"
Hình Vẽ Thông Minh PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hình Vẽ Thông Minh PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
UNFOLDING THE NAPKIN
Copyright © Dan Roam, 2009
All rights reserved including the right of reproduction in whole or in part in any form.
Bản dịch này được xuất bản theo thỏa thuận với Portfolio, một thành viên của Penguin Group (USA) Inc..
Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2014
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Roam, Dan
Hình vẽ thông minh : giải quyết vấn đề phức tạp bằng hình ảnh giản đơn / Dan Roam ; Lâm Đặng Cam Thảo dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014.
416tr. : minh họa ; 20,5cm.
Nguyên bản : Unfolding the napkin.
1. Giải quyết vấn đề -- Hỗ trợ âm thanh hình ảnh. 2. Quản lý -- Hỗ trợ âm thanh hình ảnh. I. Lâm Đặng Cam Thảo. II. Ts: Unfolding the napkin.
658.403 -- dc 22
R628
HÌNH VẼ THÔNG MINH
Biến những nét vẽ nguệch ngoạc thành công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề
Dan Roam là tác giả của cuốn sách bán chạy Chỉ cần mẩu khăn giấy: Giải quyết vấn đề và bán mọi ý tưởng bằng hình vẽ. Được tạp chí Fast Company công nhận là “Cuốn sách quản trị hay nhất” năm 2008 và được London Times bình chọn là “Cuốn sách kinh doanh sáng tạo hay nhất trong năm”, Chỉ cần mẩu khăn giấy đã được dịch ra tám thứ tiếng. Với vai trò chủ tịch Digital Roam Inc., Dan đã giúp các nhà lãnh đạo của nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Wal-Mart, Ngân hàng Dự trữ Liên bang, Boeing và Thượng viện Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề phức tạp bằng phương pháp tư duy hình ảnh. Dan và chiếc bảng trắng của ông đã xuất hiện trên kênh CNN, MSNBC, ABC News, Fox News, và NPR. Dan hiện sống tại San Francisco. Để tham dự các buổi hội thảo “Chỉ cần mẩu khăn giấy” của Dan, hãy đăng ký tại trang web www.thebackofthenapkin.com
Tặng Sophie và Celeste,
những người thực sự nắm giữ chiếc đũa thần
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: KHĂN GIẤY, ỨNG DỤNG 11
NGÀY 1: NHÌN 45
NGÀY 2: THẤY 111
NGÀY 3: HÌNH DUNG 277
NGÀY 4: TRÌNH BÀY 367
PHỤ LỤC: ĐÁP ÁN CỦA TÔI
CHO NHỮNG BÀI TẬP THỬ THÁCH 409
PHẦN MỞ ĐẦU
KHĂN GIẤY, ỨNG DỤNG
Vì sao phải sử dụng Hình vẽ thông minh?
Sau hai mươi lăm năm giúp đỡ các nhà lãnh đạo khắp thế giới, tôi đã rút ra ba bài học sau:
1. Không có cách nào tốt hơn để khám phá một ý tưởng mới bằng việc phác họa một hình ảnh đơn giản.
2. Không có cách nào nhanh hơn để phát triển và thử nghiệm một ý tưởng bằng việc phác họa một hình ảnh đơn giản.
Phần mở đầu 11
3. Không có cách nào hiệu quả hơn để chia sẻ một ý tưởng với người khác bằng việc phác họa một hình ảnh đơn giản.
Cuốn sách này chứa đựng nhiều công cụ, quy tắc và khái niệm, nhưng cuối cùng nó chỉ quy về duy nhất một điều: cách phác họa nên hình ảnh đơn giản đó.
Cẩm nang hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng hình vẽ
Cuốn sách này là phần tiếp theo của cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy: Giải quyết vấn đề và bán mọi ý tưởng bằng hình vẽ. Trong cuốn sách đó, tôi đã nói về việc sử dụng hình vẽ như một cách giải quyết mọi vấn đề, đồng thời giới thiệu một bộ công cụ và quy tắc nhằm giúp mọi người tạo ra những hình vẽ để giải quyết vấn đề của chính mình.
Trong cuốn sách thứ hai này, tôi sẽ trình bày cụ thể cách thức và quy trình giải quyết vấn đề trong thế giới thực bằng hình vẽ. Từng công cụ và quy tắc mà tôi đã giới thiệu trong cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy đều xuất hiện trở lại, chỉ có điều lần này, chúng ta sẽ từng bước kết hợp chúng với nhau, áp dụng lối tư duy giải quyết vấn đề bằng hình ảnh vào thực tiễn cuộc sống.
Hãy xem cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy như phần mở đầu cho lối tư duy giải quyết vấn đề bằng hình ảnh, còn cuốn Hình vẽ thông minh như cẩm nang hướng dẫn thực hành cụ thể.
12 Hình vẽ thông minh
Khóa tự học kéo dài bốn ngày
Cuốn sách này được trình bày như một khóa học kéo dài bốn ngày về cách tư duy giải quyết vấn đề bằng hình ảnh: phương pháp tiếp cận chủ yếu của tôi là phác họa từng hình ảnh, đưa chúng ta từ chỗ “tôi không biết vẽ” đến “đây là bức hình tôi vẽ mà tôi nghĩ có thể cứu cả thế giới”.
Vì sao phải bốn ngày? Có hai lý do: Thứ nhất, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, đó là khoảng thời gian cần thiết để nắm bắt tất cả các bài học theo cách có ý nghĩa. Thứ hai, như chúng ta sẽ sớm nhận thấy, quy trình tư duy bằng hình ảnh thường được chia thành bốn bước, và việc chỉ rõ từng bước một sẽ khiến cho toàn bộ phương pháp tiếp cận trở nên có ý nghĩa trọn vẹn.
Nhưng bốn ngày là một khoảng thời gian dài đối với các nhà kinh doanh để họ tạm dừng công việc thường nhật và học hỏi điều gì đó mới mẻ. Vậy nên khóa học này sẽ đề cập đến mối bận tâm đó bằng hai hình ảnh cụ thể: củ cà rốt và cây gậy.
Phần mở đầu 13
Cây gậy Củ cà rốt (Cả hai đều có tác dụng)
Cây gậy nói rằng chúng ta có nhiều thứ để tìm hiểu; còn củ cà rốt lại cho biết chúng ta có thể biến nó thành một phần công việc thực tế của mình.
Cây gậy nói: “Đúng vậy, có rất nhiều thông tin trong cuốn sách này, và tất cả đều quan trọng. Bạn chỉ mất bốn ngày để tìm hiểu chúng và hãy đảm bảo bám sát vấn đề. Vì vậy, hãy sẵn sàng và cầm bút lên.”
Bằng phương pháp tiếp cận khả quan hơn, củ cà rốt nói: “Nếu thực hiện đúng cách, chúng ta sẽ không cần ‘dừng những việc đang làm’. Đây là cuốn sách hướng dẫn thực hành, vì vậy, bạn có thể áp dụng vào công việc thực tế của mình. Thay vì chỉ nhìn vào các tình huống nghiên cứu giả định, bạn nên áp dụng vào một số vấn đề tại nơi làm việc – bằng cách đó, bạn có thể nhận thấy mức độ hiệu quả của lối tư duy hình ảnh và đồng thời bắt tay vào giải quyết các vấn đề cụ thể.”
14 Hình vẽ thông minh
Tóm lược: Chỉ cần mẩu khăn giấy
trên một mẩu khăn giấy
Nếu bạn đã đọc cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy, tôi xin giới thiệu sơ lược về cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay: cuốn sách này chứa đựng cùng nội dung nhưng được trình bày theo cách chi tiết và tương tác hơn. Nếu bạn chưa đọc cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy, hãy lướt qua phần tóm tắt ngắn gọn sau đây:
Chỉ cần mẩu khăn giấy:
chúng ta có thể giải
Hình vẽ
quyết vấn đề bằng
hình vẽ. Vấn đề
nào?
gì?
Chúng ta có thể
giải quyết vấn đề bằng hình vẽ.
Chỉ cần
MẨU KHĂN GIẤY
Ai?
Tôi tin rằng chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của mình – cho dù đó là vấn đề gì – bằng cách tạo ra những hình vẽ đơn giản. Chỉ cần mẩu khăn giấy xoay quanh ba chủ đề chính: vấn
Phần mở đầu 15
đề gì có thể được giải quyết bằng hình vẽ, hình vẽ nào có khả năng giải quyết vấn đề, và ai có thể vẽ được những hình vẽ đó. Dưới đây là câu trả lời:
1. Vấn đề gì? Mọi vấn đề. Bất cứ vấn đề nào có khả năng được trình bày rõ, chúng ta đều có thể “điểm mặt chỉ tên” chúng một cách rõ ràng hơn qua hình vẽ.
2. Hình vẽ nào? Những hình vẽ đơn giản. Nếu vẽ được một hình vuông, hình tròn, hình que, và một mũi tên kết nối chúng với nhau, chúng ta có thể thực hiện được bất kỳ hình vẽ nào trong cuốn sách này.
3. Ai? Tất cả chúng ta. Bởi chúng ta được sinh ra là những người tư duy hình ảnh (ngay cả khi chúng ta không nghĩ về mình như thế). Những hình ảnh mà chúng ta cần có đơn giản đến mức tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể giải quyết các vấn đề bằng hình vẽ một cách dễ như trở bàn tay.
Vấn đề gì? Hình vẽ
nào?
Vấn đề gì?
Tất cả các vấn đề.
Hình vẽ nào?
Những hình vẽ đơn giản. Ai? Tất cả chúng ta.
16 Hình vẽ thông minh
Tất cả các
vấn đề.
Chúng ta có thể giải quyết vấn đề
bằng hình vẽ.
Chỉ cần
MẨU KHĂN GIẤY
Những
hình vẽ
đơn giản
Ai?
Tất cả
chúng ta
Khi đã trả lời được ba câu hỏi trên, Chỉ cần mẩu khăn giấy sẽ giới thiệu một quy trình và bộ công cụ để giúp mọi người nhanh chóng giải quyết những vấn đề phức tạp bằng hình vẽ đơn giản.
Bắt đầu: sẵn sàng vẽ
Năm ngoái, khi tham dự một cuộc họp kinh doanh, chỉ trong một ngày, tôi đã thấy tất cả những gì mà mình tin có thể chứng minh cho sức mạnh của hình vẽ. Đó là một minh họa tuyệt vời về mức độ đơn giản của lối tư duy hình ảnh trong công việc, nhưng điều tuyệt vời hơn cả là nó chỉ ra những vị trí mà các hình vẽ nên được sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Mùa hè năm ngoái, ban giám đốc của một công ty tài chính lớn – hãy gọi đó là AmericanWay Financial(*) – đã mời tôi tổ chức một buổi hội thảo tư duy hình ảnh tại cuộc họp lãnh đạo thường niên. AmericanWay đã hoàn tất một năm tài khóa kỷ lục, và ban giám đốc muốn tổ chức một buổi họp kích thích tư duy để tận dụng nguồn năng lượng tích cực này. Ban giám đốc cho rằng phương pháp giải quyết các vấn đề bằng hình ảnh nghe có vẻ thú vị, và tôi đã vui vẻ nhận lời.
* Đây không phải là tên thật của công ty. Tất cả các câu chuyện trong cuốn sách này đều có thật, nhưng trong một số trường hợp, các công ty yêu cầu tôi không sử dụng tên thật của họ. Khi sử dụng tên thật của một công ty nào đó, nghĩa là tôi đã được họ đồng ý.
Phần mở đầu 17
Tôi rất mong đợi đến ngày diễn ra hội thảo: các giám đốc tài chính thường tin rằng hình ảnh duy nhất đáng chú ý là biểu đồ giá cổ phiếu, nên đây sẽ là cơ hội để tôi chỉ cho các vị khán giả đầy hoài nghi này cách sử dụng các hình ảnh đơn giản để giải quyết vấn đề. Đây cũng là dịp để tôi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động bên trong một công ty tài chính lớn.
NGÀY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH RƠI VÀO BẾ TẮC
Vào buổi sáng của ngày diễn ra hội thảo, tình hình kinh tế nước Mỹ bắt đầu đi xuống. Trước đó một tuần, khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lan rộng, Quốc hội Mỹ vẫn chưa quyết định thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ đôla cho thị trường tài chính. Trong bối cảnh bất ổn đó, chỉ số Dow đã mất 20% giá trị, đánh dấu tuần thấp nhất trong lịch sử của chỉ số này. Nhưng khi tuần mới bắt đầu – tuần diễn ra hội thảo của tôi – nguồn tiền cứu trợ bắt đầu được rót xuống. Vào thứ Hai, thị trường phục hồi khi chỉ số Dow đạt mức kỷ lục trong ngày, cao nhất trong vòng 27 năm qua. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, tin chắc rằng điều tồi tệ nhất đã qua đi.
Cho đến thứ Tư...
Khi thức dậy vào sáng hôm đó tại phòng khách sạn và mở máy tính để kiểm tra lần cuối bài phát biểu của mình, tôi bật tivi xem tin tức. Ngay từ đầu ngày, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu “chảy máu” trở lại. Khi liếc nhìn qua lại giữa máy tính và tivi, tôi tự hỏi liệu khán giả có tập trung lắng nghe những điều
18 Hình vẽ thông minh
mà mình sắp trình bày. Thế giới tài chính đang sụp đổ quanh chúng tôi.
Rồi có điều gì đó bỗng ám ảnh tôi: khi thử phác họa một vài hình ảnh làm ví dụ, tôi đã chuyển nội dung cuộc hội thảo từ một bài tập tư duy định hướng mục tiêu sang buổi tư duy hình ảnh về những gì đang diễn ra trong thế giới thực. Tôi vẫn sử dụng các công cụ và quy tắc tư duy hình ảnh tương tự, chỉ thay đổi kiểu câu hỏi.
Sử dụng chức năng vẽ trên máy tính bảng, tôi đã thay đổi một số hình ảnh phác họa trong bài phát biểu. Trong vòng 30 phút, tôi đã biến một buổi hội thảo chứa đầy khái niệm thành một cuộc trò chuyện thực tế. Dù không nắm rõ chi tiết về tình hình tài chính bên trong AmericanWay, nhưng tôi nghĩ là không cần thiết: những người tham dự đều biết rất rõ. Kinh nghiệm mách bảo rằng tôi chỉ cần thiết lập đúng khuôn khổ và khởi điểm của vấn đề, các vị giám đốc điều hành ở đây sẽ phác họa được tình hình hiện tại và tương lai của AmericanWay một cách rõ nét hơn bất kỳ ai khác.
Khi buổi hội thảo bắt đầu, tôi trình bày các công cụ tư duy hình ảnh, sau đó yêu cầu các nhà điều hành chia thành các nhóm nhỏ để họ có thể vẽ ra những ý tưởng của riêng mình. Đến trưa, hàng chục hình vẽ được treo trên tường, thể hiện những gì đang diễn ra trên thị trường, và quan trọng hơn là những gì mà AmericanWay có thể làm để đối mặt với nó. Bất kể những tin tức bất ổn vào sáng hôm đó, rõ ràng là phương pháp tư duy hình ảnh đã gây ra tác động mạnh mẽ; các vị giám
Phần mở đầu 19
đốc điều hành nấn ná trong phòng, không ngừng chỉ trỏ và bàn tán về các hình vẽ.
Nhưng vào giờ ăn trưa, chúng tôi nhận được nhiều tin xấu hơn. Trong suốt ba giờ đồng hồ diễn ra hội thảo, chỉ số Dow đã giảm vài trăm điểm – đủ để làm bốc hơi toàn bộ lợi nhuận của những ngày trước đó – và vẫn đang tiếp tục trên đà đi xuống. Cuộc khủng hoảng chẳng những không chấm dứt mà dường như không ai có đủ khả năng để khiến nó dừng lại. Sau nhiều tháng diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu mà chúng ta biết thực sự đang hấp hối. Điều đó có nghĩa là AmericanWay cũng không thể khác đi được.
Vào ngày tôi
nhận được thư
mời, cổ phiếu của
AmericanWay đạt
mức cao nhất từ
trước đến nay.
20 Hình vẽ thông minh
Vào giờ ăn trưa
của ngày diễn ra
hội thảo, nền kinh
tế Mỹ lao dốc.
VÂNG, THƯA SẾP, CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ?
Sau bữa trưa, tôi ngồi ở phía cuối phòng. Diễn giả tiếp theo là Tổng giám đốc của công ty. Dù biết rằng Mike đã triệu tập được tất cả các giám đốc điều hành tham dự hội thảo, nhưng tôi tự hỏi ông ấy sẽ dùng cách nào để nhắc đến tình cảnh bi đát của nền kinh tế trong hình hài con gorilla khổng lồ đang chễm chệ giữa phòng.
Liệu Mike có hoãn cuộc hội thảo và yêu cầu mọi người trở lại phòng làm việc để dựng lên các loại rào chắn nhằm dập tắt khủng hoảng? Liệu ông ấy có triệu tập một nhóm nhà điều
Phần mở đầu 21
hành ưu tú nhất và cùng nhau “ẩn nấp” tại một căn phòng nào đó trong khách sạn để âm thầm đề ra các kế sách tiếp theo? Hay ông ấy sẽ hành động như thể không có gì xảy ra và vẫn để cuộc hội thảo diễn ra theo đúng kế hoạch? Là “kẻ ngoại đạo” duy nhất trong phòng, tôi hy vọng sẽ được chứng kiến một tấm gương lãnh đạo trong thời khắc khủng hoảng.
Và đó chính là những gì mà tôi đã nhìn thấy. Dẹp bỏ mọi lời nhận xét được chuẩn bị sẵn sang một bên, Mike bước lên sân khấu, nhìn khắp khán phòng, và thực hiện một bài phát biểu trung thực, chân thành, nghiêm túc và thiết thực nhất mà tôi từng nghe. Một bài phát biểu trên cả tuyệt vời.
Trong vòng một giờ đồng hồ, Mike không tìm cách che giấu bất cứ điều gì. Ông nói rằng không ai, kể cả ông lẫn những người có mặt trong căn phòng này, từng trải qua một cuộc khủng hoảng với quy mô và tốc độ như thế. Dù không thể hứa hẹn liệu AmericanWay còn có thể hoạt động trong vòng một năm tới hay không, nhưng ông hiểu khả năng lên kế hoạch và điều hành gần như hoàn hảo của nhóm trong những năm trước đã giúp AmericanWay ở vào điều kiện tốt nhất để có thể chống chọi với cơn bão này.
Mike nói rằng chính những người có mặt trong căn phòng này sẽ cùng chịu trách nhiệm về những gì xảy ra tiếp theo tại AmericanWay. Nếu công ty vượt qua được khó khăn và trụ vững, đó là nhờ ở công sức của những người hiện diện trong căn phòng này. Còn ngược lại, nếu AmericanWay thất bại, đó cũng là do quyết định của chính những người có mặt tại đây.
22 Hình vẽ thông minh
Câu nói đó khiến mọi người chú ý, và Mike bắt đầu sử dụng chiến thuật. Mike phác họa bốn chiến lược mà ông tin tưởng sẽ là con đường sống của AmericanWay. Thứ nhất: thu hồi tất cả các khoản đầu tư ở những “điểm ngọt” mà công ty củng cố bấy lâu; hay nói cách khác, tạm dừng các hoạt động ở thị trường cao cấp và thị trường thấp cấp để tập trung vào thị trường trung cấp. Thứ hai: chấp nhận AmericanWay được định vị để trở thành “người theo sau nhanh nhạy” trong hoạt động phát triển sản phẩm hơn là kẻ dẫn dắt thị trường; hay nói cách khác, hãy để người khác thực hiện những đầu tư rủi ro vào các hoạt động sáng tạo, sau đó theo dõi và áp dụng những gì đem lại hiệu quả. Thứ ba: phải thật nhanh nhạy về nhu cầu khách hàng; hay nói cách khác, dừng việc lắng nghe chính mình và hãy bắt đầu lắng nghe ý kiến khách hàng. Cuối cùng: củng cố mọi hoạt động kinh doanh xoay quanh kết cấu hạ tầng cốt lõi của công ty; hay nói cách khác, loại bỏ những quy trình tốn kém tại các văn phòng khắp cả nước. Đó là một buổi nói chuyện cứng rắn và thực tế, chính là điều mà những người có mặt trong phòng cần nghe. Mike đã làm những gì mà một Tổng giám đốc cần làm: tập hợp đội hình, vạch ra một tầm nhìn rõ ràng, và chia nhỏ để mọi người có thể “tiêu hóa” từng phần một. Dù không phải là nhân viên của công ty, nhưng vào thời điểm kết thúc hội thảo, tôi cũng cảm thấy mình đã sẵn sàng tham gia vào “trò chơi” tài chính này.
Nhưng có một vấn đề với cuộc nói chuyện của Mike. Buổi tối hôm đó, một thành viên của ban giám đốc tiến hành một
Phần mở đầu 23
cuộc bỏ phiếu không chính thức và kết quả thật bất ngờ. Mọi người đều hài lòng về niềm đam mê, sự chân thành và cách giải thích rõ ràng của Mike, nhưng vấn đề là một giờ sau, không ai biết mình thực sự nên làm gì.
CHỐT KIỂM TRA 1
Chúng ta sẽ tiếp tục với câu chuyện này, nhưng trước hết, hãy bắt đầu tương tác với nhau. Hãy làm một bài kiểm tra nhanh. Không cần rà soát lại phần nội dung vừa trình bày, hãy suy nghĩ trong chốc lát và ghi lại những chiến lược cơ bản của Mike dành cho AmericanWay, càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn cảm thấy tim hơi lạc nhịp hoặc nghĩ “Thôi rồi!”, chào mừng bạn đến với “câu lạc bộ các cuộc họp” – câu lạc bộ của những người thông minh bị choáng ngợp trước dữ liệu bằng lời (ngôn từ) đến nỗi khó nhận biết nên chú ý vào đâu. Dù sao thì chúng ta cũng nên cùng làm bài tập này. Hãy xem bạn có thể nhớ được bao nhiêu chiến lược của Mike.
• _______________________________________________ • _______________________________________________ • _______________________________________________ • _______________________________________________ • _______________________________________________
Bạn có thể nhớ được bao nhiêu chiến lược? Một? Không sao cả: tin hay không tùy bạn, nhưng đó là con số trung bình
24 Hình vẽ thông minh
được đưa ra bởi những người thực sự có mặt tại hội trường. Hai càng tốt; ba cũng đáng kể. Nhưng quả là tuyệt vời nếu bạn có thể nhớ được bốn chiến lược. (Còn nếu bạn nhớ được năm, có điều gì mới xuất hiện chăng, bởi Mike chỉ đưa ra có bốn chiến lược?)
Đây là một ví dụ hơi bất công cho bạn. Tôi không cảnh báo trước với bạn rằng sẽ có một bài trắc nghiệm nhỏ, tôi cũng không nhấn mạnh những điểm mà bạn cần chú ý trong câu chuyện. Nếu nói như vậy thì Mike cũng không làm điều đó. Hãy nhớ, ông ấy chỉ bước lên sân khấu và nói. Đó là một bài phát biểu đầy hứng khởi, nhưng tôi nhớ là không thấy vị giám đốc điều hành nào ghi chép lại những điểm cần chú ý, và ngoài bản thân mình ra, Mike không có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào để khiến cho quan điểm của mình trở nên rõ ràng, khác biệt và dễ nhớ.
Bất kể bạn nhớ được bao nhiêu chiến lược của Mike, bài học ở đây là: dù buổi nói chuyện hấp dẫn, khơi gợi cảm hứng đến mức nào, chúng ta cần nhận biết được giới hạn của ngôn từ. Xin nói rõ là không có gì sai với việc sử dụng ngôn từ. Vấn đề là chỉ ngôn từ thôi thì chưa đủ.
NẾU NGÔN TỪ CHƯA ĐỦ, VẬY CHÚNG TA CẦN BỔ SUNG ĐIỀU GÌ?
Buổi sáng sau ngày diễn ra hội thảo, tôi nhận được cuộc gọi từ một vị giám đốc điều hành, người đã thực hiện cuộc bỏ phiếu
Phần mở đầu 25
không chính thức. Anh ấy mời tôi tham dự một cuộc họp bất thường. Khi tôi đến nơi, sáu vị lãnh đạo cấp cao từng tham dự buổi hội thảo trước đó đang vẽ lên các bảng lật. Tôi nhận được một bản thảo về bài phát biểu của Mike, trong đó bốn chiến lược của ông đã được đánh dấu. Người tổ chức thăm dò ý kiến đã hỏi liệu tôi có sẵn lòng giúp họ tạo ra một chuỗi hình ảnh để làm rõ thông điệp của Mike, đồng thời giúp các giám đốc điều hành nắm rõ hơn về định hướng này.
Dĩ nhiên là tôi không đợi được hỏi đến lần thứ hai. Trong một giờ tiếp theo, chúng tôi đã phác thảo các hình ảnh và trò chuyện. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra được bốn hình ảnh sau:
VỊ TRÍ THỊ TRƯỜNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI
CHÚNG TA
Chi phí
CHÚNG
TA
CHÚNG TA
Dịch vụ
Tập trung lực lượng để hướng đến thị trường trung cấp. Sẵn sàng làm người theo sau nhanh nhạy.
26 Hình vẽ thông minh
KHÔNG PHẢI CHÚNG TA
3
HIỂU KHÁCH HÀNG
KHÔNG PHẢI
CHÚNG TA
KHÁCH HÀNG
CHÚNG TA
Lắng nghe ý kiến khách hàng, không chỉ ý kiến của chính mình. Chấm dứt việc chi tiêu dàn trải.
4
HẠ TẦNG HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI
CHÚNG TA
CHÚNG TA NỮA
Suốt ngày hôm đó, những hình ảnh này đã được chuyển đến các vị giám đốc điều hành. Bởi vì chúng đơn giản, rõ ràng và sinh động nên ý kiến phản hồi rất tích cực. Bên cạnh việc được khơi nguồn cảm hứng từ một bài phát biểu, giờ đây, mọi người đều có thể thấy được ý nghĩa trong lời nói của Mike, có thể thực sự thấy tầm nhìn của ông ấy.
Đây chính là nơi các hình vẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Dù chúng ta đích thân vẽ chúng, thấy chúng, hoặc trò chuyện về chúng, các hình vẽ cũng góp phần rất lớn trong việc làm tăng khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ và hành động của chính chúng ta. Nếu bạn đã biết được điều đó, cuốn sách này sẽ giúp
Phần mở đầu 27
bạn củng cố hơn nữa khả năng giải quyết vấn đề bằng lối tư duy hình ảnh. Nếu bạn không biết hoặc lo rằng mình không vẽ được, cuốn sách này sẽ đặt nền móng và trao cho bạn tất cả những công cụ cần thiết để chứng tỏ được sức mạnh của hình ảnh với chính mình và đồng nghiệp.
Khúc dạo đầu
Trước khi bắt đầu, hãy làm một bài tập nhằm làm rõ hơn nữa mục đích của cuốn sách. Lần cuối bạn đi thăm một thành phố mới – nơi mà bạn không quen biết người dân địa phương, không biết đường sá, và thậm chí không thể đọc được các biển chỉ đường – là khi nào? Có một bài học đơn giản nhưng có sức thuyết phục mạnh mẽ mà chúng tôi sắp tiết lộ ở đây: việc suy nghĩ về cách tìm đường ở một nơi lạ lẫm sẽ giúp chúng ta nghĩ ra cách tìm kiếm phương hướng liên quan đến một ý tưởng mới lạ. Việc quan sát cách xác định phương hướng ở một địa điểm sẽ giúp chúng ta thấu hiểu cách định hướng một vấn đề.
Để chứng minh rõ những gì tôi vừa nói, xin mời bạn đi dạo một vòng quanh thành phố Matxcơva. Đó là thành phố nơi tôi công tác và (tại một vài trời điểm nhất định trong năm) là nơi đi dạo tuyệt vời. Tôi còn nhớ rất rõ buổi sáng đầu tiên hôm đó – cảm giác phấn khích được bắt đầu khám phá một thành phố hoàn toàn xa lạ bị sụt giảm đôi chút bởi nỗi lo sợ sẽ vĩnh viễn biến mất tại một con đường tăm tối nào đó – và tôi muốn chia sẻ với các bạn cuộc hành trình này.
28 Hình vẽ thông minh
Hãy tưởng tượng rằng chúng tôi đang ở Khách sạn Saint George tại trung tâm Matxcơva. Chúng tôi đến từ ngày hôm trước và thức giấc với một buổi sáng mùa xuân tuyệt đẹp đang chờ đón. Mọi người gặp nhau trong bữa sáng và thống nhất rằng đi bộ là cách tốt nhất để cảm nhận đầy đủ về thành phố này. Vì rất đam mê lĩnh vực du hành vũ trụ nên tôi đề xuất đi thăm bảo tàng Yuri Gagarin, nơi tưởng nhớ nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới. Nhiều năm trước, tôi có đọc đâu đó rằng bảo tàng này nằm trong thành phố, nhưng tôi không biết chính xác nó ở đâu.
Sau bữa sáng no nê, chúng tôi đến quầy lễ tân hỏi đường đến bảo tàng Gagarin. Điều đầu tiên họ làm là đề nghị chúng tôi đăng ký thuê một chiếc limo vì bảo tàng cách một quãng khá xa. Nhưng chúng tôi từ chối và nói rằng mình thích đi bộ hơn.
“Dạ được, vậy để tôi chỉ đường cho quý khách đến đó,” nhân viên phục vụ đáp.
PHƯƠNG ÁN 1: LỐI TRẦN THUẬT
Người phục vụ nói với chúng tôi: “Đó là quãng đường khá xa, nếu đi bộ sẽ mất khoảng hơn hai tiếng, nhưng quý khách có thể đi theo hướng sau: ra khỏi cửa trước thì rẽ phải. Chỉ một lúc là quý khách sẽ đến bờ sông – đó chính là dòng sông Matxcơva – và khi đến đó, hãy rẽ trái theo hướng bờ sông. Men theo bờ sông khoảng vài phút và quý khách sẽ nhìn thấy điện Kremlin ở phía tay trái. Khi đã đi qua điện Kremlin, quý
Phần mở đầu 29
khách sẽ nhìn thấy một cây cầu lớn phía bên phải và nhà thờ lớn Saint Basil phía bên trái. Đi thẳng về hướng nhà thờ nhưng về phía bên trái. Rẽ phải theo hướng lên đồi, quý khách sẽ nhìn thấy nhiều tòa nhà cổ ở đó – đây là những tòa nhà lâu đời nhất thành phố.
“Cuối cùng, quý khách sẽ đến con đường lớn bị chia tách bởi một khu vườn – đó chính là đường Lubyanski – hãy rẽ trái và tiếp tục đi lên đồi. Đi thêm khoảng mười phút, quý khách sẽ đến quảng trường Lubyanka, trụ sở cũ của cơ quan mật vụ KGB. Quý khách chắc chắn thấy nó; đó là một tòa nhà màu vàng đồ sộ được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với những cánh cửa sắt lớn cùng nhiều chi tiết chạm khắc bên trên. Hãy tin tôi, quý khách sẽ không muốn bước chân vào bên trong đâu. Đi thẳng qua quảng trường Lubyanka và rẽ phải đến đường Sretenka. Giờ là đoạn dễ nhất: cứ đi thẳng con đường này là quý khách sẽ đến bảo tàng Gagarin dù tên phố sẽ thay đổi suốt dọc đường. Ban đầu, nó sẽ là Sretenka, sau khi quý khách băng qua Garden Ring Road, nó sẽ là Prospekt Mira, hay Peace Road. Hãy đi theo con đường Prospekt Mira đó trong khoảng ba, bốn cây số nữa, quý khách sẽ hướng về phía bắc của thành phố. Sau khoảng ba mươi phút, quý khách sẽ băng qua một giao lộ lớn tại nhà ga Rizhsky, nhưng cứ tiếp tục đi thẳng. Khoảng bốn mươi phút sau, quý khách sẽ đến ngã ba, nơi Prospekt Mira chạy về phía tay phải còn Ostankinsky Way chạy về phía tay trái. Hãy tiếp tục đi theo đường Prospekt thêm khoảng vài phút nữa và quý khách sẽ nhìn thấy bảo
30 Hình vẽ thông minh
tàng Gagarin bên phía tay trái. Chính là nó. Chúc quý khách chuyến đi vui vẻ.”
PHƯƠNG ÁN 2: DANH SÁCH KIỂM
Giờ hãy thử cách khác. Lần này, hãy tưởng tượng rằng nhân viên phục vụ sẽ dùng đến giấy, bút, và sau một lúc suy nghĩ đã viết ra một danh sách tên đường như sau (sử dụng cả tên tiếng Anh lẫn tên tiếng Nga của các con đường):
✔ Rẽ phải tại Mokhovaya Ulitsa
✔ Rẽ trái tại bờ sông Matxcơva, Moskvoretskaya Naber ezhnaya
✔ Rẽ trái tại Quảng trường Đỏ Red Square (Krasnaya Ploshchad)
✔ Rẽ phải tại Ulitsa Varvarka
✔ Rẽ trái tại Lubyanskiy Proyezd
✔ Rẽ phải tại Ulitsa Sretenka
✔ Băng qua Garden Ring Road (Sadovoye Koltso) ✔ Tiếp tục đi trên đường Prospekt Mira
✔ Băng qua Rizhsky Voksal
✔ Tiếp tục đi theo đường Prospekt Mira giữa đoạn chia cắt với Ostankinsky Proyezd
✔ Nhìn thấy cổng vào viện bảo tàng bên phía tay trái.
Khi đưa danh sách đường đi cho chúng tôi, người phục vụ nói: “Hãy đi theo hướng dẫn này, quý khách sẽ đến được bảo tàng sau hai giờ.”
Phần mở đầu 31
PHƯƠNG ÁN 3: BẢN ĐỒ
Một khả năng nữa là nhân viên phục vụ đó lấy một tấm bản đồ thành phố Maxcơva và vẽ một chấm tròn gần cuối. “Đây là nơi chúng ta đang đứng.” Sau đó, người ấy vẽ một chấm tròn khác phía trên bản đồ và kết nối hai chấm tròn với nhau. “Đó chính là bảo tàng Gagarin.” Người phục vụ trao bản đồ cho chúng tôi và nói: “Quý khách sẽ mất khoảng hai giờ để đến đó.”
Bảo
tàng
Khách sạn
32 Hình vẽ thông minh
Phương án cột mốc. Bảo tàng
PHƯƠNG ÁN 4: CỘT MỐC
Còn đây là giải pháp cuối cùng. Nhân viên phục vụ lấy giấy bút và vẽ hình ảnh của hai tòa nhà. Người đó nói: “Khi bước ra ngoài, quý khách sẽ nhìn thấy tòa nhà này từ xa ở phía bên trái. Hãy đi theo hướng đó và quý khách sẽ nhìn thấy bảo tàng.”
NÊN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN NÀO?
Cả bốn phương án đều đúng. Về mặt lý thuyết, bất cứ phương án nào trong số đó cũng sẽ đưa chúng tôi đến đúng nơi trong
Phần mở đầu 33
khoảng thời gian tương tự. Nhưng câu hỏi của tôi là: tôi muốn bạn nhìn lại bốn phương án trên, thật sự suy nghĩ về chúng, và tự hỏi: nếu thực sự đang ở Matxcơva, bạn sẽ lựa chọn phương án nào?
Không có câu trả lời chính xác, nhưng tôi có ý kiến như sau: Rẽ trái ở bờ sông...
rồi sao nữa đây?
Cách 1: Trần thuật
Cách chỉ đường theo lối trần thuật nghe rất hấp dẫn, cung cấp nhiều thông tin chi tiết và khiến cho chuyến đi trở nên thú vị, nhưng nếu không có trí nhớ siêu phàm chúng ta sẽ quên ngay sau lần rẽ thứ hai. (Cách này giống như bài phát
biểu của Mike).
Cách 2: Danh sách kiểm 34 Hình vẽ thông minh
Để xem... Phải, trái...
Cách chỉ đường kiểu danh sách kiểm rất rõ ràng và dễ thực hiện, nhưng không cung cấp thông tin tổng quát về nơi chúng ta sẽ đến. Đó chỉ là một chuỗi các bước cần thực hiện, vì vậy, chúng ta sẽ không có khái niệm nào về nơi mình sắp đến cho đến khi thực sự có mặt ở đó. Chúng ta sẽ ổn nếu tuân thủ các bước theo đúng thứ tự được chỉ dẫn. Nhưng vì không hình dung được bối cảnh chung, nên chỉ cần đi sai một bước, chúng ta sẽ bị lạc mà không có cách nào quay trở lại đúng đường được. (Cách này giống như bài trình bày PowerPoint).
Nhà đẹp nhỉ!
Cách 3: Bản đồ
Cách chỉ đường theo bản đồ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về thành phố (toàn bộ bối cảnh của khu vực đó) và đường đi rõ ràng. Nó chứa đựng nhiều chi tiết hơn mức cần thiết, nhưng chừng nào không làm mất bản đồ thì chúng ta sẽ tìm được đường cho dù đang ở đâu – miễn sao chúng ta biết vị trí của mình trên bản đồ. (Tôi gọi đây là bức ảnh “ở đâu”, và chúng ta sẽ thấy – và tạo ra – nhiều hình ảnh kiểu này).
Phần mở đầu 35
Cách 4: Cột mốc
Thấy rồi!
Cách chỉ đường theo cột mốc lại ngắn gọn một cách khác thường, nhưng nó thực sự giúp chúng ta có tầm nhìn tốt nhất về nơi mình sắp đến. Tất cả đều phụ thuộc vào cách lựa chọn và quyết định của chúng ta trong suốt chuyến đi – nhưng với điều kiện là chúng ta phải luôn nhìn thấy mục tiêu – đồng thời đảm bảo rằng mình không bị lạc. (Tôi gọi đây là bức ảnh “viễn cảnh”, và cũng sẽ sử dụng nhiều hình ảnh kiểu này).
Một lần nữa, không có câu trả lời đúng. Chính cách bạn phản ứng với bốn phương án trên sẽ tạo nên giá trị cho bài tập này. Sự ưu tiên của bạn sẽ tiết lộ nhiều điều về chính bản thân bạn, về cách bạn thích giải quyết vấn đề, và về cách sử dụng cuốn sách này hiệu quả nhất. Nếu bạn thích phương án 1 (kiểu trần thuật), cuốn sách này sẽ chứng tỏ với bạn sức mạnh kỳ diệu từ sự kết hợp giữa hình ảnh và một câu chuyện kể. Nếu bạn chuộng phương án 2 (danh sách kiểm), cuốn sách sẽ giúp bạn biết cách khiến cho phương pháp tiếp cận của mình trở
36 Hình vẽ thông minh
nên hấp dẫn hơn và dễ áp dụng hơn đối với người khác. Nếu bạn chọn phương án 3 và 4 (bản đồ và cột mốc), bạn sẽ có cơ hội hoàn thiện những khả năng vốn đã thành thạo của mình: nhìn nhận và giải thích thế giới bằng hình ảnh.
Vì đã nhắc đến nghề nghiệp nên giờ tôi muốn chia sẻ với bạn lựa chọn ưu tiên của tôi. Tôi tin chắc rằng về tính thực tiễn, việc giải quyết vấn đề theo định hướng kinh doanh – khi bạn và nhóm của bạn cần phải chỉ ra điều gì đó ngay tức – thì các phương án thuộc về hình ảnh (bản đồ và cột mốc) là cách nên áp dụng. Thực tế cho thấy rằng chúng ta hiếm khi thấy những kiểu hình ảnh này trong kinh doanh, đó chính là lý do tôi thực hiện cuốn sách này.
Phần còn lại của cuốn sách sẽ giải thích vì sao tôi tin tưởng ở những hình ảnh đó, vì sao cần nỗ lực tạo ra chúng khi tiếp cận một vấn đề, cách tạo ra hình ảnh đúng, và cách thực hiện điều đó thật nhanh chóng.
Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy cùng “khởi động” một chút
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
Cuốn sách này dành cho những ai đang đối mặt với bất kỳ thử thách công việc nào, hay nói cách khác là dành cho những ai đang có vấn đề cần giải quyết. Dù bạn cho rằng mình không biết vẽ (đừng lo, bạn làm được) hay không có khả năng giải
Phần mở đầu 37
quyết vấn đề bằng hình ảnh (đừng lo, bạn có thể), điều đó không quan trọng. Nếu bạn muốn cải thiện khả năng nhìn các vấn đề, thấy các mô hình, hình dung các giải pháp, và trình bày những giải pháp đó với người khác, cuốn sách này sẽ dành cho bạn.
“Đưa cho tôi cây bút”
“Tôi không biết vẽ, nhưng...”
“Tôi không giỏi về hình ảnh”
“Bút đen” “Bút vàng” “Bút đỏ” (Bút đánh dấu)
Biên độ dao động của lối tư duy bằng hình ảnh này bao gồm tất cả mọi người (Thông tin chi tiết về biên độ này sẽ được nêu trong Ngày 1)
CHÚNG TA SẮP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH GÌ?
Hãy nghĩ về cuốn sách này như một buổi hội thảo, nơi chúng ta sẽ làm việc cùng nhau để giúp bạn hoàn thiện khả năng tư duy và giao tiếp bằng hình ảnh. Trọng tâm của cuốn sách là bộ công cụ tư duy và giải quyết vấn đề bằng hình ảnh. Chúng ta sẽ
38 Hình vẽ thông minh
tìm hiểu về mục đích của từng công cụ – hãy xem chúng như một bộ lưỡi dao – và cách thức sử dụng chúng, tùy vào loại vấn đề cần giải quyết.
Trí tưởng
Mắt
như thế nào vì sao
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
cái gì
tượng Tay+Mắt
TRÌNH BÀY
HÌNH DUNG
NHÌN THẤY
Đây là bộ công cụ
tư duy hình ảnh của bạn. Chúng ta sẽ lần lượt mở từng lưỡi dao một.
CHÚNG TA SẼ BAO QUÁT ĐƯỢC ĐẾN MỨC NÀO?
Rất nhiều. Bạn sẽ nhớ được bao nhiêu trong số đó? Tôi hy vọng là tất cả. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn toàn dễ hiểu và trở thành bản chất không thể thiếu vào thời điểm kết thúc. Tôi không giỏi ghi nhớ các danh sách dài, các quy trình và chuỗi diễn biến (giờ đây nhìn lại tôi mới nhận ra rằng đó là một trong những lý do khiến tôi viết cuốn sách này). Nhưng hóa ra, điều đó lại đúng với hầu hết mọi người. Vì vậy, tôi tự tin rằng nếu tôi có thể sử dụng và nhớ mọi thứ ở đây, bạn cũng có thể làm được như vậy.
Phần mở đầu 39
CHÚNG TA NÊN LÀM VIỆC Ở ĐÂU?
Không gian của lớp học có thể là bất cứ đâu bạn thích. Đề nghị của tôi là tìm một nơi mà bạn có thể ngồi tĩnh tâm trong vài giờ: văn phòng, ký túc xá, thư viện, hoặc bàn ăn trong bếp. Để giúp loại bỏ những xao lãng của công việc thường nhật, hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang ở trong một viện nghiên cứu tọa lạc giữa những ngọn đồi của Tahiti, nhìn ra biển Nam Thái Bình Dương xanh biếc. Viện Tư duy bằng hình ảnh này nằm ngay tại eo biển, nơi chúng ta có thể nhìn ra bãi biển ngay dưới chân đồi trong thời gian nghỉ giải lao. Nhưng đây chỉ là vị trí tưởng tượng của tôi; nếu bạn có thể tưởng tượng được nơi nào tốt hơn, xin cứ tự nhiên.
Viện Tư duy bằng hình ảnh
Chúng ta sẽ gặp nhau tại Viện Tư duy bằng hình ảnh ở Tahiti. Nhưng đó chỉ là vị trí tưởng tượng của tôi; bạn có thể tưởng tượng ra bất kỳ nơi nào mình thích.
40 Hình vẽ thông minh
HỘI THẢO NÀY DIỄN RA KHI NÀO?
Nếu chúng ta thật sự làm việc trực diện cùng nhau, hội thảo này sẽ diễn ra trong khoảng bốn ngày. Nhưng vì chúng ta không làm việc cùng nhau nên hãy tự do quyết định lượng thời gian cần thiết đối với bạn. Bất kể bạn dành bao nhiêu thời gian cho cuốn sách này, tôi khuyên bạn nên đọc theo đúng thứ tự, từ Ngày 1 đến Ngày 4. Nội dung của mỗi ngày sẽ được dựa trên ngày diễn ra trước đó, và một số khái niệm sẽ trở nên gần như vô nghĩa nếu bạn không hiểu được những khái niệm trước đó.
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4
NHÌN THẤY HÌNH DUNG TRÌNH BÀY
Các nội dung của bốn ngày được trình bày liên tiếp nhau;
chúng sẽ có ý nghĩa khi được đọc theo đúng trình tự.
HỘI THẢO DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Cơ cấu của hội thảo này khá đơn giản: tôi sẽ giới thiệu với bạn một ý tưởng về tư duy hình ảnh, đưa ra một ví dụ, giúp bạn thực hiện một bài kiểm tra thử, và sau đó yêu cầu bạn tự hoàn thành một ví dụ. Khi chúng ta kết thúc, bạn hẳn đã giải quyết
Phần mở đầu 41
hàng chục vấn đề bằng hình vẽ – để bạn hiểu rõ về mức độ hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh cho bất kỳ tình huống nào trong công việc.
Tôi sẽ giới thiệu một ý tưởng, sau đó vẽ một hình mẫu. Chúng ta sẽ cùng xem lại hình vẽ, và sau đó tôi sẽ yêu cầu bạn vẽ một hình của riêng mình.
VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI BỎ THỜI GIAN ĐỂ LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY?
Thế giới hiện nay của chúng ta ngày càng mang tính toàn cầu hóa và trở nên bão hòa về thông tin, còn tin tức truyền thông thì được phân kênh mỗi ngày. Ngôn từ không còn đủ nữa (chúng chưa bao giờ đủ, nhưng hãy bàn đến điều này ở một cuốn sách khác). Để khám phá những ý tưởng thật sự mang tính đột phá, phát triển và chia sẻ chúng với người khác một cách hiệu quả, chúng ta cần đến hình ảnh.
Những hình vẽ (đi kèm với ngôn từ) sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với ngôn từ thuần túy.
42 Hình vẽ thông minh
BẠN CẦN NHỮNG GÌ?
Để hoàn thành buổi hội thảo, bạn sẽ cần ba thứ. Giờ là thời điểm thích hợp để thu thập chúng.
1. Cuốn sách này. Đây là công cụ đầu
tiên; hãy vẽ vào đó, thậm chí làm
hỏng nó – đó chính là mục đích của
cuốn sách.
2. Dụng cụ vẽ. Hãy mang theo “chiếc đũa thần” của bạn. Bảo bối của tôi là bút chì, bút Sharpie hoặc bút Pilot.
KHĂN GIẤY
BÀI TẬP
Tốt
Tốt
Tốt
nhất
3. Giấy hoặc bảng vẽ. Có ba loại mà chúng ta sẽ bàn đến. Cuối cùng chúng ta sẽ gọi chúng là (a) “cá nhân”, (b) “chuẩn bị”, và (c) “trình bày”, nhưng lúc này, chỉ cần xem chúng là
Phần mở đầu 43
S, M và L. Để làm theo cuốn sách bài tập này, bạn chỉ cần một vật dụng cá nhân nhỏ – một mảnh giấy hoặc một tấm bảng trắng nhỏ. Mảnh giấy có thể là bất cứ thứ gì từ khăn giấy cho đến giấy tập. Cuốn sách này cũng có nhiều chỗ để bạn vẽ. Nếu thuận tiện, bạn nên mua một tấm bảng trắng nhỏ. Bạn có thể mua trực tuyến hoặc tại bất kỳ nhà sách nào. Chúng thường được gọi là “bảng viết học sinh” với giá tương đối rẻ. Bạn có thể sử dụng bất kỳ kích cỡ nào, hay bất kỳ nhãn hiệu nào tùy thích.
Với những dụng cụ này, chúng ta đã sẵn sàng hành động. Hẹn gặp bạn tại buổi hội thảo.
44 Hình vẽ thông minh
NGÀY 1: NHÌN
Chào mừng, và cảm ơn bạn đã đến tham dự
C
ảm ơn bạn đã cho phép tôi tham dự vào đời sống công việc của bạn trong bốn ngày tới. Trước hết, tôi xin nói rõ rằng những ý tưởng mà chúng ta sắp khám phá sẽ không phải là quy chuẩn trong lĩnh vực kinh doanh. Chúng
không được dạy tại bất kỳ trường kinh doanh nào, chúng không xuất hiện trong tờ Economist, và ít vị tổng giám đốc nào chịu thừa nhận đã biết về chúng. Nhưng họ nên biết.
Bất kể bạn làm gì – dù là tổng giám đốc, quản lý dự án, kế toán viên, kỹ sư, cố vấn, nhà thiết kế, giáo viên, y tá, người đưa thư, phi công hay cầu thủ bóng đá – những ví dụ trong cuốn sách này đều có thể áp dụng trong lĩnh vực của bạn. Nếu bạn đang làm việc cho bất kỳ tổ chức nào hay trong bất cứ phạm vi nào mà bạn phải giải quyết các vấn đề – hay nói cách khác, nếu đang làm việc – những công cụ trong cuốn sách này sẽ giúp bạn giải quyết chúng.
Trong vòng hai năm kể từ khi cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy được phát hành, tôi đã có cơ hội chia sẻ những ý tưởng này với các nhà lãnh đạo thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
46 Hình vẽ thông minh
Tôi đã trò chuyện với các nhà quản lý dự án tại Boeing, các nhà khoa học tại Pfizer, các lập trình viên tại Google, các kỹ sư tại Microsoft, các chuyên gia tiếp thị tại Wal-Mart, và các nhà hoạch định chính sách tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ. Phải thú nhận rằng, trong nhiều trường hợp, tôi không biết nhiều về công việc của những người này trước khi đến gặp họ. Nhưng trong mọi trường hợp, họ đều nhìn thấy thứ gì đó có ý nghĩa trong cách tư duy giải quyết vấn đề bằng hình ảnh, và muốn tìm hiểu thêm.
Điều tôi muốn nói ở đây là: bất kể hoạt động chuyên ngành cụ thể của họ, tôi chỉ đưa ra một đề xuất rất đơn giản với từng người, và tôi muốn chia sẻ đề xuất đơn giản này với bạn. Đó là:
Chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng hình vẽ.
Chỉ có vậy. Đó là nội dung của bốn ngày tới – và hy vọng sẽ diễn ra trong nhiều ngày nữa trong suốt sự nghiệp của bạn: giải quyết vấn đề bằng hình vẽ. Giờ đây, tôi cũng thú nhận rằng nếu ai đó đứng trước mặt tôi và nói: “Này, chúng ta có thể giải quyết vấn đề của mình bằng hình vẽ,” tôi sẽ nghi ngờ, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt dường như quá tải. Nhưng nếu ai đó nói với tôi như vậy, tôi cho rằng mình sẽ đủ tự tin để đáp lại: “Giải quyết vấn đề bằng hình vẽ nghe được đấy, nhưng hãy trả lời ba câu hỏi sau: Chúng ta đang nói về những vấn đề gì? Chúng ta đang nói về những hình vẽ nào? Và chúng ta đang nói về những người nào – cụ thể ‘chúng ta’ ở đây là những ai?”
Ngày 1: Nhìn 47
Tôi đã được nghe cả ba câu hỏi này, và chúng đều là những câu hỏi hay, hay đến mức cả ba câu hỏi – những vấn đề gì, những hình vẽ nào, và những người nào – sẽ là nội dung chính của buổi hội thảo. Trong suốt bốn ngày tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về các ý tưởng có liên quan với nhau: bốn quy tắc bất thành văn của phương pháp giải quyết vấn đề bằng hình ảnh, năm câu hỏi trọng tâm, sáu cách xem xét – nhưng chúng ta có thể tóm gọn toàn bộ cuộc hội thảo bằng cách chỉ trả lời ba câu hỏi cơ bản trên.
Trước khi bắt đầu trả lời ba câu hỏi này, giờ là lúc bạn nên lấy bút và dụng cụ vẽ ra, dù đó là bảng trắng, sổ tay, khăn giấy hay mặt sau của cuốn sách này. Chúng ta sẽ bắt đầu ngay với việc viết và vẽ. (Bạn cũng có thể sử dụng những khoảng trống trong cuốn sách này)
1. Những vấn đề gì?
Chúng ta có thể giải quyết những vấn đề
nào bằng hình vẽ? Câu trả lời đơn giản là
tất cả các vấn đề. Ví dụ: các vấn đề chiến
lược, các vấn đề về quản lý dự án, phân
bổ nguồn nhân lực, các vấn đề chính trị,
48 Hình vẽ thông minh
tài chính – trên thực tế, bất cứ vấn đề nào mà chúng ta có thể diễn đạt đều có thể được trình bày một cách rõ ràng hơn rất nhiều, nếu không nói là giải quyết ngay lập tức, bằng hình vẽ.
TẬP VẼ: KỂ TÊN BA VẤN ĐỀ (S, M, L)
Trong khoảng trống bên dưới, hãy dành ba phút để viết ra ba vấn đề trong công việc mà bạn gặp phải gần đây. Đừng quá mất công, đây chỉ là bài tập khởi động và việc viết ra không có nghĩa là bạn phải giải quyết được chúng. (Dù sao thì cũng chưa đến lúc.)
Đầu tiên, hãy viết ra một vấn đề nhỏ – thứ không mấy quan trọng, nếu giải quyết được cũng tốt nhưng sẽ không thật sự ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Vấn đề nhỏ của tôi: Tôi cứ hay làm mất bút.
Vấn đề nhỏ của bạn: _______________________________________
Tiếp theo, hãy viết ra vấn đề cỡ trung – thứ có ảnh hưởng đến nhiều người hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp nhưng chưa đến mức đe dọa hủy diệt.
Vấn đề cỡ trung của tôi: Tôi thường quên nộp thuế quý đúng hạn. Vấn đề cỡ trung của bạn: ___________________________________
Cuối cùng, hãy viết ra vấn đề lớn – thứ đang đe dọa hoạt động kinh doanh của bạn và có vẻ như cần nhiều nỗ lực để giải quyết, nếu như có thể giải quyết được.
Vấn đề lớn của tôi: Những doanh nghiệp mà tôi đang hợp tác đều cắt giảm chi tiêu. Nếu cứ duy trì tình trạng này, doanh nghiệp của tôi có lẽ sẽ cạn vốn trong vòng hai năm tới.
Vấn đề lớn của bạn: _______________________________________
Ngày 1: Nhìn 49
2. Những hình vẽ nào?
Căn cứ vào vô số vấn đề trong kinh doanh, bạn sẽ cho rằng những hình vẽ mà chúng ta sử dụng phải vô cùng phức tạp và đòi hỏi nhiều năm tập luyện mới vẽ được? Sai. Những hình vẽ mà chúng ta đang thảo luận lại rất đơn giản. Nếu có thể vẽ một hình tròn và một hình vuông cùng mũi tên kết nối chúng, bạn có thể vẽ được hầu hết các hình ảnh trong cuốn sách này. Thêm vào đó là hình mặt cười và một que hình người, thế là chúng ta thật sự có đủ các chi tiết cho mỗi hình vẽ mà chúng ta cần tạo ra để giải quyết vấn đề.
Bạn có thể vẽ được
những hình này không?
50 Hình vẽ thông minh
TẬP VẼ: NHỮNG HÌNH VẼ CẦN CÓ
Trong khoảng trống bên dưới, hãy dành một phút để vẽ một vài hình dưới đây. Hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa hình vẽ đẹp và hình vẽ xấu. Chỉ cần bạn biết được mục đích của chúng, thế là đủ.
Hình cơ bản Đường + Mũi tên Người + Vật
3. Những người nào?
Ngày 1: Nhìn 51
Khi thực hiện những hình vẽ đơn giản này, bạn đã trả lời được câu hỏi thứ ba, phải không nào? Ai sẽ tạo ra những hình vẽ này? Câu trả lời thật đơn giản: tất cả chúng ta. Bất kể việc cho rằng chúng ta không giỏi về hình ảnh, rằng chúng ta không biết vẽ, tôi đảm bảo tất cả chúng ta đều có khả năng tạo ra những hình vẽ tuyệt vời để giải quyết vấn đề. Tôi tự tin nói điều này vì tất cả những gì chúng ta thực sự đang thảo luận là làm một việc mà ta vốn đã thành thạo: nhìn vào thế giới xung quanh, thấy các mô hình bên trong nó, hình dung cách sử dụng những mô hình này để tạo ra điều gì khác biệt, và sau đó trình bày các giải pháp với người khác.
TẬP VẼ: HÃY VẼ “TÔI”
Hãy vẽ một que hình người. Bổ sung thêm một số chi tiết để bạn biết rằng nó là bạn: tóc, kính, mũ, quần áo. Chúng ta sẽ lại sử dụng que hình người này, vì vậy, hãy đảm bảo nó đủ đơn giản để bạn có thể vẽ đi vẽ lại nếu cần.
52 Hình vẽ thông minh
Cách trải qua bốn ngày tới:
nội dung thảo luận
Nội dung chính của cuộc hội thảo dựa trên bốn bước đơn giản trong quy trình tư duy bằng hình ảnh. Hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc học cách nhìn tốt hơn – ở đây chúng ta không nói về nhãn khoa. Cụm từ “nhìn tốt hơn” có nghĩa là việc biết cách thu thập thông tin thô bằng hình ảnh về thế giới quanh ta và việc nhận biết về quy trình đó sẽ giúp chúng ta trở thành những người giải quyết vấn đề bằng hình ảnh tốt hơn.
Ngày mai, chúng ta sẽ chuyển sang thấy – quy trình nhận diện các mô hình trong những vấn đề xảy ra trước mắt để có cách giải quyết tốt hơn. Vào Ngày thứ 3, chúng ta sẽ chuyển sang đôi mắt tâm trí để hình dung ra các cách sử dụng những mô hình này nhằm tạo ra những kết quả mới, và vào Ngày thứ 4, chúng ta sẽ tập trung vào việc trình bày những ý tưởng vừa mới khám phá với người khác.
Nội dung cuộc hội thảo bốn ngày: mỗi ngày sẽ học hoàn thiện cách nhìn, thấy, hình dung, và trình bày.
Ngày 2
THẤY
NHÌN
Ngày 3
HÌNH
DUNG
TRÌNH
BÀY
Ngày 4 Ngày 1 Ngày 1: Nhìn 53
Những quy tắc bất thành văn của lối tư duy hình ảnh
Mỗi ngày, một chủ đề cơ bản sẽ tập trung vào những thứ chúng ta nhìn vào. Tôi gọi những chủ đề này là “bốn quy tắc bất thành văn của lối tư duy giải quyết vấn đề bằng hình ảnh”. Tôi sử dụng từ “bất thành văn” vì hai lý do: Thứ nhất, vì tôi chưa thấy chúng được viết ra ở bất cứ nơi nào. Thứ hai, chúng quan trọng đến mức tôi không muốn chúng ta chỉ đơn giản ghi lại; tôi muốn chúng ta tin rằng mình đã đích thân lựa chọn từng quy tắc, nắm giữ nó trong tay, nhìn nhận nó, nghĩ về nó và nghĩ về ý nghĩa của nó. Và tôi muốn như thể chúng ta đã dùng tay gắn kết chúng lại với nhau. Tôi muốn chúng ta thực sự vẽ ra từng quy tắc theo nghĩa đen của từ này.
Hãy nhìn lại những vấn đề chúng ta viết ra cách đây vài phút.
QUY TẮC 1
Người nào có thể mô tả vấn đề một cách rõ ràng nhất là người có nhiều khả năng giải quyết nhất.
54 Hình vẽ thông minh
Bạn tự tin đến mức nào trong khả năng giải quyết những vấn đề này? Cá nhân tôi khá tự tin rằng mình có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề nhỏ (mất bút), không quả quyết lắm về vấn đề vừa (chậm nộp thuế), và hoàn toàn không chắc chắn về vấn đề lớn (mọi người đều cắt giảm chi phí). Đó là khả năng giải quyết vấn đề với tỷ lệ thành công 50/50: không tốt lắm.
Hãy nhìn nhận nó theo cách khác. Khi trình bày vấn đề (tôi hay làm mất bút; tôi chậm nộp thuế; tôi sắp cạn tiền), tôi đã ám chỉ đến một giải pháp (không làm mất bút nữa, nộp thuế đúng hạn, kiếm thêm tiền). Vậy là tốt rồi, bởi để “giải quyết” điều gì đó, tôi phải biết được “mặt ngắn mặt dài” của giải pháp.
Nhưng nếu thực sự định giải quyết một vấn đề, tôi phải biết thêm về nó: Đâu là phần lưu động? Đối tượng tham gia là ai? Chúng ta đang nói về bao nhiêu thời gian hoặc tiền bạc? Khi nào cần khắc phục để nó thực sự phát huy tác dụng? Bắt đầu với hướng đi này như thế nào? Việc trả lời những kiểu câu hỏi này – “khoanh vùng” vấn đề để nó trở nên dễ giải quyết – đòi hỏi phải nỗ lực thực sự. Và trong kinh doanh, bất cứ điều gì cần đến nỗ lực đều cần có tiền.
Tốt thôi: chúng ta đều biết rằng việc giải quyết một vấn đề kinh doanh thường tốn kém. Nhưng liệu chúng ta có bao giờ nghĩ về mức chi phí cần có chỉ để xác định được vấn đề? Đó là phần khó, khó hơn so với việc giải quyết nó. Việc có thể phác họa những mảnh ghép của vấn đề có nghĩa là chúng ta hiểu vấn đề đó đủ rõ để giải quyết được nó. Thậm chí xa hơn nữa: nếu phác họa được đối tượng tham gia, các chi tiết, thời gian,
Ngày 1: Nhìn 55
và yếu tố cấu thành vấn đề đó, chúng ta gần như đã tìm ra được giải pháp; chúng ta chỉ cần học cách quan sát nó.
Câu hỏi đặt ra: Trong bối cảnh kinh doanh, ai sẽ kiếm được tiền: người nói “Tôi nhìn thấy một vấn đề” hay người nói, “Tôi nhìn thấy một vấn đề, nó trông như thế này, và giải pháp có thể trông như thế kia”? Nếu phải phân bổ nguồn lực hạn chế của mình để giải quyết việc làm mất bút, chậm nộp thuế và các vấn đề về tài chính, có lẽ tôi sẽ không giao việc cho chính mình: Tôi còn chưa có đủ thông tin để thuyết phục bản thân rằng mình biết tất cả những vấn đề này là gì.
Trở lại với Quy tắc 1, nhưng lần này có thêm thông tin có lợi:
Người nào có thể mô tả vấn đề một cách rõ ràng nhất là người có nhiều khả năng giải quyết nhất.
Hoặc
Người nào vẽ được hình ảnh rõ ràng nhất sẽ kiếm được tiền
56 Hình vẽ thông minh
Quy tắc 1 chỉ đơn giản như vậy. Nếu bạn thực sự muốn giải quyết một vấn đề – hay nói thẳng là nếu bạn muốn có tiền – cách tốt nhất là đưa ra hình ảnh rõ ràng nhất về “diện mạo” của vấn đề đó.
Hãy xem ví dụ sau đây.
Lên đường đến thủ đô
Vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Doug Steiger – giám đốc chính sách mới của Ủy ban chính sách Dân chủ Thượng viện Hoa Kỳ – đã mời tôi đến Washington D.C. để thực hiện một buổi nói chuyện. Các chánh văn phòng Thượng viện của đảng Dân chủ đang tìm cách truyền đạt các khái niệm
Hãy vẽ một đường
kết nối San Francisco
đến Washington, D.C.*
* Nếu bạn đang tự hỏi vì
sao tôi sử dụng khăn giấy
của hãng bay Southwest
Airlines, đó là vì Southwest
– hãng hàng không thành
công nhất trong lịch sử –
được khởi đầu từ mặt sau
của một chiếc khăn giấy.
Tham khảo cuốn Chỉ cần mẩu
khăn giấy để biết toàn bộ
câu chuyện về hãng bay này.
Ngày 1: Nhìn 57
phức tạp một cách rõ ràng, và cho rằng các ý tưởng của tôi có thể hữu ích. Tôi nhận lời và lên máy bay đến Washington. Trước mỗi buổi nói chuyện, tôi luôn tìm kiếm những hình ảnh giải quyết vấn đề được vẽ trực tiếp từ lĩnh vực mà tôi sắp phát biểu. Trong trường hợp này, tôi đã gặp khó khăn khi tìm kiếm ví dụ mẫu về vai trò quan trọng của những phác thảo khăn giấy trong hoạt động chính trị hay ban hành chính sách. Tôi biết rằng George Washington được đào tạo làm thanh tra viên và thích tạo ra bản đồ, rằng JFK không ngừng vẽ nguệch ngoạc trên giấy khi đưa ra những quyết định tối quan trọng trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, còn Ronald Reagan thường viết nguệch ngoạc trong các cuộc họp nội các. Nhưng tôi chưa từng thấy câu chuyện “chỉ cần mẩu khăn giấy” nào về điều này.
Sau buổi hội thảo với các chánh văn phòng, Doug kể cho tôi nghe câu chuyện mà tôi tìm kiếm. Hóa ra vào khoảng năm 1974, nhà kinh tế học tên Arthur Laffer đã có một cuộc họp với hai chính khách thuộc đảng Cộng hòa. Khi cuộc nói chuyện của họ chuyển sang đề tài chính trị, Arthur lấy bút ra và bắt đầu vẽ – đúng vậy, bạn đã đoán đúng – trên một miếng khăn giấy. Ông ấy bắt đầu bằng một đường kẻ ngang (trục hoành), vừa vẽ vừa nói: “Trục này đại diện cho tỷ lệ phần trăm thu nhập mà người dân phải đóng thuế cho chính phủ, từ 0 đến 100%”.
58 Hình vẽ thông minh
Thuế
Sau đó, ông ấy vẽ một đường kẻ dọc (trục tung) và nói: “Trục này là tổng số tiền mà chính phủ thu được, từ 0 đến rất nhiều.”
Thu
Thuế
Ngày 1: Nhìn 59
Tiếp đến, ông vẽ một chấm nhỏ ở điểm giao nhau giữa hai trục: “Nếu chính phủ lấy 0%, số tiền là 0”. Vẽ tiếp một chấm khác trên trục hoành – lần này ở điểm rất xa bên ngoài – ông ấy nói: “Còn nếu lấy hết 100% thì chính phủ cũng sẽ không được xu nào bởi chẳng ai làm việc nếu phải nộp hết cho thuế.”
Thu
Thuế
Laffer vẽ một đường kết nối các chấm với nhau, bắt đầu từ điểm 0 đầu tiên, uốn cong qua mặt giấy – gần chạm đỉnh biểu đồ – sau đó chuyển hướng xuống dưới ở điểm 0 thứ hai.
60 Hình vẽ thông minh
Thu
Thuế
“Tôi cho rằng thu nhập thuế đi theo đường cong như thế này; 0 ở mức 0%, 0 ở mức 100%, nhưng lại tăng ở đây,” Laffer vừa nói vừa chỉ vào đỉnh của đường cong hướng lên trên đỉnh biểu đồ, “tại một số thời điểm, việc giảm thuế suất sẽ thật sự làm tăng lượng tiền mà chính phủ thu được.”
Thu
Thuế
Ngày 1: Nhìn 61
Những gì Arthur vẽ đã được gọi là “đường cong Laffer”, và nó hẳn sẽ chẳng có ý nghĩa gì ngoài một mô hình học thuật nếu không có hai người đàn ông ngồi cùng. Khi đó, họ là Dick Cheney và Don Rumsfeld – chánh văn phòng của Tổng thống Gerald Ford. Họ quá thích thú với sức mạnh của hình vẽ trên khăn giấy của Arthur đến mức đã mang nó về Nhà trắng và chia sẻ với Tổng thống Ford. Chỉ trong vòng vài năm, đường cong Laffer đã trở thành nền tảng cho sách lược kinh tế trọng cung của Tổng thống Ronald Reagan, trong đó nhấn mạnh rằng việc giảm thuế – đặc biệt đối với những người có thu nhập cao nhất – sẽ thật sự làm tăng nguồn thu của chính phủ.
Bản phác thảo đơn giản trên khăn giấy đó – hình vẽ nhỏ bé nhưng minh họa một cách rõ nét vấn đề của chính sách thuế cao và giải pháp của sách lược kinh tế trọng cung – đã trở thành “kim chỉ nam” cho chính sách kinh tế Hoa Kỳ suốt 30 năm qua.
Vậy thì ai nói một hình vẽ trên khăn giấy không có ý nghĩa? Người nào phác họa được hình ảnh tốt nhất là người kiếm được tiền.
Nào, chúng ta hãy vẽ một hình.
62 Hình vẽ thông minh
Bản phác họa khăn giấy đầu tiên của chúng ta
Trong bài tập tiếp theo, chúng ta sẽ từng bước tạo ra hình vẽ “trên mặt sau mẩu khăn giấy” của chính mình. Những bài học rút ra ở đây sẽ được áp dụng cho mỗi hình vẽ được tạo ra.
Trên mặt khăn giấy bên dưới, hãy vẽ theo để tạo ra bộ công cụ giải quyết vấn đề bằng hình ảnh của riêng bạn. Đây là hình vẽ quan trọng nhất mà chúng ta sẽ thực hiện trong suốt buổi hội thảo, vì vậy, hãy nhớ đánh dấu trang này. Vì chứa đựng mọi công cụ tư duy hình ảnh trong cuốn sách nên hình vẽ này sẽ được tham khảo thường xuyên.
Trí tưởng
TÔI
Mắt
vì sao
tượng Tay+Mắt
như thế nào khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
TRÌNH BÀY HÌNH DUNG
Hãy vẽ theo và đánh dấu trang này: chúng ta sẽ quay trở lại
cái gì
Vấn đề
của tôi
NHÌN
THẤY
Ngày 1: Nhìn 63
Trước hết – và đây là cách chúng ta sẽ bắt đầu mọi hình vẽ để giải quyết vấn đề – hãy vẽ một hình tròn và đặt tên cho nó. Trong trường hợp này, hãy vẽ hình tròn ở góc phía trên bên trái và gọi nó là “tôi”. (Để ấn tượng hơn, hãy bổ sung vài chi tiết trông giống bạn – đây là cơ hội để bạn sử dụng đến que hình người).
Chúng ta bắt đầu
TÔI
Mắt
vì sao
Trí tưởng
tượng Tay+Mắt
mỗi hình vẽ bằng cách vẽ một hình tròn và đặt tên cho
như thế nào
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
cái gì
Vấn đề
của tôi
TRÌNH BÀY
HÌNH DUNG
THẤY
NHÌN
nó. Trong trường hợp này, hãy gọi nó là “tôi”.
Điểm khó nhất trong mọi hình vẽ là nét vẽ đầu tiên. Việc nhìn vào bề mặt trống trơn cũng đủ khiến ta sợ hãi – ngay cả khi bề mặt đó chỉ là một miếng khăn giấy. Khi vẽ một hình tròn và đặt tên cho nó (“tôi”, “bạn”, “chúng tôi”, “cạnh tranh”, “ngày nay”, “ngày mai”, “lãi”, “lỗ”, “sản phẩm của chúng tôi” –
64 Hình vẽ thông minh
bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra), chúng ta sẽ không có cơ hội chần chừ. Khi đã vẽ xong hình tròn đầu tiên, chúng ta đã tạo cho mình con đường tắt băng qua dãy phố dài mang tên “thật khó để vẽ được một bức hình”.
Giờ thì vẽ một hình tròn khác ở góc dưới bên trái. Vẽ to hơn hình tròn trên một chút và tạo hình giống như đám mây. Hãy gọi nó là “vấn đề của tôi”.
Trí tưởng
TÔI
như thế nào
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
cái gì
Hãy vẽ một hình
tròn khác – theo
Mắt
vì sao
tượng Tay+Mắt
HÌNH DUNG TRÌNH BÀY
THẤY
NHÌN
kiểu hơi gợn sóng – và gọi nó là “vấn đề của tôi”.
Vấn đề của tôi
Tin hay không tùy bạn, nhưng chỉ với hai hình tròn, đầu óc tôi đã bắt đầu nhảy múa. Tiếp theo là gì đây? Đâu là mối liên hệ? Bộ óc của chúng ta xuất hiện vô số câu hỏi – nó buộc phải
Ngày 1: Nhìn 65
như thế; đó chính là cách bộ não được kết nối để phản ứng với lượng hình ảnh đi vào. Sau mười giây hoạt động, chúng ta thực sự bị cuốn vào hình ảnh của riêng mình, và tâm trí bắt đầu háo hức hình dung điều kế tiếp.
Để khiến mọi thứ luôn thú vị, giờ hãy tạo một đường cong cho bộ óc của chúng ta. Thay vì kết nối hai hình tròn với nhau – cách mà chúng ta thật sự muốn làm – chúng ta sẽ bổ sung hình tròn thứ ba. Chỉ khác là lần này hình tròn được kéo dài ra, kiểu như hình xúc xích, và được đặt ngay phía trước, giữa mặt khăn giấy. Nhưng nhớ đừng đặt tên cho hình này.
Trí tưởng
TÔI
như thế nào
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
cái gì
Mắt
vì sao
tượng Tay+Mắt
TRÌNH BÀY
HÌNH DUNG
THẤY
NHÌN
Vấn đề
của tôi
66 Hình vẽ thông minh
Bổ sung hình tròn thứ ba – kiểu giống như hình xúc xích – vào vị trí giữa. Hình này không có tên.
Trước khi tiếp tục, đây là câu chuyện về những gì chúng ta đang vẽ. Khi tôi bắt đầu với vai trò cố vấn, phải mất một thời gian dài tôi mới hiểu ra công việc thực sự của một chuyên gia tư vấn. Sau nhiều năm, cuối cùng, tôi nhận ra rằng vai trò của chuyên gia tư vấn là giải quyết vấn đề theo yêu cầu: bạn được mời tham dự một cuộc họp kinh doanh, được người ta trình bày một số dữ liệu và câu hỏi, và người ta kỳ vọng bạn sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề ngay tại đó, bất kể là vấn đề gì. Hy vọng rằng bạn có khái niệm chung về loại vấn đề đó, nhưng các chi tiết cụ thể thì hầu như lúc nào cũng mới mẻ.
Tôi nhận ra rằng thứ tôi thật sự cần có là một bộ công cụ vạn năng giải quyết vấn đề, thứ mà tôi có thể mang theo bất cứ nơi đâu để bước vào một cuộc họp, lắng nghe người khác nói, và sau đó tự tin lựa chọn đúng loại công cụ để bắt đầu quy trình giải quyết vấn đề. Hình xúc xích vừa được vẽ ở trên là bộ công cụ của chúng ta. Nhưng thay vì viết ra tất cả, có một cách tốt hơn để gọi tên bộ công cụ đó: hãy vẽ một chữ thập nhỏ lên trên. Bạn làm đúng rồi đấy: bộ công cụ mà chúng ta đang vẽ chính là một con dao đa năng Thụy Sĩ.
Ngày 1: Nhìn 67
TÔI
như thế nào
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
cái gì
Mắt
vì sao
Trí tưởng
tượng Tay+Mắt
TRÌNH BÀY
HÌNH DUNG
THẤY
NHÌN
Aha! Bộ công cụ giải quyết vấn đề của chúng ta là dao đa năng Thụy Sĩ
Vấn đề
của tôi
Nếu bạn chưa biết về loại dao này, tôi xin nói qua: đó là loại dao bỏ túi chứa bên trong nhiều lưỡi dao, mỗi lưỡi được thiết kế hơi khác nhau để phục vụ cho từng mục đích cụ thể – ví dụ như cắt dây, cưa gỗ, đánh vẩy cá, hoặc mở nút chai rượu. Trong suốt nhiều thập kỷ, dao đa năng Thụy Sĩ đã trở thành biểu tượng của loại công cụ có thể mang theo bất cứ nơi đâu. Lore nói rằng nếu sở hữu một con dao đa năng Thụy Sĩ, bạn có thể dựng một túp lều gỗ, chống lại gấu xám Bắc Mỹ, và sau đó nằm thư giãn cắt móng tay. Khỉ thật, với một con dao đa năng
68 Hình vẽ thông minh
Thụy Sĩ, bạn có thể sửa chữa được cả máy bay trong khi đang bay – nếu hải quan cho phép bạn mang nó lên máy bay. Vấn đề là tôi cũng muốn có con dao đó – chỉ khác là con dao của tôi phải được trang bị những “lưỡi dao” cần thiết để tiếp cận một vấn đề dưới góc độ hình ảnh. Rõ ràng, việc mang một con dao kim loại vào phòng họp chẳng tốt chút nào; đó phải là một bộ công cụ thuộc trí óc, nghĩa là phải toàn diện, đơn giản và dễ nhớ. Do đó, những lưỡi dao trong bộ công cụ của chúng ta được đặt tên theo dãy số gồm ba, bốn, năm, sáu, trong đó mỗi dãy số tượng trưng cho một khía cạnh giải quyết vấn đề bằng hình ảnh cụ thể. Hãy bắt đầu với dãy số ba.
Ba lưỡi dao đầu tiên: các công cụ “sẵn có” của chúng ta
Ở phía trên bên phải của dao (hình thuôn), hãy vẽ ba lưỡi dao đầu tiên. Những lưỡi dao này đại diện cho những công cụ tư duy hình ảnh mà chúng ta có được từ lúc mới sinh ra và cho phép ta sử dụng để giải quyết mọi vấn đề phức tạp bằng lối tư duy hình ảnh. Đó là mắt, trí tưởng tượng (hay đôi mắt tâm trí), và sự phối hợp giữa mắt và tay.
Ngày 1: Nhìn 69
TÔI
như thế nào
khi nào
ở đâu
bao nhiêu
ai/
Mắt
vì sao
Trí tưởng
tượng Tay+Mắt
TRÌNH BÀY
HÌNH DUNG
cái gì
Vấn đề của tôi
NHÌN
THẤY
Bổ sung ba lưỡi dao đầu tiên: các công cụ
tư duy hình ảnh vốn có của chúng ta
Chúng ta sẽ không dành nhiều thời gian nói về những công cụ này, mà chỉ cần nói rằng tất cả chúng ta đều có thể giải quyết vấn đề tốt hơn khi sử dụng chúng. Hãy nghĩ về điều này: gần 75% nơ-ron trong não được dùng để xử lý các thông tin thuộc giác quan – ngửi, nếm, chạm, nghe, thấy – đều tập trung cho thị giác. Thoạt nghe 75% có vẻ hơi nhiều, nhưng hóa ra bộ não con người rất dở trong việc hiểu các tỷ lệ phần trăm khi chúng được thể hiện bằng từ ngữ. Vì vậy, thay vào đó, hãy nghĩ về con số đó, hãy nhìn vào nó.
70 Hình vẽ thông minh
TẬP VẼ: 75% THẬT SỰ LÀ BAO NHIÊU?
Hãy tưởng tượng rằng bốn người này đại diện cho khả năng xử lý thông tin đi vào thông qua các giác quan. Hãy thể hiện xem bao nhiêu người trong số đó hoàn toàn “bị chiếm dụng” chỉ để xử lý những gì chúng ta thấy.
Còn lại bao nhiêu người dành cho việc khác?
Đây là một cách vẽ khác để bạn thật sự có thể thấy nó. Hãy điền vào các ô vuông bên dưới bằng một trong năm biểu tượng bên cạnh. Điền theo đúng tỷ lệ nơ-ron hình ảnh với các nơ-ron thuộc giác quan khác.
Khả năng xử lý giác quan của não bộ:
Nhìn
BỘ NÃO CỦA CHÚNG TA
Nghe
Nếm
Chạm
Ngửi
Hãy điền vào những ô vuông
trên bằng biểu tượng giác quan
phù hợp trong số này
Ngày 1: Nhìn 71
Khi kết thúc, bạn nên có một biểu đồ như sau:
Nhìn
Nghe
Nếm
Chạm
Ngửi
Giờ hãy nhìn vào biểu đồ và tự hỏi: nếu đó là cách thức tâm trí chúng ta được định hình để xử lý các thông tin đi vào, vậy chúng ta thường sử dụng bao nhiêu phần trăm “thị giác” đó trong các cuộc họp?
Lần tới, khi bạn hoặc người quen của bạn nói “Tôi không vẽ được,” hãy nghĩ về biểu đồ mà bạn vừa vẽ. Chúng ta – tất cả chúng ta – đều biết vẽ, rất giỏi nữa là đằng khác. Ba lưỡi dao đầu tiên này nhắc nhở về những gì tạo hóa ban tặng: chúng ta có mắt để xử lý thông tin hình ảnh, chúng ta có trí tưởng tượng (đôi mắt của tâm trí) để cân nhắc và xem liệu ta có thể tạo ra điều gì thú vị với hình ảnh đó, và chúng ta có đủ sự phối hợp giữa tay và mắt để chuyển tải những điều mình vừa chợt nghĩ ra (dù theo cách thô sơ). Ba lưỡi dao này nhắc nhở chúng ta sử dụng những gì mình đã có: bộ máy tư duy hình ảnh kỳ diệu mà thượng đế ban tặng.
72 Hình vẽ thông minh
Tôi đặt chuẩn tư duy hình ảnh ở mức rất thấp: nếu có thể nhìn đủ rõ để bước vào một căn phòng mà không bị ngã và tìm một chỗ ngồi, bạn cũng có thể nhìn đủ rõ để hiểu mọi thứ mà chúng ta sắp nói đến.
Điều đó không có nghĩa là tất cả chúng ta đều xử lý thông tin hình ảnh theo cách hoàn toàn giống nhau, dựa vào thị giác giống nhau, hay thậm chí tư duy giống nhau; mà xa hơn thế. Tất cả chúng ta đều có những khả năng của riêng mình, và chúng ta nhìn thế giới theo nhiều cách khác nhau. Điều chúng ta tìm kiếm ở đây là những cách thức chứa đựng quan điểm trùng lắp trong cách tiếp cận riêng của mỗi người.
Đen, vàng hay đỏ: cây bút của bạn màu gì? Trong hàng trăm cuộc họp bàn công việc, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát về cách tiếp cận giải quyết vấn đề bằng hình ảnh của mọi người. Tôi đã nhận ra rằng những phương pháp này dao động trong một phạm vi đặc biệt, từ những người có thể vẽ mọi thứ đến những người ghét cầm bút.
“Đưa cho tôi cây bút!” “Tôi không biết vẽ, nhưng...”
“Tôi không giỏi về hình ảnh”
“Bút đen” “Bút vàng” “Bút đỏ” (Bút đánh dấu)
Xét về khả năng giải quyết vấn đề bằng hình ảnh,
tất cả chúng ta đều nằm đâu đó trong phạm vi này.
Ngày 1: Nhìn 73
1. Tôi gọi nhóm đầu tiên là Bút Đen. Đây là nhóm người chỉ mong bước đến chiếc bảng trắng và bắt đầu vẽ chỉ hai phút sau khi cuộc họp bắt đầu. Họ thích sử dụng những phép suy diễn và hình ảnh ẩn dụ để trình bày ý tưởng, và rất tự tin khi vẽ những hình ảnh đơn giản, vừa để tóm tắt các ý tưởng vừa giúp tìm kiếm giải pháp thông qua những ý tưởng này.
2. Tôi gọi nhóm thứ hai là Bút Vàng. Nhóm này thích nhìn nhóm Bút Đen vẽ trên bảng nhưng cần được khuyến khích để có thể đứng lên và tự mình vẽ – và họ cần bước lên bảng bởi họ thấy được sự kết nối trong hình vẽ mà nhóm Bút Đen thường bỏ qua. Đó là lý do họ được gọi là nhóm Bút Vàng: những người nhấn mạnh, bổ sung và sàng lọc ra những phần hấp dẫn nhất trong bản phác thảo ban đầu của người khác. Nhóm Bút Vàng thường nói “Tôi không biết vẽ, nhưng...”, và một khi đã bắt đầu, họ sẽ khám phá ra những ý tưởng và những điểm kết nối đầy bất ngờ.
3. Nhóm cuối cùng là Bút Đỏ. Đây là nhóm người trầm lặng ngồi phía sau: những người ngày càng trở nên phấn khích khi nhóm Bút
74 Hình vẽ thông minh
“Đưa cho tôi cây bút!”
“Tôi không biết vẽ,
nhưng...”
“Tôi không giỏi
về hình ảnh”
Đen và Bút Vàng “tấn công” chiếc bảng trắng. Tuy nhiên, hãy thận trọng: Nhóm Bút Đỏ im lặng không phải vì họ không hiểu; họ im lặng vì cho rằng những thứ mình đang nhìn thấy đều rất vớ vẩn. Họ thất vọng bởi vì những hình ảnh đang xuất hiện quá nông cạn đến mức chúng khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Bút Đỏ là nhóm người rất am hiểu các chi tiết và sự kiện, vậy nên thật khó để họ nhìn nhận những bức vẽ đơn giản này một cách nghiêm túc – và họ thường nói đúng: phần lớn những thứ được vẽ trên bảng đều vớ vẩn. Nhưng nó hiển hiện rõ ràng, và đó chính là điểm tạo nên sự khác biệt.
Để tạo ra một hình ảnh thật sự giải quyết vấn đề, chúng ta cần có sự tham gia của cả ba màu: Bút Đen khởi động quy trình bằng cách đặt ra điều gì đó – dù nông cạn – để mọi người thấy. Tiếp đến, Bút Vàng sẽ bổ sung các mối liên hệ và kiến thức sâu sắc, có thể sẽ đưa toàn bộ hình vẽ theo một chiều hướng mới. Sau đó – oops – chúng ta tạm dừng suy nghĩ: làm cách nào để có được các chi tiết và lời nhận xét của Bút Đỏ khi Bút Đỏ không thích những hình vẽ đơn giản? Có một cách: Bút Đen và Bút Vàng phải tìm cách khiến cho Bút Đỏ khó chịu đến mức anh ta hoặc cô ta phải đứng bật dậy khỏi ghế, bước lên bảng xóa hết nửa hình vẽ, và tạo ra một phác thảo hoàn toàn mới: thứ có khả năng xác định rõ nhất cái gì là cái gì.
Khi nghĩ về điều đó, liệu bạn có thể cho biết bút của bạn có màu gì không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Ngày 1: Nhìn 75
BÚT CỦA BẠN MÀU GÌ?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
A. Tôi đang họp tìm giải pháp trong một hội trường nơi có tấm bảng lớn, tôi muốn:
1. Bước lên bảng và bắt đầu vẽ các hình tròn, hình vuông. 2. Bước lên bảng và bắt đầu viết ra các danh sách theo từng hạng mục cụ thể.
3. Bổ sung vài thứ để làm rõ những điều đã có sẵn.
4. Hãy quên chiếc bảng đó đi – chúng ta có nhiều việc cần làm. 5. Tôi ghét các cuộc họp kiểu này.
B. Ai đó đưa cho tôi cây bút và yêu cầu tôi phác họa một ý tưởng cụ thể, tôi:
1. Yêu cầu thêm bút – ít nhất là ba màu.
2. Bắt đầu vẽ và xem điều gì sẽ xuất hiện.
3. Nói “Tôi không biết vẽ, nhưng...” và tạo ra một hình vẽ xấu. 4. Viết một vài từ, sau đó đóng khung chúng lại.
5. Đặt bút lên bàn và bắt đầu nói.
C. Ai đó đưa cho tôi một bản in nhiều trang đầy phức tạp, trước tiên, tôi:
1. Liếc qua và hy vọng nó sẽ biến mất.
2. Lướt qua xem có điều gì thú vị.
3. Đọc qua các cột để xác định các đề mục.
4. Tìm kiếm các kết quả dữ liệu chung ở các ô.
5. Nhận thấy rằng chi phí điều hành (OPEX) giảm trong quý hai.
76 Hình vẽ thông minh
D. Trên đường trở về nhà sau hội nghị, tôi tình cờ gặp một đồng nghiệp tại quán bar ở sân bay, và anh ấy hỏi tôi làm gì, tôi: 1. Lấy một miếng khăn giấy và yêu cầu người phục vụ cho mượn một cây bút.
2. Lập một biểu đồ tổ chức bằng các gói đường.
3. Mở trang PowerPoint từ thiết bị cầm tay.
4. Nói “nên gọi thêm một chầu nữa – sẽ mất một lúc đấy”. 5. Chuyển hướng cuộc nói chuyện sang chủ đề thú vị hơn.
E. Nếu là phi hành gia đang bay lơ lửng trong không gian, điều đầu tiên tôi làm là:
1. Hít thở sâu và chiêm ngưỡng toàn cảnh.
2. Lấy máy ảnh ra.
3. Bắt đầu mô tả những điều nhìn thấy.
4. Nhắm mắt lại.
5. Tìm cách quay trở lại tàu vũ trụ.
Giờ hãy cộng điểm để tự đánh giá bản thân (con số trước mỗi câu): Điểm
5-9 Đưa cho tôi cây bút! (Bút Đen)
10-14 Tôi không biết vẽ, nhưng... (Bút Vàng)
15+ Tôi không giỏi về hình ảnh (Bút Đỏ)
Bạn đã đạt đến điểm nào? Đó là vị trí mong đợi hay hoàn toàn bất ngờ? Nếu hoàn toàn bất ngờ, vậy theo bạn vì sao điều đó có thể xảy ra? Tôi đã thực hiện bài tập đánh giá này cả hàng trăm lần, và kết quả hầu như luôn tuân theo một đường cong hình chuông. Khoảng một phần tư số người tham dự bất kỳ
Ngày 1: Nhìn 77
cuộc họp nào cũng thuộc nhóm Bút Đen, một nửa thuộc nhóm Bút Vàng, và phần tư còn lại thuộc nhóm Bút Đỏ. Đại loại như sau:
“Đưa cho tôi cây bút!” “Tôi không biết vẽ, nhưng...”
“Tôi không giỏi về hình ảnh”
“Bút đen” “Bút vàng” “Bút đỏ”
(Bút đánh dấu)
Trong hầu hết các cuộc họp, kết quả đều tuân theo đường cong hình chuông. Vậy bạn ở vị trí nào?
Tôi thích bài tập tự đánh giá này vì nhiều lý do: Thứ nhất, nó giúp chúng ta suy nghĩ về phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề vốn có của bản thân theo cách mà chúng ta thường không làm. Thứ hai, nó cho chúng ta thấy rằng không chỉ có một cách duy nhất – thậm chí thuộc hình ảnh – để tiếp cận một vấn đề nào đó. Thứ ba, nó nhắc nhở chúng ta về sự đa dạng trong cách thức suy nghĩ về những thứ ta thấy cũng như cách truyền đạt chúng. Nếu cách thức tiếp cận đa dạng đến thế, vậy sao các bản báo cáo kinh doanh lại trông như thế này?
78 Hình vẽ thông minh
"""