉnh cao. Thời điểm tốt nhất để làm việc đó là ngay khi vừa thức dậy. Bởi nếu không thực hiện nó ngay khi tỉnh dậy, bạn sẽ lập tức trôi tuột vào trạng thái vận hành thông thường, điều này nằm dưới mức độ của quyết định mà bạn đưa ra khi ở trạng thái đỉnh cao. Vì thế, mặc dù có những chủ ý tốt nhất, hành vi của bạn sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế hiện tại của bạn. Bạn sẽ “trượt” về những thói quen cũ, thực tế hiện tại sẽ đeo bám bạn, và những giấc mơ sẽ chỉ là giấc mơ. Có khả năng bạn sẽ cố thử sức mạnh ý chí trong một thời gian ngắn, nhưng thực ra chỉ là để trì hoãn những điều không thể tránh. Nếu gặp phải trường hợp như vậy, bạn nên thừa nhận rằng “quyết định” mà bạn đưa ra chưa thực sự là một quyết định. Nó không phải là quyết định bởi bạn chưa dành đủ sự quan tâm để biến nó thành một phần của cuộc sống thường ngày. Bạn chưa quan tâm đủ để tạo ra trạng thái đỉnh cao, để trạng thái đó có thể vận hành trong cuộc sống hằng ngày. Trước tiên bạn phải là một thứ nhất định, rồi hành động từ vị thế đó, để có được những gì bạn muốn. Là –> Hành Động –> Có Được. Không phải là chiều ngược lại. Bạn cần hành động nhất quán từ trạng thái đỉnh cao đã hình thành nên quyết định của bạn. Bạn cần phải trở thành người mà bạn vốn là. Trở thành người mà bạn cần phải trở thành sẽ là lẽ tự nhiên khi bạn có một môi trường linh thiêng và những nghi thức hằng ngày để chuyển đổi bản thân vào vị trí mà bạn muốn mãi mãi trở thành. NGHI THỨC NHẬT KÝ BUỔI SÁNG ĐỂ ĐƯA BẢN THÂN VÀO TRẠNG THÁI ĐỈNH CAO Hầu hết mọi người bắt đầu ngày mới một cách thụ động. Điều đầu tiên họ làm là nhìn vào điện thoại và ngay lập tức chìm vào thế giới số của thông tin và tình hình thời sự. Họ thiết lập bản thân để sống tiếp phần còn lại trong ngày theo phương thức hành động thụ động và bị xao lãng. Rèn luyện thói quen buổi sáng sẽ quan trọng vì một số lý do cốt yếu như sau: • Để tái kết nối sâu sắc với chính mình và những lý do “tại sao” của bản thân. • Để đặt bản thân vào trạng thái đỉnh cao, ở đó bạn có thể hiện thực hóa những giấc mơ và tầm nhìn tương lai mà bạn đang kiếm tìm trong cuộc đời. • Để định hình bản thân trước những gì mà bạn thực sự muốn làm trong ngày hôm đó. • Để sống chủ động, để từ đó tránh được việc tự hủy hoại chính mình. Thói quen buổi sáng có thể kéo theo nhiều thứ khác, ví dụ như rèn luyện thể thao, thiền định, cầu nguyện, làm việc cho những dự án sáng tạo và nhiều hơn nữa. Tất cả những điều này đều tuyệt vời không tưởng. Tuy nhiên, mặt quan trọng nhất của thói quen buổi sáng là viết nhật ký. Viết nhật ký có sức mạnh hơn thiền định đơn thuần với cùng một lý do là viết ra các mục tiêu sẽ có sức mạnh hơn là chỉ để chúng trong đầu. Thiền định và cầu nguyện là hai phương thức mạnh mẽ để khiến phần viết nhật ký của bạn trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thiền định, cầu nguyện hay sự mường tượng thôi là chưa đủ. Bạn cần viết ra các suy nghĩ, kế hoạch và mục tiêu của mình. Và bạn phải viết chúng ra hằng ngày. Thiền định, mường tượng, cầu nguyện và viết nhật ký là những hoạt động có sức mạnh và rất hiệu quả khi kết hợp cùng nhau. Nhưng phần viết nhật ký chính là nơi củng cố, làm rõ, """