"
Hãy Nghĩ Tới Một Con Số - John Verdon full prc pdf epub azw3 [Trinh thám]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Nghĩ Tới Một Con Số - John Verdon full prc pdf epub azw3 [Trinh thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
HÃY NGHĨ TỚI MỘT CON SỐ Nguyên tác: Think of a number
—★—
Tác giả: John Verdon
Người dịch: Tâm Hiền
Nhã Nam phát hành
NXB Lao Động - 2014
epub©vctvegroup
09-01-2018
Dành tặng Naomi
“Một tác phẩm trinh thám đầu tay đầy tính giải trí và sáng tạo. Những nhân vật góccạnh và cốt truyện chặtchẽ gợi nhớ đến Những Con Phố Hoang Tàn của Chandler...”
• The Washington Post
“Tác phẩm đã sắp đặt nên một vụ án khiến đến Sherlock Holmes cũng phải tỉnh ngủ và Gurney cũng có được sự chính xác, logic và khao khát phá án của Holmes.”
• TheNewYork Times
“Những điều tạo nên thành công của tác phẩm này chính là kếtcấu phứctạp mà tiểu thuyết gia lần đầu tiên ra mắt Verdón đã dệt nên; những tình tiết phức tạp đã đan xen vào nhau tạo nên một nút thắt tưởng như không bao giờ có thể tháo gỡ.”
• Chicago Sun-Times
“Verdón đang đưa những vụ án bất khả thi trở lại, bắt đầu với một trò chơi đoán số nho nhỏ và leo thang cho đến khi người đọcchìm sâu vào một vụ giết người hàng loạt, ông là bậcthầy trong việc kiểm soát nhịp độ câu chuyện, miêu tả mộtcâu chuyện hôn nhân hạnh phúc nhưng đầy phứctạp, miêu tả mộtcon người không thắng nổi sức hút từ công việc dù biếtchính nó sẽ đem lại nguy hiểm cho mình, ông còn là bậcthầy trong việc khiến người đọc phải động não để suy nghĩ về điều xảy ra tiếp theo. Khi đọcxong cuốn sách,có lẽ bạn sẽ không còn
có thểtin tưởng vào bất kỳ trò chơi đoán số nào nữa.”
• Salon
“Hãy tận hưởng cảm giác mất mát ám ảnh trong tác phẩm đầu tay đầy sức nặng này.”
•Houston Chronicle
“John Verdón đã tạo ra một tiểu thuyết trinh thám không thểtin nổi, và có thểlàm nên một đối trọng với Steig Larsson... Tấtcả các nhân vật đều đượcxây dựng chặtchẽ mộtcách đáng kinh ngạc. Lối mô tả khiến bạn cảm thấy mình như đang sống giữa bốicảnh của tác phẩm...”
• TheHerald-Dispatch
“Tinh thần của tác phẩm ám ảnh lấy bất kỳ người đọc nào... Một tác phẩm cuốn hút đáng kinh ngạc với những nhân vật thật như đời, vớicảm giác họ đều như bướcra từ trang sách cùng mộtcốt truyện đượcxây dựng khéo léo và táo bạo. Cuốn sách này sẽ khiến bạn bối rối và càng đọccàng say... Hãy Nghĩ Đến Một Con Số nổi bật với sự móc nối giữa những mô tả tuyệt vời vềtính cách của nhân vật với những kiến thứctâm lý học... Verdón đã tạo ra mộtcuốn sách cho mọi người đọcchứ không chỉ dành riêng cho những người hâm mộ thểloại trinh thám.”
•NewYork Journal of Books
“Bí ẩn đượcthực hiện và giải quyết mộtcách tài tình... Nếu bạn chỉ đọc một
cuốn sách trinh thám trong năm nay thì hãy lựa chọn Hãy Nghĩ Đến Một Con Số.”
• Bookloons
“Trò chơicủa những con số tạo ra một vòng xoáy tội áctrong tác phẩm đầu tay xuất sắccủa Verdón.”
• Publishers Weekly
“Tác phẩm đầu tay siêu phàm của Verdón là một tiểu thuyết trinh thám đầy mê hoặc với một vụ án khó hiểu mộtcách tuyệt vời. Hãy nghĩ đến mộtcon số là một điểm 10 mà người hâm mộ trinh thám ở bất kỳ mức độ nào sẽ đều yêu thích. Một sự ra mắt đáng kinh ngạc.”
• ThomasGaugan, Booklist
“Sự cuốn hút và cảm giáctrọn vẹn tràn ngập... Trong Hãy Nghĩ Đến Một Con Số, Verdón chơi đùa với nỗi sợ hãi sâu xa nhất, nguyên thủy nhấtcủa chúng ta, khắc họa hình ảnh một tên sát nhân dường như có khả năng nhìn thấu tâm trí người khác...”
• Joseph Finder, tác giả cuốn sách bán chạy Vanished theo TheNewYork Times
“Ngoạn mục và ám ảnh, Hãy Nghĩ Đến Một Con Số là tiểu thuyết trinh thám hay nhất mà đã lâu rồi tôichưa từng được đọc. Lối viếtcủa John Verdón quá tinh tế và giàu sắcthái khiến tôi thực sự ghen tị vì mình không phải là cha đẻcủa
cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này.”
• TessGerritsen, tác giả của cuốn sách bán chạy Ice Cold theo TheNewYork Times
“Với sự hồi hộp như ngồi ở mép vực, những nhân vật đáng nhớ như bướcra từ trang sách, và lối viết tinh tế, khéo léo, Hãy Nghĩ Đến Một Con Số của John Verdón là một tác phẩm đầu tay gây choáng váng.”
• Faye Kellerman, tác giả của cáccuốn sách bán chạy Stone Kiss và The Forgotten theo TheNewYork Times
“Vô cùng trí tuệ, nhịp độ chóng mặt,chứa đầy những nút thắt thông minh và kiến thức uyên thâm vềtâm lý học, và những nhân vật sống động trong từng trang sách,cuốn sách hấp dẫn ngay từ những sắp đặt ban đầu cho đến cái kết nghẹt thở.”
• John Katzenbach, tác giả của cáccuốn sách bán chạy The Traveller, Just Cause và Hart’s War theo TheNewYork Times
“Hãy Nghĩ Đến Một Con Số của John Verdón đơn giản là một trong những tiểu thuyết trinh thám xuất sắc nhất mà tôi từng đọctrong suốtcuộc đời đọc sách trinh thám của mình - sinh động, thuyết phục, não lòng, hồi hộp sâu sắc ở nhiều mức độ, và cực kỳ trí tuệ. Các nhân vật như sống giữa đời thực,cốt truyện thông mình, ranh mãnh và cũng không kém phần chặtchẽ. Chỉ với một lần ra tay, Verdón đã cố định bản thân vào vị trí một ngôi sao sáng trên bầu trời văn họctrinh thám.”
• John Lescroat, tác giả của cáccuốn sách bán chạy The Suspect, Betrayal và
A PlagueOf Secrets theo TheNewYork Times
MỞ ĐẦU
“Khi nãy con đi đâu?” bà già nằm trên giường nói. “Ta phải đi tiểu, mà chẳng có ai đến cả.”
Trước giọng điệu khó ưa của bà ta, người thanh niên vẫn bình tĩnh đứng ở chân giường, mặt tươicười.
“Ta phải đi tiểu,” bà ta lặp lại một cách mơ hồ hơn, như thể không còn chắc về ý nghĩa của những lời mình nói ra nữa.
“Mẹ à, con có tin tốt đây,” người thanh niên nói. “Chẳng bao lâu nữa mọi chuyện sẽ ổn cả. Mọichuyện sẽ đượclo liệu cả.”
“Con đi đâu mà lại bỏ ta ở đây hả?” Giọng bà ta một lần nữa chua chát, càu nhàu.
“Không xa đâu mẹ. Mẹ biết rất rõ là con không bao giờ đixa mà.” “Ta không thích ở một mình đâu.”
Nụ cười của gã rộng mở, gần như hân hoan. “Chẳng bao lâu nữa mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Mọi chuyện sẽ tiến triển theo hướng mà nó phải tới. Mẹ có thể tin con. Con đã tìm ra cách giải quyết mọi chuyện – lão sẽ trả lại thứ đã lấy, khi lão nhận đượcthứ đã cho.”
“Con làm thơ hay thật đấy.”
Căn phòng không cửa sổ. Ánh sáng hắt nghiêng từ chiếc đèn ngủ cạnh giường – nguồn sáng duy nhất trong phòng – làm nổi bật vết sẹo dày trên cổ người đàn bà và những khoảng tối trong đôi mắt đứa con traicủa bà ta.
“Mẹcon ta đi nhảy nhé?” Bà ta chợt nảy ra ý tưởng khi nhìn trân trân một bên vai gã và bứctường tối đen sau lưng gã.
“Tất nhiên rồi mẹ. Mọichuyện sê hoàn mỹ cả.”
“Vịt Dickie bé bỏng của ta đâu?”
“Ngay đây này mẹ.”
“Vịt Dickiecó đi ngủ không?”
“Giờ ngủ đến rồi, giờ ngủ đến rồi, giờ ngủ đến rồi.”
“Taphảiđiđái,”bàtanói,dườngnhưcốtỏralỏnlẻn.
PHẦN I
KÍ ỨC CHẾT NGƯỜI
1
Môn Nghệ Thuật Của Cảnh Sát
Ai cũng nói Jason Strunk là một gã tầm thường, một gã xoàng xĩnh chừng ba mươi tuổi, gần như vô hình với hàng xóm – mà xem ra cũng vô âm vô thanh nữa, bởi lẽ chẳng một ai nhớ nổi chuyện cụ thể nào mà gã đã từng nói. Họ thậm chí còn không chắc là gã có từng mở miệng ra nói điều gì hay không nữa. Chắc gã cũng có gật gù, có chào hỏi, có lẩm bẩm một hai tiếng gì đó. Rất khó nói chính xác.
Vì vậy mà như một lẽ tự nhiên, thoạt đầu ai cũng thể hiện sự kinh ngạc, thậm chí là bán tín bán nghi, khi biết được nỗi ám ảnh thôi thúc gã giết những người đàn ông trung niên có ria mép và cách phi tang ghê tởm có một không hai của gã: cắt xác thành nhiều khúc gọn ghẽ, bọc lòe loẹt rồi gửi đến cảnh sát địa phương làm quà Giáng sinh.
Dave Gurney chăm chú nhìn khuôn mặt điềm tĩnh không chút sắc thái của Jason Strunk – thật ra là ảnh nhận diện của Jason Strunk lưu trong hồ sơ gốc ở trại tạm giam – đang đáp trả anh bằng cái nhìn chòng chọc từ màn hình máy tính. Bức ảnh được phóng lớn bằng kích cỡ khuôn mặt thật, và ở chỗ mép màn hình xung quanh ảnh là những biểu tượng công cụ của một chương trình chỉnh sửa ảnh mà Gurney đang dần sử dụng thành thục.
Anh đưa một công cụ điều chỉnh độ sáng trên màn hình tới mống mắt phải của Strunk, nhấp chuột, rồi xem xét phần ảnh đặc tả vừa tạo được. Tốt hơn, nhưng vẫn chưa đúng.
Đôi mắt luôn là phần khó điều chỉnh nhất – thực ra là cả mắt và miệng – nhưng chúng cũng luôn là mấu chốt. Đôi khi anh phải thử nghiệm trong nhiều giờ với vị trí và cường độ sáng của một vùng đặc tả rất nhỏ, mà thậm chí có như vậy anh cũng không chắc có thu được bức ảnh cuối như mong
muốn, đạt yêu cầu để cho Sonya xem hay không, huống hồ là Madeleine. Mấu chốt của đôi mắt nằm ở chỗ, hơn bất kỳ thứ gì khác, chúng lột tả được sự căng thẳng, sự mâu thuẫn – sự khô khan lầm lì pha chút tàn bạo mà Gurney thường thấy ở bộ mặt những kẻ sát nhân mà anh từng có cơ hội tiếp xúc.
Trước đây anh đã chỉnh đúng được nét mặt bằng cách kiên nhẫn thao tác trên ảnh nhận diện của Jorge Kunzman (gã nhân viên kho của Walmart luôn để đầu người hò hẹn cuối cùng với hắn trong tủ lạnh chờ đầu mới thay thế). Anh rất hài lòng với kết quả này, vì kèm theo cảm giác gần gũi đáng sợ được truyền tải trong bức ảnh ấy là sự trống rỗng đen thẫm ẩn náu dưới vẻ mặt chán chường của Kunzman, và phản ứng hào hứng tấm tắc khen ngợi của Sonya đã củng cố quan điểm của anh. Chính sự tiếp nhận ấy, cộng với việc tác phẩm bất ngờ được bán cho một nhà sưu tập thân hữu của Sonya, đã động viên anh cho ra đời chuỗi ảnh chỉnh sửa sáng tạo hiện đang xuất hiện trong một chương trình có tên ‘Chân dung những kẻ sát nhân vẽ nên bởi người đã tóm chúng’ trong phòng trưng bày nhỏ nhưng đắt giá của Sonya ở Ithaca.
Bằng cách nào mà một thám tử vừa nghỉ hưu ở Sở Cảnh sát New York, hoàn toàn hờ hững với nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thời thượng nói riêng, ghét cay ghét đắng tai tiếng cá nhân, lại trở thành tâm điểm của một chương trình hội họa sang trọng được trường đại học và thành phố phối hợp tổ chức, một chương trình được các nhà phê bình địa phương mô tả là ‘một sự pha trộn tối tân giữa những bức ảnh thô mộc dã man, sự hiểu biết tâm lý vững vàng, và thao tác đồ họa bậc thầy’ là một câu hỏi có hai câu trả lời rất khác nhau: câu trả lời của chính anh và vợ mình.
Về phía anh, mọi chuyện bắt đầu bằng việc Madeleine dỗ ngọt anh đăng ký học lớp thưởng thức nghệ thuật cùng cô tại viện bảo tàng ở Cooperstown. Lúc nào cô cũng muốn đưa anh ra ngoài – ra khỏi phòng, ra khỏi nhà, ra khỏi chính bản thân anh, cứ ra khỏi cái gì đó là được. Anh đã ngộ ra rằng cách tốt nhất để kiểm soát giờ giấc của mình là sử dụng chiến
thuật nhượng bộ theo chu kỳ. Lớp thưởng thức nghệ thuật là một trong những nước cờ chiến lược như thế, và mặc dù sợ cảnh phải ngồi suốt cả buổi, anh vẫn mong nó sẽ làm anh miễn nhiễm với áp lực trong ít nhất một hai tháng tới. Không phải anh là một kẻ chây lười chỉ biết ngồi trước màn hình ti vi – ngược lại là đằng khác. Ở tuổi bốn mươi bảy, anh vẫn có thể hít đất năm mươi lần, lên xà năm mươi lần, và nằm gập bụng năm mươi lần. Anh chẳng qua không mặn mà với chuyện đi đây đi đó mà thôi.
Tuy nhiên, khóa học hóa ra lại là một điều bất ngờ – thật ra là ba điều. Thứ nhất, ngược với giả định của anh trước đó rằng thách thức lớn nhất chính là phải cố tỉnh táo trong lớp, anh nhận ra cô giảng viên Sonya Reynolds, chủ phòng tranh kiêm họa sĩ nổi tiếng trong vùng, rất cuốn hút. Cô không đẹp theo cách truyền thống, không đẹp theo kiểu mẫu Catherine Deneuve Bắc Âu[1]. Miệng cô trề quá mức, xương gò má nhô ra quá nhiều, mũi lại quá nổi bật. Nhưng bằng cách nào đó, những bộ phận không hoàn hảo này lại hợp thành một tổng thể nổi bật rất riêng qua đôi mắt to màu xanh lá trộn màu khói sẫm cùng một tác phong hết sức thoải mái và gợi cảm tự nhiên. Không có nhiều học viên nam trong lớp, chỉ vỏn vẹn sáu nam trong số hai mươi sáu người tham dự khóa học, nhưng cô thu hút được toàn bộ sự chú ý của tất cả 6 học viên nam.
Điều bất ngờ thứ hai chính là phản ứng tích cực của anh đối với nội dung bài học. Vì đây là sở thích đặc biệt của Sonya nên cô dành nhiều thời gian đáng kể cho môn nghệ thuật bắt nguồn từ nhiếp ảnh – kiểu nhiếp ảnh qua chỉnh sửa để tạo ra những hình ảnh mạnh mẽ có sức truyền đạt hơn ảnh gốc.
Điều bất ngờ thứ ba xuất hiện vào tuần thứ ba của khóa học kéo dài mười hai tuần này, vào cái đêm cô giáo đang hào hứng bình phẩm những bức ảnh in lụa do một họa sĩ đương đại chế tác từ ảnh chân dung phơi sáng. Khi săm soi những tấm ảnh này, Gurney chợt nảy ra ý tưởng có thể tận dụng một nguồn tư liệu khác thường mà mình có cơ hội tiếp cận đặc biệt để qua đó mang đến một góc nhìn đặc biệt. Ý niệm này thú vị một cách lạ
lẫm. Anh chưa hề mong đợi một khóa học thưởng thức nghệ thuật lại thú vị đến thế.
Một khi ý niệm ấy đã lóe lên trong đầu – cái ý niệm cải thiện, làm sắc nét, làm nổi bật ảnh nhận diện của tội phạm, nhất là ảnh của những kẻ giết người, sao cho chúng lột tả và truyền đạt được bản chất thú tính mà anh đã dành cả sự nghiệp nghiên cứu, theo đuổi, và đấu trí – thì nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ của anh, khiến anh nghĩ ngợi về nó nhiều hơn bản thân chịu thừa nhận. Suy cho cùng, anh là một người thận trọng có khả năng thấy hai khía cạnh của mọi câu hỏi, thấy được thiếu sót trong mọi tín điều, và thấy được cái ngô nghê trong mọi sự hào hứng.
Vào buổi sáng tháng Mười quang đãng hôm ấy, khi Gurney đang thao tác trên ảnh nhận diện của Jason Strunk ở bàn làm việc trong phòng, thì cái quy trình êm ả đầy thách thức ấy bị gián đoạn bởi tiếng động của vật gì đó rơi xuống nền nhà sau lưng anh.
“Em để mấy thứ này ở đây,” Madeleine Gurney nói bằng một giọng mà với mọi người có thể là bình thường nhưng lại khiến chồng cô căng thẳng. Anh quay đầu lại, mắt nhíu lại khi thấy cái bao nhỏ đang dựa vào cửa. “Để lại cái gì cơ?” anh hỏi, dù đã biết câu trả lời.
“Hoa tulip,” Madeleine nói cũng bằng chất giọng đều đều ấy. “Ý em là củ hoa tulip ư?”
Đó là một sự sửa sai ngớ ngẩn, và cả hai người đều biết vậy. Đó chẳng qua là một cách thể hiện sự cáu kỉnh của anh khi Madeleine muốn anh làm thứ mà anh chẳng muốn làm.
“Em muốn anh làm gì với mấy thứ này trong đây cơ?”
“Mang ra ngoài vườn. Giúp em trồng.”
Anh đã nghĩ đến chuyện chỉ ra sự phi logic trong việc cô mang đồ vào phòng anh chỉ để anh mang lại ra vườn, nhưng anh quyết định không nói. “Chờ anh làm xong chỗ này đã,” anh dằn dỗi nói. Anh nhận thấy trồng
tulip vào một ngày cuối thu rực rỡ trong một khu vườn trên đỉnh đồi nhìn ra toàn cảnh rừng thu thoai thoải đỏ thắm và những đồng cỏ màu ngọc lục bảo dưới một bầu trời xanh thẳm không phải là một nhiệm vụ nhọc nhằn cho lắm. Anh chỉ không thích bị gián đoạn. Và phản ứng đối với sự gián đoạn này, anh tự nhủ, là sản phẩm phụ của ưu điểm lớn nhất ở anh: một bộ óc tư duy logic tuyến tính đã đưa anh trở thành một thám tử trứ danh – một bộ óc bị đánh động bởi những điểm rời rạc nhỏ nhất trong lời khai của nghi can, một bộ óc có thể nhận thấy vết nứt tí xíu mà hầu như không con mắt nào có thể thấy.
Madeleine hướng mắt qua vai anh để nhìn vào màn hình máy tính. “Sao anh lại có thể làm mấy thứ xấu xí thế này vào một ngày như hôm nay được nhỉ?” cô hỏi.
2
Một Nạn Nhân Hoàn Hảo
David và Madeleine Gurney sống trong một gia trang kiên cố có từ thế kỷ 19, ẩn khuất trong góc một đồng cỏ heo hút nằm cuối một con đường cụt trong vùng đồi núi Hạt Delaware nằm cách làng Walnut Crossing tám ki lô-mét. Bao quanh đồng cỏ rộng 0,7 hecta này là cánh rừng đầy anh đào, thích và sồi.
Căn nhà vẫn giữ được nét kiến trúc giản dị ban đầu. Trong năm đầu tiên làm chủ, gia đình Gurney đã phục hồi những sửa chữa không hợp lý của người chủ trước, trả lại cho nó một vẻ ngoài phù hợp hơn, chẳng hạn như thay loại cửa sổ nhôm ảm đạm bằng cửa khung gỗ loại thông sáng của thế kỷ trước. Họ làm vậy không phải vì quá câu nệ việc bảo tồn lịch sử, mà do nhận thấy vì một lý do nào đó, phong cách thẩm mỹ ban đầu lại có vẻ hợp lý. Chuyện nhà cửa nên có khí sắc như thế nào là một trong những đề tài mà Madeleine và David hoàn toàn hợp ý nhau – một danh sách đối với anh dường như ngày một ngắn dần trong thời gian gần đây.
Cái suy nghĩ ấy bào mòn tâm trạng anh từng ngày từng giờ như axit, và nó lại trỗi dậy trước lời bình phẩm của vợ anh về sự xấu xí của bức chân dung mà anh đang thao tác. Trưa hôm đó, mặc dù đang gà gật trong chiếc ghế gỗ ưa thích của mình sau khi trồng tulip, anh vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra bước chân của Madeleine đang lướt về phía anh qua đám cỏ cao tới mắt cá. Khi tiếng bước chân ngừng trước ghế, anh mở một mắt ra.
Cô nói một cách bình thản, nhẹ nhàng, “Anh thấy lấy xuồng ra bây giờ có muộn quá không?” Giọng cô khéo léo đưa câu nói vào giữa lằn ranh của một câu hỏi và một lời thách thức.
Với vóc dáng mảnh khảnh, khỏe khoắn ở tuổi bốn mươi lăm, Madeleine
rất dễ bị người khác nhầm là chỉ mới ba mươi lăm. Cặp mắt cô bộc lộ sự thẳng thắn, vững vàng và đầy vẻ xét đoán. Mái tóc nâu dài, trừ vài sợi lạc lõng, được túm gọn lại dưới chiếc mũ rơm làm vườn rộng vành.
Anh đáp lại bằng một câu hỏi từ dòng suy nghĩ của mình. “Em nghĩ nó xấu thật ư?”
“Tất nhiên là xấu thật rồi,” cô nói không chút ngần ngại. “Chẳng phải nó vốn đã thế rồi sao?”
Anh chau mày suy ngẫm lời bình phẩm của cô. “Em muốn nói đến phần nội dung ư?”
“Chứ còn gì nữa?”
“Anh không biết.” Anh nhún vai. “Giọng em nói có vẻ khinh thường tất cả, về cả đường nét lẫn nội dung.”
“Vậy em xin lỗi!”
Trông cô không có vẻ gì là hối lỗi cả. Anh suýt nói ra điều đó thì cô đổi đề tài.
“Anh đang mong gặp lại người bạn cũ cùng lớp à?”
“Không hẳn,” anh vừa nói vừa chỉnh ghế dựa ngả ra sau một nấc. “Anh chẳng hứng thú gì chuyện hoài niệm quá khứ cả.”
“Có thể anh ta có án mạng cho anh phá đấy.”
Gurney nhìn vợ, hoài nghi về điều mà cô thực sự muốn nói. “Em nghĩ hắn muốn vậy ư?” anh hỏi một cách hờ hững.
“Chẳng phải anh nổi tiếng vì vậy hay sao?” Sự giận dữ bắt đầu làm giọng cô đanh lại.
Chứng kiến thấy cô thường xuyên như thế trong những tháng gần đây, anh như hiểu ra chuyện. Hai người có quan điểm khác nhau xoay quanh chuyện anh nghỉ hưu để làm gì, điều đó sẽ mang lại những thay đổi gì cho cuộc sống của hai người, và cụ thể hơn, sẽ thay đổi anh như thế nào. Gần đây, ác cảm của cô về thú vui mới của anh cũng ngày càng lớn dần – dự án
‘chân dung kẻ giết người’ đang hút hết thời gian của anh. Anh nghi ngờ phản ứng tiêu cực của Madeleine đối với lĩnh vực này có thể liên quan phần nào đến thái độ hứng khởi của Sonya.
“Anh có biết anh ta cũng nổi tiếng không?” cô hỏi.
“Ai cơ?”
“Bạn cùng lớp của anh đấy.”
“Không hẳn là biết. Hắn nói phong thanh qua điện thoại là đang viết một cuốn sách gì đấy, và anh đã xem qua cuốn đó rồi. Em không nói, anh cũng chẳng nghĩ hắn nổi tiếng.”
“Hai cuốn cơ,” Madeleine nói. “Anh ta là giám đốc một viện nào đó ở Peony và có một loạt bài giảng phát trên kênh PBS. Em có in ra mấy bìa sách từ Internet. Chắc anh cũng muốn xem thử.”
“Anh nghĩ hắn sẽ nói cho anh biết tất tần tật về bản thân và tác phẩm của mình thôi. Nghe hắn chẳng có vẻ gì là ngại ngùng cả.” “Anh muốn sao cũng được. Em để mấy cuốn sách trên bàn làm việc của anh, phòng khi anh đổi ý. À, lúc nãy Kyle gọi đấy.”
Anh im lặng nhìn cô trân trân.
“Em nói anh sẽ gọi lại cho nó.”
“Sao em không kêu anh?” anh hỏi với một vẻ cáu kỉnh hơn dự tính. Con trai anh chẳng mấy khi gọi về nhà.
“Em hỏi nó có cần kêu anh không. Nó nói nó không muốn quấy rầy anh, vì chuyện cũng không gấp lắm.”
“Nó còn nói gì khác không?”
“Không.”
Cô xoay người cất bước ngang qua đám cỏ rậm ẩm ướt về phía căn nhà. Khi đến chỗ cửa bên hông nhà và đặt tay vào quả đấm, như sực nhớ ra một chuyện nữa, cô quay lại nhìn anh, rồi nói với một sự cường điệu như muốn làm anh phải suy nghĩ. “Theo bìa sách thì anh bạn cũ cùng lớp của anh có
vẻ như một thánh nhân vậy, hoàn hảo về mọi mặt. Một bậc thầy mô phạm. Thật khó tưởng tượng tại sao anh ta lại cần tham khảo ý kiến một thám tử điều tra án mạng.”
“Một thám tử điều tra án mạng đã nghỉ hưu,” Gurney sửa lời. Nhưng cô đã vào nhà, chẳng buồn đưa chân đá cánh cửa đang đóng sập lại.
3
Rắc Rối Nơi Thiên Đường
Ngày hôm sau êm ả hơn ngày hôm trước. Trời đất trông không khác gì một bức tranh tháng Mười ở vùng New England. Gurney thức dậy lúc 7 giờ sáng, tắm rửa và cạo râu, mặc cho mình một chiếc quần jeans và áo len cô tông mỏng, ngồi ghế bố uống cà phê ngoài hiên nhà lát đá xanh bên ngoài phòng ngủ của hai người dưới lầu. Sân hiên và loại cửa kiểu Pháp dẫn đến đó là những nét mới anh đã bổ sung cho căn nhà dưới sự hối thúc của Madeleine.
Cô rất giỏi những chuyện như thế, với con mắt tinh tường có thể thấy được cái gì là khả dĩ, cái gì là phù hợp. Nó bộc lộ nhiều điều về cô – bản năng lạc quan, óc tưởng tượng thực tế, thị hiếu bất biến. Nhưng khi bị vướng vào những phạm vi bất đồng giữa hai người – những vũng bùn và bụi gai của bao kỳ vọng mà mỗi người đã tự vun đắp riêng trong mình – thì anh cảm thấy rất khó tập trung vào những ưu điểm nổi bật nơi cô.
Anh phải nhớ gọi lại cho Kyle. Anh phải chờ ba tiếng đồng hồ vì có chênh lệch múi giờ giữa Walnut Crossing và Seattle. Anh ngả lưng sâu hơn vào ghế, đung đưa ly cà phê còn ấm trong hai lòng bàn tay.
Anh liếc nhìn tập hồ sơ mỏng vừa mang ra cùng ly cà phê, cố tưởng tượng ra diện mạo của người bạn đại học cùng lớp không gặp đã hai mươi lăm năm. Bức ảnh trên bìa sách mà Madeleine in ra từ một nhà sách trực tuyến gợi cho anh nhớ lại không chỉ gương mặt mà cả cá tính của người bạn cũ – cùng với chất giọng có âm sắc nam cao Ai Len và một nụ cười quyến rũ đến khó tin.
Thời hai người còn là sinh viên trường Fordham trên khuôn viên Rose Hill ở quận Bronx, Mark Mellery đã là một tay chơi phóng túng. Những cơn
bộc phát nửa đùa nửa thật, đầy năng lượng và tham vọng ở y luôn nhuốm một sắc vẻ u ám. Y có khuynh hướng thích đi gần bờ vực – một kiểu thiên tài bạt mạng, vừa liều lĩnh vừa có tính toán, lúc nào cũng đứng trên bờ miệng một đường xoắn ốc đi xuống.
Theo tiểu sử đăng trên trang web của y, cái đường xoắn ốc đã đưa y tuột dốc chóng mặt ở độ tuổi hai mươi ấy đã bị đảo chiều ở độ tuổi ba mươi bởi một kiểu biến đổi tâm linh nào đó đầy kịch tính.
Đặt ly cà phê cân bằng trên tay ghế gỗ nhỏ hẹp, Gurney mở tập hồ sơ trên đùi, rút ra bức email nhận được từ Mellery một tuần trước đó rồi đọc lại từng dòng một.
Davethân mến,
Hy vọng anh không cảm thấy kỳ quặc khi nhận được thư của một người bạn cũ cùng lớp sau chừng ấy thời gian. Nào ai biết chắc mình sẽ nghe được tin gì qua một giọng nói từ quá khứ. Nhờ hội cựu sinh viên mà bấy lâu tôi vẫn luôn giữ liên lạc với trường cũ và bản thân cũng cảm thấy thật hứng khởi khi đọc được những dòng tin suốt mấy năm qua viết về các thành viên trong lớp ta. Tôi thật sự vui mừng khi hơn một dịp được thấy những thành quả ưu tú của anh cũng như những lời khen tặng mà mọi người dành cho anh. (Một bài báo trong Bản tin Cựu Sinh viên của lớp ta gọi anh là THÁM TỬ ĐƯỢC TRAO NHlỀU HUÂN CHƯƠNG NHẤT SỞ CẢNH SÁT NEW YORK – điều mà không làm tôi ngạc nhiên lắm mỗi khi nhớ lại anh chàng Dave Gurney tôi quen ở đại học!) Sau đó, cách đây khoảng một năm, tôi được biết anh đã nghỉ hưu ở Sở Cảnh sát – và dọn đến sống ở Hạt Delaware này. Tôi để ý chuyện này vì tình cờ tôi cũng sống ở thị trấn Peony mà – ‘chỉ cách một đoạn đường’, như người ta thường nói ấy. Tôi nghĩ anh chưa nghe chuyện hiện tại tôi đang điều hành một cơ sở tĩnh tu ở đây, có tên gọi là Viện Đổi mới Tâm linh – nghethìcó vẻrườm rà nhưng thựcchất rất đời thường.
Tuy suốt mấy năm qua nhiều lần tôi rất muốn gặp lại anh, nhưng chính một tình huống gay go rốt cuộc đã cho tôi cú hích cần thiết để thôi không nghĩ ngợi nữa mà liên lạc với anh ngay. Đó là một tình huống mà tôi nghĩ lời khuyên của
anh sẽ rất có ích. Tôi muốn tranh thủ ghé thăm anh. Nếu anh có thể cho tôi nửa tiếng đồng hồ thì tôi sẽ đến nhà anh ở Walnut Crossing – hoặc tại một địa điểm nào khácthuận tiện hơn cho anh.
Nhớ lại những lần hai ta trò chuyện trong trung tâm khuôn viên và huyên thuyên lâu hơn trong quầy rượu Shamrock – chưa nói đến kinh nghiệm nghề nghiệp của anh – tôi biết ngay anh là người thích hợp để chia sẻ vấn đề rối rắm mà tôi đang đối mặt. Đó là một câu đố kỳ quái mà tôi nghĩ anh sẽ có hứng thú. Khả năng suy luận theo cách không ai có thể nghĩ ra được luôn là ưu điểm của anh. Mỗi khi nghĩ đến anh, tôi luôn nghĩ đến cách suy luận logic hoàn hảo và sự sáng suốt như pha lê của anh – những tố chất mà tôi thật sự rất cần ngay bây giờ. Tôi sẽ gọi cho anh trong vòng vài ngày nữa theo số có trong danh bạ cựu sinh viên – hy vọng đây đúng là số điện thoại mà anh đang dùng.
Kèm với nhiều ký ức đẹp,
Mark Mellery
T.B: Cho dù vấn đề của tôi cuối cùng có làm anh hoang mang như tôi, khiến anh không thể cho tôi lời khuyên nào đi nữa, thì tôi cũng rất vui được gặp lại anh.
Hai ngày sau, cuộc gọi như đã hẹn diễn ra. Gurney nhận ra ngay giọng nói ấy, lạ lùng thay vẫn không thay đổi so với khi xưa, nhưng lại có sự run rẩy lo sợ rõ rệt trong đó.
Sau một vài lời tự trách vì đã không thể giữ liên lạc được, Mellery đi thẳng vào vấn đề. Y có thể gặp Gurney trong vài ngày tới được không? Càng sớm càng tốt, vì ‘tình huống’ này rất cấp bách. Có một ‘tiến triển’ mới. Thật sự rất khó bàn luận qua điện thoại, vì khi hai người gặp mặt Gurney sẽ hiểu. Có nhiều thứ Mellery phải cho anh xem. Không, đây không phải là vấn đề để cảnh sát địa phương giải quyết, vì những lý do mà Mellery sẽ nói khi y đến. Không, suy cho cùng đây cũng chưa thể gọi là vấn đề pháp lý. Chưa có tội nào bị phạm phải, cũng chẳng có ai bị đe dọa cụ thể cả – y đã chứng minh được gì đâu. Chúa ơi, nói qua điện thoại như thế này thật khó quá;
gặp mặt nói sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Phải, y biết Gurney không làm trong ngành thám tử tư. Nhưng chỉ nửa tiếng thôi mà – Gurney có thời gian nửa tiếng không?
Với bao cảm giác lẫn lộn ngay từ đầu, Gurney đồng ý. Tò mò thường lấn át bản tính trầm lặng trong anh; trong trường hợp này anh tò mò vì nhận thấy có chút kích động ẩn nấp dưới cách nói chuyện ngọt ngào của Mellery. Và, dĩ nhiên, một câu đố cần được giải mã thu hút anh mạnh mẽ hơn bản thân anh chịu thừa nhận.
Sau khi đọc lại bức email lần thứ ba, Gurney bỏ lại vào tập hồ sơ rồi để tâm trí thơ thẩn quanh những hồi ức được gợi mở từ tiềm thức: anh nhớ những lớp học buổi sáng khi Mellery trông liêng biêng và chán chường vì rượu, nhớ những giờ trưa khi y dần hồi tỉnh, nhớ những lần men rượu nhóm lên những cơn bộc phát hóm hỉnh sâu sắc đậm chất Ai Len của y vào sớm tinh mơ. Y là diễn viên thiên bẩm, là ngôi sao không thể phủ nhận của hội kịch nghệ trong trường – một thanh niên tràn đầy sinh lực ở quầy rượu Shamrock là thế, nhưng trên sân khấu thậm chí lại còn sung sức hơn gấp đôi. Y là người phụ thuộc vào khán giả – một tay chỉ có thể đứng hiên ngang được nhờ vào thứ ánh sáng của sự thán phục vẫn luôn dung dưỡng y.
Gurney mở tập hồ sơ ra rồi lướt qua bức email một lần nữa. Cách Mellery mô tả mối quan hệ giữa hai người làm anh khó chịu. Mối giao thiệp giữa họ không thường xuyên, không nhiều ý nghĩa, không thân thiết như những gì Mellery ám chỉ. Nhưng anh có cảm tưởng rằng Mellery đã chọn lựa ngôn từ rất thận trọng – rằng tuy đơn giản nhưng bức thư đã được viết đi viết lại, cân nhắc và sửa chữa – rằng những lời nịnh hót, cũng như những thứ khác trong thư, đều có mục đích cả. Nhưng mục đích đó là gì? Mục đích hiển nhiên là bảo đảm khả năng Gurney đồng ý gặp mặt và đưa anh vào cuộc điều tra tìm lời giải cho ‘bí ẩn’ nào đó đã nảy sinh. Ngoài mục đích đó ra thì rất khó nói chính xác. Vấn đề này rõ ràng đối với Mellery rất quan trọng – chỉ như vậy mới giải thích được bao nhiêu thời gian và công sức tỉ mỉ mà y đã bỏ ra để trau chuốt ngôn từ cho mạch lạc và truyền cảm, để
truyền đạt sự vồn vã trộn lẫn khốn đốn.
Cả cái đoạn ‘tái bút’ cũng có chút vấn đề. Nó không những tinh tế thách thức anh bằng cách gợi mở khả năng anh bị câu đố ấy đánh bại, mà cho dù đó là gì đi nữa, nó dường như còn ngăn chặn không cho anh thoái thác dễ dàng, nhằm vô hiệu hóa bất kỳ lời nào anh muốn nói, chẳng hạn như anh không làm trong ngành thám tử tư, hay anh chắc sẽ không giúp được gì. Cốt lõi của cách hành văn ấy là đánh đồng việc ngần ngại không muốn gặp với việc lỗ mãng xua đuổi bạn cũ.
Ồ, phải đấy, bức thư được viết rất khôn khéo, rất thận trọng. Thận trọng. Một thứ gì đó mới mẻ, phải không nào? Nhất định không phải là cá tính của ông bạn Mark Mellery ngày xưa rồi.
Sự đổi thay rõ rệt này làm Gurney hứng thú.
Đúng lúc đó, Madeleine bước ra từ cửa sau và đi khoảng hai phần ba quãng đường đến chỗ Gurney đang ngồi.
“Khách của anh đã đến,” cô lạnh lùng thông báo.
“Anh ta đâu?”
“Trong nhà.”
Anh nhìn xuống. Một con kiến đang bò ngoằn ngoèo dọc tay ghế. Anh lấy móng tay búng nó bay ra xa.
“Bảo anh ta ra ngoài đây này,” anh nói. “Trời đẹp như thế này không nên ở trong nhà.”
“Trời đẹp thật sao?” cô nói, cố tình làm câu nhận xét nghe mỉa mai mà không lạc đề. “À, anh ta trông y như ảnh in trên bìa sách ấy – còn hơn thế nữa.”
“Còn hơn thế nữa? Vậy nghĩa là sao?”
Cô đã trên đường quay vào nhà và không đáp lại.
4
Tôi Biết Rõ Ông Đến Mức Biết Ông Đang Nghĩ Gì
Mark Mellery sải từng bước dài qua đám cỏ mềm mại. Y tiến về phía Gurney như muốn ôm anh, nhưng cái gì đó làm y suy nghĩ lại. “Davey!” y vừa la lên vừa chìa tay ra.
Davey[2] ư? Gurney ngạc nhiên.
“Chúa ơi!” Mellery nói tiếp. “Trông anh vẫn như xưa. Chúa ơi, gặp lại anh thật hay quá! Gặp anh trông vẫn như xưa thế này thật tuyệt! Davey Gurney! Hồi còn ở Fordham người ta vẫn thường nói trông anh như Robert Redford trong phim Người của Tổng thống. Giờ vẫn vậy – chẳng thay đổi một chút nào! Nếu không biết anh cũng như tôi thì tôi đã nói anh mới có ba mươi thôi!”
Y siết tay Gurney bằng cả hai tay như thể tay anh là một báu vật. “Hôm nay vừa lái xe từ Peony đến Walnut Crossing, tôi vừa nhớ lại thái độ điềm đạm và tự chủ vốn dĩ của anh. Một ốc đảo về mặt cảm xúc – anh như thế đấy, một ốc đảo về mặt cảm xúc! Và anh vẫn giữ được cái phong thái ấy. Davey Gurney – điềm đạm, trầm tĩnh, và tự chủ – cộng với trí óc nhạy bén nhất thị trấn. Dạo này anh ra sao rồi?”
“Cuộc sống cũng thuận lợi.” Gurney vừa nói vừa gỡ tay ra, giọng Mellery tràn đầy hào hứng bao nhiêu thì giọng của anh thiếu hụt hào hứng bấy nhiêu. “Chẳng chê vào đâu được.”
“Thuận lợi…” Mellery đọc rõ các âm tiết như đang cố nhớ nghĩa của một từ tiếng nước ngoài. “Nơi anh ở đẹp thật đấy. Đẹp lắm.”
“Madeleine có con mắt rất tinh tường đối với những thứ này. Ta ngồi nhé!” Gurney ra hiệu cho Mellery đi về phía cặp ghế gỗ ngoài trời cũ sờn
nằm đối diện nhau giữa cây táo và chậu chim tắm.
Mellery cất bước về hướng đó, rồi khựng lại. “Tôi có một thứ…” “Có phải cái này không?” Madeleine đang bước về phía họ từ trong nhà, tay cầm trước mặt một cặp hồ sơ rất trang nhã. Tinh tế và đắt tiền, chiếc cặp cũng như những món đồ khác trên người Mellery – từ đôi giày Anh thủ công (nhưng không sáng bóng quá và mang rất thoải mái) đến chiếc áo khoác thể thao làm bằng len ca-sơ-mia được may rất đẹp (nhưng hơi nhàu) – một dáng vẻ tưởng chừng như được toan tính trước cốt để thốt lên rằng đúng đây là một người biết sử dụng tiền mà không để tiền vật lại mình, một người thành đạt nhưng không tôn thờ sự thành đạt, một người mà vận may đến một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sự lo âu trong đôi mắt y lại truyền đạt một thông điệp khác.
“À, vâng, cảm ơn chị,” Mellery nói, tay nhận chiếc cặp từ Madeleine mà lòng nhẹ nhõm thấy rõ. “Nhưng chị thấy nó…”
“Anh để trên bàn trà đấy.”
“Vâng, đúng rồi. Hôm nay đầu óc tôi giống như phân tán khắp nơi vậy. Cảm ơn chị.”
“Anh uống chút gì nhé?”
“Uống ư?
“Vợ chồng tôi đã làm sẵn trà đá rồi. Hoặc nếu anh muốn uống thứ khác thì…?”
“Không, không, trà đá được rồi. Cảm ơn chị.”
Khi quan sát người bạn cũ, Gurney chợt hiểu ra ý của Madeleine khi cô nói Mellery trông y như bức ảnh in trên bìa sách của y, ‘có điều còn hơn thế nữa’.
Tố chất rõ rệt nhất trong bức ảnh là một sự hoàn mỹ không theo khuôn mẫu – cái ảo giác dễ khiến người ta lầm tưởng đây là một ảnh chụp bình thường, nghiệp dư tuy không có những bóng đổ kém đẹp mắt hay bố cục
thô vụng của một ảnh chụp nghiệp dư thật sự. Chính là thứ cảm giác về một sự bất cẩn được xử lý cẩn thận ấy – một sự thôi thúc bản ngã phải làm ra vẻ vô ngã – mà Mellery là một mẫu mực bằng xương bằng thịt. Trực giác của Madeleine lại chính xác như thường lệ.
“Trong email, anh nói đến vấn đề gì đó,” Gurney vào chủ đề một cách đường đột đến mức gần như thô lỗ.
“Phải,” Mellery trả lời, nhưng thay vì mổ xẻ vấn đề, y xin kể lại một ký ức dường như được chuẩn bị sẵn để dệt thêm một sợi chỉ mỏng của nghĩa vụ nữa vào mối quan hệ đồng môn, ký ức về một cuộc tranh luận ngớ ngẩn giữa một người bạn cùng lớp với giáo sư môn triết. Suốt quá trình kể chuyện, Mellery gọi bản thân, Gurney, và nhân vật chính là ‘Ba chàng ngự lâm’ của khuôn viên Rose Hill, gắng sức làm câu chuyện ấu trĩ ấy nghe đậm chất anh hùng. Gurney cảm thấy ngượng và không có phản ứng nào đối với vị khách của mình ngoài một cái nhìn chằm chằm đầy trông đợi.
“Chà,” Mellery vừa nói vừa miễn cưỡng chuyển sang vấn đề cần giải quyết, “tôi không biết phải bắt đầu từ đâu nữa.”
Chuyện của anh mà anh cũng không biết phải bắt đầu từ đâu, Gurney nghĩ, thì anh đến đây làm cái quái gìcơ chứ?
Mellery cuối cùng mở chiếc cặp hồ sơ ra, rút ra hai cuốn sách mỏng bìa mềm, rồi thận trọng đưa cho Gurney như thể chúng rất dễ vỡ. Đây là hai cuốn sách được mô tả trong bản in lấy từ trang web mà anh đã xem trước đó. Một cuốn có tên ‘Điều quan trọng duy nhất’ với nhan đề phụ ‘Sức mạnh thay đổi số phận của lương tri’. Cuốn còn lại có tên ‘Thành thật mà nói!’ với nhan đề phụ ‘Cách duy nhất để sống hạnh phúc’.
“Có thể anh chưa nghe đến những cuốn này. Hai cuốn này bán tương đối chạy, nhưng chưa hẳn là dạng sách bom tấn.” Mellery mỉm cười bằng một sự khiêm tốn giả tạo dường như đã được luyện tập nhuần nhuyễn. “Tôi đưa không phải để anh đọc ngay bây giờ.” Y lại mỉm cười, như thể chuyện này rất vui nhộn. “Tuy nhiên, hai cuốn này có thể cho anh manh mối nào đó
giúp anh hiểu chuyện gì đang xảy ra, hoặc tại sao nó xảy ra, khi tôi trình bày vấn đề của mình… có lẽ phải nói là vấn đề hiển nhiên của tôi mới phải. Toàn bộ chuyện này khiến tôi hơi rối rắm một chút.”
Và hơi kinh sợ nhiều chút, Gurney trầm ngâm.
Mellery thở một hơi dài, ngừng một lát, rồi bắt đầu câu chuyện của mình như một người sắp bước vào con sóng cả lạnh buốt bằng một quyết tâm dễ lung lay.
“Tôi nên kể cho anh nghe trước về mấy lá thư tôi nhận được.” Y với lấy chiếc cặp hồ sơ, rút ra hai chiếc phong bì, mở một phong bì và lôi ra một tờ giấy trắng có chữ viết ở một mặt và một phong bì nhỏ hơn có kích cỡ của loại giấy mời xin phúc đáp. Y đưa tờ giấy cho Gurney.
“Đây là lá thư đầu tiên tôi nhận được cách đây khoảng ba tuần.” Gurney nhận tờ giấy rồi ngả lưng vào ghế săm soi. Sự gọn gàng của nét chữ đập vào mắt anh ngay lập tức. Chữ viết được gò tỉ mỉ, tao nhã – làm anh bất chợt nhớ đến nét chữ của chị Mary Joseph lả lướt trên bảng thời tiểu học. Nhưng lạ hơn cả lối viết tỉ mẩn ấy là việc bức thư được viết bằng bút máy và mực đỏ. Mực đỏ ư? Ông của Gurney đã từng dùng mực đỏ. Ông có nhiều lọ tròn đựng mực xanh da trời, mực xanh lá và mực đỏ. Anh không nhớ nhiều về người ông, nhưng lại nhớ màu mực ấy. Người ta vẫn còn mua được mực đỏ cho bút máy ư?
Gurney đọc đi đọc lại bức thư, mày càng lúc càng chau lại. Không có lời chào đầu thư, cả chữ ký cùng không.
Ông có tin vào Định Mệnh không? Tôi tin là có, vì tôi đã tưởng sẽ không bao giờ gặp lại ông nữa – rồi một ngày kia, ông xuất hiện. Tất cả ký ức đều hiện về: cách ông nói chuyện, cách ông đi đứng – và quan trọng nhất vẫn là cách ông suy nghĩ. Nếu có ai bảo ông hãy nghĩ đến một con số, thì tôi sẽ biết con số ông nghĩ là gì. Ông không tin tôi ư? Tôi sẽchứng minh cho ông thấy. Hãy nghĩ đến con số bất kỳ không quá một nghìn nào – con số đầu tiên mà ông tự nhiên nghĩ ra thôi. Hãy hình dung con số đó. Bây giờ hãy xem tôi biết rõ những bí mậtcủa ông đến dường
nào nhé. Mở chiếc phong bì nhỏ ra nào.
Gurney ậm ừ vô định trong họng rồi nhìn Mellery dò hỏi.
Y bấy lâu vẫn chăm chú theo dõi anh đọc thư. “Anh có biết ai gửi thư này cho anh không?”
“Không biết ai hết.”
“Có nghi ngờ ai không?”
“Không hề.”
“Hừm. Anh có chơi trò chơi đó không?”
“Trò chơi ư?” Rõ ràng Mellery không nhìn vấn đề như vậy. “Nếu ý của anh là tôi có nghĩ đến một con số nào không thì câu trả lời là: có, tôi có nghĩ đến một con số. Trong tình huống như vậy mà không muốn nghĩ ra cũng khó.”
“Vậy là anh đã nghĩ đến một con số?”
“Phải.”
“Rồi sao nữa?”
Mellery hắng giọng. “Con số mà tôi nghĩ tới là số 6-5-8”. Y lặp lại con số, phát âm rõ từng chữ số – sáu, năm, tám – như thể ba con số đó có thể gợi cho Gurney điều gì đó. Khi thấy không phải vậy, y hồi hộp buông một tiếng thở dài rồi nói tiếp.
“Con số 658 không có ý nghĩa gì đặc biệt đối với tôi cả. Nó chỉ là con số ngẫu nhiên mà tôi chợt nghĩ đến. Tôi cố vắt óc nghĩ xem có nhớ ra thứ gì đó làm tôi liên tưởng đến số đó không, có nghĩ xem có lý do nào mà tôi lại chọn số đó không, nhưng tôi không nghĩ ra được một thứ nào cả. Chỉ là con số đầu tiên tôi chợt nghĩ đến,” y khăng khăng một cách sốt sắng đầy sợ hãi.
Gurney chăm chú nhìn y, càng lúc càng hứng thú. “Rồi trong chiếc phong bì nhỏ kia…”
Mellery đưa cho anh chiếc phong bì còn lại có kèm lá thư bên trong, chăm chú theo dõi anh mở nó ra, rút ra một mẩu giấy bằng nửa tờ đầu tiên,
rồi đọc nội dung trên đó, cũng được viết bằng phong cách tinh tế và màu mực đỏ:
Có phải ông rất sửng sốt khi tôi lại biết ông chọn con số 658 không? Người nào lại hiểu ông rõ đến thế nhỉ? Nếu muốn biết câu trả lời, trước tiên ông phải trả lại tôi số tiền 289,87 đô tôi đã bỏ ra đểtìm được ông. Gửi đúng số tiền này tới Hộp thư 49449, Wycherly, CT 61010.
Gửi tôi TIỀN MẶT hoặc SÉC CÁ NHÂN.
Trên séc đềtên người nhận là X. Arybdis.
(Đây chưa chắclà tên thậtcủa tôi.)
Sau khi đọc lá thư lần nữa, Gurney hỏi Mellery có hồi âm lá thư không. “Có. Tôi đã gửi séc có mệnh giá như thư nói.”
“Tại sao chứ?”
“Ý anh là sao?”
“Nhiều tiền như vậy cơ mà. Tại sao anh lại quyết định gửi séc?” “Bởi vì chuyện này làm tôi điên đầu. Con số ấy – làm cách nào mà hắn biết được chứ?”
“Séc được chuyển chưa?”
“Chưa, thực tế thì chưa,” Mellery nói. “Lâu nay tôi vẫn theo dõi tài khoản mỗi ngày. Vì vậy tôi mới gửi séc thay vì tiền mặt. Lúc đó tôi nghĩ tìm hiểu về cái gã tên Arybdis này có thể là một ý hay – ít ra tôi muốn biết hắn nạp séc vào tài khoản ở đâu. Ý tôi là, giọng điệu trong thư thật khiến người ta phải bất an.”
“Chính xác thì điều gì làm anh bất an?”
“Tất nhiên là con số ấy!” Mellery hét to. “Sao hắn lại biết được con số ấy chứ?”
“Câu hỏi hay lắm,” Gurney nói. “Tại sao anh lại dùng chữ ‘hắn’?” “Gì cơ? À, tôi hiểu ý anh. Tôi chỉ nghĩ… tôi không biết nữa, tôi chỉ nghĩ vu
vơ vậy thôi. Tôi thấy ‘X. Arybdis’ nghe như tên đàn ông kiểu gì đó.” “X. Arybdis. Một cái tên kỳ lạ,” Gurney nói. “Nó có ý nghĩa gì với anh không? Nghe có quen chút nào không?”
“Không hề.”
Cái tên không có nghĩa gì đối với Gurney, nhưng nó cũng không hoàn toàn lạ lắm. Bất luận cái tên ấy là gì thì nó cũng nằm trong một tủ hồ sơ tận sâu trong tiềm thức của anh.
“Sau khi anh gửi séc, hắn còn liên lạc với anh không?”
“Ồ, còn chứ!” Mellery vừa nói vừa thò tay lần nữa vào chiếc cặp va lôi ra hai tờ giấy khác. “Tôi nhận thư này cách đây khoảng mười ngày. Còn lá này tôi nhận một ngày sau khi gửi email cho anh hỏi chuyện gặp mặt.” Y dúi hai lá thư vào người Gurney như đứa bé cho bố xem hai vết bầm mới.
Lá thư thứ nhất gồm tám dòng ngắn:
Bao nhiêu thiên sứ rạng ngời
Mộtchân múa nhảy hát lời ngân nga?
Bao nhiêu hy vọng cao xa
Bị dìm chết bởi mộtca rượu nồng?
Ông có bao giờ hỏi lòng,
Súng và ly rượu chỉ là một thôi,
Và rồi tự hỏi một mai Chúa ơi,
Con đã làm saichuyện gì?
8 dòng của lá thư thứ hai cũng bí ẩn và mang tính chất dọa dẫm tương tự:
Ông sẽtrả thứ đã lấy
khi ông nhận đượcthứ đã cho.
Tôi biết ông nghĩ sao,
chớp mắt khi nào,
đã ở đâu,
sẽ về đâu.
Ông và tôicó hẹn đấy,
Ông 658 ạ.
Suốt mười phút sau, Gurney đọc lại từng lá thư sáu lần. Sắc mặt của Gurney càng u tối hơn và sự âu lo của Mellery càng hiện rõ. “Anh nghĩ sao hả?” Mellery cuối cùng lên tiếng.
“Anh có một kẻ thù rất khôn lanh.”
“Ý tôi là, anh nghĩ sao về chuyện con số?”
“Con số thì sao cơ?”
“Sao hắn lại biết được tôi nghĩ đến con số nào chứ?”
“Nhất thời tôi chỉ có thể nói hắn không thể nào biết được đâu.” “Hắn không tài nào biết được, nhưng hắn lại biết đấy thôi! Ý tôi là, toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó, đúng không nào? Hắn không thể nào biết, nhưng hắn lại biết! Chẳng ai có thể biết được tôi sẽ nghĩ đến con số 658 cả, nhưng hắn không chỉ biết được con số ấy mà còn biết ít nhất hai ngày trước khi tôi biết, là cái ngày hắn gửi đi lá thư khốn kiếp ấy!”
Mellery bất thình lình nhấc người ra khỏi ghế, đi tới đi lui qua đám cỏ về phía căn nhà rồi đi ngược trở lại, hai tay vuốt tóc.
“Chẳng có cách thức khoa học nào mà làm được vậy cả. Tôi chẳng hình dung ra được hắn làm vậy bằng cách nào nữa. Anh không thấy chuyện này điên rồ như thế nào à?”
Gurney đang để cằm trên năm đầu ngón tay, trầm ngâm. “Có một triết lý đơn giản mà tôi thấy đáng tin cậy một trăm phần trăm. Có chuyện xảy ra thì nhất định phải có cách xảy ra. Trò đoán số này nhất định có một lời giải thích đơn giản.”
“Nhưng mà…”
Gurney đưa tay lên như anh chàng cảnh sát giao thông nghiêm nghị
ngày nào mới vào việc sáu tháng đầu ở Sở Cảnh sát New York. “Ngồi xuống nào. Thư giãn đi. Tôi chắc chắn chúng ta sẽ tìm được câu trả lời.”
5
Những Khả Năng Không Hay
Madeleine mang hai ly trà đá cho hai người rồi trở vào nhà. Mùi cỏ ấm tràn ngập không khí. Nhiệt độ gần 21 độ c. Một bầy sẻ lông tím đáp xuống chỗ những chiếc cóng thức ăn chứa hạt kê. Ánh nắng, sắc màu, hương thơm đều gay gắt nhưng đối với Mellery chẳng có ý nghĩa gì, vì những ý nghĩ lo âu dường như xâm chiếm y hoàn toàn.
Khi hai người nhấp trà, Gurney cố gắng đánh giá động cơ và sự thành thật của vị khách này. Anh biết rằng quy chụp ai quá sớm trong cuộc chơi có thể dẫn đến sai lầm, nhưng khó mà cưỡng lại được hành vi đó. Quan trọng là anh nhận thức được việc chụp mũ có thể sai và sẵn sàng sửa chữa cái mũ chụp ấy khi có thông tin mới.
Anh có cảm giác Mellery là một kẻ lừa lọc kinh điển rất biết vào vai ở nhiều cấp độ, một kẻ ít nhiều tin cả những lời lừa lọc của mình. Giọng của y chẳng hạn, từ thời đại học đã như vậy, một giọng không gốc gác đến từ một nơi của văn hóa và nho nhã chỉ có trong trí tưởng tượng. Chắc chắn cái giọng ấy y không cần phải giả nữa – nó là một phần không thể thiếu trong con người y – nhưng rễ của nó nằm trong thứ đất ảo. Kiểu tóc đắt tiền, làn da được dưỡng ẩm, hàm răng hoàn mỹ, thể trạng được rèn luyện, móng tay được gọt giũa, tất cả đều khiến người khác phải liên tưởng đến một nhà thuyết giáo ngoại hạng trên truyền hình. Phong thái của y là phong thái của một người háo hức muốn tỏ vẻ thư thả trên đời, của một người sở hữu mọi thứ sành điệu mà không người bình thường nào có thể có được. Gurney nhận thấy tất cả những đặc điểm này đã hiện diện ở dạng trứng nước cách đây hai mươi sáu năm rồi. Chẳng qua giờ đây nó trở nên đậm nét hơn so với con người bấy lâu của Mark Mellery.
“Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện báo cảnh sát chưa?” Gurney hỏi. “Tôi nghĩ làm vậy chẳng ích lợi gì cả. Tôi nghĩ có báo thì họ cũng chẳng làm gì. Họ có thể làm gì được nào? Chẳng có lời đe dọa cụ thể nào, chẳng có thứ gì mà không thể phân trần, chẳng có tội ác thật sự nào cả. Tôi không có thứ gì cụ thể để mang đến cảnh sát cả. Một vài bài thơ ngắn độc địa ư? Một thằng nhóc trung học quái gở nào đó cũng có thể viết mấy bài thơ đó vậy, ai đó có một đầu óc hài hước lập dị chẳng hạn. Nếu cảnh sát chẳng làm gì coi được, hay tệ hơn nữa là xem đây như trò đùa, thì tại sao tôi phải phí thời gian đi gặp họ?”
Gurney gật đầu nhưng không bị thuyết phục.
“Vả lại,” Mellery nói tiếp, “nghĩ tới cảnh tượng cảnh sát địa phương phụ trách chuyện này rồi phát động một cuộc điều tra toàn diện, chất vấn người này người kia, đi đến viện của tôi, quấy rối khách cũ lẫn khách mới – một vài khách lại khá nhạy cảm – giậm chân khắp nơi và gây ra bao chuyện quái quỷ, chõ mũi vào những thứ không phải việc của họ, lôi cả báo chí vào cuộc nữa cũng nên… Chúa ơi! Tôi có thể hình dung ra mấy cái tít báo như ‘Tác giả về tâm linh bị dọa giết’. Rồi sẽ xảy ra hỗn loạn…” Giọng Mellery lịm dần, và y lắc đầu như thể dùng từ ngữ thôi thì không đủ để mô tả những thiệt hại mà cánh cảnh sát có thể gây ra.
Gurney đáp lại bằng một cái nhìn hết sức ngơ ngác.
“Chuyện gì vậy?” Mellery hỏi.
“Hai lý do anh đưa ra cho việc không báo cảnh sát mâu thuẫn với nhau.” “Mâu thuẫn thế nào cơ?”
“Anh không liên lạc với cảnh sát vì sợ họ không làm gì cả. Và anh không liên lạc họ vì sợ họ sẽ làm quá nhiều.”
“À, phải… nhưng cả hai lý do ấy đều đúng mà. Nhân tố chung ở đây là tôi sợ vấn đề không được giải quyết khôn khéo. Sự kém cỏi của cảnh sát có thể thể hiện qua việc tiếp cận vấn đề qua loa hoặc giải quyết vấn đề vụng về theo kiểu ‘lơ ngơ như bò đeo nơ’. Lờ phờ cũng dở mà hùng hổ cũng dở – anh
hiểu ý tôi nói chứ?”
Gurney có cảm giác anh đang chứng kiến một người vấp chân và biến cú vấp thành một cú xoay tròn một chân. Anh không hoàn toàn tin vào những gì Mellery nói. Theo kinh nghiệm của anh, khi một gã đàn ông đưa ra hai lý do cho một quyết định, có khả năng là lý do thứ ba – lý do thật sự – đã bị lờ đi không nói.
Như thể bắt đúng tần sóng suy nghĩ của Gurney, Mellery bỗng nói, “Tôi cần phải thành thật với anh hơn, nên cởi mở với anh hơn về những mối lo của mình. Tôi không thể mong anh giúp tôi nếu chưa cho anh xem bức tranh toàn cảnh. Trong bốn mươi bảy năm cuộc đời của mình, tôi đã sống hai cuộc sống khác biệt nhau hoàn toàn. Trong hai phần ba thời gian tồn tại trên cõi đời này, tôi đã lầm đường lỡ bước, chẳng đi đến nơi nào tốt nhưng lại đến đó nhanh.
“Chuyện bắt đầu từ thời đại học. Sau đại học tình hình càng tồi tệ hơn. Tôi chè chén nhiều hơn, cuộc sống rối loạn hơn. Tôi dính líu đến việc buôn ma túy cho khách hạng sang rồi kết giao với khách. Có một ông khách ấn tượng với tài buôn hàng nhảm nhí của tôi đến mức cho tôi một công việc thực sự ở phố Wall, chuyên bán mấy thứ cổ phiếu nhảm nhí qua điện thoại cho tay nào vừa tham vừa ngu đến độ tin rằng gấp đôi số tiền đầu tư trong ba tháng là khả năng có thật. Tôi giỏi làm ba chuyện đó, và tôi kiếm được rất nhiều tiền, và những đồng tiền đó là nhiên liệu tên lửa thúc đẩy sự điên rồ của tôi. Tôi thích thứ gì là làm thứ đó, và đa số những gì mình làm tôi đều không nhớ vì hầu như lúc nào tôi cũng say bí tỉ cả.
“Suốt mười năm tôi đã làm việc cho rất nhiều tên khốn khôn lanh, đầu trộm đuôi cướp, hết tên này đến tên khác. Rồi vợ tôi chết. Chắc anh chưa biết chuyện tôi kết hôn sau một năm ra trường đâu.”
Mellery với lấy ly nước. Y uống một cách trầm ngâm, như thể vị của nước là một ý tưởng đang hình thành trong đầu y.
Khi ly nước vơi đi một nửa, y đặt ly trên tay ghế, mắt dán vào ly, trong
phút chốc, rồi tiếp tục câu chuyện, “Cái chết của cô ấy là một sự kiện đáng ghi nhớ trong đời. Nó có tác động rất lớn đối với tôi, lớn hơn so với tất cả các sự kiện trong mười lăm năm chung sống của chúng tôi gộp lại. Tôi không muốn thừa nhận điều này, nhưng qua cái chết của vợ mình tôi mới thấy được sự sống của cô ấy có ảnh hưởng thực sự đối với tôi.”
Gurney có cảm tưởng câu chuyện mỉa mai gọn ghẽ này, được kể ngập ngừng như vừa mới nghĩ ra, đang được kể lại lần thứ một trăm. “Cô ấy chết như thế nào?”
“Toàn bộ câu chuyện có trong cuốn sách đầu tay của tôi, nhưng tôi sẽ kể phiên bản ngắn gọn và xấu xí hơn. Khi ấy chúng tôi đang đi nghỉ trên bán đảo Olympic ở Washington. Một chiều hoàng hôn, chúng tôi đang ngồi trên bãi biển vắng bóng người. Erin quyết định ra biển bơi. Thường thì cô ấy ra xa khoảng ba mươi mét rồi bơi ra bơi vào dọc bờ, giống như bơi nhiều vòng trong hồ bơi vậy. Cô ấy siêng năng vận động lắm.” Y ngừng lời, để cho hai mắt lờ đờ nhắm lại.
“Có phải đêm đó cô ấy cũng làm vậy không?”
“Sao cơ?”
“Anh nói là cô ấy thường làm như vậy mà.”
“À, tôi hiểu rồi. Phải, tôi nghĩ cô ấy đã làm như vậy đêm hôm đó. Thực sự thì tôi cũng không chắc lắm vì lúc đó tôi đang say. Erin đi xuống nước, tôi ở trên bờ cùng phích martini của mình.” Khóe mắt trái của y giật lên.
“Erin chết đuối. Những người phát hiện xác cô ấy nổi lên ở vùng nước cách bờ mười lăm mét cũng phát hiện thấy tôi nằm say khướt trên bãi biển.”
Ngừng một lát, y nói tiếp bằng giọng căng thẳng, “Tôi nghĩ cô ấy bị chuột rút hoặc là… tôi không biết nữa… nhưng tôi nghĩ… chắc cô ấy có kêu cứu với tôi… ” Y ngưng bặt, nhắm mắt lần nữa, rồi xoa bóp chỗ giật ở mắt. Khi mở mắt ra, y nhìn quanh như đang thu vào tầm mắt khung cảnh xung quanh mới gặp lần đầu.
“Nơi anh ở thật là đáng yêu,” y nói kèm một nụ cười buồn bã. “Anh nói cái chết của vợ anh có một tác động mạnh mẽ tới anh ư?” “Ồ, phải, một tác động mạnh mẽ.”
“Ngay lúc đó hay một thời gian sau?”
“Ngay lúc đó. Nghe sáo rỗng thật nhưng tôi đã trải qua giây phút ‘nhìn thấu mọi chuyện’. Nó đớn đau hơn, làm tôi ngộ ra nhiều điều hơn bất kỳ trải nghiệm nào trước và sau sự kiện đó. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một cách sống động con đường tôi đang đi và thấy được nó đã hủy hoại tôi kinh khủng đến nhường nào. Tôi không muốn ví mình như Paul bị té ngựa trên đường tới Damascus, nhưng sự thật là, từ khoảnh khắc đó trở đi tôi không còn muốn tiến thêm bước nào trên con đường đó nữa.” Y nói những lời này bằng một niềm tin vang dội.
Y có thể dạy một lớp kinh doanh có tên ‘Niềm tin vang dội’ đây, Gurney trầm ngâm.
“Tôi đăng ký vào một cơ sở cai rượu vì cảm thấy đây là chuyện cần làm. Sau cai nghiện tôi đi trị liệu. Tôi muốn chắc chắn rằng mình đã tìm ra chân lý chứ không phải bị mất trí. Chuyên gia trị liệu động viên tôi rất nhiều. Cuối cùng tôi trở lại trường và lấy hai bằng thạc sĩ, một bằng tâm lý học và một bằng tư vấn tâm lý. Có người bạn cùng lớp làm mục sư nhà thờ phái Nhất Thể mời tôi đến thuyết giảng về việc tôi ‘cải đạo’ – đó là chữ anh ta dùng, không phải của tôi. Buổi thuyết giảng thành công. Từ đó phát sinh ra một loạt các bài giảng khác mà tôi giảng ở chục các nhà thờ Nhất Thể khác, và những bài giảng này hợp thành cuốn sách đầu tay của tôi. Cuốn sách trở thành cơ sở cho một chương trình gồm ba phần phát trên kênh PBS. Sau đó chương trình này được phân phối dưới dạng video nhiều tập.
“Nhiều chuyện tương tự đã xảy ra – một dòng sự kiện trùng hợp mang tôi từ chuyện tốt lành này sang chuyện tốt lành khác. Tôi được mời thuyết giảng trong một loạt các hội thảo riêng dành cho một nhóm người phi thường – phi thường cả về mặt tiền của nữa. Từ đó dẫn đến việc thành lập
Viện Đổi mới Tâm linh Mellery. Những ai đi đến đó đều thích những gì tôi làm. Tôi biết nói thế nghe có vẻ tự cao tự đại, nhưng sự thật là như vậy. Tôi có nhiều khách trở lại viện năm này sang năm khác chỉ để nghe lại những bài thuyết giảng mới người cũ ta, để thực hành các bài tập tâm linh cũ mèm. Tôi ngại phải nói ra điều này, vì nghe có vẻ kiêu căng quá, nhưng nhờ cái chết của Erin mà tôi đã tái sinh vào một cuộc sống mới rất tuyệt vời.”
Mắt y di chuyển không yên, khiến người khác có cảm tưởng y đang tập trung vào một cảnh tượng thầm kín nào đó. Madeleine ra ngoài nhà, lấy đi hai chiếc ly đã cạn, rồi hỏi hai người có muốn uống thêm không nhưng không ai muốn. Mellery lại khen ngợi căn nhà của hai vợ chồng mới đáng yêu làm sao.
“Khi nãy anh nói anh muốn thành thật hơn với tôi về những mối lo của mình mà,” Gurney nhắc.
“Phải. Nó có liên quan đến những năm tháng bê tha rượu chè của tôi. Tôi từng là một tên bợm rượu thường xuyên uống đến bất tỉnh. Nhiều lần tôi say đến mất trí nhớ nghiêm trọng – có lúc kéo dài một hai giờ đồng hồ, có lúc lâu hơn. Trong những năm cuối, mỗi lần uống là mỗi lần tôi say đến mất trí nhớ. Biết bao nhiêu thời gian, bao nhiêu chuyện tôi đã làm mà chẳng nhớ được gì. Khi say, tôi chẳng kén chọn mình đi chung với ai hay làm gì. Thẳng thắn mà nói, những chỗ đề cập đến rượu trong mấy lá thư độc địa tôi đưa anh xem là lý do tại sao tôi lại thấy bất an đến thế. Tâm trạng của tôi vài ngày gần đây luôn chuyển qua chuyển lại giữa bất an và hãi hùng.”
Mặc dù hoài nghi nhưng Gurney vẫn bị cuốn hút vào thứ gì đó xác thực trong giọng của Mellery. “Anh kể tiếp đi,” anh nói.
Suốt nửa giờ sau, rõ ràng không còn bao nhiêu thứ để Mellery có thể kể hay sẵn lòng kể. Tuy nhiên, y lại trở lại vấn đề đã ám ảnh y. “Nhân danh Chúa, làm sao hắn lại biết được con số tôi sẽ nghĩ là gì cơ chứ? Tôi đã rà soát tâm trí mình xem có người nào tôi quen, nơi nào tôi đến,
địa chỉ, mã bưu điện, số điện thoại, ngày tháng, sinh nhật, biển số xe, giá cả nữa – bất cứ thứ gì có số – mà chẳng có thứ gì làm tôi liên tưởng được tới con số 658 cả. Tôi muốn điên lên đây!”
“Có lẽ sẽ hay hơn nếu ta tập trung vào những câu hỏi đơn giản hơn. Chẳng hạn như…”
Nhưng Mellery không nghe anh nói. “Tôi không có cảm giác con số 658 có ý nghĩa gì cả. Nhưng nhất định nó phải có ý nghĩa gì đó. Ý nghĩa đó là gì cũng được, quan trọng là có người biết. Ai đó biết con số 658 có ý nghĩa đối với tôi nên tôi mới nghĩ đến nó đầu tiên. Tôi không tài nào lý giải được. Đúng là ác mộng!”
Gurney ngồi im lặng chờ cơn hoảng loạn của Mellery lắng xuống. “Có nói đến chuyện rượu chè trong thư nghĩa là người đó có biết tôi vào cái thời bê tha ấy. Nếu hắn có ác cảm gì với tôi – mà nghe có vẻ là vậy thật – thì hắn đã nung nấu nó một thời gian dài rồi. Có thể là một người đã mất dấu tôi, không biết tôi ở đâu rồi thấy một trong hai cuốn sách của tôi, thấy ảnh tôi, đọc thông tin gì đó về tôi, rồi quyết định… quyết định làm gì cơ? Tôi cũng chẳng biết những bức thư này nói gì nữa.”
Gurney vẫn không nói gì.
“Anh có biết được cảm giác đã trải một trăm đêm, thậm chí là hai trăm đêm trong đời mà không nhớ ra được đêm nào không?” Mellery lắc đầu kinh ngạc trước sự bạt mạng của chính mình. “Thứ duy nhất tôi biết chắc về những đêm đó là tôi đã say xỉn và điên dại đến nỗi chuyện gì cũng làm. Dính tới rượu chè là như vậy đó – khi anh uống nhiều như tôi, rượu sẽ tước lấy tất cả nỗi sợ về hậu quả. Nhận thức của anh méo mó, khả năng tự chủ biến mất, trí nhớ tắt lịm, và anh sống bằng sự bốc đồng – bằng bản năng không bị ràng buộc.” Y bỗng im bặt, lắc đầu.
“Anh nghĩ có thể mình đã làm gì trong những lúc say xỉn đến mất trí nhớ như vậy?”
Mellery nhìn anh chằm chằm. “Thứ gì cũng làm! Chúa ơi, vấn đề là ở chỗ
đó – thứ gìcũng làm cả.”
Gurney nghĩ, trông y như một người vừa phát hiện ra thiên đường nhiệt đới trong mơ mà mình đã bỏ từng cắc bạc ra đầu tư đang tràn ngập lũ bọ cạp phá hoại.
“Anh muốn tôi làm gì cho anh nào?”
“Tôi không biết nữa. Có lẽ tôi hy vọng được nghe một lời suy luận kiểu Sherlock Holmes, hy vọng thấy bí ẩn được giải đáp, hy vọng kẻ viết thư được nhận dạng và mất khả năng gây hại.”
“Anh biết rõ tình huống này hơn tôi nên phán đoán sẽ chính xác hơn chứ.”
Mellery lắc đầu. Rồi một niềm hy vọng mong manh làm mắt y mở rộng ra. “Liệu đây có phải là trò chơi khăm không?”
“Nếu phải thì trò này độc địa hơn đa số những trò khác,” Gurney đáp. “Anh còn nghĩ được gì khác nữa?”
“Tống tiền chăng? Kẻ viết thư biết bí mật gì đó khủng khiếp, một thứ tôi không nhớ được chăng? Còn món tiền 289,87 đô chỉ là yêu sách ban đầu thôi?”
Gurney gật đầu một cách vô thưởng vô phạt. “Còn khả năng nào khác không?”
“Trả thù chăng? Trả thù chuyện gì đó khủng khiếp tôi đã làm, nhưng bọn chúng không muốn tiền, bọn chúng muốn…” Giọng y lịm dần một cách thảm hại.
“Và anh không nhớ được chuyện cụ thể nào đã từng làm có thể lý giải cho những trò này ư?”
“Đúng vậy. Tôi nói với anh rồi. Tôi chẳng nhớ được thứ gì.” “Được rồi, tôi tin anh. Nhưng theo tình hình này, có lẽ ta nên xem xét một vài câu hỏi đơn giản. Tôi hỏi câu nào thì anh ghi lại câu ấy nhé, xong đem những câu này về nhà, bỏ ra 24 tiếng nghiền ngẫm xem anh nghĩ ra
được gì nào.”
Mellery mở chiếc cặp trang nhã rút ra một cuốn tập nhỏ bằng da và một cây bút hiệu Montblanc.
“Tôi muốn anh lập ra một vài danh sách riêng lẻ, bằng hết sức của mình, được chứ? Danh sách thứ nhất: các đối thủ tiềm năng trên thương trường – những người đã từng bất đồng sâu sắc với anh về tiền bạc, hợp đồng, giao kèo, chức vụ, danh tiếng. Danh sách thứ hai: những xung đột cá nhân chưa giải quyết – bạn cũ, người yêu cũ, những mối tình kết thúc không ra gì. Danh sách thứ ba: những cá nhân có ý dọa dẫm trực tiếp – những người đã từng tố cáo anh hay dọa nạt anh. Danh sách thứ tư: những cá nhân bất ổn định – những người bị mất thăng bằng hay bị bất ổn về mặt nào đó. Danh sách thứ năm: những người anh từng quen lúc trước mà gần đây mới gặp lại, bất luận những cuộc gặp đó tưởng như tình cờ hay vô hại đến đâu đi nữa. Danh sách thứ sáu: bất kỳ mối quan hệ nào của anh với ai sống ở Wycherly hoặc quanh vùng này – vì đây là nơi có hộp thư bưu điện của kẻ tên X. Arybdis này, và là nơi được đóng dấu trên tất cả các phong bì anh nhận được.”
Vừa đọc câu hỏi, anh vừa quan sát thấy Mellery lắc đầu liên tục như muốn khẳng định rằng không thể nhớ lại bất kỳ cái tên nào có liên quan. “Tôi biết làm như vậy cũng khó,” Gurney nói bằng giọng cương quyết của một bậc phụ huynh, “nhưng cần phải làm vậy. Trong khi đó hãy để lại những lá thư này ở chỗ tôi. Tôi sẽ xem kỹ hơn. Nhưng nhớ là tôi không làm trong ngành thám tử tư nên có thể chẳng giúp anh được bao nhiêu đâu.” Mellery vô vọng nhìn hai bàn tay. “Ngoài việc lập ra mớ danh sách này, tôi phải làm gì khác nữa?”
“Hỏi hay lắm. Anh nghĩ được thứ gì không?”
“Ờ… có lẽ nếu anh chỉ dẫn một chút thì tôi có thể lần ra dấu vết của người tên Arybdis ở Wycherly, bang Connecticut, cố tìm ra chút thông tin về hắn.”
“Nếu ý anh là ‘lần ra dấu vết’ qua địa chỉ nhà hắn thay vì số hộp thư, thì bưu điện sẽ không cho anh địa chỉ đó đâu. Nếu muốn vậy anh phải lôi cảnh sát vào cuộc, nhưng anh lại không muốn như vậy mà. Anh có thể kiểm tra Những Trang Trắng trên Internet nhưng anh cũng chẳng đi đến đâu với một cái tên hư cấu – mà có khả năng đó, vì hắn nói trong thư là cái tên này không phải cái tên mà anh biết.” Gurney ngừng một chập. “Nhưng cái vụ gửi séc ấy thật kỳ lạ, anh có thấy vậy không?”
“Ý anh là số tiền ghi trên đó ư?”
“Ý tôi là, lạ ở chỗ séc chưa được đổi ra tiền. Tại sao lại quan trọng hóa tấm séc với những yêu cầu như – số tiền cụ thể này, phải gửi cho ai này, phải gửi đến đâu này – rồi sau đó lại không đổi séc ra tiền chứ?”
“Ờ, giả dụ Arybdis là tên giả, và hắn không có chứng minh thư mang tên đó…”
“Vậy tại sao lại đưa ra lựa chọn gửi séc kia chứ? Tại sao không đòi tiền mặt?”
Mắt Mellery lướt qua mặt đất như thể các khả năng xảy ra là những quả địa lôi. “Có lẽ thứ hắn cần là thứ gì đó có chữ ký của tôi trên đó.” “Tôi cũng đã nghĩ như vậy,” Gurney nói, “nhưng có hai vấn đề. Thứ nhất, nhớ rằng hắn cũng sẵn sàng nhận tiền mặt. Thứ hai, nếu mục đích thực sự là lấy được tấm séc có chữ ký thì tại sao lại không đòi hỏi số tiền nhỏ hơn chứ – hai mươi hoặc thậm chí là năm mươi đô-la chẳng hạn? Làm như vậy chẳng phải sẽ tăng xác suất nhận được hồi đáp sao?”
“Có lẽ Arybdis không khôn lanh như vậy.”
“Tôi không nghĩ vấn đề nằm ở đó.”
Trông Mellery lúc này như thể sự kiệt quệ và lo âu đang so tài ngang ngửa nhau trong từng tế bào của cơ thể. “Anh có nghĩ tôi đang đứng trước nguy hiểm thật sự không?”
Gurney nhún vai. “Đa số thư nặc danh nào cũng như nhau. Có thể nói
chính cái nội dung ghê sợ trong đó đã là vũ khí tấn công rồi. Tuy nhiên…” “Tuy nhiên mấy lá này lại khác ư?”
“Mấy lá này có thể khác.”
Mellery trố mắt ra. “Tôi hiểu rồi. Anh sẽ xem lại những lá thư này chứ?” “Phải. Còn anh sẽ bắt đầu lập những danh sách đó chứ?” “Chẳng có ích lợi gì hết, nhưng được thôi, tôi sẽ thử.”
6
Vì Máu Đỏ Không Phai
Như Ai Tô Điểm Một Bông Hoa Hồng
Không được mời ở lại dùng cơm trưa, Mellery miễn cưỡng ra về trong chiếc xe hiệu Austin-Healey màu xanh lơ được phục chế tỉ mỉ – một chiếc xe thể thao mui trần kinh điển vào một ngày hoàn hảo để lái xe mà chủ của nó dường như lại quên lãng một cách thảm hại.
Gurney trở lại chiếc ghế gỗ ngoài vườn và ngồi đó một chập lâu, gần một giờ đồng hồ, hy vọng mớ dữ kiện rối rắm này sẽ bắt đầu tự sắp xếp theo một trình tự nào đó, theo một chuỗi sự kiện hợp lý nào đó. Tuy nhiên, điều duy nhất mà anh nhận ra là mình đang đói. Anh đứng dậy, đi vào nhà, làm một miếng sandwich phô mai havarti kèm ớt nướng và ăn một mình. Madeleine hình như đã đi đâu mất, và anh tự hỏi liệu mình có quên kế hoạch nào mà cô đã nói với anh không. Sau đó, khi đang tráng lại đĩa sandwich và nhìn thẫn thờ ra ngoài cửa sổ, anh thấy cô đang thơ thẩn dọc cánh đồng từ vườn cây ăn trái, trong tay là cái bao bố đựng đầy táo. Cô có cái vẻ trầm lặng rực rỡ mà theo cô là kết quả tất yếu mỗi khi mình ra ngoài trời.
Cô vào bếp, đặt táo xuống cạnh chậu rửa rồi bật ra tiếng thở dài sung sướng. “Ôi trời, một ngày thật tuyệt!” cô thốt lên. “Vào một ngày như hôm nay mà anh ở trong nhà lâu hơn mức cần thiết một phút thôi cũng là tội đấy!”
Không phải anh không đồng ý với cô, ít nhất thì cũng không phải về mặt thẩm mỹ, nhưng có một điều thực tế về bản thân vẫn luôn gây trở ngại cho anh: chính là cái thiên hướng luôn đẩy anh vào thế giới nội tâm bằng nhiều
cách khác nhau, với kết quả là, khi để mặc anh một mình, anh dành nhiều thời gian cho việc cân nhắc hành động hơn là thực sự hành động, dành nhiều thời gian trong đầu hơn thế giới bên ngoài. Điều này bấy lâu chưa bao giờ là vấn đề trong nghề nghiệp của anh; thật ra, đó dường như lại là tư chất khiến anh trở nên ưu tú trong công việc của mình.
Dù sao thì anh cũng chẳng buồn ra ngoài ngay lúc này, chẳng muốn nói đến, chẳng muốn tranh cãi, cũng chẳng cảm thấy khó xử gì cả. Anh nêu ra một đề tài nhằm đánh lạc hướng.
“Em có ấn tượng như thế nào về Mark Mellery?”
Cô đáp mà không ngước lên nhìn hay ngừng lại để xem xét câu hỏi, mắt vẫn không rời mớ trái cây đang chuyển từ các bao bố lên mặt bếp. “Rất tự cao và đầy sợ hãi. Một người tự đại mắc chứng phức cảm tự ti. Sợ ông ba bị đến bắt. Muốn chú Dave nhà ta đến bảo vệ. À, em không có ý nghe lén đâu. Giọng nói của anh ta vang vọng lắm. Anh ta chắc hẳn rất giỏi nói chuyện trước công chúng.” Cô khiến khả năng này nghe như một con dao hai lưỡi vậy.
“Em nghĩ sao về trò đoán số ấy?”
“À,” cô nói bằng một điệu bộ khoa trương. “Vụ án kẻ theo dõi đọc được suy nghĩ.”
Anh kìm lại sự cáu kỉnh. “Em có biết làm sao hắn lại đoán được không – làm sao mà kẻ viết thư lại biết Mellery sẽ chọn con số nào?” “Không biết.”
“Trông em chẳng có vẻ gì là bận tâm cả.”
“Nhưng anh có mà.” Một lần nữa, cô nói mà mắt vẫn để vào mấy quả táo của mình. Cái cười mỉa mai khó nhận ra ấy, những ngày gần đây càng lúc càng hiện rõ, nở trên khóe miệng cô.
“Em phải nhìn nhận đây là một câu đố hóc búa,” anh khăng khăng. “Chắc vậy.”
Anh lặp lại những dữ kiện then chốt bằng sự khó chịu của một người đàn ông không hiểu sao chẳng ai hiểu mình. “Một người đưa cho em một phong bì dán kín rồi bảo em hình dung một con số trong đầu. Em hình dung ra con số 658. Hắn bảo em xem trong chiếc phong bì. Em xem trong chiếc phong bì đó. Bức thư bên trong ghi 658.”
Rỡ ràng Madeleine chẳng bị ấn tượng như anh nghĩ. Anh nói tiếp, “Đúng là một kỳ công xuất sắc. Nhìn bề ngoài sẽ thấy không tài nào làm được, nhưng thực tế thì lại được. Anh muốn tìm hiểu bằng cách nào mà làm được vậy.”
“Và em chắc chắn anh sẽ nghĩ ra được,” cô nói kèm một tiếng thở dài nhẹ.
Qua cánh cửa kiểu Pháp, anh lướt mắt thấy đám ớt và cà chua héo rũ do đợt sương lạnh đầu mùa. (Khi nào thế? Anh không nhớ. Hình như anh không thể tập trung vào yếu tố thời gian.) Qua khỏi khu vườn, qua khỏi đồng cỏ, ánh mắt anh dừng lại trên kho thóc màu đỏ. Cây táo Mcintosh già nua chỉ thoáng hiện sau góc kho, quả của nó trông như những chấm nhỏ qua đám lá, hệt như những giọt sơn của một nhà hội họa thuộc trường phái ấn tượng. Bỗng một cảm giác day dứt xâm nhập vào hoạt cảnh trước mắt anh, mách bảo anh lẽ ra anh phải làm cái gì đó ngay lúc này. Cái gì cơ chứ? Phải rồi. Lời hứa đã một tuần chưa thực hiện. Anh phải lấy cái thang xếp từ kho ra để hái những quả trên cao mà Madeleine không thể tự mình vươn tới. Một việc cỏn con. Một việc quá dễ đối với anh. Một dự án mất nửa giờ đồng hồ là cùng.
Khi anh bật dậy khỏi ghế trong tâm trạng phấn chấn vì sắp làm được việc tốt thì điện thoại đổ chuông. Madeleine nhấc máy, có lẽ là vì đang đứng cạnh bàn đặt điện thoại, nhưng đó lại không phải là lý do thật sự. Madeleine thường trả lời điện thoại, bất luận ai gần điện thoại hơn. Lý do này liên quan đến mức độ mong muốn giao thiệp khác nhau của hai người hơn là tính hiệu quả của việc ai nhấc máy trước. Với cô, yếu tố con người
nhìn chung luôn là một điểm cộng, là nguồn động lực thúc đẩy ta một cách tích cực (trừ những ngoại lệ như cô nàng Sonya Reynolds chuyên lọi dụng người khác). Với Gurney, yếu tố con người là một điểm trừ, là thứ làm cạn kiệt năng lượng của anh (trừ những ngoại lệ như cô nàng Sonya Reynolds luôn khích lệ người khác).
“A lô?” Madeleine nói bằng cái phong cách dịu dàng đầy vẻ mong mỏi mà cô vẫn thường dùng khi chào hỏi những ai gọi đến – tràn đầy hứa hẹn sẽ quan tâm đến bất kỳ điều gì họ nói. Một chập sau, giọng cô hạ xuống, chuyển sang một quãng âm kém hào hứng hơn.
“Vâng, có ạ. Anh chờ chút nhé.” Cô vẫy ống nghe về phía Gurney, đặt nó trên bàn rồi ra khỏi phòng.
Mark Mellery gọi, mức độ kích động đã gia tăng.
“Davey, cảm ơn Chúa anh có nhà. Tôi vừa về nhà đây. Tôi vừa nhận được một lá thư khốn kiếp nữa.”
“Trong mớ thư hôm nay ư?”
Câu trả lời là “Ừ,” đúng như Gurney đã nghĩ. Nhưng câu hỏi của anh có mục đích. Suốt nhiều năm tra hỏi vô số những người bị bấn loạn – ở hiện trường vụ án, trong phòng cấp cứu, trong đủ loại tình huống hỗn loạn – anh đã khám phá ra cách dễ dàng nhất để bình tâm họ lại chính là trước tiên hỏi những câu hỏi đơn giản mà họ có thể trả lời “ừ.”
“Chữ viết giống như cũ hả?”
“Ừ.”
“Và cùng màu mực đỏ?”
“Ừ, tất cả đều giống trừ nội dung. Để tôi đọc cho anh nghe nhé.” “Anh đọc đi,” anh nói. “Đọc chậm rãi, xuống dòng ở đâu thì cho tôi biết.” Những câu hỏi rõ ràng, những chỉ dẫn rõ ràng, và giọng nói điềm tĩnh
của Gurney đã phát huy tác dụng mong muốn. Mellery nghe có vẻ càng lúc càng bình tâm khi y đọc lớn đoạn thơ kỳ dị làm y lo lắng không yên – với
những khoảng lặng ngắn để biểu thị chỗ ngắt dòng.
Ta làm những việc đã làm,
Vì vui không phải, vì tiền cũng không,
Mà vì nợ phải trả xong,
Vì những bù đắp chẳng mong kéo dài.
Vì màu máu đỏ không phai
Như ai tô điểm một bông hoa hồng.
Để aicũng phải nằm lòng
Gieo gì gặt nấy, đừng hòng cậy ai.
Sau khi ghi lại đoạn thơ xuống tập giấy cạnh điện thoại, Gurney đọc lại cẩn thận, cố gắng cảm nhận tác giả của nó – một tay lập dị lẩn quất đâu đó tại giao điểm giữa ý đồ báo thù và thôi thúc thể hiện ý đồ đó bằng thơ. Mellery phá vỡ sự im lặng. “Anh đang nghĩ gì vậy?”
“Tôi đang nghĩ có lẽ đến lúc anh nên đi báo cảnh sát rồi.”
“Tôi không muốn làm vậy.” Sự kích động đang trở lại. “Tôi đã giải thích cho anh hiểu rồi mà.”
“Tôi biết. Nhưng nếu anh muốn lời khuyên chân thành của tôi thì nên làm vậy,”
“Tôi hiểu ý anh chứ. Nhưng tôi muốn nhờ anh giúp cách khác cơ.” “Cách tốt nhất, nếu anh đủ khả năng tài chính, là thuê vệ sĩ bảo vệ anh 24/24.”
“Ý anh là đi quanh khắp trang viên giữa hai con khỉ đột ư? Tôi phải giải thích khỉ gió gì với khách đây?”
“Anh nói ‘khỉ đột’ là hơi quá đấy.”
“Này, vấn đề là, tôi không nói dối khách của tôi. Nếu có người hỏi những người mới này là ai, tôi đành phải thú nhận họ là vệ sĩ thôi chứ biết làm sao, như vậy nhất định sẽ phát sinh thêm nhiều câu hỏi nữa. Chuyện này
sẽ gây hoang mang – rất có hại cho bầu không khí mà tôi luôn gắng sức tạo ra ở đây. Anh còn kế hoạch hành động nào khác có thể đề nghị không?” “Cũng còn tùy. Vậy anh muốn hành động mà tôi đề nghị sẽ đạt được kết quả gì nào?”
Mellery đáp lại bằng một cái cười hời hợt ủ rũ. “Có lẽ anh có thể tìm ra người đang theo dõi tôi và tìm hiểu xem hắn muốn làm gì tôi, và ngăn chặn không cho hắn làm vậy. Anh nghĩ mình làm được không?”
Gurney định nói ‘Tôi không chắc có làm được hay không’ thì Mellery bỗng nói tiếp một cách mạnh mẽ. “Davey à, tôi thật sự sợ muốn vãi đấy. Tôi chẳng biết cái quái gì đang xảy ra nữa. Anh là anh chàng thông minh nhất mà tôi từng gặp. Và anh là người duy nhất tôi tin sẽ không làm tình hình tồi tệ hơn.”
Đúng lúc đó Madeleine đi ngang qua bếp, tay cầm chiếc túi đan. Cô cầm chiếc mũ rơm làm vườn nằm trên tủ đựng chén lên, cùng với tờ báo Mother Earth News số mới nhất rồi đi qua cánh của kiểu Pháp, miệng nở một nụ cười thoáng qua dường như được khơi mở bởi bầu trời rực rỡ ngoài kia.
“Tôi giúp anh được bao nhiêu còn tùy vào chuyện anh giúp tôi được bao nhiêu,” Gurney nói.
“Anh muốn tôi làm gì?”
“Tôi nói với anh rồi mà.”
“Hả? Ờ… mấy cái danh sách..”
“Khi anh có tiến triển thì gọi lại cho tôi. Từ đó, chúng ta sẽ xem cần làm gì tiếp theo.”
“Dave à?”
“Gì cơ?”
“Cảm ơn anh.”
“Tôi đã làm được gì đâu.”
“Anh đã cho tôi hy vọng. Ờ, còn nữa, tôi mở cái phong bì ngày hôm nay
ra rất cẩn thận đấy. Như người ta làm trên ti vi ấy. Thành thử dấu vân tay nếu có cũng sẽ không bị xóa mất. Tôi dùng nhíp và găng tay cao su. Tôi bỏ thư vào túi ni lông.”
7
Lỗ Đen
Gurney không thoải mái lắm khi chấp nhận dính líu vào vấn đề của Mark Mellery. Rõ một điều rằng anh bị cuốn hút bởi tính bí ẩn của nó, bởi thách thức phải tháo gỡ nó. Vậy thì tại sao anh lại cảm thấy bứt rứt?
Anh chợt nhớ mình phải đến kho thóc lấy thang hái táo như đã hứa, nhưng ý định đó bị thay thế bởi ý nghĩ rằng anh nên khởi động dự án hội họa tiếp theo cho Sonya Reynolds – ít nhất cũng phải nhập ảnh nhân diện của tên Peter Piggert khét tiếng vào chương trình sửa ảnh trong máy. Anh luôn mong chờ cái thử thách nắm bắt được thế giới nội tâm của gã huynh trưởng hướng đạo ấy, kẻ không những giết cha và giết cả mẹ mười lăm năm sau đó mà còn ra tay vì những động cơ tình dục kinh khủng hơn chính tội ác đó.
Gurney vào căn phòng mà mình đã sắp đặt để phục vụ thú vui ‘Nghệ thuật Cảnh sát’ của mình. Kho thóc trước đây từng là chỗ để thức ăn trong nông trại giờ đây được trang hoàng thành phòng làm việc. Tràn ngập khắp phòng là ánh sáng mát rượi, không đổ bóng từ một cửa sổ dài trên bức tường phía Bắc. Anh chăm chú nhìn khung cảnh đồng quê bên ngoài. Một khoảng trống trong bụi thích phía xa bãi cỏ tạo nên một khung tranh cho những ngọn đồi xanh xanh lùi xa dần vào khoảng không xa thẳm. Khung cảnh gợi cho anh nhớ đến những quả táo, rồi anh quay trở lại bếp.
Khi anh đang đứng rối bời trong do dự thì Madeleine đã đan xong và vào nhà.
“Vậy bước tiếp theo cho chuyện của Mellery là gì nào?” cô hỏi. “Anh chưa quyết định.”
“Sao lại chưa?”
“Chậc… đây không phải là chuyện mà em muốn anh bị cuốn vào mà, đúng chưa?”
“Đó không phải là vấn đề,” cô nói bằng một sự sáng suốt luôn làm anh ấn tượng.
“Em nói đúng,” anh thú nhận, “Anh nghĩ vấn đề thật sự chính là anh chưa xác định được đâu vào đâu hết.”
Cô thoáng nở một nụ cười thông cảm.
Được khích lệ, anh nói tiếp, “Anh không còn là cảnh sát điều tra án mạng nữa, còn hắn thì không phải là nạn nhân của vụ án mạng nào. Anh cũng không chắc anh là gì còn hắn là gì nữa.”
“Bạn cũ thời đại học chăng?”
“Nhưng vậy là khỉ gió gì chứ? Hắn nhớ lại thứ tình đồng chí giữa anh và hắn ở một mức độ mà anh chưa bao giờ cảm nhận được. Vả lại, hắn không cần bạn bè gì cả, hắn cần vệ sĩ cơ.”
“Anh ta muốn chú Dave cơ.”
“Anh không phải chú Dave gì cả.”
“Anh chắc chứ?”
Anh thở dài. “Em muốn anh dính líu đến vụ Mellery này hay không?” “Anh đã dính líu rồi còn gì. Có thể anh chưa lần ra manh mối cụ thể nào. Anh không phải là cảnh sát chính thức, còn anh ta cũng không phải là nạn nhân chính thức. Nhưng có một câu đố ở đây, và thề có Chúa, sớm muộn anh cũng sẽ ráp nối được các mảnh ghép bí ẩn vào với nhau thôi. Kết cục lúc nào cũng sẽ như vậy mà phải không?”
“Em trách anh đấy à? Em có chồng làm thám tử. Anh có khi nào vờ vịt mình không phải thám tử đâu.”
“Em tưởng thám tử khác với thám tử đã nghỉ hưu chứ.”
“Anh nghỉ hưu hơn một năm nay rồi. Anh có làm cái gì giống việc của
thám tử không?”
Cô lắc đầu như muốn nói câu trả lời hiển nhiên một cách phũ phàng. “Anh có đầu tư thời gian vào việc gì mà không giống như việc của thám tử không?”
“Anh không hiểu em muốn nói gì.”
“Ai cũng vẽ chân dung mấy kẻ sát nhân cả sao?”
“Đó là một đề tài anh biết ít nhiều mà. Em muốn anh vẽ tranh hoa cúc ư?”
“Vẽ hoa cúc còn tốt hơn là vẽ mấy tên giết người mất trí.”
“Chính em là người lôi anh vào cái thứ nghệ thuật này đấy.” “À, em hiểu rồi. Vì em mà anh bỏ ra bao nhiêu thời gian vào những sáng mùa thu đẹp đẽ để chăm chăm vào mắt của mấy tên giết người hàng loạt ư?”
Chiếc trâm cài đang giữ gọn phần lớn chỗ tóc vướng víu trước mặt cô dường như đang mất đi độ bám, và nhiều sợi đen vương xuống trước mắt cô mà cô dường như không để ý, tạo cho cô một vẻ kiệt quệ hiếm thấy làm anh chạnh lòng.
Anh hít thở một hơi sâu. “Chính xác thì ta đang cãi nhau về chuyện gì thế này?”
“Anh tìm hiểu đi chứ. Anh là thám tử cơ mà.”
Đứng nhìn cô, anh mất đi hứng thú tranh cãi. “Anh muốn cho em xem cái này,” anh nói. “Anh trở lại ngay.”
Anh rời phòng, một phút sau trở lại cùng với bản chép tay bài thơ ngắn ác ý mà Mellery đã đọc cho anh qua điện thoại.
“Em hiểu bài thơ này như thế nào?”
Cô đọc bài thơ nhanh đến nỗi ai không biết cô hẳn sẽ nghĩ cô chưa đọc gì cả. “Nghe có vẻ nghiêm trọng đấy,” cô vừa nói vừa đưa trả anh tờ giấy. “Anh đồng ý.”
“Anh nghĩ anh ta đã làm gì?”
“À, câu hỏi hay đấy. Em có để ý cái chữ ấy à?”
Cô đọc to lại cặp câu mà anh nói: “‘Ta làm những việc đã làm - vì vui không phải, vì tiền cũng không.’”
Nếu Madeleine không có một khả năng nhớ như in thì chắc cũng phải có thứ gì tương tự như vậy, Gurney nghĩ.
“Vậy chính xác thì anh ta đã làm gì, và định sẽ làm gì?” cô nói tiếp bằng ngữ điệu tu từ không cần câu trả lời. “Em chắc chắn anh sẽ tìm ra được. Theo giọng điệu thư thì cuối cùng anh sẽ có cả một vụ án mạng để giải quyết cũng nên. Rồi anh có thể thu thập chứng cứ, lần theo manh mối, tóm cổ tên giết người, vẽ chân dung hắn, rồi đưa cho Sonya trưng bày trong phòng tranh cô ta. Có câu tục ngữ gì đấy nói về quả chanh chua loét biến thành ly nước chanh dịu ngọt ấy?”
Nụ cười của cô trông nguy hiểm thực sự.
Vào những lúc như thế này, câu hỏi đập vào tâm trí anh là điều mà anh chẳng bao giờ muốn cứu xét. Liệu việc dọn đến tỉnh Delaware bấy lâu có phải là một sai lầm lớn không?
Anh ngờ rằng mình đã chiều theo mong muốn sống ở miền quê của cô chỉ để bù đắp cho những thứ rác rưởi mà cô đã phải chịu đựng trong vai trò người vợ của một tay cảnh sát – một vai trò luôn ở vị trí thứ yếu so với công việc của anh. Cô yêu rừng núi, đồng cỏ và không gian thoáng đãng, và anh cảm thấy nợ cô một môi trường mới, một cuộc sống mới – và anh đã giả định mình sẽ có thể thích nghi với mọi thứ. Hơi tự phụ đấy. Hoặc có lẽ là tự dối mình. Có lẽ là một khao khát vứt bỏ cảm giác tội lỗi bằng một cử chỉ hào hiệp chăng? Ngu ngốc, thật sự ngu ngốc. Sự thật là anh chưa thích nghi tốt với việc chuyển nhà. Anh không linh hoạt như mình đã ngây thơ lầm tưởng. Mỗi lần anh cố gắng kiếm tìm một chốn riêng tư có ý nghĩa giữa nơi đồng không mông quạnh này là mỗi lần bản năng kéo anh trở lại với sở trường vốn có của mình – những sở trường có lẽ quá mức cần thiết, đến
mức gây ám ảnh trong anh. Cả khi anh gắng sức chiêm ngưỡng thiên nhiên nữa. Lũ chim khốn khiếp chẳng hạn. Ngắm chim. Khó khăn lắm anh mới biến được cái quy trình quan sát và nhận dạng ấy thành một cuộc theo dõi. Ghi chép nơi đến nơi đi, tập quán, kiểu mẫu ăn uống của chúng, những nét đặc thù khi bay. Người khác nhìn vào sẽ nghĩ đây là một tình yêu mới khám phá dành cho những sinh vật bé nhỏ của Thượng đế. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Đó chẳng phải yêu, mà là phân tích. Thăm dò.
Giải mã.
Chúa ơi. Lẽ nào năng lực của anh thực sự hạn chế đến vậy? Lẽ nào thực sự anh quá hạn chế – quá thiển cận và cứng nhắc – trong cách tiếp cận với cuộc sống, đến nỗi không thể một lần trả lại cho Madeleine thứ mà cô đã bị sự tận tâm trong công việc của anh tước đoạt? Và khi anh còn suy xét nhiều khả năng đau lòng nữa, thì dường như càng xuất hiện nhiều thứ cần bù đắp hơn cho sự đắm chìm thái quá của mình vào nghề nghiệp. Hay có lẽ chỉ cần bù đắp một chuyện khác thôi. Chuyện mà hai người cảm thấy rất khó bàn luận.
Cái ngôi sao đã sụp đổ ấy.
Cái lỗ đen mà trọng lực khủng khiếp của nó đã bóp méo mối quan hệ giữa hai người.
8
Tảng Đá Và Hiểm Địa
Thời tiết thu lấp lánh chuyển biến xấu vào trưa hôm ấy. Nếu lúc sáng mây còn là những cuộn bông nhỏ bé hân hoan như thường lệ thì giờ đây chúng đang tối lại. Những tiếng sấm vang rền nghe như đang báo trước một điềm gở, dội trong khoảng không xa thẳm khiến khó ai xác định được chúng đến từ hướng nào. Chúng giống như luôn hiện hữu vô hình trong bầu khí quyển hơn là sản phẩm của một cơn bão cụ thể – một cảm nhận ngày càng rõ khi chúng vẫn cứ ở đó suốt mấy giờ liền, có vẻ như không kéo đến mà cũng chẳng hoàn toàn tan đi.
Chiều hôm ấy Madeleine đi xem hòa nhạc gần nhà với một người bạn mới ở Walnut Crossing. Đây không phải một dịp cô mong Gurney tham dự nên anh cảm thấy không cần phải chống chế cho quyết định ở nhà để tiếp tục dự án nghệ thuật của mình.
Cô đi chẳng bao lâu thì anh ngồi trước màn hình vi tính, mắt dán vào ảnh nhân diện của Peter Thú túi Piggert. Tới thời điểm này anh chỉ mới nhập vào tập tin ảnh và thiết lập một dự án mới có cái tên dễ thương đến mức dở khóc dở cười do anh đặt: Những kẻtâm thần Oedipus.
Theo truyền thuyết Hy Lạp, bản của Sophocles, Oedipus giết một người đàn ông sau này hóa ra là cha mình, và cưới một người phụ nữ sau này hóa ra là mẹ mình và có với bà hai người con gái, gây nên đau khổ tột cùng cho tất cả các bên liên quan. Trong tâm lý học Freud, câu chuyện thần thoại Hy Lạp này là biểu tượng của giai đoạn phát triển trong đời một bé trai khi nó khao khát sự vắng mặt của người cha (muốn người cha biến mất hoặc chết) để có thể chiếm hữu hoàn toàn tình thương của người mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp của Peter Thú túi Piggert, không có yếu tố ngây thơ bất-khả-tri
nào có thể biện hộ được, và cũng không ai đặt ra vấn đề về tính hình tượng trong vụ án. Peter biết rất rõ mình làm gì và làm với ai khi giết cha lúc mười lăm tuổi, nảy sinh mối quan hệ mới với mẹ, rồi sinh ra hai người con gái với bà. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Mười lăm năm sau, hắn lại giết mẹ mình khi hai người đang tranh cãi về mối quan hệ mới nảy sinh giữa hắn và hai cô con gái mới 13 và 14 tuổi.
Gurney bắt đầu vào cuộc khi một nửa thi thể của bà Iris Piggert được phát hiện vướng vào bánh lái sau đuôi một tàu khách trên sông Hudson đang neo ở một cảng vùng Manhattan, và kết cục là Peter Piggert bị bắt trong một khu đất rào kín trên hoang mạc của tín đồ Mormon ‘truyền thống’ ở bang Utah, nơi hắn đến sống trong vai trò chồng của hai cô con gái.
Dù phạm phải tội ác đồi bại, nhuốm máu và nhuốm bi kịch gia đình khủng khiếp đến thế, nhưng Piggert vẫn ung dung, lầm lì trong mọi phiên tra hỏi và trong suốt các thủ tục hình sự chống lại hắn, vẫn che đậy kỹ càng thứ nhân cách ông Hyde[3] với dáng vẻ của một thợ máy ô tô bị trầm cảm hơn là một tên đa thê loạn luân giết cha hại mẹ.
Gurney chòng chọc nhìn Piggert trên màn hình, và Piggert nhìn lại. Kể từ buổi đầu thẩm vấn hắn, Gurney đã cảm nhận, và bây giờ càng cảm nhận rõ hơn, tố chất then chốt của tên này là một nhu cầu (đạt đến độ quái gở) phải kiểm soát môi trường xung quanh mình. Mọi người, kể cả gia quyến – thật ra thì đa số gia quyến – đều thuộc về môi trường này, và việc bắt họ làm chuyện hắn muốn là điều thiết yếu. Nếu phải giết ai đó để thiết lập quyền kiểm soát, hắn sẽ giết. Yếu tố tình dục, tuy có vẻ là một động lực rất lớn thúc đẩy hắn, lại có mối liên hệ với quyền lực hơn là ham muốn.
Khi anh quan sát khuôn mặt thản nhiên ấy để tìm ra chút manh mối của quỷ dữ, một guồng gió xoáy chợt cuộn lên đám lá khô. Chúng thổi bằng thứ âm thanh của chiếc chổi lông quét dọc sân hiên, vài chiếc lá đập nhẹ vào những ô cửa kính kiểu Pháp. Sự chuyển động không ngớt của đám lá, cộng với tiếng sấm từng hồi làm anh khó tập trung. Cái ý tưởng lặng yên một mình trong vài giờ làm việc với bức chân dung, thoát khỏi những câu
hỏi khó chịu và những cặp mày chau, đã bắt đầu lôi cuốn anh. Nhưng giờ đây tâm trí anh đang rối bời. Anh nhìn kỹ cặp mắt của Piggert, nặng nề và u tối – không có ánh mắt sừng sộ hoang dại tạo nên sức sống cho cặp mắt của Charlie Manson, hoàng tử tình dục và giết chóc trên những tờ báo lá cải – nhưng một lần nữa, cơn gió và đám lá làm anh phân tâm, rồi đến tiếng sấm. Xa xa dọc những ngọn đồi bên ngoài xuất hiện một tia sáng yếu ớt lóe lên trên bầu trời mờ mịt. Một cặp câu thơ từ một trong nhũng bài thơ dọa dẫm của Mellery vẫn cứ trôi ra dạt vào tâm trí anh. Lúc này nó lại hiện trong tâm trí anh và kẹt lại ở đó.
Ông sẽ trả thứ đã lấy khi ông nhận được thứ đã cho.
Trước hết, đây là một câu đố cực kỳ hóc búa. Ngôn từ rất chung chung; nói nhiều điều nhưng lại chẳng đem lại bao nhiêu ý nghĩa; nhưng anh cũng lại không thể đưa chúng ra khỏi tâm trí.
Anh mở hộc tủ bàn làm việc và lấy ra xấp thư theo thứ tự mà Mellery đã đưa. Anh tắt máy và đẩy bàn phím sang một bên bàn để có thể sắp xếp nội dung các lá thư theo thứ tự – bắt đầu với bức thư đầu tiên.
Ông có tin vào Định Mệnh không? Tôi tin là có, vì tôi đã tưởng sẽ không bao giờ gặp lại ông nữa – rồi một ngày kia, ông xuất hiện. Tất cả ký ức đều hiện về: cách ông nói chuyện, cách Ông đi đứng – và quan trọng nhất vẫn là cách ông suy nghĩ. Nếu có ai bảo ông hãy nghĩ đến một con số, thì tôi sẽ biết con số ông nghĩ là gì. Ông không tin tôi ư? Tôi sẽ chứng minh cho ông thấy, hãy nghĩ đến con số bất kỳ không quá một nghìn nào – con số đầu tiên mà ông tự nhiên nghĩ ra thôi. Hãy hình dung con số đó. Bây giờ hãy xem tôi biết rõ những bí mật của ông đến dường nào nhé. Mở chiếc phong bì nhỏ ra nào.
Dù trước đó đã xem xét chiếc phong bì, nhưng giờ anh lại xem xét nó một lần nữa, trong lẫn ngoài, kể cả giấy viết thư, để chắc chắn không có bất kỳ một dấu vết mờ nào – kể cả dấu thủy ấn – của con số 658 có thể làm phát sinh trong đầu Mellery suy nghĩ về nó. Không có dấu vết nào như thế.
Những giám định cụ thể hơn có thể được tiến hành sau, nhưng hiện tại anh đã rất hài lòng vì biết rằng bất luận điều gì cho phép kẻ viết thư biết Mellery sẽ chọn con số 658 thì nó cũng không được kín đáo giấu trên mặt giấy.
Nội dung bức thông điệp bao gồm một số câu phát biểu mà Gurney liệt kê ra trên một tập giấy màu vàng có đường kẻ:
• Tôi biết ông trước đây nhưng đã mất liên lạc với ông.
• Tôi tình cờ gặp lại ông, gần đây thôi.
• Tôi nhớ lại rất nhiều thứ về ông.
• Tôi có thể chứng minh mình biết những bí mật của ông bằng cách viết ra con số ông sẽ nghĩ và bỏ vào phong bì đi kèm.
Anh bất giác nhận ra giọng điệu bức thư bỡn cợt một cách rợn người, và chỗ đề cập đến việc biết ‘những bí mật’ của Mellery có thể hiểu là một lời đe dọa – cảm nhận này càng rõ hơn trước yêu sách buộc Mellery phải gửi tiền trong phong bì nhỏ.
Có phải ông rất sửng sốt khi tôi lại biết ông chọn con số 658 không? Người nào lại hiểu ông rõ đến thế nhỉ? Nếu muốn biết câu trả lời, trước tiên ông phải trả lại tôi số tiền 289,87 đô tôi đã bỏ ra đểtìm được ông. Gửi đúng số tiền này tới
Hộp thư 49449, Wycherly, CT 61010.
Gửi tôi TIỀN MẶT hoặc SÉC CÁ NHÂN.
Trên séc đề tên người nhận là X. Arybdis.
(Đây chưa chắc là tên thật của tôi.)
Ngoài việc đoán được con số không thể lý giải ấy, bức thư còn lặp lại tuyên bố rằng hắn biết rất rõ Mellery và nêu rõ 289,87 đô là chi phí phát sinh trong việc tìm ra Mellery (mặc dù nửa đầu bức thư viết có vẻ như đây chỉ là cuộc chạm trán tình cờ). Nó còn là điều kiện tiên quyết để kẻ viết thư tiết lộ danh tính; nó đưa ra lựa chọn trả bằng séc hoặc bằng tiền mặt; nó
cho biết tên của người nhận séc là ‘X. Arybdis’ giải thích tại sao Mellery sẽ không nhận ra cái tên đó, và cho biết một địa chỉ hộp thư ở Wycherly để gửi tiền đến. Gurney viết vội tất cả những dữ kiện này xuống tập giấy vàng vì cảm thấy làm như vậy anh sẽ sắp xếp suy nghĩ được dễ dàng hơn.
Suy nghĩ của anh tập trung vào bốn câu hỏi. Làm sao có thể giải thích trò đoán số mà không phải đưa ra giả thuyết về khả năng ngoại cảm hay thuật thôi miên nào đó như trong phim ứng cử viên Mãn Châu? Con số cụ thể còn lại trong bức thư là 289,87 đô còn có ý nghĩa nào khác ngoài ‘chi phí tìm ra ông’ không? Tại sao lại có lựa chọn trả séc hoặc tiền mặt? Lựa chọn đó nghe như nhái lại một mẩu quảng cáo tiếp thị trực tiếp vậy. Và cái tên Arybdis ấy là gì mà lúc nào cũng khiến cái góc tối trong ký ức của Gurney phải nhồn nhột không yên? Anh viết xuống những câu hỏi này cùng với những ghi chép khác của mình.
Tiếp đó, anh bày ra ba bài thơ theo trình tự dấu bưu điện được đóng trên phong bì.
Bao nhiêu thiên sứ rạng ngời
mộtchân múa nhảy hát lời ngân nga?
Bao nhiêu hy vọng cao xa
bị dìm chết bởi mộtca rượu nồng?
Ông có bao giờ hỏi lòng,
súng và ly rượu chỉ là một thôi,
và rồi tự hỏi một mai
Chúa ơi,con đã làm saichuyện gì?
Ông sẽtrả thứ đã lấy
khi ông nhận đượcthứ đã cho.
Tôi biết ông nghĩ sao
Chớp mắt khi nào,
đã ở đâu
sẽ về đâu
Ông và tôicó hẹn đấy,
ông 658 ạ
Ta làm những việc đã làm,
Vì vui không phải, vì tiền cũng không,
Mà vì nợ phải trả xong,
vì những bù đắp chẳng mong kéo dài.
Vì màu máu đỏ không phai
như ai tô điểm một bông hoa hồng.
Để aicũng phải nằm lòng
gieo gì gặt nấy, đừng hòng cậy ai.
Điều đập vào mắt anh trước tiên chính là sự thay đổi thái độ. Giọng điệu bông đùa của hai thông điệp diễn dịch bằng văn xuôi bỗng mang tính chất tố cáo trong bài thơ thứ nhất, mang tính chất đe dọa thái quá trong bài thứ hai, và mang tính chất thù hận trong bài thứ ba. Bỏ qua vấn đề cần nghiêm túc xem xét thông điệp đến mức nào, bản thân thông điệp rất rõ ràng: Người viết (X. Arybdis chăng?) muốn nói hắn sẽ trả đũa (giết chăng?) Mellery vì y đã phạm sai lầm nào đó trong quá khứ có liên quan tới rượu. Khi Gurney viết chữ giết vào phần ghi chú, sự chú ý của anh bỗng nhảy trở lại hai câu thơ ban đầu trong bài thơ thứ hai:
Ông sẽtrả thứ đã lấy
khi ông nhận đượcthứ đã cho.
Giờ thì anh đã hiểu chính xác ý nghĩa của những từ ngữ này, và ý nghĩa của nó đơn giản đến mức rùng mình: ông lấy mạng người, thì sẽ phải trả bằng mạng mình, ông gieo nhân nào thì sẽ phải gặt quả nấy.
Anh không chắc cảm giác rờn rợn mình đang cảm nhận thuyết phục anh là mình đúng hay vì biết mình đúng nên anh mới có cảm giác rờn rợn ấy, nhưng dù sao thì anh không còn hoài nghi gì nữa. Tuy nhiên, như vậy
cũng chưa trả lời được những câu hỏi còn lại của anh. Nó chỉ làm những câu hỏi đó mang tính cấp bách hơn và phát sinh thêm nhiều câu hỏi mới nữa.
Lời dọa giết ấy chỉ đơn thuần là đe dọa để gây ra đau đớn vì sợ hãi – hay đó là một tuyên bố sẽ thực hiện ý định ấy? Kẻ viết thư đề cập đến điều gì khi nói ‘Ta làm những việc đã làm’ trong dòng đầu bài thơ thứ ba? Trước đây, hắn đã làm gì ai khác điều mà hắn định làm với Mellery chưa? Có khi nào Mellery đã làm chuyện gì cùng một người nào đó mà kẻ viết thư đã giải quyết xong? Gurney ghi lại để hỏi Mellery xem có bạn bè hay đối tác nào từng bị giết, tấn công, hay đe dọa không.
Có lẽ do tâm trạng được đem lại bởi những tia sáng đằng xa phía chân đồi đang tối sầm lại, hoặc do sự dai dẳng kỳ quái của tiếng sấm yếu ớt, hoặc do sự kiệt quệ của chính mình, nhưng cái tính cách đằng sau những bức thông điệp ấy đang hiện lên rõ ràng từ bóng đêm. Giọng điệu bàng quan trong những bài thơ ấy, sự kiên tâm khát máu và cú pháp thận trọng, sự thù hận và tính toán – trước đây anh đã thấy những đặc điểm như thế này phối hợp với nhau để gây ra một hiệu ứng kinh khiếp. Nhìn trân trân ra ngoài cửa sổ căn phòng, vây quanh là bầu không khí bất an của cơn bão đang tiến gần, anh cảm nhận được trong những bức thông điệp ấy sự lạnh lùng của một kẻ rối loạn tâm thần. Một kẻ tâm thần tự xưng là X. Arybdis.
Dĩ nhiên, cũng có thể anh sai. Đây không phải lần đầu một tâm trạng nào đó, nhất là tâm trạng vào chiều, nhất là khi anh đang đơn độc, tạo ra trong anh những niềm tin mạnh mẽ dù chẳng dựa vào bất kỳ giả thuyết nào.
Dẫu vậy… cái tên ấy sao thế nhỉ? Nó đang chộn rộn yếu ớt trong ngăn ký ức đầy bụi nào thế?
Đêm đó anh đi ngủ sớm, trước lúc Madeleine đi xem ca nhạc về, cương quyết ngày mai sẽ trả lại Mellery mấy lá thư và bảo y gặp cảnh sát. Rủi ro quá lớn, hiểm nguy quá rõ. Tuy nhiên, nằm trên giường, anh cảm thấy khó
lòng kết thúc một ngày như thế. Tâm trí anh là một đường đua không có lối thoát lẫn đích đến. Đó là một trải nghiệm rất quen thuộc – một cái giá phải trả (anh rốt cuộc cũng tin như vậy) cho bao chú ý cao độ mà anh đã cống hiến cho nhiều loại thử thách nhất định. Một khi cái tâm trí bị ám ảnh của anh rơi vào lối mòn vòng vo này thay vì chìm vào giấc ngủ, thì sẽ chỉ có hai phương án. Anh có thể để cái quy trình ấy tự kết thúc, có thể mất ba bốn giờ đồng hồ, hoặc ép mình ra khỏi giường và tròng quần áo vào.
Vài phút sau, trong chiếc quần jeans và chiếc áo len cô tông cũ thoải mái, anh đang đứng ngoài sân hiên. Mảnh trăng rằm khuất sau bầu trời ảm đạm tạo nên một vầng sáng yếu ớt, làm kho thóc hiện rõ mồn một. Anh quyết định dạo bộ dọc theo hướng đó, men theo con đường mòn băng qua bãi cỏ.
Băng qua bãi cỏ là hồ nước. Được nửa đường, anh dừng lại, lắng nghe tiếng xe đang đi trên đường đến từ hướng ngôi làng. Anh ước tính chiếc xe đang cách anh chừng một ki-lô-mét. Trong cái xó xỉnh tĩnh lặng ấy của vùng núi Catskills, nơi mà tiếng tru rú lác đác của những con sói Bắc Mỹ là âm thanh ồn ào nhất trong đêm, người ta vẫn có thể nghe được tiếng xe từ xa.
Chẳng mấy chốc đèn pha ô tô của Madeleine lướt qua mớ hoa gậy vàng rối bù đang hấp hối ở mép bãi cỏ. Cô rẽ về phía kho thóc, ngừng xe trên thảm sỏi cứng giòn, rồi tắt đèn xe. Cô ra khỏi xe và bước về phía anh – một cách thận trọng, mắt cô dần thích nghi với vùng tranh tối tranh sáng.
“Anh đang làm gì vậy?” Câu hỏi của cô nghe nhẹ nhàng, thân mật. “Không ngủ được. Đầu óc cứ quay cuồng. Nên anh muốn đi dạo quanh bờ hồ.”
“Trông như sắp mưa.” Một tiếng sấm động trên bầu trời chợt làm gián đoạn lời nhận xét của cô.
Anh gật đầu.
Cô đứng cạnh anh trên đường và hít vào thật sâu.
“Mùi hương thật tuyệt. Đi nào, chúng ta đi dạo nào,” cô vừa nói vừa cầm cánh tay anh.
Khi hai người đến bờ hồ, con đường rộng ra, nối với lối cỏ bị xén. Đâu đó trong rừng, một con cú mèo rít lên – hay chính xác hơn, có một tiếng rít quen thuộc mà họ nghĩ có thể là tiếng cú khi nghe lần đầu tiên vào mùa hè năm ấy, và mỗi lần nghe lại tiếng rít đó họ càng chắc đó là tiếng cú. Bản năng lập luận của Gurney nhận thấy quá trình ‘quả quyết ngày càng tăng’ này vô nghĩa về mặt logic, nhưng anh cũng biết rằng nếu chỉ ra điều đó, dẫu phát hiện này với anh có thú vị đến mấy, cũng sẽ làm cô bực bội và chán chường. Nên anh không nói gì, khấp khởi vì biết mình hiểu cô rõ nên biết khi nào thì im lặng, rồi họ đi thong thả qua bên kia bờ hồ trong sự tĩnh lặng thân mật. Cô nói đúng về mùi hương ấy – một mùi hương ngọt ngào trong không trung.
Hai người thỉnh thoảng có những khoảnh khắc như thế, những khoảnh khắc trìu mến êm ả và gần gũi lặng yên, làm anh nhớ lại những năm đầu tiên sau khi kết hôn, những năm trước cái tai nạn ấy. ‘Tai nạn’ – cái nhãn chung chung khó hiểu mà anh dùng để bọc sự cố ấy trong ký ức để những tình tiết sắc như dao cạo của nó không thể xẻ mỏng tim anh. Tai nạn ấy – cái chết ấy – thứ che khuất mặt trời, biến cuộc hôn nhân của hai người thành một khối hỗn hợp luôn thay hình đổi dạng gồm thói quen, bổn phận, một thứ tình bạn nhiều xung đột, và những khoảnh khắc hy vọng hiếm hoi – những khoảnh khắc hiếm hoi khi một thứ rực rỡ và rõ ràng như kim cương bắn qua bắn lại giữa hai người, nhắc anh nhớ đến những chuyện đã từng một thời tốt đẹp và cũng có thể sẽ một lần nữa tốt đẹp.
“Anh lúc nào cũng có vẻ như đang vật lộn với thứ gì đó,” cô nói, bám vào mặt trong khuỷu tay anh.
Lại nói đúng nữa.
“Buổi hòa nhạc thế nào?” cuối cùng anh hỏi.
“Nửa đầu là phong cách Barốc, hay tuyệt. Nửa sau là phong cách thế kỷ
20, không hay lắm.”
Anh định nói chen vào ý kiến không thiện cảm của mình về âm nhạc đương đại nhưng lại thôi.
“Chuyện gì làm anh không ngủ được thế?” cô hỏi.
“Anh cũng không rõ nữa.”
Anh cảm nhận được sự hoài nghi của cô. Cô buông tay anh. Có cái gì đó rơi vào mặt hồ và làm nước bắn tung tóe chỉ cách họ vài mét về phía trước. “Anh không tài nào bỏ chuyện Mellery ra khỏi tâm trí được,” anh nói. Cô không trả lời.
“Từng miếng từng mảnh của nó cứ chạy lòng vòng trong đầu anh – không đi đến đâu cả – chỉ làm anh khó chịu – quá mệt mỏi không thể nghĩ thông suốt được.”
Một lần nữa cô không thể hiện gì ngoài sự im lặng suy tư. “Anh lúc nào cũng nghĩ đến cái tên ấy trong thư.”
“X. Arybdis ư?”
“Sao em…? Em nghe anh và hắn đề cập đến nó à?”
“Em có thính giác tốt mà.”
“Anh biết, nhưng anh luôn bị ngạc nhiên.”
“Anh biết đấy, có thể thật sự không phải là X. Arybdis gì cả,” cô nói theo cái cách ứng khẩu mà anh biết thật sự thì hoàn toàn không phải ứng khẩu. “Sao cơ?” anh dừng chân nói.
“Có thể không phải là X. Arybdis.”
“Ý em là sao?”
“Em đã chịu đựng một trong những sự loạn điệu tàn bạo nhất trong suốt phần sau của buổi hòa nhạc, nghĩ bụng mấy nhà soạn nhạc đương đại chắc hẳn rất ghét vi ô lông xen. Sao lại buộc một thứ nhạc cụ tuyệt vời tạo ra những tiếng động nhói tai như vậy cơ chứ? Toàn là tiếng sột soạt và rền rĩ
khủng khiếp.”
“Rồi sao nữa?” anh nhẹ nhàng nói, cố không để sự tò mò của mình nghe như cáu kỉnh.
“Rồi lúc đó đáng lẽ em về rồi nhưng không được vì em chở Ellie đến đó mà.”
“Ellie ư?”
“Ellie sống dưới chân đồi ấy – hay hơn là phải đi hai xe đúng không? Nhưng cô ta xem ra thích thú buổi hòa nhạc ấy lắm, có trời mới biết tại sao.”
“Sao nữa?”
“Nên em tự hỏi, mình có thể làm gì để giết thời gian và để kiềm chế không giết mấy tay nhạc công ấy?”
Lại có tiếng thứ gì đó rơi vào ao tung tóe, cô dừng chân lắng nghe. Anh nửa thấy, nửa cảm nhận được nụ cười của cô. Madeleine rất thích ếch. “Rồi sao nữa?”
“Rồi em nghĩ bụng chắc bắt đầu lập danh sách quà Giáng sinh được rồi – bây giờ cũng tháng Mười một rồi còn gì – nên em lấy bút ra viết chữ ‘thiệp Giáng sinh’ ở mặt sau tờ chương trình, đầu trang – không phải nguyên chữ Christmas mà là từ viết tắt X-M-A-S,” cô đánh vần từng chữ.
Trong bóng đêm, anh cảm nhận ánh mắt dò hỏi của cô nhiều hơn trực tiếp thấy, vẻ như cô đang hỏi anh có hiểu vấn đề không.
“Nói tiếp nào,” anh nói.
“Mỗi lần thấy chữ viết tắt đó, em lại nhớ tới Tommy Milakos lúc nhỏ.” “Ai cơ?”
“Tommy thích em hồi học lớp 9 ở trường Đức Mẹ Đồng Trinh.” “Anh tưởng đó là trường Đức Mẹ Khổ Đau chứ,” Gurney nói, lòng thoáng bực dọc.
Cô ngừng một chập để trò đùa nho nhỏ của mình được cảm nhận, rồi
nói tiếp. “Sao cũng được, có một hôm xơ Immaculata, một người phụ nữ rất to con, bỗng la mắng em vì đã viết tắt chữ Christmas thành Xmas trong một bài kiểm tra nhỏ về những ngày linh thiêng trong Công giáo. Bà ta nói ai viết như vậy là có ý ‘xóa Chúa ra khỏi từ Christmas’. Bà ta giận đùng đùng. Em tưởng bà ta đánh em rồi chứ. Nhưng ngay lúc đó Tommy – cậu bé mắt nâu dễ thương – nhảy ra khỏi ghế rồi hét lên, ‘Đó không phải là chữ X.’
“Xơ Immaculata bị sốc. Đây là lần đầu tiên có người dám ngắt lời bà ta. Bà ta chỉ nhìn anh ấy chằm chằm, nhưng anh ấy nhìn chằm chằm lại, nhà vô địch bé nhỏ của em. ‘Nó không phải là mẫu tự tiếng Anh’ anh ấy nói. ‘Nó là mẫu tự Hy Lạp cơ. Nó giống như mẫu tự ch trong tiếng Anh vậy. Nó là mẫu tự đầu tiên trong từ Christ theo tiếng Hy Lạp’. Và dĩ nhiên Tommy Milakos là người Hy Lạp, nên ai cũng biết anh ấy chắc hẳn nói đúng.”
Trời dù tối nhưng anh nghĩ mình vẫn thấy được nụ cười thoáng nở trên môi cô khi cô kể lại chuyện cũ, thậm chí anh còn nghi ngờ mình nghe được một tiếng thở dài nhẹ. Có lẽ anh đã nhầm về tiếng thở dài – anh hy vọng thế. Và một chuyện nữa khiến anh phân tâm – cô đã để lộ sở thích mắt nâu của mình với mắt xanh dương ư? Bình tĩnh lại nào Gurney, cô ấy đang nói về hồi họclớp 9 cơ mà.
Cô nói tiếp, “Cho nên có thể X. Arybdis thật ra là ‘Ch. Arybdis’ chăng? Hoặc có thể là ‘Charybdis’? Đó chẳng phải là cái gì đó trong thần thoại Hy Lạp sao?”
“Đúng đấy,” anh nói, đủ lớn cho cả mình và vợ nghe. “Giữa Scylla và Charybdis…”
“Kiểu như ‘giữa tảng đá và hiểm địa’ chăng?”
Anh gật đầu. “Đại loại như vậy.”
“Cái nào là cái nào cơ?”
Anh hình như không nghe câu hỏi đó, tâm trí lúc này đang hối hả lướt qua những ngụ ý về Charybdis, tung qua hứng lại các khả năng. “Hả?” Anh nhận ra cô vừa hỏi anh gì đó.
“Scylla và Charybdis ấy,” cô nói. “Tảng đá và hiểm địa. Cái nào là cái nào cơ?”
“Đây không phải là cách dịch trực tiếp từng từ mà chỉ là phỏng dịch nghĩa gốc thôi. Scylla và Charybdis là hai hiểm họa hàng hải có thật ở eo biển Messina. Tàu thuyền phải đi giữa hai chỗ này và thường bị đánh nát trong lúc vượt qua. Trong thần thoại, hai nơi này được nhân cách hóa thành quái vật chuyên tàn phá.”
“Anh nói hiểm họa hàng hải… ví dụ như là gì?”
“Scylla là tên một mỏm đá lởm chởm mà tàu thuyền có thể bị va đập vào đó rồi dẫn đến chìm hẳn.”
Khi anh không tiếp tục câu chuyện ngay, cô hối thúc, “Còn Charybdis?” Anh hắng giọng. Có cái gì đó về Charybdis dường như rất kinh khủng. “Charybdis là một xoáy nước. Một xoáy nước cực mạnh. Ai bị kẹt trong đó không bao giờ thoát ra được. Nó hút người đó vào rồi xé nát thành từng mảnh.” Anh nhớ lại một cách rành mạch đến rợn người một tranh minh họa xem cách đây đã lâu trong một ấn bản của Odyssey, trong đó mô tả cảnh một thủy thủ bị kẹt trong vòng xoáy dữ dội, mặt méo mó vì kinh hãi. Lại có tiếng rít từ trong rừng.
“Nào,” Madeleine nói. “Mình vào nhà đi. Trời sẽ mưa bất cứ lúc nào đấy.” Anh đứng lặng trong những ý nghĩ đang quay cuồng.
“Đi nào,” cô giục. “Không khéo chúng ta ướt mất.”
Anh theo cô vào xe, và họ lái chậm rãi qua bãi cỏ về hướng căn nhà. Trước khi hai người ra khỏi xe, anh quay sang cô hỏi, “Em không nghĩ mọi chữ X em thấy đều có thể là ch chứ?”
“Tất nhiên là không.”
“Vậy thì tại sao…?”
“Vì ‘Arybdis’ nghe như tiếng Hy Lạp.”
“Phải. Dĩ nhiên rồi.”
Cô đưa mắt nhìn anh đang ngồi ở ghế trước, vẻ mặt anh lúc này, với sự tiếp tay của đêm tối mờ mịt, rất khó đoán.
Một chập sau, cô nói, kèm một nụ cười nhẹ, “Anh không bao giờ ngưng nghĩ ngợi được à?”
Và rồi, như cô đã cam đoan, cơn mưa bắt đầu đổ.
9
Không Có Người Như Thế
Sau nhiều giờ bị ngưng trệ xung quanh dãy núi, một khí lạnh đột ngột quét qua khu vực, mang theo từng đợt mưa gió ào ạt. Đến sáng, mặt đất phủ đầy lá cây và không khí ngập tràn hương thu nồng nàn. Những giọt nước đọng trên bãi cỏ khiến ánh nắng rạn nứt thành nhiều tia lửa đỏ thẫm.
Khi Gurney bước ra xe, các giác quan bất chợt bị kích thích của anh bỗng đánh thức một vùng ký ức từ thời thơ ấu, khi mùi cỏ ngọt lịm cũng đồng thời là mùi của cảm giác yên bình và an toàn. Rồi nó biến mất – bị xóa nhòa để nhường chỗ cho những toan tính thường ngày.
Anh đang trên đường tới Viện Đổi mới Tâm linh. Nếu Mark Mellery vẫn khăng khăng không muốn cảnh sát nhúng tay vào thì Gurney muốn tranh cãi mặt đối mặt với y về quyết định ấy. Không phải anh muốn phủi tay cho xong. Thật ra, càng suy xét bao nhiêu, anh càng tò mò bấy nhiêu về địa vị lẫy lừng của gã bạn cũ cùng lớp và mối quan hệ giữa nó với kẻ và điều đang đe dọa y. Miễn là anh thận trọng không xâm phạm ranh giới thì anh nghĩ mình có thể chung tay điều tra với cảnh sát địa phương.
Anh đã gọi cho Mellery báo trước là sẽ đến. Một buổi sáng hoàn hảo để lái xe qua vùng đồi núi. Lộ trình đến Peony đưa anh qua Walnut Crossing trước, một nơi, như nhiều ngôi làng ở Catskills, phát triển vào thế kỷ 19 xung quanh một giao lộ những con đường huyết mạch ở địa phương. Giao lộ này vẫn còn đó, nhưng tầm quan trọng đã giảm. Loại cây dẻ cùng tên với thành phố, cùng với sự phồn thịnh của vùng này, đã biến mất từ lâu. Nhưng nền kinh tế trì trệ này, dù quan trọng đến vậy, có một bộ mặt đẹp như tranh – những kho thóc và hầm ủ dầm nắng phơi sương, những lưỡi cày và xe ngựa chứa cỏ hoen gỉ, những đồi cỏ hoang vu mọc đầy những cây hoàng
anh đang úa màu. Con đường từ Walnut Crossing dẫn đến đích cuối là Peony uốn khúc, chạy ra một thung lũng sông đẹp như tấm bưu thiếp, nơi một số nông trại cũ kỹ đang tìm con đường đổi mới để tồn tại. Abelard là một trong những nông trại như vậy. Nằm kẹp giữa ngôi làng Dillweed và con sông gần bên, nông trại này chuyên sử dụng các biện pháp hữu cơ để tạo nên các loại ‘rau quả không có thuốc trừ sâu’ bán cho tiệm tạp hóa Abelard, cùng với những mẻ bánh mì nóng hổi, phô mai vùng Catskills, và cà phê thượng hạng – thứ cà phê Gurney đang cần ngay lúc này khi anh tấp xe vào một trong những chỗ để xe nhỏ bẩn thỉu trước hàng hiên võng xuống trước cửa tiệm.
Phía sau cánh cửa là một không gian có trần nhà cao vút, một dãy bình cà phê đang hừng hực sôi trên bức tường bên phải. Gurney đi về hướng ấy. Anh rót đầy bình 500ml, miệng mỉm cười trước mùi cà phê đậm đà – ngon hơn cà phê Starbucks mà chỉ bằng nửa giá.
Không may thay, cái ý nghĩ về Starbucks kéo theo hình ảnh một ẩm khách trẻ thành đạt của Starbucks, và ngay lập tức nó làm anh nhớ tới Kyle, tâm trí anh chợt nhói lên. Đó là phản ứng dễ hiểu của anh. Anh hoài nghi nó phát sinh từ mơ ước viển vông của anh về một đứa con trai biết suy nghĩ rằng một thám tử tài trí là một người đáng nể trọng, mơ ước về một đứa con trai mong mỏi sự bảo ban của anh hơn Kyle. Kyle – bất trị và bất khả xâm phạm trong chiếc Porsche đắt tiền đến phi lý mua bằng đồng lương ở phố Wall cao ngất đến phi lý ở cái tuổi 24 trẻ trung đến phi lý. Dẫu sao, anh vẫn nợ anh chàng ấy một cuộc điện thoại, dù những gì thằng nhóc ấy muốn nói chỉ là kể về chiếc đồng hồ Rolex mới nhất của nó hay chuyến trượt tuyết ở Aspen.
Gurney trả tiền cà phê rồi trở lại xe. Khi anh đang nghĩ về cuộc gọi sắp thực hiện thì điện thoại đổ chuông. Anh không thích những chuyện trùng hợp và nhẹ nhõm khi nhận ra người gọi không phải Kyle mà là Mark Mellery.
“Tôi vừa mới nhận thư ngày hôm nay. Tôi gọi cho anh ở nhà, nhưng anh
ra ngoài mất. Madeleine cho tôi số di động của anh. Hy vọng anh không phiền khi tôi gọi.”
“Có chuyện gì vậy?”
“Tấm séc của tôi bị gửi trả lại. Cái gã có hộp thư bưu điện ở Wycherly mà tôi gửi tấm séc 289,87 đô đến cho Arybdis ấy – anh ta gửi lại cho tôi kèm một bức thư ngắn nói không có ai có tên ấy ở đó, chắc tôi đề sai địa chỉ rồi. Nhưng tôi kiểm tra lại rồi. Đúng hộp thư đó mà. Davey? Anh còn đó không?”
“Tôi đây. Đang suy nghĩ xem phải hiểu câu chuyện như thế nào thôi mà.”
“Để tôi đọc cho anh nghe bức thư. Tôi thấy lá thư gửi kèm trong hộp thư của tôi. Chắc bị nhầm địa chỉ rồi. Ở đây không có ai tên X. Arybdis cả. Ở dưới ký tên ‘Gregory Dermott’. Phần đầu giấy viết thư có in ‘Hệ thống Bảo mật GD’, và có để một địa chỉ và số điện thoại ở Wycherly.”
Gurney định giải thích rằng giờ đây gần như chắc chắn X. Arybdis không phải là tên thật mà chỉ là một cách chơi chữ kỳ lạ theo tên một xoáy nước trong thần thoại, một xoáy nước xé nát nạn nhân thành nhiều mảnh, nhưng anh rốt cuộc thấy rằng vấn đề này gây bao nhiêu hoang mang thế đã đủ. Việc tiết lộ thêm tình tiết này có thể hoàn lại đến khi anh tới viện đã. Anh bảo Mellery sau một tiếng nữa sẽ đến.
Cái quái gì đang xảy ra thế này? Thật vô lý. Đòi hỏi một khoản tiền cụ thể, yêu cầu tấm séc được gửi đến một cái tên mơ hồ trong thần thoại, rồi sau đó khiến séc gửi sai địa chỉ để phải trả lại người gửi. Mục đích của tất cả mọi chuyện là gì? Tại sao lại có sự mào đầu phức tạp tưởng như vô ích như vậy, rồi còn những bài thơ độc địa sau đó nữa?
Những khía cạnh rối rắm của vụ việc càng lúc càng tăng và sự hứng thú của Gurney đối với nó cũng vậy.
10
Địa Điểm Hoàn Hảo
Peony là một thị trấn hết sức xa vời so với cái lịch sử mà nó cố gắng phản ánh. Kề cận thị trấn Woodstock[4], Peony vờ như có một quá khứ tương tự: cái quá khứ của nhạc rock, của áo quần sặc sỡ, của ma túy gây ảo giác – trong khi Woodstock thì ấp ủ vầng hào quang thế phẩm riêng của mình qua cái tên khiến người ta liên tưởng tới buổi nhạc hội mù mịt khói cần sa mà thật ra được tổ chức tại một nông trại ở thị trấn Bethel cách đó 80 ki-lô-mét. Hình ảnh của Peony là sản phẩm của thứ ảo ảnh tạo ra từ khói và gương, và trên nền móng huyễn tưởng này mọc lên những công trình thương mại không mấy lạ lẫm – những tiệm sách Thời Đại Mới[5], những hiệu bói bài, những cửa hiệu lớn của tín đồ Wicca và Druid, những cửa hiệu xăm hình, những không gian dành cho nghệ thuật trình diễn, những quán ăn chay – một trọng tâm thu hút những đứa con của hoa[6] – ngấp nghé trước ngưỡng lão suy, những fan cuồng đi theo nhóm The Grateful Dead đi trên những chiếc xe buýt Volkswagen cũ kỹ, và những người theo trường phái chiết trung cuồng nhiệt bọc trong nhiều thứ thời trang thượng vàng hạ cám.
Dĩ nhiên, lồng vào những yếu tố lạ lùng đến lòe loẹt này là vô vàn cơ hội cho du khách tiêu tiền: cửa hiệu, quán ăn mà tên và nội thất chỉ hơi phá cách một chút cùng những mặt hàng được chỉnh sửa phù hợp cho du khách hạng sang muốn tưởng tượng mình đang khám phá một xu hướng văn hóa nơi đây.
Mạng lưới đường sá lỏng lẻo tỏa ra từ khu thương mại của Peony là nơi dẫn đến tiền. Giá bất động sản đã tăng gấp đôi, gấp ba sau ngày 11/9, khi những cư dân New York dồi dào của cải và bệnh hoang tưởng cấp phi mã bị
hút hồn bởi cái viễn tưởng về một chốn nương náu nơi thôn quê. Nhà cửa trong vùng đồi núi bao quanh khu làng phát triển cả về kích thước lẫn số lượng, những chiếc SUV hiệu Hummer và Land Rover biến dạng từ những chiếc Blazer và Bronco, và những ai đến chốn thôn quê để nghỉ cuối tuần đều vận những bộ trang phục mà dân nông thôn vẫn mặc, theo lời của thương hiệu Ralph Laurels.
Thợ săn, lính cứu hỏa và giáo viên nhường đường cho luật sư, chủ ngân hàng đầu tư, và những người phụ nữ ở độ tuổi nào đó dùng số tiền dàn xếp ly hôn của mình vào các hoạt động văn hóa, chữa trị làn da, các chương trình mở rộng trí tuệ cùng các bậc thầy trong đủ các loại lĩnh vực. Thật sự thì Gurney ngờ ngợ rằng nguyên nhân thuyết phục Mark Mellery mở cơ sở kinh doanh ở đây chính là sự khao khát của dân địa phương trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống từ các bậc thầy.
Anh rẽ ra khỏi đường cao tốc tỉnh ngay trước khi đến trung tâm làng rồi rẽ vào đường Filchers Brook theo chỉ dẫn của Google. Con đường ngoằn ngoèo chạy lên dốc một sườn đồi rậm rạp cuối cùng cũng đưa anh đến một bờ tường bằng đá phiến bản địa cao gần một mét bên vệ đường. Bức tường cách đường lộ khoảng 3 mét, chạy song song dọc con đường một đoạn ít nhất phải đến gần nửa cây số. Giữa tường và đường rậm rạp những khóm cúc tây màu xanh dương nhạt. Nửa đường dọc theo bờ tường là hai lối đi chỉn chu cách nhau khoảng mười lăm mét, chỗ ra và chỗ vào của một đường vòng tròn dành cho ô tô. Gắn trên tường của lối đi đầu tiên là một tấm biển đồng nhỏ nhắn: VIỆN ĐỔI MỚI TÂM LINH MELLERY.
Càng vào sâu lối đi dành cho ô tô, tính thẩm mỹ của nơi này càng hiện lên rõ nét. Nhìn đâu Gurney cũng bị ấn tượng bởi sự hoàn mỹ tự nhiên sẵn có. Bên cạnh lối xe chạy đầy sỏi, hoa thu dường như tự do mọc tùy ý ở đây. Song anh chắc chắn hình ảnh đời thường này, chẳng khác gì hình tượng của Mellery, cũng nhận được sự chăm chút rất tỉ mỉ. Cũng như những nơi thường lai vãng của giới nhà giàu kín cổng cao tường, cái không khí chủ đạo tại nơi đây là không khí của sự gần gũi tỉ mỉ, như bản chất vốn có của nó,
không nụ hoa nào đang khô héo mà không được tỉa tót. Theo lối xe chạy, Gurney đến trước một trang viên lớn mang phong cách thời đại George, được chải chuốt nhã nhặn như vườn tược ở đây.
Đang đứng trước căn nhà và hứng thú quan sát anh là một người đàn ông cao ngạo có bộ râu quai nón màu gừng. Gurney kéo của xe xuống hỏi tìm khu vực đậu xe. Người đàn ông trả lời bằng giọng Anh trưởng giả, bảo anh nên chạy đến cuối đường.
Không may, con đường này lại dẫn Gurney ra ngoài, qua những lối đi khác trong bờ tường đá, trở lại đường Filchers Brook. Anh lái xe vòng lại, đi qua lối vào và men theo đường ô tô chạy một lần nữa đến trước căn nhà, nơi đây người Anh cao ráo ấy lại nhìn anh một cách hứng thú.
“Cuối đường này dẫn tôi đến đường lộ ở ngoài mà,” Gurney nói. “Tôi có bỏ lỡ thứ gì không ạ?”
“Tôi đúng là ngu bỏ mẹ!” người đàn ông hét to kèm một sự não nề cường điệu dường như mâu thuẫn với phong thái tự nhiên của ông ta. “Tôi cứ ngỡ mình biết mọi thứ, nhưng thực tế thì đa phần tôi đều sai cả!”
Gurney nghi ngờ trước mặt mình là một kẻ mất trí. Ngay lúc đó, anh cũng nhận ra bóng người thứ hai trong khung cảnh. Đang đứng đằng xa dưới bóng một cây đổ quyên khổng lồ và mải mê theo dõi hai người là một gã đàn ông chắc nịch da sẫm trông như đang chờ thử vai cho chương trình truyền hình Sopranos.
“A!” người Anh hét lên, tay hào hứng chỉ đằng xa dọc lối ô tô, “câu trả lời của anh kia rồi! Sarah sẽ dẫn dắt anh. Cô ấy là người anh cần đấy!” Nói bằng một giọng kịch cao độ, ông ta xoay người sải bước, theo sau là gã găng tơ như trong truyện tranh.
Gurney lái tiếp đến chỗ người phụ nữ đứng cạnh lối ô tô, vẻ ngậm ngùi thương cảm hiện rõ trên khuôn mặt béo múp của bà. Giọng bà toát lên vẻ thấu cảm.
“Ôi trời ạ, trời ạ, chúng tôi bắt anh phải lái xe vòng vòng như thế. Chào
đón anh như vậy thật không phải.” Âu lo trong mắt bà đang ở mức báo động. “Anh để xe lại cho tôi đi. Anh đi thẳng vào nhà được rồi.” “Không cần đâu. Bà vui lòng chỉ tôi chỗ đậu xe là được rồi.” “Nhất định rồi! Theo tôi nào. Tôi phải bảo đảm lần này anh không lạc nữa.” Giọng bà làm cho nhiệm vụ này nghe có vẻ nhọc nhằn hơn người ta tưởng.
Bà vẫy tay ra hiệu cho Gurney đi theo. Đó là một cái vẫy tay rộng mở, như thể bà đang điều khiển một đoàn khách bộ hành. Trong tay kia vốn đang đặt bên hông, bà còn cầm theo một chiếc ô đã khép. Nhịp chân cố ý của bà truyền tải được một mối lo, rằng không khéo Gurney có thể mất dấu bà. Đến một khoảng hở trong khu vực bụi cây, bà bước sang một bên, tay chỉ Gurney đi vào một nhánh nhỏ tách ra từ lối ô tô băng qua bụi cây. Khi anh chạy xe ngang hàng bà, bà dúi chiếc ô về phía cửa xe đang mở.
“Cầm lấy này!” bà hét lớn.
Anh dừng xe, lúng túng.
“Anh biết người ta nói gì về thời tiết trên núi rồi đấy,” bà giải thích. “Tôi chắc chắn sẽ không sao đâu.” Anh tiếp tục chạy ngang qua bà vào khu vực đậu xe, một nơi trông như có thể chứa gấp đôi lượng xe đang trong bãi. Gurney đếm thấy có 16 xe. Không gian gọn gàng hình chữ nhật rúc trong những khóm hoa và bụi cây mọc khắp nơi. Một cây ngô đồng cao quý ở đằng xa tách khu vực để xe ra khỏi một kho thóc đỏ cao ba tầng, màu của nó sống động trong ánh nắng hắt nghiêng.
Anh chọn một chỗ trống giữa hai chiếc SUV khổng lồ. Trong khi đậu xe, anh bỗng nhận ra có người phụ nữ từ đằng sau một luống thược dược thấp lè tè đang theo dõi anh đậu xe. Khi ra khỏi xe, anh mỉm cười lịch sự với cô ta – một phụ nữ như bông hoa tím thanh tú, có những đường nét tinh tế, nhỏ nhắn trên khuôn mặt, toát ra vẻ cổ điển. Nếu là diễn viên điện ảnh, Gurney nghĩ cô sẽ rất hợp với vai Emily Dickinson trong phim Hoa khôi Amherst.
"""