"
Hồi Ký Sheela - Những Điều Chưa Kể Trong Tự Truyện Osho PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hồi Ký Sheela - Những Điều Chưa Kể Trong Tự Truyện Osho PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
HỒI KÝ SHEELA
-2-
hồi ký
SHEELA
Những điều chưa kể trong tự truyện Osho
Thái Đức Phương dịch
-3-
HỒI KÝ SHEELA
Ma Anand Sheela
Người dịch: Thái Đức Phương
Dự án nhỏ này do duy nhứt một người làm tất cả các khâu: dịch, thiết kế bìa, định dạng, biên tập, làm ebook... nên sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót, và vẫn đang trong quá trình sửa chữa các lỗi do bạn đọc góp ý. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
facebook.com/phuongthienlanh
thaiducphuong@gmail.com
thaiducphuong.wordpress.com
Update lần cuối: 24-10-2021
-4-
‘Osho là nhà tư tưởng độc đáo nhứt mà Ấn Độ đã sản sinh ra: uyên bác nhứt, sáng suốt nhứt và sáng tạo nhứt.’
Khushwant Singh
‘Osho sẽ mãi được nhớ tới như một nhà triết học vĩ đại - một vị thánh và nhà thần bí của thế kỷ hai mươi.’
Manmohan Singh
‘Những người như Osho luôn đi trước thời đại. Giới trẻ ngày nay đọc Osho ngày càng nhiều là một dấu hiệu tốt.’
K. R. Narayanan
‘Osho là một bậc thầy giác ngộ, người đang dốc sức giúp nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong hành trình phát triển tâm thức.’
Đức Đạt Lai Lạt Ma
-5-
Lời nhắn từ người dịch
Hai nhân vật chính trong quyển hồi ký này là những người từng gây ra nhiều tranh cãi. Mong độc giả đọc trọn vẹn quyển sách trước khi “buông lời sắc mỏng” về nó.
- Thái Đức Phương
-6-
Lời giới thiệu của nhà xuất bản Fingerprint
“Thầy là người lên kịch bản. Còn tôi là một cô đào đóng một vai rất khó. Ngay từ đầu, tôi như một ống trúc rỗng để thầy thổi bản nhạc của thầy.”
Là thư ký riêng của ông Đạo từ năm 1981 đến năm 1985, và là người chỉ huy thứ nhì trong tổ chức của ông, Ma Anand Sheela có một mối quan hệ mật thiết với ông Đạo
-7-
Bhagwan Shree Rajneesh.
Ông Đạo gọi cho cô mỗi khi muốn thảo luận về các vấn đề cá nhân, các vấn đề hành chánh quan trọng, thực hiện các công việc vặt, thậm chí là đặt hàng một chiếc Rolls
Royce mới. Ma Anand Sheela là người bạn tâm giao, người phụ tá thân cận nhứt của ông, người mà ông tin tưởng hơn bất cứ ai. Cô điều hành toàn bộ công xã dưới sự hướng dẫn của ông... cho đến khi sự bất đồng leo thang.
Những gì xảy ra tiếp theo nhanh chóng trở thành một phần trong lịch sử khét tiếng của ông Đạo. Sau nhiều năm phục vụ trung
-8-
thành, Ma Anand Sheela từ chức, rời khỏi công xã và chạy sang châu Âu cùng với các thành viên khác. Ông Đạo tức giận buộc tội cô lên kế hoạch tấn công khủng bố sinh học, âm mưu sát hại các quan chức chánh phủ và bỏ trốn với 55 triệu đô la. Ma Anand Sheela thừa nhận một số cáo buộc trước tòa và phải ngồi tù 39 tháng.
Giờ đây, sau gần hai thập niên, Ma Anand Sheela, vẫn yêu ông Đạo và giáo lý của ông, cuối cùng đã kể ra câu chuyện của mình, tuyên bố rằng sự thật không như mọi người vẫn tưởng, và làm sáng tỏ một phần cuộc đời của ông Đạo mà cho đến nay vẫn bị
-9-
che giấu trong lớp màn bí ẩn và tăm tối...
-10-
Bhagwan Shree
Rajneesh
(Osho)
Bhagwan Shree Rajneesh có lẽ là đạo sư tâm linh Ấn Độ gây tranh cãi nhứt cho tới nay, được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhứt của thế kỷ XX. Thầy mở ra đạo viện đầu tiên của thầy ở Pune, rồi sau đó chuyển tới Huê Kỳ, nơi các tín đồ của thầy thành lập một công xã ở Oregon.
-11-
Công xã được đặt tên là Rajneeshpuram. Công xã này rộng hơn 64.000 mẫu Anh và giống như một thành phố, có hơn 5.000 cư dân vào năm 1985. Dần dần, công xã đã phát triển cơ sở hạ tầng đô thị lên hoàn chỉnh với sở cứu hỏa, hệ thống giao thông, đồn cảnh sát, các trung tâm mua sắm, hồ chứa nước, nhà máy xử lý nước thải, bưu điện, lực lượng an ninh đầy đủ, và thậm chí là một đường băng dài 1.300 thước.
Cho đến những năm 1990, thầy Đạo Bhagwan được biết đến là một nhân vật gây tranh cãi hơn là một đạo sư tâm linh. Mặc dù hồi đó thầy được đông đảo cộng đồng quốc
-12-
tế theo dõi, nhưng những bài phát biểu và ý tưởng bất kính của thầy, những lời đồn đại về việc nghiện ma tuý, và sự coi thường luật pháp và tôn giáo nói chung của thầy đã khiến thầy bị nhiều người chỉ trích và có kẻ thù ở khắp nơi, nhứt là ở Ấn Độ và Huê Kỳ.
Sự ủng hộ tình dục tự do của thầy đã khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Ấn Độ giật mình và đồn đại thầy là “Đạo sư tình dục”. Sau đó ở Mỹ, thầy có biệt danh “Đạo sư Rolls-Royce” khi mà thầy mê những chiếc xe hơi sang trọng và sưu tập gần một trăm chiếc Rolls-Royce trong vòng chưa đầy 5 năm. Thầy cũng được cho là thích đồng hồ
-13-
và bút viết hạng sang. Thầy đã chi hàng trăm ngàn đô tiền quyên góp vào đó.
Khi Rajneeshpuram tan rã vào giữa những năm 1980, thầy Đạo bị truy tố ba mươi lăm tội danh. Trong đó có vi phạm nhập cư cũng như khai báo gian dối trong đơn xin thị thực. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Rajneeshpuram khác, bao gồm cả Sheela, đã vướng nhiều cáo buộc như nỗ lực sát hại các quan chức chánh phủ, thiết lập một mạng lưới nghe lén khổng lồ, và âm mưu cuộc tấn công khủng bố sinh học đầu tiên ở Mỹ. Kết quả là thầy Đạo bị phạt 400.000 đô la và bị trục xuất khỏi đất nước, một số lãnh đạo công xã bị kết án
-14-
nhiều năm tù. Khi bị 21 quốc gia từ chối nhập cảnh, thầy Đạo trở lại đạo viện của thầy ở Pune vào năm 1986. Thầy sống thêm bốn năm nữa. Chứng ngừng tim đột ngột được cho là đã giết chết thầy vào năm 1990.
Ngày nay, trang Facebook chánh thức của thầy Đạo có hơn 750.000 lượt thích; 650 cuốn sách của thầy được dịch ra 55 ngôn ngữ, và bán được hàng triệu bản trên toàn cầu; Đạo viện của thầy ở Poona vẫn thu hút 200.000 du khách hàng năm từ khắp nơi trên thế giới.
Bhagwan Shree Rajneesh có lẽ sanh ra đã rất vĩ đại. Trong cuộc đời của mình, thầy đã
-15-
đạt được sự vĩ đại; và sau khi chết, một sự vĩ đại lớn hơn đã giáng xuống thầy.
Nhưng chẳng có người đàn ông nào hoàn hảo đâu. Những người đàn ông vĩ đại như thầy Đạo cũng thường có những khuyết điểm lớn.
-16-
Tôi xin dành tặng cuốn sách này cho cha mẹ tôi, Ba-Bapuji Ambalal và Maniben Patel, vì đã sanh tôi ra và giáo dưỡng tôi thấm nhuần những giá trị đúng đắn.
Tôi xin cảm ơn anh trai, Bohit Patel, vì tất cả sự giúp đỡ và động viên.
Cảm ơn Ma Anand Anupamo (Christel Hahn) đã dịch cuốn sách này từ tiếng Đức sang tiếng Anh.
-17-
Lời mở đầu
Đây là cuốn sách về cuộc đời tôi và công việc của tôi với Bhagwan Shree Rajneesh. Cha tôi đã khuyến khích tôi viết ra nó. Nó ghi lại những trải nghiệm của tôi, những quan sát của tôi, cảm xúc và cuộc sống của tôi khi tôi làm việc cùng thầy Đạo với tư cách là thư ký riêng của thầy.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ lấp đầy khoảng trống do các đệ tử của thầy Đạo tạo
-18-
ra, những người mà đến nay đã loại bỏ tất cả những gì liên quan đến giai đoạn ở Oregon ra khỏi tiểu sử của thầy. Để hiểu đầy đủ về một người như thầy Đạo, điều quan trọng là phải xem xét các hành động của thầy một cách trung thực và từ mọi khía cạnh. Với tư cách là thư ký và một người thân tín của thầy, thực hiện mọi ý muốn và mệnh lệnh của thầy, tôi đã có cơ hội quan sát kỹ hành động của thầy, cũng như động cơ đằng sau chúng. Tôi có thể hiểu được tầm nhìn vĩ đại của thầy và thấy được tài năng to lớn, động lực và sức mạnh kinh ngạc của thầy. Tôi cũng thấy sự thao túng của thầy, sự báo thù của thầy, và những thất bại của thầy với tư cách
-19-
là một con người bình thường.
Trong những năm ở bên thầy Đạo, tôi đã học được rằng các bậc thầy vĩ đại nhứt cũng có thể phạm sai lầm. Tôi đã học cách nhìn nhận tách bạch các đặc điểm tính cách của họ khỏi sức hút to lớn và sức mạnh từ những lời dạy của họ. Tôi cũng đã học cách không từ bỏ sự chánh trực của mình khi đối mặt với những thử thách ghê gớm, những lời buộc tội dối trá và hàng tháng trời bị giam giữ oan sai. Tôi đã học cách vượt qua những cơn ác mộng tồi tệ nhứt mà không hối tiếc, giận hờn hay oán trách.
Cuốn sách này bắt đầu vào ngày tôi quyết
-20-
định từ chức thư ký của thầy Đạo - người điều hành cao nhứt của công xã ở Oregon. Một vài chương đầu kể về khoảng thời gian ngay sau khi tôi rời khỏi Rajneeshpuram, và sự khởi đầu của cơn ác mộng pháp lý vì những vu cáo chống lại tôi từ thầy Đạo và những tín đồ của thầy sau khi tôi từ chức. Đây là một trong những chuỗi ngày khó khăn và mệt mỏi nhứt trong đời tôi. Tôi chưa từng nghĩ hay thậm chí là gặp ác mộng rằng mình sẽ phải sống chui lủi vì đã làm một cách trung thực và tận tâm những điều mà tôi nghĩ là công việc của đời mình. Tuy nhiên, lúc ấy tôi không hối hận, và bây giờ tôi cũng không hối hận về giai đoạn ấy, tôi cũng không oán
-21-
hận bất kỳ ai trong số những người chịu trách nhiệm về trải nghiệm đau đớn này. Tôi chấp nhận nó như một thứ gì đó mà Sự Sống muốn tôi trải nghiệm.
Trong phần hai, tôi bắt đầu tại thời điểm tham gia phong trào của thầy Đạo vào khoảng năm 1972. Tôi vừa tròn hai mươi tuổi và cũng vừa kết hôn với người chồng đầu tiên - anh Marc Silverman, người mà sau này được thầy Đạo đặt lại tên là Swami Prem Chinmaya. Khi tạo ra một thế giới mới theo tầm nhìn của thầy, thầy đã đặt lại tên mới cho những con người và nơi chốn nhằm xóa bỏ lịch sử của đối tượng và mang lại cho đối
-22-
tượng ấy một danh tính và một ý nghĩa hoàn toàn mới. Trong phần sau, tôi mô tả những trải nghiệm của tôi khi còn là một môn đồ trẻ. Tôi trình bày chi tiết về việc tôi có cơ hội trở thành thư ký riêng của Bhagwan Shree Rajneesh trong một thời gian ngắn như thế nào, tôi đã may mắn như thế nào khi có cơ hội hiếm hoi xây dựng toàn bộ một công xã ngay từ đầu ở Oregon - nơi mà sau đó đã có hơn 5.000 môn đồ làm việc cùng nhau để đưa tầm nhìn của thầy Đạo thành hiện thực - và cách mà thầy Đạo phá hủy nó trong cơn thịnh nộ sau khi tôi từ chức phục vụ thầy vào năm 1985.
-23-
Tôi thấy thầy Đạo rất quyến rũ, lỗi lạc, truyền cảm hứng, mạnh mẽ, nhân ái; và tôi cũng thấy thầy thao túng, báo thù, ích kỷ và gây tổn thương. Thầy bất chấp mọi luật lệ, luân lý, đạo đức, luật pháp của mọi cộng đồng, xã hội hay quốc gia vì thầy muốn tạo ra một xã hội theo tầm nhìn của thầy với luật lệ và quy tắc riêng. Tôi đã chứng kiến cách thầy dẫn dắt trò chơi của thầy ở Bombay và Poona, cách thầy định hình công xã, cách thầy làm việc với mọi người, cách thầy thao túng truyền thông bằng cách tạo ra các cuộc tranh cãi và cho họ thấy tầm nhìn lớn của thầy là gì. Tôi cũng chứng kiến sự suy sụp của thầy ở Oregon, bắt đầu với sự lệ
-24-
thuộc của thầy vào thuốc giảm đau và các loại thuốc khác, kết thúc bằng sự sụp đổ và tan rã của công xã ở Oregon.
Tôi đã yêu thầy Đạo và tin tưởng thầy một cách mù quáng. Tôi mãi tôn kính sâu sắc những lời dạy của thầy và vẫn là kẻ mộ đạo của thầy cho đến tận bây giờ. Tôi vẫn biết ơn những cơ hội mà thầy đã ban cho tôi, những cơ hội để làm việc gần thầy và học hỏi rất nhiều từ thầy. Tôi cố gắng sống bằng những bài học mà tôi học được từ thầy và những giá trị mà thầy đã dạy tôi. Tôi kêu gọi độc giả đừng quan tâm đến những lời gièm pha, dị nghị về tôi, mà hãy quan tâm
-25-
đến tình yêu của tôi dành cho thầy Đạo, và những lời dạy của thầy đã giúp tôi đối mặt với tất cả những thử thách lớn nhỏ xảy ra trong cuộc sống của mình.
Tôi cũng rất biết ơn cha mẹ tôi vì tình yêu thương và sự tin tưởng của họ đã nâng đỡ tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhứt trong đời, và những lời động viên của họ sau này đã giúp tôi sống cuộc đời yêu thương và phụng sự. Tôi đặc biệt mang ơn cha tôi, người đã giới thiệu tôi với thầy Đạo và giáo lý của thầy. Kể từ khi ra khỏi nhà tù ở Huê Kỳ, trong hai mươi năm cuối đời, tôi đã cống hiến để tưởng nhớ cha mẹ tôi thông qua việc
-26-
chăm sóc những người khuyết tật về tinh thần, tâm lý và thể chất trong hai viện dưỡng lão của tôi nằm ở ngoại ô Basel, Thụy sĩ. Các viện dưỡng lão đã được đặt theo tên của họ là Matrusaden (nhà của mẹ) và Bapusaden (nhà của cha). Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình tôi, nhứt là các anh chị em của tôi, những người đã ủng hộ tôi vô điều kiện trong suốt cuộc đời, và người chồng quá cố của tôi là anh Dipo (tên thật là Urs Birnstiel; anh được Bhagwan đổi tên thành Swami Prem Dipo).
Cuối cùng, về việc tôi sử dụng các từ “tình yêu” và “Sự Sống”. Thường thì khi tôi
-27-
nói rằng tôi đã yêu thầy Đạo hoặc thầy là người yêu vĩnh cửu của tôi, thì tôi được đề nghị định nghĩa cái tình yêu này. Những cảm giác tôi dành cho thầy không thể giải thích được. Bất kể nó là gì, nó đã hoàn hảo và trọn vẹn rồi. Cảm giác này không có ranh giới hay giới hạn. Đó là sự mở rộng của một chân trời vô tận. Mọi thứ tan ra thành những cảm giác này và những cảm giác này tan thành mọi thứ. Tự do là nền tảng của chúng, và tự do là mục đích của chúng. Tình dục không liên quan gì đến cảm giác yêu thương này, nhưng tôi sẽ không từ chối tình dục nếu thầy muốn. Mỗi cái nhìn, mỗi cái chạm của chúng tôi đều không có tình dục, mà nó hoàn toàn
-28-
chứa đầy tình yêu. Bất cứ điều gì và mọi thứ xảy ra từ cảm giác yêu thương này đều tốt đẹp, hoàn hảo cả. Tình yêu này có sự rõ ràng và sự nhận thức riêng của nó mà người ta không thể trải nghiệm trong cuộc sống bình thường. Nó mở ra một sự hiểu biết sâu sắc trong tôi. Đó là trạng thái cao nhứt của con người tôi. Nó thiêu đốt tôi. Tình yêu này vẫn còn đó. Nó không phải của thế giới này. Tôi không thể ngăn nó. Nó chỉ ở đó. Nó vĩnh cửu - một sự an bài của Sự Sống (của Tự Nhiên hoặc Vũ Trụ hoặc Brahmaan hoặc bất cứ điều gì bạn có thể gọi nó). Tôi tự hào và biết ơn khi là một phần của sự an bài này. Tôi sẽ không đánh đổi tình yêu này
-29-
để lấy bất cứ thứ gì trên đời. Thậm chí tôi có thể quay lại nhà tù vì nó. Nó không kết thúc. Và tôi không biết nó bắt đầu từ khi nào.
-30-
PHẦN I
-31-
Người đàn ông có cuộc đời bí ẩn
Ngày xửa ngày xưa, có một gã tên là Mojud. Anh ta sống ở một thị trấn, nơi anh làm một viên chức quèn, và có lẽ anh sẽ kết thúc cuộc đời mình với cái nghề nhân viên kiểm tra cân lường (Inspector of Weights and Measures).
Một ngày nọ, khi anh đi dạo qua khu vườn của một tòa lâu đài cổ gần nhà, thì Khidr -
-32-
nhà tâm linh thần bí của đạo Sufi - xuất hiện trước mặt anh trong bộ trang phục màu xanh lá cây huyền ảo. Khidr nói: “Hỡi kẻ có tương lai xán lạn! Hãy bỏ việc và đến gặp ta ở bờ sông sau ba ngày nữa.” Sau đó vị ấy biến mất.
Mojud hoang mang đến gặp sếp xin nghỉ việc. Chẳng mấy chốc, mọi người trong thị trấn biết chuyện và bàn tán “Tội nghiệp thằng Mojud! Nó điên rồi.” Nhưng vì có nhiều ứng viên thế chỗ anh, nên họ sớm quên anh đi.
Vào ngày hẹn, Mojud gặp Khidr. Khidr nói với anh rằng “Hãy cởi hết quần áo và
-33-
nhảy xuống sông. Rồi có người sẽ cứu anh lên.”
Mojud đã làm vậy, dù anh cũng tự hỏi liệu mình có điên hay không.
Vì anh biết bơi nên không chết đuối, nhưng bị trôi đi một quãng dài trước khi ông lão ngư dân kéo anh lên thuyền và hỏi “Đồ ngu! Dòng nước chảy mạnh như vầy mà mày nhảy xuống làm gì?”
Mojud nói “Tôi cũng không biết.”
“Mày điên rồi,” người đánh cá nói, “để tao dẫn mày về căn chòi lá của tao đằng kia, coi
-34-
tụi tao giúp gì được cho mày.”
Thấy Mojud ăn nói có học, ông lão đã học từ anh cách đọc và viết. Đổi lại, Mojud được nuôi cơm và phụ giúp lão trong việc đánh cá. Sau vài tháng, Khidr lại xuất hiện, lần này là ở đầu giường của Mojud, Khidr nói “Hãy đứng dậy và đi khỏi nhà của người ngư dân, rồi anh sẽ được giúp đỡ.”
Mojud lập tức rời khỏi lều, ăn mặc như một ngư dân, và lang thang cho đến khi anh ra tới đường cái. Khi bình minh ló dạng, anh thấy một lão nông cưỡi lừa đang trên đường ra chợ. “Chú em có cần việc làm không?” lão nông hỏi. Lão giải thích “Tui cần một người
-35-
vác mớ hàng mà tui đang đi mua.”
Mojud đi theo lão nông. Anh làm việc cho lão gần hai năm. Khoảng thời gian đó, anh đã học được nhiều kinh nghiệm về làm nông, nhưng chỉ có thế.
Vào một buổi chiều, khi anh đang đóng mớ lông cừu vào kiện, Khidr xuất hiện và nói “Anh hãy bỏ công việc này và đến thành phố Mosul, dùng tiền tiết kiệm của anh để đi buôn da.”
Mojud tuân theo.
Ở Mosul, anh được biết đến là một nhà buôn da. Suốt ba năm cần mẫn buôn bán,
-36-
anh chưa gặp lại Khidr. Anh đã tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn và nghĩ đến việc mua một căn nhà... thì Khidr xuất hiện và nói “Anh đưa hết tiền cho tôi, rồi đi khỏi thị trấn này cho tới tận Samarkand và làm việc cho người bán tạp hóa ở đó.” Mojud y lệnh.
Thời gian trôi qua, anh ta bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu rõ ràng của sự khai ngộ. Anh chữa bệnh, giúp đỡ bà con quanh mình, và hiểu biết của anh về những bí ẩn ngày càng sâu sắc.
Các giáo sĩ, triết gia và nhiều người khác tìm đến anh và hỏi “Anh học đạo từ ai vậy?”
-37-
Mojud nói “Thiệt khó mà giải thích.”
Các đồ đệ của anh hỏi “Thầy khởi nghiệp như thế nào?”
Anh đáp “Làm một viên chức quèn.”
“Và thầy đã bỏ việc đó để sống cống hiến như một nhà khổ hạnh phải không?”
“Đâu có, thầy chỉ bỏ công việc đó thôi hà.” Họ không hiểu anh.
Mọi người đã tiếp cận anh để viết nên câu chuyện đời anh.
“Điều gì đã tạo nên thầy như hôm nay?
-38-
Làm thế nào mà thầy có được những kiến thức như vậy? ” họ hỏi.
“Tôi đã nhảy xuống sông, trở thành ngư dân, rồi bước ra khỏi căn nhà lá của ông lão đánh cá lúc nửa đêm. Sau đó, tôi làm nông dân. Trong khi đóng kiện lông cừu, tôi lại bỏ nghề và tới Mosul, nơi tôi trở thành một người buôn da. Tôi đã tiết kiệm được một số tiền ở đó, nhưng đã cho đi. Sau đó, tôi tới Samarkand làm việc cho một cửa hàng tạp hóa. Và đây là nơi tôi đang ở bây giờ.”
Những người viết tiểu sử nói “Nhưng những hành vi khó giải thích này không làm
-39-
sáng tỏ cho khả năng thiên phú và những thành tựu kỳ diệu của thầy.”
“Nó là vậy mà.” Mojud nói.
Chẳng ai đả động gì đến Khidr, những người viết tiểu sử đã tạo ra cho Mojud một câu chuyện quá khứ tuyệt vời và bí ẩn. Cũng như tất cả các vị thánh đều phải có câu chuyện của họ, những người kể chuyện đã dựng lên một câu chuyện cho hợp với thị hiếu của tín đồ, nhưng lại khác xa thực tế cuộc sống. Đó là lý do tại sao câu chuyện này không có thật. Nó chỉ tượng trưng cho một cuộc đời. Cuộc đời thật của một trong
-40-
những nhà Sufis vĩ đại nhứt.
(Trích từ Những câu chuyện về các thầy tu Đạo Hồi - tác giả Idries Shah)
-41-
Thầy Đạo Bhagwan và tiếng nói nội tâm tôi là Khidr của tôi. Việc chấp nhận vô điều kiện những hướng dẫn này đã khiến tôi hợp nhứt với Sự Sống. Sự Sống ảnh hưởng rất nhiều đến tôi và cuộc đời của tôi. Tôi muốn bắt đầu bằng một vài từ rất đơn giản nhưng sâu sắc, đã trở thành một phần cuộc đời tôi:
Hãy nói Có với Sự Sống, Cuộc Sống, Tình Yêu và Niềm Hy Vọng.
-42-
Chương 1.
Khidr của tôi đã gọi
Đó là một buổi sáng bình thường như bao buổi sáng của mấy tháng cuối năm 1985. Tôi không muốn dậy, vì tôi không mong chờ ngày mới. Cơ thể tôi ốm yếu và đau nhức. Lòng tôi trĩu nặng. Tâm trí tôi bị lấp đầy bởi quá nhiều trách nhiệm. Công việc không còn thú vị nữa. Tôi không còn hứng thú với tình yêu và cuộc sống. Tuy nhiên, có rất nhiều việc phải làm. Tôi là nữ hoàng của công xã mà.
-43-
Thậm chí tôi không muốn gặp người đàn ông mà tôi đã yêu thương hết lòng suốt mười bốn năm qua. Vì người này, tôi sẵn lòng trải qua những cực hình nơi địa ngục mà không do dự một giây nào: thầy Đạo Bhagwan, tình yêu vĩnh cửu của tôi, vị vua của trái tim tôi. Tôi từng luôn có cảm giác như mình không bao giờ có thể thiếu được thầy. Thầy thấy tôi có đủ khả năng để giao phó cho tôi trọng trách quản lý công xã. Thậm chí tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ được nhận trọng trách ấy.
Sáng nay, khi tôi mở mắt ra, tôi đã thấy cha mẹ mình đang ngồi bên giường. Họ đến
-44-
thăm tôi sớm thế này thật là bất thường. Mẹ tôi nói rằng trái tim bà đau đớn khi nhìn thấy tôi như thế này. Cha tôi trông có vẻ băn khoăn và lo lắng. Theo bản năng, họ nhận ra có điều gì đó không ổn xảy ra với con gái út của họ. Họ đã luôn tự hào về tôi. Giờ thì họ lại trải qua những đêm mất ngủ vì tôi.
Họ bàn về tôi từ trước và đã thống nhứt với nhau. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng nói: “Nếu con không thay đổi lối sống thì sẽ chết sớm đó. Con là nữ hoàng. Con chịu trách nhiệm cho cái ăn cái ở cho mọi người ở đây. Nhưng từ lâu rồi con chưa được thưởng thức
-45-
món ăn của chính mình…”
Với những lời này và những giọt nước mắt của họ, cha mẹ tôi đã bày tỏ cảm xúc của họ về cách sống của tôi. Thậm chí trong thâm tâm, tôi cũng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Đã đến cái thời điểm mà tôi cần phải đưa ra quyết định. Tình yêu là sức mạnh lớn nhứt và duy nhứt của tôi. Tôi không thể để nó trở thành điểm yếu của mình lúc này. Tôi cảm thấy mình phải thay đổi điều gì đó trong cuộc đời, và tôi phải làm điều đó sớm mới được.
Cha mẹ tôi đã sống với tôi ở cái công xã mới này được hai năm rồi. Công xã mới là
-46-
một thí nghiệm cộng đồng tuyệt vời trong việc sống một cuộc đời thiền để đạt được Phật quả, một nơi an toàn để người của thầy Đạo có thể làm việc và hành thiền cùng nhau. Ở đây, họ không bị quấy rầy bởi thế giới bên ngoài và người đời. Ở đây, những điều cấm kỵ và ức chế thông thường có thể được gạt qua một bên. Điều quan trọng duy nhứt là làm thế nào để thành Phật. Ở đây, mọi thứ khác chỉ đơn giản là biến mất khỏi tâm trí; tiền bạc, quyền lực và uy tín không có tác dụng. Công xã mới này là nơi mà tình yêu thương và đoàn kết làm cơ sở cho sự tồn tại. Đây là một vùng đất mơ ước được tạo ra bởi thầy Đạo. Đây là công việc của cuộc đời
-47-
thầy. Và dưới sự sáng tạo của thầy, tôi là chủ, là nữ hoàng. Tôi là thư ký riêng của thầy và là người chỉ huy.
Vài ngày sau cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và tôi, họ rời công xã để về nhà ở Ấn Độ. Trước khi bay về Ấn, họ đến California để gặp các thành viên khác trong gia đình chúng tôi.
Có nhiều công xã trên thế giới. Tôi thường xuyên đến thăm những công xã ở Đức, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan và Anh. Tôi bay đến Châu Âu mỗi tháng. Các công xã ở châu Âu và các môn đồ ở đó là nguồn hỗ trợ kinh tế rất cần thiết cho
-48-
sự phát triển của Rajneeshpuram - công xã của chúng tôi ở Oregon.
Một môn đồ đơn giản là một người sẵn sàng từ bỏ mọi thứ và được điểm đạo, người sẵn sàng đi con đường mà thầy Đạo dẫn dắt. Họ được chuẩn bị để hòa nhập vào thầy với tình yêu thương. Họ đã sẵn sàng dâng nộp sự tự do cao nhứt và hòa làm nhứt thể với thầy Đạo.
Các môn đồ châu Âu có phẩm chất của sự tận tụy và tình yêu thương dành cho thầy Đạo mà tôi không thường thấy ở những người khác. Tôi từng cộng tác chặt chẽ với họ, và chúng tôi có một mối liên hệ đặc biệt. Tuy
-49-
nhiên, trong vài tháng qua, không riêng gì những chuyến công tác, mà cả những chuyến đi đến châu Âu cũng đã trở thành cơ hội duy nhứt để tôi thoát khỏi những áp lực và đòi hỏi của Rajneeshpuram. Khi ở châu Âu, không tiếp xúc với thầy Đạo, tôi như rũ bỏ được phần nào sự điên rồ của thầy. Ở đó, tôi được cách ly khỏi tình hình chánh trị của Rajneeshpuram, chánh trị của thầy Đạo. Ở đó, tôi dễ thở trở lại.
Trong một lần đến Đức, tôi nhận được một cuộc gọi khẩn cấp từ cô Savita - một người bạn và cũng là trợ lý của tôi. Savita là một người đáng mến, trung thành và thấu
-50-
hiểu, một môn đồ tận tụy, một đồng nghiệp đáng tin. Cô là người có trình độ và làm việc rất hiệu quả, có thể tiếp quản công việc của tôi trong trường hợp khẩn cấp. Tôi đã huấn luyện cô cho mục đích đó. Tình yêu và sự thành tâm của cô dành cho thầy Đạo đã biến cô thành cánh tay phải của tôi. Cô can đảm, dũng cảm và trung thực.
Savita xử lý các nhu cầu tài chánh của toàn công xã, cũng như của thầy Đạo. Cô là một kế toán được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Lúc đó, cô là trưởng phòng kế toán của chúng tôi. Trong các vấn đề tài chánh, tôi không bao giờ đưa ra quyết định một
-51-
mình, tôi luôn tham khảo ý kiến của cô. Tôi hoàn toàn tin tưởng cô. Cô là một người phụ nữ rất chánh trực. Cô không bao giờ bán linh hồn mình vì những lạc thú thế gian. Dù trông cô có vẻ dịu dàng, nhưng lại rất mạnh mẽ. Tôi tự hào vì đã có một người bạn như cô. Thậm chí bây giờ tôi vẫn coi cô như chị em ruột, và tôi tin tưởng cô hoàn toàn.
Khi tôi vắng mặt, Savita thay tôi thường xuyên làm việc với thầy Đạo. Cả tôi và thầy đều hiểu rõ rằng nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, thì Savita sẽ thay tôi gánh vác việc lãnh đạo công xã. Tôi đã giới thiệu cô ấy với thầy. Thầy cũng đồng ý với lựa chọn của tôi.
-52-
Hầu hết những người mà tôi từng cộng tác chặt chẽ đều có tính cách tương tự. Tôi không muốn những người xung quanh tôi tham lam vì thầy Đạo và những ý định của thầy, hoặc vì sự giác ngộ. Đối với hầu hết nhân viên của tôi, tâm linh không phải là mối quan tâm chánh. Họ đã làm việc chăm chỉ vì họ yêu mến thầy. Họ muốn học hỏi từ thầy. Họ sẵn sàng nhận trách nhiệm và làm việc chăm chỉ thay vì lãng phí thời gian theo đuổi ước mơ. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tấm lòng, không níu kéo bất cứ điều gì. Họ không mong đền đáp. Họ cống hiến cho thầy và công xã của thầy. Điều này có nghĩa là họ làm việc chăm chỉ mà không được ghi nhận
-53-
hay thừa nhận.
Trong các chuyến công tác thường xuyên của tôi tới châu Âu, tôi hay giữ liên lạc qua điện thoại với Savita và các trợ lý khác của mình. Tôi luôn quản lý công việc của mình với họ qua điện thoại. Vì vậy, dù việc Savita gọi cho tôi vào ngày hôm đó là bình thường, nhưng cái lý do cô gọi rất bất thường. Savita tỏ ra khá bối rối và kích động, muốn tôi trở về Oregon ngay lập tức. Cô khóc và nói rằng cô đã chịu đựng đủ sự điên rồ của thầy Đạo và công xã của thầy rồi. Tôi lập tức đồng cảm với cô. Tôi cũng đã chán ngấy rồi.
Tôi bay về Oregon vào ngày hôm sau.
-54-
Tôi lắng nghe những gì Savita nói. Vấn đề thực sự chẳng có gì mới. Nó liên quan đến nhu cầu vô độ của thầy đối những chiếc xe Rolls-Royces và đồng hồ đắt tiền. Savita và tôi đã phải đối mặt với những yêu cầu này gần như hàng ngày trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bây giờ, chúng tôi không thể chịu đựng nó nữa. Chúng tôi không thể che đậy sự phiền não của mình khi chứng kiến cái tình huống hài hước này. Mà nó cũng chẳng còn là cái tình huống hài hước mà thầy Đạo dựng lên để khiến mọi người ngộ ra rằng những của cải vật chất này vốn chẳng có giá trị. Nó đã bắt đầu biến tướng thành một cơn ác mộng. Thầy Đạo đã có hơn chín mươi sáu
-55-
chiếc Rolls-Royces và vô số đồng hồ nạm kim cương trị giá vài triệu đô la. Nhưng lúc nào thầy cũng muốn có thêm và thêm nhiều nữa. Thực tế, sự ham muốn của thầy đối với những thứ xa xỉ này đang tăng lên, trầm trọng hơn. Những đòi hỏi của thầy đối với những thứ này dường như không còn là bản sắc cá nhân nữa, mà có lẽ đó là biểu hiện của một con người đang suy đồi.
Những người chăm sóc cho riêng thầy Đạo cũng khiến chúng tôi đau đầu. Vì họ có cái quyền đề đạt các nhu cầu của thầy cho chúng tôi biết, nên họ cư xử như ông nội người ta vậy. Họ nhân danh thầy đưa ra mọi yêu cầu,
-56-
mà không ngại ngùng hay do dự. Món đồ nào họ cũng muốn phải là hàng nhập khẩu loại tốt. Chất lượng hàng hóa sẵn có tại địa phương chẳng bao giờ làm họ hài lòng.
Vẫn là câu chuyện cũ: thầy Đạo muốn đặt mua thêm những chiếc Rolls-Royce và đồng hồ đắt tiền. Chỉ có điều, lần này, tôi và Savita không đồng tình với thầy nữa. Trong chuyến bay từ Đức về, tôi bị cảm nặng. Vì muốn tránh lây bệnh cho thầy, nên tôi cử Savita đến làm việc trực tiếp với thầy. Chúng tôi đã luôn cẩn thận với những chuyện này. Sức khỏe của thầy Đạo vốn đã không được tốt rồi. Đến gặp thầy một mình cũng chẳng có
-57-
vấn đề gì đối với Savita, vì tôi vẫn ở gần đây. Với sự có mặt của tôi, Savita và các thành viên khác trong nhóm tôi cảm thấy họ như được bảo vệ và vững tâm hơn.
Trong vài giờ sau đó, sự lo lắng của tôi ngày càng lớn. Tôi thấy phiền não nhiều hơn và cần phải làm gì đó để thoát khỏi tình cảnh này. Tôi chia sẻ vấn đề với Savita, Vidya và một số đồng nghiệp tin cậy khác một cách cởi mở. Nhưng ngồi đó bàn với nhau thôi cũng chẳng ích gì, mà phải chuyển sang hành động. Tôi đã sẵn sàng hành động rồi. Cuối cùng, tôi chốt lại “Chị sẽ rời Rajneeshpuram. Không thể khác được. Nếu không đi, chị sẽ chết
-58-
mất. Geeta, em soạn giúp chị một lá thư.” Thầy Đạo kính yêu.
Con cảm thấy thầy nên biết những gì đang xảy ra với con. Sự trở về lần này của con chẳng vui vẻ gì cho cam, chẳng qua chỉ là sự níu kéo. Gần đây, con thấy khá hơn khi đi xa. Vì những cảm giác này, con phải thành thật với chính con và thầy...
Nói trắng ra là con thấy thật khó gánh vác trách nhiệm cho cái công xã này và những nghĩa vụ pháp lý liên quan. Với con, tình cảnh này đã đi vào ngõ cụt. Niềm hạnh phúc và sự thoải mái trong con đã mất hết. Con phải ra đi hoặc ít ra là tìm lấy một sự thay đổi về tâm linh.
-59-
Đã có những giải pháp nhỏ khác nhau được áp dụng, nhưng dường như chúng không mang lại hiệu quả nào đáng kể cho cái tình hình vốn đã tồi tệ này. Con cũng không nghĩ ra được bất cứ giải pháp sáng sủa nào khác.
Xin hãy soi sáng con.
Kính yêu thầy.
Sheela
Ngày 12 tháng 9 năm 1985.
Tôi đã gửi lá thư ngắn này cho thầy Đạo thông qua Savita. Nhiều đồng nghiệp cũng gặp phiền não như tôi vậy. Họ cũng phải nhìn vào bên trong bản thân và tìm ra những
-60-
gì họ muốn làm trong tương lai.
Savita quay lại với câu trả lời của thầy Đạo rằng: Tôi có thể đến Châu Âu một thời gian để làm việc tại các công xã khác và tiếp tục quyên tiền cho thầy. Thông điệp vô tâm này khiến tôi và Savita vô cùng bức xúc. Trong thông điệp này, chúng tôi chỉ thấy mong muốn của thầy là huy động thêm tiền từ các môn đồ Châu Âu. Thái độ gần đây của thầy đối với các công xã và các môn đồ ở châu Âu đã gây lo ngại. Chúng tôi thường cố gắng xoa dịu họ bằng cách gửi những món quà nhân danh thầy cho họ. Mọi thứ không như trước nữa. Đơn giản là thầy đã không
-61-
còn như xưa. Trong tất cả mọi việc, thầy chỉ thấy tiền thôi. Tiền có nghĩa là nhiều xe Rolls-Royce hơn và nhiều đồng hồ hơn. Đệ tử của thầy, công xã của thầy, tầm nhìn của thầy, giấc mơ của thầy... mọi thứ dường như đã bị quên lãng. Ngay cả những bài giảng của thầy cũng có lúc mâu thuẫn. Thầy không còn tôn trọng người khác nữa. Sự lãnh đạo và chỉ dạy của thầy đã giới hạn trong cái chuyện làm sao thầy có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Có gì đó sai sai. Trái tim của thầy đã mất. Sự nhạy cảm của thầy cũng đã mất từ lâu. Trước đây, trong sự điên rồ của thầy luôn có sự hài hòa; nhưng bây giờ, chỉ có sự điên rồ và coi thường thôi. Lòng nhân ái và
-62-
tình yêu thương dường như không còn tồn tại trong thầy nữa.
Sống ở công xã châu Âu chỉ để kiếm tiền không phải là điều tôi đã hình dung trong tương lai. Thật ra, tôi đã khá mệt mỏi với việc huy động tiền. Tôi chỉ muốn đi xa. Tôi đã viết thư cho thầy một lần nữa, lần này là để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với thầy, và để trả lại chiếc đồng hồ kim cương và cây viết Mont Blanc đắt tiền mà thầy từng tặng tôi. Là thư ký của thầy, tôi rất tự hào khi đeo những thứ lấp lánh này. Chúng là bảo vật vương quyền. Chúng thuộc về người nắm giữ quyền lực và người ở vị trí cao cấp,
-63-
nhưng tôi thì muốn từ bỏ cả hai.
Ngày 13 tháng 9 năm 1985
Thầy Đạo kính yêu.
Con muốn cảm ơn thầy vì đã ban cho con một trong những cơ hội học hỏi tử tế và tuyệt vời nhứt đời con.
Với lá thư này, trong tình yêu thương và sự tôn trọng, con muốn từ bỏ chức vụ thư ký riêng của thầy.
Kính yêu thầy,
Sheela
Bây giờ để coi thầy phản ứng thế nào rồi tính tiếp. Và đến lượt thầy nổi nóng. Thầy
-64-
hỏi Savita “Sao nó làm vậy? Nó nghĩ nó là ai chớ? Nó muốn đi đâu? Nó bực bội hả?”
Savita thưa lại với thầy những gì tôi đã yêu cầu cô nói phòng trường hợp thầy vẫn còn thắc mắc: “Sheela mệt mỏi rồi. Đơn giản là chị ấy cần phải đi khỏi đây.” Đây là lý do duy nhứt. Tôi muốn thoát khỏi cơn điên đó, muốn được ở một mình.
Mọi thứ xung quanh thầy Đạo có nhiều cách nhìn nhận. Chẳng có gì mà trắng - đen tách bạch hết. Sự ra đi của tôi cũng vậy. Không phải nó chỉ bắt nguồn từ một hoặc hai sự kiện nào đó. Nó liên quan đến toàn bộ môi trường sống xung quanh thầy Đạo, thứ
-65-
thường gây ra những chuyện bệnh hoạn, xấu xa. Những chuyện này ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Còn thầy Đạo và một số môn đồ đặc biệt sống cùng thầy trong khu Nhà Lão Tử lại là những người chuyên châm dầu vào lửa.
Tôi là trái tim của công xã và thầy là linh hồn, là nguồn cảm hứng. Tôi với thầy là một đội. Nhưng bây giờ, thầy đã rút lui một phần khỏi vai trò ấy. Chúng tôi không còn cảm nhận được nhiệt huyết trong lời dạy của thầy nữa. Thầy không còn để tâm tới cộng đồng nữa. Tôi thì không sẵn sàng một mình gánh trách nhiệm về người của thầy và toàn
-66-
bộ công xã của thầy. Tôi chẳng màng đến cái tham vọng ấy. Hơn nữa, tôi không muốn giải quyết những đòi hỏi điên cuồng liên tục của thầy.
Trong vài tháng, tôi thấy rõ rằng thầy và các môn đồ sống trong khu nhà thầy đã vi phạm những giáo lý nền tảng mà công xã đã đề ra. Có lẽ tôi đã có thể chịu được sự điên rồ về tài chánh của thầy, nhưng có một yếu tố thâm độc hơn nhiều liên quan đến việc lạm dụng ma túy đang hoạt động trong khu nhà thầy. Tôi không thỏa hiệp với vấn đề này.
Thầy Đạo đã dạy về tỉnh giác. Không có
-67-
tỉnh giác, cả thiền định lẫn giác ngộ đều không thể đạt được. Công xã của thầy không nên dính tới ma túy. Không nên dung túng cho sự nghiện ngập, vì mọi hình thức nghiện ngập đều khiến người ta chệch khỏi sự tỉnh giác. Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn ma túy xâm nhập vào cộng đồng. Chúng tôi có những chú chó được huấn luyện đánh hơi ma túy trong khuôn viên công xã, và mọi du khách đều được kiểm tra ma túy. Ngoài cái lý do việc sử dụng ma túy là trái với các nguyên tắc tôn giáo của chúng tôi, thì nó cũng có rủi ro về pháp lý. Nó có thể cho chánh phủ Huê Kỳ một cơ hội vàng để đóng cửa công xã của
-68-
chúng tôi và bỏ tù thầy Đạo. Chúng tôi thừa biết trong giới chánh trị, việc gài ma túy vào người các thành viên hoặc nhân sự trong các tổ chức đối nghịch để phá hỏng tổ chức là điều phổ biến. Việc sử dụng và lạm dụng ma túy trong chính khu nhà của thầy Đạo sẽ là cơ hội ngàn vàng mà chánh phủ chờ đợi suốt một thời gian dài để buộc tội chúng tôi.
Tôi đã không biết về chuyện này cho tới một ngày nọ, khi anh Madhunad, cô Durga và cô Homa đánh động cho tôi. Anh Madhunad có dáng người cao gầy, ngoài ba mươi tuổi, là dược sĩ của Rajneeshpuram. Tôi ít khi làm việc với anh. Chúng tôi chỉ
-69-
gặp nhau khi công việc của anh gặp trục trặc. Cô Durga là một y tá, trưởng phòng y tế của chúng tôi. Cô ấy làm việc nghiêm túc và rất đáng tin cậy. Cô Homa là trưởng phòng pháp lý của chúng tôi, thẩm phán được bầu chánh thức đầu tiên của thành phố Rajneeshpuram. Cô rất ngay thẳng, bộc trực, và có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù không phải là luật sư, nhưng cô nắm rất rõ luật pháp Mỹ. Kinh nghiệm của cô rất quý giá đối với chúng tôi. Ý kiến pháp lý của cô không bị ảnh hưởng bởi cái tôi của một luật sư. Cô là ứng cử viên sáng giá để tiếp quản công việc của Savita cũng như của tôi trong trường hợp khẩn cấp.
-70-
Vấn đề ma túy rất phiền toái đối với tôi. Nó khiến tôi lo ngại cả về mặt đạo đức lẫn pháp lý. Nếu bị lộ, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của tổ chức chúng tôi tại Huê Kỳ. Điều khiến tôi lo ngại nhứt là những người xung quanh thầy Đạo không thấy rõ tính nghiêm trọng của vấn đề. Họ đánh giá rủi ro quá nhẹ.
Từ những thông tin và tài liệu được báo cáo cho tôi, rõ ràng là khu nhà của thầy Đạo đang diễn ra tình trạng lạm dụng thuốc theo toa rất nghiêm trọng. Madhunad, Durga và Homa nói với tôi rằng mười lăm bệnh án giả đã được Devaraj, bác sĩ riêng của thầy Đạo,
-71-
sử dụng để kê đơn, đặt hàng và dự trữ thuốc cho thầy. Khi được hỏi, Devaraj khẳng định rằng các bệnh án giả là cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân của thầy Đạo.
Tất cả các bệnh án thường được bảo mật. Vì vậy, tôi không chất vấn được gì nhiều trước sự bao biện cho mười lăm cái bệnh án giả kia. Dưới những cái tên giả, lượng Valium được đặt hàng cho riêng thầy Đạo dùng còn nhiều hơn lượng Valium được đặt hàng cho tất cả các thành viên khác trong công xã gộp lại. Cộng đồng chúng tôi có ba ngàn người. Devaraj không giải thích cho tôi lý do tại sao cần nhiều Valium như vậy. Rõ
-72-
ràng anh ta đã chỉ định cho thầy Đạo dùng 240 mg Valium mỗi ngày. Dược sĩ Madhunad khẳng định với tôi rằng không có bác sĩ nào có quyền cho phép bệnh nhân của mình dùng quá nhiều Valium, vì cơ thể ngày càng lờn với thuốc liều cao như vậy. Do đó, liều phải được tăng liên tục để thuốc có tác dụng. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự suy giảm tuần hoàn và tử vong.
Chưa hết, tôi còn phát hiện ra rằng một số lượng lớn Meprobamat đã được đặt hàng thêm bằng các bệnh án giả kia. Đây là loại thuốc an thần mà sau này bị FDA cho thu hồi vì gây nguy hiểm và đe dọa đến tính
-73-
mạng. Nó không được dùng với liều lượng cao. Chỉ cần tám viên là có thể gây tử vong. Tôi được báo lại rằng thầy Đạo thường xuyên nhận được sự kết hợp của hai loại thuốc Valium và Meprobamat. Thắc mắc của tôi không nhận được câu trả lời từ bác sĩ Devaraj hay thầy Đạo.
Sau đó, tôi xem hồ sơ bệnh án của cô Vivek(*). Vivek sống cùng nhà với thầy Đạo. Cô nhận được một chế phẩm morphin (loại thuốc chữa mất ngủ và chứng đau nửa đầu) cùng với một lượng lớn hơn sodium pentothal (một chất gây mê thường chỉ sử dụng trong phẫu thuật) mà không có lý do rõ ràng. Khi
-74-
tôi nhứt quyết đòi giải thích, Devaraj nói rằng cô ấy cần chúng để trị chứng khủng hoảng xa cách mẹ.
[Chú thích của người dịch:
(*)Ma Yoga Vivek tên thật là Christine Wolf Smith (1949 - 1989). Cô là bạn gái của Osho. Cô trở thành môn đồ năm 1971, sống cùng Osho từ năm 1973. Theo lời Osho trong cuốn The Path of Love thì Vivek là tái sanh của người bạn gái đã mất vào năm 1947 của ông. Theo thông tin trong cuốn Life of Osho, tác giả Sam (Sw Prem Paritosh) kể rằng cô mất trong một phòng khách sạn ở Bombay do sử dụng ma túy quá liều (không rõ do vô tình hay cố ý tự sát).]
-75-
Tất cả những sự việc này gây ra mối nguy hiểm lớn cho cả thầy Đạo và công xã. Nếu chúng tôi có những bác sĩ như vậy, thì chúng tôi chẳng cần kẻ thù làm gì nữa. Tôi đã tìm mọi cách giúp Devaraj hiểu ra những ảnh hưởng pháp lý sâu rộng có thể phát sinh nếu ai đó phát hiện ra việc lạm dụng ma túy. Anh ta đề nghị đốt hết hồ sơ ghi chép đi. Cả Savita, Madhunad và tôi nghe mà sốc. Đó là một cơn ác mộng, có vẻ như nó ngày càng tồi tệ hơn. Cứ như chúng tôi chưa đủ đau đầu vì các vấn đề pháp lý và xã hội vậy!
Ngoài những điều kể trên, sau đó, thông qua Madhunad và Durga, tôi còn phát hiện
-76-
ra thầy Đạo hít khí cười suốt hai tiếng mỗi sáng và mỗi chiều. Đương nhiên, người ta thắc mắc bởi một lượng lớn nitơ oxit được đặt hàng. Các đơn hàng quá mức như vậy lập tức dẫn đến các cuộc điều tra về nhà thuốc của chúng tôi được thực hiện bởi FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) và FBN (Cục Ma túy Liên bang). Một lần nữa, không có câu trả lời hợp lý. Tôi chỉ được biết rằng nitơ oxit là dành cho thầy Đạo. Nếu thứ gì đó dành cho thầy, thì không ai được phép thắc mắc về nó - đây là quy ước của những người trong khu nhà thầy. Tất cả bọn họ đều cho rằng họ rất đặc biệt. Còn tôi
-77-
thì nghĩ họ rất ngu.
Khi tôi cố gắng báo cho thầy Đạo biết về những vụ lệch lạc y tế này, thầy tỏ vẻ thờ ơ. Thầy chẳng hỗ trợ tôi xử lý gì cả. Thầy chỉ kêu tôi nhắc cho Devaraj biết tất cả ưu - nhược điểm của thuốc và tìm giải pháp về mặt pháp lý. Thầy không muốn bị làm phiền bởi những vấn đề như vậy. Thầy còn dặn tôi: “Sheela, con dặn mấy người dắt chó nghiệp vụ đừng cho chó đánh hơi bác sĩ John(*), vì cậu ấy mang thuốc lắc cho Vivek. Thuốc lắc là một loại thuốc mới. Nó làm cho Vivek vui vẻ và im lặng... Cổ sẽ ít làm phiền thầy... John nói nó không nguy hiểm, cậu ấy là bác sĩ
-78-
mà... Con đừng lo... Có gì thầy chịu trách nhiệm cho...”
[Chú thích của người dịch:
(*)Sw Devaraj là bác sĩ riêng của Osho. Ông còn được biết đến với tên Dr. John Andrews.]
Tôi đã cố gắng tranh luận với thầy, nhưng vô ích! Tôi đã cố thuyết phục rằng thầy đã không thấy đầy đủ mức độ của những hậu quả pháp lý. Thầy gạt bỏ mọi lý lẽ của tôi bằng câu “Con cứ làm theo lời thầy.”
Thầy trả lời như vậy là không được bình thường. Tôi đã thấy một mối đe dọa trực
-79-
tiếp đến sự tồn tại của công xã trong câu trả lời này. Từ trước giờ, thầy luôn ủng hộ tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn hay lo lắng. Nhưng giờ đây, thầy bỗng trở nên thờ ơ. Điều này rất lạ. Tôi không chấp nhận nó. Sự thờ ơ này là một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của thầy đối với công xã đã giảm sút nghiêm trọng.
Tất nhiên tôi đã không làm những gì thầy Đạo muốn tôi làm. Nghe lời thầy trong vấn đề thuốc lắc sẽ chống lại nhiệm vụ chính mà thầy đã giao cho tôi là bảo vệ giáo pháp và công xã của thầy. Tôi đã thẳng thắn và trung thực với thầy. Bất đắc dĩ tôi phải nói với
-80-
"""