"
Hãy Đi Đặt Người Canh Gác - Harper Lee full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Đi Đặt Người Canh Gác - Harper Lee full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
epub©vctvegroup 08-12-2017
“Mͱt tác phẩm mͳi, mͱt khoái cảm cho ngư͵i đͥc, mͱt cuͱc thiên khải, mͱt sΉ kiện văn hͥc thΉc sΉ”
• THE GUARDIAN
“Tiểu thuyết th hai cͿa Harper Lee còn rͥi sáng nh·ng vấn đề cͿa thế giͳi chúng ta hơn nhiều cuốn trưͳc.”
• TIME
“Như Faulkner thư͵ng nói, nh·ng câu chuyện hay duy nhất là nh·ng câu chuyện kể về trái tim con ngư͵i mâu thuẫn vͳi chính nó. Và đấy chính là l͵i miêu tả đích đáng cho Hãy đi đặt ngư͵i canh gác.”
• DAILY BEAST
“Mͱt trong nh·ng điểm chính mà mͥi nhà phê bình đều đͫng thuận, đó là cả ngư͵i viết và ngư͵i đͥc đều có rất nhiều điều để hͥc t cuốn sách này.”
• YULTURE
Hiếm có tác giả nào như Harper Lee sống kín đáo và gần suốt cuộc đời chỉ xuất bản duy nhất một tác phẩm, nhưng đã đứng vào hàng tác phẩm được yêu mến nhất. Với Giết Con Chim Nhại, Harper Lee không chỉ có được giải Pulitzer và Huy chương tΉ do mà còn danh tiếng và lòng ngưỡng mộ của bạn đọc toàn cầu.
Năm 2015, người đọc vui mừng được biết tới sӵ tồn tại của bản thảo Hãy Đi Đặt Ngư͵i Canh Gác, tiền thân của Giết Con Chim Nhại. Đây không chỉ là dịp cho chúng ta lần nӳa thưởng thức văn phong sắc sảo ý nhị đặc trưng và mãnh lӵc đạo đức của bà, mà còn là cơ hội hiếm có để hiểu về sӵ hình thành tác phẩm và công việc nhà văn.
“Nước mӻ nhӳng năm 1950, làn sóng đòi quyền bình đẳng cho người da đen đang dâng trào cả nước. Trong vài tiểu bang miền Nam, người da trắng tập hợp để bảo vệ cái mà họ coi là bản sắc bị tước đoạt của mình… Trở về thăm nhà như lệ thường, Jean Louise Finch không ngờ mình sắp bước chân vào giӳa cuộc chiến tư tưởng của thập kӹ. Cô sẽ ngỡ ngàng thấy người cha Atticus, vị anh hùng vì lẽ công bình của cô thuở bé, dường như đã đổi màu niềm tin; người thân, bạn bè lâu năm bỗng dưng trở nên xa lạ; thị trấn Maycomb quê hương và chính cô không còn nhận ra nhau. Công lý ở đâu, đúng sai là gì? Khi thành trì lương tâm tuổi thơ cô đã vụn vỡ từng viên đá một, Jean Louise bắt đầu đi tìm một sӵ thật của riêng mình.”
Câu chuyện cổ tích trong Giết Con Chim Nhại đã nhuốm một màu sắc khác khi nhân vật đột ngột thức tỉnh trong “thế giới nơi ta là người lớn.” Trưởng thành hơn, day dứt hơn, tuy vẫn với chất uy mua[1] hồn hậu ấy, Hãy Đi Đặt Ngư͵i Canh Gác càng thêm sắc bén với nhӳng người đọc thế kӹ 21, khi đang khẩn thiết đặt ra hơn bao
giờ hết câu hỏi về khác biệt và khoan dung giӳa người với người. Nhã Nam
T
01
ừ khi rời Atlanta, cô đã nhìn ra cӱa sổ toa hàng ăn với cảm giác hài lòng gần như mang tính thể xác. Bên tách cà phê của bӳa điểm tâm, cô dõi theo nhӳng ngọn đồi cuối cùng của bang Georgia chạy lùi xa, rồi bề mặt đất đỏ xuất hiện, cùng với nó là nhӳng ngôi nhà lợp tôn nằm giӳa nhӳng khoảng sân quét sạch[2], và trong sân là nhӳng bụi hoa vân anh không thể thiếu, bao quanh là nhӳng vỏ xe hơi quét vôi trắng. Cô cười toe khi thấy cây ăng ten truyền hình đầu tiên trên nóc một ngôi nhà không quét vôi của người da đen; và khi chúng đông dần lên, niềm vui của cô tăng bội.
Jean Louise Finch luôn về quê bằng máy bay, nhưng cô quyết định ngồi xe lӱa từ New York về ga Maycomb trong chuyến về thăm nhà thường niên lần thứ năm này. Vì, thứ nhất, cô bị một phen sợ mất vía trong chuyến bay về nhà lần trước: tay phi công quyết định bay xuyên qua một vòi rồng. Thứ nӳa, về bằng máy bay có nghĩa là bố cô phải dậy lúc ba giờ sáng, lái xe vượt cả trăm dặm để đón cô ở Mobile, rồi sau đó còn làm việc cả ngày: giờ ông đã bảy mươi hai và vụ này không công bằng chút nào.
Cô hài lòng vì mình đã quyết định đi xe lӱa. Xe lӱa đã thay đổi nhiều so với thời cô còn bé, và trải nghiệm mới mẻ này làm cô thích thú: một vị thần mập mạp dưới dạng người khuân vác xuất hiện ngay khi cô nhấn nút trên vách toa; theo lệnh cô, một chậu rӱa bằng thép không gỉ bật ra từ một tấm vách khác, và có cả một bồn cầu mà người ta có thể gác chân lên đó. Cô quyết không để mình bị hoảng vì đủ loại thông điệp được in đầy trong khoang của cô - một buồng nhỏ, họ gọi vậy - nhưng khi đi ngủ đêm hôm trước, chẳng hiểu thế nào mà cái giường bật lên đè dính cô vào vách vì cô không làm theo chỉ dẫn KÉO CẦN GẠT NÀY XUỐNG QUA GIÁ Đ, một tình cảnh
được nhân viên khuân vác cứu vãn trong sӵ ngượng nghịu của cô, vì cô có thói quen chỉ mặc mỗi cái áo pyjama khi ngủ. May thay, ông ta đang tình cờ đi kiểm tra hành lang đúng lúc cái bẫy bật lên úp chặt cô trong đó. “Tôi sẽ giúp cô ra, cô à,” ông ta nói vọng vào khi nghe cô đấm thình thịch từ bên trong.
“Không, xin đừng,” cô nói. “Chỉ cần cho tôi biết làm cách nào để ra thôi.”
“Tôi có thể quay lưng lại phía cô mà vẫn mở được mà,” ông ta nói, và làm đúng như thế.
Khi cô thức dậy sáng hôm đó, con tàu đang kêu xình xịch và đổi tuyến trong khu vӵc nhà ga Atlanta, nhưng tuân theo một chỉ dẫn khác trong khoang, cô nằm lại trên giường cho đến khi tàu chạy vụt qua thành phố College Park. Khi mặc quần áo, cô dùng trang phục Maycomb: quần xám, áo cánh đen sát nách, vớ trắng, và giày lười. Tuy còn cách tới bốn giờ ngồi xe nӳa, cô đã nghe được tiếng khịt mũi tỏ vẻ không tán thành của bà bác.
Khi cô bắt đầu nhấp tách cà phê thứ tư, đoàn tàu của hãng Crescent Limited hú còi inh ỏi như một con ngỗng khổng lồ gọi bạn cùng bầy lên phía Bắc rồi rầm rập vượt sông Chattahoochee để vào địa giới bang Alabama.
Sông Chattahoochee rộng, phẳng, đầy bùn. Hôm nay nước xuống thấp; một dải cát vàng bồi lắng đã thu hẹp dòng sông thành một dòng rạch nhỏ. Có thể vào mùa đông nó sẽ reo vu vu, cô nghĩ: mình không nhớ được một câu nào trong bài thơ đó[3]. Thổi tiếng sáo xuống nhӳng thung lũng hoang vu chăng? Không. Ông ấy viết gởi cho một thú nước, hay là một thác nước?[4]
Cô kiên quyết kềm nén một cơn khoái chí ồn ào khi nghĩ rằng Sidney Lanier hẳn cũng ít nhiều giống người họ hàng mất từ lâu của cô, Joshua Singleton St. Clair, người có nhӳng khu bảo tồn văn học riêng trải dài từ Black Belt[5]tới thị trấn Bayou La Batre. Bà bác của Jean Louise thường nêu Joshua ra với cô như một tấm gương trong gia đình không dễ bị thờ ơ gạt bỏ: ông là một nhân vật xuất chúng,
ông là một thi sĩ, cuộc đời ông bị cắt ngang ở thời kỳ rӵc rỡ nhất, và Jean Louise nên nhớ rằng ông là một niềm tӵ hào của gia đình. Nhӳng bức ảnh chụp ông có ảnh hưởng tốt cho bộ mặt của gia đình - Joshua trông giống một thi sĩ Algernon Swinburne luộm thuộm.
Jean Louise mỉm cười một mình khi nhớ lại bố cô đã kể cho cô nghe phần còn lại của câu chuyện. Cuộc đời người bà con Joshua bị cắt ngang, đúng vậy, không phải bởi bàn tay của Chúa mà bởi nhӳng nguyên lão nghị viên chào đón Caesar[6].
Khi ở Đại học Alabama, Joshua học chăm quá và suy nghĩ nhiều quá; thӵc tình, ông học đến nỗi nghĩ mình bước thẳng ra từ thế kӹ mười chín. Ông diện áo choàng Inverness và đi đôi ủng cao tới gối do ông nhờ một thợ rèn đóng theo thiết kế của ông. Joshua bị các giới chức ngăn trở khi ông bắn vào ông hiệu trưởng của trường đại học, người mà theo quan điểm của ông chẳng hơn gì một chuyên gia xӱ lý nước cống. Điều này hiển nhiên là đúng, nhưng không thể làm căn cứ cho việc tấn công bằng một vũ khí chết người. Sau biết bao tiền bạc chạy vòng chỗ này chỗ nọ, Joshua được chuyển tới bên kia thành phố và đưa vào cơ sở dành cho người mất khả năng chịu trách nhiệm hành vi dân sӵ của bang, nơi ông sống đến hết đời. Họ bảo xét ở mọi mặt ông đều biết phải trái, cho đến khi có ai đó nhắc đến tên ông hiệu trưởng, lúc đó mặt ông rúm ró lại, ông thường chuyển sang tư thế con sếu và giӳ nguyên như thế đến tám tiếng hoặc lâu hơn, và không có điều gì hoặc bất cứ ai có thể khiến ông hạ chân kia xuống cho đến khi quên đi ông ta. Vào nhӳng ngày sáng sủa Joshua đọc sách bằng tiếng Hy Lạp, và ông để lại một tập thơ mỏng được in không bán tại một nhà in ở Tuscaloosa. Thơ ấy đi trước thời đại đến độ chưa ai giải mã được, nhưng bà bác của Jean Louise trưng bày nó một cách tӵ nhiên và nổi bật trên một cái bàn phòng khách.
Jean Louise bật cười lớn, rồi nhìn quanh xem có ai nghe thấy không. Bố cô rất giỏi phá hoại nhӳng bài giảng của bà chị về tính ưu việt bẩm sinh của bất kỳ ai trong họ Finch: ông luôn kể cho con gái
phần còn lại của câu chuyện, lặng lẽ và trịnh trọng, nhưng đôi khi Jean Louise nghĩ cô nhận ra một ánh báng bổ không lẫn vào đâu được trong đôi mắt Atticus Finch, hay đó chỉ là ánh sáng chiếu vào mắt kính của ông? Cô chẳng đời nào biết được.
Vùng nông thôn và đoàn tàu đã chuyển sang bề mặt nhấp nhô, và cô chẳng nhìn thấy gì ngoài đồng cỏ chăn nuôi và nhӳng con bò đen suốt từ cӱa sổ toa tàu đến chân trời. Cô ngạc nhiên tӵ hỏi vì sao cô chưa bao giờ nghĩ quê hương mình là đẹp.
Nhà ga Montgomery nép vào một khúc sông Alabama uốn lượn gắt, và khi cô bước khỏi tàu để duỗi chân tay, cuộc trở về gần gũi với vẻ buồn tẻ, nhӳng bóng đèn, và nhӳng mùi kỳ lạ của nó dâng lên đón cô. Có điều gì thiêu thiếu, cô nghĩ. Nhӳng hộp giải nhiệt cho trục bánh xe, chính thế. Một nhân viên đi dọc đoàn tàu với một cây xà beng. Có tiếng lẻng kẻng rồi tới tiếng xì-xì-xì, khói trắng bốc lên khiến người ta nhӳng tưởng mình đang ở trong đĩa hâm thức ăn. Nhӳng món đó bây giờ giải nhiệt bằng dầu rồi.[7]
Nỗi sợ hãi ngày xưa bỗng dưng gặm nhấm cô. Cô đã không tới nhà ga này hai mươi năm rồi, nhưng khi còn bé trên đường lên thủ đô với Atticus, cô đã kinh hãi e rằng đoàn tàu lắc lư sẽ lao xuống bờ sông và nhấn chìm mọi người. Nhưng khi lại lên tàu để về nhà, cô đã quên mất.
Đoàn tàu lịch kịch chạy qua nhӳng rừng thông và hú còi chế nhạo một đầu máy kiểu cũ đáng đưa vào viện bảo tàng có ống khói hình phễu được sơn màu vui mắt nằm trên tuyến đường nhánh tại một khoảng rừng trống. Nó mang bảng hiệu một công ty khai thác gỗ, và con tàu Crescent Limited có thể nuốt chӱng nó mà vẫn còn rộng chỗ. Greenville, Evergreen, ga Maycomb.
Cô đã bảo nhân viên soát vé đừng quên cho cô xuống đúng ga, và vì nhân viên ấy là một ông đã cao tuổi, cô dӵ đoán trò đùa của ông: ông sẽ chạy như giông gió tới ga Maycomb và dừng tàu sau khi vượt khỏi cái ga xép chừng một phần tư dặm, rồi khi chào tạm biệt ông ta sẽ nói xin lỗi, suýt quên mất. Xe lӱa giờ đã thay đổi; nhưng
nhân viên tàu lӱa thì không. Vui đùa với các thiếu nӳ ở nhӳng ga lẻ chỉ dừng lại theo yêu cầu là một dấu hiệu của nghề này, và Atticus, người có khả năng tiên đoán hành vi của mọi nhân viên tàu lӱa từ New Orleans tới Cincinnati, sẽ theo đó đứng đợi chỉ cách chỗ cô xuống tàu không quá sáu bước.
Quê nhà là hạt Maycomb, với một đường biên giới đã được điều chỉnh dài khoảng bảy mươi dặm và rộng ba mươi dặm ở chỗ nở lớn nhất, một vùng hoang vu lác đác nhӳng khu dân cư nhỏ xíu mà lớn nhất trong đó là Maycomb, trung tâm của hạt. Trong lịch sӱ của nó, cho đến tương đối gần đây, hạt Maycomb vẫn tách biệt với phần còn lại của đất nước đến độ nhiều công dân của nó, không biết đến nhӳng xu hướng chính trị của miền Nam trong chín mươi năm qua, vẫn bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa. Không chuyến tàu nào đến đó - ga Maycomb, một danh hiệu chỉ có tính ưu ái, nằm trong hạt Abbott, cách đó hai mươi dặm. Dịch vụ xe buýt thì thất thường và có vẻ chẳng đi đến đâu, nhưng Chính phủ Liên bang đã mở một hai xa lộ gì đó qua đầm lầy, qua đó đem lại cho cư dân một cơ hội có lối thoát miễn phí. Nhưng hiếm người tận dụng mấy đường sá này, và việc gì phải thế chứ? Nếu không có nhu cầu gì nhiều thì ở đây vẫn luôn dư dả.
Hạt và thị trấn này được đặt tên theo một đại tá Mason Maycomb, một con người bởi lòng tӵ tin không đúng chỗ và thói bướng bỉnh ngạo mạn đã gây rối trí và nhầm lẫn cho nhӳng đồng đội của ông ta trong nhӳng cuộc chiến với dân da đỏ Creek. Lãnh thổ nơi ông ta hoạt động hơi có đồi núi ở phía Bắc và bằng phẳng ở phía Nam, ở rìa vùng đồng bằng duyên hải. Đại tá Maycomb, do tin rằng dân da đỏ ghét đánh nhau ở đồng bằng, đã lùng sục mọi vùng phía Bắc lãnh thổ này để tìm họ. Khi ông tướng cấp trên biết được rằng Maycomb đang lang thang trên nhӳng ngọn đồi trong khi dân Creek ẩn náu trong mọi đám cây thông ở phía Nam, ông ta phái một giao liên người da đỏ tới gặp Maycomb mang theo thông điệp: “Về phía Nam đi, đͫ qu tha ma bắt nhà ông.” Maycomb lại tin đây là một âm
mưu của dân Creek để bẫy ông (bộ không có một thằng quӹ mắt xanh, tóc đỏ chỉ huy chúng sao?), ông ta cho tống giam anh da đỏ giao liên, và tiến xa hơn nӳa lên phía Bắc cho đến khi lӵc lượng của ông ta bị lạc đường vô vọng trong vùng rừng nguyên sinh, ngồi đợi ở đó cho tới hết cuộc chiến trong nỗi hoang mang tột độ.
Sau khi nhiều năm tháng đã trôi qua đủ để đại tá Maycomb tin rằng thông điệp nọ suy cho cùng có lẽ là sӵ thật, Ông bắt đầu hăng hái kéo quân về phía Nam, và trên đường đi quân của ông ta gặp dân định cư đang di chuyển vào sâu trong lục địa, họ cho biết nhӳng cuộc chiến với dân da đỏ đã sắp kết thúc. Binh lính và dân định cư đã gần gũi nhau đủ để trở thành tổ tiên của Jean Louise Finch, và đại tá Maycomb tiếp tục đi tới chỗ ngày nay là thành phố Mobile để bảo đảm rằng nhӳng chiến tích của ông ta được ghi nhận đầy đủ. Lịch sӱ thành văn còn lưu lại không trùng khớp với sӵ thật, nhưng còn đó nhӳng dӳ kiện, vì chúng được truyền miệng qua bao năm tháng, và mọi người dân Maycomb đều biết.
“… lấy hành lý, thưa cô,” nhân viên khuân vác nói. Jean Louise theo ông ta từ toa hàng ăn về khoang của mình. Cô lấy ra hai đô la trong cuộn tiền: một cho công phục vụ thường lệ, một cho việc giải thoát cô tối qua. Đoàn tàu, dĩ nhiên, chạy như giông gió qua khỏi ga và dừng lại cách đó chừng bốn trăm mét. Ông nhân viên soát vé xuất hiện, nhe răng cười, và nói ông xin lỗi, suýt quên mất. Jean Louise nhe răng cười đáp lại và bồn chồn chờ ông khuân vác đặt cái bục lên xuống màu vàng vào chỗ. Ông ta đưa tay đỡ cô bước xuống và cô đưa ông ta hai tờ giấy bạc.
Bố cô không đón cô.
Cô nhìn dọc đường rầy về phía nhà ga, thấy một người đàn ông cao đứng trên thềm nhà ga nhỏ xíu. Anh ta nhảy xuống và chạy đến đón cô.
Anh nồng nhiệt ôm choàng lấy cô, đẩy cô ra xa, hôn mạnh vào môi cô, rồi hôn cô một cách dịu dàng.
“Ở đây không tiện, Hank,” cô thì thầm, rất vui trong lòng.
“Suӷt, em bé,” anh nói, giӳ yên khuôn mặt cô. “Anh sẽ hôn em ngay bậc thềm tòa án nếu anh muốn.”
Người sở hӳu quyền hôn cô trên bậc thềm tòa án là Henry Clinton, người bạn lâu năm của cô, chiến hӳu của anh cô, và - nếu anh cứ hôn cô như thế này - sẽ là chồng cô. Hãy yêu ngư͵i bạn muốn nhưng hãy cưͳi ngư͵i cùng loại vͳi bạn đã là một châm ngôn gần như thành bản năng trong cô. Henry Clinton cùng loại với Jean Louise, và bây giờ cô không thấy châm ngôn ấy khắc nghiệt lắm.
Họ khoác tay nhau đi dọc đường rầy để nhận lại hành lý của cô. “Bố Atticus thế nào?” cô hỏi.
“Bàn tay với vai ông ấy hôm nay đau mấy cơn luôn.” “Bố em đâu lái xe được lúc như vậy, phải không?”
Henry khép nӱa chừng nhӳng ngón tay phải và nói, “Ông ấy không nắm lại được quá mức này. Bác Alexandra phải cột dây giày và cài cúc sơ mi cho ông khi tay ông bị như vậy. Ông ấy cầm dao cạo còn không nổi nӳa.”
Jean Louise lắc đầu. Cô đã quá tuổi để muốn nổi đóa về sӵ bất công trong chuyện này nhưng cũng quá trẻ để có thể chấp nhận chứng bệnh tê bại của ông mà không phản ứng lại theo kiểu nào đó. “Người ta không làm gì được sao?”
“Em biết là không mà,” Henry nói. “Ông ấy uống bốn năm gram aspirin mỗi ngày, vậy thôi.”
Anh nhấc cái vali nặng trịch của cô lên, và họ đi trở lại phía xe. Cô tӵ hỏi mình sẽ cư xӱ ra sao khi đến lượt cô bị đau hết ngày này sang ngày khác. Khó mà giống Atticus được: nếu hỏi ông thấy trong người ra sao ông sẽ nói cho ta hay, nhưng ông không bao giờ than thở; tâm tính của ông vẫn như cũ, nên để biết sức khỏe của ông thế nào, phải hỏi thẳng ông.
Cách duy nhất Henry biết được chuyện đó là nhờ ngẫu nhiên. Ngày nọ khi họ ở hầm tàng thư của pháp đình lục tìm một hồ sơ nhà đất, Atticus đang lôi ra một cuốn sổ thế chấp nặng trịch thì mặt ông
bỗng trắng bệch và đánh rơi nó xuống. “Chuyện gì vậy?” Henry hỏi. “Viêm thấp khớp. Nhặt lên giùm bác được không?” Atticus nói. Henry hỏi ông bị bao lâu rồi; Atticus bảo sáu tháng. Jean Louise biết chuyện này không? Không. Vậy chắc ông nên nói cho cô ấy biết. “Nếu cháu cho nó biết, nó sẽ về đây lo chăm sóc bác. Thuốc chӳa duy nhất cho bệnh này là đừng để nó hạ gục cháu.” Đề tài đó được khép lại.
“Muốn lái không?” Henry hỏi.
“Đừng ngốc thế,” cô nói. Tuy là một tài xế đáng nể, cô lại ghét phải vận hành thứ cơ khí nào phức tạp hơn một cây kim băng: nhӳng cái ghế xếp để hóng mát ở bãi cỏ là một nguồn bӵc bội sâu sắc với cô; cô chưa bao giờ học được cách chạy xe đạp hay đánh máy chӳ; cô câu cá bằng cần. Môn thể thao ưa thích của cô là đánh golf vì nhӳng nguyên tắc cốt yếu của nó chỉ gồm một cây gậy, một trái bóng nhỏ, và một trạng thái tinh thần.
Với vẻ ghen tị ra mặt, cô nhìn kiểu ung dung làm chủ chiếc xe của Henry. Xe cộ là đầy tớ của anh ấy, cô nghĩ. “Có bộ phận trợ lӵc lái hả? Hộp số tӵ động luôn?” cô nói.
“Chắc chắn rồi,” anh nói.
“Thế, nhỡ mọi thứ bị tắt ngúm và anh không còn số để sang nӳa. Lúc đó rắc rối lớn, phải không?”
“Nhưng mọi thứ sẽ không bị tắt ngúm.”
“Sao anh biết?”
“Vậy mới gọi là niềm tin chứ. Xích lại đây nào.”
Niềm tin vào General Motors. Cô ngả đầu vào vai anh. “Hank,” cô nói tiếp. “Thế thӵc ra là có chuyện gì?”
Đây là một trò nói đùa quen thuộc của họ với nhau. Một vết sẹo hồng chạy từ chỗ dưới con mắt bên phải của anh, đâm vào cạnh mũi, và chạy xéo qua môi trên. Bên trong cái môi ấy là sáu cái răng cӱa giả mà ngay cả Jean Louise cũng không thuyết phục anh vạch ra cho xem được. Từ cuộc chiến anh trở về với hàm răng như thế.
Một người Đức, chủ yếu muốn bày tỏ sӵ giận dӳ lúc kết thúc cuộc chiến hơn là vì bất cứ lý do gì khác, đã dộng báng súng trường vào mặt anh. Jean Louise quyết định xem đây là một câu chuyện khả dĩ: với nào là các loại súng bắn quá chân trời, rồi máy bay B-17, bom V, và các thứ tương tӵ, có lẽ Henry chưa từng bước vào tầm phun nước bọt của quân Đức.
“Được rồi, cưng,” anh nói. “Bọn anh xuống một hầm rượu ở Berlin. Đứa nào cũng đã quá chén và bắt đầu xảy ra đánh lộn - em thích nghe nhӳng chuyện tin được, phải không? Bây giờ em sẽ lấy anh chứ?”
“Chưa đâu.”
“Tại sao?”
“Em muốn được giống bác sĩ Schweitzer và chơi tới năm ba mươi.”[8]
“Ông ấy chơi hẳn rồi,” Henry nói yếu xìu.
Jean Louise nhúc nhích dưới cánh tay anh. “Anh hiểu ý em mà,” cô nói.
“Ừ.”
Không có chàng trai nào, dân Maycomb thường nói, đáng quý hơn Henry Clinton. Jean Louise đồng ý. Henry xuất thân từ miệt phía Nam của hạt. Cha anh rời bỏ mẹ anh ngay sau khi anh ra đời, và bà đã làm ngày làm đêm trong cái cӱa hàng nhỏ xíu ở ngã tư để cho anh theo học các trường công ở Maycomb. Henry, từ năm mười hai tuổi, ở trọ đối diện nhà Finch, và tӵ hoàn cảnh này đã đặt anh ở tầm cao hơn: anh là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn thoát khỏi uy quyền của nhӳng cha mẹ, đầu bếp và người trông coi sân vườn. Anh còn lớn hơn cô bốn tuổi nӳa, hồi đó điều này rất đáng kể. Anh chọc ghẹo cô; cô ngưỡng mộ anh. Lúc anh mười bốn tuổi mẹ anh mất, hầu như chẳng để lại gì cho anh. Atticus Finch coi sóc số tiền ít ỏi có được từ việc bán cӱa tiệm - nhӳng chi phí đám tang cho bà mẹ nuốt gần hết số đó - ông lặng lẽ bổ sung vào đó bằng tiền riêng
của mình, và kiếm cho Henry một chân bán hàng trong cӱa hàng Jitney Jungle sau giờ học. Henry tốt nghiệp và nhập ngũ, hết chiến tranh anh vào đại học theo ngành luật.
Cũng vào quãng thời gian đó, anh trai của Jean Louise chết bất ngờ, và sau khi cơn ác mộng ấy qua đi, Atticus, vốn luôn nghĩ sẽ để lại văn phòng luật cho con trai, nhìn quanh tìm một chàng trai khác. Thật tӵ nhiên khi ông chọn Henry, và dần dà Henry trở thành phụ tá của Atticus, đôi mắt và đôi tay của ông. Henry vẫn luôn kính trọng Atticus Finch; rồi điều đó hòa với tình cảm trìu mến và Henry xem ông như một người cha.
Anh không xem Jean Louise như em gái. Trong nhӳng năm anh xa nhà đi chinh chiến và học đại học, cô đã thay đổi từ một tạo vật mặc quần yếm, bướng bỉnh, vác súng hơi thành một hình ảnh hợp lý của một con người. Anh bắt đầu hẹn đi chơi với cô vào đợt về thăm nhà kéo dài hai tuần hằng năm của cô, và tuy cô vẫn đi đứng như một cậu trai mười ba tuổi và cӵ tuyệt hầu hết mọi thứ trang điểm nӳ giới, anh vẫn nhận thấy có nét gì rất nӳ tính ở cô đến độ anh đem lòng yêu cô. Cô dễ nhìn và dễ gần trong phần lớn thời gian, nhưng cô không phải người dễ chịu theo bất cứ nghĩa nào của từ này. Cô bị một tình trạng chộn rộn tinh thần mà anh không thể hiểu ra, nhưng anh biết cô là người dành cho anh. Anh sẽ bảo vệ cô; anh sẽ cưới cô.
“Chán New York chưa?” anh hỏi.
“Chưa.”
“Cho anh được làm gì tùy ý trong hai tuần này và anh sẽ khiến em chán nó ngay.”
“Đấy là một đề nghị thiếu đứng đắn hả?”
“Phải.”
“Vậy quӹ bắt anh đi.”
Henry dừng xe lại. Anh vặn tắt nút khởi động, quay đầu lại, và nhìn cô. Cô biết lúc nào anh chuyển sang nghiêm túc về chuyện gì
đó: mái tóc húi cua của anh dӵng đứng như một cái bàn chải giận dӳ, khuôn mặt của anh ӱng đỏ, vết sẹo sẫm màu hơn. “Em yêu, em có muốn anh trình bày giống kiểu của một quý ông không? Thưa cô Jean Louise, hiện tôi đã đạt một vị thế kinh tế đủ để nuôi hai người. Tôi, giống như Israel ngày xưa, đã lao động bảy năm trong các vườn nho trường đại học và đồng cỏ văn phòng luật của cha cô để…”
“Em sẽ bảo bố Atticus đòi thêm bảy năm nӳa.”[9]
“Thật đáng ghét.”
“Với lại,” cô nói, “đó là Jacob kìa. Không, họ là một. Cứ sau ba câu là họ lại đổi tên. Bà bác của em ra sao rồi?”
“Em biết thừa bác ấy vẫn khỏe cả ba mươi năm nay mà. Đừng đổi đề tài.”
Đôi lông mày của Jean Louise khẽ nhướng. “Henry,” cô nói nghiêm trang, “em sẽ yêu đương với anh nhưng em sẽ không lấy anh.”
Chuyện đó cӵc đúng.
“Đừng có mãi là đứa nhỏ trái tính như vậy, Jean Louise!” Henry lắp bắp, và quên bẵng nhӳng kết cấu mới nhất của General Motors, chộp lấy cần số và đạp vào bàn đạp côn. Chúng không nghe lệnh anh, anh vặn mạnh chìa khóa khởi động, nhấn vài cái nút nӳa, và chiếc xe to tướng lướt chậm rãi và êm ái theo xa lộ.
“Tăng tốc chậm, phải không?” cô nói. “Không hợp với kiểu chạy xe trong thành phố.”
Henry nhìn cô gay gắt. “Ý em muốn nói gì?”
Một phút nӳa thôi chuyện này sẽ thành cãi cọ. Anh đang nghiêm túc. Cô nên làm anh bӵc bội, vậy anh sẽ im lặng, để cô có thể suy nghĩ về chuyện đó.
“Anh kiếm đâu ra cái cà vạt kinh khủng đó vậy?” cô nói. Được rồi.
Cô gần như yêu anh. Không, không thể như thế được, cô nghĩ:
hoặc yêu hoặc không. Tình yêu là thứ duy nhất trên đời này không thể lập lờ nước đôi. Có nhiều loại tình yêu, chắc chắn rồi, nhưng dù là loại nào thì đây cũng là việc hoặc có, hoặc không.
Cô là mẫu người, khi đối diện với một lối thoát dễ dàng, luôn chọn lối khó khăn. Lối thoát dễ dàng ra khỏi chuyện này là cưới Hank và để anh làm việc nuôi cô. Sau vài năm, khi con cái cao tới cỡ thắt lưng, có thể sẽ xuất hiện người đàn ông mà lẽ ra cô phải kết hôn từ đầu. Rồi lại có nhӳng lần tӵ vấn, kích động và bӵc bội, nhӳng lần nhìn nhau thiết tha trên nhӳng bậc thềm nhà bưu điện, và cảnh khổ sở cho tất cả mọi người. Trò quát tháo và hy sinh cao cả qua đi, chỉ còn lại chăng là một chuyện tình vớ vẩn tiều tụy khác theo kiểu Câu lạc bộ ngoại ô Birmingham, và một địa ngục riêng tư tӵ xây với nhӳng thiết bị điện mới nhất của hãng Westinghouse. Hank không đáng phải chịu chuyện đó.
Không. Trước mắt cô muốn tiếp tục đi theo con đường sỏi đá của kiếp phụ nӳ độc thân. Cô bắt tay phục hồi hòa khí trong danh dӵ: “Anh yêu, em xin lỗi, thật sӵ xin lỗi,” cô nói, và cô thật lòng như thế.
“Đâu có gì đâu,” Henry nói, và vỗ đầu gối cô. “Chỉ có điều đôi lúc anh muốn giết em đấy.”
“Em biết mình đáng ghét.”
Henry nhìn cô. “Em là người kỳ lạ, cưng ạ. Em không thể che giấu.”
Cô nhìn anh. “Anh đang nói chuyện gì đó?”
“Ồ, thông thường là, phần lớn phụ nӳ, trước khi tóm được đám đàn ông, vẫn bày ra khuôn mặt tươi cười, tán thành trước họ. Họ che giấu nhӳng ý nghĩ của mình. Còn em thì, khi em muốn trở nên đáng ghét, em yêu, em đáng ghét.”
“Để người đàn ông có khả năng nhìn ra điều mà họ sắp lâm vào đó thì công bằng hơn, không phải sao?”
“Phải, nhưng em không thấy rằng không đời nào em bắt được
một ông nếu làm thế?”
Cô ngậm lời trước điều hiển nhiên, rồi nói, “Làm sao em tập làm một phụ nӳ quyến rũ được?”
Henry bắt đầu thích thú với đề tài này. Ở tuổi ba mươi, anh thích đi cố vấn người ta. Có lẽ bởi vì anh là luật sư. “Trước hết,” anh nói một cách bình thản, “hãy giӳ miệng. Đừng tranh cãi với đàn ông, nhất là khi em biết em có thể thắng hắn. Cười nhiều vào. Hãy làm hắn cảm thấy mình vĩ đại. Bảo cho hắn biết hắn kỳ diệu đến mức nào, và phục vụ hắn.”
Cô mỉm cười tươi tắn và nói, “Hank ơi, em đồng ý với mọi điều anh nói. Anh là người trí tuệ nhất mà em gặp được trong bao năm qua, anh cao mét chín, và em châm thuốc lá cho anh được không? Cái đó thế nào?”
“Dễ sợ.”
Họ lại là bạn bè.
A
02
tticus Finch kéo cổ tay áo trái lên, rồi cẩn thận kéo xuống. Một giờ bốn mươi. Trong một số ngày ông đeo hai đồng hồ: ông cũng đeo hai cái hôm nay, một đồng hồ dây chuyền cổ mà các con ông từng cắn khi mới mọc răng, và một đồng hồ tay. Cái trước là thói quen, cái sau được dùng xem giờ giấc khi ông không nhúc nhích nổi mấy ngón tay để thọc vào túi đӵng đồng hồ. Ông từng là người to con trước khi tuổi tác và chứng viêm khớp thu ông lại tầm vóc trung bình. Tháng rồi là ông tròn bảy mươi hai, nhưng Jean Louise cứ nghĩ là ông còn loanh quanh đâu đó ở tuổi ngoài năm mươi - cô không nhớ được lúc ông trẻ hơn, và ông hình như cũng không già đi.
Phía trước cái ghế ông đang ngồi là một cái giá đặt bản nhạc bằng thép, và trên giá là cuốn The Strange Case of Alger Hiss (Vụ kiện lạ lùng của Alger Hiss). Atticus chồm tới một chút, càng thuận tiện để bất bình với điều ông đang đọc. Người lạ có thể không nhìn ra vẻ khó chịu trên khuôn mặt của Atticus, vì hiếm khi ông bộc lộ điều đó; tuy nhiên, một người bạn có thể chờ nghe một tiếng “H rừm” khan sẽ phát ra sau đó: đôi mày Atticus đã nhướng lên, miệng của ông là một vạch mỏng dễ chịu.
“H-rừm,” ông phát ra một tiếng.
“Gì đó cậu?” bà chị của ông hỏi.
“Em không hiểu làm sao một người thế này lại có gan trình bày cái nhìn của ông ta về vụ xӱ Hiss. Giống như Fenimore Cooper viết bộ tiểu thuyết Waverley vậy.”[10]
“Bảo sao vậy?”
“Ông ta có một niềm tin trẻ con vào sӵ công chính của các công
chức và ông ta có vẻ nghĩ rằng Quốc hội tương ứng với tầng lớp quý tộc của họ. Chẳng hiểu gì về chính trị Mӻ cả.”
Bà chị ông nheo mắt nhìn chăm chú tờ bìa áo của cuốn sách. “Chị không biết tác giả này,” bà nói, qua đó kết án cuốn sách ấy vĩnh viễn. “Nào, cậu đừng ưu tư nӳa. Không phải giờ này chúng phải về đến rồi sao?”
“Em không ưu tư, Zandra.” Atticus liếc nhìn bà chị, thấy vui vui. Bà ta là một phụ nӳ quá quắt, nhưng thà thấy bà còn hơn là thấy Jean Louise có mặt ở nhà thường trӵc và khổ sở. Khi con gái ông khổ sở nó hay lùng sục quanh nhà, mà Atticus thích các phụ nӳ quanh ông tỏ ra thoải mái, chứ không liên tục dọn dẹp đĩa gạt tàn thuốc lá.
Ông nghe tiếng xe rẽ lên lối vào nhà, ông nghe hai tiếng đóng sập cӱa xe, rồi cӱa trước đóng lại. Ông cẩn thận đưa bàn chân đẩy giá nhạc ra xa, cố gắng đứng dậy khỏi cái ghế bành thấp mà không dùng đến đôi tay nhưng vô ích, đến lần thứ nhì thì ông làm được, và ông mới vừa đứng vӳng thì Jean Louise đã lao tới bên ông. Ông chịu đӵng cú ôm của cô và ôm trả lại bằng hết sức mình.
“Atticus…” cô kêu lên.
“Đưa vali vào phòng ngủ giùm, Hank,” Atticus nói qua vai cô con gái. “Cảm ơn cháu đã đi đón nó.”
Jean Louise hôn vội bà bác và chỉ phớt qua, lấy ra một gói thuốc lá trong giỏ, thảy xuống cái ghế dài. “Chứng thấp khớp sao rồi, bác?”
“Đỡ chút ít, cưng ạ.”
“Còn Atticus?”
“Đỡ chút ít, cưng ạ. Con đi đường về đây thoải mái không?” “Tốt, bố ạ.” Cô ngồi phịch xuống ghế dài. Hank quay trở lại khi xong việc dọn dẹp, nói, “Xích qua coi”, và ngồi xuống cạnh cô. Jean Louise ngáp và vươn dài người ra. “Tin tức ra sao?” cô hỏi. “Hồi này con chỉ đoán được chút ít nhờ đọc trên tờ Maycomb
Tribune. Chả ai viết gì cho con cả.”
Alexandra nói, “Con đã biết cái chết của thằng con nhà anh họ Edgar đấy. Thật là buồn kinh khủng.”
Jean Louise thấy Henry và bố cô liếc nhìn nhau. Atticus nói, “Một chiều nọ nó đi tập bóng bầu dục về trễ, nóng nӵc nên đã lục lọi tủ ướp lạnh của hội nam sinh Kappa Alpha. Nó cũng ăn hơn chục trái chuối và nốc cả nӱa lít rượu mạnh. Một giờ sau nó chết. Chuyện đâu có gì buồn.”
Jean Louise thở ra, “Phùuu.”
Alexandra nói, “Atticus! Cậu biết đó là con trai cưng của Edgar mà.”
Henry nói, “Chuyện thật dễ sợ, bác Alexandra.”
“Chú Edgar còn theo đuổi bác không bác?” Jean Louise hỏi. “Coi bộ sau mười một năm ông ấy sẽ cầu hôn bác đấy.”
Atticus nhướng mày cảnh báo. Ông quan sát con quӹ trong con gái ông trỗi dậy và thống trị con bé: đôi mày của nó, giống của ông, cũng nhướng lên, đôi mắt phía dưới với cặp mí nặng tròn xoe lại, và một bên mép con bé nhếch lên một cách đáng ngại. Khi trông thấy nó như thế, chỉ có Chúa với Robert Browning mới biết nó có thể sắp nói gì.[11]
Bà bác phản đối, “Thiệt tình, Jean Louise à, Edgar là anh em con cô con cậu ruột của bác với bố cháu.”
“Đến giai đoạn này của cuộc chơi, nó chẳng có ảnh hưởng gì, bác ạ.”
Atticus hỏi nhanh, “Thành phố lớn đó giờ thế nào?”
“Ngay lúc này con muốn biết về thành phố lớn này. Bố với bác chẳng viết cho con một mẩu tin tức thổ tả nào cả. Bác ạ, cháu đang trông cậy bác sẽ cho cháu biết tin tức cả năm trong vòng mười lăm phút.” Cô vỗ vào cánh tay Henry, nhằm giӳ anh đừng bắt đầu nói chuyện công việc với Atticus chứ không hẳn là có ý định gì. Henry lại xem đấy là một cӱ chỉ nồng ấm và đáp trả lại.
“Ờ…” Alexandra nói. “Ờ, cháu chắc đã nghe chuyện nhà Merriweather. Vụ đó thật là buồn kinh khủng.”
“Có chuyện gì vậy?”
“Họ chia tay.”
“Sao?” Jean Louise nói với vẻ kinh ngạc thật sӵ. “Ý bác là họ bỏ nhau hả?”
“Phải,” bà bác gật đầu.
Cô quay sang bố cô. “Nhà Merriweather à? Họ lấy nhau bao lâu rồi nhỉ?”
Atticus nhìn lên trần, cố nhớ. Ông là người ưa chính xác. “Bốn mươi hai năm,” ông đáp. “Bố có dӵ đám cưới của họ.” Alexandra nói, “Bọn bác nghe phong thanh có chuyện trục trặc khi họ đến nhà thờ và ngồi ở hai dãy khác nhau…”
Henry nói, “Họ trừng trừng nhìn nhau liên tục suốt nhiều Chủ nhật…”
Atticus nói, “Rồi kế đó họ đã tới văn phòng của bố để nhờ thu xếp cho họ ly dị.”
“Bố có làm không?” Jean Louise nhìn bố.
“Làm chứ.”
“Với lý do gì?”
“Ngoại tình.”
Jean Louise lắc đầu hoang mang. Chúa ơi, cô nghĩ, chắc chắn có gì đó khiến người ta cư xӱ lạ như vậy…
Giọng bà Alexandra cắt ngang dòng trầm tư của cô, “Jean Louise, cháu đi tàu về đây Như Vậy hả?”
Bị hỏi bất ngờ, mất một lát cô mới xác định được bà bác hàm ý gì khi dùng hai từ Như Vậy.
“Ồ… dạ bác,” cô đáp, “nhưng khoan đã, bác. Lúc rời New York cháu có vớ dài, găng tay và đi giày. Cháu thay bộ này ngay khi qua khỏi Atlanta.”
Bà bác khịt mũi. “Chuyện này bác thӵc sӵ mong cháu sẽ cố ăn mặc phải phép hơn khi ở quê nhà. Dân trong thị trấn này có ấn tượng sai lạc về cháu. Họ nghĩ cháu đang - à - sống trong ổ chuột.”
Jean Louise thấy ngán ngẩm. Cuộc chiến Một Trăm Năm đã diễn ra gần được hăm sáu năm mà chưa có dấu hiệu về bất cứ điều gì ngoài nhӳng giai đoạn đình chiến bấp bênh.[12]
“Bác ạ,” cô nói. “Cháu về thăm nhà hai tuần chỉ để ngồi đó, không có gì khác. Cháu không chắc trong suốt thời gian đó cháu có lúc nào rời khỏi cái nhà này không. Cháu vắt óc suốt cả năm…”
Cô đứng dậy và đi tới lò sưởi, trừng mắt nhìn bệ lò sưởi, và quay lại. “Nếu dân Maycomb không có ấn tượng này, họ sẽ có ấn tượng khác. Họ chắc chắn không quen thấy cháu ăn diện.” Giọng cô trở nên kiên nhẫn, “Bác thấy đó, nếu cháu ăn mặc cẩn thận xuất hiện trước mặt họ, họ sẽ nói cháu thành dân New York rồi. Bây giờ bác lại ở đây nói rằng họ nghĩ cháu không thèm quan tâm họ nghĩ gì nên mới mặc quần dài đi đây đó ở xứ này. Lạy Chúa, bác ơi, cả Maycomb biết cháu chẳng mặc thứ gì khác ngoài quần yếm cho đến khi cháu bắt đầu có tháng…”
Atticus quên mất bàn tay đau. Ông cúi xuống cột sợi dây giày đã được cột rất hoàn hảo rồi ngó lên với một khuôn mặt đỏ lӵng nhưng nghiêm nghị. “Được rồi đó, Scout,” ông nói. “Xin lỗi bác đi. Đừng gây gổ ngay khi vừa về tới nhà.”
Jean Louise mỉm cười với bố cô. Khi bày tỏ sӵ phản đối, ông luôn dùng lại biệt danh hồi còn bé của cô. Cô thở dài. “Cháu xin lỗi, bác. Em xin lỗi, Hank. Con bị bố đàn áp, Atticus.”
“Vậy cứ trở lại New York và sống tӵ do.”
Alexandra đứng dậy, vuốt phẳng nhӳng nếp vải nhăn chạy suốt từ trên xuống dưới thân người bà gợn lên do cái áo ngӵc xương cá voi. “Cháu đã ăn tối trên tàu chưa?”
“Rồi ạ,” cô nói dối.
“Thế dùng cà phê nhé?”
“Dạ, xin bác.”
“Hank?”
“Vâng, xin bác.”
Alexandra rời phòng mà không hỏi cậu em. Jean Louise nói, “Bố vẫn chưa tập uống cà phê hả?”
“Chưa,” bố cô đáp.
“Whisky cũng chưa?”
“Chưa.”
“Thuốc lá với đàn bà?”
“Chưa.”
“Thế hồi này bố lấy gì làm vui?”
“Bố xoay xở được.”
Jean Louise đưa tay làm động tác nắm cây gậy golf. “Cái này thì sao?” Cô hỏi.
“Không phải chuyện của con.”
“Bố vẫn xài được gậy gạt chứ?”
“Vẫn xài.”
“Bố thường vẫn chơi ngon lành tuy bị mù.”
Atticus nói, “Không có vấn đề gì với…”
“Chẳng có gì ngoài chuyện bố không nhìn thấy nӳa.” “Con bỏ công chứng minh câu khẳng định đó được không?” “Được chứ bố. Ngày mai ba giờ được không?”
“Được - mà không. Bố có cuộc họp. Thứ Hai được không? Hank, mình có bất kỳ việc gì vào chiều thứ Hai không?”
Hank hơi cӵa mình. “Không có gì ngoài vụ thế chấp hẹn lúc một giờ. Không mất quá một giờ đâu.”
Atticus nói với con gái, “Vậy, bố sẽ tùy ý con. Cứ nhìn con thì thấy, cô Priss ạ, đấy sẽ là chuyện người mù dẫn người mù.” Ở lò sưởi, Jean Louise cầm lên một cây gậy gạt cán gỗ cũ kӻ đã
nám đen vốn làm nhiệm vụ kép là cây cời lӱa đã nhiều năm. Cô trút hết nhӳng thứ đӵng trong một ống nhổ cũ lớn ra - nhӳng quả banh golf - lật cái ống nằm nghiêng, đá nhӳng trái banh vào giӳa phòng khách, và đang đánh chúng lại vào ống nhổ thì bà bác lại xuất hiện bưng một khay bày cà phê, tách với đĩa, và bánh nướng.
“Nói riêng với cháu, bố cháu và anh cháu thôi nhé,” Alexandra nói, “tấm thảm đó là một điều đáng xấu hổ. Hank, khi bác tới coi sóc nhà cӱa cho ông ấy việc đầu tiên bác làm là cho nhuộm nó càng sẫm màu càng tốt. Cháu nhớ ngày xưa trông nó ra làm sao không? Ôi trời, có một bệt đen từ đây cho tới lò sưởi mà không có gì tẩy đi được…”
Hank nói, “Cháu nhớ, thưa bác. Cháu e rằng mình cũng góp phần vào đó.”
Jean Louise dӵng cây gậy gạt về chỗ cũ cạnh cái kẹp than, thu nhặt nhӳng trái banh golf và ném chúng vào ống nhổ. Cô ngồi ở ghế dài nhìn Hank nhặt lại nhӳng trái banh không rơi vào đúng chỗ. Mình không bao giờ chán nhìn anh ấy di chuyển, cô nghĩ.
Anh trở lại, uống một tách cà phê đen nóng bỏng miệng với tốc độ đáng báo động, rồi nói, “Bác Finch, cháu phải về đây.” “Chờ chút rồi bác đi với cháu,” Atticus nói.
“Muốn vậy sao, bác?”
“Chắc chắn rồi. Jean Louise này,” bất ngờ ông nói, “có bao nhiêu chuyện ở dưới này được lên báo?”
“Ý bố nói chuyện chính trị hả? Ồ, mỗi lần Thống đốc hớ hênh thì lại ngập mấy tờ lá cải, nhưng ngoài chuyện đó ra thì chẳng có gì cả.” “Bố muốn nói nỗ lӵc vươn tới bất tӱ của Tòa án Tối cao.”[13] “Ồ, vụ đó hả. À, nếu nghe tờ Post kể lại, chúng ta tӱ hình họ theo kiểu lynch để làm bӳa sáng; tờ Journal không quan tâm; còn tờ Times lại chăm chú vào nghĩa vụ đối với hậu thế đến độ làm ta chán muốn chết. Con chẳng quan tâm gì tới vụ này ngoại trừ mấy cuộc tẩy chay xe buýt[14] và sӵ vụ Mississippi[15]. Atticus, việc tiểu bang
không kết tội được trong vụ án đó là sai lầm kém cỏi tồi tệ nhất kể từ cuộc tấn công của Pickett.[16]”
“Phải, đúng thế. Bố nghĩ chắc là báo chí đã làm rầm rĩ lên phải không?”
“Họ điên lên ấy chứ.”
“Còn NAACP?”[17]
“Con chẳng biết gì về nhóm đó ngoại trừ chuyện hồi năm ngoái một thư ký bị nhầm lẫn sao đó gởi cho con mấy tấm nhãn cho người quyên tặng của NAACP, nên con dán nó lên mọi tấm thiệp gởi về nhà. Chú Edgar có nhận được không?”
“Có, rồi ông ấy còn đưa ra mấy gợi ý về chuyện bố nên làm gì trong vụ này.” Bố cô cười rất vui.
“Như làm gì?”
“Như bố phải đi New York, túm lấy tóc con, và quất cho mấy roi. Chú Edgar lúc nào cũng chê con, nói con quá độc lập…” “Chú ấy chẳng bao giờ có óc khôi hài, ông cá trê già hợm hĩnh. Chú ấy chính là vậy, ria mép ở đây với đây và một cái miệng cá trê. Con đoán chú ấy nghĩ chuyện con sống một mình ở New York cũng tương đương với sống lang chạ.”
“Cũng phải đến như vậy,” Atticus nói. Ông nhổm người khỏi ghế bành và ra hiệu cho Henry lên đường.
Henry quay sang Jean Louise. “Bảy giờ ba mươi nghe, cưng?” Cô gật đầu, rồi liếc mắt qua bà bác. “Em mặc quần có ổn không?” “Không thưa quý cô.”
“Cậu giỏi đấy, Hank,” Alexandra nói.
K
03
hông còn hồ nghi gì về chuyện đó nӳa: Alexandra Finch Hancock bệ vệ ở mọi góc cạnh; mặt sau của bà cũng không kém phần kiên định so với mặt trước. Jean Louise thường tӵ hỏi, nhưng chưa bao giờ lên tiếng hỏi, bà kiếm đâu ra thứ áo nịt ấy. Nó nâng ngӵc bà lên nhӳng độ cao chóng mặt, bó siết vòng eo, xòe ra phần mông, và cũng ám chỉ thành công rằng Alexandra từng có một thân hình đồng hồ cát.
Trong tất cả thân nhân, chỉ bà chị của bố cô là tiến được gần nhất tới việc gây cho Jean Louise cảm giác bӵc bội thường trӵc. Alexandra chưa bao giờ cố ý khắc nghiệt với cô - bà chưa bao giờ cố ý khắc nghiệt với bất kỳ sinh vật nào, ngoại trừ lũ thỏ từng ăn hoa đỗ quyên của bà, mà bà đã đánh bả - nhưng bà đã khiến cuộc sống của Jean Louise lúc còn nhỏ trăm bề khổ sở, theo chừng mӵc của bà, và theo cung cách của bà. Bây giờ do Jean Louise đã lớn, hai người chưa bao giờ có khả năng duy trì câu chuyện với nhau được mười lăm phút mà không đưa ra nhӳng quan điểm bất khả tương nhượng, có thể gây hào hứng trong chỗ bạn bè, nhưng trong quan hệ huyết thống gần gũi nó chỉ tạo ra sӵ thân thiện gượng gạo. Có rất nhiều điều ở bà bác khiến Jean Louise thầm ưa thích khi có cả một nӱa lục địa ngăn cách họ với nhau, nhưng khi tiếp xúc lại gây khó chịu, và bị xóa sạch khi Jean Louise bắt đầu xem xét nhӳng động cơ của bà bác. Alexandra là loại người đã đi hết đời mình mà không phải trả một cái giá nào; giả như bà từng bị buộc phải chi trả bất cứ hóa đơn tình cảm nào trên cuộc đời trần thế này, Jean Louise có thể tưởng tượng cảnh bà sẽ dừng lại bên quầy nhận phòng bên thiên đàng và yêu cầu một khoản bồi hoàn.
Alexandra đã kết hôn ba mươi ba năm trước; nếu việc đó có ghi
được bất kỳ dấu ấn nào lên con người bà theo cách này hoặc cách khác, bà cũng chưa bao giờ lộ ra.
Bà đẻ được một con trai, Francis, người mà theo ý kiến của Jean Louise có vóc dáng và cách cư xӱ giống như một con ngӵa, và cậu ta từ lâu đã rời Maycomb để tìm kiếm vinh quang trong nghề bán bảo hiểm ở Birmingham. Thế cũng tốt.
Alexandra đã từng và về pháp lý vẫn đang kết hôn với một ông to lớn điềm tĩnh tên là James Hancock, người coi sóc một nhà kho bông vải với độ chính xác cao hết sáu ngày trong tuần và đi câu cá vào ngày thứ bảy. Vào một Chủ nhật mười lăm năm trước ông nhờ một cậu da đen từ chỗ ông dӵng trại câu cá trên sông Tensas về nhắn với vợ rằng ông ta sẽ ở luôn dưới đó không trở về. Sau khi Alexandra kiểm tra chắc chắn rằng trong vụ này không có người đàn bà khác, bà chẳng buồn quan tâm nӳa. Francis xem chuyện này như một tội nợ cậu ta phải mang trong đời; cậu chẳng bao giờ hiểu tại sao cậu Atticus vẫn giӳ quan hệ rất tốt tuy xa cách với cha cậu ta - cậu nghĩ Atticus phải Làm Gì Đó - hoặc tại sao mẹ cậu lại không sụp đổ vì lối cư xӱ kỳ quái, do đó không thể tha thứ, của cha cậu. Bác Jimmy nghe phong thanh về thái độ của Francis và gởi một thông điệp khác từ rừng về nhà, rằng ông ta sẵn sàng và mong muốn gặp cậu ta nếu Francis muốn đến bắn ông, nhưng Francis không bao giờ làm thế, và sau cùng một thông báo thứ ba đến với Francis, cụ thể là: Nếu mày không tͳi đây như mͱt thằng đàn ông, thì câm đi.
Việc bác Jimmy bỏ gia đình chẳng gây gợn sóng nào trong chân trời lặng lẽ của Alexandra: nhӳng món ăn nhẹ đãi Hội truyền giáo của bà vẫn ngon nhất thị trấn; hoạt động của bà trong ba câu lạc bộ văn hóa của Maycomb tăng lên; bà cải thiện bộ sưu tập ly uống sӳa khi Atticus đã moi được tiền của bác Jimmy cho bà; nói ngắn gọn, bà coi thường đàn ông và càng sống khỏe khi vắng sӵ hiện diện của họ. Chuyện con trai bà đã phát triển mọi đặc điểm tiềm ẩn của một đồng ba đô la[18] đã thoát khỏi tầm ghi nhận của bà - bà chỉ biết rằng
bà hài lòng với việc cậu ta sống ở Birmingham, vì cậu ta tận tụy với bà đến mức gây áp chế, có nghĩa rằng bà thấy mình phải cố gắng đáp trả, một việc bà không thể làm với thái độ tình nguyện.
Tuy nhiên, đối với tất cả các nhóm hiện có và tham gia đời sống trong hạt, Alexandra là người cuối cùng thuộc lớp người của bà: bà có cung cách của dân học trường nội trú, đi du thuyền trên sông; cứ để bất kỳ bài học đạo đức nào xuất hiện xem, bà sẽ bênh vӵc nó ngay; bà là người ưa chỉ trích bẩm sinh; bà là người lắm chuyện vô phương cứu chӳa.
Hồi Alexandra còn theo học trường giao tế xã hội cho nӳ sinh, sӵ tӵ vấn không hề có trong bất kỳ sách giáo khoa nào, vì vậy bà không biết nghĩa của nó; bà không bao giờ buồn chán, và khi có được cơ hội nhỏ nhất bà sẽ sӱ dụng đặc quyền làm bà chúa của mình: bà sẽ bố trí khuyên bảo, dặn dò, cảnh báo.
Bà hoàn toàn không biết rằng chỉ cần một cái uốn lưỡi là bà có thể đẩy Jean Louise vào cảnh rối loạn đạo đức, khiến đứa cháu gái tӵ hoài nghi nhӳng động cơ và ý định tốt đẹp nhất của mình, qua việc búng vào nhӳng sợi dây phản kháng, phàm tục trong lương tâm của Jean Louise cho đến khi chúng rung lên như một cây đàn tam thập lục ma. Nếu Alexandra có bao giờ nhấn vào nhӳng điểm yếu của Jean Louise một cách có ý thức, bà hẳn đã thêm được một bộ da đầu vào thắt lưng mình, nhưng sau nhiều năm nghiên cứu chiến thuật Jean Louise đã hiểu rõ đối phương. Tuy có thể đánh bại bà bác, Jean Louise vẫn chưa tìm được cách cứu vãn nhӳng tổn thất do đối phương gây ra.
Lần cuối cùng cô đụng độ với Alexandra là khi anh cô chết. Sau đám tang Jem, họ ở trong bếp thu dọn đồ ăn thừa của mấy bӳa tiệc gia tộc vốn là một phần của việc chết ở Maycomb. Calpurnia, đầu bếp già của nhà Finch, đã bỏ chạy khỏi chỗ này và không trở lại khi biết được tin Jem chết. Alexandra tấn công như tướng Hannibal: “Bác nghĩ, Jean Louise này, đây là lúc cháu nên về nhà hẳn. Bố cháu cần cháu thế mà.”
Qua kinh nghiệm lâu năm, Jean Louise xù lông ngay. Bác nói láo, cô nghĩ. Nếu Atticus cần cháu thì cháu sẽ biết. Cháu không thể khiến bác hiểu làm sao cháu biết điều đó vì cháu không nói cho bác hiểu cháu được. “Cần cháu à?” cô hỏi.
“Phải, cháu ạ. Chắc chắn cháu hiểu điều đó. Bác đâu cần phải bảo cháu.”
Bảo cháu. Đặt cháu ngồi đúng chỗ. Bác lại thế rồi, lê đôi ủng to kềnh qua lãnh thổ riêng của nhà cháu. Ôi, bố với cháu còn chưa nói gì về chuyện đó.
“Bác à, nếu Atticus cần cháu, bác biết cháu sẽ ở lại. Ngay lúc này bố cháu không cần đến cháu chút nào. Ở cùng nhau tại đây bố con cháu sẽ khốn khổ. Bố cháu biết thế, cháu biết thế. Bác không thấy rằng nếu không trở lại tình trạng như trước khi xảy ra chuyện này, việc phục hồi của bố con cháu sẽ chậm hơn rất nhiều sao? Bác, cháu không nói cho bác hiểu được, nhưng thӵc sӵ, cách duy nhất để cháu thӵc hiện nghĩa vụ với Atticus là làm tiếp việc cháu đang làm - thu xếp sinh kế cho cháu và cuộc sống của chính cháu. Dịp duy nhất mà Atticus sẽ cần đến cháu là khi sức khỏe của bố suy sụp, và cháu không cần nói cho bác biết cháu sẽ làm gì lúc đó. Bác không thấy vậy sao?”
Không, bà không thấy. Alexandra thấy điều Maycomb thấy: Maycomb mong muốn mọi đứa con gái phải làm nghĩa vụ của nó. Nghĩa vụ của đứa con gái duy nhất đối với ông bố góa vợ sau cái chết của đứa con trai duy nhất của ông thì quá rõ: Jean Louise sẽ trả về sống với Atticus; đó là điều một đứa con gái vẫn làm, và đứa nào không làm thì không phải con gái trong nhà.
“… cháu có thể kiếm được việc ở ngân hàng và cuối tuần đi chơi ở bờ biển. Bây giờ Maycomb cũng có nhiều người dễ thương; rất nhiều thanh niên mới đến. Cháu thích vẽ, phải không?”
Thích vẽ. Bác Alexandra này nghĩ mình đang làm việc quái quӹ gì vào buổi tối ở New York? Cũng giống chú Edgar, chắc vậy. Trường nghệ thuật New York mỗi tối trong tuần lúc tám giờ. Các thiếu nӳ vẽ
phác họa, vẽ tranh màu nước, viết nhӳng đoạn văn hư cấu ngắn. Với Alexandra, có một sӵ phân biệt rõ ràng và khó ngӱi giӳa một người vẽ và một họa sĩ, một người viết với một tác giả.
“… có vô số cảnh đẹp trên bãi biển và cháu sẽ được rảnh rang vào cuối tuần.”
Chúa Trời ơi. Bà ấy tóm lấy mình lúc mình gần như mất trí và vạch ra đường hướng cho đời mình. Làm sao bà ấy là chị của bố mà không có chút ý niệm gì về điều diễn ra trong đầu bố, đầu mình, đầu bất kỳ ai vậy? Ôi Chúa ơi, sao Chúa không ban cho chúng con miệng lưỡi đủ giải thích cho bác Alexandra? “Bác ơi, bảo người khác phải làm gì thì thật dễ…”
“Nhưng khiến họ làm điều đó thì rất khó. Đó là nguyên nhân của hầu hết rắc rối trên đời này, người ta không làm như đã được bảo ban.”
Điều đó đã quyết định xong, dứt khoát. Jean Louise sẽ ở nhà. Alexandra sẽ bảo Atticus, và ông sẽ thành người hạnh phúc nhất trần gian.
“Bác ơi, cháu không ở lại đâu, và nếu cháu ở lại Atticus sẽ là người buồn bã nhất trần gian… nhưng bác đừng lo, Atticus hiểu rất rõ, và cháu chắc chắn rằng một khi bắt tay vào bác sẽ làm cả Maycomb hiểu chuyện.”
Đột nhiên, mũi dao thọc sâu: “Jean Louise, anh cháu vẫn lo lắng về tính khinh suất của cháu cho tới ngày nó mất đấy!” Bây giờ trời đang mưa nhẹ nhàng trên nấm mồ của anh, trong buổi tối nóng nӵc. Anh chưa bao giờ nói thế, thậm chí anh chưa hề nghĩ thế; nếu anh nghĩ thế anh đã nói thế. Anh là vậy. Yên nghỉ đi, Jem.
Cô xát muối vào đó: Mình khinh suất, chính thế. Ích kӹ, ương bướng, mình ăn quá nhiều, và cảm thấy mình như cuốn Sách Kinh Chung - “Chúa tha th cho con vì đã không làm nh·ng việc lẽ ra phải làm mà lại làm nh·ng việc lẽ ra không nên làm”[19]- Ôi quái
quӹ.
Cô trở lại New York với một lương tâm thổn thức mà ngay cả Atticus cũng không làm dịu đi được.
Đó là chuyện hai năm trước, và Jean Louise từ đó tới nay đã thôi ưu tư chuyện mình khinh suất thế nào, và Alexandra đã tước vũ khí của cô bằng cách làm hành động hào hiệp duy nhất trong đời Alexandra: khi Atticus phát bệnh viêm khớp, Alexandra đã về sống với ông. Jean Louise nhún mình vì biết ơn. Nếu Atticus biết được quyết định bí mật giӳa chị gái với con gái mình, hẳn ông sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Ông không cần ai cả, nhưng có ai đó gần bên để coi chừng ông, cài nút áo khi mấy ngón tay của ông vô dụng, và coi sóc nhà cӱa cho ông thì quả là một ý kiến tuyệt vời. Calpurnia đã làm nhӳng việc đó cho đến sáu tháng trước, nhưng bà đã già đến độ Atticus làm nhiều chuyện nhà hơn cả bà, và bà đã lui về nghỉ hưu một cách danh giá ở khu da đen.
“Cháu sẽ lo vụ đó, bác,” Jean Louise nói, khi Alexandra thu dọn nhӳng tách cà phê. Cô đứng dậy và vươn vai. “Cứ thế này là lại thấy buồn ngủ.”
“Chỉ có mấy cái tách,” bà Alexandra nói. “Bác làm một phút là xong. Cháu cứ ngồi yên tại chỗ.”
Jean Louise ngồi yên tại chỗ và nhìn quanh phòng khách. Đồ nội thất cũ vẫn hợp trong ngôi nhà mới. Cô liếc về phía phòng ăn và thấy trên tủ bát đĩa cái bình nước bằng bạc nặng nề của mẹ cô, nhӳng cái ly có chân, và cái khay bóng lộn trên nền tường xanh nhạt.
Bố là người lạ lùng, cô nghĩ. Khi một chương trong đời ông đến chỗ kết thúc, Atticus phá bỏ ngôi nhà cũ và xây một ngôi nhà mới tại một khu khác của thị trấn. Mình không làm thế được. Người ta xây một tiệm kem ngay chỗ nhà cũ của họ. Không hiểu ai coi sóc nó?
Cô đi vào bếp.
“À, New York thế nào?” Alexandra hỏi. “Uống thêm một tách nӳa không trước khi bác dọn dẹp sạch?”
“Vâng, cho cháu xin.”
“Ồ, nhân tiện, bác sẽ làm buổi chiêu đãi cà phê cho cháu vào sáng thứ Hai.”
“Ô bác ơi” Jean Louise rên. Nhӳng buổi chiêu đãi cà phê là đặc sản Maycomb tӵ bản chất. Nó được tổ chức do nhӳng cô gái về thăm nhà. Nhӳng cô như thế được trưng bày lúc mười rưỡi sáng với mục đích rõ ràng là để các cô cùng lứa tuổi còn bị cô lập ở Maycomb tới xem xét. Tình bạn tuổi thơ hiếm khi được tái tục trong nhӳng điều kiện như thế.
Jean Louise đã mất liên lạc với hầu hết nhӳng bạn cùng lớn lên với cô và không mong muốn đặc biệt tìm lại được các bạn bè thời mới lớn. Thời đi học là chuỗi ngày khốn khổ nhất của cô, cô khô khan cảm xúc đến mức chai sạn với trường nӳ sinh mà cô theo học, không điều gì làm cô khó chịu hơn việc bị đặt vào một nhóm người cứ chơi trò Nhớ-ai-đó-ai-đó-hồi-xưa-không.
“Cháu thấy viễn cảnh một buổi chiêu đãi cà phê là kinh hãi vô cùng tận,” cô nói, “nhưng cháu vẫn thích có một buổi.” “Bác nghĩ cháu sẽ thích, cưng.”
Một cơn xúc động nhói lên lan khắp người cô. Cô chắc không bao giờ có thể cảm ơn bác Alexandra cho đủ vì bác đã tới ở với bố Atticus. Cô xem bản thân mình là kẻ đáng khinh vì luôn châm chích bà bác, một người tuy mặc áo nịt chắc chắn nhưng vẫn có một vẻ yếu đuối nào đó cộng với một sӵ tinh tế mà Jean Louise chẳng bao giờ có được. Bác ấy quả là người cuối cùng thuộc lớp người của bác, cô nghĩ vậy. Không cuộc chiến tranh nào động chạm được tới bác, và bác đã sống qua ba cuộc chiến; không có gì khuấy đảo thế giới của bác, nơi có các quý ông hút thuốc lá ngoài hàng hiên hay trên võng, nơi các quý bà phe phẩy quạt và uống nước mát.
“Hank ra sao bác?”
“Hắn làm việc tốt lắm, cưng. Cháu biết là hắn được Câu lạc bộ Kiwanis chọn là ‘Người đàn ông của năm’ đấy. Họ cho hắn một cuộn giấy dễ thương lắm.”
“Không, cháu không biết.”
Được Câu lạc bộ Kiwanis chọn là ‘Người đàn ông của năm,’ một màn cách tân thời hậu chiến của Maycomb, thường hàm ý là Thanh Niên Triển Vọng.
“Atticus tӵ hào về hắn biết mấy. Atticus bảo hắn vẫn chưa hiểu nghĩa của từ ‘hợp đồng’ nӳa kìa, nhưng hắn làm rất tốt chuyện thuế má.”
Jean Louise nhe răng cười. Bố cô nói người ta phải mất năm năm để tìm hiểu luật sau khi tốt nghiệp trường luật: phải thӵc hành tiết kiệm trong hai năm, học Thủ tục biện hộ Alabama hai năm, đọc lại Kinh Thánh và Shakespeare trong năm thứ năm. Rồi người đó sẽ được trang bị đầy đủ để trụ với nghề trong bất kỳ điều kiện nào.
“Bác nghĩ sao nếu Hank thành cháu trai của bác?”
Alexandra ngừng lau tay vào khăn lau chén đĩa. Bà quay lại nhìn thẳng vào Jean Louise. “Cháu nghiêm túc chứ?”
“Có thể lắm.”
“Đừng vội vàng, cháu cưng.”
“Vội vàng gì? Cháu đã hăm sáu, và cháu đã quen biết Hank cả đời.”
“Phải, nhưng…”
“Có vấn đề gì, bác không tán thành anh ấy sao?”
“Không phải thế, ấy là - Jean Louise, hẹn hò với một cậu trai là một chuyện, nhưng cưới cậu ấy là chuyện khác. Cháu phải xem xét mọi chuyện. Xuất thân của Henry…”
“… chính xác là y hệt xuất thân của cháu. Tụi cháu lớn lên sát nách nhau.”
“Có dòng máu rượu chè trong gia đình đó…”
“Bác ơi, gia đình nào cũng có dòng máu rượu chè.”
Lưng Alexandra thẳng lên. “Không có trong dòng họ Finch.” “Bác nói đúng. Mình chỉ điên cả dòng họ thôi.”
“Điều đó không đúng và cháu biết mà,” Alexandra nói. “Ông Joshua bị rối loạn tâm thần, bác đừng quên điều đó.” “Cháu biết là cậu ta nhận lãnh cái đó từ họ bên kia. Jean Louise,
không có thanh niên nào trong hạt này tốt hơn Henry Clinton. Hắn ta có thể làm ông chồng dễ thương cho cô nào đó, nhưng…” “Nhưng bác vừa nói một người nhà Clinton thì chưa đủ tốt cho một người nhà Finch. Bác yêêêu ơi, chuyện kiểu đó bế mạc cùng với Cách mạng Pháp rồi, hay bắt đầu với nó, cháu quên là cái nào rồi.”
“Bác không hề nói thế. Chỉ có điều là cháu phải cẩn thận về nhӳng chuyện như thế này.”
Jean Louise mỉm cười, nhӳng lời biện hộ của cô đã được kiểm tra và sẵn sàng. Lại tái diễn rồi. Chúa ơi, sao mình lại đi gợi ra chuyện đó? Cô thật bӵc với mình. Bác Alexandra, nếu được dịp, chắc sẽ chọn một cô bò cái xinh xắn sạch sẽ ở khu Wild Fork cho Henry và chúc phúc cho mấy đứa con họ. Đó là vị trí cho Henry trong cuộc đời.
“Ồ, cháu không biết có thể cẩn thận tới đâu, bác ạ. Bố Atticus sẽ thích có Hank chính thức ở với nhà mình. Bác biết việc đó sẽ làm bố cháu thích chí lắm.”
Quả là sẽ như thế thật. Atticus đã quan sát việc Henry kiên trì theo đuổi con gái của ông với thái độ khách quan hiền hậu, đưa ra lời khuyên khi được hỏi, nhưng dứt khoát từ chối can dӵ.
“Atticus là đàn ông. Bố cháu đâu biết gì nhiều về nhӳng chuyện này.”
Răng của Jean Louise bắt đầu ê ẩm. “Nhӳng chuyện gì, bác?” “Xem này, Jean Louise, nếu cháu có một đứa con gái cháu sẽ muốn gì cho nó? Không gì ngoài thứ tốt nhất, đương nhiên. Cháu có vẻ không nhận ra điều đó, và hầu hết nhӳng người ở lứa tuổi của cháu cũng có vẻ như thế - cháu có vui không nếu biết rằng con gái mình sắp cưới một anh chàng có bố đã ruồng bỏ mẹ con anh ta và
chết trong cơn say trên đường xe lӱa ở Mobile? Cara Clinton là người tốt, và bà ấy sống một cuộc đời buồn bã, đó là điều đáng buồn, nhưng cháu lại nghĩ đến việc kết hôn với sản phẩm của một sӵ kết hợp như thế. Đó là một ý nghĩ u ám đấy.”
Một ý nghĩ u ám thật. Jean Louise nhìn thấy ánh lấp lánh của đôi kính gọng vàng vắt ngang một khuôn mặt cáu kỉnh đang nhìn ra từ bên dưới bộ tóc giả loăn xoăn, cӱ chỉ lúc lắc của một ngón tay xương xẩu. Cô đọc:
Vấn đề, thưa quý ngài là vấn đề rưͻu;
Quý ngài xin l͵i hưͳng dẫn - thì đây là câu trả l͵i cͿa tôi: Anh ta nói, khi say, anh ta có thể đánh đập và đá cô ấy. Hãy làm anh ta say, quý ngài, rͫi x΅![20]
Alexandra không thấy thích thú gì. Bà cӵc kỳ bӵc bội. Bà không hiểu được thái độ của giới trẻ ngày nay. Không phải họ cần người ta thấu hiểu – giới trẻ ở mọi thế hệ đều như nhau - mà chính thói tӵ phụ, kiểu cӵ tuyệt không xem xét nghiêm túc nhӳng vấn đề hệ trọng nhất trong cuộc đời chúng, khiến bà tức tối và bӵc bội. Jean Louise sắp phạm sai lầm tồi tệ nhất trong đời, mà nó còn liến thoắng trích dẫn nhӳng nhân vật như thế với bà, nó chế nhạo bà. Con bé đó lẽ ra phải có mẹ. Atticus đã buông lỏng nó từ khi nó lên hai, và xem ông ta gặt hái được gì kìa. Bây giờ nó cần được nâng lên cho đạt chuẩn và nâng mạnh mẽ, trước khi quá muộn.
“Jean Louise,” bà nói, “bác muốn nhắc vài điều thӵc tế của cuộc đời. Không,” bà Alexandra giơ tay ra hiệu im lặng, “bác chắc chắn cháu đã biết nhӳng điều này rồi, nhưng có mấy chuyện mà với kiểu ăn nói châm chích ấy cháu không biết được đâu, và có Chúa chứng giám bác sẽ nói cho cháu biết. Có sống cả đời ở thành thị thì cháu vẫn ngây thơ như quả trứng mới đẻ. Henry không và sẽ không bao giờ phù hợp với cháu. Họ Finch nhà mình không cưới gả con cái cho loại da trắng nhà quê rác rưởi, và thӵc chất của cha mẹ Henry khi họ sinh ra và trong cả cuộc đời của họ chính xác là vậy. Cháu
không thể gọi họ bằng từ ngӳ nào hay ho hơn. Lý do duy nhất khiến Henry được như hiện nay là nhờ bố cháu nhận coi sóc hắn khi hắn còn nhỏ, và nhờ chiến tranh xảy ra và chi trả cho việc học của hắn. Tuy hắn là cậu trai tốt, chất rác rưởi sẽ không được gột sạch khỏi con người hắn. Cháu có để ý kiểu hắn liếm ngón tay khi ăn bánh nướng không? Rác rưởi. Cháu có thấy hắn ho mà không che miệng không? Rác rưởi. Cháu có biết hắn từng làm một cô có bầu hồi học đại học không? Rác rưởi. Cháu có bao giờ thấy hắn móc lỗ mũi khi hắn nghĩ không có ai nhìn mình chưa? Rác rưởi…”
“Đấy không phải chất rác rưởi trong con người anh ấy, mà là chất đàn ông, bác ạ,” cô nói nhẹ nhàng. Trong thâm tâm, cô đang sôi máu. Hãy cho bác ấy thêm vài phút và bác ấy sẽ tӵ trở lại tâm trạng vui vẻ dễ chịu. Bác ấy không bao giờ có thể thô lỗ, như mình sắp thô lỗ đây. Bác ấy không bao giờ có thể dung tục, như Hank với mình. Mình không biết bác ấy thế nào, nhưng bác ấy nên dừng lại nếu không mình sẽ cho bác ấy có chuyện để mà suy nghĩ…
“… và tệ hơn hết, hắn nghĩ có thể tạo dӵng vị trí tại cái thị trấn này bằng cách dӵa dẫm vào bố cháu. Thật là một ý nghĩ đáng ghét, cố tiếp nhận vị trí của bố cháu trong nhà thờ phái Giám lý, cố kế thừa văn phòng luật của ông ấy, đi rông khắp miền bằng xe của ông ấy. Ôi, hắn cư xӱ cứ như cái nhà này là của hắn rồi, và Atticus làm gì? Ông ấy chấp nhận chuyện đó, thế đấy. Chấp nhận và yêu thích chuyện đó. Ôi, cả Maycomb này đang bàn tán chuyện Henry Clinton thu tóm mọi thứ mà Atticus có…”
Jean Louise thôi không rà ngón tay quanh mép cái tách ướt trong bồn rӱa nӳa. Cô búng một giọt nước từ ngón tay xuống sàn và lấy đế giày chà nó vào lớp vải thô lót sàn.
“Bác ạ,” cô nói, một cách thân mật, “sao bác không đi mà đái vào mũ của bác đi?”
***
Nghi thức diễn ra vào nhӳng tối thứ Bảy giӳa Jean Louise và bố cô đã lâu đời quá không thể phá bỏ. Jean Louise bước vào phòng
khách và đứng trước ghế của ông. Cô tằng hắng.
Atticus hạ tờ Mobile Press xuống và nhìn lên cô. Cô chậm rãi xoay một vòng.
“Dây kéo cài cẩn thận rồi chứ? Mép nối vớ thẳng chưa? Chỗ tóc bò liếm của con chịu yên vị chưa?”
“Bảy giờ rồi và bình an vô sӵ,” Atticus nói. “Con đã nói tục với bác con.”
“Con không hề.”
“Bác ấy nói với bố là con có nói tục.”
“Con có thô lỗ, nhưng con không chӱi tục bác ấy.”
Khi Jean Louise và anh cô còn nhỏ, đôi khi Atticus vạch cho chúng một sӵ phân biệt rạch ròi giӳa bậy bạ và báng bổ. Điều thứ nhất ông chịu đӵng được; ông ghét lôi Chúa vào đó. Bởi vì thế, Jean Louise và anh cô không bao giờ chӱi thề khi có mặt ông.
“Bác ấy chọc giận con, Atticus.”
“Con đừng để bác ấy chọc. Con đã nói gì với bác ấy?” Jean Louise kể lại mọi sӵ. Atticus cau mày. “Thôi, con nên làm hòa với bác ấy. Cưng ạ, đôi khi bác ấy ra vẻ ta đây, nhưng bác ấy là người tốt…”
“Chuyện là về Hank rồi bác ấy làm con phát điên.”
Atticus là người khôn ngoan, nên ông gác đề tài ấy lại. Chuông cӱa nhà Finch là một món kỳ bí; nó có khả năng biểu lộ tâm trạng của bất cứ ai nhấn vào nó. Khi nó kêu kính coong! Jean Louise biết Henry đang ở bên ngoài sung sướng ấn nó xuống. Cô bước vội tới cӱa.
Cái mùi dễ chịu thoảng chất nam giới phả vào cô khi anh bước vào tiền sảnh, nhưng kem cạo râu, thuốc lá, xe hơi mới và nhӳng cuốn sách đóng bụi mờ nhạt hẳn đi trước ký ức về cuộc trò chuyện trong bếp. Đột nhiên cô vòng tay ôm eo lưng và dụi đầu vào ngӵc anh.
“Vụ này là vì cái gì đây?” Henry vui thích hỏi.
“Vì tướng Principles, người tham gia trận chiến Bán Đảo[21]. Mình đi thôi.”
Henry nghiêng đầu nhìn vào chỗ Atticus trong phòng khách. “Cháu sẽ đưa cô ấy về sớm, bác Finch ạ.” Atticus khẽ dứ tờ báo về phía anh.
Khi họ bước ra ngoài trời đêm, Jean Louise tӵ hỏi bác Alexandra sẽ làm gì nếu biết rằng cô cháu gái của bác ấy đang tiến gần đến chỗ kết hôn với thứ rác rưởi hơn bất cứ lúc nào khác trong đời.
T
04
hị trấn Maycomb, Alabama, nằm ở vị trí hiện nay là nhờ sӵ tỉnh táo của một ông Sinkfield, một người vào buổi bình minh của hạt đã điều hành một quán trọ nơi hai đường mòn gặp nhau, cũng là quán rượu duy nhất trong vùng. Thống đốc William Wyatt Bibb, với ý định đẩy mạnh trị an trong hạt mới thành lập, phái một đội giám định đến xác định trung tâm chính xác của hạt và thiết lập cơ quan chính quyền ở đó: nếu Sinkfield không có hành động táo bạo để bảo toàn tài sản của ông ta thì chắc Maycomb đã được đặt ngay giӳa đầm lầy Winston, một nơi hoàn toàn không có gì thú vị.
Thay vào đó, Maycomb phát triển và trải rộng ra từ trung tâm của nó, quán rượu của Sinkfield, bởi vì một tối nọ Sinkfield phục rượu các nhà giám định, thuyết phục họ bày ra các bản đồ và biểu đồ, cắt bỏ một chút ở đây, thêm một chút ở kia, và điều chỉnh trung tâm của hạt để đáp ứng yêu cầu của ông ta. Hôm sau ông tiễn họ mang hành lý lên đường cùng với các biểu đồ và năm thùng rượu whisky trong túi yên ngӵa - hai cho mỗi người và một cho thống đốc.
Jean Louise chẳng bao giờ có thể kết luận liệu thủ đoạn của Sinkfield có phải là khôn ngoan hay không; ông ta đã đặt thị trấn non trẻ này cách xa tới hai mươi dặm so với phương tiện chuyên chở công cộng duy nhất thời đó - thuyền trên sông - khiến một người ở cӵc Nam của hạt phải mất hai ngày mới đến được Maycomb để mua hàng hóa tại các cӱa hiệu. Do đó, thị trấn vẫn giӳ nguyên kích thước ban đầu trong hơn một trăm năm mươi năm. Lý do chủ yếu cho sӵ tồn tại của nó là chính quyền. Yếu tố giúp nó khỏi trở thành một trong các cộng đồng Alabama nhỏ bé bẩn thỉu là việc tӹ lệ người có nghề chuyên môn ở Maycomb rất cao: người ta đến Maycomb để nhổ răng, sӱa xe, khám tim, gởi tiền vào ngân hàng,
chӳa bệnh cho mấy con lừa, cứu rỗi linh hồn, gia hạn thế chấp. Hiếm có người lạ mặt đến đó sinh sống, vẫn nhӳng dòng họ đó kết hôn với nhӳng dòng họ đó cho đến khi quan hệ họ hàng rối tung vào nhau và các thành viên của cộng đồng trông giống nhau một cách đơn điệu. Jean Louise, trước Thế chiến thứ hai, đã có liên hệ qua huyết thống hoặc hôn nhân với gần như mọi người trong thị trấn, nhưng chuyện đó vẫn còn nhẹ so với nhӳng gì xảy ra tại nӱa phía Bắc của hạt Maycomb: có một cộng đồng được gọi là Old Sarum với cư dân chỉ thuộc về hai dòng họ, mới đầu riêng rẽ và tách biệt, nhưng không may lại mang cùng tên. Người họ Cunningham cưới người họ Coningham cho đến khi việc viết chính tả tên này chỉ mang tính lý thuyết - lý thuyết cho đến khi một người họ Cunningham muốn gạt một người họ Coningham về quyền sở hӳu đất đai và dẫn đến thưa kiện. Lần duy nhất Jean Louise được thấy quan tòa Taylor lâm vào cảnh hoàn toàn bế tắc trong phiên tòa công khai là một vụ tranh chấp kiểu này. Jeems Cunningham khai rằng đôi khi mẹ ông ta viết là Cunningham trên bằng khoán và các thứ, nhưng thӵc ra bà mang họ Coningham, bà không vӳng lắm về chính tả, và đôi khi có thói quen nhìn xa xăm khi ngồi trên hiên trước nhà. Sau chín giờ lắng nghe nhӳng chuyện kỳ quái của cư dân Old Sarum, quan tòa Taylor đã ném vụ này khỏi tòa án với lý do kiện tụng vớ vẩn và tuyên bố ông hy vọng ở Chúa rằng nhӳng người kiện tụng được hài lòng vì mỗi người đều được ăn nói công khai trước dân chúng. Họ hài lòng thật. Ngay từ đầu họ đã chỉ muốn có thế. Mãi đến 1935 Maycomb mới có đường lát đá, nhờ ơn của F. D. Roosevelt, và ngay cả lúc đó nó cũng không hẳn là một con đường được lát đá. Vì lý do nào đó ngài Tổng thống lại quyết định rằng một khoảng đất trống từ cӱa trước trường Tiểu học Maycomb đến hai đường mòn nối tiếp giáp với khu đất của trường cần được cải thiện, thế là nó được cải thiện, đưa tới nhӳng đầu gối trầy xước và nhӳng cái sọ bị nứt cho lũ trẻ và một tuyên bố của hiệu trưởng rằng không ai được chơi chạy đứt dây trên mặt đường nӳa.[22] Như thế nhӳng
hạt giống của quyền tiểu bang đã được gieo vào tâm hồn thế hệ Jean Louise.
Thế chiến thứ hai đã có tác động đáng kể tới Maycomb: đám thanh niên quay về với nhӳng ý tưởng kỳ quái về việc kiếm tiền và cảm giác thúc bách muốn bù cho thời gian đã mất. Họ sơn nhà cha mẹ mình nhӳng màu gớm ghiếc; họ quét vôi trắng các cӱa hàng của Maycomb và gắn nhӳng bảng hiệu đèn ống; họ xây nhà gạch đỏ của riêng họ tại nhӳng nơi vốn xưa là bãi trồng bắp và rừng thông rậm; họ phá hủy hết bộ mặt của thị trấn cổ này. Đường phố của nó không nhӳng được lát đá, mà còn được đặt tên (đại lộ Adeline, đặt theo cô Adeline Clay), nhưng lớp cư dân lớn tuổi hơn tránh dùng tên đường - con đường chạy ngang qua Tompkins Place là đủ để biết phương hướng của người ta rồi. Sau chiến tranh, thanh niên từ nhӳng nông trại thuê đất trong khắp hạt lũ lượt kéo về Maycomb, cất nhӳng căn nhà gỗ bốn phòng và bắt đầu xây dӵng gia đình. Không ai biết rõ họ kiếm sống bằng cách nào, nhưng họ vẫn sống, và hẳn đã tạo nên một tầng lớp xã hội mới ở Maycomb nếu phần còn lại của thị trấn thừa nhận sӵ tồn tại của họ.
Tuy vẻ ngoài của Maycomb đã thay đổi, nhưng vẫn là nhӳng con tim đó đập trong nhӳng ngôi nhà mới, theo nhịp nhạc Mixmasters, trước nhӳng cỗ tivi. Người ta cứ việc quét vôi mọi thứ mà họ thích, và dӵng lên nhӳng bảng hiệu đèn ống, nhưng nhӳng súc gỗ lâu năm vẫn đứng vӳng chãi bên dưới gánh nặng chồng chất thêm.
“Em không thích, phải không?” Henry hỏi. “Anh đã thấy vẻ mặt em khi bước vào cӱa.”
“Thói bảo thủ chống cӵ lại thay đổi, thế thôi,” Jean Louise nói với một miệng đầy tôm chiên. Họ đang ở trong phòng ăn của khách sạn Maycomb, ngồi trên ghế mạ crôm ở một bàn dành cho hai người. Máy điều hòa không khí bộc lộ ý chí của nó với mọi người bằng tiếng rì rầm đều đều. “Điều duy nhất em thích ở nó là đã hết mùi.”
Một cái bàn dài chất nhiều đĩa, mùi căn phòng cũ ẩm mốc và mỡ nóng trong bếp. “Hank, Mỡ-Nóng-Trong-Bếp là gì vậy?”[23]
“Hừmm? Một trò chơi hay cái gì đó.”
“Ý em là trò Đậu Nóng, cưng à. Đó là trò nhảy dây, đứa cầm dây quay thật nhanh cố quét trúng chân đứa nhảy.”
“Không, nó dính dáng tới trò Rượt Bắt kìa.”
Cô không nhớ được. Khi sắp chết, hẳn là cô sẽ nhớ được, nhưng bây giờ chỉ có ánh mờ nhạt của một tay áo vải thô thoáng qua tâm trí cô, một tiếng kêu vội, “mỡ-nóng-trong-bếp!” Cô tӵ hỏi cái tay áo ấy là của ai, chuyện gì đã xảy đến với hắn. Hắn có thể đang nuôi một gia đình tại một trong nhӳng ngôi nhà nhỏ mới dӵng kia. Cô có một cảm giác kỳ cục rằng thời gian đã bỏ qua cô.
“Hank, mình ra bờ sông đi,” cô nói.
“Em không nghĩ là mình không đi đấy chứ?” Henry mỉm cười với cô. Anh chẳng bao giờ biết tại sao, nhưng Jean Louise giống cô ngày xưa nhất khi đến trang trại Finch’s Landing: cô hình như hít được điều gì từ không khí. “Em là một nhân vật Jekyll-Hyde,” anh nói.[24]
“Anh xem tivi nhiều quá đấy.”
“Có khi anh nghĩ anh đã tóm được em như thế này,” Henry nắm tay lại, “và ngay khi anh nghĩ đã tóm được em, giӳ em thật chặt, em lại thoát xa anh.”
Jean Louise nhướng mày. “Anh Clinton, nếu anh cho phép một nhận xét từ một phụ nӳ hiểu biết, thì anh đang lộ bài ra đó.” “Thế là sao?”
Cô cười toe. “Anh không biết cách bắt được phụ nӳ sao, anh yêu?” Cô xoa một cái đầu húi cua tưởng tượng, nhíu mày, và nói, “Phụ nӳ thích người đàn ông của họ nắm quyền điều khiển và đồng thời xa cách, nếu anh chơi được trò đó. Hãy khiến họ cảm thấy yếu đuối, nhất là khi anh biết họ có thể nhấc được đống mấu gỗ thông làm củi một cách dễ dàng. Đừng bao giờ tӵ hoài nghi trước mặt họ, và tuyệt đối không nói với họ rằng anh không hiểu được họ.”
“Đúng thế, cưng,” Henry nói. “Nhưng anh chưa đồng ý lắm với
gợi ý sau cùng của em. Anh tưởng phụ nӳ thích người ta cho rằng họ lạ lùng và bí hiểm chứ.”
“Không, họ chỉ thích tỏ vẻ lạ lùng và bí hiểm. Khi anh bỏ qua được tấm khăn lông quàng cổ thì mọi phụ nӳ sinh ra trên đời này đều muốn có một người đàn ông mạnh mẽ hiểu rõ họ như một cuốn sách, một người không chỉ là tình nhân mà còn là đấng gìn giӳ Israel.[25] Ngốc thật, phải không?”
“Vậy là, họ muốn một ông bố thay vì một ông chồng.” “Thì cũng tương tӵ như vậy,” cô nói. “Sách vở rất đúng về khoản đó.”
Henry nói, “Tối nay em thông thái ghê. Em học được tất cả nhӳng chuyện này ở đâu vậy?”
“Sống lang chạ ở New York,” cô nói. Cô mồi một điếu thuốc và hít thật sâu. “Em học được nhờ quan sát nhӳng cặp vợ chồng trẻ coi sang trọng ở đại lộ Madison - anh biết kiểu ngôn ngӳ đó mà, anh yêu? Nhiều cái vui lắm, nhưng tai anh phải thính nhạy với nó kìa - họ làm một kiểu vũ điệu bộ lạc, nhưng ứng dụng phổ quát khắp nơi. Bắt đầu với các bà vợ phát chán muốn chết đi được vì các ông chồng quá mệt mỏi với việc kiếm tiền đến độ họ không còn chú ý đến họ nӳa. Nhưng khi các bà vợ bắt đầu càm ràm, thay vì cố hiểu tại sao, đám đàn ông chỉ đi tìm một bờ vai thông cảm để gục vào đó mà khóc. Rồi khi mệt mỏi với việc nói mãi về chính mình họ bèn quay lại với vợ. Mọi chuyện vui tươi lên được ít lâu, nhưng các ông lại phát mệt và vợ họ lại bắt đầu gào lên và mọi chuyện tái diễn. Đàn ông thời nay đã biến Người Thứ Ba thành cái giường điều trị của bác sĩ tâm lý, và cũng đỡ tốn kém hơn.”
Henry nhìn cô chăm chăm. “Anh chưa bao giờ nghe thấy em chua chát như vậy,” anh nói. “Em có chuyện gì vậy?”
Jean Louise hấp háy mắt. “Em xin lỗi, anh yêu.” Cô dụi điếu thuốc. “Chẳng qua là em sợ gây ra đủ thứ vấn đề do kết hôn không đúng người - ý em là không đúng người dành cho em. Em chẳng khác bất cứ phụ nӳ nào, và một ông không phù hợp có thể biến em
thành một mụ cӵc kỳ đanh đá trong một thời gian kӹ lục.” “Cái gì khiến em chắc rằng mình sẽ kết hôn với người không phù hợp? Em không biết anh từ lâu đã là kẻ vũ phu sao?” Một bàn tay da đen đưa ra tờ hóa đơn trên một cái khay. Bàn tay rất quen thuộc với cô và cô ngước lên.
“Chào Albert,” Cô nói. “Người ta đã cho cậu mặc áo khoác trắng rồi.”
“Vâng thưa cô Scout,” Albert đáp. “Sống ở New York ra sao?” “Tốt thôi,” cô nói, và tӵ hỏi có ai khác ở Maycomb còn nhớ con bé Scout Finch, siêu quậy phá, đại tinh nghịch. Không có ai ngoài chú Jack, có lẽ vậy, người đôi khi khiến cô phát ngượng một cách không thương tiếc trước mặt người khác bằng một đoạn diễn thuật ngân nga nhӳng tội lỗi tày trời thời thơ ấu của cô. Cô sẽ gặp chú ấy ở nhà thờ ngày mai, và chiều mai cô sẽ ghé thăm chú ấy cả buổi. Chú Jack là một trong nhӳng niềm vui lâu dài ở Maycomb. “Tại sao,” Henry nói một cách thận trọng, “em không bao giờ uống quá một nӱa tách cà phê thứ nhì sau bӳa ăn vậy?”
Cô nhìn xuống cái tách của mình, ngạc nhiên. Bất kỳ lời nào đề cập tới nhӳng thói quen kỳ quái của cá nhân cô, ngay cả từ miệng Henry, đều khiến cô bẽn lẽn. Hank thật sắc bén khi ghi nhận điều đó. Sao anh phải đợi tới mười lăm năm mới nói ra với cô?
K
05
hi sắp chui vào xe, đầu cô va mạnh vào mui. “Quái quӹ! Sao người ta không làm mấy thứ này cao một chút cho mình chui vào?” Cô xoa trán cho tới khi mắt nhìn rõ.
“Ổn không, cưng?”
“Dạ. Em không sao.”
Henry đóng cӱa nhẹ nhàng, đi vòng sang bên kia, chui vào xe cạnh cô. “Sống ở thành phố lâu quá,” anh nói. “Ở trên đó em chưa hề chui vào cái xe nào, phải không?”
“Chưa. Bao lâu nӳa thì người ta sẽ hạ nó xuống cỡ ba tấc? Năm tới chắc mình đi xe trong tư thế nằm sấp quá.”
“Có đại bác bắn đi,” Henry nói. “Bắn từ Maycomb tới Mobile trong ba phút.”
“Em vẫn thích một chiếc Buick to bè cổ lỗ. Nhớ thứ đó không? Anh ngồi cách mặt đất ít nhất thước rưỡi.”
Henry nói, “Nhớ lúc Jem rớt khỏi xe không?”
Cô bật cười. “Nhờ thế em nắm thóp được anh ấy suốt mấy tuần - bất kỳ ai không thể tới được vũng xoáy Barker mà không té rớt khỏi xe thì chính là một con gà mái đầu bị nhúng nước.”
Hồi xưa, Atticus có một cái xe bốn chỗ mui vải cũ xì, và lần ông đưa Jem, Henry, và Jean Louise đi bơi, chiếc xe leo qua một mô đất rất tệ trên mặt đường và hất văng Jem ra ngoài. Atticus bình thản lái tiếp cho đến khi tới vũng xoáy Barker, vì Jean Louise không có ý định báo cho bố cô biết rằng Jem không còn có trên xe nӳa, và cô đã ngăn Henry làm việc đó bằng cách nắm ngón tay của anh bẻ ngược ra sau. Khi họ tới bờ khe suối, Atticus quay lại hào hứng, “Xuống xe nào!” và nụ cười đông cứng trên mặt ông, “Jem đâu rồi?”
Jean Louise nói anh ấy chắc sẽ tới đây trong chốc lát thôi. Khi Jem xuất hiện, thở hổn hển, đẫm mồ hôi và bẩn thỉu vì cuộc chạy bộ cưỡng bách, anh chạy thẳng qua chỗ họ và mặc nguyên quần áo lao xuống con suối. Vài giây sau một khuôn mặt đằng đằng sát khí trồi lên từ mặt nước kêu lên, “Xuống đây coi. Scout! Thách mày đó. Hank!” Họ nhận lời thách, và có lúc Jean Louise nghĩ Jem sắp chẹn cổ cô tới chết, nhưng sau cùng anh đã buông cô ra: Atticus có mặt ở đó.
“Người ta đã dӵng một nhà máy cưa bào trên vũng xoáy,” Henry nói. “Bây giờ không bơi ở đó được.”
Henry lái xe tới cӱa hiệu E-Lite Eat và nhấn còi. “Cho tụi tôi hai ly xô đa đá. Bill,” anh nói với chàng trai xuất hiện sau hiệu còi. Ở Maycomb, người ta hoặc uống rượu hoặc không. Nếu uống, người ta vào sau nhà xe, kiếm một lít, và uống cạn; nếu không uống, người ta kêu mấy ly xô đa đá ở cӱa tiệm E-Lite Eat trong bóng tối: chẳng bao giờ nghe nói tới một người uống đôi ba ly trước hoặc sau bӳa tối tại nhà mình hay nhà hàng xóm. Đó là Uống Xã Giao. Nhӳng người Uống Xã Giao không hẳn ở bậc thang cao nhất và bởi vì chẳng có ai ở Maycomb nghĩ rằng mình ở bậc thang nào khác ngoài bậc cao nhất, nên không có thứ gọi là Uống Xã Giao. “Pha ly của em loãng thôi, anh yêu,” cô nói. “Chỉ cần pha chút màu.”
“Em vẫn chưa học được cách dung nạp thứ này hả?” Henry nói. Anh thò tay xuống dưới ghế và lôi ra một chai Seagram’s Seven màu nâu.
“Không phải thứ rượu mạnh thôi,” cô nói.
Henry pha chút màu cho thứ nước trong ly giấy của cô. Anh rót cho mình một suất đầy đặn, khuấy bằng ngón tay, và kẹp chai giӳa hai đầu gối, anh đóng nắp lại. Anh đẩy nó vào dưới ghế ngồi và khởi động xe.
“Lên đường đây,” anh nói.
Bánh xe kêu vu vu trên mặt đường nhӵa khiến cô buồn ngủ. Điều cô thích nhất ở Henry Clinton là anh sẽ để cô im lặng khi cô muốn thế. Cô không cần phải tiếp chuyện anh.
Henry không bao giờ cố quấy rầy cô mỗi khi cô như thế. Thái độ của anh là theo hướng tӵ do, và anh biết cô trân trọng anh vì tính kiên nhẫn. Cô không biết anh đang học đức tính ấy từ bố cô. “Thư giãn đi, con trai,” Atticus từng bảo anh vào một trong nhӳng lần bình luận hiếm hoi về cô. “Đừng thúc ép nó. Cứ để nó đi theo tốc độ của nó. Nếu cứ thúc, cháu sẽ thấy sống chung với mọi con lừa trong hạt này còn dễ hơn.”
Lớp của Henry Clinton trong khoa luật ở Đại học Alabama gồm nhӳng cӵu chiến binh trẻ, thông minh, thiếu máu khôi hài. Độ cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng Henry đã quen với công việc gian khổ. Tuy có thể theo kịp và xoay xở rất tốt, anh không học được mấy điều có giá trị thӵc tế, Atticus Finch đã nói chính xác rằng điều tốt duy nhất mà trường đại học này làm cho Henry là giúp anh làm bạn với nhӳng chính trị gia, lãnh tụ và chính khách tương lai của Alabama. Chỉ khi bắt đầu thӵc hành nghề luật người mới bắt đầu có được một khái niệm về pháp luật. Thủ tục biện hộ theo thông luật và theo luật Alabama, chẳng hạn, là một môn học cơ bản chất trên trời đến độ Henry chỉ vượt qua được bằng cách học thuộc lòng cuốn sách đó. Ông thầy nhỏ thó cay đắng dạy môn đó là giáo sư duy nhất trong khoa có đủ gan tìm cách mà dạy môn đó, và ngay cả ông ta cũng chứng tỏ tính cứng nhắc của sӵ hiểu biết bất toàn. “Anh Clinton,” ông thầy từng nói, khi Henry đánh bạo hỏi về một bài kiểm tra đặc biệt mơ hồ nào đó, “anh có thể viết cho đến ngày tận thế tôi cũng không cần biết, nhưng nếu câu trả lời của anh không trùng với câu trả lời của tôi thì nó sai rồi. Sai rồi, thưa anh.” Nên không có gì ngạc nhiên khi Atticus khiến Henry hoang mang trong nhӳng ngày đầu họ hợp tác với nhau qua câu nói, “Việc biện hộ chẳng qua chỉ là việc viết ra giấy nhӳng điều cậu muốn nói.” Một cách kiên nhẫn và không thúc ép, Atticus đã dạy anh mọi chuyện mà Henry biết về nghề này,
nhưng Henry đôi khi tӵ hỏi liệu anh có già như Atticus trước khi kịp thâu tóm luật pháp vào tầm sở hӳu của mình không. Tom, Tom con trai của người thợ cạo ống khói.[26] Có phải đó là vụ xӱ ký thác tài sản xưa không? Không, mà vụ đầu tiên trong các vụ xӱ về phát hiện kho báu: quyền sở hӳu được bảo vệ trước bất cứ người nào đến sau, ngoại trừ người chủ đích thӵc.[27] Cậu bé nhặt được một cây trâm. Anh nhìn sang Jean Louise. Cô đang ngủ gật.
Anh là người chủ đích thӵc của cô, điều đó với anh đã quá rõ ràng. Từ lúc cô ném đá về phía anh; khi cô suýt làm nổ tung đầu mình vì chơi thuốc súng, khi cô thường từ đằng sau phóng lên người anh, kẹp cổ anh ghì xuống cứng ngắc, và buộc anh kêu lên Đầu hàng; khi cô bị bệnh và mê sảng trong một mùa hè la hét đòi anh và Jem và Dill - Henry tӵ hỏi Dill hiện ở đâu. Jean Louise hẳn biết, cô vẫn giӳ liên lạc.
“Em này. Dill ở đâu rồi?”
Jean Louise mở mắt. “Ý, theo lần cuối cùng em biết tin.” Cô cӵa mình. Charles Baker Harris. Dill, người bạn của tâm hồn cô. Cô ngáp và nhìn đầu xe nuốt đường vạch trắng trên xa lộ. “Mình đang ở đâu vậy?”
“Còn mười dặm nӳa.”
Cô nói, “Có thể cảm thấy con sông rồi đó.”
“Em chắc là nӱa người nӱa cá sấu,” Henry nói. “Anh thì không cảm thấy.”
“Tom Hai Ngón vẫn còn ở đó chứ?”[28]
Tom Hai Ngón sống ở bất cứ nơi nào có sông. Ông ta là một thiên tài: ông ta đào hầm bên dưới Maycomb và ăn gà của người ta vào ban đêm; ông ta từng bị lần theo dấu vết từ Demopolis về tận Tensas. Ông ta cũng già bằng tuổi của hạt Maycomb.
“Mình có thể thấy ông ta tối nay.”
“Cái gì khiến anh nghĩ tới Dill vậy?” cô hỏi.
“Không biết. Chỉ chợt nghĩ tới hắn thôi.”
“Anh chưa bao giờ ưa anh ấy, phải không?”
Henry mỉm cười. “Anh ghen tị với hắn. Hắn chiếm em với Jem suốt mùa hè, trong khi anh phải về nhà ngay khi trường nghỉ hè. Chẳng có ai ở quê nhà anh để chơi hết.”
Cô im lặng. Thời gian ngừng lại, chuyển hướng, và uể oải đi ngược lại. Hồi đó, không hiểu sao luôn là mùa hè. Hank về chỗ nhà mẹ và không có mặt, và Jem chỉ có em gái làm bạn chơi chung. Nhӳng ngày hè thì dài, Jem được mười một, và kiểu chơi được định hình: Chúng ở hàng hiên có giường ngủ, nơi mát nhất trong nhà. Chúng ngủ ở đó hằng đêm từ đầu tháng Năm đến cuối tháng Chín. Jem, đã nằm trên giường xếp của anh đọc sách từ lúc bình minh, gí một tạp chí bóng bầu dục vào mặt cô, chỉ vào một bức ảnh, và hỏi, “Ai đây, Scout?”
“Johnny Mack Brown. Mình diễn một câu chuyện đi.” Jem vung vẩy trang báo trước mặt cô. “Vậy đây là ai?” “Là anh,” cô nói.
“Được rồi, kêu Dill đi.”
Không cần phải kêu Dill. Đám cải bắp run rẩy trong vườn cô Rachel, hàng rào sau nhà rên rỉ, và Dill đã ở bên chúng. Dill là một thứ quý hiếm vì nó gốc ở Meridian, bang Mississippi, và rất rành cung cách cư xӱ của người lớn. Hè nào nó cũng ở Maycomb với bà dì sống kế nhà Finch. Nó lùn, đậm chắc, tóc trắng như bông vải với khuôn mặt thiên thần và sӵ tinh quái của một con chồn. Nó hơn cô một tuổi, nhưng cô cao hơn nó một cái đầu.
“Ê này,” Dill nói. “Hôm nay mình diễn Tarzan đi. Tao sẽ làm Tarzan.”
“Mày làm Tarzan đâu có được,” Jem nói.
“Em là Jane,” cô nói.
“A, tao không làm dã nhân nӳa đâu,” Dill nói. “Lúc nào tao cũng phải làm dã nhân.”
“Vậy mày muốn làm Jane hả?” Jem hỏi. Nó vươn vai, kéo quần
dài lên, rồi nói, “Mình sẽ diễn Tom Swift. Tao là Tom.” “Tao/em làm Ned,” Dill và cô cùng nói.
“Không mày không được,” cô nói với Dill.
Mặt Dill đỏ bừng lên. “Scout, mày lúc nào cũng được vai ngon nhì. Tao chẳng bao giờ được vai ngon nhì.”
“Mày muốn giải quyết vụ đó không?” cô hỏi lịch sӵ, hai bàn tay nắm chặt lại.
Jem nói, “Mày làm ông Damon đi, Dill. Ông đó lúc nào cũng vui nhộn mà cuối cùng còn cứu được mọi người nӳa. Mày biết đó, ông ta luôn ban phúc cho mọi thứ.”
“Chúc phúc cái đồng bảo hiểm của tao ấy,” Dill nói, ngoắc hai ngón cái vào cặp dây đeo quần vô hình. “Ôi cũng được.” “Chọn cái gì đây,” Jem nói, “Phi Trường Đại Dương hay Cỗ Máy Bay?”
“Em chán mấy thứ đó rồi,” cô nói. “Tӵ bịa ra đi.”
“Được rồi, Scout, em là Ned Newton. Dill, mày là ông Damon. Bây giờ, một ngày nọ Tom đang ở trong phòng thí nghiệm nghiên cứu một cỗ máy có thể nhìn xuyên tường gạch thì một thằng cha bước vô nói, ‘Ông Swift hả?’ Tao là Tom nên tao nói, ‘Sao thưa ngài?’…”
“Sao mà có thứ gì nhìn xuyên tường gạch được,” Dill nói. “Thứ này nhìn được. Mà sao cũng được, cha đó bước vô nói, ‘Ông Swift hả?’”
“Jem,” cô nói, “nếu phải có ông này thì mình cần có một đứa nӳa. Muốn em chạy đi kêu Bennett không?”
“Không, thằng cha này không có mặt lâu đâu, nên anh nói luôn phần của thằng chả. Mày phải bắt đầu một câu chuyện đi, Scout…” Vai của thằng cha nọ chỉ bao gồm kể cho nhà phát minh trẻ rằng một giáo sư quan trọng bị lạc mất ở Congo thuộc Bỉ ba mươi năm qua và đã đến lúc có người kiếm cách đưa ông về. Đương nhiên thằng cha ấy tới nhờ Tom Swift và bạn bè giúp đỡ, và Tom nắm ngay lấy triển vọng phiêu lưu này.
Ba đứa leo vào Cỗ Máy Bay, được làm bằng nhӳng tấm ván rộng mà chúng từ lâu đã đóng đinh bắc ngang nhӳng cành to nhất của cây tuyết tùng.
“Lên tới đây nóng khủng khiếp,” Dill nói. “Hơ-hơ-hơ.” “Nói gì?” Jem hỏi.
“Tao nói lên đây nóng khủng khiếp vì gần mặt trời đến thế. Cũng may đồ lót của tao dài.”
“Mày nói vậy đâu được, Dill. Mày càng lên cao thì trời càng lạnh.” “Tao nghĩ nóng hơn chứ.”
“Hừ, đâu có. Càng lên cao thì càng lạnh vì không khí loãng hơn. Bây giờ Scout, em nói, ‘Tom, mình đi đâu đây?’”
“Tao tưởng mình đang đi Bỉ,” Dill nói.
“Phải hỏi mình đang đi đâu đây bởi vì thằng cha kia nói với tao, cha đó đâu có nói với tụi bay, mà tao cũng chưa nói lại với tụi bay nӳa, hiểu chưa?”
Hai đứa kia hiểu.
Khi Jem giải thích nhiệm vụ của chúng, Dill nói, “Nếu ông ta lạc mất lâu thế, làm sao họ biết ông ta còn sống?”
Jem nói, “Thằng cha này nói đã nhận được một tín hiệu từ Bờ Biển Vàng rằng giáo sư Wiggins đang…”
“Nếu cha đó nghe được tin về ông ấy, làm sao nói ông ấy lạc mất?” cô nói.
“… đang sống giӳa một bộ lạc săn đầu người đã mất tích,” Jem nói tiếp, phớt lờ cô. “Ned, ông còn khẩu súng trường với ống ngắm tia X không? Bây giờ em nói còn.”
Cô nói, “Còn, Tom.”
“Ông Damon, ông chất đủ đồ tiếp liệu trên Cỗ Máy Bay chứ? Ông Damon!”
Dill giật mình vào tư thế nghiêm. “Chúa ban phúc cho cây lăn bột của tao, Tom. Vâng, thưa ngài! Hơ-hơ-hơ!”
Chúng cho máy bay đáp xuống với cả ba bánh cùng tiếp đất ở ngoại vi Cape Town, và cô bảo Jem rằng anh ấy chẳng cho cô câu gì để nói suốt mười phút rồi và cô sẽ không chơi nӳa nếu không được nói.
“Được rồi. Scout, em nói, ‘Tom, đừng mất thêm thời gian nӳa. Tiến vào rừng đi.’”
Cô nói câu đó.
Chúng tiến bước vòng vòng sân sau, quất vào lá cây, đôi lúc dừng lại để bắn hạ một con voi lạc bầy hoặc đánh nhau với một bộ lạc ăn thịt người. Jem dẫn đầu. Đôi khi anh ấy la lên, “Lui lại!” và chúng ngã sấp xuống mặt cát ấm. Có lần anh ấy cứu ông Damon ở thác Victoria trong khi cô đứng xớ rớ và bӵc bội vì cô chỉ có mỗi một việc là giӳ sợi dây Jem dùng để leo xuống.
Liền đó Jem kêu lên, “Mình sắp tới rồi, cố lên!”
Chúng chạy xô tới nhà xe, một khu làng của bọn săn đầu người. Jem quỳ xuống và bắt đầu múa như một nhà dụ rắn. “Anh làm gì vậy?” cô hỏi.
“Suuuӷt! Tế thần.”
“Mày trông đau khổ vậy,” Dill nói. “Tế gì vậy?”
“Mày phải tế để đẩy tụi săn đầu người ra xa. Coi đó tụi nó ngay đằng kia!” Jem phát ra tiếng rì rầm trầm đục, nghe như “buja-buja buja”, và nhà xe bỗng đầy bọn người man rợ.
Dill đẩy con ngươi lên cho mắt trợn trắng theo một kiểu thấy ghê, cứng người lại, và ngã vật xuống đất.
“Chúng hạ ông Damon rồi!” Jem kêu lên.
Chúng khiêng Dill, cứng như cây cột đèn, ra ngoài nắng. Chúng gom lá sung và rải thành hàng trên người Dill từ đầu tới chân. “Liệu có ích không, Tom?” cô nói.
“Có thể. Không nói chắc được. Ông Damon? Ông Damon, tỉnh dậy đi!” Jem đấm vào đầu nó.
Dill nhổm dậy làm mớ lá sung bay lả tả. “Thôi đi, Jem Finch,” nó kêu, rồi trở lại tư thế dang tay dang chân. “Tao sẽ không ở lại đây lâu nӳa đâu. Nóng quá rồi.”
Jem làm vài động tác đưa tay qua lại đầy bí ẩn phía trên đầu Dill và nói, “Xem này, Ned. Ông ta đang tỉnh lại.”
Mi mắt Dill khẽ lay động rồi mở ra. Nó nhổm dậy và lảo đảo loanh quanh trong sân lầm bầm, “Tôi đang ở đâu vậy?”
“Ngay đây, Dill,” cô nói, hơi hoảng.
Jem cau mày. “Em biết thế là không đúng mà. Em phải nói, ‘Ông Damon, ông bị lạc ở Congo thuộc Bỉ và bị trúng bùa mê. Tôi là Ned còn đây là Tom.”
“Mình cũng bị lạc sao?” Dill hỏi.
“Chúng ta bị lạc suốt trong thời gian ông trúng bùa nhưng bây giờ không còn lạc nӳa,” Jem nói. “Giáo sư Wiggins đang canh chừng trong căn chòi đàng kia và chúng ta phải tới đón ông ấy…”
Cứ theo cô biết, giáo sư Wiggins vẫn còn đang canh chừng đến giờ. Calpurnia phá vỡ bùa chú của tất cả mọi người bằng cách ló đầu ra khỏi cӱa sau và gào lên, “Uống nước chanh không? Mười rưỡi rồi. Mấy đứa vô uống chút đi không thì bị luộc nguyên con trong cái nắng đó!”
Calpurnia đã đặt ba ly cối và một bình đầy nước chanh phía trong cӱa trên hiên sau, một cách để bảo đảm rằng chúng sẽ ở trong bóng râm thêm ít nhất năm phút nӳa. Nước chanh vào giӳa buổi sáng là việc diễn ra hằng ngày trong mùa hè. Chúng nốc mỗi đứa ba ly và nhận ra phần còn lại của buổi sáng vẫn nằm trống rỗng trước mặt.
“Muốn ra đồng cỏ Dobbs chơi không?” Dill hỏi.
“Không.”
“Hay mình làm một con diều?” cô nói. “Mình có thể kiếm ít bột của Calpurnia…”
“Không thả diều trong mùa hè được đâu,” Jem nói. “Không có một
miếng gió thổi.”
Hàn thӱ biểu ở hiên sau chỉ chín mươi hai độ, nhà xe lung linh nhè nhẹ đàng xa, còn hai cây tuyết tùng to tướng sinh đôi đứng im re.
“Tao biết làm gì rồi,” Dill nói.” Mình làm lễ phục hưng đi.” Ba đứa nhìn nhau. Vụ này xứng đáng đây.
Thời kỳ nắng nóng nhất ở Maycomb sẽ có ít nhất một lễ phục hưng, và tuần đó đang có một lễ như vậy. Ba giáo hội trong thị trấn này - Giám lý, Báp tít, và Trưởng lão - có tập quán họp chung lại nghe một mục sư từ xa đến giảng đạo, nhưng có khi các giáo hội không nhất trí được về người thuyết giảng hoặc thù lao cho người đó, mỗi giáo đoàn sẽ tӵ tổ chức lễ phục hưng và mời mọi người tӵ do tham dӵ; nên đôi khi, dân chúng được bảo đảm một đợt tái thức tỉnh tâm linh dài ba tuần. Thời kỳ diễn ra lễ phục hưng là thời của chiến tranh: chiến tranh chống lại tội lỗi, Coca-Cola, phim ảnh, đi săn vào Chủ nhật; chiến tranh chống lại xu hướng đang lên trong các thiếu nӳ thích dùng son phấn và hút thuốc nơi công cộng; chiến tranh chống lại thói uống rượu mạnh - về vụ này mỗi mùa hè có ít nhất năm mươi đứa trẻ đến trước bàn thờ và thề hứa sẽ không uống rượu, hút thuốc và chӱi tục trước khi đủ hăm mốt tuổi; chiến tranh chống điều gì đó mơ hồ đến độ Jean Louise chẳng bao giờ mường tượng được là gì, ngoại trừ việc chẳng có gì để thề hứa liên quan tới nó; và cuộc chiến giӳa các bà trong thị trấn xem ai có thể bày biện bàn ăn đẹp nhất cho nhà truyền giáo. Các mục sư thường trӵc ở Maycomb cũng ăn miễn phí trong một tuần, và trong nhӳng khu bất kính có dư luận rằng giới tu sĩ địa phương cố tình dẫn dắt giáo hội của mình tổ chức lễ tách biệt nhau, nhờ thế kiếm thêm thù lao cho hai tuần nӳa. Tuy nhiên, đấy là một lời láo khoét.
Tuần đó, đã ba tối, Jem, Dill và cô ngồi ở khu dành cho thiếu nhi trong nhà thờ Báp tít (giáo đoàn Báp tít lần này làm chủ nhà) lắng nghe nhӳng thông điệp của mục sư James Edward Moorehead, một diễn giả nổi tiếng từ Bắc Georgia. Ít nhất đấy là điều người ta bảo
chúng; chúng không hiểu lắm nhӳng điều ông ta nói ngoài nhӳng nhận xét về hỏa ngục. Hỏa ngục, đối với cô, đã và sẽ luôn là một ao lӱa to vừa bằng Maycomb, Alabama, với một bức tường gạch cao sáu chục mét bao quanh. Nhӳng kẻ phạm tội bị Satan dùng chĩa ba thọc hất bay qua tường, và họ bị đun sôi liu riu đến vĩnh cӱu trong một thứ nước hầm bằng lưu huỳnh lỏng.
Mục sư Moorehead là một ông cao nghều buồn bã với cái dáng gù và xu hướng đặt tӵa đề giật gân cho các bài thuyết giáo. (Bạn có nói chuyện với Giêsu nếu gặp Người trên phố không? Mục sư Moorehead ngờ rằng bạn sẽ không nói được cho dù bạn muốn, vì Giêsu hẳn là nói tiếng Aram.)
Tối thứ hai ông ta thuyết giảng, chủ đề là Nh·ng hậu quả cͿa tͱi lͯi. Vào lúc đó rạp chiếu phim địa phương đang chiếu một phim có cùng cái tӵa đó (cấm khán giả dưới mười sáu tuổi): Maycomb nghĩ mục sư Moorehead sắp giảng về bộ phim đó, và cả thị trấn tụ tập lại để nghe ông giảng. Mục sư Moorehead hoàn toàn không làm thế. Ông dành cả bốn mươi lăm phút để mổ xẻ độ chính xác về ngӳ pháp trong bài nói của ông ta. (Thế nào mới đúng - nhӳng hậu quả của tội lỗi là một cái chết hay nhӳng hậu quả của tội lỗi là nhӳng cái chết? Điều đó rất quan trọng, và mục sư Moorehead vạch ra nhӳng phân biệt sâu sắc đến độ ngay cả Atticus Finch cũng không xác định được ông ta muốn nhắm tới cái gì.)
Jem, Dill và cô chắc đã chán ngấy nếu mục sư Moorehead không sở hӳu tài năng đặc biệt trong việc mê hoặc trẻ con. Ông ta là chuyên gia huýt sáo. Có một khoảng hở giӳa hai cái răng cӱa của ông (Dill thề rằng đấy là răng giả, chỉ được làm như thế để trông tӵ nhiên) tạo ra một âm thanh gây hài lòng đến mức tai hại khi ông nói một từ có chứa một hay nhiều chӳ S: Sin, Jesus, Christ, sorrow, salvation, success[29]là nhӳng từ chủ chốt mà chúng chờ nghe mỗi tối, và sӵ chăm chú của chúng được tưởng thưởng theo hai cách: trong thời đó không mục sư nào nói hết bài giảng mà không dùng hết nhӳng từ đó, và ít nhất bảy lần một tối chúng chắc chắn được
nhӳng đợt cảm giác hài lòng bị bóp nghẹn; thứ nhì, vì chúng chú ý rất kӻ đến mục sư Moorehead, nên Jem, Dill và cô được coi là nhӳng trẻ ngoan nhất trong giáo đoàn.
Tối thứ ba của đợt lễ phục hưng khi ba đứa cùng nhiều trẻ khác đi lên bàn thờ thừa nhận Giêsu là đấng cứu rỗi của chính mình, chúng nhìn đăm đăm xuống nền nhà trong suốt nghi thức vì mục sư Moorehead đan hai bàn tay trên đầu chúng và nói, không kể nhiều câu khác, “Phước thay cho ai không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng.“[30] Dill bỗng bị một con ho rũ rượi, và mục sư Moorehead thì thầm với Jem, “Đưa em này ra ngoài chỗ thoáng. Nó đuối sức rồi.”
Jem nói, “Tao nói cho nghe, mình có thể làm trò đó trong sân nhà mày bên hồ cá.”
Dill nói thế được đấy. “Phải đấy, Jem. Mình kiếm mấy cái thùng làm bục giảng đạo.”
Một lối xe chạy rải sỏi ngăn cách khoảng sân nhà Finch với sân nhà cô Rachel. Hồ cá nằm ở sân bên hông nhà, và quanh hồ có trồng nhӳng bụi đỗ quyên, hồng, hoa trà, dành dành. Vài con cá vàng già mập sống trong hồ này cùng với nhiều chú cóc, được che nắng nhờ mấy lá súng dại lớn và dây thường xuân. Một cây sung lớn tỏa đám lá độc trên khu vӵc chung quanh, khiến nơi đó trở thành nơi mát nhất cả khu này. Cô Rachel còn đặt ít ghế ngoài trời quanh hồ, và có một bàn gỗ chân chӳ X ngay gốc cây sung.
Chúng tìm được hai thùng két rỗng trong phòng hun khói của cô Rachel và dӵng lên một bàn thờ ngay trước hồ cá. Dill đứng ngay sau nó.
“Tao là ông Moorehead,” nó nói.
“Tao là ông Moorehead,” Jem nói. “Tao lớn nhất.”
“Ôi được thôi,” Dill nói.
“Mày với Scout là giáo đoàn được đó.”
“Tụi em sẽ chẳng có việc gì làm cả,” cô nói, “và đừng hòng em ngồi đây một tiếng nghe anh nói, Jem Finch.”
“Em với Dill có thể đi quyên góp,” Jem nói. “Hay làm ca đoàn cũng được.”
Giáo đoàn xếp hai cái ghế ngoài trời và ngồi đối mặt bàn thờ. Jem nói, “Bây giờ tất cả hát cái gì đi.”
Cô với Dill hát:
Ơn huệ diệu kỳ âm thanh cͿa Ngư͵i dͣu dàng sao
Đã cu rͯi mͱt ngư͵i xấu xa như tôi
Tôi tng lạc mất nhưng nay đưͻc tìm thấy
Tng mù, nhưng nay đưͻc sáng. A men.
Jem vòng tay ôm bục giảng đạo, chồm tới trước, và nói bằng giọng tâm tình, “Ôi, thật hay khi gặp lại tất cả anh chị em sáng nay. Đây thật là một buổi sáng đẹp.”
Dill đáp, “A men.”
“Có ai sáng nay cảm thấy muốn mở rộng lòng ra và hát hết sức mình không?” Jem hỏi.
“Cóóóó thưa Cha,” Dill nói. Dill, với vóc người đậm, chắc và việc thiếu chiều cao buộc nó phải mãi mãi đóng vai nhân vật phụ, đứng dậy, và hóa thành ca-đoàn-một-người trước mắt chúng:
Khi tiếng kèn cͿa Chúa vang lên, và th͵i gian chấm dt, Và buͭi sáng ló dạng, bất diệt, sáng sͿa và tươi đẹp; khi nh·ng kẻ đưͻc cu rͯi cͿa trần thế tề tΉu ͷ b͵ bên kia,
và tiếng đͥc tên vang lên xa xa, tôi sẽ có mặt.
Mục sư và giáo đoàn cùng hát đoạn đồng ca. Trong khi chúng đang hát, cô nghe tiếng Calpurnia gọi từ chốn mờ xa. Cô phẩy âm thanh như muỗi mắt ấy khỏi lỗ tai.
Dill, đỏ mặt tía tai vì gắng sức, ngồi xuống và hoàn thành vai trò nhóm xướng kinh.
Jem vờ gắn gọng kính kẹp mũi vô hình lên mũi, tằng hắng và nói, “Bài đọc hôm nay, thưa anh chị em, được trích từ Thi thiên: ‘Hỡi các cӱa, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Chúa.’”
Jem gỡ kính kẹp mũi ra, và lặp lại bằng một giọng trầm trong khi lau, “Hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Chúa.”
Dill nói, “Tới lúc thu tiền quyên góp rồi”, và ép cô đưa hai đồng năm xu cô có trong túi.
“Xong lễ nhớ trả lại nghe, Dill,” cô nói.
“Tất cả im lặng,” Jem nói. “Tới giờ thuyết giáo rồi.”
Jem làm bài thuyết giáo dài nhất, nhạt nhẽo nhất mà cô từng nghe trong đời. Anh ấy nói rằng tội lỗi có thể coi là thứ tội lỗi nhất mà anh nghĩ ra được, và không ai từng có tội mà lại có thể là người thành đạt, và phước thay cho ai ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; tóm lại anh ấy lặp lại phiên bản của mình cho mọi chuyện chúng nghe được trong ba tối qua. Giọng anh rơi xuống quãng âm thấp nhất, rồi nó sẽ vút lên thành tiếng ré và anh ấy sẽ bấu vào không khí cứ như mặt đất đang mở ra dưới chân. Có lúc anh ấy hỏi, “Quӹ ở đâu?” và chỉ thẳng vào giáo đoàn, “Ngay tại Maycomb, Alabama đây.”
Anh ấy bắt đầu nói về hỏa ngục, nhưng cô bảo, “Thôi cắt đi, Jem.” Phần mô tả hỏa ngục của mục sư Moorehead là đủ cho cô đến hết đời. Jem đảo ngược lãnh vӵc thảo luận và bàn về thiên đàng: “Thiên đàng đầy nhӳng chuối (món ruột của Dill) và khoai tây hấp sӳa (món ưng ý của cô), và khi chết chúng sẽ lên đó ăn nhӳng thứ ngon lành đến tận Ngày phán xét, nhưng vào Ngày phán xét thì Chúa, bởi đã ghi hết mọi thứ chúng đã làm từ ngày ra đời vào một cuốn sổ, sẽ tống chúng xuống hỏa ngục.”
Jem kết thúc buổi lễ bằng việc yêu cầu nhӳng ai muốn được hợp nhất với Giêsu hãy bước tới trước. Cô bước tới.
Jem đặt bàn tay trên đầu cô và nói, “Cô gái, con có sám hối không?”
“Có thưa Cha,” cô nói.
“Con được rӱa tội chưa?”
“Chưa thưa Cha,” cô nói.
“Được rồi…” Jem nhúng tay vào thứ nước đen ngòm trong hồ cá và đặt tay lên đầu cô. “Ta rӱa tội cho con…”
“Ê, khoan đã!” Dill la lên. “Vậy không đúng!”
“Tao nghĩ là đúng,” Jem nói. “Scout với tao thuộc phái Giám lý.” “Phải, nhưng tụi mình đang làm lễ phục hưng phái Báp tít mà. Mày phải dìm nó xuống nước. Tao nghĩ tao cũng muốn được rӱa tội.” Nhӳng ý nghĩa của buổi lễ đang hiện ra trong trí óc của Dill, và nó tranh đấu để giành vai trò đó. “Tao mới hợp,” nó nhấn mạnh. “Tao thuộc phái Báp tít nên tao nghĩ tao mới là người được rӱa tội.” “Giờ nghe nè, Dill Pickle Harris,” cô nói với vẻ đe dọa. “Tao chưa làm một chuyện chết giẫm gì suốt sáng nay. Mày đã xướng kinh, mày hát đoạn sô lô, rồi mày thu tiền quyên góp. Bây giờ đến lượt tao.”
Hai bàn tay cô nắm chặt, cánh tay trái giơ lên, và hai ngón chân cái bấu xuống đất.
Dill bước lùi ra. “Dẹp màn đó đi, Scout.”
“Nó đúng đó, Dill,” Jem nói. “Mày làm phụ lễ cho tao đi.” Jem nhìn Scout. “Scout, chắc em phải cởi áo ra. Sẽ ướt hết đó.” Cô cởi cái quần yếm ra, trang phục duy nhất của cô. “Cấm giӳ em dưới đó,” cô nói, “và nhớ bịt mũi cho em.”
Cô đứng trên gờ xi măng của cái hồ. Một con cá vàng già trồi lên mặt nước nhìn cô đầy ác ý, rồi biến mất dưới làn nước tăm tối. “Cái này sâu không?” cô hỏi.
“Chỉ sáu tấc,” Jem nói, và quay sang Dill chờ xác nhận. Nhưng Dill đã bỏ chúng lại. Chúng thấy nó đi phăm phăm về phía nhà cô Rachel.
“Chắc nó tức điên hả?” cô nói.
“Anh không biết. Mình chờ xem nó có trở lại không.”
Jem nói chúng nên lùa cá qua một bên vì sợ đụng phải con nào, và khi chúng đang chồm qua mép hồ khua nước thì một giọng ghê rợn vang lên sau lưng chúng, “Hùù…”
“Hùù…” Dill kêu lên trong tấm vải trải giường đôi mà trên đó nó đã đục hai lỗ cho đôi mắt. Nó giơ hai tay khỏi đầu và nhào về phía cô. “Sẵn sàng chưa?” nó hỏi.
“Nhanh lên Jem. Tao nóng quá.”
“Ối trời đất ơi,” Jem nói. “Mày làm gì vậy?”
“Tao là Chúa Thánh thần,” Dill khiêm nhường nói.
Jem cầm tay cô và dẫn cô xuống hồ. Nước ấm và nhớt, đáy hồ thì trơn. “Cấm nhấn nước em một lần nào đấy,” cô nói. Jem đứng trên gờ hồ. Hình dáng trùm khăn trải giường đến bên cạnh anh ấy, đập hai cánh tay lia lịa. Jem giӳ lưng cô và đẩy cô xuống nước. Khi đầu cô chìm xuống dưới mặt nước cô nghe Jem ngân nga, “Jean Louise Finch, ta rӱa tội cho con nhân danh…” Chát!
Cây roi của cô Rachel quất gọn gàng vào mông của đấng thần thánh. Vì nó không thể bước lui vào đám mưa roi quất nên Dill bước thật nhanh tới trước và đến bên cô trong hồ. Cô Rachel quất luôn tay vào cái đống lộn xộn nhӳng mớ lá súng, khăn trải giường, nhӳng tay và chân, và nhӳng dây leo thường xuân quấn quýt.
“Ra khỏi đó!” cô Rachel gào lên. “Dì sẽ cho mày biết thế nào là Chúa Thánh thần, Charles Baker Harris! Dám xé khăn trên cái giường đẹp nhất của dì, phải không? Còn khoét lỗ nӳa, phải chưa? Gọi tên Chúa vô cớ, đúng không? Nào, ra khỏi đó ngay!”
“Dừng lại đi, dì Rachel!” Dill làu bàu, đầu nó ngập một nӱa dưới mặt nước. “Để con sӱa mà!”
Nỗ lӵc thoát cảnh lúng túng một cách đường hoàng của Dill chỉ thành công khiêm tốn: nó đứng lên trong hồ nước như một tiểu thủy quái kỳ dị, phủ trong mớ rêu nhớt và tấm khán trải giường ướt sũng. Một tua thường xuân quấn quanh đầu và cổ nó. Nó lắc đầu loạn xạ
để hất ra, và cô Rachel bước lui lại tránh nhӳng tia nước. Jean Louise theo nó bước ra. Mũi cô ngứa khủng khiếp vì thứ nước trong đó, và khi hít vào thì rất đau.
Cô Rachel không chạm vào Dill, mà dùng roi vẫy nó đi tới, miệng bảo, “Bước!”
Cô và Jem nhìn theo hai người cho đến khi họ khuất trong nhà của cô Rachel. Cô không thể không thấy tội nghiệp cho Dill. “Mình về đi,” Jem nói. “Chắc tới giờ ăn trưa rồi.”
Chúng quay về hướng nhà mình và thấy ngay đôi mắt của bố chúng. Ông đang đứng trên lối xe chạy vào nhà.
Cạnh ông là một quý bà mà chúng không biết, cùng với mục sư James Edward Moorehead. Trông như họ đã đứng ở đó hồi lâu. Atticus tiến đến đón chúng, cởi áo khoác ra. Cổ họng cô thắt lại và đầu gối run lên. Khi ông quàng áo khoác quanh vai cô, cô mới nhận ra mình đang đứng trần truồng trước mặt một nhà thuyết giáo. Cô toan chạy, nhưng Atticus nắm gáy cô giӳ lại và nói, “Vào chỗ Calpurnia. Vào bằng cӱa sau.”
Calpurnia kì cọ cho cô rất mạnh tay trong bồn tắm, miệng làu bàu. “Ông Finch gọi về sáng nay và bảo ông sẽ mời vợ chồng vị truyền giáo tới dùng bӳa. Tôi réo gọi các cô cậu đến tái xanh mặt mũi. Sao cô không trả lời?”
“Đâu có nghe thấy bà,” cô nói dối.
“Hừ, chỉ có thể hoặc lấy bánh khỏi lò hoặc đi kiếm cô cậu về. Tôi đâu làm cả hai một lúc được. Cô phải xấu hổ về bản thân chứ, làm xấu mặt bố cô như thế!”
Cô nghĩ ngón tay xương xẩu của Calpurnia sẽ chọc thủng lỗ tai cô mất. “Ngừng lại,” cô kêu.
“Nếu bố cô không quất cho hai cô cậu tã xác thì tôi sẽ quất,” Calpurnia hứa hẹn. “Bây giờ ra khỏi bồn tắm coi.”
Calpurnia gần như lột da cô bằng cái khăn thô ráp, và ra lệnh cho cô giơ tay quá đầu. Calpurnia tròng cho cô cái váy màu hồng đã hồ
bột cứng ngắc, giӳ chặt cằm của cô giӳa ngón cái và ngón trỏ của bà, và cào mái tóc cô bằng cái lược răng nhọn. Calpurnia thảy một đôi giày da sờn ngay chân cô.
“Đi vào đi.”
“Con đâu cài nút được,” cô nói. Calpurnia lật nắp bồn cầu xuống và đặt cô lên đó. Cô nhìn nhӳng ngón tay bù nhìn to lớn thӵc hiện công việc tinh vi, đẩy nhӳng cái nút tròn qua lỗ quá nhỏ so với nó, và cô ngạc nhiên trước sức mạnh trong đôi bàn tay Calpurnia.
“Bây giờ lên với bố đi.”
“Jem đâu?” cô hỏi.
“Cậu ấy đang rӱa ráy trong phòng tắm của ông Finch. Tôi tin cậu ấy tӵ làm được.”
Trong phòng khách, cô và Jem ngồi lặng lẽ trên trường kӹ. Atticus và mục sư Moorehead trò chuyện không có gì hào hứng, còn bà Moorehead nhìn trân trối vào hai đứa trẻ. Jem nhìn bà Moorehead và mỉm cười. Nụ cười của anh không được đáp trả, nên anh thôi không cười nӳa.
Calpurnia reo chuông báo giờ ăn khiến ai cũng nhẹ nhõm. Tại bàn, họ ngồi một lát trong sӵ im lặng bối rối, và Atticus yêu cầu mục sư Moorehead nói lời tạ ơn. Mục sư Moorehead, thay vì cầu xin một ơn phước không nói đến riêng ai, lại nắm lấy cơ hội này để thưa với Chúa về nhӳng trò nghịch bậy của cô với Jem. Đến lúc mục sư Moorehead đi tới chỗ giải thích rằng chúng là nhӳng đứa trẻ không mẹ, cô cảm thấy mình thu lại còn nhỏ xíu. Cô liếc sang Jem: mũi anh ấy gần chạm vào đĩa và hai tai đỏ bừng. Cô không chắc Atticus có bao giờ ngẩng đầu lên được nӳa không, và e ngại của cô được xác nhận khi mục sư Moorehead sau cùng cũng nói A men và Atticus nhìn lên. Hai giọt nước mắt đã chảy sau tròng kính xuống hai bên má. Lần này chúng đã làm ông tổn thương dӳ dội, Đột nhiên ông nói, “Xin lỗi”, đứng bật dậy, và khuất vào nhà bếp.
Calpurnia thận trọng bước vào, bưng một cái khay chất ú hụ. Có khách tới, cung cách lịch sӵ trước mặt khách của Calpurnia cũng
xuất hiện: tuy bà có thể nói thứ tiếng Anh của Jeff Davis[31] giỏi như mọi người, bà luôn bỏ bớt động từ khi có mặt khách; bà đường bệ chuyển nhӳng đĩa rau trên bàn; bà có vẻ hít vào đều đặn. Khi Calpurnia phục vụ đến chỗ cô, Jean Louise nói, “Xin lỗi, nhờ bà”, thò tay lên, và kéo đầu Calpurnia xuống ngang tầm đầu cô. “Cal,” cô thì thào, “bộ Atticus buồn bӵc lắm hả?”
Calpurnia đứng thẳng dậy, nhìn xuống cô, và nói với cả bàn, “Ông Finch à? Khôông, cô Scout. Ông đang cười ha hả ở hiên sau!” Ông Finch à? Ông đang cười. Bánh xe chạy từ mặt đường sang mặt đất đánh thức cô dậy. Cô lùa tay qua mái tóc. Cô mở ngăn đӵng găng tay, tìm thấy gói thuốc lá, lấy ra một điếu, và mồi lӱa. “Mình sắp tới rồi,” Henry nói. “Em vừa ở đâu về? Trở lại New York với bạn trai hả?”
“Chỉ nằm nghĩ lơ mơ thôi,” cô nói. “Em đang nghĩ về bӳa bọn em chơi trò lễ phục hưng. Anh không có mặt lần đó.”
“Tạ ơn Chúa. Đó là một trong nhӳng chuyện bác Finch thích nhất.”
Cô bật cười. “Chú Jack kể em nghe chuyện đó trong gần hai mươi năm, và nó vẫn còn làm em ngượng. Anh biết đó, Dill là người duy nhất chúng em quên báo tin khi Jem mất. Ai đó đã giở cho hắn một mẩu tin trong báo. Nhờ đó hắn mới biết chuyện.”
Henry nói, “Lúc nào mà chẳng xảy ra như vậy. Mình cứ quên người xưa nhất. Có nghĩ lúc nào đó hắn sẽ quay về không?” Jean Louise lắc đầu. Khi quân đội phái Dill sang châu Âu, Dill đã ở lại đó. Hắn bẩm sinh là gã lang thang. Hắn cứ như một con báo nhỏ khi bị tù hãm với nhӳng con người và khung cảnh quen thuộc trong một thời gian bất kể dài hay ngắn. Cô tӵ hỏi hắn sẽ ở đâu khi cuộc đời hắn kết thúc. Không phải trên lề đường ở Maycomb rồi, điều đó là chắc chắn.
Không khí mát từ con sông cắt qua bầu trời đêm nóng bức. “Finch’s Landing đây, thưa quý bà,” Henry nói.
Finch’s Landing gồm ba trăm sáu mươi sáu bậc cấp từ một mỏm đá cao đi xuống và kết thúc ở một cầu tàu rộng vươn ra giӳa sông. Người ta tới đây qua ngả một khoảng rừng thưa rộng chừng ba trăm thước trải từ bờ mỏm đá vào tới cánh rừng. Một con đường hai vết
lún chạy từ mé bên kia khoảng rừng thưa lại, chìm khuất trong đám cây mờ tối. Cuối đường là ngôi nhà trắng hai tầng với hàng hiên mở ra ở cả bốn mặt, trên lầu lẫn tầng trệt.
Không hề rơi vào cảnh mục nát nghiêm trọng, toà nhà Old Finch House vẫn ở tình trạng cӵc tốt: nó là một câu lạc bộ săn bắn. Một số doanh nhân ở Mobile đã thuê vùng đất quanh nó, mua lại ngôi nhà, và thành lập ra cái thứ mà Maycomb nghĩ là một địa ngục cờ bạc tư nhân. Nhưng không phải thế: các phòng của ngôi nhà xưa trong nhӳng tối mùa đông vang lên tiếng hò reo của đàn ông và thỉnh thoảng một tiếng súng săn nổ vang, không phải vì giận dӳ mà vì phấn khích quá độ. Cứ để họ chơi xì phé và chè chén hết sức họ muốn, Jean Louise chỉ cần một điều là ngôi nhà được chăm sóc.
Ngôi nhà có một lịch sӱ quen thuộc của miền Nam: nó được ông nội Atticus Finch mua lại từ người chú một nӳ sát thủ chuyên dùng độc dược vốn hoạt động ở cả hai bờ Đại Tây Dương nhưng xuất thân từ một gia đình danh giá lâu đời ở Alabama. Cha của Atticus đã chào đời ở ngôi nhà này, cũng như Atticus, Alexandra, Caroline (sau kết hôn với một ông ở Mobile), và John Hale Finch. Khoảng rừng thưa được dùng cho nhӳng dịp họp mặt gia tộc cho đến khi không còn hợp thời nӳa, việc đó nằm trong tầm Jean Louise còn nhớ được.
Ông cố tổ của Atticus Finch, một tín đồ Giám lý người Anh định cư bên bờ sông gần Claiborne, có bảy con gái và một con trai. Họ gả con cho binh lính của đại tá Maycomb, sinh con đẻ cái, và thành lập ra thứ mà hạt này gọi là nhóm Tám Gia đình. Qua năm tháng, khi con cháu tề tӵu hằng năm, gia đình Finch ngụ tại Landing thấy cần phải phá bỏ thêm đất rừng để làm chỗ sinh hoạt dã ngoại, do đó diện tích khoảng rừng trống mới được như ngày nay. Tuy nhiên, nó
được dùng cho nhiều việc khác ngoài tụ họp gia tộc: dân da đen chơi bóng rổ ở đó, dân KKK[32] họp mặt ở đó lúc thịnh thời của họ, và một giải thể thao lớn được tổ chức trong thời Atticus, các quý ông trong hạt đấu thương với nhau để được vinh dӵ đem các bà của họ tới Maycomb dӵ một buổi tiệc lớn (Alexandra nói xem bác Jimmy phóng ngӵa nước đại và lao cọc xỏ qua vòng chính là điều khiến bác kết hôn với ông ấy).
Thời của Atticus cũng là khi gia đình Finch dời vào thị trấn: Atticus học luật ở Montgomery và trở về hành nghề ở Maycomb; Alexandra, mê mẩn vì tài ba của bác Jimmy, theo ông tới Maycomb; John Hale Finch đến Mobile để học ngành y; và Caroline bỏ nhà theo người yêu lúc mười bảy tuổi. Khi cha họ mất, họ cho thuê khu đất đó, nhưng mẹ họ không chịu rời chốn cũ. Bà cứ ở lại, nhìn đất bị cho thuê và bán đi từng mẩu một quanh bà. Khi bà chết, phần còn lại chỉ gồm ngôi nhà, khoảng rừng trống, và cầu tàu bốc dỡ hàng. Ngôi nhà bị bỏ trống cho đến khi mấy ông ở Mobile mua lại.
Jean Louise nghĩ cô còn nhớ được bà nội, nhưng không chắc. Khi cô lần đầu tiên trong đời thấy một bức họa của Rembrandt, vẽ một phụ nӳ mặc áo cổ xếp nếp và đội mũ vải nhỏ, cô đã nói, “Bà nội kìa.” Atticus nói không phải, nó thậm chí chẳng trông giống bà gì cả. Nhưng Jean Louise có ấn tượng rằng ở đâu đó trong ngôi nhà cũ cô từng được dẫn vào một căn phòng đèn đuốc lờ mờ, và ngồi ở giӳa phòng là một bà già, rất già, mặc đồ đen, với cổ áo ren trắng.
Nhӳng bậc cấp dẫn xuống cầu tàu, dĩ nhiên, được gọi là Bậc Năm Nhuận, và khi Jean Louise còn nhỏ tới dӵ nhӳng lần đoàn tụ gia tộc, cô và rất nhiều anh chị em thường khiến bố mẹ chúng chạy tới bờ mép của mỏm đá vì lo lắng về chuyện chúng chơi đùa trên nhӳng bậc cấp, cho đến khi đám trẻ bị giӳ lại và chia thành hai loại, biết bơi và không biết bơi. Nhӳng đứa không biết bơi được chuyển đến mé khoảng đất trống giáp rừng và sắp xếp chơi nhӳng trò chơi không rủi ro, nhӳng đứa biết bơi chiếm toàn bộ bậc cấp với hai thanh niên da đen giám sát cẩn thận.
Câu lạc bộ săn bắn đã giӳ gìn các bậc cấp ở tình trạng tốt và sӱ dụng cầu tàu làm bến đậu cho xuồng của họ. Họ là nhӳng người làm biếng; thả xuôi dòng rồi chèo vào đầm lầy Winston thì dễ hơn lặn lội qua vùng đất lầy đầy bụi cây thấp và thông, về phía hạ nguồn, qua khỏi mỏm đá, còn dấu vết của bãi bốc dỡ bông vải ngày xưa nơi nhӳng người da đen của nhà Finch bốc nhӳng kiện bông vải và nông sản lên tàu, và dỡ nhӳng cây nước đá, bột và đường, nông cụ và nhӳng sản phẩm cho phụ nӳ từ tàu xuống. Bến bốc dỡ Finch’s Landing chỉ có du khách sӱ dụng: đường bậc cấp cho các bà một lý do tuyệt vời để chết ngất; hành lý của họ được để lại tại sàn bốc dỡ bông vải - lên bờ ở đó trước mặt nhӳng người da đen là điều không thể hình dung.
“Liệu nó còn an toàn không nhỉ?”
Henry nói, “Đương nhiên. Câu lạc bộ giӳ nó tốt lắm. Tụi mình đang xâm nhập đất tư nhân đó, em biết mà.”
“Xâm nhập đất tư nhân, chết tiệt. Em muốn nhìn thấy ngày mà một người nhà Finch không được bước đi trên đất nhà họ.” Cô ngừng lại. “Ý anh muốn nói gì?”
“Nhà em đã bán lô đất cuối cùng năm tháng trước.”
Jean Louise nói, “Cả nhà chẳng nói câu nào với em về chuyện đó.”
Giọng của cô khiến Henry dừng lại. “Em đâu có quan tâm, đúng không?”
“Không, thӵc tình là không. Em chỉ muốn mọi người cho em hay.” Henry không tin. “Lạy Chúa, Jean Louise, nó có ích gì cho bác Finch và mấy chú bác kia đâu?”
“Chẳng có gì cả, lại còn thuế má các thứ nӳa. Em chỉ muốn mọi người cho em hay thôi. Em không thích nhӳng chuyện ngạc nhiên.” Henry bật cười. Anh cúi người và bốc lên một nắm cát xám. “Tỏ bộ miền Nam với chúng tôi hả? Muốn anh đóng vai Gerald O’Hara không?”[33]
“Dẹp đi, Hank.” Giọng cô nghe thoải mái.
Henry nói, “Anh tin em là người tệ nhất trong đám. Bác Finch mới được bảy mươi hai còn em đã già một trăm tuổi khi đụng đến nhӳng chuyện thế này.”
“Tại em không thích thế giới của mình bị đảo lộn mà không được báo trước. Mình xuống cầu tàu đi.”
“Em đủ sức không?”
“Em có thể hạ anh bất cứ hôm nào.”
Họ chạy đua tới bậc cấp. Khi Jean Louise bắt đầu đoạn xuống dốc nhanh, nhӳng ngón tay của cô lướt qua mặt kim loại lạnh. Cô dừng lại. Họ đã lắp đặt thanh tay vịn bằng ống sắt cho bậc cấp từ năm ngoái. Hank đã vượt quá xa về phía trước không mong gì bắt kịp, nhưng cô vẫn cố.
Khi cô xuống đến cầu tàu, hụt hơi, Henry đã nằm dài ra trên nhӳng tấm ván. “Cẩn thận mặt rải nhӵa đường, cưng,” anh nói. “Em già mất rồi,” cô nói.
Họ im lặng hút thuốc lá. Henry vòng cánh tay dưới gáy cô, thỉnh thoảng lại quay sang hôn cô. Cô nhìn lên bầu trời. “Mình gần như có thể với tay lên chạm vào đó, nó thấp đến thế mà.”
Henry nói, “Lúc nãy em có nghiêm túc không khi nói rằng em không thích thế giới của mình bị đảo lộn?”
“Hừm?” Cô không biết. Cô nghĩ là mình nghiêm túc. Cô cố giải thích: “Chẳng qua là mỗi lần em về nhà trong năm năm qua - ngay cả trước đó nӳa. Hồi học đại học - lại có gì đó thay đổi một chút…”
“… và em không chắc là mình thích như thế, hả?” Henry đang nhe răng cười dưới ánh trăng và cô có thể thấy rõ anh. Cô ngồi dậy. “Em không chắc liệu em có thể nói cho anh hiểu không, anh yêu. Khi sống ở New York, anh thường có cảm giác rằng New York không phải là thế giới. Ý em là thế này: mỗi lần về nhà, em cảm thấy như mình đang trở lại với thế giới, và khi rời Maycomb thì giống như đang rời khỏi thế giới. Điều đó ngớ ngẩn lắm. Em
không giải thích được, và còn ngớ ngẩn hơn nӳa vì em hẳn sẽ phát điên lên nếu sống ở Maycomb.”
Henry nói, “Em không phát điên đâu, em biết mà. Anh không định ép em phải trả lời anh - đừng chuyển chỗ - nhưng em phải quyết định chọn một trong hai, Jean Louise. Em sẽ nhìn thấy thay đổi, em sẽ thấy Maycomb thay đổi bộ mặt hoàn toàn trong đời chúng ta. Bây giờ, rắc rối của em là, em muốn có mọi thứ cùng một lúc: em muốn ngừng thời gian lại, nhưng không thể. Không sớm thì muộn em sẽ phải quyết định chọn Maycomb hoặc New York.”
Anh gần như hiểu rồi đấy. Em sẽ lấy anh. Hank ạ, nếu anh đưa được em về sống ở Landing này. Em sẽ đổi New York lấy chỗ này chứ không phải lấy Maycomb.
Cô nhìn lung ra dòng sông. Phía bên hạt Maycomb toàn nhӳng mỏm đá cao; phía hạt Abbott thì phẳng. Khi trời mưa dòng sông tràn bờ và người ta có thể bơi xuồng qua nhӳng cánh đồng bông vải. Cô nhìn về thượng nguồn. Trận Đánh Xuồng là ở trên đó, cô thầm nghĩ. [34] Sam Dale đánh với dân da đỏ còn thủ lãnh da đỏ Red Eagle phóng ngӵa từ mỏm đá xuống sông.
Và rͫi hắn nghĩ hắn biết
Vùng đͫi nơi cuͱc sống hắn đã vươn lên
Và vùng biển nơi nó tͳi,[35]
“Em nói gì đó hả?” Henry nói.
“Đâu có gì. Chỉ đang mơ mộng thôi,” cô nói. “Nhân tiện nói thêm này, bà bác em không tán thành anh đâu.”
“Anh biết điều đó từ lâu. Em biết không?”
“Biết.”
“Vậy lấy anh đi.”
“Thӱ đặt giá em nghe đi.”
Henry nhổm dậy và ngồi cạnh cô. Họ thả chân lòng thòng qua mép cầu tàu. “Giày em đâu rồi?” đột nhiên cô hỏi.
“Ở đàng xe đó khi em đá cho nó tuột ra. Jean Louies, bây giờ anh có thể nuôi cả hai ta. Anh có thể bảo đảm tụi mình thoải mái trong vài năm nếu mọi chuyện cứ phát triển thế này. Miền Nam bây giờ là mảnh đất của cơ hội. Ngay tại hạt Maycomb này cũng có đủ tiền để nhấn chìm một… em nghĩ sao khi có một ông chồng trong cơ quan lập pháp?”
Jean Louise ngạc nhiên. “Anh tranh cӱ à?”
“Anh đang nghĩ về chuyện đó.”
“Chống lại guồng máy à?”
“Phải. Nó sắp sụp đổ đến nơi vì sức nặng của chính nó, và nếu anh vào được tầng trệt…”
“Chính quyền đàng hoàng ở hạt Maycomb sẽ là một cú sốc đến độ em nghĩ dân ở đây không chịu được,” cô nói. “Atticus nghĩ sao?” “Bác ấy nghĩ thời gian đã chín mùi.”
“Anh sẽ không có sӵ nghiệp dễ dàng như bố em đâu.” Bố cô, sau chiến dịch ban đầu, đã phục vụ trong cơ quan lập pháp của bang lâu chừng nào tùy ý ông, mà không có đối thủ. Ông là trường hợp độc nhất trong lịch sӱ của hạt: không guồng máy nào chống lại Atticus Finch, không guồng máy nào ủng hộ ông, và không ai đối đầu với ông. Sau khi ông về hưu, guồng máy nuốt luôn vị trí độc lập còn sót lại.
“Không được vậy đâu, nhưng anh có thể là một địch thủ đáng gờm đấy. Đám nhân viên công quyền lúc này gần như ngủ gật trên bàn giấy rồi, và một chiến dịch mạnh mẽ có thể vừa khéo đánh bại họ.”
“Anh yêu, anh sẽ không có trợ thủ đâu,” cô nói. “Chính trị làm em chán tới phát điên luôn.”
“Dù sao, em cũng không vận động chống lại anh. Như thế là nhẹ nhõm rồi.”
“Một thanh niên đang lên, phải không? Sao anh không kể với em anh được bình chọn là ‘Người đàn ông của năm’?”
“Anh sợ em cười,” Henry nói.
“Cười anh hả, Hank?”
“Phải. Lúc nào em cũng có vẻ hơi cười cợt anh.”
Cô nói gì bây giờ? Đã bao lần cô làm tổn thương cảm xúc của anh rồi? Cô nói, “Anh biết em chưa bao giờ khéo ăn nói, nhưng thề có Chúa là em chưa bao giờ cười cợt anh, Hank ạ. Chưa hề, tӵ thâm tâm.”
Cô vòng tay ôm lấy đầu anh. Cô cảm nhận được mái tóc húi cua của anh dưới cằm mình, như lớp nhung đen. Henry hôn cô, kéo cô xuống với anh trên nền cầu tàu.
Lát sau, Jean Louise tách ra. “Mình nên đi thôi, Hank.” “Chưa mà.”
“Đi thôi.”
Hank nói mệt mỏi. “Điều mà anh ghét nhất ở chỗ này là mình luôn phải leo ngược trở lên.”
“Em có người bạn ở New York luôn chạy lên cầu thang với tốc độ một dặm một phút. Bảo làm thế giúp cho hắn không bị hụt hơi. Sao anh không thӱ xem?”
“Bạn trai em hả?”
“Đừng ngốc thế,” cô nói.
“Hôm nay em nói câu đó một lần rồi.”
“Vậy thì, quӹ bắt anh đi,” cô nói.
“Hôm nay em nói câu đó một lần rồi.”
Jean Louise chỏi hai tay bên hông. “Anh có thích bơi mặc nguyên quần áo không? Hôm nay em chưa nói câu đó lần nào. Ngay lúc này em thèm đẩy anh xuống đó hơn là nhìn anh.”
“Em biết không, anh nghĩ em sẽ làm thế.”
“Vậy thì đừng tranh cӱ.”
Chiếc xe vu vu chạy tới. Từ từ, không khí mát mẻ lui dần và trời lại ngột ngạt. Jean Louise thấy ánh phản chiếu của nhӳng đèn xe
phía sau trên mặt kính chắn gió, và một xe vượt qua. Rồi một xe nӳa chạy qua, và một chiếc nӳa. Maycomb đang đến gần. Ngả đầu trên vai anh, Jean Louise thấy hài lòng. Sau cùng có thể cũng được, cô nghĩ. Nhưng mình không phải người ưa nội trợ. Mình thậm chí không biết cách điều hành việc bếp núc. Các bà nói gì với nhau khi họ đến thăm nhau? Mình chắc phải đội mũ. Mình có thể tuột tay đánh rơi em bé khiến nó chết.
Một thứ gì trông như một con ong đen khổng lồ vụt qua mặt họ và đảo nghiêng ở một khúc quanh phía trước. Cô ngồi dậy, ngạc nhiên. “Cái gì vậy?”
“Một xe đầy nhóc dân da đen.”
“Ôi trời, họ nghĩ họ đang làm gì vậy?”
“Đấy là cách họ thể hiện dạo gần đây,” Henry nói. “Họ kiếm đủ tiền để mua mấy cái xe cũ, rồi ra xa lộ phóng như điên. Họ là mối đe dọa cho dân chúng.”
“Còn bằng lái?”
“Không nhiều. Cũng không bảo hiểm luôn.”
“Chúa ơi, lỡ có gì xảy ra thì sao?”
“Thì quá buồn thôi chứ sao.”
Tới cӱa, Henry hôn cô nhẹ nhàng và buông cô ra. “Tối mai nhé?” anh nói.
Cô gật đầu. “Ngủ ngon, cưng.”
Cầm giày trên tay, cô nhón chân rón rén vào phòng ngủ phía trước và bật đèn. Cô cởi quần áo, mặc áo ngủ, và lặng lẽ bước ra phòng khách. Cô bật một ngọn đèn rồi đến chỗ kệ sách. Ôi khốn nạn, cô nghĩ. Cô lướt ngón tay theo mấy tập của bộ quân sӱ, ngần ngừ ở cuốn Second Punic War, và dừng lại ở The Reason Why. Tốt hơn là học gạo mai còn gặp chú Jack, cô nghĩ. Cô trở lại phòng ngủ, tắt ngọn đèn trên trần, mò tìm chỗ đèn bàn, bật nó lên. Cô leo lên cái giường nơi cô được sinh ra, đọc ba trang, và thiếp ngủ với ngọn đèn vẫn để sáng.
“J
06
ean Louise, Jean Louise, dậy ngay!”
Giọng của bác Alexandra xâm nhập vào cõi say ngủ của cô, và cô vùng vẫy cố đối mặt buổi sáng. Cô mở mắt và thấy bác Alexandra đứng nhìn xuống cô. “Cá…” cô hỏi.
“Jean Louise, cháu có ý gì - cháu với Henry Clinton có ý gì - khi đi bơi trần truồng tối qua?”
Jean Louise ngồi dậy trên giường. “Hơ?”
“Bác nói, cháu với Henry Clinton có ý gì khi đi bơi dưới sông trần truồng tối qua? Sáng nay cả Maycomb biết chuyện rồi.” Jean Louise gục đầu vào đầu gối và cô tỉnh táo hẳn. “Ai bảo bác thế, bác?”
“Mary Webster gọi điện cho bác ngay khi trời mờ sáng. Bảo rằng người ta thấy hai đứa cháu trần truồng ở giӳa sông tối qua lúc một giờ!”
“Bất cứ ai có mắt tốt như vậy hẳn chỉ chӵc làm chuyện bậy bạ.” Jean Louise nhún vai. “Được rồi, bác à, coi bộ bây giờ cháu phải cưới Hank rồi, phải không?”
“Bác… bác không biết nghĩ sao về cháu nӳa, Jean Louise. Bố cháu chết mất, chết tươi thôi, nếu ông ấy biết chuyện. Cháu nên cho bố cháu biết trước khi ông ấy biết chuyện ngoài góc đường.”
Atticus đang đứng ở cӱa, hai tay thọc trong túi. “Buổi sáng tốt lành,” ông nói. “Cái gì giết em vậy?”
Alexandra nói, “Bác không nói cho bố cháu biết đâu Jean Louise. Tùy cháu đấy.”
Jean Louise im lặng ra dấu với bố cô, ông nhận và hiểu thông
điệp của cô. Atticus trông nghiêm trọng hẳn. “Có chuyện gì vậy?” ông nói.
“Mary Webster báo qua điện thoại. Các nhân viên tiền trạm của bà ấy thấy Hank với con bơi giӳa sông tối qua không mảnh vải che thân.”
“Hừmm,” Atticus nói. Ông chạm vào mắt kính. “Bố hy vọng con không bơi ngӱa.”
“Atticus!” bà Alexandra kêu lên.
“Xin lỗi, Zandra,” Atticus nói. “Phải vậy không, Jean Louise?” “Phần nào là thế. Con làm nhục nhã gia đình hết phương cứu vãn rồi hả?”
“Chúng ta vẫn có cơ hội vượt qua.”
Alexandra ngồi xuống giường. “Vậy là có thật rồi, bà nói. “Jean Louise, bác không biết trước hết là cháu làm cái gì ở Landing tối qua…”
“… nhưng bác biết mà. Mary Webster kể bác nghe mọi chuyện rồi, bác. Bà ấy không kể nhӳng gì diễn ra sau đó à? Thảy cho con món đồ ngủ, thưa bố.”
Atticus ném cái quần ngủ cho cô. Cô ngồi dưới khăn trải giường mặc nó vào, hất lớp khăn trải qua một bên, và duỗi chân. “Jean Louise…” bà Alexandra nói, và sӵng lại. Atticus đang giơ lên một cái váy vải bông mới hơi khô. Ông đặt nó xuống giường và trở lại ghế. Ông nhặt lên một cái váy lót mới hơi khô, giơ nó ra, và thả cho nó nằm trên cái váy vải bông.
“Thật là làm khổ cho bác của con, Jean Louise à. Bộ đồ bơi của con đây hả?”
“Vâng, bố. Chắc mình phải máng nó lên một cây sào đi trưng bày khắp thị trấn?”
Alexandra, bối rối, rờ rẫm cái váy của Jean Louise và nói, “Nhưng cái gì ám cháu đến độ mặc nguyên quần áo xuống nước?” Khi em trai và đứa cháu gái của bà bật cười, bà nói, “Có gì mắc
cười đâu. Cho dù cháu có mặc nguyên quần áo xuống nước, Maycomb này cũng đâu khen cháu vì việc đó. Cũng y như cháu xuống nước trần truồng thôi. Bác không tưởng tượng được cái gì đã xui khiến cháu làm chuyện như vậy.”
“Cháu cũng không tưởng tượng được,” Jean Louise nói. “Với lại, nếu vì thế mà an ủi gì đó cho bác, bác ạ, thì vụ này cũng chẳng vui nhộn gì. Tụi cháu ban đầu chỉ là chọc ghẹo nhau rồi cháu thách Hank và anh ấy đâu thể từ chối, và rồi cháu cũng không rút lui được, và kế đó thì tụi cháu đã ở dưới nước.”
Alexandra chẳng hề bị ấn tượng. “Ở độ tuổi của cháu, Jean Louise ạ, ăn ở kiểu đó là không thích hợp chút nào.” Jean Louise thở dài và ra khỏi giường. “Ồ, cháu rất tiếc,” cô nói. “Nhà mình còn cà phê không nhỉ?”
“Có cả một bình chờ cháu.”
Jean Louise gặp bố cô trong bếp. Cô đến bên bếp lò, rót cho mình một tách cà phê, và ngồi xuống bên bàn. “Sao mà bố uống sӳa lạnh ngắt trong bӳa sáng được vậy?”
Atticus nuốt một hớp. “Còn ngon hơn cà phê.”
“Bà Calpurnia hồi trước, khi Jem với con xin bà ấy cho uống cà phê, thường nói rằng nó sẽ làm tụi con hóa đen như bà ấy. Bố có mệt với con không?”
Atticus khịt mũi. “Chắc chắn là không rồi. Nhưng bố có thể nghĩ ra nhiều việc thú vị để làm lúc nӱa đêm hơn là chơi một trò ngốc như thế. Con nên chuẩn bị cho lớp giáo lý Chủ nhật thôi.”
Cái áo nịt dùng cho ngày Chủ nhật của Alexandra còn kinh khủng hơn nhӳng áo dùng ngày thường. Bà đứng ở cӱa phòng Jean Louise, nai nịt phòng thủ kӻ lưỡng, đội mũ, đeo găng, xức nước hoa, và sẵn sàng.
Chủ nhật là ngày của Alexandra: trong nhӳng khoảnh khắc trước và sau lớp giáo lý bà cùng mười lăm bà khác thuộc phái Giám lý ngồi với nhau trong hội trường của nhà thờ và tiến hành một hội
nghị mà Jean Louise gọi là “Điểm tin trong tuần”. Jean Louise tiếc rằng cô đã tước đi của bà bác niềm vui trong ngày dành cho Chúa; hôm nay Alexandra sẽ ở thế phòng thủ, nhưng Jean Louise tin rằng Alexandra có thể tiến hành cuộc chiến phòng vệ với không hề ít thiên tài chiến thuật hơn nhӳng cú tiến công sâu của bà, rằng khi bà rời khỏi đó tới nghe bài thuyết giáo, thanh danh của cô cháu gái sẽ không hề sứt mẻ.
“Jean Louise, xong chưa?”
“Còn chút xíu nӳa,” cô đáp. Cô quẹt cây son quanh miệng, vuốt cho lọn tóc bò liếm nằm xuống, thả lỏng hai vai, và quay lại. “Trông cháu thế nào?” cô hỏi.
“Cả đời bác chưa bao giờ thấy cháu ăn mặc hoàn chỉnh. Mũ cháu đâu?”
“Bác ơi, bác biết quá rõ rằng nếu hôm nay cháu đội mũ bước vào nhà thờ người ta lại nghĩ có ai mới chết.”
Lần duy nhất cô đội mũ là tang lễ của Jem. Cô không biết sao mình làm thế, nhưng trước tang lễ cô đã yêu cầu ông Ginsberg mở cӱa bán hàng cho cô và cô chọn ra một cái chụp lên đầu, ý thức rất rõ rằng Jem hẳn sẽ bật cười nếu anh ấy thấy được cô, nhưng không hiểu sao như thế làm cô cảm thấy dễ chịu hơn.
Chú Jack của cô đang đứng trên bậc thềm nhà thờ khi họ tới nơi. Bác sĩ John Hale Finch không cao hơn cô cháu gái, người đã cao tới mét bảy. Ông nội đã cho chú ấy một sống mũi cao, một bờ môi dưới nghiêm nghị, và đôi gò má cao. Chú trông giống bác Alexandra, nhưng nét tương đồng cơ thể của họ chấm dứt ở cổ: bác sĩ Finch gầy gò, gần như khẳng khiu; còn bà chị có vóc dáng đậm chắc. Chú là lý do khiến Atticus không lấy vợ cho đến năm bốn mươi - khi đến thời điểm John Hale Finch chọn nghề, chú đã chọn nghề y. Chú quyết định học ngành này khi giá bông vải chỉ còn một xu một cân và nhà Finch có mọi thứ ngoài tiền bạc. Atticus, vốn cũng chưa ổn định trong nghề của mình, đã vay mượn và để dành từng xu mà ông kiếm được cho việc học của em trai; đến thời điểm
thích hợp nó được trả lại cả vốn lẫn lãi.
Bác sĩ Finch trở thành một chuyên gia xương, hành nghề ở Nashville, chơi chứng khoán với sӵ khôn ngoan sắc sảo, và đến lúc bốn mươi lăm tuổi chú đã tích lũy đủ tiền bạc để về hưu và dành toàn thời gian cho đam mê đầu tiên và không đổi của chú, văn học Anh thời Victoria thế kӹ mười chín, một công việc mà tӵ nó đã đem lại cho chú danh tiếng là kẻ lập dị có bằng cấp và có học nhất.
Bác sĩ Finch đã uống lâu năm và uống miệt mài thứ bia nặng độ của chú đến độ con người chú thấm đầy nhӳng phong cách kỳ quái và nhӳng kiểu cảm thán lạ lùng. Chú điểm xuyết câu nói bằng nhӳng tiếng “hà” rồi “hừm” nho nhỏ và nhӳng thành ngӳ cổ xưa; sở thích của chú đối với tiếng lóng hiện đại bắc một cách cập kênh trên lối nói đó. Chú có óc dí dỏm bén ngọt; chú đãng trí; chú là dân độc thân nhưng tạo ấn tượng là có cất giấu nhӳng ký ức thú vị; chú có một con mèo vàng mười chín tuổi; với hầu hết dân trong hạt Maycomb chú là loại không thể hiểu được vì câu chuyện trao đổi của chú luôn được tô điểm bằng nhӳng ám chỉ tinh tế về nhӳng chi tiết bí hiểm thế kӹ mười chín.
Chú khiến nhӳng người lạ thoáng có ý nghĩ rằng chú là một ca chớm thần kinh, nhưng nhӳng ai hòa được vào tần số sóng của chú đều biết bác sĩ Finch có một đầu óc rất lành mạnh, nhất là khi bàn chuyện thao túng thị trường, đến độ các bạn chú dám liều chịu nhӳng bài thuyết giảng lê thê về thơ của Mackworth Praed để xin được ý kiến của chú về thị trường. Do sӵ gắn bó thân thiết và lâu năm (vào thời mới lớn lẻ loi của cô, bác sĩ Finch đã cố biến cô thành một học giả) Jean Louise đã phát triển đủ mức hiểu biết về các đề tài của chú để theo được ý tưởng của chú trong hầu hết trường hợp, và cô thích thú với câu chuyện của chú. Nếu không phải chú lôi được cô vào nhӳng cơn kích động khoái trá thầm lặng thì cô lại mê mẩn với trí nhớ cặn kẽ và đầu óc rộng lớn năng động của chú.
“Buổi sáng tốt lành, hỡi người con gái Nereus!”[36] chú cô nói khi hôn vào má cô. Một trong nhӳng nhượng bộ của bác sĩ Finch trước
thế kӹ hai mươi là cái điện thoại. Ông giӳ cô cháu gái ở hết tầm sải tay và ngắm cô với vẻ quan tâm thích thú.
“Mới về nhà được mười chín tiếng mà cháu đã buông thả theo ý thích nhӳng chuyện thái quá về tắm rӱa, ha! Một ví dụ kinh điển cho tâm lý học hành vi của Watson - chắc chú sẽ tường thuật vụ của cháu rồi gởi bài cho AMA Journal.”[37]
“Suӷt, ông già lang băm,” Jean Louise thì thào qua hàm răng nghiến chặt. “Chiều nay cháu tới thăm chú.”
“Cháu với Hank đùa nhau dưới sông - ha! - phải biết xấu hổ chứ - nhục nhã cho gia đình - vui chứ?”
Lớp giáo lý đang bắt đầu, và bác sĩ Finch cúi đầu chào cô tại cӱa vào. “Tình nhân tội lỗi của cháu đang chờ bên trong,” ông nói. Jean Louise ném cho chú mình một cái nhìn chẳng hề làm ông bối rối và bước vào nhà thờ với tất cả vẻ kiêu hãnh mà cô vận dụng được. Cô mỉm cười chào nhӳng tín hӳu Giám lý của Maycomb, và trong phòng học xưa của mình cô ngồi xuống bên cӱa sổ và ngủ với đôi mắt vẫn mở cho đến hết giờ học, theo thói quen của cô.
K
07
hông có gì bằng một bài thánh ca rợn người để khiến bạn nhận ra đã về nhà, Jean Louise thầm nghĩ. Mọi cảm giác bị cô lập mà cô có thể đã gặp đều tàn dần và mất đi với sӵ hiện diện của cỡ hai trăm kẻ có tội đang nhiệt tình cầu xin được ném xuống một dòng lũ cứu chuộc đỏ lòm. Trong khi dâng lên Chúa nhӳng kết quả từ ảo giác của ông Cowper[38], hoặc tuyên xưng chính Tình yêu đã nâng cô dậy, Jean Louise hòa vào cảm giác ấm áp vẫn lan khắp nhӳng cá nhân đa tạp thấy mình cùng cảnh ngộ với mọi người trong một giờ mỗi tuần.
Cô ngồi cạnh bà bác trong ô giӳa ở cánh phải nguyện đường; bố cô với bác sĩ Finch ngồi cạnh nhau ở hàng ghế thứ ba bên trái tính từ hàng đầu. Tại sao họ làm vậy thì vẫn là một bí ẩn với cô, nhưng họ đã ngồi đó bên nhau từ khi bác sĩ Finch trở về Maycomb. Không ai lại cho rằng họ là anh em, cô nghĩ. Thật khó mà tin rằng bố cô lớn hơn chú Jack tới mười tuổi.
Atticus Finch trông giống mẹ; Alexandra với John Hale Finch trông giống cha. Atticus cao hơn em trai một cái đầu, khuôn mặt ông lớn và cởi mở với sống mũi thẳng và cái miệng mỏng mà rộng, nhưng có điều gì đó ở họ cho thấy họ là ruột thịt. Chú Jack và Atticus đang bạc tóc ở nhӳng chỗ như nhau và đôi mắt họ cũng giống nhau, Jean Louise thầm nghĩ: chính là điểm đó. Cô nhận xét đúng. Mọi người trong nhà Finch đều có hàng lông mày thẳng sắc lẻm và đôi mắt có mí nặng nề; khi họ nhìn nghiêng, lên trên, hoặc thẳng tới trước, một người quan sát dӱng dưng có thể thoáng thấy điều mà dân Maycomb gọi là Nét Chung trong gia đình.
Nhӳng ngẫm nghĩ của cô bị đứt đoạn vì Henry Clinton. Anh đã chuyền một cái đĩa quyên tiền theo hàng ghế sau lưng cô, và trong
khi chờ cái đĩa song hành trở lại qua hàng ghế cô đang ngồi, anh nháy mắt với cô công khai và nghiêm trang. Alexandra nhìn thấy anh, làm vẻ mặt muốn giết người. Henry và anh bạn cùng phụ trách xếp chỗ đi theo lối đi ở giӳa và đứng kính cẩn trước bàn thờ.
Ngay sau phần quyên góp, các tín hӳu Giám lý Maycomb hát bài mà họ gọi là bài Ngͻi ca Chúa thay cho việc ông mục sư cầu kinh bên đĩa quyên góp, để tránh cho ông nỗi vất vả trong việc chế ra một lời nguyện khác, vì tới lúc đó ông đã thốt ra ba lời khẩn cầu thống thiết. Theo ký ức xa xưa nhất của Jean Louise về nhà thờ, dân Maycomb đã hát bài Ngͻi ca Chúa chỉ theo một kiểu sau: Hãy-ngợi ca-Chúa-đấng-ban mọi-ân-sủng.
Một cách trình diễn cũng thuộc về truyền thống của giáo hội Giám lý miền Nam như truyền thống Góp quà cho nhà thuyết giáo vậy. Chủ nhật đó, Jean Louise và giáo đoàn đang ngây thơ hắng giọng chuẩn bị ê a theo thì từ giӳa trời quang bà Clyde Haskins giáng xuống cây phong cầm:
Hãy ngͻi ca Chúa đấng ban mͥi ân sͿng
Hãy ngͻi ca Ngư͵i hi tạo vật dưͳi thế gian
Hãy ngͻi ca Ngư͵i hi Các Thiên thần
Hãy ngͻi ca Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh thần!
Trong cảnh hỗn loạn sau đó, nếu Tổng giám mục Canterbury[39] có hiện hình với đủ mũ mão lễ phục Jean Louise chắc cũng sẽ không chút ngạc nhiên: giáo đoàn đã không nhận ra bất kỳ thay đổi nào trong cách trình diễn cả một đời của bà Haskins, và họ ngân nga bài Ngͻi ca Chúa cho đến phần kết thúc khốn khổ của nó như họ đã làm thế từ trước đến giờ, trong khi bà Haskins điên cuồng lao tới trước giống như thứ gì đó sinh ra từ thánh đường Salisbury[40].
Ý nghĩ đầu tiên của Jean Louise là Herbert Jemson đã mất trí rồi. Herbert Jemson đã là ca đoàn trưởng của nhà thờ Giám lý Maycomb từ hồi cô bắt đầu có trí nhớ. Ông ta là người to lớn, tốt bụng với giọng nam trung dịu dàng, quản lý khéo léo nhẹ nhàng một
"""